SlideShare a Scribd company logo
1 of 71
iii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................. i
LỜI CAM ĐOAN............................................................................................................ii
MỤC LỤC.......................................................................................................................iii
DANH MỤC HÌNH ẢNH...............................................................................................v
DANH MỤC BẢNG....................................................................................................... vi
LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN LÝ BÁN HÀNG VÀ CÁC CÔNG CỤ
HỖ TRỢ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ BÁN HÀNG ..........................3
1.1. Giới hiệu chung về quản lý bán hàng...................................................................3
1.1.1. Một số khái niệm...........................................................................................3
1.1.2. Ý nghĩa của quản lý bán hàng......................................................................4
1.1.3. Vai trò của nghiệp vụ bán hàng....................................................................5
1.1.4. Các phương thức bán hàng............................................................................6
1.1.5. Vai trò của hệ thống quản lý bán hàng..........................................................6
1.2. Các công cụ hỗ trợ xây dựng chương trình quản lý bán hàng.............................7
1.2.1. Ngôn ngữ lập trình C#..................................................................................7
1.2.2. Phương thức..................................................................................................13
1.2.3. Thuộc tính......................................................................................................13
1.2.4. Sự kiện...........................................................................................................13
1.2.5. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Sever 2008.......................................................14
Chương 2. KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG QUẢN LÝ BÁN
HÀNG CHO CÔNG TY CỔ PHẦN CHÈ HÀ THÁI THÁI NGUYÊN .......................23
2.1. Giới thiệu về công ty Cổ phần chè Hà Thái, Thái Nguyên.................................23
2.1.1. Giới thiệu về công ty Cổ phần chè Hà Thái, Thái Nguyên..........................23
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty...........................................................................27
2.2.Quy trình quản lý bán hàng tại công ty................................................................29
2.3. Các mẫu biểu báo cáo phục vụ cho hệ thống quản lý bán hàng tại công ty.......32
2.4.1 Biểu đồ phân cấp chức năng..........................................................................35
2.4.2 Biểu đồ luồng dữ liệu mức ngữ cảnh.............................................................36
2.4.3. Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh....................................................................37
iv
2.4.4. Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng cập nhật...........................38
2.4.5. Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng tìm kiếm..........................39
2.4.6. Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng báo cáo...........................40
2.5. Thiết kế cơ sở dữ liệu...........................................................................................41
2.5.1. Mô hình thực thể liên kết hạn chế................................................................41
2.2.3 Thiết kế cơ sở dữ liệu.....................................................................................41
2.5.1.Thiết kế, xây dựng các bảng...........................................................................41
Chương 3. XÂY DỰNG VÀ CÀI ĐẶT CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ BÁN HÀNG
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHÈ HÀ THÁI, THÁI NGUYÊN................................45
3.1. Mục tiêu xây dựng chương trình quản lý.............................................................45
3.2. Giao diện chính của chương trình........................................................................46
3.3. Một số chức năng chính trong chương trình........................................................47
3.3.1. Chức năng cập nhật........................................................................................47
3.3.2. Chức năng quản lý nhập/xuất........................................................................50
3.3.3. Chức năng tìm kiếm hàng nhập....................................................................55
3.3.4. Chức năng báo cáo........................................................................................57
KẾT LUẬN .....................................................................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................61
v
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server 2005 ...................................................17
Hình 2.1: Khu trồng chè của công ty...............................................................................23
Hình 2.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty....................................................................27
Hình 2.3: Quy trình quản lý bán hàng.............................................................................29
Hình 2.4: Phiếu nhập kho................................................................................................32
Hình 2.5: Phiếu chi...........................................................................................................33
Hình 2.6: Phiếu xuất kho.................................................................................................34
Hình 2.7: Phiếu thu..........................................................................................................35
Hình 2.8: Sơ đồ phân cấp chức năng...............................................................................35
Hình 2.9 : Biểu đồ luồng dữ liệu mức ngữ cảnh.............................................................36
Hình 2.10: Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh....................................................................37
Hình 2.11: Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng cập nhật...........................38
Hình 2.12 : Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng tìm kiếm.........................39
Hình 2.13 : Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng báo cáo ..........................40
Hình 3.1: Giao diện chính của chương trình....................................................................46
Hình 3.2: Giao diện cập nhật hàng hóa...........................................................................47
Hình 3.3: Giao diện cập nhật nhân viên...........................................................................48
Hình 3.4: Giao diện cập nhật khách hàng........................................................................49
Hình 3.5: Giao diện phiếu nhập.......................................................................................50
Hình 3.6 : Giao diện chi tiết phiếu nhập..........................................................................52
Hình 3.7: Giao diện chi tiết hóa đơn...............................................................................53
Hình 3.8: Giao diện hóa đơn bán hàng............................................................................54
Hình 3.9: Giao diện tìm kiếm hàng nhập ........................................................................55
Hình 3.10: Giao diện tìm kiếm hàng xuất .......................................................................56
Hình 3.11: Giao diện báo cáo nhập hàng........................................................................57
Hình 3.12: Giao diện báo cáo xuất hàng..........................................................................58
Hình 3.13: Giao diện báo cáo tồn....................................................................................58
vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Bảng kho .........................................................................................................41
Bảng 2.2: Bảng khách hàng.............................................................................................42
Bảng 2.3: Bảng hàng hóa.................................................................................................42
Bảng 2.4: Bảng nhân viên................................................................................................42
Bảng 2.5: Bảng phiếu nhập..............................................................................................42
Bảng 2.6: Bảng chi tiết phiếu nhập .................................................................................43
Bảng 2.7: Bảng phiếu xuất ..............................................................................................43
Bảng 2.8: Bảng chi tiết phiếu xuất ..................................................................................43
Bảng 2.9: Bảng chi tiết hóa đơn......................................................................................44
Bảng 2.10: Bảng hóa đơn ................................................................................................44
1
LỜI MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Thị trường sôi động, hàng hóa đa dạng, người tiêu dùng có nhiều lựa chọn về
sản phẩm hơn để đáp ứng yêu cầu của mình. Điều này cũng có nghĩa làm cho cạnh
tranh trở nên gay gắt hơn giữa các nhà cung cấp, nhà phân phối, người tiêu dùng có
nhiều lựa chọn về sản phẩm hơn để đáp ứng nhu cầu của mình.
Các doanh nghiệp nỗ lực tối đa để tăng tính cạnh tranh thông qua việc định
hướng các chiến lược kinh doanh dài hạn, cải tổ sản xuất, kinh doanh chuyên nghiệp,
đương nhiên con người được xem là nhân tố quan trọng quyết định thành công trong
công việc. Việc quản lý bán hàng được đề cao hơn bao giờ hết. Các công ty, doanh
nghiệp ra sức đầu tư cho quá trình quản lý bán hàng. Từ đó cho thấy, quản lý
bán hàng có ý nghĩa rất quan trọng đối với doanh nghiêp.
Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ hiện đại, đặc
biệt là công nghệ thông tin, các doanh nghiệp luôn tìm kiếm những giải pháp ứng dụng
CNTT nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và quản lý kinh doanh. Bởi lẽ đó, việc đẩy
mạnh tin học hóa công tác quản lý bán hàng của mỗi doanh nghiệp cũng là điều tất
yếu. Xuất phát từ những lý do trên, em lựa chọn đề tài: “Tin học hóa công tác quản
lý bán hàng tại công ty cổ phần chè Hà Thái, Thái Nguyên” làm đề tài khóa luận
tốt nghiệp.
2. Mục tiêu của đề tài
Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết về quản lý bán hàng và tìm hiểu thực trạng
công tác quản lý bán hàng tại doanh nghiệp chè Hà Thái, Khóa luận hướng tới mục
tiêu xây dựng chương trình quản lý bán hàng áp dụng trực tiếp cho hoạt động của
doanh nghiệp Hà Thái. Chương trình và những giải pháp đề xuất của đề tài sẽ góp
phần hỗ trợ giải quyết tốt bài toán thực tế đặt ra trong công tác quản lý bán hàng của
doanh nghiệp.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu quản lý bán hàng và tin học hóa công
2
tác quản lý bán hàng tại một doanh nghiệp cổ phần.
3
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu về công tác quản lý bán hàng
tại tại Công ty Cổ phần chè Hà Thái, Thái Nguyên.
- Phạm vi về thời gian: Khóa luận được thực hiện từ ngày …01./01/2018 đến
ngày 27/05/2018. Số liệu được khóa luận khảo sát tại doanh nghiệp từ năm 2017 đến
năm 2017.
- Phạm vi về không gian: Công ty cổ phần chè Hà Thái, Thái Nguyên
- Phạm vi về nội dung kiến thức: Quản trị doanh nghiệp, quản lý bán hàng,…
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu lý thuyết về quản lý bán hàng,
nghiên cứu lý thuyết C#, hệ quản trị CSDL SQL Sever.
-
- Phương pháp điều tra xã hội học: điều tra hoạt động quản lý bán hàng tại
doanh nghiệp Hà Thái qua bảng hỏi.
- Phương pháp quan sát, khảo sát thực địa: khảo sát thực tế hoạt động quản lý
bán hàng tại doanh nghiệp Hà Thái.
- Phương pháp thống kê: thống kê số liệu về quản lý bán hàng tại doanh nghiệp.
- Phương pháp so sánh đối chiếu: so sánh, đối chiếu công tác quản lý bán hàng
truyền thống và ứng dụng phần mềm hỗ trợ quản lý bán hàng.
5. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, danh mục hình, bảng, nội
dung chính của khóa luận được bố cục gồm 3 chương chính:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về quản lý bán hàng và các công cụ hỗ trợ xây dựng
chương trình quản lý bán hàng.
Chương 2: Khảo sát và phân tích thiết kế hệ thống quản lý bán hàng tại Công ty
Cổ phần chè Hà Thái, Thái Nguyên
Chương 3: Xây dựng và cài đặt chương trình quản lý bán hàng tại công ty cổ
phần chè Hà Thái, Thái Nguyên.
4
Chương 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN LÝ BÁN HÀNG VÀ CÁC CÔNG CỤ HỖ TRỢ
XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ BÁN HÀNG
1.1. Giới hiệu chung về quản lý bán hàng
1.1.1. Một số khái niệm
Bán hàng là quá trình trong đó người bán tìm hiểu, khám phá, khơi gợi những
nhu cầu của người mua, sau đó tiếp cận, phát triển quan hệ, chuyển giao giá trị, hỗ trợ
và chăm sóc sau bán hàng.
Bán hàng là quá trình chuyển giao giá trị từ người bán sang người mua, thông
qua việc cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ, nhằm nhận lại giá trị tương xứng, có thể
là tiền, quan hệ, lời nói tốt, lời giới thiệu với người khác,...
Quản lý bán hàng: là hoạt động quản trị của những người hoặc những nhóm
người thực sự thuộc lực lượng bán hàng hoặc gồm những người liên quan đến hoạt
động liên quan như: Giao hàng, dịch vụ khách hàng, đội trưng bày, nhóm sales audit,
trade marketing, bảo hành, bảo trì hoặc những người hỗ trợ trực tiếp cho lực lượng bán
hàng nhằm triển khai việc cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp trên
cơ sở chiến lược kinh doanh, nguồn lực của doanh nghiệp và môi trường kinh doanh
có liên quan.
Để bán hàng hiệu quả trong thời buổi cạnh tranh như hiện nay, khách hàng có
vô số sự lựa chọn nhà cung cấp vừa ý, đối với người bán hàng nhiều kinh nghiệm
trong nghề thì không cần nắm rõ quy trình bán hàng vì họ đã hiểu quá rõ trong thời
gian mới bắt đầu công việc, mới vào nghề bán hàng, giống như biết đường đi đến đích
nhưng hỏi rằng họ đi qua những con đường nào, tên con đường đó ở đâu họ sẽ không
biết. Dù cách này hay cách khác trong hoạt động bán hàng đều dẫn đến hợp đồng
được ký kết giữa người mua và người bán, người mua và người bán giúp đỡ lẫn nhau,
người bán giúp người mua tìm được sản phẩm, dịch vụ phù hợp, người mua giúp
người bán đạt được mục tiêu, giải quyết được lượng hàng sản xuất ra,…
Quản lý bán hàng: Có thể được định nghĩa là hoạt động quản trị của những
người hoặc những nhóm người thực sự thuộc lực lượng bán hàng hoặc gồm những
người liên quan đến hoạt động liên quan như:
5
Giao hàng,
Dịch vụ khách hàng
Đội trưng bày
Nhóm sales audit
Trade marketing
Bảo hành, bảo trì
hoặc những người hỗ trợ trực tiếp cho lực lượng bán hàng nhắm triển khai việc
cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp trên cơ sở chiến lược kinh
doanh, nguồn lực của doanh nghiệp và môi trường kinh doanh có liên quan.
Những công việc của quản lý bán hàng bao gồm:
-Thiết lập chiến lược phân phối
- Thiết lập tổ chức lực lượng bán hàng
- Thiết lập chính sách bán hàng, Tuyển dụng
- Lập kế hoạch bán hàng
- Triển khai
- Quản lý lực lượng bán hàng, khách hàng
- Huấn luyện nâng cao kỹ năng
- Đo lường, đánh giá hiệu quả bán hang
1.1.2. Ý nghĩa của quản lý bán hàng
Bán hàng và khâu cuối cùng trong quá trình kinh doanh. Vì vậy để thực
tiện được quá trình bán hàng và cung cấp dịch vụ các doanh nghiệp phải bỏ ra
các khoản chi phí để tiến hàng sản xuất, chế tạo sản phẩm, mua các loại vật tư
hàng hóa để thực hiện các loại lao vụ, dịch vụ cho khách hàng. Thông qua quá trình
trao đổi, bán hàng những sản phẩm, hàng hóa công việc lao vụ dịc vụ đã hoàn thành.
Doanh nghiệp thu được tiền theo giá bán đó là doanh thu bán hàng bao gồm doanh thu
bán hàng hóa, doanh thu bán sản phẩm, doanh thu cung cấp lao vụ dịch vụ. Sau một
quá trình hoạt động, doanh nghiệp xác định được kết quả của từng hoạt động trên cơ
sở so sánh doanh thu bán hàng và chi phí của từng hoạt động. Kết quả kinh doanh của
doanh nghiệp phải được phân phối và sử dụng theo đứng mục đích phù hợp với cơ chế
tài chính quy định cho từng loại hình doanh nghiệp.
6
Thông qua hoạt động bán hàng mới thúc đẩy được sản xuất phát triển, góp phần
nâng cao năng suất lao động, cung cấp nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng
ngày càng cao của xã hội, góp phần cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng. Mặt khác
thông qua hoạt động bán hàng nhằm giải quyết quan hệ hàng hóa- tiền tệ là tiền đề cân
đối giữa tiền hàng trong lưu thông. Không những thế nó còn đảm bảo sự cân đối giữa
các ngành các khu vực trong nền kinh tế.
Đối với mỗi doanh nghiệp bán hàng là điều kiện để sản xuất phát triển, mở rộng
quy mô sản xuất kinh doanh, tăng nhanh tốc độ vòng quay vốn và tăng lợi nhuân của
doanh nghiệp. Bán hàng là tiền đề cho việc xác định kết quả hoạt động kinh doanh.
1.1.3. Vai trò của nghiệp vụ bán hàng
Vai trò của hoạt động bán hàng
+ Hoạt động sản xuất kinh doanh phải lấy phục vụ sản xuất làm mục đích. Yêu
cầu này đòi hỏi mọi hoạt động trong quá trình bán hàng phải hướng tới mục tiêu chiến
lược của doanh nghiệp, đồng thời nó cũng phải phục vụ tốt nhất cho hoạt động kinh
doanh và kích thích được khả năng sản xuất, nâng cao chất lượng sản xuất của
doanh nghiệp.
+ Hoạt động bán hàng phải đảm bảo nâng cao được uy tín và không ngừng nâng
cao uy tín của sản phẩm cũng như của Công ty.
+ Hoạt động bán hàng phải được tổ chức một cách khoa học hợp lý có kế
hoạch. Phân công vụ thể và thường xuyên được theo dõi, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá.
Hơn thế nữa phải biết tổ chức một cách khoa học và nghệ thuật trong quá trình tổ chức
hoạt động bán hàng.
Hiệu quả của hoạt động bán hàng ngày càng được nâng cao với chi phí thấp
nhất và lợi nhuận ngày càng tăng. Đây là mục tiêu mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng
phải theo đuổi, bởi vì lợi nhuận là mục tiêu trước mắt quan trọng, mà hoạt động của
hoạt động bán hàng thì ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận. Để có thể đạt được mục tiêu
này, công tác bán hàng phải chú ý phân phối đúng lượng hàng, luồng hàng. Đảm bảo
sự vận động của hàng hoá hược hợp lý, giảm bớt chi phí lưu thông, đồng thời phát
triển các dịch vụ để phục vụ tốt các yêu cầu của khách hàng nhằm thu hút khách hàng
và làm tăng lợi nhuận.
7
1.1.4. Các phương thức bán hàng
Đối với các doanh nghiệp thương mại có thể bán hàng theo nhiều phương thức
khác nhau trong đó có hai phương thức chủ yếu là: Bán buôn hàng hoá và bán lẻ.
Bán buôn có các loại bán buôn sau:
- Phương thức bán buôn qua kho: là hàng hoá phải xuất từ kho của DN.
Bán qua kho có hai hình thức bán là bán buôn qua kho theo hình thức giao hàng
trực tiếp và bán buôn qua kho theo hình thức chuyển hàng
- Phương thức bán buôn hàng hoá vận chuyển thẳng: sau khi mua hàng không
đưa về nhập kho mà bán thẳng cho bên mua. Phương thức này cũng có hai hình thức
bán là bán buôn hàng hoá vận chuyển thẳng theo hình thức giao hàng trực tiếp và bán
buôn hàng hoá vận chuyển thẳng theo hình thức chuyển hàng.
-
1.1.5. Vai trò của hệ thống quản lý bán hàng
 Chức năng của hệ thống
` - Bắt đầu một ngày mới thì nhân viên bán hàng phải đăng nhập vòa hệ thống
để thực hiện quá trình mua bán của cửa hàng và quản lý thông tin về khách hàng đã
mua hàng tại cửa hàng.
- Khi đăng nhập vòa heej thống thì mỗi người nhân viên có một quền riêng
mà hệ thống đã cấp, từ đó nhân viên sẽ thực hiện công việc của mình.
- Khi một nhân viên khác có nhu cầu đăng nhập thì nhân viên đã đăng nhập
phải thoát để nhân viên có thể đăng nhập vào hệ thống
 Chức năng của thông tin
- Công việc lien quan đến thêm dữ liệu:
+ Nhập thông tin về hàng háo
+ Nhập thông tin về khách hàng
+ Nhập thông tin về nhân viên
+ Nhập thông tin về kho
+ Nhập thông tin về bộ phận
+ Nhập thông tin về việc mua bán
+ Tạo các háo đơn bán hàng cho khách hàng
+ Tạo mới người dung và phân quyền lại cho hệ thống
8
- Sau một thời gain cửa hàng phát triển và có nhu cầu mở rộng thì có thể các
thông tin trước không còn hợp lý và còn tác dụng thì chngs ta có thể thực hiện các
công việc như xóa, sửa
+ Nhập thông tin về hàng háo
+ Nhập thông tin về khách hàng
+ Nhập thông tin về nhân viên
+ Nhập thông tin về kho
+ Nhập thông tin về nhà cung cấp
+ Nhập thông tin về bộ phận
+ Xóa tên nhân viên và các quyền của nhân viên trong hệ thống
 Chức năng in, báo cáo
- Thống kê các thông tin trong quá trình mua bán của cửa hàng theo thời gian
nhất định hoặc theo yêu cầu của lãnh đạo.
 Báo cáo danh sách khách hàng đẫ mua hàng trong một tháng hoặc một quý .
 Báo cáo những mặt hàng bán chậy nhất trong tháng.
 Thống kê doanh thu của cửa hàng theo từng tháng, quý, năm.
 Thống kê những mặt hàng không bán được trong tháng, quý, năm.
 Mục tiêu xủa hệ thống thông tin bán hàng
- Khi áp dụng các ứng dụng cua công nghệ thông tin cho công việc bán hàng
của cửa hàng thì sẽ làm giảm phân nào số lượng nhân viên trong cửa hàng.
- Khi có phần mềm quản lý bán hàng thì sẽ giúp nhân viên thực hiện các công
việc của mình như: Cập nhập thông thin về khách hàng, nhân viên, kho, thông tin về
hàng hóa,… được thực hiện một cách dễ dàng, nhanh chóng và chính sác hơn.
1.2. Các công cụ hỗ trợ xây dựng chương trình quản lý bán hàng
1.2.1. Ngôn ngữ lập trình C#
- Lập trình hướng đối tượng: Là kỹ thuật lập trình hỗ trợ công nghệ đối tượng.
OPP được xem là giúp tăng năng xuất, đơn giản hóa độ phức tập khi bảo trỉ cũng như
mở rộng phần mềm bằng cách cho phép lập trình viên tập trung vào các đối tượng
phần mềm ở bậc cao hơn. Ngoài ra, nhiều người còn cho rằng OPP dễ tiếp thu hơn cho
những người mới học về lập trình hơn là các phương pháp trước đó.Một cách giản
lược đây là khái niệm và là nỗ lực nhằm giảm nhẹ các thao tác viết mã cho người lập
9
trình, cho phép họ thao tác các ứng dụng mà các yếu tố bên ngoài có thể tương tác với
các chương trình đó giống như là tương tác với các đối tượng vật lý.
Những đối tượng trong một ngôn ngữ OPP là các kết hợp giữa mà và dữ liệu
mà chúng được nhìn nhận như là một đơn vị duy nhất. Mỗi đối tượng có một tên riêng
biệt và tất cả đều tham chiếu đến đối tượng đó và tiến hành thông qua chính tên nó.
Như vậy, mỗi đối tượng có khả năng nhận thông báo, xử lý dữ liệu (bên trong của nó),
và gửi ra hay trả lời đến các đối tượng khác hay môi trường.
- Ngôn ngữ lập trình C: Là ngôn ngữ lập trình tương đối nhỏ vận hành gần với
phần cứng và nó gần với ngôn ngữ Assembler hơn hầu hết các ngôn ngữ bậc cao. Hơn
thế, C đôi khi được đánh giá như là “có khả năng di động”, cho thấy sự khác nhau
quan trọng giữa nó và các ngôn ngữ bậc thấp hơn như Assembler, đó là việc mã C có
thể dịch và thi hành trong hầu hết các máy tính, hơn hẳn các ngôn ngữ hiện tại trong
khi đó Assembler chỉ có thể chạy trong một số máy tính đặc biệt. Vì lý do này mà C
được xem là ngôn ngữ bậc trung.C đã được tạo ra với một mục tiêu là làm cho nó
thuận tiện để viết các chương trình lớn với số lỗi ít hơn trong mẫu hình lập trình thủ
tục mà lại không đặt gánh nặng lên vai người viết ra trình dịch C, là những người bề
bộn với các đặc tả phức tạp của ngôn ngữ.
- Ngôn ngữ C# trong ứng dụng . NET có các tính năng vượt trội hơn so với C. Hay
nói cách khác C# là cuộc cách mạng của ngôn ngữ lập trình Microsoft C và Microsoft
C++ với tính năng đơn giản, hiện đại, hướng đối tượng và có độ bảo mật cao.
Ngôn ngữ C# khá đơn giản, chỉ khoảng 80 từ khóa và hơn mười mấy kiểu dữ
liệu được xây dựng sẵn. Tuy nhiên ngôn ngữ C# có ý nghĩa cao khi nó thực thi những
khái niệm lập trình hiện đại. C# bao gồm tất cả các hỗ trợ cho cấu trúc, thành phần
Component, lập trình hướng đối tượng. Những tính chất đó hiện diện trong ngôn ngữ
lập trình hiện đại. Và ngôn ngữ C# hội tụ những điều kiện như vậy. Hơn nữa, nó được
xây dựng trên nền tảng của hai ngôn ngữ mạnh nhất là C++ và Java.
Ngôn ngữ C# được phát triển bởi đội ngũ kỹ sư của Microsoft, trong đó người
dẫn đầu là Anders Hejlsberg và Scott Wiltamuth. Cả hai người này đều là những người
nổi tiếng, trong đó Anders Hejlsberg được biết đến là tác giả của Torbo Pascal, ngôn
ngữ lập trình PC phổ biến. Và ông đứng đầu nhóm thiết kế Borland Delphi, một trong
10
những thành công đầu tiên của việc xây dựng môi trường phát triển tích hợp IDE cho
lập trìnhClient/Server.
Phần cốt lõi hay còn gọi là trái tim của bất kỳ ngôn ngữ lập trình hướng đối
tượng nào là sự hỗ trợ của nó cho việc định nghĩa và làm việc với những lớp. Những
lớp thì định nghĩa những kiểu dữ liệu mới, cho phép người phát triển mở rộng ngôn
ngữ để tạo mô hình tốt hơn để giải quyết vấn đề. Ngôn ngữ C# chứa những từ khóa
cho việc khai thác những kiểu lớp đối tượng mới và những phương thức hay thuộc tính
của lớp, và cho việc thực thi đóng gói, kế thừa và đa hình, ba thuộc tính cơ bản của bất
kỳ ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng. Trong ngôn ngữ C#, mọi thứ liên quan đến
khai báo lớp đều được tìm thấy trong phần khai báo của nó. Định nghĩa một lớp trong
C# không đòi hỏi phải chia ra tập tin header và tập tin nguồn giống như ngôn ngữ
C++. Hơn thế nữa, C# hỗ trợ kiểu XML, cho phép chèn các tag XML để phát
sinh tự động các document cho lớp. C# cũng hỗ trợ giao diện Interface, nó được xem
như một cam kết với một lớp cho những dịch vụ mà giao diện quy định. Trong ngôn ngữ
C#, một lớp chỉ có thể kế thừa từ duy nhất một lớp cha, tức là không cho đa kế thừa như
trong ngôn ngữ C++, tuy nhiên một lớp có thế thực thi nhiều giao diện. Khi một lớp
thực thi một giao diện thì nó sẽ hứa là nó sẽ cung cấp chức năng thực thi giao diện.
Trong ngôn ngữ C#, những cấu trúc cũng được hỗ trợ, nhưng khái niệm về ngữ
nghĩa của nó thay đổi khác với C#. Trong C# một cấu trúc được giới hạn, là kiểu dữ
liệu nhỏ gọn và khi tạo thể hiện thì nó yêu cầu ít hơn về hệ điều hành và bộ nhớ so với
