SlideShare a Scribd company logo
MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI TS. BÙI QUANG XUÂN
1
ÔN TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI
TS. BÙI QUANG XUÂN
Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đíchsinh lợi, bao gồm mua bán
hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm
mục đíchsinh lợi khác. Hoạt động thương mại được định nghĩa theo luật thương
mại chỉ tập trung vào các hoạt động kinh doanh trong 2 khâu lưu thông và dịch vụ,
không bao hàm khâu đầu tư cho sản xuất. Hai lĩnh vực chủ yếu của hoạt động
thương mại là thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ
Câu 1:
Công ty a bán thiết bị thu phát sóng cho công ty b. Trong hợp đồng 2 bên có thoả
thuận với nhau công ty a phải lắp đặt hoàn chỉnh và vận hành, chạy thử cho công ty
b. Sau khi khảo sát công ty a hoàn thành lắp đặt và chạy thử. Sau đó công ty b vận
hành thiết bị nhưng không chạy được do nguồn điện tại công ty b không đồng bộ
với nguồn điện của thiết bị. Bên b thông báo và sau nhiều lần thương lượng bên a
đã tiến hành sửa chữa cho bên b. Tuy nhiên sau một thời gian vận hành thiết bị vẫn
không sử dụng được. Bên b tiếp tục thông báo để bên a sửa chữa nhưng không
MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI TS. BÙI QUANG XUÂN
2
được bên a hồi đáp. Bên b quyết định trả lại hàng cho bên a và mua thiết bị thay
thế từ bên khác (đã thông báo cho bên a biết về giao dịch này), đồng thời yêu cầu
bên a:
 Hoàn lại số tiền đã thanh toán.
 Trả khoản tiền chênh lệch giữa thiết bị cũ và mới.
 Bồi thường những thiệt hại ngẫu nhiên.
Phán quyết của trọng tài sẽ như thế nào? Giải thích?
Trả lời:
Bên a đã tiến hành khảo sát, do đó yếu tố nguồn điện không đồng bộ là yếu tố bên
a cần phải biết và cần phải điều chỉnh thiết bị để sử dụng được với điều kiện của
bên b hoặc yêu cầu bên b thay đổi nguồn điện cho phù hợp với thiết bị.
Bên a đã vi phạm nghĩa vụ của hợp đồng, giao hàng không đúng phẩm chất, không
phù hợp với hợp đồng dẫn đến hậu quả bên b không thể sử dụng được thiết bị.
Chế tài được áp dụng là chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng. Tuy nhiên bên b đã
thông báo nhưng bên a không trả lời, do vậy bên b có quyền mua hàng hoá thay thế
và bên a phải hoàn lại số tiền đã thanh toán đồng thời trả khoản tiền chênh lệch
giữa thiết bị cũ và mới.
Những thiệt hại ngẫu nhiên do không chứng minh được là hậu quả trực tiếp của
hành vi vi phạm hợp đồng nên sẽ không được bồi thường.
Câu 2:
Người mua việt nam (nm) và người bán hàn quốc (nb) ký kết hợp đồng mua bán:
 Tên hàng: thép thanh
 Số lượng: 80.000 tấn
 Giá: 350 usd/tấn chưa bao gồm cước vận chuyển
 Thời gian giao hàng: từ ngày 15/6/2016 đến 15/12/2016
 Quyền mua đặc biệt: bên mua có quyền mua lên đến 160.000 tấn với giá
như trong hợp đồng nhưng phải thông báo cho bên bán trước ngày
15/10/2016.
MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI TS. BÙI QUANG XUÂN
3
Diễn biến sự việc:
Ngày 1/10/2016, nm thông báo cho người bán thực hiện quyền mua đặc biệt, nâng
số hàng mua lên 160.000 tấn. Vào thời điểm này giá thép trên thế giới tăng đáng kể
nên nb đã yêu cầu nm thương lượng về giá cả của số thép mua thêm so với hợp
đồng. Nm đã kiên quyết từ chốiyêu cầu tăng giá của nb và đề nghị nb thực hiện
giao hàng đúng như giá thoả thuận trong hợp đồng.ngày 15/12/2016, nb không
giao hàng, nm gửi thông báo nhấn mạnh nb đã vi phạm hợp đồng và gia hạn thêm
thời hạn giao hàng đến ngày 30/12/2016. Ngày 5/1/2017, nm đã mua thép từ nhật
bản với giá 380 usd/tấn (đã bao gồm cước vận chuyển là 5 usd/tấn) để phục vụ sản
xuất cho kịp tiến độ và yêu cầu nb thanh toán số tiền chênh lệch 2.400.000 usd. Nb
không đồng ý với các lý do:
 Hành động mua thép của nm từ nhật bản không được coilà hành động
mua hàng thay thế do nm đã không thông báo ý định cho nb.
 Khi nm đàm phán về việc tăng giá bán thép, nb đã đưa ra mức giá 376
usd/ tấn, thấp hơn giá nm đã mua hàng thay thế. Việc nm không mua thép
của nb là một điều vô lý.
Phán quyết của trọng tài sẽ như thế nào? Giải thích?
Trả lời:
Những lập luận của nb để từ chối bồithường khoản chênh lệch là không chính xác.
Mặc dù nm không thông báo cho nb về việc mua hàng từ bên thứ ba nhưng việc
mua hàng để phục vụ tiến độ sản xuất, vì vậy đây có thể coilà một hành động chủ
động nhằm giảm thiệt hại do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra (hành vi không giao
hàng) và nm trên thực tế không hề đòi một khoản chi phí phát sinh nào ngoại trừ
tiền chênh lệch giá.
Trên thực tế giá nm mua từ bên thứ ba đã có cước vận chuyển, do đó nm thực chỉ
mua có 375 usd/ tấn, thấp hơn giá của nb đã đưa ra là 1 usd/tấn.
Người mua chỉ có thể đòibồi thường những thiệt hại thực tế mà họ phải chịu trong
trường hợp này, số tiền bồi thường sẽ chỉ là: (380 – 5 – 350) × 80.000 = 2.000.000
usd do người mua đã tiết kiệm được 5 usd/tấn tiền cước vận chuyển khi mua hàng
từ bên thứ ba.
MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI TS. BÙI QUANG XUÂN
4
Câu 3:
Người mua a ký kết hợp đồng mua 150.000 đôigiày nam với người bán b, yêu cầu
người bán b cung cấp giày nam do hãng c sản xuất. Ngay sau khi ký kết hợp đồng,
người bán b đã ký hợp đồng mua 150.000 đôi giày của hãng c. Đến ngày giao hàng
của người bán b, công ty c chỉ giao được 90.000 đôi giày do không kịp nhập
nguyên liệu sản xuất. Do vậy người bán b cũng chỉ giao được 90.000 đôi giày nam
cho người mua a. Bên a kiện b ra trọng tài thương mại, yêu cầu bên b nộp phạt vi
phạm 2% giá trị hàng giao chậm như đã thoả thuận trong hợp đồng, đồng thời yêu
cầu bên b bồi thường về việc uy tín thương mại bị giảm sút, với lý do, bên b giao
thiếu hàng nên bên a không thể giao hàng cho khách của mình. Điều này ảnh
hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của đốitác bên a do mặt hàng giày
là mặt hàng có tính thời vụ. Bên b kháng cáo và lập luận rằng, do bên a yêu cầu cụ
thể trong hợp đồng là mua giày do hãng c sản xuất nên bên b không thể tìm được
nguồn hàng khác thay thế. Vì vậy, việc b không giao hàng đủ là bất khả kháng và b
được miễn trách nhiệm trong trường hợp này.
Phán quyết của trọng tài sẽ như thế nào? Giải thích?
trả lời:
 B không được miễn trách nhiệm với hai lý do:
 Trong trường hợp này lỗi bên c không cung cấp đủ hàng cho bên b không
phải là nguyên nhân bất khả kháng. Việc c không kịp nhập nguyên liệu
trên thực tế là việc có thể lường trước được, và c có thể tìm cách khắc
phục vấn đề này bằng cáchnhập nguyên liệu từ các nguồn khác. Do vậy
việc b không cung cấp đủ hàng cho bên a không được coilà bất khả
kháng, chưa kể đến việc b không chứng minh được đáng lẽ ra họ cũng đã
phải lường trước hoặc tìm cách làm giảm bớt những hậu quả do việc giao
hàng chậm từ phía c gây ra.
 B đã không thông báo gì cho bên a biết về việc giao hàng thiếu do bên c
không giao đủ hàng cho bên b ngay khi sự kiện này xảy ra. Điều này vi
phạm quy định về thông báo bất khả kháng nên b sẽ không được miễn.
 Bồi thường uy tín kinh doanh:
 Nếu bên a không chứng minh được thiệt hại cụ thể do việc mất uy tín
kinh doanh thì bên a sẽ không được bồi thường.
 Nếu bên a đưa ra được các chứng cứ chứng minh thiệt hại như sự sụt
giảm của doanh số và lợi nhuận với các đối tác truyền thông mua giày
(mà a vẫn nhập của b) so với các kỳ kinh doanh trước. Lý do vì a đã
MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI TS. BÙI QUANG XUÂN
5
không thảo mãn được các đơn hàng đã ký kết khiến cho đốitác không
tiếp tục lựa chọn bên a. Yêu cầu đòi bồithường thiệt hại về uy tín của a là
hoàn toàn có căn cứ. Trong trường hợp này a phải được bồi thường cho
thiệt hại về uy tín thương mại.
Câu 4:
Công ty a (nb) và công ty b (nm) ký kết hợp đồng mua bán quặng niken vào ngày
1/11/2013 quy định ngày giao hàng chậm nhất là 15/2/2014, tại cảng của nước nm,
nb là người thuê tàu và có nghĩa vụ thông báo thời gian tàu cập bến. Trước đó ngày
1/1/2013, chính phủ nước nm đưa ra dự thảo danh mục hàng hoá cấm nhập khẩu
trong đó có quặng niken.
Diễn biến sự việc:
Ngày 12/2/2014, tàu cập cảng, nb thông báo cho nm để nm nhận hàng.
Ngày 1/1/2014, chính phủ nước nm ra lệnh cấm nhập khẩu quặng niken.
Nm đã không nhận hàng từ phía nb, khiến nb phải lưu khoang hàng hoá đến ngày
25/2/2014 và sau đó phải bán lại lô hàng trên cho công ty c tại nước lân cận nước
nm với giá thấp hơn.
Nb kiện nm ra toà trọng tài icc yêu cầu người mua bồithường thiệt hại bao gồm:
 Chi phí lưu khoang 13 ngày.
 Chi phí chuyển tải và vận chuyển hàng hoá đến cảng nước công ty c.
 Chênh lệch giá bán giữa hợp đồng và giá bán cho công ty c.
Nm cho rằng mình không thể nhận hàng là bất khả kháng do lệnh cấm nhập khẩu
của chính phủ đưa ra sau khi ký hợp đồng, và yêu cầu được miễn trách nhiệm trong
trường hợp này.
Icc đã tiếp nhận đơn kiện của nb, tuy nhiên trong quá trình xét xử, công ty nm phá
sản và tuyên bố giải thể, tên của công ty sau đó bị xoá khỏi sổ đăng ký kinh doanh.
MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI TS. BÙI QUANG XUÂN
6
Trường hợp này nm có được miễn trách nhiệm hay không? Việc pháp nhân (nm)
không còn tồn tại có giải phóng các nghĩa vụ của người mua đối với phán quyết
của trọng tài hay không? Kết quả của bản án sẽ như thế nào? Giải thích.
Trả lời:
Mặc dù lệnh cấm nhập khẩu của chính phủ có sau khi hợp đồng được ký kết nhưng
đã có dự thảo từ trước khi có hợp đồng. Do vậy việc chính phủ ra lệnh cấm là sự
kiện có thể dự đoán trước và lý do không nhận hàng của nm không được coilà bất
khả kháng. Nm không được miễn trách nhiệm trong trường hợp này.
Quá trình tố tụng trọng tài đã được bắt đầu tiến hành trước khi có sự xoá tên chính
thức của nm trong sổ đăng ký kinh doanh, do vậy địa vị pháp lý hiện tại của nm
không ảnh hưởng gì tói hiệu lực của quá trình tố tụng đang được tiến hànhtoà trọng
tài icc. Đại diện của nm sẽ phải sẽ phải thanh lý toàn bộ tài sản của công ty nm và
có nghĩa vụ thực hiện các phán quyết của trọng tài bằng số tiền nói trên.
Các chi phí nb nêu là các chi phí hợp lý để nb khắc phục hậu quả của việc vi phạm
hợp đồng nên nếu nb đưa ra được bằng chứng về các chi phí và khoản lãi mất
hưởng (do bán cho c với giá thấp hơn giá trong hợp đồng) như hoá đơn, chứng từ
thanh toán, hợp đồng mua bán… nm sẽ phải bồithường.
Trong trường hợp ngược lại, nếu những cho phí này chỉ là nhận định chủ quan của
nb thì nb có thể không đòi được tiền bồithường hay chỉ được bồithường theo số
tiền như thông lệ hoặc như tập quán. Tuy nhiên đốivới chi phí lưu hàng, do nb
không thông báo ngày giờ tàu cập cảng cho nm nên mặc định người mua sẽ chỉ
phải nhận hàng vào ngày muộn nhất là ngày 15/2/2014. Chi phí lưu khoang nb yêu
cầu như vậy là chưa hợp lý, nb chỉ có thể đòi nm chi phí lưu khoang trong 10 ngày.
Câu 5:
Ngày 3/8/1997, công ty a (việt nam) và công ty b (hàn quốc) ký hợp đồng mua
bán theo đó bên a mua của b hai máy thêu trị giá 136.000 usd theo điều kiện cif tân
cảng thành phố hồ chí minh, bảo hành 12 tháng sau khi hoàn thành lắp đặt.
Thực hiện hợp đồng, ngày 16/8/1997 b đã giao lại 2 máy thêu cho a, máy đã được
lắp đặt và đưa vào sử dụng. Trong quá trình sử dụng, máy có nhiều hỏng hóc, b đã
cử chuyên gia sang việt nam sửa chữa nhưng không thành công. B cam kết sẽ sửa
chữa xong vào ngày 4/4/1998 và sẽ bồithường 29.202 usd cho 40 ngày máy ngừng
MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI TS. BÙI QUANG XUÂN
7
hoạt động nhưng sau đó b chỉ bồi thường 4.302 usd và không tiếp tục sửa chữa
máy nữa.
A đã trưng cầu sgs việt nam giám định tình trạng 2 máy thêu. Biên bản giám định
ngày 1/9/1998 của sgs ghi “haimáykhông thể sản xuất ra sản phẩm theo yêu cầu
của nguyên đơn”.
Do máy ngừng hoạt động, a đòib đổi 2 máy mới và bồi thường thiệt hại phát sinh
cho a. Ngày 18/4/1999 b thông báo với a việc tái giám định sẽ được tiến hành từ
ngày 22 đến ngày 28/4/1999 bởi viancontrol có sự chứng kiến của luật sư đại diện
của b, a không phản đối.
Ngày 28/4/1999 vinacontrol cấp biên bản giám định số 095/1999g, trong đó kết
luận máy bị hỏng hóc, tình trạng lắp ráp, căn chỉnh hai máy chưa hoàn tất, vào thời
điểm giám định, cả 2 máy đều không thể vận hành được. B chấp nhận đổimáy cho
a. Ngày 4/5/1999 a kiện b ra trọng tài, đòi:
 Trả lại 2 máy thêu, lấy lại tiền.
 Bồi thường thiệt hại, gồm:
 Chi phí nhân công trong thời gian máy ngừng hoạt động;
 Lãi suất trên số tiền hàng 136.000 usd kể từ ngày thanh toán đến ngày
trọng tài xét xử;
 Chi phí giám định trả cho sgs việt nam;
 Thiệt hại do mất khách hàng, thiệt hại mất doanh thu, thiệt hại tinh thần.
Phán quyết của trọng tài sẽ như thế nào? Giải thích.
Trả lời:
Kết quả giám định của viancontrol và các hành vi sửa chữa cũng như cam kết bồi
thường và đổi máy cho a chứng minh b đã giao hàng có khuyết tật cho a và b phải
chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm hợp đồng này.
Khi phát hiện 2 mát thêu có khuyết tật, bị hỏng hóc trong thời hạn bảo hành, a đã
yêu cầu b thay thế 2 máy này bằng 2 máy có phẩm chất đúng như quy định của hợp
đồng và b đã chấp nhận yêu cầu này của a. Như vậy, phương án thay thế 2 máy là
phương án phù hợp với ý chí của 2 bên. Mặt khác, phương án trả lại 2 máy, lấy lại
tiền hàng thông thường được áp dụng khi người bán không thể thay thế được máy
khác. Vì vậy, yêu cầu trả lại 2 máy, đòilại tiền hàng của a là không hợp lý.
MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI TS. BÙI QUANG XUÂN
8
Giao hàng có khuyết tật thiệt hại cho a thì b phải có trách nhiệm bồithường những
khoản tiền sau đây:
 Chi phí nhân công trong thời gian 2 máy ngừng hoạt động, vì máy ngừng
hoạt động, nhân công không có việc làm, a vẫn phải trả lương cho số
công nhân này.
 Lãi suất của 136.000 usd tính co thời gian kể từ ngày máy ngừng hoạt
động cho đến ngày trọng tài xét xử. Đây là khoản thiệt hại do đọng vốn vì
không sử dụng được máy.
 Chi phí giám định trả cho sgs việt nam. Vì khuyết tật của máy phát sinh
trong thời gian bảo hành, làm cho máy móc không hoạt động được, buộc
a phải mời sgs làm giám định, kết quả là máy có khuyết tật, không vận
hành được.
 Yêu cầu của a đồibồi thường thiệt hại do mất khách hàng, thiệt hại mất
doanh thu, thiệt hại tinh thần không hợp lý bởi vì đây không phri thiệt hại
tài sản trực tiếp thực tế, không phải do máy móc có khuyết tật trực tiếp
gây ra.
Câu 6:
Công ty a (singapore) và công ty b (việt nam) là 2 đốitác quen thuộc, trong một
cuộc điện đàm đại diện về pháp lý của 2 bên vào ngày 16/1/2017 đã trao đổivới
nhau một nội dung như sau:
A: chúng tôi hiện đang có 1 lô hàng 1000 tấn nhớt fo phẩm cáp loại 1, giá 850 usd/
tấn giao tại cảng singapore.
B: chúng tôi cũng đang cần số lượng nhớt như vậy nhưng với giá 850 usd là quá
cao, chúng tôi khó có thể mua được với giá trên 750 usd/ tấn.
A: vậy chúng tôi sẽ để cho các anh với giá 800 usd/tấn.
B: chúng tôi sẽ mở l/c các anh trong tháng này và rất mong các anh sẽ giao hàng
cho chúng tôi vào trung tuần tháng tới.
A: chúng tôi đồng ý.
MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI TS. BÙI QUANG XUÂN
9
Trung tuần tháng sau, giá nhớt trên thị trường giảm xuống 650 usd/tấn, a hửi thông
báo giao hàng cho b, bên b không có ý kiến gì. A tiến hành gửu hàng nhưng b đã
không đưa tàu đến để nhận hàng, a phải lưu hàng tại cảng, khoản tiền theo l/c do
đó cũng không được thanh toán. A đã kiejn b ra toà trọng tài icc, yêu cầu bên b
nhận hàng và bồi thường cho bên a:
 Chi phí lưu kho do b đã không nhận hàng đúng thời hạn.
 Thuế xuất khẩu và các lệ phí hải quan mà a đã đóng.
 Số tiền lãi theo giá trị của đơn hàng tính từ khi a giao hàng cho đến khi b
thực hiện thanh toán, với lãi suất là lãi suất của đồng usd tại ngân hàng
của a.
 Do không nhận được tiền hàng a đã không thể thanh toán tiền mua
nguyên vật liệu cho công ty c nên bị công ty c từ chốicác đơn hàng sau
đó. A yêu cầu b bồi thường thiệt hại về uy tín và những khoản lợi kinh
doanh dự tính vì không thực hiện được hợp đồng với c.
Bên b kháng cáo và đưa ra lập luận của mình: theo các hợp đồng đã ký trước đây
giữa 2 bên, 2 bên đã thoả thuận với nhau nếu xảy ra tranh chấp thì luật áp dụng để
giải quyết tranh chấp là luật của nước người mua. Và theo luật của việt nam thì
hình thức của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế phải bằng văn bản hoặc các
hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương. Trong trường hợp này 2 bên chỉ
thoả thuận bằng lời nên hợp đồng vô hiệu ngay từ khi xác lập và không ràng buộc
trách nhiệm của các bên. Bên b không có nghĩa vụ phải nhận hàng.
Phán quyết của trọng tài sẽ như thế nào? Giải thích.
Trả lời:
Công ước viên chính thức có hiệu lực với việt nam từ 1/1/2017. Theo khoản 1 điều
5 luật thương mại 2005: “trường hợp đưqtmà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt
nam là thành viên có quy định áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại
quốc tế hoặc có quy định khác với quy định của luật này thì áp dụng quy định của
đưqt đó.”Trong trường hợp này nguồn luật được áp dụng sẽ là công ước viên 1980
do cả việt nam và singapore đã là thành viên của công ước.và theo công ước, hình
thức của hợp đồng có thể là văn bản, lời nói, hành vi nên trong trường hợp này thì
hợp đồng đã hình thành giữa 2 bên.
MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI TS. BÙI QUANG XUÂN
10
Việc bên b không đến nhận hàng là đã vi phạm hợp đồng, hành vi này gây thiệt hại
cho bên a nên việc bên a đòi b bồithường là chính đáng. Tuy nhiên b sẽ chỉ phải
bồi thường:
 Chi phí lưu kho
 Số tiền lãi theo giá trị của đơn hàng với lãi suất ngân hàng singapore vì
đây là khoản lãi mất hưởng của bên a (nếu b thực hiện hợp đồng thì a sẽ
có số tiền này để gửi tại ngân hàng của mình tại singapore).
Những khoản tiền b sẽ không phải bồithường:
 Thuế xuất khẩu và các lệ phí hải quan là không hợp lý do khi áp dụng chế
tài buộc thực hiện đúng hợp đồng thì nghĩa vụ trên vốn dĩ thuộc về nhà
xuất khẩu. (điều kiện f theo incoterms 2010)
 Những thiệt hại uy tín và những khoản lợi dự tính là những thiệt hại
không xác đáng do bên a không thể chứng minh được những khoản thiệt
hại này. Hơn nữa, việc a không nhận được tiền từ b không phải là nguyên
nhân trực tiếp khiến a không thanh toán tiền cho bên c, do a hoàn toàn có
thể huy động tiền từ các nguồn khác để thanh toán cho c.
Câu 7:
Ngày 10/6/2013, giữa người bán singapore (nb) và người mua việt nam (nm) ký
hợp đồng 6923/tnut.13, theo đó nb bán cho nm 9.937 kg cà phê và bột kem theo
điều kiện cif cảng hcm, thanh toán bằng chuyển tiền vào tài khoản của nb tại
singapore trong vòng 7 ngày sau khi nm nhận được chứng từ vận tải gốc, người
hưởng lợi là nb.
Thực hiện hợp đồng, nb đã giao hàng cho nm ngày 21/6/2013. Sau khi giao hàng,
nb đã chuyển cho nm vận đơn gốc và hoá đơn thương mại số 059/13 để ngày
21/6/2013 đòi tiền hàng, nhưng cuối cùng nb vãn không nhận được tiền hàng.
Qua nhiều lần đòi mà không được trả tiền, nb đã khởi kiện nm ra trọng tài đòinm
phải trả các khoản tiền sau:
 Tiền hàng.
 Tiền lãi của tiền hàng từ ngày 21/6/2013 đến ngày nhận được tiền thanh
toán.
MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI TS. BÙI QUANG XUÂN
11
 Phí tư vấn pháp lý, phí dịch thuật, phí liên lạc điện thoại và fax.
Trong đơn thư phản bác đơn kiện nm trình bày như sau:
Ngày 10/6/2013nm đã ký hợp đồng số 9623/inut.13 với nb để nhập khẩu uỷ thác
cho cửa hàng a. Theo biên bản thoả thuận riêng (không đề cập đến trong hợp đồng)
ngày 10/6/2013 giữa 3 bên (nb, nm và cửa hàng a) thì trách nhiệm thanh toán tiền
hàng cho nb là cửa hàng a, cho nên nb không có quyền kiện nm trả tiền hàng.
Phán quyết của trọng tài sẽ như thế nào? Giải thích.
Trả lời:
Nm căn cứ vào biên bản thoả thuận của 3 bên để từ chối nghĩa vụ thanh toán là
không đúng với lý do:
 Thứ nhất, trong biên bản thoả thuận 3 bên không phải là 1 bộ phận không
thể tách rời khỏi hợp đồng, do đó nghĩa vụ của hợp đồng giữa nb và nm
không chịu chi phối bởi biên bản thoả thuận này.
 Thứ hai, bản chất của hợp đồng uỷ thác mua bán hàng hoá là bên nhận uỷ
thác, để được hưởng phí uỷ thác, thì phải nhân danh bản thân mình thực
hiện các công việc đã được uỷ thác với người thứ ba, chứ không phải
nhân danh người uỷ thác. Với lập luận của nm, rõ ràng, bằng biên bản
thoả thuận 3 bên ngày 10/6/2013, nm, một mặt muốn nhận phí uỷ thác,
nhưng mặt khác lại không muốn nhận trách nhiệm vè mình qua việc nhân
danh mình được thực hiện hợp đồng với người thứ ba.
 Thứ ba, biên bản thoả thuận 3 bên lại quy định cửa hàng a chịu trách
nhiệm trả tiền cho nb – tài khoản ở singapore. Điều này không thể thực
hiện được, vì cửa hàng a không được làm việc đó theo quy định của pháp
luật việt nam (cơ chế quản lý ngoại hối).
Việc nm không trả tiền là vi phạm nghĩa vụ của hợp đồng, do đó nm phải bồi
thường thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra cho nb:
 Tiền hàng chưa thanh toán.
 Tiền lãi (lãi mất hưởng), nhưng chỉ được tính từ thời điểm sau 7 ngày kể
từ ngày nm nhận được chứng từ gốc, không phải từ ngày giao hàng là
21/6/2013.
MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI TS. BÙI QUANG XUÂN
12
 Phí tư vấn pháp lý, phí dịch thuật, phí liên lạc điện thoại và fax nếu không
cung cấp được bằng chứng hợp lệ thì sẽ không được bồithường.
Câu 8:
Ngày 15/1/2016, công ty x (việt nam) ký hợp đồng mua vỏ giấy kẹo có in sẵn địa
chỉ, logo của công ty mình với công ty y (trung quốc), giao hàng làm 3 lần. Hợp
đồng quy định trước mỗi đợt giao hàng các bên phải ký xác nhận với nhau về số
lượng hàng sẽ giao trong biên bản thoả thuận (là 1 phần không thể tách rời của hợp
đồng) làm căn cứ để mở l/c và giao hàng. Đợt giao hàng thứ nhất và thứ hai diễn ra
thuận lợi, các bên đã nhận được tiền hàng và tiền thanh toán đúng như hợp đồng.
Ngày 20/9/2016, công ty y fax cho côngty x thông báo mình đã sản xuất xong lô
hàng trị giá 80.000 usd và yêu cầu công ty x mở l/c để giao hàng tiếp. Công ty x
telex trả lời đồng ý nhận lô hàng làm 2 lần vào ngày 15/11/2016 và 10 ngày sau
đợt giao hàng thứ nhất. Tuy nhiên ngày 15/10/2016 công ty x đã thông báo cho
công ty y rằng mình không thể nhận hàng do kẹo không bán được trên thị trường
hà nội và hiện công ty đang dừng sản xuất. Công ty y không thể giao hàng và phải
lưu lại lô hàng trong kho. Công ty y sau đó đã kiện ra trọng tài yêu cầu công ty x
bồi thường:
 Số tiền hàng mà côngty y đã sản xuất là 85.000 usd.
 Tiền lãi đối với 85.000 usd kể từ thời điểm đáng lẽ công ty x phải thanh
toán đến thời điểm mà công ty y nhận được tiền thanh toán theo hợp
đồng.
 000 usd cho chi phí chung như chi phí pháp lý, thời gian chờ đợi…
Công ty x kháng cáo không bồithường với lý do:
 Việc công ty x bị ngừng sản xuất là bất khả kháng và được miễn trách.
 Trên thực tế công ty x và công ty y chưa ký kết với nhau biên bản thoả
thuận thứ 3 nào, do vậy y không có căn cứ yêu cầu x mở l/c và nhận hàng.
Phán quyết của trọng tài sẽ như thế nào? Giải thích.
Trả lời:
Công ty x và y tuy chưa ký với nhau biên bản thoả thuận thứ ba nhưng công ty y đã
gửi đề nghị thông qua fax và công ty x cũng đã chấp nhận hàng vô điều kiện. Do
MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI TS. BÙI QUANG XUÂN
13
đó các bên đã có thoả thuận về việc mua lô hàng thứ ba và công ty x phải mở l/c và
nhận hàng.
Việc công ty x ngừng sản xuất không thể coi là bất khả kháng vì trong kinh doanh
các bên cần phải dự đoán được xu hướng của thị trường, việc hàng hoá không bán
được dẫn đến dừng sản xuất không thể coilà một sự kiện không thể lường trước
được, do đó công ty x không được miễn trách nhiệm trong trường hợp này.
Công ty x đã vi phạm nghĩa vụ của hợp đồng nên phải bồithường thiệt hại do hành
vi vi phạm của mình gây ra:
Thông thường trong trường hợp bên mua vi phạm nghĩa vụ hợp đồng và không
nhận hàng, bên bán phải bán lô hàng đó đi, nếu lãi họ hưởng cònnếu lỗ thì có
quyền yêu cầu bồithường. Tuy nhiên trong trường hợp này do vỏ kẹo đã in sẵn
thông tin của công ty x nên không thể bán cho bên thứ ba, công ty y có quyền đòi
bồi thường là giá trị lô hàng nhưng phải trả lại hàng cho công ty x. Số tiền bồi
thường không phải là giá trị số hàng sản xuất mà là giá trị của số hàng trong thoả
thuận (80.000 usd).
Tiền lãi đối với 80.000 usd chứ không phải với 85.000 usd.
Chi phí chung nếu công ty y có thể đưa ra chứng cứ hợp lý thì sẽ được bồi thường
nhưng thông thường các chi phí này thường bị trọng tài bác bỏ.
Một số câu nhận định đúng sai luật thương mại
1. Hoạt động mua bán hàng hóa trong thương mại chỉ được điều chỉnh bởi
luật thương mại.
Sai. Ngoài luật thương mại thì blds cũng điều chỉnh. Một số vấn đề như hiệu lực
của hợp đồng, biện pháp bảo đảm… không được luật thương mại điều chỉnh nên
những vấn đề này sẽ do blds điều chỉnh.
2. Hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại vô hiệu khi vi phạm các quy
định của blds về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng.
Đúng. Vì luật thương mại không điều chỉnh vấn đề này nên cần dựa trên cơ sở
pháp lý là blds. Cspl: điều 122 blds.
MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI TS. BÙI QUANG XUÂN
14
3. Hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại có hiệu lực pháp luật khi
bên cuối cùng ký vào văn bản hợp đồng.
Sai. Một số trường hợp thời điểm giao kết hợp đồng không trùng với thời điểm có
hiệu lực của hợp đồng. Cspl: điều 405 blds.
4. Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại là người thực
hiện việc ký kết hợp đồng.
Sai. Bởi lẽ chủ thể kí kết hợp đồng có thể người đại diện cho một thương
nhân khác kí kết hợp đồng chứ không nhất thiết là người thực hiện hợp đồng.
5. Quyền sở hữu đối với hàng hóa trong quan hệ mua bán trong thương mại
luôn được chuyển giao cùng một thời điểm với rủi ro đối với hàng hóa đó.
Sai. Xem thêm tại điều 57, điều 58, điều 59, điều 60 và điều 61 luật thương mại
2005
6. Hợp đồng đại diện cho thương nhân là một dạng đặc biệt của hợp đồng ủy
quyền.
Đúng. Quan hệ đại diện theo ủy quyền phát sinh trên cơ sở hợp đồng ủy
quyền cũng tương tự như quan hệ đại diện cho thương nhân phát sinh trên cơ sở
hợp đồng đại diện cho thương nhân. Cspl: điều 141 luật thương mại 2005.
7. Bênđại diện có thể làm đại diện cho nhiều thương nhân.
Đúng. Vì luật không cấm các bên đại diện đại diện cho nhiều thương nhân trừ một
số trường hợp như: trong hợp đồng có quy định sự hạn chế trong phạm vi đại
diện…
8. Cả 2 bên chủ thể của quan hệ đại diện cho thương nhân đều phải có tư cách
pháp nhân.
