SlideShare a Scribd company logo
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
------------------------------
Phan Tu àng
ấn Ho
SƯ PHẠM TƯƠNG TÁC VÀ ỨNG DỤNG TRONG
DẠY HỌC Ỹ ẬT Đ
K
MÔN THU IỆN
TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG ỆT
VI – HUNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM KỸ THUẬT
Hà Nội - 2008
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
------------------------------
PHAN TUẤN HOÀNG
SƯ PHẠM TƯƠNG TÁC VÀ ỨNG DỤNG TRONG
DẠY HỌC Ỹ ẬT Đ
K
MÔN THU IỆN
TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG ỆT
VI – HUNG
CHUYÊN NGÀNH: SƯ PHẠM KỸ THUẬT
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM KỸ THUẬT
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS. TS. NGUYỄN XUÂN LẠC
Hà Nội - 2008
M C
ỤC LỤ
M U ……………………………………………………………
Ở ĐẦ …….... 4
1. Lý do chọ ề
n đ tài …………………………………………………......... 4
2. Mụ ệ
c đích và nhi m vụ nghiên cứu …...…………………………………6
3. Đố ợ ạ ứ
i tư ng và ph m vi nghiên c u ………………………………………6
4. Giả ế
thi t khoa học……………………………………………………..... 6
5. Phương pháp nghiên cứu……………………………………….............. 7
CHƯƠNG I : LU N ĐI
Ậ Ể ẠM TƯƠNG TÁC…………………
M SƯ PH .. 8
1.1. –
Luậ ể ạ ủ
n đi m sư ph m tương tác c a Jean Marc Denommé &
M …………………………………………….
adeleine Roy……… ..… 8
1.2. n…………………………………………
Cơ sở lý luậ ………………. 9
1.3. M ……10
ột số khái niệ ả
m cơ b n của sư phạm tương tác……………….
1.4. Lập kế hoạch trong sư phạm tương tác……………………………... 21
1.5. D …
ẫn dắt hoạ ộ
t đ ng và giao tiế ạ
p trong sư ph m tương tác… …….... 28
1.6. …
Môi trườ ạ
ng trong sư ph m tương tác…………………… ……….. 32
CHƯƠNG II: TỔ Ề Ờ
NG QUAN V TƯƠNG TÁC NGƯ I MÁY ... 35
..........
2.1. Tương tác ngườ ủ
i máy – vai trò c a nó……………………………… 35
2.2. Quan điể ạ
m sư ph m tương tác ngày nay……………………………. 47
CHƯƠNG III: Ứ Ụ Ể Ạ
NG D NG QUAN ĐI M SƯ PH M TƯƠNG TÁC
VÀO D Y H .... 69
Ạ ỌC MÔN KỸ Ậ Ệ
THU T ĐI N …………………………..
3.1. Đánh giá th ng tương tác t i đ
ực trạ rong dạ ọ
y h c thờ ại ngày nay……. 69
3.2. Ứng dụ ể
ng quan đi m sư phạm tương tác vào dạ ọ ỹ ậ
y h c môn k thu t
điện................................................................................................................. 71
K …………………………………
ẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ………..... 88
TÀI LIỆ Ả
U THAM KH O ……………………………………………….. 89
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề ứng
tài : Sư phạm ươ
t ng tác và dụng ọc
trong dạy h môn Kỹ thuật ện ại
i
đ t
tr t
ường C ê
ĐCN Vi – Hung.
Chuyên nghành: Sư phạm kỹ thật điện
Người thực hiện: Phan Tuấn Hoàng
Cán bộ hướng dẫn: GS. TS. Nguyễn Xuân Lạc
Cơ sở đào tạo: Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội
* V m lý :
ề ặt luận
t g â
Đề ài óp phần cung cấp những lu n cứ khoa học đáng tin cậy cho
ngh ph hi bi trung
ành áo
Gi dục về ương pháp dạy học ện đại. Đặc ệt, đề tài đã tập
l rõ i s t
àm quan đ ểm ư phạm ương tác, với mong muốn đóng g v cô
óp ào ng cuộc
c c d n à o
ải ách giáo ục ước nh trong giai đ ạn hiện nay.
* Về mặt thực tiễn:
Đề tài đã ằng
hệ thống ho ho quan
á, cụ thể á đ ư
iển s phạm tương tác. B
vi ph ph ính
ệc, tác giả đã d â
ẫn chứng, ph n tích, mô ỏng một số ần m có t
ềm tương
t t d h n và
ác ốt được ứng ụng trong dạy ọc ói chung trong mô i n
n Kỹ thuật đ ện ói
ri ng.
ê
T s t t
ác giả đã đưa ra một ố kiến nghị để tiếp ục phát triển đề ài theo hướng
nâ d h c cô d h là
ng cao ph ng ph
ươ áp ạy ọc, tiếp ận ng nghệ ạy ọc hiện đại, đó :
Đánh ạy ện đại đến ất
á
gi phương pháp d học hi tác động ch lượng giáo dục trong
thời Cô á á.
đại ng nghiệp ho , Hiện đại ho
ABSTRACT
Theme: Application of interactive pedagogy viewpoint, in electrical technology
teaching.
Speciality : Electricial technology pedagogy
Realize: PHAN TUAN HOANG
Guide: GS. TS. NGUYEN XUAN LAC
IN THE ARGUMENT
This theme contributed to provide fairly sciential foundation for
educational branch about modern didactic method. Specially, the theme show
clearly the interaction pedagogic viewpoint in order to improve education in our
country at present period.
IN THE PRACTICE
This theme has systematized and detailed the interaction pedagogic point
of view. By using evidence and analysing some of softwave which is great
interaction and can apply in general teaching and in electrical technology
teaching.
Author pointed out some proposal for the theme continually develop
according to highten the training method, to approach Computer Aided
Instruction (CAI)
To access how the modern teaching method affect to educational quality
in period of industrialization and moderalization.
trang1/89
Sư phạm t ng tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật ờng Cao
ươ đ ư
iện tại tr đẳng Việt – Hung
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ………………………………………………………………………. 4
1. Lý do chọn đề tài …………………………………………………… . . .4
.. .. ...
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu …...……………………………………6
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu …………………………………………6
4. Giả thiết khoa học……………………………………………………… 6
…..
5. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………… 7
……..
CHƯƠNG I : LUẬN ĐIỂM SƯ PHẠM TƯƠNG …………………… 8
TÁC ...
1.1. – M
Luận điểm sư phạm tương tác của Jean Marc Denommé & adeleine
Roy…………………………………………………………………….… 8
1.2. …………… 9
Cơ sở lý luận……………………………………………… .
1.3. Một số khái niệm cơ bản của phạm tương tác
sư ……………….………10
1.4. Lập kế hoạch trong sư phạm tương tác………………………………... 21
1.5. Dẫn dắt hoạt động và giao tiếp trong sư phạm tương tác…………….... 28
1.6. …………
Môi trường trong sư phạm tương tác…………………… ….. 32
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ TƯƠNG TÁC NGƯỜI MÁY................. 35
2.1. Tương tác người máy – …………………………
vai trò của nó ……… 35
2.2. Quan điểm sư phạm tương tác ngày nay………………………………. 47
CHƯƠNG III: ỨNG DỤNG QUAN ĐIỂM SƯ PHẠM TƯƠNG TÁC VÀO
DẠY HỌC MÔN KỸ THUẬT ĐIỆN ……………………………….…....... 69
3.1. Đánh giá thực trạng tương tác trong dạy học thời đại ngày nay………. 69
3.2. Ứng dụng quan điểm sư phạm tương tác vào dạy học môn kỹ thuật
điện..................................................................................................................... 71
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ……………………………………………..... 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………………….. 89
Sư phạm t ng tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật ẳng
ươ đ ư
iện tại tr ờng Cao đ Việt – Hung
trang2/89
DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT
CMS Content Management System
HCI Human Computer Interaction
SIGCHI Special Interest Group on Computer Human Interraction
-
WIMP Ima
Window ge Menu Pointer
WWW World Wide Web
Sư phạm t ng tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật ẳng
ươ đ ư
iện tại tr ờng Cao đ Việt – Hung
trang3/89
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1 : Bộ 3 tác nhân và hoạt động của nó.
Hình 1.2: Sơ đồ tương tác và sự tương hỗ của các tác nhân.
Hình 1.3: Các giai đoạn hình thành mục tiêu.
Hình 2.1: Sơ đồ biểu diễn sự liên quan 4 thành phần(Môi trường con người
- -máy
tính- quá trình phát triển( ACM SIGCHI 1992).
Hình 2.2: Mô hình Frameword.
Hình 2.3: Tương tác người dùng Máy tính qua mô hình Frameword.
Hình 2.4: Sơ đồ tương tác giữa đối tượng và con người,Nguồn.
Hình 2.5: Cấu trúc tuyến tính của phương thức dạy học.
Hình 2.6: Cấu trúc một vòng của chương trình luyện tập.
Hình 2.7: Mô hình quan hệ giữa các thành phần cơ bản của hệ thống đào tạo từ
xa.
Hình 2.8: Các bước của phương pháp mô hình.
Hình3.1: Giao diện của phần mềm GeoGebra
Hình 3.2: Thuộc tính đối tượng trong GeoGebra
Hình 3.3: Mô phỏng ồ thị hàm số
đ f(x).
Hình 3.4: Mô phỏng tiếp tuyến với ồ thị
đ .
Hình 3.5: Bảng hàm trong GeoGebra
Hình3.6: Mô phỏng cơ cấu tay quay con trượt bằng phần mềm GeoGebra
Hình 3.7: Mô phỏng cơ cấu bốn khâu bản lề bằng phần mềm GeoGebra:
Hình 3.8: Giao diện của phần mềm Mathcad
Hình 3.9: Thanh công cụ trong Mathcad
Hình 3.10: Thanh Slider trong mathcad
Hình 3.11: Kết quả tính toán và đồ thị biểu diễn quan hệ các điện
Hình 3.12: Giao diện mạch điện trong Psim.
Hình 3.13: Mạch chỉnh l u cầu
ư
Hình 3.14: Kết quả mô phỏng khi thay đổi gia trị tụ C1
Hình 3.15: Nhập C1 = 2.10-4
F
Hình 3.16: Kết quả mô phỏng khi thay đổi gia trị tụ C1 = 2.10-4
F
Hình 3.17: Kết quả mô phỏng khi thay đổi gia trị tụ C1 = 0,2 F
Sư phạm t ng tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật ẳng
ươ đ ư
iện tại tr ờng Cao đ Việt – Hung
trang4/89
MỞ ĐẦU
1. ÀI
LÝ DO CHỌN T
ĐỀ .
Vấn đề, phương pháp dạy học trong các nhà trường được xã hội quan tâm
ngay từ những năm 70. Đến đầu thập kỷ 90 vấn đề về phương pháp dạy học và
đổi mới phương pháp dạy học được đặt ra và phát động nhiều lần trong ngành
giáo dục nhưng thực tiễn giáo dục ở các nhà trường chưa đạt hiệu quả cao. Đến
năm 1995 2001 thì Bộ Giáo dục & Đào tạo đã phát động phong trào
-1996, -
2000
đổi mới phương pháp giáo dục được thực hiện trong chỉ thị nhiệm vụ năm học
hàng năm. Chỉ thị số 29/ 2001/ Chỉ thị Bộ Giáo dục & Đào tạo ngày 30/ 7/ 2001
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo về việc tăng cường giảng dạy, đào tạo và
ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành Giáo dục giai đoạn 2001 2005 đã
-
chỉ rõ: “... Các bộ môn không chuyên về công nghệ thông tin cần đổi mới nội
dung chương trình giảng dạy, phương pháp giảng dạy và nghiên cứu khoa học
theo hướng tăng cường áp dụng công nghệ thông tin. Các ngành khoa học, các
ngành công nghệ cần tăng cường dạy lập trình để có thể tạo ra các phần mềm
chuyên ngành.
- Đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp dạy học tin học theo
hướng đảm bảo các kiến thức cơ bản, tính cập nhật của chương trình nhằm hỗ
trợ cho dạy và học các môn học khác trong nhà trường.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong Giáo dục và Đào tạo ở
tất cả các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng sử dụng công nghệ thông tin
như một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp dạy học, học tập
ở tất cả các môn học...”
Thực hiện chỉ thị trên, hầu hết các bộ môn trong nhà trường ở các cấp
học, bậc học, ngành học đều chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi
mới phương pháp dạy học.
Sư phạm t ng tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật ẳng
ươ đ ư
iện tại tr ờng Cao đ Việt – Hung
trang5/89
Trong những năm gần đây, công nghệ thông tin được coi là một trong
những ngành khoa học phát triển với tốc độ nhanh nhất, vì đây là một ngành
khoa học phục vụ và mang lại hiệu quả rõ rệt cho hầu hết các ngành nghề trong
xã hội. Tại Việt Nam, tiềm năng mà công nghệ thông tin mang lại cho giáo dục
là rất lớn, có thể liệt kê ra như: sự đa dạng và phong phú của các phần mềm dạy
học, các chương trình đào tạo từ xa, hợp tác đào tạo quốc tế, phổ cập kiến thức
thông qua mạng Internet, … ông nghệ thông tin đã thể hiện rõ vai trò
Ngày nay, c
của mình và trở thành một công cụ hỗ trợ đắc lực cho quá trình dạy học bởi
những lý do sau:
- Khả năng biểu diễn thông tin: Máy tính có thể cung cấp thông tin dưới
dạng văn bản, phim ảnh, âm thanh, đồ thị, mô hình động …Sự tích hợp này của
máy tính cho phép mở rộng khả năng biểu diễn thông tin, nâng cao việc trực
quan hoá tài liệu họ . Cao hơn nữa nhờ máy tính có thể tạo ra môi trường
c tập
tương tác ảo, thực nghiệm ảo trong giáo dục, đào tạo.
- Khả năng giải quyết trong một khối thống nhất các quá trình thông tin,
trao đổi và điều khiển dạy học: Dưới góc độ điều khiển học thì quá trình dạy học
là quá trình điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh. Với một chương trình
phù hợp, máy tính có thể điều khiển được hoạt động nhận thức của học sinh
trong việc cung cấp thông tin, thu nhận thông tin ngược, xử lý thông tin và đưa
ra giải pháp cần thiết giúp hoạt động nhận thức của học sinh đạt kết quả cao.
- Khả năng liên kết các loại hình đào tạo, các cơ sở đào tạo góp phần cho
ra đời các mô hình đào tạo mới: đào tạo từ xa (Elearning), hợp tác đào tạo quốc
tế thông qua mạng Internet, …
Phải nói rằng, hiện nay với sự phát triển như vũ bão về lĩnh vực công
nghệ thông tin, nước ta đã từng bước tiếp cận và ứng dụng những thành tựu
trong lĩnh vực còn khá mới mẻ này. Tuy vậy, việc ứng dụng công nghệ thông tin
vào việc dạy học ở nước ta vẫn còn hạn chế so với các quốc gia trên thế giới. Vì
Sư phạm t ng tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật ẳng
ươ đ ư
iện tại tr ờng Cao đ Việt – Hung
trang6/89
vậy việc đổi mới phương pháp dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin góp
phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học là việc làm cần thiết và quan trọng
của ngành giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
Trong bối cảnh này vai trò quan trọng trong dạy học có tương tác người
máy cần được nghiên cứu và vận dụng. Vì vậy tác giả luận văn nghiên cứu đề tài
“ Quan điểm Sư phạm tương tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật điện
tại trường CĐCN Việt – Hung”.
2. ÍCH NHI NGHI
MỤC Đ VÀ ỆM VỤ ÊN CỨU.
- Nghiên cứu quan điểm sư phạm tương tác.
- Nghiên cứu vận dụng sư phạm tương tác vào dạy học môn học kỹ thuật
điện.
- Xây dựng ví dụ minh hoạ.
3. ĐỐI TƯỢNG PHẠM VI NGHIÊ .
N CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: Quan điểm sư phạm tương tác trong dạy học.
- T -
Phạm vi nghiên cứu: ương tác người máy vào trong dạy học với môn
kỹ thuật điện.
4. GI THI
Ả ẾT KHOA HỌC.
Nếu ứng dụng tốt quan điểm sư phạm tương tác kết hợp với bài giảng
bằng công nghệ dạy học hiện đại có thể mang lại các kết quả sau:
- Tăng cường hiệu quả tương tác giữa người học, người dạy và môi
trường.
- Thúc đẩy khả năng lĩnh hội của người học, tạo hứng thú cho người học,
tăng hiệu quả của dạy học.
Sư phạm t ng tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật ẳng
ươ đ ư
iện tại tr ờng Cao đ Việt – Hung
trang7/89
5. PH NGHI
ƯƠNG PHÁP Ê .
N CỨU
Kết hợp tổng hợp các phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu lý thuyết( nghiên cứu cơ sở lý luận, tổng hợp phân tích tài
liệu có liên quan).
- Nghiên cứu thực nghiệm( Quan sát, xây dựng chương trình thử nghiệm,
ví dụ minh hoạ).
Sư phạm t ng tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật ẳng
ươ đ ư
iện tại tr ờng Cao đ Việt – Hung
trang8/89
CHƯƠNG I
LUẬN ĐIỂM SƯ PHẠM TƯƠNG TÁC
1.1 PH ÁC ARC ENOMM
. I S
LUẬN Đ ỂM Ư ẠM T N
ƯƠ G T J – M
EAN D É
& MADELEINER .
OY
- Quan điểm Sư pham tương tác tập trung trước hết vào người học và căn bản
dựa trên các tác động qua lại tồn tại giữa người học người dạy và môi trường .
-
- – :
Đó là các tác nhân bộ ba chữ E
+ Étudiant : Người học
+ Enseignant : Người dạy
+ Environnement : Môi trường
- - b
Các thao tác ộ ba chữ A
+ Apprendre: Học
+ Aider: Giúp đỡ
+ Agir : Ảnh hưởng
- Sư phạm tương tác thuộc trào lưu sư phạm mở và phỏng theo quan niệm có tổ
chức của hoạt động sư phạm .
- Sư phạm tương tác đòi hỏi ba nguyên lý cơ bản :
+ Người học là người thợ chính của đào tạo, trong phương pháp học.
+ Người dạy là người hướng dẫn người học trong phương pháp sư phạm.
+ Môi trường ảnh hưởng đến người học trong phương pháp học, đến người
dạy trong phương pháp dạy một cách tương hỗ.
- Sư phạm tương tác nhằm tạo ra ở người học sự tham gia, hứng thú và trách
nhiệm. Nó gắn cho người học vai trò xây dựng kế hoạch, hướng đến hoạt động
và hợp tác. Nó gắn cho môi trường ảnh hưởng quan trọng đến các phương pháp
riêng của người học và người dạy. [1.T41]
Sư phạm t ng tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật ẳng
ươ đ ư
iện tại tr ờng Cao đ Việt – Hung
trang9/89
1.2. C S LÝ
Ơ Ở LUẬN.
Sư phạm tương tác (interra ) là thuyết về sư phạm trong đó
ctive pedagory
làm rõ vai trò của người dạy, người học, yếu tố môi trường và các mối quan hệ
tác động qua lại giữa chúng trong hoạt động dạy học. Trong kiểu dạy học này,
người dạy có chức năng chỉ đạo và kiểm tra quá trình học,
thiết kế, tổ chức,
nhưng không làm thay người học. Còn người học tự điều khiển quá trình chiếm
lĩnh khái niệm khoa học của bản thân ( tức là tự tổ chức, tự thiết kế, tự thi công
và kiểm tra việc học tập của bản thân) dưới sự điều khiển sư phạm của thầy.
Hoạt động dạy và học thống nhất với nhau nhờ sự cộng tác.
Như vậy dạy học là một quá trình hai chiều, trong đó người dạy và người
học tham gia làm gia tăng giá trị lợi ích của nhau. Vì thế tương tác giữa người
dạy và người học tồn tại tất yếu trong quá trình dạy học. Song cần lưu ý rằng sự
tương tác trong dạy học là một hiện tượng đa chiều, do đó không chỉ có sự
tương tác giữa người dạy và người học mà còn bao gồm trong nó sự tương tác
giữa người học với nhau trong hình thức học nhóm, nghiên cứu theo nhóm, thảo
luận tổ, lớp….Dạy học tương tác nhất thiết phải bao gồm sự hợp tác, sự trao đổi
và biến đổi.
Sư phạm tương tác là một hướng tiếp cận hoạt động dạy học, không chỉ
dừng lại ở việc xác định đúng các yếu tố tham gia hoạt động dạy học mà còn
làm rõ chức năng riêng biệt của từng yếu tố và sự tác động tương hỗ giữa chúng.
Đặc biệt hai yếu tố dạy và học tạo thành một liên kết chặt chẽ. Tất nhiên dạy học
bao giờ cũng diễn ra trong một môi trường nhất định và cần phương tiện để dạy
và học. Những thứ đó ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của hoạt động dạy
học.
Những cách tân trong lĩnh vực giáo dục ở thế kỷ thứ 19 và nửa thế kỷ thứ
20 cùng hướng đến mục đích chung là làm cho nhà trường và hoạt động đặc
trưng của nó dạy học thực sự hữu ích với người học. Trong bối cảnh xã hội
-
Sư phạm t ng tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật ẳng
ươ đ ư
iện tại tr ờng Cao đ Việt – Hung
trang10/89
hiện nay, khi mà giáo dục ngày càng khẳng định vai trò to lớn của nó đối với sự
phát triển thì tính hiệu quả của giáo dục ngày càng được quan tâm và càng được
xem xét một cách có kỹ lưỡng.
Hàng loạt các quan điểm sư phạm, các mô hình nhà trường đa dạng các
dự án sư phạm năng động đã xuất hiện: Quan điểm sư phạm tương tác đã xuất
hiện trong bối cảnh này.
1 M S C B C S T .
.3. ỘT Ố KHÁI NIỆM Ơ ẢN ỦA Ư PHẠM ƯƠNG TÁC
Sư phạm tương tác được khái quát từ thực tiễn tổ chức quá trình dạy học
thông qua vận hành mối quan hệ giữa 3 thành tố: Người dạy - Người học - Môi
trường, ở các cơ sở giáo dục mà Jean – De
Marc nommé và Madeleine Roy đã
thực hiện . Tư tưởng cốt lõi mà tác giả của phương pháp sư phạm này lấy làm
điểm tựa cho lý thuyết sư phạm của mình là " Người dạy người học phát triển
với những tính cách cá nhân, trong môi trường rất cụ thể ảnh hưởng đến hành
động của họ, nên môi trường trở thành một tác nhân tham gia tất yếu vào quá
trình dạy học"[1, T18].
Sư phạm tương tác dược xây dựng hệ thống lý luận cơ bản của mình trên
cơ sở xác định các yếu tố, các thao tác và tương tác tồn tại trong hoạt động giáo
dục. Hệ thống các khái niệm được sử dụng để làm sáng tỏ quan điểm sư phạm
tương tác.
1.3.1. Các tác nhân.
1.3.1.1. Người học- người làm việc chủ động (worker).
Khái niệm người học có nguồn gốc từ tiếng La tinh (Stadium) với ý nghĩa
là “cố gắng và học tập”. Trong quan điểm sư phạm tương tác thì khái niệm
người học dùng để chỉ tất cả những ai có tham gia ( ) hoạt động học.
thực hiện
Sư phạm t ng tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật ẳng
ươ đ ư
iện tại tr ờng Cao đ Việt – Hung
trang11/89
Người học được xác định là người đóng vai trò quyết định trong quá trình dạy
học. Điều này được lý giải bởi các lý do: Thứ nhất, chính người học là chủ thể
của phương pháp học. Hoạt động học được thực hiện như thế nào điều đó phụ
thuộc vào chính người học, bởi họ là tác nhân đầu tiên thực hiện phương pháp
học từ đầu cho kết thúc. Thứ hai: Người học là người quyết định thay đổi chính
mình về phương diện kinh nghiệm cá nhân, vì thế chỉ có người học mới quyết
định sự cần thiết có những thay đổi hay không và chỉ họ mới tạo được thay đổi
đó.
Với cách hiểu như trên, người học phải dựa trên chính tiềm năng của
mình, chịu ảnh hưởng đáng kể của hứng thú, sự kỳ vọng, và tính tích cực của
người học. Bằng sự khai thác kinh nghiệm của bản thân (Tri thức, kỹ năng, thái
độ…) và dựa trên các yếu tố sinh học vốn có ( Hệ thống thần kinh, các giác
quan…).
Vậy người học vai trò tác nhân chính, người thợ chính trong quá trình đào tạo.
1.3.1.2. Người dạy- người hướng dẫn (learning guide).
Người dạy là người được xã hội ủy thác chuyên trách trong chức năng
chuyển giao tri thức, kinh nghiệm xã hội cho người học. Người dạy là người
được đào tạo, huấn luyện với những chuyên môn nhất định, nên có đủ các phẩm
chất năng lực để thực hiện được chức năng nói trên. Tuy nhiên công việc giảng
dạy đối với người dạy là con đường bình thường để thực hiện sứ mệnh của
mình. Tuy nhiên, đó không phải là sự truyền đạt kiến thức đơn thuần theo cách
một thầy giáo đọc thuộc lòng một bài giảng trước học trò hay theo cách một thầy
giáo phổ biến khoa học.
Theo tương tác trong dạy học, người dạy là người cùng đồng hành với
người học, phối hợp với người học trong phương pháp của người học. Họ là
những người cộng tác thực sự trong cùng một công việc, cả hai cùng đi trên con
Sư phạm t ng tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật ẳng
ươ đ ư
iện tại tr ờng Cao đ Việt – Hung
trang12/89
đường học. Vì lẽ đó, phương pháp dạy học của thầy không phải là một bài độc
tấu của riêng người dạy mà phải thực sự trở thành vở kịch có người học cùng
tham gia trên con đường đi đến tri thức mới. Người dạy phải làm nảy sinh tri
thức của người học theo cách của một người hướng dẫn.
1.3.1.3. Môi trường (Medium).
Hoạt động của người dạy và người học diễn ra trong không gian và thời
gian xác định với ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài khác
nhau. Đó là môi trường dạy học, môi trường dạy học do cả người dạy và người
học cùng nhau phối hợp tổ chức.
Theo quan điểm tương tác “Người dạy và người học không phải là những
sinh vật trừu tượng, xung quanh họ là thế giới vật chất văn hóa. Cả người học
và người dạy đều có một tính cách rõ rệt và các giá trị cá nhân được phát triển
trong một đất nước có các thể chế, chính trị, gia đình và nhà trường mà chúng
tất yếu có ảnh hưởng đến họ. Tất cả những yếu tố này bên trong cũng như bên
ngoài tạo thành môi trường dạy và học” [1,T52] ).Trong môi trường dạy học
thì phương tiện (means), đóng một vai trò không kém phần quan trọng. cụ thể là:
Phương tiện trực tiếp để dạy học bao gồm những phương tiện chứa các
thông tin, mang thông tin về các sự vật, hiện tượng và các quá trình xảy ra trong
tự nhiên như: Sách giáo khoa, chương trình môn học, sổ tay, vở ghi chép…
Ngoài ra còn có các phương tiện mang tin thính giác như: Băng, đĩa.
Các phương tiện mang tin thị giác như: Bản vẽ, bản đồ…
Các phương tiện mang tin nghe nhìn như: Audio, video…
Các phương tiện mang tin dùng cho sự hình thành khái niệm, và thao tác
như: Mô hình, đồ vật, thiết bị…
Vậy phương tiện dạy học là phương tiện giúp hoạt động dạy và học đạt
hiệu quả cao nhất.
Sư phạm t ng tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật ẳng
ươ đ ư
iện tại tr ờng Cao đ Việt – Hung
trang13/89
1.3.2. Các thao tác.
1.3.2.1. Phương pháp học.
“Phương pháp học là khái niệm miêu tả con đường mà người học phải
theo bằng cách đưa ra hành động học”.[1,T19]. Như vậy phương pháp học bao
gồm toàn bộ quá trình mà người học tiến hành để chiếm lĩnh tri thức hình thành
cho bản thân các kỹ năng, kỹ xảo. Trong quá trình này người học thực hiện các
hành động học tập tương ứng đối với các đối tượng học tập. Do dó người học
học bằng các hành động của chính mình. Nội lực của người học là xuất phát
điểm và cũng là lực đẩy bên trong của những hành động được người học thực
hiện. Kết quả thực hiện các hành động học tập, người học sẽ đưa ra những tri
thức vốn tồn tại khách quan với bản thân vào hệ thống các tri thức đã có của
mình, đồng thời có thể hòa nhập được với tình huống thực tiễn khi hoạt động
học được diễn ra. Khi đó người học đã đồng hóa được một tri thứ mới. Như vậy
theo tương tác dạy học, phương pháp học là khái niệm mô tả về con đường giúp
cho người học đồng hóa được những tri thức mà người học phải lĩnh hội.
1.3.2.2. Phương pháp sư phạm.
Khái niệm phương pháp sư phạm được sử dụng trong sư phạm tương tác
là thuật ngữ sư phạm theo nghĩa hẹp với ý nghĩa chỉ một quá trình bô phận của
quá trình sư phạm tổng thể quá trình dạy học “ Với giới hạn này phương pháp
-
sư phạm được hiểu là toàn bộ các can thiệp của người dạy trong mục đích hướng
người học thực hiện phương pháp học”.[1,T20]
Phương pháp sư phạm của người dạy được khởi động bởi các mong muốn
của người dạy trong việc tạo nên một không khí thuận lợi cho người học, có ý
nghĩa giúp đỡ người học thực hiện được các hành động học của bản thân một
cách có hiệu quả nhất. Trong phương pháp sư phạm các yếu tố thuộc chủ thể của
người dạy đóng vai trò rất quan trọng. Có thể kể đến các yếu tố như tri thức kinh
Sư phạm t ng tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật ẳng
ươ đ ư
iện tại tr ờng Cao đ Việt – Hung
trang14/89
nghiệm phẩm chất sư phạm của người dạy… Phương pháp sư phạm cũng hội tụ
trong nó những yếu tố thuộc môi trường, thuộc người học. Những yếu tố này
được người dạy nhận thức sẽ tạo nên mặt khách quan trong phương pháp sư
phạm.
1.3.2.3. Tác động của môi trường .
Môi trường với tư cách là tác nhân sẽ tác động đến người dạy và người
học thông qua sự tác động tới phương pháp hoạt động của họ. Sự tác động của
môi trường là đồng thời tới cả người dạy và người học vì họ cũng tiến hành
,
hoạt động, khi đó phương pháp sư phạm ( người dạy ) phương pháp học ( người
học ) được khai triển trong mối quan hệ mật thiết với nhau. Ngược lại, người
dạy, người học cũng tác động trở lại với môi trường thông qua sự tác động làm
thay đổi các yếu tố ( bên trong hoặc bên ngoài ) của môi trường khiến cho môi
trường được biến đổi.
1.3.2.4. Tác động của phương tiện.
Trong khi môi trường tác động đến quá trình dạy học thì phương tiện
cũng đóng vai trò quan trọng. Nó tác động trực tiếp tới chất lượng dạy và học.
Nó giúp cho người học có thể truyền tải nội dung tới người học một cách dễ
dàng, và tăng cường khả năng tiếp thu cho người học.
Để phối hợp chặt chẽ ba tác nhân với các thao tác và thu hút sự chú ý vào
sự kết hợp này, bộ ba giúp đỡ tác động ) giống như một hồi
thao tác A ( Học – -
âm trả lời tác nhân E.( Người học Người dạy Môi trường ).
bộ ba – –
Sư phạm t ng tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật ẳng
ươ đ ư
iện tại tr ờng Cao đ Việt – Hung
trang15/89
1.3.3. Các tương tác.
Tương tác là sự tác động qua lại trực tiếp giữa các yếu tố trong một cấu
trúc hoặc giữa các cấu trúc với nhau trong không gian cụ thể.
Trong quá trình dạy học sự tương tác là sự tác động qua lại trực tiếp giữa
các cá nhân học sinh và giữa học sinh với giáo viên trong một môi trường giáo
dục, nhằm thực hiện các nhiệm vụ học tập, các mục tiêu dạy học đã xác định.
Phương tiện để thực hiện các tương tác có thể là phương tiện ngôn ngữ, phi
ngôn ngữ. Nội dung của sự tương tác là các vấn đề của nhiệm vụ học tập.
Quan điểm sư pham tương tác đề cập đến khái niệm sự tương tác dựa trên
mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau giữa ba tác nhân: người dạy, người học, môi
