SlideShare a Scribd company logo
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
…………/………… ……/……
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGUYỄN THỊ KIM DUNG
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI NGUỒN NHÂN LỰC
TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH PHÚC
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 60 34 04 03
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. Lƣơng Minh Việt
HÀ NỘI
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
MỤC LỤC
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1
Chƣơng 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI
NGUỒN NHÂN LỰC TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP............................. 7
1.1. Một số vấn đề lý luận về nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp ........ 7
1.2. Những vấn đề cơ bản về quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực
trong các khu công nghiệp..........................................................................18
1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực trong các khu
công nghiệp của một số nước trên thế giới ................................................26
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI NGUỒN
NHÂN LỰC TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH PHÚC........ 34
2.1. Khái quát chung về đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội, dân số và tình hình
các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc......................................34
2.2. Thực trạng nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc
............................................................................................................................40
2.3. Thực trạng quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực trong các khu
công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc .......................................................................49
2.4. Đánh giá công tác quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực trong các
khu công nghiệp .........................................................................................68
Chƣơng 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI NGUỒN NHÂN LỰC TRONG CÁC
KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH PHÚC........................................................ 76
3.1. Định hướng, quan điểm chung về quản lý nhà nước đối với nguồn
nhân lực trong các khu công nghiệp...........................................................76
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực
trong các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc ................................................77
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................ 100
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
KCN
KH&CN
LLLĐ
NNL
NNLCLC
QLNN
TB&XH
Khu công nghiệp
Khoa học và công nghệ
Lực lượng lao động
Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực chất lượng cao
Quản lý nhà nước
Thương binh và Xã hội
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Danh mục các khu công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt38
Bảng 2.2. Bảng tổng hợp chất lượng nguồn nhân lực trong các KCN từ năm
2010 đến năm 2015 42
Bảng 2.3. Bảng tổng hợp chất lượng nhân lực ở một số KCN năm 2015 ............... 43
Bảng 2.4. Bảng tổng hợp chất lượng lao động theo ngành nghề sản xuất trong
các KCN đến hết năm 2015 45
Bảng 2.5. Tình hình sử dụng lao động ở một số doanh nghiệp trong KCN tỉnh
năm 2015 61
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nguồn nhân lực là yếu tố quyết định đối với sự phát triển về mọi mặt của
mỗi quốc gia. Lịch sử phát triển của nhân loại đã khẳng định nguồn nhân lực là
nguồn lực quyết định nhất của sự phát triển kinh tế - xã hội, còn nguồn lực tự nhiên
và các nguồn lực khác tự chúng không thể tham gia vào quá trình kinh tế - xã hội
nên không thể trở thành động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội. Vai trò động lực
của sự phát triển kinh tế - xã hội luôn thuộc về con người. Chính con người với sức
lực và trí tuệ của mình mới là nhân tố quyết định hiệu quả của việc khai thác, sử
dụng nguồn lực tự nhiên và các nguồn lực khác. Đồng thời, việc khai thác và sử
dụng các nguồn lực đó một cách có hiệu quả sẽ đem lại sức mạnh của nguồn lực con
người. Đúng như Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hợp quốc UNESCO
đã nhận định: Con người đứng ở trung tâm của sự phát triển, là tác nhân và là mục
đích của sự phát triển. Do đó, để thực hiện thắng lợi mục tiêu chiến lược của sự
công nghiệp hóa, hiện đại hóa chúng ta cần nhận thức một cách sâu sắc, đầy đủ
những giá trị to lớn và có ý nghĩa quyết định của nhân tố con người, chủ thể của
mọi sáng tạo, “nguồn tài nguyên” vô giá, vô tận của đất nước.
Để phát triển quốc gia trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa, nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực là giải pháp có ý nghĩa quan trọng quyết định. Ở nước ta,
xuất phát từ thực tế của đất nước trước và sau đổi mới cũng như nắm bắt được xu
hướng đầu tư, phát triển của các nước trên thế giới, từ đại hội Đảng lần thứ VI đến
nay, Đảng đã nhận thức được ngày càng đầy đủ hơn vai trò của con người trong sự
phát triển kinh tế - xã hội. Con người luôn được coi vừa là mục tiêu, vừa là động lực
của sự phát triển kinh tế - xã hội. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) của Đảng đã ghi rõ: “Con
người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển”. Trong
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020, được thông qua tại Đại hội Đảng
lần thứ XI, Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Phát triển và nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phá
1
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
chiến lược, là yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học, công
nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và là lợi thế cạnh tranh
quan trọng nhất, bảo đảm cho phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững”. Nguồn lực
con người được coi là nguồn lực quan trọng nhất, “quí báu nhất, có vai trò quyết
định, đặc biệt đối với nước ta, khi nguồn lực tài chính và nguồn lực vật chất còn hạn
hẹp”. Nó là yếu tố quyết định cho sự thành công của quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước đặc biệt là nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp.
Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn nhân lực trong các khu công
nghiệp nói chung, những năm qua công tác quản lý và phát triển nguồn nhân lực
trong khu công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc luôn được lãnh đạo tỉnh quan tâm hàng
đầu. Để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói riêng của cả nước nói
chung, vấn đề phát triển nguồn nhân lực cần được đặc biệt chú ý mà giải pháp đột
phá là phải xây dựng được nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp đủ về số
lượng và chất lượng.
Tuy nhiên, quản lý nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp tại tỉnh Vĩnh
Phúc hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là trong giai đoạn nay số lượng khu
công nghiệp trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng lên có 05 khu công nghiệp với diện
tích 3500 (ha) và 138 doanh nghiệp với 59.818 công nhân lao động (CNLĐ), nữ
chiếm 38.400 lao động. Do vậy, cần phải có những giải pháp cụ thể để quản lý
nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Quản lý nhà nước đối với
nguồn nhân lực trong các Khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc” làm luận văn Thạc
sĩ của mình. Hy vọng những thành công trong quá trình nghiên cứu sẽ góp phần tích
cực trong việc giải quyết những khó khăn về quản lý nguồn nhân lực trong các khu
công nghiệp tại tỉnh Vĩnh Phúc.
2.Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong thời gian qua đã có một số công trình đề tài nghiên cứu về nguồn nhân
lực trong các khu công nghiệp ở Việt Nam nói chung với nhiều đề tài cấp quốc gia,
cấp bộ, được xuất bản dưới dạng sách và hàng loạt chuyên đề được công bố trên các
tạp chí khác nhau. Trong số đó ta có thể nói đến:
2
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
- Luận văn của thạc sỹ kinh tế Lê Quang Hùng (2006) “Nguồn nhân lực chất
lượng cao cho phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố Đà Nẵng” Học viện Chính trị
Quốc gia Hồ Chí Minh.
Tổng quan của luận văn đã luận giải lý luận cơ bản về nguồn nhân lực; phân
tích đánh giá thực trạng nguồn nhân lực và phát triển và phát triển nguồn nhân lực
chất lượng cao ở Đà Nẵng trong giai đoạn 2000 - 2005; đề xuất những giải pháp cơ
bản về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho phát triển kinh tế - xã hội ở Đà
Nẵng đến 2010 và khẳng định nguồn nhân lực quan trọng nhất cho sự phát triển của
kinh tế - xã hội trong tỉnh.
- Luận văn thạc sỹ Hoàng Văn Nhiệm (2009), “Giải pháp phát triển nguồn
nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Vĩnh Phúc”, Học
viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.
Luận văn khái quát lý luận về nguồn nhân lực; đánh giá thực trạng nguồn
nhân lực phục vụ quá trình CNH, HĐH của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2001 - 2008,
dưới góc nhìn về góc độ kinh tế chính trị. Luận văn đề ra một số nhóm giải pháp
chung cho quá trình phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2015.
Luận văn chưa đưa ra được giải pháp nhằm tăng cường QLNN trong phát triển
nguồn nhân lực.
- Tác giả Lê Tuyển Cử với luận án tiến sỹ (2003) “Những biện pháp phát
triển và hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp ở Việt Nam”
lại đi sâu nghiên cứu hiện trạng phát triển các khu công nghiệp ở Hà Nội; đánh giá
ưu, khuyết điểm, nguyên nhân và phương hướng cải tạo các khu công nghiệp ở Hà
Nội; đề xuất nội dung, phương hướng cải tạo các khu công nghiệp tập trung ở Hà
Nội đến năm 2010.
- Luận văn chuyên ngành kinh tế phát triển, thạc sỹ Lê Thanh An (2011),
“Phát triển nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp thuộc vùng kinh tế mở Vân
Phong tỉnh Khánh Hòa”, Bộ giáo dục và đạo tạo Đại học Đà Nẵng.
Luận văn phân tích, làm sáng tỏ cơ sở lý luận nguồn nhân lực, quản trị nguồn
nguồn nhân lực trong điều kiện của Việt Nam, góp phần phân tích đánh giá tính
3
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
khách quan, những khó khăn, thuận lợi và vai trò của nguồn nhân lực đối với sự
hình thành và phát triển các khu công nghiệp của tỉnh Khánh Hòa. Đánh giá phát
triển nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp tỉnh Khánh Hòa, nhằm tìm ra
những vấn đề tồn tại, nguyên nhân sâu xa của những khiếm khuyết trong phát triển
nguồn nhân lực. Đưa ra những giải pháp, đề xuất một số chính sách thu hút đào tạo
nguồn nhân lực cho tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn 2010 - 2015 và đến năm 2020.
Qua nhiều kết quả của các công trình nghiên cứu, đã góp phần làm rõ hơn về
mặt lý luận, thực tiễn nguồn nhân lực. Ngoài ra đưa ra các giải pháp nhằm phát triển
nguồn nhân lực trong thời kỳ đổi mới nền kinh tế nước nhà, thời kỳ CNH, HĐH đất
nước. Thông qua mỗi đề tài lại có cách tiếp cận riêng, về nhiều góc độ khác nhau về
QLNN đối với nguồn nhân lực, nhằm đưa ra các giải pháp phù hợp với thực tiễn của
từng địa phương. Tuy nhiên, đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu về QLNN
đối với nguồn nhân lực tại các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc. Vì vậy việc lựa
chọn, nghiên cứu đề tài “Quản lý hà nước đối với nguồn nhân lực trong các khu
công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc” là một nội dung mới không có sự trùng lặp, vì việc
vận dụng cụ thể nội dung quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực trong khu công
nghiệp từ thực tiễn ở một địa phương, trên cơ sở lý luận đề xây dựng các giải pháp
phù hợp với thực tiễn về điều kiện kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý
nhà nước đối với nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hóa các cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề quản lý nhà nước
đối với nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp;
- Nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực trong các
khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối
với nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc;
4
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
4. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là hoạt động quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực
trong các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc;
5. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Luận văn nghiên cứu các nội dung trong quản lý nhà
nước đối với nguồn nhân lực.
- Phạm vi về không gian: Luận văn nghiên cứu quản lý nhà nước đối với
nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc
- Phạm vi thời gian: Các số liệu, thông tin được thống kê từ năm 2010 đến
năm 2015; các giải pháp, kiến nghị, định hướng đến năm 2020.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp luận:
Luận văn sử dụng phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác- Lênin, chủ nghĩa
duy vật biện chứng và duy vật lịch sử được nhìn nhận và đúc rút từ chính hoạt động
quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực.
6.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Để hoàn thành được mục tiêu, nội dung nghiên cứu, luận văn sử dụng các
phương pháp nghiên cứu cụ thể:
- Phương pháp sử dụng tài liệu thứ cấp;
- Phương pháp phân tích và tổng hợp;
- Phương pháp điều tra xã hội học;
- Phương pháp thống kê.
7. Ý nghĩa của luận văn và thực tiễn của luận văn:
Luận văn đánh giá một cách hệ thống thực trạng QLNN đối với NNL trong
các KCN tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2010 đến 2015. Vì vậy, đây sẽ là tài liệu giúp các
doanh nghiệp trong khu công nghiệp quản lý nguồn nhân lực có hệ thống, bài bản,
và trình tự hơn.
Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở khoa học và khách quan, giúp cho bộ máy
QLNN của tỉnh tìm ra giải pháp nào là cần tập trung nhất, nhằm phát triển NNL cho
các KCN trong tỉnh.
5
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn được cấu trúc thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực
trong các khu công nghiệp.
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực trong các
khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc;
Chương 3: Định hướng, quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý
nhà nước đối với nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc.
6
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI NGUỒN NHÂN LỰC
TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH PHÚC
2.1. Khái quát chung về đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội, dân số và tình
hình các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Vĩnh Phúc là tỉnh miền núi trung du Bắc bộ, cách thủ đô Hà Nội 60km về
phía Bắc. Một trong những ưu thế của tỉnh so với các tỉnh xung quanh Hà Nội là có
diện tích dồi dào, khá lớn của vùng trung du, có đặc tính cơ lý tốt, thuận tiện cho
việc xây dựng và phát triển công nghiệp.
Vị trí tỉnh Vĩnh Phúc nằm ở cửa ngõ Tây Bắc của thủ đô Hà Nội, thuộc vùng
Châu thổ sông Hồng, là một trong 07 tỉnh, thành thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía
Bắc: phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Tuyên Quang, phía Tây giáp tỉnh Phú
Thọ, phái Đông và phía Nam giáp thủ đô Hà Nội. Nằm trên quốc lộ số 2, tuyến đường
sắt Hà Nội - Lào Cai và tuyến đường cao tốc xuyên Á: Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội -
Hải Phòng, là điều kiện để đưa tỉnh xích gần hơn với các trung tâm kinh tế, công
nghiệp và những thành phố lớn của đất nước và quốc tế như: hành lang kinh tế Côn
Minh - Hà Nội - Hải Phòng, Quốc lộ 2 - Việt Trì - Hà Giang - Trung Quốc, hành lang
đường 18 và trong tương lai là đường vành đai IV thành phố Hà Nội … Tỉnh Vĩnh
Phúc trở thành một bộ phận cấu thành của vành đai phát triển công nghiệp các tỉnh phía
Bắc, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ trước sự lan tỏa của các đô thị lớn thuộc Hà Nội như
Bắc Thăng Long, Nội Bài, Sóc Sơn. Đây là điều kiện thuận lợi để Vĩnh Phúc phát triển
các KCN và phát triển NNL góp phần vào phát triển KT-XH của tỉnh.
Vĩnh Phúc là tỉnh nằm trong vòng quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội, có tổng
diện tích tự nhiên là 1231.76 km2
. Là tỉnh có vị trí nằm giữa trung tâm hình học của
miền Bắc Việt Nam và là một trong số ít tỉnh thành của Việt Nam tự chủ được về
việc thu chi ngân sách từ năm 2003, là một trong những tỉnh luôn luôn có những
đóng góp lớn nhất ở niềm Bắc sau hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh.
34
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Vĩnh Phúc là tỉnh ít có bão lụt thiên tai, khí hậu nằm trung vùng nhiệt đới gió
mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm là 24,20
C nhiệt độ cao nhất ở mùa hè không quá
240
C, rất thuận lợi cho con người sinh sống và làm việc.
2.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội
Vĩnh Phúc là tỉnh có nền kinh tế phát triển: nông nghiệp, công nghiệp và
dịch vụ. Đặc biệt Vĩnh Phúc là tỉnh có nền kinh tế công nghiệp phát triển vào loại
cao ở phía Bắc.
- Tăng trưởng kinh tế: Từ khi tái lập tỉnh (năm 1997) đến nay, Vĩnh Phúc đã đạt
được những thành tựu quan trọng về tăng trưởng kinh tế, tổng sản phẩm trong tỉnh
(GDP) giai đoạn (2001-2005) tăng bình quân 15%, giai đoạn (2006-2010) tăng 18%,
giai đoạn (2011-2015) tăng bình quân 21%. Bình quân trong 15 năm (2001-2015) tăng
18% cao gấp gần 2.35 lần so với tốc độ tăng trưởng bình quân của cả nước (7%), quy
mô tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP) 70,57 nghìn tỷ đồng, tương đương khoảng 3,2 tỷ
USD (năm 2015). Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh năm (GDP) năm 2015 theo giá
trị so sánh dự kiến đạt 58,867 tỷ đồng, tăng 6,97 % so với năm 2014.
Trong những năm gần đây, Vĩnh Phúc là tỉnh có tỷ lệ tăng trưởng kinh tế
vượt trội, tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2007 ước đạt 280 triệu USD, tổng kim
ngạch nhập khẩu năm 2007 đạt 716,229 triệu USD. Khu vực nhập khẩu tập trung
chủ yếu là các doanh nghiệp FDI chiếm 96,14 % tổng kim ngạch nhập khẩu. Hiện
nay, Vĩnh Phúc là tỉnh đứng vị trí thứ 7 trong cả nước về giá trị sản xuất công
nghiệp và là một trong 7 tỉnh, thành nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.
- GDP bình quân đầu người trong tỉnh cũng tăng nhanh, cụ thể: Năm 2001,
GDP bình quân đầu người (theo giá thực tế) mới đạt 3,83 triệu đồng, nhưng đến
năm 2005 đã đạt 9,1 triệu đồng; đến năm 2010 đạt 33,6 triệu đồng (tương đương
1.766 USD) và năm 2015 đạt 74.8 triệu đồng đứng trong vùng kinh tế trọng điểm
Bắc Bộ sau 2 tỉnh thành là Hà Nội và Hải Phòng.
Tăng trưởng kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc luôn đạt mức độ cao, điều đó cho
thấy nền kinh tế của tỉnh ngày càng mở rộng về quy mô, tạo điều kiện thuận lợi
trong phát triển nhân lực và giải quyết việc làm cho người lao động trong tỉnh.
35
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực: Cơ cấu kinh tế chuyển
dịch mạnh theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp tăng mạnh tỷ trọng công nghiệp
và xây dựng, tỷ trọng khu vực dịch vụ tăng chậm (do đặc thù là tỉnh phát triển mạnh
về công nghiệp). Năm 2005 tỷ trọng GDP khu vực nông, lâm nghiệp và thủy hải sản
trong tổng GDP của tỉnh chiếm 19,45% năm 2005, giảm xuống còn 14,9% năm
2010 và 10.5% năm 2015. Tỷ trọng GDP khu vực công nghiệp, xây dựng trong tổng
GDP của tỉnh tăng từ 52,69% năm 2005 lên 56,2% năm 2010 và 53,4% năm 2012
(sụt giảm do nền kinh tế suy thoái nhưng vẫn đứng 7 trong cả nước, thứ 3 khu vực
phía Bắc về giá trị sản xuất công nghiệp). Tỷ trọng GDP khu vực dịch vụ trong tổng
GDP của tỉnh đạt 27,86% năm 2005, tăng lên 28,9% năm 2010 và 33,1% năm 2012.
- Cơ cấu lao động đã có sự dịch chuyển theo hướng tích cực và phù hợp với
xu thế chung là giảm tỷ trọng lao động khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng
tỷ trọng lao động công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Lao động nông nghiệp giảm từ
86,14% năm 2005 xuống còn 55,93% năm 2010 và 51,03% năm 2015. Lao động
khu vực công nghiệp và xây dựng đã tăng từ 16.6% năm 2005 lên 22.87% năm
2010 và 29.05% năm 2015.
- Lĩnh vực kinh tế chủ yếu của tỉnh là lĩnh vực công nghiệp chế tạo và gia
công cơ khí, trong đó ngành cơ khí chế tạo và lắp ráp xe ô tô, xe gắn máy, đóng góp
lớn cho nền kinh tế của tỉnh, chiếm tỷ trọng 37,59%trong cơ cấu GDP của tỉnh năm
2001, tăng lên 58,68% năm 2015.
- Hình thành và phát triển các khu công nghiệp. Đến hết năm 2012, trên địa
bàn tỉnh hiện có 20 khu công nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ
trương đầu tư với quy mô diện tích là 6.038 ha. Hiện nay, tại 07 KCN đã được
thành lập, đều có chủ đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật KCN và đang tiến
hành đầu tư, trong đó có 06 KCN đang hoạt động tỷ lệ lấp đầy đạt 70.7%. Đến hết
năm 2015 trên địa bàn tỉnh có 694 dự án thực hiện thủ tục đầu tư còn hiệu lực, gồm
117 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 2.455.90 triệu USD còn lại là các dự án DDI.
Các KCN tập trung quy mô lớn với trình độ công nghệ tương đối hiện đại,
đáp ứng nhu cầu lao động trong các KCN tăng lên, đòi hỏi phải nâng cao trình độ
tay nghề và đào tạo các nghề tương ứng cho lao động trong tỉnh.
36
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Như vậy, những thành công trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đã tạo
cho tỉnh Vĩnh Phúc vị thế mới đối với cả nước, vùng đồng bằng Sông Hồng và vùng
kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi và quan trọng về phát
triển nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao của tỉnh trong thời gian tới.
2.1.3. Đặc điểm về dân số và lao động
Dân số toàn tỉnh Vĩnh Phúc tính đến năm 2015 khoảng 1.054.942 người,
trong đó dân số nam khoảng 518.559 người chiếm 49.18%, dân số nữ 535.933
người chiếm 50.82%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 13,6%, tỷ lệ dân số trong độ tuổi
lao động chiếm 60%, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chiếm 63%, tỷ lệ dân số làm việc
trong khu vực nhà nước chiếm 78,6%, làm việc trong khu vực có vốn đầu tư nước
ngoài chiếm 10,8%. NNL của tỉnh Vĩnh Phúc chủ yếu do tăng tự nhiên về dân số,
mức tăng qua các thời kỳ là khác nhau giai đoạn 2016-2020 dự đoán sẽ tăng cơ học
nhiều hơn và theo quy luật tăng dân số của các nước phát triển.
Tính đến năm 2015 toàn tỉnh có 567 trường học và cơ sở giáo dục, đào tạo, với
trên 306.809 học sinh, sinh viên. Trong đó có 183 trường mầm non, 174 trường tiếu
học, 146 trường THCS, 37 trường THPT, 01 trường PTCS, 02 trường trung học, và 14
đơn vị giáo dục thường xuyên; 03 trường đại học, 03 trường cao đẳng, 04 trường trung
học chuyên nghiệp. Trên địa bàn tỉnh có 48 cơ sở dạy nghề (04 trường cao đẳng nghề,
02 trường trung cấp nghề, 09 trường cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp có dạy nghề,
27 trung tâm dạy nghề, 06 cơ sở dạy nghề). Giai đoạn (2011 - 2015) đào tạo được
140.801 người, hàng năm có khoảng 27000 người tốt nghiệp (bao gồm cả đào tạo nghề
và đào tạo chuyên nghiệp), đáp ứng nhu cầu lao động của mọi thành phần kinh tế.
Bên cạnh đó, tỉnh đã có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ cho các DN đào tạo
nghề cung ứng cho các DN; cùng với tốc độ gia tăng dân số bước vào tuổi lao động
ngày càng nhiều. Mỗi năm tính có trên 1 vạn người bước vào độ tuổi lao động, đây
là NNL dồi dào cho phát triển kinh tế, xã hội.
2.1.4. Tình hình phát triển các khu công nghiệp tại tỉnh Vĩnh Phúc
Hiện nay, tổng số các KCN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc được Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt danh mục ưu tiên phát triển đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 là
20 KCN, với quy mô 6.038 ha. Trong đó, có 9 KCN đã được thành lập và cấp Giấy
37
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
chứng nhận đầu tư, tổng diện tích quy hoạch là 1.739,61 ha và đã có 168 dự án đầu tư
vào các khu công nghiệp, hiện nay có 153 dự án đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trong năm 2014, tỉnh Vĩnh Phúc đã thành lập mới 2 KCN là KCN Tam Dương
II khu A và khu B; mở rộng KCN Khai Quang, tăng quy mô từ 196,75 ha lên 214,57
ha, tổng vốn đầu tư tăng từ 254,1 tỷ đồng lên 292,46 tỷ đồng; điều chỉnh quy hoạch,
giảm quy mô đầu tư KCN Bình Xuyên II từ 485,1 ha xuống 42,21 ha, điều chỉnh giấy
chứng nhận đầu tư, tổng vốn đầu tư giảm từ 100 triệu USD xuống 25 triệu USD.
Bảng 2.1. Danh mục các khu công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
STT TÊN KHU CÔNG NGHIỆP DIỆN TÍCH VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
(ha)
A CÁC KCN ĐÃ THÀNH LẬP, CẤP GIẤY CNĐT
1 Kim Hoa 50 Thị xã Phúc Yên
2 Khai Quang 262 Thành phố Vĩnh Yên
3 Bình Xuyên 271 Huyện Bình Xuyên
4 Bá Thiện 327 Huyện Bình Xuyên
5 Bình Xuyên II 485 Huyện Bình Xuyên
6 Bá Thiện II 308 Huyện Bình Xuyên
7 Chấn Hưng 131 Huyện Vinh Tường
8 Phúc Yên 150 Thị xã Phúc Yên
9 Sông Lô I 200 Huyện Sông lô
10 Tam Dương II 750 Huyện Tam Dương
11 Sơn Lôi 300 Huyện Bình Xuyên
B CÁC KCN ĐƢỢC QUY HOẠCH
12 Tam Dương I 700 Huyện Tam Dương
13 Vĩnh Thịnh 270 Huyện Vĩnh Tường
14 Hội Hợp 150 Thành phố Vĩnh Yên
15 Nam Bình Xuyên 304 Huyện Bình Xuyên
16 Sông Lô II 180 Huyện Sông Lô
17 Vĩnh Tường 200 Huyện Vĩnh Tường
18 Lập Thạch I 150 Huyện Lập Thạch
19 Lập Thạch II 250 Huyện Lập Thạch
20 Thái Hòa, Liễn Sơn, Liên Hòa 600 Huyện Lập Thạch
Tổng 6,038
Nguồn: Ban quản lý các KCN tỉnh.
38
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Trong số 11 KCN được thành lập, cấp Giấy chứng nhận đầu tư, có 8 chủ đầu
