SlideShare a Scribd company logo
1 of 23
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆN NGHIÊN CỨU MÍA ĐƯỜNG
TÀI LIỆU TẬP HUẤN
THÁNG 11 NĂM 2013
2
Phần 1
MỞ ĐẦU
Mía là một trong những cây trồng có giá trị kinh tế cao đang được chú trọng đầu
tư phát triển. Nhiệm vụ chính của cây mía là sản xuất đường. Một trong những yếu tố
quan trọng ảnh hưởng đến năng suất đường là tình hình sâu, bệnh và cỏ dại hại mía. Đặc
điểm của cây mía là khi cây bị sâu, bệnh hại, ngoài thiệt hại trực tiếp đến sự phát triển và
khối lượng của cây, phản ứng của cây mía sẽ chuyển đường từ thân mía ra dự trữ ở lá (và
sau đó sẽ bị loại bỏ trên ruộng. Như vậy, cây mía mang về nhà máy để chế biến sẽ có
hàm lượng đường thấp.
Trong thế giới tự nhiên các loài động thực vật và vi sinh vật chung sống với nhau
trong mối quan hệ cân bằng động, xâu chuỗi và gắn kết với nhau trong sự tồn tại chung.
Những tác động tiêu cực hay tích cực vào một thành phần hay yếu tố nào đó có thể sẽ gây
ra những ảnh hưởng tới cả hệ sinh thái. Khi cân bằng sinh thái bị phá vỡ thì khả năng
xuất hiện và phát dịch của sâu bệnh hại là điều khó tránh khỏi.
Hiện nay do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu, trên cây trồng nói chung và
cây mía nói riêng đã phát sinh rất nhiều loài dịch hại mới. Dịch hại mía bao gồm tất cả
các loài sinh vật gây hại làm ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển, năng suất, chất lượng
và hiệu quả sản xuất mía. Theo đặc tính gây hại và để thuận lợi hơn trong quá trình
phòng trừ, người ta chủ yếu chia thành các nhóm như sau:
- Nhóm sâu hại như sâu đục thân, sâu cắn dé, châu chấu, rệp,…
- Nhóm bệnh hại như bệnh than, thối đỏ, cằn gốc, bệnh trắng lá,…
- Nhóm cỏ dại như cỏ gà, cỏ gấu, cỏ mần trầu, cỏ tranh,…
- Nhóm nhện hại như nhện đỏ, nhện trắng,…
- Nhóm động vật gặm nhấm như chuột, chồn,…
Để có thể quản lý tốt các dịch hại mía nêu trên, chúng ta phải có phương pháp điều
tra, nghiên cứu chúng một cách thích hợp, nhằm xác định được hiện trạng và dự báo
được diễn biến gây hại của chúng trên đồng ruộng. Qua nghiên cứu, thí nghiệm với riêng
từng loài dịch hại, chúng ta sẽ biết được các đặc tính sinh vật học, sinh thái học và quy
luật phát sinh, gây hại của chúng để tìm ra biện pháp phòng trừ thích hợp cho từng đối
tượng. Ngoài ra, qua điều tra, nghiên cứu chúng ta sẽ trả lời được các các câu hỏi như
sâu, bệnh gây hại đã đến ngưỡng gây hại và ngưỡng kinh tế hay chưa?, vai trò và tác
động của thiên địch thế nào?, đã cần phải tiến hành áp dụng biện pháp hóa học hay
chưa?, nếu có thì áp dụng ở mức độ nào?...
Trong các phần tiếp sau đây, chúng ta sẽ lần lượt đi sâu tìm hiểu về 3 nhóm dịch
hại chính trên cây mía và phương pháp điều tra và nghiên cứu chúng gồm nhóm sâu hại,
nhóm bệnh hại và nhóm cỏ dại hại mía.
3
Phần 2
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA, NGHIÊN CỨU SÂU HẠI MÍA
1. SƠ LƯỢC VỀ SÂU HẠI MÍA
Theo đặc tính gây hại, sâu hại mía được chia thành 4 nhóm chính là:
- Nhóm sâu đục thân
- Nhóm sâu ăn lá
- Nhóm sâu chính, hút
- Nhóm sâu hại dưới đất
Ở Việt Nam, qua điều tra đến nay đã phát hiện được 31 loài sâu hại mía phổ biến
trên ruộng mía (Bảng 1).
Bảng 1: Danh mục thành phần sâu hại mía phổ biến ở Việt Nam
Số
TT
Tên loài sâu hại Tên khoa học
Mức độ
phổ biến
I NHÓM SÂU ĐỤC THÂN
1 Sâu ĐT mình hồng (cú mèo) Sesamia sp. ++
2 Sâu ĐT mình tím Phragmatoecia castaneae Hübner ++
3 Sâu ĐT mình trắng (đục ngọn) Scirpophaga nivella Fabr. +
4 Sâu ĐT mình vàng (đục mắt) Eucosma schistaceana Snellen -
5 Sâu ĐT 4 vạch (đục lóng) Chilo sacchariphagus Bojer +++
6 Sâu ĐT 5 vạch (đầu nâu) Chilo infuscatellus Snellen ++
7 Sâu ĐT 5 vạch (đầu đen) Chilo auricilius Dudgeon -
II NHÓM SÂU ĂN LÁ
8 Châu chấu sống lưng vàng Patanga succincta L. +
9 Châu chấu xám nhỏ Trilodiphia japonica Sausruse -
10 Châu chấu xám lớn Oedaleus infernilis Sausruse -
11 Sâu keo Spodoptera mauritia Fabr. -
12 Sâu cắn dé Mythimna separata Walker +
13 Câu cấu xanh lớn Hypomeces squamosus Fabr. -
14 Câu cấu xanh nhỏ Platymycterus sieversi Reit -
15 Sâu gai Rhadinosa nigrocyanea Mots. -
16 Bọ ánh kim xanh Aulacophora lewisii Baly -
III NHÓM SÂU CHÍCH HÚT
17 Rệp xơ bông trắng Ceratovacuna lanigera Zehnt ++
18 Rệp sáp đỏ hại đốt Saccharicoccus sacchari Cock. +++
19 Bọ phấn trắng Aleurolobus barodensis Maskell +
20 Nhện đỏ Oligonychus simus Baker & Prit. +
21 Rệp xám Rhopalosiphum maidis Fitch -
22 Bọ rầy đầu vàng Eoeurysa flavocapilata Muir. ++
23 Bọ xít cánh nhỏ Phaenacanhtha marcida Horvath -
24 Bọ xít xanh Neraza viridula L. +
25 Bọ xít đen Scotinophora sp. +
26 Bọ trĩ Thrip (Fulmekiola) seratus +
4
Kobus
IV NHÓM SÂU HẠI DƯỚI ĐẤT
27 Bọ hung đen Alissonotum impresicolle Arrow ++
28 Bọ cánh cam Anomala expensa Bates +
29 Bọ cánh cam Anomala cupripes Hope +
30 Dế dũi Gryllotalpa formosana Shiraki +
31 Mối hại mía Odontotermes spp. ++
Ghi chú: +++ : Nhiều; ++ : Trung bình; + : ít; - : Rất ít
Xem thêm về hình ảnh của một số loài sâu hại chính trên cây mía và thiên địch của
chúng, cũng như hình ảnh về một số hoạt động nghiên cứu, phòng trừ chúng trong Phần
phụ lục.
2. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA, NGHIÊN CỨU SÂU HẠI MÍA
Sâu hại trên cây mía rất đa dạng và rất phong phú, việc điều tra chúng cũng tùy
thuộc vào từng loài, hay vị trí gây hại mà chúng ta có các biện pháp khác nhau. Ví dụ như
việc điều tra về sâu hại như là sâu đục thân, sâu ăn lá hay các loại sâu ăn ngầm dưới đất.
2.1 Phương pháp điều tra sâu hại mía
2.1.1 Điều tra thành phần sâu hại và tỷ lệ loài gây hại
a) Xác định khu vực điều tra:
Xác định đúng khu vực điều tra càng có tính đa dạng thì có nhiều cơ hội để thu
thập được thành phần sâu hại phong phú và đầy đủ hơn. Tùy theo diện tích của từng vùng
mía, rộng hay hẹp thông thường diện tích điều tra trong khoảng 5% diện tích/giống/loại
mía tơ, gốc.
Để thu thập thành phần sâu hại mía có ở địa phương, khu vực điều tra sao cho thể
hiện được tính đa dạng của sản xuất, loại giống, cụ thể bao gồm:
- Các loại mía tơ, mía gốc và các giống khác nhau.
- Các vị trí cao thấp khác nhau, trên cao, dưới thấp gần rưộng lúa hay gần làng và
nơi giữa cánh đồng…
- Các điều kiện chăm sóc kỹ thuật canh tác khác nhau, nơi đất xấu, nơi đất tốt…
b) Phương pháp điều tra:
Mỗi tháng điều tra định kỳ 1 lần. Trên mỗi lô ruộng điều tra, tiến hành điều tra theo
kiểu cách quãng, cứ cách 5 - 15 hàng mía điều tra 1 hàng. Ở mỗi hàng điều tra, tiến hành
quan sát chung toàn bộ cây để phát hiện những dấu vết hoặc triệu chứng bị hại như: héo
ngọn, khô đọt, lá có vết hại, thân có lỗ đục, cây sinh trưởng còi cọc, đổ gãy,… Sau đó,
dùng dao chẻ dọc những cây bị hại hoặc nghi bị hại, thu thập tất cả các loài côn trùng đục
trong thân. Những cây có hiện tượng còi cọc, vàng lá, phát triển kém mà không tìm thấy
nguyên nhân trên mặt đất, thì đào phần gốc rễ để quan sát thu thập côn trùng hại. Đối với
sâu hại lá có khả năng bay hay di chuyển nhanh, thì dùng vợt hay ống nghiệm để thu thập.
Tiến hành ghi chép các thông tin về loài sâu gây hại, tuổi sâu non, mức độ gây hại,… Đối
với những loài có phát hiện gây hại mía nhưng chưa xác định được tên, thì thu thập mẫu
sống về phòng nuôi đến trưởng thành, sau đó gửi mẫu về các trường viện chuyên ngành
nhờ đinh danh. Từ số lượng sâu non và nhộng các loài sâu đục thân mía, hay các loài khác
thu thập hoặc ghi nhận được trong thời gian điều tra, cũng như số cây mía bị mỗi loài gây
hại, chúng ta tính toán ghi chép các thông tin như sau:
- Tên giống mía
5
- Nơi thu thập
- Ngày tháng thu thập
- Bộ phận cây bị hại, cách phá hại
- Mức độ gây hại nặng hay nhẹ hoặc số lượng nhiều hay ít (thể hiện bằng các dấu,
+…).
Công thức tính tỷ lệ thành phần loài sâu đục thân như sau:
Số sâu non và nhộng loài A
Tỷ lệ thành phần loài A (%) = ----------------------------------------- x 100
Tổng số sâu non và nhộng thu thập được
c) Tổng hợp số liệu ::
Bảng 1. Phiếu tổng hợp số liệu sau một kỳ điều tra1
Địa điểm điều tra: Xã: Giống:
Huyện: Ngày điều tra: tháng năm 20
Tỉnh:
TT
Tên sâu
thông
thường
Tên
khoa
học
Bộ Họ
Bộ phận
bị
hại/cách
gây hại
Giai
đoạn
phát dục
Mức
độ
phát
sinh2
Tỷ lệ
thành
phần
loài (%)
1
2
3
...
...
* Ghi chú:
1
Phiếu này dùng để ghi chép riêng cho từng giống sau mỗi kỳ điều tra tại 1 điểm đã quy định.
2
Dùng các ký hiệu sau: (-) ít gặp; (+) lẻ tẻ; (++) Phổ biến; (+++) Nhiều; (+++) Rất nhiều
Người ghi phiếu:
Những người điều tra:
Nhóm trưởng ký tên:
2.1.2 Điều tra diễn biến cây bị hại và mật độ sâu đục thân mía
a) Xác định khu vực (lô ruộng) điều tra:
Điểm điều tra tương tự như phần trên (1.1 Điều tra thành phần sâu hại)
b) Phương pháp điều tra
- Điều tra diễn biến cây bị hại: Điều tra theo kiểu định kỳ 7 ngày/1 lần (vào các
ngày 7, 14, 21 và 28) kể từ sau khi mía mọc mầm hoặc tái sinh cho đến khi thu hoạch.
Trên mỗi ruộng (mỗi giống mía), tiến hành điều tra theo phương pháp 5 điểm chéo góc,
không cố định điểm, tịnh tiến không lặp lại. Mỗi điểm điều tra 5 mét dài theo hàng mía.
Trên mỗi điểm điều tra, tiến hành theo dõi và ghi lại các chỉ tiêu như tổng số cây điều tra,
số cây bị mỗi loài gây hại, số lượng sâu non và nhộng của mỗi loài… Điều tra liên tục
trong 1 chu kỳ mía (3 vụ = 36 tháng) cho mỗi thời vụ trồng (hè thu hoặc đông xuân), từ
đó xác định được diễn biến tỷ lệ cây bị hại trung bình của mỗi loài theo thời gian sinh
trưởng của cây mía.
6
+ Đối với giai đoạn mía chưa có lóng: Chỉ tiêu theo dõi là tỷ lệ ngọn héo được tính
theo công thức sau:
Số ngọn héo (cây bị hại)
Tỷ lệ ngọn héo (%)= ---------------------------------- x 100
Tổng số mầm mía điều tra
+ Đối với mía đã có lóng: Chỉ tiêu tổng cây điều tra và cây hại được tính trên toàn
điểm (kể cả cây chưa có lóng). Chỉ tiêu lóng bị hại theo dõi 20 cây liên tục trong điểm
điều tra, tính toán theo công thức sau:
Số lóng bị hại
Tỷ lệ lóng bị hại (%)= ---------------------------------- x 100
Tổng số lóng điều điều tra
- Điều tra diễn biến mật độ sâu: Khu vực, điểm điều tra tương tự trên, hàng tháng
tiến hành điều tra vào các ngày 7, 14, 21 và 28. Trên điểm điều tra quan sát những cây bị
hại nghi có sâu hại thì chẻ đôi cây mía để thu bắt các pha của các loài sâu hại khác nhau.
Theo dõi các chỉ tiêu như: mật độ sâu, tỷ lệ thành phần loài và tiến độ sâu vào nhộng, tính
toán theo các công thức sau:
Tổng sâu thu được (loài A,B..)
Mật độ sâu = ---------------------------------
Diện tích điều tra
Tính toán mật độ sâu trên m2
, 100 m2
hay số sâu/ha.
Tiến độ sâu vào nhộng theo công thức
Số vỏ nhộng + nhộng (loài A, B…)
Tỷ lệ hóa nhộng = ------------------------------------------ x 100
Tổng số sâu (loài A, B…)
c) Tổng hợp số liệu:
Bảng 3. Kết quả điều tra ngọn héo hay cây, lóng bị hại do sâu đục thân
Lô Điểm
Số cây
điều tra
Số cây
bị hại
Cây bị hại do
MH MT 4V 5V ĐN MV
Bảng 4. Kết quả tổng hợp các loài sâu hại
Lô Điểm
Tổng
sâu
Sâu hại của các loài
MH MT 4V 5V ĐN MV LK
Bảng 5. Tiến độ sâu vào nhộng
Thời gian Điểm Võ nhộng Nhộng
Sâu non
đẩy sức
Sâu non
tuổi 1 - 2
Ngoài việc điều tra ngoài đồng ruộng, kết hợp theo dõi các yếu tố khí hậu, thời
tiết. Nhằm nắm bắt được những yếu tố thuận lợi để sâu phát sinh phát triển và những yếu
tố bất lợi đối với sâu hại.
7
Tính toán thời gian trưởng thành bắt đầu phát sinh rộ (20-25%), cao điểm (50%),
và đỉnh điểm (80%) và thời gian bắt đầu nở, nở rộ, ví dụ như sau:
Sâu đục thân mình tím, thời gian nhộng trung bình 14 ngày. Thời gian trước lúc
trưởng thành đẻ trứng 2 ngày, thời gian đẻ trứng 2 ngày, thời gian trứng 10 ngày. Kiểm
tra sâu non hóa nhộng 50% thì dự đoán thời gian cao điểm của trứng trên đồng ruộng sau
18 ngày và cao điểm sâu non nở sau 28 ngày.
2.1.3 Điều tra ký sinh và thiên địch chủ yếu của các loài sâu đục thân mía
a) Xác định khu vực (lô ruộng) điều tra:
Ruộng điều tra ký sinh, bắt mồi sâu đục thân tương tự chọn phần điều tra thành
phần sâu hại mía. Lịch điều tra 10-15 ngày/lần.
b) Phương pháp điều tra:
- Điều tra ký sinh trứng: Tiến hành điều tra theo hàng, cứ 10 đến 15 hàng mía thì
điều tra 1 hàng. Thu thập trứng các loài sâu đục thân đem về phòng thí nghiệm. Trong
phòng thí nghiệm, trứng của các loài sâu đục thân mía khác nhau được bỏ riêng trong các
ống nghiệm khác nhau. Giữ đủ ẩm cho các ống nghiệm đựng trứng sâu đục thân. Nếu
trứng sâu không bị ký sinh thì sẽ phát dục và nở ra sâu non của loài sâu đục thân. Ngược
lại, nếu bị ký sinh thì trứng sâu đục thân sẽ biến thành màu đen và vũ hóa ra pha trưởng
thành của loài côn trùng ký sinh trứng. Ghi chép lại tỷ lệ ký sinh của từng loài côn trùng
ký sinh.
- Điều tra ký sinh sâu non: Trong mỗi kỳ điều tra, chúng tôi tiến hành thu thập pha
sâu non của các loài sâu đục thân mía đem về phòng thí nghiệm theo dõi. Dùng thức ăn
mía cây để tiếp tục nuôi sâu non cho đến khi sâu non hoàn thành phát dục (không bị ký
sinh) hoặc ra ký sinh. Ghi chép lại tỷ lệ ký sinh của từng loài côn trùng ký sinh sâu non.
- Điều tra ký sinh nhộng: Thu thập nhộng của các loài sâu đục thân mía về phòng
theo dõi. Trong phòng thí nghiệm, nhộng của sâu hại được giữ ở điều kiện thích hợp về
ẩm độ, nhiệt độ để theo dõi tình hình ký sinh của chúng. Nếu không bị ký sinh, nhộng sẽ
vũ hóa ra trưởng thành loài sâu đục thân mía, nếu từ nhộng sâu hại vũ hóa ra cá thể
trưởng thành không phải là trưởng thành của loài sâu đục thân đó là ký sinh. Ghi chép lại
tỷ lệ ký sinh của từng loài côn trùng ký sinh nhộng.
Tất cả các mẫu trưởng thành của các loài côn trùng ký sinh và bắt mồi ăn thịt thu
được sau khi nuôi theo dõi trong phòng thí nghiệm, theo dõi các chỉ tiêu như: Tỷ lệ trứng,
sâu non, nhộng bị ký sinh. Diễn biến mật độ của các loài ký sinh, thiên địch. Kết hợp việc
theo dõi về điều kiện ẩm độ, nhiệt độ hay lượng mưa. Theo dõi mối tương quan giữa điều
kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến các loài thiên địch ký sinh.
c) Tổng hợp số liệu:
Bảng 6. Bảng ghi kết quả điều tra trứng
Thời
gian
Điểm
Trứng sâu 4 vạch Trứng sâu mình hồng
Trứng
sâu
Trứng bị
ký sinh
Trứng
đã nở
Trứng
sâu
Trứng bị
ký sinh
Trứng
đã nở
8
Bảng 7. Bảng ghi kết quả điều tra sâu non (từng loài)
Thời
gian
Điểm
Trứng sâu 4 vạch Trứng sâu mình hồng
Số sâu
Sâu bị
ký sinh
Sâu hóa
nhộng
Số sâu
Sâu bị
ký sinh
Sâu hóa
nhộng
2.1.4 Điều tra các loài rệp hại
Đánh giá tác hại của rệp có 4 chỉ tiêu: Tỷ lệ cây, lá bị rệp, tỷ lệ cây lá bị đen, chỉ
số hại và số lượng quần thể rệp. Việc lấy điểm điều tra đối với loài rệp sáp hại lóng. Điều
tra 5 điểm theo 2 đường chéo góc/ruộng, mỗi điểm 3-5m dài theo hàng, cần bóc lá mía để
quan sát vì rệp thường ẩn náu bên trong bẹ lá mía. Các chỉ tiêu cần tính toán: Tỷ lệ cây,
lóng bị hại. Mật độ rệp trên cây hoặc m2
. Đối với loài rệp xơ trắng, hay rệp vừng hại lá,
cần lấy các chỉ tiêu như: Tỷ lệ cây, lá bị rệp, tỷ lệ lá bị đen, chỉ số hại và số lượng quần
thể rệp.
Có thể xác định chỉ tiêu như rệp sáp, rệp muội, rệp xơ trắng, nhện theo cấp hại
riêng. Thông thường dùng thang 5 cấp, mỗi cấp có mô tả cụ thể. Từ cấp hại điều tra được
sẽ tính ra chỉ số hại trong mỗi lần điều tra. Áp dụng theo phương pháp của Nguyễn Thiện
Thuật (1995) như sau:
- Cấp 0: không có sâu.
- Cấp I: có lẻ tẻ rải rác, không quá ¼ diện tích lá hoặc lóng.
- Cấp II: diện tích có sâu từ ¼ đến ½, mật độ chưa dày đặc.
- Cấp III: diện tích có sâu từ ½ đến ¾, mật độ dày đặc, lá, lóng bị hại nặng.
- Cấp IV: diện tích số sâu quá ¾, mật độ dày đặc, lá bị hại rất nặng.
Chỉ số hại được tính theo công thức sau:
(b x 1) + (c x 2) + (d x 3) + (e x 4)
Chỉ số bị hại: x = -----------------------------------------
a + b + c + d + e
a, b, c, d, e là số lá (lóng) bị hại ở cấp 0, 1, 2, 3, và 4 theo thứ tự tương ứng.
2.1.5 Điều tra sâu hại ngầm dưới đất (bọ hung, xén tóc, mối..)
Bọ hung, xén tóc, mối và các loài hại ngầm dưới đất, sâu non, trưởng thành phá
hại làm lá mía vàng hoặc héo ngọn. Khi điều tra ta cần chú ý độ đồng đều, đất cát, đất sét
