SlideShare a Scribd company logo
1 of 126
Download to read offline
KINH TẾ HẢI QUAN
Bộ môn Quản trị tác nghiệp Thương mại quốc tế
Trường ĐH Thương mại
Tài liệu tham khảo
1. Bộ môn QTTNTMQT – Bài giảng Nghiệp vụ hải quan
2. Chủ biên: GS. TS. Hoàng Đức Thân, Giáo Trình Kinh Tế Hải Quan (Phần 1+2)
3. TS. Nguyễn Thị Thương Huyền - Kỹ thuật nghiệp vụ Hải quan và xuất nhập khẩu: Lý thuyết
và tình huống ứng dụng - Nxb Tài chính - 2008.
4. Phạm Mạnh Hiền, Nghiệp vụ giao nhận, vận tải và bảo hiểm trong ngoại thương - Nxb Thống
kê - TP. Hồ Chí Minh 2005.
5. Nguyễn Thừa Lộc. Luật Hải quan Việt Nam và Quốc tế. ĐH KTQD. 2008
6. Công ước quốc tế về Hài hòa và đơn giản hóa thủ tục Hải quan, Tổng cục Hải quan, Hà Nội
1.2000
7. Cộng đồng doanh nghiệp, cơ quan hải quan và Hiệp định trị giá Hải quan GATT/WTO, Tổng
cục Hải Quan, Hà Nội 5.2001
8. Nguyên Thị Liên, Giáo trình nghiệp vụ Thuế, Nxb. Tài chính 2008
9. Luật Hải quan và các văn bản hướng dẫn thi hành về thủ tục Hải quan, Tổng cục Hải quan,
2002,2003, 2005, 2014
http://www.customs.gov.vn/Default.aspx (trang chủ của HQ Việt Nam) ->
http://www.customs.gov.vn/Lists/BieuThue/TraCuu.aspx
NỘI DUNG
• Chương 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ HẢI
QUAN
• Chương 2 :QUẢN LÝ HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XNK,
PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH, QUÁ
CẢNH.
• Chương 3 : QUẢN LÝ HẢI QUAN VỀ THUẾ
• Chương 4 :GIAN LẬN THƯƠNG MẠI TRONG LĨNH VỰC HẢI
QUAN VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG HẢI
QUAN
• Chương 5: HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC HẢI
QUAN
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ
HOẠT ĐỘNG HẢI QUAN
1.1. Hoạt động hải quan
Khái niệm
• “Hải quan là một trong những công cụ đối ngoại quan
trọng của Chính phủ , có nhiệm vụ thay mặt Nhà nước
để tiến hành các biện pháp kiểm tra nhà nước về Hải
quan tại các cửa khẩu, thu thuế XNK, thuế gián thu và
các lệ phí khác có liên quan tới hoạt động đối ngoại,
chống buôn lậu qua biên giới , thực hiện Thống kê hàng
hoá thực xuất và thực nhập
Các hoạt động hải quan bao gồm:
• Các hoạt động quản lý nhà nước về hải quan như: xây dựng và trình chính
phủ, BTC các văn bản quy phạm pháp luật về hải quan; Kiểm tra, giám sát
về thực thi pháp luật hải quan.
• Các hoạt động nghiệp vụ hải quan: thông quan, kiểm tra, giám sát hải quan,
thu thuế XNK hàng hóa
• Hoạt động phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, bảo vệ SX trong
nước và giữ gìn an ninh quốc gia.
• Hoạt động hợp tác quốc tế song phương và đa phương.
1.2. Hoạt động của Hải quan Việt Nam.
• Lịch sử phát triển của Hải quan Việt nam.
• Chức năng, nhiệm vụ của Hải quan Việt Nam
• Hệ thống tổ chức, địa bàn hoạt động của Hải quan
Việt Nam
- Giai đoạn 1945 - 1954
- Giai đoạn 1954 - 1975
- Giai đoạn 1975 - 1986
- Giai đoạn 1986 - 2000
- Giai đoạn 2000 - 2012
Trần Thị Ngọc Duy 8
Sự ra đời và phát triển của Hải quan Việt nam
Chức năng, nhiệm vụ của Hải quan Việt
Nam
• Hải quan Việt Nam có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hoá,
phương tiện vận tải;
• Phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới;
• Tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập
khẩu;
• Thống kê hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu;
• Kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về hải quan đối với
hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và
chính sách thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
• Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến
lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển
Hải quan Việt Nam;
• Ban hành và tổ chức thực hiện các
văn bản quy phạm pháp luật về hải
quan;
• Hướng dẫn, thực hiện và tuyên truyền
pháp luật hải quan;
• Quy định về tổ chức và hoạt động của
Hải quan;
• Đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ công chức hải
quan;
• Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ,
phương pháp quản lý hải quan hiện đại;
• Thống kê nhà nước về hải quan;
• Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý
vi phạm pháp luật về hải quan;
• Hợp tác quốc tế về hải quan.
TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HẢI QUAN
TỔNG CỤC
HẢI QUAN
CỤC HẢI QUAN TỈNH,
LIÊN TỈNH, TP TRỰC
THUỘC TRUNG ƯƠNG
CHI CỤC HẢI QUAN CỬA KHẨU,
ĐỘI KiỂM SOÁT HẢI QUAN VÀ CÁC
ĐƠN VỊ
Trực
thuộc
Bộ Tài
Chính
Hải quan địa phương
Luật Hải quan Việt Nam
❖ Khái niệm pháp luật về hải quan:
- Pháp luật về Hải quan chính là tổng thể các quy phạm pháp
luật điều chỉnh các nhóm quan hệ xã hội trong lĩnh vực Hải
quan.
- Pháp luật về Hải quan bao gồm: Tổng thể các văn bản quy
phạm pháp luật về Hải quan và Hệ thống các văn bản liên
quan đến lĩnh vực Hải quan.
Luật Hải quan Việt Nam
• Trước năm 2001: Pháp lệnh hải quan là cơ sở pháp lý quan trọng trong
công tác QLNN về hải quan
• 2001: Luật hải quan 2001 ra đời
– Hàng hóa được XNK, quá cảnh, phương tiện vận tải XN cảnh, quá
cảnh của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước
– Tổng cục hải quan là cơ quan trực thuộc chính phủ
• 2005: Luật hải quan 2005
– Hàng hóa được XNK, quá cảnh, phương tiện vận tải XN cảnh, quá
cảnh của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trong lãnh thổ hải
quan
• Luật Hải quan 2014
1.3. Quản lý nhà nước về Hải quan
• Khái niệm và sự cần thiết của quản lý nhà nước về hải quan
• Nội dung quản lý nhà nước về hải quan
• Bộ máy quản lý nhà nước về hải quan
• Các phương pháp quản lý nhà nước trong lĩnh vực hải quan
Khái niệm và sự cần thiết của quản lý nhà nước về hải
quan
• Quản lí nhà nước về hải quan
(State administration of customs)
là sự quản lí nhà nước đối với tổ
chức, hoạt động của cơ quan hải
quan và các hoạt động xuất khẩu,
nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh,
quá cảnh của các tổ chức và cá
nhân nhằm hướng các hoạt động
đó phát triển theo những mục tiêu
định hướng nhất định.
Sự cần thiết của quản lý nhà nước về hải quan
• - Hải quan bản chất là hoạt động của nhà nước, do nhà nước tổ chức. Mọi
hoạt động của hải quan đều do nhà nước quy định và thực hiện trong khuôn
khổ những quy định của Nhà nước.
• - Hải quan là lĩnh vực hoạt động kinh tế của nền kinh tế quốc dân. Tổ chức
hải quan theo ngành tập trung, thống nhất trên phạm vi cả nước. Nguyên tắc
của QLNN nền kinh tế quốc dân là quản lý theo ngành, theo địa phương và
theo vùng lãnh thổ.
Sự cần thiết của quản lý nhà nước về hải quan
• - Hải quan là lĩnh vưc chứa đựng những mâu thuẫn của KTXH. Các mâu
thuẫn này không thể nội bộ cơ quan hải quan và các chủ thể tham gia tự
giải quyết được mà cần có sự tham gia điều tiết của nhà nước.
• - HQ là hoạt động mang tính liên ngành, hoạt động có tính xã hội hóa cao.
Phải có lực lượng thay mặt XH để quản lý, đó chính là nhà nước.
Nội dung quản lý nhà nước về hải quan
- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, qui hoạch, kế hoạch
phát triển Hải quan Việt Nam;
- Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản qui phạm pháp luật về hải
quan;
- Hướng dẫn, thực hiện và tuyên truyền pháp luật về hải quan;
- Qui định về tổ chức và hoạt động của Hải quan;
- Đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ công chức hải quan;
- Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, phương pháp quản lí
hải quan hiện đại;
- Thống kê nhà nước về hải quan;
- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lí vi phạm pháp luật về
hải quan;
- Hợp tác quốc tế về hải quan.
(Điều 99 Luật Hải quan 2014)
Nội dung quản lý nhà nước về hải quan
Giám sát hải quan
Khái niệm, nguyên tắc GSHQ
• Khái niệm: GSHQ là biện pháp nghiệp vụ do
CQHQ áp dụng để đảm bảo sự nguyên trạng của
hàng hóa, PTVT đang thuộc đối tượng quản lý hải
quan.
• Đối tượng GSHQ bao gồm: HH đã làm xong TTHQ
chưa thông quan, HH chưa làm TTHQ đang lưu
kho lưu bãi tại CQHQ, HH và PTVT XN cảnh quá
cảnh, HH và PTVT chuyển cửa khẩu, chuyển
cảng.
Kiểm tra hải quan
• Khái niệm: Kiểm tra hải quan được hiểu là các biện pháp
do HQ áp dụng nhằm đảm bảo sự tuân thủ pháp luật HQ.
( Công ước Kyoto).
• Luật HQVN: Kiểm tra hải quan là việc kiểm tra hồ sơ hải
quan, các chứng từ liên quan và kiểm tra thực tế hàng
hóa, phương tiện vận tải do cơ quan hải quan thực hiện.
Gồm:
Nội dung kiểm tra hải quan
1. Kiểm tra hồ sơ HQ
2. Kiểm tra thực tế HH
3. Kiểm tra sau thông quan
Bộ máy quản lý nhà nước về hải quan
- Chính phủ thống nhất quản lí nhà nước về hải quan
- Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện
thống nhất quản lí nhà nước về hải quan
- Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn
của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính trong việc
quản lí nhà nước về hải quan
- Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền
hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp luật về
hải quan tại địa phương.
(Điều 100 Luật Hải quan 2014)
Các phương pháp quản lý nhà nước trong lĩnh vực
hải quan
• Phương pháp quản lý hành chính
• Phương pháp kinh tế
• Phương pháp tuyên truyền giáo dục
Chương 2 :
QUẢN LÝ HẢI QUAN ĐỐI VỚI
HÀNG HÓA XNK, PHƯƠNG TIỆN
VẬN TẢI XUẤT CẢNH, NHÂP
CẢNH, QUÁ CẢNH.
2.1. Quản lý hải quan đối với hàng hóa XNK
• Khái niệm hàng hóa XNK
- Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra
khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt
nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải
quan riêng theo quy định của pháp luật.
- Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào
lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc
biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực
hải quan riêng theo quy định của pháp luật.
HÌNH THỨC QUẢN LÝ
• Khái niệm: Chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu của Việt Nam là tập hợp các công cụ mà Nhà
nước áp dụng để tác động đến các hành vi XK, NK hàng
hóa.
• Hình thức: Chính sách quản lý hàng hóa XK, NK
được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau bao gồm
việc Ban hành các Danh mục (Danh mục hàng cấm XK,
NK; Danh mục hàng hóa nhập khẩu áp dụng hạn ngạch
thuế quan; Danh mục hàng hóa áp dụng chế độ cấp
GPNK tự động…)
* Bộ Công Thương:
1. Thông tư 04/2014/TT-BCT ngày 27/1/2014 quy định chi tiết thi hành một
số điều của Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013.
2. Thông tư 12/2015/TT-BCT quy định về việc áp dụng chế độ cấp Giấy
phép nhập khẩu tự động đối với một số mặt hàng thép (hiệu lực 26/7/2015);
3. Quyết định số 11039/QĐ-BCT ngày 3/12/2014 v/v công bố Danh mục
hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu phải kiểm tra chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật,
an toàn thực phẩm trước khi thông quan thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ
công thương.
4. Thông tư 35/2014/TT-BCT ngày 15/10/2014 quy định việc áp dụng chế độ
cấp Giấy phép nhập khẩu tự động đối với một số mặt hàng phân bón.
5. Thông tư 60/2014/TT-BCT ngày 27/12/2014 quy định chi tiết một số điều
của Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12/11/2012 của Chính phủ về sản
xuất, kinh doanh rượu.
QUẢN LÝ HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XNK
6. Thông tư 49/2014/TT-BCT ngày 15/12/2014 ngày 15/12/2014 quy
định về nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu theo hạn ngạch thuế quan
7. Thông tư 37/2013/TT-BCT ngày 30/12/2013 quy định nhập khẩu
thuốc lá điếu, xì gà.
8. Thông tư 29/2014/TT-BCT ngày 30/9/2014 quy định cụ thể và
hướng dẫn thực hiện một số điều về phân bón vô cơ, hướng dẫn việc
cấp phép sản xuất phân bón vô cơ đồng thời sản xuất phân bón hữu
cơ và phân bón khác tại Nghị định 202/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013
của CP về quản lý phân bón.
9. Thông tư liên tịch BCT, BKHCN số 44/2013/TTLT-BCT-BKHCN ngày
31/12/2013 quy định về quản lý chất lượng thép sản xuất trong nước
và thép nhập khẩu.
* Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
1. Thông tư 04/2015/TT-BNNPTNT ngày 12/2/2015 quy định thi hành
chi tiết theo Nghị định 187/CPNĐ ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng
hoá quốc tế và các hoạt động đại lý, mua, bán, gia công và quá cảnh
hàng hoá với nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và
thủy sản;
2. Thông tư 12/2015/TT-BNNPTNT ngày 16/3/2015 hướng dẫn kiểm
tra an toàn thực phẩm hàng hóa có nguồn gôc thực vật nhập khẩu.
3. Thông tư 41/2014/TT-BNNPTNT ngày 13/11/2014 hướng dẫn một
số điều của Nghị định 202/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 về quản lý
phân bón thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ nông nghiệp và
phát triển nông thôn.
QUẢN LÝ HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XNK
* Bộ Thông tin truyền thông:
Thông tư 18/2014/TT-BTTTT ngày 26/11/2014 hướng dẫn Nghị định
187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 đối với việc cấp giấy phép nhận khẩu
thiết bị phát, thu – phát song vô tuyến điện. (hiệu lực 16/1/2015);
Thông tư 15/2014/TT-BTTT ngày 17/11/2014 Ban hành Danh mục hàng
hóa theo mã số HS thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ thông tin
truyền thông;
Thông tư 26/2014/BTTTT hướng dẫn nghị định 187/CP/2013/NĐ-CP đối
với việc nhập khẩu tem bưu chính;
Thông tư 16/2015/TT-BTTTT ngày 17/6/2015 quy định chi tiết thi hành nghị
định 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 về xuất nhập khẩu hàng hoá trong
lĩnh vực in và phát hành xuất bản phẩm; (hiệu lực 15/8/2015)
Thông tư 03/2015/TT-BTTTT ngày 6/3/2015 hướng dẫn Nghị định
60/2014/NĐ-CP ngày 19/06/2014 của Chính phủ quy định hoạt động in.
(hiệu lực 1/5/2015);
Thông tư 05/2014/TT-BTTTT ngày19/03/2014 danh mục sản phẩm hàng
hoá có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ TTTT
(hiệu lực 5/5/2014)
QUẢN LÝ HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XNK
• * Bộ Văn hoá thể thao & du lịch:
• Thông tư 28/2014/TT-BVHTTDL ngày 31/12/2014 quy định về quản lý hoạt
động mua bán hàng hóa quốc tế thuộc diện quản lý chuyên ngành văn hóa
của Bộ văn hóa, thể thao và du lịch (hiệu lực 1/3/2015)
QUẢN LÝ HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XNK
• * Bộ Y Tế:
• Thông tư 19/2014/TT-BYT ngày 02/06/2014 Quy định
quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và tiền chất
dùng làm thuốc;
Thông tư 43/2014/TT-BYT ngày 24/11/2014 quy định về
quản lý thực phẩm chức năng (hiệu lực 15/1/2015).
QUẢN LÝ HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XNK
* Bộ Tài nguyên môi trường:
1. Thông tư liên tịch số 34 /2012/TTLT-BCT - BTNMT
ngày 15/11/2012 hướng dẫn về điều kiện nhập khẩu phế
liệu làm nguyên liệu sản xuất;
2. Thông tư liên tịch 47/2011/TTLT-BCT-BTNMT ngày
30/12/2011 Quy định việc quản lý nhập khẩu, xuất khẩu
và tạm nhập - tái xuất các chất làm suy giảm tầng ô-dôn
theo quy định của Nghị định thư Montreal về các chất
làm suy giảm tầng ô-dôn.
QUẢN LÝ HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XNK
* Bộ Khoa học công nghệ:
Quyết định số 1171/QĐ-BKHCN ngày 27/5/2015 quyết định
về việc công bố danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra
chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trước khi thông
quan thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ khoa học công nghệ.
* Bộ Xây dựng:
Thông tư 15/2015/TT-BXD ban hành quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về sản phẩm hàng hoá vật liệu xây dựng.
* Ngân hàng nhà nước:
1. Thông tư 18/2014/TT-NHNN ngày 01/8/2014 hướng dẫn
hoạt động nhập khẩu hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên
ngành của Ngân hàng nhà nước Việt Nam;
QUẢN LÝ HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XNK
• https://thukyluat.vn/news/phan-tich-chinh-sach/he-thong-
toan-bo-van-ban-hai-quan-xuat-nhap-khau-con-hieu-luc-
moi-nhat-68603.html
QUẢN LÝ HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XNK
THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XNK THEO
HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
Khái niệm quy trình thủ tục hải quan
• Quy trình thủ tục hải quan là trình tự các bước công việc mà công
chức hải quan phải thực hiện để thông quan hàng hoá XK, NK
theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
• Tuỳ thuộc vào trình độ quản lý cũng như tình hình phát triển kinh
tế, hội nhập kinh tế quốc tế trong từng thời kỳ mà các quy trình
thủ tục hải quan cũng được xây dựng khác nhau. Đồng thời qua
thực tiễn áp dụng, các quy trình thủ tục này sẽ được thay đổi dần
sao cho phù hợp với tình hình thực tế của các hoạt động XNK,
đáp ứng được yêu cầu quản lý của cơ quan Hải quan.
Các nguyên tắc chung
➢ Hàng hóa XK, NK, quá cảnh, PTVT xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phải
được làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan, vận chuyển
đúng tuyến đường, qua đúng cửa khẩu theo quy định của pháp luật
➢ Hàng hoá, phương tiện vận tải được thông quan sau khi đã làm thủ tục hải
quan.
➢ Thủ tục hải quan phải được thực hiện công khai, nhanh chóng, thuận tiện và
theo đúng quy định
➢ Việc bố trí nhận lực, thời gian làm việc phải đáp ứng yêu cầu hoạt động xk,
nk, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh
Quy trình thủ tục hải quan
Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra sơ bộ, đăng ký tờ
khai, quyết định hình thức, mức độ kiểm tra
Kiểm tra chi tiết hồ sơ thuế
Kiểm tra thực tế hàng hóa
Thu lệ phí hải quan, đóng dấu “Đã làm thủ tục hải
quan” và trả tờ khai cho người khai hải quan
Phúc tập hồ sơ
M« h×nh tong qu¸t xư lý th«ng tin
Cấp Chi cục
• Tổ chức thu thập, tổng hợp xử lý thông tin,
lưu trữ các thông tin từ các đơn vị thuộc cơ
quan Tổng cục hải quan, ban ngành có liên
quan, từ các tổ chức trong và ngoài nước
thuộc thẩm quyền cấp Tổng cục
• Tổ chức truyền nhận các thông tin phục vụ
cho công tác thông quan hàng hoá xuống các
cục.
• Xây dựng các bộ tiêu chỉ rủi ro cấp Tổng cục
Cảng vụ
Kho b¹ c
Kho b¹ c
Ngân hàng

