SlideShare a Scribd company logo
1 of 14
1
UBND TỈNH SÓC TRĂNG
SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
ĐỀ ÁN
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỂ NÂNG CAO
HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THÔNG TIN CƠ SỞ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
- Người xây dựng Đề án: Nguyễn Minh Chiến
- Chức vụ: Phó Giám đốc Sở.
- Đơn vị công tác: Sở Thông tin và Truyền thông
tỉnh Sóc Trăng.
Hà Nội, ngày…..tháng…..năm 2020
2
1. SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1.1. Lý do xây dựng đề án
1.1.1. Bối cảnh chung của hệ thống thông tin cơ sở
Thông tin cơ sở là một kênh thông tin thiết yếu phục vụ người dân ở cơ sở, có
thông tin ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, dễ nhớ và dễ vận dụng thực hiện. Nội dung
thông tin cơ sở bao gồm tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước; thông tin chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính
quyền cơ sở; thông tin cảnh báo về phòng, chống tội phạm, dịch bệnh, thiên tai, cứu
hộ, cứu nạn... trên địa bàn; phổ biến các kiến thức cần thiết phục vụ đời sống, sinh
hoạt của người dân như: thông tin về khoa học, kỹ thuật, y tế, giáo dục, công nghệ,
giá cả thị trường,…. Thông qua công tác thông tin cơ sở, cấp ủy, chính quyền cơ sở
có thể nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của người dân, từ đó có những chủ
trương, biện pháp giải quyết kịp thời, phù hợp với thực tiễn ở cơ sở, đáp ứng nguyện
vọng chính đáng của người dân.
1.1.2. Thực trạng của hệ thống thông tin cơ sở hiện nay
1.1.2.1. Thực trạng chung
Hiện nay Hệ thống thông tin cơ sở về cơ bản đã đáp ứng phục vụ nhiệm vụ
chính trị tại địa phương, nội dung thông tin phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội
và điều kiện tiếp nhận thông tin của người dân, kể cả vùng sâu, vùng xa, vùng đồng
bào dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, hiện nay hoạt động thông tin cơ sở vẫn còn những
hạn chế, bất cập nhất định, như:
- Một số nội dung thông tin còn chưa thiết thực, chưa được phổ cập rộng rãi
tới đa số người dân.
- Cơ sở vật chất, kỹ thuật của hệ thống thông tin cơ sở chưa đồng bộ, lạc hậu,
xuống cấp. Chưa ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin, viễn thông vào các hoạt
động thông tin cơ sở.
- Cách thức truyền tải thông tin chủ yếu theo hướng áp đặt thông tin một
chiều từ các cơ quan nhà nước xuống người dân và chưa có một hệ thống cung cấp
thông tin nguồn được tổng hợp, quản lý, lưu trữ tập trung và thống nhất; công tác
thu nhập dữ liệu ở cơ sở để phục vụ công tác quản lý nhà nước còn gặp nhiều khó
khăn.
- Năng lực của đội ngũ nhân lực làm công tác thông tin cơ sở còn hạn chế do
chủ yếu là kiêm nhiệm, hoạt động không chuyên trách, hầu hết không được đào tạo
theo đúng chuyên môn, nghiệp vụ.
1.2.1.2. Thực trạng hệ thống thông tin cơ sở tỉnh Sóc Trăng
* Đối với Đài Truyền thanh cấp xã
- Tỉnh Sóc Trăng có 109/109 xã, phường, thị trấn có Đài Truyền thanh, với
thời lượng phát trung bình 3 giờ/ngày; nội dung tuyên truyền chủ trương, đướng lối
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính
quyền cơ sở; phổ biến kiến thức khoa học, kinh tế, văn hóa, xã hội; gương người
3
tốt, việc tốt; tình hình thiên tai, dịch bệnh, phòng, chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn,
kỹ thuật canh tác, giống cây trồng vật nuôi...
Toàn tỉnh có 109/109 cán bộ phụ trách công tác quản lý, vận hành, kiêm nhiệm
phụ trách cả nội dung và kỹ thuật. Về trình độ chuyên môn: Đại học, cao đẳng 50
người; trung cấp 59 người. Khoảng 50% cán bộ phụ trách được tập huấn chuyên
môn, kỹ năng nghiệp vụ và kỹ thuật khai thác thiết bị thông tin và truyền thông, còn
lại chưa có chuyên môn, nghiệp vụ và thường xuyên bị thay đổi vị trí công tác.
- Hiện tại, trên địa bàn tỉnh sử dụng hai phương thức truyền thanh truyền
thống là truyền thanh hữu tuyến (truyền thanh có dây), truyền thanh vô tuyến
(truyền thanh không dây FM). Toàn tỉnh có 57/109 hệ thống đài truyền thanh cấp xã
hoạt động tương đối ổn định, còn lại là đang xuống cấp, hư hỏng, chất lượng thông
tin, chất lượng âm thanh thấp, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả tuyên truyền. Đặc biệt là
chưa có hệ thống cung cấp thông tin nguồn, lưu trữ tập trung nên công tác tổng hợp,
quản lý, chia sẻ thông tin gặp nhiều khó khan.
* Đối với Bản tin thông tin cơ sở
Gồm 2 loại: bảng tin giấy và trang thông tin điện tử. Tuy nhiên, hiện tại tỉnh
Sóc Trăng chỉ có duy nhất bản tin giấy là tài liệu phục vụ sinh hoạt chi bộ định kỳ
hằng tháng do Ban Tuyên giáo tỉnh ủy phát hành đến chi bộ và các loại bản tin khác
do các Sở, Ban, ngành phát hành. Do đó, gặp nhiều khó khăn trong công tác thông
tin, tuyên truyền.
* Đối với Bản tin công cộng
Bảng tin công cộng hiện nay bao gồm bảng tin điện tử và bảng tin được làm
bằng các chất liệu khác được cố định tại một địa điểm để làm nơi dán báo, niêm yết
các thông báo, văn bản pháp luật mới, tin tức hoạt động của địa phương. Tỉnh Sóc
Trăng có 109 xã, phường, thị trấn, thì đến nay có 109/109 xã, phường, thị trấn có
Bảng tin công cộng được đặt tại Trụ sở UBND xã, phường; riêng đối với và thôn,
ấp, xóm, tổ dân phố thì số lượng bảng tin công cộng rất hạn chế. Đối với Bảng tin
điện tử (màn hình điện tử LED) thì trên địa bàn tỉnh chưa triển khai nên chưa thể
thông tin, tuyên truyền rộng rãi đến mọi người dân
* Tài liệu không kinh doanh phục vụ hoạt động thông tin cơ sở
Tài liệu không kinh doanh phục vụ hoạt động thông tin cơ sở là những xuất
bản phẩm nhằm cung cấp thông tin thiết yếu đến người dân bằng các hình thức khác
nhau, như: Tài liệu tuyên truyền ở cơ sở, tài liệu hỏi-đáp, tờ rơi, tờ gấp.... hiện nay
cũng còn rất hạn chế.
* Hoạt động báo cáo viên, tuyên truyền viên cơ sở
Hiện nay, trung bình mỗi xã có khoảng 5 báo cáo viên. Tuy nhiên, hoạt động
báo cáo viên, tuyên truyền viên cơ sở hiện nay cũng còn một số hạn chế: Chưa có
nhiều báo cáo viên, tuyên truyền viên cơ sở giỏi, thực sự có uy tín có trình độ và
năng lực nói có sức thuyết phục cao.
* Các loại hình thông tin cơ sở khác
4
Các loại hình thông tin cơ sở khác có thể kể đến như: Tuyên truyền cổ động
trực quan (panô, áp phích, băng rôn, khẩu hiệu, tranh cổ động, tranh biếm họa, tờ
rơi, triển lãm, quảng cáo); điểm bưu điện - văn hóa xã; đội tuyên truyền lưu động,
nhắn tin đến thuê bao điện thoại di động.... được các cơ quan, tổ chức, đơn vị, chính
quyền cơ sở sử dụng phổ biến trong công tác thông tin, tuyên truyền ở cơ sở và phát
huy được hiệu quả thông tin, tuyên truyền đến đông đảo cán bộ, công chức, viên
chức và người dân. Tuy nhiên, các hoạt động tuyên truyền cổ động trực quan còn
mang tính chất chưa thường xuyên, chủ yếu diễn ra vào các đợt tuyên truyền cao
điểm, theo phong trào, chưa vươn đến vùng sâu, vùng xa. Cơ sở vật chất, trang thiết
bị chuyên dùng vẫn còn thiếu hoặc lạc hâu; kinh phí hỗ trợ còn hạn hẹp, chưa đáp
ứng được nhiệm vụ.
1.1.3. Yêu cầu nhiệm vụ của hệ thống thông tin cơ sở trên địa bàn tỉnh Sóc
Trăng hiện nay
Hệ thống thông tin cơ sở từng bước hiện đại, đồng bộ dựa trên ứng dụng
công nghệ thông tin để tuyên truyền, phổ biến nội dung thông tin và thu thập ý kiến
phản ánh của người dân; dữ liệu quản lý tập trung, chia sẻ, tích hợp dễ dàng, an toàn
và hiệu quả, góp phần quan trọng vào nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước
về thông tin cơ sở trên địa bàn tỉnh.
Trên cơ sở đó, việc xây dựng Đề án “Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt
động quản lý nhà nước về thông tin cơ sở trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng giai đoạn
2021 - 2025” là rất cần thiết và cấp bách, phù hợp với xu thế chung của cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin,
tuyên truyền ở cơ sở và hiệu lực quản lý nhà nước về thông tin cơ sở.
1.2. Căn cứ xây dựng đề án
1.2.1. Căn cứ pháp lý
- Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (Khóa X) ngày 14/07/2007 về công tác
tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới;
- Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 ngày 29/6/2006;
- Chỉ thị số 07-CT/TW, ngày 05/9/2016 của Ban Bí thư về đẩy mạnh công tác
thông tin cơ sở trong tình hình mới;
- Quyết định số 52/2016/QĐ-TTg ngày 06/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ
về ban hành Quy chế hoạt động thông tin cơ sở;
- Quyết định số 135/QĐ-TTg ngày 20/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Đề án nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin cơ sở dựa trên ứng dụng công
nghệ thông tin.
1.2.2. Căn cứ mục đích
Đảm bảo thực hiện đạt mục tiêu của Ban Bí thư Trung ương Đảng về đẩy
mạnh công tác thông tin cơ sở trong tình hình mới là: “củng cố hệ thống thông tin
cơ sở; tăng cường nội dung thông tin, tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị của
Nhà nước và đáp ứng nhu cầu thông tin thiết yếu của xã hội; nâng cao khả năng tiếp
cận thông tin của người dân”.
5
1.2.2. Căn cứ tình hình thực tiễn
Hiện nay với sự phát triển rất mạnh mẽ của công nghệ thông tin, việc chuyển
đổi hệ thống thông tin cơ sở từ truyền thống sang ứng dụng công nghệ thông tin
đảm bảo âm thanh, hình ảnh chất lượng hơn, dễ giám sát, có thể điều khiển từ xa,
giảm nguồn nhân lực.
2. MỤC TIÊU, YÊU CẦU, PHẠM VI, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
2.1. Mục tiêu của đề án
2.1.1. Mục tiêu chung
- Hiện đại hóa hệ thống thông tin cơ sở nhằm đổi mới phương thức cung cấp
thông tin, nâng cao chất lượng nội dung thông tin để cung cấp, trao đổi thông tin
theo hướng chủ động, kịp thời, chính xác và hiệu quả.
- Hình thành cơ sở dữ liệu, số hóa nguồn thông tin cơ sở đáp ứng yêu cùng
cung cấp thông tin nguồn tuyên truyền, phổ biến đến người dân và phục vụ công tác
quản lý nhà nước về thông tin cơ sở.
- Chủ động giám sát về nội dung, thời lượng, tần suất phát của hệ thống
truyền thanh cơ sở từ đó định hướng được công tác tuyên truyền trên hệ thống
truyền thanh cơ sở đạt hiệu quả, mục đích đề ra.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025
- Phân đấu 100% thông tin thiết yếu từ hệ thống thông tin cơ sở được phổ
biến đến người dân; 100% ý kiến phản ánh của người dân về hiệu quả thực thi chính
sách, pháp luật ở cơ sở được tiếp nhận, xử lý trên hệ thống thông tin cơ sở.
- Phấn đấu 100% nội dung thông tin thiết yếu từ trung ương, cấp tỉnh, cấp
huyện và cấp xã để tuyên truyền, phổ biến đến người dân được cung cấp trên hệ
thống thông tin nguồn.
- Phấn đấu 100% cán bộ làm công tác thông tin cơ sở các cấp được bồi
