SlideShare a Scribd company logo
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
KIỀU THỊ HUYỀN
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ
TRƢỜNG SA CỦA VIỆT NAM TẠI CÁC CƠ QUAN TÀI
PHÁN QUỐC TẾ
Chuyên ngành: Luật quốc tế
Mã số: 60 38 01 07
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN BÁ DIẾN
2
HÀ NỘI - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ
công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm
bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các
môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của
Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi
có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƢỜI CAM ĐOAN
Kiều Thị Huyền
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, hình
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH TRANH CHẤP VÀ GIẢI
QUYẾT TRANH CHẤP CHỦ QUYỀN QUẦN ĐẢO HOÀNG SA,
TRƢỜNG SA CỦA VIỆT NAM..................................................................7
1.1. Tổng quan vị trí địa chiến lƣợc và tầm quan trọng của giải quyết tranh
chấp chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa của Việt Nam................7
1.1.1. Vị trí địa chiến lƣợc của quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa...........................7
1.1.2. Tầm quan trọng của việc giải quyết tranh chấp chủ quyền quần đảo
Hoàng Sa và Trƣờng Sa ................................................................................12
1.2. Tình hình tranh chấp và giải quyết tranh chấp chủ quyền quần
đảo Hoàng Sa, Trƣờng Sa của Việt Nam ..................................................14
1.2.1. Hiện trạng tranh chấp chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa, Trƣờng Sa
của Việt Nam.................................................................................................14
1.2.2. Hiện trạng giải quyết tranh chấp chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa......19
1.2.3. Cơ sở pháp lý giải quyết tranh chấp chủ quyền quốc gia đối với biển đảo.........21
Chƣơng 2: CÁC CƠ QUAN TÀI PHÁN QUỐC TẾ VÀ VẤN ĐỀ GIẢI
QUYẾT TRANH CHẤP CHỦ QUYỀN QUẦN ĐẢO HOÀNG SA,
TRƢỜNG SA CỦA VIỆT NAM................................................................27
2.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại các cơ quan tài phán quốc tế............27
2.1.1. Khái niệm, phân loại, đặc điểm, vai trò của cơ quan tài phán quốc tế..........27
2.1.2. Phân loại các cơ quan tài phán quốc tế .........................................................28
2.1.3. Đặc điểm, vai trò của cơ quan tài phán quốc tế ............................................29
2.2. Các cơ quan tài phán quốc tế trong giải quyết tranh chấp chủ
quyền biển, đảo và vấn đề áp dụng cho tranh chấp chủ quyền quần
đảo Hoàng Sa, Trƣờng Sa của Việt Nam ..................................................31
2.2.1. Tòa án Công lý quốc tế và tranh chấp chủ quyền quần đảo Hoàng Sa,
Trƣờng Sa của Việt Nam...............................................................................32
2.2.2. Tòa án quốc tế về Luật biển và tranh chấp chủ quyền quần đảo Hoàng
Sa, Trƣờng Sa................................................................................................48
2.2.3. Tòa trọng tài theo Phụ lục VII Công ƣớc Luật biển 1982 và tranh chấp
chủ quyền quần đảo Hoàng Sa, Trƣờng Sa...................................................71
2.2.4. Tòa trọng tài theo Phụ lục VIII Công ƣớc Luật biển 1982 và tranh chấp
chủ quyền quần đảo Hoàng Sa, Trƣờng Sa...................................................77
2.2.5. Giải quyết tranh chấp chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa của
Việt Nam tại tòa Trọng tài thƣờng trực Lahay..............................................81
Chƣơng 3: GIẢI PHÁP CHO VIỆT NAM TRONG GIẢI QUYẾT TRANH
CHẤP CHỦ QUYỀN QUẦN ĐẢO HOÀNG SA, TRƢỜNG SA
TẠI CÁC CƠ QUAN TÀI PHÁN QUỐC TẾ ..........................................93
3.1. Giải pháp trong vấn đề lựa chọn cơ quan tài phán quốc tế giải
quyết tranh chấp chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa............93
3.2. Giải pháp sử dụng hiệu quả các cơ quan tài phán quốc tế nhằm
đấu tranh bảo vệ chủ quyền quần đảo Hoàng Sa, Trƣờng Sa ................93
3.2.1. Vấn đề về thẩm quyền...................................................................................93
3.2.2. Vấn đề xác định, lựa chọn đối tƣợng tranh chấp và mục tiêu giải quyết
tranh chấp ......................................................................................................94
3.2.3. Vấn đề tham gia vào thủ tục tố tụng tại các cơ quan tài phán quốc tế..........95
3.2.4. Vấn đề nâng cao khả năng và nội lực của Việt Nam trong sử dụng các
cơ quan tài phán quốc tế giải quyết tranh chấp.............................................98
KẾT LUẬN............................................................................................................100
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................101
DANH MỤC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ICJ : Tòa án Công lý quốc tế
IMO : Tổ chức hàng hải quốc tế
ITLOS : Tòa án quốc tế về Luật biển
PCA : Tòa trọng tài thƣờng trực quốc tế LaHaye
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH
Số hiệu Tên bảng, hình Số trang
Bảng 2.1. Bảng thống kê tổng số vụ tranh chấp về biển, đảo giải
quyết tại ICJ tính đến tháng 5/2014 ....................................................44
Bảng 2.2. Bảng thống kê số lƣợng vụ việc theo tiêu chí loại vụ việc
và thẩm quyền của ITLOS tính đến tháng 5/2014 ..............................68
Hình 1.1. Quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa của Việt Nam ................................8
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quần đảo Trƣờng Sa và Hoàng Sa nói chung cũng nhƣ Biển Đông là một
điểm nóng về tranh chấp trong vấn đề chủ quyền biển, đảo. Quần đảo Hoàng Sa
của Việt Nam là đối tƣợng tranh chấp của Trung Quốc, Đài Loan, trong khi Quần
đảo Trƣờng Sa của Việt Nam lại là đối tƣợng tranh chấp đa phƣơng của Trung
Quốc, Philippines, Malaysia, Brunei và một thực thể quốc tế đặc biệt – Đài Loan.
Nguyên nhân dẫn đến các tranh chấp này là do sự cùng tiến của hai quá trình phát
triển luật quốc tế với các quy định cụ thể nhằm tối đa hóa chủ quyền của quốc gia
ven biển, và sự tăng cƣờng ý thức tiến ra biển, làm chủ biển của các quốc gia
trƣớc hàng loạt thách thức về phát triển kinh tế cũng nhƣ sức ép dân số, vấn đề
chính trị nội bộ,... Tuy nhiên, một trong những nguyên nhân chủ chốt khiến tình
hình Biển Đông ngày càng dậy sóng, leo thang căng thẳng và nguy cơ xung đột
trong những năm gần đây là việc thể hiện tham vọng mở rộng lãnh thổ biển bất
chấp pháp luật quốc tế của Trung Quốc và hàng loạt hành động trên mọi mặt trận
kinh tế, chính trị, ngoại giao, quân sự, văn hóa của quốc gia này để hiện thực hóa
yêu sách ngông cuồng – bá chủ Biển Đông, xoay trục cán cân quyền lực vùng
nhằm giảm bớt đáng kể tầm ảnh hƣởng của Mỹ và các nƣớc đồng minh tại Biển
Đông và Châu Á Thái Bình Dƣơng, đồng thời với đó là quá trình củng cố không
ngừng sức mạnh, vị thế duy nhất và hoàn toàn của Trung Quốc ở Biển Đông trƣớc
Mỹ và các cƣờng quốc trong, ngoài khu vực.
Tranh chấp về chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa giữa Việt
Nam và các nƣớc, đặc biệt và chủ yếu là với Trung Quốc đã kéo dài nhiều năm,
nhƣng trở nên căng thẳng trên mọi trận tuyến từ ngoại giao chính trị đến quân sự,
pháp luật trong bối cảnh hiện nay. Trong khi Việt Nam và một số quốc gia liên quan
luôn giữ vững quan điểm giải quyết mọi vấn đề trên cơ sở pháp luật quốc tế và hòa
bình thì Trung Quốc lại có một loạt những hành động chứng tỏ sự đi ngƣợc với các
cam kết quốc tế, với quan điểm chung của cộng đồng quốc tế và các quốc gia trong
2
khu vực, vi phạm nghiêm trọng tới sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Hàng loạt
các động thái của quốc gia này đang làm tách rời một bộ phận lãnh thổ hợp pháp
của Việt Nam một cách vô căn cứ, cụ thể nhƣ: dùng vũ lực chiếm giữ quần đảo
Hoàng Sa (năm 1956, 1974); tập trận trên khu vực quần đảo Trƣờng Sa; chống lại
việc thực hiện quyền chủ quyền và quyền tài phán một cách hợp pháp của tàu
thuyền Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa; thành lập khu vực
hành chính cùng các hoạt động quân sự ở nơi gọi là “thành phố Tam Sa”; hay gần
đây nhất là hạ đặt trái phép giàn khoan HD-981 trong vùng biển thuộc quyền chủ
quyền, quyền tài phán của Việt Nam;… Điều quan trọng là Trung Quốc vẫn bất
chấp pháp luật quốc tế và các cam kết quốc tế để duy trì hành động xâm chiếm bất
hợp pháp đối với lãnh thổ Việt Nam, từ chối mọi sự can thiệp của quốc tế, yêu cầu
không đa phƣơng hóa việc giải quyết tranh chấp ở quần đảo Hoàng Sa, Trƣờng Sa
nói riêng và toàn Biển Đông nói chung. Vậy nên, vấn đề và cũng là một câu hỏi lớn
cần giải quyết là “cơ chế nào hay con đƣờng nào để khẳng định chủ quyền chính
đáng và hợp pháp của Việt Nam đối với Trƣờng Sa và Hoàng Sa?”
Nhận thức đƣợc tính cấp thiết của vấn đề chủ quyền Việt Nam đối với hai
quần đảo Hoàng Sa, Trƣờng Sa dƣới góc độ bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ tổ quốc, Học
viên đã chọn đề tài “Giải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của
Việt Nam tại các cơ quan tài phán quốc tế” làm Luận án Thạc Sĩ Luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Từ trƣớc đến nay, vấn đề chủ quyền lãnh thổ nói chung và chủ quyền biển
đảo nói riêng luôn là phạm vi nghiên cứu đạt đƣợc bề dày của sự khai thác về mặt
khoa học pháp lý cũng nhƣ các khoa học chuyên ngành khác. Đã có rất nhiều cuốn
sách chuyên khảo, các công trình nghiên cứu khoa học của các chuyên gia, nhà
khoa học nổi tiếng, có vị thế trong ngành luật quốc tế trong nƣớc và nƣớc ngoài viết
về các vấn đề khác nhau về chủ quyền Việt Nam đối với Trƣờng Sa và Hoàng Sa. Có
thể kể ra đây một số những cuốn sách và các bài viết nhƣ: “Chính sách, pháp luật
biển của Việt Nam và chiến lƣợc phát triển bền vững” (PGS.TS.Nguyễn Bá Diến chủ
biên, NXB Tƣ pháp năm 2006); “Tòa án Công lý quốc tế ” (Nguyễn Hồng Thao,
3
NXB Chính trị quốc gia năm 2000); “Quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa: lãnh thổ
Việt Nam” (Bộ ngoại giao Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, 1984); “Thềm lục địa
trong pháp luật quốc tế” (PGS.TS. Nguyễn Bá Diến, ThS. Nguyễn Hùng cƣờng,
xuất bản năm 2012); “Hợp tác khai thác chung trong luật biển quốc tế, những vấn
đề lý luận và thực tiễn” (PGS.TS.Nguyễn Bá Diến chủ biên, NXB Tƣ pháp năm
2009); “Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa” (Monique-Cheillier
Gendreau, NXB Chính trị quốc gia năm 2008); “Các quần đảo và việc hoạch định
không gian Biển Đông” (Jon M.Vandyke-Trƣờng Luật William S.Richardson, Đại
học tổng hợp Hawaii và Dale L.Bennett),... Bên cạnh đó là các bài viết trên các tạp
chí, trong các cuộc hội thảo nhƣ: “Những vấn đề về chủ quyền lãnh thổ giữa Việt
Nam và các nƣớc láng giềng” (Lê Minh Nghĩa, Tài liệu hội thảo về phát triển khu
vực Châu Á Thái Bình dƣơng và tranh chấp trên biển Đông); “Vấn đề phân định
biển trong Luật biển quốc tế hiện đại” (PGS.TS. Nguyễn Bá Diến, Tạp chí Khoa
học ĐHQGHN, Kinh tế - Luật, số 1/2007); “Cơ chế giải quyết tranh chấp trên biển
theo Công ƣớc luật biển 1982” (PGS.TS. Nguyễn Bá Diến, Tạp chí Khoa học
Trƣờng ĐHQGHN); “Trung Quốc và tình hình trên khu vực Biển Đông” (Nguyễn
Hồng Thao, Tập san Biên giới lãnh thổ số 14/2004), “Pháp luật quốc tế và việc vạch
biên giới giữa Việt Nam với các quốc gia láng giềng” (ThS. Huỳnh Minh Chính,
Tập san biên giới và lãnh thổ số 14/2003),...
Đề tài luận văn của Học viên tiếp tục nghiên cứu những vấn đề nhằm khẳng
định chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa
tuy nhiên theo cách tiếp cận và góc độ khai thác mới. Các công trình nghiên cứu
khoa học vấn đề chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông và đặc biệt với hai quần đảo
Hoàng Sa và Trƣờng Sa đã tiếp cận ở góc độ khai thác những căn cứ pháp lý khẳng
định chủ quyền biển đảo, hoặc cơ chế giải quyết tranh chấp tại một thiết chế tài
phán nhất định (trọng tài hoặc tòa án) hoặc các biện pháp hòa bình giải quyết tranh
chấp nói chung. Phạm vi luận văn này sẽ nghiên cứu dƣới góc độ luật so sánh các
thiết chế tài phán điển hình trong tranh chấp chủ quyền biển, đảo nhƣ Tòa án Công
lý quốc tế, Tòa án quốc tế về Luật biển, Tòa trọng tài Phụ lục VII Công ƣớc Luật
4
biển 1982, Tòa trọng tài Phụ lục VIII Công ƣớc Luật biển 1982, Tòa trọng tài
thƣờng trực quốc tế LaHaye qua đó đƣa ra những đánh giá sát thực về triển vọng
giải quyết tranh chấp chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa, Trƣờng Sa của Việt Nam.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của Luận văn
Với phạm vi đề tài là “Giải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường
Sa của Việt Nam tại các cơ quan tài phán quốc tế”, bài luận văn đi vào nghiên cứu,
phân tích, đánh giá tình hình tranh chấp trên hai quần đảo Trƣờng Sa và Hoàng Sa;
nghiên cứu, phân tích, đánh giá dƣới góc độ luật so sánh các thiết chế tài phán quốc
tế có thẩm quyền trong việc giải quyết tranh chấp đối với hai quần đảo để từ đó đƣa
ra các lựa chọn tối ƣu cho Việt Nam nhằm bảo vệ vững chắc chủ quyền, sự toàn vẹn
lãnh thổ quốc gia; tiến gần nhất tới một giải pháp chung mà Trung Quốc thực hiện
nghĩa vụ hợp tác quốc tế, thực hiện cam kết quốc tế, tôn trọng pháp luật quốc tế.
Trên cơ sở mục tiêu tổng quát trên, Đề tài đi vào giải quyết các vấn đề cụ
thể về: i) phân tích thực trạng các tranh chấp của Việt Nam với các nƣớc tại khu
vực quần đảo Trƣờng Sa và Hoàng Sa để hiểu đƣợc phạm vi và căn cứ pháp lý
của yêu sách của các bên; ii) tìm hiểu, phân tích các cơ quan tài phán quốc tế chủ
yếu có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và
Trƣờng Sa; iii) từ những phân tích trên, đƣa ra giải pháp giải quyết tranh chấp
hiệu quả nhất cho Việt Nam với các nƣớc tại hai quần đảo này, đặc biệt là trong
cuộc đối đầu hết sức khó khăn với “ngƣời khổng lồ phƣơng Bắc” - Trung Quốc
nhằm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.
4. Tính mới của đề tài
Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo
Trƣờng Sa và Hoàng Sa không phải là đề tài mới. Qua khảo sát thực tiễn của học
viên, có khá nhiều sách, bài báo, chuyên đề nghiên cứu khoa học cũng nhƣ khóa
luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ đã nghiên cứu các vấn đề liên quan đến đề tài này.
Tuy nhiên, mỗi bài viết có cách tiếp cận và khai thác các khía cạnh khác nhau của
vấn đề chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa.
Trên cơ sở tiếp thu những tri thức chung về khoa học pháp lý cũng nhƣ kế
5
thừa một cách hợp lý những giá trị các công trình nghiên cứu khoa học trƣớc về đề
tài chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa, bài luận văn
xây dựng và khai thác một khía cạnh riêng với phạm vi đã đƣợc xác định là “Giải
quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa của Việt Nam tại các cơ quan tài
phán quốc tế”. Trong đó, tính mới và sự đóng góp của Luận văn thể hiện ở chỗ:
- Luận văn tiếp cận nghiên cứu một cách tổng thể về lịch sử hình thành, cơ
cấu tổ chức, thẩm quyền, quy trình thủ tục của các cơ quan tài phán quốc tế dƣới
góc độ luật so sánh để có đƣợc những đánh giá thực tiễn và giá trị đối với mỗi cơ
chế, từ đó rút ra đánh giá, kết luận về các triển vọng áp dụng hiệu quả nhất cho
tranh chấp chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa.
- Đề xuất các giải pháp cụ thể cho Việt Nam trong giải quyết tranh chấp chủ
quyền quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa tại các cơ quan tài phán quốc tế.
- Dƣới góc độ là một công trình nghiên cứu khoa học, đề tài góp phần làm
sáng tỏ hơn các căn cứ pháp lý trong việc bảo vệ chủ quyền Việt Nam đối với
Trƣờng Sa, Hoàng Sa nói riêng và sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam nói chung.
- Luận văn tiếp tục góp phần vào việc khẳng định vững chắc chủ quyền Việt
Nam không thể tách rời đối với lãnh thổ quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa, đồng
thời đi vào con đƣờng thực tiễn để tìm giải pháp hợp lý cho cuộc đấu tranh bảo vệ
chủ quyền này trên cơ sở quy định của pháp luật quốc tế và vị thế của Việt Nam.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
Để nghiên cứu thực hiện đề tài đã chọn, trong bài Luận văn sử dụng rất nhiều
phƣơng pháp nghiên cứu khoa học nhƣ: dựa trên phƣơng pháp luận của triết học
Mác - Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đặc
biệt, luận án đƣợc thực hiện trên cơ sở vận dụng những quan điểm cơ bản của Đảng
Cộng sản Việt Nam và Nhà nƣớc ta, giữ vững lập trƣờng chính trị và đƣờng lối
ngoại giao với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới với chủ trƣơng hòa bình,
hợp tác cùng phát triển, tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
Luận văn sử dụng phƣơng pháp so sánh luật học, tiếp cận dƣới góc độ luật so
sánh để làm sáng tỏ vấn đề. Ngoài ra, còn dựa trên sự kết hợp giữa phƣơng pháp
6
nghiên cứu từ cái chung đến cái riêng, phƣơng pháp phân tích và tổng hợp, phƣơng
pháp logic và lịch sử, phân tích, đánh giá, diễn giải, dự báo,...
Bên cạnh đó, Luận văn cũng kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn trong
quá trình nghiên cứu và giải quyết những vấn đề mà đề tài đặt ra.
6. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, bài luận văn
đƣợc bố trí kết cấu thành ba phần nhƣ sau:
Chương 1. Tổng quan về tình hình tranh chấp và giải quyết tranh chấp chủ
quyền quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa của Việt Nam.
Chương 2. Các cơ quan tài phán quốc tế và vấn đề giải quyết tranh chấp chủ
quyền quần đảo Hoàng Sa, Trƣờng Sa của Việt Nam.
Chương 3. Giải pháp cho Việt Nam trong giải quyết tranh chấp chủ quyền
quần đảo Hoàng Sa, Trƣờng Sa tại các cơ quan tài phán quốc tế.
7
Chƣơng 1
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH TRANH CHẤP
VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CHỦ QUYỀN QUẦN ĐẢO HOÀNG SA,
TRƢỜNG SA CỦA VIỆT NAM
1.1. Tổng quan vị trí địa chiến lƣợc và tầm quan trọng của giải quyết
tranh chấp chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa của Việt Nam
1.1.1. Vị trí địa chiến lược của quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Quần đảo Hoàng Sa[55] nằm rải rác trong một phạm vi khoảng 15.000 km2
,
với tổng diện tích khoảng 10km2
, trong khoảng vĩ độ 15o
45’ Bắc đến 17o
05’ Bắc, từ
kinh độ 111o
Đông đến 113o
Đông, xung quanh là độ sâu hơn 1000m, song giữa các
đảo có độ sâu thƣờng dƣới 100m. Quần đảo Hoàng Sa năm ngang bờ biển các tỉnh
Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam và một phần Quảng Ngãi. Trong khoảng 30 đảo,
đá, bãi, cồn, hòn trên, hiện có 23 đã đƣợc đặt tên, gồm 15 đảo, 3 bãi, 3 đá, 1 cồn, 1
hòn. Các đảo chính gồm hai nhóm: Nhóm Lƣỡi Liềm (Crescent group) ở Tây Nam;
Nhóm An Vĩnh ở (Amphitrite group) ở Đông Bắc. Ngoài ra, có một số đảo và các rạn
san hô rời bên ngoài nằm về phía Tây tuyến đƣờng chính Hong Kong - Singapore.
Khoảng cách gần nhất từ đảo Triton của quần đảo Hoàng Sa đến Mũi Ba
Làng An (Cap Batangan:15 vĩ độ B, 108 độ 6’ kinh Đ), tức đất liền lục địa Việt
Nam là 135 hải lý, cách Cù Lao Ré 123 hải lý. Trong khi đó, cách đảo gần nhất tới
bờ đảo Hải Nam (Trung Quốc) tới 140 hải lý; cách lục địa đất liền Trung Quốc tối
thiểu là 235 hải lý.
Quần đảo Trƣờng Sa (ngƣời Pháp gọi là Archipel des ile Spratley, ngƣời
Anh và Mỹ gọi là Spratley Islands hay Spratlies; Trung Quốc gọi là Nansha (Nam
Sa) hay Nan Wei quần đảo; Philipines gọi là Kalayaan; Nhật gọi là Shinan Guto).
Quần đảo Trƣờng Sa nằm về phía Đông Nam Biển Đông, cách quần đảo Hoàng Sa
tính đến đảo gần nhất là khoảng 350 hải lý, đảo xa nhất là khoảng 500 hải lý, cách
Vũng Tàu 305 hải lý và cách Cam Ranh (Việt Nam) 250 hải lý, cách đảo Phú Quốc
8
240 hải lý, cách Bình Thuận (Phan Thiết) 270 hải lý. Quần đảo này nằm trên vùng
biển chiếm khoảng 160.000 km2
đến 180.000 km2
[55].
Hình 1.1. Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam
1.1.1.2. Tài nguyên vị thế địa chiến lược
Tài nguyên vị thế biển đƣợc hiểu là các lợi ích có đƣợc từ một khu vực, một
nơi ở biển hoặc ven biển, đƣợc đặt trong mối quan hệ không gian của khu vực đó.
Tài nguyên vị thế biển bao hàm cả các hợp phần tài nguyên sinh vật và phi sinh vật
có trong khu vực này, nhƣng chủ đạo là những lợi ích có đƣợc từ giá trị hình thể và
giá trị không gian của nó.
Tài nguyên vị thế dùng theo cách nói tiếng Việt trong nhiều văn bản quản
lý hiện nay có lẽ mang nội hàm rộng hơn tài nguyên không gian trong các tài liệu
nƣớc ngoài. Theo đó, tài nguyên vị thế bao gồm cả giá trị đƣa đến của không
gian trong mối quan hệ về vị trí địa lý của nó với các trung tâm, đầu mối kinh tế,
chính trị khu vực; quan hệ với các vành đai, hành lang kinh tế biển, ven biển,…
9
Tài nguyên vị thế có những nội hàm riêng mang tính bản chất, là yếu tố hình thể
và vị trí trong không gian [16].
Giá trị của một đối tƣợng đƣợc xem xét là có tài nguyên vị thế, sẽ đƣợc đánh
giá theo ba tiêu chí về giá trị vị thế địa tự nhiên (là giá trị và lợi ích có đƣợc từ vị trí
không gian; tổng thể các yếu tố hình thể và cấu trúc không gian của một khu vực
nào đó và tính ổn định của các quá trình tự nhiên và khả năng ít chịu tác động của
thiên tai tại đó); giá trị vị thế địa kinh tế (là các giá trị và lợi ích có đƣợc từ các đặc
điểm địa lý ảnh hƣởng đến quá trình phát triển kinh tế một vùng, một quốc gia,
thậm chí một khu vực. Giá trị địa kinh tế gắn với vai trò đầu mối trong tổ chức lãnh
thổ, từ giao lƣu và quan hệ kinh tế đến sức hút và không gian ảnh hƣởng) và giá trị
vị thế địa chính trị (là lợi ích kết hợp giữa lợi thế địa lý tự nhiên và nhân văn với
một bối cảnh chính trị, kinh tế quốc tế nhất định).
Trong tài nguyên vị thế, yếu tố địa chính trị có ý nghĩa chiến lƣợc hết sức
quan trọng đối với vận mệnh đất nƣớc. Sự thịnh suy của một quốc gia phụ thuộc
rất nhiều và khả năng khai thác và vận dụng tài nguyên địa chính trị. Nhiều quốc
gia coi tài nguyên vị thế là tiềm năng lớn nhất để phát triển kinh tế dịch vụ và du
lịch, và phát triển mạnh nhờ nguồn tài nguyên này. Singapore là một ví dụ điển
hình nhƣ vậy. Từ một vùng nghèo tách ra khỏi Malaysia vào những năm 1960,
quốc gia này đã vƣơn lên nhờ biết tận dụng vị thế của đảo nằm sát eo Malacca,
đƣợc coi là cửa ngõ thông với Ấn Độ Dƣơng và Thái Bình Dƣơng để phát triển
các ngành kinh tế phù hợp.
Cũng nhƣ Biển Đông nói chung, quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa có vị trí
địa chiến lƣợc hết sức quan trọng.
Quần đảo Hoàng Sa chủ yếu là các cấu trúc địa chất bãi ngầm, bãi cạn, chỉ có
một số đảo nhỏ, không có cƣ dân sinh sống thƣờng xuyên, chỉ có ngƣời Việt Nam
ra khai thác theo mùa các tài nguyên nhƣ: phân chim, tổ yến, san hô, đánh cá trong
hàng thế kỷ. Nhƣng cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, sự phát triển của luật
quốc tế với các quy định mở rộng tối đa chủ quyền ra hƣớng biển của quốc gia ven
biển, thì các quốc gia có tiềm lực an ninh và tầm nhìn xa bắt đầu nhòm ngó quần
10
đảo này nhƣ một cơ sở khí tƣợng thủy văn, cơ sở hậu cần và là căn cứ quân sự chiến
lƣợc có khả năng khống chế Biển Đông, đƣờng giao thông trên biển và cả trên
không trong khu vực, một căn cứ để bành trƣớng chủ quyền lãnh thổ và các vùng
biển trên Biển Đông nhằm khai thác tài nguyên dầu lửa và khí đốt.
Quần đảo Trƣờng Sa án ngữ đƣờng hàng hải quốc tế nối liền Thái Bình
Dƣơng với Ấn Độ Dƣơng và Đại Tây Dƣơng, giữa Châu Âu với Châu Phi, Trung
Cận Đông với Trung Quốc, Nhật Bản với các nƣớc Đông Nam Á và Đông Bắc Á.
Đây là tuyến đƣờng huyết mạch có lƣu lƣợng tàu thuyền tấp nập vào hàng thứ hai
thế giới (chỉ sau Địa Trung Hải). Trung bình mỗi ngày có từ 250 đến 300 tàu thuyền
các loại đi qua Biển Đông, trong đó cs 15 đến 20% tàu lớn có trọng tải trên 30.000
tấn. Hiện nay, trên các đảo và bãi san hô đã có một số công trình kiên cố và nhà ở,
một số đảo đã có đèn biển, luồng vào và phao buộc tàu tạo thuận lợi cho tàu thuyền
tránh giông bão.
Trên thềm san hô quần đảo Trƣờng Sa có nhiều loại hải sản quý nhƣ: hải sâm,
rùa biển, cá ngừ, tôm hùm, rong biển và các lại ốc có giá trị dinh dƣỡng cao. Mặt
khác, với vị trí ở trung tâm Biển Đông, quần đảo Trƣờng Sa có thế mạnh về dịch vụ
hàng hải, nghề cá đối với tàu thuyền đi lại và đánh bắt hải sản trong khu vực. Trong
một vài thập kỷ tới, với tốc độ phát triển kinh tế cao của các nƣớc trong khu vực,
khối lƣợng hàng hóa vận chuyển qua Biển Đông tăng gấp 2, 3 lần hiện nay, khi đó
quần đảo Trừng Sa đóng vai trò to lớn trong thƣơng mại quốc tế. Đặc biệt ngay sau
khi xây dựng đƣợc kênh Kra ở Thái Lan, sẽ thu hút thêm một lƣợng tàu biển quốc tế
lớn đi qua đây, tạo cơ hội cho Việt Nam cùng chia sẻ thị phần vận tải quốc tế, khi
đó Trƣờng Sa trở thành chiếc cầu nối vô cùng quan trọng để phát triển thƣơng mại
quốc tế và mở rộng giao lƣu với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới.
Sự liên kết giữa các đảo, cụm đảo, tuyến đảo của quần đảo Trƣờng Sa tạo
thành lá chắn quan trọng phía trƣớc vùng biển và dải bờ biển Nam Trung Bộ cũng
nhƣ Nam Bộ, bảo vệ sƣờn Đông tổ quốc, tạo thành một hệ thống cứ điểm tiền tiêu để
ngăn chặn và đẩy lùi các hoạt động lấn chiếm tàu thuyền nƣớc ngoài. Vì thế, từ lâu,
quần đảo Trƣờng Sa luôn đƣợc các nhà khoa học, quân sự, chính trị đánh giá cao.
11
Ngoài ra, vị trí chiến lƣợc hai quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa có thể dùng
để thiết lập các căn cứ nhằm kiểm soát các tuyến hàng hải quan trọng qua lại Biển
Đông và dùng cho mục đích quân sự nhƣ đặt trạm ra đa, các trạm thông tin, xây
dựng các trạm dừng chân và tiếp nhiên liệu cho tàu bè... Các nhà chiến lƣợc phƣơng
Tây cho rằng quốc gia nào kiểm soát đƣợc quần đảo Trƣờng Sa sẽ khống chế đƣợc
cả Biển Đông.
Trung Quốc yêu sách chủ quyền toàn bộ quần đảo Trƣờng Sa với tham vọng
thực hiện bƣớc tiến tiếp theo cho mục tiêu “gắn mác” bá chủ thông qua nắm đƣợc
trục chính Biển Đông. Chiếm đƣợc quần đảo Trƣờng Sa, Trung Quốc có đƣợc sƣờn
bảo vệ trọng yếu của Việt Nam từ quần đảo Hoàng Sa vòng tới quần đảo Trƣờng Sa.
Khu vực này không chỉ chứa đựng tiềm năng lớn về tài nguyên thiên nhiên mà cả
tiềm năng quân sự, chính trị chiến lƣợc. Trung Quốc có thể áp dụng mô hình Hoàng
Sa, Trƣờng Sa để yêu sách các vùng biển rộng lớn hơn gấp nhiều lần mà “đƣờng
lƣỡi bò” chính là một trong những bƣớc tiến điển hình tiếp theo mà Trung Quốc
thực hiện từ trục tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Trƣờng Sa. Nếu nhìn vào
chiến lƣợc phòng thủ biển hai bƣớc (chiến lƣợc chuỗi đảo – Island Chains) hiện nay
của Trung Quốc, có thể dễ dàng nhận thấy quần đảo Hoàng Sa, Trƣờng Sa đều nằm
trọn trong “đƣờng lƣỡi bò” và đƣờng này đang kéo qua đảo Đài Loan, đảo Ryuku
của Nhật Bản để trở thành “vùng kiểm soát chiến lƣợc” của quốc gia Trung Quốc.
Quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa là các nền đá tảng để Trung Quốc thực
hiện các chiến lƣợc đại dƣơng sau này. Mục tiêu của Trung Quốc ở Biển Đông là
đạt đƣợc vị thế bá chủ duy nhất và hoàn toàn trƣớc Mỹ cũng nhƣ các quốc gia trong
khu vực. Biển Đông sẽ là nòng cốt và bƣớc đệm vững chắc để Trung Quốc thực
hiện “kiểm soát - phòng thủ - tấn công” ở Biển Đông, ngăn chặn ảnh hƣởng và sự
