SlideShare a Scribd company logo
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠIHỌC SƢ PHẠM
NGUYỄN THẾ DŨNG
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
HUYỆN TAM DƢƠNG -TỈNH VĨNH PHÚC
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN - 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠIHỌC SƢ PHẠM
NGUYỄN THẾ DŨNG
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
HUYỆN TAM DƢƠNG -TỈNH VĨNH PHÚC
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60.14.01.14
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN THỊ HUỆ
THÁI NGUYÊN - 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôixin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai
công bố trong bất kỳ côngtrình nào khác.
Tôixin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Tác giả
Nguyễn Thế Dũng
ii
LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian nghiên cứu đề tài “Quản lý hoạt động giáo dục pháp
luật cho học sinh ở các trường THPT huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc”, đến
nay đề tài đã đƣợc hoàn thành. Với tình cảm chân thành, tác giả xin cảm ơn Hội
đồng khoa học, quý thầy cô giáo khoa Quản lý giáo dục, khoa tâm lý giáo dục,
khoa Đào tạo sau Đạihọc trƣờng ĐH Sƣ phạm Thái Nguyên đã giúp đỡ, tạo điều
kiện cho tác giả trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu đề tài.
Đặc biệt tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Phó Giáo sƣ - Tiến sĩ
Nguyễn Thị Huệ, ngƣời đã tận tình giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình nghiên
cứu để hoàn thành luận văn.
Đồng thời, tác giả cũng xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo các
phòng ban Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc, các đồng chí lãnh đạo, các tập thể, các cá
nhân giáo viên và học sinh ba trƣờng THPT huyện Tam Dƣơng, phòng GD
huyện Tam Dƣơng cùng các cơ quan, các đơn vị, các ban ngành, đoàn thể của
huyện Tam Dƣơng, các bậc cha mẹ học sinh, các bạn đồng nghiệp, ngƣời thân
đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp những thông tin quý báu, động viên, ủng hộ và
tạo mọi điều kiện cho tác giả trong quá trình nghiên cứu thực tiễn đề tài này.
Mặc dù có nhiều cố gắng, song đề tài không thể tránh khỏi những
thiếu sót, tác giả mong muốn tiếp tục nhận đƣợc lời chỉ dẫn của các thầy cô,
các nhà nghiên cứu khoa học, những ý kiến đóng góp của bạn bè đồng
nghiệp và những ngƣời quan tâm đến lĩnh vực đề tài nghiên cứu để đề tài
đƣợc hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng8 năm 2014
Tác giả
Nguyễn Thế Dũng
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN............................................................................................... ii
MỤC LỤC....................................................................................................iii
DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT.............................................................. iv
DÙNG TRONG LUẬN VĂN....................................................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................v
MỞ ĐẦU .....................................................................................................1
1. Tínhcấp thiếtcủađề tài................................................................................ 1
2. Mụcđíchnghiêncứu................................................................................... 4
3. Kháchthể vàđốitƣợng nghiêncứu................................................................ 4
4. Nhiệmvụ nghiêncứu................................................................................... 4
5. Giả thuyết khoa học...................................................................................4
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu .....................................................................5
7. Phƣơngpháp nghiêncứu.............................................................................. 5
8. Đónggóp mớicủađề tài............................................................................... 6
9. Kếtcấucủa luậnvăn.................................................................................... 6
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÁP
LUẬT CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.....................7
1.1. Tổngquan nghiêncứu vấnđề..................................................................... 7
1.2. Các kháiniệmcơbảncủađềtài.................................................................. 9
1.2.1.Giáo dục............................................................................................... 9
1.2.2.Giáo dụcpháp luật ................................................................................10
1.2.3.Quảnlý giáo dục pháp luậtcho họcsinh...................................................14
1.2.4.Biệnpháp quản lý giáodục pháp luậtcho họcsinh.....................................22
1.3. Giáo dụcpháp luậtcho học sinhTHPT.......................................................22
1.3.1.Đặcđiểm tâmlý củahọc sinhTHPT........................................................22
iii
1.3.2.Giáo dụcpháp luậtcho học sinhTHPT.....................................................26
1.4. Quảnlý giáo dụcpháp luậtcho họcsinh thpt................................................29
1.4.1.Quảnlý giáo dục pháp luậttheocác chức năngquảnlý...............................29
1.4.2. ..............................................................................................................H
iệutrƣởngtrƣờngTHPTtrongviệcquảnlýgiáodụcphápluậtchohọcsinh............30
1.4.3.Các yếutố ảnh hƣởngđếnquản lý giáodụcpháp luậtcho họcsinhTHPT.....31
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1..............................................................................36
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO
HỌC SINH Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN TAM
DƢƠNG, TỈNH VĨNH PHÚC .....................................................................37
2.1. Kháiquát vềsựpháttriểnkinh tế, giáo dục huyệnTamDƣơng............................37
2.1.1.Kháiquát vềhuyệnTam Dƣơng, tỉnh VĩnhPhúc.......................................37
2.1.2.Tìnhhìnhpháttriểnkinh tế xã hội............................................................38
2.1.3.Tìnhhìnhpháttriểngiáo dục huyệnTamDƣơng.................................................42
2.2. Thực trạnggiáo dục phápluậtcho họcsinhở các trƣờngTHPThuyện Tam
Dƣơng, tỉnhVĩnhPhúc...........................................................................46
2.2.1.Tìnhhìnhthanhthiếu niên VPPL............................................................ 46
2.2.2. Thực trạng giáo dục phápluậtchohọcsinhở batrƣờng THPT huyệnTam
Dƣơng, tỉnhVĩnhPhúc...........................................................................50
2.3. Thực trạngvề quảnlý giáo dục pháp luậtcho học sinhở các trƣờng THPT
huyệnTam Dƣơng, tỉnh VĩnhPhúc..........................................................62
2.3.1.Nhậnthức củacánbộquảnlý, giáo viênvàphụhuynhhọc sinhvềquảnlý
giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trƣờng THPT huyện Tam Dƣơng,
tỉnh VĩnhPhúc.......................................................................................62
2.3.2. Thực trạng quảnlý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trƣờng THPT
huyệnTam Dƣơng, tỉnh VĩnhPhúc..........................................................63
2.4. Đánhgiá thực trạng......................................................................................................71
2.4.1. Những ƣu điểm, hạn chế trong côngtác giáo dục pháp luật cho học sinh
iii
iv
các trƣờngTHPT huyệnTamDƣơng, tỉnhVĩnhPhúc.................................71
v
2.4.2. Những nguyênnhân kháchquan, chủquancủanhững thành côngvà hạn
chế trong quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trƣờng THPT
huyệnTam Dƣơng, tỉnh VĩnhPhúc..........................................................72
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2..............................................................................74
Chƣơng 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH
Ở CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN TAM DƯƠNG TỈNH VĨNHPHÚC.....................75
3.1. Các nguyêntắc đềxuấtbiệnpháp...............................................................75
3.1.1.Đảmbảo tínhthực tiễn...........................................................................75
3.1.2.Đảmbảo tínhkhảthi..............................................................................76
3.1.3.Đảmbảo tínhhiệuquả...........................................................................76
3.1.4.Đảmbảo đáp ứng mục tiêu giáodục toàndiện học sinh..............................77
3.2. Các biệnpháp quảnlý giáo dục phápluậtcho học sinhở các trƣờngTHPT
huyệnTam DƣơngtỉnhVĩnhPhúc...........................................................77
3.2.1. Lập kế hoạchgiáo dục pháp luậtcho học sinhtheo chủđiểmphùhợp đối
tƣợnghọc sinhTHPT.............................................................................77
3.2.2. Bồidƣỡng kỹ năng giáo dục pháp luậtcho giáo viêngiảng dạymônGiáo
dụccôngdân, giáo viênchủnhiệm, Bí thƣđoàn.........................................80
3.2.3. Xây dựng tập thể học sinh tự quản tốt, chú trọng giáo dục học sinh
cá biệt..................................................................................................83
3.2.4.Chỉđạo thực hiện giáo dụcpháp luậtcho học sinhthôngquacác mônhọc.....86
3.2.5. Đa dạnghóacác hoạtđộngngoàigiờ lên lớp, hoạtđộngngoại khóa, hoạt
động tập thểtheocác chủđiểm giáo dục pháp luật.......................................89
3.2.6. Tổ chức họcsinhtham gia các cuộcthitìmhiểu về pháp luậtdo các cấp,
các ngànhphátđộng...............................................................................91
3.2.7.Tổ chứcphốihợp chặtchẽgiữa nhàtrƣờng, gia đìnhvà xãhội....................93
3.3. Mốiliên hệ giữacác biệnpháp...................................................................98
3.4. Khảo nghiệmtínhcầnthiếtvà tính khảthicủacác biệnpháp quản lý...............98
3.4.1.Đốitƣợngđểtiến hànhkhảo nghiệm.......................................................98
vi
3.4.2.Kếtquảkhảo nghiệmcủacácbiệnpháp ...................................................98
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3........................................................................... 103
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................. 104
1. Kết luận..................................................................................................104
2. Khuyếnnghị............................................................................................105
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................... 108
PHỤ
LỤC..............................................................................................................
.
4
DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
DÙNG TRONG LUẬN VĂN
Chữ viết tắt Viết đầy đủ
LLGD Lực lƣợng giáo dục
LLGD ngoài NT Lực lƣợng giáo dục ngoài nhà trƣờng
CBQL Cán bộ quản lý
CNH-HĐH Công nghiệp hóa- hiện đại hóa
XHCN Xã hội chủ nghĩa
CNXH Chủ nghĩa xã hội
CNCS Chủ nghĩa cộng sản
TNCS Thanh niên cộng sản
ĐTN Đoàn thanh niên
GD Giáo dục
GV Giáo viên
GVCN Giáo viên chủ nhiệm
CSVC Cơ sở vật chất
HS Học sinh
THPT Trung học phổ thông
VPPL Vi phạm pháp luật
TB Trung bình
TTCN Tiểu thủ côngnghiệp
TTHS Tập thể học sinh
XH Xã hội
XHHGD Xã hội hóa giáo dục
GDPL Giáo dục pháp luật
UBND Ủy ban nhân dân
NTM Nông thôn mới
5
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Thống kê số trƣờng, lớp, học sinh khối THPT............................... 43
Bảng 2.2. Báo cáo thống kê chất lƣợng toàn diện khối THPT huyện Tam
Dƣơng - tỉnh Vĩnh Phúc............................................................... 43
Bảng 2.3. Số thanh thiếu niên VPPL ở huyện Tam Dƣơng............................ 47
Bảng 2.4: Đánh giá biểu hiện của một số hành vi VPPL của học sinh............. 48
Bảng 2.5. Đánh giá nguyên nhân những hành vi VPPL của học sinh.............. 49
Bảng 2.6. Đánh giá về sự quan tâm đến công tác GDPL cho học sinh ở
trƣờng THPT............................................................................... 50
Bảng 2.7. Đánhgiá sự thiết thực củacác nộidungGDPLtrongtrƣờngTHPT ..... 51
Bảng 2.8. Đánh giá mức độ thực hiệncác nộidungGDPLtrong trƣờngTHPT...... 52
Bảng 2.9. Đánh giá thực trạng sử dụng các hình thức GDPL cho học sinh
THPT ở các trƣờng THPT huyện Tam Dƣơng, tỉnh Vĩnh Phúc ...... 54
Bảng 2.10. Đánh giá mức độ sử dụng các biện pháp GDPL cho học sinh ....... 55
Bảng 2.11. Đánh giá mức độ sử dụng các biện pháp GDPL cho học sinh ....... 57
Bảng 2.12. Đánh giá thực trạng việc đánh giá kết quả rèn luyện, thực hiện
giáo dục pháp luật của học sinh ở các trƣờng THPT ...................... 58
Bảng 2.13. Nguyênnhân ảnh hƣởngđếnhiệuquảGDPLcho họcsinhTHPT....... 60
Bảng2.14. Nhậnthức vềtầmquantrọngcủacôngtácGDPLchohọcsinhTHPT..62
Bảng 2.15. Đánh giá mức độ quan trọng của các lực lƣợng giáo dục đốivới
công tác GDPL cho học sinh THPT .............................................. 63
Bảng 2.16: Đánh giá mức độ thực hiện của các lực lƣợng giáo dục đốivới
công tác GDPL cho học sinh THPT .............................................. 65
Bảng 2.17. Sựphốihợp của nhà trƣờng với các lực lƣợng giáo dục để
GDPL cho học sinh THPT............................................................ 66
Bảng2.18. Đánhgiá thực trạngxâydựngkế hoạchGDPL cho học sinhTHPT..........67
Bảng 2.19. Đánh giá việc sử dụng các biện pháp quản lý công tác GDPL
cho học sinh THPT ...................................................................... 68
vi
Bảng 2.20. Thực trạng chỉ đạo quản lý GDPL cho học sinh thông qua giảng
dạy các môn học.......................................................................... 69
Bảng 2.21. Nguyên nhân ảnh hƣởng đến hiệu quả quản lý GDPL cho học
sinh THPT................................................................................... 70
Bảng 3.1. Đánh giá về mức độ cần thiết của các biện pháp GDPL cho học
sinh THPT................................................................................... 99
Bảng 3.2. Đánh giá về mức độ khả thi của các biện pháp GDPL cho học
sinh THPT................................................................................. 100
Bảng 3.3. Đánh giá về mức độ phù hợp giữa mức độ cần thiết với mức độ
khả thi của các biện pháp trong GDPL cho học sinh THPT .......... 101
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thế kỷ XXI là thế kỷ của tri thức, của khoa học- công nghệ. Sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc đặt ra yêu cầu to lớn cho giáo dục và
đào tạo. Để đáp ứng yêu cầu đó, tất yếu phải nâng cao chất lƣợng giáo dục và
đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học. Vì thế vấn đề nâng cao chất lƣợng giáo
dục và đào tạo trở thành vấn đề bức thiết hiện nay.
Mục tiêu củaGiáo dụcViệt Nam đƣợcghi rõtrongđiều 2-Luật giáo dục2005:
“Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện
có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý
tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách,
phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc”.
Tínhchất, nguyên lý giáo dục- “ Triết lý của giáo dục Việt Nam” đƣợc
khẳng định trong Điều 3- Luật Giáo dục 2005:
“1. Nền giáo dụcViệt Nam là nền giáo dụcxã hội chủ nghĩa có tính nhân
dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩaMác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh làm nền tảng.
2. Hoạt động giáo dục phảiđược thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với
hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn,
giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”.
Quan điểm giáo dục của Đảng từ nghị quyết đã đƣợc cụ thể hóa trong
Luật Giáo dục Việt Nam qua mục tiêu và triết lý giáo dục. Để thực hiện đƣợc
mục tiêu theo tiêu chí đó, trong những năm đầu và những năm tiếp theo của thế
kỷ XXI, chúng ta cần phát triển giáo dục và đào tạo, tạo ra nguồn nhân lực có
chất lƣợng cao đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa- hiện đại hóa và đây là động
lực thúc đẩy đất nƣớc phát triển nhanh và bền vững. Mục đích của giáo dục
hiện đại là đào tạo ra những con ngƣời phát triển toàn diện, những con ngƣời có
2
khả năng thích ứng nhanh với sự thay đổi nhanh chóng của khoa học và công
nghệ, có đủ sức cạnh tranh trong quá trình phân công lao động quốc tế. Trong
các tiêu chí đào tạo con ngƣời Việt Nam phát triển toàn diện thì giáo dục pháp
luật đƣợc coilà cái gốc. Đạo đức đƣợc coi là nền tảng nhân cách của mỗi con
ngƣời. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói “Người có đức mà không có tài thì làm
việc gì cũng khó, người có tài mà không có đức thì là người vô dụng”. Nghị
quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành trung ƣơng khóa VIII có ghi rõ những
tƣ tƣởng chỉ đạo phát triển giáo dục đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa,
hiện đại hóa là: “…nhằmxây dựng những con người và thế hệ tha thiết gắn bó
với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có pháp luật trong sáng, có ý
chí kiên cường xây dựng và bảo vệ tổ quốc; công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước; giữ gìn và pháthuy các giá trị văn hóa dân tộc, có năng lực tiếp thu văn
hóa tinh hoa của nhân loại; phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt
Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy năng lực cá nhân, làm chủ tri thức và
công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tác
phong công nghiệp, có tính tổ chức và kỷ luật; có sức khỏe, là những người
thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”như lời căn dặn
của Bác Hồ”. Nhƣ vậy trong các mặt giáo dục ở nhà trƣờng, giáo dục đạo đức
có ý nghĩa quan trọng, đƣợc coi là nền tảng, gốc rễ cho các mặt giáo dục khác:
Trí, Thể, Mĩ, Lao động; là khâu then chốt trong quá trình giáo dục nhân cách
học sinh.
Hiện nay, nƣớc ta đang trong quá trình hội nhập quốc tế, nền kinh tế thị
trƣờng đang hằng ngày tác động đến mỗi con ngƣời Việt Nam, đặc biệt là thế
hệ trẻ nƣớc ta. Bên cạnh những mặt tích cực còn có những mặt tiêu cực của
thời kì mở cửa đã ảnh hƣởng không nhỏ đến giới học sinh, sinh viên: “ Đặc biệt
đáng lo ngại là một bộ phận học sinh, sinh viên có tình trạng suy thoái về đạo
đức, mờ nhạt về lý tưởng, chạy theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập
thân, lập nghiệp vì tương lai của bản thân và đất nước” (Nghị quyết TW2-
3
Khóa VIII). Đặc biệt hiện nay, tình trạng xuống cấp về đạo đức, lối sống, ý
thức chấp hành pháp luật của học sinh đang có nguy cơ phổ biến trong xã hội.
Chính vì vậy, vấn đề giáo dục đạo đức nói chung, đặc biệt là giáo dục pháp luật
cho thế hệ trẻ hiện nay đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của Đảng, Nhà
nƣớc và nhân dân ta. Thông báo Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung
ƣơng Đảng khóa XI có đoạn viết: “Tập trung nghiên cứu, tiếp tục làm sáng tỏ
một số vấn đề về lý luận- thực tiễn của công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Lãnh đạo, chỉ đạo công tác giáo
dụcchính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống, nhấtlà đối với thế hệ trẻ và trong nhà
trường, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước và hội nhập quốc tế”. Điều đó đã
đặt ra cho ngành giáo dục phổ thông những cơ hội và thách thức mới. Chính vì
vậy, Bộ giáo dục và đào tạo đã ra Chỉ thị Tăng cƣờng công tác phổ biến giáo
dục pháp luật đáp ứng xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội
nhập quốc tế.
Trƣờng THPT Tam Dƣơng II đƣợc thành lập từ ngày 22 tháng 04 năm
2006, trƣờng đóng trên địa bàn thuộc một xã thuần nông, học sinh phần lớn là
con em vùng nông thôn, đời sống kinh tế gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí
thấp nên còn những hạn chế về hoạt động giáo dục đạo đức, quản lý giáo dục
đạo đức nói chung và việc giáo dục pháp luật, quản lý giáo dục pháp luật cho
học sinh nói riêng. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi những mặt tiêu cực của
đời sống xã hội, những tệ nạn xã hội đang ảnh hƣởng không nhỏ tới ý thức, tƣ
tƣởng, lối sống của học sinh, đặc biệt ở lứa tuổi học sinh THPT. Do đó, công
tác giáo dục pháp luật cho học sinh THPT là vấn đề cấp thiết của nhà trƣờng
hiện nay.
Từ lý do nêu trên tác giả chọn đề tài nghiên cứu: “Quản lý hoạt động
giáo dục pháp luật cho học sinh các trường THPT huyện Tam Dương tỉnh
Vĩnh Phúc”.
4
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học
sinh ở các trƣờng THPT huyện Tam Dƣơng, tỉnh Vĩnh Phúc.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiêncứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trƣờng THPT
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh ở các
trƣờng THPT huyện Tam Dƣơng, tỉnh Vĩnh Phúc
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Xác định cơ sở lý luận về quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở
các trƣờng THPT.
4.2. Khảo sát thực trạng quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các
trƣờng THPT huyện Tam Dƣơng, tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm qua, đánh
giá những ƣu điểm, nhƣợc điểm và nguyên nhân.
4.3. Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh
nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật ở các trƣờng THPT huyện Tam
Dƣơng, tỉnh Vĩnh Phúc.
4.4.Khảo nghiệm về tínhkhả thi và cần thiết của các biệnpháp đềxuất.
5. Giả thuyết khoa học
Trong những năm qua, biện pháp quản lý hoạt động giáo dục pháp luật
cho học sinh ở các trƣờng THPT huyện Tam Dƣơng, tỉnh Vĩnh Phúc đã có
nhiều cải tiến song vẫn còn những bất cập. Do đó, hiệu quả giáo dục pháp luật
cho học sinh chƣa cao. Nếu xác định đƣợc các biện pháp quản lý hoạt động
giáo dục pháp luật cho học sinh nhƣ đã xác định trong đề tài thì sẽ nâng cao
hiệu quả giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trƣờng THPT huyện Tam
Dƣơng, tỉnh Vĩnh Phúc.
5
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Địa bàn nghiên cứu: tại ba trƣờng THPT huyện Tam Dƣơng tỉnh Vĩnh
Phúc là THPT Tam Dƣơng; THPT Tam Dƣơng II; THPT Trần Hƣng Đạo.
- Khảo sát quản lý giáo dục pháp luật từ năm học 2011-2012 đến năm
học 2013-2014.
7. Phƣơng phápnghiêncứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Phƣơngpháp nghiên cứulý luận: Phân tích, tổnghợp, khái quát hóa các tài
liệu, văn kiện rút ra những luận điểm chỉ đạo trong quá trình nghiên cứu.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phƣơng pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục: tổng kết các kinh nghiệm
quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trƣờng THPT
- Phƣơng pháp điều tra bằng phiếu hỏi: nhằm thu thập các thông tin từ
đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên và học sinh của các trƣờng THPT
huyện Tam Dƣơng, tỉnh Vĩnh Phúc về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục
pháp luật cho học sinh các trƣờng THPT huyện Tam Dƣơng, tỉnh Vĩnh Phúc
- Phƣơng pháp quan sát: nhằm thu thập các thông tin về thực trạng quản
lý giáo dục pháp luật cho học sinh các trƣờng THPT huyện Tam Dƣơng tỉnh
Vĩnh Phúc
- Phƣơng pháp chuyên gia: trong quá trình tiến hành luận văn chúng tôi
thƣờng xuyên xin ý kiến chuyên gia về các lĩnh vực liên quan đến vấn đề
nghiên cứu của đề tài. Qua ý kiến chuyên gia, tác giả có thể điều chỉnh các
nhận định, đề xuất.
- Phƣơng pháp khảo nghiệm: khảo nghiệm để minh chứng tính khả thi
của các giải pháp đƣợc đƣa ra trong luận văn
7.3. Phương pháp sử dụng toán thống kê
Các phƣơng pháp này đƣợc sử dụng trong quá trình xử lý các thông tin,
xử lý kết quả điều tra, kết quả khảo nghiệm.
6
8. Đóng gópmới của đề tài
- Xác định đƣợc cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc quản lý hoạt động
giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trƣờng THPT.
- Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh ở các
trƣờng THPT phù hợp, đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tiễn sẽ góp phần nâng cao
hiệu quả giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trƣờng THPT huyện Tam
Dƣơng, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Luận văn là một tài liệu tham khảo hữu ích về lý luận và thực tiễn cho
các trƣờng THPT, các cấp quản lý giáo dục trong công tác quản lý, đánh giá
hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh.
9. Kết cấucủa luận văn
Ngoài phần mở đầu; Tài liệu tham khảo; Kết luận và khuyến nghị luận
văn gồm có 3 chƣơng sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho
học sinh các trƣờng Trung học phổ thông.
Chƣơng 2: Thực trạng quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các
trƣờng Ttrung học phổ thông huyện Tam Dƣơng, tỉnh Vĩnh Phúc.
Chƣơng 3: Biện pháp quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các
trƣờng THPT huyện Tam Dƣơng tỉnh Vĩnh Phúc
7
Chƣơng1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÁP
LUẬT CHO HỌC SINHCÁC TRƢỜNGTRUNGHỌC PHỔ THÔNG
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, con ngƣời sử dụng nhiều loại quy
phạm khác nhau nhƣ: quy phạm đạo đức, quy phạm pháp luật, quy phạm tôn
giáo, tín ngƣỡng, quy phạm thẩm mỹ,… Trong đó quy phạm pháp luật đóng
một vai trò đặc biệt quan trọng.
Theo học thuyết Mác- Lênin, pháp luật chỉ phát sinh, tồn tại và phát triển
trong xã hội có giai cấp. Nhờ nắm trong tay quyền lực nhà nƣớc, giai cấp nắm
quyền đã thông qua nhà nƣớc để thể hiện ý chí của giai cấp mình một cách tập
trung, thống nhất và hợp pháp thành ý chí nhà nƣớc. Ý chí đó đƣợc thể hiện cụ
thể hóa trong các văn bản pháp luật do các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền
ban hành và đƣợc bảo đảm cho pháp luật đƣợc thực hiện. Mục đích của pháp
