SlideShare a Scribd company logo
1 of 11
Ánh Pãnk
Tiếng Việt 1:
Câu 1: Đơn vị cấu tạo từ
Đơn vị cấu tạo từ là hình vị. Hãy phân biệt hình vị với âm tiết để lí
giải rằng đơn vị cấu tạo từ là hình vị chứ không phải âm tiết ?
Khái niệm hình vị : Hình vị do âm vị tạo nên, hình vị là đơn vị ngôn ngữ
nhỏ nhất có nghĩa tham gia vào các phương thức cấu tạo để sản sinh ra từ.
Khái niệm âm tiết: Âm tiết là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất do hai hoặc nhiều
âm vị kết hợp lại mà thành, đồng thời là đơn vị phát âm nhỏ nhất.
“ Không/ có/ gì/ quý/ hơn/ độc/ lập/ tự/ do” có chín âm tiết.
Để phân biệt một cách rõ ràng hình vị là đơn vị cấu tạo của từ mà
không phải là âm tiết, ta thấy rằng:
Truyền thống ngữ văn của người Việt quen thuộc với khái niệm tiếng và
đơn vị tiếng gần như đồng nhất với âm tiết. Mỗi âm tiết như một thành tố
có tính độc lập tạo từ. Điều này có nghĩa là truyền thống ngữ văn của
người Việt nghiêng về miêu tả cấu trúc âm thanh. Một đơn vị được xuất
hiện với tư cách từ cần phải có điều kiện quan trọng nhất là mang nghĩa.
Do đó, đơn vị từ hay âm tiết muốn xuất hiện trong hệ thốn ngôn ngữ,
chúng cần phải có sự chuẩn hóa về chức năng để trở thành một đơn vị
mới, khác biệt về chất, đó là hình vị bởi nó đáp ứng đủ cả hai mặt: âm
thanh và ý nghĩa.Trong khi đó đơn vị âm tiết chỉ bộc lộ thuần thúy mặt
ngữ âm.
Vì vậy, hình vị là đơn vị cấu tạo từ chứ không phải âm tiết.
Nghĩa của hình vị biểu hiện rất linh hoạt ( 5 loại nghĩa ). Vì vậy nghĩa
của hình vị cần được hiểu một cách linh hoạt như biểu hiện của nó.
Đặc trưng có nghĩa của hình vị cần hiểu một cách linh hoạt thích ứng với
những kiểu biểu hiện khác nhau của nó như:
Nghĩa từ vựng chân chính: Là nghĩa của các hình vị tạo nên từ đơn, bản
thân hình vị mang đầy đủ nghĩa của từ.
Ví dụ: Đen, trắng, đẹp, xấu,..
Nghĩa tiềm tàng: Là nghĩa hình vị mang gốc Hán trong các từ ghép. Các
hình vị này có nghĩa nhưng nghĩa đó chỉ được bộc lộ trong từ ghép.
Ví dụ: sơn thủy, vô biên, gia vị, tổ quốc,..
Nghĩa bổ sung phân biệt: Là nghĩa của các hình vị thứ 2 trong từ láy hoặc
từ ghép .
Ví dụ: xấu xí ( ngoại hình ) >< xấu xa ( tính cách )
Nghĩa ngữ dụng, nghĩa hình thái: Bộc lộ trạng thái, cảm xúc, sự đánh giá,..
Ví dụ: Ăn bún cơ ( “cơ” ), vui quá ( “quá”) ,…
Nghĩa ngữ pháp: Thể hiện chức năng ngữ pháp
Ví dụ: Sẽ, đang, và, cùng, sắp,..
Khái niệm: Từ đơn, từ láy, từ ghép theo quan điểm hình vị cho ví dụ
minh họa
Khái niệm từ đơn: Từ đơn là những từ có một hình vị. Đây là những từ
được tạo ra theo phương thức từ hóa hình vị.
Ví dụ: Đen, trắng, đẹp, xấu,.. hình thành do sự từ hóa các hình vị đen,
trắng, đẹp, xấu,…
- Có hai loại từ đơn: Từ đơn đơn âm và từ đơn đa âm
Từ đơn đơn âm: Từ đơn phổ biến tồn tại dưới dạng gồm 1 âm tiết-1 hình
vị.
Ví dụ: xe, đạp, hoa,..
Từ đơn đa âm: .Là từ đơn mà ở đó hai hay nhiều âm tiết “vô nghĩa” hợp
lại với nhau tạo ra một từ có nghĩa. Chúng có thể là từ thuần Việt, từ gốc
Hán, từ gốc Ấn Âu. Các loại từ đơn đa âm tiết có thể là tên phiên âm
tiếng nước ngoài, mỗi một âm tiết được viết cách nhau bằng dấu “-”.
Ví dụ: mồ hôi, sầu riêng, ra-da, ti-vi,…
Khái niệm từ láy: Là những từ được tạo ra theo phương thức láy. Phương
thức láy là phương thức lặp lại toàn bộ hay bộ phận hình thức âm tiết của
hình vị cơ sở, tạo ra một hoặc nhiều hình vị mới giống nó toàn bộ hoặc bộ
phận về mặt âm thanh. Tất cả các hình vị này mang cấu tạo và chức năng
của một từ.
Ví dụ: nhanh nhẩu, cỏn con, sạch sành sanh,…
*Phân loại từ láy thành từng loại khác nhau từ lớn đến nhỏ, căn cứ vào số
lượng các âm tiết, người ta chia thành các loại lớn: từ láy đôi, từ láy ba,
từ láy tư ( Cách phân loại này chỉ tương đối và khó bao quát hết các kiểu,
dạng từ láy).
Ví dụ: Láy đôi: xanh xanh, vui vui, nằng nặng,..
Láy ba: khít khìn khịt, tí tì ti, sát sàn sạt,..
Láy tư: bổi hổi bồi hồi, ngớ nga ngớ ngẩn, cảu nhảu càu nhàu,…
*Để tiếp tục phân loại các từ láy đôi, người ta căn cứ vào mức độ láy từ
đó chia thành:
-Từ láy toàn bộ: Toàn bộ âm tiết của hình vị gốc được giữ nguyên
Ví dụ: xa xa, ngày ngày,..
-Từ láy bộ phận: Cái được giữ lại là phụ âm đầu hoặc là phần vần
Ví dụ: đẹp đẽ, xinh xắn, gọn gàng,..
* Chú ý dạng biến thể của từ láy toàn bộ:
- Láy đôi toàn bộ có biến thanh ( Ví dụ: đo đỏ, nhè nhẹ, trăng trắng,..)
* Dựa vào tiêu chí cái được giữ lại trong âm tiết, người ta chia từ láy bộ
phận thành:
- Từ láy âm: Cái được giữ lại là phụ âm đầu( Ví dụ: mếu máo, ngơ
ngác,…)
- Từ láy vần: Cái được giữ lại là vần ( Ví dụ: lao xao, chênh vênh,…)
Khái niệm từ ghép: Là sự kết hợp của hai hay hơn hai hình vị, trong đó
nghĩa của một từ ghép có được thường thông qua thao tác khái quát tổng
hợp mà không phải đơn thuần là phép cộng ý nghĩa của các hình vị lại với
nhau.
Ví dụ: Năm tháng( Không phải năm= 365 ngày + tháng= 30 ngày, mà ở
đây chỉ thời gian nói chung ).
Ruột thịt là chung máu mủ, rất thân thiết.
* Từ ghép gồm hai loại:
- Ghép hợp nghĩa ( Ghép đẳng lập ): Là từ ghép mà các hình vị của nó có
quan hệ bình đẳng, cùng phối hợp với nhau tạo ra nghĩa chung cho từ.
Đặc trưng chung là biểu thị những sự vật, hiện tượng mang tính tổng loại,
khái quát.
Ví dụ: Ăn uống, cha mẹ, anh em,…
- Ghép phân nghĩa ( Ghép chính phụ): Là từ ghép mà các hình vị của nó
phân biệt với nhau về chức năng, có hình vị mang chức năng sắc thái hóa
ý nghĩa của sự vật, hiện tượng được biểu thị, gọi tên.
Ví dụ: vùng trời, huấn luyện viên, xe đạp,…
Câu 2: Từ đơn đơn âm khác từ đơn đa âm như thế nào? Từ đơn đa
âm thường bị nhầm với từ láy hoặc từ ghép. Vì sao ?
Khái niệm từ đơn: Từ đơn là những từ có một hình vị. Đây là những từ
được tạo ra theo phương thức từ hóa hình vị.
Ví dụ: Đen, trắng, đẹp, xấu,…
Phân biệt từ đơn đơn âm và từ đơn đa âm:
Từ đơn đơn âm: Từ đơn phổ biến tồn tại dưới dạng gồm 1 âm tiết-1 hình
vị.
Ví dụ: xe, đạp, hoa,..
Từ đơn đa âm: .Là từ đơn mà ở đó hai hay nhiều âm tiết “vô nghĩa” hợp
lại với nhau tạo ra một từ có nghĩa. Chúng có thể là từ thuần Việt, từ gốc
Hán, từ gốc Ấn Âu. Các loại từ đơn đa âm tiết có thể là tên phiên âm
tiếng nước ngoài, mỗi một âm tiết được viết cách nhau bằng dấu “-”.
Ví dụ: mồ hôi, sầu riêng, ra-da, ti-vi,…
Từ đơn đa âm thường bị nhầm với từ láy hoặc từ ghép, vì :
Ba phương thức cấu tạo từ chủ yếu trong Tiếng Việt ( từ hóa hình vị, láy
hình vị và ghép hình vị) tạo ra các lớp từ tương ứng trong ngôn ngữ.
Có thể nhìn nhận các trường hợp trên là những sản phẩm dở dang của
một tiến trình vận động cấu tạo từ chưa kết thúc hoặc có thể xem chúng
nằm ở vùng giao thoa giữa hai vận động cấu tạo khác nhau. Chỉ có cách
đánh giá đó mới tiếp cận được ý nghĩa của từ và sử dụng nó một cách
đúng đắn trong giao tiếp.
Câu 3: Có năm hiện tượng trung gian của từ Tiếng Việt. Hãy trình
bày năm hiện tượng đó.
Trường hợp 1: Các từ có cấu tạo: vung vẩy, nhảy nhót, nước non,mơ
mộng,..là những từ ghép thực sự nhưng ngẫu nhiên có hình thức láy.
Trường hợp 2: Các từ như : Chân chính, trung trực, thành thực,.. Đây là
những từ ghép mà việc chứng minh nghĩa của từng hình vị mang gốc Hán
nghĩa tương đối mơ hồ. Trong cảm nhận của người sử dụng ngôn ngữ
bình thường , chúng được hiểu như những từ láy ( Sự ngộ nhận). Có thể
xếp chúng vào nhóm này những từ như: linh tính, bảo bối,tướng tá,..
Trường hợp 3: Các từ như: ba ba, cào cào, đu đủ, chôm chôm,…Các đơn
vị này mang hình thức của một từ láy nhưng hoạt động như một danh từ
định danh . Có thể coi là những từ đơn đa âm tiết với chức năng gọi tên
sự vật trong thực tế khách quan.
Trường hợp 4: Các từ như : ao ước, ồn ào. yên ắng, ấm ức,… Ngữ âm
học cho đây là các từ láy nếu chấp nhận sự tồn tại của một âm vị đặc biệt
gọi là âm tắc thanh hầu. Âm này có cao độ và cường độ quá nhỏ chỉ tồn
tại trong khoang hầu. Chúng không được thính giác cảm nhận nên không
được thể hiện trên chữ viết.
Trường hợp 5: Các từ như: cồng kềnh, quanh co, cút kít,..Đây là các từ
láy mà chữ viết phản ánh không trung thành với bản chất âm thanh của
chúng.
Câu 4: Khái niệm từ đồng nghĩa, đa nghĩa, trái nghĩa, đồng âm. Cho
ví dụ?
Khái niệm từ đồng nghĩa: Những từ được coi là đồng nghĩa khi giữa
chúng đồng nhất với nhau ít nhất một nét nghĩa cơ bản, các nét nghĩa còn
lại của mỗi từ phải không được loại trừ lẫn nhau. Điều kiện tiên quyết để
