SlideShare a Scribd company logo
1 of 27
Download to read offline
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO                  CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN                      Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
        –––––––––––––                           ––––––––––––––––––––––––
   Số: 1489/QĐ- ĐHKTQD-TCCB                        Hà Nội, ngày 11 tháng 10 năm 2010

                                        QUYẾT ĐỊNH
    Về việc ban hành Quy chế tuyển dụng, thử việc và bổ nhiệm vào ngạch viên chức

          HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
          Căn cứ Điều lệ Trường đại học ban hành theo Quyết định số 58/2010/QĐ-TTg
   ngày 22/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ;
          Căn cứ Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ Quy định
   quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế và
   tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập; Thông tư liên tịch số 07/2009/TTLB-
   BGDĐT-BNV ngày 15-4-2009 Hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách
   nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự
   nghiệp công lập giáo dục và đào tạo;
          Căn cứ Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 và Nghị định số
   121/2006/NĐ-CP ngày 23/10/2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của
   Nghị định 116/2003/NĐ-CP về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức
   trong đơn vị sự nghiệp của Nhà nước;
          Căn cứ Thông tư số 10/2004/TT-BNV ngày 19 tháng 2 năm 2004 Hướng dẫn
   thực hiện một số điều của Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính
   phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp
   Nhà nước;
          Theo đề nghị của ông Trưởng phòng Tổ chức cán bộ,
                                         QUYẾT ĐỊNH:
   Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tuyển dụng, thử việc và bổ
           nhiệm vào ngạch viên chức.
   Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành. Các quy định trước
           đây của Trường về công tác tuyển dụng, thử việc và bổ nhiệm vào
           ngạch viên chức trái với Quy chế này đều bị bãi bỏ.
   Điều 3. Các ông Trưởng phòng Tổ chức cán bộ, Tổng hợp, TC-KT, Thủ trưởng
           các đơn vị thuộc trường, các đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách
           nhiệm thi hành quyết định này./.

   Nơi nhận:                                            HIỆU TRƯỞNG
   - Như điều 3;
   - Bộ GD&ĐT (để báo cáo)
   - Đảng ủy – BGH – HĐT (để báo cáo)
   - Công đoàn trường (để phối hợp)                          (Đã ký)
   - Lưu TCCB, TH
                                                   GS.TS. Nguyễn Văn Nam
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO   CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN       Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
        –––––––––––––             ––––––––––––––––––––––––


                                   QUY CHẾ
           Tuyển dụng, thử việc và bổ nhiệm vào ngạch viên chức
    (Ban hành kèm theo Quyết định số:1489/QĐ-ĐHKTQD-TCCB ngày 11 tháng 10
                 năm 2010 của Hiệu trưởng Trường Đại học KTQD)


                                     Chương I
                          NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
       Điều 1. Phạm vi, đối tượng áp dụng
        Quy chế này áp dụng cho việc tuyển dụng, thử việc và xét hoàn thành thử
  việc và bổ nhiệm vào ngạch viên chức đối với cán bộ, viên chức của Trường Đại
  học Kinh tế Quốc dân.
       Điều 2. Nguyên tắc tuyển dụng
        1. Việc tổ chức tuyển dụng phải đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch,
  thực hiện chính sách ưu tiên theo quy định.
       2. Mọi công dân Việt Nam có đủ điều kiện và tiêu chuẩn theo quy định của
  Nhà nước và của Trường đều được tham gia tuyển dụng.
        3. Những người được tuyển dụng phải đúng tiêu chuẩn nghiệp vụ và được bố
  trí đúng việc.
                                    Chương II
                                  TUYỂN DỤNG
                                      MỤC 1
                           ĐIỀU KIỆN TUYỂN DỤNG
       Điều 3. Điều kiện của người đăng ký dự tuyển
        1. Người đăng ký dự tuyển vào làm việc tại Trường phải có phẩm chất đạo
  đức tốt, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn chung, tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ và
  tiêu chuẩn đặc thù nghề nghiệp của ngạch viên chức tuyển dụng và có đủ các điều
  kiện sau đây:
       a) Là công dân Việt Nam, có địa chỉ thường trú tại Việt Nam;




                                         1
b) Tuổi đời dự tuyển từ đủ 18 tuổi đến dưới 45 tuổi và đáp ứng các yêu cầu về
tuổi theo quy định của Trường. Riêng những người được công nhận chức danh giáo
sư, phó giáo sư tuổi dự tuyển có thể trên 45 tuổi nhưng không quá 50 tuổi.
      c) Có đơn xin dự tuyển, có lý lịch rõ ràng, có các văn bằng, chứng chỉ đào tạo
theo tiêu chuẩn của ngạch viên chức tuyển dụng;
      d) Có đủ sức khoẻ để đảm nhận nhiệm vụ;
      e) Không trong thời gian chấp hành kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên
     f) Không tuyển dụng những người có hình thức không đáp ứng yêu cầu của
giảng viên, nói ngọng, nói lắp, nói không rõ ràng.
      2. Căn cứ vào tính chất và đặc điểm chuyên môn nghiệp vụ, Hiệu trưởng có
thể bổ sung thêm một số điều kiện khác đối với các ứng viên khi tuyển dụng như:
ngoại hình, năng khiếu, giới tính, trình độ đào tạo trên chuẩn của ngạch tuyển
dụng…
      Điều 4. Tiêu chuẩn chung
     Áp dụng các quy định về tiêu chuẩn nghiệp vụ viên chức do cơ quan có thẩm
quyền ban hành.
      Điều 5. Tiêu chuẩn đặc thù nghề nghiệp đối với giảng viên
      Người đăng ký dự tuyển làm giảng viên cần đáp ứng các yêu cầu đặc thù
nghề nghiệp (ngoại hình, kỹ năng, phương pháp sư phạm…) do Hiệu trưởng quy
định cụ thể đối với từng lĩnh vực chuyên môn.
      Điều 6. Tiêu chuẩn chuyên môn đối với giảng viên tại các Khoa, Viện đào
tạo
      Người đăng ký dự tuyển làm giảng viên tại các Khoa, Viện đào tạo cần đạt
một trong các yêu cầu sau đây:
     1. Có học vị Tiến sỹ chuyên ngành phù hợp và không quá 45 tuổi hoặc không
quá 50 tuổi nếu có các chức danh Phó Giáo sư (PGS), Giáo sư (GS);
      2. Có học vị Thạc sỹ với ngành/chuyên ngành phù hợp của cơ sở đào tạo có
uy tín của nước ngoài hoặc của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và đáp ứng các
điều kiện sau:
      a) Điểm trung bình chung quy đổi các môn học ở bậc đào tạo Thạc sỹ đạt từ
7,5 trở lên. Không có môn học nào thuộc khối kiến thức chuyên ngành đạt dưới 7,0
điểm ở lần thi thứ nhất;
      b) Có chứng chỉ ngoại ngữ từ trình độ C và tương đương trở lên;
      c) Không quá 35 tuổi.


                                         2
3. Có học vị Thạc sỹ với ngành/chuyên ngành phù hợp của cơ sở đào tạo
không thuộc Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và đáp ứng các điều kiện sau:
      a) Điểm trung bình chung quy đổi các môn học ở bậc đào tạo Thạc sỹ đạt từ
8,0 trở lên;
     b) Có chứng chỉ ngoại ngữ từ trình độ C và tương đương trở lên;
     c) Không có môn học nào thuộc khối kiến thức chuyên ngành đạt dưới 8,0
điểm ở lần thi thứ nhất;
     d) Không quá 35 tuổi.
     4. Tốt nghiệp đại học chính quy loại Giỏi trở lên của Trường Đại học KTQD
hoặc của trường đại học nước ngoài có uy tín với ngành/chuyên ngành phù hợp và
đáp ứng các điều kiện sau:
     a) Có chứng chỉ ngoại ngữ từ trình độ C và tương đương trở lên;
     b) Không quá 28 tuổi.
     5. Tốt nghiệp đại học chính quy loại Khá trở lên với ngành/chuyên ngành phù
hợp và đáp ứng các điều kiện sau:
     a) Đang học cao học;
     b) Có chứng chỉ ngoại ngữ từ trình độ C và tương đương trở lên;
     c) Không quá 28 tuổi.
     6. Tốt nghiệp đại học chính quy loại Khá trở lên của Trường Đại học KTQD
với ngành/chuyên ngành phù hợp, có chứng chỉ ngoại ngữ từ trình độ C và tương
đương trở lên; không quá 28 tuổi; được đơn vị xin dự tuyển giới thiệu.
     Ngoài các tiêu chuẩn trên, người đăng ký dự tuyển làm giảng viên cần có
năng lực trong nghiên cứu khoa học thể hiện qua các công trình nghiên cứu khoa
học như đề tài, bài báo, báo cáo khoa học đăng Kỷ yếu Hội thảo khoa học…Hội
đồng tuyển dụng quy định cụ thể các yêu cầu về tiêu chuẩn năng lực NCKH của
các ứng viên cho từng đợt tuyển dụng.
      Trong một số trường hợp đặc biệt, căn cứ vào yêu cầu của đợt tuyển dụng và
tình hình thực tế, Hội đồng tuyển dụng sẽ quyết định về các tiêu chuẩn chuyên môn
và tiêu chuẩn về độ tuổi cụ thể đối với giảng viên. Các tiêu chuẩn phải phù hợp với
các quy định của pháp luật hiện hành.
     Điều 7. Tiêu chuẩn chuyên môn đối với giảng viên ngoại ngữ
     Giảng viên ngoại ngữ cần đáp ứng một trong các yêu cầu sau:
     1. Có học vị Thạc sỹ với chuyên ngành phù hợp và không quá 35 tuổi;



                                        3
2. Tốt nghiệp đại học chính quy tại các trường đại học đào tạo ngoại ngữ có
uy tín trong nước và đáp ứng các điều kiện sau:
      a) Điểm trung bình chung quy đổi của các môn học toàn khóa đạt từ 7,5 trở
lên; điểm trung bình chung quy đổi của các môn Ngoại ngữ (môn ngoại ngữ 2 đối
với các ngành ngoại ngữ) của toàn khóa đạt từ 7,0 trở lên;
       b) Không có môn học nào thuộc khối kiến thức chuyên môn của ngành phải
thi lại;
     c) Không quá 28 tuổi.
      3. Tốt nghiệp đại học chính quy tại các trường đại học đào tạo ngoại ngữ có
uy tín của nước ngoài và đáp ứng các điều kiện sau:
      a) Điểm trung bình chung quy đổi của các môn học toàn khóa đạt từ 7,0 trở
lên; điểm trung bình chung quy đổi của các môn Ngoại ngữ (môn ngoại ngữ 2 đối
với các ngành ngoại ngữ) của toàn khóa đạt từ 7,0 trở lên;
     b) Không quá 28 tuổi.
      Các trường hợp đặc biệt khác sẽ do Hội đồng tuyển dụng quyết định về các
tiêu chuẩn chuyên môn và tiêu chuẩn về độ tuổi. Các tiêu chuẩn phải phù hợp với
các quy định của pháp luật hiện hành.
     Điều 8. Tiêu chuẩn chuyên môn đối với giảng viên giáo dục thể chất
     Giảng viên giáo dục thể chất cần đáp ứng một trong các yêu cầu sau:
     1. Có học vị Thạc sỹ chuyên ngành phù hợp và tuổi không quá 35 tuổi;
      2. Tốt nghiệp đại học chính quy xếp loại Khá trở lên, chuyên ngành phù hợp,
đã có kinh nghiệm trong hoạt động thể dục, thể thao và tuổi không quá 30 tuổi.
      Các trường hợp đặc biệt khác sẽ do Hội đồng tuyển dụng quyết định về các
tiêu chuẩn chuyên môn và tiêu chuẩn về độ tuổi. Các tiêu chuẩn phải phù hợp với
các quy định của pháp luật hiện hành.
    Điều 9. Tiêu chuẩn chuyên môn đối với giảng viên các ngành, chuyên
ngành đặc thù.
     Tiêu chuẩn chuyên môn đối với giảng viên những ngành, chuyên ngành, môn
học đặc thù khác do Hiệu trưởng quy định riêng trên cơ sở đề nghị của Trưởng
Khoa và Trưởng Bộ môn.
     Điều 10. Tiêu chuẩn chuyên môn đối với chuyên viên
      Người đăng ký dự tuyển làm chuyên viên tối thiểu phải có bằng tốt nghiệp đại
học, có chứng chỉ tin học trình độ B, chứng chỉ tiếng Anh trình độ C và tương đương
trở lên. Ưu tiên những người tốt nghiệp loại giỏi, có bằng Thạc sỹ hoặc Tiến sỹ.


                                        4
Đối với một số vị trí tuyển dụng đặc thù, Hội đồng tuyển dụng sẽ quy định
thêm các tiêu chuẩn. phải phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành và
được thông báo công khai trước khi tổ chức tuyển dụng.
     Điều 11. Các ưu tiên trong tuyển dụng
     1. Ưu tiên trong tuyển dụng các trường hợp sau đây:
      a) Người dân tộc thiểu số, người tình nguyện phục vụ ở vùng sâu, vùng xa,
biên giới, hải đảo; anh hùng lực lượng vũ trang; anh hùng lao động; thương binh;
con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh;
      b) Những người có học vị tiến sĩ đúng chuyên ngành đào tạo, phù hợp với nhu
cầu tuyển dụng;
     c) Những người có học vị thạc sĩ đúng chuyên ngành đào tạo, phù hợp với
nhu cầu tuyển dụng; những người tốt nghiệp loại giỏi và xuất sắc ở các bậc đào tạo
chuyên môn phù hợp với nhu cầu tuyển dụng;
      d) Những người đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự, đội viên thanh niên xung
phong, đội viên trí thức trẻ tình nguyện phục vụ nông thôn, miền núi từ hai năm trở
lên đã hoàn thành nhiệm vụ.
     e) Những người là thủ khoa các trường đại học hoặc đạt giải thưởng NCKH
Sinh viên cấp Bộ, giải thưởng Vifotech và tương đương;
     2. Mức điểm ưu tiên do Hội đồng tuyển dụng quyết định theo quy định của
pháp luật hiện hành và thông báo công khai trước khi sơ tuyển hồ sơ. Người dự thi
có nhiều tiêu chuẩn ưu tiên thì chỉ cộng điểm ưu tiên cao nhất.
                                     MỤC 2
                                 TUYỂN DỤNG
     Điều 12. Hình thức tuyển dụng
      1. Việc tuyển dụng có thể thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển và được thực
hiện theo hình thức hợp đồng làm việc.
     a) Đối với ngạch giảng viên:
      Thực hiện xét tuyển đối với những người có bằng Tiến sỹ, đáp ứng các yêu
cầu tuyển dụng.
      Thực hiện xét tuyển và tiếp nhận chuyển công tác đối với những người có
bằng Thạc sỹ trở lên và đang là giảng viên các trường đại học công lập khối kinh
tế, đáp ứng các yêu cầu tuyển dụng và Trường đang có nhu cầu tuyển dụng.
     Thực hiện thi tuyển giảng viên đối với các trường hợp còn lại.



                                        5
b) Đối với các ngạch khác:
     Thực hiện thi tuyển: các ngạch đã có qui chế tổ chức thi tuyển của Bộ, ngành,
Nhà nước (Thư viện viên trung cấp 17.171; Thư viện viên trình độ Đại học 17.170;
Kế toán viên trình độ Đại học 06.031; Kế toán viên trình độ trung cấp 06.032…);
ngạch chuyên viên (01.003).
      Thực hiện xét tuyển: ngạch cán sự (01.004), Kỹ thuật viên (01.005), Nhân
viên đánh máy (01.006), Nhân viên kỹ thuật (01.007), Nhân viên văn thư (01.008);
viên chức loại C như ngạch Nhân viên phục vụ (01.009), Nhân viên lái xe cơ quan
(01.010), Nhân viên bảo vệ (01.011)...
     2. Việc tuyển dụng được tổ chức tuyển theo từng ngạch viên chức (giảng viên,
chuyên viên và tương đương, cán sự, kỹ thuật viên...) hoặc tuyển theo đơn vị.
     3. Trường tổ chức thi tuyển hoặc xét tuyển định kỳ một năm 2 lần. Các trường
hợp khác do Hiệu trưởng xem xét quyết định.
      4. Đối với những bộ môn có số giờ đứng lớp bình quân/năm từ 800 tiết/giảng
viên trở lên được Nhà trường xem xét ký một số hợp đồng giảng dạy chờ tuyển dụng.
      5. Đối với những phòng chức năng và tương đương có nhu cầu cấp bách về bổ
sung nhân lực để thực hiện công việc được Nhà trường xem xét ký hợp đồng lao động
chờ tuyển dụng.
     Điều 13. Hội đồng tuyển dụng
     1. Thành phần
     Hội đồng tuyển dụng do Hiệu trưởng ra quyết định thành lập có 05 hoặc 07
thành viên, bao gồm:
     a) Chủ tịch Hội đồng là Hiệu trưởng hoặc Phó hiệu trưởng được Hiệu trưởng
phân công;
    b) Phó Chủ tịch Hội đồng là Trưởng phòng TCCB hoặc Phó trưởng phòng
TCCB;
     c) Các uỷ viên Hội đồng gồm: đại diện lãnh đạo các tổ chức, đơn vị chuyên
ngành được tuyển dụng; Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch công đoàn trường; một số lãnh
đạo các đơn vị chức năng.
    d) Uỷ viên kiêm Thư ký hội đồng là chuyên viên phụ trách tuyển dụng của
phòng TCCB.
      Giúp việc cho hội đồng tuyển dụng có các Ban coi thi, Ban chấm thi, Tổ Thư
ký giúp việc Hội đồng do Hiệu trưởng quyết định.