luật trƣớc hết là để điều chỉnh các quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp trong xã
hội nhằm hƣớng các quan hệ xã hội phát triển theo một trật tự phù hợp với ý
chí của giai cấp cầm quyền.
Khi nhà nƣớc quản lý xã hội bằng pháp luật, trật tự của một xã hội đƣợc
xây dựng dựa trên pháp luật thì trong xã hội đó mỗi công dân phải đƣợc trang
bị đầy đủ những kiến thức pháp luật cần thiết để suy nghĩ và hành động theo
pháp luật.
Giáo dục là con đƣờng chính và nhanh nhất để mang tri thức đến cho
con ngƣời, cung cấp cho họ sự hiểu biết về các lĩnh vực: tự nhiên, xã hội,
khoa học kỹ thuật… để họ phát triển toàn diện, thích ứng với mọi lĩnh vực
trong cuộc sống, chuẩn bị cho hành trang bƣớc vào đời để mỗi ngƣời có thể
làm việc trong các ngành nghề của xã hội, giúp họ nuôi sống bản thân, góp
phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Tri thức pháp luật muốn truyền tải đến mọi
ngƣời một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất tất yếu phải thông qua con đƣờng
giáo dục.
8
Do vậy, công tác giáo dục cho công dân nói chung, cho học sinh phổ
thông nói riêng là việc làm rất quan trọng kể cả trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài.
Ngày 9 tháng 12 năm 2003, Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng đã ra chỉ thị số
32/CT-TW “Về tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến giáo
dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân” trong
đó nhấn mạnh “Công tác phổ biến giáo dục pháp luật cần phải đƣợc coi là một
trong những nhiệm vụ trọng tâm trong việc tăng cƣờng quản lý xã hội bằng
pháp luật và xác định rõ, phổ biến giáo dục pháp luật là một bộ phận của công
tác giáo dục tƣ tƣởng, chính trị, là nhiệm vụ của toàn hệ thống chính trị đặt
dƣớisự lãnh đạo của Đảng”.
Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX đã nêu: “Phát huy dân chủ, giữ vững
kỷ luật, kỷ cƣơng, tăng cƣờng pháp chế, quản lý xã hội bằng pháp luật, tuyên
truyền, giáo dục toàn dân nâng cao ý thức chấp hành pháp luật”.
Giáo dục pháp luật cho học sinh phổ thông là vấn đề đặc biệt quan trọng
trong các con đƣờng giáo dục nói chung, có ý nghĩa chiến lƣợc trong việc đào
tạo, giáo dục để hình thành một cách vững chắc thế hệ công dân, ngƣời lao
động đáp ứng các yêu cầu của xã hội hiện tại và tƣơng lai, thế hệ chủ nhân của
đất nƣớc có lối sống, lao động và làm theo Hiến pháp, pháp luật.
Đối với học sinh phổ thông, cùng với những kiến thức về văn hóa, kiến
thức pháp luật mà các em lĩnh hội đƣợc trong quá trình học tập ở nhà trƣờng
sẽ là một trong những nền tảng cơ bản để đảm bảo cho sự phát triển toàn diện
nhân cách một ngƣời chủ nhân tƣơng lai của đất nƣớc. Bởi vậy, trong giáo
dục phổ thông nói chung và giáo dục pháp luật nói riêng, việc cung cấp cho
các em những kiến thức cơ bản về pháp luật, các biểu hiện hành vi tuân thủ
pháp luật, thói quen sống và làm việc theo pháp luật là một việc làm hết sức
cần thiết.
Vấn đề giáo dục phổ thông nói chung và giáo dục pháp luật trong nhà
trƣờng phổ thông nói riêng, đến nay đã có một số tác giả nghiên cứu dƣới dạng
9
giáo trình, sách nghiên cứu, sáchtham khảo hoặc một số luận văn Thạc sỹ. Một
số công trình có giá trị sử dụng cao nhƣ: Giáo trình “Lý luận Nhà nƣớc và Pháp
luật” do PGS.TS Lê Minh Tâm chủ biên, xuất bản năm 2000; cuốn “Bàn về
giáo dục pháp luật” của PGS.TS TrầnNgọc Đƣờng và TS Dƣơng Thị Mai, xuất
bản năm 1995; cuốn “Xây dựng ý thức và lối sống theo pháp luật” của PGS.TS
Đào Trí Úc, xuất bản năm 1995.
Về vấn đề giáo dục pháp luật trong nhà trƣờng có cuốn “Giáo dục pháp
luật trong nhà trƣờng” của TS Nguyễn Đình Đặng Lục xuất bản năm 2000;
cuốn “Giáo dục pháp luật trong trƣờng phổ thông” luận văn thạc sỹ của Ngô
Thị Thu Hà năm 1997; “Công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật của nƣớc ta-
Thực trạng và giải pháp” luận văn thạc sỹ của Hồ Quốc Dũng năm 1997; “Giáo
dục pháp luật thông qua hoạt động báo chí” luận văn thạc sỹ của Nguyễn Hùng
năm 2003; “Vai trò của pháp luật trong hình thành nhân cách” của TS Nguyễn
Đình Đặng Lục, xuất bản năm 2005.
Nhìn chung các tác giả đã tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận, sự
cần thiết phải quan tâm đến vấn đề giáo dục pháp luật cho công dân nói chung,
cho học sinh nói riêng; còn công tác quản lý hoạt động giáo dục pháp luật trong
nhà trƣờng thì chƣa đƣợc đề cập đến. Do đó, chúng tôi tập trung nghiên cứu
biện pháp quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh các trƣờng THPT
trên địa bàn huyện Tam Dƣơng tỉnh Vĩnh Phúc nhằm đổi mới, bổ sung, hoàn
thiện các nội dung giáo dục pháp luật cho học sinh THPT, phù hợp với điều
kiện hiện nay của đất nƣớc và xu thế hội nhập Quốc tế.
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1. Giáo dục
Giáo dục đƣợc hiểu theo nghĩa rộng nhất là giáo dục xã hội, đƣợc coi là
lĩnh vực hoạt động của xã hội nhằm truyền đạt những kinh nghiệm xã hội, lịch
sử, chuẩn bị cho thế hệ trẻ trở thành lực lƣợng tiếp nối sự phát triển của xã hội;
kế thừa và phát triển nền văn hóa của loài ngƣời và của cả dân tộc.
10
Giáo dục hiểu theo nghĩa hẹp hơn là giáo dục nhà trƣờng. Đó là quá trình
tác động có tổ chức, có kế hoạch, có quy trình chặt chẽ nhằm mục đích cung
cấp kiến thức, kỹ năng, hình thành thái độ, hành vi cho ngƣời học, xây dựng và
phát triển ở họ theo mô hình xã hội đƣơng thời mong muốn.
Giáo dục hiểu theo nghĩa hẹp còn đƣợc xem là một trong năm mặt của
giáo dục nhà trƣờng. Theo cách này thì hoạt động giáo dục tác động đến hệ
thống giá trị, tƣ tƣởng, tình cảm, đạo đức của đốitƣợng giáo dục.
1.2.2. Giáodụcpháp luật
1.2.2.1. Pháp luật
Cũng nhƣ nhà nƣớc, pháp luật là một hiện tƣợng xã hội có vị trí đặc biệt
quan trọng trong đời sống chính trị của xã hội có giai cấp. Pháp luật là công cụ
sắc bén để thực hiện quyền lực Nhà nƣớc, duy trì địa vị và bảo vệ lợi ích của
giai cấp nắm quyền. Theo học thuyết Mác - Lênin, pháp luật chỉ phát sinh, tồn
tại và phát triển trong xã hội có giai cấp.
Trong lịch sử phát triển của xã hội loài ngƣời, thời kỳ cộng sản
nguyên thủy là thời kỳ không có nhà nƣớc và do vậy cũng không có pháp
luật. Ở thời kỳ này, con ngƣời sống chung và hƣởng chung thành quả lao
động nên xã hội không có sự phân hóa giàu nghèo, không có sự phân biệt
giai cấp. Hoạt động quản lý cũng không mang tính giai cấp. Hành vi con
ngƣời và các thành viên trong xã hội đƣợc điều chỉnh bởi các quy phạm đạo
đức, phong tục, tập quán, tín ngƣỡng.
Khi Nhà nƣớc ra đời, pháp luật cũng xuất hiện, giai cấp nắm quyền đã sử
dụng công cụ pháp luật để quản lý xã hội, bên cạnh việc sử dụng các quy phạm
đạo đức, tín ngƣỡng, tôn giáo, phong tục, tập quán để duy trì trật tự xã hội.
Cũng nhƣ Nhà nƣớc, bản chất của pháp luật thể hiện rõ tính giai cấp của nó, vì
pháp luật phản ánh ý chí của Nhà nƣớc, của giai cấp nắm quyền. Trong xã hội
có giai cấp, pháp luật chính là yếu tố điều chỉnh giai cấp về các quan hệ xã hội,
nhằm hƣớng các quan hệ xã hội phát triển theo một mục tiêu, một trật tự phù
11
hợp với ý chí của giai cấp nắm quyền, bảo vệ và củng cố địa vị của giai cấp
thống trị trong xã hội. Bên cạnh tính giai cấp pháp luật còn mang tính xã hội và
có giá trị xã hội to lớn. Bởi vậy, các quy phạm pháp luật là kết quả của sự chọn
lọc tự nhiên trong xã hội. Xã hội thông qua Nhà nƣớc ghi nhận những cách xử
sự hợp lý, khách quan phù hợp với lợi ích của số đông trong xã hội và đƣợc
Nhà nƣớc thể chế hóa thành những quy phạm pháp luật.
Giá trị xã hội của pháp luật thể hiện ở chỗ một quy phạm pháp luật
vừa là thƣớc đo của hành vi con ngƣời, vừa là công cụ kiểm nghiệm các quá
trình, các hiện tƣợng xã hội, là công cụ để nhận thức xã hội và điều chỉnh
các quan hệ xã hội.
Nhƣ vậy, pháp luật là một hiện tƣợng vừa mang tính giai cấp lại vừa thể
hiện tính xã hội. Hai thuộc tính này có mối quan hệ mật thiết với nhau. Xét
theo quan điểm hệ thống, không có pháp luật chỉ thể hiện duy nhất tính giai
cấp, ngƣợc lại cũng không có pháp luật chỉ thể hiện tính xã hội.
Từ những nhận xét trên, có thể hiểu pháp luật là hệ thống các quy tắc xử
sự do Nhà nƣớc ban hành hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí
của giai cấp nắm quyền lãnh đạo và là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội
nhằm tạo ra trật tự và ổn định trong xã hội.
Pháp luật nhà nƣớc XHCN Việt Nam là hệ thống các quy phạm do nhà
nƣớc Việt Nam, đại diện cho quyền lực của giai cấp công nhân liên minh với
giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức đặt ra thể hiện ý chí, nguyện vọng và lợi
ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, có tính chất bắt buộc chung
đối với toàn xã hội, nhằm điểu chỉnh các quan hệ trong quá trình xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
1.2.2.2. Giáo dục pháp luật
Khái niệm GDPL cho đến nay vẫn còn có nhiều ý kiến khác nhau.
Có quan niệm cho rằng GDPL không phải là một bộ phận độc lập của
hệ thống giáo dục ở trƣờng phổ thông, nó là một bộ phận giáo dục chính trị
12
tƣ tƣởng và giáo dục đạo đức. Một khi giáo dục chính trị tƣ tƣởng và giáo
dục đạo đức đƣợc tiến hành tốt thì hiển nhiên sẽ có sự tôn trọng pháp luật ở
ngƣời công dân.
Tuyên truyền, phổ biến hay giải thích pháp luật là công việc, nhiệm vụ
của cơ quan chuyên trách, của các phƣơng tiện thông tin đại chúng của bộ máy
tuyên truyền.
Bên cạnh đó, có ý kiến cho rằng GDPL đồng nghĩa với dạy và học pháp
luật ở trong các nhà trƣờng, còn việc tuyên truyền, phổ biến về pháp luật ở
ngoài xã hội không phải là giáo dục pháp luật.
Song có quan niệm lại cho rằng không có khái niệm GDPL. Bởi vì pháp
luật là quy tắc có tính bắt buộc chung, mọi ngƣời phải có nghĩa vụ tuân theo,
muốn hay không muốn cũng phải làm theo. Do đó, không cần phải đề cập đến
khái niệm GDPL mà chỉ cần phổ biến pháp luật để mọi ngƣời tự tìm hiểu và có
cách xử sự cho đúng pháp luật của nhà nƣớc đã đề ra.
Xuất phát từ nhận thức bản thân, pháp luật của nhà nƣớc đã có vai trò
giáo dục thì chúng ta thấy mỗi quan niệm trên mới chỉ nhìn thấy GDPL ở một
khía cạnh nào đó, chƣa thấy hết vai trò giáo dục chung của pháp luật đối với
nhận thức và hành vi xã hội của cá nhân.
Theo chúng tôi, khái niệm GDPL trƣớc tiên phải đƣợc hiểu theo nghĩa
chung nhất đó là vấn đề giáo dục và là cả vấn đề pháp luật. Quá trình hình
thành ý thức con ngƣời là quá trình chịu ảnh hƣởng thống nhất của các điều
kiện khách quan và các nhân tố chủ quan. Trong đó, các điều kiện khách quan
đóng vai trò là những nhân tố ảnh hƣởng, các nhân tố chủ quan đóng vai trò là
các nhân tố tác động. GDPL là sự tác động của nhân tố chủ quan do các chủ thể
có năng lực làm công tác giáo dục tiến hành. Đó là các hoạt động có định
hƣớng, có tổ chức thông qua nội dung, chƣơng trình, phƣơng pháp cụ thể của
nhiều chủ thể (nhà trƣờng, các tổ chức Đảng, chính quyền, cơ quan, đoàn
thể…) nhằm hình thành ở khách thể những yếu tố chủ quan, trƣớc hết là tri
13
thức hiểu biết, tƣ tƣởng, thái độ, tình cảm về pháp luật. Đó chính là thiên chức
của giáo dục tiến bộ.
GDPL là hình thức cụ thể, là cái riêng, cái đặc thù và cũng là cái chung,
cái phổ biến trong mối quan hệ với giáo dục. Cụ thể là:
GDPL nhằm hình thành tri thức, tình cảm pháp luật ở mỗi cá nhân, hình
thành thói quen xử sự, nếp sống phù hợp với quy định của pháp luật, từ đó tự
giác tuân thủ pháp luật, có thái độ, hành vi đúng đắn, tích cực trong việc sử
dụng pháp luật. Nhƣ vậy, mục đích của GDPL là hình thành môi trƣờng chủ
quan thuận lợi, phù hợp từ đó chủ thể định hƣớng hành vi xã hội của mình
theo những chuẩn mực mà pháp luật quy định, góp phần tích cực tăng cƣờng
hiệu lực, hiệu quả của pháp luật. Mục đích này mang cả ý nghĩa lý luận và
thực tiễn.
Mặt khác GDPL cũng có nội dung riêng. Đó là sự tác động có tính
định hƣớng để chuyển tải nội dung pháp luật (nguyên tắc, giá trị, quy phạm
pháp luật). Những nội dung này phản ánh trong nó về các hiện tƣợng Nhà
nƣớc và các hiện tƣợng xã hội nhƣ: quan hệ xã hội, trách nhiệm xã hội đƣợc
thể hiện thông qua hình thức pháp lý. Nhƣng khi giáo dục về trách nhiệm
của con ngƣời trong xã hội thì đạo đức đề cập bằng phƣơng diện đạo lý, còn
pháp luật thì đề cập bằng nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý dƣới dạng những
hành vi bắt buộc.
Xét trên các vấn đề chủ thể, khách thể, đối tƣợng, hình thức và phƣơng
pháp giáo dục thì GDPL cũng có những nét riêng. Chủ thể GDPL trƣớc hết
phải có những tri thức cần thiết về pháp luật và đời sống pháp luật; phải hiểu
đƣợc nhân thân, hoàn cảnh, môi trƣờng sống của đối tƣợng; phải biết cách
truyền tải kiến thức pháp luật đến đối tƣợng; phải là hình mẫu trong việc tuân
thủ theo pháp luật. Đặc biệt, chủ thể giáo dục phải có khả năng minh họa những
vấn đề xảy ra trong đời sống mà có ý nghĩa pháp lý dƣới những thuật ngữ,
những nguyên tắc, những quy định pháp luật cụ thể. Nếu thiếu khả năng này,
chủ thể giáo dục mất đi ý nghĩa thực tiễn.
14
Xét về vị trí, vai trò trong hệ thống giáo dục thì GDPL có vai trò chi phối
rất lớn đối với các dạng giáo dục chính trị - xã hội khác. Trong điều kiện xã hội
hiện nay, nó là một trong những tiêu chí đánh giá nội dung và một số môn học
trừu tƣợng nhƣ: giáo dục thẩm mỹ, giáo dục đạo đức, giáo dục tâm lý… Chính
vì vậy, GDPL có sức mạnh, khả năng tác động ƣu thế hơn so với ý thức, thái độ
của đốitƣợng giáo dục. Điều này có ý nghĩa đối với đối tƣợng GDPL ở mọi lứa
tuổi, giúp họ nhận thức đầy đủ về pháp luật nhƣ: bản chất, giá trị, thuộc tính…
Từ đó các đối tƣợng GDPL sẽ có khả năng nhận thức (đúng- sai, cái lợi- cái
hại) và tự kiềm chế hành vi để thực hiện đúng các quy định của pháp luật mà
nhà nƣớc đã đề ra.
Từ những điều nêu trên, có thể nói về GDPL nhƣ sau: GDPL là hoạt
động có định hƣớng, có tổ chức, có chủ đích của chủ thể giáo dục thông qua
các hình thức, phƣơng pháp khác nhau, tác động lên đối tƣợng giáo dục một
cách có hệ thống nhằm hình thành ở họ tri thức pháp lý, tình cảm và hành vi
phù hợp với pháp luật hiện hành, xây dựng lối sống và làm việc theo pháp luật.
Với khái niệm nêu trên, GDPL không đơn thuần là sự tác động đơn giản,
nhất thời mà là mộthệ thống hoạt độngcó mục đích,có tổ chức vớicấu trúc đồng
bộ của nó gồm:chủ thể, khách thể, đốitƣợng, nguyên tắc, mục đích xác định.
1.2.3. Quản lýgiáodụcpháp luậtcho học sinh
1.2.3.1. Quản lý
Theo cách tiếp cận hệ thống thì quản lý là sự tác động của chủ thể
quản lý đến khách thể quản lý (hay đối tƣợng quản lý) nhằm tổ chức phối
hợp hoạt động của con ngƣời trong các quá trình sản xuất- xã hội để đạt
đƣợc mục đích đã định.
Các Mác đã lột tả bản chất quản lý là: “Nhằm thiết lập sự phối hợp giữa
những công việc cá nhân và thực hiện những chức năng chung, nảy sinh từ sự
vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất, khác với sự vận động của các bộ phận
riêng lẻ của nó. Một ngƣời chơi vỹ cầm riêng lẻ tự điều khiển mình. Còn dàn
nhạc thì cần ngƣời chỉ huy”. [20, tr.342]
15
Nhƣ vậy, theo Các Mác, quản lý là loại lao động sẽ điều khiển mọi quá
trình lao động phát triển của xã hội.
Các nhà lý luận quốc tế nhƣ Frederich Taylor (1856- 1915)- Mỹ,
Henrifayol (1841- 1925) - Pháp, Maxweber (1864- 1920)- Đức đều khẳng định:
quản lý là khoa học và đồng thời là nghệ thuật thúc đẩy sự phát triển xã hội.
Quản lý là một hoạt động thiết yếu: nó đảm bảo sự phối hợp những nỗ
lực cá nhân nhằm đạt đƣợc các mục đích của nhóm. Mục tiêu của mọi nhà quản
lý là nhằm hình thành một môi trƣờng mà trong đó con ngƣời có thể đạt đƣợc
các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc và sự bất mãn của cá nhân ít
nhất (Harolkoonz-1993).
Theo Aunabu: “Quản lý là một hệ thống XHCN, là một khoa học và một
nghệ thuật tác động vào hệ thống xã hội chủ yếu là quản lý con ngƣời nhằm đạt
đƣợc những mục tiêu xác định. Hệ thống đó vừa động, vừa ổn định bao gồm
nhiều thành phần có tác động qua lại lẫn nhau”. [1, tr.54]
Theo tác giả Nguyễn Minh Đạo: “Quản lý là sự tác động liên tục có tổ
chức, có định hƣớng của chủ thể (ngƣời quản lý, ngƣời tổ chức quản lý) lên
khách thể (đối tƣợng quản lý) về các mặt chính trị, xã hội, văn hóa, kinh tế…
bằng một hệ thống các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phƣơng pháp
và các biện pháp cụ thể, nhằm tạo ra môi trƣờng và điều kiện cho sự phát triển
của đốitƣợng”. [11, tr.97].
Theo tác giả Đặng Vũ Hoạt - Hà Thế Ngữ “Quản lý là một quá trình định
hƣớng, quá trình có mục tiêu, quản lý một hệ thống nhằm đạt đƣợc những mục
tiêu nhất định”. [17]
Với những cách diễn đạt khác nhau, song trong các quan niệm của các
nhà nghiên cứu khái niệm quản lý đều thể hiện:
Quản lý là một thuộc tính bất biến nội tại của mọi quá trình lao động xã
hội. Lao động quản lý là điều kiện quan trọng để làm cho xã hội loài ngƣời tồn
tại và phát triển.
16
Yếu tố conngƣời giữ vai trò trung tâm của hoạt động quản lý.
Quản lý là hoạt động đƣợc tiến hành trong một tổ chức hay một nhóm
ngƣời trong xã hội.
Quản lý vừa là một khoa học, vừa là một nghệ thuật. Chính vì vậy, trong
hoạt động quản lý, ngƣời quản lý phải hết sức sáng tạo, linh hoạt, mềm dẻo để
chỉ đạo hoạt động của tổ chức đi đến đích.
Từ đây có thể hiểu khái niệm quản lý nhƣ sau: “Quản lý là sự tác động
có tổ chức, có hƣớng đích của chủ thể quản lý lên đối tƣợng quản lý và khách
thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của tổ
chức để đạt đƣợc mục tiêu đề ra trong điều kiện biến động của môi trƣờng”.
* Các chức năng của quảnlý:
Chức năng của quản lý là một dạng hoạt động quản lý chuyên biệt, thông
qua đó chủ thể quản lý tác động vào khách thể quản lý nhằm thực hiện một
mục tiêu nhất định. Nhiều nhà khoa học và quản lý thực tiễn đã đƣa ra những
quan điểm khác nhau về phân loại các chức năng của quản lý.
Theo truyền thông, Hayfot đƣa ra 5 chức năng quản lý: kế hoạch, tổ
chức, chỉ huy, phối hợp, kiểm tra.
Theo quan điểm của tổ chức UNESCO, hệ thống quản lý bao gồm 8 vấn
đề sau: xác định nhu cầu, thẩm định và phân tích dữ liệu, xác định mục tiêu, kế
hoạch hóa (bao gồm cả phân công trách nhiệm, phân phối các nguồn lực, lập
chƣơng trình hành động), triển khai công việc, điều chỉnh, đánh giá, sử dụng,
liên hệ và tái xác định các vấn đề cho quá trình quản lý tiếp theo.
Theo quan điểm quản lý hiện đại, từ các hệ thống chức năng quản lý nêu
trên, có thể khái quát thành 4 chức năng: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo (bao gồm
cả sửa chữa, uốn nắn và phối hợp), kiểm tra (bao gồm cả thanh tra, kiểm soát
và kiểm kê).
Chức năng kế hoạch: là một khâu quan trọng nhất trong hoạt động quản
lý. Lập kế hoạch là hoạt động nhằm thiết lập các mục tiêu cần thiết cho sự
17
phấn đấu của một tổ chức. Nó chỉ ra các hoạt động, các biện pháp cơ bản và các
điều kiện cầnthiết để thực hiện mục tiêu đó. Kế hoạch là nền tảng của quản lý, là
sựquyếtđịnh lựa chọnphƣơnghƣớnghành độngcủamột tổ chức và các bộ phận
của nó phảituân thủ theo nhằm hoàn thành các mục tiêu của tổ chức.
Chức năng tổ chức: Tổ chức là quá trình sắp xếp, phân bổ công việc,
quyền hành và nguồn lực cho các thành viên của tổ chức để họ có thể đạt đƣợc
các mục tiêu của tổ chức một cách hiệu quả. Nhờ tổ chức hiệu quả mà ngƣời
quản lý có thể phối hợp, điều phối nguồn lực tốt hơn. Một tổ chức hình thành
phù hợp sẽ phát huy đƣợc năng lực nội tại và có ý nghĩa quyết định đến việc
chuyển hóa kế hoạch thành hiện thực.
Chức năng lãnh đạo: Là quá trình nhà quản lý dùng ảnh hƣởng quyền uy
của mình tác độngđến conngƣời trong tổ chức làm cho họ nhiệt tình, tự giác, nỗ
lực phấn đấu để đạt đƣợc mục tiêu của tổ chức. Vai trò của ngƣời lãnh đạo là
phải chuyển đƣợc ý tƣởng, quyết định của mình vào nhận thức của các thành
viên, hƣớng những ngƣời trong tổ chức về mục tiêu chung của đơn vị.
Chức năng kiểm tra: Kiểm tra là chức năng quan trọng của quản lý. Quản
lý mà không kiểm tra thì coi nhƣ không quản lý. Nhờ có hoạt động kiểm tra mà
ngƣời quản lý đánh giá đƣợc kết quả công việc, uốn nắn kịp thời những hạn
chế, tồn tại. Từ đó có biện pháp phù hợp điều chỉnh kế hoạch, tổ chức lãnh đạo.
* Quản lý giáodục:
Quản lý giáo dục là một bộ phận quan trọng của hệ thống quản lý xã hội.
Khoa học quản lý giáo dục xuất hiện sau so với khoa học quản lý kinh tế. Ở các
nƣớc phƣơng Tây, ngƣời ta vận dụng lý luận quản lý xí nghiệp vào quản lý giáo
dục (trƣờng học) và coi quản lý cơ sở giáo dục nhƣ quản lý một loại xí nghiệp
đặc biệt. Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quan là hoạt động điều hành, phối
hợp các lực lƣợng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu
cầu phát triển xã hội. Ngày nay, với sứ mệnh phát triển giáo dục thƣờng xuyên,
công tác giáo dục không chỉ giới hạn ở thế hệ trẻ mà cho mọi ngƣời; tuy nhiên,
18
trọng tâm vẫn là giáo dục cho thế hệ trẻ nên quản lý giáo dục đƣợc hiểu là sự
điều hành hệ thống giáo dục quốc dân, các trƣờng trong hệ thống giáo dục quốc
dân. Với các cách tiếp cận khác nhau, các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu đã
đƣa ra các kháiniệm quản lý giáo dục nhƣ sau:
Theo M.I.Kozacov: “Quản lý giáo dục là tác động có hệ thống, có kế
hoạch, có ý thức và có mục đíchcủachủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất
cả các khâu của hệ thống (từ Bộ đến trƣờng) nhằm mục đích bảo đảm việc giáo
dục CNCS cho thếhệ trẻ, bảo đảm sựphát triển toàn diện và hài hòa của họ. Trên
cơ sở nhận thức và sử dụng các quy luật chung vốn có của CNXH, cũng nhƣ các
quy luật khách quan của quá trình dạyhọc- giáo dục, của sự phát triển về thể chất
và tâm lý ở trẻ, thiếu niên cũng nhƣ thanh niên” [21, tr.110].
Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quát là
hoạt động điều hành phối hợp các lực lƣợng xã hội nhằm thúc đẩy công tác đào
tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội” [7, tr.4].
Theo giáo sƣ Phạm Minh Hạc: “Quản lý giáo dục là quản lý trƣờng học,
thực hiện đƣờng lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình,
tức là đƣa trƣờng học vận động theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu
giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng
học sinh” [13, tr.89]
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý giáo dục là hệ thống tác
động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý (hệ giáo dục)
nhằm làm cho hệ vận hành theo đƣờng lối và nguyên lý giáo dục của Đảng,
thực hiện các tính chất của nhà trƣờng XHCN Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là
quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đƣa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến,
tiến lên trạng thái mới về chất” [28, tr.22]
Bằng các tiếp cận khác nhau, các tác giả đã đƣa ra các diễn đạt khác
nhau về quản lý giáo dục song các khái niệm đều đi đến nội dung thống nhất:
Quản lý giáo dục là hệ thống tác động có kế hoạch, có hƣớng đích của chủ thể
19
quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu, các bộ phận của hệ thống
nhằm bảo đảm cho các cơ quan trong hệ thống giáo dục vận hành tối ƣu, bảo
đảm sự phát triển mở rộng cả về số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng để đạt đƣợc
mục tiêu giáo dục.
Nhƣ vậy quản lý giáo dục phải có chủ thể quản lý. Ở tầm vĩ mô là quản
lý của nhà nƣớc mà các cơ quan trực tiếp quản lý là Bộ, Sở, Phòng Giáo dục; ở
tầm vi mô là quản lý của hiệu trƣởng nhà trƣờng. Đồng thời phải có hệ thống
tác động quản lý theo một nội dung, chƣơng trình kế hoạch thống nhất từ trung
ƣơng đến địa phƣơng nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục trong mỗi giai đoạn cụ
thể của xã hội. Phải có một lực lƣợng đông đảo những ngƣời làm công tác giáo
dục cùng với hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật tƣơng ứng.
1.2.3.2. Quản lý nhà trường
Nhà trƣờng với tƣ cách là một tổ chức giáo dục ở cơ sở vừa mang tính
đặc thù của giáo dục vừa mang tính xã hội, trực tiếp đào tạo giáo dục thế hệ trẻ,
là tế bào chủ chốtcủa hệ thống giáo dục từ trung ƣơng đến địa phƣơng. Do vậy,
trƣờng học chính là khách thể cơ bản của mọi cấp quản lý. Hiệu trƣởng và các
hoạt động của giáo viên là chủ thể quản lý trực tiếp vận hành hệ giáo dục. Xét
cho cùng, quản lý hệ thống giáo dục là tất cả các cấp quản lý giáo dục đều phải
có những biện pháp tác động tối ƣu nhằm đạt mục tiêu đã định. Việc quản lý
trƣờng phổ thông thực chất là quản lý quá trình dạy học, tức là làm sao đƣa
hoạt động từ trạng thái này sang trạng thái khác để tiến tới mục tiêu giáo dục.
Công tác quản lý trƣờng học bao gồm quản lý sự tác động qua lại giữa
trƣờng học và xã hội, đồng thời quản lý hành chính nhà trƣờng. Quản lý quá
trình giáo dục đào tạo trong nhà trƣờng đƣợc coi nhƣ một hệ thống bao gồm
các thành tố:
Thành tố tinhthần:mục đíchgiáo dục,nộidunggiáo dục,biệnphápgiáodục.
Thành tố conngƣời: giáo viên, học sinh
Thành tố vật chất: cơ sở vật chất, các phƣơng tiện, trang thiết bị phục vụ
cho việc dạy và học.
20
Mục tiêu của quản lý trƣờng học chính là các chỉ tiêu cho các hoạt động
của trƣờng đƣợc dự kiến trƣớc khi triển khai các hoạt động đó. Đây là một hệ
thống liên quan đến nhiều cấp do tính đa dạng và phức tạp của công tác đào tạo
thế hệ trẻ và mục tiêu quản lý nhà trƣờng. Kế hoạch năm học cũng là nhiệm vụ,
chức năng mà tập thể cán bộ giáo viên, công nhân viên và học sinh phải thực
hiện trong suốt năm học. Kết thúc năm học, nếu các mục tiêu đặt ra trong kế
hoạch đƣợc thực hiện một cách trọn vẹn thì đó chính là kết quả, thành tích của
nhà trƣờng đã thực hiện đƣợc trong một năm học. Nhƣ vậy, mục tiêu quản lý
thực ra là cái mong muốn, cái dự kiến, cái phải thực hiện trong quá trình triển
khai mọi hoạt động giáo dục của nhà trƣờng.
Theo giáo sƣ Phạm Minh Hạc: “Quản lý nhà trƣờng là thực hiện đƣờng
lối của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đƣa nhà trƣờng vận
hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo
đối với ngành giáo dục”. [13, tr.89]
Còn theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý nhà trƣờng là tập hợp
những tác động tối ƣu của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh và
các cán bộ nhân viên khác nhằm tận dụng các nguồn dự trữ do nhà nƣớc đầu tƣ,
