SlideShare a Scribd company logo
NHÓM PHÂN TÍCH KINH TẾ
TÀI LIỆU THẢO LUẬN
Phương pháp ‘Zeroing’ trong thực thi luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ
Tác giả: William W. Nye*
EAG 08-10 Tháng 8, 2008
Những tài liệu thảo luận của EAG là phương tiện hàng đầu được sử dụng để phổ
biến nghiên cứu của các nhà kinh tế học thuộc nhóm phân tích kinh tế (EAG) của Ban
Chống độc quyền. Những tài liệu này dành cho những cá nhân và những tổ chức quan
tâm biết về chương trình nghiên cứu của EAG và khuyến khích những lời phê bình và ý
kiến về các vấn đề kinh tế có liên quan tới chính sách và điều lệ chống độc quyền. Các
phân tích và kết luận được nhấn mạnh ở đây đều là những ý kiến riêng lẻ của các tác giả
và không đại diện cho quan điểm của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ.
Người có thể cung cấp thông tin về chương trình nghiên cứu của EAG và các tài
liệu thảo luận là Russell Pittman, Giám đốc phòng nghiên cứu kinh tế, nhóm phân tích
kinh tế, Ban chống độc quyền, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ, BICN 10-000, Washington, DC
20530, hoặc thông qua địa chỉ e-mail Russell.pittman@usdoj.gov. Những ý kiến đóng
góp về các tài liệu cụ thể có thể được các tác giả giải quyết trực tiếp tại cùng địa chỉ này
hoặc là địa chỉ e-mail riêng của họ.
Các tài liệu thảo luận của EAG gần đây được liệt kê ở cuối bài. Nếu muốn có bản
danh sách đầy đủ các tài liệu này hoặc là bản sao của các tài liệu cá nhân, vui lòng liên hệ
với Janet Ficco theo địa chỉ trên hoặc theo địa chỉ janet.ficco@usdoj.gov. Ngoài ra, các
tài liệu gần đây đều có trên website của Phòng Tư pháp tại địa chỉ
http://www.usdoj.gov/atr/public/eag/discussion_papers.htm.
Bắt đầu với những tài liệu xuất bản năm 1999, các bản sao của các tài liệu cá nhân cũng
có trên hệ thống nghiên cứu khoa học xã hội tại địa chỉ www.ssrn.com.
* Nhà kinh tế học, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ. Các quan điểm được trình bày ở đây không phải
là để chỉ trích các quan điểm của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ. Ken Heyer, Richard Larm, Russell
Pittman andOliver Richard đã đưa ra một số ý kiến hữu ích.
TÓM TẮT
Hoa Kỳ và các quốc gia khác áp đặt các quy tắc chống bán phá giá của họ theo
cùng một cách cứng nhắc. Tuy nhiên, có một điểm khác đó là, hiện nay chỉ có Hoa Kỳ sử
dụng ‘zeroing’ trong quyết định của nước này về việc hàng hóa nhập khẩu có phá giá hay
không. Việc sử dụng ‘zeroing’ sẽ gần như là luôn làm tăng bất kỳ mức thuế chống bán
phá giá nào, và đôi khi sẽ tạo ra một loại thuế chưa bao giờ có, làm phát sinh biện pháp
chưa bao giờ được sử dụng.
Tất cả các quốc gia kiểm tra việc phá giá bằng cách xem xét liệu rằng hàng hóa
nhập khẩu có đang được bán thấp hơn giá ‘thông thường’ hay không. Nhiều quốc gia
khác kiểm tra bằng việc so sánh đơn giản giá trung bình mà các hàng hóa này được bán
tại nước sản xuất với giá trung bình của các sản phẩm tương tự được bán tại thị trường
nước nhập khẩu. Nếu trung bình các giá được quan sát tại nước nhập khẩu thấp hơn giá
trung bình tại nước sản xuất (giá ‘thông thường’), thì doanh nghiệp nước ngoài bị cho là
bán phá giá. Tuy nhiên, với việc sử dụng zeroing, Hoa Kỳ theo dõi giá nhập khẩu dựa
trên giá ‘thông thường’ xem liệu rằng giá nhập khẩu có bằng giá ‘thông thường’ hay
không (đúng hơn là các mức giá được quan sát). Các giao dịch tại các giá thấp hơn giá
thông thường được coi như là tại các mức quan sát giá. Kết quả của zeroing đã khiến cho
luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ mang tính hạn chế hơn bản chất ban đầu của nó, do
khả năng biên độ phá giá luôn xảy ra cho dù có bất kỳ một giao dịch nào diễn ra tại mức
giá thấp hơn giá ‘thông thường’, thậm chí là nếu trung bình các giá nhập khẩu vào thị
trường Hoa Kỳ cao hơn giá ‘thông thường’.
Việc áp dụng zeroing trong thời gian gần đây đã bị phản đối ít nhất 6 lần tại Tổ
chức Thương mại thế giới (WTO), và nói chung là đi ngược lại với các cam kết của Hoa
Kỳ tại WTO.
Không kể đến những yếu tố khác, phạm vi ảnh hưởng của phương pháp zeroing
đối với Hoa Kỳ (so với việc thi hành luật chống bán phá giá không sử dụng zeroing) phụ
thuộc vào độ phân tán giá bán của các nhà xuất khẩu nước ngoài tại Hoa Kỳ trong cuộc
điều tra phá giá. Không có các ước lượng thực tế nào về độ phân tán này, nhưng những
thảo luận trên giấy tờ đôi khi liên quan tới bằng chứng mà có thể cho phép đưa ra các suy
luận. Bản thân bằng chứng này khá phân tán, và do đó, việc ước lượng phạm vi ảnh
hưởng và chi phí của zeroing đối với Hoa Kỳ thực sự không hề chắc chắn và rõ ràng gì.
Tuy nhiên, một điều rất hợp lý là zeroing có thể làm tăng 3-4% thuế chống bán phá giá
của Hoa Kỳ với mức chi phí của nước này vào khoảng 150 triệu Đô la mỗi năm khi mà
tất cả các vụ kiện chống bán phá giá của Hoa Kỳ hiện tại đều được tính theo zeroing.
Có một số ít tài liệu bám sát việc thực thi luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ trong
thương mại giữa Hoa Kỳ với các quốc gia khác. (Ví dụ như Blonigen và Park xuất bản
năm 2004, Blonigen và Haynes xuất bản năm 2002, Staiger và Wolak xuất bản năm
1994). Luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ trở nên bất hợp pháp đối với các doanh
nghiệp nước ngoài khi họ bán các sản phẩm của mình tại Hoa Kỳ với các mức giá thấp
hơn giá ‘thông thường’. 1
Nhìn chung, tài liệu kinh tế thảo luận về luật chống bán phá giá
của Hoa Kỳ xem xét cả giá xuất khẩu và giá bán tại nước sản xuất như các giá đơn vị.
Tuy nhiên, trong thực tế, giá của hầu hết các sản phẩm nhập khẩu vào Hoa Kỳ không
đồng nhất. Trong nhiều phân tích kinh tế, độ phân tán giá cả hay sự phân biệt đối xử giá
của hầu hết các sản phẩm này sẽ là một chi tiết tương đối quan trọng. Nhưng việc giải
thích luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ hiện nay đang bị Tổ chức Thương mại thế giới
phản đối. Nó tạo ra độ phân tán giá cả của hàng hóa nước ngoài tại Hoa Kỳ, một phần
gây tranh cãi trong cách tính biên độ phá giá của Hoa Kỳ, và đôi khi khiến cho luật chống
bán phá giá của Hoa Kỳ mang tính bảo hộ nhiều hơn. Việc giải thích luật chống bán phá
giá của Hoa Kỳ được gọi là ‘zeroing’. Với việc sử dụng ‘zeroing’, các quan chức của Bộ
Thương mại Hoa Kỳ (DOC) không so sánh trung bình các quan sát giá tại Hoa Kỳ với
‘giá thông thường’ để quyết định xem phá giá có xảy ra hay không. Thay vào đó, họ coi
tất cả các giao dịch quan sát tại Hoa Kỳ ở mức giá cao hơn giá ‘thông thường’ như là
1
Các hình thức phạt chống bán phá giá của Hoa Kỳ cũng đòi hỏi các mặt hàng nhập khẩu gây ‘thiệt hại đáng kể’
cho ngành sản xuất nội địa. Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ quyết định xem liệu rằng hàng hóa nhập khẩu có
gây ra thiệt hại đáng kể hay không, và Bộ Thương mại Hoa Kỳ quyết định xem liệu rằng hàng hóa nhập khẩu này
có được bán tại mức giá thấp hơn mức giá công bằng hay không (LTFV). (Giá công bằng đôi khi dung để chỉ giá
thông thường).
chúng diễn ra tại mức giá thông thường. Kết quả của việc loại bỏ kết quả cao hơn của độ
phân tán của các quan sát giá tại Hoa Kỳ là làm tăng đáng kể biên độ phá giá trong
trường hợp các sản phẩm nhập khẩu bán tại Hoa Kỳ với các mức giá khá phân tán.
I.) Zeroing trong cách tính biên độ phá giá của Hoa Kỳ
Xác định thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ là một quá trình phức tạp, không
được thảo luận đầy đủ ở đây.2
Mặc dù về cơ bản, xác định thuế chống bán phá giá đòi hỏi
cả quyết định về thiệt hại đáng kể đối với ngành sản xuât nội địa do hàng hóa nhập khẩu
gây ra (do Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ thực hiện (USITC)), và có kết luận trong
quá trình trả lời câu hỏi là hàng hóa nhập khẩu đã bán thấp hơn giá thông thường. (Cuộc
điều tra do Bộ Thương mại Hoa Kỳ tiến hành).
Giá ‘thông thường’ thường được định nghĩa là trung bình của một nhóm các quan
sát giao dịch của sản phẩm đó tại thị trường nước xuất khẩu (không phải là Hoa Kỳ).3
Các cuộc điều tra phá giá do các nhà sản xuất bị ảnh hưởng và quốc gia tiến hành (ví dụ,
tất cả các sản phẩm nhập khẩu DRAMS xuất xứ Nhật Bản tại Hoa Kỳ có thể bị điều tra),
nhưng các mức thuế đối với từng doanh nghiệp xuất khẩu là riêng biệt.
Sau cuộc điều tra của DOC và ITC, mỗi doanh nghiệp nước ngoài có thể bị áp một
mức thuế chống bán phá giá. Khi đó, doanh nghiệp này cần đặt cọc một trái phiếu có trị
giá bằng với mức thuế phải nộp khi nhập khẩu hàng hóa vào Hoa Kỳ. Cuối mỗi năm thuế
có hiệu lực, sẽ có một cuộc rà soát hành chính. Đây là thời điểm quyết định thuế chống
bán phá giá chính thức (số tiền mà doanh nghiệp nước ngoài phải trả). Trong suốt năm rà
soát, doanh nghiệp nước ngoài phải đối mặt với việc là thuế làm tăng giá xuất khẩu hàng
hóa của mình vào Hoa Kỳ. Nếu doanh nghiệp không bán với giá thấp hơn giá ‘thông
thường’ nữa thì trái phiếu sẽ được hoàn trả đầy đủ. Nhưng nếu trong suốt năm rà soát,
doanh nghiệp nước ngoài vẫn bán với giá thấp hơn giá tại thị trường Hoa Kỳ (coi như giá
2
Một nguồn thông tin chung về việc ép buộc thi hành luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ là sách chống bán phá giá
do Bộ Thương mại Hoa Kỳ xuất bản năm 1998.
3
Tuy nhiên, nếu giá tại thị trường nước xuất khẩu được thấy rằng thấp hơn chi phí sản xuất của các doanh nghiệp
nước ngoài, thì Bộ Thương mại Hoa Kỳ (USDOC) có thể sử dụng chi phí sản xuất (trung bình) như là tiêu chuẩn
cho giá thông thường. Nếu không có đủ các giao dịch tại thị trường nước xuất khẩu, USDOC có thể sử dụng các
giao dịch tại thị trường nước thứ ba để quyết định giá ‘thông thường’.
bán tại nước xuất khẩu là không đổi) thì họ không những bị phạt tờ trái phiếu đó mà còn
bị đánh thêm một khoản thuế nữa của Hoa Kỳ.
Việc áp dụng zeroing của Hoa Kỳ được tiến hành dưới hai hình thức: zeroing
‘mẫu’ có thể được sử dụng trong giai đoạn điều tra ban đầu, và zeroing ‘đơn giản’ được
sử dụng trong các cuộc rà soát hành chính hàng năm. 4
Bởi vì rà soát là giai đoạn mà
trách nhiệm pháp lý thực tế của doanh nghiệp nước ngoài được quyết định, đây là điều
quan trọng nhất, và sẽ là vấn đề được thảo luận nhiều nhất trong các tài liệu hiện tại. 5
Đối với zeroing ‘đơn giản’, DOC so sánh các giao dịch xuất khẩu đơn lẻ với mức trung
bình của các giá tại nước xuất khẩu của doanh nghiệp nước ngoài. Trong cách tính đó,
DOC tiến hành 3 bước: 1.) Trung bình giá tại nước xuất khẩu quyết định giá ‘thông
thường’ của doanh nghiệp nước ngoài, 2.) Tất cả các giao dịch tại Hoa Kỳ (các giao dịch
xuất khẩu) thấp hơn giá ‘thông thường’ được tính theo đồng Đô la, và 3.) Tất cả các giá
giao dịch (xuất khẩu) tại Hoa Kỳ cao hơn giá ‘thông thường’ được tính theo giá của
chúng, và được xem như là giao dịch diễn ra ở mức giá ‘thông thường’. Với phương pháp
này, một giao dịch xuất khẩu đơn lẻ tại mức giá thấp hơn giá thông thường sẽ vẫn được
tính trong quá trình rà soát hành chính khiến cho doanh nghiệp luôn có khả năng bị áp
thuế chống bán phá giá.
Rõ ràng là, zeroing sẽ khiến cho thuế chống bán phá giá ít nhất là cao hơn mức
thuế khi mà trung bình giá tại nước xuất khẩu được so sánh đơn giản với trung bình giá
bán tại thị trường Hoa Kỳ. Coi như các điều kiện khác không thay đổi thì cũng rất rõ ràng
là độ phân tán các giá giao dịch của doanh nghiệp xuất khẩu càng lớn thì biên độ phá giá
tính theo zeroing sẽ càng vượt mức biên độ phá giá mà không sử dụng zeroing (bởi vì
4
Zeroing ‘mẫu’ đôi khi dùng để so sánh ‘trung bình với trung bình’. (‘trung bình’ ở đây là giá cả tại Hoa Kỳ và
nước xuất khẩu). Zeroing ‘đơn giản’ trong quá trình rà soát hành chính đôi khi được dùng để so sánh ‘trung bình với
giao dịch’. (Trung bình của các quan sát giá nước ngoài). Một trong ba khả năng thường chỉ dùng cho các sản phẩm
sản xuất theo yêu cầu của khách hàng là so sánh ‘giao dịch với giao dịch’ (Sách Chống bán phá giá của Hoa Kỳ,
chương 6, III A.)
5
Trong zeroing ‘mẫu’ mà có thể được sử dụng trong cách tính các biên độ phá giá ban đầu, DOC chia sản phẩm
điều tra thành một số các ‘mẫu’. Biên độ phá giá ban đầu của các sản phẩm điều tra chỉ được quyết định bởi sự
chênh lệch giữa giá xuất khẩu và giá bán tại nước xuất khẩu của các mẫu mà trung bình giá xuất khẩu thấp hơn trung
bình giá bán tại nước xuất khẩu. (Bài viết được trình lên Tổ chức Thương mại thế giới lần đầu tiên vào ngày
9/5/2005, WT/DS322, “Hoa Kỳ - Các biện pháp liên quan tới Zeroing và Rà soát cuối kỳ”.] DOC định nghĩa một
‘mẫu’ là một nhóm các sản phẩm có tất cả các đặc tính vật lý giống nhau.
càng có nhiều hơn các giao dịch diễn ra tại mức giá cao hơn giá ‘thông thường’, và sẽ bị
tính là diễn ra tại mức giá thông thường)6
II.) Thực trạng tranh chấp về vấn đề Zeroing tại Tổ chức Thương mại thế giới
Như đã lưu ý ở trên, việc Hoa Kỳ sử dụng zeroing khi tính các biên độ phá giá đã
gặp phải sự phản đối từ các đối tác thương mại của nước này. Họ cho rằng điều này
không phù hợp với các quy tắc của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) về hệ thống luật
chống bán phá giá. 7
Thời gian gần đây, Hoa Kỳ đã sử dụng zeroing trong tất cả các vụ
kiện chống bán phá giá. Hoa Kỳ đã bị kiện tại Tổ chức Thương mại thế giới ít nhất 6 lần
với lý do nước này sử dụng zeroing trong các cuộc điều tra chống bán phá giá. Bảng dưới
đây liệt kê 6 vụ kiện này.
WTO phản đối Hoa Kỳ vì sử dụng Zeroing trong các cuộc điều tra chống bán phá
giá gần đây
Nước kiện Sản phẩm Giải quyết tranh chấp
của WTO số
Canada Gỗ xẻ mềm DS 264
Nhật Bản Ổ bi DS 322
EU Hoa Kỳ sử dụng zeroing
trong 21 vụ kiện chống
bán phá giá
DS 294
E-cu-a-đo Tôm nước ấm đông lạnh DS335
6
Tài liệu của Tirole, 1989, (trang 133) lưu ý rằng ‘Rất khó để có thể đưa ra một định nghĩa đầy đủ về sự phân biệt
đối xử giá cả.’ Một trong các lý do giải thích điều này là trong thực tê không thể có hai giao dịch giống nhau hoàn
toàn về mọi khía cạnh. Một phần là vì lý do này, một phần là vì cụm từ ‘phân biệt đối xử giá cả’ đòi hỏi một sự mập
mờ về ý nghĩa mà tôi không thể định nghĩa được, đôi khi tôi sử dụng cụm từ dễ hiểu hơn là ‘độ phân tán giá cả’ để
mô tả sự phân biệt của các giá khác nhau, nhưng các khách hàng có trường hợp tương tự thì lại khó hiểu.
7
Liên mình Châu Âu thử áp dụng zeroing trong những năm 90. Năm 1998, Ấn Độ đã yêu cầu WTO đưa ra quyết
định rằng EU đã hành động đi ngược lại nghĩa vụ của nước này tại WTO trong vụ kiện chống bán phá đối với mặt
hàng vải lanh trải giường loại cotton xuất xứ Ấn Độ. Sau vụ kiện, EU đã phải tính toán lại biên độ phá giá theo cách
tính không sử dụng zeroing. (Đây là vụ kiện DS141 của WTO.)
Thái Lan Tôm DS 343
Mê-hi-cô Thép không gỉ DS344
Vụ kiện Ổ bi của Nhật Bản và vụ Thép không gỉ của Mê-hi-cô sẽ được thảo luận chi tiết
dưới đây. Đây có lẽ là hai vụ quan trọng nhất trong 6 vụ mà Hoa Kỳ có sử dụng zeroing
được liệt kê ở bảng trên, và vụ kiện Ổ bi của Nhật Bản được trình bày số liệu cụ thể bên
dưới.
II A.) Vụ kiện Ổ bi của Nhật Bản
Ngày 24/11/2004, Nhật Bản lấy ý kiến về vấn đề zeroing và một số vấn đề khác theo thủ
tục của Tổ chức Thương mại thế giới. Nhật Bản đệ đơn kiện rằng Hoa Kỳ sử dụng
zeroing trong hầu hết các giai đoạn của một cuộc điều tra chống bán phá giá bao gồm:
điều tra sơ bộ, rà soát định kỳ, rà soát nhà xuất khẩu mới, rà soát do thay đổi hoàn cảnh,
và rà soát cuối kỳ. Tháng 12/2004, Ấn Độ, Norway, Achentina, Đài Loan, EU và Mehico
yêu cầu tham gia tham vấn. Tháng 2/2005, Nhật Bản yêu cầu thành lập Ban Hội thẩm
WTO cho vụ kiện này. 8
Tháng 9/2006, Ban Hội thẩm WTO tán thành khiếu nại của Nhật
Bản về việc sử dụng zeroing của Hoa Kỳ trong giai đoạn điều tra sơ bộ là không phù hợp
với các quy tắc của WTO, nhưng bác bỏ khiếu nại của Nhật Bản rằng Hoa Kỳ sử dụng
zeroing trong các giai đoạn khác của quá trình điều tra chống bán phá giá như đã liệt kê ở
trên là không phù hợp với các quy tắc của WTO, bao gồm rà soát định kỳ, rà soát các nhà