trường. Ba tác nhân này luôn quan hệ chặt chẽ với nhau sao cho mỗi tác nhân
hoạt động và phản ứng trong sự ảnh hưởng của hai tác nhân kia, sự tương tác
này được miêu tả như sau:
Người học với phương pháp học của mình sẽ truyền thông tới người dạy
hệ thông tin dưới nhiều hình thức khác nhau như: bằng hỏi, lời bình luận,
câu
bằng hành động, thái độ, cử chỉ, .. người dạy
.; sẽ tương tác lại với các thông tin
từ người học bằng các gợi ý, các hướng dẫn bằng sự gợi mở, động viên, khích
,
TAM E
Người học
Người dạy
Môi trường
Học
Giúp đỡ
Ảnh hưởng
TAM A
Hình 1.1: Bộ ba tác nhân và hoạt động của nó [1, T20 ]
Sư phạm t ng tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật ẳng
ươ đ ư
iện tại tr ờng Cao đ Việt – Hung
trang16/89
lệ,… Từ sự tương tác trên người học tự điều chỉnh một cách phù hợp. Trong
quan hệ này, người học hành động, người dạy phản ứng trong một môi trường cả
hai đều có thể chấp nhận.
Tương tự người dạy bằng phương pháp sư phạm của mình sẽ giúp cho
người học hướng đi thuận lợi cho việc học, trong cách dạy này người dạy
một
phải chỉ ra các giai đoạn phải vượt qua, phương tiện cần sử dụng và các kết
các
quả phải đạt được. Người học đi theo con đường mà người dạy đã định hướng,
nhằm đạt đến kết quả, tăng cường sự hứng thú tìm tòi khám phá của người học.
Trong quan hệ này “ Người dạy đã hành động, người học phản ứng” .[1,T20], sự
tương tác qua lại với nhau và sự phản ứng qua lại này góp phần rất quan trọng
vào quá trình tiếp thu của người học một cách sâu sắc mang tính tìm tòi, khám
phá và sáng tạo.
Về phần mình, môi trường cũng giữ vai trò rất quan trọng ảnh hưởng đến
phương pháp học và phương pháp dạy. Hai tác nhân dạy và học nếu diễn ra
trong môi trường với các điều kiện, trang thiết bị, phòng ốc một cách phù hợp
thì sự tương tác mang yếu tố thuận, còn nếu ngược lại thì sự tương tác khó mang
lại hiệu quả cao. cả người học và người dạy đều có sự tác động trở lại
Ngược lại,
môi trường thông qua kết quả học tập, kết quả của tư duy sáng tạo, bằng các sản
phẩm được tạo ra trong quá trình học tập,…
Quan điểm sư phạm tương tác đặc biệt làm tăng giá trị các mối quan hệ
tác động qua lại tồn tại giữa người dạy, người học và môi trường. Mối quan hệ
tương tác này có thể kết luận thành ba nguyên lý sau:
+ Nguyên lý 1: Người học – Người thợ chính.
+ Nguyên lý 2: Người dạy gười hướng dẫn.
– N
+ Nguyên lý 3: Môi trường – Gây và chịu ảnh hưởng.
Sư phạm t ng tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật ẳng
ươ đ ư
iện tại tr ờng Cao đ Việt – Hung
trang17/89
1.3.4. Các hệ quả.
1.3.4.1. Các liên đới đối với người học.
Quan điểm sư phạm tương tác khẳng định dứt khoát người học là người
tham gia chính trong phương pháp hoc. Người học đảm nhiệm vai trò mấu chốt
này bằng cách thể hiện ngay từ khi bắt đầu học một sư hứng thú hiển nhiên và
trong suốt quá trình học một sự tham gia tích cực liên tục, có trách nhiệm.
* Sự hứng thú
Người học khi tham gia vào quá trình học, phải tỏ rõ là có hứng thú rõ rệt
với lợi ích của tri thức cần thu lượm. Sự hứng thú, chủ yếu dựa vào lòng tự tin.
Người học cần đảm nhận sâu sắc là có khả năng thực hiện thành công
phương pháp học, phải tin vào khả năng và phương pháp làm việc của mình.
* Sự tham gia
Người học phải tự mình tham gia để thực hiện nhiệm vụ này bằng tất cả
khả năng, tất cả tri thức đã thu lượm được cũng như tất cả kinh nghiệm sống của
mình. Quá trình học, đòi hỏi người học sử dụng tất cả tiềm năng này phục vụ
cho phương pháp học của mình.
Người
học
Người
dạy
Môi
trường
Hình1.2: Sơ đồ các tương tác và sự tương hỗ các tác nhân
[1,T22]
Sư phạm t ng tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật ẳng
ươ đ ư
iện tại tr ờng Cao đ Việt – Hung
trang18/89
Trong quan điểm sư phạm tương tác người học cần tham dư tích cực hơn
nữa, vượt lên cả kế hoạch cá nhân của mình; Cần ý thức rằng mình đang phối
hợp tham gia dự án tập thể lớp. Ví người học thực hiên một công việc học ở
trong một nhóm dưới sự hướng dẫn của cùng một người thầy.
* Trách nhiệm
Quan điểm sư phạm tương tác cho rằng ngoài sự hứng thú và sự tham gia,
người học đặc biệt cần có ý thức trách nhiệm suốt quá trình học. Ý thức trách
nhiệm sẽ dẫn người học đến việc đánh giá các dự án học của mình và làm cho
dự án học tốt hơn.
1.3.4.2. Các liên đới đối với người dạy.
Người dạy đóng vai trò quan trọng trong quá trình sư phạm. Trong quan
điểm sư phạm tương tác đối với người dạy đặc biệt có các hoạt động sau:
- Xây dựng kế hoạch
Để đạt hiệu quả cao người dạy cần phải biết rõ mục tiêu người học cần
phải đạt được khi kết thúc việc học của mình và xác định các phương pháp dạy
có khả năng giúp người học đạt mục đích một cách chắc chắn nhất. Nhiệm vụ
xây dựng kế hoạch là xác định trước một định hướng cả về quá trình học của
người học cũng như phương pháp sư phạm của người dạy. Việc xây dưng kế
hoạch chặt chẽ góp phần làm an toàn hơn cho người dạy và kích thích người học
nhiều hơn.
- Kế hoạch dạy học
Khi xây dựng kế hoạch hàng năm, người dạy lập một kế hoạch học nhằm
đáp ứng được ở lớp chương trình do Bộ giáo dục đưa ra. Người dạy phải đặc
biệt chú ý tới mục tiêu cuối cùng mà Bộ giáo dục đã xác định cho môn phải dạy,
Sư phạm t ng tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật ẳng
ươ đ ư
iện tại tr ờng Cao đ Việt – Hung
trang19/89
từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo cho phù hợp với người học để đạt kết quả cao
nhất.
- Đề cương bài giảng (giáo án)
Muốn thực hiện đầy đủ vai trò hướng dẫn của mình, người dạy phải chuẩn
bị một cách kỹ lưỡng từng giờ dạy của mình. Người dạy phải lập đề cương chi
tiết bài giảng của mình bằng cách xác định chính xác nội dung phải dạy, các tài
liệu tham khảo liên quan, xác định mục tiêu cho người học, bằng cách lựa chọn
phương pháp dạy và xác định hình thức đánh giá.
- Tổ chức hoạt động
Quan điểm sư phạm tương tác gắn cho người dạy, vai trò xây dựng kế
hoạch. Người dạy có nhiệm vụ tạo nên không khí năng động ở trong lớp. Người
dạy phải thổi cơn gió hứng thú vào lớp học. Người học sẽ tham gia tích cực vào
quá trình học nếu anh ta cảm thấy một sự hứng thú thật sự nhằm thỏa mãn một
nhu cầu nào đó của anh ta.
Tổ chức hoạt động nhất thiết gây nên mối quan hệ qua lại giữa người dạy
và người học.
- Hợp tác
Người dạy thể hiện sự quan tâm hợp tác với tất cả học sinh trong lớp,
không phải chỉ với những học sinh có năng khiếu và những học sinh thành công.
Sự hợp tác của người dạy nằm trong mối quan tâm mang đến sự hỗ trợ cho
người học để phát triển thành công tiềm năng của người học. Vì vậy hợp tác
trong quan điểm sư phạm tương tác tạo nên mối quan hệ qua lại giữa người dạy
và người học.
Sư phạm t ng tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật ẳng
ươ đ ư
iện tại tr ờng Cao đ Việt – Hung
trang20/89
1.3.4.3. Các liên đới liên quan đến môi trường.
- Tác động
Theo quan điểm sư phạm tương tác môi trường can thiệp vào tất cả các
hoạt đông dạy và học, vì vậy ảnh hưởng tới người học và người dạy, ảnh hưởng
này không phải bao giờ cũng bộc lộ rõ nét, nhưng nó tồn tại mà người ta không
thể bỏ qua trong mối quan hệ giữa người dạy và người học.
- Thích nghi
Sự thích nghi với môi trường được thể hiện ở sự tăng cường, hay một sự
biến đổi. Những quan hệ qua lại rất có lợi được thiết lập giữa các cá nhân của
quan điểm sư phạm tương tác, môi trường gây nên một sức ép thuận lợi hay
không thuận lợi đến người dạy và người học. Những người học và người dạy
phản ứng bằng cách tìm ra cái lợi của những ảnh hưởng tốt của môi trường hoặc
bằng cách điều chỉnh hoặc biến đổi các ảnh hưởng tiêu cực, ít nhất là người dạy
và người học chấp nhận thích nghi ứng xử của mình.
1.3.4.4. Các liên đới liên quan đến phương tiện.
- Tác động
Theo quan điểm sư phạm tương tác, phương tiện giữ một vai trò quan
trọng nó có tính chất quyết định giữa thầy và trò trong quá trình dạy học.
- Chọn lựa
Phương tiện dùng để liên kết người dạy và người học, và tác động đến quá
trình nhận thức của người học tích cực hoặc tiêu cực. Chính vì vậy đòi hỏi người
dạy phải chọn lựa phương tiện cho phù hợp. Việc lựa chọn và vận dụng tốt các
phương tiện sẽ đem lại hiệu quả cao trong quá trình dạy và học.
–
Trong thời đại ngày nay thời đại công nghệ thông tin và truyền thông
(ICT), máy tính trở thành phương tiện dạy học hỗ trợ đắc lực và mang lại hiệu
quả cho quá trình dạy học. Đặc biệt trong giai đoạn, dạy học đang tiến đến công
Sư phạm t ng tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật ẳng
ươ đ ư
iện tại tr ờng Cao đ Việt – Hung
trang21/89
nghệ dạy học hiện đại ông nghệ dạy học bằng máy tính (CAI) thì máy tính trở
– c
thành một phương tiện tất yếu và không thể thiếu trong dạy học. Một bài dạy
theo công nghệ dạy học hiện đại sẽ đáp ứng đồng thời hai yêu cầu cơ bản sau:
+ .
Là một bài dạy giáp mặt đạt chuẩn mực sư phạm
+ Là một bài dạy từ xa qua mạng (LAN, WAN,…), người học có thể
tái hiện đầy đủ những gì giáo viên cung cấp, nói một cách khác, là
một trang web tương tác được theo ý đồ sư phạm
Như vậy, vấn đề đặt ra là khả năng ứng dụng máy tính vào trong dạy học
như thế nào để nâng cao sự tương tác giữa người dạy và người học, từ đó đạt
mục tiêu dạy học đặt ra quan điểm
một cách hiệu quả; đây cũng chính là tương
tác người – máy ứng dụng vào trong dạy học.
1.4. L K
ẬP Ế HOẠCH TRONG S ẠM
Ư PH T .
ƯƠNG TÁC
1.4.1. Xây dựng kế hoạch dạy học.
1.4.1.1. Chương trình học.
Chương trình học chỉ ra việc thiết lập các mức độ dạy và lựa chọn các lĩnh
vực kiến thức. Nhà nước có trách nhiệm quyết định trong lĩnh vực xây dựng
chương trình học. Việc phân chia trình độ theo các cấp liên tục. Các môn dạy
được lựa chọn theo các mục tiêu của nhà trường. Bộ giáo dục chỉ xác định các
định hướng chung, chỉ ra những kỹ năng kỹ xảo phải thu lượm trong quá trình
thực hiện chương trình.
1.4.1.2. Kế hoạch dạy học.
Giáo viên đóng vai trò cơ bản trong việc xây dựng kế hoạch từ khi thiết
lập chương trình học. Kế hoạch học cốt để làm cho chương trình học có thể thực
hiện được ở nhà trường. Nhiệm vụ này đặc biệt thuộc về những người dạy họ có
Sư phạm t ng tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật ẳng
ươ đ ư
iện tại tr ờng Cao đ Việt – Hung
trang22/89
trách nhiệm làm cầu nối giữa hai mặt lý thuyết và tổng thể với tính chất thực
hành của chương trình học.
Trong quá trình xây dựng kế hoạch học, người dạy phải hoàn thành liên
tục sáu công việc:
- Phân tích môn phải dạy
- Tìm hiểu các đặc tính của các học sinh của mình
- Phân chia thời gian môn học
- Xác định các mục tiêu học
- Lựa chọn phương pháp và phương tiện giảng dạy
- Lựa chọn sách giảng dạy, tài liệu tham khảo và phương thức đánh
giá phù hợp với từng môn dạy.
Phương pháp xây dựng kế hoạch của quan điểm sư phạm tương tác đóng
vai trò to lớn trong việc điều chỉnh những mối liên hệ giữa người dạy và người
học.
1.4.2. Xây dựng mục tiêu học.
1.4.2.1. Miêu tả một mục tiêu học.
Mục tiêu học xác định ý định đạt tới mục đích đã dược xác định trước bởi
người dạy và người học. Mục tiêu giống như một chiếc nam châm có một sức
hút giữa người dạy và người học.
1.4.2.2. Các lĩnh vực của mục tiêu học.
Mục tiêu nhận thức bao gồm kiến thức, tri thức thu được thông qua những
hiểu biết của người học.
Mục tiêu tình cảm nhằm vào đặc thù của lĩnh vực tình cảm đó một thái
độ, giá trị và lợi ích mà người học có trong suốt quá trình học.
Sư phạm t ng tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật ẳng
ươ đ ư
iện tại tr ờng Cao đ Việt – Hung
trang23/89
Mục tiêu tâm lý vận động có liên quan đến cách vận động của cá nhân
trong mối quan hệ giữa chức năng với môi trường.
1.4.2.3. Vai trò của mục tiêu.
Mục tiêu hoàn toàn thuộc về hành động dạy và hành động học, nó hướng
người học mong muốn và kích thích chủ thể, được sử dụng làm đèn pha cho
người dạy và người học, kích thích trong phương pháp tiến hành riêng rẽ với
từng người.
Mục tiêu học gây ảnh hưởng chắc chắn đến hoạt động sư phạm và đến
hứng thú của người học và người dạy. Đó là vai trò quan trọng nhất vì vậy mà
người ta coi mục tiêu học như một bộ phận của hành động dạy. Mặt khác các
mục tiêu góp phần gián tiếp làm sáng tỏ các mục đích của giáo dục của chương
trình trong hoạt động dạy và học hàng ngày.
1.4.2.4. Xây dựng mục tiêu.
Xây dựng mục tiêu môn học chiếm vị trí hàng đầu trong chương trình dạy
học. Quan điểm sư phạm tương tác coi nhiệm vụ này của người dạy là số một.
Lúc khởi đầu người dạy buộc phải biết các mục đích mà Bộ giáo dục giao
cho hệ thống giáo dục nói chung và đặc biệt hơn ở cấp độ học mà người giáo
viên dạy.
Giai đoạn thứ hai người dạy làm quen với mục tiêu chung mà Bộ giáo dục
đã xác định cho chương trình học liên quan đến giáo viên. Thông thường đó là
những chỉ dẫn, nhằm vào những khả năng và kỹ năng cần phải thu lượm khi
hoàn thành chương trình học.
Giai đoạn thứ ba, người dạy đi chậm lại để hiểu rõ các mục tiêu cuối cùng
của chương trình. Các mục tiêu này chỉ rõ khả năng, các kỹ năng mà người học
Sư phạm t ng tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật ẳng
ươ đ ư
iện tại tr ờng Cao đ Việt – Hung
trang24/89
phải thu lượm được khi kết thúc việc học, nó chỉ ra phần lớn kết quả mà sinh
viên phải đạt được khi kết thúc phần lớn chương trình học.
Người dạy cần phải xây dựng mục tiêu trung gian, đó là phải nêu lên đặc
tính cụ thể và có thể quan sát được ở người học. Nó làm rõ một hành động, tác
động vào các giác quan và thuân theo một sự kiểm tra, có thể được tính toán,
được đo, được thống kê.
Mục tiêu cuối
cùng của chương
trình
Bộ giáo dục
Người dạy
Mục tiêu chung
của chương trình
Mục đích của hệ
thống giáo dục
Mục tiêu trung
gian theo ngôn
ngữ đặc thù
Hình 1.3: Các giai đoạn hình thành mục tiêu (Nguồn [1,T87])
Sư phạm t ng tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật ẳng
ươ đ ư
iện tại tr ờng Cao đ Việt – Hung
trang25/89
1.4.3. Các phương pháp dạy học.
Ngoài việc xây dựng kế hoạch của mình, người giáo viên không được chỉ
bằng lòng với việc chỉ xác định mục tiêu trung mà cần lựa chọn một hoặc vài
phương pháp sẽ sử dụng trong phương pháp sư phạm riêng của mình.
Các phương pháp thì rất nhiều như: Đọc bài giảng, tranh luận nhóm, hội
thảo, nghiên cứu tình huống nêu vấn đề, phương pháp gợi hỏi, trò chơi, mô
phỏng phòng thí nghiệm, tham gia vào một dự án…Mỗi phương pháp đều có
tính năng riêng của nó. Chúng đều có giá trị tùy thuộc vào từng nội dung học tập
vì chúng đều dẫn tới mục tiêu học, và tạo điều kiện thuận lợi cho việc theo đuổi
mục tiêu học.
Trong tất cả trường hợp người dạy phải chọn phương pháp thích hợp với
nhóm học sinh của mình. Liệu phương pháp đó có thích hợp với trình độ, với
phong cách và nhịp độ của học sinh không? Liệu nó có làm tăng cường hành
động học không? Liệu nó có làm cho người học hứng thú và dễ dàng tham gia
không? Và cuối cùng là so sánh hiệu quả của các phương pháp với nhau để chọn
ra phương pháp thích hợp nhất.
Việc lựa chọn các phương pháp giảng dạy phải tuân theo tiêu chí đặc biệt
liên quan đến người học, người dạy, môi trường xung quanh và phương tiện dạy
học. Chính trong thao tác này, quan điểm sư phạm tương tác áp đặt cho người
dạy lựa chọn các hoạt động dạy hay hoạt động học cũng như phương tiện dạy
học luôn gắn liền với người học và sự thành công của người học.
1.4.4. Kiểm tra và đánh giá kết quả.
Trong quan điểm sư phạm tương tác, đánh giá giữ một vai trò quan trọng
trong hành động học và hành động dạy. Nó cho phép người học với tư cách
chính là người thợ chính của việc học đánh giá lại chặng đường đi của mình. Nó
Sư phạm t ng tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật ẳng
ươ đ ư
iện tại tr ờng Cao đ Việt – Hung
trang26/89
cho phép người dạy với tư cách là người hướng dẫn đưa ra một chỉ dẫn có giá trị
về phương pháp sư phạm.
Để nhận thức đúng hơn về vấn đề này, phải biết chính xác khái niệm kiểm
tra đánh giá sư phạm là gì, biết được chức năng của nó phải hoàn thành đối với
người dạy và người học.
1.4.4.1. Xác định đánh giá sư phạm.
Đánh giá sư phạm là quá trình dẫn đến sự đánh giá có giá trị về kết quả
hoặc về cách hoạt động của một học sinh đang học. Nói cách khác nó là phương
pháp sử dụng một số tiêu chí để xây dựng cách đánh giá về kết quả một mục tiêu
hoặc về con đường đi của cá nhân người học.
Quá trình đánh giá kiểm tra thường gồm ba giai đoạn:
-Kiểm tra
-Đánh giá
-Quyết định
1.4.4.2. Các chức năng chính của đánh giá.
Đánh giá có lợi cho người học, nó cho phép người học kiểm tra lại những
kiến thức đã thu lượm được trong quá trình theo đuổi mục tiêu học.
Người dạy cũng có thể rút ra được lợi ích của việc đánh giá. Kết quả của
người học khẳng định một cách gián tiếp tính xác đáng của các hoạt động sư
phạm, hoặc đưa ra một điều chỉnh các phương pháp dạy và đồ dùng giảng dạy.
Đánh giá thực sự là nguồn để đưa ra quyết định với những chỉ số thông tin
có chất lượng, nó dẫn đến một sự phân loại hoặc sự định hướng của người học.
Sư phạm t ng tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật ẳng
ươ đ ư
iện tại tr ờng Cao đ Việt – Hung
trang27/89
Đánh giá sẽ truyền đến cho cấp quyết định ở các trường học cũng như đến
bậc phụ huynh một thong tin chính thức về năng suất của người học. Sự đánh
giá này của họ căn cứ trên thừa nhận thành công, tiến bộ hay thất bại.
Đánh giá người học thường cho phép thẩm định hiệu quả của nội dung và
các mục tiêu của chương trình.
1.4.4.3. Các loại hình đánh giá.
Các loại hình đánh giá sư phạm được rút gọn thành hai mô hình chính
đánh giá tổng kết và đánh giá đào tạo.
- Đánh giá tổng kết
Đánh giá tổng kết đưa ra một đánh giá có giá trị cuối cùng về việc làm
chủ một mục tiêu cuối cùng hoặc về toàn bộ nội dung trung gian trong khuôn
khổ một nội dung được giới hạn. Loại đánh giá này diễn ra vào khi kết thúc một
giai đoạn học tập quan trọng và nhằm vào một mục tiêu cuối cùng. Vì vậy nó
được tiến hành vào thời điểm chính xác và đưa ra một đánh giá cuối cùng.
- Đánh giá đào tạo
Đánh giá đào tạo thực hiện sự đánh giá về việc làm chủ của một người
học trong quá trình học để dẫn đến những sửa chữa cho chiến lược dạy và học.
Việc đánh giá này nhằm vào các mục tiêu trung gian trứ không phải mục tiêu
cuối cùng, nó tập chung vào một phần của môn học hoặc bài học và cho phép
một sự quay trở lại sau để cải thiện việc dạy và việc học nếu điều đó là cần thiết.
Từ đó giúp giáo viên ngày càng hoàn thiện bài giảng của mình hơn.
Sư phạm t ng tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật ẳng
ươ đ ư
iện tại tr ờng Cao đ Việt – Hung
trang28/89
1.5 PH
. DẪN DẮT HOẠT ĐỘNG VÀ GIAO TIẾP TRONG SƯ ẠM
T .
ƯƠNG TÁC
Người dạy, ngay sau khi chuẩn bị kỹ lưỡng môn học của mình và làm chủ
môn học sẽ dạy, phải lập xong kế hoạch lên lớp và hướng dẫn học sinh học tập,
đó là giai đoạn đòi hỏi khắt khe nhất trong nhiệm vụ của mình.
Quan điểm sư phạm tương tác dự kiến rằng người dạy sau khi vào lớp và
suốt quá trình lên lớp cần khơi dậy ở học sinh một hứng thú học và kích thích
liên tục người học trong việc tìm kiếm tri thức mới, là người dẫn dắt hoạt động
người dạy trở thành linh hồn của lớp học, anh ta thổi vào lớp một ham thích kiến
thức và mong muốn thành công.
1.5.1. Dẫn dắt hoạt động.
Dẫn dắt hoạt động một lớp học không chỉ nhằm rèn luyện nhóm đó thực
hiện thành công việc học mà nhất là tạo nên một tinh thần, một tâm lý lôi cuốn
mỗi thành viên chia sẻ trách nhiệm đối với một dự án tập thể. Chính vì vậy
người dạy đảm nhiệm trách nhiệm dẫn dắt hoạt động của lớp và người học trở
thành những người tham gia có trách nhiệm. Người dạy tìm cách khơi dậy và
duy trì sự tham gia của tất cả, người học về phần mình, tham gia vào hoạt động
sư phạm huy động cả lớp. Sự chú ý của người dẫn dắt hoạt động nhằm đồng thời
vào toàn bộ lớp học vào từng người học. Do vậy người dạy cần đến những chiến
lược năng động có khả năng tác động vào tất cả người học, làm cho họ hứng thú
và duy trì sự hứng thú trong suốt quá trình học.
1.5.1.1. Cấu trúc của nhân cách.
Berne khẳng định rằng ở mỗi con người dù tuổi tác nào cũng tồn tại ba hệ
thống sau đây: Bố mẹ (hệ thống P), trẻ con (hệ thống E), người lớn (hệ thống
A). Đó là ba đặc tính được biểu thị trong tập tính của mỗi cá nhân.
Sư phạm t ng tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật ẳng
ươ đ ư
iện tại tr ờng Cao đ Việt – Hung
trang29/89
Bố mẹ (hệ thống P) không ám chỉ quan hệ làm con và không chỉ ra là bố
hay mẹ, nó chỉ ra sự tồn tại trong mỗi một chúng ta ột phương diện chi phối
m
cách xử sự theo cách chuẩn mực.
Trẻ con (hệ thống E) cũng có thể hòa vào người ở bất kỳ tuổi nào, đó là
phương diện tự phát, phiêu lưu. Nó biểu lộ đều đặn ở từng đứa trẻ và gợi cho nó
đi những con đường mới, tự cho mình được giải trí nhẹ nhàng.
Người lớn (hệ thống A) không có nghĩa là đạt được tuổi người lớn.
Phương diện này chỉ ra khả năng phân biệt bắt buộc phải lựa chọn giữa các xu
hướng, hệ thống A đòi hỏi một quyết định khôn ngoan.
1.5.1.2. Các tập tính trong việc dẫn dắt hoạt động sư phạm.
- Nhận dạng
Một người được gọi là biết nhận dạng khi người đó thực với chính mình
và người khác.
Tập tính nhận dạng về phần người dạy, bao hàm một tầm quan trọng cá
nhân mà người chủ duy nhất của nó là “sự chấp nhận chính mình”. Người dạy
phải có khả năng nhận ra một cách trung thực các phẩm chất, các điểm yếu, các
điểm mạnh của mình và có dũng cảm chấp nhận chính mình cũng như bản chất
của nó.
Người dạy ngoài việc phải thật với chính mình anh ta cũng phải thật với
học sinh của mình. Học sinh cần phải cảm thấy tin và nhận biết được sự liên kết
giữa người dạy với cái mà người dạy nói và làm ở lớp.
- Sự chấp nhận không điều kiện người khác
Sự nhận dạng cho rằng nếu chấp nhận mình là hoàn toàn tự nhiên, thì phải
dẫn tới sự chấp nhận không điều kiện người khác. Người dạy, người dẫn dắt liên
tục có quan hệ với người học mà những xúc động, ý nghĩ, những phản ứng của
họ rất khác đôi khi rất trái ngược với người dạy. Sự hòa giải giữa tình cảm đôi
Sư phạm t ng tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật ẳng
ươ đ ư
iện tại tr ờng Cao đ Việt – Hung
trang30/89
khi đòi hỏi người thầy phải có một thái độ tinh thần cơ bản có thể thay thế cho
việc chấp nhận không điều kiện người khác.
Tóm lại trong dẫn dắt hoạt động sư phạm người dạy cần phải biết mình,
biết đối tượng.
1.5.1.3. Những vấn đề cần quan tâm của người dạy- người chỉ đạo hoạt
động.
- Gây hứng thú ở người học
Làm thế nào để tạo nên ở người học sự hứng thú, thúc đẩy họ thực hiện
việc học? Chính người dạy Người dẫn dắt hoạt động có trách nhiệm sử dụng
–
một phương pháp sư phạm được gọi là hứng thú, phương pháp nhằm làm người
học có ý thức rằng có một mối quan hệ đầy hứng thú giữa chính anh ta và đối
tượng học.
- Để người học chủ động tham gia
Người dạy, người dẫn dắt hoạt động cố gắng làm cho người học hứng thú
nhạy cảm với vai trò người thợ chính trong quá trình học tập. Đồng thời, người
học phải đảm bảo trách nhiệm để đạt tới mục tiêu “của mình”.
–
Người dạy người dẫn dắt hoạt động cũng nên cố gắng làm cho người
học có ý thức về ảnh hưởng mà các hoạt động của mình tác động đến lớp. Ngoài
dự án cá nhân học gười học phải tham gia tích cực vào dự án tập t
– N hể của lớp
mình nhằm cho tất cả các học sinh đều thành công trong việc học.
- Động viên người học
Quá trình học đôi khi rất dài, có trở ngại và khó khăn phải vượt qua. Cái
đó có thể làm người học giảm cường độ học, nản chí và có thể bỏ học. Cho nên
người dạy cần nhạy bén tinh ý để dự đoán và phát hiện khó khăn để giải quyết
nhờ một chiến lược thích hợp hỗ trợ học sinh của mình. Người dạy không nên
tiếc những lời động viên, tán thưởng để hỗ trợ sự nhiệt tình của người học và
Sư phạm t ng tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật ẳng
ươ đ ư
iện tại tr ờng Cao đ Việt – Hung
trang31/89
duy trì sự hứng thú của họ. Một sự chú ý đặc biệt, một cử chỉ, một lời khuyên có
tác dụng kích thích người học, nhất là trong lúc căng thẳng vất vả, đây là một
quá trình nên sử dụng liên tục trong dạy học.
1.5.2. Giao tiếp.
Giao tiếp chủ yếu dùng để thiết lập sự tiếp xúc và tạo nên mối liên hệ tư
duy giữa người phát và người nhận. Hơn thế nữa nó có ý trao đổi và chia sẻ,
giao tiếp thiết lập mối quan hệ tương hỗ giữa người dạy và người học.
1.5.2.1. Các đặc tính của giao tiếp.
- Tính lưỡng cực của những người tham gia
Giao tiếp trong sư phạm tương tác có xu thế tạo nên những trao đổi giữa
người dạy và người học, nó có thể thực hiện một chiều bởi vì những đặc tính của
nó bao hàm sự tương tác trong trao đổi. Chính vì vậy người dạy hoạt động khi
thì như người phát, khi thì như người nhận, đối với người học cũng như vậy. Tất
cả hai hoạt động trong sự tương hỗ song cực có giá trị nhất, họ lần lượt trở thành
người phát và người nhận. Đó là sự phân biệt cơ bản với giao tiếp truyền thống,
ở ớc lớp và ời
đ ư ư ư ư ư
ó ng ời ta coi ng ời dạy nh ng ời phát tr ngư ư ư
ời học nh là ng
nhận chỉ cần nghe.[ ]
1. T132
- Tính đặc thù của những người tham gia
Người dạy với tư cách là người phát, truyền một thông điệp càng ngày
càng có hình thức là một thông tin, một lời khuyên, một lời gợi ý, một động viên
hay một chất ấn. Và khi làm chức năng của người nhận, người dạy chấp nhận
v
thái độ của người cộng tác mong muốn mang đến sự giúp đỡ.
Người học với tư cách là người nhận, đặc biệt cố gắng thích nghi với lời
truyền đạt của người dạy như: Anh ta cố gắng giải mã, đánh giá cấp độ hiểu và
Sư phạm t ng tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật ẳng
ươ đ ư
iện tại tr ờng Cao đ Việt – Hung
trang32/89
anh ta khoanh những phần khó hiểu. Người học sẵn sàng tham gia như một
ng ph
ười át, có lúc bằng một vài câu hỏi, có lúc bằng một vài bình luận cá nhân.
1.5.2.2. Những phương tiện truyền giao tiếp.
Giao tiếp cần các phương tiện để truyền thông điệp từ người phát sang
người nhận, các phương tiện thường gọi là kênh hoặc là phương tiện truyền giao
tiếp. Bao gồm một số phương tiện sau:
- Giao tiếp bằng lời
Cách thức giao tiếp dựa trên động từ, từ ngữ và cách nói, trên cái mà
người ta gọi là lời nói, đó là cách giao tiếp ưu tiên mà người dạy và người học
dùng trong lớp học. Tuy nhiên nghĩa của từ, ý nghĩa cảm xúc của nó, làm cho
cách thức giao tiếp này kỳ lạ và rất có sắc thái, đặc trưng riêng.
Các từ gắn với các ý được xác định rất rõ ràng và chỉ ra các đối tượng rõ
ràng gợi nên một khái niệm được giới hạn chặt chẽ, chính xác.
- Giao tiếp không bằng lời
Dùng cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, trạng thái tâm lý để biểu đạt, dùng các
phương tiện truyền thông để diễn đạt,...
1.5.2.3. Hiệu quả của giao tiếp.
Quan điểm sư phạm tương tác không chỉ thỏa mãn với cách thức miêu tả
cấu trúc của giao tiếp như các hình thức truyền thông điệp khác nhau. Điều quan
trọng là làm thế nào để giao tiếp có hiệu quả nhất.
1.6. MÔI TRƯỜNG TRONG SƯ PHẠM TƯƠNG TÁC.
1.6.1. Môi trường và đời sống sư phạm.
Ngày nay dễ dàng chấp nhận rằng môi trường sinh lý học tạo nên khi là sự
hỗ trợ có lợi, khi là một trở ngại nghiêm trọng đối với sự tồn tại của con người
và đối với việc khai thác di sản của cộng đồng.
Sư phạm t ng tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật ẳng
ươ đ ư
iện tại tr ờng Cao đ Việt – Hung