                                        6
2. Nguyên tắc hoạt động
      Các cuộc họp của Hội đồng tuyển dụng do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội
đồng chủ trì và phải có ít nhất 2/3 thành viên tham dự. Hội đồng làm việc theo chế
độ thảo luận tập thể, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, quyết định theo đa số.
Các quyết định của Hội đồng có thể tiến hành bằng hình thức biểu quyết hoặc bỏ
phiếu kín và phải được ít nhất 1/2 thành viên có mặt tán thành.
     Người có vợ, chồng, con, anh, chị em ruột tham gia dự tuyển không được
tham gia Hội đồng và các Ban giúp việc của Hội đồng.
     3. Nhiệm vụ:
       a) Thông báo công khai kế hoạch tuyển dụng; thể lệ, quy chế, tiêu chuẩn và
điều kiện dự tuyển; hồ sơ cần thiết của người dự tuyển; môn thi, hình thức thi (nếu
là thi tuyển), thời gian, địa điểm;
     b) Tổ chức ra đề thi, thành lập Ban coi thi, Ban chấm thi, Ban phách;
    c) Tiếp nhận và xét hồ sơ dự tuyển; tổ chức sơ tuyển, công bố danh sách
những người đủ điều kiện và tiêu chuẩn dự tuyển;
     d) Tổ chức và chỉ đạo kỳ thi (coi thi, chấm thi) theo đúng quy chế;
     e) Giải quyết khiếu nại, tố cáo của người dự tuyển;
     f) Thông qua kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển.
     Nhiệm vụ của các Ban, Tổ Thư ký giúp việc cho Hội đồng tuyển dụng theo
quyết định của Chủ tịch Hội đồng.
     Điều 14. Hồ sơ tuyển dụng
     Hồ sơ tuyển dụng bao gồm:
     1. Đơn xin tuyển dụng (viết tay)
       2. Bản sơ yếu lý lịch theo mẫu quy định, có xác nhận của địa phương nơi cư
trú (trong thời gian 6 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ xin tuyển dụng) hoặc của cơ
quan, tổ chức nơi đang công tác, học tập;
     3. Bản sao Giấy khai sinh;
      4. Bằng tốt nghiệp đại học, bảng điểm toàn khoá (bản sao có chứng thực).
Bằng tốt nghiệp tại nước ngoài phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công
nhận.
     5. Bằng tốt nghiệp thạc sĩ, tiến sĩ, bảng điểm (bản sao có chứng thực). Các
trường hợp bằng tốt nghiệp và bảng điểm do nước ngoài cấp phải dịch sang tiếng




                                         7
Việt và có công chứng theo quy định. Bằng tốt nghiệp tại nước ngoài phải được cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận.
      6. Chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ tin học trong thời hạn còn giá trị theo quy
định (bản sao có chứng thực).
    7. Bản sao có công chứng các Bằng khen, giấy khen và các giấy chứng nhận
hưởng chính sách, các Giấy chứng nhận ưu tiên (nếu có).
      8. Giấy khám sức khỏe trong vòng 6 tháng tính đến khi nộp hồ sơ do cơ quan
y tế có thẩm quyền cấp quận, huyện trở lên cấp.
     Điều 15. Tổ chức tuyển dụng
     1. Thông báo tuyển dụng và thu nhận hồ sơ
     a) Nhà trường thông báo công khai về tiêu chuẩn, điều kiện, số lượng, chức
danh cần tuyển và nội dung của hồ sơ dự tuyển trên các phương tiện thông tin đại
chúng trước thời gian tuyển dụng 30 ngày và niêm yết công khai tại địa điểm tiếp
nhận hồ sơ.
     Nội dung thông báo tuyển dụng gồm: Điều kiện và tiêu chuẩn đăng ký dự
tuyển, số lượng cần tuyển, nội dung hồ sơ đăng ký dự tuyển, thời gian đăng ký dự
tuyển và địa điểm nộp hồ sơ, số điện thoại liên hệ.
      Nếu tổ chức tuyển dụng bằng hình thức thi tuyển thì phải thông báo thêm về
nội dung thi, thời gian dự thi, địa điểm thi, phí dự thi. Thời gian nộp hồ sơ đăng ký
dự tuyển phải sau thời gian thông báo ít nhất là 15 ngày. Thời gian thi phải sau thời
gian nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển ít nhất là 15 ngày.
     b) Nhà trường thu nhận hồ sơ của các ứng viên trong cả năm và tổ chức thi
tuyển định kỳ 2 lần trong năm.
      c) Với những ứng viên là sinh viên tốt nghiệp đại học loại xuất sắc của
Trường Đại học KTQD hoặc có bằng tiến sỹ, Nhà trường sẽ ký hợp đồng làm việc
tạm thời trong thời gian chờ tuyển dụng.
      2. Tổ chức thi tuyển hoặc xét tuyển: Thực hiện theo quy trình tuyển dụng
đối với từng ngạch viên chức.
     3. Thông báo kết quả tuyển dụng
     Chậm nhất 45 ngày kể từ khi kết thúc kỳ thi tuyển, 30 ngày kể từ khi kết thúc
kỳ xét tuyển, Nhà trường công bố kết quả tuyển dụng và kết quả trúng tuyển tại
phòng Tổ chức cán bộ, trên website của Trường và gửi giấy thông báo cho người
dự tuyển.




                                         8
Điều 16. Quy trình tuyển dụng ngạch giảng viên theo hình thức thi tuyển
       Bước 1 : Xác định nhu cầu, tiêu chuẩn và thông báo tuyển dụng .
      Định kỳ vào cuối năm, trên cơ sở hướng dẫn của Nhà trường, các Khoa đào
tạo căn cứ vào định biên của đơn vị mà Trường đã duyệt, căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ,
khối lượng công tác giảng dạy, tình hình thực tế của đơn vị lập kế hoạch nhu cầu
tuyển dụng cán bộ giảng dạy, gửi về phòng Tổ chức cán bộ trình Hội đồng tuyển
duyệt chỉ tiêu tuyển dụng cụ thể cho từng đơn vị.
      Trên cơ sở chỉ tiêu đã được duyệt, Hội đồng tuyển dụng lập kế hoạch tổ chức
thi tuyển, thông báo tiêu chuẩn, điều kiện, chỉ tiêu tuyển dụng trên các phương tiện
thông tin đại chúng; tổ chức thu nhận hồ sơ ứng viên trong thời hạn qui định kể từ
ngày thông báo.
       Bước 2: Sơ tuyển hồ sơ và tiếp xúc, hướng dẫn ứng viên soạn bài giảng
       1. Sơ tuyển hồ sơ:
     Hồ sơ của các ứng viên sẽ được Trường trực Hội đồng tuyển dụng Trường
chấm sơ tuyển theo các tiêu chí sau :

                                Tiêu chí                               Điểm
  STT

   1      Trình độ chuyên môn :                             Do Hội đồng qui
          - Ngành nghề phù hợp (chuyên ngành học đúng với định cụ thể nội
          nhu cầu vị trí công tác, ngạch đăng ký dự tuyển). dung và thang
                                                            điểm cho từng vị
          - Có học vị Tiến sĩ, Thạc sĩ ;
                                                            trí, nhu cầu tuyển
          - Tốt nghiệp Đại học loại giỏi.                   dụng cụ thể

   2      Ngoại ngữ                                              Như trên.
          - Chứng chỉ ngoại ngữ B, C, TOEIC, TOEFL PBT,
          TOEFL iBT, IELTS và các chứng chỉ ngoại ngữ quốc
          tế khác tương đương.

   3      Thành tích NCKH, thành tích các kỳ thi Olympic, Như trên
          kinh nghiệm làm việc…

   4      Các điểm ưu tiên                                       Như trên




                                           9
2. Các đơn vị tiếp xúc, hướng dẫn ứng viên soạn bài giảng
     Danh sách các ứng viên đạt yêu cầu sau bước sơ tuyển hồ sơ của Hội đồng
tuyển dụng trường sẽ được Phòng Tổ chức cán bộ gửi về các đơn vị có nhu cầu
tuyển dụng trước thời gian tổ chức thi tuyển ít nhất 5 ngày.
     Trưởng đơn vị triệu tập buổi làm việc, tiếp xúc với các ứng viên tại Văn
phòng đơn vị. Thành phần: đại diện lãnh đạo đơn vị, đại diện lãnh đạo Bộ môn nơi
ứng viên xin dự tuyển, và các ứng viên xin dự tuyển.
     Nội dung làm việc:
      a) Đại diện lãnh đạo Khoa và đại diện lãnh đạo Bộ môn tiếp xúc, cung cấp
các thông tin, yêu cầu cụ thể của vị trí công việc cần tuyển dụng cho các ứng viên.
Trong quá trình tiếp xúc nếu thấy có ứng viên không đủ điều kiện dự tuyển theo
quy định tại Quy chế này, Trưởng đơn vị báo cáo Hội đồng tuyển dụng Trường
(qua Phòng TCCB) để xem xét, giải quyết.
     b) Đại diện lãnh đạo Bộ môn giao nội dung soạn bài giảng thử trong khuôn
khổ 5 tiết cho ứng viên và báo cáo Hội đồng tuyển dụng Trường (qua Phòng TCCB).
       Bước 3: Thông qua danh sách dự thi
     Căn cứ theo số lượng ứng viên đạt kết quả ở Bước 2, Phòng TCCB lập danh
sách ứng viên đủ điều kiện được dự thi thông qua Thường trực Hội đồng tuyển
dụng và thông báo kế hoạch chi tiết tổ chức thi tuyển cho các ứng viên.
     Bước 4: Tổ chức thi tuyển các môn điều kiện
     Môn thi thứ 1: Môn Tin học
     Môn thi thứ 2: Môn Ngoại ngữ
     Bước 5: Tổ chức thi tuyển các môn chuyên môn
     Các ứng viên thi đạt các môn thi điều kiện sẽ tiếp tục thi các môn:
     Môn thi thứ 1: Môn Hành chính Nhà nước
     Môn thi thứ 2: Thi giảng và phỏng vấn chuyên môn
     Các Tiểu ban chấm thi môn Chuyên môn 2 (Thi giảng và phỏng vấn chuyên
môn) được thành lập theo Quyết định của Hiệu trưởng gồm 05 thành viên: đại diện
Nhà trường; đại diện lãnh đạo đơn vị và Bộ môn có ứng viên dự tuyển; lãnh đạo
Phòng TCCB; giảng viên có uy tín.
     Bước 6: Thông qua Hội đồng tuyển dụng lao động Trường
      Căn cứ kết quả kỳ thi tuyển đã được Hội đồng thi tuyển thông qua, Phòng
TCCB lập danh sách kết quả theo từng ứng viên trình Hội đồng tuyển dụng lao
động trường xét duyệt.


                                        10
Căn cứ quyết định của Hội đồng tuyển dụng lao động trường, Phòng TCCB
lập danh sách ứng viên trúng tuyển kỳ thi tuyển dụng viên chức, thông báo kết quả
trúng tuyển và hoàn thiện các thủ tục tuyển dụng theo qui định.
     Điều 17. Quy trình tuyển dụng ngạch giảng viên theo hình thức xét tuyển.
      Thực hiện xét tuyển: đối với những người có bằng Tiến sỹ, đáp ứng các yêu
cầu tuyển dụng và Trường đang có nhu cầu tuyển dụng ngay.
     Quy trình xét tuyển gồm 5 Bước: Bước 1, 2 và 3 giống như Quy trình thi
tuyển giảng viên (Điều 16); Bước 4 là Tổ chức xét tuyển theo các tiêu thức chấm
điểm do Hội đồng tuyển dụng quy định; Bước 5 là thông qua Hội đồng tuyển dụng
Trường về kết quả xét tuyển.
      Điều 18. Quy trình tuyển dụng ngạch giảng viên theo hình thức xét
tuyển và tiếp nhận chuyển công tác.
      Bước 1: Những người đáp ứng các tiêu chuẩn quy định, có nguyện vọng và
được cơ quan đang công tác chấp thuận cho chuyển công tác (gọi chung là các ứng
viên) chuẩn bị Hồ sơ cán bộ xin tiếp nhận chuyển công tác, bao gồm:
     1. Đơn xin tiếp nhận công tác (viết tay)
      2. Lý lịch cá nhân theo mẫu có xác nhận của đơn vị đang công tác (trong thời
gian 6 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ xin chuyển công tác).
     3. Bằng tốt nghiệp đại học, bảng điểm toàn khoá (bản sao có chứng thực).
      4. Bằng tốt nghiệp thạc sĩ, tiến sĩ, bảng điểm (bản sao có chứng thực). Các
trường hợp bằng tốt nghiệp và bảng điểm do nước ngoài cấp phải dịch sang tiếng
Việt và có công chứng theo quy định.
     5. Chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ tin học (bản sao có chứng thực).
     6. Chứng minh nhân dân, khai sinh, hộ khẩu (bản sao có chứng thực).
     7. Bằng khen, giấy khen và các giấy chứng nhận hưởng chính sách (bản sao
có công chứng).
      8. Giấy khám sức khỏe trong vòng 6 tháng tính đến khi nộp hồ sơ do cơ quan
y tế có thẩm quyền cấp quận, huyện trở lên cấp.
     9. Giấy xác nhận giờ giảng của năm học gần nhất.
      10. Các giấy tờ khác minh chức năng lực chuyên môn và kinh nghiệm công
tác (nếu có)
     Bước 2: Các ứng viên nộp hồ sơ xin tiếp nhận chuyển công tác cho Phòng Tổ
chức cán bộ.



                                         11
Bước 3: Phòng Tổ chức cán bộ thẩm định hồ sơ và thẩm định quá trình công
tác thực tế của các ứng viên, đối chiếu với nhu cầu tuyển dụng lao động và nếu thấy
đủ điều kiện sẽ làm tờ trình Hiệu trưởng.
      Bước 4: Sau khi Hiệu trưởng chấp thuận về chủ trương, Trưởng phòng Tổ
chức cán bộ ký công văn chuyển Hồ sơ cán bộ xin chuyển công tác đến đơn vị trực
tiếp sử dụng lao động để xem xét, cho ý kiến.
     Bước 5: Trưởng đơn vị có nhu cầu lao động thẩm định hồ sơ và thành lập Hội
đồng đánh giá cấp đơn vị gồm: Trưởng đơn vị; Bí thư Chi bộ; Tổ trưởng công
đoàn; Trưởng Bộ môn, Phó Trưởng Bộ môn nơi sẽ tiếp nhận đối tượng chuyển
công tác.
     Hội đồng có trách nhiệm:
      a) Phỏng vấn sơ bộ ứng viên: Hiểu biết về chủ trương đường lối giáo dục và
đào tạo, hiểu biết về xã hội, phong cách, khả năng diễn đạt;
     b) Đánh giá sơ bộ về sức khoẻ và ngoại hình có phù hợp yêu cầu làm công tác
giảng dạy tại đơn vị không.
     c) Thẩm định trình độ chuyên môn của ứng viên thông qua phỏng vấn và cho
giảng thử 1 tiết.
      Các cuộc họp Hội đồng đánh giá cấp đơn vị do Trưởng đơn vị chủ trì, 01 cán
bộ lãnh đạo Bộ môn làm Thư ký và phải có ít nhất 2/3 thành viên tham dự. Hội
đồng làm việc theo chế độ thảo luận tập thể, thực hiện nguyên tắc tập trung dân
chủ, quyết định theo đa số. Các quyết định của Hội đồng có thể tiến hành bằng hình
thức biểu quyết hoặc bỏ phiếu kín và phải được ít nhất 1/2 thành viên có mặt tán
thành.
     Trên cơ sở kết luận của Hội đồng, Trưởng đơn vị sẽ có ý kiến bằng văn bản
(kèm theo biên bản của Hội đồng đánh giá cấp đơn vị) báo cáo Hiệu trưởng (qua
Phòng Tổ chức cán bộ).
      Bước 6: Căn cứ vào ý kiến của đơn vị, Phòng Tổ chức cán bộ sẽ làm văn bản
trình Hiệu trưởng ký gửi đơn vị đang quản lý đối tượng xin chuyển công tác để
thông báo về chủ trương đồng ý tiếp nhận và đề nghị thực hiện các thủ tục cần thiết
cho chuyển công tác.
    Bước 7: Sau khi nhận được quyết định cho chuyển công tác và hồ sơ cán bộ,
Phòng Tổ chức cán bộ sẽ trình Hiệu trưởng ký quyết định tiếp nhận công tác.
      Bước 8: Phòng Tổ chức cán bộ làm thủ tục giới thiệu đối tượng chuyển công
tác về công tác tại các đơn vị theo quyết định của Hiệu trưởng.
     Đối với các đối tượng được tiếp nhận chuyển công tác không phải ngạch


                                        12
giảng viên, Trường sẽ thành lập Hội đồng để xét chuyển ngạch sau khi tiếp nhận.
       Điều 19. Quy trình tuyển dụng ngạch hành chính
       Bước 1: Xác định nhu cầu, tiêu chuẩn và thông báo tuyển dụng
     1. Định kỳ vào cuối năm, các đơn vị thuộc khối quản lý, căn cứ định biên của
đơn vị, căn cứ nhiệm vụ được giao, khối lượng công tác và nhu cầu tuyển nhân sự
ngạch hành chính và các ngạch tương đương, lập kế hoạch đề nghị tuyển dụng của
đơn vị, gửi về Phòng TCCB để tổng hợp trình Hội đồng tuyển dụng lao động
Trường duyệt chỉ tiêu cho từng đơn vị.
      2. Trên cơ sở chỉ tiêu đã được Hội đồng tuyển dụng lao động Trường duyệt,
Phòng TCCB lập kế hoạch chi tiết trình Ban Giám hiệu quyết định thành lập Hội
đồng thi tuyển hoặc xét tuyển viên chức, đồng thời căn cứ yêu cầu, tiêu chuẩn, điều
kiện tuyển dụng của từng ngạch, từng vị trí công tác, để tiến hành thông báo tuyển
dụng rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về điều kiện, tiêu chuẩn, hồ
sơ tuyển dụng. Tổ chức tiếp nhận hồ sơ và lập kế hoạch tổ chức thi tuyển, xét tuyển
theo qui định của trường và Nhà nước, tổ chức thu nhận hồ sơ ứng viên trong thời
hạn qui định kể từ ngày thông báo.
       Bước 2: Sơ tuyển hồ sơ
     Hồ sơ của các ứng viên sẽ được Thường trực Hội đồng tuyển dụng Trường
chấm sơ tuyển theo các tiêu chí sau :

  STT                           Tiêu chí                              Điểm

   1      Trình độ chuyên môn :                            Do Hội đồng qui
          - Ngành nghề phù hợp (ngành học đúng với nhu cầu định cụ thể nội
          vị trí công tác, ngạch đăng ký dự tuyển).        dung và thang
                                                           điểm cho từng vị
          - Có học vị Tiến sĩ , Thạc sĩ ;
                                                           trí, nhu cầu tuyển
          - Tốt nghiệp Đại học loại giỏi.                  dụng cụ thể

   2      Ngoại ngữ                                             Như trên.
          - Chứng chỉ ngoại ngữ B, C, TOEIC, TOEFL PBT,
          TOEFL iBT, IELTS và các chứng chỉ ngoại ngữ quốc
          tế khác tương đương.

   3      Thành tích NCKH, thành tích các kỳ thi Olympic, Như trên
          kinh nghiệm làm việc…

   4      Các điểm ưu tiên                                      Như trên


                                           13
Bước 3: Thông qua danh sách thi tuyển hoặc xét tuyển
      Căn cứ số hồ sơ đăng ký dự tuyển so với nhu cầu tuyển dụng, Hội đồng có
thể quyết định chọn những ứng viên có điểm cao ở mục Sơ tuyển hồ sơ để tham dự
thi tuyển hoặc xét tuyển.
     Căn cứ các qui định về tuyển dụng lao động và tình hình thực tế của trường,
Hội đồng tuyển dụng lao động trường tạm thời qui định các ngạch phải qua kỳ thi
tuyển dụng và các ngạch tuyển dụng theo hình thức xét tuyển như sau:
     3.1- Tuyển dụng qua kỳ thi tuyển:
     Ngạch chuyên viên (01.003) và các ngạch đã có qui chế tổ chức thi tuyển của
Bộ, ngành, Nhà nước (Thư viện viên trung cấp 17.171; Thư viện viên trình độ Đại
học 17.170; Kế toán viên trình độ Đại học 06.031; Kế toán viên trình độ trung cấp
06.032…) các ứng viên dự tuyển các ngạch này phải trải qua kỳ thi tuyển do Hội
đồng thi tuyển tổ chức theo qui định hiện hành của Nhà nước.
      Nội dung và hình thức thi tuyển căn cứ theo các văn bản qui định nội dung,
hình thức thi tuyển dụng công chức, viên chức của nhà nước qui định.
     3.2- Tuyển dụng theo hình thức xét tuyển:
      Cán sự (01.004), Kỹ thuật viên (01.005), Nhân viên đánh máy (01.006), Nhân
viên kỹ thuật (01.007), Nhân viên văn thư (01.008); các ứng viên dự tuyển theo các
ngạch nói trên sẽ phải qua kỳ sát hạch xét tuyển do Hội đồng thi tuyển tổ chức.
     Đối với viên chức loại C: Viên chức loại C là những người được bổ nhiệm
vào ngạch có yêu cầu chuẩn là trình độ dưới giáo dục nghề nghiệp, như ngạch
Nhân viên phục vụ (01.009), Nhân viên lái xe cơ quan (01.010), Nhân viên bảo vệ
(01.011) việc xét tuyển do các đơn vị có nhu cầu đề nghị, được Hội đồng tuyển
dụng lao động trường duyệt chỉ tiêu, sẽ được tuyển dụng qua hình thức xét tuyển.
     Bước 4: Tổ chức thi tuyển các môn điều kiện
     Môn thi thứ 1: Môn Tin học
     Môn thi thứ 2: Môn Ngoại ngữ
     Bước 5: Tổ chức thi tuyển các môn chuyên môn
     Các ứng viên thi đạt các môn thi điều kiện sẽ tiếp tục thi các môn:
     Môn thi thứ 1: Môn Hành chính Nhà nước
     Môn thi thứ 2: Thi vấn đáp và xử lí tình huống thực tế.
      Các tiểu ban chấm thi môn Chuyên môn 2 (Thi vấn đáp và xử lí tình huống
thực tế) được thành lập theo Quyết định của Hiệu trưởng gồm 03 thành viên: đại
diện Nhà trường; lãnh đạo đơn vị; Phòng TCCB.