xuất khẩu mới, rà soát do thay đổi hoàn cảnh và rà soát cuối kỳ. Tuy nhiên, vào ngày
9/1/2007, Cơ quan Phúc thẩm của WTO kết luận rằng việc Hoa Kỳ sử dụng zeroing
‘mẫu’ trong giai đoạn điều tra sơ bộ cũng như là việc sử dụng zeroing ‘đơn giản’ trong
giai đoạn Rà soát hành chính là đi ngược lại các cam kết của nước này tại WTO.
IIB.) Vụ kiện Thép không gỉ của Mêhico
8
Trong quá trình giải quyết tranh chấp của WTO, một ‘Ban Hội thẩm’ là một nhóm các quan chức được chọn để xử
lý tranh chấp. Nếu một bên không đồng ý với ý kiến của Ban Hội thẩm, họ có thể kháng cáo lên Ban kháng án của
WTO.
Ngay sau vụ kiện chống bán phá giá của Hoa Kỳ đối với mặt hàng Ổ bi của Nhật
Bản, đơn kiện của Mehico về việc Hoa Kỳ sử dụng zeroing đối với mặt hàng thép không
gỉ xuất xứ Mehico phần nào cũng đã gây nhiễu loạn môi trường pháp lý. Trong vụ kiện
này, Ban Hội thẩm của WTO cho rằng đơn kiện của Mehico đã đi chệch quyết định trước
đó của Ban kháng án của WTO (vì phần lớn zeroing trình bày đi ngược lại với các quy
tắc của WTO về chống bán phá giá), và quyết định rằng, ít nhất là trong vụ kiện thép
không gỉ của Mehico, Hoa Kỳ dù có sử dụng zeroing thì cũng không xâm phạm các cam
kết của nước này tại WTO. 9
Ban hội thẩm đã kết luận rằng các Ban Hội thẩm của WTO
“…nói đúng ra là không bị trói buộc bởi các quyết định trước đó của Cơ quan Phúc thẩm
và Ban Hội thẩm khi giải quyết cùng một vấn đề.” Tháng 5/2008, Cơ quan Phúc thẩm của
WTO bác bỏ quyết định của Ban Hội thẩm về việc sử dụng zeroing trong vụ kiện thép
không gỉ của Mehico.
Ngày 20/12/2007, Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) đồng tình với quyết định
của Ban Hội thẩm trong vụ kiện thép không gỉ, và cho biết họ chứng minh được “…rằng
các quy tắc của WTO không cấm ‘zeroing’.”10
Tháng 2/2007, USTR cũng cho biết Bộ
Thương mại Hoa Kỳ đã không sử dụng zeroing nữa “…các cách tính trung bình chủ yếu
được thực hiện trong các cuộc điều tra.” (nghĩa là trong các quyết định về các biên độ phá
giá sơ bộ.) Như đã nói ở trên, bởi vì giai đoạn rà soát hành chính là giai đoạn mà nghĩa vụ
pháp lý của doanh nghiệp nhập khẩu được quyết định, điều quan trọng của thông cáo này
là mở ra sự nghi vấn. Lời phát biểu của Bộ Thương mại Hoa Kỳ vào ngày 20/12/2007
rằng “… vấn đề zeroing vẫn rất rối ren” dường như là chính xác.
III.) Một số ví dụ đơn giản về hậu quả của Zeroing trong việc thực thi luật chống
bán phá giá của Hoa Kỳ.
III A.) Một ví dụ đơn giản về việc sử dụng zeroing
9
Vụ kiện WT/DS344/R, ngày 20/12/2007. Trong vụ kiện chống bán phá giá của Hoa Kỳ đối với mặt hàng thép
không gỉ của Mehico, Ban Hội thẩm của WTO đã quy định về vấn đề zeroing đơn giản (trong bối cảnh của cuộc rà
soát hành chính.)
10
Ngày 20/12/2007, trang web của Đại diện Thương mại Hoa Kỳ đã đưa tin “Hoa Kỳ dành chiến thắng tại WTO
trong vụ tranh chấp zeroing với Mehico”
Một ví dụ rất đơn giản có thể làm rõ về thủ tục zeroing trong việc thực thi luật
chống bán phá giá của Hoa Kỳ.
Giả sử một sản phẩm nước ngoài đang được bán tại thị trường Hoa Kỳ với giá 2
Đô la. Giả định tiếp nữa là có 3 giao dịch của doanh nghiệp này tại Hoa Kỳ được quan
sát, mỗi giao dịch có giá sản phẩm đơn vị là 1 đô la, 2 đô la, và 3 đô la. Xem xét cách
tính các biên độ phá giá có và không có zeroing
Trường hợp A: Không có zeroing
Giá thông thường: 2 Đô la
Các giao dịch quan sát tại Hoa Kỳ: mỗi giao dịch có giá đơn vị sản phẩm là 1đô la, 2 đô
la, và 3 đô la.
Trung bình giá tại Hoa Kỳ: 2 Đô la [$2=($1+$2+$3)/3]
Biên độ phá giá: 0 (bởi vì trung bình giá tại Hoa Kỳ bằng giá thông thường.)
Trường hợp B: Có zeroing
Giá thông thường: 2 Đô la
Các giao dịch quan sát tại Hoa Kỳ: mỗi giao dịch có giá đơn vị sản phẩm là 1đô la, 2 đô
la, và 3 đô la.
Trung bình giá tại Hoa Kỳ có zeroing: 1,66 Đô la [$1,66=($1+$2+$2)/3] (quan sát giá
giao dịch thứ 3, là 3 Đô la, được điều chỉnh bằng với giá thông thường là 2 Đô la, vì quan
sát giá giao dịch tại Hoa Kỳ vượt quá giá thông thường)
Biên độ phá giá: 19,8% [19,8%=($2-$1,66)/$1,66].
IIIB.) Cách biểu diễn đại số đơn giản về sự khác nhau giữa thuế chống bán phá giá
khi sử dụng và không có sử dụng Zeroing
Giả sử một doanh nghiệp nước ngoài đã bị quyết định một mức thuế chống bán
phá giá ban đầu của Hoa Kỳ, giá trung bình chủ yếu của doanh nghiệp này tại thị trường
nước xuất khẩu (giá thông thường) là µH, và giá trung bình chủ yếu của doanh nghiệp này
tại thị trường Hoa Kỳ là µP. Khi đó thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ không sử dụng
zeroing là:
(1) ADNZ=( µH- µP)/ µP
Nếu thuế chống bán phá của Hoa Kỳ đối với doanh nghiệp này tính với zeroing
đơn giản có thể là:
(2) ADZ=( µH- µP
Z
)/ µP
Z
Số hạng µP
Z
, do tác giả xây dựng, là giá xuất khẩu trung bình tại thị trường Hoa
Kỳ khi được tính theo phương pháp zeroing. Số hạng này thực ra là số trung gian trong
việc tính toán số hạng tỷ lệ thực, thuế chống bán phá giá tính theo zeroing đơn giản rất có
ích bởi vì nó đòi hỏi sự hiểu biết về mối quan hệ giữa cách tính phá giá có sử dụng
zeroing và không sử dụng zeroing. Không tính các yếu tố khác, rõ ràng là µP
Z
phụ thuộc
vào giá của các quan sát giá giao dịch tại thị trường Hoa Kỳ được phân bổ như thế nào.11
IIIC.) Minh họa số học đơn giản về trung bình giá tại thị trường Hoa Kỳ được tính
có sử dụng và không sử dụng zeroing và thuế chống bán phá giá được tính có
sử dụng và không sử dụng zeroing
Biểu đồ 2 mô tả mối quan hệ giữa thuế chống bán phá có sử dụng và không sử
dụng zeroing khi trung bình giá bán tại thị trường Hoa Kỳ thay đổi đối với trường hợp
đơn giản là giá thông thường bằng 1,0, và các quan sát giá tại thị trường Hoa Kỳ được
phân bổ đồng đều trong phạm vi 1. Biểu đồ 1 cho thấy mối quan hệ giữa trung bình giá
bán tại thị trường Hoa Kỳ và ‘trung bình giá bán có sử dụng zeroing tại thị trường Hoa
Kỳ’ với cùng một giả định. 12
Với giá thông thường bằng 1, và các quan sát giá tại thị trường Hoa kỳ được phân
bổ đồng đều trong phạm vi 1 với trung bình giá bán tại thị trường Hoa Kỳ là 0,5, tất cả
các quan sát giá tại thị trường Hoa Kỳ thấp hơn giá thông thường (tức là thấp hơn 1).
Trong trường hợp này, Biểu đồ 1 cho thấy trung bình giá bán tại Hoa Kỳ có sử dụng hoặc
không sử dụng zeroing là 0,5. Trong trường hợp này, Zeroing không tạo ra sự khác biệt,
bởi vì tất cả các quan sát giá tại Hoa Kỳ đều thấp hơn giá thông thường. Trong trường
11
Ví dụ, nếu các giá giao dịch tại thị trường Hoa Kỳ được phân bổ đồng đều, và mức chênh lệch giữa quan sát giá
cao nhất và thấp nhất là D, thì trung bình giá chủ yếu tại thị trường Hoa Kỳ có sử dụng zeroing là: µP
Z
= µH {1/D[(µP
+ D/2) - µH]} + {( µP - D/2) + [µH – (µP – D/2)]/2}{1/D[µH – (µP – D/2)]}
12
Như đã nói ở trên, ‘trung bình giá bán có sử dụng zeroing tại Hoa Kỳ’ là một khái niệm được xây dựng khi có sử
dụng zeroing
hợp này, biểu đồ 2 chỉ ra rằng thuế chống bán phá giá có sử dụng hay không sử dụng
zeroing đều bằng 0,5. (50%).
Giả sử giá thông thường vẫn là 1, và các quan sát giá tại thị trường Hoa Kỳ vẫn
được phân bổ đồng đều trong phạm vi 1, nhưng lần này, trung bình giá tại Hoa Kỳ bằng
1. Trong trường hợp này, zeroing tạo ra sự khác biệt. Bởi vì trung bình giá bán tại Hoa
Kỳ bằng với giá thông thường (1), sẽ không có hiện tượng phá giá nếu không sử dụng
zeroing. Ở đây, biểu đồ 1 cho thấy, khi trung bình giá bán tại Hoa Kỳ không sử dụng
zeroing bằng 1 thì trung bình các quan sát giá có sử dụng zeroing tại Hoa Kỳ là 0,875.
Điều này được giải thích là do một nửa các quan sát giá tại Hoa Kỳ (tất cả các quan sát
giá đều lớn hơn 1) được xem như là bằng 1. Một nửa các quan sát giá còn lại được phân
bổ đồng đều từ 0,5 đến 1 có trung bình bằng 0,75. Trong trường hợp này, biểu đồ 2 cho
thấy biên độ phá giá không sử dụng zeroing là 0, có sử dụng zeroing là 0,125 (vì giá
thông thường là 1 và trung bình các quan sát giá tại thị trường Hoa Kỳ có sử dụng
zeroing là 0,875). Điều này xảy ra do thuế chống bán phá giá không sử dụng zeroing cao
hơn hàm ý rằng trung bình giá bán tại thị trường Hoa Kỳ giảm có liên quan tới trung bình
giá nước ngoài (giá thông thường). Khi điều này xảy ra, thuế chống bán phá giá có sử
dụng và không sử dụng zeroing có sự tương đồng chặt chẽ hơn với nhau, vì (với điều
kiện độ phân tán các quan sát giá tại Hoa Kỳ như trên) có thêm các quan sát giá tại Hoa
Kỳ sẽ được thay đổi trong phạm vi phá giá (thấp hơn giá thông thường).
IIIC.) Tính các biên độ phá giá có và không có sử dụng zeroing: Trường hợp giá
thông thường như trên và sự thay đổi khác nhau cảu các quan sát giá tại thị
trường Hoa Kỳ đối với trung bình giá tại Hoa Kỳ đã cho.
Biểu đồ A và B mô tả 2 trường hợp có giá thông thường bằng 1 và trung bình các
quan sát giá tại thị trường Hoa Kỳ cũng bằng 1. Khi đó, thuế chống bán phá giá có sử
dụng hay không sử dụng zeroing đều bằng 0 trong cả 2 trường hợp. Tuy nhiên các mức
thuế chống bán phá giá được tính mà có sử dụng và không sử dụng zeroing tương đối
khác nhau, do sự thay đổi của các quan sát giá tại thị trường Hoa Kỳ trong biểu đồ B lớn
hơn nhiều trong biểu đồ A. Sử dụng zeroing, tất cả các quan sát giá tại Hoa Kỳ lớn hơn
giá thông thường đều được coi như là bằng giá thông thường, nhưng các quan sát giá thấp
hơn giá thông thường thì vẫn giữ nguyên. Rõ ràng là việc sử dụng zeroing sẽ làm cho
trung bình giá bán tại thị trường Hoa Kỳ thấp hơn, và do đó, thuế phá giá sẽ cao hơn.
Biểu đồ 3 cho kết luận tương tự khi biểu diễn thuế chống bán phá giá được tính
theo zeroing dựa vào sự thay đổi của các quan sát giá tại thị trường Hoa Kỳ, với các quan
sát giá tại Hoa Kỳ được phân bổ đồng đều. Biểu đồ 3 thể hiện điểm quan trọng là khi các
yếu tố khác không thay đổi, thuế chống bán phá giá có sử dụng zeroing tăng lên cùng với
sự thay đổi của các quan sát giá tại thị trường Hoa Kỳ. Điều này được giải thích là do:
A.) trung bình giá bán tại thị trường Hoa Kỳ cao hơn giá thông thường (không có hiện
tượng phá giá nếu không sử dụng zeroing), sự thay đổi của trung bình các quan sát giá tại
thị trường Hoa Kỳ càng cao thì càng có nhiều các quan sát giá tại thị trường Hoa Kỳ thấp
hơn giá thông thường, và B.) Nếu trung bình giá tại thị trường Hoa Kỳ thấp hơn giá thông
thường (có hiện tượng phá giá mà không sử dụng zeroing), sự thay đổi trung bình giá tại
thị trường Hoa Kỳ càng cao thì số các quan sát giá tại thị trường Hoa Kỳ cao hơn giá
thông thường càng lớn (và do đó, không có độ phân tán giá tại thị trường Hoa Kỳ, và
trung bình giá tính theo zeroing giảm xuống)13
IV.) Thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ với mặt hàng Ổ bi của Nhật Bản được
tính khi sử dụng và không sử dụng zeroing.
Như đã nêu trong phần II ở trên, trong thời gian gần đây, Hoa Kỳ và Nhật Bản đã
tranh chấp với nhau dưới sự điều tiết của WTO về vấn đề Hoa Kỳ sử dụng zeroing khi
điều tra chống bán phá giá đối với 22 loại ổ bi của Nhật Bản. Chính phủ Nhật Bản đại
diện cho các nhà sản xuất dụng cụ máy móc của Nhật Bản đã đệ trình thông tin về 21 loại
trong số 22 loại ổ bi trên để chứng minh các biên độ phá giá mà Bộ Thương mại Hoa Kỳ
tính (có sử dụng zeroing), cũng như là cách tính thuế mà các nhà sản xuất Nhật Bản sử
dụng khi không có zeroing. 14
Trong biểu đồ 4, mức thuế chống bán phá giá có sử dụng
13
Thực tế là các mức thuế chống bán phá giá trong biểu đồ 3 gần sát với đường tiệm cận 1/3 (=33% thuế chống bán
phá giá) do độ phân tán đồng nhất của các giá tại thị trường Hoa Kỳ và có sự giới hạn là không có quan sát giá tại thị
trường Hoa Kỳ nào có thể thấp hơn 0.
14
WT/DS322/1, G/L/720, G/ADP/D58/1, ngày 29/11/2004, (04-5181) tôi không thấy việc ước lượng thuế của các
doanh nghiệp Nhật Bản mà không sử dụng zeroing được tính như thế nào.
zeroing và các mức thuế không sử dụng zeroing được biểu diễn đối diện với nhau. Số liệu
biểu diễn trong biểu đồ 4 kết hợp các quan sát của 4 loại ổ đỡ là ổ bi, ổ đũa hình nón, ổ
đũa hình trụ, ổ đũa hình cầu trơn của 4 doanh nghiệp.
Biểu đồ 4 cho thấy có 19 trên 21 vụ, Chính phủ Nhật Bản kiện phản đối thuế
chống bán phá giá của Hoa Kỳ (tức là không được đánh thuế chống bán phá giá) và yêu
cầu không sử dụng zeroing. (Trong 2 trường hợp còn lại, đơn kiện chấp nhận thuế chống
bán phá giá nhưng với mức thấp hơn và không sử dụng zeroing.) Biểu đồ 4 đã thể hiện rõ
mối quan hệ giữa mức thuế chống bán phá giá (có sử dụng zeroing) đối với mặt hàng ổ bi
của Nhật Bản so sánh với những điểm mô tả mức thuế nếu như không sử dụng zeroing,
giống như mẫu được biểu diễn trong biểu đồ 2.
Hồi quy tuyến tính các mức thuế đánh vào 21 loại ổ bi đối với số liệu có tính và
không tính theo zeroing (theo phương pháp tính trong đơn kiện của Nhật Bản) cho kết
quả như sau:
(Thuế chống bán phá giá có zeroing) = 12,5 + 0,33 (Thuế chống bán phá giá
không có zeroing)
t = 5,85
R2
= 0,62
Vì một số lý do nên cách tính hồi quy này chỉ mang tính gợi ý. Như đã nói ở trên,
dữ liệu kết hợp thông tin về các mức thuế đánh vào một số sản phẩm khác biệt thực sự
của 4 doanh nghiệp. Và mối quan hệ giữa thuế chống bán phá giá có sử dụng và không sử
dụng zeroing có thể không phải là mối quan hệ tuyến tính. Có một điểm thú vị là cả biểu
đồ 4 – mô tả mối quan hệ giữa thuế chống bán phá giá có và không có zeroing đánh vào
sản phẩm ổ bi của Nhật Bản – và biểu đồ 2 – mô tả thuế chống bán phá giá có và không
có zeroing trong trường hợp giả định là các quan sát giá của Hoa Kỳ phân tán đồng đều –
đều có tọa độ y – đường thẳng chắn của cả 2 biểu đồ (của thuế chống bán phá giá có và
không có zeroing) là 0,12 (12%). Điểm giống nhau giữa bằng chứng lịch sử trong biểu đồ
4 và ví dụ giả định trong biểu đồ 2 cho thấy việc mô tả tác động của zeroing được thể
hiện ở trên có thể không mấy cách xa tiêu chuẩn.
V.) Bằng chứng về phạm vi phân biệt đối xử giá cả hay độ phân tán giá cả của các
sản phẩm nhập khẩu của Hoa Kỳ
Phần III ở trên giải thích tại sao mức thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ có sử
dụng zeroing lại phụ thuộc chủ yếu vào phạm vi phân tán giá nhập khẩu của các sản
phẩm có liên quan của Hoa Kỳ. Nói chung, rất bất ngờ về việc có rất ít tài liệu viết về
phạm vi của sự phân biệt đối xử giá cả/độ phân tán giá cả, và gần như không có tài liệu
về sự phân biệt đối xử giá cả của các giá nhập khẩu tại thị trường Hoa Kỳ. Đơn kiện của
WTO đối với các nhà sản xuất dụng cụ máy móc của Nhật Bản có thể là nguồn thông tin
tốt nhất, nhưng có một vài nghiên cứu được trích dẫn bên dưới.
VA.) Dữ liệu trong đơn kiện của WTO đối với các nhà sản xuất dụng cụ máy móc
của Nhật Bản thể hiện phạm vi phân tán giá nhập khẩu tại thị trường Hoa Kỳ
Như đã thảo luận ở trên, biểu đồ 4 mô tả các cách tính thuế chống bán phá giá của
Hoa Kỳ (có sử dụng zeroing) và số ước lượng thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ mà
không sử dụng zeroing của các nhà sản xuất dụng cụ máy móc của Nhật Bản đối với 21
loại ổ bi. Rõ ràng là, độ chênh lệch giữa mỗi 2 ước lượng của 21 loại này (ước lượng có
sử dụng zeroing và ước lượng khi không sử dụng zeroing hoàn toàn đối lập) là rất lớn do
độ phân tán các quan sát giá của các giao dịch tại thị trường Hoa Kỳ. 15
Việc sử dụng các
ước lượng của 21 loại sản phẩm này có thể sẽ dẫn đến một kết luận không ổn về độ phân
tán giá cả của các sản phẩm này được bán tại thì trường Hoa Kỳ.
Tôi đã quyết định sử dụng giả định có thể là đơn giản nhất về độ phân tán giá cả
của các nhà xuất khẩu Nhật Bản bán tại thị trường Hoa Kỳ là tạo ra mỗi cặp quan sát
(thuế chống bán phá giá có và không có sử dụng zeroing) đối với mỗi sản phẩm. Tôi giả
sử rằng mỗi cặp quan sát (thuế phá giá có và không có sử dụng zeroing) chỉ được tạo ra
bằng hai giao dịch khác nhau của sản phẩm tại thị trường Hoa Kỳ, và các giao dịch này
tính theo đồng Đô la. Thêm vào đó, tôi giả định rằng hai quan sát được tạo ra từ một hàm
xác suất do độ phân tán đồng đều biểu diễn. Sử dụng các giả định này cho ta một ước
lượng đối với hệ số biến thiên của mỗi quan sát (tức là sử dụng thuế chống bán phá giá có