hậu thuẫn của Mỹ với Đài Loan (để đạt đƣợc mục tiêu hợp nhất lãnh thổ); nâng cao
không ngừng sức mạnh và khả năng tác chiến tinh nhuệ của PLA (Quân đội giải
phóng nhân dân Trung Quốc). Bằng lựa chọn đó, Trung Quốc sẽ đạt đƣợc tầm ảnh
hƣởng riêng biệt với Mỹ ở Tây Thái Bình Dƣơng. Yêu sách và hiện thực hóa yêu
sách chủ quyền hai quần đảo chính là trọng tâm của hiện thực hóa mục tiêu đầu tiên
của Trung Quốc để tiến tới mục tiêu tiếp theo.
12
Yêu sách chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa là quá trình Trung
Quốc đƣa vào thử nghiệm các chiến thuật, chiến lƣợc, phép thử trên tất cả các mặt
trận trƣớc các sức mạnh lớn ở Châu Á và thế giới, nhằm chứng tỏ “một ngƣời
khổng lồ” với sức mạnh đáng gờm và vị thế không ngừng đƣợc khẳng định. Nhờ
làm nhiễu động không gian sinh tồn Biển Đông của các quốc gia trong khu vực và
“động chạm” đến những “lợi ích không thể từ bỏ” của nhiều cƣờng quốc lớn, Trung
Quốc đã, trong phạm vi nhất định, “lái” con tàu Biển Đông rẽ sóng theo nhiều
hƣớng, cũng có khi xoay tròn và đổi vai theo kiểu Trung Quốc để phục vụ cho các
mục tiêu chiến lƣợc của mình.
Trung Quốc mong muốn chiếm quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa để góp
phần trọng tâm đảm bảo tránh sự lặp lại của các rủi ro đến từ nguy cơ các vùng biển
“mở”, có thể đẩy Trung Quốc vào “thời kỳ đen tối” nhƣ trong lịch sử những năm
sau chiến tranh thuốc phiện. Đồng thời với đó là những biến động khó lƣờng trong
cán cân quyền lực khu vực đã đẩy Trung Quốc đi tới áp dụng các chiến lƣợc mang
tính chất quyết đoán hơn.
1.1.2. Tầm quan trọng của việc giải quyết tranh chấp chủ quyền quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa
Giải quyết tranh chấp là hoạt động làm hòa hợp các bất đồng, mâu thuẫn,
xung đột giữa các bên thông qua các biện pháp hòa bình đã đƣợc luật quốc tế ghi
nhận hoặc thừa nhận chung. Giải quyết tranh chấp nhằm mục đích đảm bảo hòa
bình, an ninh quốc gia, khu vực và quốc tế, đồng thời với đó là thúc đẩy quá trình
hợp tác giữa các chủ thể luật quốc tế, tạo cơ sở phát triển bền vững quan hệ quốc tế.
Riêng đối với lĩnh vực chủ quyền biển, đảo, tầm quan trọng của giải quyết tranh
chấp còn mang tính quyết định và thậm chí tác động trực tiếp đến vận mệnh toàn
vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia.
Tầm quan trọng của giải quyết tranh chấp chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và
Trƣờng Sa nói riêng đƣợc thể hiện ở các khía cạnh:
Thứ nhất, giải quyết tranh chấp chủ quyền quần đảo Hoàng Sa, Trƣờng Sa
chính là quá trình đấu tranh bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ tổ quốc, giữ vững
từng tấc đất mà ông cha ta đã hy sinh xƣơng máu để xây dựng và giữ gìn.
13
Thứ hai, trong bối cảnh các vùng lãnh thổ biển, đảo của Việt Nam đang
chồng lấn các yêu sách chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán, hoạt động
giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình sẽ giảm bớt, thu hẹp các
mâu thuẫn, xung đột đã, đang tồn tại, góp phần nhanh chóng ổn định vùng biên
giới/ranh giới biển, thúc đẩy thực thi chủ quyền quốc gia trên biển cũng nhƣ vị thế
làm chủ biển.
Thứ ba, tranh chấp quần đảo Trƣờng Sa và Hoàng Sa của Việt Nam càng gay
gắt, căng thẳng bao nhiêu thì vấn đề giải quyết tranh chấp sẽ càng mang tính cấp
thiết bấy nhiêu. Nếu tranh chấp chủ quyền hai quần đảo không đƣợc giải quyết,
không những căn nguyên của các cuộc dậy sóng ở Biển Đông không đƣợc giải
quyết mà rất nhiều những vấn đề chính trị nòng cốt liên quan đến cân bằng quyền
lực khu vực cũng không thể có đƣợc câu trả lời.
Thứ tư, tranh chấp chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa khiến
cho mối quan hệ chính trị - ngoại giao giữa Việt Nam và các bên có liên quan diễn
tiến hết sức phức tạp. Giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ là nền tảng thúc đẩy
ý chí, quyết tâm chính trị của các bên đi đến giải quyết các tranh chấp chủ quyền
khác và ngƣợc lại.
Thứ năm, hiện nay Trung Quốc khẳng định và bảo vệ cái gọi là “chủ quyền
không thể tranh cãi” đối với quần đảo Hoàng Sa. Trong khi đó, đối với quần đảo
Trƣờng Sa, Trung Quốc lại đƣa ra chủ trƣơng “gác tranh chấp cùng khai thác”, giải
quyết song phƣơng bằng thƣơng lƣợng, đàm phán trực tiếp giữa các bên liên quan,
không chấp nhận quốc tế hóa tranh chấp. Nhanh chóng chấp nhận và đạt đƣợc việc
áp dụng một giải pháp hòa bình chung để giải quyết tranh chấp sẽ tạo ra các triển
vọng mới cho vấn đề chủ quyền hai quần đảo, từ đó tạo cơ hội để Việt Nam khẳng
định chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa.
Thứ sáu, hoạt động giải quyết tranh chấp là quá trình Việt Nam cũng nhƣ các
bên hữu quan đƣợc tiếp cận và sử dụng các cơ chế, biện pháp hòa bình giải quyết
tranh chấp đƣợc thừa nhận chung bởi pháp luật quốc tế. Với những bế tắc trong tranh
chấp chủ quyền hai quần đảo hiện nay, trong khi giải pháp đàm phán, thƣơng lƣợng -
14
dù thể hiện tinh thần tôn trọng pháp luật quốc tế và quan hệ hữu nghị, hợp tác mang
tính truyền thống của ngƣời Đông Á - không tỏ ra hiệu quả thì việc nghiên cứu và sử
dụng giải pháp pháp lý mà trọng tâm là sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của các
thiết chế tài phán quốc tế sẽ đƣa đến tính hiệu quả hơn cho Việt Nam để đối đầu với
“ngƣời khổng lồ phƣơng Bắc” đầy tham vọng và ngông cuồng.
1.2. Tình hình tranh chấp và giải quyết tranh chấp chủ quyền quần đảo
Hoàng Sa, Trƣờng Sa của Việt Nam
1.2.1. Hiện trạng tranh chấp chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa, Trường
Sa của Việt Nam
1.2.1.1. Phân loại các tranh chấp có liên quan đến hai quần đảo Hoàng Sa,
Trường Sa
Tranh chấp chủ quyền biển, đảo nói chung đƣợc phân loại theo nhiều tiêu chí
khác nhau, ví dụ nhƣ các tiêu chí về nội dung tranh chấp, chủ thể tham gia tranh chấp,
loại hình tranh chấp,…Theo đó, dựa theo nội dung và đối tƣợng tranh chấp, các tranh
chấp về chủ quyền biển, đảo gồm: Tranh chấp về chủ quyền các đảo, đá, quần đảo,
vùng đảo (hay còn gọi là tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ); Tranh chấp về chủ quyền,
quyền chủ quyền và quyền tài phán trong các vùng biển chồng lần (còn đƣợc gọi là
tranh chấp về phân định biên giới/ranh giới biển); Tranh chấp về thực hiện quyền và
nghĩa vụ trong các vùng biển theo quy định của Công ƣớc Luật biển 1982.
Theo cách thức phân loại này, tranh chấp chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và
Trƣờng Sa của Việt Nam thuộc tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ. Tuy nhiên, liên
quan đến hai quần đảo này ở Biển Đông, còn cho thấy sự hiện diện của các tranh
chấp khác nhƣ:
(1) Tranh chấp liên quan đến yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc.
Đƣợc đƣa ra năm 1947 với 11 nét đứt đoạn, đến 1953, đƣờng yêu sách này bỏ qua
hai đoạn trong Vịnh Bắc Bộ để trở thành đƣờng 9 đoạn. Đầu năm 2012, Trung
Quốc tiếp tục khẳng định chủ quyền lịch sử với 80% diện thích Biển Đông bằng
đƣờng yêu sách 10 đoạn - diện tích mở rộng ra nhiều các đảo, đá và vùng biển của
các quốc gia trong khu vực, đồng thời, hƣớng mục tiêu qua đảo Đài Loan, đảo
15
Ryuku (Nhật Bản), khép đƣờng đi của chuỗi đảo đầu tiên trong chiến lƣợc chuỗi
đảo (Island Chains) mà quốc gia này đề ra. “Đƣờng lƣỡi bò” vừa là căn cứ để Trung
Quốc tái khẳng định yêu sách chủ quyền lịch sử với quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng
Sa; đồng thời đánh dấu bƣớc mở rộng yêu sách chủ quyền lãnh thổ của quốc gia này
đối với phần lớn không gian sinh tồn của các quốc gia khu vực Biển Đông.
(2) Tranh chấp liên quan đến chủ quyền lãnh thổ, trong đó, Trung Quốc yêu
sách toàn bộ chủ quyền hai quần đảo, các quốc gia yêu sách khác khẳng định chủ
quyền với một số vị trí đảo, đá đang chiếm đóng thực tế. Nhà nƣớc Việt Nam luôn
khẳng định nhất quán và thực tế đã xác lập hợp pháp chủ quyền với quần đảo
Hoàng Sa, Trƣờng Sa.
(3) Tranh chấp liên quan đến vùng biển thuộc quyền chủ quyền, quyền tài
phán của quốc gia ven biển, đặc biệt là các vùng thềm lục địa mở rộng. Trong số
các bên yêu sách chủ quyền quần đảo Trƣờng Sa của Việt Nam, các quốc gia nhƣ
Malaysia, Brunei và Philippines đều dựa vào thuyết dựa trên yếu tố kéo dài tự nhiên
của thềm lục địa mở rộng. Đối với quần đảo Trƣờng Sa, sự hiện diện của thềm lục
địa mở rộng ở khu vực này chỉ có thể dẫn đến vấn đề phân định vùng chồng lấn nếu
có nếu một số đảo của quần đảo Trƣờng Sa thỏa mãn Điều 121, khoản 3 Công ƣớc
Luật biển 1982.
(4) Tranh chấp liên quan đến xác định phạm vi hai quần đảo và quy chế
pháp lý các đảo, đá và vùng biển của đảo thuộc hai quần đảo. Liên quan đến loại
tranh chấp này, có một số vấn đề pháp lý và thực tiễn liên quan nhƣ sau:
i) Vấn đề phạm vi yêu sách của các bên: Trong khi Trung Quốc yêu sách
toàn bộ chủ quyền đối với hai quần đảo; Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền đối với
hai quần đảo; thì Philippines, Malayisa và Brunei lại thể hiện quan điểm về yêu
sách phạm vi là một số các đảo, đá, bãi ngầm ở quần đảo Trƣờng Sa.
ii) Vấn đề phạm vi địa lý của quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa: phạm vi địa
lý của quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa từ trong lịch sử đến nay đều chƣa có lời
giải chính xác. Số lƣợng các đảo, đá, bãi ngầm,… đƣợc thống kê với các số lƣợng
khác nhau, từ nhiều nguồn nghiên cứu. Các đặc điểm địa chất, địa mạo, địa lý vốn
16
là cơ sở khoa học quan trọng cho vấn đề khẳng định chủ quyền. Chính vì vậy, làm
sáng tỏ về mặt địa lý phạm vi hai quần đảo là điều cần thiết.
iii) Vấn đề phạm vi về mặt pháp lý của quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa:
phạm vi về mặt pháp lý của quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa là phạm vi đƣợc
xác định và hoạch định dựa trên các quy định pháp luật quốc tế, đặc biệt là Công
ƣớc Luật biển 1982. Đây cũng chính là quá trình xác định quy chế pháp lý rõ
ràng cho vùng đảo này để quốc gia sở hữu nó ghi nhận và thực hiện các quyền
nghĩa vụ tƣơng ứng.
1.2.1.2. Đặc điểm, tính chất của tranh chấp chủ quyền quần đảo Hoàng Sa
và Trường Sa
Là một tranh chấp điển hình trong khu vực tiềm ẩn nhiều nguy cơ xung đột
nhƣ Biển Đông, tranh chấp chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa của
Việt Nam mang những đặc điểm chung của tranh chấp khu vực này. Bên cạnh đó,
từ yếu tố đặc thù về vị thế địa chiến lƣợc, điều kiện tự nhiên, lịch sử và hiện trạng
yêu sách các bên mà các tranh chấp, mâu thuẫn, xung đột liên quan đến chủ quyền
quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa có những đặc điểm, tính chất riêng biệt.
Tính chất địa chiến lược của khu vực tranh chấp: Địa chiến lƣợc của
Trƣờng Sa và Hoàng Sa thể hiện ở các điểm cơ bản sau: i) quần đảo Hoàng Sa và
Trƣờng Sa là trung tâm Biển Đông, nơi chứa đựng tài nguyên vị thế hết sức quan
trọng; ii) quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa là sƣờn cánh cung bảo vệ không gian
chủ quyền lãnh thổ trên biển trọng yếu của Việt Nam; iii) Trƣờng Sa và Hoàng Sa
là mục tiêu trọng tâm của Trung Quốc để độc chiếm hoàn toàn Biển Đông, khống
chế quyền lực vùng.
Tính lịch sử kéo dài của tranh chấp: Quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa đƣợc
Nhà nƣớc Việt Nam thực hiện xác lập chủ quyền từ ít nhất là thế kỷ thứ XVII.
Trong các giai đoạn Việt Nam thực thi chủ quyền hợp pháp sau đó, Trung Quốc và
lần lƣợt các bên yêu sách khác đã bằng hành vi sử dụng vũ lực cũng nhƣ thông qua
nhiều lập luận mang tính thiếu thuyết phục khác nhau để cho rằng “có chủ quyền”
đồng thời chiếm đóng một phần hoặc toàn bộ quần đảo Hoàng Sa, Trƣờng Sa. Đến
nay, tranh chấp chủ quyền hai quần đảo vẫn chƣa đƣợc giải quyết.
17
Tính chất giằng co, phức tạp từ sự đan xen các lợi ích dân tộc, toan tính và
lập trường giải quyết tranh chấp của các bên yêu sách: nếu quần đảo Hoàng Sa của
Việt Nam là vùng lãnh thổ bị chồng lấn yêu sách và chiếm đóng hoàn toàn bởi
Trung Quốc, Đài Loan, thì quần đảo Trƣờng Sa là vùng lãnh thổ bị chồng lấn yêu
sách bởi nhiều bên (Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Malaysia, Brunei). Mỗi bên
trong các tuyên bố khẳng định chủ quyền với một phần hoặc toàn bộ quần đảo
Hoàng Sa, Trƣờng Sa đều đƣa ra các lập luận, căn cứ cũng nhƣ lập trƣờng giải
quyết vấn đề khác nhau. Điều này khiến cho tình hình tranh chấp hai quần đảo trở
nên phức tạp, khó giải quyết.
Trung Quốc: Trung Quốc yêu sách về chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng
Sa và Trƣờng Sa chủ yếu dựa trên một số lập luận về phát hiện, chiếm hữu, quan hệ
“thiên triều, chƣ hầu” trong lịch sử. Quốc gia này cho rằng Trung Quốc là quốc gia
“phát hiện đầu tiên”, “đặt tên đầu tiên”, “quản lý đầu tiên” hai quần đảo. Đến nay,
Trung Quốc tiếp tục củng cố yêu sách chủ quyền lịch sử đối với quần đảo Hoàng Sa,
Trƣờng Sa cũng nhƣ vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam và nhiều
nƣớc khác ở Biển Đông bằng tham vọng phi lý “đƣờng lƣỡi bò” chiếm hơn 80%
diện tích khu vực biển này.
Đài Loan: Đài Loan yêu sách toàn bộ hai quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa
của Việt Nam, trên thực tế đang chiếm đóng đảo Ba Bình (đảo lớn nhất thuộc quần
đảo Trƣờng Sa). Yêu sách của Đài Loan dựa trên luận thuyết lịch sử và sự chuyển
giao chủ quyền từ phía Nhật Bản. Đối với yêu sách “đƣờng lƣỡi bò”, Đài Loan chỉ
yêu sách các đảo, đá phía trong vùng ranh giới “lƣỡi bò” chứ không yêu sách toàn
bộ vùng biển và đảo nằm trong đƣờng ranh giới này.
Philippines: Philippines yêu sách và đang thực tế chiếm giữ một số đảo, đá
trong khu vực thuộc quần đảo Trƣờng Sa mà quốc gia này gọi là Kalayaan (nhóm
đảo KIG). Yêu sách và sự chiếm giữ của Philippines dựa trên các lập luận về tính kế
cận về mặt địa lý giữa các đảo của khu vực Kalayaan với lãnh thổ Philippines; sự
phát hiện và kiểm soát hữu hiệu; tầm quan trọng về an ninh và kinh tế của Kalayaan
đối với Philippines.
18
Malaysia: Malaysia là quốc gia yêu sách quần đảo Trƣờng Sa khá muộn dựa
trên luận thuyết về tính kế cận về mặt địa lý khi cho rằng, các đảo, đá thuộc quần
đảo Trƣờng Sa mà quốc gia này yêu sách và chiếm giữ nằm trong vùng đặc quyền
kinh tế và thềm lục địa của Malaysia.
Brunei: cũng giống nhƣ Malaysia, Brunei là quốc gia yêu sách muộn đối với
thực thể thuộc quần đảo Trƣờng Sa của Việt Nam. Luận thuyết của Brunei tƣơng tự
nhƣ Malaysia. Tuy nhiên, điểm khác biệt là Brunei không chiếm đóng thực tế bất cứ
vị trí nào tại quần đảo này (kể cả đối với thực thể mà quốc gia này yêu sách), đồng
thời thể hiện lập trƣờng giải quyết các vấn đề dựa trên hòa bình, ổn định, không làm
phức tạp thêm tình hình.
Tính chất giao thoa, vận động, xoay trục của các yếu tố truyền thống và hiện
đại: Yếu tố truyền thống quan hệ hữu nghị hợp tác và giải quyết tranh chấp bằng
con đƣờng thƣơng lƣợng, đàm phán, chính trị - ngoại giao đã trở lên phổ biến, ăn
sâu vào tiềm thức của ngƣời Châu Á, đặc biệt là Đông Á. Tuy nhiên, trong vài năm
trở lại đây và mới đây nhất là Philippines, đã có xu hƣớng xoay chuyển yếu tố
truyền thống này bằng việc quyết đoán sử dụng biện pháp giải quyết tranh chấp
thông qua các cơ quan tài phán quốc tế. Bên cạnh sự xoay chiều mang tính chất tích
cực nhƣ trên, tranh chấp chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa của Việt
Nam cũng cho thấy việc đƣa ra sử dụng các chiến thuật, chiến lƣợc chính trị - ngoại
giao, quân sự truyền thống, thậm chí đã đƣợc cảnh báo và nghiêm cấm trong lịch sử
quan hệ quốc tế, ví dụ: chính sách “ngoại giao bên miệng hố chiến tranh”, chiến
thuật “chia để trị”, chiến thuật “ngoại giao thực dụng”,…
Tính chất quyết định của vấn đề an ninh, xung đột khu vực: tranh chấp chủ
quyền quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa là tranh chấp trung tâm của Biển Đông, tác
động đến quá trình giải quyết các tranh chấp và xung đột khác trong khu vực. Chủ
quyền quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa là nguyên nhân cơ bản và quan trọng thúc
đẩy xung đột Biển Đông tăng cao.
Tính chất tối đa hóa các tác động, ảnh hưởng tới quan hệ chính trị - ngoại
giao giữa các quốc gia (trong khu vực, ASEAN với Trung Quốc, ASEAN với quốc
19
gia ngoài khu vực; Trung Quốc với quốc gia ngoài khu vực): mối quan hệ nhiều mặt
giữa các quốc gia, đặc biệt là quan hệ chính trị ngoại giao giữa các bên tranh chấp
bị tác động mang tính đa chiều từ tình hình tranh chấp và giải quyết tranh chấp chủ
quyền quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa. Tranh chấp bị gián đoạn hoặc chuyển
hƣớng sang tranh chấp về chính trị và giải quyết bằng con đƣờng chính trị nhiều
hơn là pháp lý.
Tính chất bất cân xứng: sự bất cân xứng trong tranh chấp chủ quyền quần
đảo Hoàng Sa, Trƣờng Sa đƣợc thể hiện ở các khía cạnh: i) bất cân xứng trong đối
tƣợng chủ thể tham gia tranh chấp với sự hiện diện của hai dạng chủ thể luật quốc tế
- quốc gia và chủ thể đặc biệt của luật quốc tế; ii) bất cân xứng trong vị thế của các
bên tranh chấp và giữa các bên tranh chấp với quốc gia có liên quan.
1.2.2. Hiện trạng giải quyết tranh chấp chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa
Nghị quyết ngày 23/6/1994 của Quốc hội về phê chuẩn Công ƣớc của Liên
hợp quốc về Luật biển năm 1982 khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai
quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa, đồng thời chủ trƣơng giải quyết các tranh chấp
về chủ quyền lãnh thổ cũng nhƣ các bất đồng khác liên quan đến Biển Đông thông
qua thƣơng lƣợng hoà bình trên tinh thần bình đẳng, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau,
tôn trọng pháp luật quốc tế, đặc biệt là Công ƣớc của Liên hợp quốc về Luật biển
năm 1982, tôn trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của các nƣớc ven biển đối
với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa; trong khi nỗ lực thúc đẩy đàm phán để
tìm giải pháp cơ bản và lâu dài, các bên liên quan cần duy trì ổn định trên cơ sở giữ
nguyên trạng, không có hành động làm phức tạp thêm tình hình, không sử dụng vũ
lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực. Đây đƣợc coi là lập trƣờng nhất quán và rõ ràng
của Nhà nƣớc Việt Nam đối với vấn đề về chủ quyền biển đảo, thể hiện tinh thần
tuân thủ pháp luật quốc tế, yêu chuộng hòa bình và mong muốn hợp tác hữu nghị
với các quốc gia. Tuy vậy, lập trƣờng này không đồng nghĩa với một số quan điểm
cho rằng Nhà nƣớc Việt Nam chỉ sử dụng đàm phán, thƣơng lƣợng là biện pháp duy
nhất để giải quyết tranh chấp quốc tế nói chung và tranh chấp về biển, đảo nói riêng.
20
Việc lựa chọn giải pháp giải quyết tranh chấp nào sẽ phụ thuộc thực tế vào các bên
tham gia tranh chấp; nội dung tranh chấp; quan điểm, lập trƣờng của các bên; kết
quả của các phƣơng thức đã đƣợc áp dụng để giải quyết tranh chấp;...
Với tranh chấp chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa hiện nay, Việt
Nam cũng thực hiện tinh thần hữu nghị đàm phán nhƣng không đạt đƣợc kết quả.
Phía Trung Quốc luôn kiên quyết phủ nhận sự tồn tại tranh chấp ở quần đảo Hoàng
Sa với bất cứ quốc gia nào; đồng thời đƣa ra yêu sách “đƣờng lƣỡi bò” chiếm 80%
diện tích Biển Đông để tái khẳng định cái gọi là chủ quyền lịch sử đối với hai quần
đảo. Không dừng lại ở đó, Trung Quốc còn có một loạt các hành động xâm phạm đến
các vùng biển thuộc quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam cũng nhƣ các
hoạt động thực thi chủ quyền đã đƣợc quy định và thừa nhận trong pháp luật quốc tế.
Trong khi đó, Malaysia với quan điểm vốn mang tính “khó lƣờng” về vấn đề Biển
Đông, Brunei là quốc gia có quan điểm trung lập về vấn đề Biển Đông và chủ quyền
quần đảo Trƣờng Sa. Chính lập trƣờng giảm nhẹ vị thế vấn đề an ninh chủ quyền
quốc gia nên khiến cho bài toán Biển Đông trở nên khó giải quyết.
Khác với Malaysia và Brunei, Philippines là quốc gia bày tỏ quan điểm, lập
trƣờng vững vàng trong vấn đề Biển Đông và chủ quyền đối với nhóm đảo
Kalayaan (KIG) thuộc quần đảo Trƣờng Sa của Việt Nam. Sau nhiều nỗ lực đàm
phán, trao đổi quan điểm, đầu năm 2013, Philippines kiện Trung Quốc ra trƣớc
trọng tài Phụ lục VII Công ƣớc Luật biển 1982 để phản đối yêu sách của Trung
Quốc đối với các khu vực trên Biển Đông và yêu sách của Trung Quốc đối với các
vùng biển mà theo Công ƣớc, cấu thành nên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa
của Philippines. Hành động của Philippines đƣợc đánh giá tác động tới Việt Nam
trên hai phƣơng diện: i) khẳng định một triển vọng mới cho vấn đề giải quyết tranh
chấp chủ quyền lãnh thổ biển; ii) phạm vi đơn kiện của Philippines cho thấy liên
quan đến vấn đề khẳng định chủ quyền đối với nhóm đảo KIG thuộc quần đảo
Trƣờng Sa của Việt Nam. Nếu xử lý không khôn khéo, Việt Nam chắc chắn sẽ mất
đi ngƣời đồng hành trong chiến tuyến chống lại yêu sách “đƣờng lƣỡi bò”, đồng
thời vô hình chung, khẳng định chủ quyền của Philippines đối với nhóm đảo KIG.
21
Bên cạnh đó, Indonesia mặc dù không tồn tại yêu sách đến chủ quyền hai
quần đảo Hoàng Sa, Trƣờng Sa của Việt Nam, nhƣng mới đây tuyên bố là quốc gia
tiếp theo bị yêu sách “đƣờng lƣỡi bò” xâm phạm đến. Tuyên bố này của Indonesia
cùng với Công hàm năm 2010 phản đối yêu sách “đƣờng lƣỡi bò” cho thấy,
Indonesia từ quốc gia có vai trò trung gian trong vấn đề Biển Đông sẽ cùng đứng
trên chiến tuyến chống lại yêu sách phi lý này của Trung Quốc.
Nếu nhƣ sau sự kiện Philippines đƣa Trung Quốc ra Tòa trọng tài Phụ lục
VII đầu năm 2013, Trung Quốc dƣờng nhƣ quay lại giai đoạn “giấu mình chờ thời”,
thì sau sự kiện bán đảo Crimea (Ukrain) sáp nhập vào Nga (3/2014), Trung Quốc lại
hung hăng, ngông cuồng trên mặt trận thực địa mà tiêu biểu là sự kiện hạ đặt trái
phép giàn khoan HD-981 trong vùng biển thuộc quyền chủ quyền, quyền tài phán
của Việt Nam. Bối cảnh quốc tế và khu vực cho thấy, đây là thời điểm thích hợp để
Việt Nam sử dụng các giải pháp chính trị - ngoại giao với bƣớc đi tích cực và quyết
đoán hơn nhằm tiếp bƣớc cho việc áp dụng giải pháp pháp lý.
1.2.3. Cơ sở pháp lý giải quyết tranh chấp chủ quyền quốc gia đối với biển đảo
Cơ sở pháp lý giải quyết tranh chấp đƣợc hiểu là các căn cứ mà các bên dựa
vào hoặc buộc phải tuân thủ để đảm bảo giải quyết triệt để tranh chấp phát sinh.
Nếu hiểu theo khái quát nhất, cơ sở pháp lý giải quyết tranh chấp bao gồm các căn
cứ đƣợc áp dụng để giải quyết tổng thể các vấn đề, khía cạnh liên quan đến tranh
chấp (thủ tục, nội dung). Hệ cơ sở pháp lý này bao gồm năm căn cứ đƣợc quy định
tại Điều 38, Khoản 1 Quy chế Tòa án Công lý quốc tế (điều ƣớc quốc tế; nguyên tắc
pháp luật chung; án lệ; tập quán quốc tế; học thuyết pháp lý của các chuyên gia có
chuyên môn cao nhất về luật quốc tế), và hai nguồn đƣợc thực tiễn pháp lý thông
qua quá trình sử dụng của các thiết chế tài phán quốc tế và chủ thể luật quốc tế thừa
nhận chung (nghị quyết của các tổ chức quốc tế, pháp luật quốc gia).
Tuy nhiên, để hiểu rõ ràng hơn vấn đề áp dụng cơ sở pháp lý quốc tế trong
giải quyết tranh chấp, nên phân tách nội hàm của “cơ sở pháp lý trong giải quyết
tranh chấp”, theo đó, nó đƣợc phân tách thành hai giai đoạn trong một quy trình
hợp nhất: i) cơ sở pháp lý trong việc xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp
22
của cơ quan tài phán; ii) cơ sở pháp lý trong giải quyết nội dung của tranh chấp.
Cả hai giai đoạn này đều cần dựa trên bảy căn cứ pháp lý đã trình bày ở trên, song
do những đặc trƣng riêng của mỗi giai đoạn, nên bên cạnh hệ căn cứ pháp lý
chung này, mỗi giai đoạn trong giải quyết tranh chấp đều có các quy định mang
tính đặc thù tƣơng ứng.
Các căn cứ pháp lý đƣợc cộng đồng quốc tế thừa nhận và sử dụng rộng rãi
trong giải quyết tranh chấp quốc tế, trong đó có tranh chấp chủ quyền biển, đảo gồm
các căn cứ sau:
1.2.3.1. Nguyên tắc pháp luật chung
Nguyên tắc pháp luật chung là hệ nguyên tắc đƣợc hình thành bằng các con
đƣờng tập quán hoặc ghi nhận trong các điều ƣớc quốc tế hoặc tồn tại thông qua sự
thừa nhận rộng rãi của cộng đồng quốc tế. Trong nguyên tắc pháp luật chung, ngƣời
ta thƣờng đề cập tới hai hệ nguyên tắc chính: nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế và
nguyên tắc đặc thù trong lĩnh vực cụ thể của đời sống quốc tế. Cả hai hệ nguyên tắc
này đều chứa đựng các giá trị mang bắt buộc (Jus cogens).
a. Các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế
Các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế là những tƣ tƣởng chính trị, pháp lý
mang tính chỉ đạo, bao trùm, có giá trị bắt buộc chung đối với mọi chủ thể luật quốc
tế, nhằm ổn định quan hệ quốc tế và ấn định khuôn khổ xử sự cho các chủ thể, tạo
điều kiện phát triển quan hệ quốc tế.
Ngày nay, các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế đƣợc ghi nhận rộng rãi
trong nhiều văn kiện pháp lý song phƣơng, đa phƣơng khu vực hoặc toàn cầu, trong
đó, quan trọng nhất phải kể đến Hiến chƣơng Liên hợp quốc năm 1945, Tuyên bố
ngày 24/10/1970 về các nguyên tắc của luật quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị và
hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với Hiến chƣơng Liên hợp quốc (sau đây gọi tắt
là Tuyên bố năm 1970).
Theo ghi nhận của các văn kiện pháp lý trên, các nguyên tắc cơ bản của luật
quốc tế bao gồm: i) Nguyên tắc bình đẳng chủ quyền quốc gia; ii) Nguyên tắc cấm sử
dụng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế; iii) Nguyên tắc hòa bình
23
giải quyết các tranh chấp quốc tế; iv) Nguyên tắc cấm can thiệp vào công việc nội bộ
quốc gia khác; v) Nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế; vi)
Nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác; vii) Nguyên tắc quyền dân tộc tự quyết.
Tất cả các nguyên tắc này đều là kim chỉ nam, đƣờng hƣớng cho vấn đề giải
quyết tranh chấp quốc tế. Tuy nhiên, đối với tranh chấp chủ quyền biển, đảo, các
nguyên tắc trực tiếp và chủ yếu đƣợc vận dụng gồm: nguyên tắc bình đẳng chủ
quyền quốc gia; nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực trong quan
hệ quốc tế; nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp; nguyên tắc tận tâm thiện chí
thực hiện các cam kết quốc tế (Pacta Sunt servanda).
b. Nguyên tắc đặc thù trong lĩnh vực cụ thể của đời sống quốc tế
Nguyên tắc đặc thù là những tƣ tƣởng chính trị - pháp lý cơ bản, mang tính
bao trùm, chỉ đạo đối với các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực cụ thể, chuyên biệt
của đời sống quốc tế. Đây là hệ nguyên tắc phản ánh yếu tố khác biệt về đặc trƣng
giữa lĩnh vực này so với các lĩnh vực khác.
Trong lĩnh vực luật biển, rất nhiều nguyên tắc đặc thù đƣợc hình thành và
thừa nhận chung qua thực tiễn quốc tế hoặc ghi nhận trong điều ƣớc quốc tế nhƣ:
nguyên tắc chiếm hữu thực sự, nguyên tắc “đất thống trị biển”, nguyên tắc thỏa
thuận, nguyên tắc công bằng, nguyên tắc đƣờng trung tuyến/cách đều, nguyên tắc
Uti Possidetis, nguyên tắc Estoppel, nguyên tắc tự do biển cả, nguyên tắc Vùng – di
sản chung của nhân loại, …
1.2.3.2. Điều ước quốc tế
Điều ƣớc quốc tế (bao gồm điều ƣớc song phƣơng và đa phƣơng) là thỏa
thuận quốc tế đƣợc ký kết bằng văn bản giữa các quốc gia và các chủ thể của luật
quốc tế và đƣợc luật quốc tế điều chỉnh không phụ thuộc vào việc thỏa thuận đó
đƣợc ghi nhận trong một văn kiện duy nhất hay hai hoặc nhiều văn kiện có quan hệ
với nhau, cũng nhƣ không phụ thuộc vào tên gọi cụ thể của những văn kiện đó.
Trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp chủ quyền biển, đảo, điều ƣớc quốc tế
