SlideShare a Scribd company logo
1 of 36
Download to read offline
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do –Hạnh phúc
-----------    ----------
THUYẾT MINH
BÁO CÁO ĐẦU TƯ XÂY DỰNG DỰ ÁN
NHÀ MÁY SẢN XUẤT
HẠT NHỰA PE
ĐỊA ĐIỂM : XÃ ĐIỆN TIẾN, HUYỆN ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM
CHỦ ĐẦU TƯ : ÔNG. NGUYỄN MINH PHÚC
Quảng Nam - Tháng 05 năm 2013
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do –Hạnh phúc
-----------    ----------
THUYẾT MINH
BÁO CÁO ĐẦU TƯ XÂY DỰNG DỰ ÁN
NHÀ MÁY SẢN XUẤT
HẠT NHỰA PE
Quảng Nam - Tháng 05 năm 2013
Số: 01/TT - 2013/TTr-DA
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------
Quảng Nam, ngày tháng 05 năm 2013
TỜ TRÌNH XIN PHÊ DUYỆT DỰ ÁN ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Dự án: Nhà máy sản xuất hạt nhựa PE
Kính gửi: - UBND tỉnh Quảng Nam;
- Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam;
- Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Nam;
- Sở Xây dựng tỉnh Quảng Nam;
- Sở Công thương tỉnh Quảng Nam;
- UBND huyện Điện Bàn;
- Các cơ quan có thẩm quyền liên quan.
 Căn cứ Luật Xây dựng số 16 ngày 26/11/2003;
 Căn cứ Luật Đầu tư năm 2005;
 Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính Phủ quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 cuả Chính phủ về quản lý dự
án đầu tư xây dựng công trình;
 Quyết định số 2992/QĐ-BCT ngày 17/6/2011 của Bộ Công thương v/v Phê
duyệt quy hoạch phát triển ngành nhựa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2025;
 Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn
một số nội dung về lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình;
 Căn cứ các pháp lý khác có liên quan;
Nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và định hướng phát triển ngành nhựa ở Việt
Nam nói chung và Quảng Nam nói riêng trong thời gian tới, chủ đầu tư chúng tôi kính
đề nghị các cấp, các ngành tỉnh Quảng Nam cho phép đầu tư dự án “Nhà máy sản
xuất hạt nhựa PE” với các nội dung sau:
1. Tên dự án : Nhà máy sản xuất hạt nhựa PE
2. Địa điểm xây dựng : Xã Điện Tiến, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam
3. Diện tích nhà máy :
4. Mục tiêu đầu tư : Xây dựng nhà máy sản xuất hạt nhựa PE (Polietylen) với
công suất 4tấn/ngày khi đi vào sản xuất ổn định.
5. Mục đích đầu tư :
+ Cung cấp các loại hạt nhựa PE cho thị trường trong
nước cũng như xuất khẩu ra nước ngoài góp phần phát triển ngành nhựa đất nước;
+ Tạo việc làm và nâng cao mức sống cho lao động địa
phương;
+ Góp phần phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường
sống, tiết kiệm nguyên liệu nhựa phế thải;
+ Đóng góp cho thu ngân sách một khoản từ lợi nhuận
kinh doanh;
+ Đạt được mục tiêu lợi nhuận cho doanh nghiệp;
6. Hình thức đầu tư : Đầu tư xây dựng mới
7. Hình thức quản lý : Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thông qua ban Quản
lý dự án do chủ đầu tư thành lập.
8. Tổng mức đầu tư : Tổng mức đầu tư của dự án ước lượng khoảng
2,500,000,000 đồng
9. Nguồn vốn dự án : 100% vốn chủ sở hữu.
10.Tiến độ dự án : Dự án được tiến hành xây dựng từ tháng 8 năm 2013 và
đi vào hoạt động từ năm 2014
11.Vòng đời dự án : Thời gian hoạt động là 15 năm từ năm 2014 đến năm
2028
12.Đánh giá hiệu quả:
Hiện giá thu nhập thuần của dự án là : NPV =51,510,989,770 đồng >0
 Dự án có suất sinh lợi nội bộ và hiệu quả đầu tư khá cao.
13. Kết luận: Chúng tôi kính trình các sở ban ngành của tỉnh Quảng Nam nói trên
cũng như các cơ quan có thẩm quyền khác xem xét cho phép đầu tư dự án “Nhà máy
sản xuất hạt nhựa PE” này.
Nơi nhận:
- Như trên
- Lưu TCHC.
Quảng Nam, ngày tháng năm 2013
CHỦ ĐẦU TƯ
NGUYỄN MINH PHÚC
MỤC LỤC
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN..............................................7
I.1. Giới thiệu về chủ đầu tư ..........................................................................................7
I.2. Mô tả sơ bộ thông tin dự án.....................................................................................7
I.3. Cơ sở pháp lý...........................................................................................................7
CHƯƠNG II: BỐI CẢNH VÀ CĂN CỨ XÁC ĐỊNH SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ...10
II.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam quý I năm 2013...........................10
II.2. Tổng quan ngành nhựa.........................................................................................10
II.2.1. Đặc điểm chung của ngành nhựa thế giới .........................................................10
II.2.2. Tổng quan thị trường nhựa Việt Nam...............................................................13
II.3. Chính sách phát triển ngành nhựa........................................................................14
II.4. Tiềm năng – Thế mạnh và Cơ hội đầu tư của tỉnh Quảng Nam ..........................15
II.4.1. Về tiềm năng và thế mạnh.................................................................................16
II.4.2. Thành tựu kinh tế - xã hội - hợp tác quốc tế .....................................................18
II.4.3. Quy hoạch và định hướng phát triển.................................................................18
II.4.4. Lĩnh vực thu hút đầu tư .....................................................................................19
II.5. Kết luận sự cần thiết đầu tư..................................................................................20
CHƯƠNG IV: ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG ....................................................................21
IV.1. Địa điểm đầu tư...................................................................................................21
IV.2. Khí hậu................................................................................................................21
IV.3. Tài nguyên thiên nhiên .......................................................................................22
IV.4. Nhận xét chung ...................................................................................................22
CHƯƠNG V: QUY MÔ DỰ ÁN – TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN......................................23
V.1. Quy mô dự án.......................................................................................................23
V.2. Máy móc thiết bị ..................................................................................................23
V.3. Thời gian thực hiện dự án ....................................................................................23
V.4. Thị trường cung – cầu..........................................................................................23
CHƯƠNG VI: CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ................................................................24
VI.1. Nhựa PE (Polyetylen) .........................................................................................24
VI.2. Quy trình sản xuất...............................................................................................25
VI.2.1. Sơ đồ công nghệ...............................................................................................25
VI.2.2. Diễn giải quy trình...........................................................................................25
CHƯƠNG VII: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG........................................26
VII.1. Đánh giá tác động môi trường...........................................................................26
VII.1.1. Giới thiệu chung.............................................................................................26
VII.1.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường..............................................26
VII.2. Tác động của dự án tới môi trường ...................................................................26
VII.2.1. Giai đoạn xây dựng dự án ..............................................................................27
VII.2.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng ...................................................27
VII.3. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm....................................................................27
VII.3.1. Giai đoạn xây dựng dự án ..............................................................................27
VII.3.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng ...................................................28
VII.4. Kết luận .............................................................................................................28
CHƯƠNG VIII: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH................................................................29
VIII.1. Tổng mức đầu tư của dự án..............................................................................29
VIII.1.1. Mục đích của tổng mức đầu tư......................................................................29
VIII.1.2. Nội dung của tổng mức đầu tư......................................................................29
VIII.2. Nguồn vốn thực hiện dự án..............................................................................29
VIII.2.1. Tiến độ sử dụng vốn......................................................................................29
VIII.2.2. Nguồn vốn thực hiện dự án...........................................................................29
VIII.3. Hiệu quả tài chính dự án ..................................................................................30
VIII.3.1. Các giả định tính toán ...................................................................................30
VIII.3.2. Phân tích hiệu quả tài chính dự án ................................................................32
VIII.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội dự án............................................................35
CHƯƠNG IX: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................36
IX.1. Kết luận...............................................................................................................36
IX.2. Kiến nghị.............................................................................................................36
IX.3. Cam kết của chủ đầu tư.......................................................................................36
............................................
7
DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT HẠT NHỰA PE
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN
I.1. Giới thiệu về chủ đầu tư
 Chủ đầu tư : Nguyễn Minh Phúc
 CMND số : 271764228
 Ngày cấp : 11/07/2002
 Nơi cấp : Công An tỉnh Đồng Nai
 Địa chỉ :
I.2. Mô tả sơ bộ thông tin dự án
 Tên dự án : Nhà máy sản xuất hạt nhựa PE
 Địa điểm xây dựng : Xã Điện Tiến, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam
 Diện tích nhà máy :
 Mục tiêu đầu tư : Xây dựng nhà máy sản xuất hạt nhựa PE (Polietylen) với công
suất 4tấn/ngày khi đi vào sản xuất ổn định.
 Mục đích đầu tư :
+ Cung cấp các loại hạt nhựa PE cho thị trường trong nước cũng
như xuất khẩu ra nước ngoài góp phần phát triển ngành nhựa đất nước;
+ Tạo việc làm và nâng cao mức sống cho lao động địa phương;
+ Góp phần phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường sống, tiết
kiệm nguyên liệu nhựa phế thải;
+ Đóng góp cho thu ngân sách một khoản từ lợi nhuận kinh
doanh;
+ Đạt được mục tiêu lợi nhuận cho doanh nghiệp;
 Hình thức đầu tư : Đầu tư xây dựng mới
 Hình thức quản lý : Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thông qua ban Quản lý dự án
do chủ đầu tư thành lập.
 Tổng mức đầu tư : Tổng mức đầu tư của dự án ước lượng khoảng 2,500,000,000
đồng
 Nguồn vốn dự án : 100% vốn chủ sở hữu.
 Tiến độ dự án : Dự án được tiến hành xây dựng từ tháng 8 năm 2013 và đi vào
hoạt động từ năm 2014
 Vòng đời dự án : Thời gian hoạt động là 15 năm từ năm 2014 đến năm 2028
I.3. Cơ sở pháp lý
 Văn bản pháp lý
 Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt
Nam;
 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản
của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 5 số 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009;
 Luật Đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt
Nam;
8
DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT HẠT NHỰA PE
 Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt
Nam;
 Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN
Việt Nam;
 Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt
Nam;
 Luật Kinh doanh Bất động sản số 63/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc Hội nước
CHXHCN Việt Nam;
 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước
CHXHCN Việt Nam;
 Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước
CHXHCN Việt Nam;
 Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt
Nam;
 Luật thuế Giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước
CHXHCN Việt Nam;
 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về việc Quản lý dự án
đầu tư xây dựng công trình;
 Nghị định số 124/2008 NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính Phủ về thuế thu
nhập doanh nghiệp;
 Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ Qui định chi tiết thi
hành Luật Thuế giá trị gia tăng;
 Nghị định 140/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22 tháng 11 năm 2006 quy định việc
bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến
lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển;
 Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc qui định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;
 Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một
số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
 Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư
xây dựng công trình;
 Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 4/4/2003 của Chính phủ quy định chi tiết một số
điều luật phòng cháy và chữa cháy;
 Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về việc Quản lý chất
lượng công trình xây dựng và Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/04/2008 của Chính phủ
về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 2009/2004/NĐ-CP;
 Thông tư số 12/2008/TT-BXD ngày 07/05/2008 của Bộ xây dựng hướng dẫn việc lập và
quản lý chi phí khảo sát xây dựng;
 Thông tư số 05/2009/TT-BXD ngày 15/04/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn điều chỉnh
dự toán xây dựng công trình;
9
DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT HẠT NHỰA PE
 Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo
vệ môi trường;
 Thông tư số 33/2007/TT-BTC ngày 09/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn quyết toán
dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước;
 Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo
vệ môi trường;
 Quyết định số 2992/QĐ-BCT ngày 17/6/2011 của Bộ Công thương v/v Phê duyệt quy
hoạch phát triển ngành nhựa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025;
 Công văn số 1779/BXD-VP ngày 16/08/2007 của Bộ Xây dựng về việc công bố định
mức dự toán xây dựng công trình - Phần Khảo sát xây dựng;
 Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo Quyết định số
957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng;
 Căn cứ các pháp lý khác có liên quan;
 Các tiêu chuẩn áp dụng
Dự án Nhà máy sản xuất hạt nhựa PE được thực hiện trên những tiêu chuẩn, quy chuẩn
chính như sau:
 Quy chuẩn xây dựng Việt Nam (tập 1, 2, 3 xuất bản 1997-BXD);
 Quyết định số 04 /2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008. Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc
gia về Quy hoạch xây dựng (QCVN: 01/2008/BXD);
 TCVN 2737-1995 : Tải trọng và tác động- Tiêu chuẩn thiết kế;
 TCXD 45-1978 : Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình;
 TCVN 5760-1993 : Hệ thống chữa cháy - Yêu cầu chung thiết kế lắp đặt và sử dụng;
 TCVN 5738-2001 : Hệ thống báo cháy tự động - Yêu cầu kỹ thuật;
 TCVN-62:1995 : Hệ thống PCCC chất cháy bột, khí;
 TCVN 6160 – 1996 : Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt, sử dụng hệ thống chữa cháy;
 TCVN 4760-1993 : Hệ thống PCCC - Yêu cầu chung về thiết kế;
 TCVN 5576-1991 : Hệ thống cấp thoát nước - quy phạm quản lý kỹ thuật;
 TCXD 51-1984 : Thoát nước - mạng lưới bên trong và ngoài công trình - Tiêu
chuẩn thiết kế;
 11TCN 19-84 : Đường dây điện;
10
DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT HẠT NHỰA PE
CHƯƠNG II: BỐI CẢNH VÀ CĂN CỨ XÁC ĐỊNH SỰ CẦN
THIẾT ĐẦU TƯ
II.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam quý I năm 2013
Quý I năm 2013, kinh tế-xã hội nước ta diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục chịu
ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, nhất là khu vực đồng Euro và hầu hết các nước trong khu vực.
Một số nước điều chỉnh giảm tăng trưởng năm 2013 do tình hình kinh tế những tháng cuối năm
2012 không được như mong đợi. Thị trường tiêu thụ hàng hóa thu hẹp, nhu cầu tiêu dùng giảm
sút dẫn đến sự trì trệ của nhiều nền kinh tế lớn. Ở trong nước, mặc dù một số cân đối vĩ mô có
những cải thiện nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tiếp tục đối mặt với
nhiều khó khăn, thách thức. Hàng tồn kho vẫn còn cao. Tình trạng nợ xấu chưa được giải quyết.
Trước tình hình đó, ngày 07 tháng 01 năm 2013 Chính phủ ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP về
những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự
toán ngân sách nhà nước năm 2013 và Nghị quyết số 02/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ khó
khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu, đồng thời chỉ đạo quyết liệt
các ngành, địa phương thực hiện đồng bộ nhằm thực hiện tốt các mục tiêu, chỉ tiêu kinh tế-xã
hội cả năm.
Một số chỉ tiêu chủ yếu quý I năm 2013 (tăng/giảm) so với cùng kỳ năm 2012 (%)
- Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước:+4.89
- Tốc độ tăng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản: +2.6
- Chỉ số sản xuất công nghiệp: +4.9
- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng: +11.7
- Tổng kim ngạch xuất khẩu: +19.7
- Tổng kim ngạch nhập khẩu: +17.0
- Khách quốc tế đến Việt Nam: -6.2
- Vốn đầu tư ngân sách nhà nước thực hiện so với kế hoạch năm: 18.0
- Chỉ số giá tiêu dùng quý I năm 2013 so với cùng kỳ năm 2012: +6.91
II.2. Tổng quan ngành nhựa
II.2.1. Đặc điểm chung của ngành nhựa thế giới
1. Tốc độ phát triển ổn định nhờ nhu cầu ngày càng tăng, đặc biệt ở khu vực châu Á:
Ngành nhựa là một trong những ngành tăng trưởng ổn định của thế giới, trung bình 9%
trong vòng 50 năm qua. Mặc dù cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 tác động lớn tới nhiều ngành
công nghiệp, ngành nhựa vẫn tăng trưởng 3% trong năm 2009 và 2010. Tăng trưởng của
ngành nhựa Trung Quốc và Ấn Độ đạt hơn 10% và các nước Đông Nam Á với gần 20% năm
2010.
Sự phát triển liên tục và bền vững của ngành nhựa là do nhu cầu thế giới đang trong
giai đoạn tăng cao. Sản lượng nhựa tiêu thụ trên thế giới ước tính đạt 500 triệu tấn năm 2010
với tăng trưởng trung bình 5%/năm (theo BASF). Nhu cầu nhựa bình quân trung bình của thế
giới năm 2010 ở mức 40 kg/năm, cao nhất là khu vực Bắc Mỹ và Tây Âu với hơn 100
kg/năm. Dù khó khăn, nhu cầu nhựa không giảm tại 2 thị trường này trong năm 2009 – 2010
và thậm chí tăng mạnh nhất ở khu vực châu Á – khoảng 12-15%. Ngoài yếu tố địa lý, nhu cầu
cho sản phẩm nhựa cũng phụ thuộc vào tăng trưởng của các ngành tiêu thụ sản phẩm nhựa
11
DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT HẠT NHỰA PE
(end-markets) như ngành thực phẩm (3.5%), thiết bị điện tử (2.9%), xây dựng (5% tại châu