hai từ đồng nghĩa là chúng cùng phải thuộc về một trường.
Ví dụ: Con lợn- con heo, xe lửa-tàu hỏa,...
Phân loại đồng nghĩa:
* Đồng nghĩa hoàn toàn ( Nhưng khác nhau về phạm vi sử dụng ):
Là những từ đồng nhất với nhau về nghĩa biểu vật, ý nghĩa niệm và ý
nghĩa biểu thái, chỉ khác nhau về phạm vi sử dụng và kết cấu cú pháp.
Thuộc về trường hợp này là các cặp từ tương đương giữa từ toàn dân với
từ địa phương , giữa từ thuần Việt với từ Hán Việt.
Ví dụ: lợn-heo, vừng-mè, dòng biển-hải lưu, sử dụng-dùng,..
* Đồng nghĩa không hoàn toàn (Khác nhau về một thành phần nghĩa) :
Khác nhau về nghĩa biểu vật: Các từ trong dãy đồng nghĩa cùng đề cập
đến một tính chất nhưng mỗi đơn vị từ lại biểu thị một hoặc một số sự vật
khác nhau.
Ví dụ: Nhăn: Nhăn nhó(mặt), nhăn nhúm(đồ vật, vải), nhăn nheo (da
người già )
Xấu: Xấu xí(ngoại hình), xấu xa(tính cách)
Khác nhau về nét nghĩa nào đó trong cấu trúc nghĩa biểu niệm, điển hình
cho các kết cấu đồng nghĩa.
Ví dụ: Khiêng - Vác đều chỉ động mang đồ vật. Nhưng “khiêng” là hành
động mang đồ vật với sự cộng tác của người khác, với hai tay đặt vào vật
mà nhấc nó khỏi mặt đất; còn “vác” là mang đồ vật bằng cách đặt lên vai.
Khái niệm từ đa nghĩa: Là hiện tượng một từ có nhiều nghĩa, các
nghĩa của từ có liên quan với nhau. Hay hiểu cách khác, đó là từ có một
nghĩa gốc va một hay một số nghĩa chuyển.
Ví dụ: Với từ “ăn”:
Ăn cơm: cho đồ ăn vào cơ thể để nuôi sống
Ăn ảnh: Vẻ đẹp được thể hiện trong ảnh
Ăn cưới: Ăn cỗ nhân dịp đám cưới
Khái niệm từ trái nghĩa: Từ trái nghĩa là các đơn vị từ vựng biểu thị
những khái niệm đối lập nhưng lại có liên quan với nhau. Tương tự từ
đồng nghĩa, điều kiện đầu tiên để hai từ trái nghĩa nhau là chúng cùng
thuộc về một trường.
Ví dụ: Đẹp-xấu, giàu-nghèo, già-trẻ,...
* Cấu tạo:
- Dùng các từ có hình thức khác nhau nhưng chứa đựng các khái niệm
tương phản
Ví dụ: Thẳng-cong, dày-mỏng, no-đói, xa-gần,..
- Dùng phương thức láy để tạo cặp trái nghĩa
- Dùng các hình vị mang nghĩa phủ định ( Không, chẳng, bất, phi, phản,
vô) để tạo từ đối lập với từ đã cho.
Ví dụ: Đi-không đi, biết-chẳng biết, hợp pháp-phi pháp, duyên-vô
duyên,...
Khái niệm từ đồng âm: Là những từ giống nhau về hình thức ngữ âm
nhưng khác nhau về ý nghĩa.
Ví dụ: Chân trời ( điểm cuối cùng của bầu trời); Chân bàn ( Vật tiếp xúc
với mặt đất); Chân của bạn Ánh ( Chân người, nâng đỡ cơ thể ) -> Cùng
cách phát âm nhưng mỗi từ chân qua ví dụ là khác nhau.
* Các loại từ đồng âm:
Từ đồng âm ngẫu nhiên: Là hai hoặc nhiều từ có hình thức ngữ âm ngẫu
nhiên giống nhau, nhưng giữa chúng không hề có mối quan hệ nào về ý
nghĩa. Chúng vốn là những từ hoàn toàn khác nhau. Nó được coi là loại
từ đồng âm tiêu biểu nhất, điển hình nhất.
Ví dụ: Bay(động từ): Chim bay - bay(danh từ): Cái bay
Bàn(động từ): Bàn việc- bàn(danh từ): Cái bàn
Từ đồng âm ít nhiều có cơ sở, có căn cứ:
- Trước hết là những từ đồng âm do tách rời nghĩa của một từ nhiều nghĩa
ra. Một nghĩa nào đó của từ nhiều nghĩa, nếu như ta không xác lập được
mối liên hệ giữa nó với các nghĩa khác thì coi đó là từ đồng âm.
Ví dụ: Qùa ( món ăn vặt hàng ngày- ăn quà ) - Qùa ( vật tặng người thân-
quà tặng )
Ăn ( hoạt động đưa thức ăn vào miệng- ăn cơm) - Ăn ( vừa khít-
phanh ăn)
- Bên cạnh đó là trường hợp “Đồng âm khác loại” là từ thuộc nhiều từ
loại
Ví dụ: Cuốc (Danh từ- cái cuốc) - Cuốc ( Động từ- cuốc đất )
Thịt ( Danh từ - miếng thịt) - Thịt ( Động từ- Thịt con vật )
Câu 5: Từ đồng nghĩa không hoàn toàn có hai loại. Hãy trình bày
chúng. Chọn hai từ đồng nghĩa và giải nghĩa chúng.
* Đồng nghĩa không hoàn toàn (Khác nhau về một thành phần nghĩa) :
Khác nhau về nghĩa biểu vật: Các từ trong dãy đồng nghĩa cùng đề cập
đến một tính chất nhưng mỗi đơn vị từ lại biểu thị một hoặc một số sự vật
khác nhau.
Ví dụ: Nhăn: Nhăn nhó(mặt), nhăn nhúm(đồ vật, vải), nhăn nheo (da
người già )
Xấu: Xấu xí(ngoại hình), xấu xa(tính cách)
Khác nhau về nét nghĩa nào đó trong cấu trúc nghĩa biểu niệm, điển hình
cho các kết cấu đồng nghĩa.
Ví dụ: Khiêng - Vác đều chỉ động mang đồ vật. Nhưng “khiêng” là hành
động mang đồ vật với sự cộng tác của người khác, với hai tay đặt vào vật
mà nhấc nó khỏi mặt đất; còn “vác” là mang đồ vật bằng cách đặt lên vai.
Thi đua- gang đua đều chỉ hành động cạnh tranh. Nhưng “ganh
đua” cạnh tranh mạnh mẽ và mang sắc thái xấu, vụ lợi cá nhân ; còn “thi
đua” cạnh tranh lành mạnh, mục đích tốt.
* Ví dụ hai từ đồng nghĩa và giải thích:
Siêng năng - cần cù : Đều chỉ tính năng chăm chỉ
Chết- Hi sinh : Đều chỉ những người hùng đã hi sinh anh dũng trong
chiến đấu. Từ “chết” và từ “hi sinh” đều mang nghĩa giống nhau là đều
nói đến cá thể người bị mất đi. Tuy nhiên trong trường hợp này khi sử
dụng từ “hi sinh” sẽ nói giảm nói tránh đi sự nặng nề, đau thương, cùng
với đó thể hiện nên cảm xúc tiếc thương và kính trọng. Còn từ “chết” là
nói đến một sự ra đi bình thường, đúng với quy luật sinh lão bệnh tử.
Thiết lập bối cảnh loại trừ nhau ( Những câu mà chỉ dùng được một
trong hai từ vì sự khác nhau về ý nghĩa của những từ đó ) để phân
biệt cách dùng hai từ đồng nghĩa đó.
Ví dụ 1: Tặng- cho
Tặng : Trao cho nhằm khen ngợi, khuyến khích hoặc tỏ lòng quý mến
Cho : Chuyển cái của mình thành của người khác
“Tặng” và “cho” đều chuyển cái gì thuộc quyền sở hữu của mình thành
của người khác mà không đổi lấy thứ gì.
Một cách dễ hiểu hơn, trong một mối quan hệ yêu đương, khi bạn trai
“tặng” cho bạn gái một viên kẹo sẽ thể hiện sự trân trọng và yêu quý món
quà đó, bạn nữ có thể sẽ giữ làm kỉ niệm và không muốn chia sẻ cho ai.
Còn trong mối quan hệ bạn bè, khi bạn nam “cho” bạn nữ một viên kẹo,
bạn nữ sẽ coi đó là một viên kẹo bình thường, có thể chia sẻ cho cho bất
cứ ai.
Câu 6: Trường nghĩa biểu vật, biểu niệm, hình thức là gì? Vận dụng
kiến thức trường nghĩa vào việc dạy Tiểu học như thế nào?
Câu 6: Trường nghĩa biểu vật, biểu niệm, hình thức là gì? Vận dụng
kiến thức trường nghĩa vào việc dạy Tiểu học như thế nào?
Khái niệm về trường nghĩa: Trường nghĩa là một tập hợp đồng nhất với
nhau ở một nét nghĩa tổng quát, mang tính chất của một hệ thống con
nằm trong hệ thống từ vựng lớn.
Khái niệm trường nghĩa biểu vật: Là một tập hợp những từ đồng nghĩa
về ý nghĩa biểu vật. Để xác lập trường nghĩa biểu vật, người ta chọn một
danh từ để biểu thị sự vật gốc, rồi trên cơ sở đó tiến hành thu nhập các từ
ngữ có phạm vi biểu vật với danh từ được chọn làm gốc.
Mỗi trường nghĩa biểu vật được thiết lập dựa trên một hoặc một số thuộc
tính khách quan chung nhất của sự vật được các từ biểu thị.
Ví dụ : Trường biểu vật chỉ tay người gồm:
Các bộ phận: cánh tay, bắp bay, cổ tay, bàn tay, móng tay,…
Các đặc trưng, tính chất chất của tay: Dài, ngắn, búp măng, gân guốc,
mềm mại,…
Các hoạt động cơ bản: Cầm, ôm, nắm, viết, dắt,…
Lưu ý về trường nghĩa biểu vật:
So sánh các trường biểu vật lớn với nhau cũng như so sánh các trường
biểu vật nhỏ trong trường biểu vật lớn, chúng ta thấy chúng khác nhau về
số lượng từ ngữ và về tổ chức.
Có từ chỉ xuất hiện trong một trường biểu vật, có từ xuất hiện trong nhiều
trường biểu vật
Vì có trường hợp các từ đi vào nhiều trường cho nên các trường biểu vật
có thể thẩm thấu vào nhau, giao thoa vào nhau.
Quan hệ của các từ ngữ đối với một trường biểu vật là không giống nhau
có những từ gắn bó rất chặt với trường, chỉ xuất hiện trong trường; có
những từ gắn bó lỏng lẻo hơn.
Khái niệm về trường nghĩa biểu niệm: Là tập hợp các từ ngữ có chung
nét nghĩa lớn nhất trong cấu trúc nghĩa biểu niệm của đơn vị .
Khác với trường nghĩa biểu vật dựa vào những đặc tính khách quan thực
tiễn nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người, trường nghĩa biểu niệm
luôn tiềm tàng bộc lộ nhận thức và đánh giá.
Ví dụ: Trường nghĩa biểu niệm của từ “che”, ta sẽ thấy có một sự tiến lên
về quá trình nhận thức như sau:
“Che” làm cho không bị tác động từ bên ngoài (Ví dụ: che nắng, che
mưa,…)
Do đó, từ “che” có rất nhiều trường nghĩa biểu niệm khác nhau
Bởi vậy, cũng giống như trường nghĩa biểu vật, các trường nghĩa biểu
niệm có thể giao thoa với nhau, thẩm thấu vào nhau.
Khái niệm trường nghĩa liên tưởng: Là tập hợp các từ có chung một nét
nghĩa ấn tượng tâm lí được một từ gợi ra.
Trong trường liên tưởng, sự gắn kết các đơn vị lại với nhau chịu sự tác