một lớp. Một cấu trúc thì không thể kế thừa từ một lớp hay được kế thừa, nhưng một
cấu trúc có thể thực thi một giao diện. Ngôn ngữ C# cung cấp những đặc tính hướng
thành phần, như là những thuộc tính, những sự kiện. Lập trình hướng thành phần được
hỗ trợ bởi CLR cho phép lưu trữ metadata với mã nguồn cho một lớp. Metadata mô tả
cho một lớp, bao gồm những thuộc tính và những phương thức của nó, cũng như
những sự bảo mật cần thiết và những thuộc tính khác. Mã nguồn chứa đựng những
logic cần thiết để thực hiện những chức năng của nó. Do vậy, một lớp được biên dịch
như là một khối Self-contained, nên môi trường Hosting biết được cách đọc metadata
của một lớp và mã nguồn cần thiết mà không cần những thông tin khác để sử dụng nó.
Một số lưu ý cuối cùng về ngôn ngữ C#: Ngôn ngữ này cũng hỗ trợ truy cập bộ
11
nhớ trực tiếp sử dụng con trỏ của C++ và từ khóa cho dấu [] trong toán tử. Các mã
nguồn này là không an toàn. Và bộ giải phóng bộ nhớ tự động của CLR sẽ không thực
hiện giải phóng những đối tượng được tham chiếu bằng sử dụng con trỏ cho đến khi
chúng được giải phóng.
Tại sao phải sử dụng ngôn ngữ lập trình C#
C# là một ngôn ngữ lập trình được phát triển bởi Microsoft, là phần khởi đầu
cho kế hoạch .NET của họ. Tên của ngôn ngữ bao gồm ký tự thăng theo Microsoft
nhưng được đọc là C sharp. Microsoft phát triển C# dựa trên C++ và Java. C# được
miêu tả là ngôn ngữ có được sự cân bằng giữa C++, Visual Basic, Delphi và Java
Ngôn ngữ C# là ngôn ngữ được dẫn xuất từ C và C++, nhưng nó được tạo từ
nền tảng phát triển hơn. Microsoft bắt đầu công việc trong C và C++ và thêm vào
những đặc tính mới để làm cho ngôn ngữ này dễ sử dụng hơn. Nhiều trong số những
đặc tính này khá giống với những đặc tính có trong ngôn ngữ java. Không dừng
lại ở đó, Microsoft đưa ra một số mục đích khi xây dựng ngôn ngữ này. Những mục
đích này được tóm tắt như sau:
C# là ngôn ngữ đơn giản
- C# là ngôn ngữ hiện đại
- C# là ngôn ngữ hướng đối tượng
- C# là ngôn ngữ mạnh mẽ và mềm dẻo
- C# là ngôn ngữ ít có từ khóa
- C# là ngôn ngữ hướng Module
- C# sẽ trở nên phổ biến
 Thứ nhất, C# là ngôn ngữ đơn giản
C# loại bỏ một vài sự phức tạp và rối rắm của những ngôn ngữ như java và
C++, bao gồm việc loại bỏ những Macro, những template, đa kế thừa, và lớp cơ sở ảo (
virtual base class). Chúng là những nguyên nhân gây ra sự nhầm lẫn hay dẫn đến
những vấn đề cho người phát triển C++. Nếu chúng ta là người học ngôn ngữ này đầu
tiên thì chắc chắn là ta sẽ không trải qua những thời gian để học nó! Nhưng khi đó
chúng ta sẽ không biết được hiệu quả của nó khi loại bỏ những vấn đề khó khăn
trên.Ngôn ngữ C# đơn giản vì nó dựa trên nền tảng C và C++. Nếu chúng ta thân thiện
12
với C và C++ hoặc thậm trí là java, chúng ta sẽ thấy C# khá giống về diện mạo, cú
pháp, biểu thức, toán tử và những chức năng khác được lấy trực tiếp từ ngôn ngữ C và
13
C++, nhưng nó đã được cải tiến để làm ngôn ngữ đơn giản hơn. Một vài trong sự cải
tiến là sự loại bỏ dư thừa, hay là thêm vào những cú pháp thay đổi. Ví dụ như, C++ có
3 toán tử làm việc với các thành viên là: :, * và >. Để biết khi nào dùng ba toán tử này
cũng phức tạp và dễ nhầm lẫn. Trong C# chúng được thay thế bởi một toán tử duy nhất
là: .(dot). Đối với người mới học thì điều này và những việc cải tiến khác làm bớt
nhầm lẫn và đơn giản hơn.
 Thứ hai, C# là ngôn ngữ hiện đại
Điều gì làm cho một ngôn ngữ hiện đại? những đặc tính như là xử lý ngoại lệ,
thu gom bộ nhớ tự động, những kiểu dữ liệu mở rộng, và bảo mật mã nguồn là những
đặc tính được mong đợi trong những ngôn ngữ hiện đại. C# chứa tất cả các đặc tính
trên. Nếu là người mới học lập trình có lẽ chúng ta sẽ cảm thấy những đặc tính trên là
khá phức tạp và khó hiểu. Tuy nhiên, khi bạn học thì bạn thấy nó cực kỳ dễ
hiểu.
 Thứ ba, C# là ngôn ngữ hướng đối tượng
Những đặc tính chính của ngôn ngữ hướng đối tượng là sự đóng gói, kế thừa và
tính đa hình. C# hỗ trợ tất cả các đặc tính trên.
Thứ tư, C# mạnh mẽ và mềm dẻo
Như đã đề cập, C# chúng ta chỉ bị giới hạn bởi chính bản thân hay trí tưởng tượng
của chúng ta. Ngôn ngữ này không đặt những ràng buộc lên những việc có thể làm. C#
được sử dụng cho nhiều những dự án khác nhau như là tạo ra ứng dụng sử lý văn bản, ứng
dụng đồ họa, bản tính hay thậm chí những trình biên dịch cho những ngôn ngữ khác.
 Thứ năm, C# là ngôn ngữ ít từ khóa
C# là ngôn ngữ sử dụng giới hạn những từ khóa. Phần lớn các từ khóa dùng để
mô tả các thông tin. Chúng ta có thể sẽ nghĩ rằng một ngôn ngữ với nhiều từ khóa sẽ
mạnh hơn. Điều này không phải là sự thật, ít nhất là trong trường hợp ngôn ngữ C#,
chúng ta có thể tìm thấy rằng ngôn ngữ này có thể được sử dụng để làm bất cứ nhiệm
vụ nào.
Thứ sáu, C# là ngôn ngữ hướng Module
Mã nguồn C# có thể được viết trong những phần được gọi là những lớp, những
lớp này chứa các phương thức thành viên của nó. Những lớp và phương thức có thể
14
được sử dụng lại trong ứng dụng hay những chương trình khác. Bằng cách truyền
15
những mẫu thông tin đến những lớp hay phương thức chúng ta có thế tạo ra những mã
nguồn dùng lại có hiệu quả.
Chúng ta đã từng nghe đến những ngôn ngữ khác như: Visual Basic, C++ và
Java. Có lẽ chúng ta cũng tự hỏi sự khác nhau giữa ngôn ngữ C# và những ngôn ngữ
đó. Và cũng tự hỏi tại sao lại chọn ngôn ngữ này để học mà không chọn một trong
những ngôn ngữ kia. Có rất nhiều lý do và chúng ta hãy xem một số sự so sánh giữa
ngôn ngữ C# và các ngôn ngữ khác vừa đề cập giúp chúng ta phần nào trả lời những
thắc mắc.Microsoft nói rằng C# mang đến sức mạnh của ngôn ngữ C++ với sự dễ dàng
của ngôn ngữ Visual Basic, nhưng với phiên bản của Visual Basic.NET (Version 7.0)
thì ngang nhau. Bởi vì chúng được viết lại từ một nền tảng. Chúng có thể viết nhiều
chương trình với ít mã nguồn hơn nếu dùng C#.Mặc dù C# loại bỏ một vài đặc
tính của C++, nhưng bì lại nó tránh được những lỗi mà thường gặp trong C++. Điều này
có thể tiết kiệm được hàng giờ hay thậm chí hàng ngày trong việc hoàn tất một chương
trình.Một điều quan trọng khác với C++ là mã nguồn C# không đòi hỏi phải có tập tin
Header. Tất cả mã nguồn được viết trong khai báo một lớp.
Như đã nói trên .NET runtime trong C# thực hiện việc thu gom bộ nhớ tự động.
Do điều này nên việc sử dụng con trỏ trong C# ít quan trọng hơn trong C++. Những
con trỏ cũng có thể được sử dụng trong C#, khi đó những đoạn mã nguồn này sẽ được
đành dấu là không an toàn (unsafe code).C# cũng từng bỏ ý tưởng đa kế thừa như
trong C++. Và sự khác nhau là C# đưa thêm thuộc tính vào trong một lớp giống như
trong Visual Basic. Và các thành viên của lớp được gọi duy nhất bằng toán tử “.” Khác
với C++ có nhiều cách gọi trong các tình huống khác nhau.
Một ngôn ngữ khác cũng rất mạnh và phổ biến là Java, giống như C++ và C#
được phát triển dựa trên C. Nếu chúng ta quyết định sẽ học Java sau này, chúng ta sẽ
tìm được nhiều cái mà học từ C# có thể được áp dụng.Điểm giống nhau giữa C# và
Java là cả hai cùng biên dịch ra mã trung gian: C# biên dịch ra MSIL còn Java biên
dịch ra Bytecode. Sau đó chúng được thực hiện bằng cách thông dịch hoặc biên dịch
just-in-time trong từng máy ảo tương ứng. Tuy nhiên trong ngôn ngữ C# nhiều hỗ trợ
được đưa ra để biên dịch mã ngôn ngữ trung gian sang mã máy. C# chứa nhiều kiểu dữ
liệu cơ bản hơn java và cũng cho phép nhiều sự mở rộng với kiểu dữ liệu giá trị. Ví dụ
16
C# hỗ trợ kiểu liệt kê.Tương tự Java, C# cũng bỏ tính đa kế thừa trong một lớp, tuy
nhiên mô hình kế thừa đơn giản này được mở rộng bởi tình đa kế thừa nhiều giao diện.
1.2.2. Phương thức
- Cú pháp
access_specifier modifier datatype method_name(parameter_list)
{ //body of method
}
Trong đó:
access_specifier: Chỉ định truy cập vào phương thức.
modifier: Cho phép bạn đặt thuộc tính cho phương thức.
datatype: Kiểu dữ liệu mà phương thức trả về. Nếu không có một giá trị nào
được trả về, kiểu dữ liệu có thể là void.
method_name: Tên của phương thức
parameter_list: Chứa tên của tham số được sử dụng trong phương thức và kiểu
dữ liệu, dấu phẩy được dùng để phân cách các tham số.
- Một số phương thức thông dụng của form và các control:
- Hide()/Show(): Ẩn/Hiển thị
- Dispose(): Giải phóng bộ nhớ dành cho đối tượng
- Refresh(): Làm mới - Vẽ lại các đối tượng trên form
1.2.3. Thuộc tính
- Trong c# một đối tượng luôn chứa các thuộc tính mô tả cho nó. Một lớp các
thuộc tính chính là các biến thành viên của lớp.
- Với các điều khiển trên thanh toolbox các thuôc tính được chứa trong khung
properties
- Để truy cập vào các thuộc tính trong các lớp có sẵn thì cần khai báo đối tượng
chứa thuộc tính đó. Tùy theo phạm vi sử dụng mà các thuộc tính có các cach truy cập
khác nhau.
1.2.4. Sự kiện
- C# cung cấp tập các sự kiện có sẵn cho các sối tượng. Một sự kiện thường sử
dụng cho các sự kiện với chuột và bàn phím.
17
Ví dụ. Đối tượng Button có các sự kiện Click, doubleClick cho phép nhấp, nhấp
đúp chuột
- Thủ tục xử lý sự kiện: Khi xảy ra một sự kiện trên một đối tượng nào đó, đối
tượng đó có xu hướng thực hiện các hành vi, thay đổi các thuộc tính để phản ứng lại sự
kiện đó. Các phương thức gắn với sự kiện gọi là thủ tục xử lý sự kiện.
1.2.5. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Sever 2008
1.2.5.1. Giới thiệu hệ quản trị SQL Server 2008
Ngày nay, các tổ chức luôn phải đối mặt với những khó khăn về dữ liệu: sự
phát triển của dữ liệu và các hệ thống trong hoạt động kinh doanh; việc cần thiết để
cung cấp cho các nhân viên, các khách hàng và các đối tác có thể truy cập dữ liệu một
cách thích hợp; mong muốn trang bị cho các nhân viên có được thông tin đầy đủ
hơn để đưa ra các quyết định tốt; nhiệm vụ kiểm soát chi phí mà không có ứng dụng có
giá trị, bảo mật tốt và đáng tin cậy. Bản phát hành tiếp theo của SQL Server được thiết
kế để giúp các doanh nghiệp giải quyết những khó khăn trên. SQL Server 2008 là giải
pháp phân tích và quản trị dữ liệu thế hệ kế tiếp của Microsoft. Nó sẽ cho phép nâng
cao độ bảo mật, khả năng sắp xếp, giá trị cho dữ liệu hoạt động kinh doanh và các ứng
dụng phân tích, làm cho chúng dễ dàng hơn trong việc tạo dựng, triển khai và quản
lý. Được xây dựng dựa trên những điểm mạnh của SQL Server 2005, SQL Server
2008 sẽ cung cấp một quản trị dữ liệu hợp nhất và giải pháp phân tích để giúp các tổ
chức dù lớn hay nhỏ cũng đều có thể:
Xây dựng và triển khai các ứng dụng kinh doanh một cách bảo đảm, dễ sắp xếp
và có độ tin cậy cao hơn.
Phát huy tối đa hiệu quả CNTT bằng cách giảm sự phức tạp trong việc tạo, triển
khai và quản lý các ứng dụng cơ sở dữ liệu.
Trao quyền cho những người phát triển ứng dụng thông qua môi trường phát
triển phong phú, linh hoạt và hiện đại, làm cho việc tạo các ứng dụng cơ sở dữ liệu an
toàn hơn.
Chia sẻ dữ liệu qua nhiều hệ thống máy tính, ứng dụng và các thiết bị để tạo sự
kết nối dễ dàng giữa bên trong và bên ngoài hệ thống.
Trình bày rõ ràng và kết hợp các giải pháp tin tức kinh doanh, để điều chỉnh các
quyết định kinh doanh kịp thời và tăng hiệu quả trong toàn bộ tổ chức của bạn.
18
Kiểm soát giá thành mà không cần cung cấp sự thực thi, khả năng sẵn có hay
khả năng sắp xếp.
SQL Server 2008 nâng cao có ba phần chính: quản lý dữ liệu hoạt động kinh
doanh, hiệu quả phát triển và tin tức kinh doanh.
Quản lý dữ liệu hoạt động kinh doanh. Trong thế giới được kết nối như ngày
nay, dữ liệu và các hoạt động quản lý dữ liệu luôn luôn cần thiết đối với người dùng.
Với SQL Server 2008, người dùng và các chuyên gia CNTT trong tổ chức của bạn sẽ
có lợi thông qua việc giảm thời gian chết của các ứng dụng, tăng sự phát triển và hiệu
suất, thít chặt sự kiểm soát về bảo mật. SQL Server sẽ cải thiện việc quản lý dữ liệu
kinh doanh trong những lĩnh vực dưới đây:
Khả năng sẵn có. Khả năng đầu tư trong công nghệ cao, thêm nữa khả năng
phục hồi và sao chép, những cải tiến trong bản sao sẽ cho phép các hoạt động kinh
doanh xây dựng và triển khai những ứng dụng có độ tin cậy cao. Khả năng sắp
xếp. Những tiến bộ về sắp xếp như việc phân chia, tách riêng biệt và hỗ trợ 64-bit sẽ
cho phép bạn xây dựng và triển khai hầu hết các ứng dụng yêu cầu bằng việc sử dụng
SQL Server 2008.
Bảo mật. Những nâng cấp về bảo mật như các thiết lập “bảo vệ mặc định” và
một mô hình bảo mật nâng cao sẽ cung cấp khả năng bảo mật cao cho dữ liệu kinh
doanh của bạn.
Khả năng quản lý. Một công cụ quản lý mới, các khả năng tự điều hướng được
mở rộng, mô hình lập trình mới sẽ tăng tính hiệu quả của quản trị viên cơ sở dữ liệu.
Khả năng hoạt động liên kết. Thông qua sự hỗ trợ trong các chuẩn công nghiệp,
các dịch vụ Web và Microsoft .NET Framework, SQL Server 2008 sẽ hỗ trợ khả năng
liên kết hoạt động với nhiều hệ thống, ứng dụng và thiết bị.
Hiệu quả phát triển. Một trong những cản trở chính đến hiệu quả phát triển là
thiếu các công cụ tích hợp cho sự phát triển cơ sở dữ liệu và quá trình sửa lỗi, SQL
Server 2008 sẽ cung cấp những tiện ích làm thay đổi cách mà các ứng dụng cơ sở dữ
liệu đã được triển khai và phát triển trước đây.
Những cải tiến mới bao gồm:
Các công cụ. Các chuyên gia phát triển có thể sử dụng công cụ phát triển cho
Transact – SQL, XML, Multidementional Expression (MDX), và XML for Analysis
19
(XML/A). Sự tích hợp với môi trường Visual Studio® sẽ cung cấp hiệu quả cho sự
phát triển và sửa lỗi trong các ứng dụng tin tức kinh doanh và giới hạn kinh doanh.
Hỗ trợ ngôn ngữ được mở rộng. Ngoài ngôn ngữ chung (CLR) được cầu hình
trong cơ sở dữ liệu, các chuyên gia phát triển có thể chọn các ngôn ngữ quen thuộc
như Transact-SQL, Microsoft Vitual Basic®.NET, Microsoft Vitual C#®.NET để phát
triển các ứng dụng.
XML và các dịch vụ Web. SQL Server 2008 sẽ hỗ trợ cả XML kiểu quan hệ và
riêng lẻ, vì vậy các hoạt động kinh doanh có thể lưu, quản lý và phân tích dữ liệu theo
định dạng phù hợp nhất với những cần thiết của nó.
Sự hỗ trợ cho việc tồn tại và đưa ra các chuẩn mở như Giao thức truyền siêu
văn bản (HTTP), XML, Giao thức truy cập đối tượng đơn giản (SOAP), Xquery và
Định nghĩa lược đồ XML (XSD) sẽ cho phép việc truyền thông giữa các hoạt động
kinh doanh được mở rộng
Tin tức kinh doanh. Khó khăn thách thức và hứa hẹn của tin tức kinh doanh tập
trung xung quanh việc cung cấp cho các nhân viên những thông tin chính xác đúng
thời điểm. Phiên bản này yêu cầu một giải pháp tin tức kinh doanh đó là sự am hiểu,
bảo đảm, tích hợp với các hệ thống hoạt động và phải có hàng ngày. SQL Server sẽ
giúp các công ty thực hiện mục tiêu này bằng SQL Server 2008.
Những cải tiến trong tin tức kinh doanh bao gồm:
Hệ thống tích hợp. SQL Server 2008 sẽ đưa ra một hệ thống tin tức kinh doanh
một đường với những phân tích tích hợp gồm có quá trình phân tích trực tuyến
(OLAP); khai thác dữ liệu; các công cụ trích, biến đổi và nạp (ETL); việc sắp xếp dữ
liệu; chức năng đưa tin.
Việc tạo quyết định những cải tiến cho việc tồn tại các đặc tính tin tức kinh
doanh như OLAP, khai thác dữ liệu và việc giới thiệu của một máy chủ đưa tin mới, sẽ
cung cấp cho các doanh nghiệp khả năng chuyển đổi thông tin thành các quyết định
kinh doanh tốt hơn trong tất cả các mức của tổ chức.
Bảo mật và khả năng sắp xếp. Nâng cấp khả năng sắp xếp và bảo mật sẽ cung
cấp cho người dùng truy cập tới các ứng dụng tin tức kinh doanh và các bản tin không
bị ngắt quãng.
20
Khả năng phân tích hoạt động kinh doanh rộng. Một công cụ ETL được cải tiến
sẽ cho phép các tổ chức dễ dàng tích hợp và phân tích dữ liệu từ nhiều nguồn tin khác
nhau. Bằng việc phân tích dữ liệu qua một loạt các hoạt động hệ thống, các tổ chức có
thể tăng sự cạnh tranh thông qua việc hiểu cặn kẽ về sự kinh doanh của họ.
Thông tin bổ sung. SQL Server 2008 là một phần của Microsoft Server
SystemTM – một cơ sở hạ tầng máy chủ tích hợp để đơn giản sự phát triển, triển khai
và các hoạt động của một giải pháp kinh doanh linh động.
SQL Server 2008 là một hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu (Relational Database
Management System - RDBMS) sử dụng Transact-SQL để trao đổi dữ liệu giữa Client
Computer và SQL Server Computer.
Một RDBMS bao gồm databases, database engine và các ứng dụng dùng để
quản lý dữ liệu và các bộ phận khác nhau trong RDBMS.
SQL Server 2005 được tối ưu để có thể chạy trên môi trường cơ sở dữ liệu rất
lớn, lên đến Tera-byte và có thể phục vụ cùng lúc cho hàng ngàn user.
SQL Server 2008 có thể kết hợp tốt với các server khác nhau như: Microsoft
Internet Information Server (IIS), E-Commerce Server, Proxy Server, …
SQL Server 2008 là hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ hiện nay cho các ứng
dụng dữ liệu của doanh nghiệp
Hình 1.1: Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server 2005
SQL Server 2005 hỗ trợ các loại cơ sở dữ liệu dưới đây:
- Cơ sở dữ liệu hệ thống:
- Tạo ra bởi SQL Server để lưu trữ thông tin về SQL Server
- Để quản lý cơ sở dữ liệu người dùng
- Cơ sở dữ liệu người dùng:
21
- Do người dùng tạo ra
- Lưu trữ dữ liệu người dùng
Cơ sở dữ liệu mẫu:SQL Server phân phối kèm theo một số cơ sở dữ liệu mẫu:
AdventureWorks là cơ sở dữ liệu mẫu mới được giới thiệu trong SQL Server 2005.
SQL, viết tắt của Structured Query Language (ngôn ngữ hỏi có cấu trúc), là
công cụ sử dụng để tổ chức, quản lý và truy xuất dữ liệu đuợc lưu trữ trong các cơ sở
dữ liệu. SQL là một hệ thống ngôn ngữ bao gồm tập các câu lệnh sử dụng để tương tác
với cơ sở dữ liệu quan hệ.
Khả năng của SQL vượt xa so với một công cụ truy xuất dữ liệu, mặc dù đây là
mục đích ban đầu khi SQL được xây dựng nên và truy xuất dữ liệu vẫn còn là một
trong những chức năng quan trọng của nó. SQL được sử dụng để điều khiển tất cả các
chức năng mà một hệ quản trị cơ sở dữ liệu cung cấp cho ngườidùng bao gồm:
+ Định nghĩa dữ liệu: SQL cung cấp khả năng định nghĩa các cơ sở dữ liệu, các
cấu trúc lưu trữ và tổ chức dữ liệu cũng như mối quan hệ giữa các thành phần dữ liệu.
+ Truy xuất và thao tác dữ liệu: Với SQL, người dùng có thể dễ dàng thực hiện
các thao tác truy xuất, bổ sung, cập nhật và loại bỏ dữ liệu trong các cơ sở dữ liệu.
+ Điều khiển truy cập: SQL có thể được sử dụng để cấp phát và kiểm soát các
thao tác của người sử dụng trên dữ liệu, đảm bảo sự an toàn cho cơ sở dữ liệu.
+ Đảm bảo toàn vẹn dữ liệu: SQL định nghĩa các ràng buộc toàn vẹn trong cơ
sở dữ liệu nhờ đó đảm bảo tính hợp lệ và chính xác của dữ liệu trước các thao tác cập
nhật cũng như các lỗi của hệ thống.
Bản thân SQL không phải là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu, nó không thể tồn tại
độc lập. SQL thực sự là một phần của hệ quản trị cơ sở dữ liệu, nó xuất hiện trong các
hệ quản trị cơ sở dữ liệu với vai trò ngôn ngữ và là công cụ giao tiếp giữa người sử
dụng và hệ quản trị cơ sở dữ liệu.
SQL là ngôn ngữ hỏi có tính tương tác: Người sử dụng có thể dễ dàng thông
qua các trình tiện ích để gởi các yêu cầu dưới dạng các câu lệnh SQL đến cơ sở dữ liệu
và nhận kết quả trả về từ cơ sở dữ liệu.
SQL là ngôn ngữ lập trình cơ sở dữ liệu: Các lập trình viên có thể nhúng các
câu lệnh SQL vào trong các ngôn ngữ lập trình để xây dựng nên các chương trình ứng
22
dụng giao tiếp với cơ sở dữ liệu.
23
SQL là ngôn ngữ quản trị cơ sở dữ liệu: Thông qua SQL, người quản trị cơ
sở dữ liệu có thể quản lý được cơ sở dữ liệu, định nghĩa các cấu trúc lưu trữ dữ liệu,
điều khiển truy cập cơ sở dữ liệu,...
SQL là ngôn ngữ cho các hệ thống khách/chủ (client/server) : Trong các hệ
thống cơ sở dữ liệu khách/chủ, SQL được sử dụng như là công cụ để giao tiếp giữa các
trình ứng dụng phía máy khách với máy chủ cơ sở dữ liệu.
SQL là ngôn ngữ truy cập dữ liệu trên Internet: Cho đến nay, hầu hết các
máy chủ Web cũng như các máy chủ trên Internet sử dụng SQL với vai trò là ngôn
ngữ để tương tác với dữ liệu trong các cơ sở dữ liệu.
SQL là ngôn ngữ cơ sở dữ liệu phân tán: Đối với các hệ quản trị cơ sở dữ
liệu phân tán,mỗi một hệ thống sử dụng SQL để giao tiếp với các hệ thống khác trên
mạng, gởi và nhận các yêu cầu truy xuất dữ liệu với nhau.
1.2.5.2. Các tính năng của SQL Server 2008
- Tính năng cơ bản:
 Dễ cài đặt.
 Tích hợp với internet.
 Khả cỡ và khả dụng.
 Kiến trúc mô hình Client/Server.
 Tương thích hệ điều hành.
 Nhà kho dữ liệu.
 Tương thích chuẩn ANSI, SQL-92.
 Nhân bản dữ liệu.
 Tìm kiếm Full-Text.
 Sách trực tuyến.
- Tính năng nâng cao:
 Dịch vụ thông báo.
 Dịch vụ báo cáo.
 Dịch vụ môi giới.
 Cải tiến của Database Engine.
24
Dịch vụ thông báo là một nền tảng cho phép phát triển ứng dụng gửi nhận
thông báo với tính khả cỡ cao.
Cơ chế xử lý cơ sở dữ liệu của SQL Server 2005 được bổ sung tính năng mới
cũng như nâng cao những khã năng về lập trình như bổ sung kiểu dữ liệu mới, kiểu dữ
liệu XML và khác nữa
1.2.5.3. Các phiên bản của SQL Server 2008
- Enterprise Edition
 Hỗ trợ: 32-bit and 64-bit
 Không hạn chế kích thước cơ sở dữ liệu
 Hỗ trợ Xử lý giao dịch trực tuyến (OLTP)
 Khả dụng và khả cỡ cao
- Standard Edition
 Đủ cho các công ty vừa và nhỏ
 Gồm các tính năng cơ bản như: thương mại điện tử, nhà kho dữ liệu, giải
pháp ứng dụng doanh nghiệp
- Workgroup Edition
 Dòng sản phẩm cho nhóm làm việc
 Cho các ứng dụng và hệ thống của các tổ chức nhỏ
 Không hạn chế kích thước cơ sở dữ liệu và số lượng người dùng
- Developer Edition: Có các chức năng để xây dựng và kiểm thử ứng dụng
trên phiên bản SQL Server Expression
- Express Edition
 Phiên bản nhỏ gọn có thể download từ Internet.
 Chỉ có phần dịch vụ cơ sở dữ liệu, không hỗ trợ những công cụ quản lý.
* Ưu điểm của SQL Server 2008:
- Nâng cao quản lý dữ liệu doanh nghiệp
- Nâng cao hiệu suất cho người lập trình
- Hỗ trợ tốt hệ thống phân tích, hỗ trợ ra quyết định
- Các tính năng có tính cạnh tranh
* Thành phần của SQL Server 2005:
- Dịch vụ cơ sở dữ liệu quan hệ
25
- Dịch vụ phân tích
- Dịch vụ chuyển đổi dữ liệu - DTS
- Dịch vụ thông báo
- Hỗ trợ dịch vụ HTTP
- Tích hợp .NET CLR
- Dịch vụ báo cáo
- Dịch vụ môi giới
- SQL Server Agent
- Nhân bản
- Tìm kiếm Full-Text
* Cơ sở dữ liệu hệ thống:
Trong SQL Server 2005, tất cả thông tin hệ thống được lưu trong cơ sở dữ liệu
hệ thống; tất cả cơ sở dữ liệu người dùng được quản lý bởi cơ sở dữ liệu hệ thống.
SQL Server 2008 cung cấp và hỗ trợ cơ sở dữ liệu hệ thống sau:
Database Description
master Lưu trữ tất cả thông tin hệ thống của Sql Server
msdb
Cơ sở dữ liệu được sử dụng bởi SQL Server
Agent: để lập lịch hoặc một số công việc thường
nhật
model Cơ sở dữ liệu mẫu để tạo ra các cơ sở dữ liệu
người dùng
resource
Cơ sở dữ liệu chỉ đọc. Chứa các đối tượng hệ
thống trong SQL Server 2005.
tempdb Cơ sở dữ liệu lưu trữ các đối tượng tạm thời
* Tệp tin cơ sở dữ liệu:
- Trong SQL Server 2005, mỗi CSDL được tổ chức trên nhiều tập tin hệ thống.
- Mỗi cơ sở dữ liệu có tập tin riêng.
26
- Dữ liệu và thông tin log được lưu trong file riêng rẽ.
Có 3 loại tập tin cơ sở dữ liệu trong SQL Server gồm:
- Tập tin dữ liệu chính
- Tập tin dữ liệu thứ cấp
- Tập tin log
* Các đối tượng của cơ sở sữ liệu:
Đối tượng Mô tả
Table Đối tượng lưu trữ dữ liệu của cơ sở dữ liệu
Data type Kiểu dữ liệu
View Là đối tượng cơ sở dữ liệu chứa các câu lệnh Select
Store Procedure Là đối tượng chứa các tập lệnh T-SQL
Function Hàm định nghĩa các Logic xử lý
Index Đối tượng cơ sở dữ liệu nhằm truy cập dữ liệu nhanh hơn
Constraint Ràng buộc dữ liệu được thiết lập trên một cột hoặc nhiều
cột dữ liệu để thiết lập toàn vẹn dữ liệu
Trigger Là loại thủ tục lưu trữ đặc biệt, được thực thi khi dữ liệu
trong bảng thay đổi
Login Một người dùng được định danh bởi Login ID để kết nối
đến SQL Server. SQL Server hỗ trợ 2 chế độ chứng thực,
đó là: Window Authenticatione và SQL Server
Authentication.
User Nhận diện mỗi người dùng trong mỗi cơ sở dữ liệu.
Quyền truy cập của người dùng dựa trên đối tượng này.
Roles Nhóm người dùng cùng chức năng.
Groups Nhóm nhiều SQL Server lại thành một Groups.
27
Chương 2.
KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG QUẢN LÝ BÁN HÀNG
CHO CÔNG TY CỔ PHẦN CHÈ HÀ THÁI THÁI NGUYÊN
2.1. Giới thiệu về công ty Cổ phần chè Hà Thái, Thái Nguyên
2.1.1. Giới thiệu về công ty Cổ phần chè Hà Thái, Thái Nguyên
Hình 2.1: Khu trồng chè của công ty
Tên công ty: Công Ty Cổ Phần Chè Hà Thái Nguyên
Địa chỉ: Xóm 6, Xã Hà Thượng, Huyện Đại Từ, Tỉnh Thái Nguyên.
Điện thoại: 01635111666
Email: hienhathai@gmail.com
Giấy phép kinh doanh: 4600284181
Nơi đang ký quản lý: chi cục thuế huyện Đại Từ
Ngày cấp: 24/01/2002
Ngày hoạt động: 05/01/2002
Điện thoại: 02803725319
Fax: 02803725323
Giám đốc: NGUYỄN THỊ HIỀN
Website: http://hathaitea.com
Số tài khoản:39010000004315
Tên ngân hàng:Ngân hàng Thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam -
Chi nhánh Thái Nguyên.
Loại hình công ty: công ty cổ phần
28
Công ty cổ phần Chè Hà Thái - Thái Nguyên được thành lập năm 2002 với
chức năng ngành nghề : Trồng, chế biến Kinh doanh xuất nhập khẩu chè xanh, chè đen
các loại, công ty có vùng nguyên liệu liền kề với xưởng chế biến nằm cạnh chân núi
tam đảo có khí hậu ẩm mát quanh năm tại vùng chè xã La Bằng, huyện Đại Từ,
Tỉnh Thái Nguyên.
Công ty có đội ngũ cán bộ tinh thông về kỹ thuật chế biến chè cao cấp: chè
đinh, chè tôm nõn, chè móc câu, chè ướp hương sen hồ tây, chè ướp hương nhài hoa tự
nhiên, và chế biến chè đen các loại điều đặc biệt nhất. Sản phẩm chè của công ty an
toàn tuyệt đối, chỉ dùng chế phẩm sinh học để áp dụng cho cây chè. Tất cả
sản phẩm đầu ra đều được kiểm nghiệm qua SGS trước khi đưa ra thị trường.
Công ty đang tiếp tục thực hiện quy trình Oganic hướng tới tất cả các thị trường
khó tính nhất trên toàn thế giới.
Hệ thống chế biến chè bằng máy sào ga công nghệ cao của Hàn Quốc: Hiện nay
sản phẩm chè của công ty đã là khách hàng truyền thống của các nước như: Mỹ,
Canada, Ba Lan, Đức, Srilanka, Nga, Ân Độ, Pakitstan, Apghanitstan, Đài
Loan, Trung Quốc ...
Người Việt từ xưa, dù sống dưới chân núi cao, ở đồng bằng hay vùng ven biển,
dù là người sang hay kẻ hèn, luôn giữ một tập tục quý: Tục Uống Trà.
Thái Nguyên được biết đến như là một trong những vùng chè nổi tiếng nhất của
Việt Nam. Cái tên đặc sản chè Thái Nguyên, một sản phẩm không còn xa lạ với tất cả
người dân viêt nam, nhưng không phải ai ai cũng được thực sự thưởng thức sản phẩm
này. Đặc biệt là trong thời kỳ xã hội hóa, các sản phẩm nổi tiếng cũng bị cuốn vào
vòng thượng mại hóa,các sản phẩm chỉ mang tính bao bì chứ chất lượng không đảm
bảo là sản phẩm chính hãng. Hướng tới nhu cầu sử dụng sản phẩm chè Thái Nguyên
chính hiệu, Công ty cổ phần Chè Hà Thái mong muốn được mang đến cho khách hàng
trong khắp cả nước có thể tiếp cận, biết đến và thưởng thức sản phẩm truyền thống chè