Á). Nhu cầu cho sản phẩm nhựa tăng trung bình 3.8%/năm trong ngành chế biến thực phẩm,
3.1% trong ngành thiết bị điện tử và 6-8% trong ngành xây dựng (Mỹ) là yếu tố quan trọng
đẩy tăng nhu cầu nhựa thế giới.
2. Nguồn cung phục hồi mạnh trong năm 2010, dần trở lại mức trước khủng hoảng
nhưng vẫn chưa đủ cho nhu cầu ngày càng lớn:
Năm 2010, sản lượng nhựa thế giới hồi phục mạnh mẽ lên 300 triệu tấn, cao hơn 32%
sản lượng của 2009. Sản lượng thế giới năm 2009 giảm chủ yếu do giá thành sản xuất leo
thang và ảnh hưởng của kinh tế suy thoái. Với các gói kích cầu, khuyến khích sản xuất, đặc
biệt tại Thái Lan, sản lượng nhựa thế giới đã quay trở lại mức tăng trưởng trước khủng hoảng
tuy vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của thế giới. Cộng thêm với giá NPL đột biến, giá thành sản
phẩm nhựa theo đó cũng tăng tới 25% trong năm 2010.
Tăng trưởng sản lượng ở châu Á (đặc biệt Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Nam Á) đặc biệt
ấn tượng trong năm 2009 và 2010 với ~ 15%. Đây là nguyên nhân chính giúp tăng trưởng
ngành nhựa châu Á đạt trên 2 con số trong năm vừa qua. Khu vực châu Á hiện sản xuất 37%
tổng sản lượng nhựa sản xuất toàn cầu, với 15% thuộc về Trung Quốc. Châu Âu và NAFTA
theo sát với 24% và 23% tương ứng. Sản lượng sản xuất giảm nhẹ ở hai khu vực này do cạnh
tranh lớn với sản phẩm từ châu Á và ảnh hưởng kéo dài của khủng hoảng kinh tế và nợ công
châu Âu.
3. Nguồn cung nguyên liệu vẫn đang thiếu và phụ thuộc lớn vào nguồn năng lượng dầu
mỏ, khí ga tự nhiên: Xu hướng chung năm 2010 là cầu vượt cung, sản lượng giảm đẩy giá hạt
nhựa lên cao (nhất là vào quý 2 và quý 4). Nguyên nhân chính là do tăng giá dầu thô và gas tự
nhiên - nguyên liệu đầu vào sản xuất hạt nhựa.
Trung Quốc và Trung Đông đang dần soán ngôi Mỹ và Tây Âu trong cung và cầu hạt
nhựa. Năm 2010, nhu cầu tiêu thụ hạt nhựa trên thế giới đạt 280 triệu tấn, tăng 24% kể từ năm
2006. Trong đó, khu vực châu Á chiếm 42% tổng sản lượng tiêu thụ, châu Âu với 23% và
Bắc Mỹ 21%. Nhu cầu cho hạt nhựa PE và PP là lớn nhất (29% và 19%). Nhựa PET (8%) là
nhóm đang tăng trưởng tốt nhất với 7%/năm. Nguồn cung hạt nhựa PET đã tăng 25% từ năm
2006 nhưng vẫn không đủ cho nhu cầu của phân nhóm này. Hiện tại, Trung Quốc, Trung
Đông và Nga sản xuất và xuất khẩu nguyên liệu nhựa nhiều nhất thế giới. Thị trường Trung
Quốc có sức tăng trưởng mạnh nhất. 6 tháng đầu năm 2010, Trung Quốc đã sản xuất 21 triệu
tấn hạt nhựa, tăng 23% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó, PVC chiếm 28.2% tổng sản
lượng. Trong khi đó, Trung Đông là khu vực sản xuất PE lớn nhất. Xuất khẩu PE ở Trung
Đông dự kiến tăng từ 4.3 triệu tấn lên 11.7 triệu tấn trong năm 2013, vượt châu Á và Tây Âu
(Nguồn: ICIS). Như vậy, giá hạt PE và PP thế giới phụ thuộc lớn vào tình hình vĩ mô của các
khu vực này.
4. Phụ thuộc vào các ngành sản phẩm cuối như thực phẩm, xây dựng, thiết bị điện
tử, ô tô: Ngành nhựa được chia ra thành nhiều phân khúc nhỏ dựa trên sản phẩm như nhựa
bao bì, nhựa xây dựng, phụ kiện xe hơi, thiết bị điện tử, … Tăng trưởng của các phân khúc
này phụ thuộc lớn vào nhu cầu cho sản phẩm nhựa và tăng trưởng của các ngành sản phẩm
cuối.
- Phân khúc sản xuất bao bì: chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng sản phẩm nhựa được
sản xuất (40%): Tăng trưởng trung bình 4%/năm phụ thuộc vào tăng trưởng của các phân
12
DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT HẠT NHỰA PE
khúc end-products như: thực phẩm, đồ uống, dược phẩm…. Đây chủ yếu là các ngành ít bị
ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính nên dự báo tăng trưởng phân khúc này sẽ ổn định trong
những năm tới.
- Vật liệu xây dựng (20%): Năm 2009-2010, phân khúc này chịu ảnh hưởng tiêu cực
bởi khủng hoảng và cắt giảm xây dựng công tại Mỹ và Châu Âu - 2 thị trường lớn nhất. Tuy
nhiên, nhựa xây dựng được dự báo sẽ phục hồi trong giai đoạn tới với nhu cầu cho ống nhựa
thế giới tăng 4.5%/năm lên 8.2 tỷ mét. Tăng trưởng cao nhất sẽ ở các quốc gia đang phát
triển như Trung Quốc (30% nhu cầu thế giới) và Nhật Bản do nhu cầu tái xây dựng sau động
đất. Khu vực Tây Âu, Bắc Mỹ tuy mức tăng chậm lại nhưng vẫn là những quốc gia tiêu thụ
lượng ống nước nhiều nhất. Dự kiến giá trị sản phẩm ống nhựa (tỷ trọng lớn nhất) sẽ tăng
6.6% lên 38.6 tỷ USD trong giai đoạn 2010-2015 tại thị trường Mỹ.
- Phụ kiện xe hơi (7%): Tăng trưởng ở thị trường châu Á trung bình 5%. Dự báo sẽ ảnh
hưởng tiêu cực bởi tình hình sóng thần và động đất tại Nhật Bản, một trong những nước sản
xuất phụ kiện ô tô lớn.
- Thiết bị điện tử (5.6%): Với nhu cầu cho các thiết bị điện tử như laptop, ti vi, máy in
… tăng dần ở Ấn Độ, Đông Nam Á, Trung Quốc, phân khúc có tiềm năng tăng trung bình
5%/năm.
5. Nhựa tái chế đang ngày càng được các chính phủ khuyến khích và nguồn cung cho
mặt hàng này vẫn đang thiếu hụt nhiều: So với các sản phẩm khác, nhựa tái chế là sản phẩm
khá mới mẻ và đang ngày càng được ưa chuộng, đặc biệt là ở các nước phát triển do đặc tính
thân thiện với môi trường và mục đích tiết kiệm năng lượng do có thể tái chế nhựa. Sản lượng
nhựa tái chế tăng trung bình 11% trong 10 năm qua, là một trong những phân ngành có tăng
trưởng ấn tượng nhất trong ngành nhựa thế giới. Tính đến 2009, tỷ lệ nhựa tái chế tại các
nước châu Âu như Pháp, Đức chiếm 15-30% và tỷ lệ cao nhất cao nhất tại Anh với 40%. Từ
2006, nguồn cung cho nhựa tái chế đã tăng mạnh nhưng vẫn chưa đủ cho nhu cầu.
Sản phẩm và triển vọng: Các sản phẩm nhựa có thể tái chế hiện nay chủ yếu là sản
phẩm của phân ngành bao bì nhựa như các chai nhựa PET, bao bì thực phẩm... Trong những
năm gần đây, số lượng chai nhựa PET tái chế tăng gấp đôi, chiếm 30% tổng lượng chai PET
được tiêu thụ trên thế giới. Đây cũng là tăng trưởng ấn tượng nhất trong các phân khúc bao
bì nhựa. Nhu cầu cho nhựa tái chế tại các quốc giá phát triển đang ngày càng cao dẫn tới nhu
cầu tăng cho hạt nhựa PET và HDPE, nguyên liệu chính sản xuất nhựa có thể tái chế. Tiêu thụ
hạt nhựa PET vượt 500,000 tấn trong năm nay và có khả năng vượt 600,000 tấn trong các
13
DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT HẠT NHỰA PE
năm tới. Triển vọng tăng trưởng của nhựa PET tái chế là rất lớn. Theo cơ quan bảo vệ môi
trường của Mỹ (EPA), chai nhựa tái chế chiếm khoảng 2% số lượng nhựa tái chế tại Mỹ. Với
mục tiêu 25% số nhựa tiêu thụ sẽ được sản xuất từ nhựa tái chế, thị phần và sản lượng chai
nhựa PET sẽ càng tăng.
Nhựa tái chế sẽ có tăng trưởng mạnh và bền vững nhất trong thời gian tới: Thêm vào
đó, xu hướng sử dụng và sản xuất nhựa tái chế đang ngày càng phổ biến với sản lượng tăng
trung bình 11%/năm và hiện nguồn cung nhựa tái chế vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Nhu cầu
tái chế nhựa tăng cao một phần là nhờ chính sách khuyến khích của chính phủ các nước trong
quá trình giảm thiểu mức độ ô nhiễm môi trường do sản phẩm nhựa gây ra. Các nước Úc,
Ireland, Ý, Nam Phi, Đài Loan, …đã chính thức cấm sử dụng túi nylon. Danh sách sản phẩm
nhựa không được lưu dùng của Trung Quốc đã dẫn tới sự sụp đổ của nhà máy sản xuất bao bì
nhựa mềm lớn nhất Trung Quốc - Suiping Huaqiang Plastic năm 2008. Và ngày càng nhiều
nước đưa ra chính sách khuyến khích sử dụng nhựa tái chế, trong đó có Việt Nam. Xu hướng
này mới bắt đầu khoảng 10 năm trở lại đây và đòi hỏi công nghệ mới và phức tạp hơn để sản
xuất nhựa tái chế. (Nguồn: báo cáo triển vọng ngành nhựa SMES)
II.2.2. Tổng quan thị trường nhựa Việt Nam
Ngành sản xuất sản phẩm nhựa là một trong những ngành công nghiệp đang phát triển
nhanh nhất tại Việt Nam với tốc độ tăng trưởng trung bình trong 10 năm trở lại đây là 20 –
25%.
Hiệp hội Nhựa Việt Nam (VPA) cho biết tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành năm
2012 đạt 1.98 tỷ USD, tăng trên 42.2% so với năm 2011. Việt Nam sản xuất rất nhiều chủng
loại sản phẩm nhựa bao gồm sản phẩm đóng gói, đồ gia dụng, vật liệu xây dựng, thiết bị điện
và điện tử, linh kiện xe máy và ô tô và các linh kiện phục vụ cho ngành viễn thông và giao
thông vận tải. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa ước đạt 1.58 tỷ USD, tăng 17%
so với cùng kỳ năm 2011. Kim ngạch xuất khẩu chất dẻo nguyên liệu ước đạt 397 triệu USD,
tăng hơn 60.5% về lượng và 62.6% về kim ngạch.
Nhật Bản, Mỹ, Đức là 3 thị trường chính của sản phẩm nhựa Việt Nam. Trong đó,
Nhật Bản là thị trường nhập khẩu nhiều nhất trong 5 năm gần đây. Đây là cũng thị trường mà
kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa của Việt Nam có mức tăng trưởng cao nhất trong năm
2012, tăng 24% so với năm 2011, chiếm tỷ trọng 22.6%. Hiệp hội dự báo năm 2013 kim
ngạch xuất khẩu của ngành sẽ có mức tăng trưởng trung bình từ 11-13.5% so với năm 2012.
Ngành nhựa Việt Nam đang hướng tới trở thành ngành công nghiệp tiên tiến, sản xuất
những sản phẩm chất lượng cao, đa dạng về chủng loại, mẫu mã, có tính cạnh tranh cao, thân
thiện với môi trường, đáp ứng phần lớn nhu cầu trong nước, có khả năng xuất khẩu những sản
phẩm có giá trị gia tăng cao với sản lượng ngày càng lớn. Trong quy hoạch đến năm 2020,
ngành nhựa đã tính đến việc chuyển dịch cơ cấu nhóm sản phẩm nhựa theo hướng giảm tỷ
trọng các nhóm sản phẩm nhựa bao bì và nhựa gia dụng, tăng dần tỷ trọng nhóm nhựa vật liệu
xây dựng và kỹ thuật.
Nhu cầu thị trường: Kể từ năm 2000 trở lại đây, ngành công nghiệp sản xuất nhựa của
Việt Nam đã duy trì tốc độ tăng trưởng cao nhờ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu khẩu tăng
mạnh. Tiêu thụ nhựa bình quân theo đầu người tại Việt Nam năm 1975 chỉ ở mức 1kg/năm và
không có dấu hiệu tăng trưởng cho đến năm 1990. Tuy nhiên, kể từ năm 2000 trở đi, tiêu thụ
14
DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT HẠT NHỰA PE
bình quân đầu người đã tăng trưởng đều đặn và đạt ở mức 12kg/năm và đỉnh cao là năm 2010
là 38kg/người. Tiêu thụ sản phẩm nhựa tăng đã tạo ra một làn sóng đầu tư trực tiếp nước
ngoài tại Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành xây dựng, giao thông vận tải và các
ngành sản xuất khác phát triển.
Hình : Tiêu thụ sản phẩm nhựa bình quân theo đầu người tại Việt Nam (đơn vị: kg/người)
Nguồn: Bộ Công Thương
Sản phẩm nhựa Việt Nam có tiềm năng phát triển rất lớn để tạo được vị thế vững chắc
trên thị trường quốc tế. Doanh thu nhựa hoàn chỉnh đạt khoảng 100 tỷ USD sẽ tiếp tục mở ra
nhiều cơ hội xuất khẩu cho sản phẩm nhựa của Việt Nam. Sản phẩm nhựa Việt Nam có vị thế
khá cạnh tranh trên trường quốc tế nhờ vào việc áp dụng các công nghệ sản xuất tiên tiến;
được hưởng những ưu đãi về thuế quan và có khả năng thâm nhập thị trường tốt.
II.3. Chính sách phát triển ngành nhựa
Trong Quyết định số 2992/QĐ-BCT ngày 17/6/2011, Bộ Công thương đã đưa ra quan
điểm phát triển đối với ngành nhựa như sau:
- Phát triển ngành nhựa Việt Nam phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -
xã hội, quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp Việt Nam, phù hợp với xu thế và lộ
trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa, từng bước tham gia
vào chuỗi sản xuất toàn cầu.
- Phát triển ngành nhựa Việt Nam trên cơ sở phát huy được tiềm năng và thế mạnh của
từng vùng, từng địa phương, tạo sự phát triển cân đối giữa các vùng, đồng thời tạo ra sự hợp
tác, hỗ trợ thúc đẩy phát triển hài hòa với các ngành công nghiệp khác.
- Phát triển ngành nhựa Việt Nam theo hướng chuyên môn hóa, hiện đại hóa, tạo ra
năng suất lao động cao, coi trọng chất lượng tăng trưởng và giá trị tăng thêm của sản xuất
công nghiệp.
- Phát triển ngành nhựa Việt Nam đảm bảo hiệu quả, ổn định và bền vững gắn với bảo
vệ môi sinh, môi trường.
15
DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT HẠT NHỰA PE
 Mục tiêu của Chính phủ
Mục tiêu tổng quát:
- Phát triển ngành nhựa Việt Nam thành một ngành kinh tế mạnh với tốc độ tăng
trưởng cao và bền vững. Từng bước xây dựng và phát triển ngành nhựa đồng bộ từ sản xuất
nguyên liệu đến chế biến sản phẩm cuối cùng, xử lý phế liệu nhựa và chế biến thành nguyên
liệu, tăng dần tỷ trọng nguyên liệu trong nước để trở thành ngành công nghiệp tự chủ, có khả
năng hội nhập vững chắc vào kinh tế khu vực và thế giới.
- Phát triển ngành nhựa Việt Nam thành ngành công nghiệp tiên tiến, sản xuất được
những sản phẩm chất lượng cao, đa dạng hóa về chủng loại, mẫu mã, có tính cạnh tranh cao,
thân thiện với môi trường, đáp ứng phần lớn nhu cầu của thị trường trong nước, có khả năng
xuất khẩu những sản phẩm có giá trị gia tăng cao với sản lượng ngày càng cao, để ngành nhựa
Việt Nam phát triển ngang tầm với khu vực và trên thế giới.
Mục tiêu cụ thể:
- Giá trị sản xuất công nghiệp ngành nhựa theo giá so sánh 1994 đến năm 2015 đạt
78,500 tỷ đồng, đến năm 2020 đạt 181,577 tỷ đồng và đến năm 2025 đạt 390,000 tỷ đồng.
Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2011 - 2015 đạt 17.56%; giai đoạn
2016 - 2020 đạt 18.26% và giai đoạn 2021 - 2025 đạt 16.52%.
- Giá trị tăng thêm ngành nhựa tính theo giá so sánh 1994 đến năm 2015 đạt 10,908 tỷ
đồng, đến năm 2020 đạt 19,319 tỷ đồng và đến năm 2025 đạt 32,274 tỷ đồng. Tốc độ tăng
trưởng giai đoạn 2011 - 2015 đạt 12.75%; giai đoạn 2016 - 2020 đạt 12.11% và giai đoạn
2021 - 2025 đạt 10.81%;
- Phấn đấu tỷ trọng ngành nhựa so với toàn ngành Công nghiệp đến năm 2015 đạt
5.0%, đến năm 2010 đạt 5.5% và đến năm 2025 đạt 6.0%.
- Chuyển dịch cơ cấu các nhóm sản phẩm nhựa theo hướng giảm tỷ trọng các nhóm
sản phẩm nhựa bao bì và nhựa gia dụng, tăng dần tỷ trọng nhóm sản phẩm nhựa vật liệu xây
dựng và nhựa kỹ thuật. Mục tiêu đến năm 2015 nhóm sản phẩm nhựa bao bì chiếm tỷ trọng
36%; nhựa gia dụng 20%; nhựa vật liệu xây dựng 23% và nhựa kỹ thuật 21%. Năm 2020 tỷ
trọng các nhóm sản phẩm tương ứng là 34.0%; 18.0%; 25.0% và 23%. Đến năm 2025 tỷ trọng
các nhóm sản phẩm tương ứng là 31.0%; 17.0%; 27.0% và 25.0%.
- Sản lượng các sản phẩm ngành nhựa đến năm 2015 đạt 7.5 triệu tấn, đến năm 2020
đạt 12.5 triệu tấn.
- Kim ngạch xuất khẩu đến năm 2015 đạt 2.15 tỷ USD, đến năm 2020 đạt 4.3 tỷ USD.
Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2011 - 2015 đạt 15.43%; giai đoạn 2016 - 2020 đạt 14.87%.
II.4. Tiềm năng – Thế mạnh và Cơ hội đầu tư của tỉnh Quảng Nam
Quảng Nam - một tỉnh thuộc Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung với diện tích tự
nhiên 10,438 km2
và dân số khoảng 1.5 triệu người; là vùng đất địa linh nhân kiệt, với bản
tính hiếu học, siêng làm đã tạo nên tính cách riêng của con người xứ Quảng; là vùng đất "Ngũ
phụng tề phi" – danh hiệu được Vua Thành Thái phong tặng cho năm thí sinh của tỉnh Quảng
Nam cùng đỗ đạt trong một khoa thi năm 1898, một điều hiếm có trong một tỉnh. Ngoài ra,
Quảng Nam cũng là địa phương duy nhất của Việt Nam có 2 Di sản văn hoá thế giới là Đô thị
16
DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT HẠT NHỰA PE
cổ Hội An, Khu đền tháp cổ Mỹ Sơn và Khu dữ trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm. Đặc
biệt, Quảng Nam cũng là địa phương đầu tiên được Trung ương chọn thành lập Khu kinh tế
mở Chu Lai - khu kinh tế ven biển đầu tiên của Việt Nam, hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực
theo thông lệ quốc tế.
II.4.1. Về tiềm năng và thế mạnh
Quảng Nam có đầy đủ các yếu tố, điều kiện thuận lợi, đáp ứng yêu cầu các dự án đầu
tư, cụ thể như sau:
1. Vị trí chiến lược: Quảng Nam có vị trí rất thuận lợi để kết nối với các địa phương
khác của Việt Nam và thế giới:
- Nằm ở trung độ của Việt Nam, phía Bắc giáp thành phố Đà Nẵng – trung tâm thương
mại, dịch vụ, đào tạo của miền Trung; phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi; phía Tây giáp nước
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào; phía Đông giáp biển Đông; cách Hà Nội và thành phố Hồ
Chí Minh 01 giờ bay.
- Nằm ở trung tâm của khu vực ASEAN, trên tuyến Hành lang kinh tế Đông – Tây,
thuận lợi trong vận chuyển đường bộ sang Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar và đường
biển sang các nước khác thuộc khu vực ASEAN.
- Trong bán kính 3,200 km, Quảng Nam là trung tâm của các vùng kinh tế năng động
nhất khu vực Đông Á như Singapore, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản; trong vòng 04 đến
05 giờ bay sẽ tiếp cận đến hầu hết các sân bay lớn nhất khu vực châu Á Thái Bình Dương.
2. Hạ tầng đồng bộ:
- Quảng Nam có điều kiện giao thông liên vùng rất thuận lợi với hệ thống đường bộ,
đường sắt, đường hàng không và đường biển thuộc trục giao thông quốc gia:
+ Đường hàng không: nằm giữa 2 sân bay quốc tế lớn của Miền Trung là sân bay Đà
Nẵng và sân bay Chu Lai, trong đó sân bay Chu Lai đang được nghiên cứu lập quy hoạch xây
dựng thành sân bay trung chuyển hàng hóa quốc tế cấp 4F và trung tâm sữa chửa, bảo dưỡng
máy bay hặng nặng duy nhất của Việt Nam.
+ Đường biển: nằm giữa 2 hệ thống cảng biển quốc tế lớn là Đà Nẵng và Kỳ Hà, gần
tuyến hàng hải quốc tế Bắc Nam, rất thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa với các tuyến
trong nước và quốc tế.
+ Đường bộ: nằm trên trục giao thông chính của quốc gia với hệ thống Quốc lộ 1A,
đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Nam - Quảng Ngãi, đường ven biển Đà Nẵng - Hội An - Chu
Lai, các tuyến quốc lộ thuộc Hành lang kinh tế Đông – Tây nối các tỉnh Tây Nguyên, Nam
Lào và Đông Bắc Thái Lan đảm bảo giao thông thông suốt với tất cả các khu vực trong nước
và quốc tế.
+ Đường sắt: Hệ thống đường sắt xuyên Việt đảm bảo vận chuyển hành khách và hàng
hóa đi tất cả các địa phương trong nước.
- Hạ tầng điện, nước, viễn thông đáp ứng đầy đủ nhu cầu các dự án đầu tư; được đầu tư
đến ranh giới dự án hoặc đến hàng rào các nhà máy trong khu công nghiệp.
- Phần lớn các khu công nghiệp đều có hệ thống xử lý nước thải; hệ thống thu gom xử
lý chất thải rắn theo quy định.
17
DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT HẠT NHỰA PE
- Các hạ tầng xã hội và dịch vụ tiện ích khác như trường học, bệnh viện, khách sạn, nhà
hàng, khu vui chơi giải trí cơ bản đáp ứng nhu cầu nhà đầu tư, công nhân lao động và gia đình
của họ.
3. Nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng
- Tỉnh Quảng Nam có nguồn lao động dồi dào với dân số khoảng 1.5 triệu người, trong
đó trên 50% dân số trong độ tuổi lao động. Người lao động Quảng Nam cần cù, ham học hỏi,
ý thức kỹ luật lao động tốt và đặc biệt có tay nghề cao trong lĩnh vực công nghiệp cơ khí, may
mặc và dịch vụ du lịch. Đây chính là một trong những tiêu chí mà Tập đoàn Hyundai, Kia
(Hàn Quốc), Mazda (Nhật Bản), Coilcraft (Hoa Kỳ), Indochina Capital, VinaCapital, Hitech
(Thái Lan) ... đánh giá cao khi quyết định đầu tư tại Quảng Nam.
- Toàn tỉnh có 02 trường đại học và nhiều cơ sở đào tạo nghề với các lĩnh vực đào tạo
khác nhau. Ngoài ra, Quảng Nam nằm gần các trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn như Đà
Nẵng, Huế,... nên rất thuận tiện trong việc cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho các
dự án đầu tư.
- Quảng Nam đã ban hành cơ chế đào tạo lao động phù hợp như hỗ trợ kinh phí đào
tạo, hỗ trợ mặt bằng cho doanh nghiệp mở cơ sở đào tạo, kết hợp giữa cơ sở đào tạo và doanh
nghiệp ... đã tạo được nguồn lao động đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư về số lượng cũng như
chất lượng.
4. Cơ chế ưu đãi đầu tư đặc thù:
- Nhà đầu tư được toàn quyền lựa chọn và quyết định thực hiện dự án theo hình thức
đầu tư phù hợp.
- Được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư theo quy định của Chính phủ Việt Nam, trong
đó KKTM Chu Lai được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư cao nhất và 15/18 huyện thuộc Danh
mục địa bàn ưu đãi đầu tư theo quy định của Chính phủ về mặt bằng, thuế thu nhập doanh