dưỡng, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ, ứng dụng công nghệ thông tin để khai
thác, biên soạn tài liệu, lưu trữ thông tin, quản lý và vận hành thiết bị kỹ thuật phù
hợp với vị trí việc làm.
2.2. Yêu cầu của đề án
- Bám sát quy định tại Quyết định số 135/QĐ-TTg ngày 20/01/2020 của Thủ
tướng Chính phủ để xây dựng đề án đảm bảo nội dung, nguyên tắc, yêu cầu, nhiệm
vụ và đúng tiến độ.
- Căn cứ vào tình hình thực tiễn, mục tiêu cần xác định rõ nội dung công việc,
tiến độ thực hiện và trách nhiệm tổ chức thực hiện đảm bảo kịp thời, đồng bộ, thống
nhất và hiệu quả.
2.3. Phạm vi của đề án
2.3.1. Phạm vi về nội dung
6
Đề án được xây dựng nhằm đánh giá, phân tích thực trạng thông tin cơ sở, từ
đó đề ra những nhiệm vụ và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về thông
tin cơ sở tỉnh Sóc Trăng.
2.3.2. Phạm vi về thời gian
Đề án được triển khai trong giai đoạn năm 2021 - 2025, trong đó ứng với từng
năm cụ thể sẽ có những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, phù hợp.
2.3.3. Phạm vi về không gian
Đề án được triển khai đến tận các ấp, khu, khóm thuộc các xã trên địa bàn
tỉnh Sóc Trăng, trong đó những năm đầu của đề án ưu tiên triển khai đối với những
xã có cơ sở hạ tầng thông tin cơ sở lạc hậu, hư hỏng và những xã vùng sâu, vùng xa.
3. NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN
3.1. Bối cảnh thực hiện đề án
Tỉnh Sóc Trăng thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, giáp với các tỉnh Hậu
Giang, Bạc Liêu, Trà Vinh và biển Đông, với 11 đơn vị hành chính gồm 1 thành
phố, 2 thị xã, 8 huyện và 109 xã, phường, thị trấn.
Tỉnh Sóc Trăng Sóc Trăng với diện tích tự nhiên 3.311,7629 km2 (chiếm
khoảng 1% diện tích cả nước và 8,3% diện tích của khu vực đồng bằng sông Cửu
Long), có địa hình thấp và tương đối bằng phẳng, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới
chịu ảnh hưởng gió mùa, hàng năm có mùa khô và mùa mưa rõ rệt.
Kinh tế tỉnh Sóc Trăng chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và nuôi, trồng thủy
sản, tăng trưởng kinh tế hằng năm đạt khoảng 7%; tỉnh đang từng bước ứng dụng
công nghệ cao vào các hoạt động nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
Giai đoạn, hằng năm tỉnh luôn phân bổ ngân sách dành cho hoạt động ứng
dụng công nghệ thông tin và hệ thống thông tin cơ sở.
Tỉnh Sóc Trăng với dân số là 1.199.653 người, mật độ 396 người/km2
, phân
bố tương đối đồng đều. Cộng đồng dân cư gồm 3 dân tộc chính là Kinh chiếm 65%,
Khmer chiếm gần 30% và dân tộc Hoa chiếm 5%, còn lại là dân tộc khác.
Trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, có nhiều công trình văn hóa, các di tích lịch sử
đang được bảo tồn, nhiều lễ hội văn hóa đặc thù được giữ gìn. Đó là những giá trị
phi vật thể phong phú, đa dạng, là nguồn tài nguyên thông tin đa dạng.
3.2. Thực trạng triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động
quản lý nhà nước về thông tin cơ sở trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
Triển khai chủ trương của Nhà nước về xây dựng Chính phủ điện tử phục vụ
quản lý nhà nước nói chung và truyền thông nói riêng, các cấp ủy và chính quyền
tỉnh Sóc Trăng đã đặc biệt chú trọng tới việc ứng dụng công nghệ thông tin và dành
nhiều nguồn lực cho việc triển khai nhiệm vụ này.
-...
3.3. Giải pháp thực hiện
7
3.3.1. Giải pháp về công nghệ
* Đối với hệ thống truyền thanh cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin - viễn
thông:
- Hệ thống truyền thanh cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông
phải đảm bảo các yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn thông tin theo quy định.
Sử dụng thiết bị có khả năng nhận thông tin từ một hệ thống biên tập thông tin tập
trung thông qua kết nối mạng viễn thông hoặc Internet.
- Thiết bị kết nối được với hệ thống phát thanh FM sẵn có và đảm bảo trong
điều kiện đặc biệt (thiên tai, cố ý phá hoại, xảy ra chiến tranh...) thì hệ thống thông
tin cơ sở vẫn hoạt động phục vụ nhiệm vụ chính trị.
- Hệ thống truyền thanh cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông
được kết nối trực tiếp đến hệ thống tác nghiệp trung tâm rồi đến Hệ thống thông tin
nguồn để thu thập, tổng hợp, phân tích, quản lý dữ liệu, nhận nội dung phát thanh.
- Hệ thống truyền thanh cơ sở công nghệ thông tin - viễn thông cần được đảm
bảo các yêu cầu tối thiểu sau:
+ Bộ điều khiển thu phát thanh thông minh: Kết nối Internet gửi, nhận lệnh từ
trung tâm điều khiển và thông tin cần phát;
+ Bộ thu tín hiệu FM: Tiếp sóng tín hiệu FM của Đài Truyền thanh cấp
huyện, Đài phát thanh truyền hình tỉnh và Đài Tiếng nói Việt Nam;
+ Hệ thống lưu trữ dữ liệu chương trình;
+ Microphone để thông báo;
+ Hệ thống loa.
- Từng bước chuyển đổi theo lộ trình hệ thống truyền thanh truyền thống
sang hệ thống truyền thanh cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông. Trong
đó, ưu tiên đầu tư, nâng cấp cho các hệ thống truyền thanh hiện nay đã cũ, xuống
cấp.
* Đối với bảng tin điện tử công cộng; Bản tin thông tin cơ sở:
- Thiết lập hệ thống bảng tin điện tử công cộng hiển thị nội dung số; Kết nối
với “hệ thống thông tin nguồn và thu thập, tổng hợp, phân tích, quản lý dữ liệu đánh
giá hiệu quả hoạt động thông tin cơ sở” để lấy nội dung hiển thị thông qua Internet
hoặc mạng viễn thông.
- Thiết bị hỗ trợ hiển thị nội dung số từ các thiết bị lưu trữ bên ngoài hoặc
trực tiếp từ một hệ thống quản lý nội dung trực tuyến thông qua kết nối Internet
hoặc mạng viễn thông.
- Thiết lập Trang thông tin điện tử cấp xã cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông
tin về chính sách, pháp luật của Nhà nước; thông tin, kiến thức thiết yếu đối với đời
sống hằng ngày của người dân địa phương phù hợp với đối tượng, điều kiện kinh tế
- xã hội của từng vùng, miền; phục vụ nhiệm vụ chỉ đạo, điều hành của chính quyền
địa phương.
8
3.3.2. Giải pháp về an toàn, bảo mật thông tin
- Cơ quan quản lý, khai thác, vận hành hệ thống phối hợp chặt chẽ với cơ
quan chuyên môn của Bộ Thông tin và Truyền thông để triển khai các phương án
kỹ thuật theo quy định và theo tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành về đảm bảo an toàn hệ
thống thông tin.
- Các trang thiết bị, phần mềm trong hệ thống phải được kiểm tra, giám sát
chặt chẽ, tuân thủ quy định.
- Triển khai hệ thống giám sát an toàn thông tin đáp ứng các quy định, thông
tin giám sát được kết nối với hệ thống giám sát của Bộ Thông tin và Truyền thông.
3.3.3. Giải pháp về tổ chức bộ máy, nhân sự
- Thực hiện các nhiệm vụ của Đề án không làm tăng đầu mối, biên chế mà sử
dụng bộ máy, nhân sự hiện có tại các địa phương hoặc điều động, luân chuyển, đào
tạo, bồi dưỡng cho phù hợp với tình hình thực tế.
- Đảm bảo việc bố trí nhân sự từ cấp tỉnh đến cấp xã phụ trách quản lý Đài
truyền thanh cấp xã như sau:
+ Sở Thông tin và Truyền thông giao phòng Thông tin, Báo chí và Xuất bản
trực thuộc Sở quản lý thông tin cơ sở; trong đó đặc biệt quan tâm quản lý hoạt động
hệ thống phát thanh của Đài Truyền thanh cấp huyện, cấp xã.
+ Phòng Văn hoá Thông tin cấp huyện có 01 cán bộ theo dõi hoạt động thông
tin cơ sở và hệ thống truyền thanh trên địa bàn.
+ Đài Truyền thanh cấp huyện có bộ phận theo dõi việc tiếp âm, phát sóng,
đầu tư, sửa chữa trang thiết bị, đào tạo, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ Đài truyền
thanh cấp xã.
+ UBND cấp xã bố trí, phân công cán bộ chuyên trách việc quản lý, vận hành
hệ thống Đài Truyền thanh; Bảng tin điện tử công cộng và Bảng tin thông tin cơ sở.
3.3.4. Giải pháp nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ phụ trách về công
nghệ thông tin và cán bộ làm công tác thông tin cơ sở
- Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ phụ trách về công nghệ
thông tin và cán bộ làm công tác thông tin cơ sở
- Tập huấn, bồi dưỡng về kỹ năng biên soạn, biên tập tin, bài; nâng cao năng
lực tổng hợp, phân tích, đánh giá chất lượng thông tin.
- Tập huấn, bồi dưỡng về sử dụng công nghệ thông tin, công nghệ số để quản
lý, vận hành thiết bị kỹ thuật, an toàn, an ninh thông tin.
- Tập huấn, bồi dưỡng về kỹ năng biên soạn tài liệu tuyên truyền, sản xuất
nội dung chương trình, biên tập tin, bài phát thanh theo hướng hiện đại.
3.3.5. Giải pháp về tài chính
- Ngân sách nhà nước: Ngân sách địa phương thực hiện Đề án theo kế hoạch.
Trong đó, ưu tiên sử dụng vốn ngân sách tỉnh, ngân sách huyện từ nguồn sự nghiệp
phát thanh, truyền hình, tận dụng từ nguồn vốn viện trợ để đầu tư xây dựng.
9
- Huy động nguồn lực xã hội hóa từ các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân
đầu tư đồng bộ; thực hiện thuê dịch vụ theo quy định.
3.3.6. Giải pháp tuyên truyền, phổ biến về ứng dụng công nghệ thông tin
trong các hoạt động thông tin cơ sở
- Thông tin trên báo chí, xuất bản phẩm, thông tin điện tử, mạng xã hội và các
phương tiện truyền thông khác.
- Tổ chức hội thảo, hội thi, tư vấn... về ứng dụng công nghệ thông tin trong
hoạt động thông tin cơ sở;
- Biểu dương, khen thưởng những mô hình hay, cách làm sáng tạo ứng dụng
công nghệ thông tin trong hoạt động thông tin cơ sở.
- Tuyên truyền, hướng dẫn người dân hưởng ứng việc sử dụng các ứng dụng
công nghệ thông tin trong việc góp ý, đánh giá hiệu quả thực thi các chính sách,
pháp luật và trao đổi thông tin tương tác hai chiều giữa người dân với cơ quan quản
lý nhà nước.
4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
4.1. Thành lập Ban đề án
Thành lập Ban đề án để quản lý, tổ chức triển khai thực hiện gồm: Phó Chủ
tịch UBND tỉnh (Trưởng ban), Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông (phó
Trưởng Ban), Ủy viên là lãnh đạo Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND các
huyện, thị xã thành phố; Thư ký Ban đề án là cán bộ thuộc Sở Thông tin và Truyền
thông, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư.
4.2. Phân công nhiệm vụ cho các bên có liên quan
4.2.1. Sở Thông tin và Truyền thông
- Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai Đề án nâng cao hiệu
quả hoạt động thông tin cơ sở dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin ban hành kèm
theo Quyết định số 135/QĐ-TTg ngày 20/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ.
- Tham mưu triển khai thực hiện Kế hoạch nâng cao hiệu quả hoạt động
thông tin cơ sở dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
và triển khai Đề án Ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả hoạt động
thông tin cơ sở trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025.