Thái Nguyên. Sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng chè Thái Nguyên chính hãng.
Công ty cổ phần Chè Hà Thái là một doanh nghiệp chế biến kinh doanh xuất
nhập khẩu chè có danh tiếng tại Việt Nam. Doanh nghiệp kinh doanh tại vùng nguyên
liệu Chè Thái Nguyên, được thiên nhiên ưu đãi và nổi tiếng trên toàn quốc.
29
Nhắc đến Thái Nguyên là chúng ta nghĩ ngay đến một địa danh nổi tiếng của
đặc sản chè, một vùng đất được thiên nhiên ban tặng cho khí hậu ôn hòa ẩm mát quanh
năm rất thích nghi với sự phát triển của cây chè. Chính vì vậy món quà ấn tượng
quý giá nhất là trà không thể thiếu mỗi khi quan khách đặt chân đến đất thái nguyên.
Trà có hương thơm ngạy cốm tự nhiên, nước xanh sánh như mật ong, vị chát nhẹ
vừa đủ, ngọt hậu lắng sâu trong cổ làm ấn tượng lòng người mỗi khi thưởng trà ...
 Một số hoat động của công ty
Chè Hà Thái được nhận giải bạc trong cuộc thi chè quốc tế
Trong Cuộc thi chè Quốc tế được tổ chức tại Toronto - Canada, sản phẩm chè
của Việt Nam đã được tôn vinh và trao giải Bạc. Đây là lần đầu tiên Việt Nam giành
giải cao trong cuộc thi chè tầm cỡ quốc tế, bên cạnh việc khẳng định chất lượng và
thương hiệu chè Việt, đã góp phần mở ra thị trường xuất khẩu rộng lớn toàn thế giới.
Vinh dự cho Thái Nguyên – “Đệ nhất danh Trà” là sản phẩm đạt giải Bạc trong cuộc
thi danh giá này là sản phẩm của Công ty Cổ phần chè Hà Thái - một đơn vị chuyên
trồng, chế biến và kinh doanh chè của tỉnh Thái Nguyên.
Sản phẩm trà xanh của Công ty Cổ phần chè Hà Thái được Hiệp hội chè trao
giải Bạc về chất lượng sản phẩm tại Cuộc thi chè Quốc tế
Các sản phẩm chè đen, chè xanh mang thương hiệu Hà Thái nhiều năm qua
được bán rộng rãi trên thị trường trong nước và quốc tế. Năm 2017, Công ty đang giới
thiệu và đưa ra thị trường 16 loại sản phẩm đặc sản như: Bát Tiên trà, Phúc Vân Tiên
trà, Long Vân trà, Hà Thái Trà, Trà Ngũ sắc, Trà tiến vua…
Thương hiệu chè Hà Thái đã giành được nhiều giải thưởng cao quý như: Giải
Với đội ngũ cán bộ, công nhân viên có trình độ kỹ thuật, nghiệp vụ, có kinh
nghiệm trong sản xuất, chế biến xuất nhập khẩu Chè qua nhiều năm. Đặc biệt với các
cán bộ công nhân viên đã được đào tạo 100% qua trường cao đẳng Công Nghiệp và
Chế biến Thực phẩm. Vì vậy chúng tôi luôn đáp ứng tốt các thị trường Đài Loan,
Hồng Kong, Ấn Độ, Nga, Srilanka, Hàn Quốc, Trung Quốc, chè được đóng trong túi
pp_pe_Crat, túi nhôm, cton theo yêu cầu của khác hàng, kiện hàng lớn, túi nhỏ.
Các mặt hàng chúng tôi gồm có: Chè xanh, chè mầm, chè tuyết, chè móc câu,
chè ướp hương, chè cành, chè đen, OPA, OP…
30
thưởng Hàng Việt Nam chất lượng cao, Huy chương Vàng, Cúp Vàng vệ sinh an toàn
31
thực phẩm, Chứng nhận sản phẩm dịch vụ hàng đầu Việt Nam năm 2014. Năm 2016,
lãnh đạo Công ty đã đi xúc tiến giới thiệu sản phẩm chè của Công ty lại Liên Bang
Nga và đã được nhiều thỏa thuận cùng hợp đồng xuất khẩu quan trọng.
Bằng niềm say mê và ý chí quyết tâm đưa thương hiệu chè Thái Nguyên ra thị
trường quốc tế, đầu năm 2017, Công ty Cổ phần Chè Hà Thái lại làm rạng danh cho
sản phẩm chè Thái Nguyên khi tham gia Cuộc thi chè Quốc tế và vượt lên nhiều Công
ty của các quốc gia có truyền thống sản xuất và chế biến chè, sản phẩm trà xanh của
Công ty Cổ phần chè Hà Thái được Hiệp hội chè trao giải Bạc về chất lượng sản phẩm./.
32
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty.
Hình 2.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty
Chức năng của các bộ phận, phòng ban :
Giám đốc
Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hằng ngày của công ty.
Tổ chức thực hiện các quyết định
Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty
Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty;
Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty
Quyết định lương và phụ cấp (nếu có) đối với người lao động trong công ty kể
cả người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc.
Phó giám đốc
Chức năng, nhiệm vụ:
– Giúp việc cho Giám đốc trong quản lý điều hành các hoạt động của công ty
theo sự phân công của Giám đốc;
33
– Chủ động và tích cực triển khai, thực hiện nhiệm vụ được phân công và chịu
trách nhiệm trước Giám đốc về hiệu quả các hoạt động.
b. Quyền hạn:
Theo ủy quyền bằng văn bản của Giám đốc phù hợp với từng giai đoạn và phân
cấp công việc.
Các phòng ban thực hiện nhiệm vụ chuyên trách theo sự chỉ đạo của phó giám
đốc và giám đốc
- Phòng Quản lý,tài chính: có chức năng trong việc lập kế hoạch sử dụng và
quản lý nguồn tài chính của công ty,phân tích các hoạt động kinh tế,tổ chức công tác
hạch toán quản lý theo đúng chế độ quản lý thống kê và chế độ quản lý tài chính của
nhà nước.
- Phòng nhân sự: Có chức năng xây dựng phương án kiện toàn bộ máy tổ chức
công ty,quản lý nhân sự,thực hiện công tác hành chính quản trị.Giúp các bộ phận thực
hiện đúng nhiệm vụ,tránh chồng chéo,đổ lỗi,đảm bảo tuyển dụng và xây dựng,phát
triển đội ngũ cán bộ công nhân viên theo yêu cầu,chiến lược của công ty.
-Phòng kinh doanh: Xây dựng và kiểm soát kế hoạch kinh doanh.Chủ động
tìm kiếm đối tác để phát triển, mạng lưới phân phối, từng bước mở rộng thị trường.
Tổ chức bán hàng, giải quyết những thắc mắc, khiếu nại của khách hàng. Phân tích
các dữ liệu về tình hình thị trường, đối thủ cạnh tranh,tham mưu giúp Ban Giám đốc
Công ty hoạch định các phương án sản xuất kinh doanh của toàn Công ty dài hạn,
ngắn hạn hoặc trong từng thương vụ kinh doanh cụ thể. Cùng với các đơn vị trực
thuộc và các phòng chức năng khác của Công ty xây dựng các phương án kinh doanh
và tài chính.
- Phòng kỹ thuật: Gồm có phòng kỹ thuật chuyển giao và phòng kỹ thuật tư
vấn. Có chức năng đề xuất phương hướng kỹ thuật, thẩm tra tất cả các đề án về cả
nội dung lẫn hình thức, quy trình quy phạm, định mức đơn giá
34
Hình 2.3: Quy trình quản lý bán hng
2.2.Quy trình quản lý bán hàng tại công ty
Khách hàng tới sẽ gửi thông tin cho nhân viên bán hàng về thông tin hàng hóa
cũng như những thông tin về khách hàng, bộ phận bán hàng sẽ cập nhập thông tin và
lập phiếu đặt hàng và đơn hàng. Bộ phận kho hàng sẽ kiểm tra hàng trong kho. Nếu có
hàng thì xuất hàng và lập phiếu xuất kho, khi đó bộ phận bán hàng sẽ nhận hàng và
lập hóa đơn bán hàng. Khách hàng nhận hàng và trả tiền, nhân viên sẽ nhận tiền, đóng
đơn hàng, đóng phiếu đặt hàng đặt hàng.
Thông tin đầu vào: Thông tin về hàng hóa, các danh mục cơ bản, Phiếu đặt
hàng, đơn hàng.
Thông tin đầu ra: Phiếu xuất, hóa đơn bán hàng
a. Quy trình quản lý bán hàng
Có nhiều qui trình bán hàng được các chuyên gia về bán hàng xây dựng. Hầu
hết các qui trình đều được đúc kết từ kinh nghiệm thực tế, tuy có thể có những điểm
khác nhau do người xây dựng qui trình tiếp cận từ những thị trường, nghành hàng khác
nhau, nhưng nhìn chung các qui trình đều được xây dựng dựa trên những nguyên tắc chung.
 Xác định khách hàng triển vọng.
Trong bối cảnh thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, người bán hàng
luôn luôn chịu một áp lực rất cao về chỉ tiêu bán hàng (doanh thu, khối lượng). Nhằm
để nâng tối ưu hóa hoạt động bán hàng, người bán hàn cần phải xác định được khách
hàng triển vọng trước khi tiến hành tiếp cận.
35
Phương thức: Thu thập thông tin (có thể bằng cách tiến hành thăm dò, quan sát,
nghiên cứu dữ liệu về thị trường...) và phân tích để tìm ra đối tượng khách hàng tiềm năng.
 Tiếp cận khách hàng.
Nhằm tránh tạo ra sự đột ngột không có lợi, cả bạn và khách hàng cần phải ở
trạng thái sẵn sàng cho việc thương lượng mua bán hàng.
Phương thức: Liên lạc trước với khách hàng để xin một cuộc hẹn. Trình bày
tóm tắt những lợi ích của sản phẩm (dịch vụ) mà bạn có thể mang lại cho khách hàng.
Sau đó, kiểm tra khả năng chấp nhận của khách hàng.
 Thăm dò, tìm hiểu khách hàng khi tiếp xúc.
Khi tiếp xúc khách hàng, bạn tiến hành bước thăm dò, nghiên cứu khách hàng
để nắm thông tin về nhu cầu và tình trạng của khách hàng.
Phương thức: Bạn sử dụng những câu hỏi mở (những câu hỏi mà khách hàng
phải trả lời bằng nội dung vấn đề, chứ không chỉ gật hoặc lắc đầu) để tìm hiểu tình
trạng của khách hàng và nắm nhu cầu của khách hàng.
 Đưa ra giải pháp hỗ trợ.
Bạn đưa ra một giải pháp cho khách hàng sau khi khách hàng hé lộ cho bạn biết
nhu cầu của họ. Bạn chỉ đưa ra giải pháp sau khi bạn đã am tường cặn kẽ nhu cầu của
khách hàng và bạn biết sản phẩm của bạn có thể giải quyết thoả mãn nhu cầu của
khách hàng.
Phương thức: Bạn xác nhận nhu cầu của khách hàng và giới thiệu những đặc
điểm của sản phẩm mà bạn có, bạn khẳng định những lợi ích cho khách hàng mà
những đặc điểm của sản phẩm bạn sẽ mang lại.
 Xử lý phản biện.
Sau khi bạn đề xuất giải pháp hỗ trợ, khách hàng có thể có những thắc mắc,
phản biện về sản phẩm, dịch vụ mà bạn có, nhiệm vụ của bạn là phải xử lý thỏa đáng
và vượt qua được những phản biện, thắc mắc của khách hàng.
Phương thức: Tùy từng tình huống cụ thể mà bạn có thể cung cấp thêm thông
tin, đưa ra chứng cứ, hay làm rõ, chứng minh cho khách hàng yên tâm và không còn
thắc mắc gì nữa.
36
 Giao dịch.
Khách hàng tỏ ra sẵn sàng xúc tiến giao dịch, hoặc khi khách hàng tỏ ra chấp
nhận những lợi ích của sản phẩm mà bạn đã giới thiệu.
Phương thức: Bạn tóm lại những lợi ích của sản phẩm mà khách hàng đã chấp
nhận. Đề xuất bước kế tiếp cho cả hai bên (chẳng hạn đặt hàng, thảo hợp đồng, hay
giao hàng mẫu ...). Hỏi lại khách hàng xem họ có chấp nhận đề xuất nầy của bạn hay không.
b. Một số kỹ năng
− Khách hàng do dự:
Dò hỏi để tìm hiểu nguyên nhân vì sao khách hàng do dự.
Sau khi bạn đã nắm được cụ thể rằng sự ngờ vực của khách hàng là do một đặc
điểm của sản phẩm hay một lợi ích cho khách hàng.
Bạn tỏ cho khách hàng biết rằng bạn hiểu rõ sự ngờ vực của khách hàng là do đâu.
Bạn chứng minh với bằng chứng cụ thể để xua tan sự ngờ vực của khách hàng.
Bạn tìm hiểu lại xem khách hàng có còn do dự nữa hay không.
− Giải quyết một sự hiểu nhầm của khách hàng.
Dò hỏi để tìm hiểu sự hiểu nhầm cụ thể là gì.
Bạn đã biết rõ là khách hàng cho là sản phẩm của bạn không thể có một tính
chất nào đấy, hoặc không thể mang lại một lợi ích nào đấy.
Bạn xác nhận lại với khách hàng về những nhu cầu của khách hàng dẫn đến sự
quan tâm về tính chất sản phẩm, lợi ích của sản phẩm .
Bạn tỏ cho khách hàng biết bạn hiểu rõ những nhu cầu của khách hàng.
Bạn mô tả những tính chất, đặc điểm hay lợi ích nào của sản phẩm của bạn sẽ
đáp ứng những nhu cầu mà khách hàng quan tâm.
Bạn tìm hiểu xem khách hàng đã hết hiểu nhầm hay chưa.
− Vướng một điểm yếu của sản phẩm
Dò hỏi để tìm hiểu điểm vướng của khách hàng đối với sản phẩm
Bạn đã hiểu rõ khách hàng không hài lòng về một tính chất, đặc điểm của sản
phẩm hay một lợi ích không đủ sức thuyết phục.
Bạn bày tỏ cho khách hàng biết bạn hiểu rõ sự không hài lòng nầy của khách hàng.
Bạn chuyển hướng sự chú ý của khách hàng sang những đặc điểm, tính chất
37
quan trọng hơn của sản phẩm, những lợi ích lớn lao hơn bằng những chứng cứ cụ thể.
38
Chứng tỏ cho khách hàng thấy những điểm mạnh nầy của sản phẩm có ý nghĩa,
có giá trị lớn hơn nhiều điểm yếu mà khách hàng quan tâm.
Bạn tìm hiểu xem khách hàng đã chấp nhận hay chưa.
2.3. Các mẫu biểu báo cáo phục vụ cho hệ thống quản lý bán hàng tại công ty
- Phiếu nhập kho
Hình 2.4: Phiếu nhập kho
39
- Phiếu chi
Hình 2.5: Phiếu chi
40
- Phiếu xuất kho
Hình 2.6: Phiếu xuất kho
41
- Phiếu thu
Hình 2.7: Phiếu thu
2.4.1 Biểu đồ phân cấp chức năng
Hình 2.8: Sơ đồ phân cấp chức năng
42
2.4.2 Biểu đồ luồng dữ liệu mức ngữ cảnh
Hình 2.9 : Biểu đồ luồng dữ liệu mức ngữ cảnh
43
2.4.3. Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh
Hình 2.10: Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh
44
2.4.4. Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng cập nhật
Hình 2.11: Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng cập nhật
45
2.4.5. Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng tìm kiếm
Hình 2.12 : Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng tìm kiếm
46
2.4.6. Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng báo cáo
Hình 2.13 : Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng báo cáo
47
2.5. Thiết kế cơ sở dữ liệu
2.5.1. Mô hình thực thể liên kết hạn chế
* Quan hệ 1-1 :
▪ Mỗi một bản ghi của bảng A chỉ liên kết với một bảng ghi của bảng B và
ngược lại, mỗi bản ghi của bản B cũng chỉ liên kết với một bản ghi của bản A.
▪ Quan hệ 1-1 xảy ra trường khoá kết nối với hai bảng đều là khoá chính (Khoá
chính là trường mà không được phép có giá trị trùng nhau),khi biết được một giá trị
của khoá chính thì sẽ biết được các thông tin còn lại. Quan hệ 1-N :
▪ Một bản ghi của bảng A có thể kết nối với nhiều bản ghi của bảng B và ngược
lại một bản ghi của bảng B có thể kết nối với nhiều bản ghi của bảng A
▪
▪ Quan hệ 1-N xảy ra khi trường khoá kết nối của bảng A là khoá chính, trường
khoá kết nối của bảng B không phải là khoá chính
* Quan hệ N- N :
▪ Là liên kết giữa hai thực thể A, B mà trong A có nhiều thực thể trong B và
ngược lại ứng với một thực thể trong B có nhiều thực thể trong A.
▪ Trong thực tế người ta thường bổ xung thực thể trung gian để biến đổi kiểu
liên kết này thành kiểu liên kết 1-N. .
2.2.3 Thiết kế cơ sở dữ liệu
Việc tạo cấu trúc cơ sở dữ liệu hợp lý cho bài toán là công việc đầu tiên đóng
vai trò quan trọng. Cấu trúc này phải đầy đủ những thông tin cần thiết và đảm bảo tính
không dư thừa dữ liệu, có tính gợi nhớ cũng như chấp hành nghiêm túc các hệ quản trị.
Cơ sở dữ liệu thành lập đảm bảo khi kiết xuất dễ dàng nhanh chóng, sự liên kết đảm
bảo tính chặt chẽ, đầy đủ. Việc thiết kế cơ sở dữ liệu còn chuẩn báo dễ dàng cho việc
phát triển hệ thống sau này.
2.5.1.Thiết kế, xây dựng các bảng
Bảng 2.1: Bảng kho
Tên trường Kiểu dữ liệu Thuộc tính khóa Giải thích
Makho Nchar(10) Khóa chính Mã kho hàng
TenKho Nvarchar(12) Tên kho hàng
48
Bảng 2.2: Bảng khách hàng
Tên trường Kiểu dữ liệu Thuộc tính khóa Giải thích
MaK Nchar(10) Khóa chính Mã khách hàng
TenK Nvarchar(40) Tên khách hàng
Diachi Nvarchar(50) Địa chỉ
SDT Nchar(20) Số điện thoại
Email Nvarchar(40) email
Bảng 2.3: Bảng hàng hóa
Tên trường Kiểu dữ liệu Thuộc tính khóa Giải thích
MaH Nchar(10) Khóa chính Mã hàng hóa
TenH Nvarchar(20) Tên hàng hóa
LoaiH Nchar(10) Loại hàng hóa
DVT Nvarchar(20) Đơn vị tính
SL Float Số điện thoại
Bảng 2.4: Bảng nhân viên
Tên trường Kiểu dữ liệu Thuộc tính khóa Giải thích
MaNV Nchar(10) Khóa chính Mã nhân viên
TenNV Nvarchar(40) Tên nhân viên
DiaChi Nvarchar(50) Địa chỉ
Ngaysinh Datetime Ngày sinh
ChucVu Nvarchar(20) Chức vụ
Bảng 2.5: Bảng phiếu nhập
Tên trường Kiểu dữ liệu Thuộc tính khóa Giải thích
SoPN Nchar(10) Khóa chính Số phiếu nhập
NgayNhap Datetime Ngày nhập
KHO Nvarchar(10) Kho
MaNV Nchar(10) Mã nhân viên
DienGiai Nvarchar(50) Diễn giải
49
Bảng 2.6: Bảng chi tiết phiếu nhập
Tên trường Kiểu dữ liệu Thuộc tính khóa Giải thích
SoPN Nchar(10) Khóa chính Số phiếu nhập
MaH Nchar(10) Mã hàng hóa
SoLuong Float Số lượng
DVT Nvarchar(10) Đơn vị tính
DonGia Float Đơn giá
Thanhtien Float Thành tiền
Bảng 2.7: Bảng phiếu xuất
Tên trường Kiểu dữ liệu Thuộc tính khóa Giải thích
SoPX Nchar(10) Khóa chính Số phiếu xuất
NgayXuat Datetime Ngày xuất
MaK Nchar(10) Mã khách hàng
MaNV Nchar(10) Mã nhân viên
KHO Nvarchar(10) Kho
DienGiai Nvarchar(50) Diễn giải
Bảng 2.8: Bảng chi tiết phiếu xuất
Tên trường Kiểu dữ liệu Thuộc tính khóa Giải thích
SoPX Nchar(10) Khóa chính Số phiếu xuất
MaH Nchar(10) Mã hàng hóa
SoLuong Float Số lượng
DVT Nvarchar(10) Đơn vị tính
DonGia Float Đơn giá
Thanhtien Float Thành tiền
50
Bảng 2.9: Bảng chi tiết hóa đơn
Tên trường Kiểu dữ liệu Thuộc tính khóa Giải thích
SoHD Nchar(10) Khóa chính Số hóa đơn
MaH Nchar(10) Mã hàng hóa
SoLuong Float Số lượng
DVT Nvarchar(10) Đơn vị tính
DonGia Float Đơn giá
ThanhTien Float Thành tiền
hóa đơn
Tên trường Kiểu dữ liệu Thuộc tính khóa Giải thích
SoHD Nchar(10) Khóa chính Số hóa đơn
NgayBan Datetime Ngày nhập
MaKH Nchar(10) Mã khách hàng
MaNV Nchar(10) Mã nhân viên
DienGiai Nvarchar(50) Diễn giải
TongTien Nvarchar(50) Tổng tiền
51
Chương 3.
XÂY DỰNG VÀ CÀI ĐẶT CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ BÁN HÀNG TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN CHÈ HÀ THÁI, THÁI NGUYÊN
3.1. Mục tiêu xây dựng chương trình quản lý
Đối với mỗi một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, dù là kinh doanh các sản
phẩm hữu hình hay vô hình thì bên trong mỗi một doanh nghiệp đó luôn có một quá
trình không thể thiếu đó là quá trình bán hàng. Doanh nghiệp muốn thúc đẩy mạnh quá
trình sản xuất kinh doanh được thì cần phải đẩy nhanh việc bán hàng để có thể có được
nguồn vốn để dưa vào trong quá trình sản xuất tiếp theo. Việc bán hàng muốn hiệu quả
cần phải quản lý một cách hiệu quả. Để quá trình quản lý bán hàng hiệu quả hơn
em đã xây dựng hệ thống chương trình quản lý bán hàng. Nhằm tiết kiệm thời gian và
giảm được chi phí đối với việc mua một hệ thống phần mềm quản lý bán hàng.
Chương trình mà em xây dựng dựa trên ngôn ngữ lập trình C# và hệ quản trị cơ
sở dữ liệu sqlserver đây là ngôn ngữ lập trình bậc cao giúp cho việc xây dựng chương
trình có giao diện thân thiện, dễ sử dụng và có thể có những chắc năng tạo báo cáo đẹp
hơn so với ngôn ngữ lập trình khác. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu sqlserver cho phép lưu
trữ dữ liệu được nhiều hơn và lưu trữ một cách linh động hơn ngay cả trên nền web.
Những kết quả đạt được khi xây dựng chương trình:
Chương trình giao diện thân thiện, đẹp mắt.
Chương trình tính toán một cách tự động
Chương trình giúp xuất báo cáo theo 3 kiểu file: word, excel, pdf
Chương trình tạo đăng nhập theo tên người dùng mặc định
52
3.2. Giao diện chính của chương trình
Hình 3.1: Giao diện chính của chương trình
Giao diện này là giao diện chứa các giao diện khác của chương trình nhằm
phục vụ cho người quản lý khi muốn đi đến các giao diện khác.
Menu được thiết kế bằng riboncontrol (một công cụ thiết kế nâng cao trong bộ
đotnetbar ) tạo giao diện trông giống như microsort word 2007,
Giao diện thân chương trình được tạo bằng tabconten tạo cho chương trình
thành 2 tab là tab hướng dẫn và tab giới thiệu.
53
3.3. Một số chức năng chính trong chương trình
3.3.1. Chức năng cập nhật
a. Cập nhật hàng hóa
Hình 3.2: Giao diện cập nhật hàng hóa
Giao diện này có chức năng cập nhật các thông tin về hàng hóa. Trong giao
diện có các nút chức năng như: Thêm, sửa, xóa, thoát, in.
Nút thêm: khi bạn có nhu cầu thêm dữ liệu vào cơ sở dữ liệu thì bạn chỉ cần
nhập dữ liệu vào các ô mã trình độ, tên trình độ, sau đó nhấn nút thêm là một dòng dữ
liệu đã được thêm mới vào cơ sở dữ liệu.
Nút sửa: Nếu bạn có nhu cầu sửa một dòng dữ liệu nào đó, bạn chỉ việc chọn
dòng dữ liệu trong bảng để dữ liệu load lên các ô textbox sau đó bạn sửa dữ liệu đó và
nhấn nút sửa để dữ liệu có thể cập nhật trở lại vào cơ sở dữ liệu.
Nút xóa: nếu trong cơ sở dữ liệu có dòng dữ liệu nào bạn cảm thấy không cần
thiết, không muốn sử dụng dòng đó nữa thì bạn chọn dòng dữ liệu đó trên bảng sau đó
nhấn nút xóa, lúc đó một hộp thoại xuất hiện và hỏi : “ Bạn có muốn xóa không? ” nếu
bạn muốn xóa thì click vào yes còn không muốn xóa thì click vào ô no.
54
Nút thoát: Nút này có tác dụng thoát form hiện tại. Khi có nhu cầu thoát bạn
click vào nút thoát, một hộp thoại xuất hiện với thông báo: “ Bạn có muốn thoát
không? ” nếu muốn thoát bạn chọn yes, còn không muốn thoát bạn chọn no.
Nút in: Dùng để in hàng hóa theo mã hàng đã được lựa chọn. khi người dùng đã
chọn mã hàng và nhấn nút in thì một giao diện in hàng hóa sẽ được hiện lên
b.Chức năng cập nhật nhân viên
Hình 3.3: Giao diện cập nhật nhân viên
Giao diện này có chức năng cập nhật các thông tin về nhân viên. Trong giao
diện có các nút chức năng như: Thêm, sửa, xóa, thoát.
Nút thêm: khi bạn có nhu cầu thêm dữ liệu vào cơ sở dữ liệu thì bạn chỉ cần
nhập dữ liệu vào các ô mã trình độ, tên trình độ, sau đó nhấn nút thêm là một dòng dữ
liệu đã được thêm mới vào cơ sở dữ liệu.
Nút sửa: Nếu bạn có nhu cầu sửa một dòng dữ liệu nào đó, bạn chỉ việc chọn
dòng dữ liệu trong bảng để dữ liệu load lên các ô textbox sau đó bạn sửa dữ liệu đó và
nhấn nút sửa để dữ liệu có thể cập nhật trở lại vào cơ sở dữ liệu.
Nút xóa: nếu trong cơ sở dữ liệu có dòng dữ liệu nào bạn cảm thấy không cần
thiết, không muốn sử dụng dòng đó nữa thì bạn chọn dòng dữ liệu đó trên bảng sau đó
55
nhấn nút xóa, lúc đó một hộp thoại xuất hiện và hỏi : “Bạn có muốn xóa không? ” nếu
bạn muốn xóa thì click vào yes còn không muốn xóa thì click vào ô no.
Nút thoát: Nút này có tác dụng thoát form hiện tại. Khi có nhu cầu thoát bạn
click vào nút thoát, một hộp thoại xuất hiện với thông báo: “Bạn có muốn thoát
không? ” nếu muốn thoát bạn chọn yes, còn không muốn thoát bạn chọn no.
Giao diện đã được tắt chức năng hộp điều khiển mặc định trên giao diện để
người dùng phải sử dụng nút do ta lập trình mà không sử dụng mặc định chức năng
của chương trình.
c. Chức năng cập nhật khách hàng
Hình 3.4: Giao diện cập nhật khách hàng
Giao diện này có chức năng cập nhật các thông tin về khách hàng. Trong giao
diện có các nút chức năng như: Thêm, sửa, xóa, thoát, in.
Nút thêm: khi bạn có nhu cầu thêm dữ liệu vào cơ sở dữ liệu thì bạn chỉ cần
nhập dữ liệu vào các ô mã trình độ, tên trình độ, sau đó nhấn nút thêm là một dòng dữ
liệu đã được thêm mới vào cơ sở dữ liệu.
56
Nút sửa: Nếu bạn có nhu cầu sửa một dòng dữ liệu nào đó, bạn chỉ việc chọn
dòng dữ liệu trong bảng để dữ liệu load lên các ô textbox sau đó bạn sửa dữ liệu đó và
nhấn nút sửa để dữ liệu có thể cập nhật trở lại vào cơ sở dữ liệu.
Nút xóa: nếu trong cơ sở dữ liệu có dòng dữ liệu nào bạn cảm thấy không cần
thiết, không muốn sử dụng dòng đó nữa thì bạn chọn dòng dữ liệu đó trên bảng sau đó
nhấn nút xóa, lúc đó một hộp thoại xuất hiện và hỏi : “ Bạn có muốn xóa không? ” nếu
bạn muốn xóa thì click vào yes còn không muốn xóa thì click vào ô no.
Nút thoát: Nút này có tác dụng thoát form hiện tại. Khi có nhu cầu thoát bạn
click vào nút thoát, một hộp thoại xuất hiện với thông báo: “ Bạn có muốn thoát
không? ” nếu muốn thoát bạn chọn yes, còn không muốn thoát bạn chọn no.
Nút in: Dùng để in khách hàng theo mã khách hàng đã được lựa chọn. khi
người dùng đã chọn mã khách hàng và nhấn nút in thì một giao diện in khách hàng sẽ
được hiện lên
3.3.2. Chức năng quản lý nhập/xuất
a. Chức năng quản lý nhập
Hình 3.5: Giao diện phiếu nhập
57
Giao diện này có chức năng cập nhật các thông tin về phiếu nhập. Trong giao
diện có các nút chức năng như: Thêm, sửa, xóa, thoát, in.
Nút thêm: khi bạn có nhu cầu thêm dữ liệu vào cơ sở dữ liệu thì bạn chỉ cần
nhập dữ liệu vào các ô mã trình độ, tên trình độ, sau đó nhấn nút thêm là một dòng dữ
liệu đã được thêm mới vào cơ sở dữ liệu.
Nút sửa: Nếu bạn có nhu cầu sửa một dòng dữ liệu nào đó, bạn chỉ việc chọn
dòng dữ liệu trong bảng để dữ liệu load lên các ô textbox sau đó bạn sửa dữ liệu đó và
nhấn nút sửa để dữ liệu có thể cập nhật trở lại vào cơ sở dữ liệu.
Nút xóa: nếu trong cơ sở dữ liệu có dòng dữ liệu nào bạn cảm thấy không cần
thiết, không muốn sử dụng dòng đó nữa thì bạn chọn dòng dữ liệu đó trên bảng sau đó
nhấn nút xóa, lúc đó một hộp thoại xuất hiện và hỏi : “ Bạn có muốn xóa không? ” nếu
bạn muốn xóa thì click vào yes còn không muốn xóa thì click vào ô no.
Nút thoát: Nút này có tác dụng thoát form hiện tại. Khi có nhu cầu thoát bạn
click vào nút thoát, một hộp thoại xuất hiện với thông báo: “ Bạn có muốn thoát
không? ” nếu muốn thoát bạn chọn yes, còn không muốn thoát bạn chọn no.
Giao diện đã được tắt chức năng hộp điều khiển mặc định trên giao diện để
người dùng phải sử dụng nút do ta lập trình mà không sử dụng mặc định chức năng
của chương trình.
Giao diện có sử dụng combobox để lấy dữ liệu về nhân viên và nhà cung cấp từ
cơ sở dữ liệu để hiển thị lên combobox. Dữ liệu được lấy là tên của các đối tượng còn
khi lưu vào cơ sở dữ liệu là mã của đối tượng.
58
Hình 3.6 : Giao diện chi tiết phiếu nhập
Giao diện này có chức năng cập nhật các thông tin chi tiết về phiếu nhập. Trong
giao diện có các nút chức năng như: Thêm, sửa, xóa, thoát.
Nút thêm: khi bạn có nhu cầu thêm dữ liệu vào cơ sở dữ liệu thì bạn chỉ cần
nhập dữ liệu vào các ô mã trình độ, tên trình độ, sau đó nhấn nút thêm là một dòng dữ
liệu đã được thêm mới vào cơ sở dữ liệu.
Nút sửa: Nếu bạn có nhu cầu sửa một dòng dữ liệu nào đó, bạn chỉ việc chọn
dòng dữ liệu trong bảng để dữ liệu load lên các ô textbox sau đó bạn sửa dữ liệu đó và
nhấn nút sửa để dữ liệu có thể cập nhật trở lại vào cơ sở dữ liệu.
Nút xóa: nếu trong cơ sở dữ liệu có dòng dữ liệu nào bạn cảm thấy không cần
thiết, không muốn sử dụng dòng đó nữa thì bạn chọn dòng dữ liệu đó trên bảng sau đó
nhấn nút xóa, lúc đó một hộp thoại xuất hiện và hỏi : “ Bạn có muốn xóa không? ” nếu
bạn muốn xóa thì click vào yes còn không muốn xóa thì click vào ô no.
Nút thoát: Nút này có tác dụng thoát form hiện tại. Khi có nhu cầu thoát bạn
click vào nút thoát, một hộp thoại xuất hiện với thông báo: “ Bạn có muốn thoát
không? ” nếu muốn thoát bạn chọn yes, còn không muốn thoát bạn chọn no.
59
Giao diện đã được tắt chức năng hộp điều khiển mặc định trên giao diện để
người dùng phải sử dụng nút do ta lập trình mà không sử dụng mặc định chức năng
của chương trình.
Giao diện có sử dụng combobox để lấy dữ liệu về nhân viên và nhà cung cấp từ
cơ sở dữ liệu để hiển thị lên combobox. Dữ liệu được lấy là tên của các đối tượng còn
khi lưu vào cơ sở dữ liệu là mã của đối tượng.
b. Chức năng quản lý xuất
Hình 3.7: Giao diện chi tiết hóa đơn
Giao diện này có chức năng cập nhật các thông tin về chi tiết hóa đơn. Trong
giao diện có các nút chức năng như: Thêm, sửa, xóa, thoát.
Nút thêm: khi bạn có nhu cầu thêm dữ liệu vào cơ sở dữ liệu thì bạn chỉ cần
nhập dữ liệu vào các ô mã trình độ, tên trình độ, sau đó nhấn nút thêm là một dòng dữ
liệu đã được thêm mới vào cơ sở dữ liệu.
Tin học hóa công tác quản lý bán hàng tại công ty cổ phần chè Hà Thái, Thái Nguyên
Tin học hóa công tác quản lý bán hàng tại công ty cổ phần chè Hà Thái, Thái Nguyên
Tin học hóa công tác quản lý bán hàng tại công ty cổ phần chè Hà Thái, Thái Nguyên
Tin học hóa công tác quản lý bán hàng tại công ty cổ phần chè Hà Thái, Thái Nguyên
Tin học hóa công tác quản lý bán hàng tại công ty cổ phần chè Hà Thái, Thái Nguyên
Tin học hóa công tác quản lý bán hàng tại công ty cổ phần chè Hà Thái, Thái Nguyên
Tin học hóa công tác quản lý bán hàng tại công ty cổ phần chè Hà Thái, Thái Nguyên
Tin học hóa công tác quản lý bán hàng tại công ty cổ phần chè Hà Thái, Thái Nguyên