có vai trò đặc biệt quan trọng, không chỉ chứa đựng các quy phạm trực tiếp điều
chỉnh các vấn đề liên quan đến tranh chấp (nguyên tắc, phƣơng thức, biện pháp, quy
trình thủ tục,… giải quyết tranh chấp), mà bản thân một điều ƣớc quốc tế còn có thể
24
là mục đích hƣớng tới của các bên tranh chấp, là sự hiện thực hóa quá trình thỏa
thuận giải quyết tranh chấp của các bên (ví dụ: điều ƣớc quốc tế song hoặc đa
phƣơng về phân định các vùng biển chồng lấn).
Điều ƣớc quốc tế đa phƣơng có vị trí quan trọng trong giải quyết tranh chấp
về biển, đảo nói riêng có thể đề cập đến nhƣ: Hiến chƣơng Liên hợp quốc năm 1945,
Tuyên bố năm 1970 về các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế, Công ƣớc Luật biển
của Liên hợp quốc năm 1982, Công ƣớc Geneva năm 1958 về lãnh hải và vùng tiếp
giáp, Công ƣớc Geneva năm 1958 về thềm lục địa,…
Điều ƣớc quốc tế song phƣơng có giá trị vận dụng trong giải quyết tranh
chấp chủ quyền biển, đảo bao gồm các điều ƣớc: i) thể hiện nguyên tắc chỉ đạo
trong giải quyết tranh chấp trên biển giữa các quốc gia; ii) thể hiện kết quả cuối
cùng về phân định vùng biển chồng lấn giữa các quốc gia hữu quan; iii) thể hiện các
dàn xếp tạm thời giữa các quốc gia trƣớc khi tiến đến phân định dứt điểm vùng
chồng lấn; iv) thể hiện quá trình hợp tác giữa các quốc gia hữu quan; v) thể hiện kết
quả về phân định ranh giới quản lý và chủ quyền các đảo, đá.
1.2.3.3. Tập quán quốc tế
Tập quán quốc tế là hình thức pháp lý chứa đựng các quy tắc xử sự chung,
hình thành trong thực tiễn quan hệ quốc tế và đƣợc các chủ thể luật quốc tế thừa
nhận là luật.
Trong lĩnh vực chủ quyền biển đảo vốn tồn tại nhiều tập quán quốc tế, có
quy phạm tập quán đi lên từ học thuyết (quan điểm) pháp lý và sau đó phát triển
thành nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế (ví dụ: tập quán công bằng, tập quán
Estoppel, tập quán đất thống trị biển); cũng có quy phạm tập quán quốc tế ngày nay
đã trở thành nguyên tắc cơ bản hoặc đặc thù của lĩnh vực cụ thể. Có thể kể đến một
số tập quán quốc tế có vai trò quan trọng trong giải quyết tranh chấp chủ quyền biển,
đảo nhƣ: tập quán đất thống trị biển, tập quán công bằng, tập quán Uti Possidetis,...
1.2.3.4. Phán quyết của các cơ quan tài phán quốc tế
Phán quyết của cơ quan tài phán quốc tế là văn bản thể hiện lập luận và kết
luận của các thẩm phán hoặc trọng tài thuộc cơ quan tài phán nhất định về vụ việc
25
tranh chấp cụ thể. Qua các phán quyết, nhiều quy phạm pháp luật quốc tế đƣợc cụ
thể hóa, giải thích và vận dụng hợp lý, từ đó tạo ra các viện dẫn áp dụng đối với chủ
thể luật quốc tế về các khía cạnh trong vụ tranh chấp tƣơng tự. Bên cạnh đó, phán
quyết cũng tạo tiền đề pháp lý để hình thành lên quy phạm pháp luật mới của luật
quốc tế và tác động tích cực đến cách xử sự của chủ thể luật quốc tế, đồng thời bổ
sung thêm nhiều khiếm khuyết của luật quốc tế.
Một số phán quyết của các cơ quan tài phán quốc tế trong lĩnh vực biển đảo
có thể kể đến nhƣ: phán quyết của Tòa án Công lý quốc tế, Tòa án quốc tế về Luật
biển, các tòa trọng tài.
1.2.3.5. Học thuyết (quan điểm) pháp lý của các chuyên gia có chuyên môn
cao nhất về luật quốc tế
Học thuyết (quan điểm) pháp lý của các chuyên gia nổi tiếng chứa đựng các
lập trƣờng, quan điểm, tƣ tƣởng về một vấn đề nhất định của khoa học pháp lý quốc
tế, đƣợc hình thành qua nhiều hoạt động khác nhau nhƣ: phân tích các quy phạm
pháp luật quốc tế, đƣa ra quan điểm, lập luận về những vấn đề của khoa học pháp lý
quốc tế,… Đây đƣợc coi là nguồn luật khá quan trọng bởi từ học thuyết pháp lý, dù
không trực tiếp tạo ra các quy phạm pháp luật quốc tế nhƣng lại tác động tích cực
đến quá trình phát triển của hệ thống luật, đồng thời tác động tới nhận thức của con
ngƣời về khoa học pháp lý. Học thuyết pháp lý cũng có giá trị hỗ trợ để xây dựng và
thực hiện luật quốc tế đƣợc thuận lợi.
Trong giải quyết tranh chấp chủ quyền biển, đảo có một số học thuyết pháp
lý có giá trị lớn nhƣ: học thuyết tự do biển cả, học thuyết không thừa nhận, học
thuyết Estoppel, học thuyết đất thống trị biển,…Ngày nay, các học thuyết này đều
đã phát triển thành nguyên tắc pháp luật chung.
1.2.3.6. Nghị quyết của các tổ chức quốc tế
Nghị quyết của các tổ chức quốc tế là văn kiện pháp lý tồn tại dƣới dạng văn
bản và thể hiện quan điểm chung của tổ chức quốc tế đó về một vấn đề nhất định
liên quan đến thành viên của tổ chức hoặc về vấn đề mang tính nội bộ chung nhằm
hiện thực hóa các mục tiêu, chiến lƣợc tổ chức đề ra.
26
Trong hệ thống các tổ chức quốc tế, nghị quyết của tổ chức Liên hợp quốc
(Nghị quyết của các cơ quan Đại Hội Đồng và Hội đồng Bảo an) cũng nhƣ nghị
quyết của tổ chức quốc tế khu vực có vai trò quan trọng hơn cả.
1.2.3.7. Pháp luật quốc gia
Pháp luật quốc gia đƣợc coi là nguồn căn cứ pháp lý quan trọng trong hệ
thống luật quốc tế nói chung và lĩnh vực luật biển nói riêng: i) pháp luật quốc gia
thể hiện quan điểm lập trƣờng chính trị - pháp lý của quốc gia đó về một vấn đề
nhất định, vì vậy, quy phạm này đƣợc sử dụng để đối sánh giữa tuyên bố, lập luận
của một quốc gia về chủ quyền biển, đảo với thực tiễn hành vi xác lập, thực thi chủ
quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán trên các vùng biển, đảo đó; ii) là cơ sở xem
xét sự tồn tại hay không, các hành vi vi phạm pháp luật quốc tế thông qua sự thể
hiện trong quy phạm pháp luật quốc gia về cùng một vấn đề; iii) văn bản pháp luật
quốc gia qua các thời kỳ lịch sử, còn chứa đựng giá trị bằng chứng và pháp lý để
chứng minh hoặc bác bỏ một lập luận về vấn đề có liên quan.
27
Chƣơng 2
CÁC CƠ QUAN TÀI PHÁN QUỐC TẾ VÀ VẤN ĐỀ GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP CHỦ QUYỀN QUẦN ĐẢO HOÀNG SA, TRƢỜNG SA
CỦA VIỆT NAM
2.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại các cơ quan tài phán quốc tế
2.1.1. Khái niệm, phân loại, đặc điểm, vai trò của cơ quan tài phán quốc tế
Quyền tài phán (Jurisdiction) là quyền của các cơ quan hành chính và tƣ
pháp của quốc gia thực hiện giải quyết các vụ việc vi phạm pháp luật theo thẩm
quyền của họ. Theo nghĩa thông thƣờng, quyền tài phán là quyền xử lý, xét xử đối
với các hành vi vi phạm.
Trong luật biển quốc tế cũng đề cập đến quyền tài phán khi ghi nhận quốc
gia ven biển có quyền mở rộng chủ quyền ra hƣớng biển, tới vùng biển thuộc quyền
chủ quyền và quyền tài phán. Quyền tài phán đƣợc Công ƣớc Luật biển 1982 quy
định với nội hàm bao gồm thẩm quyền quản lý, kiểm soát, xét xử trên các lĩnh vực
dân sự, hành chính, hình sự đối với các hành vi phát sinh trong các hoạt động cụ thể,
tại các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia. Ở phƣơng diện này,
khái niệm quyền tài phán đƣợc hiểu rộng hơn, không chỉ dừng lại ở thẩm quyền xét
xử mà còn bao hàm cả quyền kiểm tra, kiểm soát và quản lý các hoạt động diễn ra
trong phạm vi mỗi vùng biển của quốc gia ven biển.
Từ điển Oxford đƣa ra khái niệm tài phán (Jurisdiction) là quyền tạo nên các
phán quyết và quyết định pháp lý (the official power to make legal decisions and
Judgements)[52]. Một khái niệm khác lại chỉ đích danh “Tài phán” là quyền của
một tòa án giải quyết các vụ việc và đƣa ra phán quyết giải quyết vụ việc đó [53].
Tóm lại, dù nhìn nhận ở khía cạnh rộng hay hẹp, pháp lý hay thực tiễn thì có
thể khái quát hóa “quyền tài phán” là thẩm quyền xem xét, giải quyết tranh chấp
thông qua các biện pháp, quy trình thủ tục xác định nhằm đưa ra các phán
quyết/quyết định giải quyết tranh chấp.
Thẩm quyền tài phán đƣợc pháp luật quốc gia hoặc pháp luật quốc tế trao
cho chủ thể nhất định, thay mặt quốc gia (theo pháp luật quốc gia) hoặc đại diện cho
28
các quốc gia thành viên (theo điều ƣớc quốc tế thành lập nên cơ quan tài phán)
trong việc chuyên trách xét xử các tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực và phạm vi
nhất định đã đƣợc ghi nhận trong luật quốc gia hoặc điều ƣớc quốc tế đó.
Nhƣ vậy, cơ quan tài phán quốc tế được hiểu là các chủ thể được hình thành
dựa trên sự thỏa thuận (thông qua ký kết điều ước quốc tế) hoặc thừa nhận (thông
qua gia nhập điều ước quốc tế hoặc chấp nhận thẩm quyền giải quyết tranh chấp
theo vụ việc) giữa các chủ thể luật quốc tế nhằm thực hiện chức năng giải quyết
tranh chấp theo trình tự, thủ tục luật định, trên cơ sở pháp luật quốc tế.
2.1.2. Phân loại các cơ quan tài phán quốc tế
Tài phán quốc tế đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử quan hệ quốc tế, với
dạng thức tồn tại đầu tiên là trọng tài quốc tế. Cùng với sự phát triển của luật quốc
tế, tòa án đƣợc coi là trụ cột tài phán thứ hai mà các chủ thể luật quốc tế sử dụng để
giải quyết tranh chấp. Nhƣ vậy, dạng thức chủ yếu của cơ quan tài phán quốc tế
chính là tòa án và trọng tài quốc tế.
2.1.2.1. Trọng tài quốc tế
Trọng tài là hình thức cơ quan tài phán đƣợc hình thành và sử dụng từ rất
sớm để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quan hệ quốc tế. Một trong những
tòa trọng tài đƣợc thành lập sớm nhất là Tòa trọng tài đƣợc thành lập trên cơ sở
Hiệp định về hữu nghị, thƣơng mại và hàng hải giữa Anh và Mỹ năm 1794 nhằm
giải quyết các vấn đề liên quan đến hai quốc gia sau chiến tranh giành độc lập của
Mỹ. Từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, hình thức trọng tài đƣợc sử dụng phổ biến
hơn trong quan hệ giữa các quốc gia Châu Âu và Châu Mỹ La tinh, phạm vi giải
quyết tranh chấp của trọng tài cũng mở rộng hơn từ lĩnh vực thƣơng mại sang các
lĩnh vực của công pháp quốc tế nhƣ tranh chấp liên quan đến giải thích và áp dụng
điều ƣớc quốc tế, tranh chấp về chủ quyền biển đảo,… Hội nghị La Haye 1899 và
1907 cho thấy mức độ hoàn thiện hơn về trọng tài với việc đƣa ra quy chế và thủ tục
tố tụng cho thiết chế này. Nhƣ vậy, theo thời gian, cơ chế trọng tài đƣợc quy chế
hóa nhiều hơn, tuân thủ pháp luật một cách tuyệt đối hơn.
So với hình thức Tòa án, trọng tài có những ƣu điểm nổi trội về tính linh hoạt,
29
chủ động, nhanh gọn, tiết kiệm chi phí cho các bên tham gia tranh chấp. Tuy vậy,
hạn chế của trọng tài là tính ràng buộc trong thi hành các quyết định đƣợc đƣa ra
thƣờng không chặt chẽ và đảm bảo. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho nhiều chủ
thể luật quốc tế còn e ngại khi sử dụng biện pháp này cho các loại tranh chấp mang
tính phức tạp và đòi hỏi một cơ chế ràng buộc thực thi trách nhiệm sau phán quyết
một cách nghiêm chỉnh và mạnh mẽ.
Hoạt động giải quyết tranh chấp của các cơ quan trọng tài thông thƣờng đƣợc
thiết lập trên cơ sở thỏa thuận trọng tài của các bên. Tòa trọng tài có thể tồn tại dƣới
một trong hai dạng thức: i) trọng tài adhoc; ii) trọng tài thƣờng trực (hay trọng tài
quy chế). Trong khi trọng tài adhoc đƣợc hình thành và chỉ tồn tại theo vụ việc với
sự thỏa thuận của các bên tranh chấp, thì tòa trọng tài thƣờng trực – đúng nhƣ tên
gọi của nó có đầy đủ trụ sở, quy chế hoạt động, hệ thống trọng tài viên, thậm chí
quy tắc tố tụng riêng.
2.1.2.2. Tòa án quốc tế
Tòa án là thiết chế tài phán đƣợc thành lập trên cơ sở pháp luật quốc gia hoặc
các điều ƣớc quốc tế nhằm thực hiện chức năng giải quyết các tranh chấp theo phạm
vi và trình tự luật định. So với trọng tài, tòa án có ƣu điểm về tính chặt chẽ trong
quy trình thủ tục tố tụng cũng nhƣ tính đảm bảo thi hành các phán quyết đƣa ra giải
quyết tranh chấp. Tuy nhiên, cũng với ƣu điểm này khiến cho việc đề trình vụ việc
và tham gia giải quyết các tranh chấp tại Tòa án thƣờng lâu hơn và không linh hoạt
nhƣ đối với quy trình xét xử tại trọng tài.
Trong lĩnh vực biển, đảo, các tòa án quốc tế có thẩm quyền giải quyết tranh
chấp điển hình là Tòa án Công lý quốc tế và Tòa án quốc tế về Luật biển.
2.1.3. Đặc điểm, vai trò của cơ quan tài phán quốc tế
Khác với các phƣơng thức giải quyết tranh chấp khác, giải quyết tranh chấp
tại các thiết chế tài phán mang những nét đặc thù riêng:
Thứ nhất: trọng tài và tòa án quốc tế đƣợc thành lập trên cơ sở điều ƣớc quốc tế
do các chủ thể luật quốc tế (chủ yếu là quốc gia) thỏa thuận nhằm giải quyết các tranh
chấp trong lĩnh vực chuyên biệt nhất định hoặc trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
30
Thứ hai: trọng tài và tòa án hoạt động giải quyết tranh chấp thông qua các
thẩm phán hoặc trọng tài viên – là những ngƣời có uy tín, trình độ chuyên môn cao,
tƣ cách đạo đức tốt, và đƣợc bổ nhiệm theo những tiêu chí về địa lý, nhiệm kỳ xác
định nhằm đảm bảo giải quyết hiệu quả, công bằng, vô tƣ các tranh chấp đƣợc đƣa ra.
Thứ ba: trọng tài và tòa án quốc tế thƣờng giải quyết tranh chấp dựa trên các
quy tắc tố tụng và quy chế riêng của tòa, thể hiện trong điều ƣớc quốc tế thành lập
lên Tòa hoặc là một văn bản pháp lý riêng.
Thứ tư: Cơ sở thiết lập thẩm quyền giải quyết tranh chấp của tòa án và tòa
trọng tài thƣờng dựa trên sự thỏa thuận của các bên. Riêng đối với tòa án, còn có thể
dựa trên tuyên bố đơn phƣơng chấp nhận trƣớc thẩm quyền của tòa hoặc.
Thứ năm: Kết quả giải quyết tranh chấp của các cơ quan tài phán quốc tế thể
hiện trong phán quyết hoặc quyết định của Tòa về vụ việc. Phán quyết và quyết
định đƣợc đƣa ra thƣờng mang tính chất chung thẩm, buộc các bên phải thi hành.
Thứ sáu: Tòa án thƣờng xây dựng cơ chế đảm bảo thực thi các phán quyết
của Tòa để đảm bảo tính hiệu quả của cơ chế giải quyết tranh chấp cũng nhƣ tính
thực thi phán quyết – là kết quả mà các bên tự nguyện và cùng tham gia giải quyết
tranh chấp.
Với các điểm đặc thù nhƣ trên, tòa án và trọng tài quốc tế có vai trò to lớn
trong vấn đề giải quyết tranh chấp về chủ quyền biển, đảo:
Một là, giải quyết tranh chấp tại tòa án và trọng tài trực tiếp góp phần giữ gìn
hòa bình, ổn định chính trị, an ninh của quốc gia, khu vực và quốc tế; đồng thời, tác
động thu hẹp khác biệt trong lập trƣờng giữa các bên tranh chấp, tăng cƣờng hiểu
biết lẫn nhau, tránh xung đột sâu sắc, căng thẳng tình hình, ngƣng trệ tiến trình hợp
tác quốc tế.
Hai là, cơ chế giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài và tòa án chứa đựng
các quy trình, thủ tục tố tụng rõ ràng, cụ thể, qua đó, các bên tranh chấp có cơ sở
xác định, lựa chọn một cơ chế thích hợp cho tranh chấp phát sinh.
Ba là, sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của các cơ quan tài phán quốc tế
là quá trình các bên tranh chấp vận dụng hệ cơ sở pháp lý quốc tế nhằm xây dựng
31
hệ thống luận cứ, luận chứng bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình, bác bỏ các
luận điểm thiếu căn cứ của quốc gia khác, nhờ đó mà tranh chấp đƣợc giải quyết.
Bốn là, quá trình giải quyết tranh chấp tại các thiết chế tài phán quốc tế, với
những quy định mang tính chặt chẽ, quy củ về thủ tục tố tụng, các quốc gia có thể
tiếp cận, tham gia thực thi pháp luật quốc tế, trách nhiệm pháp lý quốc tế.
Năm là, cơ chế giải quyết tranh chấp tại tòa án và trọng tài quốc tế đặc biệt
có vai trò quan trọng đối với các quốc gia nhỏ yếu là một bên tranh chấp, có thể tận
dụng đƣợc thế mạnh về pháp lý để đối trọng với bên tranh chấp còn lại là quốc gia
lớn mạnh về các tiềm lực kinh tế, quân sự.
Sáu là, giải quyết tranh chấp tại tòa án và trọng tài quốc tế đƣa đến các kinh
nghiệm quý báu trong vận dụng quy định pháp luật quốc tế cũng nhƣ bảo vệ lợi ích
chính đáng của quốc gia.
Bảy là, thông qua quá trình giải quyết tranh chấp của các cơ quan tài phán
quốc tế, nhiều quy định pháp luật quốc tế chƣa rõ ràng hoặc còn khó hiểu đƣợc
đƣa ra giải thích và vận dụng phù hợp, tạo cơ sở để bổ sung, hoàn thiện hơn pháp
luật quốc tế.
2.2. Các cơ quan tài phán quốc tế trong giải quyết tranh chấp chủ quyền
biển, đảo và vấn đề áp dụng cho tranh chấp chủ quyền quần đảo Hoàng Sa,
Trƣờng Sa của Việt Nam
Để giải quyết các tranh chấp về chủ quyền biển, đảo nói chung và chủ quyền
hai quần đảo Hoàng Sa, Trƣờng Sa của Việt Nam nói riêng, các cơ quan tài phán
quốc tế chủ yếu sau đây đƣợc ghi nhận có thẩm quyền: i) Tòa án Công lý quốc tế; ii)
Tòa án quốc tế về Luật biển; iii) Tòa trọng tài thƣờng trực La Haye; iv) Tòa trọng
tài thành lập theo Phụ lục VII Công ƣớc Luật biển 1982; v) Tòa trọng tài thành lập
theo Phụ lục VIII Công ƣớc Luật biển 1982.
Trong phạm vi bài Luận văn sẽ đi vào nghiên cứu, phân tích lịch sử hình
thành, cơ cấu tổ chức, chức năng, thẩm quyền, quy trình giải quyết vụ việc của các
cơ quan tài phán trên, đồng thời với việc xem xét đến thực tiễn giải quyết tranh chấp
của các cơ quan để từ đó đƣa ra đánh giá về triển vọng áp dụng cho vấn đề chủ
quyền quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa của Việt Nam.
32
2.2.1. Tòa án Công lý quốc tế và tranh chấp chủ quyền quần đảo Hoàng
Sa, Trường Sa của Việt Nam
2.2.1.1. Lịch sử hình thành và cơ cấu tổ chức
Tòa án Công lý quốc tế (International Court of Justice, sau đây đƣợc viết tắt
bằng tên tiếng Anh là ICJ) đƣợc thành lập trên cơ sở Hiến chƣơng Liên hợp quốc
năm 1945 và Quy chế của Tòa (Statute of the Court). Tòa là một trong sáu cơ quan
chính của Liên hợp quốc, bên cạnh Đại hội đồng, Hội đồng Bảo an, Hội đồng Kinh
tế và Xã hội, Hội đồng quản thác, Ban Thƣ ký (Điều 7 Hiến chƣơng Liên hợp quốc).
Về cơ cấu tổ chức của Tòa đƣợc ghi nhận tại Quy chế Tòa, theo đó bao gồm
thẩm phán, các phụ thẩm, thƣ ký tòa và các ban đặc biệt của Tòa.
- Thẩm phán của Tòa: ICJ bao gồm 15 thẩm phán hoạt động độc lập, đƣợc lựa
chọn không căn cứ vào quốc tịch trong số các nhân vật có phẩm chất đạo đức cao,
đáp ứng đƣợc những yêu cầu đề ra ở quốc gia họ để chỉ định vụ xét xử cao nhất, hoặc
là những luật gia có uy tín lớn trong lĩnh vực luật quốc tế (Điều 2 Quy chế Tòa).
Trong số 15 thẩm phán, không đƣợc có hai thành viên của Tòa cùng một
quốc tịch, trƣờng hợp thẩm phán có nhiều quốc tịch, Tòa dựa trên nguyên tắc quốc
tịch hữu hiệu (nơi mà ngƣời đó thƣờng xuyên sử dụng các quyền công dân và
quyền chính trị của mình) (Điều 3, khoản 2 Quy chế Tòa). Các thẩm phán có
nhiệm kỳ 9 năm và có thể đƣợc bầu lại. Lần bầu cử đầu tiên có 1/3 số thẩm phán
có nhiệm kỳ 3 năm và 1/3 số thẩm phán có nhiệm kỳ 6 năm. Các thẩm phán của
Tòa sẽ tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của mình cho đến khi đƣợc thay. Nếu có một
ghế khuyết thì Tòa phải yêu cầu tiến hành bầu cử ngƣời mới thay thế và thẩm
phán mới đƣợc bầu sẽ đảm nhận trọng trách của ngƣời đó cho đến khi nhiệm kỳ
của ngƣời đƣợc thay thế kết thúc.
Trong quá trình hoạt động với tƣ cách là thẩm phán của ICJ, các thành viên
của Tòa đƣợc hƣởng quyền ƣu đãi và miễn trừ ngoại giao, đồng thời không đƣợc
làm nhiệm vụ chánh án, luật sƣ, trạng sƣ cho bất cứ vụ án nào; không đƣợc tham gia
vào giải quyết một vụ việc mà trƣớc đó đã từng tham gia với tƣ cách là chủ tịch,
luật sƣ hoặc trạng sƣ cho một trong các bên hoặc là thành viên của Tòa án quốc gia
33
hoặc tòa án quốc tế, là nhân viên của Ủy ban điều tra hoặc các tƣ cách khác. Các
thẩm phán cũng không đƣợc bỏ nhiệm vụ trừ khi có ý kiến nhất trí của các thành
viên khác về việc thành viên đó không thỏa mãn yêu cầu đã đề ra (Điều 17, Điều 18
Quy chế Tòa).
Số lƣợng thẩm phán có mặt để lập Tòa không dƣới 11 ngƣời, số lƣợng thẩm
phán hợp lệ để lập phiên họp xét xử là 9 ngƣời (Điều 25 Quy chế Tòa). Trong
trƣờng hợp cần thiết, Tòa có thể lập ra một hoặc nhiều ban gồm 3 thẩm phán hoặc
nhiều hơn để giải quyết các lĩnh vực nhất định của vụ việc.
- Các phụ thẩm của Tòa: Theo Điều 30, khoản 2 Quy chế Tòa và Điều 9 Bộ
Quy tắc của Tòa, trong phiên họp của ICJ hoặc của các ban của Tòa có thể có sự
tham gia của các Phụ thẩm (assessors) dựa trên sự quyết định của Tòa hoặc theo
yêu cầu của các bên đƣa ra trƣớc khi kết thúc thủ tục viết). Các phụ thẩm không có
quyền biểu quyết trong phiên họp nhƣng sự hiện diện của họ nhằm tranh thủ thêm ý
kiến đóng góp của chuyên gia trong các lĩnh vực liên quan đến hoạt động của Tòa.
- Thư ký Tòa: là cơ quan hành chính thƣờng trực của Tòa, Thƣ ký Tòa đƣợc
bầu với nhiệm kỳ 7 năm và có thể đƣợc bầu lại.
- Các tòa đặc biệt của Tòa (The Chambers): Theo Quy chế Tòa và Bộ Quy tắc
của Tòa, các Tòa đặc biệt của Tòa bao gồm: Tòa thủ tục rút gọn (Chamber of Summary
Procedure); Tòa đặc biệt (special Chamber); Tòa rút gọn thành phần (Tòa adhoc).
Bên cạnh các Ban của Tòa, ICJ cũng thành lập các ủy ban để thực hiện một
số chức năng cần thiết nhƣ: Ủy ban hành chính và Ngân sách (Budgetary and
Administrative Committee), Ủy ban Quy tắc (Rules Committee), và Ủy ban Thƣ
viện (Library Committee).
- Thẩm phán adhoc của Tòa [50]: theo Điều 31, khoản 2 và 3 Quy chế Tòa,
quốc gia là một bên trong tranh chấp trƣớc Tòa, nếu không có một thẩm phán mang
quốc tịch quốc gia mình có thể lựa chọn một thẩm phán adhoc theo các điều kiện
quy định tại Điều 35 đến Điều 37 Bộ Quy tắc của Tòa. Trong trƣờng hợp nhiều bên
cùng đứng một đơn về một vấn đề chung thì có thể cùng tiến cử một thẩm phán
adhoc duy nhất giữa họ. Thẩm phán adhoc đƣợc lựa chọn ngoài danh sách các thẩm
34
phán thƣờng trực của Tòa và cũng là những ngƣời có phẩm chất đạo đức cao, đáp
ứng các yêu cầu đề ra ở nƣớc họ để chỉ định giữ chức vụ xét xử cao nhất hoặc
những luật gia có uy tín lớn trong lĩnh vực luật quốc tế. Thực tiễn cho thấy các thẩm
phán adhoc thƣờng là các cựu thẩm phán của ICJ.
2.2.1.2. Vấn đề thẩm quyền giải quyết vụ việc
ICJ có hai thẩm quyền chính bao gồm thẩm quyền giải quyết các tranh
chấp mang tính chất pháp lý đƣợc đệ trình tới Tòa (thẩm quyền trong các vụ
tranh chấp - jurisdiction in contentious cases) và thẩm quyền đƣa ra các ý kiến
tƣ vấn về những vấn đề pháp lý do Đại hội đồng, Hội đồng Bảo an và các cơ
quan chuyên môn của Liên hợp quốc có thẩm quyền để thực hiện một yêu cầu tƣ
vấn nhƣ vậy (thẩm quyền tƣ vấn - advisory jurisdiction). Bên cạnh đó, Tòa còn
có các thẩm quyền liên quan đến tự quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền của
Tòa và một số thẩm quyền phụ khác.
a. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp (Contentious Jurisdiction)
Trong quá trình thực thi thẩm quyền giải quyết tranh chấp, ICJ quyết định phù
hợp với pháp luật quốc tế các tranh chấp có tính pháp lý đƣợc đệ trình tới Tòa bởi các
quốc gia. Một tranh chấp pháp lý quốc tế có thể đƣợc xác định trên cơ sở sự không
thỏa thuận đƣợc giữa các bên về một vấn đề luật định hoặc thực tiễn pháp lý, một sự
xung đột, hoặc mâu thuẫn trong các quan điểm pháp lý hay mâu thuẫn về lợi ích.
Chỉ có quốc gia mới là chủ thể đƣợc đệ trình tranh chấp tới Tòa (bao gồm:
quốc gia là thành viên của Liên hợp quốc hoặc; các quốc gia là một bên của Quy chế
ICJ hoặc; bất cứ quốc gia nào đã nộp lên Ban Thƣ ký Tòa một bản Tuyên bố phù hợp
với các yêu cầu đƣa ra bởi Hội đồng Bảo an, theo đó, chấp nhận thẩm quyền của Tòa
và cam kết thực thi một cách thiện chí tất cả các quyết định của Tòa liên quan tới một
hoặc tất cả vấn đề của vụ tranh chấp).
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Tòa đƣợc thiết lập theo một trong các
phƣơng thức sau:
Thứ nhất, chấp nhận thẩm quyền của Tòa theo vụ việc (thông qua một
Special Agreement - thỏa thuận riêng biệt hoặc thỏa thuận đặc biệt hoặc thỏa thuận
Giải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, HOT
Giải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, HOT
Giải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, HOT
Giải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, HOT
Giải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, HOT
Giải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, HOT
Giải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, HOT
Giải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, HOT
Giải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, HOT
Giải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, HOT
Giải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, HOT
Giải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, HOT
Giải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, HOT
Giải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, HOT
Giải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, HOT
Giải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, HOT
Giải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, HOT
Giải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, HOT
Giải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, HOT
Giải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, HOT
Giải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, HOT
Giải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, HOT
Giải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, HOT
Giải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, HOT
Giải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, HOT
Giải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, HOT
Giải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, HOT
Giải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, HOT
Giải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, HOT
Giải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, HOT
Giải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, HOT
Giải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, HOT
Giải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, HOT
Giải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, HOT
Giải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, HOT
Giải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, HOT
Giải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, HOT
Giải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, HOT
Giải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, HOT
Giải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, HOT
Giải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, HOT
Giải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, HOT
Giải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, HOT
Giải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, HOT
Giải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, HOT
Giải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, HOT
Giải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, HOT
Giải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, HOT
Giải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, HOT
Giải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, HOT
Giải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, HOT
Giải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, HOT
Giải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, HOT
Giải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, HOT
Giải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, HOT
Giải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, HOT
Giải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, HOT
Giải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, HOT
Giải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, HOT
Giải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, HOT
Giải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, HOT
Giải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, HOT
Giải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, HOT
Giải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, HOT
Giải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, HOT
Giải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, HOT
Giải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, HOT
Giải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, HOT
Giải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, HOT
Giải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, HOT