nặng, hay đất thường bị ngập, các chế độ canh tác khác nhau. Chọn ruộng điều tra đại
diện, mỗi ruộng điều tra 5 điểm trên 2 đường chéo góc, mỗi điểm dài 5m theo hàng để lấy
chỉ tiêu cây bị hại. Đối với chỉ tiêu về mật độ, cũng trên điểm trên chúng ta đào gốc, với
độ sâu 30cm và bán kính đào là 30cm xung quanh gốc mía, để tiến hành quan sát, thu bắt,
tính toán mật độ sâu, hay các phần bị hại như rễ gốc mía. Tính toán tỷ lệ cây, gốc bị hại
và số sâu trên gốc mía hoặc số sâu/ha.
2.2 Phương pháp bố trí một số thí/thực/thử nghiệm nghiên cứu về sâu hại mía
2.2.1 Thí nghiệm diện nhỏ
Có các dạng thí nghiệm diện nhỏ như: Thử nghiệm các loại thuốc trừ sâu hại hay
thuốc trừ nấm ký sinh
Diện tích ô khảo nghiệm trong phạm vi 60-100m2
.
9
Phương pháp bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên, số lần lặp lại là 3 lần, lần
lặp này cách lần lặp kia từ 3-5 hàng mía. Công thức đối chứng nên có đối chứng 1 và đối
chứng 2, đối chứng 1 là công thức mà địa phương đang sử dụng, đối chứng 2 là hoàn toàn
không sử dụng
* Phương pháp theo dõi:
- Phòng trừ sâu đục thân: Tiến hành theo dõi các chỉ tiêu như: Tỷ lệ mọc mầm, sức
đẻ nhánh, diễn biến mật độ cây, chiều cao cây. Theo dõi 2-3 hàng giữa đối với chỉ tiêu
mật độ cây, 10 cây trên ô đối với chỉ tiêu chiều cao cây. Theo dõi các chỉ tiêu sâu hại
như: Tỷ lệ cây bị hại theo dõi 2-3 hàng giữa ô (tối thiểu 2/3 diện tích ô), đối lóng bị hại
theo dõi 10-20 cây trên ô. Các yếu tố cấu thành năng suất như: Chiều cao cây nguyên
liệu, đường kính thân, khối lượng cây theo dõi 10 cây/ô, mật độ cây hữu hiệu theo dõi 2-
3 hàng giữa ô (tối thiểu 2/3 ô thí nghiệm). Năng suất thực thu cân toàn bộ diện tích ô thí
nghiệm.
- Phòng trừ rệp hại: các chỉ tiêu theo dõi như: Tỷ lệ cây, lóng, lá bị rệp, mật độ rệp
hay chỉ số hại, mỗi ô theo dõi 10 - 20 cây, theo kiểu tịnh tiến không lặp lại
2.2.2 Thực nghiệm, thử nghiệm diện lớn
Thông thường các loại thuốc sau khi thí nghiệm nhỏ rút ra có hiệu quả nhất thì
được đưa ra thực nghiệm, thử nghiệm ở quy mô lớn hơn (còn gọi là khảo nghiệm sản
xuất). Quy mô diện tích tích 2.000-2.500 m2
. Việc chọn 5 điểm trên 2 đường chéo góc để
lấy các chỉ tiêu, mỗi điểm theo dõi 5m dài theo hàng mía. Đối với phương pháp theo dõi
như: Mật độ cây, theo dõi tất cả cây trong điểm, các chỉ tiêu chiều cao cây, đường kính
thân, khối lượng cây mỗi điểm theo dõi 10 cây. Tỷ lệ cây bị hại tất cả cây trong điểm, tỷ
lệ lóng hại theo dõi 10-20 cây/điểm. Năng suất mía lấy năng suất thực tế khi thu hoạch.
2.2.3 Các thí nghiệm thả ong mắt đỏ, ong kén trắng
Diện tích thả trên các công thức (ruộng) từ 0,5-1,0 ha. Các lần lặp cách xa về
không gian là 500m.
Phương pháp theo dõi: Tiến hành theo dõi các chỉ tiêu như: tỷ lệ trứng, sâu non bị
ký sinh, theo dõi cứ cách khoảng 10-15 hàng tiến hành thu bắt một hàng, thu thập các ổ
trứng trên hàng về phòng bỏ vào ống nghiệm có cục gạc thấm nước để giữ ẩm, hàng ngày
theo dõi bằng soi qua kính lúp để đếm tỷ lệ ký sinh, nếu trứng bị ký sinh có ong chui ra,
ngược lại trứng không ký sinh thì nỡ ra sâu non. Đối với pha sâu non ngoài quan sát ký
sinh trên đồng ruộng, sâu non tiếp tục đưa về phòng thí nghiệm và được nuôi bằng ngọn
mía 2 ngày thay thức ăn 1 lần, nếu sâu bị ký sinh thì sâu ngừng ăn hoạt động kém và dần
chết và sau đó có các kén ong chui ra, ngược lại sâu không bị ký sinh sẽ hóa nhộng. Đối
với các chỉ tiêu tỷ lệ cây, lóng bị hại hay mật độ sâu, theo dõi 5 điểm trên 2 đường chéo
góc, mỗi điểm dài 5m theo luống. Đối với tỷ lệ cây bị hại theo dõi số cây trên điểm, tỷ lệ
lóng hại theo dõi 10-20 cây/điểm.
2.2.4 Các thí nghiệm theo dõi giống
a) Đối với sâu hại:
Theo dõi các chỉ tiêu sâu hại như: Tỷ lệ cây bị hại (ngọn héo) giai đoạn mía chưa
vươn lóng, vừa theo dõi mật độ kết hợp đếm cây có ngọn héo. Khi mía có lóng đối chỉ
tiêu cây bị hại theo dõi tối thiểu ở 2/3 diện tích ô thí nghiệm. Đối với chỉ tiêu lóng bị hại,
theo tịnh tiến không lặp lại, 10 cây/ô
- Tỷ lệ cây (lóng) bị sâu hại (%) = (Số cây (lóng) bị sâu hại / Tổng số cây (lóng)
theo dõi) * 100
- Loài sâu hại (%) = (Cá thể của 1 loài / Tổng số cá thể thu được) * 100
10
Đánh giá mức độ chống chịu theo các cấp sau:
- Tỷ lệ cây bị sâu hại:
+ Cấp 0 (tốt): 0 – 5
+ Cấp 1 (khá): 6 – 10
+ Cấp 2 (trung bình): 11 – 15
+ Cấp 3 (kém): >15
- Tỷ lệ lóng bị hại:
+ Cấp 0 (tốt): 0 – 10
+ Cấp 1 (khá): 11 – 20
+ Cấp 2 (trung bình): 21 – 30
+ Cấp 3 (kém): >30
b) Đối với rệp hại:
Theo dõi các loài rệp bông xơ trắng, rệp vừng, rệp muội thường gây hại trên lá,
rệp sáp gây hại ở đốt, lóng.
Đối với các loài rệp hại trên lá nên tính chỉ tiêu tỷ lệ ổ rệp, tỷ lệ cây, lá bị rệp (đây
là loài rệp ít phổ biến khu vực phía nam), chọn điểm điều tra nên tính theo hàng (10-15
hàng theo dõi 1 điểm) đối với diện tích lớn, đối với các khảo nghiệm nhỏ nên theo dõi
toàn ô thí nghiệm.
Đối với rệp sáp thường gây hại trên lóng và loại rệp khá phổ biến ở khu vực phía
nam, việc theo dõi phải bóc lá. Chọn điểm theo dõi từ 15-20 cây/điểm đối với thực
nghiệm (điều tra 5 điểm/2 đường chéo góc). Đối với khảo nghiệm nhỏ điều tra 10 cây/ô.
Chỉ tiêu theo dõi, tỷ lệ cây bị rệp, tỷ lệ lóng bị rệp, hay chỉ số rệp hại.
Theo dõi các chỉ tiêu như: Tỷ lệ cây, lóng bị hại hay mật độ rệp con/cây, nên tính
toán chỉ số rệp hại
Áp dụng theo phương pháp của Nguyễn Thiện Thuật (1995) theo cách sau:
- Cấp 0: không có sâu.
- Cấp I: có lẻ tẻ rải rác, không quá ¼ diện tích lá hoặc lóng.
- Cấp II: diện tích có sâu từ ¼ đến ½, mật độ chưa dày đặc.
- Cấp III: diện tích có sâu từ ½ đến ¾, mật độ dày đặc, lá, lóng bị hại nặng.
- Cấp IV: diện tích số sâu quá ¾, mật độ dày đặc, lá bị hại rất nặng.
Chỉ số hại được tính theo công thức sau:
(b x 1) + (c x 2) + (d x 3) + (e x 4)
Chỉ số bị hại: x = -----------------------------------------
a + b + c + d + e
a, b, c, d, e là số lá (lóng) bị hại ở cấp 0, 1, 2, 3, và 4 theo thứ tự tương ứng.
Đánh giá theo thang cấp sau:
- Cấp 0 (tốt): 0 – 5
- Cấp 1 (khá): 6 – 10
- Cấp 2 (trung bình): 11 – 15
- Cấp 3 (kém): >15
11
Phần 3
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA, NGHIÊN CỨU BỆNH HẠI MÍA
1. SƠ LƯỢC VỀ BỆNH HẠI MÍA
Theo nguyên nhân gây bệnh có thể chia bệnh hại mía thành 4 nhóm chính gồm:
- Bệnh virus
- Bệnh phytoplasma
- Bệnh vi khuẩn
- Bệnh nấm
Ngoài ra, đôi khi người ta còn gọi cả những bệnh không phải do vi sinh vật gây ra
như bệnh tuyến trùng hoặc bệnh thiếu dinh dưỡng là bệnh hại mía.
Hiện nay, ở Việt Nam, quan điều tra đã xác định được 25 loài bệnh hại mía phổ
biến do vi sinh vật (Bảng 2) và 4 bệnh do tuyến trùng gây ra (Bảng 3).
Bảng 2: Danh mục thành phần bệnh hại mía phổ biến ở Việt Nam
Số
TT
Tên bệnh Nguyên nhân gây bệnh
Mức độ
phổ biến
IV BỆNH NẤM
11 Bệnh cháy lá Stagonospora sacchari Lo & Ling ++
12 Bệnh đốm đen lá Phyllachora sacchari P. Henn +
13 Bệnh đốm mắt én Helminthosporium sacchri Butl. +
14 Bệnh đốm nâu Cercospora longipes Butl. +
15 Bệnh đốm vòng Leptosphaeria sacchari van Breda de Haan +
16 Bệnh gỉ sắt Puccinia kuehnii E. Butler +++
17 Bệnh đốm vàng Cercospora koepkei Kruger +
18 Bệnh khô vằn Pelicularia sasaki (Shirai) Ito +
19 Bệnh rách lá Peronoscleropora miscanthi Miyake -
20 Bệnh xoắn cổ lá Fusarium moniliforme Sheldon +++
21 Bệnh thối đỏ Glomerella tucumanensis Muller +++
22 Bệnh dứa (thối hom) Ceratocystis paradoxa Moreau +
23 Bệnh than Ustilago scitaminea Sydow +++
24 Bệnh khô gốc Marasmius sacchari Walker -
25 Bệnh thối rẽ Pythium spp. -
Ghi chú: +++: Nhiều; ++: Trung bình; + : ít; - : Rất ít
Bảng 3: Danh mục thành phần tuyến trùng hại mía phổ biến ở Việt Nam
Số
TT
Tên tiếng Việt Tên khoa học
Mức độ
phổ biến
1 Tuyến trùng hình nhẫn Criconemella De Grisse & Loof -
2 Tuyến trùng hình kim Longidorus elongatus Micoletzky -
3 Tuyến trùng nốt sưng Pratylenchus brachyurus F. & S. S. +
4 Tuyến trùng gây cằn cỗi Tylenchorhynchus annulatus Golden +
Ghi chú: +++: Nhiều; ++: Trung bình; + : ít; - : Rất ít
Xem thêm về hình ảnh của một số bệnh hại chính trên cây mía trong Phần phụ lục.
2. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA, NGHIÊN CỨU BỆNH HẠI MÍA
12
2.1 Phương pháp điều tra thành phần bệnh hại trên diện rộng
Tiến hành điều tra theo phương pháp định kỳ 1 lần/tháng. Ở mỗi điểm điều tra, chọn
và điều tra trên 5% diện tích trồng mía. Các ruộng được chọn làm khu vực điều tra ở mỗi
vùng có đầy đủ thành phần ruộng mía gốc và mía tơ, ở các địa hình cao thấp khác nhau, có
các điều kiện chăm sóc kỹ thuật khác nhau và trồng các giống mía khác nhau. Trên mỗi lô
ruộng điều tra, tiến hành điều tra theo kiểu cách quãng, cứ cách 5 – 15 hàng mía điều tra 1
hàng (tùy diện tích ruộng điều tra rộng hay hẹp mà khoảng cách rộng hay hẹp). Ở mỗi hàng
điều tra, tiến hành quan sát chung toàn bộ cây để phát hiện những dấu vết hoặc triệu chứng
bị hại như: héo ngọn, khô đọt, lá có vết hại, vết đốm, sọc, thân có lỗ đục, cây, lá biến dạng,
biến màu, sinh trưởng còi cọc, đổ gãy,… Sau đó, tiến hành thu thập mẫu, tiến hành ghi
chép các thông tin như: Tên giống mía; loại mía; địa điểm, ngày tháng thu thập; mức độ
gây hại;... Từ số liệu thu thập được, tiến hành tính toán và xác định được mức độ phổ biến,
mức độ bệnh hại.
2.2 Phương pháp điều tra bệnh hại trên các ruộng khảo nghiệm giống
a) Khảo nghiệm diện hẹp (Khảo nghiệm cơ bản)
- Đối với bệnh than, bệnh trắng lá, bệnh thối ngọn, bệnh thân ngọn đâm chồi, bệnh
sọc trắng, sọc đỏ: Tính tỷ lệ bụi (cây) bị bệnh (%) kết hợp với theo dõi mật độ cây trên 3
hàng giữa của ô thí nghiệm.
- Đối với bệnh thối đỏ gân lá, thối đỏ thân và các bệnh về lá (gỉ sắt, đốm vòng,
đốm mắt én, đốm nâu, đốm vàng): Theo dõi mỗi ô 10 cây. Đếm số lá bị bệnh/trên số lá
điều tra.
b) Khảo nghiệm diện rộng (Khảo nghiệm sản xuất):
Tính tỷ lệ bụi bị bệnh trắng lá, bệnh than (%) (Điều tra 5 điểm trên 2 đường chéo
góc, mỗi điểm từ 3 – 5m dài theo luống) kết hợp với theo dõi mật độ cây.
2.3 Phương pháp đánh giá mức độ gây hại của bệnh
- Xác định và ghi nhận tất cả các bệnh hại mía do tác nhân nào gây ra (virus,
phytoplasma, vi khuẩn, nấm, và một số tác nhân khác).
- Mức độ phổ biến của bệnh hại được phân như sau:
+ Không xuất hiện triệu chứng
+ Ít (-): < 25% bị bệnh.
+ Trung bình (+): 26 - 50% bị bệnh.
+ Nhiều (++): 51 - 75% bị bệnh.
+ Rất nhiều (+++): >75% bị bệnh.
Công thức tính:
Tổng số cây (lá) bị bệnh
- Tỷ lệ cây (lá) bị hại (%) = --------------------------------- × 100
Tổng số cây (lá) điều tra
- Chỉ số bệnh (%) = [S ( an * n) / (A x N)] * 100
Trong đó: A - Tổng số lá (lóng) điều tra
N - Cấp bệnh cao nhất trong bảng phân cấp
n - Cấp bệnh
an - Số lá (lóng) cùng cấp bệnh n.
2.4 Phân cấp khả năng chống chịu một số bệnh hại chính trên đồng ruộng
13
a) Khả năng chống chịu bệnh than (do nấm Ustilago Scitaminea); Trắng lá (do
Phytoplasma); Xoắn cổ lá (do nấm Fusarium monoliforme); Thân ngọn đâm chồi (do vi
khuẩn Xanthomonas albilineans) và Sọc đỏ (do vi khuẩn Acidovorax avenae)
Tỷ lệ cây (bụi) bị bệnh:
- Cấp 0 (tốt): 0 – 1%
- Cấp 1 (khá): 1,1 – 5%
- Cấp 2 (trung bình): 5,1 – 10%
- Cấp 3 (kém): >10%
b) Khả năng chống chịu bệnh thối đỏ gân lá (do nấm Glomerella tucumanensis):
- Cấp 0 (tốt): Không có triệu chứng
- Cấp 1 (khá): Các đốm riêng lẻ đến lá +5
- Cấp 2 (trung bình): Nhiều đốm đến lá +3
- Cấp 3 (kém): Nhiều đốm đến lá +1
c) Khả năng chống chịu bệnh thối đỏ thân (do nấm Glomerella tucumanensis):
- Cấp 0 (tốt): Không có triệu chứng
- Cấp 1 (khá): Có màu đỏ nhạt với các vệt trắng bắt chéo rải rác ở những điểm
khác nhau trên lóng
- Cấp 2 (trung bình): Có màu đỏ thẫm với những đốm trắng bắt chéo xâm nhập
toàn bộ lóng
- Cấp 3 (kém): Có màu đỏ đậm với những đốm trắng xuyên qua đốt và xâm nhập
các lóng khác
d) Khả năng chống chịu bệnh các bệnh đốm lá (đốm vòng do nấm Leptosphaeria
sacchari), đốm mắt én (do nấm Helminthosporium sacchari), đốm nâu (do nấm
Cercospora longipes), đốm vàng (do nấm Cercospora koepkei) và Rỉ sắt (do nấm
Puccinia melanocephala).:
- Cấp 0 (tốt): Không có triệu chứng
- Cấp 1 (khá): Đốm xuất hiện đến lá +5
- Cấp 2 (trung bình): Nhiều đốm có vết hoại ở trung tâm đến lá +3
- Cấp 3 (kém): Nhiều đốm và diện tích dài chết đến lá +1
e) Khả năng chống chịu bệnh về hội chứng vàng lá (do virus hoặc Phytoplasma):
- Cấp 0 (tốt): Bx gân lá ≤7
- Cấp 1 (khá): Gân lá vàng, 7<Bx≤10
- Cấp 2 (trung bình): Lá vàng toàn bộ gân đến một phần phiến, 10<Bx≤14
- Cấp 3 (kém): Lá vàng toàn bộ, Bx>14, hiện diện các vệt hoại tử ở rễ và bên trong
thân chết
2.5 Phương pháp nghiên cứu bệnh hại mía
2.5.1 Thiết kế thí nghiệm:
Một thí nghiệm tốt là một thí nghiệm không có sai số mang tính hệ thống, chỉ có
sai số ngẫu nhiên. Để có một thí nghiệm tốt chúng ta phải:
- Thiết kế đơn giản nhưng chính xác. Thí nghiệm có số lần lăp lại càng nhiều thì
mức độ chính xác càng cao.
- Thiết kế theo nguyên tắc đồng đều về điều kiện đất đai, giống thí nghiệm, điều
kiện chăm sóc, thời vụ (trừ thí nghiệm thời vụ)
2.5.2 Các kiểu thí nghiệm thường sử dụng trong nghiên cứu bệnh hại mía
14
- Kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên (Completely Randomized Design CRD): Bộ môn Bảo
vệ thực vật thường áp dụng trong phòng thí nghiệm khi các vật liệu trên đơn vị thí
nghiệm hoàn toàn đồng nhất
- Kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên (Randomized Compete Block Design RCBD): Bộ
môn thường bố trí các khảo nghiệm cơ bản theo kiểu này trên đồng ruộng khi khu đất thí
nghiệm chịu ảnh hưởng của nhũng vật liệu thí nghiệm không đồng nhất và có chiều biến
động theo hướng xác định được.
2.5.3 Phương pháp xử lý số liệu
- Xử lý số liệu và thống kê sinh học bằng chương trình phần mềm EXCEL và
MSTATC
- Xử lý thống kê đối với các chỉ tiêu quan trọng ở từng giai đoạn sinh trưởng
chính, bao gồm tỷ lệ mọc mầm, mật độ cây kết thúc mọc mầm, sức đẻ nhánh, mật độ cây
kết thúc đẻ nhánh, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất.
2.5.4 Phương pháp đánh giá tính kháng một số bệnh hại chính
a) Bệnh than (Ustilago scitaminea):
- Xử lý hom 2 mắt mầm trong nước nóng ở nhiệt độ 52o
C/30’, chuyển qua nước
lạnh (nhiệt độ bình thường). Sau đó vớt ra ngâm hom trong thời gian 30 phút với dung dịch
có chứa hơn 90% bào tử có khả năng nẩy mầm, với nồng độ 1 triệu bào tử/1ml.
- Theo dõi tỷ lệ bụi bị hại 15 ngày/lần và đánh giá mức chống chịu:
+ Mức 1 (kháng) : 0,0 %
+ Mức 2 (kháng trung bình : ≤ 10,0%
+ Mức 3 (nhiễm trung bình): 10,1 – 20,0%
+ Mức 4 (nhiễm) : 20,1 – 30,0%
+ Mức 5 (nhiễm nặng) : > 30,0%
* Phương pháp kiểm tra nhanh bệnh than:
+ Vật liệu: Thuốc nhuộm(A): Trypan blue 0,1% và Sodium hydroxide: 6% (tỉ lệ
1:1), nước cất, cồn 80%, lactophenol và kính hiển vi
+ Các bước thực hiện:
• B1: Gọt mỏng dần cho đến khi xuất hiện đỉnh sinh trưởng.
• B2: Bóp nhẹ: Thu được đỉnh sinh trưởng bỏ vào nước cất.
• B3: Ngâm đỉnh sinh trưởng trong thuốc nhuộm (A) 3,5 giờ.
• B4: Rửa qua nước cất.
• B5: Chuyển qua dung dịch cồn 80% 2 phút.
• B6: Chuyển qua lọ chứa 1ml Lactophenol, đun sôi 2 phút.
• B7: Vớt đỉnh sinh trưởng và ép trên lam kính.
• B8: Soi ở độ phóng đại x10:
. Thấy rõ tế bào cây: Không có tác nhân gây bệnh.
. Thấy hệ sợi nấm có màu xanh: Có tác nhân gây bệnh tiềm ẩn.
b) Bệnh thối đỏ (Colletotrichum falcatum):
* Trong phòng
- Mẫu bệnh được thu thập từ nguồn bệnh tự nhiên trên lóng bệnh.
- Phân lập, tách dòng nấm bệnh và nhân trên môi trường PDA (Potato Dextro
Agar). 7 ngày sau cấy truyền, hoà bào tử nấm trong nước cất tiệt trùng: 1triệu bào tử/1ml.
* Trong nhà lưới
Các giống thu thập được trồng trong chậu bê tông có đường kính 1,0m chiều cao
0,5m ở điều kiện có kiểm soát. Mỗi giống được trồng trên 1 chậu, trồng 3 hom 3 mắt
15
mầm/chậu.
Phương pháp chủng bệnh thối đỏ và đánh giá tính kháng bệnh theo phương pháp
chọc lỗ (Plug Method) của IISR (Viện nghiên cứu mía đường Ấn Độ, Lucknow, 1995).
Phương pháp chủng bệnh: Mỗi giống mía chủng 5 cây theo phương pháp chọc lỗ
(Plug method) vào giai đoạn mía có 6 – 7 lóng. Đục vào giữa lóng thứ 3 từ gốc lên, dùng
