SlideShare a Scribd company logo
Chương 1 
TỔ HỢP 
1.1 Quy tắc đếm 
1.1.1 Qui tắc cộng 
Một công việc nào đó có thể được thực hiện theo một trong hai phương án A hoặc B. Nếu 
phương án A có m cách thực hiện, phương án B có n cách thực hiện và không trùng với bất 
kì cách nào trong phương án A thì công việc đó có m + n cách thực hiện. 
Ví dụ Một bó hoa gồm có: 5 bông hồng trắng, 6 bông hồng đỏ và 7 bông hồng vàng. Hỏi 
có mấy cách chọn lấy 1 bông hoa? 
Giải 
Ta có 5 cách nếu chọn 1 bông hồng trắng, 6 cách để chọn 1 bông hồng đỏ và 7 cách để chọn 
1 bông hồng vàng. 
Vì vậy ta có 5 + 6 + 7 =18 cách để chọn ra một bông hoa. 
1.1.2 Qui tắc nhân 
Một công việc nào đó có thể bao gồm hai công đoạn A và B. Nếu công đoạn A có m cách 
thực hiện và ứng với mỗi cách đó có n cách thực hiện công đoạn B thì công việc đó có m.n 
cách thực hiện. 
Ví dụ Một đội văn nghệ chuẩn bị được 2 vở kịch, 3 điệu múa và 6 bài hát. Tại hội diễn, 
mỗi đội chỉ được trình diễn 1 vở kịch, 1 điệu múa và 1 bài hát. Hỏi đội văn nghệ trên có bao 
nhiêu cách chọn chương trình biểu diễn, biết rằng chất lượng các vở kịch, điệu múa, các bài 
hát là như nhau? 
Giải 
1
1.1 Quy tắc đếm GV: Hồ Sỹ Trường 
Để chọn 1 vở kịch ta có 3 cách chọn, tương tự chúng ta có lần lượt 2 cách chọn 1 điệu múa 
và 6 cách để chọn 1 bài hát. Khi đó đó chúng ta có số cách để chọn ra một chương trình 
biểu diễn gồm 1 vở kịch, 1 điệu múa và 1 bài hát là 3.2.6 = 36 (cách chọn). 
Bài 1. Từ thành phố A đến thành phố B có 3 con đường, từ thành phố A đến thành 
phố C có 2 con đường, từ thành phố B đến thành phố D có 2 con đường, từ thành 
phố C đến thành phố D có 3 con đường. Không có con đường nào nối thành phố B 
với thành phố C. Hỏi có tất cả bao nhiêu đường đi từ thành phố A đến thành phố D? 
Giải 
Có hai phương án để đi từ thành phố A đến thành phố D: 
+ Cách thứ nhất đi từ A qua B và tới D có: 3 × 2 = 6 con đường. 
+ Cách thứ hai đi từ A qua C và tới D có : 2 × 3 = 6 con đường. 
Vậy từ A đến D có tất cả 6+6=12 con đường. 
Bài 2. Với các chữ số 1, 2, 3, 4, 5, 6 có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên thoả: 
(a) gồm 6 chữ số. 
(b) gồm 6 chữ số khác nhau. 
(c) gồm 6 chữ số khác nhau và chia hết cho 2. 
Giải 
(a) Gọi số tự nhiên có 6 chữ số được tạo thành từ các chữ số trên là a1a2a3a4a5a6 
Khi đó ta có: a1 có 6 các chọn. 
Tương tự ta có các số a2; a3; a4; a5; a6 cũng có 6 cách chọn. 
Vậy ta có 66 = 46656 số thoả yêu cầu bài toán. 
(b) Gọi số tự nhiên có 6 chữ số khác nhau được tạo thành từ các chữ số trên là a1a2a3a4a5a6 
Khi đó ta có : a1 có 6 cách chọn. 
Tiếp theo ta có: a2 có 5 cách chọn (Do a2 phải khác a1). 
Tiếp tục như vậy ta có a3; a4; a5; a6 tương ứng lần lượt có 4, 3, 2, 1 cách chọn. 
Vậy có 6.5.4.3.2.1 = 720 số thoả yêu cầu bài toán. 
(c) Gọi số tự nhiên có 6 chữ số khác nhau và chia hết cho 2 được tạo thành từ các chữ số 
trên là a1a2a3a4a5a6. 
Ta có a6 có 3 cách chọn. 
Tiếp theo ta có a1 có 5 cách chọn, và tương ứng a2; a3; a4; a5 lần lượt có 4, 3, 2, 1 cách chọn. 
Vậy ta có: 3.5.4.3.2.1 = 360 số thoả yêu cầu bài toán. 
Bài 3. Một người có 7 cái áo trong đó có 3 áo trắng và 5 cái cà vạt trong đó có 2 cà vạt 
màu vàng. Hỏi người đó có bao nhiêu cách chọn áo - cà vạt nếu: 
(a) Chọn áo nào cũng được và cà vạt nào cũng được? 
2
1.1 Quy tắc đếm GV: Hồ Sỹ Trường 
(b) Đã chọn áo trắng thì không chọn cà vạt màu vàng? 
Giải 
(a) Áp dụng quy tắc nhân ta có số cách để chọn áo - cà vạt là: 7 × 5 = 35 cách chọn. 
(b) Ta có số cách chọn áo trắng và cà vạt màu vàng là: 3 × 2 = 6 (cách). 
Vậy số cách chọn áo - cà vạt mà đã chọn áo trắng thì không chọn cà vạt vàng là: 35-6=29 
(cách chọn). 
Bài 4. Từ 6 số: 0, 1, 2, 3, 4, 5 có thể lập được bao nhiêu số có 3 chữ số: 
(a) khác nhau? 
(b) khác nhau và lớn hơn 300? 
(c) khác nhau và chia hết cho 5? 
(d) là số lẻ và khác nhau? 
(e) là số chẵn và khác nhau? 
Giải 
Gọi số có 3 chữ số cần tìm là: a1a2a3. 
(a) Ta có: a1 có 5 cách chọn (do a1̸= 0). 
Tiếp tục ta có lần lượt a2 có 5 cách chọn, a3 có 4 cách chọn. 
Vậy ta có: 5.5.4 = 100 số thoả yêu cầu. 
(b) Ta có a1 chỉ có thể là các số 3, 4, 5 nên a1 có 3 cách chọn. 
Tiếp theo ta có a2 có 5 cách chọn và a3 có 4 cách chọn. 
Vậy có: 3.5.4 = 60 số thoả yêu cầu. 
(c) Do số cần tìm chia hết cho 5 nên số tận cùng phải là 0 hoặc 5, chúng ta có 2 trường 
hợp: 
+ Trường hợp 1: Nếu a3 = 0. 
Khi đó a1 có 5 cách chọn và a2 có 4 cách chọn. 
Vậy có 5.4 = 20 số thoả trường hợp này. 
+ Trường hợp 2: Nếu a3 = 5. 
Khi đó a1 có 4 cách chọn (do a1 phải khác cả 0) và a2 có 4 cách chọn. 
Suy ra có 4.4 = 16 số thoả trường hợp này. 
Vậy có 20 + 16=36 số thoả yêu cầu bài toán. 
(d) Do số cần tìm là số lẻ nên số tận cùng phải là các số 1, 3, 5. 
Nên ta có a3 có 3 cách chọn. Tiếp theo ta có a1 có 4 cách chọn (do a1 phải khác cả 0) và a2 
có 4 cách chọn. 
Vậy có 3.4.4 = 48 số thoả yêu cầu bài toán. 
(e) Do số cần tìm là số chẵn nên số tận cùng phải là các số 0, 2, 4. 
3
1.1 Quy tắc đếm GV: Hồ Sỹ Trường 
Do đó chúng ta chia thành 2 trường hợp: 
+ Trường hợp 1: Nếu a3 = 0. 
Ta có a1 có 5 cách chọn, a2 có 4 cách chọn. 
Vậy có 5.4 = 20 số thoả trường hợp này. 
+ Trường hợp 2: Nếu a3̸= 0. 
Khi đó a3 có 2 cách chọn (2 hoặc 4), a1 có 4 cách chọn (do a1 phải khác cả 0) và a2 có 4 
cách chọn. 
Suy ra có 2.4.4 = 32 số thoả trường hợp này. 
Vậy có 20 + 32 = 52 số thoả yêu cầu bài toán. 
Cách khác: Ta có số các số có 3 chữ số khác nhau là: 100. 
Số các số lẻ có 3 chữ số khác nhau là 48. 
Vậy số các số chẵn có 3 chữ số khác nhau thoả yêu cầu bài toán là: 100 - 48 = 52. 
Bài 5. Từ 6 số: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6 có thể lập được bao nhiêu số 
(a) có 4 chữ số khác nhau? 
(b) có 4 chữ số khác nhau và nhỏ hơn 4444? 
(c) là số chẵn có 4 chữ số khác nhau và nhỏ hơn 4444? 
(d) có 4 chữ số và nhỏ hơn 4444? 
Giải 
(a) Gọi số cần tìm là a1a2a3a4. 
Khi đó: a1 có 6 cách chọn. 
Tiếp theo ta có a2 có 6 cách chọn, a3 có 5 cách chọn và a4 có 4 cách chọn. 
Vậy có 6.6.5.4 = 720 số thoả mãn yêu cầu bài toán. 
(b) Gọi số cần tìm là a1a2a3a4. 
+ Trường hợp 1: Nếu a1 = 4: có 1 cách chọn. 
Khi đó ta có a2 có 4 cách chọn (vì a2 chỉ có thể là một trong các số 0, 1, 2, 3). 
Tiếp theo a3 có 5 cách chọn và a4 có 4 cách chọn. 
Vậy có 1.4.5.4 = 80 số thoả trường hợp này. 
+ Trường hợp 2: Nếu a1 < 4: Có 3 cách chọn. 
Khi đó a2 có 6 cách chọn, a3 có 5 cách chọn và a4 có 4 cách chọn. 
Suy ra trường hợp này có 3.6.5.4 = 360 số. 
Vậy có 80 + 360 = 440 số thoả yêu cầu bài toán. 
(c) Gọi số cần tìm là a1a2a3a4. 
+ Trường hợp 1: Nếu a1 = 4: có 1 cách chọn. Ta xét tiếp 2 trường hợp nhỏ. 
- Nếu a4 = 6: có 1 cách chọn. 
4
1.1 Quy tắc đếm GV: Hồ Sỹ Trường 
Khi đó a2 có 4 cách chọn (có thể chọn 0, 1, 2, 3) và a3 có 4 cách chọn. 
Vậy có 1.4.4 = 16 số. 
- Nếu a4 = 0; 2: có 2 cách chọn. 
Khi đó a2 có 3 cách chọn và a3 có 4 cách chọn. 
Suy ra có 2.3.4 = 24 số. 
Vậy trường hợp này có 16 + 24 = 40 số. 
+ Trường hợp 2: Nếu a1 < 4. Ta xét 3 trường hợp nhỏ: 
- Nếu a4 = 0: có 1 cách chọn. 
Khi đó a1 có 3 cách chọn (từ 1, 2, 3), a2 có 5 cách chọn và a3 có 4 cách chọn. 
Suy ra có 1.3.5.4 = 60 số. 
- Nếu a4 = 2: có 1 cách chọn. 
Khi đó a1 có 2 cách chọn (từ 1, 3), a2 có 5 cách chọn và a3 có 4 cách chọn. 
Suy ra có 1.2.5.4 = 40 số. 
- Nếu a4 = 4; 6: có 2 cách chọn. 
Khi đó a1 có 3 cách chọn, (từ 1, 2, 3), a2 có 5 cách chọn và a3 có 4 cách chọn. 
Suy ra có 2.3.5.4 = 120 số. 
Vậy trường hợp này có 60 + 40 + 120 = 220 số. 
Suy ra có 40 + 220 = 260 số thoả yêu cầu bài toán. 
(d) Gọi số cần tìm là a1a2a3a4. 
+ Trường hợp 1: Nếu a1 < 4: có 3 cách chọn (chọn từ 1, 2, 3). 
Khi đó ta có a2 có 7 cách chọn, tương tự a3; a4 cũng có 7 cách chọn. 
Suy ra có 3.7.7.7 = 1029 số. 
+ Trường hợp 2: Nếu a1 = 4: có 1 cách chọn. 
- Nếu a2 < 4: có 4 cách chọn (chọn từ 0, 1, 2, 3). 
Khi đó ta có a3 có 7 cách chọn và a4 cũng có 7 cách chọn. 
Suy ra có 1.4.7.7 = 196 số. 
- Nếu a2 = 4: có 1 cách chọn. 
* Nếu a3 < 4: có 4 cách chọn. 
Khi đó a4 có 7 cách chọn. 
Suy ra có 4.7 = 28 số. 
* Nếu a3 = 4: có 1 cách chọn. 
Khi đó a4 có 4 cách chọn (chọn từ 0, 1, 2, 3). 
Suy ra có 1.4 = 4 số. 
Vậy ta có các số thoả mãn yêu cầu là: 1029 + 196 + 28 + 4 = 1257. 
5
1.1 Quy tắc đếm GV: Hồ Sỹ Trường 
Bài tập đề nghị 
Câu 1. Từ các số: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6 có thể lập được bao nhiêu số lẻ có 3 chữ số khác nhau 
nhỏ hơn 400? 
ĐS: 35. 
Câu 2. Từ các chữ số 1, 2, 3, 4, 5 có thể lập được bao nhiêu số có 3 chữ số khác nhau nằm 
trong khoảng (300 , 500)? 
ĐS: 24. 
Câu 3. Một trường phổ thông có 12 học sinh chuyên tin và 18 học sinh chuyên toán. Thành 
lập một đoàn gồm hai người sao cho có một học sinh chuyên toán và một học sinh chuyên 
tin. Hỏi có bao nhiêu cách lập một đoàn như trên? 
ĐS: 216. 
Câu 4. Có bao nhiêu số tự nhiên có hai chữ số mà cả hai chữ số đều là số chẵn? 
ĐS: 20. 
Câu 5. Có bao nhiêu số tự nhiên có 6 chữ số và chia hết cho 5? 
ĐS: 180.000. 
6
1.2 Hoán vị GV: Hồ Sỹ Trường 
1.2 Hoán vị 
1.2.1 Giai thừa 
Ta có: n! = 1:2:3 : : : n. 
Quy ước: 0! = 1. 
Một số tính chất: 
+ n! = (n − 1)!n. 
+ 
n! 
p! 
= (p + 1)(p + 2) : : : n với n > p. 
+ 
n! 
(n − p)! 
= (n − p + 1)(n − p + 2) : : : n với n > p 
1.2.2 Hoán vị 
Một tập hợp gồm n phần tử (n ≥ 1). Mỗi cách sắp xếp n phần tử này theo một thứ tự nào 
đó được gọi là một hoán vị của n phần tử. 
Số các hoán vị của n phần tử là: Pn = n! 
1.2.3 Hoán vị lặp 
Cho k phần tử khác nhau: a1; a2; : : : ; ak. Một cách sắp xếp n phần tử trong đó gồm n1 phần 
tử a1; n2 phần tử a2; : : : ; nk phần tử ak(n1 +n2 +: : :+nk = n) theo một thứ tự nào đó được 
gọi là một hoán vị lặp cấp n và kiểu (n1; n2; : : : ; nk) của k phần tử. 
Số các hoán vị lặp cấp n, kiểu (n1; n2; : : : ; nk) của k phần tử là: 
Pn(n1; n2; : : : ; nk) = 
n! 
n1!n2! : : : nk! 
1.2.4 Hoán vị vòng quanh 
Cho tập A gồm n phần tử. Một cách sắp xếp n phần tử của tập A thành một dãy kín được 
gọi là một hoán vị vòng quanh của n phần tử. 
Số các hoán vị vòng quanh của n phần tử là: Qn = (n − 1))!. 
Dạng 1: Các bài toán về giai thừa. 
Bài 1. Rút gọn các biểu thức sau: 
(a) A = 
6! 
(m − 2)(m − 3) 
 
 1 
(m + 1)(m − 4) 
(m + 1)! 
(m − 5)!5! 
− 
 
 với m ≥ 5 
m(m − 1)! 
12(m − 4)!3! 
7
1.2 Hoán vị GV: Hồ Sỹ Trường 
(b) B = 
5! 
m(m + 1) 
(m + 1)! 
(m − 1)!3! 
với m ≥ 1. 
Giải 
(a) Ta có: A = 
6! 
(m − 2)(m − 3) 
m! 
(m − 4)!4! 
 
 m + 1 
(m + 1):5 
− 
 
 
1 
3 
= 
6!m! 
4!(m − 2)! 
− 2 
5:3 
= −4m(m − 1). 
(b) Ta có: B = 
5!(m + 1)! 
(m + 1)!3! 
= 5:4 = 20. 
Bài 2. Giải phương trình 
x! − (x − 1)! 
(x + 1)! 
= 
1 
6 
. 
Giải 
Ta có: 
x! − (x − 1)! 
(x + 1)! 
= 
1 
6 
⇔ 
(x − 1)!(x − 1) 
(x + 1)x(x − 1)! 
= 
1 
6 
⇔ 6(x − 1) = x(x + 1) ⇔ x2 − 5x + 6 = 0 
⇔ 
 
 x = 2 
x = 3 
Bài 3. Chứng minh rằng 
(a) Pn − Pn−1 = (n − 1)Pn−1. 
(b) Pn = (n − 1)Pn−1 + (n − 2)Pn−2 + : : : + 2P2 + P1 + 1 
Giải 
(a) Ta có: V T = nPn−1 − Pn−1 = (n − 1)Pn−1 = V P. 
(b) Ta có: V P = (n − 1)(n − 1)! + (n − 2)(n − 2)! + : : : + 2:2! + 1! + 1 
= n:(n−1)!−(n−1)!+(n−1)(n−2)!−(n−2)!+: : :+3:2!−2!+2:1!−1!+1 
= n! − (n − 1)! + (n − 1)! − (n − 2)! + : : : + 3! − 2! + 2! − 1! + 1 
= n! = Pn = V T. 
Dạng 2: Các bài toán về số. 
Bài 1. Xét các số tự nhiên gồm 5 chữ số khác nhau lập từ các chữ số 1, 2, 3, 4, 5. Hỏi trong 
các số đó có bao nhiêu số: 
(a) Bắt đầu bằng chữ số 5? 
(b) Không bắt đầu bằng chữ số 1? 
(c) Bắt đầu bằng 23? 
(d) Không bắt đầu bằng 345? 
Giải 
(a) Ta có số cần tìm có dạng: 5abcd. 
Trong đó a; b; c; d được chọn từ các số là 1, 2, 3, 4. 
8
1.2 Hoán vị GV: Hồ Sỹ Trường 
Vậy ta có số các số cần tìm là: 4! = 24 số. 
(b) Ta có số các số có 5 chữ số khác nhau được lập thành từ các số trên là 5! = 120. 
Số các số có 5 chữ số khác nhau bắt đầu bằng chữ số 1 được lập thành từ các số trên là 
4! = 24. 
Vậy số các số có 5 chữ số khác nhau mà không bắt đầu bằng số 1 được lập thành từ các số 
nói trên là: 120 - 24 = 96 số. 
(c) Ta có số cần tìm có dạng: 23abc. 
Trong đó các số a; b; c được chọn từ các số 1, 4, 5. Suy ra có 3! = 6 cách chọn. 
Vậy có 6 số gồm 5 chữ số khác nhau bắt đầu bằng 23 được lập từ các số trên. 
(d) Ta có số các số có 5 chữ số khác nhau được lập từ các số trên là 120 số. 
Số các số có 5 chữ số khác nhau bắt đầu bằng 345 là 2! = 2. 
Vậy số các số gồm 5 chữ số khác nhau không bắt đầu bằng 345 là: 120 - 2 = 118 số. 
Bài 2. Với mỗi hoán vị của các số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 ta được một số tự nhiên. Tìm tổng tất 
cả các số tự nhiên có được từ các hoán vị của 7 phần tử trên? 
Giải 
Ta có tất cả 6! số có số cuối là 1, tương tự như vậy ta cũng có 6! các số có số cuối lần lượt 
là 2, 3, 4, 5, 6, 7. 
Vậy tổng các chữ số ở hàng đơn vị là 6!(1 + 2 + 3 + 4 + 5 + 6 + 7) = 28:6!. 
Tương tự ta cũng có tổng các chữ số ở hàng chục, hàng trăm, ... là 6!(1+2+3+4+5+6+7) = 
28:6!. 
Vậy ta có tổng tất cả các số là: S = 28:6!+10:28:6!+: : :+106:28:6! = 28:6!(1+10+: : :+106). 
Cách khác: Ta có số các hoán vị là : 7!. 
Trong các hoán vị đó thì số nhỏ nhất là 1234567 và số lớn nhất là 7654321. 
Vậy ta có tổng các số là: S = 
7! 
2 
(7654321 − 1234567) = 
6419754:7! 
2 
. 
Bài 3. Có bao nhiêu số tự nhiên có 3 chữ số khác nhau và khác 0 biết rằng tổng của 3 chữ 
số này bằng 9? 
Giải 
Ta có các bộ 3 chữ số khác nhau, khác 0 và có tổng bằng 9 là: {1; 2; 6}; {1; 3; 5}; {2; 3; 4}. 
Với mỗi bộ số ta có 3! = 6 cách sắp xếp. 
Vậy ta có tổng số các số thoả yêu cầu là: 3:3! = 18 số. 
Bài 4. Từ các chữ số 1, 2, 3, 4, 5, 6 thiết lập tất cả các số có 6 chữ số khác nhau. Hỏi trong 
các số đã thiết lập được, có bao nhiêu số mà hai chữ số 1 và 6 không đứng cạnh nhau? 
Giải 
9
1.2 Hoán vị GV: Hồ Sỹ Trường 
Ta có số các số gồm 6 chữ số khác nhau được lập từ các số trên là: 6!. 
Số các số gồm 6 chữ số khác nhau được lập từ các số trên trong đó hai chữ số 1 và 6 đứng 
cạnh nhau là: 2!5!. 
Vậy số các số gồm 6 chữ số khác nhau được lập từ các số trên mà hai chữ số 1 và 6 không 
đứng cạnh nhau là: 6! − 2!5! = 4:5!. 
Dạng 3: Các bài toán về sắp xếp. 
Bài 1. Trên một kệ sách có 5 quyển sách Toán, 4 quyển sách Lí, 3 quyển sách Văn. Các 
quyển sách đều khác nhau. Hỏi có bao nhiêu cách sắp xếp các quyển sách trên: 
(a) Một cách tuỳ ý? 
(b) Theo từng môn? 
(c) Theo từng môn và sách Toán nằm ở giữa? 
Giải 
(a) Ta có số cách để sắp xếp các cuốn sách một cách tuỳ ý là: 12! = 479001600 cách. 
(b) Ta xem 5 quyển sách Toán là một tập hợp có 5 phần tử, 4 quyển sách Lí là một tập 
hợp có 4 phần tử và 3 quyển sách Văn là một tập hợp gồm 3 phần tử. 
Khi đó số cách sắp xếp các phần tử trong mỗi tập hợp tương ứng là 5!; 4! và 3!. 
Ngoài ra chúng ta có 3! cách để sắp xếp 3 tập hợp trên. 
Vậy ta có số cách sắp xếp thoả mãn yêu cầu bài toán là: 3!5!4!3! = 103680. 
(c) Do môn Toán nằm ở giữa nên số cách sắp xếp của 3 tập hợp trên là 2!. 
Vậy số cách sắp xếp thoả yêu cầu là: 2!5!4!3! = 34560. 
Bài 2. Có bao nhiêu cách sắp xếp 5 bạn học sinh A, B, C, D, E ngồi vào một chiếc ghế dài 
sao cho: 
(a) Bạn C ngồi chính giữa? (b) Hai bạn A và E ngồi ở hai đầu ghế? 
Giải 
(a) Do C ngồi chính giữa nên ta còn phải sắp xếp 4 bạn A, B, D, E vào 4 chỗ còn lại. 
Vậy ta có số cách sắp xếp là: 4! = 24. 
(b) Do 2 bạn A, E ngồi 2 đầu ghế nên ta phải sắp 3 bạn B, C, D vào 3 chỗ ở giữa, ta có 
3! = 6 cách xếp. 
Mặt khác ta có 2! = 2 cách sắp xếp 2 bạn A, E vào 2 chỗ đầu ghế. 
Vậy chúng ta có 6:2 = 12 cách xếp thoả yêu cầu. 
Bài 3. Sắp xếp 10 người vào một dãy ghế. Có bao nhiêu cách sắp xếp chỗ ngồi nếu: 
(a) Có 5 người trong nhóm muốn ngồi kề nhau? 
(b) Có 2 người trong nhóm không muốn ngồi kề nhau? 
10
1.2 Hoán vị GV: Hồ Sỹ Trường 
Giải 
(a) Ta gọi 5 người trong nhóm muốn ngồi kề nhau là một tập hợp gồm 5 phần tử, khi đó 
ta có 5! = 120 cách sắp xếp các phần tử trong nhóm này. 
Ngoài ra chúng ta có 6! = 720 cách sắp xếp nhóm này cùng với 5 người còn lại. 
Vậy ta có 120:720 = 86400 cách xếp. 
(b) Ta có số cách sắp xếp 10 người vào dãy ghế tuỳ ý là 10!. 
Trong đó số cách sắp xếp để có 2 người trong nhóm kề nhau là 2!:9!. 
Vậy ta có số cách xếp sao cho có 2 người trong nhóm không muốn ngồi kề nhau là: 10!−2!:9! = 
8:9! = 2903040. 
Bài tập đề nghị 
Câu 1. Chứng minh rằng: 
(a) 1 + 
1 
1! 
+ 
1 
2! 
+ 
1 
3! 
+ : : : + 
1 
n! 
< 3. 
(b) 
n2 
n! 
= 
1 
(n − 1)! 
+ 
1 
(n − 2)! 
. 
Câu 2. Giải các phương trình sau: 
(a) P2x2 − P3x = 8. 
(b) 
Px − Px−1 
Px+1 
= 
1 
6 
. 
ĐS: (a) x = −1; x = 4 (b) x = 2; x = 3. 
Câu 3. Giải bất phương trình sau: 
1 
n − 2 
 
 5 
n + 1 
: 
(n + 1)! 
(n − 3)!4! 
− 
n(n − 1)! 
 