More Related Content

What's hot

Đề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOT
Đề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOTĐề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOT
Đề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế, HOT
Đề tài: Nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế, HOTĐề tài: Nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế, HOT
Đề tài: Nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp trên biển bằng Luật biển, HOT
Luận văn: Giải quyết tranh chấp trên biển bằng Luật biển, HOTLuận văn: Giải quyết tranh chấp trên biển bằng Luật biển, HOT
Luận văn: Giải quyết tranh chấp trên biển bằng Luật biển, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Pháp luật Việt Nam về hòa giải thương mại, HOT, 9đ
Luận văn: Pháp luật Việt Nam về hòa giải thương mại, HOT, 9đLuận văn: Pháp luật Việt Nam về hòa giải thương mại, HOT, 9đ
Luận văn: Pháp luật Việt Nam về hòa giải thương mại, HOT, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải, 9đ
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải, 9đLuận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải, 9đ
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Hợp tác khai thác chung ở các vùng biển chồng lấn, HOT
Luận văn: Hợp tác khai thác chung ở các vùng biển chồng lấn, HOTLuận văn: Hợp tác khai thác chung ở các vùng biển chồng lấn, HOT
Luận văn: Hợp tác khai thác chung ở các vùng biển chồng lấn, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa
Luận văn: Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóaLuận văn: Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa
Luận văn: Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Pháp luật hòa giải tranh chấp kinh doanh thương mại
Luận văn: Pháp luật hòa giải tranh chấp kinh doanh thương mạiLuận văn: Pháp luật hòa giải tranh chấp kinh doanh thương mại
Luận văn: Pháp luật hòa giải tranh chấp kinh doanh thương mại
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Hợp tác khai thác chung ở vùng biển chồng lấn, HOT
Luận văn: Hợp tác khai thác chung ở vùng biển chồng lấn, HOTLuận văn: Hợp tác khai thác chung ở vùng biển chồng lấn, HOT
Luận văn: Hợp tác khai thác chung ở vùng biển chồng lấn, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp Hợp đồng kinh doanh bất động sản
Luận văn: Giải quyết tranh chấp Hợp đồng kinh doanh bất động sảnLuận văn: Giải quyết tranh chấp Hợp đồng kinh doanh bất động sản
Luận văn: Giải quyết tranh chấp Hợp đồng kinh doanh bất động sản
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Công ước quốc tế về bắt giữ tàu biển, HAY
Luận văn: Công ước quốc tế về bắt giữ tàu biển, HAYLuận văn: Công ước quốc tế về bắt giữ tàu biển, HAY
Luận văn: Công ước quốc tế về bắt giữ tàu biển, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Pháp luật về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, HOT
Đề tài: Pháp luật về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, HOTĐề tài: Pháp luật về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, HOT
Đề tài: Pháp luật về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Hoạch định đường cơ sở theo quy định của Luật biển
Luận văn: Hoạch định đường cơ sở theo quy định của Luật biểnLuận văn: Hoạch định đường cơ sở theo quy định của Luật biển
Luận văn: Hoạch định đường cơ sở theo quy định của Luật biển
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá
Luận văn: Nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoáLuận văn: Nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá
Luận văn: Nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Vấn đề bảo lưu điều ước quốc tế trong luật quốc tế
Luận văn: Vấn đề bảo lưu điều ước quốc tế trong luật quốc tế Luận văn: Vấn đề bảo lưu điều ước quốc tế trong luật quốc tế
Luận văn: Vấn đề bảo lưu điều ước quốc tế trong luật quốc tế
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Thỏa thuận giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế, HAY
Đề tài: Thỏa thuận giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế, HAYĐề tài: Thỏa thuận giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế, HAY
Đề tài: Thỏa thuận giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài
Cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoàiCho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài
Cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Chế tài Hủy hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, 9đ
Luận văn: Chế tài Hủy hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, 9đLuận văn: Chế tài Hủy hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, 9đ
Luận văn: Chế tài Hủy hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng, HOT
Luận văn: Giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng, HOTLuận văn: Giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng, HOT
Luận văn: Giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Giải quyết tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa
Luận án: Giải quyết tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa, Trường SaLuận án: Giải quyết tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa
Luận án: Giải quyết tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

What's hot (20)

Đề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOT
Đề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOTĐề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOT
Đề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOT
 
Đề tài: Nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế, HOT
Đề tài: Nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế, HOTĐề tài: Nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế, HOT
Đề tài: Nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế, HOT
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp trên biển bằng Luật biển, HOT
Luận văn: Giải quyết tranh chấp trên biển bằng Luật biển, HOTLuận văn: Giải quyết tranh chấp trên biển bằng Luật biển, HOT
Luận văn: Giải quyết tranh chấp trên biển bằng Luật biển, HOT
 
Luận văn: Pháp luật Việt Nam về hòa giải thương mại, HOT, 9đ
Luận văn: Pháp luật Việt Nam về hòa giải thương mại, HOT, 9đLuận văn: Pháp luật Việt Nam về hòa giải thương mại, HOT, 9đ
Luận văn: Pháp luật Việt Nam về hòa giải thương mại, HOT, 9đ
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải, 9đ
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải, 9đLuận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải, 9đ
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải, 9đ
 
Luận văn: Hợp tác khai thác chung ở các vùng biển chồng lấn, HOT
Luận văn: Hợp tác khai thác chung ở các vùng biển chồng lấn, HOTLuận văn: Hợp tác khai thác chung ở các vùng biển chồng lấn, HOT
Luận văn: Hợp tác khai thác chung ở các vùng biển chồng lấn, HOT
 
Luận văn: Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa
Luận văn: Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóaLuận văn: Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa
Luận văn: Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa
 
Luận văn: Pháp luật hòa giải tranh chấp kinh doanh thương mại
Luận văn: Pháp luật hòa giải tranh chấp kinh doanh thương mạiLuận văn: Pháp luật hòa giải tranh chấp kinh doanh thương mại
Luận văn: Pháp luật hòa giải tranh chấp kinh doanh thương mại
 
Luận văn: Hợp tác khai thác chung ở vùng biển chồng lấn, HOT
Luận văn: Hợp tác khai thác chung ở vùng biển chồng lấn, HOTLuận văn: Hợp tác khai thác chung ở vùng biển chồng lấn, HOT
Luận văn: Hợp tác khai thác chung ở vùng biển chồng lấn, HOT
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp Hợp đồng kinh doanh bất động sản
Luận văn: Giải quyết tranh chấp Hợp đồng kinh doanh bất động sảnLuận văn: Giải quyết tranh chấp Hợp đồng kinh doanh bất động sản
Luận văn: Giải quyết tranh chấp Hợp đồng kinh doanh bất động sản
 
Luận văn: Công ước quốc tế về bắt giữ tàu biển, HAY
Luận văn: Công ước quốc tế về bắt giữ tàu biển, HAYLuận văn: Công ước quốc tế về bắt giữ tàu biển, HAY
Luận văn: Công ước quốc tế về bắt giữ tàu biển, HAY
 
Đề tài: Pháp luật về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, HOT
Đề tài: Pháp luật về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, HOTĐề tài: Pháp luật về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, HOT
Đề tài: Pháp luật về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, HOT
 
Luận văn: Hoạch định đường cơ sở theo quy định của Luật biển
Luận văn: Hoạch định đường cơ sở theo quy định của Luật biểnLuận văn: Hoạch định đường cơ sở theo quy định của Luật biển
Luận văn: Hoạch định đường cơ sở theo quy định của Luật biển
 
Luận văn: Nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá
Luận văn: Nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoáLuận văn: Nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá
Luận văn: Nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá
 