động và chi phối đồng thời của hai nhân tố là ngôn ngữ và tâm lí. Do vậy,
trường liên tưởng thường có tính ngẫu hứng, bất ngờ và được triển khai
trên phạm vi lựa chọn rộng. Tùy theo đối tượng tiếp nhận mà ta có thể
xây dựng trường liên tưởng gần, xa, cách điệu,…
Ví dụ: Trường từ vựng “gia đình” gồm:
Liên tưởng đến mối quan hệ trong gia đình: ông bà, cha mẹ, anh chị em,
cô dì, chú bác,…
Liên tưởng về các hoạt động: chăm sóc, dạy dỗ, nuôi dưỡng,…
Liên tưởng về địa điểm của gia đình: phòng khách, phòng ngủ, phòng
ăn,…
Liên tưởng về tính chất: yêu thương, đùm bọc,…
Vận dụng kiến thức trường nghĩa vào việc dạy Tiểu học :
Là cơ sở cho việc cung cấp từ theo đề tào và chủ đề. Đây là một trong
những giải pháp tối ưu nhằm mở rộng vốn từ và hiểu biết cho đối tượng
học sinh. Thông qua một trường nghĩa cụ thể người ta đồng thời huy
động được hàng loạt đơn vị từ các số lượng lớn. Đặc biệt khi xác lập
được mối liên hệ về ngữ nghĩa giữa chúng. Giá trị của mỗi từ sẽ được làm
nổi bật và đó là cơ sở đầu tiên cho việc sử dụng từ đúng đắn, chính xác.
Trường nghĩa sẽ giúp giải thích nhiều hiện tượng nói năng, nhất là trong
phạm vi lời nói nghệ thuật . Ở đây, các từ không phải tồn tại với ý nghĩa
tự thân mà được đặt trong bối cảnh chung của câu văn. Khi đó giữa chúng
sẽ xuất hiện quan hệ tương hỗ, từ đứng trước làm tiền đề cho từ đứng sau,
từ này làm nổi bật nghĩa của từ kia. Tất cả đơn vị sẽ cộng hưởng để tạo ra
một chỉnh thể nội dung nghệ thuật.
Bên cạnh đó, còn giúp học sinh làm giàu vốn từ ngữ cụ thể là:
- Chính xác hóa vốn từ (dạy nghĩa từ): Là giúp học sinh có thêm những từ
mới, những nghĩa mới của từ đã học, thấy được tính nhiều nghĩa và sự
chuyển nghĩa của từ.
- Hệ thống hóa vốn từ: Gíup học sinh sắp xếp vốn từ thành một trật tự
nhất định trong trí nhớ của mình để có thể ghi nhớ từ nhanh, nhiều và tạo
ra được tính thường trực của từ.
Câu 7: Từ đa nghĩa khác từ đồng âm hãy phân biệt chúng. Cho ví dụ
Giống nhau: Cả hai đều có hình thức âm thanh giống nhau về cách đọc
và viết
Khác nhau:
Từ đa nghĩa:
Về khái niệm: Là hiện tượng một từ có nhiều nghĩa, các nghĩa của từ có
liên quan với nhau.
Khả năng thay thế của từ: Có thể thay thế được khi từ nghĩa đa nghĩa
được sử dụng với nghĩa chuyển bằng một từ khác
Có nghĩa khác nhau nhưng vẫn liên quan nào đó về nghĩa gốc.
Ví dụ: Cánh đồng lúa “chín” vàng : Ở giai đoạn phát triển đầy đủ nhất,
thường có màu đỏ hoặc vàng, có hương thơm. -> Từ “chín” ở đây mang
nghĩa gốc.
Thời cơ đã “chín”, toàn dân chuẩn bị kháng chiến: Thể hiện sự
chuẩn bị kĩ lưỡng, kín đáo, đầy đủ mọi khía cạnh. -> Từ “chín” ở đây
mang nghĩa chuyển, có thể thay thế bằng từ “đến”.
Từ đồng âm:
Về khái niệm: Là những từ giống nhau về hình thức ngữ âm nhưng khác
nhau về ý nghĩa.
Khả năng thay thế của từ: Không thể thay thế được vì mỗi từ đồng âm
bản thân nó luôn mang nghĩa gốc.
Ví dụ: Cây “cầu” này mới được xây gần đây giúp người dân đi lại thuận
tiện hơn. -> Từ “cầu” để chỉ vật hay công trình xây dựng bắc ngang sông
hay nối liền hai địa điểm khác nhau
Đội bóng này có rất nhiều “cầu” thủ giỏi. -> Từ “cầu” ở đây là để
chỉ một bộ môn thể thao.
Ở trường hợp này đều là từ “cầu” nhưng nghĩa của chúng không hề giống
nhau.
Bên cạnh đó, từ đồng âm rất đa dạng gồm hai loại: Từ đồng âm ngẫu
nhiên và từ đồng âm ít nhiều có căn cứ, có cơ sở.
* Các loại từ đồng âm:
Từ đồng âm ngẫu nhiên: Là hai hoặc nhiều từ có hình thức ngữ âm ngẫu
nhiên giống nhau, nhưng giữa chúng không hề có mối quan hệ nào về ý
nghĩa. Chúng vốn là những từ hoàn toàn khác nhau. Nó được coi là loại
từ đồng âm tiêu biểu nhất, điển hình nhất.
Ví dụ: Bay(động từ): Chim bay - bay(danh từ): Cái bay
Bàn(động từ): Bàn việc- bàn(danh từ): Cái bàn
Từ đồng âm ít nhiều có cơ sở, có căn cứ:
- Trước hết là những từ đồng âm do tách rời nghĩa của một từ nhiều nghĩa
ra. Một nghĩa nào đó của từ nhiều nghĩa, nếu như ta không xác lập được
mối liên hệ giữa nó với các nghĩa khác thì coi đó là từ đồng âm.
Ví dụ: Qùa ( món ăn vặt hàng ngày- ăn quà ) - Qùa ( vật tặng người thân-
quà tặng )
Ăn ( hoạt động đưa thức ăn vào miệng- ăn cơm) - Ăn ( vừa khít-
phanh ăn)
- Bên cạnh đó là trường hợp “Đồng âm khác loại” là từ thuộc nhiều từ
loại
Câu 8: Cụm từ cố định là gì? Cụm từ cố định có mấy loại.
Khái niệm cụm từ cố định ( Ngữ cố định ): Trong bất kì ngôn ngữ nào
cũng tồn tại một kiểu đơn vị tương đương từ gọi là ngữ cố định. Ngữ cố
định là những tập hợp và những kết cấu bao gồm nhiều từ nhưng mang
thuộc tính độc lập, ổn định và cách thức sử dụng tương đương như từ.
Căn cứ vào mức độ của tính thành ngữ, người ta chia ngữ cố định thành
hai loại là: quán ngữ và thành ngữ.
Quán ngữ: Là những tổ hợp bao gồm những từ liên kết với nhau chặt chẽ
thành khối, dùng để liên kết các câu, các đoạn, để đưa đẩy, rào đón, hoặc
để nhấn mạnh một ý nào đó. Gồm: Quán ngữ dùng trong văn viết (nói
tóm lại, trở lên trên, dưới đây là, một mặt thì,…) , quán ngữ dùng trong
văn nói (của đáng tội,nói vô phép, khổ một nỗi là, nói (...) bỏ qua cho,
chẳng nước non gì, đùng một cái,...)
Thành ngữ: Điển hình nhất của ngữ cố định là thành ngữ. Thành ngữ là
đơn vị đặc trưng của ngữ cố định về tính ổn định trong cấu tạo và giá trị
biểu trưng về mặt nghĩa.
Ví dụ: ngã vào võng đào, con gái rượu, nhà tranh vách đất, áo mảnh quần
mảnh, nợ như chúa chổm, nước đổ lá khoai, miệng hùm gan sứa, kẻ Tấn
người Tần...
Có rất nhiều cách phân loại thành ngữ. Mỗi cách phân loại đề có một căn
cứ, một cơ sở riêng. Căn cứ nội dung và hình thức âm thanh của thành
ngữ người ta phân thành ngữ tiếng Việt thành các loại cơ bản sau: thành
ngữ so sánh, thành ngữ đối, thành ngữ điệp, thành ngữ tự do.
- Thành ngữ so sánh
Loại này bao gồm những thành ngữ có cấu trúc là một kết cấu so sánh.
Ví dụ: lạnh như tiền, rách như tổ địa, cưới không bằng lại mặt ...
Mô hình tổng quát của thành ngữ so sánh giống như cấu trúc so sánh
thông thường khác.
Ở đây:
A s B
A: về được so sánh
s: từ so sánh
B: vế đưa ra để so sánh
Tuy vậy, sự hiện diện của thành ngữ so sánh trong tiếng Việt khá đa dạng,
không phải lúc nào ba thành phần trong cấu trúc của thành ngữ cũng phải
đầy đủ.
- Thành ngữ đối
Là các thành ngữ bao gồm hai vế đối ý với nhau. Sự đối ý đó được xác
lập nhờ thuộc tính tương đồng về ngữ pháp.
Ví dụ: mẹ/con; tròn/vuông (mẹ tròn con vuông)
- Thành ngữ điệp
Là các thành ngữ được xây dựng bằng cách lập lại một đơn vị từ vựng và
phối hợp với thành ngữ đối. Đặc điểm cơ bản nhất của thành ngữ là yếu
được lặp lại thường được đặt ở đầu vế, cũng tức là đầu thành ngữ. Chính
vì thế nội dung của thành ngữ điệp thường miêu tả sự vật trong trạng thái
nhấn mạnh sự tương phản, hoặc nhấn mạnh mức độ của chúng.
b4. Thành ngữ tự do
Là các thành ngữ mang kết cấu của một câu tương đối trọn vẹn về cú
pháp. Nó vốn là những lời nói bình thường trong dân gian nhưng do tính
đúng đắn, chân lí nên đã được cố định dưới dạng một thành ngữ. Ví dụ:
môi hở răng lạnh; răng cắn phải lưỡi; ruột để ngoài da; nói toạc móng heo;
tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa; khôn từng xu ngu vạn bạc; tham thì thâm; rung
cây dọa khi; rán sành ra mỡ; đem con bỏ chợ, mèo mù vớ cá rán...
Ví dụ: sư tử Hà Đông; lọt mắt xanh; tái ông thất mã; oan Thị Kính; lá
thắm chỉ hồng
Câu 9: Thành ngữ là gì? Nêu cơ chế giải nghĩa thành ngữ và cho ví
dụ?
 Thành ngữ là : Điển hình nhất của ngữ cố định là thành ngữ .
Thành ngữ là đơn vị đặc trưng của ngữ cố định về tính ổn định
trong cấu tạo và giá trị biểu trưng về mặt nghĩa .
 Phân loại : Có nhiều cách phân loại thành ngữ . Mỗi cách phân loại
đều có một căn cứ , một cơ sở riêng . Căn cứ nội dung và hình thức
âm thanh của thành ngữ người ta phân thành ngữ tiếng việt thành
các loại cơ bản sau:
+ Thành ngữ so sánh
+ Thành ngữ đối
+Thành ngữ điệp
+ Thành ngữ tự do
 Cơ chế giải nghĩa thành ngữ :
- Thành ngữ có cấu trúc ý nghĩa đặc thù so với các từ bình
thường khác trong từ vựng tiếng việt , vì vậy cơ chế giả nghĩa
của nó cũng rất đặc biệt . Giải nghĩa thành ngữ phãouaats phát
từ nghĩa đen ( ý nghĩa trừu tượng khái quát ). Nghĩa đen phải
được chi tiết hoá và chính xác hoá mới có thể tiếp cận được
nghĩa bóng một cách sâu sắc và toàn diện . Nghĩa bóng là nghĩa
cuối cùng của thành ngữ .
 Cho ví dụ :
Ví dụ : Nước đổ lá khoai , ngã vào võng đào , miệng hùm gan sứa ,