15
Nếu tất cả các giao dịch của một loại ổ bi tại thị trường Hoa Kỳ bằng với giá tại thị trường Hoa Kỳ thì thuế chống
bán phá của Hoa Kỳ có sử dụng zeroing sẽ bằng với thuế tính mà không sử dụng zeroing.
và không có zeroing). Cuối cùng, tính được trung bình của 21 hệ số này. 16
Trung bình
của 21 hệ số biến thiên này là 0,18.
VB.) Phạm vi phân tán giá nhập khẩu tại thị trường Hoa Kỳ trong một nghiên cứu
gần đây về sự phân biệt đối xử giá cả của các sản phẩm xuất khẩu của Đức.
Tài liệu thương mại quốc tế ‘‘từ giá cả đến thị trường’’ cũng có thể đưa ra quan
điểm gián tiếp về phạm vi của sự phân biệt đối xử giá cả trong giao dịch của các sản
phẩm trên của từng doanh nghiệp nước ngoài trên thị trường Hoa Kỳ. Nhìn chung, tài
liệu này điều tra phạm vi trong đó sự phân biệt giá cả của các nhà xuất khẩu đối với các
giao dịch xuất khẩu tại các quốc gia khác nhau. Một trong những mục đích của các cuộc
điều tra này là nhằm làm sáng tỏ tầm ảnh hưởng của sự di chuyển tỷ giá hối đoái đối với
mức giá xuất khẩu. Tuy nhiên, tài liệu cũng nói đến phạm vi phân biệt đối xử giá cả quốc
tế. Tất nhiên, tài liệu này cũng không đánh đồng hoàn toàn với mục tiêu hiện tại. Ví dụ,
nó nghiên cứu giá xuất khẩu (tính theo đồng Mác) của số xe hơi được bán tại Đức và Hoa
Kỳ với cùng số xe sản xuất từ Đức và được bán tại Ôxtraylia. Tuy nhiên, những thông tin
đi kèm tài liệu này có thể vẫn là mối quan tâm từ triển vọng hiện nay. Ví dụ như Knetter,
1989, Gagnon và Knetter, 1992, và Knetter, 1993.
Tài liệu đầu tiên trong 3 tài liệu trên được xem là một nghiên cứu hết sức quan
trọng của Michael Knetter về sự phân biệt giá cả của các nhà xuất khẩu Hoa Kỳ và Đức
tại các thị trường xuất khẩu, [Knetter, 1989] 10 sản phẩm xuất khẩu của Đức được nghiên
cứu, và đã xây dựng các ước lượng về sự ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái thay đổi tại một
số thị trường nhập khẩu đối với giá cả (tính theo đồng Mác) của các sản phẩm xuất khẩu
này. 17
Sử dụng các ước lượng của Knetter có thể suy ra phạm vi phân biệt đối xử giá cả
của các sản phẩm này tại các thị trường nhập khẩu. Như đã nêu trên, không thể chính xác
độ phân biệt đối xử giá cả trong nghiên cứu lưu trong các tài liệu hiện tại. Các kết quả
16
Do không tính được khối lượng nhập khẩu, lấy trung bình đơn – tính bằng khối lượng thương mại – làm điểmcần
thiết. Tuy nhiên, nếu thuế của mỗi sản phẩm được xem như là một thử nghiệm trong một quá trình lớn hơn thì khoản
tiền phải trả thêm chưa chắc sẽ bằng nhau.
17
Dữ liệu trong nghiên cứu của Knetter bao gồm các sản phẩm xuất khẩu của Đức, mỗi sản phẩm xem xét trên 5 đến
8 thị trường nhập khẩu.
của Knetter nghiên cứu sự phân biệt đối xử giá cả tại các quốc gia, đúng hơn là của từng
khách hàng tại các quốc gia này, mà đây mới là mục đích.
Sáu trong số 10 sản phẩm mà Knetter nghiên cứu: dây curoa dùng cho quạt, chất
màu Titan đioxit, xe hơi cỡ nhỏ, bia, rượu trắng, và rượu vang, tôi đã tính hệ số biến thiên
của các sản phẩm nhập khẩu, mỗi quốc gia nghiên cứu một giao dịch xuất khẩu đơn lẻ có
khối lượng bằng nhau. 18
Việc sử dụng cách tính dữ liệu gần đúng này sẽ cho trung bình
hệ số biến thiên giá xuất khẩu của Đức đối với các sản phẩm này là 1,15. Thực tế là hệ số
biến thiên này lớn hơn nhiều hệ số được báo cáo trong vụ kiện của các nhà sản xuất dụng
cụ máy móc của Nhật Bản. Điều này không có gì là ngạc nhiên. Mức độ phân tán giá cả
trong một quốc gia, như trong vụ kiện dụng cụ máy móc, về cơ bản sẽ luôn thấp hơn độ
phân tán giá cả qua các quốc gia, nơi thì ít có sự mua bán chứng khoán, nơi thì tỷ giá hối
đoái đóng vai trò chủ đạo.
VC.) Phạm vi phân tán giá nhập khẩu tại thị trường Hoa Kỳ trong nghiên cứu về độ
phân tán giá cả của các sản phẩm bán lẻ đồng nhất ở Israel: Nghiên cứu của
Lach
Điều kiện ít chắc chắn nhất trong việc tìm kiếm ví dụ về độ phân tán giá cả là giá
của một sản phẩm thuần nhất tại một khu vực địa lý riêng lẻ. Nếu trường hợp này có độ
phân tán giá cả đáng kể thì có thể đặt ra câu hỏi là liệu độ phân tán này có thể khá cao
trong cách tính giá hàng hóa nhập khẩu bị đánh thuế chống bán phá giá hay không. Các
nhà lý luận đã chỉ ra rằng giá của một sản phẩm thuần nhất vẫn bị phân tán qua thời gian,
nó phải do người tiêu dùng không thể dễ dàng biết được cửa hàng đang bán sản phẩm với
giá thấp nhất. [ví dụ, Varian, 1980]. Tuy nhiên điều này thường diễn ra như thế nào? Một
trong số rất ít các nghiên cứu hiện có, Lach đã nghiên cứu độ phân tán giá cả của 4 sản
phẩm thuần nhất là tủ lạnh, thịt gà, cà phê, và bột mì tại các cửa hàng ở Israel. 19
Lach đã
đưa ra các hệ số biến thiên đối với giá hàng tháng của các sản phẩm này như sau20
:
18
Tôi bỏ qua 4 trong số 10 sản phẩm xuất khẩu của Đức trong nghiên cứu của Knetter vì trung bình các giá xuất
khẩu có liên quan sẽ quá nhỏ đến mức mà rất khó để làm sáng tỏ hệ số biến thiên.
19
Trong nghiên cứu này, tủ lạnh, cà phê và bột mì chính xác là có cùng các thuộc tính.
20
Lach thấy rằng vị trí của các cửa hàng riêng biệt trong thứ tự giá cả liên quan thay đổi qua các tháng đủ để kết
luận rằng khách hàng không thể khẳng định chắc chắn nơi nào bán giá thấp nhất.
Độ phân tán giá của các sản phẩm được chọn tại Israel
Sản phẩm Trung bình giá21
(Độ lệch
chuẩn)
Hệ số biến thiên của giá
Tủ lạnh 3170 (153,9) ,0485
Gà (cỡ 1) 9,69 (1,10) ,1155
Gà (cỡ 2) 9,92 (1,18) ,1189
Cà phê 11,85 (2,33) ,1966
Bột mì 1,55 (0,21) ,1335
Do Lach nghiên cứu các sản phẩm thuần nhất trong phạm vi địa lý tương đối hẹp, nó có
thể tạo một giới hạn thấp hơn cho độ biến thiên của các giá giao dịch mà có thể có trong
các giá nhập khẩu.
VI.) Zeroing làm tăng thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ lên bao nhiêu?
VI A.) Độ phân tán đã có trong giá nhập khẩu tại thị trường Hoa Kỳ
Bài toán nêu trong phần III ở trên và số liệu trong biểu đồ 1 và biểu đồ 2 cho thấy
việc Hoa Kỳ sử dụng zeroing có thể làm tăng các biên độ phá giá so với mức được tính ở
trên khi không sử dụng zeroing. Bài toán cũng chỉ ra rằng mức tăng của biên độ phá giá
có sử dụng zeroing phụ thuộc chủ yếu vào phạm vi phân tán giá cả trong các giao dịch
của doanh nghiệp nước ngoài tại thị trường Hoa Kỳ. Độ phân tán giá cả càng lớn (các yếu
tố khác như nhau) thì độ chênh lệch giữa thuế có sử dụng và không sử dụng zeroing càng
cao.
Trong phần V ở trên đưa ra một kết quả khá rắc rối về độ phân tán giá cả có liên
quan được sử dụng trong đơn kiện của các nhà sản xuất dụng cụ máy móc cũng như là tài
liệu ‘từ giá cả đến thị trường’ như trong nghiên cứu của Knetter và Lach. Đơn kiện của
các nhà sản xuất dụng cụ máy móc của Nhật Bản yêu cầu hệ số biến thiên giá tại thị
21
Các giá trong NIS
trường Hoa Kỳ của các nhà sản xuất ổ bi của Nhật Bản trong phạm vi 0,18. Trung bình
hệ số biến thiên của 5 sản phẩm trong nghiên cứu của Lach là 0,121. Mặt khác, hệ số biến
thiên của giá cả (tại các quốc gia nhập khẩu) trong nghiên cứu ‘từ giá đến thị trường’ của
knetter là trong phạm vi 1,15.
VI B.) Tần số, mức độ và chi phí của thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ
Năm 2003, có 359 vụ kiện chống bán phá giá của Hoa Kỳ chưa trả hết thuế. Từ
năm 1980 đến năm 1995, mỗi năm có thêm 21 vụ xếp vào danh sách này. 22
Từ năm 1995
đến năm 1999, trung bình mỗi năm có 26 cuộc điều tra chống bán phá mới của Hoa Kỳ
được khởi xướng, và có khoảng 16 vụ xếp vào danh sách này. Theo một nghiên cứu của
CBO, năm 1999, Hoa Kỳ xử lý 267 vụ kiện chống bán phá giá với mức thuế trung bình là
47,6%. Khoảng thời gian trung bình của một vụ kiện chống bán phá giá sau khi Hoa Kỳ
thông qua vòng đàm phán Uruguay 1995 là 8 năm. 23
Một số biện chứng cho luật chống bán phá giá là sự bảo hộ động vật nước ngoài,
và việc tận dụng các thời điểm thuế tối ưu giữa chúng. Tuy nhiên nhiều nhà quan sát vẫn
bị thuyết phục rằng các mức thuế này chỉ nên xem như là sự bảo hộ nhập khẩu đơn giản.
24
. Năm 1990, một số nghiên cứu của Gallaway, Blonigen va Flynn đã chỉ ra rằng thuế
chống bán phá giá hay thuế chống trợ cấp của Hoa Kỳ đánh vào các sản phẩm nhập khẩu
vào thị trường Hoa Kỳ khoảng 24,2 tỉ Đô la, và tiêu tốn một khoản chi phí xã hội của
nước này là khoảng 3,95 tỉ Đô la 25
[Gallaway, Blonigen và Flynn, 1999]. Nếu các mức
thuế chống bán phá giá bằng một nửa số thuế này và bằng trung bình các mức thuế chống
22
Tất cả các số liệu này lấy từ dữ liệu của NBER về các loại thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ do Bruce Blonigen
và những người cộng tác với ông thu thập.
23
Trong bảng 2 của nghiên cứu của CBO, nếu trung bình mỗi năm có 16,4 vụ kiện chống bán phá giá mới được giải
quyết, và nếu mỗi vụ kéo dài trung bình là 8,2 năm (theo nghiên cứu của CBO là trung bình khoảng thời gian của
các đơn kiện tại vòng đàm phán Uruguay) thì trong thực tế chỉ có khoảng một nửa số vụ kiện vẫn còn đang tiếp tục.
(134, đúng hơn là 267) Rõ ràng là các vụ kiện chống bán phá giá trước đây kéo dài hơn các vụ kiện hiện nay.
24
Mặc dù có khả năng bóc lột, nhưng nhiều nhà quan sát có sự nghi ngờ về tần số của nó, chẳng hạn như Kobayashi
(sắp đến). Và thậm chí sự bóc lột nước ngoài là một mối đe dọa nghiêm trọng thì các nguyên tắc như luật chống bán
phá giá có thể là phương pháp rất tốn kém để chống lại nó, vì thuế có thể đánh trong cả những trường hợp không có
sự bóc lột. Lý luận về thuế tối ưu là một quốc gia lớn như Hoa Kỳ nên tận dụng lợi thế về sức mạnh mà họ có trong
việc mua các sản phẩm nhập khẩu. Ngược lại, rất khó hiểu là các nguyên tắc chống bán phá giá là một phương pháp
dễ hiểu về việc khai thác khả năng này.
25
Các nghiên cứu như của Galloway, Blonigen và Flynn đã chỉ ra rằng các doanh nghiệp Hoa Kỳ đã thu được lợi
ích từ sự bảo hộ nhập khẩu. Tuy nhiên, nhìn chung các nghiên cứu này cho thấy người tiêu dùng Mỹ bị mất nhiều
hơn là được.
trợ cấp thì thuế chống bán phá giá đánh vào các sản phẩm nhập khẩu vào Hoa Kỳ là
khoảng 12 tỉ Đô la với mức chi phí xã hội gần 2 tỉ Đô la.26
VI C.) Chi phí của zeroing
VI C i.) Giới hạn chi phí thấp hơn của zeroing đối với Hoa Kỳ.
Như đã nói ở trên, nghiên cứu của Lach được trích dẫn ở trên dường như là để lập
một giới hạn thấp hơn cho độ phân tán giá cả tại thị trường Hoa Kỳ đối với những sản
phẩm trong các vụ kiện chống bán phá giá. Nếu giá của các sản phẩm nhập khẩu của Hoa
Kỳ chịu thuế chống bán phá giá bị phân tán như trong nghiên cứu của Lach – với hệ số
biến thiên bằng 0,121, và nếu các quan sát giá tại thị trường Hoa Kỳ của các sản phẩm
này được phân tán đồng đều thì việc sử dụng zeroing có thể chiếm khoảng 2,5% trong
tổng số 47,6% trung bình thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ. Nếu Gallaway, Blonigen
và Flynn ước lượng đúng chi phí của các nguyên tắc chống bán phá giá của Hoa Kỳ thì
2,5% này có thể lên tới 105 triệu Đô la trong số chi phí xã hội hàng năm của Hoa Kỳ.
Mặt khác, nếu giá của các sản phẩm nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ bị đánh thuế
chống bán phá có hệ số biến thiên bằng 0,121 như trong nghiên cứu của Lach, nhưng các
giá nhập khẩu được phân bổ bình thường thì việc sử dụng zeroing có thể chỉ chiếm
khoảng 0,7% số thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ với một chi phí nhỏ hơn nhiều –
khoảng 30 triệu Đô la /năm.27
VI C ii.) Chi phí khi có sử dụng zeroing có thể lớn hơn đối với Hoa Kỳ.
Đơn kiện của các nhà sản xuất dụng cụ máy móc của Nhật Bản chỉ là những ước
lượng về độ phân tán giá nhập khẩu của Hoa Kỳ mà bị phân tán thực sự từ chuỗi giá cả
cho trước. Hiểu theo cách thông thường, nó có thể chính xác nhất của ba ước lượng. Độ
phân tán giá cả trong trường hợp của các nhà sản xuất dụng cụ của Nhật Bản – mà trong
giả định ở trên thì độ phân tán các giá nhập khẩu là đồng nhất – có hệ số biến thiên là
26
Thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ cao hơn nhiều so với thuế đối kháng của nước này. Vì thế, tôi cho rằng rất có
khả năng thuế chống bán phá giá cao hơn nhiều so với một nửa con số được trích dẫn trong nghiên cứu của
Gallaway, Blonigen và Flynn. Tuy nhiên dữ liệu tổng hợp khối lượng các sản phẩm nhập khẩu bị đánh thuế chống
bán phá giá không dễ dàng xác định được.
27
Các quan sát phân bổ bình thường tập trung ngay xung quanh mức trung bình hơn là trường hợp phân bổ đồng đều
với cùng mức trung bình và độ lệch chuẩn. Và độ phân tán xung quanh mức trung bình lớn hơn ám chỉ tác động của
zeroing lớn hơn.
0,18. Kết quả này lớn hơn ước lượng trong nghiên cứu của Lach, tuy nhiên, như đã đề
cập ở trên, thì lại nhỏ hơn nhiều so với ước lượng qua các quốc gia trong nghiên cứu ‘từ
giá cả đến thị trường’. Hệ số biến thiên trong vụ kiện ổ bi ở trên – bằng 0,18 – chỉ ra rằng
zeroing có thể chiếm khoảng 3,7% trong mức trung bình thuế phá giá của Hoa Kỳ là
47,6%. Nếu kết quả này chính xác thì trong vụ kiện này, chi phí xã hội hàng năm của
zeroing đối với Hoa Kỳ có thể cao hơn 150 triệu Đô la/năm. Và tất nhiên, nếu độ phân
tán các giá nhập khẩu bằng với mức trong nghiên cứu ‘từ giá cả đến thị trường’ thì chi
phí của zeroing có thể cao hơn nhiều.
Tham khảo
Blonigen, Bruce, và Haynes, Stephen, “Antidumping Investigations and the Pass-
Through of Antidumping Duties and Exchange Rates”, American Economic Review,
Volume 92, No. 4, September, 2002, pp. 1044-1061.
Blonigen, Bruce, and Park, Jee-Hyeong, “Dynamic Pricing in the Presence of
Antidumping Policy: Theory and Evidence” American Economic Review, Vol. 94, No. 1,
March, 2004, pp.134-154.
Business Alert-U.S., “Democrats Urge Administration to Take Measures to Reduce Trade
Deficit”, Issue 05 March 1, 2007.
Gagnon, Joseph, and Knetter, Michael, “Markup Adjustment and Exchange Rate
Fluctuations: Evidence from Panel Data on Automobile Exports”, NBER Working Paper
No. 4123, July, 1992.
Kobayashi, Bruce, “George Mason University Law and Economics Research Paper,
08-41", forthcoming in Antitrust Law and Economics, Edward Elgar Publishing, Keith
Hylton, ed.
Knetter, Michael, “Price Discrimination by U.S. and German Exporters”, American
Economic Review, Vol. 79, No. 1, March, 1989, pp. 198-210.
Knetter, Michael, “International Comparisons of Pricing-to-Market Behavior”, American
Economic Review, Vol. 83, No. 3, June, 1993, pp. 473-486.
Lach, Saul, “Evidence and Persistence of Price Dispersion: An Empirical Analysis”. NBER
Working Paper, No. 8737, January, 2002.
Staiger, Robert, and Wolak, Frank, “Measuring Industry-Specific Protection:
Antidumping in the United States”, Brookings Papers on Economic Activity,
Microeconomics, 1004, pp. 51-118.
Tirole, Jean, The Theory of Industrial Organization, The MIT Press, Cambridge,
Massachusetts, 1989.
United States Department of Commerce Antidumping Manual, 1998.
Varian, Hal, “A Model of Sales”, American Economic Review, Vol. 70, 1980, pp. 651-
659. WTO.org (World Trade Organization Web Site), for Disputes DS322 (U.S./Japan,
Ball Bearings), DS344 (U.S./Mexico, stainless Steel)
Biểu đồ 1: Giá trung bình có sử dụng zeroing tại Hoa Kỳ [U(FZ)] như là một hàm số
của giá trung bình không có sử dụng zeroing tại Hoa Kỳ [U(F)] với độ phân tán
đồng đều của các quan sát giá tại thị trường Hoa Kỳ trong phạm vi 1
Biểu đồ 2: Thuế chống bán phá giá có sử dụng zeroing [AD(zeroing)] như là một
hàm số của thuế chống bán phá giá không sử dụng zeroing [AD(no zeroing)] với độ
phân tán đồng đều của các quan sát giá tại thị trường Hoa Kỳ trong phạm vi 1
[AD = 0,2 tức là thuế chống bán phá giá là 20%]
Biểu đồ A
Hàm số tương quan xác suất của các quan sát giá tại thị trường Hoa Kỳ
(Giá thông thường = 1.)
Biểu đồ B
Hàm số tương quan xác suất của các quan sát giá tại thị trường Hoa Kỳ
(Giá thông thường = µH)
Biểu đồ 3
Biểu đồ 4: Thuế chống bán phá giá có sử dụng zeroing của Hoa Kỳ đối với 22 loại ổ
bi của Nhật Bản như là một hàm số của thuế chống bán phá giá của các sản phẩm
này mà không sử dụng zeroing