 ≤ 5 
12(n − 3)(n − 4)!2! 
. 
ĐS: n = 4; 5; 6. 
Câu 4. Xét các số tự nhiên gồm 5 chữ số khác nhau được lập từ các số 1, 3, 5, 7, 9. Hỏi 
trong các số đó có bao nhiêu số: 
(a) Bắt đầu bởi chữ số 9? 
(b) Không bắt đầu bởi chữ số 1? 
(c) Bắt đầu bởi 19? 
(d) Không bắt đầu bởi 135? 
ĐS: (a) 24. (b) 96. (c) 6. (d) 118. 
Câu 5. Tìm tổng S của tất cả các số tự nhiên, mỗi số được tạo thành bởi hoán vị của 6 chữ 
số 1, 2, 3, 4, 5, 6. 
11
1.2 Hoán vị GV: Hồ Sỹ Trường 
ĐS: 279999720. 
Câu 6. Sắp xếp 6 nam sinh và 4 nữ sinh vào một dãy ghế. Hỏi có bao nhiêu cách sắp xếp 
chỗ ngồi nếu: 
(a) Nam sinh ngồi kề nhau, nữ sinh ngồi kề nhau? 
(b) Chỉ có nữ ngồi kề nhau? 
ĐS: (a) 34560. (b) 120960. 
Câu 7. Có bao nhiêu cách sắp xếp 12 học sinh đứng thành 1 hàng để chụp ảnh lưu niệm, 
biết rằng trong đó phải có 5 em định trước đứng kề nhau? 
ĐS: 4838400. 
Câu 8. Có 3 viên bi đen (khác nhau), 4 viên bi đỏ (khác nhau), 5 viên bi vàng (khác nhau), 
6 viên bi xanh (khác nhau). Hỏi có bao nhiêu cách sắp xếp các viên bi trên thành một dãy 
sao cho các viên bi cùng màu ở cạnh nhau? ĐS: 298598400. 
Câu 9. Trên giá sách có 30 tập sách. Có thể sắp xếp theo bao nhiêu cách khác nhau để có: 
(a) Tập 1 và tập 2 đứng cạnh nhau? 
(b) Tập 5 và tập 6 không đứng cạnh nhau? 
ĐS: (a) 2:29!. (b) 28:29!. 
12
1.3 Chỉnh hợp GV: Hồ Sỹ Trường 
1.3 Chỉnh hợp 
1.3.1 Chỉnh hợp 
Cho tập hợp A gồm n phần tử. Mỗi cách sắp xếp k phần tử của A (1 ≤ k ≤ n) theo một 
thứ tự nào đó được gọi là một chỉnh hợp chập k của n phần tử của tập A. 
Số chỉnh hợp chập k của n phần tử: 
n = n(n − 1) : : : (n − k + 1) = 
Ak 
n! 
(n − k)! 
: 
nn 
+ Công thức trên cũng đúng cho trường hợp k = 0 hoặc k = n. 
+ Khi k = n thì A= Pn = n!. 
1.3.2 Chỉnh hợp lặp 
Cho tập A gồm n phần tử. Một dãy gồm k phần tử của A, trong đó mỗi phần tử có thể 
được lặp lại nhiều lần, được sắp xếp theo một thứ tự nhất định được gọi là một chỉnh hợp 
lặp chập k của n phần tử của tập A. 
Số chỉnh hợp lặp chập k của n phần tử: Ak 
n = nk. 
Dạng 1: Các bài toán về giai thừa. 
Bài 1. Chứng minh rằng: 
(a) 
1 
A22 
+ 
1 
A23 
+ : : : + 
1 
A2 
n 
= 
n − 1 
n 
; với n ∈ N; n ≥ 2. 
n = Ak 
n−1 + k:Ak−1 
(b) Ak 
n−1. 
(c) An+2 
n+k + An+1 
n+k = k2:An n+k. 
Giải 
(a) Ta có: V T = 
1 
2! 
(2 − 2)! 
+ 
1 
3! 
(3 − 2)! 
+ : : : + 
1 
n! 
(n − 2)! 
= 
0! 
2! 
+ 
1! 
3! 
+ : : : + 
(n − 2)! 
n! 
= 
1 
1:2 
+ 
1 
2:3 
+ : : : + 
1 
(n − 1):n 
= 1 − 
1 
2 
+ 
1 
2 
− 
1 
3 
+ : : : + 
1 
n − 1 
− 
1 
n 
= 1 − 
1 
n 
= 
n − 1 
n 
= V P. 
13
1.3 Chỉnh hợp GV: Hồ Sỹ Trường 
(b) Ta có V P = 
(n − 1)! 
(n − k − 1)! 
+ k 
(n − 1)! 
(n − k)! 
= 
(n − 1)! 
(n − k − 1)! 
: 
 
1 + 
k 
n − k 
 
 
= 
(n − 1)! 
(n − k − 1)! 
: 
n 
n − k 
= 
n! 
(n − k)! 
= Ak 
n. 
(c) Ta có: V T = 
(n + k)! 
(k − 2)! 
+ 
(n + k)! 
(k − 1)! 
= 
(n + k)! 
(k − 2)! 
: 
 
1 + 
1 
k − 1 
 
 
= 
(n + k)! 
(k − 2)! 
: 
k 
k − 1 
= k2: 
(n + k)! 
k! 
= k2:Ann 
+k. 
Bài 2. Giải các phương trình sau: 
(a) A3 
n = 20n. 
(b) A3 
n + 5A2 
n = 2(n + 15). 
(c) 3A2 
n 
− A22 
n + 42 = 0. 
Giải 
n = 20n ⇔ 
(a) Có: A3 
n! 
(n − 3)! 
= 20n ⇔ n(n − 1)(n − 2) = 20n 
⇔ n[(n − 1)(n − 2) − 20] = 0 
⇔ 
 
 n = 0 
n2 − 3n − 18 = 0 
⇔ 
 
 
n = 0 
n = −3 
n = 6 
Tuy nhiên ta thấy chỉ có n = 6 là thoả điều kiện của phương trình. 
Vậy phương trình có nghiệm n = 6. 
n + 5A2 
n = 2(n + 15) ⇔ 
(b) Có: A3 
n! 
(n − 3)! 
+ 5: 
n! 
(n − 2)! 
= 2n + 30 
⇔ n(n − 1)(n − 2) + 5n(n − 1) = 2n + 30 
⇔ n3 − 3n2 + 2n + 5n2 − 5n − 2n − 30 = 0 
⇔ n3 + 2n2 − 5n − 30 = 0 
⇔ n = 3. 
(c) Có: 3A2 
n 
− A2 2n + 42 = 0 ⇔ 3 
n! 
(n − 2)! 
− 
(2n)! 
(2n − 2)! 
+ 42 = 0 
⇔ 3n(n − 1) − 2n(2n − 1) + 42 = 0 
⇔ 3n2 − 3n − 4n2 + 2n + 42 = 0 
⇔ −n2 − n + 42 = 0 
14
1.3 Chỉnh hợp GV: Hồ Sỹ Trường 
⇔ 
 
 n = 6 
n = −7 
Ta dễ thấy chỉ có n = 6 là nghiệm của phương trình. 
Bài 3. Giải các phương trình sau: 
(a) A10 
x + A9 
x = 9A8 
x. 
(b) Px:A2 
x + 72 = 6(A2 
x + 2Px). 
(c) 2A2 
x + 50 = A22 
x. 
(d) 
Ay+1 
x+1:Px−y 
Px−1 
= 72. 
Giải 
(a) Có A10 
x + A9 
x = 9A8 
x 
⇔ 
x! 
(x − 10)! 
+ 
x! 
(x − 9)! 
− 9: 
x! 
(x − 8)! 
= 0 
⇔ 
x! 
(x − 10)! 
 
1 + 
1 
x − 9 
− 9: 
1 
(x − 8)(x − 9) 
 
 = 0 
⇔ 
x! 
: 
(x − 10)! 
(x − 8)(x − 9) + (x − 8) − 9 
(x − 8)(x − 9) 
= 0 
⇔ 
x! 
:(x2 − 17x + 72 + x − 8 − 9) = 0 
(x − 8)! 
⇔ x2 − 16x + 55 = 0 
⇔ 
 
 x = 5 
x = 11 
Ta dễ thấy chỉ có x = 11 mới thoả phương trình. 
x + 72 = 6(A2 
x + 2Px) ⇔ x! 
(b) Có: Px:A2 
x! 
(x − 2)! 
+ 72 = 6 
 
 x! 
(x − 2)! 
 
 
+ 2x! 
⇔ x(x − 1):x! + 72 = 6[x(x − 1) + 2x!] 
⇔ x!(x2 − x − 12) − 6(x2 − x − 12) = 0 
⇔ (x2 − x − 12)(x! − 6) = 0 
⇔ 
 
 x2 − x − 12 = 0 
x! − 6 = 0 
⇔ 
 
 
x = 4 
x = −3 
x = 3 
Ta thấy chỉ có x = 4 và x = 3 là nghiệm của phương trình. 
x + 50 = A2 2x 
(c) Có: 2A2 
⇔ 2 
x! 
(x − 2)! 
+ 50 = 
(2x)! 
(2x − 2)! 
⇔ 2x(x − 1) + 50 = 2x(2x − 1) 
⇔ 2x2 − 2x + 50  
= 4x2 − 2x 
 x = 5 
⇔ 2x2 = 50 ⇔ 
x = −5 
15
1.3 Chỉnh hợp GV: Hồ Sỹ Trường 
Vậy ta có nghiệm của phương trình là x = 5. 
(d) Có: 
Ay+1 
x+1:Px−y 
Px−1 
= 72 ⇔ 
(x + 1)! 
(x − y)! 
:(x − y)! 
(x − 1)! 
= 72 
⇔ 
(x + 1)! 
(x − 1)! 
= 72 ⇔ (x + 1)x − 72 = 0 
⇔ x2 + x − 72 = 0 ⇔ 
 
 x = 8 
x = −9 
Vậy nghiệm của phương trình là x = 8 và y ≤ 7 với y ∈ N. 
Dạng 2: Các bài toán về số. 
Bài 1. Từ các chữ số 0; 1; 2; : : : ; 9, có thể lập được bao nhiêu số gồm 5 chữ số: 
(a) Các chữ số khác nhau? 
(b) Hai chữ số kề nhau phải khác nhau? 
Giải 
Ta gọi số có 5 chữ số cần tìm là: a1a2a3a4a5 
(a) Ta có a1 có 9 cách chọn. 
Khi đó ta sẽ chọn tiếp 4 số từ 9 số còn lại và sắp xếp vào 4 vị trí tiếp theo, có A49 
cách. 
Vậy có 9:A49 
= 27216 số cần tìm. 
(b) Ta có a1 có 9 cách chọn. 
Tiếp theo a2 có 9 cách chọn (do a2̸= a1). 
Tương tự ta cũng có a3; a4; a5 lần lượt cũng có 9 cách chọn. 
Vậy có 95 = 59049 số thoả yêu cầu bài toán. 
Bài 2. Từ các số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6 có thể lập được bao nhiêu: 
(a) Số gồm 5 chữ số khác nhau? 
(b) Số chẵn gồm 5 chữ số khác nhau? 
(c) Số gồm 5 chữ số khác nhau và phải có mặt chữ số 5? 
Giải 
46 
Gọi số có 5 chữ số cần tìm là: a1a2a3a4a5. 
(a) Ta có a1 có 6 cách chọn. 
Các số còn lại có Acách chọn. 
Vậy có 6:A46 
= 2160 số thoả yêu cầu bài toán. 
(b) +Trường hợp 1: Nếu a5 = 0. 
Khi đó các số còn lại có A46 
cách chọn. 
+ Trường hợp 2: Nếu a5̸= 0: có 3 cách chọn. 
16
1.3 Chỉnh hợp GV: Hồ Sỹ Trường 
Khi đó a1 có 5 cách chọn và các số còn lại sẽ có A35 
cách chọn. 
Suy ra trường hợp này có 3:5:A35 
số. 
Vậy ta có A46 
+ 3:5:A35 
= 1260 số thoả yêu cầu bài toán. 
(c) + Trường hợp 1: Nếu a1 =5. 
Khi đó có A46 
cách chọn các số còn lại. 
Suy ra trường hợp nàu có A46 
số. 
35 
+ Trường hợp 2: Nếu a1̸= 5: có 5 cách chọn. 
Khi đó, số 5 có thể đặt vào 1 trong 4 vị trí còn lại nên có 4 cách chọn. 
Các vị trí còn lại có Acách chọn. 
Suy ra trường hợp này có 5:4:A35 
số. 
Vậy có A46 
+ 5:4:A35 
= 1560 số thoả yêu cầu. 
Cách khác: Ta có số các số không có mặt chữ số 5 là: 5:A45 
. 
Vậy số các chữ số có mặt chữ số 5 là: 6:A46 
− 5:A45 
= 1560 số. 
Bài 3. Từ các số 0, 1, 2, 3, 4, 5 có thể lập được bao nhiêu số có 5 chữ số khác nhau và thoả: 
(a) Số chẵn. 
(b) Bắt đầu bằng số 24. 
(c) Bắt đầu bằng số 345. 
(d) Bắt đầu bằng số 1. Từ đó suy ra các số không bắt đầu bằng số 1. 
Giải 
Gọi số cần tìm có dạng a1a2a3a4a5. 
(a) + Trường hợp 1: Nếu a5 = 0. 
Khi đó 4 vị trí còn lại có A45 
cách chọn. 
Suy ra trường hợp này có A45 
số. 
34 
+ Trường hợp 2: Nếu a5̸= 0: có 2 cách chọn. 
Khi đó a1 có 4 cách chọn (vì a1̸= 0 và a1= ̸a5). 
Ba vị trí còn lại sẽ có Acách chọn. 
Suy ra trường hợp này có 2:4:A34 
số. 
Vậy ta có: A45 
+ 2:4:A34= 312 số thoả yêu cầu bài toán. 
34 
(b) Do số bắt đầu bằng 24, nên ta chỉ chọn 3 vị trí còn lại từ các số 0, 1, 3, 5. 
Vậy ta có A= 24 số thoả yêu cầu. 
(c) Tương tự ta có A23 
= 6 số thoả yêu cầu. 
(d) Do số đầu tiên là số 1 nên ta có số cách chọn cho 4 vị trí còn lại là A45 
cách. 
Vậy số các số bắt đầu bằng số 1 là A45 
= 120 số. 
Ta có số các số có 5 chữ số khác nhau được lập từ các số trên là 5:A45 
= 600 số. 
17
1.3 Chỉnh hợp GV: Hồ Sỹ Trường 
Vậy số các số không bắt đầu bằng số 1 là 600 − 120 = 480 số. 
Bài 4. Cho tập hợp X = 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7. Có thể lập được bao nhiêu số n gồm 5 chữ số 
khác nhau đôi một lấy từ X trong mỗi trường hợp sau: 
(a) n là số chẵn? 
(b) Một trong ba chữ số đầu tiên phải bằng 1? 
Giải 
Gọi n = a1a2a3a4a5 
(a) Ta có số các số chẵn được lập từ tập X là: A47 
+ 3:6:A36 
= 3000 số (giải tương tự các bài 
trên). 
(b) + Trường hợp 1: Nếu a1 = 1. 
Khi đó ta có A47 
cách chọn cho các vị trí còn lại. 
36 
+ Trường hợp 2: Nếu a1̸= 1, khi đó a1 có 6 cách chọn (do a1 phải khác cả 0). 
Tiếp theo số 1 sẽ có 2 cách chọn (a2 hoặc a3). 
Các vị trí còn lại sẽ có Acách chọn. 
Suy ra trường hợp này có 6:2:A36 
số. 
Vậy có A47 
+ 6:2:A36 
= 2280 số thoả mãn yêu cầu. 
Bài 5. Từ 5 chữ số 0, 1, 3, 6, 9 có thể lập được bao nhiêu số gồm 4 chữ số khác nhau và 
chia hết cho 3? 
Giải 
Do số gồm 4 chữ số khác nhau được tạo thành chia hết cho 3 nên tổng của các chữ số đó 
phải chia hết cho 3. Ta dễ nhận thấy rằng số cần tìm phải được lập thành từ các số 0, 3, 6, 
9. Vậy ta có 3:P3 = 18 số cần tìm. 
Bài 6. Từ 10 chữ số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 có thể lập được bao nhiêu số gồm 5 chữ số 
khác nhau sao cho trong các chữ số đó có mặt số 0 và số 1? 
Giải 
38 
Gọi số 38cần tìm có dạng: a1a2a3a4a5. 
+ Trường hợp 1: Nếu a1 = 1, khi đó ta có 4 cách để sắp số 0. 
Các vị trí còn lại có Acách chọn. 
Suy ra trường hợp này có 4:Asố. 
+ Trường hợp 2: Nếu a1̸= 1: có 8 cách chọn (do a1 phải khác 0). 
Khi đó ta có A24 
cách để sắp xếp số 0 và số 1 vào các vị trí còn lại. 
Tiếp theo có A27 
cách để sắp các vị trí còn lại. 
Suy ra trường hợp này có 8:A24 
:A27 
số. 
Vậy có 4:A38 
+ 8:A24 
:A27 
= 5370 số thoả yêu cầu. 
18
1.3 Chỉnh hợp GV: Hồ Sỹ Trường 
Dạng 3: Các bài toán về sắp xếp. 
Bài 1. Từ 20 học sinh cần chọn ra một ban đại diện lớp gồm 1 lớp trưởng, 1 lớp phó và 1 
thư ký. Hỏi có mấy cách chọn? 
Giải 
Ta có mỗi cách chọn ban đại diện là một chỉnh hợp chập 3 của 20 phần tử. 
Vậy số cách chọn là A3 
20 = 6840. 
Bài 2. Một cuộc khiêu vũ có 10 nam và 6 nữ. Người ta chọn có thứ tự 3 nam và 3 nữ để 
ghép thành 3 cặp. Hỏi có bao nhiêu cách chọn? 
Giải 
Ta có số cách chọn là: A3 
10:A36 
= 86400. 
Bài 3. Huấn luyện viên một đội bóng muốn chọn 5 cầu thủ để đá quả luân lưu 11 mét. Có 
bao nhiêu cách chọn nếu: 
(a) Cả 11 cầu thủ có khả năng như nhau? 
(b) Có 3 cầu thủ bị chấn thương và nhất thiết phải bố trí cầu thủ A đá quả số 1 và cầu thủ 
B đá quả số 4. 
Giải 
(a) Do cả 11 cầu thủ đều có khả năng như sau, nên mỗi cách chọn là một chỉnh hợp chập 
5 của 11 phần tử. 
Vậy số cách chọn là: A5 
11 = 55440. 
36 
(b) Do cầu thủ A đá quả số 1 và cầu thủ B đá quả số 4 nên ta chỉ bố trí 3 quả còn lại cho 
6 cầu thủ (trừ ra các cầu thủ A, B và 3 cầu thủ bị thương). Khi đó ta có mỗi cách bố trí là 
một chỉnh hợp chập 3 của 6 phần tử, 
Vậy số cách chọn là: A= 120 (cách). 
Bài tập đề nghị 
Câu 1. Giải các phương trình sau: 
(a) 
Pn+2 
An−4 
n−1:P3 
n+3A2 
= 210. (b) 2(A3 
n) = Pn+1. (c) 2Pn+6A2 
n 
−PnA2 
n = 12. 
ĐS: (a) n = 5. (b) n = 3. (c) n = 2; 3. 
Câu 2. Giải các bất phương trình sau: 
(a) 
A4 
n+4 
(n + 2)! 
< 
15 
(n − 1)! 
(b) 
A4 
n+2 
Pn+2 
− 
143 
4Pn−1 
< 0. 
45 
ĐS: (a) n = 3; 4; 5. (b) 2 ≤ n ≤ 36. 
Câu 3. Tính tổng của tất cả các số tự nhiên gồm 5 chữ số khác nhau đôi một được tạo 
thành từ 6 chữ số 1, 3, 4, 5, 7, 8. 
ĐS: A:28:(1 + 10 + 102 + 103 + 104) = 37332960. 
19
1.3 Chỉnh hợp GV: Hồ Sỹ Trường 
34 
Câu 4. Có 23 
34 
bao nhiêu số tự nhiên gồm 4 chữ số khác nhau được tạo thành từ 5 chữ số 0, 1, 
2, 3, 4. Tính tổng của các số này. 
ĐS: 4:A= 96; 3:A:10(1 + 10 + 102) + A:10:103 = 259980. 
24 
Câu 5. Có bao nhiêu số tự nhiên gồm 5 chữ số khác nhau và chia hết cho 10 (chữ số hàng 
vạn khác 0). 
ĐS: 3024. 
Câu 6. Cho 10 chữ số 0, 1, 2, ..., 9. Có bao nhiêu số lẻ có 6 chữ số khác nhau nhỏ hơn 
600000 xây dựng từ 10 chữ số đã cho. 
ĐS: 36960. 
Câu 7. Trong không gian cho 4 điểm A, B, C, D. Từ các điểm trên ta lập các vectơ khác 
vectơ - không. Hỏi có thể có được bao nhiêu vectơ? 
ĐS: A= 12. 
46 
Câu 8. Một người muốn xếp đặt một số pho tượng vào một dãy 6 chỗ trống trên một kệ 
trang trí. Có bao nhiêu cách sắp xếp nếu: 
(a) Người đó có 6 pho tượng khác nhau? 
(b) Người đó có 4 pho tượng khác nhau? 
ĐS: (a) 6! = 720. (b) A= 360. 
20
1.4 Tổ hợp GV: Hồ Sỹ Trường 
1.4 Tổ hợp 
1.4.1 Tổ hợp 
Cho tập A gồm n phần tử. Mỗi tập con gồm k (1 ≤ k ≤ n) phần tử của A được gọi là một 
tổ hợp chập k của n phần tử. 
Số các tổ hợp chập k của n phần tử: Ck 
n = 
n! 
. 
k!(n − k)! 
Một số tính chất: 
+ C= Cn 
n = 1. 
0n 
n = Cn−k 
n . 
+ Ck 
n = Ck−1 
+ Ck 
n−1 + Ck 
n−1. 
+ Ck 
n = 
n − k + 1 
k 
:Ck−1 
n . 
1.4.2 Phân biệt chỉnh hợp và tổ hợp 
+ Chỉnh hợp và tổ hợp liên hệ nhau bởi công thức: Ak 
n = k!Ck 
n. 
+ Chỉnh hợp: có thứ tự. Tổ hợp: không có thứ tự. 
Suy ra những bài toán mà kết quả phụ thuộc vào vị trí các phần tử thì dùng chỉnh hợp. 
Ngược lại thì dùng tổ hợp. 
+ Cách lấy k phần tử từ tập n phần tử (k ≤ n): 
- Không thứ tự, không hoàn lại: Ck 
n. 
- Có thứ tự, không hoàn lại: Ak 
n. 
- Có thứ tự, có hoàn lại: Ak 
n. 
Dạng 1: Các bài toán về giai thừa. 
Bài 1. Rút gọn các biểu thức sau: 
(a) A = Cn 
2n:Cn 
n:Cn 
3n. 
(b) B = 
Pn+2 
Ak 
n:Pn−k 
+ 
15 + 2C9 
C8 
15 + C10 
15 
C10 
17 
. 
(c) C = C1n 
+ 2: 
C2n 
C1n 
+ : : : + k: 
Ck 
n 
Ck−1 
n 
+ : : : + n: 
Cn 
n 
Cn−1 
n 
. 
Giải 
(a) Ta có A = 
n! 
0!:n! 
: 
(2n)! 
n!:n! 
: 
(3n)! 
n!(2n)! 
= 
(3n)! 
(n!)3 . 
21
1.4 Tổ hợp GV: Hồ Sỹ Trường 
(b) Ta có B = 
(n + 2)! 
n! 
(n − k)! 
:(n − k)! 
+ 
15! 
8!:7! 
+ 2: 
15! 
9!:6! 
+ 
15! 
10!:5! 
17! 
7!:10! 
= (n + 2)(n + 1) + 1 
(c) Ta có C = 
n! 
1!(n − 1)! 
+ 2: 
n! 
2!(n − 2)! 
n! 
1!(n − 1)! 
+ : : : + k: 
n! 
k!(n − k)! 
n! 
(k − 1)!(n − k + 1)! 
+ : : : n: 
n! 
n!0! 
n! 
(n − 1)!1! 
= n + 2: 
1!(n − 1)! 
2!(n − 2)! 
+ : : : + k: 
(k − 1)!(n − k + 1)! 
k!(n − k)! 
+ : : : n: 
(n − 1)!1! 
n!0! 
= n + (n − 1) + : : : + (n − k + 1) + : : : + 1 = 
n(n + 1) 
2 
. 
Bài 2. Chứng minh các hệ thức sau: 
(a) Ck 
n:Cp−k 
n−k = Cpn 
p (k ≤ p ≤ n). 
:Ck 
(b) Crn 
= 
n 
r 
:Cr−1 
n−1. 
n + Cm−1 
n + 2Cm 
n = Cm+1 
(c) Cm+1 
m+2 . 
n + 3Ck−1 
n + 3Ck−2 
n + Ck−3 
n = Ck 
n+3 (3 ≤ k ≤ n). 
(d) Ck 
Giải 
(a) Ta có V T = 
n! 
k!(n − k)! 
: 
(n − k)! 
(p − k)!(n − p)! 
= 
n! 
k!(p − k)!(n − p)! 
= 
n! 
: 
p!(n − p)! 
p! 
k!(p − k)! 
= Cpn 
:Ck 
p = V P. 
(b) Ta có V P = 
n 
r 
: 
(n − 1)! 
(r − 1)!:(n − r)! 
= 
n! 
r!(n − r)! 
= Crn 
= V T. 
n + Cm−1 
(c) Ta có V T = Cm+1 
n + 2Cm 
n = Cm+1 
n + Cm 
n + Cm−1 
n + Cm 
n 
= Cm+1 
n+1 = Cm+1 
n+1 + Cm 
n+2 = V P. 
n + 3Ck−1 
(d) Ta có V T = Ck 
n + Ck−3 
n + 3Ck−2 
n + Ck−1 
n = Ck 
n + 2Ck−2 
n + 2Ck−1 
n + Ck−3 
n + Ck−2 
n 
n+1 + 2(Ck−1 
= Ck 
n ) + Ck−2 
n + Ck−2 
n+1 + 2Ck−1 
n+1 = Ck 
n+1 + Ck−2 
n+1 
n+1 + Ck−1 
= Ck 
n+2 + Ck−1 
n+1 + Ck−1 
n+1 + Ck−2 
n+1 = Ck 
n+2 
= Ck 
n+3 = V P. 
Bài 3. Giải các phương trình sau: 
(a) 
A4 
n 
A3 
n+1 
− Cn−4 
n 
= 
24 
23 
. (b) 
1 
Cx 
4 
− 
1 
Cx 
5 
= 
1 
Cx 
6 
. 
x + Cx−2 
(c) Cx−1 
x + : : : + Cx−10 
x + Cx−3 
x = 1023. 
Giải 
22
1.4 Tổ hợp GV: Hồ Sỹ Trường 
(a) Ta có 
A4 
n 
A3 
n+1 
− Cn−4 
n 
= 
24 
23 
⇔ 
n! 
(n − 4)! 
(n + 1)! 
(n − 2)! 
− 
n! 
(n − 4)!4! 
= 
24 
23 
⇔ 
n(n − 1)(n − 2)(n − 3) 
(n + 1)n(n − 1) − 
n(n − 1)(n − 2)(n − 3) 
24 
= 
24 
23 
⇔ 
24(n − 2)(n − 3) 
24(n + 1) − (n − 2)(n − 3) 
= 
24 
23 
⇔ 23(n − 2)(n − 3) = 24(n + 1) − (n − 2)(n − 3) 
⇔ 23n2 − 115n + 138 = 24n +  
24 − n2 + 5n − 6 
 n = 5 
⇔ 24n2 − 144n + 120 = 0 ⇔ 
n = 1(loại) 
Vậy phương trình có nghiệm n = 5. 
(b) Ta có 
1 
Cx 
4 
− 
1 
Cx 
5 
= 
1 
Cx 
6 
⇔ 
1 
4! 
x!(4 − x)! 
− 
1 
5! 
x!(5 − x)! 
= 
1 
6! 
x!(6 − x)! 
⇔ 
x!(4 − x)! 
4! 
− 
x!(5 − x)! 
5! 
= 
x!(6 − x)! 
6! 
⇔ 1 − 
5 − x 
5 
= 
(6 − x)(5 − x) 
6:5 
⇔ 30 − 6(5 − x) = (6 − x)(5 − x) 
⇔ 30 − 30 + 6x = 30 − 11x + x2 
⇔ x2 − 17x + 30 = 0 ⇔ 
 
 x = 15 (loại) 
x = 2 
Vậy phương trình có nghiệm là x = 2. 
(c) Ta có Cx−1 
x + Cx−2 
x + Cx−3 
x + : : : + Cx−10 
x = 1023 
⇔ C1 
x + C3 
x + C2 
x + : : : + C10 
x = 1023 
⇔ C0 
x + C2 
x + C1 
x + : : : + C10 
x + C3 
x = 1024 
⇔ (1 + 1)x = 1024 ⇔ 2x = 1024 ⇔ x = 10 
Vậy phương trình có nghiệm x = 10. 
Bài 4. Giải các hệ phương trình sau: 
(a) 
 
 
Axy Px+1 
+ Cy−x 
y = 
49 
2 
Px+1 = 720 
(b) Cy 
x : Cy−1 
x+1 : Cy+1 
x = 6 : 5 : 2 
(c) 
 
 
Cy 
x 
− Cy+1 
x = 0 
4Cy 
x 
− 5Cy−1 
x = 0 
23
1.4 Tổ hợp GV: Hồ Sỹ Trường 
Giải 
(a) Ta có 
 
 
Axy 
Px+1 
+ Cy−x 
y = 
49 
2 
Px+1 = 720 
⇔ 
 
 
y! 
(y − x)! 
(x + 1)! 
+ 
y! 
(y − x)!x! 
= 
49 
2 
(x + 1)! = 720 
⇔ 
 
 
y! 
(y − x)! 
 
 1 
(x + 1)! 
+ 
 
 = 
1 
x! 
49 
2 
(x + 1)! = 720 
⇔ 
 
 
y! 
(y − 5)! 
 