tư xây dựng kinh doanh hạ tầng là doanh nghiệp trong nước, 3 chủ đầu tư là doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tổng vốn đăng ký là 3.340,13 tỷ đồng và 166,085
triệu USD. Tổng vốn thực hiện đến thời điểm hiện tại là 823,31 tỷ đồng (bằng
24,65%) và 49,718 triệu USD (bằng 30%).
- Thu hút đầu tư
Năm 2014, các KCN Vĩnh Phúc đã thu hút được 32 dự án FDI với tổng vốn
đầu tư đăng ký 309,17 triệu USD, lũy kế đến hết tháng 12/2014, có 123 dự án FDI
đầu tư vào các KCN Vĩnh Phúc, với tổng vốn đầu tư đăng ký 2.430,74 triệu USD,
tổng vốn đầu tư thực hiện lũy kế hết tháng 12/2014 đạt 1.181,49 triệu USD, trong
đó có 96 dự án đi vào hoạt động kinh doanh, 9 dự án đang xây dựng cơ bản và 18
dự án chưa triển khai.
Phần lớn các dự án đầu tư vào các KCN Vĩnh Phúc sau khi được cấp Giấy
chứng nhận đầu tư/ Giấy phép đầu tư đều triển khai dự án đúng tiến độ, số dự án đi
vào hoạt động sản xuất kinh doanh chiếm 78% trên tổng số dự án được cấp Giấy
chứng nhận đầu tư vào KCN, số dự án đang xây dựng cơ bản chiếm 7,3%.
Vốn thực hiện đạt 48,6% trên tổng vốn đầu tư đăng ký. Trong đó, các dự án
triển khai nhanh, hoạt động hiệu quả phải kể đến là: Công ty Honda, Công ty
VPIC1, Công ty Piaggio… Tỷ lệ vốn thực hiện trên vốn đầu tư đăng ký của các dự
án Nhật Bản và Hàn Quốc đạt cao, lần lượt chiếm 86% và 80%. Nhiều doanh
nghiệp trong KCN hoạt động kinh doanh có hiệu quả đã nhiều lần tăng vốn đầu tư
mở rộng sản xuất kinh doanh như: Công ty Honda, Công ty VPIC1, Công ty
Partron, Công ty HJC,…
Đối với các dự án đầu tư trong nước, năm 2014, các KCN Vĩnh Phúc thu hút
được 4 dự án, tổng vốn đăng ký là 665,89 tỷ đồng, lũy kế đến hết tháng 12/2014,
trong các KCN Vĩnh Phúc có 30 dự án đầu tư trong nước với số vốn đầu tư đăng ký
đạt 6.343,75 tỷ đồng, lũy kế tổng vốn đầu tư đã thực hiện đạt 1.822,7 tỷ đồng, trong
đó 25 dự án đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, 5 dự án đang xây dựng cơ bản
39
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
- Tình hình sản xuất kinh doanh
Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2014 của các KCN trên địa bàn tỉnh đạt
69.236,76 tỷ đồng; kim ngạch xuất khẩu đạt 1.192,56 triệu USD; giá trị nhập khẩu
đạt 718.67,59 triệu USD; nộp ngân sách 6.505,41 tỷ đồng; giải quyết việc làm cho
48.282 lao động, trong đó lao động tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
là 46.372 lao động, doanh nghiệp trong nước là 1.900 lao động, với số lao động địa
phương chiếm trên 70%.
Nhìn chung, các doanh nghiệp trong KCN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hoạt
động khá ổn định. Các chỉ tiêu kinh tế hàng năm của các doanh nghiệp đều tăng so
với cùng kỳ, một số doanh nghiệp hoạt động khó khăn nhưng không ảnh hưởng lớn
đến tình hình phát triển chung của các KCN.
- Tình hình xây dựng nhà máy xử lý nước thải và bảo vệ môi trường
Nhìn chung, các doanh nghiệp trong KCN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đều
nghiêm túc chấp hành các quy định của pháp luật, bảo đảm trật tự an toàn xã hội,
chủ đầu tư hạ tầng KCN thực hiện tốt công tác quản lý trên địa bàn.
Đối với chủ đầu tư hạ tầng kỹ thuật KCN: hiện nay trên địa bàn tỉnh, các
KCN trước khi đi vào hoạt động, tiếp nhận các dự án đầu tư thứ cấp đều được các
cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM cho dự án
đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KCN, các KCN đã cơ bản xây dựng hệ thống xử lý
nước thải tập trung và đưa vào vận hành ổn định.
Đối với các doanh nghiệp trong KCN: đa số các doanh nghiệp đã thực hiện
việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi
trường, bản cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật, ý thức của
doanh nghiệp ngày càng được nâng cao trong công tác bảo vệ môi trường thông qua
việc đầu tư, vận hành các trạm xử lý nước thải.
2.2. Thực trạng nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp của tỉnh
Vĩnh Phúc
2.2.1. Về số lượng nguồn nhân lực trong các KCN
Nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc bao gồm:
Lao động phổ thông, lao động lành nghề, lao động có khả năng ứng dụng khoa
40
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
học kỹ thuật mới công nghệ hiện đại vào sản xuất, các nhà quản lý, đội ngũ chuyên
gia và nhân viên thuộc các bộ phận chuyên môn ở văn phòng các c ông ty, doanh
nghiệp.
Từ năm 2006 đến nay, các KCN ở tỉnh Vĩnh Phúc ngày càng phát triển mạnh,
lao động làm việc ở các KCN không ngừng tăng lên cả về số lượng và chất lượng.
Trong giai đoạn từ 2008 đến nay, tỉnh Vĩnh Phúc đang chuyển dần mục tiêu
ưu tiên thu hút các dự án đầu tư vào các KCN có sử dụng công nghệ cao, thân thiện
với môi trường tạo ra giá trị sản xuất công nghiệp lớn, tác động nhanh đến quá trình
phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Nhất là các dự án về điện tử, viễn thông và
các nhà đầu tư lắp ráp xe ô tô xe máy nhằm đưa Vĩnh Phúc trở thành trung tâm lắp
ráp ô tô xe máy lớn nhất nước. Mục tiêu này đang từng bước biến thành hiện thực
qua kết quả thu hút đầu tư trong những năm qua. Nhiều nhà máy có công nghệ kỹ
thuật cao đang đầu tư xây dựng và chuẩn bị đi vào sản xuất sản phẩm, điều này đặt
ra yêu cầu phải đáp ứng NNL nói chung và đặc biệt là NNL chất lượng cao cho các
doanh nghiệp này.
Theo số liệu thống kê của các cơ quan chức năng, hiện số lao động làm việc
trong các khu công nghiệp của tỉnh là 58.200 lao động, trong đó, chiếm trên 77% số
lao động là người Vĩnh Phúc.
Nhu cầu tuyển dụng lao động trên địa bàn bình quân vào khoảng hơn 22.000
người mỗi năm. Đến khi hai DN có vốn FDI lớn là Compal và Honhai cùng một số
DN khác đi vào hoạt động thì số lao động cần tuyển dự tính sẽ là trên 30.000 người
mỗi năm. Thực tế này đang tạo áp lực rất lớn về nguồn lao động có chất lượng của
Vĩnh Phúc. Trước mắt, tỉnh đang chuẩn bị nguồn lao động có tay nghề cao cung cấp
cho hai tập đoàn Compal và Honhai.
2.2.2. Về chất lượng NNL trong các KCN
Trình độ của người lao động trong các khu công nghiệp có sự chênh lệch
đáng kể với gần 10.000 lao động có trình độ cao đẳng trở lên; trên 7.600 lao động
có trình độ trung cấp nghề; chiếm tỷ lệ lớn là công nhân kỹ thuật và lao động phổ
thông (trên 30.000 lao động).
41
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Bảng 2.2. Bảng tổng hợp chất lượng nguồn nhân lực trong các KCN
từ năm 2010 đến năm 2015
Đơn vị tính: Nghìn người
Tổng
Lao động Trung cấp, Đại học,
STT Năm phổ thông nghề cao đẳng
số LĐ
SL % SL % SL %
1 2010 33.343 17.338 52,0 12.003 36,0 4.002 12,0
2 2011 42.192 19.704 46,7 17.172 40,7 5.316 12,6
3 2012 51.787 22.890 44,2 22.062 42,6 6.835 13,2
4 2013 53.487 23.130 43,2 22.765 42,5 7.592 14,3
5 2014 55.190 24.160 43,8 22.269 40,3 8.761 15,9
6 2015 58.200 26.372 45,3 22.769 39,1 9.059 15,6
Nguồn: BQL các KCN tỉnh Vĩnh Phúc.
Qua số liệu bảng trên cho thấy: Số lượng lao động nói chung trong các KCN
tăng lên rất nhanh, từ 33.343 lao động năm 2010 lên 58.200 lao động năm 2015,
chất lượng lao động cũng được nâng lên. Lao động được đào tạo nói chung đều tăng
lên, trong đó lao động có trình độ trung cấp nghề về số lượng tăng từ 12.003 lao
động, chiếm lên 22.769 lao động trong KCN năm 2015, đối tượng lao động này tăng
lên khá đều cả về số lượng và tỷ lệ lao động trên tổng số. Riêng LLLĐ có trình độ
ĐH, CĐ là LLLĐ có chất lượng cao hơn, tuy có tăng cả về số lượng và tỷ lệ trên
tổng số nhưng tốc độ tăng còn chậm. Năm 2010 đối tượng lao động này mới chỉ có
4.002 lao động trong KCN, năm 2015 tăng lên 9.059 lao động trong KCN. Qua đó
có thể thấy nhu cầu lao động có tay nghề trong các KCN ngày càng tăng lên, riêng
LLLĐ có chất lượng cao hơn đáng lẽ cũng phải có tốc độ tăng tương ứng thì trên
thực tế đối tượng lao động tăng rất chậm, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của
các DN, việc tuyển dụng LĐCLC vào làm việc trong các KCN gặp khó khăn.
Trong giai đoạn từ 2008 đến nay, tỉnh Vĩnh Phúc đang chuyển dần mục tiêu ưu
tiên thu hút các dự án đầu tư vào các KCN có sử dụng công nghệ cao, thân thiện với
môi trường, tạo ra giá trị SXCN lớn, tác động nhanh đến quá trình phát triển KT-
42
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
XH ở địa phương. Nhất là các dự án về điện tử, viễn thông và các nhà đầu tư về sản
xuất lắp ráp ô tô xe máy nhằm đưa Vĩnh Phúc trở thành trung tâm sản xuất, lắp ráp
ô tô xe máy lớn nhất nước. Mục tiêu đó đang từng bước biến thành hiện thực qua
kết quả thu hút đầu tư trong những năm qua. Nhiều nhà máy có công nghệ, kỹ thuật
cao đang đầu tư xây dựng và chuẩn bị đi vào sản xuất sản phẩm, điều đó cũng đặt ra
yêu cầu phải đáp ứng NNL nói chung và đặc biệt là NNLCLC cho các DN này.
- Về cơ cấu, chất lượng nguồn nhân lực theo các Khu công nghiệp
Nhân lực ở các KCN của tỉnh trong những năm qua được thể hiện tương đối
rõ nét thông qua cơ cấu theo các KCN. Theo số liệu tổng hợp NLL đang làm việc
tại các KCN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc như sau:
Bảng 2.3. Bảng tổng hợp chất lượng nhân lực ở một số KCN năm 2015
Đơn vị tính: Người
TT
Tổng LĐ Phổ thông
LĐ trung cấp, LĐ Đại học,
Tên KCN nghề cao đẳng
số LĐ
SL % SL % SL %
1 Khai Quang 22.845 15.248 53,9 7.865 33,6 2.732 12,50
FDI 21.263 14.318 50,93 7.361 36,32 2.584 12,75
DDI 1.582 930 59,06 504 31,85 148 9,36
2 Bình Xuyên 11.847 4.236 53,98 3.649 33,76 1.962 12,26
FDI 7.680 4.162 55,67 2.350 32,57 1.168 11,76
DDI 4.167 2.074 59,56 1.299 36,87 794 13,57
3 Bá Thiện 6.650 2.678 57,72 2.175 31,78 897 10,71
FDI 4.038 1.954 51,15 1.518 36,8 566 12,05
DDI 1.612 1.624 69,72 657 22,15 331 8,13
4 Kim Hoa 8.850 3.080 34,14 4.332 50,08 1.438 15,78
FDI 8.850 3.080 34,14 4.332 50,08 1.438 15,78
Nguồn: Ban quản lý các KCN tỉnh.
Qua số liệu trên cho thấy: Tổng số lao động trong các KCN tính đến hết năm
2015 trong 4 KCN lớn nhất của tỉnh Vĩnh Phúc, tỷ lệ lao động phổ thông chiếm tỷ
43
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
trọng cao nhất tại các KCN, lao động được đào tạo nghề chiếm tỷ trọng khá lớn,
trong đó chỉ có trên 10% được đào tạo ở trình độ CĐ, ĐH. Điều này cho thấy chất
lượng chung của NNL trong các KCN của tỉnh đến thời điểm này chưa cao, cơ cấu
ngành nghề của các DN tập trung chủ yếu vào lĩnh vực sử dụng nhiều lao động
không đòi hỏi cao về trình độ người lao động như: Dệt may, sản xuất vật liệu xây
dựng, cơ khí, các sản phẩm nhựa...Tuy nhiên, chất lượng lao động ở từng KCN,
từng loại hình DN có khác nhau:
Đối với KCN Kim Hoa, chỉ có duy nhất Công ty HONDA Việt Nam lấp đầy
KCN, với số lượng lao động là 8.850 người. Đây là DN sản xuất, lắp ráp ô tô, xe
máy chất lượng cao, quy mô lớn, tổng mức đầu tư lên tới trên 580 triệu USD, hàng
năm tạo ra giá trị SXCN rất lớn. DN hoạt động với quy mô lớn, mang tính chuyên
nghiệp cao trong tổ chức, quản lý, điều hành hoạt động. Chất lượng nhân lực cũng
cao hơn các KCN khác, lao động phổ thông chỉ chiếm 34,14%, lao động được đào
tạo chiếm 65,86%, trong đó lao động có trình độ ĐH, CĐ chiếm 15,78% cao hơn
nhiều so với mức bình quân chung của các KCN (12,6%).
Các KCN Bình Xuyên và Khai Quang và Bá Thiện chất lượng lao động
tương đối đồng đều, tỷ lệ lao động có trình độ ĐH, CĐ chiếm 12,26% ở KCN Bình
Xuyên; 12,5% ở KCN Khai Quang và 10,7% ở KCN Bá Thiện, đều thấp hơn mức
bình quân chung của các KCN. Nguyên nhân là tại hai KCN này tập trung nhiều
nhà máy may xuất khẩu và sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất các sản phẩm cơ
khí…. nên nhu cầu sử dụng lao động phổ thông rất lớn. Ở các KCN này cũng có
một số DN sản xuất linh kiện điện tử, lắp ráp xe máy Piaggio… nên cũng sử dụng
nhiều NLCLC, đã góp phần làm tăng chất lượng lao động tại ba KCN trên.
Chất lượng lao động tại các KCN trên lại có sự khác biệt rõ rệt giữa các
doanh nghiệp FDI và DDI. Đối với các doanh nghiệp FDI thì tỷ lệ lao động phổ
thông chiếm tỷ lệ ít hơn (45,01%) so với các doanh nghiệp DDI (58,35%). Đối với
LLLĐ qua đào tạo ở trình độ trung cấp, nghề thì các DN FDI cũng có tỷ lệ cao hơn,
chiếm 42,12%, còn các doanh nghiệp DDI tỷ lệ này chỉ chiếm 30,96%. Lao động
thuộc đối tượng có CLC thì các doanh nghiệp FDI cũng chiếm tỷ lệ cao hơn so với
44
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
các doanh nghiệp DDI (12,87% so với 10,69%). Quy mô đầu tư cũng như tính đa
dạng ngành nghề, công nghệ sản xuất của các DN FDI đầu tư ở các KCN của tỉnh
trong thời gian qua là cao hơn các DN DDI, từ đó đòi hỏi phải có NNL chất lượng
ngày càng cao hơn mới đáp ứng được yêu cầu của các DN.
- Về cơ cấu NNL theo ngành nghề.
Trong các KCN của tỉnh hiện nay các DN đầu tư vào đa ngành, đa lĩnh vực,
có những ngành nhiều nhà đầu tư như cơ khí, dệt may, ô tô, xe máy, lại có những
ngành chỉ có một hoặc vài dự án đầu tư như: chế biến nông sản thực phẩm, sản xuất
mỹ phẩm, gia công chế tác vàng bạc đá quý... Nhưng có thể tổng hợp theo nhóm
ngành cơ bản là: Dệt may; cơ khí chế tạo và lắp ráp; Điện tử công nghệ cao; Vật
liệu xây dựng và các ngành khác.
Theo số liệu đến tháng 12 năm 2011, chất lượng lao động đang làm việc tại
các DN trong KCN, phân loại theo ngành nghề được tổng hợp như sau:
Bảng 2.4. Bảng tổng hợp chất lượng lao động theo ngành nghề sản xuất trong các
KCN đến hết năm 2015
Đơn vị tính: Người
ST Ngành nghề Tổng LĐ Phổ thông
LĐ trung cấp, LĐ Đại học,
nghề cao đẳng
T SX số LĐ
SL % SL % SL %
1 Cơ khí lắp ráp,
22.682 7.542 38,14 10.512 47,57 4.628 14,29
chế tạo
2 Dệt may 16.648 10.419 56,2 4.681 33,19 1.548 10,61
3 Điện tử, CNC 5.908 1.722 36,39 2.874 45,39 1.312 18,22
4 Vật liệu XD 9.880 4.810 51,20 3.529 36,2 1.541 12,6
5 Ngành khác 3.082 1.879 57,26 946 32,22 578 10,52
Nguồn: Ban quản lý các KCN tỉnh.
Như vậy, có thể thấy chất lượng lao động ở các ngành nghề có khác nhau rõ
rệt. Một số ngành có tỷ lệ lao động qua đào tạo và có tay nghề cao hơn như ngành
cơ khí là 61,86% trong đó lao động có trình độ CĐ, ĐH chiếm 14,29%; ngành điện
45
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
tử công nghệ cao là 63,61% trong đó lao động có trình độ CĐ và ĐH là 18,22%, cao
hơn nhiều so với mức bình quân chung trong các KCN của tỉnh. Các ngành có tỷ lệ
lao động có trình độ thấp hơn như dệt may là 43,8%, Vật liệu xây dựng là 48,80%
và một số ngành khác là 42,74%.
Trong những năm qua, các dự án đầu tư vào các KCN chủ yếu tập trung vào
các dự án thuộc lĩnh vực: Dệt may, vật liệu xây dựng, cơ khí lắp ráp và chế tạo, do
vậy chất lượng nhân lực trong các KCN chưa cao, tỷ lệ lao động chất lượng cao còn
thấp. Những năm gần đây, một số dự án thuộc ngành, lĩnh vực có hàm lượng công
nghệ cao hơn, hiện đại hơn được tỉnh quan tâm thu hút đầu tư vào KCN đã đạt được
kết quả bước đầu, một số dự án đã đi vào hoạt động. Chính vì vậy mà cơ cấu lao
động trong các KCN đã từng bước chuyển dịch theo hướng tích cực hơn, theo
hướng tăng tỷ trọng lao động có trình độ kỹ thuật và tay nghề cao, giảm dần tỷ
trọng các ngành nghề sử dụng nhiều lao động phổ, qua đó tạo ra sự chuyển biến về
chất trong các KCN.
2.2.3. Về thu nhập và đời sống của người lao động trong các Khu công nghiệp
Trong những năm gần đây, tình hình thu nhập và đời sống của công nhân lao
động trong các KCN của tỉnh từng bước đã có sự chuyển biến tích cực, đội ngũ
công nhân lao động phát triển cả về số lượng và chất lượng. Nhận thức được tầm
quan trọng của yếu tố con người trong SXKD, hầu hết các DN trong KCN đều quan
tâm đến vấn đề tuyển chọn, đào tạo và đào tạo lại NNL. Phần lớn các DN trong
KCN thực hiện tương đối tốt các quy định của nhà nước về chính sách tiền lương,
thời gian làm việc, an toàn vệ sinh lao động, chế độ BHYT, BHXH cho người lao
động. Một số DN có xe đưa đón công nhân đi làm việc, chủ động tổ chức hoặc phối
hợp tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao, giao lưu gặp mặt nhân các
ngày lễ lớn trong năm, khám bệnh định kỳ cho công nhân… nhằm mục tiêu cải
thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động.
Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể thì vấn đề lao động, điều kiện sống và làm
việc của công nhân KCN vẫn còn nhiều vấn đề đáng quan tâm. Bên cạnh những DN
có trách nhiệm cao với người lao động, vẫn còn có những DN chưa quan tâm đầy
46
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
đủ, đúng mức đến đời sống người lao động. Nhiều DN vi phạm những quy định của
nhà nước về tuyển dụng, hợp đồng lao động, chính sách lương, thưởng, các chế độ
về BHYT, BHXH, bảo hộ lao động, độc hại cho người lao động.
Thu nhập của người lao động ở các DN KCN nói chung còn thấp. Theo số
liệu thống kê của Ban quản lý các KCN tỉnh, thu nhập bình quân của người lao động
trong các KCN trong năm 2015 khoảng từ 2,8 triệu - 4 triệu đồng/ người/ tháng, nếu
tính cả tiền ăn ca, làm thêm giờ thì đạt trên 4 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên với mức
độ lạm phát hiện nay, giá cả hàng hoá dịch vụ tăng nhanh, như: tiền thuê nhà trọ,
xăng dầu, giá lương thực, thực phẩm và các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu khác đều
tăng giá, nhất là tại các khu đô thị, KCN nơi tập trung đông người thì cuộc sống của
họ càng gặp khó khăn hơn. Có tới 48,2% lao động có mức thu nhập thấp nên phần
lớn phải làm thêm giờ hoặc chấp nhận cuộc sống thiếu thốn, 30,7% lao động cho
rằng tiền công DN trả cho họ chưa thoả đáng so với công sức họ bỏ ra. Mức thu
nhập của người lao động trực tiếp và lao động gián tiếp, giữa bộ phận quản lý với
công nhân luôn có sự chênh lệch lớn.
Về vấn đề nhà ở, thống kê ở các KCN trong tỉnh hiện nay cho thấy: đại bộ
phận lao động là nhân lực trẻ dưới 35 tuổi, lao động nữ chiếm trên 60%, LLLĐ
ngoại tỉnh chiếm khoảng 25%, trong đó đa phần lực lượng LĐCLC là người ngoài
tỉnh. Ngoài ra, LLLĐ là người địa phương làm việc trong các KCN, nhưng có quê ở
trên địa bàn cả 9 huyện, thành, thị trong tỉnh. Một số lao động tuy là người của địa
phương nhưng do ở xa các KCN nên vẫn có nhu cầu thuê nhà ở, do vậy số người
phải thuê nhà trọ chiếm tỷ lệ cao. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của BQL các
KCN thì số lao động cần có nhà ở chiếm trên 60%, phần lớn số nhân lực trên đều tự
tìm thuê nhà trọ ở gần nơi làm việc của mình. Hiện nay, các KCN trên địa bàn tỉnh
đều chưa có khu nhà ở cho công nhân lao động thuê. Việc phát triển các KCN trong
những năm qua chưa chú trọng tới việc gắn xây dựng các KCN với xây dựng nhà ở,
công trình công cộng phục vụ đời sống người lao động. Số lượng lao động tập trung
về các KCN hàng năm tăng nhanh nên nhu cầu nhà ở trở thành vấn đề bức xúc và
nảy sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp, không những cho bản thân người lao động
47
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
mà cả địa phương nơi có KCN. Chỉ ở một số DN lớn có chính sách riêng về nhà ở
cho nhân lực cấp cao như tập đoàn gạch Vĩnh Phúc, Công ty Hon Da Việt Nam có
khu nhà ở dành cho công nhân. Các DN có quy mô lớn hàng ngày có xe đưa đón
công nhân, nhưng thực chất đây là lực lượng LĐCLC từ Hà Nội về làm việc tại các
KCN của Vĩnh Phúc.
Đời sống văn hoá tinh thần của người công nhân lao động trong các KCN hiện
nay rất nghèo nàn. Sự hiểu biết của người công nhân về tình hình chính trị, kinh tế, xã
hội của đất nước và địa phương rất hạn chế, hầu hết họ rơi vào tình trạng thiếu thông
tin, ban ngày đi làm, tối về khu nhà trọ, họ không tham gia bất kỳ hoạt động cộng đồng
nào ở khu dân cư. Các hoạt động phong trào như văn hoá văn nghệ, thể thao, đọc sách,
báo… người lao động cũng ít được tiếp cận và tham gia, đây là sự thiệt thòi lớn của họ,
cần được Đảng, nhà nước, chính quyền địa phương sớm quan tâm giải quyết.
Về tổ chức công đoàn và chính sách cho lao động trong các KCN: Theo số
liệu báo cáo của Công đoàn các KCN tỉnh, đến hết năm 2015 trong các KCN của
tỉnh đã có 236 công đoàn cơ sở, với 51.929 đoàn viên công đoàn, trong đó: DN có
vốn đầu tư nước ngoài có 60 công đoàn cơ sở với 27.255 đoàn viên; DN có vốn đầu
tư trong nước có 186 công đoàn cơ sở với 24.874 đoàn viên công đoàn.
Nhìn chung đối với các DN có tổ chức công đoàn, thì đời sống vật chất và
tinh thần của người lao động được quan tâm hơn. Các tổ chức công đoàn cơ sở đã
làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, phát động các phong trào thi đua trong
LĐSX, phong trào văn hoá văn nghệ. Tổ chức công đoàn chăm lo, bảo vệ quyền lợi
của người lao động thông qua việc xây dựng soạn thảo nội quy lao động, thoả ước
lao động tập thể… đến nay đã có 100% DN có nội quy lao động, 236/236 DN có
công đoàn cơ sở đã thực hiện đóng BHXH, BHYT cho người lao động.
Tuy nhiên, theo báo cáo của công đoàn các KCN tỉnh những năm gần đây
đều sảy ra việc đình công hay ngừng việc tập thể. Năm 2009 có 16 cuộc đình công,
năm 2010 là 11 cuộc, năm 2011 là 8 cuộc, năm 2013 là 4 cuộc. Từ đó cho thấy tình
hình đình công và ngừng việc tập thể diễn ra tại các KCN là hết sức phức tạp.
Nguyên nhân chính của các cuộc đình công là:
48
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
- Chủ sử dụng lao động chưa thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách liên
quan đến người lao động như: Tiền lương, tiền thưởng, tiền ăn ca, chế độ thai sản,
bảo hộ lao động, sa thải công nhân sai quy định,…
- Do ảnh hưởng của lạm phát, giá cả các mặt hàng thiết yếu tăng, thu nhập
của người lao động thấp, đời sống gặp nhiều khó khăn, trong khi đó nhà nước và
DN chưa có biện pháp kịp thời đáp ứng yêu cầu chính đáng của người lao động.
- Một bộ phận người lao động nhận thức, hiểu biết pháp luật còn hạn chế, lại
bị kích động, lôi kéo khống chế không cho công nhân đi làm nên đã dẫn đến tình
trạng đình công bất hợp pháp, không đúng trình tự pháp luật.
- Nhiều DN chưa thành lập tổ chức công đoàn, hoặc nếu có thì hoạt động còn
nhiều hạn chế. Việc giám sát, hướng dẫn DN thực hiện các chế độ chính sách cho
người lao động của các cơ quan chuyên môn còn hạn chế, chưa kịp thời như chế độ
tăng lương, bảo hộ lao động…
2.3. Thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với nguồn nhân lực trong các khu
công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc
2.3.1. Xây dựng chiến lược, kế hoạch về phát triển nguồn nhân lực trong
các khu công nghiệp
Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XIII, năm 2001 đã xác định mục tiêu
phát triển Vĩnh Phúc cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại vào năm 2020.
Nghị quyết Đại hội XIV, XV tiếp tục xác định các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể hóa
chủ trương này. Các Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, HĐND tỉnh đã ban
hành nhiều chủ trương về phát triển GD-ĐT và NNL nhằm thực hiện các mục tiêu
đã đề ra.
Để giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng NNL và cụ thể hóa các Nghị
quyết của Đảng bộ tỉnh, ngày 01/6/1999 UBND tỉnh Vĩnh Phúc ra quyết định số
1335/ QĐ-UB về “Quy hoạch tổng thể hệ thống các cơ sở dạy nghề đến năm 2010”
với nhiều nội dung cơ bản trong đó có nội dung về Bố trí hệ thống cơ sở dạy nghề.
Trên cơ sở Nghị quyết 04-NQ/TU ngày 26/5/2001 của Tỉnh uỷ (Khoá XIII) về
phát triển GD - ĐT thời kỳ 2001-2005. Ngày 22-07-2005 HĐND tỉnh Vĩnh Phúc đã
49
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
ban hành nghị quyết số 04/2005/NQ-HĐND về “Thực hiện phổ cập giáo dục bậc trung
học tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2005 - 2010”. Nghị quyết đưa ra với những mục tiêu
chung: “Vĩnh Phúc đạt chuẩn phổ cập giáo dục bậc trung học vào năm 2010, nhằm
nâng cao mặt bằng dân trí, chất lượng nguồn nhân lực, góp phần thúc đẩy sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đảm bảo cho Vĩnh Phúc phát triển nhanh và bền vững”.
Hội đồng nhân dân tỉnh cũng ban hành nghị quyết số 05/NQ-HĐND về việc
dạy nghề cho lao động ở nông thôn, lao động ở vùng giành đất phát triển công
nghiệp, dịch vụ và đô thị trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2010 - 2015. Mục
tiêu chung: “Dạy nghề cho lao động nông thôn, lao động ở vùng giành đất phát triển
công nghiệp, dịch vụ và đô thị trên địa bàn tỉnh, nhằm trang bị cho người lao động
một nghề hoặc kiến thức khoa học kỹ thuật để giúp người lao động tạo việc làm và
chuyển đổi nghề từ lao động nông nghiệp sang các nghề công nghiệp, xây dựng,
dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp, làm việc ở các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh
hoặc đi lao động có thời hạn ở nước ngoài, nâng cao đời sống, đảm bảo an ninh
chính trị, trật tự an toàn xã hội, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của
tỉnh đến năm 2015”.
Quán triệt sâu sắc các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về phát
triển NNL, trong giai đoạn 2005-2010, việc phát triển NNL được coi là một trọng
những nhiệm vụ trọng tâm đối với toàn Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc. Đảng bộ Tỉnh đã chỉ
đạo nhiệm vụ xây dựng, phát triển NNL bằng những biện pháp đúng đắn, sáng tạo, linh
hoạt và kịp thời nhằm hướng vào giải quyết những hạn chế, bất cập về chất lượng, số
lượng NNL cũng như việc làm của Tỉnh. Do đó, công tác xây dựng, phát triển NNL đã
được triển khai xuyên suốt từ tỉnh đến cơ sở và thu được những kết quả quan trọng.
Ngày 22/5/2008 Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đã ban hành nghị quyết số 06 về “Phát
triển nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH đến năm 2015, định hướng
2020” với những quan điểm chủ đạo sau: Nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất để
phát triển KT-XH nhanh và bền vững, là nhân tố quyết định thành công của sự
nghiệp CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế; phát triển NNL là nhiệm vụ vừa cấp
bách, vừa có tính chiến lược lâu dài. Chiến lược phát triển NNL phải gắn kết
50
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
chặt chẽ với chiến lược với chiến lược phát triển KT-XH, trong đó lấy nâng cao chất
lượng giáo dục phổ thông làm nền tảng, lấy đào tạo nghề, đào tạo lao động kỹ thuật
chất lượng cao làm khâu đột phá, lấy nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo,
cán bộ quản lý, công chức viên chức trong hệ thống chính trị là nhân tố quyết định