More Related Content

What's hot

Giao trinh lap trinh can ban b tn035
Giao trinh lap trinh can ban b   tn035Giao trinh lap trinh can ban b   tn035
Giao trinh lap trinh can ban b tn035Học Huỳnh Bá
 
Giao Trinh Lap Trinh Huong Doi Tuong
Giao Trinh Lap Trinh Huong Doi TuongGiao Trinh Lap Trinh Huong Doi Tuong
Giao Trinh Lap Trinh Huong Doi Tuongtrieulongnhi
 
Giao trinh mang_may_tinh
Giao trinh mang_may_tinhGiao trinh mang_may_tinh
Giao trinh mang_may_tinhHai Nguyen
 
Bài giảng an toàn ứng dụng web và csdl PTIT
Bài giảng an toàn ứng dụng web và csdl PTITBài giảng an toàn ứng dụng web và csdl PTIT
Bài giảng an toàn ứng dụng web và csdl PTITNguynMinh294
 
bài giảng lập trình hướng đối tượng
bài giảng lập trình hướng đối tượngbài giảng lập trình hướng đối tượng
bài giảng lập trình hướng đối tượngMountain Nguyen
 
thuyết minh đồ án thép 2
thuyết minh đồ án thép 2 thuyết minh đồ án thép 2
thuyết minh đồ án thép 2 Ho Ngoc Thuan
 
Monitor theo doi_benh_nhan
Monitor theo doi_benh_nhanMonitor theo doi_benh_nhan
Monitor theo doi_benh_nhanLệnh Xung
 
Lập trình sáng tạo creative computing textbook mastercode.vn
Lập trình sáng tạo creative computing textbook mastercode.vnLập trình sáng tạo creative computing textbook mastercode.vn
Lập trình sáng tạo creative computing textbook mastercode.vnMasterCode.vn
 

What's hot (12)

Shop AI
Shop AIShop AI
Shop AI
 
Giao trinh lap trinh can ban b tn035
Giao trinh lap trinh can ban b   tn035Giao trinh lap trinh can ban b   tn035
Giao trinh lap trinh can ban b tn035
 
Giao Trinh Lap Trinh Huong Doi Tuong
Giao Trinh Lap Trinh Huong Doi TuongGiao Trinh Lap Trinh Huong Doi Tuong
Giao Trinh Lap Trinh Huong Doi Tuong
 
Đề tài: Ứng dụng công nghệ Lidar thành lập bản đồ 3D ở đô thị, 9đ
Đề tài: Ứng dụng công nghệ Lidar thành lập bản đồ 3D ở đô thị, 9đĐề tài: Ứng dụng công nghệ Lidar thành lập bản đồ 3D ở đô thị, 9đ
Đề tài: Ứng dụng công nghệ Lidar thành lập bản đồ 3D ở đô thị, 9đ
 
Giao trinh mang_may_tinh
Giao trinh mang_may_tinhGiao trinh mang_may_tinh
Giao trinh mang_may_tinh
 
Bài giảng an toàn ứng dụng web và csdl PTIT
Bài giảng an toàn ứng dụng web và csdl PTITBài giảng an toàn ứng dụng web và csdl PTIT
Bài giảng an toàn ứng dụng web và csdl PTIT
 
Outlook 2010
Outlook 2010Outlook 2010
Outlook 2010
 
bài giảng lập trình hướng đối tượng
bài giảng lập trình hướng đối tượngbài giảng lập trình hướng đối tượng
bài giảng lập trình hướng đối tượng
 
Excel 2010
Excel 2010Excel 2010
Excel 2010
 
thuyết minh đồ án thép 2
thuyết minh đồ án thép 2 thuyết minh đồ án thép 2
thuyết minh đồ án thép 2
 
Monitor theo doi_benh_nhan
Monitor theo doi_benh_nhanMonitor theo doi_benh_nhan
Monitor theo doi_benh_nhan
 
Lập trình sáng tạo creative computing textbook mastercode.vn
Lập trình sáng tạo creative computing textbook mastercode.vnLập trình sáng tạo creative computing textbook mastercode.vn
Lập trình sáng tạo creative computing textbook mastercode.vn
 

Similar to Tin học hóa công tác quản lý bán hàng tại công ty cổ phần chè Hà Thái, Thái Nguyên

Diameter trong ims
Diameter trong imsDiameter trong ims
Diameter trong imsHung413793
 
Linq vnese
Linq vneseLinq vnese
Linq vnesechienhm
 
Huong dan su dung ban day du
Huong dan su dung ban day duHuong dan su dung ban day du
Huong dan su dung ban day duthanh_k8_cntt
 
Bài giữa kì cntmdt.docx
Bài giữa kì cntmdt.docxBài giữa kì cntmdt.docx
Bài giữa kì cntmdt.docxCHAUNGUYENMINH19
 
Thiết kế hệ thống cân ô tô tự động ứng dụng cho các nhà máy công nghiệp và cá...
Thiết kế hệ thống cân ô tô tự động ứng dụng cho các nhà máy công nghiệp và cá...Thiết kế hệ thống cân ô tô tự động ứng dụng cho các nhà máy công nghiệp và cá...
Thiết kế hệ thống cân ô tô tự động ứng dụng cho các nhà máy công nghiệp và cá...Man_Ebook
 
Xây dựng chương trình kế toán bán hàng và công nợ phải thu cho Công ty CP đầu...
Xây dựng chương trình kế toán bán hàng và công nợ phải thu cho Công ty CP đầu...Xây dựng chương trình kế toán bán hàng và công nợ phải thu cho Công ty CP đầu...
Xây dựng chương trình kế toán bán hàng và công nợ phải thu cho Công ty CP đầu...
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao giá trị thương hiệu Mobifone, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp nâng cao giá trị thương hiệu Mobifone, 9 ĐIỂM!Đề tài: Giải pháp nâng cao giá trị thương hiệu Mobifone, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp nâng cao giá trị thương hiệu Mobifone, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Báo cáo khóa luận tốt nghiệp triển khai CRM thực tế
Báo cáo khóa luận tốt nghiệp triển khai CRM thực tếBáo cáo khóa luận tốt nghiệp triển khai CRM thực tế
Báo cáo khóa luận tốt nghiệp triển khai CRM thực tếducnguyenhuu
 
Ai cuong-ve-cac-he-thong-thong-tin-quan-ly
Ai cuong-ve-cac-he-thong-thong-tin-quan-lyAi cuong-ve-cac-he-thong-thong-tin-quan-ly
Ai cuong-ve-cac-he-thong-thong-tin-quan-lyGiang Nguyễn
 
Giao trinh-phan-cung-dien-tu[bookbooming.com]
Giao trinh-phan-cung-dien-tu[bookbooming.com]Giao trinh-phan-cung-dien-tu[bookbooming.com]
Giao trinh-phan-cung-dien-tu[bookbooming.com]bookbooming1
 
Đề tài Tính toán thiết kế hệ thống lạnh cấp đông cho phân xưởng chế biến thủy...
Đề tài Tính toán thiết kế hệ thống lạnh cấp đông cho phân xưởng chế biến thủy...Đề tài Tính toán thiết kế hệ thống lạnh cấp đông cho phân xưởng chế biến thủy...
Đề tài Tính toán thiết kế hệ thống lạnh cấp đông cho phân xưởng chế biến thủy...Antonietta Davis
 
Nâng cao hiệu quả hoạt động bán hàng tại công ty tnhh tm kt điện nguyễn đức...
Nâng cao hiệu quả hoạt động bán hàng tại công ty tnhh tm   kt điện nguyễn đức...Nâng cao hiệu quả hoạt động bán hàng tại công ty tnhh tm   kt điện nguyễn đức...
Nâng cao hiệu quả hoạt động bán hàng tại công ty tnhh tm kt điện nguyễn đức...Dichvuthuctap.com
 
Luận văn: Hoàn thiện chính sách phân phối sản phẩm, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoàn thiện chính sách phân phối sản phẩm, 9 ĐIỂM!Luận văn: Hoàn thiện chính sách phân phối sản phẩm, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoàn thiện chính sách phân phối sản phẩm, 9 ĐIỂM!Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn phân tích hiệu quả đầu tư của chính quyền tỉnh Cà Mau
Luận văn phân tích hiệu quả đầu tư của chính quyền tỉnh Cà MauLuận văn phân tích hiệu quả đầu tư của chính quyền tỉnh Cà Mau
Luận văn phân tích hiệu quả đầu tư của chính quyền tỉnh Cà MauLuan van Viet
 

Similar to Tin học hóa công tác quản lý bán hàng tại công ty cổ phần chè Hà Thái, Thái Nguyên (20)

Diameter trong ims
Diameter trong imsDiameter trong ims
Diameter trong ims
 
Bao cao
Bao caoBao cao
Bao cao
 
Đề tài: Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trong quản lý đất đai, 9đ
Đề tài: Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trong quản lý đất đai, 9đĐề tài: Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trong quản lý đất đai, 9đ
Đề tài: Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trong quản lý đất đai, 9đ
 
Linq vnese
Linq vneseLinq vnese
Linq vnese
 
Huong dan su dung ban day du
Huong dan su dung ban day duHuong dan su dung ban day du
Huong dan su dung ban day du
 
Nghiên cứu ứng dụng chữ số trong gửi nhận tài liệu điện tử, HAY
Nghiên cứu ứng dụng chữ số trong gửi nhận tài liệu điện tử, HAYNghiên cứu ứng dụng chữ số trong gửi nhận tài liệu điện tử, HAY
Nghiên cứu ứng dụng chữ số trong gửi nhận tài liệu điện tử, HAY
 
Bài giữa kì cntmdt.docx
Bài giữa kì cntmdt.docxBài giữa kì cntmdt.docx
Bài giữa kì cntmdt.docx
 
Thiết kế hệ thống cân ô tô tự động ứng dụng cho các nhà máy công nghiệp và cá...
Thiết kế hệ thống cân ô tô tự động ứng dụng cho các nhà máy công nghiệp và cá...Thiết kế hệ thống cân ô tô tự động ứng dụng cho các nhà máy công nghiệp và cá...
Thiết kế hệ thống cân ô tô tự động ứng dụng cho các nhà máy công nghiệp và cá...
 
Luận văn: Ứng dụng phần mềm Lingo tính toán chi phí vận hành cho nhà máy lọc ...
Luận văn: Ứng dụng phần mềm Lingo tính toán chi phí vận hành cho nhà máy lọc ...Luận văn: Ứng dụng phần mềm Lingo tính toán chi phí vận hành cho nhà máy lọc ...
Luận văn: Ứng dụng phần mềm Lingo tính toán chi phí vận hành cho nhà máy lọc ...
 
Xây dựng chương trình kế toán bán hàng và công nợ phải thu cho Công ty CP đầu...
Xây dựng chương trình kế toán bán hàng và công nợ phải thu cho Công ty CP đầu...Xây dựng chương trình kế toán bán hàng và công nợ phải thu cho Công ty CP đầu...
Xây dựng chương trình kế toán bán hàng và công nợ phải thu cho Công ty CP đầu...
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao giá trị thương hiệu Mobifone, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp nâng cao giá trị thương hiệu Mobifone, 9 ĐIỂM!Đề tài: Giải pháp nâng cao giá trị thương hiệu Mobifone, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Giải pháp nâng cao giá trị thương hiệu Mobifone, 9 ĐIỂM!
 
Đồ án tốt nghiệp: Triển khai CRM thực tế
Đồ án tốt nghiệp: Triển khai CRM thực tếĐồ án tốt nghiệp: Triển khai CRM thực tế
Đồ án tốt nghiệp: Triển khai CRM thực tế
 
Báo cáo khóa luận tốt nghiệp triển khai CRM thực tế
Báo cáo khóa luận tốt nghiệp triển khai CRM thực tếBáo cáo khóa luận tốt nghiệp triển khai CRM thực tế
Báo cáo khóa luận tốt nghiệp triển khai CRM thực tế
 
Ai cuong-ve-cac-he-thong-thong-tin-quan-ly
Ai cuong-ve-cac-he-thong-thong-tin-quan-lyAi cuong-ve-cac-he-thong-thong-tin-quan-ly
Ai cuong-ve-cac-he-thong-thong-tin-quan-ly
 
Giao trinh-phan-cung-dien-tu[bookbooming.com]
Giao trinh-phan-cung-dien-tu[bookbooming.com]Giao trinh-phan-cung-dien-tu[bookbooming.com]
Giao trinh-phan-cung-dien-tu[bookbooming.com]
 
Đề tài Tính toán thiết kế hệ thống lạnh cấp đông cho phân xưởng chế biến thủy...
Đề tài Tính toán thiết kế hệ thống lạnh cấp đông cho phân xưởng chế biến thủy...Đề tài Tính toán thiết kế hệ thống lạnh cấp đông cho phân xưởng chế biến thủy...
Đề tài Tính toán thiết kế hệ thống lạnh cấp đông cho phân xưởng chế biến thủy...
 
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNTĐề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
Đề tài: Kiểm toán tài sản cố định do Công ty Kiểm toán Quốc tế PNT
 
Nâng cao hiệu quả hoạt động bán hàng tại công ty tnhh tm kt điện nguyễn đức...
Nâng cao hiệu quả hoạt động bán hàng tại công ty tnhh tm   kt điện nguyễn đức...Nâng cao hiệu quả hoạt động bán hàng tại công ty tnhh tm   kt điện nguyễn đức...
Nâng cao hiệu quả hoạt động bán hàng tại công ty tnhh tm kt điện nguyễn đức...
 
Luận văn: Hoàn thiện chính sách phân phối sản phẩm, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoàn thiện chính sách phân phối sản phẩm, 9 ĐIỂM!Luận văn: Hoàn thiện chính sách phân phối sản phẩm, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Hoàn thiện chính sách phân phối sản phẩm, 9 ĐIỂM!
 