 1 
6! 
+ 
 
 = 
1 
5! 
49 
2 
x = 5 
⇔ 
 
 
y! 
(y − 5)! 
= 2520 
x = 5 
⇔ 
 
 
x = 5 
y = 7 
. 
(b) Ta có Cy 
x : Cy−1 
x = 6 : 5 : 2 ⇔ 
x+1 : Cy+1 
 
 
Cy 
x+1 
Cy+1 
x 
= 
6 
5 
Cy 
x+1 
Cy−1 
x 
= 3 
⇔ 
 
 
(x + 1)! 
y!(x − y + 1)! 
x! 
(y + 1)!(x − y − 1)! 
= 
6 
5 
(x + 1)! 
y!(x − y + 1)! 
x! 
(y − 1)!(x − y + 1)! 
= 3 
⇔ 
 
 
(x + 1)(y + 1) 
(x − y + 1)(x − y) 
= 
6 
5 
x + 1 
y 
= 3 
⇔ 
 
 
x = 3y − 1 
3y(y + 1) 
2y(2y − 1) 
= 
6 
5 
⇔ 
 
 
x = 3y − 1 
3(y + 1) 
2(2y − 1) 
= 
6 
5 
(Do nếu y = 0 thì x = −1 nên y = 0 không là 
nghiệm) 
⇔ 
 
 
x = 3y − 1 
15(y + 1) = 12(2y − 1) 
⇔ 
 
 
x = 3y − 1 
−9y = −27 
⇔ 
 
 
x = 8 
y = 3 
(c) Ta có 
 
 
Cy 
x 
− Cy+1 
x = 0 
4Cy 
x 
− 5Cy−1 
x = 0 
⇔ 
 
 
x! 
y!(x − y)! 
− 
x! 
(y + 1)!(x − y − 1)! 
= 0 
4 
x! 
y!(x − y)! 
− 5 
x! 
(y − 1)!(x − y + 1)! 
= 0 
⇔ 
  
1 
x − y 
− 
1 
y + 1 
= 0 
4 
y 
− 
5 
x − y + 1 
= 0 
⇔ 
 
 
y + 1 − x + y = 0 
4x − 4y + 4 − 5y = 0 
⇔ 
 
 
−x + 2y + 1 = 0 
4x − 9y + 4 = 0 
24
1.4 Tổ hợp GV: Hồ Sỹ Trường 
⇔ 
 
 
x = 17 
y = 8 
Dạng 2: Tìm số tổ hợp trong các bài toán số học 
Bài 1. Cho 10 câu hỏi, trong đó có 4 câu lý thuyết và 6 bài tập. Người ta cấu tạo thành các 
đề thi. Biết rằng trong mỗi đề thi phải gồm 3 câu hỏi, trong đó nhất thiết phải có ít nhất 1 
câu lý thuyết và 1 bài tập. Hỏi có thể tạo ra bao nhiêu đề thi? 
Giải 
- Trường hợp 1: 2 câu lý thuyết, 1 bài tập 
+ Chọn 2 câu lý thuyết từ 4 câu có C2 
4 cách chọn. 
+ Chọn 1 bài tập từ 6 bài tập có C1 
6 cách chọn. 
Suy ra có C2 
4:C1 
6 = 36 cách chọn đề có 2 câu lý thuyết và 1 bài tập. 
- Trường hợp 2: 1 câu lý thuyết, 2 bài tập. 
+ Chọn 1 câu lý thuyết từ 1 câu có C1 
4 cách chọn. 
+ Chọn 2 bài tập từ 6 bài tập có C2 
6 cách chọn. 
Suy ra có C1 
4:C2 
6 = 60 cách chọn đề có 1 câu lý thuyết và 2 bài tập. 
Vậy ta có 36 + 60 = 96 cách chọn đề thoả yêu cầu bài toán. 
Bài 2. Một lớp học có 40 học sinh, trong đó gồm 25 nam và 15 nữ. Giáo viên chủ nhiệm 
muốn chọn một ban cán sự lớp gồm 4 em. Hỏi có bao nhiêu cách chọn, nếu: 
(a) Gồm 4 học sinh tuỳ ý. (b) Có 1 nam và 3 nữ. (c) Có 2 nam và 2 nữ. 
(d) Có ít nhất 1 nam. (e) Có ít nhất 1 nam và 1 nữ. 
Giải 
(a) Ta có chọn 4 học sinh tuỳ ý từ 40 học sinh, ta có C4 
40 = 91390 cách chọn. 
(b) Chọn 1 nam từ 25 nam có C1 
25 cách chọn. 
Chọn 3 nữ từ 15 nữ có C3 
15 cách chọn. 
25:C3 
Vậy có C1 
15 = 11375 cách chọn có 1 nam và 3 nữ. 
25:C2 
(c) Tương tự câu (b) ta có số cách chọn là C2 
15 = 31500. 
(d) Nếu chọn 4 học sinh mà không có nam nào, ta có C4 
15 cách chọn. 
Vậy số cách chọn để có ít nhất 1 nam là: C4 
40 
− C4 
15 = 90025 cách chọn. 
(e) Ta xét các trường hợp chỉ có nam hoặc chỉ có nữ. 
- Trường hợp 1: 4 nam. 
Khi đó ta có C4 
25 cách chọn. 
- Trường hợp 2: 4 nữ. 
Khi đó ta có C4 
15 cách chọn. 
25
1.4 Tổ hợp GV: Hồ Sỹ Trường 
Vậy ta có số cách chọn sao cho có ít nhất 1 nam và 1 nữ là: C4 
40 
− C4 
25 
− C4 
15 = 77375 cách 
chọn. 
Bài 3. Một hộp chứa 5 bi đỏ, 7 bi xanh và 8 bi vàng. Chọn ngẫu nhiên 3 bi. Hỏi có bao 
nhiêu cách chọn, nếu: 
(a) Chọn tuỳ ý. (b) Có đúng 2 bi đỏ. (c) Có ít nhất 2 bi xanh. 
(d) Có ít nhất 1 bi đỏ và 1 bi xanh. (e) Không có đủ ba màu. 
Giải 
(a) Số bi có trong hộp là: 5 + 7 + 8 = 20. 
Vậy số cách chọn ra 3 bi tuỳ ý từ 20 bi là: C3 
20 = 1140 cách chọn. 
(b) Có đúng 2 bi đỏ. 
- Trường hợp 1: 2 bi đỏ, 1 bi xanh. 
+ Chọn 2 bi đỏ từ 5 bi đỏ có C2 
5 cách. 
+ Chọn 1 bi xanh từ 7 bi xanh có C1 
7 cách. 
Suy ra trường hợp này có C2 
5:C1 
7 = 70 cách chọn. 
- Trường hợp 2: 2 bi đỏ, 1 bi vàng. 
+ Chọn 2 bi đỏ từ 5 bi đỏ có C2 
5 cách. 
+ Chọn 1 bi vàng từ 8 bi vàng có C1 
8 cách. 
Suy ra trường hợp này có C2 
5:C1 
8 = 80 cách chọn. 
Vậy ta có 70 + 80 = 150 cách chọn có đúng 2 bi đỏ. 
(c) Có ít nhất 2 bi xanh. 
- Trường hợp 1: 2 bi xanh, 1 bi đỏ. 
+ Chọn 2 bi xanh từ 7 bi xanh có C2 
7 cách. 
+ Chọn 1 bi đỏ từ 5 bi đỏ có C1 
5 cách. 
Suy ra trường hợp này có C2 
7:C1 
5 = 105 cách chọn. 
- Trường hợp 2: 2 bi xanh, 1 bi vàng. 
+ Chọn 2 bi xanh từ 7 bi xanh có C2 
7 cách. 
+ Chọn 1 bi vàng từ 8 bi vàng có C1 
8 cách. 
7:C1 
Suy ra trường hợp này có C2 
8 = 168 cách. 
- Trường hợp 3: 3 bi xanh. 
Chọn 3 bi xanh từ 7 bi xanh có C3 
7 cách. 
Suy ra trường hợp này có C3 
7 = 35 cách chọn. 
(d) Có ít nhất 1 bi đỏ và 1 bi xanh. 
- Trường hợp 1: 1 bi đỏ, 2 bi xanh. 
+ Chọn 1 bi đỏ từ 5 bi đỏ, có C1 
5 cách chọn. 
26
1.4 Tổ hợp GV: Hồ Sỹ Trường 
+ Chọn 2 bi xanh từ 7 bi xanh, có C2 
7 cách chọn. 
Suy ra trường hợp này có C1 
5:C2 
7 = 105 cách chọn. 
- Trường hợp 2: 2 bi đỏ, 1 bi xanh. 
+ Chọn 2 bi đỏ từ 5 bi đỏ, có C2 
5 cách. 
+ Chọn 1 bi xanh từ 7 bi xanh, có C1 
7 cách. 
Suy ra trường hợp này có C2 
5:C1 
7 = 70 cách chọn. 
- Trường hợp 3: 1 bi đỏ, 1 bi xanh, 1 bi vàng. 
+ Chọn 1 bi đỏ từ 5 bi đỏ, có C1 
5 cách. 
+ Chọn 1 bi xanh từ 7 bi xanh, có, C1 
7 cách. 
+ Chọn 1 bi vàng từ 8 bi vàng, có C1 
8 cách. 
5:C1 
7:C1 
8 = 280 cách chọn. 
Suy ra trường hợp này có C1 
Vậy có 105 + 70 + 280 = 455 cách chọn có ít nhất 1 bi đỏ và 1 bi xanh. 
(e) Ta xét trường hợp các bi được chọn có đủ ba màu. 
Khi đó ta có C1 
5:C1 
7:C1 
8 = 280 cách. 
20 − 280 = 860 cách chọn. 
Vậy số cách chọn không có đủ ba màu là: C3 
Bài 4. Có 5 tem thư khác nhau và 6 bì thư cũng khác nhau. Người ta muốn chọn từ đó ra 
3 tem thư, 3 bì thư và dán 3 tem thư ấy lên 3 bì thư đã chọn. Một bì thư chỉ dán 1 tem thư. 
Hỏi có bao nhiêu cách làm như vậy? 
Giải 
+ Chọn 3 tem thư từ 5 tem thư, có C3 
5 cách chọn. 
+ Chọn 3 bì thư từ 6 bì thư, có C3 
6 cách chọn. 
Vậy ta có số cách chọn 3 tem thư, 3 bì thư và sau đó dán tem thư lên bì thư là: 3!C3 
5:C3 
6 = 1200 
cách. 
Bài 5. Từ 5 bông hồng vàng, 3 bông hồng trắng và 4 bông hồng đỏ (các bông hoa xem như 
đôi một khác nhau), người ta muốn chọn ra một bó hóa gồm 7 bông, hỏi có bao nhiêu cách 
chọn bó hoa trong đó: 
(a) Có đúng 1 bông hồng đỏ? 
(b) Có ít nhất 3 bông hồng vàng và ít nhất 3 bông hồng đỏ? 
Giải 
(a) Có đúng 1 bông hồng đỏ. 
- Trường hợp 1: 1 hồng đỏ, 1 hồng trắng, 5 hồng vàng. 
+ Chọn 1 bông hồng đỏ từ 4 bông hồng đỏ, có C1 
4 cách. 
+ Chọn 1 bông hồng trắng từ 3 bông hồng trắng, có C1 
3 cách. 
+ Chọn 5 bông hồng vàng từ 5 bông hồng vàng, có C5 
5 cách. 
27
1.4 Tổ hợp GV: Hồ Sỹ Trường 
Suy ra trường hợp này có C1 
4:C1 
3:C5 
5 = 12 cách chọn. 
- Trường hợp 2: 1 hồng đỏ, 2 hồng trắng, 4 hồng vàng. 
+ Chọn 1 bông hồng đỏ từ 4 bông hồng đỏ, có C1 
4 cách. 
+ Chọn 2 bông hồng trắng từ 3 bông hồng trắng, có C2 
3 cách. 
+ Chọn 4 bông hồng vàng từ 5 bông hồng vàng, có C4 
5 cách. 
Suy ra trường hợp này có C1 
4:C2 
3:C4 
5 = 60 cách chọn. 
- Trường hợp 3: 1 hồng đỏ, 3 hồng trắng, 3 hồng vàng. 
+ Chọn 1 bông hồng đỏ từ 4 bông hồng đỏ, có C1 
4 cách. 
+ Chọn 3 bông hồng trắng từ 3 bông hồng trắng, có C3 
3 cách. 
+ Chọn 3 bông hồng vàng từ 5 bông hồng vàng, có C3 
5 cách. 
4:C3 
3:C3 
5 = 40 cách chọn. 
Suy ra trường hợp này có C1 
Vậy số cách chọn có đúng 1 bông hồng đỏ là 12 + 40 + 60 = 112 cách. 
(b) Có ít nhất 3 bông hồng vàng và ít nhất 3 bông hồng đỏ. 
- Trường hợp 1: 3 hồng vàng, 4 hồng đỏ. 
+ Chọn 4 bông hồng đỏ từ 4 bông hồng đỏ, có C4 
4 cách. 
+ Chọn 3 bông hồng vàng từ 5 bông hồng vàng, có C3 
5 cách. 
Suy ra trường hợp này có C4 
4:C3 
5 = 10 cách chọn. 
- Trường hợp 2: 4 hồng vàng, 3 hồng đỏ. 
+ Chọn 3 bông hồng đỏ từ 4 bông hồng đỏ, có C3 
4 cách. 
+ Chọn 4 bông hồng vàng từ 5 bông hồng vàng, có C4 
5 cách. 
Suy ra trường hợp này có C3 
4:C4 
5 = 20 cách chọn. 
- Trường hợp 3: 3 hồng vàng, 3 hồng đỏ, 1 hồng trắng. 
+ Chọn 3 bông hồng đỏ từ 4 bông hồng đỏ, có C3 
4 cách. 
+ Chọn 1 bông hồng trắng từ 3 bông hồng trắng, có C1 
3 cách. 
+ Chọn 3 bông hồng vàng từ 5 bông hồng vàng, có C3 
5 cách. 
4:C1 
Suy ra trường hợp này có C3 
3:C3 
5 = 120 cách chọn. 
Vậy số cách chọn có ít nhất 3 bông hồng đỏ, 3 bông hồng vàng là 120 + 20 + 10 = 150 cách. 
Bài 6. Từ một tập thể 14 người gồm 6 nam và 8 nữ trong đó có An và Bình, người ta muốn 
chọn một tổ công tác gồm có 6 người. Tìm số cách chọn trong mỗi trường hợp sau: 
(a) Trong tổ phải có cả nam lẫn nữ? 
(b) Trong tổ có 1 tổ trưởng, 5 tổ viên hơn nữa An và Bình không đồng thời có mặt trong 
tổ? 
Giải 
(a) Có cả nam lẫn nữ. 
28
1.4 Tổ hợp GV: Hồ Sỹ Trường 
Ta có số cách để chọn một tổ công tác gồm 6 người bất kì là C6 
14. 
Tiếp theo ta xét các trường hợp tổ công tác chỉ có hoặc tất cả nam hoặc tất cả nữ. 
- Trường hợp 1: 6 nam. 
Ta có số cách chọn là: C6 
6 cách. 
- Trường hợp 2: 6 nữ. 
Ta có số cách chọn là: C6 
8 cách. 
Vậy ta có số cách chọn tổ công tác có cả nam lẫn nữ là C6 
14 
− C6 
6 
− C6 
8 = 2974 cách. 
(b) Trước tiên ta chọn tổ công tác gồm 1 tổ trưởng và 5 thành viên tuỳ ý. 
Có 14 cách để chọn ra tổ trưởng và C5 
13 cách để chọn 5 thành viên còn lại. 
Vậy có 14:C5 
13 cách để chọn ra một tổ công tác gồm 1 tổ trưởng và 5 thành viên. 
Tiếp theo ta xét trường hợp tổ công tác này có cả An và Bình. 
- Trường hợp 1: Nếu An hoặc Bình làm tổ trưởng. 
Khi đó ta có C4 
12 cách để chọn 4 thành viên còn lại. 
Suy ra trường hợp này có 2:C4 
12 cách chọn. 
- Trường hợp 2: An và Bình đều là thành viên. 
Khi đó ta có 12 cách để chọn ra tổ trưởng và C3 
11 cách để chọn ra 3 thành viên còn lại. 
Suy ra trường hợp này có 12:C3 
11 cách chọn. 
Vậy ta có số cách chọn tổ công tác gồm 1 tổ trưởng, 5 thành viên trong đó An và Bình 
không đồng thời có mặt trong tổ là 14:C5 
13 
− 2:C4 
12 
− 12:C3 
11 = 15048. 
Dạng 3: Tìm số tổ hợp trong các bài toán hình học 
Bài 1. Trong mặt phẳng cho n đường thẳng cắt nhau từng đôi một, nhưng không có 3 
đường nào đồng quy. Hỏi có bao nhiêu giao điểm? Có bao nhiêu tam giác được tạo thành? 
Giải 
Ta có cứ hai đường thẳng cắt nhau sẽ cho 1 giao điểm. 
Vậy số giao điểm là: C2n 
= 
n(n − 1) 
2 
. 
Cứ ba đường thẳng sẽ cho ta một tam giác. Vậy ta có số tam giác là: C3n 
= 
n(n − 1)(n − 2) 
6 
. 
Bài 2. Cho đa giác lồi có n cạnh (n ≥ 4) 
(a) Tìm n để đa giác có số đường chéo bằng số cạnh? 
(b) Giả sử 3 đường chéo cùng đi qua 1 đỉnh thì không đồng qui. Hãy tính số giao điểm 
(không phải là đỉnh) của các đường chéo ấy? 
Giải 
(a) Ta có cứ 2 điểm của đa giác sẽ cho ta hoặc là 1 cạnh hoặc là 1 đường chéo của đa giác. 
29
1.4 Tổ hợp GV: Hồ Sỹ Trường 
Vậy ta có số đường chéo của một đa giác là C2n 
− n. 
Theo giả thiết thì số đường chéo bằng số cạnh của đa giác nên ta có: 
C2n 
− n = n ⇔ 
n(n − 1) 
2 
− 2n = 0 ⇔ n2 − 5n = 0 ⇔ 
 
 n = 0 
n = 5 
4n 
Vậy ta có n = 5 là giá trị cần tìm. 
(b) Giao điểm của 2 đường chéo của 1 đa giác lồi (không phải là đỉnh) chính là giao điểm 
của 2 đường chéo một tứ giác mà 4 đỉnh của nó là 4 đỉnh của đa giác. Suy ra cứ 4 đỉnh của 
đa giác sẽ cho ta 1 giao điểm của 2 đường chéo. Vậy số giao điểm phải tìm bằng số tứ giác 
với 4 đỉnh thuộc n đỉnh của đa giác: C. 
Bài 3. Cho hai đường thẳng song song (d1); (d2). Trên (d1) lấy 17 điểm phân biệt, trên (d2) 
lấy 20 điểm phân biệt. Tính số tam giác có các đỉnh là 3 điểm trong số 37 điểm đã chọn trên 
(d1) và (d2). 
Giải 
Để 3 điểm tạo thành 1 tam giác thì ta phải có 2 điểm thuộc (d1) và 1 điểm thuộc (d2) hoặc 
2 điểm thuộc (d2) và 1 điểm thuộc (d1). 
+ Trường hợp 1: 2 điểm trên (d1) và 1 điểm trên (d2). 
Ta có C2 
17 cách chọn 2 điểm trên (d1) và C1 
20 cách chọn 1 điểm trên (d2). 
Suy ra trường hợp này có C2 
17:C1 
20 = 2720 tam giác. 
+ Trường hợp 2: 2 điểm trên (d2) và 1 điểm trên (d1). 
Ta có C2 
20 cách chọn 2 điểm trên (d2) và C1 
17 cách chọn 1 điểm trên (d1). 
Suy ra trường hợp này có C2 
20:C1 
17 = 3230 tam giác. 
Vậy ta có số tam giác cần tìm là: 2720 + 3230 = 5950. 
Bài 4. Cho mặt phẳng cho đa giác đều H có 20 cạnh. Xét các tam giác có ba đỉnh được lấy 
từ các đỉnh của H. 
(a) Có tất cả bao nhiêu tam giác như vậy? Có bao nhiêu tam giác có đúng hai cạnh là cạnh 
của H? 
(b) Có bao nhiêu tam giác có đúng một cạnh là cạnh của H? Có bao nhiêu tam giác không 
có cạnh nào là cạnh của H? 
Giải 
(a) Đa giác đã cho có 20 cạnh, nên suy ra sẽ có 20 đỉnh. 
Mà cứ 3 đỉnh thì sẽ cho ta 1 tam giác, nên ta có số tam giác cần tìm là: C3 
20 = 1140. 
Để có một tam giác có đúng 2 cạnh là cạnh của H thì ta phải lấy 3 đỉnh liên tiếp của H. 
Từ đó ta suy ra có 20 tam giác có đúng 2 cạnh là cạnh của H. 
(b) Để có một tam giác có đúng một cạnh của H, ta chọn một cạnh của H và một điểm của 
30
1.4 Tổ hợp GV: Hồ Sỹ Trường 
H mà không nằm gần với 2 điểm đầu mút của cạnh đã chọn. Suy ra với mỗi cạnh trên H, ta 
có thể chọn 16 điểm (trừ ra 2 điểm đầu mút của cạnh đã chọn và 2 điểm gần với 2 điểm đã 
chọn) để ghép với cạnh đó tạo thành một tam giác có đúng 1 cạnh của H. 
Mà trên H ta có thể chọn được 20 cạnh. 
Vậy số tam giác có đúng 1 cạnh của H là : 16.20 = 320. 
Suy ra số tam giác không có cạnh nào là cạnh của H là: 1140 - 20 - 320 = 800 (tam giác). 
Bài tập đề nghị 
Câu 1. Chứng minh các hệ thức sau: 
(a) Ck 
n + 4Ck−1 
n + 6Ck−2 
n + 4Ck−3 
n + Ck−4 
n = Ck 
n+4 (4 ≤ k ≤ n) 
(b) Cp 
n+1 = 
n + 1 
p 
Cp−1 
n . 
n = n(n − 1)Ck−2n − 2 (2 < k < n). 
(c) k(k − 1)Ck 
Câu 2. Giải các phương trình sau: 
(a) Cx+4 
10+x = C2x−10 
10+x . (b) x2 − Cx 
4 :x + C2 
3:C1 
x−2 + Cx−2 
3 = 0. (c) A2 
x = 101. 
(d) Cx+3 
8+x = 5A3 
x+6. (e) C1 
x + 6C2 
x = 9x2 − 14. 
x + 6C3 
ĐS: (a) x = 14. (b) x = 3. (c) x = 10. (d) x = 17. (e) x = 7. 
Câu 3. Giải các bất phương trình sau: 
(a) 
Cn−3 
n−1 
A4 
n+1 
< 
1 
14P3 
. (b) 
Pn+5 
(n − k)! 
≤ 60Ak+2 
n+3. (c) C4n−1 
− C3n 
−1 
− 
5 
4 
A2 
n−2 < 0. 
ĐS: (a) n ≥ 6. (b) (0; 0); (1; 0); (1; 1); (2; 2); (3; 3). (c) n = 6; 7; 8; 9; 10. 
Câu 4. Cho đa giác đều A1A2 : : :A2n(n ≥ 2) nội tiếp đường tròn (O). Biết rằng số tam giác 
có các đỉnh là 3 trong 2n điểm A1;A2; : : : ;A2n nhiều gấp 20 lần số hình chữ nhật có các đỉnh 
là 4 trong 2n điểm A1;A2; : : : ;A2n. Tìm n. (Đề tuyển sinh ĐH - CĐ Khối D - Năm 2005) 
ĐS: C2 
2n = 20C2n 
⇔ n = 8. 
Câu 5. Trong một môn học, thầy giáo có có 30 câu hỏi khác nhau gồm 5 câu hỏi khó, 10 
câu trung bình, 15 câu dễ. Từ 30 câu hỏi đó có thể lập được bao nhiêu đề kiểm tra, mỗi đề 
gồm 5 câu hỏi khác nhau, sao cho trong mỗi đề nhất thiết phải có đủ ba loại câu hỏi (khó, 
trung bình, dễ) và số câu hỏi dễ không ít hơn 2. (Đề tuyển sinh ĐH - CĐ Khối B - Năm 
2004). 
ĐS: C2 
10:C1 
15:C2 
15:C1 
5 + C2 
5 + C3 
10:C2 
10:C1 
15:C1 
5 = 56875. 
Câu 6. Một đội thanh niên tình nguyện có 15 người, gồm 12 nam và 3 nữ. Hỏi có bao nhiêu 
cách phân công đội về giúp đỡ ba tỉnh miền núi sao cho mỗi tỉnh có 4 nam và 1 nữ. (Đề 
tuyển sinh ĐH - CĐ Khối B - Năm 2005). 
ĐS: C1 
12:C1 
3:C4 
8:C1 
2:C4 
1:C4 
4 = 207900. 
31
1.4 Tổ hợp GV: Hồ Sỹ Trường 
Câu 7. Tính giá trị biểu thứcM = 
A4 
n+1 + 3A3 
n 
(n + 1)! 
, biết rằng C2n 
+1+2C2 n+2+2C2n 
+3+C2n 
+4 = 149. 
(Đề tuyển sinh ĐH - CĐ Khối D - Năm 2005). 
ĐS: n = 5;M = 
3 
4 
Câu 8. Cho tập hợp A gồm n phần tử (n ≥ 4). Biết rằng, số tập con gồm 4 phần tử của A 
bằng 20 lần số tập con gồm 2 phần tử của A. Tìm k ∈ {1; : : : ; n} sao cho số tập con gồm k 
phần tử của A là lớn nhất. (Đề tuyển sinh ĐH - CĐ Khối B - Năm 2006). 
ĐS: k = 9. 
Câu 9. Đội thanh niên xung kích của một trường phổ thông có 12 học sinh, gồm 5 học sinh 
lớp A, 4 học sinh lớp B và 3 học sinh lớp C. Cần chọn 4 học sinh làm nhiệm vụ, sao cho 4 
học sinh này thuộc không quá 2 trong 3 lớp trên. Hỏi có bao nhiêu cách chọn như vậy? (Đề 
tuyển sinh ĐH - CĐ Khối D - Năm 2006). 
ĐS: C4 
12 
− C2 
5:C1 
4:C1 
3 
− C1 
5:C2 
4:C1 
3 
− C1 
5:C1 
4:C2 
3 = 225. 
Câu 10. Có bao nhiêu số tự nhiên gồm 4 chữ số khác nhau trong đó chữ số đứng trước phải 
lớn hơn chữ số đứng sau? 
ĐS: C4 
10 = 210. 
32
1.5 Nhị thức Newton GV: Hồ Sỹ Trường 
1.5 Nhị thức Newton 
1.5.1 Công thức khai triển nhị thức Newton: 
Với mọi n ∈ N và với mọi cặp số a; b ta có: 
(a + b)n = 
Σn 
k=0 
Ck 
nan−kbk 
1.5.2 Tính chất: 
(1) Số các số hạng của khai triển bằng n + 1. 
(2) Tổng các số mũ của a và b trong mỗi số hạng bằng n. 
(3) Số hạng tổng quát (thứ k + 1) có dạng: Tk+1 = Ck 
nan−kbk (k = 0; 1; 2; : : : ; n). 
n = Cn−k 
n 
(4) Các hệ số của các cặp số hạng cách đều số hạng đầu và cuối thì bằng nhau: Ck 
1n 
0n 
* Nhận xét: Nếu 1n 
0n 
trong khai triển nhị thức Newton, ta gán cho a và b những giá trị đặc biệt 
thì ta sẽ thu được những công thức đặc biệt. Chẳng hạn: 
+ (1 + x)n = Cxn + Cxn−1 + ::: + Cn 
⇒ C+ C+ ::: + Cn 
= 2n 
n 
n + (x − 1)n = C0n 
xn − C1n 
xn−1 + ::: + (−1)nCn 
n 
⇒ C0n 
− C1n 
+ ::: + (−1)nCn 
n = 0 
Dạng 1: Xác định các số hạng, hệ số trong khai triển nhị thức Newton 
Bài 1. Tìm số hạng không chứa x trong khai triển của nhị thức: 
(a) 
 
x + 
1 
x4 
 
 
10 
. (b) 
 
x2 + 
1 
x4 
 
 
12 
(c) 
 
x3 − 
1 
x2 
 
 
5 
(d) 
 
x2 − 
 
 
1 
x 
6 
Giải 
10x10−k 
(a) Ta có: Tk+1 = Ck 
 
 1 
x4 
 
 
k 
10x10−5k. 
= Ck 
Để Tk+1 không chứa x thì 10 − 5k = 0 ⇒ k = 2. 
Vậy số hạng không chứa x là T3 = C2 
10. 
12x2(12−k) 
(b) Ta có Tk+1 = Ck 
 
 1 
x4 
 
 
k 
12x24−6k. 
= Ck 
Để Tk+1 không chứa x thì 24 − 6k = 0 ⇒ k = 4. 
Vậy số hạng không chứa x cần tìm là T5 = C4 
12. 
5 x3(5−k) 
(c) Ta có Tk+1 = Ck 
 
 
 
 
− 1 
x2 
k 
5 x15−5k. 
= (−1)kCk 
Để Tk+1 không chứa x thì 15 − 5k = 0 ⇒ k = 3. 
Vậy số hạng không chứa x cần tìm là T4 = (−1)3C3 
5 . 
33
1.5 Nhị thức Newton GV: Hồ Sỹ Trường 
6 x2(6−k) 
(d) Ta có Tk+1 = Ck 
 
 
 
 
− 1 
x 
k 
6 x12−3k. 
= (−1)kCk 
Để Tk+1 không chứa x thì 12 − 3k = 0 ⇒ k = 4. 
Vậy số hạng không chứa x cần tìm là T5 = (−1)4C4 
6 = C4 
6 . 
Bài 2. Tìm số hạng chứa x15 trong khai triển (3x − x2)12. 
Giải 
12(3x)12−k(−x2)k = (−1)k312−kCk 
12x12+k. 
Ta có Tk+1 = Ck 
Để số hạng chứa x15 thì 12 + k = 15 ⇒ k = 3 
Vậy số hạng cần tìm là: T4 = (−1)339C3 
12x15 = −4330260x15. 
Bài 3. Tìm hệ số của x12y13 trong khai triển (2x + 3y)25. 
Giải 
25(2x)25−k(3y)k = 225−k3kCk 
25x25−kyk 
Ta có Tk+1 = Ck 
Để Tk+1 chứa x12y13 thì 
 