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy chế hoạt động hệ thống
thông tin cơ sở trên địa bàn tỉnh.
- Định kỳ, đột xuất tổ chức giám sát, kiểm tra và xử lý kịp thời những phát
sinh đối với hoạt động của hệ thống thông tin cơ sở.
- Định kỳ trước ngày 18 tháng 12 hằng năm, báo cáo kết quả thực hiện về Ủy
ban nhân dân tỉnh để tổng hợp báo cáo Bộ Thông tin và Truyền thông theo quy
định.
4.2.2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
10
Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin Truyền thông, Sở Tài chính và các đơn vị
có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối bố trí nguồn vốn chương trình
mục tiêu và nguồn vốn đầu tư phát triển để thực hiện Đề án theo lộ trình đề ra.
4.2.3. Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Thông tin và Truyền thông
và các đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ ngân sách địa
phương để thực hiện Đề án theo quy định.
4.2.4. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Trên cơ sở nội dung của Đề án, rà soát đánh giá thực trạng hệ thống thông tin
cơ sở, xây dựng Kế hoạch, bố trí kinh phí tổ chức triển khai, thực hiện việc đầu tư,
nâng cấp các hệ thống thông tin cơ sở như: Đài Truyền thanh ứng dụng công nghệ
thông tin - viễn thông, Bảng tin điện tử công cộng, Bảng tin thông tin cơ sở giai
đoạn 2021 - 2025.
- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông định hướng, hướng dẫn nội
dung tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh cơ sở và thực hiện kiểm tra, giám sát
định kỳ hoặc đột xuất về chương trình phát thanh trên hệ thống truyền thanh cơ sở.
- Bố trí nguồn ngân sách địa phương và các nguồn tài chính hợp pháp khác để
thực hiện việc đầu tư, nâng cấp hệ thống thông tin cơ sở dựa trên ứng dụng công
nghệ thông tin đảm bảo hoạt động hiệu quả, ổn định.
4.3. Tiến độ và kinh phí thực hiện đề án
4.3.1. Tiến độ thực hiện đề án: Đề án được thực hiện từ năm 2021 đến hết
năm 2025, cụ thể:
Năm 2021:
- Dự án 1: Đầu tư cho 35 xã, mỗi xã 10 cụm loa, đạt 32,1%; Đầu tư 60 xã,
mỗi xã 1 bảng điện tử công cộng, đạt 55%; Xây dựng cho 109 xã, mỗi xã 1 trang
thông tin điện tử, đạt 100%; Duy trì hoạt động hệ thống đã đầu tư.
- Dự án 2: Tổ chức 02 lớp tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ làm công tác thông
tin cơ sở.
Năm 2022:
- Dự án 1: Đầu tư cho 35 xã, mỗi xã 10 cụm loa, đạt 64,2%; Đầu tư 49 xã
còn lại, mỗi xã 1 bảng điện tử công cộng, đạt 100%; Duy trì hoạt động hệ thống đã
đầu tư.
- Dự án 2: Tổ chức 02 lớp tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ làm công tác thông
tin cơ sở.
Năm 2023:
- Dự án 1: Đầu tư 39 xã còn lại, mỗi xã 10 cụm loa, đạt 100% xã; Duy trì
hoạt động hệ thống đã đầu tư.
- Dự án 2: Tổ chức 01 lớp tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ làm công tác thông
tin cơ sở.
11
Năm 2024:
- Dự án 1: Duy trì hoạt động hệ thống đã đầu tư.
Năm 2025:
- Dự án 1: Duy trì hoạt động hệ thống đã đầu tư.
- Dự án 2: Tổ chức 02 lớp tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ làm công tác thông
tin cơ sở.
4.3.2. Kinh phí thực hiện
Tổng kinh phí thực hiện
Tổng kinh phí thực hiện của Đề án giai đoạn 2021 - 2025: 42,582 tỷ đồng
(Bằng chữ: Bốn mươi hai tỷ năm trăm tám mươi hai triệu đồng chẵn), trong đó:
+ Vốn đầu tư phát triển: 31,610 tỷ đồng.
+ Vốn sự nghiệp: 10.972 tỷ đồng.
Chi tiết kinh phí thực hiện:
- Chi phí đầu tư cụm loa: 1.090 cụm x 23.000.000 đồng/cụm =
25.070.000.000 đồng.
- Chi phí xây dựng Trang thông tin điện tử cấp xã: 109 xã x 10.000.000
đồng/trang = 1.090.000.000 đồng
- Chi phí đầu tư Bảng tin điện tử công cộng: 109 xã x 50.000.000 đồng =
5.450.000.000 đồng.
- Chi phí duy trì cụm loa: (350 cụm x 1.000.000 đồng) x 5 năm + (350 cụm x
1.000.000 đồng) x 4 năm + (390 cụm 1.000.000 đồng) x 3 năm + (1.090 cụm x
1.000.000 đồng) x 2 năm = 6.500.000.000.000 đồng
- Chi phí duy trì hoạt động Trang thông tin điện tử cấp xã: 109 xã x
6.000.000 đồng/trang/năm x 5 năm = 3.270.000.000 đồng.
- Chi phí duy trì hoạt động Bảng tin điện tử công cộng: (60 bảng x 2.000.000
đồng/bảng/năm) x 5 năm + (49 bảng x 2.000.000 đồng/bảng/năm) x 4 năm =
992.000.000.000 đồng
- Chi phí lớp tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ làm công tác thông tin cơ sở: 7
lớp x 30.000.000 đồng/lớp = 210.000.000 đồng.
5. DỰ KIẾN HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ ÁN
5.1. Hiệu quả về mặt quản lý:
- Xây dựng và vận hành hệ thống thông tin cơ sở hiện đại; góp phần nâng cao
hiệu quả quản lý nhà nước về thông tin cơ sở như: công tác chỉ đạo, quản lý, điều
hành, thống kê, dự báo tình hình.
- Chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ thông tin cơ sở; Tổng hợp và phân tích một
khối lượng thông tin lớn, đa dạng về thể loại nhằm cung cấp thông tin đầy đủ, kịp
thời cho cơ quan quản lý nhà nước về thông tin cơ sở và các cơ quan, đơn vị liên
12
quan làm cơ sở nghiên cứu, tham khảo trong quá trình xây dựng, ban hành các
chính sách, quy định pháp luật.
- Đề án bước đầu có thể giải quyết những nhu cầu cơ bản về thông tin cơ sở
phục vụ đời sống sinh hoạt, lao động, sản xuất, kinh doanh của đông đảo người dân
ở cơ sở. Việc xây dựng Trang thông tin cơ sở, Bảng tin điện tử công cộng để phổ
biến thông tin và thu thập ý kiến phản ánh của người dân, cùng với sự thay đổi tích
cực về công nghệ, giúp dữ liệu được quản lý tập trung, chia sẻ, tích hợp dễ dàng, an
toàn và hiệu quả; giúp người dân có được thông tin chính xác, kịp thời.
5.2. Hiệu quả về mặt kinh tế:
- Người dân được phổ biến, nắm bắt được các thông tin hữu ích phục vụ đời
sống sinh hoạt hằng ngày, học tập, lao động, sản xuất, kinh doanh, góp phần nâng
cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.
- Việc nắm bắt thông tin kịp thời, chính xác sẽ góp phần quan trọng trong
việc ứng phó kịp thời với thiên tai, dịch bệnh, các tình huống bất thường về thời
tiết,...., góp phần cải thiện đời sống kinh tế, xã hội của người dân.
- Cơ quan quản lý nhà nước có công cụ thu thập, phân tích, xử lý thông tin đa
chiều trong hoạt động thông tin cơ sở một cách nhanh chóng, hiệu quả, tiện lợi,
tránh lãng phí thời gian, kinh phí so với cách làm truyền thống.
5.3. Hiệu quả về mặt xã hội:
Nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng, những vấn đề người dân quan tâm; tiếp
nhận và tham gia giải quyết những vấn đề còn vướng mắc, những phản ánh, bức
xúc, mâu thuẩn bội bộ, khiếu kiện của người dân ngay từ cơ sở; cung cấp thông tin
chínhn xác, kịp thời để đấu tranh phản bác những thông tin sai lệch, từ đó góp phần
tạo đồng thuận trong xã hội và niềm tin trong Nhân dân.
6. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
6.1. Thuận lợi
- Cơ sở pháp lý để xây dựng và triển khai đề án đã đầy đủ, đảm bảo.
- Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh rất quan tâm đến công tác thông tin tuyên
truyền bằng hệ thống thông tin cơ sở và việc ứng dụng công nghệ thông tin vào
quản lý nhà nước, xây dựng chính quyền điện tử và mọi hoạt động của đời sống xã
hội.
- Hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông đảm bảo triển khai đề án hiệu quả.
6.2. Khó khăn
- Do tỉnh Sóc Trăng là tỉnh khó khăn, nguồn kinh phí dành cho ứng dụng công
nghệ thông tin còn hạn chế.
- Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hệ thống truyền thanh cơ sở bước
đầu sẽ gặp khó khăn trong vấn đề an toàn, bảo mật thông tin
7. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
7.1. Kết luận
13
Tình hình phát triển kinh tế - xã hội thời gian qua đã xác định thông tin cơ sở
là một kênh thông tin thiết yếu để phục vụ người dân, góp phần thúc đẩy việc thực
hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội,
giữ vững ổn định chính trị ở cơ sở, từng bước nâng cao trình độ dân trí, tạo sự đồng
thuận trong Nhân dân. Vì vậy quản lý tốt công tác thông tin cơ sở trên địa bàn tỉnh
là một mục tiêu cần thực hiện.
Đề án “Ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước
về thông tin cơ sở trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2021 - 2025” là một nhiệm
vụ cần thiết nhằm thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 07-CT/TW, ngày 05/9/2016 của
Ban Bí thư về đẩy mạnh công tác thông tin cơ sở trong tình hình mới; phù hợp với
xu thế chung của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, góp phần nâng cao chất lượng,
hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền ở cơ sở và hiệu lực quản lý nhà nước về
thông tin cơ sở hiện nay.
Đề án tập trung vào phát triển hệ thông thông tin cơ sở dự trên ứng dụng công
nghệ thông với mục tiêu đến năm 2025:
- Tất cả thông tin thiết yếu từ hệ thống thông tin cơ sở được phổ biến đến
người dân và ý kiến phản ánh của người dân về hiệu quả thực thi chính sách, pháp
luật ở cơ sở được tiếp nhận, xử lý trên hệ thống thông tin cơ sở.
- 100% nội dung thông tin thiết yếu từ trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp
xã để tuyên truyền, phổ biến đến người dân được cung cấp trên hệ thống thông tin
nguồn.
- Cán bộ làm công tác thông tin cơ sở các cấp được bồi dưỡng, tập huấn về
chuyên môn, nghiệp vụ, ứng dụng công nghệ thông tin để khai thác, vận hành có
hiệu quả hệ thống thông tin cơ sở.
Đề án nhằm mục tiêu xây dựng hệ thống thông tin cơ sở, đặc biệt là hệ thống
truyền thanh cơ sở đảm bảo hiện đại, an toàn, hiệu quả, đây là công cụ tuyên truyền
đắc lực của Đảng, Nhà nước đến từng hộ gia đình, người dân trên địa bàn tỉnh. Do
đó, nếu Đề án được thực hiện sẽ sớm phát huy hiệu quả, phát huy tác dụng và đảm
bảo tính bền vững trong hoạt động của hệ thống thông tin cơ sở, góp phần đưa chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến từng khóm,
ấp, tổ dân phố, hộ gia đình người dân với chất lượng ngày càng cao, giúp người dân
tiếp cận được các thông tin đa dạng, đầy đủ nhất về tình hình chính trị, kinh tế, văn
hóa, xã hội, an ninh quốc phòng của đất nước, của địa phương; đồng thời cũng nâng
cao hiệu quả quản lý nhà nước về thông tin cơ sở trên địa bàn tỉnh.
7.2. Kiến nghị
Sóc Trăng còn hạn chế về kinh phí nên các mức độ đầu tư kinh phí chưa đáp
ứng yêu cầu của hoạt động bền vững của hệ thống. Vì vậy, để phát triển hơn nữa hệ
thống thông tin cơ sở trên địa bàn tỉnh, kiến nghị Bộ Thông tin và Truyền thông
quan tâm, tạo điều kiện cho tỉnh Sóc Trăng tham gia thụ hưởng một số dự án,
chương trình đầu tư nhằm đẩy mạnh phát triển công tác thông tin cơ sở trên cả
nước. Bên cạnh đó, cần ban hành các cơ chế, chính sách nhằm tạo điều kiện thu hút
các nguồn lực cho hoạt động thông tin cơ sở trên địa bàn tỉnh./.
14