các lực lƣợng xã hội đóng góp và lao động xây dựng vốn tự có; hƣớng vào việc
đẩy mạnh mọi hoạt động của nhà trƣờng mà điểm hội tụ là đào tạo thế hệ trẻ;
thực hiện có chất lƣợng mục tiêu và kế hoạch đào tạo, đƣa nhà trƣờng lên trạng
thái mới”. [28, tr.55]
Theo M.I.Kozacov: “Không đòi hỏi một định nghĩa hoàn chỉnh chúng ta
hiểu quản lý nhà trƣờng (công việc nhà trƣờng) là hệ thống xã hội sƣ phạm
chuyên biệt, hệ thống này đòi hỏi những tác động có ý thức, có khoa học và có
hƣớng vào chủ thể quản lý lên tất cả các mặt của đời sống nhà trƣờng để đảm
bảo sự vận hành tối ƣu xã hội- kinh tế và tổ chức sƣ phạm của quá trình dạy
học và giáo dục thế hệ đang lớn lên”. (Cơ sở lý luận của khoa học quản lý,
(1994), Trƣờng quản lý TW1 và viện khoa học giáo dục Hà Nội)
21
Công tác quản lý giáo dục nói chung, quản lý nhà trƣờng nói riêng gồm
có quản lý các hoạt động giáo dục diễn ra trong nhà trƣờng và các quan hệ giữa
nhà trƣờng với xã hội trên các nội dung sau:
- Quản lý hoạt động dạy học.
- Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức.
- Quản lý hoạt động lao động sản xuất.
- Quản lý hoạt động giáo dục thể chất và vệ sinh.
- Quản lý hoạt động hƣớng nghiệp, dạy nghề.
- Quản lý các hoạt độngxã hội, hoạt độngđoàn thể.
Ngƣờitrực tiếp quảnlý trƣờnghọc vàchịu tráchnhiệm về toànbộ hoạtđộng
củatrƣờnghọc làhiệu trƣởngvàcác phó hiệutrƣởnggiúp việc hiệu trƣởng.
1.2.3.3. Quản lý giáodục pháp luậtcho học sinh
Quản lý GDPL là tác động có ý thức của chủ thể quản lý đến đối tƣợng
quản lý nhằm đƣa hoạt động GDPL đạt kết quả mong muốn một cách hiệu quả
nhất. Đó chính là việc trang bị, bồi dƣỡng và nâng cao tri thức pháp luật; hình
thành, tạo dựng lòng tin vào pháp luật; xây dựng thói quen vững chắc xử sự
theo những đòi hỏi của pháp luật (hình thành lối sống và làm việc tuân theo
pháp luật) cho các em học sinh, những chủ nhân tƣơng lai của đất nƣớc.
Hoạt động quản lý GDPLbao gồm các bƣớc:
- Lập kế hoạch quản lý GDPL với mục tiêu, biện pháp rõ ràng, những
bƣớc đi cụ thể và các điều kiện cần thiết cho việc thực hiện mục tiêu giáo
dục pháp luật.
- Tổ chức thực hiện, sắp xếp con ngƣời, công việc một cách khoa học,
hợp lý có tính khả thi cao, phối hợp với các lực lƣợng, các bộ phận để tạo ra
các tác động thích hợp nhằm đạt hiệu quả. Ngƣời quản lý phải thông báo kế
hoạch, chƣơng trình hoạt động đến các thành viên, các lực lƣợng trong và ngoài
nhà trƣờng. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của từng
thành viên, xác lập cơ chế phối hợp giữa các bộ phận, các thành viên.
22
- Xác lập quyền chỉ huy, điều hành của ngƣời lãnh đạo trong toàn bộ quá
trình quản lý, huy động mọi lực lƣợng thực hiện kế hoạch và điều hành mọi
hoạt động diễn ra theo một trật tự nhất định.
- Kiểm tra công việc diễn ra ở mọi giai đoạn trong quá trình quản lý
nhằm vào việc đánh giá tiến độ, nhịp độ của quá trình quản lý so với kế hoạch,
xác định mức độ đạt đƣợc so với mục tiêu đề ra. Phát hiện sai sót, khuyết điểm
cần khắc phục đồng thời phát hiện những vấn đề mới nảy sinh tìm biện pháp
giải quyết; rút ra những bài học kinh nghiệm cho quá trình quản lý sau đạt hiệu
quả hơn.
1.2.4. Biện pháp quảnlýgiáodụcpháp luậtcho học sinh
* Khái niệm biện pháp
Theo “Từ điển Tiếng Việt” do tác giả Hoàng Phê chủ biên thì “biện pháp
là cách làm, cách giải quyết về một vấn đề cụ thể”.
Quyển “Từ điển Tiếng Việt tƣờng giải và liên tƣởng” của tác giả Nguyễn
Văn Đạm: “ Biện pháp là cách làm, cách hành động đối phó để đi đến một mục
đích nhất định”.
Nhƣ vậy biện pháp đƣợc hiểu chung nhất là cách làm thực hiện một công
việc nào đó nhằm đạt đƣợc mục đích đề ra.
* Biện pháp quản lý GDPL: là cách làm, cách hành động cụ thể để nâng
cao hiệu quả GDPL cho học sinh.
1.3. Giáo dục pháp luật cho học sinh THPT
1.3.1. Đặc điểm tâm lýcủa học sinhTHPT
Lứa tuổi thanh niên, là giai đoạn phát triển bắt đầu từ lúc dậy thì và kết
thúc khi bƣớc vào tuổi ngƣời lớn. Tuổi thanh niên là thời kỳ từ 15- 25 tuổi,
đƣợc chia làm hai thời kỳ:
+ Thời kỳ từ 15- 18 tuổi: gọi là tuổi đầu thanh niên
+ Thời kỳ từ 18- 25 tuổi: giai đoạn hai của tuổi thanh niên (thanh niên,
sinh viên).
23
Lứa tuổi học sinh THPT thuộc giai đoạn đầu. Đây là thời kỳ quan trọng
trong sự phát triển và hình thành nhân cách của học sinh.
* Đặcđiểm học tập
Lứa tuổi này đòi hỏi tính tự giác và độc lập hơn. Trong giai đoạn này,
nhà trƣờng có vị trí quan trọng, đây là nơi không chỉ trang bị tri thức mà còn
tác động hình thành thế giới quan và nhân sinh quan cho mỗi học sinh.
Học tập vẫn là hoạt động chủ đạo của học sinh THPT. Với những yêu
cầu cao hơn về tính tíchcực và độc lập trí tuệ. Muốn lĩnh hội đƣợc sâu sắc môn
học phải có trình độ tƣ duy. Đòi hỏi phải có tính năng động và độc lập ở lứa
tuổi này. Thái độ đối với việc học tập cũng có sự thay đổi. Thái độ tự ý thức về
việc học tập cho tƣơng lai đƣợc nâng cao. Học sinh THPT bắt đầu đánh giá
hoạt động chủ yếu theo quan điểm của tƣơng lai mình. Có thái độ lựa chọn đối
với từng môn học và đôi khi chỉ chăm chỉ học những môn đƣợc cho là quan
trọng và có ảnh hƣởng trực tiếp tới tƣơng lai. Ở lứa tuổi này các hứng thú và
khuynh hƣớng học tập đã trở nên xác định và thể hiện rõ ràng hơn, học sinh
thƣờng có hứng thú ổn định đối với một môn khoa học hay lĩnh vực nào đó.
Điều này kích thích nguyện vọng muốn mở rộng và đào sâu các tri thức trong
lĩnh vực tƣơng ứng.
* Đặcđiểm của sự pháttriển trí tuệ
Lứa tuổi THPT là giai đoạn quan trọng trong việc phát triển trí tuệ. Do
cơ thể đƣợc hoàn thiện nên tạo điều kiện cho phát triển trí tuệ. Cảm giác và tri
giác lứa tuổi này đã đạt mức độ của ngƣời lớn. Điều này làm cho năng lực cảm
thụ đƣợc nâng cao. Trí nhớ cũng phát triển rõ rệt, học sinh đã biết sử dụng
nhiều phƣơng pháp ghi nhớ chứ không chỉ ghi nhớ một cách máy móc (học
thuộc). Sự chú ý của học sinh THPT cũng phát triển (học sinh có thể tập trung
chú ý vào tài liệu mà mình không hứng thú nhƣng hiểu đƣợc ý nghĩa quan
trọng của nó).
24
Hoạt động tƣ duy của học sinh THPT phát triển mạnh, ở thời kỳ này học
sinh đã có khả năng tƣ duy lý luận, trừu tƣợng một cách độc lập và sáng tạo.
Những năng lực nhƣ phân tích, so sánh, tổng hợp cũng phát triển.
Nhƣ vậy, hoạt động nhận thức của lứa tuổi học sinh THPT đã phát triển
ở mức độ cao, có khả năng nhận thức vấn đề một cách đúng đắn và sâu sắc.
Khả năng tƣ duy và nhận thức cũng sẽ dần đƣợc hoàn thiện trong quá trình học
tập và rèn luyện cá nhân.
* Sự pháttriển tự ý thức
Sự tự ý thức là một đặc điểm nổi bật trong sự phát triển nhân cách của
học sinh trung học phổ thông, nó có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển tâm lý
của lứa tuổi này. Sự tự ý thức của học sinh THPT đƣợc biểu hiện ở nhu cầu tìm
hiểu và tự đánh giá những đặc điểm tâm lý của mình theo các chuẩn mực đạo
đức của xã hội, theo quan điểm về mục đích cuộc sống. Điều này khiến học
sinh quan tâm sâu sắc tới đời sống tâm lý, những phẩm chất nhân cách và năng
lực riêng, cũng nhƣ tự đánh giá khả năng của mình.
Giai đoạn này, học sinh không chỉ tự ý thức về cái tôi của mình mà còn
nhận thức vị trí của mình trong tƣơng lai. Xuất hiện khuynh hƣớng phân tích và
tự đánh giá bản thân mình một cách độc lập. Học sinh THPT có nguyện vọng
thể hiện cá tính của mình trƣớc mọi ngƣời một cáchđộc đáo, tìm cách để ngƣời
khác quan tâm đến mình hoặc làm điều gì đó nổi bật.
* Sự hình thành thếgiới quan
Sự hình thành thế giới quan là nét chủ yếu trong tâm lý thanh niên vì họ
đang có nhu cầu khám phá, tìm hiểu về thế giới. Việc hình thành thế giới quan
dựa trên cơ sở những tri thức mà học sinh đƣợc học ở trƣờng về, thấy đƣợc cái
đẹp, cái tốt, xấu… dần dần ý thức và qui vào các hình thức, tiêu chuẩn nguyên
tắc hành vi xác định theo một hệ thống hoàn chỉnh.
Học sinh THPT đã có ý thức xây dựng lý tƣởng sống cho mình, biết xây
dựng hình ảnh con ngƣời lý tƣởng gần vớithực tế sinh hoạt hàng ngày.
25
* Hoạt động giaotiếp
- Giao tiếp với người lớn
Quan hệ với bạn bè và cha mẹ. Tình bạn là cảm tình quan trọng nhất ở
lứa tuổi THPT. Ở tuổi này giao tiếp với ngƣời lớn tuổi hoặc nhỏ tuổi chiếm vị
trí nhỏ. Điều này là do thanh niên khát khao có những quan hệ bình đẳng trong
cuộc sống. Giai đoạn này họ đã có nhu cầu sống tự lập: tự lập về hành vi, tình
cảm và đạo đức, giá trị. Mối quan hệ với cha mẹ trong giai đoạn này trở nên
phức tạp nhƣng cũng dần bình đẳng hơn.
- Giao tiếp trong nhóm bạn
Ở tuổi này, quan hệ với bạn bè đƣợc mở rộng và chiếm vị trí quan trọng.
Nhu cầu giao tiếp với bạn bè cùng lứa tuổi phát triển mạnh mẽ. Tình bạn trong
giai đoạn này có ý nghĩa rất quan trọng, học sinh giai đoạn này có khát vọng tự
khám phá bản thân mình nhƣng vì chƣa có khả năng hiện thực hóa biểu tƣợng
bản thân mình nên thanh niên muốn kiểm tra mình bằng cách so so sánh với
ngƣời khác. Chính tình bạn thân thiết giúp họ đối chiếu đƣợc những trải
nghiệm, ƣớc mơ…
- Giao tiếp với bạn khácgiới
Ở tuổi học sinh THPT đã xuất hiện một loại tình cảm đặc biệt - tình yêu
nam nữ. Đây là trạng thái hoàn toàn mới trong đời sống tình cảm của lứa tuổi
này. Tuy nhiên tình cảm này chỉ mới dùng ở mức yêu đƣơng bạn bè, do lứa
tuổi này ít bộc lộ tình cảm của mình. Nhìn chung đây là một vấn đề phức tạp nó
đòi hỏi sự nghiên cứu từ nhiều phía.
- Đời sống tình cảm của học sinh THPT
Đời sống tình cảm của lứa tuổi này rất đa dạng phong phú, mang tính sâu
sắc. Nó gắn liền với thế giới quan, lý tƣởng, nghề nghiệp…Thời kỳ này, các
nhà tâm lý đã phân chia các loại ngƣời theo đặc điểm cảm xúc của họ nhƣ: loại
ngƣời đa cảm, loại ngƣời lạnh lùng, loại ngƣời dễ gần… chúng dần đƣợc hình
thành bởi nhiều yếu tố bản thân và xã hội.
26
Nhƣ vậy học sinh THPT là lứa tuổi mộng mơ, khao khát sáng tạo, thích
cái mới lạ, chuộng cái đẹp, hình thức bên ngoài, rất hăng hái nhiệt tình trong
công việc, lạc quan yêu đời nhƣng cũng rất dễ bi quan chán nản khi gặp thất
bại. Bên cạnh đó cũng phải nói đến ở một số học sinh THPT tình cảm cách
mạng và ý chí phấn đấu yếu, trình độ giác ngộ, nhận thức về xã hội còn thấp.
Một số có thái độ coi thƣờng lao động chân tay, thích cuộc sống xa hoa lãng
phí, ăn chơi, đua đòi theo bạn bè…
Chính vì vậy, ngƣời lớn cần thấy nhu cầu và nguyện vọng ở các em là
chính đáng, cái tôi của các em phải đƣợc tôn trọng. Nếu ngƣời lớn không chịu
thay đổi mối quan hệ, cách nhìn nhận với các em thì sẽ gây ra những phản ứng
dƣới dạng bất bình, bƣớng bỉnh, không nghe lời và tự làm theo ý mình. Những
quan hệ xung đột giữa các em với ngƣời lớn dẫn đến làm nảy sinh những hành
vi tƣơng ứng nhƣ xa lánh, không tin tƣởng và luôn cảm giác không đƣợc tôn
trọng. Do đó tác động giáo dục của ngƣời lớn với các em bị suy giảm thậm chí
không có tác dụng.
Vì vậy, trong giao tiếp với các em, ngƣời lớn cần: phải mong muốn và
biết cách tôn trọng tính độc lập và quyền bình đẳng của các em. Quan hệ giữa
thanh niên và ngƣời lớn sẽ không mâu thuẫn nếu quan hệ đó đƣợc xây dựng
trên cơ sở tôn trọng, giúp đỡ lẫn nhau. Khi tiếp xúc với các em, ngƣời lớn cần
gƣơng mẫu, khéo léo, tế nhị.
1.3.2. Giáodụcpháp luậtcho học sinhTHPT
1.3.2.1. Vaitrò giáo dụcpháp luậtcho học sinh trong trường THPT
Trong giai đoạn hiện nay khi đất nƣớc đang tiến lên CNXH bằng con
đƣờng phát triển nền kinh tế thị trƣờng và bối cảnh chung của thế giới hiện nay
là sự hội nhập, quốc tế hóa, toàn cầu hóa nên vấn đề chất lƣợng con ngƣời phát
triển toàn diện là yêu cầu bức thiết của xã hội đối với giáo dục. Bên cạnh những
tri thức khoa học, những tri thức về pháp luật là yêu cầu bắt buộc trong hành
trang bƣớc vào đời của các em học sinh. Đó là cơ sở để các em trở thành những
27
ngƣời côngdân tốt, ngƣời công dân có íchgóp phần vào sự nghiệp và xây dựng
đấtnƣớc.
Vai trò của GDPL xuất phát từ vai trò và giá trị xã hội của pháp luật.
Pháp luật là phƣơng tiện để tổ chức đờisống nhà nƣớc, đời sống xã hội; là công
cụ để Nhà nƣớc quản lý xã hội; là phƣơng tiện để ngƣời công dân thực hiện lợi
ích, nhu cầu, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của mình. Bởi vậy, GDPL
tạo ra khả năng hình thành các điều kiện và nhân tố thuận lợi cho hoạt động
quản lý nhà nƣớc, quản lý xã hội. Về mặt lý luận, GDPL đƣợc coi là một trong
những con đƣờng hình thành ý thức của công dân. Vì vậy, tại Hội nghị giữa
nhiệm kỳ khóa VII Đảng ta đã xác định: “Tăng cƣờng giáo dục ý thức pháp
luật, nâng cao hiểu biết và ý thức tôn trọng pháp luật sống và làm việc theo
Hiến pháp và pháp luật, đảm bảo cho pháp luật đƣợc thực thi một cách nghiêm
minh, thống nhất và công bằng.”
Đối với hệ thống giáo dục phổ thông, GDPL không chỉ đơn thuần là một
hoạt động thực tiễn mà nó là một bộ phận của khoa học giáo dục áp dụng trong
trƣờng phổ thông. Vai trò của GDPL đƣợc thể hiện trƣớc hết ở chỗ nó làm đầy
đủ hơn kiến thức văn hóa phổ thông. Trong điều kiện đất nƣớc hiện nay thì văn
hóa pháp lý không thể tách rời văn hóa phổ thông nói chung. GDPL ở trƣờng
phổ thông có vai trò hỗ trợ cho các hoạt động giáo dục khác, nhất là những bộ
môn giáo dục xã hội nhƣ giáo dục thẩm mỹ, giáo dục công dân để hình thành
nhân cách học sinh. Bởi với các thuộc tính của mình, các quy tắc về tình cảm,
thẩm mỹ, đạo đức không đủ sức để lý giải cho học sinh rất nhiều vấn đề cụ thể
xảy ra trong cuộc sống, những đòi hỏi cụ thể của yêu cầu “quản lý xã hội bằng
pháp luật”. Mặt khác, để học sinh có đầy đủ nhân cách đúng với chuẩn mực xã
hội, giáo dục phải trải qua một quá trình gồm nhiều bƣớc khác nhau mà trong
đó “cái tối đa của pháp luật là cái tối thiểu của đạo đức”. Bằng GDPL, học sinh
sẽ nắm đƣợc những chuẩn mực của xã hội, từ đó rèn luyện thói quen tuân thủ
pháp luật. Vì những lý do trên mà GDPL có vai trò vô cùng quan trọng đối với
học sinh. Đây là yêu cầu, đòi hỏi cấp thiết, mang tính khách quan và hoàn toàn
28
phù hợp với mục tiêu giáo dục toàn diện của chúng ta là “đào tạo con ngƣời
Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề
nghiệp, trung thành với lý tƣởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình
thành và bồi dƣỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng
yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
1.3.2.2. Nội dung, những con đường giáo dục cho học sinh THPT
GDPL cho học sinh THPT chúng ta cần chú trọng giáo dục các tri thức
về pháp luật nhƣ an toàn giao thông, phòng chống ma túy, bảo vệ môi trƣờng…
Học sinh nắm đƣợc các biểu hiện đúng pháp luật, những biểu hiện VPPL. Từ
đó, hình thành cho các em thói quen xử sự, nếp sống phù hợp với quy định của
pháp luật, tự giác tuân thủ pháp luật, có thái độ, hành vi đúng đắn, tích cực
trong việc sử dụng pháp luật.
GDPL cho học sinh bằng nhiều conđƣờng
Giáo dục thông qua các môn học. Thông qua các môn học, các em đƣợc
làm quen với các kiến thức về pháp luật ở các khía cạnh khác nhau. Môn Sinh
học giúp các em hiểu về động vật, thực vật, vai trò tồn tại của các loài để hình
thành ở các em sự hiểu biết cần phải bảo tồn thế giới tự nhiên quanh ta…
Trong các môn học, môn GDCD là một môn chủ đạo để GDPL cho học sinh.
Hệ thống các văn bản, các quy phạm pháp luật, các quyền và nghĩa vụ của công
dân đã đƣợc đƣa vào phân phốichƣơng trình và sách giáo khoa môn này.
Thông qua các hoạt động ngoại khóa, các hoạt động ngoài giờ lên lớp là
cách GDPL cho học sinh rất hiệu quả. Thông qua các tiết học ngoài giờ ở
trƣờng, các câu lạc bộ ở trƣờng và địa phƣơng, các hoạt động văn hóa, tham
quan thực tế… sẽ đƣa các em vào tìm hiểu các kiến thức pháp luật, nâng cao
hiểu biết cho các em.
GDPL cho học sinh thông qua sự phối hợp giữa nhà trƣờng với các
LLGD ngoài nhà trƣờng, đặc biệt là gia đình. Đây là con đƣờng giáo dục cũng
hết sức cần thiết. Ngoài việc học ở trƣờng, các em sống cùng gia đình, với cộng
đồng địa phƣơng. Để GDPL cho các em đƣợc thƣờng xuyên, cần kết hợp với
các LLGD. Làm nhƣ vậy GDPL mới đạt hiệu quả cao.
29
Tự giáo dục là con đƣờng ý nghĩa nhất trong việc GDPL cho học sinh.
Quá trình tự tu dƣỡng, tự rèn luyện là quá trình lâu dài, liên tục và suốt đời mỗi
con ngƣời. Các kiến thức GDPL có đi vào và trở thành các hành vi ở mỗi em
hay không là do sự tự tu dƣỡng, tự rèn luyện, tự ý thức của các em.
1.4. Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh THPT
1.4.1. Quản lýgiáodụcpháp luậttheo các chức năng quảnlý
Quản lý GDPL là tác động có ý thức của chủ thể quản lý tới đối tƣợng
quản lý nhằm đƣa hoạt động GDPL đạt kết quả mong muốn một cách hiệu quả
nhất. Đó chính là việc trang bị, bồi dƣỡng và nâng cao tri thức pháp luật; hình
thành, tạo dựng lòng tin vào pháp luật; xây dựng thói quen vững chắc xử sự
theo những đòi hỏi của pháp luật cho các em học sinh, những chủ nhân tƣơng
lai của đất nƣớc.
Hoạt động quản lý GDPLbao gồm các bƣớc:
- Lập kế hoạch quản lý GDPL với mục tiêu, biện pháp rõ ràng, những
bƣớc đi cụ thể và các điều kiện cần thiết cho việc thực hiện mục tiêu GDPL.
- Tổ chức thực hiện, sắp xếp con ngƣời, công việc một cách khoa học,
hợp lý có tính khả thi cao, phối hợp với các lực lƣợng, các bộ phận để tạo ra
các tác động thích hợp nhằm đạt hiệu quả. Ngƣời quản lý phải thông báo kế
hoạch, chƣơng trình GDPL đến các thành viên, các lực lƣợng trong và ngoài
nhà trƣờng. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của từng
thành viên, xác lập cơ chế phối hợp giữa các bộ phận, các thành viên.
- Xác lập quyền chỉ huy, điều hành của ngƣời lãnh đạo trong toàn bộ quá
trình quản lý, huy động mọi lực lƣợng thực hiện kế hoạch và điều hành mọi
hoạt động diễn ra theo một trật tự nhất định.
- Kiểm tra công việc diễn ra ở mọi giai đoạn trong quá trình quản lý
nhằm vào việc đánh giá tiến độ, nhịp độ của quá trình quản lý so với kế hoạch,
xác định mục tiêu đạt đƣợc so với mục tiêu đề ra. Phát hiện sai sót, khuyết
điểm cần khắc phục đồng thời phát hiện những vấn đề mới nảy sinh tìm biện
30
pháp giải quyết; rút ra bài học kinh nghiệm cho quá trình quản lý sau đạt kết
quả hơn.
1.4.2. Hiệu trưởng trường THPT trong việc quản lý giáo dục pháp luật cho
học sinh
Trong nhà trƣờng, Hiệu trƣởng là ngƣời do cơ quan nhà nƣớc có thẩm
quyền bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trƣớc nhà nƣớc, trƣớc nhân dân và cấp trên
trực tiếp về mọi hoạt động giáo dục của nhà trƣờng. Là ngƣời thay mặt Nhà
nƣớc điều hành toàn bộ bộ máy và thực hiện đồng bộ các nội dung định hƣớng
phát triển giáo dục đào tạo trong sự vận hành chung của hệ thống giáo dục quốc
dân. Năng lực (bao gồm cả phẩm chất đạo đức và năng lực quản lý) của Hiệu
trƣởng có ý nghĩa quyết định hiệu quả của quá trình quản lý và sự phát triển
nhàtrƣờng.
Theo Uxinxiki: “Hiệu trƣởng là nhà giáo dục chủ chốt trong nhà
trƣờng, giáo dục học sinh thông qua các giáo viên, làm thầy giáo các giáo
viên, dạy cho họ khoa học và nghệ thuật giáo dục. “Chính vì vậy, Hiệu
trƣởng phải là ngƣời có phẩm chất đạo đức chính trị tốt, có chuyên môn
vững vàng, năng động, sáng tạo, mềm dẻo, linh hoạt trong giao tiếp và trong
công tác quản lý. Ngƣời Hiệu trƣởng phải tự xây dựng cho mình phong cách
lãnh đạo dân chủ, quyết đoán, có hiệu quả. Ngƣời Hiệu trƣởng là linh hồn, là
trung tâm của sự đoàn kết nhất trí của tập thể sƣ phạm đồng thời phải biết
phát huy tài năng, trí tuệ sức lực của toàn thể cán bộ giáo viên vào sự nghiệp
giáo dục của nhà trƣờng.
Ngƣời Hiệu trƣởng có vai trò quan trọng trong hoạt động GDPL cho học
sinh, là ngƣời trực tiếp lập kế hoạch quản lý, tổ chức chỉ đạo GDPL. Hiệu
trƣởng chủ động tổ chức phối hợp các lực lƣợng giáo dục trong và ngoài nhà
trƣờng để GDPL cho học sinh. Hiệu trƣởng phải thƣờng xuyên kiểm tra, đánh
giá quá trình GDPL cho học sinh và trực tiếp giáo dục học sinh, đặc biệt giáo
dục học sinh cá biệt. Trong cuốn “Trái tim tôi đang dâng hiến cho trẻ” Uxinxiki
31
có viết: “Nếu Hiệu trƣởng chỉ dạy cách giáo dục mà không trực tiếp tiếp xúc
với học sinh thì ông ta không còn là nhà giáo dục nữa, thiếu sự tiếp xúc trực
tiếp với học sinh, Hiệu trƣởng sẽ mất đi cái phẩm chất quan trọng nhất của nhà
sƣ phạm là năng lực tiếp xúc với tâm hồn trẻ.”
1.4.3.Cácyếu tốảnhhưởngđếnquản lý giáo dục pháp luật cho học sinh THPT
1.4.3.1. Các yếu tố khách quan
* Nội dung chương trình
Chƣơng trình giáo dục pháp luật còn dàn trải, nặng về phổ biến các quy
định của pháp luật, chƣa chú trọng đến việc hƣớng học sinh rèn luyện kỹ năng
ứng xử, kỹ năng vận dụng pháp luật vào để giải quyết các vấn đề của thực tiễn
cuộc sống.
* Cơ chế chính sách
Ngân sách dành cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật hết sức khó
khăn. Hiện nay trong các nhà trƣờng chƣa bố trí kinh phí phổ biến, giáo dục
pháp luật trong trƣờng học thành khoản riêng để chủ động trong hoạt động.
Hiệu quả sử dụng tủ sách pháp luật trong nhà trƣờng còn thấp.
* Trình độ giáoviên
Việc giảng dạy pháp luật trong các trƣờng đại học, cao đẳng không
chuyên luật chƣa thống nhất. Pháp luật đại cƣơng chỉ là môn học bắt buộc đối
với một số ngành thuộc lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn, mà không phải là
môn học chung, thống nhất bắt buộc đối với tất cả các ngành. Trong chƣơng
trình đào tạo đại học của nhiều ngành vẫn chƣa có môn pháp luật đại cƣơng.
Việc này dẫn đến một lỗ hổng trong đào tạo. Do đó, nhiều sinh viên tốt nghiệp
đại học chƣa đƣợc trang bị kiến thức đại cƣơng về nhà nƣớc và pháp luật trong
đó có sinh viên các trƣờng Sƣ phạm. Bên cạnh đó chƣơng trình bồi dƣỡng kiến
thức về pháp luật cho giáo viên chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Vì vậy, trình
độ và phƣơng pháp giảng dạy nội dung giáo dục pháp luật của giáo viên còn
hạn chế.
32
1.4.3.2. Các yếu tố chủ quan
* Gia đình
Gia đìnhlà tế bào củaxã hội, là môitrƣờng giáo dục đầu tiên của mỗi con
ngƣời. Gia đình còn là mảnh đất đầu tiên cho nhân cách nảy mầm và phát triển,
là cội nguồn của những tình cảm thiêng liêng nhất trong cuộc đời của mỗi con
ngƣời. Tronggia đình, ôngbà, cha mẹ, anh chị là tấm gƣơng sáng để các em học
tập, làm theo: “Không có gì tác động lên tâm hồn non trẻ bằng quyền lực của sự
làm gƣơng. Còn giữa muôn vàn tấm gƣơng, không có tấm gƣơng nào gây ấn
tƣợng sâusắc, bền chặt bằngtấm gƣơng của bố mẹ và thầy cô giáo” (Ni-vi-cốp).
Xã hội càng phát triển thì gia đình càng trở thành pháo đài quan trọng, bền vững
cho sự hình thành và phát triển tiềm năng của thế hệ tƣơng lai.
Chính vì vậy, bên cạnh chức năng duy trì nòi giống, phát triển kinh tế
đảm bảo cuộc sống, gia đình còn có chức năng rất quan trọng là nuôi dạy, chăm
sóc, giáo dục, xây dựng và bồi dƣỡng nhân cách, hoàn thiện đời sống tâm hồn,
tình cảm của mỗi ngƣời. Gia đình là trƣờng học đầu tiên, ngƣời cha, ngƣời mẹ
là những thầy giáo đầu tiên và suốt đời của mỗi ngƣời. Giáo dục con cái không
chỉ thuần túy là tình cảm của cha mẹ mà còn là trách nhiệm, nghĩa vụ công dân
của những ngƣời làm cha làm mẹ. Điều 19 Luật hôn nhân và gia đình đã ghi:
“Cha mẹ có nghĩa vụ thƣơng yêu, nuôi dƣỡng, giáo dục con, chăm lo đến sự
phát triển lành mạnh của con về thể chất, trí tuệ, đạo đức… Cha mẹ phải làm
gƣơng tốt cho con về mọi mặt và phối hợp chặt chẽ với nhà trƣờng và các tổ
chức xã hội trong việc giáo dục con”. Điều 24 trong Luật bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục trẻ em ghi: “Cha mẹ, ngƣời giám hộ là ngƣời trƣớc tiên chịu trách
nhiệm về việc chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ em, dành điều kiện tốt nhất cho sự
phát triển của trẻ em… Cha mẹ, ngƣời giám hộ, các thành viên lớn tuổi khác
trong gia đình phải gƣơng mẫu về mọi mặt để cho trẻ em noi theo; có trách
nhiệm xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, tạo môi trƣờng
lành mạnh cho sự phát triển toàn diện của trẻ em”.
Nhƣ vậy, gia đình là một lực lƣợng giáo dục không thể thiếu đƣợc trong
quá trình giáo dục học sinh nói chung, GDPL nói riêng. Giáo dục gia đình có vai
33
trò hết sức quan trọng và ảnh hƣởng sâu sắc đến quá trình hình thành và phát
triển nhân cách của học sinh, giúp trẻ tiếp thu có hiệu quả sự giáo dục của nhà
trƣờng, giáo dục của xã hội trên cơ sở phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà
trƣờng và xã hội. Chínhvì vậy, gia đình phải là một môi trƣờng chuẩn mực “ấm
no, hạnh phúc, bìnhđẳng, hòa thuận”, các bậc cha mẹ phải thƣờng xuyên liên hệ
chặt chẽ vớinhà trƣờng để kịp thờigiáo dục con cái.
* Nhà trường
Nhà trƣờng là một thiết chế xã hội chuyên biệt thực hiện chức năng cơ
bản là tái sản xuất sức lao động, phát triển nhân cách con ngƣời mà thế hệ trƣớc
truyền lại cho thế hệ sau có sự vƣợt lên phù hợp với xu thế của thời đại nhằm
duy trì, phát triển xã hội.
Nhà trƣờng là nhân tố quan trọng giữ vai trò trung tâm trong việc GDPL
cho học sinh, phối kết hợp với gia đình và xã hội để tạo nên một môi trƣờng
giáo dục thƣờng xuyên, liên tục cho các em. Nhà trƣờng là một cơ quan đƣợc
nhà nƣớc thành lập để thực hiện công việc đặc trách: thực hiện đƣờng lối, quan
điểm giáo dục của Đảng trong từng giai đoạn phát triển của đất nƣớc; là một tổ
chức duy nhất, chuyên biệt tổ chức lao động trí tuệ và sáng tạo toàn bộ tri thức,
kinh nghiệm lịch sử của nhân loại cho thế hệ trẻ, phù hợp với đặc điểm tâm
sinh lý lứa tuổi nhằm hình thành và phát triển mô hình nhân cách lý tƣởng của
xã hội đặt ra về tri thức, đạo đức, sức khỏe, lao động… một cách có hiệu quả,
chất lƣợng hơn hẳn các thiết chế khác. Mục tiêu giáo dục nhà trƣờng đƣợc thực
hiện bởi đội ngũ các nhà giáo dục đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng tại các trƣờng sƣ
phạm cho một chƣơng trình, nội dung, phƣơng pháp, cơ sở vật chất, kỹ thuật,
công nghệ và thiết bị hiện đại nhằm phát triển toàn diện nhân cách hƣớng tới sự
thành đạt của ngƣời công dân. Vì vậy, giáo dục nhà trƣờng có một vị trí đặc
biệt quan trọng. Các bậc cha mẹ dù là những ngƣời có trình độ, sự hiểu biết,
môi trƣờng giáo dục gia đình dù có ƣu thế tích cực nhƣng cũng không thể thay
thế đƣợc giáo dục nhà trƣờng.
Để thống nhất trong việc giáo dục mọi mặt cho thế hệ trẻ nói chung,
GDPL nói riêng thì nhà trƣờng phải thực hiện tốt chức năng giảng dạy và giáo
Luận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT
Luận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT

More Related Content

What's hot

Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...
Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...
Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Liệt Kê 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Tại Ubnd Xã, Điểm Cao
Liệt Kê 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Tại Ubnd Xã, Điểm CaoLiệt Kê 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Tại Ubnd Xã, Điểm Cao
Liệt Kê 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Tại Ubnd Xã, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Các chủ trương của Đảng và nhà nước về phát triển Công nghệ thông tin tại Việ...
Các chủ trương của Đảng và nhà nước về phát triển Công nghệ thông tin tại Việ...Các chủ trương của Đảng và nhà nước về phát triển Công nghệ thông tin tại Việ...
Các chủ trương của Đảng và nhà nước về phát triển Công nghệ thông tin tại Việ...
sunflower_micro
 
Đề tài: Ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành công việc
Đề tài: Ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành công việcĐề tài: Ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành công việc
Đề tài: Ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành công việc
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Bài mẫu Luận văn xử lý vi phạm hành chính, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn xử lý vi phạm hành chính, 9 ĐIỂMBài mẫu Luận văn xử lý vi phạm hành chính, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn xử lý vi phạm hành chính, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Luận văn: Quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đ...
Luận văn: Quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đ...Luận văn: Quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đ...
Luận văn: Quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đ...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp
Luận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệpLuận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp
Luận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường THPT Tp Long Xuyên
Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường THPT Tp Long XuyênQuản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường THPT Tp Long Xuyên
Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường THPT Tp Long Xuyên
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực giao thông đường bộ
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực giao thông đường bộLuận văn: Xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực giao thông đường bộ
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực giao thông đường bộ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản lý hoạt động học tập của sinh viên trường đại học
Luận văn: Quản lý hoạt động học tập của sinh viên trường đại họcLuận văn: Quản lý hoạt động học tập của sinh viên trường đại học
Luận văn: Quản lý hoạt động học tập của sinh viên trường đại học
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Đề tài: Quản lý hoạt động làm luận văn tốt nghiệp của học viên, HAY
Đề tài: Quản lý hoạt động làm luận văn tốt nghiệp của học viên, HAYĐề tài: Quản lý hoạt động làm luận văn tốt nghiệp của học viên, HAY
Đề tài: Quản lý hoạt động làm luận văn tốt nghiệp của học viên, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Sư Phạm, Điểm Cao Mới Nhất.docx
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Sư Phạm, Điểm Cao Mới Nhất.docxTrọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Sư Phạm, Điểm Cao Mới Nhất.docx
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Sư Phạm, Điểm Cao Mới Nhất.docx
Dịch Vụ viết thuê trọn gói. ZALO/TELE 0973287149
 
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của học viên trường Cảnh sát, HAY
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của học viên trường Cảnh sát, HAYLuận văn: Kỹ năng giao tiếp của học viên trường Cảnh sát, HAY
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của học viên trường Cảnh sát, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài Thực trạng quản lí nhà nước về đất đai ở thành phố hải phòng sdt/ ZAL...
Đề tài Thực trạng quản lí nhà nước về đất đai ở thành phố hải phòng  sdt/ ZAL...Đề tài Thực trạng quản lí nhà nước về đất đai ở thành phố hải phòng  sdt/ ZAL...
Đề tài Thực trạng quản lí nhà nước về đất đai ở thành phố hải phòng sdt/ ZAL...
Thư viện Tài liệu mẫu
 
Luận văn: Đăng ký khai sinh theo pháp luật về hộ tịch hiện nay
Luận văn: Đăng ký khai sinh theo pháp luật về hộ tịch hiện nayLuận văn: Đăng ký khai sinh theo pháp luật về hộ tịch hiện nay
Luận văn: Đăng ký khai sinh theo pháp luật về hộ tịch hiện nay
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản lí dạy học môn Toán tại Trường tiểu học Bồ Đề
Luận văn: Quản lí dạy học môn Toán tại Trường tiểu học Bồ ĐềLuận văn: Quản lí dạy học môn Toán tại Trường tiểu học Bồ Đề
Luận văn: Quản lí dạy học môn Toán tại Trường tiểu học Bồ Đề
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai
Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Nhà Nước Về Đất ĐaiBáo Cáo Thực Tập Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai
Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai
Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận văn: Xử lý vi phạm hành chính trong phòng cháy và chữa cháy
Luận văn: Xử lý vi phạm hành chính trong phòng cháy và chữa cháy Luận văn: Xử lý vi phạm hành chính trong phòng cháy và chữa cháy
Luận văn: Xử lý vi phạm hành chính trong phòng cháy và chữa cháy
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ
Luận văn: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ Luận văn: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ
Luận văn: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển rừng trồng ...
Luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển rừng trồng ...Luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển rừng trồng ...
Luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển rừng trồng ...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 

What's hot (20)

Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...
Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...
Luận văn: Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...
 
Liệt Kê 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Tại Ubnd Xã, Điểm Cao
Liệt Kê 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Tại Ubnd Xã, Điểm CaoLiệt Kê 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Tại Ubnd Xã, Điểm Cao
Liệt Kê 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Tại Ubnd Xã, Điểm Cao
 
Các chủ trương của Đảng và nhà nước về phát triển Công nghệ thông tin tại Việ...
Các chủ trương của Đảng và nhà nước về phát triển Công nghệ thông tin tại Việ...Các chủ trương của Đảng và nhà nước về phát triển Công nghệ thông tin tại Việ...
Các chủ trương của Đảng và nhà nước về phát triển Công nghệ thông tin tại Việ...
 
Đề tài: Ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành công việc
Đề tài: Ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành công việcĐề tài: Ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành công việc
Đề tài: Ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành công việc
 
Bài mẫu Luận văn xử lý vi phạm hành chính, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn xử lý vi phạm hành chính, 9 ĐIỂMBài mẫu Luận văn xử lý vi phạm hành chính, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn xử lý vi phạm hành chính, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đ...
Luận văn: Quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đ...Luận văn: Quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đ...
Luận văn: Quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đ...
 
Luận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp
Luận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệpLuận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp
Luận văn: Phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp
 
Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường THPT Tp Long Xuyên
Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường THPT Tp Long XuyênQuản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường THPT Tp Long Xuyên
Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường THPT Tp Long Xuyên
 
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực giao thông đường bộ
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực giao thông đường bộLuận văn: Xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực giao thông đường bộ
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực giao thông đường bộ
 
Luận văn: Quản lý hoạt động học tập của sinh viên trường đại học
Luận văn: Quản lý hoạt động học tập của sinh viên trường đại họcLuận văn: Quản lý hoạt động học tập của sinh viên trường đại học
Luận văn: Quản lý hoạt động học tập của sinh viên trường đại học
 
Đề tài: Quản lý hoạt động làm luận văn tốt nghiệp của học viên, HAY
Đề tài: Quản lý hoạt động làm luận văn tốt nghiệp của học viên, HAYĐề tài: Quản lý hoạt động làm luận văn tốt nghiệp của học viên, HAY
Đề tài: Quản lý hoạt động làm luận văn tốt nghiệp của học viên, HAY
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Sư Phạm, Điểm Cao Mới Nhất.docx
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Sư Phạm, Điểm Cao Mới Nhất.docxTrọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Sư Phạm, Điểm Cao Mới Nhất.docx
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Sư Phạm, Điểm Cao Mới Nhất.docx
 
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của học viên trường Cảnh sát, HAY
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của học viên trường Cảnh sát, HAYLuận văn: Kỹ năng giao tiếp của học viên trường Cảnh sát, HAY
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp của học viên trường Cảnh sát, HAY
 
Đề tài Thực trạng quản lí nhà nước về đất đai ở thành phố hải phòng sdt/ ZAL...
Đề tài Thực trạng quản lí nhà nước về đất đai ở thành phố hải phòng  sdt/ ZAL...Đề tài Thực trạng quản lí nhà nước về đất đai ở thành phố hải phòng  sdt/ ZAL...
Đề tài Thực trạng quản lí nhà nước về đất đai ở thành phố hải phòng sdt/ ZAL...
 