sự thành công của sự nghiệp CNH, HĐH.
Ngày 29-12-2006 UBND tỉnh Vĩnh Phúc ban hành quyết định số
44/2005/QĐ-UBND về “Ban hành quy định chuẩn và một số chính sách đối với
làng nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc”. Với những quy định
chuẩn và những chính sách làng nghề như vậy đã góp phần vào việc giải quyết việc
làm cho người lao động, đồng thời cũng làm cho nền kinh tế của tỉnh có sự tăng
trưởng, thúc đẩy Vĩnh Phúc tiến nhanh trong công cuộc CNH, HĐH đất nước
Tại kỳ họp thứ 10 khóa XIV, Hội động nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc cũng ban
hành Nghị quyết số 16/2007/NQ-HĐND (04-07-2007) về “Chương trình giảm
nghèo, giải quyết việc làm cho giai đoạn 2007-2010” và Nghị quyết số
15/2007/NQ-HĐND về việc ban hành một số cơ chế, chính sách phát triển giáo dục,
đào tạo giai đoạn 2007-2010.
Cùng với việc ban hành một số chính sách làng nghề, xóa đói giảm nghèo,
tạo việc làm cho nhân dân, UBND tỉnh Vĩnh Phúc cũng đã đưa ra Quyết định số
2630/QĐ-CT (20-09-2007) về việc thanh toán tiền hỗ trợ đền bù, giải phóng mặt
bằng và hỗ trợ đào tạo nghề theo quyết định số 2475/2002/QĐ-UB ngày 09-07-2002
của UBND tỉnh. UBND tỉnh quyết định hỗ trợ đào tạo nghề cho 23 doanh nghiệp
trên địa bàn tỉnh. Với chính sách như vậy đã thu hút người lao động và nâng cao tay
nghề cho người lao động trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
Quyết định số 180/QĐ-UBND ngày 18/01/2012 về việc Phê duyệt quy hoạch
phát triển nhân lực tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020
Có thể nói, kể từ khi bắt đầu phát triển các KCN (năm 2001), bằng việc chú
trọng xây dựng quy hoạch, kế hoạch trung hạn, ngắn hạn trong việc phát triển giáo
dục nói riêng, phát triển NNL nói chung đã tu được nhiều kết quả tích cực, sau 15
năm đã tu hút được 58.200 lao động làm việc trong các KCN của tỉnh.
51
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc hoạch định một chiến lược
phát triển NNL, nhất là NNLCLC chưa được quan tâm đúng mức. Sau hơn 15 năm
hình thành và phát triển các KCN, Vĩnh Phúc chưa ban hành chiến lược phát triển
NNL đáp ứng sự phát triển của các KCN nói riêng, phát triển NNL phục vụ quá
trình CNH, HĐH của tỉnh nói chung. Đến tháng 01/2012, Vĩnh Phúc mới hoàn
thành quy hoạch phát triển nhân lực của tỉnh đến năm 2020, trong khi mục tiêu cơ
bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015. Việc quy hoạch, phát triển và sử
dụng NNL giữa các ngành, vùng và địa phương trong tỉnh cũng còn nhiều chồng
chéo và thiếu các mục tiêu cụ thể. Điều đó dẫn đến tình trạng khá phổ biến hiện nay
là vừa “thừa”, vừa “thiếu” nhân lực trong các ngành, vùng, địa phương. Mặt khác,
nội dung quy hoạch NNL của tỉnh vẫn ở sự khái quát chung, thiếu một quy hoạch,
kế hoạch cụ thể tập trung nâng cao chất lượng NNL phục vụ cho các KCN của tỉnh
để phù hợp mục tiêu phát triển tỉnh công nghiệp, do vậy hiện tượng “khan hiếm”
NNLCLC trong các DN hoạt động trong các KCN của tỉnh, hơn nữa việc thiếu tầm
nhìn chiến lược về phát triển NNLCLC nên trong vài năm trở lại đây, Vĩnh Phúc
không thu hút mới được các dự án FDI công nghệ cao vào đầu tư ở Vĩnh Phúc. Do
vậy, trong những năm tới Vĩnh Phúc cần triển khai thực hiện tốt chiến lược phát
triển NNL gắn chặt chẽ với chiến lược phát triển KT-XH, chiến lược phát triển GD-
ĐT,… phù hợp với quy hoạch chung của tỉnh.
2.3.2. Xây dựng và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về
nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp tại tỉnh Vĩnh Phúc
Hiện nay, quản lý NNL trong các KCN nói chung và tại tỉnh Vĩnh Phúc nói
riêng được điều chỉnh bởi các văn bản quy phạm pháp luật bao gồm: Bộ Luật Lao
động và Luật cán bộ, công chức và nhiều văn bản dưới luật của Chính phủ, các Bộ
ngành liên quan như: Bộ Lao động TB&XH, Bộ GD&ĐT và Bộ Y tế.
Bộ luật Lao động thông qua ngày 23/6/1994 được sửa đổi, bổ sung ngày
2/4/2002 và ngày 29/11/2006, tại chương XI quy định về lao động, lao động có trình
độ chuyên môn, kỹ thuật cao, trong đó quy định rõ việc ký kết hợp đồng làm việc,
chế độ đãi ngộ, sở hữu đối với các sáng chế, đào tạo nâng cao trình độ,…Tuy
52
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
nhiên, trong Bộ luật Lao động năm 2012 lại bỏ các nội dung liên quan đến lao động
có chuyên môn, kỹ thuật cao.
Ngoài ra, Chính Phủ, các Bộ Lao động TB&XH, Bộ Y tế đã ban hành các
Thông tư, Nghị định về phát triển các KCN, chế độ tiền lương cho người lao động,
điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm… các văn bản trên đều có tác động trực tiếp
đến chế độ đãi ngộ, điều kiện làm việc của người lao động trong các KCN.
Nghị định 29/2008/NĐ-CP của Chính Phủ Quy định về KCN, KCX và khu
kinh tế; Nghị định 34/2008/NĐ-CP quy định về tuyển dụng và quản lý người nước
ngoài làm việc tại Việt Nam và Nghị định 46/2011/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP,...Ngoài ra để tăng cường NNL về chất
lượng và số lượng, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản quản lý và phát triển NNL
thông qua các chính sách việc làm, tuyển dụng, sử dụng, dạy nghề, tiền lương...cho
người lao động như: Nghị định 39/2003/NĐ-CP về chính sách hỗ trợ việc làm, tạo
điều kiện thuận lợi cho DN tạo việc làm cho nhiều lao động; Nghị định
02/2001/NĐ-CP của Chính phủ quy định người sử dụng lao động có trách nhiệm tổ
chức nâng cao trình độ nghề nghiệp cho người lao động...
Bộ Lao động TB&XH ban hành Quyết định 708/QĐ-BLĐTBXH ngày
15/06/1999 quy định mức lương tối thiểu và tiền lương của lao động Việt Nam làm
việc trong các DN có vốn đầu tư nước ngoài. Thông tư 14/TT-BLĐTBXH ngày
30/05/2003 hướng dẫn việc xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động
chung cho mọi DN thuộc khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Thông tư
16/LĐTBXH-TT ngày 03/06/2003 về thực hiện chế độ làm thêm việc, thời giờ nghỉ
ngơi đôi với người lao động trong các DN. Thông tư liên tịch 14/TTLT-
BLĐTBXH-BYT ngày 31/10/1998 của Bộ Lao động TB&XH và Bộ Y tế về an toàn
vệ sinh lao động. Thông tư 13/TT-BYT của Bộ Y tế ngày 21/10/1996 về khám sức
khoẻ định kỳ cho người lao động. Quyết định 4.128/2001/QĐ-BYT của Bộ Trưởng
Bộ Y tế quy định về điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các loại
hình bếp ăn tập thể, căn tin, dịch vụ phục vụ bửa ăn giữa ca tại các KCN. Quyết
định 2689/QĐ-BYT ngày 10/08/2004 của Bộ trưởng Bộ Y tế về tổ chức thực
53
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
hiện công tác quản lý vệ sinh lao động, quản lý sức khoẻ người lao động, quản lý
bệnh nghề nghiệp trong các KCN, KCX...
Trong những năm qua, các DN trong các KCN trên địa bàn Tỉnh Vĩnh Phúc
cơ bản thực hiện tốt các quy định của pháp luật đối với NNL. Qua đánh giá của Ban
Quản lý các KCN tỉnh và Thanh tra lao động của Sở Lao động TB&XH thì hiện nay
trong các KCN, các quy định của pháp luật được các DN thực hiện rất đầy đủ đối
với các lao động đặc biệt là lao động có trình độ chuyên môn, tay nghề cao vì đây là
lực lượng quyết định sự tồn tại, phát triển của các DN. Qua phản ánh của Liên đoàn
Lao động Tỉnh, các cuộc đình công diễn ra chủ yếu do chính sách ưu đãi, đãi ngộ
của DN đối với lao động phổ thông chưa được đảm bảo
- Thực hiện quản lý lao động là người nước ngoài làm việc trong các KCN:
trong 5 năm từ 2010-2015, Ban Quản lý các KCN tỉnh đã đã thực hiện thủ tục cấp,
cấp lại, gia hạn Giấy phép lao động cho 522 người nước ngoài làm việc tại các
doanh nghiệp trong các KCN; thừa nhận thỏa ước Lao động tập thể cho 298 doanh
nghiệp; chấp thuận kế hoạch của các công ty có vốn đầu tư FDI đưa 831 người lao
động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề có thời
hạn dưới 90 ngày tại các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan.
Nhìn chung, Chính phủ đã có rất nhiều Nghị định, Quyết định chỉ đạo việc
phát triển KCN và NNL cho KCN. Các Bộ, Ngành Trung ương hướng dẫn và cụ thể
hóa thực hiện sự chỉ đạo này thông qua các Quyết định, Thông tư. Tỉnh ủy, HĐND,
UBND tỉnh Vĩnh Phúc cũng có nhiều chương trình, chính sách thiết thực để phát
triển NNL, nhất là NNLCLC. Qua việc tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm
pháp luật này, đã tạo ra một sự chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển NNL cho các
KCN của Vĩnh Phúc, đồng thời tất cả hệ thống văn bản nêu trên đã tạo cơ sở pháp
lý và những cơ sở khác cho việc phát triển các KCN tỉnh Vĩnh Phúc.
Tuy nhiên, có thể thấy một thực tế hiện nay là đối tượng NNLCLC được coi
là “tài sản đặc biệt” của quốc gia lại hầu như không được quy định cụ thể trong các
văn bản luật cũng như các văn bản có tính chất quy phạm pháp luật. Đặc biệt là các
nội dung tại Mục 4, chương XI trong Luật Lao động năm 1994, được sửa đổi, bổ
54
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
sung ngày 2/4/2002 và ngày 29/11/2006, quy định về lao động có trình độ chuyên
môn, kỹ thuật cao lại không được quy định trong Bộ luật Lao động năm 2012. Đây
là điều rất khó khăn trong quan hệ lao động đối với NLCLC. Ở một số văn bản khác
đã trích dẫn chỉ nêu khá chung chung, không thể xác định được rõ tiêu chí nào
khẳng định NNL nào được gọi là NNLCLC, chính từ sự không cụ thể này nên hiện
nay chúng ta thiếu hẳn một hệ thống các quy định, chế tài hay các chính sách về đào
tạo, thu hút, sử dụng, đãi ngộ với NNLCLC. Để phát triển NNLCLC trong giai đoạn
hiện nay rất cần một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật sâu hơn, rõ hơn hướng
đến đối tượng NNLCLC, trong đó, cần thiết có những chế định riêng đối với
NNLCLC trong các KCN. UBND tỉnh Vĩnh Phúc cần tiếp tục có những khảo sát,
đánh giá hiệu quả trong thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật đã có về
NNLCLC để chỉ rõ những hạn chế, kiến nghị với Chính phủ, Quốc hội để ban hành
các văn bản luật phù hợp. Trên cơ sở đó, HĐND, UBND tỉnh cần có kế hoạch,
phương pháp hiệu quả để triển khai các văn bản đó hiệu quả.
2.3.3. Về ban hành và thực thi các chính sách có liên quan đến phát triển
nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc
2.3.3.1. Xây dựng và ban hành chính sách về đào tạo nhân lực
Xác định đào tạo nghề, giải quyết việc làm là một trong các mục tiêu, giải
pháp có ý nghĩa quyết định nâng cao chất lượng NNL, góp phần chuyển dịch cơ cấu
lao động, cơ cấu kinh tế, trong những năm qua, Vĩnh Phúc là một trong các địa
phương ban hành nhiều chủ trương, chính sách cho lĩnh vực này.
Để thực hiện tốt công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực nói chung và
nhân lực tại các khu công nghiệp nói riêng, những năm qua, tỉnh ta đã và đang triển
khai nhiều giải pháp nhằm đổi mới công tác đào tạo nguồn nhân lực cho các khu
công nghiệp trên địa bàn như: Ban hành và triển khai Nghị quyết 03 của Tỉnh ủy về
phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2006 -
2010, định hướng đến năm 2020; Nghị quyết 38 của HĐND tỉnh về việc ban hành
một số cơ chế chính sách tăng cường cơ sở vật chất trường học đến năm 2015. Đồng
thời, thực hiện tốt 4 nhóm chính sách về dạy nghề, bồi dưỡng kiến thức,
55
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
hướng nghiệp, phân luồng và giải quyết việc làm theo nội dung, chương trình của
Quyết định số 1956 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho
lao động nông thôn đến năm 2020
Năm 2006, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh ban hành Nghị quyết 03 về phát
triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân. Năm 2008, Tỉnh ủy có
Nghị quyết số 06 về phát triển NNL, trong đó nhấn mạnh: Giáo dục mầm non, Phổ
thông là nền tảng, coi đào tạo nghề là khâu đột phá; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ
công chức, viên chức để nâng cao chất lượng là khâu quyết định. Từ năm 2007 đến
2011, HĐND tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành 3 nghị quyết liên quan đến chính sách
giảm nghèo, giải quyết việc làm: Nghị quyết số 16/2007/NQ-HĐND về chương
trình giảm nghèo và giải quyết việc làm giai đoạn 2007 - 2010; Nghị quyết số
34/2008/NQ-HĐND về quy định một số chính sách hỗ trợ đối với hộ nghèo, người
nghèo, thôn đặc biệt khó khăn, xã thuộc vùng khó khăn từ năm 2009 - 2010 và Nghị
quyết 37/2011/NQ-HĐND về một số chính sách hỗ trợ dạy nghề, giải quyết việc
làm và giảm nghèo giai đoạn 2012 - 2015.
Ngay sau khi HĐND tỉnh ban hành các Nghị quyết, UBND tỉnh đã ban hành
các Quyết định, các sở, ngành liên quan xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện. Sau
một thời gian tổ chức thực hiện, cơ bản các chủ trương, chính sách của tỉnh về đào
tạo nghề, giải quyết việc làm đi vào cuộc sống, tạo được sự đồng thuận và hưởng
ứng tích cực của các tầng lớp nhân dân, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động trên
địa bàn tỉnh, góp phần phát triển KT-XH của địa phương, nâng cao đời sống nhân
dân. Cụ thể, năm 2011, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 53,3%, trong đó tỷ lệ lao động
qua đào tạo nghề là 40,7%; năm 2012, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 55,8%, trong
đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 42,6%. Vĩnh Phúc cũng bước đầu đã triển
khai có hiệu quả việc phân luồng học sinh sau THPT và THCS. Một số cơ sở dạy
nghề đã tạo được sự gắn kết giữa nhà trường với DN thông qua các hoạt động như
tổ chức đào tạo theo hợp đồng với DN, đưa học sinh, sinh viên đi thực tập tại các
DN, từ đó, chất lượng đào tạo nghề trình độ cao đẳng và trung cấp cơ bản đã đáp
ứng được yêu cầu của các DN. Hầu hết sinh viên tốt nghiệp đã được tuyển dụng vào
làm việc trong các DN trong và ngoài tỉnh.
56
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
Ngoài ra, thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 25/02/2008 của Tỉnh ủy về
phát triển NNL phục vụ CNH, HĐH đến năm 2015, định hướng đến năm 2020; Nghị
quyết số 16/2008/NQ-HĐND ngày 25/7/2008 và Nghị quyết số 33/2008/NQ-HĐND
15/12/2008 của HĐND tỉnh về một số chính sách phát triển đội ngũ cán bộ, công chức,
viên chức, lao động của tỉnh đến năm 2015, định hướng đến 2020, đến nay đội ngũ
CB,CC,VC, lao động của tỉnh đã có những chuyển biến đáng kể, góp phần thay đổi về
cơ cấu trình độ, số lượng và chất lượng CB,CC,VC, lao động của tỉnh.
Căn cứ vào mục tiêu và đối tượng quy định tại Nghị quyết số 16/2008/NQ-
HĐND, UBND tỉnh đã giao các ngành liên quan làm việc với các cơ sở đào tạo
trong nước và nước ngoài xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo khoa
học, cập nhật và phù hợp với trình độ của CB,CC,VC, lao động của tỉnh. Hầu hết
các chương trình được thiết kế trên cơ sở các chương trình đào tạo, bồi dưỡng của
Đề án 165 của Ban Tổ chức Trung ương hoặc các chương trình, giáo trình của nước
ngoài. Trong quá trình triển khai, UBND tỉnh đã điều chỉnh, bổ sung nội dung một
số chương trình cho phù hợp với tình hình thực tế.
Theo Nghị quyết số 03/2002/NQ-HĐ về việc quy định chính sách ưu đãi đầu
tư trên địa bàn Vĩnh Phúc và Quyết định số 2475/2002/QĐ-UB ngày 9/7/2002 quy
định ưu đãi đầu tư tại địa bàn Vĩnh Phúc, các dự án được hưởng ưu đãi là dự án đầu
tư mới, sử dụng lao động chưa qua đào tạo là người của tỉnh Vĩnh Phúc thì sẽ được
tỉnh hỗ trợ kinh phí một lần để đào tạo nghề là 500.000 đồng/người.
Trong những năm qua, cùng với sự chuyển dịch tích cực của cơ cấu kinh tế
theo hướng tăng ở lĩnh vực công nghiệp - xây dựng; dịch vụ - du lịch, giảm ở lĩnh
vực nông nghiệp thì chất lượng nguồn nhân lực cũng được nâng dần từng bước.
Trong đó, trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật cũng như ý thức tổ chức, kỷ luật
trong lao động, nền nếp sản xuất của người lao động được nâng lên. Cùng với đó, hệ
thống cơ sở đào tạo, nhất là mạng lưới các cơ sở dạy nghề trên địa bàn những năm
gần đây được nâng cấp, phát triển phù hợp với việc chuyển đổi dạy nghề theo ba
cấp trình độ: Sơ cấp, trung cấp và cao đẳng nghề. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 53
cơ sở dạy nghề, trong đó có 5 trường cao đẳng nghề, 2 trường trung cấp nghề, 23
57
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
trung tâm dạy nghề, 19 trung tâm dạy nghề thuộc các tổ chức, đoàn thể và trung tâm
dạy nghề tư thục, vốn nước ngoài. Các cơ sở dạy nghề đã chủ động mở thêm những
ngành nghề mới, đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề; đào tạo những nghề xã hội
cần nhằm đáp ứng nhu cầu lao động của các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu
tư vào tỉnh. Theo dự báo đến năm 2016, nhu cầu lao động của các doanh nghiệp
trong khu công nghiệp là khoảng 12.000 lao động, trong đó lao động có trình độ đại
học, cao đẳng là 500 người; gần 700 lao động có trình độ trung cấp nghề; trên 2.300
lao động có trình độ sơ cấp, công nhân kỹ thuật, còn lại là lao động phổ thông.
Qua thực tế công tác tuyển dụng của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp,
nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì hầu hết các doanh nghiệp này
sau khi tuyển dụng lao động vẫn có xu hướng tự đào tạo cho lao động của mình và họ
không mấy mặn mà với các cơ sở dạy nghề cũng như sinh viên tốt nghiệp từ các trường
nghề. Bởi theo họ, người lao động tốt nghiệp đa phần thiếu tính chuyên nghiệp và năng
lực trong xử lý công việc, lề lối, tác phong, tính kỷ luật cũng như ý thức trách nhiệm
chưa đáp ứng được yêu cầu của hoạt động sản xuất công nghiệp, khả năng ngoại ngữ
rất yếu... Đây là những vấn đề thường không được các cơ sở dạy nghề quan tâm đào tạo
cho người lao động. Trước nhu cầu về nguồn nhân lực, các cơ sở đào tạo trên địa bàn
đã chú trọng trong việc liên kết đào tạo nghề. Một số trường như: Trường Cao đẳng
Nghề Cơ khí nông nghiệp I; Trường Cao đẳng nghề Vĩnh Phúc coi liên kết đào tạo là
một trong những hoạt động đào tạo mang tính chiến lược và lâu dài của nhà trường
nhằm tăng cường chất lượng đào tạo, tiếp cận thị trường và đầu ra cho quá trình đào
tạo. Qua quá trình liên kết đào tạo, nhà trường cũng thường xuyên nắm bắt, điều chỉnh
chương trình đào tạo giúp học sinh tiếp cận được với xu hướng mới trong khoa học
công nghệ. Bên cạnh đó, một số trường nghề còn liên kết với các trường đại học lớn
như Đại học Bách khoa, Đại học Sư phạm Hà Nội....để được hỗ trợ trong công tác
đào tạo, tiếp cận các tài liệu, máy móc trang thiết bị hiện đại, góp phần nâng cao
chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của các doanh nghiệp.
Tuy nhiên, qua thực tế triển khai các chính sách đào tạo, thu hút, ưu đãi đối với
NNL, đặc biệt là NNLCLC của tỉnh vẫn có một số điểm hạn chế: chính sách chủ
58
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
yếu hướng đến đối tượng là CB, CC, VC trong các cơ quan nhà nước, còn lao động
trong các DN trong các KCN tham gia rất khiêm tốn, chỉ chiếm khoảng trên 10% do
các DN đặt hàng với Tỉnh, do vậy nhiều nhân lực CLC được tuyển dụng, thu hút
vào các DN ít được bồi dưỡng các kiến thức về văn hóa truyền thống, về chính sách
của Đảng, về pháp luật… Đặc biệt từ năm 2001 khi bắt đầu phát triển công nghiệp
đến nay, các KCN phát triển nhanh chóng và có nhiều đóng góp cho sự phát triển
KT-XH của tỉnh, tuy nhiên Tỉnh chưa ban hành các chính sách đào tạo, thu hút, ưu
đãi dành riêng cho phát triển NNLCLC cho các KCN, nên trong nhiều năm, tỉnh
mới chỉ quan tâm cung cấp NNL cho các DN, sau đó DN tiếp tục đào tạo lại, thậm
trí nhiều DN cử lao động ra nước ngoài đào tạo để có tay nghề cao. Những bất cập
đó thực sự là thách thức đối với sự phát triển của các KCN trong tương lai, bởi thực
tế đã có một số DN khi mở rộng quy mô sản xuất đã tìm địa điểm ở một tỉnh khác
để đầu tư, như công ty HONDA Việt Nam mở cơ sở 2 ở Hà Nam,…Thiết nghĩ để
thực hiện được mục tiêu tỉnh công nghiệp hiện đại vào năm 2020, Vĩnh Phúc cần
sớm ban hành các chính sách trong đào tạo, thu hút, ưu đãi phát triển NNLCLC cho
các KCN để tạo lợi thế cạnh tranh về NNLCLC với các địa phương khác.
2.3.3.2. Xây dựng và ban hành chính sách thu hút, đãi ngộ nguồn nhân lực
Cùng với sự quan tâm đến công tác đào tạo NNL nói chung, phục vụ sự phát
triển của các KCN trên địa bàn tỉnh nói riêng, trong những năm gần đây, Vĩnh Phúc
đã ban hành nhiều chính sách nhằm thu hút, đãi ngộ đối với NNL đặc biệt NNLCLC
ở các khu vực lân cận, nhất là vùng Thủ đô Hà Nội.
Năm 2008, BCH Đảng bộ Tỉnh đã có Nghị quyết 06-NQ/TU ngày 25/2/2008
về phát triển nguồn lực phục vụ CNH, HĐH đến năm 2015, định hướng đến năm
2020; HĐND cụ thể hóa bằng Nghị quyết 16/2008/NQ-HĐND ngày 25/7/2008,
Nghị quyết 100/2013/NQ-HĐND, ngày 16/7/2013 về chính sách đãi ngộ, thu hút
NNLCLC; Nghị quyết số: 37/2011/NQ-HĐND ngày 19/12/2011 về một số chính
sách hỗ trợ dạy nghề, giải quyết việc làm và giảm nghèo giai đoạn 2012 -
2015….các nghị quyết đã và đang triển khai có hiệu quả.
Các chính sách thu hút, đãi ngộ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người
lao động theo các Nghị quyết của HĐND tỉnh đã tác động tích cực đến phát triển
59
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
NNLCLC của tỉnh Vĩnh Phúc nói chung, của các KCN trên địa bàn tỉnh nói riêng.
Tuy nhiên, các chính sách này hiện nay chưa thực sự phát huy hiệu quả, thể hiện ở
tỷ lệ thu hút có xu hướng giảm dần, nhiều lĩnh vực tỉnh cần lại không có nguồn thu
hút. Nhiều lao động có trình độ cao không thực sự mặn mà với những ưu đãi trong
chính sách thu hút, ưu đãi của tỉnh hiện nay. Mặt khác, chính sách cũng chỉ tập
trung vào việc ưu đãi về tiền, nhà, đất mà chưa quan tâm đến môi trường làm việc vì
người lao động, nhất là những người có trình độ cao, có tài năng thì bên cạnh nhu
cầu vật chất còn có những nhu cầu khác rất quan trọng như nhu cầu được làm việc,
được cống hiến, được sáng tạo và được trọng thị. Nên chăng, Vĩnh Phúc cần sớm
thay đổi, điều chỉnh chính sách cho phù hợp để có thể thu hút được NNLCLC ở khu
vực Hà Nội, thậm trí cả Việt kiều về làm việc ở tỉnh.
2.3.3.3. Về sử dụng lao động ở các Khu công nghiệp
Hiện nay, tại các KCN số LĐCLC chiếm tỷ lệ còn thấp so với tổng lao động
đang hoạt động trong các KCN. LLLĐ này chủ yếu làm việc tại khu vực gián tiếp,
còn ở khu vực sản xuất trực tiếp chủ yếu là lao động phổ thông và lao động có trình
độ trung cấp nghề. Đặc điểm này là do tính chất ngành nghề của các DN trong KCN
quyết định. Đối với một số ngành như: Dệt may, cơ khí, sản xuất vật liệu xây
dựng…sử dụng nhiều lao động phổ thông, LĐCLC chiếm tỷ lệ thấp. LĐCLC chủ
yếu được bố trí làm việc ở những bộ phận quản lý, khối văn phòng công ty và một
số công việc có tính chất phức tạp. Một số DN mới đi vào sản xuất trong các KCN,
hoạt động ở lĩnh vực điện tử, công nghệ cao đòi hỏi chất lượng lao động cao hơn thì
tỷ lệ lao động có trình độ ĐH chiếm tỷ lệ cao ở cả khu vực sản xuất trực tiếp.
Việc sử dụng LLLĐ của các DN ở các KCN trong thời gian qua là có hiệu
quả, đặc biệt NNLCLC, được tuyển chọn kỹ từ khâu tuyển dụng, đào tạo lại và bố
trí vào làm việc ở các bộ phận một cách hợp lý, phát huy cao nhất khả năng làm
việc của lực lượng này. Bộ phận LĐCLC của các DN chính là lực lượng nòng cốt,
có vai trò quyết định tạo nên sự thành công của các DN trong thời gian qua. Vì vậy,
đối tượng lao động này được các DN quan tâm hơn từ chính sách tiền lương,
phương tiện đi lại và các điều kiện cần thiết khác.
60
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
* Khảo sát một số doanh nghiệp ở các KCN cho thấy
Bảng 2.5. Tình hình sử dụng lao động ở một số doanh nghiệp
trong KCN tỉnh năm 2015
ĐVT: Người
Tên công ty Tổng số Lao động Lao động có
phổ thông trình độ CĐ-ĐH
CT HONDA Việt Nam 3.094 1.856 1.238
CT TOYOTA Việt Nam 1.907 1.056 842
CT Cổ phần Prime - Tiền phong 537 430 107
CT Cổ phần Prime Ngói Việt 610 476 134
CT Cổ phần Ống thép Việt Đức 597 516 81
Nguồn: Ban Quản lý Khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc
Công ty TNHH chính xác Việt Nam 1, là DN sản xuất các sản phẩm cơ khí
chính xác thì lao động có trình độ CĐ và ĐH làm việc chủ yếu ở khối văn phòng
công ty như: Phòng thiết kế, kinh doanh, quản lý sản xuất, kế toán, nhân sự… Khối
sản xuất chủ yếu là lao động phổ thông và lao động có trình độ sơ cấp, TC nghề, chỉ
có trưởng bộ phận xưởng là kỹ sư.
Đối với các DN chuyên sản xuất lắp ráp ô tô, xe máy như công ty ô tô
TOYOTA Việt Nam, hết năm 2015 có 1.907 lao động, trong đó lao động gián tiếp
842 người chiếm 45,62%, lao động trực tiếp sản xuất 1.056 người chiếm 54,38%.
Ở một số đơn vị thành viên của tập đoàn gạch Vĩnh Phúc như: Công ty cổ
phần Prime - Tiền phong, đến hết tháng 12/2015 là 537 người, trong đó lao động
gián tiếp là 107 người chiếm 12,8%, lao động trực tiếp sản xuất là 430 người chiếm
87,2%. Công ty cổ phần Prime Ngói việt, tại thời điểm 31/12/2015 là 610 người,
trong đó lao động gián tiếp 134 người chiếm 10,96%, lao động trực tiếp sản xuất
476 người chiếm 89,94%.
Lao động CLC tại các DN trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc là người địa
phương rất ít, chưa đáp ứng được yêu cầu cả về số lượng và chất lượng LĐCLC cho
các DN. Do tính chất công việc của LĐCLC luôn đảm nhiệm các công việc quan
trọng, phức tạp đòi hỏi sự năng động, sáng tạo, nhạy bén thích ứng nhanh với công
61
Quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc.doc
Quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc.doc
Quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc.doc
Quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc.doc
Quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc.doc
Quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc.doc
Quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc.doc
Quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc.doc
Quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc.doc
Quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc.doc
Quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc.doc
Quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc.doc
Quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc.doc
Quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc.doc
Quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc.doc