More Related Content

Similar to ỨNG DỤNG CNTT Ở SÓC TRĂNG.doc

Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Về Bảo Trợ Xã Hội Trên Địa Bàn Huyện Ngọc Hồi, Tỉnh...
Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Về Bảo Trợ Xã Hội Trên Địa Bàn Huyện Ngọc Hồi, Tỉnh...Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Về Bảo Trợ Xã Hội Trên Địa Bàn Huyện Ngọc Hồi, Tỉnh...
Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Về Bảo Trợ Xã Hội Trên Địa Bàn Huyện Ngọc Hồi, Tỉnh...sividocz
 
Mot so van de can quan tam trong quan ly nha nuoc ve thong tin dien tu
Mot so van de can quan tam trong quan ly nha nuoc ve thong tin dien tuMot so van de can quan tam trong quan ly nha nuoc ve thong tin dien tu
Mot so van de can quan tam trong quan ly nha nuoc ve thong tin dien tuCat Van Khoi
 
41 xác thực điện tử dịch vụ hạ tầng xây dựng chính phủ điện tử
41 xác thực điện tử   dịch vụ hạ tầng xây dựng chính phủ điện tử41 xác thực điện tử   dịch vụ hạ tầng xây dựng chính phủ điện tử
41 xác thực điện tử dịch vụ hạ tầng xây dựng chính phủ điện tửletranganh
 
Da Nang phat trien ha tang ung dung cong nghe thong tin
Da Nang phat trien ha tang ung dung cong nghe thong tinDa Nang phat trien ha tang ung dung cong nghe thong tin
Da Nang phat trien ha tang ung dung cong nghe thong tinCat Van Khoi
 
Tiểu luận báo chí
Tiểu luận báo chíTiểu luận báo chí
Tiểu luận báo chímoneylove2
 
Phát huy vai trò thông tin chính trị xã hội trong hoạt động tuyên truyền miệng
Phát huy vai trò thông tin chính trị   xã hội trong hoạt động tuyên truyền miệngPhát huy vai trò thông tin chính trị   xã hội trong hoạt động tuyên truyền miệng
Phát huy vai trò thông tin chính trị xã hội trong hoạt động tuyên truyền miệnghttps://www.facebook.com/garmentspace
 
3.1. SMART CITY - nguyen thi minh hanh bo xay dung
3.1. SMART CITY - nguyen thi minh hanh  bo xay dung3.1. SMART CITY - nguyen thi minh hanh  bo xay dung
3.1. SMART CITY - nguyen thi minh hanh bo xay dungChuong Nguyen
 
Luận Văn Quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội trên địa bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Luận Văn Quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội trên địa bàn Tỉnh Quảng Nam.docLuận Văn Quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội trên địa bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Luận Văn Quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội trên địa bàn Tỉnh Quảng Nam.docsividocz
 
KẾ HOẠCH GIẢM TỈ LỆ SINH CON THỨ 3 TRỞ LÊN, CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI QUẬN BÌNH...
KẾ HOẠCH GIẢM TỈ LỆ SINH CON THỨ 3 TRỞ LÊN, CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI QUẬN BÌNH...KẾ HOẠCH GIẢM TỈ LỆ SINH CON THỨ 3 TRỞ LÊN, CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI QUẬN BÌNH...
KẾ HOẠCH GIẢM TỈ LỆ SINH CON THỨ 3 TRỞ LÊN, CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI QUẬN BÌNH...Nguyen Khue
 
Quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai.doc
Quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai.docQuản lý nhà nước về bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai.doc
Quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai.docdịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Open data: Kết quả tại CQNN Việt Nam 10.3.2021
Open data: Kết quả tại CQNN Việt Nam 10.3.2021Open data: Kết quả tại CQNN Việt Nam 10.3.2021
Open data: Kết quả tại CQNN Việt Nam 10.3.2021Nguyen Trung
 

Similar to ỨNG DỤNG CNTT Ở SÓC TRĂNG.doc (20)

Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Về Bảo Trợ Xã Hội Trên Địa Bàn Huyện Ngọc Hồi, Tỉnh...
Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Về Bảo Trợ Xã Hội Trên Địa Bàn Huyện Ngọc Hồi, Tỉnh...Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Về Bảo Trợ Xã Hội Trên Địa Bàn Huyện Ngọc Hồi, Tỉnh...
Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Về Bảo Trợ Xã Hội Trên Địa Bàn Huyện Ngọc Hồi, Tỉnh...
 