Luận văn: Đăng ký khai sinh theo pháp luật về hộ tịch hiện nay
Luận văn: Đăng ký khai sinh theo pháp luật về hộ tịch hiện nayLuận văn: Đăng ký khai sinh theo pháp luật về hộ tịch hiện nay
Luận văn: Đăng ký khai sinh theo pháp luật về hộ tịch hiện nay
 
Luận văn: Quản lí dạy học môn Toán tại Trường tiểu học Bồ Đề
Luận văn: Quản lí dạy học môn Toán tại Trường tiểu học Bồ ĐềLuận văn: Quản lí dạy học môn Toán tại Trường tiểu học Bồ Đề
Luận văn: Quản lí dạy học môn Toán tại Trường tiểu học Bồ Đề
 
Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai
Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Nhà Nước Về Đất ĐaiBáo Cáo Thực Tập Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai
Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai
 
Luận văn: Xử lý vi phạm hành chính trong phòng cháy và chữa cháy
Luận văn: Xử lý vi phạm hành chính trong phòng cháy và chữa cháy Luận văn: Xử lý vi phạm hành chính trong phòng cháy và chữa cháy
Luận văn: Xử lý vi phạm hành chính trong phòng cháy và chữa cháy
 
Luận văn: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ
Luận văn: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ Luận văn: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ
Luận văn: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Bạch Long Vĩ
 
Luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển rừng trồng ...
Luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển rừng trồng ...Luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển rừng trồng ...
Luận văn: Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển rừng trồng ...
 

Similar to Luận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT

Đề tài luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh tiểu học!
Đề tài luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh tiểu học!Đề tài luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh tiểu học!
Đề tài luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh tiểu học!
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...
Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...
Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...
Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...
Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...
Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...
hieu anh
 
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất chuyển mụ...
Luận văn: Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất chuyển mụ...Luận văn: Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất chuyển mụ...
Luận văn: Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất chuyển mụ...
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học Sử dụng phương pháp kỷ luật tích cực trong giáo...
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học Sử dụng phương pháp kỷ luật tích cực trong giáo...Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học Sử dụng phương pháp kỷ luật tích cực trong giáo...
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học Sử dụng phương pháp kỷ luật tích cực trong giáo...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu rối loạn đông cầm máu ở trẻ sơ sinh non tháng
Nghiên cứu rối loạn đông cầm máu ở trẻ sơ sinh non thángNghiên cứu rối loạn đông cầm máu ở trẻ sơ sinh non tháng
Nghiên cứu rối loạn đông cầm máu ở trẻ sơ sinh non tháng
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Th s31 011_thực hiện chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trườ...
Th s31 011_thực hiện chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trườ...Th s31 011_thực hiện chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trườ...
Th s31 011_thực hiện chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trườ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Trường Trung Học
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Trường Trung HọcHoạt Động Công Tác Xã Hội Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Trường Trung Học
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Trường Trung Học
Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Quản lý hoạt động Giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường Trung học Phổ thông ...
Quản lý hoạt động Giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường Trung học Phổ thông ...Quản lý hoạt động Giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường Trung học Phổ thông ...
Quản lý hoạt động Giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường Trung học Phổ thông ...
HanaTiti
 
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về giáo dục mầm non, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về giáo dục mầm non, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về giáo dục mầm non, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về giáo dục mầm non, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Luận văn: Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hê ̣thống bài tập nhằm phát triển...
Luận văn: Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hê ̣thống bài tập nhằm phát triển...Luận văn: Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hê ̣thống bài tập nhằm phát triển...
Luận văn: Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hê ̣thống bài tập nhằm phát triển...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Sử dụng hê ̣thống bài tập phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
Sử dụng hê ̣thống bài tập phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đềSử dụng hê ̣thống bài tập phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
Sử dụng hê ̣thống bài tập phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Đề tài: Quản lý học sinh trường mầm non Quốc tế Hữu Nghị, HAY
Đề tài: Quản lý học sinh trường mầm non Quốc tế Hữu Nghị, HAYĐề tài: Quản lý học sinh trường mầm non Quốc tế Hữu Nghị, HAY
Đề tài: Quản lý học sinh trường mầm non Quốc tế Hữu Nghị, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Cách Ứng Phó Với Những Cảm Xúc Âm Tính Trong Quan Hệ Xã Hội Của Trẻ Vị Thành ...
Cách Ứng Phó Với Những Cảm Xúc Âm Tính Trong Quan Hệ Xã Hội Của Trẻ Vị Thành ...Cách Ứng Phó Với Những Cảm Xúc Âm Tính Trong Quan Hệ Xã Hội Của Trẻ Vị Thành ...
Cách Ứng Phó Với Những Cảm Xúc Âm Tính Trong Quan Hệ Xã Hội Của Trẻ Vị Thành ...
Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài 0934.573.149 / Luanvantot.com
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Giáo Dục Bồi Dưỡng Năng Lực Cho Giáo Viên
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Giáo Dục Bồi Dưỡng Năng Lực Cho Giáo ViênLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Giáo Dục Bồi Dưỡng Năng Lực Cho Giáo Viên
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Giáo Dục Bồi Dưỡng Năng Lực Cho Giáo Viên
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
luan van thac si kinh te (4).pdf
luan van thac si kinh te (4).pdfluan van thac si kinh te (4).pdf
luan van thac si kinh te (4).pdfNguyễn Công Huy
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải sản xuất tại công ty tnhh ryong in...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải sản xuất tại công ty tnhh ryong   in...đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải sản xuất tại công ty tnhh ryong   in...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải sản xuất tại công ty tnhh ryong in...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận án: Ảnh hưởng của phân bón và tưới nước đến năng suất lúa
Luận án: Ảnh hưởng của phân bón và tưới nước đến năng suất lúaLuận án: Ảnh hưởng của phân bón và tưới nước đến năng suất lúa
Luận án: Ảnh hưởng của phân bón và tưới nước đến năng suất lúa
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

Similar to Luận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT (20)

Đề tài luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh tiểu học!
Đề tài luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh tiểu học!Đề tài luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh tiểu học!
Đề tài luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh tiểu học!
 
Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...
Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...
Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...
 
Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...
Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...
Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...
 
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...
 
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...
 
Luận văn: Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất chuyển mụ...
Luận văn: Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất chuyển mụ...Luận văn: Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất chuyển mụ...
Luận văn: Công tác quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất chuyển mụ...
 
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học Sử dụng phương pháp kỷ luật tích cực trong giáo...
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học Sử dụng phương pháp kỷ luật tích cực trong giáo...Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học Sử dụng phương pháp kỷ luật tích cực trong giáo...
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học Sử dụng phương pháp kỷ luật tích cực trong giáo...
 
Nghiên cứu rối loạn đông cầm máu ở trẻ sơ sinh non tháng
Nghiên cứu rối loạn đông cầm máu ở trẻ sơ sinh non thángNghiên cứu rối loạn đông cầm máu ở trẻ sơ sinh non tháng
Nghiên cứu rối loạn đông cầm máu ở trẻ sơ sinh non tháng
 
Th s31 011_thực hiện chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trườ...
Th s31 011_thực hiện chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trườ...Th s31 011_thực hiện chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trườ...
Th s31 011_thực hiện chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trườ...
 
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Trường Trung Học
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Trường Trung HọcHoạt Động Công Tác Xã Hội Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Trường Trung Học
Hoạt Động Công Tác Xã Hội Với Nạn Nhân Bị Bạo Lực Học Đường Tại Trường Trung Học
 
Quản lý hoạt động Giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường Trung học Phổ thông ...
Quản lý hoạt động Giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường Trung học Phổ thông ...Quản lý hoạt động Giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường Trung học Phổ thông ...
Quản lý hoạt động Giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường Trung học Phổ thông ...
 
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về giáo dục mầm non, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về giáo dục mầm non, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về giáo dục mầm non, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn quản lý nhà nước về giáo dục mầm non, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hê ̣thống bài tập nhằm phát triển...
Luận văn: Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hê ̣thống bài tập nhằm phát triển...Luận văn: Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hê ̣thống bài tập nhằm phát triển...
Luận văn: Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hê ̣thống bài tập nhằm phát triển...
 
Sử dụng hê ̣thống bài tập phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
Sử dụng hê ̣thống bài tập phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đềSử dụng hê ̣thống bài tập phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
Sử dụng hê ̣thống bài tập phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
 
Đề tài: Quản lý học sinh trường mầm non Quốc tế Hữu Nghị, HAY
Đề tài: Quản lý học sinh trường mầm non Quốc tế Hữu Nghị, HAYĐề tài: Quản lý học sinh trường mầm non Quốc tế Hữu Nghị, HAY
Đề tài: Quản lý học sinh trường mầm non Quốc tế Hữu Nghị, HAY
 
Cách Ứng Phó Với Những Cảm Xúc Âm Tính Trong Quan Hệ Xã Hội Của Trẻ Vị Thành ...
Cách Ứng Phó Với Những Cảm Xúc Âm Tính Trong Quan Hệ Xã Hội Của Trẻ Vị Thành ...Cách Ứng Phó Với Những Cảm Xúc Âm Tính Trong Quan Hệ Xã Hội Của Trẻ Vị Thành ...
Cách Ứng Phó Với Những Cảm Xúc Âm Tính Trong Quan Hệ Xã Hội Của Trẻ Vị Thành ...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Giáo Dục Bồi Dưỡng Năng Lực Cho Giáo Viên
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Giáo Dục Bồi Dưỡng Năng Lực Cho Giáo ViênLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Giáo Dục Bồi Dưỡng Năng Lực Cho Giáo Viên
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Giáo Dục Bồi Dưỡng Năng Lực Cho Giáo Viên
 
luan van thac si kinh te (4).pdf
luan van thac si kinh te (4).pdfluan van thac si kinh te (4).pdf
luan van thac si kinh te (4).pdf
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải sản xuất tại công ty tnhh ryong in...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải sản xuất tại công ty tnhh ryong   in...đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải sản xuất tại công ty tnhh ryong   in...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước thải sản xuất tại công ty tnhh ryong in...
 
Luận án: Ảnh hưởng của phân bón và tưới nước đến năng suất lúa
Luận án: Ảnh hưởng của phân bón và tưới nước đến năng suất lúaLuận án: Ảnh hưởng của phân bón và tưới nước đến năng suất lúa
Luận án: Ảnh hưởng của phân bón và tưới nước đến năng suất lúa
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Recently uploaded

Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
Qucbo964093
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 

Recently uploaded (10)

Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 

Luận văn: Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT

  • 1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠIHỌC SƢ PHẠM NGUYỄN THẾ DŨNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN TAM DƢƠNG -TỈNH VĨNH PHÚC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2014 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
  • 2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠIHỌC SƢ PHẠM NGUYỄN THẾ DŨNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN TAM DƢƠNG -TỈNH VĨNH PHÚC Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 60.14.01.14 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN THỊ HUỆ THÁI NGUYÊN - 2014 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôixin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ côngtrình nào khác. Tôixin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Tác giả Nguyễn Thế Dũng
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian nghiên cứu đề tài “Quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc”, đến nay đề tài đã đƣợc hoàn thành. Với tình cảm chân thành, tác giả xin cảm ơn Hội đồng khoa học, quý thầy cô giáo khoa Quản lý giáo dục, khoa tâm lý giáo dục, khoa Đào tạo sau Đạihọc trƣờng ĐH Sƣ phạm Thái Nguyên đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tác giả trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu đề tài. Đặc biệt tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Phó Giáo sƣ - Tiến sĩ Nguyễn Thị Huệ, ngƣời đã tận tình giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn. Đồng thời, tác giả cũng xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo các phòng ban Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc, các đồng chí lãnh đạo, các tập thể, các cá nhân giáo viên và học sinh ba trƣờng THPT huyện Tam Dƣơng, phòng GD huyện Tam Dƣơng cùng các cơ quan, các đơn vị, các ban ngành, đoàn thể của huyện Tam Dƣơng, các bậc cha mẹ học sinh, các bạn đồng nghiệp, ngƣời thân đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp những thông tin quý báu, động viên, ủng hộ và tạo mọi điều kiện cho tác giả trong quá trình nghiên cứu thực tiễn đề tài này. Mặc dù có nhiều cố gắng, song đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót, tác giả mong muốn tiếp tục nhận đƣợc lời chỉ dẫn của các thầy cô, các nhà nghiên cứu khoa học, những ý kiến đóng góp của bạn bè đồng nghiệp và những ngƣời quan tâm đến lĩnh vực đề tài nghiên cứu để đề tài đƣợc hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, tháng8 năm 2014 Tác giả Nguyễn Thế Dũng
  • 5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................... i LỜI CẢM ƠN............................................................................................... ii MỤC LỤC....................................................................................................iii DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT.............................................................. iv DÙNG TRONG LUẬN VĂN....................................................................... iv DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................v MỞ ĐẦU .....................................................................................................1 1. Tínhcấp thiếtcủađề tài................................................................................ 1 2. Mụcđíchnghiêncứu................................................................................... 4 3. Kháchthể vàđốitƣợng nghiêncứu................................................................ 4 4. Nhiệmvụ nghiêncứu................................................................................... 4 5. Giả thuyết khoa học...................................................................................4 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu .....................................................................5 7. Phƣơngpháp nghiêncứu.............................................................................. 5 8. Đónggóp mớicủađề tài............................................................................... 6 9. Kếtcấucủa luậnvăn.................................................................................... 6 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.....................7 1.1. Tổngquan nghiêncứu vấnđề..................................................................... 7 1.2. Các kháiniệmcơbảncủađềtài.................................................................. 9 1.2.1.Giáo dục............................................................................................... 9 1.2.2.Giáo dụcpháp luật ................................................................................10 1.2.3.Quảnlý giáo dục pháp luậtcho họcsinh...................................................14 1.2.4.Biệnpháp quản lý giáodục pháp luậtcho họcsinh.....................................22 1.3. Giáo dụcpháp luậtcho học sinhTHPT.......................................................22 1.3.1.Đặcđiểm tâmlý củahọc sinhTHPT........................................................22
  • 6. iii 1.3.2.Giáo dụcpháp luậtcho học sinhTHPT.....................................................26 1.4. Quảnlý giáo dụcpháp luậtcho họcsinh thpt................................................29 1.4.1.Quảnlý giáo dục pháp luậttheocác chức năngquảnlý...............................29 1.4.2. ..............................................................................................................H iệutrƣởngtrƣờngTHPTtrongviệcquảnlýgiáodụcphápluậtchohọcsinh............30 1.4.3.Các yếutố ảnh hƣởngđếnquản lý giáodụcpháp luậtcho họcsinhTHPT.....31 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1..............................................................................36 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN TAM DƢƠNG, TỈNH VĨNH PHÚC .....................................................................37 2.1. Kháiquát vềsựpháttriểnkinh tế, giáo dục huyệnTamDƣơng............................37 2.1.1.Kháiquát vềhuyệnTam Dƣơng, tỉnh VĩnhPhúc.......................................37 2.1.2.Tìnhhìnhpháttriểnkinh tế xã hội............................................................38 2.1.3.Tìnhhìnhpháttriểngiáo dục huyệnTamDƣơng.................................................42 2.2. Thực trạnggiáo dục phápluậtcho họcsinhở các trƣờngTHPThuyện Tam Dƣơng, tỉnhVĩnhPhúc...........................................................................46 2.2.1.Tìnhhìnhthanhthiếu niên VPPL............................................................ 46 2.2.2. Thực trạng giáo dục phápluậtchohọcsinhở batrƣờng THPT huyệnTam Dƣơng, tỉnhVĩnhPhúc...........................................................................50 2.3. Thực trạngvề quảnlý giáo dục pháp luậtcho học sinhở các trƣờng THPT huyệnTam Dƣơng, tỉnh VĩnhPhúc..........................................................62 2.3.1.Nhậnthức củacánbộquảnlý, giáo viênvàphụhuynhhọc sinhvềquảnlý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trƣờng THPT huyện Tam Dƣơng, tỉnh VĩnhPhúc.......................................................................................62 2.3.2. Thực trạng quảnlý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trƣờng THPT huyệnTam Dƣơng, tỉnh VĩnhPhúc..........................................................63 2.4. Đánhgiá thực trạng......................................................................................................71 2.4.1. Những ƣu điểm, hạn chế trong côngtác giáo dục pháp luật cho học sinh
  • 7. iii iv các trƣờngTHPT huyệnTamDƣơng, tỉnhVĩnhPhúc.................................71
  • 8. v 2.4.2. Những nguyênnhân kháchquan, chủquancủanhững thành côngvà hạn chế trong quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trƣờng THPT huyệnTam Dƣơng, tỉnh VĩnhPhúc..........................................................72 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2..............................................................................74 Chƣơng 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN TAM DƯƠNG TỈNH VĨNHPHÚC.....................75 3.1. Các nguyêntắc đềxuấtbiệnpháp...............................................................75 3.1.1.Đảmbảo tínhthực tiễn...........................................................................75 3.1.2.Đảmbảo tínhkhảthi..............................................................................76 3.1.3.Đảmbảo tínhhiệuquả...........................................................................76 3.1.4.Đảmbảo đáp ứng mục tiêu giáodục toàndiện học sinh..............................77 3.2. Các biệnpháp quảnlý giáo dục phápluậtcho học sinhở các trƣờngTHPT huyệnTam DƣơngtỉnhVĩnhPhúc...........................................................77 3.2.1. Lập kế hoạchgiáo dục pháp luậtcho học sinhtheo chủđiểmphùhợp đối tƣợnghọc sinhTHPT.............................................................................77 3.2.2. Bồidƣỡng kỹ năng giáo dục pháp luậtcho giáo viêngiảng dạymônGiáo dụccôngdân, giáo viênchủnhiệm, Bí thƣđoàn.........................................80 3.2.3. Xây dựng tập thể học sinh tự quản tốt, chú trọng giáo dục học sinh cá biệt..................................................................................................83 3.2.4.Chỉđạo thực hiện giáo dụcpháp luậtcho học sinhthôngquacác mônhọc.....86 3.2.5. Đa dạnghóacác hoạtđộngngoàigiờ lên lớp, hoạtđộngngoại khóa, hoạt động tập thểtheocác chủđiểm giáo dục pháp luật.......................................89 3.2.6. Tổ chức họcsinhtham gia các cuộcthitìmhiểu về pháp luậtdo các cấp, các ngànhphátđộng...............................................................................91 3.2.7.Tổ chứcphốihợp chặtchẽgiữa nhàtrƣờng, gia đìnhvà xãhội....................93 3.3. Mốiliên hệ giữacác biệnpháp...................................................................98 3.4. Khảo nghiệmtínhcầnthiếtvà tính khảthicủacác biệnpháp quản lý...............98 3.4.1.Đốitƣợngđểtiến hànhkhảo nghiệm.......................................................98
  • 9. vi 3.4.2.Kếtquảkhảo nghiệmcủacácbiệnpháp ...................................................98 TIỂU KẾT CHƢƠNG 3........................................................................... 103 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................. 104 1. Kết luận..................................................................................................104 2. Khuyếnnghị............................................................................................105 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................... 108 PHỤ LỤC.............................................................................................................. .
  • 10.
  • 11. 4 DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN VĂN Chữ viết tắt Viết đầy đủ LLGD Lực lƣợng giáo dục LLGD ngoài NT Lực lƣợng giáo dục ngoài nhà trƣờng CBQL Cán bộ quản lý CNH-HĐH Công nghiệp hóa- hiện đại hóa XHCN Xã hội chủ nghĩa CNXH Chủ nghĩa xã hội CNCS Chủ nghĩa cộng sản TNCS Thanh niên cộng sản ĐTN Đoàn thanh niên GD Giáo dục GV Giáo viên GVCN Giáo viên chủ nhiệm CSVC Cơ sở vật chất HS Học sinh THPT Trung học phổ thông VPPL Vi phạm pháp luật TB Trung bình TTCN Tiểu thủ côngnghiệp TTHS Tập thể học sinh XH Xã hội XHHGD Xã hội hóa giáo dục GDPL Giáo dục pháp luật UBND Ủy ban nhân dân NTM Nông thôn mới
  • 12. 5 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Thống kê số trƣờng, lớp, học sinh khối THPT............................... 43 Bảng 2.2. Báo cáo thống kê chất lƣợng toàn diện khối THPT huyện Tam Dƣơng - tỉnh Vĩnh Phúc............................................................... 43 Bảng 2.3. Số thanh thiếu niên VPPL ở huyện Tam Dƣơng............................ 47 Bảng 2.4: Đánh giá biểu hiện của một số hành vi VPPL của học sinh............. 48 Bảng 2.5. Đánh giá nguyên nhân những hành vi VPPL của học sinh.............. 49 Bảng 2.6. Đánh giá về sự quan tâm đến công tác GDPL cho học sinh ở trƣờng THPT............................................................................... 50 Bảng 2.7. Đánhgiá sự thiết thực củacác nộidungGDPLtrongtrƣờngTHPT ..... 51 Bảng 2.8. Đánh giá mức độ thực hiệncác nộidungGDPLtrong trƣờngTHPT...... 52 Bảng 2.9. Đánh giá thực trạng sử dụng các hình thức GDPL cho học sinh THPT ở các trƣờng THPT huyện Tam Dƣơng, tỉnh Vĩnh Phúc ...... 54 Bảng 2.10. Đánh giá mức độ sử dụng các biện pháp GDPL cho học sinh ....... 55 Bảng 2.11. Đánh giá mức độ sử dụng các biện pháp GDPL cho học sinh ....... 57 Bảng 2.12. Đánh giá thực trạng việc đánh giá kết quả rèn luyện, thực hiện giáo dục pháp luật của học sinh ở các trƣờng THPT ...................... 58 Bảng 2.13. Nguyênnhân ảnh hƣởngđếnhiệuquảGDPLcho họcsinhTHPT....... 60 Bảng2.14. Nhậnthức vềtầmquantrọngcủacôngtácGDPLchohọcsinhTHPT..62 Bảng 2.15. Đánh giá mức độ quan trọng của các lực lƣợng giáo dục đốivới công tác GDPL cho học sinh THPT .............................................. 63 Bảng 2.16: Đánh giá mức độ thực hiện của các lực lƣợng giáo dục đốivới công tác GDPL cho học sinh THPT .............................................. 65 Bảng 2.17. Sựphốihợp của nhà trƣờng với các lực lƣợng giáo dục để GDPL cho học sinh THPT............................................................ 66 Bảng2.18. Đánhgiá thực trạngxâydựngkế hoạchGDPL cho học sinhTHPT..........67 Bảng 2.19. Đánh giá việc sử dụng các biện pháp quản lý công tác GDPL cho học sinh THPT ...................................................................... 68
  • 13. vi Bảng 2.20. Thực trạng chỉ đạo quản lý GDPL cho học sinh thông qua giảng dạy các môn học.......................................................................... 69 Bảng 2.21. Nguyên nhân ảnh hƣởng đến hiệu quả quản lý GDPL cho học sinh THPT................................................................................... 70 Bảng 3.1. Đánh giá về mức độ cần thiết của các biện pháp GDPL cho học sinh THPT................................................................................... 99 Bảng 3.2. Đánh giá về mức độ khả thi của các biện pháp GDPL cho học sinh THPT................................................................................. 100 Bảng 3.3. Đánh giá về mức độ phù hợp giữa mức độ cần thiết với mức độ khả thi của các biện pháp trong GDPL cho học sinh THPT .......... 101
  • 14. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thế kỷ XXI là thế kỷ của tri thức, của khoa học- công nghệ. Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc đặt ra yêu cầu to lớn cho giáo dục và đào tạo. Để đáp ứng yêu cầu đó, tất yếu phải nâng cao chất lƣợng giáo dục và đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học. Vì thế vấn đề nâng cao chất lƣợng giáo dục và đào tạo trở thành vấn đề bức thiết hiện nay. Mục tiêu củaGiáo dụcViệt Nam đƣợcghi rõtrongđiều 2-Luật giáo dục2005: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Tínhchất, nguyên lý giáo dục- “ Triết lý của giáo dục Việt Nam” đƣợc khẳng định trong Điều 3- Luật Giáo dục 2005: “1. Nền giáo dụcViệt Nam là nền giáo dụcxã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩaMác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng. 2. Hoạt động giáo dục phảiđược thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”. Quan điểm giáo dục của Đảng từ nghị quyết đã đƣợc cụ thể hóa trong Luật Giáo dục Việt Nam qua mục tiêu và triết lý giáo dục. Để thực hiện đƣợc mục tiêu theo tiêu chí đó, trong những năm đầu và những năm tiếp theo của thế kỷ XXI, chúng ta cần phát triển giáo dục và đào tạo, tạo ra nguồn nhân lực có chất lƣợng cao đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa- hiện đại hóa và đây là động lực thúc đẩy đất nƣớc phát triển nhanh và bền vững. Mục đích của giáo dục hiện đại là đào tạo ra những con ngƣời phát triển toàn diện, những con ngƣời có
  • 15. 2 khả năng thích ứng nhanh với sự thay đổi nhanh chóng của khoa học và công nghệ, có đủ sức cạnh tranh trong quá trình phân công lao động quốc tế. Trong các tiêu chí đào tạo con ngƣời Việt Nam phát triển toàn diện thì giáo dục pháp luật đƣợc coilà cái gốc. Đạo đức đƣợc coi là nền tảng nhân cách của mỗi con ngƣời. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói “Người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, người có tài mà không có đức thì là người vô dụng”. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành trung ƣơng khóa VIII có ghi rõ những tƣ tƣởng chỉ đạo phát triển giáo dục đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa là: “…nhằmxây dựng những con người và thế hệ tha thiết gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có pháp luật trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ tổ quốc; công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; giữ gìn và pháthuy các giá trị văn hóa dân tộc, có năng lực tiếp thu văn hóa tinh hoa của nhân loại; phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy năng lực cá nhân, làm chủ tri thức và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức và kỷ luật; có sức khỏe, là những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”như lời căn dặn của Bác Hồ”. Nhƣ vậy trong các mặt giáo dục ở nhà trƣờng, giáo dục đạo đức có ý nghĩa quan trọng, đƣợc coi là nền tảng, gốc rễ cho các mặt giáo dục khác: Trí, Thể, Mĩ, Lao động; là khâu then chốt trong quá trình giáo dục nhân cách học sinh. Hiện nay, nƣớc ta đang trong quá trình hội nhập quốc tế, nền kinh tế thị trƣờng đang hằng ngày tác động đến mỗi con ngƣời Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ nƣớc ta. Bên cạnh những mặt tích cực còn có những mặt tiêu cực của thời kì mở cửa đã ảnh hƣởng không nhỏ đến giới học sinh, sinh viên: “ Đặc biệt đáng lo ngại là một bộ phận học sinh, sinh viên có tình trạng suy thoái về đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, chạy theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp vì tương lai của bản thân và đất nước” (Nghị quyết TW2-
  • 16. 3 Khóa VIII). Đặc biệt hiện nay, tình trạng xuống cấp về đạo đức, lối sống, ý thức chấp hành pháp luật của học sinh đang có nguy cơ phổ biến trong xã hội. Chính vì vậy, vấn đề giáo dục đạo đức nói chung, đặc biệt là giáo dục pháp luật cho thế hệ trẻ hiện nay đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của Đảng, Nhà nƣớc và nhân dân ta. Thông báo Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa XI có đoạn viết: “Tập trung nghiên cứu, tiếp tục làm sáng tỏ một số vấn đề về lý luận- thực tiễn của công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Lãnh đạo, chỉ đạo công tác giáo dụcchính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống, nhấtlà đối với thế hệ trẻ và trong nhà trường, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước và hội nhập quốc tế”. Điều đó đã đặt ra cho ngành giáo dục phổ thông những cơ hội và thách thức mới. Chính vì vậy, Bộ giáo dục và đào tạo đã ra Chỉ thị Tăng cƣờng công tác phổ biến giáo dục pháp luật đáp ứng xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Trƣờng THPT Tam Dƣơng II đƣợc thành lập từ ngày 22 tháng 04 năm 2006, trƣờng đóng trên địa bàn thuộc một xã thuần nông, học sinh phần lớn là con em vùng nông thôn, đời sống kinh tế gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp nên còn những hạn chế về hoạt động giáo dục đạo đức, quản lý giáo dục đạo đức nói chung và việc giáo dục pháp luật, quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh nói riêng. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi những mặt tiêu cực của đời sống xã hội, những tệ nạn xã hội đang ảnh hƣởng không nhỏ tới ý thức, tƣ tƣởng, lối sống của học sinh, đặc biệt ở lứa tuổi học sinh THPT. Do đó, công tác giáo dục pháp luật cho học sinh THPT là vấn đề cấp thiết của nhà trƣờng hiện nay. Từ lý do nêu trên tác giả chọn đề tài nghiên cứu: “Quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh các trường THPT huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Phúc”.
  • 17. 4 2. Mục đích nghiên cứu Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trƣờng THPT huyện Tam Dƣơng, tỉnh Vĩnh Phúc. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiêncứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trƣờng THPT 3.2. Đối tượng nghiên cứu Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trƣờng THPT huyện Tam Dƣơng, tỉnh Vĩnh Phúc 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Xác định cơ sở lý luận về quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trƣờng THPT. 4.2. Khảo sát thực trạng quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trƣờng THPT huyện Tam Dƣơng, tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm qua, đánh giá những ƣu điểm, nhƣợc điểm và nguyên nhân. 4.3. Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật ở các trƣờng THPT huyện Tam Dƣơng, tỉnh Vĩnh Phúc. 4.4.Khảo nghiệm về tínhkhả thi và cần thiết của các biệnpháp đềxuất. 5. Giả thuyết khoa học Trong những năm qua, biện pháp quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trƣờng THPT huyện Tam Dƣơng, tỉnh Vĩnh Phúc đã có nhiều cải tiến song vẫn còn những bất cập. Do đó, hiệu quả giáo dục pháp luật cho học sinh chƣa cao. Nếu xác định đƣợc các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh nhƣ đã xác định trong đề tài thì sẽ nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trƣờng THPT huyện Tam Dƣơng, tỉnh Vĩnh Phúc.
  • 18. 5 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu - Địa bàn nghiên cứu: tại ba trƣờng THPT huyện Tam Dƣơng tỉnh Vĩnh Phúc là THPT Tam Dƣơng; THPT Tam Dƣơng II; THPT Trần Hƣng Đạo. - Khảo sát quản lý giáo dục pháp luật từ năm học 2011-2012 đến năm học 2013-2014. 7. Phƣơng phápnghiêncứu 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Phƣơngpháp nghiên cứulý luận: Phân tích, tổnghợp, khái quát hóa các tài liệu, văn kiện rút ra những luận điểm chỉ đạo trong quá trình nghiên cứu. 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phƣơng pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục: tổng kết các kinh nghiệm quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trƣờng THPT - Phƣơng pháp điều tra bằng phiếu hỏi: nhằm thu thập các thông tin từ đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên và học sinh của các trƣờng THPT huyện Tam Dƣơng, tỉnh Vĩnh Phúc về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh các trƣờng THPT huyện Tam Dƣơng, tỉnh Vĩnh Phúc - Phƣơng pháp quan sát: nhằm thu thập các thông tin về thực trạng quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh các trƣờng THPT huyện Tam Dƣơng tỉnh Vĩnh Phúc - Phƣơng pháp chuyên gia: trong quá trình tiến hành luận văn chúng tôi thƣờng xuyên xin ý kiến chuyên gia về các lĩnh vực liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài. Qua ý kiến chuyên gia, tác giả có thể điều chỉnh các nhận định, đề xuất. - Phƣơng pháp khảo nghiệm: khảo nghiệm để minh chứng tính khả thi của các giải pháp đƣợc đƣa ra trong luận văn 7.3. Phương pháp sử dụng toán thống kê Các phƣơng pháp này đƣợc sử dụng trong quá trình xử lý các thông tin, xử lý kết quả điều tra, kết quả khảo nghiệm.
  • 19. 6 8. Đóng gópmới của đề tài - Xác định đƣợc cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trƣờng THPT. - Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trƣờng THPT phù hợp, đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tiễn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trƣờng THPT huyện Tam Dƣơng, tỉnh Vĩnh Phúc. - Luận văn là một tài liệu tham khảo hữu ích về lý luận và thực tiễn cho các trƣờng THPT, các cấp quản lý giáo dục trong công tác quản lý, đánh giá hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh. 9. Kết cấucủa luận văn Ngoài phần mở đầu; Tài liệu tham khảo; Kết luận và khuyến nghị luận văn gồm có 3 chƣơng sau: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh các trƣờng Trung học phổ thông. Chƣơng 2: Thực trạng quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trƣờng Ttrung học phổ thông huyện Tam Dƣơng, tỉnh Vĩnh Phúc. Chƣơng 3: Biện pháp quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trƣờng THPT huyện Tam Dƣơng tỉnh Vĩnh Phúc
  • 20. 7 Chƣơng1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC SINHCÁC TRƢỜNGTRUNGHỌC PHỔ THÔNG 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề Để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, con ngƣời sử dụng nhiều loại quy phạm khác nhau nhƣ: quy phạm đạo đức, quy phạm pháp luật, quy phạm tôn giáo, tín ngƣỡng, quy phạm thẩm mỹ,… Trong đó quy phạm pháp luật đóng một vai trò đặc biệt quan trọng. Theo học thuyết Mác- Lênin, pháp luật chỉ phát sinh, tồn tại và phát triển trong xã hội có giai cấp. Nhờ nắm trong tay quyền lực nhà nƣớc, giai cấp nắm quyền đã thông qua nhà nƣớc để thể hiện ý chí của giai cấp mình một cách tập trung, thống nhất và hợp pháp thành ý chí nhà nƣớc. Ý chí đó đƣợc thể hiện cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật do các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền ban hành và đƣợc bảo đảm cho pháp luật đƣợc thực hiện. Mục đích của pháp luật trƣớc hết là để điều chỉnh các quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp trong xã hội nhằm hƣớng các quan hệ xã hội phát triển theo một trật tự phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền. Khi nhà nƣớc quản lý xã hội bằng pháp luật, trật tự của một xã hội đƣợc xây dựng dựa trên pháp luật thì trong xã hội đó mỗi công dân phải đƣợc trang bị đầy đủ những kiến thức pháp luật cần thiết để suy nghĩ và hành động theo pháp luật. Giáo dục là con đƣờng chính và nhanh nhất để mang tri thức đến cho con ngƣời, cung cấp cho họ sự hiểu biết về các lĩnh vực: tự nhiên, xã hội, khoa học kỹ thuật… để họ phát triển toàn diện, thích ứng với mọi lĩnh vực trong cuộc sống, chuẩn bị cho hành trang bƣớc vào đời để mỗi ngƣời có thể làm việc trong các ngành nghề của xã hội, giúp họ nuôi sống bản thân, góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Tri thức pháp luật muốn truyền tải đến mọi ngƣời một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất tất yếu phải thông qua con đƣờng giáo dục.