xi lanh chủng 0,5ml dung dịch bào tử (nồng độ 2 x 104
đến 106
bào tử/ml) đã thu được từ
phòng thí nghiệm vào lỗ đã đục sau đó dùng keo dán bịt lỗ lại. Sau khi chủng bệnh 60
ngày, chặt 05 cây đã được chủng, chẻ dọc thân cây mía (chẻ vuông góc với lỗ đục) để
đánh giá tính kháng bệnh thối đỏ của các giống mía.
* Các chỉ tiêu theo dõi và đánh giá:
Áp dụng cho điểm ở các chỉ tiêu theo dõi theo bảng sau:
Bảng điều tra tính kháng bệnh thối đỏ của các giống mía
Giống:……………………………….
Ngày chủng: …………………………
Ngày điều tra: ……………………….
Giống cây
Tình
trạng
ngọn
Chiều
rộng vết
bệnh
(CR)
Chiều
dài vết
bệnh
(CD)
Giới hạn
vệt trắng
(VT)
Tổng
điểm
Ghi chú
1
2
3
4
5
Trung bình
Nội dung đánh giá:
+ Tình trạng ngọn : Xanh (X) – 0; vàng (V) và khô (K) – 1.
+ Chiều rộng vết bệnh (CR) : Đánh giá trên đốt chủng theo chiều rộng như sau:
• Vết bệnh có chiều rộng khoảng 1/3 thân: 1 điểm.
• Vết bệnh có chiều rộng khoảng 2/3 thân: 2 điểm.
• Vết bệnh có chiều rộng khoảng >2/3 thân: 3 điểm.
+ Chiều dài: Số lượng lóng có bệnh lan quá lóng đã lây nhiễm
• Lan đến lóng thứ 2: 1 điểm.
• Lan đến lóng thứ 3: 2 điểm.
• Lan quá 3 lóng: 3 điểm.
+ Vệt trắng lan từ giữa vết chủng (VT): Được tính theo chiều dọc thân mía như
sau :
• Vết trắng giới hạn trong 1 lóng: 1 điểm.
• Vết trắng lan qua lóng thứ 2: 2 điểm.
• Vết trắng lan quá lóng thứ 2: 3 điểm.
+ Mức độ chống chịu bệnh được tính trên tổng số điểm trung bình của các giống
thu được (từ 0 – 9) như sau:
• Mức 1: 0 – 2 : Kháng.
• Mức 2: 2,1 – 4: Kháng trung bình.
• Mức 3: 4,1 – 6 : Nhiễm trung bình.
• Mức 4: 6,1 – 8 : Nhiễm.
16
• Mức 5: 8,1 – 9 : Nhiễm nặng.
c) Bệnh cằn gốc (RSD – Ratoon stunting disease): Clavibacter xyli subsp. Xyli
* Phương pháp kiểm tra nhanh:
- Vật liệu: Bơm, ống nghiệm (lọ nhỏ) vô trùng, mẫu (ảnh bên) và kính hiển vi.
- Các bước tiến hành:
+ Bơm và hứng dịch từ mẫu vào ống nghiệm.
+ Lấy dịch chiết từ ống nghiệm bỏ vào lam kính.
+ Xem ở độ phóng đại x100 qua dầu soi kính:(ảnh)
• Vi khuẩn có dạng hình que.
• Có dạng đơn hoặc đôi, di chuyển được.
• Soi lâu có thể thấy vi khuẩn tự nhân đôi và
tách ra, tiếp tục nhân đôi, …
- Phương pháp nhuộm màu (STM-Stainning by Transpiration Method. Chagus &
Toreshi, 1984; Giglioti, 1997)
• Hoá chất màu Safranina: 2.5 g.
• • Cồn 96%: 100ml
• • Nước cất: 1 L.
* Chỉ tiêu đánh giá:
• Mức 1: <70% mạch đỏ: Ruộng nhiễm nặng
• Mức 2: 70 - 84.9% mạch đỏ: Ruộng nhiễm TB
• Mức 3: 85 - 99.9% mạch đỏ: Ruộng nhiễm nhẹ
• Mức 4: 100% mạch đỏ: Ruộng mía khỏe mạnh
d) Bệnh thối ngọn hay xoắn cổ lá Pokkaboeng (Fusarium moniliforme Shedon)
* Trong phòng:
- Mẫu bệnh được thu thập từ nguồn bệnh tự nhiên trên cây bệnh.
- Nấm gây bệnh được nhân trong môi trường PGA. Bào tử đủ tiêu chuẩn lây
nhiễm đạt khoảng 1 triệu bào tử/ml (trong nước cất vô trùng).
* Trong nhà lưới:
Tiêm dung dịch bào tử gây bệnh vào nõn mía ở giai đoạn đẻ nhánh.
* Chỉ tiêu theo dõi:
- Theo dõi tỷ lệ bụi bị hại 15 ngày/lần và đánh giá mức chống chịu:
+ Mức 1: Kháng: Không xuất hiện triệu chứng.
+ Mức 2: Kháng trung bình: Có triệu chứng lá bị mất màu với diện tích nhỏ.
+ Mức 3: Nhiễm trung bình: Triệu chứng mất màu trên toàn bộ tán lá.
+ Mức 4: Nhiễm: Triệu chứng mất màu và có lá bị chết hoại toàn bộ.
+ Mức5: Nhiễm nặng: Lá phát triển bị méo mó, biến dạng, đỉnh sinh trưởng chết
hoại.
e) Bệnh khảm lá virus (Sugarcane mosaic virus)
- Trồng hom 1 mắt mầm. Nhiễm trên 30 bụi/dòng.
- Nguồn bệnh được thu thập ngoài sản xuất. Nghiền và trộn với dung dịch
phosphate buffer (0,1mol/l), sau đó lọc qua vải được dung dịch chứa virus.
- Lây nhiễm khi mía được 2-3 lá thật. Dùng cát nhuyễn vãi lên phía cổ lá, sau đó
dùng ngón tay xát nhẹ để tạo ra vết trầy sước. Cuối cùng nhúng dung lá mía vào dung
dịch chứa virus 3 lần.
17
- Theo dõi 15 ngày/lần liên tục trong 6 tháng. Cấp đánh giá được căn cứ trên tỉ lệ
bụi bị bệnh như sau:
+ Mức 1: 0,0 % : Miễn dịch.
+ Mức 2: ≤ 10,0% : Kháng cao.
+ Mức 3: 10,1 – 33,0% : Kháng trung bình.
+ Mức 4: 33,1 – 66,0% : Nhiễm.
+ Mức 5: > 66,0% : Nhiễm nặng.
2.5.5 Xử lý số liệu
Số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học so sánh bằng trắc
nghiệm F, P, R … lập bảng ANOVA bằng phần mềm Excel, MSTATC.
18
Phần 4
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA, NGHIÊN CỨU CỎ DẠI HẠI MÍA
1. SƠ LƯỢC VỀ CỎ DẠI HẠI MÍA
- Tác hại của cỏ dại:
+ Ảnh hưởng trực tiếp: Cỏ dại cạnh tranh ánh sáng, nước, dinh dưỡng với cây
trồng và là một trong những nguyên nhân làm giảm năng suất cây trồng.
+ Ảnh hưởng gián tiếp: Cỏ dại là ký chủ của nhiều loại dịch hại (sâu, rầy); làm ảnh
hưởng đến độ màu mỡ của đất (trừ cây họ đậu); làm tăng chi phí sản xuất (phòng trừ cỏ);
làm cản trở quá trình chăm sóc, thu hoạch mía. Từ đó làm ảnh hưởng đến chất lượng mía
nguyên liệu.
- Phân loại cỏ dại: Thông thường thuốc trừ cỏ thường có tác dụng chọn lọc do đó
việc biết nhận dạng phân loại cỏ có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại trong việc phòng
trừ cỏ bằng thuốc hoá học. Có nhiều cách phân loại như:
+ Phân loại theo thời gian sống: Vd: Cỏ hằng niên: Rau dền, cỏ tràn đồng…; Cỏ
đa niên: Cỏ chỉ, cỏ ống…
+ Phân loại theo điều kiện sống: Vd: Cỏ ngập nước: Cỏ năng, rau bợ…; Cỏ trên
cạn: Cỏ hôi, rau dền …
+ Phân loại theo hình thái.
Trong các cách phân loại trên, phân loại theo đặc điểm hình thái rất quan trọng
trong việc chọn đúng thuốc trừ cỏ. Theo cách phân loại này cỏ dại chia làm 3 nhóm chính
như sau: cỏ hoà bản, cỏ cói lác và cỏ lá rộng
Bảng 4: Phân biệt cỏ theo hình thái
TT Nhận dạng
Loại cỏ
Hòa bản Cỏ lác Lá rộng
1
Cách mọc
mầm
Có một lá mầm Có một lá mầm Có hai lá mầm
2 Lá, gân lá
Lá hẹp, gân lá song
song
Lá hẹp, gân lá
song song
Lá rộng gân lá
hình lông chim
(không song song)
3 Thân
Thân thảo, thường
tròn, rỗng ruột, có
lóng
Thân thảo có 3
cạnh, không có
lóng
Thân gỗ, có nhiều
nhánh.
4 Rễ
Rễ chùm, không có
đuôi chuột
Rễ chùm, không
có đuôi chuột
Rễ trụ, có đuôi
chuột.
5
Tên cỏ
dại diện
Cỏ ống, cỏ bông
Cỏ chỉ, cỏ mần
trầu…
Cỏ năng, cỏ cháo
Cỏ gấu, cỏ lác…
Cỏ hôi, rau dền
Rau mương, cỏ
mần ri…
Bảng 5: Danh mục thành phần cỏ dại hại mía phổ biến ở Việt Nam
Số
TT
Tên tiếng Việt (Anh) Tên khoa học
Mức độ
phổ biến
1 Cây cỏ cứt heo (lợn) Ageratum conyzoides L. +
2 Cây cỏ dền gai (spiny amaranthus) Amaranthus spinosus L. +
3 Cây cỏ thẳm lá rộng Axonopus compressus ++
19
4 Cây cỏ nam sâm (hogweed) Boerhavia diffusa L. -
5 Câycỏruộtgàlớn(vừngdại,thầnđồng) Borreria latifolia Schum. ++
6 Cây cỏ quả gai (Southern sandbur) Cenchrus echinatus L. -
7 Cây cỏ lục lông (purpletop chloris) Chloris barbata Sw. -
8 Cây cỏ hôi (archangel) ChromolaenaodorataKing&
Rob.
+
9 Cây cỏ trai an (benghal dayflower) Commelina benghalensis L. -
10 Cây cỏ rau trai (water grass) Commelina diffusa Burm. -
11 Cây cỏ gà (chỉ) (Bermuda grass) Cynodon dactylon Pers. ++
12 Cây cói hoa xanh (annual sedge) Cyperus compressus L. -
13 Cây cỏ cháo (small-flowered
nutsedge)
Cyperus difformis L. -
14 Cây cỏ cú (cỏ gấu, củ gấu, hương phù) Cyperus rotundus L. +
15 Cây cỏ chân gà (crowfoot grass) Dactyloctenium aegyptium B. +
16 Cây cỏ túc (crabgrass) Digitaria sanguinalis L. +
17 Cây cỏ mần trầu (fowlfoot grass) Eleusine indica Gaertner ++
18 Cây cỏ đại kích dị diệp (red milkweed) Euphorbia heterophylla L. -
19 Cây cỏ sữa lông (garden spurge) Euphorbia hirta L. -
20 Cây cỏ tranh Imperata cylindrica L. ++
21 Cây cỏ nhàu mỏ vịt (wrinkled
duck-beak)
Ischaemum rugosum Salisb. -
22 Cây cỏ cứt lợn (lantana) Lantana camara L. ++
23 Cây cỏ cắt phương Nam (southern
cut grass)
Leersia hexandra Swartz -
24 Câycỏđuôiphụng(Asiansprangletop) Leptochloa chinensis Nees +
25 Cây cỏ trinh nữ móc (giant
sensitive plant)
Mimosa invisa Mart. Ex Colla +
26 Cây cỏ trinh nữ (mimosa) Mimosa pudica L. ++
27 Cây cỏ kê to (Guinea grass) Panicum maximum Jacquin -
28 Cây cỏ kê ngư lôi (torpedo grass) Panicum repens L. -
29 Cây cỏ nghể Ponygonum spp. +
30 Cây cỏ ngứa (itch grass) Rottboellia cochinchinensis Cl. +
31 Cây cỏ chổi đực (broomweeds) Sida acuta Burman -
32 Cây cỏ phù thuỷ (witch weed) Striga lutea Kuntze -
33 Cây cỏ sam ngựa (horse purslane) Trianthema portulacastrum L. -
34 Vừng dại (Borreria latifolia) +++
Ghi chú: +++: Nhiều; ++: Trung bình; + : ít; - : Rất ít
20
2. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA, NGHIÊN CỨU CỎ DẠI HẠI MÍA
2.1 Phưng pháp điều tra thành phần và mức độ phổ biến cỏ dại hại mía
2.1.1 Chọn khu vực và quy mô điều tra
Khả năng sinh trưởng của mỗi loài cỏ dại phụ thuộc rất nhiều yếu tố ngoại cảnh.
Vì vậy, thành phần các loài cỏ dại cũng như mức độ phổ biến của từng loài cũng rất khác
nhau tại mỗi sinh cảnh nhất định.
Việc xác định khu vực điều tra phải đạt các yếu tố như: Điều kiện đất đai, điều
kiện sinh trưởng của mía, chế độ tưới tiêu và canh tác vv...nên xác định điểm điều tra
phải đại diện cho đất khác nhau. Mỗi khu ruộng nên điều tra từ 3-5 ruộng.
2.1.2 Phương pháp điều tra
a) Điều tra cỏ trong đất:
Đây là một khâu quan trọng trong quá trình điều tra cỏ dại nhằm mục đích xác
định trước thành phần các loại cỏ chủ yếu cũng như thời gian xuất hiện của các loài cỏ
dại từ đó đề xuất các biện pháp phòng trừ cỏ hiệu quả.
- Thời gian điều tra: Thời gian lấy mẫu đất để điều tra thường vào 3 giai đoạn:
+ Trước làm đất
+ Trước gieo trồng
+ Sau khi thu hoạch
- Dụng cụ điều tra:
+ Dao cắt hoặc thuôn để lấy mẫu.
+ Rây: Để sàng đất, có thể sử dụng nhiều kích thước rây khác nhau để phân loại,
lọc và thu thập hạt theo từng nhóm hạt có kích thước khác nhau.
+ Phểu lọc.
+ Khay: Thường có kích thước 20 x 30cm hoặc 20 x 25cm để gieo mẫu đất còn
lại.
- Phương pháp lấy mẫu:
+ Trên mỗi ruộng điều tra, số điểm chọn điều tra thông thường là 5 điểm theo
đường chéo góc hoặc ngẫu nhiên (phụ thuộc vào hình dạng ruộng điều tra).
+ Theo kết quả nghiên cứu của 1 số tác giả cho thấy hạt cỏ tập trung chủ yếu lớp
đất bề mặt từ 0-20cm, một số ít độ sâu 40cm, còn độ sâu 70cm thì hầu như không tìm
thấy hạt cỏ nữa (Nguyễn Thị Tân và Nguyễn Hồng Sơn). Vì vậy việc điều tra lấy mẫu chỉ
tiến hành ở 2 tầng đất là: 0-10cm và 10-20cm. Kích thước diện tích bề mặt của mẫu là 15
x 15 hoặc 20 x 20cm sao cho trọng lượng mẫu đạt tối thiểu là 200g.
- Xử lý đất và hạt cỏ:
+ Mẫu đất được phơi hoặc sấy, sau đó làm tơi bằng tay, chia đều để lấy một phần
mẫu, đếm số lượng hạt hoặc mầm của từng loài cỏ. Cũng có thể dùng rây có kích thước
khác nhau để tách hạt cỏ bằng cách hòa đất vào trong nước. Việc xác định số lượng hạt
cỏ phải tiến hành nhiều lần để tránh bỏ sót hạt. Sau khi đếm sơ bộ có thể hòa mẫu đất vào
nước, dùng phễu có lót bằng vải thưa để lọc mẫu, thu thập hết những hạt cỏ còn sót lại.
+ Phần mẫu còn lại gieo vào khay, tạo điều kiện thuận lợi để hạt nảy mầm và phát
triển (có thể phá ngủ nghỉ bằng nhiệt độ để hạt cỏ có thể nảy mầm hết và nhanh). Xác
định số cây cỏ từng loại mọc lên để bổ sung số liệu cho việc đếm hạt cỏ (vì có nhiều hạt
cỏ có kích thước quá bé, khó xác định chính xác thông qua đếm trực tiếp được).
- Chỉ tiêu điều tra:
+ Số hạt cỏ thu thập được đối với từng loại cỏ, riêng biệt trên một đơn vị diện tích
nhất định.
21
+ Tỷ lệ nảy mầm của từng loài: Thông qua thử nghiệm sinh học các mẫu hạt thu
được trong điều kiện tự nhiên.
+ Dự kiến mật độ cỏ trên 1 đơn vị diện tích của các loài có trong vụ gieo trồng
sau.
b) Điều tra cỏ dại trên mặt đất:
Nhằm xác định chính xác thành phần cỏ dại và mức độ xuất hiện của từng loài cỏ
cũng như đặc điểm sinh vật học, sinh thái học, điều kiện sống và phân bố của chúng. Từ
đó xác định được các loại cỏ chủ yếu ở các vùng điều tra giúp cho việc phòng trừ đạt hiệu
quả cao.
- Dụng cụ điều tra: Khung điều tra: Thông thường khung điều tra có hình vuông
kích thước là 20 x 20cm; 50 x 50cm hoặc 1 x 1m.
- Thời gian điều tra: Phụ thuộc vào từng loại cây trồng khác nhau mà xác định thời
gian điều tra cho phù hợp. Tuy nhiên việc xác định thời gian điều tra là phải đảm bảo 2
yếu tố:
+ Vào thời điểm đại diện nhất về sự có mặt của cỏ dại.
+ Khi cỏ dại có ý nghĩa nhất đối với cây trồng.
Trên cây mía, việc điều tra tiến hành vào 2 giai đoạn:
+ Thời kỳ kết thúc mọc mầm (25-30 ngày sau trồng)
+ Thời kỳ giữa đẻ nhánh (sau trồng từ 70-90 ngày).
Trên đây chỉ là những hướng dẫn chung, tùy thuộc vào mục đích của việc điều tra
khác nhau mà có thay đổi thời gian điều tra cho phù hợp.
- Phương pháp điều tra:
+ Chọn điểm điều tra: Tương tự như điều tra trong đất, số điểm điều tra trên mỗi
ruộng thường là 5 điểm ngẫu nhiên.
+ Diện tích điều tra: Tùy vào quy mô và mục đích của việc điều tra mà kích thước
của mẫu điều tra thay đổi. Thông thường có 3 kích thước mẫu là 0,25m2
0,5 m2
và 1m2
.
+ Tại các điểm điều tra, thu thập tất cả mẫu cỏ dại có mặt.
- Chỉ tiêu theo dõi:
+ Thành phần các loài cỏ dại có mặt trên ruộng điều tra.
+ Mật độ các loài cỏ: Được xác định bằng chỉ tiêu cây/m2
(hoặc khóm/m2
).
+ Diện tích che phủ: Bao gồm 2 chỉ tiêu là
+ Diện tích che phủ mặt đất: Được tính bằng % bề mặt đất bị che phủ bởi thảm cỏ
dại.
+ Diện tích che phủ trên không: Được xác định thông qua % khoảng không gian
mà cỏ dại che phủ ở tầng tán trên của cây trồng.
Cả 2 chỉ tiêu trên thường được sử dụng đồng thời để đánh giá mức độ xuất hiện
của các loài cỏ dại. Tuy nhiên chỉ tiêu diện tích che phủ thường được sử dụng chủ yếu
đối với các loài cỏ dại có thể xác định được mật độ như cỏ bợ, cỏ dừa nước, các loại bèo
và rong rêu...Trong trường hợp này, việc đánh gia mức độ cỏ dại thường tiến hành theo
thang 4 cấp như sau:
+ Nhỏ hơn 10% diện tích che phủ: (+)
+ Từ 10-30% diện tích che phủ: (++)
+ Từ 30-50% diện tích che phủ: (+++)
+ Trên 50% diện tích che phủ: (++++)
+ Trọng lượng sinh khối cỏ dại: Đây là một chỉ tiêu khá chính xác để xác định
mức độ của tất cả các loại cỏ dại (cả những loài cỏ có thể hoặc không thể xác định chính
22
xác được mật độ). Trọng lượng sinh khối cỏ có thể xác định bằng trọng lượng tươi hoặc
khô của từng loài cỏ (g/m2
) không kể trọng lượng rễ.
c) Ghi chép số liệu:
Phụ thuộc vào mục đích điều tra mà việc ghi chép số liệu có thể khác nhau.
- Với yêu cầu điều tra thành phần, thì số liệu phải ghi đầy đủ đối với từng loại cỏ.
Trong bảng số liệu ngoài các chỉ tiêu chính như thành phần, mật độ, diện tích che phủ,
trọng lượng sinh khối của từng loài cỏ cần phải ghi đầy đủ thêm các yếu tố liên quan như
thời kỳ điều tra, giai đoạn và tình trạng sinh trưởng của cây trồng...
- Điều tra để phục vụ công tác khảo nghiệm thuốc hóa học mục đích khác: Số liệu
điều tra có thể không cần thiết chi tiết đến từng loài mà chỉ cần ghi theo nhóm cỏ chủ yếu
(tùy thuộc vào đối tượng cây trồng thí nghiệm).
2.2 Phương pháp bố trí và theo dõi, đánh giá các thí nghiệm thuốc trừ cỏ dại:
- Diện tích ô khảo nghiệm trong phạm vi 60-100 m2
. Phương pháp bố trí theo kiểu
khối đầy đủ ngẫu nhiên, số lần lặp lại là 3 lần, lần lặp này cách lần lặp kia từ 3-5 hàng
mía. Công thức đối chứng nên có đối chứng 1 và đối chứng 2, đối chứng 1 là công thức
mà địa phương đang sử dụng, đối chứng 2 là hoàn toàn không làm cỏ từ lúc trồng đến thu
hoạch.
- Phương pháp theo dõi:
+ Các chỉ tiêu sinh trưởng: Theo dõi tương tự ở thí nghiệm sâu hại. Các chỉ tiêu
diễn biến mật độ cỏ dại, tiến hành điều tra 3 -5 điểm trên ô, điểm điều tra bằng khung có
diện tích 0,25m2
Trong trường hợp này, việc đánh gia mức độ cỏ dại thường tiến hành
theo thang 4 cấp như sau:
• Nhỏ hơn 10% diện tích che phủ: (+)
• Từ 10-30% diện tích che phủ: (++)
• Từ 30-50% diện tích che phủ: (+++)
• Trên 50% diện tích che phủ: (++++)
- Chỉ tiêu trọng lượng sinh khối cỏ dại: Đây là một chỉ tiêu khá chính xác để xác
định mức độ của tất cả các loại cỏ dại (cả những loài cỏ có thể hoặc không thể xác định
chính xác được mật độ). Trọng lượng sinh khối cỏ có thể xác định bằng trọng lượng tươi
hoặc khô của từng loài cỏ (g/m2
) không kể trọng lượng rễ. Chỉ tiêu các yếu tố câu thành
năng suất tương tự trên.
23