Quản lý nhà nước về công nghệ thông tin trên địa bàn Tỉnh Kon Tum.doc
Quản lý nhà nước về công nghệ thông tin trên địa bàn Tỉnh Kon Tum.docQuản lý nhà nước về công nghệ thông tin trên địa bàn Tỉnh Kon Tum.doc
Quản lý nhà nước về công nghệ thông tin trên địa bàn Tỉnh Kon Tum.doc
 
Cơ sở lý thuyết và thực tiễn ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động điề...
Cơ sở lý thuyết và thực tiễn ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động điề...Cơ sở lý thuyết và thực tiễn ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động điề...
Cơ sở lý thuyết và thực tiễn ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động điề...
 
Thực Thi Chính Sách Đào Tạo, Bồi Dưỡng Công Chức Cấp Xã Tại Huyện Phù Cát, T...
Thực Thi Chính Sách Đào Tạo,  Bồi Dưỡng Công Chức Cấp Xã Tại Huyện Phù Cát, T...Thực Thi Chính Sách Đào Tạo,  Bồi Dưỡng Công Chức Cấp Xã Tại Huyện Phù Cát, T...
Thực Thi Chính Sách Đào Tạo, Bồi Dưỡng Công Chức Cấp Xã Tại Huyện Phù Cát, T...
 
Luận Văn Phát Triển Hoạt Động Kinh Doanh Công Cụ Phái Sinh Tiền Tệ Tại Ngân H...
Luận Văn Phát Triển Hoạt Động Kinh Doanh Công Cụ Phái Sinh Tiền Tệ Tại Ngân H...Luận Văn Phát Triển Hoạt Động Kinh Doanh Công Cụ Phái Sinh Tiền Tệ Tại Ngân H...
Luận Văn Phát Triển Hoạt Động Kinh Doanh Công Cụ Phái Sinh Tiền Tệ Tại Ngân H...
 
HIỆU QUẢ CỦA BÁO CHÍ VỚI CÔNG CHÚNG SINH VIÊN BÁO CHÍ - TẢI FREE ZALO: 093 4...
HIỆU QUẢ CỦA BÁO CHÍ VỚI CÔNG CHÚNG SINH VIÊN BÁO CHÍ  - TẢI FREE ZALO: 093 4...HIỆU QUẢ CỦA BÁO CHÍ VỚI CÔNG CHÚNG SINH VIÊN BÁO CHÍ  - TẢI FREE ZALO: 093 4...
HIỆU QUẢ CỦA BÁO CHÍ VỚI CÔNG CHÚNG SINH VIÊN BÁO CHÍ - TẢI FREE ZALO: 093 4...
 
Mot so van de can quan tam trong quan ly nha nuoc ve thong tin dien tu
Mot so van de can quan tam trong quan ly nha nuoc ve thong tin dien tuMot so van de can quan tam trong quan ly nha nuoc ve thong tin dien tu
Mot so van de can quan tam trong quan ly nha nuoc ve thong tin dien tu
 
41 xác thực điện tử dịch vụ hạ tầng xây dựng chính phủ điện tử
41 xác thực điện tử   dịch vụ hạ tầng xây dựng chính phủ điện tử41 xác thực điện tử   dịch vụ hạ tầng xây dựng chính phủ điện tử
41 xác thực điện tử dịch vụ hạ tầng xây dựng chính phủ điện tử
 
Báo Cáo Thực Tập Cán Bộ Tư Pháp - Hộ Tịch Tại Ubnd.docx
Báo Cáo Thực Tập Cán Bộ Tư Pháp - Hộ Tịch Tại Ubnd.docxBáo Cáo Thực Tập Cán Bộ Tư Pháp - Hộ Tịch Tại Ubnd.docx
Báo Cáo Thực Tập Cán Bộ Tư Pháp - Hộ Tịch Tại Ubnd.docx
 
Giáo trình nguyên lý thông kê
Giáo trình nguyên lý thông kêGiáo trình nguyên lý thông kê
Giáo trình nguyên lý thông kê
 
La01.021 thông tin chính trị xã hội với việc ra quyết định của đội ngũ cán ...
La01.021 thông tin chính trị   xã hội với việc ra quyết định của đội ngũ cán ...La01.021 thông tin chính trị   xã hội với việc ra quyết định của đội ngũ cán ...
La01.021 thông tin chính trị xã hội với việc ra quyết định của đội ngũ cán ...
 
Da Nang phat trien ha tang ung dung cong nghe thong tin
Da Nang phat trien ha tang ung dung cong nghe thong tinDa Nang phat trien ha tang ung dung cong nghe thong tin
Da Nang phat trien ha tang ung dung cong nghe thong tin
 
Tiểu luận báo chí
Tiểu luận báo chíTiểu luận báo chí
Tiểu luận báo chí
 
Phát huy vai trò thông tin chính trị xã hội trong hoạt động tuyên truyền miệng
Phát huy vai trò thông tin chính trị   xã hội trong hoạt động tuyên truyền miệngPhát huy vai trò thông tin chính trị   xã hội trong hoạt động tuyên truyền miệng
Phát huy vai trò thông tin chính trị xã hội trong hoạt động tuyên truyền miệng
 
3.1. SMART CITY - nguyen thi minh hanh bo xay dung
3.1. SMART CITY - nguyen thi minh hanh  bo xay dung3.1. SMART CITY - nguyen thi minh hanh  bo xay dung
3.1. SMART CITY - nguyen thi minh hanh bo xay dung
 
Luận Văn Quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội trên địa bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Luận Văn Quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội trên địa bàn Tỉnh Quảng Nam.docLuận Văn Quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội trên địa bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Luận Văn Quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội trên địa bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
KẾ HOẠCH GIẢM TỈ LỆ SINH CON THỨ 3 TRỞ LÊN, CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI QUẬN BÌNH...
KẾ HOẠCH GIẢM TỈ LỆ SINH CON THỨ 3 TRỞ LÊN, CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI QUẬN BÌNH...KẾ HOẠCH GIẢM TỈ LỆ SINH CON THỨ 3 TRỞ LÊN, CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI QUẬN BÌNH...
KẾ HOẠCH GIẢM TỈ LỆ SINH CON THỨ 3 TRỞ LÊN, CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI QUẬN BÌNH...
 
Quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai.doc
Quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai.docQuản lý nhà nước về bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai.doc
Quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai.doc
 
Open data: Kết quả tại CQNN Việt Nam 10.3.2021
Open data: Kết quả tại CQNN Việt Nam 10.3.2021Open data: Kết quả tại CQNN Việt Nam 10.3.2021
Open data: Kết quả tại CQNN Việt Nam 10.3.2021
 
Báo Cáo Thực Tập Tại Tư Pháp - Hộ Tịch Tại Ubnd PhườngXã.docx
Báo Cáo Thực Tập Tại Tư Pháp - Hộ Tịch Tại Ubnd PhườngXã.docxBáo Cáo Thực Tập Tại Tư Pháp - Hộ Tịch Tại Ubnd PhườngXã.docx
Báo Cáo Thực Tập Tại Tư Pháp - Hộ Tịch Tại Ubnd PhườngXã.docx
 