More Related Content

Similar to Quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc.doc

Phát triển sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa...
Phát triển sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa...Phát triển sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa...
Phát triển sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Chuyên đề hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại công ty tnhh xăng ...
Chuyên đề hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại công ty tnhh xăng ...Chuyên đề hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại công ty tnhh xăng ...
Chuyên đề hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại công ty tnhh xăng ...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói Liên hệ Zalo/Tele: 0917.193.864
 
Phát Triển Nguồn Nhân Lực Hành Chính Cấp Xã, Thị Trấn Tại Huyện Lệ Thủy Tỉnh ...
Phát Triển Nguồn Nhân Lực Hành Chính Cấp Xã, Thị Trấn Tại Huyện Lệ Thủy Tỉnh ...Phát Triển Nguồn Nhân Lực Hành Chính Cấp Xã, Thị Trấn Tại Huyện Lệ Thủy Tỉnh ...
Phát Triển Nguồn Nhân Lực Hành Chính Cấp Xã, Thị Trấn Tại Huyện Lệ Thủy Tỉnh ...
Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Yến Sào
Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Yến SàoĐào Tạo Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Yến Sào
Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Yến Sào
Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài 0934.573.149 / Luanvantot.com
 
Một số công tác tuyền dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty ...
Một số công tác tuyền dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty ...Một số công tác tuyền dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty ...
Một số công tác tuyền dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty ...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 👍👍 Liên hệ Zalo/Tele: 0917.193.864
 
Nâng cao hiệu quả hoạt động tuyển dụng, đào tạo và phát triển nhân viên tại c...
Nâng cao hiệu quả hoạt động tuyển dụng, đào tạo và phát triển nhân viên tại c...Nâng cao hiệu quả hoạt động tuyển dụng, đào tạo và phát triển nhân viên tại c...
Nâng cao hiệu quả hoạt động tuyển dụng, đào tạo và phát triển nhân viên tại c...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 👍👍 Liên hệ Zalo/Tele: 0917.193.864
 
Phát triển đội ngũ lao động có trình độ cao trong các cơ quan Nhà nước tỉnh S...
Phát triển đội ngũ lao động có trình độ cao trong các cơ quan Nhà nước tỉnh S...Phát triển đội ngũ lao động có trình độ cao trong các cơ quan Nhà nước tỉnh S...
Phát triển đội ngũ lao động có trình độ cao trong các cơ quan Nhà nước tỉnh S...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Vai trò của nguồn tài nguyên trí lực trong thực tiễn thực hiện công nghiệp hó...
Vai trò của nguồn tài nguyên trí lực trong thực tiễn thực hiện công nghiệp hó...Vai trò của nguồn tài nguyên trí lực trong thực tiễn thực hiện công nghiệp hó...
Vai trò của nguồn tài nguyên trí lực trong thực tiễn thực hiện công nghiệp hó...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 👉👉 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
Luận Văn Đào tạo nguồn nhân lực tại sở công thương Tỉnh Kon Tum.doc
Luận Văn Đào tạo nguồn nhân lực tại sở công thương Tỉnh Kon Tum.docLuận Văn Đào tạo nguồn nhân lực tại sở công thương Tỉnh Kon Tum.doc
Luận Văn Đào tạo nguồn nhân lực tại sở công thương Tỉnh Kon Tum.doc
Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Luận Văn Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phần Coma18
Luận Văn Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phần Coma18Luận Văn Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phần Coma18
Luận Văn Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phần Coma18
Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài 0934.573.149 / Luanvantot.com
 
Tailieu.vncty.com thuc trang-nguon_nhan_luc_co_trinh_do_cao_o_dong_bang_son...
Tailieu.vncty.com   thuc trang-nguon_nhan_luc_co_trinh_do_cao_o_dong_bang_son...Tailieu.vncty.com   thuc trang-nguon_nhan_luc_co_trinh_do_cao_o_dong_bang_son...
Tailieu.vncty.com thuc trang-nguon_nhan_luc_co_trinh_do_cao_o_dong_bang_son...
Trần Đức Anh
 
Cơ sở lý luận về vấn đề nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nhân sự.docx
Cơ sở lý luận về vấn đề nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nhân sự.docxCơ sở lý luận về vấn đề nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nhân sự.docx
Cơ sở lý luận về vấn đề nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nhân sự.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Thạc Sĩ Trường Đại Học Nha Trang.
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Thạc Sĩ Trường Đại Học Nha Trang.Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Thạc Sĩ Trường Đại Học Nha Trang.
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Thạc Sĩ Trường Đại Học Nha Trang.
Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài 0934.573.149 / Luanvantot.com
 
Giải Pháp Nhằm Thu Hút Nguồn Nhân Lực Chất Lượng Cao Của Tỉnh Quảng Ngãi.doc
Giải Pháp Nhằm Thu Hút Nguồn Nhân Lực Chất Lượng Cao Của Tỉnh Quảng Ngãi.docGiải Pháp Nhằm Thu Hút Nguồn Nhân Lực Chất Lượng Cao Của Tỉnh Quảng Ngãi.doc
Giải Pháp Nhằm Thu Hút Nguồn Nhân Lực Chất Lượng Cao Của Tỉnh Quảng Ngãi.doc
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Xi Măng...
Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Xi Măng...Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Xi Măng...
Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Xi Măng...
Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Luận án: Nguồn nhân lực nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại h...
Luận án: Nguồn nhân lực nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại h...Luận án: Nguồn nhân lực nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại h...
Luận án: Nguồn nhân lực nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại h...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Khóa luận thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại ngân h...
Khóa luận thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại ngân h...Khóa luận thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại ngân h...
Khóa luận thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại ngân h...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói Liên hệ Zalo/Tele: 0917.193.864
 

Similar to Quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc.doc (20)

Phát triển sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa...
Phát triển sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa...Phát triển sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa...
Phát triển sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa...
 
La0032
La0032La0032
La0032
 
Chuyên đề hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại công ty tnhh xăng ...
Chuyên đề hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại công ty tnhh xăng ...Chuyên đề hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại công ty tnhh xăng ...
Chuyên đề hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại công ty tnhh xăng ...
 
Phát Triển Nguồn Nhân Lực Hành Chính Cấp Xã, Thị Trấn Tại Huyện Lệ Thủy Tỉnh ...
Phát Triển Nguồn Nhân Lực Hành Chính Cấp Xã, Thị Trấn Tại Huyện Lệ Thủy Tỉnh ...Phát Triển Nguồn Nhân Lực Hành Chính Cấp Xã, Thị Trấn Tại Huyện Lệ Thủy Tỉnh ...
Phát Triển Nguồn Nhân Lực Hành Chính Cấp Xã, Thị Trấn Tại Huyện Lệ Thủy Tỉnh ...
 
Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Yến Sào
Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Yến SàoĐào Tạo Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Yến Sào
Đào Tạo Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Yến Sào
 
Một số công tác tuyền dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty ...
Một số công tác tuyền dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty ...Một số công tác tuyền dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty ...
Một số công tác tuyền dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty ...
 
Nâng cao hiệu quả hoạt động tuyển dụng, đào tạo và phát triển nhân viên tại c...
Nâng cao hiệu quả hoạt động tuyển dụng, đào tạo và phát triển nhân viên tại c...Nâng cao hiệu quả hoạt động tuyển dụng, đào tạo và phát triển nhân viên tại c...
Nâng cao hiệu quả hoạt động tuyển dụng, đào tạo và phát triển nhân viên tại c...
 
Phát triển đội ngũ lao động có trình độ cao trong các cơ quan Nhà nước tỉnh S...
Phát triển đội ngũ lao động có trình độ cao trong các cơ quan Nhà nước tỉnh S...Phát triển đội ngũ lao động có trình độ cao trong các cơ quan Nhà nước tỉnh S...
Phát triển đội ngũ lao động có trình độ cao trong các cơ quan Nhà nước tỉnh S...
 
Vai trò của nguồn tài nguyên trí lực trong thực tiễn thực hiện công nghiệp hó...
Vai trò của nguồn tài nguyên trí lực trong thực tiễn thực hiện công nghiệp hó...Vai trò của nguồn tài nguyên trí lực trong thực tiễn thực hiện công nghiệp hó...
Vai trò của nguồn tài nguyên trí lực trong thực tiễn thực hiện công nghiệp hó...
 
Thao luan
Thao luanThao luan
Thao luan
 
Thao luan
Thao luanThao luan
Thao luan
 
Luận Văn Đào tạo nguồn nhân lực tại sở công thương Tỉnh Kon Tum.doc
Luận Văn Đào tạo nguồn nhân lực tại sở công thương Tỉnh Kon Tum.docLuận Văn Đào tạo nguồn nhân lực tại sở công thương Tỉnh Kon Tum.doc
Luận Văn Đào tạo nguồn nhân lực tại sở công thương Tỉnh Kon Tum.doc
 
Luận Văn Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phần Coma18
Luận Văn Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phần Coma18Luận Văn Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phần Coma18
Luận Văn Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Cổ Phần Coma18
 
Tailieu.vncty.com thuc trang-nguon_nhan_luc_co_trinh_do_cao_o_dong_bang_son...
Tailieu.vncty.com   thuc trang-nguon_nhan_luc_co_trinh_do_cao_o_dong_bang_son...Tailieu.vncty.com   thuc trang-nguon_nhan_luc_co_trinh_do_cao_o_dong_bang_son...
Tailieu.vncty.com thuc trang-nguon_nhan_luc_co_trinh_do_cao_o_dong_bang_son...
 
Cơ sở lý luận về vấn đề nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nhân sự.docx
Cơ sở lý luận về vấn đề nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nhân sự.docxCơ sở lý luận về vấn đề nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nhân sự.docx
Cơ sở lý luận về vấn đề nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nhân sự.docx
 
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Thạc Sĩ Trường Đại Học Nha Trang.
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Thạc Sĩ Trường Đại Học Nha Trang.Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Thạc Sĩ Trường Đại Học Nha Trang.
Cơ Sở Lý Luận Luận Văn Thạc Sĩ Trường Đại Học Nha Trang.
 
Giải Pháp Nhằm Thu Hút Nguồn Nhân Lực Chất Lượng Cao Của Tỉnh Quảng Ngãi.doc
Giải Pháp Nhằm Thu Hút Nguồn Nhân Lực Chất Lượng Cao Của Tỉnh Quảng Ngãi.docGiải Pháp Nhằm Thu Hút Nguồn Nhân Lực Chất Lượng Cao Của Tỉnh Quảng Ngãi.doc
Giải Pháp Nhằm Thu Hút Nguồn Nhân Lực Chất Lượng Cao Của Tỉnh Quảng Ngãi.doc
 
Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Xi Măng...
Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Xi Măng...Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Xi Măng...
Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Nguồn Nhân Lực Tại Công Ty Xi Măng...
 