은
행
Doanh nghiệp
Nhà vận chuyển
Cấp
Tổng
cục
Tổng cục thuế
Các cơ quan
QLNN
Cấp Cục
• Tổ chức thu thập, tổng hợp xử lý thông tin,
lưu trữ các thông tin từ các đơn vị thuộc cơ
quan Tổng cục hải quan, ban ngành có liên
quan, từ các tổ chức trong và ngoài nước
thuộc thẩm quyền cấp Cục
• Tổ chức truyền nhận các thông tin phục vụ
cho công tác thông quan hàng hoá xuống các
Chi cục và phản hồi thông tin lên Tổng cục
• Xây dựng các bộ tiêu chỉ rủi ro cấp Cục
• Tổ chức thu thập, tổng hợp xử lý thông tin,
lưu trữ các thông tin từ các đơn vị thuộc cơ
quan Tổng cục hải quan, ban ngành có liên
quan, từ các tổ chức trong và ngoài nước
thuộc thẩm quyền cấp Chi cục
• Tổ chức truyền nhận các thông tin phục vụ
cho công tác thông quan hàng hoá từ Cục và
phản hồi kết quả xử lý thông tin lên Cục.
S¬ ®o thu thËp trao ®oi th«ng tin
Hải quan
(Tổng cục,
Cục, Chi cục)
Doanh nghiệp
Cảng vụ
Cơ quan QLNN
Tổng cục thuế, các
bộ ngành..
Các hãng vận tải
Kho bạc
Ngân hàng