Luận văn: Vấn đề bảo lưu điều ước quốc tế trong luật quốc tế
Luận văn: Vấn đề bảo lưu điều ước quốc tế trong luật quốc tế Luận văn: Vấn đề bảo lưu điều ước quốc tế trong luật quốc tế
Luận văn: Vấn đề bảo lưu điều ước quốc tế trong luật quốc tế
 
Đề tài: Thỏa thuận giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế, HAY
Đề tài: Thỏa thuận giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế, HAYĐề tài: Thỏa thuận giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế, HAY
Đề tài: Thỏa thuận giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế, HAY
 
Cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài
Cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoàiCho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài
Cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài
 
Luận văn: Chế tài Hủy hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, 9đ
Luận văn: Chế tài Hủy hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, 9đLuận văn: Chế tài Hủy hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, 9đ
Luận văn: Chế tài Hủy hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, 9đ
 
Luận văn: Giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng, HOT
Luận văn: Giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng, HOTLuận văn: Giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng, HOT
Luận văn: Giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng, HOT
 
Luận án: Giải quyết tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa
Luận án: Giải quyết tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa, Trường SaLuận án: Giải quyết tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa
Luận án: Giải quyết tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa
 

Similar to Giải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, HOT

Kinh nghiệm của ASEAN về giải quyết tranh chấp lãnh thổ biển
Kinh nghiệm của ASEAN về giải quyết tranh chấp lãnh thổ biểnKinh nghiệm của ASEAN về giải quyết tranh chấp lãnh thổ biển
Kinh nghiệm của ASEAN về giải quyết tranh chấp lãnh thổ biển
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành Luật biển, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành Luật biển, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành Luật biển, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành Luật biển, HAY, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo phương thức phi tài phán
Giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo phương thức phi tài phánGiải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo phương thức phi tài phán
Giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo phương thức phi tài phán
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Vấn đề sử dụng cơ quan tài phán quốc tế về luật biển, HAY
Vấn đề sử dụng cơ quan tài phán quốc tế về luật biển, HAYVấn đề sử dụng cơ quan tài phán quốc tế về luật biển, HAY
Vấn đề sử dụng cơ quan tài phán quốc tế về luật biển, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
QUÁ TRÌNH PHÂN ĐỊNH BIỂN GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC Ở VỊNH BẮC BỘ (1993 - 20...
QUÁ TRÌNH PHÂN ĐỊNH BIỂN GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC Ở VỊNH BẮC BỘ (1993 - 20...QUÁ TRÌNH PHÂN ĐỊNH BIỂN GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC Ở VỊNH BẮC BỘ (1993 - 20...
QUÁ TRÌNH PHÂN ĐỊNH BIỂN GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC Ở VỊNH BẮC BỘ (1993 - 20...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển và giải pháp giải quyết tr...
Giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển và giải pháp giải quyết tr...Giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển và giải pháp giải quyết tr...
Giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển và giải pháp giải quyết tr...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥳🥳 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
Tòa án trọng tài thường trực La Haye giải quyết tranh chấp quốc tế
Tòa án trọng tài thường trực La Haye giải quyết tranh chấp quốc tếTòa án trọng tài thường trực La Haye giải quyết tranh chấp quốc tế
Tòa án trọng tài thường trực La Haye giải quyết tranh chấp quốc tế
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Vấn đề cơ chế giải quyết tranh chấp theo Công ước Luật Biển
Luận văn: Vấn đề cơ chế giải quyết tranh chấp theo Công ước Luật BiểnLuận văn: Vấn đề cơ chế giải quyết tranh chấp theo Công ước Luật Biển
Luận văn: Vấn đề cơ chế giải quyết tranh chấp theo Công ước Luật Biển
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Giải quyết vấn đề phân định biên giới trên biển giữa Việt Nam và Campuchia.doc
Giải quyết vấn đề phân định biên giới trên biển giữa Việt Nam và Campuchia.docGiải quyết vấn đề phân định biên giới trên biển giữa Việt Nam và Campuchia.doc
Giải quyết vấn đề phân định biên giới trên biển giữa Việt Nam và Campuchia.doc
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥳🥳 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
Giải quyết tranh chấp quốc tế về biển với Danh nghĩa Lịch sử, HAY
Giải quyết tranh chấp quốc tế về biển với Danh nghĩa Lịch sử, HAYGiải quyết tranh chấp quốc tế về biển với Danh nghĩa Lịch sử, HAY
Giải quyết tranh chấp quốc tế về biển với Danh nghĩa Lịch sử, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Bài Tiểu Luận Kết Thúc Học Phần Công Pháp Quốc Tế.docx
Bài Tiểu Luận Kết Thúc Học Phần Công Pháp Quốc Tế.docxBài Tiểu Luận Kết Thúc Học Phần Công Pháp Quốc Tế.docx
Bài Tiểu Luận Kết Thúc Học Phần Công Pháp Quốc Tế.docx
Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Đường Cơ Sở Trong Luật Quốc Tế Hiện Đại Và Đường Cơ Sở Theo Quy Định Của Pháp...
Đường Cơ Sở Trong Luật Quốc Tế Hiện Đại Và Đường Cơ Sở Theo Quy Định Của Pháp...Đường Cơ Sở Trong Luật Quốc Tế Hiện Đại Và Đường Cơ Sở Theo Quy Định Của Pháp...
Đường Cơ Sở Trong Luật Quốc Tế Hiện Đại Và Đường Cơ Sở Theo Quy Định Của Pháp...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Đề tài: Hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển
Đề tài: Hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biểnĐề tài: Hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển
Đề tài: Hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
EEZ
EEZEEZ
Kiểm tra, kiểm soát theo thẩm quyền cảnh sát biển Việt Nam.pdf
Kiểm tra, kiểm soát theo thẩm quyền cảnh sát biển Việt Nam.pdfKiểm tra, kiểm soát theo thẩm quyền cảnh sát biển Việt Nam.pdf
Kiểm tra, kiểm soát theo thẩm quyền cảnh sát biển Việt Nam.pdf
HanaTiti
 
Pháp luật về giải quyết tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa
Pháp luật về giải quyết tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa, Trường SaPháp luật về giải quyết tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa
Pháp luật về giải quyết tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa, Trường SaĐề tài: Giải quyết tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Nhận thức về vấn đề chủ quyền biển đảo của sinh viên
Đề tài: Nhận thức về vấn đề chủ quyền biển đảo của sinh viên Đề tài: Nhận thức về vấn đề chủ quyền biển đảo của sinh viên
Đề tài: Nhận thức về vấn đề chủ quyền biển đảo của sinh viên
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
100 Câu Hỏi- Đáp Về Biển Đảo Việt Nam
100 Câu Hỏi- Đáp Về Biển Đảo Việt Nam100 Câu Hỏi- Đáp Về Biển Đảo Việt Nam
100 Câu Hỏi- Đáp Về Biển Đảo Việt Nam
Nguyễn Hậu
 
Dia ly bien dong voi hoang sa va truong sa
Dia ly bien dong voi hoang sa va truong saDia ly bien dong voi hoang sa va truong sa
Dia ly bien dong voi hoang sa va truong sa
Hung Nguyen
 

Similar to Giải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, HOT (20)

Kinh nghiệm của ASEAN về giải quyết tranh chấp lãnh thổ biển
Kinh nghiệm của ASEAN về giải quyết tranh chấp lãnh thổ biểnKinh nghiệm của ASEAN về giải quyết tranh chấp lãnh thổ biển
Kinh nghiệm của ASEAN về giải quyết tranh chấp lãnh thổ biển
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành Luật biển, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành Luật biển, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành Luật biển, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành Luật biển, HAY, 9 ĐIỂM
 
Giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo phương thức phi tài phán
Giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo phương thức phi tài phánGiải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo phương thức phi tài phán
Giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo phương thức phi tài phán
 
Vấn đề sử dụng cơ quan tài phán quốc tế về luật biển, HAY
Vấn đề sử dụng cơ quan tài phán quốc tế về luật biển, HAYVấn đề sử dụng cơ quan tài phán quốc tế về luật biển, HAY
Vấn đề sử dụng cơ quan tài phán quốc tế về luật biển, HAY
 
QUÁ TRÌNH PHÂN ĐỊNH BIỂN GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC Ở VỊNH BẮC BỘ (1993 - 20...
QUÁ TRÌNH PHÂN ĐỊNH BIỂN GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC Ở VỊNH BẮC BỘ (1993 - 20...QUÁ TRÌNH PHÂN ĐỊNH BIỂN GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC Ở VỊNH BẮC BỘ (1993 - 20...
QUÁ TRÌNH PHÂN ĐỊNH BIỂN GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC Ở VỊNH BẮC BỘ (1993 - 20...
 
Giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển và giải pháp giải quyết tr...
Giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển và giải pháp giải quyết tr...Giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển và giải pháp giải quyết tr...
Giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển và giải pháp giải quyết tr...
 
Tòa án trọng tài thường trực La Haye giải quyết tranh chấp quốc tế
Tòa án trọng tài thường trực La Haye giải quyết tranh chấp quốc tếTòa án trọng tài thường trực La Haye giải quyết tranh chấp quốc tế
Tòa án trọng tài thường trực La Haye giải quyết tranh chấp quốc tế
 
Luận văn: Vấn đề cơ chế giải quyết tranh chấp theo Công ước Luật Biển
Luận văn: Vấn đề cơ chế giải quyết tranh chấp theo Công ước Luật BiểnLuận văn: Vấn đề cơ chế giải quyết tranh chấp theo Công ước Luật Biển
Luận văn: Vấn đề cơ chế giải quyết tranh chấp theo Công ước Luật Biển
 
Giải quyết vấn đề phân định biên giới trên biển giữa Việt Nam và Campuchia.doc
Giải quyết vấn đề phân định biên giới trên biển giữa Việt Nam và Campuchia.docGiải quyết vấn đề phân định biên giới trên biển giữa Việt Nam và Campuchia.doc
Giải quyết vấn đề phân định biên giới trên biển giữa Việt Nam và Campuchia.doc
 
Giải quyết tranh chấp quốc tế về biển với Danh nghĩa Lịch sử, HAY
Giải quyết tranh chấp quốc tế về biển với Danh nghĩa Lịch sử, HAYGiải quyết tranh chấp quốc tế về biển với Danh nghĩa Lịch sử, HAY
Giải quyết tranh chấp quốc tế về biển với Danh nghĩa Lịch sử, HAY
 
Bài Tiểu Luận Kết Thúc Học Phần Công Pháp Quốc Tế.docx
Bài Tiểu Luận Kết Thúc Học Phần Công Pháp Quốc Tế.docxBài Tiểu Luận Kết Thúc Học Phần Công Pháp Quốc Tế.docx
Bài Tiểu Luận Kết Thúc Học Phần Công Pháp Quốc Tế.docx
 
Đường Cơ Sở Trong Luật Quốc Tế Hiện Đại Và Đường Cơ Sở Theo Quy Định Của Pháp...
Đường Cơ Sở Trong Luật Quốc Tế Hiện Đại Và Đường Cơ Sở Theo Quy Định Của Pháp...Đường Cơ Sở Trong Luật Quốc Tế Hiện Đại Và Đường Cơ Sở Theo Quy Định Của Pháp...
Đường Cơ Sở Trong Luật Quốc Tế Hiện Đại Và Đường Cơ Sở Theo Quy Định Của Pháp...
 
Đề tài: Hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển
Đề tài: Hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biểnĐề tài: Hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển
Đề tài: Hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển
 
EEZ
EEZEEZ
EEZ
 
Kiểm tra, kiểm soát theo thẩm quyền cảnh sát biển Việt Nam.pdf
Kiểm tra, kiểm soát theo thẩm quyền cảnh sát biển Việt Nam.pdfKiểm tra, kiểm soát theo thẩm quyền cảnh sát biển Việt Nam.pdf
Kiểm tra, kiểm soát theo thẩm quyền cảnh sát biển Việt Nam.pdf
 
Pháp luật về giải quyết tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa
Pháp luật về giải quyết tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa, Trường SaPháp luật về giải quyết tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa
Pháp luật về giải quyết tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa
 
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa, Trường SaĐề tài: Giải quyết tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa
 
Đề tài: Nhận thức về vấn đề chủ quyền biển đảo của sinh viên
Đề tài: Nhận thức về vấn đề chủ quyền biển đảo của sinh viên Đề tài: Nhận thức về vấn đề chủ quyền biển đảo của sinh viên
Đề tài: Nhận thức về vấn đề chủ quyền biển đảo của sinh viên
 
100 Câu Hỏi- Đáp Về Biển Đảo Việt Nam
100 Câu Hỏi- Đáp Về Biển Đảo Việt Nam100 Câu Hỏi- Đáp Về Biển Đảo Việt Nam
100 Câu Hỏi- Đáp Về Biển Đảo Việt Nam
 
Dia ly bien dong voi hoang sa va truong sa
Dia ly bien dong voi hoang sa va truong saDia ly bien dong voi hoang sa va truong sa
Dia ly bien dong voi hoang sa va truong sa
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
deviv80273
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdfCau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
HngMLTh
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
12D241NguynPhmMaiTra
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
hieutrinhvan27052005
 
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
my21xn0084
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
SmartBiz
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
QucHHunhnh
 
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdfSLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
UyenDang34
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
linh miu
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
HngL891608
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
khanhthy3000
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
lmhong80
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
AnhPhm265031
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
metamngoc123
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
NguynDimQunh33
 

Recently uploaded (18)

CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
 
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdfCau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
 
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
 
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdfSLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
 