Sai. Bởi lẽ cả 2 bên chủ thể của quan hệ đại diện cho thương nhân chỉ bắt buộc có
tư cách thương nhân (có tư cách thương nhận chưa chắc đã có tư cách pháp nhân).
Cspl: điều 141 luật thương mại.
9. Các bên tham gia hợp đồng môi giớithương mại phải là thương nhân và kí
hợp đồng môi giớithương mại nhằm mục đích kinh doanh.
Sai. Bởi lẽ, pháp luật không bắt buộc các bên tham gia hợp đồng môi giới thương
mại bắt buộc phải là thương nhân.
10. A và b có tư cáchthương nhân, vì vậy, hợp đồng đại diện ký giữa a và b là
hợp đồng đại diện cho thương nhân theo quy định của luật thương mại.
Sai. Vì nếu trường hợp hợp đồng đại diện giữa a và b không nhằm mục đích
thương mại thì hợp đồng đại diện này không phải là hợp đồng đại diện cho thương
nhân chịu sự điều chỉnh của luật thương mại.
MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI TS. BÙI QUANG XUÂN
15
50 câu hỏi tự luận luật thương mại thường gặp (có đáp án)
Câu 1: phân tích khái niệm và đặc điểm của mua bán hàng hóa trong thương
mại. Phân biệt quan hệ mua bán hàng hóa trong thương mại với quan hệ
hàng đổi hàng, quan hệ tặng cho hàng hóa, quan hệ cho thuê hàng hóa.
khái niệm và đặc điểm của mua bán hàng hóa trong thương mại.
1. Khái niệm: (khoản 8 điều 3 luật tm)
Mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao
hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán, bên mua có
nghĩa vụ thanh toán cho bên bán và nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa
thuận.
Hàng hóa bao gồm (điều 3 (2)):
A) tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai;
B) những vật gắn liền với đất đai
bất động sản bao gồm: đất đai; nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả
các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó; các tài sản khác gắn liền với
đất đai; các tài sản khác do pháp luật quy định.
Động sản là những tài sản không phải là bất động sản.
quyền tài sản (điều 181 blds) là động sản.
2. Đặc điểm
– chủ thể của hoạt động mua bán hàng hóa trong thương mại là thương nhân hoặc
thương nhân và các chủ thể khác có nhu cầu về hàng hóa.
– đối tượng của quan hệ mua bán hàng hóa theo quy định của luật thương mại là
hàng hóa theo quy định tại khoản 2 điều 3 luật thương maị.
– hình thức: hợp đồng là phương tiện để các bên ghi nhận kết quả đã thoả thuận
được.
Note: hợp đồng có thể được xác lập bằng lời nói, bằng văn bản hoặc có thể xác lập
bằng hành vi. Đốivới các hợp đồng pháp luật quy định phải lập bàng văn bản thì
phải tuân theo quy đinh đó, ví dụ: hợp đồng mua bán quốc tế.
Quá trình thực hiện hành vi mua bán hàng hóa gắn liền với quá trình chuyển giao
quyền sở hữu hàng hóa từ bên bán sang bên mua.
Phân biệt quan hệ mua bán hàng hóa trong thương mại với một số quan hệ có
đối tượng là hàng hoặc hàng hóa.
* mua bán hàng hóa:
– khái niệm: là hoạt động thương mại.
– chủ thể: chủ yếu là các thương nhân với nhau, gồm: bên mua & bên bán.
– đối tượng: là hàng hoá qđ tại k2đ3 luật thương mại.
MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI TS. BÙI QUANG XUÂN
16
– chuyển quyền sở hữu: bên bán chuyển hh, quyền sh cho bên mua và nhận thanh
toán; bên mua nhận quyền sh hh và thanh toán cho bên bán. Kể từ thời điểm giao
hàng thì quyền shhh được chuyển từ người bán sang nguời mua.
– mục đích: kinh doanh thu lợi nhuận.
– luật áp dụng: luật thương mại và lds
* hàng đổi hàng
– khái niệm: là giao dịch dân sự.
– chủ thể: là chủ thể của qh pl nói chung, gồm: 2 bên trao đổicho nhau.
– đối tượng: hàng hoá theo quy định của blds.
– chuyển quyền sở hữu: hai bên chuyển giao hh & quyền sh cho nhau.
– mục đích:đổihàng này lấy hàng kia, phục vụ cho nhu cầu trong cuộc sống.
– luật áp dụng: lds
* tặng cho hàng hóa
– khái niệm: là giao dịch dân sự.
– chủ thể: là chủ thể của qh pl nói chung, gồm: bên tặng & bên đuợc tặng.
– đối tượng: hàng hoá theo quy định của blds.
– chuyển quyền sở hữu: bên tặng chuyển quyền sh cho bên được tặng; bên được
tăng không có nghĩa vụ gì với bên tặng.
– mục đích:xuất phát từ ý chí của 1 bên chủ thể tặng cho vì nhiều mục đíchkhác
nhau.
– luật áp dụng: lds
* cho thuê:
– khái niệm: có thể là hđộng thương mại hoặc giao dịch dân sự.
– chủ thể: nếu là hợp đồng thương mại thì bên thuê phải là thương nhân, gồm: bên
thuê & bên cho thuê
– đối tượng: là hàng hoá theo qđ của luật thương mại.
– chuyển quyền sở hữu: không chuyển quyền sh mà người thuê chỉ có quyền sử
dụng trong một thời gian nhất định theo thoả thuận và trả tiền thuê cho bên cho
thuê.
– mục đích:kinh doanh thu lợi nhuận.
– luật áp dụng: luật thương mại và lds
MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI TS. BÙI QUANG XUÂN
17
Câu 2: phân tích khái niệm và đặc điểm của mua bán hàng hóa trong thương
mại. Phân biệt quan hệ mua bán hàng hóa với quan hệ mua bán tài sảntrong
dân sự.
1. Khái niệm và đặc điểm của mua bán hàng hóa trong thương mại.
A) khái niệm
Mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao
hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán, bên mua có
nghĩa vụ thanh toán cho bên bán và nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa
thuận.
Hàng hóa bao gồm (điều 3 (2)):
– tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai;
– những vật gắn liền với đất đai
Bất động sản bao gồm: đất đai; nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả
các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó; các tài sản khác gắn liền với
đất đai; các tài sản khác do pháp luật quy định.
Động sản là những tài sản không phải là bất động sản.
Quyền tài sản (điều 181 blds) là động sản.
B) đặc điểm
– chủ thể của hoạt động mua bán hàng hóa trong thương mại là thương nhân hoặc
thương nhân và các chủ thể khác có nhu cầu về hàng hóa.
– đối tượng của quan hệ mua bán hàng hóa theo quy định của luật thương mại là
hàng hóa theo quy định tại khoản 2 điều 3 luật thương maị.
– hình thức: hợp đồng là phương tiện để các bên ghi nhận kết quả đã thoả thuận
được.
Note: hợp đồng có thể được xác lập bằng lời nói, bằng văn bản hoặc có thể xác lập
bằng hành vi. Đốivới các hợp đồng pháp luật quy định phải lập bàng văn bản thì
phải tuân theo quy đinh đó, ví dụ: hợp đồng mua bán quốc tế.
Quá trình thực hiện hành vi mua bán hàng hóa gắn liền với quá trình chuyển giao
quyền sở hữu hàng hóa từ bên bán sang bên mua.
2. Phân biệt quan hệ mua bán hàng hóa với quan hệ mua bán tài sản trong
dân sự.
A) chủ thể:
– quan hệ mua bán hàng hóa: là hoạt động thương mại.
– mua bán tài sản trong dân sự: là giao dịch dân sự.
MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI TS. BÙI QUANG XUÂN
18
B) đối tượng:
– quan hệ mua bán hàng hóa: chủ yếu là giữa các thương nhân với nhau.
– mua bán tài sản trong dân sự: là chủ thể của quan hệ pháp luật nói chung.
C) phạm vi:
– quan hệ mua bán hàng hóa: phạm vi hẹp hơn chỉ đối với hàng hoá theo qđ tại
k2đ3 luật thương mại không có bất động sản.
– mua bán tài sản trong dân sự: phạm vi rộng hơn bao gồm tất cả cá loại tài sản
theo quy định của blds trong đó có cả bất động sản.
D) mục đích:
– quan hệ mua bán hàng hóa: kinh doanh thu lợi nhuận.
– mua bán tài sản trong dân sự: nhiều mục đíchkhác nhau nhưng không nhất thiết
là phải có mục đíchlợi nhuận như trong mua bán hàng hoá.
Luật áp dụng:
– quan hệ mua bán hàng hóa: lds và luật thương mại
– mua bán tài sản trong dân sự: lds
Câu 3: phân tích khái niệm và đặc điểm của mua bán hàng hóa trong thương
mại. Nêu rõ nguồn luật cơ bản điều chỉnh quan hệ hợp đồng mua bán hàng
hóa trong thương mại.
1. Khái niệm và đặc điểm của mua bán hàng hóa trong thương mại.
A) khái niệm:
Mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao
hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán, bên mua có
nghĩa vụ thanh toán cho bên bán và nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa
thuận.
Hàng hóa bao gồm (điều 3 (2)):
A) tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai;
B) những vật gắn liền với đất đai
Bất động sản bao gồm: đất đai; nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả
các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó; các tài sản khác gắn liền với
đất đai; các tài sản khác do pháp luật quy định.
Động sản là những tài sản không phải là bất động sản.
Quyền tài sản (điều 181 blds) là động sản.
B) đặc điểm
MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI TS. BÙI QUANG XUÂN
19
– chủ thể của hoạt động mua bán hàng hóa trong thương mại là thương nhân hoặc
thương nhân và các chủ thể khác có nhu cầu về hàng hóa.
– đối tượng của quan hệ mua bán hàng hóa theo quy định của luật thương mại là
hàng hóa theo quy định tại khoản 2 điều 3 luật thương maị.
– hình thức: hợp đồng là phương tiện để các bên ghi nhận kết quả đã thoả thuận
được.
Note: hợp đồng có thể được xác lập bằng lời nói, bằng văn bản hoặc có thể xác lập
bằng hành vi. Đốivới các hợp đồng pháp luật quy định phải lập bàng văn bản thì
phải tuân theo quy đinh đó, ví dụ: hợp đồng mua bán quốc tế.
Quá trình thực hiện hành vi mua bán hàng hóa gắn liền với quá trình chuyển giao
quyền sở hữu hàng hóa từ bên bán sang bên mua.
2. Nguồn luật cơ bản điều chỉnh quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương
mại.
Nguồn luật điều chỉnh:
– blds 2005
– luật thương mại 2005
– nđ 12/2006 hướng dẫn hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế
– nđ 158 /2006 hướng dẫn hoạt động mua bán hàng hoá qua sở giao dịch.
– đưqt wto
– công ước viên 1980 về mua bán hàng hoá
Câu 4: nêu và phân tích các vấn đề pháp lý cơ bản của việc giao kếthợp đồng
mua bán hàng hóa trong thương mại (chủ thể, đại diện, đề nghị giao kếthợp
đồng, chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng và thời điểm giao kết, nội dung cơ
bản cầnthỏa thuận)
Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận giữa các bên theo đó bên bán có
nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh
toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu
hàng hoá theo thỏa thuận
1. Chủ thể
Chủ thể giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa chủ yếu là thương nhân (hoạt động
thương mại độc lập thường xuyên liên tục, mục đíchlợi nhuận, hợp pháp có đăng
kí kinh doanh), các điều kiện khác (kiểu như độ tuổi, năng lực…) phải được đảm
bảo. Bao gồm bên mua bên bán và bên trung gian (nếu có).
MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI TS. BÙI QUANG XUÂN
20
Chủ thể không phải là thương nhân phải tuân theo luật thương mại 2005 khi chủ
thể lựa chọn áp dụng luật thương mại.
2. Đạidiện
Hợp đồng mua bán hàng hóa có thể do bên đại diện giao kết (đại diện theo pháp
luật hoặc theo ủy quyền) – đại diện đúng thẩm quyền.
Giao kết hợp đồng không đúng thẩm quyền (sai thẩm quyền) không làm phát sinh
quyền và nghĩa vụ của các bên trừ trường hợp người đại diện hợp pháp của bên
được đại diện chấp nhận.
3. Đề nghị giao kết hợp đồng
Lời đề nghị giao kếthợp đồng mua bán:
Là những điều khoản do một bên đưa ra cho phíabên kia, nó chỉ mới thể hiện yù
chí, nguyện vọng của một bên trong quan hệ hợp đồng. Lời đề nghị này phải được
chấp nhận mới trở thành sự nhất trí thỏa thuận chung
Đề nghị giao kêt hợp đồng phải:
+ hàm chứa các điều khoản chủ yếu như đối tượng của hđ;
+ thể hiện mong muốn ràng buộc trách nhiệm;
+ hướng đến một chủ thể hoặc một số chủ thể nhất định;
+ tuân theo hình thức pháp luật quy định.
+ đề nghị giao kết có hiệu lực kể từ thời điểm bên kia nhận được đề nghị. Đó là
thời điểm:
+ chuyển đến nơi cư trú của bên được đề nghị;
+ đưa vào hệ thống thông tin của bên được đề nghị;
+ bên được đề nghị nhận được đề nghị thông qua các phương thức khác.
+ bên đưa ra đề nghị phải đưa ra thời hạn trả lời đề nghị.
– đề nghị hợp đồng được gửi đến một hay nhiều chủ thể đã xác định. Hiệu lực của
đề nghị giao kết hợp đồng do bên đề nghị ấn định. Bên đề nghị phải chịu trách
nhiệm về lời đề nghị của mình.
– đề nghị giao kết hợp đồng chấm dứt hiệu lực trong trường hợp :
+ bên nhận được đề nghị trả lời không chấp nhận
+ hết thời hạn trả lời chấp nhận
+ thông báo về viêc thay đổihoặc rút lại đề nghị có hiệu lực
+ thông báo về việc hủy bỏ đề nghị có hiệu lực
+ theo thỏa thuận của bên đề nghị và bên nhận được đề nghị trong thời hạn chờ bên
được đề nghị trả lời.
MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI TS. BÙI QUANG XUÂN
21
Chấp nhận đề nghị giao kếthợp đồng mua bán hàng hóa.
Là sự trả lời của bên được đề nghị đối với bên đề nghị về việc chấp nhận toàn
bộ nội dung của đề nghị. Thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng được xác
định khác nhau trong các trường hợp sau :
– trong thời hạn bên đề nghị yêu cầu. Nếu thông báo đến chậm vì lí do khách quan
mà bên đề nghị biết thì thông báo chấp nhận vẫn có hiệu lực trừ trường hợp bên đề
nghị trả lời ngay không đồng ý với chấp nhận đó.
– nếu bên đề nghị nhận được trả lời khi đã hết thời hạn thì chấp nhận này được coi
là đề nghị mới của bên chậm trả lời.
– khi các bên trực tiếp giao tiếp với nhau, kể cả trường hợp qua điện thoại hoặc
qua phương tiện khác thì bên được đề nghị phải trả lời ngay là có chấp nhận hay
không chấp nhận, trừ trường hợp có thoả thuận về thời hạn trả lời.
Thời điểm giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá :
– đối với hợp đồng giao kết trực tiếp bằng văn bản : thời điểm giao kết hợp đồng là
thời điểm bên sau cùng ký tên vào văn bản
– đối với hợp đồng được giao kết gián tiếp bằmg văn bản : hợp đồng được giao kết
khi bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng
– hợp đống giao kết bằng lời nói : thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm các
bên đã thoả thuận về nội dung hợp đồng.
Nội dung cơ bản cần thỏa thuận
Pháp luật không bắt buộc các bên phải thỏa thuận những nội dung nào trong hđ.
Tuy nhiên trong hợp đồng cần các điều khoản: nhất thiết phải có điều khoản về đối
tượng (nó là loại hàng hóa gì); các vấn đề về giá cả, chất lượng, thời điểm, địa
điểm, phương thức thanh toán…
Câu 5: phân tích khái niệm, đặc điểm và nội dung chủ yếu (các điều khoảncơ
bản) của hợp đồng mua bán hàng hóa.
1. Khái niệm:
Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận nhằm xác lập, thay đổi, chấm dứt các
quyền và nghĩa vụ trong quan hệ mua bán hàng hóa (bao gồm cả mua bán hàng hóa
quốc tế; mua bán hàng hóa trong nước).
2. Đặc điểm
– về chủ thể: chủ yếu là thương nhân, có thể trong nước và cả nước ngoài, có thể
không là thương nhân nhưng vẫn áp dụng luật thương mại điều chỉnh nếu lựa chọn
áp dụng
MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI TS. BÙI QUANG XUÂN
22
– về hình thức: hợp đồng mua bán hàng hoá được thể hiện bằng lời nói, bằng văn
bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể. Đốivới các loại hợp đồng mua bán
hàng hoá mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các
quy định đó (điều 24 luật thương mại)
– về đối tượng: là hàng hóa, hàng hóa bao gồm: tất cả các loại động sản, kể cả
động sản hình thành trong trong tương lai, những vật gắn liền với đất đai (khoản 2
điều 3 luật thương mại)
– về nội dung: quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ mua bán. Theo đó,
bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và
nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận hàng hóa và trả tiền cho bên bán. Mục
đíchcủa các bên mua bán là lợi nhuận.
3. Nộidung chủ yếu của hợp đồng mua bán hàng hóa
Là các điều khoản, hông bắt buộc các bên phải thỏa thuận những nội dung cụ thể
nào, tuy nhiên với điều khoản chủ yếu của hợp đồng mua bán nói chung gồm:
– đối tượng của hợp đồng.
– chất lượng và giá cả của hàng hóa.
– phương thức thanh toán.
– thời hạn và địa điểm giao nhận hàng.
Câu 6: phân tích các điều kiệncó hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa
– chủ thể tham gia hợp đồng phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi. Đối
với các thương nhân khi tham gia hợp đồng phải đáp ứng điều kiện có đăng ký
kinh doanh hợp pháp đối với hàng hóa được mua bán. Trong trường hợp mua bán
hàng hóa có điều kiện kinh doanh thì thương nhân phải đáp ứng các điều kiện kinh
doanh đó theo quy định của pháp luật.
– đại diện của các bên giao kết hợp đồng phải đúng thẩm quyền, có thể là đại diện
theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền. Người không có quyền đại diện, khi
giao kết sẽ không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ đối với bên hợp đồng được đại
diện, trừ trường hợp bên giao kết kia biết hoặc phải biết về việc không có quyền
đại diện.
– mục đíchvà nội dung của hợp đồng mua bán không vi phạm điều cấm của pháp
luật, không trái đạo đức xã hội hàng hóa là đốitượng của hợp đồng không bị cấm
kinh doanh theo quy định của pháp luật.
– hợp đồng mua bán được giao kết đảm bảo các nguyên tắc của hợp đồng theo quy
định của pháp luật: tự do giao kết nhưng không trái pháp luật, trái đạo đức xã
hội; tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, trung thực và ngay thẳng.
– hình thức hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật.
MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI TS. BÙI QUANG XUÂN
23
Câu 7: phân tích các nghĩa vụ của bên bán và bên mua trong hợp đồng mua
bán hàng hoá theo quy đinh của luật thương mại 2005
1. Bênbán
– giao hàng đúng đối tượng và chất lượng
Về nguyên tắc phải căn cứ vào nội dung hợp đồng để xác định vấn đề này, nếu
không thì dựa trên quy định của pháp luật, các trường hợp sau đây được coi là hàng
hóa không phù hợp với hợp đồng (điều 39)
+ không phù hợp với mục đíchsử dụng sử dụng thông thường của các hàng hóa
cùng chủng loại;
+ không phù hợp với mục đíchbên mua báo cho bên bán hoặc bên bán phải biết
vào thời điểm giao kết hợp đồng
+ không bảo đảm chất lượng theo mẫu mà bên mua đã giao cho bên bán
+ không được bảo quản, đóng gói theo cáchthức thông thường đối với loại hàng
hoá đó hoặc không theo cách thức thích hợp để bảo quản hàng hoá trong trường
hợp không có cách thức bảo quản thông thường
– giao chứng từ kèm theo hàng hóa
Các chứng từ như: chứng nhận chất lượng, chứng nhận nguồn gốc xuất xứ…
Trường hợp không có thỏa thuận, bên bán có nghĩa vụ giao cho bên mua trong thời
hạn, tại thời điểm hợp lý để bên mua có thể nhận hàng. Nghĩa vụ này được qui
định tại điều 42 luật thương mại chứng từ phải giao trong thời hạn thỏa thuận hoặc
thời điểm hợp lí, nếu giao trước hạn mà thiếu sót thì trong thời hạn vẫn được khắc
phục những thiếu sót này, nhưng nếu việc này gây thiệt hại hoặc bất lợi cho bên
mua thì bên mua được quyền yêu cầu bên bán khắc phục hoặc chịu chi phí đó
– giao hàng đúng thời hạn.
– giao hàng đúng địa điểm theo điều 35
Theo thỏa thuận không có thỏa thuận thì lần lượt theo các nguyên tắc sau:
– hàng hóa gắn liền với đất đai thì giao tại nơi có đất đai
– giao cho người vận chuyển đầu tiên nếu có qui định về vận chuyển
– giao tại kho nếu biết kho
– giao tại nơi kinh doanh cư trú của bên bán
– tạo điều kiện cho bên mua kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng
Trường hợp có thỏa thuận thì bên bán phải bảo đảm cho bên mua có điều kiện tiến
hành việc ktra hàng hóa. Nếu phát hiện hàng hóa không đúng hợp đồng, bên mua
phải thông báo cho bên bán trong 1thời hạn hợp lý.
MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI TS. BÙI QUANG XUÂN
24
– đảm bảo quyền sở hữu đối với hàng hóa
Trừ trường hợp pl có quy định khác hoặc các bên có thỏa thuận khác, quyền sh
được chuyển từ bên bán sang bên mua kể từ thời điểm hàng hóa được chuyển giao.
– rủi ro đốivới hàng hóa
Trường hợp các bên không có thỏa thuận, theo luật thương mại xác định như sau:
Trong trường hợp có địa điểm giao hàng xác định: rủi ro chuyển giao cho bên mua
khi nhận hàng tại địa điểm đó.
Trong trường hợp không có địa điểm giao hàng xác định: rủi ro được chuyển cho
bên mua khi hàng hóa đã được giao cho người vận chuyển đầu tiên.
Trong trường hợp giao hàng cho người nhận hàng để giao mà không phải là người
vận chuyển: rủi ro được chuyển giao cho bên mua chỉ khi: bên mua nhận được
chứng từ sở hữu hàng hóa hoặc khi người nhận hàng để giao xác nhận
quyền chiếm hữu của bên mua.
Trong trường hợp mua bán hàng hóa đang trên đường vận chuyển: rủi ro được
chuyển cho bên mua kể từ thời điểm giao kết hđ.
– bảo hành hàng hóa
Th hàng hóa mua bán có bảo hành thì bên bán phải chịu trách nhiệm bảo hành
hàng hóa đó theo nội dung và thời hạn đã thỏa thuận. Bên bán phải chịu các chi phí
về bảo hành, trừ trường hợp có thỏa thuận khác (điều 49).
2. Bênmua
– nhận hàng và thanh toán tiền nhận hàng:
Được hiểu là bên mua tiếp nhận trên thực tế hàng hóa từ bên bán. Bên mua hàng có
ngĩa vụ nhận hàng theo thỏa thuận.
Sau khi hoàn thành việc giao nhận, bên bán vẫn phải chịu trách nhiệm về những
khiếm khuyết của hàng hóa được giao, nếu bên bán biết hoặc phải biết nhưng
không thông báo cho bên mua.
Bên bán giao hàng mà bên mua không tiếp nhận thì bị coilà vphđ và phải chịu các
biện pháp chế tàitheo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
Thanh toán: là nghĩa vụ quan trọng nhất của bên mua. Các điều khoản thanh toán
trong hợp đồng mua bán:
– địa điểm thanh toán:
Trường hợp không có thỏa thuận, địa điểm thanh toán sẽ là:
Địa điểm kinh doanh của bên bán tại thời điểm giao kết hợp đồng, nếu không là tại
nơi cư trú của bên bán;
MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI TS. BÙI QUANG XUÂN
25
Địa điểm giao hàng hoặc giao chứng từ, nếu việc thanh toán trùng với giao hàng
hoặc giao chứng từ.
– thời hạn thanh toán:
Trường hợp không có thỏa thuận thì:
Bên mua phải thanh toán vào thời điểm bên bán giao hàng hoặc giao chứng từ;
Bên mua không có nghĩa vụ thanh toán khi chưa kiểm tra hàng hóa (trong trường
hợp có thảo thuận).
Bên mua phải thanh toán trong trường hợp hàng hóa mất mát, hư hỏng sau thời
điểm rủi ro được chuyển từ bên bán sang bên mua.
– xác định giá:trường hợp không có thỏa thuận thì giá của hàng hóa được xác
định theo gía của loại hàng hóa đó trong các điều kiện tương tự về phương thức
giao hàng, thời điểm mua bán, thị trường địa lý, phương thức thanh toán và các
điều kiện khác.
– chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán: bên bán có quyền yêu cầu bên mua trả tiền
lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại
thời điểm thanh toán.
– ngừng thanh toán:
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác:
Bên mua có bằng chứng về việc bên bán lừa dốithì có quyền tạm ngừng thanh
toán;
Có bằng chứng về đốitượng của hàng hóa là đối tượng đang bị tranh chấp
Có bằng chứng bến bán giao hàng không phù hợp với hđ.
(bằng chứng mà bên mua đưa ra không xác thực, gây thiệt hại cho bên bán thì bên
mua phải btth đó và chịu các chế tài khác theo quy định.)
Câu 8: đặc điểm của dịch vụ thương mại. Kể tên những dịch vụ thương mại
được điều chỉnh bởi luật thương mại.
1. Khái niệm:
Dịch vụ là hoạt động của con người nhằm đáp ứng yêu cầu nào đó của con người
và được kết tinh thành các loại sản phẩm vô hình.
Dịch vụ thương mại ra đời bởi hoạt động cung ứng dịch vụ thương mại. Cung ứng
dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên (sau đây gọi là bên cung ứng
dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên
sử dụng dịch vụ (sau đây gọi là khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung
ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận. (khoản 9 điều 3)
MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI TS. BÙI QUANG XUÂN
26
dịch vụ trung gian thương mại được xác định là hoạt động của thương nhân để thực
hiện các giao dịch thương mại cho 1 hoặc 1 số thương nhân được xác định bao
gồm: hoạt động đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại, ủy thác mua bán
hàng hóa và đại lý thương mại.
2. Đặc điểm
– dv trung gian thương mại do 1 bên chủ thể trung gian thực hiện vì lợi ích của bên
thuê dịch vụ để hưởng thù lao.
– bên thực hiện dịch vụ trung gian phải là thương nhân và có tư cáchpháp lý độc
lập với bên thuê dịch vụ và bên thứ 3.
– dịch vụ trung gian thương mại được xác lập trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản
hoặc hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
Những dịch vụ thương mại được điều chỉnh bởi luật thương mại năm 2005
– nhóm dịch vụ xúc tiến thương mại: dịch vụ khuyến mại, quảng cáo, trưng bày
giới thiệu hàng hóa dịch vụ, hội trợ triển lãm.
– nhóm dịch vụ trung gian thương mại: đại diện, môi giới, ủy thác, đại lí
– nhóm khác: đấu giá, đấu thầu, gia công, logistics, quá cảnh hàng hóa, giám định,
cho thuê hàng hóa, nhượng quyền thương mại.
Câu 9: phân tích quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên trong hợp đồng cung
ứng dịch vụ thương mại.
Bên cung ứng dịch vụ (xem từ điều 78 đến 84)
– cung ứng các dịch vụ và thực hiện những công việc có liên quan một cách đầy
đủ, phù hợp với thoả thuận và theo quy định của luật thương mại:
 Về kết quả thực hiện dịch vụ: trong trường hợp không có thỏa thuận khác nếu
công việc đòihỏi phạt đạt được kết quả nhất định thì bên cung ứng dịch vụ
phải đạt được kết quả này, nếu công việc đòi hỏi bên cung ứng dịch vụ phải
nỗ lực cao nhất để đạt được kết quả như mong muốn thì bên cung ứng dịch vụ
phải thực hiện dịch vụ đó với nỗ lực và khả năng cao nhất.
 Về thời hoàn thành dịch vụ: nếu không có thỏa thuận thì phải hoàn thành
trong thời gian hợp lí trên cơ sở tính toán các điều kiện và hoàn cảnh cụ thể,
trong trường hợp nghĩa vụ chỉ có thể hoàn thành khi khách hàng đáp ứng
được những điều kiện nhất định thì bên cung ứng không có nghĩa vụ phải
hoàn thành dịch vụ cho đến khi các điều kiện đó được đáp ứng.
 Tuân thủ những yêu cầu hợp lí của khách hàng liên quan đến những thay đổi
trong quá trình thực hiện dịch vụ, chi phí phát sinh do thực hiện sẽ do khách
hàng trả trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI TS. BÙI QUANG XUÂN
27
– bảo quản và giao lại cho khách hàng tài liệu và phương tiện được giao để thực
hiện dịch vụ sau khi hoàn thành công việc;
– thông báo ngay cho khách hàng trong trường hợp thông tin, tài liệu không đầy
đủ, phương tiện không bảo đảm để hoàn thành việc cung ứng dịch vụ;
– giữ bí mật về thông tin mà mình biết được trong quá trình cung ứng dịch vụ nếu
có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định
– hợp tác với khách hàng (trao đổithông tin, tiến hành các hoạt động cần thiết).
Bên kháchhàng
– thanh toán tiền cung ứng dịch vụ như đã thoả thuận trong hợp đồng; nếu không
có thỏa thuận khác thì việc thanh toán được tiến hành khi dịch vụ hoàn thành
– cung cấp kịp thời các kế hoạch, chỉ dẫn và những chi tiết khác để việc cung ứng