은
행
Các Tổ chức ngoài nước
Quy tr×nh h¶i quan xuÊt khÈu theo hOp
®Ong mua b¸n hAng hOa
TIẾP NHẬN,
KIỂM TRA,,
ĐĂNG KÝ HỒ SƠ
THÔNG QUAN
HÀNG HOÁ
KIỂM TRA
TÍNH THUẾ
(tham vấn giá)
KIỂM TRA
THỰC TẾ
HÀNG HOÁ
KIỂM TRA SAU
THÔNG QUAN
NGƯỜI KHAI
HẢI QUAN
THÔNG TIN
ĐƯỢC
XỬ LÝ
TRƯỚC
• Thông tin về doanh nghiệp
• Thông tin về trị giá tính thuế
• Thông tin về chính sách mặt hàng
• Thông tin về thuế xuất nhập khẩu
• Thông tin tình báo hải quan.
• Tiêu chí phân luồng (quản lý rủi ro)
• …
• Thông tin về doanh nghiệp
• Thông tin về trị giá tính thuế
• Thông tin về chính sách mặt hàng
• Thông tin về thuế xuất nhập khẩu
• Thông tin tình báo hải quan.
• Tiêu chí phân luồng (quản lý rủi ro)
• …
2.2 Quản lý của hải quan đối với phương tiện vận tải
2.2.1 Phân loại phương tiện vận tải
Hiện tại đang có 5 loại hình vận tải được
sử dụng phổ biến ngày nay:
Vận tải đường bộ
Là loại hình phổ biến nhất, được sử dụng
hằng ngày để vận chuyển hàng hóa, hành
khách, vật liệu, đồ gia dụng… Có thể
nói dịch vụ chuyển phát đường bộ không
thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày.
Vận tải đường sắt
Có thể vận tải cả hành khách và hàng hóa,
nhưng vận chuyển hàng hóa chưa được
dùng nhiều ở Việt Nam. Vận chuyển đường
sắt tương đổi an toàn, ổn định không bị tác
động bởi ảnh hưởng thời tiết.
• Vận tải đường biển
là hình thức chuyên chở hàng hóa chính trên Thế giới,
chiếm 80% tổng khối lượng hàng chuyên chở nên thích
hợp để vận chuyển hàng có khối lượng lớn.
• Vận tải đường hàng không
• Có thời gian vận chuyển hành khách và hàng hóa
nhanh chóng nhất hiện nay nên thích hợp với những
hàng giá trị cao, khối lượng không quá lớn.
• Vận tải đường ống
• Đây là loại hình vận chuyển đặc thù, chỉ phù hợp với
những loại hàng đặc biệt như khí hóa lỏng, dầu
khí… nhằm phục vụ cho đối tượng đặc biệt như
công ty sản xuất hóa chất, công ty đa quốc gia, công
ty Nhà nước.
Quản lý hải quan đối với phương tiện vận tải
• Thông tư số 42/2015/tt-btc QUY ĐỊNH VỀ THỦ TỤC HẢI
QUAN ĐỐI VỚI PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI XUẤT CẢNH,
NHẬP CẢNH, QUÁ CẢNH
• https://dncustoms.gov.vn/van-ban/v-v-quy-dinh-ve-thu-
tuc-hai-quan-doi-voi-phuong-tien-van-tai-xuat-canh-nhap-
canh-qua-canh-33829.html
Quản lý hải quan đối với hoạt động xuất nhập cảnh
▪ Thực hiện nghiêm các quy định về thủ tục hải quan, hồ
sơ hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan đối
với phương tiện vận tải của Việt Nam và nước ngoài
nhập cảnh, xuất cảnh theo đúng quy định
▪ Đảm bảo hồ sơ hải quan phải đầy đủ các chứng từ theo
quy định của pháp luật như: Giấy phép liên vận hoặc Giấy
phép vận tải Việt – Trung (đối với vận tải liên vận Việt -
Trung), danh sách hành khách (đối với vận tải hành
khách); các phương tiện xuất nhập cảnh phải có ký hiệu
phân biệt quốc gia, phù hiệu, biển hiệu theo quy định.
Chương 3
QUẢN LÝ HẢI QUAN VỀ THUẾ
3.1. Tổng quan về thuế hải quan
• 3.1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của thuế hải quan
Khái niệm thuế hải quan
• Các quan niệm về thuế hải quan
- Thuế hải quan là thuế do cơ quan hải quan thu.
- Thuế hải quan là thuế đánh vào hành vi (hoạt động)
xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá.
- Thuế hải quan là thuế đánh vào hàng hoá xuất
khẩu, nhập khẩu.
- Thuế hải quan là thuế qui định trong biểu thuế hải
quan mà hàng hoá phải chịu khi nhập vào hay xuất ra
khỏi lãnh thổ hải quan (Công ước Kyoto sửa đổi)
Theo nghĩa rộng, thuế hải quan là thuế liên quan đến hàng hoá
xuất khẩu, nhập khẩu gồm:
➢ Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu,
➢ Thuế giá trị gia tăng đánh vào hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
➢ Thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào hàng hoá xuất khẩu, nhập
khẩu.
➢ Thuế đặc biệt: thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế
chống phân biệt đối xử, thuế tự vệ.
Theo nghĩa hẹp, thuế hải quan được hiểu là thuế đánh vào hoạt động
xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá.
Hiểu theo nghĩa này thuế hải quan là thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Phân biệt thuế hải quan với thuế nội địa
• Xét về bản chất, thuế Hải quan là thuế gián thu.
- Về phạm vi áp dụng, thuế Hải quan chỉ áp dụng đối với hoạt
động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu, biên giới
hoặc các hoạt động được coi là xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá
và chỉ đánh vào một số đối tượng hàng hóa nhất định mà Chính
phủ cần thực hiện chính sách quản lý mặt hàng.
- Về đối tượng áp dụng, thuế Hải quan chỉ áp dụng cho các hàng
hóa hữu hình được xuất khẩu, nhập khẩu không áp dụng đối với
các dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu hay nói cách khác các dịch vụ
không phải là đối tượng tính thuế Hải quan
- Cơ quan hành thu: là cơ quan Hải quan.
Đặc điểm thuế xnk
• Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là loại thuế gián thu
• Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là loại thuế gắn liền với
hoạt động xuất nhập khẩu và chịu ảnh hưởng của các
yếu tố trong quan hệ thương mại quốc tế
• Thuế xuất khẩu, nhập khẩu chỉ do cơ quan Hải quan
quản lý thu
Vai trò thuế XNK
• Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là công cụ huy động
nguồn thu cho ngân sách Nhà nước
• Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là công cụ của Nhà
nước nhằm bảo hộ sản xuất trong nước, khuyến khích
xuất khẩu, kiểm soát hoạt động nhập khẩu
• Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là công cụ thu hút đầu
tư nước ngoài, góp phần giải quyết việc làm và thực hiện
chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của các nước
3.2. Quản lý thuế hải quan trong nền kinh tế
3.2.1. Mục tiêu và các nguyên tắc quản lý thuế
3.2.2. Nội dung cơ bản của quản lý thuế
3.2.3. Các phương pháp tính thuế
3.2.4. Các phương pháp thu thuế
CÁC QUAN NIỆM VỀ QUẢN LÝ THUẾ
Theo nghĩa rộng: quản lý thuế là tất cả các hoạt động của nhà nước
liên quan đến thuế. Bao gồm hoạt động tổ chức điều hành quá trình
thu nộp thuế vào NSNN, hoạt động xây dựng chiến lược phát triển
hệ thống thuế, ban hành pháp luật thuế và cả hoạt động kiểm tra,
giám sát việc sử dụng tiền thuế của các tổ chức thụ hưởng NSNN.
Theo nghĩa hẹp: quản lý thuế là quản lý hành chính nhà nước về thuế,
bao gồm việc tổ chức, quản lí, điều hành quá trình thu nộp thuế (hoạt
động chấp hành của cơ quan nhà nước có thẩm quyền - cơ quan quản lý
thuế) trong quản lý thu, nộp thuế cho nhà nước từ các tổ chức, cá nhân
là đối tượng nộp thuế đã được xác định trong các luật thuế.
Theo Luật thưc định :(Điều 3, Luật Quản lý thuế ): Quản lý thuế gồm:
“Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế; thủ tục hoàn thuế, miễn
thuế, giảm thuế; xoá nợ tiền thuế, tiền phạt; quản lý thông tin về người
nộp thuế; kiểm tra thuế, thanh tra thuế; cưỡng chế thi hành quyết định
hành chính thuế; xử lý vi phạm pháp luật về thuế; giải quyết khiếu nại, tố
cáo về thuế”
3.2.2.Nội dung cơ bản quản lý thuế
• Lựa chọn ban hành hệ thống các luật thuế
• Tổ chức thực hiện các luật thuế
• Thanh tra thuế
3.2.2.1. Lựa chọn ban hành hệ thống các luật thuế
• Các vấn đề thuộc tình hình kinh tế của quốc gia trong
từng thời kỳ
• Các vấn đề xã hội như phong tục tập quán, văn hóa…
• Các vấn đề kinh tế thế giới
3.2.2.2. Tổ chức thực hiện các luật thuế
B1
• Tuyên truyền phổ biến các luật thuế
B2
• Tổ chức quản lý thu thuế
Tổ chức quản lý thu thuế
Quản lý đối tượng nộp thuế
Xây dựng và lựa chọn cơ chế quản lý thu thuế
Tính thuế
Tổ chức thu nộp tiền thuế
Phương pháp tính thuế XNK
• Thuế tỷ lệ (thuế phần trăm theo giá trị)
• Thuế tuyệt đối
• Thuế kết hợp
1. Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu.
2. Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa giống hệt nhập
khẩu.
3. Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa tương tự nhập
khẩu.
4. Phương pháp trị giá khấu trừ.
5. Phương pháp trị giá tính toán.
6. Phương pháp suy luận hay phương pháp dự phòng.
Các phương pháp trị giá hải quan hàng
hóa NK
3.3. Thuế quan của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
• 3.3.1. Thuế quan của Việt Nam trong bối cảnh thực
hiện AFTA
• 3.3.2. Thuế quan của Việt Nam trong bối cảnh gia nhập
WTO
Chương 4
GIAN LẬN THƯƠNG MẠI TRONG LĨNH VỰC
HẢI QUAN VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG
HOẠT ĐỘNG HẢI QUAN
4.1. Gian lận thương mại trong lĩnh vực hải quan
4.1.1. Khái niệm:
• “Gian lận thương mại là hành vi dối trá, mánh khóe, lừa
lọc trong lĩnh vực thương mại thông qua hoạt động mua,
bán, kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ nhằm
mục đích thu lợi bất chính.”
• Gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan?
• Ngày 9/6/1977, các nước thành viên WCO họp tại Nairobi
(CH Kenya) đã đưa ra định nghĩa "gian lận thương mại
trong lĩnh vực Hải quan là hành vi vi phạm pháp luật Hải
quan, lừa dối Hải quan để lẩn tránh một phần hoặc toàn
bộ việc nộp thuế xuất nhập khẩu, vi phạm các biện pháp
cấm hoặc hạn chế do luật pháp Hải quan quy định, để thu
được một khoản lợi nào đó qua việc vi phạm pháp luật
này”.
• Hội nghị quốc tế lần thứ 5 về chống gian lận thương mại
trong lĩnh vực Hải quan do WCO triệu tập tại Brussels,
Bỉ ngày 9/10/1995 đã thống nhất đưa ra một định nghĩa
mới như sau: "gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải
quan là hành vi vi phạm các điều khoản pháp qui hoặc
pháp luật Hải quan nhằm trốn tránh hoặc cố ý trốn
tránh nộp thuế Hải quan, phí và các khoản thu khác đối
với việc di chuyển hàng hóa thương mại hoặc nhận và
có ý định nhận việc hoàn trả trợ cấp hoặc phụ cấp cho
hàng hóa không thuộc đối tượng đó hoặc đạt được hoặc
cố ý đạt được lợi thế thương mại bất hợp pháp gây hại
cho các nguyên tắc và tập tục cạnh tranh thương mại
chân chính".
• Việt Nam, khái niệm gian lận thương mại được
biết đến: "gian lận thương mại trong lĩnh vực
Hải quan là hành vi gian lận các luồng sản
phẩm xuất nhập khẩu bằng cách lợi dụng sơ
hở của luật pháp, chính sách và quản lý của
các cơ quan Nhà nước để lẩn tránh việc kiểm
tra kiểm soát của Hải quan nhằm trốn tránh
nghĩa vụ đối với Nhà nước và thu lợi bất chính
cho riêng mình"
4.1.2. Các hình thức gian lận thương mại
53 hành vi buôn lậu, gian lận thương mại trong lĩnh vực hải
quan
• 1. Không khai hoặc khai sai so với thực tế về tên hàng,
chủng loại, số lượng, trọng lượng, chất lượng, trị giá, xuất
xứ, mã số hàng hoá, thuế suất đối với hàng hoá xuất
khẩu, nhập khẩu.
• 2. Khai khống về tên hàng, số lượng, trọng lượng, trị giá
hàng hoá xuất khẩu.
• 3. Lập và khai không đúng các nội dung trong hồ sơ
quyết toán thuế, hồ sơ thanh khoản, hồ sơ miễn thuế,
hồ sơ xét miễn, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế.
• 4. Không khai hoặc khai sai so với quy định của pháp
luật về ngoại tệ, tiền Việt Nam bằng tiền mặt, vàng
mang theo khi xuất cảnh, nhập cảnh.
• 5. Không xuất trình hàng hoá còn đang lưu giữ là đối
tượng kiểm tra sau thông quan theo yêu cầu của cơ
quan hải quan.
• 7. Đánh tráo hàng hoá đã kiểm tra hải quan với hàng hoá
chưa kiểm tra hải quan.
• 13. Tự ý tiêu thụ hàng hoá đang chịu sự giám sát hải
quan.
• 15. Tự ý tiêu thụ hàng hoá được giao bảo quản chờ hoàn
thành việc thông quan theo quy định.
• 18. Bốc dỡ hàng hoá không đúng cảng đích ghi trong bản
lược khai hàng hoá, vận tải đơn mà không có lý do xác
đáng.
• 21. Sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp, không
đúng với thực tế giao dịch để kê khai thuế; tự ý tẩy xoá,
sửa chữa chứng từ dẫn đến thiếu số thuế phải nộp hoặc
tăng số thuế được miễn, giảm, được hoàn, không thu.
• 22. Khai sai mã số hàng hoá, thuế suất đối với những mặt
hàng đã được xác định mã số hàng hoá, thuế suất ở lần
nhập khẩu trước dẫn đến xác định thiếu số thuế phải nộp.
4.1.3. Tác hại của buôn lậu và gian lận thương mại
• Nguyên nhân chính gây hại nghiêm trọng đến nền kinh tế
của một quốc gia. Nó làm suy yếu các ngành công
nghiệp, nền sản xuất địa phương, không khuyến khích
hàng hóa nhập khẩu hợp pháp và giảm nguồn thu ngân
sách nhà nước.
• Hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại đối với những
hàng hóa nhập lậu, trốn thuế thường là những hàng hóa
này có lợi thế cạnh tranh, đặc biệt là lợi thế về giá thấp
hơn đối với hàng hóa sản xuất trong nước hoặc hàng
nhập khẩu chính ngạch. Khi xuất hiện những hàng hóa
nhập lậu với một lượng đủ lớn tại một thị trường, sự bình
ổn giá cả của thị trường sẽ bị phá vỡ.
• Khi những mặt hàng kém chất lượng bị nhập lậu, thị
trường Việt Nam trở thành một thị trường tiêu thụ hàng
hóa đặc biệt là những hàng hóa dư thừa, ế ẩm của nước
ngoài. Không chỉ có thế, khi số lượng hàng hóa bị trà
trộn, thì chất lượng hàng hóa bị đánh đồng. Từ đó gây
thiệt hại cho người tiêu dùng, tạo ra lợi thế cạnh tranh
cho những kẻ buôn lậu, làm ảnh hưởng tới các doanh
nghiệp làm ăn chân chính.
4.2. Giám sát hải quan
5.2.1. Khái niệm, nguyên tắc GSHQ
• Khái niệm: GSHQ là biện pháp nghiệp vụ do CQHQ áp
dụng để đảm bảo sự nguyên trạng của hàng hóa, PTVT
đang thuộc đối tượng quản lý hải quan.
• Đối tượng GSHQ bao gồm: HH đã làm xong TTHQ chưa
thông quan, HH chưa làm TTHQ đang lưu kho lưu bãi tại
CQHQ, HH và PTVT XN cảnh quá cảnh, HH và PTVT
chuyển cửa khẩu, chuyển cảng.
Nguyên tắc GSHQ:
• Thực hiện trong suốt quá trình đối tượng
được QL đặt trong địa bàn hoạt động của
HQ đến khi được thông quan
• Tiến hành bình đẳng
• Công khai, minh bạch
• Tính nhất quán, hợp pháp và phù hợp
theo xu hướng hiện đại hóa hải quan
• Tạo thuận lợi cho giao lưu TMQT và đảm
bảo các chức năng QL của CQHQ
5.2.2. Các phương thức GSHQ
Niêm phong HQ
• Là việc CQHQ có thẩm quyền thực hiện các biện pháp
đóng kín và ghi dấu hiệu hoặc dán nhãn, cặp chì, đóng
dấu giáp lai trên hồ sơ, tài liệu, vật dụng, tài sản của cá
nhân, cơ qua, tổ chức để không cho phép tự tiện mở hay
sử dụng, tiêu hủy những vật dụng để thực hiện các quyết
định của cơ quan có thẩm quyền liên quan đến đối tượng
cần giám sát
Các yêu cầu cơ bản của niêm phong HQ:
• Chắc và bền
• Có thể gắn được dễ dàng nhanh chóng
• Dễ kiểm tra và dễ xác nhận
• Không thể xóa bỏ hay sửa mà không làm hỏng
• Không thể dùng 1 niêm phong cho nhiều lần trừ trường
hợp niêm phong đó được sử dụng lâu dài
• Được thiết kế sao cho không thể sao chép và làm giả
được
Giám sát trực tiếp của CCHQ
• Là biện pháp giám sát truyền thống nhằm đảm bảo thực
hiện nhiệm vụ giám sát của HQ
• Là phương pháp giám sát chính của HQVN ở những địa
bàn kỹ thuật hạn chế
• Đảm bảo hàng hóa XNK, quá cảnh, PTVT thực hiện xuất
nhập cảnh đúng quy định
Giám sát bằng phương tiện kỹ thuật
• Số lượng hàng hóa tham gia TMQT ngày càng tăng, đa
dạng cả về số lượng, chủng loại, chất lượng, giám sát
bằng phương tiện kỹ thuật giúp giảm tải cho CQHQ
• Nâng cao hoạt động của HQ, tạo thuận lợi tối đa cho TM
• Là cách thức phối hợp và chia sẻ thông tin giữa cơ quan
HQ với các đơn vị có liên quan.
Các phương pháp giám sát kỹ thuật phổ biến
• Gương cầu lồi
• Máy đếm tự động: đếm quang điện tử. Dùng để đếm các
PTVT hoặc hành khách qua lại các cửa khẩu nhưng
không lưu giữ được hình ảnh và không giám sát được
hoạt động.
• Camera: phổ biến và hiện đại, giúp lưu giữ được hình
ảnh nhưng chi phí lớn, kỹ năng con người
• Máy soi: máy soi hành lý, soi container. Soi được hàng
hóa để trong các thùng kín nhưng tốc độ chậm và không
soi được trong những thùng hàng lớn
• Chíp điện tử và định vị GPS:
Gắn chíp điện tử vào hàng hóa cần giám sát, chuyển bằng
sóng điện từ trực tiếp hoặc qua vệ tinh đến trung tâm điều
hành ví dụ niêm phòng bằng chì điện tử.
Giám sát được hàng hóa ở rất xa nhưng đòi hỏi chi phí
cao, đồng bộ và trình độ kỹ thuật
4.3. Kiểm tra hải quan
4.3.1. Một số nhận thức cơ bản về kiểm tra hải quan
• Khái niệm: KTHQ được hiểu là các biện pháp do HQ áp
dụng nhằm đảm bảo sự tuân thủ pháp luật HQ. ( Công
ước Kyoto).
• Luật HQVN: Kiểm tra hải quan là việc kiểm tra hồ sơ hải
quan, các chứng từ liên quan và kiểm tra thực tế hàng
hóa, phương tiện vận tải do cơ quan hải quan thực hiện.
Gồm:
• Gồm:
– Kiểm tra tư cách pháp lý của người làm thủ tuc hq
– Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp của bộ hồ sơ HQ
– Kiểm tra đối chiếu thực tế hàng hóa và chứng từ kèm theo
– Kiểm tra quá trình chấp hành pháp luật của chủ hàng
4.3.2. Vai trò, nguyên tắc kiểm tra HQ
4.3.2.1. Vai trò của KTHQ
• Giúp cơ quan HQ thực hiện chức năng QLNN về HQ
• Giúp cơ quan HQ phát hiện các hành vi gian lận
thương mại, trốn thuế, buôn lậu…
• Góp phần kiểm tra thực hiện chính sách TM, chính
sách đầu tư, chính sách thuế
• Đảm bảo an ninh QG, môi trường, DN…
• Nâng cao ý thức pháp luật (đối với chủ hàng, DN và
cán bộ HQ…)
4.3.2.2. Nguyên tắc KTHQ
• KTHQ được thực hiện trước, trong và sau quá trình thông
quan HQ
• Việc KTHQ được giới hạn ở mức độ cần thiết để đảm bảo sự
giới hạn tuân thủ pháp luật của HQ
• Hình thức kiểm tra, mức độ kiểm tra HQ do công chức HQ
có thẩm quyền quyết định
4.3.2. Nội dung kiểm tra hải quan
• 4.3.2.1. Kiểm tra hồ sơ HQ
• 4.3.2.2. Kiểm tra thực tế HH
• 4.3.2.3. Kiểm tra sau thông quan
4.4. Quản lý rủi ro trong hoạt động hải quan
4.4.1. Khái niệm về quản lý rủi ro trong hoạt động hải quan
• Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) đã định nghĩa “QLRR
là sự áp dụng một cách hệ thống những thực tiễn và
các qui trình quản lý nhằm cung cấp cho cơ quan Hải
quan các thông tin cần thiết để phát hiện hành vi vi
phạm pháp luật Hải quan”.
• Rủi ro trong hoạt động NVHQ là nguy cơ không tuân thủ
pháp luật HQ, pháp luật thuế trong hoạt động XNK, XC,
NC, QC
• QLRR trong hoạt động NVHQ là việc áp dụng có hệ thống
các quy định của pháp luật, các quy trình, biện pháp
nghiệp vụ để xác định, đánh giá và phân loại quản lý HQ,
quản lý thuế, làm cơ sở để cơ quan HQ phân bổ hợp lý
nguồn lực, áp dụng hiệu quả các biện pháp quản lý HQ,
quản lý thuế.
4.4.2. Sự cần thiết và vị trí của quản lý rủi ro trong hoạt
động hải quan
Tại sao phải quản lý rủi ro?
• Trên thế giới.
• Do yêu cầu của thực tế
• Do yêu cầu quản lý của nhà nước
• Do xu thế tất yếu của thời đại
4.4.3. Nguyên tắc quản lý rủi ro trong lĩnh vực hải quan
• Nguyên tắc 1: Tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động thương mại.
Cơ quan hải quan áp dụng QLRR là nhằm tạo thuận lợi đối với các tổ
chức, cá nhân chấp hành tốt pháp luật về hải quan. Những đối
tượng này sẽ được hưởng chế độ kiểm tra hải quan ở mức đơn
giản nhất, thời gian thông quan nhanh nhất, chi phí hải quan thấp.
Khối lượng hàng hóa
• Nguyên tắc 2: Khuyến khích sự tuân thủ tự giác của đối tượng quản
lý hải quan.
QLRR thực chất là đối xử phân biệt trong kiểm tra hải quan với các
đối tượng quản lý khác nhau dựa trên thông tin về sự tuân thủ pháp
luật hải quan của họ. Mục đích của sự phân biệt này là tạo ưu đãi
cho doanh nghiệp tuân thủ pháp luật để khuyến khích cộng đồng
doanh nghiệp tuân thủ pháp luật tốt hơn.
• Nguyên tắc 3: Phân biệt đối tượng kiểm tra để áp dụng các chế độ kiểm tra khác
nhau trên cơ sở thông tin. Cơ quan hải quan thực hiện thu thập, phân tích thông
tin, đánh giá rủi ro ở các giai đoạn trước, trong và sau thông quan theo các tiêu
chí được xác định trong từng thời điểm, phù hợp với quy định của pháp luật về
hải quan, điều kiện và khả năng thực tế để ra quyết định việc kiểm tra, giám sát,
kiểm tra sau thông quan, kiểm soát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh theo các
trường hợp: không tuân thủ pháp luật hải quan; có dấu hiệu vi phạm pháp luật
hải quan; kết quả phân tích, đánh giá xác định mức độ rủi ro cao và qua lựa
chọn ngẫu nhiên. Những trường hợp có mức độ rủi ro thấp sẽ được áp dụng
miễn kiểm tra.
• Nguyên tắc 4: Tập trung kiểm soát chặt chẽ các đối tượng không tuân thủ
các quy định của pháp luật theo quá trình. Các biện pháp kiểm tra sẽ tăng
mức độ tùy theo mức độ rủi ro của đối tượng quản lý. Các đối tượng có
mức độ rủi ro cao và rất cao sẽ được kiểm tra chặt chẽ. Kiểm tra tại cửa
khẩu sẽ được bổ sung bằng kiểm tra thường xuyên sau thông quan, nhất
là khi có dấu hiệu vi phạm.
• Nguyên tắc 5: Tổ chức hoạt động hải quan hiệu quả trên cơ sở khoa học,
khách quan, dân chủ. QLRR cung cấp cho cơ quan Hải quan một phương
pháp quản lý khoa học, dân chủ, hiệu quả. Qua việc xác định đối tượng
có rủi ro cao, ưu tiên tập trung nguồn lực vào quản lý đối với số đối tượng
này, công tác quản lý sẽ không bị dàn trải, nhờ đó giảm bớt áp lực công
việc, cân bằng giữa nhiệm vụ tăng lên và nguồn lực hải quan hạn chế.
4.4. 4. Quy trình quản lý rủi ro
• Thiết lập bối cảnh
• Xác định rủi ro
• Phân tích rủi ro
• Đánh giá rủi ro
• Xử lý rủi ro
• Theo dõi và đánh giá lại
4.4.5 Định hướng phát triển quản lý rủi ro trong hoạt
động hải quan tại Việt Nam
Hệ thống thông tin, dữ liệu
Quản lý rủi ro có hiệu quả phải được dựa trên hệ thống
thông tin, dữ liệu đầy đủ, chính xác và có giá trị ứng
dụng cao trong vận hành quản lý rủi ro. Việc xây dựng
hệ thống cơ sở dữ liệu luôn phải được đi trước và là điều
kiện tiền đề cho việc áp dụng quản lý rủi ro.
• Xây dựng khuôn khổ pháp lý cho quản lý rủi ro
Ứng dụng có hiệu quả các nguyên tắc quản lý rủi ro là yếu tố
chính để đạt được sự cân bằng giữa tạo điều kiện thuận lợi và
kiểm soát. Tuy nhiên áp dụng phương pháp quản lý rủi ro đồng
nghĩa với việc chuyển đổi phương thức quản lý và đi kèm với
nó là việc chuyển đổi của khung pháp lý làm cơ sở cho phương
pháp này hoạt động.
• Ứng dụng kỹ thuật thông tin tiên tiến vào quản lý rủi ro
Quản lý rủi ro đã thực sự trở thành một kỹ thuật quản lý khi nó
được xây dựng trên cơ sở ứng dụng thành tựu về khoa học công
nghệ thông tin. Đồng thời hệ thống công nghệ thông tin đóng
vai trò là "mạch máu" trong việc trao đổi, xử lý và ứng dụng dữ
liệu thông tin đánh giá phân loại rủi ro trong toàn ngành.
• Đào tạo, phát triển đội ngũ cán bộ có đủ trình độ và năng
lực đáp ứng yêu cầu quản lý rủi ro
Công tác quản lý rủi ro đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ công
chức có đủ năng lực, trình độ phẩm chất để quản lý, vận hành
hệ thống. Chính vì vậy công tác đào tạo, phát triển đội ngũ cán
bộ công chức đáp ứng yêu cầu quản lý rủi ro luôn là một nhiệm
vụ trọng tâm để thực hiện và nâng cao hiệu quả áp dụng quản lý
rủi ro trong toàn Ngành Hải quan.
Chương 5
HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN
5.1. Tổ chức hải quan thế giới (WCO)
• 5.1.1. Giới thiệu về lịch sử ra đời và quá trình phát triển
của tổ chức hải quan thế giới
• 5.1.2. Cơ cấu tổ chức, vai trò, nhiệm vụ của tổ chức hải
quan thế giới
• 5.1.3. Quá trình tham gia tổ chức hải quan thế giới của
Việt Nam
5.1.1. Giới thiệu về lịch sử ra đời và quá trình phát
triển của tổ chức hải quan thế giới
Tên viết tắt WCO
Thành lập 26 tháng 1, 1952
Loại Liên chính phủ
Vị trí •Brussels, Bỉ
Thành viên 183 tổ chức hải quan
Ngôn ngữ chính Tiếng Anh và Pháp
Tổng thư ký Kunio Mikuriya (01/2009 - nay) [1]
Trang web
http://www.wcoomd.org/
Tên trước đây Customs Co-operation Council (CCC)
Lịch sử Tổ chức Hải quan thế giới
World Customs Organization-WCO
• 12/9/1947: UB Hợp tác Kinh tế Châu Âu nhất trí thành lập
nhóm nghiên cứu để xem xét thành lập một Liên minh hải
quan giữa các nước châu Âu trên cơ sở các nguyên tắc
của GATT
• 1952: Thành lập Hội đồng hợp tác Hải quan
• 1995: Tổ chức HQ thế giới - WCO
Cơ cấu tổ chức WCO
Hội đồng
WCO
Các Ủy ban kỹ
thuật
UB Kỹ thuật
thường trực
UB Tuân thủ
và tạo thuận
lợi
UB về các vđ
thuế quan và
TM
UB XD Năng
lực
Thường trực
giúp việc
Hội đồng WCO
Chủ tịch hội
đồng
Phó chủ tịch hội
đồng (chủ tịch
khu vực)
Ban thư ký
6 khu vưc: Viễn Đông,
Nam và ĐNA, Úc và TBD,
Châu Âu, Nam Mỹ, Bắc
Mỹ, Trung Mỹ và Caribe,
Bắc Phi và Trung Cận
Đông, ĐN Phi, Tây Trung
Phi
Quá trình tham gia tổ chức hải quan thế giới của Việt
Nam
• 1/7/1993: Thành viên chính thức của Hội đồng Hợp tác Hải quan
(CCC), nay là Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO)
• 1997: Việt Nam đã gia nhập Công ước Kyoto về Đơn giản hóa và
Hài hòa hóa thủ tục hải quan.
• 1998 Việt Nam tham gia Công ước HS về Hài hòa mô tả và mã
hóa hàng hóa
• 08/01/2008 Việt Nam gia nhập Nghị định thư sửa đổi Công ước
Kyoto.
• 6/2013 Tổng cục Hải quan đã chính thức có cán bộ làm đại diện
hải quan Việt Nam tại WCO, với chức danh Tham tán tại Đại sứ
quán Việt Nam tại Bỉ
5.2. Hợp tác quốc tế trong WTO liên quan hoạt động
hải quan
• 5.2.1. Giới thiệu về mục tiêu, nguyên tắc hoạt động của
WTO
• 5.2.2. Mục đích của việc hợp tác trong WTO liên quan
hoạt động hải quan
• 5.2.3. Những quy định của WTO liên quan hoạt động
hải quan
Thành lập
15 tháng 4 năm 1994 (Ngày ký Hiệp định
Marrakesh
1 tháng 1, 1995; 25 năm trước (chính thức
có hiệu lực)
Trụ sở chính Centre William Rappard, Geneva, Thụy Sĩ
Thành viên 164 thành viên[1]
Ngôn ngữ chính Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Tây Ban Nha[2]
Tổng thư ký Pascal Lamy (Tổng thư ký)
Tổng giám đốc Roberto Azevêdo
Ngân sách
196 triệu franc Thụy Sĩ (khoảng 209 triệu USD)
vào năm 2011.[3]
Nhân viên 640[4]
Trang web www.wto.org
5.2.1. Giới thiệu về mục tiêu, nguyên tắc hoạt
động của WTO
• Khái niệm:
• Liên minh hải quan bao gồm hai hay nhiều lãnh thổ
hải quan, mọi hàng rào thương mại giữa các lãnh thổ
hải quan này đều được xoá bỏ và các lãnh thổ hải
quan này đều áp dụng chung thuế quan và các biện
pháp quản lý khác đối với các lãnh thổ hải quan không
thuộc liên minh.
• Lãnh thổ hải quan là một lãnh thổ được quyền duy trì
biểu thuế quan và những quy định thương mại một
cách độc lập. Như vậy, mỗi nước là một lãnh thổ hải
quan. Nhưng cũng có những lãnh thổ hải quan không
phải là một nước, ví dụ như Hong Kong, Macau
5.3. Liên minh hải quan (liên minh
thuế quan) Custom Union - CU
Những liên minh hải quan trên thế giới
Agreement Date (in force)
Recent
reference
West African Economic and Monetary Union (WAEMU) 1994-01-10
WT/COMTD/N/
11/Add.1
Switzerland–Liechtenstein (CH-FL) 1924
Southern Common Market (MERCOSUR) 1991-11-29
WT/COMTD/1/A
dd.17
Southern African Customs Union (SACU) 1910[13] WT/REG231/3
Israel–Palestinian Authority 1994[10] [11][12]
Gulf Cooperation Council (GCC) 2015-01-01[7][8][9]
European Union Customs Union (EUCU; EU–Monaco) 1958
Eurasian Customs Union (EACU) 2010-07-01[6]
5.4. Hợp tác song phương, đa phương trong lĩnh vực
hải quan
5.4.1. Hợp tác đa phương trong lĩnh vực hải quan
5.4.2Hợp tác song phương trong lĩnh vực hải quan
5.4.1. Hợp tác đa phương trong lĩnh vực hải quan
• 5.4.1.1. Hợp tác hải quan trong khuôn khổ Asian
• 5.4.1.2. Hợp tác hải quan trong khuôn khổ ASEM
• 5.4.1.3. Hợp tác hải quan trong khuôn khổ APEC
Hợp tác hải quan trong khuôn khổ Asian
• ASEAN được thành lập với Tuyên bố Bangkok
ngày 08/8/1967 tại Bangkok, Thái Lan. Các quốc
gia ASEAN đã thống nhất những mục tiêu chính,
đó là: thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hoá và xã
hội trong khu vực thông qua các chương trình hợp
tác; bảo vệ sự ổn định kinh tế - chính trị của khu
vực và tạo ra diễn đàn để giải quyết những bất
đồng trong khu vực. Hiện nay ASEAN có 10 thành
viên gồm: Brunei Darussalam, Cambodia,
Indonesia, Lao PDR, Malaysia, Myanmar,
Philippines, Singapore, Thailand và Việt Nam.
• Tháng 3 năm 1996, Hải quan Việt Nam tham gia diễn đàn
hợp tác Á Âu với tư cách là thành viên sáng lập. Nhiệm
vụ của Hải quan Việt Nam trong diễn đàn là
• (1) Xây dựng kế hoạch và biện pháp khắc phục các rào
cản thương mại,
• (2) Phối hợp hành động và tạo thuận lợi đầu tư.
5.4.1.2. Hợp tác hải quan trong khuôn khổ ASEM
• Cơ chế làm việc trong diễn đàn hải quan ASEM bao gồm
nhóm công tác về hải quan họp thường niên và Hội nghị
Tổng cục trưởng hải quan được tổ chức 2 năm một lần
luân phiên nghĩa vụ đăng cai giữa Châu Á và Châu Âu.
• Hội nghị Tổng cục trưởng hải quan ASEM đóng vai trò là
diễn đàn định hướng, chỉ đạo và hướng dẫn các nhóm
công tác triển khai kế hoạch hành động theo các giai
đoạn được các Tổng cục trưởng hải quan ASEM phê
duyệt.
Cơ chế hợp tác hải quan ASEM
• Cơ chế điều phối hợp tác của Hải quan ASEM: Hội nghị tổng cục trưởng và cao ủy
Hải quan ASEM được tổ chức định kỳ và luân phiên tại hai khu vực Á - Âu
• Cuộc họp của nhóm làm việc về thủ tục hải quan và nhóm làm việc về kiểm soát hải
quan chuẩn bị cho hội nghị tổng cục trưởng và cao ủy Hải quan tổ chức thường
niên luân phiên giữa hai khu vực Á - Âu nhằm xem xét các kết quả của hợp tác và
đưa ra các đề xuất cải thiện thúc đẩy hoạt động hải quan.
• Hội thảo giữa hải quan và doanh nghiệp là hoạt động quan trọng và kênh hợp tác
trong tiến trình hợp tác về hải quan.
Cơ chế hợp tác hải quan các nước ASEM
5.4.1.3. Hợp tác hải quan trong khuôn khổ APEC
• Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương được 12
thành viên thuộc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương sáng lập
tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao và Kinh tế tổ chức ở
Canbêra tháng 11/1989 theo sáng kiến của Ôxtrâylia.
• Mục tiêu của APEC tập trung vào 3 trụ cột:
- Tạo ra những thuận lợi cho tiến trình tự do thương mại và đầu
tư;
- Giúp thúc đẩy thương mại thông qua việc cải tiến các luật lệ
thương mại, phá bỏ dần các rào cản thương mại;
- Hợp tác trong các vấn đề kinh tế và kỹ thuật.
Cơ chế hợp tác APEC trong lĩnh vực hải quan
• Cơ chế hợp tác APEC trong lĩnh vực hải quan được thực hiện chủ
yếu Thông qua các hoạt động của Tiểu Ban thủ tục hải quan ( gọi tắt
là SCCP/APEC). Những công tác về thủ tục hải quan được thành
lập từ năm 1989 cùng với sự thành lập của Diễn đàn Hợp tác Kinh
tế châu Á Thái Bình Dương cho đến năm 1994 được đổi thành tiểu
ban thủ tục hải quan với mục đích đơn giản hóa và hài hòa hóa thủ
tục hải quan và các hoạt động của SCCP được báo cáo lên Ủy ban
thương mại và đầu tư của APEC.
• Định kỳ hàng năm đều diễn ra hai cuộc họp SCCP bên lề Hội nghị
quan chức cao cấp lần 1 và lần 3 ( SOM1 và SOM3) nhằm đánh
giá các tiến triển đề xuất các định hướng trong lĩnh vực hải quan và
báo cáo về các hội nghị SOM và cấp cao APEC
5.4.2. Hợp tác song phương trong lĩnh vực hải quan
Việt Nam
• 5.4.2.1. Hợp tác song phương hải quan Việt Nam – Trung
quốc
• 5.4.2.2. Hợp tác song phương hải quan Việt Nam – Nhật
Bản
• 5.4.2.3. Hợp tác song phương hải quan Việt Nam – Hoa
Kỳ