More Related Content

What's hot

Luận văn: Kết hôn đồng giới theo pháp luật một số quốc gia, HOT
Luận văn: Kết hôn đồng giới theo pháp luật một số quốc gia, HOTLuận văn: Kết hôn đồng giới theo pháp luật một số quốc gia, HOT
Luận văn: Kết hôn đồng giới theo pháp luật một số quốc gia, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải, 9đ
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải, 9đLuận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải, 9đ
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Giao kết hợp đồng thương mại theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Giao kết hợp đồng thương mại theo pháp luật Việt NamLuận văn: Giao kết hợp đồng thương mại theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Giao kết hợp đồng thương mại theo pháp luật Việt Nam
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Báo Cáo Thực Tập Pháp Luật Về Căn Cứ Ly Hôn Tại Tòa Án.docx
Báo Cáo Thực Tập Pháp Luật Về Căn Cứ Ly Hôn Tại Tòa Án.docxBáo Cáo Thực Tập Pháp Luật Về Căn Cứ Ly Hôn Tại Tòa Án.docx
Báo Cáo Thực Tập Pháp Luật Về Căn Cứ Ly Hôn Tại Tòa Án.docx
Viết Thuê Đề Tài Trọn Gói Zalo: 0973287149
 
đIều ước quốc tế mà việt nam tham gia
đIều ước quốc tế mà việt nam tham giađIều ước quốc tế mà việt nam tham gia
đIều ước quốc tế mà việt nam tham giaDoan Tran Ngocvu
 
Đề tài: Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng, HOT
Đề tài: Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng, HOTĐề tài: Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng, HOT
Đề tài: Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng, HAY
Đề tài: Miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng, HAYĐề tài: Miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng, HAY
Đề tài: Miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Thỏa thuận giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế, HAY
Đề tài: Thỏa thuận giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế, HAYĐề tài: Thỏa thuận giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế, HAY
Đề tài: Thỏa thuận giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài vụ việc
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài vụ việcLuận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài vụ việc
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài vụ việc
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
BÀI GIẢNG TƯ PHÁP QUỐC TẾ
BÀI GIẢNG TƯ PHÁP QUỐC TẾ BÀI GIẢNG TƯ PHÁP QUỐC TẾ
BÀI GIẢNG TƯ PHÁP QUỐC TẾ
nataliej4
 
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdfGiáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Man_Ebook
 
Luận văn: Pháp luật Việt Nam về hòa giải thương mại, HOT, 9đ
Luận văn: Pháp luật Việt Nam về hòa giải thương mại, HOT, 9đLuận văn: Pháp luật Việt Nam về hòa giải thương mại, HOT, 9đ
Luận văn: Pháp luật Việt Nam về hòa giải thương mại, HOT, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình, HOT
Luận văn: Căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình, HOTLuận văn: Căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình, HOT
Luận văn: Căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Tội che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán, HAY
Luận văn: Tội che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán, HAYLuận văn: Tội che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán, HAY
Luận văn: Tội che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Hợp đồng lao động vô hiệu theo pháp luật lao động, 9đ
Luận văn: Hợp đồng lao động vô hiệu theo pháp luật lao động, 9đLuận văn: Hợp đồng lao động vô hiệu theo pháp luật lao động, 9đ
Luận văn: Hợp đồng lao động vô hiệu theo pháp luật lao động, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quyền sống của thai nhi và pháp luật về phá thai, HOT
Luận văn: Quyền sống của thai nhi và pháp luật về phá thai, HOTLuận văn: Quyền sống của thai nhi và pháp luật về phá thai, HOT
Luận văn: Quyền sống của thai nhi và pháp luật về phá thai, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Đăng ký kinh doanh dược phẩm theo pháp luật, HAY
Luận văn: Đăng ký kinh doanh dược phẩm theo pháp luật, HAYLuận văn: Đăng ký kinh doanh dược phẩm theo pháp luật, HAY
Luận văn: Đăng ký kinh doanh dược phẩm theo pháp luật, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh doanh, thương mại
Luận văn: Giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh doanh, thương mạiLuận văn: Giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh doanh, thương mại
Luận văn: Giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh doanh, thương mại
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Thực hiện hợp đồng đặt cọc theo pháp luật Việt Nam hiện hành và thục ...
Đề tài: Thực hiện hợp đồng đặt cọc theo pháp luật Việt Nam hiện hành và thục ...Đề tài: Thực hiện hợp đồng đặt cọc theo pháp luật Việt Nam hiện hành và thục ...
Đề tài: Thực hiện hợp đồng đặt cọc theo pháp luật Việt Nam hiện hành và thục ...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
BÀI GIẢNG LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ  TS. BÙI QUANG XUÂNBÀI GIẢNG LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ  TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TS. BÙI QUANG XUÂN
Bùi Quang Xuân
 

What's hot (20)

Luận văn: Kết hôn đồng giới theo pháp luật một số quốc gia, HOT
Luận văn: Kết hôn đồng giới theo pháp luật một số quốc gia, HOTLuận văn: Kết hôn đồng giới theo pháp luật một số quốc gia, HOT
Luận văn: Kết hôn đồng giới theo pháp luật một số quốc gia, HOT
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải, 9đ
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải, 9đLuận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải, 9đ
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải, 9đ
 
Luận văn: Giao kết hợp đồng thương mại theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Giao kết hợp đồng thương mại theo pháp luật Việt NamLuận văn: Giao kết hợp đồng thương mại theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Giao kết hợp đồng thương mại theo pháp luật Việt Nam
 
Báo Cáo Thực Tập Pháp Luật Về Căn Cứ Ly Hôn Tại Tòa Án.docx
Báo Cáo Thực Tập Pháp Luật Về Căn Cứ Ly Hôn Tại Tòa Án.docxBáo Cáo Thực Tập Pháp Luật Về Căn Cứ Ly Hôn Tại Tòa Án.docx
Báo Cáo Thực Tập Pháp Luật Về Căn Cứ Ly Hôn Tại Tòa Án.docx
 
đIều ước quốc tế mà việt nam tham gia
đIều ước quốc tế mà việt nam tham giađIều ước quốc tế mà việt nam tham gia
đIều ước quốc tế mà việt nam tham gia
 
Đề tài: Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng, HOT
Đề tài: Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng, HOTĐề tài: Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng, HOT
Đề tài: Giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng, HOT
 
Đề tài: Miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng, HAY
Đề tài: Miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng, HAYĐề tài: Miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng, HAY
Đề tài: Miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng, HAY
 
Đề tài: Thỏa thuận giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế, HAY
Đề tài: Thỏa thuận giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế, HAYĐề tài: Thỏa thuận giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế, HAY
Đề tài: Thỏa thuận giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế, HAY
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài vụ việc
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài vụ việcLuận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài vụ việc
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài vụ việc
 