Luận văn phân tích hiệu quả đầu tư của chính quyền tỉnh Cà Mau
Luận văn phân tích hiệu quả đầu tư của chính quyền tỉnh Cà MauLuận văn phân tích hiệu quả đầu tư của chính quyền tỉnh Cà Mau
Luận văn phân tích hiệu quả đầu tư của chính quyền tỉnh Cà Mau
 

More from Vũ

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY...HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY...
 
Xây dựng chương trình hạch toán nghiệp vụ các khoản phải trả người bán trên M...
Xây dựng chương trình hạch toán nghiệp vụ các khoản phải trả người bán trên M...Xây dựng chương trình hạch toán nghiệp vụ các khoản phải trả người bán trên M...
Xây dựng chương trình hạch toán nghiệp vụ các khoản phải trả người bán trên M...
 
Tìm hiểu hoạt động dịch vụ du lịch và xây dựng chương trình dự báo lượng khác...
Tìm hiểu hoạt động dịch vụ du lịch và xây dựng chương trình dự báo lượng khác...Tìm hiểu hoạt động dịch vụ du lịch và xây dựng chương trình dự báo lượng khác...
Tìm hiểu hoạt động dịch vụ du lịch và xây dựng chương trình dự báo lượng khác...
 
Xây dựng chương trình dự báo doanh thu bán hàng cho siêu thị Minh Cầu - Thái ...
Xây dựng chương trình dự báo doanh thu bán hàng cho siêu thị Minh Cầu - Thái ...Xây dựng chương trình dự báo doanh thu bán hàng cho siêu thị Minh Cầu - Thái ...
Xây dựng chương trình dự báo doanh thu bán hàng cho siêu thị Minh Cầu - Thái ...
 
Ứng dụng phương pháp san bằng mũ để dự báo tình hình sản xuất sản phẩm trong ...
Ứng dụng phương pháp san bằng mũ để dự báo tình hình sản xuất sản phẩm trong ...Ứng dụng phương pháp san bằng mũ để dự báo tình hình sản xuất sản phẩm trong ...
Ứng dụng phương pháp san bằng mũ để dự báo tình hình sản xuất sản phẩm trong ...
 
PHÂN TÍCH DỰ BÁO DOANH THU CHO CÔNG TY CỔ PHẦN TNG THÁI NGUYÊN
PHÂN TÍCH DỰ BÁO DOANH THU CHO CÔNG TY CỔ PHẦN TNG THÁI NGUYÊNPHÂN TÍCH DỰ BÁO DOANH THU CHO CÔNG TY CỔ PHẦN TNG THÁI NGUYÊN
PHÂN TÍCH DỰ BÁO DOANH THU CHO CÔNG TY CỔ PHẦN TNG THÁI NGUYÊN
 
Phân tích dự báo cầu về sản phẩm cà phê hòa tan G7 của công ty cổ phần Trung ...
Phân tích dự báo cầu về sản phẩm cà phê hòa tan G7 của công ty cổ phần Trung ...Phân tích dự báo cầu về sản phẩm cà phê hòa tan G7 của công ty cổ phần Trung ...
Phân tích dự báo cầu về sản phẩm cà phê hòa tan G7 của công ty cổ phần Trung ...
 
Xây dựng chương trình phân tích dự báo lượng sản phẩm tiêu thụ theo phương ph...
Xây dựng chương trình phân tích dự báo lượng sản phẩm tiêu thụ theo phương ph...Xây dựng chương trình phân tích dự báo lượng sản phẩm tiêu thụ theo phương ph...
Xây dựng chương trình phân tích dự báo lượng sản phẩm tiêu thụ theo phương ph...
 
Ứng dụng Mircosoft Excel trong phân tích dữ liệu và dự báo doanh thu của Công...
Ứng dụng Mircosoft Excel trong phân tích dữ liệu và dự báo doanh thu của Công...Ứng dụng Mircosoft Excel trong phân tích dữ liệu và dự báo doanh thu của Công...
Ứng dụng Mircosoft Excel trong phân tích dữ liệu và dự báo doanh thu của Công...
 
Ứng dụng phương pháp hồi quy đơn để dự báo về sản lượng chè tại công ty TNHH ...
Ứng dụng phương pháp hồi quy đơn để dự báo về sản lượng chè tại công ty TNHH ...Ứng dụng phương pháp hồi quy đơn để dự báo về sản lượng chè tại công ty TNHH ...
Ứng dụng phương pháp hồi quy đơn để dự báo về sản lượng chè tại công ty TNHH ...
 
Xây dựng chương trình quản lý chấm công cho công ty cổ phần đầu tư và thương ...
Xây dựng chương trình quản lý chấm công cho công ty cổ phần đầu tư và thương ...Xây dựng chương trình quản lý chấm công cho công ty cổ phần đầu tư và thương ...
Xây dựng chương trình quản lý chấm công cho công ty cổ phần đầu tư và thương ...
 
Xây dựng chương trình kế toán tiền lương cho Công ty Tuyển than Hòn Gai – Vin...
Xây dựng chương trình kế toán tiền lương cho Công ty Tuyển than Hòn Gai – Vin...Xây dựng chương trình kế toán tiền lương cho Công ty Tuyển than Hòn Gai – Vin...
Xây dựng chương trình kế toán tiền lương cho Công ty Tuyển than Hòn Gai – Vin...
 
Xây dựng công cụ phân tích chỉ số khả năng thanh toán và chỉ số khả năng sinh...
Xây dựng công cụ phân tích chỉ số khả năng thanh toán và chỉ số khả năng sinh...Xây dựng công cụ phân tích chỉ số khả năng thanh toán và chỉ số khả năng sinh...
Xây dựng công cụ phân tích chỉ số khả năng thanh toán và chỉ số khả năng sinh...
 
Ứng dụng Microsoft Excel trong nghiên cứu và xây dựng chương trình kế toán ng...
Ứng dụng Microsoft Excel trong nghiên cứu và xây dựng chương trình kế toán ng...Ứng dụng Microsoft Excel trong nghiên cứu và xây dựng chương trình kế toán ng...
Ứng dụng Microsoft Excel trong nghiên cứu và xây dựng chương trình kế toán ng...
 
Xây dựng chương trình kế toán tiền lương cho Công ty Tuyển than Hòn Gai – Vin...
Xây dựng chương trình kế toán tiền lương cho Công ty Tuyển than Hòn Gai – Vin...Xây dựng chương trình kế toán tiền lương cho Công ty Tuyển than Hòn Gai – Vin...
Xây dựng chương trình kế toán tiền lương cho Công ty Tuyển than Hòn Gai – Vin...
 
Xây dựng chương trình quản lý chấm công cho công ty cổ phần đầu tư và thương ...
Xây dựng chương trình quản lý chấm công cho công ty cổ phần đầu tư và thương ...Xây dựng chương trình quản lý chấm công cho công ty cổ phần đầu tư và thương ...
Xây dựng chương trình quản lý chấm công cho công ty cổ phần đầu tư và thương ...
 
Xây dựng phân hệ kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty TNHH MTV vận tả...
Xây dựng phân hệ kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty TNHH MTV vận tả...Xây dựng phân hệ kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty TNHH MTV vận tả...
Xây dựng phân hệ kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty TNHH MTV vận tả...
 
Xây dựng chương trình quản lý bán hàng tại Công ty cổ phần Bluesofts, Hà Nội
Xây dựng chương trình quản lý bán hàng tại Công ty cổ phần Bluesofts, Hà NộiXây dựng chương trình quản lý bán hàng tại Công ty cổ phần Bluesofts, Hà Nội
Xây dựng chương trình quản lý bán hàng tại Công ty cổ phần Bluesofts, Hà Nội
 
Xây dựng chương trình kế toán vốn bằng tiền tại công ty đầu tư và xây dựng LI...
Xây dựng chương trình kế toán vốn bằng tiền tại công ty đầu tư và xây dựng LI...Xây dựng chương trình kế toán vốn bằng tiền tại công ty đầu tư và xây dựng LI...
Xây dựng chương trình kế toán vốn bằng tiền tại công ty đầu tư và xây dựng LI...
 
Xây dựng chương trình phân tích tình hình tài chính tại Công Ty Cổ Phần Xây D...
Xây dựng chương trình phân tích tình hình tài chính tại Công Ty Cổ Phần Xây D...Xây dựng chương trình phân tích tình hình tài chính tại Công Ty Cổ Phần Xây D...
Xây dựng chương trình phân tích tình hình tài chính tại Công Ty Cổ Phần Xây D...
 

More from Vũ (20)

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY...HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY...
 
Xây dựng chương trình hạch toán nghiệp vụ các khoản phải trả người bán trên M...
Xây dựng chương trình hạch toán nghiệp vụ các khoản phải trả người bán trên M...Xây dựng chương trình hạch toán nghiệp vụ các khoản phải trả người bán trên M...
Xây dựng chương trình hạch toán nghiệp vụ các khoản phải trả người bán trên M...
 
Tìm hiểu hoạt động dịch vụ du lịch và xây dựng chương trình dự báo lượng khác...
Tìm hiểu hoạt động dịch vụ du lịch và xây dựng chương trình dự báo lượng khác...Tìm hiểu hoạt động dịch vụ du lịch và xây dựng chương trình dự báo lượng khác...
Tìm hiểu hoạt động dịch vụ du lịch và xây dựng chương trình dự báo lượng khác...
 
Xây dựng chương trình dự báo doanh thu bán hàng cho siêu thị Minh Cầu - Thái ...
Xây dựng chương trình dự báo doanh thu bán hàng cho siêu thị Minh Cầu - Thái ...Xây dựng chương trình dự báo doanh thu bán hàng cho siêu thị Minh Cầu - Thái ...
Xây dựng chương trình dự báo doanh thu bán hàng cho siêu thị Minh Cầu - Thái ...
 
Ứng dụng phương pháp san bằng mũ để dự báo tình hình sản xuất sản phẩm trong ...
Ứng dụng phương pháp san bằng mũ để dự báo tình hình sản xuất sản phẩm trong ...Ứng dụng phương pháp san bằng mũ để dự báo tình hình sản xuất sản phẩm trong ...
Ứng dụng phương pháp san bằng mũ để dự báo tình hình sản xuất sản phẩm trong ...
 
PHÂN TÍCH DỰ BÁO DOANH THU CHO CÔNG TY CỔ PHẦN TNG THÁI NGUYÊN
PHÂN TÍCH DỰ BÁO DOANH THU CHO CÔNG TY CỔ PHẦN TNG THÁI NGUYÊNPHÂN TÍCH DỰ BÁO DOANH THU CHO CÔNG TY CỔ PHẦN TNG THÁI NGUYÊN
PHÂN TÍCH DỰ BÁO DOANH THU CHO CÔNG TY CỔ PHẦN TNG THÁI NGUYÊN
 
Phân tích dự báo cầu về sản phẩm cà phê hòa tan G7 của công ty cổ phần Trung ...
Phân tích dự báo cầu về sản phẩm cà phê hòa tan G7 của công ty cổ phần Trung ...Phân tích dự báo cầu về sản phẩm cà phê hòa tan G7 của công ty cổ phần Trung ...
Phân tích dự báo cầu về sản phẩm cà phê hòa tan G7 của công ty cổ phần Trung ...
 
Xây dựng chương trình phân tích dự báo lượng sản phẩm tiêu thụ theo phương ph...
Xây dựng chương trình phân tích dự báo lượng sản phẩm tiêu thụ theo phương ph...Xây dựng chương trình phân tích dự báo lượng sản phẩm tiêu thụ theo phương ph...
Xây dựng chương trình phân tích dự báo lượng sản phẩm tiêu thụ theo phương ph...
 
Ứng dụng Mircosoft Excel trong phân tích dữ liệu và dự báo doanh thu của Công...
Ứng dụng Mircosoft Excel trong phân tích dữ liệu và dự báo doanh thu của Công...Ứng dụng Mircosoft Excel trong phân tích dữ liệu và dự báo doanh thu của Công...
Ứng dụng Mircosoft Excel trong phân tích dữ liệu và dự báo doanh thu của Công...
 
Ứng dụng phương pháp hồi quy đơn để dự báo về sản lượng chè tại công ty TNHH ...
Ứng dụng phương pháp hồi quy đơn để dự báo về sản lượng chè tại công ty TNHH ...Ứng dụng phương pháp hồi quy đơn để dự báo về sản lượng chè tại công ty TNHH ...
Ứng dụng phương pháp hồi quy đơn để dự báo về sản lượng chè tại công ty TNHH ...
 
Xây dựng chương trình quản lý chấm công cho công ty cổ phần đầu tư và thương ...
Xây dựng chương trình quản lý chấm công cho công ty cổ phần đầu tư và thương ...Xây dựng chương trình quản lý chấm công cho công ty cổ phần đầu tư và thương ...
Xây dựng chương trình quản lý chấm công cho công ty cổ phần đầu tư và thương ...
 
Xây dựng chương trình kế toán tiền lương cho Công ty Tuyển than Hòn Gai – Vin...
Xây dựng chương trình kế toán tiền lương cho Công ty Tuyển than Hòn Gai – Vin...Xây dựng chương trình kế toán tiền lương cho Công ty Tuyển than Hòn Gai – Vin...
Xây dựng chương trình kế toán tiền lương cho Công ty Tuyển than Hòn Gai – Vin...
 
Xây dựng công cụ phân tích chỉ số khả năng thanh toán và chỉ số khả năng sinh...
Xây dựng công cụ phân tích chỉ số khả năng thanh toán và chỉ số khả năng sinh...Xây dựng công cụ phân tích chỉ số khả năng thanh toán và chỉ số khả năng sinh...
Xây dựng công cụ phân tích chỉ số khả năng thanh toán và chỉ số khả năng sinh...
 
Ứng dụng Microsoft Excel trong nghiên cứu và xây dựng chương trình kế toán ng...
Ứng dụng Microsoft Excel trong nghiên cứu và xây dựng chương trình kế toán ng...Ứng dụng Microsoft Excel trong nghiên cứu và xây dựng chương trình kế toán ng...
Ứng dụng Microsoft Excel trong nghiên cứu và xây dựng chương trình kế toán ng...
 
Xây dựng chương trình kế toán tiền lương cho Công ty Tuyển than Hòn Gai – Vin...
Xây dựng chương trình kế toán tiền lương cho Công ty Tuyển than Hòn Gai – Vin...Xây dựng chương trình kế toán tiền lương cho Công ty Tuyển than Hòn Gai – Vin...
Xây dựng chương trình kế toán tiền lương cho Công ty Tuyển than Hòn Gai – Vin...
 
Xây dựng chương trình quản lý chấm công cho công ty cổ phần đầu tư và thương ...
Xây dựng chương trình quản lý chấm công cho công ty cổ phần đầu tư và thương ...Xây dựng chương trình quản lý chấm công cho công ty cổ phần đầu tư và thương ...
Xây dựng chương trình quản lý chấm công cho công ty cổ phần đầu tư và thương ...
 
Xây dựng phân hệ kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty TNHH MTV vận tả...
Xây dựng phân hệ kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty TNHH MTV vận tả...Xây dựng phân hệ kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty TNHH MTV vận tả...
Xây dựng phân hệ kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty TNHH MTV vận tả...
 
Xây dựng chương trình quản lý bán hàng tại Công ty cổ phần Bluesofts, Hà Nội
Xây dựng chương trình quản lý bán hàng tại Công ty cổ phần Bluesofts, Hà NộiXây dựng chương trình quản lý bán hàng tại Công ty cổ phần Bluesofts, Hà Nội
Xây dựng chương trình quản lý bán hàng tại Công ty cổ phần Bluesofts, Hà Nội
 
Xây dựng chương trình kế toán vốn bằng tiền tại công ty đầu tư và xây dựng LI...
Xây dựng chương trình kế toán vốn bằng tiền tại công ty đầu tư và xây dựng LI...Xây dựng chương trình kế toán vốn bằng tiền tại công ty đầu tư và xây dựng LI...
Xây dựng chương trình kế toán vốn bằng tiền tại công ty đầu tư và xây dựng LI...
 
Xây dựng chương trình phân tích tình hình tài chính tại Công Ty Cổ Phần Xây D...
Xây dựng chương trình phân tích tình hình tài chính tại Công Ty Cổ Phần Xây D...Xây dựng chương trình phân tích tình hình tài chính tại Công Ty Cổ Phần Xây D...
Xây dựng chương trình phân tích tình hình tài chính tại Công Ty Cổ Phần Xây D...
 

Tin học hóa công tác quản lý bán hàng tại công ty cổ phần chè Hà Thái, Thái Nguyên