More Related Content

Similar to slide kinh tế hải qdmjjsjfksljfklsjkfuan .pdf

Luật số 54/2014/QH13: Luật Hải quan - Tư vấn dịch vụ xuất nhập khẩu trọn gói
Luật số 54/2014/QH13: Luật Hải quan - Tư vấn dịch vụ xuất nhập khẩu trọn góiLuật số 54/2014/QH13: Luật Hải quan - Tư vấn dịch vụ xuất nhập khẩu trọn gói
Luật số 54/2014/QH13: Luật Hải quan - Tư vấn dịch vụ xuất nhập khẩu trọn góiVanBanMuaBanNhanh
 
bctntlvn (1).pdf
bctntlvn (1).pdfbctntlvn (1).pdf
bctntlvn (1).pdfLuanvan84
 
Hai quan co ban
Hai quan co banHai quan co ban
Hai quan co banLii Han
 
QLNNVHQ - Khai báo, kiểm tra hải quan.pptx
QLNNVHQ - Khai báo, kiểm tra hải quan.pptxQLNNVHQ - Khai báo, kiểm tra hải quan.pptx
QLNNVHQ - Khai báo, kiểm tra hải quan.pptxHoNguyn435421
 
Chương 1. Những vấn đề cơ bản về hải quan [Autosaved].pptx
Chương 1. Những vấn đề cơ bản về hải quan [Autosaved].pptxChương 1. Những vấn đề cơ bản về hải quan [Autosaved].pptx
Chương 1. Những vấn đề cơ bản về hải quan [Autosaved].pptxLmngThnh1
 
Luận văn: Quản lý về chống buôn lậu, gian lận thương mại, HAY - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Quản lý về chống buôn lậu, gian lận thương mại, HAY - Gửi miễn phí ...Luận văn: Quản lý về chống buôn lậu, gian lận thương mại, HAY - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Quản lý về chống buôn lậu, gian lận thương mại, HAY - Gửi miễn phí ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
CSQLHH - a.Tuy.ppt
CSQLHH - a.Tuy.pptCSQLHH - a.Tuy.ppt
CSQLHH - a.Tuy.pptNguynVnng27
 
Thu tuc hq.(1112)_ppt
Thu tuc hq.(1112)_pptThu tuc hq.(1112)_ppt
Thu tuc hq.(1112)_pptThần Sấm
 
230105-QT-XNK-Chương-1 quản trị xuấtpptx
230105-QT-XNK-Chương-1 quản trị xuấtpptx230105-QT-XNK-Chương-1 quản trị xuấtpptx
230105-QT-XNK-Chương-1 quản trị xuấtpptxHongKhanh23
 

Similar to slide kinh tế hải qdmjjsjfksljfklsjkfuan .pdf (20)

Nd 08 2015 nd-cp
Nd 08 2015 nd-cpNd 08 2015 nd-cp
Nd 08 2015 nd-cp
 
Cơ Sở Lý Luận Kiểm Tra Sau Thông Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Theo Pháp...
Cơ Sở Lý Luận Kiểm Tra Sau Thông Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Theo Pháp...Cơ Sở Lý Luận Kiểm Tra Sau Thông Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Theo Pháp...
Cơ Sở Lý Luận Kiểm Tra Sau Thông Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Theo Pháp...
 
Cơ Sở Lý Luận Kiểm Tra Sau Thông Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Theo Pháp...
Cơ Sở Lý Luận Kiểm Tra Sau Thông Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Theo Pháp...Cơ Sở Lý Luận Kiểm Tra Sau Thông Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Theo Pháp...
Cơ Sở Lý Luận Kiểm Tra Sau Thông Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Theo Pháp...
 
Cơ Sở Lý Luận Kiểm Tra Sau Thông Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Theo Pháp...
Cơ Sở Lý Luận Kiểm Tra Sau Thông Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Theo Pháp...Cơ Sở Lý Luận Kiểm Tra Sau Thông Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Theo Pháp...
Cơ Sở Lý Luận Kiểm Tra Sau Thông Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Theo Pháp...
 
Luật số 54/2014/QH13: Luật Hải quan - Tư vấn dịch vụ xuất nhập khẩu trọn gói
Luật số 54/2014/QH13: Luật Hải quan - Tư vấn dịch vụ xuất nhập khẩu trọn góiLuật số 54/2014/QH13: Luật Hải quan - Tư vấn dịch vụ xuất nhập khẩu trọn gói
Luật số 54/2014/QH13: Luật Hải quan - Tư vấn dịch vụ xuất nhập khẩu trọn gói
 
bctntlvn (1).pdf
bctntlvn (1).pdfbctntlvn (1).pdf
bctntlvn (1).pdf
 
Cơ Sở Lý Luận Báo Cáo Thực Tập Trường Cao Đẳng Công Thương Tp.Hồ Chí M...
Cơ Sở Lý Luận Báo Cáo Thực Tập Trường Cao Đẳng Công Thương Tp.Hồ Chí M...Cơ Sở Lý Luận Báo Cáo Thực Tập Trường Cao Đẳng Công Thương Tp.Hồ Chí M...
Cơ Sở Lý Luận Báo Cáo Thực Tập Trường Cao Đẳng Công Thương Tp.Hồ Chí M...
 
Luận văn: Quản lý thuế xuất nhập khẩu tại TP Đà Nẵng, HOT
Luận văn: Quản lý thuế xuất nhập khẩu tại TP Đà Nẵng, HOTLuận văn: Quản lý thuế xuất nhập khẩu tại TP Đà Nẵng, HOT
Luận văn: Quản lý thuế xuất nhập khẩu tại TP Đà Nẵng, HOT
 
Hai quan co ban
Hai quan co banHai quan co ban
Hai quan co ban
 
QLNNVHQ - Khai báo, kiểm tra hải quan.pptx
QLNNVHQ - Khai báo, kiểm tra hải quan.pptxQLNNVHQ - Khai báo, kiểm tra hải quan.pptx
QLNNVHQ - Khai báo, kiểm tra hải quan.pptx
 
Luận văn: Địa vị pháp lý của Cục điều tra chống buôn lậu, HAY
Luận văn: Địa vị pháp lý của Cục điều tra chống buôn lậu, HAYLuận văn: Địa vị pháp lý của Cục điều tra chống buôn lậu, HAY
Luận văn: Địa vị pháp lý của Cục điều tra chống buôn lậu, HAY
 
Chương 1. Những vấn đề cơ bản về hải quan [Autosaved].pptx
Chương 1. Những vấn đề cơ bản về hải quan [Autosaved].pptxChương 1. Những vấn đề cơ bản về hải quan [Autosaved].pptx
Chương 1. Những vấn đề cơ bản về hải quan [Autosaved].pptx
 
Luận văn: Quản lý về chống buôn lậu, gian lận thương mại, HAY - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Quản lý về chống buôn lậu, gian lận thương mại, HAY - Gửi miễn phí ...Luận văn: Quản lý về chống buôn lậu, gian lận thương mại, HAY - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Quản lý về chống buôn lậu, gian lận thương mại, HAY - Gửi miễn phí ...
 