More Related Content

What's hot

HÌNH THÁI, CẤU TẠO CỦA CÁC NHÓM VI SINH VẬT KHÁC
HÌNH THÁI, CẤU TẠO CỦA CÁC NHÓM VI SINH VẬT KHÁCHÌNH THÁI, CẤU TẠO CỦA CÁC NHÓM VI SINH VẬT KHÁC
HÌNH THÁI, CẤU TẠO CỦA CÁC NHÓM VI SINH VẬT KHÁCdinhson169
 
Chương 7 sinh truong và phat trien cua thuc vat
Chương 7 sinh truong và phat trien cua thuc vatChương 7 sinh truong và phat trien cua thuc vat
Chương 7 sinh truong và phat trien cua thuc vatdoivaban93
 
ô Nhiễm môi trường đất
ô Nhiễm môi trường đấtô Nhiễm môi trường đất
ô Nhiễm môi trường đấtsamesb
 
Chuong+4 xu+li+nuoc+thai+bang+phuong+phap+sinh+hoc
Chuong+4 xu+li+nuoc+thai+bang+phuong+phap+sinh+hocChuong+4 xu+li+nuoc+thai+bang+phuong+phap+sinh+hoc
Chuong+4 xu+li+nuoc+thai+bang+phuong+phap+sinh+hocPhi Phi
 
Phuong phap dinh luong (so luong vsv) 2
Phuong phap dinh luong (so luong vsv) 2Phuong phap dinh luong (so luong vsv) 2
Phuong phap dinh luong (so luong vsv) 2Thanh Truc Dao
 
Nghiên cứu trồng nấm bào ngư xám trên cơ chất mạt cưa cao su có bổ sung phân ...
Nghiên cứu trồng nấm bào ngư xám trên cơ chất mạt cưa cao su có bổ sung phân ...Nghiên cứu trồng nấm bào ngư xám trên cơ chất mạt cưa cao su có bổ sung phân ...
Nghiên cứu trồng nấm bào ngư xám trên cơ chất mạt cưa cao su có bổ sung phân ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân lập bacillus subtilis từ ruột cá
Phân lập bacillus subtilis từ ruột cáPhân lập bacillus subtilis từ ruột cá
Phân lập bacillus subtilis từ ruột cáTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiet 2 giống vi sinh vật
Tiet 2 giống vi sinh vậtTiet 2 giống vi sinh vật
Tiet 2 giống vi sinh vậtChu Kien
 
2.3.chuong 2 (tt). loc nuoc
2.3.chuong 2 (tt). loc nuoc2.3.chuong 2 (tt). loc nuoc
2.3.chuong 2 (tt). loc nuochunglamvinh
 
Luận văn nghiên cứu quy trình chưng cất tinh dầu gừng và ứng dụng phụ phẩm củ...
Luận văn nghiên cứu quy trình chưng cất tinh dầu gừng và ứng dụng phụ phẩm củ...Luận văn nghiên cứu quy trình chưng cất tinh dầu gừng và ứng dụng phụ phẩm củ...
Luận văn nghiên cứu quy trình chưng cất tinh dầu gừng và ứng dụng phụ phẩm củ...nataliej4
 
Bước đầu phân lập tuyển chọn một số chủng vi khuẩn xử lý nitrate trong nước thải
Bước đầu phân lập tuyển chọn một số chủng vi khuẩn xử lý nitrate trong nước thảiBước đầu phân lập tuyển chọn một số chủng vi khuẩn xử lý nitrate trong nước thải
Bước đầu phân lập tuyển chọn một số chủng vi khuẩn xử lý nitrate trong nước thảiTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
báo cáo thực tập công nghệ sản xuất nước nha đam
báo cáo thực tập công nghệ sản xuất nước nha đambáo cáo thực tập công nghệ sản xuất nước nha đam
báo cáo thực tập công nghệ sản xuất nước nha đamSouji Okita
 
Sử dụng vi khuẩn bacillus subtilis và lactobacillus thủy phân thức ăn thừa tạ...
Sử dụng vi khuẩn bacillus subtilis và lactobacillus thủy phân thức ăn thừa tạ...Sử dụng vi khuẩn bacillus subtilis và lactobacillus thủy phân thức ăn thừa tạ...
Sử dụng vi khuẩn bacillus subtilis và lactobacillus thủy phân thức ăn thừa tạ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

What's hot (20)

HÌNH THÁI, CẤU TẠO CỦA CÁC NHÓM VI SINH VẬT KHÁC
HÌNH THÁI, CẤU TẠO CỦA CÁC NHÓM VI SINH VẬT KHÁCHÌNH THÁI, CẤU TẠO CỦA CÁC NHÓM VI SINH VẬT KHÁC
HÌNH THÁI, CẤU TẠO CỦA CÁC NHÓM VI SINH VẬT KHÁC
 
Chương 7 sinh truong và phat trien cua thuc vat
Chương 7 sinh truong và phat trien cua thuc vatChương 7 sinh truong và phat trien cua thuc vat
Chương 7 sinh truong và phat trien cua thuc vat
 
Bài thuyết trình ktg
Bài thuyết trình ktgBài thuyết trình ktg
Bài thuyết trình ktg
 
Luận văn: Công nghệ xử lý nước thải công nghiệp mạ điện, HAY
Luận văn: Công nghệ xử lý nước thải công nghiệp mạ điện, HAYLuận văn: Công nghệ xử lý nước thải công nghiệp mạ điện, HAY
Luận văn: Công nghệ xử lý nước thải công nghiệp mạ điện, HAY
 
ô Nhiễm môi trường đất
ô Nhiễm môi trường đấtô Nhiễm môi trường đất
ô Nhiễm môi trường đất
 
Chuong+4 xu+li+nuoc+thai+bang+phuong+phap+sinh+hoc
Chuong+4 xu+li+nuoc+thai+bang+phuong+phap+sinh+hocChuong+4 xu+li+nuoc+thai+bang+phuong+phap+sinh+hoc
Chuong+4 xu+li+nuoc+thai+bang+phuong+phap+sinh+hoc
 
Phuong phap dinh luong (so luong vsv) 2
Phuong phap dinh luong (so luong vsv) 2Phuong phap dinh luong (so luong vsv) 2
Phuong phap dinh luong (so luong vsv) 2
 
Nghiên cứu trồng nấm bào ngư xám trên cơ chất mạt cưa cao su có bổ sung phân ...
Nghiên cứu trồng nấm bào ngư xám trên cơ chất mạt cưa cao su có bổ sung phân ...Nghiên cứu trồng nấm bào ngư xám trên cơ chất mạt cưa cao su có bổ sung phân ...
Nghiên cứu trồng nấm bào ngư xám trên cơ chất mạt cưa cao su có bổ sung phân ...
 
Đề tài: Xử lý nước thải sản xuất mắm bằng bãi lọc trồng cây sậy
Đề tài: Xử lý nước thải sản xuất mắm bằng bãi lọc trồng cây sậyĐề tài: Xử lý nước thải sản xuất mắm bằng bãi lọc trồng cây sậy
Đề tài: Xử lý nước thải sản xuất mắm bằng bãi lọc trồng cây sậy
 
Phân lập bacillus subtilis từ ruột cá
Phân lập bacillus subtilis từ ruột cáPhân lập bacillus subtilis từ ruột cá
Phân lập bacillus subtilis từ ruột cá
 
Tiet 2 giống vi sinh vật
Tiet 2 giống vi sinh vậtTiet 2 giống vi sinh vật
Tiet 2 giống vi sinh vật
 
2.3.chuong 2 (tt). loc nuoc
2.3.chuong 2 (tt). loc nuoc2.3.chuong 2 (tt). loc nuoc
2.3.chuong 2 (tt). loc nuoc
 
Sản xuất sữa chua
Sản xuất sữa chuaSản xuất sữa chua
Sản xuất sữa chua
 
Đánh giá chất lương thực phẩm
Đánh giá chất lương thực phẩmĐánh giá chất lương thực phẩm
Đánh giá chất lương thực phẩm
 
Luận văn nghiên cứu quy trình chưng cất tinh dầu gừng và ứng dụng phụ phẩm củ...
Luận văn nghiên cứu quy trình chưng cất tinh dầu gừng và ứng dụng phụ phẩm củ...Luận văn nghiên cứu quy trình chưng cất tinh dầu gừng và ứng dụng phụ phẩm củ...
Luận văn nghiên cứu quy trình chưng cất tinh dầu gừng và ứng dụng phụ phẩm củ...
 
Sản xuất phô mai
Sản xuất phô maiSản xuất phô mai
Sản xuất phô mai
 
Bước đầu phân lập tuyển chọn một số chủng vi khuẩn xử lý nitrate trong nước thải
Bước đầu phân lập tuyển chọn một số chủng vi khuẩn xử lý nitrate trong nước thảiBước đầu phân lập tuyển chọn một số chủng vi khuẩn xử lý nitrate trong nước thải
Bước đầu phân lập tuyển chọn một số chủng vi khuẩn xử lý nitrate trong nước thải
 
báo cáo thực tập công nghệ sản xuất nước nha đam
báo cáo thực tập công nghệ sản xuất nước nha đambáo cáo thực tập công nghệ sản xuất nước nha đam
báo cáo thực tập công nghệ sản xuất nước nha đam
 
Danh sách 200 Đề Tài Khoá Luận Tốt Nghiệp Công Nghệ Thực Phẩm, Mới Nhất.docx
Danh sách 200 Đề Tài Khoá Luận Tốt Nghiệp Công Nghệ Thực Phẩm, Mới Nhất.docxDanh sách 200 Đề Tài Khoá Luận Tốt Nghiệp Công Nghệ Thực Phẩm, Mới Nhất.docx
Danh sách 200 Đề Tài Khoá Luận Tốt Nghiệp Công Nghệ Thực Phẩm, Mới Nhất.docx
 
Sử dụng vi khuẩn bacillus subtilis và lactobacillus thủy phân thức ăn thừa tạ...
Sử dụng vi khuẩn bacillus subtilis và lactobacillus thủy phân thức ăn thừa tạ...Sử dụng vi khuẩn bacillus subtilis và lactobacillus thủy phân thức ăn thừa tạ...
Sử dụng vi khuẩn bacillus subtilis và lactobacillus thủy phân thức ăn thừa tạ...
 