trang33/89
Môi trường cũng có vai trò tương tự đối với đời sống sư phạm, mối quan
hệ này đã mang đến nguồn ánh sáng mới cho các phương pháp tiến hành học và
dạy.
Các yếu tố môi trường và hoạt động sư phạm:
Hoạt động sư pham được thực hiện trong khung cảnh môi trường mà ở đó
có rất nhiều nhân tố can thiệp vào sự thực hiện đó của nó, cả từ bên ngoài lẫn
bên trong.
Một số yếu tố xuất pháp từ thế giới bên ngoài của người học được gọi là
ngoại cảnh một số yếu tố khác thuộc về nội tâm của con người được gọi là các
yếu tố bên trong. [1,T171]
.
1.6.2 Phương tiện trong sư phạm tương tác.
1.6.2.1 Với hình thức dạy học truyền thống.
Phương tiện sử dụng trong tương tác bao gồm: Phấn ảnh, hình vẽ, các sơ
đồ, mô hình, vật thật…
Tính tương tác trong dạy học truyền thống đó là tương tác một chiều, con
người tương tác vào phương tiện, sử dụng phương tiện như một công cụ để
truyền đạt kiến thức. Và trong đó phương tiện sử dụng không tạo ra những thông
tin phản hồi tác động lại người học. Điều này làm cho người học trở nên nhàm
chán và hiệu quả học tập đạt được không cao.
1.6.2.2 Với hình thức dạy học hiện đại.
Trong dạy học hiện đại phương tiện dạy học là máy tính, mạng máy tính
và các thiết bị trợ giúp khác. Với hình thức dạy học này thì người học và máy
tính có sự tác động qua lại với nhau.
Tính tương tác ở đây được thể hiện ở cả hai chiều đó là tương tác giữa con
người với máy móc và tương tác giữa máy móc với con người. Qua đó đem lại
Sư phạm t ng tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật ẳng
ươ đ ư
iện tại tr ờng Cao đ Việt – Hung
trang34/89
các thông tin phản hồi từ cả hai phía: Người học và máy móc. Để hiểu rõ vấn đề
tương tác người máy, chương 2, sẽ giới thiệu tổng quan về tương tác người máy
. Các mô hình tương tác và các dạng tương tác người máy trong thiết kế các hệ
thống và trong dạy học hiện đại hiện nay và ứng dụng tương tác trong dạy học
môn kỹ thuật điện.
Sư phạm t ng tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật ẳng
ươ đ ư
iện tại tr ờng Cao đ Việt – Hung
trang35/89
CHƯƠNG II
TỔNG QUAN VỀ TƯƠNG TÁC NGƯỜI MÁY - ỨNG DỤNG TRONG
DẠY HỌC MÔN KỸ THUẬT ĐIỆN
2.1 NG ÁY
. TƯƠNG TÁC ƯỜI M VÀ VAI TRÒ C NÓ.
ỦA
2.1.1. Tổng quan tương tác người máy.
-
Tương tác Người Máy (Human Machine Interaction) nói chung và tương
tác Người – Máy tính (Human Computer Interaction) nói riêng và những vấn đề
khoa học đã được quan tâm và nghiên cứu rất nhiều. Chính việc nghiên cứu đó
đã thúc đẩy được sự phát triển tính tiện dụng của máy móc đối với người sử
dụng. Bên cạnh đó nó làm cho người dùng luôn cảm thấy máy móc thân thiện
hơn và dễ nắm bắt được công nghệ.
Theo như Backer và Boxton (Nguồn [2]) định nghĩa thì “ Tương tác người
máy là tập các quá trình, đối thoại và các hành động, qua đó con người sử dụng
và tương tác với máy tính”.
Một khái niệm khác do hiệp hội Công nghệ phần mềm (CNPM) và
Special Interest Group on Computer-Human Interraction (SIGCHI) đưa ra thì “
Tương tác người máy là một lĩnh vực liên quan đến thiết kế, đánh giá và cài đặt
hệ thống máy tính tương tác cho con người sử dụng và nghiên cứu các hiện
tượng xảy ra trên đó”. Sau đây là sơ đồ thể hiện sự tương quan 4 thành phần
Môi trường - -
máy tính con người và quá trình phát triển.
Sư phạm t ng tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật ẳng
ươ đ ư
iện tại tr ờng Cao đ Việt – Hung
trang36/89
Tương tác ở đây được hiểu là sự giao tiếp giữa người dùng (con người) và
hệ thống, trong đó máy tính được xem như là một công cụ thực hiện. Có nhiều
hình thức để con người giao tiếp với hệ thống máy tính. Ví dụ như cách thức vào
theo lô là cách thức cổ điển nhất và chỉ dùng cho các ngôn ngữ lập trình mà
không thể hiện được tương tác người máy. Khi khoa học công nghệ phát triển
đáp ứng được các hình thức tương tác cao, như việc điều khiển trực tiếp thông
qua các thiết bị vào-ra. Qua đó người dùng cung cấp các chỉ thị và nhận thông
tin đáp lại của hệ thống để có thể sử lý các chức năng tiếp theo.
2.1.2. Các mô hình tương tác.
2.1.2.1. - .
Mô hình chu trình thực hiện đánh giá
Mô hình của Norman, người dùng hình thành kế hoạch hành động và sau
đó thực hiện thông qua giao diện máy tính. Khi kế hoạch hay một phần kế hoạch
được thực hiện, người dùng quan sát kết quả trả về qua giao tiếp và quyết định
các hành động tiếp theo.
Hình 2.1: Sơ đồ biểu diễn sự liên quan 4 thành phần (Môi trường - con
người (ACM SIGCHI 1992).Nguồn[2]
- -
máy tính quá trình phát triển)
Sư phạm t ng tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật ẳng
ươ đ ư
iện tại tr ờng Cao đ Việt – Hung
trang37/89
Chu trình tương tác có thể chia thành hai giai đoạn: Thực hiện và đánh
giá. Các giai đoạn này lại chia thành các bước nhỏ hơn.
- Thiết lập mục đích
- Hình thành chủ ý
- Đặc tả dãy hành động
- Thực hiện hành động
- Cảm nhận trạng thái hệ thống
- Phân tích trạng thái hệ thống
- Đánh giá trạng thái hệ thống với mục đích
Mỗi bước là một hành động của con người. Trước tiên người dùng xác lập
mục đích là những cái cần thực hiện. Tuy nhiên trong bước này, mục đích mới
còn ở mức khái quát, cần tiến hành làm rõ hơn như là đặc tả các hành động trước
khi nó được thực hiện. Người dùng nhận các trạng thái mới của hệ thống, sau
khi thực hiện một dãy hành động phân tích theo chủ ý của mình hy vọng sẽ đạt
mục đích.
Nếu các trạng thái của hệ thống phản ánh đúng mục đích, hệ thống đã
phản ánh điều mà người dùng mong muốn và sự tương tác đã thành công.
Ngược lại người dùng phải hình thành đích mới và khởi tạo lại chu trình thực
hiện hành động.
2.1.2.2. .
Mô hình khung tương lai
Mô hình này được Abwod và Beale phát triển dựa trên ý tưởng của
Normal, nhằm cung cấp một mô tả hiện thực hơn. Theo mô hình này hệ thống
gồm bốn thành phần như hình vẽ sau.
Sư phạm t ng tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật ẳng
ươ đ ư
iện tại tr ờng Cao đ Việt – Hung
trang38/89
Vì giao diện ở giữa hai thành phần: Người dùng và máy tính, có bốn bước
trong chu trình tương tác và mỗi bước tương ứng với một dịch chuyển từ thành
phần này sang thành phần kia, được thể hiện qau hình sau.
Giao diện
O
(Ra)
I
(Vào)
Hệ thống Người dùng
Hình 2.2: Mô hình Framework (Nguồn [2])
- Hệ thống
- Đầu vào
- Đầu ra
- Người dùng
Sư phạm t ng tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật ẳng
ươ đ ư
iện tại tr ờng Cao đ Việt – Hung
trang39/89
Việc hình thành nhiệm vụ nhằm thực hiện mục đích cần được khớp nối
trong ngôn ngữ đầu vào. Khớp nối ở đây bao gồm các nhiệm vụ đầu vào và phải
khá dễ cho công đoạn dịch chuyển.
Ở giai đoạn tiếp theo, các đáp ứng của đầu vào sẽ được dịch chuyển để
kích thích hệ thống. Khi một dịch chuyển trạng thái xảy ra bên trong hệ thống,
giai đoạn thực hiện một tương tác được hình thành và giai đoạn đánh giá bắt
đầu. Trạng thái mới của hệ thống cần được thông báo cho người dùng và việc
này bắt đầu bằng việc dịch chuyển đáp ứng của hệ thống thành các kích thích
trên thành phần đầu ra. Việc biểu diễn dịch chuyển này phải bảo vệ thuộc tính có
liên quan của lĩnh vực trong giới hạn biểu diễn của các thiết bị ra.
2.1.3. Các dạng tương tác.
O
I
Hệ thống
Thực hiện
Biểu diễn
Giao diện
Quan sát
Khớp nối
Người dùng
Hình 2.3: Tương tác người dùng Máy tính
qua mô hình Framework (Nguồn [2])
Sư phạm t ng tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật ẳng
ươ đ ư
iện tại tr ờng Cao đ Việt – Hung
trang40/89
Tương tác được xem như sự đối thoại giữa người dùng và máy tính. Việc
lựa chọn kiểu giao tiếp sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến bản chất của quá trình đối
thoại. Có nhiều kiểu tương tác được sử dụng trong giao tiếp như:
- h
Giao tiếp dòng lện
- Giao tiếp bảng chọn (Menu)
- Giao tiếp bằng ngôn ngữ tự nhiên
- Giao tiếp bằng hỏi đáp và truy vấn
- Giao tiếp điền theo mẫu
- Giao tiếp dạng WIMP
. . .
2.1 3.1 Giao tiếp dòng lệnh
-
Loại giao tiếp này có thể thấy khi người dùng hệ thống MS DOS hay
UNIX. Đối với các hệ thống này, giao tiếp trở nên đơn giản, nhanh chóng và cần
ít tài nguyên hệ thống.
Đây là loại giao tiếp có tính lịch sử và rất phổ biến. Loại giao tiếp này
cung cấp các phương tiện biểu diễn dòng lệnh cho máy tính một cách trực tiếp.
Người dùng đưa vào dòng lệnh để thực hiện yêu cầu của mình bằng cách nhấn
một phím chức năng, phím tắt hay sử dụng một phím riêng lẻ. Các lệnh thường
là các động từ viết tắt hay chọn từ.
Đối với loại hình giao tiếp này yêu cầu người dùng bắt buộc phải nhớ
được các lệnh và cú pháp chứ không được nhập tùy tiện. Điều này là khó với
người mới sử dụng và ngay cả với người lâu lăm với câu lệnh dài. Bên cạnh đó
lại có nhiều hệ thống khác nhau sử dụng các lệnh khác nhau. Do vậy cần mất
công đào tạo.
2.1.3.2. .
Giao tiếp kiểu bảng chọn
Sư phạm t ng tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật ẳng
ươ đ ư
iện tại tr ờng Cao đ Việt – Hung
trang41/89
Cách thức giao tiếp này, cung cấp một tập các lựa chọn cho người dùng
và tập này thể hiện trên màn hình.
Người dùng lựa chọn một mục (tương ứng với một công việc) bằng cách
sử dụng các phím con trỏ, phím tắt hay nhấn vào một ký tự. Nếu chuột có thiết
lập người dùng có thể sử dụng chuột để lựa chọn mục.
Khi các lựa chọn được quan sát trực tiếp trên màn hình, người dùng được
gợi ý mà không đòi hỏi phải nhớ. Với loại giao tiếp này thường không có sự
mềm dẻo trong các chức năng do được thiết kế cố định. Mặt khác khi có nhiều
mục chọn sẽ làm tốn diện tích màn hình và người dùng khó xác định được vị trí
xuất phát của các chức năng nếu có quá nhiều lựa chọn ở các cấp độ khác nhau.
2.1.3.3. G .
iao tiếp bằng ngôn ngữ tự nhiên
Đây là dạng giao tiếp hấp dẫn nhất giữa người dùng và máy tính. Việc
hiểu ngôn ngữ tự nhiên bao gồm cả tiếng nói và chữ viết, là một chủ đề được
quan tâm và nghiên cứu của nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên sự “nhập nhằng” của
ngôn ngữ tự nhiên gây nên các khó hiểu cho máy do ngôn ngữ tự nhiên thể hiện
ở nhiều mức độ: Cú pháp, cấu trúc, ngữ nghĩa,…làm cho một câu có thể không
rõ ràng.
Con người thường dựa vào các ngữ cảnh để phân tích sự “nhập nhằng”
này. Tuy nhiên điều này với máy tính thì lại quá khó, với một số khả năng thì
việc sử dụng ngôn ngữ tự nhiên cũng có thể có khả quan bằng cách chúng ta sử
dụng khả năng nhận dạng tiếng nói của máy kết hợp với một số dạng giao tiếp
khác tạo nên hệ thống hoàn chỉnh. Nhưng với hình thức này đòi hỏi những hệ
thống có năng lực sử lý tốt mới đáp ứng được giao tiếp một cách nhanh chóng.
Bên cạnh đó chỉ có thể sử dụng một số ngôn ngữ phổ dụng mà thôi.
2.1.3.4 Gia
. o tiếp dạng hỏi đáp và truy vấn.
Sư phạm t ng tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật ẳng
ươ đ ư
iện tại tr ờng Cao đ Việt – Hung
trang42/89
Hỏi đáp là một cơ chế đơn giản nhằm cung cấp dữ liệu cho một ứng dụng
của một lĩnh vực riêng nào đó. Người dùng được yêu cầu bởi một loại câu hỏi.
Các câu hỏi được miêu tả trong nhiều dạng khác nhau: dạng Có/Không, dạng đa
lựa chọn, dạng nhấn số.
Kiểu giao tiếp này khá tự nhiên, dễ thiết kế và rất thích hợp cho người
dùng mới và thiếu kinh nghiệm.
2.1.3.5. .
Giao tiếp điền theo mẫu
Hệ thống hiện thị một tập các trường văn bản trên màn hình, người dùng
có thể chọn một trường nào đó để nhập hoăc hiểu chỉnh nội dung.
Thường các mẫu hiển thị dựa trên các mẫu thực tế với những gì mà người
sử dụng quen thuộc nhằm tạo nên giao diện dễ dàng hơn cho người sử dụng.
Người sử dụng làm việc xuyên suốt mẫu, điền các giá trị thích hợp. Dữ
liệu nhập vào ứng dụng ở các vị trí xác định.
Dạng hội thoại này chủ yếu hữu ích cho các ứng dụng vào dữ liệu, ở một
chừng mực nào đó, nó dễ cho việc học và sử dụng đối với những người không
sử dụng thành thạo.
2.1.3.6. .
Giao tiếp dạng WIMP
Hiện nay hầu hết tương tác máy tính là các dạng giao diện WIMP, thường
gọi là hệ thống ọn
các cửa sổ (Windows), các biểu tượng (Icons), các bảng ch
(Menus) (Pointers)
và con trỏ , và là dạng tương tác mặc định cho phần lớn hệ
thống tương tác máy tính đang sử dụng hiện nay. Ví dụ về giao diện WIMP như
là Microsoft Window, MacOS hay các hệ thống X Windows cho UINX,…
Các đặc trưng then chốt trong giao diện WIMP bao gồm: Windows, icons,
menus và pointers. Đây là phương tiện dùng cho tương tác gữa người và máy.
)
+ Cửa sổ (Windows
Sư phạm t ng tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật ẳng
ươ đ ư
iện tại tr ờng Cao đ Việt – Hung
trang43/89
Các cửa sổ là các vùng màn hình, mỗi một cửa sổ chứa các đối tượng văn
bản hoặc đồ họa và người dùng có thể di chuyển hay điều chỉnh các kích thước
của chúng. Với hình thức giao tiếp này có thể cùng một lúc người dùng làm
nhiều công việc trên nhiều cửa sổ khác nhau.
Thông thường các cửa sổ được kết hợp với các thành phần khác nhằm làm
tăng khả năng linh hoạt trong sử dụng cho người dùng. Ví dụ như là tiêu đề để
người dùng nhận biết ứng dụng đang sử dụng, các nút để điều chỉnh hay đóng
cửa sổ,…
.
+ Biểu tượng (Icons)
Đó là một hình ảnh tượng trưng cho một ứng dụng nào đó, người dùng khi
sử dụng không cần biết ứng dụng đó nằm ở đâu mà chỉ cần chạy thông qua biểu
tượng. Mỗi biểu tượng đều thể hiện được những đặc trưng riêng cho ứng dụng
mà nó đại diện.
.
+ Bảng chọn (Menus)
Đặc trưng của hệ thống cửa sổ là các bảng chọn. Các bảng chọn cung cấp
các thông tin về chức năng, danh sách tuần tự các thao tác. Với việc kế các cửa
sổ với các bảng chọn thì thiết bị trỏ được sử dụng để lựa chọn. Cùng với đó là
khả năng thể hiện các mục chọn khi con trỏ đi qua. Có nhiều kiểu thiết kế bảng
chọn trong các cửa sổ, tuy nhiên không nên có quá nhiều mục chọn trong một
bảng chọn làm cho người dùng khó sử dụng khi chọn.
+ Con trỏ (pointers)
Đây là một thành phần rất quan trọng trong giao tiếp WIMP bởi vì nó
được dùng để định vị và chọn lựa các chức năng. Thiết bị trỏ có nhiều loại như:
Chuột, cần điều khiển, bóng xoay, cảm ứng… nhưng tất cả để được thể hiện
dưới hình dáng con trỏ trên màn hình. Con trỏ cũng có nhiều dạng khác nhau để
phân biệt trạng thái làm việc của ứng dụng hay vị trí làm việc của con trỏ.
Sư phạm t ng tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật ẳng
ươ đ ư
iện tại tr ờng Cao đ Việt – Hung
trang44/89
Hiện nay công nghệ phần cứng và các phần mềm đã cho phép con người
có khả năng tương tác linh động hơn rất nhiều, ví dụ như là chúng ta không cần
phải sử dụng các thiết bị trỏ phức tạp mà sử dụng ngay các thao tác bằng tay.
Chúng ta chỉ việc chiếu giao diện nên một màn hình lớn sau đó dùng tay thao tác
ngay trên màn hình chiếu như là chúng ta đang sử dụng chuột để điều khiển các
chức năng của máy. Như vậy máy tính không những tương tác với chúng ta qua
màn hình và các thiết bị trỏ mà còn tương tác với người dùng trong một không
gian thực. Với hình thức tương tác này rất hiệu quả trong quá trình giảng dạy và
trình diễn một nội dung nào đó.
Một thực tế hiện nay không phải chỉ sử dụng một loại hình tương tác mà
người thiết kế đã kết hợp các khả năng giao tiếp với máy để làm cho khả năng
tương tác với máy ngày càng linh động và hiệu quả. Hay nói cách khác càng
ngày máy tính lại có khả năng hiểu con người ở nhiều hình thức và nhiều
phương diện khác.
N - m
Qua nghiên cứu về các hình thức tương tác gười áy, tác giả nhận
thấy để đáp ứng nhu cầu tương tác gười trong dạy học
Người - - N
máy và máy
hiện đại thì tương tác dạng WIMP là thiết thực và đem lại hiệu quả cao. Con
người và máy tính tương tác qua lại bằng các menu, biểu tượng thông qua việc
sử dụng các thao tác. Và đặc biệt là các dạng tương tác qua các thao tác di
chuyển chuột kết hợp với các thao tác trên tạo nên tính năng động của hệ thống
tương tác. Nó giúp cho người sử dụng tiếp cận hệ thống được thuận lợi và nhanh
chóng hơn. Người dùng hệ thống sẽ ít phải sử dụng các thao tác trong khi hiệu
quả thao tác thì nhiều.
- Với lý thuyết tổng quan về tương tác người máy và quan điểm sư phạm
tương tác, tác giả mong muốn sẽ vận dụng phương pháp này một cách có hệ
thống và hiệu quả cao trong dạy học, nhất là dạy các môn học kỹ thuật. Bởi vì
nếu vận dụng tương tác người máy trong các bài giảng cho các môn kỹ thuật sẽ
Sư phạm t ng tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật ẳng
ươ đ ư
iện tại tr ờng Cao đ Việt – Hung
trang45/89
tạo được những hứng thú đặc biệt quan trọng trong khi học. Nó giúp cho học
sinh tiếp thu nhanh các kiến thức khoa học hơn đối với phương pháp dạy học
truyền thống.
2.1.4. Vai trò tương tác người máy ( Human – Computer nteraction
- I ).
Tạo ra các hệ thống an toàn và sử dụng được (Usability) như các hệ
thống chức năng.
-Usability: Là khái niệm trong trong HCI có thể hiểu là làm cho hệ thống dễ
học dễ dùng
và .
* Người dùng
+ Trước đây: Là các kỹ thuật viên, chuyên gia
+ Hiện nay: đa dạng
. Người dùng đầu cuối (có ít kiến thức về tin học)
. Các kỹ thuật viên, chuyên gia.
. Yêu cầu đòi hỏi cao.
* Môi trường hiện nay.
+ Trước đây:
. Máy tính lớn, không nối mạng.
. Người sử dụng máy tính không phải là người thao tác,
điều khiển máy tính.
. Môi trường: văn bản dạng text.
+ Ngày nay :
. Máy tính cá nhân, mạng, internet
. Môi trường: đa dạng, văn bản, đồ hoạ, trực quan.
* Lĩnh vực liên quan.
+ Trước đây : Phương pháp tính
+ Ngày nay:
Sư phạm t ng tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật ẳng
ươ đ ư
iện tại tr ờng Cao đ Việt – Hung
trang46/89
. Phương pháp tính, tính toán ký hiệu, soạn thảo văn bản, xử
lý đồ hoạ, hình ảnh, âm thanh, đa phương tiện.
. Lệnh và kết quả ⇒ Đối thoại (Dialogue).
+ Môi trường( use and context)
Sử dụng những gì mà máy tính cung cấp được gọi là “ứng dụng”. Tổ chức
xã hội, công việc, kinh doanh tương tác với ứng dụng đó.
Lĩnh vực ứng dụng (Application Area): phân loại các ứng dụng và các
ứng dụng đặc biệt.
+ Cá nhân, nhóm.
+ Giao tiếp hướng văn bản.
+ Giao tiếp hướng truyền thông.
+ Môi trường thiết kế, lập trình.
+ Trợ giúp trực tuyến, điều khiển hệ thống liên tục.
Sự thích nghi người-máy.
Mục đích: Hiểu con người như là một bộ xử lý thông tin
Cảm nhận
Lưu trữ (các loại bộ nhớ)
Xử lý
* Ngôn ngữ, giao tiếp và tương tác
+ Các sắc thái ngôn ngữ: cú pháp , ngữ nghĩa
+ Các mô hình, hình thức của ngôn ngữ, công thái học.
+ Bố trí hiện và điều khiển, quan hệ
+ Nhận thức của con người và giới hạn,…
* Máy tính và kiến trúc tương tác.
(Computer System and Interface Architecture)
+ Các thiết bị vào ra
+ Các kỹ thuật đối thoại; vào, ra và tương tác.
Sư phạm t ng tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật ẳng
ươ đ ư
iện tại tr ờng Cao đ Việt – Hung
trang47/89
+ Các kiểu đối thoại.
+ Đồ hoạ máy tính.
+ Kiến trúc đối thoại
* Qui trình phát triển.
+ Bao gồm thiết kế và kỹ thuật
+ Các tiếp cận thiết kế
+ Kỹ thuật và công cụ cài đặt
+ Kỹ thuật đánh giá
+ Hệ thống mẫu và Case studies
* Chất lượng.
+ Trước đây: Trạng thái ứng xử đúng với dữ liệu đúng
+ Tiếp theo: Trạng thái đúng với dữ liệu có thể sai
+ Ngày nay: Thân thiện, sinh động, dễ dùng
* Hai thành phần cơ bản:
+ Con người và máy tính
+ Phương tiện: đối thoại.
 Muốn làm tương tác phải hiểu đối tượng & con người.
Hình 2.4: Sơ đồ tương tác giữa đối tượng và con người Nguồn[ 2 ]
.( )
Yêu cầu
Trả lời
Hành động
Đối thoại Trao đổi giữa
các mudun
Sư phạm t ng tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật ẳng
ươ đ ư
iện tại tr ờng Cao đ Việt – Hung
trang48/89
2.2 QUAN
. ĐIỂM SƯ PHẠM TƯƠNG TÁC NGÀY NAY.
2.2.1. Tương tác trong dạy học truyền thống.
Trong phương pháp dạy học truyền thống tính tương tác trong dạy học
được thể hiện qua hình thức giao tiếp trực tiếp thầy trò, thông qua các phương
tiện truyền thống.
2.2.1.1. Vai trò của tương tác trực tiếp thầy trò.
Bằng việc dùng lời nói, cử chỉ, thái độ người thầy dẫn dắt người học đi
đến sự lĩnh hội tri thức. Việc sử dụng lời nói phù hợp, kết hợp với thao tác như
dùng tay, dùng nét mặt, dùng cơ thể để biểu thị nội dung bài giảng, trong một
môi trường dễ chịu người dạy sẽ truyền tải nội dung của mình một cách tốt nhất
tới người học.
Tiếp nhận sự phản hồi từ người học người dạy có phản hồi tích cực lại đối
với người học để tạo cho người học một sự thoải mái, và tiếp tục tích cực trên
con đường lĩnh hội kiến thức của mình.
Người học tiếp thu thông tin của người dạy và có những câu hỏi phản hồi
như là thắc mắc về nội dung, những sáng kiến phát hiện trong nội dung học.
Như vậy giữa người dạy và người học thường xuyên có sự tương tác qua
lại trực tiếp và chủ động.
2.2.1.2. T .
ương tác thông qua phương tiện
Người dạy lựa chọn và sử dụng các phương tiện dạy học truyền thống như
phấn bảng, hình vẽ, tranh treo, các mô hình thực và vật thực một cách thích hợp
để diễn tả nội dung bài giảng. Thông qua phương tiện người dạy tác động vào
người học để kích thích sự hứng thú, khả năng tiếp thu bài giảng. Người học
Sư phạm t ng tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật ẳng
ươ đ ư
iện tại tr ờng Cao đ Việt – Hung
trang49/89
cùng bằng các phương tiện này để phản hồi lại người dạy như là: Làm bài tập
lên bảng, làm các sản phẩm hay mô hình thật để phản ảnh khả năng tiếp nhận
kiến thức của anh ta.
Việc sử dụng phương tiện trong dạy học truyền thống đã mang lại hiệu
quả cao trong sự tương tác thầy trò. Tuy nhiên nó vẫn còn có một số điểm hạn
chế trong việc trình bày hình vẽ phức tạp. Dùng tranh vẽ thì không thể hiển thị
hình ảnh động, dùng mô hình hoặc vật thực chỉ nghiên cứu được một cách tổng
thể về đối tượng, không thể nghiên cứu chi tiết từng thành phần, cơ chế hoạt
động bên trong của nó.
Như vậy, trong dạy học truyền thống tương tác đóng vai trò quan trọng,
và nó mang lại hiệu quả nhất định. Tuy nhiên với sự phát triển của giáo dục, xã
hội của công nghệ với mô hình đào tạo mới thì tương tác có vai trò rất to lớn
trong quá trình dạy học hiện đại.
2.2.2. .
Sư phạm tương tác ngày nay
Do nhu cầu xã hội, sự phát triển của xã hội thông tin, các mô hình đào tạo
trực tiếp, đào tạo từ xa dùng công nghệ dạy học hiện đại dưới sự trợ giúp của
máy tính, mạng máy tính đang được triển khai và được người dùng chấp nhận
một cách nhanh chóng. Trong quá trình dạy học hiện đại tính tương tác là một
yếu tố quan trọng đối với quá trình dạy và học, đặc biệt là khả năng tương tác
người máy. Cụ thể là sự tương tác giữa người dạy với người học thông qua đa
phương tiện (máy tính, máy chiếu, mạng máy tính…).
Việc tương tác trong dạy học hiện đại được biểu hiện dưới hai hình thức,
đó là tương tác trực tiếp thầy trò thông qua phương tiện là máy tính, máy chiếu
và bài giảng điện tử giáp mặt. Đặc biệt là dạy học qua mạng thông qua bài giảng
không giáp mặt.
Sư phạm tương tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật điện tại trường Cao Đẳng Việt - Hung.pdf
Sư phạm tương tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật điện tại trường Cao Đẳng Việt - Hung.pdf
Sư phạm tương tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật điện tại trường Cao Đẳng Việt - Hung.pdf
Sư phạm tương tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật điện tại trường Cao Đẳng Việt - Hung.pdf
Sư phạm tương tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật điện tại trường Cao Đẳng Việt - Hung.pdf
Sư phạm tương tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật điện tại trường Cao Đẳng Việt - Hung.pdf
Sư phạm tương tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật điện tại trường Cao Đẳng Việt - Hung.pdf
Sư phạm tương tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật điện tại trường Cao Đẳng Việt - Hung.pdf
Sư phạm tương tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật điện tại trường Cao Đẳng Việt - Hung.pdf
Sư phạm tương tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật điện tại trường Cao Đẳng Việt - Hung.pdf
Sư phạm tương tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật điện tại trường Cao Đẳng Việt - Hung.pdf
Sư phạm tương tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật điện tại trường Cao Đẳng Việt - Hung.pdf
Sư phạm tương tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật điện tại trường Cao Đẳng Việt - Hung.pdf
Sư phạm tương tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật điện tại trường Cao Đẳng Việt - Hung.pdf
Sư phạm tương tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật điện tại trường Cao Đẳng Việt - Hung.pdf
Sư phạm tương tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật điện tại trường Cao Đẳng Việt - Hung.pdf
Sư phạm tương tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật điện tại trường Cao Đẳng Việt - Hung.pdf
Sư phạm tương tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật điện tại trường Cao Đẳng Việt - Hung.pdf
Sư phạm tương tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật điện tại trường Cao Đẳng Việt - Hung.pdf
Sư phạm tương tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật điện tại trường Cao Đẳng Việt - Hung.pdf
Sư phạm tương tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật điện tại trường Cao Đẳng Việt - Hung.pdf
Sư phạm tương tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật điện tại trường Cao Đẳng Việt - Hung.pdf
Sư phạm tương tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật điện tại trường Cao Đẳng Việt - Hung.pdf
Sư phạm tương tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật điện tại trường Cao Đẳng Việt - Hung.pdf
Sư phạm tương tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật điện tại trường Cao Đẳng Việt - Hung.pdf
Sư phạm tương tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật điện tại trường Cao Đẳng Việt - Hung.pdf
Sư phạm tương tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật điện tại trường Cao Đẳng Việt - Hung.pdf
Sư phạm tương tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật điện tại trường Cao Đẳng Việt - Hung.pdf
Sư phạm tương tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật điện tại trường Cao Đẳng Việt - Hung.pdf
Sư phạm tương tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật điện tại trường Cao Đẳng Việt - Hung.pdf
Sư phạm tương tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật điện tại trường Cao Đẳng Việt - Hung.pdf
Sư phạm tương tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật điện tại trường Cao Đẳng Việt - Hung.pdf
Sư phạm tương tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật điện tại trường Cao Đẳng Việt - Hung.pdf
Sư phạm tương tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật điện tại trường Cao Đẳng Việt - Hung.pdf
Sư phạm tương tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật điện tại trường Cao Đẳng Việt - Hung.pdf
Sư phạm tương tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật điện tại trường Cao Đẳng Việt - Hung.pdf
Sư phạm tương tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật điện tại trường Cao Đẳng Việt - Hung.pdf
Sư phạm tương tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật điện tại trường Cao Đẳng Việt - Hung.pdf
Sư phạm tương tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật điện tại trường Cao Đẳng Việt - Hung.pdf
Sư phạm tương tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật điện tại trường Cao Đẳng Việt - Hung.pdf
Sư phạm tương tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật điện tại trường Cao Đẳng Việt - Hung.pdf