nghiệp, thuế nhập khẩu ...
- Đơn giá cho thuê đất có kết cấu hạ tầng trong các khu công nghiệp bằng 1/3 so với
các khu vực khác; tùy lĩnh vực đầu tư, dự án có thể đươc miễn tiền thuê đất chưa có kết cấu
trong thời gian 11 năm, 15 năm hoặc suốt thời hạn triển khai dự án.
- Được tỉnh Quảng Nam hỗ trợ một phần chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng; chi
phí đào tạo lao động; xây dựng nhà ở công nhân; chi phí xúc tiến thương mại, quảng bá giới
thiệu sản phẩm.
- Ngoài những quy định chung, những dự án quy mô lớn và có ý nghĩa quan trọng
được chính quyền tỉnh Quảng Nam phối hợp với nhà đầu tư nghiên cứu trình Chính phủ
Trung ương cho áp dụng các chính sách đặc thù.
- Tất cả thủ tục đầu tư được giải quyết theo cơ chế “một cửa liên thông” tại một cơ
quan đầu mối duy nhất; thời gian rút ngắn tối đa so với quy định chung; nhà đầu tư không
phải nộp bất kỳ chi phí dịch vụ nào trừ những khoản lệ phí theo quy định của Chính phủ.
5. Chất lượng cuộc sống được đảm bảo
- Quảng Nam là nơi hội tụ đầy đủ các điều kiện đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí,
khám chữa bệnh, nghỉ dưỡng và học tập... của nhà đầu tư.
18
DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT HẠT NHỰA PE
- Đến Quảng Nam, nhà đầu tư còn có cơ hội trải nghiệm những nét văn hóa đặc sắc và
tận hưởng sự thoải mái do thiên nhiên ban tặng với nhiều di tích, danh lam thắng cảnh. Đặc
biệt, Đô thị cổ Hội An đã nhận được giải vàng "Thành phố du lịch được yêu thích nhất năm
2012" do Tạp chí du lịch Wanderlust (Vương quốc Anh) bình chọn. Trên địa bàn tỉnh có hơn
4000 phòng khách sạn tiêu chuẩn quốc tế đã từng tổ chức nhiều sự kiện quốc tế quan trọng,
trong đó The Nam Hai là khu du lịch 5 sao+ duy nhất miền Trung và sân golf Montgomerie
Links tốt nhất châu Á.
- Nhu cầu khám chữa bệnh cũng được đáp ứng tối đa với Bệnh viện đa khoa Trung
ương quy mô 500 giường bệnh được đầu tư từ nguồn vốn ODA của Chính phủ Hàn Quốc.
II.4.2. Thành tựu kinh tế - xã hội - hợp tác quốc tế
Kể từ khi tái lập tỉnh vào năm 1997 đến nay, hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội trên
địa bàn tỉnh từng bước được đầu tư đồng bộ, đáp ứng cơ bản nhu cầu của nhà đầu tư. Kinh tế
tăng trưởng liên tục và ổn định trong nhiều năm, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa
bàn đạt mức cao hơn bình quân cả nước, trong đó năm 2012 đạt 11.2%. Cơ cấu tổng sản phẩm
từng bước chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng
nông nghiệp, năm 2012 giá trị ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ chiếm 79.8% GDP,
nông nghiệp chiếm 20.2% GDP.
Về đầu tư: Quảng Nam đã thu hút được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước với các
dự án tầm quốc gia và những sản phẩm tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu như Ôtô Trường
Hải, Kính nổi Chu Lai, Gạch men Đồng Tâm, thiết bị vệ sinh Inax, thiết bị ngành may Groz
Becker, Indochina Capital, Vina Capital, Victoria, Golden Sand,...
Quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Quảng Nam với các đối tác quốc tế không ngừng được
mở rộng. Trong những năm qua, Quảng Nam đã kết nghĩa với tỉnh Sê Kông (Lào), thành phố
Osan (Hàn Quốc) và có sự hợp tác với vùng Nord-Pas de Calais (Pháp),... qua đó đã có nhiều
thỏa thuận thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa xã hội và thu hút đầu tư. Các tổ chức quốc tế
lớn như UN-Habitat, UNESCO, Tầm nhìn thế giới, Ngân hàng thế giới WB, Ngân hàng Phát
triển châu Á ADB ... đã có nhiều hoạt động hợp tác với Quảng Nam trong việc lập quy hoạch
phát triển kinh tế xã hội, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và giao lưu văn hóa, nghệ thuật.... Đặc
biệt, thành phố Hội An vinh dự được đón tiếp nhiều nguyên thủ quốc gia viếng thăm và đã
được chọn đăng cai nhiều hoạt động quốc tế lớn như Hội nghị Bộ trưởng du lịch APEC, cuộc
thi Hoa hậu Trái đất, Hoa hậu Hoàn Vũ, Lễ Hội giao lưu văn hóa Việt Nam - Nhật Bản, Liên
hoan hợp xướng quốc tế...
II.4.3. Quy hoạch và định hướng phát triển
1. Định hướng phát triển: ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ để đến
năm 2020 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp.
2. Quy hoạch phát triển:
* Vùng ven biển phía Đông: với diện tích 1064.8 km2
, gồm thành phố Hội An, Tam Kỳ
và các huyện: Điện Bàn, Duy Xuyên, Quế Sơn, Thăng Bình, Phú Ninh và Núi Thành - là động
lực phát triển của tỉnh Quảng Nam.
- Định hướng phát triển:
+ Phát triển các cụm đô thị lớn: Hội An, Điện Nam - Điện Ngọc, Tam Kỳ, Núi Thành
19
DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT HẠT NHỰA PE
+ Phát triển công nghiệp cơ khí chế tạo, công nghiệp hỗ trợ ngành ôtô, công điện –
điện tử, công nghiệp chế biến hàng tiêu dùng, công nghiệp có công nghệ tiên tiến, dệt may da
giày tại KKTM Chu Lai, các KCN Điện Nam - Điện Ngọc (Điện Bàn), Đông Quế Sơn (Quế
Sơn), Thuận Yên (Tam Kỳ), Phú Xuân (Phú Ninh) và các cụm công nghiệp.
+ Phát triển du lịch biển, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và du lịch văn hóa
+ Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
* Vùng đồi núi phía Tây: với diện tích 9,342 km2
, gồm các huyện Đại Lộc, Đông
Giang, Tây Giang, Nam Giang, Tiên Phước, Hiệp Đức, Phước Sơn, Nam Trà My, Bắc Trà
My, Nông Sơn
- Định hướng phát triển:
+ Công nghiệp khai thác và chế biến sâu khoáng sản
+ Công nghiệp thủy điện
+ Công nghiệp chế biến nông lâm sản
+ Công nghiệp dệt may – da giày
+ Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng
+ Nông nghiệp áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến; chăn nuôi gia súc, gia cầm; chế
biến sản phẩm gia súc, gia cầm.
II.4.4. Lĩnh vực thu hút đầu tư
Lĩnh vực thu hút đầu tư của tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2013-2015 và những năm tiếp
theo rất đa dạng, trong đó tập trung vào các lĩnh vực sau:
1. Công nghiệp hỗ trợ: là lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư trong chiến lược phát triển
tỉnh Quảng Nam, trong đó chú trọng các ngành công nghiệp hỗ trợ cho ngành cơ khí chế tạo;
ô tô, xe máy; điện - điện tử; dệt may, da giày.
2. Công nghiệp chế biến các mặt hàng tiêu dùng, hàng gia dụng, nông lâm thủy sản, vật
liệu xây dựng: với nguồn tài nguyên khoáng sản, tài nguyên rừng, tài nguyên biển và nguồn
nông sản dồi dào, đa dạng về chủng loại, là nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế
biến các mặt hàng tiêu dùng, hàng gia dụng, chế biến các sản phẩm nông lâm thủy sản, sản
xuất vật liệu xây dựng, chế biến sâu khoáng sản ...
3. Đầu tư xây dựng và Kinh doanh hạ tầng các Khu công nghiệp, cụm công nghiệp:
nhà đầu tư trong nước và ngoài nước được khuyến khích thực hiện dự án đầu tư xây dựng và
kinh doanh kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp (KCN) và các cụm công nghiệp (CCN) trên
địa bàn theo danh mục sau: KCN Phú Xuân - huyện Phú Ninh; KCN cơ khí đa dụng và ôtô
tập trung - KKTM Chu Lai; KCN Tam Thăng - KKTM Chu Lai; CCN Đại Hiệp - huyện Đại
Lộc; CCN Tây An - huyện Duy Xuyên; CCN Đông Phú - huyện Quế Sơn; CCN Hà Lam -
Chợ Được, huyện Thăng Bình...
4. Lĩnh vực nông nghiệp: trồng và chế biến các loại nông sản, hoa quả; lập trang trại
chăn nuôi gia súc , gia cầm và chế biến các sản phẩm gia súc, gia cầm; lĩnh vực R&D (nghiên
cứu và phát triển) ngành nông nghiệp.
5. Lĩnh vực du lịch, dịch vụ và đô thị:
- Đầu tư các khu đô thị, khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp ven sông, ven biển.
- Đầu tư các khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, du lịch giáo dục truyền thông văn hóa,
lịch sử...
20
DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT HẠT NHỰA PE
- Đầu tư các khách sạn, nhà hàng, siêu thị mini tại trung tâm các huyện, thành phố, các
khu công nghiệp để phục vụ nhu cầu mua sắm, tiêu dùng, nghỉ ngơi và giải trí của dân cư,
công nhân các khu công nghiệp.
6. Đào tạo nguồn nhân lực: đầu tư xây dựng các trường dạy nghề để cung ứng lao động
quản lý và công nhân kỹ thuật cho các dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực: công nghiệp chế biến;
điện - điện tử - điện dân dụng - điện lạnh; cơ khí chế tạo; quản trị nhà hàng, khách sạn; nghiệp
vụ khách sạn, nhà hàng ...
II.5. Kết luận sự cần thiết đầu tư
Theo Quy hoạch phát triển tổng thể ngành nhựa Việt Nam đến năm 2020, Chính phủ
đã đặt ra yêu cầu: phát triển công nghiệp sản xuất nguyên liệu cho ngành nhựa; phát triển sản
xuất các sản phẩm kỹ thuật cao và sản phẩm nhựa xuất khẩu; phát triển ngành công nghiệp xử
lý phế liệu nhựa. Trong đó, đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp tái chế phế liệu nhựa sẽ
góp phần sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên; tăng cường khả năng tái chế và
giảm thiểu lượng chất thải rắn đô thị đưa đến bãi chôn lấp; tiết kiệm nguồn ngân sách Nhà
nước cho các hoạt động quản lý và xử lý chất thải; giúp các doanh nghiệp ngành nhựa chủ
động được nguồn nguyên liệu, tiết kiệm ngoại tệ cho quốc gia (giảm lượng nguyên liệu nhựa
nhập khẩu); giảm giá thành sản phẩm nhựa tăng năng lực cạnh tranh với hàng ngoại nhập ở
thị trường trong và ngoài nước.
Nắm bắt được chính sách và mục tiêu phát triển ngành nhựa của Chính phủ đồng thời
nhận thấy nhu cầu về sử dụng nhựa trong nước và nước ngoài ngày càng cao, chúng tôi khẳng
định việc xây dựng “Nhà máy sản xuất hạt nhựa PE” là rất cần thiết và là một hướng đầu tư
đứng đắn trong giai đoạn hiện nay.
21
DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT HẠT NHỰA PE
CHƯƠNG IV: ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG
IV.1. Địa điểm đầu tư
Dự án Nhà máy sản xuất hạt nhựa PE dự kiến xây dựng tại xã Điện Tiến, huyện Điện
Bàn, tỉnh Quảng Nam.
Hình: Vị trí xây dựng dự án
Điện Bàn là huyện đồng bằng ven biển nằm về phía bắc của tỉnh Quảng Nam, cách
thành phố Đà Nẵng 25km về phía Nam và cách tỉnh lỵ thành phố Tam Kỳ 45km về phía Bắc.
Được giới hạn trong tọa độ địa lý: từ 108°00 đến 108°20kinh độ Đông và từ 15°40 đến 15°57
vĩ độ Bắc.
- Phía Bắc giáp huyện Hòa Vang (thành phố Đà Nẵng).
- Phía Nam giáp huyện Duy Xuyên.
- Phía Đông giáp biển Đông và phía Đông Nam giáp thị xã Hội An.
- Phía Tây giáp huyện Đại Lộc.
Điện Bàn là huyện duyên hải miền Trung có điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý thuận lợi
để phát triển kinh tế xã hội: nằm giữa tam giác Đà Nẵng - Hội An - Mỹ Sơn, trên tuyến du
lịch Đà Nẵng - Hội An, có các tuyến giao thông huyết mạch của cả nước chạy qua như quốc
lộ 1A, đường sắt Bắc - Nam, nằm cách không xa sân bay quốc tế Đà Nẵng, gần cảng biển lớn
Tiên Sa, gần đầu mối giao thông và các trung tâm kinh tế văn hóa lớn của khu vực tạo điều
kiện cho việc mở rộng giao lưu kinh tế trong nước và quốc tế được thuận lợi, có lợi thế khá rõ
để phát triển công nghiệp, dịch vụ, thương mại và du lịch.
IV.2. Khí hậu
Nhà máy nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng chung của khí hậu khu vực miền Trung,
chịu ảnh hưởng trực tiếp của kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong năm chia thành hai mùa rõ
rệt: mùa khô từ tháng 2 đến tháng 8, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau.
- Nhiệt độ bình quân trong năm là 25.6°C.
22
DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT HẠT NHỰA PE
- Lượng mưa trung bình năm là 2208 mm.
- Gió: các hướng gió thịnh hành là Đông Nam và Tây Nam mang đến thời tiết mát mẻ,
hướng gió mùa Đông Bắc có ảnh hưởng nhưng không sâu sắc.
- Bão: thường xảy ra vào các tháng 9, 10, 11 kết hợp với các trận mưa lớn gây lũ lụt
làm ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
IV.3. Tài nguyên thiên nhiên
* Tài nguyên đất
Điện Bàn là huyện đồng bằng ven biển, có tổng diện tích tự nhiên 21,428.03 ha, trong
đó đất nông nghiệp 10,316.63 ha, chiếm 48%; đất phi nông nghiệp 8,082.90 ha, chiếm 38%;
diện tích chưa sử dụng còn 3,028.51 ha, chiếm 14% diện tích tự nhiên, trong đó đất bằng chưa
sử dụng 2,941.51 ha, đất đồi núi chưa sử dụng là 87 ha.
Theo điều tra của viện Quy hoạch - Nông nghiệp thì trên địa bàn huyện có các loại đất
sau đây:
- Nhóm đất cát ven biển.
- Nhóm đất phù sa.
- Nhóm đất mặn.
- Đất xói mòn trơ sỏi đá.
* Tài nguyên biển
Điện Bàn có bờ biển dài gần 8 km, chạy qua các xã Điện Ngọc, Điện Dương, nằm giữa
tuyến ven biển Hội An - Đà Nẵng, có vị trí rất thuận lợi để phát triển kinh tế biển như đánh
bắt, nuôi trồng và khai thác du lịch.
* Tài nguyên nước
- Nguồn nước mặt: hệ thống sông suối ở huyện nhiều, phân bố đều, rất thuận lợi cho
việc phân bố và sử dụng. Do vậy có đủ lượng nước tưới cho cây trồng quanh năm, nên hầu
hết lúa trong huyện thuộc dạng tưới tiêu chủ động.
Các con sông lớn trên địa bàn huyện như: sông Thu Bồn, sông Bà Rén, sông Vĩnh Điện,
sông Yên, sông Bình Phước,…
- Nguồn nước ngầm: nguồn nước ngầm trên địa bàn tương đối tốt, độ sâu trung bình 3-
5m. Nhìn chung nguồn nước ngầm có chất lượng đảm bảo yêu cầu trong sản xuất và sinh hoạt
hằng ngày.
IV.4. Nhận xét chung
Từ những phân tích trên, chủ đầu tư khẳng định rằng địa điểm xây dựng dự án hội tụ
những điều kiện thuận lợi để tạo nên sự thành công của một dự án đầu tư.
23
DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT HẠT NHỰA PE
CHƯƠNG V: QUY MÔ DỰ ÁN – TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
V.1. Quy mô dự án
Xây dựng nhà máy sản xuất hạt nhựa PE (Polietylen) với công suất khoảng 4tấn/ngày
khi đi vào sản xuất ổn định.
V.2. Máy móc thiết bị
STT Thiết bị
1 Máy xay lưới
2 Máy cắt lưới
3 Máy nấu lưới
V.3. Thời gian thực hiện dự án
Dự án được tiến hành xây dựng từ tháng 8 năm 2013 và đi vào hoạt động từ năm 2014.
V.4. Thị trường cung – cầu
Thị trường nguồn nguyên liệu sản xuất: Lưới nhựa phế thải sẽ được thu mua trong
nước và nước ngoài.
Thị trường bán sản phẩm: hạt nhựa PE sau khi được tái chế sẽ được tiêu thụ trong nước
và xuất khẩu sang Trung Quốc.
24
DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT HẠT NHỰA PE
CHƯƠNG VI: CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT
VI.1. Nhựa PE (Polyetylen)
Polyetylen (tiếng Anh: polyethylene hay polyethene; viết tắt: PE), là một nhựa nhiệt
dẻo (thermoplastic) được sử dụng rất phổ biến trên thế giới.
Polyetylen là một hợp chất hữu cơ (poly) gồm nhiều nhóm etylen CH2-CH2 liên kết với
nhau bằng các liên kết hydro no.
Polyetylen được điều chế bằng phản ứng trùng hợp các monome etylen (C2H4).
Tính chất vật lý
Polyetylen màu trắng, hơi trong, không dẫn điện và không dẫn nhiệt, không cho nước
và khí thấm qua. Tùy thuộc vào loại PE mà chúng có nhiệt độ hóa thủy tinh Tg ≈ -100°C và
nhiệt độ nóng chảy Tm ≈ 120 °C.
Tính chất hóa học
Polyetylen có tính chất hóa học như hydrocacbon no như không tác dụng với các dung
dịch axít, kiềm, thuốc tím và nước brôm.
Ở nhiệt độ cao hơn 70o
C PE hòa tan kém trong các dung môi như toluen, xilen,
amilacetat, tricloetylen, dầu thông. dầu khoáng... Dù ở nhiệt độ cao, PE cũng không thể hòa
tan trong nước, trong các loại rượu béo, aceton, ête etylic, glicerin và các loại dầu thảo mộc.
Ứng dụng
Do các tính chất trên, polyetylen được dùng bọc dây điện, bọc hàng, làm màng mỏng
che mưa, chai lọ, chế tạo thiết bị trong ngành sản xuất hóa học.
Phân loại
Dựa vào khối lượng phân tử, tỷ trọng, độ kết tinh và mức độ khâu mạch mà PE được
chia thành 8 loại:
 VLDPE (PE tỷ trọng rất thấp)
 LDPE (PE tỷ trọng thấp)
 LLDPE (PE tỷ trọng thấp mạch thẳng)
 MDPE (PE tỷ trọng trung bình)
 HDPE (PE tỷ trọng cao)
 UHMWPE (PE có khối lượng phân tử cực cao)
 PEX hay XLPE (PE khâu mạch)
 HDXLPE (PE khâu mạch tỷ trọng cao)
VLDPE: Là một polyme chủ yếu là mạch thẳng, còn các mạch nhánh rất ngắn. Tỷ
trọng: 0.880 – 0.915 g/cm³, được chế tạo nhờ quá trình trùng hợp triệt để dưới áp suất cao, là
chất vô định hình có độ mềm dẻo tuyệt đối, độ dai rất tốt, căng và tăng khả năng bảo vệ môi
25
DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT HẠT NHỰA PE
trường, mở rộng khả năng hỗn hợp với nguyên liệu chất dẻo mềm khác như PVC, EVA để
thay đổi tính năng của nó. Dùng để sản xuất màng co, màng căng, găng tay bảo hộ, tham gia
quá trình biến đổi các loại chất dẻo khác, màng công nghiệp, màng nhiều lớp.
LDPE: Tỷ trọng: 0.910 – 0.925 g/cm³. Nhiệt độ hóa thủy tinh Tg ≈ -110 °C
LLDPE: Tỷ trọng: 0.915 – 0.925 g/cm³
MDPE: Tỷ trọng: 0.926 – 0.940 g/cm³
HDPE: Ngược với LDPE, HDPE được sản xuất đưới áp suất thấp với các hệ xúc tác
như crom/silic catalysts, Ziegler-Natta hay metanloxen (metallocene). Tỷ trọng: 0.941 – 0.965
g/cm³
UHMWPE: Là loại PE có khối lượng phân tử trung bình số cỡ hàng triệu (từ 3.1 đến
5.67 triệu). UHMWPE rất cứng nên được ứng dụng làm sợi và lớp lót thùng đạn. Tỷ trọng:
0.935 – 0.930 g/cm³. Nhiệt độ nóng chảy Tm ≈ 130 °C
PEX hay XLPE: Được chế tạo bằng cách cho thêm các peôxít hữu cơ (ví dụ: dicumyl
peôxít,...) vào PE trong quá trình gia công. Các phương pháp khâu mạch PE tốt nhất là
phương pháp đúc quay (rotational molding) và bức xạ hồng ngoại (irradiation). PEX được
ứng dụng làm màng nhựa, ống, dây và cáp điện.
VI.2. Quy trình sản xuất
VI.2.1. Sơ đồ công nghệ
VI.2.2. Diễn giải quy trình
Dây chuyền sản xuất hạt nhựa PE bao gồm 5 bước: chặt lưới, xay lưới, nấu lưới, cắt
lưới và đóng bao.
Lưới nhựa phế thải sau khi thu mua về sẽ được tái chế như sau: Đầu tiên, lưới nhựa sẽ
được công nhân chặt thành bó nhỏ, phân loại rồi cho vào máy xay. Lưới xay xong sẽ rơi vào
bể nước dài khoảng 15m, được dòng nước luân chuyển tới nhà kho, tạp chất như đất cát sẽ
chìm xuống đáy hồ và được thải ra ngoài, còn lưới xay khi vào đến kho sẽ cho vào máy nấu.
Lưới nấu xong sẽ được tạo thành dây nhựa PE, dây nhựa sau đó sẽ được cắt thành hạt nhựa và
cuối cùng là đóng bao.
Chặt lưới Xay lưới Nấu lưới Cắt thành hạt
Đóng bao
26
DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT HẠT NHỰA PE
CHƯƠNG VII: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
VII.1. Đánh giá tác động môi trường
VII.1.1. Giới thiệu chung
Dự án Nhà máy sản xuất hạt nhựa PE được xây dựng tại xã Điện Tiến, huyện Điện
Bàn, tỉnh Quảng Nam.
Mục đích của đánh giá tác động môi trường là xem xét đánh giá những yếu tố tích cực
và tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường trong xây dựng dự án và khu vực lân cận, để từ đó đưa
ra các giải pháp khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm để nâng cao chất lượng môi trường hạn chế
những tác động rủi ro cho môi trường khi dự án được thực thi, đáp ứng được các yêu cầu về
tiêu chuẩn môi trường.
VII.1.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường
Các quy định và hướng dẫn sau được dùng để tham khảo
- Luật Bảo vệ Môi trường số 52/2005/QH11 đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt
Nam khóa XI kỳ họp thứ 8 thông qua tháng 11 năm 2005;
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09 tháng 8 năm 2006 về việc quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Bảo vệ Môi trường;
- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 28 tháng 2 năm 2008 về Sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 cuả Chính
phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Bảo vệ Môi trường;
- Thông tư số 05/2008/ TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 18/12/2008
về việc hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam
kết bảo vệ môi trường;
- Quyết định số 35/QĐ-BKHCNMT của Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi
trường ngày 25/6/2002 về việc công bố Danh mục tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường bắt
buộc áp dụng;
- Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 về việc ban hành Danh mục
chất thải nguy hại kèm theo Danh mục chất thải nguy hại;
- Tiêu chuẩn môi trường do Bộ KHCN&MT ban hành 1995, 2001 & 2005;
- Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài Nguyên