Viewers also liked

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA DỊCH HẠI TRÊN CÂY RAU
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA DỊCH HẠI TRÊN CÂY RAUPHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA DỊCH HẠI TRÊN CÂY RAU
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA DỊCH HẠI TRÊN CÂY RAUCHIN NGUYEN VAN
 
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA SÂU HẠI TRÊN LÚA
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA SÂU HẠI TRÊN LÚAPHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA SÂU HẠI TRÊN LÚA
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA SÂU HẠI TRÊN LÚACHIN NGUYEN VAN
 
Hướng dẫn nhận diện,điều tra và phòng trừ sâu đục thân mía
Hướng dẫn nhận diện,điều tra và phòng trừ sâu đục thân míaHướng dẫn nhận diện,điều tra và phòng trừ sâu đục thân mía
Hướng dẫn nhận diện,điều tra và phòng trừ sâu đục thân míaDuong Anh Cao
 
BVTV - C7.Sâu đục thân lúa
BVTV - C7.Sâu đục thân lúaBVTV - C7.Sâu đục thân lúa
BVTV - C7.Sâu đục thân lúaSinhKy-HaNam
 
BVTV - C8.Bệnh hại rau.2
BVTV - C8.Bệnh hại rau.2BVTV - C8.Bệnh hại rau.2
BVTV - C8.Bệnh hại rau.2SinhKy-HaNam
 
Nghiên cứu các yếu tốt tác động tới xu thế sử dụng xăng sinh học E5
Nghiên cứu các yếu tốt tác động tới xu thế sử dụng xăng sinh học E5Nghiên cứu các yếu tốt tác động tới xu thế sử dụng xăng sinh học E5
Nghiên cứu các yếu tốt tác động tới xu thế sử dụng xăng sinh học E5Nghiên Cứu Định Lượng
 
BVTV - C8.Bệnh hại cây công nghiệp-đậu tương và mía
BVTV - C8.Bệnh hại cây công nghiệp-đậu tương và míaBVTV - C8.Bệnh hại cây công nghiệp-đậu tương và mía
BVTV - C8.Bệnh hại cây công nghiệp-đậu tương và míaSinhKy-HaNam
 
Luận văn Khả năng xử lý COD và TSS trong nước thải sinh hoạt của hệ thống Đất...
Luận văn Khả năng xử lý COD và TSS trong nước thải sinh hoạt của hệ thống Đất...Luận văn Khả năng xử lý COD và TSS trong nước thải sinh hoạt của hệ thống Đất...
Luận văn Khả năng xử lý COD và TSS trong nước thải sinh hoạt của hệ thống Đất...Trinh Lê
 
Hướng dẫn thu thập và xử lý dữ liệu định lượng và định tính
Hướng dẫn thu thập và xử lý dữ liệu định lượng và định tínhHướng dẫn thu thập và xử lý dữ liệu định lượng và định tính
Hướng dẫn thu thập và xử lý dữ liệu định lượng và định tínhInfoQ - GMO Research
 
Phieu dieu tra tinh hinh hoc tap sv
Phieu dieu tra tinh hinh hoc tap svPhieu dieu tra tinh hinh hoc tap sv
Phieu dieu tra tinh hinh hoc tap svhuuson182
 
Bảng câu hỏi điều tra
Bảng câu hỏi điều traBảng câu hỏi điều tra
Bảng câu hỏi điều tranguyenthule
 

Viewers also liked (14)

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA DỊCH HẠI TRÊN CÂY RAU
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA DỊCH HẠI TRÊN CÂY RAUPHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA DỊCH HẠI TRÊN CÂY RAU
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA DỊCH HẠI TRÊN CÂY RAU
 
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA SÂU HẠI TRÊN LÚA
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA SÂU HẠI TRÊN LÚAPHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA SÂU HẠI TRÊN LÚA
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA SÂU HẠI TRÊN LÚA
 
Contrungnongnghiep
ContrungnongnghiepContrungnongnghiep
Contrungnongnghiep
 
Hướng dẫn nhận diện,điều tra và phòng trừ sâu đục thân mía
Hướng dẫn nhận diện,điều tra và phòng trừ sâu đục thân míaHướng dẫn nhận diện,điều tra và phòng trừ sâu đục thân mía
Hướng dẫn nhận diện,điều tra và phòng trừ sâu đục thân mía
 
BVTV - C7.Sâu đục thân lúa
BVTV - C7.Sâu đục thân lúaBVTV - C7.Sâu đục thân lúa
BVTV - C7.Sâu đục thân lúa
 
Phan loai-thuc-vat
Phan loai-thuc-vatPhan loai-thuc-vat
Phan loai-thuc-vat
 
BVTV - C8.Bệnh hại rau.2
BVTV - C8.Bệnh hại rau.2BVTV - C8.Bệnh hại rau.2
BVTV - C8.Bệnh hại rau.2
 
Nghiên cứu các yếu tốt tác động tới xu thế sử dụng xăng sinh học E5
Nghiên cứu các yếu tốt tác động tới xu thế sử dụng xăng sinh học E5Nghiên cứu các yếu tốt tác động tới xu thế sử dụng xăng sinh học E5
Nghiên cứu các yếu tốt tác động tới xu thế sử dụng xăng sinh học E5
 
BVTV - C8.Bệnh hại cây công nghiệp-đậu tương và mía
BVTV - C8.Bệnh hại cây công nghiệp-đậu tương và míaBVTV - C8.Bệnh hại cây công nghiệp-đậu tương và mía
BVTV - C8.Bệnh hại cây công nghiệp-đậu tương và mía
 
Benh cay trong
Benh cay trongBenh cay trong
Benh cay trong
 
Luận văn Khả năng xử lý COD và TSS trong nước thải sinh hoạt của hệ thống Đất...
Luận văn Khả năng xử lý COD và TSS trong nước thải sinh hoạt của hệ thống Đất...Luận văn Khả năng xử lý COD và TSS trong nước thải sinh hoạt của hệ thống Đất...
Luận văn Khả năng xử lý COD và TSS trong nước thải sinh hoạt của hệ thống Đất...
 
Hướng dẫn thu thập và xử lý dữ liệu định lượng và định tính
Hướng dẫn thu thập và xử lý dữ liệu định lượng và định tínhHướng dẫn thu thập và xử lý dữ liệu định lượng và định tính
Hướng dẫn thu thập và xử lý dữ liệu định lượng và định tính
 
Phieu dieu tra tinh hinh hoc tap sv
Phieu dieu tra tinh hinh hoc tap svPhieu dieu tra tinh hinh hoc tap sv
Phieu dieu tra tinh hinh hoc tap sv
 
Bảng câu hỏi điều tra
Bảng câu hỏi điều traBảng câu hỏi điều tra
Bảng câu hỏi điều tra
 

Similar to Phuong phap dieu tra, nghien cuu sau, benh va co dai hai mia

GIẢI PHÁP BẮT SÂU 4.0 docx
GIẢI PHÁP BẮT SÂU 4.0 docxGIẢI PHÁP BẮT SÂU 4.0 docx
GIẢI PHÁP BẮT SÂU 4.0 docxthinhkhanh1
 
BVTV - C8.Bệnh hại lúa
BVTV - C8.Bệnh hại lúaBVTV - C8.Bệnh hại lúa
BVTV - C8.Bệnh hại lúaSinhKy-HaNam
 
đề Cương chi tiết ( 1)
đề Cương chi tiết ( 1)đề Cương chi tiết ( 1)
đề Cương chi tiết ( 1)Bình Trà Nhỏ
 
Bệnh lí thực vật_ bệnh thán thư trên cây đậu tương
Bệnh lí thực vật_ bệnh thán thư trên cây đậu tươngBệnh lí thực vật_ bệnh thán thư trên cây đậu tương
Bệnh lí thực vật_ bệnh thán thư trên cây đậu tươngkangchoco98
 
Bao ve thuc vat bang phuong phap tu nhien
Bao ve thuc vat bang phuong phap tu nhienBao ve thuc vat bang phuong phap tu nhien
Bao ve thuc vat bang phuong phap tu nhienTham Ho
 
BVTV - Tác hại của sâu bệnh đến cây trồng.1
BVTV - Tác hại của sâu bệnh đến cây trồng.1BVTV - Tác hại của sâu bệnh đến cây trồng.1
BVTV - Tác hại của sâu bệnh đến cây trồng.1SinhKy-HaNam
 
Đánh Giá Hiện Trạng Quản Lý, Sử Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Trong Sản Xuất Nôn...
Đánh Giá Hiện Trạng Quản Lý, Sử Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Trong Sản Xuất Nôn...Đánh Giá Hiện Trạng Quản Lý, Sử Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Trong Sản Xuất Nôn...
Đánh Giá Hiện Trạng Quản Lý, Sử Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Trong Sản Xuất Nôn...nataliej4
 
Co so di_truyen_chon_giong_thuc_vat
Co so di_truyen_chon_giong_thuc_vatCo so di_truyen_chon_giong_thuc_vat
Co so di_truyen_chon_giong_thuc_vatDuy Vọng
 
Kltn hoàn thiện cường 2012-2013
Kltn hoàn thiện   cường 2012-2013Kltn hoàn thiện   cường 2012-2013
Kltn hoàn thiện cường 2012-2013MC Silver
 
Quan ly benh hai cay co mui
Quan ly benh hai cay co muiQuan ly benh hai cay co mui
Quan ly benh hai cay co muichuyengiadown
 
Giáo trình sử dụng biện pháp sinh học nghề quản lý dịch hại tổng hợp - Ngô Ho...
Giáo trình sử dụng biện pháp sinh học nghề quản lý dịch hại tổng hợp - Ngô Ho...Giáo trình sử dụng biện pháp sinh học nghề quản lý dịch hại tổng hợp - Ngô Ho...
Giáo trình sử dụng biện pháp sinh học nghề quản lý dịch hại tổng hợp - Ngô Ho...Man_Ebook
 
Sinh vật ngoại lai ở Gia Lai, Việt Nam
Sinh vật ngoại lai ở Gia Lai, Việt NamSinh vật ngoại lai ở Gia Lai, Việt Nam
Sinh vật ngoại lai ở Gia Lai, Việt NamNhuoc Tran
 
Tiet 28 Bai 28 Nam.pptx
Tiet 28  Bai 28  Nam.pptxTiet 28  Bai 28  Nam.pptx
Tiet 28 Bai 28 Nam.pptxHnhTrnTh9
 
SauHaiRauMau-Unicode.ppt
SauHaiRauMau-Unicode.pptSauHaiRauMau-Unicode.ppt
SauHaiRauMau-Unicode.pptLANHSN4
 
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠIGIÁO TRÌNH MÔ ĐUN PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠIThái Nguyễn Văn
 

Similar to Phuong phap dieu tra, nghien cuu sau, benh va co dai hai mia (20)

GIẢI PHÁP BẮT SÂU 4.0 docx
GIẢI PHÁP BẮT SÂU 4.0 docxGIẢI PHÁP BẮT SÂU 4.0 docx
GIẢI PHÁP BẮT SÂU 4.0 docx
 
Luận án: Thành phần và độc tính cấp của họ nấm Amanitaceae
Luận án: Thành phần và độc tính cấp của họ nấm AmanitaceaeLuận án: Thành phần và độc tính cấp của họ nấm Amanitaceae
Luận án: Thành phần và độc tính cấp của họ nấm Amanitaceae
 
Na dai
Na daiNa dai
Na dai
 
Luận án: Thành phần loài và độc tính cấp của họ nấm Amanitaceae
Luận án: Thành phần loài và độc tính cấp của họ nấm AmanitaceaeLuận án: Thành phần loài và độc tính cấp của họ nấm Amanitaceae
Luận án: Thành phần loài và độc tính cấp của họ nấm Amanitaceae
 
BVTV - C8.Bệnh hại lúa
BVTV - C8.Bệnh hại lúaBVTV - C8.Bệnh hại lúa
BVTV - C8.Bệnh hại lúa
 
đề Cương chi tiết ( 1)
đề Cương chi tiết ( 1)đề Cương chi tiết ( 1)
đề Cương chi tiết ( 1)
 
Bệnh lí thực vật_ bệnh thán thư trên cây đậu tương
Bệnh lí thực vật_ bệnh thán thư trên cây đậu tươngBệnh lí thực vật_ bệnh thán thư trên cây đậu tương
Bệnh lí thực vật_ bệnh thán thư trên cây đậu tương
 
Bao ve thuc vat bang phuong phap tu nhien
Bao ve thuc vat bang phuong phap tu nhienBao ve thuc vat bang phuong phap tu nhien
Bao ve thuc vat bang phuong phap tu nhien
 
BVTV - Tác hại của sâu bệnh đến cây trồng.1
BVTV - Tác hại của sâu bệnh đến cây trồng.1BVTV - Tác hại của sâu bệnh đến cây trồng.1
BVTV - Tác hại của sâu bệnh đến cây trồng.1
 
Đánh Giá Hiện Trạng Quản Lý, Sử Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Trong Sản Xuất Nôn...
Đánh Giá Hiện Trạng Quản Lý, Sử Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Trong Sản Xuất Nôn...Đánh Giá Hiện Trạng Quản Lý, Sử Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Trong Sản Xuất Nôn...
Đánh Giá Hiện Trạng Quản Lý, Sử Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Trong Sản Xuất Nôn...
 
Sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ Meloidogyne spp., HAY
Sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ Meloidogyne spp., HAYSự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ Meloidogyne spp., HAY
Sự đa dạng tuyến trùng ký sinh gây sần rễ Meloidogyne spp., HAY
 
Co so di_truyen_chon_giong_thuc_vat
Co so di_truyen_chon_giong_thuc_vatCo so di_truyen_chon_giong_thuc_vat
Co so di_truyen_chon_giong_thuc_vat
 
Kltn hoàn thiện cường 2012-2013
Kltn hoàn thiện   cường 2012-2013Kltn hoàn thiện   cường 2012-2013
Kltn hoàn thiện cường 2012-2013
 
Quan ly benh hai cay co mui
Quan ly benh hai cay co muiQuan ly benh hai cay co mui
Quan ly benh hai cay co mui
 
Giáo trình sử dụng biện pháp sinh học nghề quản lý dịch hại tổng hợp - Ngô Ho...
Giáo trình sử dụng biện pháp sinh học nghề quản lý dịch hại tổng hợp - Ngô Ho...Giáo trình sử dụng biện pháp sinh học nghề quản lý dịch hại tổng hợp - Ngô Ho...
Giáo trình sử dụng biện pháp sinh học nghề quản lý dịch hại tổng hợp - Ngô Ho...
 
Sinh vật ngoại lai ở Gia Lai, Việt Nam
Sinh vật ngoại lai ở Gia Lai, Việt NamSinh vật ngoại lai ở Gia Lai, Việt Nam
Sinh vật ngoại lai ở Gia Lai, Việt Nam
 
Luận văn: Nghiên cứu đa dạng di truyền nguồn gen bông cỏ, HAY
Luận văn: Nghiên cứu đa dạng di truyền nguồn gen bông cỏ, HAYLuận văn: Nghiên cứu đa dạng di truyền nguồn gen bông cỏ, HAY
Luận văn: Nghiên cứu đa dạng di truyền nguồn gen bông cỏ, HAY
 
Tiet 28 Bai 28 Nam.pptx
Tiet 28  Bai 28  Nam.pptxTiet 28  Bai 28  Nam.pptx
Tiet 28 Bai 28 Nam.pptx
 
SauHaiRauMau-Unicode.ppt
SauHaiRauMau-Unicode.pptSauHaiRauMau-Unicode.ppt
SauHaiRauMau-Unicode.ppt
 
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠIGIÁO TRÌNH MÔ ĐUN PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI
 