Luận án: Nguồn nhân lực nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại h...
Luận án: Nguồn nhân lực nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại h...Luận án: Nguồn nhân lực nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại h...
Luận án: Nguồn nhân lực nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại h...
 
Khóa luận thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại ngân h...
Khóa luận thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại ngân h...Khóa luận thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại ngân h...
Khóa luận thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại ngân h...
 

More from 💖Nhận Làm Đề Tài Trọn Gói 💖 Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149

Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với thu-chi ngân sách địa phương.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với thu-chi ngân sách địa phương.docxCơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với thu-chi ngân sách địa phương.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với thu-chi ngân sách địa phương.docx
💖Nhận Làm Đề Tài Trọn Gói 💖 Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149
 
Cơ sở lý luận về phòng vệ chính đáng.docx
Cơ sở lý luận về phòng vệ chính đáng.docxCơ sở lý luận về phòng vệ chính đáng.docx
Cơ sở lý luận về phòng vệ chính đáng.docx
💖Nhận Làm Đề Tài Trọn Gói 💖 Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149
 
Cơ sở lý luận về bảo hiểm tai nạn lao động.docx
Cơ sở lý luận về bảo hiểm tai nạn lao động.docxCơ sở lý luận về bảo hiểm tai nạn lao động.docx
Cơ sở lý luận về bảo hiểm tai nạn lao động.docx
💖Nhận Làm Đề Tài Trọn Gói 💖 Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149
 
Cơ sở lý luận về marketing và chiến lược marketing mix xuất khẩu.doc
Cơ sở lý luận về marketing và chiến lược marketing mix xuất khẩu.docCơ sở lý luận về marketing và chiến lược marketing mix xuất khẩu.doc
Cơ sở lý luận về marketing và chiến lược marketing mix xuất khẩu.doc
💖Nhận Làm Đề Tài Trọn Gói 💖 Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149
 
Cơ sở lý luận về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.docx
Cơ sở lý luận về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.docxCơ sở lý luận về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.docx
Cơ sở lý luận về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.docx
💖Nhận Làm Đề Tài Trọn Gói 💖 Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149
 
Cơ sở lý luận về tuyển dụng nhân sự trong doanh nghiệp MỚI NHẤT.docx
Cơ sở lý luận về tuyển dụng nhân sự trong doanh nghiệp MỚI NHẤT.docxCơ sở lý luận về tuyển dụng nhân sự trong doanh nghiệp MỚI NHẤT.docx
Cơ sở lý luận về tuyển dụng nhân sự trong doanh nghiệp MỚI NHẤT.docx
💖Nhận Làm Đề Tài Trọn Gói 💖 Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149
 
Cơ sở lý luận về xếp hạng tín nhiệm và một số tổ chức định mức tín nhiệm chuy...
Cơ sở lý luận về xếp hạng tín nhiệm và một số tổ chức định mức tín nhiệm chuy...Cơ sở lý luận về xếp hạng tín nhiệm và một số tổ chức định mức tín nhiệm chuy...
Cơ sở lý luận về xếp hạng tín nhiệm và một số tổ chức định mức tín nhiệm chuy...
💖Nhận Làm Đề Tài Trọn Gói 💖 Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUÁ TRÌNH TIẾP NHẬN TÁC PHẨM CỦA TÔ HOÀI.doc
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUÁ TRÌNH TIẾP NHẬN TÁC PHẨM CỦA TÔ HOÀI.docLUẬN VĂN THẠC SĨ QUÁ TRÌNH TIẾP NHẬN TÁC PHẨM CỦA TÔ HOÀI.doc
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUÁ TRÌNH TIẾP NHẬN TÁC PHẨM CỦA TÔ HOÀI.doc
💖Nhận Làm Đề Tài Trọn Gói 💖 Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149
 
Thẩm quyền của hội đồng xét xử phúc thẩm theo pháp luật tố tụng hình sự việt ...
Thẩm quyền của hội đồng xét xử phúc thẩm theo pháp luật tố tụng hình sự việt ...Thẩm quyền của hội đồng xét xử phúc thẩm theo pháp luật tố tụng hình sự việt ...
Thẩm quyền của hội đồng xét xử phúc thẩm theo pháp luật tố tụng hình sự việt ...
💖Nhận Làm Đề Tài Trọn Gói 💖 Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149
 
Năng lực công chức văn phòng thống kê cấp xã trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.doc
Năng lực công chức văn phòng thống kê cấp xã trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.docNăng lực công chức văn phòng thống kê cấp xã trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.doc
Năng lực công chức văn phòng thống kê cấp xã trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.doc
💖Nhận Làm Đề Tài Trọn Gói 💖 Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149
 
CHỮ HIẾU TRONG ĐẠO PHẬT VÀ Ý NGHĨA HIỆN THỜI CỦA NÓ.docx
CHỮ HIẾU TRONG ĐẠO PHẬT VÀ Ý NGHĨA HIỆN THỜI CỦA NÓ.docxCHỮ HIẾU TRONG ĐẠO PHẬT VÀ Ý NGHĨA HIỆN THỜI CỦA NÓ.docx
CHỮ HIẾU TRONG ĐẠO PHẬT VÀ Ý NGHĨA HIỆN THỜI CỦA NÓ.docx
💖Nhận Làm Đề Tài Trọn Gói 💖 Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149
 
Quản lý nhà nước về môi trường nước từ thực tiễn tỉnh Hòa Bình.doc
Quản lý nhà nước về môi trường nước từ thực tiễn tỉnh Hòa Bình.docQuản lý nhà nước về môi trường nước từ thực tiễn tỉnh Hòa Bình.doc
Quản lý nhà nước về môi trường nước từ thực tiễn tỉnh Hòa Bình.doc
💖Nhận Làm Đề Tài Trọn Gói 💖 Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149
 
Hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về đăng ký kinh ...
Hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về đăng ký kinh ...Hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về đăng ký kinh ...
Hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về đăng ký kinh ...
💖Nhận Làm Đề Tài Trọn Gói 💖 Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149
 
Giải quyết khiếu nại quyết định hành chính về bồi thường, hỗ trợ và tái định ...
Giải quyết khiếu nại quyết định hành chính về bồi thường, hỗ trợ và tái định ...Giải quyết khiếu nại quyết định hành chính về bồi thường, hỗ trợ và tái định ...
Giải quyết khiếu nại quyết định hành chính về bồi thường, hỗ trợ và tái định ...
💖Nhận Làm Đề Tài Trọn Gói 💖 Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149
 
Tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng theo pháp luật hình sự v...
Tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng theo pháp luật hình sự v...Tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng theo pháp luật hình sự v...
Tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng theo pháp luật hình sự v...
💖Nhận Làm Đề Tài Trọn Gói 💖 Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149
 
Chế định án treo theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn thành phố Hà Nộ...
Chế định án treo theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn thành phố Hà Nộ...Chế định án treo theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn thành phố Hà Nộ...
Chế định án treo theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn thành phố Hà Nộ...
💖Nhận Làm Đề Tài Trọn Gói 💖 Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149
 
Chế độ bảo hiểm xã hội đối với tai nạn lao động theo pháp luật việt nam.doc
Chế độ bảo hiểm xã hội đối với tai nạn lao động theo pháp luật việt nam.docChế độ bảo hiểm xã hội đối với tai nạn lao động theo pháp luật việt nam.doc
Chế độ bảo hiểm xã hội đối với tai nạn lao động theo pháp luật việt nam.doc
💖Nhận Làm Đề Tài Trọn Gói 💖 Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149
 
Hoàn thiện Cơ chế bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở khu vực Asean.doc
Hoàn thiện Cơ chế bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở khu vực Asean.docHoàn thiện Cơ chế bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở khu vực Asean.doc
Hoàn thiện Cơ chế bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở khu vực Asean.doc
💖Nhận Làm Đề Tài Trọn Gói 💖 Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149
 
Giải pháp quản lý đội ngũ giáo viên tại các trường THPT tỉnh BR-VT.doc
Giải pháp quản lý đội ngũ giáo viên tại các trường THPT tỉnh BR-VT.docGiải pháp quản lý đội ngũ giáo viên tại các trường THPT tỉnh BR-VT.doc
Giải pháp quản lý đội ngũ giáo viên tại các trường THPT tỉnh BR-VT.doc
💖Nhận Làm Đề Tài Trọn Gói 💖 Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149
 
Giải pháp hoàn thiện hoạt động tuyển dụng nhân lực tại công ty xi măng bỉm sơ...
Giải pháp hoàn thiện hoạt động tuyển dụng nhân lực tại công ty xi măng bỉm sơ...Giải pháp hoàn thiện hoạt động tuyển dụng nhân lực tại công ty xi măng bỉm sơ...
Giải pháp hoàn thiện hoạt động tuyển dụng nhân lực tại công ty xi măng bỉm sơ...
💖Nhận Làm Đề Tài Trọn Gói 💖 Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149
 

More from 💖Nhận Làm Đề Tài Trọn Gói 💖 Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 (20)

Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với thu-chi ngân sách địa phương.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với thu-chi ngân sách địa phương.docxCơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với thu-chi ngân sách địa phương.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với thu-chi ngân sách địa phương.docx
 
Cơ sở lý luận về phòng vệ chính đáng.docx
Cơ sở lý luận về phòng vệ chính đáng.docxCơ sở lý luận về phòng vệ chính đáng.docx
Cơ sở lý luận về phòng vệ chính đáng.docx
 
Cơ sở lý luận về bảo hiểm tai nạn lao động.docx
Cơ sở lý luận về bảo hiểm tai nạn lao động.docxCơ sở lý luận về bảo hiểm tai nạn lao động.docx
Cơ sở lý luận về bảo hiểm tai nạn lao động.docx
 
Cơ sở lý luận về marketing và chiến lược marketing mix xuất khẩu.doc
Cơ sở lý luận về marketing và chiến lược marketing mix xuất khẩu.docCơ sở lý luận về marketing và chiến lược marketing mix xuất khẩu.doc
Cơ sở lý luận về marketing và chiến lược marketing mix xuất khẩu.doc
 
Cơ sở lý luận về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.docx
Cơ sở lý luận về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.docxCơ sở lý luận về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.docx
Cơ sở lý luận về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.docx
 
Cơ sở lý luận về tuyển dụng nhân sự trong doanh nghiệp MỚI NHẤT.docx
Cơ sở lý luận về tuyển dụng nhân sự trong doanh nghiệp MỚI NHẤT.docxCơ sở lý luận về tuyển dụng nhân sự trong doanh nghiệp MỚI NHẤT.docx
Cơ sở lý luận về tuyển dụng nhân sự trong doanh nghiệp MỚI NHẤT.docx
 
Cơ sở lý luận về xếp hạng tín nhiệm và một số tổ chức định mức tín nhiệm chuy...
Cơ sở lý luận về xếp hạng tín nhiệm và một số tổ chức định mức tín nhiệm chuy...Cơ sở lý luận về xếp hạng tín nhiệm và một số tổ chức định mức tín nhiệm chuy...
Cơ sở lý luận về xếp hạng tín nhiệm và một số tổ chức định mức tín nhiệm chuy...
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUÁ TRÌNH TIẾP NHẬN TÁC PHẨM CỦA TÔ HOÀI.doc
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUÁ TRÌNH TIẾP NHẬN TÁC PHẨM CỦA TÔ HOÀI.docLUẬN VĂN THẠC SĨ QUÁ TRÌNH TIẾP NHẬN TÁC PHẨM CỦA TÔ HOÀI.doc
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUÁ TRÌNH TIẾP NHẬN TÁC PHẨM CỦA TÔ HOÀI.doc
 
Thẩm quyền của hội đồng xét xử phúc thẩm theo pháp luật tố tụng hình sự việt ...
Thẩm quyền của hội đồng xét xử phúc thẩm theo pháp luật tố tụng hình sự việt ...Thẩm quyền của hội đồng xét xử phúc thẩm theo pháp luật tố tụng hình sự việt ...
Thẩm quyền của hội đồng xét xử phúc thẩm theo pháp luật tố tụng hình sự việt ...
 
Năng lực công chức văn phòng thống kê cấp xã trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.doc
Năng lực công chức văn phòng thống kê cấp xã trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.docNăng lực công chức văn phòng thống kê cấp xã trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.doc
Năng lực công chức văn phòng thống kê cấp xã trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.doc
 
CHỮ HIẾU TRONG ĐẠO PHẬT VÀ Ý NGHĨA HIỆN THỜI CỦA NÓ.docx
CHỮ HIẾU TRONG ĐẠO PHẬT VÀ Ý NGHĨA HIỆN THỜI CỦA NÓ.docxCHỮ HIẾU TRONG ĐẠO PHẬT VÀ Ý NGHĨA HIỆN THỜI CỦA NÓ.docx
CHỮ HIẾU TRONG ĐẠO PHẬT VÀ Ý NGHĨA HIỆN THỜI CỦA NÓ.docx
 
Quản lý nhà nước về môi trường nước từ thực tiễn tỉnh Hòa Bình.doc
Quản lý nhà nước về môi trường nước từ thực tiễn tỉnh Hòa Bình.docQuản lý nhà nước về môi trường nước từ thực tiễn tỉnh Hòa Bình.doc
Quản lý nhà nước về môi trường nước từ thực tiễn tỉnh Hòa Bình.doc
 
Hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về đăng ký kinh ...
Hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về đăng ký kinh ...Hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về đăng ký kinh ...
Hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về đăng ký kinh ...
 
Giải quyết khiếu nại quyết định hành chính về bồi thường, hỗ trợ và tái định ...
Giải quyết khiếu nại quyết định hành chính về bồi thường, hỗ trợ và tái định ...Giải quyết khiếu nại quyết định hành chính về bồi thường, hỗ trợ và tái định ...
Giải quyết khiếu nại quyết định hành chính về bồi thường, hỗ trợ và tái định ...
 
Tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng theo pháp luật hình sự v...
Tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng theo pháp luật hình sự v...Tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng theo pháp luật hình sự v...
Tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng theo pháp luật hình sự v...
 
Chế định án treo theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn thành phố Hà Nộ...
Chế định án treo theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn thành phố Hà Nộ...Chế định án treo theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn thành phố Hà Nộ...
Chế định án treo theo pháp luật hình sự việt nam từ thực tiễn thành phố Hà Nộ...
 
Chế độ bảo hiểm xã hội đối với tai nạn lao động theo pháp luật việt nam.doc
Chế độ bảo hiểm xã hội đối với tai nạn lao động theo pháp luật việt nam.docChế độ bảo hiểm xã hội đối với tai nạn lao động theo pháp luật việt nam.doc
Chế độ bảo hiểm xã hội đối với tai nạn lao động theo pháp luật việt nam.doc
 
Hoàn thiện Cơ chế bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở khu vực Asean.doc
Hoàn thiện Cơ chế bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở khu vực Asean.docHoàn thiện Cơ chế bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở khu vực Asean.doc
Hoàn thiện Cơ chế bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở khu vực Asean.doc
 
Giải pháp quản lý đội ngũ giáo viên tại các trường THPT tỉnh BR-VT.doc
Giải pháp quản lý đội ngũ giáo viên tại các trường THPT tỉnh BR-VT.docGiải pháp quản lý đội ngũ giáo viên tại các trường THPT tỉnh BR-VT.doc
Giải pháp quản lý đội ngũ giáo viên tại các trường THPT tỉnh BR-VT.doc
 
Giải pháp hoàn thiện hoạt động tuyển dụng nhân lực tại công ty xi măng bỉm sơ...
Giải pháp hoàn thiện hoạt động tuyển dụng nhân lực tại công ty xi măng bỉm sơ...Giải pháp hoàn thiện hoạt động tuyển dụng nhân lực tại công ty xi măng bỉm sơ...
Giải pháp hoàn thiện hoạt động tuyển dụng nhân lực tại công ty xi măng bỉm sơ...
 

Recently uploaded

LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
12D241NguynPhmMaiTra
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
HngL891608
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
hieutrinhvan27052005
 
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
my21xn0084
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
lmhong80
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
linh miu
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
metamngoc123
 
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdfSLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
UyenDang34
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
QucHHunhnh
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
khanhthy3000
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
AnhPhm265031
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdfCau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
HngMLTh
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
deviv80273
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
SmartBiz
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
NguynDimQunh33
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (18)

LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
 
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
 
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdfSLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
 
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdfCau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
 

Quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc.doc

  • 1. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỊ KIM DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI NGUỒN NHÂN LỰC TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH PHÚC LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60 34 04 03 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Lƣơng Minh Việt HÀ NỘI
  • 2. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 MỤC LỤC Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1 Chƣơng 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI NGUỒN NHÂN LỰC TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP............................. 7 1.1. Một số vấn đề lý luận về nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp ........ 7 1.2. Những vấn đề cơ bản về quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp..........................................................................18 1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp của một số nước trên thế giới ................................................26 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI NGUỒN NHÂN LỰC TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH PHÚC........ 34 2.1. Khái quát chung về đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội, dân số và tình hình các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc......................................34 2.2. Thực trạng nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc ............................................................................................................................40 2.3. Thực trạng quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc .......................................................................49 2.4. Đánh giá công tác quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp .........................................................................................68 Chƣơng 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI NGUỒN NHÂN LỰC TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH PHÚC........................................................ 76 3.1. Định hướng, quan điểm chung về quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp...........................................................76 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc ................................................77 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 99 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................ 100
  • 3. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT KCN KH&CN LLLĐ NNL NNLCLC QLNN TB&XH Khu công nghiệp Khoa học và công nghệ Lực lượng lao động Nguồn nhân lực Nguồn nhân lực chất lượng cao Quản lý nhà nước Thương binh và Xã hội
  • 4. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Danh mục các khu công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt38 Bảng 2.2. Bảng tổng hợp chất lượng nguồn nhân lực trong các KCN từ năm 2010 đến năm 2015 42 Bảng 2.3. Bảng tổng hợp chất lượng nhân lực ở một số KCN năm 2015 ............... 43 Bảng 2.4. Bảng tổng hợp chất lượng lao động theo ngành nghề sản xuất trong các KCN đến hết năm 2015 45 Bảng 2.5. Tình hình sử dụng lao động ở một số doanh nghiệp trong KCN tỉnh năm 2015 61
  • 5. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nguồn nhân lực là yếu tố quyết định đối với sự phát triển về mọi mặt của mỗi quốc gia. Lịch sử phát triển của nhân loại đã khẳng định nguồn nhân lực là nguồn lực quyết định nhất của sự phát triển kinh tế - xã hội, còn nguồn lực tự nhiên và các nguồn lực khác tự chúng không thể tham gia vào quá trình kinh tế - xã hội nên không thể trở thành động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội. Vai trò động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội luôn thuộc về con người. Chính con người với sức lực và trí tuệ của mình mới là nhân tố quyết định hiệu quả của việc khai thác, sử dụng nguồn lực tự nhiên và các nguồn lực khác. Đồng thời, việc khai thác và sử dụng các nguồn lực đó một cách có hiệu quả sẽ đem lại sức mạnh của nguồn lực con người. Đúng như Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hợp quốc UNESCO đã nhận định: Con người đứng ở trung tâm của sự phát triển, là tác nhân và là mục đích của sự phát triển. Do đó, để thực hiện thắng lợi mục tiêu chiến lược của sự công nghiệp hóa, hiện đại hóa chúng ta cần nhận thức một cách sâu sắc, đầy đủ những giá trị to lớn và có ý nghĩa quyết định của nhân tố con người, chủ thể của mọi sáng tạo, “nguồn tài nguyên” vô giá, vô tận của đất nước. Để phát triển quốc gia trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là giải pháp có ý nghĩa quan trọng quyết định. Ở nước ta, xuất phát từ thực tế của đất nước trước và sau đổi mới cũng như nắm bắt được xu hướng đầu tư, phát triển của các nước trên thế giới, từ đại hội Đảng lần thứ VI đến nay, Đảng đã nhận thức được ngày càng đầy đủ hơn vai trò của con người trong sự phát triển kinh tế - xã hội. Con người luôn được coi vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) của Đảng đã ghi rõ: “Con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển”. Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020, được thông qua tại Đại hội Đảng lần thứ XI, Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phá 1
  • 6. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 chiến lược, là yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và là lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất, bảo đảm cho phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững”. Nguồn lực con người được coi là nguồn lực quan trọng nhất, “quí báu nhất, có vai trò quyết định, đặc biệt đối với nước ta, khi nguồn lực tài chính và nguồn lực vật chất còn hạn hẹp”. Nó là yếu tố quyết định cho sự thành công của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đặc biệt là nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp nói chung, những năm qua công tác quản lý và phát triển nguồn nhân lực trong khu công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc luôn được lãnh đạo tỉnh quan tâm hàng đầu. Để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói riêng của cả nước nói chung, vấn đề phát triển nguồn nhân lực cần được đặc biệt chú ý mà giải pháp đột phá là phải xây dựng được nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp đủ về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, quản lý nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp tại tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là trong giai đoạn nay số lượng khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng lên có 05 khu công nghiệp với diện tích 3500 (ha) và 138 doanh nghiệp với 59.818 công nhân lao động (CNLĐ), nữ chiếm 38.400 lao động. Do vậy, cần phải có những giải pháp cụ thể để quản lý nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực trong các Khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc” làm luận văn Thạc sĩ của mình. Hy vọng những thành công trong quá trình nghiên cứu sẽ góp phần tích cực trong việc giải quyết những khó khăn về quản lý nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp tại tỉnh Vĩnh Phúc. 2.Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trong thời gian qua đã có một số công trình đề tài nghiên cứu về nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp ở Việt Nam nói chung với nhiều đề tài cấp quốc gia, cấp bộ, được xuất bản dưới dạng sách và hàng loạt chuyên đề được công bố trên các tạp chí khác nhau. Trong số đó ta có thể nói đến: 2
  • 7. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 - Luận văn của thạc sỹ kinh tế Lê Quang Hùng (2006) “Nguồn nhân lực chất lượng cao cho phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố Đà Nẵng” Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Tổng quan của luận văn đã luận giải lý luận cơ bản về nguồn nhân lực; phân tích đánh giá thực trạng nguồn nhân lực và phát triển và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Đà Nẵng trong giai đoạn 2000 - 2005; đề xuất những giải pháp cơ bản về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho phát triển kinh tế - xã hội ở Đà Nẵng đến 2010 và khẳng định nguồn nhân lực quan trọng nhất cho sự phát triển của kinh tế - xã hội trong tỉnh. - Luận văn thạc sỹ Hoàng Văn Nhiệm (2009), “Giải pháp phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Vĩnh Phúc”, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh. Luận văn khái quát lý luận về nguồn nhân lực; đánh giá thực trạng nguồn nhân lực phục vụ quá trình CNH, HĐH của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2001 - 2008, dưới góc nhìn về góc độ kinh tế chính trị. Luận văn đề ra một số nhóm giải pháp chung cho quá trình phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2015. Luận văn chưa đưa ra được giải pháp nhằm tăng cường QLNN trong phát triển nguồn nhân lực. - Tác giả Lê Tuyển Cử với luận án tiến sỹ (2003) “Những biện pháp phát triển và hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp ở Việt Nam” lại đi sâu nghiên cứu hiện trạng phát triển các khu công nghiệp ở Hà Nội; đánh giá ưu, khuyết điểm, nguyên nhân và phương hướng cải tạo các khu công nghiệp ở Hà Nội; đề xuất nội dung, phương hướng cải tạo các khu công nghiệp tập trung ở Hà Nội đến năm 2010. - Luận văn chuyên ngành kinh tế phát triển, thạc sỹ Lê Thanh An (2011), “Phát triển nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp thuộc vùng kinh tế mở Vân Phong tỉnh Khánh Hòa”, Bộ giáo dục và đạo tạo Đại học Đà Nẵng. Luận văn phân tích, làm sáng tỏ cơ sở lý luận nguồn nhân lực, quản trị nguồn nguồn nhân lực trong điều kiện của Việt Nam, góp phần phân tích đánh giá tính 3
  • 8. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 khách quan, những khó khăn, thuận lợi và vai trò của nguồn nhân lực đối với sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp của tỉnh Khánh Hòa. Đánh giá phát triển nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp tỉnh Khánh Hòa, nhằm tìm ra những vấn đề tồn tại, nguyên nhân sâu xa của những khiếm khuyết trong phát triển nguồn nhân lực. Đưa ra những giải pháp, đề xuất một số chính sách thu hút đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn 2010 - 2015 và đến năm 2020. Qua nhiều kết quả của các công trình nghiên cứu, đã góp phần làm rõ hơn về mặt lý luận, thực tiễn nguồn nhân lực. Ngoài ra đưa ra các giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực trong thời kỳ đổi mới nền kinh tế nước nhà, thời kỳ CNH, HĐH đất nước. Thông qua mỗi đề tài lại có cách tiếp cận riêng, về nhiều góc độ khác nhau về QLNN đối với nguồn nhân lực, nhằm đưa ra các giải pháp phù hợp với thực tiễn của từng địa phương. Tuy nhiên, đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu về QLNN đối với nguồn nhân lực tại các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc. Vì vậy việc lựa chọn, nghiên cứu đề tài “Quản lý hà nước đối với nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc” là một nội dung mới không có sự trùng lặp, vì việc vận dụng cụ thể nội dung quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực trong khu công nghiệp từ thực tiễn ở một địa phương, trên cơ sở lý luận đề xây dựng các giải pháp phù hợp với thực tiễn về điều kiện kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu. 3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Luận văn đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau: - Hệ thống hóa các cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp; - Nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc; - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc; 4
  • 9. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 4. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là hoạt động quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc; 5. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Luận văn nghiên cứu các nội dung trong quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực. - Phạm vi về không gian: Luận văn nghiên cứu quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc - Phạm vi thời gian: Các số liệu, thông tin được thống kê từ năm 2010 đến năm 2015; các giải pháp, kiến nghị, định hướng đến năm 2020. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp luận: Luận văn sử dụng phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác- Lênin, chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử được nhìn nhận và đúc rút từ chính hoạt động quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực. 6.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể Để hoàn thành được mục tiêu, nội dung nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể: - Phương pháp sử dụng tài liệu thứ cấp; - Phương pháp phân tích và tổng hợp; - Phương pháp điều tra xã hội học; - Phương pháp thống kê. 7. Ý nghĩa của luận văn và thực tiễn của luận văn: Luận văn đánh giá một cách hệ thống thực trạng QLNN đối với NNL trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2010 đến 2015. Vì vậy, đây sẽ là tài liệu giúp các doanh nghiệp trong khu công nghiệp quản lý nguồn nhân lực có hệ thống, bài bản, và trình tự hơn. Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở khoa học và khách quan, giúp cho bộ máy QLNN của tỉnh tìm ra giải pháp nào là cần tập trung nhất, nhằm phát triển NNL cho các KCN trong tỉnh. 5
  • 10. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn được cấu trúc thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp. Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc; Chương 3: Định hướng, quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc. 6
  • 11. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI NGUỒN NHÂN LỰC TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH PHÚC 2.1. Khái quát chung về đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội, dân số và tình hình các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên Vĩnh Phúc là tỉnh miền núi trung du Bắc bộ, cách thủ đô Hà Nội 60km về phía Bắc. Một trong những ưu thế của tỉnh so với các tỉnh xung quanh Hà Nội là có diện tích dồi dào, khá lớn của vùng trung du, có đặc tính cơ lý tốt, thuận tiện cho việc xây dựng và phát triển công nghiệp. Vị trí tỉnh Vĩnh Phúc nằm ở cửa ngõ Tây Bắc của thủ đô Hà Nội, thuộc vùng Châu thổ sông Hồng, là một trong 07 tỉnh, thành thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc: phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Tuyên Quang, phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ, phái Đông và phía Nam giáp thủ đô Hà Nội. Nằm trên quốc lộ số 2, tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai và tuyến đường cao tốc xuyên Á: Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, là điều kiện để đưa tỉnh xích gần hơn với các trung tâm kinh tế, công nghiệp và những thành phố lớn của đất nước và quốc tế như: hành lang kinh tế Côn Minh - Hà Nội - Hải Phòng, Quốc lộ 2 - Việt Trì - Hà Giang - Trung Quốc, hành lang đường 18 và trong tương lai là đường vành đai IV thành phố Hà Nội … Tỉnh Vĩnh Phúc trở thành một bộ phận cấu thành của vành đai phát triển công nghiệp các tỉnh phía Bắc, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ trước sự lan tỏa của các đô thị lớn thuộc Hà Nội như Bắc Thăng Long, Nội Bài, Sóc Sơn. Đây là điều kiện thuận lợi để Vĩnh Phúc phát triển các KCN và phát triển NNL góp phần vào phát triển KT-XH của tỉnh. Vĩnh Phúc là tỉnh nằm trong vòng quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội, có tổng diện tích tự nhiên là 1231.76 km2 . Là tỉnh có vị trí nằm giữa trung tâm hình học của miền Bắc Việt Nam và là một trong số ít tỉnh thành của Việt Nam tự chủ được về việc thu chi ngân sách từ năm 2003, là một trong những tỉnh luôn luôn có những đóng góp lớn nhất ở niềm Bắc sau hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh. 34
  • 12. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Vĩnh Phúc là tỉnh ít có bão lụt thiên tai, khí hậu nằm trung vùng nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm là 24,20 C nhiệt độ cao nhất ở mùa hè không quá 240 C, rất thuận lợi cho con người sinh sống và làm việc. 2.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội Vĩnh Phúc là tỉnh có nền kinh tế phát triển: nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Đặc biệt Vĩnh Phúc là tỉnh có nền kinh tế công nghiệp phát triển vào loại cao ở phía Bắc. - Tăng trưởng kinh tế: Từ khi tái lập tỉnh (năm 1997) đến nay, Vĩnh Phúc đã đạt được những thành tựu quan trọng về tăng trưởng kinh tế, tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) giai đoạn (2001-2005) tăng bình quân 15%, giai đoạn (2006-2010) tăng 18%, giai đoạn (2011-2015) tăng bình quân 21%. Bình quân trong 15 năm (2001-2015) tăng 18% cao gấp gần 2.35 lần so với tốc độ tăng trưởng bình quân của cả nước (7%), quy mô tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP) 70,57 nghìn tỷ đồng, tương đương khoảng 3,2 tỷ USD (năm 2015). Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh năm (GDP) năm 2015 theo giá trị so sánh dự kiến đạt 58,867 tỷ đồng, tăng 6,97 % so với năm 2014. Trong những năm gần đây, Vĩnh Phúc là tỉnh có tỷ lệ tăng trưởng kinh tế vượt trội, tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2007 ước đạt 280 triệu USD, tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2007 đạt 716,229 triệu USD. Khu vực nhập khẩu tập trung chủ yếu là các doanh nghiệp FDI chiếm 96,14 % tổng kim ngạch nhập khẩu. Hiện nay, Vĩnh Phúc là tỉnh đứng vị trí thứ 7 trong cả nước về giá trị sản xuất công nghiệp và là một trong 7 tỉnh, thành nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. - GDP bình quân đầu người trong tỉnh cũng tăng nhanh, cụ thể: Năm 2001, GDP bình quân đầu người (theo giá thực tế) mới đạt 3,83 triệu đồng, nhưng đến năm 2005 đã đạt 9,1 triệu đồng; đến năm 2010 đạt 33,6 triệu đồng (tương đương 1.766 USD) và năm 2015 đạt 74.8 triệu đồng đứng trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ sau 2 tỉnh thành là Hà Nội và Hải Phòng. Tăng trưởng kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc luôn đạt mức độ cao, điều đó cho thấy nền kinh tế của tỉnh ngày càng mở rộng về quy mô, tạo điều kiện thuận lợi trong phát triển nhân lực và giải quyết việc làm cho người lao động trong tỉnh. 35
  • 13. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực: Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp tăng mạnh tỷ trọng công nghiệp và xây dựng, tỷ trọng khu vực dịch vụ tăng chậm (do đặc thù là tỉnh phát triển mạnh về công nghiệp). Năm 2005 tỷ trọng GDP khu vực nông, lâm nghiệp và thủy hải sản trong tổng GDP của tỉnh chiếm 19,45% năm 2005, giảm xuống còn 14,9% năm 2010 và 10.5% năm 2015. Tỷ trọng GDP khu vực công nghiệp, xây dựng trong tổng GDP của tỉnh tăng từ 52,69% năm 2005 lên 56,2% năm 2010 và 53,4% năm 2012 (sụt giảm do nền kinh tế suy thoái nhưng vẫn đứng 7 trong cả nước, thứ 3 khu vực phía Bắc về giá trị sản xuất công nghiệp). Tỷ trọng GDP khu vực dịch vụ trong tổng GDP của tỉnh đạt 27,86% năm 2005, tăng lên 28,9% năm 2010 và 33,1% năm 2012. - Cơ cấu lao động đã có sự dịch chuyển theo hướng tích cực và phù hợp với xu thế chung là giảm tỷ trọng lao động khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng tỷ trọng lao động công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Lao động nông nghiệp giảm từ 86,14% năm 2005 xuống còn 55,93% năm 2010 và 51,03% năm 2015. Lao động khu vực công nghiệp và xây dựng đã tăng từ 16.6% năm 2005 lên 22.87% năm 2010 và 29.05% năm 2015. - Lĩnh vực kinh tế chủ yếu của tỉnh là lĩnh vực công nghiệp chế tạo và gia công cơ khí, trong đó ngành cơ khí chế tạo và lắp ráp xe ô tô, xe gắn máy, đóng góp lớn cho nền kinh tế của tỉnh, chiếm tỷ trọng 37,59%trong cơ cấu GDP của tỉnh năm 2001, tăng lên 58,68% năm 2015. - Hình thành và phát triển các khu công nghiệp. Đến hết năm 2012, trên địa bàn tỉnh hiện có 20 khu công nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư với quy mô diện tích là 6.038 ha. Hiện nay, tại 07 KCN đã được thành lập, đều có chủ đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật KCN và đang tiến hành đầu tư, trong đó có 06 KCN đang hoạt động tỷ lệ lấp đầy đạt 70.7%. Đến hết năm 2015 trên địa bàn tỉnh có 694 dự án thực hiện thủ tục đầu tư còn hiệu lực, gồm 117 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 2.455.90 triệu USD còn lại là các dự án DDI. Các KCN tập trung quy mô lớn với trình độ công nghệ tương đối hiện đại, đáp ứng nhu cầu lao động trong các KCN tăng lên, đòi hỏi phải nâng cao trình độ tay nghề và đào tạo các nghề tương ứng cho lao động trong tỉnh. 36
  • 14. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Như vậy, những thành công trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đã tạo cho tỉnh Vĩnh Phúc vị thế mới đối với cả nước, vùng đồng bằng Sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi và quan trọng về phát triển nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao của tỉnh trong thời gian tới. 2.1.3. Đặc điểm về dân số và lao động Dân số toàn tỉnh Vĩnh Phúc tính đến năm 2015 khoảng 1.054.942 người, trong đó dân số nam khoảng 518.559 người chiếm 49.18%, dân số nữ 535.933 người chiếm 50.82%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 13,6%, tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động chiếm 60%, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chiếm 63%, tỷ lệ dân số làm việc trong khu vực nhà nước chiếm 78,6%, làm việc trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 10,8%. NNL của tỉnh Vĩnh Phúc chủ yếu do tăng tự nhiên về dân số, mức tăng qua các thời kỳ là khác nhau giai đoạn 2016-2020 dự đoán sẽ tăng cơ học nhiều hơn và theo quy luật tăng dân số của các nước phát triển. Tính đến năm 2015 toàn tỉnh có 567 trường học và cơ sở giáo dục, đào tạo, với trên 306.809 học sinh, sinh viên. Trong đó có 183 trường mầm non, 174 trường tiếu học, 146 trường THCS, 37 trường THPT, 01 trường PTCS, 02 trường trung học, và 14 đơn vị giáo dục thường xuyên; 03 trường đại học, 03 trường cao đẳng, 04 trường trung học chuyên nghiệp. Trên địa bàn tỉnh có 48 cơ sở dạy nghề (04 trường cao đẳng nghề, 02 trường trung cấp nghề, 09 trường cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp có dạy nghề, 27 trung tâm dạy nghề, 06 cơ sở dạy nghề). Giai đoạn (2011 - 2015) đào tạo được 140.801 người, hàng năm có khoảng 27000 người tốt nghiệp (bao gồm cả đào tạo nghề và đào tạo chuyên nghiệp), đáp ứng nhu cầu lao động của mọi thành phần kinh tế. Bên cạnh đó, tỉnh đã có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ cho các DN đào tạo nghề cung ứng cho các DN; cùng với tốc độ gia tăng dân số bước vào tuổi lao động ngày càng nhiều. Mỗi năm tính có trên 1 vạn người bước vào độ tuổi lao động, đây là NNL dồi dào cho phát triển kinh tế, xã hội. 2.1.4. Tình hình phát triển các khu công nghiệp tại tỉnh Vĩnh Phúc Hiện nay, tổng số các KCN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục ưu tiên phát triển đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 là 20 KCN, với quy mô 6.038 ha. Trong đó, có 9 KCN đã được thành lập và cấp Giấy 37
  • 15. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 chứng nhận đầu tư, tổng diện tích quy hoạch là 1.739,61 ha và đã có 168 dự án đầu tư vào các khu công nghiệp, hiện nay có 153 dự án đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong năm 2014, tỉnh Vĩnh Phúc đã thành lập mới 2 KCN là KCN Tam Dương II khu A và khu B; mở rộng KCN Khai Quang, tăng quy mô từ 196,75 ha lên 214,57 ha, tổng vốn đầu tư tăng từ 254,1 tỷ đồng lên 292,46 tỷ đồng; điều chỉnh quy hoạch, giảm quy mô đầu tư KCN Bình Xuyên II từ 485,1 ha xuống 42,21 ha, điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư, tổng vốn đầu tư giảm từ 100 triệu USD xuống 25 triệu USD. Bảng 2.1. Danh mục các khu công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt STT TÊN KHU CÔNG NGHIỆP DIỆN TÍCH VỊ TRÍ ĐỊA LÝ (ha) A CÁC KCN ĐÃ THÀNH LẬP, CẤP GIẤY CNĐT 1 Kim Hoa 50 Thị xã Phúc Yên 2 Khai Quang 262 Thành phố Vĩnh Yên 3 Bình Xuyên 271 Huyện Bình Xuyên 4 Bá Thiện 327 Huyện Bình Xuyên 5 Bình Xuyên II 485 Huyện Bình Xuyên 6 Bá Thiện II 308 Huyện Bình Xuyên 7 Chấn Hưng 131 Huyện Vinh Tường 8 Phúc Yên 150 Thị xã Phúc Yên 9 Sông Lô I 200 Huyện Sông lô 10 Tam Dương II 750 Huyện Tam Dương 11 Sơn Lôi 300 Huyện Bình Xuyên B CÁC KCN ĐƢỢC QUY HOẠCH 12 Tam Dương I 700 Huyện Tam Dương 13 Vĩnh Thịnh 270 Huyện Vĩnh Tường 14 Hội Hợp 150 Thành phố Vĩnh Yên 15 Nam Bình Xuyên 304 Huyện Bình Xuyên 16 Sông Lô II 180 Huyện Sông Lô 17 Vĩnh Tường 200 Huyện Vĩnh Tường 18 Lập Thạch I 150 Huyện Lập Thạch 19 Lập Thạch II 250 Huyện Lập Thạch 20 Thái Hòa, Liễn Sơn, Liên Hòa 600 Huyện Lập Thạch Tổng 6,038 Nguồn: Ban quản lý các KCN tỉnh. 38