và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng 05 Tiêu chuẩn Việt Nam về Môi trường và bãi bỏ áp
dụng một số các Tiêu chuẩn đã quy định theo quyết định số 35/2002/QĐ-BKHCNMT ngày
25 tháng 6 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ KHCN và Môi trường;
VII.2. Tác động của dự án tới môi trường
Việc thực thi dự án Nhà máy sản xuất hạt nhựa PE sẽ ảnh hưởng nhất định đến môi
trường xung quanh khu vực nhà máy và ngay tại nhà máy, sẽ tác động trực tiếp đến môi
trường không khí, đất, nước trong khu vực này. Chúng ta có thể dự báo được những nguồn tác
động đến môi trường có khả năng xảy ra trong các giai đoạn khác nhau.
27
DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT HẠT NHỰA PE
VII.2.1. Giai đoạn xây dựng dự án
+ Tác động của bụi, khí thải
Quá trình xây dựng sẽ không tránh khỏi phát sinh nhiều bụi (ximăng, đất, cát…) từ
công việc đào đất, san ủi mặt bằng, vận chuyển và bốc dỡ nguyên vật liệu xây dựng, pha trộn
và sử dụng vôi vữa, đất cát... hoạt động của các máy móc thiết bị cũng như các phương tiện
vận tại và thi công cơ giới tại công trường sẽ gây ra tiếng ồn.
+ Tác động của nước thải
Trong giai đoạn thi công cũng có phát sinh nước thải sinh hoạt của công nhân xây
dựng. Lượng nước thải này tuy không nhiều nhưng cũng cần phải được kiểm soát chặt chẽ để
không làm ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm.
+ Tác động của chất thải rắn
Chất thải rắn phát sinh trong giai đoạn này gồm 2 loại: chất thải rắn từ quá trình xây
dựng và rác sinh hoạt của công nhân xây dựng. Các chất thải rắn phát sinh trong giai đoạn này
nếu không được quản lý và xử lý kịp thời sẽ có thể bị cuốn trôi theo nước mưa gây tắc nghẽn
đường thoát nước và gây ra các vấn đề vệ sinh khác. Ở đây, phần lớn phế thải xây dựng (xà
bần, cát, sỏi…) sẽ được tái sử dụng làm vật liệu san lấp. Riêng rác sinh hoạt rất ít vì lượng
công nhân không nhiều cũng sẽ được thu gom và giao cho các đơn vị dịch vụ vệ sinh đô thị
xử lý ngay.
VII.2.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng
Trong dây chuyền sản xuất hạt nhựa PE, nước được sử dụng ít và tuần hoàn nên không
có các chất thải ở dạng khí, lỏng, rắn. Duy chỉ có lượng chất thải từ cặn bã, bụi bẩn của lưới
nhựa phế thải nhưng lượng chất thải này không đáng kể và cả quy trình sản xuất hạt nhựa PE
đều không gây hại đến môi trường
Ngoài ra còn khí thải, nước thải và chất thải sinh ra trong quá trình hoạt động, làm việc
của công nhân tại nhà máy nhưng lượng thải này không đáng kể.
VII.3. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm
VII.3.1. Giai đoạn xây dựng dự án
- Phun nước làm ẩm các khu vực gây bụi như đường đi, đào đất, san ủi mặt bằng…
- Che chắn các bãi tập kết vật liệu khỏi gió, mưa, nước chảy tràn, bố trí ở cuối hướng
gió và có biện pháp cách ly tránh hiện tượng gió cuốn để không ảnh hưởng toàn khu vực.
- Tận dụng tối đa các phương tiện thi công cơ giới, tránh cho công nhân lao động gắng
sức, phải hít thở nhiều làm luợng bụi xâm nhập vào phổi tăng lên.
- Cung cấp đầy đủ các phương tiện bảo hộ lao động cho công nhân như mũ, khẩu
trang, quần áo, giày tại tại những công đoạn cần thiết.
- Hạn chế ảnh hưởng tiếng ồn tại khu vực công trường xây dựng. Các máy khoan, đào,
đóng cọc bêtông… gây tiếng ồn lớn sẽ không hoạt động từ 18h – 06h.
Chủ đầu tư đề nghị đơn vị chủ thầu và công nhân xây dựng thực hiện các yêu cầu sau:
- Công nhân sẽ ở tập trung bên ngoài khu vực thi công.
- Đảm bảo điều kiện vệ sinh cá nhân.
28
DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT HẠT NHỰA PE
- Tổ chức ăn uống tại khu vực thi công phải hợp vệ sinh, có nhà ăn…
- Hệ thống nhà tắm, nhà vệ sinh được xây dựng đủ cho số lượng công nhân tập trung
trong khu vực dự án.
- Rác sinh hoạt được thu gom và chuyển về khu xử lý rác tập trung.
- Có bộ phận chuyên trách để hướng dẫn các công tác vệ sinh phòng dịch, vệ sinh môi
trường, an toàn lao động và kỷ luật lao động cho công nhân.
VII.3.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng
+ Giảm thiểu ô nhiễm không khí
- Giảm thiểu ô nhiễm do khí thải của các phương tiện vận chuyển: Biện pháp giảm
thiểu ô nhiễm khả thi có thể áp dụng là thông thoáng. Để tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu
có hiệu quả, cần phải kết hợp thông thoáng bằng đối lưu tự nhiên có hỗ trợ của đối lưu cưỡng
bức. Quá trình thông thoáng tự nhiên sử dụng các cửa thông gió, chọn hướng gió chủ đạo
trong năm, bố trí cửa theo hướng đón gió và cửa thoát theo hướng xuôi gió.
+ Giảm thiểu ô nhiễm nước thải
Nước thải sinh hoạt sẽ được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại do công ty thiết kế và xây
dựng.
+ Giảm thiểu ô nhiễm chất thải rắn
Để thuận tiện cho công tác quản lý và xử lý chất thải rắn phát sinh đồng thời giảm
thiểu tác động xấu đến môi trường, Ban quản lý dự án sẽ thực hiện chu đáo chương trình thu
gom và phân loại rác tại nguồn.
Bố trí đầy đủ phương tiện thu gom cho từng loại chất thải: có thể tái chế chất thải rắn
sinh hoạt.
VII.4. Kết luận
Nhà máy sản xuất hạt nhựa PE thân thiện với môi trường, nên đủ điều kiện thực hiện
dự án. Đồng thời, chúng tôi xin cam kết thực hiện tất cả các biện pháp triệt để để giảm thiểu
một vài tác động môi trường về tiếng ồn và sinh bụi của Dự án và sẵn sàng báo cáo hoặc hợp
tác với các cơ quan quản lý môi trường để tạo điều kiện đánh giá hoặc quan trắc môi trường
cho thật thuận lợi.
29
DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT HẠT NHỰA PE
CHƯƠNG VIII: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
VIII.1. Tổng mức đầu tư của dự án
VIII.1.1. Mục đích của tổng mức đầu tư
Mục đích của tổng mức đầu tư là tính toán toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng dự án “Nhà
máy sản xuất hạt nhựa PE” làm cơ sở để lập kế hoạch và quản lý vốn đầu tư, xác định hiệu
quả đầu tư của dự án.
VIII.1.2. Nội dung của tổng mức đầu tư
Tổng mức đầu tư của dự án ước lượng khoảng 2,500,000,000 đồng bao gồm :
+ Xây dựng hạ tầng
+ Mua sắm máy móc thiết bị
+ Chi phí khác
Bảng tổng hợp khái toán các hạng mục đầu tư của dự án.
Đơn vị:đồng
I. Tổng mức đầu tư Giá trị
1.1 Xây dựng hạ tầng 1,200,000,000
1.2 Máy móc thiết bị 1,000,000,000
+ Máy xay lưới
+ Máy nấu lưới
+ Máy cắt lưới
I.3 Chi phí khác 300,000,000
Tổng cộng 2,500,000,000
VIII.2. Nguồn vốn thực hiện dự án
VIII.2.1. Tiến độ sử dụng vốn
Dự án được tiến hành xây dựng từ tháng 8 năm 2013 và đi vào hoạt động từ năm 2014
Tiến độ sử dụng vốn của dự án:
Đơn vị:đồng
Tiến độ xây dựng dự án
Hạng mục Quý III/2013 Quý IV/2013
II.1 Xây dựng hạ tầng 600,000,000 600,000,000
II.2 Mua sắm máy móc thiết bị 1,000,000,000
II.3 Chi phí khác 300,000,000
Tổng cộng 900,000,000 1,600,000,000
VIII.2.2. Nguồn vốn thực hiện dự án.
Nguồn vốn thực hiện dự án: 100% vốn chủ sở hữu.
30
DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT HẠT NHỰA PE
VIII.3. Hiệu quả tài chính dự án
VIII.3.1. Các giả định tính toán
+ Khấu hao tài sản cố định
Áp dụng theo phương pháp khấu hao theo đường thẳng. Thời gian khấu hao áp dụng
theo công văn số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003 về ban hành chế độ quản lý,
sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.
Bảng trích khấu hao TSCĐ
III. Khấu hao tài sản cố định Thời gian khấu hao
III.1 Xây dựng hạ tầng 15
III.2 Máy móc thiết bị 10
III.3 Chi phí khác 5
+ Giả định về doanh thu
Công suất sản xuất: 4 tấn/ngày.
Đơn giá bán hàng: 18,000,000 đồng/tấn.
Số ngày hoạt động trong năm: 350 ngày/năm
Doanh thu hoạt động qua các năm của nhà máy:
Đơn vị: đồng
Năm 2014 2015 2016 2017 2018
Công suất 60% 70% 75% 80% 85%
Sản lượng 840 980 1,050 1,120 1,190
Mức tăng giá
(8%/năm)
1.08 1.17 1.26 1.36 1.47
Đơn giá 19,440,000 20,995,200 22,674,816 24,488,801 26,447,905
Doanh thu 16,329,600,000 20,575,296,000 23,808,556,800 27,427,457,434 31,473,007,405
Năm 2019 2020 2021 2022 2023
Công suất 90% 95% 100% 100% 100%
Sản lượng 1,260 1,330 1,400 1,400 1,400
Mức tăng giá
(8%/năm)
1.59 1.71 1.85 2.00 2.16
Đơn giá 28,563,738 30,848,837 33,316,744 35,982,083 38,860,650
Doanh thu 35,990,309,644 41,028,952,995 46,643,441,299 50,374,916,603 54,404,909,931
Năm 2024 2025 2026 2027 2028
Công suất 100% 100% 100% 100% 100%
Sản lượng 1,400 1,400 1,400 1,400 1,400
Mức tăng
giá
(8%/năm)
2.33 2.52 2.72 2.94 3.17
Đơn giá 41,969,502 45,327,062 48,953,227 52,869,485 57,099,044
31
DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT HẠT NHỰA PE
Doanh thu 58,757,302,726 63,457,886,944 68,534,517,899 74,017,279,331 79,938,661,678
+ Giả định về chi phí
Chi phí nhân công:
Bảng lương nhân viên:
Chi phí nhân công Số lượng Mức lương
Kỹ sư 1 20,000,000
Công nhân 25 4,000,000
Số tháng tính lương 13 tháng
Chi phí nhân công hằng năm:
Năm 2014 2015 2016 2017 2018
Mức tăng lương 1.05 1.10 1.16 1.22 1.28
Lương Kỹ sư 273,000,000 286,650,000 300,982,500 316,031,625 331,833,206
Lương công nhân 1,365,000,000 1,433,250,000 1,504,912,500 1,580,158,125 1,659,166,031
Tổng cộng 1,638,000,000 1,719,900,000 1,805,895,000 1,896,189,750 1,990,999,238
Năm 2019 2020 2021 2022 2023
Mức tăng lương 1.34 1.41 1.48 1.55 1.63
Lương Kỹ sư 348,424,867 365,846,110 384,138,415 403,345,336 423,512,603
Lương công nhân 1,742,124,333 1,829,230,549 1,920,692,077 2,016,726,681 2,117,563,015
Tổng cộng 2,090,549,199 2,195,076,659 2,304,830,492 2,420,072,017 2,541,075,618
Năm 2024 2025 2026 2027 2028
Mức tăng lương 1.71 1.80 1.89 1.98 2.08
Lương Kỹ sư 444,688,233 466,922,645 490,268,777 514,782,216 540,521,327
Lương công nhân 2,223,441,166 2,334,613,224 2,451,343,885 2,573,911,079 2,702,606,633
Tổng cộng 2,668,129,399 2,801,535,869 2,941,612,662 3,088,693,295 3,243,127,960
Chi phí nguyên liệu: chiếm 50% doanh thu hằng năm.
Chi phí điện nước: 60,000,000 đồng/năm
Chi phí nhiên liệu: 2% doanh thu hằng năm.
Chi phí hoạt động hằng năm của dự án:
Năm 2014 2015 2016 2017 2018
Chi phí nhân công 1,638,000,000 1,719,900,000 1,805,895,000 1,896,189,750 1,990,999,238
Chi phí nguyên liệu 8,164,800,000 10,287,648,000 11,904,278,400 13,713,728,717 15,736,503,703
Chi phí điện nước 60,000,000 60,000,000 60,000,000 60,000,000 60,000,000
Chi phí nhiên liệu 326,592,000 411,505,920 476,171,136 548,549,149 629,460,148
Tổng cộng 10,189,392,000 12,479,053,920 14,246,344,536 16,218,467,615 18,416,963,088
32
DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT HẠT NHỰA PE
Năm 2019 2020 2021 2022 2023
Chi phí nhân công 2,090,549,199 2,195,076,659 2,304,830,492 2,420,072,017 2,541,075,618
Chi phí nguyên liệu 17,995,154,822 20,514,476,497 23,321,720,650 25,187,458,302 27,202,454,966
Chi phí điện nước 60,000,000 60,000,000 60,000,000 60,000,000 60,000,000
Chi phí nhiên liệu 719,806,193 820,579,060 932,868,826 1,007,498,332 1,088,098,199
Tổng cộng 20,865,510,214 23,590,132,217 26,619,419,968 28,675,028,651 30,891,628,782
Năm 2024 2025 2026 2027 2028
Chi phí nhân công 2,668,129,399 2,801,535,869 2,941,612,662 3,088,693,295 3,243,127,960
Chi phí nguyên liệu 29,378,651,363 31,728,943,472 34,267,258,950 37,008,639,666 39,969,330,839
Chi phí điện nước 60,000,000 60,000,000 60,000,000 60,000,000 60,000,000
Chi phí nhiên liệu 1,175,146,055 1,269,157,739 1,370,690,358 1,480,345,587 1,598,773,234
Tổng cộng 33,281,926,816 35,859,637,079 38,639,561,970 41,637,678,547 44,871,232,032
VIII.3.2. Phân tích hiệu quả tài chính dự án
 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Thời gian hoạt động là 15 năm từ năm 2014 đến năm 2028
Thuế TNDN: 25%
Báo cáo thu nhập dự trù của dự án:
Năm 2014 2015 2016 2017 2018
Doanh thu 16,329,600,000 20,575,296,000 23,808,556,800 27,427,457,434 31,473,007,405
Chi phí hoạt động 10,189,392,000 12,479,053,920 14,246,344,536 16,218,467,615 18,416,963,088
Chi phí quản lý bán
hàng
1,632,960,000 2,057,529,600 2,380,855,680 2,742,745,743 3,147,300,741
Khấu hao tài sản cố
định
240,000,000 240,000,000 240,000,000 240,000,000 240,000,000
Lợi nhuận trước
thuế
4,267,248,000 5,798,712,480 6,941,356,584 8,226,244,075 9,668,743,576
Thuế TNDN 1,066,812,000 1,449,678,120 1,735,339,146 2,056,561,019 2,417,185,894
Lợi nhuận sau thuế 3,200,436,000 4,349,034,360 5,206,017,438 6,169,683,056 7,251,557,682
Năm 2019 2020 2021 2022 2023
Doanh thu 35,990,309,644 41,028,952,995 46,643,441,299 50,374,916,603 54,404,909,931
Chi phí hoạt động 20,865,510,214 23,590,132,217 26,619,419,968 28,675,028,651 30,891,628,782
Chi phí quản lý bán
hàng
3,599,030,964 4,102,895,299 4,664,344,130 5,037,491,660 5,440,490,993
Khấu hao tài sản cố
định
180,000,000 180,000,000 180,000,000 180,000,000 180,000,000
Lợi nhuận trước
thuế
11,345,768,465 13,155,925,479 15,179,677,201 16,482,396,292 17,892,790,156
33
DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT HẠT NHỰA PE
Thuế TNDN 2,836,442,116 3,288,981,370 3,794,919,300 4,120,599,073 4,473,197,539
Lợi nhuận sau thuế 8,509,326,349 9,866,944,109 11,384,757,901 12,361,797,219 13,419,592,617
Năm 2024 2025 2026 2027 2028
Doanh thu 58,757,302,726 63,457,886,944 68,534,517,899 74,017,279,331 79,938,661,678
Chi phí hoạt động 33,281,926,816 35,859,637,079 38,639,561,970 41,637,678,547 44,871,232,032
Chi phí quản lý bán
hàng
5,875,730,273 6,345,788,694 6,853,451,790 7,401,727,933 7,993,866,168
Khấu hao tài sản cố
định
80,000,000 80,000,000 80,000,000 80,000,000 80,000,000
Lợi nhuận trước
thuế
19,519,645,637 21,172,461,170 22,961,504,140 24,897,872,851 26,993,563,478
Thuế TNDN 4,879,911,409 5,293,115,293 5,740,376,035 6,224,468,213 6,748,390,869
Lợi nhuận sau thuế 14,639,734,228 15,879,345,878 17,221,128,105 18,673,404,638 20,245,172,608
Các chỉ số tài chính dự án:
Đơn vị: đồng
Tổng doanh thu 692,762,096,689
Tổng chi phí 468,258,187,105
Tổng EBT 224,503,909,584
Tổng EAT 168,377,932,188
Hệ số EBT/doanh thu 0.32
Hệ số EAT/doanh thu 0.24
Doanh thu bình quân 46,184,139,779
Lợi nhuận trước thuế bình quân 14,966,927,306
Lợi nhuận sau thuế bình quân 11,225,195,479
Thuế thu nhập doanh nghiệp được áp dụng theo thuế suất hiện hành là 25%/ tổng lợi
nhuận.
Ghi chú:
EBT: Lơi nhuận trước thuế
EAT: Lợi nhuận sau thuế.
Tổng doanh thu sau 15 năm hoạt động: 692,762,096,689 đồng.
Tổng chi phí trong 15 năm hoạt động: 468,258,187,105 đồng.
Tổng lợi nhuận trước thuế: 224,503,909,584,000 đồng.
Tổng lợi nhuận sau thuế: 168,377,932,188,000 đồng.
Doanh thu bình quân/năm hoạt động: 46,184,139,779,000 đồng.
Lợi nhuận trước thuế bình quân: 14,966,927,306,000 đồng.
Lợi nhuận sau thuế bình quân: 11,225,195,479,000 đồng.
Hệ số EBT/doanh thu là 0.32 thể hiện 1 đồng doanh thu tạo ra 0.32 đồng lợi nhuận
trước thuế.
34
DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT HẠT NHỰA PE
Hệ số EAT/doanh thu là 0.24 thể hiện 1 đồng doanh thu tạo ra 0.24 đồng lợi nhuận sau
thuế.
 Báo cáo ngân lưu dự án
Phân tích hiệu quả dự án hoạt động trong vòng 15 năm với suất chiết khấu là WACC =
18% được tính theo giá trị trung bình có trọng số chi phí sử dụng vốn của các nguồn vốn.
Bảng báo cáo ngân lưu dự án:
Năm 2013 2014 2015 2016 2017
Ngân lưu vào - 16,329,600,000 20,575,296,000 23,808,556,800 27,427,457,434
Doanh thu 16,329,600,000 20,575,296,000 23,808,556,800 27,427,457,434
Thu hồi vốn lưu
động
Ngân lưu ra 3,000,000,000 11,822,352,000 14,536,583,520 16,627,200,216 18,961,213,359
Đầu tư ban đầu 2,500,000,000
Vốn lưu động 500,000,000
Chi phí hoạt động 10,189,392,000 12,479,053,920 14,246,344,536 16,218,467,615
Chi phí quản lý
bán hàng
1,632,960,000 2,057,529,600 2,380,855,680 2,742,745,743
Ngân lưu ròng (3,000,000,000) 4,507,248,000 6,038,712,480 7,181,356,584 8,466,244,075
Năm 2018 2019 2020 2021 2022
Ngân lưu vào 31,473,007,405 35,990,309,644 41,028,952,995 46,643,441,299 50,374,916,603
Doanh thu 31,473,007,405 35,990,309,644 41,028,952,995 46,643,441,299 50,374,916,603
Thu hồi vốn lưu
động
Ngân lưu ra 21,564,263,829 24,464,541,179 27,693,027,516 31,283,764,098 33,712,520,311
Đầu tư ban đầu
Vốn lưu động
Chi phí hoạt động 18,416,963,088 20,865,510,214 23,590,132,217 26,619,419,968 28,675,028,651
Chi phí quản lý bán
hàng
3,147,300,741 3,599,030,964 4,102,895,299 4,664,344,130 5,037,491,660
Ngân lưu ròng 9,908,743,576 11,525,768,465 13,335,925,479 15,359,677,201 16,662,396,292
Năm 2023 2024 2025 2026 2027
Ngân lưu vào 54,404,909,931 58,757,302,726 63,457,886,944 68,534,517,899 74,017,279,331
Doanh thu 54,404,909,931 58,757,302,726 63,457,886,944 68,534,517,899 74,017,279,331
Thu hồi vốn lưu
động
Ngân lưu ra 36,332,119,775 39,157,657,089 42,205,425,774 45,493,013,760 49,039,406,481
Đầu tư ban đầu
Vốn lưu động
Chi phí hoạt động 30,891,628,782 33,281,926,816 35,859,637,079 38,639,561,970 41,637,678,547
35
DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT HẠT NHỰA PE
Chi phí quản lý bán
hàng
5,440,490,993 5,875,730,273 6,345,788,694 6,853,451,790 7,401,727,933
Ngân lưu ròng 18,072,790,156 19,599,645,637 21,252,461,170 23,041,504,140 24,977,872,851
Vòng đời hoạt động của dự án là 15 năm không tính năm xây dựng
Dòng tiền thu vào bao gồm: tổng doanh thu hằng năm; thu hồi vốn lưu động.
Dòng tiền chi ra gồm: Chi đầu tư ban đầu, thay đổi vốn lưu động, chi phí hoạt động và
chi phí quản lý bán hàng.
Ngân lưu dự án trong năm đầu tư âm là do chủ đầu tư phải đầu tư vào các hạng mục
xây dựng và máy móc thiết bị, bắt đầu đi vào hoạt động , dòng ngân lưu tăng dần qua các
năm.
Dựa vào kết quả ngân lưu vào và ngân lưu ra, ta tính được các chỉ số tài chính, và kết
quả cho thấy:
Hiện giá thu nhập thuần của dự án là : NPV = 51,510,989,770 đồng >0
Qua quá trình hoạch định, phân tích và tính toán các chỉ số tài chính trên cho thấy dự
án mang lại lợi nhuận cao cho chủ đầu tư.
VIII.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội dự án
Phân tích tài chính này cho thấy dự án có nhiều tác động tích cực đến sự phát triển
kinh tế xã hội, bao gồm: đóng góp vào sự phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân
nói chung và của khu vực nói riêng; nhà nước và địa phương có nguồn thu ngân sách từ Thuế
GTGT, Thuế Thu nhập doanh nghiệp và tạo ra công ăn việc làm cho người lao động cũng như
lợi nhuận cho chủ đầu tư.
36
DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT HẠT NHỰA PE
.
CHƯƠNG IX: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
IX.1. Kết luận
Việc thực hiện đầu tư Dự án “Nhà máy sản xuất hạt nhựa PE” góp phần vào việc bảo
vệ môi trường và phát triển kinh tế xã hội.
Không chỉ tiềm năng về kinh tế về thị trường nguyên liệu đầu vào và đầu ra cho sản
phẩm mà dự án còn rất khả thi qua các thông số tài chính. Điều này cho thấy dự án mang lại
lợi nhuận cao cho nhà đầu tư niềm tin lớn khi khả năng thanh toán nợ vay cao và thu hồi vốn
đầu tư nhanh.
Thêm vào đó, dự án còn đóng góp rất lớn cho ngân sách Nhà Nước và giải quyết một
lượng lớn lực lượng lao động.
Vậy dự án thực hiện sẽ mang lại nhiều yếu tố thuận lợi như sau:
 Bảo vệ môi trường
 Cải thiện đời sống cho người dân
 Phù hợp với định hướng phát triển kinh tế, chủ trương kêu gọi đầu tư của nhà nước
 Xét về mặt kinh tế, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cho thấy dự án thực hiện sẽ mang
lại nhiều hiệu quả.
Báo cáo thuyết minh dự án xây dựng “Nhà máy sản xuất hạt nhựa PE” là căn cứ để các
cấp chính quyền phê duyệt chủ trương và trên cơ sở đó nhà đầu tư triển khai các nguồn lực để
phát triển.
IX.2. Kiến nghị
Vì những lợi ích của dự án, chúng tôi xin có một số kiến nghị sau:
1. Xin Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi về các thủ tục hành chính.
2. Xin được hỗ trợ về mặt tài chính từ các tổ chức kinh tế của nhà nước và tư nhân
trong và ngoài nước.
IX.3. Cam kết của chủ đầu tư
- Chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự trung thực, sự chính xác của nội dung hồ sơ;
- Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật Việt Nam.
Quảng Nam, ngày tháng năm 2013
CHỦ ĐẦU TƯ
NGUYỄN MINH PHÚC