ỨNG DỤNG CNTT Ở SÓC TRĂNG.doc

  • 1. 1 UBND TỈNH SÓC TRĂNG SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG ĐỀ ÁN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THÔNG TIN CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 - Người xây dựng Đề án: Nguyễn Minh Chiến - Chức vụ: Phó Giám đốc Sở. - Đơn vị công tác: Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Sóc Trăng. Hà Nội, ngày…..tháng…..năm 2020
  • 2. 2 1. SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN 1.1. Lý do xây dựng đề án 1.1.1. Bối cảnh chung của hệ thống thông tin cơ sở Thông tin cơ sở là một kênh thông tin thiết yếu phục vụ người dân ở cơ sở, có thông tin ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, dễ nhớ và dễ vận dụng thực hiện. Nội dung thông tin cơ sở bao gồm tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thông tin chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền cơ sở; thông tin cảnh báo về phòng, chống tội phạm, dịch bệnh, thiên tai, cứu hộ, cứu nạn... trên địa bàn; phổ biến các kiến thức cần thiết phục vụ đời sống, sinh hoạt của người dân như: thông tin về khoa học, kỹ thuật, y tế, giáo dục, công nghệ, giá cả thị trường,…. Thông qua công tác thông tin cơ sở, cấp ủy, chính quyền cơ sở có thể nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của người dân, từ đó có những chủ trương, biện pháp giải quyết kịp thời, phù hợp với thực tiễn ở cơ sở, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của người dân. 1.1.2. Thực trạng của hệ thống thông tin cơ sở hiện nay 1.1.2.1. Thực trạng chung Hiện nay Hệ thống thông tin cơ sở về cơ bản đã đáp ứng phục vụ nhiệm vụ chính trị tại địa phương, nội dung thông tin phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và điều kiện tiếp nhận thông tin của người dân, kể cả vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, hiện nay hoạt động thông tin cơ sở vẫn còn những hạn chế, bất cập nhất định, như: - Một số nội dung thông tin còn chưa thiết thực, chưa được phổ cập rộng rãi tới đa số người dân. - Cơ sở vật chất, kỹ thuật của hệ thống thông tin cơ sở chưa đồng bộ, lạc hậu, xuống cấp. Chưa ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin, viễn thông vào các hoạt động thông tin cơ sở. - Cách thức truyền tải thông tin chủ yếu theo hướng áp đặt thông tin một chiều từ các cơ quan nhà nước xuống người dân và chưa có một hệ thống cung cấp thông tin nguồn được tổng hợp, quản lý, lưu trữ tập trung và thống nhất; công tác thu nhập dữ liệu ở cơ sở để phục vụ công tác quản lý nhà nước còn gặp nhiều khó khăn. - Năng lực của đội ngũ nhân lực làm công tác thông tin cơ sở còn hạn chế do chủ yếu là kiêm nhiệm, hoạt động không chuyên trách, hầu hết không được đào tạo theo đúng chuyên môn, nghiệp vụ. 1.2.1.2. Thực trạng hệ thống thông tin cơ sở tỉnh Sóc Trăng * Đối với Đài Truyền thanh cấp xã - Tỉnh Sóc Trăng có 109/109 xã, phường, thị trấn có Đài Truyền thanh, với thời lượng phát trung bình 3 giờ/ngày; nội dung tuyên truyền chủ trương, đướng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền cơ sở; phổ biến kiến thức khoa học, kinh tế, văn hóa, xã hội; gương người
  • 3. 3 tốt, việc tốt; tình hình thiên tai, dịch bệnh, phòng, chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn, kỹ thuật canh tác, giống cây trồng vật nuôi... Toàn tỉnh có 109/109 cán bộ phụ trách công tác quản lý, vận hành, kiêm nhiệm phụ trách cả nội dung và kỹ thuật. Về trình độ chuyên môn: Đại học, cao đẳng 50 người; trung cấp 59 người. Khoảng 50% cán bộ phụ trách được tập huấn chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ và kỹ thuật khai thác thiết bị thông tin và truyền thông, còn lại chưa có chuyên môn, nghiệp vụ và thường xuyên bị thay đổi vị trí công tác. - Hiện tại, trên địa bàn tỉnh sử dụng hai phương thức truyền thanh truyền thống là truyền thanh hữu tuyến (truyền thanh có dây), truyền thanh vô tuyến (truyền thanh không dây FM). Toàn tỉnh có 57/109 hệ thống đài truyền thanh cấp xã hoạt động tương đối ổn định, còn lại là đang xuống cấp, hư hỏng, chất lượng thông tin, chất lượng âm thanh thấp, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả tuyên truyền. Đặc biệt là chưa có hệ thống cung cấp thông tin nguồn, lưu trữ tập trung nên công tác tổng hợp, quản lý, chia sẻ thông tin gặp nhiều khó khan. * Đối với Bản tin thông tin cơ sở Gồm 2 loại: bảng tin giấy và trang thông tin điện tử. Tuy nhiên, hiện tại tỉnh Sóc Trăng chỉ có duy nhất bản tin giấy là tài liệu phục vụ sinh hoạt chi bộ định kỳ hằng tháng do Ban Tuyên giáo tỉnh ủy phát hành đến chi bộ và các loại bản tin khác do các Sở, Ban, ngành phát hành. Do đó, gặp nhiều khó khăn trong công tác thông tin, tuyên truyền. * Đối với Bản tin công cộng Bảng tin công cộng hiện nay bao gồm bảng tin điện tử và bảng tin được làm bằng các chất liệu khác được cố định tại một địa điểm để làm nơi dán báo, niêm yết các thông báo, văn bản pháp luật mới, tin tức hoạt động của địa phương. Tỉnh Sóc Trăng có 109 xã, phường, thị trấn, thì đến nay có 109/109 xã, phường, thị trấn có Bảng tin công cộng được đặt tại Trụ sở UBND xã, phường; riêng đối với và thôn, ấp, xóm, tổ dân phố thì số lượng bảng tin công cộng rất hạn chế. Đối với Bảng tin điện tử (màn hình điện tử LED) thì trên địa bàn tỉnh chưa triển khai nên chưa thể thông tin, tuyên truyền rộng rãi đến mọi người dân * Tài liệu không kinh doanh phục vụ hoạt động thông tin cơ sở Tài liệu không kinh doanh phục vụ hoạt động thông tin cơ sở là những xuất bản phẩm nhằm cung cấp thông tin thiết yếu đến người dân bằng các hình thức khác nhau, như: Tài liệu tuyên truyền ở cơ sở, tài liệu hỏi-đáp, tờ rơi, tờ gấp.... hiện nay cũng còn rất hạn chế. * Hoạt động báo cáo viên, tuyên truyền viên cơ sở Hiện nay, trung bình mỗi xã có khoảng 5 báo cáo viên. Tuy nhiên, hoạt động báo cáo viên, tuyên truyền viên cơ sở hiện nay cũng còn một số hạn chế: Chưa có nhiều báo cáo viên, tuyên truyền viên cơ sở giỏi, thực sự có uy tín có trình độ và năng lực nói có sức thuyết phục cao. * Các loại hình thông tin cơ sở khác
  • 4. 4 Các loại hình thông tin cơ sở khác có thể kể đến như: Tuyên truyền cổ động trực quan (panô, áp phích, băng rôn, khẩu hiệu, tranh cổ động, tranh biếm họa, tờ rơi, triển lãm, quảng cáo); điểm bưu điện - văn hóa xã; đội tuyên truyền lưu động, nhắn tin đến thuê bao điện thoại di động.... được các cơ quan, tổ chức, đơn vị, chính quyền cơ sở sử dụng phổ biến trong công tác thông tin, tuyên truyền ở cơ sở và phát huy được hiệu quả thông tin, tuyên truyền đến đông đảo cán bộ, công chức, viên chức và người dân. Tuy nhiên, các hoạt động tuyên truyền cổ động trực quan còn mang tính chất chưa thường xuyên, chủ yếu diễn ra vào các đợt tuyên truyền cao điểm, theo phong trào, chưa vươn đến vùng sâu, vùng xa. Cơ sở vật chất, trang thiết bị chuyên dùng vẫn còn thiếu hoặc lạc hâu; kinh phí hỗ trợ còn hạn hẹp, chưa đáp ứng được nhiệm vụ. 1.1.3. Yêu cầu nhiệm vụ của hệ thống thông tin cơ sở trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng hiện nay Hệ thống thông tin cơ sở từng bước hiện đại, đồng bộ dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin để tuyên truyền, phổ biến nội dung thông tin và thu thập ý kiến phản ánh của người dân; dữ liệu quản lý tập trung, chia sẻ, tích hợp dễ dàng, an toàn và hiệu quả, góp phần quan trọng vào nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về thông tin cơ sở trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở đó, việc xây dựng Đề án “Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý nhà nước về thông tin cơ sở trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2021 - 2025” là rất cần thiết và cấp bách, phù hợp với xu thế chung của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền ở cơ sở và hiệu lực quản lý nhà nước về thông tin cơ sở. 1.2. Căn cứ xây dựng đề án 1.2.1. Căn cứ pháp lý - Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (Khóa X) ngày 14/07/2007 về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới; - Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 ngày 29/6/2006; - Chỉ thị số 07-CT/TW, ngày 05/9/2016 của Ban Bí thư về đẩy mạnh công tác thông tin cơ sở trong tình hình mới; - Quyết định số 52/2016/QĐ-TTg ngày 06/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế hoạt động thông tin cơ sở; - Quyết định số 135/QĐ-TTg ngày 20/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin cơ sở dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin. 1.2.2. Căn cứ mục đích Đảm bảo thực hiện đạt mục tiêu của Ban Bí thư Trung ương Đảng về đẩy mạnh công tác thông tin cơ sở trong tình hình mới là: “củng cố hệ thống thông tin cơ sở; tăng cường nội dung thông tin, tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị của Nhà nước và đáp ứng nhu cầu thông tin thiết yếu của xã hội; nâng cao khả năng tiếp cận thông tin của người dân”.
  • 5. 5 1.2.2. Căn cứ tình hình thực tiễn Hiện nay với sự phát triển rất mạnh mẽ của công nghệ thông tin, việc chuyển đổi hệ thống thông tin cơ sở từ truyền thống sang ứng dụng công nghệ thông tin đảm bảo âm thanh, hình ảnh chất lượng hơn, dễ giám sát, có thể điều khiển từ xa, giảm nguồn nhân lực. 2. MỤC TIÊU, YÊU CẦU, PHẠM VI, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ ÁN 2.1. Mục tiêu của đề án 2.1.1. Mục tiêu chung - Hiện đại hóa hệ thống thông tin cơ sở nhằm đổi mới phương thức cung cấp thông tin, nâng cao chất lượng nội dung thông tin để cung cấp, trao đổi thông tin theo hướng chủ động, kịp thời, chính xác và hiệu quả. - Hình thành cơ sở dữ liệu, số hóa nguồn thông tin cơ sở đáp ứng yêu cùng cung cấp thông tin nguồn tuyên truyền, phổ biến đến người dân và phục vụ công tác quản lý nhà nước về thông tin cơ sở. - Chủ động giám sát về nội dung, thời lượng, tần suất phát của hệ thống truyền thanh cơ sở từ đó định hướng được công tác tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh cơ sở đạt hiệu quả, mục đích đề ra. 2.1.2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025 - Phân đấu 100% thông tin thiết yếu từ hệ thống thông tin cơ sở được phổ biến đến người dân; 100% ý kiến phản ánh của người dân về hiệu quả thực thi chính sách, pháp luật ở cơ sở được tiếp nhận, xử lý trên hệ thống thông tin cơ sở. - Phấn đấu 100% nội dung thông tin thiết yếu từ trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã để tuyên truyền, phổ biến đến người dân được cung cấp trên hệ thống thông tin nguồn. - Phấn đấu 100% cán bộ làm công tác thông tin cơ sở các cấp được bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ, ứng dụng công nghệ thông tin để khai thác, biên soạn tài liệu, lưu trữ thông tin, quản lý và vận hành thiết bị kỹ thuật phù hợp với vị trí việc làm. 2.2. Yêu cầu của đề án - Bám sát quy định tại Quyết định số 135/QĐ-TTg ngày 20/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ để xây dựng đề án đảm bảo nội dung, nguyên tắc, yêu cầu, nhiệm vụ và đúng tiến độ. - Căn cứ vào tình hình thực tiễn, mục tiêu cần xác định rõ nội dung công việc, tiến độ thực hiện và trách nhiệm tổ chức thực hiện đảm bảo kịp thời, đồng bộ, thống nhất và hiệu quả. 2.3. Phạm vi của đề án 2.3.1. Phạm vi về nội dung