  • 16. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Trong số 11 KCN được thành lập, cấp Giấy chứng nhận đầu tư, có 8 chủ đầu tư xây dựng kinh doanh hạ tầng là doanh nghiệp trong nước, 3 chủ đầu tư là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tổng vốn đăng ký là 3.340,13 tỷ đồng và 166,085 triệu USD. Tổng vốn thực hiện đến thời điểm hiện tại là 823,31 tỷ đồng (bằng 24,65%) và 49,718 triệu USD (bằng 30%). - Thu hút đầu tư Năm 2014, các KCN Vĩnh Phúc đã thu hút được 32 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký 309,17 triệu USD, lũy kế đến hết tháng 12/2014, có 123 dự án FDI đầu tư vào các KCN Vĩnh Phúc, với tổng vốn đầu tư đăng ký 2.430,74 triệu USD, tổng vốn đầu tư thực hiện lũy kế hết tháng 12/2014 đạt 1.181,49 triệu USD, trong đó có 96 dự án đi vào hoạt động kinh doanh, 9 dự án đang xây dựng cơ bản và 18 dự án chưa triển khai. Phần lớn các dự án đầu tư vào các KCN Vĩnh Phúc sau khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư/ Giấy phép đầu tư đều triển khai dự án đúng tiến độ, số dự án đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh chiếm 78% trên tổng số dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư vào KCN, số dự án đang xây dựng cơ bản chiếm 7,3%. Vốn thực hiện đạt 48,6% trên tổng vốn đầu tư đăng ký. Trong đó, các dự án triển khai nhanh, hoạt động hiệu quả phải kể đến là: Công ty Honda, Công ty VPIC1, Công ty Piaggio… Tỷ lệ vốn thực hiện trên vốn đầu tư đăng ký của các dự án Nhật Bản và Hàn Quốc đạt cao, lần lượt chiếm 86% và 80%. Nhiều doanh nghiệp trong KCN hoạt động kinh doanh có hiệu quả đã nhiều lần tăng vốn đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh như: Công ty Honda, Công ty VPIC1, Công ty Partron, Công ty HJC,… Đối với các dự án đầu tư trong nước, năm 2014, các KCN Vĩnh Phúc thu hút được 4 dự án, tổng vốn đăng ký là 665,89 tỷ đồng, lũy kế đến hết tháng 12/2014, trong các KCN Vĩnh Phúc có 30 dự án đầu tư trong nước với số vốn đầu tư đăng ký đạt 6.343,75 tỷ đồng, lũy kế tổng vốn đầu tư đã thực hiện đạt 1.822,7 tỷ đồng, trong đó 25 dự án đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, 5 dự án đang xây dựng cơ bản 39
  • 17. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 - Tình hình sản xuất kinh doanh Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2014 của các KCN trên địa bàn tỉnh đạt 69.236,76 tỷ đồng; kim ngạch xuất khẩu đạt 1.192,56 triệu USD; giá trị nhập khẩu đạt 718.67,59 triệu USD; nộp ngân sách 6.505,41 tỷ đồng; giải quyết việc làm cho 48.282 lao động, trong đó lao động tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 46.372 lao động, doanh nghiệp trong nước là 1.900 lao động, với số lao động địa phương chiếm trên 70%. Nhìn chung, các doanh nghiệp trong KCN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hoạt động khá ổn định. Các chỉ tiêu kinh tế hàng năm của các doanh nghiệp đều tăng so với cùng kỳ, một số doanh nghiệp hoạt động khó khăn nhưng không ảnh hưởng lớn đến tình hình phát triển chung của các KCN. - Tình hình xây dựng nhà máy xử lý nước thải và bảo vệ môi trường Nhìn chung, các doanh nghiệp trong KCN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đều nghiêm túc chấp hành các quy định của pháp luật, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, chủ đầu tư hạ tầng KCN thực hiện tốt công tác quản lý trên địa bàn. Đối với chủ đầu tư hạ tầng kỹ thuật KCN: hiện nay trên địa bàn tỉnh, các KCN trước khi đi vào hoạt động, tiếp nhận các dự án đầu tư thứ cấp đều được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM cho dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KCN, các KCN đã cơ bản xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung và đưa vào vận hành ổn định. Đối với các doanh nghiệp trong KCN: đa số các doanh nghiệp đã thực hiện việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, bản cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật, ý thức của doanh nghiệp ngày càng được nâng cao trong công tác bảo vệ môi trường thông qua việc đầu tư, vận hành các trạm xử lý nước thải. 2.2. Thực trạng nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc 2.2.1. Về số lượng nguồn nhân lực trong các KCN Nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc bao gồm: Lao động phổ thông, lao động lành nghề, lao động có khả năng ứng dụng khoa 40
  • 18. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 học kỹ thuật mới công nghệ hiện đại vào sản xuất, các nhà quản lý, đội ngũ chuyên gia và nhân viên thuộc các bộ phận chuyên môn ở văn phòng các c ông ty, doanh nghiệp. Từ năm 2006 đến nay, các KCN ở tỉnh Vĩnh Phúc ngày càng phát triển mạnh, lao động làm việc ở các KCN không ngừng tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Trong giai đoạn từ 2008 đến nay, tỉnh Vĩnh Phúc đang chuyển dần mục tiêu ưu tiên thu hút các dự án đầu tư vào các KCN có sử dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường tạo ra giá trị sản xuất công nghiệp lớn, tác động nhanh đến quá trình phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Nhất là các dự án về điện tử, viễn thông và các nhà đầu tư lắp ráp xe ô tô xe máy nhằm đưa Vĩnh Phúc trở thành trung tâm lắp ráp ô tô xe máy lớn nhất nước. Mục tiêu này đang từng bước biến thành hiện thực qua kết quả thu hút đầu tư trong những năm qua. Nhiều nhà máy có công nghệ kỹ thuật cao đang đầu tư xây dựng và chuẩn bị đi vào sản xuất sản phẩm, điều này đặt ra yêu cầu phải đáp ứng NNL nói chung và đặc biệt là NNL chất lượng cao cho các doanh nghiệp này. Theo số liệu thống kê của các cơ quan chức năng, hiện số lao động làm việc trong các khu công nghiệp của tỉnh là 58.200 lao động, trong đó, chiếm trên 77% số lao động là người Vĩnh Phúc. Nhu cầu tuyển dụng lao động trên địa bàn bình quân vào khoảng hơn 22.000 người mỗi năm. Đến khi hai DN có vốn FDI lớn là Compal và Honhai cùng một số DN khác đi vào hoạt động thì số lao động cần tuyển dự tính sẽ là trên 30.000 người mỗi năm. Thực tế này đang tạo áp lực rất lớn về nguồn lao động có chất lượng của Vĩnh Phúc. Trước mắt, tỉnh đang chuẩn bị nguồn lao động có tay nghề cao cung cấp cho hai tập đoàn Compal và Honhai. 2.2.2. Về chất lượng NNL trong các KCN Trình độ của người lao động trong các khu công nghiệp có sự chênh lệch đáng kể với gần 10.000 lao động có trình độ cao đẳng trở lên; trên 7.600 lao động có trình độ trung cấp nghề; chiếm tỷ lệ lớn là công nhân kỹ thuật và lao động phổ thông (trên 30.000 lao động). 41
  • 19. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Bảng 2.2. Bảng tổng hợp chất lượng nguồn nhân lực trong các KCN từ năm 2010 đến năm 2015 Đơn vị tính: Nghìn người Tổng Lao động Trung cấp, Đại học, STT Năm phổ thông nghề cao đẳng số LĐ SL % SL % SL % 1 2010 33.343 17.338 52,0 12.003 36,0 4.002 12,0 2 2011 42.192 19.704 46,7 17.172 40,7 5.316 12,6 3 2012 51.787 22.890 44,2 22.062 42,6 6.835 13,2 4 2013 53.487 23.130 43,2 22.765 42,5 7.592 14,3 5 2014 55.190 24.160 43,8 22.269 40,3 8.761 15,9 6 2015 58.200 26.372 45,3 22.769 39,1 9.059 15,6 Nguồn: BQL các KCN tỉnh Vĩnh Phúc. Qua số liệu bảng trên cho thấy: Số lượng lao động nói chung trong các KCN tăng lên rất nhanh, từ 33.343 lao động năm 2010 lên 58.200 lao động năm 2015, chất lượng lao động cũng được nâng lên. Lao động được đào tạo nói chung đều tăng lên, trong đó lao động có trình độ trung cấp nghề về số lượng tăng từ 12.003 lao động, chiếm lên 22.769 lao động trong KCN năm 2015, đối tượng lao động này tăng lên khá đều cả về số lượng và tỷ lệ lao động trên tổng số. Riêng LLLĐ có trình độ ĐH, CĐ là LLLĐ có chất lượng cao hơn, tuy có tăng cả về số lượng và tỷ lệ trên tổng số nhưng tốc độ tăng còn chậm. Năm 2010 đối tượng lao động này mới chỉ có 4.002 lao động trong KCN, năm 2015 tăng lên 9.059 lao động trong KCN. Qua đó có thể thấy nhu cầu lao động có tay nghề trong các KCN ngày càng tăng lên, riêng LLLĐ có chất lượng cao hơn đáng lẽ cũng phải có tốc độ tăng tương ứng thì trên thực tế đối tượng lao động tăng rất chậm, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của các DN, việc tuyển dụng LĐCLC vào làm việc trong các KCN gặp khó khăn. Trong giai đoạn từ 2008 đến nay, tỉnh Vĩnh Phúc đang chuyển dần mục tiêu ưu tiên thu hút các dự án đầu tư vào các KCN có sử dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường, tạo ra giá trị SXCN lớn, tác động nhanh đến quá trình phát triển KT- 42
  • 20. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 XH ở địa phương. Nhất là các dự án về điện tử, viễn thông và các nhà đầu tư về sản xuất lắp ráp ô tô xe máy nhằm đưa Vĩnh Phúc trở thành trung tâm sản xuất, lắp ráp ô tô xe máy lớn nhất nước. Mục tiêu đó đang từng bước biến thành hiện thực qua kết quả thu hút đầu tư trong những năm qua. Nhiều nhà máy có công nghệ, kỹ thuật cao đang đầu tư xây dựng và chuẩn bị đi vào sản xuất sản phẩm, điều đó cũng đặt ra yêu cầu phải đáp ứng NNL nói chung và đặc biệt là NNLCLC cho các DN này. - Về cơ cấu, chất lượng nguồn nhân lực theo các Khu công nghiệp Nhân lực ở các KCN của tỉnh trong những năm qua được thể hiện tương đối rõ nét thông qua cơ cấu theo các KCN. Theo số liệu tổng hợp NLL đang làm việc tại các KCN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc như sau: Bảng 2.3. Bảng tổng hợp chất lượng nhân lực ở một số KCN năm 2015 Đơn vị tính: Người TT Tổng LĐ Phổ thông LĐ trung cấp, LĐ Đại học, Tên KCN nghề cao đẳng số LĐ SL % SL % SL % 1 Khai Quang 22.845 15.248 53,9 7.865 33,6 2.732 12,50 FDI 21.263 14.318 50,93 7.361 36,32 2.584 12,75 DDI 1.582 930 59,06 504 31,85 148 9,36 2 Bình Xuyên 11.847 4.236 53,98 3.649 33,76 1.962 12,26 FDI 7.680 4.162 55,67 2.350 32,57 1.168 11,76 DDI 4.167 2.074 59,56 1.299 36,87 794 13,57 3 Bá Thiện 6.650 2.678 57,72 2.175 31,78 897 10,71 FDI 4.038 1.954 51,15 1.518 36,8 566 12,05 DDI 1.612 1.624 69,72 657 22,15 331 8,13 4 Kim Hoa 8.850 3.080 34,14 4.332 50,08 1.438 15,78 FDI 8.850 3.080 34,14 4.332 50,08 1.438 15,78 Nguồn: Ban quản lý các KCN tỉnh. Qua số liệu trên cho thấy: Tổng số lao động trong các KCN tính đến hết năm 2015 trong 4 KCN lớn nhất của tỉnh Vĩnh Phúc, tỷ lệ lao động phổ thông chiếm tỷ 43
  • 21. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 trọng cao nhất tại các KCN, lao động được đào tạo nghề chiếm tỷ trọng khá lớn, trong đó chỉ có trên 10% được đào tạo ở trình độ CĐ, ĐH. Điều này cho thấy chất lượng chung của NNL trong các KCN của tỉnh đến thời điểm này chưa cao, cơ cấu ngành nghề của các DN tập trung chủ yếu vào lĩnh vực sử dụng nhiều lao động không đòi hỏi cao về trình độ người lao động như: Dệt may, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, các sản phẩm nhựa...Tuy nhiên, chất lượng lao động ở từng KCN, từng loại hình DN có khác nhau: Đối với KCN Kim Hoa, chỉ có duy nhất Công ty HONDA Việt Nam lấp đầy KCN, với số lượng lao động là 8.850 người. Đây là DN sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy chất lượng cao, quy mô lớn, tổng mức đầu tư lên tới trên 580 triệu USD, hàng năm tạo ra giá trị SXCN rất lớn. DN hoạt động với quy mô lớn, mang tính chuyên nghiệp cao trong tổ chức, quản lý, điều hành hoạt động. Chất lượng nhân lực cũng cao hơn các KCN khác, lao động phổ thông chỉ chiếm 34,14%, lao động được đào tạo chiếm 65,86%, trong đó lao động có trình độ ĐH, CĐ chiếm 15,78% cao hơn nhiều so với mức bình quân chung của các KCN (12,6%). Các KCN Bình Xuyên và Khai Quang và Bá Thiện chất lượng lao động tương đối đồng đều, tỷ lệ lao động có trình độ ĐH, CĐ chiếm 12,26% ở KCN Bình Xuyên; 12,5% ở KCN Khai Quang và 10,7% ở KCN Bá Thiện, đều thấp hơn mức bình quân chung của các KCN. Nguyên nhân là tại hai KCN này tập trung nhiều nhà máy may xuất khẩu và sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất các sản phẩm cơ khí…. nên nhu cầu sử dụng lao động phổ thông rất lớn. Ở các KCN này cũng có một số DN sản xuất linh kiện điện tử, lắp ráp xe máy Piaggio… nên cũng sử dụng nhiều NLCLC, đã góp phần làm tăng chất lượng lao động tại ba KCN trên. Chất lượng lao động tại các KCN trên lại có sự khác biệt rõ rệt giữa các doanh nghiệp FDI và DDI. Đối với các doanh nghiệp FDI thì tỷ lệ lao động phổ thông chiếm tỷ lệ ít hơn (45,01%) so với các doanh nghiệp DDI (58,35%). Đối với LLLĐ qua đào tạo ở trình độ trung cấp, nghề thì các DN FDI cũng có tỷ lệ cao hơn, chiếm 42,12%, còn các doanh nghiệp DDI tỷ lệ này chỉ chiếm 30,96%. Lao động thuộc đối tượng có CLC thì các doanh nghiệp FDI cũng chiếm tỷ lệ cao hơn so với 44
  • 22. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 các doanh nghiệp DDI (12,87% so với 10,69%). Quy mô đầu tư cũng như tính đa dạng ngành nghề, công nghệ sản xuất của các DN FDI đầu tư ở các KCN của tỉnh trong thời gian qua là cao hơn các DN DDI, từ đó đòi hỏi phải có NNL chất lượng ngày càng cao hơn mới đáp ứng được yêu cầu của các DN. - Về cơ cấu NNL theo ngành nghề. Trong các KCN của tỉnh hiện nay các DN đầu tư vào đa ngành, đa lĩnh vực, có những ngành nhiều nhà đầu tư như cơ khí, dệt may, ô tô, xe máy, lại có những ngành chỉ có một hoặc vài dự án đầu tư như: chế biến nông sản thực phẩm, sản xuất mỹ phẩm, gia công chế tác vàng bạc đá quý... Nhưng có thể tổng hợp theo nhóm ngành cơ bản là: Dệt may; cơ khí chế tạo và lắp ráp; Điện tử công nghệ cao; Vật liệu xây dựng và các ngành khác. Theo số liệu đến tháng 12 năm 2011, chất lượng lao động đang làm việc tại các DN trong KCN, phân loại theo ngành nghề được tổng hợp như sau: Bảng 2.4. Bảng tổng hợp chất lượng lao động theo ngành nghề sản xuất trong các KCN đến hết năm 2015 Đơn vị tính: Người ST Ngành nghề Tổng LĐ Phổ thông LĐ trung cấp, LĐ Đại học, nghề cao đẳng T SX số LĐ SL % SL % SL % 1 Cơ khí lắp ráp, 22.682 7.542 38,14 10.512 47,57 4.628 14,29 chế tạo 2 Dệt may 16.648 10.419 56,2 4.681 33,19 1.548 10,61 3 Điện tử, CNC 5.908 1.722 36,39 2.874 45,39 1.312 18,22 4 Vật liệu XD 9.880 4.810 51,20 3.529 36,2 1.541 12,6 5 Ngành khác 3.082 1.879 57,26 946 32,22 578 10,52 Nguồn: Ban quản lý các KCN tỉnh. Như vậy, có thể thấy chất lượng lao động ở các ngành nghề có khác nhau rõ rệt. Một số ngành có tỷ lệ lao động qua đào tạo và có tay nghề cao hơn như ngành cơ khí là 61,86% trong đó lao động có trình độ CĐ, ĐH chiếm 14,29%; ngành điện 45
  • 23. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 tử công nghệ cao là 63,61% trong đó lao động có trình độ CĐ và ĐH là 18,22%, cao hơn nhiều so với mức bình quân chung trong các KCN của tỉnh. Các ngành có tỷ lệ lao động có trình độ thấp hơn như dệt may là 43,8%, Vật liệu xây dựng là 48,80% và một số ngành khác là 42,74%. Trong những năm qua, các dự án đầu tư vào các KCN chủ yếu tập trung vào các dự án thuộc lĩnh vực: Dệt may, vật liệu xây dựng, cơ khí lắp ráp và chế tạo, do vậy chất lượng nhân lực trong các KCN chưa cao, tỷ lệ lao động chất lượng cao còn thấp. Những năm gần đây, một số dự án thuộc ngành, lĩnh vực có hàm lượng công nghệ cao hơn, hiện đại hơn được tỉnh quan tâm thu hút đầu tư vào KCN đã đạt được kết quả bước đầu, một số dự án đã đi vào hoạt động. Chính vì vậy mà cơ cấu lao động trong các KCN đã từng bước chuyển dịch theo hướng tích cực hơn, theo hướng tăng tỷ trọng lao động có trình độ kỹ thuật và tay nghề cao, giảm dần tỷ trọng các ngành nghề sử dụng nhiều lao động phổ, qua đó tạo ra sự chuyển biến về chất trong các KCN. 2.2.3. Về thu nhập và đời sống của người lao động trong các Khu công nghiệp Trong những năm gần đây, tình hình thu nhập và đời sống của công nhân lao động trong các KCN của tỉnh từng bước đã có sự chuyển biến tích cực, đội ngũ công nhân lao động phát triển cả về số lượng và chất lượng. Nhận thức được tầm quan trọng của yếu tố con người trong SXKD, hầu hết các DN trong KCN đều quan tâm đến vấn đề tuyển chọn, đào tạo và đào tạo lại NNL. Phần lớn các DN trong KCN thực hiện tương đối tốt các quy định của nhà nước về chính sách tiền lương, thời gian làm việc, an toàn vệ sinh lao động, chế độ BHYT, BHXH cho người lao động. Một số DN có xe đưa đón công nhân đi làm việc, chủ động tổ chức hoặc phối hợp tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao, giao lưu gặp mặt nhân các ngày lễ lớn trong năm, khám bệnh định kỳ cho công nhân… nhằm mục tiêu cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể thì vấn đề lao động, điều kiện sống và làm việc của công nhân KCN vẫn còn nhiều vấn đề đáng quan tâm. Bên cạnh những DN có trách nhiệm cao với người lao động, vẫn còn có những DN chưa quan tâm đầy 46
  • 24. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 đủ, đúng mức đến đời sống người lao động. Nhiều DN vi phạm những quy định của nhà nước về tuyển dụng, hợp đồng lao động, chính sách lương, thưởng, các chế độ về BHYT, BHXH, bảo hộ lao động, độc hại cho người lao động. Thu nhập của người lao động ở các DN KCN nói chung còn thấp. Theo số liệu thống kê của Ban quản lý các KCN tỉnh, thu nhập bình quân của người lao động trong các KCN trong năm 2015 khoảng từ 2,8 triệu - 4 triệu đồng/ người/ tháng, nếu tính cả tiền ăn ca, làm thêm giờ thì đạt trên 4 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên với mức độ lạm phát hiện nay, giá cả hàng hoá dịch vụ tăng nhanh, như: tiền thuê nhà trọ, xăng dầu, giá lương thực, thực phẩm và các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu khác đều tăng giá, nhất là tại các khu đô thị, KCN nơi tập trung đông người thì cuộc sống của họ càng gặp khó khăn hơn. Có tới 48,2% lao động có mức thu nhập thấp nên phần lớn phải làm thêm giờ hoặc chấp nhận cuộc sống thiếu thốn, 30,7% lao động cho rằng tiền công DN trả cho họ chưa thoả đáng so với công sức họ bỏ ra. Mức thu nhập của người lao động trực tiếp và lao động gián tiếp, giữa bộ phận quản lý với công nhân luôn có sự chênh lệch lớn. Về vấn đề nhà ở, thống kê ở các KCN trong tỉnh hiện nay cho thấy: đại bộ phận lao động là nhân lực trẻ dưới 35 tuổi, lao động nữ chiếm trên 60%, LLLĐ ngoại tỉnh chiếm khoảng 25%, trong đó đa phần lực lượng LĐCLC là người ngoài tỉnh. Ngoài ra, LLLĐ là người địa phương làm việc trong các KCN, nhưng có quê ở trên địa bàn cả 9 huyện, thành, thị trong tỉnh. Một số lao động tuy là người của địa phương nhưng do ở xa các KCN nên vẫn có nhu cầu thuê nhà ở, do vậy số người phải thuê nhà trọ chiếm tỷ lệ cao. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của BQL các KCN thì số lao động cần có nhà ở chiếm trên 60%, phần lớn số nhân lực trên đều tự tìm thuê nhà trọ ở gần nơi làm việc của mình. Hiện nay, các KCN trên địa bàn tỉnh đều chưa có khu nhà ở cho công nhân lao động thuê. Việc phát triển các KCN trong những năm qua chưa chú trọng tới việc gắn xây dựng các KCN với xây dựng nhà ở, công trình công cộng phục vụ đời sống người lao động. Số lượng lao động tập trung về các KCN hàng năm tăng nhanh nên nhu cầu nhà ở trở thành vấn đề bức xúc và nảy sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp, không những cho bản thân người lao động 47
  • 25. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 mà cả địa phương nơi có KCN. Chỉ ở một số DN lớn có chính sách riêng về nhà ở cho nhân lực cấp cao như tập đoàn gạch Vĩnh Phúc, Công ty Hon Da Việt Nam có khu nhà ở dành cho công nhân. Các DN có quy mô lớn hàng ngày có xe đưa đón công nhân, nhưng thực chất đây là lực lượng LĐCLC từ Hà Nội về làm việc tại các KCN của Vĩnh Phúc. Đời sống văn hoá tinh thần của người công nhân lao động trong các KCN hiện nay rất nghèo nàn. Sự hiểu biết của người công nhân về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước và địa phương rất hạn chế, hầu hết họ rơi vào tình trạng thiếu thông tin, ban ngày đi làm, tối về khu nhà trọ, họ không tham gia bất kỳ hoạt động cộng đồng nào ở khu dân cư. Các hoạt động phong trào như văn hoá văn nghệ, thể thao, đọc sách, báo… người lao động cũng ít được tiếp cận và tham gia, đây là sự thiệt thòi lớn của họ, cần được Đảng, nhà nước, chính quyền địa phương sớm quan tâm giải quyết. Về tổ chức công đoàn và chính sách cho lao động trong các KCN: Theo số liệu báo cáo của Công đoàn các KCN tỉnh, đến hết năm 2015 trong các KCN của tỉnh đã có 236 công đoàn cơ sở, với 51.929 đoàn viên công đoàn, trong đó: DN có vốn đầu tư nước ngoài có 60 công đoàn cơ sở với 27.255 đoàn viên; DN có vốn đầu tư trong nước có 186 công đoàn cơ sở với 24.874 đoàn viên công đoàn. Nhìn chung đối với các DN có tổ chức công đoàn, thì đời sống vật chất và tinh thần của người lao động được quan tâm hơn. Các tổ chức công đoàn cơ sở đã làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, phát động các phong trào thi đua trong LĐSX, phong trào văn hoá văn nghệ. Tổ chức công đoàn chăm lo, bảo vệ quyền lợi của người lao động thông qua việc xây dựng soạn thảo nội quy lao động, thoả ước lao động tập thể… đến nay đã có 100% DN có nội quy lao động, 236/236 DN có công đoàn cơ sở đã thực hiện đóng BHXH, BHYT cho người lao động. Tuy nhiên, theo báo cáo của công đoàn các KCN tỉnh những năm gần đây đều sảy ra việc đình công hay ngừng việc tập thể. Năm 2009 có 16 cuộc đình công, năm 2010 là 11 cuộc, năm 2011 là 8 cuộc, năm 2013 là 4 cuộc. Từ đó cho thấy tình hình đình công và ngừng việc tập thể diễn ra tại các KCN là hết sức phức tạp. Nguyên nhân chính của các cuộc đình công là: 48
  • 26. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 - Chủ sử dụng lao động chưa thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách liên quan đến người lao động như: Tiền lương, tiền thưởng, tiền ăn ca, chế độ thai sản, bảo hộ lao động, sa thải công nhân sai quy định,… - Do ảnh hưởng của lạm phát, giá cả các mặt hàng thiết yếu tăng, thu nhập của người lao động thấp, đời sống gặp nhiều khó khăn, trong khi đó nhà nước và DN chưa có biện pháp kịp thời đáp ứng yêu cầu chính đáng của người lao động. - Một bộ phận người lao động nhận thức, hiểu biết pháp luật còn hạn chế, lại bị kích động, lôi kéo khống chế không cho công nhân đi làm nên đã dẫn đến tình trạng đình công bất hợp pháp, không đúng trình tự pháp luật. - Nhiều DN chưa thành lập tổ chức công đoàn, hoặc nếu có thì hoạt động còn nhiều hạn chế. Việc giám sát, hướng dẫn DN thực hiện các chế độ chính sách cho người lao động của các cơ quan chuyên môn còn hạn chế, chưa kịp thời như chế độ tăng lương, bảo hộ lao động… 2.3. Thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc 2.3.1. Xây dựng chiến lược, kế hoạch về phát triển nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XIII, năm 2001 đã xác định mục tiêu phát triển Vĩnh Phúc cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại vào năm 2020. Nghị quyết Đại hội XIV, XV tiếp tục xác định các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể hóa chủ trương này. Các Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, HĐND tỉnh đã ban hành nhiều chủ trương về phát triển GD-ĐT và NNL nhằm thực hiện các mục tiêu đã đề ra. Để giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng NNL và cụ thể hóa các Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh, ngày 01/6/1999 UBND tỉnh Vĩnh Phúc ra quyết định số 1335/ QĐ-UB về “Quy hoạch tổng thể hệ thống các cơ sở dạy nghề đến năm 2010” với nhiều nội dung cơ bản trong đó có nội dung về Bố trí hệ thống cơ sở dạy nghề. Trên cơ sở Nghị quyết 04-NQ/TU ngày 26/5/2001 của Tỉnh uỷ (Khoá XIII) về phát triển GD - ĐT thời kỳ 2001-2005. Ngày 22-07-2005 HĐND tỉnh Vĩnh Phúc đã 49
  • 27. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 ban hành nghị quyết số 04/2005/NQ-HĐND về “Thực hiện phổ cập giáo dục bậc trung học tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2005 - 2010”. Nghị quyết đưa ra với những mục tiêu chung: “Vĩnh Phúc đạt chuẩn phổ cập giáo dục bậc trung học vào năm 2010, nhằm nâng cao mặt bằng dân trí, chất lượng nguồn nhân lực, góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đảm bảo cho Vĩnh Phúc phát triển nhanh và bền vững”. Hội đồng nhân dân tỉnh cũng ban hành nghị quyết số 05/NQ-HĐND về việc dạy nghề cho lao động ở nông thôn, lao động ở vùng giành đất phát triển công nghiệp, dịch vụ và đô thị trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2010 - 2015. Mục tiêu chung: “Dạy nghề cho lao động nông thôn, lao động ở vùng giành đất phát triển công nghiệp, dịch vụ và đô thị trên địa bàn tỉnh, nhằm trang bị cho người lao động một nghề hoặc kiến thức khoa học kỹ thuật để giúp người lao động tạo việc làm và chuyển đổi nghề từ lao động nông nghiệp sang các nghề công nghiệp, xây dựng, dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp, làm việc ở các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh hoặc đi lao động có thời hạn ở nước ngoài, nâng cao đời sống, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2015”. Quán triệt sâu sắc các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về phát triển NNL, trong giai đoạn 2005-2010, việc phát triển NNL được coi là một trọng những nhiệm vụ trọng tâm đối với toàn Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc. Đảng bộ Tỉnh đã chỉ đạo nhiệm vụ xây dựng, phát triển NNL bằng những biện pháp đúng đắn, sáng tạo, linh hoạt và kịp thời nhằm hướng vào giải quyết những hạn chế, bất cập về chất lượng, số lượng NNL cũng như việc làm của Tỉnh. Do đó, công tác xây dựng, phát triển NNL đã được triển khai xuyên suốt từ tỉnh đến cơ sở và thu được những kết quả quan trọng. Ngày 22/5/2008 Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đã ban hành nghị quyết số 06 về “Phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH đến năm 2015, định hướng 2020” với những quan điểm chủ đạo sau: Nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất để phát triển KT-XH nhanh và bền vững, là nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế; phát triển NNL là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa có tính chiến lược lâu dài. Chiến lược phát triển NNL phải gắn kết 50