  • 21. 8 Do vậy, công tác giáo dục cho công dân nói chung, cho học sinh phổ thông nói riêng là việc làm rất quan trọng kể cả trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài. Ngày 9 tháng 12 năm 2003, Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng đã ra chỉ thị số 32/CT-TW “Về tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân” trong đó nhấn mạnh “Công tác phổ biến giáo dục pháp luật cần phải đƣợc coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong việc tăng cƣờng quản lý xã hội bằng pháp luật và xác định rõ, phổ biến giáo dục pháp luật là một bộ phận của công tác giáo dục tƣ tƣởng, chính trị, là nhiệm vụ của toàn hệ thống chính trị đặt dƣớisự lãnh đạo của Đảng”. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX đã nêu: “Phát huy dân chủ, giữ vững kỷ luật, kỷ cƣơng, tăng cƣờng pháp chế, quản lý xã hội bằng pháp luật, tuyên truyền, giáo dục toàn dân nâng cao ý thức chấp hành pháp luật”. Giáo dục pháp luật cho học sinh phổ thông là vấn đề đặc biệt quan trọng trong các con đƣờng giáo dục nói chung, có ý nghĩa chiến lƣợc trong việc đào tạo, giáo dục để hình thành một cách vững chắc thế hệ công dân, ngƣời lao động đáp ứng các yêu cầu của xã hội hiện tại và tƣơng lai, thế hệ chủ nhân của đất nƣớc có lối sống, lao động và làm theo Hiến pháp, pháp luật. Đối với học sinh phổ thông, cùng với những kiến thức về văn hóa, kiến thức pháp luật mà các em lĩnh hội đƣợc trong quá trình học tập ở nhà trƣờng sẽ là một trong những nền tảng cơ bản để đảm bảo cho sự phát triển toàn diện nhân cách một ngƣời chủ nhân tƣơng lai của đất nƣớc. Bởi vậy, trong giáo dục phổ thông nói chung và giáo dục pháp luật nói riêng, việc cung cấp cho các em những kiến thức cơ bản về pháp luật, các biểu hiện hành vi tuân thủ pháp luật, thói quen sống và làm việc theo pháp luật là một việc làm hết sức cần thiết. Vấn đề giáo dục phổ thông nói chung và giáo dục pháp luật trong nhà trƣờng phổ thông nói riêng, đến nay đã có một số tác giả nghiên cứu dƣới dạng
  • 22. 9 giáo trình, sách nghiên cứu, sáchtham khảo hoặc một số luận văn Thạc sỹ. Một số công trình có giá trị sử dụng cao nhƣ: Giáo trình “Lý luận Nhà nƣớc và Pháp luật” do PGS.TS Lê Minh Tâm chủ biên, xuất bản năm 2000; cuốn “Bàn về giáo dục pháp luật” của PGS.TS TrầnNgọc Đƣờng và TS Dƣơng Thị Mai, xuất bản năm 1995; cuốn “Xây dựng ý thức và lối sống theo pháp luật” của PGS.TS Đào Trí Úc, xuất bản năm 1995. Về vấn đề giáo dục pháp luật trong nhà trƣờng có cuốn “Giáo dục pháp luật trong nhà trƣờng” của TS Nguyễn Đình Đặng Lục xuất bản năm 2000; cuốn “Giáo dục pháp luật trong trƣờng phổ thông” luận văn thạc sỹ của Ngô Thị Thu Hà năm 1997; “Công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật của nƣớc ta- Thực trạng và giải pháp” luận văn thạc sỹ của Hồ Quốc Dũng năm 1997; “Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động báo chí” luận văn thạc sỹ của Nguyễn Hùng năm 2003; “Vai trò của pháp luật trong hình thành nhân cách” của TS Nguyễn Đình Đặng Lục, xuất bản năm 2005. Nhìn chung các tác giả đã tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận, sự cần thiết phải quan tâm đến vấn đề giáo dục pháp luật cho công dân nói chung, cho học sinh nói riêng; còn công tác quản lý hoạt động giáo dục pháp luật trong nhà trƣờng thì chƣa đƣợc đề cập đến. Do đó, chúng tôi tập trung nghiên cứu biện pháp quản lý hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh các trƣờng THPT trên địa bàn huyện Tam Dƣơng tỉnh Vĩnh Phúc nhằm đổi mới, bổ sung, hoàn thiện các nội dung giáo dục pháp luật cho học sinh THPT, phù hợp với điều kiện hiện nay của đất nƣớc và xu thế hội nhập Quốc tế. 1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài 1.2.1. Giáo dục Giáo dục đƣợc hiểu theo nghĩa rộng nhất là giáo dục xã hội, đƣợc coi là lĩnh vực hoạt động của xã hội nhằm truyền đạt những kinh nghiệm xã hội, lịch sử, chuẩn bị cho thế hệ trẻ trở thành lực lƣợng tiếp nối sự phát triển của xã hội; kế thừa và phát triển nền văn hóa của loài ngƣời và của cả dân tộc.
  • 23. 10 Giáo dục hiểu theo nghĩa hẹp hơn là giáo dục nhà trƣờng. Đó là quá trình tác động có tổ chức, có kế hoạch, có quy trình chặt chẽ nhằm mục đích cung cấp kiến thức, kỹ năng, hình thành thái độ, hành vi cho ngƣời học, xây dựng và phát triển ở họ theo mô hình xã hội đƣơng thời mong muốn. Giáo dục hiểu theo nghĩa hẹp còn đƣợc xem là một trong năm mặt của giáo dục nhà trƣờng. Theo cách này thì hoạt động giáo dục tác động đến hệ thống giá trị, tƣ tƣởng, tình cảm, đạo đức của đốitƣợng giáo dục. 1.2.2. Giáodụcpháp luật 1.2.2.1. Pháp luật Cũng nhƣ nhà nƣớc, pháp luật là một hiện tƣợng xã hội có vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống chính trị của xã hội có giai cấp. Pháp luật là công cụ sắc bén để thực hiện quyền lực Nhà nƣớc, duy trì địa vị và bảo vệ lợi ích của giai cấp nắm quyền. Theo học thuyết Mác - Lênin, pháp luật chỉ phát sinh, tồn tại và phát triển trong xã hội có giai cấp. Trong lịch sử phát triển của xã hội loài ngƣời, thời kỳ cộng sản nguyên thủy là thời kỳ không có nhà nƣớc và do vậy cũng không có pháp luật. Ở thời kỳ này, con ngƣời sống chung và hƣởng chung thành quả lao động nên xã hội không có sự phân hóa giàu nghèo, không có sự phân biệt giai cấp. Hoạt động quản lý cũng không mang tính giai cấp. Hành vi con ngƣời và các thành viên trong xã hội đƣợc điều chỉnh bởi các quy phạm đạo đức, phong tục, tập quán, tín ngƣỡng. Khi Nhà nƣớc ra đời, pháp luật cũng xuất hiện, giai cấp nắm quyền đã sử dụng công cụ pháp luật để quản lý xã hội, bên cạnh việc sử dụng các quy phạm đạo đức, tín ngƣỡng, tôn giáo, phong tục, tập quán để duy trì trật tự xã hội. Cũng nhƣ Nhà nƣớc, bản chất của pháp luật thể hiện rõ tính giai cấp của nó, vì pháp luật phản ánh ý chí của Nhà nƣớc, của giai cấp nắm quyền. Trong xã hội có giai cấp, pháp luật chính là yếu tố điều chỉnh giai cấp về các quan hệ xã hội, nhằm hƣớng các quan hệ xã hội phát triển theo một mục tiêu, một trật tự phù
  • 24. 11 hợp với ý chí của giai cấp nắm quyền, bảo vệ và củng cố địa vị của giai cấp thống trị trong xã hội. Bên cạnh tính giai cấp pháp luật còn mang tính xã hội và có giá trị xã hội to lớn. Bởi vậy, các quy phạm pháp luật là kết quả của sự chọn lọc tự nhiên trong xã hội. Xã hội thông qua Nhà nƣớc ghi nhận những cách xử sự hợp lý, khách quan phù hợp với lợi ích của số đông trong xã hội và đƣợc Nhà nƣớc thể chế hóa thành những quy phạm pháp luật. Giá trị xã hội của pháp luật thể hiện ở chỗ một quy phạm pháp luật vừa là thƣớc đo của hành vi con ngƣời, vừa là công cụ kiểm nghiệm các quá trình, các hiện tƣợng xã hội, là công cụ để nhận thức xã hội và điều chỉnh các quan hệ xã hội. Nhƣ vậy, pháp luật là một hiện tƣợng vừa mang tính giai cấp lại vừa thể hiện tính xã hội. Hai thuộc tính này có mối quan hệ mật thiết với nhau. Xét theo quan điểm hệ thống, không có pháp luật chỉ thể hiện duy nhất tính giai cấp, ngƣợc lại cũng không có pháp luật chỉ thể hiện tính xã hội. Từ những nhận xét trên, có thể hiểu pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nƣớc ban hành hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp nắm quyền lãnh đạo và là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm tạo ra trật tự và ổn định trong xã hội. Pháp luật nhà nƣớc XHCN Việt Nam là hệ thống các quy phạm do nhà nƣớc Việt Nam, đại diện cho quyền lực của giai cấp công nhân liên minh với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức đặt ra thể hiện ý chí, nguyện vọng và lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, có tính chất bắt buộc chung đối với toàn xã hội, nhằm điểu chỉnh các quan hệ trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. 1.2.2.2. Giáo dục pháp luật Khái niệm GDPL cho đến nay vẫn còn có nhiều ý kiến khác nhau. Có quan niệm cho rằng GDPL không phải là một bộ phận độc lập của hệ thống giáo dục ở trƣờng phổ thông, nó là một bộ phận giáo dục chính trị
  • 25. 12 tƣ tƣởng và giáo dục đạo đức. Một khi giáo dục chính trị tƣ tƣởng và giáo dục đạo đức đƣợc tiến hành tốt thì hiển nhiên sẽ có sự tôn trọng pháp luật ở ngƣời công dân. Tuyên truyền, phổ biến hay giải thích pháp luật là công việc, nhiệm vụ của cơ quan chuyên trách, của các phƣơng tiện thông tin đại chúng của bộ máy tuyên truyền. Bên cạnh đó, có ý kiến cho rằng GDPL đồng nghĩa với dạy và học pháp luật ở trong các nhà trƣờng, còn việc tuyên truyền, phổ biến về pháp luật ở ngoài xã hội không phải là giáo dục pháp luật. Song có quan niệm lại cho rằng không có khái niệm GDPL. Bởi vì pháp luật là quy tắc có tính bắt buộc chung, mọi ngƣời phải có nghĩa vụ tuân theo, muốn hay không muốn cũng phải làm theo. Do đó, không cần phải đề cập đến khái niệm GDPL mà chỉ cần phổ biến pháp luật để mọi ngƣời tự tìm hiểu và có cách xử sự cho đúng pháp luật của nhà nƣớc đã đề ra. Xuất phát từ nhận thức bản thân, pháp luật của nhà nƣớc đã có vai trò giáo dục thì chúng ta thấy mỗi quan niệm trên mới chỉ nhìn thấy GDPL ở một khía cạnh nào đó, chƣa thấy hết vai trò giáo dục chung của pháp luật đối với nhận thức và hành vi xã hội của cá nhân. Theo chúng tôi, khái niệm GDPL trƣớc tiên phải đƣợc hiểu theo nghĩa chung nhất đó là vấn đề giáo dục và là cả vấn đề pháp luật. Quá trình hình thành ý thức con ngƣời là quá trình chịu ảnh hƣởng thống nhất của các điều kiện khách quan và các nhân tố chủ quan. Trong đó, các điều kiện khách quan đóng vai trò là những nhân tố ảnh hƣởng, các nhân tố chủ quan đóng vai trò là các nhân tố tác động. GDPL là sự tác động của nhân tố chủ quan do các chủ thể có năng lực làm công tác giáo dục tiến hành. Đó là các hoạt động có định hƣớng, có tổ chức thông qua nội dung, chƣơng trình, phƣơng pháp cụ thể của nhiều chủ thể (nhà trƣờng, các tổ chức Đảng, chính quyền, cơ quan, đoàn thể…) nhằm hình thành ở khách thể những yếu tố chủ quan, trƣớc hết là tri
  • 26. 13 thức hiểu biết, tƣ tƣởng, thái độ, tình cảm về pháp luật. Đó chính là thiên chức của giáo dục tiến bộ. GDPL là hình thức cụ thể, là cái riêng, cái đặc thù và cũng là cái chung, cái phổ biến trong mối quan hệ với giáo dục. Cụ thể là: GDPL nhằm hình thành tri thức, tình cảm pháp luật ở mỗi cá nhân, hình thành thói quen xử sự, nếp sống phù hợp với quy định của pháp luật, từ đó tự giác tuân thủ pháp luật, có thái độ, hành vi đúng đắn, tích cực trong việc sử dụng pháp luật. Nhƣ vậy, mục đích của GDPL là hình thành môi trƣờng chủ quan thuận lợi, phù hợp từ đó chủ thể định hƣớng hành vi xã hội của mình theo những chuẩn mực mà pháp luật quy định, góp phần tích cực tăng cƣờng hiệu lực, hiệu quả của pháp luật. Mục đích này mang cả ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Mặt khác GDPL cũng có nội dung riêng. Đó là sự tác động có tính định hƣớng để chuyển tải nội dung pháp luật (nguyên tắc, giá trị, quy phạm pháp luật). Những nội dung này phản ánh trong nó về các hiện tƣợng Nhà nƣớc và các hiện tƣợng xã hội nhƣ: quan hệ xã hội, trách nhiệm xã hội đƣợc thể hiện thông qua hình thức pháp lý. Nhƣng khi giáo dục về trách nhiệm của con ngƣời trong xã hội thì đạo đức đề cập bằng phƣơng diện đạo lý, còn pháp luật thì đề cập bằng nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý dƣới dạng những hành vi bắt buộc. Xét trên các vấn đề chủ thể, khách thể, đối tƣợng, hình thức và phƣơng pháp giáo dục thì GDPL cũng có những nét riêng. Chủ thể GDPL trƣớc hết phải có những tri thức cần thiết về pháp luật và đời sống pháp luật; phải hiểu đƣợc nhân thân, hoàn cảnh, môi trƣờng sống của đối tƣợng; phải biết cách truyền tải kiến thức pháp luật đến đối tƣợng; phải là hình mẫu trong việc tuân thủ theo pháp luật. Đặc biệt, chủ thể giáo dục phải có khả năng minh họa những vấn đề xảy ra trong đời sống mà có ý nghĩa pháp lý dƣới những thuật ngữ, những nguyên tắc, những quy định pháp luật cụ thể. Nếu thiếu khả năng này, chủ thể giáo dục mất đi ý nghĩa thực tiễn.
  • 27. 14 Xét về vị trí, vai trò trong hệ thống giáo dục thì GDPL có vai trò chi phối rất lớn đối với các dạng giáo dục chính trị - xã hội khác. Trong điều kiện xã hội hiện nay, nó là một trong những tiêu chí đánh giá nội dung và một số môn học trừu tƣợng nhƣ: giáo dục thẩm mỹ, giáo dục đạo đức, giáo dục tâm lý… Chính vì vậy, GDPL có sức mạnh, khả năng tác động ƣu thế hơn so với ý thức, thái độ của đốitƣợng giáo dục. Điều này có ý nghĩa đối với đối tƣợng GDPL ở mọi lứa tuổi, giúp họ nhận thức đầy đủ về pháp luật nhƣ: bản chất, giá trị, thuộc tính… Từ đó các đối tƣợng GDPL sẽ có khả năng nhận thức (đúng- sai, cái lợi- cái hại) và tự kiềm chế hành vi để thực hiện đúng các quy định của pháp luật mà nhà nƣớc đã đề ra. Từ những điều nêu trên, có thể nói về GDPL nhƣ sau: GDPL là hoạt động có định hƣớng, có tổ chức, có chủ đích của chủ thể giáo dục thông qua các hình thức, phƣơng pháp khác nhau, tác động lên đối tƣợng giáo dục một cách có hệ thống nhằm hình thành ở họ tri thức pháp lý, tình cảm và hành vi phù hợp với pháp luật hiện hành, xây dựng lối sống và làm việc theo pháp luật. Với khái niệm nêu trên, GDPL không đơn thuần là sự tác động đơn giản, nhất thời mà là mộthệ thống hoạt độngcó mục đích,có tổ chức vớicấu trúc đồng bộ của nó gồm:chủ thể, khách thể, đốitƣợng, nguyên tắc, mục đích xác định. 1.2.3. Quản lýgiáodụcpháp luậtcho học sinh 1.2.3.1. Quản lý Theo cách tiếp cận hệ thống thì quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý (hay đối tƣợng quản lý) nhằm tổ chức phối hợp hoạt động của con ngƣời trong các quá trình sản xuất- xã hội để đạt đƣợc mục đích đã định. Các Mác đã lột tả bản chất quản lý là: “Nhằm thiết lập sự phối hợp giữa những công việc cá nhân và thực hiện những chức năng chung, nảy sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất, khác với sự vận động của các bộ phận riêng lẻ của nó. Một ngƣời chơi vỹ cầm riêng lẻ tự điều khiển mình. Còn dàn nhạc thì cần ngƣời chỉ huy”. [20, tr.342]
  • 28. 15 Nhƣ vậy, theo Các Mác, quản lý là loại lao động sẽ điều khiển mọi quá trình lao động phát triển của xã hội. Các nhà lý luận quốc tế nhƣ Frederich Taylor (1856- 1915)- Mỹ, Henrifayol (1841- 1925) - Pháp, Maxweber (1864- 1920)- Đức đều khẳng định: quản lý là khoa học và đồng thời là nghệ thuật thúc đẩy sự phát triển xã hội. Quản lý là một hoạt động thiết yếu: nó đảm bảo sự phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt đƣợc các mục đích của nhóm. Mục tiêu của mọi nhà quản lý là nhằm hình thành một môi trƣờng mà trong đó con ngƣời có thể đạt đƣợc các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc và sự bất mãn của cá nhân ít nhất (Harolkoonz-1993). Theo Aunabu: “Quản lý là một hệ thống XHCN, là một khoa học và một nghệ thuật tác động vào hệ thống xã hội chủ yếu là quản lý con ngƣời nhằm đạt đƣợc những mục tiêu xác định. Hệ thống đó vừa động, vừa ổn định bao gồm nhiều thành phần có tác động qua lại lẫn nhau”. [1, tr.54] Theo tác giả Nguyễn Minh Đạo: “Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hƣớng của chủ thể (ngƣời quản lý, ngƣời tổ chức quản lý) lên khách thể (đối tƣợng quản lý) về các mặt chính trị, xã hội, văn hóa, kinh tế… bằng một hệ thống các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phƣơng pháp và các biện pháp cụ thể, nhằm tạo ra môi trƣờng và điều kiện cho sự phát triển của đốitƣợng”. [11, tr.97]. Theo tác giả Đặng Vũ Hoạt - Hà Thế Ngữ “Quản lý là một quá trình định hƣớng, quá trình có mục tiêu, quản lý một hệ thống nhằm đạt đƣợc những mục tiêu nhất định”. [17] Với những cách diễn đạt khác nhau, song trong các quan niệm của các nhà nghiên cứu khái niệm quản lý đều thể hiện: Quản lý là một thuộc tính bất biến nội tại của mọi quá trình lao động xã hội. Lao động quản lý là điều kiện quan trọng để làm cho xã hội loài ngƣời tồn tại và phát triển.
  • 29. 16 Yếu tố conngƣời giữ vai trò trung tâm của hoạt động quản lý. Quản lý là hoạt động đƣợc tiến hành trong một tổ chức hay một nhóm ngƣời trong xã hội. Quản lý vừa là một khoa học, vừa là một nghệ thuật. Chính vì vậy, trong hoạt động quản lý, ngƣời quản lý phải hết sức sáng tạo, linh hoạt, mềm dẻo để chỉ đạo hoạt động của tổ chức đi đến đích. Từ đây có thể hiểu khái niệm quản lý nhƣ sau: “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hƣớng đích của chủ thể quản lý lên đối tƣợng quản lý và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của tổ chức để đạt đƣợc mục tiêu đề ra trong điều kiện biến động của môi trƣờng”. * Các chức năng của quảnlý: Chức năng của quản lý là một dạng hoạt động quản lý chuyên biệt, thông qua đó chủ thể quản lý tác động vào khách thể quản lý nhằm thực hiện một mục tiêu nhất định. Nhiều nhà khoa học và quản lý thực tiễn đã đƣa ra những quan điểm khác nhau về phân loại các chức năng của quản lý. Theo truyền thông, Hayfot đƣa ra 5 chức năng quản lý: kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, phối hợp, kiểm tra. Theo quan điểm của tổ chức UNESCO, hệ thống quản lý bao gồm 8 vấn đề sau: xác định nhu cầu, thẩm định và phân tích dữ liệu, xác định mục tiêu, kế hoạch hóa (bao gồm cả phân công trách nhiệm, phân phối các nguồn lực, lập chƣơng trình hành động), triển khai công việc, điều chỉnh, đánh giá, sử dụng, liên hệ và tái xác định các vấn đề cho quá trình quản lý tiếp theo. Theo quan điểm quản lý hiện đại, từ các hệ thống chức năng quản lý nêu trên, có thể khái quát thành 4 chức năng: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo (bao gồm cả sửa chữa, uốn nắn và phối hợp), kiểm tra (bao gồm cả thanh tra, kiểm soát và kiểm kê). Chức năng kế hoạch: là một khâu quan trọng nhất trong hoạt động quản lý. Lập kế hoạch là hoạt động nhằm thiết lập các mục tiêu cần thiết cho sự
  • 30. 17 phấn đấu của một tổ chức. Nó chỉ ra các hoạt động, các biện pháp cơ bản và các điều kiện cầnthiết để thực hiện mục tiêu đó. Kế hoạch là nền tảng của quản lý, là sựquyếtđịnh lựa chọnphƣơnghƣớnghành độngcủamột tổ chức và các bộ phận của nó phảituân thủ theo nhằm hoàn thành các mục tiêu của tổ chức. Chức năng tổ chức: Tổ chức là quá trình sắp xếp, phân bổ công việc, quyền hành và nguồn lực cho các thành viên của tổ chức để họ có thể đạt đƣợc các mục tiêu của tổ chức một cách hiệu quả. Nhờ tổ chức hiệu quả mà ngƣời quản lý có thể phối hợp, điều phối nguồn lực tốt hơn. Một tổ chức hình thành phù hợp sẽ phát huy đƣợc năng lực nội tại và có ý nghĩa quyết định đến việc chuyển hóa kế hoạch thành hiện thực. Chức năng lãnh đạo: Là quá trình nhà quản lý dùng ảnh hƣởng quyền uy của mình tác độngđến conngƣời trong tổ chức làm cho họ nhiệt tình, tự giác, nỗ lực phấn đấu để đạt đƣợc mục tiêu của tổ chức. Vai trò của ngƣời lãnh đạo là phải chuyển đƣợc ý tƣởng, quyết định của mình vào nhận thức của các thành viên, hƣớng những ngƣời trong tổ chức về mục tiêu chung của đơn vị. Chức năng kiểm tra: Kiểm tra là chức năng quan trọng của quản lý. Quản lý mà không kiểm tra thì coi nhƣ không quản lý. Nhờ có hoạt động kiểm tra mà ngƣời quản lý đánh giá đƣợc kết quả công việc, uốn nắn kịp thời những hạn chế, tồn tại. Từ đó có biện pháp phù hợp điều chỉnh kế hoạch, tổ chức lãnh đạo. * Quản lý giáodục: Quản lý giáo dục là một bộ phận quan trọng của hệ thống quản lý xã hội. Khoa học quản lý giáo dục xuất hiện sau so với khoa học quản lý kinh tế. Ở các nƣớc phƣơng Tây, ngƣời ta vận dụng lý luận quản lý xí nghiệp vào quản lý giáo dục (trƣờng học) và coi quản lý cơ sở giáo dục nhƣ quản lý một loại xí nghiệp đặc biệt. Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quan là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lƣợng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội. Ngày nay, với sứ mệnh phát triển giáo dục thƣờng xuyên, công tác giáo dục không chỉ giới hạn ở thế hệ trẻ mà cho mọi ngƣời; tuy nhiên,
  • 31. 18 trọng tâm vẫn là giáo dục cho thế hệ trẻ nên quản lý giáo dục đƣợc hiểu là sự điều hành hệ thống giáo dục quốc dân, các trƣờng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Với các cách tiếp cận khác nhau, các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu đã đƣa ra các kháiniệm quản lý giáo dục nhƣ sau: Theo M.I.Kozacov: “Quản lý giáo dục là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và có mục đíchcủachủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu của hệ thống (từ Bộ đến trƣờng) nhằm mục đích bảo đảm việc giáo dục CNCS cho thếhệ trẻ, bảo đảm sựphát triển toàn diện và hài hòa của họ. Trên cơ sở nhận thức và sử dụng các quy luật chung vốn có của CNXH, cũng nhƣ các quy luật khách quan của quá trình dạyhọc- giáo dục, của sự phát triển về thể chất và tâm lý ở trẻ, thiếu niên cũng nhƣ thanh niên” [21, tr.110]. Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quát là hoạt động điều hành phối hợp các lực lƣợng xã hội nhằm thúc đẩy công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội” [7, tr.4]. Theo giáo sƣ Phạm Minh Hạc: “Quản lý giáo dục là quản lý trƣờng học, thực hiện đƣờng lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đƣa trƣờng học vận động theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh” [13, tr.89] Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý giáo dục là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý (hệ giáo dục) nhằm làm cho hệ vận hành theo đƣờng lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện các tính chất của nhà trƣờng XHCN Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đƣa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất” [28, tr.22] Bằng các tiếp cận khác nhau, các tác giả đã đƣa ra các diễn đạt khác nhau về quản lý giáo dục song các khái niệm đều đi đến nội dung thống nhất: Quản lý giáo dục là hệ thống tác động có kế hoạch, có hƣớng đích của chủ thể
  • 32. 19 quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu, các bộ phận của hệ thống nhằm bảo đảm cho các cơ quan trong hệ thống giáo dục vận hành tối ƣu, bảo đảm sự phát triển mở rộng cả về số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng để đạt đƣợc mục tiêu giáo dục. Nhƣ vậy quản lý giáo dục phải có chủ thể quản lý. Ở tầm vĩ mô là quản lý của nhà nƣớc mà các cơ quan trực tiếp quản lý là Bộ, Sở, Phòng Giáo dục; ở tầm vi mô là quản lý của hiệu trƣởng nhà trƣờng. Đồng thời phải có hệ thống tác động quản lý theo một nội dung, chƣơng trình kế hoạch thống nhất từ trung ƣơng đến địa phƣơng nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục trong mỗi giai đoạn cụ thể của xã hội. Phải có một lực lƣợng đông đảo những ngƣời làm công tác giáo dục cùng với hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật tƣơng ứng. 1.2.3.2. Quản lý nhà trường Nhà trƣờng với tƣ cách là một tổ chức giáo dục ở cơ sở vừa mang tính đặc thù của giáo dục vừa mang tính xã hội, trực tiếp đào tạo giáo dục thế hệ trẻ, là tế bào chủ chốtcủa hệ thống giáo dục từ trung ƣơng đến địa phƣơng. Do vậy, trƣờng học chính là khách thể cơ bản của mọi cấp quản lý. Hiệu trƣởng và các hoạt động của giáo viên là chủ thể quản lý trực tiếp vận hành hệ giáo dục. Xét cho cùng, quản lý hệ thống giáo dục là tất cả các cấp quản lý giáo dục đều phải có những biện pháp tác động tối ƣu nhằm đạt mục tiêu đã định. Việc quản lý trƣờng phổ thông thực chất là quản lý quá trình dạy học, tức là làm sao đƣa hoạt động từ trạng thái này sang trạng thái khác để tiến tới mục tiêu giáo dục. Công tác quản lý trƣờng học bao gồm quản lý sự tác động qua lại giữa trƣờng học và xã hội, đồng thời quản lý hành chính nhà trƣờng. Quản lý quá trình giáo dục đào tạo trong nhà trƣờng đƣợc coi nhƣ một hệ thống bao gồm các thành tố: Thành tố tinhthần:mục đíchgiáo dục,nộidunggiáo dục,biệnphápgiáodục. Thành tố conngƣời: giáo viên, học sinh Thành tố vật chất: cơ sở vật chất, các phƣơng tiện, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học.
  • 33. 20 Mục tiêu của quản lý trƣờng học chính là các chỉ tiêu cho các hoạt động của trƣờng đƣợc dự kiến trƣớc khi triển khai các hoạt động đó. Đây là một hệ thống liên quan đến nhiều cấp do tính đa dạng và phức tạp của công tác đào tạo thế hệ trẻ và mục tiêu quản lý nhà trƣờng. Kế hoạch năm học cũng là nhiệm vụ, chức năng mà tập thể cán bộ giáo viên, công nhân viên và học sinh phải thực hiện trong suốt năm học. Kết thúc năm học, nếu các mục tiêu đặt ra trong kế hoạch đƣợc thực hiện một cách trọn vẹn thì đó chính là kết quả, thành tích của nhà trƣờng đã thực hiện đƣợc trong một năm học. Nhƣ vậy, mục tiêu quản lý thực ra là cái mong muốn, cái dự kiến, cái phải thực hiện trong quá trình triển khai mọi hoạt động giáo dục của nhà trƣờng. Theo giáo sƣ Phạm Minh Hạc: “Quản lý nhà trƣờng là thực hiện đƣờng lối của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đƣa nhà trƣờng vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục”. [13, tr.89] Còn theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý nhà trƣờng là tập hợp những tác động tối ƣu của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh và các cán bộ nhân viên khác nhằm tận dụng các nguồn dự trữ do nhà nƣớc đầu tƣ, các lực lƣợng xã hội đóng góp và lao động xây dựng vốn tự có; hƣớng vào việc đẩy mạnh mọi hoạt động của nhà trƣờng mà điểm hội tụ là đào tạo thế hệ trẻ; thực hiện có chất lƣợng mục tiêu và kế hoạch đào tạo, đƣa nhà trƣờng lên trạng thái mới”. [28, tr.55] Theo M.I.Kozacov: “Không đòi hỏi một định nghĩa hoàn chỉnh chúng ta hiểu quản lý nhà trƣờng (công việc nhà trƣờng) là hệ thống xã hội sƣ phạm chuyên biệt, hệ thống này đòi hỏi những tác động có ý thức, có khoa học và có hƣớng vào chủ thể quản lý lên tất cả các mặt của đời sống nhà trƣờng để đảm bảo sự vận hành tối ƣu xã hội- kinh tế và tổ chức sƣ phạm của quá trình dạy học và giáo dục thế hệ đang lớn lên”. (Cơ sở lý luận của khoa học quản lý, (1994), Trƣờng quản lý TW1 và viện khoa học giáo dục Hà Nội)