More Related Content

What's hot

Nghiên cứu một số yếu tố quản lý dây chuyền may ảnh hưởng đến năng suất và đề...
Nghiên cứu một số yếu tố quản lý dây chuyền may ảnh hưởng đến năng suất và đề...Nghiên cứu một số yếu tố quản lý dây chuyền may ảnh hưởng đến năng suất và đề...
Nghiên cứu một số yếu tố quản lý dây chuyền may ảnh hưởng đến năng suất và đề...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thuyết minh dự án Sản xuất Kinh doanh Chế biến gỗ tỉnh Nghệ An - 0903034381
Thuyết minh dự án Sản xuất Kinh doanh Chế biến gỗ tỉnh Nghệ An - 0903034381Thuyết minh dự án Sản xuất Kinh doanh Chế biến gỗ tỉnh Nghệ An - 0903034381
Thuyết minh dự án Sản xuất Kinh doanh Chế biến gỗ tỉnh Nghệ An - 0903034381CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Dự án đầu tư máy móc mở rộng sản xuất xưởng may
Dự án đầu tư máy móc mở rộng sản xuất xưởng mayDự án đầu tư máy móc mở rộng sản xuất xưởng may
Dự án đầu tư máy móc mở rộng sản xuất xưởng mayThaoNguyenXanh2
 
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nước tinh khiết Tháp Chàm 0918755356
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nước tinh khiết Tháp Chàm 0918755356Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nước tinh khiết Tháp Chàm 0918755356
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nước tinh khiết Tháp Chàm 0918755356CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Thuyết minh dự án nhà máy sản xuất dầu thực vật
Thuyết minh dự án nhà máy sản xuất dầu thực vậtThuyết minh dự án nhà máy sản xuất dầu thực vật
Thuyết minh dự án nhà máy sản xuất dầu thực vậtLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự án đầu tư nhà máy cưa xẻ gỗ Đồng tâm H.A - Dịch vụ lập dự án đầu tư - duan...
Dự án đầu tư nhà máy cưa xẻ gỗ Đồng tâm H.A - Dịch vụ lập dự án đầu tư - duan...Dự án đầu tư nhà máy cưa xẻ gỗ Đồng tâm H.A - Dịch vụ lập dự án đầu tư - duan...
Dự án đầu tư nhà máy cưa xẻ gỗ Đồng tâm H.A - Dịch vụ lập dự án đầu tư - duan...Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 
đồ áN chuyên ngành may đề tài nghiên cứu một số yếu tố quản lý dây chuyền m...
đồ áN chuyên ngành may   đề tài nghiên cứu một số yếu tố quản lý dây chuyền m...đồ áN chuyên ngành may   đề tài nghiên cứu một số yếu tố quản lý dây chuyền m...
đồ áN chuyên ngành may đề tài nghiên cứu một số yếu tố quản lý dây chuyền m...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tài liệu thiết kế dây chuyền may thiết kế và bố trí dây chuyền may
Tài liệu thiết kế dây chuyền may    thiết kế và bố trí dây chuyền mayTài liệu thiết kế dây chuyền may    thiết kế và bố trí dây chuyền may
Tài liệu thiết kế dây chuyền may thiết kế và bố trí dây chuyền mayTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sản xuất hạt nhựa và các sản phẩm ngành nhựa...
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sản xuất hạt nhựa và các sản phẩm ngành nhựa...Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sản xuất hạt nhựa và các sản phẩm ngành nhựa...
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sản xuất hạt nhựa và các sản phẩm ngành nhựa...Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 

What's hot (20)

Nghiên cứu một số yếu tố quản lý dây chuyền may ảnh hưởng đến năng suất và đề...
Nghiên cứu một số yếu tố quản lý dây chuyền may ảnh hưởng đến năng suất và đề...Nghiên cứu một số yếu tố quản lý dây chuyền may ảnh hưởng đến năng suất và đề...
Nghiên cứu một số yếu tố quản lý dây chuyền may ảnh hưởng đến năng suất và đề...
 
Thuyết minh dự án Sản xuất Kinh doanh Chế biến gỗ tỉnh Nghệ An - 0903034381
Thuyết minh dự án Sản xuất Kinh doanh Chế biến gỗ tỉnh Nghệ An - 0903034381Thuyết minh dự án Sản xuất Kinh doanh Chế biến gỗ tỉnh Nghệ An - 0903034381
Thuyết minh dự án Sản xuất Kinh doanh Chế biến gỗ tỉnh Nghệ An - 0903034381
 
Dự án đầu tư máy móc mở rộng sản xuất xưởng may
Dự án đầu tư máy móc mở rộng sản xuất xưởng mayDự án đầu tư máy móc mở rộng sản xuất xưởng may
Dự án đầu tư máy móc mở rộng sản xuất xưởng may
 
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất gỗ nén Nghệ An 0918755356
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất gỗ nén Nghệ An 0918755356Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất gỗ nén Nghệ An 0918755356
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất gỗ nén Nghệ An 0918755356
 
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nước tinh khiết Tháp Chàm 0918755356
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nước tinh khiết Tháp Chàm 0918755356Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nước tinh khiết Tháp Chàm 0918755356
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nước tinh khiết Tháp Chàm 0918755356
 
Nhà máy sơ chế thanh long tỉnh Bình Thuận 0903034381
Nhà máy sơ chế thanh long tỉnh Bình Thuận 0903034381Nhà máy sơ chế thanh long tỉnh Bình Thuận 0903034381
Nhà máy sơ chế thanh long tỉnh Bình Thuận 0903034381
 
Thuyết minh dự án nhà máy sản xuất dầu thực vật
Thuyết minh dự án nhà máy sản xuất dầu thực vậtThuyết minh dự án nhà máy sản xuất dầu thực vật
Thuyết minh dự án nhà máy sản xuất dầu thực vật
 
Dự án đầu tư nhà máy cưa xẻ gỗ Đồng tâm H.A - Dịch vụ lập dự án đầu tư - duan...
Dự án đầu tư nhà máy cưa xẻ gỗ Đồng tâm H.A - Dịch vụ lập dự án đầu tư - duan...Dự án đầu tư nhà máy cưa xẻ gỗ Đồng tâm H.A - Dịch vụ lập dự án đầu tư - duan...
Dự án đầu tư nhà máy cưa xẻ gỗ Đồng tâm H.A - Dịch vụ lập dự án đầu tư - duan...
 
đồ áN chuyên ngành may đề tài nghiên cứu một số yếu tố quản lý dây chuyền m...
đồ áN chuyên ngành may   đề tài nghiên cứu một số yếu tố quản lý dây chuyền m...đồ áN chuyên ngành may   đề tài nghiên cứu một số yếu tố quản lý dây chuyền m...
đồ áN chuyên ngành may đề tài nghiên cứu một số yếu tố quản lý dây chuyền m...
 
MẪU LẬP DỰ ÁN NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI
MẪU LẬP DỰ ÁN NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢIMẪU LẬP DỰ ÁN NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI
MẪU LẬP DỰ ÁN NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI
 
Mẫu dự án đầu tư nhà máy xay xát gạo
Mẫu dự án đầu tư nhà máy xay xát gạoMẫu dự án đầu tư nhà máy xay xát gạo
Mẫu dự án đầu tư nhà máy xay xát gạo
 
Tài liệu thiết kế dây chuyền may thiết kế và bố trí dây chuyền may
Tài liệu thiết kế dây chuyền may    thiết kế và bố trí dây chuyền mayTài liệu thiết kế dây chuyền may    thiết kế và bố trí dây chuyền may
Tài liệu thiết kế dây chuyền may thiết kế và bố trí dây chuyền may
 
Dự án trang trại chăn nuôi bò tỉnh Kiên Giang | duanviet.com.vn | 0918755356
Dự án trang trại chăn nuôi bò tỉnh Kiên Giang | duanviet.com.vn | 0918755356Dự án trang trại chăn nuôi bò tỉnh Kiên Giang | duanviet.com.vn | 0918755356
Dự án trang trại chăn nuôi bò tỉnh Kiên Giang | duanviet.com.vn | 0918755356
 
Thuyết minh dự án Nhà máy nấu thép không gỉ Bình Dương - 0918755356
Thuyết minh dự án Nhà máy nấu thép không gỉ Bình Dương - 0918755356Thuyết minh dự án Nhà máy nấu thép không gỉ Bình Dương - 0918755356
Thuyết minh dự án Nhà máy nấu thép không gỉ Bình Dương - 0918755356
 
Dự án bãi đỗ xe và Showroom Ô tô tại TPHCM 0903034381
 Dự án bãi đỗ xe và Showroom Ô tô tại TPHCM 0903034381 Dự án bãi đỗ xe và Showroom Ô tô tại TPHCM 0903034381
Dự án bãi đỗ xe và Showroom Ô tô tại TPHCM 0903034381
 
Báo cáo môi trường - DTM - NHÀ HÀNG LAN RỪNG - 0918755356
Báo cáo môi trường - DTM - NHÀ HÀNG LAN RỪNG - 0918755356Báo cáo môi trường - DTM - NHÀ HÀNG LAN RỪNG - 0918755356
Báo cáo môi trường - DTM - NHÀ HÀNG LAN RỪNG - 0918755356
 
Đề tài: Tìm hiểu dây chuyền sản xuất Nhà máy bia Hà Nội, HAY
Đề tài: Tìm hiểu dây chuyền sản xuất Nhà máy bia Hà Nội, HAYĐề tài: Tìm hiểu dây chuyền sản xuất Nhà máy bia Hà Nội, HAY
Đề tài: Tìm hiểu dây chuyền sản xuất Nhà máy bia Hà Nội, HAY
 
Dự án trồng nấm 0918755356
Dự án trồng nấm 0918755356Dự án trồng nấm 0918755356
Dự án trồng nấm 0918755356
 
Thuyết minh dự án nhà máy sản xuất gỗ tỉnh Gia Lai www.duanviet.com.vn 091875...
Thuyết minh dự án nhà máy sản xuất gỗ tỉnh Gia Lai www.duanviet.com.vn 091875...Thuyết minh dự án nhà máy sản xuất gỗ tỉnh Gia Lai www.duanviet.com.vn 091875...
Thuyết minh dự án nhà máy sản xuất gỗ tỉnh Gia Lai www.duanviet.com.vn 091875...
 
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sản xuất hạt nhựa và các sản phẩm ngành nhựa...
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sản xuất hạt nhựa và các sản phẩm ngành nhựa...Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sản xuất hạt nhựa và các sản phẩm ngành nhựa...
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sản xuất hạt nhựa và các sản phẩm ngành nhựa...
 

Similar to Nhà máy sản xuất hạt nhựa PE tỉnh Quảng Nam 0903034381

Lap du an san xuat san pham tu phe lieu
Lap du an san xuat san pham tu phe lieuLap du an san xuat san pham tu phe lieu
Lap du an san xuat san pham tu phe lieuThaoNguyenXanh2
 
Thuyết minh Dự án Nhà máy sản xuất gạch Granite and Porcelain tỉnh Bình Thuận...
Thuyết minh Dự án Nhà máy sản xuất gạch Granite and Porcelain tỉnh Bình Thuận...Thuyết minh Dự án Nhà máy sản xuất gạch Granite and Porcelain tỉnh Bình Thuận...
Thuyết minh Dự án Nhà máy sản xuất gạch Granite and Porcelain tỉnh Bình Thuận...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Nhà máy chế tạo thiết bị và Nhà máy sản xuất gạch không nung 0903034381
Nhà máy chế tạo thiết bị và Nhà máy sản xuất gạch không nung 0903034381Nhà máy chế tạo thiết bị và Nhà máy sản xuất gạch không nung 0903034381
Nhà máy chế tạo thiết bị và Nhà máy sản xuất gạch không nung 0903034381CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Tư vấn lập dự án nhà máy bột giấy
Tư vấn lập dự án nhà máy bột giấyTư vấn lập dự án nhà máy bột giấy
Tư vấn lập dự án nhà máy bột giấyThaoNguyenXanh2
 
Lap du an nha may san xuat san pham tu phe lieu
Lap du an nha may san xuat san pham tu phe lieuLap du an nha may san xuat san pham tu phe lieu
Lap du an nha may san xuat san pham tu phe lieuThaoNguyenXanh2
 
Dự án nhà máy tái chế nhựa phế liệu
Dự án nhà máy tái chế nhựa phế liệuDự án nhà máy tái chế nhựa phế liệu
Dự án nhà máy tái chế nhựa phế liệuThaoNguyenXanh2
 
Nhà máy sản xuất gạch Tuynel 0918755356
Nhà máy sản xuất gạch Tuynel 0918755356Nhà máy sản xuất gạch Tuynel 0918755356
Nhà máy sản xuất gạch Tuynel 0918755356LẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Dự ÁnNhà máy sản xuất gạch Tuyen
Dự ÁnNhà máy sản xuất gạch TuyenDự ÁnNhà máy sản xuất gạch Tuyen
Dự ÁnNhà máy sản xuất gạch TuyenLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
DỰ ÁN KHU BIỆT THỰ VEN BIỂN
DỰ ÁN KHU BIỆT THỰ VEN BIỂNDỰ ÁN KHU BIỆT THỰ VEN BIỂN
DỰ ÁN KHU BIỆT THỰ VEN BIỂNLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
dự án nuôi tôm thẻ chân trắng
dự án nuôi tôm thẻ chân trắngdự án nuôi tôm thẻ chân trắng
dự án nuôi tôm thẻ chân trắngLẬP DỰ ÁN VIỆT
 

Similar to Nhà máy sản xuất hạt nhựa PE tỉnh Quảng Nam 0903034381 (20)

Nhà máy sản xuất hạt nhựa PE 0918755356
Nhà máy sản xuất hạt nhựa PE 0918755356Nhà máy sản xuất hạt nhựa PE 0918755356
Nhà máy sản xuất hạt nhựa PE 0918755356
 
Lap du an san xuat san pham tu phe lieu
Lap du an san xuat san pham tu phe lieuLap du an san xuat san pham tu phe lieu
Lap du an san xuat san pham tu phe lieu
 
Lap du an san xuat san pham tu phe lieu
Lap du an san xuat san pham tu phe lieuLap du an san xuat san pham tu phe lieu
Lap du an san xuat san pham tu phe lieu
 
Thuyết minh Dự án Nhà máy sản xuất gạch Granite and Porcelain tỉnh Bình Thuận...
Thuyết minh Dự án Nhà máy sản xuất gạch Granite and Porcelain tỉnh Bình Thuận...Thuyết minh Dự án Nhà máy sản xuất gạch Granite and Porcelain tỉnh Bình Thuận...
Thuyết minh Dự án Nhà máy sản xuất gạch Granite and Porcelain tỉnh Bình Thuận...
 