dịch vụ được thực hiện không bị trì hoãn hay gián đoạn;
– hợp tác trong tất cả những vấn đề cần thiết khác để bên cung ứng có thể cung
ứng dịch vụ một cách thích hợp;
– trường hợp một dịch vụ do nhiều bên cung ứng dịch vụ cùng tiến hành hoặc phối
hợp với bên cung ứng dịch vụ khác, khách hàng có nghĩa vụ điều phối hoạt động
của các bên cung ứng dịch vụ để không gây cản trở đến công việc của bất kỳ bên
cung ứng dịch vụ nào.
Câu 10:phân tích khái niệm và đặc điểm của hoạt động đại diện cho thương
nhân. So sánh đại diện cho thương nhân với đại diện theo ủy quyền theo quy
định của bộ luật dân sự 2005
1. Khái niệm (điều 141 luật thương mại)
Đại diện cho thương nhân là việc một thương nhân nhận uỷ nhiệm (gọi là bên đại
diện) của thương nhân khác (gọi là bên giao đại diện) để thực hiện các hoạt động
thương mại với danh nghĩa, theo sự chỉ dẫn của thương nhân đó và được hưởng thù
lao về việc đại diện.
Trong trường hợp thương nhân cử người của mình để làm đại diện cho mình thì áp
dụng quy định của bộ luật dân sự.
Vậy đại diện cho thương nhân được chia làm 2 trường hợp là hợp đồng cung ứng
dịch vụ thương mại và là trường hợp cá nhân đại diện cho tổ chức là thương nhân.
Tuy nhiên trường hợp thứ 2 không xét phân tích đặc điểm
2. Đặc điểm
– chủ thể: quan hệ đại diện cho thương nhân phát sinh giữa bên đại diện và bên
giao đại diện. Cả 2 bên đều phải là thương nhân.
MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI TS. BÙI QUANG XUÂN
28
– bản chất: bên giao đại diện sẽ ủy quyền cho bên đại diện thay mặt, nhân danh bên
giao đại diện thực hiện các hoạt động thương mại. Khi bên đại diện giao dịch với
bên thứ 3, thì về mặt pháp lí các hành vi do người này thực hiện được xem như
người ủy quyền (người giao đại diện thực hiện). Bên giao đại diện phải chịu trách
nhiệm về các cam kết do bên đại diện thực hiện trong phạm vi ủy quyền.
– nội dung của hoạt động đại diện rất đa dạng: có thể thỏa thuận thực hiện một
phần hoặc toàn bộ các hoạt động thương mại thuộc pham vi hoạt động của bên
giao đại diện, nó có thể bao gồm các hoạt động như tìm kiếm cơ hội kinh doanh
cho bên giao đại diện, thay mặt bên giao đại diện để thực hiện các hoạt
động nghiên cứu thị trường, lựa chọn đối tác, đàm phán, giao kết hợp đồng với bên
thứ 3…)
– hình thức pháp lí: thông qua hợp đồng đại diện cho thương nhân (phải được lập
thành văn bản hoặc các hình thức có giá trị tương đương)
So sánh đại diện cho thương nhân với đại diện theo ủy quyền theo quy định
của bộ luật dân sự 2005
Đại diện cho thương nhân theo quy định của luật thương mại 2005
– chủ thể: bắt buộc phải là thương nhân
– mục đíchhoạt động: nhằm mục đíchlợi nhuận
– hình thức hợp đồng: văn bản hoặc hình thức khác có giá trị tương đương
Đại diện theo ủy quyền theo quyđịnh của bộ lds 2005
– chủ thể: có thể là bất kỳ ai miễn là đáp ứng đủ điều kiện về năng lực chủ thể
được quy định trong bộ lds
– mục đíchhoạt động: không nhất thiết phải nhằm mục đíchlợi nhuận
– hình thức hợp đồng: các bên tự thỏa thuận hình thức chỉ phải lập thành văn bản
khi pháp luật qui định.
Câu 11:phân tích đặc điểm của hoạt động môi giớithương mại theo qui định
của luật thương mại. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên trong hoạt động
môi giớithương mại?
1. Khái niệm:
Môi giới thương mại là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân làm trung
gian (gọi là bên môi giới) cho các bên mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ (gọi là
bên được môi giới) trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá,
dịch vụ và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới. (đ 150 -ltm2005)
2. Đặc điểm
Về chủ thể: bao gồm bên môi giới, bên được môi giới trong đó bên môi giới phải là
thương nhân có đăng kí hoạt động môi giới bên được môi giới không nhất thiết
MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI TS. BÙI QUANG XUÂN
29
phải là thương nhân.
Khi sử dụng dịch vụ môi giới tm, bên môi giới nhân danh chính mình để quan hệ
với các bên được môi giới và làm nhiệm vụ giới thiệu các bên được môi giới với
nhau.
Về nội dung: bao gồm tìm kiếm và cung cấp các thông tin cần thiết về đối tác cho
bên được môi giới, tiến hành các hoạt động giới thiệu về hàng hóa, dịch vụ cần môi
giới, thu xếp để các bên được môi giới tiếp xúc với nhau, giúp đỡ các bên được
môi giới soạn thảo văn bản hợp đồng khi họ yêu cầu.
Về mục đích:mục đíchcủa bên môi giới là tìm kiếm lợi nhuận, mục đíchbên được
môi giới là kí kết được hợp đồng.
Về phạm vi: rất rộng bao gồm tất cả các hoạt động có thể kiếm lời như môi giới
mua bán hàng hóa, môi giới chứng khoán, môi giới bảo hiểm, môi giới bất động
sản…
Quan hệ môi giới được thực hiện trên cơ sở: hợp đồng môi giới
– hợp đồng được giao kết giữa bên môi giới và bên được môi giới.
– đối tượng của hợp đồng là công việc môi giới nhằm chắp nối qhe giữa các bên
được môi giới với nhau.
– hình thưc hợp đồng không được luật thương mại 2005 quy định.
– nội dung: pháp luật không quy định, các bên có thể thỏa thuận về những điều
khoản về nội dung cụ thể của việc môi giới, mức thù lao, thời hạn thực hiện hđ,
quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên, giải quyết tranh chấp phát sinh.
* bên môi giới được kí hợp đồng với bên thứ 3 trừ trường hợp nó là đại diện.
Quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên trong hoạt động môi giới thương mại
Bên môi giới
 Bảo quản các mẫu hàng hoá, tài liệu được giao để thực hiện việc môi giới và
phải hoàn trả cho bên được môi giới sau khi hoàn thành việc môi giới;
 Không được tiết lộ, cung cấp thông tin làm phương hại đến lợi ích của bên
được môi giới;
 Chịu trách nhiệm về tư cáchpháp lý của các bên được môi giới, nhưng không
chịu trách nhiệm về khả năng thanh toán của họ;
 Không được tham gia thực hiện hợp đồng giữa các bên được môi giới, trừ
trường hợp có uỷ quyền của bên được môi giới.
(điều 151. Luật thương mại 2005)
MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI TS. BÙI QUANG XUÂN
30
 Được cung cấp các thông tin, tài liệu, phương tiện cần thiết liên quan đến
hàng hoá, dịch vụ;
 Được trả thù lao môi giới và các chi phí hợp lý khác nếu các bên không có
thỏa thuận thì quyền hưởng thù lao môi giới được phát sinh từ khi các bên
được môi giới kí được hợp đồng với nhau, thù lao được xác định theo giá
dịch vụ (qui định tại điều 86 luật thương mại)
Bên được môi giới (đ 152-ltm2005)
 Cung cấp các thông tin, tài liệu, phương tiện cần thiết liên quan đến hàng hoá,
dịch vụ;
 Trả thù lao môi giới và các chi phí hợp lý khác cho bên môi giới.
Quyền:
– yêu cầu bên môi giới bảo quản các mẫu tài liệu, hàng hóa đã được giao để thực
hiện việc môi giới và phải hoàn trả cho bên được môi giới sau khi hoàn thành công
việc.
– yêu cầu bên môi giới không được tiết lộ, cung cấp thông tin làm phương hại đến
lợi íchcủa mình.
Câu 12:phân tích quyền và nghĩa vụ của bên đại diện, bên giao đại diện với
nhau và đối với bên thứ 3
Quyền và nghĩa vụ của bên đại diện với bên giao đại diện
* nghĩa vụ:
Bên đại diện:
– thực hiện hoạt động thương mại với danh nghĩa và vì lợi ích của bên giao đại
diện, thực hiện các hoạt động chỉ trong phạm vi đại diện và không được thực hiện
các hoạt động đó với danh nghĩa của mình hoặc của một bên khác (đặc biệt quan
trọng trong trường hợp có xung đột lợi íchgiữa bên đại diện và bên giao đại diệ:
trường hợp gây thiệt hại do vượt quá phạm vi đại diện, trường hợp có xung độtlợi
íchkinh tế…)
– thông báo cho bên đại diện về cơ hội và kết quả thực hiện các hoạt động thương
mại đã ủy quyền (đây là những thông tin đã biết hay phải biết, nó sẽ giúp bên giao
đại diện hoạch định kế hoạch kinh doanh và đưa ra những chỉ dẫn cho bên đại diện
tiếp tục thực hiện công việc đại diện)
– thực hiện những chỉ dẫn của bên giao đại diện nếu nó không vi phạm qui định
của pháp luật (có thể từ chối nếu nó vi phạm pháp luật hoặc trao đổilại nếu thấy
chỉ dẫn đó nếu được thực hiện sẽ gây thiệt hại cho bên giao đại diện)
MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI TS. BÙI QUANG XUÂN
31
– không được thực hiện hoạt động thương mại với danh nghĩa của mình hoặc
người thứ 3 trong phạm vi đại diện
– bảo quản các tài liệu được giao để thực hiện hoạt động đại diện
– không tiết lộ hoặc cung cấp bí mật liên quan đến hđộng thương mại của bên giao
đại diện
Bên giao đại diện:
– thông báo về việc giao kết, việc thực hiện các hợp đồng mà bên đại diện đã giao
kết (bên đại diện cần phải biết bên giao đại diện có chấp nhận hay không việc đó,
về khả năng có giao kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng được không, thông báo
này cần phải kịp thời)
– cung cấp tài sản tài liệu cần thiết để bên đại diện thực hiện hoạt động đại diện
– trả thù lao và các chi phí hợp lí khác
* quyền:
Bên đại diện:
– hưởng thù lao
– yêu cầu thanh toán chi phí
– nắm giữ các tài sản được giao (đương nhiên)
Bên giao đại diện:
– không chấp nhận những hợp đồng bên đại diện đã kí không đúng thẩm quyền
(nếu có thiệt hại được bồithường)
– yêu cầu bên đại diện cung cấp những thông tin liên quan đến việc thực hiện hoạt
động thương mại được ủy quyền
– đưa ra những chỉ dẫn và yêu cầu bên đại diện tuân thủ những chỉ dẫn đó
Nghĩa vụ với bên thứ ba:
– của bên đại diện: báo cho bên thứ 3 về thời hạn, phạm vi đại diện, về việc sửa đổi
bổ sung phạm vi đại diện (584 bộ luật dân sự)
– của bên giao đại diện: báo bằng văn bản cho bên thứ 3 về việc đơn phương chấm
dứt hợp đồng đại diện, nếu không báo thì hợp đồng mà bên đại diện kí với bên thứ
3 vẫn có hiệu lực trừ trường hợp bên thứ 3 biết hoặc buộc phải biết về việc đơn
phương chấm dứt hợp đồng này (588 bộ luật dân sự)
MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI TS. BÙI QUANG XUÂN
32
Câu 13:phân tích đặc điểm của hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa và đại lý
thương mại.
1. Hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa
Uỷ thác mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận uỷ thác thực
hiện việc mua bán hàng hoá với danh nghĩa của mình theo những điều kiện đã thoả
thuận với bên uỷ thác và được nhận thù lao uỷ thác (155 luật thương mại)
Đặc điểm
 Về chủ thể: quan hệ ủy thác mua bán hàng hóa được xác lập giữa bên ủy thác
và bên nhận ủy thác. Bên được ủy thác phải là thương nhân kinh doanh mặt
hàng phù hợp với hàng hóa được ủy thác, bên ủy thác không nhất thiết phải
có tư cách thương nhân. Bên nhận ủy thác tiến hành hoạt động với danh nghĩa
của chính mình và các hành vi của bên nhận ủy thác sẽ mang lại hậu quả cho
chính họ. Hoạt động ủy thác đôi khi còn được gọi là hoạt động “kí gửi”.
 Về nội dung: gồm việc giao kết và thực hiện ủy thác. Nội dung của ủy thác
hẹp hơn so vơi đại diện.
 Về hình thức: hợp đồng ủy thác (phải được lập thành văn bản hoặc các hình
thức khác có giá trị tương đương). Hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa là 1
loại hợp đồng dịch vụ, đó đối tượng của hợp đồng ủy thác là công việc mua
bán hàng hóa do bên nhận ủy thác tiến hành theo sự ủy quyền của bên ủy
thác.
2. Hoạt động đại lí thương mại
Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý
thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao
đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù
lao(166 luật thương mại)
Đặc điểm
 Về chủ thể: quan hệ phát sinh giữa bên đại lí và bên giao đại lí, cả 2 bên đều
phải là thương nhân. Bên đại lí nhận hàng hóa để bán hoặc nhận tiền để mua
hoặc nhận ủy quyền để cung ứng dịch vụ cho bên giao đại lí.
 Về nội dung: bao gồm việc giao kết và thực hiện hợp đồng đại lí, bên đại lí
nhân danh chính mình để thực hiện các hợp đồng với bên thứ 3 (trong quan
hệ đại lí mua bán hàng hóa, hàng hóa vẫn thuộc sở hữu của bên giao đại lí
cho tới khi nó được bán)
 Về hình thức: phát sinh qua hợp đồng đại lí (văn bản hoặc các hình thức khác
có giá trị tương đương). Là hợp đồng dịch vụ, có đốitượng là công việc mua
bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ.
MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI TS. BÙI QUANG XUÂN
33
Câu 14:phân tích đặc điểm của hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa. So sánh
ủy thác mua bán hàng hóa với đại lí thương mại.
Hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa
Khái niệm:
Uỷ thác mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận uỷ thác thực
hiện việc mua bán hàng hoá với danh nghĩa của mình theo những điều kiện đã thoả
thuận với bên uỷ thác và được nhận thù lao uỷ thác (155 luật thương mại)
Đặc điểm
 Về chủ thể: quan hệ ủy thác mua bán hàng hóa được xác lập giữa bên ủy thác
và bên nhận ủy thác. Bên được ủy thác phải là thương nhân kinh doanh mặt
hàng phù hợp với hàng hóa được ủy thác, bên ủy thác không nhất thiết phải
có tư cách thương nhân. Bên nhận ủy thác tiến hành hoạt động với danh nghĩa
của chính mình và các hành vi của bên nhận ủy thác sẽ mang lại hậu quả cho
chính họ. Hoạt động ủy thác đôi khi còn được gọi là hoạt động “kí gửi”.
 Về nội dung: gồm việc giao kết và thực hiện ủy thác. Nội dung của ủy thác
hẹp hơn so vơi đại diện.
 Về hình thức: hợp đồng ủy thác (phải được lập thành văn bản hoặc các hình
thức khác có giá trị tương đương)
So sánh ủy thác mua bán hàng hóa đại lí thương mại
Điểm giống
 Thực hiện thông qua các thương nhân trung gian
 Bên trung gian bằng danh nghĩa của chính mình thực hiện việc mua bán hàng
hóa cho người khác
 Mục đíchcủa bên trung gian là hưởng thù lao
Khác nhau:
Ủy thác mua bán hàng hóa
– chủ thể: qhe ủy thác được thiết lập giữa thương nhân với thương nhân, giữa
thương nhân với các bên liên qua
– phạm vi: hẹp hơn đại lý tm. Chỉ được thực hiện trong lĩnh vực mua bán hàng hóa
– quyền của bên thực hiện dịch vụ: không được tự do lựa chọn bên thứ 3. Bên thứ
3 do bên ủy thác thỏa thuận (chỉ định)
– tính chất của quan hệ: mang tính vụ việc, đơn lẻ
Đại lý thương mại
MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI TS. BÙI QUANG XUÂN
34
– chủ thể: quan hệ đại lý chỉ có thể thiết lập giữa các thương nhân
– phạm vi: rộng hơn. Có thể thực hiện trong nhiều lĩnh vực của hoạt động thương
mại
– quyền của bên thực hiện dịch vụ: được tự do hơn trong việc lựa chọn bên thứ 3
để giao kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng
– tính chất của quan hệ: là quá trình hợp tác lâu dài giữa bên đại lý và bên giao đại
lý. Trong qh đại lý, bên đại lý có sự gắn bó, phụ thuộc vào bên giao đại lý đồng
thời bên giao đại lý có sự ktra, giám sát chặt chẽ đốivới hoạt động của bên đại lý
Câu 15:phân tích đặc điểm của hoạt động đại lí thương mại. So sánh đại lí
thương mại với ủy thác mua bán hàng hóa.
Hoạt động đại lí thương mại
Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý
thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao
đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao
(166 luật thương mại)
Đặc điểm
 Về chủ thể: quan hệ phát sinh giữa bên đại lí và bên giao đại lí, cả 2 bên đều
phải là thương nhân. Bên đại lí nhận hàng hóa để bán hoặc nhận tiền để mua
hoặc nhận ủy quyền để cung ứng dịch vụ cho bên giao đại lí.
 Về nội dung: bao gồm việc giao kết và thực hiện hợp đồng đại lí, bên đại lí
nhân danh chính mình để thực hiện các hợp đồng với bên thứ 3 (trong quan
hệ đại lí mua bán hàng hóa, hàng hóa vẫn thuộc sở hữu của bên giao đại lí
cho tới khi nó được bán)
 Về hình thức: phát sinh qua hợp đồng đại lí (văn bản hoặc các hình thức khác
có giá trị tương đương)
So sánh: ủy thác mua bán hàng hóa đại lí thương mại
Điểm giống
 Thực hiện thông qua các thương nhân trung gian
 Bên trung gian bằng danh nghĩa của chính mình thực hiện việc mua bán hàng
hóa cho người khác
 Mục đíchcủa bên trung gian là hưởng thù lao
Khác nhau:
Ủy thác mua bán hàng hóa
MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI TS. BÙI QUANG XUÂN
35
– chủ thể: qhe ủy thác được thiết lập giữa thương nhân với thương nhân, giữa
thương nhân với các bên liên quan
– phạm vi: hẹp hơn đại lý tm. Chỉ được thực hiện trong lĩnh vực mua bán hàng hóa
– quyền của bên thực hiện dịch vụ: không được tự do lựa chọn bên thứ 3. Bên thứ
3 do bên ủy thác thỏa thuận (chỉ định)
– tính chất của quan hệ: mang tính vụ việc, đơn lẻ
Đại lý thương mại:
– chủ thể: quan hệ đại lý chỉ có thể thiết lập giữa các thương nhân
– phạm vi: rộng hơn. Có thể thực hiện trong nhiều lĩnh vực của hoạt động thương
mại
– quyền của bên thực hiện dịch vụ: được tự do hơn trong việc lựa chọn bên thứ 3
để giao kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng
– tính chất của quan hệ: là quá trình hợp tác lâu dài giữa bên đại lý và bên giao đại
lý. Trong qh đại lý, bên đại lý có sự gắn bó, phụ thuộc vào bên giao đại lý đồng
thời bên giao đại lý có sự ktra, giám sát chặt chẽ đốivới hoạt động của bên đại lý
Câu 16:phân tích đặc điểm của các hình thức đại lí theo qui định của luật
thương mại
Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý
thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao
đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao
(đ166 luật thương mại)
Đại lý bao tiêu là hình thức đại lý mà bên đại lý thực hiện việc mua, bán trọn vẹn
một khối lượng hàng hoá hoặc cung ứng đầy đủ một dịch vụ cho bên giao đại lý.
Bên giao đại lí ấn định giá giao, bên đại lí ấn định giá bán, bên đại lí hưởng giá
chênh lệch, ngoài ra vẫn được hưởng thù lao đại lí.
Đại lý độc quyền là hình thức đại lý mà tại một khu vực địa lý nhất định bên giao
đại lý chỉ giao cho một đại lý mua, bán một hoặc một số mặt hàng hoặc cung ứng
một hoặc một số loại dịch vụ nhất định, nó được hưởng thù lao đại lí.
Tổng đại lý mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ là hình thức đại lý mà bên đại lý
tổ chức một hệ thống đại lý trực thuộc để thực hiện việc mua bán hàng hoá, cung
ứng dịch vụ cho bên giao đại lý, hình thức này tạo ưu thế trong việc phân phối sản
phẩm, nó được hưởng thù lao đại lí.
MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI TS. BÙI QUANG XUÂN
36
Các hình thức khác mà các bên thỏa thuận: đại lí hoa hồng, đại lí bảo đảm thanh
toán…
Câu 17:phân tích đặc điểm của khuyến mại. Phân tích và cho ví dụ về các
hình thức khuyến mại theo luật thương mại năm 2005
Khái niệm:
Khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc
mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích
nhất định. (đ 88- luật thương mại2005).
Đặc điểm:
 Chủ thể thực hiện hoạt động khuyến mại là thương nhân, thương nhân tự thực
hiện việc khuyến mại cho mình hoặc làm dịch vụ cho thương nhân khác để
kinh doanh (việc này hình thành trên cơ sở hợp đồng dịch vụ khuyến mại)
 Cách thức xúc tiến thương mại: dành cho khách hàng những lợi íchnhất định
(vật chất hoặc phi vật chất). Khách hàng được khuyến mại là người tiêu dùng
hoặc là các trung gian phân phối.
 Mục đíchcủa việc khuyến mại là xúc tiến việc bán hàng và cung ứng dịch vụ
để tăng thị phần của doanh nghiệp trên thị trường hàng hóa dịch vụ chủ yếu
thông qua việc lôi kéo khách hàng thực hiện hành vi mua sắm, sử dụng dịch
vụ, giới thiệu sản phẩm mới, kích thích trung gian phân phối chú ý hơn nữa
tới hàng hóa của doanh nghiệp, tăng lượng hàng đặt mua
Các hình thức khuyến mại theo luật thương mại
 Đưa hàng hoá mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không
phải trả tiền: thông thường hình thức này được áp dụng khi thương nhân
muốn giới thiệu một sản phẩm mới hoặc một sản phẩm cải tiến, hàng giới
thiệu thường là hàng đang hoặc sẽ bán trên thị trường.
 Tặng hàng hoá cho khách hàng, cung ứng dịch vụ không thu tiền: quà tặng có
thể là hàng hóa dịch vụ thương nhân đang kinh doanh hoặc hàng hóa dịch vụ
của thương nhân khác, thương nhân có thể liên kết xúc tiến thương mại.
 Bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng, giá cung ứng dịch
vụ trước đó, được áp dụng trong thời gian khuyến mại đã đăng ký hoặc thông
báo. Trường hợp hàng hóa, dịch vụ thuộc diện nhà nước quản lý giá thì việc
khuyến mại theo hình thức này được thực hiện theo quy định của chính phủ.
Pháp luật cũng qui định mức độ giảm giá với các đơn vị hàng hóa dịch vụ để
bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh.
 Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch
vụ để khách hàng được hưởng một hay một số lợi ích nhất định.
 Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm phiếu dự thi cho khách hàng để chọn
người trao thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã công bố.
MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI TS. BÙI QUANG XUÂN
37
 Bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự các chương trình mang
tính may rủi mà việc tham gia chương trình gắn liền với việc mua hàng hóa,
dịch vụ và việc trúng thưởng dựa trên sự may mắn của người tham gia theo
thể lệ và giải thưởng đã công bố.
 Tổ chức chương trình khách hàng thường xuyên, theo đó việc tặng thưởng
cho khách hàng căn cứ trên số lượng hoặc trị giá mua hàng hóa, dịch vụ mà
khách hàng thực hiện được thể hiện dưới hình thức thẻ khách hàng, phiếu ghi
nhận sự mua hàng hoá, dịch vụ hoặc các hình thức khác.
 Tổ chức cho khách hàng tham gia các chương trình văn hóa, nghệ thuật, giải
trí và các sự kiện khác vì mục đíchkhuyến mại, việc này có thể áp dụng với
người đã hay chưa mua hàng hóa sử dụng dịch vụ.
 Ngoài ra cũng có thể khuyến mại bằng các hình thức khác nhưng trước khi
tiến hành phải được cơ quan nhà nước chấp thuận.
Câu 18:phân tích các đặc điểm của quảng cáo thương mại và nêu rõ các hoạt
động quảng cáo thương mại bị cấm thực hiện.
Khái niệm:
Quảng cáo thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân để giới
thiệu với khách hàng về hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của mình (đ
102.ltm 2005)
Đặc điểm
 Chủ thể là thương nhân có thể quảng cáo cho mình hoặc kinh doanh dịch vụ
quảng cáo
 Về tổ chức thực hiện: thương nhân tiến hành các hoạt động cần thiết để quảng
cáo cho sản phẩm của mình, thông thường thương nhân thường thuê dịch vụ
quảng cáo để đạt hiệu quả cao.
 Về cách thức: thương nhân sử dụng sản phẩm và phương tiện quảng cáo
thương mại để thông tin về sản phẩm quảng cáo (phương tiện quảng cáo là
đặc trưng quan trọng để phân biệt quảng cáo với các hình thức xúc tiến
thương mại khác như hội trợ triển lãm…)
 Mục đíchlà giới thiệu về hàng hóa, dịch vụ nhằm tạo sự nhận biết và kiến
thức của khách hàng về sản phẩm, thu hút khách hàng để đáp ứng nhu cầu
cạnh tranh và mục tiêu lợi nhuận của thương nhân.
Các hoạt động quảng cáo thương mại bị cấm thực hiện (đ109)
 Quảng cáo làm tiết lộ bí mật nhà nước, phương hại đến độc lập, chủ quyền,
an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội.
MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI TS. BÙI QUANG XUÂN
38
 Quảng cáo có sử dụng sản phẩm quảng cáo, phương tiện quảng cáo trái với
truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục việt nam và trái
với quy định của pháp luật.
 Quảng cáo hàng hoá, dịch vụ mà nhà nước cấm kinh doanh, hạn chế kinh
doanh hoặc cấm quảng cáo.
 Quảng cáo thuốc lá, rượu có độ cồn từ 30 độ trở lên và các sản phẩm, hàng
hoá chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép cung ứng trên thị
trường việt nam tại thời điểm quảng cáo.
 lợi dụng quảng cáo thương mại gây thiệt hại đến lợi íchcủa nhà nước, tổ
chức, cá nhân.
 Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp hoạt động sản
xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của mình với hoạt động sản xuất, kinh
doanh hàng hoá, dịch vụ cùng loại của thương nhân khác.
 Quảng cáo sai sự thật về một trong các nội dung số lượng, chất lượng, giá,
công dụng, kiểu dáng, xuất xứ hàng hóa, chủng loại, bao bì, phương thức
phục vụ, thời hạn bảo hành của hàng hoá, dịch vụ.
 Quảng cáo cho hoạt động kinh doanh của mình bằng cách sử dụng sản phẩm
quảng cáo vi phạm quyền sở hữu trí tuệ; sử dụng hình ảnh của tổ chức, cá
nhân khác để quảng cáo khi chưa được tổ chức, cá nhân đó đồng ý. Đây là qui
định hoàn toàn mới so với luật thương mại năm 1997 và pháp lệnh quảng cáo
năm 2001, qui định này không nhằm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, quyền của
cá nhân với hình ảnh.
 Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật.
Theo qui định của luật cạnh tranh những hành vi được coi là quảng cáo nhằm
cạnh tranh không lành mạnh:
Câu 19:trình bày các hình thức khuyến mại theo luật thương mại năm 2005
và hạn mức về giá trị khuyến mại, thời gian khuyến mại áp dụng cho các hình
thức khuyến mại đó.
Các hình thức khuyến mại: như dùng thử hàng mẫu miễn phí, giảm giá, tặng quà,
tặng phiếu mua hàng, các chương trình may rủi, tổ chức chương trình khách hàng
thường xuyên…. (điều 92)
1. Hàng mẫu: đưa hàng mẫu, cung ứng dịch vụ để khách hàng dùng thử không fải
trả tiền.
– sử dụng khi thương nhân cần giới thiệu một sản fẩm mới.
– hàng mẫu fải là hàng hóa kinh doanh hợp fáp mà thương nhân đang hoặc sẽ bán
trên thị trường.
TS. BÙI QUANG XUÂN   LUẬT THƯƠNG MAI
TS. BÙI QUANG XUÂN   LUẬT THƯƠNG MAI
TS. BÙI QUANG XUÂN   LUẬT THƯƠNG MAI
TS. BÙI QUANG XUÂN   LUẬT THƯƠNG MAI
TS. BÙI QUANG XUÂN   LUẬT THƯƠNG MAI
TS. BÙI QUANG XUÂN   LUẬT THƯƠNG MAI
TS. BÙI QUANG XUÂN   LUẬT THƯƠNG MAI
TS. BÙI QUANG XUÂN   LUẬT THƯƠNG MAI
TS. BÙI QUANG XUÂN   LUẬT THƯƠNG MAI
TS. BÙI QUANG XUÂN   LUẬT THƯƠNG MAI
TS. BÙI QUANG XUÂN   LUẬT THƯƠNG MAI
TS. BÙI QUANG XUÂN   LUẬT THƯƠNG MAI
TS. BÙI QUANG XUÂN   LUẬT THƯƠNG MAI
TS. BÙI QUANG XUÂN   LUẬT THƯƠNG MAI
TS. BÙI QUANG XUÂN   LUẬT THƯƠNG MAI
TS. BÙI QUANG XUÂN   LUẬT THƯƠNG MAI
TS. BÙI QUANG XUÂN   LUẬT THƯƠNG MAI
TS. BÙI QUANG XUÂN   LUẬT THƯƠNG MAI
TS. BÙI QUANG XUÂN   LUẬT THƯƠNG MAI
TS. BÙI QUANG XUÂN   LUẬT THƯƠNG MAI
TS. BÙI QUANG XUÂN   LUẬT THƯƠNG MAI
TS. BÙI QUANG XUÂN   LUẬT THƯƠNG MAI
TS. BÙI QUANG XUÂN   LUẬT THƯƠNG MAI
TS. BÙI QUANG XUÂN   LUẬT THƯƠNG MAI
TS. BÙI QUANG XUÂN   LUẬT THƯƠNG MAI
TS. BÙI QUANG XUÂN   LUẬT THƯƠNG MAI
TS. BÙI QUANG XUÂN   LUẬT THƯƠNG MAI
TS. BÙI QUANG XUÂN   LUẬT THƯƠNG MAI
TS. BÙI QUANG XUÂN   LUẬT THƯƠNG MAI
TS. BÙI QUANG XUÂN   LUẬT THƯƠNG MAI
TS. BÙI QUANG XUÂN   LUẬT THƯƠNG MAI
TS. BÙI QUANG XUÂN   LUẬT THƯƠNG MAI
TS. BÙI QUANG XUÂN   LUẬT THƯƠNG MAI
TS. BÙI QUANG XUÂN   LUẬT THƯƠNG MAI
TS. BÙI QUANG XUÂN   LUẬT THƯƠNG MAI
TS. BÙI QUANG XUÂN   LUẬT THƯƠNG MAI
TS. BÙI QUANG XUÂN   LUẬT THƯƠNG MAI
TS. BÙI QUANG XUÂN   LUẬT THƯƠNG MAI
TS. BÙI QUANG XUÂN   LUẬT THƯƠNG MAI
TS. BÙI QUANG XUÂN   LUẬT THƯƠNG MAI
TS. BÙI QUANG XUÂN   LUẬT THƯƠNG MAI
TS. BÙI QUANG XUÂN   LUẬT THƯƠNG MAI
TS. BÙI QUANG XUÂN   LUẬT THƯƠNG MAI