  • 6. 6 Đề án được xây dựng nhằm đánh giá, phân tích thực trạng thông tin cơ sở, từ đó đề ra những nhiệm vụ và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về thông tin cơ sở tỉnh Sóc Trăng. 2.3.2. Phạm vi về thời gian Đề án được triển khai trong giai đoạn năm 2021 - 2025, trong đó ứng với từng năm cụ thể sẽ có những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, phù hợp. 2.3.3. Phạm vi về không gian Đề án được triển khai đến tận các ấp, khu, khóm thuộc các xã trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, trong đó những năm đầu của đề án ưu tiên triển khai đối với những xã có cơ sở hạ tầng thông tin cơ sở lạc hậu, hư hỏng và những xã vùng sâu, vùng xa. 3. NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN 3.1. Bối cảnh thực hiện đề án Tỉnh Sóc Trăng thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, giáp với các tỉnh Hậu Giang, Bạc Liêu, Trà Vinh và biển Đông, với 11 đơn vị hành chính gồm 1 thành phố, 2 thị xã, 8 huyện và 109 xã, phường, thị trấn. Tỉnh Sóc Trăng Sóc Trăng với diện tích tự nhiên 3.311,7629 km2 (chiếm khoảng 1% diện tích cả nước và 8,3% diện tích của khu vực đồng bằng sông Cửu Long), có địa hình thấp và tương đối bằng phẳng, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới chịu ảnh hưởng gió mùa, hàng năm có mùa khô và mùa mưa rõ rệt. Kinh tế tỉnh Sóc Trăng chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và nuôi, trồng thủy sản, tăng trưởng kinh tế hằng năm đạt khoảng 7%; tỉnh đang từng bước ứng dụng công nghệ cao vào các hoạt động nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Giai đoạn, hằng năm tỉnh luôn phân bổ ngân sách dành cho hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin và hệ thống thông tin cơ sở. Tỉnh Sóc Trăng với dân số là 1.199.653 người, mật độ 396 người/km2 , phân bố tương đối đồng đều. Cộng đồng dân cư gồm 3 dân tộc chính là Kinh chiếm 65%, Khmer chiếm gần 30% và dân tộc Hoa chiếm 5%, còn lại là dân tộc khác. Trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, có nhiều công trình văn hóa, các di tích lịch sử đang được bảo tồn, nhiều lễ hội văn hóa đặc thù được giữ gìn. Đó là những giá trị phi vật thể phong phú, đa dạng, là nguồn tài nguyên thông tin đa dạng. 3.2. Thực trạng triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý nhà nước về thông tin cơ sở trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng Triển khai chủ trương của Nhà nước về xây dựng Chính phủ điện tử phục vụ quản lý nhà nước nói chung và truyền thông nói riêng, các cấp ủy và chính quyền tỉnh Sóc Trăng đã đặc biệt chú trọng tới việc ứng dụng công nghệ thông tin và dành nhiều nguồn lực cho việc triển khai nhiệm vụ này. -... 3.3. Giải pháp thực hiện
  • 7. 7 3.3.1. Giải pháp về công nghệ * Đối với hệ thống truyền thanh cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông: - Hệ thống truyền thanh cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông phải đảm bảo các yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn thông tin theo quy định. Sử dụng thiết bị có khả năng nhận thông tin từ một hệ thống biên tập thông tin tập trung thông qua kết nối mạng viễn thông hoặc Internet. - Thiết bị kết nối được với hệ thống phát thanh FM sẵn có và đảm bảo trong điều kiện đặc biệt (thiên tai, cố ý phá hoại, xảy ra chiến tranh...) thì hệ thống thông tin cơ sở vẫn hoạt động phục vụ nhiệm vụ chính trị. - Hệ thống truyền thanh cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông được kết nối trực tiếp đến hệ thống tác nghiệp trung tâm rồi đến Hệ thống thông tin nguồn để thu thập, tổng hợp, phân tích, quản lý dữ liệu, nhận nội dung phát thanh. - Hệ thống truyền thanh cơ sở công nghệ thông tin - viễn thông cần được đảm bảo các yêu cầu tối thiểu sau: + Bộ điều khiển thu phát thanh thông minh: Kết nối Internet gửi, nhận lệnh từ trung tâm điều khiển và thông tin cần phát; + Bộ thu tín hiệu FM: Tiếp sóng tín hiệu FM của Đài Truyền thanh cấp huyện, Đài phát thanh truyền hình tỉnh và Đài Tiếng nói Việt Nam; + Hệ thống lưu trữ dữ liệu chương trình; + Microphone để thông báo; + Hệ thống loa. - Từng bước chuyển đổi theo lộ trình hệ thống truyền thanh truyền thống sang hệ thống truyền thanh cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông. Trong đó, ưu tiên đầu tư, nâng cấp cho các hệ thống truyền thanh hiện nay đã cũ, xuống cấp. * Đối với bảng tin điện tử công cộng; Bản tin thông tin cơ sở: - Thiết lập hệ thống bảng tin điện tử công cộng hiển thị nội dung số; Kết nối với “hệ thống thông tin nguồn và thu thập, tổng hợp, phân tích, quản lý dữ liệu đánh giá hiệu quả hoạt động thông tin cơ sở” để lấy nội dung hiển thị thông qua Internet hoặc mạng viễn thông. - Thiết bị hỗ trợ hiển thị nội dung số từ các thiết bị lưu trữ bên ngoài hoặc trực tiếp từ một hệ thống quản lý nội dung trực tuyến thông qua kết nối Internet hoặc mạng viễn thông. - Thiết lập Trang thông tin điện tử cấp xã cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin về chính sách, pháp luật của Nhà nước; thông tin, kiến thức thiết yếu đối với đời sống hằng ngày của người dân địa phương phù hợp với đối tượng, điều kiện kinh tế - xã hội của từng vùng, miền; phục vụ nhiệm vụ chỉ đạo, điều hành của chính quyền địa phương.
  • 8. 8 3.3.2. Giải pháp về an toàn, bảo mật thông tin - Cơ quan quản lý, khai thác, vận hành hệ thống phối hợp chặt chẽ với cơ quan chuyên môn của Bộ Thông tin và Truyền thông để triển khai các phương án kỹ thuật theo quy định và theo tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành về đảm bảo an toàn hệ thống thông tin. - Các trang thiết bị, phần mềm trong hệ thống phải được kiểm tra, giám sát chặt chẽ, tuân thủ quy định. - Triển khai hệ thống giám sát an toàn thông tin đáp ứng các quy định, thông tin giám sát được kết nối với hệ thống giám sát của Bộ Thông tin và Truyền thông. 3.3.3. Giải pháp về tổ chức bộ máy, nhân sự - Thực hiện các nhiệm vụ của Đề án không làm tăng đầu mối, biên chế mà sử dụng bộ máy, nhân sự hiện có tại các địa phương hoặc điều động, luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng cho phù hợp với tình hình thực tế. - Đảm bảo việc bố trí nhân sự từ cấp tỉnh đến cấp xã phụ trách quản lý Đài truyền thanh cấp xã như sau: + Sở Thông tin và Truyền thông giao phòng Thông tin, Báo chí và Xuất bản trực thuộc Sở quản lý thông tin cơ sở; trong đó đặc biệt quan tâm quản lý hoạt động hệ thống phát thanh của Đài Truyền thanh cấp huyện, cấp xã. + Phòng Văn hoá Thông tin cấp huyện có 01 cán bộ theo dõi hoạt động thông tin cơ sở và hệ thống truyền thanh trên địa bàn. + Đài Truyền thanh cấp huyện có bộ phận theo dõi việc tiếp âm, phát sóng, đầu tư, sửa chữa trang thiết bị, đào tạo, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ Đài truyền thanh cấp xã. + UBND cấp xã bố trí, phân công cán bộ chuyên trách việc quản lý, vận hành hệ thống Đài Truyền thanh; Bảng tin điện tử công cộng và Bảng tin thông tin cơ sở. 3.3.4. Giải pháp nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ phụ trách về công nghệ thông tin và cán bộ làm công tác thông tin cơ sở - Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ phụ trách về công nghệ thông tin và cán bộ làm công tác thông tin cơ sở - Tập huấn, bồi dưỡng về kỹ năng biên soạn, biên tập tin, bài; nâng cao năng lực tổng hợp, phân tích, đánh giá chất lượng thông tin. - Tập huấn, bồi dưỡng về sử dụng công nghệ thông tin, công nghệ số để quản lý, vận hành thiết bị kỹ thuật, an toàn, an ninh thông tin. - Tập huấn, bồi dưỡng về kỹ năng biên soạn tài liệu tuyên truyền, sản xuất nội dung chương trình, biên tập tin, bài phát thanh theo hướng hiện đại. 3.3.5. Giải pháp về tài chính - Ngân sách nhà nước: Ngân sách địa phương thực hiện Đề án theo kế hoạch. Trong đó, ưu tiên sử dụng vốn ngân sách tỉnh, ngân sách huyện từ nguồn sự nghiệp phát thanh, truyền hình, tận dụng từ nguồn vốn viện trợ để đầu tư xây dựng.
  • 9. 9 - Huy động nguồn lực xã hội hóa từ các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân đầu tư đồng bộ; thực hiện thuê dịch vụ theo quy định. 3.3.6. Giải pháp tuyên truyền, phổ biến về ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động thông tin cơ sở - Thông tin trên báo chí, xuất bản phẩm, thông tin điện tử, mạng xã hội và các phương tiện truyền thông khác. - Tổ chức hội thảo, hội thi, tư vấn... về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thông tin cơ sở; - Biểu dương, khen thưởng những mô hình hay, cách làm sáng tạo ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thông tin cơ sở. - Tuyên truyền, hướng dẫn người dân hưởng ứng việc sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin trong việc góp ý, đánh giá hiệu quả thực thi các chính sách, pháp luật và trao đổi thông tin tương tác hai chiều giữa người dân với cơ quan quản lý nhà nước. 4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN 4.1. Thành lập Ban đề án Thành lập Ban đề án để quản lý, tổ chức triển khai thực hiện gồm: Phó Chủ tịch UBND tỉnh (Trưởng ban), Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông (phó Trưởng Ban), Ủy viên là lãnh đạo Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND các huyện, thị xã thành phố; Thư ký Ban đề án là cán bộ thuộc Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư. 4.2. Phân công nhiệm vụ cho các bên có liên quan 4.2.1. Sở Thông tin và Truyền thông - Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai Đề án nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin cơ sở dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin ban hành kèm theo Quyết định số 135/QĐ-TTg ngày 20/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ. - Tham mưu triển khai thực hiện Kế hoạch nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin cơ sở dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng và triển khai Đề án Ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin cơ sở trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025. - Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy chế hoạt động hệ thống thông tin cơ sở trên địa bàn tỉnh. - Định kỳ, đột xuất tổ chức giám sát, kiểm tra và xử lý kịp thời những phát sinh đối với hoạt động của hệ thống thông tin cơ sở. - Định kỳ trước ngày 18 tháng 12 hằng năm, báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh để tổng hợp báo cáo Bộ Thông tin và Truyền thông theo quy định. 4.2.2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