Nhà máy cơ khí sản xuất máy ép gạch 240 máy/năm tại TPHCM 0903034381
Nhà máy cơ khí sản xuất máy ép gạch 240 máy/năm tại TPHCM 0903034381Nhà máy cơ khí sản xuất máy ép gạch 240 máy/năm tại TPHCM 0903034381
Nhà máy cơ khí sản xuất máy ép gạch 240 máy/năm tại TPHCM 0903034381
 
Nhà máy chế tạo thiết bị và Nhà máy sản xuất gạch không nung 0903034381
Nhà máy chế tạo thiết bị và Nhà máy sản xuất gạch không nung 0903034381Nhà máy chế tạo thiết bị và Nhà máy sản xuất gạch không nung 0903034381
Nhà máy chế tạo thiết bị và Nhà máy sản xuất gạch không nung 0903034381
 
Tư vấn lập dự án nhà máy bột giấy
Tư vấn lập dự án nhà máy bột giấyTư vấn lập dự án nhà máy bột giấy
Tư vấn lập dự án nhà máy bột giấy
 
Thuyết minh Dự án Nhà Máy cơ khí Sản xuất máy ép gạch 0918755356
Thuyết minh Dự án Nhà Máy cơ khí Sản xuất máy ép gạch 0918755356Thuyết minh Dự án Nhà Máy cơ khí Sản xuất máy ép gạch 0918755356
Thuyết minh Dự án Nhà Máy cơ khí Sản xuất máy ép gạch 0918755356
 
0918755356 Du an gach khong nung
0918755356 Du an gach khong nung 0918755356 Du an gach khong nung
0918755356 Du an gach khong nung
 
Lap du an nha may san xuat san pham tu phe lieu
Lap du an nha may san xuat san pham tu phe lieuLap du an nha may san xuat san pham tu phe lieu
Lap du an nha may san xuat san pham tu phe lieu
 
Lap du an nha may san xuat san pham tu phe lieu
Lap du an nha may san xuat san pham tu phe lieuLap du an nha may san xuat san pham tu phe lieu
Lap du an nha may san xuat san pham tu phe lieu
 
Dự án nhà máy tái chế nhựa phế liệu
Dự án nhà máy tái chế nhựa phế liệuDự án nhà máy tái chế nhựa phế liệu
Dự án nhà máy tái chế nhựa phế liệu
 
Nhà máy tái chế nhựa phế liệu tỉnh Hưng Yên 0903034381
 Nhà máy tái chế nhựa phế liệu tỉnh Hưng Yên 0903034381 Nhà máy tái chế nhựa phế liệu tỉnh Hưng Yên 0903034381
Nhà máy tái chế nhựa phế liệu tỉnh Hưng Yên 0903034381
 
Thuyết minh dự án Trang trại nuôi heo tập trung tỉnh Kiên Giang 0918755356
Thuyết minh dự án Trang trại nuôi heo tập trung tỉnh Kiên Giang 0918755356Thuyết minh dự án Trang trại nuôi heo tập trung tỉnh Kiên Giang 0918755356
Thuyết minh dự án Trang trại nuôi heo tập trung tỉnh Kiên Giang 0918755356
 
Nhà máy sản xuất gạch Tuynel 0918755356
Nhà máy sản xuất gạch Tuynel 0918755356Nhà máy sản xuất gạch Tuynel 0918755356
Nhà máy sản xuất gạch Tuynel 0918755356
 
Dự ÁnNhà máy sản xuất gạch Tuyen
Dự ÁnNhà máy sản xuất gạch TuyenDự ÁnNhà máy sản xuất gạch Tuyen
Dự ÁnNhà máy sản xuất gạch Tuyen
 
DỰ ÁN KHU BIỆT THỰ VEN BIỂN
DỰ ÁN KHU BIỆT THỰ VEN BIỂNDỰ ÁN KHU BIỆT THỰ VEN BIỂN
DỰ ÁN KHU BIỆT THỰ VEN BIỂN
 
Tnx thuyet minh nuoc tinh khiet
Tnx  thuyet minh nuoc tinh khietTnx  thuyet minh nuoc tinh khiet
Tnx thuyet minh nuoc tinh khiet
 
dự án nuôi tôm thẻ chân trắng
dự án nuôi tôm thẻ chân trắngdự án nuôi tôm thẻ chân trắng
dự án nuôi tôm thẻ chân trắng
 
tư vấn lập dự án
tư vấn lập dự ántư vấn lập dự án
tư vấn lập dự án
 

More from CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH

Báo cáo Thẩm định dự án Công ty Phát triển Khoa học Quốc tế Trường Sinh
Báo cáo Thẩm định dự án Công ty Phát triển Khoa học Quốc tế Trường Sinh Báo cáo Thẩm định dự án Công ty Phát triển Khoa học Quốc tế Trường Sinh
Báo cáo Thẩm định dự án Công ty Phát triển Khoa học Quốc tế Trường Sinh CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Xưởng sản xuất bột xốp PU và Gia c...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Xưởng sản xuất bột xốp PU và Gia c...Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Xưởng sản xuất bột xốp PU và Gia c...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Xưởng sản xuất bột xốp PU và Gia c...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Kho sỉ than và Nhà máy vật liệu xâ...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Kho sỉ than và Nhà máy vật liệu xâ...Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Kho sỉ than và Nhà máy vật liệu xâ...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Kho sỉ than và Nhà máy vật liệu xâ...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Tư vấn lập dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi tỉnh Sóc T...
Tư vấn lập dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi tỉnh Sóc T...Tư vấn lập dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi tỉnh Sóc T...
Tư vấn lập dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi tỉnh Sóc T...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Tư vấn lập dự án Xây dựng Khu sản xuất Nông nghiệp công nghệ cao trong nhà mà...
Tư vấn lập dự án Xây dựng Khu sản xuất Nông nghiệp công nghệ cao trong nhà mà...Tư vấn lập dự án Xây dựng Khu sản xuất Nông nghiệp công nghệ cao trong nhà mà...
Tư vấn lập dự án Xây dựng Khu sản xuất Nông nghiệp công nghệ cao trong nhà mà...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Tư vấn lập dự án Sản xuất Nông nghiệp Công nghệ cao kết hợp Điện mặt trời - 0...
Tư vấn lập dự án Sản xuất Nông nghiệp Công nghệ cao kết hợp Điện mặt trời - 0...Tư vấn lập dự án Sản xuất Nông nghiệp Công nghệ cao kết hợp Điện mặt trời - 0...
Tư vấn lập dự án Sản xuất Nông nghiệp Công nghệ cao kết hợp Điện mặt trời - 0...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Lập Dự Án Đầu Tư Khu trang trại chăn nuôi khép kín kết hợp trồng cây dược liệ...
Lập Dự Án Đầu Tư Khu trang trại chăn nuôi khép kín kết hợp trồng cây dược liệ...Lập Dự Án Đầu Tư Khu trang trại chăn nuôi khép kín kết hợp trồng cây dược liệ...
Lập Dự Án Đầu Tư Khu trang trại chăn nuôi khép kín kết hợp trồng cây dược liệ...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Tư Vấn Lập Dự Án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án điện mặt trời - 0903034381
Tư Vấn Lập Dự Án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án điện mặt trời - 0903034381Tư Vấn Lập Dự Án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án điện mặt trời - 0903034381
Tư Vấn Lập Dự Án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án điện mặt trời - 0903034381CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Dự án Trung tâm Hoạt động Chữ thập đỏ Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam 0903034381
Dự án Trung tâm Hoạt động Chữ thập đỏ Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam 0903034381Dự án Trung tâm Hoạt động Chữ thập đỏ Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam 0903034381
Dự án Trung tâm Hoạt động Chữ thập đỏ Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam 0903034381CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Dự án Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ Khu vực Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam ...
Dự án Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ Khu vực Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam ...Dự án Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ Khu vực Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam ...
Dự án Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ Khu vực Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam ...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
ĐTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Bệnh viện Shing Mark 1500 giườ...
ĐTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Bệnh viện Shing Mark 1500 giườ...ĐTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Bệnh viện Shing Mark 1500 giườ...
ĐTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Bệnh viện Shing Mark 1500 giườ...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Thủy điện Sông Tranh tỉnh Quản...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Thủy điện Sông Tranh tỉnh Quản...DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Thủy điện Sông Tranh tỉnh Quản...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Thủy điện Sông Tranh tỉnh Quản...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến c...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến c...DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến c...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến c...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Phân xưởng xử lý chất ...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Phân xưởng xử lý chất ...DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Phân xưởng xử lý chất ...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Phân xưởng xử lý chất ...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 

More from CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH (20)

Báo cáo Thẩm định dự án Công ty Phát triển Khoa học Quốc tế Trường Sinh
Báo cáo Thẩm định dự án Công ty Phát triển Khoa học Quốc tế Trường Sinh Báo cáo Thẩm định dự án Công ty Phát triển Khoa học Quốc tế Trường Sinh
Báo cáo Thẩm định dự án Công ty Phát triển Khoa học Quốc tế Trường Sinh
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Xưởng sản xuất bột xốp PU và Gia c...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Xưởng sản xuất bột xốp PU và Gia c...Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Xưởng sản xuất bột xốp PU và Gia c...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Xưởng sản xuất bột xốp PU và Gia c...
 
Kế hoạch bảo vệ môi trường Dự án xưởng dệt may tai TPHCM 0903034381
Kế hoạch bảo vệ môi trường Dự án xưởng dệt may tai TPHCM 0903034381Kế hoạch bảo vệ môi trường Dự án xưởng dệt may tai TPHCM 0903034381
Kế hoạch bảo vệ môi trường Dự án xưởng dệt may tai TPHCM 0903034381
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Kho sỉ than và Nhà máy vật liệu xâ...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Kho sỉ than và Nhà máy vật liệu xâ...Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Kho sỉ than và Nhà máy vật liệu xâ...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Kho sỉ than và Nhà máy vật liệu xâ...
 
Tư vấn lập dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi tỉnh Sóc T...
Tư vấn lập dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi tỉnh Sóc T...Tư vấn lập dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi tỉnh Sóc T...
Tư vấn lập dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi tỉnh Sóc T...
 
Tư vấn Lập dự án Chăn nuôi heo thịt tỉnh Vĩnh Phúc - 0903034381
Tư vấn Lập dự án Chăn nuôi heo thịt tỉnh Vĩnh Phúc - 0903034381Tư vấn Lập dự án Chăn nuôi heo thịt tỉnh Vĩnh Phúc - 0903034381
Tư vấn Lập dự án Chăn nuôi heo thịt tỉnh Vĩnh Phúc - 0903034381
 
Thuyết minh dự án Xử lý chất thải Formosa tỉnh Hà Tĩnh - 0903034381
Thuyết minh dự án Xử lý chất thải Formosa tỉnh Hà Tĩnh - 0903034381Thuyết minh dự án Xử lý chất thải Formosa tỉnh Hà Tĩnh - 0903034381
Thuyết minh dự án Xử lý chất thải Formosa tỉnh Hà Tĩnh - 0903034381
 
Tư vấn lập dự án Xây dựng Khu sản xuất Nông nghiệp công nghệ cao trong nhà mà...
Tư vấn lập dự án Xây dựng Khu sản xuất Nông nghiệp công nghệ cao trong nhà mà...Tư vấn lập dự án Xây dựng Khu sản xuất Nông nghiệp công nghệ cao trong nhà mà...
Tư vấn lập dự án Xây dựng Khu sản xuất Nông nghiệp công nghệ cao trong nhà mà...
 
Tư vấn lập dự án Sản xuất Nông nghiệp Công nghệ cao kết hợp Điện mặt trời - 0...
Tư vấn lập dự án Sản xuất Nông nghiệp Công nghệ cao kết hợp Điện mặt trời - 0...Tư vấn lập dự án Sản xuất Nông nghiệp Công nghệ cao kết hợp Điện mặt trời - 0...
Tư vấn lập dự án Sản xuất Nông nghiệp Công nghệ cao kết hợp Điện mặt trời - 0...
 
Lập Dự Án Đầu Tư Khu trang trại chăn nuôi khép kín kết hợp trồng cây dược liệ...
Lập Dự Án Đầu Tư Khu trang trại chăn nuôi khép kín kết hợp trồng cây dược liệ...Lập Dự Án Đầu Tư Khu trang trại chăn nuôi khép kín kết hợp trồng cây dược liệ...
Lập Dự Án Đầu Tư Khu trang trại chăn nuôi khép kín kết hợp trồng cây dược liệ...
 
Tư Vấn Lập Dự Án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án điện mặt trời - 0903034381
Tư Vấn Lập Dự Án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án điện mặt trời - 0903034381Tư Vấn Lập Dự Án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án điện mặt trời - 0903034381
Tư Vấn Lập Dự Án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án điện mặt trời - 0903034381
 
Dự án Trung tâm Hoạt động Chữ thập đỏ Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam 0903034381
Dự án Trung tâm Hoạt động Chữ thập đỏ Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam 0903034381Dự án Trung tâm Hoạt động Chữ thập đỏ Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam 0903034381
Dự án Trung tâm Hoạt động Chữ thập đỏ Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam 0903034381
 
Tư vấn lập dự án Phòng khám nha khoa 0903034381
Tư vấn lập dự án Phòng khám nha khoa 0903034381Tư vấn lập dự án Phòng khám nha khoa 0903034381
Tư vấn lập dự án Phòng khám nha khoa 0903034381
 
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng tỉnh Tây Ninh 0903034381
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng tỉnh Tây Ninh 0903034381Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng tỉnh Tây Ninh 0903034381
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng tỉnh Tây Ninh 0903034381
 
Dự án Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ Khu vực Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam ...
Dự án Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ Khu vực Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam ...Dự án Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ Khu vực Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam ...
Dự án Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ Khu vực Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam ...
 
ĐTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Bệnh viện Shing Mark 1500 giườ...
ĐTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Bệnh viện Shing Mark 1500 giườ...ĐTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Bệnh viện Shing Mark 1500 giườ...
ĐTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Bệnh viện Shing Mark 1500 giườ...
 
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Thủy điện Sông Tranh tỉnh Quản...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Thủy điện Sông Tranh tỉnh Quản...DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Thủy điện Sông Tranh tỉnh Quản...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Thủy điện Sông Tranh tỉnh Quản...
 
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...
 
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến c...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến c...DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến c...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến c...
 
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Phân xưởng xử lý chất ...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Phân xưởng xử lý chất ...DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Phân xưởng xử lý chất ...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Phân xưởng xử lý chất ...
 