  • 1. iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN................................................................................................................. i LỜI CAM ĐOAN............................................................................................................ii MỤC LỤC.......................................................................................................................iii DANH MỤC HÌNH ẢNH...............................................................................................v DANH MỤC BẢNG....................................................................................................... vi LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................................1 Chương 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN LÝ BÁN HÀNG VÀ CÁC CÔNG CỤ HỖ TRỢ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ BÁN HÀNG ..........................3 1.1. Giới hiệu chung về quản lý bán hàng...................................................................3 1.1.1. Một số khái niệm...........................................................................................3 1.1.2. Ý nghĩa của quản lý bán hàng......................................................................4 1.1.3. Vai trò của nghiệp vụ bán hàng....................................................................5 1.1.4. Các phương thức bán hàng............................................................................6 1.1.5. Vai trò của hệ thống quản lý bán hàng..........................................................6 1.2. Các công cụ hỗ trợ xây dựng chương trình quản lý bán hàng.............................7 1.2.1. Ngôn ngữ lập trình C#..................................................................................7 1.2.2. Phương thức..................................................................................................13 1.2.3. Thuộc tính......................................................................................................13 1.2.4. Sự kiện...........................................................................................................13 1.2.5. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Sever 2008.......................................................14 Chương 2. KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG QUẢN LÝ BÁN HÀNG CHO CÔNG TY CỔ PHẦN CHÈ HÀ THÁI THÁI NGUYÊN .......................23 2.1. Giới thiệu về công ty Cổ phần chè Hà Thái, Thái Nguyên.................................23 2.1.1. Giới thiệu về công ty Cổ phần chè Hà Thái, Thái Nguyên..........................23 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty...........................................................................27 2.2.Quy trình quản lý bán hàng tại công ty................................................................29 2.3. Các mẫu biểu báo cáo phục vụ cho hệ thống quản lý bán hàng tại công ty.......32 2.4.1 Biểu đồ phân cấp chức năng..........................................................................35 2.4.2 Biểu đồ luồng dữ liệu mức ngữ cảnh.............................................................36 2.4.3. Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh....................................................................37
  • 2. iv 2.4.4. Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng cập nhật...........................38 2.4.5. Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng tìm kiếm..........................39 2.4.6. Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng báo cáo...........................40 2.5. Thiết kế cơ sở dữ liệu...........................................................................................41 2.5.1. Mô hình thực thể liên kết hạn chế................................................................41 2.2.3 Thiết kế cơ sở dữ liệu.....................................................................................41 2.5.1.Thiết kế, xây dựng các bảng...........................................................................41 Chương 3. XÂY DỰNG VÀ CÀI ĐẶT CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHÈ HÀ THÁI, THÁI NGUYÊN................................45 3.1. Mục tiêu xây dựng chương trình quản lý.............................................................45 3.2. Giao diện chính của chương trình........................................................................46 3.3. Một số chức năng chính trong chương trình........................................................47 3.3.1. Chức năng cập nhật........................................................................................47 3.3.2. Chức năng quản lý nhập/xuất........................................................................50 3.3.3. Chức năng tìm kiếm hàng nhập....................................................................55 3.3.4. Chức năng báo cáo........................................................................................57 KẾT LUẬN .....................................................................................................................60 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................61
  • 3. v DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1: Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server 2005 ...................................................17 Hình 2.1: Khu trồng chè của công ty...............................................................................23 Hình 2.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty....................................................................27 Hình 2.3: Quy trình quản lý bán hàng.............................................................................29 Hình 2.4: Phiếu nhập kho................................................................................................32 Hình 2.5: Phiếu chi...........................................................................................................33 Hình 2.6: Phiếu xuất kho.................................................................................................34 Hình 2.7: Phiếu thu..........................................................................................................35 Hình 2.8: Sơ đồ phân cấp chức năng...............................................................................35 Hình 2.9 : Biểu đồ luồng dữ liệu mức ngữ cảnh.............................................................36 Hình 2.10: Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh....................................................................37 Hình 2.11: Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng cập nhật...........................38 Hình 2.12 : Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng tìm kiếm.........................39 Hình 2.13 : Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng báo cáo ..........................40 Hình 3.1: Giao diện chính của chương trình....................................................................46 Hình 3.2: Giao diện cập nhật hàng hóa...........................................................................47 Hình 3.3: Giao diện cập nhật nhân viên...........................................................................48 Hình 3.4: Giao diện cập nhật khách hàng........................................................................49 Hình 3.5: Giao diện phiếu nhập.......................................................................................50 Hình 3.6 : Giao diện chi tiết phiếu nhập..........................................................................52 Hình 3.7: Giao diện chi tiết hóa đơn...............................................................................53 Hình 3.8: Giao diện hóa đơn bán hàng............................................................................54 Hình 3.9: Giao diện tìm kiếm hàng nhập ........................................................................55 Hình 3.10: Giao diện tìm kiếm hàng xuất .......................................................................56 Hình 3.11: Giao diện báo cáo nhập hàng........................................................................57 Hình 3.12: Giao diện báo cáo xuất hàng..........................................................................58 Hình 3.13: Giao diện báo cáo tồn....................................................................................58
  • 4. vi DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Bảng kho .........................................................................................................41 Bảng 2.2: Bảng khách hàng.............................................................................................42 Bảng 2.3: Bảng hàng hóa.................................................................................................42 Bảng 2.4: Bảng nhân viên................................................................................................42 Bảng 2.5: Bảng phiếu nhập..............................................................................................42 Bảng 2.6: Bảng chi tiết phiếu nhập .................................................................................43 Bảng 2.7: Bảng phiếu xuất ..............................................................................................43 Bảng 2.8: Bảng chi tiết phiếu xuất ..................................................................................43 Bảng 2.9: Bảng chi tiết hóa đơn......................................................................................44 Bảng 2.10: Bảng hóa đơn ................................................................................................44
  • 5. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài Thị trường sôi động, hàng hóa đa dạng, người tiêu dùng có nhiều lựa chọn về sản phẩm hơn để đáp ứng yêu cầu của mình. Điều này cũng có nghĩa làm cho cạnh tranh trở nên gay gắt hơn giữa các nhà cung cấp, nhà phân phối, người tiêu dùng có nhiều lựa chọn về sản phẩm hơn để đáp ứng nhu cầu của mình. Các doanh nghiệp nỗ lực tối đa để tăng tính cạnh tranh thông qua việc định hướng các chiến lược kinh doanh dài hạn, cải tổ sản xuất, kinh doanh chuyên nghiệp, đương nhiên con người được xem là nhân tố quan trọng quyết định thành công trong công việc. Việc quản lý bán hàng được đề cao hơn bao giờ hết. Các công ty, doanh nghiệp ra sức đầu tư cho quá trình quản lý bán hàng. Từ đó cho thấy, quản lý bán hàng có ý nghĩa rất quan trọng đối với doanh nghiêp. Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ thông tin, các doanh nghiệp luôn tìm kiếm những giải pháp ứng dụng CNTT nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và quản lý kinh doanh. Bởi lẽ đó, việc đẩy mạnh tin học hóa công tác quản lý bán hàng của mỗi doanh nghiệp cũng là điều tất yếu. Xuất phát từ những lý do trên, em lựa chọn đề tài: “Tin học hóa công tác quản lý bán hàng tại công ty cổ phần chè Hà Thái, Thái Nguyên” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp. 2. Mục tiêu của đề tài Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết về quản lý bán hàng và tìm hiểu thực trạng công tác quản lý bán hàng tại doanh nghiệp chè Hà Thái, Khóa luận hướng tới mục tiêu xây dựng chương trình quản lý bán hàng áp dụng trực tiếp cho hoạt động của doanh nghiệp Hà Thái. Chương trình và những giải pháp đề xuất của đề tài sẽ góp phần hỗ trợ giải quyết tốt bài toán thực tế đặt ra trong công tác quản lý bán hàng của doanh nghiệp. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu quản lý bán hàng và tin học hóa công
  • 6. 2 tác quản lý bán hàng tại một doanh nghiệp cổ phần.
  • 7. 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu về công tác quản lý bán hàng tại tại Công ty Cổ phần chè Hà Thái, Thái Nguyên. - Phạm vi về thời gian: Khóa luận được thực hiện từ ngày …01./01/2018 đến ngày 27/05/2018. Số liệu được khóa luận khảo sát tại doanh nghiệp từ năm 2017 đến năm 2017. - Phạm vi về không gian: Công ty cổ phần chè Hà Thái, Thái Nguyên - Phạm vi về nội dung kiến thức: Quản trị doanh nghiệp, quản lý bán hàng,… 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu lý thuyết về quản lý bán hàng, nghiên cứu lý thuyết C#, hệ quản trị CSDL SQL Sever. - - Phương pháp điều tra xã hội học: điều tra hoạt động quản lý bán hàng tại doanh nghiệp Hà Thái qua bảng hỏi. - Phương pháp quan sát, khảo sát thực địa: khảo sát thực tế hoạt động quản lý bán hàng tại doanh nghiệp Hà Thái. - Phương pháp thống kê: thống kê số liệu về quản lý bán hàng tại doanh nghiệp. - Phương pháp so sánh đối chiếu: so sánh, đối chiếu công tác quản lý bán hàng truyền thống và ứng dụng phần mềm hỗ trợ quản lý bán hàng. 5. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, danh mục hình, bảng, nội dung chính của khóa luận được bố cục gồm 3 chương chính: Chương 1: Cơ sở lý thuyết về quản lý bán hàng và các công cụ hỗ trợ xây dựng chương trình quản lý bán hàng. Chương 2: Khảo sát và phân tích thiết kế hệ thống quản lý bán hàng tại Công ty Cổ phần chè Hà Thái, Thái Nguyên Chương 3: Xây dựng và cài đặt chương trình quản lý bán hàng tại công ty cổ phần chè Hà Thái, Thái Nguyên.
  • 8. 4 Chương 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN LÝ BÁN HÀNG VÀ CÁC CÔNG CỤ HỖ TRỢ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ BÁN HÀNG 1.1. Giới hiệu chung về quản lý bán hàng 1.1.1. Một số khái niệm Bán hàng là quá trình trong đó người bán tìm hiểu, khám phá, khơi gợi những nhu cầu của người mua, sau đó tiếp cận, phát triển quan hệ, chuyển giao giá trị, hỗ trợ và chăm sóc sau bán hàng. Bán hàng là quá trình chuyển giao giá trị từ người bán sang người mua, thông qua việc cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ, nhằm nhận lại giá trị tương xứng, có thể là tiền, quan hệ, lời nói tốt, lời giới thiệu với người khác,... Quản lý bán hàng: là hoạt động quản trị của những người hoặc những nhóm người thực sự thuộc lực lượng bán hàng hoặc gồm những người liên quan đến hoạt động liên quan như: Giao hàng, dịch vụ khách hàng, đội trưng bày, nhóm sales audit, trade marketing, bảo hành, bảo trì hoặc những người hỗ trợ trực tiếp cho lực lượng bán hàng nhằm triển khai việc cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp trên cơ sở chiến lược kinh doanh, nguồn lực của doanh nghiệp và môi trường kinh doanh có liên quan. Để bán hàng hiệu quả trong thời buổi cạnh tranh như hiện nay, khách hàng có vô số sự lựa chọn nhà cung cấp vừa ý, đối với người bán hàng nhiều kinh nghiệm trong nghề thì không cần nắm rõ quy trình bán hàng vì họ đã hiểu quá rõ trong thời gian mới bắt đầu công việc, mới vào nghề bán hàng, giống như biết đường đi đến đích nhưng hỏi rằng họ đi qua những con đường nào, tên con đường đó ở đâu họ sẽ không biết. Dù cách này hay cách khác trong hoạt động bán hàng đều dẫn đến hợp đồng được ký kết giữa người mua và người bán, người mua và người bán giúp đỡ lẫn nhau, người bán giúp người mua tìm được sản phẩm, dịch vụ phù hợp, người mua giúp người bán đạt được mục tiêu, giải quyết được lượng hàng sản xuất ra,… Quản lý bán hàng: Có thể được định nghĩa là hoạt động quản trị của những người hoặc những nhóm người thực sự thuộc lực lượng bán hàng hoặc gồm những người liên quan đến hoạt động liên quan như:
  • 9. 5 Giao hàng, Dịch vụ khách hàng Đội trưng bày Nhóm sales audit Trade marketing Bảo hành, bảo trì hoặc những người hỗ trợ trực tiếp cho lực lượng bán hàng nhắm triển khai việc cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp trên cơ sở chiến lược kinh doanh, nguồn lực của doanh nghiệp và môi trường kinh doanh có liên quan. Những công việc của quản lý bán hàng bao gồm: -Thiết lập chiến lược phân phối - Thiết lập tổ chức lực lượng bán hàng - Thiết lập chính sách bán hàng, Tuyển dụng - Lập kế hoạch bán hàng - Triển khai - Quản lý lực lượng bán hàng, khách hàng - Huấn luyện nâng cao kỹ năng - Đo lường, đánh giá hiệu quả bán hang 1.1.2. Ý nghĩa của quản lý bán hàng Bán hàng và khâu cuối cùng trong quá trình kinh doanh. Vì vậy để thực tiện được quá trình bán hàng và cung cấp dịch vụ các doanh nghiệp phải bỏ ra các khoản chi phí để tiến hàng sản xuất, chế tạo sản phẩm, mua các loại vật tư hàng hóa để thực hiện các loại lao vụ, dịch vụ cho khách hàng. Thông qua quá trình trao đổi, bán hàng những sản phẩm, hàng hóa công việc lao vụ dịc vụ đã hoàn thành. Doanh nghiệp thu được tiền theo giá bán đó là doanh thu bán hàng bao gồm doanh thu bán hàng hóa, doanh thu bán sản phẩm, doanh thu cung cấp lao vụ dịch vụ. Sau một quá trình hoạt động, doanh nghiệp xác định được kết quả của từng hoạt động trên cơ sở so sánh doanh thu bán hàng và chi phí của từng hoạt động. Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp phải được phân phối và sử dụng theo đứng mục đích phù hợp với cơ chế tài chính quy định cho từng loại hình doanh nghiệp.
  • 10. 6 Thông qua hoạt động bán hàng mới thúc đẩy được sản xuất phát triển, góp phần nâng cao năng suất lao động, cung cấp nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của xã hội, góp phần cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng. Mặt khác thông qua hoạt động bán hàng nhằm giải quyết quan hệ hàng hóa- tiền tệ là tiền đề cân đối giữa tiền hàng trong lưu thông. Không những thế nó còn đảm bảo sự cân đối giữa các ngành các khu vực trong nền kinh tế. Đối với mỗi doanh nghiệp bán hàng là điều kiện để sản xuất phát triển, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tăng nhanh tốc độ vòng quay vốn và tăng lợi nhuân của doanh nghiệp. Bán hàng là tiền đề cho việc xác định kết quả hoạt động kinh doanh. 1.1.3. Vai trò của nghiệp vụ bán hàng Vai trò của hoạt động bán hàng + Hoạt động sản xuất kinh doanh phải lấy phục vụ sản xuất làm mục đích. Yêu cầu này đòi hỏi mọi hoạt động trong quá trình bán hàng phải hướng tới mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp, đồng thời nó cũng phải phục vụ tốt nhất cho hoạt động kinh doanh và kích thích được khả năng sản xuất, nâng cao chất lượng sản xuất của doanh nghiệp. + Hoạt động bán hàng phải đảm bảo nâng cao được uy tín và không ngừng nâng cao uy tín của sản phẩm cũng như của Công ty. + Hoạt động bán hàng phải được tổ chức một cách khoa học hợp lý có kế hoạch. Phân công vụ thể và thường xuyên được theo dõi, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá. Hơn thế nữa phải biết tổ chức một cách khoa học và nghệ thuật trong quá trình tổ chức hoạt động bán hàng. Hiệu quả của hoạt động bán hàng ngày càng được nâng cao với chi phí thấp nhất và lợi nhuận ngày càng tăng. Đây là mục tiêu mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải theo đuổi, bởi vì lợi nhuận là mục tiêu trước mắt quan trọng, mà hoạt động của hoạt động bán hàng thì ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận. Để có thể đạt được mục tiêu này, công tác bán hàng phải chú ý phân phối đúng lượng hàng, luồng hàng. Đảm bảo sự vận động của hàng hoá hược hợp lý, giảm bớt chi phí lưu thông, đồng thời phát triển các dịch vụ để phục vụ tốt các yêu cầu của khách hàng nhằm thu hút khách hàng và làm tăng lợi nhuận.
  • 11. 7 1.1.4. Các phương thức bán hàng Đối với các doanh nghiệp thương mại có thể bán hàng theo nhiều phương thức khác nhau trong đó có hai phương thức chủ yếu là: Bán buôn hàng hoá và bán lẻ. Bán buôn có các loại bán buôn sau: - Phương thức bán buôn qua kho: là hàng hoá phải xuất từ kho của DN. Bán qua kho có hai hình thức bán là bán buôn qua kho theo hình thức giao hàng trực tiếp và bán buôn qua kho theo hình thức chuyển hàng - Phương thức bán buôn hàng hoá vận chuyển thẳng: sau khi mua hàng không đưa về nhập kho mà bán thẳng cho bên mua. Phương thức này cũng có hai hình thức bán là bán buôn hàng hoá vận chuyển thẳng theo hình thức giao hàng trực tiếp và bán buôn hàng hoá vận chuyển thẳng theo hình thức chuyển hàng. - 1.1.5. Vai trò của hệ thống quản lý bán hàng  Chức năng của hệ thống ` - Bắt đầu một ngày mới thì nhân viên bán hàng phải đăng nhập vòa hệ thống để thực hiện quá trình mua bán của cửa hàng và quản lý thông tin về khách hàng đã mua hàng tại cửa hàng. - Khi đăng nhập vòa heej thống thì mỗi người nhân viên có một quền riêng mà hệ thống đã cấp, từ đó nhân viên sẽ thực hiện công việc của mình. - Khi một nhân viên khác có nhu cầu đăng nhập thì nhân viên đã đăng nhập phải thoát để nhân viên có thể đăng nhập vào hệ thống  Chức năng của thông tin - Công việc lien quan đến thêm dữ liệu: + Nhập thông tin về hàng háo + Nhập thông tin về khách hàng + Nhập thông tin về nhân viên + Nhập thông tin về kho + Nhập thông tin về bộ phận + Nhập thông tin về việc mua bán + Tạo các háo đơn bán hàng cho khách hàng + Tạo mới người dung và phân quyền lại cho hệ thống
  • 12. 8 - Sau một thời gain cửa hàng phát triển và có nhu cầu mở rộng thì có thể các thông tin trước không còn hợp lý và còn tác dụng thì chngs ta có thể thực hiện các công việc như xóa, sửa + Nhập thông tin về hàng háo + Nhập thông tin về khách hàng + Nhập thông tin về nhân viên + Nhập thông tin về kho + Nhập thông tin về nhà cung cấp + Nhập thông tin về bộ phận + Xóa tên nhân viên và các quyền của nhân viên trong hệ thống  Chức năng in, báo cáo - Thống kê các thông tin trong quá trình mua bán của cửa hàng theo thời gian nhất định hoặc theo yêu cầu của lãnh đạo.  Báo cáo danh sách khách hàng đẫ mua hàng trong một tháng hoặc một quý .  Báo cáo những mặt hàng bán chậy nhất trong tháng.  Thống kê doanh thu của cửa hàng theo từng tháng, quý, năm.  Thống kê những mặt hàng không bán được trong tháng, quý, năm.  Mục tiêu xủa hệ thống thông tin bán hàng - Khi áp dụng các ứng dụng cua công nghệ thông tin cho công việc bán hàng của cửa hàng thì sẽ làm giảm phân nào số lượng nhân viên trong cửa hàng. - Khi có phần mềm quản lý bán hàng thì sẽ giúp nhân viên thực hiện các công việc của mình như: Cập nhập thông thin về khách hàng, nhân viên, kho, thông tin về hàng hóa,… được thực hiện một cách dễ dàng, nhanh chóng và chính sác hơn. 1.2. Các công cụ hỗ trợ xây dựng chương trình quản lý bán hàng 1.2.1. Ngôn ngữ lập trình C# - Lập trình hướng đối tượng: Là kỹ thuật lập trình hỗ trợ công nghệ đối tượng. OPP được xem là giúp tăng năng xuất, đơn giản hóa độ phức tập khi bảo trỉ cũng như mở rộng phần mềm bằng cách cho phép lập trình viên tập trung vào các đối tượng phần mềm ở bậc cao hơn. Ngoài ra, nhiều người còn cho rằng OPP dễ tiếp thu hơn cho những người mới học về lập trình hơn là các phương pháp trước đó.Một cách giản lược đây là khái niệm và là nỗ lực nhằm giảm nhẹ các thao tác viết mã cho người lập
  • 13. 9 trình, cho phép họ thao tác các ứng dụng mà các yếu tố bên ngoài có thể tương tác với các chương trình đó giống như là tương tác với các đối tượng vật lý. Những đối tượng trong một ngôn ngữ OPP là các kết hợp giữa mà và dữ liệu mà chúng được nhìn nhận như là một đơn vị duy nhất. Mỗi đối tượng có một tên riêng biệt và tất cả đều tham chiếu đến đối tượng đó và tiến hành thông qua chính tên nó. Như vậy, mỗi đối tượng có khả năng nhận thông báo, xử lý dữ liệu (bên trong của nó), và gửi ra hay trả lời đến các đối tượng khác hay môi trường. - Ngôn ngữ lập trình C: Là ngôn ngữ lập trình tương đối nhỏ vận hành gần với phần cứng và nó gần với ngôn ngữ Assembler hơn hầu hết các ngôn ngữ bậc cao. Hơn thế, C đôi khi được đánh giá như là “có khả năng di động”, cho thấy sự khác nhau quan trọng giữa nó và các ngôn ngữ bậc thấp hơn như Assembler, đó là việc mã C có thể dịch và thi hành trong hầu hết các máy tính, hơn hẳn các ngôn ngữ hiện tại trong khi đó Assembler chỉ có thể chạy trong một số máy tính đặc biệt. Vì lý do này mà C được xem là ngôn ngữ bậc trung.C đã được tạo ra với một mục tiêu là làm cho nó thuận tiện để viết các chương trình lớn với số lỗi ít hơn trong mẫu hình lập trình thủ tục mà lại không đặt gánh nặng lên vai người viết ra trình dịch C, là những người bề bộn với các đặc tả phức tạp của ngôn ngữ. - Ngôn ngữ C# trong ứng dụng . NET có các tính năng vượt trội hơn so với C. Hay nói cách khác C# là cuộc cách mạng của ngôn ngữ lập trình Microsoft C và Microsoft C++ với tính năng đơn giản, hiện đại, hướng đối tượng và có độ bảo mật cao. Ngôn ngữ C# khá đơn giản, chỉ khoảng 80 từ khóa và hơn mười mấy kiểu dữ liệu được xây dựng sẵn. Tuy nhiên ngôn ngữ C# có ý nghĩa cao khi nó thực thi những khái niệm lập trình hiện đại. C# bao gồm tất cả các hỗ trợ cho cấu trúc, thành phần Component, lập trình hướng đối tượng. Những tính chất đó hiện diện trong ngôn ngữ lập trình hiện đại. Và ngôn ngữ C# hội tụ những điều kiện như vậy. Hơn nữa, nó được xây dựng trên nền tảng của hai ngôn ngữ mạnh nhất là C++ và Java. Ngôn ngữ C# được phát triển bởi đội ngũ kỹ sư của Microsoft, trong đó người dẫn đầu là Anders Hejlsberg và Scott Wiltamuth. Cả hai người này đều là những người nổi tiếng, trong đó Anders Hejlsberg được biết đến là tác giả của Torbo Pascal, ngôn ngữ lập trình PC phổ biến. Và ông đứng đầu nhóm thiết kế Borland Delphi, một trong
  • 14. 10 những thành công đầu tiên của việc xây dựng môi trường phát triển tích hợp IDE cho lập trìnhClient/Server. Phần cốt lõi hay còn gọi là trái tim của bất kỳ ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng nào là sự hỗ trợ của nó cho việc định nghĩa và làm việc với những lớp. Những lớp thì định nghĩa những kiểu dữ liệu mới, cho phép người phát triển mở rộng ngôn ngữ để tạo mô hình tốt hơn để giải quyết vấn đề. Ngôn ngữ C# chứa những từ khóa cho việc khai thác những kiểu lớp đối tượng mới và những phương thức hay thuộc tính của lớp, và cho việc thực thi đóng gói, kế thừa và đa hình, ba thuộc tính cơ bản của bất kỳ ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng. Trong ngôn ngữ C#, mọi thứ liên quan đến khai báo lớp đều được tìm thấy trong phần khai báo của nó. Định nghĩa một lớp trong C# không đòi hỏi phải chia ra tập tin header và tập tin nguồn giống như ngôn ngữ C++. Hơn thế nữa, C# hỗ trợ kiểu XML, cho phép chèn các tag XML để phát sinh tự động các document cho lớp. C# cũng hỗ trợ giao diện Interface, nó được xem như một cam kết với một lớp cho những dịch vụ mà giao diện quy định. Trong ngôn ngữ C#, một lớp chỉ có thể kế thừa từ duy nhất một lớp cha, tức là không cho đa kế thừa như trong ngôn ngữ C++, tuy nhiên một lớp có thế thực thi nhiều giao diện. Khi một lớp thực thi một giao diện thì nó sẽ hứa là nó sẽ cung cấp chức năng thực thi giao diện. Trong ngôn ngữ C#, những cấu trúc cũng được hỗ trợ, nhưng khái niệm về ngữ nghĩa của nó thay đổi khác với C#. Trong C# một cấu trúc được giới hạn, là kiểu dữ liệu nhỏ gọn và khi tạo thể hiện thì nó yêu cầu ít hơn về hệ điều hành và bộ nhớ so với một lớp. Một cấu trúc thì không thể kế thừa từ một lớp hay được kế thừa, nhưng một cấu trúc có thể thực thi một giao diện. Ngôn ngữ C# cung cấp những đặc tính hướng thành phần, như là những thuộc tính, những sự kiện. Lập trình hướng thành phần được hỗ trợ bởi CLR cho phép lưu trữ metadata với mã nguồn cho một lớp. Metadata mô tả cho một lớp, bao gồm những thuộc tính và những phương thức của nó, cũng như những sự bảo mật cần thiết và những thuộc tính khác. Mã nguồn chứa đựng những logic cần thiết để thực hiện những chức năng của nó. Do vậy, một lớp được biên dịch như là một khối Self-contained, nên môi trường Hosting biết được cách đọc metadata của một lớp và mã nguồn cần thiết mà không cần những thông tin khác để sử dụng nó. Một số lưu ý cuối cùng về ngôn ngữ C#: Ngôn ngữ này cũng hỗ trợ truy cập bộ