                                        14
Bước 6: Thông qua Hội đồng tuyển dụng lao động Trường:
     Căn cứ theo các qui định về tuyển dụng của Nhà nước, căn cứ kết quả thi
tuyển và xét tuyển đã được Hội đồng thi tuyển thông qua, phòng TCCB lập danh
sách kết quả cụ thể theo từng ứng viên và trình Hội đồng tuyển dụng lao động
trường xét tuyển dụng theo kết quả cụ thể của từng ứng viên đạt được.
      Trên cơ sở kết quả xét duyệt của Hội đồng tuyển dụng lao động trường,
Phòng TCCB lập danh sách ứng viên trúng tuyển kỳ thi tuyển dụng, thông báo kết
quả trúng tuyển và hoàn thiện các thủ tục tuyển dụng theo qui định.
     Điều 20. Các môn thi và cách chấm điểm
     1. Ngạch giảng viên
     a) Các môn thi điều kiện:
      Môn thi thứ 1: Môn Ngoại ngữ: (thi 1 trong 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp,
Đức, Trung) trình độ B; ứng viên thi vào làm giảng viên ngoại ngữ, ngoài thi môn
ngoại ngữ thứ 1 có thể phải thi môn ngoại ngữ thứ 2 (do Hội đồng tuyển dụng quy
định tùy theo tình hình cụ thể của từng đợt tuyển dụng)
    Môn thi thứ 2: Tin học trình độ B: kiểm tra trình độ sử dụng Word, Excel,
Powerpoint.
     b) Các môn thi chuyên môn để tính điểm xét trúng tuyển:
     Môn thi thứ 1: Môn Hành chính Nhà nước.
     Môn thi thứ 2: Thi giảng và phỏng vấn chuyên môn.
     Bộ môn có trách nhiệm hướng dẫn ứng viên soạn bài giảng với nội dung của
1 đơn vị học trình (15 tiết).
     Ứng viên bốc thăm (do Phòng TCCB chuẩn bị) chọn 1 trong 15 tiết đã được
chuẩn bị theo hướng dẫn của bộ môn để thi. Bài giảng phải in sao và gửi cho mỗi
thành viên trong hội đồng 01 bản trước khi thi.
     Thời gian thi: tối đa 50 phút/ứng viên (bao gồm thời gian giảng bài trong
khoảng 30 - 45 phút và trả lời trực tiếp các câu hỏi của Hội đồng).
     Cách thức trình bày bài giảng: ứng viên trình bày trực tiếp, viết lên bảng
những nội dung chính bằng phấn trắng và được dùng các thiết bị hỗ trợ như:
Overhead, Projector... để trình bày hình ảnh, bảng biểu, sơ đồ (nếu có).
      Để đánh giá về năng lực đối với các ứng viên, thành viên trong tiểu ban chấm
thi có thể đặt câu hỏi về các vấn đề liên quan đến chuyên môn (không hạn chế trong
nội dung của bài giảng).



                                       15
2. Ngạch cán sự, chuyên viên hoặc tương đương
        a) Các môn thi điều kiện:
        Môn thi thứ 1: Môn Ngoại ngữ: thi 1 trong 5 thứ tiếng như ngạch giảng
viên.
        Ngạch Chuyên viên và tương đương thi trình độ B.
        Ngạch Cán sự và tương đương thi trình độ A.
     Môn thi thứ 2: Môn Tin học văn phòng: kiểm tra trình độ sử dụng Word,
Excel, Powerpoint.
        b) Các môn thi chuyên môn để tính điểm xét trúng tuyển:
        Môn thi thứ 1: Môn Hành chính Nhà nước.
        Môn thi thứ 2: Thi vấn đáp và xử lí tình huống
      Đơn vị có ứng viên dự tuyển có nhiệm vụ hướng dẫn các ứng viên dự thi về
nội dung cần chuẩn bị thi: Nội dung hỏi thi vấn đáp để xác định khả năng nắm bắt
vấn đề quản lý, hiểu biết tri thức xã hội của người dự thi, cách xử lý tình huống khi
tiếp xúc với đối tượng quản lý.
     Hội đồng tuyển dụng sẽ thành lập các Tiểu ban ra đề thi và chấm thi phỏng
vấn và xử lí tình huống. Ứng viên bốc thăm chọn đề thi và trình bày tối đa 30
phút/ứng viên (bao gồm thời gian chuẩn bị thi và trả lời trực tiếp các câu hỏi).
        3. Các trường hợp miễn thi
     a) Miễn thi môn Hành chính nhà nước đối với ứng viên đã được tuyển
dụng ở các cơ quan Đảng và Nhà nước khi được sự đồng ý của cơ quan quản lý
cho dự thi, chuyển công tác.
        b) Miễn thi môn Ngoại ngữ đối với các trường hợp sau:
     Đối với giảng viên ngoại ngữ tiếng Anh: có chứng chỉ TOEFL PBT từ 600
điểm trở lên hoặc các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế khác ở trình độ tương đương.
     Đối với chuyên viên Phòng Hợp tác quốc tế: có chứng chỉ TOEFL PBT từ 570
điểm trở lên hoặc các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế khác ở trình độ tương đương.
       Đối với giảng viên chuyên ngành: ứng viên đã học đại học hoặc sau đại học và
viết luận văn, luận án bằng 1 trong 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung hoặc có
chứng chỉ TOEFL PBT từ 450 điểm trở lên, TOEFL iBT  60 điểm, IELTS  5 điểm
và không có điểm kỹ năng nào dưới 5 điểm hoặc có các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế
khác ở trình độ tương đương.
        Đối với giảng viên giáo dục thể chất: ứng viên đã học đại học hoặc sau đại học



                                           16
và viết luận văn, luận án bằng 1 trong 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung hoặc
có chứng chỉ TOEFL PBT từ 400 điểm trở lên hoặc có các chứng chỉ ngoại ngữ quốc
tế khác ở trình độ tương đương.
     Đối với ngạch chuyên viên về quản lý đào tạo quốc tế: chứng chỉ TOEFL PBT
từ 500 điểm trở lên hoặc có các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế khác ở trình độ tương
đương.
      Đối với ngạch chuyên viên về quản lý đào tạo chương trình tiên tiến: chứng chỉ
TOEFL PBT từ 450 điểm trở lên hoặc có các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế khác ở
trình độ tương đương.
     Đối với ngạch chuyên viên thanh tra và kế toán viên: có chứng chỉ TOEFL
PBT từ 400 điểm trở lên hoặc có các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế khác ở trình độ
tương đương.
     Đối với ngạch chuyên viên khác: có chứng chỉ TOEFL PBT trên 420 điểm
hoặc có các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế khác ở trình độ tương đương.
        Các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế phải còn thời hạn giá trị theo quy định.
        c) Miễn thi môn Tin học: những ứng viên tốt nghiệp đại học khối ngành tin
học.
        4. Cách chấm điểm
     Các môn thi được chấm theo thang điểm 100. Điểm đạt yêu cầu là 50/100
điểm. Môn Tin học và môn Ngoại ngữ là hai môn xét điều kiện.
      Đối với môn thi chuyên môn của ngạch giảng viên, ứng viên trình bày trực
tiếp, viết lên bảng bằng phấn và được dùng các thiết bị hỗ trợ như: Overhead,
Projector... Thang điểm chấm như sau:

 STT                            Nội dung đánh giá                             Điểm

   1.     Nội dung, kết cấu hợp lý, logic giữa các phần trong bài giảng       0 - 20

   2.     Phương pháp trình bày (khả năng diễn đạt, trình bày trên bảng)      0 - 30

   3.     Xử lý tình huống, trả lời câu hỏi của Hội đồng                      0 - 40

   4.     Hình thức người trình bày (hình thể, phát âm, tư thế...)            0 - 10

                                    Tổng cộng                                0 - 100

     Thang điểm chấm đối với các ứng viên thi môn vấn đáp và xử lí tình huống
ngạch hành chính như sau:



                                           17
STT                              Nội dung đánh giá                           Điểm

   1.     Tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch dự thi                               0 - 20

   2.     Những hiểu biết về Trường, đơn vị, vị trí công việc và chuyên môn   0 - 30

   3.     Xử lý tình huống, ứng xử                                            0 - 40

   4.     Hình thức người trình bày                                           0 - 10

                                      Tổng cộng                               0 - 100

      Điểm thi vấn đáp của mỗi ứng viên được xác định là điểm trung bình của các
thành viên trong Tiểu ban chấm thi. Nếu có điểm chênh lệch quá 15 điểm so với điểm
trung bình của các thành viên Tiểu ban thì điểm đó bị loại và tính lại điểm trung bình.
        Điều 21. Xác định người trúng tuyển trong thi tuyển và xét tuyển
        1. Người trúng tuyển trong thi tuyển
       Người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển là người thi đủ các môn thi (không bao
gồm các môn thi được miễn), có điểm thi mỗi môn thi từ 50 điểm trở lên (không kể
điểm ưu tiên) và tính từ người có tổng số điểm xét trúng tuyển cao nhất cho đến hết
chỉ tiêu được tuyển của đơn vị. Riêng đối với ngạch giảng viên phải thêm điều kiện
điểm thi Môn chuyên môn phải đạt từ 70 điểm trở lên.
        Cách xác định tổng số điểm xét trúng tuyển:
    a) Đối với ngạch giảng viên: Tổng số điểm xét trúng tuyển = 1,0  (Điểm thi
môn Hành chính Nhà nước) + 1,5  (Điểm thi giảng và phỏng vấn chuyên môn) +
Điểm ưu tiên.
     b) Đối với ngạch chuyên viên: Tổng số điểm xét trúng tuyển = 1,5  (Điểm
thi môn Hành chính Nhà nước) + 1,0  (Điểm thi vấn đáp và xử lí tình huống) +
Điểm ưu tiên.
     c) Trường hợp có nhiều người thi có số điểm bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng
được tuyển thì Hội đồng tuyển dụng quyết định hình thức tuyển chọn.
     d) Người được trúng tuyển phải hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu của Nhà
trường. Chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày công bố kết quả tuyển dụng, người trúng
tuyển phải đến trường để ký hợp đồng làm việc. Trường hợp có lý do chính đáng
mà không thể đến được theo đúng thời hạn thì phải làm đơn xin gia hạn và được
Nhà trường đồng ý. Quá thời hạn trên thì Nhà trường huỷ bỏ kết quả tuyển dụng.




                                            18
2. Người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển
     Người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển là người đủ tiêu chuẩn và điều kiện,
được Hội đồng tuyển dụng xem xét và nhất trí đề nghị Hiệu trưởng quyết định
tuyển dụng.

                                   Chương III
                     HỢP ĐỒNG LÀM VIỆC, THỬ VIỆC
                 VÀ BỔ NHIỆM VÀO NGẠCH VIÊN CHỨC
                                     MỤC 1
                            HỢP ĐỒNG LÀM VIỆC

     Điều 22. Hợp đồng làm việc lần đầu
      Hợp đồng làm việc lần đầu: thời gian thử việc (tập sự) đối với viên chức loại
A là 12 tháng, viên chức loại B là 6 tháng và viên chức loại C là 3 tháng.
      Trong thời gian thử việc, người tốt nghiệp đạt trình độ chuẩn theo quy định
được hưởng 85% bậc lương khởi điểm của ngạch tuyển dụng, nếu có học vị Thạc
sỹ được hưởng 85% lương bậc 2 và có học vị Tiến sĩ được hưởng 85% lương bậc 3
của ngạch tuyển dụng. Người trúng tuyển đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự, Thanh
niên xung phong được hưởng 100% lương của ngạch tuyển dụng, người được tuyển
dụng còn được hưởng các khoản thu nhập khác theo quy chế chi tiêu nội bộ của
Nhà trường.
     Thời gian thử việc không được tính vào thời gian xét nâng bậc lương.
     Trong thời gian tập sự, người trúng tuyển phải:
     a) Đạt yêu cầu về chuyên môn và các văn bằng, chứng chỉ (nếu có) của ngạch
được tuyển dụng, trong đó bắt buộc phải có chứng chỉ bồi dưỡng sư phạm đại học
do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp;
     b) Đạt yêu cầu về trình độ Ngoại ngữ, Tin học theo quy định của Trường;
     Đối với những hợp đồng chờ thi tuyển chỉ được hưởng 85% lương của ngạch
tuyển dụng ứng với bậc đào tạo.
     Điều 23. Hợp đồng lao động có thời hạn lần thứ nhất
     1. Ngạch giảng viên:
      Trong thời gian hợp đồng lao động có thời hạn 2 năm lần thứ nhất. Giảng viên
phải xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch công tác theo chức năng, nhiệm vụ
dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của đơn vị. Những nhiệm vụ chính và kết quả phải đạt
được trong thời gian này là:


                                        19
a) Đối với người có trình độ tiến sĩ:
     Nghiên cứu tài liệu, sách, giáo trình, thí nghiệm, thực hành, thực tập... thuộc
chuyên môn phụ trách. Thực hiện công tác giảng dạy và các công việc liên quan.
     Tích cực nghiên cứu khoa học, học tập chuyên môn và ngoại ngữ.
     Đảm nhiệm tốt công tác giảng dạy đại học và đảm nhiệm được tối thiểu một
phần công tác giảng dạy sau đại học; có công trình, bài báo khoa học hoặc sách
được công bố.
     b) Đối với người có trình độ thạc sĩ:
      Nghiên cứu tài liệu, sách, giáo trình, thí nghiệm, thực hành, thực tập... thuộc
chuyên môn phụ trách. Thực hiện công tác trợ giảng hoặc giảng dạy và các công
việc liên quan.
      Tích cực nghiên cứu khoa học, học tập chuyên môn và ngoại ngữ để nâng cao
trình độ.
      Đảm nhiệm được công tác giảng dạy đại học; tối thiểu đủ điều kiện (bài báo
khoa học, chuyên môn, ngoại ngữ theo quy định và chuẩn bị dự tuyển nghiên cứu
sinh.
     c) Đối với người có trình độ đại học:
      Nghiên cứu tài liệu, sách, giáo trình, thí nghiệm, thực hành, thực tập... thuộc
chuyên môn phụ trách. Thực hiện công tác trợ giảng hoặc giảng dạy và các công
việc liên quan;
      Tích cực nghiên cứu khoa học, học tập chuyên môn và ngoại ngữ để nâng cao
trình độ.
      Tối thiểu phải đảm nhiệm được công tác giảng dạy bậc đại học; tối thiểu đủ
điều kiện (chuyên môn và tiếng Anh) và chuẩn bị dự tuyển cao học hoặc nghiên
cứu sinh.
     d) Đối với giáo viên giảng dạy ngoại ngữ:
      Phải đảm nhiệm được công tác dịch thuật cả nói và văn bản các các tài liệu
thông thường ở mức độ khó kể cả diễn văn hoặc hội thảo; có thể hướng dẫn chuyên
gia tham gia các hoạt đông chung của Trường; tối thiểu đủ điều kiện tiếng Anh
(IELTS  6.0 hoặc TOEFL  550 (theo cách tính mới sẽ tính tương đương) và thi
đỗ cao học hoặc nghiên cứu sinh.
      Ngoài ra, sau 3 năm làm việc, các giảng viên ngoại ngữ tối thiểu phải nắm
vững toàn bộ nội dung của môn học bậc đại học và phương pháp giảng dạy. Trường
sẽ tiến hành kiểm tra đánh giá định kỳ hoặc đột xuất về trình độ chuyên môn và
phương pháp giảng dạy.


                                         20
Hết thời hạn hợp đồng 2 năm, các giảng viên phải làm kiểm điểm tự đánh giá
chi tiết kết quả thực hiện công tác theo các tiêu chí đã nêu trên để Bộ môn, Khoa và
Trường xem xét ký hợp đồng tiếp.
     2. Ngạch chuyên viên và tương đương:
     Phải đạt đủ điều kiện về ngoại ngữ và tin học theo quy định của Hiệu trưởng.
     Điều 24. Hợp đồng lao động có thời hạn lần thứ hai
     1. Ngạch giảng viên:
     Trong thời gian hợp đồng lao động có thời hạn 2 năm lần thứ hai. Giảng viên
phải xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch công tác nâng cao của ngạch
giảng viên dưới sự lãnh đạo, hướng dẫn của đơn vị. Những nhiệm vụ chính và kết
quả phải đạt được trong giai đoạn này là:
     a) Đối với người có trình độ tiến sĩ:
     Thực hiện tốt công tác giảng dạy đại học và sau đại học;
     Tích cực nghiên cứu khoa học, không ngừng học tập chuyên môn và tiếng
Anh (IELTS  6.0 hoặc TOEFL  550 (theo cách tính mới sẽ tính tương đương) để
nâng cao trình độ;
      Sau 2 năm kể từ khi ký hợp đồng làm việc lần thứ hai, phải đảm nhiệm tốt công
tác giảng dạy đại học và sau đại học trong nước; có công trình, bài báo khoa học hoặc
sách được công bố. Có hoạt động giảng dạy, hội thảo khoa học, trao đổi học thuật hoặc
hợp tác nghiên cứu khoa học với nước ngoài trực tiếp bằng ngoại ngữ.
     b) Đối với người có trình độ thạc sĩ:
     Thực hiện tốt công tác giảng dạy đại học;
       Tích cực nghiên cứu khoa học, không ngừng học tập chuyên môn, ngoại ngữ
đạt trình độ đi học sau đại học ở nước ngoài (tiếng Anh IELTS  6.0 hoặc TOEFL
 550 (theo cách tính mới sẽ tính tương đương) hoặc TOEIC  650 điểm);
     Chậm nhất, sau 2 năm kể từ khi ký hợp đồng làm việc lần thứ hai, phải đảm
nhiệm tốt công tác giảng dạy đại học; có công trình hoặc bài báo khoa học được
công bố; chậm nhất phải là nghiên cứu sinh (chủ yếu ở nước ngoài đối với các
chuyên ngành khoa học cơ sở và chuyên ngành).
     c) Đối với người có trình độ đại học:
     Thực hiện công tác giảng dạy đại học;
       Tích cực nghiên cứu khoa học, không ngừng học tập chuyên môn, ngoại ngữ
đạt trình độ đi học sau đại học ở nước ngoài (tiếng Anh IELTS  6.0 hoặc TOEFL
 550 (theo cách tính mới sẽ tính tương đương) hoặc TOEIC  650 điểm);


                                         21
Chậm nhất, sau 2 năm kể từ khi ký hợp đồng làm việc lần thứ hai, phải đảm
nhiệm tốt công tác giảng dạy đại học; có công trình hoặc bài báo khoa học được
công bố; phải có bằng thạc sĩ hoặc là nghiên cứu sinh (chủ yếu ở nước ngoài đối
với các chuyên ngành khoa học cơ sở và chuyên môn).
     d) Đối với giáo viên giảng dạy ngoại ngữ:
      Chậm nhất, sau 2 năm kể từ khi ký hợp đồng làm việc lần thứ hai, phải đảm
nhiệm tốt công tác giảng dạy đại học; có thể đọc, dịch các tài liệu chuyên ngành;
phải có bằng thạc sĩ hoặc là nghiên cứu sinh.
      Ngoài ra, sau 4 năm làm việc, các giảng viên tối thiểu phải nắm vững toàn bộ
nội dung của môn học bậc đại học (lý thuyết, bài tập, thí nghiệm, thực hành, thực
tập, tham quan,...) và phương pháp giảng dạy. Trường sẽ tiến hành kiểm tra đánh
giá định kỳ hoặc đột xuất về trình độ chuyên môn và phương pháp giảng dạy.
     2. Ngạch chuyên viên và tương đương:
     Các đơn vị thường xuyên làm việc với nước ngoài phải đạt đủ điều kiện tiếng
Anh (tối thiểu TOEFL 500 điểm (theo cách tính mới sẽ tính tương đương) hoặc
IELTS 5,5 điểm) hoặc ngoại ngữ khác với trình độ tương đương khi quy đổi.
     Các đơn vị khác: đạt chứng chỉ tiếng Anh trình độ C và thành thạo tin học
văn phòng tương đương trình độ C trở lên.
     Quá thời gian trên, nếu không có lý do chính đáng, Nhà trường sẽ xem xét
chấm dứt hợp đồng lao động hoặc chuyển ngạch viên chức.