More Related Content

What's hot

Bai tap bs luat ttds
Bai tap bs luat ttdsBai tap bs luat ttds
Bai tap bs luat ttds
Hoàng Nguyễn
 
Bản hợp đồng mua bán pallet
Bản hợp đồng mua bán palletBản hợp đồng mua bán pallet
Bản hợp đồng mua bán pallet
Pallet
 
Thuyết tình pháp luật đầy đủ
Thuyết tình pháp luật đầy đủThuyết tình pháp luật đầy đủ
Thuyết tình pháp luật đầy đủasakura_yoh
 
Thuyết tình pháp luật
Thuyết tình pháp luậtThuyết tình pháp luật
Thuyết tình pháp luậtasakura_yoh
 
Câu hỏi và đáp án tình huống (1)
Câu hỏi và đáp án tình huống (1)Câu hỏi và đáp án tình huống (1)
Câu hỏi và đáp án tình huống (1)Học Huỳnh Bá
 
Một số câu hỏi đúng sai về luật thương mại
Một số câu hỏi đúng sai về luật thương mạiMột số câu hỏi đúng sai về luật thương mại
Một số câu hỏi đúng sai về luật thương mại
Hung Nguyen
 
Ho so yeu cau cong chung co nhung loai giay to gi
Ho so  yeu cau cong chung co nhung loai giay to giHo so  yeu cau cong chung co nhung loai giay to gi
Ho so yeu cau cong chung co nhung loai giay to giAmy Lilly
 
Luật doanh nghiệp - Phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh
Luật doanh nghiệp - Phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanhLuật doanh nghiệp - Phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh
Luật doanh nghiệp - Phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh
duyenduyenngusi
 
Tutruyen siralex chuong6
Tutruyen siralex chuong6Tutruyen siralex chuong6
Tutruyen siralex chuong6WWW ITcafe.Vn
 
Mẫu hợp đồng dây chuyền nước khoáng công ty Việt An
Mẫu hợp đồng dây chuyền nước khoáng công ty Việt AnMẫu hợp đồng dây chuyền nước khoáng công ty Việt An
Mẫu hợp đồng dây chuyền nước khoáng công ty Việt An
Lọc nước Việt An
 
Hop dong chuyen nhuong von
Hop dong chuyen nhuong vonHop dong chuyen nhuong von
Hop dong chuyen nhuong von
ThaoNguyenXanh2
 
Mẫu hợp đồng mua bán Dây chuyền đá viên
Mẫu hợp đồng mua bán Dây chuyền đá viênMẫu hợp đồng mua bán Dây chuyền đá viên
Mẫu hợp đồng mua bán Dây chuyền đá viên
Lọc nước Việt An
 
Câu hỏi tình huống và đáp án môn thủ tục hành chính
Câu hỏi tình huống và đáp án môn thủ tục hành chínhCâu hỏi tình huống và đáp án môn thủ tục hành chính
Câu hỏi tình huống và đáp án môn thủ tục hành chínhHọc Huỳnh Bá
 
Biplkt1 111024133519-phpapp01
Biplkt1 111024133519-phpapp01Biplkt1 111024133519-phpapp01
Biplkt1 111024133519-phpapp01
Anh Lâm
 

What's hot (18)

Bai tap bs luat ttds
Bai tap bs luat ttdsBai tap bs luat ttds
Bai tap bs luat ttds
 
Hdpp
HdppHdpp
Hdpp
 
Hop dong-mua-ban-xe
Hop dong-mua-ban-xeHop dong-mua-ban-xe
Hop dong-mua-ban-xe
 
Hdtv
HdtvHdtv
Hdtv
 
Bản hợp đồng mua bán pallet
Bản hợp đồng mua bán palletBản hợp đồng mua bán pallet
Bản hợp đồng mua bán pallet
 
Thuyết tình pháp luật đầy đủ
Thuyết tình pháp luật đầy đủThuyết tình pháp luật đầy đủ
Thuyết tình pháp luật đầy đủ
 
Thuyết tình pháp luật
Thuyết tình pháp luậtThuyết tình pháp luật
Thuyết tình pháp luật
 
Câu hỏi và đáp án tình huống (1)
Câu hỏi và đáp án tình huống (1)Câu hỏi và đáp án tình huống (1)
Câu hỏi và đáp án tình huống (1)
 
Một số câu hỏi đúng sai về luật thương mại
Một số câu hỏi đúng sai về luật thương mạiMột số câu hỏi đúng sai về luật thương mại
Một số câu hỏi đúng sai về luật thương mại
 
Ho so yeu cau cong chung co nhung loai giay to gi
Ho so  yeu cau cong chung co nhung loai giay to giHo so  yeu cau cong chung co nhung loai giay to gi
Ho so yeu cau cong chung co nhung loai giay to gi
 
Luật doanh nghiệp - Phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh
Luật doanh nghiệp - Phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanhLuật doanh nghiệp - Phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh
Luật doanh nghiệp - Phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh
 
Tutruyen siralex chuong6
Tutruyen siralex chuong6Tutruyen siralex chuong6
Tutruyen siralex chuong6
 
Mẫu hợp đồng dây chuyền nước khoáng công ty Việt An
Mẫu hợp đồng dây chuyền nước khoáng công ty Việt AnMẫu hợp đồng dây chuyền nước khoáng công ty Việt An
Mẫu hợp đồng dây chuyền nước khoáng công ty Việt An
 
Hop dong chuyen nhuong von
Hop dong chuyen nhuong vonHop dong chuyen nhuong von
Hop dong chuyen nhuong von
 
Mẫu hợp đồng mua bán Dây chuyền đá viên
Mẫu hợp đồng mua bán Dây chuyền đá viênMẫu hợp đồng mua bán Dây chuyền đá viên
Mẫu hợp đồng mua bán Dây chuyền đá viên
 
Mẫu hợp đồng xây dựng phần mềm
Mẫu hợp đồng xây dựng phần mềmMẫu hợp đồng xây dựng phần mềm
Mẫu hợp đồng xây dựng phần mềm
 
Câu hỏi tình huống và đáp án môn thủ tục hành chính
Câu hỏi tình huống và đáp án môn thủ tục hành chínhCâu hỏi tình huống và đáp án môn thủ tục hành chính
Câu hỏi tình huống và đáp án môn thủ tục hành chính
 
Biplkt1 111024133519-phpapp01
Biplkt1 111024133519-phpapp01Biplkt1 111024133519-phpapp01
Biplkt1 111024133519-phpapp01
 

Similar to TS. BÙI QUANG XUÂN LUẬT THƯƠNG MAI

m.pdf
m.pdfm.pdf
m.pdf
anhvoi
 
Tình huống giao hàng không thể sử dụng được
Tình huống giao hàng không thể sử dụng được Tình huống giao hàng không thể sử dụng được
Tình huống giao hàng không thể sử dụng được
Luyến Hoàng
 
Thực trạng kinh doanh xuất khẩu hạt điều nhân của công ty Thái Gia Sơn.docx
Thực trạng kinh doanh xuất khẩu hạt điều nhân của công ty Thái Gia Sơn.docxThực trạng kinh doanh xuất khẩu hạt điều nhân của công ty Thái Gia Sơn.docx
Thực trạng kinh doanh xuất khẩu hạt điều nhân của công ty Thái Gia Sơn.docx
💖Nhận Làm Đề Tài Trọn Gói 💖 Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149
 
Tailieu.vncty.com rui-ro-trong-thanh-toan-doi-voi-hang-xua
Tailieu.vncty.com   rui-ro-trong-thanh-toan-doi-voi-hang-xuaTailieu.vncty.com   rui-ro-trong-thanh-toan-doi-voi-hang-xua
Tailieu.vncty.com rui-ro-trong-thanh-toan-doi-voi-hang-xua
Trần Đức Anh
 
Hop dong-kinh-te-may-do-dong-phuc-cong-so
Hop dong-kinh-te-may-do-dong-phuc-cong-soHop dong-kinh-te-may-do-dong-phuc-cong-so
Hop dong-kinh-te-may-do-dong-phuc-cong-so
VanBanMuaBanNhanh
 
HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ DỊCH VỤ ĐIỆN THOẠI CỦA FPT
HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ DỊCH VỤ ĐIỆN THOẠI CỦA FPTHỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ DỊCH VỤ ĐIỆN THOẠI CỦA FPT
HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ DỊCH VỤ ĐIỆN THOẠI CỦA FPT
FTI
 
Môn thi Nghiệp Vụ Ngoại Thương - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ Nghiệp vụ khai...
Môn thi Nghiệp Vụ Ngoại Thương - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ Nghiệp vụ khai...Môn thi Nghiệp Vụ Ngoại Thương - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ Nghiệp vụ khai...
Môn thi Nghiệp Vụ Ngoại Thương - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ Nghiệp vụ khai...
Doan Tran Ngocvu
 
Môn thi Phần bài tập Nghiệp Vụ Ngoại Thương - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ N...
Môn thi Phần bài tập Nghiệp Vụ Ngoại Thương - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ N...Môn thi Phần bài tập Nghiệp Vụ Ngoại Thương - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ N...
Môn thi Phần bài tập Nghiệp Vụ Ngoại Thương - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ N...
CÔNG TY TNHH MTV XUẤT NHẬP KHẨU ĐÀM VIỆT
 
Cơ sở lý luận pháp lý về giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa điểm...
Cơ sở lý luận pháp lý về giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa điểm...Cơ sở lý luận pháp lý về giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa điểm...
Cơ sở lý luận pháp lý về giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa điểm...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Thủ tục khởi kiện đòi lại tài sản trong thỏa thuận hợp tác kinh doanh
Thủ tục khởi kiện đòi lại tài sản trong thỏa thuận hợp tác kinh doanhThủ tục khởi kiện đòi lại tài sản trong thỏa thuận hợp tác kinh doanh
Thủ tục khởi kiện đòi lại tài sản trong thỏa thuận hợp tác kinh doanh
Luật Sư Tư Vấn Pháp Luật - Phan Mạnh Thăng
 
slide-chuong-1.pptGiáo trình giao dịch thương mại quốc tế chương 1
slide-chuong-1.pptGiáo trình giao dịch thương mại quốc tế chương 1slide-chuong-1.pptGiáo trình giao dịch thương mại quốc tế chương 1
slide-chuong-1.pptGiáo trình giao dịch thương mại quốc tế chương 1
MaiPhng705928
 
Các phương thức thanh toán XNK, rủi ro và giải pháp phòng ngừa
Các phương thức thanh toán XNK, rủi ro và giải pháp phòng ngừaCác phương thức thanh toán XNK, rủi ro và giải pháp phòng ngừa
Các phương thức thanh toán XNK, rủi ro và giải pháp phòng ngừa
CÔNG TY TNHH MTV XUẤT NHẬP KHẨU ĐÀM VIỆT
 
Quyền khởi kiện đối với hàng hóa bị hỏng do đóng gói sai quy cách
Quyền khởi kiện đối với hàng hóa bị hỏng do đóng gói sai quy cáchQuyền khởi kiện đối với hàng hóa bị hỏng do đóng gói sai quy cách
Quyền khởi kiện đối với hàng hóa bị hỏng do đóng gói sai quy cách
Công Ty Luật Long Phan PMT: Dịch Vụ Luật Sư, Tư Vấn Pháp Luật HCM
 
BÀI TẬP TRỊ GIÁ HẢI QUAN
BÀI TẬP TRỊ GIÁ HẢI QUANBÀI TẬP TRỊ GIÁ HẢI QUAN
BÀI TẬP TRỊ GIÁ HẢI QUAN
Goldtrans Joint Stock Company
 
Môn thi BÀI TẬP VỀ TRỊ GIÁ HẢI QUAN - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ Nghiệp vụ...
Môn thi BÀI TẬP VỀ TRỊ GIÁ HẢI QUAN - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ Nghiệp vụ...Môn thi BÀI TẬP VỀ TRỊ GIÁ HẢI QUAN - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ Nghiệp vụ...
Môn thi BÀI TẬP VỀ TRỊ GIÁ HẢI QUAN - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ Nghiệp vụ...
CÔNG TY TNHH MTV XUẤT NHẬP KHẨU ĐÀM VIỆT
 
Hop dong tu bao quan tu thi, xe nang hygeco
Hop dong tu bao quan tu thi, xe nang hygecoHop dong tu bao quan tu thi, xe nang hygeco
Hop dong tu bao quan tu thi, xe nang hygeco
hophamed
 
Hop dong tu bao quan tu thi, xe nang hygeco
Hop dong tu bao quan tu thi, xe nang hygecoHop dong tu bao quan tu thi, xe nang hygeco
Hop dong tu bao quan tu thi, xe nang hygecohophamed
 
2 tracnghiemthanhtoanquocte 021
2 tracnghiemthanhtoanquocte 0212 tracnghiemthanhtoanquocte 021
2 tracnghiemthanhtoanquocte 021Bichtram Nguyen
 
Baitaphopdong(2)
Baitaphopdong(2)Baitaphopdong(2)
Baitaphopdong(2)
hatuan123
 

Similar to TS. BÙI QUANG XUÂN LUẬT THƯƠNG MAI (20)

m.pdf
m.pdfm.pdf
m.pdf
 
Tình huống giao hàng không thể sử dụng được
Tình huống giao hàng không thể sử dụng được Tình huống giao hàng không thể sử dụng được
Tình huống giao hàng không thể sử dụng được
 
Thực trạng kinh doanh xuất khẩu hạt điều nhân của công ty Thái Gia Sơn.docx
Thực trạng kinh doanh xuất khẩu hạt điều nhân của công ty Thái Gia Sơn.docxThực trạng kinh doanh xuất khẩu hạt điều nhân của công ty Thái Gia Sơn.docx
Thực trạng kinh doanh xuất khẩu hạt điều nhân của công ty Thái Gia Sơn.docx
 
Tailieu.vncty.com rui-ro-trong-thanh-toan-doi-voi-hang-xua
Tailieu.vncty.com   rui-ro-trong-thanh-toan-doi-voi-hang-xuaTailieu.vncty.com   rui-ro-trong-thanh-toan-doi-voi-hang-xua
Tailieu.vncty.com rui-ro-trong-thanh-toan-doi-voi-hang-xua
 
Hop dong-kinh-te-may-do-dong-phuc-cong-so
Hop dong-kinh-te-may-do-dong-phuc-cong-soHop dong-kinh-te-may-do-dong-phuc-cong-so
Hop dong-kinh-te-may-do-dong-phuc-cong-so
 
HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ DỊCH VỤ ĐIỆN THOẠI CỦA FPT
HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ DỊCH VỤ ĐIỆN THOẠI CỦA FPTHỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ DỊCH VỤ ĐIỆN THOẠI CỦA FPT
HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ DỊCH VỤ ĐIỆN THOẠI CỦA FPT
 
Môn thi Nghiệp Vụ Ngoại Thương - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ Nghiệp vụ khai...
Môn thi Nghiệp Vụ Ngoại Thương - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ Nghiệp vụ khai...Môn thi Nghiệp Vụ Ngoại Thương - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ Nghiệp vụ khai...
Môn thi Nghiệp Vụ Ngoại Thương - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ Nghiệp vụ khai...
 