 
25 − k = 12 
k = 13 
⇒ k = 13. 
Vậy hệ số cần tìm là A = 212313C13 
25 . 
Bài 4. Tìm số hạng chính giữa của khai triển (x3 − xy)15. 
Giải 
Do n = 15 nên khai triển có tất cả 16 số hạng. 
Suy ra các số hạng chính giữ là số hạng thứ 8 và số hạng thứ 9. 
Mà Tk+1 = Ck 
15x3(15−k)(−xy)k = (−1)kCk 
15x45−2kyk. 
Vậy T8 = (−1)7C7 
15x31y7 = −C7 
15x31y7 
T9 = (−1)8C8 
15x29y8 = C8 
15x29y8. 
Bài 5. Khai triển đa thức P(x) dưới dạng: P(x) = a0 +a1x+a2x2 +: : : anxn. Hãy xác định 
hệ số a9 trong khai triển của P(x) = (1 + x)9 + (1 + x)10 + : : : + (1 + x)14. 
Giải 
Gọi a9(9); a9(10); : : : ; a9(14) lần lượt là hệ số của x9 trong khai triển các biểu thức (1+x)9; (1+ 
x)10; : : : ; (1 + x)14. 
Khi đó ta có a9 = a9(9) + a9(10) + : : : + a9(14). 
+ Xét khai triển biểu thức (1 + x)9 ta có Tk+1 = Ck 
9 xk. Suy ra ta được a9(9) = C9 
9 . 
10; : : : ; a9(14) = C9 
+ Tương tự ta cũng có a9(10) = C9 
14. 
9 + C9 
Vậy a9 = C9 
10 + : : : + C9 
14 = 3003. 
Bài 6. Tìm hệ số của số hạng chứa x6 trong khai triển biểu thức (1 + x + x2)10. 
Giải 
34
1.5 Nhị thức Newton GV: Hồ Sỹ Trường 
Ta thấy (1 + x + x2)10 = 
Σ10 
k=0 
Ck 
10(x + x2)k = 
Σ10 
k=0 
Ck 
10xk(1 + x)k = 
Σ10 
k=0 
Ck 
10xk 
Σk 
i=0 
Cik 
xi = 
Σ10 
k=0 
Ck 
10 
Σk 
i=0 
Cik 
xi+k. 
ở đây 
 
 
i; k ∈ N 
0 ≤ i ≤ k ≤ 10 
Do số hạng chứa x6 nên ta phải có i + k = 6. Mà do i ≤ k nên ta có hệ số cần tìm là: 
A = C6 
10:C0 
6 + C5 
10:C1 
5 + C4 
10:C2 
4 + C3 
10:C3 
3 = 2850 
. 
Bài 7. Cho biết trong khai triển 
 
x3 + 
1 
x2 
 
 
n 
tổng các hệ số của các hạng tử thứ nhất, thứ 
hai, thứ ba bằng 11. Tìm hệ số của x2. 
Giải 
n(x3)n−k 
Ta có: Tk+1 = Ck 
 
 1 
x2 
 
 
k 
. 
Theo giả thiết ta có: C0n 
+ C1n 
+ C2n 
= 11. 
Suy ra 1 + n + 
n(n − 1) 
2 
= 11 ⇒ n2 + n − 20 = 0 ⇒ 
 
 
n = 4 (nhận) 
n = −5 (loại) 
4 (x3)4−k 
Vậy ta có Tk+1 = Ck 
 
 1 
x2 
 
 
k 
4 x12−5k. 
= Ck 
Do số hạng chứa x2 nên ta có 12 − 5k = 2 ⇒ k = 2. 
Vậy hệ số cần tìm là C2 
4 = 6. 
Bài 8. Tìm số hạng không chứa x trong khai triển của nhị thức: 
 
1 
x 
+ 
 
 
√ 
x 
12 
. 
Giải 
Ta có Tk+1 = Ck 
12 
 
1 
x 
 
 
12−k 
√ 
x)k = Ck 
( 
12 
 
1 
x 
 
 
12−k 
x 
k 
2 = Ck 
12x 
k 
2 
−12+k = Ck 
12x 
3k 
2 
−12. 
Do số hạng không chứa x nên ta có 
3k 
2 
− 12 = 0 ⇔ k = 8. 
Vậy số hạng cần tìm là T9 = C8 
12 = 495. 
Bài 9. Trong khai triển (1 + x)n theo luỹ thừa tăng của x, cho biết 
 
 
T3 = 4T5 
T4 = 
40 
3 
T6 
. Tìm n 
và x. 
35
1.5 Nhị thức Newton GV: Hồ Sỹ Trường 
Giải 
Ta có Tk+1 = Ck 
nxk. Do đó ta có T3 = C2n 
x2; T4 = C3n 
x3; T5 = C4n 
x4 và T6 = C5n 
x5. 
Theo giả thiết ta có hệ phương trình: 
 
 
C2n 
x2 = 4C4n 
x4 
C3n 
x3 = 
40 
3 
C5n 
x5 
⇔ 
 
 
n(n − 1) 
2! 
= 4x2 
n(n − 1)(n − 2)(n − 3) 
4! 
n(n − 1)(n − 2) 
3! 
= 
40 
3 
x2 
n(n − 1)(n − 2)(n − 3)(n − 4) 
5! 
⇔ 
 
 
1 
2! 
= 4x2 
(n − 2)(n − 3) 
4! 
(1) 
1 
3! 
= 
40 
3 
x2 
(n − 3)(n − 4) 
5! 
(2) 
Lấy (2) chia cho (1) ta được: 
2! 
3! 
= 
10 
3 
: 
n − 4 
n − 2 
: 
4! 
5! 
⇔ 
1 
3 
= 
10 
3 
: 
n − 4 
n − 2 
: 
1 
5 
⇔ 2 
n − 4 
n − 2 
= 1 
⇔ 2n − 8 = n − 2 ⇔ n = 6. 
Thay n = 6 vào (1) ta được 
1 
2! 
= 4x2 
4:3 
4! 
⇔ 4x2 = 1 ⇔ x = ± 
1 
2 
. 
Vậy n = 6 và x = ± 
1 
2 
là kết quả cần tìm. 
Bài 10. Cho n là số nguyên dương thoả mãn 5Cn−1 
n = C3n 
. Tìm số hạng chứa x5 trong khai 
triển nhị thức Newton của 
 
nx2 
14 
− 
 
 
1 
x 
n 
; (x̸= 0). (Đề tuyển sinh ĐH - CĐ Khối A - Năm 
2012) 
Giải 
Theo giả thiết ta có: 5n = 
n(n − 1)(n − 2) 
3! 
⇔ (n − 1)(n − 2) = 30 ⇔ n2 − 3n − 28 = 0 
⇔ 
 
 
n = 7 (nhận) 
n = −4 (loại) 
Với n = 7 ta có số hạng tổng quát của khai triển là: Tk+1 = Ck 
7 
 
x2 
2 
 
 
7−k  
− 
1 
x 
 
 
k 
= (−1)k 
 
1 
2 
 
 
7−k 
7 x14−3k. 
Ck 
Do số hạng chứa x5 nên ta có 14 − 3k = 5 ⇔ k = 3. Vậy ta có số hạng cần tìm là 
T4 = (−1)3 
 
1 
2 
 
 
7−3 
C3 
7x5 = − 
35 
16 
x5. 
Dạng 2: Áp dụng khai triển nhị thức Newton để tính tổng và chứng minh đẳng 
thức tổ hợp 
Bài 1. Tính tổng S = C0 
6 + : : : + C6 
6 + C1 
6 . 
36
1.5 Nhị thức Newton GV: Hồ Sỹ Trường 
Giải 
Ta xét khai triển: (1 + x)6 = C0 
6 + C1 
6x + : : : + C6 
6x6. 
Thay x = 1 vào khai triển trên ta được 
S = C0 
6 + C1 
6 + : : : + C6 
6 = (1 + 1)6 = 64 
Bài 2. Tính tổng S = C0 
5 + 2C1 
5 + 22C2 
5 + : : : + 25C5 
5 . 
Giải 
5 + C1 
5x + C2 
5x2 + : : : + C5 
Ta xét khai triển (1 + x)5 = C0 
5x5. 
Thay x = 2 vào khai triển trên ta được 
S = C0 
5 + 2C1 
5 + 22C2 
5 + : : : + 25C5 
5 = (1 + 2)5 = 243 
Bài 3. Tính tổng S = 316C0 
16 
− 315C1 
16 + 314C2 
16 
− : : : + C16 
16 . 
Giải 
Ta xét khai triển (x − 1)16 = C0 
16x16 + C1 
16x15(−1) + C2 
16x14(−1)3 + : : : + C16 
16 (−1)16. 
Thay x = 3 vào khai triển trên ta được 
S = 316C0 
16 
− 315C1 
16 + 314C2 
16 
− : : : + C16 
16 = (3 − 1)16 = 216 = 65536: 
Bài 4. Tính tổng S = 317C0 
17 + 41316C1 
17 + : : : + 417C17 
17 . 
Giải 
Xét khai triển 
(3x + 4)17 = C0 
17(3x)17 + C1 
17(3x)1641 + : : : + C17 
17417 
= 317x17C0 
17 + 316x1641C1 
17 + : : : + 417C17 
17 
Thay x = 1 vào khai triển trên ta được 
S = 317C0 
17 + 41316C1 
17 + : : : + 417C17 
17 = (3 + 4)17 = 717: 
Bài 5. Biết tổng tất cả các hệ số của khai triển nhị thức (x2 + 1)n bằng 1024, hãy tìm hệ 
số a (a là số tự nhiên) của số hạng ax12 trong khai triển đó. 
Giải 
Ta có (x2 + 1)n = 
Σn 
nx2(n−k)1k = C0n 
k=0 Ck 
x2n + C1n 
x2(n−1) + : : : + Cn 
n . 
37
1.5 Nhị thức Newton GV: Hồ Sỹ Trường 
Theo giả thiết thì C0n 
+ C1n 
+ : : : + Cn 
n = 1024. 
Suy ra (1 + 1)n = 2n = 1024 ⇒ n = 10. 
Mà ta có ax12 = Ck 
10x2(10−k) ⇒ 20 − 2k = 12 ⇒ k = 4. 
Vậy a = C4 
10 = 210. 
2n + C2 
2n + : : : + C2n 
2n = C1 
2n + C3 
2n + : : : + C2n−1 
Bài 6. Chứng minh rằng C0 
2n = 22n−1. 
Giải 
Xét khai triển 
(1 − x)2n = C0 
2n(−x) + C2 
2n(−x)2 + : : : + C2n−1 
2n (−x)2n−1 + C2n 
2n + C1 
2n (−x)2n 
= C0 
2n 
2nx + C2 
2nx2 − : : : − C2n−1 
2n x2n−1 + C2n 
2nx2n 
− C1 
Thay x = 1 vào khai triển trên ta được C0 
2n 
2nx+C2 
2nx2 −: : :−C2n−1 
−C1 
2n x2n−1 +C2n 
2nx2n = 0 
2n + C2 
2n + : : : + C2n 
2n = C1 
2n + C3 
2n + : : : + C2n−1 
hay là C0 
2n (1). 
Tiếp theo ta xét khai triển 
2n + C1 
2nx + C2 
2nx2 + : : : + C2n−1 
2n x2n−1 + C2n 
2nx2n 
(1 + x)2n = C0 
2n + C1 
2nx + C2 
2nx2 + : : : + C2n−1 
2n x2n−1 + C2n 
2nx2n 
= C0 
2n+C1 
2n+C2 
2n+: : :+C2n−1 
Thay x = 1 vào khai triển trên ta được C0 
2n +C2n 
2n = (1+1)2n = 22n(2). 
2n + C2 
2n + : : : + C2n 
2n = C1 
2n + C3 
2n + : : : + C2n−1 
Từ (1) và (2) ta suy ra C0 
2n = 22n−1. 
Bài 7. Chứng minh rằng 1 − 10C1 
2n + 102C2 
2n 
2n + : : : − 102n−1C2n−1 
− 103C3 
2n + 102n = 81n 
Giải 
Xét khai triển 
(1 − x)2n = C0 
2n(−x) + C2 
2n + C1 
2n(−x)2 + : : : + C2n−1 
2n (−x)2n−1 + C2n 
2n (−x)2n 
2nx + C2 
2nx2 − : : : − C2n−1 
n−1 x2n−1 + C2n 
2nx2n 
= 1 − C1 
Thay x = 10 vào khai triển trên ta được 
81n = (1 − 10)2n = 1 − 10C1 
2n + 102C2 
2n 
− : : : − 102n−1C2n−1 
2n + 102nC2n 
2n 
2014 + 22C2 
Bài 8. Chứng minh rằng C0 
2014 + : : : + 22014C2014 
2014 + 24C4 
2014 = 
32014 + 1 
2 
. 
Giải 
38
1.5 Nhị thức Newton GV: Hồ Sỹ Trường 
Xét các khai triển 
(1 + x)2014 = C0 
2014 + C1 
2014x + C2 
2014 + : : : + C2014 
2014x2014 
(1 − x)2014 = C0 
2014 
− C1 
2014x + C2 
2014 
− : : : + C2014 
2014x2014 
Cộng vế theo vế các khai triển trên ta được 
2014 + C2 
2014x2 + : : : + C2014 
2014x2014) = (1 + x)2014 + (1 − x)2014 
2(C0 
hay 
C0 
2014 + C2 
2014x2 + : : : + C2014 
2014x2014 = 
(1 + x)2014 + (1 − x)2014 
2 
Thay x = 2 vào phương trình trên ta được 
C0 
2014 + 22C2 
2014 + 24C4 
2014 + : : : + 22014C2014 
2014 = 
32014 + 1 
2 
Bài 9. Chứng minh rằng: C0n 
3n − C1n 
3n−1 + : : : + (−1)nCn 
n = C0n 
+ C1n 
+ : : : + Cn 
n . 
Giải 
Xét khai triển (x − 1)n = C0n 
xn − C1n 
xn−1 + : : : + (−1)nCn 
n . 
Thay x = 3 vào khai triển trên ta được 
2n = C0n 
3n − C1n 
3n−1 + : : : + (−1)nCn 
n = V T 
Mặt khác ta có 
V P = C0n 
+ C1n 
+ : : : + Cn 
n = (1 + 1)n = 2n 
Suy ra V T = V P. 
Dạng 3: Sử dụng đạo hàm, tích phân để giải bài toán tổ hợp 
Σ 
+ Để tính các tổng có dạng 
k k:Ck hoặc 
Σ 
k k(k + 1)Ck ta lấy đạo hàm cấp 1, cấp 2 nhị 
thức Niuton (1 + x)n. 
+ Để tính các tổng có dạng 
Σ 
k 
Ck 
n 
k + 1 
hoặc 
Σ 
k 
Ck 
n 
(k + 1)(k + 2) 
ta lấy tích phân một hoặc hai 
lần nhị thức Niuton (1 + x)n. 
Bài 1. Tính tổng S = C1 
2015 + 3C3 
2015 + 2C2 
2015 + : : : + 2015C2015 
2015 . 
Giải 
39
1.5 Nhị thức Newton GV: Hồ Sỹ Trường 
Ta xét khai triển (1 + x)2015 = C0 
2015 + C1 
2015x + C2 
2015x2 + C3 
2015x3 + : : : + C2015 
2015x2015. 
Lấy đạo hàm hai vế ta được 
2015(1 + x)2014 = C1 
2015 + 2C2 
2015x + 3C3 
2015x2 + : : : + 2015C2015 
2015x2014: 
Thay x = 1 vào đẳng thức trên, ta thu được 
S = C1 
2015 + 2C2 
2015 + 3C3 
2015 + : : : + 2015C2015 
2015 = 2015(1 + 1)2014 = 2015:22014: 
2n 
Bài 2. Chứng minh các đẳng thức sau: 
(a) 1:C+ 2:C+ : : : + n:Cn 
= n:2n−1n . 
1n 
(b) 2:1:C2n 
+ 3:2:C3n 
n = n:(n − 1):2n−2. 
+ : : : + n(n − 1):Cn 
(c) 12:C1n 
+ 22:C2n 
n = n(n + 1):2n−2. 
+ : : : + n2:Cn 
Giải 
(a) Ta xét khai triển: (1 + x)n = C0n 
+ C1n 
:x + C2n 
:x2 + : : : + Cn 
n :xn. 
Lấy đạo hàm hai vế ta được 
n(1 + x)n−1 = 1:C1n 
+ 2:C2n 
n :xn−1: 
:x + : : : + n:Cn 
Thay x = 1 vào hai vế đẳng thức trên ta được 
n:2n−1 = 1:C1n 
+ 2:C2n 
+ : : : + n:Cn 
n : 
(b) Ta xét khai triển: (1 + x)n = C0n 
+ C1n:x + C2n 
:x2 + : : : + Cn 
n :xn. 
Lấy đạo hàm hai vế ta được 
n(1 + x)n−1 = 1:C1n 
+ 2:C2n 
:x + 3:C3n 
n :xn−1: 
:x2 + : : : + n:Cn 
Tiếp tục lấy đạo hàm hai vế thêm lần nữa, ta được 
n(n − 1):(1 + x)n−2 = 2:1:C2n 
+ 3:2:C3n 
n :xn−2: 
:x + : : : + n:(n − 1):Cn 
Thay x = 1 vào hai vế, ta thu được: n(n−1):2n−2 = 2:1:C2n 
+ 3:2:C3n 
+ : : : + n:(n−1):Cn 
n : 
n = [k + k(k − 1)]:Ck 
(c) Ta thấy rằng k2:Ck 
n. 
40
1.5 Nhị thức Newton GV: Hồ Sỹ Trường 
Do đó, ta có 
12:C1n 
= 1:C1n 
; 
22:C2n 
= 2:C2n 
+ 2:1:C2n 
; 
32:C3n 
= 3:C3n 
+ 3:2:C3n 
; 
: : : : : : ; 
n = n:Cn 
n + n(n − 1):Cn 
n : 
n2:Cn 
Vậy 
12:C1n 
+ 22:C2n 
+ 32:C3n 
+ : : : + n2:Cn 
n = 
( 
1:C1n 
+ 2:C2n 
+ 3:C3n 
+ : : : + n:Cn 
n 
) 
+ 
( 
2:1:C2n 
+ 3:2:C3n 
+ : : : + n(n − 1):Cn 
n 
) 
Khi đó theo câu (a), (b) ta được 
12:C1n 
+ 22:C2n 
n = n:2n−1 + n(n − 1):2n−2 = n(n + 1):2n−2: 
+ : : : + n2:Cn 
Bài 3. Chứng minh các đẳng thức sau: 
(a) 2:C0n 
+ 
22 
2 
C1n 
+ 
23 
3 
C2n 
+ : : : + 
2n+1 
n + 1 
Cn 
n = 
3n+1 − 1 
n + 1 
. 
(b) C0n 
+ 
22 − 1 
2 
C1n 
+ 
23 − 1 
3 
C2n 
+ : : : + 
2n+1 − 1 
n + 1 
Cn 
n = 
3n+1 − 2n+1 
n + 1 
. 
(c) C0n 
− 
1 
2 
C1n 
+ 
1 
3 
C2n 
− : : : + 
(−1)n 
n + 1 
Cn 
n = 
1 
n + 1 
. 
(d) 
1 
2 
C0n 
+ 
1 
4 
C1n 
+ 
1 
6 
C2n 
+ : : : + 
1 
2(n + 1) 
Cn 
n = 
2n+1 − 1 
2(n + 1) 
. 
Giải 
(a) Xét khai triển: (1 + x)n = C0n 
+ C1n 
x + C2n 
nxn. 
x2 + : : : + Cn 
Lấy tích phân hai vế ta có: 
∫ 2 
0 
(1 + x)ndx = 
∫ 2 
0 
(C0n 
+ C1n 
x + C2n 
x2 + : : : + Cn 
nxn)dx 
= 
 
C0n 
x + C1n 
x2 
2 
+ C2n 
x3 
3 
+ : : : + Cn 
n 
xn+1 
n + 1 
 

2 
0 
41
1.5 Nhị thức Newton GV: Hồ Sỹ Trường 
Suy ra 
3n+1 − 1 
n + 1 
= 2C0n 
+ 
22 
2 
C1n 
+ 
23 
3 
C2n 
+ : : : + 
2n+1 
n + 1 
Cn 
n 
(b) Tương tự câu (a) với 
∫ 2 
1 (1 + x)ndx. 
(c) Xét khai triển: (1 − x)n = C0n 
− C1n 
x + C2n 
x2 − : : : + (−1)nCn 
nxn. 
Lấy tích phân hai vế: 
∫ 1 
0 
(1 − x)n dx = 
∫ 1 
0 
( 
C0n 
− C1n 
x + C2n 
nxn) 
x2 − : : : + (−1)nCn 
dx: 
Ta có 
V P = 
 
C0n 
x − C1n 
x2 
2 
+ C2n 
x3 
3 
− : : : + (−1)nCn 
n 
 
 
xn+1 
n + 1

More Related Content

What's hot

Danh phap-huu-co
Danh phap-huu-coDanh phap-huu-co
Danh phap-huu-coDo Minh
 
Luyện thi đại học: Chuyên đề Hoán vị - Chỉnh hợp - Tổ hợp
Luyện thi đại học: Chuyên đề Hoán vị - Chỉnh hợp - Tổ hợpLuyện thi đại học: Chuyên đề Hoán vị - Chỉnh hợp - Tổ hợp
Luyện thi đại học: Chuyên đề Hoán vị - Chỉnh hợp - Tổ hợp
Tới Nguyễn
 
Giáo trình sinh học đại cương
Giáo trình sinh học đại cươngGiáo trình sinh học đại cương
Giáo trình sinh học đại cương
KhanhNgoc LiLa
 
đại số tuyến tính 2 ( không gian eculid )
đại số tuyến tính 2 ( không gian eculid )đại số tuyến tính 2 ( không gian eculid )
đại số tuyến tính 2 ( không gian eculid )
Bui Loi
 
Đề cương thi trắc nghiệm môn Pháp luật đại cương
Đề cương thi trắc nghiệm môn Pháp luật đại cươngĐề cương thi trắc nghiệm môn Pháp luật đại cương
Đề cương thi trắc nghiệm môn Pháp luật đại cương
Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Bai7 khai trien_taylor
Bai7 khai trien_taylorBai7 khai trien_taylor
Bai7 khai trien_taylor
ljmonking
 
Suy diễn thống kê và ngôn ngữ R (3): Thống kê mô tả
Suy diễn thống kê và ngôn ngữ R (3): Thống kê mô tảSuy diễn thống kê và ngôn ngữ R (3): Thống kê mô tả
Suy diễn thống kê và ngôn ngữ R (3): Thống kê mô tả
Tài Tài
 
Chương 3. phương pháp chuẩn độ oxy hóa khử
Chương 3. phương pháp chuẩn độ oxy hóa khửChương 3. phương pháp chuẩn độ oxy hóa khử
Chương 3. phương pháp chuẩn độ oxy hóa khửLaw Slam
 
Chuyên đề phương tích và ứng dụng
Chuyên đề phương tích và ứng dụngChuyên đề phương tích và ứng dụng
Chuyên đề phương tích và ứng dụnglovemathforever
 
Trắc nghiệm Tư tưởng HCM
Trắc nghiệm Tư tưởng HCMTrắc nghiệm Tư tưởng HCM
Trắc nghiệm Tư tưởng HCM
Ngananh Saodem
 
tt-hcm-chuong-3.ppt
tt-hcm-chuong-3.ppttt-hcm-chuong-3.ppt
tt-hcm-chuong-3.ppt
NhtNguyn793799
 
Kiểm định giả thiết & so sánh hai tổng thể
Kiểm định giả thiết & so sánh hai tổng thểKiểm định giả thiết & so sánh hai tổng thể
Kiểm định giả thiết & so sánh hai tổng thể
Le Nguyen Truong Giang
 
Hóa lý 2 (hay)- ĐỘNG HỌC PHẢN ỨNG
Hóa lý 2 (hay)- ĐỘNG HỌC PHẢN ỨNGHóa lý 2 (hay)- ĐỘNG HỌC PHẢN ỨNG
Hóa lý 2 (hay)- ĐỘNG HỌC PHẢN ỨNG
Thành Lý Phạm
 
TOÁN LỚP 5 NÂNG CAO - CHUYÊN ĐỀ VỀ DÃY SỐ
TOÁN LỚP 5 NÂNG CAO - CHUYÊN ĐỀ VỀ DÃY SỐTOÁN LỚP 5 NÂNG CAO - CHUYÊN ĐỀ VỀ DÃY SỐ
TOÁN LỚP 5 NÂNG CAO - CHUYÊN ĐỀ VỀ DÃY SỐ
Bồi dưỡng Toán tiểu học
 
Hướng dẫn giải bài tập chuỗi - Toán cao cấp
Hướng dẫn giải bài tập chuỗi - Toán cao cấpHướng dẫn giải bài tập chuỗi - Toán cao cấp
Hướng dẫn giải bài tập chuỗi - Toán cao cấp
Van-Duyet Le
 
[Math educare.com] giai tich ham nhieu bien-phep tinh vi phan ham nhieu bien_...
[Math educare.com] giai tich ham nhieu bien-phep tinh vi phan ham nhieu bien_...[Math educare.com] giai tich ham nhieu bien-phep tinh vi phan ham nhieu bien_...
[Math educare.com] giai tich ham nhieu bien-phep tinh vi phan ham nhieu bien_...
Nguyen Vietnam
 
CHUYÊN ĐỀ GIỚI HẠN VÀ TÍNH LIÊN TỤC HÀM SỐ & ĐỀ KIỂM TRA - CHƯƠNG 4 ĐẠI SỐ 11...
CHUYÊN ĐỀ GIỚI HẠN VÀ TÍNH LIÊN TỤC HÀM SỐ & ĐỀ KIỂM TRA - CHƯƠNG 4 ĐẠI SỐ 11...CHUYÊN ĐỀ GIỚI HẠN VÀ TÍNH LIÊN TỤC HÀM SỐ & ĐỀ KIỂM TRA - CHƯƠNG 4 ĐẠI SỐ 11...
CHUYÊN ĐỀ GIỚI HẠN VÀ TÍNH LIÊN TỤC HÀM SỐ & ĐỀ KIỂM TRA - CHƯƠNG 4 ĐẠI SỐ 11...
Hoàng Thái Việt
 
Tư Tưởng HCM về Tính Tất Yếu của CNXH và Con đường quá độ
Tư Tưởng HCM về Tính Tất Yếu của CNXH và Con đường quá độTư Tưởng HCM về Tính Tất Yếu của CNXH và Con đường quá độ
Tư Tưởng HCM về Tính Tất Yếu của CNXH và Con đường quá độ
Đức Lê
 
Bạo Lực Học Đường
Bạo Lực Học ĐườngBạo Lực Học Đường
Bạo Lực Học Đường
TmKemme
 

What's hot (20)

Danh phap-huu-co
Danh phap-huu-coDanh phap-huu-co
Danh phap-huu-co
 
Luyện thi đại học: Chuyên đề Hoán vị - Chỉnh hợp - Tổ hợp
Luyện thi đại học: Chuyên đề Hoán vị - Chỉnh hợp - Tổ hợpLuyện thi đại học: Chuyên đề Hoán vị - Chỉnh hợp - Tổ hợp
Luyện thi đại học: Chuyên đề Hoán vị - Chỉnh hợp - Tổ hợp
 
Giáo trình sinh học đại cương
Giáo trình sinh học đại cươngGiáo trình sinh học đại cương
Giáo trình sinh học đại cương
 
đại số tuyến tính 2 ( không gian eculid )
đại số tuyến tính 2 ( không gian eculid )đại số tuyến tính 2 ( không gian eculid )
đại số tuyến tính 2 ( không gian eculid )
 
Đề cương thi trắc nghiệm môn Pháp luật đại cương
Đề cương thi trắc nghiệm môn Pháp luật đại cươngĐề cương thi trắc nghiệm môn Pháp luật đại cương
Đề cương thi trắc nghiệm môn Pháp luật đại cương
 
Bai7 khai trien_taylor
Bai7 khai trien_taylorBai7 khai trien_taylor
Bai7 khai trien_taylor
 
Suy diễn thống kê và ngôn ngữ R (3): Thống kê mô tả
Suy diễn thống kê và ngôn ngữ R (3): Thống kê mô tảSuy diễn thống kê và ngôn ngữ R (3): Thống kê mô tả
Suy diễn thống kê và ngôn ngữ R (3): Thống kê mô tả
 
Chương 3. phương pháp chuẩn độ oxy hóa khử
Chương 3. phương pháp chuẩn độ oxy hóa khửChương 3. phương pháp chuẩn độ oxy hóa khử
Chương 3. phương pháp chuẩn độ oxy hóa khử
 
bai tap co loi giai xac suat thong ke
bai tap co loi giai xac suat thong kebai tap co loi giai xac suat thong ke
bai tap co loi giai xac suat thong ke
 
Chuyên đề phương tích và ứng dụng
Chuyên đề phương tích và ứng dụngChuyên đề phương tích và ứng dụng
Chuyên đề phương tích và ứng dụng
 
Trắc nghiệm Tư tưởng HCM
Trắc nghiệm Tư tưởng HCMTrắc nghiệm Tư tưởng HCM
Trắc nghiệm Tư tưởng HCM
 
tt-hcm-chuong-3.ppt
tt-hcm-chuong-3.ppttt-hcm-chuong-3.ppt
tt-hcm-chuong-3.ppt
 
Kiểm định giả thiết & so sánh hai tổng thể
Kiểm định giả thiết & so sánh hai tổng thểKiểm định giả thiết & so sánh hai tổng thể
Kiểm định giả thiết & so sánh hai tổng thể
 
Hóa lý 2 (hay)- ĐỘNG HỌC PHẢN ỨNG
Hóa lý 2 (hay)- ĐỘNG HỌC PHẢN ỨNGHóa lý 2 (hay)- ĐỘNG HỌC PHẢN ỨNG
Hóa lý 2 (hay)- ĐỘNG HỌC PHẢN ỨNG
 
TOÁN LỚP 5 NÂNG CAO - CHUYÊN ĐỀ VỀ DÃY SỐ
TOÁN LỚP 5 NÂNG CAO - CHUYÊN ĐỀ VỀ DÃY SỐTOÁN LỚP 5 NÂNG CAO - CHUYÊN ĐỀ VỀ DÃY SỐ
TOÁN LỚP 5 NÂNG CAO - CHUYÊN ĐỀ VỀ DÃY SỐ
 
Hướng dẫn giải bài tập chuỗi - Toán cao cấp
Hướng dẫn giải bài tập chuỗi - Toán cao cấpHướng dẫn giải bài tập chuỗi - Toán cao cấp
Hướng dẫn giải bài tập chuỗi - Toán cao cấp
 
[Math educare.com] giai tich ham nhieu bien-phep tinh vi phan ham nhieu bien_...
[Math educare.com] giai tich ham nhieu bien-phep tinh vi phan ham nhieu bien_...[Math educare.com] giai tich ham nhieu bien-phep tinh vi phan ham nhieu bien_...
[Math educare.com] giai tich ham nhieu bien-phep tinh vi phan ham nhieu bien_...
 