Giải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, HOT

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT KIỀU THỊ HUYỀN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƢỜNG SA CỦA VIỆT NAM TẠI CÁC CƠ QUAN TÀI PHÁN QUỐC TẾ Chuyên ngành: Luật quốc tế Mã số: 60 38 01 07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN BÁ DIẾN
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN Kiều Thị Huyền
  • 4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục các bảng, hình MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH TRANH CHẤP VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CHỦ QUYỀN QUẦN ĐẢO HOÀNG SA, TRƢỜNG SA CỦA VIỆT NAM..................................................................7 1.1. Tổng quan vị trí địa chiến lƣợc và tầm quan trọng của giải quyết tranh chấp chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa của Việt Nam................7 1.1.1. Vị trí địa chiến lƣợc của quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa...........................7 1.1.2. Tầm quan trọng của việc giải quyết tranh chấp chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa ................................................................................12 1.2. Tình hình tranh chấp và giải quyết tranh chấp chủ quyền quần đảo Hoàng Sa, Trƣờng Sa của Việt Nam ..................................................14 1.2.1. Hiện trạng tranh chấp chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa, Trƣờng Sa của Việt Nam.................................................................................................14 1.2.2. Hiện trạng giải quyết tranh chấp chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa......19 1.2.3. Cơ sở pháp lý giải quyết tranh chấp chủ quyền quốc gia đối với biển đảo.........21 Chƣơng 2: CÁC CƠ QUAN TÀI PHÁN QUỐC TẾ VÀ VẤN ĐỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CHỦ QUYỀN QUẦN ĐẢO HOÀNG SA, TRƢỜNG SA CỦA VIỆT NAM................................................................27 2.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại các cơ quan tài phán quốc tế............27 2.1.1. Khái niệm, phân loại, đặc điểm, vai trò của cơ quan tài phán quốc tế..........27 2.1.2. Phân loại các cơ quan tài phán quốc tế .........................................................28 2.1.3. Đặc điểm, vai trò của cơ quan tài phán quốc tế ............................................29
  • 5. 2.2. Các cơ quan tài phán quốc tế trong giải quyết tranh chấp chủ quyền biển, đảo và vấn đề áp dụng cho tranh chấp chủ quyền quần đảo Hoàng Sa, Trƣờng Sa của Việt Nam ..................................................31 2.2.1. Tòa án Công lý quốc tế và tranh chấp chủ quyền quần đảo Hoàng Sa, Trƣờng Sa của Việt Nam...............................................................................32 2.2.2. Tòa án quốc tế về Luật biển và tranh chấp chủ quyền quần đảo Hoàng Sa, Trƣờng Sa................................................................................................48 2.2.3. Tòa trọng tài theo Phụ lục VII Công ƣớc Luật biển 1982 và tranh chấp chủ quyền quần đảo Hoàng Sa, Trƣờng Sa...................................................71 2.2.4. Tòa trọng tài theo Phụ lục VIII Công ƣớc Luật biển 1982 và tranh chấp chủ quyền quần đảo Hoàng Sa, Trƣờng Sa...................................................77 2.2.5. Giải quyết tranh chấp chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa của Việt Nam tại tòa Trọng tài thƣờng trực Lahay..............................................81 Chƣơng 3: GIẢI PHÁP CHO VIỆT NAM TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CHỦ QUYỀN QUẦN ĐẢO HOÀNG SA, TRƢỜNG SA TẠI CÁC CƠ QUAN TÀI PHÁN QUỐC TẾ ..........................................93 3.1. Giải pháp trong vấn đề lựa chọn cơ quan tài phán quốc tế giải quyết tranh chấp chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa............93 3.2. Giải pháp sử dụng hiệu quả các cơ quan tài phán quốc tế nhằm đấu tranh bảo vệ chủ quyền quần đảo Hoàng Sa, Trƣờng Sa ................93 3.2.1. Vấn đề về thẩm quyền...................................................................................93 3.2.2. Vấn đề xác định, lựa chọn đối tƣợng tranh chấp và mục tiêu giải quyết tranh chấp ......................................................................................................94 3.2.3. Vấn đề tham gia vào thủ tục tố tụng tại các cơ quan tài phán quốc tế..........95 3.2.4. Vấn đề nâng cao khả năng và nội lực của Việt Nam trong sử dụng các cơ quan tài phán quốc tế giải quyết tranh chấp.............................................98 KẾT LUẬN............................................................................................................100 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................101
  • 6. DANH MỤC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ICJ : Tòa án Công lý quốc tế IMO : Tổ chức hàng hải quốc tế ITLOS : Tòa án quốc tế về Luật biển PCA : Tòa trọng tài thƣờng trực quốc tế LaHaye
  • 7. DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH Số hiệu Tên bảng, hình Số trang Bảng 2.1. Bảng thống kê tổng số vụ tranh chấp về biển, đảo giải quyết tại ICJ tính đến tháng 5/2014 ....................................................44 Bảng 2.2. Bảng thống kê số lƣợng vụ việc theo tiêu chí loại vụ việc và thẩm quyền của ITLOS tính đến tháng 5/2014 ..............................68 Hình 1.1. Quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa của Việt Nam ................................8
  • 8. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quần đảo Trƣờng Sa và Hoàng Sa nói chung cũng nhƣ Biển Đông là một điểm nóng về tranh chấp trong vấn đề chủ quyền biển, đảo. Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam là đối tƣợng tranh chấp của Trung Quốc, Đài Loan, trong khi Quần đảo Trƣờng Sa của Việt Nam lại là đối tƣợng tranh chấp đa phƣơng của Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Brunei và một thực thể quốc tế đặc biệt – Đài Loan. Nguyên nhân dẫn đến các tranh chấp này là do sự cùng tiến của hai quá trình phát triển luật quốc tế với các quy định cụ thể nhằm tối đa hóa chủ quyền của quốc gia ven biển, và sự tăng cƣờng ý thức tiến ra biển, làm chủ biển của các quốc gia trƣớc hàng loạt thách thức về phát triển kinh tế cũng nhƣ sức ép dân số, vấn đề chính trị nội bộ,... Tuy nhiên, một trong những nguyên nhân chủ chốt khiến tình hình Biển Đông ngày càng dậy sóng, leo thang căng thẳng và nguy cơ xung đột trong những năm gần đây là việc thể hiện tham vọng mở rộng lãnh thổ biển bất chấp pháp luật quốc tế của Trung Quốc và hàng loạt hành động trên mọi mặt trận kinh tế, chính trị, ngoại giao, quân sự, văn hóa của quốc gia này để hiện thực hóa yêu sách ngông cuồng – bá chủ Biển Đông, xoay trục cán cân quyền lực vùng nhằm giảm bớt đáng kể tầm ảnh hƣởng của Mỹ và các nƣớc đồng minh tại Biển Đông và Châu Á Thái Bình Dƣơng, đồng thời với đó là quá trình củng cố không ngừng sức mạnh, vị thế duy nhất và hoàn toàn của Trung Quốc ở Biển Đông trƣớc Mỹ và các cƣờng quốc trong, ngoài khu vực. Tranh chấp về chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa giữa Việt Nam và các nƣớc, đặc biệt và chủ yếu là với Trung Quốc đã kéo dài nhiều năm, nhƣng trở nên căng thẳng trên mọi trận tuyến từ ngoại giao chính trị đến quân sự, pháp luật trong bối cảnh hiện nay. Trong khi Việt Nam và một số quốc gia liên quan luôn giữ vững quan điểm giải quyết mọi vấn đề trên cơ sở pháp luật quốc tế và hòa bình thì Trung Quốc lại có một loạt những hành động chứng tỏ sự đi ngƣợc với các cam kết quốc tế, với quan điểm chung của cộng đồng quốc tế và các quốc gia trong
  • 9. 2 khu vực, vi phạm nghiêm trọng tới sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Hàng loạt các động thái của quốc gia này đang làm tách rời một bộ phận lãnh thổ hợp pháp của Việt Nam một cách vô căn cứ, cụ thể nhƣ: dùng vũ lực chiếm giữ quần đảo Hoàng Sa (năm 1956, 1974); tập trận trên khu vực quần đảo Trƣờng Sa; chống lại việc thực hiện quyền chủ quyền và quyền tài phán một cách hợp pháp của tàu thuyền Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa; thành lập khu vực hành chính cùng các hoạt động quân sự ở nơi gọi là “thành phố Tam Sa”; hay gần đây nhất là hạ đặt trái phép giàn khoan HD-981 trong vùng biển thuộc quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam;… Điều quan trọng là Trung Quốc vẫn bất chấp pháp luật quốc tế và các cam kết quốc tế để duy trì hành động xâm chiếm bất hợp pháp đối với lãnh thổ Việt Nam, từ chối mọi sự can thiệp của quốc tế, yêu cầu không đa phƣơng hóa việc giải quyết tranh chấp ở quần đảo Hoàng Sa, Trƣờng Sa nói riêng và toàn Biển Đông nói chung. Vậy nên, vấn đề và cũng là một câu hỏi lớn cần giải quyết là “cơ chế nào hay con đƣờng nào để khẳng định chủ quyền chính đáng và hợp pháp của Việt Nam đối với Trƣờng Sa và Hoàng Sa?” Nhận thức đƣợc tính cấp thiết của vấn đề chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trƣờng Sa dƣới góc độ bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ tổ quốc, Học viên đã chọn đề tài “Giải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam tại các cơ quan tài phán quốc tế” làm Luận án Thạc Sĩ Luật học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Từ trƣớc đến nay, vấn đề chủ quyền lãnh thổ nói chung và chủ quyền biển đảo nói riêng luôn là phạm vi nghiên cứu đạt đƣợc bề dày của sự khai thác về mặt khoa học pháp lý cũng nhƣ các khoa học chuyên ngành khác. Đã có rất nhiều cuốn sách chuyên khảo, các công trình nghiên cứu khoa học của các chuyên gia, nhà khoa học nổi tiếng, có vị thế trong ngành luật quốc tế trong nƣớc và nƣớc ngoài viết về các vấn đề khác nhau về chủ quyền Việt Nam đối với Trƣờng Sa và Hoàng Sa. Có thể kể ra đây một số những cuốn sách và các bài viết nhƣ: “Chính sách, pháp luật biển của Việt Nam và chiến lƣợc phát triển bền vững” (PGS.TS.Nguyễn Bá Diến chủ biên, NXB Tƣ pháp năm 2006); “Tòa án Công lý quốc tế ” (Nguyễn Hồng Thao,
  • 10. 3 NXB Chính trị quốc gia năm 2000); “Quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa: lãnh thổ Việt Nam” (Bộ ngoại giao Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, 1984); “Thềm lục địa trong pháp luật quốc tế” (PGS.TS. Nguyễn Bá Diến, ThS. Nguyễn Hùng cƣờng, xuất bản năm 2012); “Hợp tác khai thác chung trong luật biển quốc tế, những vấn đề lý luận và thực tiễn” (PGS.TS.Nguyễn Bá Diến chủ biên, NXB Tƣ pháp năm 2009); “Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa” (Monique-Cheillier Gendreau, NXB Chính trị quốc gia năm 2008); “Các quần đảo và việc hoạch định không gian Biển Đông” (Jon M.Vandyke-Trƣờng Luật William S.Richardson, Đại học tổng hợp Hawaii và Dale L.Bennett),... Bên cạnh đó là các bài viết trên các tạp chí, trong các cuộc hội thảo nhƣ: “Những vấn đề về chủ quyền lãnh thổ giữa Việt Nam và các nƣớc láng giềng” (Lê Minh Nghĩa, Tài liệu hội thảo về phát triển khu vực Châu Á Thái Bình dƣơng và tranh chấp trên biển Đông); “Vấn đề phân định biển trong Luật biển quốc tế hiện đại” (PGS.TS. Nguyễn Bá Diến, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế - Luật, số 1/2007); “Cơ chế giải quyết tranh chấp trên biển theo Công ƣớc luật biển 1982” (PGS.TS. Nguyễn Bá Diến, Tạp chí Khoa học Trƣờng ĐHQGHN); “Trung Quốc và tình hình trên khu vực Biển Đông” (Nguyễn Hồng Thao, Tập san Biên giới lãnh thổ số 14/2004), “Pháp luật quốc tế và việc vạch biên giới giữa Việt Nam với các quốc gia láng giềng” (ThS. Huỳnh Minh Chính, Tập san biên giới và lãnh thổ số 14/2003),... Đề tài luận văn của Học viên tiếp tục nghiên cứu những vấn đề nhằm khẳng định chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa tuy nhiên theo cách tiếp cận và góc độ khai thác mới. Các công trình nghiên cứu khoa học vấn đề chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông và đặc biệt với hai quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa đã tiếp cận ở góc độ khai thác những căn cứ pháp lý khẳng định chủ quyền biển đảo, hoặc cơ chế giải quyết tranh chấp tại một thiết chế tài phán nhất định (trọng tài hoặc tòa án) hoặc các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp nói chung. Phạm vi luận văn này sẽ nghiên cứu dƣới góc độ luật so sánh các thiết chế tài phán điển hình trong tranh chấp chủ quyền biển, đảo nhƣ Tòa án Công lý quốc tế, Tòa án quốc tế về Luật biển, Tòa trọng tài Phụ lục VII Công ƣớc Luật
  • 11. 4 biển 1982, Tòa trọng tài Phụ lục VIII Công ƣớc Luật biển 1982, Tòa trọng tài thƣờng trực quốc tế LaHaye qua đó đƣa ra những đánh giá sát thực về triển vọng giải quyết tranh chấp chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa, Trƣờng Sa của Việt Nam. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của Luận văn Với phạm vi đề tài là “Giải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam tại các cơ quan tài phán quốc tế”, bài luận văn đi vào nghiên cứu, phân tích, đánh giá tình hình tranh chấp trên hai quần đảo Trƣờng Sa và Hoàng Sa; nghiên cứu, phân tích, đánh giá dƣới góc độ luật so sánh các thiết chế tài phán quốc tế có thẩm quyền trong việc giải quyết tranh chấp đối với hai quần đảo để từ đó đƣa ra các lựa chọn tối ƣu cho Việt Nam nhằm bảo vệ vững chắc chủ quyền, sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia; tiến gần nhất tới một giải pháp chung mà Trung Quốc thực hiện nghĩa vụ hợp tác quốc tế, thực hiện cam kết quốc tế, tôn trọng pháp luật quốc tế. Trên cơ sở mục tiêu tổng quát trên, Đề tài đi vào giải quyết các vấn đề cụ thể về: i) phân tích thực trạng các tranh chấp của Việt Nam với các nƣớc tại khu vực quần đảo Trƣờng Sa và Hoàng Sa để hiểu đƣợc phạm vi và căn cứ pháp lý của yêu sách của các bên; ii) tìm hiểu, phân tích các cơ quan tài phán quốc tế chủ yếu có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa; iii) từ những phân tích trên, đƣa ra giải pháp giải quyết tranh chấp hiệu quả nhất cho Việt Nam với các nƣớc tại hai quần đảo này, đặc biệt là trong cuộc đối đầu hết sức khó khăn với “ngƣời khổng lồ phƣơng Bắc” - Trung Quốc nhằm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. 4. Tính mới của đề tài Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Trƣờng Sa và Hoàng Sa không phải là đề tài mới. Qua khảo sát thực tiễn của học viên, có khá nhiều sách, bài báo, chuyên đề nghiên cứu khoa học cũng nhƣ khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ đã nghiên cứu các vấn đề liên quan đến đề tài này. Tuy nhiên, mỗi bài viết có cách tiếp cận và khai thác các khía cạnh khác nhau của vấn đề chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa. Trên cơ sở tiếp thu những tri thức chung về khoa học pháp lý cũng nhƣ kế
  • 12. 5 thừa một cách hợp lý những giá trị các công trình nghiên cứu khoa học trƣớc về đề tài chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa, bài luận văn xây dựng và khai thác một khía cạnh riêng với phạm vi đã đƣợc xác định là “Giải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa của Việt Nam tại các cơ quan tài phán quốc tế”. Trong đó, tính mới và sự đóng góp của Luận văn thể hiện ở chỗ: - Luận văn tiếp cận nghiên cứu một cách tổng thể về lịch sử hình thành, cơ cấu tổ chức, thẩm quyền, quy trình thủ tục của các cơ quan tài phán quốc tế dƣới góc độ luật so sánh để có đƣợc những đánh giá thực tiễn và giá trị đối với mỗi cơ chế, từ đó rút ra đánh giá, kết luận về các triển vọng áp dụng hiệu quả nhất cho tranh chấp chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa. - Đề xuất các giải pháp cụ thể cho Việt Nam trong giải quyết tranh chấp chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa tại các cơ quan tài phán quốc tế. - Dƣới góc độ là một công trình nghiên cứu khoa học, đề tài góp phần làm sáng tỏ hơn các căn cứ pháp lý trong việc bảo vệ chủ quyền Việt Nam đối với Trƣờng Sa, Hoàng Sa nói riêng và sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam nói chung. - Luận văn tiếp tục góp phần vào việc khẳng định vững chắc chủ quyền Việt Nam không thể tách rời đối với lãnh thổ quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa, đồng thời đi vào con đƣờng thực tiễn để tìm giải pháp hợp lý cho cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền này trên cơ sở quy định của pháp luật quốc tế và vị thế của Việt Nam. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn Để nghiên cứu thực hiện đề tài đã chọn, trong bài Luận văn sử dụng rất nhiều phƣơng pháp nghiên cứu khoa học nhƣ: dựa trên phƣơng pháp luận của triết học Mác - Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đặc biệt, luận án đƣợc thực hiện trên cơ sở vận dụng những quan điểm cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nƣớc ta, giữ vững lập trƣờng chính trị và đƣờng lối ngoại giao với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới với chủ trƣơng hòa bình, hợp tác cùng phát triển, tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Luận văn sử dụng phƣơng pháp so sánh luật học, tiếp cận dƣới góc độ luật so sánh để làm sáng tỏ vấn đề. Ngoài ra, còn dựa trên sự kết hợp giữa phƣơng pháp
  • 13. 6 nghiên cứu từ cái chung đến cái riêng, phƣơng pháp phân tích và tổng hợp, phƣơng pháp logic và lịch sử, phân tích, đánh giá, diễn giải, dự báo,... Bên cạnh đó, Luận văn cũng kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn trong quá trình nghiên cứu và giải quyết những vấn đề mà đề tài đặt ra. 6. Kết cấu của Luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, bài luận văn đƣợc bố trí kết cấu thành ba phần nhƣ sau: Chương 1. Tổng quan về tình hình tranh chấp và giải quyết tranh chấp chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa của Việt Nam. Chương 2. Các cơ quan tài phán quốc tế và vấn đề giải quyết tranh chấp chủ quyền quần đảo Hoàng Sa, Trƣờng Sa của Việt Nam. Chương 3. Giải pháp cho Việt Nam trong giải quyết tranh chấp chủ quyền quần đảo Hoàng Sa, Trƣờng Sa tại các cơ quan tài phán quốc tế.
  • 14. 7 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH TRANH CHẤP VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CHỦ QUYỀN QUẦN ĐẢO HOÀNG SA, TRƢỜNG SA CỦA VIỆT NAM 1.1. Tổng quan vị trí địa chiến lƣợc và tầm quan trọng của giải quyết tranh chấp chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa của Việt Nam 1.1.1. Vị trí địa chiến lược của quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa 1.1.1.1. Vị trí địa lý Quần đảo Hoàng Sa[55] nằm rải rác trong một phạm vi khoảng 15.000 km2 , với tổng diện tích khoảng 10km2 , trong khoảng vĩ độ 15o 45’ Bắc đến 17o 05’ Bắc, từ kinh độ 111o Đông đến 113o Đông, xung quanh là độ sâu hơn 1000m, song giữa các đảo có độ sâu thƣờng dƣới 100m. Quần đảo Hoàng Sa năm ngang bờ biển các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam và một phần Quảng Ngãi. Trong khoảng 30 đảo, đá, bãi, cồn, hòn trên, hiện có 23 đã đƣợc đặt tên, gồm 15 đảo, 3 bãi, 3 đá, 1 cồn, 1 hòn. Các đảo chính gồm hai nhóm: Nhóm Lƣỡi Liềm (Crescent group) ở Tây Nam; Nhóm An Vĩnh ở (Amphitrite group) ở Đông Bắc. Ngoài ra, có một số đảo và các rạn san hô rời bên ngoài nằm về phía Tây tuyến đƣờng chính Hong Kong - Singapore. Khoảng cách gần nhất từ đảo Triton của quần đảo Hoàng Sa đến Mũi Ba Làng An (Cap Batangan:15 vĩ độ B, 108 độ 6’ kinh Đ), tức đất liền lục địa Việt Nam là 135 hải lý, cách Cù Lao Ré 123 hải lý. Trong khi đó, cách đảo gần nhất tới bờ đảo Hải Nam (Trung Quốc) tới 140 hải lý; cách lục địa đất liền Trung Quốc tối thiểu là 235 hải lý. Quần đảo Trƣờng Sa (ngƣời Pháp gọi là Archipel des ile Spratley, ngƣời Anh và Mỹ gọi là Spratley Islands hay Spratlies; Trung Quốc gọi là Nansha (Nam Sa) hay Nan Wei quần đảo; Philipines gọi là Kalayaan; Nhật gọi là Shinan Guto). Quần đảo Trƣờng Sa nằm về phía Đông Nam Biển Đông, cách quần đảo Hoàng Sa tính đến đảo gần nhất là khoảng 350 hải lý, đảo xa nhất là khoảng 500 hải lý, cách Vũng Tàu 305 hải lý và cách Cam Ranh (Việt Nam) 250 hải lý, cách đảo Phú Quốc
  • 15. 8 240 hải lý, cách Bình Thuận (Phan Thiết) 270 hải lý. Quần đảo này nằm trên vùng biển chiếm khoảng 160.000 km2 đến 180.000 km2 [55]. Hình 1.1. Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam 1.1.1.2. Tài nguyên vị thế địa chiến lược Tài nguyên vị thế biển đƣợc hiểu là các lợi ích có đƣợc từ một khu vực, một nơi ở biển hoặc ven biển, đƣợc đặt trong mối quan hệ không gian của khu vực đó. Tài nguyên vị thế biển bao hàm cả các hợp phần tài nguyên sinh vật và phi sinh vật có trong khu vực này, nhƣng chủ đạo là những lợi ích có đƣợc từ giá trị hình thể và giá trị không gian của nó. Tài nguyên vị thế dùng theo cách nói tiếng Việt trong nhiều văn bản quản lý hiện nay có lẽ mang nội hàm rộng hơn tài nguyên không gian trong các tài liệu nƣớc ngoài. Theo đó, tài nguyên vị thế bao gồm cả giá trị đƣa đến của không gian trong mối quan hệ về vị trí địa lý của nó với các trung tâm, đầu mối kinh tế, chính trị khu vực; quan hệ với các vành đai, hành lang kinh tế biển, ven biển,…
  • 16. 9 Tài nguyên vị thế có những nội hàm riêng mang tính bản chất, là yếu tố hình thể và vị trí trong không gian [16]. Giá trị của một đối tƣợng đƣợc xem xét là có tài nguyên vị thế, sẽ đƣợc đánh giá theo ba tiêu chí về giá trị vị thế địa tự nhiên (là giá trị và lợi ích có đƣợc từ vị trí không gian; tổng thể các yếu tố hình thể và cấu trúc không gian của một khu vực nào đó và tính ổn định của các quá trình tự nhiên và khả năng ít chịu tác động của thiên tai tại đó); giá trị vị thế địa kinh tế (là các giá trị và lợi ích có đƣợc từ các đặc điểm địa lý ảnh hƣởng đến quá trình phát triển kinh tế một vùng, một quốc gia, thậm chí một khu vực. Giá trị địa kinh tế gắn với vai trò đầu mối trong tổ chức lãnh thổ, từ giao lƣu và quan hệ kinh tế đến sức hút và không gian ảnh hƣởng) và giá trị vị thế địa chính trị (là lợi ích kết hợp giữa lợi thế địa lý tự nhiên và nhân văn với một bối cảnh chính trị, kinh tế quốc tế nhất định). Trong tài nguyên vị thế, yếu tố địa chính trị có ý nghĩa chiến lƣợc hết sức quan trọng đối với vận mệnh đất nƣớc. Sự thịnh suy của một quốc gia phụ thuộc rất nhiều và khả năng khai thác và vận dụng tài nguyên địa chính trị. Nhiều quốc gia coi tài nguyên vị thế là tiềm năng lớn nhất để phát triển kinh tế dịch vụ và du lịch, và phát triển mạnh nhờ nguồn tài nguyên này. Singapore là một ví dụ điển hình nhƣ vậy. Từ một vùng nghèo tách ra khỏi Malaysia vào những năm 1960, quốc gia này đã vƣơn lên nhờ biết tận dụng vị thế của đảo nằm sát eo Malacca, đƣợc coi là cửa ngõ thông với Ấn Độ Dƣơng và Thái Bình Dƣơng để phát triển các ngành kinh tế phù hợp. Cũng nhƣ Biển Đông nói chung, quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa có vị trí địa chiến lƣợc hết sức quan trọng. Quần đảo Hoàng Sa chủ yếu là các cấu trúc địa chất bãi ngầm, bãi cạn, chỉ có một số đảo nhỏ, không có cƣ dân sinh sống thƣờng xuyên, chỉ có ngƣời Việt Nam ra khai thác theo mùa các tài nguyên nhƣ: phân chim, tổ yến, san hô, đánh cá trong hàng thế kỷ. Nhƣng cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, sự phát triển của luật quốc tế với các quy định mở rộng tối đa chủ quyền ra hƣớng biển của quốc gia ven biển, thì các quốc gia có tiềm lực an ninh và tầm nhìn xa bắt đầu nhòm ngó quần
  • 17. 10 đảo này nhƣ một cơ sở khí tƣợng thủy văn, cơ sở hậu cần và là căn cứ quân sự chiến lƣợc có khả năng khống chế Biển Đông, đƣờng giao thông trên biển và cả trên không trong khu vực, một căn cứ để bành trƣớng chủ quyền lãnh thổ và các vùng biển trên Biển Đông nhằm khai thác tài nguyên dầu lửa và khí đốt. Quần đảo Trƣờng Sa án ngữ đƣờng hàng hải quốc tế nối liền Thái Bình Dƣơng với Ấn Độ Dƣơng và Đại Tây Dƣơng, giữa Châu Âu với Châu Phi, Trung Cận Đông với Trung Quốc, Nhật Bản với các nƣớc Đông Nam Á và Đông Bắc Á. Đây là tuyến đƣờng huyết mạch có lƣu lƣợng tàu thuyền tấp nập vào hàng thứ hai thế giới (chỉ sau Địa Trung Hải). Trung bình mỗi ngày có từ 250 đến 300 tàu thuyền các loại đi qua Biển Đông, trong đó cs 15 đến 20% tàu lớn có trọng tải trên 30.000 tấn. Hiện nay, trên các đảo và bãi san hô đã có một số công trình kiên cố và nhà ở, một số đảo đã có đèn biển, luồng vào và phao buộc tàu tạo thuận lợi cho tàu thuyền tránh giông bão. Trên thềm san hô quần đảo Trƣờng Sa có nhiều loại hải sản quý nhƣ: hải sâm, rùa biển, cá ngừ, tôm hùm, rong biển và các lại ốc có giá trị dinh dƣỡng cao. Mặt khác, với vị trí ở trung tâm Biển Đông, quần đảo Trƣờng Sa có thế mạnh về dịch vụ hàng hải, nghề cá đối với tàu thuyền đi lại và đánh bắt hải sản trong khu vực. Trong một vài thập kỷ tới, với tốc độ phát triển kinh tế cao của các nƣớc trong khu vực, khối lƣợng hàng hóa vận chuyển qua Biển Đông tăng gấp 2, 3 lần hiện nay, khi đó quần đảo Trừng Sa đóng vai trò to lớn trong thƣơng mại quốc tế. Đặc biệt ngay sau khi xây dựng đƣợc kênh Kra ở Thái Lan, sẽ thu hút thêm một lƣợng tàu biển quốc tế lớn đi qua đây, tạo cơ hội cho Việt Nam cùng chia sẻ thị phần vận tải quốc tế, khi đó Trƣờng Sa trở thành chiếc cầu nối vô cùng quan trọng để phát triển thƣơng mại quốc tế và mở rộng giao lƣu với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới. Sự liên kết giữa các đảo, cụm đảo, tuyến đảo của quần đảo Trƣờng Sa tạo thành lá chắn quan trọng phía trƣớc vùng biển và dải bờ biển Nam Trung Bộ cũng nhƣ Nam Bộ, bảo vệ sƣờn Đông tổ quốc, tạo thành một hệ thống cứ điểm tiền tiêu để ngăn chặn và đẩy lùi các hoạt động lấn chiếm tàu thuyền nƣớc ngoài. Vì thế, từ lâu, quần đảo Trƣờng Sa luôn đƣợc các nhà khoa học, quân sự, chính trị đánh giá cao.