More Related Content

Similar to Tiếng-việt-nè.docx

cum tu tu do
cum tu tu docum tu tu do
cum tu tu doatcak11
 
Cấu Trúc Của Ngôn Ngữ
Cấu Trúc Của Ngôn NgữCấu Trúc Của Ngôn Ngữ
Cấu Trúc Của Ngôn Ngữbig_daisy
 
cấu trúc của ngôn ngữ
cấu trúc của ngôn ngữcấu trúc của ngôn ngữ
cấu trúc của ngôn ngữbig_daisy
 
cấu trúc ngôn ngữ
cấu trúc ngôn ngữcấu trúc ngôn ngữ
cấu trúc ngôn ngữbig_daisy
 
T_loi_trong_ting_Anh.doc
T_loi_trong_ting_Anh.docT_loi_trong_ting_Anh.doc
T_loi_trong_ting_Anh.docHPhngPhan5
 
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dínhTiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dínhOnTimeVitThu
 
HỆ THỐNG KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT-1.doc
HỆ THỐNG KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT-1.docHỆ THỐNG KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT-1.doc
HỆ THỐNG KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT-1.doctranvankhanh06121976
 
T vva ppgdtvotieuhoc29
T vva ppgdtvotieuhoc29T vva ppgdtvotieuhoc29
T vva ppgdtvotieuhoc29Vcoi Vit
 
Ngonnguhocdoichieudanluanngonngu
NgonnguhocdoichieudanluanngonnguNgonnguhocdoichieudanluanngonngu
Ngonnguhocdoichieudanluanngonnguminhhdthvn
 
T vva ppgdtvotieuhoc11
T vva ppgdtvotieuhoc11T vva ppgdtvotieuhoc11
T vva ppgdtvotieuhoc11Duy Vọng
 
cac lop tu vung trong tieng viet
cac lop tu vung trong tieng vietcac lop tu vung trong tieng viet
cac lop tu vung trong tieng vietatcak11
 
Tieng Viet
Tieng VietTieng Viet
Tieng Vietphn8401
 
dan luan ngon ngu - DH Hue.ppt
dan luan ngon ngu - DH Hue.pptdan luan ngon ngu - DH Hue.ppt
dan luan ngon ngu - DH Hue.pptatcak11
 
Group2.pptx
Group2.pptxGroup2.pptx
Group2.pptx07Lt
 
dẫn luận ngôn ngữ
dẫn luận ngôn ngữdẫn luận ngôn ngữ
dẫn luận ngôn ngữHuỳnh Nhã
 
Bài Giảng Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (NXB Đà Nẵng 2018) - Nguyễn Ngọc Chinh_ 91 T...
Bài Giảng Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (NXB Đà Nẵng 2018) - Nguyễn Ngọc Chinh_ 91 T...Bài Giảng Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (NXB Đà Nẵng 2018) - Nguyễn Ngọc Chinh_ 91 T...
Bài Giảng Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (NXB Đà Nẵng 2018) - Nguyễn Ngọc Chinh_ 91 T...ChungDung4
 
T vva ppgdtvotieuhoc21
T vva ppgdtvotieuhoc21T vva ppgdtvotieuhoc21
T vva ppgdtvotieuhoc21Duy Vọng
 