CHUYÊN ĐỀ GIỚI HẠN VÀ TÍNH LIÊN TỤC HÀM SỐ & ĐỀ KIỂM TRA - CHƯƠNG 4 ĐẠI SỐ 11...
CHUYÊN ĐỀ GIỚI HẠN VÀ TÍNH LIÊN TỤC HÀM SỐ & ĐỀ KIỂM TRA - CHƯƠNG 4 ĐẠI SỐ 11...CHUYÊN ĐỀ GIỚI HẠN VÀ TÍNH LIÊN TỤC HÀM SỐ & ĐỀ KIỂM TRA - CHƯƠNG 4 ĐẠI SỐ 11...
CHUYÊN ĐỀ GIỚI HẠN VÀ TÍNH LIÊN TỤC HÀM SỐ & ĐỀ KIỂM TRA - CHƯƠNG 4 ĐẠI SỐ 11...
 
Tư Tưởng HCM về Tính Tất Yếu của CNXH và Con đường quá độ
Tư Tưởng HCM về Tính Tất Yếu của CNXH và Con đường quá độTư Tưởng HCM về Tính Tất Yếu của CNXH và Con đường quá độ
Tư Tưởng HCM về Tính Tất Yếu của CNXH và Con đường quá độ
 
Bạo Lực Học Đường
Bạo Lực Học ĐườngBạo Lực Học Đường
Bạo Lực Học Đường
 

Similar to To hop

D3 dai so to hop 1
D3 dai so to hop 1D3 dai so to hop 1
D3 dai so to hop 1
Hùng Nguyễn
 
ĐẠI SỐ TỔ HỢP
ĐẠI SỐ TỔ HỢPĐẠI SỐ TỔ HỢP
ĐẠI SỐ TỔ HỢP
DANAMATH
 
Hoan vi chinh hop to hop
Hoan vi  chinh hop  to hopHoan vi  chinh hop  to hop
Hoan vi chinh hop to hoptrongphuckhtn
 
168 bài toán nâng cao lớp 5 có lời giải
168 bài toán nâng cao lớp 5 có lời giải168 bài toán nâng cao lớp 5 có lời giải
168 bài toán nâng cao lớp 5 có lời giải
Bồi Dưỡng HSG Toán Lớp 3
 
bổ túc giải tích tổ hợp cho xstk dhbk hcm
bổ túc giải tích tổ hợp cho xstk dhbk hcmbổ túc giải tích tổ hợp cho xstk dhbk hcm
bổ túc giải tích tổ hợp cho xstk dhbk hcm
hhieu3981
 
Toan11 d so_th_bai_tap
Toan11 d so_th_bai_tapToan11 d so_th_bai_tap
Toan11 d so_th_bai_tapquantcn
 
De thi hoc_sinh_gioi_toan_5
De thi hoc_sinh_gioi_toan_5De thi hoc_sinh_gioi_toan_5
De thi hoc_sinh_gioi_toan_5
nhchi5a2
 
Kimc 202014-lop6
Kimc 202014-lop6Kimc 202014-lop6
Kimc 202014-lop6
Học Tập Long An
 
TONG HOP DE KIEM TRA CHUONG 2 DAI SO 11 HAY
TONG HOP DE KIEM TRA CHUONG 2 DAI SO 11 HAYTONG HOP DE KIEM TRA CHUONG 2 DAI SO 11 HAY
TONG HOP DE KIEM TRA CHUONG 2 DAI SO 11 HAY
Hoàng Thái Việt
 
Daiso11 chuong-2a (3)
Daiso11 chuong-2a (3)Daiso11 chuong-2a (3)
Daiso11 chuong-2a (3)
truongducvu
 
Daiso11 chuong-2a (3)
Daiso11 chuong-2a (3)Daiso11 chuong-2a (3)
Daiso11 chuong-2a (3)
truongducvu
 
Bài tập và đáp án môn nguyên lý thống kê
Bài tập và đáp án môn nguyên lý thống kêBài tập và đáp án môn nguyên lý thống kê
Bài tập và đáp án môn nguyên lý thống kê
Thanh Hoa
 
50 bài toán bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 5 có lời giải
50 bài toán bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 5 có lời giải50 bài toán bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 5 có lời giải
50 bài toán bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 5 có lời giải
toantieuhociq
 
ĐỀ THI HSG TOÁN + TV LỚP 5 CÓ ĐÁP ÁN
ĐỀ THI HSG TOÁN + TV LỚP 5 CÓ ĐÁP ÁNĐỀ THI HSG TOÁN + TV LỚP 5 CÓ ĐÁP ÁN
ĐỀ THI HSG TOÁN + TV LỚP 5 CÓ ĐÁP ÁN
Bồi Dưỡng HSG Toán Lớp 3
 
Bộ đề Toán 3.pdf
Bộ đề Toán 3.pdfBộ đề Toán 3.pdf
Bộ đề Toán 3.pdf
anhtuyethcmup1
 
200 Bài Toán tư duy lớp 4
200 Bài Toán tư duy lớp 4200 Bài Toán tư duy lớp 4
200 Bài Toán tư duy lớp 4
anhtuyethcmup1
 
Các phương pháp giải toán tiểu học
Các phương pháp giải toán tiểu họcCác phương pháp giải toán tiểu học
Các phương pháp giải toán tiểu học
Nhập Vân Long
 
50 bai-toan-boi-duong-hoc-sinh-gioi-lop-5-co-dap-an
50 bai-toan-boi-duong-hoc-sinh-gioi-lop-5-co-dap-an50 bai-toan-boi-duong-hoc-sinh-gioi-lop-5-co-dap-an
50 bai-toan-boi-duong-hoc-sinh-gioi-lop-5-co-dap-an
maquaivn
 
50 bai toan bd hsg l5 loi giai
50 bai toan bd hsg l5 loi giai50 bai toan bd hsg l5 loi giai
50 bai toan bd hsg l5 loi giai
sachhoc Tải sách học miễn phí
 

Similar to To hop (20)

D3 dai so to hop 1
D3 dai so to hop 1D3 dai so to hop 1
D3 dai so to hop 1
 
ĐẠI SỐ TỔ HỢP
ĐẠI SỐ TỔ HỢPĐẠI SỐ TỔ HỢP
ĐẠI SỐ TỔ HỢP
 
Bìa tập đại số tổ hợp
Bìa tập đại số tổ hợpBìa tập đại số tổ hợp
Bìa tập đại số tổ hợp
 
Hoan vi chinh hop to hop
Hoan vi  chinh hop  to hopHoan vi  chinh hop  to hop
Hoan vi chinh hop to hop
 
168 bài toán nâng cao lớp 5 có lời giải
168 bài toán nâng cao lớp 5 có lời giải168 bài toán nâng cao lớp 5 có lời giải
168 bài toán nâng cao lớp 5 có lời giải
 
bổ túc giải tích tổ hợp cho xstk dhbk hcm
bổ túc giải tích tổ hợp cho xstk dhbk hcmbổ túc giải tích tổ hợp cho xstk dhbk hcm
bổ túc giải tích tổ hợp cho xstk dhbk hcm
 
Toan11 d so_th_bai_tap
Toan11 d so_th_bai_tapToan11 d so_th_bai_tap
Toan11 d so_th_bai_tap
 
De thi hoc_sinh_gioi_toan_5
De thi hoc_sinh_gioi_toan_5De thi hoc_sinh_gioi_toan_5
De thi hoc_sinh_gioi_toan_5
 
Kimc 202014-lop6
Kimc 202014-lop6Kimc 202014-lop6
Kimc 202014-lop6
 
TONG HOP DE KIEM TRA CHUONG 2 DAI SO 11 HAY
TONG HOP DE KIEM TRA CHUONG 2 DAI SO 11 HAYTONG HOP DE KIEM TRA CHUONG 2 DAI SO 11 HAY
TONG HOP DE KIEM TRA CHUONG 2 DAI SO 11 HAY
 
Daiso11 chuong-2a (3)
Daiso11 chuong-2a (3)Daiso11 chuong-2a (3)
Daiso11 chuong-2a (3)
 
Daiso11 chuong-2a (3)
Daiso11 chuong-2a (3)Daiso11 chuong-2a (3)
Daiso11 chuong-2a (3)
 
Bài tập và đáp án môn nguyên lý thống kê
Bài tập và đáp án môn nguyên lý thống kêBài tập và đáp án môn nguyên lý thống kê
Bài tập và đáp án môn nguyên lý thống kê
 
50 bài toán bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 5 có lời giải
50 bài toán bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 5 có lời giải50 bài toán bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 5 có lời giải
50 bài toán bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 5 có lời giải
 
ĐỀ THI HSG TOÁN + TV LỚP 5 CÓ ĐÁP ÁN
ĐỀ THI HSG TOÁN + TV LỚP 5 CÓ ĐÁP ÁNĐỀ THI HSG TOÁN + TV LỚP 5 CÓ ĐÁP ÁN
ĐỀ THI HSG TOÁN + TV LỚP 5 CÓ ĐÁP ÁN
 
Bộ đề Toán 3.pdf
Bộ đề Toán 3.pdfBộ đề Toán 3.pdf
Bộ đề Toán 3.pdf
 
200 Bài Toán tư duy lớp 4
200 Bài Toán tư duy lớp 4200 Bài Toán tư duy lớp 4
200 Bài Toán tư duy lớp 4
 
Các phương pháp giải toán tiểu học
Các phương pháp giải toán tiểu họcCác phương pháp giải toán tiểu học
Các phương pháp giải toán tiểu học
 
50 bai-toan-boi-duong-hoc-sinh-gioi-lop-5-co-dap-an
50 bai-toan-boi-duong-hoc-sinh-gioi-lop-5-co-dap-an50 bai-toan-boi-duong-hoc-sinh-gioi-lop-5-co-dap-an
50 bai-toan-boi-duong-hoc-sinh-gioi-lop-5-co-dap-an
 
50 bai toan bd hsg l5 loi giai
50 bai toan bd hsg l5 loi giai50 bai toan bd hsg l5 loi giai
50 bai toan bd hsg l5 loi giai
 

Recently uploaded

BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
thanhluan21
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
LngHu10
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CNGTRC3
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 

Recently uploaded (11)

BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 

To hop

  • 1. Chương 1 TỔ HỢP 1.1 Quy tắc đếm 1.1.1 Qui tắc cộng Một công việc nào đó có thể được thực hiện theo một trong hai phương án A hoặc B. Nếu phương án A có m cách thực hiện, phương án B có n cách thực hiện và không trùng với bất kì cách nào trong phương án A thì công việc đó có m + n cách thực hiện. Ví dụ Một bó hoa gồm có: 5 bông hồng trắng, 6 bông hồng đỏ và 7 bông hồng vàng. Hỏi có mấy cách chọn lấy 1 bông hoa? Giải Ta có 5 cách nếu chọn 1 bông hồng trắng, 6 cách để chọn 1 bông hồng đỏ và 7 cách để chọn 1 bông hồng vàng. Vì vậy ta có 5 + 6 + 7 =18 cách để chọn ra một bông hoa. 1.1.2 Qui tắc nhân Một công việc nào đó có thể bao gồm hai công đoạn A và B. Nếu công đoạn A có m cách thực hiện và ứng với mỗi cách đó có n cách thực hiện công đoạn B thì công việc đó có m.n cách thực hiện. Ví dụ Một đội văn nghệ chuẩn bị được 2 vở kịch, 3 điệu múa và 6 bài hát. Tại hội diễn, mỗi đội chỉ được trình diễn 1 vở kịch, 1 điệu múa và 1 bài hát. Hỏi đội văn nghệ trên có bao nhiêu cách chọn chương trình biểu diễn, biết rằng chất lượng các vở kịch, điệu múa, các bài hát là như nhau? Giải 1
  • 2. 1.1 Quy tắc đếm GV: Hồ Sỹ Trường Để chọn 1 vở kịch ta có 3 cách chọn, tương tự chúng ta có lần lượt 2 cách chọn 1 điệu múa và 6 cách để chọn 1 bài hát. Khi đó đó chúng ta có số cách để chọn ra một chương trình biểu diễn gồm 1 vở kịch, 1 điệu múa và 1 bài hát là 3.2.6 = 36 (cách chọn). Bài 1. Từ thành phố A đến thành phố B có 3 con đường, từ thành phố A đến thành phố C có 2 con đường, từ thành phố B đến thành phố D có 2 con đường, từ thành phố C đến thành phố D có 3 con đường. Không có con đường nào nối thành phố B với thành phố C. Hỏi có tất cả bao nhiêu đường đi từ thành phố A đến thành phố D? Giải Có hai phương án để đi từ thành phố A đến thành phố D: + Cách thứ nhất đi từ A qua B và tới D có: 3 × 2 = 6 con đường. + Cách thứ hai đi từ A qua C và tới D có : 2 × 3 = 6 con đường. Vậy từ A đến D có tất cả 6+6=12 con đường. Bài 2. Với các chữ số 1, 2, 3, 4, 5, 6 có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên thoả: (a) gồm 6 chữ số. (b) gồm 6 chữ số khác nhau. (c) gồm 6 chữ số khác nhau và chia hết cho 2. Giải (a) Gọi số tự nhiên có 6 chữ số được tạo thành từ các chữ số trên là a1a2a3a4a5a6 Khi đó ta có: a1 có 6 các chọn. Tương tự ta có các số a2; a3; a4; a5; a6 cũng có 6 cách chọn. Vậy ta có 66 = 46656 số thoả yêu cầu bài toán. (b) Gọi số tự nhiên có 6 chữ số khác nhau được tạo thành từ các chữ số trên là a1a2a3a4a5a6 Khi đó ta có : a1 có 6 cách chọn. Tiếp theo ta có: a2 có 5 cách chọn (Do a2 phải khác a1). Tiếp tục như vậy ta có a3; a4; a5; a6 tương ứng lần lượt có 4, 3, 2, 1 cách chọn. Vậy có 6.5.4.3.2.1 = 720 số thoả yêu cầu bài toán. (c) Gọi số tự nhiên có 6 chữ số khác nhau và chia hết cho 2 được tạo thành từ các chữ số trên là a1a2a3a4a5a6. Ta có a6 có 3 cách chọn. Tiếp theo ta có a1 có 5 cách chọn, và tương ứng a2; a3; a4; a5 lần lượt có 4, 3, 2, 1 cách chọn. Vậy ta có: 3.5.4.3.2.1 = 360 số thoả yêu cầu bài toán. Bài 3. Một người có 7 cái áo trong đó có 3 áo trắng và 5 cái cà vạt trong đó có 2 cà vạt màu vàng. Hỏi người đó có bao nhiêu cách chọn áo - cà vạt nếu: (a) Chọn áo nào cũng được và cà vạt nào cũng được? 2
  • 3. 1.1 Quy tắc đếm GV: Hồ Sỹ Trường (b) Đã chọn áo trắng thì không chọn cà vạt màu vàng? Giải (a) Áp dụng quy tắc nhân ta có số cách để chọn áo - cà vạt là: 7 × 5 = 35 cách chọn. (b) Ta có số cách chọn áo trắng và cà vạt màu vàng là: 3 × 2 = 6 (cách). Vậy số cách chọn áo - cà vạt mà đã chọn áo trắng thì không chọn cà vạt vàng là: 35-6=29 (cách chọn). Bài 4. Từ 6 số: 0, 1, 2, 3, 4, 5 có thể lập được bao nhiêu số có 3 chữ số: (a) khác nhau? (b) khác nhau và lớn hơn 300? (c) khác nhau và chia hết cho 5? (d) là số lẻ và khác nhau? (e) là số chẵn và khác nhau? Giải Gọi số có 3 chữ số cần tìm là: a1a2a3. (a) Ta có: a1 có 5 cách chọn (do a1̸= 0). Tiếp tục ta có lần lượt a2 có 5 cách chọn, a3 có 4 cách chọn. Vậy ta có: 5.5.4 = 100 số thoả yêu cầu. (b) Ta có a1 chỉ có thể là các số 3, 4, 5 nên a1 có 3 cách chọn. Tiếp theo ta có a2 có 5 cách chọn và a3 có 4 cách chọn. Vậy có: 3.5.4 = 60 số thoả yêu cầu. (c) Do số cần tìm chia hết cho 5 nên số tận cùng phải là 0 hoặc 5, chúng ta có 2 trường hợp: + Trường hợp 1: Nếu a3 = 0. Khi đó a1 có 5 cách chọn và a2 có 4 cách chọn. Vậy có 5.4 = 20 số thoả trường hợp này. + Trường hợp 2: Nếu a3 = 5. Khi đó a1 có 4 cách chọn (do a1 phải khác cả 0) và a2 có 4 cách chọn. Suy ra có 4.4 = 16 số thoả trường hợp này. Vậy có 20 + 16=36 số thoả yêu cầu bài toán. (d) Do số cần tìm là số lẻ nên số tận cùng phải là các số 1, 3, 5. Nên ta có a3 có 3 cách chọn. Tiếp theo ta có a1 có 4 cách chọn (do a1 phải khác cả 0) và a2 có 4 cách chọn. Vậy có 3.4.4 = 48 số thoả yêu cầu bài toán. (e) Do số cần tìm là số chẵn nên số tận cùng phải là các số 0, 2, 4. 3
  • 4. 1.1 Quy tắc đếm GV: Hồ Sỹ Trường Do đó chúng ta chia thành 2 trường hợp: + Trường hợp 1: Nếu a3 = 0. Ta có a1 có 5 cách chọn, a2 có 4 cách chọn. Vậy có 5.4 = 20 số thoả trường hợp này. + Trường hợp 2: Nếu a3̸= 0. Khi đó a3 có 2 cách chọn (2 hoặc 4), a1 có 4 cách chọn (do a1 phải khác cả 0) và a2 có 4 cách chọn. Suy ra có 2.4.4 = 32 số thoả trường hợp này. Vậy có 20 + 32 = 52 số thoả yêu cầu bài toán. Cách khác: Ta có số các số có 3 chữ số khác nhau là: 100. Số các số lẻ có 3 chữ số khác nhau là 48. Vậy số các số chẵn có 3 chữ số khác nhau thoả yêu cầu bài toán là: 100 - 48 = 52. Bài 5. Từ 6 số: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6 có thể lập được bao nhiêu số (a) có 4 chữ số khác nhau? (b) có 4 chữ số khác nhau và nhỏ hơn 4444? (c) là số chẵn có 4 chữ số khác nhau và nhỏ hơn 4444? (d) có 4 chữ số và nhỏ hơn 4444? Giải (a) Gọi số cần tìm là a1a2a3a4. Khi đó: a1 có 6 cách chọn. Tiếp theo ta có a2 có 6 cách chọn, a3 có 5 cách chọn và a4 có 4 cách chọn. Vậy có 6.6.5.4 = 720 số thoả mãn yêu cầu bài toán. (b) Gọi số cần tìm là a1a2a3a4. + Trường hợp 1: Nếu a1 = 4: có 1 cách chọn. Khi đó ta có a2 có 4 cách chọn (vì a2 chỉ có thể là một trong các số 0, 1, 2, 3). Tiếp theo a3 có 5 cách chọn và a4 có 4 cách chọn. Vậy có 1.4.5.4 = 80 số thoả trường hợp này. + Trường hợp 2: Nếu a1 < 4: Có 3 cách chọn. Khi đó a2 có 6 cách chọn, a3 có 5 cách chọn và a4 có 4 cách chọn. Suy ra trường hợp này có 3.6.5.4 = 360 số. Vậy có 80 + 360 = 440 số thoả yêu cầu bài toán. (c) Gọi số cần tìm là a1a2a3a4. + Trường hợp 1: Nếu a1 = 4: có 1 cách chọn. Ta xét tiếp 2 trường hợp nhỏ. - Nếu a4 = 6: có 1 cách chọn. 4
  • 5. 1.1 Quy tắc đếm GV: Hồ Sỹ Trường Khi đó a2 có 4 cách chọn (có thể chọn 0, 1, 2, 3) và a3 có 4 cách chọn. Vậy có 1.4.4 = 16 số. - Nếu a4 = 0; 2: có 2 cách chọn. Khi đó a2 có 3 cách chọn và a3 có 4 cách chọn. Suy ra có 2.3.4 = 24 số. Vậy trường hợp này có 16 + 24 = 40 số. + Trường hợp 2: Nếu a1 < 4. Ta xét 3 trường hợp nhỏ: - Nếu a4 = 0: có 1 cách chọn. Khi đó a1 có 3 cách chọn (từ 1, 2, 3), a2 có 5 cách chọn và a3 có 4 cách chọn. Suy ra có 1.3.5.4 = 60 số. - Nếu a4 = 2: có 1 cách chọn. Khi đó a1 có 2 cách chọn (từ 1, 3), a2 có 5 cách chọn và a3 có 4 cách chọn. Suy ra có 1.2.5.4 = 40 số. - Nếu a4 = 4; 6: có 2 cách chọn. Khi đó a1 có 3 cách chọn, (từ 1, 2, 3), a2 có 5 cách chọn và a3 có 4 cách chọn. Suy ra có 2.3.5.4 = 120 số. Vậy trường hợp này có 60 + 40 + 120 = 220 số. Suy ra có 40 + 220 = 260 số thoả yêu cầu bài toán. (d) Gọi số cần tìm là a1a2a3a4. + Trường hợp 1: Nếu a1 < 4: có 3 cách chọn (chọn từ 1, 2, 3). Khi đó ta có a2 có 7 cách chọn, tương tự a3; a4 cũng có 7 cách chọn. Suy ra có 3.7.7.7 = 1029 số. + Trường hợp 2: Nếu a1 = 4: có 1 cách chọn. - Nếu a2 < 4: có 4 cách chọn (chọn từ 0, 1, 2, 3). Khi đó ta có a3 có 7 cách chọn và a4 cũng có 7 cách chọn. Suy ra có 1.4.7.7 = 196 số. - Nếu a2 = 4: có 1 cách chọn. * Nếu a3 < 4: có 4 cách chọn. Khi đó a4 có 7 cách chọn. Suy ra có 4.7 = 28 số. * Nếu a3 = 4: có 1 cách chọn. Khi đó a4 có 4 cách chọn (chọn từ 0, 1, 2, 3). Suy ra có 1.4 = 4 số. Vậy ta có các số thoả mãn yêu cầu là: 1029 + 196 + 28 + 4 = 1257. 5
  • 6. 1.1 Quy tắc đếm GV: Hồ Sỹ Trường Bài tập đề nghị Câu 1. Từ các số: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6 có thể lập được bao nhiêu số lẻ có 3 chữ số khác nhau nhỏ hơn 400? ĐS: 35. Câu 2. Từ các chữ số 1, 2, 3, 4, 5 có thể lập được bao nhiêu số có 3 chữ số khác nhau nằm trong khoảng (300 , 500)? ĐS: 24. Câu 3. Một trường phổ thông có 12 học sinh chuyên tin và 18 học sinh chuyên toán. Thành lập một đoàn gồm hai người sao cho có một học sinh chuyên toán và một học sinh chuyên tin. Hỏi có bao nhiêu cách lập một đoàn như trên? ĐS: 216. Câu 4. Có bao nhiêu số tự nhiên có hai chữ số mà cả hai chữ số đều là số chẵn? ĐS: 20. Câu 5. Có bao nhiêu số tự nhiên có 6 chữ số và chia hết cho 5? ĐS: 180.000. 6
  • 7. 1.2 Hoán vị GV: Hồ Sỹ Trường 1.2 Hoán vị 1.2.1 Giai thừa Ta có: n! = 1:2:3 : : : n. Quy ước: 0! = 1. Một số tính chất: + n! = (n − 1)!n. + n! p! = (p + 1)(p + 2) : : : n với n > p. + n! (n − p)! = (n − p + 1)(n − p + 2) : : : n với n > p 1.2.2 Hoán vị Một tập hợp gồm n phần tử (n ≥ 1). Mỗi cách sắp xếp n phần tử này theo một thứ tự nào đó được gọi là một hoán vị của n phần tử. Số các hoán vị của n phần tử là: Pn = n! 1.2.3 Hoán vị lặp Cho k phần tử khác nhau: a1; a2; : : : ; ak. Một cách sắp xếp n phần tử trong đó gồm n1 phần tử a1; n2 phần tử a2; : : : ; nk phần tử ak(n1 +n2 +: : :+nk = n) theo một thứ tự nào đó được gọi là một hoán vị lặp cấp n và kiểu (n1; n2; : : : ; nk) của k phần tử. Số các hoán vị lặp cấp n, kiểu (n1; n2; : : : ; nk) của k phần tử là: Pn(n1; n2; : : : ; nk) = n! n1!n2! : : : nk! 1.2.4 Hoán vị vòng quanh Cho tập A gồm n phần tử. Một cách sắp xếp n phần tử của tập A thành một dãy kín được gọi là một hoán vị vòng quanh của n phần tử. Số các hoán vị vòng quanh của n phần tử là: Qn = (n − 1))!. Dạng 1: Các bài toán về giai thừa. Bài 1. Rút gọn các biểu thức sau: (a) A = 6! (m − 2)(m − 3)   1 (m + 1)(m − 4) (m + 1)! (m − 5)!5! −   với m ≥ 5 m(m − 1)! 12(m − 4)!3! 7
  • 8. 1.2 Hoán vị GV: Hồ Sỹ Trường (b) B = 5! m(m + 1) (m + 1)! (m − 1)!3! với m ≥ 1. Giải (a) Ta có: A = 6! (m − 2)(m − 3) m! (m − 4)!4!   m + 1 (m + 1):5 −   1 3 = 6!m! 4!(m − 2)! − 2 5:3 = −4m(m − 1). (b) Ta có: B = 5!(m + 1)! (m + 1)!3! = 5:4 = 20. Bài 2. Giải phương trình x! − (x − 1)! (x + 1)! = 1 6 . Giải Ta có: x! − (x − 1)! (x + 1)! = 1 6 ⇔ (x − 1)!(x − 1) (x + 1)x(x − 1)! = 1 6 ⇔ 6(x − 1) = x(x + 1) ⇔ x2 − 5x + 6 = 0 ⇔   x = 2 x = 3 Bài 3. Chứng minh rằng (a) Pn − Pn−1 = (n − 1)Pn−1. (b) Pn = (n − 1)Pn−1 + (n − 2)Pn−2 + : : : + 2P2 + P1 + 1 Giải (a) Ta có: V T = nPn−1 − Pn−1 = (n − 1)Pn−1 = V P. (b) Ta có: V P = (n − 1)(n − 1)! + (n − 2)(n − 2)! + : : : + 2:2! + 1! + 1 = n:(n−1)!−(n−1)!+(n−1)(n−2)!−(n−2)!+: : :+3:2!−2!+2:1!−1!+1 = n! − (n − 1)! + (n − 1)! − (n − 2)! + : : : + 3! − 2! + 2! − 1! + 1 = n! = Pn = V T. Dạng 2: Các bài toán về số. Bài 1. Xét các số tự nhiên gồm 5 chữ số khác nhau lập từ các chữ số 1, 2, 3, 4, 5. Hỏi trong các số đó có bao nhiêu số: (a) Bắt đầu bằng chữ số 5? (b) Không bắt đầu bằng chữ số 1? (c) Bắt đầu bằng 23? (d) Không bắt đầu bằng 345? Giải (a) Ta có số cần tìm có dạng: 5abcd. Trong đó a; b; c; d được chọn từ các số là 1, 2, 3, 4. 8
  • 9. 1.2 Hoán vị GV: Hồ Sỹ Trường Vậy ta có số các số cần tìm là: 4! = 24 số. (b) Ta có số các số có 5 chữ số khác nhau được lập thành từ các số trên là 5! = 120. Số các số có 5 chữ số khác nhau bắt đầu bằng chữ số 1 được lập thành từ các số trên là 4! = 24. Vậy số các số có 5 chữ số khác nhau mà không bắt đầu bằng số 1 được lập thành từ các số nói trên là: 120 - 24 = 96 số. (c) Ta có số cần tìm có dạng: 23abc. Trong đó các số a; b; c được chọn từ các số 1, 4, 5. Suy ra có 3! = 6 cách chọn. Vậy có 6 số gồm 5 chữ số khác nhau bắt đầu bằng 23 được lập từ các số trên. (d) Ta có số các số có 5 chữ số khác nhau được lập từ các số trên là 120 số. Số các số có 5 chữ số khác nhau bắt đầu bằng 345 là 2! = 2. Vậy số các số gồm 5 chữ số khác nhau không bắt đầu bằng 345 là: 120 - 2 = 118 số. Bài 2. Với mỗi hoán vị của các số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 ta được một số tự nhiên. Tìm tổng tất cả các số tự nhiên có được từ các hoán vị của 7 phần tử trên? Giải Ta có tất cả 6! số có số cuối là 1, tương tự như vậy ta cũng có 6! các số có số cuối lần lượt là 2, 3, 4, 5, 6, 7. Vậy tổng các chữ số ở hàng đơn vị là 6!(1 + 2 + 3 + 4 + 5 + 6 + 7) = 28:6!. Tương tự ta cũng có tổng các chữ số ở hàng chục, hàng trăm, ... là 6!(1+2+3+4+5+6+7) = 28:6!. Vậy ta có tổng tất cả các số là: S = 28:6!+10:28:6!+: : :+106:28:6! = 28:6!(1+10+: : :+106). Cách khác: Ta có số các hoán vị là : 7!. Trong các hoán vị đó thì số nhỏ nhất là 1234567 và số lớn nhất là 7654321. Vậy ta có tổng các số là: S = 7! 2 (7654321 − 1234567) = 6419754:7! 2 . Bài 3. Có bao nhiêu số tự nhiên có 3 chữ số khác nhau và khác 0 biết rằng tổng của 3 chữ số này bằng 9? Giải Ta có các bộ 3 chữ số khác nhau, khác 0 và có tổng bằng 9 là: {1; 2; 6}; {1; 3; 5}; {2; 3; 4}. Với mỗi bộ số ta có 3! = 6 cách sắp xếp. Vậy ta có tổng số các số thoả yêu cầu là: 3:3! = 18 số. Bài 4. Từ các chữ số 1, 2, 3, 4, 5, 6 thiết lập tất cả các số có 6 chữ số khác nhau. Hỏi trong các số đã thiết lập được, có bao nhiêu số mà hai chữ số 1 và 6 không đứng cạnh nhau? Giải 9
  • 10. 1.2 Hoán vị GV: Hồ Sỹ Trường Ta có số các số gồm 6 chữ số khác nhau được lập từ các số trên là: 6!. Số các số gồm 6 chữ số khác nhau được lập từ các số trên trong đó hai chữ số 1 và 6 đứng cạnh nhau là: 2!5!. Vậy số các số gồm 6 chữ số khác nhau được lập từ các số trên mà hai chữ số 1 và 6 không đứng cạnh nhau là: 6! − 2!5! = 4:5!. Dạng 3: Các bài toán về sắp xếp. Bài 1. Trên một kệ sách có 5 quyển sách Toán, 4 quyển sách Lí, 3 quyển sách Văn. Các quyển sách đều khác nhau. Hỏi có bao nhiêu cách sắp xếp các quyển sách trên: (a) Một cách tuỳ ý? (b) Theo từng môn? (c) Theo từng môn và sách Toán nằm ở giữa? Giải (a) Ta có số cách để sắp xếp các cuốn sách một cách tuỳ ý là: 12! = 479001600 cách. (b) Ta xem 5 quyển sách Toán là một tập hợp có 5 phần tử, 4 quyển sách Lí là một tập hợp có 4 phần tử và 3 quyển sách Văn là một tập hợp gồm 3 phần tử. Khi đó số cách sắp xếp các phần tử trong mỗi tập hợp tương ứng là 5!; 4! và 3!. Ngoài ra chúng ta có 3! cách để sắp xếp 3 tập hợp trên. Vậy ta có số cách sắp xếp thoả mãn yêu cầu bài toán là: 3!5!4!3! = 103680. (c) Do môn Toán nằm ở giữa nên số cách sắp xếp của 3 tập hợp trên là 2!. Vậy số cách sắp xếp thoả yêu cầu là: 2!5!4!3! = 34560. Bài 2. Có bao nhiêu cách sắp xếp 5 bạn học sinh A, B, C, D, E ngồi vào một chiếc ghế dài sao cho: (a) Bạn C ngồi chính giữa? (b) Hai bạn A và E ngồi ở hai đầu ghế? Giải (a) Do C ngồi chính giữa nên ta còn phải sắp xếp 4 bạn A, B, D, E vào 4 chỗ còn lại. Vậy ta có số cách sắp xếp là: 4! = 24. (b) Do 2 bạn A, E ngồi 2 đầu ghế nên ta phải sắp 3 bạn B, C, D vào 3 chỗ ở giữa, ta có 3! = 6 cách xếp. Mặt khác ta có 2! = 2 cách sắp xếp 2 bạn A, E vào 2 chỗ đầu ghế. Vậy chúng ta có 6:2 = 12 cách xếp thoả yêu cầu. Bài 3. Sắp xếp 10 người vào một dãy ghế. Có bao nhiêu cách sắp xếp chỗ ngồi nếu: (a) Có 5 người trong nhóm muốn ngồi kề nhau? (b) Có 2 người trong nhóm không muốn ngồi kề nhau? 10
  • 11. 1.2 Hoán vị GV: Hồ Sỹ Trường Giải (a) Ta gọi 5 người trong nhóm muốn ngồi kề nhau là một tập hợp gồm 5 phần tử, khi đó ta có 5! = 120 cách sắp xếp các phần tử trong nhóm này. Ngoài ra chúng ta có 6! = 720 cách sắp xếp nhóm này cùng với 5 người còn lại. Vậy ta có 120:720 = 86400 cách xếp. (b) Ta có số cách sắp xếp 10 người vào dãy ghế tuỳ ý là 10!. Trong đó số cách sắp xếp để có 2 người trong nhóm kề nhau là 2!:9!. Vậy ta có số cách xếp sao cho có 2 người trong nhóm không muốn ngồi kề nhau là: 10!−2!:9! = 8:9! = 2903040. Bài tập đề nghị Câu 1. Chứng minh rằng: (a) 1 + 1 1! + 1 2! + 1 3! + : : : + 1 n! < 3. (b) n2 n! = 1 (n − 1)! + 1 (n − 2)! . Câu 2. Giải các phương trình sau: (a) P2x2 − P3x = 8. (b) Px − Px−1 Px+1 = 1 6 . ĐS: (a) x = −1; x = 4 (b) x = 2; x = 3. Câu 3. Giải bất phương trình sau: 1 n − 2   5 n + 1 : (n + 1)! (n − 3)!4! − n(n − 1)!   ≤ 5 12(n − 3)(n − 4)!2! . ĐS: n = 4; 5; 6. Câu 4. Xét các số tự nhiên gồm 5 chữ số khác nhau được lập từ các số 1, 3, 5, 7, 9. Hỏi trong các số đó có bao nhiêu số: (a) Bắt đầu bởi chữ số 9? (b) Không bắt đầu bởi chữ số 1? (c) Bắt đầu bởi 19? (d) Không bắt đầu bởi 135? ĐS: (a) 24. (b) 96. (c) 6. (d) 118. Câu 5. Tìm tổng S của tất cả các số tự nhiên, mỗi số được tạo thành bởi hoán vị của 6 chữ số 1, 2, 3, 4, 5, 6. 11
  • 12. 1.2 Hoán vị GV: Hồ Sỹ Trường ĐS: 279999720. Câu 6. Sắp xếp 6 nam sinh và 4 nữ sinh vào một dãy ghế. Hỏi có bao nhiêu cách sắp xếp chỗ ngồi nếu: (a) Nam sinh ngồi kề nhau, nữ sinh ngồi kề nhau? (b) Chỉ có nữ ngồi kề nhau? ĐS: (a) 34560. (b) 120960. Câu 7. Có bao nhiêu cách sắp xếp 12 học sinh đứng thành 1 hàng để chụp ảnh lưu niệm, biết rằng trong đó phải có 5 em định trước đứng kề nhau? ĐS: 4838400. Câu 8. Có 3 viên bi đen (khác nhau), 4 viên bi đỏ (khác nhau), 5 viên bi vàng (khác nhau), 6 viên bi xanh (khác nhau). Hỏi có bao nhiêu cách sắp xếp các viên bi trên thành một dãy sao cho các viên bi cùng màu ở cạnh nhau? ĐS: 298598400. Câu 9. Trên giá sách có 30 tập sách. Có thể sắp xếp theo bao nhiêu cách khác nhau để có: (a) Tập 1 và tập 2 đứng cạnh nhau? (b) Tập 5 và tập 6 không đứng cạnh nhau? ĐS: (a) 2:29!. (b) 28:29!. 12
  • 13. 1.3 Chỉnh hợp GV: Hồ Sỹ Trường 1.3 Chỉnh hợp 1.3.1 Chỉnh hợp Cho tập hợp A gồm n phần tử. Mỗi cách sắp xếp k phần tử của A (1 ≤ k ≤ n) theo một thứ tự nào đó được gọi là một chỉnh hợp chập k của n phần tử của tập A. Số chỉnh hợp chập k của n phần tử: n = n(n − 1) : : : (n − k + 1) = Ak n! (n − k)! : nn + Công thức trên cũng đúng cho trường hợp k = 0 hoặc k = n. + Khi k = n thì A= Pn = n!. 1.3.2 Chỉnh hợp lặp Cho tập A gồm n phần tử. Một dãy gồm k phần tử của A, trong đó mỗi phần tử có thể được lặp lại nhiều lần, được sắp xếp theo một thứ tự nhất định được gọi là một chỉnh hợp lặp chập k của n phần tử của tập A. Số chỉnh hợp lặp chập k của n phần tử: Ak n = nk. Dạng 1: Các bài toán về giai thừa. Bài 1. Chứng minh rằng: (a) 1 A22 + 1 A23 + : : : + 1 A2 n = n − 1 n ; với n ∈ N; n ≥ 2. n = Ak n−1 + k:Ak−1 (b) Ak n−1. (c) An+2 n+k + An+1 n+k = k2:An n+k. Giải (a) Ta có: V T = 1 2! (2 − 2)! + 1 3! (3 − 2)! + : : : + 1 n! (n − 2)! = 0! 2! + 1! 3! + : : : + (n − 2)! n! = 1 1:2 + 1 2:3 + : : : + 1 (n − 1):n = 1 − 1 2 + 1 2 − 1 3 + : : : + 1 n − 1 − 1 n = 1 − 1 n = n − 1 n = V P. 13
  • 14. 1.3 Chỉnh hợp GV: Hồ Sỹ Trường (b) Ta có V P = (n − 1)! (n − k − 1)! + k (n − 1)! (n − k)! = (n − 1)! (n − k − 1)! :  1 + k n − k   = (n − 1)! (n − k − 1)! : n n − k = n! (n − k)! = Ak n. (c) Ta có: V T = (n + k)! (k − 2)! + (n + k)! (k − 1)! = (n + k)! (k − 2)! :  1 + 1 k − 1   = (n + k)! (k − 2)! : k k − 1 = k2: (n + k)! k! = k2:Ann +k. Bài 2. Giải các phương trình sau: (a) A3 n = 20n. (b) A3 n + 5A2 n = 2(n + 15). (c) 3A2 n − A22 n + 42 = 0. Giải n = 20n ⇔ (a) Có: A3 n! (n − 3)! = 20n ⇔ n(n − 1)(n − 2) = 20n ⇔ n[(n − 1)(n − 2) − 20] = 0 ⇔   n = 0 n2 − 3n − 18 = 0 ⇔   n = 0 n = −3 n = 6 Tuy nhiên ta thấy chỉ có n = 6 là thoả điều kiện của phương trình. Vậy phương trình có nghiệm n = 6. n + 5A2 n = 2(n + 15) ⇔ (b) Có: A3 n! (n − 3)! + 5: n! (n − 2)! = 2n + 30 ⇔ n(n − 1)(n − 2) + 5n(n − 1) = 2n + 30 ⇔ n3 − 3n2 + 2n + 5n2 − 5n − 2n − 30 = 0 ⇔ n3 + 2n2 − 5n − 30 = 0 ⇔ n = 3. (c) Có: 3A2 n − A2 2n + 42 = 0 ⇔ 3 n! (n − 2)! − (2n)! (2n − 2)! + 42 = 0 ⇔ 3n(n − 1) − 2n(2n − 1) + 42 = 0 ⇔ 3n2 − 3n − 4n2 + 2n + 42 = 0 ⇔ −n2 − n + 42 = 0 14
  • 15. 1.3 Chỉnh hợp GV: Hồ Sỹ Trường ⇔   n = 6 n = −7 Ta dễ thấy chỉ có n = 6 là nghiệm của phương trình. Bài 3. Giải các phương trình sau: (a) A10 x + A9 x = 9A8 x. (b) Px:A2 x + 72 = 6(A2 x + 2Px). (c) 2A2 x + 50 = A22 x. (d) Ay+1 x+1:Px−y Px−1 = 72. Giải (a) Có A10 x + A9 x = 9A8 x ⇔ x! (x − 10)! + x! (x − 9)! − 9: x! (x − 8)! = 0 ⇔ x! (x − 10)!  1 + 1 x − 9 − 9: 1 (x − 8)(x − 9)   = 0 ⇔ x! : (x − 10)! (x − 8)(x − 9) + (x − 8) − 9 (x − 8)(x − 9) = 0 ⇔ x! :(x2 − 17x + 72 + x − 8 − 9) = 0 (x − 8)! ⇔ x2 − 16x + 55 = 0 ⇔   x = 5 x = 11 Ta dễ thấy chỉ có x = 11 mới thoả phương trình. x + 72 = 6(A2 x + 2Px) ⇔ x! (b) Có: Px:A2 x! (x − 2)! + 72 = 6   x! (x − 2)!   + 2x! ⇔ x(x − 1):x! + 72 = 6[x(x − 1) + 2x!] ⇔ x!(x2 − x − 12) − 6(x2 − x − 12) = 0 ⇔ (x2 − x − 12)(x! − 6) = 0 ⇔   x2 − x − 12 = 0 x! − 6 = 0 ⇔   x = 4 x = −3 x = 3 Ta thấy chỉ có x = 4 và x = 3 là nghiệm của phương trình. x + 50 = A2 2x (c) Có: 2A2 ⇔ 2 x! (x − 2)! + 50 = (2x)! (2x − 2)! ⇔ 2x(x − 1) + 50 = 2x(2x − 1) ⇔ 2x2 − 2x + 50  = 4x2 − 2x  x = 5 ⇔ 2x2 = 50 ⇔ x = −5 15
  • 16. 1.3 Chỉnh hợp GV: Hồ Sỹ Trường Vậy ta có nghiệm của phương trình là x = 5. (d) Có: Ay+1 x+1:Px−y Px−1 = 72 ⇔ (x + 1)! (x − y)! :(x − y)! (x − 1)! = 72 ⇔ (x + 1)! (x − 1)! = 72 ⇔ (x + 1)x − 72 = 0 ⇔ x2 + x − 72 = 0 ⇔   x = 8 x = −9 Vậy nghiệm của phương trình là x = 8 và y ≤ 7 với y ∈ N. Dạng 2: Các bài toán về số. Bài 1. Từ các chữ số 0; 1; 2; : : : ; 9, có thể lập được bao nhiêu số gồm 5 chữ số: (a) Các chữ số khác nhau? (b) Hai chữ số kề nhau phải khác nhau? Giải Ta gọi số có 5 chữ số cần tìm là: a1a2a3a4a5 (a) Ta có a1 có 9 cách chọn. Khi đó ta sẽ chọn tiếp 4 số từ 9 số còn lại và sắp xếp vào 4 vị trí tiếp theo, có A49 cách. Vậy có 9:A49 = 27216 số cần tìm. (b) Ta có a1 có 9 cách chọn. Tiếp theo a2 có 9 cách chọn (do a2̸= a1). Tương tự ta cũng có a3; a4; a5 lần lượt cũng có 9 cách chọn. Vậy có 95 = 59049 số thoả yêu cầu bài toán. Bài 2. Từ các số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6 có thể lập được bao nhiêu: (a) Số gồm 5 chữ số khác nhau? (b) Số chẵn gồm 5 chữ số khác nhau? (c) Số gồm 5 chữ số khác nhau và phải có mặt chữ số 5? Giải 46 Gọi số có 5 chữ số cần tìm là: a1a2a3a4a5. (a) Ta có a1 có 6 cách chọn. Các số còn lại có Acách chọn. Vậy có 6:A46 = 2160 số thoả yêu cầu bài toán. (b) +Trường hợp 1: Nếu a5 = 0. Khi đó các số còn lại có A46 cách chọn. + Trường hợp 2: Nếu a5̸= 0: có 3 cách chọn. 16