Nhà máy sản xuất hạt nhựa PE tỉnh Quảng Nam 0903034381

  • 1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do –Hạnh phúc -----------    ---------- THUYẾT MINH BÁO CÁO ĐẦU TƯ XÂY DỰNG DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT HẠT NHỰA PE ĐỊA ĐIỂM : XÃ ĐIỆN TIẾN, HUYỆN ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM CHỦ ĐẦU TƯ : ÔNG. NGUYỄN MINH PHÚC Quảng Nam - Tháng 05 năm 2013
  • 2. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do –Hạnh phúc -----------    ---------- THUYẾT MINH BÁO CÁO ĐẦU TƯ XÂY DỰNG DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT HẠT NHỰA PE Quảng Nam - Tháng 05 năm 2013
  • 3. Số: 01/TT - 2013/TTr-DA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------------ Quảng Nam, ngày tháng 05 năm 2013 TỜ TRÌNH XIN PHÊ DUYỆT DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH Dự án: Nhà máy sản xuất hạt nhựa PE Kính gửi: - UBND tỉnh Quảng Nam; - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam; - Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Nam; - Sở Xây dựng tỉnh Quảng Nam; - Sở Công thương tỉnh Quảng Nam; - UBND huyện Điện Bàn; - Các cơ quan có thẩm quyền liên quan.  Căn cứ Luật Xây dựng số 16 ngày 26/11/2003;  Căn cứ Luật Đầu tư năm 2005;  Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;  Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 cuả Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;  Quyết định số 2992/QĐ-BCT ngày 17/6/2011 của Bộ Công thương v/v Phê duyệt quy hoạch phát triển ngành nhựa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025;  Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung về lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình;  Căn cứ các pháp lý khác có liên quan; Nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và định hướng phát triển ngành nhựa ở Việt Nam nói chung và Quảng Nam nói riêng trong thời gian tới, chủ đầu tư chúng tôi kính đề nghị các cấp, các ngành tỉnh Quảng Nam cho phép đầu tư dự án “Nhà máy sản xuất hạt nhựa PE” với các nội dung sau: 1. Tên dự án : Nhà máy sản xuất hạt nhựa PE 2. Địa điểm xây dựng : Xã Điện Tiến, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam 3. Diện tích nhà máy : 4. Mục tiêu đầu tư : Xây dựng nhà máy sản xuất hạt nhựa PE (Polietylen) với công suất 4tấn/ngày khi đi vào sản xuất ổn định. 5. Mục đích đầu tư : + Cung cấp các loại hạt nhựa PE cho thị trường trong nước cũng như xuất khẩu ra nước ngoài góp phần phát triển ngành nhựa đất nước;
  • 4. + Tạo việc làm và nâng cao mức sống cho lao động địa phương; + Góp phần phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường sống, tiết kiệm nguyên liệu nhựa phế thải; + Đóng góp cho thu ngân sách một khoản từ lợi nhuận kinh doanh; + Đạt được mục tiêu lợi nhuận cho doanh nghiệp; 6. Hình thức đầu tư : Đầu tư xây dựng mới 7. Hình thức quản lý : Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thông qua ban Quản lý dự án do chủ đầu tư thành lập. 8. Tổng mức đầu tư : Tổng mức đầu tư của dự án ước lượng khoảng 2,500,000,000 đồng 9. Nguồn vốn dự án : 100% vốn chủ sở hữu. 10.Tiến độ dự án : Dự án được tiến hành xây dựng từ tháng 8 năm 2013 và đi vào hoạt động từ năm 2014 11.Vòng đời dự án : Thời gian hoạt động là 15 năm từ năm 2014 đến năm 2028 12.Đánh giá hiệu quả: Hiện giá thu nhập thuần của dự án là : NPV =51,510,989,770 đồng >0  Dự án có suất sinh lợi nội bộ và hiệu quả đầu tư khá cao. 13. Kết luận: Chúng tôi kính trình các sở ban ngành của tỉnh Quảng Nam nói trên cũng như các cơ quan có thẩm quyền khác xem xét cho phép đầu tư dự án “Nhà máy sản xuất hạt nhựa PE” này. Nơi nhận: - Như trên - Lưu TCHC. Quảng Nam, ngày tháng năm 2013 CHỦ ĐẦU TƯ NGUYỄN MINH PHÚC
  • 5. MỤC LỤC CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN..............................................7 I.1. Giới thiệu về chủ đầu tư ..........................................................................................7 I.2. Mô tả sơ bộ thông tin dự án.....................................................................................7 I.3. Cơ sở pháp lý...........................................................................................................7 CHƯƠNG II: BỐI CẢNH VÀ CĂN CỨ XÁC ĐỊNH SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ...10 II.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam quý I năm 2013...........................10 II.2. Tổng quan ngành nhựa.........................................................................................10 II.2.1. Đặc điểm chung của ngành nhựa thế giới .........................................................10 II.2.2. Tổng quan thị trường nhựa Việt Nam...............................................................13 II.3. Chính sách phát triển ngành nhựa........................................................................14 II.4. Tiềm năng – Thế mạnh và Cơ hội đầu tư của tỉnh Quảng Nam ..........................15 II.4.1. Về tiềm năng và thế mạnh.................................................................................16 II.4.2. Thành tựu kinh tế - xã hội - hợp tác quốc tế .....................................................18 II.4.3. Quy hoạch và định hướng phát triển.................................................................18 II.4.4. Lĩnh vực thu hút đầu tư .....................................................................................19 II.5. Kết luận sự cần thiết đầu tư..................................................................................20 CHƯƠNG IV: ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG ....................................................................21 IV.1. Địa điểm đầu tư...................................................................................................21 IV.2. Khí hậu................................................................................................................21 IV.3. Tài nguyên thiên nhiên .......................................................................................22 IV.4. Nhận xét chung ...................................................................................................22 CHƯƠNG V: QUY MÔ DỰ ÁN – TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN......................................23 V.1. Quy mô dự án.......................................................................................................23 V.2. Máy móc thiết bị ..................................................................................................23 V.3. Thời gian thực hiện dự án ....................................................................................23 V.4. Thị trường cung – cầu..........................................................................................23 CHƯƠNG VI: CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ................................................................24 VI.1. Nhựa PE (Polyetylen) .........................................................................................24 VI.2. Quy trình sản xuất...............................................................................................25 VI.2.1. Sơ đồ công nghệ...............................................................................................25 VI.2.2. Diễn giải quy trình...........................................................................................25 CHƯƠNG VII: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG........................................26 VII.1. Đánh giá tác động môi trường...........................................................................26 VII.1.1. Giới thiệu chung.............................................................................................26 VII.1.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường..............................................26 VII.2. Tác động của dự án tới môi trường ...................................................................26 VII.2.1. Giai đoạn xây dựng dự án ..............................................................................27 VII.2.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng ...................................................27 VII.3. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm....................................................................27 VII.3.1. Giai đoạn xây dựng dự án ..............................................................................27 VII.3.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng ...................................................28 VII.4. Kết luận .............................................................................................................28
  • 6. CHƯƠNG VIII: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH................................................................29 VIII.1. Tổng mức đầu tư của dự án..............................................................................29 VIII.1.1. Mục đích của tổng mức đầu tư......................................................................29 VIII.1.2. Nội dung của tổng mức đầu tư......................................................................29 VIII.2. Nguồn vốn thực hiện dự án..............................................................................29 VIII.2.1. Tiến độ sử dụng vốn......................................................................................29 VIII.2.2. Nguồn vốn thực hiện dự án...........................................................................29 VIII.3. Hiệu quả tài chính dự án ..................................................................................30 VIII.3.1. Các giả định tính toán ...................................................................................30 VIII.3.2. Phân tích hiệu quả tài chính dự án ................................................................32 VIII.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội dự án............................................................35 CHƯƠNG IX: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................36 IX.1. Kết luận...............................................................................................................36 IX.2. Kiến nghị.............................................................................................................36 IX.3. Cam kết của chủ đầu tư.......................................................................................36 ............................................
  • 7. 7 DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT HẠT NHỰA PE CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN I.1. Giới thiệu về chủ đầu tư  Chủ đầu tư : Nguyễn Minh Phúc  CMND số : 271764228  Ngày cấp : 11/07/2002  Nơi cấp : Công An tỉnh Đồng Nai  Địa chỉ : I.2. Mô tả sơ bộ thông tin dự án  Tên dự án : Nhà máy sản xuất hạt nhựa PE  Địa điểm xây dựng : Xã Điện Tiến, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam  Diện tích nhà máy :  Mục tiêu đầu tư : Xây dựng nhà máy sản xuất hạt nhựa PE (Polietylen) với công suất 4tấn/ngày khi đi vào sản xuất ổn định.  Mục đích đầu tư : + Cung cấp các loại hạt nhựa PE cho thị trường trong nước cũng như xuất khẩu ra nước ngoài góp phần phát triển ngành nhựa đất nước; + Tạo việc làm và nâng cao mức sống cho lao động địa phương; + Góp phần phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường sống, tiết kiệm nguyên liệu nhựa phế thải; + Đóng góp cho thu ngân sách một khoản từ lợi nhuận kinh doanh; + Đạt được mục tiêu lợi nhuận cho doanh nghiệp;  Hình thức đầu tư : Đầu tư xây dựng mới  Hình thức quản lý : Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thông qua ban Quản lý dự án do chủ đầu tư thành lập.  Tổng mức đầu tư : Tổng mức đầu tư của dự án ước lượng khoảng 2,500,000,000 đồng  Nguồn vốn dự án : 100% vốn chủ sở hữu.  Tiến độ dự án : Dự án được tiến hành xây dựng từ tháng 8 năm 2013 và đi vào hoạt động từ năm 2014  Vòng đời dự án : Thời gian hoạt động là 15 năm từ năm 2014 đến năm 2028 I.3. Cơ sở pháp lý  Văn bản pháp lý  Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 5 số 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009;  Luật Đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
  • 8. 8 DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT HẠT NHỰA PE  Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật Kinh doanh Bất động sản số 63/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật thuế Giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về việc Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;  Nghị định số 124/2008 NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính Phủ về thuế thu nhập doanh nghiệp;  Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ Qui định chi tiết thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng;  Nghị định 140/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22 tháng 11 năm 2006 quy định việc bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển;  Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;  Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;  Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;  Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 4/4/2003 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều luật phòng cháy và chữa cháy;  Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về việc Quản lý chất lượng công trình xây dựng và Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/04/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 2009/2004/NĐ-CP;  Thông tư số 12/2008/TT-BXD ngày 07/05/2008 của Bộ xây dựng hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí khảo sát xây dựng;  Thông tư số 05/2009/TT-BXD ngày 15/04/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn điều chỉnh dự toán xây dựng công trình;
  • 9. 9 DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT HẠT NHỰA PE  Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường;  Thông tư số 33/2007/TT-BTC ngày 09/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước;  Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường;  Quyết định số 2992/QĐ-BCT ngày 17/6/2011 của Bộ Công thương v/v Phê duyệt quy hoạch phát triển ngành nhựa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025;  Công văn số 1779/BXD-VP ngày 16/08/2007 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức dự toán xây dựng công trình - Phần Khảo sát xây dựng;  Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng;  Căn cứ các pháp lý khác có liên quan;  Các tiêu chuẩn áp dụng Dự án Nhà máy sản xuất hạt nhựa PE được thực hiện trên những tiêu chuẩn, quy chuẩn chính như sau:  Quy chuẩn xây dựng Việt Nam (tập 1, 2, 3 xuất bản 1997-BXD);  Quyết định số 04 /2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008. Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng (QCVN: 01/2008/BXD);  TCVN 2737-1995 : Tải trọng và tác động- Tiêu chuẩn thiết kế;  TCXD 45-1978 : Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình;  TCVN 5760-1993 : Hệ thống chữa cháy - Yêu cầu chung thiết kế lắp đặt và sử dụng;  TCVN 5738-2001 : Hệ thống báo cháy tự động - Yêu cầu kỹ thuật;  TCVN-62:1995 : Hệ thống PCCC chất cháy bột, khí;  TCVN 6160 – 1996 : Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt, sử dụng hệ thống chữa cháy;  TCVN 4760-1993 : Hệ thống PCCC - Yêu cầu chung về thiết kế;  TCVN 5576-1991 : Hệ thống cấp thoát nước - quy phạm quản lý kỹ thuật;  TCXD 51-1984 : Thoát nước - mạng lưới bên trong và ngoài công trình - Tiêu chuẩn thiết kế;  11TCN 19-84 : Đường dây điện;
  • 10. 10 DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT HẠT NHỰA PE CHƯƠNG II: BỐI CẢNH VÀ CĂN CỨ XÁC ĐỊNH SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ II.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam quý I năm 2013 Quý I năm 2013, kinh tế-xã hội nước ta diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, nhất là khu vực đồng Euro và hầu hết các nước trong khu vực. Một số nước điều chỉnh giảm tăng trưởng năm 2013 do tình hình kinh tế những tháng cuối năm 2012 không được như mong đợi. Thị trường tiêu thụ hàng hóa thu hẹp, nhu cầu tiêu dùng giảm sút dẫn đến sự trì trệ của nhiều nền kinh tế lớn. Ở trong nước, mặc dù một số cân đối vĩ mô có những cải thiện nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Hàng tồn kho vẫn còn cao. Tình trạng nợ xấu chưa được giải quyết. Trước tình hình đó, ngày 07 tháng 01 năm 2013 Chính phủ ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013 và Nghị quyết số 02/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu, đồng thời chỉ đạo quyết liệt các ngành, địa phương thực hiện đồng bộ nhằm thực hiện tốt các mục tiêu, chỉ tiêu kinh tế-xã hội cả năm. Một số chỉ tiêu chủ yếu quý I năm 2013 (tăng/giảm) so với cùng kỳ năm 2012 (%) - Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước:+4.89 - Tốc độ tăng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản: +2.6 - Chỉ số sản xuất công nghiệp: +4.9 - Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng: +11.7 - Tổng kim ngạch xuất khẩu: +19.7 - Tổng kim ngạch nhập khẩu: +17.0 - Khách quốc tế đến Việt Nam: -6.2 - Vốn đầu tư ngân sách nhà nước thực hiện so với kế hoạch năm: 18.0 - Chỉ số giá tiêu dùng quý I năm 2013 so với cùng kỳ năm 2012: +6.91 II.2. Tổng quan ngành nhựa II.2.1. Đặc điểm chung của ngành nhựa thế giới 1. Tốc độ phát triển ổn định nhờ nhu cầu ngày càng tăng, đặc biệt ở khu vực châu Á: Ngành nhựa là một trong những ngành tăng trưởng ổn định của thế giới, trung bình 9% trong vòng 50 năm qua. Mặc dù cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 tác động lớn tới nhiều ngành công nghiệp, ngành nhựa vẫn tăng trưởng 3% trong năm 2009 và 2010. Tăng trưởng của ngành nhựa Trung Quốc và Ấn Độ đạt hơn 10% và các nước Đông Nam Á với gần 20% năm 2010. Sự phát triển liên tục và bền vững của ngành nhựa là do nhu cầu thế giới đang trong giai đoạn tăng cao. Sản lượng nhựa tiêu thụ trên thế giới ước tính đạt 500 triệu tấn năm 2010 với tăng trưởng trung bình 5%/năm (theo BASF). Nhu cầu nhựa bình quân trung bình của thế giới năm 2010 ở mức 40 kg/năm, cao nhất là khu vực Bắc Mỹ và Tây Âu với hơn 100 kg/năm. Dù khó khăn, nhu cầu nhựa không giảm tại 2 thị trường này trong năm 2009 – 2010 và thậm chí tăng mạnh nhất ở khu vực châu Á – khoảng 12-15%. Ngoài yếu tố địa lý, nhu cầu cho sản phẩm nhựa cũng phụ thuộc vào tăng trưởng của các ngành tiêu thụ sản phẩm nhựa
  • 11. 11 DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT HẠT NHỰA PE (end-markets) như ngành thực phẩm (3.5%), thiết bị điện tử (2.9%), xây dựng (5% tại châu Á). Nhu cầu cho sản phẩm nhựa tăng trung bình 3.8%/năm trong ngành chế biến thực phẩm, 3.1% trong ngành thiết bị điện tử và 6-8% trong ngành xây dựng (Mỹ) là yếu tố quan trọng đẩy tăng nhu cầu nhựa thế giới. 2. Nguồn cung phục hồi mạnh trong năm 2010, dần trở lại mức trước khủng hoảng nhưng vẫn chưa đủ cho nhu cầu ngày càng lớn: Năm 2010, sản lượng nhựa thế giới hồi phục mạnh mẽ lên 300 triệu tấn, cao hơn 32% sản lượng của 2009. Sản lượng thế giới năm 2009 giảm chủ yếu do giá thành sản xuất leo thang và ảnh hưởng của kinh tế suy thoái. Với các gói kích cầu, khuyến khích sản xuất, đặc biệt tại Thái Lan, sản lượng nhựa thế giới đã quay trở lại mức tăng trưởng trước khủng hoảng tuy vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của thế giới. Cộng thêm với giá NPL đột biến, giá thành sản phẩm nhựa theo đó cũng tăng tới 25% trong năm 2010. Tăng trưởng sản lượng ở châu Á (đặc biệt Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Nam Á) đặc biệt ấn tượng trong năm 2009 và 2010 với ~ 15%. Đây là nguyên nhân chính giúp tăng trưởng ngành nhựa châu Á đạt trên 2 con số trong năm vừa qua. Khu vực châu Á hiện sản xuất 37% tổng sản lượng nhựa sản xuất toàn cầu, với 15% thuộc về Trung Quốc. Châu Âu và NAFTA theo sát với 24% và 23% tương ứng. Sản lượng sản xuất giảm nhẹ ở hai khu vực này do cạnh tranh lớn với sản phẩm từ châu Á và ảnh hưởng kéo dài của khủng hoảng kinh tế và nợ công châu Âu. 3. Nguồn cung nguyên liệu vẫn đang thiếu và phụ thuộc lớn vào nguồn năng lượng dầu mỏ, khí ga tự nhiên: Xu hướng chung năm 2010 là cầu vượt cung, sản lượng giảm đẩy giá hạt nhựa lên cao (nhất là vào quý 2 và quý 4). Nguyên nhân chính là do tăng giá dầu thô và gas tự nhiên - nguyên liệu đầu vào sản xuất hạt nhựa. Trung Quốc và Trung Đông đang dần soán ngôi Mỹ và Tây Âu trong cung và cầu hạt nhựa. Năm 2010, nhu cầu tiêu thụ hạt nhựa trên thế giới đạt 280 triệu tấn, tăng 24% kể từ năm 2006. Trong đó, khu vực châu Á chiếm 42% tổng sản lượng tiêu thụ, châu Âu với 23% và Bắc Mỹ 21%. Nhu cầu cho hạt nhựa PE và PP là lớn nhất (29% và 19%). Nhựa PET (8%) là nhóm đang tăng trưởng tốt nhất với 7%/năm. Nguồn cung hạt nhựa PET đã tăng 25% từ năm 2006 nhưng vẫn không đủ cho nhu cầu của phân nhóm này. Hiện tại, Trung Quốc, Trung Đông và Nga sản xuất và xuất khẩu nguyên liệu nhựa nhiều nhất thế giới. Thị trường Trung Quốc có sức tăng trưởng mạnh nhất. 6 tháng đầu năm 2010, Trung Quốc đã sản xuất 21 triệu tấn hạt nhựa, tăng 23% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó, PVC chiếm 28.2% tổng sản lượng. Trong khi đó, Trung Đông là khu vực sản xuất PE lớn nhất. Xuất khẩu PE ở Trung Đông dự kiến tăng từ 4.3 triệu tấn lên 11.7 triệu tấn trong năm 2013, vượt châu Á và Tây Âu (Nguồn: ICIS). Như vậy, giá hạt PE và PP thế giới phụ thuộc lớn vào tình hình vĩ mô của các khu vực này. 4. Phụ thuộc vào các ngành sản phẩm cuối như thực phẩm, xây dựng, thiết bị điện tử, ô tô: Ngành nhựa được chia ra thành nhiều phân khúc nhỏ dựa trên sản phẩm như nhựa bao bì, nhựa xây dựng, phụ kiện xe hơi, thiết bị điện tử, … Tăng trưởng của các phân khúc này phụ thuộc lớn vào nhu cầu cho sản phẩm nhựa và tăng trưởng của các ngành sản phẩm cuối. - Phân khúc sản xuất bao bì: chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng sản phẩm nhựa được sản xuất (40%): Tăng trưởng trung bình 4%/năm phụ thuộc vào tăng trưởng của các phân