More Related Content

Similar to Sư phạm tương tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật điện tại trường Cao Đẳng Việt - Hung.pdf

SÁNG KIẾN SỬ DỤNG KỸ THUẬT 5W1H TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ 6 MỘT SỐ NỀN VĂN MINH TR...
SÁNG KIẾN SỬ DỤNG KỸ THUẬT 5W1H TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ 6 MỘT SỐ NỀN VĂN MINH TR...SÁNG KIẾN SỬ DỤNG KỸ THUẬT 5W1H TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ 6 MỘT SỐ NỀN VĂN MINH TR...
SÁNG KIẾN SỬ DỤNG KỸ THUẬT 5W1H TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ 6 MỘT SỐ NỀN VĂN MINH TR...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Công nghệ dạy học ứng dụng cntt vào trong dạy học
Công nghệ dạy học  ứng dụng cntt vào trong dạy họcCông nghệ dạy học  ứng dụng cntt vào trong dạy học
Công nghệ dạy học ứng dụng cntt vào trong dạy họcLe Thu
 
Vận dụng phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá người học cho môn thiết ...
Vận dụng phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá người học cho môn thiết ...Vận dụng phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá người học cho môn thiết ...
Vận dụng phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá người học cho môn thiết ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Vận dụng phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá người học cho môn thiết ...
Vận dụng phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá người học cho môn thiết ...Vận dụng phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá người học cho môn thiết ...
Vận dụng phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá người học cho môn thiết ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
SÁNG KIẾN THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI SỐ KẾT HỢP VỚI DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG STEM TR...
SÁNG KIẾN THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI SỐ KẾT HỢP VỚI DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG STEM TR...SÁNG KIẾN THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI SỐ KẾT HỢP VỚI DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG STEM TR...
SÁNG KIẾN THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI SỐ KẾT HỢP VỚI DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG STEM TR...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Xây dựng và sử dụng graph trong dạy học chương cơ chế di truyền và biến dị s...
Xây dựng và sử dụng graph trong dạy học chương cơ chế di truyền và biến dị  s...Xây dựng và sử dụng graph trong dạy học chương cơ chế di truyền và biến dị  s...
Xây dựng và sử dụng graph trong dạy học chương cơ chế di truyền và biến dị s...
nataliej4
 
Luận văn: Quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin
Luận văn: Quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin Luận văn: Quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin
Luận văn: Quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Dạy học tích hợp mô đun công nghệ sản xuất nghề may thời trang hệ trung cấp t...
Dạy học tích hợp mô đun công nghệ sản xuất nghề may thời trang hệ trung cấp t...Dạy học tích hợp mô đun công nghệ sản xuất nghề may thời trang hệ trung cấp t...
Dạy học tích hợp mô đun công nghệ sản xuất nghề may thời trang hệ trung cấp t...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Dạy học tích hợp mô đun công nghệ sản xuất nghề may thời trang hệ trung cấp t...
Dạy học tích hợp mô đun công nghệ sản xuất nghề may thời trang hệ trung cấp t...Dạy học tích hợp mô đun công nghệ sản xuất nghề may thời trang hệ trung cấp t...
Dạy học tích hợp mô đun công nghệ sản xuất nghề may thời trang hệ trung cấp t...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Dạy học tích hợp mô đun công nghệ sản xuất nghề may thời trang hệ trung cấp t...
Dạy học tích hợp mô đun công nghệ sản xuất nghề may thời trang hệ trung cấp t...Dạy học tích hợp mô đun công nghệ sản xuất nghề may thời trang hệ trung cấp t...
Dạy học tích hợp mô đun công nghệ sản xuất nghề may thời trang hệ trung cấp t...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Udcnttk2 nhóm 2 đồ án lý thuyết
Udcnttk2 nhóm 2 đồ án lý thuyếtUdcnttk2 nhóm 2 đồ án lý thuyết
Udcnttk2 nhóm 2 đồ án lý thuyếtmrnxthanh
 
Tổ chức dạy học theo định hướng ACTION LEARNING (AL) cho môn thực hành điện t...
Tổ chức dạy học theo định hướng ACTION LEARNING (AL) cho môn thực hành điện t...Tổ chức dạy học theo định hướng ACTION LEARNING (AL) cho môn thực hành điện t...
Tổ chức dạy học theo định hướng ACTION LEARNING (AL) cho môn thực hành điện t...
Man_Ebook
 
Do anlythuyet nhom3_nvsp_k4_t7cn
Do anlythuyet nhom3_nvsp_k4_t7cnDo anlythuyet nhom3_nvsp_k4_t7cn
Do anlythuyet nhom3_nvsp_k4_t7cn
Kenny Fox
 
Udcnttk2 nhom05 doanlythuyet
Udcnttk2 nhom05 doanlythuyetUdcnttk2 nhom05 doanlythuyet
Udcnttk2 nhom05 doanlythuyetPhan_Oanh
 
Do an lythuyet
Do an lythuyetDo an lythuyet
Do an lythuyetPhan_Oanh
 
Tổ chứ dạy học theo dự án phần sinh thái học sinh học lớp 12 trung học phổ t...
Tổ chứ dạy học theo dự án phần sinh thái học sinh học  lớp 12 trung học phổ t...Tổ chứ dạy học theo dự án phần sinh thái học sinh học  lớp 12 trung học phổ t...
Tổ chứ dạy học theo dự án phần sinh thái học sinh học lớp 12 trung học phổ t...
Nguyên Phạm
 
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...huyendv
 
Chương trình GDPTtin_hoc_2018 file Word .
Chương trình GDPTtin_hoc_2018 file Word .Chương trình GDPTtin_hoc_2018 file Word .
Chương trình GDPTtin_hoc_2018 file Word .
CngHongB
 
[123doc] quan-ly-hoat-dong-day-hoc-truc-tuyen-tai-trung-tam-dao-tao-viettel...
[123doc]   quan-ly-hoat-dong-day-hoc-truc-tuyen-tai-trung-tam-dao-tao-viettel...[123doc]   quan-ly-hoat-dong-day-hoc-truc-tuyen-tai-trung-tam-dao-tao-viettel...
[123doc] quan-ly-hoat-dong-day-hoc-truc-tuyen-tai-trung-tam-dao-tao-viettel...
jackjohn45
 
Quản lý hoạt động dạy học trực tuyến tại trung tâm đào tạo viettel trong giai...
Quản lý hoạt động dạy học trực tuyến tại trung tâm đào tạo viettel trong giai...Quản lý hoạt động dạy học trực tuyến tại trung tâm đào tạo viettel trong giai...
Quản lý hoạt động dạy học trực tuyến tại trung tâm đào tạo viettel trong giai...
jackjohn45
 

Similar to Sư phạm tương tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật điện tại trường Cao Đẳng Việt - Hung.pdf (20)

SÁNG KIẾN SỬ DỤNG KỸ THUẬT 5W1H TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ 6 MỘT SỐ NỀN VĂN MINH TR...
SÁNG KIẾN SỬ DỤNG KỸ THUẬT 5W1H TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ 6 MỘT SỐ NỀN VĂN MINH TR...SÁNG KIẾN SỬ DỤNG KỸ THUẬT 5W1H TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ 6 MỘT SỐ NỀN VĂN MINH TR...
SÁNG KIẾN SỬ DỤNG KỸ THUẬT 5W1H TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ 6 MỘT SỐ NỀN VĂN MINH TR...
 