Môn thi Phần bài tập Nghiệp Vụ Ngoại Thương - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ N...
Môn thi Phần bài tập Nghiệp Vụ Ngoại Thương - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ N...Môn thi Phần bài tập Nghiệp Vụ Ngoại Thương - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ N...
Môn thi Phần bài tập Nghiệp Vụ Ngoại Thương - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ N...
 
Hop dong-moi-gioi-thuong-mai 2
Hop dong-moi-gioi-thuong-mai 2Hop dong-moi-gioi-thuong-mai 2
Hop dong-moi-gioi-thuong-mai 2
 
Cơ sở lý luận pháp lý về giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa điểm...
Cơ sở lý luận pháp lý về giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa điểm...Cơ sở lý luận pháp lý về giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa điểm...
Cơ sở lý luận pháp lý về giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa điểm...
 
Thủ tục khởi kiện đòi lại tài sản trong thỏa thuận hợp tác kinh doanh
Thủ tục khởi kiện đòi lại tài sản trong thỏa thuận hợp tác kinh doanhThủ tục khởi kiện đòi lại tài sản trong thỏa thuận hợp tác kinh doanh
Thủ tục khởi kiện đòi lại tài sản trong thỏa thuận hợp tác kinh doanh
 
slide-chuong-1.pptGiáo trình giao dịch thương mại quốc tế chương 1
slide-chuong-1.pptGiáo trình giao dịch thương mại quốc tế chương 1slide-chuong-1.pptGiáo trình giao dịch thương mại quốc tế chương 1
slide-chuong-1.pptGiáo trình giao dịch thương mại quốc tế chương 1
 
Các phương thức thanh toán XNK, rủi ro và giải pháp phòng ngừa
Các phương thức thanh toán XNK, rủi ro và giải pháp phòng ngừaCác phương thức thanh toán XNK, rủi ro và giải pháp phòng ngừa
Các phương thức thanh toán XNK, rủi ro và giải pháp phòng ngừa
 
Quyền khởi kiện đối với hàng hóa bị hỏng do đóng gói sai quy cách
Quyền khởi kiện đối với hàng hóa bị hỏng do đóng gói sai quy cáchQuyền khởi kiện đối với hàng hóa bị hỏng do đóng gói sai quy cách
Quyền khởi kiện đối với hàng hóa bị hỏng do đóng gói sai quy cách
 
BÀI TẬP TRỊ GIÁ HẢI QUAN
BÀI TẬP TRỊ GIÁ HẢI QUANBÀI TẬP TRỊ GIÁ HẢI QUAN
BÀI TẬP TRỊ GIÁ HẢI QUAN
 
Môn thi BÀI TẬP VỀ TRỊ GIÁ HẢI QUAN - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ Nghiệp vụ...
Môn thi BÀI TẬP VỀ TRỊ GIÁ HẢI QUAN - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ Nghiệp vụ...Môn thi BÀI TẬP VỀ TRỊ GIÁ HẢI QUAN - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ Nghiệp vụ...
Môn thi BÀI TẬP VỀ TRỊ GIÁ HẢI QUAN - Tài liệu ôn thi cấp Chứng chỉ Nghiệp vụ...
 
Hop dong tu bao quan tu thi, xe nang hygeco
Hop dong tu bao quan tu thi, xe nang hygecoHop dong tu bao quan tu thi, xe nang hygeco
Hop dong tu bao quan tu thi, xe nang hygeco
 
Hop dong tu bao quan tu thi, xe nang hygeco
Hop dong tu bao quan tu thi, xe nang hygecoHop dong tu bao quan tu thi, xe nang hygeco
Hop dong tu bao quan tu thi, xe nang hygeco
 
2 tracnghiemthanhtoanquocte 021
2 tracnghiemthanhtoanquocte 0212 tracnghiemthanhtoanquocte 021
2 tracnghiemthanhtoanquocte 021
 
Baitaphopdong(2)
Baitaphopdong(2)Baitaphopdong(2)
Baitaphopdong(2)
 

More from Bùi Quang Xuân

HOINGHI DANG VIEN 213 KP 3.docx
HOINGHI DANG VIEN 213 KP 3.docxHOINGHI DANG VIEN 213 KP 3.docx
HOINGHI DANG VIEN 213 KP 3.docx
Bùi Quang Xuân
 
BAOCAO ĐANGVIEN 213.docx
BAOCAO ĐANGVIEN 213.docxBAOCAO ĐANGVIEN 213.docx
BAOCAO ĐANGVIEN 213.docx
Bùi Quang Xuân
 
HOINGHI DANG VIEN 213 KP 3.docx
HOINGHI DANG VIEN 213 KP 3.docxHOINGHI DANG VIEN 213 KP 3.docx
HOINGHI DANG VIEN 213 KP 3.docx
Bùi Quang Xuân
 
VH CÁC DANTOC.pdf. TS BÙI QUANG XUÂN
VH CÁC DANTOC.pdf. TS BÙI QUANG XUÂNVH CÁC DANTOC.pdf. TS BÙI QUANG XUÂN
VH CÁC DANTOC.pdf. TS BÙI QUANG XUÂN
Bùi Quang Xuân
 
TS. BÙI QUANG XUÂN KINH DOANH QUÔC TẾ .pdf
TS. BÙI QUANG XUÂN KINH DOANH QUÔC TẾ .pdfTS. BÙI QUANG XUÂN KINH DOANH QUÔC TẾ .pdf
TS. BÙI QUANG XUÂN KINH DOANH QUÔC TẾ .pdf
Bùi Quang Xuân
 
TS. BÙI QUANG XUÂN - KINH DOANH QUỐC TẾ .pdf
TS. BÙI QUANG XUÂN - KINH DOANH QUỐC TẾ .pdfTS. BÙI QUANG XUÂN - KINH DOANH QUỐC TẾ .pdf
TS. BÙI QUANG XUÂN - KINH DOANH QUỐC TẾ .pdf
Bùi Quang Xuân
 
TS. BÙI QUANG XUÂN - VĂN HOÁ CÔNG SỞ .docx
TS. BÙI QUANG XUÂN - VĂN HOÁ CÔNG SỞ .docxTS. BÙI QUANG XUÂN - VĂN HOÁ CÔNG SỞ .docx
TS. BÙI QUANG XUÂN - VĂN HOÁ CÔNG SỞ .docx
Bùi Quang Xuân
 
BÙI QUANG XUÂN 3. QUẢN LÝ CÔNG TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN.docx
BÙI QUANG XUÂN   3. QUẢN LÝ CÔNG TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN.docxBÙI QUANG XUÂN   3. QUẢN LÝ CÔNG TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN.docx
BÙI QUANG XUÂN 3. QUẢN LÝ CÔNG TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN.docx
Bùi Quang Xuân
 
TS. BÙI QUANG XUÂN - PHÁP LUẬT TRONG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC .docx
TS. BÙI QUANG XUÂN   -  PHÁP LUẬT TRONG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC .docxTS. BÙI QUANG XUÂN   -  PHÁP LUẬT TRONG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC .docx
TS. BÙI QUANG XUÂN - PHÁP LUẬT TRONG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC .docx
Bùi Quang Xuân
 
TS. BÙI QUANG XUÂN - NHANUOC.docx
TS. BÙI QUANG XUÂN  -  NHANUOC.docxTS. BÙI QUANG XUÂN  -  NHANUOC.docx
TS. BÙI QUANG XUÂN - NHANUOC.docx
Bùi Quang Xuân
 
TS. BÙI QUANG XUÂN - KỸ NĂNG QUẢN LÝ THÔNG TIN VÀ BẢO ĐẢM AN TOÀN THÔNG TI...
TS. BÙI QUANG XUÂN  -   KỸ NĂNG QUẢN LÝ THÔNG TIN VÀ BẢO ĐẢM AN TOÀN THÔNG TI...TS. BÙI QUANG XUÂN  -   KỸ NĂNG QUẢN LÝ THÔNG TIN VÀ BẢO ĐẢM AN TOÀN THÔNG TI...
TS. BÙI QUANG XUÂN - KỸ NĂNG QUẢN LÝ THÔNG TIN VÀ BẢO ĐẢM AN TOÀN THÔNG TI...
Bùi Quang Xuân
 
TS. BÙI QUANG XUÂN. KỸ NĂNG XÂY DỰNG BÁO CÁO TỔNG HỢP.pptx
TS. BÙI QUANG XUÂN.     KỸ NĂNG XÂY DỰNG BÁO CÁO TỔNG HỢP.pptxTS. BÙI QUANG XUÂN.     KỸ NĂNG XÂY DỰNG BÁO CÁO TỔNG HỢP.pptx
TS. BÙI QUANG XUÂN. KỸ NĂNG XÂY DỰNG BÁO CÁO TỔNG HỢP.pptx
Bùi Quang Xuân
 
TS. BÙI QUANG XUÂN. HÔN NHÂN & GIA ĐÌNH GX HOABINH.pptx
TS. BÙI QUANG XUÂN. HÔN NHÂN & GIA ĐÌNH  GX HOABINH.pptxTS. BÙI QUANG XUÂN. HÔN NHÂN & GIA ĐÌNH  GX HOABINH.pptx
TS. BÙI QUANG XUÂN. HÔN NHÂN & GIA ĐÌNH GX HOABINH.pptx
Bùi Quang Xuân
 
TS. BÙI QUANG XUÂN. XÂY DỰNG HÌNH MẪU THANH NIÊN VỚI TIÊU CHÍ “TÂM TRONG” TH...
TS. BÙI QUANG XUÂN.  XÂY DỰNG HÌNH MẪU THANH NIÊN VỚI TIÊU CHÍ “TÂM TRONG” TH...TS. BÙI QUANG XUÂN.  XÂY DỰNG HÌNH MẪU THANH NIÊN VỚI TIÊU CHÍ “TÂM TRONG” TH...
TS. BÙI QUANG XUÂN. XÂY DỰNG HÌNH MẪU THANH NIÊN VỚI TIÊU CHÍ “TÂM TRONG” TH...
Bùi Quang Xuân
 
TS. BÙI QUANG XUÂN- CHIÊN LƯỢC PHÁT TRIỂN THANH NIÊN VIỆT NAM THANHNIEN.pptx
TS. BÙI QUANG XUÂN-  CHIÊN LƯỢC PHÁT TRIỂN THANH NIÊN VIỆT NAM  THANHNIEN.pptxTS. BÙI QUANG XUÂN-  CHIÊN LƯỢC PHÁT TRIỂN THANH NIÊN VIỆT NAM  THANHNIEN.pptx
TS. BÙI QUANG XUÂN- CHIÊN LƯỢC PHÁT TRIỂN THANH NIÊN VIỆT NAM THANHNIEN.pptx
Bùi Quang Xuân
 
tS. BÙI QUANG XUÂN LUAT THANHNIEN.pptx
tS. BÙI QUANG XUÂN    LUAT THANHNIEN.pptxtS. BÙI QUANG XUÂN    LUAT THANHNIEN.pptx
tS. BÙI QUANG XUÂN LUAT THANHNIEN.pptx
Bùi Quang Xuân
 
TS. BÙI QUANG XUÂN QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN
TS. BÙI QUANG XUÂN      QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂNTS. BÙI QUANG XUÂN      QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN
TS. BÙI QUANG XUÂN QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN
Bùi Quang Xuân
 
BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ & NHÀ QUẢN TRI. TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ & NHÀ QUẢN TRI.  TS. BÙI QUANG XUÂNBÀI GIẢNG QUẢN TRỊ & NHÀ QUẢN TRI.  TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ & NHÀ QUẢN TRI. TS. BÙI QUANG XUÂN
Bùi Quang Xuân
 
TS. BÙI QUANG XUÂN - MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC
TS. BÙI QUANG XUÂN - MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC  TS. BÙI QUANG XUÂN - MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC
TS. BÙI QUANG XUÂN - MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC
Bùi Quang Xuân
 
TS. BÙI QUANG XUÂN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO
TS. BÙI QUANG XUÂN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO TS. BÙI QUANG XUÂN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO
TS. BÙI QUANG XUÂN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO
Bùi Quang Xuân
 

More from Bùi Quang Xuân (20)

HOINGHI DANG VIEN 213 KP 3.docx
HOINGHI DANG VIEN 213 KP 3.docxHOINGHI DANG VIEN 213 KP 3.docx
HOINGHI DANG VIEN 213 KP 3.docx
 
BAOCAO ĐANGVIEN 213.docx
BAOCAO ĐANGVIEN 213.docxBAOCAO ĐANGVIEN 213.docx
BAOCAO ĐANGVIEN 213.docx
 
HOINGHI DANG VIEN 213 KP 3.docx
HOINGHI DANG VIEN 213 KP 3.docxHOINGHI DANG VIEN 213 KP 3.docx
HOINGHI DANG VIEN 213 KP 3.docx
 
VH CÁC DANTOC.pdf. TS BÙI QUANG XUÂN
VH CÁC DANTOC.pdf. TS BÙI QUANG XUÂNVH CÁC DANTOC.pdf. TS BÙI QUANG XUÂN
VH CÁC DANTOC.pdf. TS BÙI QUANG XUÂN
 
TS. BÙI QUANG XUÂN KINH DOANH QUÔC TẾ .pdf
TS. BÙI QUANG XUÂN KINH DOANH QUÔC TẾ .pdfTS. BÙI QUANG XUÂN KINH DOANH QUÔC TẾ .pdf
TS. BÙI QUANG XUÂN KINH DOANH QUÔC TẾ .pdf
 
TS. BÙI QUANG XUÂN - KINH DOANH QUỐC TẾ .pdf
TS. BÙI QUANG XUÂN - KINH DOANH QUỐC TẾ .pdfTS. BÙI QUANG XUÂN - KINH DOANH QUỐC TẾ .pdf
TS. BÙI QUANG XUÂN - KINH DOANH QUỐC TẾ .pdf
 
TS. BÙI QUANG XUÂN - VĂN HOÁ CÔNG SỞ .docx
TS. BÙI QUANG XUÂN - VĂN HOÁ CÔNG SỞ .docxTS. BÙI QUANG XUÂN - VĂN HOÁ CÔNG SỞ .docx
TS. BÙI QUANG XUÂN - VĂN HOÁ CÔNG SỞ .docx
 
BÙI QUANG XUÂN 3. QUẢN LÝ CÔNG TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN.docx
BÙI QUANG XUÂN   3. QUẢN LÝ CÔNG TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN.docxBÙI QUANG XUÂN   3. QUẢN LÝ CÔNG TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN.docx
BÙI QUANG XUÂN 3. QUẢN LÝ CÔNG TRONG XU THẾ PHÁT TRIỂN.docx
 
TS. BÙI QUANG XUÂN - PHÁP LUẬT TRONG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC .docx
TS. BÙI QUANG XUÂN   -  PHÁP LUẬT TRONG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC .docxTS. BÙI QUANG XUÂN   -  PHÁP LUẬT TRONG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC .docx
TS. BÙI QUANG XUÂN - PHÁP LUẬT TRONG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC .docx
 
TS. BÙI QUANG XUÂN - NHANUOC.docx
TS. BÙI QUANG XUÂN  -  NHANUOC.docxTS. BÙI QUANG XUÂN  -  NHANUOC.docx
TS. BÙI QUANG XUÂN - NHANUOC.docx
 
TS. BÙI QUANG XUÂN - KỸ NĂNG QUẢN LÝ THÔNG TIN VÀ BẢO ĐẢM AN TOÀN THÔNG TI...
TS. BÙI QUANG XUÂN  -   KỸ NĂNG QUẢN LÝ THÔNG TIN VÀ BẢO ĐẢM AN TOÀN THÔNG TI...TS. BÙI QUANG XUÂN  -   KỸ NĂNG QUẢN LÝ THÔNG TIN VÀ BẢO ĐẢM AN TOÀN THÔNG TI...
TS. BÙI QUANG XUÂN - KỸ NĂNG QUẢN LÝ THÔNG TIN VÀ BẢO ĐẢM AN TOÀN THÔNG TI...
 
TS. BÙI QUANG XUÂN. KỸ NĂNG XÂY DỰNG BÁO CÁO TỔNG HỢP.pptx
TS. BÙI QUANG XUÂN.     KỸ NĂNG XÂY DỰNG BÁO CÁO TỔNG HỢP.pptxTS. BÙI QUANG XUÂN.     KỸ NĂNG XÂY DỰNG BÁO CÁO TỔNG HỢP.pptx
TS. BÙI QUANG XUÂN. KỸ NĂNG XÂY DỰNG BÁO CÁO TỔNG HỢP.pptx
 
TS. BÙI QUANG XUÂN. HÔN NHÂN & GIA ĐÌNH GX HOABINH.pptx
TS. BÙI QUANG XUÂN. HÔN NHÂN & GIA ĐÌNH  GX HOABINH.pptxTS. BÙI QUANG XUÂN. HÔN NHÂN & GIA ĐÌNH  GX HOABINH.pptx
TS. BÙI QUANG XUÂN. HÔN NHÂN & GIA ĐÌNH GX HOABINH.pptx
 
TS. BÙI QUANG XUÂN. XÂY DỰNG HÌNH MẪU THANH NIÊN VỚI TIÊU CHÍ “TÂM TRONG” TH...
TS. BÙI QUANG XUÂN.  XÂY DỰNG HÌNH MẪU THANH NIÊN VỚI TIÊU CHÍ “TÂM TRONG” TH...TS. BÙI QUANG XUÂN.  XÂY DỰNG HÌNH MẪU THANH NIÊN VỚI TIÊU CHÍ “TÂM TRONG” TH...
TS. BÙI QUANG XUÂN. XÂY DỰNG HÌNH MẪU THANH NIÊN VỚI TIÊU CHÍ “TÂM TRONG” TH...
 
TS. BÙI QUANG XUÂN- CHIÊN LƯỢC PHÁT TRIỂN THANH NIÊN VIỆT NAM THANHNIEN.pptx
TS. BÙI QUANG XUÂN-  CHIÊN LƯỢC PHÁT TRIỂN THANH NIÊN VIỆT NAM  THANHNIEN.pptxTS. BÙI QUANG XUÂN-  CHIÊN LƯỢC PHÁT TRIỂN THANH NIÊN VIỆT NAM  THANHNIEN.pptx
TS. BÙI QUANG XUÂN- CHIÊN LƯỢC PHÁT TRIỂN THANH NIÊN VIỆT NAM THANHNIEN.pptx
 
tS. BÙI QUANG XUÂN LUAT THANHNIEN.pptx
tS. BÙI QUANG XUÂN    LUAT THANHNIEN.pptxtS. BÙI QUANG XUÂN    LUAT THANHNIEN.pptx
tS. BÙI QUANG XUÂN LUAT THANHNIEN.pptx
 
TS. BÙI QUANG XUÂN QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN
TS. BÙI QUANG XUÂN      QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂNTS. BÙI QUANG XUÂN      QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN
TS. BÙI QUANG XUÂN QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN
 
BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ & NHÀ QUẢN TRI. TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ & NHÀ QUẢN TRI.  TS. BÙI QUANG XUÂNBÀI GIẢNG QUẢN TRỊ & NHÀ QUẢN TRI.  TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ & NHÀ QUẢN TRI. TS. BÙI QUANG XUÂN
 
TS. BÙI QUANG XUÂN - MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC
TS. BÙI QUANG XUÂN - MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC  TS. BÙI QUANG XUÂN - MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC
TS. BÙI QUANG XUÂN - MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC
 
TS. BÙI QUANG XUÂN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO
TS. BÙI QUANG XUÂN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO TS. BÙI QUANG XUÂN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO
TS. BÙI QUANG XUÂN NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO
 

Recently uploaded

Chương 2- LSĐ historyyyyyyyyyyyyy-2023.ppt
Chương 2- LSĐ historyyyyyyyyyyyyy-2023.pptChương 2- LSĐ historyyyyyyyyyyyyy-2023.ppt
Chương 2- LSĐ historyyyyyyyyyyyyy-2023.ppt
AnhNguyenLeTram
 
Báo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VÀ DỊCH VỤ HÙNG ANH
Báo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VÀ DỊCH VỤ HÙNG ANHBáo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VÀ DỊCH VỤ HÙNG ANH
Báo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VÀ DỊCH VỤ HÙNG ANH
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...
Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...
Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường xung quanh khu vự...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường xung quanh khu vự...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường xung quanh khu vự...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường xung quanh khu vự...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tr...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tr...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tr...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tr...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Đào tạo, Triển khai dịch vụ Công nghệ th...
Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Đào tạo, Triển khai dịch vụ Công nghệ th...Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Đào tạo, Triển khai dịch vụ Công nghệ th...
Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Đào tạo, Triển khai dịch vụ Công nghệ th...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
BÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN KỸ NĂNG THỰC HÀNH NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP
BÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN KỸ NĂNG THỰC HÀNH NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆPBÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN KỸ NĂNG THỰC HÀNH NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP
BÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN KỸ NĂNG THỰC HÀNH NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Recently uploaded (7)

Chương 2- LSĐ historyyyyyyyyyyyyy-2023.ppt
Chương 2- LSĐ historyyyyyyyyyyyyy-2023.pptChương 2- LSĐ historyyyyyyyyyyyyy-2023.ppt
Chương 2- LSĐ historyyyyyyyyyyyyy-2023.ppt
 
Báo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VÀ DỊCH VỤ HÙNG ANH
Báo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VÀ DỊCH VỤ HÙNG ANHBáo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VÀ DỊCH VỤ HÙNG ANH
Báo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VÀ DỊCH VỤ HÙNG ANH
 
Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...
Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...
Bài tiêu luận Xây dựng tài liệu kỹ thuật cho mã hàng áo Jacket 2 lớp và áo Ve...
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường xung quanh khu vự...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường xung quanh khu vự...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường xung quanh khu vự...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường xung quanh khu vự...
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tr...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tr...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tr...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tr...
 
Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Đào tạo, Triển khai dịch vụ Công nghệ th...
Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Đào tạo, Triển khai dịch vụ Công nghệ th...Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Đào tạo, Triển khai dịch vụ Công nghệ th...
Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Đào tạo, Triển khai dịch vụ Công nghệ th...
 
BÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN KỸ NĂNG THỰC HÀNH NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP
BÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN KỸ NĂNG THỰC HÀNH NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆPBÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN KỸ NĂNG THỰC HÀNH NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP
BÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN KỸ NĂNG THỰC HÀNH NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP
 