Ngôn ngữ học đối chiếu - Dành cho SV ngoại ngữ - Dẫn luận ngôn ngữ ...
Ngôn ngữ học đối chiếu - Dành cho SV ngoại ngữ - Dẫn luận ngôn ngữ ...Ngôn ngữ học đối chiếu - Dành cho SV ngoại ngữ - Dẫn luận ngôn ngữ ...
Ngôn ngữ học đối chiếu - Dành cho SV ngoại ngữ - Dẫn luận ngôn ngữ ...Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfMan_Ebook
 

Similar to Tiếng-việt-nè.docx (20)

cum tu tu do
cum tu tu docum tu tu do
cum tu tu do
 
Cấu Trúc Của Ngôn Ngữ
Cấu Trúc Của Ngôn NgữCấu Trúc Của Ngôn Ngữ
Cấu Trúc Của Ngôn Ngữ
 
cấu trúc của ngôn ngữ
cấu trúc của ngôn ngữcấu trúc của ngôn ngữ
cấu trúc của ngôn ngữ
 
cấu trúc ngôn ngữ
cấu trúc ngôn ngữcấu trúc ngôn ngữ
cấu trúc ngôn ngữ
 
TỔNG HỢP KIẾN THỨC LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 4
TỔNG HỢP KIẾN THỨC LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 4TỔNG HỢP KIẾN THỨC LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 4
TỔNG HỢP KIẾN THỨC LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 4
 
T_loi_trong_ting_Anh.doc
T_loi_trong_ting_Anh.docT_loi_trong_ting_Anh.doc
T_loi_trong_ting_Anh.doc
 
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dínhTiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
 
HỆ THỐNG KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT-1.doc
HỆ THỐNG KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT-1.docHỆ THỐNG KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT-1.doc
HỆ THỐNG KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT-1.doc
 
T vva ppgdtvotieuhoc29
T vva ppgdtvotieuhoc29T vva ppgdtvotieuhoc29
T vva ppgdtvotieuhoc29
 
Ngonnguhocdoichieudanluanngonngu
NgonnguhocdoichieudanluanngonnguNgonnguhocdoichieudanluanngonngu
Ngonnguhocdoichieudanluanngonngu
 
T vva ppgdtvotieuhoc11
T vva ppgdtvotieuhoc11T vva ppgdtvotieuhoc11
T vva ppgdtvotieuhoc11
 
cac lop tu vung trong tieng viet
cac lop tu vung trong tieng vietcac lop tu vung trong tieng viet
cac lop tu vung trong tieng viet
 
Tieng Viet
Tieng VietTieng Viet
Tieng Viet
 
dan luan ngon ngu - DH Hue.ppt
dan luan ngon ngu - DH Hue.pptdan luan ngon ngu - DH Hue.ppt
dan luan ngon ngu - DH Hue.ppt
 
Group2.pptx
Group2.pptxGroup2.pptx
Group2.pptx
 
dẫn luận ngôn ngữ
dẫn luận ngôn ngữdẫn luận ngôn ngữ
dẫn luận ngôn ngữ
 
Bài Giảng Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (NXB Đà Nẵng 2018) - Nguyễn Ngọc Chinh_ 91 T...
Bài Giảng Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (NXB Đà Nẵng 2018) - Nguyễn Ngọc Chinh_ 91 T...Bài Giảng Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (NXB Đà Nẵng 2018) - Nguyễn Ngọc Chinh_ 91 T...
Bài Giảng Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (NXB Đà Nẵng 2018) - Nguyễn Ngọc Chinh_ 91 T...
 
T vva ppgdtvotieuhoc21
T vva ppgdtvotieuhoc21T vva ppgdtvotieuhoc21
T vva ppgdtvotieuhoc21
 
Ngôn ngữ học đối chiếu - Dành cho SV ngoại ngữ - Dẫn luận ngôn ngữ ...
Ngôn ngữ học đối chiếu - Dành cho SV ngoại ngữ - Dẫn luận ngôn ngữ ...Ngôn ngữ học đối chiếu - Dành cho SV ngoại ngữ - Dẫn luận ngôn ngữ ...
Ngôn ngữ học đối chiếu - Dành cho SV ngoại ngữ - Dẫn luận ngôn ngữ ...
 
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
 

Recently uploaded

ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 

Recently uploaded (19)

ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 

Tiếng-việt-nè.docx

  • 1. Ánh Pãnk Tiếng Việt 1: Câu 1: Đơn vị cấu tạo từ Đơn vị cấu tạo từ là hình vị. Hãy phân biệt hình vị với âm tiết để lí giải rằng đơn vị cấu tạo từ là hình vị chứ không phải âm tiết ? Khái niệm hình vị : Hình vị do âm vị tạo nên, hình vị là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có nghĩa tham gia vào các phương thức cấu tạo để sản sinh ra từ. Khái niệm âm tiết: Âm tiết là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất do hai hoặc nhiều âm vị kết hợp lại mà thành, đồng thời là đơn vị phát âm nhỏ nhất. “ Không/ có/ gì/ quý/ hơn/ độc/ lập/ tự/ do” có chín âm tiết. Để phân biệt một cách rõ ràng hình vị là đơn vị cấu tạo của từ mà không phải là âm tiết, ta thấy rằng: Truyền thống ngữ văn của người Việt quen thuộc với khái niệm tiếng và đơn vị tiếng gần như đồng nhất với âm tiết. Mỗi âm tiết như một thành tố có tính độc lập tạo từ. Điều này có nghĩa là truyền thống ngữ văn của người Việt nghiêng về miêu tả cấu trúc âm thanh. Một đơn vị được xuất hiện với tư cách từ cần phải có điều kiện quan trọng nhất là mang nghĩa. Do đó, đơn vị từ hay âm tiết muốn xuất hiện trong hệ thốn ngôn ngữ, chúng cần phải có sự chuẩn hóa về chức năng để trở thành một đơn vị mới, khác biệt về chất, đó là hình vị bởi nó đáp ứng đủ cả hai mặt: âm thanh và ý nghĩa.Trong khi đó đơn vị âm tiết chỉ bộc lộ thuần thúy mặt ngữ âm. Vì vậy, hình vị là đơn vị cấu tạo từ chứ không phải âm tiết. Nghĩa của hình vị biểu hiện rất linh hoạt ( 5 loại nghĩa ). Vì vậy nghĩa của hình vị cần được hiểu một cách linh hoạt như biểu hiện của nó. Đặc trưng có nghĩa của hình vị cần hiểu một cách linh hoạt thích ứng với những kiểu biểu hiện khác nhau của nó như: Nghĩa từ vựng chân chính: Là nghĩa của các hình vị tạo nên từ đơn, bản thân hình vị mang đầy đủ nghĩa của từ. Ví dụ: Đen, trắng, đẹp, xấu,.. Nghĩa tiềm tàng: Là nghĩa hình vị mang gốc Hán trong các từ ghép. Các hình vị này có nghĩa nhưng nghĩa đó chỉ được bộc lộ trong từ ghép. Ví dụ: sơn thủy, vô biên, gia vị, tổ quốc,.. Nghĩa bổ sung phân biệt: Là nghĩa của các hình vị thứ 2 trong từ láy hoặc từ ghép . Ví dụ: xấu xí ( ngoại hình ) >< xấu xa ( tính cách ) Nghĩa ngữ dụng, nghĩa hình thái: Bộc lộ trạng thái, cảm xúc, sự đánh giá,.. Ví dụ: Ăn bún cơ ( “cơ” ), vui quá ( “quá”) ,… Nghĩa ngữ pháp: Thể hiện chức năng ngữ pháp
  • 2. Ví dụ: Sẽ, đang, và, cùng, sắp,.. Khái niệm: Từ đơn, từ láy, từ ghép theo quan điểm hình vị cho ví dụ minh họa Khái niệm từ đơn: Từ đơn là những từ có một hình vị. Đây là những từ được tạo ra theo phương thức từ hóa hình vị. Ví dụ: Đen, trắng, đẹp, xấu,.. hình thành do sự từ hóa các hình vị đen, trắng, đẹp, xấu,… - Có hai loại từ đơn: Từ đơn đơn âm và từ đơn đa âm Từ đơn đơn âm: Từ đơn phổ biến tồn tại dưới dạng gồm 1 âm tiết-1 hình vị. Ví dụ: xe, đạp, hoa,.. Từ đơn đa âm: .Là từ đơn mà ở đó hai hay nhiều âm tiết “vô nghĩa” hợp lại với nhau tạo ra một từ có nghĩa. Chúng có thể là từ thuần Việt, từ gốc Hán, từ gốc Ấn Âu. Các loại từ đơn đa âm tiết có thể là tên phiên âm tiếng nước ngoài, mỗi một âm tiết được viết cách nhau bằng dấu “-”. Ví dụ: mồ hôi, sầu riêng, ra-da, ti-vi,… Khái niệm từ láy: Là những từ được tạo ra theo phương thức láy. Phương thức láy là phương thức lặp lại toàn bộ hay bộ phận hình thức âm tiết của hình vị cơ sở, tạo ra một hoặc nhiều hình vị mới giống nó toàn bộ hoặc bộ phận về mặt âm thanh. Tất cả các hình vị này mang cấu tạo và chức năng của một từ. Ví dụ: nhanh nhẩu, cỏn con, sạch sành sanh,… *Phân loại từ láy thành từng loại khác nhau từ lớn đến nhỏ, căn cứ vào số lượng các âm tiết, người ta chia thành các loại lớn: từ láy đôi, từ láy ba, từ láy tư ( Cách phân loại này chỉ tương đối và khó bao quát hết các kiểu, dạng từ láy). Ví dụ: Láy đôi: xanh xanh, vui vui, nằng nặng,.. Láy ba: khít khìn khịt, tí tì ti, sát sàn sạt,.. Láy tư: bổi hổi bồi hồi, ngớ nga ngớ ngẩn, cảu nhảu càu nhàu,… *Để tiếp tục phân loại các từ láy đôi, người ta căn cứ vào mức độ láy từ đó chia thành: -Từ láy toàn bộ: Toàn bộ âm tiết của hình vị gốc được giữ nguyên Ví dụ: xa xa, ngày ngày,.. -Từ láy bộ phận: Cái được giữ lại là phụ âm đầu hoặc là phần vần Ví dụ: đẹp đẽ, xinh xắn, gọn gàng,.. * Chú ý dạng biến thể của từ láy toàn bộ: - Láy đôi toàn bộ có biến thanh ( Ví dụ: đo đỏ, nhè nhẹ, trăng trắng,..) * Dựa vào tiêu chí cái được giữ lại trong âm tiết, người ta chia từ láy bộ phận thành: - Từ láy âm: Cái được giữ lại là phụ âm đầu( Ví dụ: mếu máo, ngơ ngác,…) - Từ láy vần: Cái được giữ lại là vần ( Ví dụ: lao xao, chênh vênh,…)
  • 3. Khái niệm từ ghép: Là sự kết hợp của hai hay hơn hai hình vị, trong đó nghĩa của một từ ghép có được thường thông qua thao tác khái quát tổng hợp mà không phải đơn thuần là phép cộng ý nghĩa của các hình vị lại với nhau. Ví dụ: Năm tháng( Không phải năm= 365 ngày + tháng= 30 ngày, mà ở đây chỉ thời gian nói chung ). Ruột thịt là chung máu mủ, rất thân thiết. * Từ ghép gồm hai loại: - Ghép hợp nghĩa ( Ghép đẳng lập ): Là từ ghép mà các hình vị của nó có quan hệ bình đẳng, cùng phối hợp với nhau tạo ra nghĩa chung cho từ. Đặc trưng chung là biểu thị những sự vật, hiện tượng mang tính tổng loại, khái quát. Ví dụ: Ăn uống, cha mẹ, anh em,… - Ghép phân nghĩa ( Ghép chính phụ): Là từ ghép mà các hình vị của nó phân biệt với nhau về chức năng, có hình vị mang chức năng sắc thái hóa ý nghĩa của sự vật, hiện tượng được biểu thị, gọi tên. Ví dụ: vùng trời, huấn luyện viên, xe đạp,… Câu 2: Từ đơn đơn âm khác từ đơn đa âm như thế nào? Từ đơn đa âm thường bị nhầm với từ láy hoặc từ ghép. Vì sao ? Khái niệm từ đơn: Từ đơn là những từ có một hình vị. Đây là những từ được tạo ra theo phương thức từ hóa hình vị. Ví dụ: Đen, trắng, đẹp, xấu,… Phân biệt từ đơn đơn âm và từ đơn đa âm: Từ đơn đơn âm: Từ đơn phổ biến tồn tại dưới dạng gồm 1 âm tiết-1 hình vị. Ví dụ: xe, đạp, hoa,.. Từ đơn đa âm: .Là từ đơn mà ở đó hai hay nhiều âm tiết “vô nghĩa” hợp lại với nhau tạo ra một từ có nghĩa. Chúng có thể là từ thuần Việt, từ gốc Hán, từ gốc Ấn Âu. Các loại từ đơn đa âm tiết có thể là tên phiên âm tiếng nước ngoài, mỗi một âm tiết được viết cách nhau bằng dấu “-”. Ví dụ: mồ hôi, sầu riêng, ra-da, ti-vi,… Từ đơn đa âm thường bị nhầm với từ láy hoặc từ ghép, vì : Ba phương thức cấu tạo từ chủ yếu trong Tiếng Việt ( từ hóa hình vị, láy hình vị và ghép hình vị) tạo ra các lớp từ tương ứng trong ngôn ngữ. Có thể nhìn nhận các trường hợp trên là những sản phẩm dở dang của một tiến trình vận động cấu tạo từ chưa kết thúc hoặc có thể xem chúng nằm ở vùng giao thoa giữa hai vận động cấu tạo khác nhau. Chỉ có cách đánh giá đó mới tiếp cận được ý nghĩa của từ và sử dụng nó một cách đúng đắn trong giao tiếp. Câu 3: Có năm hiện tượng trung gian của từ Tiếng Việt. Hãy trình bày năm hiện tượng đó.
  • 4. Trường hợp 1: Các từ có cấu tạo: vung vẩy, nhảy nhót, nước non,mơ mộng,..là những từ ghép thực sự nhưng ngẫu nhiên có hình thức láy. Trường hợp 2: Các từ như : Chân chính, trung trực, thành thực,.. Đây là những từ ghép mà việc chứng minh nghĩa của từng hình vị mang gốc Hán nghĩa tương đối mơ hồ. Trong cảm nhận của người sử dụng ngôn ngữ bình thường , chúng được hiểu như những từ láy ( Sự ngộ nhận). Có thể xếp chúng vào nhóm này những từ như: linh tính, bảo bối,tướng tá,.. Trường hợp 3: Các từ như: ba ba, cào cào, đu đủ, chôm chôm,…Các đơn vị này mang hình thức của một từ láy nhưng hoạt động như một danh từ định danh . Có thể coi là những từ đơn đa âm tiết với chức năng gọi tên sự vật trong thực tế khách quan. Trường hợp 4: Các từ như : ao ước, ồn ào. yên ắng, ấm ức,… Ngữ âm học cho đây là các từ láy nếu chấp nhận sự tồn tại của một âm vị đặc biệt gọi là âm tắc thanh hầu. Âm này có cao độ và cường độ quá nhỏ chỉ tồn tại trong khoang hầu. Chúng không được thính giác cảm nhận nên không được thể hiện trên chữ viết. Trường hợp 5: Các từ như: cồng kềnh, quanh co, cút kít,..Đây là các từ láy mà chữ viết phản ánh không trung thành với bản chất âm thanh của chúng. Câu 4: Khái niệm từ đồng nghĩa, đa nghĩa, trái nghĩa, đồng âm. Cho ví dụ? Khái niệm từ đồng nghĩa: Những từ được coi là đồng nghĩa khi giữa chúng đồng nhất với nhau ít nhất một nét nghĩa cơ bản, các nét nghĩa còn lại của mỗi từ phải không được loại trừ lẫn nhau. Điều kiện tiên quyết để hai từ đồng nghĩa là chúng cùng phải thuộc về một trường. Ví dụ: Con lợn- con heo, xe lửa-tàu hỏa,... Phân loại đồng nghĩa: * Đồng nghĩa hoàn toàn ( Nhưng khác nhau về phạm vi sử dụng ): Là những từ đồng nhất với nhau về nghĩa biểu vật, ý nghĩa niệm và ý nghĩa biểu thái, chỉ khác nhau về phạm vi sử dụng và kết cấu cú pháp. Thuộc về trường hợp này là các cặp từ tương đương giữa từ toàn dân với từ địa phương , giữa từ thuần Việt với từ Hán Việt. Ví dụ: lợn-heo, vừng-mè, dòng biển-hải lưu, sử dụng-dùng,.. * Đồng nghĩa không hoàn toàn (Khác nhau về một thành phần nghĩa) : Khác nhau về nghĩa biểu vật: Các từ trong dãy đồng nghĩa cùng đề cập đến một tính chất nhưng mỗi đơn vị từ lại biểu thị một hoặc một số sự vật khác nhau. Ví dụ: Nhăn: Nhăn nhó(mặt), nhăn nhúm(đồ vật, vải), nhăn nheo (da người già ) Xấu: Xấu xí(ngoại hình), xấu xa(tính cách) Khác nhau về nét nghĩa nào đó trong cấu trúc nghĩa biểu niệm, điển hình cho các kết cấu đồng nghĩa.