                                         MỤC 2
              THỬ VIỆC VÀ BỔ NHIỆM VÀO NGẠCH VIÊN CHỨC

      Điều 25. Thử việc
      1. Người được tuyển dụng vào Trường phải thực hiện chế độ thử việc (tập
sự), trừ những người đã làm việc ở các cơ quan, đơn vị nhà nước khác có cùng
chuyên môn với ngạch được tuyển dụng chuyển công tác về Trường;
      2. Thời gian thử việc đối với người tuyển dụng sau khi ký hợp đồng làm việc
lần đầu được quy định như sau:
      a) Đối với viên chức loại A (Viên chức loại A là những người được bổ nhiệm
vào ngạch có yêu cầu chuẩn là trình độ giáo dục đại học trở lên): thời gian tập sự là
12 tháng (riêng bác sĩ là 9 tháng);
     b) Đối với viên chức loại B (Viên chức loại B là những người được bổ nhiệm
vào ngạch có yêu cầu chuẩn là trình độ giáo dục nghề nghiệp): thời gian tập sự là 6
tháng;


                                         22
c) Đối với viên chức loại C (Viên chức loại C là những người được bổ nhiệm
vào ngạch có yêu cầu chuẩn là trình độ dưới giáo dục nghề nghiệp): thời gian tập
sự là 3 tháng.
     Điều 26. Hướng dẫn thử việc
      1. Đơn vị trực tiếp sử dụng lao động có trách nhiệm hướng dẫn cho người thử
việc nắm vững chức năng, nhiệm vụ, nội quy, quy chế của đơn vị; tập sự làm chức
trách, nhiệm vụ của ngạch sẽ được bổ nhiệm;
       2. Đơn vị trực tiếp sử dụng viên chức có trách nhiệm cử một viên chức cùng
ngạch hoặc ở ngạch trên có năng lực và kinh nghiệm về nghiệp vụ hướng dẫn
người thử việc. Mỗi viên chức cùng ngạch chỉ hướng dẫn mỗi lần một người thử
việc .
      3. Viên chức được cơ quan phân công hướng dẫn thử việc được hưởng phụ
cấp trách nhiệm theo quy định của Nhà nước và của Trường.
     4. Thời gian thử việc không được tính vào thời gian xét nâng bậc lương.
     Điều 27. Nội dung thử việc
     1. Đối với tập sự ngạch giảng dạy:
     a) Nắm vững chức năng, nhiệm vụ, nội quy, quy chế của đơn vị; tập sự làm
chức trách, nhiệm vụ của ngạch sẽ được bổ nhiệm;
      b) Soạn bài giảng theo phân công của Bộ môn, nắm được các khâu giảng dạy,
hướng dẫn bài tập, hướng dẫn thực tập. Có thể hướng dẫn phụ chuyên đề tốt
nghiệp. Chuẩn bị bài giảng để giảng thử ít nhất 2 lần trước Bộ môn, mỗi lần 45
phút, có nhận xét đánh giá của bộ môn theo hình thức bỏ phiếu kín.
      c) Bồi dưỡng về Lý luận giảng dạy đại học, Ngoại ngữ, chuyên môn. Hết thời
gian tập sự phải có chứng chỉ “Phương pháp giảng dạy đại học”.
     d) Tham gia tích cực các sinh hoạt chuyên môn, hoạt động Chính trị - Xã hội,
Văn nghệ, Thể thao, hoạt động Đoàn thể và các hoạt động khác tại đơn vị và Nhà
trường.
      2. Đối với các ngạch nghiệp vụ chuyên môn, hành chính:
     a) Nắm vững chức năng, nhiệm vụ, nội quy, quy chế của đơn vị; tập sự làm
chức trách, nhiệm vụ của ngạch sẽ được bổ nhiệm;
     b) Bồi dưỡng về nghiệp vụ chuyên môn theo yêu cầu cụ thể của công việc
được giao. Hết thời gian tập sự phải có chứng chỉ bồi dưỡng về hành chính, quản trị
văn phòng.
     c) Tham gia tích cực các sinh hoạt chuyên môn, hoạt động Chính trị - Xã


                                        23
hội, Văn nghệ, Thể thao, hoạt động Đoàn thể và các hoạt động khác tại đơn vị và
Nhà trường.
      Điều 28. Công nhận hoàn thành chế độ thử việc và bổ nhiệm vào ngạch
viên chức
      1. Đối với ngạch giảng dạy:
     Sau thời gian 1 năm thử việc (tập sự) theo qui định:
     Người tập sự phải làm báo cáo tập sự về những công việc được giao và tự
đánh giá mức độ hoàn thành.
     Người được giao hướng dẫn tập sự phải có bản nhận xét, đánh giá kết quả đối
với người tập sự và báo cáo người đứng đầu đơn vị sử dụng viên chức.
      Trưởng đơn vị sử dụng viên chức tổ chức cho giảng viên tập sự giảng thử ít
nhất 1 lần. Thời gian giảng thử tối thiểu 45 phút có các thành viên Hội đồng khoa
học và đào tạo của Khoa/Viện đào tạo đánh giá bằng hình thức bỏ phiếu kín và có
biên bản phiên họp ghi rõ ý kiến kết luận của Hội đồng đạt hay không đạt yêu cầu
giảng dạy.
      Căn cứ kết luận của phiên họp Hội đồng khoa học và đào tạo của Khoa đào
tạo, Trưởng đơn vị có văn bản đánh giá phẩm chất đạo đức và kết quả công việc
của người tập sự, kết quả giảng thử và có văn bản đề nghị lên Hội đồng tuyển dụng
lao động trường (qua P. TCCB) xét duyệt.
     Hồ sơ gửi lên Hội đồng tuyển dụng lao động trường gồm:
     1. Báo cáo quá trình tập sự, tự đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, ưu
khuyết điểm của người tập sự.
     2. Bản nhận xét của người được cử hướng dẫn tập sự.
      3. Biên bản họp đánh giá giảng thử của Bộ môn, của Hội đồng khoa học và
đào tạo của Khoa/Viện đào tạo.
     4. Đề nghị của Trưởng Khoa đào tạo.
     5. Các chứng chỉ theo yêu cầu hoặc đạt được trong thời gian tập sự.
      Căn cứ kết luận của Hội đồng tuyển dụng lao động trường, Phòng TCCB lập
thủ tục trình Hiệu trưởng ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch viên chức và ký tiếp
hợp đồng theo đúng qui định của Nhà nước, hoặc chấm dứt HĐLĐ với người tập sự.
     Thời gian công nhận hết tập sự, xếp hưởng ngạch, bậc lương theo qui định
được tính từ ngày Hội đồng nhận được hồ sơ của đơn vị gửi lên. Trường hợp hồ sơ
các đơn vị gửi lên giữa 2 kỳ họp của Hội đồng sẽ được trình qua Ban giám hiệu
duyệt để giải quyết kịp thời chế độ cho giảng viên, Phòng TCCB sẽ báo cáo lại toàn
thể Hội đồng trong phiên họp kế tiếp.

                                        24
2. Đối với các ngạch nghiệp vụ chuyên môn, hành chính:
     Sau thời gian tập sự theo qui định:
     Người tập sự phải làm báo cáo tập sự về những công việc được giao và tự
đánh giá mức độ hoàn thành.
     Người được giao hướng dẫn tập sự phải có bản nhận xét, đánh giá kết quả đối
với người tập sự và báo cáo người đứng đầu đơn vị sử dụng viên chức.
      Trưởng đơn vị sử dụng viên chức tổ chức phối hợp cùng Công đoàn đơn vị tổ
chức họp nhận xét về chuyên môn nghiệp vụ, các mặt công tác, tác phong sinh
hoạt, thái độ giao tiếp trong công tác của người tập sự; kết quả đánh giá theo hình
thức phiếu kín, buổi họp phải có biên bản ghi cụ thể ý kiến đóng góp và ý kiến
nhận xét về người tập sự.
      Căn cứ ý kiến của phiên họp nói trên, Trưởng đơn vị có văn bản đánh giá
phẩm chất đạo đức và kết quả công việc của người tập sự, kết quả chuyên môn
nghiệp vụ…. Nếu đạt yêu cầu thì đề nghị lên Hội đồng tuyển dụng lao động trường
(qua Phòng TCCB) xét duyệt công nhận hoàn thành chế độ tập sự.
     * Hồ sơ gửi lên hội đồng tuyển dụng lao động trường, gồm:
     1. Báo cáo quá trình tập sự, tự đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, ưu
khuyết điểm của người tập sự.
     2. Bản nhận xét của người được cử hướng dẫn tập sự.
      3. Biên bản họp nhận xét về chuyên môn nghiệp vụ, các mặt công tác, tác
phong sinh hoạt, thái độ giao tiếp trong công tác của người tập sự kết quả đánh giá
theo hình thức phiếu kín của đơn vị.
     4. Đề nghị của Trưởng đơn vị.
     5. Các chứng chỉ theo yêu cầu hoặc đạt được trong thời gian tập sự.
      Căn cứ kết luận của Hội đồng tuyển dụng lao động trường, Phòng TCCB lập
thủ tục trình Hiệu trưởng ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch viên chức và ký tiếp
hợp đồng theo đúng qui định của Nhà nước và của Trường, hoặc chấm dứt HĐLĐ
với người tập sự. Thời gian công nhận hết tập sự, xếp hưởng ngạch, bậc lương theo
qui định được tính từ ngày Hội đồng tuyển dụng lao động trường nhận được hồ sơ
đơn vị gửi lên.
     Trường hợp hồ sơ các đơn vị gửi lên giữa 2 kỳ họp của Hội đồng tuyển dụng
lao động trường sẽ được trình Ban giám hiệu duyệt để giải quyết kịp thời chế độ
cho CBCC, phòng TCCB sẽ báo cáo lại toàn thể Hội đồng trong phiên họp kế tiếp.




                                           25
Điều 29. Chấm dứt hợp đồng làm việc đối với người thử việc
       Chấm dứt hợp đồng làm việc đối với người thử việc trong các trường hợp
sau:
       a) Người thử việc không đạt yêu cầu tập sự;
       b) Người thử việc bị thi hành kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.

                                      Chương IV
                            ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

     Điều 30. Quy chế có hiệu lực kể từ ngày ký quyết định ban hành. Những văn
bản quy định trước đây trong Trường về công tác tuyển dụng, thử việc và bổ nhiệm
vào ngạch viên chức có nội dung trái với Quy chế này đều bị bãi bỏ.
      Điều 31. Thủ trưởng các đơn vị trong Trường có trách nhiệm tổ chức triển
khai thực hiện các quy định tại Quy chế này.
     Trong quá trình thực hiện, Quy chế này có thể được điều chỉnh, bổ sung cho
phù hợp với tình hình thực tiễn của Trường./.


                                                       HIỆU TRƯỞNG


                                                             (Đã ký)


                                                   GS.TS. Nguyễn Văn Nam




                                          26

More Related Content

What's hot

BỘ CÂU HỎI KIỂM TRA NGHIỆP VỤ THANH TRA/KIỂM TRA THI TỐT NGHIỆP THPT 2020
BỘ CÂU HỎI KIỂM TRA NGHIỆP VỤ THANH TRA/KIỂM TRA THI TỐT NGHIỆP THPT 2020 BỘ CÂU HỎI KIỂM TRA NGHIỆP VỤ THANH TRA/KIỂM TRA THI TỐT NGHIỆP THPT 2020
BỘ CÂU HỎI KIỂM TRA NGHIỆP VỤ THANH TRA/KIỂM TRA THI TỐT NGHIỆP THPT 2020 nataliej4
 
Đề án tuyển sinh CĐ Hằng Hải năm 2015
Đề án tuyển sinh CĐ Hằng Hải năm 2015Đề án tuyển sinh CĐ Hằng Hải năm 2015
Đề án tuyển sinh CĐ Hằng Hải năm 2015onthitot24h
 
Đề án tuyển sinh ĐH TDTT Bắc Ninh năm 2015
Đề án tuyển sinh ĐH TDTT Bắc Ninh năm 2015Đề án tuyển sinh ĐH TDTT Bắc Ninh năm 2015
Đề án tuyển sinh ĐH TDTT Bắc Ninh năm 2015onthitot24h
 
Chuyên đề đào tạo tài năng thể thao
Chuyên đề đào tạo tài năng thể thaoChuyên đề đào tạo tài năng thể thao
Chuyên đề đào tạo tài năng thể thaonataliej4
 
De an-tuyen-sinh-truong-dai-hoc-nguyen-trai
De an-tuyen-sinh-truong-dai-hoc-nguyen-traiDe an-tuyen-sinh-truong-dai-hoc-nguyen-trai
De an-tuyen-sinh-truong-dai-hoc-nguyen-traigiaoduc0123
 
24 kh ub2015+kế+hoạch+thi+tuyển+pht+trường+cđcđ+năm+2015
24 kh ub2015+kế+hoạch+thi+tuyển+pht+trường+cđcđ+năm+201524 kh ub2015+kế+hoạch+thi+tuyển+pht+trường+cđcđ+năm+2015
24 kh ub2015+kế+hoạch+thi+tuyển+pht+trường+cđcđ+năm+2015tuyencongchuc
 
CÁC CHỈ SỐ SINH HỌC VÀ ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TUỔI DẬY THÌ CỦA ...
CÁC CHỈ SỐ SINH HỌC VÀ ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TUỔI DẬY THÌ CỦA ...CÁC CHỈ SỐ SINH HỌC VÀ ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TUỔI DẬY THÌ CỦA ...
CÁC CHỈ SỐ SINH HỌC VÀ ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TUỔI DẬY THÌ CỦA ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
đề án tuyển sinh nhạc viện TPHCM
đề án tuyển sinh nhạc viện TPHCMđề án tuyển sinh nhạc viện TPHCM
đề án tuyển sinh nhạc viện TPHCMonthitot24h
 
De an-tuyen-sinh-truong-dh-tay-do-2015
De an-tuyen-sinh-truong-dh-tay-do-2015De an-tuyen-sinh-truong-dh-tay-do-2015
De an-tuyen-sinh-truong-dh-tay-do-2015giaoduc0123
 
1 2-quy che-thi_thpt_qg_26-2_ban_chinh_qzqj
1 2-quy che-thi_thpt_qg_26-2_ban_chinh_qzqj1 2-quy che-thi_thpt_qg_26-2_ban_chinh_qzqj
1 2-quy che-thi_thpt_qg_26-2_ban_chinh_qzqjLinh Nguyễn
 
Dt kh- k tra ghki 19-20
Dt kh- k tra ghki 19-20Dt kh- k tra ghki 19-20
Dt kh- k tra ghki 19-20chinhhuynhvan
 

What's hot (14)

BỘ CÂU HỎI KIỂM TRA NGHIỆP VỤ THANH TRA/KIỂM TRA THI TỐT NGHIỆP THPT 2020
BỘ CÂU HỎI KIỂM TRA NGHIỆP VỤ THANH TRA/KIỂM TRA THI TỐT NGHIỆP THPT 2020 BỘ CÂU HỎI KIỂM TRA NGHIỆP VỤ THANH TRA/KIỂM TRA THI TỐT NGHIỆP THPT 2020
BỘ CÂU HỎI KIỂM TRA NGHIỆP VỤ THANH TRA/KIỂM TRA THI TỐT NGHIỆP THPT 2020
 
Đề án tuyển sinh CĐ Hằng Hải năm 2015
Đề án tuyển sinh CĐ Hằng Hải năm 2015Đề án tuyển sinh CĐ Hằng Hải năm 2015
Đề án tuyển sinh CĐ Hằng Hải năm 2015
 
Đề án tuyển sinh ĐH TDTT Bắc Ninh năm 2015
Đề án tuyển sinh ĐH TDTT Bắc Ninh năm 2015Đề án tuyển sinh ĐH TDTT Bắc Ninh năm 2015
Đề án tuyển sinh ĐH TDTT Bắc Ninh năm 2015
 
Chuyên đề đào tạo tài năng thể thao
Chuyên đề đào tạo tài năng thể thaoChuyên đề đào tạo tài năng thể thao
Chuyên đề đào tạo tài năng thể thao
 
De an-tuyen-sinh-truong-dai-hoc-nguyen-trai
De an-tuyen-sinh-truong-dai-hoc-nguyen-traiDe an-tuyen-sinh-truong-dai-hoc-nguyen-trai
De an-tuyen-sinh-truong-dai-hoc-nguyen-trai
 
24 kh ub2015+kế+hoạch+thi+tuyển+pht+trường+cđcđ+năm+2015
24 kh ub2015+kế+hoạch+thi+tuyển+pht+trường+cđcđ+năm+201524 kh ub2015+kế+hoạch+thi+tuyển+pht+trường+cđcđ+năm+2015
24 kh ub2015+kế+hoạch+thi+tuyển+pht+trường+cđcđ+năm+2015
 
CÁC CHỈ SỐ SINH HỌC VÀ ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TUỔI DẬY THÌ CỦA ...
CÁC CHỈ SỐ SINH HỌC VÀ ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TUỔI DẬY THÌ CỦA ...CÁC CHỈ SỐ SINH HỌC VÀ ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TUỔI DẬY THÌ CỦA ...
CÁC CHỈ SỐ SINH HỌC VÀ ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TUỔI DẬY THÌ CỦA ...
 
Thong bao
Thong baoThong bao
Thong bao
 
đề án tuyển sinh nhạc viện TPHCM
đề án tuyển sinh nhạc viện TPHCMđề án tuyển sinh nhạc viện TPHCM
đề án tuyển sinh nhạc viện TPHCM
 
De an-tuyen-sinh-truong-dh-tay-do-2015
De an-tuyen-sinh-truong-dh-tay-do-2015De an-tuyen-sinh-truong-dh-tay-do-2015
De an-tuyen-sinh-truong-dh-tay-do-2015
 
N rw85jve
N rw85jveN rw85jve
N rw85jve
 
1 2-quy che-thi_thpt_qg_26-2_ban_chinh_qzqj
1 2-quy che-thi_thpt_qg_26-2_ban_chinh_qzqj1 2-quy che-thi_thpt_qg_26-2_ban_chinh_qzqj
1 2-quy che-thi_thpt_qg_26-2_ban_chinh_qzqj
 
Pp nc-kh-tdtt
Pp nc-kh-tdttPp nc-kh-tdtt
Pp nc-kh-tdtt
 
Dt kh- k tra ghki 19-20
Dt kh- k tra ghki 19-20Dt kh- k tra ghki 19-20
Dt kh- k tra ghki 19-20
 

Viewers also liked

Continuing Education and Professional Development on a Shoestring and During ...
Continuing Education and Professional Development on a Shoestring and During ...Continuing Education and Professional Development on a Shoestring and During ...
Continuing Education and Professional Development on a Shoestring and During ...Charleston Conference
 
Coming of Age: Strategic Directions for Digital Repositories. by David Nichol...
Coming of Age: Strategic Directions for Digital Repositories. by David Nichol...Coming of Age: Strategic Directions for Digital Repositories. by David Nichol...
Coming of Age: Strategic Directions for Digital Repositories. by David Nichol...Charleston Conference
 
Aloha tweed tweed prepares for elvis 2012
Aloha tweed   tweed prepares for elvis 2012Aloha tweed   tweed prepares for elvis 2012
Aloha tweed tweed prepares for elvis 2012JoeyWalsh
 
Collecting in Squiggly (and Other) Languages: Challenges and Opportunities in...
Collecting in Squiggly (and Other) Languages: Challenges and Opportunities in...Collecting in Squiggly (and Other) Languages: Challenges and Opportunities in...
Collecting in Squiggly (and Other) Languages: Challenges and Opportunities in...Charleston Conference
 
Aloha tweed tweed prepares for elvis 2012
Aloha tweed   tweed prepares for elvis 2012Aloha tweed   tweed prepares for elvis 2012
Aloha tweed tweed prepares for elvis 2012JoeyWalsh
 
Discovery: Beyond Initial Implementation & Participation - and into Collabora...
Discovery: Beyond Initial Implementation & Participation - and into Collabora...Discovery: Beyond Initial Implementation & Participation - and into Collabora...
Discovery: Beyond Initial Implementation & Participation - and into Collabora...Charleston Conference
 
Wear the peace
Wear the peaceWear the peace
Wear the peaceetzovla
 
What Do Our Users Think About eBooks? 10 Years of Survey Data at the Universi...
What Do Our Users Think About eBooks? 10 Years of Survey Data at the Universi...What Do Our Users Think About eBooks? 10 Years of Survey Data at the Universi...
What Do Our Users Think About eBooks? 10 Years of Survey Data at the Universi...Charleston Conference
 
The Journal is Dead, Long Live the Article! by Robert Holley, Wayne State Uni...
The Journal is Dead, Long Live the Article! by Robert Holley, Wayne State Uni...The Journal is Dead, Long Live the Article! by Robert Holley, Wayne State Uni...
The Journal is Dead, Long Live the Article! by Robert Holley, Wayne State Uni...Charleston Conference
 
Shared Print in the Orbis Cascade Alliance and Colorado Alliance (Levine-Clark)
Shared Print in the Orbis Cascade Alliance and Colorado Alliance (Levine-Clark)Shared Print in the Orbis Cascade Alliance and Colorado Alliance (Levine-Clark)
Shared Print in the Orbis Cascade Alliance and Colorado Alliance (Levine-Clark)Charleston Conference
 
Planning Grants: The CliffsNotes Version
Planning Grants: The CliffsNotes VersionPlanning Grants: The CliffsNotes Version
Planning Grants: The CliffsNotes VersionCharleston Conference
 
Finishing and-polishing (1)
Finishing and-polishing (1)Finishing and-polishing (1)
Finishing and-polishing (1)Satyanarayana Ss
 
Attestation of graduation
Attestation of graduationAttestation of graduation
Attestation of graduationMH_Asmi
 
Η μελέτη του Καρκίνου με τα Εργαλεία και το Περιβάλλον της Βιοπληροφορικής
Η μελέτη του Καρκίνου με τα Εργαλεία και το Περιβάλλον της ΒιοπληροφορικήςΗ μελέτη του Καρκίνου με τα Εργαλεία και το Περιβάλλον της Βιοπληροφορικής
Η μελέτη του Καρκίνου με τα Εργαλεία και το Περιβάλλον της ΒιοπληροφορικήςEurostars Programme EUREKA
 

Viewers also liked (20)

Continuing Education and Professional Development on a Shoestring and During ...
Continuing Education and Professional Development on a Shoestring and During ...Continuing Education and Professional Development on a Shoestring and During ...
Continuing Education and Professional Development on a Shoestring and During ...
 