TS. BÙI QUANG XUÂN LUẬT THƯƠNG MAI

  • 1. MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI TS. BÙI QUANG XUÂN 1 ÔN TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI TS. BÙI QUANG XUÂN Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đíchsinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đíchsinh lợi khác. Hoạt động thương mại được định nghĩa theo luật thương mại chỉ tập trung vào các hoạt động kinh doanh trong 2 khâu lưu thông và dịch vụ, không bao hàm khâu đầu tư cho sản xuất. Hai lĩnh vực chủ yếu của hoạt động thương mại là thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ Câu 1: Công ty a bán thiết bị thu phát sóng cho công ty b. Trong hợp đồng 2 bên có thoả thuận với nhau công ty a phải lắp đặt hoàn chỉnh và vận hành, chạy thử cho công ty b. Sau khi khảo sát công ty a hoàn thành lắp đặt và chạy thử. Sau đó công ty b vận hành thiết bị nhưng không chạy được do nguồn điện tại công ty b không đồng bộ với nguồn điện của thiết bị. Bên b thông báo và sau nhiều lần thương lượng bên a đã tiến hành sửa chữa cho bên b. Tuy nhiên sau một thời gian vận hành thiết bị vẫn không sử dụng được. Bên b tiếp tục thông báo để bên a sửa chữa nhưng không
  • 2. MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI TS. BÙI QUANG XUÂN 2 được bên a hồi đáp. Bên b quyết định trả lại hàng cho bên a và mua thiết bị thay thế từ bên khác (đã thông báo cho bên a biết về giao dịch này), đồng thời yêu cầu bên a:  Hoàn lại số tiền đã thanh toán.  Trả khoản tiền chênh lệch giữa thiết bị cũ và mới.  Bồi thường những thiệt hại ngẫu nhiên. Phán quyết của trọng tài sẽ như thế nào? Giải thích? Trả lời: Bên a đã tiến hành khảo sát, do đó yếu tố nguồn điện không đồng bộ là yếu tố bên a cần phải biết và cần phải điều chỉnh thiết bị để sử dụng được với điều kiện của bên b hoặc yêu cầu bên b thay đổi nguồn điện cho phù hợp với thiết bị. Bên a đã vi phạm nghĩa vụ của hợp đồng, giao hàng không đúng phẩm chất, không phù hợp với hợp đồng dẫn đến hậu quả bên b không thể sử dụng được thiết bị. Chế tài được áp dụng là chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng. Tuy nhiên bên b đã thông báo nhưng bên a không trả lời, do vậy bên b có quyền mua hàng hoá thay thế và bên a phải hoàn lại số tiền đã thanh toán đồng thời trả khoản tiền chênh lệch giữa thiết bị cũ và mới. Những thiệt hại ngẫu nhiên do không chứng minh được là hậu quả trực tiếp của hành vi vi phạm hợp đồng nên sẽ không được bồi thường. Câu 2: Người mua việt nam (nm) và người bán hàn quốc (nb) ký kết hợp đồng mua bán:  Tên hàng: thép thanh  Số lượng: 80.000 tấn  Giá: 350 usd/tấn chưa bao gồm cước vận chuyển  Thời gian giao hàng: từ ngày 15/6/2016 đến 15/12/2016  Quyền mua đặc biệt: bên mua có quyền mua lên đến 160.000 tấn với giá như trong hợp đồng nhưng phải thông báo cho bên bán trước ngày 15/10/2016.
  • 3. MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI TS. BÙI QUANG XUÂN 3 Diễn biến sự việc: Ngày 1/10/2016, nm thông báo cho người bán thực hiện quyền mua đặc biệt, nâng số hàng mua lên 160.000 tấn. Vào thời điểm này giá thép trên thế giới tăng đáng kể nên nb đã yêu cầu nm thương lượng về giá cả của số thép mua thêm so với hợp đồng. Nm đã kiên quyết từ chốiyêu cầu tăng giá của nb và đề nghị nb thực hiện giao hàng đúng như giá thoả thuận trong hợp đồng.ngày 15/12/2016, nb không giao hàng, nm gửi thông báo nhấn mạnh nb đã vi phạm hợp đồng và gia hạn thêm thời hạn giao hàng đến ngày 30/12/2016. Ngày 5/1/2017, nm đã mua thép từ nhật bản với giá 380 usd/tấn (đã bao gồm cước vận chuyển là 5 usd/tấn) để phục vụ sản xuất cho kịp tiến độ và yêu cầu nb thanh toán số tiền chênh lệch 2.400.000 usd. Nb không đồng ý với các lý do:  Hành động mua thép của nm từ nhật bản không được coilà hành động mua hàng thay thế do nm đã không thông báo ý định cho nb.  Khi nm đàm phán về việc tăng giá bán thép, nb đã đưa ra mức giá 376 usd/ tấn, thấp hơn giá nm đã mua hàng thay thế. Việc nm không mua thép của nb là một điều vô lý. Phán quyết của trọng tài sẽ như thế nào? Giải thích? Trả lời: Những lập luận của nb để từ chối bồithường khoản chênh lệch là không chính xác. Mặc dù nm không thông báo cho nb về việc mua hàng từ bên thứ ba nhưng việc mua hàng để phục vụ tiến độ sản xuất, vì vậy đây có thể coilà một hành động chủ động nhằm giảm thiệt hại do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra (hành vi không giao hàng) và nm trên thực tế không hề đòi một khoản chi phí phát sinh nào ngoại trừ tiền chênh lệch giá. Trên thực tế giá nm mua từ bên thứ ba đã có cước vận chuyển, do đó nm thực chỉ mua có 375 usd/ tấn, thấp hơn giá của nb đã đưa ra là 1 usd/tấn. Người mua chỉ có thể đòibồi thường những thiệt hại thực tế mà họ phải chịu trong trường hợp này, số tiền bồi thường sẽ chỉ là: (380 – 5 – 350) × 80.000 = 2.000.000 usd do người mua đã tiết kiệm được 5 usd/tấn tiền cước vận chuyển khi mua hàng từ bên thứ ba.
  • 4. MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI TS. BÙI QUANG XUÂN 4 Câu 3: Người mua a ký kết hợp đồng mua 150.000 đôigiày nam với người bán b, yêu cầu người bán b cung cấp giày nam do hãng c sản xuất. Ngay sau khi ký kết hợp đồng, người bán b đã ký hợp đồng mua 150.000 đôi giày của hãng c. Đến ngày giao hàng của người bán b, công ty c chỉ giao được 90.000 đôi giày do không kịp nhập nguyên liệu sản xuất. Do vậy người bán b cũng chỉ giao được 90.000 đôi giày nam cho người mua a. Bên a kiện b ra trọng tài thương mại, yêu cầu bên b nộp phạt vi phạm 2% giá trị hàng giao chậm như đã thoả thuận trong hợp đồng, đồng thời yêu cầu bên b bồi thường về việc uy tín thương mại bị giảm sút, với lý do, bên b giao thiếu hàng nên bên a không thể giao hàng cho khách của mình. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của đốitác bên a do mặt hàng giày là mặt hàng có tính thời vụ. Bên b kháng cáo và lập luận rằng, do bên a yêu cầu cụ thể trong hợp đồng là mua giày do hãng c sản xuất nên bên b không thể tìm được nguồn hàng khác thay thế. Vì vậy, việc b không giao hàng đủ là bất khả kháng và b được miễn trách nhiệm trong trường hợp này. Phán quyết của trọng tài sẽ như thế nào? Giải thích? trả lời:  B không được miễn trách nhiệm với hai lý do:  Trong trường hợp này lỗi bên c không cung cấp đủ hàng cho bên b không phải là nguyên nhân bất khả kháng. Việc c không kịp nhập nguyên liệu trên thực tế là việc có thể lường trước được, và c có thể tìm cách khắc phục vấn đề này bằng cáchnhập nguyên liệu từ các nguồn khác. Do vậy việc b không cung cấp đủ hàng cho bên a không được coilà bất khả kháng, chưa kể đến việc b không chứng minh được đáng lẽ ra họ cũng đã phải lường trước hoặc tìm cách làm giảm bớt những hậu quả do việc giao hàng chậm từ phía c gây ra.  B đã không thông báo gì cho bên a biết về việc giao hàng thiếu do bên c không giao đủ hàng cho bên b ngay khi sự kiện này xảy ra. Điều này vi phạm quy định về thông báo bất khả kháng nên b sẽ không được miễn.  Bồi thường uy tín kinh doanh:  Nếu bên a không chứng minh được thiệt hại cụ thể do việc mất uy tín kinh doanh thì bên a sẽ không được bồi thường.  Nếu bên a đưa ra được các chứng cứ chứng minh thiệt hại như sự sụt giảm của doanh số và lợi nhuận với các đối tác truyền thông mua giày (mà a vẫn nhập của b) so với các kỳ kinh doanh trước. Lý do vì a đã
  • 5. MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI TS. BÙI QUANG XUÂN 5 không thảo mãn được các đơn hàng đã ký kết khiến cho đốitác không tiếp tục lựa chọn bên a. Yêu cầu đòi bồithường thiệt hại về uy tín của a là hoàn toàn có căn cứ. Trong trường hợp này a phải được bồi thường cho thiệt hại về uy tín thương mại. Câu 4: Công ty a (nb) và công ty b (nm) ký kết hợp đồng mua bán quặng niken vào ngày 1/11/2013 quy định ngày giao hàng chậm nhất là 15/2/2014, tại cảng của nước nm, nb là người thuê tàu và có nghĩa vụ thông báo thời gian tàu cập bến. Trước đó ngày 1/1/2013, chính phủ nước nm đưa ra dự thảo danh mục hàng hoá cấm nhập khẩu trong đó có quặng niken. Diễn biến sự việc: Ngày 12/2/2014, tàu cập cảng, nb thông báo cho nm để nm nhận hàng. Ngày 1/1/2014, chính phủ nước nm ra lệnh cấm nhập khẩu quặng niken. Nm đã không nhận hàng từ phía nb, khiến nb phải lưu khoang hàng hoá đến ngày 25/2/2014 và sau đó phải bán lại lô hàng trên cho công ty c tại nước lân cận nước nm với giá thấp hơn. Nb kiện nm ra toà trọng tài icc yêu cầu người mua bồithường thiệt hại bao gồm:  Chi phí lưu khoang 13 ngày.  Chi phí chuyển tải và vận chuyển hàng hoá đến cảng nước công ty c.  Chênh lệch giá bán giữa hợp đồng và giá bán cho công ty c. Nm cho rằng mình không thể nhận hàng là bất khả kháng do lệnh cấm nhập khẩu của chính phủ đưa ra sau khi ký hợp đồng, và yêu cầu được miễn trách nhiệm trong trường hợp này. Icc đã tiếp nhận đơn kiện của nb, tuy nhiên trong quá trình xét xử, công ty nm phá sản và tuyên bố giải thể, tên của công ty sau đó bị xoá khỏi sổ đăng ký kinh doanh.
  • 6. MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI TS. BÙI QUANG XUÂN 6 Trường hợp này nm có được miễn trách nhiệm hay không? Việc pháp nhân (nm) không còn tồn tại có giải phóng các nghĩa vụ của người mua đối với phán quyết của trọng tài hay không? Kết quả của bản án sẽ như thế nào? Giải thích. Trả lời: Mặc dù lệnh cấm nhập khẩu của chính phủ có sau khi hợp đồng được ký kết nhưng đã có dự thảo từ trước khi có hợp đồng. Do vậy việc chính phủ ra lệnh cấm là sự kiện có thể dự đoán trước và lý do không nhận hàng của nm không được coilà bất khả kháng. Nm không được miễn trách nhiệm trong trường hợp này. Quá trình tố tụng trọng tài đã được bắt đầu tiến hành trước khi có sự xoá tên chính thức của nm trong sổ đăng ký kinh doanh, do vậy địa vị pháp lý hiện tại của nm không ảnh hưởng gì tói hiệu lực của quá trình tố tụng đang được tiến hànhtoà trọng tài icc. Đại diện của nm sẽ phải sẽ phải thanh lý toàn bộ tài sản của công ty nm và có nghĩa vụ thực hiện các phán quyết của trọng tài bằng số tiền nói trên. Các chi phí nb nêu là các chi phí hợp lý để nb khắc phục hậu quả của việc vi phạm hợp đồng nên nếu nb đưa ra được bằng chứng về các chi phí và khoản lãi mất hưởng (do bán cho c với giá thấp hơn giá trong hợp đồng) như hoá đơn, chứng từ thanh toán, hợp đồng mua bán… nm sẽ phải bồithường. Trong trường hợp ngược lại, nếu những cho phí này chỉ là nhận định chủ quan của nb thì nb có thể không đòi được tiền bồithường hay chỉ được bồithường theo số tiền như thông lệ hoặc như tập quán. Tuy nhiên đốivới chi phí lưu hàng, do nb không thông báo ngày giờ tàu cập cảng cho nm nên mặc định người mua sẽ chỉ phải nhận hàng vào ngày muộn nhất là ngày 15/2/2014. Chi phí lưu khoang nb yêu cầu như vậy là chưa hợp lý, nb chỉ có thể đòi nm chi phí lưu khoang trong 10 ngày. Câu 5: Ngày 3/8/1997, công ty a (việt nam) và công ty b (hàn quốc) ký hợp đồng mua bán theo đó bên a mua của b hai máy thêu trị giá 136.000 usd theo điều kiện cif tân cảng thành phố hồ chí minh, bảo hành 12 tháng sau khi hoàn thành lắp đặt. Thực hiện hợp đồng, ngày 16/8/1997 b đã giao lại 2 máy thêu cho a, máy đã được lắp đặt và đưa vào sử dụng. Trong quá trình sử dụng, máy có nhiều hỏng hóc, b đã cử chuyên gia sang việt nam sửa chữa nhưng không thành công. B cam kết sẽ sửa chữa xong vào ngày 4/4/1998 và sẽ bồithường 29.202 usd cho 40 ngày máy ngừng
  • 7. MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI TS. BÙI QUANG XUÂN 7 hoạt động nhưng sau đó b chỉ bồi thường 4.302 usd và không tiếp tục sửa chữa máy nữa. A đã trưng cầu sgs việt nam giám định tình trạng 2 máy thêu. Biên bản giám định ngày 1/9/1998 của sgs ghi “haimáykhông thể sản xuất ra sản phẩm theo yêu cầu của nguyên đơn”. Do máy ngừng hoạt động, a đòib đổi 2 máy mới và bồi thường thiệt hại phát sinh cho a. Ngày 18/4/1999 b thông báo với a việc tái giám định sẽ được tiến hành từ ngày 22 đến ngày 28/4/1999 bởi viancontrol có sự chứng kiến của luật sư đại diện của b, a không phản đối. Ngày 28/4/1999 vinacontrol cấp biên bản giám định số 095/1999g, trong đó kết luận máy bị hỏng hóc, tình trạng lắp ráp, căn chỉnh hai máy chưa hoàn tất, vào thời điểm giám định, cả 2 máy đều không thể vận hành được. B chấp nhận đổimáy cho a. Ngày 4/5/1999 a kiện b ra trọng tài, đòi:  Trả lại 2 máy thêu, lấy lại tiền.  Bồi thường thiệt hại, gồm:  Chi phí nhân công trong thời gian máy ngừng hoạt động;  Lãi suất trên số tiền hàng 136.000 usd kể từ ngày thanh toán đến ngày trọng tài xét xử;  Chi phí giám định trả cho sgs việt nam;  Thiệt hại do mất khách hàng, thiệt hại mất doanh thu, thiệt hại tinh thần. Phán quyết của trọng tài sẽ như thế nào? Giải thích. Trả lời: Kết quả giám định của viancontrol và các hành vi sửa chữa cũng như cam kết bồi thường và đổi máy cho a chứng minh b đã giao hàng có khuyết tật cho a và b phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm hợp đồng này. Khi phát hiện 2 mát thêu có khuyết tật, bị hỏng hóc trong thời hạn bảo hành, a đã yêu cầu b thay thế 2 máy này bằng 2 máy có phẩm chất đúng như quy định của hợp đồng và b đã chấp nhận yêu cầu này của a. Như vậy, phương án thay thế 2 máy là phương án phù hợp với ý chí của 2 bên. Mặt khác, phương án trả lại 2 máy, lấy lại tiền hàng thông thường được áp dụng khi người bán không thể thay thế được máy khác. Vì vậy, yêu cầu trả lại 2 máy, đòilại tiền hàng của a là không hợp lý.
  • 8. MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI TS. BÙI QUANG XUÂN 8 Giao hàng có khuyết tật thiệt hại cho a thì b phải có trách nhiệm bồithường những khoản tiền sau đây:  Chi phí nhân công trong thời gian 2 máy ngừng hoạt động, vì máy ngừng hoạt động, nhân công không có việc làm, a vẫn phải trả lương cho số công nhân này.  Lãi suất của 136.000 usd tính co thời gian kể từ ngày máy ngừng hoạt động cho đến ngày trọng tài xét xử. Đây là khoản thiệt hại do đọng vốn vì không sử dụng được máy.  Chi phí giám định trả cho sgs việt nam. Vì khuyết tật của máy phát sinh trong thời gian bảo hành, làm cho máy móc không hoạt động được, buộc a phải mời sgs làm giám định, kết quả là máy có khuyết tật, không vận hành được.  Yêu cầu của a đồibồi thường thiệt hại do mất khách hàng, thiệt hại mất doanh thu, thiệt hại tinh thần không hợp lý bởi vì đây không phri thiệt hại tài sản trực tiếp thực tế, không phải do máy móc có khuyết tật trực tiếp gây ra. Câu 6: Công ty a (singapore) và công ty b (việt nam) là 2 đốitác quen thuộc, trong một cuộc điện đàm đại diện về pháp lý của 2 bên vào ngày 16/1/2017 đã trao đổivới nhau một nội dung như sau: A: chúng tôi hiện đang có 1 lô hàng 1000 tấn nhớt fo phẩm cáp loại 1, giá 850 usd/ tấn giao tại cảng singapore. B: chúng tôi cũng đang cần số lượng nhớt như vậy nhưng với giá 850 usd là quá cao, chúng tôi khó có thể mua được với giá trên 750 usd/ tấn. A: vậy chúng tôi sẽ để cho các anh với giá 800 usd/tấn. B: chúng tôi sẽ mở l/c các anh trong tháng này và rất mong các anh sẽ giao hàng cho chúng tôi vào trung tuần tháng tới. A: chúng tôi đồng ý.
  • 9. MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI TS. BÙI QUANG XUÂN 9 Trung tuần tháng sau, giá nhớt trên thị trường giảm xuống 650 usd/tấn, a hửi thông báo giao hàng cho b, bên b không có ý kiến gì. A tiến hành gửu hàng nhưng b đã không đưa tàu đến để nhận hàng, a phải lưu hàng tại cảng, khoản tiền theo l/c do đó cũng không được thanh toán. A đã kiejn b ra toà trọng tài icc, yêu cầu bên b nhận hàng và bồi thường cho bên a:  Chi phí lưu kho do b đã không nhận hàng đúng thời hạn.  Thuế xuất khẩu và các lệ phí hải quan mà a đã đóng.  Số tiền lãi theo giá trị của đơn hàng tính từ khi a giao hàng cho đến khi b thực hiện thanh toán, với lãi suất là lãi suất của đồng usd tại ngân hàng của a.  Do không nhận được tiền hàng a đã không thể thanh toán tiền mua nguyên vật liệu cho công ty c nên bị công ty c từ chốicác đơn hàng sau đó. A yêu cầu b bồi thường thiệt hại về uy tín và những khoản lợi kinh doanh dự tính vì không thực hiện được hợp đồng với c. Bên b kháng cáo và đưa ra lập luận của mình: theo các hợp đồng đã ký trước đây giữa 2 bên, 2 bên đã thoả thuận với nhau nếu xảy ra tranh chấp thì luật áp dụng để giải quyết tranh chấp là luật của nước người mua. Và theo luật của việt nam thì hình thức của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế phải bằng văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương. Trong trường hợp này 2 bên chỉ thoả thuận bằng lời nên hợp đồng vô hiệu ngay từ khi xác lập và không ràng buộc trách nhiệm của các bên. Bên b không có nghĩa vụ phải nhận hàng. Phán quyết của trọng tài sẽ như thế nào? Giải thích. Trả lời: Công ước viên chính thức có hiệu lực với việt nam từ 1/1/2017. Theo khoản 1 điều 5 luật thương mại 2005: “trường hợp đưqtmà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam là thành viên có quy định áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế hoặc có quy định khác với quy định của luật này thì áp dụng quy định của đưqt đó.”Trong trường hợp này nguồn luật được áp dụng sẽ là công ước viên 1980 do cả việt nam và singapore đã là thành viên của công ước.và theo công ước, hình thức của hợp đồng có thể là văn bản, lời nói, hành vi nên trong trường hợp này thì hợp đồng đã hình thành giữa 2 bên.
  • 10. MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI TS. BÙI QUANG XUÂN 10 Việc bên b không đến nhận hàng là đã vi phạm hợp đồng, hành vi này gây thiệt hại cho bên a nên việc bên a đòi b bồithường là chính đáng. Tuy nhiên b sẽ chỉ phải bồi thường:  Chi phí lưu kho  Số tiền lãi theo giá trị của đơn hàng với lãi suất ngân hàng singapore vì đây là khoản lãi mất hưởng của bên a (nếu b thực hiện hợp đồng thì a sẽ có số tiền này để gửi tại ngân hàng của mình tại singapore). Những khoản tiền b sẽ không phải bồithường:  Thuế xuất khẩu và các lệ phí hải quan là không hợp lý do khi áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng thì nghĩa vụ trên vốn dĩ thuộc về nhà xuất khẩu. (điều kiện f theo incoterms 2010)  Những thiệt hại uy tín và những khoản lợi dự tính là những thiệt hại không xác đáng do bên a không thể chứng minh được những khoản thiệt hại này. Hơn nữa, việc a không nhận được tiền từ b không phải là nguyên nhân trực tiếp khiến a không thanh toán tiền cho bên c, do a hoàn toàn có thể huy động tiền từ các nguồn khác để thanh toán cho c. Câu 7: Ngày 10/6/2013, giữa người bán singapore (nb) và người mua việt nam (nm) ký hợp đồng 6923/tnut.13, theo đó nb bán cho nm 9.937 kg cà phê và bột kem theo điều kiện cif cảng hcm, thanh toán bằng chuyển tiền vào tài khoản của nb tại singapore trong vòng 7 ngày sau khi nm nhận được chứng từ vận tải gốc, người hưởng lợi là nb. Thực hiện hợp đồng, nb đã giao hàng cho nm ngày 21/6/2013. Sau khi giao hàng, nb đã chuyển cho nm vận đơn gốc và hoá đơn thương mại số 059/13 để ngày 21/6/2013 đòi tiền hàng, nhưng cuối cùng nb vãn không nhận được tiền hàng. Qua nhiều lần đòi mà không được trả tiền, nb đã khởi kiện nm ra trọng tài đòinm phải trả các khoản tiền sau:  Tiền hàng.  Tiền lãi của tiền hàng từ ngày 21/6/2013 đến ngày nhận được tiền thanh toán.
  • 11. MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI TS. BÙI QUANG XUÂN 11  Phí tư vấn pháp lý, phí dịch thuật, phí liên lạc điện thoại và fax. Trong đơn thư phản bác đơn kiện nm trình bày như sau: Ngày 10/6/2013nm đã ký hợp đồng số 9623/inut.13 với nb để nhập khẩu uỷ thác cho cửa hàng a. Theo biên bản thoả thuận riêng (không đề cập đến trong hợp đồng) ngày 10/6/2013 giữa 3 bên (nb, nm và cửa hàng a) thì trách nhiệm thanh toán tiền hàng cho nb là cửa hàng a, cho nên nb không có quyền kiện nm trả tiền hàng. Phán quyết của trọng tài sẽ như thế nào? Giải thích. Trả lời: Nm căn cứ vào biên bản thoả thuận của 3 bên để từ chối nghĩa vụ thanh toán là không đúng với lý do:  Thứ nhất, trong biên bản thoả thuận 3 bên không phải là 1 bộ phận không thể tách rời khỏi hợp đồng, do đó nghĩa vụ của hợp đồng giữa nb và nm không chịu chi phối bởi biên bản thoả thuận này.  Thứ hai, bản chất của hợp đồng uỷ thác mua bán hàng hoá là bên nhận uỷ thác, để được hưởng phí uỷ thác, thì phải nhân danh bản thân mình thực hiện các công việc đã được uỷ thác với người thứ ba, chứ không phải nhân danh người uỷ thác. Với lập luận của nm, rõ ràng, bằng biên bản thoả thuận 3 bên ngày 10/6/2013, nm, một mặt muốn nhận phí uỷ thác, nhưng mặt khác lại không muốn nhận trách nhiệm vè mình qua việc nhân danh mình được thực hiện hợp đồng với người thứ ba.  Thứ ba, biên bản thoả thuận 3 bên lại quy định cửa hàng a chịu trách nhiệm trả tiền cho nb – tài khoản ở singapore. Điều này không thể thực hiện được, vì cửa hàng a không được làm việc đó theo quy định của pháp luật việt nam (cơ chế quản lý ngoại hối). Việc nm không trả tiền là vi phạm nghĩa vụ của hợp đồng, do đó nm phải bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra cho nb:  Tiền hàng chưa thanh toán.  Tiền lãi (lãi mất hưởng), nhưng chỉ được tính từ thời điểm sau 7 ngày kể từ ngày nm nhận được chứng từ gốc, không phải từ ngày giao hàng là 21/6/2013.
  • 12. MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI TS. BÙI QUANG XUÂN 12  Phí tư vấn pháp lý, phí dịch thuật, phí liên lạc điện thoại và fax nếu không cung cấp được bằng chứng hợp lệ thì sẽ không được bồithường. Câu 8: Ngày 15/1/2016, công ty x (việt nam) ký hợp đồng mua vỏ giấy kẹo có in sẵn địa chỉ, logo của công ty mình với công ty y (trung quốc), giao hàng làm 3 lần. Hợp đồng quy định trước mỗi đợt giao hàng các bên phải ký xác nhận với nhau về số lượng hàng sẽ giao trong biên bản thoả thuận (là 1 phần không thể tách rời của hợp đồng) làm căn cứ để mở l/c và giao hàng. Đợt giao hàng thứ nhất và thứ hai diễn ra thuận lợi, các bên đã nhận được tiền hàng và tiền thanh toán đúng như hợp đồng. Ngày 20/9/2016, công ty y fax cho côngty x thông báo mình đã sản xuất xong lô hàng trị giá 80.000 usd và yêu cầu công ty x mở l/c để giao hàng tiếp. Công ty x telex trả lời đồng ý nhận lô hàng làm 2 lần vào ngày 15/11/2016 và 10 ngày sau đợt giao hàng thứ nhất. Tuy nhiên ngày 15/10/2016 công ty x đã thông báo cho công ty y rằng mình không thể nhận hàng do kẹo không bán được trên thị trường hà nội và hiện công ty đang dừng sản xuất. Công ty y không thể giao hàng và phải lưu lại lô hàng trong kho. Công ty y sau đó đã kiện ra trọng tài yêu cầu công ty x bồi thường:  Số tiền hàng mà côngty y đã sản xuất là 85.000 usd.  Tiền lãi đối với 85.000 usd kể từ thời điểm đáng lẽ công ty x phải thanh toán đến thời điểm mà công ty y nhận được tiền thanh toán theo hợp đồng.  000 usd cho chi phí chung như chi phí pháp lý, thời gian chờ đợi… Công ty x kháng cáo không bồithường với lý do:  Việc công ty x bị ngừng sản xuất là bất khả kháng và được miễn trách.  Trên thực tế công ty x và công ty y chưa ký kết với nhau biên bản thoả thuận thứ 3 nào, do vậy y không có căn cứ yêu cầu x mở l/c và nhận hàng. Phán quyết của trọng tài sẽ như thế nào? Giải thích. Trả lời: Công ty x và y tuy chưa ký với nhau biên bản thoả thuận thứ ba nhưng công ty y đã gửi đề nghị thông qua fax và công ty x cũng đã chấp nhận hàng vô điều kiện. Do
  • 13. MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI TS. BÙI QUANG XUÂN 13 đó các bên đã có thoả thuận về việc mua lô hàng thứ ba và công ty x phải mở l/c và nhận hàng. Việc công ty x ngừng sản xuất không thể coi là bất khả kháng vì trong kinh doanh các bên cần phải dự đoán được xu hướng của thị trường, việc hàng hoá không bán được dẫn đến dừng sản xuất không thể coilà một sự kiện không thể lường trước được, do đó công ty x không được miễn trách nhiệm trong trường hợp này. Công ty x đã vi phạm nghĩa vụ của hợp đồng nên phải bồithường thiệt hại do hành vi vi phạm của mình gây ra: Thông thường trong trường hợp bên mua vi phạm nghĩa vụ hợp đồng và không nhận hàng, bên bán phải bán lô hàng đó đi, nếu lãi họ hưởng cònnếu lỗ thì có quyền yêu cầu bồithường. Tuy nhiên trong trường hợp này do vỏ kẹo đã in sẵn thông tin của công ty x nên không thể bán cho bên thứ ba, công ty y có quyền đòi bồi thường là giá trị lô hàng nhưng phải trả lại hàng cho công ty x. Số tiền bồi thường không phải là giá trị số hàng sản xuất mà là giá trị của số hàng trong thoả thuận (80.000 usd). Tiền lãi đối với 80.000 usd chứ không phải với 85.000 usd. Chi phí chung nếu công ty y có thể đưa ra chứng cứ hợp lý thì sẽ được bồi thường nhưng thông thường các chi phí này thường bị trọng tài bác bỏ. Một số câu nhận định đúng sai luật thương mại 1. Hoạt động mua bán hàng hóa trong thương mại chỉ được điều chỉnh bởi luật thương mại. Sai. Ngoài luật thương mại thì blds cũng điều chỉnh. Một số vấn đề như hiệu lực của hợp đồng, biện pháp bảo đảm… không được luật thương mại điều chỉnh nên những vấn đề này sẽ do blds điều chỉnh. 2. Hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại vô hiệu khi vi phạm các quy định của blds về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng. Đúng. Vì luật thương mại không điều chỉnh vấn đề này nên cần dựa trên cơ sở pháp lý là blds. Cspl: điều 122 blds.