Công nghệ dạy học ứng dụng cntt vào trong dạy học
Công nghệ dạy học  ứng dụng cntt vào trong dạy họcCông nghệ dạy học  ứng dụng cntt vào trong dạy học
Công nghệ dạy học ứng dụng cntt vào trong dạy học
 
Vận dụng phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá người học cho môn thiết ...
Vận dụng phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá người học cho môn thiết ...Vận dụng phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá người học cho môn thiết ...
Vận dụng phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá người học cho môn thiết ...
 
Vận dụng phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá người học cho môn thiết ...
Vận dụng phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá người học cho môn thiết ...Vận dụng phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá người học cho môn thiết ...
Vận dụng phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá người học cho môn thiết ...
 
SÁNG KIẾN THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI SỐ KẾT HỢP VỚI DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG STEM TR...
SÁNG KIẾN THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI SỐ KẾT HỢP VỚI DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG STEM TR...SÁNG KIẾN THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI SỐ KẾT HỢP VỚI DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG STEM TR...
SÁNG KIẾN THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI SỐ KẾT HỢP VỚI DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG STEM TR...
 
Xây dựng và sử dụng graph trong dạy học chương cơ chế di truyền và biến dị s...
Xây dựng và sử dụng graph trong dạy học chương cơ chế di truyền và biến dị  s...Xây dựng và sử dụng graph trong dạy học chương cơ chế di truyền và biến dị  s...
Xây dựng và sử dụng graph trong dạy học chương cơ chế di truyền và biến dị s...
 
Luận văn: Quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin
Luận văn: Quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin Luận văn: Quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin
Luận văn: Quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin
 
Dạy học tích hợp mô đun công nghệ sản xuất nghề may thời trang hệ trung cấp t...
Dạy học tích hợp mô đun công nghệ sản xuất nghề may thời trang hệ trung cấp t...Dạy học tích hợp mô đun công nghệ sản xuất nghề may thời trang hệ trung cấp t...
Dạy học tích hợp mô đun công nghệ sản xuất nghề may thời trang hệ trung cấp t...
 
Dạy học tích hợp mô đun công nghệ sản xuất nghề may thời trang hệ trung cấp t...
Dạy học tích hợp mô đun công nghệ sản xuất nghề may thời trang hệ trung cấp t...Dạy học tích hợp mô đun công nghệ sản xuất nghề may thời trang hệ trung cấp t...
Dạy học tích hợp mô đun công nghệ sản xuất nghề may thời trang hệ trung cấp t...
 
Dạy học tích hợp mô đun công nghệ sản xuất nghề may thời trang hệ trung cấp t...
Dạy học tích hợp mô đun công nghệ sản xuất nghề may thời trang hệ trung cấp t...Dạy học tích hợp mô đun công nghệ sản xuất nghề may thời trang hệ trung cấp t...
Dạy học tích hợp mô đun công nghệ sản xuất nghề may thời trang hệ trung cấp t...
 
Udcnttk2 nhóm 2 đồ án lý thuyết
Udcnttk2 nhóm 2 đồ án lý thuyếtUdcnttk2 nhóm 2 đồ án lý thuyết
Udcnttk2 nhóm 2 đồ án lý thuyết
 
Tổ chức dạy học theo định hướng ACTION LEARNING (AL) cho môn thực hành điện t...
Tổ chức dạy học theo định hướng ACTION LEARNING (AL) cho môn thực hành điện t...Tổ chức dạy học theo định hướng ACTION LEARNING (AL) cho môn thực hành điện t...
Tổ chức dạy học theo định hướng ACTION LEARNING (AL) cho môn thực hành điện t...
 
Do anlythuyet nhom3_nvsp_k4_t7cn
Do anlythuyet nhom3_nvsp_k4_t7cnDo anlythuyet nhom3_nvsp_k4_t7cn
Do anlythuyet nhom3_nvsp_k4_t7cn
 
Udcnttk2 nhom05 doanlythuyet
Udcnttk2 nhom05 doanlythuyetUdcnttk2 nhom05 doanlythuyet
Udcnttk2 nhom05 doanlythuyet
 
Do an lythuyet
Do an lythuyetDo an lythuyet
Do an lythuyet
 
Tổ chứ dạy học theo dự án phần sinh thái học sinh học lớp 12 trung học phổ t...
Tổ chứ dạy học theo dự án phần sinh thái học sinh học  lớp 12 trung học phổ t...Tổ chứ dạy học theo dự án phần sinh thái học sinh học  lớp 12 trung học phổ t...
Tổ chứ dạy học theo dự án phần sinh thái học sinh học lớp 12 trung học phổ t...
 
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
Cac nhan to_cua_chat_luong_dich_vu_dao_tao_anh_huong_den_su_hai_long_cua_hoc_...
 
Chương trình GDPTtin_hoc_2018 file Word .
Chương trình GDPTtin_hoc_2018 file Word .Chương trình GDPTtin_hoc_2018 file Word .
Chương trình GDPTtin_hoc_2018 file Word .
 
[123doc] quan-ly-hoat-dong-day-hoc-truc-tuyen-tai-trung-tam-dao-tao-viettel...
[123doc]   quan-ly-hoat-dong-day-hoc-truc-tuyen-tai-trung-tam-dao-tao-viettel...[123doc]   quan-ly-hoat-dong-day-hoc-truc-tuyen-tai-trung-tam-dao-tao-viettel...
[123doc] quan-ly-hoat-dong-day-hoc-truc-tuyen-tai-trung-tam-dao-tao-viettel...
 
Quản lý hoạt động dạy học trực tuyến tại trung tâm đào tạo viettel trong giai...
Quản lý hoạt động dạy học trực tuyến tại trung tâm đào tạo viettel trong giai...Quản lý hoạt động dạy học trực tuyến tại trung tâm đào tạo viettel trong giai...
Quản lý hoạt động dạy học trực tuyến tại trung tâm đào tạo viettel trong giai...
 

More from Man_Ebook

TL NỘI SAN KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC 2023 - UTE
TL NỘI SAN KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC 2023 - UTETL NỘI SAN KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC 2023 - UTE
TL NỘI SAN KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC 2023 - UTE
Man_Ebook
 
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdfTừ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Man_Ebook
 
TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ.pdf
TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ.pdfTRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ.pdf
TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ.pdf
Man_Ebook
 
Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...
Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...
Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...
Man_Ebook
 
An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...
An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...
An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...
Man_Ebook
 
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
Man_Ebook
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
Man_Ebook
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 

More from Man_Ebook (20)

TL NỘI SAN KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC 2023 - UTE
TL NỘI SAN KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC 2023 - UTETL NỘI SAN KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC 2023 - UTE
TL NỘI SAN KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC 2023 - UTE
 
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdfTừ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
 
TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ.pdf
TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ.pdfTRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ.pdf
TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ.pdf
 
Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...
Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...
Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...
 
An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...
An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...
An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...
 
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 

Recently uploaded

Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
onLongV
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
metamngoc123
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
12D241NguynPhmMaiTra
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
deviv80273
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
lmhong80
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
khanhthy3000
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
SmartBiz
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
AnhPhm265031
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
hieutrinhvan27052005
 
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsgSinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
vivan030207
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
NguynDimQunh33
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
QucHHunhnh
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
linh miu
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
PhiTrnHngRui
 
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation ManagementQuan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
ChuPhan32
 

Recently uploaded (18)

Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
 
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsgSinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
 
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation ManagementQuan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
 

Sư phạm tương tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật điện tại trường Cao Đẳng Việt - Hung.pdf