  • 18. 11 Ngoài ra, vị trí chiến lƣợc hai quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa có thể dùng để thiết lập các căn cứ nhằm kiểm soát các tuyến hàng hải quan trọng qua lại Biển Đông và dùng cho mục đích quân sự nhƣ đặt trạm ra đa, các trạm thông tin, xây dựng các trạm dừng chân và tiếp nhiên liệu cho tàu bè... Các nhà chiến lƣợc phƣơng Tây cho rằng quốc gia nào kiểm soát đƣợc quần đảo Trƣờng Sa sẽ khống chế đƣợc cả Biển Đông. Trung Quốc yêu sách chủ quyền toàn bộ quần đảo Trƣờng Sa với tham vọng thực hiện bƣớc tiến tiếp theo cho mục tiêu “gắn mác” bá chủ thông qua nắm đƣợc trục chính Biển Đông. Chiếm đƣợc quần đảo Trƣờng Sa, Trung Quốc có đƣợc sƣờn bảo vệ trọng yếu của Việt Nam từ quần đảo Hoàng Sa vòng tới quần đảo Trƣờng Sa. Khu vực này không chỉ chứa đựng tiềm năng lớn về tài nguyên thiên nhiên mà cả tiềm năng quân sự, chính trị chiến lƣợc. Trung Quốc có thể áp dụng mô hình Hoàng Sa, Trƣờng Sa để yêu sách các vùng biển rộng lớn hơn gấp nhiều lần mà “đƣờng lƣỡi bò” chính là một trong những bƣớc tiến điển hình tiếp theo mà Trung Quốc thực hiện từ trục tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Trƣờng Sa. Nếu nhìn vào chiến lƣợc phòng thủ biển hai bƣớc (chiến lƣợc chuỗi đảo – Island Chains) hiện nay của Trung Quốc, có thể dễ dàng nhận thấy quần đảo Hoàng Sa, Trƣờng Sa đều nằm trọn trong “đƣờng lƣỡi bò” và đƣờng này đang kéo qua đảo Đài Loan, đảo Ryuku của Nhật Bản để trở thành “vùng kiểm soát chiến lƣợc” của quốc gia Trung Quốc. Quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa là các nền đá tảng để Trung Quốc thực hiện các chiến lƣợc đại dƣơng sau này. Mục tiêu của Trung Quốc ở Biển Đông là đạt đƣợc vị thế bá chủ duy nhất và hoàn toàn trƣớc Mỹ cũng nhƣ các quốc gia trong khu vực. Biển Đông sẽ là nòng cốt và bƣớc đệm vững chắc để Trung Quốc thực hiện “kiểm soát - phòng thủ - tấn công” ở Biển Đông, ngăn chặn ảnh hƣởng và sự hậu thuẫn của Mỹ với Đài Loan (để đạt đƣợc mục tiêu hợp nhất lãnh thổ); nâng cao không ngừng sức mạnh và khả năng tác chiến tinh nhuệ của PLA (Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc). Bằng lựa chọn đó, Trung Quốc sẽ đạt đƣợc tầm ảnh hƣởng riêng biệt với Mỹ ở Tây Thái Bình Dƣơng. Yêu sách và hiện thực hóa yêu sách chủ quyền hai quần đảo chính là trọng tâm của hiện thực hóa mục tiêu đầu tiên của Trung Quốc để tiến tới mục tiêu tiếp theo.
  • 19. 12 Yêu sách chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa là quá trình Trung Quốc đƣa vào thử nghiệm các chiến thuật, chiến lƣợc, phép thử trên tất cả các mặt trận trƣớc các sức mạnh lớn ở Châu Á và thế giới, nhằm chứng tỏ “một ngƣời khổng lồ” với sức mạnh đáng gờm và vị thế không ngừng đƣợc khẳng định. Nhờ làm nhiễu động không gian sinh tồn Biển Đông của các quốc gia trong khu vực và “động chạm” đến những “lợi ích không thể từ bỏ” của nhiều cƣờng quốc lớn, Trung Quốc đã, trong phạm vi nhất định, “lái” con tàu Biển Đông rẽ sóng theo nhiều hƣớng, cũng có khi xoay tròn và đổi vai theo kiểu Trung Quốc để phục vụ cho các mục tiêu chiến lƣợc của mình. Trung Quốc mong muốn chiếm quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa để góp phần trọng tâm đảm bảo tránh sự lặp lại của các rủi ro đến từ nguy cơ các vùng biển “mở”, có thể đẩy Trung Quốc vào “thời kỳ đen tối” nhƣ trong lịch sử những năm sau chiến tranh thuốc phiện. Đồng thời với đó là những biến động khó lƣờng trong cán cân quyền lực khu vực đã đẩy Trung Quốc đi tới áp dụng các chiến lƣợc mang tính chất quyết đoán hơn. 1.1.2. Tầm quan trọng của việc giải quyết tranh chấp chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa Giải quyết tranh chấp là hoạt động làm hòa hợp các bất đồng, mâu thuẫn, xung đột giữa các bên thông qua các biện pháp hòa bình đã đƣợc luật quốc tế ghi nhận hoặc thừa nhận chung. Giải quyết tranh chấp nhằm mục đích đảm bảo hòa bình, an ninh quốc gia, khu vực và quốc tế, đồng thời với đó là thúc đẩy quá trình hợp tác giữa các chủ thể luật quốc tế, tạo cơ sở phát triển bền vững quan hệ quốc tế. Riêng đối với lĩnh vực chủ quyền biển, đảo, tầm quan trọng của giải quyết tranh chấp còn mang tính quyết định và thậm chí tác động trực tiếp đến vận mệnh toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia. Tầm quan trọng của giải quyết tranh chấp chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa nói riêng đƣợc thể hiện ở các khía cạnh: Thứ nhất, giải quyết tranh chấp chủ quyền quần đảo Hoàng Sa, Trƣờng Sa chính là quá trình đấu tranh bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ tổ quốc, giữ vững từng tấc đất mà ông cha ta đã hy sinh xƣơng máu để xây dựng và giữ gìn.
  • 20. 13 Thứ hai, trong bối cảnh các vùng lãnh thổ biển, đảo của Việt Nam đang chồng lấn các yêu sách chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán, hoạt động giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình sẽ giảm bớt, thu hẹp các mâu thuẫn, xung đột đã, đang tồn tại, góp phần nhanh chóng ổn định vùng biên giới/ranh giới biển, thúc đẩy thực thi chủ quyền quốc gia trên biển cũng nhƣ vị thế làm chủ biển. Thứ ba, tranh chấp quần đảo Trƣờng Sa và Hoàng Sa của Việt Nam càng gay gắt, căng thẳng bao nhiêu thì vấn đề giải quyết tranh chấp sẽ càng mang tính cấp thiết bấy nhiêu. Nếu tranh chấp chủ quyền hai quần đảo không đƣợc giải quyết, không những căn nguyên của các cuộc dậy sóng ở Biển Đông không đƣợc giải quyết mà rất nhiều những vấn đề chính trị nòng cốt liên quan đến cân bằng quyền lực khu vực cũng không thể có đƣợc câu trả lời. Thứ tư, tranh chấp chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa khiến cho mối quan hệ chính trị - ngoại giao giữa Việt Nam và các bên có liên quan diễn tiến hết sức phức tạp. Giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ là nền tảng thúc đẩy ý chí, quyết tâm chính trị của các bên đi đến giải quyết các tranh chấp chủ quyền khác và ngƣợc lại. Thứ năm, hiện nay Trung Quốc khẳng định và bảo vệ cái gọi là “chủ quyền không thể tranh cãi” đối với quần đảo Hoàng Sa. Trong khi đó, đối với quần đảo Trƣờng Sa, Trung Quốc lại đƣa ra chủ trƣơng “gác tranh chấp cùng khai thác”, giải quyết song phƣơng bằng thƣơng lƣợng, đàm phán trực tiếp giữa các bên liên quan, không chấp nhận quốc tế hóa tranh chấp. Nhanh chóng chấp nhận và đạt đƣợc việc áp dụng một giải pháp hòa bình chung để giải quyết tranh chấp sẽ tạo ra các triển vọng mới cho vấn đề chủ quyền hai quần đảo, từ đó tạo cơ hội để Việt Nam khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa. Thứ sáu, hoạt động giải quyết tranh chấp là quá trình Việt Nam cũng nhƣ các bên hữu quan đƣợc tiếp cận và sử dụng các cơ chế, biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp đƣợc thừa nhận chung bởi pháp luật quốc tế. Với những bế tắc trong tranh chấp chủ quyền hai quần đảo hiện nay, trong khi giải pháp đàm phán, thƣơng lƣợng -
  • 21. 14 dù thể hiện tinh thần tôn trọng pháp luật quốc tế và quan hệ hữu nghị, hợp tác mang tính truyền thống của ngƣời Đông Á - không tỏ ra hiệu quả thì việc nghiên cứu và sử dụng giải pháp pháp lý mà trọng tâm là sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của các thiết chế tài phán quốc tế sẽ đƣa đến tính hiệu quả hơn cho Việt Nam để đối đầu với “ngƣời khổng lồ phƣơng Bắc” đầy tham vọng và ngông cuồng. 1.2. Tình hình tranh chấp và giải quyết tranh chấp chủ quyền quần đảo Hoàng Sa, Trƣờng Sa của Việt Nam 1.2.1. Hiện trạng tranh chấp chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam 1.2.1.1. Phân loại các tranh chấp có liên quan đến hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa Tranh chấp chủ quyền biển, đảo nói chung đƣợc phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau, ví dụ nhƣ các tiêu chí về nội dung tranh chấp, chủ thể tham gia tranh chấp, loại hình tranh chấp,…Theo đó, dựa theo nội dung và đối tƣợng tranh chấp, các tranh chấp về chủ quyền biển, đảo gồm: Tranh chấp về chủ quyền các đảo, đá, quần đảo, vùng đảo (hay còn gọi là tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ); Tranh chấp về chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán trong các vùng biển chồng lần (còn đƣợc gọi là tranh chấp về phân định biên giới/ranh giới biển); Tranh chấp về thực hiện quyền và nghĩa vụ trong các vùng biển theo quy định của Công ƣớc Luật biển 1982. Theo cách thức phân loại này, tranh chấp chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa của Việt Nam thuộc tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ. Tuy nhiên, liên quan đến hai quần đảo này ở Biển Đông, còn cho thấy sự hiện diện của các tranh chấp khác nhƣ: (1) Tranh chấp liên quan đến yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc. Đƣợc đƣa ra năm 1947 với 11 nét đứt đoạn, đến 1953, đƣờng yêu sách này bỏ qua hai đoạn trong Vịnh Bắc Bộ để trở thành đƣờng 9 đoạn. Đầu năm 2012, Trung Quốc tiếp tục khẳng định chủ quyền lịch sử với 80% diện thích Biển Đông bằng đƣờng yêu sách 10 đoạn - diện tích mở rộng ra nhiều các đảo, đá và vùng biển của các quốc gia trong khu vực, đồng thời, hƣớng mục tiêu qua đảo Đài Loan, đảo
  • 22. 15 Ryuku (Nhật Bản), khép đƣờng đi của chuỗi đảo đầu tiên trong chiến lƣợc chuỗi đảo (Island Chains) mà quốc gia này đề ra. “Đƣờng lƣỡi bò” vừa là căn cứ để Trung Quốc tái khẳng định yêu sách chủ quyền lịch sử với quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa; đồng thời đánh dấu bƣớc mở rộng yêu sách chủ quyền lãnh thổ của quốc gia này đối với phần lớn không gian sinh tồn của các quốc gia khu vực Biển Đông. (2) Tranh chấp liên quan đến chủ quyền lãnh thổ, trong đó, Trung Quốc yêu sách toàn bộ chủ quyền hai quần đảo, các quốc gia yêu sách khác khẳng định chủ quyền với một số vị trí đảo, đá đang chiếm đóng thực tế. Nhà nƣớc Việt Nam luôn khẳng định nhất quán và thực tế đã xác lập hợp pháp chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa, Trƣờng Sa. (3) Tranh chấp liên quan đến vùng biển thuộc quyền chủ quyền, quyền tài phán của quốc gia ven biển, đặc biệt là các vùng thềm lục địa mở rộng. Trong số các bên yêu sách chủ quyền quần đảo Trƣờng Sa của Việt Nam, các quốc gia nhƣ Malaysia, Brunei và Philippines đều dựa vào thuyết dựa trên yếu tố kéo dài tự nhiên của thềm lục địa mở rộng. Đối với quần đảo Trƣờng Sa, sự hiện diện của thềm lục địa mở rộng ở khu vực này chỉ có thể dẫn đến vấn đề phân định vùng chồng lấn nếu có nếu một số đảo của quần đảo Trƣờng Sa thỏa mãn Điều 121, khoản 3 Công ƣớc Luật biển 1982. (4) Tranh chấp liên quan đến xác định phạm vi hai quần đảo và quy chế pháp lý các đảo, đá và vùng biển của đảo thuộc hai quần đảo. Liên quan đến loại tranh chấp này, có một số vấn đề pháp lý và thực tiễn liên quan nhƣ sau: i) Vấn đề phạm vi yêu sách của các bên: Trong khi Trung Quốc yêu sách toàn bộ chủ quyền đối với hai quần đảo; Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền đối với hai quần đảo; thì Philippines, Malayisa và Brunei lại thể hiện quan điểm về yêu sách phạm vi là một số các đảo, đá, bãi ngầm ở quần đảo Trƣờng Sa. ii) Vấn đề phạm vi địa lý của quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa: phạm vi địa lý của quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa từ trong lịch sử đến nay đều chƣa có lời giải chính xác. Số lƣợng các đảo, đá, bãi ngầm,… đƣợc thống kê với các số lƣợng khác nhau, từ nhiều nguồn nghiên cứu. Các đặc điểm địa chất, địa mạo, địa lý vốn
  • 23. 16 là cơ sở khoa học quan trọng cho vấn đề khẳng định chủ quyền. Chính vì vậy, làm sáng tỏ về mặt địa lý phạm vi hai quần đảo là điều cần thiết. iii) Vấn đề phạm vi về mặt pháp lý của quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa: phạm vi về mặt pháp lý của quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa là phạm vi đƣợc xác định và hoạch định dựa trên các quy định pháp luật quốc tế, đặc biệt là Công ƣớc Luật biển 1982. Đây cũng chính là quá trình xác định quy chế pháp lý rõ ràng cho vùng đảo này để quốc gia sở hữu nó ghi nhận và thực hiện các quyền nghĩa vụ tƣơng ứng. 1.2.1.2. Đặc điểm, tính chất của tranh chấp chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa Là một tranh chấp điển hình trong khu vực tiềm ẩn nhiều nguy cơ xung đột nhƣ Biển Đông, tranh chấp chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa của Việt Nam mang những đặc điểm chung của tranh chấp khu vực này. Bên cạnh đó, từ yếu tố đặc thù về vị thế địa chiến lƣợc, điều kiện tự nhiên, lịch sử và hiện trạng yêu sách các bên mà các tranh chấp, mâu thuẫn, xung đột liên quan đến chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa có những đặc điểm, tính chất riêng biệt. Tính chất địa chiến lược của khu vực tranh chấp: Địa chiến lƣợc của Trƣờng Sa và Hoàng Sa thể hiện ở các điểm cơ bản sau: i) quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa là trung tâm Biển Đông, nơi chứa đựng tài nguyên vị thế hết sức quan trọng; ii) quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa là sƣờn cánh cung bảo vệ không gian chủ quyền lãnh thổ trên biển trọng yếu của Việt Nam; iii) Trƣờng Sa và Hoàng Sa là mục tiêu trọng tâm của Trung Quốc để độc chiếm hoàn toàn Biển Đông, khống chế quyền lực vùng. Tính lịch sử kéo dài của tranh chấp: Quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa đƣợc Nhà nƣớc Việt Nam thực hiện xác lập chủ quyền từ ít nhất là thế kỷ thứ XVII. Trong các giai đoạn Việt Nam thực thi chủ quyền hợp pháp sau đó, Trung Quốc và lần lƣợt các bên yêu sách khác đã bằng hành vi sử dụng vũ lực cũng nhƣ thông qua nhiều lập luận mang tính thiếu thuyết phục khác nhau để cho rằng “có chủ quyền” đồng thời chiếm đóng một phần hoặc toàn bộ quần đảo Hoàng Sa, Trƣờng Sa. Đến nay, tranh chấp chủ quyền hai quần đảo vẫn chƣa đƣợc giải quyết.
  • 24. 17 Tính chất giằng co, phức tạp từ sự đan xen các lợi ích dân tộc, toan tính và lập trường giải quyết tranh chấp của các bên yêu sách: nếu quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam là vùng lãnh thổ bị chồng lấn yêu sách và chiếm đóng hoàn toàn bởi Trung Quốc, Đài Loan, thì quần đảo Trƣờng Sa là vùng lãnh thổ bị chồng lấn yêu sách bởi nhiều bên (Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Malaysia, Brunei). Mỗi bên trong các tuyên bố khẳng định chủ quyền với một phần hoặc toàn bộ quần đảo Hoàng Sa, Trƣờng Sa đều đƣa ra các lập luận, căn cứ cũng nhƣ lập trƣờng giải quyết vấn đề khác nhau. Điều này khiến cho tình hình tranh chấp hai quần đảo trở nên phức tạp, khó giải quyết. Trung Quốc: Trung Quốc yêu sách về chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa chủ yếu dựa trên một số lập luận về phát hiện, chiếm hữu, quan hệ “thiên triều, chƣ hầu” trong lịch sử. Quốc gia này cho rằng Trung Quốc là quốc gia “phát hiện đầu tiên”, “đặt tên đầu tiên”, “quản lý đầu tiên” hai quần đảo. Đến nay, Trung Quốc tiếp tục củng cố yêu sách chủ quyền lịch sử đối với quần đảo Hoàng Sa, Trƣờng Sa cũng nhƣ vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam và nhiều nƣớc khác ở Biển Đông bằng tham vọng phi lý “đƣờng lƣỡi bò” chiếm hơn 80% diện tích khu vực biển này. Đài Loan: Đài Loan yêu sách toàn bộ hai quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa của Việt Nam, trên thực tế đang chiếm đóng đảo Ba Bình (đảo lớn nhất thuộc quần đảo Trƣờng Sa). Yêu sách của Đài Loan dựa trên luận thuyết lịch sử và sự chuyển giao chủ quyền từ phía Nhật Bản. Đối với yêu sách “đƣờng lƣỡi bò”, Đài Loan chỉ yêu sách các đảo, đá phía trong vùng ranh giới “lƣỡi bò” chứ không yêu sách toàn bộ vùng biển và đảo nằm trong đƣờng ranh giới này. Philippines: Philippines yêu sách và đang thực tế chiếm giữ một số đảo, đá trong khu vực thuộc quần đảo Trƣờng Sa mà quốc gia này gọi là Kalayaan (nhóm đảo KIG). Yêu sách và sự chiếm giữ của Philippines dựa trên các lập luận về tính kế cận về mặt địa lý giữa các đảo của khu vực Kalayaan với lãnh thổ Philippines; sự phát hiện và kiểm soát hữu hiệu; tầm quan trọng về an ninh và kinh tế của Kalayaan đối với Philippines.
  • 25. 18 Malaysia: Malaysia là quốc gia yêu sách quần đảo Trƣờng Sa khá muộn dựa trên luận thuyết về tính kế cận về mặt địa lý khi cho rằng, các đảo, đá thuộc quần đảo Trƣờng Sa mà quốc gia này yêu sách và chiếm giữ nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Malaysia. Brunei: cũng giống nhƣ Malaysia, Brunei là quốc gia yêu sách muộn đối với thực thể thuộc quần đảo Trƣờng Sa của Việt Nam. Luận thuyết của Brunei tƣơng tự nhƣ Malaysia. Tuy nhiên, điểm khác biệt là Brunei không chiếm đóng thực tế bất cứ vị trí nào tại quần đảo này (kể cả đối với thực thể mà quốc gia này yêu sách), đồng thời thể hiện lập trƣờng giải quyết các vấn đề dựa trên hòa bình, ổn định, không làm phức tạp thêm tình hình. Tính chất giao thoa, vận động, xoay trục của các yếu tố truyền thống và hiện đại: Yếu tố truyền thống quan hệ hữu nghị hợp tác và giải quyết tranh chấp bằng con đƣờng thƣơng lƣợng, đàm phán, chính trị - ngoại giao đã trở lên phổ biến, ăn sâu vào tiềm thức của ngƣời Châu Á, đặc biệt là Đông Á. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây và mới đây nhất là Philippines, đã có xu hƣớng xoay chuyển yếu tố truyền thống này bằng việc quyết đoán sử dụng biện pháp giải quyết tranh chấp thông qua các cơ quan tài phán quốc tế. Bên cạnh sự xoay chiều mang tính chất tích cực nhƣ trên, tranh chấp chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa của Việt Nam cũng cho thấy việc đƣa ra sử dụng các chiến thuật, chiến lƣợc chính trị - ngoại giao, quân sự truyền thống, thậm chí đã đƣợc cảnh báo và nghiêm cấm trong lịch sử quan hệ quốc tế, ví dụ: chính sách “ngoại giao bên miệng hố chiến tranh”, chiến thuật “chia để trị”, chiến thuật “ngoại giao thực dụng”,… Tính chất quyết định của vấn đề an ninh, xung đột khu vực: tranh chấp chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa là tranh chấp trung tâm của Biển Đông, tác động đến quá trình giải quyết các tranh chấp và xung đột khác trong khu vực. Chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa là nguyên nhân cơ bản và quan trọng thúc đẩy xung đột Biển Đông tăng cao. Tính chất tối đa hóa các tác động, ảnh hưởng tới quan hệ chính trị - ngoại giao giữa các quốc gia (trong khu vực, ASEAN với Trung Quốc, ASEAN với quốc
  • 26. 19 gia ngoài khu vực; Trung Quốc với quốc gia ngoài khu vực): mối quan hệ nhiều mặt giữa các quốc gia, đặc biệt là quan hệ chính trị ngoại giao giữa các bên tranh chấp bị tác động mang tính đa chiều từ tình hình tranh chấp và giải quyết tranh chấp chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa. Tranh chấp bị gián đoạn hoặc chuyển hƣớng sang tranh chấp về chính trị và giải quyết bằng con đƣờng chính trị nhiều hơn là pháp lý. Tính chất bất cân xứng: sự bất cân xứng trong tranh chấp chủ quyền quần đảo Hoàng Sa, Trƣờng Sa đƣợc thể hiện ở các khía cạnh: i) bất cân xứng trong đối tƣợng chủ thể tham gia tranh chấp với sự hiện diện của hai dạng chủ thể luật quốc tế - quốc gia và chủ thể đặc biệt của luật quốc tế; ii) bất cân xứng trong vị thế của các bên tranh chấp và giữa các bên tranh chấp với quốc gia có liên quan. 1.2.2. Hiện trạng giải quyết tranh chấp chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa Nghị quyết ngày 23/6/1994 của Quốc hội về phê chuẩn Công ƣớc của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa, đồng thời chủ trƣơng giải quyết các tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ cũng nhƣ các bất đồng khác liên quan đến Biển Đông thông qua thƣơng lƣợng hoà bình trên tinh thần bình đẳng, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng pháp luật quốc tế, đặc biệt là Công ƣớc của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, tôn trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của các nƣớc ven biển đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa; trong khi nỗ lực thúc đẩy đàm phán để tìm giải pháp cơ bản và lâu dài, các bên liên quan cần duy trì ổn định trên cơ sở giữ nguyên trạng, không có hành động làm phức tạp thêm tình hình, không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực. Đây đƣợc coi là lập trƣờng nhất quán và rõ ràng của Nhà nƣớc Việt Nam đối với vấn đề về chủ quyền biển đảo, thể hiện tinh thần tuân thủ pháp luật quốc tế, yêu chuộng hòa bình và mong muốn hợp tác hữu nghị với các quốc gia. Tuy vậy, lập trƣờng này không đồng nghĩa với một số quan điểm cho rằng Nhà nƣớc Việt Nam chỉ sử dụng đàm phán, thƣơng lƣợng là biện pháp duy nhất để giải quyết tranh chấp quốc tế nói chung và tranh chấp về biển, đảo nói riêng.
  • 27. 20 Việc lựa chọn giải pháp giải quyết tranh chấp nào sẽ phụ thuộc thực tế vào các bên tham gia tranh chấp; nội dung tranh chấp; quan điểm, lập trƣờng của các bên; kết quả của các phƣơng thức đã đƣợc áp dụng để giải quyết tranh chấp;... Với tranh chấp chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa hiện nay, Việt Nam cũng thực hiện tinh thần hữu nghị đàm phán nhƣng không đạt đƣợc kết quả. Phía Trung Quốc luôn kiên quyết phủ nhận sự tồn tại tranh chấp ở quần đảo Hoàng Sa với bất cứ quốc gia nào; đồng thời đƣa ra yêu sách “đƣờng lƣỡi bò” chiếm 80% diện tích Biển Đông để tái khẳng định cái gọi là chủ quyền lịch sử đối với hai quần đảo. Không dừng lại ở đó, Trung Quốc còn có một loạt các hành động xâm phạm đến các vùng biển thuộc quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam cũng nhƣ các hoạt động thực thi chủ quyền đã đƣợc quy định và thừa nhận trong pháp luật quốc tế. Trong khi đó, Malaysia với quan điểm vốn mang tính “khó lƣờng” về vấn đề Biển Đông, Brunei là quốc gia có quan điểm trung lập về vấn đề Biển Đông và chủ quyền quần đảo Trƣờng Sa. Chính lập trƣờng giảm nhẹ vị thế vấn đề an ninh chủ quyền quốc gia nên khiến cho bài toán Biển Đông trở nên khó giải quyết. Khác với Malaysia và Brunei, Philippines là quốc gia bày tỏ quan điểm, lập trƣờng vững vàng trong vấn đề Biển Đông và chủ quyền đối với nhóm đảo Kalayaan (KIG) thuộc quần đảo Trƣờng Sa của Việt Nam. Sau nhiều nỗ lực đàm phán, trao đổi quan điểm, đầu năm 2013, Philippines kiện Trung Quốc ra trƣớc trọng tài Phụ lục VII Công ƣớc Luật biển 1982 để phản đối yêu sách của Trung Quốc đối với các khu vực trên Biển Đông và yêu sách của Trung Quốc đối với các vùng biển mà theo Công ƣớc, cấu thành nên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Philippines. Hành động của Philippines đƣợc đánh giá tác động tới Việt Nam trên hai phƣơng diện: i) khẳng định một triển vọng mới cho vấn đề giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ biển; ii) phạm vi đơn kiện của Philippines cho thấy liên quan đến vấn đề khẳng định chủ quyền đối với nhóm đảo KIG thuộc quần đảo Trƣờng Sa của Việt Nam. Nếu xử lý không khôn khéo, Việt Nam chắc chắn sẽ mất đi ngƣời đồng hành trong chiến tuyến chống lại yêu sách “đƣờng lƣỡi bò”, đồng thời vô hình chung, khẳng định chủ quyền của Philippines đối với nhóm đảo KIG.
  • 28. 21 Bên cạnh đó, Indonesia mặc dù không tồn tại yêu sách đến chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa, Trƣờng Sa của Việt Nam, nhƣng mới đây tuyên bố là quốc gia tiếp theo bị yêu sách “đƣờng lƣỡi bò” xâm phạm đến. Tuyên bố này của Indonesia cùng với Công hàm năm 2010 phản đối yêu sách “đƣờng lƣỡi bò” cho thấy, Indonesia từ quốc gia có vai trò trung gian trong vấn đề Biển Đông sẽ cùng đứng trên chiến tuyến chống lại yêu sách phi lý này của Trung Quốc. Nếu nhƣ sau sự kiện Philippines đƣa Trung Quốc ra Tòa trọng tài Phụ lục VII đầu năm 2013, Trung Quốc dƣờng nhƣ quay lại giai đoạn “giấu mình chờ thời”, thì sau sự kiện bán đảo Crimea (Ukrain) sáp nhập vào Nga (3/2014), Trung Quốc lại hung hăng, ngông cuồng trên mặt trận thực địa mà tiêu biểu là sự kiện hạ đặt trái phép giàn khoan HD-981 trong vùng biển thuộc quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam. Bối cảnh quốc tế và khu vực cho thấy, đây là thời điểm thích hợp để Việt Nam sử dụng các giải pháp chính trị - ngoại giao với bƣớc đi tích cực và quyết đoán hơn nhằm tiếp bƣớc cho việc áp dụng giải pháp pháp lý. 1.2.3. Cơ sở pháp lý giải quyết tranh chấp chủ quyền quốc gia đối với biển đảo Cơ sở pháp lý giải quyết tranh chấp đƣợc hiểu là các căn cứ mà các bên dựa vào hoặc buộc phải tuân thủ để đảm bảo giải quyết triệt để tranh chấp phát sinh. Nếu hiểu theo khái quát nhất, cơ sở pháp lý giải quyết tranh chấp bao gồm các căn cứ đƣợc áp dụng để giải quyết tổng thể các vấn đề, khía cạnh liên quan đến tranh chấp (thủ tục, nội dung). Hệ cơ sở pháp lý này bao gồm năm căn cứ đƣợc quy định tại Điều 38, Khoản 1 Quy chế Tòa án Công lý quốc tế (điều ƣớc quốc tế; nguyên tắc pháp luật chung; án lệ; tập quán quốc tế; học thuyết pháp lý của các chuyên gia có chuyên môn cao nhất về luật quốc tế), và hai nguồn đƣợc thực tiễn pháp lý thông qua quá trình sử dụng của các thiết chế tài phán quốc tế và chủ thể luật quốc tế thừa nhận chung (nghị quyết của các tổ chức quốc tế, pháp luật quốc gia). Tuy nhiên, để hiểu rõ ràng hơn vấn đề áp dụng cơ sở pháp lý quốc tế trong giải quyết tranh chấp, nên phân tách nội hàm của “cơ sở pháp lý trong giải quyết tranh chấp”, theo đó, nó đƣợc phân tách thành hai giai đoạn trong một quy trình hợp nhất: i) cơ sở pháp lý trong việc xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp
  • 29. 22 của cơ quan tài phán; ii) cơ sở pháp lý trong giải quyết nội dung của tranh chấp. Cả hai giai đoạn này đều cần dựa trên bảy căn cứ pháp lý đã trình bày ở trên, song do những đặc trƣng riêng của mỗi giai đoạn, nên bên cạnh hệ căn cứ pháp lý chung này, mỗi giai đoạn trong giải quyết tranh chấp đều có các quy định mang tính đặc thù tƣơng ứng. Các căn cứ pháp lý đƣợc cộng đồng quốc tế thừa nhận và sử dụng rộng rãi trong giải quyết tranh chấp quốc tế, trong đó có tranh chấp chủ quyền biển, đảo gồm các căn cứ sau: 1.2.3.1. Nguyên tắc pháp luật chung Nguyên tắc pháp luật chung là hệ nguyên tắc đƣợc hình thành bằng các con đƣờng tập quán hoặc ghi nhận trong các điều ƣớc quốc tế hoặc tồn tại thông qua sự thừa nhận rộng rãi của cộng đồng quốc tế. Trong nguyên tắc pháp luật chung, ngƣời ta thƣờng đề cập tới hai hệ nguyên tắc chính: nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế và nguyên tắc đặc thù trong lĩnh vực cụ thể của đời sống quốc tế. Cả hai hệ nguyên tắc này đều chứa đựng các giá trị mang bắt buộc (Jus cogens). a. Các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế Các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế là những tƣ tƣởng chính trị, pháp lý mang tính chỉ đạo, bao trùm, có giá trị bắt buộc chung đối với mọi chủ thể luật quốc tế, nhằm ổn định quan hệ quốc tế và ấn định khuôn khổ xử sự cho các chủ thể, tạo điều kiện phát triển quan hệ quốc tế. Ngày nay, các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế đƣợc ghi nhận rộng rãi trong nhiều văn kiện pháp lý song phƣơng, đa phƣơng khu vực hoặc toàn cầu, trong đó, quan trọng nhất phải kể đến Hiến chƣơng Liên hợp quốc năm 1945, Tuyên bố ngày 24/10/1970 về các nguyên tắc của luật quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với Hiến chƣơng Liên hợp quốc (sau đây gọi tắt là Tuyên bố năm 1970). Theo ghi nhận của các văn kiện pháp lý trên, các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế bao gồm: i) Nguyên tắc bình đẳng chủ quyền quốc gia; ii) Nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế; iii) Nguyên tắc hòa bình