  • 14. MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI TS. BÙI QUANG XUÂN 14 3. Hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại có hiệu lực pháp luật khi bên cuối cùng ký vào văn bản hợp đồng. Sai. Một số trường hợp thời điểm giao kết hợp đồng không trùng với thời điểm có hiệu lực của hợp đồng. Cspl: điều 405 blds. 4. Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại là người thực hiện việc ký kết hợp đồng. Sai. Bởi lẽ chủ thể kí kết hợp đồng có thể người đại diện cho một thương nhân khác kí kết hợp đồng chứ không nhất thiết là người thực hiện hợp đồng. 5. Quyền sở hữu đối với hàng hóa trong quan hệ mua bán trong thương mại luôn được chuyển giao cùng một thời điểm với rủi ro đối với hàng hóa đó. Sai. Xem thêm tại điều 57, điều 58, điều 59, điều 60 và điều 61 luật thương mại 2005 6. Hợp đồng đại diện cho thương nhân là một dạng đặc biệt của hợp đồng ủy quyền. Đúng. Quan hệ đại diện theo ủy quyền phát sinh trên cơ sở hợp đồng ủy quyền cũng tương tự như quan hệ đại diện cho thương nhân phát sinh trên cơ sở hợp đồng đại diện cho thương nhân. Cspl: điều 141 luật thương mại 2005. 7. Bênđại diện có thể làm đại diện cho nhiều thương nhân. Đúng. Vì luật không cấm các bên đại diện đại diện cho nhiều thương nhân trừ một số trường hợp như: trong hợp đồng có quy định sự hạn chế trong phạm vi đại diện… 8. Cả 2 bên chủ thể của quan hệ đại diện cho thương nhân đều phải có tư cách pháp nhân. Sai. Bởi lẽ cả 2 bên chủ thể của quan hệ đại diện cho thương nhân chỉ bắt buộc có tư cách thương nhân (có tư cách thương nhận chưa chắc đã có tư cách pháp nhân). Cspl: điều 141 luật thương mại. 9. Các bên tham gia hợp đồng môi giớithương mại phải là thương nhân và kí hợp đồng môi giớithương mại nhằm mục đích kinh doanh. Sai. Bởi lẽ, pháp luật không bắt buộc các bên tham gia hợp đồng môi giới thương mại bắt buộc phải là thương nhân. 10. A và b có tư cáchthương nhân, vì vậy, hợp đồng đại diện ký giữa a và b là hợp đồng đại diện cho thương nhân theo quy định của luật thương mại. Sai. Vì nếu trường hợp hợp đồng đại diện giữa a và b không nhằm mục đích thương mại thì hợp đồng đại diện này không phải là hợp đồng đại diện cho thương nhân chịu sự điều chỉnh của luật thương mại.
  • 15. MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI TS. BÙI QUANG XUÂN 15 50 câu hỏi tự luận luật thương mại thường gặp (có đáp án) Câu 1: phân tích khái niệm và đặc điểm của mua bán hàng hóa trong thương mại. Phân biệt quan hệ mua bán hàng hóa trong thương mại với quan hệ hàng đổi hàng, quan hệ tặng cho hàng hóa, quan hệ cho thuê hàng hóa. khái niệm và đặc điểm của mua bán hàng hóa trong thương mại. 1. Khái niệm: (khoản 8 điều 3 luật tm) Mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán, bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán và nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận. Hàng hóa bao gồm (điều 3 (2)): A) tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai; B) những vật gắn liền với đất đai bất động sản bao gồm: đất đai; nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó; các tài sản khác gắn liền với đất đai; các tài sản khác do pháp luật quy định. Động sản là những tài sản không phải là bất động sản. quyền tài sản (điều 181 blds) là động sản. 2. Đặc điểm – chủ thể của hoạt động mua bán hàng hóa trong thương mại là thương nhân hoặc thương nhân và các chủ thể khác có nhu cầu về hàng hóa. – đối tượng của quan hệ mua bán hàng hóa theo quy định của luật thương mại là hàng hóa theo quy định tại khoản 2 điều 3 luật thương maị. – hình thức: hợp đồng là phương tiện để các bên ghi nhận kết quả đã thoả thuận được. Note: hợp đồng có thể được xác lập bằng lời nói, bằng văn bản hoặc có thể xác lập bằng hành vi. Đốivới các hợp đồng pháp luật quy định phải lập bàng văn bản thì phải tuân theo quy đinh đó, ví dụ: hợp đồng mua bán quốc tế. Quá trình thực hiện hành vi mua bán hàng hóa gắn liền với quá trình chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa từ bên bán sang bên mua. Phân biệt quan hệ mua bán hàng hóa trong thương mại với một số quan hệ có đối tượng là hàng hoặc hàng hóa. * mua bán hàng hóa: – khái niệm: là hoạt động thương mại. – chủ thể: chủ yếu là các thương nhân với nhau, gồm: bên mua & bên bán. – đối tượng: là hàng hoá qđ tại k2đ3 luật thương mại.
  • 16. MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI TS. BÙI QUANG XUÂN 16 – chuyển quyền sở hữu: bên bán chuyển hh, quyền sh cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua nhận quyền sh hh và thanh toán cho bên bán. Kể từ thời điểm giao hàng thì quyền shhh được chuyển từ người bán sang nguời mua. – mục đích: kinh doanh thu lợi nhuận. – luật áp dụng: luật thương mại và lds * hàng đổi hàng – khái niệm: là giao dịch dân sự. – chủ thể: là chủ thể của qh pl nói chung, gồm: 2 bên trao đổicho nhau. – đối tượng: hàng hoá theo quy định của blds. – chuyển quyền sở hữu: hai bên chuyển giao hh & quyền sh cho nhau. – mục đích:đổihàng này lấy hàng kia, phục vụ cho nhu cầu trong cuộc sống. – luật áp dụng: lds * tặng cho hàng hóa – khái niệm: là giao dịch dân sự. – chủ thể: là chủ thể của qh pl nói chung, gồm: bên tặng & bên đuợc tặng. – đối tượng: hàng hoá theo quy định của blds. – chuyển quyền sở hữu: bên tặng chuyển quyền sh cho bên được tặng; bên được tăng không có nghĩa vụ gì với bên tặng. – mục đích:xuất phát từ ý chí của 1 bên chủ thể tặng cho vì nhiều mục đíchkhác nhau. – luật áp dụng: lds * cho thuê: – khái niệm: có thể là hđộng thương mại hoặc giao dịch dân sự. – chủ thể: nếu là hợp đồng thương mại thì bên thuê phải là thương nhân, gồm: bên thuê & bên cho thuê – đối tượng: là hàng hoá theo qđ của luật thương mại. – chuyển quyền sở hữu: không chuyển quyền sh mà người thuê chỉ có quyền sử dụng trong một thời gian nhất định theo thoả thuận và trả tiền thuê cho bên cho thuê. – mục đích:kinh doanh thu lợi nhuận. – luật áp dụng: luật thương mại và lds
  • 17. MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI TS. BÙI QUANG XUÂN 17 Câu 2: phân tích khái niệm và đặc điểm của mua bán hàng hóa trong thương mại. Phân biệt quan hệ mua bán hàng hóa với quan hệ mua bán tài sảntrong dân sự. 1. Khái niệm và đặc điểm của mua bán hàng hóa trong thương mại. A) khái niệm Mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán, bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán và nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận. Hàng hóa bao gồm (điều 3 (2)): – tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai; – những vật gắn liền với đất đai Bất động sản bao gồm: đất đai; nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó; các tài sản khác gắn liền với đất đai; các tài sản khác do pháp luật quy định. Động sản là những tài sản không phải là bất động sản. Quyền tài sản (điều 181 blds) là động sản. B) đặc điểm – chủ thể của hoạt động mua bán hàng hóa trong thương mại là thương nhân hoặc thương nhân và các chủ thể khác có nhu cầu về hàng hóa. – đối tượng của quan hệ mua bán hàng hóa theo quy định của luật thương mại là hàng hóa theo quy định tại khoản 2 điều 3 luật thương maị. – hình thức: hợp đồng là phương tiện để các bên ghi nhận kết quả đã thoả thuận được. Note: hợp đồng có thể được xác lập bằng lời nói, bằng văn bản hoặc có thể xác lập bằng hành vi. Đốivới các hợp đồng pháp luật quy định phải lập bàng văn bản thì phải tuân theo quy đinh đó, ví dụ: hợp đồng mua bán quốc tế. Quá trình thực hiện hành vi mua bán hàng hóa gắn liền với quá trình chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa từ bên bán sang bên mua. 2. Phân biệt quan hệ mua bán hàng hóa với quan hệ mua bán tài sản trong dân sự. A) chủ thể: – quan hệ mua bán hàng hóa: là hoạt động thương mại. – mua bán tài sản trong dân sự: là giao dịch dân sự.
  • 18. MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI TS. BÙI QUANG XUÂN 18 B) đối tượng: – quan hệ mua bán hàng hóa: chủ yếu là giữa các thương nhân với nhau. – mua bán tài sản trong dân sự: là chủ thể của quan hệ pháp luật nói chung. C) phạm vi: – quan hệ mua bán hàng hóa: phạm vi hẹp hơn chỉ đối với hàng hoá theo qđ tại k2đ3 luật thương mại không có bất động sản. – mua bán tài sản trong dân sự: phạm vi rộng hơn bao gồm tất cả cá loại tài sản theo quy định của blds trong đó có cả bất động sản. D) mục đích: – quan hệ mua bán hàng hóa: kinh doanh thu lợi nhuận. – mua bán tài sản trong dân sự: nhiều mục đíchkhác nhau nhưng không nhất thiết là phải có mục đíchlợi nhuận như trong mua bán hàng hoá. Luật áp dụng: – quan hệ mua bán hàng hóa: lds và luật thương mại – mua bán tài sản trong dân sự: lds Câu 3: phân tích khái niệm và đặc điểm của mua bán hàng hóa trong thương mại. Nêu rõ nguồn luật cơ bản điều chỉnh quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại. 1. Khái niệm và đặc điểm của mua bán hàng hóa trong thương mại. A) khái niệm: Mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán, bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán và nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận. Hàng hóa bao gồm (điều 3 (2)): A) tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai; B) những vật gắn liền với đất đai Bất động sản bao gồm: đất đai; nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó; các tài sản khác gắn liền với đất đai; các tài sản khác do pháp luật quy định. Động sản là những tài sản không phải là bất động sản. Quyền tài sản (điều 181 blds) là động sản. B) đặc điểm
  • 19. MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI TS. BÙI QUANG XUÂN 19 – chủ thể của hoạt động mua bán hàng hóa trong thương mại là thương nhân hoặc thương nhân và các chủ thể khác có nhu cầu về hàng hóa. – đối tượng của quan hệ mua bán hàng hóa theo quy định của luật thương mại là hàng hóa theo quy định tại khoản 2 điều 3 luật thương maị. – hình thức: hợp đồng là phương tiện để các bên ghi nhận kết quả đã thoả thuận được. Note: hợp đồng có thể được xác lập bằng lời nói, bằng văn bản hoặc có thể xác lập bằng hành vi. Đốivới các hợp đồng pháp luật quy định phải lập bàng văn bản thì phải tuân theo quy đinh đó, ví dụ: hợp đồng mua bán quốc tế. Quá trình thực hiện hành vi mua bán hàng hóa gắn liền với quá trình chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa từ bên bán sang bên mua. 2. Nguồn luật cơ bản điều chỉnh quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại. Nguồn luật điều chỉnh: – blds 2005 – luật thương mại 2005 – nđ 12/2006 hướng dẫn hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế – nđ 158 /2006 hướng dẫn hoạt động mua bán hàng hoá qua sở giao dịch. – đưqt wto – công ước viên 1980 về mua bán hàng hoá Câu 4: nêu và phân tích các vấn đề pháp lý cơ bản của việc giao kếthợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại (chủ thể, đại diện, đề nghị giao kếthợp đồng, chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng và thời điểm giao kết, nội dung cơ bản cầnthỏa thuận) Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận giữa các bên theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận 1. Chủ thể Chủ thể giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa chủ yếu là thương nhân (hoạt động thương mại độc lập thường xuyên liên tục, mục đíchlợi nhuận, hợp pháp có đăng kí kinh doanh), các điều kiện khác (kiểu như độ tuổi, năng lực…) phải được đảm bảo. Bao gồm bên mua bên bán và bên trung gian (nếu có).
  • 20. MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI TS. BÙI QUANG XUÂN 20 Chủ thể không phải là thương nhân phải tuân theo luật thương mại 2005 khi chủ thể lựa chọn áp dụng luật thương mại. 2. Đạidiện Hợp đồng mua bán hàng hóa có thể do bên đại diện giao kết (đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền) – đại diện đúng thẩm quyền. Giao kết hợp đồng không đúng thẩm quyền (sai thẩm quyền) không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên trừ trường hợp người đại diện hợp pháp của bên được đại diện chấp nhận. 3. Đề nghị giao kết hợp đồng Lời đề nghị giao kếthợp đồng mua bán: Là những điều khoản do một bên đưa ra cho phíabên kia, nó chỉ mới thể hiện yù chí, nguyện vọng của một bên trong quan hệ hợp đồng. Lời đề nghị này phải được chấp nhận mới trở thành sự nhất trí thỏa thuận chung Đề nghị giao kêt hợp đồng phải: + hàm chứa các điều khoản chủ yếu như đối tượng của hđ; + thể hiện mong muốn ràng buộc trách nhiệm; + hướng đến một chủ thể hoặc một số chủ thể nhất định; + tuân theo hình thức pháp luật quy định. + đề nghị giao kết có hiệu lực kể từ thời điểm bên kia nhận được đề nghị. Đó là thời điểm: + chuyển đến nơi cư trú của bên được đề nghị; + đưa vào hệ thống thông tin của bên được đề nghị; + bên được đề nghị nhận được đề nghị thông qua các phương thức khác. + bên đưa ra đề nghị phải đưa ra thời hạn trả lời đề nghị. – đề nghị hợp đồng được gửi đến một hay nhiều chủ thể đã xác định. Hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng do bên đề nghị ấn định. Bên đề nghị phải chịu trách nhiệm về lời đề nghị của mình. – đề nghị giao kết hợp đồng chấm dứt hiệu lực trong trường hợp : + bên nhận được đề nghị trả lời không chấp nhận + hết thời hạn trả lời chấp nhận + thông báo về viêc thay đổihoặc rút lại đề nghị có hiệu lực + thông báo về việc hủy bỏ đề nghị có hiệu lực + theo thỏa thuận của bên đề nghị và bên nhận được đề nghị trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời.
  • 21. MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI TS. BÙI QUANG XUÂN 21 Chấp nhận đề nghị giao kếthợp đồng mua bán hàng hóa. Là sự trả lời của bên được đề nghị đối với bên đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị. Thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng được xác định khác nhau trong các trường hợp sau : – trong thời hạn bên đề nghị yêu cầu. Nếu thông báo đến chậm vì lí do khách quan mà bên đề nghị biết thì thông báo chấp nhận vẫn có hiệu lực trừ trường hợp bên đề nghị trả lời ngay không đồng ý với chấp nhận đó. – nếu bên đề nghị nhận được trả lời khi đã hết thời hạn thì chấp nhận này được coi là đề nghị mới của bên chậm trả lời. – khi các bên trực tiếp giao tiếp với nhau, kể cả trường hợp qua điện thoại hoặc qua phương tiện khác thì bên được đề nghị phải trả lời ngay là có chấp nhận hay không chấp nhận, trừ trường hợp có thoả thuận về thời hạn trả lời. Thời điểm giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá : – đối với hợp đồng giao kết trực tiếp bằng văn bản : thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm bên sau cùng ký tên vào văn bản – đối với hợp đồng được giao kết gián tiếp bằmg văn bản : hợp đồng được giao kết khi bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng – hợp đống giao kết bằng lời nói : thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm các bên đã thoả thuận về nội dung hợp đồng. Nội dung cơ bản cần thỏa thuận Pháp luật không bắt buộc các bên phải thỏa thuận những nội dung nào trong hđ. Tuy nhiên trong hợp đồng cần các điều khoản: nhất thiết phải có điều khoản về đối tượng (nó là loại hàng hóa gì); các vấn đề về giá cả, chất lượng, thời điểm, địa điểm, phương thức thanh toán… Câu 5: phân tích khái niệm, đặc điểm và nội dung chủ yếu (các điều khoảncơ bản) của hợp đồng mua bán hàng hóa. 1. Khái niệm: Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận nhằm xác lập, thay đổi, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ mua bán hàng hóa (bao gồm cả mua bán hàng hóa quốc tế; mua bán hàng hóa trong nước). 2. Đặc điểm – về chủ thể: chủ yếu là thương nhân, có thể trong nước và cả nước ngoài, có thể không là thương nhân nhưng vẫn áp dụng luật thương mại điều chỉnh nếu lựa chọn áp dụng
  • 22. MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI TS. BÙI QUANG XUÂN 22 – về hình thức: hợp đồng mua bán hàng hoá được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể. Đốivới các loại hợp đồng mua bán hàng hoá mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó (điều 24 luật thương mại) – về đối tượng: là hàng hóa, hàng hóa bao gồm: tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong trong tương lai, những vật gắn liền với đất đai (khoản 2 điều 3 luật thương mại) – về nội dung: quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ mua bán. Theo đó, bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận hàng hóa và trả tiền cho bên bán. Mục đíchcủa các bên mua bán là lợi nhuận. 3. Nộidung chủ yếu của hợp đồng mua bán hàng hóa Là các điều khoản, hông bắt buộc các bên phải thỏa thuận những nội dung cụ thể nào, tuy nhiên với điều khoản chủ yếu của hợp đồng mua bán nói chung gồm: – đối tượng của hợp đồng. – chất lượng và giá cả của hàng hóa. – phương thức thanh toán. – thời hạn và địa điểm giao nhận hàng. Câu 6: phân tích các điều kiệncó hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa – chủ thể tham gia hợp đồng phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi. Đối với các thương nhân khi tham gia hợp đồng phải đáp ứng điều kiện có đăng ký kinh doanh hợp pháp đối với hàng hóa được mua bán. Trong trường hợp mua bán hàng hóa có điều kiện kinh doanh thì thương nhân phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh đó theo quy định của pháp luật. – đại diện của các bên giao kết hợp đồng phải đúng thẩm quyền, có thể là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền. Người không có quyền đại diện, khi giao kết sẽ không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ đối với bên hợp đồng được đại diện, trừ trường hợp bên giao kết kia biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện. – mục đíchvà nội dung của hợp đồng mua bán không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội hàng hóa là đốitượng của hợp đồng không bị cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật. – hợp đồng mua bán được giao kết đảm bảo các nguyên tắc của hợp đồng theo quy định của pháp luật: tự do giao kết nhưng không trái pháp luật, trái đạo đức xã hội; tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, trung thực và ngay thẳng. – hình thức hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật.
  • 23. MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI TS. BÙI QUANG XUÂN 23 Câu 7: phân tích các nghĩa vụ của bên bán và bên mua trong hợp đồng mua bán hàng hoá theo quy đinh của luật thương mại 2005 1. Bênbán – giao hàng đúng đối tượng và chất lượng Về nguyên tắc phải căn cứ vào nội dung hợp đồng để xác định vấn đề này, nếu không thì dựa trên quy định của pháp luật, các trường hợp sau đây được coi là hàng hóa không phù hợp với hợp đồng (điều 39) + không phù hợp với mục đíchsử dụng sử dụng thông thường của các hàng hóa cùng chủng loại; + không phù hợp với mục đíchbên mua báo cho bên bán hoặc bên bán phải biết vào thời điểm giao kết hợp đồng + không bảo đảm chất lượng theo mẫu mà bên mua đã giao cho bên bán + không được bảo quản, đóng gói theo cáchthức thông thường đối với loại hàng hoá đó hoặc không theo cách thức thích hợp để bảo quản hàng hoá trong trường hợp không có cách thức bảo quản thông thường – giao chứng từ kèm theo hàng hóa Các chứng từ như: chứng nhận chất lượng, chứng nhận nguồn gốc xuất xứ… Trường hợp không có thỏa thuận, bên bán có nghĩa vụ giao cho bên mua trong thời hạn, tại thời điểm hợp lý để bên mua có thể nhận hàng. Nghĩa vụ này được qui định tại điều 42 luật thương mại chứng từ phải giao trong thời hạn thỏa thuận hoặc thời điểm hợp lí, nếu giao trước hạn mà thiếu sót thì trong thời hạn vẫn được khắc phục những thiếu sót này, nhưng nếu việc này gây thiệt hại hoặc bất lợi cho bên mua thì bên mua được quyền yêu cầu bên bán khắc phục hoặc chịu chi phí đó – giao hàng đúng thời hạn. – giao hàng đúng địa điểm theo điều 35 Theo thỏa thuận không có thỏa thuận thì lần lượt theo các nguyên tắc sau: – hàng hóa gắn liền với đất đai thì giao tại nơi có đất đai – giao cho người vận chuyển đầu tiên nếu có qui định về vận chuyển – giao tại kho nếu biết kho – giao tại nơi kinh doanh cư trú của bên bán – tạo điều kiện cho bên mua kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng Trường hợp có thỏa thuận thì bên bán phải bảo đảm cho bên mua có điều kiện tiến hành việc ktra hàng hóa. Nếu phát hiện hàng hóa không đúng hợp đồng, bên mua phải thông báo cho bên bán trong 1thời hạn hợp lý.
  • 24. MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI TS. BÙI QUANG XUÂN 24 – đảm bảo quyền sở hữu đối với hàng hóa Trừ trường hợp pl có quy định khác hoặc các bên có thỏa thuận khác, quyền sh được chuyển từ bên bán sang bên mua kể từ thời điểm hàng hóa được chuyển giao. – rủi ro đốivới hàng hóa Trường hợp các bên không có thỏa thuận, theo luật thương mại xác định như sau: Trong trường hợp có địa điểm giao hàng xác định: rủi ro chuyển giao cho bên mua khi nhận hàng tại địa điểm đó. Trong trường hợp không có địa điểm giao hàng xác định: rủi ro được chuyển cho bên mua khi hàng hóa đã được giao cho người vận chuyển đầu tiên. Trong trường hợp giao hàng cho người nhận hàng để giao mà không phải là người vận chuyển: rủi ro được chuyển giao cho bên mua chỉ khi: bên mua nhận được chứng từ sở hữu hàng hóa hoặc khi người nhận hàng để giao xác nhận quyền chiếm hữu của bên mua. Trong trường hợp mua bán hàng hóa đang trên đường vận chuyển: rủi ro được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm giao kết hđ. – bảo hành hàng hóa Th hàng hóa mua bán có bảo hành thì bên bán phải chịu trách nhiệm bảo hành hàng hóa đó theo nội dung và thời hạn đã thỏa thuận. Bên bán phải chịu các chi phí về bảo hành, trừ trường hợp có thỏa thuận khác (điều 49). 2. Bênmua – nhận hàng và thanh toán tiền nhận hàng: Được hiểu là bên mua tiếp nhận trên thực tế hàng hóa từ bên bán. Bên mua hàng có ngĩa vụ nhận hàng theo thỏa thuận. Sau khi hoàn thành việc giao nhận, bên bán vẫn phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của hàng hóa được giao, nếu bên bán biết hoặc phải biết nhưng không thông báo cho bên mua. Bên bán giao hàng mà bên mua không tiếp nhận thì bị coilà vphđ và phải chịu các biện pháp chế tàitheo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Thanh toán: là nghĩa vụ quan trọng nhất của bên mua. Các điều khoản thanh toán trong hợp đồng mua bán: – địa điểm thanh toán: Trường hợp không có thỏa thuận, địa điểm thanh toán sẽ là: Địa điểm kinh doanh của bên bán tại thời điểm giao kết hợp đồng, nếu không là tại nơi cư trú của bên bán;
  • 25. MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI TS. BÙI QUANG XUÂN 25 Địa điểm giao hàng hoặc giao chứng từ, nếu việc thanh toán trùng với giao hàng hoặc giao chứng từ. – thời hạn thanh toán: Trường hợp không có thỏa thuận thì: Bên mua phải thanh toán vào thời điểm bên bán giao hàng hoặc giao chứng từ; Bên mua không có nghĩa vụ thanh toán khi chưa kiểm tra hàng hóa (trong trường hợp có thảo thuận). Bên mua phải thanh toán trong trường hợp hàng hóa mất mát, hư hỏng sau thời điểm rủi ro được chuyển từ bên bán sang bên mua. – xác định giá:trường hợp không có thỏa thuận thì giá của hàng hóa được xác định theo gía của loại hàng hóa đó trong các điều kiện tương tự về phương thức giao hàng, thời điểm mua bán, thị trường địa lý, phương thức thanh toán và các điều kiện khác. – chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán: bên bán có quyền yêu cầu bên mua trả tiền lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán. – ngừng thanh toán: Trừ trường hợp có thỏa thuận khác: Bên mua có bằng chứng về việc bên bán lừa dốithì có quyền tạm ngừng thanh toán; Có bằng chứng về đốitượng của hàng hóa là đối tượng đang bị tranh chấp Có bằng chứng bến bán giao hàng không phù hợp với hđ. (bằng chứng mà bên mua đưa ra không xác thực, gây thiệt hại cho bên bán thì bên mua phải btth đó và chịu các chế tài khác theo quy định.) Câu 8: đặc điểm của dịch vụ thương mại. Kể tên những dịch vụ thương mại được điều chỉnh bởi luật thương mại. 1. Khái niệm: Dịch vụ là hoạt động của con người nhằm đáp ứng yêu cầu nào đó của con người và được kết tinh thành các loại sản phẩm vô hình. Dịch vụ thương mại ra đời bởi hoạt động cung ứng dịch vụ thương mại. Cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên (sau đây gọi là bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (sau đây gọi là khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận. (khoản 9 điều 3)