  • 15. 11 nhớ trực tiếp sử dụng con trỏ của C++ và từ khóa cho dấu [] trong toán tử. Các mã nguồn này là không an toàn. Và bộ giải phóng bộ nhớ tự động của CLR sẽ không thực hiện giải phóng những đối tượng được tham chiếu bằng sử dụng con trỏ cho đến khi chúng được giải phóng. Tại sao phải sử dụng ngôn ngữ lập trình C# C# là một ngôn ngữ lập trình được phát triển bởi Microsoft, là phần khởi đầu cho kế hoạch .NET của họ. Tên của ngôn ngữ bao gồm ký tự thăng theo Microsoft nhưng được đọc là C sharp. Microsoft phát triển C# dựa trên C++ và Java. C# được miêu tả là ngôn ngữ có được sự cân bằng giữa C++, Visual Basic, Delphi và Java Ngôn ngữ C# là ngôn ngữ được dẫn xuất từ C và C++, nhưng nó được tạo từ nền tảng phát triển hơn. Microsoft bắt đầu công việc trong C và C++ và thêm vào những đặc tính mới để làm cho ngôn ngữ này dễ sử dụng hơn. Nhiều trong số những đặc tính này khá giống với những đặc tính có trong ngôn ngữ java. Không dừng lại ở đó, Microsoft đưa ra một số mục đích khi xây dựng ngôn ngữ này. Những mục đích này được tóm tắt như sau: C# là ngôn ngữ đơn giản - C# là ngôn ngữ hiện đại - C# là ngôn ngữ hướng đối tượng - C# là ngôn ngữ mạnh mẽ và mềm dẻo - C# là ngôn ngữ ít có từ khóa - C# là ngôn ngữ hướng Module - C# sẽ trở nên phổ biến  Thứ nhất, C# là ngôn ngữ đơn giản C# loại bỏ một vài sự phức tạp và rối rắm của những ngôn ngữ như java và C++, bao gồm việc loại bỏ những Macro, những template, đa kế thừa, và lớp cơ sở ảo ( virtual base class). Chúng là những nguyên nhân gây ra sự nhầm lẫn hay dẫn đến những vấn đề cho người phát triển C++. Nếu chúng ta là người học ngôn ngữ này đầu tiên thì chắc chắn là ta sẽ không trải qua những thời gian để học nó! Nhưng khi đó chúng ta sẽ không biết được hiệu quả của nó khi loại bỏ những vấn đề khó khăn trên.Ngôn ngữ C# đơn giản vì nó dựa trên nền tảng C và C++. Nếu chúng ta thân thiện
  • 16. 12 với C và C++ hoặc thậm trí là java, chúng ta sẽ thấy C# khá giống về diện mạo, cú pháp, biểu thức, toán tử và những chức năng khác được lấy trực tiếp từ ngôn ngữ C và
  • 17. 13 C++, nhưng nó đã được cải tiến để làm ngôn ngữ đơn giản hơn. Một vài trong sự cải tiến là sự loại bỏ dư thừa, hay là thêm vào những cú pháp thay đổi. Ví dụ như, C++ có 3 toán tử làm việc với các thành viên là: :, * và >. Để biết khi nào dùng ba toán tử này cũng phức tạp và dễ nhầm lẫn. Trong C# chúng được thay thế bởi một toán tử duy nhất là: .(dot). Đối với người mới học thì điều này và những việc cải tiến khác làm bớt nhầm lẫn và đơn giản hơn.  Thứ hai, C# là ngôn ngữ hiện đại Điều gì làm cho một ngôn ngữ hiện đại? những đặc tính như là xử lý ngoại lệ, thu gom bộ nhớ tự động, những kiểu dữ liệu mở rộng, và bảo mật mã nguồn là những đặc tính được mong đợi trong những ngôn ngữ hiện đại. C# chứa tất cả các đặc tính trên. Nếu là người mới học lập trình có lẽ chúng ta sẽ cảm thấy những đặc tính trên là khá phức tạp và khó hiểu. Tuy nhiên, khi bạn học thì bạn thấy nó cực kỳ dễ hiểu.  Thứ ba, C# là ngôn ngữ hướng đối tượng Những đặc tính chính của ngôn ngữ hướng đối tượng là sự đóng gói, kế thừa và tính đa hình. C# hỗ trợ tất cả các đặc tính trên. Thứ tư, C# mạnh mẽ và mềm dẻo Như đã đề cập, C# chúng ta chỉ bị giới hạn bởi chính bản thân hay trí tưởng tượng của chúng ta. Ngôn ngữ này không đặt những ràng buộc lên những việc có thể làm. C# được sử dụng cho nhiều những dự án khác nhau như là tạo ra ứng dụng sử lý văn bản, ứng dụng đồ họa, bản tính hay thậm chí những trình biên dịch cho những ngôn ngữ khác.  Thứ năm, C# là ngôn ngữ ít từ khóa C# là ngôn ngữ sử dụng giới hạn những từ khóa. Phần lớn các từ khóa dùng để mô tả các thông tin. Chúng ta có thể sẽ nghĩ rằng một ngôn ngữ với nhiều từ khóa sẽ mạnh hơn. Điều này không phải là sự thật, ít nhất là trong trường hợp ngôn ngữ C#, chúng ta có thể tìm thấy rằng ngôn ngữ này có thể được sử dụng để làm bất cứ nhiệm vụ nào. Thứ sáu, C# là ngôn ngữ hướng Module Mã nguồn C# có thể được viết trong những phần được gọi là những lớp, những lớp này chứa các phương thức thành viên của nó. Những lớp và phương thức có thể
  • 18. 14 được sử dụng lại trong ứng dụng hay những chương trình khác. Bằng cách truyền
  • 19. 15 những mẫu thông tin đến những lớp hay phương thức chúng ta có thế tạo ra những mã nguồn dùng lại có hiệu quả. Chúng ta đã từng nghe đến những ngôn ngữ khác như: Visual Basic, C++ và Java. Có lẽ chúng ta cũng tự hỏi sự khác nhau giữa ngôn ngữ C# và những ngôn ngữ đó. Và cũng tự hỏi tại sao lại chọn ngôn ngữ này để học mà không chọn một trong những ngôn ngữ kia. Có rất nhiều lý do và chúng ta hãy xem một số sự so sánh giữa ngôn ngữ C# và các ngôn ngữ khác vừa đề cập giúp chúng ta phần nào trả lời những thắc mắc.Microsoft nói rằng C# mang đến sức mạnh của ngôn ngữ C++ với sự dễ dàng của ngôn ngữ Visual Basic, nhưng với phiên bản của Visual Basic.NET (Version 7.0) thì ngang nhau. Bởi vì chúng được viết lại từ một nền tảng. Chúng có thể viết nhiều chương trình với ít mã nguồn hơn nếu dùng C#.Mặc dù C# loại bỏ một vài đặc tính của C++, nhưng bì lại nó tránh được những lỗi mà thường gặp trong C++. Điều này có thể tiết kiệm được hàng giờ hay thậm chí hàng ngày trong việc hoàn tất một chương trình.Một điều quan trọng khác với C++ là mã nguồn C# không đòi hỏi phải có tập tin Header. Tất cả mã nguồn được viết trong khai báo một lớp. Như đã nói trên .NET runtime trong C# thực hiện việc thu gom bộ nhớ tự động. Do điều này nên việc sử dụng con trỏ trong C# ít quan trọng hơn trong C++. Những con trỏ cũng có thể được sử dụng trong C#, khi đó những đoạn mã nguồn này sẽ được đành dấu là không an toàn (unsafe code).C# cũng từng bỏ ý tưởng đa kế thừa như trong C++. Và sự khác nhau là C# đưa thêm thuộc tính vào trong một lớp giống như trong Visual Basic. Và các thành viên của lớp được gọi duy nhất bằng toán tử “.” Khác với C++ có nhiều cách gọi trong các tình huống khác nhau. Một ngôn ngữ khác cũng rất mạnh và phổ biến là Java, giống như C++ và C# được phát triển dựa trên C. Nếu chúng ta quyết định sẽ học Java sau này, chúng ta sẽ tìm được nhiều cái mà học từ C# có thể được áp dụng.Điểm giống nhau giữa C# và Java là cả hai cùng biên dịch ra mã trung gian: C# biên dịch ra MSIL còn Java biên dịch ra Bytecode. Sau đó chúng được thực hiện bằng cách thông dịch hoặc biên dịch just-in-time trong từng máy ảo tương ứng. Tuy nhiên trong ngôn ngữ C# nhiều hỗ trợ được đưa ra để biên dịch mã ngôn ngữ trung gian sang mã máy. C# chứa nhiều kiểu dữ liệu cơ bản hơn java và cũng cho phép nhiều sự mở rộng với kiểu dữ liệu giá trị. Ví dụ
  • 20. 16 C# hỗ trợ kiểu liệt kê.Tương tự Java, C# cũng bỏ tính đa kế thừa trong một lớp, tuy nhiên mô hình kế thừa đơn giản này được mở rộng bởi tình đa kế thừa nhiều giao diện. 1.2.2. Phương thức - Cú pháp access_specifier modifier datatype method_name(parameter_list) { //body of method } Trong đó: access_specifier: Chỉ định truy cập vào phương thức. modifier: Cho phép bạn đặt thuộc tính cho phương thức. datatype: Kiểu dữ liệu mà phương thức trả về. Nếu không có một giá trị nào được trả về, kiểu dữ liệu có thể là void. method_name: Tên của phương thức parameter_list: Chứa tên của tham số được sử dụng trong phương thức và kiểu dữ liệu, dấu phẩy được dùng để phân cách các tham số. - Một số phương thức thông dụng của form và các control: - Hide()/Show(): Ẩn/Hiển thị - Dispose(): Giải phóng bộ nhớ dành cho đối tượng - Refresh(): Làm mới - Vẽ lại các đối tượng trên form 1.2.3. Thuộc tính - Trong c# một đối tượng luôn chứa các thuộc tính mô tả cho nó. Một lớp các thuộc tính chính là các biến thành viên của lớp. - Với các điều khiển trên thanh toolbox các thuôc tính được chứa trong khung properties - Để truy cập vào các thuộc tính trong các lớp có sẵn thì cần khai báo đối tượng chứa thuộc tính đó. Tùy theo phạm vi sử dụng mà các thuộc tính có các cach truy cập khác nhau. 1.2.4. Sự kiện - C# cung cấp tập các sự kiện có sẵn cho các sối tượng. Một sự kiện thường sử dụng cho các sự kiện với chuột và bàn phím.
  • 21. 17 Ví dụ. Đối tượng Button có các sự kiện Click, doubleClick cho phép nhấp, nhấp đúp chuột - Thủ tục xử lý sự kiện: Khi xảy ra một sự kiện trên một đối tượng nào đó, đối tượng đó có xu hướng thực hiện các hành vi, thay đổi các thuộc tính để phản ứng lại sự kiện đó. Các phương thức gắn với sự kiện gọi là thủ tục xử lý sự kiện. 1.2.5. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Sever 2008 1.2.5.1. Giới thiệu hệ quản trị SQL Server 2008 Ngày nay, các tổ chức luôn phải đối mặt với những khó khăn về dữ liệu: sự phát triển của dữ liệu và các hệ thống trong hoạt động kinh doanh; việc cần thiết để cung cấp cho các nhân viên, các khách hàng và các đối tác có thể truy cập dữ liệu một cách thích hợp; mong muốn trang bị cho các nhân viên có được thông tin đầy đủ hơn để đưa ra các quyết định tốt; nhiệm vụ kiểm soát chi phí mà không có ứng dụng có giá trị, bảo mật tốt và đáng tin cậy. Bản phát hành tiếp theo của SQL Server được thiết kế để giúp các doanh nghiệp giải quyết những khó khăn trên. SQL Server 2008 là giải pháp phân tích và quản trị dữ liệu thế hệ kế tiếp của Microsoft. Nó sẽ cho phép nâng cao độ bảo mật, khả năng sắp xếp, giá trị cho dữ liệu hoạt động kinh doanh và các ứng dụng phân tích, làm cho chúng dễ dàng hơn trong việc tạo dựng, triển khai và quản lý. Được xây dựng dựa trên những điểm mạnh của SQL Server 2005, SQL Server 2008 sẽ cung cấp một quản trị dữ liệu hợp nhất và giải pháp phân tích để giúp các tổ chức dù lớn hay nhỏ cũng đều có thể: Xây dựng và triển khai các ứng dụng kinh doanh một cách bảo đảm, dễ sắp xếp và có độ tin cậy cao hơn. Phát huy tối đa hiệu quả CNTT bằng cách giảm sự phức tạp trong việc tạo, triển khai và quản lý các ứng dụng cơ sở dữ liệu. Trao quyền cho những người phát triển ứng dụng thông qua môi trường phát triển phong phú, linh hoạt và hiện đại, làm cho việc tạo các ứng dụng cơ sở dữ liệu an toàn hơn. Chia sẻ dữ liệu qua nhiều hệ thống máy tính, ứng dụng và các thiết bị để tạo sự kết nối dễ dàng giữa bên trong và bên ngoài hệ thống. Trình bày rõ ràng và kết hợp các giải pháp tin tức kinh doanh, để điều chỉnh các quyết định kinh doanh kịp thời và tăng hiệu quả trong toàn bộ tổ chức của bạn.
  • 22. 18 Kiểm soát giá thành mà không cần cung cấp sự thực thi, khả năng sẵn có hay khả năng sắp xếp. SQL Server 2008 nâng cao có ba phần chính: quản lý dữ liệu hoạt động kinh doanh, hiệu quả phát triển và tin tức kinh doanh. Quản lý dữ liệu hoạt động kinh doanh. Trong thế giới được kết nối như ngày nay, dữ liệu và các hoạt động quản lý dữ liệu luôn luôn cần thiết đối với người dùng. Với SQL Server 2008, người dùng và các chuyên gia CNTT trong tổ chức của bạn sẽ có lợi thông qua việc giảm thời gian chết của các ứng dụng, tăng sự phát triển và hiệu suất, thít chặt sự kiểm soát về bảo mật. SQL Server sẽ cải thiện việc quản lý dữ liệu kinh doanh trong những lĩnh vực dưới đây: Khả năng sẵn có. Khả năng đầu tư trong công nghệ cao, thêm nữa khả năng phục hồi và sao chép, những cải tiến trong bản sao sẽ cho phép các hoạt động kinh doanh xây dựng và triển khai những ứng dụng có độ tin cậy cao. Khả năng sắp xếp. Những tiến bộ về sắp xếp như việc phân chia, tách riêng biệt và hỗ trợ 64-bit sẽ cho phép bạn xây dựng và triển khai hầu hết các ứng dụng yêu cầu bằng việc sử dụng SQL Server 2008. Bảo mật. Những nâng cấp về bảo mật như các thiết lập “bảo vệ mặc định” và một mô hình bảo mật nâng cao sẽ cung cấp khả năng bảo mật cao cho dữ liệu kinh doanh của bạn. Khả năng quản lý. Một công cụ quản lý mới, các khả năng tự điều hướng được mở rộng, mô hình lập trình mới sẽ tăng tính hiệu quả của quản trị viên cơ sở dữ liệu. Khả năng hoạt động liên kết. Thông qua sự hỗ trợ trong các chuẩn công nghiệp, các dịch vụ Web và Microsoft .NET Framework, SQL Server 2008 sẽ hỗ trợ khả năng liên kết hoạt động với nhiều hệ thống, ứng dụng và thiết bị. Hiệu quả phát triển. Một trong những cản trở chính đến hiệu quả phát triển là thiếu các công cụ tích hợp cho sự phát triển cơ sở dữ liệu và quá trình sửa lỗi, SQL Server 2008 sẽ cung cấp những tiện ích làm thay đổi cách mà các ứng dụng cơ sở dữ liệu đã được triển khai và phát triển trước đây. Những cải tiến mới bao gồm: Các công cụ. Các chuyên gia phát triển có thể sử dụng công cụ phát triển cho Transact – SQL, XML, Multidementional Expression (MDX), và XML for Analysis
  • 23. 19 (XML/A). Sự tích hợp với môi trường Visual Studio® sẽ cung cấp hiệu quả cho sự phát triển và sửa lỗi trong các ứng dụng tin tức kinh doanh và giới hạn kinh doanh. Hỗ trợ ngôn ngữ được mở rộng. Ngoài ngôn ngữ chung (CLR) được cầu hình trong cơ sở dữ liệu, các chuyên gia phát triển có thể chọn các ngôn ngữ quen thuộc như Transact-SQL, Microsoft Vitual Basic®.NET, Microsoft Vitual C#®.NET để phát triển các ứng dụng. XML và các dịch vụ Web. SQL Server 2008 sẽ hỗ trợ cả XML kiểu quan hệ và riêng lẻ, vì vậy các hoạt động kinh doanh có thể lưu, quản lý và phân tích dữ liệu theo định dạng phù hợp nhất với những cần thiết của nó. Sự hỗ trợ cho việc tồn tại và đưa ra các chuẩn mở như Giao thức truyền siêu văn bản (HTTP), XML, Giao thức truy cập đối tượng đơn giản (SOAP), Xquery và Định nghĩa lược đồ XML (XSD) sẽ cho phép việc truyền thông giữa các hoạt động kinh doanh được mở rộng Tin tức kinh doanh. Khó khăn thách thức và hứa hẹn của tin tức kinh doanh tập trung xung quanh việc cung cấp cho các nhân viên những thông tin chính xác đúng thời điểm. Phiên bản này yêu cầu một giải pháp tin tức kinh doanh đó là sự am hiểu, bảo đảm, tích hợp với các hệ thống hoạt động và phải có hàng ngày. SQL Server sẽ giúp các công ty thực hiện mục tiêu này bằng SQL Server 2008. Những cải tiến trong tin tức kinh doanh bao gồm: Hệ thống tích hợp. SQL Server 2008 sẽ đưa ra một hệ thống tin tức kinh doanh một đường với những phân tích tích hợp gồm có quá trình phân tích trực tuyến (OLAP); khai thác dữ liệu; các công cụ trích, biến đổi và nạp (ETL); việc sắp xếp dữ liệu; chức năng đưa tin. Việc tạo quyết định những cải tiến cho việc tồn tại các đặc tính tin tức kinh doanh như OLAP, khai thác dữ liệu và việc giới thiệu của một máy chủ đưa tin mới, sẽ cung cấp cho các doanh nghiệp khả năng chuyển đổi thông tin thành các quyết định kinh doanh tốt hơn trong tất cả các mức của tổ chức. Bảo mật và khả năng sắp xếp. Nâng cấp khả năng sắp xếp và bảo mật sẽ cung cấp cho người dùng truy cập tới các ứng dụng tin tức kinh doanh và các bản tin không bị ngắt quãng.
  • 24. 20 Khả năng phân tích hoạt động kinh doanh rộng. Một công cụ ETL được cải tiến sẽ cho phép các tổ chức dễ dàng tích hợp và phân tích dữ liệu từ nhiều nguồn tin khác nhau. Bằng việc phân tích dữ liệu qua một loạt các hoạt động hệ thống, các tổ chức có thể tăng sự cạnh tranh thông qua việc hiểu cặn kẽ về sự kinh doanh của họ. Thông tin bổ sung. SQL Server 2008 là một phần của Microsoft Server SystemTM – một cơ sở hạ tầng máy chủ tích hợp để đơn giản sự phát triển, triển khai và các hoạt động của một giải pháp kinh doanh linh động. SQL Server 2008 là một hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu (Relational Database Management System - RDBMS) sử dụng Transact-SQL để trao đổi dữ liệu giữa Client Computer và SQL Server Computer. Một RDBMS bao gồm databases, database engine và các ứng dụng dùng để quản lý dữ liệu và các bộ phận khác nhau trong RDBMS. SQL Server 2005 được tối ưu để có thể chạy trên môi trường cơ sở dữ liệu rất lớn, lên đến Tera-byte và có thể phục vụ cùng lúc cho hàng ngàn user. SQL Server 2008 có thể kết hợp tốt với các server khác nhau như: Microsoft Internet Information Server (IIS), E-Commerce Server, Proxy Server, … SQL Server 2008 là hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ hiện nay cho các ứng dụng dữ liệu của doanh nghiệp Hình 1.1: Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server 2005 SQL Server 2005 hỗ trợ các loại cơ sở dữ liệu dưới đây: - Cơ sở dữ liệu hệ thống: - Tạo ra bởi SQL Server để lưu trữ thông tin về SQL Server - Để quản lý cơ sở dữ liệu người dùng - Cơ sở dữ liệu người dùng:
  • 25. 21 - Do người dùng tạo ra - Lưu trữ dữ liệu người dùng Cơ sở dữ liệu mẫu:SQL Server phân phối kèm theo một số cơ sở dữ liệu mẫu: AdventureWorks là cơ sở dữ liệu mẫu mới được giới thiệu trong SQL Server 2005. SQL, viết tắt của Structured Query Language (ngôn ngữ hỏi có cấu trúc), là công cụ sử dụng để tổ chức, quản lý và truy xuất dữ liệu đuợc lưu trữ trong các cơ sở dữ liệu. SQL là một hệ thống ngôn ngữ bao gồm tập các câu lệnh sử dụng để tương tác với cơ sở dữ liệu quan hệ. Khả năng của SQL vượt xa so với một công cụ truy xuất dữ liệu, mặc dù đây là mục đích ban đầu khi SQL được xây dựng nên và truy xuất dữ liệu vẫn còn là một trong những chức năng quan trọng của nó. SQL được sử dụng để điều khiển tất cả các chức năng mà một hệ quản trị cơ sở dữ liệu cung cấp cho ngườidùng bao gồm: + Định nghĩa dữ liệu: SQL cung cấp khả năng định nghĩa các cơ sở dữ liệu, các cấu trúc lưu trữ và tổ chức dữ liệu cũng như mối quan hệ giữa các thành phần dữ liệu. + Truy xuất và thao tác dữ liệu: Với SQL, người dùng có thể dễ dàng thực hiện các thao tác truy xuất, bổ sung, cập nhật và loại bỏ dữ liệu trong các cơ sở dữ liệu. + Điều khiển truy cập: SQL có thể được sử dụng để cấp phát và kiểm soát các thao tác của người sử dụng trên dữ liệu, đảm bảo sự an toàn cho cơ sở dữ liệu. + Đảm bảo toàn vẹn dữ liệu: SQL định nghĩa các ràng buộc toàn vẹn trong cơ sở dữ liệu nhờ đó đảm bảo tính hợp lệ và chính xác của dữ liệu trước các thao tác cập nhật cũng như các lỗi của hệ thống. Bản thân SQL không phải là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu, nó không thể tồn tại độc lập. SQL thực sự là một phần của hệ quản trị cơ sở dữ liệu, nó xuất hiện trong các hệ quản trị cơ sở dữ liệu với vai trò ngôn ngữ và là công cụ giao tiếp giữa người sử dụng và hệ quản trị cơ sở dữ liệu. SQL là ngôn ngữ hỏi có tính tương tác: Người sử dụng có thể dễ dàng thông qua các trình tiện ích để gởi các yêu cầu dưới dạng các câu lệnh SQL đến cơ sở dữ liệu và nhận kết quả trả về từ cơ sở dữ liệu. SQL là ngôn ngữ lập trình cơ sở dữ liệu: Các lập trình viên có thể nhúng các câu lệnh SQL vào trong các ngôn ngữ lập trình để xây dựng nên các chương trình ứng
  • 26. 22 dụng giao tiếp với cơ sở dữ liệu.
  • 27. 23 SQL là ngôn ngữ quản trị cơ sở dữ liệu: Thông qua SQL, người quản trị cơ sở dữ liệu có thể quản lý được cơ sở dữ liệu, định nghĩa các cấu trúc lưu trữ dữ liệu, điều khiển truy cập cơ sở dữ liệu,... SQL là ngôn ngữ cho các hệ thống khách/chủ (client/server) : Trong các hệ thống cơ sở dữ liệu khách/chủ, SQL được sử dụng như là công cụ để giao tiếp giữa các trình ứng dụng phía máy khách với máy chủ cơ sở dữ liệu. SQL là ngôn ngữ truy cập dữ liệu trên Internet: Cho đến nay, hầu hết các máy chủ Web cũng như các máy chủ trên Internet sử dụng SQL với vai trò là ngôn ngữ để tương tác với dữ liệu trong các cơ sở dữ liệu. SQL là ngôn ngữ cơ sở dữ liệu phân tán: Đối với các hệ quản trị cơ sở dữ liệu phân tán,mỗi một hệ thống sử dụng SQL để giao tiếp với các hệ thống khác trên mạng, gởi và nhận các yêu cầu truy xuất dữ liệu với nhau. 1.2.5.2. Các tính năng của SQL Server 2008 - Tính năng cơ bản:  Dễ cài đặt.  Tích hợp với internet.  Khả cỡ và khả dụng.  Kiến trúc mô hình Client/Server.  Tương thích hệ điều hành.  Nhà kho dữ liệu.  Tương thích chuẩn ANSI, SQL-92.  Nhân bản dữ liệu.  Tìm kiếm Full-Text.  Sách trực tuyến. - Tính năng nâng cao:  Dịch vụ thông báo.  Dịch vụ báo cáo.  Dịch vụ môi giới.  Cải tiến của Database Engine.
  • 28. 24 Dịch vụ thông báo là một nền tảng cho phép phát triển ứng dụng gửi nhận thông báo với tính khả cỡ cao. Cơ chế xử lý cơ sở dữ liệu của SQL Server 2005 được bổ sung tính năng mới cũng như nâng cao những khã năng về lập trình như bổ sung kiểu dữ liệu mới, kiểu dữ liệu XML và khác nữa 1.2.5.3. Các phiên bản của SQL Server 2008 - Enterprise Edition  Hỗ trợ: 32-bit and 64-bit  Không hạn chế kích thước cơ sở dữ liệu  Hỗ trợ Xử lý giao dịch trực tuyến (OLTP)  Khả dụng và khả cỡ cao - Standard Edition  Đủ cho các công ty vừa và nhỏ  Gồm các tính năng cơ bản như: thương mại điện tử, nhà kho dữ liệu, giải pháp ứng dụng doanh nghiệp - Workgroup Edition  Dòng sản phẩm cho nhóm làm việc  Cho các ứng dụng và hệ thống của các tổ chức nhỏ  Không hạn chế kích thước cơ sở dữ liệu và số lượng người dùng - Developer Edition: Có các chức năng để xây dựng và kiểm thử ứng dụng trên phiên bản SQL Server Expression - Express Edition  Phiên bản nhỏ gọn có thể download từ Internet.  Chỉ có phần dịch vụ cơ sở dữ liệu, không hỗ trợ những công cụ quản lý. * Ưu điểm của SQL Server 2008: - Nâng cao quản lý dữ liệu doanh nghiệp - Nâng cao hiệu suất cho người lập trình - Hỗ trợ tốt hệ thống phân tích, hỗ trợ ra quyết định - Các tính năng có tính cạnh tranh * Thành phần của SQL Server 2005: - Dịch vụ cơ sở dữ liệu quan hệ
  • 29. 25 - Dịch vụ phân tích - Dịch vụ chuyển đổi dữ liệu - DTS - Dịch vụ thông báo - Hỗ trợ dịch vụ HTTP - Tích hợp .NET CLR - Dịch vụ báo cáo - Dịch vụ môi giới - SQL Server Agent - Nhân bản - Tìm kiếm Full-Text * Cơ sở dữ liệu hệ thống: Trong SQL Server 2005, tất cả thông tin hệ thống được lưu trong cơ sở dữ liệu hệ thống; tất cả cơ sở dữ liệu người dùng được quản lý bởi cơ sở dữ liệu hệ thống. SQL Server 2008 cung cấp và hỗ trợ cơ sở dữ liệu hệ thống sau: Database Description master Lưu trữ tất cả thông tin hệ thống của Sql Server msdb Cơ sở dữ liệu được sử dụng bởi SQL Server Agent: để lập lịch hoặc một số công việc thường nhật model Cơ sở dữ liệu mẫu để tạo ra các cơ sở dữ liệu người dùng resource Cơ sở dữ liệu chỉ đọc. Chứa các đối tượng hệ thống trong SQL Server 2005. tempdb Cơ sở dữ liệu lưu trữ các đối tượng tạm thời * Tệp tin cơ sở dữ liệu: - Trong SQL Server 2005, mỗi CSDL được tổ chức trên nhiều tập tin hệ thống. - Mỗi cơ sở dữ liệu có tập tin riêng.
  • 30. 26 - Dữ liệu và thông tin log được lưu trong file riêng rẽ. Có 3 loại tập tin cơ sở dữ liệu trong SQL Server gồm: - Tập tin dữ liệu chính - Tập tin dữ liệu thứ cấp - Tập tin log * Các đối tượng của cơ sở sữ liệu: Đối tượng Mô tả Table Đối tượng lưu trữ dữ liệu của cơ sở dữ liệu Data type Kiểu dữ liệu View Là đối tượng cơ sở dữ liệu chứa các câu lệnh Select Store Procedure Là đối tượng chứa các tập lệnh T-SQL Function Hàm định nghĩa các Logic xử lý Index Đối tượng cơ sở dữ liệu nhằm truy cập dữ liệu nhanh hơn Constraint Ràng buộc dữ liệu được thiết lập trên một cột hoặc nhiều cột dữ liệu để thiết lập toàn vẹn dữ liệu Trigger Là loại thủ tục lưu trữ đặc biệt, được thực thi khi dữ liệu trong bảng thay đổi Login Một người dùng được định danh bởi Login ID để kết nối đến SQL Server. SQL Server hỗ trợ 2 chế độ chứng thực, đó là: Window Authenticatione và SQL Server Authentication. User Nhận diện mỗi người dùng trong mỗi cơ sở dữ liệu. Quyền truy cập của người dùng dựa trên đối tượng này. Roles Nhóm người dùng cùng chức năng. Groups Nhóm nhiều SQL Server lại thành một Groups.
  • 31. 27 Chương 2. KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG QUẢN LÝ BÁN HÀNG CHO CÔNG TY CỔ PHẦN CHÈ HÀ THÁI THÁI NGUYÊN 2.1. Giới thiệu về công ty Cổ phần chè Hà Thái, Thái Nguyên 2.1.1. Giới thiệu về công ty Cổ phần chè Hà Thái, Thái Nguyên Hình 2.1: Khu trồng chè của công ty Tên công ty: Công Ty Cổ Phần Chè Hà Thái Nguyên Địa chỉ: Xóm 6, Xã Hà Thượng, Huyện Đại Từ, Tỉnh Thái Nguyên. Điện thoại: 01635111666 Email: hienhathai@gmail.com Giấy phép kinh doanh: 4600284181 Nơi đang ký quản lý: chi cục thuế huyện Đại Từ Ngày cấp: 24/01/2002 Ngày hoạt động: 05/01/2002 Điện thoại: 02803725319 Fax: 02803725323 Giám đốc: NGUYỄN THỊ HIỀN Website: http://hathaitea.com Số tài khoản:39010000004315 Tên ngân hàng:Ngân hàng Thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên. Loại hình công ty: công ty cổ phần
  • 32. 28 Công ty cổ phần Chè Hà Thái - Thái Nguyên được thành lập năm 2002 với chức năng ngành nghề : Trồng, chế biến Kinh doanh xuất nhập khẩu chè xanh, chè đen các loại, công ty có vùng nguyên liệu liền kề với xưởng chế biến nằm cạnh chân núi tam đảo có khí hậu ẩm mát quanh năm tại vùng chè xã La Bằng, huyện Đại Từ, Tỉnh Thái Nguyên. Công ty có đội ngũ cán bộ tinh thông về kỹ thuật chế biến chè cao cấp: chè đinh, chè tôm nõn, chè móc câu, chè ướp hương sen hồ tây, chè ướp hương nhài hoa tự nhiên, và chế biến chè đen các loại điều đặc biệt nhất. Sản phẩm chè của công ty an toàn tuyệt đối, chỉ dùng chế phẩm sinh học để áp dụng cho cây chè. Tất cả sản phẩm đầu ra đều được kiểm nghiệm qua SGS trước khi đưa ra thị trường. Công ty đang tiếp tục thực hiện quy trình Oganic hướng tới tất cả các thị trường khó tính nhất trên toàn thế giới. Hệ thống chế biến chè bằng máy sào ga công nghệ cao của Hàn Quốc: Hiện nay sản phẩm chè của công ty đã là khách hàng truyền thống của các nước như: Mỹ, Canada, Ba Lan, Đức, Srilanka, Nga, Ân Độ, Pakitstan, Apghanitstan, Đài Loan, Trung Quốc ... Người Việt từ xưa, dù sống dưới chân núi cao, ở đồng bằng hay vùng ven biển, dù là người sang hay kẻ hèn, luôn giữ một tập tục quý: Tục Uống Trà. Thái Nguyên được biết đến như là một trong những vùng chè nổi tiếng nhất của Việt Nam. Cái tên đặc sản chè Thái Nguyên, một sản phẩm không còn xa lạ với tất cả người dân viêt nam, nhưng không phải ai ai cũng được thực sự thưởng thức sản phẩm này. Đặc biệt là trong thời kỳ xã hội hóa, các sản phẩm nổi tiếng cũng bị cuốn vào vòng thượng mại hóa,các sản phẩm chỉ mang tính bao bì chứ chất lượng không đảm bảo là sản phẩm chính hãng. Hướng tới nhu cầu sử dụng sản phẩm chè Thái Nguyên chính hiệu, Công ty cổ phần Chè Hà Thái mong muốn được mang đến cho khách hàng trong khắp cả nước có thể tiếp cận, biết đến và thưởng thức sản phẩm truyền thống chè Thái Nguyên. Sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng chè Thái Nguyên chính hãng. Công ty cổ phần Chè Hà Thái là một doanh nghiệp chế biến kinh doanh xuất nhập khẩu chè có danh tiếng tại Việt Nam. Doanh nghiệp kinh doanh tại vùng nguyên liệu Chè Thái Nguyên, được thiên nhiên ưu đãi và nổi tiếng trên toàn quốc.