Phuong phap dieu tra, nghien cuu sau, benh va co dai hai mia

  • 1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆN NGHIÊN CỨU MÍA ĐƯỜNG TÀI LIỆU TẬP HUẤN
  • 2. THÁNG 11 NĂM 2013 2
  • 3. Phần 1 MỞ ĐẦU Mía là một trong những cây trồng có giá trị kinh tế cao đang được chú trọng đầu tư phát triển. Nhiệm vụ chính của cây mía là sản xuất đường. Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất đường là tình hình sâu, bệnh và cỏ dại hại mía. Đặc điểm của cây mía là khi cây bị sâu, bệnh hại, ngoài thiệt hại trực tiếp đến sự phát triển và khối lượng của cây, phản ứng của cây mía sẽ chuyển đường từ thân mía ra dự trữ ở lá (và sau đó sẽ bị loại bỏ trên ruộng. Như vậy, cây mía mang về nhà máy để chế biến sẽ có hàm lượng đường thấp. Trong thế giới tự nhiên các loài động thực vật và vi sinh vật chung sống với nhau trong mối quan hệ cân bằng động, xâu chuỗi và gắn kết với nhau trong sự tồn tại chung. Những tác động tiêu cực hay tích cực vào một thành phần hay yếu tố nào đó có thể sẽ gây ra những ảnh hưởng tới cả hệ sinh thái. Khi cân bằng sinh thái bị phá vỡ thì khả năng xuất hiện và phát dịch của sâu bệnh hại là điều khó tránh khỏi. Hiện nay do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu, trên cây trồng nói chung và cây mía nói riêng đã phát sinh rất nhiều loài dịch hại mới. Dịch hại mía bao gồm tất cả các loài sinh vật gây hại làm ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển, năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất mía. Theo đặc tính gây hại và để thuận lợi hơn trong quá trình phòng trừ, người ta chủ yếu chia thành các nhóm như sau: - Nhóm sâu hại như sâu đục thân, sâu cắn dé, châu chấu, rệp,… - Nhóm bệnh hại như bệnh than, thối đỏ, cằn gốc, bệnh trắng lá,… - Nhóm cỏ dại như cỏ gà, cỏ gấu, cỏ mần trầu, cỏ tranh,… - Nhóm nhện hại như nhện đỏ, nhện trắng,… - Nhóm động vật gặm nhấm như chuột, chồn,… Để có thể quản lý tốt các dịch hại mía nêu trên, chúng ta phải có phương pháp điều tra, nghiên cứu chúng một cách thích hợp, nhằm xác định được hiện trạng và dự báo được diễn biến gây hại của chúng trên đồng ruộng. Qua nghiên cứu, thí nghiệm với riêng từng loài dịch hại, chúng ta sẽ biết được các đặc tính sinh vật học, sinh thái học và quy luật phát sinh, gây hại của chúng để tìm ra biện pháp phòng trừ thích hợp cho từng đối tượng. Ngoài ra, qua điều tra, nghiên cứu chúng ta sẽ trả lời được các các câu hỏi như sâu, bệnh gây hại đã đến ngưỡng gây hại và ngưỡng kinh tế hay chưa?, vai trò và tác động của thiên địch thế nào?, đã cần phải tiến hành áp dụng biện pháp hóa học hay chưa?, nếu có thì áp dụng ở mức độ nào?... Trong các phần tiếp sau đây, chúng ta sẽ lần lượt đi sâu tìm hiểu về 3 nhóm dịch hại chính trên cây mía và phương pháp điều tra và nghiên cứu chúng gồm nhóm sâu hại, nhóm bệnh hại và nhóm cỏ dại hại mía. 3
  • 4. Phần 2 PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA, NGHIÊN CỨU SÂU HẠI MÍA 1. SƠ LƯỢC VỀ SÂU HẠI MÍA Theo đặc tính gây hại, sâu hại mía được chia thành 4 nhóm chính là: - Nhóm sâu đục thân - Nhóm sâu ăn lá - Nhóm sâu chính, hút - Nhóm sâu hại dưới đất Ở Việt Nam, qua điều tra đến nay đã phát hiện được 31 loài sâu hại mía phổ biến trên ruộng mía (Bảng 1). Bảng 1: Danh mục thành phần sâu hại mía phổ biến ở Việt Nam Số TT Tên loài sâu hại Tên khoa học Mức độ phổ biến I NHÓM SÂU ĐỤC THÂN 1 Sâu ĐT mình hồng (cú mèo) Sesamia sp. ++ 2 Sâu ĐT mình tím Phragmatoecia castaneae Hübner ++ 3 Sâu ĐT mình trắng (đục ngọn) Scirpophaga nivella Fabr. + 4 Sâu ĐT mình vàng (đục mắt) Eucosma schistaceana Snellen - 5 Sâu ĐT 4 vạch (đục lóng) Chilo sacchariphagus Bojer +++ 6 Sâu ĐT 5 vạch (đầu nâu) Chilo infuscatellus Snellen ++ 7 Sâu ĐT 5 vạch (đầu đen) Chilo auricilius Dudgeon - II NHÓM SÂU ĂN LÁ 8 Châu chấu sống lưng vàng Patanga succincta L. + 9 Châu chấu xám nhỏ Trilodiphia japonica Sausruse - 10 Châu chấu xám lớn Oedaleus infernilis Sausruse - 11 Sâu keo Spodoptera mauritia Fabr. - 12 Sâu cắn dé Mythimna separata Walker + 13 Câu cấu xanh lớn Hypomeces squamosus Fabr. - 14 Câu cấu xanh nhỏ Platymycterus sieversi Reit - 15 Sâu gai Rhadinosa nigrocyanea Mots. - 16 Bọ ánh kim xanh Aulacophora lewisii Baly - III NHÓM SÂU CHÍCH HÚT 17 Rệp xơ bông trắng Ceratovacuna lanigera Zehnt ++ 18 Rệp sáp đỏ hại đốt Saccharicoccus sacchari Cock. +++ 19 Bọ phấn trắng Aleurolobus barodensis Maskell + 20 Nhện đỏ Oligonychus simus Baker & Prit. + 21 Rệp xám Rhopalosiphum maidis Fitch - 22 Bọ rầy đầu vàng Eoeurysa flavocapilata Muir. ++ 23 Bọ xít cánh nhỏ Phaenacanhtha marcida Horvath - 24 Bọ xít xanh Neraza viridula L. + 25 Bọ xít đen Scotinophora sp. + 26 Bọ trĩ Thrip (Fulmekiola) seratus + 4
  • 5. Kobus IV NHÓM SÂU HẠI DƯỚI ĐẤT 27 Bọ hung đen Alissonotum impresicolle Arrow ++ 28 Bọ cánh cam Anomala expensa Bates + 29 Bọ cánh cam Anomala cupripes Hope + 30 Dế dũi Gryllotalpa formosana Shiraki + 31 Mối hại mía Odontotermes spp. ++ Ghi chú: +++ : Nhiều; ++ : Trung bình; + : ít; - : Rất ít Xem thêm về hình ảnh của một số loài sâu hại chính trên cây mía và thiên địch của chúng, cũng như hình ảnh về một số hoạt động nghiên cứu, phòng trừ chúng trong Phần phụ lục. 2. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA, NGHIÊN CỨU SÂU HẠI MÍA Sâu hại trên cây mía rất đa dạng và rất phong phú, việc điều tra chúng cũng tùy thuộc vào từng loài, hay vị trí gây hại mà chúng ta có các biện pháp khác nhau. Ví dụ như việc điều tra về sâu hại như là sâu đục thân, sâu ăn lá hay các loại sâu ăn ngầm dưới đất. 2.1 Phương pháp điều tra sâu hại mía 2.1.1 Điều tra thành phần sâu hại và tỷ lệ loài gây hại a) Xác định khu vực điều tra: Xác định đúng khu vực điều tra càng có tính đa dạng thì có nhiều cơ hội để thu thập được thành phần sâu hại phong phú và đầy đủ hơn. Tùy theo diện tích của từng vùng mía, rộng hay hẹp thông thường diện tích điều tra trong khoảng 5% diện tích/giống/loại mía tơ, gốc. Để thu thập thành phần sâu hại mía có ở địa phương, khu vực điều tra sao cho thể hiện được tính đa dạng của sản xuất, loại giống, cụ thể bao gồm: - Các loại mía tơ, mía gốc và các giống khác nhau. - Các vị trí cao thấp khác nhau, trên cao, dưới thấp gần rưộng lúa hay gần làng và nơi giữa cánh đồng… - Các điều kiện chăm sóc kỹ thuật canh tác khác nhau, nơi đất xấu, nơi đất tốt… b) Phương pháp điều tra: Mỗi tháng điều tra định kỳ 1 lần. Trên mỗi lô ruộng điều tra, tiến hành điều tra theo kiểu cách quãng, cứ cách 5 - 15 hàng mía điều tra 1 hàng. Ở mỗi hàng điều tra, tiến hành quan sát chung toàn bộ cây để phát hiện những dấu vết hoặc triệu chứng bị hại như: héo ngọn, khô đọt, lá có vết hại, thân có lỗ đục, cây sinh trưởng còi cọc, đổ gãy,… Sau đó, dùng dao chẻ dọc những cây bị hại hoặc nghi bị hại, thu thập tất cả các loài côn trùng đục trong thân. Những cây có hiện tượng còi cọc, vàng lá, phát triển kém mà không tìm thấy nguyên nhân trên mặt đất, thì đào phần gốc rễ để quan sát thu thập côn trùng hại. Đối với sâu hại lá có khả năng bay hay di chuyển nhanh, thì dùng vợt hay ống nghiệm để thu thập. Tiến hành ghi chép các thông tin về loài sâu gây hại, tuổi sâu non, mức độ gây hại,… Đối với những loài có phát hiện gây hại mía nhưng chưa xác định được tên, thì thu thập mẫu sống về phòng nuôi đến trưởng thành, sau đó gửi mẫu về các trường viện chuyên ngành nhờ đinh danh. Từ số lượng sâu non và nhộng các loài sâu đục thân mía, hay các loài khác thu thập hoặc ghi nhận được trong thời gian điều tra, cũng như số cây mía bị mỗi loài gây hại, chúng ta tính toán ghi chép các thông tin như sau: - Tên giống mía 5
  • 6. - Nơi thu thập - Ngày tháng thu thập - Bộ phận cây bị hại, cách phá hại - Mức độ gây hại nặng hay nhẹ hoặc số lượng nhiều hay ít (thể hiện bằng các dấu, +…). Công thức tính tỷ lệ thành phần loài sâu đục thân như sau: Số sâu non và nhộng loài A Tỷ lệ thành phần loài A (%) = ----------------------------------------- x 100 Tổng số sâu non và nhộng thu thập được c) Tổng hợp số liệu :: Bảng 1. Phiếu tổng hợp số liệu sau một kỳ điều tra1 Địa điểm điều tra: Xã: Giống: Huyện: Ngày điều tra: tháng năm 20 Tỉnh: TT Tên sâu thông thường Tên khoa học Bộ Họ Bộ phận bị hại/cách gây hại Giai đoạn phát dục Mức độ phát sinh2 Tỷ lệ thành phần loài (%) 1 2 3 ... ... * Ghi chú: 1 Phiếu này dùng để ghi chép riêng cho từng giống sau mỗi kỳ điều tra tại 1 điểm đã quy định. 2 Dùng các ký hiệu sau: (-) ít gặp; (+) lẻ tẻ; (++) Phổ biến; (+++) Nhiều; (+++) Rất nhiều Người ghi phiếu: Những người điều tra: Nhóm trưởng ký tên: 2.1.2 Điều tra diễn biến cây bị hại và mật độ sâu đục thân mía a) Xác định khu vực (lô ruộng) điều tra: Điểm điều tra tương tự như phần trên (1.1 Điều tra thành phần sâu hại) b) Phương pháp điều tra - Điều tra diễn biến cây bị hại: Điều tra theo kiểu định kỳ 7 ngày/1 lần (vào các ngày 7, 14, 21 và 28) kể từ sau khi mía mọc mầm hoặc tái sinh cho đến khi thu hoạch. Trên mỗi ruộng (mỗi giống mía), tiến hành điều tra theo phương pháp 5 điểm chéo góc, không cố định điểm, tịnh tiến không lặp lại. Mỗi điểm điều tra 5 mét dài theo hàng mía. Trên mỗi điểm điều tra, tiến hành theo dõi và ghi lại các chỉ tiêu như tổng số cây điều tra, số cây bị mỗi loài gây hại, số lượng sâu non và nhộng của mỗi loài… Điều tra liên tục trong 1 chu kỳ mía (3 vụ = 36 tháng) cho mỗi thời vụ trồng (hè thu hoặc đông xuân), từ đó xác định được diễn biến tỷ lệ cây bị hại trung bình của mỗi loài theo thời gian sinh trưởng của cây mía. 6
  • 7. + Đối với giai đoạn mía chưa có lóng: Chỉ tiêu theo dõi là tỷ lệ ngọn héo được tính theo công thức sau: Số ngọn héo (cây bị hại) Tỷ lệ ngọn héo (%)= ---------------------------------- x 100 Tổng số mầm mía điều tra + Đối với mía đã có lóng: Chỉ tiêu tổng cây điều tra và cây hại được tính trên toàn điểm (kể cả cây chưa có lóng). Chỉ tiêu lóng bị hại theo dõi 20 cây liên tục trong điểm điều tra, tính toán theo công thức sau: Số lóng bị hại Tỷ lệ lóng bị hại (%)= ---------------------------------- x 100 Tổng số lóng điều điều tra - Điều tra diễn biến mật độ sâu: Khu vực, điểm điều tra tương tự trên, hàng tháng tiến hành điều tra vào các ngày 7, 14, 21 và 28. Trên điểm điều tra quan sát những cây bị hại nghi có sâu hại thì chẻ đôi cây mía để thu bắt các pha của các loài sâu hại khác nhau. Theo dõi các chỉ tiêu như: mật độ sâu, tỷ lệ thành phần loài và tiến độ sâu vào nhộng, tính toán theo các công thức sau: Tổng sâu thu được (loài A,B..) Mật độ sâu = --------------------------------- Diện tích điều tra Tính toán mật độ sâu trên m2 , 100 m2 hay số sâu/ha. Tiến độ sâu vào nhộng theo công thức Số vỏ nhộng + nhộng (loài A, B…) Tỷ lệ hóa nhộng = ------------------------------------------ x 100 Tổng số sâu (loài A, B…) c) Tổng hợp số liệu: Bảng 3. Kết quả điều tra ngọn héo hay cây, lóng bị hại do sâu đục thân Lô Điểm Số cây điều tra Số cây bị hại Cây bị hại do MH MT 4V 5V ĐN MV Bảng 4. Kết quả tổng hợp các loài sâu hại Lô Điểm Tổng sâu Sâu hại của các loài MH MT 4V 5V ĐN MV LK Bảng 5. Tiến độ sâu vào nhộng Thời gian Điểm Võ nhộng Nhộng Sâu non đẩy sức Sâu non tuổi 1 - 2 Ngoài việc điều tra ngoài đồng ruộng, kết hợp theo dõi các yếu tố khí hậu, thời tiết. Nhằm nắm bắt được những yếu tố thuận lợi để sâu phát sinh phát triển và những yếu tố bất lợi đối với sâu hại. 7
  • 8. Tính toán thời gian trưởng thành bắt đầu phát sinh rộ (20-25%), cao điểm (50%), và đỉnh điểm (80%) và thời gian bắt đầu nở, nở rộ, ví dụ như sau: Sâu đục thân mình tím, thời gian nhộng trung bình 14 ngày. Thời gian trước lúc trưởng thành đẻ trứng 2 ngày, thời gian đẻ trứng 2 ngày, thời gian trứng 10 ngày. Kiểm tra sâu non hóa nhộng 50% thì dự đoán thời gian cao điểm của trứng trên đồng ruộng sau 18 ngày và cao điểm sâu non nở sau 28 ngày. 2.1.3 Điều tra ký sinh và thiên địch chủ yếu của các loài sâu đục thân mía a) Xác định khu vực (lô ruộng) điều tra: Ruộng điều tra ký sinh, bắt mồi sâu đục thân tương tự chọn phần điều tra thành phần sâu hại mía. Lịch điều tra 10-15 ngày/lần. b) Phương pháp điều tra: - Điều tra ký sinh trứng: Tiến hành điều tra theo hàng, cứ 10 đến 15 hàng mía thì điều tra 1 hàng. Thu thập trứng các loài sâu đục thân đem về phòng thí nghiệm. Trong phòng thí nghiệm, trứng của các loài sâu đục thân mía khác nhau được bỏ riêng trong các ống nghiệm khác nhau. Giữ đủ ẩm cho các ống nghiệm đựng trứng sâu đục thân. Nếu trứng sâu không bị ký sinh thì sẽ phát dục và nở ra sâu non của loài sâu đục thân. Ngược lại, nếu bị ký sinh thì trứng sâu đục thân sẽ biến thành màu đen và vũ hóa ra pha trưởng thành của loài côn trùng ký sinh trứng. Ghi chép lại tỷ lệ ký sinh của từng loài côn trùng ký sinh. - Điều tra ký sinh sâu non: Trong mỗi kỳ điều tra, chúng tôi tiến hành thu thập pha sâu non của các loài sâu đục thân mía đem về phòng thí nghiệm theo dõi. Dùng thức ăn mía cây để tiếp tục nuôi sâu non cho đến khi sâu non hoàn thành phát dục (không bị ký sinh) hoặc ra ký sinh. Ghi chép lại tỷ lệ ký sinh của từng loài côn trùng ký sinh sâu non. - Điều tra ký sinh nhộng: Thu thập nhộng của các loài sâu đục thân mía về phòng theo dõi. Trong phòng thí nghiệm, nhộng của sâu hại được giữ ở điều kiện thích hợp về ẩm độ, nhiệt độ để theo dõi tình hình ký sinh của chúng. Nếu không bị ký sinh, nhộng sẽ vũ hóa ra trưởng thành loài sâu đục thân mía, nếu từ nhộng sâu hại vũ hóa ra cá thể trưởng thành không phải là trưởng thành của loài sâu đục thân đó là ký sinh. Ghi chép lại tỷ lệ ký sinh của từng loài côn trùng ký sinh nhộng. Tất cả các mẫu trưởng thành của các loài côn trùng ký sinh và bắt mồi ăn thịt thu được sau khi nuôi theo dõi trong phòng thí nghiệm, theo dõi các chỉ tiêu như: Tỷ lệ trứng, sâu non, nhộng bị ký sinh. Diễn biến mật độ của các loài ký sinh, thiên địch. Kết hợp việc theo dõi về điều kiện ẩm độ, nhiệt độ hay lượng mưa. Theo dõi mối tương quan giữa điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến các loài thiên địch ký sinh. c) Tổng hợp số liệu: Bảng 6. Bảng ghi kết quả điều tra trứng Thời gian Điểm Trứng sâu 4 vạch Trứng sâu mình hồng Trứng sâu Trứng bị ký sinh Trứng đã nở Trứng sâu Trứng bị ký sinh Trứng đã nở 8
  • 9. Bảng 7. Bảng ghi kết quả điều tra sâu non (từng loài) Thời gian Điểm Trứng sâu 4 vạch Trứng sâu mình hồng Số sâu Sâu bị ký sinh Sâu hóa nhộng Số sâu Sâu bị ký sinh Sâu hóa nhộng 2.1.4 Điều tra các loài rệp hại Đánh giá tác hại của rệp có 4 chỉ tiêu: Tỷ lệ cây, lá bị rệp, tỷ lệ cây lá bị đen, chỉ số hại và số lượng quần thể rệp. Việc lấy điểm điều tra đối với loài rệp sáp hại lóng. Điều tra 5 điểm theo 2 đường chéo góc/ruộng, mỗi điểm 3-5m dài theo hàng, cần bóc lá mía để quan sát vì rệp thường ẩn náu bên trong bẹ lá mía. Các chỉ tiêu cần tính toán: Tỷ lệ cây, lóng bị hại. Mật độ rệp trên cây hoặc m2 . Đối với loài rệp xơ trắng, hay rệp vừng hại lá, cần lấy các chỉ tiêu như: Tỷ lệ cây, lá bị rệp, tỷ lệ lá bị đen, chỉ số hại và số lượng quần thể rệp. Có thể xác định chỉ tiêu như rệp sáp, rệp muội, rệp xơ trắng, nhện theo cấp hại riêng. Thông thường dùng thang 5 cấp, mỗi cấp có mô tả cụ thể. Từ cấp hại điều tra được sẽ tính ra chỉ số hại trong mỗi lần điều tra. Áp dụng theo phương pháp của Nguyễn Thiện Thuật (1995) như sau: - Cấp 0: không có sâu. - Cấp I: có lẻ tẻ rải rác, không quá ¼ diện tích lá hoặc lóng. - Cấp II: diện tích có sâu từ ¼ đến ½, mật độ chưa dày đặc. - Cấp III: diện tích có sâu từ ½ đến ¾, mật độ dày đặc, lá, lóng bị hại nặng. - Cấp IV: diện tích số sâu quá ¾, mật độ dày đặc, lá bị hại rất nặng. Chỉ số hại được tính theo công thức sau: (b x 1) + (c x 2) + (d x 3) + (e x 4) Chỉ số bị hại: x = ----------------------------------------- a + b + c + d + e a, b, c, d, e là số lá (lóng) bị hại ở cấp 0, 1, 2, 3, và 4 theo thứ tự tương ứng. 2.1.5 Điều tra sâu hại ngầm dưới đất (bọ hung, xén tóc, mối..) Bọ hung, xén tóc, mối và các loài hại ngầm dưới đất, sâu non, trưởng thành phá hại làm lá mía vàng hoặc héo ngọn. Khi điều tra ta cần chú ý độ đồng đều, đất cát, đất sét nặng, hay đất thường bị ngập, các chế độ canh tác khác nhau. Chọn ruộng điều tra đại diện, mỗi ruộng điều tra 5 điểm trên 2 đường chéo góc, mỗi điểm dài 5m theo hàng để lấy chỉ tiêu cây bị hại. Đối với chỉ tiêu về mật độ, cũng trên điểm trên chúng ta đào gốc, với độ sâu 30cm và bán kính đào là 30cm xung quanh gốc mía, để tiến hành quan sát, thu bắt, tính toán mật độ sâu, hay các phần bị hại như rễ gốc mía. Tính toán tỷ lệ cây, gốc bị hại và số sâu trên gốc mía hoặc số sâu/ha. 2.2 Phương pháp bố trí một số thí/thực/thử nghiệm nghiên cứu về sâu hại mía 2.2.1 Thí nghiệm diện nhỏ Có các dạng thí nghiệm diện nhỏ như: Thử nghiệm các loại thuốc trừ sâu hại hay thuốc trừ nấm ký sinh Diện tích ô khảo nghiệm trong phạm vi 60-100m2 . 9