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI ------------------------------ Phan Tu àng ấn Ho SƯ PHẠM TƯƠNG TÁC VÀ ỨNG DỤNG TRONG DẠY HỌC Ỹ ẬT Đ K MÔN THU IỆN TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG ỆT VI – HUNG LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM KỸ THUẬT Hà Nội - 2008
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI ------------------------------ PHAN TUẤN HOÀNG SƯ PHẠM TƯƠNG TÁC VÀ ỨNG DỤNG TRONG DẠY HỌC Ỹ ẬT Đ K MÔN THU IỆN TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG ỆT VI – HUNG CHUYÊN NGÀNH: SƯ PHẠM KỸ THUẬT LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM KỸ THUẬT NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS. TS. NGUYỄN XUÂN LẠC Hà Nội - 2008
  • 3. M C ỤC LỤ M U …………………………………………………………… Ở ĐẦ …….... 4 1. Lý do chọ ề n đ tài …………………………………………………......... 4 2. Mụ ệ c đích và nhi m vụ nghiên cứu …...…………………………………6 3. Đố ợ ạ ứ i tư ng và ph m vi nghiên c u ………………………………………6 4. Giả ế thi t khoa học……………………………………………………..... 6 5. Phương pháp nghiên cứu……………………………………….............. 7 CHƯƠNG I : LU N ĐI Ậ Ể ẠM TƯƠNG TÁC………………… M SƯ PH .. 8 1.1. – Luậ ể ạ ủ n đi m sư ph m tương tác c a Jean Marc Denommé & M ……………………………………………. adeleine Roy……… ..… 8 1.2. n………………………………………… Cơ sở lý luậ ………………. 9 1.3. M ……10 ột số khái niệ ả m cơ b n của sư phạm tương tác………………. 1.4. Lập kế hoạch trong sư phạm tương tác……………………………... 21 1.5. D … ẫn dắt hoạ ộ t đ ng và giao tiế ạ p trong sư ph m tương tác… …….... 28 1.6. … Môi trườ ạ ng trong sư ph m tương tác…………………… ……….. 32 CHƯƠNG II: TỔ Ề Ờ NG QUAN V TƯƠNG TÁC NGƯ I MÁY ... 35 .......... 2.1. Tương tác ngườ ủ i máy – vai trò c a nó……………………………… 35 2.2. Quan điể ạ m sư ph m tương tác ngày nay……………………………. 47 CHƯƠNG III: Ứ Ụ Ể Ạ NG D NG QUAN ĐI M SƯ PH M TƯƠNG TÁC VÀO D Y H .... 69 Ạ ỌC MÔN KỸ Ậ Ệ THU T ĐI N ………………………….. 3.1. Đánh giá th ng tương tác t i đ ực trạ rong dạ ọ y h c thờ ại ngày nay……. 69 3.2. Ứng dụ ể ng quan đi m sư phạm tương tác vào dạ ọ ỹ ậ y h c môn k thu t điện................................................................................................................. 71 K ………………………………… ẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ………..... 88 TÀI LIỆ Ả U THAM KH O ……………………………………………….. 89
  • 4. TÓM TẮT LUẬN VĂN Đề ứng tài : Sư phạm ươ t ng tác và dụng ọc trong dạy h môn Kỹ thuật ện ại i đ t tr t ường C ê ĐCN Vi – Hung. Chuyên nghành: Sư phạm kỹ thật điện Người thực hiện: Phan Tuấn Hoàng Cán bộ hướng dẫn: GS. TS. Nguyễn Xuân Lạc Cơ sở đào tạo: Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội * V m lý : ề ặt luận t g â Đề ài óp phần cung cấp những lu n cứ khoa học đáng tin cậy cho ngh ph hi bi trung ành áo Gi dục về ương pháp dạy học ện đại. Đặc ệt, đề tài đã tập l rõ i s t àm quan đ ểm ư phạm ương tác, với mong muốn đóng g v cô óp ào ng cuộc c c d n à o ải ách giáo ục ước nh trong giai đ ạn hiện nay. * Về mặt thực tiễn: Đề tài đã ằng hệ thống ho ho quan á, cụ thể á đ ư iển s phạm tương tác. B vi ph ph ính ệc, tác giả đã d â ẫn chứng, ph n tích, mô ỏng một số ần m có t ềm tương t t d h n và ác ốt được ứng ụng trong dạy ọc ói chung trong mô i n n Kỹ thuật đ ện ói ri ng. ê T s t t ác giả đã đưa ra một ố kiến nghị để tiếp ục phát triển đề ài theo hướng nâ d h c cô d h là ng cao ph ng ph ươ áp ạy ọc, tiếp ận ng nghệ ạy ọc hiện đại, đó : Đánh ạy ện đại đến ất á gi phương pháp d học hi tác động ch lượng giáo dục trong thời Cô á á. đại ng nghiệp ho , Hiện đại ho
  • 5. ABSTRACT Theme: Application of interactive pedagogy viewpoint, in electrical technology teaching. Speciality : Electricial technology pedagogy Realize: PHAN TUAN HOANG Guide: GS. TS. NGUYEN XUAN LAC IN THE ARGUMENT This theme contributed to provide fairly sciential foundation for educational branch about modern didactic method. Specially, the theme show clearly the interaction pedagogic viewpoint in order to improve education in our country at present period. IN THE PRACTICE This theme has systematized and detailed the interaction pedagogic point of view. By using evidence and analysing some of softwave which is great interaction and can apply in general teaching and in electrical technology teaching. Author pointed out some proposal for the theme continually develop according to highten the training method, to approach Computer Aided Instruction (CAI) To access how the modern teaching method affect to educational quality in period of industrialization and moderalization.
  • 6. trang1/89 Sư phạm t ng tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật ờng Cao ươ đ ư iện tại tr đẳng Việt – Hung MỤC LỤC MỞ ĐẦU ………………………………………………………………………. 4 1. Lý do chọn đề tài …………………………………………………… . . .4 .. .. ... 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu …...……………………………………6 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu …………………………………………6 4. Giả thiết khoa học……………………………………………………… 6 ….. 5. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………… 7 …….. CHƯƠNG I : LUẬN ĐIỂM SƯ PHẠM TƯƠNG …………………… 8 TÁC ... 1.1. – M Luận điểm sư phạm tương tác của Jean Marc Denommé & adeleine Roy…………………………………………………………………….… 8 1.2. …………… 9 Cơ sở lý luận……………………………………………… . 1.3. Một số khái niệm cơ bản của phạm tương tác sư ……………….………10 1.4. Lập kế hoạch trong sư phạm tương tác………………………………... 21 1.5. Dẫn dắt hoạt động và giao tiếp trong sư phạm tương tác…………….... 28 1.6. ………… Môi trường trong sư phạm tương tác…………………… ….. 32 CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ TƯƠNG TÁC NGƯỜI MÁY................. 35 2.1. Tương tác người máy – ………………………… vai trò của nó ……… 35 2.2. Quan điểm sư phạm tương tác ngày nay………………………………. 47 CHƯƠNG III: ỨNG DỤNG QUAN ĐIỂM SƯ PHẠM TƯƠNG TÁC VÀO DẠY HỌC MÔN KỸ THUẬT ĐIỆN ……………………………….…....... 69 3.1. Đánh giá thực trạng tương tác trong dạy học thời đại ngày nay………. 69 3.2. Ứng dụng quan điểm sư phạm tương tác vào dạy học môn kỹ thuật điện..................................................................................................................... 71 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ……………………………………………..... 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………………….. 89
  • 7. Sư phạm t ng tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật ẳng ươ đ ư iện tại tr ờng Cao đ Việt – Hung trang2/89 DANH MỤC CỤM TỪ VIẾT TẮT CMS Content Management System HCI Human Computer Interaction SIGCHI Special Interest Group on Computer Human Interraction - WIMP Ima Window ge Menu Pointer WWW World Wide Web
  • 8. Sư phạm t ng tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật ẳng ươ đ ư iện tại tr ờng Cao đ Việt – Hung trang3/89 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1 : Bộ 3 tác nhân và hoạt động của nó. Hình 1.2: Sơ đồ tương tác và sự tương hỗ của các tác nhân. Hình 1.3: Các giai đoạn hình thành mục tiêu. Hình 2.1: Sơ đồ biểu diễn sự liên quan 4 thành phần(Môi trường con người - -máy tính- quá trình phát triển( ACM SIGCHI 1992). Hình 2.2: Mô hình Frameword. Hình 2.3: Tương tác người dùng Máy tính qua mô hình Frameword. Hình 2.4: Sơ đồ tương tác giữa đối tượng và con người,Nguồn. Hình 2.5: Cấu trúc tuyến tính của phương thức dạy học. Hình 2.6: Cấu trúc một vòng của chương trình luyện tập. Hình 2.7: Mô hình quan hệ giữa các thành phần cơ bản của hệ thống đào tạo từ xa. Hình 2.8: Các bước của phương pháp mô hình. Hình3.1: Giao diện của phần mềm GeoGebra Hình 3.2: Thuộc tính đối tượng trong GeoGebra Hình 3.3: Mô phỏng ồ thị hàm số đ f(x). Hình 3.4: Mô phỏng tiếp tuyến với ồ thị đ . Hình 3.5: Bảng hàm trong GeoGebra Hình3.6: Mô phỏng cơ cấu tay quay con trượt bằng phần mềm GeoGebra Hình 3.7: Mô phỏng cơ cấu bốn khâu bản lề bằng phần mềm GeoGebra: Hình 3.8: Giao diện của phần mềm Mathcad Hình 3.9: Thanh công cụ trong Mathcad Hình 3.10: Thanh Slider trong mathcad Hình 3.11: Kết quả tính toán và đồ thị biểu diễn quan hệ các điện Hình 3.12: Giao diện mạch điện trong Psim. Hình 3.13: Mạch chỉnh l u cầu ư Hình 3.14: Kết quả mô phỏng khi thay đổi gia trị tụ C1 Hình 3.15: Nhập C1 = 2.10-4 F Hình 3.16: Kết quả mô phỏng khi thay đổi gia trị tụ C1 = 2.10-4 F Hình 3.17: Kết quả mô phỏng khi thay đổi gia trị tụ C1 = 0,2 F
  • 9. Sư phạm t ng tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật ẳng ươ đ ư iện tại tr ờng Cao đ Việt – Hung trang4/89 MỞ ĐẦU 1. ÀI LÝ DO CHỌN T ĐỀ . Vấn đề, phương pháp dạy học trong các nhà trường được xã hội quan tâm ngay từ những năm 70. Đến đầu thập kỷ 90 vấn đề về phương pháp dạy học và đổi mới phương pháp dạy học được đặt ra và phát động nhiều lần trong ngành giáo dục nhưng thực tiễn giáo dục ở các nhà trường chưa đạt hiệu quả cao. Đến năm 1995 2001 thì Bộ Giáo dục & Đào tạo đã phát động phong trào -1996, - 2000 đổi mới phương pháp giáo dục được thực hiện trong chỉ thị nhiệm vụ năm học hàng năm. Chỉ thị số 29/ 2001/ Chỉ thị Bộ Giáo dục & Đào tạo ngày 30/ 7/ 2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo về việc tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành Giáo dục giai đoạn 2001 2005 đã - chỉ rõ: “... Các bộ môn không chuyên về công nghệ thông tin cần đổi mới nội dung chương trình giảng dạy, phương pháp giảng dạy và nghiên cứu khoa học theo hướng tăng cường áp dụng công nghệ thông tin. Các ngành khoa học, các ngành công nghệ cần tăng cường dạy lập trình để có thể tạo ra các phần mềm chuyên ngành. - Đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp dạy học tin học theo hướng đảm bảo các kiến thức cơ bản, tính cập nhật của chương trình nhằm hỗ trợ cho dạy và học các môn học khác trong nhà trường. - Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong Giáo dục và Đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học theo hướng sử dụng công nghệ thông tin như một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp dạy học, học tập ở tất cả các môn học...” Thực hiện chỉ thị trên, hầu hết các bộ môn trong nhà trường ở các cấp học, bậc học, ngành học đều chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới phương pháp dạy học.
  • 10. Sư phạm t ng tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật ẳng ươ đ ư iện tại tr ờng Cao đ Việt – Hung trang5/89 Trong những năm gần đây, công nghệ thông tin được coi là một trong những ngành khoa học phát triển với tốc độ nhanh nhất, vì đây là một ngành khoa học phục vụ và mang lại hiệu quả rõ rệt cho hầu hết các ngành nghề trong xã hội. Tại Việt Nam, tiềm năng mà công nghệ thông tin mang lại cho giáo dục là rất lớn, có thể liệt kê ra như: sự đa dạng và phong phú của các phần mềm dạy học, các chương trình đào tạo từ xa, hợp tác đào tạo quốc tế, phổ cập kiến thức thông qua mạng Internet, … ông nghệ thông tin đã thể hiện rõ vai trò Ngày nay, c của mình và trở thành một công cụ hỗ trợ đắc lực cho quá trình dạy học bởi những lý do sau: - Khả năng biểu diễn thông tin: Máy tính có thể cung cấp thông tin dưới dạng văn bản, phim ảnh, âm thanh, đồ thị, mô hình động …Sự tích hợp này của máy tính cho phép mở rộng khả năng biểu diễn thông tin, nâng cao việc trực quan hoá tài liệu họ . Cao hơn nữa nhờ máy tính có thể tạo ra môi trường c tập tương tác ảo, thực nghiệm ảo trong giáo dục, đào tạo. - Khả năng giải quyết trong một khối thống nhất các quá trình thông tin, trao đổi và điều khiển dạy học: Dưới góc độ điều khiển học thì quá trình dạy học là quá trình điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh. Với một chương trình phù hợp, máy tính có thể điều khiển được hoạt động nhận thức của học sinh trong việc cung cấp thông tin, thu nhận thông tin ngược, xử lý thông tin và đưa ra giải pháp cần thiết giúp hoạt động nhận thức của học sinh đạt kết quả cao. - Khả năng liên kết các loại hình đào tạo, các cơ sở đào tạo góp phần cho ra đời các mô hình đào tạo mới: đào tạo từ xa (Elearning), hợp tác đào tạo quốc tế thông qua mạng Internet, … Phải nói rằng, hiện nay với sự phát triển như vũ bão về lĩnh vực công nghệ thông tin, nước ta đã từng bước tiếp cận và ứng dụng những thành tựu trong lĩnh vực còn khá mới mẻ này. Tuy vậy, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc dạy học ở nước ta vẫn còn hạn chế so với các quốc gia trên thế giới. Vì
  • 11. Sư phạm t ng tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật ẳng ươ đ ư iện tại tr ờng Cao đ Việt – Hung trang6/89 vậy việc đổi mới phương pháp dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học là việc làm cần thiết và quan trọng của ngành giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Trong bối cảnh này vai trò quan trọng trong dạy học có tương tác người máy cần được nghiên cứu và vận dụng. Vì vậy tác giả luận văn nghiên cứu đề tài “ Quan điểm Sư phạm tương tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật điện tại trường CĐCN Việt – Hung”. 2. ÍCH NHI NGHI MỤC Đ VÀ ỆM VỤ ÊN CỨU. - Nghiên cứu quan điểm sư phạm tương tác. - Nghiên cứu vận dụng sư phạm tương tác vào dạy học môn học kỹ thuật điện. - Xây dựng ví dụ minh hoạ. 3. ĐỐI TƯỢNG PHẠM VI NGHIÊ . N CỨU - Đối tượng nghiên cứu: Quan điểm sư phạm tương tác trong dạy học. - T - Phạm vi nghiên cứu: ương tác người máy vào trong dạy học với môn kỹ thuật điện. 4. GI THI Ả ẾT KHOA HỌC. Nếu ứng dụng tốt quan điểm sư phạm tương tác kết hợp với bài giảng bằng công nghệ dạy học hiện đại có thể mang lại các kết quả sau: - Tăng cường hiệu quả tương tác giữa người học, người dạy và môi trường. - Thúc đẩy khả năng lĩnh hội của người học, tạo hứng thú cho người học, tăng hiệu quả của dạy học.
  • 12. Sư phạm t ng tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật ẳng ươ đ ư iện tại tr ờng Cao đ Việt – Hung trang7/89 5. PH NGHI ƯƠNG PHÁP Ê . N CỨU Kết hợp tổng hợp các phương pháp nghiên cứu: - Nghiên cứu lý thuyết( nghiên cứu cơ sở lý luận, tổng hợp phân tích tài liệu có liên quan). - Nghiên cứu thực nghiệm( Quan sát, xây dựng chương trình thử nghiệm, ví dụ minh hoạ).
  • 13. Sư phạm t ng tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật ẳng ươ đ ư iện tại tr ờng Cao đ Việt – Hung trang8/89 CHƯƠNG I LUẬN ĐIỂM SƯ PHẠM TƯƠNG TÁC 1.1 PH ÁC ARC ENOMM . I S LUẬN Đ ỂM Ư ẠM T N ƯƠ G T J – M EAN D É & MADELEINER . OY - Quan điểm Sư pham tương tác tập trung trước hết vào người học và căn bản dựa trên các tác động qua lại tồn tại giữa người học người dạy và môi trường . - - – : Đó là các tác nhân bộ ba chữ E + Étudiant : Người học + Enseignant : Người dạy + Environnement : Môi trường - - b Các thao tác ộ ba chữ A + Apprendre: Học + Aider: Giúp đỡ + Agir : Ảnh hưởng - Sư phạm tương tác thuộc trào lưu sư phạm mở và phỏng theo quan niệm có tổ chức của hoạt động sư phạm . - Sư phạm tương tác đòi hỏi ba nguyên lý cơ bản : + Người học là người thợ chính của đào tạo, trong phương pháp học. + Người dạy là người hướng dẫn người học trong phương pháp sư phạm. + Môi trường ảnh hưởng đến người học trong phương pháp học, đến người dạy trong phương pháp dạy một cách tương hỗ. - Sư phạm tương tác nhằm tạo ra ở người học sự tham gia, hứng thú và trách nhiệm. Nó gắn cho người học vai trò xây dựng kế hoạch, hướng đến hoạt động và hợp tác. Nó gắn cho môi trường ảnh hưởng quan trọng đến các phương pháp riêng của người học và người dạy. [1.T41]
  • 14. Sư phạm t ng tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật ẳng ươ đ ư iện tại tr ờng Cao đ Việt – Hung trang9/89 1.2. C S LÝ Ơ Ở LUẬN. Sư phạm tương tác (interra ) là thuyết về sư phạm trong đó ctive pedagory làm rõ vai trò của người dạy, người học, yếu tố môi trường và các mối quan hệ tác động qua lại giữa chúng trong hoạt động dạy học. Trong kiểu dạy học này, người dạy có chức năng chỉ đạo và kiểm tra quá trình học, thiết kế, tổ chức, nhưng không làm thay người học. Còn người học tự điều khiển quá trình chiếm lĩnh khái niệm khoa học của bản thân ( tức là tự tổ chức, tự thiết kế, tự thi công và kiểm tra việc học tập của bản thân) dưới sự điều khiển sư phạm của thầy. Hoạt động dạy và học thống nhất với nhau nhờ sự cộng tác. Như vậy dạy học là một quá trình hai chiều, trong đó người dạy và người học tham gia làm gia tăng giá trị lợi ích của nhau. Vì thế tương tác giữa người dạy và người học tồn tại tất yếu trong quá trình dạy học. Song cần lưu ý rằng sự tương tác trong dạy học là một hiện tượng đa chiều, do đó không chỉ có sự tương tác giữa người dạy và người học mà còn bao gồm trong nó sự tương tác giữa người học với nhau trong hình thức học nhóm, nghiên cứu theo nhóm, thảo luận tổ, lớp….Dạy học tương tác nhất thiết phải bao gồm sự hợp tác, sự trao đổi và biến đổi. Sư phạm tương tác là một hướng tiếp cận hoạt động dạy học, không chỉ dừng lại ở việc xác định đúng các yếu tố tham gia hoạt động dạy học mà còn làm rõ chức năng riêng biệt của từng yếu tố và sự tác động tương hỗ giữa chúng. Đặc biệt hai yếu tố dạy và học tạo thành một liên kết chặt chẽ. Tất nhiên dạy học bao giờ cũng diễn ra trong một môi trường nhất định và cần phương tiện để dạy và học. Những thứ đó ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của hoạt động dạy học. Những cách tân trong lĩnh vực giáo dục ở thế kỷ thứ 19 và nửa thế kỷ thứ 20 cùng hướng đến mục đích chung là làm cho nhà trường và hoạt động đặc trưng của nó dạy học thực sự hữu ích với người học. Trong bối cảnh xã hội -
  • 15. Sư phạm t ng tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật ẳng ươ đ ư iện tại tr ờng Cao đ Việt – Hung trang10/89 hiện nay, khi mà giáo dục ngày càng khẳng định vai trò to lớn của nó đối với sự phát triển thì tính hiệu quả của giáo dục ngày càng được quan tâm và càng được xem xét một cách có kỹ lưỡng. Hàng loạt các quan điểm sư phạm, các mô hình nhà trường đa dạng các dự án sư phạm năng động đã xuất hiện: Quan điểm sư phạm tương tác đã xuất hiện trong bối cảnh này. 1 M S C B C S T . .3. ỘT Ố KHÁI NIỆM Ơ ẢN ỦA Ư PHẠM ƯƠNG TÁC Sư phạm tương tác được khái quát từ thực tiễn tổ chức quá trình dạy học thông qua vận hành mối quan hệ giữa 3 thành tố: Người dạy - Người học - Môi trường, ở các cơ sở giáo dục mà Jean – De Marc nommé và Madeleine Roy đã thực hiện . Tư tưởng cốt lõi mà tác giả của phương pháp sư phạm này lấy làm điểm tựa cho lý thuyết sư phạm của mình là " Người dạy người học phát triển với những tính cách cá nhân, trong môi trường rất cụ thể ảnh hưởng đến hành động của họ, nên môi trường trở thành một tác nhân tham gia tất yếu vào quá trình dạy học"[1, T18]. Sư phạm tương tác dược xây dựng hệ thống lý luận cơ bản của mình trên cơ sở xác định các yếu tố, các thao tác và tương tác tồn tại trong hoạt động giáo dục. Hệ thống các khái niệm được sử dụng để làm sáng tỏ quan điểm sư phạm tương tác. 1.3.1. Các tác nhân. 1.3.1.1. Người học- người làm việc chủ động (worker). Khái niệm người học có nguồn gốc từ tiếng La tinh (Stadium) với ý nghĩa là “cố gắng và học tập”. Trong quan điểm sư phạm tương tác thì khái niệm người học dùng để chỉ tất cả những ai có tham gia ( ) hoạt động học. thực hiện
  • 16. Sư phạm t ng tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật ẳng ươ đ ư iện tại tr ờng Cao đ Việt – Hung trang11/89 Người học được xác định là người đóng vai trò quyết định trong quá trình dạy học. Điều này được lý giải bởi các lý do: Thứ nhất, chính người học là chủ thể của phương pháp học. Hoạt động học được thực hiện như thế nào điều đó phụ thuộc vào chính người học, bởi họ là tác nhân đầu tiên thực hiện phương pháp học từ đầu cho kết thúc. Thứ hai: Người học là người quyết định thay đổi chính mình về phương diện kinh nghiệm cá nhân, vì thế chỉ có người học mới quyết định sự cần thiết có những thay đổi hay không và chỉ họ mới tạo được thay đổi đó. Với cách hiểu như trên, người học phải dựa trên chính tiềm năng của mình, chịu ảnh hưởng đáng kể của hứng thú, sự kỳ vọng, và tính tích cực của người học. Bằng sự khai thác kinh nghiệm của bản thân (Tri thức, kỹ năng, thái độ…) và dựa trên các yếu tố sinh học vốn có ( Hệ thống thần kinh, các giác quan…). Vậy người học vai trò tác nhân chính, người thợ chính trong quá trình đào tạo. 1.3.1.2. Người dạy- người hướng dẫn (learning guide). Người dạy là người được xã hội ủy thác chuyên trách trong chức năng chuyển giao tri thức, kinh nghiệm xã hội cho người học. Người dạy là người được đào tạo, huấn luyện với những chuyên môn nhất định, nên có đủ các phẩm chất năng lực để thực hiện được chức năng nói trên. Tuy nhiên công việc giảng dạy đối với người dạy là con đường bình thường để thực hiện sứ mệnh của mình. Tuy nhiên, đó không phải là sự truyền đạt kiến thức đơn thuần theo cách một thầy giáo đọc thuộc lòng một bài giảng trước học trò hay theo cách một thầy giáo phổ biến khoa học. Theo tương tác trong dạy học, người dạy là người cùng đồng hành với người học, phối hợp với người học trong phương pháp của người học. Họ là những người cộng tác thực sự trong cùng một công việc, cả hai cùng đi trên con
  • 17. Sư phạm t ng tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật ẳng ươ đ ư iện tại tr ờng Cao đ Việt – Hung trang12/89 đường học. Vì lẽ đó, phương pháp dạy học của thầy không phải là một bài độc tấu của riêng người dạy mà phải thực sự trở thành vở kịch có người học cùng tham gia trên con đường đi đến tri thức mới. Người dạy phải làm nảy sinh tri thức của người học theo cách của một người hướng dẫn. 1.3.1.3. Môi trường (Medium). Hoạt động của người dạy và người học diễn ra trong không gian và thời gian xác định với ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài khác nhau. Đó là môi trường dạy học, môi trường dạy học do cả người dạy và người học cùng nhau phối hợp tổ chức. Theo quan điểm tương tác “Người dạy và người học không phải là những sinh vật trừu tượng, xung quanh họ là thế giới vật chất văn hóa. Cả người học và người dạy đều có một tính cách rõ rệt và các giá trị cá nhân được phát triển trong một đất nước có các thể chế, chính trị, gia đình và nhà trường mà chúng tất yếu có ảnh hưởng đến họ. Tất cả những yếu tố này bên trong cũng như bên ngoài tạo thành môi trường dạy và học” [1,T52] ).Trong môi trường dạy học thì phương tiện (means), đóng một vai trò không kém phần quan trọng. cụ thể là: Phương tiện trực tiếp để dạy học bao gồm những phương tiện chứa các thông tin, mang thông tin về các sự vật, hiện tượng và các quá trình xảy ra trong tự nhiên như: Sách giáo khoa, chương trình môn học, sổ tay, vở ghi chép… Ngoài ra còn có các phương tiện mang tin thính giác như: Băng, đĩa. Các phương tiện mang tin thị giác như: Bản vẽ, bản đồ… Các phương tiện mang tin nghe nhìn như: Audio, video… Các phương tiện mang tin dùng cho sự hình thành khái niệm, và thao tác như: Mô hình, đồ vật, thiết bị… Vậy phương tiện dạy học là phương tiện giúp hoạt động dạy và học đạt hiệu quả cao nhất.
  • 18. Sư phạm t ng tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật ẳng ươ đ ư iện tại tr ờng Cao đ Việt – Hung trang13/89 1.3.2. Các thao tác. 1.3.2.1. Phương pháp học. “Phương pháp học là khái niệm miêu tả con đường mà người học phải theo bằng cách đưa ra hành động học”.[1,T19]. Như vậy phương pháp học bao gồm toàn bộ quá trình mà người học tiến hành để chiếm lĩnh tri thức hình thành cho bản thân các kỹ năng, kỹ xảo. Trong quá trình này người học thực hiện các hành động học tập tương ứng đối với các đối tượng học tập. Do dó người học học bằng các hành động của chính mình. Nội lực của người học là xuất phát điểm và cũng là lực đẩy bên trong của những hành động được người học thực hiện. Kết quả thực hiện các hành động học tập, người học sẽ đưa ra những tri thức vốn tồn tại khách quan với bản thân vào hệ thống các tri thức đã có của mình, đồng thời có thể hòa nhập được với tình huống thực tiễn khi hoạt động học được diễn ra. Khi đó người học đã đồng hóa được một tri thứ mới. Như vậy theo tương tác dạy học, phương pháp học là khái niệm mô tả về con đường giúp cho người học đồng hóa được những tri thức mà người học phải lĩnh hội. 1.3.2.2. Phương pháp sư phạm. Khái niệm phương pháp sư phạm được sử dụng trong sư phạm tương tác là thuật ngữ sư phạm theo nghĩa hẹp với ý nghĩa chỉ một quá trình bô phận của quá trình sư phạm tổng thể quá trình dạy học “ Với giới hạn này phương pháp - sư phạm được hiểu là toàn bộ các can thiệp của người dạy trong mục đích hướng người học thực hiện phương pháp học”.[1,T20] Phương pháp sư phạm của người dạy được khởi động bởi các mong muốn của người dạy trong việc tạo nên một không khí thuận lợi cho người học, có ý nghĩa giúp đỡ người học thực hiện được các hành động học của bản thân một cách có hiệu quả nhất. Trong phương pháp sư phạm các yếu tố thuộc chủ thể của người dạy đóng vai trò rất quan trọng. Có thể kể đến các yếu tố như tri thức kinh
  • 19. Sư phạm t ng tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật ẳng ươ đ ư iện tại tr ờng Cao đ Việt – Hung trang14/89 nghiệm phẩm chất sư phạm của người dạy… Phương pháp sư phạm cũng hội tụ trong nó những yếu tố thuộc môi trường, thuộc người học. Những yếu tố này được người dạy nhận thức sẽ tạo nên mặt khách quan trong phương pháp sư phạm. 1.3.2.3. Tác động của môi trường . Môi trường với tư cách là tác nhân sẽ tác động đến người dạy và người học thông qua sự tác động tới phương pháp hoạt động của họ. Sự tác động của môi trường là đồng thời tới cả người dạy và người học vì họ cũng tiến hành , hoạt động, khi đó phương pháp sư phạm ( người dạy ) phương pháp học ( người học ) được khai triển trong mối quan hệ mật thiết với nhau. Ngược lại, người dạy, người học cũng tác động trở lại với môi trường thông qua sự tác động làm thay đổi các yếu tố ( bên trong hoặc bên ngoài ) của môi trường khiến cho môi trường được biến đổi. 1.3.2.4. Tác động của phương tiện. Trong khi môi trường tác động đến quá trình dạy học thì phương tiện cũng đóng vai trò quan trọng. Nó tác động trực tiếp tới chất lượng dạy và học. Nó giúp cho người học có thể truyền tải nội dung tới người học một cách dễ dàng, và tăng cường khả năng tiếp thu cho người học. Để phối hợp chặt chẽ ba tác nhân với các thao tác và thu hút sự chú ý vào sự kết hợp này, bộ ba giúp đỡ tác động ) giống như một hồi thao tác A ( Học – - âm trả lời tác nhân E.( Người học Người dạy Môi trường ). bộ ba – –