  • 28. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 chặt chẽ với chiến lược với chiến lược phát triển KT-XH, trong đó lấy nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông làm nền tảng, lấy đào tạo nghề, đào tạo lao động kỹ thuật chất lượng cao làm khâu đột phá, lấy nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, công chức viên chức trong hệ thống chính trị là nhân tố quyết định sự thành công của sự nghiệp CNH, HĐH. Ngày 29-12-2006 UBND tỉnh Vĩnh Phúc ban hành quyết định số 44/2005/QĐ-UBND về “Ban hành quy định chuẩn và một số chính sách đối với làng nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc”. Với những quy định chuẩn và những chính sách làng nghề như vậy đã góp phần vào việc giải quyết việc làm cho người lao động, đồng thời cũng làm cho nền kinh tế của tỉnh có sự tăng trưởng, thúc đẩy Vĩnh Phúc tiến nhanh trong công cuộc CNH, HĐH đất nước Tại kỳ họp thứ 10 khóa XIV, Hội động nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc cũng ban hành Nghị quyết số 16/2007/NQ-HĐND (04-07-2007) về “Chương trình giảm nghèo, giải quyết việc làm cho giai đoạn 2007-2010” và Nghị quyết số 15/2007/NQ-HĐND về việc ban hành một số cơ chế, chính sách phát triển giáo dục, đào tạo giai đoạn 2007-2010. Cùng với việc ban hành một số chính sách làng nghề, xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm cho nhân dân, UBND tỉnh Vĩnh Phúc cũng đã đưa ra Quyết định số 2630/QĐ-CT (20-09-2007) về việc thanh toán tiền hỗ trợ đền bù, giải phóng mặt bằng và hỗ trợ đào tạo nghề theo quyết định số 2475/2002/QĐ-UB ngày 09-07-2002 của UBND tỉnh. UBND tỉnh quyết định hỗ trợ đào tạo nghề cho 23 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Với chính sách như vậy đã thu hút người lao động và nâng cao tay nghề cho người lao động trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Quyết định số 180/QĐ-UBND ngày 18/01/2012 về việc Phê duyệt quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 Có thể nói, kể từ khi bắt đầu phát triển các KCN (năm 2001), bằng việc chú trọng xây dựng quy hoạch, kế hoạch trung hạn, ngắn hạn trong việc phát triển giáo dục nói riêng, phát triển NNL nói chung đã tu được nhiều kết quả tích cực, sau 15 năm đã tu hút được 58.200 lao động làm việc trong các KCN của tỉnh. 51
  • 29. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc hoạch định một chiến lược phát triển NNL, nhất là NNLCLC chưa được quan tâm đúng mức. Sau hơn 15 năm hình thành và phát triển các KCN, Vĩnh Phúc chưa ban hành chiến lược phát triển NNL đáp ứng sự phát triển của các KCN nói riêng, phát triển NNL phục vụ quá trình CNH, HĐH của tỉnh nói chung. Đến tháng 01/2012, Vĩnh Phúc mới hoàn thành quy hoạch phát triển nhân lực của tỉnh đến năm 2020, trong khi mục tiêu cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015. Việc quy hoạch, phát triển và sử dụng NNL giữa các ngành, vùng và địa phương trong tỉnh cũng còn nhiều chồng chéo và thiếu các mục tiêu cụ thể. Điều đó dẫn đến tình trạng khá phổ biến hiện nay là vừa “thừa”, vừa “thiếu” nhân lực trong các ngành, vùng, địa phương. Mặt khác, nội dung quy hoạch NNL của tỉnh vẫn ở sự khái quát chung, thiếu một quy hoạch, kế hoạch cụ thể tập trung nâng cao chất lượng NNL phục vụ cho các KCN của tỉnh để phù hợp mục tiêu phát triển tỉnh công nghiệp, do vậy hiện tượng “khan hiếm” NNLCLC trong các DN hoạt động trong các KCN của tỉnh, hơn nữa việc thiếu tầm nhìn chiến lược về phát triển NNLCLC nên trong vài năm trở lại đây, Vĩnh Phúc không thu hút mới được các dự án FDI công nghệ cao vào đầu tư ở Vĩnh Phúc. Do vậy, trong những năm tới Vĩnh Phúc cần triển khai thực hiện tốt chiến lược phát triển NNL gắn chặt chẽ với chiến lược phát triển KT-XH, chiến lược phát triển GD- ĐT,… phù hợp với quy hoạch chung của tỉnh. 2.3.2. Xây dựng và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp tại tỉnh Vĩnh Phúc Hiện nay, quản lý NNL trong các KCN nói chung và tại tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng được điều chỉnh bởi các văn bản quy phạm pháp luật bao gồm: Bộ Luật Lao động và Luật cán bộ, công chức và nhiều văn bản dưới luật của Chính phủ, các Bộ ngành liên quan như: Bộ Lao động TB&XH, Bộ GD&ĐT và Bộ Y tế. Bộ luật Lao động thông qua ngày 23/6/1994 được sửa đổi, bổ sung ngày 2/4/2002 và ngày 29/11/2006, tại chương XI quy định về lao động, lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, trong đó quy định rõ việc ký kết hợp đồng làm việc, chế độ đãi ngộ, sở hữu đối với các sáng chế, đào tạo nâng cao trình độ,…Tuy 52
  • 30. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 nhiên, trong Bộ luật Lao động năm 2012 lại bỏ các nội dung liên quan đến lao động có chuyên môn, kỹ thuật cao. Ngoài ra, Chính Phủ, các Bộ Lao động TB&XH, Bộ Y tế đã ban hành các Thông tư, Nghị định về phát triển các KCN, chế độ tiền lương cho người lao động, điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm… các văn bản trên đều có tác động trực tiếp đến chế độ đãi ngộ, điều kiện làm việc của người lao động trong các KCN. Nghị định 29/2008/NĐ-CP của Chính Phủ Quy định về KCN, KCX và khu kinh tế; Nghị định 34/2008/NĐ-CP quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam và Nghị định 46/2011/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP,...Ngoài ra để tăng cường NNL về chất lượng và số lượng, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản quản lý và phát triển NNL thông qua các chính sách việc làm, tuyển dụng, sử dụng, dạy nghề, tiền lương...cho người lao động như: Nghị định 39/2003/NĐ-CP về chính sách hỗ trợ việc làm, tạo điều kiện thuận lợi cho DN tạo việc làm cho nhiều lao động; Nghị định 02/2001/NĐ-CP của Chính phủ quy định người sử dụng lao động có trách nhiệm tổ chức nâng cao trình độ nghề nghiệp cho người lao động... Bộ Lao động TB&XH ban hành Quyết định 708/QĐ-BLĐTBXH ngày 15/06/1999 quy định mức lương tối thiểu và tiền lương của lao động Việt Nam làm việc trong các DN có vốn đầu tư nước ngoài. Thông tư 14/TT-BLĐTBXH ngày 30/05/2003 hướng dẫn việc xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động chung cho mọi DN thuộc khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Thông tư 16/LĐTBXH-TT ngày 03/06/2003 về thực hiện chế độ làm thêm việc, thời giờ nghỉ ngơi đôi với người lao động trong các DN. Thông tư liên tịch 14/TTLT- BLĐTBXH-BYT ngày 31/10/1998 của Bộ Lao động TB&XH và Bộ Y tế về an toàn vệ sinh lao động. Thông tư 13/TT-BYT của Bộ Y tế ngày 21/10/1996 về khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động. Quyết định 4.128/2001/QĐ-BYT của Bộ Trưởng Bộ Y tế quy định về điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các loại hình bếp ăn tập thể, căn tin, dịch vụ phục vụ bửa ăn giữa ca tại các KCN. Quyết định 2689/QĐ-BYT ngày 10/08/2004 của Bộ trưởng Bộ Y tế về tổ chức thực 53
  • 31. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 hiện công tác quản lý vệ sinh lao động, quản lý sức khoẻ người lao động, quản lý bệnh nghề nghiệp trong các KCN, KCX... Trong những năm qua, các DN trong các KCN trên địa bàn Tỉnh Vĩnh Phúc cơ bản thực hiện tốt các quy định của pháp luật đối với NNL. Qua đánh giá của Ban Quản lý các KCN tỉnh và Thanh tra lao động của Sở Lao động TB&XH thì hiện nay trong các KCN, các quy định của pháp luật được các DN thực hiện rất đầy đủ đối với các lao động đặc biệt là lao động có trình độ chuyên môn, tay nghề cao vì đây là lực lượng quyết định sự tồn tại, phát triển của các DN. Qua phản ánh của Liên đoàn Lao động Tỉnh, các cuộc đình công diễn ra chủ yếu do chính sách ưu đãi, đãi ngộ của DN đối với lao động phổ thông chưa được đảm bảo - Thực hiện quản lý lao động là người nước ngoài làm việc trong các KCN: trong 5 năm từ 2010-2015, Ban Quản lý các KCN tỉnh đã đã thực hiện thủ tục cấp, cấp lại, gia hạn Giấy phép lao động cho 522 người nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp trong các KCN; thừa nhận thỏa ước Lao động tập thể cho 298 doanh nghiệp; chấp thuận kế hoạch của các công ty có vốn đầu tư FDI đưa 831 người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề có thời hạn dưới 90 ngày tại các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan. Nhìn chung, Chính phủ đã có rất nhiều Nghị định, Quyết định chỉ đạo việc phát triển KCN và NNL cho KCN. Các Bộ, Ngành Trung ương hướng dẫn và cụ thể hóa thực hiện sự chỉ đạo này thông qua các Quyết định, Thông tư. Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Vĩnh Phúc cũng có nhiều chương trình, chính sách thiết thực để phát triển NNL, nhất là NNLCLC. Qua việc tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật này, đã tạo ra một sự chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển NNL cho các KCN của Vĩnh Phúc, đồng thời tất cả hệ thống văn bản nêu trên đã tạo cơ sở pháp lý và những cơ sở khác cho việc phát triển các KCN tỉnh Vĩnh Phúc. Tuy nhiên, có thể thấy một thực tế hiện nay là đối tượng NNLCLC được coi là “tài sản đặc biệt” của quốc gia lại hầu như không được quy định cụ thể trong các văn bản luật cũng như các văn bản có tính chất quy phạm pháp luật. Đặc biệt là các nội dung tại Mục 4, chương XI trong Luật Lao động năm 1994, được sửa đổi, bổ 54
  • 32. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 sung ngày 2/4/2002 và ngày 29/11/2006, quy định về lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao lại không được quy định trong Bộ luật Lao động năm 2012. Đây là điều rất khó khăn trong quan hệ lao động đối với NLCLC. Ở một số văn bản khác đã trích dẫn chỉ nêu khá chung chung, không thể xác định được rõ tiêu chí nào khẳng định NNL nào được gọi là NNLCLC, chính từ sự không cụ thể này nên hiện nay chúng ta thiếu hẳn một hệ thống các quy định, chế tài hay các chính sách về đào tạo, thu hút, sử dụng, đãi ngộ với NNLCLC. Để phát triển NNLCLC trong giai đoạn hiện nay rất cần một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật sâu hơn, rõ hơn hướng đến đối tượng NNLCLC, trong đó, cần thiết có những chế định riêng đối với NNLCLC trong các KCN. UBND tỉnh Vĩnh Phúc cần tiếp tục có những khảo sát, đánh giá hiệu quả trong thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật đã có về NNLCLC để chỉ rõ những hạn chế, kiến nghị với Chính phủ, Quốc hội để ban hành các văn bản luật phù hợp. Trên cơ sở đó, HĐND, UBND tỉnh cần có kế hoạch, phương pháp hiệu quả để triển khai các văn bản đó hiệu quả. 2.3.3. Về ban hành và thực thi các chính sách có liên quan đến phát triển nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc 2.3.3.1. Xây dựng và ban hành chính sách về đào tạo nhân lực Xác định đào tạo nghề, giải quyết việc làm là một trong các mục tiêu, giải pháp có ý nghĩa quyết định nâng cao chất lượng NNL, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế, trong những năm qua, Vĩnh Phúc là một trong các địa phương ban hành nhiều chủ trương, chính sách cho lĩnh vực này. Để thực hiện tốt công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực nói chung và nhân lực tại các khu công nghiệp nói riêng, những năm qua, tỉnh ta đã và đang triển khai nhiều giải pháp nhằm đổi mới công tác đào tạo nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp trên địa bàn như: Ban hành và triển khai Nghị quyết 03 của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2006 - 2010, định hướng đến năm 2020; Nghị quyết 38 của HĐND tỉnh về việc ban hành một số cơ chế chính sách tăng cường cơ sở vật chất trường học đến năm 2015. Đồng thời, thực hiện tốt 4 nhóm chính sách về dạy nghề, bồi dưỡng kiến thức, 55
  • 33. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 hướng nghiệp, phân luồng và giải quyết việc làm theo nội dung, chương trình của Quyết định số 1956 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 Năm 2006, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh ban hành Nghị quyết 03 về phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân. Năm 2008, Tỉnh ủy có Nghị quyết số 06 về phát triển NNL, trong đó nhấn mạnh: Giáo dục mầm non, Phổ thông là nền tảng, coi đào tạo nghề là khâu đột phá; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức để nâng cao chất lượng là khâu quyết định. Từ năm 2007 đến 2011, HĐND tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành 3 nghị quyết liên quan đến chính sách giảm nghèo, giải quyết việc làm: Nghị quyết số 16/2007/NQ-HĐND về chương trình giảm nghèo và giải quyết việc làm giai đoạn 2007 - 2010; Nghị quyết số 34/2008/NQ-HĐND về quy định một số chính sách hỗ trợ đối với hộ nghèo, người nghèo, thôn đặc biệt khó khăn, xã thuộc vùng khó khăn từ năm 2009 - 2010 và Nghị quyết 37/2011/NQ-HĐND về một số chính sách hỗ trợ dạy nghề, giải quyết việc làm và giảm nghèo giai đoạn 2012 - 2015. Ngay sau khi HĐND tỉnh ban hành các Nghị quyết, UBND tỉnh đã ban hành các Quyết định, các sở, ngành liên quan xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện. Sau một thời gian tổ chức thực hiện, cơ bản các chủ trương, chính sách của tỉnh về đào tạo nghề, giải quyết việc làm đi vào cuộc sống, tạo được sự đồng thuận và hưởng ứng tích cực của các tầng lớp nhân dân, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động trên địa bàn tỉnh, góp phần phát triển KT-XH của địa phương, nâng cao đời sống nhân dân. Cụ thể, năm 2011, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 53,3%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề là 40,7%; năm 2012, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 55,8%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 42,6%. Vĩnh Phúc cũng bước đầu đã triển khai có hiệu quả việc phân luồng học sinh sau THPT và THCS. Một số cơ sở dạy nghề đã tạo được sự gắn kết giữa nhà trường với DN thông qua các hoạt động như tổ chức đào tạo theo hợp đồng với DN, đưa học sinh, sinh viên đi thực tập tại các DN, từ đó, chất lượng đào tạo nghề trình độ cao đẳng và trung cấp cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu của các DN. Hầu hết sinh viên tốt nghiệp đã được tuyển dụng vào làm việc trong các DN trong và ngoài tỉnh. 56
  • 34. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 Ngoài ra, thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 25/02/2008 của Tỉnh ủy về phát triển NNL phục vụ CNH, HĐH đến năm 2015, định hướng đến năm 2020; Nghị quyết số 16/2008/NQ-HĐND ngày 25/7/2008 và Nghị quyết số 33/2008/NQ-HĐND 15/12/2008 của HĐND tỉnh về một số chính sách phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, lao động của tỉnh đến năm 2015, định hướng đến 2020, đến nay đội ngũ CB,CC,VC, lao động của tỉnh đã có những chuyển biến đáng kể, góp phần thay đổi về cơ cấu trình độ, số lượng và chất lượng CB,CC,VC, lao động của tỉnh. Căn cứ vào mục tiêu và đối tượng quy định tại Nghị quyết số 16/2008/NQ- HĐND, UBND tỉnh đã giao các ngành liên quan làm việc với các cơ sở đào tạo trong nước và nước ngoài xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo khoa học, cập nhật và phù hợp với trình độ của CB,CC,VC, lao động của tỉnh. Hầu hết các chương trình được thiết kế trên cơ sở các chương trình đào tạo, bồi dưỡng của Đề án 165 của Ban Tổ chức Trung ương hoặc các chương trình, giáo trình của nước ngoài. Trong quá trình triển khai, UBND tỉnh đã điều chỉnh, bổ sung nội dung một số chương trình cho phù hợp với tình hình thực tế. Theo Nghị quyết số 03/2002/NQ-HĐ về việc quy định chính sách ưu đãi đầu tư trên địa bàn Vĩnh Phúc và Quyết định số 2475/2002/QĐ-UB ngày 9/7/2002 quy định ưu đãi đầu tư tại địa bàn Vĩnh Phúc, các dự án được hưởng ưu đãi là dự án đầu tư mới, sử dụng lao động chưa qua đào tạo là người của tỉnh Vĩnh Phúc thì sẽ được tỉnh hỗ trợ kinh phí một lần để đào tạo nghề là 500.000 đồng/người. Trong những năm qua, cùng với sự chuyển dịch tích cực của cơ cấu kinh tế theo hướng tăng ở lĩnh vực công nghiệp - xây dựng; dịch vụ - du lịch, giảm ở lĩnh vực nông nghiệp thì chất lượng nguồn nhân lực cũng được nâng dần từng bước. Trong đó, trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật cũng như ý thức tổ chức, kỷ luật trong lao động, nền nếp sản xuất của người lao động được nâng lên. Cùng với đó, hệ thống cơ sở đào tạo, nhất là mạng lưới các cơ sở dạy nghề trên địa bàn những năm gần đây được nâng cấp, phát triển phù hợp với việc chuyển đổi dạy nghề theo ba cấp trình độ: Sơ cấp, trung cấp và cao đẳng nghề. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 53 cơ sở dạy nghề, trong đó có 5 trường cao đẳng nghề, 2 trường trung cấp nghề, 23 57
  • 35. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 trung tâm dạy nghề, 19 trung tâm dạy nghề thuộc các tổ chức, đoàn thể và trung tâm dạy nghề tư thục, vốn nước ngoài. Các cơ sở dạy nghề đã chủ động mở thêm những ngành nghề mới, đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề; đào tạo những nghề xã hội cần nhằm đáp ứng nhu cầu lao động của các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào tỉnh. Theo dự báo đến năm 2016, nhu cầu lao động của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp là khoảng 12.000 lao động, trong đó lao động có trình độ đại học, cao đẳng là 500 người; gần 700 lao động có trình độ trung cấp nghề; trên 2.300 lao động có trình độ sơ cấp, công nhân kỹ thuật, còn lại là lao động phổ thông. Qua thực tế công tác tuyển dụng của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì hầu hết các doanh nghiệp này sau khi tuyển dụng lao động vẫn có xu hướng tự đào tạo cho lao động của mình và họ không mấy mặn mà với các cơ sở dạy nghề cũng như sinh viên tốt nghiệp từ các trường nghề. Bởi theo họ, người lao động tốt nghiệp đa phần thiếu tính chuyên nghiệp và năng lực trong xử lý công việc, lề lối, tác phong, tính kỷ luật cũng như ý thức trách nhiệm chưa đáp ứng được yêu cầu của hoạt động sản xuất công nghiệp, khả năng ngoại ngữ rất yếu... Đây là những vấn đề thường không được các cơ sở dạy nghề quan tâm đào tạo cho người lao động. Trước nhu cầu về nguồn nhân lực, các cơ sở đào tạo trên địa bàn đã chú trọng trong việc liên kết đào tạo nghề. Một số trường như: Trường Cao đẳng Nghề Cơ khí nông nghiệp I; Trường Cao đẳng nghề Vĩnh Phúc coi liên kết đào tạo là một trong những hoạt động đào tạo mang tính chiến lược và lâu dài của nhà trường nhằm tăng cường chất lượng đào tạo, tiếp cận thị trường và đầu ra cho quá trình đào tạo. Qua quá trình liên kết đào tạo, nhà trường cũng thường xuyên nắm bắt, điều chỉnh chương trình đào tạo giúp học sinh tiếp cận được với xu hướng mới trong khoa học công nghệ. Bên cạnh đó, một số trường nghề còn liên kết với các trường đại học lớn như Đại học Bách khoa, Đại học Sư phạm Hà Nội....để được hỗ trợ trong công tác đào tạo, tiếp cận các tài liệu, máy móc trang thiết bị hiện đại, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, qua thực tế triển khai các chính sách đào tạo, thu hút, ưu đãi đối với NNL, đặc biệt là NNLCLC của tỉnh vẫn có một số điểm hạn chế: chính sách chủ 58
  • 36. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 yếu hướng đến đối tượng là CB, CC, VC trong các cơ quan nhà nước, còn lao động trong các DN trong các KCN tham gia rất khiêm tốn, chỉ chiếm khoảng trên 10% do các DN đặt hàng với Tỉnh, do vậy nhiều nhân lực CLC được tuyển dụng, thu hút vào các DN ít được bồi dưỡng các kiến thức về văn hóa truyền thống, về chính sách của Đảng, về pháp luật… Đặc biệt từ năm 2001 khi bắt đầu phát triển công nghiệp đến nay, các KCN phát triển nhanh chóng và có nhiều đóng góp cho sự phát triển KT-XH của tỉnh, tuy nhiên Tỉnh chưa ban hành các chính sách đào tạo, thu hút, ưu đãi dành riêng cho phát triển NNLCLC cho các KCN, nên trong nhiều năm, tỉnh mới chỉ quan tâm cung cấp NNL cho các DN, sau đó DN tiếp tục đào tạo lại, thậm trí nhiều DN cử lao động ra nước ngoài đào tạo để có tay nghề cao. Những bất cập đó thực sự là thách thức đối với sự phát triển của các KCN trong tương lai, bởi thực tế đã có một số DN khi mở rộng quy mô sản xuất đã tìm địa điểm ở một tỉnh khác để đầu tư, như công ty HONDA Việt Nam mở cơ sở 2 ở Hà Nam,…Thiết nghĩ để thực hiện được mục tiêu tỉnh công nghiệp hiện đại vào năm 2020, Vĩnh Phúc cần sớm ban hành các chính sách trong đào tạo, thu hút, ưu đãi phát triển NNLCLC cho các KCN để tạo lợi thế cạnh tranh về NNLCLC với các địa phương khác. 2.3.3.2. Xây dựng và ban hành chính sách thu hút, đãi ngộ nguồn nhân lực Cùng với sự quan tâm đến công tác đào tạo NNL nói chung, phục vụ sự phát triển của các KCN trên địa bàn tỉnh nói riêng, trong những năm gần đây, Vĩnh Phúc đã ban hành nhiều chính sách nhằm thu hút, đãi ngộ đối với NNL đặc biệt NNLCLC ở các khu vực lân cận, nhất là vùng Thủ đô Hà Nội. Năm 2008, BCH Đảng bộ Tỉnh đã có Nghị quyết 06-NQ/TU ngày 25/2/2008 về phát triển nguồn lực phục vụ CNH, HĐH đến năm 2015, định hướng đến năm 2020; HĐND cụ thể hóa bằng Nghị quyết 16/2008/NQ-HĐND ngày 25/7/2008, Nghị quyết 100/2013/NQ-HĐND, ngày 16/7/2013 về chính sách đãi ngộ, thu hút NNLCLC; Nghị quyết số: 37/2011/NQ-HĐND ngày 19/12/2011 về một số chính sách hỗ trợ dạy nghề, giải quyết việc làm và giảm nghèo giai đoạn 2012 - 2015….các nghị quyết đã và đang triển khai có hiệu quả. Các chính sách thu hút, đãi ngộ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động theo các Nghị quyết của HĐND tỉnh đã tác động tích cực đến phát triển 59
  • 37. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 NNLCLC của tỉnh Vĩnh Phúc nói chung, của các KCN trên địa bàn tỉnh nói riêng. Tuy nhiên, các chính sách này hiện nay chưa thực sự phát huy hiệu quả, thể hiện ở tỷ lệ thu hút có xu hướng giảm dần, nhiều lĩnh vực tỉnh cần lại không có nguồn thu hút. Nhiều lao động có trình độ cao không thực sự mặn mà với những ưu đãi trong chính sách thu hút, ưu đãi của tỉnh hiện nay. Mặt khác, chính sách cũng chỉ tập trung vào việc ưu đãi về tiền, nhà, đất mà chưa quan tâm đến môi trường làm việc vì người lao động, nhất là những người có trình độ cao, có tài năng thì bên cạnh nhu cầu vật chất còn có những nhu cầu khác rất quan trọng như nhu cầu được làm việc, được cống hiến, được sáng tạo và được trọng thị. Nên chăng, Vĩnh Phúc cần sớm thay đổi, điều chỉnh chính sách cho phù hợp để có thể thu hút được NNLCLC ở khu vực Hà Nội, thậm trí cả Việt kiều về làm việc ở tỉnh. 2.3.3.3. Về sử dụng lao động ở các Khu công nghiệp Hiện nay, tại các KCN số LĐCLC chiếm tỷ lệ còn thấp so với tổng lao động đang hoạt động trong các KCN. LLLĐ này chủ yếu làm việc tại khu vực gián tiếp, còn ở khu vực sản xuất trực tiếp chủ yếu là lao động phổ thông và lao động có trình độ trung cấp nghề. Đặc điểm này là do tính chất ngành nghề của các DN trong KCN quyết định. Đối với một số ngành như: Dệt may, cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng…sử dụng nhiều lao động phổ thông, LĐCLC chiếm tỷ lệ thấp. LĐCLC chủ yếu được bố trí làm việc ở những bộ phận quản lý, khối văn phòng công ty và một số công việc có tính chất phức tạp. Một số DN mới đi vào sản xuất trong các KCN, hoạt động ở lĩnh vực điện tử, công nghệ cao đòi hỏi chất lượng lao động cao hơn thì tỷ lệ lao động có trình độ ĐH chiếm tỷ lệ cao ở cả khu vực sản xuất trực tiếp. Việc sử dụng LLLĐ của các DN ở các KCN trong thời gian qua là có hiệu quả, đặc biệt NNLCLC, được tuyển chọn kỹ từ khâu tuyển dụng, đào tạo lại và bố trí vào làm việc ở các bộ phận một cách hợp lý, phát huy cao nhất khả năng làm việc của lực lượng này. Bộ phận LĐCLC của các DN chính là lực lượng nòng cốt, có vai trò quyết định tạo nên sự thành công của các DN trong thời gian qua. Vì vậy, đối tượng lao động này được các DN quan tâm hơn từ chính sách tiền lương, phương tiện đi lại và các điều kiện cần thiết khác. 60
  • 38. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 * Khảo sát một số doanh nghiệp ở các KCN cho thấy Bảng 2.5. Tình hình sử dụng lao động ở một số doanh nghiệp trong KCN tỉnh năm 2015 ĐVT: Người Tên công ty Tổng số Lao động Lao động có phổ thông trình độ CĐ-ĐH CT HONDA Việt Nam 3.094 1.856 1.238 CT TOYOTA Việt Nam 1.907 1.056 842 CT Cổ phần Prime - Tiền phong 537 430 107 CT Cổ phần Prime Ngói Việt 610 476 134 CT Cổ phần Ống thép Việt Đức 597 516 81 Nguồn: Ban Quản lý Khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc Công ty TNHH chính xác Việt Nam 1, là DN sản xuất các sản phẩm cơ khí chính xác thì lao động có trình độ CĐ và ĐH làm việc chủ yếu ở khối văn phòng công ty như: Phòng thiết kế, kinh doanh, quản lý sản xuất, kế toán, nhân sự… Khối sản xuất chủ yếu là lao động phổ thông và lao động có trình độ sơ cấp, TC nghề, chỉ có trưởng bộ phận xưởng là kỹ sư. Đối với các DN chuyên sản xuất lắp ráp ô tô, xe máy như công ty ô tô TOYOTA Việt Nam, hết năm 2015 có 1.907 lao động, trong đó lao động gián tiếp 842 người chiếm 45,62%, lao động trực tiếp sản xuất 1.056 người chiếm 54,38%. Ở một số đơn vị thành viên của tập đoàn gạch Vĩnh Phúc như: Công ty cổ phần Prime - Tiền phong, đến hết tháng 12/2015 là 537 người, trong đó lao động gián tiếp là 107 người chiếm 12,8%, lao động trực tiếp sản xuất là 430 người chiếm 87,2%. Công ty cổ phần Prime Ngói việt, tại thời điểm 31/12/2015 là 610 người, trong đó lao động gián tiếp 134 người chiếm 10,96%, lao động trực tiếp sản xuất 476 người chiếm 89,94%. Lao động CLC tại các DN trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc là người địa phương rất ít, chưa đáp ứng được yêu cầu cả về số lượng và chất lượng LĐCLC cho các DN. Do tính chất công việc của LĐCLC luôn đảm nhiệm các công việc quan trọng, phức tạp đòi hỏi sự năng động, sáng tạo, nhạy bén thích ứng nhanh với công 61