  • 17. 1.3 Chỉnh hợp GV: Hồ Sỹ Trường Khi đó a1 có 5 cách chọn và các số còn lại sẽ có A35 cách chọn. Suy ra trường hợp này có 3:5:A35 số. Vậy ta có A46 + 3:5:A35 = 1260 số thoả yêu cầu bài toán. (c) + Trường hợp 1: Nếu a1 =5. Khi đó có A46 cách chọn các số còn lại. Suy ra trường hợp nàu có A46 số. 35 + Trường hợp 2: Nếu a1̸= 5: có 5 cách chọn. Khi đó, số 5 có thể đặt vào 1 trong 4 vị trí còn lại nên có 4 cách chọn. Các vị trí còn lại có Acách chọn. Suy ra trường hợp này có 5:4:A35 số. Vậy có A46 + 5:4:A35 = 1560 số thoả yêu cầu. Cách khác: Ta có số các số không có mặt chữ số 5 là: 5:A45 . Vậy số các chữ số có mặt chữ số 5 là: 6:A46 − 5:A45 = 1560 số. Bài 3. Từ các số 0, 1, 2, 3, 4, 5 có thể lập được bao nhiêu số có 5 chữ số khác nhau và thoả: (a) Số chẵn. (b) Bắt đầu bằng số 24. (c) Bắt đầu bằng số 345. (d) Bắt đầu bằng số 1. Từ đó suy ra các số không bắt đầu bằng số 1. Giải Gọi số cần tìm có dạng a1a2a3a4a5. (a) + Trường hợp 1: Nếu a5 = 0. Khi đó 4 vị trí còn lại có A45 cách chọn. Suy ra trường hợp này có A45 số. 34 + Trường hợp 2: Nếu a5̸= 0: có 2 cách chọn. Khi đó a1 có 4 cách chọn (vì a1̸= 0 và a1= ̸a5). Ba vị trí còn lại sẽ có Acách chọn. Suy ra trường hợp này có 2:4:A34 số. Vậy ta có: A45 + 2:4:A34= 312 số thoả yêu cầu bài toán. 34 (b) Do số bắt đầu bằng 24, nên ta chỉ chọn 3 vị trí còn lại từ các số 0, 1, 3, 5. Vậy ta có A= 24 số thoả yêu cầu. (c) Tương tự ta có A23 = 6 số thoả yêu cầu. (d) Do số đầu tiên là số 1 nên ta có số cách chọn cho 4 vị trí còn lại là A45 cách. Vậy số các số bắt đầu bằng số 1 là A45 = 120 số. Ta có số các số có 5 chữ số khác nhau được lập từ các số trên là 5:A45 = 600 số. 17
  • 18. 1.3 Chỉnh hợp GV: Hồ Sỹ Trường Vậy số các số không bắt đầu bằng số 1 là 600 − 120 = 480 số. Bài 4. Cho tập hợp X = 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7. Có thể lập được bao nhiêu số n gồm 5 chữ số khác nhau đôi một lấy từ X trong mỗi trường hợp sau: (a) n là số chẵn? (b) Một trong ba chữ số đầu tiên phải bằng 1? Giải Gọi n = a1a2a3a4a5 (a) Ta có số các số chẵn được lập từ tập X là: A47 + 3:6:A36 = 3000 số (giải tương tự các bài trên). (b) + Trường hợp 1: Nếu a1 = 1. Khi đó ta có A47 cách chọn cho các vị trí còn lại. 36 + Trường hợp 2: Nếu a1̸= 1, khi đó a1 có 6 cách chọn (do a1 phải khác cả 0). Tiếp theo số 1 sẽ có 2 cách chọn (a2 hoặc a3). Các vị trí còn lại sẽ có Acách chọn. Suy ra trường hợp này có 6:2:A36 số. Vậy có A47 + 6:2:A36 = 2280 số thoả mãn yêu cầu. Bài 5. Từ 5 chữ số 0, 1, 3, 6, 9 có thể lập được bao nhiêu số gồm 4 chữ số khác nhau và chia hết cho 3? Giải Do số gồm 4 chữ số khác nhau được tạo thành chia hết cho 3 nên tổng của các chữ số đó phải chia hết cho 3. Ta dễ nhận thấy rằng số cần tìm phải được lập thành từ các số 0, 3, 6, 9. Vậy ta có 3:P3 = 18 số cần tìm. Bài 6. Từ 10 chữ số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 có thể lập được bao nhiêu số gồm 5 chữ số khác nhau sao cho trong các chữ số đó có mặt số 0 và số 1? Giải 38 Gọi số 38cần tìm có dạng: a1a2a3a4a5. + Trường hợp 1: Nếu a1 = 1, khi đó ta có 4 cách để sắp số 0. Các vị trí còn lại có Acách chọn. Suy ra trường hợp này có 4:Asố. + Trường hợp 2: Nếu a1̸= 1: có 8 cách chọn (do a1 phải khác 0). Khi đó ta có A24 cách để sắp xếp số 0 và số 1 vào các vị trí còn lại. Tiếp theo có A27 cách để sắp các vị trí còn lại. Suy ra trường hợp này có 8:A24 :A27 số. Vậy có 4:A38 + 8:A24 :A27 = 5370 số thoả yêu cầu. 18
  • 19. 1.3 Chỉnh hợp GV: Hồ Sỹ Trường Dạng 3: Các bài toán về sắp xếp. Bài 1. Từ 20 học sinh cần chọn ra một ban đại diện lớp gồm 1 lớp trưởng, 1 lớp phó và 1 thư ký. Hỏi có mấy cách chọn? Giải Ta có mỗi cách chọn ban đại diện là một chỉnh hợp chập 3 của 20 phần tử. Vậy số cách chọn là A3 20 = 6840. Bài 2. Một cuộc khiêu vũ có 10 nam và 6 nữ. Người ta chọn có thứ tự 3 nam và 3 nữ để ghép thành 3 cặp. Hỏi có bao nhiêu cách chọn? Giải Ta có số cách chọn là: A3 10:A36 = 86400. Bài 3. Huấn luyện viên một đội bóng muốn chọn 5 cầu thủ để đá quả luân lưu 11 mét. Có bao nhiêu cách chọn nếu: (a) Cả 11 cầu thủ có khả năng như nhau? (b) Có 3 cầu thủ bị chấn thương và nhất thiết phải bố trí cầu thủ A đá quả số 1 và cầu thủ B đá quả số 4. Giải (a) Do cả 11 cầu thủ đều có khả năng như sau, nên mỗi cách chọn là một chỉnh hợp chập 5 của 11 phần tử. Vậy số cách chọn là: A5 11 = 55440. 36 (b) Do cầu thủ A đá quả số 1 và cầu thủ B đá quả số 4 nên ta chỉ bố trí 3 quả còn lại cho 6 cầu thủ (trừ ra các cầu thủ A, B và 3 cầu thủ bị thương). Khi đó ta có mỗi cách bố trí là một chỉnh hợp chập 3 của 6 phần tử, Vậy số cách chọn là: A= 120 (cách). Bài tập đề nghị Câu 1. Giải các phương trình sau: (a) Pn+2 An−4 n−1:P3 n+3A2 = 210. (b) 2(A3 n) = Pn+1. (c) 2Pn+6A2 n −PnA2 n = 12. ĐS: (a) n = 5. (b) n = 3. (c) n = 2; 3. Câu 2. Giải các bất phương trình sau: (a) A4 n+4 (n + 2)! < 15 (n − 1)! (b) A4 n+2 Pn+2 − 143 4Pn−1 < 0. 45 ĐS: (a) n = 3; 4; 5. (b) 2 ≤ n ≤ 36. Câu 3. Tính tổng của tất cả các số tự nhiên gồm 5 chữ số khác nhau đôi một được tạo thành từ 6 chữ số 1, 3, 4, 5, 7, 8. ĐS: A:28:(1 + 10 + 102 + 103 + 104) = 37332960. 19
  • 20. 1.3 Chỉnh hợp GV: Hồ Sỹ Trường 34 Câu 4. Có 23 34 bao nhiêu số tự nhiên gồm 4 chữ số khác nhau được tạo thành từ 5 chữ số 0, 1, 2, 3, 4. Tính tổng của các số này. ĐS: 4:A= 96; 3:A:10(1 + 10 + 102) + A:10:103 = 259980. 24 Câu 5. Có bao nhiêu số tự nhiên gồm 5 chữ số khác nhau và chia hết cho 10 (chữ số hàng vạn khác 0). ĐS: 3024. Câu 6. Cho 10 chữ số 0, 1, 2, ..., 9. Có bao nhiêu số lẻ có 6 chữ số khác nhau nhỏ hơn 600000 xây dựng từ 10 chữ số đã cho. ĐS: 36960. Câu 7. Trong không gian cho 4 điểm A, B, C, D. Từ các điểm trên ta lập các vectơ khác vectơ - không. Hỏi có thể có được bao nhiêu vectơ? ĐS: A= 12. 46 Câu 8. Một người muốn xếp đặt một số pho tượng vào một dãy 6 chỗ trống trên một kệ trang trí. Có bao nhiêu cách sắp xếp nếu: (a) Người đó có 6 pho tượng khác nhau? (b) Người đó có 4 pho tượng khác nhau? ĐS: (a) 6! = 720. (b) A= 360. 20
  • 21. 1.4 Tổ hợp GV: Hồ Sỹ Trường 1.4 Tổ hợp 1.4.1 Tổ hợp Cho tập A gồm n phần tử. Mỗi tập con gồm k (1 ≤ k ≤ n) phần tử của A được gọi là một tổ hợp chập k của n phần tử. Số các tổ hợp chập k của n phần tử: Ck n = n! . k!(n − k)! Một số tính chất: + C= Cn n = 1. 0n n = Cn−k n . + Ck n = Ck−1 + Ck n−1 + Ck n−1. + Ck n = n − k + 1 k :Ck−1 n . 1.4.2 Phân biệt chỉnh hợp và tổ hợp + Chỉnh hợp và tổ hợp liên hệ nhau bởi công thức: Ak n = k!Ck n. + Chỉnh hợp: có thứ tự. Tổ hợp: không có thứ tự. Suy ra những bài toán mà kết quả phụ thuộc vào vị trí các phần tử thì dùng chỉnh hợp. Ngược lại thì dùng tổ hợp. + Cách lấy k phần tử từ tập n phần tử (k ≤ n): - Không thứ tự, không hoàn lại: Ck n. - Có thứ tự, không hoàn lại: Ak n. - Có thứ tự, có hoàn lại: Ak n. Dạng 1: Các bài toán về giai thừa. Bài 1. Rút gọn các biểu thức sau: (a) A = Cn 2n:Cn n:Cn 3n. (b) B = Pn+2 Ak n:Pn−k + 15 + 2C9 C8 15 + C10 15 C10 17 . (c) C = C1n + 2: C2n C1n + : : : + k: Ck n Ck−1 n + : : : + n: Cn n Cn−1 n . Giải (a) Ta có A = n! 0!:n! : (2n)! n!:n! : (3n)! n!(2n)! = (3n)! (n!)3 . 21
  • 22. 1.4 Tổ hợp GV: Hồ Sỹ Trường (b) Ta có B = (n + 2)! n! (n − k)! :(n − k)! + 15! 8!:7! + 2: 15! 9!:6! + 15! 10!:5! 17! 7!:10! = (n + 2)(n + 1) + 1 (c) Ta có C = n! 1!(n − 1)! + 2: n! 2!(n − 2)! n! 1!(n − 1)! + : : : + k: n! k!(n − k)! n! (k − 1)!(n − k + 1)! + : : : n: n! n!0! n! (n − 1)!1! = n + 2: 1!(n − 1)! 2!(n − 2)! + : : : + k: (k − 1)!(n − k + 1)! k!(n − k)! + : : : n: (n − 1)!1! n!0! = n + (n − 1) + : : : + (n − k + 1) + : : : + 1 = n(n + 1) 2 . Bài 2. Chứng minh các hệ thức sau: (a) Ck n:Cp−k n−k = Cpn p (k ≤ p ≤ n). :Ck (b) Crn = n r :Cr−1 n−1. n + Cm−1 n + 2Cm n = Cm+1 (c) Cm+1 m+2 . n + 3Ck−1 n + 3Ck−2 n + Ck−3 n = Ck n+3 (3 ≤ k ≤ n). (d) Ck Giải (a) Ta có V T = n! k!(n − k)! : (n − k)! (p − k)!(n − p)! = n! k!(p − k)!(n − p)! = n! : p!(n − p)! p! k!(p − k)! = Cpn :Ck p = V P. (b) Ta có V P = n r : (n − 1)! (r − 1)!:(n − r)! = n! r!(n − r)! = Crn = V T. n + Cm−1 (c) Ta có V T = Cm+1 n + 2Cm n = Cm+1 n + Cm n + Cm−1 n + Cm n = Cm+1 n+1 = Cm+1 n+1 + Cm n+2 = V P. n + 3Ck−1 (d) Ta có V T = Ck n + Ck−3 n + 3Ck−2 n + Ck−1 n = Ck n + 2Ck−2 n + 2Ck−1 n + Ck−3 n + Ck−2 n n+1 + 2(Ck−1 = Ck n ) + Ck−2 n + Ck−2 n+1 + 2Ck−1 n+1 = Ck n+1 + Ck−2 n+1 n+1 + Ck−1 = Ck n+2 + Ck−1 n+1 + Ck−1 n+1 + Ck−2 n+1 = Ck n+2 = Ck n+3 = V P. Bài 3. Giải các phương trình sau: (a) A4 n A3 n+1 − Cn−4 n = 24 23 . (b) 1 Cx 4 − 1 Cx 5 = 1 Cx 6 . x + Cx−2 (c) Cx−1 x + : : : + Cx−10 x + Cx−3 x = 1023. Giải 22
  • 23. 1.4 Tổ hợp GV: Hồ Sỹ Trường (a) Ta có A4 n A3 n+1 − Cn−4 n = 24 23 ⇔ n! (n − 4)! (n + 1)! (n − 2)! − n! (n − 4)!4! = 24 23 ⇔ n(n − 1)(n − 2)(n − 3) (n + 1)n(n − 1) − n(n − 1)(n − 2)(n − 3) 24 = 24 23 ⇔ 24(n − 2)(n − 3) 24(n + 1) − (n − 2)(n − 3) = 24 23 ⇔ 23(n − 2)(n − 3) = 24(n + 1) − (n − 2)(n − 3) ⇔ 23n2 − 115n + 138 = 24n +  24 − n2 + 5n − 6  n = 5 ⇔ 24n2 − 144n + 120 = 0 ⇔ n = 1(loại) Vậy phương trình có nghiệm n = 5. (b) Ta có 1 Cx 4 − 1 Cx 5 = 1 Cx 6 ⇔ 1 4! x!(4 − x)! − 1 5! x!(5 − x)! = 1 6! x!(6 − x)! ⇔ x!(4 − x)! 4! − x!(5 − x)! 5! = x!(6 − x)! 6! ⇔ 1 − 5 − x 5 = (6 − x)(5 − x) 6:5 ⇔ 30 − 6(5 − x) = (6 − x)(5 − x) ⇔ 30 − 30 + 6x = 30 − 11x + x2 ⇔ x2 − 17x + 30 = 0 ⇔   x = 15 (loại) x = 2 Vậy phương trình có nghiệm là x = 2. (c) Ta có Cx−1 x + Cx−2 x + Cx−3 x + : : : + Cx−10 x = 1023 ⇔ C1 x + C3 x + C2 x + : : : + C10 x = 1023 ⇔ C0 x + C2 x + C1 x + : : : + C10 x + C3 x = 1024 ⇔ (1 + 1)x = 1024 ⇔ 2x = 1024 ⇔ x = 10 Vậy phương trình có nghiệm x = 10. Bài 4. Giải các hệ phương trình sau: (a)   Axy Px+1 + Cy−x y = 49 2 Px+1 = 720 (b) Cy x : Cy−1 x+1 : Cy+1 x = 6 : 5 : 2 (c)   Cy x − Cy+1 x = 0 4Cy x − 5Cy−1 x = 0 23
  • 24. 1.4 Tổ hợp GV: Hồ Sỹ Trường Giải (a) Ta có   Axy Px+1 + Cy−x y = 49 2 Px+1 = 720 ⇔   y! (y − x)! (x + 1)! + y! (y − x)!x! = 49 2 (x + 1)! = 720 ⇔   y! (y − x)!   1 (x + 1)! +   = 1 x! 49 2 (x + 1)! = 720 ⇔   y! (y − 5)!   1 6! +   = 1 5! 49 2 x = 5 ⇔   y! (y − 5)! = 2520 x = 5 ⇔   x = 5 y = 7 . (b) Ta có Cy x : Cy−1 x = 6 : 5 : 2 ⇔ x+1 : Cy+1   Cy x+1 Cy+1 x = 6 5 Cy x+1 Cy−1 x = 3 ⇔   (x + 1)! y!(x − y + 1)! x! (y + 1)!(x − y − 1)! = 6 5 (x + 1)! y!(x − y + 1)! x! (y − 1)!(x − y + 1)! = 3 ⇔   (x + 1)(y + 1) (x − y + 1)(x − y) = 6 5 x + 1 y = 3 ⇔   x = 3y − 1 3y(y + 1) 2y(2y − 1) = 6 5 ⇔   x = 3y − 1 3(y + 1) 2(2y − 1) = 6 5 (Do nếu y = 0 thì x = −1 nên y = 0 không là nghiệm) ⇔   x = 3y − 1 15(y + 1) = 12(2y − 1) ⇔   x = 3y − 1 −9y = −27 ⇔   x = 8 y = 3 (c) Ta có   Cy x − Cy+1 x = 0 4Cy x − 5Cy−1 x = 0 ⇔   x! y!(x − y)! − x! (y + 1)!(x − y − 1)! = 0 4 x! y!(x − y)! − 5 x! (y − 1)!(x − y + 1)! = 0 ⇔   1 x − y − 1 y + 1 = 0 4 y − 5 x − y + 1 = 0 ⇔   y + 1 − x + y = 0 4x − 4y + 4 − 5y = 0 ⇔   −x + 2y + 1 = 0 4x − 9y + 4 = 0 24
  • 25. 1.4 Tổ hợp GV: Hồ Sỹ Trường ⇔   x = 17 y = 8 Dạng 2: Tìm số tổ hợp trong các bài toán số học Bài 1. Cho 10 câu hỏi, trong đó có 4 câu lý thuyết và 6 bài tập. Người ta cấu tạo thành các đề thi. Biết rằng trong mỗi đề thi phải gồm 3 câu hỏi, trong đó nhất thiết phải có ít nhất 1 câu lý thuyết và 1 bài tập. Hỏi có thể tạo ra bao nhiêu đề thi? Giải - Trường hợp 1: 2 câu lý thuyết, 1 bài tập + Chọn 2 câu lý thuyết từ 4 câu có C2 4 cách chọn. + Chọn 1 bài tập từ 6 bài tập có C1 6 cách chọn. Suy ra có C2 4:C1 6 = 36 cách chọn đề có 2 câu lý thuyết và 1 bài tập. - Trường hợp 2: 1 câu lý thuyết, 2 bài tập. + Chọn 1 câu lý thuyết từ 1 câu có C1 4 cách chọn. + Chọn 2 bài tập từ 6 bài tập có C2 6 cách chọn. Suy ra có C1 4:C2 6 = 60 cách chọn đề có 1 câu lý thuyết và 2 bài tập. Vậy ta có 36 + 60 = 96 cách chọn đề thoả yêu cầu bài toán. Bài 2. Một lớp học có 40 học sinh, trong đó gồm 25 nam và 15 nữ. Giáo viên chủ nhiệm muốn chọn một ban cán sự lớp gồm 4 em. Hỏi có bao nhiêu cách chọn, nếu: (a) Gồm 4 học sinh tuỳ ý. (b) Có 1 nam và 3 nữ. (c) Có 2 nam và 2 nữ. (d) Có ít nhất 1 nam. (e) Có ít nhất 1 nam và 1 nữ. Giải (a) Ta có chọn 4 học sinh tuỳ ý từ 40 học sinh, ta có C4 40 = 91390 cách chọn. (b) Chọn 1 nam từ 25 nam có C1 25 cách chọn. Chọn 3 nữ từ 15 nữ có C3 15 cách chọn. 25:C3 Vậy có C1 15 = 11375 cách chọn có 1 nam và 3 nữ. 25:C2 (c) Tương tự câu (b) ta có số cách chọn là C2 15 = 31500. (d) Nếu chọn 4 học sinh mà không có nam nào, ta có C4 15 cách chọn. Vậy số cách chọn để có ít nhất 1 nam là: C4 40 − C4 15 = 90025 cách chọn. (e) Ta xét các trường hợp chỉ có nam hoặc chỉ có nữ. - Trường hợp 1: 4 nam. Khi đó ta có C4 25 cách chọn. - Trường hợp 2: 4 nữ. Khi đó ta có C4 15 cách chọn. 25
  • 26. 1.4 Tổ hợp GV: Hồ Sỹ Trường Vậy ta có số cách chọn sao cho có ít nhất 1 nam và 1 nữ là: C4 40 − C4 25 − C4 15 = 77375 cách chọn. Bài 3. Một hộp chứa 5 bi đỏ, 7 bi xanh và 8 bi vàng. Chọn ngẫu nhiên 3 bi. Hỏi có bao nhiêu cách chọn, nếu: (a) Chọn tuỳ ý. (b) Có đúng 2 bi đỏ. (c) Có ít nhất 2 bi xanh. (d) Có ít nhất 1 bi đỏ và 1 bi xanh. (e) Không có đủ ba màu. Giải (a) Số bi có trong hộp là: 5 + 7 + 8 = 20. Vậy số cách chọn ra 3 bi tuỳ ý từ 20 bi là: C3 20 = 1140 cách chọn. (b) Có đúng 2 bi đỏ. - Trường hợp 1: 2 bi đỏ, 1 bi xanh. + Chọn 2 bi đỏ từ 5 bi đỏ có C2 5 cách. + Chọn 1 bi xanh từ 7 bi xanh có C1 7 cách. Suy ra trường hợp này có C2 5:C1 7 = 70 cách chọn. - Trường hợp 2: 2 bi đỏ, 1 bi vàng. + Chọn 2 bi đỏ từ 5 bi đỏ có C2 5 cách. + Chọn 1 bi vàng từ 8 bi vàng có C1 8 cách. Suy ra trường hợp này có C2 5:C1 8 = 80 cách chọn. Vậy ta có 70 + 80 = 150 cách chọn có đúng 2 bi đỏ. (c) Có ít nhất 2 bi xanh. - Trường hợp 1: 2 bi xanh, 1 bi đỏ. + Chọn 2 bi xanh từ 7 bi xanh có C2 7 cách. + Chọn 1 bi đỏ từ 5 bi đỏ có C1 5 cách. Suy ra trường hợp này có C2 7:C1 5 = 105 cách chọn. - Trường hợp 2: 2 bi xanh, 1 bi vàng. + Chọn 2 bi xanh từ 7 bi xanh có C2 7 cách. + Chọn 1 bi vàng từ 8 bi vàng có C1 8 cách. 7:C1 Suy ra trường hợp này có C2 8 = 168 cách. - Trường hợp 3: 3 bi xanh. Chọn 3 bi xanh từ 7 bi xanh có C3 7 cách. Suy ra trường hợp này có C3 7 = 35 cách chọn. (d) Có ít nhất 1 bi đỏ và 1 bi xanh. - Trường hợp 1: 1 bi đỏ, 2 bi xanh. + Chọn 1 bi đỏ từ 5 bi đỏ, có C1 5 cách chọn. 26
  • 27. 1.4 Tổ hợp GV: Hồ Sỹ Trường + Chọn 2 bi xanh từ 7 bi xanh, có C2 7 cách chọn. Suy ra trường hợp này có C1 5:C2 7 = 105 cách chọn. - Trường hợp 2: 2 bi đỏ, 1 bi xanh. + Chọn 2 bi đỏ từ 5 bi đỏ, có C2 5 cách. + Chọn 1 bi xanh từ 7 bi xanh, có C1 7 cách. Suy ra trường hợp này có C2 5:C1 7 = 70 cách chọn. - Trường hợp 3: 1 bi đỏ, 1 bi xanh, 1 bi vàng. + Chọn 1 bi đỏ từ 5 bi đỏ, có C1 5 cách. + Chọn 1 bi xanh từ 7 bi xanh, có, C1 7 cách. + Chọn 1 bi vàng từ 8 bi vàng, có C1 8 cách. 5:C1 7:C1 8 = 280 cách chọn. Suy ra trường hợp này có C1 Vậy có 105 + 70 + 280 = 455 cách chọn có ít nhất 1 bi đỏ và 1 bi xanh. (e) Ta xét trường hợp các bi được chọn có đủ ba màu. Khi đó ta có C1 5:C1 7:C1 8 = 280 cách. 20 − 280 = 860 cách chọn. Vậy số cách chọn không có đủ ba màu là: C3 Bài 4. Có 5 tem thư khác nhau và 6 bì thư cũng khác nhau. Người ta muốn chọn từ đó ra 3 tem thư, 3 bì thư và dán 3 tem thư ấy lên 3 bì thư đã chọn. Một bì thư chỉ dán 1 tem thư. Hỏi có bao nhiêu cách làm như vậy? Giải + Chọn 3 tem thư từ 5 tem thư, có C3 5 cách chọn. + Chọn 3 bì thư từ 6 bì thư, có C3 6 cách chọn. Vậy ta có số cách chọn 3 tem thư, 3 bì thư và sau đó dán tem thư lên bì thư là: 3!C3 5:C3 6 = 1200 cách. Bài 5. Từ 5 bông hồng vàng, 3 bông hồng trắng và 4 bông hồng đỏ (các bông hoa xem như đôi một khác nhau), người ta muốn chọn ra một bó hóa gồm 7 bông, hỏi có bao nhiêu cách chọn bó hoa trong đó: (a) Có đúng 1 bông hồng đỏ? (b) Có ít nhất 3 bông hồng vàng và ít nhất 3 bông hồng đỏ? Giải (a) Có đúng 1 bông hồng đỏ. - Trường hợp 1: 1 hồng đỏ, 1 hồng trắng, 5 hồng vàng. + Chọn 1 bông hồng đỏ từ 4 bông hồng đỏ, có C1 4 cách. + Chọn 1 bông hồng trắng từ 3 bông hồng trắng, có C1 3 cách. + Chọn 5 bông hồng vàng từ 5 bông hồng vàng, có C5 5 cách. 27
  • 28. 1.4 Tổ hợp GV: Hồ Sỹ Trường Suy ra trường hợp này có C1 4:C1 3:C5 5 = 12 cách chọn. - Trường hợp 2: 1 hồng đỏ, 2 hồng trắng, 4 hồng vàng. + Chọn 1 bông hồng đỏ từ 4 bông hồng đỏ, có C1 4 cách. + Chọn 2 bông hồng trắng từ 3 bông hồng trắng, có C2 3 cách. + Chọn 4 bông hồng vàng từ 5 bông hồng vàng, có C4 5 cách. Suy ra trường hợp này có C1 4:C2 3:C4 5 = 60 cách chọn. - Trường hợp 3: 1 hồng đỏ, 3 hồng trắng, 3 hồng vàng. + Chọn 1 bông hồng đỏ từ 4 bông hồng đỏ, có C1 4 cách. + Chọn 3 bông hồng trắng từ 3 bông hồng trắng, có C3 3 cách. + Chọn 3 bông hồng vàng từ 5 bông hồng vàng, có C3 5 cách. 4:C3 3:C3 5 = 40 cách chọn. Suy ra trường hợp này có C1 Vậy số cách chọn có đúng 1 bông hồng đỏ là 12 + 40 + 60 = 112 cách. (b) Có ít nhất 3 bông hồng vàng và ít nhất 3 bông hồng đỏ. - Trường hợp 1: 3 hồng vàng, 4 hồng đỏ. + Chọn 4 bông hồng đỏ từ 4 bông hồng đỏ, có C4 4 cách. + Chọn 3 bông hồng vàng từ 5 bông hồng vàng, có C3 5 cách. Suy ra trường hợp này có C4 4:C3 5 = 10 cách chọn. - Trường hợp 2: 4 hồng vàng, 3 hồng đỏ. + Chọn 3 bông hồng đỏ từ 4 bông hồng đỏ, có C3 4 cách. + Chọn 4 bông hồng vàng từ 5 bông hồng vàng, có C4 5 cách. Suy ra trường hợp này có C3 4:C4 5 = 20 cách chọn. - Trường hợp 3: 3 hồng vàng, 3 hồng đỏ, 1 hồng trắng. + Chọn 3 bông hồng đỏ từ 4 bông hồng đỏ, có C3 4 cách. + Chọn 1 bông hồng trắng từ 3 bông hồng trắng, có C1 3 cách. + Chọn 3 bông hồng vàng từ 5 bông hồng vàng, có C3 5 cách. 4:C1 Suy ra trường hợp này có C3 3:C3 5 = 120 cách chọn. Vậy số cách chọn có ít nhất 3 bông hồng đỏ, 3 bông hồng vàng là 120 + 20 + 10 = 150 cách. Bài 6. Từ một tập thể 14 người gồm 6 nam và 8 nữ trong đó có An và Bình, người ta muốn chọn một tổ công tác gồm có 6 người. Tìm số cách chọn trong mỗi trường hợp sau: (a) Trong tổ phải có cả nam lẫn nữ? (b) Trong tổ có 1 tổ trưởng, 5 tổ viên hơn nữa An và Bình không đồng thời có mặt trong tổ? Giải (a) Có cả nam lẫn nữ. 28
  • 29. 1.4 Tổ hợp GV: Hồ Sỹ Trường Ta có số cách để chọn một tổ công tác gồm 6 người bất kì là C6 14. Tiếp theo ta xét các trường hợp tổ công tác chỉ có hoặc tất cả nam hoặc tất cả nữ. - Trường hợp 1: 6 nam. Ta có số cách chọn là: C6 6 cách. - Trường hợp 2: 6 nữ. Ta có số cách chọn là: C6 8 cách. Vậy ta có số cách chọn tổ công tác có cả nam lẫn nữ là C6 14 − C6 6 − C6 8 = 2974 cách. (b) Trước tiên ta chọn tổ công tác gồm 1 tổ trưởng và 5 thành viên tuỳ ý. Có 14 cách để chọn ra tổ trưởng và C5 13 cách để chọn 5 thành viên còn lại. Vậy có 14:C5 13 cách để chọn ra một tổ công tác gồm 1 tổ trưởng và 5 thành viên. Tiếp theo ta xét trường hợp tổ công tác này có cả An và Bình. - Trường hợp 1: Nếu An hoặc Bình làm tổ trưởng. Khi đó ta có C4 12 cách để chọn 4 thành viên còn lại. Suy ra trường hợp này có 2:C4 12 cách chọn. - Trường hợp 2: An và Bình đều là thành viên. Khi đó ta có 12 cách để chọn ra tổ trưởng và C3 11 cách để chọn ra 3 thành viên còn lại. Suy ra trường hợp này có 12:C3 11 cách chọn. Vậy ta có số cách chọn tổ công tác gồm 1 tổ trưởng, 5 thành viên trong đó An và Bình không đồng thời có mặt trong tổ là 14:C5 13 − 2:C4 12 − 12:C3 11 = 15048. Dạng 3: Tìm số tổ hợp trong các bài toán hình học Bài 1. Trong mặt phẳng cho n đường thẳng cắt nhau từng đôi một, nhưng không có 3 đường nào đồng quy. Hỏi có bao nhiêu giao điểm? Có bao nhiêu tam giác được tạo thành? Giải Ta có cứ hai đường thẳng cắt nhau sẽ cho 1 giao điểm. Vậy số giao điểm là: C2n = n(n − 1) 2 . Cứ ba đường thẳng sẽ cho ta một tam giác. Vậy ta có số tam giác là: C3n = n(n − 1)(n − 2) 6 . Bài 2. Cho đa giác lồi có n cạnh (n ≥ 4) (a) Tìm n để đa giác có số đường chéo bằng số cạnh? (b) Giả sử 3 đường chéo cùng đi qua 1 đỉnh thì không đồng qui. Hãy tính số giao điểm (không phải là đỉnh) của các đường chéo ấy? Giải (a) Ta có cứ 2 điểm của đa giác sẽ cho ta hoặc là 1 cạnh hoặc là 1 đường chéo của đa giác. 29
  • 30. 1.4 Tổ hợp GV: Hồ Sỹ Trường Vậy ta có số đường chéo của một đa giác là C2n − n. Theo giả thiết thì số đường chéo bằng số cạnh của đa giác nên ta có: C2n − n = n ⇔ n(n − 1) 2 − 2n = 0 ⇔ n2 − 5n = 0 ⇔   n = 0 n = 5 4n Vậy ta có n = 5 là giá trị cần tìm. (b) Giao điểm của 2 đường chéo của 1 đa giác lồi (không phải là đỉnh) chính là giao điểm của 2 đường chéo một tứ giác mà 4 đỉnh của nó là 4 đỉnh của đa giác. Suy ra cứ 4 đỉnh của đa giác sẽ cho ta 1 giao điểm của 2 đường chéo. Vậy số giao điểm phải tìm bằng số tứ giác với 4 đỉnh thuộc n đỉnh của đa giác: C. Bài 3. Cho hai đường thẳng song song (d1); (d2). Trên (d1) lấy 17 điểm phân biệt, trên (d2) lấy 20 điểm phân biệt. Tính số tam giác có các đỉnh là 3 điểm trong số 37 điểm đã chọn trên (d1) và (d2). Giải Để 3 điểm tạo thành 1 tam giác thì ta phải có 2 điểm thuộc (d1) và 1 điểm thuộc (d2) hoặc 2 điểm thuộc (d2) và 1 điểm thuộc (d1). + Trường hợp 1: 2 điểm trên (d1) và 1 điểm trên (d2). Ta có C2 17 cách chọn 2 điểm trên (d1) và C1 20 cách chọn 1 điểm trên (d2). Suy ra trường hợp này có C2 17:C1 20 = 2720 tam giác. + Trường hợp 2: 2 điểm trên (d2) và 1 điểm trên (d1). Ta có C2 20 cách chọn 2 điểm trên (d2) và C1 17 cách chọn 1 điểm trên (d1). Suy ra trường hợp này có C2 20:C1 17 = 3230 tam giác. Vậy ta có số tam giác cần tìm là: 2720 + 3230 = 5950. Bài 4. Cho mặt phẳng cho đa giác đều H có 20 cạnh. Xét các tam giác có ba đỉnh được lấy từ các đỉnh của H. (a) Có tất cả bao nhiêu tam giác như vậy? Có bao nhiêu tam giác có đúng hai cạnh là cạnh của H? (b) Có bao nhiêu tam giác có đúng một cạnh là cạnh của H? Có bao nhiêu tam giác không có cạnh nào là cạnh của H? Giải (a) Đa giác đã cho có 20 cạnh, nên suy ra sẽ có 20 đỉnh. Mà cứ 3 đỉnh thì sẽ cho ta 1 tam giác, nên ta có số tam giác cần tìm là: C3 20 = 1140. Để có một tam giác có đúng 2 cạnh là cạnh của H thì ta phải lấy 3 đỉnh liên tiếp của H. Từ đó ta suy ra có 20 tam giác có đúng 2 cạnh là cạnh của H. (b) Để có một tam giác có đúng một cạnh của H, ta chọn một cạnh của H và một điểm của 30