  • 33. 29 Nhắc đến Thái Nguyên là chúng ta nghĩ ngay đến một địa danh nổi tiếng của đặc sản chè, một vùng đất được thiên nhiên ban tặng cho khí hậu ôn hòa ẩm mát quanh năm rất thích nghi với sự phát triển của cây chè. Chính vì vậy món quà ấn tượng quý giá nhất là trà không thể thiếu mỗi khi quan khách đặt chân đến đất thái nguyên. Trà có hương thơm ngạy cốm tự nhiên, nước xanh sánh như mật ong, vị chát nhẹ vừa đủ, ngọt hậu lắng sâu trong cổ làm ấn tượng lòng người mỗi khi thưởng trà ...  Một số hoat động của công ty Chè Hà Thái được nhận giải bạc trong cuộc thi chè quốc tế Trong Cuộc thi chè Quốc tế được tổ chức tại Toronto - Canada, sản phẩm chè của Việt Nam đã được tôn vinh và trao giải Bạc. Đây là lần đầu tiên Việt Nam giành giải cao trong cuộc thi chè tầm cỡ quốc tế, bên cạnh việc khẳng định chất lượng và thương hiệu chè Việt, đã góp phần mở ra thị trường xuất khẩu rộng lớn toàn thế giới. Vinh dự cho Thái Nguyên – “Đệ nhất danh Trà” là sản phẩm đạt giải Bạc trong cuộc thi danh giá này là sản phẩm của Công ty Cổ phần chè Hà Thái - một đơn vị chuyên trồng, chế biến và kinh doanh chè của tỉnh Thái Nguyên. Sản phẩm trà xanh của Công ty Cổ phần chè Hà Thái được Hiệp hội chè trao giải Bạc về chất lượng sản phẩm tại Cuộc thi chè Quốc tế Các sản phẩm chè đen, chè xanh mang thương hiệu Hà Thái nhiều năm qua được bán rộng rãi trên thị trường trong nước và quốc tế. Năm 2017, Công ty đang giới thiệu và đưa ra thị trường 16 loại sản phẩm đặc sản như: Bát Tiên trà, Phúc Vân Tiên trà, Long Vân trà, Hà Thái Trà, Trà Ngũ sắc, Trà tiến vua… Thương hiệu chè Hà Thái đã giành được nhiều giải thưởng cao quý như: Giải Với đội ngũ cán bộ, công nhân viên có trình độ kỹ thuật, nghiệp vụ, có kinh nghiệm trong sản xuất, chế biến xuất nhập khẩu Chè qua nhiều năm. Đặc biệt với các cán bộ công nhân viên đã được đào tạo 100% qua trường cao đẳng Công Nghiệp và Chế biến Thực phẩm. Vì vậy chúng tôi luôn đáp ứng tốt các thị trường Đài Loan, Hồng Kong, Ấn Độ, Nga, Srilanka, Hàn Quốc, Trung Quốc, chè được đóng trong túi pp_pe_Crat, túi nhôm, cton theo yêu cầu của khác hàng, kiện hàng lớn, túi nhỏ. Các mặt hàng chúng tôi gồm có: Chè xanh, chè mầm, chè tuyết, chè móc câu, chè ướp hương, chè cành, chè đen, OPA, OP…
  • 34. 30 thưởng Hàng Việt Nam chất lượng cao, Huy chương Vàng, Cúp Vàng vệ sinh an toàn
  • 35. 31 thực phẩm, Chứng nhận sản phẩm dịch vụ hàng đầu Việt Nam năm 2014. Năm 2016, lãnh đạo Công ty đã đi xúc tiến giới thiệu sản phẩm chè của Công ty lại Liên Bang Nga và đã được nhiều thỏa thuận cùng hợp đồng xuất khẩu quan trọng. Bằng niềm say mê và ý chí quyết tâm đưa thương hiệu chè Thái Nguyên ra thị trường quốc tế, đầu năm 2017, Công ty Cổ phần Chè Hà Thái lại làm rạng danh cho sản phẩm chè Thái Nguyên khi tham gia Cuộc thi chè Quốc tế và vượt lên nhiều Công ty của các quốc gia có truyền thống sản xuất và chế biến chè, sản phẩm trà xanh của Công ty Cổ phần chè Hà Thái được Hiệp hội chè trao giải Bạc về chất lượng sản phẩm./.
  • 36. 32 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty. Hình 2.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Chức năng của các bộ phận, phòng ban : Giám đốc Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hằng ngày của công ty. Tổ chức thực hiện các quyết định Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty; Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty Quyết định lương và phụ cấp (nếu có) đối với người lao động trong công ty kể cả người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc. Phó giám đốc Chức năng, nhiệm vụ: – Giúp việc cho Giám đốc trong quản lý điều hành các hoạt động của công ty theo sự phân công của Giám đốc;
  • 37. 33 – Chủ động và tích cực triển khai, thực hiện nhiệm vụ được phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về hiệu quả các hoạt động. b. Quyền hạn: Theo ủy quyền bằng văn bản của Giám đốc phù hợp với từng giai đoạn và phân cấp công việc. Các phòng ban thực hiện nhiệm vụ chuyên trách theo sự chỉ đạo của phó giám đốc và giám đốc - Phòng Quản lý,tài chính: có chức năng trong việc lập kế hoạch sử dụng và quản lý nguồn tài chính của công ty,phân tích các hoạt động kinh tế,tổ chức công tác hạch toán quản lý theo đúng chế độ quản lý thống kê và chế độ quản lý tài chính của nhà nước. - Phòng nhân sự: Có chức năng xây dựng phương án kiện toàn bộ máy tổ chức công ty,quản lý nhân sự,thực hiện công tác hành chính quản trị.Giúp các bộ phận thực hiện đúng nhiệm vụ,tránh chồng chéo,đổ lỗi,đảm bảo tuyển dụng và xây dựng,phát triển đội ngũ cán bộ công nhân viên theo yêu cầu,chiến lược của công ty. -Phòng kinh doanh: Xây dựng và kiểm soát kế hoạch kinh doanh.Chủ động tìm kiếm đối tác để phát triển, mạng lưới phân phối, từng bước mở rộng thị trường. Tổ chức bán hàng, giải quyết những thắc mắc, khiếu nại của khách hàng. Phân tích các dữ liệu về tình hình thị trường, đối thủ cạnh tranh,tham mưu giúp Ban Giám đốc Công ty hoạch định các phương án sản xuất kinh doanh của toàn Công ty dài hạn, ngắn hạn hoặc trong từng thương vụ kinh doanh cụ thể. Cùng với các đơn vị trực thuộc và các phòng chức năng khác của Công ty xây dựng các phương án kinh doanh và tài chính. - Phòng kỹ thuật: Gồm có phòng kỹ thuật chuyển giao và phòng kỹ thuật tư vấn. Có chức năng đề xuất phương hướng kỹ thuật, thẩm tra tất cả các đề án về cả nội dung lẫn hình thức, quy trình quy phạm, định mức đơn giá
  • 38. 34 Hình 2.3: Quy trình quản lý bán hng 2.2.Quy trình quản lý bán hàng tại công ty Khách hàng tới sẽ gửi thông tin cho nhân viên bán hàng về thông tin hàng hóa cũng như những thông tin về khách hàng, bộ phận bán hàng sẽ cập nhập thông tin và lập phiếu đặt hàng và đơn hàng. Bộ phận kho hàng sẽ kiểm tra hàng trong kho. Nếu có hàng thì xuất hàng và lập phiếu xuất kho, khi đó bộ phận bán hàng sẽ nhận hàng và lập hóa đơn bán hàng. Khách hàng nhận hàng và trả tiền, nhân viên sẽ nhận tiền, đóng đơn hàng, đóng phiếu đặt hàng đặt hàng. Thông tin đầu vào: Thông tin về hàng hóa, các danh mục cơ bản, Phiếu đặt hàng, đơn hàng. Thông tin đầu ra: Phiếu xuất, hóa đơn bán hàng a. Quy trình quản lý bán hàng Có nhiều qui trình bán hàng được các chuyên gia về bán hàng xây dựng. Hầu hết các qui trình đều được đúc kết từ kinh nghiệm thực tế, tuy có thể có những điểm khác nhau do người xây dựng qui trình tiếp cận từ những thị trường, nghành hàng khác nhau, nhưng nhìn chung các qui trình đều được xây dựng dựa trên những nguyên tắc chung.  Xác định khách hàng triển vọng. Trong bối cảnh thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, người bán hàng luôn luôn chịu một áp lực rất cao về chỉ tiêu bán hàng (doanh thu, khối lượng). Nhằm để nâng tối ưu hóa hoạt động bán hàng, người bán hàn cần phải xác định được khách hàng triển vọng trước khi tiến hành tiếp cận.
  • 39. 35 Phương thức: Thu thập thông tin (có thể bằng cách tiến hành thăm dò, quan sát, nghiên cứu dữ liệu về thị trường...) và phân tích để tìm ra đối tượng khách hàng tiềm năng.  Tiếp cận khách hàng. Nhằm tránh tạo ra sự đột ngột không có lợi, cả bạn và khách hàng cần phải ở trạng thái sẵn sàng cho việc thương lượng mua bán hàng. Phương thức: Liên lạc trước với khách hàng để xin một cuộc hẹn. Trình bày tóm tắt những lợi ích của sản phẩm (dịch vụ) mà bạn có thể mang lại cho khách hàng. Sau đó, kiểm tra khả năng chấp nhận của khách hàng.  Thăm dò, tìm hiểu khách hàng khi tiếp xúc. Khi tiếp xúc khách hàng, bạn tiến hành bước thăm dò, nghiên cứu khách hàng để nắm thông tin về nhu cầu và tình trạng của khách hàng. Phương thức: Bạn sử dụng những câu hỏi mở (những câu hỏi mà khách hàng phải trả lời bằng nội dung vấn đề, chứ không chỉ gật hoặc lắc đầu) để tìm hiểu tình trạng của khách hàng và nắm nhu cầu của khách hàng.  Đưa ra giải pháp hỗ trợ. Bạn đưa ra một giải pháp cho khách hàng sau khi khách hàng hé lộ cho bạn biết nhu cầu của họ. Bạn chỉ đưa ra giải pháp sau khi bạn đã am tường cặn kẽ nhu cầu của khách hàng và bạn biết sản phẩm của bạn có thể giải quyết thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Phương thức: Bạn xác nhận nhu cầu của khách hàng và giới thiệu những đặc điểm của sản phẩm mà bạn có, bạn khẳng định những lợi ích cho khách hàng mà những đặc điểm của sản phẩm bạn sẽ mang lại.  Xử lý phản biện. Sau khi bạn đề xuất giải pháp hỗ trợ, khách hàng có thể có những thắc mắc, phản biện về sản phẩm, dịch vụ mà bạn có, nhiệm vụ của bạn là phải xử lý thỏa đáng và vượt qua được những phản biện, thắc mắc của khách hàng. Phương thức: Tùy từng tình huống cụ thể mà bạn có thể cung cấp thêm thông tin, đưa ra chứng cứ, hay làm rõ, chứng minh cho khách hàng yên tâm và không còn thắc mắc gì nữa.
  • 40. 36  Giao dịch. Khách hàng tỏ ra sẵn sàng xúc tiến giao dịch, hoặc khi khách hàng tỏ ra chấp nhận những lợi ích của sản phẩm mà bạn đã giới thiệu. Phương thức: Bạn tóm lại những lợi ích của sản phẩm mà khách hàng đã chấp nhận. Đề xuất bước kế tiếp cho cả hai bên (chẳng hạn đặt hàng, thảo hợp đồng, hay giao hàng mẫu ...). Hỏi lại khách hàng xem họ có chấp nhận đề xuất nầy của bạn hay không. b. Một số kỹ năng − Khách hàng do dự: Dò hỏi để tìm hiểu nguyên nhân vì sao khách hàng do dự. Sau khi bạn đã nắm được cụ thể rằng sự ngờ vực của khách hàng là do một đặc điểm của sản phẩm hay một lợi ích cho khách hàng. Bạn tỏ cho khách hàng biết rằng bạn hiểu rõ sự ngờ vực của khách hàng là do đâu. Bạn chứng minh với bằng chứng cụ thể để xua tan sự ngờ vực của khách hàng. Bạn tìm hiểu lại xem khách hàng có còn do dự nữa hay không. − Giải quyết một sự hiểu nhầm của khách hàng. Dò hỏi để tìm hiểu sự hiểu nhầm cụ thể là gì. Bạn đã biết rõ là khách hàng cho là sản phẩm của bạn không thể có một tính chất nào đấy, hoặc không thể mang lại một lợi ích nào đấy. Bạn xác nhận lại với khách hàng về những nhu cầu của khách hàng dẫn đến sự quan tâm về tính chất sản phẩm, lợi ích của sản phẩm . Bạn tỏ cho khách hàng biết bạn hiểu rõ những nhu cầu của khách hàng. Bạn mô tả những tính chất, đặc điểm hay lợi ích nào của sản phẩm của bạn sẽ đáp ứng những nhu cầu mà khách hàng quan tâm. Bạn tìm hiểu xem khách hàng đã hết hiểu nhầm hay chưa. − Vướng một điểm yếu của sản phẩm Dò hỏi để tìm hiểu điểm vướng của khách hàng đối với sản phẩm Bạn đã hiểu rõ khách hàng không hài lòng về một tính chất, đặc điểm của sản phẩm hay một lợi ích không đủ sức thuyết phục. Bạn bày tỏ cho khách hàng biết bạn hiểu rõ sự không hài lòng nầy của khách hàng. Bạn chuyển hướng sự chú ý của khách hàng sang những đặc điểm, tính chất
  • 41. 37 quan trọng hơn của sản phẩm, những lợi ích lớn lao hơn bằng những chứng cứ cụ thể.
  • 42. 38 Chứng tỏ cho khách hàng thấy những điểm mạnh nầy của sản phẩm có ý nghĩa, có giá trị lớn hơn nhiều điểm yếu mà khách hàng quan tâm. Bạn tìm hiểu xem khách hàng đã chấp nhận hay chưa. 2.3. Các mẫu biểu báo cáo phục vụ cho hệ thống quản lý bán hàng tại công ty - Phiếu nhập kho Hình 2.4: Phiếu nhập kho
  • 43. 39 - Phiếu chi Hình 2.5: Phiếu chi
  • 44. 40 - Phiếu xuất kho Hình 2.6: Phiếu xuất kho
  • 45. 41 - Phiếu thu Hình 2.7: Phiếu thu 2.4.1 Biểu đồ phân cấp chức năng Hình 2.8: Sơ đồ phân cấp chức năng
  • 46. 42 2.4.2 Biểu đồ luồng dữ liệu mức ngữ cảnh Hình 2.9 : Biểu đồ luồng dữ liệu mức ngữ cảnh
  • 47. 43 2.4.3. Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh Hình 2.10: Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh
  • 48. 44 2.4.4. Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng cập nhật Hình 2.11: Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng cập nhật
  • 49. 45 2.4.5. Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng tìm kiếm Hình 2.12 : Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng tìm kiếm
  • 50. 46 2.4.6. Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng báo cáo Hình 2.13 : Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh chức năng báo cáo
  • 51. 47 2.5. Thiết kế cơ sở dữ liệu 2.5.1. Mô hình thực thể liên kết hạn chế * Quan hệ 1-1 : ▪ Mỗi một bản ghi của bảng A chỉ liên kết với một bảng ghi của bảng B và ngược lại, mỗi bản ghi của bản B cũng chỉ liên kết với một bản ghi của bản A. ▪ Quan hệ 1-1 xảy ra trường khoá kết nối với hai bảng đều là khoá chính (Khoá chính là trường mà không được phép có giá trị trùng nhau),khi biết được một giá trị của khoá chính thì sẽ biết được các thông tin còn lại. Quan hệ 1-N : ▪ Một bản ghi của bảng A có thể kết nối với nhiều bản ghi của bảng B và ngược lại một bản ghi của bảng B có thể kết nối với nhiều bản ghi của bảng A ▪ ▪ Quan hệ 1-N xảy ra khi trường khoá kết nối của bảng A là khoá chính, trường khoá kết nối của bảng B không phải là khoá chính * Quan hệ N- N : ▪ Là liên kết giữa hai thực thể A, B mà trong A có nhiều thực thể trong B và ngược lại ứng với một thực thể trong B có nhiều thực thể trong A. ▪ Trong thực tế người ta thường bổ xung thực thể trung gian để biến đổi kiểu liên kết này thành kiểu liên kết 1-N. . 2.2.3 Thiết kế cơ sở dữ liệu Việc tạo cấu trúc cơ sở dữ liệu hợp lý cho bài toán là công việc đầu tiên đóng vai trò quan trọng. Cấu trúc này phải đầy đủ những thông tin cần thiết và đảm bảo tính không dư thừa dữ liệu, có tính gợi nhớ cũng như chấp hành nghiêm túc các hệ quản trị. Cơ sở dữ liệu thành lập đảm bảo khi kiết xuất dễ dàng nhanh chóng, sự liên kết đảm bảo tính chặt chẽ, đầy đủ. Việc thiết kế cơ sở dữ liệu còn chuẩn báo dễ dàng cho việc phát triển hệ thống sau này. 2.5.1.Thiết kế, xây dựng các bảng Bảng 2.1: Bảng kho Tên trường Kiểu dữ liệu Thuộc tính khóa Giải thích Makho Nchar(10) Khóa chính Mã kho hàng TenKho Nvarchar(12) Tên kho hàng
  • 52. 48 Bảng 2.2: Bảng khách hàng Tên trường Kiểu dữ liệu Thuộc tính khóa Giải thích MaK Nchar(10) Khóa chính Mã khách hàng TenK Nvarchar(40) Tên khách hàng Diachi Nvarchar(50) Địa chỉ SDT Nchar(20) Số điện thoại Email Nvarchar(40) email Bảng 2.3: Bảng hàng hóa Tên trường Kiểu dữ liệu Thuộc tính khóa Giải thích MaH Nchar(10) Khóa chính Mã hàng hóa TenH Nvarchar(20) Tên hàng hóa LoaiH Nchar(10) Loại hàng hóa DVT Nvarchar(20) Đơn vị tính SL Float Số điện thoại Bảng 2.4: Bảng nhân viên Tên trường Kiểu dữ liệu Thuộc tính khóa Giải thích MaNV Nchar(10) Khóa chính Mã nhân viên TenNV Nvarchar(40) Tên nhân viên DiaChi Nvarchar(50) Địa chỉ Ngaysinh Datetime Ngày sinh ChucVu Nvarchar(20) Chức vụ Bảng 2.5: Bảng phiếu nhập Tên trường Kiểu dữ liệu Thuộc tính khóa Giải thích SoPN Nchar(10) Khóa chính Số phiếu nhập NgayNhap Datetime Ngày nhập KHO Nvarchar(10) Kho MaNV Nchar(10) Mã nhân viên DienGiai Nvarchar(50) Diễn giải
  • 53. 49 Bảng 2.6: Bảng chi tiết phiếu nhập Tên trường Kiểu dữ liệu Thuộc tính khóa Giải thích SoPN Nchar(10) Khóa chính Số phiếu nhập MaH Nchar(10) Mã hàng hóa SoLuong Float Số lượng DVT Nvarchar(10) Đơn vị tính DonGia Float Đơn giá Thanhtien Float Thành tiền Bảng 2.7: Bảng phiếu xuất Tên trường Kiểu dữ liệu Thuộc tính khóa Giải thích SoPX Nchar(10) Khóa chính Số phiếu xuất NgayXuat Datetime Ngày xuất MaK Nchar(10) Mã khách hàng MaNV Nchar(10) Mã nhân viên KHO Nvarchar(10) Kho DienGiai Nvarchar(50) Diễn giải Bảng 2.8: Bảng chi tiết phiếu xuất Tên trường Kiểu dữ liệu Thuộc tính khóa Giải thích SoPX Nchar(10) Khóa chính Số phiếu xuất MaH Nchar(10) Mã hàng hóa SoLuong Float Số lượng DVT Nvarchar(10) Đơn vị tính DonGia Float Đơn giá Thanhtien Float Thành tiền
  • 54. 50 Bảng 2.9: Bảng chi tiết hóa đơn Tên trường Kiểu dữ liệu Thuộc tính khóa Giải thích SoHD Nchar(10) Khóa chính Số hóa đơn MaH Nchar(10) Mã hàng hóa SoLuong Float Số lượng DVT Nvarchar(10) Đơn vị tính DonGia Float Đơn giá ThanhTien Float Thành tiền hóa đơn Tên trường Kiểu dữ liệu Thuộc tính khóa Giải thích SoHD Nchar(10) Khóa chính Số hóa đơn NgayBan Datetime Ngày nhập MaKH Nchar(10) Mã khách hàng MaNV Nchar(10) Mã nhân viên DienGiai Nvarchar(50) Diễn giải TongTien Nvarchar(50) Tổng tiền
  • 55. 51 Chương 3. XÂY DỰNG VÀ CÀI ĐẶT CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHÈ HÀ THÁI, THÁI NGUYÊN 3.1. Mục tiêu xây dựng chương trình quản lý Đối với mỗi một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, dù là kinh doanh các sản phẩm hữu hình hay vô hình thì bên trong mỗi một doanh nghiệp đó luôn có một quá trình không thể thiếu đó là quá trình bán hàng. Doanh nghiệp muốn thúc đẩy mạnh quá trình sản xuất kinh doanh được thì cần phải đẩy nhanh việc bán hàng để có thể có được nguồn vốn để dưa vào trong quá trình sản xuất tiếp theo. Việc bán hàng muốn hiệu quả cần phải quản lý một cách hiệu quả. Để quá trình quản lý bán hàng hiệu quả hơn em đã xây dựng hệ thống chương trình quản lý bán hàng. Nhằm tiết kiệm thời gian và giảm được chi phí đối với việc mua một hệ thống phần mềm quản lý bán hàng. Chương trình mà em xây dựng dựa trên ngôn ngữ lập trình C# và hệ quản trị cơ sở dữ liệu sqlserver đây là ngôn ngữ lập trình bậc cao giúp cho việc xây dựng chương trình có giao diện thân thiện, dễ sử dụng và có thể có những chắc năng tạo báo cáo đẹp hơn so với ngôn ngữ lập trình khác. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu sqlserver cho phép lưu trữ dữ liệu được nhiều hơn và lưu trữ một cách linh động hơn ngay cả trên nền web. Những kết quả đạt được khi xây dựng chương trình: Chương trình giao diện thân thiện, đẹp mắt. Chương trình tính toán một cách tự động Chương trình giúp xuất báo cáo theo 3 kiểu file: word, excel, pdf Chương trình tạo đăng nhập theo tên người dùng mặc định
  • 56. 52 3.2. Giao diện chính của chương trình Hình 3.1: Giao diện chính của chương trình Giao diện này là giao diện chứa các giao diện khác của chương trình nhằm phục vụ cho người quản lý khi muốn đi đến các giao diện khác. Menu được thiết kế bằng riboncontrol (một công cụ thiết kế nâng cao trong bộ đotnetbar ) tạo giao diện trông giống như microsort word 2007, Giao diện thân chương trình được tạo bằng tabconten tạo cho chương trình thành 2 tab là tab hướng dẫn và tab giới thiệu.
  • 57. 53 3.3. Một số chức năng chính trong chương trình 3.3.1. Chức năng cập nhật a. Cập nhật hàng hóa Hình 3.2: Giao diện cập nhật hàng hóa Giao diện này có chức năng cập nhật các thông tin về hàng hóa. Trong giao diện có các nút chức năng như: Thêm, sửa, xóa, thoát, in. Nút thêm: khi bạn có nhu cầu thêm dữ liệu vào cơ sở dữ liệu thì bạn chỉ cần nhập dữ liệu vào các ô mã trình độ, tên trình độ, sau đó nhấn nút thêm là một dòng dữ liệu đã được thêm mới vào cơ sở dữ liệu. Nút sửa: Nếu bạn có nhu cầu sửa một dòng dữ liệu nào đó, bạn chỉ việc chọn dòng dữ liệu trong bảng để dữ liệu load lên các ô textbox sau đó bạn sửa dữ liệu đó và nhấn nút sửa để dữ liệu có thể cập nhật trở lại vào cơ sở dữ liệu. Nút xóa: nếu trong cơ sở dữ liệu có dòng dữ liệu nào bạn cảm thấy không cần thiết, không muốn sử dụng dòng đó nữa thì bạn chọn dòng dữ liệu đó trên bảng sau đó nhấn nút xóa, lúc đó một hộp thoại xuất hiện và hỏi : “ Bạn có muốn xóa không? ” nếu bạn muốn xóa thì click vào yes còn không muốn xóa thì click vào ô no.
  • 58. 54 Nút thoát: Nút này có tác dụng thoát form hiện tại. Khi có nhu cầu thoát bạn click vào nút thoát, một hộp thoại xuất hiện với thông báo: “ Bạn có muốn thoát không? ” nếu muốn thoát bạn chọn yes, còn không muốn thoát bạn chọn no. Nút in: Dùng để in hàng hóa theo mã hàng đã được lựa chọn. khi người dùng đã chọn mã hàng và nhấn nút in thì một giao diện in hàng hóa sẽ được hiện lên b.Chức năng cập nhật nhân viên Hình 3.3: Giao diện cập nhật nhân viên Giao diện này có chức năng cập nhật các thông tin về nhân viên. Trong giao diện có các nút chức năng như: Thêm, sửa, xóa, thoát. Nút thêm: khi bạn có nhu cầu thêm dữ liệu vào cơ sở dữ liệu thì bạn chỉ cần nhập dữ liệu vào các ô mã trình độ, tên trình độ, sau đó nhấn nút thêm là một dòng dữ liệu đã được thêm mới vào cơ sở dữ liệu. Nút sửa: Nếu bạn có nhu cầu sửa một dòng dữ liệu nào đó, bạn chỉ việc chọn dòng dữ liệu trong bảng để dữ liệu load lên các ô textbox sau đó bạn sửa dữ liệu đó và nhấn nút sửa để dữ liệu có thể cập nhật trở lại vào cơ sở dữ liệu. Nút xóa: nếu trong cơ sở dữ liệu có dòng dữ liệu nào bạn cảm thấy không cần thiết, không muốn sử dụng dòng đó nữa thì bạn chọn dòng dữ liệu đó trên bảng sau đó
  • 59. 55 nhấn nút xóa, lúc đó một hộp thoại xuất hiện và hỏi : “Bạn có muốn xóa không? ” nếu bạn muốn xóa thì click vào yes còn không muốn xóa thì click vào ô no. Nút thoát: Nút này có tác dụng thoát form hiện tại. Khi có nhu cầu thoát bạn click vào nút thoát, một hộp thoại xuất hiện với thông báo: “Bạn có muốn thoát không? ” nếu muốn thoát bạn chọn yes, còn không muốn thoát bạn chọn no. Giao diện đã được tắt chức năng hộp điều khiển mặc định trên giao diện để người dùng phải sử dụng nút do ta lập trình mà không sử dụng mặc định chức năng của chương trình. c. Chức năng cập nhật khách hàng Hình 3.4: Giao diện cập nhật khách hàng Giao diện này có chức năng cập nhật các thông tin về khách hàng. Trong giao diện có các nút chức năng như: Thêm, sửa, xóa, thoát, in. Nút thêm: khi bạn có nhu cầu thêm dữ liệu vào cơ sở dữ liệu thì bạn chỉ cần nhập dữ liệu vào các ô mã trình độ, tên trình độ, sau đó nhấn nút thêm là một dòng dữ liệu đã được thêm mới vào cơ sở dữ liệu.
  • 60. 56 Nút sửa: Nếu bạn có nhu cầu sửa một dòng dữ liệu nào đó, bạn chỉ việc chọn dòng dữ liệu trong bảng để dữ liệu load lên các ô textbox sau đó bạn sửa dữ liệu đó và nhấn nút sửa để dữ liệu có thể cập nhật trở lại vào cơ sở dữ liệu. Nút xóa: nếu trong cơ sở dữ liệu có dòng dữ liệu nào bạn cảm thấy không cần thiết, không muốn sử dụng dòng đó nữa thì bạn chọn dòng dữ liệu đó trên bảng sau đó nhấn nút xóa, lúc đó một hộp thoại xuất hiện và hỏi : “ Bạn có muốn xóa không? ” nếu bạn muốn xóa thì click vào yes còn không muốn xóa thì click vào ô no. Nút thoát: Nút này có tác dụng thoát form hiện tại. Khi có nhu cầu thoát bạn click vào nút thoát, một hộp thoại xuất hiện với thông báo: “ Bạn có muốn thoát không? ” nếu muốn thoát bạn chọn yes, còn không muốn thoát bạn chọn no. Nút in: Dùng để in khách hàng theo mã khách hàng đã được lựa chọn. khi người dùng đã chọn mã khách hàng và nhấn nút in thì một giao diện in khách hàng sẽ được hiện lên 3.3.2. Chức năng quản lý nhập/xuất a. Chức năng quản lý nhập Hình 3.5: Giao diện phiếu nhập
  • 61. 57 Giao diện này có chức năng cập nhật các thông tin về phiếu nhập. Trong giao diện có các nút chức năng như: Thêm, sửa, xóa, thoát, in. Nút thêm: khi bạn có nhu cầu thêm dữ liệu vào cơ sở dữ liệu thì bạn chỉ cần nhập dữ liệu vào các ô mã trình độ, tên trình độ, sau đó nhấn nút thêm là một dòng dữ liệu đã được thêm mới vào cơ sở dữ liệu. Nút sửa: Nếu bạn có nhu cầu sửa một dòng dữ liệu nào đó, bạn chỉ việc chọn dòng dữ liệu trong bảng để dữ liệu load lên các ô textbox sau đó bạn sửa dữ liệu đó và nhấn nút sửa để dữ liệu có thể cập nhật trở lại vào cơ sở dữ liệu. Nút xóa: nếu trong cơ sở dữ liệu có dòng dữ liệu nào bạn cảm thấy không cần thiết, không muốn sử dụng dòng đó nữa thì bạn chọn dòng dữ liệu đó trên bảng sau đó nhấn nút xóa, lúc đó một hộp thoại xuất hiện và hỏi : “ Bạn có muốn xóa không? ” nếu bạn muốn xóa thì click vào yes còn không muốn xóa thì click vào ô no. Nút thoát: Nút này có tác dụng thoát form hiện tại. Khi có nhu cầu thoát bạn click vào nút thoát, một hộp thoại xuất hiện với thông báo: “ Bạn có muốn thoát không? ” nếu muốn thoát bạn chọn yes, còn không muốn thoát bạn chọn no. Giao diện đã được tắt chức năng hộp điều khiển mặc định trên giao diện để người dùng phải sử dụng nút do ta lập trình mà không sử dụng mặc định chức năng của chương trình. Giao diện có sử dụng combobox để lấy dữ liệu về nhân viên và nhà cung cấp từ cơ sở dữ liệu để hiển thị lên combobox. Dữ liệu được lấy là tên của các đối tượng còn khi lưu vào cơ sở dữ liệu là mã của đối tượng.
  • 62. 58 Hình 3.6 : Giao diện chi tiết phiếu nhập Giao diện này có chức năng cập nhật các thông tin chi tiết về phiếu nhập. Trong giao diện có các nút chức năng như: Thêm, sửa, xóa, thoát. Nút thêm: khi bạn có nhu cầu thêm dữ liệu vào cơ sở dữ liệu thì bạn chỉ cần nhập dữ liệu vào các ô mã trình độ, tên trình độ, sau đó nhấn nút thêm là một dòng dữ liệu đã được thêm mới vào cơ sở dữ liệu. Nút sửa: Nếu bạn có nhu cầu sửa một dòng dữ liệu nào đó, bạn chỉ việc chọn dòng dữ liệu trong bảng để dữ liệu load lên các ô textbox sau đó bạn sửa dữ liệu đó và nhấn nút sửa để dữ liệu có thể cập nhật trở lại vào cơ sở dữ liệu. Nút xóa: nếu trong cơ sở dữ liệu có dòng dữ liệu nào bạn cảm thấy không cần thiết, không muốn sử dụng dòng đó nữa thì bạn chọn dòng dữ liệu đó trên bảng sau đó nhấn nút xóa, lúc đó một hộp thoại xuất hiện và hỏi : “ Bạn có muốn xóa không? ” nếu bạn muốn xóa thì click vào yes còn không muốn xóa thì click vào ô no. Nút thoát: Nút này có tác dụng thoát form hiện tại. Khi có nhu cầu thoát bạn click vào nút thoát, một hộp thoại xuất hiện với thông báo: “ Bạn có muốn thoát không? ” nếu muốn thoát bạn chọn yes, còn không muốn thoát bạn chọn no.
  • 63. 59 Giao diện đã được tắt chức năng hộp điều khiển mặc định trên giao diện để người dùng phải sử dụng nút do ta lập trình mà không sử dụng mặc định chức năng của chương trình. Giao diện có sử dụng combobox để lấy dữ liệu về nhân viên và nhà cung cấp từ cơ sở dữ liệu để hiển thị lên combobox. Dữ liệu được lấy là tên của các đối tượng còn khi lưu vào cơ sở dữ liệu là mã của đối tượng. b. Chức năng quản lý xuất Hình 3.7: Giao diện chi tiết hóa đơn Giao diện này có chức năng cập nhật các thông tin về chi tiết hóa đơn. Trong giao diện có các nút chức năng như: Thêm, sửa, xóa, thoát. Nút thêm: khi bạn có nhu cầu thêm dữ liệu vào cơ sở dữ liệu thì bạn chỉ cần nhập dữ liệu vào các ô mã trình độ, tên trình độ, sau đó nhấn nút thêm là một dòng dữ liệu đã được thêm mới vào cơ sở dữ liệu.