Đề tài: Quản lý về thu thuế đối với hàng hóa nhập khẩu tỉnh Đắk Lắk
Đề tài: Quản lý về thu thuế đối với hàng hóa nhập khẩu tỉnh Đắk LắkĐề tài: Quản lý về thu thuế đối với hàng hóa nhập khẩu tỉnh Đắk Lắk
Đề tài: Quản lý về thu thuế đối với hàng hóa nhập khẩu tỉnh Đắk Lắk
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về thu thuế đối với hàng hóa nhập khẩu
Luận văn: Quản lý nhà nước về thu thuế đối với hàng hóa nhập khẩuLuận văn: Quản lý nhà nước về thu thuế đối với hàng hóa nhập khẩu
Luận văn: Quản lý nhà nước về thu thuế đối với hàng hóa nhập khẩu
 
1. MON CHINH SACH XNK -MOI.ppt
1. MON CHINH SACH XNK -MOI.ppt1. MON CHINH SACH XNK -MOI.ppt
1. MON CHINH SACH XNK -MOI.ppt
 
CSQLHH - a.Tuy.ppt
CSQLHH - a.Tuy.pptCSQLHH - a.Tuy.ppt
CSQLHH - a.Tuy.ppt
 
Thu tuc hq.(1112)_ppt
Thu tuc hq.(1112)_pptThu tuc hq.(1112)_ppt
Thu tuc hq.(1112)_ppt
 
Luận văn: Quản lý thuế xuất nhập khẩu tại tỉnh Attapeu, HAY
Luận văn: Quản lý thuế xuất nhập khẩu tại tỉnh Attapeu, HAYLuận văn: Quản lý thuế xuất nhập khẩu tại tỉnh Attapeu, HAY
Luận văn: Quản lý thuế xuất nhập khẩu tại tỉnh Attapeu, HAY
 
230105-QT-XNK-Chương-1 quản trị xuấtpptx
230105-QT-XNK-Chương-1 quản trị xuấtpptx230105-QT-XNK-Chương-1 quản trị xuấtpptx
230105-QT-XNK-Chương-1 quản trị xuấtpptx
 

Recently uploaded

Catalog Karofi Brochure WHF - E666.pdf
Catalog Karofi   Brochure WHF - E666.pdfCatalog Karofi   Brochure WHF - E666.pdf
Catalog Karofi Brochure WHF - E666.pdfOrient Homes
 
CATALOGUE Ống nhựa xoắn BA AN T5.2022.pdf
CATALOGUE Ống nhựa xoắn BA AN T5.2022.pdfCATALOGUE Ống nhựa xoắn BA AN T5.2022.pdf
CATALOGUE Ống nhựa xoắn BA AN T5.2022.pdfOrient Homes
 
Catalog Gạch Đồng Tâm TrangAn_2023.pdf
Catalog Gạch Đồng Tâm   TrangAn_2023.pdfCatalog Gạch Đồng Tâm   TrangAn_2023.pdf
Catalog Gạch Đồng Tâm TrangAn_2023.pdfOrient Homes
 
Catalogue đèn chiếu sáng TLC 2023.07.pdf
Catalogue đèn chiếu sáng TLC 2023.07.pdfCatalogue đèn chiếu sáng TLC 2023.07.pdf
Catalogue đèn chiếu sáng TLC 2023.07.pdfOrient Homes
 
Catalog BG - ổ cắm, công tắc PK Sino.pdf
Catalog BG - ổ cắm, công tắc PK Sino.pdfCatalog BG - ổ cắm, công tắc PK Sino.pdf
Catalog BG - ổ cắm, công tắc PK Sino.pdfOrient Homes
 
Catalog Sino - Den chieu sang 1 - 15012024.pdf
Catalog Sino - Den chieu sang 1 - 15012024.pdfCatalog Sino - Den chieu sang 1 - 15012024.pdf
Catalog Sino - Den chieu sang 1 - 15012024.pdfOrient Homes
 
CATALOG PANASONIC Pricelist 042024 - Vn.pdf
CATALOG PANASONIC Pricelist 042024 - Vn.pdfCATALOG PANASONIC Pricelist 042024 - Vn.pdf
CATALOG PANASONIC Pricelist 042024 - Vn.pdfOrient Homes
 
Catalogue_Schneider_T012023v2_thietbidiendgp.pdf
Catalogue_Schneider_T012023v2_thietbidiendgp.pdfCatalogue_Schneider_T012023v2_thietbidiendgp.pdf
Catalogue_Schneider_T012023v2_thietbidiendgp.pdfOrient Homes
 
527286222-Slide-CNXH-Chuong-3anancut.pptx
527286222-Slide-CNXH-Chuong-3anancut.pptx527286222-Slide-CNXH-Chuong-3anancut.pptx
527286222-Slide-CNXH-Chuong-3anancut.pptxnLuThin
 
Bài tiểu luận môn Marketing dịch vụ Nghiên cứu hoạt động Marketing của doanh ...
Bài tiểu luận môn Marketing dịch vụ Nghiên cứu hoạt động Marketing của doanh ...Bài tiểu luận môn Marketing dịch vụ Nghiên cứu hoạt động Marketing của doanh ...
Bài tiểu luận môn Marketing dịch vụ Nghiên cứu hoạt động Marketing của doanh ...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Catalog thiết bị vệ sinh TOTO-GEN_2024.pdf
Catalog thiết bị vệ sinh TOTO-GEN_2024.pdfCatalog thiết bị vệ sinh TOTO-GEN_2024.pdf
Catalog thiết bị vệ sinh TOTO-GEN_2024.pdfOrient Homes
 
catalog Tiền Phong Bảng giá PPR 01.07.23.pdf
catalog Tiền Phong Bảng giá PPR 01.07.23.pdfcatalog Tiền Phong Bảng giá PPR 01.07.23.pdf
catalog Tiền Phong Bảng giá PPR 01.07.23.pdfOrient Homes
 
Công cụ Trắc nghiệm tính cách MBTI miễn phí
Công cụ Trắc nghiệm tính cách MBTI miễn phíCông cụ Trắc nghiệm tính cách MBTI miễn phí
Công cụ Trắc nghiệm tính cách MBTI miễn phíUy Hoàng
 
Catalogue thiết bị vệ sinh Viglacera 2024.pdf
Catalogue thiết bị vệ sinh Viglacera 2024.pdfCatalogue thiết bị vệ sinh Viglacera 2024.pdf
Catalogue thiết bị vệ sinh Viglacera 2024.pdfOrient Homes
 
Catalogue gach Đồng Tâm DongVan_2023.pdf
Catalogue gach Đồng Tâm DongVan_2023.pdfCatalogue gach Đồng Tâm DongVan_2023.pdf
Catalogue gach Đồng Tâm DongVan_2023.pdfOrient Homes
 
Catalog Sino BG - Den chieu sang 2 - 15012024.pdf
Catalog Sino BG - Den chieu sang 2 - 15012024.pdfCatalog Sino BG - Den chieu sang 2 - 15012024.pdf
Catalog Sino BG - Den chieu sang 2 - 15012024.pdfOrient Homes
 
Catalogue Thiết bị vệ sinh American Standard mới nhất 2024.pdf
Catalogue Thiết bị vệ sinh American Standard mới nhất 2024.pdfCatalogue Thiết bị vệ sinh American Standard mới nhất 2024.pdf
Catalogue Thiết bị vệ sinh American Standard mới nhất 2024.pdfOrient Homes
 
Catalog Ống luồn dây, phụ kiện Sino .pdf
Catalog Ống luồn dây, phụ kiện Sino .pdfCatalog Ống luồn dây, phụ kiện Sino .pdf
Catalog Ống luồn dây, phụ kiện Sino .pdfOrient Homes
 
Thương mại quảng bá thương hiệu Vietnam ra thế giới
Thương mại quảng bá thương hiệu Vietnam ra thế giớiThương mại quảng bá thương hiệu Vietnam ra thế giới
Thương mại quảng bá thương hiệu Vietnam ra thế giớiThuong mai .Ltd
 
HSNL HAPULICO 29.05.2023 (VI) đầy đủ.pdf
HSNL HAPULICO 29.05.2023 (VI) đầy đủ.pdfHSNL HAPULICO 29.05.2023 (VI) đầy đủ.pdf
HSNL HAPULICO 29.05.2023 (VI) đầy đủ.pdfOrient Homes
 

Recently uploaded (20)

Catalog Karofi Brochure WHF - E666.pdf
Catalog Karofi   Brochure WHF - E666.pdfCatalog Karofi   Brochure WHF - E666.pdf
Catalog Karofi Brochure WHF - E666.pdf
 
CATALOGUE Ống nhựa xoắn BA AN T5.2022.pdf
CATALOGUE Ống nhựa xoắn BA AN T5.2022.pdfCATALOGUE Ống nhựa xoắn BA AN T5.2022.pdf
CATALOGUE Ống nhựa xoắn BA AN T5.2022.pdf
 
Catalog Gạch Đồng Tâm TrangAn_2023.pdf
Catalog Gạch Đồng Tâm   TrangAn_2023.pdfCatalog Gạch Đồng Tâm   TrangAn_2023.pdf
Catalog Gạch Đồng Tâm TrangAn_2023.pdf
 
Catalogue đèn chiếu sáng TLC 2023.07.pdf
Catalogue đèn chiếu sáng TLC 2023.07.pdfCatalogue đèn chiếu sáng TLC 2023.07.pdf
Catalogue đèn chiếu sáng TLC 2023.07.pdf
 
Catalog BG - ổ cắm, công tắc PK Sino.pdf
Catalog BG - ổ cắm, công tắc PK Sino.pdfCatalog BG - ổ cắm, công tắc PK Sino.pdf
Catalog BG - ổ cắm, công tắc PK Sino.pdf
 
Catalog Sino - Den chieu sang 1 - 15012024.pdf
Catalog Sino - Den chieu sang 1 - 15012024.pdfCatalog Sino - Den chieu sang 1 - 15012024.pdf
Catalog Sino - Den chieu sang 1 - 15012024.pdf
 
CATALOG PANASONIC Pricelist 042024 - Vn.pdf
CATALOG PANASONIC Pricelist 042024 - Vn.pdfCATALOG PANASONIC Pricelist 042024 - Vn.pdf
CATALOG PANASONIC Pricelist 042024 - Vn.pdf
 
Catalogue_Schneider_T012023v2_thietbidiendgp.pdf
Catalogue_Schneider_T012023v2_thietbidiendgp.pdfCatalogue_Schneider_T012023v2_thietbidiendgp.pdf
Catalogue_Schneider_T012023v2_thietbidiendgp.pdf
 
527286222-Slide-CNXH-Chuong-3anancut.pptx
527286222-Slide-CNXH-Chuong-3anancut.pptx527286222-Slide-CNXH-Chuong-3anancut.pptx
527286222-Slide-CNXH-Chuong-3anancut.pptx
 
Bài tiểu luận môn Marketing dịch vụ Nghiên cứu hoạt động Marketing của doanh ...
Bài tiểu luận môn Marketing dịch vụ Nghiên cứu hoạt động Marketing của doanh ...Bài tiểu luận môn Marketing dịch vụ Nghiên cứu hoạt động Marketing của doanh ...
Bài tiểu luận môn Marketing dịch vụ Nghiên cứu hoạt động Marketing của doanh ...
 
Catalog thiết bị vệ sinh TOTO-GEN_2024.pdf
Catalog thiết bị vệ sinh TOTO-GEN_2024.pdfCatalog thiết bị vệ sinh TOTO-GEN_2024.pdf
Catalog thiết bị vệ sinh TOTO-GEN_2024.pdf
 
catalog Tiền Phong Bảng giá PPR 01.07.23.pdf
catalog Tiền Phong Bảng giá PPR 01.07.23.pdfcatalog Tiền Phong Bảng giá PPR 01.07.23.pdf
catalog Tiền Phong Bảng giá PPR 01.07.23.pdf
 
Công cụ Trắc nghiệm tính cách MBTI miễn phí
Công cụ Trắc nghiệm tính cách MBTI miễn phíCông cụ Trắc nghiệm tính cách MBTI miễn phí
Công cụ Trắc nghiệm tính cách MBTI miễn phí
 
Catalogue thiết bị vệ sinh Viglacera 2024.pdf
Catalogue thiết bị vệ sinh Viglacera 2024.pdfCatalogue thiết bị vệ sinh Viglacera 2024.pdf
Catalogue thiết bị vệ sinh Viglacera 2024.pdf
 
Catalogue gach Đồng Tâm DongVan_2023.pdf
Catalogue gach Đồng Tâm DongVan_2023.pdfCatalogue gach Đồng Tâm DongVan_2023.pdf
Catalogue gach Đồng Tâm DongVan_2023.pdf
 
Catalog Sino BG - Den chieu sang 2 - 15012024.pdf
Catalog Sino BG - Den chieu sang 2 - 15012024.pdfCatalog Sino BG - Den chieu sang 2 - 15012024.pdf
Catalog Sino BG - Den chieu sang 2 - 15012024.pdf
 
Catalogue Thiết bị vệ sinh American Standard mới nhất 2024.pdf
Catalogue Thiết bị vệ sinh American Standard mới nhất 2024.pdfCatalogue Thiết bị vệ sinh American Standard mới nhất 2024.pdf
Catalogue Thiết bị vệ sinh American Standard mới nhất 2024.pdf
 
Catalog Ống luồn dây, phụ kiện Sino .pdf
Catalog Ống luồn dây, phụ kiện Sino .pdfCatalog Ống luồn dây, phụ kiện Sino .pdf
Catalog Ống luồn dây, phụ kiện Sino .pdf
 
Thương mại quảng bá thương hiệu Vietnam ra thế giới
Thương mại quảng bá thương hiệu Vietnam ra thế giớiThương mại quảng bá thương hiệu Vietnam ra thế giới
Thương mại quảng bá thương hiệu Vietnam ra thế giới
 
HSNL HAPULICO 29.05.2023 (VI) đầy đủ.pdf
HSNL HAPULICO 29.05.2023 (VI) đầy đủ.pdfHSNL HAPULICO 29.05.2023 (VI) đầy đủ.pdf
HSNL HAPULICO 29.05.2023 (VI) đầy đủ.pdf
 