  • 31. 1.4 Tổ hợp GV: Hồ Sỹ Trường H mà không nằm gần với 2 điểm đầu mút của cạnh đã chọn. Suy ra với mỗi cạnh trên H, ta có thể chọn 16 điểm (trừ ra 2 điểm đầu mút của cạnh đã chọn và 2 điểm gần với 2 điểm đã chọn) để ghép với cạnh đó tạo thành một tam giác có đúng 1 cạnh của H. Mà trên H ta có thể chọn được 20 cạnh. Vậy số tam giác có đúng 1 cạnh của H là : 16.20 = 320. Suy ra số tam giác không có cạnh nào là cạnh của H là: 1140 - 20 - 320 = 800 (tam giác). Bài tập đề nghị Câu 1. Chứng minh các hệ thức sau: (a) Ck n + 4Ck−1 n + 6Ck−2 n + 4Ck−3 n + Ck−4 n = Ck n+4 (4 ≤ k ≤ n) (b) Cp n+1 = n + 1 p Cp−1 n . n = n(n − 1)Ck−2n − 2 (2 < k < n). (c) k(k − 1)Ck Câu 2. Giải các phương trình sau: (a) Cx+4 10+x = C2x−10 10+x . (b) x2 − Cx 4 :x + C2 3:C1 x−2 + Cx−2 3 = 0. (c) A2 x = 101. (d) Cx+3 8+x = 5A3 x+6. (e) C1 x + 6C2 x = 9x2 − 14. x + 6C3 ĐS: (a) x = 14. (b) x = 3. (c) x = 10. (d) x = 17. (e) x = 7. Câu 3. Giải các bất phương trình sau: (a) Cn−3 n−1 A4 n+1 < 1 14P3 . (b) Pn+5 (n − k)! ≤ 60Ak+2 n+3. (c) C4n−1 − C3n −1 − 5 4 A2 n−2 < 0. ĐS: (a) n ≥ 6. (b) (0; 0); (1; 0); (1; 1); (2; 2); (3; 3). (c) n = 6; 7; 8; 9; 10. Câu 4. Cho đa giác đều A1A2 : : :A2n(n ≥ 2) nội tiếp đường tròn (O). Biết rằng số tam giác có các đỉnh là 3 trong 2n điểm A1;A2; : : : ;A2n nhiều gấp 20 lần số hình chữ nhật có các đỉnh là 4 trong 2n điểm A1;A2; : : : ;A2n. Tìm n. (Đề tuyển sinh ĐH - CĐ Khối D - Năm 2005) ĐS: C2 2n = 20C2n ⇔ n = 8. Câu 5. Trong một môn học, thầy giáo có có 30 câu hỏi khác nhau gồm 5 câu hỏi khó, 10 câu trung bình, 15 câu dễ. Từ 30 câu hỏi đó có thể lập được bao nhiêu đề kiểm tra, mỗi đề gồm 5 câu hỏi khác nhau, sao cho trong mỗi đề nhất thiết phải có đủ ba loại câu hỏi (khó, trung bình, dễ) và số câu hỏi dễ không ít hơn 2. (Đề tuyển sinh ĐH - CĐ Khối B - Năm 2004). ĐS: C2 10:C1 15:C2 15:C1 5 + C2 5 + C3 10:C2 10:C1 15:C1 5 = 56875. Câu 6. Một đội thanh niên tình nguyện có 15 người, gồm 12 nam và 3 nữ. Hỏi có bao nhiêu cách phân công đội về giúp đỡ ba tỉnh miền núi sao cho mỗi tỉnh có 4 nam và 1 nữ. (Đề tuyển sinh ĐH - CĐ Khối B - Năm 2005). ĐS: C1 12:C1 3:C4 8:C1 2:C4 1:C4 4 = 207900. 31
  • 32. 1.4 Tổ hợp GV: Hồ Sỹ Trường Câu 7. Tính giá trị biểu thứcM = A4 n+1 + 3A3 n (n + 1)! , biết rằng C2n +1+2C2 n+2+2C2n +3+C2n +4 = 149. (Đề tuyển sinh ĐH - CĐ Khối D - Năm 2005). ĐS: n = 5;M = 3 4 Câu 8. Cho tập hợp A gồm n phần tử (n ≥ 4). Biết rằng, số tập con gồm 4 phần tử của A bằng 20 lần số tập con gồm 2 phần tử của A. Tìm k ∈ {1; : : : ; n} sao cho số tập con gồm k phần tử của A là lớn nhất. (Đề tuyển sinh ĐH - CĐ Khối B - Năm 2006). ĐS: k = 9. Câu 9. Đội thanh niên xung kích của một trường phổ thông có 12 học sinh, gồm 5 học sinh lớp A, 4 học sinh lớp B và 3 học sinh lớp C. Cần chọn 4 học sinh làm nhiệm vụ, sao cho 4 học sinh này thuộc không quá 2 trong 3 lớp trên. Hỏi có bao nhiêu cách chọn như vậy? (Đề tuyển sinh ĐH - CĐ Khối D - Năm 2006). ĐS: C4 12 − C2 5:C1 4:C1 3 − C1 5:C2 4:C1 3 − C1 5:C1 4:C2 3 = 225. Câu 10. Có bao nhiêu số tự nhiên gồm 4 chữ số khác nhau trong đó chữ số đứng trước phải lớn hơn chữ số đứng sau? ĐS: C4 10 = 210. 32
  • 33. 1.5 Nhị thức Newton GV: Hồ Sỹ Trường 1.5 Nhị thức Newton 1.5.1 Công thức khai triển nhị thức Newton: Với mọi n ∈ N và với mọi cặp số a; b ta có: (a + b)n = Σn k=0 Ck nan−kbk 1.5.2 Tính chất: (1) Số các số hạng của khai triển bằng n + 1. (2) Tổng các số mũ của a và b trong mỗi số hạng bằng n. (3) Số hạng tổng quát (thứ k + 1) có dạng: Tk+1 = Ck nan−kbk (k = 0; 1; 2; : : : ; n). n = Cn−k n (4) Các hệ số của các cặp số hạng cách đều số hạng đầu và cuối thì bằng nhau: Ck 1n 0n * Nhận xét: Nếu 1n 0n trong khai triển nhị thức Newton, ta gán cho a và b những giá trị đặc biệt thì ta sẽ thu được những công thức đặc biệt. Chẳng hạn: + (1 + x)n = Cxn + Cxn−1 + ::: + Cn ⇒ C+ C+ ::: + Cn = 2n n n + (x − 1)n = C0n xn − C1n xn−1 + ::: + (−1)nCn n ⇒ C0n − C1n + ::: + (−1)nCn n = 0 Dạng 1: Xác định các số hạng, hệ số trong khai triển nhị thức Newton Bài 1. Tìm số hạng không chứa x trong khai triển của nhị thức: (a)  x + 1 x4   10 . (b)  x2 + 1 x4   12 (c)  x3 − 1 x2   5 (d)  x2 −   1 x 6 Giải 10x10−k (a) Ta có: Tk+1 = Ck   1 x4   k 10x10−5k. = Ck Để Tk+1 không chứa x thì 10 − 5k = 0 ⇒ k = 2. Vậy số hạng không chứa x là T3 = C2 10. 12x2(12−k) (b) Ta có Tk+1 = Ck   1 x4   k 12x24−6k. = Ck Để Tk+1 không chứa x thì 24 − 6k = 0 ⇒ k = 4. Vậy số hạng không chứa x cần tìm là T5 = C4 12. 5 x3(5−k) (c) Ta có Tk+1 = Ck     − 1 x2 k 5 x15−5k. = (−1)kCk Để Tk+1 không chứa x thì 15 − 5k = 0 ⇒ k = 3. Vậy số hạng không chứa x cần tìm là T4 = (−1)3C3 5 . 33
  • 34. 1.5 Nhị thức Newton GV: Hồ Sỹ Trường 6 x2(6−k) (d) Ta có Tk+1 = Ck     − 1 x k 6 x12−3k. = (−1)kCk Để Tk+1 không chứa x thì 12 − 3k = 0 ⇒ k = 4. Vậy số hạng không chứa x cần tìm là T5 = (−1)4C4 6 = C4 6 . Bài 2. Tìm số hạng chứa x15 trong khai triển (3x − x2)12. Giải 12(3x)12−k(−x2)k = (−1)k312−kCk 12x12+k. Ta có Tk+1 = Ck Để số hạng chứa x15 thì 12 + k = 15 ⇒ k = 3 Vậy số hạng cần tìm là: T4 = (−1)339C3 12x15 = −4330260x15. Bài 3. Tìm hệ số của x12y13 trong khai triển (2x + 3y)25. Giải 25(2x)25−k(3y)k = 225−k3kCk 25x25−kyk Ta có Tk+1 = Ck Để Tk+1 chứa x12y13 thì   25 − k = 12 k = 13 ⇒ k = 13. Vậy hệ số cần tìm là A = 212313C13 25 . Bài 4. Tìm số hạng chính giữa của khai triển (x3 − xy)15. Giải Do n = 15 nên khai triển có tất cả 16 số hạng. Suy ra các số hạng chính giữ là số hạng thứ 8 và số hạng thứ 9. Mà Tk+1 = Ck 15x3(15−k)(−xy)k = (−1)kCk 15x45−2kyk. Vậy T8 = (−1)7C7 15x31y7 = −C7 15x31y7 T9 = (−1)8C8 15x29y8 = C8 15x29y8. Bài 5. Khai triển đa thức P(x) dưới dạng: P(x) = a0 +a1x+a2x2 +: : : anxn. Hãy xác định hệ số a9 trong khai triển của P(x) = (1 + x)9 + (1 + x)10 + : : : + (1 + x)14. Giải Gọi a9(9); a9(10); : : : ; a9(14) lần lượt là hệ số của x9 trong khai triển các biểu thức (1+x)9; (1+ x)10; : : : ; (1 + x)14. Khi đó ta có a9 = a9(9) + a9(10) + : : : + a9(14). + Xét khai triển biểu thức (1 + x)9 ta có Tk+1 = Ck 9 xk. Suy ra ta được a9(9) = C9 9 . 10; : : : ; a9(14) = C9 + Tương tự ta cũng có a9(10) = C9 14. 9 + C9 Vậy a9 = C9 10 + : : : + C9 14 = 3003. Bài 6. Tìm hệ số của số hạng chứa x6 trong khai triển biểu thức (1 + x + x2)10. Giải 34
  • 35. 1.5 Nhị thức Newton GV: Hồ Sỹ Trường Ta thấy (1 + x + x2)10 = Σ10 k=0 Ck 10(x + x2)k = Σ10 k=0 Ck 10xk(1 + x)k = Σ10 k=0 Ck 10xk Σk i=0 Cik xi = Σ10 k=0 Ck 10 Σk i=0 Cik xi+k. ở đây   i; k ∈ N 0 ≤ i ≤ k ≤ 10 Do số hạng chứa x6 nên ta phải có i + k = 6. Mà do i ≤ k nên ta có hệ số cần tìm là: A = C6 10:C0 6 + C5 10:C1 5 + C4 10:C2 4 + C3 10:C3 3 = 2850 . Bài 7. Cho biết trong khai triển  x3 + 1 x2   n tổng các hệ số của các hạng tử thứ nhất, thứ hai, thứ ba bằng 11. Tìm hệ số của x2. Giải n(x3)n−k Ta có: Tk+1 = Ck   1 x2   k . Theo giả thiết ta có: C0n + C1n + C2n = 11. Suy ra 1 + n + n(n − 1) 2 = 11 ⇒ n2 + n − 20 = 0 ⇒   n = 4 (nhận) n = −5 (loại) 4 (x3)4−k Vậy ta có Tk+1 = Ck   1 x2   k 4 x12−5k. = Ck Do số hạng chứa x2 nên ta có 12 − 5k = 2 ⇒ k = 2. Vậy hệ số cần tìm là C2 4 = 6. Bài 8. Tìm số hạng không chứa x trong khai triển của nhị thức:  1 x +   √ x 12 . Giải Ta có Tk+1 = Ck 12  1 x   12−k √ x)k = Ck ( 12  1 x   12−k x k 2 = Ck 12x k 2 −12+k = Ck 12x 3k 2 −12. Do số hạng không chứa x nên ta có 3k 2 − 12 = 0 ⇔ k = 8. Vậy số hạng cần tìm là T9 = C8 12 = 495. Bài 9. Trong khai triển (1 + x)n theo luỹ thừa tăng của x, cho biết   T3 = 4T5 T4 = 40 3 T6 . Tìm n và x. 35
  • 36. 1.5 Nhị thức Newton GV: Hồ Sỹ Trường Giải Ta có Tk+1 = Ck nxk. Do đó ta có T3 = C2n x2; T4 = C3n x3; T5 = C4n x4 và T6 = C5n x5. Theo giả thiết ta có hệ phương trình:   C2n x2 = 4C4n x4 C3n x3 = 40 3 C5n x5 ⇔   n(n − 1) 2! = 4x2 n(n − 1)(n − 2)(n − 3) 4! n(n − 1)(n − 2) 3! = 40 3 x2 n(n − 1)(n − 2)(n − 3)(n − 4) 5! ⇔   1 2! = 4x2 (n − 2)(n − 3) 4! (1) 1 3! = 40 3 x2 (n − 3)(n − 4) 5! (2) Lấy (2) chia cho (1) ta được: 2! 3! = 10 3 : n − 4 n − 2 : 4! 5! ⇔ 1 3 = 10 3 : n − 4 n − 2 : 1 5 ⇔ 2 n − 4 n − 2 = 1 ⇔ 2n − 8 = n − 2 ⇔ n = 6. Thay n = 6 vào (1) ta được 1 2! = 4x2 4:3 4! ⇔ 4x2 = 1 ⇔ x = ± 1 2 . Vậy n = 6 và x = ± 1 2 là kết quả cần tìm. Bài 10. Cho n là số nguyên dương thoả mãn 5Cn−1 n = C3n . Tìm số hạng chứa x5 trong khai triển nhị thức Newton của  nx2 14 −   1 x n ; (x̸= 0). (Đề tuyển sinh ĐH - CĐ Khối A - Năm 2012) Giải Theo giả thiết ta có: 5n = n(n − 1)(n − 2) 3! ⇔ (n − 1)(n − 2) = 30 ⇔ n2 − 3n − 28 = 0 ⇔   n = 7 (nhận) n = −4 (loại) Với n = 7 ta có số hạng tổng quát của khai triển là: Tk+1 = Ck 7  x2 2   7−k  − 1 x   k = (−1)k  1 2   7−k 7 x14−3k. Ck Do số hạng chứa x5 nên ta có 14 − 3k = 5 ⇔ k = 3. Vậy ta có số hạng cần tìm là T4 = (−1)3  1 2   7−3 C3 7x5 = − 35 16 x5. Dạng 2: Áp dụng khai triển nhị thức Newton để tính tổng và chứng minh đẳng thức tổ hợp Bài 1. Tính tổng S = C0 6 + : : : + C6 6 + C1 6 . 36
  • 37. 1.5 Nhị thức Newton GV: Hồ Sỹ Trường Giải Ta xét khai triển: (1 + x)6 = C0 6 + C1 6x + : : : + C6 6x6. Thay x = 1 vào khai triển trên ta được S = C0 6 + C1 6 + : : : + C6 6 = (1 + 1)6 = 64 Bài 2. Tính tổng S = C0 5 + 2C1 5 + 22C2 5 + : : : + 25C5 5 . Giải 5 + C1 5x + C2 5x2 + : : : + C5 Ta xét khai triển (1 + x)5 = C0 5x5. Thay x = 2 vào khai triển trên ta được S = C0 5 + 2C1 5 + 22C2 5 + : : : + 25C5 5 = (1 + 2)5 = 243 Bài 3. Tính tổng S = 316C0 16 − 315C1 16 + 314C2 16 − : : : + C16 16 . Giải Ta xét khai triển (x − 1)16 = C0 16x16 + C1 16x15(−1) + C2 16x14(−1)3 + : : : + C16 16 (−1)16. Thay x = 3 vào khai triển trên ta được S = 316C0 16 − 315C1 16 + 314C2 16 − : : : + C16 16 = (3 − 1)16 = 216 = 65536: Bài 4. Tính tổng S = 317C0 17 + 41316C1 17 + : : : + 417C17 17 . Giải Xét khai triển (3x + 4)17 = C0 17(3x)17 + C1 17(3x)1641 + : : : + C17 17417 = 317x17C0 17 + 316x1641C1 17 + : : : + 417C17 17 Thay x = 1 vào khai triển trên ta được S = 317C0 17 + 41316C1 17 + : : : + 417C17 17 = (3 + 4)17 = 717: Bài 5. Biết tổng tất cả các hệ số của khai triển nhị thức (x2 + 1)n bằng 1024, hãy tìm hệ số a (a là số tự nhiên) của số hạng ax12 trong khai triển đó. Giải Ta có (x2 + 1)n = Σn nx2(n−k)1k = C0n k=0 Ck x2n + C1n x2(n−1) + : : : + Cn n . 37
  • 38. 1.5 Nhị thức Newton GV: Hồ Sỹ Trường Theo giả thiết thì C0n + C1n + : : : + Cn n = 1024. Suy ra (1 + 1)n = 2n = 1024 ⇒ n = 10. Mà ta có ax12 = Ck 10x2(10−k) ⇒ 20 − 2k = 12 ⇒ k = 4. Vậy a = C4 10 = 210. 2n + C2 2n + : : : + C2n 2n = C1 2n + C3 2n + : : : + C2n−1 Bài 6. Chứng minh rằng C0 2n = 22n−1. Giải Xét khai triển (1 − x)2n = C0 2n(−x) + C2 2n(−x)2 + : : : + C2n−1 2n (−x)2n−1 + C2n 2n + C1 2n (−x)2n = C0 2n 2nx + C2 2nx2 − : : : − C2n−1 2n x2n−1 + C2n 2nx2n − C1 Thay x = 1 vào khai triển trên ta được C0 2n 2nx+C2 2nx2 −: : :−C2n−1 −C1 2n x2n−1 +C2n 2nx2n = 0 2n + C2 2n + : : : + C2n 2n = C1 2n + C3 2n + : : : + C2n−1 hay là C0 2n (1). Tiếp theo ta xét khai triển 2n + C1 2nx + C2 2nx2 + : : : + C2n−1 2n x2n−1 + C2n 2nx2n (1 + x)2n = C0 2n + C1 2nx + C2 2nx2 + : : : + C2n−1 2n x2n−1 + C2n 2nx2n = C0 2n+C1 2n+C2 2n+: : :+C2n−1 Thay x = 1 vào khai triển trên ta được C0 2n +C2n 2n = (1+1)2n = 22n(2). 2n + C2 2n + : : : + C2n 2n = C1 2n + C3 2n + : : : + C2n−1 Từ (1) và (2) ta suy ra C0 2n = 22n−1. Bài 7. Chứng minh rằng 1 − 10C1 2n + 102C2 2n 2n + : : : − 102n−1C2n−1 − 103C3 2n + 102n = 81n Giải Xét khai triển (1 − x)2n = C0 2n(−x) + C2 2n + C1 2n(−x)2 + : : : + C2n−1 2n (−x)2n−1 + C2n 2n (−x)2n 2nx + C2 2nx2 − : : : − C2n−1 n−1 x2n−1 + C2n 2nx2n = 1 − C1 Thay x = 10 vào khai triển trên ta được 81n = (1 − 10)2n = 1 − 10C1 2n + 102C2 2n − : : : − 102n−1C2n−1 2n + 102nC2n 2n 2014 + 22C2 Bài 8. Chứng minh rằng C0 2014 + : : : + 22014C2014 2014 + 24C4 2014 = 32014 + 1 2 . Giải 38
  • 39. 1.5 Nhị thức Newton GV: Hồ Sỹ Trường Xét các khai triển (1 + x)2014 = C0 2014 + C1 2014x + C2 2014 + : : : + C2014 2014x2014 (1 − x)2014 = C0 2014 − C1 2014x + C2 2014 − : : : + C2014 2014x2014 Cộng vế theo vế các khai triển trên ta được 2014 + C2 2014x2 + : : : + C2014 2014x2014) = (1 + x)2014 + (1 − x)2014 2(C0 hay C0 2014 + C2 2014x2 + : : : + C2014 2014x2014 = (1 + x)2014 + (1 − x)2014 2 Thay x = 2 vào phương trình trên ta được C0 2014 + 22C2 2014 + 24C4 2014 + : : : + 22014C2014 2014 = 32014 + 1 2 Bài 9. Chứng minh rằng: C0n 3n − C1n 3n−1 + : : : + (−1)nCn n = C0n + C1n + : : : + Cn n . Giải Xét khai triển (x − 1)n = C0n xn − C1n xn−1 + : : : + (−1)nCn n . Thay x = 3 vào khai triển trên ta được 2n = C0n 3n − C1n 3n−1 + : : : + (−1)nCn n = V T Mặt khác ta có V P = C0n + C1n + : : : + Cn n = (1 + 1)n = 2n Suy ra V T = V P. Dạng 3: Sử dụng đạo hàm, tích phân để giải bài toán tổ hợp Σ + Để tính các tổng có dạng k k:Ck hoặc Σ k k(k + 1)Ck ta lấy đạo hàm cấp 1, cấp 2 nhị thức Niuton (1 + x)n. + Để tính các tổng có dạng Σ k Ck n k + 1 hoặc Σ k Ck n (k + 1)(k + 2) ta lấy tích phân một hoặc hai lần nhị thức Niuton (1 + x)n. Bài 1. Tính tổng S = C1 2015 + 3C3 2015 + 2C2 2015 + : : : + 2015C2015 2015 . Giải 39
  • 40. 1.5 Nhị thức Newton GV: Hồ Sỹ Trường Ta xét khai triển (1 + x)2015 = C0 2015 + C1 2015x + C2 2015x2 + C3 2015x3 + : : : + C2015 2015x2015. Lấy đạo hàm hai vế ta được 2015(1 + x)2014 = C1 2015 + 2C2 2015x + 3C3 2015x2 + : : : + 2015C2015 2015x2014: Thay x = 1 vào đẳng thức trên, ta thu được S = C1 2015 + 2C2 2015 + 3C3 2015 + : : : + 2015C2015 2015 = 2015(1 + 1)2014 = 2015:22014: 2n Bài 2. Chứng minh các đẳng thức sau: (a) 1:C+ 2:C+ : : : + n:Cn = n:2n−1n . 1n (b) 2:1:C2n + 3:2:C3n n = n:(n − 1):2n−2. + : : : + n(n − 1):Cn (c) 12:C1n + 22:C2n n = n(n + 1):2n−2. + : : : + n2:Cn Giải (a) Ta xét khai triển: (1 + x)n = C0n + C1n :x + C2n :x2 + : : : + Cn n :xn. Lấy đạo hàm hai vế ta được n(1 + x)n−1 = 1:C1n + 2:C2n n :xn−1: :x + : : : + n:Cn Thay x = 1 vào hai vế đẳng thức trên ta được n:2n−1 = 1:C1n + 2:C2n + : : : + n:Cn n : (b) Ta xét khai triển: (1 + x)n = C0n + C1n:x + C2n :x2 + : : : + Cn n :xn. Lấy đạo hàm hai vế ta được n(1 + x)n−1 = 1:C1n + 2:C2n :x + 3:C3n n :xn−1: :x2 + : : : + n:Cn Tiếp tục lấy đạo hàm hai vế thêm lần nữa, ta được n(n − 1):(1 + x)n−2 = 2:1:C2n + 3:2:C3n n :xn−2: :x + : : : + n:(n − 1):Cn Thay x = 1 vào hai vế, ta thu được: n(n−1):2n−2 = 2:1:C2n + 3:2:C3n + : : : + n:(n−1):Cn n : n = [k + k(k − 1)]:Ck (c) Ta thấy rằng k2:Ck n. 40
  • 41. 1.5 Nhị thức Newton GV: Hồ Sỹ Trường Do đó, ta có 12:C1n = 1:C1n ; 22:C2n = 2:C2n + 2:1:C2n ; 32:C3n = 3:C3n + 3:2:C3n ; : : : : : : ; n = n:Cn n + n(n − 1):Cn n : n2:Cn Vậy 12:C1n + 22:C2n + 32:C3n + : : : + n2:Cn n = ( 1:C1n + 2:C2n + 3:C3n + : : : + n:Cn n ) + ( 2:1:C2n + 3:2:C3n + : : : + n(n − 1):Cn n ) Khi đó theo câu (a), (b) ta được 12:C1n + 22:C2n n = n:2n−1 + n(n − 1):2n−2 = n(n + 1):2n−2: + : : : + n2:Cn Bài 3. Chứng minh các đẳng thức sau: (a) 2:C0n + 22 2 C1n + 23 3 C2n + : : : + 2n+1 n + 1 Cn n = 3n+1 − 1 n + 1 . (b) C0n + 22 − 1 2 C1n + 23 − 1 3 C2n + : : : + 2n+1 − 1 n + 1 Cn n = 3n+1 − 2n+1 n + 1 . (c) C0n − 1 2 C1n + 1 3 C2n − : : : + (−1)n n + 1 Cn n = 1 n + 1 . (d) 1 2 C0n + 1 4 C1n + 1 6 C2n + : : : + 1 2(n + 1) Cn n = 2n+1 − 1 2(n + 1) . Giải (a) Xét khai triển: (1 + x)n = C0n + C1n x + C2n nxn. x2 + : : : + Cn Lấy tích phân hai vế ta có: ∫ 2 0 (1 + x)ndx = ∫ 2 0 (C0n + C1n x + C2n x2 + : : : + Cn nxn)dx =  C0n x + C1n x2 2 + C2n x3 3 + : : : + Cn n xn+1 n + 1  
  • 42.
  • 43.
  • 44.
  • 46. 1.5 Nhị thức Newton GV: Hồ Sỹ Trường Suy ra 3n+1 − 1 n + 1 = 2C0n + 22 2 C1n + 23 3 C2n + : : : + 2n+1 n + 1 Cn n (b) Tương tự câu (a) với ∫ 2 1 (1 + x)ndx. (c) Xét khai triển: (1 − x)n = C0n − C1n x + C2n x2 − : : : + (−1)nCn nxn. Lấy tích phân hai vế: ∫ 1 0 (1 − x)n dx = ∫ 1 0 ( C0n − C1n x + C2n nxn) x2 − : : : + (−1)nCn dx: Ta có V P =  C0n x − C1n x2 2 + C2n x3 3 − : : : + (−1)nCn n   xn+1 n + 1
  • 47.
  • 48.
  • 49.
  • 50. 1 0 = C0n − 1 2 C1n + 1 3 C2n − : : : + (−1)n n + 1 Cn n : Mặt khác V T = ∫ 1 0 (1 − x)n dx = − ∫ 1 0 (1 − x)nd(1 − x) = − (1 − x)n+1 n + 1
  • 51.
  • 52.
  • 53.
  • 54. 1 0 = 1 n + 1 : Vậy ta có C0n − 1 2 C1n + 1 3 C2n − : : : + (−1)n n + 1 Cn n = 1 n + 1 . . (d) Xét khai triển (1 + x2)n = C0n + C1n x2 + C2nx4 + : : : + Cn nx2n. Khi đó: x(1 + x2)n = C0n x + C1n x3 + C2n x5 + : : : + Cn nx2n+1. Lấy tích phân hai vế ta được: ∫ 1 0 x(1 + x2)ndx = ∫ 1 0 ( C0n x + C1n x3 + C2n nx2n+1) x5 + : : : + Cn dx Ta có V P =  C0n x2 2 + C1n x4 4 + C2n x6 6 + : : : + Cn n   x2n+2 2n + 2
  • 55.
  • 56.
  • 57.
  • 58. 1 0 = 1 2 C0n + 1 4 C1n + 1 6 C2n + : : : + 1 2n + 2 Cn n : 42
  • 59. 1.5 Nhị thức Newton GV: Hồ Sỹ Trường Mặt khác V T = ∫ 1 0 x(1 + x2)ndx = 1 2 ∫ 1 0 (1 + x2)nd(1 + x2) = 1 2 (1 + x2)n+1 n + 1
  • 60.
  • 61.
  • 62.
  • 63. 1 0 = 2n+1 − 1 2(n + 1) Vậy 1 2 C0n + 1 4 C1n + 1 6 C2n + : : : + 1 2n + 2 Cn n = 2n+1 − 1 2(n + 1) . Bài tập đề nghị Câu 1. Tìm hệ số của số hạng chứa x11 trong khai triển của nhị thức  x2 −   2 x 10 . ĐS: T4 = (−2)3C3 10. Câu 2. Tìm hệ số của số hạng chứa x8y9 trong khai triển của nhị thức (2x − 3y)17. ĐS: T10 = (−3)928C9 17. Câu 3. Tìm số hạng không chứa x trong khai triển các nhị thức sau: (a)  2x −   1 x 10 . (b)  x3 + 2 x2   15 . ĐS: (a) −8064. (b) 29C9 15 Câu 4. Tìm hệ số của số hạng chứa x10 trong khai triển (2 + x)n, biết rằng: 3nC0n − 3n−1C1n + 3n−2C2n − : : : + (−1)nCn n = 2048: ĐS: n = 11;A = 22. Câu 5. Tìm số hạng không chứa x trong khai triển của nhị thức   3 √ x +   1 x 16 . ĐS: 1820. Câu 6. Cho khai triển của nhị thức (1 + x)n theo lũy thừa tăng của x, biết   T3 = 4T5 T4 = 40 3 T6 : Tính n và x. ĐS: n = 6; x = ± 1 2 . 2014 + 2C1 Câu 7. Tính tổng S = C0 2014 + : : : + 22014C2014 2014 + 22C2 2014 . HD: Sử dụng khai triển (1 + x)2014 với x = 2. Câu 8. Chứng minh rằng C0 2014 + 22C2 2014 + 24C4 2014 + : : : + 22014C2014 2014 = 32014 + 1 2 : 43
  • 64. 1.5 Nhị thức Newton GV: Hồ Sỹ Trường HD: Sử dụng khai triển của (1 + x)2014 + (1 − x)2014, với x = 2. Câu 9. Chứng minh rằng C1n 3n−1 + 2C2n 3n−2 + 3C3n 3n−3 + : : : + nCn n = n4n−1: ′ , với x = 1. HD: Xét [(3 + x)n] Câu 10. Chứng minh rằng 1 2 C0n − 1 4 C1n + 1 6 C2n − : : : + (−1)n 2(n + 1) Cn n = 1 2(n + 1) : HD: Xét khai triển của S = ∫ 1 0 x(1 − x2)ndx. 2n + C3 2n + : : : + C2n−1 Câu 11. Tìm số nguyên dương n thỏa mãn hệ thức C1 2n = 2048 (Ck n số tổ hợp chập k của n phần tử). (Đề tuyển sinh ĐH - CĐ Khối D - Năm 2008) ĐS: n = 6. Câu 12. Cho n là số nguyên dương thỏa mãn 5Cn−1 n = C3n . Tìm số hạng chứa x5 trong khai triển nhị thức Niu-tơn của  nx2 14 −   1 x n ; x̸= 0. (Đề tuyển sinh ĐH - CĐ Khối A, A1 - Năm 2012) ĐS: n = 7; 35 16 x5. Câu 13. Chứng minh rằng: 1 2 C1 2n + 1 4 C3 2n + 1 6 C5 2n + : : : + 1 2n C2n−1 2n = 22n−1 − 1 2n + 1 . (Đề tuyển sinh ĐH - CĐ Khối A - Năm 2007) HD: Xét ∫ 1 0 (1 + x)2n − (1 − x)2n 2 dx. Câu 14. Tìm hệ số của số hạng chứa x10 trong khai triển nhị thức Niutơn của (2+x)n, biết: 3nC0n − 3n−1C1n+ 3n−1C2n − 3n−3C3n + : : : + (−1)nCn n = 2048: (Đề tuyển sinh ĐH - CĐ Khối B - Năm 2007) ĐS: n = 11;C10 11 :2 = 22. Câu 15. Tìm hệ số của x5 trong khai triển thành đa thức của: x(1 − 2x)5 + x2(1 + 3x)10. (Đề tuyển sinh ĐH - CĐ Khối D - Năm 2007) ĐS: (−2)4C4 5 + 33C3 10 = 3320. Câu 16. Tìm hệ số của số hạng chứa x26 trong khai triển nhị thức Niutơn của   1 x4 + x7   n , 44
  • 65. 1.5 Nhị thức Newton GV: Hồ Sỹ Trường 2n+1 + C2 2n+1 + : : : + Cn 2n+1 = 220 − 1. (Đề tuyển sinh ĐH - CĐ Khối A - Năm biết rằng C1 2006) ĐS: n = 10;C6 10 = 210. Câu 17. Tìm số nguyên dương n sao cho C1 2n+1 − 2:2C2 2n+1 + 3:22C3 2n+1 − 4:23C4 2n+1 + : : : + (2n + 1):22nC2n+1 2n+1 = 2005: (Đề tuyển sinh ĐH - CĐ Khối A - Năm 2005) ĐS: n = 1002. Câu 18. Tìm số hạng không chứa x trong khai triển nhị thức Niutơn của   3 √ x + 1 √ 4 x   7 với x > 0. (Đề tuyển sinh ĐH - CĐ Khối D - Năm 2004) ĐS: C4 7 = 35. Câu 19. Tìm hệ số của số hạng chứa x8 trong khai triển nhị thức Niutơn của   1 x3 + √ x5   n , biết rằng Cn+1 n+4 − Cn n+3 = 7(n + 3): (Đề tuyển sinh ĐH - CĐ Khối A - Năm 2003) ĐS: n = 12;C4 12 = 495. Câu 20. Cho n là số nguyên dương. Tính tổng C0n + 22 − 1 2 C1n + 23 − 1 3 C2n+ : : : + 2n+1 − 1 n + 1 Cn n : (Đề tuyển sinh ĐH - CĐ Khối B - Năm 2003) ĐS: 3n+1 − 2n+1 n + 1 . Sử dụng ∫ 2 1 (1 + x)ndx. Câu 21. Với n là số nguyên dương, gọi a3n−3 là hệ số của x3n−3 trong khai triển thành đa thức của (x2 + 1)n(x + 2)n. Tìm n để a3n−3 = 26n. (Đề tuyển sinh ĐH - CĐ Khối D - Năm 2003) ĐS: n = 5. ( Câu 22. Cho khai triển nhị thức: 2 x1 2 + 2 x 3 )n = C0n ( 2 x1 2 )n + C1n ( 2 x1 2 )n−1 ( 2 x 3 ) + : : :+Cn−1 n ( 2 x1 2 ) ( 2 x 3 )n−1 +Cn n ( 2 x 3 )n (n là số nguyên dương). Biết rằng trong khai triển đó C3n= 5C1n và số hạng thứ tư bằng 20n, tìm n và x. (Đề tuyển sinh ĐH - CĐ Khối A - Năm 2002) 45
  • 66. 1.5 Nhị thức Newton GV: Hồ Sỹ Trường ĐS: n = 7; x = 4. Câu 23. Tìm số nguyên dương n sao cho: C0n + 2C1n + 4C2n + : : : + 2nCn n = 243. (Đề tuyển sinh ĐH - CĐ Khối D - Năm 2002) ĐS: n = 5. 46
  • 67. Chương 2 XÁC SUẤT 47