BÀI GIẢNG TƯ PHÁP QUỐC TẾ
BÀI GIẢNG TƯ PHÁP QUỐC TẾ BÀI GIẢNG TƯ PHÁP QUỐC TẾ
BÀI GIẢNG TƯ PHÁP QUỐC TẾ
 
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdfGiáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
 
Luận văn: Pháp luật Việt Nam về hòa giải thương mại, HOT, 9đ
Luận văn: Pháp luật Việt Nam về hòa giải thương mại, HOT, 9đLuận văn: Pháp luật Việt Nam về hòa giải thương mại, HOT, 9đ
Luận văn: Pháp luật Việt Nam về hòa giải thương mại, HOT, 9đ
 
Luận văn: Căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình, HOT
Luận văn: Căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình, HOTLuận văn: Căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình, HOT
Luận văn: Căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình, HOT
 
Luận văn: Tội che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán, HAY
Luận văn: Tội che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán, HAYLuận văn: Tội che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán, HAY
Luận văn: Tội che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán, HAY
 
Luận văn: Hợp đồng lao động vô hiệu theo pháp luật lao động, 9đ
Luận văn: Hợp đồng lao động vô hiệu theo pháp luật lao động, 9đLuận văn: Hợp đồng lao động vô hiệu theo pháp luật lao động, 9đ
Luận văn: Hợp đồng lao động vô hiệu theo pháp luật lao động, 9đ
 
Luận văn: Quyền sống của thai nhi và pháp luật về phá thai, HOT
Luận văn: Quyền sống của thai nhi và pháp luật về phá thai, HOTLuận văn: Quyền sống của thai nhi và pháp luật về phá thai, HOT
Luận văn: Quyền sống của thai nhi và pháp luật về phá thai, HOT
 
Luận văn: Đăng ký kinh doanh dược phẩm theo pháp luật, HAY
Luận văn: Đăng ký kinh doanh dược phẩm theo pháp luật, HAYLuận văn: Đăng ký kinh doanh dược phẩm theo pháp luật, HAY
Luận văn: Đăng ký kinh doanh dược phẩm theo pháp luật, HAY
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh doanh, thương mại
Luận văn: Giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh doanh, thương mạiLuận văn: Giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh doanh, thương mại
Luận văn: Giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh doanh, thương mại
 
Đề tài: Thực hiện hợp đồng đặt cọc theo pháp luật Việt Nam hiện hành và thục ...
Đề tài: Thực hiện hợp đồng đặt cọc theo pháp luật Việt Nam hiện hành và thục ...Đề tài: Thực hiện hợp đồng đặt cọc theo pháp luật Việt Nam hiện hành và thục ...
Đề tài: Thực hiện hợp đồng đặt cọc theo pháp luật Việt Nam hiện hành và thục ...
 
BÀI GIẢNG LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ  TS. BÙI QUANG XUÂNBÀI GIẢNG LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ  TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI GIẢNG LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ TS. BÙI QUANG XUÂN
 

Similar to Phuong phap zeroing trong thuc thi luat chong ban pha gia cua hoa ky

BC Chuyên đề - Bán phá giá trong ngoại thương
BC Chuyên đề - Bán phá giá trong ngoại thươngBC Chuyên đề - Bán phá giá trong ngoại thương
BC Chuyên đề - Bán phá giá trong ngoại thương
TayBac University
 
dffggg
dffgggdffggg
dffggg
Lam Pham
 
Tu do thuong_mai_milton friedman
Tu do thuong_mai_milton friedmanTu do thuong_mai_milton friedman
Tu do thuong_mai_milton friedman
tuananhtnno1
 
Banphagia 110320062756-phpapp02
Banphagia 110320062756-phpapp02Banphagia 110320062756-phpapp02
Banphagia 110320062756-phpapp02
Anh Lâm
 
Những vấn đề pháp lý về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam.pdf
Những vấn đề pháp lý về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam.pdfNhững vấn đề pháp lý về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam.pdf
Những vấn đề pháp lý về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam.pdf
TieuNgocLy
 
Ban pha gia (bai hoan chinh)
Ban pha gia (bai hoan chinh)Ban pha gia (bai hoan chinh)
Ban pha gia (bai hoan chinh)Minh Mại
 
Kien chong ban pha gia 1
Kien chong ban pha gia 1Kien chong ban pha gia 1
Kien chong ban pha gia 1gintaaa
 
Quan hệ kinh tế quốc tế
Quan hệ kinh tế quốc tếQuan hệ kinh tế quốc tế
Quan hệ kinh tế quốc tếHoang Phuong
 
Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp pháp lý ngăn...
Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp pháp lý ngăn...Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp pháp lý ngăn...
Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp pháp lý ngăn...
Man_Ebook
 
Luận văn: Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp ph...
Luận văn: Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp ph...Luận văn: Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp ph...
Luận văn: Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp ph...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
CÁC CÂU HỎI CỦA KHÁCH DÀNH CHO FORWARDER (KHÁCH HÀNG HÀNG NHẬP)_ Advantage Lo...
CÁC CÂU HỎI CỦA KHÁCH DÀNH CHO FORWARDER (KHÁCH HÀNG HÀNG NHẬP)_ Advantage Lo...CÁC CÂU HỎI CỦA KHÁCH DÀNH CHO FORWARDER (KHÁCH HÀNG HÀNG NHẬP)_ Advantage Lo...
CÁC CÂU HỎI CỦA KHÁCH DÀNH CHO FORWARDER (KHÁCH HÀNG HÀNG NHẬP)_ Advantage Lo...
Advantage Logistics
 
Phân tích bop
Phân tích bopPhân tích bop
Phân tích bopKim Thoa
 

Similar to Phuong phap zeroing trong thuc thi luat chong ban pha gia cua hoa ky (14)

BC Chuyên đề - Bán phá giá trong ngoại thương
BC Chuyên đề - Bán phá giá trong ngoại thươngBC Chuyên đề - Bán phá giá trong ngoại thương
BC Chuyên đề - Bán phá giá trong ngoại thương
 
Ban_pha_gia
Ban_pha_giaBan_pha_gia
Ban_pha_gia
 
dffggg
dffgggdffggg
dffggg
 
Tu do thuong_mai_milton friedman
Tu do thuong_mai_milton friedmanTu do thuong_mai_milton friedman
Tu do thuong_mai_milton friedman
 
Banphagia 110320062756-phpapp02
Banphagia 110320062756-phpapp02Banphagia 110320062756-phpapp02
Banphagia 110320062756-phpapp02
 
Những vấn đề pháp lý về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam.pdf
Những vấn đề pháp lý về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam.pdfNhững vấn đề pháp lý về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam.pdf
Những vấn đề pháp lý về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam.pdf
 
126 738
126 738126 738
126 738
 
Ban pha gia (bai hoan chinh)
Ban pha gia (bai hoan chinh)Ban pha gia (bai hoan chinh)
Ban pha gia (bai hoan chinh)
 
Kien chong ban pha gia 1
Kien chong ban pha gia 1Kien chong ban pha gia 1
Kien chong ban pha gia 1
 
Quan hệ kinh tế quốc tế
Quan hệ kinh tế quốc tếQuan hệ kinh tế quốc tế
Quan hệ kinh tế quốc tế
 
Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp pháp lý ngăn...
Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp pháp lý ngăn...Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp pháp lý ngăn...
Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp pháp lý ngăn...
 
Luận văn: Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp ph...
Luận văn: Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp ph...Luận văn: Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp ph...
Luận văn: Các biện pháp phòng vệ thương mại trên thế giới và các giải pháp ph...
 
CÁC CÂU HỎI CỦA KHÁCH DÀNH CHO FORWARDER (KHÁCH HÀNG HÀNG NHẬP)_ Advantage Lo...
CÁC CÂU HỎI CỦA KHÁCH DÀNH CHO FORWARDER (KHÁCH HÀNG HÀNG NHẬP)_ Advantage Lo...CÁC CÂU HỎI CỦA KHÁCH DÀNH CHO FORWARDER (KHÁCH HÀNG HÀNG NHẬP)_ Advantage Lo...
CÁC CÂU HỎI CỦA KHÁCH DÀNH CHO FORWARDER (KHÁCH HÀNG HÀNG NHẬP)_ Advantage Lo...
 