  • 10. Phương pháp bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên, số lần lặp lại là 3 lần, lần lặp này cách lần lặp kia từ 3-5 hàng mía. Công thức đối chứng nên có đối chứng 1 và đối chứng 2, đối chứng 1 là công thức mà địa phương đang sử dụng, đối chứng 2 là hoàn toàn không sử dụng * Phương pháp theo dõi: - Phòng trừ sâu đục thân: Tiến hành theo dõi các chỉ tiêu như: Tỷ lệ mọc mầm, sức đẻ nhánh, diễn biến mật độ cây, chiều cao cây. Theo dõi 2-3 hàng giữa đối với chỉ tiêu mật độ cây, 10 cây trên ô đối với chỉ tiêu chiều cao cây. Theo dõi các chỉ tiêu sâu hại như: Tỷ lệ cây bị hại theo dõi 2-3 hàng giữa ô (tối thiểu 2/3 diện tích ô), đối lóng bị hại theo dõi 10-20 cây trên ô. Các yếu tố cấu thành năng suất như: Chiều cao cây nguyên liệu, đường kính thân, khối lượng cây theo dõi 10 cây/ô, mật độ cây hữu hiệu theo dõi 2- 3 hàng giữa ô (tối thiểu 2/3 ô thí nghiệm). Năng suất thực thu cân toàn bộ diện tích ô thí nghiệm. - Phòng trừ rệp hại: các chỉ tiêu theo dõi như: Tỷ lệ cây, lóng, lá bị rệp, mật độ rệp hay chỉ số hại, mỗi ô theo dõi 10 - 20 cây, theo kiểu tịnh tiến không lặp lại 2.2.2 Thực nghiệm, thử nghiệm diện lớn Thông thường các loại thuốc sau khi thí nghiệm nhỏ rút ra có hiệu quả nhất thì được đưa ra thực nghiệm, thử nghiệm ở quy mô lớn hơn (còn gọi là khảo nghiệm sản xuất). Quy mô diện tích tích 2.000-2.500 m2 . Việc chọn 5 điểm trên 2 đường chéo góc để lấy các chỉ tiêu, mỗi điểm theo dõi 5m dài theo hàng mía. Đối với phương pháp theo dõi như: Mật độ cây, theo dõi tất cả cây trong điểm, các chỉ tiêu chiều cao cây, đường kính thân, khối lượng cây mỗi điểm theo dõi 10 cây. Tỷ lệ cây bị hại tất cả cây trong điểm, tỷ lệ lóng hại theo dõi 10-20 cây/điểm. Năng suất mía lấy năng suất thực tế khi thu hoạch. 2.2.3 Các thí nghiệm thả ong mắt đỏ, ong kén trắng Diện tích thả trên các công thức (ruộng) từ 0,5-1,0 ha. Các lần lặp cách xa về không gian là 500m. Phương pháp theo dõi: Tiến hành theo dõi các chỉ tiêu như: tỷ lệ trứng, sâu non bị ký sinh, theo dõi cứ cách khoảng 10-15 hàng tiến hành thu bắt một hàng, thu thập các ổ trứng trên hàng về phòng bỏ vào ống nghiệm có cục gạc thấm nước để giữ ẩm, hàng ngày theo dõi bằng soi qua kính lúp để đếm tỷ lệ ký sinh, nếu trứng bị ký sinh có ong chui ra, ngược lại trứng không ký sinh thì nỡ ra sâu non. Đối với pha sâu non ngoài quan sát ký sinh trên đồng ruộng, sâu non tiếp tục đưa về phòng thí nghiệm và được nuôi bằng ngọn mía 2 ngày thay thức ăn 1 lần, nếu sâu bị ký sinh thì sâu ngừng ăn hoạt động kém và dần chết và sau đó có các kén ong chui ra, ngược lại sâu không bị ký sinh sẽ hóa nhộng. Đối với các chỉ tiêu tỷ lệ cây, lóng bị hại hay mật độ sâu, theo dõi 5 điểm trên 2 đường chéo góc, mỗi điểm dài 5m theo luống. Đối với tỷ lệ cây bị hại theo dõi số cây trên điểm, tỷ lệ lóng hại theo dõi 10-20 cây/điểm. 2.2.4 Các thí nghiệm theo dõi giống a) Đối với sâu hại: Theo dõi các chỉ tiêu sâu hại như: Tỷ lệ cây bị hại (ngọn héo) giai đoạn mía chưa vươn lóng, vừa theo dõi mật độ kết hợp đếm cây có ngọn héo. Khi mía có lóng đối chỉ tiêu cây bị hại theo dõi tối thiểu ở 2/3 diện tích ô thí nghiệm. Đối với chỉ tiêu lóng bị hại, theo tịnh tiến không lặp lại, 10 cây/ô - Tỷ lệ cây (lóng) bị sâu hại (%) = (Số cây (lóng) bị sâu hại / Tổng số cây (lóng) theo dõi) * 100 - Loài sâu hại (%) = (Cá thể của 1 loài / Tổng số cá thể thu được) * 100 10
  • 11. Đánh giá mức độ chống chịu theo các cấp sau: - Tỷ lệ cây bị sâu hại: + Cấp 0 (tốt): 0 – 5 + Cấp 1 (khá): 6 – 10 + Cấp 2 (trung bình): 11 – 15 + Cấp 3 (kém): >15 - Tỷ lệ lóng bị hại: + Cấp 0 (tốt): 0 – 10 + Cấp 1 (khá): 11 – 20 + Cấp 2 (trung bình): 21 – 30 + Cấp 3 (kém): >30 b) Đối với rệp hại: Theo dõi các loài rệp bông xơ trắng, rệp vừng, rệp muội thường gây hại trên lá, rệp sáp gây hại ở đốt, lóng. Đối với các loài rệp hại trên lá nên tính chỉ tiêu tỷ lệ ổ rệp, tỷ lệ cây, lá bị rệp (đây là loài rệp ít phổ biến khu vực phía nam), chọn điểm điều tra nên tính theo hàng (10-15 hàng theo dõi 1 điểm) đối với diện tích lớn, đối với các khảo nghiệm nhỏ nên theo dõi toàn ô thí nghiệm. Đối với rệp sáp thường gây hại trên lóng và loại rệp khá phổ biến ở khu vực phía nam, việc theo dõi phải bóc lá. Chọn điểm theo dõi từ 15-20 cây/điểm đối với thực nghiệm (điều tra 5 điểm/2 đường chéo góc). Đối với khảo nghiệm nhỏ điều tra 10 cây/ô. Chỉ tiêu theo dõi, tỷ lệ cây bị rệp, tỷ lệ lóng bị rệp, hay chỉ số rệp hại. Theo dõi các chỉ tiêu như: Tỷ lệ cây, lóng bị hại hay mật độ rệp con/cây, nên tính toán chỉ số rệp hại Áp dụng theo phương pháp của Nguyễn Thiện Thuật (1995) theo cách sau: - Cấp 0: không có sâu. - Cấp I: có lẻ tẻ rải rác, không quá ¼ diện tích lá hoặc lóng. - Cấp II: diện tích có sâu từ ¼ đến ½, mật độ chưa dày đặc. - Cấp III: diện tích có sâu từ ½ đến ¾, mật độ dày đặc, lá, lóng bị hại nặng. - Cấp IV: diện tích số sâu quá ¾, mật độ dày đặc, lá bị hại rất nặng. Chỉ số hại được tính theo công thức sau: (b x 1) + (c x 2) + (d x 3) + (e x 4) Chỉ số bị hại: x = ----------------------------------------- a + b + c + d + e a, b, c, d, e là số lá (lóng) bị hại ở cấp 0, 1, 2, 3, và 4 theo thứ tự tương ứng. Đánh giá theo thang cấp sau: - Cấp 0 (tốt): 0 – 5 - Cấp 1 (khá): 6 – 10 - Cấp 2 (trung bình): 11 – 15 - Cấp 3 (kém): >15 11
  • 12. Phần 3 PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA, NGHIÊN CỨU BỆNH HẠI MÍA 1. SƠ LƯỢC VỀ BỆNH HẠI MÍA Theo nguyên nhân gây bệnh có thể chia bệnh hại mía thành 4 nhóm chính gồm: - Bệnh virus - Bệnh phytoplasma - Bệnh vi khuẩn - Bệnh nấm Ngoài ra, đôi khi người ta còn gọi cả những bệnh không phải do vi sinh vật gây ra như bệnh tuyến trùng hoặc bệnh thiếu dinh dưỡng là bệnh hại mía. Hiện nay, ở Việt Nam, quan điều tra đã xác định được 25 loài bệnh hại mía phổ biến do vi sinh vật (Bảng 2) và 4 bệnh do tuyến trùng gây ra (Bảng 3). Bảng 2: Danh mục thành phần bệnh hại mía phổ biến ở Việt Nam Số TT Tên bệnh Nguyên nhân gây bệnh Mức độ phổ biến IV BỆNH NẤM 11 Bệnh cháy lá Stagonospora sacchari Lo & Ling ++ 12 Bệnh đốm đen lá Phyllachora sacchari P. Henn + 13 Bệnh đốm mắt én Helminthosporium sacchri Butl. + 14 Bệnh đốm nâu Cercospora longipes Butl. + 15 Bệnh đốm vòng Leptosphaeria sacchari van Breda de Haan + 16 Bệnh gỉ sắt Puccinia kuehnii E. Butler +++ 17 Bệnh đốm vàng Cercospora koepkei Kruger + 18 Bệnh khô vằn Pelicularia sasaki (Shirai) Ito + 19 Bệnh rách lá Peronoscleropora miscanthi Miyake - 20 Bệnh xoắn cổ lá Fusarium moniliforme Sheldon +++ 21 Bệnh thối đỏ Glomerella tucumanensis Muller +++ 22 Bệnh dứa (thối hom) Ceratocystis paradoxa Moreau + 23 Bệnh than Ustilago scitaminea Sydow +++ 24 Bệnh khô gốc Marasmius sacchari Walker - 25 Bệnh thối rẽ Pythium spp. - Ghi chú: +++: Nhiều; ++: Trung bình; + : ít; - : Rất ít Bảng 3: Danh mục thành phần tuyến trùng hại mía phổ biến ở Việt Nam Số TT Tên tiếng Việt Tên khoa học Mức độ phổ biến 1 Tuyến trùng hình nhẫn Criconemella De Grisse & Loof - 2 Tuyến trùng hình kim Longidorus elongatus Micoletzky - 3 Tuyến trùng nốt sưng Pratylenchus brachyurus F. & S. S. + 4 Tuyến trùng gây cằn cỗi Tylenchorhynchus annulatus Golden + Ghi chú: +++: Nhiều; ++: Trung bình; + : ít; - : Rất ít Xem thêm về hình ảnh của một số bệnh hại chính trên cây mía trong Phần phụ lục. 2. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA, NGHIÊN CỨU BỆNH HẠI MÍA 12
  • 13. 2.1 Phương pháp điều tra thành phần bệnh hại trên diện rộng Tiến hành điều tra theo phương pháp định kỳ 1 lần/tháng. Ở mỗi điểm điều tra, chọn và điều tra trên 5% diện tích trồng mía. Các ruộng được chọn làm khu vực điều tra ở mỗi vùng có đầy đủ thành phần ruộng mía gốc và mía tơ, ở các địa hình cao thấp khác nhau, có các điều kiện chăm sóc kỹ thuật khác nhau và trồng các giống mía khác nhau. Trên mỗi lô ruộng điều tra, tiến hành điều tra theo kiểu cách quãng, cứ cách 5 – 15 hàng mía điều tra 1 hàng (tùy diện tích ruộng điều tra rộng hay hẹp mà khoảng cách rộng hay hẹp). Ở mỗi hàng điều tra, tiến hành quan sát chung toàn bộ cây để phát hiện những dấu vết hoặc triệu chứng bị hại như: héo ngọn, khô đọt, lá có vết hại, vết đốm, sọc, thân có lỗ đục, cây, lá biến dạng, biến màu, sinh trưởng còi cọc, đổ gãy,… Sau đó, tiến hành thu thập mẫu, tiến hành ghi chép các thông tin như: Tên giống mía; loại mía; địa điểm, ngày tháng thu thập; mức độ gây hại;... Từ số liệu thu thập được, tiến hành tính toán và xác định được mức độ phổ biến, mức độ bệnh hại. 2.2 Phương pháp điều tra bệnh hại trên các ruộng khảo nghiệm giống a) Khảo nghiệm diện hẹp (Khảo nghiệm cơ bản) - Đối với bệnh than, bệnh trắng lá, bệnh thối ngọn, bệnh thân ngọn đâm chồi, bệnh sọc trắng, sọc đỏ: Tính tỷ lệ bụi (cây) bị bệnh (%) kết hợp với theo dõi mật độ cây trên 3 hàng giữa của ô thí nghiệm. - Đối với bệnh thối đỏ gân lá, thối đỏ thân và các bệnh về lá (gỉ sắt, đốm vòng, đốm mắt én, đốm nâu, đốm vàng): Theo dõi mỗi ô 10 cây. Đếm số lá bị bệnh/trên số lá điều tra. b) Khảo nghiệm diện rộng (Khảo nghiệm sản xuất): Tính tỷ lệ bụi bị bệnh trắng lá, bệnh than (%) (Điều tra 5 điểm trên 2 đường chéo góc, mỗi điểm từ 3 – 5m dài theo luống) kết hợp với theo dõi mật độ cây. 2.3 Phương pháp đánh giá mức độ gây hại của bệnh - Xác định và ghi nhận tất cả các bệnh hại mía do tác nhân nào gây ra (virus, phytoplasma, vi khuẩn, nấm, và một số tác nhân khác). - Mức độ phổ biến của bệnh hại được phân như sau: + Không xuất hiện triệu chứng + Ít (-): < 25% bị bệnh. + Trung bình (+): 26 - 50% bị bệnh. + Nhiều (++): 51 - 75% bị bệnh. + Rất nhiều (+++): >75% bị bệnh. Công thức tính: Tổng số cây (lá) bị bệnh - Tỷ lệ cây (lá) bị hại (%) = --------------------------------- × 100 Tổng số cây (lá) điều tra - Chỉ số bệnh (%) = [S ( an * n) / (A x N)] * 100 Trong đó: A - Tổng số lá (lóng) điều tra N - Cấp bệnh cao nhất trong bảng phân cấp n - Cấp bệnh an - Số lá (lóng) cùng cấp bệnh n. 2.4 Phân cấp khả năng chống chịu một số bệnh hại chính trên đồng ruộng 13
  • 14. a) Khả năng chống chịu bệnh than (do nấm Ustilago Scitaminea); Trắng lá (do Phytoplasma); Xoắn cổ lá (do nấm Fusarium monoliforme); Thân ngọn đâm chồi (do vi khuẩn Xanthomonas albilineans) và Sọc đỏ (do vi khuẩn Acidovorax avenae) Tỷ lệ cây (bụi) bị bệnh: - Cấp 0 (tốt): 0 – 1% - Cấp 1 (khá): 1,1 – 5% - Cấp 2 (trung bình): 5,1 – 10% - Cấp 3 (kém): >10% b) Khả năng chống chịu bệnh thối đỏ gân lá (do nấm Glomerella tucumanensis): - Cấp 0 (tốt): Không có triệu chứng - Cấp 1 (khá): Các đốm riêng lẻ đến lá +5 - Cấp 2 (trung bình): Nhiều đốm đến lá +3 - Cấp 3 (kém): Nhiều đốm đến lá +1 c) Khả năng chống chịu bệnh thối đỏ thân (do nấm Glomerella tucumanensis): - Cấp 0 (tốt): Không có triệu chứng - Cấp 1 (khá): Có màu đỏ nhạt với các vệt trắng bắt chéo rải rác ở những điểm khác nhau trên lóng - Cấp 2 (trung bình): Có màu đỏ thẫm với những đốm trắng bắt chéo xâm nhập toàn bộ lóng - Cấp 3 (kém): Có màu đỏ đậm với những đốm trắng xuyên qua đốt và xâm nhập các lóng khác d) Khả năng chống chịu bệnh các bệnh đốm lá (đốm vòng do nấm Leptosphaeria sacchari), đốm mắt én (do nấm Helminthosporium sacchari), đốm nâu (do nấm Cercospora longipes), đốm vàng (do nấm Cercospora koepkei) và Rỉ sắt (do nấm Puccinia melanocephala).: - Cấp 0 (tốt): Không có triệu chứng - Cấp 1 (khá): Đốm xuất hiện đến lá +5 - Cấp 2 (trung bình): Nhiều đốm có vết hoại ở trung tâm đến lá +3 - Cấp 3 (kém): Nhiều đốm và diện tích dài chết đến lá +1 e) Khả năng chống chịu bệnh về hội chứng vàng lá (do virus hoặc Phytoplasma): - Cấp 0 (tốt): Bx gân lá ≤7 - Cấp 1 (khá): Gân lá vàng, 7<Bx≤10 - Cấp 2 (trung bình): Lá vàng toàn bộ gân đến một phần phiến, 10<Bx≤14 - Cấp 3 (kém): Lá vàng toàn bộ, Bx>14, hiện diện các vệt hoại tử ở rễ và bên trong thân chết 2.5 Phương pháp nghiên cứu bệnh hại mía 2.5.1 Thiết kế thí nghiệm: Một thí nghiệm tốt là một thí nghiệm không có sai số mang tính hệ thống, chỉ có sai số ngẫu nhiên. Để có một thí nghiệm tốt chúng ta phải: - Thiết kế đơn giản nhưng chính xác. Thí nghiệm có số lần lăp lại càng nhiều thì mức độ chính xác càng cao. - Thiết kế theo nguyên tắc đồng đều về điều kiện đất đai, giống thí nghiệm, điều kiện chăm sóc, thời vụ (trừ thí nghiệm thời vụ) 2.5.2 Các kiểu thí nghiệm thường sử dụng trong nghiên cứu bệnh hại mía 14
  • 15. - Kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên (Completely Randomized Design CRD): Bộ môn Bảo vệ thực vật thường áp dụng trong phòng thí nghiệm khi các vật liệu trên đơn vị thí nghiệm hoàn toàn đồng nhất - Kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên (Randomized Compete Block Design RCBD): Bộ môn thường bố trí các khảo nghiệm cơ bản theo kiểu này trên đồng ruộng khi khu đất thí nghiệm chịu ảnh hưởng của nhũng vật liệu thí nghiệm không đồng nhất và có chiều biến động theo hướng xác định được. 2.5.3 Phương pháp xử lý số liệu - Xử lý số liệu và thống kê sinh học bằng chương trình phần mềm EXCEL và MSTATC - Xử lý thống kê đối với các chỉ tiêu quan trọng ở từng giai đoạn sinh trưởng chính, bao gồm tỷ lệ mọc mầm, mật độ cây kết thúc mọc mầm, sức đẻ nhánh, mật độ cây kết thúc đẻ nhánh, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất. 2.5.4 Phương pháp đánh giá tính kháng một số bệnh hại chính a) Bệnh than (Ustilago scitaminea): - Xử lý hom 2 mắt mầm trong nước nóng ở nhiệt độ 52o C/30’, chuyển qua nước lạnh (nhiệt độ bình thường). Sau đó vớt ra ngâm hom trong thời gian 30 phút với dung dịch có chứa hơn 90% bào tử có khả năng nẩy mầm, với nồng độ 1 triệu bào tử/1ml. - Theo dõi tỷ lệ bụi bị hại 15 ngày/lần và đánh giá mức chống chịu: + Mức 1 (kháng) : 0,0 % + Mức 2 (kháng trung bình : ≤ 10,0% + Mức 3 (nhiễm trung bình): 10,1 – 20,0% + Mức 4 (nhiễm) : 20,1 – 30,0% + Mức 5 (nhiễm nặng) : > 30,0% * Phương pháp kiểm tra nhanh bệnh than: + Vật liệu: Thuốc nhuộm(A): Trypan blue 0,1% và Sodium hydroxide: 6% (tỉ lệ 1:1), nước cất, cồn 80%, lactophenol và kính hiển vi + Các bước thực hiện: • B1: Gọt mỏng dần cho đến khi xuất hiện đỉnh sinh trưởng. • B2: Bóp nhẹ: Thu được đỉnh sinh trưởng bỏ vào nước cất. • B3: Ngâm đỉnh sinh trưởng trong thuốc nhuộm (A) 3,5 giờ. • B4: Rửa qua nước cất. • B5: Chuyển qua dung dịch cồn 80% 2 phút. • B6: Chuyển qua lọ chứa 1ml Lactophenol, đun sôi 2 phút. • B7: Vớt đỉnh sinh trưởng và ép trên lam kính. • B8: Soi ở độ phóng đại x10: . Thấy rõ tế bào cây: Không có tác nhân gây bệnh. . Thấy hệ sợi nấm có màu xanh: Có tác nhân gây bệnh tiềm ẩn. b) Bệnh thối đỏ (Colletotrichum falcatum): * Trong phòng - Mẫu bệnh được thu thập từ nguồn bệnh tự nhiên trên lóng bệnh. - Phân lập, tách dòng nấm bệnh và nhân trên môi trường PDA (Potato Dextro Agar). 7 ngày sau cấy truyền, hoà bào tử nấm trong nước cất tiệt trùng: 1triệu bào tử/1ml. * Trong nhà lưới Các giống thu thập được trồng trong chậu bê tông có đường kính 1,0m chiều cao 0,5m ở điều kiện có kiểm soát. Mỗi giống được trồng trên 1 chậu, trồng 3 hom 3 mắt 15