Coming of Age: Strategic Directions for Digital Repositories. by David Nichol...
Coming of Age: Strategic Directions for Digital Repositories. by David Nichol...Coming of Age: Strategic Directions for Digital Repositories. by David Nichol...
Coming of Age: Strategic Directions for Digital Repositories. by David Nichol...
 
Aloha tweed tweed prepares for elvis 2012
Aloha tweed   tweed prepares for elvis 2012Aloha tweed   tweed prepares for elvis 2012
Aloha tweed tweed prepares for elvis 2012
 
Collecting in Squiggly (and Other) Languages: Challenges and Opportunities in...
Collecting in Squiggly (and Other) Languages: Challenges and Opportunities in...Collecting in Squiggly (and Other) Languages: Challenges and Opportunities in...
Collecting in Squiggly (and Other) Languages: Challenges and Opportunities in...
 
Aloha tweed tweed prepares for elvis 2012
Aloha tweed   tweed prepares for elvis 2012Aloha tweed   tweed prepares for elvis 2012
Aloha tweed tweed prepares for elvis 2012
 
Discovery: Beyond Initial Implementation & Participation - and into Collabora...
Discovery: Beyond Initial Implementation & Participation - and into Collabora...Discovery: Beyond Initial Implementation & Participation - and into Collabora...
Discovery: Beyond Initial Implementation & Participation - and into Collabora...
 
Wear the peace
Wear the peaceWear the peace
Wear the peace
 
Daniel
DanielDaniel
Daniel
 
What Do Our Users Think About eBooks? 10 Years of Survey Data at the Universi...
What Do Our Users Think About eBooks? 10 Years of Survey Data at the Universi...What Do Our Users Think About eBooks? 10 Years of Survey Data at the Universi...
What Do Our Users Think About eBooks? 10 Years of Survey Data at the Universi...
 
08206429
0820642908206429
08206429
 
The Journal is Dead, Long Live the Article! by Robert Holley, Wayne State Uni...
The Journal is Dead, Long Live the Article! by Robert Holley, Wayne State Uni...The Journal is Dead, Long Live the Article! by Robert Holley, Wayne State Uni...
The Journal is Dead, Long Live the Article! by Robert Holley, Wayne State Uni...
 
Weeding Across the Disciplines
Weeding Across the DisciplinesWeeding Across the Disciplines
Weeding Across the Disciplines
 
Resume Susan Dean
Resume Susan DeanResume Susan Dean
Resume Susan Dean
 
Shared Print in the Orbis Cascade Alliance and Colorado Alliance (Levine-Clark)
Shared Print in the Orbis Cascade Alliance and Colorado Alliance (Levine-Clark)Shared Print in the Orbis Cascade Alliance and Colorado Alliance (Levine-Clark)
Shared Print in the Orbis Cascade Alliance and Colorado Alliance (Levine-Clark)
 
Planning Grants: The CliffsNotes Version
Planning Grants: The CliffsNotes VersionPlanning Grants: The CliffsNotes Version
Planning Grants: The CliffsNotes Version
 
Finishing and-polishing (1)
Finishing and-polishing (1)Finishing and-polishing (1)
Finishing and-polishing (1)
 
Programmation sous Android
Programmation sous AndroidProgrammation sous Android
Programmation sous Android
 
Attestation of graduation
Attestation of graduationAttestation of graduation
Attestation of graduation
 
Η μελέτη του Καρκίνου με τα Εργαλεία και το Περιβάλλον της Βιοπληροφορικής
Η μελέτη του Καρκίνου με τα Εργαλεία και το Περιβάλλον της ΒιοπληροφορικήςΗ μελέτη του Καρκίνου με τα Εργαλεία και το Περιβάλλον της Βιοπληροφορικής
Η μελέτη του Καρκίνου με τα Εργαλεία και το Περιβάλλον της Βιοπληροφορικής
 
Resume 2016
Resume 2016Resume 2016
Resume 2016
 

Similar to Qui chế tuyển dụng đhktqd

Hinh thuc kltn
Hinh thuc kltnHinh thuc kltn
Hinh thuc kltn13r4ndy309
 
Nghị định số 29/2012/NĐ-CP của Chính phủ, ngày 12/4/2012.
Nghị định số 29/2012/NĐ-CP của Chính phủ,  ngày 12/4/2012.Nghị định số 29/2012/NĐ-CP của Chính phủ,  ngày 12/4/2012.
Nghị định số 29/2012/NĐ-CP của Chính phủ, ngày 12/4/2012.Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
2 2-quy che tuyen sinh dh-cđ 26-2 - ban chinh
2 2-quy che tuyen sinh dh-cđ 26-2 - ban chinh2 2-quy che tuyen sinh dh-cđ 26-2 - ban chinh
2 2-quy che tuyen sinh dh-cđ 26-2 - ban chinhUYEN NGUYEN
 
2 2-quy che-tuyen_sinh_dh-cd_26-2_-_ban_chinh_nudg
2 2-quy che-tuyen_sinh_dh-cd_26-2_-_ban_chinh_nudg2 2-quy che-tuyen_sinh_dh-cd_26-2_-_ban_chinh_nudg
2 2-quy che-tuyen_sinh_dh-cd_26-2_-_ban_chinh_nudgLinh Nguyễn
 
Qui định khóa luận đại học ngoại thương
Qui định khóa luận đại học ngoại thươngQui định khóa luận đại học ngoại thương
Qui định khóa luận đại học ngoại thươngHùng Đồng phục
 
Nd24 c ptuyen dung su dung quan ly cc
Nd24 c ptuyen dung su dung quan ly ccNd24 c ptuyen dung su dung quan ly cc
Nd24 c ptuyen dung su dung quan ly ccChính Hoàng Vũ
 
193 kh ub2014-td_xchsaqrk(1)
193 kh ub2014-td_xchsaqrk(1)193 kh ub2014-td_xchsaqrk(1)
193 kh ub2014-td_xchsaqrk(1)tuyencongchuc
 
Thông tư 17 Tiểu học-Chuẩn Quốc gia (22.8.2018).doc
Thông tư 17 Tiểu học-Chuẩn Quốc gia (22.8.2018).docThông tư 17 Tiểu học-Chuẩn Quốc gia (22.8.2018).doc
Thông tư 17 Tiểu học-Chuẩn Quốc gia (22.8.2018).docGDTrHGDTXPhng
 
20160930105533dieu le truong_cd_ngay_22._9.2016
20160930105533dieu le truong_cd_ngay_22._9.201620160930105533dieu le truong_cd_ngay_22._9.2016
20160930105533dieu le truong_cd_ngay_22._9.2016Thang Nguyen
 
De an-tuyen-sinh-dh-tai-chinh-marketing-2015
De an-tuyen-sinh-dh-tai-chinh-marketing-2015De an-tuyen-sinh-dh-tai-chinh-marketing-2015
De an-tuyen-sinh-dh-tai-chinh-marketing-2015giaoduc0123
 
De an-tuyen-sinh-rieng-cua-dai-hoc-ky-thuat-hung-yen
De an-tuyen-sinh-rieng-cua-dai-hoc-ky-thuat-hung-yenDe an-tuyen-sinh-rieng-cua-dai-hoc-ky-thuat-hung-yen
De an-tuyen-sinh-rieng-cua-dai-hoc-ky-thuat-hung-yenLinh Nguyễn
 

Similar to Qui chế tuyển dụng đhktqd (20)

Hinh thuc kltn
Hinh thuc kltnHinh thuc kltn
Hinh thuc kltn
 
40298 qd43 bgddt
40298 qd43 bgddt40298 qd43 bgddt
40298 qd43 bgddt
 
mẫu dự thảo
mẫu dự thảomẫu dự thảo
mẫu dự thảo
 
Tb 156
Tb 156   Tb 156
Tb 156
 
Nghị định số 29/2012/NĐ-CP của Chính phủ, ngày 12/4/2012.
Nghị định số 29/2012/NĐ-CP của Chính phủ,  ngày 12/4/2012.Nghị định số 29/2012/NĐ-CP của Chính phủ,  ngày 12/4/2012.
Nghị định số 29/2012/NĐ-CP của Chính phủ, ngày 12/4/2012.
 
2 2-quy che tuyen sinh dh-cđ 26-2 - ban chinh
2 2-quy che tuyen sinh dh-cđ 26-2 - ban chinh2 2-quy che tuyen sinh dh-cđ 26-2 - ban chinh
2 2-quy che tuyen sinh dh-cđ 26-2 - ban chinh
 
2 2-quy che-tuyen_sinh_dh-cd_26-2_-_ban_chinh_nudg
2 2-quy che-tuyen_sinh_dh-cd_26-2_-_ban_chinh_nudg2 2-quy che-tuyen_sinh_dh-cd_26-2_-_ban_chinh_nudg
2 2-quy che-tuyen_sinh_dh-cd_26-2_-_ban_chinh_nudg
 
F w vafkbc
F w vafkbcF w vafkbc
F w vafkbc
 
Thông tư 18
Thông tư 18Thông tư 18
Thông tư 18
 
Qui định khóa luận đại học ngoại thương
Qui định khóa luận đại học ngoại thươngQui định khóa luận đại học ngoại thương
Qui định khóa luận đại học ngoại thương
 
Nd24 c ptuyen dung su dung quan ly cc
Nd24 c ptuyen dung su dung quan ly ccNd24 c ptuyen dung su dung quan ly cc
Nd24 c ptuyen dung su dung quan ly cc
 
Nd 116 2003-nd-cp
Nd 116 2003-nd-cpNd 116 2003-nd-cp
Nd 116 2003-nd-cp
 
Kehoach new
Kehoach newKehoach new
Kehoach new
 
193 kh ub2014-td_xchsaqrk(1)
193 kh ub2014-td_xchsaqrk(1)193 kh ub2014-td_xchsaqrk(1)
193 kh ub2014-td_xchsaqrk(1)
 
Thông tư 17 Tiểu học-Chuẩn Quốc gia (22.8.2018).doc
Thông tư 17 Tiểu học-Chuẩn Quốc gia (22.8.2018).docThông tư 17 Tiểu học-Chuẩn Quốc gia (22.8.2018).doc
Thông tư 17 Tiểu học-Chuẩn Quốc gia (22.8.2018).doc
 
Quy che daotaotinchi_tdu
Quy che daotaotinchi_tduQuy che daotaotinchi_tdu
Quy che daotaotinchi_tdu
 
20160930105533dieu le truong_cd_ngay_22._9.2016
20160930105533dieu le truong_cd_ngay_22._9.201620160930105533dieu le truong_cd_ngay_22._9.2016
20160930105533dieu le truong_cd_ngay_22._9.2016
 
Kh
KhKh
Kh
 
De an-tuyen-sinh-dh-tai-chinh-marketing-2015
De an-tuyen-sinh-dh-tai-chinh-marketing-2015De an-tuyen-sinh-dh-tai-chinh-marketing-2015
De an-tuyen-sinh-dh-tai-chinh-marketing-2015
 
De an-tuyen-sinh-rieng-cua-dai-hoc-ky-thuat-hung-yen
De an-tuyen-sinh-rieng-cua-dai-hoc-ky-thuat-hung-yenDe an-tuyen-sinh-rieng-cua-dai-hoc-ky-thuat-hung-yen
De an-tuyen-sinh-rieng-cua-dai-hoc-ky-thuat-hung-yen
 