Phân tích bop
Phân tích bopPhân tích bop
Phân tích bop
 

Phuong phap zeroing trong thuc thi luat chong ban pha gia cua hoa ky

  • 1. NHÓM PHÂN TÍCH KINH TẾ TÀI LIỆU THẢO LUẬN Phương pháp ‘Zeroing’ trong thực thi luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ Tác giả: William W. Nye* EAG 08-10 Tháng 8, 2008 Những tài liệu thảo luận của EAG là phương tiện hàng đầu được sử dụng để phổ biến nghiên cứu của các nhà kinh tế học thuộc nhóm phân tích kinh tế (EAG) của Ban Chống độc quyền. Những tài liệu này dành cho những cá nhân và những tổ chức quan tâm biết về chương trình nghiên cứu của EAG và khuyến khích những lời phê bình và ý kiến về các vấn đề kinh tế có liên quan tới chính sách và điều lệ chống độc quyền. Các phân tích và kết luận được nhấn mạnh ở đây đều là những ý kiến riêng lẻ của các tác giả và không đại diện cho quan điểm của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ. Người có thể cung cấp thông tin về chương trình nghiên cứu của EAG và các tài liệu thảo luận là Russell Pittman, Giám đốc phòng nghiên cứu kinh tế, nhóm phân tích kinh tế, Ban chống độc quyền, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ, BICN 10-000, Washington, DC 20530, hoặc thông qua địa chỉ e-mail Russell.pittman@usdoj.gov. Những ý kiến đóng góp về các tài liệu cụ thể có thể được các tác giả giải quyết trực tiếp tại cùng địa chỉ này hoặc là địa chỉ e-mail riêng của họ. Các tài liệu thảo luận của EAG gần đây được liệt kê ở cuối bài. Nếu muốn có bản danh sách đầy đủ các tài liệu này hoặc là bản sao của các tài liệu cá nhân, vui lòng liên hệ với Janet Ficco theo địa chỉ trên hoặc theo địa chỉ janet.ficco@usdoj.gov. Ngoài ra, các tài liệu gần đây đều có trên website của Phòng Tư pháp tại địa chỉ http://www.usdoj.gov/atr/public/eag/discussion_papers.htm. Bắt đầu với những tài liệu xuất bản năm 1999, các bản sao của các tài liệu cá nhân cũng có trên hệ thống nghiên cứu khoa học xã hội tại địa chỉ www.ssrn.com.
  • 2. * Nhà kinh tế học, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ. Các quan điểm được trình bày ở đây không phải là để chỉ trích các quan điểm của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ. Ken Heyer, Richard Larm, Russell Pittman andOliver Richard đã đưa ra một số ý kiến hữu ích.
  • 3. TÓM TẮT Hoa Kỳ và các quốc gia khác áp đặt các quy tắc chống bán phá giá của họ theo cùng một cách cứng nhắc. Tuy nhiên, có một điểm khác đó là, hiện nay chỉ có Hoa Kỳ sử dụng ‘zeroing’ trong quyết định của nước này về việc hàng hóa nhập khẩu có phá giá hay không. Việc sử dụng ‘zeroing’ sẽ gần như là luôn làm tăng bất kỳ mức thuế chống bán phá giá nào, và đôi khi sẽ tạo ra một loại thuế chưa bao giờ có, làm phát sinh biện pháp chưa bao giờ được sử dụng. Tất cả các quốc gia kiểm tra việc phá giá bằng cách xem xét liệu rằng hàng hóa nhập khẩu có đang được bán thấp hơn giá ‘thông thường’ hay không. Nhiều quốc gia khác kiểm tra bằng việc so sánh đơn giản giá trung bình mà các hàng hóa này được bán tại nước sản xuất với giá trung bình của các sản phẩm tương tự được bán tại thị trường nước nhập khẩu. Nếu trung bình các giá được quan sát tại nước nhập khẩu thấp hơn giá trung bình tại nước sản xuất (giá ‘thông thường’), thì doanh nghiệp nước ngoài bị cho là bán phá giá. Tuy nhiên, với việc sử dụng zeroing, Hoa Kỳ theo dõi giá nhập khẩu dựa trên giá ‘thông thường’ xem liệu rằng giá nhập khẩu có bằng giá ‘thông thường’ hay không (đúng hơn là các mức giá được quan sát). Các giao dịch tại các giá thấp hơn giá thông thường được coi như là tại các mức quan sát giá. Kết quả của zeroing đã khiến cho luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ mang tính hạn chế hơn bản chất ban đầu của nó, do khả năng biên độ phá giá luôn xảy ra cho dù có bất kỳ một giao dịch nào diễn ra tại mức giá thấp hơn giá ‘thông thường’, thậm chí là nếu trung bình các giá nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ cao hơn giá ‘thông thường’. Việc áp dụng zeroing trong thời gian gần đây đã bị phản đối ít nhất 6 lần tại Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), và nói chung là đi ngược lại với các cam kết của Hoa Kỳ tại WTO. Không kể đến những yếu tố khác, phạm vi ảnh hưởng của phương pháp zeroing đối với Hoa Kỳ (so với việc thi hành luật chống bán phá giá không sử dụng zeroing) phụ thuộc vào độ phân tán giá bán của các nhà xuất khẩu nước ngoài tại Hoa Kỳ trong cuộc
  • 4. điều tra phá giá. Không có các ước lượng thực tế nào về độ phân tán này, nhưng những thảo luận trên giấy tờ đôi khi liên quan tới bằng chứng mà có thể cho phép đưa ra các suy luận. Bản thân bằng chứng này khá phân tán, và do đó, việc ước lượng phạm vi ảnh hưởng và chi phí của zeroing đối với Hoa Kỳ thực sự không hề chắc chắn và rõ ràng gì. Tuy nhiên, một điều rất hợp lý là zeroing có thể làm tăng 3-4% thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ với mức chi phí của nước này vào khoảng 150 triệu Đô la mỗi năm khi mà tất cả các vụ kiện chống bán phá giá của Hoa Kỳ hiện tại đều được tính theo zeroing. Có một số ít tài liệu bám sát việc thực thi luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ trong thương mại giữa Hoa Kỳ với các quốc gia khác. (Ví dụ như Blonigen và Park xuất bản năm 2004, Blonigen và Haynes xuất bản năm 2002, Staiger và Wolak xuất bản năm 1994). Luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ trở nên bất hợp pháp đối với các doanh nghiệp nước ngoài khi họ bán các sản phẩm của mình tại Hoa Kỳ với các mức giá thấp hơn giá ‘thông thường’. 1 Nhìn chung, tài liệu kinh tế thảo luận về luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ xem xét cả giá xuất khẩu và giá bán tại nước sản xuất như các giá đơn vị. Tuy nhiên, trong thực tế, giá của hầu hết các sản phẩm nhập khẩu vào Hoa Kỳ không đồng nhất. Trong nhiều phân tích kinh tế, độ phân tán giá cả hay sự phân biệt đối xử giá của hầu hết các sản phẩm này sẽ là một chi tiết tương đối quan trọng. Nhưng việc giải thích luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ hiện nay đang bị Tổ chức Thương mại thế giới phản đối. Nó tạo ra độ phân tán giá cả của hàng hóa nước ngoài tại Hoa Kỳ, một phần gây tranh cãi trong cách tính biên độ phá giá của Hoa Kỳ, và đôi khi khiến cho luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ mang tính bảo hộ nhiều hơn. Việc giải thích luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ được gọi là ‘zeroing’. Với việc sử dụng ‘zeroing’, các quan chức của Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) không so sánh trung bình các quan sát giá tại Hoa Kỳ với ‘giá thông thường’ để quyết định xem phá giá có xảy ra hay không. Thay vào đó, họ coi tất cả các giao dịch quan sát tại Hoa Kỳ ở mức giá cao hơn giá ‘thông thường’ như là 1 Các hình thức phạt chống bán phá giá của Hoa Kỳ cũng đòi hỏi các mặt hàng nhập khẩu gây ‘thiệt hại đáng kể’ cho ngành sản xuất nội địa. Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ quyết định xem liệu rằng hàng hóa nhập khẩu có gây ra thiệt hại đáng kể hay không, và Bộ Thương mại Hoa Kỳ quyết định xem liệu rằng hàng hóa nhập khẩu này có được bán tại mức giá thấp hơn mức giá công bằng hay không (LTFV). (Giá công bằng đôi khi dung để chỉ giá thông thường).
  • 5. chúng diễn ra tại mức giá thông thường. Kết quả của việc loại bỏ kết quả cao hơn của độ phân tán của các quan sát giá tại Hoa Kỳ là làm tăng đáng kể biên độ phá giá trong trường hợp các sản phẩm nhập khẩu bán tại Hoa Kỳ với các mức giá khá phân tán. I.) Zeroing trong cách tính biên độ phá giá của Hoa Kỳ Xác định thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ là một quá trình phức tạp, không được thảo luận đầy đủ ở đây.2 Mặc dù về cơ bản, xác định thuế chống bán phá giá đòi hỏi cả quyết định về thiệt hại đáng kể đối với ngành sản xuât nội địa do hàng hóa nhập khẩu gây ra (do Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ thực hiện (USITC)), và có kết luận trong quá trình trả lời câu hỏi là hàng hóa nhập khẩu đã bán thấp hơn giá thông thường. (Cuộc điều tra do Bộ Thương mại Hoa Kỳ tiến hành). Giá ‘thông thường’ thường được định nghĩa là trung bình của một nhóm các quan sát giao dịch của sản phẩm đó tại thị trường nước xuất khẩu (không phải là Hoa Kỳ).3 Các cuộc điều tra phá giá do các nhà sản xuất bị ảnh hưởng và quốc gia tiến hành (ví dụ, tất cả các sản phẩm nhập khẩu DRAMS xuất xứ Nhật Bản tại Hoa Kỳ có thể bị điều tra), nhưng các mức thuế đối với từng doanh nghiệp xuất khẩu là riêng biệt. Sau cuộc điều tra của DOC và ITC, mỗi doanh nghiệp nước ngoài có thể bị áp một mức thuế chống bán phá giá. Khi đó, doanh nghiệp này cần đặt cọc một trái phiếu có trị giá bằng với mức thuế phải nộp khi nhập khẩu hàng hóa vào Hoa Kỳ. Cuối mỗi năm thuế có hiệu lực, sẽ có một cuộc rà soát hành chính. Đây là thời điểm quyết định thuế chống bán phá giá chính thức (số tiền mà doanh nghiệp nước ngoài phải trả). Trong suốt năm rà soát, doanh nghiệp nước ngoài phải đối mặt với việc là thuế làm tăng giá xuất khẩu hàng hóa của mình vào Hoa Kỳ. Nếu doanh nghiệp không bán với giá thấp hơn giá ‘thông thường’ nữa thì trái phiếu sẽ được hoàn trả đầy đủ. Nhưng nếu trong suốt năm rà soát, doanh nghiệp nước ngoài vẫn bán với giá thấp hơn giá tại thị trường Hoa Kỳ (coi như giá 2 Một nguồn thông tin chung về việc ép buộc thi hành luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ là sách chống bán phá giá do Bộ Thương mại Hoa Kỳ xuất bản năm 1998. 3 Tuy nhiên, nếu giá tại thị trường nước xuất khẩu được thấy rằng thấp hơn chi phí sản xuất của các doanh nghiệp nước ngoài, thì Bộ Thương mại Hoa Kỳ (USDOC) có thể sử dụng chi phí sản xuất (trung bình) như là tiêu chuẩn cho giá thông thường. Nếu không có đủ các giao dịch tại thị trường nước xuất khẩu, USDOC có thể sử dụng các giao dịch tại thị trường nước thứ ba để quyết định giá ‘thông thường’.
  • 6. bán tại nước xuất khẩu là không đổi) thì họ không những bị phạt tờ trái phiếu đó mà còn bị đánh thêm một khoản thuế nữa của Hoa Kỳ. Việc áp dụng zeroing của Hoa Kỳ được tiến hành dưới hai hình thức: zeroing ‘mẫu’ có thể được sử dụng trong giai đoạn điều tra ban đầu, và zeroing ‘đơn giản’ được sử dụng trong các cuộc rà soát hành chính hàng năm. 4 Bởi vì rà soát là giai đoạn mà trách nhiệm pháp lý thực tế của doanh nghiệp nước ngoài được quyết định, đây là điều quan trọng nhất, và sẽ là vấn đề được thảo luận nhiều nhất trong các tài liệu hiện tại. 5 Đối với zeroing ‘đơn giản’, DOC so sánh các giao dịch xuất khẩu đơn lẻ với mức trung bình của các giá tại nước xuất khẩu của doanh nghiệp nước ngoài. Trong cách tính đó, DOC tiến hành 3 bước: 1.) Trung bình giá tại nước xuất khẩu quyết định giá ‘thông thường’ của doanh nghiệp nước ngoài, 2.) Tất cả các giao dịch tại Hoa Kỳ (các giao dịch xuất khẩu) thấp hơn giá ‘thông thường’ được tính theo đồng Đô la, và 3.) Tất cả các giá giao dịch (xuất khẩu) tại Hoa Kỳ cao hơn giá ‘thông thường’ được tính theo giá của chúng, và được xem như là giao dịch diễn ra ở mức giá ‘thông thường’. Với phương pháp này, một giao dịch xuất khẩu đơn lẻ tại mức giá thấp hơn giá thông thường sẽ vẫn được tính trong quá trình rà soát hành chính khiến cho doanh nghiệp luôn có khả năng bị áp thuế chống bán phá giá. Rõ ràng là, zeroing sẽ khiến cho thuế chống bán phá giá ít nhất là cao hơn mức thuế khi mà trung bình giá tại nước xuất khẩu được so sánh đơn giản với trung bình giá bán tại thị trường Hoa Kỳ. Coi như các điều kiện khác không thay đổi thì cũng rất rõ ràng là độ phân tán các giá giao dịch của doanh nghiệp xuất khẩu càng lớn thì biên độ phá giá tính theo zeroing sẽ càng vượt mức biên độ phá giá mà không sử dụng zeroing (bởi vì 4 Zeroing ‘mẫu’ đôi khi dùng để so sánh ‘trung bình với trung bình’. (‘trung bình’ ở đây là giá cả tại Hoa Kỳ và nước xuất khẩu). Zeroing ‘đơn giản’ trong quá trình rà soát hành chính đôi khi được dùng để so sánh ‘trung bình với giao dịch’. (Trung bình của các quan sát giá nước ngoài). Một trong ba khả năng thường chỉ dùng cho các sản phẩm sản xuất theo yêu cầu của khách hàng là so sánh ‘giao dịch với giao dịch’ (Sách Chống bán phá giá của Hoa Kỳ, chương 6, III A.) 5 Trong zeroing ‘mẫu’ mà có thể được sử dụng trong cách tính các biên độ phá giá ban đầu, DOC chia sản phẩm điều tra thành một số các ‘mẫu’. Biên độ phá giá ban đầu của các sản phẩm điều tra chỉ được quyết định bởi sự chênh lệch giữa giá xuất khẩu và giá bán tại nước xuất khẩu của các mẫu mà trung bình giá xuất khẩu thấp hơn trung bình giá bán tại nước xuất khẩu. (Bài viết được trình lên Tổ chức Thương mại thế giới lần đầu tiên vào ngày 9/5/2005, WT/DS322, “Hoa Kỳ - Các biện pháp liên quan tới Zeroing và Rà soát cuối kỳ”.] DOC định nghĩa một ‘mẫu’ là một nhóm các sản phẩm có tất cả các đặc tính vật lý giống nhau.
  • 7. càng có nhiều hơn các giao dịch diễn ra tại mức giá cao hơn giá ‘thông thường’, và sẽ bị tính là diễn ra tại mức giá thông thường)6 II.) Thực trạng tranh chấp về vấn đề Zeroing tại Tổ chức Thương mại thế giới Như đã lưu ý ở trên, việc Hoa Kỳ sử dụng zeroing khi tính các biên độ phá giá đã gặp phải sự phản đối từ các đối tác thương mại của nước này. Họ cho rằng điều này không phù hợp với các quy tắc của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) về hệ thống luật chống bán phá giá. 7 Thời gian gần đây, Hoa Kỳ đã sử dụng zeroing trong tất cả các vụ kiện chống bán phá giá. Hoa Kỳ đã bị kiện tại Tổ chức Thương mại thế giới ít nhất 6 lần với lý do nước này sử dụng zeroing trong các cuộc điều tra chống bán phá giá. Bảng dưới đây liệt kê 6 vụ kiện này. WTO phản đối Hoa Kỳ vì sử dụng Zeroing trong các cuộc điều tra chống bán phá giá gần đây Nước kiện Sản phẩm Giải quyết tranh chấp của WTO số Canada Gỗ xẻ mềm DS 264 Nhật Bản Ổ bi DS 322 EU Hoa Kỳ sử dụng zeroing trong 21 vụ kiện chống bán phá giá DS 294 E-cu-a-đo Tôm nước ấm đông lạnh DS335 6 Tài liệu của Tirole, 1989, (trang 133) lưu ý rằng ‘Rất khó để có thể đưa ra một định nghĩa đầy đủ về sự phân biệt đối xử giá cả.’ Một trong các lý do giải thích điều này là trong thực tê không thể có hai giao dịch giống nhau hoàn toàn về mọi khía cạnh. Một phần là vì lý do này, một phần là vì cụm từ ‘phân biệt đối xử giá cả’ đòi hỏi một sự mập mờ về ý nghĩa mà tôi không thể định nghĩa được, đôi khi tôi sử dụng cụm từ dễ hiểu hơn là ‘độ phân tán giá cả’ để mô tả sự phân biệt của các giá khác nhau, nhưng các khách hàng có trường hợp tương tự thì lại khó hiểu. 7 Liên mình Châu Âu thử áp dụng zeroing trong những năm 90. Năm 1998, Ấn Độ đã yêu cầu WTO đưa ra quyết định rằng EU đã hành động đi ngược lại nghĩa vụ của nước này tại WTO trong vụ kiện chống bán phá đối với mặt hàng vải lanh trải giường loại cotton xuất xứ Ấn Độ. Sau vụ kiện, EU đã phải tính toán lại biên độ phá giá theo cách tính không sử dụng zeroing. (Đây là vụ kiện DS141 của WTO.)
  • 8. Thái Lan Tôm DS 343 Mê-hi-cô Thép không gỉ DS344 Vụ kiện Ổ bi của Nhật Bản và vụ Thép không gỉ của Mê-hi-cô sẽ được thảo luận chi tiết dưới đây. Đây có lẽ là hai vụ quan trọng nhất trong 6 vụ mà Hoa Kỳ có sử dụng zeroing được liệt kê ở bảng trên, và vụ kiện Ổ bi của Nhật Bản được trình bày số liệu cụ thể bên dưới. II A.) Vụ kiện Ổ bi của Nhật Bản Ngày 24/11/2004, Nhật Bản lấy ý kiến về vấn đề zeroing và một số vấn đề khác theo thủ tục của Tổ chức Thương mại thế giới. Nhật Bản đệ đơn kiện rằng Hoa Kỳ sử dụng zeroing trong hầu hết các giai đoạn của một cuộc điều tra chống bán phá giá bao gồm: điều tra sơ bộ, rà soát định kỳ, rà soát nhà xuất khẩu mới, rà soát do thay đổi hoàn cảnh, và rà soát cuối kỳ. Tháng 12/2004, Ấn Độ, Norway, Achentina, Đài Loan, EU và Mehico yêu cầu tham gia tham vấn. Tháng 2/2005, Nhật Bản yêu cầu thành lập Ban Hội thẩm WTO cho vụ kiện này. 8 Tháng 9/2006, Ban Hội thẩm WTO tán thành khiếu nại của Nhật Bản về việc sử dụng zeroing của Hoa Kỳ trong giai đoạn điều tra sơ bộ là không phù hợp với các quy tắc của WTO, nhưng bác bỏ khiếu nại của Nhật Bản rằng Hoa Kỳ sử dụng zeroing trong các giai đoạn khác của quá trình điều tra chống bán phá giá như đã liệt kê ở trên là không phù hợp với các quy tắc của WTO, bao gồm rà soát định kỳ, rà soát các nhà xuất khẩu mới, rà soát do thay đổi hoàn cảnh và rà soát cuối kỳ. Tuy nhiên, vào ngày 9/1/2007, Cơ quan Phúc thẩm của WTO kết luận rằng việc Hoa Kỳ sử dụng zeroing ‘mẫu’ trong giai đoạn điều tra sơ bộ cũng như là việc sử dụng zeroing ‘đơn giản’ trong giai đoạn Rà soát hành chính là đi ngược lại các cam kết của nước này tại WTO. IIB.) Vụ kiện Thép không gỉ của Mêhico 8 Trong quá trình giải quyết tranh chấp của WTO, một ‘Ban Hội thẩm’ là một nhóm các quan chức được chọn để xử lý tranh chấp. Nếu một bên không đồng ý với ý kiến của Ban Hội thẩm, họ có thể kháng cáo lên Ban kháng án của WTO.