  • 20. Sư phạm t ng tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật ẳng ươ đ ư iện tại tr ờng Cao đ Việt – Hung trang15/89 1.3.3. Các tương tác. Tương tác là sự tác động qua lại trực tiếp giữa các yếu tố trong một cấu trúc hoặc giữa các cấu trúc với nhau trong không gian cụ thể. Trong quá trình dạy học sự tương tác là sự tác động qua lại trực tiếp giữa các cá nhân học sinh và giữa học sinh với giáo viên trong một môi trường giáo dục, nhằm thực hiện các nhiệm vụ học tập, các mục tiêu dạy học đã xác định. Phương tiện để thực hiện các tương tác có thể là phương tiện ngôn ngữ, phi ngôn ngữ. Nội dung của sự tương tác là các vấn đề của nhiệm vụ học tập. Quan điểm sư pham tương tác đề cập đến khái niệm sự tương tác dựa trên mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau giữa ba tác nhân: người dạy, người học, môi trường. Ba tác nhân này luôn quan hệ chặt chẽ với nhau sao cho mỗi tác nhân hoạt động và phản ứng trong sự ảnh hưởng của hai tác nhân kia, sự tương tác này được miêu tả như sau: Người học với phương pháp học của mình sẽ truyền thông tới người dạy hệ thông tin dưới nhiều hình thức khác nhau như: bằng hỏi, lời bình luận, câu bằng hành động, thái độ, cử chỉ, .. người dạy .; sẽ tương tác lại với các thông tin từ người học bằng các gợi ý, các hướng dẫn bằng sự gợi mở, động viên, khích , TAM E Người học Người dạy Môi trường Học Giúp đỡ Ảnh hưởng TAM A Hình 1.1: Bộ ba tác nhân và hoạt động của nó [1, T20 ]
  • 21. Sư phạm t ng tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật ẳng ươ đ ư iện tại tr ờng Cao đ Việt – Hung trang16/89 lệ,… Từ sự tương tác trên người học tự điều chỉnh một cách phù hợp. Trong quan hệ này, người học hành động, người dạy phản ứng trong một môi trường cả hai đều có thể chấp nhận. Tương tự người dạy bằng phương pháp sư phạm của mình sẽ giúp cho người học hướng đi thuận lợi cho việc học, trong cách dạy này người dạy một phải chỉ ra các giai đoạn phải vượt qua, phương tiện cần sử dụng và các kết các quả phải đạt được. Người học đi theo con đường mà người dạy đã định hướng, nhằm đạt đến kết quả, tăng cường sự hứng thú tìm tòi khám phá của người học. Trong quan hệ này “ Người dạy đã hành động, người học phản ứng” .[1,T20], sự tương tác qua lại với nhau và sự phản ứng qua lại này góp phần rất quan trọng vào quá trình tiếp thu của người học một cách sâu sắc mang tính tìm tòi, khám phá và sáng tạo. Về phần mình, môi trường cũng giữ vai trò rất quan trọng ảnh hưởng đến phương pháp học và phương pháp dạy. Hai tác nhân dạy và học nếu diễn ra trong môi trường với các điều kiện, trang thiết bị, phòng ốc một cách phù hợp thì sự tương tác mang yếu tố thuận, còn nếu ngược lại thì sự tương tác khó mang lại hiệu quả cao. cả người học và người dạy đều có sự tác động trở lại Ngược lại, môi trường thông qua kết quả học tập, kết quả của tư duy sáng tạo, bằng các sản phẩm được tạo ra trong quá trình học tập,… Quan điểm sư phạm tương tác đặc biệt làm tăng giá trị các mối quan hệ tác động qua lại tồn tại giữa người dạy, người học và môi trường. Mối quan hệ tương tác này có thể kết luận thành ba nguyên lý sau: + Nguyên lý 1: Người học – Người thợ chính. + Nguyên lý 2: Người dạy gười hướng dẫn. – N + Nguyên lý 3: Môi trường – Gây và chịu ảnh hưởng.
  • 22. Sư phạm t ng tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật ẳng ươ đ ư iện tại tr ờng Cao đ Việt – Hung trang17/89 1.3.4. Các hệ quả. 1.3.4.1. Các liên đới đối với người học. Quan điểm sư phạm tương tác khẳng định dứt khoát người học là người tham gia chính trong phương pháp hoc. Người học đảm nhiệm vai trò mấu chốt này bằng cách thể hiện ngay từ khi bắt đầu học một sư hứng thú hiển nhiên và trong suốt quá trình học một sự tham gia tích cực liên tục, có trách nhiệm. * Sự hứng thú Người học khi tham gia vào quá trình học, phải tỏ rõ là có hứng thú rõ rệt với lợi ích của tri thức cần thu lượm. Sự hứng thú, chủ yếu dựa vào lòng tự tin. Người học cần đảm nhận sâu sắc là có khả năng thực hiện thành công phương pháp học, phải tin vào khả năng và phương pháp làm việc của mình. * Sự tham gia Người học phải tự mình tham gia để thực hiện nhiệm vụ này bằng tất cả khả năng, tất cả tri thức đã thu lượm được cũng như tất cả kinh nghiệm sống của mình. Quá trình học, đòi hỏi người học sử dụng tất cả tiềm năng này phục vụ cho phương pháp học của mình. Người học Người dạy Môi trường Hình1.2: Sơ đồ các tương tác và sự tương hỗ các tác nhân [1,T22]
  • 23. Sư phạm t ng tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật ẳng ươ đ ư iện tại tr ờng Cao đ Việt – Hung trang18/89 Trong quan điểm sư phạm tương tác người học cần tham dư tích cực hơn nữa, vượt lên cả kế hoạch cá nhân của mình; Cần ý thức rằng mình đang phối hợp tham gia dự án tập thể lớp. Ví người học thực hiên một công việc học ở trong một nhóm dưới sự hướng dẫn của cùng một người thầy. * Trách nhiệm Quan điểm sư phạm tương tác cho rằng ngoài sự hứng thú và sự tham gia, người học đặc biệt cần có ý thức trách nhiệm suốt quá trình học. Ý thức trách nhiệm sẽ dẫn người học đến việc đánh giá các dự án học của mình và làm cho dự án học tốt hơn. 1.3.4.2. Các liên đới đối với người dạy. Người dạy đóng vai trò quan trọng trong quá trình sư phạm. Trong quan điểm sư phạm tương tác đối với người dạy đặc biệt có các hoạt động sau: - Xây dựng kế hoạch Để đạt hiệu quả cao người dạy cần phải biết rõ mục tiêu người học cần phải đạt được khi kết thúc việc học của mình và xác định các phương pháp dạy có khả năng giúp người học đạt mục đích một cách chắc chắn nhất. Nhiệm vụ xây dựng kế hoạch là xác định trước một định hướng cả về quá trình học của người học cũng như phương pháp sư phạm của người dạy. Việc xây dưng kế hoạch chặt chẽ góp phần làm an toàn hơn cho người dạy và kích thích người học nhiều hơn. - Kế hoạch dạy học Khi xây dựng kế hoạch hàng năm, người dạy lập một kế hoạch học nhằm đáp ứng được ở lớp chương trình do Bộ giáo dục đưa ra. Người dạy phải đặc biệt chú ý tới mục tiêu cuối cùng mà Bộ giáo dục đã xác định cho môn phải dạy,
  • 24. Sư phạm t ng tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật ẳng ươ đ ư iện tại tr ờng Cao đ Việt – Hung trang19/89 từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo cho phù hợp với người học để đạt kết quả cao nhất. - Đề cương bài giảng (giáo án) Muốn thực hiện đầy đủ vai trò hướng dẫn của mình, người dạy phải chuẩn bị một cách kỹ lưỡng từng giờ dạy của mình. Người dạy phải lập đề cương chi tiết bài giảng của mình bằng cách xác định chính xác nội dung phải dạy, các tài liệu tham khảo liên quan, xác định mục tiêu cho người học, bằng cách lựa chọn phương pháp dạy và xác định hình thức đánh giá. - Tổ chức hoạt động Quan điểm sư phạm tương tác gắn cho người dạy, vai trò xây dựng kế hoạch. Người dạy có nhiệm vụ tạo nên không khí năng động ở trong lớp. Người dạy phải thổi cơn gió hứng thú vào lớp học. Người học sẽ tham gia tích cực vào quá trình học nếu anh ta cảm thấy một sự hứng thú thật sự nhằm thỏa mãn một nhu cầu nào đó của anh ta. Tổ chức hoạt động nhất thiết gây nên mối quan hệ qua lại giữa người dạy và người học. - Hợp tác Người dạy thể hiện sự quan tâm hợp tác với tất cả học sinh trong lớp, không phải chỉ với những học sinh có năng khiếu và những học sinh thành công. Sự hợp tác của người dạy nằm trong mối quan tâm mang đến sự hỗ trợ cho người học để phát triển thành công tiềm năng của người học. Vì vậy hợp tác trong quan điểm sư phạm tương tác tạo nên mối quan hệ qua lại giữa người dạy và người học.
  • 25. Sư phạm t ng tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật ẳng ươ đ ư iện tại tr ờng Cao đ Việt – Hung trang20/89 1.3.4.3. Các liên đới liên quan đến môi trường. - Tác động Theo quan điểm sư phạm tương tác môi trường can thiệp vào tất cả các hoạt đông dạy và học, vì vậy ảnh hưởng tới người học và người dạy, ảnh hưởng này không phải bao giờ cũng bộc lộ rõ nét, nhưng nó tồn tại mà người ta không thể bỏ qua trong mối quan hệ giữa người dạy và người học. - Thích nghi Sự thích nghi với môi trường được thể hiện ở sự tăng cường, hay một sự biến đổi. Những quan hệ qua lại rất có lợi được thiết lập giữa các cá nhân của quan điểm sư phạm tương tác, môi trường gây nên một sức ép thuận lợi hay không thuận lợi đến người dạy và người học. Những người học và người dạy phản ứng bằng cách tìm ra cái lợi của những ảnh hưởng tốt của môi trường hoặc bằng cách điều chỉnh hoặc biến đổi các ảnh hưởng tiêu cực, ít nhất là người dạy và người học chấp nhận thích nghi ứng xử của mình. 1.3.4.4. Các liên đới liên quan đến phương tiện. - Tác động Theo quan điểm sư phạm tương tác, phương tiện giữ một vai trò quan trọng nó có tính chất quyết định giữa thầy và trò trong quá trình dạy học. - Chọn lựa Phương tiện dùng để liên kết người dạy và người học, và tác động đến quá trình nhận thức của người học tích cực hoặc tiêu cực. Chính vì vậy đòi hỏi người dạy phải chọn lựa phương tiện cho phù hợp. Việc lựa chọn và vận dụng tốt các phương tiện sẽ đem lại hiệu quả cao trong quá trình dạy và học. – Trong thời đại ngày nay thời đại công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), máy tính trở thành phương tiện dạy học hỗ trợ đắc lực và mang lại hiệu quả cho quá trình dạy học. Đặc biệt trong giai đoạn, dạy học đang tiến đến công
  • 26. Sư phạm t ng tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật ẳng ươ đ ư iện tại tr ờng Cao đ Việt – Hung trang21/89 nghệ dạy học hiện đại ông nghệ dạy học bằng máy tính (CAI) thì máy tính trở – c thành một phương tiện tất yếu và không thể thiếu trong dạy học. Một bài dạy theo công nghệ dạy học hiện đại sẽ đáp ứng đồng thời hai yêu cầu cơ bản sau: + . Là một bài dạy giáp mặt đạt chuẩn mực sư phạm + Là một bài dạy từ xa qua mạng (LAN, WAN,…), người học có thể tái hiện đầy đủ những gì giáo viên cung cấp, nói một cách khác, là một trang web tương tác được theo ý đồ sư phạm Như vậy, vấn đề đặt ra là khả năng ứng dụng máy tính vào trong dạy học như thế nào để nâng cao sự tương tác giữa người dạy và người học, từ đó đạt mục tiêu dạy học đặt ra quan điểm một cách hiệu quả; đây cũng chính là tương tác người – máy ứng dụng vào trong dạy học. 1.4. L K ẬP Ế HOẠCH TRONG S ẠM Ư PH T . ƯƠNG TÁC 1.4.1. Xây dựng kế hoạch dạy học. 1.4.1.1. Chương trình học. Chương trình học chỉ ra việc thiết lập các mức độ dạy và lựa chọn các lĩnh vực kiến thức. Nhà nước có trách nhiệm quyết định trong lĩnh vực xây dựng chương trình học. Việc phân chia trình độ theo các cấp liên tục. Các môn dạy được lựa chọn theo các mục tiêu của nhà trường. Bộ giáo dục chỉ xác định các định hướng chung, chỉ ra những kỹ năng kỹ xảo phải thu lượm trong quá trình thực hiện chương trình. 1.4.1.2. Kế hoạch dạy học. Giáo viên đóng vai trò cơ bản trong việc xây dựng kế hoạch từ khi thiết lập chương trình học. Kế hoạch học cốt để làm cho chương trình học có thể thực hiện được ở nhà trường. Nhiệm vụ này đặc biệt thuộc về những người dạy họ có
  • 27. Sư phạm t ng tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật ẳng ươ đ ư iện tại tr ờng Cao đ Việt – Hung trang22/89 trách nhiệm làm cầu nối giữa hai mặt lý thuyết và tổng thể với tính chất thực hành của chương trình học. Trong quá trình xây dựng kế hoạch học, người dạy phải hoàn thành liên tục sáu công việc: - Phân tích môn phải dạy - Tìm hiểu các đặc tính của các học sinh của mình - Phân chia thời gian môn học - Xác định các mục tiêu học - Lựa chọn phương pháp và phương tiện giảng dạy - Lựa chọn sách giảng dạy, tài liệu tham khảo và phương thức đánh giá phù hợp với từng môn dạy. Phương pháp xây dựng kế hoạch của quan điểm sư phạm tương tác đóng vai trò to lớn trong việc điều chỉnh những mối liên hệ giữa người dạy và người học. 1.4.2. Xây dựng mục tiêu học. 1.4.2.1. Miêu tả một mục tiêu học. Mục tiêu học xác định ý định đạt tới mục đích đã dược xác định trước bởi người dạy và người học. Mục tiêu giống như một chiếc nam châm có một sức hút giữa người dạy và người học. 1.4.2.2. Các lĩnh vực của mục tiêu học. Mục tiêu nhận thức bao gồm kiến thức, tri thức thu được thông qua những hiểu biết của người học. Mục tiêu tình cảm nhằm vào đặc thù của lĩnh vực tình cảm đó một thái độ, giá trị và lợi ích mà người học có trong suốt quá trình học.
  • 28. Sư phạm t ng tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật ẳng ươ đ ư iện tại tr ờng Cao đ Việt – Hung trang23/89 Mục tiêu tâm lý vận động có liên quan đến cách vận động của cá nhân trong mối quan hệ giữa chức năng với môi trường. 1.4.2.3. Vai trò của mục tiêu. Mục tiêu hoàn toàn thuộc về hành động dạy và hành động học, nó hướng người học mong muốn và kích thích chủ thể, được sử dụng làm đèn pha cho người dạy và người học, kích thích trong phương pháp tiến hành riêng rẽ với từng người. Mục tiêu học gây ảnh hưởng chắc chắn đến hoạt động sư phạm và đến hứng thú của người học và người dạy. Đó là vai trò quan trọng nhất vì vậy mà người ta coi mục tiêu học như một bộ phận của hành động dạy. Mặt khác các mục tiêu góp phần gián tiếp làm sáng tỏ các mục đích của giáo dục của chương trình trong hoạt động dạy và học hàng ngày. 1.4.2.4. Xây dựng mục tiêu. Xây dựng mục tiêu môn học chiếm vị trí hàng đầu trong chương trình dạy học. Quan điểm sư phạm tương tác coi nhiệm vụ này của người dạy là số một. Lúc khởi đầu người dạy buộc phải biết các mục đích mà Bộ giáo dục giao cho hệ thống giáo dục nói chung và đặc biệt hơn ở cấp độ học mà người giáo viên dạy. Giai đoạn thứ hai người dạy làm quen với mục tiêu chung mà Bộ giáo dục đã xác định cho chương trình học liên quan đến giáo viên. Thông thường đó là những chỉ dẫn, nhằm vào những khả năng và kỹ năng cần phải thu lượm khi hoàn thành chương trình học. Giai đoạn thứ ba, người dạy đi chậm lại để hiểu rõ các mục tiêu cuối cùng của chương trình. Các mục tiêu này chỉ rõ khả năng, các kỹ năng mà người học
  • 29. Sư phạm t ng tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật ẳng ươ đ ư iện tại tr ờng Cao đ Việt – Hung trang24/89 phải thu lượm được khi kết thúc việc học, nó chỉ ra phần lớn kết quả mà sinh viên phải đạt được khi kết thúc phần lớn chương trình học. Người dạy cần phải xây dựng mục tiêu trung gian, đó là phải nêu lên đặc tính cụ thể và có thể quan sát được ở người học. Nó làm rõ một hành động, tác động vào các giác quan và thuân theo một sự kiểm tra, có thể được tính toán, được đo, được thống kê. Mục tiêu cuối cùng của chương trình Bộ giáo dục Người dạy Mục tiêu chung của chương trình Mục đích của hệ thống giáo dục Mục tiêu trung gian theo ngôn ngữ đặc thù Hình 1.3: Các giai đoạn hình thành mục tiêu (Nguồn [1,T87])
  • 30. Sư phạm t ng tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật ẳng ươ đ ư iện tại tr ờng Cao đ Việt – Hung trang25/89 1.4.3. Các phương pháp dạy học. Ngoài việc xây dựng kế hoạch của mình, người giáo viên không được chỉ bằng lòng với việc chỉ xác định mục tiêu trung mà cần lựa chọn một hoặc vài phương pháp sẽ sử dụng trong phương pháp sư phạm riêng của mình. Các phương pháp thì rất nhiều như: Đọc bài giảng, tranh luận nhóm, hội thảo, nghiên cứu tình huống nêu vấn đề, phương pháp gợi hỏi, trò chơi, mô phỏng phòng thí nghiệm, tham gia vào một dự án…Mỗi phương pháp đều có tính năng riêng của nó. Chúng đều có giá trị tùy thuộc vào từng nội dung học tập vì chúng đều dẫn tới mục tiêu học, và tạo điều kiện thuận lợi cho việc theo đuổi mục tiêu học. Trong tất cả trường hợp người dạy phải chọn phương pháp thích hợp với nhóm học sinh của mình. Liệu phương pháp đó có thích hợp với trình độ, với phong cách và nhịp độ của học sinh không? Liệu nó có làm tăng cường hành động học không? Liệu nó có làm cho người học hứng thú và dễ dàng tham gia không? Và cuối cùng là so sánh hiệu quả của các phương pháp với nhau để chọn ra phương pháp thích hợp nhất. Việc lựa chọn các phương pháp giảng dạy phải tuân theo tiêu chí đặc biệt liên quan đến người học, người dạy, môi trường xung quanh và phương tiện dạy học. Chính trong thao tác này, quan điểm sư phạm tương tác áp đặt cho người dạy lựa chọn các hoạt động dạy hay hoạt động học cũng như phương tiện dạy học luôn gắn liền với người học và sự thành công của người học. 1.4.4. Kiểm tra và đánh giá kết quả. Trong quan điểm sư phạm tương tác, đánh giá giữ một vai trò quan trọng trong hành động học và hành động dạy. Nó cho phép người học với tư cách chính là người thợ chính của việc học đánh giá lại chặng đường đi của mình. Nó
  • 31. Sư phạm t ng tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật ẳng ươ đ ư iện tại tr ờng Cao đ Việt – Hung trang26/89 cho phép người dạy với tư cách là người hướng dẫn đưa ra một chỉ dẫn có giá trị về phương pháp sư phạm. Để nhận thức đúng hơn về vấn đề này, phải biết chính xác khái niệm kiểm tra đánh giá sư phạm là gì, biết được chức năng của nó phải hoàn thành đối với người dạy và người học. 1.4.4.1. Xác định đánh giá sư phạm. Đánh giá sư phạm là quá trình dẫn đến sự đánh giá có giá trị về kết quả hoặc về cách hoạt động của một học sinh đang học. Nói cách khác nó là phương pháp sử dụng một số tiêu chí để xây dựng cách đánh giá về kết quả một mục tiêu hoặc về con đường đi của cá nhân người học. Quá trình đánh giá kiểm tra thường gồm ba giai đoạn: -Kiểm tra -Đánh giá -Quyết định 1.4.4.2. Các chức năng chính của đánh giá. Đánh giá có lợi cho người học, nó cho phép người học kiểm tra lại những kiến thức đã thu lượm được trong quá trình theo đuổi mục tiêu học. Người dạy cũng có thể rút ra được lợi ích của việc đánh giá. Kết quả của người học khẳng định một cách gián tiếp tính xác đáng của các hoạt động sư phạm, hoặc đưa ra một điều chỉnh các phương pháp dạy và đồ dùng giảng dạy. Đánh giá thực sự là nguồn để đưa ra quyết định với những chỉ số thông tin có chất lượng, nó dẫn đến một sự phân loại hoặc sự định hướng của người học.
  • 32. Sư phạm t ng tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật ẳng ươ đ ư iện tại tr ờng Cao đ Việt – Hung trang27/89 Đánh giá sẽ truyền đến cho cấp quyết định ở các trường học cũng như đến bậc phụ huynh một thong tin chính thức về năng suất của người học. Sự đánh giá này của họ căn cứ trên thừa nhận thành công, tiến bộ hay thất bại. Đánh giá người học thường cho phép thẩm định hiệu quả của nội dung và các mục tiêu của chương trình. 1.4.4.3. Các loại hình đánh giá. Các loại hình đánh giá sư phạm được rút gọn thành hai mô hình chính đánh giá tổng kết và đánh giá đào tạo. - Đánh giá tổng kết Đánh giá tổng kết đưa ra một đánh giá có giá trị cuối cùng về việc làm chủ một mục tiêu cuối cùng hoặc về toàn bộ nội dung trung gian trong khuôn khổ một nội dung được giới hạn. Loại đánh giá này diễn ra vào khi kết thúc một giai đoạn học tập quan trọng và nhằm vào một mục tiêu cuối cùng. Vì vậy nó được tiến hành vào thời điểm chính xác và đưa ra một đánh giá cuối cùng. - Đánh giá đào tạo Đánh giá đào tạo thực hiện sự đánh giá về việc làm chủ của một người học trong quá trình học để dẫn đến những sửa chữa cho chiến lược dạy và học. Việc đánh giá này nhằm vào các mục tiêu trung gian trứ không phải mục tiêu cuối cùng, nó tập chung vào một phần của môn học hoặc bài học và cho phép một sự quay trở lại sau để cải thiện việc dạy và việc học nếu điều đó là cần thiết. Từ đó giúp giáo viên ngày càng hoàn thiện bài giảng của mình hơn.
  • 33. Sư phạm t ng tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật ẳng ươ đ ư iện tại tr ờng Cao đ Việt – Hung trang28/89 1.5 PH . DẪN DẮT HOẠT ĐỘNG VÀ GIAO TIẾP TRONG SƯ ẠM T . ƯƠNG TÁC Người dạy, ngay sau khi chuẩn bị kỹ lưỡng môn học của mình và làm chủ môn học sẽ dạy, phải lập xong kế hoạch lên lớp và hướng dẫn học sinh học tập, đó là giai đoạn đòi hỏi khắt khe nhất trong nhiệm vụ của mình. Quan điểm sư phạm tương tác dự kiến rằng người dạy sau khi vào lớp và suốt quá trình lên lớp cần khơi dậy ở học sinh một hứng thú học và kích thích liên tục người học trong việc tìm kiếm tri thức mới, là người dẫn dắt hoạt động người dạy trở thành linh hồn của lớp học, anh ta thổi vào lớp một ham thích kiến thức và mong muốn thành công. 1.5.1. Dẫn dắt hoạt động. Dẫn dắt hoạt động một lớp học không chỉ nhằm rèn luyện nhóm đó thực hiện thành công việc học mà nhất là tạo nên một tinh thần, một tâm lý lôi cuốn mỗi thành viên chia sẻ trách nhiệm đối với một dự án tập thể. Chính vì vậy người dạy đảm nhiệm trách nhiệm dẫn dắt hoạt động của lớp và người học trở thành những người tham gia có trách nhiệm. Người dạy tìm cách khơi dậy và duy trì sự tham gia của tất cả, người học về phần mình, tham gia vào hoạt động sư phạm huy động cả lớp. Sự chú ý của người dẫn dắt hoạt động nhằm đồng thời vào toàn bộ lớp học vào từng người học. Do vậy người dạy cần đến những chiến lược năng động có khả năng tác động vào tất cả người học, làm cho họ hứng thú và duy trì sự hứng thú trong suốt quá trình học. 1.5.1.1. Cấu trúc của nhân cách. Berne khẳng định rằng ở mỗi con người dù tuổi tác nào cũng tồn tại ba hệ thống sau đây: Bố mẹ (hệ thống P), trẻ con (hệ thống E), người lớn (hệ thống A). Đó là ba đặc tính được biểu thị trong tập tính của mỗi cá nhân.
  • 34. Sư phạm t ng tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật ẳng ươ đ ư iện tại tr ờng Cao đ Việt – Hung trang29/89 Bố mẹ (hệ thống P) không ám chỉ quan hệ làm con và không chỉ ra là bố hay mẹ, nó chỉ ra sự tồn tại trong mỗi một chúng ta ột phương diện chi phối m cách xử sự theo cách chuẩn mực. Trẻ con (hệ thống E) cũng có thể hòa vào người ở bất kỳ tuổi nào, đó là phương diện tự phát, phiêu lưu. Nó biểu lộ đều đặn ở từng đứa trẻ và gợi cho nó đi những con đường mới, tự cho mình được giải trí nhẹ nhàng. Người lớn (hệ thống A) không có nghĩa là đạt được tuổi người lớn. Phương diện này chỉ ra khả năng phân biệt bắt buộc phải lựa chọn giữa các xu hướng, hệ thống A đòi hỏi một quyết định khôn ngoan. 1.5.1.2. Các tập tính trong việc dẫn dắt hoạt động sư phạm. - Nhận dạng Một người được gọi là biết nhận dạng khi người đó thực với chính mình và người khác. Tập tính nhận dạng về phần người dạy, bao hàm một tầm quan trọng cá nhân mà người chủ duy nhất của nó là “sự chấp nhận chính mình”. Người dạy phải có khả năng nhận ra một cách trung thực các phẩm chất, các điểm yếu, các điểm mạnh của mình và có dũng cảm chấp nhận chính mình cũng như bản chất của nó. Người dạy ngoài việc phải thật với chính mình anh ta cũng phải thật với học sinh của mình. Học sinh cần phải cảm thấy tin và nhận biết được sự liên kết giữa người dạy với cái mà người dạy nói và làm ở lớp. - Sự chấp nhận không điều kiện người khác Sự nhận dạng cho rằng nếu chấp nhận mình là hoàn toàn tự nhiên, thì phải dẫn tới sự chấp nhận không điều kiện người khác. Người dạy, người dẫn dắt liên tục có quan hệ với người học mà những xúc động, ý nghĩ, những phản ứng của họ rất khác đôi khi rất trái ngược với người dạy. Sự hòa giải giữa tình cảm đôi
  • 35. Sư phạm t ng tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật ẳng ươ đ ư iện tại tr ờng Cao đ Việt – Hung trang30/89 khi đòi hỏi người thầy phải có một thái độ tinh thần cơ bản có thể thay thế cho việc chấp nhận không điều kiện người khác. Tóm lại trong dẫn dắt hoạt động sư phạm người dạy cần phải biết mình, biết đối tượng. 1.5.1.3. Những vấn đề cần quan tâm của người dạy- người chỉ đạo hoạt động. - Gây hứng thú ở người học Làm thế nào để tạo nên ở người học sự hứng thú, thúc đẩy họ thực hiện việc học? Chính người dạy Người dẫn dắt hoạt động có trách nhiệm sử dụng – một phương pháp sư phạm được gọi là hứng thú, phương pháp nhằm làm người học có ý thức rằng có một mối quan hệ đầy hứng thú giữa chính anh ta và đối tượng học. - Để người học chủ động tham gia Người dạy, người dẫn dắt hoạt động cố gắng làm cho người học hứng thú nhạy cảm với vai trò người thợ chính trong quá trình học tập. Đồng thời, người học phải đảm bảo trách nhiệm để đạt tới mục tiêu “của mình”. – Người dạy người dẫn dắt hoạt động cũng nên cố gắng làm cho người học có ý thức về ảnh hưởng mà các hoạt động của mình tác động đến lớp. Ngoài dự án cá nhân học gười học phải tham gia tích cực vào dự án tập t – N hể của lớp mình nhằm cho tất cả các học sinh đều thành công trong việc học. - Động viên người học Quá trình học đôi khi rất dài, có trở ngại và khó khăn phải vượt qua. Cái đó có thể làm người học giảm cường độ học, nản chí và có thể bỏ học. Cho nên người dạy cần nhạy bén tinh ý để dự đoán và phát hiện khó khăn để giải quyết nhờ một chiến lược thích hợp hỗ trợ học sinh của mình. Người dạy không nên tiếc những lời động viên, tán thưởng để hỗ trợ sự nhiệt tình của người học và