Qui chế tuyển dụng đhktqd

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ––––––––––––– –––––––––––––––––––––––– Số: 1489/QĐ- ĐHKTQD-TCCB Hà Nội, ngày 11 tháng 10 năm 2010 QUYẾT ĐỊNH Về việc ban hành Quy chế tuyển dụng, thử việc và bổ nhiệm vào ngạch viên chức HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN Căn cứ Điều lệ Trường đại học ban hành theo Quyết định số 58/2010/QĐ-TTg ngày 22/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ; Căn cứ Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập; Thông tư liên tịch số 07/2009/TTLB- BGDĐT-BNV ngày 15-4-2009 Hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập giáo dục và đào tạo; Căn cứ Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 và Nghị định số 121/2006/NĐ-CP ngày 23/10/2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 116/2003/NĐ-CP về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; Căn cứ Thông tư số 10/2004/TT-BNV ngày 19 tháng 2 năm 2004 Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp Nhà nước; Theo đề nghị của ông Trưởng phòng Tổ chức cán bộ, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tuyển dụng, thử việc và bổ nhiệm vào ngạch viên chức. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành. Các quy định trước đây của Trường về công tác tuyển dụng, thử việc và bổ nhiệm vào ngạch viên chức trái với Quy chế này đều bị bãi bỏ. Điều 3. Các ông Trưởng phòng Tổ chức cán bộ, Tổng hợp, TC-KT, Thủ trưởng các đơn vị thuộc trường, các đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./. Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG - Như điều 3; - Bộ GD&ĐT (để báo cáo) - Đảng ủy – BGH – HĐT (để báo cáo) - Công đoàn trường (để phối hợp) (Đã ký) - Lưu TCCB, TH GS.TS. Nguyễn Văn Nam
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ––––––––––––– –––––––––––––––––––––––– QUY CHẾ Tuyển dụng, thử việc và bổ nhiệm vào ngạch viên chức (Ban hành kèm theo Quyết định số:1489/QĐ-ĐHKTQD-TCCB ngày 11 tháng 10 năm 2010 của Hiệu trưởng Trường Đại học KTQD) Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi, đối tượng áp dụng Quy chế này áp dụng cho việc tuyển dụng, thử việc và xét hoàn thành thử việc và bổ nhiệm vào ngạch viên chức đối với cán bộ, viên chức của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Điều 2. Nguyên tắc tuyển dụng 1. Việc tổ chức tuyển dụng phải đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch, thực hiện chính sách ưu tiên theo quy định. 2. Mọi công dân Việt Nam có đủ điều kiện và tiêu chuẩn theo quy định của Nhà nước và của Trường đều được tham gia tuyển dụng. 3. Những người được tuyển dụng phải đúng tiêu chuẩn nghiệp vụ và được bố trí đúng việc. Chương II TUYỂN DỤNG MỤC 1 ĐIỀU KIỆN TUYỂN DỤNG Điều 3. Điều kiện của người đăng ký dự tuyển 1. Người đăng ký dự tuyển vào làm việc tại Trường phải có phẩm chất đạo đức tốt, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn chung, tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ và tiêu chuẩn đặc thù nghề nghiệp của ngạch viên chức tuyển dụng và có đủ các điều kiện sau đây: a) Là công dân Việt Nam, có địa chỉ thường trú tại Việt Nam; 1
  • 3. b) Tuổi đời dự tuyển từ đủ 18 tuổi đến dưới 45 tuổi và đáp ứng các yêu cầu về tuổi theo quy định của Trường. Riêng những người được công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư tuổi dự tuyển có thể trên 45 tuổi nhưng không quá 50 tuổi. c) Có đơn xin dự tuyển, có lý lịch rõ ràng, có các văn bằng, chứng chỉ đào tạo theo tiêu chuẩn của ngạch viên chức tuyển dụng; d) Có đủ sức khoẻ để đảm nhận nhiệm vụ; e) Không trong thời gian chấp hành kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên f) Không tuyển dụng những người có hình thức không đáp ứng yêu cầu của giảng viên, nói ngọng, nói lắp, nói không rõ ràng. 2. Căn cứ vào tính chất và đặc điểm chuyên môn nghiệp vụ, Hiệu trưởng có thể bổ sung thêm một số điều kiện khác đối với các ứng viên khi tuyển dụng như: ngoại hình, năng khiếu, giới tính, trình độ đào tạo trên chuẩn của ngạch tuyển dụng… Điều 4. Tiêu chuẩn chung Áp dụng các quy định về tiêu chuẩn nghiệp vụ viên chức do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Điều 5. Tiêu chuẩn đặc thù nghề nghiệp đối với giảng viên Người đăng ký dự tuyển làm giảng viên cần đáp ứng các yêu cầu đặc thù nghề nghiệp (ngoại hình, kỹ năng, phương pháp sư phạm…) do Hiệu trưởng quy định cụ thể đối với từng lĩnh vực chuyên môn. Điều 6. Tiêu chuẩn chuyên môn đối với giảng viên tại các Khoa, Viện đào tạo Người đăng ký dự tuyển làm giảng viên tại các Khoa, Viện đào tạo cần đạt một trong các yêu cầu sau đây: 1. Có học vị Tiến sỹ chuyên ngành phù hợp và không quá 45 tuổi hoặc không quá 50 tuổi nếu có các chức danh Phó Giáo sư (PGS), Giáo sư (GS); 2. Có học vị Thạc sỹ với ngành/chuyên ngành phù hợp của cơ sở đào tạo có uy tín của nước ngoài hoặc của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và đáp ứng các điều kiện sau: a) Điểm trung bình chung quy đổi các môn học ở bậc đào tạo Thạc sỹ đạt từ 7,5 trở lên. Không có môn học nào thuộc khối kiến thức chuyên ngành đạt dưới 7,0 điểm ở lần thi thứ nhất; b) Có chứng chỉ ngoại ngữ từ trình độ C và tương đương trở lên; c) Không quá 35 tuổi. 2
  • 4. 3. Có học vị Thạc sỹ với ngành/chuyên ngành phù hợp của cơ sở đào tạo không thuộc Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và đáp ứng các điều kiện sau: a) Điểm trung bình chung quy đổi các môn học ở bậc đào tạo Thạc sỹ đạt từ 8,0 trở lên; b) Có chứng chỉ ngoại ngữ từ trình độ C và tương đương trở lên; c) Không có môn học nào thuộc khối kiến thức chuyên ngành đạt dưới 8,0 điểm ở lần thi thứ nhất; d) Không quá 35 tuổi. 4. Tốt nghiệp đại học chính quy loại Giỏi trở lên của Trường Đại học KTQD hoặc của trường đại học nước ngoài có uy tín với ngành/chuyên ngành phù hợp và đáp ứng các điều kiện sau: a) Có chứng chỉ ngoại ngữ từ trình độ C và tương đương trở lên; b) Không quá 28 tuổi. 5. Tốt nghiệp đại học chính quy loại Khá trở lên với ngành/chuyên ngành phù hợp và đáp ứng các điều kiện sau: a) Đang học cao học; b) Có chứng chỉ ngoại ngữ từ trình độ C và tương đương trở lên; c) Không quá 28 tuổi. 6. Tốt nghiệp đại học chính quy loại Khá trở lên của Trường Đại học KTQD với ngành/chuyên ngành phù hợp, có chứng chỉ ngoại ngữ từ trình độ C và tương đương trở lên; không quá 28 tuổi; được đơn vị xin dự tuyển giới thiệu. Ngoài các tiêu chuẩn trên, người đăng ký dự tuyển làm giảng viên cần có năng lực trong nghiên cứu khoa học thể hiện qua các công trình nghiên cứu khoa học như đề tài, bài báo, báo cáo khoa học đăng Kỷ yếu Hội thảo khoa học…Hội đồng tuyển dụng quy định cụ thể các yêu cầu về tiêu chuẩn năng lực NCKH của các ứng viên cho từng đợt tuyển dụng. Trong một số trường hợp đặc biệt, căn cứ vào yêu cầu của đợt tuyển dụng và tình hình thực tế, Hội đồng tuyển dụng sẽ quyết định về các tiêu chuẩn chuyên môn và tiêu chuẩn về độ tuổi cụ thể đối với giảng viên. Các tiêu chuẩn phải phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành. Điều 7. Tiêu chuẩn chuyên môn đối với giảng viên ngoại ngữ Giảng viên ngoại ngữ cần đáp ứng một trong các yêu cầu sau: 1. Có học vị Thạc sỹ với chuyên ngành phù hợp và không quá 35 tuổi; 3
  • 5. 2. Tốt nghiệp đại học chính quy tại các trường đại học đào tạo ngoại ngữ có uy tín trong nước và đáp ứng các điều kiện sau: a) Điểm trung bình chung quy đổi của các môn học toàn khóa đạt từ 7,5 trở lên; điểm trung bình chung quy đổi của các môn Ngoại ngữ (môn ngoại ngữ 2 đối với các ngành ngoại ngữ) của toàn khóa đạt từ 7,0 trở lên; b) Không có môn học nào thuộc khối kiến thức chuyên môn của ngành phải thi lại; c) Không quá 28 tuổi. 3. Tốt nghiệp đại học chính quy tại các trường đại học đào tạo ngoại ngữ có uy tín của nước ngoài và đáp ứng các điều kiện sau: a) Điểm trung bình chung quy đổi của các môn học toàn khóa đạt từ 7,0 trở lên; điểm trung bình chung quy đổi của các môn Ngoại ngữ (môn ngoại ngữ 2 đối với các ngành ngoại ngữ) của toàn khóa đạt từ 7,0 trở lên; b) Không quá 28 tuổi. Các trường hợp đặc biệt khác sẽ do Hội đồng tuyển dụng quyết định về các tiêu chuẩn chuyên môn và tiêu chuẩn về độ tuổi. Các tiêu chuẩn phải phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành. Điều 8. Tiêu chuẩn chuyên môn đối với giảng viên giáo dục thể chất Giảng viên giáo dục thể chất cần đáp ứng một trong các yêu cầu sau: 1. Có học vị Thạc sỹ chuyên ngành phù hợp và tuổi không quá 35 tuổi; 2. Tốt nghiệp đại học chính quy xếp loại Khá trở lên, chuyên ngành phù hợp, đã có kinh nghiệm trong hoạt động thể dục, thể thao và tuổi không quá 30 tuổi. Các trường hợp đặc biệt khác sẽ do Hội đồng tuyển dụng quyết định về các tiêu chuẩn chuyên môn và tiêu chuẩn về độ tuổi. Các tiêu chuẩn phải phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành. Điều 9. Tiêu chuẩn chuyên môn đối với giảng viên các ngành, chuyên ngành đặc thù. Tiêu chuẩn chuyên môn đối với giảng viên những ngành, chuyên ngành, môn học đặc thù khác do Hiệu trưởng quy định riêng trên cơ sở đề nghị của Trưởng Khoa và Trưởng Bộ môn. Điều 10. Tiêu chuẩn chuyên môn đối với chuyên viên Người đăng ký dự tuyển làm chuyên viên tối thiểu phải có bằng tốt nghiệp đại học, có chứng chỉ tin học trình độ B, chứng chỉ tiếng Anh trình độ C và tương đương trở lên. Ưu tiên những người tốt nghiệp loại giỏi, có bằng Thạc sỹ hoặc Tiến sỹ. 4
  • 6. Đối với một số vị trí tuyển dụng đặc thù, Hội đồng tuyển dụng sẽ quy định thêm các tiêu chuẩn. phải phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành và được thông báo công khai trước khi tổ chức tuyển dụng. Điều 11. Các ưu tiên trong tuyển dụng 1. Ưu tiên trong tuyển dụng các trường hợp sau đây: a) Người dân tộc thiểu số, người tình nguyện phục vụ ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; anh hùng lực lượng vũ trang; anh hùng lao động; thương binh; con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh; b) Những người có học vị tiến sĩ đúng chuyên ngành đào tạo, phù hợp với nhu cầu tuyển dụng; c) Những người có học vị thạc sĩ đúng chuyên ngành đào tạo, phù hợp với nhu cầu tuyển dụng; những người tốt nghiệp loại giỏi và xuất sắc ở các bậc đào tạo chuyên môn phù hợp với nhu cầu tuyển dụng; d) Những người đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự, đội viên thanh niên xung phong, đội viên trí thức trẻ tình nguyện phục vụ nông thôn, miền núi từ hai năm trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ. e) Những người là thủ khoa các trường đại học hoặc đạt giải thưởng NCKH Sinh viên cấp Bộ, giải thưởng Vifotech và tương đương; 2. Mức điểm ưu tiên do Hội đồng tuyển dụng quyết định theo quy định của pháp luật hiện hành và thông báo công khai trước khi sơ tuyển hồ sơ. Người dự thi có nhiều tiêu chuẩn ưu tiên thì chỉ cộng điểm ưu tiên cao nhất. MỤC 2 TUYỂN DỤNG Điều 12. Hình thức tuyển dụng 1. Việc tuyển dụng có thể thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển và được thực hiện theo hình thức hợp đồng làm việc. a) Đối với ngạch giảng viên: Thực hiện xét tuyển đối với những người có bằng Tiến sỹ, đáp ứng các yêu cầu tuyển dụng. Thực hiện xét tuyển và tiếp nhận chuyển công tác đối với những người có bằng Thạc sỹ trở lên và đang là giảng viên các trường đại học công lập khối kinh tế, đáp ứng các yêu cầu tuyển dụng và Trường đang có nhu cầu tuyển dụng. Thực hiện thi tuyển giảng viên đối với các trường hợp còn lại. 5
  • 7. b) Đối với các ngạch khác: Thực hiện thi tuyển: các ngạch đã có qui chế tổ chức thi tuyển của Bộ, ngành, Nhà nước (Thư viện viên trung cấp 17.171; Thư viện viên trình độ Đại học 17.170; Kế toán viên trình độ Đại học 06.031; Kế toán viên trình độ trung cấp 06.032…); ngạch chuyên viên (01.003). Thực hiện xét tuyển: ngạch cán sự (01.004), Kỹ thuật viên (01.005), Nhân viên đánh máy (01.006), Nhân viên kỹ thuật (01.007), Nhân viên văn thư (01.008); viên chức loại C như ngạch Nhân viên phục vụ (01.009), Nhân viên lái xe cơ quan (01.010), Nhân viên bảo vệ (01.011)... 2. Việc tuyển dụng được tổ chức tuyển theo từng ngạch viên chức (giảng viên, chuyên viên và tương đương, cán sự, kỹ thuật viên...) hoặc tuyển theo đơn vị. 3. Trường tổ chức thi tuyển hoặc xét tuyển định kỳ một năm 2 lần. Các trường hợp khác do Hiệu trưởng xem xét quyết định. 4. Đối với những bộ môn có số giờ đứng lớp bình quân/năm từ 800 tiết/giảng viên trở lên được Nhà trường xem xét ký một số hợp đồng giảng dạy chờ tuyển dụng. 5. Đối với những phòng chức năng và tương đương có nhu cầu cấp bách về bổ sung nhân lực để thực hiện công việc được Nhà trường xem xét ký hợp đồng lao động chờ tuyển dụng. Điều 13. Hội đồng tuyển dụng 1. Thành phần Hội đồng tuyển dụng do Hiệu trưởng ra quyết định thành lập có 05 hoặc 07 thành viên, bao gồm: a) Chủ tịch Hội đồng là Hiệu trưởng hoặc Phó hiệu trưởng được Hiệu trưởng phân công; b) Phó Chủ tịch Hội đồng là Trưởng phòng TCCB hoặc Phó trưởng phòng TCCB; c) Các uỷ viên Hội đồng gồm: đại diện lãnh đạo các tổ chức, đơn vị chuyên ngành được tuyển dụng; Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch công đoàn trường; một số lãnh đạo các đơn vị chức năng. d) Uỷ viên kiêm Thư ký hội đồng là chuyên viên phụ trách tuyển dụng của phòng TCCB. Giúp việc cho hội đồng tuyển dụng có các Ban coi thi, Ban chấm thi, Tổ Thư ký giúp việc Hội đồng do Hiệu trưởng quyết định. 6
  • 8. 2. Nguyên tắc hoạt động Các cuộc họp của Hội đồng tuyển dụng do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì và phải có ít nhất 2/3 thành viên tham dự. Hội đồng làm việc theo chế độ thảo luận tập thể, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, quyết định theo đa số. Các quyết định của Hội đồng có thể tiến hành bằng hình thức biểu quyết hoặc bỏ phiếu kín và phải được ít nhất 1/2 thành viên có mặt tán thành. Người có vợ, chồng, con, anh, chị em ruột tham gia dự tuyển không được tham gia Hội đồng và các Ban giúp việc của Hội đồng. 3. Nhiệm vụ: a) Thông báo công khai kế hoạch tuyển dụng; thể lệ, quy chế, tiêu chuẩn và điều kiện dự tuyển; hồ sơ cần thiết của người dự tuyển; môn thi, hình thức thi (nếu là thi tuyển), thời gian, địa điểm; b) Tổ chức ra đề thi, thành lập Ban coi thi, Ban chấm thi, Ban phách; c) Tiếp nhận và xét hồ sơ dự tuyển; tổ chức sơ tuyển, công bố danh sách những người đủ điều kiện và tiêu chuẩn dự tuyển; d) Tổ chức và chỉ đạo kỳ thi (coi thi, chấm thi) theo đúng quy chế; e) Giải quyết khiếu nại, tố cáo của người dự tuyển; f) Thông qua kết quả thi tuyển hoặc xét tuyển. Nhiệm vụ của các Ban, Tổ Thư ký giúp việc cho Hội đồng tuyển dụng theo quyết định của Chủ tịch Hội đồng. Điều 14. Hồ sơ tuyển dụng Hồ sơ tuyển dụng bao gồm: 1. Đơn xin tuyển dụng (viết tay) 2. Bản sơ yếu lý lịch theo mẫu quy định, có xác nhận của địa phương nơi cư trú (trong thời gian 6 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ xin tuyển dụng) hoặc của cơ quan, tổ chức nơi đang công tác, học tập; 3. Bản sao Giấy khai sinh; 4. Bằng tốt nghiệp đại học, bảng điểm toàn khoá (bản sao có chứng thực). Bằng tốt nghiệp tại nước ngoài phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận. 5. Bằng tốt nghiệp thạc sĩ, tiến sĩ, bảng điểm (bản sao có chứng thực). Các trường hợp bằng tốt nghiệp và bảng điểm do nước ngoài cấp phải dịch sang tiếng 7
  • 9. Việt và có công chứng theo quy định. Bằng tốt nghiệp tại nước ngoài phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận. 6. Chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ tin học trong thời hạn còn giá trị theo quy định (bản sao có chứng thực). 7. Bản sao có công chứng các Bằng khen, giấy khen và các giấy chứng nhận hưởng chính sách, các Giấy chứng nhận ưu tiên (nếu có). 8. Giấy khám sức khỏe trong vòng 6 tháng tính đến khi nộp hồ sơ do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp quận, huyện trở lên cấp. Điều 15. Tổ chức tuyển dụng 1. Thông báo tuyển dụng và thu nhận hồ sơ a) Nhà trường thông báo công khai về tiêu chuẩn, điều kiện, số lượng, chức danh cần tuyển và nội dung của hồ sơ dự tuyển trên các phương tiện thông tin đại chúng trước thời gian tuyển dụng 30 ngày và niêm yết công khai tại địa điểm tiếp nhận hồ sơ. Nội dung thông báo tuyển dụng gồm: Điều kiện và tiêu chuẩn đăng ký dự tuyển, số lượng cần tuyển, nội dung hồ sơ đăng ký dự tuyển, thời gian đăng ký dự tuyển và địa điểm nộp hồ sơ, số điện thoại liên hệ. Nếu tổ chức tuyển dụng bằng hình thức thi tuyển thì phải thông báo thêm về nội dung thi, thời gian dự thi, địa điểm thi, phí dự thi. Thời gian nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển phải sau thời gian thông báo ít nhất là 15 ngày. Thời gian thi phải sau thời gian nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển ít nhất là 15 ngày. b) Nhà trường thu nhận hồ sơ của các ứng viên trong cả năm và tổ chức thi tuyển định kỳ 2 lần trong năm. c) Với những ứng viên là sinh viên tốt nghiệp đại học loại xuất sắc của Trường Đại học KTQD hoặc có bằng tiến sỹ, Nhà trường sẽ ký hợp đồng làm việc tạm thời trong thời gian chờ tuyển dụng. 2. Tổ chức thi tuyển hoặc xét tuyển: Thực hiện theo quy trình tuyển dụng đối với từng ngạch viên chức. 3. Thông báo kết quả tuyển dụng Chậm nhất 45 ngày kể từ khi kết thúc kỳ thi tuyển, 30 ngày kể từ khi kết thúc kỳ xét tuyển, Nhà trường công bố kết quả tuyển dụng và kết quả trúng tuyển tại phòng Tổ chức cán bộ, trên website của Trường và gửi giấy thông báo cho người dự tuyển. 8