  • 5. Ví dụ: Khiêng - Vác đều chỉ động mang đồ vật. Nhưng “khiêng” là hành động mang đồ vật với sự cộng tác của người khác, với hai tay đặt vào vật mà nhấc nó khỏi mặt đất; còn “vác” là mang đồ vật bằng cách đặt lên vai. Khái niệm từ đa nghĩa: Là hiện tượng một từ có nhiều nghĩa, các nghĩa của từ có liên quan với nhau. Hay hiểu cách khác, đó là từ có một nghĩa gốc va một hay một số nghĩa chuyển. Ví dụ: Với từ “ăn”: Ăn cơm: cho đồ ăn vào cơ thể để nuôi sống Ăn ảnh: Vẻ đẹp được thể hiện trong ảnh Ăn cưới: Ăn cỗ nhân dịp đám cưới Khái niệm từ trái nghĩa: Từ trái nghĩa là các đơn vị từ vựng biểu thị những khái niệm đối lập nhưng lại có liên quan với nhau. Tương tự từ đồng nghĩa, điều kiện đầu tiên để hai từ trái nghĩa nhau là chúng cùng thuộc về một trường. Ví dụ: Đẹp-xấu, giàu-nghèo, già-trẻ,... * Cấu tạo: - Dùng các từ có hình thức khác nhau nhưng chứa đựng các khái niệm tương phản Ví dụ: Thẳng-cong, dày-mỏng, no-đói, xa-gần,.. - Dùng phương thức láy để tạo cặp trái nghĩa - Dùng các hình vị mang nghĩa phủ định ( Không, chẳng, bất, phi, phản, vô) để tạo từ đối lập với từ đã cho. Ví dụ: Đi-không đi, biết-chẳng biết, hợp pháp-phi pháp, duyên-vô duyên,... Khái niệm từ đồng âm: Là những từ giống nhau về hình thức ngữ âm nhưng khác nhau về ý nghĩa. Ví dụ: Chân trời ( điểm cuối cùng của bầu trời); Chân bàn ( Vật tiếp xúc với mặt đất); Chân của bạn Ánh ( Chân người, nâng đỡ cơ thể ) -> Cùng cách phát âm nhưng mỗi từ chân qua ví dụ là khác nhau. * Các loại từ đồng âm: Từ đồng âm ngẫu nhiên: Là hai hoặc nhiều từ có hình thức ngữ âm ngẫu nhiên giống nhau, nhưng giữa chúng không hề có mối quan hệ nào về ý nghĩa. Chúng vốn là những từ hoàn toàn khác nhau. Nó được coi là loại từ đồng âm tiêu biểu nhất, điển hình nhất. Ví dụ: Bay(động từ): Chim bay - bay(danh từ): Cái bay Bàn(động từ): Bàn việc- bàn(danh từ): Cái bàn Từ đồng âm ít nhiều có cơ sở, có căn cứ: - Trước hết là những từ đồng âm do tách rời nghĩa của một từ nhiều nghĩa ra. Một nghĩa nào đó của từ nhiều nghĩa, nếu như ta không xác lập được mối liên hệ giữa nó với các nghĩa khác thì coi đó là từ đồng âm. Ví dụ: Qùa ( món ăn vặt hàng ngày- ăn quà ) - Qùa ( vật tặng người thân- quà tặng )
  • 6. Ăn ( hoạt động đưa thức ăn vào miệng- ăn cơm) - Ăn ( vừa khít- phanh ăn) - Bên cạnh đó là trường hợp “Đồng âm khác loại” là từ thuộc nhiều từ loại Ví dụ: Cuốc (Danh từ- cái cuốc) - Cuốc ( Động từ- cuốc đất ) Thịt ( Danh từ - miếng thịt) - Thịt ( Động từ- Thịt con vật ) Câu 5: Từ đồng nghĩa không hoàn toàn có hai loại. Hãy trình bày chúng. Chọn hai từ đồng nghĩa và giải nghĩa chúng. * Đồng nghĩa không hoàn toàn (Khác nhau về một thành phần nghĩa) : Khác nhau về nghĩa biểu vật: Các từ trong dãy đồng nghĩa cùng đề cập đến một tính chất nhưng mỗi đơn vị từ lại biểu thị một hoặc một số sự vật khác nhau. Ví dụ: Nhăn: Nhăn nhó(mặt), nhăn nhúm(đồ vật, vải), nhăn nheo (da người già ) Xấu: Xấu xí(ngoại hình), xấu xa(tính cách) Khác nhau về nét nghĩa nào đó trong cấu trúc nghĩa biểu niệm, điển hình cho các kết cấu đồng nghĩa. Ví dụ: Khiêng - Vác đều chỉ động mang đồ vật. Nhưng “khiêng” là hành động mang đồ vật với sự cộng tác của người khác, với hai tay đặt vào vật mà nhấc nó khỏi mặt đất; còn “vác” là mang đồ vật bằng cách đặt lên vai. Thi đua- gang đua đều chỉ hành động cạnh tranh. Nhưng “ganh đua” cạnh tranh mạnh mẽ và mang sắc thái xấu, vụ lợi cá nhân ; còn “thi đua” cạnh tranh lành mạnh, mục đích tốt. * Ví dụ hai từ đồng nghĩa và giải thích: Siêng năng - cần cù : Đều chỉ tính năng chăm chỉ Chết- Hi sinh : Đều chỉ những người hùng đã hi sinh anh dũng trong chiến đấu. Từ “chết” và từ “hi sinh” đều mang nghĩa giống nhau là đều nói đến cá thể người bị mất đi. Tuy nhiên trong trường hợp này khi sử dụng từ “hi sinh” sẽ nói giảm nói tránh đi sự nặng nề, đau thương, cùng với đó thể hiện nên cảm xúc tiếc thương và kính trọng. Còn từ “chết” là nói đến một sự ra đi bình thường, đúng với quy luật sinh lão bệnh tử. Thiết lập bối cảnh loại trừ nhau ( Những câu mà chỉ dùng được một trong hai từ vì sự khác nhau về ý nghĩa của những từ đó ) để phân biệt cách dùng hai từ đồng nghĩa đó. Ví dụ 1: Tặng- cho Tặng : Trao cho nhằm khen ngợi, khuyến khích hoặc tỏ lòng quý mến Cho : Chuyển cái của mình thành của người khác “Tặng” và “cho” đều chuyển cái gì thuộc quyền sở hữu của mình thành của người khác mà không đổi lấy thứ gì. Một cách dễ hiểu hơn, trong một mối quan hệ yêu đương, khi bạn trai “tặng” cho bạn gái một viên kẹo sẽ thể hiện sự trân trọng và yêu quý món quà đó, bạn nữ có thể sẽ giữ làm kỉ niệm và không muốn chia sẻ cho ai. Còn trong mối quan hệ bạn bè, khi bạn nam “cho” bạn nữ một viên kẹo,
  • 7. bạn nữ sẽ coi đó là một viên kẹo bình thường, có thể chia sẻ cho cho bất cứ ai. Câu 6: Trường nghĩa biểu vật, biểu niệm, hình thức là gì? Vận dụng kiến thức trường nghĩa vào việc dạy Tiểu học như thế nào? Câu 6: Trường nghĩa biểu vật, biểu niệm, hình thức là gì? Vận dụng kiến thức trường nghĩa vào việc dạy Tiểu học như thế nào? Khái niệm về trường nghĩa: Trường nghĩa là một tập hợp đồng nhất với nhau ở một nét nghĩa tổng quát, mang tính chất của một hệ thống con nằm trong hệ thống từ vựng lớn. Khái niệm trường nghĩa biểu vật: Là một tập hợp những từ đồng nghĩa về ý nghĩa biểu vật. Để xác lập trường nghĩa biểu vật, người ta chọn một danh từ để biểu thị sự vật gốc, rồi trên cơ sở đó tiến hành thu nhập các từ ngữ có phạm vi biểu vật với danh từ được chọn làm gốc. Mỗi trường nghĩa biểu vật được thiết lập dựa trên một hoặc một số thuộc tính khách quan chung nhất của sự vật được các từ biểu thị. Ví dụ : Trường biểu vật chỉ tay người gồm: Các bộ phận: cánh tay, bắp bay, cổ tay, bàn tay, móng tay,… Các đặc trưng, tính chất chất của tay: Dài, ngắn, búp măng, gân guốc, mềm mại,… Các hoạt động cơ bản: Cầm, ôm, nắm, viết, dắt,… Lưu ý về trường nghĩa biểu vật: So sánh các trường biểu vật lớn với nhau cũng như so sánh các trường biểu vật nhỏ trong trường biểu vật lớn, chúng ta thấy chúng khác nhau về số lượng từ ngữ và về tổ chức. Có từ chỉ xuất hiện trong một trường biểu vật, có từ xuất hiện trong nhiều trường biểu vật Vì có trường hợp các từ đi vào nhiều trường cho nên các trường biểu vật có thể thẩm thấu vào nhau, giao thoa vào nhau. Quan hệ của các từ ngữ đối với một trường biểu vật là không giống nhau có những từ gắn bó rất chặt với trường, chỉ xuất hiện trong trường; có những từ gắn bó lỏng lẻo hơn. Khái niệm về trường nghĩa biểu niệm: Là tập hợp các từ ngữ có chung nét nghĩa lớn nhất trong cấu trúc nghĩa biểu niệm của đơn vị . Khác với trường nghĩa biểu vật dựa vào những đặc tính khách quan thực tiễn nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người, trường nghĩa biểu niệm luôn tiềm tàng bộc lộ nhận thức và đánh giá. Ví dụ: Trường nghĩa biểu niệm của từ “che”, ta sẽ thấy có một sự tiến lên về quá trình nhận thức như sau: “Che” làm cho không bị tác động từ bên ngoài (Ví dụ: che nắng, che mưa,…) Do đó, từ “che” có rất nhiều trường nghĩa biểu niệm khác nhau