  • 36. Sư phạm t ng tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật ẳng ươ đ ư iện tại tr ờng Cao đ Việt – Hung trang31/89 duy trì sự hứng thú của họ. Một sự chú ý đặc biệt, một cử chỉ, một lời khuyên có tác dụng kích thích người học, nhất là trong lúc căng thẳng vất vả, đây là một quá trình nên sử dụng liên tục trong dạy học. 1.5.2. Giao tiếp. Giao tiếp chủ yếu dùng để thiết lập sự tiếp xúc và tạo nên mối liên hệ tư duy giữa người phát và người nhận. Hơn thế nữa nó có ý trao đổi và chia sẻ, giao tiếp thiết lập mối quan hệ tương hỗ giữa người dạy và người học. 1.5.2.1. Các đặc tính của giao tiếp. - Tính lưỡng cực của những người tham gia Giao tiếp trong sư phạm tương tác có xu thế tạo nên những trao đổi giữa người dạy và người học, nó có thể thực hiện một chiều bởi vì những đặc tính của nó bao hàm sự tương tác trong trao đổi. Chính vì vậy người dạy hoạt động khi thì như người phát, khi thì như người nhận, đối với người học cũng như vậy. Tất cả hai hoạt động trong sự tương hỗ song cực có giá trị nhất, họ lần lượt trở thành người phát và người nhận. Đó là sự phân biệt cơ bản với giao tiếp truyền thống, ở ớc lớp và ời đ ư ư ư ư ư ó ng ời ta coi ng ời dạy nh ng ời phát tr ngư ư ư ời học nh là ng nhận chỉ cần nghe.[ ] 1. T132 - Tính đặc thù của những người tham gia Người dạy với tư cách là người phát, truyền một thông điệp càng ngày càng có hình thức là một thông tin, một lời khuyên, một lời gợi ý, một động viên hay một chất ấn. Và khi làm chức năng của người nhận, người dạy chấp nhận v thái độ của người cộng tác mong muốn mang đến sự giúp đỡ. Người học với tư cách là người nhận, đặc biệt cố gắng thích nghi với lời truyền đạt của người dạy như: Anh ta cố gắng giải mã, đánh giá cấp độ hiểu và
  • 37. Sư phạm t ng tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật ẳng ươ đ ư iện tại tr ờng Cao đ Việt – Hung trang32/89 anh ta khoanh những phần khó hiểu. Người học sẵn sàng tham gia như một ng ph ười át, có lúc bằng một vài câu hỏi, có lúc bằng một vài bình luận cá nhân. 1.5.2.2. Những phương tiện truyền giao tiếp. Giao tiếp cần các phương tiện để truyền thông điệp từ người phát sang người nhận, các phương tiện thường gọi là kênh hoặc là phương tiện truyền giao tiếp. Bao gồm một số phương tiện sau: - Giao tiếp bằng lời Cách thức giao tiếp dựa trên động từ, từ ngữ và cách nói, trên cái mà người ta gọi là lời nói, đó là cách giao tiếp ưu tiên mà người dạy và người học dùng trong lớp học. Tuy nhiên nghĩa của từ, ý nghĩa cảm xúc của nó, làm cho cách thức giao tiếp này kỳ lạ và rất có sắc thái, đặc trưng riêng. Các từ gắn với các ý được xác định rất rõ ràng và chỉ ra các đối tượng rõ ràng gợi nên một khái niệm được giới hạn chặt chẽ, chính xác. - Giao tiếp không bằng lời Dùng cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, trạng thái tâm lý để biểu đạt, dùng các phương tiện truyền thông để diễn đạt,... 1.5.2.3. Hiệu quả của giao tiếp. Quan điểm sư phạm tương tác không chỉ thỏa mãn với cách thức miêu tả cấu trúc của giao tiếp như các hình thức truyền thông điệp khác nhau. Điều quan trọng là làm thế nào để giao tiếp có hiệu quả nhất. 1.6. MÔI TRƯỜNG TRONG SƯ PHẠM TƯƠNG TÁC. 1.6.1. Môi trường và đời sống sư phạm. Ngày nay dễ dàng chấp nhận rằng môi trường sinh lý học tạo nên khi là sự hỗ trợ có lợi, khi là một trở ngại nghiêm trọng đối với sự tồn tại của con người và đối với việc khai thác di sản của cộng đồng.
  • 38. Sư phạm t ng tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật ẳng ươ đ ư iện tại tr ờng Cao đ Việt – Hung trang33/89 Môi trường cũng có vai trò tương tự đối với đời sống sư phạm, mối quan hệ này đã mang đến nguồn ánh sáng mới cho các phương pháp tiến hành học và dạy. Các yếu tố môi trường và hoạt động sư phạm: Hoạt động sư pham được thực hiện trong khung cảnh môi trường mà ở đó có rất nhiều nhân tố can thiệp vào sự thực hiện đó của nó, cả từ bên ngoài lẫn bên trong. Một số yếu tố xuất pháp từ thế giới bên ngoài của người học được gọi là ngoại cảnh một số yếu tố khác thuộc về nội tâm của con người được gọi là các yếu tố bên trong. [1,T171] . 1.6.2 Phương tiện trong sư phạm tương tác. 1.6.2.1 Với hình thức dạy học truyền thống. Phương tiện sử dụng trong tương tác bao gồm: Phấn ảnh, hình vẽ, các sơ đồ, mô hình, vật thật… Tính tương tác trong dạy học truyền thống đó là tương tác một chiều, con người tương tác vào phương tiện, sử dụng phương tiện như một công cụ để truyền đạt kiến thức. Và trong đó phương tiện sử dụng không tạo ra những thông tin phản hồi tác động lại người học. Điều này làm cho người học trở nên nhàm chán và hiệu quả học tập đạt được không cao. 1.6.2.2 Với hình thức dạy học hiện đại. Trong dạy học hiện đại phương tiện dạy học là máy tính, mạng máy tính và các thiết bị trợ giúp khác. Với hình thức dạy học này thì người học và máy tính có sự tác động qua lại với nhau. Tính tương tác ở đây được thể hiện ở cả hai chiều đó là tương tác giữa con người với máy móc và tương tác giữa máy móc với con người. Qua đó đem lại
  • 39. Sư phạm t ng tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật ẳng ươ đ ư iện tại tr ờng Cao đ Việt – Hung trang34/89 các thông tin phản hồi từ cả hai phía: Người học và máy móc. Để hiểu rõ vấn đề tương tác người máy, chương 2, sẽ giới thiệu tổng quan về tương tác người máy . Các mô hình tương tác và các dạng tương tác người máy trong thiết kế các hệ thống và trong dạy học hiện đại hiện nay và ứng dụng tương tác trong dạy học môn kỹ thuật điện.
  • 40. Sư phạm t ng tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật ẳng ươ đ ư iện tại tr ờng Cao đ Việt – Hung trang35/89 CHƯƠNG II TỔNG QUAN VỀ TƯƠNG TÁC NGƯỜI MÁY - ỨNG DỤNG TRONG DẠY HỌC MÔN KỸ THUẬT ĐIỆN 2.1 NG ÁY . TƯƠNG TÁC ƯỜI M VÀ VAI TRÒ C NÓ. ỦA 2.1.1. Tổng quan tương tác người máy. - Tương tác Người Máy (Human Machine Interaction) nói chung và tương tác Người – Máy tính (Human Computer Interaction) nói riêng và những vấn đề khoa học đã được quan tâm và nghiên cứu rất nhiều. Chính việc nghiên cứu đó đã thúc đẩy được sự phát triển tính tiện dụng của máy móc đối với người sử dụng. Bên cạnh đó nó làm cho người dùng luôn cảm thấy máy móc thân thiện hơn và dễ nắm bắt được công nghệ. Theo như Backer và Boxton (Nguồn [2]) định nghĩa thì “ Tương tác người máy là tập các quá trình, đối thoại và các hành động, qua đó con người sử dụng và tương tác với máy tính”. Một khái niệm khác do hiệp hội Công nghệ phần mềm (CNPM) và Special Interest Group on Computer-Human Interraction (SIGCHI) đưa ra thì “ Tương tác người máy là một lĩnh vực liên quan đến thiết kế, đánh giá và cài đặt hệ thống máy tính tương tác cho con người sử dụng và nghiên cứu các hiện tượng xảy ra trên đó”. Sau đây là sơ đồ thể hiện sự tương quan 4 thành phần Môi trường - - máy tính con người và quá trình phát triển.
  • 41. Sư phạm t ng tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật ẳng ươ đ ư iện tại tr ờng Cao đ Việt – Hung trang36/89 Tương tác ở đây được hiểu là sự giao tiếp giữa người dùng (con người) và hệ thống, trong đó máy tính được xem như là một công cụ thực hiện. Có nhiều hình thức để con người giao tiếp với hệ thống máy tính. Ví dụ như cách thức vào theo lô là cách thức cổ điển nhất và chỉ dùng cho các ngôn ngữ lập trình mà không thể hiện được tương tác người máy. Khi khoa học công nghệ phát triển đáp ứng được các hình thức tương tác cao, như việc điều khiển trực tiếp thông qua các thiết bị vào-ra. Qua đó người dùng cung cấp các chỉ thị và nhận thông tin đáp lại của hệ thống để có thể sử lý các chức năng tiếp theo. 2.1.2. Các mô hình tương tác. 2.1.2.1. - . Mô hình chu trình thực hiện đánh giá Mô hình của Norman, người dùng hình thành kế hoạch hành động và sau đó thực hiện thông qua giao diện máy tính. Khi kế hoạch hay một phần kế hoạch được thực hiện, người dùng quan sát kết quả trả về qua giao tiếp và quyết định các hành động tiếp theo. Hình 2.1: Sơ đồ biểu diễn sự liên quan 4 thành phần (Môi trường - con người (ACM SIGCHI 1992).Nguồn[2] - - máy tính quá trình phát triển)
  • 42. Sư phạm t ng tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật ẳng ươ đ ư iện tại tr ờng Cao đ Việt – Hung trang37/89 Chu trình tương tác có thể chia thành hai giai đoạn: Thực hiện và đánh giá. Các giai đoạn này lại chia thành các bước nhỏ hơn. - Thiết lập mục đích - Hình thành chủ ý - Đặc tả dãy hành động - Thực hiện hành động - Cảm nhận trạng thái hệ thống - Phân tích trạng thái hệ thống - Đánh giá trạng thái hệ thống với mục đích Mỗi bước là một hành động của con người. Trước tiên người dùng xác lập mục đích là những cái cần thực hiện. Tuy nhiên trong bước này, mục đích mới còn ở mức khái quát, cần tiến hành làm rõ hơn như là đặc tả các hành động trước khi nó được thực hiện. Người dùng nhận các trạng thái mới của hệ thống, sau khi thực hiện một dãy hành động phân tích theo chủ ý của mình hy vọng sẽ đạt mục đích. Nếu các trạng thái của hệ thống phản ánh đúng mục đích, hệ thống đã phản ánh điều mà người dùng mong muốn và sự tương tác đã thành công. Ngược lại người dùng phải hình thành đích mới và khởi tạo lại chu trình thực hiện hành động. 2.1.2.2. . Mô hình khung tương lai Mô hình này được Abwod và Beale phát triển dựa trên ý tưởng của Normal, nhằm cung cấp một mô tả hiện thực hơn. Theo mô hình này hệ thống gồm bốn thành phần như hình vẽ sau.
  • 43. Sư phạm t ng tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật ẳng ươ đ ư iện tại tr ờng Cao đ Việt – Hung trang38/89 Vì giao diện ở giữa hai thành phần: Người dùng và máy tính, có bốn bước trong chu trình tương tác và mỗi bước tương ứng với một dịch chuyển từ thành phần này sang thành phần kia, được thể hiện qau hình sau. Giao diện O (Ra) I (Vào) Hệ thống Người dùng Hình 2.2: Mô hình Framework (Nguồn [2]) - Hệ thống - Đầu vào - Đầu ra - Người dùng
  • 44. Sư phạm t ng tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật ẳng ươ đ ư iện tại tr ờng Cao đ Việt – Hung trang39/89 Việc hình thành nhiệm vụ nhằm thực hiện mục đích cần được khớp nối trong ngôn ngữ đầu vào. Khớp nối ở đây bao gồm các nhiệm vụ đầu vào và phải khá dễ cho công đoạn dịch chuyển. Ở giai đoạn tiếp theo, các đáp ứng của đầu vào sẽ được dịch chuyển để kích thích hệ thống. Khi một dịch chuyển trạng thái xảy ra bên trong hệ thống, giai đoạn thực hiện một tương tác được hình thành và giai đoạn đánh giá bắt đầu. Trạng thái mới của hệ thống cần được thông báo cho người dùng và việc này bắt đầu bằng việc dịch chuyển đáp ứng của hệ thống thành các kích thích trên thành phần đầu ra. Việc biểu diễn dịch chuyển này phải bảo vệ thuộc tính có liên quan của lĩnh vực trong giới hạn biểu diễn của các thiết bị ra. 2.1.3. Các dạng tương tác. O I Hệ thống Thực hiện Biểu diễn Giao diện Quan sát Khớp nối Người dùng Hình 2.3: Tương tác người dùng Máy tính qua mô hình Framework (Nguồn [2])
  • 45. Sư phạm t ng tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật ẳng ươ đ ư iện tại tr ờng Cao đ Việt – Hung trang40/89 Tương tác được xem như sự đối thoại giữa người dùng và máy tính. Việc lựa chọn kiểu giao tiếp sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến bản chất của quá trình đối thoại. Có nhiều kiểu tương tác được sử dụng trong giao tiếp như: - h Giao tiếp dòng lện - Giao tiếp bảng chọn (Menu) - Giao tiếp bằng ngôn ngữ tự nhiên - Giao tiếp bằng hỏi đáp và truy vấn - Giao tiếp điền theo mẫu - Giao tiếp dạng WIMP . . . 2.1 3.1 Giao tiếp dòng lệnh - Loại giao tiếp này có thể thấy khi người dùng hệ thống MS DOS hay UNIX. Đối với các hệ thống này, giao tiếp trở nên đơn giản, nhanh chóng và cần ít tài nguyên hệ thống. Đây là loại giao tiếp có tính lịch sử và rất phổ biến. Loại giao tiếp này cung cấp các phương tiện biểu diễn dòng lệnh cho máy tính một cách trực tiếp. Người dùng đưa vào dòng lệnh để thực hiện yêu cầu của mình bằng cách nhấn một phím chức năng, phím tắt hay sử dụng một phím riêng lẻ. Các lệnh thường là các động từ viết tắt hay chọn từ. Đối với loại hình giao tiếp này yêu cầu người dùng bắt buộc phải nhớ được các lệnh và cú pháp chứ không được nhập tùy tiện. Điều này là khó với người mới sử dụng và ngay cả với người lâu lăm với câu lệnh dài. Bên cạnh đó lại có nhiều hệ thống khác nhau sử dụng các lệnh khác nhau. Do vậy cần mất công đào tạo. 2.1.3.2. . Giao tiếp kiểu bảng chọn
  • 46. Sư phạm t ng tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật ẳng ươ đ ư iện tại tr ờng Cao đ Việt – Hung trang41/89 Cách thức giao tiếp này, cung cấp một tập các lựa chọn cho người dùng và tập này thể hiện trên màn hình. Người dùng lựa chọn một mục (tương ứng với một công việc) bằng cách sử dụng các phím con trỏ, phím tắt hay nhấn vào một ký tự. Nếu chuột có thiết lập người dùng có thể sử dụng chuột để lựa chọn mục. Khi các lựa chọn được quan sát trực tiếp trên màn hình, người dùng được gợi ý mà không đòi hỏi phải nhớ. Với loại giao tiếp này thường không có sự mềm dẻo trong các chức năng do được thiết kế cố định. Mặt khác khi có nhiều mục chọn sẽ làm tốn diện tích màn hình và người dùng khó xác định được vị trí xuất phát của các chức năng nếu có quá nhiều lựa chọn ở các cấp độ khác nhau. 2.1.3.3. G . iao tiếp bằng ngôn ngữ tự nhiên Đây là dạng giao tiếp hấp dẫn nhất giữa người dùng và máy tính. Việc hiểu ngôn ngữ tự nhiên bao gồm cả tiếng nói và chữ viết, là một chủ đề được quan tâm và nghiên cứu của nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên sự “nhập nhằng” của ngôn ngữ tự nhiên gây nên các khó hiểu cho máy do ngôn ngữ tự nhiên thể hiện ở nhiều mức độ: Cú pháp, cấu trúc, ngữ nghĩa,…làm cho một câu có thể không rõ ràng. Con người thường dựa vào các ngữ cảnh để phân tích sự “nhập nhằng” này. Tuy nhiên điều này với máy tính thì lại quá khó, với một số khả năng thì việc sử dụng ngôn ngữ tự nhiên cũng có thể có khả quan bằng cách chúng ta sử dụng khả năng nhận dạng tiếng nói của máy kết hợp với một số dạng giao tiếp khác tạo nên hệ thống hoàn chỉnh. Nhưng với hình thức này đòi hỏi những hệ thống có năng lực sử lý tốt mới đáp ứng được giao tiếp một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó chỉ có thể sử dụng một số ngôn ngữ phổ dụng mà thôi. 2.1.3.4 Gia . o tiếp dạng hỏi đáp và truy vấn.
  • 47. Sư phạm t ng tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật ẳng ươ đ ư iện tại tr ờng Cao đ Việt – Hung trang42/89 Hỏi đáp là một cơ chế đơn giản nhằm cung cấp dữ liệu cho một ứng dụng của một lĩnh vực riêng nào đó. Người dùng được yêu cầu bởi một loại câu hỏi. Các câu hỏi được miêu tả trong nhiều dạng khác nhau: dạng Có/Không, dạng đa lựa chọn, dạng nhấn số. Kiểu giao tiếp này khá tự nhiên, dễ thiết kế và rất thích hợp cho người dùng mới và thiếu kinh nghiệm. 2.1.3.5. . Giao tiếp điền theo mẫu Hệ thống hiện thị một tập các trường văn bản trên màn hình, người dùng có thể chọn một trường nào đó để nhập hoăc hiểu chỉnh nội dung. Thường các mẫu hiển thị dựa trên các mẫu thực tế với những gì mà người sử dụng quen thuộc nhằm tạo nên giao diện dễ dàng hơn cho người sử dụng. Người sử dụng làm việc xuyên suốt mẫu, điền các giá trị thích hợp. Dữ liệu nhập vào ứng dụng ở các vị trí xác định. Dạng hội thoại này chủ yếu hữu ích cho các ứng dụng vào dữ liệu, ở một chừng mực nào đó, nó dễ cho việc học và sử dụng đối với những người không sử dụng thành thạo. 2.1.3.6. . Giao tiếp dạng WIMP Hiện nay hầu hết tương tác máy tính là các dạng giao diện WIMP, thường gọi là hệ thống ọn các cửa sổ (Windows), các biểu tượng (Icons), các bảng ch (Menus) (Pointers) và con trỏ , và là dạng tương tác mặc định cho phần lớn hệ thống tương tác máy tính đang sử dụng hiện nay. Ví dụ về giao diện WIMP như là Microsoft Window, MacOS hay các hệ thống X Windows cho UINX,… Các đặc trưng then chốt trong giao diện WIMP bao gồm: Windows, icons, menus và pointers. Đây là phương tiện dùng cho tương tác gữa người và máy. ) + Cửa sổ (Windows
  • 48. Sư phạm t ng tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật ẳng ươ đ ư iện tại tr ờng Cao đ Việt – Hung trang43/89 Các cửa sổ là các vùng màn hình, mỗi một cửa sổ chứa các đối tượng văn bản hoặc đồ họa và người dùng có thể di chuyển hay điều chỉnh các kích thước của chúng. Với hình thức giao tiếp này có thể cùng một lúc người dùng làm nhiều công việc trên nhiều cửa sổ khác nhau. Thông thường các cửa sổ được kết hợp với các thành phần khác nhằm làm tăng khả năng linh hoạt trong sử dụng cho người dùng. Ví dụ như là tiêu đề để người dùng nhận biết ứng dụng đang sử dụng, các nút để điều chỉnh hay đóng cửa sổ,… . + Biểu tượng (Icons) Đó là một hình ảnh tượng trưng cho một ứng dụng nào đó, người dùng khi sử dụng không cần biết ứng dụng đó nằm ở đâu mà chỉ cần chạy thông qua biểu tượng. Mỗi biểu tượng đều thể hiện được những đặc trưng riêng cho ứng dụng mà nó đại diện. . + Bảng chọn (Menus) Đặc trưng của hệ thống cửa sổ là các bảng chọn. Các bảng chọn cung cấp các thông tin về chức năng, danh sách tuần tự các thao tác. Với việc kế các cửa sổ với các bảng chọn thì thiết bị trỏ được sử dụng để lựa chọn. Cùng với đó là khả năng thể hiện các mục chọn khi con trỏ đi qua. Có nhiều kiểu thiết kế bảng chọn trong các cửa sổ, tuy nhiên không nên có quá nhiều mục chọn trong một bảng chọn làm cho người dùng khó sử dụng khi chọn. + Con trỏ (pointers) Đây là một thành phần rất quan trọng trong giao tiếp WIMP bởi vì nó được dùng để định vị và chọn lựa các chức năng. Thiết bị trỏ có nhiều loại như: Chuột, cần điều khiển, bóng xoay, cảm ứng… nhưng tất cả để được thể hiện dưới hình dáng con trỏ trên màn hình. Con trỏ cũng có nhiều dạng khác nhau để phân biệt trạng thái làm việc của ứng dụng hay vị trí làm việc của con trỏ.
  • 49. Sư phạm t ng tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật ẳng ươ đ ư iện tại tr ờng Cao đ Việt – Hung trang44/89 Hiện nay công nghệ phần cứng và các phần mềm đã cho phép con người có khả năng tương tác linh động hơn rất nhiều, ví dụ như là chúng ta không cần phải sử dụng các thiết bị trỏ phức tạp mà sử dụng ngay các thao tác bằng tay. Chúng ta chỉ việc chiếu giao diện nên một màn hình lớn sau đó dùng tay thao tác ngay trên màn hình chiếu như là chúng ta đang sử dụng chuột để điều khiển các chức năng của máy. Như vậy máy tính không những tương tác với chúng ta qua màn hình và các thiết bị trỏ mà còn tương tác với người dùng trong một không gian thực. Với hình thức tương tác này rất hiệu quả trong quá trình giảng dạy và trình diễn một nội dung nào đó. Một thực tế hiện nay không phải chỉ sử dụng một loại hình tương tác mà người thiết kế đã kết hợp các khả năng giao tiếp với máy để làm cho khả năng tương tác với máy ngày càng linh động và hiệu quả. Hay nói cách khác càng ngày máy tính lại có khả năng hiểu con người ở nhiều hình thức và nhiều phương diện khác. N - m Qua nghiên cứu về các hình thức tương tác gười áy, tác giả nhận thấy để đáp ứng nhu cầu tương tác gười trong dạy học Người - - N máy và máy hiện đại thì tương tác dạng WIMP là thiết thực và đem lại hiệu quả cao. Con người và máy tính tương tác qua lại bằng các menu, biểu tượng thông qua việc sử dụng các thao tác. Và đặc biệt là các dạng tương tác qua các thao tác di chuyển chuột kết hợp với các thao tác trên tạo nên tính năng động của hệ thống tương tác. Nó giúp cho người sử dụng tiếp cận hệ thống được thuận lợi và nhanh chóng hơn. Người dùng hệ thống sẽ ít phải sử dụng các thao tác trong khi hiệu quả thao tác thì nhiều. - Với lý thuyết tổng quan về tương tác người máy và quan điểm sư phạm tương tác, tác giả mong muốn sẽ vận dụng phương pháp này một cách có hệ thống và hiệu quả cao trong dạy học, nhất là dạy các môn học kỹ thuật. Bởi vì nếu vận dụng tương tác người máy trong các bài giảng cho các môn kỹ thuật sẽ
  • 50. Sư phạm t ng tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật ẳng ươ đ ư iện tại tr ờng Cao đ Việt – Hung trang45/89 tạo được những hứng thú đặc biệt quan trọng trong khi học. Nó giúp cho học sinh tiếp thu nhanh các kiến thức khoa học hơn đối với phương pháp dạy học truyền thống. 2.1.4. Vai trò tương tác người máy ( Human – Computer nteraction - I ). Tạo ra các hệ thống an toàn và sử dụng được (Usability) như các hệ thống chức năng. -Usability: Là khái niệm trong trong HCI có thể hiểu là làm cho hệ thống dễ học dễ dùng và . * Người dùng + Trước đây: Là các kỹ thuật viên, chuyên gia + Hiện nay: đa dạng . Người dùng đầu cuối (có ít kiến thức về tin học) . Các kỹ thuật viên, chuyên gia. . Yêu cầu đòi hỏi cao. * Môi trường hiện nay. + Trước đây: . Máy tính lớn, không nối mạng. . Người sử dụng máy tính không phải là người thao tác, điều khiển máy tính. . Môi trường: văn bản dạng text. + Ngày nay : . Máy tính cá nhân, mạng, internet . Môi trường: đa dạng, văn bản, đồ hoạ, trực quan. * Lĩnh vực liên quan. + Trước đây : Phương pháp tính + Ngày nay:
  • 51. Sư phạm t ng tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật ẳng ươ đ ư iện tại tr ờng Cao đ Việt – Hung trang46/89 . Phương pháp tính, tính toán ký hiệu, soạn thảo văn bản, xử lý đồ hoạ, hình ảnh, âm thanh, đa phương tiện. . Lệnh và kết quả ⇒ Đối thoại (Dialogue). + Môi trường( use and context) Sử dụng những gì mà máy tính cung cấp được gọi là “ứng dụng”. Tổ chức xã hội, công việc, kinh doanh tương tác với ứng dụng đó. Lĩnh vực ứng dụng (Application Area): phân loại các ứng dụng và các ứng dụng đặc biệt. + Cá nhân, nhóm. + Giao tiếp hướng văn bản. + Giao tiếp hướng truyền thông. + Môi trường thiết kế, lập trình. + Trợ giúp trực tuyến, điều khiển hệ thống liên tục. Sự thích nghi người-máy. Mục đích: Hiểu con người như là một bộ xử lý thông tin Cảm nhận Lưu trữ (các loại bộ nhớ) Xử lý * Ngôn ngữ, giao tiếp và tương tác + Các sắc thái ngôn ngữ: cú pháp , ngữ nghĩa + Các mô hình, hình thức của ngôn ngữ, công thái học. + Bố trí hiện và điều khiển, quan hệ + Nhận thức của con người và giới hạn,… * Máy tính và kiến trúc tương tác. (Computer System and Interface Architecture) + Các thiết bị vào ra + Các kỹ thuật đối thoại; vào, ra và tương tác.
  • 52. Sư phạm t ng tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật ẳng ươ đ ư iện tại tr ờng Cao đ Việt – Hung trang47/89 + Các kiểu đối thoại. + Đồ hoạ máy tính. + Kiến trúc đối thoại * Qui trình phát triển. + Bao gồm thiết kế và kỹ thuật + Các tiếp cận thiết kế + Kỹ thuật và công cụ cài đặt + Kỹ thuật đánh giá + Hệ thống mẫu và Case studies * Chất lượng. + Trước đây: Trạng thái ứng xử đúng với dữ liệu đúng + Tiếp theo: Trạng thái đúng với dữ liệu có thể sai + Ngày nay: Thân thiện, sinh động, dễ dùng * Hai thành phần cơ bản: + Con người và máy tính + Phương tiện: đối thoại.  Muốn làm tương tác phải hiểu đối tượng & con người. Hình 2.4: Sơ đồ tương tác giữa đối tượng và con người Nguồn[ 2 ] .( ) Yêu cầu Trả lời Hành động Đối thoại Trao đổi giữa các mudun
  • 53. Sư phạm t ng tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật ẳng ươ đ ư iện tại tr ờng Cao đ Việt – Hung trang48/89 2.2 QUAN . ĐIỂM SƯ PHẠM TƯƠNG TÁC NGÀY NAY. 2.2.1. Tương tác trong dạy học truyền thống. Trong phương pháp dạy học truyền thống tính tương tác trong dạy học được thể hiện qua hình thức giao tiếp trực tiếp thầy trò, thông qua các phương tiện truyền thống. 2.2.1.1. Vai trò của tương tác trực tiếp thầy trò. Bằng việc dùng lời nói, cử chỉ, thái độ người thầy dẫn dắt người học đi đến sự lĩnh hội tri thức. Việc sử dụng lời nói phù hợp, kết hợp với thao tác như dùng tay, dùng nét mặt, dùng cơ thể để biểu thị nội dung bài giảng, trong một môi trường dễ chịu người dạy sẽ truyền tải nội dung của mình một cách tốt nhất tới người học. Tiếp nhận sự phản hồi từ người học người dạy có phản hồi tích cực lại đối với người học để tạo cho người học một sự thoải mái, và tiếp tục tích cực trên con đường lĩnh hội kiến thức của mình. Người học tiếp thu thông tin của người dạy và có những câu hỏi phản hồi như là thắc mắc về nội dung, những sáng kiến phát hiện trong nội dung học. Như vậy giữa người dạy và người học thường xuyên có sự tương tác qua lại trực tiếp và chủ động. 2.2.1.2. T . ương tác thông qua phương tiện Người dạy lựa chọn và sử dụng các phương tiện dạy học truyền thống như phấn bảng, hình vẽ, tranh treo, các mô hình thực và vật thực một cách thích hợp để diễn tả nội dung bài giảng. Thông qua phương tiện người dạy tác động vào người học để kích thích sự hứng thú, khả năng tiếp thu bài giảng. Người học
  • 54. Sư phạm t ng tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật ẳng ươ đ ư iện tại tr ờng Cao đ Việt – Hung trang49/89 cùng bằng các phương tiện này để phản hồi lại người dạy như là: Làm bài tập lên bảng, làm các sản phẩm hay mô hình thật để phản ảnh khả năng tiếp nhận kiến thức của anh ta. Việc sử dụng phương tiện trong dạy học truyền thống đã mang lại hiệu quả cao trong sự tương tác thầy trò. Tuy nhiên nó vẫn còn có một số điểm hạn chế trong việc trình bày hình vẽ phức tạp. Dùng tranh vẽ thì không thể hiển thị hình ảnh động, dùng mô hình hoặc vật thực chỉ nghiên cứu được một cách tổng thể về đối tượng, không thể nghiên cứu chi tiết từng thành phần, cơ chế hoạt động bên trong của nó. Như vậy, trong dạy học truyền thống tương tác đóng vai trò quan trọng, và nó mang lại hiệu quả nhất định. Tuy nhiên với sự phát triển của giáo dục, xã hội của công nghệ với mô hình đào tạo mới thì tương tác có vai trò rất to lớn trong quá trình dạy học hiện đại. 2.2.2. . Sư phạm tương tác ngày nay Do nhu cầu xã hội, sự phát triển của xã hội thông tin, các mô hình đào tạo trực tiếp, đào tạo từ xa dùng công nghệ dạy học hiện đại dưới sự trợ giúp của máy tính, mạng máy tính đang được triển khai và được người dùng chấp nhận một cách nhanh chóng. Trong quá trình dạy học hiện đại tính tương tác là một yếu tố quan trọng đối với quá trình dạy và học, đặc biệt là khả năng tương tác người máy. Cụ thể là sự tương tác giữa người dạy với người học thông qua đa phương tiện (máy tính, máy chiếu, mạng máy tính…). Việc tương tác trong dạy học hiện đại được biểu hiện dưới hai hình thức, đó là tương tác trực tiếp thầy trò thông qua phương tiện là máy tính, máy chiếu và bài giảng điện tử giáp mặt. Đặc biệt là dạy học qua mạng thông qua bài giảng không giáp mặt.