  • 9. Ngay sau vụ kiện chống bán phá giá của Hoa Kỳ đối với mặt hàng Ổ bi của Nhật Bản, đơn kiện của Mehico về việc Hoa Kỳ sử dụng zeroing đối với mặt hàng thép không gỉ xuất xứ Mehico phần nào cũng đã gây nhiễu loạn môi trường pháp lý. Trong vụ kiện này, Ban Hội thẩm của WTO cho rằng đơn kiện của Mehico đã đi chệch quyết định trước đó của Ban kháng án của WTO (vì phần lớn zeroing trình bày đi ngược lại với các quy tắc của WTO về chống bán phá giá), và quyết định rằng, ít nhất là trong vụ kiện thép không gỉ của Mehico, Hoa Kỳ dù có sử dụng zeroing thì cũng không xâm phạm các cam kết của nước này tại WTO. 9 Ban hội thẩm đã kết luận rằng các Ban Hội thẩm của WTO “…nói đúng ra là không bị trói buộc bởi các quyết định trước đó của Cơ quan Phúc thẩm và Ban Hội thẩm khi giải quyết cùng một vấn đề.” Tháng 5/2008, Cơ quan Phúc thẩm của WTO bác bỏ quyết định của Ban Hội thẩm về việc sử dụng zeroing trong vụ kiện thép không gỉ của Mehico. Ngày 20/12/2007, Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) đồng tình với quyết định của Ban Hội thẩm trong vụ kiện thép không gỉ, và cho biết họ chứng minh được “…rằng các quy tắc của WTO không cấm ‘zeroing’.”10 Tháng 2/2007, USTR cũng cho biết Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã không sử dụng zeroing nữa “…các cách tính trung bình chủ yếu được thực hiện trong các cuộc điều tra.” (nghĩa là trong các quyết định về các biên độ phá giá sơ bộ.) Như đã nói ở trên, bởi vì giai đoạn rà soát hành chính là giai đoạn mà nghĩa vụ pháp lý của doanh nghiệp nhập khẩu được quyết định, điều quan trọng của thông cáo này là mở ra sự nghi vấn. Lời phát biểu của Bộ Thương mại Hoa Kỳ vào ngày 20/12/2007 rằng “… vấn đề zeroing vẫn rất rối ren” dường như là chính xác. III.) Một số ví dụ đơn giản về hậu quả của Zeroing trong việc thực thi luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ. III A.) Một ví dụ đơn giản về việc sử dụng zeroing 9 Vụ kiện WT/DS344/R, ngày 20/12/2007. Trong vụ kiện chống bán phá giá của Hoa Kỳ đối với mặt hàng thép không gỉ của Mehico, Ban Hội thẩm của WTO đã quy định về vấn đề zeroing đơn giản (trong bối cảnh của cuộc rà soát hành chính.) 10 Ngày 20/12/2007, trang web của Đại diện Thương mại Hoa Kỳ đã đưa tin “Hoa Kỳ dành chiến thắng tại WTO trong vụ tranh chấp zeroing với Mehico”
  • 10. Một ví dụ rất đơn giản có thể làm rõ về thủ tục zeroing trong việc thực thi luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ. Giả sử một sản phẩm nước ngoài đang được bán tại thị trường Hoa Kỳ với giá 2 Đô la. Giả định tiếp nữa là có 3 giao dịch của doanh nghiệp này tại Hoa Kỳ được quan sát, mỗi giao dịch có giá sản phẩm đơn vị là 1 đô la, 2 đô la, và 3 đô la. Xem xét cách tính các biên độ phá giá có và không có zeroing Trường hợp A: Không có zeroing Giá thông thường: 2 Đô la Các giao dịch quan sát tại Hoa Kỳ: mỗi giao dịch có giá đơn vị sản phẩm là 1đô la, 2 đô la, và 3 đô la. Trung bình giá tại Hoa Kỳ: 2 Đô la [$2=($1+$2+$3)/3] Biên độ phá giá: 0 (bởi vì trung bình giá tại Hoa Kỳ bằng giá thông thường.) Trường hợp B: Có zeroing Giá thông thường: 2 Đô la Các giao dịch quan sát tại Hoa Kỳ: mỗi giao dịch có giá đơn vị sản phẩm là 1đô la, 2 đô la, và 3 đô la. Trung bình giá tại Hoa Kỳ có zeroing: 1,66 Đô la [$1,66=($1+$2+$2)/3] (quan sát giá giao dịch thứ 3, là 3 Đô la, được điều chỉnh bằng với giá thông thường là 2 Đô la, vì quan sát giá giao dịch tại Hoa Kỳ vượt quá giá thông thường) Biên độ phá giá: 19,8% [19,8%=($2-$1,66)/$1,66]. IIIB.) Cách biểu diễn đại số đơn giản về sự khác nhau giữa thuế chống bán phá giá khi sử dụng và không có sử dụng Zeroing Giả sử một doanh nghiệp nước ngoài đã bị quyết định một mức thuế chống bán phá giá ban đầu của Hoa Kỳ, giá trung bình chủ yếu của doanh nghiệp này tại thị trường nước xuất khẩu (giá thông thường) là µH, và giá trung bình chủ yếu của doanh nghiệp này tại thị trường Hoa Kỳ là µP. Khi đó thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ không sử dụng zeroing là:
  • 11. (1) ADNZ=( µH- µP)/ µP Nếu thuế chống bán phá của Hoa Kỳ đối với doanh nghiệp này tính với zeroing đơn giản có thể là: (2) ADZ=( µH- µP Z )/ µP Z Số hạng µP Z , do tác giả xây dựng, là giá xuất khẩu trung bình tại thị trường Hoa Kỳ khi được tính theo phương pháp zeroing. Số hạng này thực ra là số trung gian trong việc tính toán số hạng tỷ lệ thực, thuế chống bán phá giá tính theo zeroing đơn giản rất có ích bởi vì nó đòi hỏi sự hiểu biết về mối quan hệ giữa cách tính phá giá có sử dụng zeroing và không sử dụng zeroing. Không tính các yếu tố khác, rõ ràng là µP Z phụ thuộc vào giá của các quan sát giá giao dịch tại thị trường Hoa Kỳ được phân bổ như thế nào.11 IIIC.) Minh họa số học đơn giản về trung bình giá tại thị trường Hoa Kỳ được tính có sử dụng và không sử dụng zeroing và thuế chống bán phá giá được tính có sử dụng và không sử dụng zeroing Biểu đồ 2 mô tả mối quan hệ giữa thuế chống bán phá có sử dụng và không sử dụng zeroing khi trung bình giá bán tại thị trường Hoa Kỳ thay đổi đối với trường hợp đơn giản là giá thông thường bằng 1,0, và các quan sát giá tại thị trường Hoa Kỳ được phân bổ đồng đều trong phạm vi 1. Biểu đồ 1 cho thấy mối quan hệ giữa trung bình giá bán tại thị trường Hoa Kỳ và ‘trung bình giá bán có sử dụng zeroing tại thị trường Hoa Kỳ’ với cùng một giả định. 12 Với giá thông thường bằng 1, và các quan sát giá tại thị trường Hoa kỳ được phân bổ đồng đều trong phạm vi 1 với trung bình giá bán tại thị trường Hoa Kỳ là 0,5, tất cả các quan sát giá tại thị trường Hoa Kỳ thấp hơn giá thông thường (tức là thấp hơn 1). Trong trường hợp này, Biểu đồ 1 cho thấy trung bình giá bán tại Hoa Kỳ có sử dụng hoặc không sử dụng zeroing là 0,5. Trong trường hợp này, Zeroing không tạo ra sự khác biệt, bởi vì tất cả các quan sát giá tại Hoa Kỳ đều thấp hơn giá thông thường. Trong trường 11 Ví dụ, nếu các giá giao dịch tại thị trường Hoa Kỳ được phân bổ đồng đều, và mức chênh lệch giữa quan sát giá cao nhất và thấp nhất là D, thì trung bình giá chủ yếu tại thị trường Hoa Kỳ có sử dụng zeroing là: µP Z = µH {1/D[(µP + D/2) - µH]} + {( µP - D/2) + [µH – (µP – D/2)]/2}{1/D[µH – (µP – D/2)]} 12 Như đã nói ở trên, ‘trung bình giá bán có sử dụng zeroing tại Hoa Kỳ’ là một khái niệm được xây dựng khi có sử dụng zeroing
  • 12. hợp này, biểu đồ 2 chỉ ra rằng thuế chống bán phá giá có sử dụng hay không sử dụng zeroing đều bằng 0,5. (50%). Giả sử giá thông thường vẫn là 1, và các quan sát giá tại thị trường Hoa Kỳ vẫn được phân bổ đồng đều trong phạm vi 1, nhưng lần này, trung bình giá tại Hoa Kỳ bằng 1. Trong trường hợp này, zeroing tạo ra sự khác biệt. Bởi vì trung bình giá bán tại Hoa Kỳ bằng với giá thông thường (1), sẽ không có hiện tượng phá giá nếu không sử dụng zeroing. Ở đây, biểu đồ 1 cho thấy, khi trung bình giá bán tại Hoa Kỳ không sử dụng zeroing bằng 1 thì trung bình các quan sát giá có sử dụng zeroing tại Hoa Kỳ là 0,875. Điều này được giải thích là do một nửa các quan sát giá tại Hoa Kỳ (tất cả các quan sát giá đều lớn hơn 1) được xem như là bằng 1. Một nửa các quan sát giá còn lại được phân bổ đồng đều từ 0,5 đến 1 có trung bình bằng 0,75. Trong trường hợp này, biểu đồ 2 cho thấy biên độ phá giá không sử dụng zeroing là 0, có sử dụng zeroing là 0,125 (vì giá thông thường là 1 và trung bình các quan sát giá tại thị trường Hoa Kỳ có sử dụng zeroing là 0,875). Điều này xảy ra do thuế chống bán phá giá không sử dụng zeroing cao hơn hàm ý rằng trung bình giá bán tại thị trường Hoa Kỳ giảm có liên quan tới trung bình giá nước ngoài (giá thông thường). Khi điều này xảy ra, thuế chống bán phá giá có sử dụng và không sử dụng zeroing có sự tương đồng chặt chẽ hơn với nhau, vì (với điều kiện độ phân tán các quan sát giá tại Hoa Kỳ như trên) có thêm các quan sát giá tại Hoa Kỳ sẽ được thay đổi trong phạm vi phá giá (thấp hơn giá thông thường). IIIC.) Tính các biên độ phá giá có và không có sử dụng zeroing: Trường hợp giá thông thường như trên và sự thay đổi khác nhau cảu các quan sát giá tại thị trường Hoa Kỳ đối với trung bình giá tại Hoa Kỳ đã cho. Biểu đồ A và B mô tả 2 trường hợp có giá thông thường bằng 1 và trung bình các quan sát giá tại thị trường Hoa Kỳ cũng bằng 1. Khi đó, thuế chống bán phá giá có sử dụng hay không sử dụng zeroing đều bằng 0 trong cả 2 trường hợp. Tuy nhiên các mức thuế chống bán phá giá được tính mà có sử dụng và không sử dụng zeroing tương đối khác nhau, do sự thay đổi của các quan sát giá tại thị trường Hoa Kỳ trong biểu đồ B lớn hơn nhiều trong biểu đồ A. Sử dụng zeroing, tất cả các quan sát giá tại Hoa Kỳ lớn hơn
  • 13. giá thông thường đều được coi như là bằng giá thông thường, nhưng các quan sát giá thấp hơn giá thông thường thì vẫn giữ nguyên. Rõ ràng là việc sử dụng zeroing sẽ làm cho trung bình giá bán tại thị trường Hoa Kỳ thấp hơn, và do đó, thuế phá giá sẽ cao hơn. Biểu đồ 3 cho kết luận tương tự khi biểu diễn thuế chống bán phá giá được tính theo zeroing dựa vào sự thay đổi của các quan sát giá tại thị trường Hoa Kỳ, với các quan sát giá tại Hoa Kỳ được phân bổ đồng đều. Biểu đồ 3 thể hiện điểm quan trọng là khi các yếu tố khác không thay đổi, thuế chống bán phá giá có sử dụng zeroing tăng lên cùng với sự thay đổi của các quan sát giá tại thị trường Hoa Kỳ. Điều này được giải thích là do: A.) trung bình giá bán tại thị trường Hoa Kỳ cao hơn giá thông thường (không có hiện tượng phá giá nếu không sử dụng zeroing), sự thay đổi của trung bình các quan sát giá tại thị trường Hoa Kỳ càng cao thì càng có nhiều các quan sát giá tại thị trường Hoa Kỳ thấp hơn giá thông thường, và B.) Nếu trung bình giá tại thị trường Hoa Kỳ thấp hơn giá thông thường (có hiện tượng phá giá mà không sử dụng zeroing), sự thay đổi trung bình giá tại thị trường Hoa Kỳ càng cao thì số các quan sát giá tại thị trường Hoa Kỳ cao hơn giá thông thường càng lớn (và do đó, không có độ phân tán giá tại thị trường Hoa Kỳ, và trung bình giá tính theo zeroing giảm xuống)13 IV.) Thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ với mặt hàng Ổ bi của Nhật Bản được tính khi sử dụng và không sử dụng zeroing. Như đã nêu trong phần II ở trên, trong thời gian gần đây, Hoa Kỳ và Nhật Bản đã tranh chấp với nhau dưới sự điều tiết của WTO về vấn đề Hoa Kỳ sử dụng zeroing khi điều tra chống bán phá giá đối với 22 loại ổ bi của Nhật Bản. Chính phủ Nhật Bản đại diện cho các nhà sản xuất dụng cụ máy móc của Nhật Bản đã đệ trình thông tin về 21 loại trong số 22 loại ổ bi trên để chứng minh các biên độ phá giá mà Bộ Thương mại Hoa Kỳ tính (có sử dụng zeroing), cũng như là cách tính thuế mà các nhà sản xuất Nhật Bản sử dụng khi không có zeroing. 14 Trong biểu đồ 4, mức thuế chống bán phá giá có sử dụng 13 Thực tế là các mức thuế chống bán phá giá trong biểu đồ 3 gần sát với đường tiệm cận 1/3 (=33% thuế chống bán phá giá) do độ phân tán đồng nhất của các giá tại thị trường Hoa Kỳ và có sự giới hạn là không có quan sát giá tại thị trường Hoa Kỳ nào có thể thấp hơn 0. 14 WT/DS322/1, G/L/720, G/ADP/D58/1, ngày 29/11/2004, (04-5181) tôi không thấy việc ước lượng thuế của các doanh nghiệp Nhật Bản mà không sử dụng zeroing được tính như thế nào.
  • 14. zeroing và các mức thuế không sử dụng zeroing được biểu diễn đối diện với nhau. Số liệu biểu diễn trong biểu đồ 4 kết hợp các quan sát của 4 loại ổ đỡ là ổ bi, ổ đũa hình nón, ổ đũa hình trụ, ổ đũa hình cầu trơn của 4 doanh nghiệp. Biểu đồ 4 cho thấy có 19 trên 21 vụ, Chính phủ Nhật Bản kiện phản đối thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ (tức là không được đánh thuế chống bán phá giá) và yêu cầu không sử dụng zeroing. (Trong 2 trường hợp còn lại, đơn kiện chấp nhận thuế chống bán phá giá nhưng với mức thấp hơn và không sử dụng zeroing.) Biểu đồ 4 đã thể hiện rõ mối quan hệ giữa mức thuế chống bán phá giá (có sử dụng zeroing) đối với mặt hàng ổ bi của Nhật Bản so sánh với những điểm mô tả mức thuế nếu như không sử dụng zeroing, giống như mẫu được biểu diễn trong biểu đồ 2. Hồi quy tuyến tính các mức thuế đánh vào 21 loại ổ bi đối với số liệu có tính và không tính theo zeroing (theo phương pháp tính trong đơn kiện của Nhật Bản) cho kết quả như sau: (Thuế chống bán phá giá có zeroing) = 12,5 + 0,33 (Thuế chống bán phá giá không có zeroing) t = 5,85 R2 = 0,62 Vì một số lý do nên cách tính hồi quy này chỉ mang tính gợi ý. Như đã nói ở trên, dữ liệu kết hợp thông tin về các mức thuế đánh vào một số sản phẩm khác biệt thực sự của 4 doanh nghiệp. Và mối quan hệ giữa thuế chống bán phá giá có sử dụng và không sử dụng zeroing có thể không phải là mối quan hệ tuyến tính. Có một điểm thú vị là cả biểu đồ 4 – mô tả mối quan hệ giữa thuế chống bán phá giá có và không có zeroing đánh vào sản phẩm ổ bi của Nhật Bản – và biểu đồ 2 – mô tả thuế chống bán phá giá có và không có zeroing trong trường hợp giả định là các quan sát giá của Hoa Kỳ phân tán đồng đều – đều có tọa độ y – đường thẳng chắn của cả 2 biểu đồ (của thuế chống bán phá giá có và không có zeroing) là 0,12 (12%). Điểm giống nhau giữa bằng chứng lịch sử trong biểu đồ 4 và ví dụ giả định trong biểu đồ 2 cho thấy việc mô tả tác động của zeroing được thể hiện ở trên có thể không mấy cách xa tiêu chuẩn.
  • 15. V.) Bằng chứng về phạm vi phân biệt đối xử giá cả hay độ phân tán giá cả của các sản phẩm nhập khẩu của Hoa Kỳ Phần III ở trên giải thích tại sao mức thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ có sử dụng zeroing lại phụ thuộc chủ yếu vào phạm vi phân tán giá nhập khẩu của các sản phẩm có liên quan của Hoa Kỳ. Nói chung, rất bất ngờ về việc có rất ít tài liệu viết về phạm vi của sự phân biệt đối xử giá cả/độ phân tán giá cả, và gần như không có tài liệu về sự phân biệt đối xử giá cả của các giá nhập khẩu tại thị trường Hoa Kỳ. Đơn kiện của WTO đối với các nhà sản xuất dụng cụ máy móc của Nhật Bản có thể là nguồn thông tin tốt nhất, nhưng có một vài nghiên cứu được trích dẫn bên dưới. VA.) Dữ liệu trong đơn kiện của WTO đối với các nhà sản xuất dụng cụ máy móc của Nhật Bản thể hiện phạm vi phân tán giá nhập khẩu tại thị trường Hoa Kỳ Như đã thảo luận ở trên, biểu đồ 4 mô tả các cách tính thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ (có sử dụng zeroing) và số ước lượng thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ mà không sử dụng zeroing của các nhà sản xuất dụng cụ máy móc của Nhật Bản đối với 21 loại ổ bi. Rõ ràng là, độ chênh lệch giữa mỗi 2 ước lượng của 21 loại này (ước lượng có sử dụng zeroing và ước lượng khi không sử dụng zeroing hoàn toàn đối lập) là rất lớn do độ phân tán các quan sát giá của các giao dịch tại thị trường Hoa Kỳ. 15 Việc sử dụng các ước lượng của 21 loại sản phẩm này có thể sẽ dẫn đến một kết luận không ổn về độ phân tán giá cả của các sản phẩm này được bán tại thì trường Hoa Kỳ. Tôi đã quyết định sử dụng giả định có thể là đơn giản nhất về độ phân tán giá cả của các nhà xuất khẩu Nhật Bản bán tại thị trường Hoa Kỳ là tạo ra mỗi cặp quan sát (thuế chống bán phá giá có và không có sử dụng zeroing) đối với mỗi sản phẩm. Tôi giả sử rằng mỗi cặp quan sát (thuế phá giá có và không có sử dụng zeroing) chỉ được tạo ra bằng hai giao dịch khác nhau của sản phẩm tại thị trường Hoa Kỳ, và các giao dịch này tính theo đồng Đô la. Thêm vào đó, tôi giả định rằng hai quan sát được tạo ra từ một hàm xác suất do độ phân tán đồng đều biểu diễn. Sử dụng các giả định này cho ta một ước lượng đối với hệ số biến thiên của mỗi quan sát (tức là sử dụng thuế chống bán phá giá có 15 Nếu tất cả các giao dịch của một loại ổ bi tại thị trường Hoa Kỳ bằng với giá tại thị trường Hoa Kỳ thì thuế chống bán phá của Hoa Kỳ có sử dụng zeroing sẽ bằng với thuế tính mà không sử dụng zeroing.