  • 26. MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI TS. BÙI QUANG XUÂN 26 dịch vụ trung gian thương mại được xác định là hoạt động của thương nhân để thực hiện các giao dịch thương mại cho 1 hoặc 1 số thương nhân được xác định bao gồm: hoạt động đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại, ủy thác mua bán hàng hóa và đại lý thương mại. 2. Đặc điểm – dv trung gian thương mại do 1 bên chủ thể trung gian thực hiện vì lợi ích của bên thuê dịch vụ để hưởng thù lao. – bên thực hiện dịch vụ trung gian phải là thương nhân và có tư cáchpháp lý độc lập với bên thuê dịch vụ và bên thứ 3. – dịch vụ trung gian thương mại được xác lập trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương. Những dịch vụ thương mại được điều chỉnh bởi luật thương mại năm 2005 – nhóm dịch vụ xúc tiến thương mại: dịch vụ khuyến mại, quảng cáo, trưng bày giới thiệu hàng hóa dịch vụ, hội trợ triển lãm. – nhóm dịch vụ trung gian thương mại: đại diện, môi giới, ủy thác, đại lí – nhóm khác: đấu giá, đấu thầu, gia công, logistics, quá cảnh hàng hóa, giám định, cho thuê hàng hóa, nhượng quyền thương mại. Câu 9: phân tích quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên trong hợp đồng cung ứng dịch vụ thương mại. Bên cung ứng dịch vụ (xem từ điều 78 đến 84) – cung ứng các dịch vụ và thực hiện những công việc có liên quan một cách đầy đủ, phù hợp với thoả thuận và theo quy định của luật thương mại:  Về kết quả thực hiện dịch vụ: trong trường hợp không có thỏa thuận khác nếu công việc đòihỏi phạt đạt được kết quả nhất định thì bên cung ứng dịch vụ phải đạt được kết quả này, nếu công việc đòi hỏi bên cung ứng dịch vụ phải nỗ lực cao nhất để đạt được kết quả như mong muốn thì bên cung ứng dịch vụ phải thực hiện dịch vụ đó với nỗ lực và khả năng cao nhất.  Về thời hoàn thành dịch vụ: nếu không có thỏa thuận thì phải hoàn thành trong thời gian hợp lí trên cơ sở tính toán các điều kiện và hoàn cảnh cụ thể, trong trường hợp nghĩa vụ chỉ có thể hoàn thành khi khách hàng đáp ứng được những điều kiện nhất định thì bên cung ứng không có nghĩa vụ phải hoàn thành dịch vụ cho đến khi các điều kiện đó được đáp ứng.  Tuân thủ những yêu cầu hợp lí của khách hàng liên quan đến những thay đổi trong quá trình thực hiện dịch vụ, chi phí phát sinh do thực hiện sẽ do khách hàng trả trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • 27. MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI TS. BÙI QUANG XUÂN 27 – bảo quản và giao lại cho khách hàng tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện dịch vụ sau khi hoàn thành công việc; – thông báo ngay cho khách hàng trong trường hợp thông tin, tài liệu không đầy đủ, phương tiện không bảo đảm để hoàn thành việc cung ứng dịch vụ; – giữ bí mật về thông tin mà mình biết được trong quá trình cung ứng dịch vụ nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định – hợp tác với khách hàng (trao đổithông tin, tiến hành các hoạt động cần thiết). Bên kháchhàng – thanh toán tiền cung ứng dịch vụ như đã thoả thuận trong hợp đồng; nếu không có thỏa thuận khác thì việc thanh toán được tiến hành khi dịch vụ hoàn thành – cung cấp kịp thời các kế hoạch, chỉ dẫn và những chi tiết khác để việc cung ứng dịch vụ được thực hiện không bị trì hoãn hay gián đoạn; – hợp tác trong tất cả những vấn đề cần thiết khác để bên cung ứng có thể cung ứng dịch vụ một cách thích hợp; – trường hợp một dịch vụ do nhiều bên cung ứng dịch vụ cùng tiến hành hoặc phối hợp với bên cung ứng dịch vụ khác, khách hàng có nghĩa vụ điều phối hoạt động của các bên cung ứng dịch vụ để không gây cản trở đến công việc của bất kỳ bên cung ứng dịch vụ nào. Câu 10:phân tích khái niệm và đặc điểm của hoạt động đại diện cho thương nhân. So sánh đại diện cho thương nhân với đại diện theo ủy quyền theo quy định của bộ luật dân sự 2005 1. Khái niệm (điều 141 luật thương mại) Đại diện cho thương nhân là việc một thương nhân nhận uỷ nhiệm (gọi là bên đại diện) của thương nhân khác (gọi là bên giao đại diện) để thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa, theo sự chỉ dẫn của thương nhân đó và được hưởng thù lao về việc đại diện. Trong trường hợp thương nhân cử người của mình để làm đại diện cho mình thì áp dụng quy định của bộ luật dân sự. Vậy đại diện cho thương nhân được chia làm 2 trường hợp là hợp đồng cung ứng dịch vụ thương mại và là trường hợp cá nhân đại diện cho tổ chức là thương nhân. Tuy nhiên trường hợp thứ 2 không xét phân tích đặc điểm 2. Đặc điểm – chủ thể: quan hệ đại diện cho thương nhân phát sinh giữa bên đại diện và bên giao đại diện. Cả 2 bên đều phải là thương nhân.
  • 28. MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI TS. BÙI QUANG XUÂN 28 – bản chất: bên giao đại diện sẽ ủy quyền cho bên đại diện thay mặt, nhân danh bên giao đại diện thực hiện các hoạt động thương mại. Khi bên đại diện giao dịch với bên thứ 3, thì về mặt pháp lí các hành vi do người này thực hiện được xem như người ủy quyền (người giao đại diện thực hiện). Bên giao đại diện phải chịu trách nhiệm về các cam kết do bên đại diện thực hiện trong phạm vi ủy quyền. – nội dung của hoạt động đại diện rất đa dạng: có thể thỏa thuận thực hiện một phần hoặc toàn bộ các hoạt động thương mại thuộc pham vi hoạt động của bên giao đại diện, nó có thể bao gồm các hoạt động như tìm kiếm cơ hội kinh doanh cho bên giao đại diện, thay mặt bên giao đại diện để thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường, lựa chọn đối tác, đàm phán, giao kết hợp đồng với bên thứ 3…) – hình thức pháp lí: thông qua hợp đồng đại diện cho thương nhân (phải được lập thành văn bản hoặc các hình thức có giá trị tương đương) So sánh đại diện cho thương nhân với đại diện theo ủy quyền theo quy định của bộ luật dân sự 2005 Đại diện cho thương nhân theo quy định của luật thương mại 2005 – chủ thể: bắt buộc phải là thương nhân – mục đíchhoạt động: nhằm mục đíchlợi nhuận – hình thức hợp đồng: văn bản hoặc hình thức khác có giá trị tương đương Đại diện theo ủy quyền theo quyđịnh của bộ lds 2005 – chủ thể: có thể là bất kỳ ai miễn là đáp ứng đủ điều kiện về năng lực chủ thể được quy định trong bộ lds – mục đíchhoạt động: không nhất thiết phải nhằm mục đíchlợi nhuận – hình thức hợp đồng: các bên tự thỏa thuận hình thức chỉ phải lập thành văn bản khi pháp luật qui định. Câu 11:phân tích đặc điểm của hoạt động môi giớithương mại theo qui định của luật thương mại. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên trong hoạt động môi giớithương mại? 1. Khái niệm: Môi giới thương mại là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân làm trung gian (gọi là bên môi giới) cho các bên mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ (gọi là bên được môi giới) trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới. (đ 150 -ltm2005) 2. Đặc điểm Về chủ thể: bao gồm bên môi giới, bên được môi giới trong đó bên môi giới phải là thương nhân có đăng kí hoạt động môi giới bên được môi giới không nhất thiết
  • 29. MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI TS. BÙI QUANG XUÂN 29 phải là thương nhân. Khi sử dụng dịch vụ môi giới tm, bên môi giới nhân danh chính mình để quan hệ với các bên được môi giới và làm nhiệm vụ giới thiệu các bên được môi giới với nhau. Về nội dung: bao gồm tìm kiếm và cung cấp các thông tin cần thiết về đối tác cho bên được môi giới, tiến hành các hoạt động giới thiệu về hàng hóa, dịch vụ cần môi giới, thu xếp để các bên được môi giới tiếp xúc với nhau, giúp đỡ các bên được môi giới soạn thảo văn bản hợp đồng khi họ yêu cầu. Về mục đích:mục đíchcủa bên môi giới là tìm kiếm lợi nhuận, mục đíchbên được môi giới là kí kết được hợp đồng. Về phạm vi: rất rộng bao gồm tất cả các hoạt động có thể kiếm lời như môi giới mua bán hàng hóa, môi giới chứng khoán, môi giới bảo hiểm, môi giới bất động sản… Quan hệ môi giới được thực hiện trên cơ sở: hợp đồng môi giới – hợp đồng được giao kết giữa bên môi giới và bên được môi giới. – đối tượng của hợp đồng là công việc môi giới nhằm chắp nối qhe giữa các bên được môi giới với nhau. – hình thưc hợp đồng không được luật thương mại 2005 quy định. – nội dung: pháp luật không quy định, các bên có thể thỏa thuận về những điều khoản về nội dung cụ thể của việc môi giới, mức thù lao, thời hạn thực hiện hđ, quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên, giải quyết tranh chấp phát sinh. * bên môi giới được kí hợp đồng với bên thứ 3 trừ trường hợp nó là đại diện. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên trong hoạt động môi giới thương mại Bên môi giới  Bảo quản các mẫu hàng hoá, tài liệu được giao để thực hiện việc môi giới và phải hoàn trả cho bên được môi giới sau khi hoàn thành việc môi giới;  Không được tiết lộ, cung cấp thông tin làm phương hại đến lợi ích của bên được môi giới;  Chịu trách nhiệm về tư cáchpháp lý của các bên được môi giới, nhưng không chịu trách nhiệm về khả năng thanh toán của họ;  Không được tham gia thực hiện hợp đồng giữa các bên được môi giới, trừ trường hợp có uỷ quyền của bên được môi giới. (điều 151. Luật thương mại 2005)
  • 30. MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI TS. BÙI QUANG XUÂN 30  Được cung cấp các thông tin, tài liệu, phương tiện cần thiết liên quan đến hàng hoá, dịch vụ;  Được trả thù lao môi giới và các chi phí hợp lý khác nếu các bên không có thỏa thuận thì quyền hưởng thù lao môi giới được phát sinh từ khi các bên được môi giới kí được hợp đồng với nhau, thù lao được xác định theo giá dịch vụ (qui định tại điều 86 luật thương mại) Bên được môi giới (đ 152-ltm2005)  Cung cấp các thông tin, tài liệu, phương tiện cần thiết liên quan đến hàng hoá, dịch vụ;  Trả thù lao môi giới và các chi phí hợp lý khác cho bên môi giới. Quyền: – yêu cầu bên môi giới bảo quản các mẫu tài liệu, hàng hóa đã được giao để thực hiện việc môi giới và phải hoàn trả cho bên được môi giới sau khi hoàn thành công việc. – yêu cầu bên môi giới không được tiết lộ, cung cấp thông tin làm phương hại đến lợi íchcủa mình. Câu 12:phân tích quyền và nghĩa vụ của bên đại diện, bên giao đại diện với nhau và đối với bên thứ 3 Quyền và nghĩa vụ của bên đại diện với bên giao đại diện * nghĩa vụ: Bên đại diện: – thực hiện hoạt động thương mại với danh nghĩa và vì lợi ích của bên giao đại diện, thực hiện các hoạt động chỉ trong phạm vi đại diện và không được thực hiện các hoạt động đó với danh nghĩa của mình hoặc của một bên khác (đặc biệt quan trọng trong trường hợp có xung đột lợi íchgiữa bên đại diện và bên giao đại diệ: trường hợp gây thiệt hại do vượt quá phạm vi đại diện, trường hợp có xung độtlợi íchkinh tế…) – thông báo cho bên đại diện về cơ hội và kết quả thực hiện các hoạt động thương mại đã ủy quyền (đây là những thông tin đã biết hay phải biết, nó sẽ giúp bên giao đại diện hoạch định kế hoạch kinh doanh và đưa ra những chỉ dẫn cho bên đại diện tiếp tục thực hiện công việc đại diện) – thực hiện những chỉ dẫn của bên giao đại diện nếu nó không vi phạm qui định của pháp luật (có thể từ chối nếu nó vi phạm pháp luật hoặc trao đổilại nếu thấy chỉ dẫn đó nếu được thực hiện sẽ gây thiệt hại cho bên giao đại diện)
  • 31. MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI TS. BÙI QUANG XUÂN 31 – không được thực hiện hoạt động thương mại với danh nghĩa của mình hoặc người thứ 3 trong phạm vi đại diện – bảo quản các tài liệu được giao để thực hiện hoạt động đại diện – không tiết lộ hoặc cung cấp bí mật liên quan đến hđộng thương mại của bên giao đại diện Bên giao đại diện: – thông báo về việc giao kết, việc thực hiện các hợp đồng mà bên đại diện đã giao kết (bên đại diện cần phải biết bên giao đại diện có chấp nhận hay không việc đó, về khả năng có giao kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng được không, thông báo này cần phải kịp thời) – cung cấp tài sản tài liệu cần thiết để bên đại diện thực hiện hoạt động đại diện – trả thù lao và các chi phí hợp lí khác * quyền: Bên đại diện: – hưởng thù lao – yêu cầu thanh toán chi phí – nắm giữ các tài sản được giao (đương nhiên) Bên giao đại diện: – không chấp nhận những hợp đồng bên đại diện đã kí không đúng thẩm quyền (nếu có thiệt hại được bồithường) – yêu cầu bên đại diện cung cấp những thông tin liên quan đến việc thực hiện hoạt động thương mại được ủy quyền – đưa ra những chỉ dẫn và yêu cầu bên đại diện tuân thủ những chỉ dẫn đó Nghĩa vụ với bên thứ ba: – của bên đại diện: báo cho bên thứ 3 về thời hạn, phạm vi đại diện, về việc sửa đổi bổ sung phạm vi đại diện (584 bộ luật dân sự) – của bên giao đại diện: báo bằng văn bản cho bên thứ 3 về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng đại diện, nếu không báo thì hợp đồng mà bên đại diện kí với bên thứ 3 vẫn có hiệu lực trừ trường hợp bên thứ 3 biết hoặc buộc phải biết về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng này (588 bộ luật dân sự)
  • 32. MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI TS. BÙI QUANG XUÂN 32 Câu 13:phân tích đặc điểm của hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa và đại lý thương mại. 1. Hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa Uỷ thác mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận uỷ thác thực hiện việc mua bán hàng hoá với danh nghĩa của mình theo những điều kiện đã thoả thuận với bên uỷ thác và được nhận thù lao uỷ thác (155 luật thương mại) Đặc điểm  Về chủ thể: quan hệ ủy thác mua bán hàng hóa được xác lập giữa bên ủy thác và bên nhận ủy thác. Bên được ủy thác phải là thương nhân kinh doanh mặt hàng phù hợp với hàng hóa được ủy thác, bên ủy thác không nhất thiết phải có tư cách thương nhân. Bên nhận ủy thác tiến hành hoạt động với danh nghĩa của chính mình và các hành vi của bên nhận ủy thác sẽ mang lại hậu quả cho chính họ. Hoạt động ủy thác đôi khi còn được gọi là hoạt động “kí gửi”.  Về nội dung: gồm việc giao kết và thực hiện ủy thác. Nội dung của ủy thác hẹp hơn so vơi đại diện.  Về hình thức: hợp đồng ủy thác (phải được lập thành văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị tương đương). Hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa là 1 loại hợp đồng dịch vụ, đó đối tượng của hợp đồng ủy thác là công việc mua bán hàng hóa do bên nhận ủy thác tiến hành theo sự ủy quyền của bên ủy thác. 2. Hoạt động đại lí thương mại Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao(166 luật thương mại) Đặc điểm  Về chủ thể: quan hệ phát sinh giữa bên đại lí và bên giao đại lí, cả 2 bên đều phải là thương nhân. Bên đại lí nhận hàng hóa để bán hoặc nhận tiền để mua hoặc nhận ủy quyền để cung ứng dịch vụ cho bên giao đại lí.  Về nội dung: bao gồm việc giao kết và thực hiện hợp đồng đại lí, bên đại lí nhân danh chính mình để thực hiện các hợp đồng với bên thứ 3 (trong quan hệ đại lí mua bán hàng hóa, hàng hóa vẫn thuộc sở hữu của bên giao đại lí cho tới khi nó được bán)  Về hình thức: phát sinh qua hợp đồng đại lí (văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị tương đương). Là hợp đồng dịch vụ, có đốitượng là công việc mua bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ.
  • 33. MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI TS. BÙI QUANG XUÂN 33 Câu 14:phân tích đặc điểm của hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa. So sánh ủy thác mua bán hàng hóa với đại lí thương mại. Hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa Khái niệm: Uỷ thác mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận uỷ thác thực hiện việc mua bán hàng hoá với danh nghĩa của mình theo những điều kiện đã thoả thuận với bên uỷ thác và được nhận thù lao uỷ thác (155 luật thương mại) Đặc điểm  Về chủ thể: quan hệ ủy thác mua bán hàng hóa được xác lập giữa bên ủy thác và bên nhận ủy thác. Bên được ủy thác phải là thương nhân kinh doanh mặt hàng phù hợp với hàng hóa được ủy thác, bên ủy thác không nhất thiết phải có tư cách thương nhân. Bên nhận ủy thác tiến hành hoạt động với danh nghĩa của chính mình và các hành vi của bên nhận ủy thác sẽ mang lại hậu quả cho chính họ. Hoạt động ủy thác đôi khi còn được gọi là hoạt động “kí gửi”.  Về nội dung: gồm việc giao kết và thực hiện ủy thác. Nội dung của ủy thác hẹp hơn so vơi đại diện.  Về hình thức: hợp đồng ủy thác (phải được lập thành văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị tương đương) So sánh ủy thác mua bán hàng hóa đại lí thương mại Điểm giống  Thực hiện thông qua các thương nhân trung gian  Bên trung gian bằng danh nghĩa của chính mình thực hiện việc mua bán hàng hóa cho người khác  Mục đíchcủa bên trung gian là hưởng thù lao Khác nhau: Ủy thác mua bán hàng hóa – chủ thể: qhe ủy thác được thiết lập giữa thương nhân với thương nhân, giữa thương nhân với các bên liên qua – phạm vi: hẹp hơn đại lý tm. Chỉ được thực hiện trong lĩnh vực mua bán hàng hóa – quyền của bên thực hiện dịch vụ: không được tự do lựa chọn bên thứ 3. Bên thứ 3 do bên ủy thác thỏa thuận (chỉ định) – tính chất của quan hệ: mang tính vụ việc, đơn lẻ Đại lý thương mại
  • 34. MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI TS. BÙI QUANG XUÂN 34 – chủ thể: quan hệ đại lý chỉ có thể thiết lập giữa các thương nhân – phạm vi: rộng hơn. Có thể thực hiện trong nhiều lĩnh vực của hoạt động thương mại – quyền của bên thực hiện dịch vụ: được tự do hơn trong việc lựa chọn bên thứ 3 để giao kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng – tính chất của quan hệ: là quá trình hợp tác lâu dài giữa bên đại lý và bên giao đại lý. Trong qh đại lý, bên đại lý có sự gắn bó, phụ thuộc vào bên giao đại lý đồng thời bên giao đại lý có sự ktra, giám sát chặt chẽ đốivới hoạt động của bên đại lý Câu 15:phân tích đặc điểm của hoạt động đại lí thương mại. So sánh đại lí thương mại với ủy thác mua bán hàng hóa. Hoạt động đại lí thương mại Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao (166 luật thương mại) Đặc điểm  Về chủ thể: quan hệ phát sinh giữa bên đại lí và bên giao đại lí, cả 2 bên đều phải là thương nhân. Bên đại lí nhận hàng hóa để bán hoặc nhận tiền để mua hoặc nhận ủy quyền để cung ứng dịch vụ cho bên giao đại lí.  Về nội dung: bao gồm việc giao kết và thực hiện hợp đồng đại lí, bên đại lí nhân danh chính mình để thực hiện các hợp đồng với bên thứ 3 (trong quan hệ đại lí mua bán hàng hóa, hàng hóa vẫn thuộc sở hữu của bên giao đại lí cho tới khi nó được bán)  Về hình thức: phát sinh qua hợp đồng đại lí (văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị tương đương) So sánh: ủy thác mua bán hàng hóa đại lí thương mại Điểm giống  Thực hiện thông qua các thương nhân trung gian  Bên trung gian bằng danh nghĩa của chính mình thực hiện việc mua bán hàng hóa cho người khác  Mục đíchcủa bên trung gian là hưởng thù lao Khác nhau: Ủy thác mua bán hàng hóa
  • 35. MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI TS. BÙI QUANG XUÂN 35 – chủ thể: qhe ủy thác được thiết lập giữa thương nhân với thương nhân, giữa thương nhân với các bên liên quan – phạm vi: hẹp hơn đại lý tm. Chỉ được thực hiện trong lĩnh vực mua bán hàng hóa – quyền của bên thực hiện dịch vụ: không được tự do lựa chọn bên thứ 3. Bên thứ 3 do bên ủy thác thỏa thuận (chỉ định) – tính chất của quan hệ: mang tính vụ việc, đơn lẻ Đại lý thương mại: – chủ thể: quan hệ đại lý chỉ có thể thiết lập giữa các thương nhân – phạm vi: rộng hơn. Có thể thực hiện trong nhiều lĩnh vực của hoạt động thương mại – quyền của bên thực hiện dịch vụ: được tự do hơn trong việc lựa chọn bên thứ 3 để giao kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng – tính chất của quan hệ: là quá trình hợp tác lâu dài giữa bên đại lý và bên giao đại lý. Trong qh đại lý, bên đại lý có sự gắn bó, phụ thuộc vào bên giao đại lý đồng thời bên giao đại lý có sự ktra, giám sát chặt chẽ đốivới hoạt động của bên đại lý Câu 16:phân tích đặc điểm của các hình thức đại lí theo qui định của luật thương mại Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao (đ166 luật thương mại) Đại lý bao tiêu là hình thức đại lý mà bên đại lý thực hiện việc mua, bán trọn vẹn một khối lượng hàng hoá hoặc cung ứng đầy đủ một dịch vụ cho bên giao đại lý. Bên giao đại lí ấn định giá giao, bên đại lí ấn định giá bán, bên đại lí hưởng giá chênh lệch, ngoài ra vẫn được hưởng thù lao đại lí. Đại lý độc quyền là hình thức đại lý mà tại một khu vực địa lý nhất định bên giao đại lý chỉ giao cho một đại lý mua, bán một hoặc một số mặt hàng hoặc cung ứng một hoặc một số loại dịch vụ nhất định, nó được hưởng thù lao đại lí. Tổng đại lý mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ là hình thức đại lý mà bên đại lý tổ chức một hệ thống đại lý trực thuộc để thực hiện việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ cho bên giao đại lý, hình thức này tạo ưu thế trong việc phân phối sản phẩm, nó được hưởng thù lao đại lí.
  • 36. MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI TS. BÙI QUANG XUÂN 36 Các hình thức khác mà các bên thỏa thuận: đại lí hoa hồng, đại lí bảo đảm thanh toán… Câu 17:phân tích đặc điểm của khuyến mại. Phân tích và cho ví dụ về các hình thức khuyến mại theo luật thương mại năm 2005 Khái niệm: Khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định. (đ 88- luật thương mại2005). Đặc điểm:  Chủ thể thực hiện hoạt động khuyến mại là thương nhân, thương nhân tự thực hiện việc khuyến mại cho mình hoặc làm dịch vụ cho thương nhân khác để kinh doanh (việc này hình thành trên cơ sở hợp đồng dịch vụ khuyến mại)  Cách thức xúc tiến thương mại: dành cho khách hàng những lợi íchnhất định (vật chất hoặc phi vật chất). Khách hàng được khuyến mại là người tiêu dùng hoặc là các trung gian phân phối.  Mục đíchcủa việc khuyến mại là xúc tiến việc bán hàng và cung ứng dịch vụ để tăng thị phần của doanh nghiệp trên thị trường hàng hóa dịch vụ chủ yếu thông qua việc lôi kéo khách hàng thực hiện hành vi mua sắm, sử dụng dịch vụ, giới thiệu sản phẩm mới, kích thích trung gian phân phối chú ý hơn nữa tới hàng hóa của doanh nghiệp, tăng lượng hàng đặt mua Các hình thức khuyến mại theo luật thương mại  Đưa hàng hoá mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền: thông thường hình thức này được áp dụng khi thương nhân muốn giới thiệu một sản phẩm mới hoặc một sản phẩm cải tiến, hàng giới thiệu thường là hàng đang hoặc sẽ bán trên thị trường.  Tặng hàng hoá cho khách hàng, cung ứng dịch vụ không thu tiền: quà tặng có thể là hàng hóa dịch vụ thương nhân đang kinh doanh hoặc hàng hóa dịch vụ của thương nhân khác, thương nhân có thể liên kết xúc tiến thương mại.  Bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng, giá cung ứng dịch vụ trước đó, được áp dụng trong thời gian khuyến mại đã đăng ký hoặc thông báo. Trường hợp hàng hóa, dịch vụ thuộc diện nhà nước quản lý giá thì việc khuyến mại theo hình thức này được thực hiện theo quy định của chính phủ. Pháp luật cũng qui định mức độ giảm giá với các đơn vị hàng hóa dịch vụ để bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh.  Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ để khách hàng được hưởng một hay một số lợi ích nhất định.  Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm phiếu dự thi cho khách hàng để chọn người trao thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã công bố.
  • 37. MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI TS. BÙI QUANG XUÂN 37  Bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự các chương trình mang tính may rủi mà việc tham gia chương trình gắn liền với việc mua hàng hóa, dịch vụ và việc trúng thưởng dựa trên sự may mắn của người tham gia theo thể lệ và giải thưởng đã công bố.  Tổ chức chương trình khách hàng thường xuyên, theo đó việc tặng thưởng cho khách hàng căn cứ trên số lượng hoặc trị giá mua hàng hóa, dịch vụ mà khách hàng thực hiện được thể hiện dưới hình thức thẻ khách hàng, phiếu ghi nhận sự mua hàng hoá, dịch vụ hoặc các hình thức khác.  Tổ chức cho khách hàng tham gia các chương trình văn hóa, nghệ thuật, giải trí và các sự kiện khác vì mục đíchkhuyến mại, việc này có thể áp dụng với người đã hay chưa mua hàng hóa sử dụng dịch vụ.  Ngoài ra cũng có thể khuyến mại bằng các hình thức khác nhưng trước khi tiến hành phải được cơ quan nhà nước chấp thuận. Câu 18:phân tích các đặc điểm của quảng cáo thương mại và nêu rõ các hoạt động quảng cáo thương mại bị cấm thực hiện. Khái niệm: Quảng cáo thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân để giới thiệu với khách hàng về hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của mình (đ 102.ltm 2005) Đặc điểm  Chủ thể là thương nhân có thể quảng cáo cho mình hoặc kinh doanh dịch vụ quảng cáo  Về tổ chức thực hiện: thương nhân tiến hành các hoạt động cần thiết để quảng cáo cho sản phẩm của mình, thông thường thương nhân thường thuê dịch vụ quảng cáo để đạt hiệu quả cao.  Về cách thức: thương nhân sử dụng sản phẩm và phương tiện quảng cáo thương mại để thông tin về sản phẩm quảng cáo (phương tiện quảng cáo là đặc trưng quan trọng để phân biệt quảng cáo với các hình thức xúc tiến thương mại khác như hội trợ triển lãm…)  Mục đíchlà giới thiệu về hàng hóa, dịch vụ nhằm tạo sự nhận biết và kiến thức của khách hàng về sản phẩm, thu hút khách hàng để đáp ứng nhu cầu cạnh tranh và mục tiêu lợi nhuận của thương nhân. Các hoạt động quảng cáo thương mại bị cấm thực hiện (đ109)  Quảng cáo làm tiết lộ bí mật nhà nước, phương hại đến độc lập, chủ quyền, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội.
  • 38. MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI TS. BÙI QUANG XUÂN 38  Quảng cáo có sử dụng sản phẩm quảng cáo, phương tiện quảng cáo trái với truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục việt nam và trái với quy định của pháp luật.  Quảng cáo hàng hoá, dịch vụ mà nhà nước cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh hoặc cấm quảng cáo.  Quảng cáo thuốc lá, rượu có độ cồn từ 30 độ trở lên và các sản phẩm, hàng hoá chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép cung ứng trên thị trường việt nam tại thời điểm quảng cáo.  lợi dụng quảng cáo thương mại gây thiệt hại đến lợi íchcủa nhà nước, tổ chức, cá nhân.  Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của mình với hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ cùng loại của thương nhân khác.  Quảng cáo sai sự thật về một trong các nội dung số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, xuất xứ hàng hóa, chủng loại, bao bì, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của hàng hoá, dịch vụ.  Quảng cáo cho hoạt động kinh doanh của mình bằng cách sử dụng sản phẩm quảng cáo vi phạm quyền sở hữu trí tuệ; sử dụng hình ảnh của tổ chức, cá nhân khác để quảng cáo khi chưa được tổ chức, cá nhân đó đồng ý. Đây là qui định hoàn toàn mới so với luật thương mại năm 1997 và pháp lệnh quảng cáo năm 2001, qui định này không nhằm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, quyền của cá nhân với hình ảnh.  Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật. Theo qui định của luật cạnh tranh những hành vi được coi là quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh: Câu 19:trình bày các hình thức khuyến mại theo luật thương mại năm 2005 và hạn mức về giá trị khuyến mại, thời gian khuyến mại áp dụng cho các hình thức khuyến mại đó. Các hình thức khuyến mại: như dùng thử hàng mẫu miễn phí, giảm giá, tặng quà, tặng phiếu mua hàng, các chương trình may rủi, tổ chức chương trình khách hàng thường xuyên…. (điều 92) 1. Hàng mẫu: đưa hàng mẫu, cung ứng dịch vụ để khách hàng dùng thử không fải trả tiền. – sử dụng khi thương nhân cần giới thiệu một sản fẩm mới. – hàng mẫu fải là hàng hóa kinh doanh hợp fáp mà thương nhân đang hoặc sẽ bán trên thị trường.