  • 10. Điều 16. Quy trình tuyển dụng ngạch giảng viên theo hình thức thi tuyển Bước 1 : Xác định nhu cầu, tiêu chuẩn và thông báo tuyển dụng . Định kỳ vào cuối năm, trên cơ sở hướng dẫn của Nhà trường, các Khoa đào tạo căn cứ vào định biên của đơn vị mà Trường đã duyệt, căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ, khối lượng công tác giảng dạy, tình hình thực tế của đơn vị lập kế hoạch nhu cầu tuyển dụng cán bộ giảng dạy, gửi về phòng Tổ chức cán bộ trình Hội đồng tuyển duyệt chỉ tiêu tuyển dụng cụ thể cho từng đơn vị. Trên cơ sở chỉ tiêu đã được duyệt, Hội đồng tuyển dụng lập kế hoạch tổ chức thi tuyển, thông báo tiêu chuẩn, điều kiện, chỉ tiêu tuyển dụng trên các phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức thu nhận hồ sơ ứng viên trong thời hạn qui định kể từ ngày thông báo. Bước 2: Sơ tuyển hồ sơ và tiếp xúc, hướng dẫn ứng viên soạn bài giảng 1. Sơ tuyển hồ sơ: Hồ sơ của các ứng viên sẽ được Trường trực Hội đồng tuyển dụng Trường chấm sơ tuyển theo các tiêu chí sau : Tiêu chí Điểm STT 1 Trình độ chuyên môn : Do Hội đồng qui - Ngành nghề phù hợp (chuyên ngành học đúng với định cụ thể nội nhu cầu vị trí công tác, ngạch đăng ký dự tuyển). dung và thang điểm cho từng vị - Có học vị Tiến sĩ, Thạc sĩ ; trí, nhu cầu tuyển - Tốt nghiệp Đại học loại giỏi. dụng cụ thể 2 Ngoại ngữ Như trên. - Chứng chỉ ngoại ngữ B, C, TOEIC, TOEFL PBT, TOEFL iBT, IELTS và các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế khác tương đương. 3 Thành tích NCKH, thành tích các kỳ thi Olympic, Như trên kinh nghiệm làm việc… 4 Các điểm ưu tiên Như trên 9
  • 11. 2. Các đơn vị tiếp xúc, hướng dẫn ứng viên soạn bài giảng Danh sách các ứng viên đạt yêu cầu sau bước sơ tuyển hồ sơ của Hội đồng tuyển dụng trường sẽ được Phòng Tổ chức cán bộ gửi về các đơn vị có nhu cầu tuyển dụng trước thời gian tổ chức thi tuyển ít nhất 5 ngày. Trưởng đơn vị triệu tập buổi làm việc, tiếp xúc với các ứng viên tại Văn phòng đơn vị. Thành phần: đại diện lãnh đạo đơn vị, đại diện lãnh đạo Bộ môn nơi ứng viên xin dự tuyển, và các ứng viên xin dự tuyển. Nội dung làm việc: a) Đại diện lãnh đạo Khoa và đại diện lãnh đạo Bộ môn tiếp xúc, cung cấp các thông tin, yêu cầu cụ thể của vị trí công việc cần tuyển dụng cho các ứng viên. Trong quá trình tiếp xúc nếu thấy có ứng viên không đủ điều kiện dự tuyển theo quy định tại Quy chế này, Trưởng đơn vị báo cáo Hội đồng tuyển dụng Trường (qua Phòng TCCB) để xem xét, giải quyết. b) Đại diện lãnh đạo Bộ môn giao nội dung soạn bài giảng thử trong khuôn khổ 5 tiết cho ứng viên và báo cáo Hội đồng tuyển dụng Trường (qua Phòng TCCB). Bước 3: Thông qua danh sách dự thi Căn cứ theo số lượng ứng viên đạt kết quả ở Bước 2, Phòng TCCB lập danh sách ứng viên đủ điều kiện được dự thi thông qua Thường trực Hội đồng tuyển dụng và thông báo kế hoạch chi tiết tổ chức thi tuyển cho các ứng viên. Bước 4: Tổ chức thi tuyển các môn điều kiện Môn thi thứ 1: Môn Tin học Môn thi thứ 2: Môn Ngoại ngữ Bước 5: Tổ chức thi tuyển các môn chuyên môn Các ứng viên thi đạt các môn thi điều kiện sẽ tiếp tục thi các môn: Môn thi thứ 1: Môn Hành chính Nhà nước Môn thi thứ 2: Thi giảng và phỏng vấn chuyên môn Các Tiểu ban chấm thi môn Chuyên môn 2 (Thi giảng và phỏng vấn chuyên môn) được thành lập theo Quyết định của Hiệu trưởng gồm 05 thành viên: đại diện Nhà trường; đại diện lãnh đạo đơn vị và Bộ môn có ứng viên dự tuyển; lãnh đạo Phòng TCCB; giảng viên có uy tín. Bước 6: Thông qua Hội đồng tuyển dụng lao động Trường Căn cứ kết quả kỳ thi tuyển đã được Hội đồng thi tuyển thông qua, Phòng TCCB lập danh sách kết quả theo từng ứng viên trình Hội đồng tuyển dụng lao động trường xét duyệt. 10
  • 12. Căn cứ quyết định của Hội đồng tuyển dụng lao động trường, Phòng TCCB lập danh sách ứng viên trúng tuyển kỳ thi tuyển dụng viên chức, thông báo kết quả trúng tuyển và hoàn thiện các thủ tục tuyển dụng theo qui định. Điều 17. Quy trình tuyển dụng ngạch giảng viên theo hình thức xét tuyển. Thực hiện xét tuyển: đối với những người có bằng Tiến sỹ, đáp ứng các yêu cầu tuyển dụng và Trường đang có nhu cầu tuyển dụng ngay. Quy trình xét tuyển gồm 5 Bước: Bước 1, 2 và 3 giống như Quy trình thi tuyển giảng viên (Điều 16); Bước 4 là Tổ chức xét tuyển theo các tiêu thức chấm điểm do Hội đồng tuyển dụng quy định; Bước 5 là thông qua Hội đồng tuyển dụng Trường về kết quả xét tuyển. Điều 18. Quy trình tuyển dụng ngạch giảng viên theo hình thức xét tuyển và tiếp nhận chuyển công tác. Bước 1: Những người đáp ứng các tiêu chuẩn quy định, có nguyện vọng và được cơ quan đang công tác chấp thuận cho chuyển công tác (gọi chung là các ứng viên) chuẩn bị Hồ sơ cán bộ xin tiếp nhận chuyển công tác, bao gồm: 1. Đơn xin tiếp nhận công tác (viết tay) 2. Lý lịch cá nhân theo mẫu có xác nhận của đơn vị đang công tác (trong thời gian 6 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ xin chuyển công tác). 3. Bằng tốt nghiệp đại học, bảng điểm toàn khoá (bản sao có chứng thực). 4. Bằng tốt nghiệp thạc sĩ, tiến sĩ, bảng điểm (bản sao có chứng thực). Các trường hợp bằng tốt nghiệp và bảng điểm do nước ngoài cấp phải dịch sang tiếng Việt và có công chứng theo quy định. 5. Chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ tin học (bản sao có chứng thực). 6. Chứng minh nhân dân, khai sinh, hộ khẩu (bản sao có chứng thực). 7. Bằng khen, giấy khen và các giấy chứng nhận hưởng chính sách (bản sao có công chứng). 8. Giấy khám sức khỏe trong vòng 6 tháng tính đến khi nộp hồ sơ do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp quận, huyện trở lên cấp. 9. Giấy xác nhận giờ giảng của năm học gần nhất. 10. Các giấy tờ khác minh chức năng lực chuyên môn và kinh nghiệm công tác (nếu có) Bước 2: Các ứng viên nộp hồ sơ xin tiếp nhận chuyển công tác cho Phòng Tổ chức cán bộ. 11
  • 13. Bước 3: Phòng Tổ chức cán bộ thẩm định hồ sơ và thẩm định quá trình công tác thực tế của các ứng viên, đối chiếu với nhu cầu tuyển dụng lao động và nếu thấy đủ điều kiện sẽ làm tờ trình Hiệu trưởng. Bước 4: Sau khi Hiệu trưởng chấp thuận về chủ trương, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ ký công văn chuyển Hồ sơ cán bộ xin chuyển công tác đến đơn vị trực tiếp sử dụng lao động để xem xét, cho ý kiến. Bước 5: Trưởng đơn vị có nhu cầu lao động thẩm định hồ sơ và thành lập Hội đồng đánh giá cấp đơn vị gồm: Trưởng đơn vị; Bí thư Chi bộ; Tổ trưởng công đoàn; Trưởng Bộ môn, Phó Trưởng Bộ môn nơi sẽ tiếp nhận đối tượng chuyển công tác. Hội đồng có trách nhiệm: a) Phỏng vấn sơ bộ ứng viên: Hiểu biết về chủ trương đường lối giáo dục và đào tạo, hiểu biết về xã hội, phong cách, khả năng diễn đạt; b) Đánh giá sơ bộ về sức khoẻ và ngoại hình có phù hợp yêu cầu làm công tác giảng dạy tại đơn vị không. c) Thẩm định trình độ chuyên môn của ứng viên thông qua phỏng vấn và cho giảng thử 1 tiết. Các cuộc họp Hội đồng đánh giá cấp đơn vị do Trưởng đơn vị chủ trì, 01 cán bộ lãnh đạo Bộ môn làm Thư ký và phải có ít nhất 2/3 thành viên tham dự. Hội đồng làm việc theo chế độ thảo luận tập thể, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, quyết định theo đa số. Các quyết định của Hội đồng có thể tiến hành bằng hình thức biểu quyết hoặc bỏ phiếu kín và phải được ít nhất 1/2 thành viên có mặt tán thành. Trên cơ sở kết luận của Hội đồng, Trưởng đơn vị sẽ có ý kiến bằng văn bản (kèm theo biên bản của Hội đồng đánh giá cấp đơn vị) báo cáo Hiệu trưởng (qua Phòng Tổ chức cán bộ). Bước 6: Căn cứ vào ý kiến của đơn vị, Phòng Tổ chức cán bộ sẽ làm văn bản trình Hiệu trưởng ký gửi đơn vị đang quản lý đối tượng xin chuyển công tác để thông báo về chủ trương đồng ý tiếp nhận và đề nghị thực hiện các thủ tục cần thiết cho chuyển công tác. Bước 7: Sau khi nhận được quyết định cho chuyển công tác và hồ sơ cán bộ, Phòng Tổ chức cán bộ sẽ trình Hiệu trưởng ký quyết định tiếp nhận công tác. Bước 8: Phòng Tổ chức cán bộ làm thủ tục giới thiệu đối tượng chuyển công tác về công tác tại các đơn vị theo quyết định của Hiệu trưởng. Đối với các đối tượng được tiếp nhận chuyển công tác không phải ngạch 12
  • 14. giảng viên, Trường sẽ thành lập Hội đồng để xét chuyển ngạch sau khi tiếp nhận. Điều 19. Quy trình tuyển dụng ngạch hành chính Bước 1: Xác định nhu cầu, tiêu chuẩn và thông báo tuyển dụng 1. Định kỳ vào cuối năm, các đơn vị thuộc khối quản lý, căn cứ định biên của đơn vị, căn cứ nhiệm vụ được giao, khối lượng công tác và nhu cầu tuyển nhân sự ngạch hành chính và các ngạch tương đương, lập kế hoạch đề nghị tuyển dụng của đơn vị, gửi về Phòng TCCB để tổng hợp trình Hội đồng tuyển dụng lao động Trường duyệt chỉ tiêu cho từng đơn vị. 2. Trên cơ sở chỉ tiêu đã được Hội đồng tuyển dụng lao động Trường duyệt, Phòng TCCB lập kế hoạch chi tiết trình Ban Giám hiệu quyết định thành lập Hội đồng thi tuyển hoặc xét tuyển viên chức, đồng thời căn cứ yêu cầu, tiêu chuẩn, điều kiện tuyển dụng của từng ngạch, từng vị trí công tác, để tiến hành thông báo tuyển dụng rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về điều kiện, tiêu chuẩn, hồ sơ tuyển dụng. Tổ chức tiếp nhận hồ sơ và lập kế hoạch tổ chức thi tuyển, xét tuyển theo qui định của trường và Nhà nước, tổ chức thu nhận hồ sơ ứng viên trong thời hạn qui định kể từ ngày thông báo. Bước 2: Sơ tuyển hồ sơ Hồ sơ của các ứng viên sẽ được Thường trực Hội đồng tuyển dụng Trường chấm sơ tuyển theo các tiêu chí sau : STT Tiêu chí Điểm 1 Trình độ chuyên môn : Do Hội đồng qui - Ngành nghề phù hợp (ngành học đúng với nhu cầu định cụ thể nội vị trí công tác, ngạch đăng ký dự tuyển). dung và thang điểm cho từng vị - Có học vị Tiến sĩ , Thạc sĩ ; trí, nhu cầu tuyển - Tốt nghiệp Đại học loại giỏi. dụng cụ thể 2 Ngoại ngữ Như trên. - Chứng chỉ ngoại ngữ B, C, TOEIC, TOEFL PBT, TOEFL iBT, IELTS và các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế khác tương đương. 3 Thành tích NCKH, thành tích các kỳ thi Olympic, Như trên kinh nghiệm làm việc… 4 Các điểm ưu tiên Như trên 13
  • 15. Bước 3: Thông qua danh sách thi tuyển hoặc xét tuyển Căn cứ số hồ sơ đăng ký dự tuyển so với nhu cầu tuyển dụng, Hội đồng có thể quyết định chọn những ứng viên có điểm cao ở mục Sơ tuyển hồ sơ để tham dự thi tuyển hoặc xét tuyển. Căn cứ các qui định về tuyển dụng lao động và tình hình thực tế của trường, Hội đồng tuyển dụng lao động trường tạm thời qui định các ngạch phải qua kỳ thi tuyển dụng và các ngạch tuyển dụng theo hình thức xét tuyển như sau: 3.1- Tuyển dụng qua kỳ thi tuyển: Ngạch chuyên viên (01.003) và các ngạch đã có qui chế tổ chức thi tuyển của Bộ, ngành, Nhà nước (Thư viện viên trung cấp 17.171; Thư viện viên trình độ Đại học 17.170; Kế toán viên trình độ Đại học 06.031; Kế toán viên trình độ trung cấp 06.032…) các ứng viên dự tuyển các ngạch này phải trải qua kỳ thi tuyển do Hội đồng thi tuyển tổ chức theo qui định hiện hành của Nhà nước. Nội dung và hình thức thi tuyển căn cứ theo các văn bản qui định nội dung, hình thức thi tuyển dụng công chức, viên chức của nhà nước qui định. 3.2- Tuyển dụng theo hình thức xét tuyển: Cán sự (01.004), Kỹ thuật viên (01.005), Nhân viên đánh máy (01.006), Nhân viên kỹ thuật (01.007), Nhân viên văn thư (01.008); các ứng viên dự tuyển theo các ngạch nói trên sẽ phải qua kỳ sát hạch xét tuyển do Hội đồng thi tuyển tổ chức. Đối với viên chức loại C: Viên chức loại C là những người được bổ nhiệm vào ngạch có yêu cầu chuẩn là trình độ dưới giáo dục nghề nghiệp, như ngạch Nhân viên phục vụ (01.009), Nhân viên lái xe cơ quan (01.010), Nhân viên bảo vệ (01.011) việc xét tuyển do các đơn vị có nhu cầu đề nghị, được Hội đồng tuyển dụng lao động trường duyệt chỉ tiêu, sẽ được tuyển dụng qua hình thức xét tuyển. Bước 4: Tổ chức thi tuyển các môn điều kiện Môn thi thứ 1: Môn Tin học Môn thi thứ 2: Môn Ngoại ngữ Bước 5: Tổ chức thi tuyển các môn chuyên môn Các ứng viên thi đạt các môn thi điều kiện sẽ tiếp tục thi các môn: Môn thi thứ 1: Môn Hành chính Nhà nước Môn thi thứ 2: Thi vấn đáp và xử lí tình huống thực tế. Các tiểu ban chấm thi môn Chuyên môn 2 (Thi vấn đáp và xử lí tình huống thực tế) được thành lập theo Quyết định của Hiệu trưởng gồm 03 thành viên: đại diện Nhà trường; lãnh đạo đơn vị; Phòng TCCB. 14
  • 16. Bước 6: Thông qua Hội đồng tuyển dụng lao động Trường: Căn cứ theo các qui định về tuyển dụng của Nhà nước, căn cứ kết quả thi tuyển và xét tuyển đã được Hội đồng thi tuyển thông qua, phòng TCCB lập danh sách kết quả cụ thể theo từng ứng viên và trình Hội đồng tuyển dụng lao động trường xét tuyển dụng theo kết quả cụ thể của từng ứng viên đạt được. Trên cơ sở kết quả xét duyệt của Hội đồng tuyển dụng lao động trường, Phòng TCCB lập danh sách ứng viên trúng tuyển kỳ thi tuyển dụng, thông báo kết quả trúng tuyển và hoàn thiện các thủ tục tuyển dụng theo qui định. Điều 20. Các môn thi và cách chấm điểm 1. Ngạch giảng viên a) Các môn thi điều kiện: Môn thi thứ 1: Môn Ngoại ngữ: (thi 1 trong 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung) trình độ B; ứng viên thi vào làm giảng viên ngoại ngữ, ngoài thi môn ngoại ngữ thứ 1 có thể phải thi môn ngoại ngữ thứ 2 (do Hội đồng tuyển dụng quy định tùy theo tình hình cụ thể của từng đợt tuyển dụng) Môn thi thứ 2: Tin học trình độ B: kiểm tra trình độ sử dụng Word, Excel, Powerpoint. b) Các môn thi chuyên môn để tính điểm xét trúng tuyển: Môn thi thứ 1: Môn Hành chính Nhà nước. Môn thi thứ 2: Thi giảng và phỏng vấn chuyên môn. Bộ môn có trách nhiệm hướng dẫn ứng viên soạn bài giảng với nội dung của 1 đơn vị học trình (15 tiết). Ứng viên bốc thăm (do Phòng TCCB chuẩn bị) chọn 1 trong 15 tiết đã được chuẩn bị theo hướng dẫn của bộ môn để thi. Bài giảng phải in sao và gửi cho mỗi thành viên trong hội đồng 01 bản trước khi thi. Thời gian thi: tối đa 50 phút/ứng viên (bao gồm thời gian giảng bài trong khoảng 30 - 45 phút và trả lời trực tiếp các câu hỏi của Hội đồng). Cách thức trình bày bài giảng: ứng viên trình bày trực tiếp, viết lên bảng những nội dung chính bằng phấn trắng và được dùng các thiết bị hỗ trợ như: Overhead, Projector... để trình bày hình ảnh, bảng biểu, sơ đồ (nếu có). Để đánh giá về năng lực đối với các ứng viên, thành viên trong tiểu ban chấm thi có thể đặt câu hỏi về các vấn đề liên quan đến chuyên môn (không hạn chế trong nội dung của bài giảng). 15
  • 17. 2. Ngạch cán sự, chuyên viên hoặc tương đương a) Các môn thi điều kiện: Môn thi thứ 1: Môn Ngoại ngữ: thi 1 trong 5 thứ tiếng như ngạch giảng viên. Ngạch Chuyên viên và tương đương thi trình độ B. Ngạch Cán sự và tương đương thi trình độ A. Môn thi thứ 2: Môn Tin học văn phòng: kiểm tra trình độ sử dụng Word, Excel, Powerpoint. b) Các môn thi chuyên môn để tính điểm xét trúng tuyển: Môn thi thứ 1: Môn Hành chính Nhà nước. Môn thi thứ 2: Thi vấn đáp và xử lí tình huống Đơn vị có ứng viên dự tuyển có nhiệm vụ hướng dẫn các ứng viên dự thi về nội dung cần chuẩn bị thi: Nội dung hỏi thi vấn đáp để xác định khả năng nắm bắt vấn đề quản lý, hiểu biết tri thức xã hội của người dự thi, cách xử lý tình huống khi tiếp xúc với đối tượng quản lý. Hội đồng tuyển dụng sẽ thành lập các Tiểu ban ra đề thi và chấm thi phỏng vấn và xử lí tình huống. Ứng viên bốc thăm chọn đề thi và trình bày tối đa 30 phút/ứng viên (bao gồm thời gian chuẩn bị thi và trả lời trực tiếp các câu hỏi). 3. Các trường hợp miễn thi a) Miễn thi môn Hành chính nhà nước đối với ứng viên đã được tuyển dụng ở các cơ quan Đảng và Nhà nước khi được sự đồng ý của cơ quan quản lý cho dự thi, chuyển công tác. b) Miễn thi môn Ngoại ngữ đối với các trường hợp sau: Đối với giảng viên ngoại ngữ tiếng Anh: có chứng chỉ TOEFL PBT từ 600 điểm trở lên hoặc các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế khác ở trình độ tương đương. Đối với chuyên viên Phòng Hợp tác quốc tế: có chứng chỉ TOEFL PBT từ 570 điểm trở lên hoặc các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế khác ở trình độ tương đương. Đối với giảng viên chuyên ngành: ứng viên đã học đại học hoặc sau đại học và viết luận văn, luận án bằng 1 trong 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung hoặc có chứng chỉ TOEFL PBT từ 450 điểm trở lên, TOEFL iBT  60 điểm, IELTS  5 điểm và không có điểm kỹ năng nào dưới 5 điểm hoặc có các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế khác ở trình độ tương đương. Đối với giảng viên giáo dục thể chất: ứng viên đã học đại học hoặc sau đại học 16
  • 18. và viết luận văn, luận án bằng 1 trong 5 thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung hoặc có chứng chỉ TOEFL PBT từ 400 điểm trở lên hoặc có các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế khác ở trình độ tương đương. Đối với ngạch chuyên viên về quản lý đào tạo quốc tế: chứng chỉ TOEFL PBT từ 500 điểm trở lên hoặc có các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế khác ở trình độ tương đương. Đối với ngạch chuyên viên về quản lý đào tạo chương trình tiên tiến: chứng chỉ TOEFL PBT từ 450 điểm trở lên hoặc có các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế khác ở trình độ tương đương. Đối với ngạch chuyên viên thanh tra và kế toán viên: có chứng chỉ TOEFL PBT từ 400 điểm trở lên hoặc có các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế khác ở trình độ tương đương. Đối với ngạch chuyên viên khác: có chứng chỉ TOEFL PBT trên 420 điểm hoặc có các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế khác ở trình độ tương đương. Các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế phải còn thời hạn giá trị theo quy định. c) Miễn thi môn Tin học: những ứng viên tốt nghiệp đại học khối ngành tin học. 4. Cách chấm điểm Các môn thi được chấm theo thang điểm 100. Điểm đạt yêu cầu là 50/100 điểm. Môn Tin học và môn Ngoại ngữ là hai môn xét điều kiện. Đối với môn thi chuyên môn của ngạch giảng viên, ứng viên trình bày trực tiếp, viết lên bảng bằng phấn và được dùng các thiết bị hỗ trợ như: Overhead, Projector... Thang điểm chấm như sau: STT Nội dung đánh giá Điểm 1. Nội dung, kết cấu hợp lý, logic giữa các phần trong bài giảng 0 - 20 2. Phương pháp trình bày (khả năng diễn đạt, trình bày trên bảng) 0 - 30 3. Xử lý tình huống, trả lời câu hỏi của Hội đồng 0 - 40 4. Hình thức người trình bày (hình thể, phát âm, tư thế...) 0 - 10 Tổng cộng 0 - 100 Thang điểm chấm đối với các ứng viên thi môn vấn đáp và xử lí tình huống ngạch hành chính như sau: 17