slide kinh tế hải qdmjjsjfksljfklsjkfuan .pdf

  • 1. KINH TẾ HẢI QUAN Bộ môn Quản trị tác nghiệp Thương mại quốc tế Trường ĐH Thương mại
  • 2. Tài liệu tham khảo 1. Bộ môn QTTNTMQT – Bài giảng Nghiệp vụ hải quan 2. Chủ biên: GS. TS. Hoàng Đức Thân, Giáo Trình Kinh Tế Hải Quan (Phần 1+2) 3. TS. Nguyễn Thị Thương Huyền - Kỹ thuật nghiệp vụ Hải quan và xuất nhập khẩu: Lý thuyết và tình huống ứng dụng - Nxb Tài chính - 2008. 4. Phạm Mạnh Hiền, Nghiệp vụ giao nhận, vận tải và bảo hiểm trong ngoại thương - Nxb Thống kê - TP. Hồ Chí Minh 2005. 5. Nguyễn Thừa Lộc. Luật Hải quan Việt Nam và Quốc tế. ĐH KTQD. 2008 6. Công ước quốc tế về Hài hòa và đơn giản hóa thủ tục Hải quan, Tổng cục Hải quan, Hà Nội 1.2000 7. Cộng đồng doanh nghiệp, cơ quan hải quan và Hiệp định trị giá Hải quan GATT/WTO, Tổng cục Hải Quan, Hà Nội 5.2001 8. Nguyên Thị Liên, Giáo trình nghiệp vụ Thuế, Nxb. Tài chính 2008 9. Luật Hải quan và các văn bản hướng dẫn thi hành về thủ tục Hải quan, Tổng cục Hải quan, 2002,2003, 2005, 2014 http://www.customs.gov.vn/Default.aspx (trang chủ của HQ Việt Nam) -> http://www.customs.gov.vn/Lists/BieuThue/TraCuu.aspx
  • 3. NỘI DUNG • Chương 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ HẢI QUAN • Chương 2 :QUẢN LÝ HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XNK, PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH, QUÁ CẢNH. • Chương 3 : QUẢN LÝ HẢI QUAN VỀ THUẾ • Chương 4 :GIAN LẬN THƯƠNG MẠI TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG HẢI QUAN • Chương 5: HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN
  • 4. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HẢI QUAN
  • 5. 1.1. Hoạt động hải quan Khái niệm • “Hải quan là một trong những công cụ đối ngoại quan trọng của Chính phủ , có nhiệm vụ thay mặt Nhà nước để tiến hành các biện pháp kiểm tra nhà nước về Hải quan tại các cửa khẩu, thu thuế XNK, thuế gián thu và các lệ phí khác có liên quan tới hoạt động đối ngoại, chống buôn lậu qua biên giới , thực hiện Thống kê hàng hoá thực xuất và thực nhập
  • 6. Các hoạt động hải quan bao gồm: • Các hoạt động quản lý nhà nước về hải quan như: xây dựng và trình chính phủ, BTC các văn bản quy phạm pháp luật về hải quan; Kiểm tra, giám sát về thực thi pháp luật hải quan. • Các hoạt động nghiệp vụ hải quan: thông quan, kiểm tra, giám sát hải quan, thu thuế XNK hàng hóa • Hoạt động phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, bảo vệ SX trong nước và giữ gìn an ninh quốc gia. • Hoạt động hợp tác quốc tế song phương và đa phương.
  • 7. 1.2. Hoạt động của Hải quan Việt Nam. • Lịch sử phát triển của Hải quan Việt nam. • Chức năng, nhiệm vụ của Hải quan Việt Nam • Hệ thống tổ chức, địa bàn hoạt động của Hải quan Việt Nam
  • 8. - Giai đoạn 1945 - 1954 - Giai đoạn 1954 - 1975 - Giai đoạn 1975 - 1986 - Giai đoạn 1986 - 2000 - Giai đoạn 2000 - 2012 Trần Thị Ngọc Duy 8 Sự ra đời và phát triển của Hải quan Việt nam
  • 9. Chức năng, nhiệm vụ của Hải quan Việt Nam • Hải quan Việt Nam có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hoá, phương tiện vận tải; • Phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới; • Tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; • Thống kê hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; • Kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
  • 10. • Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển Hải quan Việt Nam; • Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về hải quan; • Hướng dẫn, thực hiện và tuyên truyền pháp luật hải quan; • Quy định về tổ chức và hoạt động của Hải quan;
  • 11. • Đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ công chức hải quan; • Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, phương pháp quản lý hải quan hiện đại; • Thống kê nhà nước về hải quan; • Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về hải quan; • Hợp tác quốc tế về hải quan.
  • 12. TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA HẢI QUAN TỔNG CỤC HẢI QUAN CỤC HẢI QUAN TỈNH, LIÊN TỈNH, TP TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG CHI CỤC HẢI QUAN CỬA KHẨU, ĐỘI KiỂM SOÁT HẢI QUAN VÀ CÁC ĐƠN VỊ Trực thuộc Bộ Tài Chính
  • 13.
  • 14. Hải quan địa phương
  • 15. Luật Hải quan Việt Nam ❖ Khái niệm pháp luật về hải quan: - Pháp luật về Hải quan chính là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các nhóm quan hệ xã hội trong lĩnh vực Hải quan. - Pháp luật về Hải quan bao gồm: Tổng thể các văn bản quy phạm pháp luật về Hải quan và Hệ thống các văn bản liên quan đến lĩnh vực Hải quan.
  • 16. Luật Hải quan Việt Nam • Trước năm 2001: Pháp lệnh hải quan là cơ sở pháp lý quan trọng trong công tác QLNN về hải quan • 2001: Luật hải quan 2001 ra đời – Hàng hóa được XNK, quá cảnh, phương tiện vận tải XN cảnh, quá cảnh của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước – Tổng cục hải quan là cơ quan trực thuộc chính phủ • 2005: Luật hải quan 2005 – Hàng hóa được XNK, quá cảnh, phương tiện vận tải XN cảnh, quá cảnh của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trong lãnh thổ hải quan • Luật Hải quan 2014
  • 17. 1.3. Quản lý nhà nước về Hải quan • Khái niệm và sự cần thiết của quản lý nhà nước về hải quan • Nội dung quản lý nhà nước về hải quan • Bộ máy quản lý nhà nước về hải quan • Các phương pháp quản lý nhà nước trong lĩnh vực hải quan
  • 18. Khái niệm và sự cần thiết của quản lý nhà nước về hải quan • Quản lí nhà nước về hải quan (State administration of customs) là sự quản lí nhà nước đối với tổ chức, hoạt động của cơ quan hải quan và các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh của các tổ chức và cá nhân nhằm hướng các hoạt động đó phát triển theo những mục tiêu định hướng nhất định.
  • 19. Sự cần thiết của quản lý nhà nước về hải quan • - Hải quan bản chất là hoạt động của nhà nước, do nhà nước tổ chức. Mọi hoạt động của hải quan đều do nhà nước quy định và thực hiện trong khuôn khổ những quy định của Nhà nước. • - Hải quan là lĩnh vực hoạt động kinh tế của nền kinh tế quốc dân. Tổ chức hải quan theo ngành tập trung, thống nhất trên phạm vi cả nước. Nguyên tắc của QLNN nền kinh tế quốc dân là quản lý theo ngành, theo địa phương và theo vùng lãnh thổ.
  • 20. Sự cần thiết của quản lý nhà nước về hải quan • - Hải quan là lĩnh vưc chứa đựng những mâu thuẫn của KTXH. Các mâu thuẫn này không thể nội bộ cơ quan hải quan và các chủ thể tham gia tự giải quyết được mà cần có sự tham gia điều tiết của nhà nước. • - HQ là hoạt động mang tính liên ngành, hoạt động có tính xã hội hóa cao. Phải có lực lượng thay mặt XH để quản lý, đó chính là nhà nước.
  • 21. Nội dung quản lý nhà nước về hải quan - Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, qui hoạch, kế hoạch phát triển Hải quan Việt Nam; - Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản qui phạm pháp luật về hải quan; - Hướng dẫn, thực hiện và tuyên truyền pháp luật về hải quan; - Qui định về tổ chức và hoạt động của Hải quan; - Đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ công chức hải quan;
  • 22. - Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, phương pháp quản lí hải quan hiện đại; - Thống kê nhà nước về hải quan; - Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lí vi phạm pháp luật về hải quan; - Hợp tác quốc tế về hải quan. (Điều 99 Luật Hải quan 2014) Nội dung quản lý nhà nước về hải quan
  • 23. Giám sát hải quan Khái niệm, nguyên tắc GSHQ • Khái niệm: GSHQ là biện pháp nghiệp vụ do CQHQ áp dụng để đảm bảo sự nguyên trạng của hàng hóa, PTVT đang thuộc đối tượng quản lý hải quan. • Đối tượng GSHQ bao gồm: HH đã làm xong TTHQ chưa thông quan, HH chưa làm TTHQ đang lưu kho lưu bãi tại CQHQ, HH và PTVT XN cảnh quá cảnh, HH và PTVT chuyển cửa khẩu, chuyển cảng.
  • 24. Kiểm tra hải quan • Khái niệm: Kiểm tra hải quan được hiểu là các biện pháp do HQ áp dụng nhằm đảm bảo sự tuân thủ pháp luật HQ. ( Công ước Kyoto). • Luật HQVN: Kiểm tra hải quan là việc kiểm tra hồ sơ hải quan, các chứng từ liên quan và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải do cơ quan hải quan thực hiện. Gồm:
  • 25. Nội dung kiểm tra hải quan 1. Kiểm tra hồ sơ HQ 2. Kiểm tra thực tế HH 3. Kiểm tra sau thông quan
  • 26. Bộ máy quản lý nhà nước về hải quan - Chính phủ thống nhất quản lí nhà nước về hải quan - Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lí nhà nước về hải quan - Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính trong việc quản lí nhà nước về hải quan - Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp luật về hải quan tại địa phương. (Điều 100 Luật Hải quan 2014)
  • 27. Các phương pháp quản lý nhà nước trong lĩnh vực hải quan • Phương pháp quản lý hành chính • Phương pháp kinh tế • Phương pháp tuyên truyền giáo dục
  • 28. Chương 2 : QUẢN LÝ HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XNK, PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI XUẤT CẢNH, NHÂP CẢNH, QUÁ CẢNH.
  • 29. 2.1. Quản lý hải quan đối với hàng hóa XNK • Khái niệm hàng hóa XNK - Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật. - Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.
  • 30. HÌNH THỨC QUẢN LÝ • Khái niệm: Chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam là tập hợp các công cụ mà Nhà nước áp dụng để tác động đến các hành vi XK, NK hàng hóa. • Hình thức: Chính sách quản lý hàng hóa XK, NK được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau bao gồm việc Ban hành các Danh mục (Danh mục hàng cấm XK, NK; Danh mục hàng hóa nhập khẩu áp dụng hạn ngạch thuế quan; Danh mục hàng hóa áp dụng chế độ cấp GPNK tự động…)
  • 31. * Bộ Công Thương: 1. Thông tư 04/2014/TT-BCT ngày 27/1/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013. 2. Thông tư 12/2015/TT-BCT quy định về việc áp dụng chế độ cấp Giấy phép nhập khẩu tự động đối với một số mặt hàng thép (hiệu lực 26/7/2015); 3. Quyết định số 11039/QĐ-BCT ngày 3/12/2014 v/v công bố Danh mục hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu phải kiểm tra chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật, an toàn thực phẩm trước khi thông quan thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ công thương. 4. Thông tư 35/2014/TT-BCT ngày 15/10/2014 quy định việc áp dụng chế độ cấp Giấy phép nhập khẩu tự động đối với một số mặt hàng phân bón. 5. Thông tư 60/2014/TT-BCT ngày 27/12/2014 quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12/11/2012 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu. QUẢN LÝ HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XNK
  • 32. 6. Thông tư 49/2014/TT-BCT ngày 15/12/2014 ngày 15/12/2014 quy định về nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu theo hạn ngạch thuế quan 7. Thông tư 37/2013/TT-BCT ngày 30/12/2013 quy định nhập khẩu thuốc lá điếu, xì gà. 8. Thông tư 29/2014/TT-BCT ngày 30/9/2014 quy định cụ thể và hướng dẫn thực hiện một số điều về phân bón vô cơ, hướng dẫn việc cấp phép sản xuất phân bón vô cơ đồng thời sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác tại Nghị định 202/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của CP về quản lý phân bón. 9. Thông tư liên tịch BCT, BKHCN số 44/2013/TTLT-BCT-BKHCN ngày 31/12/2013 quy định về quản lý chất lượng thép sản xuất trong nước và thép nhập khẩu.
  • 33. * Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 1. Thông tư 04/2015/TT-BNNPTNT ngày 12/2/2015 quy định thi hành chi tiết theo Nghị định 187/CPNĐ ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý, mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; 2. Thông tư 12/2015/TT-BNNPTNT ngày 16/3/2015 hướng dẫn kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa có nguồn gôc thực vật nhập khẩu. 3. Thông tư 41/2014/TT-BNNPTNT ngày 13/11/2014 hướng dẫn một số điều của Nghị định 202/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 về quản lý phân bón thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. QUẢN LÝ HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XNK
  • 34. * Bộ Thông tin truyền thông: Thông tư 18/2014/TT-BTTTT ngày 26/11/2014 hướng dẫn Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 đối với việc cấp giấy phép nhận khẩu thiết bị phát, thu – phát song vô tuyến điện. (hiệu lực 16/1/2015); Thông tư 15/2014/TT-BTTT ngày 17/11/2014 Ban hành Danh mục hàng hóa theo mã số HS thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ thông tin truyền thông; Thông tư 26/2014/BTTTT hướng dẫn nghị định 187/CP/2013/NĐ-CP đối với việc nhập khẩu tem bưu chính; Thông tư 16/2015/TT-BTTTT ngày 17/6/2015 quy định chi tiết thi hành nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 về xuất nhập khẩu hàng hoá trong lĩnh vực in và phát hành xuất bản phẩm; (hiệu lực 15/8/2015) Thông tư 03/2015/TT-BTTTT ngày 6/3/2015 hướng dẫn Nghị định 60/2014/NĐ-CP ngày 19/06/2014 của Chính phủ quy định hoạt động in. (hiệu lực 1/5/2015); Thông tư 05/2014/TT-BTTTT ngày19/03/2014 danh mục sản phẩm hàng hoá có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ TTTT (hiệu lực 5/5/2014) QUẢN LÝ HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XNK
  • 35. • * Bộ Văn hoá thể thao & du lịch: • Thông tư 28/2014/TT-BVHTTDL ngày 31/12/2014 quy định về quản lý hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế thuộc diện quản lý chuyên ngành văn hóa của Bộ văn hóa, thể thao và du lịch (hiệu lực 1/3/2015) QUẢN LÝ HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XNK
  • 36. • * Bộ Y Tế: • Thông tư 19/2014/TT-BYT ngày 02/06/2014 Quy định quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và tiền chất dùng làm thuốc; Thông tư 43/2014/TT-BYT ngày 24/11/2014 quy định về quản lý thực phẩm chức năng (hiệu lực 15/1/2015). QUẢN LÝ HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XNK
  • 37. * Bộ Tài nguyên môi trường: 1. Thông tư liên tịch số 34 /2012/TTLT-BCT - BTNMT ngày 15/11/2012 hướng dẫn về điều kiện nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất; 2. Thông tư liên tịch 47/2011/TTLT-BCT-BTNMT ngày 30/12/2011 Quy định việc quản lý nhập khẩu, xuất khẩu và tạm nhập - tái xuất các chất làm suy giảm tầng ô-dôn theo quy định của Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn. QUẢN LÝ HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XNK
  • 38. * Bộ Khoa học công nghệ: Quyết định số 1171/QĐ-BKHCN ngày 27/5/2015 quyết định về việc công bố danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trước khi thông quan thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ khoa học công nghệ. * Bộ Xây dựng: Thông tư 15/2015/TT-BXD ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm hàng hoá vật liệu xây dựng. * Ngân hàng nhà nước: 1. Thông tư 18/2014/TT-NHNN ngày 01/8/2014 hướng dẫn hoạt động nhập khẩu hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành của Ngân hàng nhà nước Việt Nam; QUẢN LÝ HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XNK
  • 40. THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XNK THEO HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA Khái niệm quy trình thủ tục hải quan • Quy trình thủ tục hải quan là trình tự các bước công việc mà công chức hải quan phải thực hiện để thông quan hàng hoá XK, NK theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. • Tuỳ thuộc vào trình độ quản lý cũng như tình hình phát triển kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế trong từng thời kỳ mà các quy trình thủ tục hải quan cũng được xây dựng khác nhau. Đồng thời qua thực tiễn áp dụng, các quy trình thủ tục này sẽ được thay đổi dần sao cho phù hợp với tình hình thực tế của các hoạt động XNK, đáp ứng được yêu cầu quản lý của cơ quan Hải quan.
  • 41. Các nguyên tắc chung ➢ Hàng hóa XK, NK, quá cảnh, PTVT xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phải được làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan, vận chuyển đúng tuyến đường, qua đúng cửa khẩu theo quy định của pháp luật ➢ Hàng hoá, phương tiện vận tải được thông quan sau khi đã làm thủ tục hải quan. ➢ Thủ tục hải quan phải được thực hiện công khai, nhanh chóng, thuận tiện và theo đúng quy định ➢ Việc bố trí nhận lực, thời gian làm việc phải đáp ứng yêu cầu hoạt động xk, nk, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh
  • 42. Quy trình thủ tục hải quan Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra sơ bộ, đăng ký tờ khai, quyết định hình thức, mức độ kiểm tra Kiểm tra chi tiết hồ sơ thuế Kiểm tra thực tế hàng hóa Thu lệ phí hải quan, đóng dấu “Đã làm thủ tục hải quan” và trả tờ khai cho người khai hải quan Phúc tập hồ sơ
  • 43. M« h×nh tong qu¸t xư lý th«ng tin Cấp Chi cục • Tổ chức thu thập, tổng hợp xử lý thông tin, lưu trữ các thông tin từ các đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục hải quan, ban ngành có liên quan, từ các tổ chức trong và ngoài nước thuộc thẩm quyền cấp Tổng cục • Tổ chức truyền nhận các thông tin phục vụ cho công tác thông quan hàng hoá xuống các cục. • Xây dựng các bộ tiêu chỉ rủi ro cấp Tổng cục Cảng vụ Kho b¹ c Kho b¹ c Ngân hàng  은 행 Doanh nghiệp Nhà vận chuyển Cấp Tổng cục Tổng cục thuế Các cơ quan QLNN Cấp Cục • Tổ chức thu thập, tổng hợp xử lý thông tin, lưu trữ các thông tin từ các đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục hải quan, ban ngành có liên quan, từ các tổ chức trong và ngoài nước thuộc thẩm quyền cấp Cục • Tổ chức truyền nhận các thông tin phục vụ cho công tác thông quan hàng hoá xuống các Chi cục và phản hồi thông tin lên Tổng cục • Xây dựng các bộ tiêu chỉ rủi ro cấp Cục • Tổ chức thu thập, tổng hợp xử lý thông tin, lưu trữ các thông tin từ các đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục hải quan, ban ngành có liên quan, từ các tổ chức trong và ngoài nước thuộc thẩm quyền cấp Chi cục • Tổ chức truyền nhận các thông tin phục vụ cho công tác thông quan hàng hoá từ Cục và phản hồi kết quả xử lý thông tin lên Cục.
  • 44. S¬ ®o thu thËp trao ®oi th«ng tin Hải quan (Tổng cục, Cục, Chi cục) Doanh nghiệp Cảng vụ Cơ quan QLNN Tổng cục thuế, các bộ ngành.. Các hãng vận tải Kho bạc Ngân hàng  은 행 Các Tổ chức ngoài nước
  • 45. Quy tr×nh h¶i quan xuÊt khÈu theo hOp ®Ong mua b¸n hAng hOa TIẾP NHẬN, KIỂM TRA,, ĐĂNG KÝ HỒ SƠ THÔNG QUAN HÀNG HOÁ KIỂM TRA TÍNH THUẾ (tham vấn giá) KIỂM TRA THỰC TẾ HÀNG HOÁ KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN NGƯỜI KHAI HẢI QUAN THÔNG TIN ĐƯỢC XỬ LÝ TRƯỚC • Thông tin về doanh nghiệp • Thông tin về trị giá tính thuế • Thông tin về chính sách mặt hàng • Thông tin về thuế xuất nhập khẩu • Thông tin tình báo hải quan. • Tiêu chí phân luồng (quản lý rủi ro) • … • Thông tin về doanh nghiệp • Thông tin về trị giá tính thuế • Thông tin về chính sách mặt hàng • Thông tin về thuế xuất nhập khẩu • Thông tin tình báo hải quan. • Tiêu chí phân luồng (quản lý rủi ro) • …
  • 46. 2.2 Quản lý của hải quan đối với phương tiện vận tải 2.2.1 Phân loại phương tiện vận tải Hiện tại đang có 5 loại hình vận tải được sử dụng phổ biến ngày nay: Vận tải đường bộ Là loại hình phổ biến nhất, được sử dụng hằng ngày để vận chuyển hàng hóa, hành khách, vật liệu, đồ gia dụng… Có thể nói dịch vụ chuyển phát đường bộ không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày. Vận tải đường sắt Có thể vận tải cả hành khách và hàng hóa, nhưng vận chuyển hàng hóa chưa được dùng nhiều ở Việt Nam. Vận chuyển đường sắt tương đổi an toàn, ổn định không bị tác động bởi ảnh hưởng thời tiết.
  • 47. • Vận tải đường biển là hình thức chuyên chở hàng hóa chính trên Thế giới, chiếm 80% tổng khối lượng hàng chuyên chở nên thích hợp để vận chuyển hàng có khối lượng lớn. • Vận tải đường hàng không • Có thời gian vận chuyển hành khách và hàng hóa nhanh chóng nhất hiện nay nên thích hợp với những hàng giá trị cao, khối lượng không quá lớn. • Vận tải đường ống • Đây là loại hình vận chuyển đặc thù, chỉ phù hợp với những loại hàng đặc biệt như khí hóa lỏng, dầu khí… nhằm phục vụ cho đối tượng đặc biệt như công ty sản xuất hóa chất, công ty đa quốc gia, công ty Nhà nước.
  • 48. Quản lý hải quan đối với phương tiện vận tải • Thông tư số 42/2015/tt-btc QUY ĐỊNH VỀ THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH, QUÁ CẢNH • https://dncustoms.gov.vn/van-ban/v-v-quy-dinh-ve-thu- tuc-hai-quan-doi-voi-phuong-tien-van-tai-xuat-canh-nhap- canh-qua-canh-33829.html
  • 49. Quản lý hải quan đối với hoạt động xuất nhập cảnh ▪ Thực hiện nghiêm các quy định về thủ tục hải quan, hồ sơ hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan đối với phương tiện vận tải của Việt Nam và nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh theo đúng quy định ▪ Đảm bảo hồ sơ hải quan phải đầy đủ các chứng từ theo quy định của pháp luật như: Giấy phép liên vận hoặc Giấy phép vận tải Việt – Trung (đối với vận tải liên vận Việt - Trung), danh sách hành khách (đối với vận tải hành khách); các phương tiện xuất nhập cảnh phải có ký hiệu phân biệt quốc gia, phù hiệu, biển hiệu theo quy định.
  • 50. Chương 3 QUẢN LÝ HẢI QUAN VỀ THUẾ
  • 51. 3.1. Tổng quan về thuế hải quan • 3.1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của thuế hải quan
  • 52. Khái niệm thuế hải quan • Các quan niệm về thuế hải quan - Thuế hải quan là thuế do cơ quan hải quan thu. - Thuế hải quan là thuế đánh vào hành vi (hoạt động) xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá. - Thuế hải quan là thuế đánh vào hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. - Thuế hải quan là thuế qui định trong biểu thuế hải quan mà hàng hoá phải chịu khi nhập vào hay xuất ra khỏi lãnh thổ hải quan (Công ước Kyoto sửa đổi)
  • 53. Theo nghĩa rộng, thuế hải quan là thuế liên quan đến hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu gồm: ➢ Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, ➢ Thuế giá trị gia tăng đánh vào hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. ➢ Thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. ➢ Thuế đặc biệt: thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế chống phân biệt đối xử, thuế tự vệ.
  • 54. Theo nghĩa hẹp, thuế hải quan được hiểu là thuế đánh vào hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá. Hiểu theo nghĩa này thuế hải quan là thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
  • 55. Phân biệt thuế hải quan với thuế nội địa • Xét về bản chất, thuế Hải quan là thuế gián thu. - Về phạm vi áp dụng, thuế Hải quan chỉ áp dụng đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu, biên giới hoặc các hoạt động được coi là xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá và chỉ đánh vào một số đối tượng hàng hóa nhất định mà Chính phủ cần thực hiện chính sách quản lý mặt hàng.
  • 56. - Về đối tượng áp dụng, thuế Hải quan chỉ áp dụng cho các hàng hóa hữu hình được xuất khẩu, nhập khẩu không áp dụng đối với các dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu hay nói cách khác các dịch vụ không phải là đối tượng tính thuế Hải quan - Cơ quan hành thu: là cơ quan Hải quan.
  • 57. Đặc điểm thuế xnk • Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là loại thuế gián thu • Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là loại thuế gắn liền với hoạt động xuất nhập khẩu và chịu ảnh hưởng của các yếu tố trong quan hệ thương mại quốc tế • Thuế xuất khẩu, nhập khẩu chỉ do cơ quan Hải quan quản lý thu
  • 58. Vai trò thuế XNK • Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là công cụ huy động nguồn thu cho ngân sách Nhà nước • Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là công cụ của Nhà nước nhằm bảo hộ sản xuất trong nước, khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát hoạt động nhập khẩu • Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là công cụ thu hút đầu tư nước ngoài, góp phần giải quyết việc làm và thực hiện chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của các nước
  • 59. 3.2. Quản lý thuế hải quan trong nền kinh tế 3.2.1. Mục tiêu và các nguyên tắc quản lý thuế 3.2.2. Nội dung cơ bản của quản lý thuế 3.2.3. Các phương pháp tính thuế 3.2.4. Các phương pháp thu thuế
  • 60. CÁC QUAN NIỆM VỀ QUẢN LÝ THUẾ Theo nghĩa rộng: quản lý thuế là tất cả các hoạt động của nhà nước liên quan đến thuế. Bao gồm hoạt động tổ chức điều hành quá trình thu nộp thuế vào NSNN, hoạt động xây dựng chiến lược phát triển hệ thống thuế, ban hành pháp luật thuế và cả hoạt động kiểm tra, giám sát việc sử dụng tiền thuế của các tổ chức thụ hưởng NSNN. Theo nghĩa hẹp: quản lý thuế là quản lý hành chính nhà nước về thuế, bao gồm việc tổ chức, quản lí, điều hành quá trình thu nộp thuế (hoạt động chấp hành của cơ quan nhà nước có thẩm quyền - cơ quan quản lý thuế) trong quản lý thu, nộp thuế cho nhà nước từ các tổ chức, cá nhân là đối tượng nộp thuế đã được xác định trong các luật thuế. Theo Luật thưc định :(Điều 3, Luật Quản lý thuế ): Quản lý thuế gồm: “Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế; thủ tục hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế; xoá nợ tiền thuế, tiền phạt; quản lý thông tin về người nộp thuế; kiểm tra thuế, thanh tra thuế; cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; xử lý vi phạm pháp luật về thuế; giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế”
  • 61. 3.2.2.Nội dung cơ bản quản lý thuế • Lựa chọn ban hành hệ thống các luật thuế • Tổ chức thực hiện các luật thuế • Thanh tra thuế
  • 62. 3.2.2.1. Lựa chọn ban hành hệ thống các luật thuế • Các vấn đề thuộc tình hình kinh tế của quốc gia trong từng thời kỳ • Các vấn đề xã hội như phong tục tập quán, văn hóa… • Các vấn đề kinh tế thế giới
  • 63. 3.2.2.2. Tổ chức thực hiện các luật thuế B1 • Tuyên truyền phổ biến các luật thuế B2 • Tổ chức quản lý thu thuế
  • 64. Tổ chức quản lý thu thuế Quản lý đối tượng nộp thuế Xây dựng và lựa chọn cơ chế quản lý thu thuế Tính thuế Tổ chức thu nộp tiền thuế
  • 65. Phương pháp tính thuế XNK • Thuế tỷ lệ (thuế phần trăm theo giá trị) • Thuế tuyệt đối • Thuế kết hợp
  • 66. 1. Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu. 2. Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa giống hệt nhập khẩu. 3. Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa tương tự nhập khẩu. 4. Phương pháp trị giá khấu trừ. 5. Phương pháp trị giá tính toán. 6. Phương pháp suy luận hay phương pháp dự phòng. Các phương pháp trị giá hải quan hàng hóa NK
  • 67. 3.3. Thuế quan của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập • 3.3.1. Thuế quan của Việt Nam trong bối cảnh thực hiện AFTA • 3.3.2. Thuế quan của Việt Nam trong bối cảnh gia nhập WTO
  • 68. Chương 4 GIAN LẬN THƯƠNG MẠI TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG HẢI QUAN
  • 69. 4.1. Gian lận thương mại trong lĩnh vực hải quan 4.1.1. Khái niệm: • “Gian lận thương mại là hành vi dối trá, mánh khóe, lừa lọc trong lĩnh vực thương mại thông qua hoạt động mua, bán, kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích thu lợi bất chính.” • Gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan?
  • 70. • Ngày 9/6/1977, các nước thành viên WCO họp tại Nairobi (CH Kenya) đã đưa ra định nghĩa "gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan là hành vi vi phạm pháp luật Hải quan, lừa dối Hải quan để lẩn tránh một phần hoặc toàn bộ việc nộp thuế xuất nhập khẩu, vi phạm các biện pháp cấm hoặc hạn chế do luật pháp Hải quan quy định, để thu được một khoản lợi nào đó qua việc vi phạm pháp luật này”.
  • 71. • Hội nghị quốc tế lần thứ 5 về chống gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan do WCO triệu tập tại Brussels, Bỉ ngày 9/10/1995 đã thống nhất đưa ra một định nghĩa mới như sau: "gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan là hành vi vi phạm các điều khoản pháp qui hoặc pháp luật Hải quan nhằm trốn tránh hoặc cố ý trốn tránh nộp thuế Hải quan, phí và các khoản thu khác đối với việc di chuyển hàng hóa thương mại hoặc nhận và có ý định nhận việc hoàn trả trợ cấp hoặc phụ cấp cho hàng hóa không thuộc đối tượng đó hoặc đạt được hoặc cố ý đạt được lợi thế thương mại bất hợp pháp gây hại cho các nguyên tắc và tập tục cạnh tranh thương mại chân chính".
  • 72. • Việt Nam, khái niệm gian lận thương mại được biết đến: "gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan là hành vi gian lận các luồng sản phẩm xuất nhập khẩu bằng cách lợi dụng sơ hở của luật pháp, chính sách và quản lý của các cơ quan Nhà nước để lẩn tránh việc kiểm tra kiểm soát của Hải quan nhằm trốn tránh nghĩa vụ đối với Nhà nước và thu lợi bất chính cho riêng mình"
  • 73. 4.1.2. Các hình thức gian lận thương mại 53 hành vi buôn lậu, gian lận thương mại trong lĩnh vực hải quan • 1. Không khai hoặc khai sai so với thực tế về tên hàng, chủng loại, số lượng, trọng lượng, chất lượng, trị giá, xuất xứ, mã số hàng hoá, thuế suất đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. • 2. Khai khống về tên hàng, số lượng, trọng lượng, trị giá hàng hoá xuất khẩu.
  • 74. • 3. Lập và khai không đúng các nội dung trong hồ sơ quyết toán thuế, hồ sơ thanh khoản, hồ sơ miễn thuế, hồ sơ xét miễn, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế. • 4. Không khai hoặc khai sai so với quy định của pháp luật về ngoại tệ, tiền Việt Nam bằng tiền mặt, vàng mang theo khi xuất cảnh, nhập cảnh. • 5. Không xuất trình hàng hoá còn đang lưu giữ là đối tượng kiểm tra sau thông quan theo yêu cầu của cơ quan hải quan.
  • 75. • 7. Đánh tráo hàng hoá đã kiểm tra hải quan với hàng hoá chưa kiểm tra hải quan. • 13. Tự ý tiêu thụ hàng hoá đang chịu sự giám sát hải quan. • 15. Tự ý tiêu thụ hàng hoá được giao bảo quản chờ hoàn thành việc thông quan theo quy định. • 18. Bốc dỡ hàng hoá không đúng cảng đích ghi trong bản lược khai hàng hoá, vận tải đơn mà không có lý do xác đáng.
  • 76. • 21. Sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp, không đúng với thực tế giao dịch để kê khai thuế; tự ý tẩy xoá, sửa chữa chứng từ dẫn đến thiếu số thuế phải nộp hoặc tăng số thuế được miễn, giảm, được hoàn, không thu. • 22. Khai sai mã số hàng hoá, thuế suất đối với những mặt hàng đã được xác định mã số hàng hoá, thuế suất ở lần nhập khẩu trước dẫn đến xác định thiếu số thuế phải nộp.
  • 77. 4.1.3. Tác hại của buôn lậu và gian lận thương mại • Nguyên nhân chính gây hại nghiêm trọng đến nền kinh tế của một quốc gia. Nó làm suy yếu các ngành công nghiệp, nền sản xuất địa phương, không khuyến khích hàng hóa nhập khẩu hợp pháp và giảm nguồn thu ngân sách nhà nước.
  • 78. • Hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại đối với những hàng hóa nhập lậu, trốn thuế thường là những hàng hóa này có lợi thế cạnh tranh, đặc biệt là lợi thế về giá thấp hơn đối với hàng hóa sản xuất trong nước hoặc hàng nhập khẩu chính ngạch. Khi xuất hiện những hàng hóa nhập lậu với một lượng đủ lớn tại một thị trường, sự bình ổn giá cả của thị trường sẽ bị phá vỡ.
  • 79. • Khi những mặt hàng kém chất lượng bị nhập lậu, thị trường Việt Nam trở thành một thị trường tiêu thụ hàng hóa đặc biệt là những hàng hóa dư thừa, ế ẩm của nước ngoài. Không chỉ có thế, khi số lượng hàng hóa bị trà trộn, thì chất lượng hàng hóa bị đánh đồng. Từ đó gây thiệt hại cho người tiêu dùng, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho những kẻ buôn lậu, làm ảnh hưởng tới các doanh nghiệp làm ăn chân chính.
  • 80. 4.2. Giám sát hải quan 5.2.1. Khái niệm, nguyên tắc GSHQ • Khái niệm: GSHQ là biện pháp nghiệp vụ do CQHQ áp dụng để đảm bảo sự nguyên trạng của hàng hóa, PTVT đang thuộc đối tượng quản lý hải quan. • Đối tượng GSHQ bao gồm: HH đã làm xong TTHQ chưa thông quan, HH chưa làm TTHQ đang lưu kho lưu bãi tại CQHQ, HH và PTVT XN cảnh quá cảnh, HH và PTVT chuyển cửa khẩu, chuyển cảng.
  • 81. Nguyên tắc GSHQ: • Thực hiện trong suốt quá trình đối tượng được QL đặt trong địa bàn hoạt động của HQ đến khi được thông quan • Tiến hành bình đẳng • Công khai, minh bạch • Tính nhất quán, hợp pháp và phù hợp theo xu hướng hiện đại hóa hải quan • Tạo thuận lợi cho giao lưu TMQT và đảm bảo các chức năng QL của CQHQ
  • 82. 5.2.2. Các phương thức GSHQ Niêm phong HQ • Là việc CQHQ có thẩm quyền thực hiện các biện pháp đóng kín và ghi dấu hiệu hoặc dán nhãn, cặp chì, đóng dấu giáp lai trên hồ sơ, tài liệu, vật dụng, tài sản của cá nhân, cơ qua, tổ chức để không cho phép tự tiện mở hay sử dụng, tiêu hủy những vật dụng để thực hiện các quyết định của cơ quan có thẩm quyền liên quan đến đối tượng cần giám sát
  • 83. Các yêu cầu cơ bản của niêm phong HQ: • Chắc và bền • Có thể gắn được dễ dàng nhanh chóng • Dễ kiểm tra và dễ xác nhận • Không thể xóa bỏ hay sửa mà không làm hỏng • Không thể dùng 1 niêm phong cho nhiều lần trừ trường hợp niêm phong đó được sử dụng lâu dài • Được thiết kế sao cho không thể sao chép và làm giả được