  • 34. 21 Công tác quản lý giáo dục nói chung, quản lý nhà trƣờng nói riêng gồm có quản lý các hoạt động giáo dục diễn ra trong nhà trƣờng và các quan hệ giữa nhà trƣờng với xã hội trên các nội dung sau: - Quản lý hoạt động dạy học. - Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức. - Quản lý hoạt động lao động sản xuất. - Quản lý hoạt động giáo dục thể chất và vệ sinh. - Quản lý hoạt động hƣớng nghiệp, dạy nghề. - Quản lý các hoạt độngxã hội, hoạt độngđoàn thể. Ngƣờitrực tiếp quảnlý trƣờnghọc vàchịu tráchnhiệm về toànbộ hoạtđộng củatrƣờnghọc làhiệu trƣởngvàcác phó hiệutrƣởnggiúp việc hiệu trƣởng. 1.2.3.3. Quản lý giáodục pháp luậtcho học sinh Quản lý GDPL là tác động có ý thức của chủ thể quản lý đến đối tƣợng quản lý nhằm đƣa hoạt động GDPL đạt kết quả mong muốn một cách hiệu quả nhất. Đó chính là việc trang bị, bồi dƣỡng và nâng cao tri thức pháp luật; hình thành, tạo dựng lòng tin vào pháp luật; xây dựng thói quen vững chắc xử sự theo những đòi hỏi của pháp luật (hình thành lối sống và làm việc tuân theo pháp luật) cho các em học sinh, những chủ nhân tƣơng lai của đất nƣớc. Hoạt động quản lý GDPLbao gồm các bƣớc: - Lập kế hoạch quản lý GDPL với mục tiêu, biện pháp rõ ràng, những bƣớc đi cụ thể và các điều kiện cần thiết cho việc thực hiện mục tiêu giáo dục pháp luật. - Tổ chức thực hiện, sắp xếp con ngƣời, công việc một cách khoa học, hợp lý có tính khả thi cao, phối hợp với các lực lƣợng, các bộ phận để tạo ra các tác động thích hợp nhằm đạt hiệu quả. Ngƣời quản lý phải thông báo kế hoạch, chƣơng trình hoạt động đến các thành viên, các lực lƣợng trong và ngoài nhà trƣờng. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của từng thành viên, xác lập cơ chế phối hợp giữa các bộ phận, các thành viên.
  • 35. 22 - Xác lập quyền chỉ huy, điều hành của ngƣời lãnh đạo trong toàn bộ quá trình quản lý, huy động mọi lực lƣợng thực hiện kế hoạch và điều hành mọi hoạt động diễn ra theo một trật tự nhất định. - Kiểm tra công việc diễn ra ở mọi giai đoạn trong quá trình quản lý nhằm vào việc đánh giá tiến độ, nhịp độ của quá trình quản lý so với kế hoạch, xác định mức độ đạt đƣợc so với mục tiêu đề ra. Phát hiện sai sót, khuyết điểm cần khắc phục đồng thời phát hiện những vấn đề mới nảy sinh tìm biện pháp giải quyết; rút ra những bài học kinh nghiệm cho quá trình quản lý sau đạt hiệu quả hơn. 1.2.4. Biện pháp quảnlýgiáodụcpháp luậtcho học sinh * Khái niệm biện pháp Theo “Từ điển Tiếng Việt” do tác giả Hoàng Phê chủ biên thì “biện pháp là cách làm, cách giải quyết về một vấn đề cụ thể”. Quyển “Từ điển Tiếng Việt tƣờng giải và liên tƣởng” của tác giả Nguyễn Văn Đạm: “ Biện pháp là cách làm, cách hành động đối phó để đi đến một mục đích nhất định”. Nhƣ vậy biện pháp đƣợc hiểu chung nhất là cách làm thực hiện một công việc nào đó nhằm đạt đƣợc mục đích đề ra. * Biện pháp quản lý GDPL: là cách làm, cách hành động cụ thể để nâng cao hiệu quả GDPL cho học sinh. 1.3. Giáo dục pháp luật cho học sinh THPT 1.3.1. Đặc điểm tâm lýcủa học sinhTHPT Lứa tuổi thanh niên, là giai đoạn phát triển bắt đầu từ lúc dậy thì và kết thúc khi bƣớc vào tuổi ngƣời lớn. Tuổi thanh niên là thời kỳ từ 15- 25 tuổi, đƣợc chia làm hai thời kỳ: + Thời kỳ từ 15- 18 tuổi: gọi là tuổi đầu thanh niên + Thời kỳ từ 18- 25 tuổi: giai đoạn hai của tuổi thanh niên (thanh niên, sinh viên).
  • 36. 23 Lứa tuổi học sinh THPT thuộc giai đoạn đầu. Đây là thời kỳ quan trọng trong sự phát triển và hình thành nhân cách của học sinh. * Đặcđiểm học tập Lứa tuổi này đòi hỏi tính tự giác và độc lập hơn. Trong giai đoạn này, nhà trƣờng có vị trí quan trọng, đây là nơi không chỉ trang bị tri thức mà còn tác động hình thành thế giới quan và nhân sinh quan cho mỗi học sinh. Học tập vẫn là hoạt động chủ đạo của học sinh THPT. Với những yêu cầu cao hơn về tính tíchcực và độc lập trí tuệ. Muốn lĩnh hội đƣợc sâu sắc môn học phải có trình độ tƣ duy. Đòi hỏi phải có tính năng động và độc lập ở lứa tuổi này. Thái độ đối với việc học tập cũng có sự thay đổi. Thái độ tự ý thức về việc học tập cho tƣơng lai đƣợc nâng cao. Học sinh THPT bắt đầu đánh giá hoạt động chủ yếu theo quan điểm của tƣơng lai mình. Có thái độ lựa chọn đối với từng môn học và đôi khi chỉ chăm chỉ học những môn đƣợc cho là quan trọng và có ảnh hƣởng trực tiếp tới tƣơng lai. Ở lứa tuổi này các hứng thú và khuynh hƣớng học tập đã trở nên xác định và thể hiện rõ ràng hơn, học sinh thƣờng có hứng thú ổn định đối với một môn khoa học hay lĩnh vực nào đó. Điều này kích thích nguyện vọng muốn mở rộng và đào sâu các tri thức trong lĩnh vực tƣơng ứng. * Đặcđiểm của sự pháttriển trí tuệ Lứa tuổi THPT là giai đoạn quan trọng trong việc phát triển trí tuệ. Do cơ thể đƣợc hoàn thiện nên tạo điều kiện cho phát triển trí tuệ. Cảm giác và tri giác lứa tuổi này đã đạt mức độ của ngƣời lớn. Điều này làm cho năng lực cảm thụ đƣợc nâng cao. Trí nhớ cũng phát triển rõ rệt, học sinh đã biết sử dụng nhiều phƣơng pháp ghi nhớ chứ không chỉ ghi nhớ một cách máy móc (học thuộc). Sự chú ý của học sinh THPT cũng phát triển (học sinh có thể tập trung chú ý vào tài liệu mà mình không hứng thú nhƣng hiểu đƣợc ý nghĩa quan trọng của nó).
  • 37. 24 Hoạt động tƣ duy của học sinh THPT phát triển mạnh, ở thời kỳ này học sinh đã có khả năng tƣ duy lý luận, trừu tƣợng một cách độc lập và sáng tạo. Những năng lực nhƣ phân tích, so sánh, tổng hợp cũng phát triển. Nhƣ vậy, hoạt động nhận thức của lứa tuổi học sinh THPT đã phát triển ở mức độ cao, có khả năng nhận thức vấn đề một cách đúng đắn và sâu sắc. Khả năng tƣ duy và nhận thức cũng sẽ dần đƣợc hoàn thiện trong quá trình học tập và rèn luyện cá nhân. * Sự pháttriển tự ý thức Sự tự ý thức là một đặc điểm nổi bật trong sự phát triển nhân cách của học sinh trung học phổ thông, nó có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển tâm lý của lứa tuổi này. Sự tự ý thức của học sinh THPT đƣợc biểu hiện ở nhu cầu tìm hiểu và tự đánh giá những đặc điểm tâm lý của mình theo các chuẩn mực đạo đức của xã hội, theo quan điểm về mục đích cuộc sống. Điều này khiến học sinh quan tâm sâu sắc tới đời sống tâm lý, những phẩm chất nhân cách và năng lực riêng, cũng nhƣ tự đánh giá khả năng của mình. Giai đoạn này, học sinh không chỉ tự ý thức về cái tôi của mình mà còn nhận thức vị trí của mình trong tƣơng lai. Xuất hiện khuynh hƣớng phân tích và tự đánh giá bản thân mình một cách độc lập. Học sinh THPT có nguyện vọng thể hiện cá tính của mình trƣớc mọi ngƣời một cáchđộc đáo, tìm cách để ngƣời khác quan tâm đến mình hoặc làm điều gì đó nổi bật. * Sự hình thành thếgiới quan Sự hình thành thế giới quan là nét chủ yếu trong tâm lý thanh niên vì họ đang có nhu cầu khám phá, tìm hiểu về thế giới. Việc hình thành thế giới quan dựa trên cơ sở những tri thức mà học sinh đƣợc học ở trƣờng về, thấy đƣợc cái đẹp, cái tốt, xấu… dần dần ý thức và qui vào các hình thức, tiêu chuẩn nguyên tắc hành vi xác định theo một hệ thống hoàn chỉnh. Học sinh THPT đã có ý thức xây dựng lý tƣởng sống cho mình, biết xây dựng hình ảnh con ngƣời lý tƣởng gần vớithực tế sinh hoạt hàng ngày.
  • 38. 25 * Hoạt động giaotiếp - Giao tiếp với người lớn Quan hệ với bạn bè và cha mẹ. Tình bạn là cảm tình quan trọng nhất ở lứa tuổi THPT. Ở tuổi này giao tiếp với ngƣời lớn tuổi hoặc nhỏ tuổi chiếm vị trí nhỏ. Điều này là do thanh niên khát khao có những quan hệ bình đẳng trong cuộc sống. Giai đoạn này họ đã có nhu cầu sống tự lập: tự lập về hành vi, tình cảm và đạo đức, giá trị. Mối quan hệ với cha mẹ trong giai đoạn này trở nên phức tạp nhƣng cũng dần bình đẳng hơn. - Giao tiếp trong nhóm bạn Ở tuổi này, quan hệ với bạn bè đƣợc mở rộng và chiếm vị trí quan trọng. Nhu cầu giao tiếp với bạn bè cùng lứa tuổi phát triển mạnh mẽ. Tình bạn trong giai đoạn này có ý nghĩa rất quan trọng, học sinh giai đoạn này có khát vọng tự khám phá bản thân mình nhƣng vì chƣa có khả năng hiện thực hóa biểu tƣợng bản thân mình nên thanh niên muốn kiểm tra mình bằng cách so so sánh với ngƣời khác. Chính tình bạn thân thiết giúp họ đối chiếu đƣợc những trải nghiệm, ƣớc mơ… - Giao tiếp với bạn khácgiới Ở tuổi học sinh THPT đã xuất hiện một loại tình cảm đặc biệt - tình yêu nam nữ. Đây là trạng thái hoàn toàn mới trong đời sống tình cảm của lứa tuổi này. Tuy nhiên tình cảm này chỉ mới dùng ở mức yêu đƣơng bạn bè, do lứa tuổi này ít bộc lộ tình cảm của mình. Nhìn chung đây là một vấn đề phức tạp nó đòi hỏi sự nghiên cứu từ nhiều phía. - Đời sống tình cảm của học sinh THPT Đời sống tình cảm của lứa tuổi này rất đa dạng phong phú, mang tính sâu sắc. Nó gắn liền với thế giới quan, lý tƣởng, nghề nghiệp…Thời kỳ này, các nhà tâm lý đã phân chia các loại ngƣời theo đặc điểm cảm xúc của họ nhƣ: loại ngƣời đa cảm, loại ngƣời lạnh lùng, loại ngƣời dễ gần… chúng dần đƣợc hình thành bởi nhiều yếu tố bản thân và xã hội.
  • 39. 26 Nhƣ vậy học sinh THPT là lứa tuổi mộng mơ, khao khát sáng tạo, thích cái mới lạ, chuộng cái đẹp, hình thức bên ngoài, rất hăng hái nhiệt tình trong công việc, lạc quan yêu đời nhƣng cũng rất dễ bi quan chán nản khi gặp thất bại. Bên cạnh đó cũng phải nói đến ở một số học sinh THPT tình cảm cách mạng và ý chí phấn đấu yếu, trình độ giác ngộ, nhận thức về xã hội còn thấp. Một số có thái độ coi thƣờng lao động chân tay, thích cuộc sống xa hoa lãng phí, ăn chơi, đua đòi theo bạn bè… Chính vì vậy, ngƣời lớn cần thấy nhu cầu và nguyện vọng ở các em là chính đáng, cái tôi của các em phải đƣợc tôn trọng. Nếu ngƣời lớn không chịu thay đổi mối quan hệ, cách nhìn nhận với các em thì sẽ gây ra những phản ứng dƣới dạng bất bình, bƣớng bỉnh, không nghe lời và tự làm theo ý mình. Những quan hệ xung đột giữa các em với ngƣời lớn dẫn đến làm nảy sinh những hành vi tƣơng ứng nhƣ xa lánh, không tin tƣởng và luôn cảm giác không đƣợc tôn trọng. Do đó tác động giáo dục của ngƣời lớn với các em bị suy giảm thậm chí không có tác dụng. Vì vậy, trong giao tiếp với các em, ngƣời lớn cần: phải mong muốn và biết cách tôn trọng tính độc lập và quyền bình đẳng của các em. Quan hệ giữa thanh niên và ngƣời lớn sẽ không mâu thuẫn nếu quan hệ đó đƣợc xây dựng trên cơ sở tôn trọng, giúp đỡ lẫn nhau. Khi tiếp xúc với các em, ngƣời lớn cần gƣơng mẫu, khéo léo, tế nhị. 1.3.2. Giáodụcpháp luậtcho học sinhTHPT 1.3.2.1. Vaitrò giáo dụcpháp luậtcho học sinh trong trường THPT Trong giai đoạn hiện nay khi đất nƣớc đang tiến lên CNXH bằng con đƣờng phát triển nền kinh tế thị trƣờng và bối cảnh chung của thế giới hiện nay là sự hội nhập, quốc tế hóa, toàn cầu hóa nên vấn đề chất lƣợng con ngƣời phát triển toàn diện là yêu cầu bức thiết của xã hội đối với giáo dục. Bên cạnh những tri thức khoa học, những tri thức về pháp luật là yêu cầu bắt buộc trong hành trang bƣớc vào đời của các em học sinh. Đó là cơ sở để các em trở thành những
  • 40. 27 ngƣời côngdân tốt, ngƣời công dân có íchgóp phần vào sự nghiệp và xây dựng đấtnƣớc. Vai trò của GDPL xuất phát từ vai trò và giá trị xã hội của pháp luật. Pháp luật là phƣơng tiện để tổ chức đờisống nhà nƣớc, đời sống xã hội; là công cụ để Nhà nƣớc quản lý xã hội; là phƣơng tiện để ngƣời công dân thực hiện lợi ích, nhu cầu, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của mình. Bởi vậy, GDPL tạo ra khả năng hình thành các điều kiện và nhân tố thuận lợi cho hoạt động quản lý nhà nƣớc, quản lý xã hội. Về mặt lý luận, GDPL đƣợc coi là một trong những con đƣờng hình thành ý thức của công dân. Vì vậy, tại Hội nghị giữa nhiệm kỳ khóa VII Đảng ta đã xác định: “Tăng cƣờng giáo dục ý thức pháp luật, nâng cao hiểu biết và ý thức tôn trọng pháp luật sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, đảm bảo cho pháp luật đƣợc thực thi một cách nghiêm minh, thống nhất và công bằng.” Đối với hệ thống giáo dục phổ thông, GDPL không chỉ đơn thuần là một hoạt động thực tiễn mà nó là một bộ phận của khoa học giáo dục áp dụng trong trƣờng phổ thông. Vai trò của GDPL đƣợc thể hiện trƣớc hết ở chỗ nó làm đầy đủ hơn kiến thức văn hóa phổ thông. Trong điều kiện đất nƣớc hiện nay thì văn hóa pháp lý không thể tách rời văn hóa phổ thông nói chung. GDPL ở trƣờng phổ thông có vai trò hỗ trợ cho các hoạt động giáo dục khác, nhất là những bộ môn giáo dục xã hội nhƣ giáo dục thẩm mỹ, giáo dục công dân để hình thành nhân cách học sinh. Bởi với các thuộc tính của mình, các quy tắc về tình cảm, thẩm mỹ, đạo đức không đủ sức để lý giải cho học sinh rất nhiều vấn đề cụ thể xảy ra trong cuộc sống, những đòi hỏi cụ thể của yêu cầu “quản lý xã hội bằng pháp luật”. Mặt khác, để học sinh có đầy đủ nhân cách đúng với chuẩn mực xã hội, giáo dục phải trải qua một quá trình gồm nhiều bƣớc khác nhau mà trong đó “cái tối đa của pháp luật là cái tối thiểu của đạo đức”. Bằng GDPL, học sinh sẽ nắm đƣợc những chuẩn mực của xã hội, từ đó rèn luyện thói quen tuân thủ pháp luật. Vì những lý do trên mà GDPL có vai trò vô cùng quan trọng đối với học sinh. Đây là yêu cầu, đòi hỏi cấp thiết, mang tính khách quan và hoàn toàn
  • 41. 28 phù hợp với mục tiêu giáo dục toàn diện của chúng ta là “đào tạo con ngƣời Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tƣởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dƣỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. 1.3.2.2. Nội dung, những con đường giáo dục cho học sinh THPT GDPL cho học sinh THPT chúng ta cần chú trọng giáo dục các tri thức về pháp luật nhƣ an toàn giao thông, phòng chống ma túy, bảo vệ môi trƣờng… Học sinh nắm đƣợc các biểu hiện đúng pháp luật, những biểu hiện VPPL. Từ đó, hình thành cho các em thói quen xử sự, nếp sống phù hợp với quy định của pháp luật, tự giác tuân thủ pháp luật, có thái độ, hành vi đúng đắn, tích cực trong việc sử dụng pháp luật. GDPL cho học sinh bằng nhiều conđƣờng Giáo dục thông qua các môn học. Thông qua các môn học, các em đƣợc làm quen với các kiến thức về pháp luật ở các khía cạnh khác nhau. Môn Sinh học giúp các em hiểu về động vật, thực vật, vai trò tồn tại của các loài để hình thành ở các em sự hiểu biết cần phải bảo tồn thế giới tự nhiên quanh ta… Trong các môn học, môn GDCD là một môn chủ đạo để GDPL cho học sinh. Hệ thống các văn bản, các quy phạm pháp luật, các quyền và nghĩa vụ của công dân đã đƣợc đƣa vào phân phốichƣơng trình và sách giáo khoa môn này. Thông qua các hoạt động ngoại khóa, các hoạt động ngoài giờ lên lớp là cách GDPL cho học sinh rất hiệu quả. Thông qua các tiết học ngoài giờ ở trƣờng, các câu lạc bộ ở trƣờng và địa phƣơng, các hoạt động văn hóa, tham quan thực tế… sẽ đƣa các em vào tìm hiểu các kiến thức pháp luật, nâng cao hiểu biết cho các em. GDPL cho học sinh thông qua sự phối hợp giữa nhà trƣờng với các LLGD ngoài nhà trƣờng, đặc biệt là gia đình. Đây là con đƣờng giáo dục cũng hết sức cần thiết. Ngoài việc học ở trƣờng, các em sống cùng gia đình, với cộng đồng địa phƣơng. Để GDPL cho các em đƣợc thƣờng xuyên, cần kết hợp với các LLGD. Làm nhƣ vậy GDPL mới đạt hiệu quả cao.
  • 42. 29 Tự giáo dục là con đƣờng ý nghĩa nhất trong việc GDPL cho học sinh. Quá trình tự tu dƣỡng, tự rèn luyện là quá trình lâu dài, liên tục và suốt đời mỗi con ngƣời. Các kiến thức GDPL có đi vào và trở thành các hành vi ở mỗi em hay không là do sự tự tu dƣỡng, tự rèn luyện, tự ý thức của các em. 1.4. Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh THPT 1.4.1. Quản lýgiáodụcpháp luậttheo các chức năng quảnlý Quản lý GDPL là tác động có ý thức của chủ thể quản lý tới đối tƣợng quản lý nhằm đƣa hoạt động GDPL đạt kết quả mong muốn một cách hiệu quả nhất. Đó chính là việc trang bị, bồi dƣỡng và nâng cao tri thức pháp luật; hình thành, tạo dựng lòng tin vào pháp luật; xây dựng thói quen vững chắc xử sự theo những đòi hỏi của pháp luật cho các em học sinh, những chủ nhân tƣơng lai của đất nƣớc. Hoạt động quản lý GDPLbao gồm các bƣớc: - Lập kế hoạch quản lý GDPL với mục tiêu, biện pháp rõ ràng, những bƣớc đi cụ thể và các điều kiện cần thiết cho việc thực hiện mục tiêu GDPL. - Tổ chức thực hiện, sắp xếp con ngƣời, công việc một cách khoa học, hợp lý có tính khả thi cao, phối hợp với các lực lƣợng, các bộ phận để tạo ra các tác động thích hợp nhằm đạt hiệu quả. Ngƣời quản lý phải thông báo kế hoạch, chƣơng trình GDPL đến các thành viên, các lực lƣợng trong và ngoài nhà trƣờng. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của từng thành viên, xác lập cơ chế phối hợp giữa các bộ phận, các thành viên. - Xác lập quyền chỉ huy, điều hành của ngƣời lãnh đạo trong toàn bộ quá trình quản lý, huy động mọi lực lƣợng thực hiện kế hoạch và điều hành mọi hoạt động diễn ra theo một trật tự nhất định. - Kiểm tra công việc diễn ra ở mọi giai đoạn trong quá trình quản lý nhằm vào việc đánh giá tiến độ, nhịp độ của quá trình quản lý so với kế hoạch, xác định mục tiêu đạt đƣợc so với mục tiêu đề ra. Phát hiện sai sót, khuyết điểm cần khắc phục đồng thời phát hiện những vấn đề mới nảy sinh tìm biện
  • 43. 30 pháp giải quyết; rút ra bài học kinh nghiệm cho quá trình quản lý sau đạt kết quả hơn. 1.4.2. Hiệu trưởng trường THPT trong việc quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh Trong nhà trƣờng, Hiệu trƣởng là ngƣời do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trƣớc nhà nƣớc, trƣớc nhân dân và cấp trên trực tiếp về mọi hoạt động giáo dục của nhà trƣờng. Là ngƣời thay mặt Nhà nƣớc điều hành toàn bộ bộ máy và thực hiện đồng bộ các nội dung định hƣớng phát triển giáo dục đào tạo trong sự vận hành chung của hệ thống giáo dục quốc dân. Năng lực (bao gồm cả phẩm chất đạo đức và năng lực quản lý) của Hiệu trƣởng có ý nghĩa quyết định hiệu quả của quá trình quản lý và sự phát triển nhàtrƣờng. Theo Uxinxiki: “Hiệu trƣởng là nhà giáo dục chủ chốt trong nhà trƣờng, giáo dục học sinh thông qua các giáo viên, làm thầy giáo các giáo viên, dạy cho họ khoa học và nghệ thuật giáo dục. “Chính vì vậy, Hiệu trƣởng phải là ngƣời có phẩm chất đạo đức chính trị tốt, có chuyên môn vững vàng, năng động, sáng tạo, mềm dẻo, linh hoạt trong giao tiếp và trong công tác quản lý. Ngƣời Hiệu trƣởng phải tự xây dựng cho mình phong cách lãnh đạo dân chủ, quyết đoán, có hiệu quả. Ngƣời Hiệu trƣởng là linh hồn, là trung tâm của sự đoàn kết nhất trí của tập thể sƣ phạm đồng thời phải biết phát huy tài năng, trí tuệ sức lực của toàn thể cán bộ giáo viên vào sự nghiệp giáo dục của nhà trƣờng. Ngƣời Hiệu trƣởng có vai trò quan trọng trong hoạt động GDPL cho học sinh, là ngƣời trực tiếp lập kế hoạch quản lý, tổ chức chỉ đạo GDPL. Hiệu trƣởng chủ động tổ chức phối hợp các lực lƣợng giáo dục trong và ngoài nhà trƣờng để GDPL cho học sinh. Hiệu trƣởng phải thƣờng xuyên kiểm tra, đánh giá quá trình GDPL cho học sinh và trực tiếp giáo dục học sinh, đặc biệt giáo dục học sinh cá biệt. Trong cuốn “Trái tim tôi đang dâng hiến cho trẻ” Uxinxiki
  • 44. 31 có viết: “Nếu Hiệu trƣởng chỉ dạy cách giáo dục mà không trực tiếp tiếp xúc với học sinh thì ông ta không còn là nhà giáo dục nữa, thiếu sự tiếp xúc trực tiếp với học sinh, Hiệu trƣởng sẽ mất đi cái phẩm chất quan trọng nhất của nhà sƣ phạm là năng lực tiếp xúc với tâm hồn trẻ.” 1.4.3.Cácyếu tốảnhhưởngđếnquản lý giáo dục pháp luật cho học sinh THPT 1.4.3.1. Các yếu tố khách quan * Nội dung chương trình Chƣơng trình giáo dục pháp luật còn dàn trải, nặng về phổ biến các quy định của pháp luật, chƣa chú trọng đến việc hƣớng học sinh rèn luyện kỹ năng ứng xử, kỹ năng vận dụng pháp luật vào để giải quyết các vấn đề của thực tiễn cuộc sống. * Cơ chế chính sách Ngân sách dành cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật hết sức khó khăn. Hiện nay trong các nhà trƣờng chƣa bố trí kinh phí phổ biến, giáo dục pháp luật trong trƣờng học thành khoản riêng để chủ động trong hoạt động. Hiệu quả sử dụng tủ sách pháp luật trong nhà trƣờng còn thấp. * Trình độ giáoviên Việc giảng dạy pháp luật trong các trƣờng đại học, cao đẳng không chuyên luật chƣa thống nhất. Pháp luật đại cƣơng chỉ là môn học bắt buộc đối với một số ngành thuộc lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn, mà không phải là môn học chung, thống nhất bắt buộc đối với tất cả các ngành. Trong chƣơng trình đào tạo đại học của nhiều ngành vẫn chƣa có môn pháp luật đại cƣơng. Việc này dẫn đến một lỗ hổng trong đào tạo. Do đó, nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học chƣa đƣợc trang bị kiến thức đại cƣơng về nhà nƣớc và pháp luật trong đó có sinh viên các trƣờng Sƣ phạm. Bên cạnh đó chƣơng trình bồi dƣỡng kiến thức về pháp luật cho giáo viên chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Vì vậy, trình độ và phƣơng pháp giảng dạy nội dung giáo dục pháp luật của giáo viên còn hạn chế.
  • 45. 32 1.4.3.2. Các yếu tố chủ quan * Gia đình Gia đìnhlà tế bào củaxã hội, là môitrƣờng giáo dục đầu tiên của mỗi con ngƣời. Gia đình còn là mảnh đất đầu tiên cho nhân cách nảy mầm và phát triển, là cội nguồn của những tình cảm thiêng liêng nhất trong cuộc đời của mỗi con ngƣời. Tronggia đình, ôngbà, cha mẹ, anh chị là tấm gƣơng sáng để các em học tập, làm theo: “Không có gì tác động lên tâm hồn non trẻ bằng quyền lực của sự làm gƣơng. Còn giữa muôn vàn tấm gƣơng, không có tấm gƣơng nào gây ấn tƣợng sâusắc, bền chặt bằngtấm gƣơng của bố mẹ và thầy cô giáo” (Ni-vi-cốp). Xã hội càng phát triển thì gia đình càng trở thành pháo đài quan trọng, bền vững cho sự hình thành và phát triển tiềm năng của thế hệ tƣơng lai. Chính vì vậy, bên cạnh chức năng duy trì nòi giống, phát triển kinh tế đảm bảo cuộc sống, gia đình còn có chức năng rất quan trọng là nuôi dạy, chăm sóc, giáo dục, xây dựng và bồi dƣỡng nhân cách, hoàn thiện đời sống tâm hồn, tình cảm của mỗi ngƣời. Gia đình là trƣờng học đầu tiên, ngƣời cha, ngƣời mẹ là những thầy giáo đầu tiên và suốt đời của mỗi ngƣời. Giáo dục con cái không chỉ thuần túy là tình cảm của cha mẹ mà còn là trách nhiệm, nghĩa vụ công dân của những ngƣời làm cha làm mẹ. Điều 19 Luật hôn nhân và gia đình đã ghi: “Cha mẹ có nghĩa vụ thƣơng yêu, nuôi dƣỡng, giáo dục con, chăm lo đến sự phát triển lành mạnh của con về thể chất, trí tuệ, đạo đức… Cha mẹ phải làm gƣơng tốt cho con về mọi mặt và phối hợp chặt chẽ với nhà trƣờng và các tổ chức xã hội trong việc giáo dục con”. Điều 24 trong Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ghi: “Cha mẹ, ngƣời giám hộ là ngƣời trƣớc tiên chịu trách nhiệm về việc chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ em, dành điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của trẻ em… Cha mẹ, ngƣời giám hộ, các thành viên lớn tuổi khác trong gia đình phải gƣơng mẫu về mọi mặt để cho trẻ em noi theo; có trách nhiệm xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, tạo môi trƣờng lành mạnh cho sự phát triển toàn diện của trẻ em”. Nhƣ vậy, gia đình là một lực lƣợng giáo dục không thể thiếu đƣợc trong quá trình giáo dục học sinh nói chung, GDPL nói riêng. Giáo dục gia đình có vai
  • 46. 33 trò hết sức quan trọng và ảnh hƣởng sâu sắc đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách của học sinh, giúp trẻ tiếp thu có hiệu quả sự giáo dục của nhà trƣờng, giáo dục của xã hội trên cơ sở phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trƣờng và xã hội. Chínhvì vậy, gia đình phải là một môi trƣờng chuẩn mực “ấm no, hạnh phúc, bìnhđẳng, hòa thuận”, các bậc cha mẹ phải thƣờng xuyên liên hệ chặt chẽ vớinhà trƣờng để kịp thờigiáo dục con cái. * Nhà trường Nhà trƣờng là một thiết chế xã hội chuyên biệt thực hiện chức năng cơ bản là tái sản xuất sức lao động, phát triển nhân cách con ngƣời mà thế hệ trƣớc truyền lại cho thế hệ sau có sự vƣợt lên phù hợp với xu thế của thời đại nhằm duy trì, phát triển xã hội. Nhà trƣờng là nhân tố quan trọng giữ vai trò trung tâm trong việc GDPL cho học sinh, phối kết hợp với gia đình và xã hội để tạo nên một môi trƣờng giáo dục thƣờng xuyên, liên tục cho các em. Nhà trƣờng là một cơ quan đƣợc nhà nƣớc thành lập để thực hiện công việc đặc trách: thực hiện đƣờng lối, quan điểm giáo dục của Đảng trong từng giai đoạn phát triển của đất nƣớc; là một tổ chức duy nhất, chuyên biệt tổ chức lao động trí tuệ và sáng tạo toàn bộ tri thức, kinh nghiệm lịch sử của nhân loại cho thế hệ trẻ, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi nhằm hình thành và phát triển mô hình nhân cách lý tƣởng của xã hội đặt ra về tri thức, đạo đức, sức khỏe, lao động… một cách có hiệu quả, chất lƣợng hơn hẳn các thiết chế khác. Mục tiêu giáo dục nhà trƣờng đƣợc thực hiện bởi đội ngũ các nhà giáo dục đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng tại các trƣờng sƣ phạm cho một chƣơng trình, nội dung, phƣơng pháp, cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ và thiết bị hiện đại nhằm phát triển toàn diện nhân cách hƣớng tới sự thành đạt của ngƣời công dân. Vì vậy, giáo dục nhà trƣờng có một vị trí đặc biệt quan trọng. Các bậc cha mẹ dù là những ngƣời có trình độ, sự hiểu biết, môi trƣờng giáo dục gia đình dù có ƣu thế tích cực nhƣng cũng không thể thay thế đƣợc giáo dục nhà trƣờng. Để thống nhất trong việc giáo dục mọi mặt cho thế hệ trẻ nói chung, GDPL nói riêng thì nhà trƣờng phải thực hiện tốt chức năng giảng dạy và giáo