  • 19. STT Nội dung đánh giá Điểm 1. Tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch dự thi 0 - 20 2. Những hiểu biết về Trường, đơn vị, vị trí công việc và chuyên môn 0 - 30 3. Xử lý tình huống, ứng xử 0 - 40 4. Hình thức người trình bày 0 - 10 Tổng cộng 0 - 100 Điểm thi vấn đáp của mỗi ứng viên được xác định là điểm trung bình của các thành viên trong Tiểu ban chấm thi. Nếu có điểm chênh lệch quá 15 điểm so với điểm trung bình của các thành viên Tiểu ban thì điểm đó bị loại và tính lại điểm trung bình. Điều 21. Xác định người trúng tuyển trong thi tuyển và xét tuyển 1. Người trúng tuyển trong thi tuyển Người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển là người thi đủ các môn thi (không bao gồm các môn thi được miễn), có điểm thi mỗi môn thi từ 50 điểm trở lên (không kể điểm ưu tiên) và tính từ người có tổng số điểm xét trúng tuyển cao nhất cho đến hết chỉ tiêu được tuyển của đơn vị. Riêng đối với ngạch giảng viên phải thêm điều kiện điểm thi Môn chuyên môn phải đạt từ 70 điểm trở lên. Cách xác định tổng số điểm xét trúng tuyển: a) Đối với ngạch giảng viên: Tổng số điểm xét trúng tuyển = 1,0  (Điểm thi môn Hành chính Nhà nước) + 1,5  (Điểm thi giảng và phỏng vấn chuyên môn) + Điểm ưu tiên. b) Đối với ngạch chuyên viên: Tổng số điểm xét trúng tuyển = 1,5  (Điểm thi môn Hành chính Nhà nước) + 1,0  (Điểm thi vấn đáp và xử lí tình huống) + Điểm ưu tiên. c) Trường hợp có nhiều người thi có số điểm bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng được tuyển thì Hội đồng tuyển dụng quyết định hình thức tuyển chọn. d) Người được trúng tuyển phải hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu của Nhà trường. Chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày công bố kết quả tuyển dụng, người trúng tuyển phải đến trường để ký hợp đồng làm việc. Trường hợp có lý do chính đáng mà không thể đến được theo đúng thời hạn thì phải làm đơn xin gia hạn và được Nhà trường đồng ý. Quá thời hạn trên thì Nhà trường huỷ bỏ kết quả tuyển dụng. 18
  • 20. 2. Người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển Người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển là người đủ tiêu chuẩn và điều kiện, được Hội đồng tuyển dụng xem xét và nhất trí đề nghị Hiệu trưởng quyết định tuyển dụng. Chương III HỢP ĐỒNG LÀM VIỆC, THỬ VIỆC VÀ BỔ NHIỆM VÀO NGẠCH VIÊN CHỨC MỤC 1 HỢP ĐỒNG LÀM VIỆC Điều 22. Hợp đồng làm việc lần đầu Hợp đồng làm việc lần đầu: thời gian thử việc (tập sự) đối với viên chức loại A là 12 tháng, viên chức loại B là 6 tháng và viên chức loại C là 3 tháng. Trong thời gian thử việc, người tốt nghiệp đạt trình độ chuẩn theo quy định được hưởng 85% bậc lương khởi điểm của ngạch tuyển dụng, nếu có học vị Thạc sỹ được hưởng 85% lương bậc 2 và có học vị Tiến sĩ được hưởng 85% lương bậc 3 của ngạch tuyển dụng. Người trúng tuyển đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự, Thanh niên xung phong được hưởng 100% lương của ngạch tuyển dụng, người được tuyển dụng còn được hưởng các khoản thu nhập khác theo quy chế chi tiêu nội bộ của Nhà trường. Thời gian thử việc không được tính vào thời gian xét nâng bậc lương. Trong thời gian tập sự, người trúng tuyển phải: a) Đạt yêu cầu về chuyên môn và các văn bằng, chứng chỉ (nếu có) của ngạch được tuyển dụng, trong đó bắt buộc phải có chứng chỉ bồi dưỡng sư phạm đại học do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp; b) Đạt yêu cầu về trình độ Ngoại ngữ, Tin học theo quy định của Trường; Đối với những hợp đồng chờ thi tuyển chỉ được hưởng 85% lương của ngạch tuyển dụng ứng với bậc đào tạo. Điều 23. Hợp đồng lao động có thời hạn lần thứ nhất 1. Ngạch giảng viên: Trong thời gian hợp đồng lao động có thời hạn 2 năm lần thứ nhất. Giảng viên phải xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch công tác theo chức năng, nhiệm vụ dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của đơn vị. Những nhiệm vụ chính và kết quả phải đạt được trong thời gian này là: 19
  • 21. a) Đối với người có trình độ tiến sĩ: Nghiên cứu tài liệu, sách, giáo trình, thí nghiệm, thực hành, thực tập... thuộc chuyên môn phụ trách. Thực hiện công tác giảng dạy và các công việc liên quan. Tích cực nghiên cứu khoa học, học tập chuyên môn và ngoại ngữ. Đảm nhiệm tốt công tác giảng dạy đại học và đảm nhiệm được tối thiểu một phần công tác giảng dạy sau đại học; có công trình, bài báo khoa học hoặc sách được công bố. b) Đối với người có trình độ thạc sĩ: Nghiên cứu tài liệu, sách, giáo trình, thí nghiệm, thực hành, thực tập... thuộc chuyên môn phụ trách. Thực hiện công tác trợ giảng hoặc giảng dạy và các công việc liên quan. Tích cực nghiên cứu khoa học, học tập chuyên môn và ngoại ngữ để nâng cao trình độ. Đảm nhiệm được công tác giảng dạy đại học; tối thiểu đủ điều kiện (bài báo khoa học, chuyên môn, ngoại ngữ theo quy định và chuẩn bị dự tuyển nghiên cứu sinh. c) Đối với người có trình độ đại học: Nghiên cứu tài liệu, sách, giáo trình, thí nghiệm, thực hành, thực tập... thuộc chuyên môn phụ trách. Thực hiện công tác trợ giảng hoặc giảng dạy và các công việc liên quan; Tích cực nghiên cứu khoa học, học tập chuyên môn và ngoại ngữ để nâng cao trình độ. Tối thiểu phải đảm nhiệm được công tác giảng dạy bậc đại học; tối thiểu đủ điều kiện (chuyên môn và tiếng Anh) và chuẩn bị dự tuyển cao học hoặc nghiên cứu sinh. d) Đối với giáo viên giảng dạy ngoại ngữ: Phải đảm nhiệm được công tác dịch thuật cả nói và văn bản các các tài liệu thông thường ở mức độ khó kể cả diễn văn hoặc hội thảo; có thể hướng dẫn chuyên gia tham gia các hoạt đông chung của Trường; tối thiểu đủ điều kiện tiếng Anh (IELTS  6.0 hoặc TOEFL  550 (theo cách tính mới sẽ tính tương đương) và thi đỗ cao học hoặc nghiên cứu sinh. Ngoài ra, sau 3 năm làm việc, các giảng viên ngoại ngữ tối thiểu phải nắm vững toàn bộ nội dung của môn học bậc đại học và phương pháp giảng dạy. Trường sẽ tiến hành kiểm tra đánh giá định kỳ hoặc đột xuất về trình độ chuyên môn và phương pháp giảng dạy. 20
  • 22. Hết thời hạn hợp đồng 2 năm, các giảng viên phải làm kiểm điểm tự đánh giá chi tiết kết quả thực hiện công tác theo các tiêu chí đã nêu trên để Bộ môn, Khoa và Trường xem xét ký hợp đồng tiếp. 2. Ngạch chuyên viên và tương đương: Phải đạt đủ điều kiện về ngoại ngữ và tin học theo quy định của Hiệu trưởng. Điều 24. Hợp đồng lao động có thời hạn lần thứ hai 1. Ngạch giảng viên: Trong thời gian hợp đồng lao động có thời hạn 2 năm lần thứ hai. Giảng viên phải xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch công tác nâng cao của ngạch giảng viên dưới sự lãnh đạo, hướng dẫn của đơn vị. Những nhiệm vụ chính và kết quả phải đạt được trong giai đoạn này là: a) Đối với người có trình độ tiến sĩ: Thực hiện tốt công tác giảng dạy đại học và sau đại học; Tích cực nghiên cứu khoa học, không ngừng học tập chuyên môn và tiếng Anh (IELTS  6.0 hoặc TOEFL  550 (theo cách tính mới sẽ tính tương đương) để nâng cao trình độ; Sau 2 năm kể từ khi ký hợp đồng làm việc lần thứ hai, phải đảm nhiệm tốt công tác giảng dạy đại học và sau đại học trong nước; có công trình, bài báo khoa học hoặc sách được công bố. Có hoạt động giảng dạy, hội thảo khoa học, trao đổi học thuật hoặc hợp tác nghiên cứu khoa học với nước ngoài trực tiếp bằng ngoại ngữ. b) Đối với người có trình độ thạc sĩ: Thực hiện tốt công tác giảng dạy đại học; Tích cực nghiên cứu khoa học, không ngừng học tập chuyên môn, ngoại ngữ đạt trình độ đi học sau đại học ở nước ngoài (tiếng Anh IELTS  6.0 hoặc TOEFL  550 (theo cách tính mới sẽ tính tương đương) hoặc TOEIC  650 điểm); Chậm nhất, sau 2 năm kể từ khi ký hợp đồng làm việc lần thứ hai, phải đảm nhiệm tốt công tác giảng dạy đại học; có công trình hoặc bài báo khoa học được công bố; chậm nhất phải là nghiên cứu sinh (chủ yếu ở nước ngoài đối với các chuyên ngành khoa học cơ sở và chuyên ngành). c) Đối với người có trình độ đại học: Thực hiện công tác giảng dạy đại học; Tích cực nghiên cứu khoa học, không ngừng học tập chuyên môn, ngoại ngữ đạt trình độ đi học sau đại học ở nước ngoài (tiếng Anh IELTS  6.0 hoặc TOEFL  550 (theo cách tính mới sẽ tính tương đương) hoặc TOEIC  650 điểm); 21
  • 23. Chậm nhất, sau 2 năm kể từ khi ký hợp đồng làm việc lần thứ hai, phải đảm nhiệm tốt công tác giảng dạy đại học; có công trình hoặc bài báo khoa học được công bố; phải có bằng thạc sĩ hoặc là nghiên cứu sinh (chủ yếu ở nước ngoài đối với các chuyên ngành khoa học cơ sở và chuyên môn). d) Đối với giáo viên giảng dạy ngoại ngữ: Chậm nhất, sau 2 năm kể từ khi ký hợp đồng làm việc lần thứ hai, phải đảm nhiệm tốt công tác giảng dạy đại học; có thể đọc, dịch các tài liệu chuyên ngành; phải có bằng thạc sĩ hoặc là nghiên cứu sinh. Ngoài ra, sau 4 năm làm việc, các giảng viên tối thiểu phải nắm vững toàn bộ nội dung của môn học bậc đại học (lý thuyết, bài tập, thí nghiệm, thực hành, thực tập, tham quan,...) và phương pháp giảng dạy. Trường sẽ tiến hành kiểm tra đánh giá định kỳ hoặc đột xuất về trình độ chuyên môn và phương pháp giảng dạy. 2. Ngạch chuyên viên và tương đương: Các đơn vị thường xuyên làm việc với nước ngoài phải đạt đủ điều kiện tiếng Anh (tối thiểu TOEFL 500 điểm (theo cách tính mới sẽ tính tương đương) hoặc IELTS 5,5 điểm) hoặc ngoại ngữ khác với trình độ tương đương khi quy đổi. Các đơn vị khác: đạt chứng chỉ tiếng Anh trình độ C và thành thạo tin học văn phòng tương đương trình độ C trở lên. Quá thời gian trên, nếu không có lý do chính đáng, Nhà trường sẽ xem xét chấm dứt hợp đồng lao động hoặc chuyển ngạch viên chức. MỤC 2 THỬ VIỆC VÀ BỔ NHIỆM VÀO NGẠCH VIÊN CHỨC Điều 25. Thử việc 1. Người được tuyển dụng vào Trường phải thực hiện chế độ thử việc (tập sự), trừ những người đã làm việc ở các cơ quan, đơn vị nhà nước khác có cùng chuyên môn với ngạch được tuyển dụng chuyển công tác về Trường; 2. Thời gian thử việc đối với người tuyển dụng sau khi ký hợp đồng làm việc lần đầu được quy định như sau: a) Đối với viên chức loại A (Viên chức loại A là những người được bổ nhiệm vào ngạch có yêu cầu chuẩn là trình độ giáo dục đại học trở lên): thời gian tập sự là 12 tháng (riêng bác sĩ là 9 tháng); b) Đối với viên chức loại B (Viên chức loại B là những người được bổ nhiệm vào ngạch có yêu cầu chuẩn là trình độ giáo dục nghề nghiệp): thời gian tập sự là 6 tháng; 22
  • 24. c) Đối với viên chức loại C (Viên chức loại C là những người được bổ nhiệm vào ngạch có yêu cầu chuẩn là trình độ dưới giáo dục nghề nghiệp): thời gian tập sự là 3 tháng. Điều 26. Hướng dẫn thử việc 1. Đơn vị trực tiếp sử dụng lao động có trách nhiệm hướng dẫn cho người thử việc nắm vững chức năng, nhiệm vụ, nội quy, quy chế của đơn vị; tập sự làm chức trách, nhiệm vụ của ngạch sẽ được bổ nhiệm; 2. Đơn vị trực tiếp sử dụng viên chức có trách nhiệm cử một viên chức cùng ngạch hoặc ở ngạch trên có năng lực và kinh nghiệm về nghiệp vụ hướng dẫn người thử việc. Mỗi viên chức cùng ngạch chỉ hướng dẫn mỗi lần một người thử việc . 3. Viên chức được cơ quan phân công hướng dẫn thử việc được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo quy định của Nhà nước và của Trường. 4. Thời gian thử việc không được tính vào thời gian xét nâng bậc lương. Điều 27. Nội dung thử việc 1. Đối với tập sự ngạch giảng dạy: a) Nắm vững chức năng, nhiệm vụ, nội quy, quy chế của đơn vị; tập sự làm chức trách, nhiệm vụ của ngạch sẽ được bổ nhiệm; b) Soạn bài giảng theo phân công của Bộ môn, nắm được các khâu giảng dạy, hướng dẫn bài tập, hướng dẫn thực tập. Có thể hướng dẫn phụ chuyên đề tốt nghiệp. Chuẩn bị bài giảng để giảng thử ít nhất 2 lần trước Bộ môn, mỗi lần 45 phút, có nhận xét đánh giá của bộ môn theo hình thức bỏ phiếu kín. c) Bồi dưỡng về Lý luận giảng dạy đại học, Ngoại ngữ, chuyên môn. Hết thời gian tập sự phải có chứng chỉ “Phương pháp giảng dạy đại học”. d) Tham gia tích cực các sinh hoạt chuyên môn, hoạt động Chính trị - Xã hội, Văn nghệ, Thể thao, hoạt động Đoàn thể và các hoạt động khác tại đơn vị và Nhà trường. 2. Đối với các ngạch nghiệp vụ chuyên môn, hành chính: a) Nắm vững chức năng, nhiệm vụ, nội quy, quy chế của đơn vị; tập sự làm chức trách, nhiệm vụ của ngạch sẽ được bổ nhiệm; b) Bồi dưỡng về nghiệp vụ chuyên môn theo yêu cầu cụ thể của công việc được giao. Hết thời gian tập sự phải có chứng chỉ bồi dưỡng về hành chính, quản trị văn phòng. c) Tham gia tích cực các sinh hoạt chuyên môn, hoạt động Chính trị - Xã 23
  • 25. hội, Văn nghệ, Thể thao, hoạt động Đoàn thể và các hoạt động khác tại đơn vị và Nhà trường. Điều 28. Công nhận hoàn thành chế độ thử việc và bổ nhiệm vào ngạch viên chức 1. Đối với ngạch giảng dạy: Sau thời gian 1 năm thử việc (tập sự) theo qui định: Người tập sự phải làm báo cáo tập sự về những công việc được giao và tự đánh giá mức độ hoàn thành. Người được giao hướng dẫn tập sự phải có bản nhận xét, đánh giá kết quả đối với người tập sự và báo cáo người đứng đầu đơn vị sử dụng viên chức. Trưởng đơn vị sử dụng viên chức tổ chức cho giảng viên tập sự giảng thử ít nhất 1 lần. Thời gian giảng thử tối thiểu 45 phút có các thành viên Hội đồng khoa học và đào tạo của Khoa/Viện đào tạo đánh giá bằng hình thức bỏ phiếu kín và có biên bản phiên họp ghi rõ ý kiến kết luận của Hội đồng đạt hay không đạt yêu cầu giảng dạy. Căn cứ kết luận của phiên họp Hội đồng khoa học và đào tạo của Khoa đào tạo, Trưởng đơn vị có văn bản đánh giá phẩm chất đạo đức và kết quả công việc của người tập sự, kết quả giảng thử và có văn bản đề nghị lên Hội đồng tuyển dụng lao động trường (qua P. TCCB) xét duyệt. Hồ sơ gửi lên Hội đồng tuyển dụng lao động trường gồm: 1. Báo cáo quá trình tập sự, tự đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, ưu khuyết điểm của người tập sự. 2. Bản nhận xét của người được cử hướng dẫn tập sự. 3. Biên bản họp đánh giá giảng thử của Bộ môn, của Hội đồng khoa học và đào tạo của Khoa/Viện đào tạo. 4. Đề nghị của Trưởng Khoa đào tạo. 5. Các chứng chỉ theo yêu cầu hoặc đạt được trong thời gian tập sự. Căn cứ kết luận của Hội đồng tuyển dụng lao động trường, Phòng TCCB lập thủ tục trình Hiệu trưởng ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch viên chức và ký tiếp hợp đồng theo đúng qui định của Nhà nước, hoặc chấm dứt HĐLĐ với người tập sự. Thời gian công nhận hết tập sự, xếp hưởng ngạch, bậc lương theo qui định được tính từ ngày Hội đồng nhận được hồ sơ của đơn vị gửi lên. Trường hợp hồ sơ các đơn vị gửi lên giữa 2 kỳ họp của Hội đồng sẽ được trình qua Ban giám hiệu duyệt để giải quyết kịp thời chế độ cho giảng viên, Phòng TCCB sẽ báo cáo lại toàn thể Hội đồng trong phiên họp kế tiếp. 24
  • 26. 2. Đối với các ngạch nghiệp vụ chuyên môn, hành chính: Sau thời gian tập sự theo qui định: Người tập sự phải làm báo cáo tập sự về những công việc được giao và tự đánh giá mức độ hoàn thành. Người được giao hướng dẫn tập sự phải có bản nhận xét, đánh giá kết quả đối với người tập sự và báo cáo người đứng đầu đơn vị sử dụng viên chức. Trưởng đơn vị sử dụng viên chức tổ chức phối hợp cùng Công đoàn đơn vị tổ chức họp nhận xét về chuyên môn nghiệp vụ, các mặt công tác, tác phong sinh hoạt, thái độ giao tiếp trong công tác của người tập sự; kết quả đánh giá theo hình thức phiếu kín, buổi họp phải có biên bản ghi cụ thể ý kiến đóng góp và ý kiến nhận xét về người tập sự. Căn cứ ý kiến của phiên họp nói trên, Trưởng đơn vị có văn bản đánh giá phẩm chất đạo đức và kết quả công việc của người tập sự, kết quả chuyên môn nghiệp vụ…. Nếu đạt yêu cầu thì đề nghị lên Hội đồng tuyển dụng lao động trường (qua Phòng TCCB) xét duyệt công nhận hoàn thành chế độ tập sự. * Hồ sơ gửi lên hội đồng tuyển dụng lao động trường, gồm: 1. Báo cáo quá trình tập sự, tự đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, ưu khuyết điểm của người tập sự. 2. Bản nhận xét của người được cử hướng dẫn tập sự. 3. Biên bản họp nhận xét về chuyên môn nghiệp vụ, các mặt công tác, tác phong sinh hoạt, thái độ giao tiếp trong công tác của người tập sự kết quả đánh giá theo hình thức phiếu kín của đơn vị. 4. Đề nghị của Trưởng đơn vị. 5. Các chứng chỉ theo yêu cầu hoặc đạt được trong thời gian tập sự. Căn cứ kết luận của Hội đồng tuyển dụng lao động trường, Phòng TCCB lập thủ tục trình Hiệu trưởng ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch viên chức và ký tiếp hợp đồng theo đúng qui định của Nhà nước và của Trường, hoặc chấm dứt HĐLĐ với người tập sự. Thời gian công nhận hết tập sự, xếp hưởng ngạch, bậc lương theo qui định được tính từ ngày Hội đồng tuyển dụng lao động trường nhận được hồ sơ đơn vị gửi lên. Trường hợp hồ sơ các đơn vị gửi lên giữa 2 kỳ họp của Hội đồng tuyển dụng lao động trường sẽ được trình Ban giám hiệu duyệt để giải quyết kịp thời chế độ cho CBCC, phòng TCCB sẽ báo cáo lại toàn thể Hội đồng trong phiên họp kế tiếp. 25
  • 27. Điều 29. Chấm dứt hợp đồng làm việc đối với người thử việc Chấm dứt hợp đồng làm việc đối với người thử việc trong các trường hợp sau: a) Người thử việc không đạt yêu cầu tập sự; b) Người thử việc bị thi hành kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên. Chương IV ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 30. Quy chế có hiệu lực kể từ ngày ký quyết định ban hành. Những văn bản quy định trước đây trong Trường về công tác tuyển dụng, thử việc và bổ nhiệm vào ngạch viên chức có nội dung trái với Quy chế này đều bị bãi bỏ. Điều 31. Thủ trưởng các đơn vị trong Trường có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện các quy định tại Quy chế này. Trong quá trình thực hiện, Quy chế này có thể được điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tiễn của Trường./. HIỆU TRƯỞNG (Đã ký) GS.TS. Nguyễn Văn Nam 26