  • 8. Bởi vậy, cũng giống như trường nghĩa biểu vật, các trường nghĩa biểu niệm có thể giao thoa với nhau, thẩm thấu vào nhau. Khái niệm trường nghĩa liên tưởng: Là tập hợp các từ có chung một nét nghĩa ấn tượng tâm lí được một từ gợi ra. Trong trường liên tưởng, sự gắn kết các đơn vị lại với nhau chịu sự tác động và chi phối đồng thời của hai nhân tố là ngôn ngữ và tâm lí. Do vậy, trường liên tưởng thường có tính ngẫu hứng, bất ngờ và được triển khai trên phạm vi lựa chọn rộng. Tùy theo đối tượng tiếp nhận mà ta có thể xây dựng trường liên tưởng gần, xa, cách điệu,… Ví dụ: Trường từ vựng “gia đình” gồm: Liên tưởng đến mối quan hệ trong gia đình: ông bà, cha mẹ, anh chị em, cô dì, chú bác,… Liên tưởng về các hoạt động: chăm sóc, dạy dỗ, nuôi dưỡng,… Liên tưởng về địa điểm của gia đình: phòng khách, phòng ngủ, phòng ăn,… Liên tưởng về tính chất: yêu thương, đùm bọc,… Vận dụng kiến thức trường nghĩa vào việc dạy Tiểu học : Là cơ sở cho việc cung cấp từ theo đề tào và chủ đề. Đây là một trong những giải pháp tối ưu nhằm mở rộng vốn từ và hiểu biết cho đối tượng học sinh. Thông qua một trường nghĩa cụ thể người ta đồng thời huy động được hàng loạt đơn vị từ các số lượng lớn. Đặc biệt khi xác lập được mối liên hệ về ngữ nghĩa giữa chúng. Giá trị của mỗi từ sẽ được làm nổi bật và đó là cơ sở đầu tiên cho việc sử dụng từ đúng đắn, chính xác. Trường nghĩa sẽ giúp giải thích nhiều hiện tượng nói năng, nhất là trong phạm vi lời nói nghệ thuật . Ở đây, các từ không phải tồn tại với ý nghĩa tự thân mà được đặt trong bối cảnh chung của câu văn. Khi đó giữa chúng sẽ xuất hiện quan hệ tương hỗ, từ đứng trước làm tiền đề cho từ đứng sau, từ này làm nổi bật nghĩa của từ kia. Tất cả đơn vị sẽ cộng hưởng để tạo ra một chỉnh thể nội dung nghệ thuật. Bên cạnh đó, còn giúp học sinh làm giàu vốn từ ngữ cụ thể là: - Chính xác hóa vốn từ (dạy nghĩa từ): Là giúp học sinh có thêm những từ mới, những nghĩa mới của từ đã học, thấy được tính nhiều nghĩa và sự chuyển nghĩa của từ. - Hệ thống hóa vốn từ: Gíup học sinh sắp xếp vốn từ thành một trật tự nhất định trong trí nhớ của mình để có thể ghi nhớ từ nhanh, nhiều và tạo ra được tính thường trực của từ. Câu 7: Từ đa nghĩa khác từ đồng âm hãy phân biệt chúng. Cho ví dụ Giống nhau: Cả hai đều có hình thức âm thanh giống nhau về cách đọc và viết Khác nhau: Từ đa nghĩa: Về khái niệm: Là hiện tượng một từ có nhiều nghĩa, các nghĩa của từ có liên quan với nhau.
  • 9. Khả năng thay thế của từ: Có thể thay thế được khi từ nghĩa đa nghĩa được sử dụng với nghĩa chuyển bằng một từ khác Có nghĩa khác nhau nhưng vẫn liên quan nào đó về nghĩa gốc. Ví dụ: Cánh đồng lúa “chín” vàng : Ở giai đoạn phát triển đầy đủ nhất, thường có màu đỏ hoặc vàng, có hương thơm. -> Từ “chín” ở đây mang nghĩa gốc. Thời cơ đã “chín”, toàn dân chuẩn bị kháng chiến: Thể hiện sự chuẩn bị kĩ lưỡng, kín đáo, đầy đủ mọi khía cạnh. -> Từ “chín” ở đây mang nghĩa chuyển, có thể thay thế bằng từ “đến”. Từ đồng âm: Về khái niệm: Là những từ giống nhau về hình thức ngữ âm nhưng khác nhau về ý nghĩa. Khả năng thay thế của từ: Không thể thay thế được vì mỗi từ đồng âm bản thân nó luôn mang nghĩa gốc. Ví dụ: Cây “cầu” này mới được xây gần đây giúp người dân đi lại thuận tiện hơn. -> Từ “cầu” để chỉ vật hay công trình xây dựng bắc ngang sông hay nối liền hai địa điểm khác nhau Đội bóng này có rất nhiều “cầu” thủ giỏi. -> Từ “cầu” ở đây là để chỉ một bộ môn thể thao. Ở trường hợp này đều là từ “cầu” nhưng nghĩa của chúng không hề giống nhau. Bên cạnh đó, từ đồng âm rất đa dạng gồm hai loại: Từ đồng âm ngẫu nhiên và từ đồng âm ít nhiều có căn cứ, có cơ sở. * Các loại từ đồng âm: Từ đồng âm ngẫu nhiên: Là hai hoặc nhiều từ có hình thức ngữ âm ngẫu nhiên giống nhau, nhưng giữa chúng không hề có mối quan hệ nào về ý nghĩa. Chúng vốn là những từ hoàn toàn khác nhau. Nó được coi là loại từ đồng âm tiêu biểu nhất, điển hình nhất. Ví dụ: Bay(động từ): Chim bay - bay(danh từ): Cái bay Bàn(động từ): Bàn việc- bàn(danh từ): Cái bàn Từ đồng âm ít nhiều có cơ sở, có căn cứ: - Trước hết là những từ đồng âm do tách rời nghĩa của một từ nhiều nghĩa ra. Một nghĩa nào đó của từ nhiều nghĩa, nếu như ta không xác lập được mối liên hệ giữa nó với các nghĩa khác thì coi đó là từ đồng âm. Ví dụ: Qùa ( món ăn vặt hàng ngày- ăn quà ) - Qùa ( vật tặng người thân- quà tặng ) Ăn ( hoạt động đưa thức ăn vào miệng- ăn cơm) - Ăn ( vừa khít- phanh ăn) - Bên cạnh đó là trường hợp “Đồng âm khác loại” là từ thuộc nhiều từ loại Câu 8: Cụm từ cố định là gì? Cụm từ cố định có mấy loại. Khái niệm cụm từ cố định ( Ngữ cố định ): Trong bất kì ngôn ngữ nào cũng tồn tại một kiểu đơn vị tương đương từ gọi là ngữ cố định. Ngữ cố
  • 10. định là những tập hợp và những kết cấu bao gồm nhiều từ nhưng mang thuộc tính độc lập, ổn định và cách thức sử dụng tương đương như từ. Căn cứ vào mức độ của tính thành ngữ, người ta chia ngữ cố định thành hai loại là: quán ngữ và thành ngữ. Quán ngữ: Là những tổ hợp bao gồm những từ liên kết với nhau chặt chẽ thành khối, dùng để liên kết các câu, các đoạn, để đưa đẩy, rào đón, hoặc để nhấn mạnh một ý nào đó. Gồm: Quán ngữ dùng trong văn viết (nói tóm lại, trở lên trên, dưới đây là, một mặt thì,…) , quán ngữ dùng trong văn nói (của đáng tội,nói vô phép, khổ một nỗi là, nói (...) bỏ qua cho, chẳng nước non gì, đùng một cái,...) Thành ngữ: Điển hình nhất của ngữ cố định là thành ngữ. Thành ngữ là đơn vị đặc trưng của ngữ cố định về tính ổn định trong cấu tạo và giá trị biểu trưng về mặt nghĩa. Ví dụ: ngã vào võng đào, con gái rượu, nhà tranh vách đất, áo mảnh quần mảnh, nợ như chúa chổm, nước đổ lá khoai, miệng hùm gan sứa, kẻ Tấn người Tần... Có rất nhiều cách phân loại thành ngữ. Mỗi cách phân loại đề có một căn cứ, một cơ sở riêng. Căn cứ nội dung và hình thức âm thanh của thành ngữ người ta phân thành ngữ tiếng Việt thành các loại cơ bản sau: thành ngữ so sánh, thành ngữ đối, thành ngữ điệp, thành ngữ tự do. - Thành ngữ so sánh Loại này bao gồm những thành ngữ có cấu trúc là một kết cấu so sánh. Ví dụ: lạnh như tiền, rách như tổ địa, cưới không bằng lại mặt ... Mô hình tổng quát của thành ngữ so sánh giống như cấu trúc so sánh thông thường khác. Ở đây: A s B A: về được so sánh s: từ so sánh B: vế đưa ra để so sánh Tuy vậy, sự hiện diện của thành ngữ so sánh trong tiếng Việt khá đa dạng, không phải lúc nào ba thành phần trong cấu trúc của thành ngữ cũng phải đầy đủ. - Thành ngữ đối Là các thành ngữ bao gồm hai vế đối ý với nhau. Sự đối ý đó được xác lập nhờ thuộc tính tương đồng về ngữ pháp. Ví dụ: mẹ/con; tròn/vuông (mẹ tròn con vuông)
  • 11. - Thành ngữ điệp Là các thành ngữ được xây dựng bằng cách lập lại một đơn vị từ vựng và phối hợp với thành ngữ đối. Đặc điểm cơ bản nhất của thành ngữ là yếu được lặp lại thường được đặt ở đầu vế, cũng tức là đầu thành ngữ. Chính vì thế nội dung của thành ngữ điệp thường miêu tả sự vật trong trạng thái nhấn mạnh sự tương phản, hoặc nhấn mạnh mức độ của chúng. b4. Thành ngữ tự do Là các thành ngữ mang kết cấu của một câu tương đối trọn vẹn về cú pháp. Nó vốn là những lời nói bình thường trong dân gian nhưng do tính đúng đắn, chân lí nên đã được cố định dưới dạng một thành ngữ. Ví dụ: môi hở răng lạnh; răng cắn phải lưỡi; ruột để ngoài da; nói toạc móng heo; tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa; khôn từng xu ngu vạn bạc; tham thì thâm; rung cây dọa khi; rán sành ra mỡ; đem con bỏ chợ, mèo mù vớ cá rán... Ví dụ: sư tử Hà Đông; lọt mắt xanh; tái ông thất mã; oan Thị Kính; lá thắm chỉ hồng Câu 9: Thành ngữ là gì? Nêu cơ chế giải nghĩa thành ngữ và cho ví dụ?  Thành ngữ là : Điển hình nhất của ngữ cố định là thành ngữ . Thành ngữ là đơn vị đặc trưng của ngữ cố định về tính ổn định trong cấu tạo và giá trị biểu trưng về mặt nghĩa .  Phân loại : Có nhiều cách phân loại thành ngữ . Mỗi cách phân loại đều có một căn cứ , một cơ sở riêng . Căn cứ nội dung và hình thức âm thanh của thành ngữ người ta phân thành ngữ tiếng việt thành các loại cơ bản sau: + Thành ngữ so sánh + Thành ngữ đối +Thành ngữ điệp + Thành ngữ tự do  Cơ chế giải nghĩa thành ngữ : - Thành ngữ có cấu trúc ý nghĩa đặc thù so với các từ bình thường khác trong từ vựng tiếng việt , vì vậy cơ chế giả nghĩa của nó cũng rất đặc biệt . Giải nghĩa thành ngữ phãouaats phát từ nghĩa đen ( ý nghĩa trừu tượng khái quát ). Nghĩa đen phải được chi tiết hoá và chính xác hoá mới có thể tiếp cận được nghĩa bóng một cách sâu sắc và toàn diện . Nghĩa bóng là nghĩa cuối cùng của thành ngữ .  Cho ví dụ : Ví dụ : Nước đổ lá khoai , ngã vào võng đào , miệng hùm gan sứa ,