  • 16. và không có zeroing). Cuối cùng, tính được trung bình của 21 hệ số này. 16 Trung bình của 21 hệ số biến thiên này là 0,18. VB.) Phạm vi phân tán giá nhập khẩu tại thị trường Hoa Kỳ trong một nghiên cứu gần đây về sự phân biệt đối xử giá cả của các sản phẩm xuất khẩu của Đức. Tài liệu thương mại quốc tế ‘‘từ giá cả đến thị trường’’ cũng có thể đưa ra quan điểm gián tiếp về phạm vi của sự phân biệt đối xử giá cả trong giao dịch của các sản phẩm trên của từng doanh nghiệp nước ngoài trên thị trường Hoa Kỳ. Nhìn chung, tài liệu này điều tra phạm vi trong đó sự phân biệt giá cả của các nhà xuất khẩu đối với các giao dịch xuất khẩu tại các quốc gia khác nhau. Một trong những mục đích của các cuộc điều tra này là nhằm làm sáng tỏ tầm ảnh hưởng của sự di chuyển tỷ giá hối đoái đối với mức giá xuất khẩu. Tuy nhiên, tài liệu cũng nói đến phạm vi phân biệt đối xử giá cả quốc tế. Tất nhiên, tài liệu này cũng không đánh đồng hoàn toàn với mục tiêu hiện tại. Ví dụ, nó nghiên cứu giá xuất khẩu (tính theo đồng Mác) của số xe hơi được bán tại Đức và Hoa Kỳ với cùng số xe sản xuất từ Đức và được bán tại Ôxtraylia. Tuy nhiên, những thông tin đi kèm tài liệu này có thể vẫn là mối quan tâm từ triển vọng hiện nay. Ví dụ như Knetter, 1989, Gagnon và Knetter, 1992, và Knetter, 1993. Tài liệu đầu tiên trong 3 tài liệu trên được xem là một nghiên cứu hết sức quan trọng của Michael Knetter về sự phân biệt giá cả của các nhà xuất khẩu Hoa Kỳ và Đức tại các thị trường xuất khẩu, [Knetter, 1989] 10 sản phẩm xuất khẩu của Đức được nghiên cứu, và đã xây dựng các ước lượng về sự ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái thay đổi tại một số thị trường nhập khẩu đối với giá cả (tính theo đồng Mác) của các sản phẩm xuất khẩu này. 17 Sử dụng các ước lượng của Knetter có thể suy ra phạm vi phân biệt đối xử giá cả của các sản phẩm này tại các thị trường nhập khẩu. Như đã nêu trên, không thể chính xác độ phân biệt đối xử giá cả trong nghiên cứu lưu trong các tài liệu hiện tại. Các kết quả 16 Do không tính được khối lượng nhập khẩu, lấy trung bình đơn – tính bằng khối lượng thương mại – làm điểmcần thiết. Tuy nhiên, nếu thuế của mỗi sản phẩm được xem như là một thử nghiệm trong một quá trình lớn hơn thì khoản tiền phải trả thêm chưa chắc sẽ bằng nhau. 17 Dữ liệu trong nghiên cứu của Knetter bao gồm các sản phẩm xuất khẩu của Đức, mỗi sản phẩm xem xét trên 5 đến 8 thị trường nhập khẩu.
  • 17. của Knetter nghiên cứu sự phân biệt đối xử giá cả tại các quốc gia, đúng hơn là của từng khách hàng tại các quốc gia này, mà đây mới là mục đích. Sáu trong số 10 sản phẩm mà Knetter nghiên cứu: dây curoa dùng cho quạt, chất màu Titan đioxit, xe hơi cỡ nhỏ, bia, rượu trắng, và rượu vang, tôi đã tính hệ số biến thiên của các sản phẩm nhập khẩu, mỗi quốc gia nghiên cứu một giao dịch xuất khẩu đơn lẻ có khối lượng bằng nhau. 18 Việc sử dụng cách tính dữ liệu gần đúng này sẽ cho trung bình hệ số biến thiên giá xuất khẩu của Đức đối với các sản phẩm này là 1,15. Thực tế là hệ số biến thiên này lớn hơn nhiều hệ số được báo cáo trong vụ kiện của các nhà sản xuất dụng cụ máy móc của Nhật Bản. Điều này không có gì là ngạc nhiên. Mức độ phân tán giá cả trong một quốc gia, như trong vụ kiện dụng cụ máy móc, về cơ bản sẽ luôn thấp hơn độ phân tán giá cả qua các quốc gia, nơi thì ít có sự mua bán chứng khoán, nơi thì tỷ giá hối đoái đóng vai trò chủ đạo. VC.) Phạm vi phân tán giá nhập khẩu tại thị trường Hoa Kỳ trong nghiên cứu về độ phân tán giá cả của các sản phẩm bán lẻ đồng nhất ở Israel: Nghiên cứu của Lach Điều kiện ít chắc chắn nhất trong việc tìm kiếm ví dụ về độ phân tán giá cả là giá của một sản phẩm thuần nhất tại một khu vực địa lý riêng lẻ. Nếu trường hợp này có độ phân tán giá cả đáng kể thì có thể đặt ra câu hỏi là liệu độ phân tán này có thể khá cao trong cách tính giá hàng hóa nhập khẩu bị đánh thuế chống bán phá giá hay không. Các nhà lý luận đã chỉ ra rằng giá của một sản phẩm thuần nhất vẫn bị phân tán qua thời gian, nó phải do người tiêu dùng không thể dễ dàng biết được cửa hàng đang bán sản phẩm với giá thấp nhất. [ví dụ, Varian, 1980]. Tuy nhiên điều này thường diễn ra như thế nào? Một trong số rất ít các nghiên cứu hiện có, Lach đã nghiên cứu độ phân tán giá cả của 4 sản phẩm thuần nhất là tủ lạnh, thịt gà, cà phê, và bột mì tại các cửa hàng ở Israel. 19 Lach đã đưa ra các hệ số biến thiên đối với giá hàng tháng của các sản phẩm này như sau20 : 18 Tôi bỏ qua 4 trong số 10 sản phẩm xuất khẩu của Đức trong nghiên cứu của Knetter vì trung bình các giá xuất khẩu có liên quan sẽ quá nhỏ đến mức mà rất khó để làm sáng tỏ hệ số biến thiên. 19 Trong nghiên cứu này, tủ lạnh, cà phê và bột mì chính xác là có cùng các thuộc tính. 20 Lach thấy rằng vị trí của các cửa hàng riêng biệt trong thứ tự giá cả liên quan thay đổi qua các tháng đủ để kết luận rằng khách hàng không thể khẳng định chắc chắn nơi nào bán giá thấp nhất.
  • 18. Độ phân tán giá của các sản phẩm được chọn tại Israel Sản phẩm Trung bình giá21 (Độ lệch chuẩn) Hệ số biến thiên của giá Tủ lạnh 3170 (153,9) ,0485 Gà (cỡ 1) 9,69 (1,10) ,1155 Gà (cỡ 2) 9,92 (1,18) ,1189 Cà phê 11,85 (2,33) ,1966 Bột mì 1,55 (0,21) ,1335 Do Lach nghiên cứu các sản phẩm thuần nhất trong phạm vi địa lý tương đối hẹp, nó có thể tạo một giới hạn thấp hơn cho độ biến thiên của các giá giao dịch mà có thể có trong các giá nhập khẩu. VI.) Zeroing làm tăng thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ lên bao nhiêu? VI A.) Độ phân tán đã có trong giá nhập khẩu tại thị trường Hoa Kỳ Bài toán nêu trong phần III ở trên và số liệu trong biểu đồ 1 và biểu đồ 2 cho thấy việc Hoa Kỳ sử dụng zeroing có thể làm tăng các biên độ phá giá so với mức được tính ở trên khi không sử dụng zeroing. Bài toán cũng chỉ ra rằng mức tăng của biên độ phá giá có sử dụng zeroing phụ thuộc chủ yếu vào phạm vi phân tán giá cả trong các giao dịch của doanh nghiệp nước ngoài tại thị trường Hoa Kỳ. Độ phân tán giá cả càng lớn (các yếu tố khác như nhau) thì độ chênh lệch giữa thuế có sử dụng và không sử dụng zeroing càng cao. Trong phần V ở trên đưa ra một kết quả khá rắc rối về độ phân tán giá cả có liên quan được sử dụng trong đơn kiện của các nhà sản xuất dụng cụ máy móc cũng như là tài liệu ‘từ giá cả đến thị trường’ như trong nghiên cứu của Knetter và Lach. Đơn kiện của các nhà sản xuất dụng cụ máy móc của Nhật Bản yêu cầu hệ số biến thiên giá tại thị 21 Các giá trong NIS
  • 19. trường Hoa Kỳ của các nhà sản xuất ổ bi của Nhật Bản trong phạm vi 0,18. Trung bình hệ số biến thiên của 5 sản phẩm trong nghiên cứu của Lach là 0,121. Mặt khác, hệ số biến thiên của giá cả (tại các quốc gia nhập khẩu) trong nghiên cứu ‘từ giá đến thị trường’ của knetter là trong phạm vi 1,15. VI B.) Tần số, mức độ và chi phí của thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ Năm 2003, có 359 vụ kiện chống bán phá giá của Hoa Kỳ chưa trả hết thuế. Từ năm 1980 đến năm 1995, mỗi năm có thêm 21 vụ xếp vào danh sách này. 22 Từ năm 1995 đến năm 1999, trung bình mỗi năm có 26 cuộc điều tra chống bán phá mới của Hoa Kỳ được khởi xướng, và có khoảng 16 vụ xếp vào danh sách này. Theo một nghiên cứu của CBO, năm 1999, Hoa Kỳ xử lý 267 vụ kiện chống bán phá giá với mức thuế trung bình là 47,6%. Khoảng thời gian trung bình của một vụ kiện chống bán phá giá sau khi Hoa Kỳ thông qua vòng đàm phán Uruguay 1995 là 8 năm. 23 Một số biện chứng cho luật chống bán phá giá là sự bảo hộ động vật nước ngoài, và việc tận dụng các thời điểm thuế tối ưu giữa chúng. Tuy nhiên nhiều nhà quan sát vẫn bị thuyết phục rằng các mức thuế này chỉ nên xem như là sự bảo hộ nhập khẩu đơn giản. 24 . Năm 1990, một số nghiên cứu của Gallaway, Blonigen va Flynn đã chỉ ra rằng thuế chống bán phá giá hay thuế chống trợ cấp của Hoa Kỳ đánh vào các sản phẩm nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ khoảng 24,2 tỉ Đô la, và tiêu tốn một khoản chi phí xã hội của nước này là khoảng 3,95 tỉ Đô la 25 [Gallaway, Blonigen và Flynn, 1999]. Nếu các mức thuế chống bán phá giá bằng một nửa số thuế này và bằng trung bình các mức thuế chống 22 Tất cả các số liệu này lấy từ dữ liệu của NBER về các loại thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ do Bruce Blonigen và những người cộng tác với ông thu thập. 23 Trong bảng 2 của nghiên cứu của CBO, nếu trung bình mỗi năm có 16,4 vụ kiện chống bán phá giá mới được giải quyết, và nếu mỗi vụ kéo dài trung bình là 8,2 năm (theo nghiên cứu của CBO là trung bình khoảng thời gian của các đơn kiện tại vòng đàm phán Uruguay) thì trong thực tế chỉ có khoảng một nửa số vụ kiện vẫn còn đang tiếp tục. (134, đúng hơn là 267) Rõ ràng là các vụ kiện chống bán phá giá trước đây kéo dài hơn các vụ kiện hiện nay. 24 Mặc dù có khả năng bóc lột, nhưng nhiều nhà quan sát có sự nghi ngờ về tần số của nó, chẳng hạn như Kobayashi (sắp đến). Và thậm chí sự bóc lột nước ngoài là một mối đe dọa nghiêm trọng thì các nguyên tắc như luật chống bán phá giá có thể là phương pháp rất tốn kém để chống lại nó, vì thuế có thể đánh trong cả những trường hợp không có sự bóc lột. Lý luận về thuế tối ưu là một quốc gia lớn như Hoa Kỳ nên tận dụng lợi thế về sức mạnh mà họ có trong việc mua các sản phẩm nhập khẩu. Ngược lại, rất khó hiểu là các nguyên tắc chống bán phá giá là một phương pháp dễ hiểu về việc khai thác khả năng này. 25 Các nghiên cứu như của Galloway, Blonigen và Flynn đã chỉ ra rằng các doanh nghiệp Hoa Kỳ đã thu được lợi ích từ sự bảo hộ nhập khẩu. Tuy nhiên, nhìn chung các nghiên cứu này cho thấy người tiêu dùng Mỹ bị mất nhiều hơn là được.
  • 20. trợ cấp thì thuế chống bán phá giá đánh vào các sản phẩm nhập khẩu vào Hoa Kỳ là khoảng 12 tỉ Đô la với mức chi phí xã hội gần 2 tỉ Đô la.26 VI C.) Chi phí của zeroing VI C i.) Giới hạn chi phí thấp hơn của zeroing đối với Hoa Kỳ. Như đã nói ở trên, nghiên cứu của Lach được trích dẫn ở trên dường như là để lập một giới hạn thấp hơn cho độ phân tán giá cả tại thị trường Hoa Kỳ đối với những sản phẩm trong các vụ kiện chống bán phá giá. Nếu giá của các sản phẩm nhập khẩu của Hoa Kỳ chịu thuế chống bán phá giá bị phân tán như trong nghiên cứu của Lach – với hệ số biến thiên bằng 0,121, và nếu các quan sát giá tại thị trường Hoa Kỳ của các sản phẩm này được phân tán đồng đều thì việc sử dụng zeroing có thể chiếm khoảng 2,5% trong tổng số 47,6% trung bình thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ. Nếu Gallaway, Blonigen và Flynn ước lượng đúng chi phí của các nguyên tắc chống bán phá giá của Hoa Kỳ thì 2,5% này có thể lên tới 105 triệu Đô la trong số chi phí xã hội hàng năm của Hoa Kỳ. Mặt khác, nếu giá của các sản phẩm nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ bị đánh thuế chống bán phá có hệ số biến thiên bằng 0,121 như trong nghiên cứu của Lach, nhưng các giá nhập khẩu được phân bổ bình thường thì việc sử dụng zeroing có thể chỉ chiếm khoảng 0,7% số thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ với một chi phí nhỏ hơn nhiều – khoảng 30 triệu Đô la /năm.27 VI C ii.) Chi phí khi có sử dụng zeroing có thể lớn hơn đối với Hoa Kỳ. Đơn kiện của các nhà sản xuất dụng cụ máy móc của Nhật Bản chỉ là những ước lượng về độ phân tán giá nhập khẩu của Hoa Kỳ mà bị phân tán thực sự từ chuỗi giá cả cho trước. Hiểu theo cách thông thường, nó có thể chính xác nhất của ba ước lượng. Độ phân tán giá cả trong trường hợp của các nhà sản xuất dụng cụ của Nhật Bản – mà trong giả định ở trên thì độ phân tán các giá nhập khẩu là đồng nhất – có hệ số biến thiên là 26 Thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ cao hơn nhiều so với thuế đối kháng của nước này. Vì thế, tôi cho rằng rất có khả năng thuế chống bán phá giá cao hơn nhiều so với một nửa con số được trích dẫn trong nghiên cứu của Gallaway, Blonigen và Flynn. Tuy nhiên dữ liệu tổng hợp khối lượng các sản phẩm nhập khẩu bị đánh thuế chống bán phá giá không dễ dàng xác định được. 27 Các quan sát phân bổ bình thường tập trung ngay xung quanh mức trung bình hơn là trường hợp phân bổ đồng đều với cùng mức trung bình và độ lệch chuẩn. Và độ phân tán xung quanh mức trung bình lớn hơn ám chỉ tác động của zeroing lớn hơn.
  • 21. 0,18. Kết quả này lớn hơn ước lượng trong nghiên cứu của Lach, tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, thì lại nhỏ hơn nhiều so với ước lượng qua các quốc gia trong nghiên cứu ‘từ giá cả đến thị trường’. Hệ số biến thiên trong vụ kiện ổ bi ở trên – bằng 0,18 – chỉ ra rằng zeroing có thể chiếm khoảng 3,7% trong mức trung bình thuế phá giá của Hoa Kỳ là 47,6%. Nếu kết quả này chính xác thì trong vụ kiện này, chi phí xã hội hàng năm của zeroing đối với Hoa Kỳ có thể cao hơn 150 triệu Đô la/năm. Và tất nhiên, nếu độ phân tán các giá nhập khẩu bằng với mức trong nghiên cứu ‘từ giá cả đến thị trường’ thì chi phí của zeroing có thể cao hơn nhiều. Tham khảo Blonigen, Bruce, và Haynes, Stephen, “Antidumping Investigations and the Pass- Through of Antidumping Duties and Exchange Rates”, American Economic Review, Volume 92, No. 4, September, 2002, pp. 1044-1061. Blonigen, Bruce, and Park, Jee-Hyeong, “Dynamic Pricing in the Presence of Antidumping Policy: Theory and Evidence” American Economic Review, Vol. 94, No. 1, March, 2004, pp.134-154. Business Alert-U.S., “Democrats Urge Administration to Take Measures to Reduce Trade Deficit”, Issue 05 March 1, 2007. Gagnon, Joseph, and Knetter, Michael, “Markup Adjustment and Exchange Rate Fluctuations: Evidence from Panel Data on Automobile Exports”, NBER Working Paper No. 4123, July, 1992. Kobayashi, Bruce, “George Mason University Law and Economics Research Paper, 08-41", forthcoming in Antitrust Law and Economics, Edward Elgar Publishing, Keith Hylton, ed. Knetter, Michael, “Price Discrimination by U.S. and German Exporters”, American Economic Review, Vol. 79, No. 1, March, 1989, pp. 198-210. Knetter, Michael, “International Comparisons of Pricing-to-Market Behavior”, American Economic Review, Vol. 83, No. 3, June, 1993, pp. 473-486.
  • 22. Lach, Saul, “Evidence and Persistence of Price Dispersion: An Empirical Analysis”. NBER Working Paper, No. 8737, January, 2002. Staiger, Robert, and Wolak, Frank, “Measuring Industry-Specific Protection: Antidumping in the United States”, Brookings Papers on Economic Activity, Microeconomics, 1004, pp. 51-118. Tirole, Jean, The Theory of Industrial Organization, The MIT Press, Cambridge, Massachusetts, 1989. United States Department of Commerce Antidumping Manual, 1998. Varian, Hal, “A Model of Sales”, American Economic Review, Vol. 70, 1980, pp. 651- 659. WTO.org (World Trade Organization Web Site), for Disputes DS322 (U.S./Japan, Ball Bearings), DS344 (U.S./Mexico, stainless Steel) Biểu đồ 1: Giá trung bình có sử dụng zeroing tại Hoa Kỳ [U(FZ)] như là một hàm số của giá trung bình không có sử dụng zeroing tại Hoa Kỳ [U(F)] với độ phân tán đồng đều của các quan sát giá tại thị trường Hoa Kỳ trong phạm vi 1
  • 23. Biểu đồ 2: Thuế chống bán phá giá có sử dụng zeroing [AD(zeroing)] như là một hàm số của thuế chống bán phá giá không sử dụng zeroing [AD(no zeroing)] với độ phân tán đồng đều của các quan sát giá tại thị trường Hoa Kỳ trong phạm vi 1 [AD = 0,2 tức là thuế chống bán phá giá là 20%] Biểu đồ A Hàm số tương quan xác suất của các quan sát giá tại thị trường Hoa Kỳ (Giá thông thường = 1.)
  • 24. Biểu đồ B Hàm số tương quan xác suất của các quan sát giá tại thị trường Hoa Kỳ (Giá thông thường = µH) Biểu đồ 3
  • 25. Biểu đồ 4: Thuế chống bán phá giá có sử dụng zeroing của Hoa Kỳ đối với 22 loại ổ bi của Nhật Bản như là một hàm số của thuế chống bán phá giá của các sản phẩm này mà không sử dụng zeroing