  • 10. 10 Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin Truyền thông, Sở Tài chính và các đơn vị có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối bố trí nguồn vốn chương trình mục tiêu và nguồn vốn đầu tư phát triển để thực hiện Đề án theo lộ trình đề ra. 4.2.3. Sở Tài chính Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Thông tin và Truyền thông và các đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ ngân sách địa phương để thực hiện Đề án theo quy định. 4.2.4. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố - Trên cơ sở nội dung của Đề án, rà soát đánh giá thực trạng hệ thống thông tin cơ sở, xây dựng Kế hoạch, bố trí kinh phí tổ chức triển khai, thực hiện việc đầu tư, nâng cấp các hệ thống thông tin cơ sở như: Đài Truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông, Bảng tin điện tử công cộng, Bảng tin thông tin cơ sở giai đoạn 2021 - 2025. - Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông định hướng, hướng dẫn nội dung tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh cơ sở và thực hiện kiểm tra, giám sát định kỳ hoặc đột xuất về chương trình phát thanh trên hệ thống truyền thanh cơ sở. - Bố trí nguồn ngân sách địa phương và các nguồn tài chính hợp pháp khác để thực hiện việc đầu tư, nâng cấp hệ thống thông tin cơ sở dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin đảm bảo hoạt động hiệu quả, ổn định. 4.3. Tiến độ và kinh phí thực hiện đề án 4.3.1. Tiến độ thực hiện đề án: Đề án được thực hiện từ năm 2021 đến hết năm 2025, cụ thể: Năm 2021: - Dự án 1: Đầu tư cho 35 xã, mỗi xã 10 cụm loa, đạt 32,1%; Đầu tư 60 xã, mỗi xã 1 bảng điện tử công cộng, đạt 55%; Xây dựng cho 109 xã, mỗi xã 1 trang thông tin điện tử, đạt 100%; Duy trì hoạt động hệ thống đã đầu tư. - Dự án 2: Tổ chức 02 lớp tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ làm công tác thông tin cơ sở. Năm 2022: - Dự án 1: Đầu tư cho 35 xã, mỗi xã 10 cụm loa, đạt 64,2%; Đầu tư 49 xã còn lại, mỗi xã 1 bảng điện tử công cộng, đạt 100%; Duy trì hoạt động hệ thống đã đầu tư. - Dự án 2: Tổ chức 02 lớp tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ làm công tác thông tin cơ sở. Năm 2023: - Dự án 1: Đầu tư 39 xã còn lại, mỗi xã 10 cụm loa, đạt 100% xã; Duy trì hoạt động hệ thống đã đầu tư. - Dự án 2: Tổ chức 01 lớp tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ làm công tác thông tin cơ sở.
  • 11. 11 Năm 2024: - Dự án 1: Duy trì hoạt động hệ thống đã đầu tư. Năm 2025: - Dự án 1: Duy trì hoạt động hệ thống đã đầu tư. - Dự án 2: Tổ chức 02 lớp tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ làm công tác thông tin cơ sở. 4.3.2. Kinh phí thực hiện Tổng kinh phí thực hiện Tổng kinh phí thực hiện của Đề án giai đoạn 2021 - 2025: 42,582 tỷ đồng (Bằng chữ: Bốn mươi hai tỷ năm trăm tám mươi hai triệu đồng chẵn), trong đó: + Vốn đầu tư phát triển: 31,610 tỷ đồng. + Vốn sự nghiệp: 10.972 tỷ đồng. Chi tiết kinh phí thực hiện: - Chi phí đầu tư cụm loa: 1.090 cụm x 23.000.000 đồng/cụm = 25.070.000.000 đồng. - Chi phí xây dựng Trang thông tin điện tử cấp xã: 109 xã x 10.000.000 đồng/trang = 1.090.000.000 đồng - Chi phí đầu tư Bảng tin điện tử công cộng: 109 xã x 50.000.000 đồng = 5.450.000.000 đồng. - Chi phí duy trì cụm loa: (350 cụm x 1.000.000 đồng) x 5 năm + (350 cụm x 1.000.000 đồng) x 4 năm + (390 cụm 1.000.000 đồng) x 3 năm + (1.090 cụm x 1.000.000 đồng) x 2 năm = 6.500.000.000.000 đồng - Chi phí duy trì hoạt động Trang thông tin điện tử cấp xã: 109 xã x 6.000.000 đồng/trang/năm x 5 năm = 3.270.000.000 đồng. - Chi phí duy trì hoạt động Bảng tin điện tử công cộng: (60 bảng x 2.000.000 đồng/bảng/năm) x 5 năm + (49 bảng x 2.000.000 đồng/bảng/năm) x 4 năm = 992.000.000.000 đồng - Chi phí lớp tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ làm công tác thông tin cơ sở: 7 lớp x 30.000.000 đồng/lớp = 210.000.000 đồng. 5. DỰ KIẾN HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ ÁN 5.1. Hiệu quả về mặt quản lý: - Xây dựng và vận hành hệ thống thông tin cơ sở hiện đại; góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về thông tin cơ sở như: công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành, thống kê, dự báo tình hình. - Chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ thông tin cơ sở; Tổng hợp và phân tích một khối lượng thông tin lớn, đa dạng về thể loại nhằm cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời cho cơ quan quản lý nhà nước về thông tin cơ sở và các cơ quan, đơn vị liên
  • 12. 12 quan làm cơ sở nghiên cứu, tham khảo trong quá trình xây dựng, ban hành các chính sách, quy định pháp luật. - Đề án bước đầu có thể giải quyết những nhu cầu cơ bản về thông tin cơ sở phục vụ đời sống sinh hoạt, lao động, sản xuất, kinh doanh của đông đảo người dân ở cơ sở. Việc xây dựng Trang thông tin cơ sở, Bảng tin điện tử công cộng để phổ biến thông tin và thu thập ý kiến phản ánh của người dân, cùng với sự thay đổi tích cực về công nghệ, giúp dữ liệu được quản lý tập trung, chia sẻ, tích hợp dễ dàng, an toàn và hiệu quả; giúp người dân có được thông tin chính xác, kịp thời. 5.2. Hiệu quả về mặt kinh tế: - Người dân được phổ biến, nắm bắt được các thông tin hữu ích phục vụ đời sống sinh hoạt hằng ngày, học tập, lao động, sản xuất, kinh doanh, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. - Việc nắm bắt thông tin kịp thời, chính xác sẽ góp phần quan trọng trong việc ứng phó kịp thời với thiên tai, dịch bệnh, các tình huống bất thường về thời tiết,...., góp phần cải thiện đời sống kinh tế, xã hội của người dân. - Cơ quan quản lý nhà nước có công cụ thu thập, phân tích, xử lý thông tin đa chiều trong hoạt động thông tin cơ sở một cách nhanh chóng, hiệu quả, tiện lợi, tránh lãng phí thời gian, kinh phí so với cách làm truyền thống. 5.3. Hiệu quả về mặt xã hội: Nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng, những vấn đề người dân quan tâm; tiếp nhận và tham gia giải quyết những vấn đề còn vướng mắc, những phản ánh, bức xúc, mâu thuẩn bội bộ, khiếu kiện của người dân ngay từ cơ sở; cung cấp thông tin chínhn xác, kịp thời để đấu tranh phản bác những thông tin sai lệch, từ đó góp phần tạo đồng thuận trong xã hội và niềm tin trong Nhân dân. 6. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN 6.1. Thuận lợi - Cơ sở pháp lý để xây dựng và triển khai đề án đã đầy đủ, đảm bảo. - Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh rất quan tâm đến công tác thông tin tuyên truyền bằng hệ thống thông tin cơ sở và việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý nhà nước, xây dựng chính quyền điện tử và mọi hoạt động của đời sống xã hội. - Hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông đảm bảo triển khai đề án hiệu quả. 6.2. Khó khăn - Do tỉnh Sóc Trăng là tỉnh khó khăn, nguồn kinh phí dành cho ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế. - Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hệ thống truyền thanh cơ sở bước đầu sẽ gặp khó khăn trong vấn đề an toàn, bảo mật thông tin 7. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 7.1. Kết luận
  • 13. 13 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội thời gian qua đã xác định thông tin cơ sở là một kênh thông tin thiết yếu để phục vụ người dân, góp phần thúc đẩy việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội, giữ vững ổn định chính trị ở cơ sở, từng bước nâng cao trình độ dân trí, tạo sự đồng thuận trong Nhân dân. Vì vậy quản lý tốt công tác thông tin cơ sở trên địa bàn tỉnh là một mục tiêu cần thực hiện. Đề án “Ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về thông tin cơ sở trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2021 - 2025” là một nhiệm vụ cần thiết nhằm thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 07-CT/TW, ngày 05/9/2016 của Ban Bí thư về đẩy mạnh công tác thông tin cơ sở trong tình hình mới; phù hợp với xu thế chung của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền ở cơ sở và hiệu lực quản lý nhà nước về thông tin cơ sở hiện nay. Đề án tập trung vào phát triển hệ thông thông tin cơ sở dự trên ứng dụng công nghệ thông với mục tiêu đến năm 2025: - Tất cả thông tin thiết yếu từ hệ thống thông tin cơ sở được phổ biến đến người dân và ý kiến phản ánh của người dân về hiệu quả thực thi chính sách, pháp luật ở cơ sở được tiếp nhận, xử lý trên hệ thống thông tin cơ sở. - 100% nội dung thông tin thiết yếu từ trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã để tuyên truyền, phổ biến đến người dân được cung cấp trên hệ thống thông tin nguồn. - Cán bộ làm công tác thông tin cơ sở các cấp được bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ, ứng dụng công nghệ thông tin để khai thác, vận hành có hiệu quả hệ thống thông tin cơ sở. Đề án nhằm mục tiêu xây dựng hệ thống thông tin cơ sở, đặc biệt là hệ thống truyền thanh cơ sở đảm bảo hiện đại, an toàn, hiệu quả, đây là công cụ tuyên truyền đắc lực của Đảng, Nhà nước đến từng hộ gia đình, người dân trên địa bàn tỉnh. Do đó, nếu Đề án được thực hiện sẽ sớm phát huy hiệu quả, phát huy tác dụng và đảm bảo tính bền vững trong hoạt động của hệ thống thông tin cơ sở, góp phần đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến từng khóm, ấp, tổ dân phố, hộ gia đình người dân với chất lượng ngày càng cao, giúp người dân tiếp cận được các thông tin đa dạng, đầy đủ nhất về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng của đất nước, của địa phương; đồng thời cũng nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về thông tin cơ sở trên địa bàn tỉnh. 7.2. Kiến nghị Sóc Trăng còn hạn chế về kinh phí nên các mức độ đầu tư kinh phí chưa đáp ứng yêu cầu của hoạt động bền vững của hệ thống. Vì vậy, để phát triển hơn nữa hệ thống thông tin cơ sở trên địa bàn tỉnh, kiến nghị Bộ Thông tin và Truyền thông quan tâm, tạo điều kiện cho tỉnh Sóc Trăng tham gia thụ hưởng một số dự án, chương trình đầu tư nhằm đẩy mạnh phát triển công tác thông tin cơ sở trên cả nước. Bên cạnh đó, cần ban hành các cơ chế, chính sách nhằm tạo điều kiện thu hút các nguồn lực cho hoạt động thông tin cơ sở trên địa bàn tỉnh./.
  • 14. 14