  • 84. Giám sát trực tiếp của CCHQ • Là biện pháp giám sát truyền thống nhằm đảm bảo thực hiện nhiệm vụ giám sát của HQ • Là phương pháp giám sát chính của HQVN ở những địa bàn kỹ thuật hạn chế • Đảm bảo hàng hóa XNK, quá cảnh, PTVT thực hiện xuất nhập cảnh đúng quy định
  • 85. Giám sát bằng phương tiện kỹ thuật • Số lượng hàng hóa tham gia TMQT ngày càng tăng, đa dạng cả về số lượng, chủng loại, chất lượng, giám sát bằng phương tiện kỹ thuật giúp giảm tải cho CQHQ • Nâng cao hoạt động của HQ, tạo thuận lợi tối đa cho TM • Là cách thức phối hợp và chia sẻ thông tin giữa cơ quan HQ với các đơn vị có liên quan.
  • 86. Các phương pháp giám sát kỹ thuật phổ biến • Gương cầu lồi • Máy đếm tự động: đếm quang điện tử. Dùng để đếm các PTVT hoặc hành khách qua lại các cửa khẩu nhưng không lưu giữ được hình ảnh và không giám sát được hoạt động. • Camera: phổ biến và hiện đại, giúp lưu giữ được hình ảnh nhưng chi phí lớn, kỹ năng con người • Máy soi: máy soi hành lý, soi container. Soi được hàng hóa để trong các thùng kín nhưng tốc độ chậm và không soi được trong những thùng hàng lớn
  • 87. • Chíp điện tử và định vị GPS: Gắn chíp điện tử vào hàng hóa cần giám sát, chuyển bằng sóng điện từ trực tiếp hoặc qua vệ tinh đến trung tâm điều hành ví dụ niêm phòng bằng chì điện tử. Giám sát được hàng hóa ở rất xa nhưng đòi hỏi chi phí cao, đồng bộ và trình độ kỹ thuật
  • 88.
  • 89.
  • 90. 4.3. Kiểm tra hải quan 4.3.1. Một số nhận thức cơ bản về kiểm tra hải quan • Khái niệm: KTHQ được hiểu là các biện pháp do HQ áp dụng nhằm đảm bảo sự tuân thủ pháp luật HQ. ( Công ước Kyoto). • Luật HQVN: Kiểm tra hải quan là việc kiểm tra hồ sơ hải quan, các chứng từ liên quan và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải do cơ quan hải quan thực hiện. Gồm:
  • 91. • Gồm: – Kiểm tra tư cách pháp lý của người làm thủ tuc hq – Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp của bộ hồ sơ HQ – Kiểm tra đối chiếu thực tế hàng hóa và chứng từ kèm theo – Kiểm tra quá trình chấp hành pháp luật của chủ hàng
  • 92. 4.3.2. Vai trò, nguyên tắc kiểm tra HQ 4.3.2.1. Vai trò của KTHQ • Giúp cơ quan HQ thực hiện chức năng QLNN về HQ • Giúp cơ quan HQ phát hiện các hành vi gian lận thương mại, trốn thuế, buôn lậu… • Góp phần kiểm tra thực hiện chính sách TM, chính sách đầu tư, chính sách thuế • Đảm bảo an ninh QG, môi trường, DN… • Nâng cao ý thức pháp luật (đối với chủ hàng, DN và cán bộ HQ…)
  • 93. 4.3.2.2. Nguyên tắc KTHQ • KTHQ được thực hiện trước, trong và sau quá trình thông quan HQ • Việc KTHQ được giới hạn ở mức độ cần thiết để đảm bảo sự giới hạn tuân thủ pháp luật của HQ • Hình thức kiểm tra, mức độ kiểm tra HQ do công chức HQ có thẩm quyền quyết định
  • 94. 4.3.2. Nội dung kiểm tra hải quan • 4.3.2.1. Kiểm tra hồ sơ HQ • 4.3.2.2. Kiểm tra thực tế HH • 4.3.2.3. Kiểm tra sau thông quan
  • 95. 4.4. Quản lý rủi ro trong hoạt động hải quan 4.4.1. Khái niệm về quản lý rủi ro trong hoạt động hải quan • Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) đã định nghĩa “QLRR là sự áp dụng một cách hệ thống những thực tiễn và các qui trình quản lý nhằm cung cấp cho cơ quan Hải quan các thông tin cần thiết để phát hiện hành vi vi phạm pháp luật Hải quan”.
  • 96. • Rủi ro trong hoạt động NVHQ là nguy cơ không tuân thủ pháp luật HQ, pháp luật thuế trong hoạt động XNK, XC, NC, QC • QLRR trong hoạt động NVHQ là việc áp dụng có hệ thống các quy định của pháp luật, các quy trình, biện pháp nghiệp vụ để xác định, đánh giá và phân loại quản lý HQ, quản lý thuế, làm cơ sở để cơ quan HQ phân bổ hợp lý nguồn lực, áp dụng hiệu quả các biện pháp quản lý HQ, quản lý thuế.
  • 97. 4.4.2. Sự cần thiết và vị trí của quản lý rủi ro trong hoạt động hải quan Tại sao phải quản lý rủi ro? • Trên thế giới. • Do yêu cầu của thực tế • Do yêu cầu quản lý của nhà nước • Do xu thế tất yếu của thời đại
  • 98. 4.4.3. Nguyên tắc quản lý rủi ro trong lĩnh vực hải quan • Nguyên tắc 1: Tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động thương mại. Cơ quan hải quan áp dụng QLRR là nhằm tạo thuận lợi đối với các tổ chức, cá nhân chấp hành tốt pháp luật về hải quan. Những đối tượng này sẽ được hưởng chế độ kiểm tra hải quan ở mức đơn giản nhất, thời gian thông quan nhanh nhất, chi phí hải quan thấp. Khối lượng hàng hóa • Nguyên tắc 2: Khuyến khích sự tuân thủ tự giác của đối tượng quản lý hải quan. QLRR thực chất là đối xử phân biệt trong kiểm tra hải quan với các đối tượng quản lý khác nhau dựa trên thông tin về sự tuân thủ pháp luật hải quan của họ. Mục đích của sự phân biệt này là tạo ưu đãi cho doanh nghiệp tuân thủ pháp luật để khuyến khích cộng đồng doanh nghiệp tuân thủ pháp luật tốt hơn.
  • 99. • Nguyên tắc 3: Phân biệt đối tượng kiểm tra để áp dụng các chế độ kiểm tra khác nhau trên cơ sở thông tin. Cơ quan hải quan thực hiện thu thập, phân tích thông tin, đánh giá rủi ro ở các giai đoạn trước, trong và sau thông quan theo các tiêu chí được xác định trong từng thời điểm, phù hợp với quy định của pháp luật về hải quan, điều kiện và khả năng thực tế để ra quyết định việc kiểm tra, giám sát, kiểm tra sau thông quan, kiểm soát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh theo các trường hợp: không tuân thủ pháp luật hải quan; có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan; kết quả phân tích, đánh giá xác định mức độ rủi ro cao và qua lựa chọn ngẫu nhiên. Những trường hợp có mức độ rủi ro thấp sẽ được áp dụng miễn kiểm tra.
  • 100. • Nguyên tắc 4: Tập trung kiểm soát chặt chẽ các đối tượng không tuân thủ các quy định của pháp luật theo quá trình. Các biện pháp kiểm tra sẽ tăng mức độ tùy theo mức độ rủi ro của đối tượng quản lý. Các đối tượng có mức độ rủi ro cao và rất cao sẽ được kiểm tra chặt chẽ. Kiểm tra tại cửa khẩu sẽ được bổ sung bằng kiểm tra thường xuyên sau thông quan, nhất là khi có dấu hiệu vi phạm. • Nguyên tắc 5: Tổ chức hoạt động hải quan hiệu quả trên cơ sở khoa học, khách quan, dân chủ. QLRR cung cấp cho cơ quan Hải quan một phương pháp quản lý khoa học, dân chủ, hiệu quả. Qua việc xác định đối tượng có rủi ro cao, ưu tiên tập trung nguồn lực vào quản lý đối với số đối tượng này, công tác quản lý sẽ không bị dàn trải, nhờ đó giảm bớt áp lực công việc, cân bằng giữa nhiệm vụ tăng lên và nguồn lực hải quan hạn chế.
  • 101. 4.4. 4. Quy trình quản lý rủi ro • Thiết lập bối cảnh • Xác định rủi ro • Phân tích rủi ro • Đánh giá rủi ro • Xử lý rủi ro • Theo dõi và đánh giá lại
  • 102. 4.4.5 Định hướng phát triển quản lý rủi ro trong hoạt động hải quan tại Việt Nam Hệ thống thông tin, dữ liệu Quản lý rủi ro có hiệu quả phải được dựa trên hệ thống thông tin, dữ liệu đầy đủ, chính xác và có giá trị ứng dụng cao trong vận hành quản lý rủi ro. Việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu luôn phải được đi trước và là điều kiện tiền đề cho việc áp dụng quản lý rủi ro.
  • 103. • Xây dựng khuôn khổ pháp lý cho quản lý rủi ro Ứng dụng có hiệu quả các nguyên tắc quản lý rủi ro là yếu tố chính để đạt được sự cân bằng giữa tạo điều kiện thuận lợi và kiểm soát. Tuy nhiên áp dụng phương pháp quản lý rủi ro đồng nghĩa với việc chuyển đổi phương thức quản lý và đi kèm với nó là việc chuyển đổi của khung pháp lý làm cơ sở cho phương pháp này hoạt động.
  • 104. • Ứng dụng kỹ thuật thông tin tiên tiến vào quản lý rủi ro Quản lý rủi ro đã thực sự trở thành một kỹ thuật quản lý khi nó được xây dựng trên cơ sở ứng dụng thành tựu về khoa học công nghệ thông tin. Đồng thời hệ thống công nghệ thông tin đóng vai trò là "mạch máu" trong việc trao đổi, xử lý và ứng dụng dữ liệu thông tin đánh giá phân loại rủi ro trong toàn ngành.
  • 105. • Đào tạo, phát triển đội ngũ cán bộ có đủ trình độ và năng lực đáp ứng yêu cầu quản lý rủi ro Công tác quản lý rủi ro đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ công chức có đủ năng lực, trình độ phẩm chất để quản lý, vận hành hệ thống. Chính vì vậy công tác đào tạo, phát triển đội ngũ cán bộ công chức đáp ứng yêu cầu quản lý rủi ro luôn là một nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện và nâng cao hiệu quả áp dụng quản lý rủi ro trong toàn Ngành Hải quan.
  • 106. Chương 5 HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN
  • 107. 5.1. Tổ chức hải quan thế giới (WCO) • 5.1.1. Giới thiệu về lịch sử ra đời và quá trình phát triển của tổ chức hải quan thế giới • 5.1.2. Cơ cấu tổ chức, vai trò, nhiệm vụ của tổ chức hải quan thế giới • 5.1.3. Quá trình tham gia tổ chức hải quan thế giới của Việt Nam
  • 108. 5.1.1. Giới thiệu về lịch sử ra đời và quá trình phát triển của tổ chức hải quan thế giới Tên viết tắt WCO Thành lập 26 tháng 1, 1952 Loại Liên chính phủ Vị trí •Brussels, Bỉ Thành viên 183 tổ chức hải quan Ngôn ngữ chính Tiếng Anh và Pháp Tổng thư ký Kunio Mikuriya (01/2009 - nay) [1] Trang web http://www.wcoomd.org/ Tên trước đây Customs Co-operation Council (CCC)
  • 109. Lịch sử Tổ chức Hải quan thế giới World Customs Organization-WCO • 12/9/1947: UB Hợp tác Kinh tế Châu Âu nhất trí thành lập nhóm nghiên cứu để xem xét thành lập một Liên minh hải quan giữa các nước châu Âu trên cơ sở các nguyên tắc của GATT • 1952: Thành lập Hội đồng hợp tác Hải quan • 1995: Tổ chức HQ thế giới - WCO
  • 110. Cơ cấu tổ chức WCO Hội đồng WCO Các Ủy ban kỹ thuật UB Kỹ thuật thường trực UB Tuân thủ và tạo thuận lợi UB về các vđ thuế quan và TM UB XD Năng lực Thường trực giúp việc
  • 111. Hội đồng WCO Chủ tịch hội đồng Phó chủ tịch hội đồng (chủ tịch khu vực) Ban thư ký 6 khu vưc: Viễn Đông, Nam và ĐNA, Úc và TBD, Châu Âu, Nam Mỹ, Bắc Mỹ, Trung Mỹ và Caribe, Bắc Phi và Trung Cận Đông, ĐN Phi, Tây Trung Phi
  • 112. Quá trình tham gia tổ chức hải quan thế giới của Việt Nam • 1/7/1993: Thành viên chính thức của Hội đồng Hợp tác Hải quan (CCC), nay là Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) • 1997: Việt Nam đã gia nhập Công ước Kyoto về Đơn giản hóa và Hài hòa hóa thủ tục hải quan. • 1998 Việt Nam tham gia Công ước HS về Hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa • 08/01/2008 Việt Nam gia nhập Nghị định thư sửa đổi Công ước Kyoto. • 6/2013 Tổng cục Hải quan đã chính thức có cán bộ làm đại diện hải quan Việt Nam tại WCO, với chức danh Tham tán tại Đại sứ quán Việt Nam tại Bỉ
  • 113. 5.2. Hợp tác quốc tế trong WTO liên quan hoạt động hải quan • 5.2.1. Giới thiệu về mục tiêu, nguyên tắc hoạt động của WTO • 5.2.2. Mục đích của việc hợp tác trong WTO liên quan hoạt động hải quan • 5.2.3. Những quy định của WTO liên quan hoạt động hải quan
  • 114. Thành lập 15 tháng 4 năm 1994 (Ngày ký Hiệp định Marrakesh 1 tháng 1, 1995; 25 năm trước (chính thức có hiệu lực) Trụ sở chính Centre William Rappard, Geneva, Thụy Sĩ Thành viên 164 thành viên[1] Ngôn ngữ chính Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Tây Ban Nha[2] Tổng thư ký Pascal Lamy (Tổng thư ký) Tổng giám đốc Roberto Azevêdo Ngân sách 196 triệu franc Thụy Sĩ (khoảng 209 triệu USD) vào năm 2011.[3] Nhân viên 640[4] Trang web www.wto.org 5.2.1. Giới thiệu về mục tiêu, nguyên tắc hoạt động của WTO
  • 115. • Khái niệm: • Liên minh hải quan bao gồm hai hay nhiều lãnh thổ hải quan, mọi hàng rào thương mại giữa các lãnh thổ hải quan này đều được xoá bỏ và các lãnh thổ hải quan này đều áp dụng chung thuế quan và các biện pháp quản lý khác đối với các lãnh thổ hải quan không thuộc liên minh. • Lãnh thổ hải quan là một lãnh thổ được quyền duy trì biểu thuế quan và những quy định thương mại một cách độc lập. Như vậy, mỗi nước là một lãnh thổ hải quan. Nhưng cũng có những lãnh thổ hải quan không phải là một nước, ví dụ như Hong Kong, Macau 5.3. Liên minh hải quan (liên minh thuế quan) Custom Union - CU
  • 116. Những liên minh hải quan trên thế giới Agreement Date (in force) Recent reference West African Economic and Monetary Union (WAEMU) 1994-01-10 WT/COMTD/N/ 11/Add.1 Switzerland–Liechtenstein (CH-FL) 1924 Southern Common Market (MERCOSUR) 1991-11-29 WT/COMTD/1/A dd.17 Southern African Customs Union (SACU) 1910[13] WT/REG231/3 Israel–Palestinian Authority 1994[10] [11][12] Gulf Cooperation Council (GCC) 2015-01-01[7][8][9] European Union Customs Union (EUCU; EU–Monaco) 1958 Eurasian Customs Union (EACU) 2010-07-01[6]
  • 117.
  • 118. 5.4. Hợp tác song phương, đa phương trong lĩnh vực hải quan 5.4.1. Hợp tác đa phương trong lĩnh vực hải quan 5.4.2Hợp tác song phương trong lĩnh vực hải quan
  • 119. 5.4.1. Hợp tác đa phương trong lĩnh vực hải quan • 5.4.1.1. Hợp tác hải quan trong khuôn khổ Asian • 5.4.1.2. Hợp tác hải quan trong khuôn khổ ASEM • 5.4.1.3. Hợp tác hải quan trong khuôn khổ APEC
  • 120. Hợp tác hải quan trong khuôn khổ Asian • ASEAN được thành lập với Tuyên bố Bangkok ngày 08/8/1967 tại Bangkok, Thái Lan. Các quốc gia ASEAN đã thống nhất những mục tiêu chính, đó là: thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hoá và xã hội trong khu vực thông qua các chương trình hợp tác; bảo vệ sự ổn định kinh tế - chính trị của khu vực và tạo ra diễn đàn để giải quyết những bất đồng trong khu vực. Hiện nay ASEAN có 10 thành viên gồm: Brunei Darussalam, Cambodia, Indonesia, Lao PDR, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thailand và Việt Nam.
  • 121. • Tháng 3 năm 1996, Hải quan Việt Nam tham gia diễn đàn hợp tác Á Âu với tư cách là thành viên sáng lập. Nhiệm vụ của Hải quan Việt Nam trong diễn đàn là • (1) Xây dựng kế hoạch và biện pháp khắc phục các rào cản thương mại, • (2) Phối hợp hành động và tạo thuận lợi đầu tư. 5.4.1.2. Hợp tác hải quan trong khuôn khổ ASEM
  • 122. • Cơ chế làm việc trong diễn đàn hải quan ASEM bao gồm nhóm công tác về hải quan họp thường niên và Hội nghị Tổng cục trưởng hải quan được tổ chức 2 năm một lần luân phiên nghĩa vụ đăng cai giữa Châu Á và Châu Âu. • Hội nghị Tổng cục trưởng hải quan ASEM đóng vai trò là diễn đàn định hướng, chỉ đạo và hướng dẫn các nhóm công tác triển khai kế hoạch hành động theo các giai đoạn được các Tổng cục trưởng hải quan ASEM phê duyệt. Cơ chế hợp tác hải quan ASEM
  • 123. • Cơ chế điều phối hợp tác của Hải quan ASEM: Hội nghị tổng cục trưởng và cao ủy Hải quan ASEM được tổ chức định kỳ và luân phiên tại hai khu vực Á - Âu • Cuộc họp của nhóm làm việc về thủ tục hải quan và nhóm làm việc về kiểm soát hải quan chuẩn bị cho hội nghị tổng cục trưởng và cao ủy Hải quan tổ chức thường niên luân phiên giữa hai khu vực Á - Âu nhằm xem xét các kết quả của hợp tác và đưa ra các đề xuất cải thiện thúc đẩy hoạt động hải quan. • Hội thảo giữa hải quan và doanh nghiệp là hoạt động quan trọng và kênh hợp tác trong tiến trình hợp tác về hải quan. Cơ chế hợp tác hải quan các nước ASEM
  • 124. 5.4.1.3. Hợp tác hải quan trong khuôn khổ APEC • Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương được 12 thành viên thuộc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương sáng lập tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao và Kinh tế tổ chức ở Canbêra tháng 11/1989 theo sáng kiến của Ôxtrâylia. • Mục tiêu của APEC tập trung vào 3 trụ cột: - Tạo ra những thuận lợi cho tiến trình tự do thương mại và đầu tư; - Giúp thúc đẩy thương mại thông qua việc cải tiến các luật lệ thương mại, phá bỏ dần các rào cản thương mại; - Hợp tác trong các vấn đề kinh tế và kỹ thuật.
  • 125. Cơ chế hợp tác APEC trong lĩnh vực hải quan • Cơ chế hợp tác APEC trong lĩnh vực hải quan được thực hiện chủ yếu Thông qua các hoạt động của Tiểu Ban thủ tục hải quan ( gọi tắt là SCCP/APEC). Những công tác về thủ tục hải quan được thành lập từ năm 1989 cùng với sự thành lập của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á Thái Bình Dương cho đến năm 1994 được đổi thành tiểu ban thủ tục hải quan với mục đích đơn giản hóa và hài hòa hóa thủ tục hải quan và các hoạt động của SCCP được báo cáo lên Ủy ban thương mại và đầu tư của APEC. • Định kỳ hàng năm đều diễn ra hai cuộc họp SCCP bên lề Hội nghị quan chức cao cấp lần 1 và lần 3 ( SOM1 và SOM3) nhằm đánh giá các tiến triển đề xuất các định hướng trong lĩnh vực hải quan và báo cáo về các hội nghị SOM và cấp cao APEC
  • 126. 5.4.2. Hợp tác song phương trong lĩnh vực hải quan Việt Nam • 5.4.2.1. Hợp tác song phương hải quan Việt Nam – Trung quốc • 5.4.2.2. Hợp tác song phương hải quan Việt Nam – Nhật Bản • 5.4.2.3. Hợp tác song phương hải quan Việt Nam – Hoa Kỳ