  • 30. 23 giải quyết các tranh chấp quốc tế; iv) Nguyên tắc cấm can thiệp vào công việc nội bộ quốc gia khác; v) Nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế; vi) Nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác; vii) Nguyên tắc quyền dân tộc tự quyết. Tất cả các nguyên tắc này đều là kim chỉ nam, đƣờng hƣớng cho vấn đề giải quyết tranh chấp quốc tế. Tuy nhiên, đối với tranh chấp chủ quyền biển, đảo, các nguyên tắc trực tiếp và chủ yếu đƣợc vận dụng gồm: nguyên tắc bình đẳng chủ quyền quốc gia; nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế; nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp; nguyên tắc tận tâm thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế (Pacta Sunt servanda). b. Nguyên tắc đặc thù trong lĩnh vực cụ thể của đời sống quốc tế Nguyên tắc đặc thù là những tƣ tƣởng chính trị - pháp lý cơ bản, mang tính bao trùm, chỉ đạo đối với các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực cụ thể, chuyên biệt của đời sống quốc tế. Đây là hệ nguyên tắc phản ánh yếu tố khác biệt về đặc trƣng giữa lĩnh vực này so với các lĩnh vực khác. Trong lĩnh vực luật biển, rất nhiều nguyên tắc đặc thù đƣợc hình thành và thừa nhận chung qua thực tiễn quốc tế hoặc ghi nhận trong điều ƣớc quốc tế nhƣ: nguyên tắc chiếm hữu thực sự, nguyên tắc “đất thống trị biển”, nguyên tắc thỏa thuận, nguyên tắc công bằng, nguyên tắc đƣờng trung tuyến/cách đều, nguyên tắc Uti Possidetis, nguyên tắc Estoppel, nguyên tắc tự do biển cả, nguyên tắc Vùng – di sản chung của nhân loại, … 1.2.3.2. Điều ước quốc tế Điều ƣớc quốc tế (bao gồm điều ƣớc song phƣơng và đa phƣơng) là thỏa thuận quốc tế đƣợc ký kết bằng văn bản giữa các quốc gia và các chủ thể của luật quốc tế và đƣợc luật quốc tế điều chỉnh không phụ thuộc vào việc thỏa thuận đó đƣợc ghi nhận trong một văn kiện duy nhất hay hai hoặc nhiều văn kiện có quan hệ với nhau, cũng nhƣ không phụ thuộc vào tên gọi cụ thể của những văn kiện đó. Trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp chủ quyền biển, đảo, điều ƣớc quốc tế có vai trò đặc biệt quan trọng, không chỉ chứa đựng các quy phạm trực tiếp điều chỉnh các vấn đề liên quan đến tranh chấp (nguyên tắc, phƣơng thức, biện pháp, quy trình thủ tục,… giải quyết tranh chấp), mà bản thân một điều ƣớc quốc tế còn có thể
  • 31. 24 là mục đích hƣớng tới của các bên tranh chấp, là sự hiện thực hóa quá trình thỏa thuận giải quyết tranh chấp của các bên (ví dụ: điều ƣớc quốc tế song hoặc đa phƣơng về phân định các vùng biển chồng lấn). Điều ƣớc quốc tế đa phƣơng có vị trí quan trọng trong giải quyết tranh chấp về biển, đảo nói riêng có thể đề cập đến nhƣ: Hiến chƣơng Liên hợp quốc năm 1945, Tuyên bố năm 1970 về các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế, Công ƣớc Luật biển của Liên hợp quốc năm 1982, Công ƣớc Geneva năm 1958 về lãnh hải và vùng tiếp giáp, Công ƣớc Geneva năm 1958 về thềm lục địa,… Điều ƣớc quốc tế song phƣơng có giá trị vận dụng trong giải quyết tranh chấp chủ quyền biển, đảo bao gồm các điều ƣớc: i) thể hiện nguyên tắc chỉ đạo trong giải quyết tranh chấp trên biển giữa các quốc gia; ii) thể hiện kết quả cuối cùng về phân định vùng biển chồng lấn giữa các quốc gia hữu quan; iii) thể hiện các dàn xếp tạm thời giữa các quốc gia trƣớc khi tiến đến phân định dứt điểm vùng chồng lấn; iv) thể hiện quá trình hợp tác giữa các quốc gia hữu quan; v) thể hiện kết quả về phân định ranh giới quản lý và chủ quyền các đảo, đá. 1.2.3.3. Tập quán quốc tế Tập quán quốc tế là hình thức pháp lý chứa đựng các quy tắc xử sự chung, hình thành trong thực tiễn quan hệ quốc tế và đƣợc các chủ thể luật quốc tế thừa nhận là luật. Trong lĩnh vực chủ quyền biển đảo vốn tồn tại nhiều tập quán quốc tế, có quy phạm tập quán đi lên từ học thuyết (quan điểm) pháp lý và sau đó phát triển thành nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế (ví dụ: tập quán công bằng, tập quán Estoppel, tập quán đất thống trị biển); cũng có quy phạm tập quán quốc tế ngày nay đã trở thành nguyên tắc cơ bản hoặc đặc thù của lĩnh vực cụ thể. Có thể kể đến một số tập quán quốc tế có vai trò quan trọng trong giải quyết tranh chấp chủ quyền biển, đảo nhƣ: tập quán đất thống trị biển, tập quán công bằng, tập quán Uti Possidetis,... 1.2.3.4. Phán quyết của các cơ quan tài phán quốc tế Phán quyết của cơ quan tài phán quốc tế là văn bản thể hiện lập luận và kết luận của các thẩm phán hoặc trọng tài thuộc cơ quan tài phán nhất định về vụ việc
  • 32. 25 tranh chấp cụ thể. Qua các phán quyết, nhiều quy phạm pháp luật quốc tế đƣợc cụ thể hóa, giải thích và vận dụng hợp lý, từ đó tạo ra các viện dẫn áp dụng đối với chủ thể luật quốc tế về các khía cạnh trong vụ tranh chấp tƣơng tự. Bên cạnh đó, phán quyết cũng tạo tiền đề pháp lý để hình thành lên quy phạm pháp luật mới của luật quốc tế và tác động tích cực đến cách xử sự của chủ thể luật quốc tế, đồng thời bổ sung thêm nhiều khiếm khuyết của luật quốc tế. Một số phán quyết của các cơ quan tài phán quốc tế trong lĩnh vực biển đảo có thể kể đến nhƣ: phán quyết của Tòa án Công lý quốc tế, Tòa án quốc tế về Luật biển, các tòa trọng tài. 1.2.3.5. Học thuyết (quan điểm) pháp lý của các chuyên gia có chuyên môn cao nhất về luật quốc tế Học thuyết (quan điểm) pháp lý của các chuyên gia nổi tiếng chứa đựng các lập trƣờng, quan điểm, tƣ tƣởng về một vấn đề nhất định của khoa học pháp lý quốc tế, đƣợc hình thành qua nhiều hoạt động khác nhau nhƣ: phân tích các quy phạm pháp luật quốc tế, đƣa ra quan điểm, lập luận về những vấn đề của khoa học pháp lý quốc tế,… Đây đƣợc coi là nguồn luật khá quan trọng bởi từ học thuyết pháp lý, dù không trực tiếp tạo ra các quy phạm pháp luật quốc tế nhƣng lại tác động tích cực đến quá trình phát triển của hệ thống luật, đồng thời tác động tới nhận thức của con ngƣời về khoa học pháp lý. Học thuyết pháp lý cũng có giá trị hỗ trợ để xây dựng và thực hiện luật quốc tế đƣợc thuận lợi. Trong giải quyết tranh chấp chủ quyền biển, đảo có một số học thuyết pháp lý có giá trị lớn nhƣ: học thuyết tự do biển cả, học thuyết không thừa nhận, học thuyết Estoppel, học thuyết đất thống trị biển,…Ngày nay, các học thuyết này đều đã phát triển thành nguyên tắc pháp luật chung. 1.2.3.6. Nghị quyết của các tổ chức quốc tế Nghị quyết của các tổ chức quốc tế là văn kiện pháp lý tồn tại dƣới dạng văn bản và thể hiện quan điểm chung của tổ chức quốc tế đó về một vấn đề nhất định liên quan đến thành viên của tổ chức hoặc về vấn đề mang tính nội bộ chung nhằm hiện thực hóa các mục tiêu, chiến lƣợc tổ chức đề ra.
  • 33. 26 Trong hệ thống các tổ chức quốc tế, nghị quyết của tổ chức Liên hợp quốc (Nghị quyết của các cơ quan Đại Hội Đồng và Hội đồng Bảo an) cũng nhƣ nghị quyết của tổ chức quốc tế khu vực có vai trò quan trọng hơn cả. 1.2.3.7. Pháp luật quốc gia Pháp luật quốc gia đƣợc coi là nguồn căn cứ pháp lý quan trọng trong hệ thống luật quốc tế nói chung và lĩnh vực luật biển nói riêng: i) pháp luật quốc gia thể hiện quan điểm lập trƣờng chính trị - pháp lý của quốc gia đó về một vấn đề nhất định, vì vậy, quy phạm này đƣợc sử dụng để đối sánh giữa tuyên bố, lập luận của một quốc gia về chủ quyền biển, đảo với thực tiễn hành vi xác lập, thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán trên các vùng biển, đảo đó; ii) là cơ sở xem xét sự tồn tại hay không, các hành vi vi phạm pháp luật quốc tế thông qua sự thể hiện trong quy phạm pháp luật quốc gia về cùng một vấn đề; iii) văn bản pháp luật quốc gia qua các thời kỳ lịch sử, còn chứa đựng giá trị bằng chứng và pháp lý để chứng minh hoặc bác bỏ một lập luận về vấn đề có liên quan.
  • 34. 27 Chƣơng 2 CÁC CƠ QUAN TÀI PHÁN QUỐC TẾ VÀ VẤN ĐỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CHỦ QUYỀN QUẦN ĐẢO HOÀNG SA, TRƢỜNG SA CỦA VIỆT NAM 2.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại các cơ quan tài phán quốc tế 2.1.1. Khái niệm, phân loại, đặc điểm, vai trò của cơ quan tài phán quốc tế Quyền tài phán (Jurisdiction) là quyền của các cơ quan hành chính và tƣ pháp của quốc gia thực hiện giải quyết các vụ việc vi phạm pháp luật theo thẩm quyền của họ. Theo nghĩa thông thƣờng, quyền tài phán là quyền xử lý, xét xử đối với các hành vi vi phạm. Trong luật biển quốc tế cũng đề cập đến quyền tài phán khi ghi nhận quốc gia ven biển có quyền mở rộng chủ quyền ra hƣớng biển, tới vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán. Quyền tài phán đƣợc Công ƣớc Luật biển 1982 quy định với nội hàm bao gồm thẩm quyền quản lý, kiểm soát, xét xử trên các lĩnh vực dân sự, hành chính, hình sự đối với các hành vi phát sinh trong các hoạt động cụ thể, tại các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia. Ở phƣơng diện này, khái niệm quyền tài phán đƣợc hiểu rộng hơn, không chỉ dừng lại ở thẩm quyền xét xử mà còn bao hàm cả quyền kiểm tra, kiểm soát và quản lý các hoạt động diễn ra trong phạm vi mỗi vùng biển của quốc gia ven biển. Từ điển Oxford đƣa ra khái niệm tài phán (Jurisdiction) là quyền tạo nên các phán quyết và quyết định pháp lý (the official power to make legal decisions and Judgements)[52]. Một khái niệm khác lại chỉ đích danh “Tài phán” là quyền của một tòa án giải quyết các vụ việc và đƣa ra phán quyết giải quyết vụ việc đó [53]. Tóm lại, dù nhìn nhận ở khía cạnh rộng hay hẹp, pháp lý hay thực tiễn thì có thể khái quát hóa “quyền tài phán” là thẩm quyền xem xét, giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp, quy trình thủ tục xác định nhằm đưa ra các phán quyết/quyết định giải quyết tranh chấp. Thẩm quyền tài phán đƣợc pháp luật quốc gia hoặc pháp luật quốc tế trao cho chủ thể nhất định, thay mặt quốc gia (theo pháp luật quốc gia) hoặc đại diện cho
  • 35. 28 các quốc gia thành viên (theo điều ƣớc quốc tế thành lập nên cơ quan tài phán) trong việc chuyên trách xét xử các tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực và phạm vi nhất định đã đƣợc ghi nhận trong luật quốc gia hoặc điều ƣớc quốc tế đó. Nhƣ vậy, cơ quan tài phán quốc tế được hiểu là các chủ thể được hình thành dựa trên sự thỏa thuận (thông qua ký kết điều ước quốc tế) hoặc thừa nhận (thông qua gia nhập điều ước quốc tế hoặc chấp nhận thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo vụ việc) giữa các chủ thể luật quốc tế nhằm thực hiện chức năng giải quyết tranh chấp theo trình tự, thủ tục luật định, trên cơ sở pháp luật quốc tế. 2.1.2. Phân loại các cơ quan tài phán quốc tế Tài phán quốc tế đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử quan hệ quốc tế, với dạng thức tồn tại đầu tiên là trọng tài quốc tế. Cùng với sự phát triển của luật quốc tế, tòa án đƣợc coi là trụ cột tài phán thứ hai mà các chủ thể luật quốc tế sử dụng để giải quyết tranh chấp. Nhƣ vậy, dạng thức chủ yếu của cơ quan tài phán quốc tế chính là tòa án và trọng tài quốc tế. 2.1.2.1. Trọng tài quốc tế Trọng tài là hình thức cơ quan tài phán đƣợc hình thành và sử dụng từ rất sớm để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quan hệ quốc tế. Một trong những tòa trọng tài đƣợc thành lập sớm nhất là Tòa trọng tài đƣợc thành lập trên cơ sở Hiệp định về hữu nghị, thƣơng mại và hàng hải giữa Anh và Mỹ năm 1794 nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến hai quốc gia sau chiến tranh giành độc lập của Mỹ. Từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, hình thức trọng tài đƣợc sử dụng phổ biến hơn trong quan hệ giữa các quốc gia Châu Âu và Châu Mỹ La tinh, phạm vi giải quyết tranh chấp của trọng tài cũng mở rộng hơn từ lĩnh vực thƣơng mại sang các lĩnh vực của công pháp quốc tế nhƣ tranh chấp liên quan đến giải thích và áp dụng điều ƣớc quốc tế, tranh chấp về chủ quyền biển đảo,… Hội nghị La Haye 1899 và 1907 cho thấy mức độ hoàn thiện hơn về trọng tài với việc đƣa ra quy chế và thủ tục tố tụng cho thiết chế này. Nhƣ vậy, theo thời gian, cơ chế trọng tài đƣợc quy chế hóa nhiều hơn, tuân thủ pháp luật một cách tuyệt đối hơn. So với hình thức Tòa án, trọng tài có những ƣu điểm nổi trội về tính linh hoạt,
  • 36. 29 chủ động, nhanh gọn, tiết kiệm chi phí cho các bên tham gia tranh chấp. Tuy vậy, hạn chế của trọng tài là tính ràng buộc trong thi hành các quyết định đƣợc đƣa ra thƣờng không chặt chẽ và đảm bảo. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho nhiều chủ thể luật quốc tế còn e ngại khi sử dụng biện pháp này cho các loại tranh chấp mang tính phức tạp và đòi hỏi một cơ chế ràng buộc thực thi trách nhiệm sau phán quyết một cách nghiêm chỉnh và mạnh mẽ. Hoạt động giải quyết tranh chấp của các cơ quan trọng tài thông thƣờng đƣợc thiết lập trên cơ sở thỏa thuận trọng tài của các bên. Tòa trọng tài có thể tồn tại dƣới một trong hai dạng thức: i) trọng tài adhoc; ii) trọng tài thƣờng trực (hay trọng tài quy chế). Trong khi trọng tài adhoc đƣợc hình thành và chỉ tồn tại theo vụ việc với sự thỏa thuận của các bên tranh chấp, thì tòa trọng tài thƣờng trực – đúng nhƣ tên gọi của nó có đầy đủ trụ sở, quy chế hoạt động, hệ thống trọng tài viên, thậm chí quy tắc tố tụng riêng. 2.1.2.2. Tòa án quốc tế Tòa án là thiết chế tài phán đƣợc thành lập trên cơ sở pháp luật quốc gia hoặc các điều ƣớc quốc tế nhằm thực hiện chức năng giải quyết các tranh chấp theo phạm vi và trình tự luật định. So với trọng tài, tòa án có ƣu điểm về tính chặt chẽ trong quy trình thủ tục tố tụng cũng nhƣ tính đảm bảo thi hành các phán quyết đƣa ra giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, cũng với ƣu điểm này khiến cho việc đề trình vụ việc và tham gia giải quyết các tranh chấp tại Tòa án thƣờng lâu hơn và không linh hoạt nhƣ đối với quy trình xét xử tại trọng tài. Trong lĩnh vực biển, đảo, các tòa án quốc tế có thẩm quyền giải quyết tranh chấp điển hình là Tòa án Công lý quốc tế và Tòa án quốc tế về Luật biển. 2.1.3. Đặc điểm, vai trò của cơ quan tài phán quốc tế Khác với các phƣơng thức giải quyết tranh chấp khác, giải quyết tranh chấp tại các thiết chế tài phán mang những nét đặc thù riêng: Thứ nhất: trọng tài và tòa án quốc tế đƣợc thành lập trên cơ sở điều ƣớc quốc tế do các chủ thể luật quốc tế (chủ yếu là quốc gia) thỏa thuận nhằm giải quyết các tranh chấp trong lĩnh vực chuyên biệt nhất định hoặc trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
  • 37. 30 Thứ hai: trọng tài và tòa án hoạt động giải quyết tranh chấp thông qua các thẩm phán hoặc trọng tài viên – là những ngƣời có uy tín, trình độ chuyên môn cao, tƣ cách đạo đức tốt, và đƣợc bổ nhiệm theo những tiêu chí về địa lý, nhiệm kỳ xác định nhằm đảm bảo giải quyết hiệu quả, công bằng, vô tƣ các tranh chấp đƣợc đƣa ra. Thứ ba: trọng tài và tòa án quốc tế thƣờng giải quyết tranh chấp dựa trên các quy tắc tố tụng và quy chế riêng của tòa, thể hiện trong điều ƣớc quốc tế thành lập lên Tòa hoặc là một văn bản pháp lý riêng. Thứ tư: Cơ sở thiết lập thẩm quyền giải quyết tranh chấp của tòa án và tòa trọng tài thƣờng dựa trên sự thỏa thuận của các bên. Riêng đối với tòa án, còn có thể dựa trên tuyên bố đơn phƣơng chấp nhận trƣớc thẩm quyền của tòa hoặc. Thứ năm: Kết quả giải quyết tranh chấp của các cơ quan tài phán quốc tế thể hiện trong phán quyết hoặc quyết định của Tòa về vụ việc. Phán quyết và quyết định đƣợc đƣa ra thƣờng mang tính chất chung thẩm, buộc các bên phải thi hành. Thứ sáu: Tòa án thƣờng xây dựng cơ chế đảm bảo thực thi các phán quyết của Tòa để đảm bảo tính hiệu quả của cơ chế giải quyết tranh chấp cũng nhƣ tính thực thi phán quyết – là kết quả mà các bên tự nguyện và cùng tham gia giải quyết tranh chấp. Với các điểm đặc thù nhƣ trên, tòa án và trọng tài quốc tế có vai trò to lớn trong vấn đề giải quyết tranh chấp về chủ quyền biển, đảo: Một là, giải quyết tranh chấp tại tòa án và trọng tài trực tiếp góp phần giữ gìn hòa bình, ổn định chính trị, an ninh của quốc gia, khu vực và quốc tế; đồng thời, tác động thu hẹp khác biệt trong lập trƣờng giữa các bên tranh chấp, tăng cƣờng hiểu biết lẫn nhau, tránh xung đột sâu sắc, căng thẳng tình hình, ngƣng trệ tiến trình hợp tác quốc tế. Hai là, cơ chế giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài và tòa án chứa đựng các quy trình, thủ tục tố tụng rõ ràng, cụ thể, qua đó, các bên tranh chấp có cơ sở xác định, lựa chọn một cơ chế thích hợp cho tranh chấp phát sinh. Ba là, sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của các cơ quan tài phán quốc tế là quá trình các bên tranh chấp vận dụng hệ cơ sở pháp lý quốc tế nhằm xây dựng
  • 38. 31 hệ thống luận cứ, luận chứng bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình, bác bỏ các luận điểm thiếu căn cứ của quốc gia khác, nhờ đó mà tranh chấp đƣợc giải quyết. Bốn là, quá trình giải quyết tranh chấp tại các thiết chế tài phán quốc tế, với những quy định mang tính chặt chẽ, quy củ về thủ tục tố tụng, các quốc gia có thể tiếp cận, tham gia thực thi pháp luật quốc tế, trách nhiệm pháp lý quốc tế. Năm là, cơ chế giải quyết tranh chấp tại tòa án và trọng tài quốc tế đặc biệt có vai trò quan trọng đối với các quốc gia nhỏ yếu là một bên tranh chấp, có thể tận dụng đƣợc thế mạnh về pháp lý để đối trọng với bên tranh chấp còn lại là quốc gia lớn mạnh về các tiềm lực kinh tế, quân sự. Sáu là, giải quyết tranh chấp tại tòa án và trọng tài quốc tế đƣa đến các kinh nghiệm quý báu trong vận dụng quy định pháp luật quốc tế cũng nhƣ bảo vệ lợi ích chính đáng của quốc gia. Bảy là, thông qua quá trình giải quyết tranh chấp của các cơ quan tài phán quốc tế, nhiều quy định pháp luật quốc tế chƣa rõ ràng hoặc còn khó hiểu đƣợc đƣa ra giải thích và vận dụng phù hợp, tạo cơ sở để bổ sung, hoàn thiện hơn pháp luật quốc tế. 2.2. Các cơ quan tài phán quốc tế trong giải quyết tranh chấp chủ quyền biển, đảo và vấn đề áp dụng cho tranh chấp chủ quyền quần đảo Hoàng Sa, Trƣờng Sa của Việt Nam Để giải quyết các tranh chấp về chủ quyền biển, đảo nói chung và chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa, Trƣờng Sa của Việt Nam nói riêng, các cơ quan tài phán quốc tế chủ yếu sau đây đƣợc ghi nhận có thẩm quyền: i) Tòa án Công lý quốc tế; ii) Tòa án quốc tế về Luật biển; iii) Tòa trọng tài thƣờng trực La Haye; iv) Tòa trọng tài thành lập theo Phụ lục VII Công ƣớc Luật biển 1982; v) Tòa trọng tài thành lập theo Phụ lục VIII Công ƣớc Luật biển 1982. Trong phạm vi bài Luận văn sẽ đi vào nghiên cứu, phân tích lịch sử hình thành, cơ cấu tổ chức, chức năng, thẩm quyền, quy trình giải quyết vụ việc của các cơ quan tài phán trên, đồng thời với việc xem xét đến thực tiễn giải quyết tranh chấp của các cơ quan để từ đó đƣa ra đánh giá về triển vọng áp dụng cho vấn đề chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trƣờng Sa của Việt Nam.
  • 39. 32 2.2.1. Tòa án Công lý quốc tế và tranh chấp chủ quyền quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam 2.2.1.1. Lịch sử hình thành và cơ cấu tổ chức Tòa án Công lý quốc tế (International Court of Justice, sau đây đƣợc viết tắt bằng tên tiếng Anh là ICJ) đƣợc thành lập trên cơ sở Hiến chƣơng Liên hợp quốc năm 1945 và Quy chế của Tòa (Statute of the Court). Tòa là một trong sáu cơ quan chính của Liên hợp quốc, bên cạnh Đại hội đồng, Hội đồng Bảo an, Hội đồng Kinh tế và Xã hội, Hội đồng quản thác, Ban Thƣ ký (Điều 7 Hiến chƣơng Liên hợp quốc). Về cơ cấu tổ chức của Tòa đƣợc ghi nhận tại Quy chế Tòa, theo đó bao gồm thẩm phán, các phụ thẩm, thƣ ký tòa và các ban đặc biệt của Tòa. - Thẩm phán của Tòa: ICJ bao gồm 15 thẩm phán hoạt động độc lập, đƣợc lựa chọn không căn cứ vào quốc tịch trong số các nhân vật có phẩm chất đạo đức cao, đáp ứng đƣợc những yêu cầu đề ra ở quốc gia họ để chỉ định vụ xét xử cao nhất, hoặc là những luật gia có uy tín lớn trong lĩnh vực luật quốc tế (Điều 2 Quy chế Tòa). Trong số 15 thẩm phán, không đƣợc có hai thành viên của Tòa cùng một quốc tịch, trƣờng hợp thẩm phán có nhiều quốc tịch, Tòa dựa trên nguyên tắc quốc tịch hữu hiệu (nơi mà ngƣời đó thƣờng xuyên sử dụng các quyền công dân và quyền chính trị của mình) (Điều 3, khoản 2 Quy chế Tòa). Các thẩm phán có nhiệm kỳ 9 năm và có thể đƣợc bầu lại. Lần bầu cử đầu tiên có 1/3 số thẩm phán có nhiệm kỳ 3 năm và 1/3 số thẩm phán có nhiệm kỳ 6 năm. Các thẩm phán của Tòa sẽ tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của mình cho đến khi đƣợc thay. Nếu có một ghế khuyết thì Tòa phải yêu cầu tiến hành bầu cử ngƣời mới thay thế và thẩm phán mới đƣợc bầu sẽ đảm nhận trọng trách của ngƣời đó cho đến khi nhiệm kỳ của ngƣời đƣợc thay thế kết thúc. Trong quá trình hoạt động với tƣ cách là thẩm phán của ICJ, các thành viên của Tòa đƣợc hƣởng quyền ƣu đãi và miễn trừ ngoại giao, đồng thời không đƣợc làm nhiệm vụ chánh án, luật sƣ, trạng sƣ cho bất cứ vụ án nào; không đƣợc tham gia vào giải quyết một vụ việc mà trƣớc đó đã từng tham gia với tƣ cách là chủ tịch, luật sƣ hoặc trạng sƣ cho một trong các bên hoặc là thành viên của Tòa án quốc gia
  • 40. 33 hoặc tòa án quốc tế, là nhân viên của Ủy ban điều tra hoặc các tƣ cách khác. Các thẩm phán cũng không đƣợc bỏ nhiệm vụ trừ khi có ý kiến nhất trí của các thành viên khác về việc thành viên đó không thỏa mãn yêu cầu đã đề ra (Điều 17, Điều 18 Quy chế Tòa). Số lƣợng thẩm phán có mặt để lập Tòa không dƣới 11 ngƣời, số lƣợng thẩm phán hợp lệ để lập phiên họp xét xử là 9 ngƣời (Điều 25 Quy chế Tòa). Trong trƣờng hợp cần thiết, Tòa có thể lập ra một hoặc nhiều ban gồm 3 thẩm phán hoặc nhiều hơn để giải quyết các lĩnh vực nhất định của vụ việc. - Các phụ thẩm của Tòa: Theo Điều 30, khoản 2 Quy chế Tòa và Điều 9 Bộ Quy tắc của Tòa, trong phiên họp của ICJ hoặc của các ban của Tòa có thể có sự tham gia của các Phụ thẩm (assessors) dựa trên sự quyết định của Tòa hoặc theo yêu cầu của các bên đƣa ra trƣớc khi kết thúc thủ tục viết). Các phụ thẩm không có quyền biểu quyết trong phiên họp nhƣng sự hiện diện của họ nhằm tranh thủ thêm ý kiến đóng góp của chuyên gia trong các lĩnh vực liên quan đến hoạt động của Tòa. - Thư ký Tòa: là cơ quan hành chính thƣờng trực của Tòa, Thƣ ký Tòa đƣợc bầu với nhiệm kỳ 7 năm và có thể đƣợc bầu lại. - Các tòa đặc biệt của Tòa (The Chambers): Theo Quy chế Tòa và Bộ Quy tắc của Tòa, các Tòa đặc biệt của Tòa bao gồm: Tòa thủ tục rút gọn (Chamber of Summary Procedure); Tòa đặc biệt (special Chamber); Tòa rút gọn thành phần (Tòa adhoc). Bên cạnh các Ban của Tòa, ICJ cũng thành lập các ủy ban để thực hiện một số chức năng cần thiết nhƣ: Ủy ban hành chính và Ngân sách (Budgetary and Administrative Committee), Ủy ban Quy tắc (Rules Committee), và Ủy ban Thƣ viện (Library Committee). - Thẩm phán adhoc của Tòa [50]: theo Điều 31, khoản 2 và 3 Quy chế Tòa, quốc gia là một bên trong tranh chấp trƣớc Tòa, nếu không có một thẩm phán mang quốc tịch quốc gia mình có thể lựa chọn một thẩm phán adhoc theo các điều kiện quy định tại Điều 35 đến Điều 37 Bộ Quy tắc của Tòa. Trong trƣờng hợp nhiều bên cùng đứng một đơn về một vấn đề chung thì có thể cùng tiến cử một thẩm phán adhoc duy nhất giữa họ. Thẩm phán adhoc đƣợc lựa chọn ngoài danh sách các thẩm
  • 41. 34 phán thƣờng trực của Tòa và cũng là những ngƣời có phẩm chất đạo đức cao, đáp ứng các yêu cầu đề ra ở nƣớc họ để chỉ định giữ chức vụ xét xử cao nhất hoặc những luật gia có uy tín lớn trong lĩnh vực luật quốc tế. Thực tiễn cho thấy các thẩm phán adhoc thƣờng là các cựu thẩm phán của ICJ. 2.2.1.2. Vấn đề thẩm quyền giải quyết vụ việc ICJ có hai thẩm quyền chính bao gồm thẩm quyền giải quyết các tranh chấp mang tính chất pháp lý đƣợc đệ trình tới Tòa (thẩm quyền trong các vụ tranh chấp - jurisdiction in contentious cases) và thẩm quyền đƣa ra các ý kiến tƣ vấn về những vấn đề pháp lý do Đại hội đồng, Hội đồng Bảo an và các cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc có thẩm quyền để thực hiện một yêu cầu tƣ vấn nhƣ vậy (thẩm quyền tƣ vấn - advisory jurisdiction). Bên cạnh đó, Tòa còn có các thẩm quyền liên quan đến tự quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền của Tòa và một số thẩm quyền phụ khác. a. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp (Contentious Jurisdiction) Trong quá trình thực thi thẩm quyền giải quyết tranh chấp, ICJ quyết định phù hợp với pháp luật quốc tế các tranh chấp có tính pháp lý đƣợc đệ trình tới Tòa bởi các quốc gia. Một tranh chấp pháp lý quốc tế có thể đƣợc xác định trên cơ sở sự không thỏa thuận đƣợc giữa các bên về một vấn đề luật định hoặc thực tiễn pháp lý, một sự xung đột, hoặc mâu thuẫn trong các quan điểm pháp lý hay mâu thuẫn về lợi ích. Chỉ có quốc gia mới là chủ thể đƣợc đệ trình tranh chấp tới Tòa (bao gồm: quốc gia là thành viên của Liên hợp quốc hoặc; các quốc gia là một bên của Quy chế ICJ hoặc; bất cứ quốc gia nào đã nộp lên Ban Thƣ ký Tòa một bản Tuyên bố phù hợp với các yêu cầu đƣa ra bởi Hội đồng Bảo an, theo đó, chấp nhận thẩm quyền của Tòa và cam kết thực thi một cách thiện chí tất cả các quyết định của Tòa liên quan tới một hoặc tất cả vấn đề của vụ tranh chấp). Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Tòa đƣợc thiết lập theo một trong các phƣơng thức sau: Thứ nhất, chấp nhận thẩm quyền của Tòa theo vụ việc (thông qua một Special Agreement - thỏa thuận riêng biệt hoặc thỏa thuận đặc biệt hoặc thỏa thuận