  • 16. mầm/chậu. Phương pháp chủng bệnh thối đỏ và đánh giá tính kháng bệnh theo phương pháp chọc lỗ (Plug Method) của IISR (Viện nghiên cứu mía đường Ấn Độ, Lucknow, 1995). Phương pháp chủng bệnh: Mỗi giống mía chủng 5 cây theo phương pháp chọc lỗ (Plug method) vào giai đoạn mía có 6 – 7 lóng. Đục vào giữa lóng thứ 3 từ gốc lên, dùng xi lanh chủng 0,5ml dung dịch bào tử (nồng độ 2 x 104 đến 106 bào tử/ml) đã thu được từ phòng thí nghiệm vào lỗ đã đục sau đó dùng keo dán bịt lỗ lại. Sau khi chủng bệnh 60 ngày, chặt 05 cây đã được chủng, chẻ dọc thân cây mía (chẻ vuông góc với lỗ đục) để đánh giá tính kháng bệnh thối đỏ của các giống mía. * Các chỉ tiêu theo dõi và đánh giá: Áp dụng cho điểm ở các chỉ tiêu theo dõi theo bảng sau: Bảng điều tra tính kháng bệnh thối đỏ của các giống mía Giống:………………………………. Ngày chủng: ………………………… Ngày điều tra: ………………………. Giống cây Tình trạng ngọn Chiều rộng vết bệnh (CR) Chiều dài vết bệnh (CD) Giới hạn vệt trắng (VT) Tổng điểm Ghi chú 1 2 3 4 5 Trung bình Nội dung đánh giá: + Tình trạng ngọn : Xanh (X) – 0; vàng (V) và khô (K) – 1. + Chiều rộng vết bệnh (CR) : Đánh giá trên đốt chủng theo chiều rộng như sau: • Vết bệnh có chiều rộng khoảng 1/3 thân: 1 điểm. • Vết bệnh có chiều rộng khoảng 2/3 thân: 2 điểm. • Vết bệnh có chiều rộng khoảng >2/3 thân: 3 điểm. + Chiều dài: Số lượng lóng có bệnh lan quá lóng đã lây nhiễm • Lan đến lóng thứ 2: 1 điểm. • Lan đến lóng thứ 3: 2 điểm. • Lan quá 3 lóng: 3 điểm. + Vệt trắng lan từ giữa vết chủng (VT): Được tính theo chiều dọc thân mía như sau : • Vết trắng giới hạn trong 1 lóng: 1 điểm. • Vết trắng lan qua lóng thứ 2: 2 điểm. • Vết trắng lan quá lóng thứ 2: 3 điểm. + Mức độ chống chịu bệnh được tính trên tổng số điểm trung bình của các giống thu được (từ 0 – 9) như sau: • Mức 1: 0 – 2 : Kháng. • Mức 2: 2,1 – 4: Kháng trung bình. • Mức 3: 4,1 – 6 : Nhiễm trung bình. • Mức 4: 6,1 – 8 : Nhiễm. 16
  • 17. • Mức 5: 8,1 – 9 : Nhiễm nặng. c) Bệnh cằn gốc (RSD – Ratoon stunting disease): Clavibacter xyli subsp. Xyli * Phương pháp kiểm tra nhanh: - Vật liệu: Bơm, ống nghiệm (lọ nhỏ) vô trùng, mẫu (ảnh bên) và kính hiển vi. - Các bước tiến hành: + Bơm và hứng dịch từ mẫu vào ống nghiệm. + Lấy dịch chiết từ ống nghiệm bỏ vào lam kính. + Xem ở độ phóng đại x100 qua dầu soi kính:(ảnh) • Vi khuẩn có dạng hình que. • Có dạng đơn hoặc đôi, di chuyển được. • Soi lâu có thể thấy vi khuẩn tự nhân đôi và tách ra, tiếp tục nhân đôi, … - Phương pháp nhuộm màu (STM-Stainning by Transpiration Method. Chagus & Toreshi, 1984; Giglioti, 1997) • Hoá chất màu Safranina: 2.5 g. • • Cồn 96%: 100ml • • Nước cất: 1 L. * Chỉ tiêu đánh giá: • Mức 1: <70% mạch đỏ: Ruộng nhiễm nặng • Mức 2: 70 - 84.9% mạch đỏ: Ruộng nhiễm TB • Mức 3: 85 - 99.9% mạch đỏ: Ruộng nhiễm nhẹ • Mức 4: 100% mạch đỏ: Ruộng mía khỏe mạnh d) Bệnh thối ngọn hay xoắn cổ lá Pokkaboeng (Fusarium moniliforme Shedon) * Trong phòng: - Mẫu bệnh được thu thập từ nguồn bệnh tự nhiên trên cây bệnh. - Nấm gây bệnh được nhân trong môi trường PGA. Bào tử đủ tiêu chuẩn lây nhiễm đạt khoảng 1 triệu bào tử/ml (trong nước cất vô trùng). * Trong nhà lưới: Tiêm dung dịch bào tử gây bệnh vào nõn mía ở giai đoạn đẻ nhánh. * Chỉ tiêu theo dõi: - Theo dõi tỷ lệ bụi bị hại 15 ngày/lần và đánh giá mức chống chịu: + Mức 1: Kháng: Không xuất hiện triệu chứng. + Mức 2: Kháng trung bình: Có triệu chứng lá bị mất màu với diện tích nhỏ. + Mức 3: Nhiễm trung bình: Triệu chứng mất màu trên toàn bộ tán lá. + Mức 4: Nhiễm: Triệu chứng mất màu và có lá bị chết hoại toàn bộ. + Mức5: Nhiễm nặng: Lá phát triển bị méo mó, biến dạng, đỉnh sinh trưởng chết hoại. e) Bệnh khảm lá virus (Sugarcane mosaic virus) - Trồng hom 1 mắt mầm. Nhiễm trên 30 bụi/dòng. - Nguồn bệnh được thu thập ngoài sản xuất. Nghiền và trộn với dung dịch phosphate buffer (0,1mol/l), sau đó lọc qua vải được dung dịch chứa virus. - Lây nhiễm khi mía được 2-3 lá thật. Dùng cát nhuyễn vãi lên phía cổ lá, sau đó dùng ngón tay xát nhẹ để tạo ra vết trầy sước. Cuối cùng nhúng dung lá mía vào dung dịch chứa virus 3 lần. 17
  • 18. - Theo dõi 15 ngày/lần liên tục trong 6 tháng. Cấp đánh giá được căn cứ trên tỉ lệ bụi bị bệnh như sau: + Mức 1: 0,0 % : Miễn dịch. + Mức 2: ≤ 10,0% : Kháng cao. + Mức 3: 10,1 – 33,0% : Kháng trung bình. + Mức 4: 33,1 – 66,0% : Nhiễm. + Mức 5: > 66,0% : Nhiễm nặng. 2.5.5 Xử lý số liệu Số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học so sánh bằng trắc nghiệm F, P, R … lập bảng ANOVA bằng phần mềm Excel, MSTATC. 18
  • 19. Phần 4 PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA, NGHIÊN CỨU CỎ DẠI HẠI MÍA 1. SƠ LƯỢC VỀ CỎ DẠI HẠI MÍA - Tác hại của cỏ dại: + Ảnh hưởng trực tiếp: Cỏ dại cạnh tranh ánh sáng, nước, dinh dưỡng với cây trồng và là một trong những nguyên nhân làm giảm năng suất cây trồng. + Ảnh hưởng gián tiếp: Cỏ dại là ký chủ của nhiều loại dịch hại (sâu, rầy); làm ảnh hưởng đến độ màu mỡ của đất (trừ cây họ đậu); làm tăng chi phí sản xuất (phòng trừ cỏ); làm cản trở quá trình chăm sóc, thu hoạch mía. Từ đó làm ảnh hưởng đến chất lượng mía nguyên liệu. - Phân loại cỏ dại: Thông thường thuốc trừ cỏ thường có tác dụng chọn lọc do đó việc biết nhận dạng phân loại cỏ có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại trong việc phòng trừ cỏ bằng thuốc hoá học. Có nhiều cách phân loại như: + Phân loại theo thời gian sống: Vd: Cỏ hằng niên: Rau dền, cỏ tràn đồng…; Cỏ đa niên: Cỏ chỉ, cỏ ống… + Phân loại theo điều kiện sống: Vd: Cỏ ngập nước: Cỏ năng, rau bợ…; Cỏ trên cạn: Cỏ hôi, rau dền … + Phân loại theo hình thái. Trong các cách phân loại trên, phân loại theo đặc điểm hình thái rất quan trọng trong việc chọn đúng thuốc trừ cỏ. Theo cách phân loại này cỏ dại chia làm 3 nhóm chính như sau: cỏ hoà bản, cỏ cói lác và cỏ lá rộng Bảng 4: Phân biệt cỏ theo hình thái TT Nhận dạng Loại cỏ Hòa bản Cỏ lác Lá rộng 1 Cách mọc mầm Có một lá mầm Có một lá mầm Có hai lá mầm 2 Lá, gân lá Lá hẹp, gân lá song song Lá hẹp, gân lá song song Lá rộng gân lá hình lông chim (không song song) 3 Thân Thân thảo, thường tròn, rỗng ruột, có lóng Thân thảo có 3 cạnh, không có lóng Thân gỗ, có nhiều nhánh. 4 Rễ Rễ chùm, không có đuôi chuột Rễ chùm, không có đuôi chuột Rễ trụ, có đuôi chuột. 5 Tên cỏ dại diện Cỏ ống, cỏ bông Cỏ chỉ, cỏ mần trầu… Cỏ năng, cỏ cháo Cỏ gấu, cỏ lác… Cỏ hôi, rau dền Rau mương, cỏ mần ri… Bảng 5: Danh mục thành phần cỏ dại hại mía phổ biến ở Việt Nam Số TT Tên tiếng Việt (Anh) Tên khoa học Mức độ phổ biến 1 Cây cỏ cứt heo (lợn) Ageratum conyzoides L. + 2 Cây cỏ dền gai (spiny amaranthus) Amaranthus spinosus L. + 3 Cây cỏ thẳm lá rộng Axonopus compressus ++ 19
  • 20. 4 Cây cỏ nam sâm (hogweed) Boerhavia diffusa L. - 5 Câycỏruộtgàlớn(vừngdại,thầnđồng) Borreria latifolia Schum. ++ 6 Cây cỏ quả gai (Southern sandbur) Cenchrus echinatus L. - 7 Cây cỏ lục lông (purpletop chloris) Chloris barbata Sw. - 8 Cây cỏ hôi (archangel) ChromolaenaodorataKing& Rob. + 9 Cây cỏ trai an (benghal dayflower) Commelina benghalensis L. - 10 Cây cỏ rau trai (water grass) Commelina diffusa Burm. - 11 Cây cỏ gà (chỉ) (Bermuda grass) Cynodon dactylon Pers. ++ 12 Cây cói hoa xanh (annual sedge) Cyperus compressus L. - 13 Cây cỏ cháo (small-flowered nutsedge) Cyperus difformis L. - 14 Cây cỏ cú (cỏ gấu, củ gấu, hương phù) Cyperus rotundus L. + 15 Cây cỏ chân gà (crowfoot grass) Dactyloctenium aegyptium B. + 16 Cây cỏ túc (crabgrass) Digitaria sanguinalis L. + 17 Cây cỏ mần trầu (fowlfoot grass) Eleusine indica Gaertner ++ 18 Cây cỏ đại kích dị diệp (red milkweed) Euphorbia heterophylla L. - 19 Cây cỏ sữa lông (garden spurge) Euphorbia hirta L. - 20 Cây cỏ tranh Imperata cylindrica L. ++ 21 Cây cỏ nhàu mỏ vịt (wrinkled duck-beak) Ischaemum rugosum Salisb. - 22 Cây cỏ cứt lợn (lantana) Lantana camara L. ++ 23 Cây cỏ cắt phương Nam (southern cut grass) Leersia hexandra Swartz - 24 Câycỏđuôiphụng(Asiansprangletop) Leptochloa chinensis Nees + 25 Cây cỏ trinh nữ móc (giant sensitive plant) Mimosa invisa Mart. Ex Colla + 26 Cây cỏ trinh nữ (mimosa) Mimosa pudica L. ++ 27 Cây cỏ kê to (Guinea grass) Panicum maximum Jacquin - 28 Cây cỏ kê ngư lôi (torpedo grass) Panicum repens L. - 29 Cây cỏ nghể Ponygonum spp. + 30 Cây cỏ ngứa (itch grass) Rottboellia cochinchinensis Cl. + 31 Cây cỏ chổi đực (broomweeds) Sida acuta Burman - 32 Cây cỏ phù thuỷ (witch weed) Striga lutea Kuntze - 33 Cây cỏ sam ngựa (horse purslane) Trianthema portulacastrum L. - 34 Vừng dại (Borreria latifolia) +++ Ghi chú: +++: Nhiều; ++: Trung bình; + : ít; - : Rất ít 20
  • 21. 2. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA, NGHIÊN CỨU CỎ DẠI HẠI MÍA 2.1 Phưng pháp điều tra thành phần và mức độ phổ biến cỏ dại hại mía 2.1.1 Chọn khu vực và quy mô điều tra Khả năng sinh trưởng của mỗi loài cỏ dại phụ thuộc rất nhiều yếu tố ngoại cảnh. Vì vậy, thành phần các loài cỏ dại cũng như mức độ phổ biến của từng loài cũng rất khác nhau tại mỗi sinh cảnh nhất định. Việc xác định khu vực điều tra phải đạt các yếu tố như: Điều kiện đất đai, điều kiện sinh trưởng của mía, chế độ tưới tiêu và canh tác vv...nên xác định điểm điều tra phải đại diện cho đất khác nhau. Mỗi khu ruộng nên điều tra từ 3-5 ruộng. 2.1.2 Phương pháp điều tra a) Điều tra cỏ trong đất: Đây là một khâu quan trọng trong quá trình điều tra cỏ dại nhằm mục đích xác định trước thành phần các loại cỏ chủ yếu cũng như thời gian xuất hiện của các loài cỏ dại từ đó đề xuất các biện pháp phòng trừ cỏ hiệu quả. - Thời gian điều tra: Thời gian lấy mẫu đất để điều tra thường vào 3 giai đoạn: + Trước làm đất + Trước gieo trồng + Sau khi thu hoạch - Dụng cụ điều tra: + Dao cắt hoặc thuôn để lấy mẫu. + Rây: Để sàng đất, có thể sử dụng nhiều kích thước rây khác nhau để phân loại, lọc và thu thập hạt theo từng nhóm hạt có kích thước khác nhau. + Phểu lọc. + Khay: Thường có kích thước 20 x 30cm hoặc 20 x 25cm để gieo mẫu đất còn lại. - Phương pháp lấy mẫu: + Trên mỗi ruộng điều tra, số điểm chọn điều tra thông thường là 5 điểm theo đường chéo góc hoặc ngẫu nhiên (phụ thuộc vào hình dạng ruộng điều tra). + Theo kết quả nghiên cứu của 1 số tác giả cho thấy hạt cỏ tập trung chủ yếu lớp đất bề mặt từ 0-20cm, một số ít độ sâu 40cm, còn độ sâu 70cm thì hầu như không tìm thấy hạt cỏ nữa (Nguyễn Thị Tân và Nguyễn Hồng Sơn). Vì vậy việc điều tra lấy mẫu chỉ tiến hành ở 2 tầng đất là: 0-10cm và 10-20cm. Kích thước diện tích bề mặt của mẫu là 15 x 15 hoặc 20 x 20cm sao cho trọng lượng mẫu đạt tối thiểu là 200g. - Xử lý đất và hạt cỏ: + Mẫu đất được phơi hoặc sấy, sau đó làm tơi bằng tay, chia đều để lấy một phần mẫu, đếm số lượng hạt hoặc mầm của từng loài cỏ. Cũng có thể dùng rây có kích thước khác nhau để tách hạt cỏ bằng cách hòa đất vào trong nước. Việc xác định số lượng hạt cỏ phải tiến hành nhiều lần để tránh bỏ sót hạt. Sau khi đếm sơ bộ có thể hòa mẫu đất vào nước, dùng phễu có lót bằng vải thưa để lọc mẫu, thu thập hết những hạt cỏ còn sót lại. + Phần mẫu còn lại gieo vào khay, tạo điều kiện thuận lợi để hạt nảy mầm và phát triển (có thể phá ngủ nghỉ bằng nhiệt độ để hạt cỏ có thể nảy mầm hết và nhanh). Xác định số cây cỏ từng loại mọc lên để bổ sung số liệu cho việc đếm hạt cỏ (vì có nhiều hạt cỏ có kích thước quá bé, khó xác định chính xác thông qua đếm trực tiếp được). - Chỉ tiêu điều tra: + Số hạt cỏ thu thập được đối với từng loại cỏ, riêng biệt trên một đơn vị diện tích nhất định. 21
  • 22. + Tỷ lệ nảy mầm của từng loài: Thông qua thử nghiệm sinh học các mẫu hạt thu được trong điều kiện tự nhiên. + Dự kiến mật độ cỏ trên 1 đơn vị diện tích của các loài có trong vụ gieo trồng sau. b) Điều tra cỏ dại trên mặt đất: Nhằm xác định chính xác thành phần cỏ dại và mức độ xuất hiện của từng loài cỏ cũng như đặc điểm sinh vật học, sinh thái học, điều kiện sống và phân bố của chúng. Từ đó xác định được các loại cỏ chủ yếu ở các vùng điều tra giúp cho việc phòng trừ đạt hiệu quả cao. - Dụng cụ điều tra: Khung điều tra: Thông thường khung điều tra có hình vuông kích thước là 20 x 20cm; 50 x 50cm hoặc 1 x 1m. - Thời gian điều tra: Phụ thuộc vào từng loại cây trồng khác nhau mà xác định thời gian điều tra cho phù hợp. Tuy nhiên việc xác định thời gian điều tra là phải đảm bảo 2 yếu tố: + Vào thời điểm đại diện nhất về sự có mặt của cỏ dại. + Khi cỏ dại có ý nghĩa nhất đối với cây trồng. Trên cây mía, việc điều tra tiến hành vào 2 giai đoạn: + Thời kỳ kết thúc mọc mầm (25-30 ngày sau trồng) + Thời kỳ giữa đẻ nhánh (sau trồng từ 70-90 ngày). Trên đây chỉ là những hướng dẫn chung, tùy thuộc vào mục đích của việc điều tra khác nhau mà có thay đổi thời gian điều tra cho phù hợp. - Phương pháp điều tra: + Chọn điểm điều tra: Tương tự như điều tra trong đất, số điểm điều tra trên mỗi ruộng thường là 5 điểm ngẫu nhiên. + Diện tích điều tra: Tùy vào quy mô và mục đích của việc điều tra mà kích thước của mẫu điều tra thay đổi. Thông thường có 3 kích thước mẫu là 0,25m2 0,5 m2 và 1m2 . + Tại các điểm điều tra, thu thập tất cả mẫu cỏ dại có mặt. - Chỉ tiêu theo dõi: + Thành phần các loài cỏ dại có mặt trên ruộng điều tra. + Mật độ các loài cỏ: Được xác định bằng chỉ tiêu cây/m2 (hoặc khóm/m2 ). + Diện tích che phủ: Bao gồm 2 chỉ tiêu là + Diện tích che phủ mặt đất: Được tính bằng % bề mặt đất bị che phủ bởi thảm cỏ dại. + Diện tích che phủ trên không: Được xác định thông qua % khoảng không gian mà cỏ dại che phủ ở tầng tán trên của cây trồng. Cả 2 chỉ tiêu trên thường được sử dụng đồng thời để đánh giá mức độ xuất hiện của các loài cỏ dại. Tuy nhiên chỉ tiêu diện tích che phủ thường được sử dụng chủ yếu đối với các loài cỏ dại có thể xác định được mật độ như cỏ bợ, cỏ dừa nước, các loại bèo và rong rêu...Trong trường hợp này, việc đánh gia mức độ cỏ dại thường tiến hành theo thang 4 cấp như sau: + Nhỏ hơn 10% diện tích che phủ: (+) + Từ 10-30% diện tích che phủ: (++) + Từ 30-50% diện tích che phủ: (+++) + Trên 50% diện tích che phủ: (++++) + Trọng lượng sinh khối cỏ dại: Đây là một chỉ tiêu khá chính xác để xác định mức độ của tất cả các loại cỏ dại (cả những loài cỏ có thể hoặc không thể xác định chính 22
  • 23. xác được mật độ). Trọng lượng sinh khối cỏ có thể xác định bằng trọng lượng tươi hoặc khô của từng loài cỏ (g/m2 ) không kể trọng lượng rễ. c) Ghi chép số liệu: Phụ thuộc vào mục đích điều tra mà việc ghi chép số liệu có thể khác nhau. - Với yêu cầu điều tra thành phần, thì số liệu phải ghi đầy đủ đối với từng loại cỏ. Trong bảng số liệu ngoài các chỉ tiêu chính như thành phần, mật độ, diện tích che phủ, trọng lượng sinh khối của từng loài cỏ cần phải ghi đầy đủ thêm các yếu tố liên quan như thời kỳ điều tra, giai đoạn và tình trạng sinh trưởng của cây trồng... - Điều tra để phục vụ công tác khảo nghiệm thuốc hóa học mục đích khác: Số liệu điều tra có thể không cần thiết chi tiết đến từng loài mà chỉ cần ghi theo nhóm cỏ chủ yếu (tùy thuộc vào đối tượng cây trồng thí nghiệm). 2.2 Phương pháp bố trí và theo dõi, đánh giá các thí nghiệm thuốc trừ cỏ dại: - Diện tích ô khảo nghiệm trong phạm vi 60-100 m2 . Phương pháp bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên, số lần lặp lại là 3 lần, lần lặp này cách lần lặp kia từ 3-5 hàng mía. Công thức đối chứng nên có đối chứng 1 và đối chứng 2, đối chứng 1 là công thức mà địa phương đang sử dụng, đối chứng 2 là hoàn toàn không làm cỏ từ lúc trồng đến thu hoạch. - Phương pháp theo dõi: + Các chỉ tiêu sinh trưởng: Theo dõi tương tự ở thí nghiệm sâu hại. Các chỉ tiêu diễn biến mật độ cỏ dại, tiến hành điều tra 3 -5 điểm trên ô, điểm điều tra bằng khung có diện tích 0,25m2 Trong trường hợp này, việc đánh gia mức độ cỏ dại thường tiến hành theo thang 4 cấp như sau: • Nhỏ hơn 10% diện tích che phủ: (+) • Từ 10-30% diện tích che phủ: (++) • Từ 30-50% diện tích che phủ: (+++) • Trên 50% diện tích che phủ: (++++) - Chỉ tiêu trọng lượng sinh khối cỏ dại: Đây là một chỉ tiêu khá chính xác để xác định mức độ của tất cả các loại cỏ dại (cả những loài cỏ có thể hoặc không thể xác định chính xác được mật độ). Trọng lượng sinh khối cỏ có thể xác định bằng trọng lượng tươi hoặc khô của từng loài cỏ (g/m2 ) không kể trọng lượng rễ. Chỉ tiêu các yếu tố câu thành năng suất tương tự trên. 23