  • 12. 12 DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT HẠT NHỰA PE khúc end-products như: thực phẩm, đồ uống, dược phẩm…. Đây chủ yếu là các ngành ít bị ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính nên dự báo tăng trưởng phân khúc này sẽ ổn định trong những năm tới. - Vật liệu xây dựng (20%): Năm 2009-2010, phân khúc này chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi khủng hoảng và cắt giảm xây dựng công tại Mỹ và Châu Âu - 2 thị trường lớn nhất. Tuy nhiên, nhựa xây dựng được dự báo sẽ phục hồi trong giai đoạn tới với nhu cầu cho ống nhựa thế giới tăng 4.5%/năm lên 8.2 tỷ mét. Tăng trưởng cao nhất sẽ ở các quốc gia đang phát triển như Trung Quốc (30% nhu cầu thế giới) và Nhật Bản do nhu cầu tái xây dựng sau động đất. Khu vực Tây Âu, Bắc Mỹ tuy mức tăng chậm lại nhưng vẫn là những quốc gia tiêu thụ lượng ống nước nhiều nhất. Dự kiến giá trị sản phẩm ống nhựa (tỷ trọng lớn nhất) sẽ tăng 6.6% lên 38.6 tỷ USD trong giai đoạn 2010-2015 tại thị trường Mỹ. - Phụ kiện xe hơi (7%): Tăng trưởng ở thị trường châu Á trung bình 5%. Dự báo sẽ ảnh hưởng tiêu cực bởi tình hình sóng thần và động đất tại Nhật Bản, một trong những nước sản xuất phụ kiện ô tô lớn. - Thiết bị điện tử (5.6%): Với nhu cầu cho các thiết bị điện tử như laptop, ti vi, máy in … tăng dần ở Ấn Độ, Đông Nam Á, Trung Quốc, phân khúc có tiềm năng tăng trung bình 5%/năm. 5. Nhựa tái chế đang ngày càng được các chính phủ khuyến khích và nguồn cung cho mặt hàng này vẫn đang thiếu hụt nhiều: So với các sản phẩm khác, nhựa tái chế là sản phẩm khá mới mẻ và đang ngày càng được ưa chuộng, đặc biệt là ở các nước phát triển do đặc tính thân thiện với môi trường và mục đích tiết kiệm năng lượng do có thể tái chế nhựa. Sản lượng nhựa tái chế tăng trung bình 11% trong 10 năm qua, là một trong những phân ngành có tăng trưởng ấn tượng nhất trong ngành nhựa thế giới. Tính đến 2009, tỷ lệ nhựa tái chế tại các nước châu Âu như Pháp, Đức chiếm 15-30% và tỷ lệ cao nhất cao nhất tại Anh với 40%. Từ 2006, nguồn cung cho nhựa tái chế đã tăng mạnh nhưng vẫn chưa đủ cho nhu cầu. Sản phẩm và triển vọng: Các sản phẩm nhựa có thể tái chế hiện nay chủ yếu là sản phẩm của phân ngành bao bì nhựa như các chai nhựa PET, bao bì thực phẩm... Trong những năm gần đây, số lượng chai nhựa PET tái chế tăng gấp đôi, chiếm 30% tổng lượng chai PET được tiêu thụ trên thế giới. Đây cũng là tăng trưởng ấn tượng nhất trong các phân khúc bao bì nhựa. Nhu cầu cho nhựa tái chế tại các quốc giá phát triển đang ngày càng cao dẫn tới nhu cầu tăng cho hạt nhựa PET và HDPE, nguyên liệu chính sản xuất nhựa có thể tái chế. Tiêu thụ hạt nhựa PET vượt 500,000 tấn trong năm nay và có khả năng vượt 600,000 tấn trong các
  • 13. 13 DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT HẠT NHỰA PE năm tới. Triển vọng tăng trưởng của nhựa PET tái chế là rất lớn. Theo cơ quan bảo vệ môi trường của Mỹ (EPA), chai nhựa tái chế chiếm khoảng 2% số lượng nhựa tái chế tại Mỹ. Với mục tiêu 25% số nhựa tiêu thụ sẽ được sản xuất từ nhựa tái chế, thị phần và sản lượng chai nhựa PET sẽ càng tăng. Nhựa tái chế sẽ có tăng trưởng mạnh và bền vững nhất trong thời gian tới: Thêm vào đó, xu hướng sử dụng và sản xuất nhựa tái chế đang ngày càng phổ biến với sản lượng tăng trung bình 11%/năm và hiện nguồn cung nhựa tái chế vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Nhu cầu tái chế nhựa tăng cao một phần là nhờ chính sách khuyến khích của chính phủ các nước trong quá trình giảm thiểu mức độ ô nhiễm môi trường do sản phẩm nhựa gây ra. Các nước Úc, Ireland, Ý, Nam Phi, Đài Loan, …đã chính thức cấm sử dụng túi nylon. Danh sách sản phẩm nhựa không được lưu dùng của Trung Quốc đã dẫn tới sự sụp đổ của nhà máy sản xuất bao bì nhựa mềm lớn nhất Trung Quốc - Suiping Huaqiang Plastic năm 2008. Và ngày càng nhiều nước đưa ra chính sách khuyến khích sử dụng nhựa tái chế, trong đó có Việt Nam. Xu hướng này mới bắt đầu khoảng 10 năm trở lại đây và đòi hỏi công nghệ mới và phức tạp hơn để sản xuất nhựa tái chế. (Nguồn: báo cáo triển vọng ngành nhựa SMES) II.2.2. Tổng quan thị trường nhựa Việt Nam Ngành sản xuất sản phẩm nhựa là một trong những ngành công nghiệp đang phát triển nhanh nhất tại Việt Nam với tốc độ tăng trưởng trung bình trong 10 năm trở lại đây là 20 – 25%. Hiệp hội Nhựa Việt Nam (VPA) cho biết tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành năm 2012 đạt 1.98 tỷ USD, tăng trên 42.2% so với năm 2011. Việt Nam sản xuất rất nhiều chủng loại sản phẩm nhựa bao gồm sản phẩm đóng gói, đồ gia dụng, vật liệu xây dựng, thiết bị điện và điện tử, linh kiện xe máy và ô tô và các linh kiện phục vụ cho ngành viễn thông và giao thông vận tải. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa ước đạt 1.58 tỷ USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2011. Kim ngạch xuất khẩu chất dẻo nguyên liệu ước đạt 397 triệu USD, tăng hơn 60.5% về lượng và 62.6% về kim ngạch. Nhật Bản, Mỹ, Đức là 3 thị trường chính của sản phẩm nhựa Việt Nam. Trong đó, Nhật Bản là thị trường nhập khẩu nhiều nhất trong 5 năm gần đây. Đây là cũng thị trường mà kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa của Việt Nam có mức tăng trưởng cao nhất trong năm 2012, tăng 24% so với năm 2011, chiếm tỷ trọng 22.6%. Hiệp hội dự báo năm 2013 kim ngạch xuất khẩu của ngành sẽ có mức tăng trưởng trung bình từ 11-13.5% so với năm 2012. Ngành nhựa Việt Nam đang hướng tới trở thành ngành công nghiệp tiên tiến, sản xuất những sản phẩm chất lượng cao, đa dạng về chủng loại, mẫu mã, có tính cạnh tranh cao, thân thiện với môi trường, đáp ứng phần lớn nhu cầu trong nước, có khả năng xuất khẩu những sản phẩm có giá trị gia tăng cao với sản lượng ngày càng lớn. Trong quy hoạch đến năm 2020, ngành nhựa đã tính đến việc chuyển dịch cơ cấu nhóm sản phẩm nhựa theo hướng giảm tỷ trọng các nhóm sản phẩm nhựa bao bì và nhựa gia dụng, tăng dần tỷ trọng nhóm nhựa vật liệu xây dựng và kỹ thuật. Nhu cầu thị trường: Kể từ năm 2000 trở lại đây, ngành công nghiệp sản xuất nhựa của Việt Nam đã duy trì tốc độ tăng trưởng cao nhờ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu khẩu tăng mạnh. Tiêu thụ nhựa bình quân theo đầu người tại Việt Nam năm 1975 chỉ ở mức 1kg/năm và không có dấu hiệu tăng trưởng cho đến năm 1990. Tuy nhiên, kể từ năm 2000 trở đi, tiêu thụ
  • 14. 14 DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT HẠT NHỰA PE bình quân đầu người đã tăng trưởng đều đặn và đạt ở mức 12kg/năm và đỉnh cao là năm 2010 là 38kg/người. Tiêu thụ sản phẩm nhựa tăng đã tạo ra một làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành xây dựng, giao thông vận tải và các ngành sản xuất khác phát triển. Hình : Tiêu thụ sản phẩm nhựa bình quân theo đầu người tại Việt Nam (đơn vị: kg/người) Nguồn: Bộ Công Thương Sản phẩm nhựa Việt Nam có tiềm năng phát triển rất lớn để tạo được vị thế vững chắc trên thị trường quốc tế. Doanh thu nhựa hoàn chỉnh đạt khoảng 100 tỷ USD sẽ tiếp tục mở ra nhiều cơ hội xuất khẩu cho sản phẩm nhựa của Việt Nam. Sản phẩm nhựa Việt Nam có vị thế khá cạnh tranh trên trường quốc tế nhờ vào việc áp dụng các công nghệ sản xuất tiên tiến; được hưởng những ưu đãi về thuế quan và có khả năng thâm nhập thị trường tốt. II.3. Chính sách phát triển ngành nhựa Trong Quyết định số 2992/QĐ-BCT ngày 17/6/2011, Bộ Công thương đã đưa ra quan điểm phát triển đối với ngành nhựa như sau: - Phát triển ngành nhựa Việt Nam phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp Việt Nam, phù hợp với xu thế và lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa, từng bước tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu. - Phát triển ngành nhựa Việt Nam trên cơ sở phát huy được tiềm năng và thế mạnh của từng vùng, từng địa phương, tạo sự phát triển cân đối giữa các vùng, đồng thời tạo ra sự hợp tác, hỗ trợ thúc đẩy phát triển hài hòa với các ngành công nghiệp khác. - Phát triển ngành nhựa Việt Nam theo hướng chuyên môn hóa, hiện đại hóa, tạo ra năng suất lao động cao, coi trọng chất lượng tăng trưởng và giá trị tăng thêm của sản xuất công nghiệp. - Phát triển ngành nhựa Việt Nam đảm bảo hiệu quả, ổn định và bền vững gắn với bảo vệ môi sinh, môi trường.
  • 15. 15 DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT HẠT NHỰA PE  Mục tiêu của Chính phủ Mục tiêu tổng quát: - Phát triển ngành nhựa Việt Nam thành một ngành kinh tế mạnh với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững. Từng bước xây dựng và phát triển ngành nhựa đồng bộ từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến sản phẩm cuối cùng, xử lý phế liệu nhựa và chế biến thành nguyên liệu, tăng dần tỷ trọng nguyên liệu trong nước để trở thành ngành công nghiệp tự chủ, có khả năng hội nhập vững chắc vào kinh tế khu vực và thế giới. - Phát triển ngành nhựa Việt Nam thành ngành công nghiệp tiên tiến, sản xuất được những sản phẩm chất lượng cao, đa dạng hóa về chủng loại, mẫu mã, có tính cạnh tranh cao, thân thiện với môi trường, đáp ứng phần lớn nhu cầu của thị trường trong nước, có khả năng xuất khẩu những sản phẩm có giá trị gia tăng cao với sản lượng ngày càng cao, để ngành nhựa Việt Nam phát triển ngang tầm với khu vực và trên thế giới. Mục tiêu cụ thể: - Giá trị sản xuất công nghiệp ngành nhựa theo giá so sánh 1994 đến năm 2015 đạt 78,500 tỷ đồng, đến năm 2020 đạt 181,577 tỷ đồng và đến năm 2025 đạt 390,000 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2011 - 2015 đạt 17.56%; giai đoạn 2016 - 2020 đạt 18.26% và giai đoạn 2021 - 2025 đạt 16.52%. - Giá trị tăng thêm ngành nhựa tính theo giá so sánh 1994 đến năm 2015 đạt 10,908 tỷ đồng, đến năm 2020 đạt 19,319 tỷ đồng và đến năm 2025 đạt 32,274 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2011 - 2015 đạt 12.75%; giai đoạn 2016 - 2020 đạt 12.11% và giai đoạn 2021 - 2025 đạt 10.81%; - Phấn đấu tỷ trọng ngành nhựa so với toàn ngành Công nghiệp đến năm 2015 đạt 5.0%, đến năm 2010 đạt 5.5% và đến năm 2025 đạt 6.0%. - Chuyển dịch cơ cấu các nhóm sản phẩm nhựa theo hướng giảm tỷ trọng các nhóm sản phẩm nhựa bao bì và nhựa gia dụng, tăng dần tỷ trọng nhóm sản phẩm nhựa vật liệu xây dựng và nhựa kỹ thuật. Mục tiêu đến năm 2015 nhóm sản phẩm nhựa bao bì chiếm tỷ trọng 36%; nhựa gia dụng 20%; nhựa vật liệu xây dựng 23% và nhựa kỹ thuật 21%. Năm 2020 tỷ trọng các nhóm sản phẩm tương ứng là 34.0%; 18.0%; 25.0% và 23%. Đến năm 2025 tỷ trọng các nhóm sản phẩm tương ứng là 31.0%; 17.0%; 27.0% và 25.0%. - Sản lượng các sản phẩm ngành nhựa đến năm 2015 đạt 7.5 triệu tấn, đến năm 2020 đạt 12.5 triệu tấn. - Kim ngạch xuất khẩu đến năm 2015 đạt 2.15 tỷ USD, đến năm 2020 đạt 4.3 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2011 - 2015 đạt 15.43%; giai đoạn 2016 - 2020 đạt 14.87%. II.4. Tiềm năng – Thế mạnh và Cơ hội đầu tư của tỉnh Quảng Nam Quảng Nam - một tỉnh thuộc Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung với diện tích tự nhiên 10,438 km2 và dân số khoảng 1.5 triệu người; là vùng đất địa linh nhân kiệt, với bản tính hiếu học, siêng làm đã tạo nên tính cách riêng của con người xứ Quảng; là vùng đất "Ngũ phụng tề phi" – danh hiệu được Vua Thành Thái phong tặng cho năm thí sinh của tỉnh Quảng Nam cùng đỗ đạt trong một khoa thi năm 1898, một điều hiếm có trong một tỉnh. Ngoài ra, Quảng Nam cũng là địa phương duy nhất của Việt Nam có 2 Di sản văn hoá thế giới là Đô thị
  • 16. 16 DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT HẠT NHỰA PE cổ Hội An, Khu đền tháp cổ Mỹ Sơn và Khu dữ trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm. Đặc biệt, Quảng Nam cũng là địa phương đầu tiên được Trung ương chọn thành lập Khu kinh tế mở Chu Lai - khu kinh tế ven biển đầu tiên của Việt Nam, hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực theo thông lệ quốc tế. II.4.1. Về tiềm năng và thế mạnh Quảng Nam có đầy đủ các yếu tố, điều kiện thuận lợi, đáp ứng yêu cầu các dự án đầu tư, cụ thể như sau: 1. Vị trí chiến lược: Quảng Nam có vị trí rất thuận lợi để kết nối với các địa phương khác của Việt Nam và thế giới: - Nằm ở trung độ của Việt Nam, phía Bắc giáp thành phố Đà Nẵng – trung tâm thương mại, dịch vụ, đào tạo của miền Trung; phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi; phía Tây giáp nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào; phía Đông giáp biển Đông; cách Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh 01 giờ bay. - Nằm ở trung tâm của khu vực ASEAN, trên tuyến Hành lang kinh tế Đông – Tây, thuận lợi trong vận chuyển đường bộ sang Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar và đường biển sang các nước khác thuộc khu vực ASEAN. - Trong bán kính 3,200 km, Quảng Nam là trung tâm của các vùng kinh tế năng động nhất khu vực Đông Á như Singapore, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản; trong vòng 04 đến 05 giờ bay sẽ tiếp cận đến hầu hết các sân bay lớn nhất khu vực châu Á Thái Bình Dương. 2. Hạ tầng đồng bộ: - Quảng Nam có điều kiện giao thông liên vùng rất thuận lợi với hệ thống đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường biển thuộc trục giao thông quốc gia: + Đường hàng không: nằm giữa 2 sân bay quốc tế lớn của Miền Trung là sân bay Đà Nẵng và sân bay Chu Lai, trong đó sân bay Chu Lai đang được nghiên cứu lập quy hoạch xây dựng thành sân bay trung chuyển hàng hóa quốc tế cấp 4F và trung tâm sữa chửa, bảo dưỡng máy bay hặng nặng duy nhất của Việt Nam. + Đường biển: nằm giữa 2 hệ thống cảng biển quốc tế lớn là Đà Nẵng và Kỳ Hà, gần tuyến hàng hải quốc tế Bắc Nam, rất thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa với các tuyến trong nước và quốc tế. + Đường bộ: nằm trên trục giao thông chính của quốc gia với hệ thống Quốc lộ 1A, đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Nam - Quảng Ngãi, đường ven biển Đà Nẵng - Hội An - Chu Lai, các tuyến quốc lộ thuộc Hành lang kinh tế Đông – Tây nối các tỉnh Tây Nguyên, Nam Lào và Đông Bắc Thái Lan đảm bảo giao thông thông suốt với tất cả các khu vực trong nước và quốc tế. + Đường sắt: Hệ thống đường sắt xuyên Việt đảm bảo vận chuyển hành khách và hàng hóa đi tất cả các địa phương trong nước. - Hạ tầng điện, nước, viễn thông đáp ứng đầy đủ nhu cầu các dự án đầu tư; được đầu tư đến ranh giới dự án hoặc đến hàng rào các nhà máy trong khu công nghiệp. - Phần lớn các khu công nghiệp đều có hệ thống xử lý nước thải; hệ thống thu gom xử lý chất thải rắn theo quy định.
  • 17. 17 DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT HẠT NHỰA PE - Các hạ tầng xã hội và dịch vụ tiện ích khác như trường học, bệnh viện, khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí cơ bản đáp ứng nhu cầu nhà đầu tư, công nhân lao động và gia đình của họ. 3. Nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng - Tỉnh Quảng Nam có nguồn lao động dồi dào với dân số khoảng 1.5 triệu người, trong đó trên 50% dân số trong độ tuổi lao động. Người lao động Quảng Nam cần cù, ham học hỏi, ý thức kỹ luật lao động tốt và đặc biệt có tay nghề cao trong lĩnh vực công nghiệp cơ khí, may mặc và dịch vụ du lịch. Đây chính là một trong những tiêu chí mà Tập đoàn Hyundai, Kia (Hàn Quốc), Mazda (Nhật Bản), Coilcraft (Hoa Kỳ), Indochina Capital, VinaCapital, Hitech (Thái Lan) ... đánh giá cao khi quyết định đầu tư tại Quảng Nam. - Toàn tỉnh có 02 trường đại học và nhiều cơ sở đào tạo nghề với các lĩnh vực đào tạo khác nhau. Ngoài ra, Quảng Nam nằm gần các trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn như Đà Nẵng, Huế,... nên rất thuận tiện trong việc cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho các dự án đầu tư. - Quảng Nam đã ban hành cơ chế đào tạo lao động phù hợp như hỗ trợ kinh phí đào tạo, hỗ trợ mặt bằng cho doanh nghiệp mở cơ sở đào tạo, kết hợp giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp ... đã tạo được nguồn lao động đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư về số lượng cũng như chất lượng. 4. Cơ chế ưu đãi đầu tư đặc thù: - Nhà đầu tư được toàn quyền lựa chọn và quyết định thực hiện dự án theo hình thức đầu tư phù hợp. - Được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư theo quy định của Chính phủ Việt Nam, trong đó KKTM Chu Lai được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư cao nhất và 15/18 huyện thuộc Danh mục địa bàn ưu đãi đầu tư theo quy định của Chính phủ về mặt bằng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu ... - Đơn giá cho thuê đất có kết cấu hạ tầng trong các khu công nghiệp bằng 1/3 so với các khu vực khác; tùy lĩnh vực đầu tư, dự án có thể đươc miễn tiền thuê đất chưa có kết cấu trong thời gian 11 năm, 15 năm hoặc suốt thời hạn triển khai dự án. - Được tỉnh Quảng Nam hỗ trợ một phần chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng; chi phí đào tạo lao động; xây dựng nhà ở công nhân; chi phí xúc tiến thương mại, quảng bá giới thiệu sản phẩm. - Ngoài những quy định chung, những dự án quy mô lớn và có ý nghĩa quan trọng được chính quyền tỉnh Quảng Nam phối hợp với nhà đầu tư nghiên cứu trình Chính phủ Trung ương cho áp dụng các chính sách đặc thù. - Tất cả thủ tục đầu tư được giải quyết theo cơ chế “một cửa liên thông” tại một cơ quan đầu mối duy nhất; thời gian rút ngắn tối đa so với quy định chung; nhà đầu tư không phải nộp bất kỳ chi phí dịch vụ nào trừ những khoản lệ phí theo quy định của Chính phủ. 5. Chất lượng cuộc sống được đảm bảo - Quảng Nam là nơi hội tụ đầy đủ các điều kiện đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí, khám chữa bệnh, nghỉ dưỡng và học tập... của nhà đầu tư.
  • 18. 18 DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT HẠT NHỰA PE - Đến Quảng Nam, nhà đầu tư còn có cơ hội trải nghiệm những nét văn hóa đặc sắc và tận hưởng sự thoải mái do thiên nhiên ban tặng với nhiều di tích, danh lam thắng cảnh. Đặc biệt, Đô thị cổ Hội An đã nhận được giải vàng "Thành phố du lịch được yêu thích nhất năm 2012" do Tạp chí du lịch Wanderlust (Vương quốc Anh) bình chọn. Trên địa bàn tỉnh có hơn 4000 phòng khách sạn tiêu chuẩn quốc tế đã từng tổ chức nhiều sự kiện quốc tế quan trọng, trong đó The Nam Hai là khu du lịch 5 sao+ duy nhất miền Trung và sân golf Montgomerie Links tốt nhất châu Á. - Nhu cầu khám chữa bệnh cũng được đáp ứng tối đa với Bệnh viện đa khoa Trung ương quy mô 500 giường bệnh được đầu tư từ nguồn vốn ODA của Chính phủ Hàn Quốc. II.4.2. Thành tựu kinh tế - xã hội - hợp tác quốc tế Kể từ khi tái lập tỉnh vào năm 1997 đến nay, hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh từng bước được đầu tư đồng bộ, đáp ứng cơ bản nhu cầu của nhà đầu tư. Kinh tế tăng trưởng liên tục và ổn định trong nhiều năm, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn đạt mức cao hơn bình quân cả nước, trong đó năm 2012 đạt 11.2%. Cơ cấu tổng sản phẩm từng bước chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, năm 2012 giá trị ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ chiếm 79.8% GDP, nông nghiệp chiếm 20.2% GDP. Về đầu tư: Quảng Nam đã thu hút được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước với các dự án tầm quốc gia và những sản phẩm tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu như Ôtô Trường Hải, Kính nổi Chu Lai, Gạch men Đồng Tâm, thiết bị vệ sinh Inax, thiết bị ngành may Groz Becker, Indochina Capital, Vina Capital, Victoria, Golden Sand,... Quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Quảng Nam với các đối tác quốc tế không ngừng được mở rộng. Trong những năm qua, Quảng Nam đã kết nghĩa với tỉnh Sê Kông (Lào), thành phố Osan (Hàn Quốc) và có sự hợp tác với vùng Nord-Pas de Calais (Pháp),... qua đó đã có nhiều thỏa thuận thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa xã hội và thu hút đầu tư. Các tổ chức quốc tế lớn như UN-Habitat, UNESCO, Tầm nhìn thế giới, Ngân hàng thế giới WB, Ngân hàng Phát triển châu Á ADB ... đã có nhiều hoạt động hợp tác với Quảng Nam trong việc lập quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và giao lưu văn hóa, nghệ thuật.... Đặc biệt, thành phố Hội An vinh dự được đón tiếp nhiều nguyên thủ quốc gia viếng thăm và đã được chọn đăng cai nhiều hoạt động quốc tế lớn như Hội nghị Bộ trưởng du lịch APEC, cuộc thi Hoa hậu Trái đất, Hoa hậu Hoàn Vũ, Lễ Hội giao lưu văn hóa Việt Nam - Nhật Bản, Liên hoan hợp xướng quốc tế... II.4.3. Quy hoạch và định hướng phát triển 1. Định hướng phát triển: ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ để đến năm 2020 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp. 2. Quy hoạch phát triển: * Vùng ven biển phía Đông: với diện tích 1064.8 km2 , gồm thành phố Hội An, Tam Kỳ và các huyện: Điện Bàn, Duy Xuyên, Quế Sơn, Thăng Bình, Phú Ninh và Núi Thành - là động lực phát triển của tỉnh Quảng Nam. - Định hướng phát triển: + Phát triển các cụm đô thị lớn: Hội An, Điện Nam - Điện Ngọc, Tam Kỳ, Núi Thành
  • 19. 19 DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT HẠT NHỰA PE + Phát triển công nghiệp cơ khí chế tạo, công nghiệp hỗ trợ ngành ôtô, công điện – điện tử, công nghiệp chế biến hàng tiêu dùng, công nghiệp có công nghệ tiên tiến, dệt may da giày tại KKTM Chu Lai, các KCN Điện Nam - Điện Ngọc (Điện Bàn), Đông Quế Sơn (Quế Sơn), Thuận Yên (Tam Kỳ), Phú Xuân (Phú Ninh) và các cụm công nghiệp. + Phát triển du lịch biển, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và du lịch văn hóa + Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao * Vùng đồi núi phía Tây: với diện tích 9,342 km2 , gồm các huyện Đại Lộc, Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, Tiên Phước, Hiệp Đức, Phước Sơn, Nam Trà My, Bắc Trà My, Nông Sơn - Định hướng phát triển: + Công nghiệp khai thác và chế biến sâu khoáng sản + Công nghiệp thủy điện + Công nghiệp chế biến nông lâm sản + Công nghiệp dệt may – da giày + Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng + Nông nghiệp áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến; chăn nuôi gia súc, gia cầm; chế biến sản phẩm gia súc, gia cầm. II.4.4. Lĩnh vực thu hút đầu tư Lĩnh vực thu hút đầu tư của tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2013-2015 và những năm tiếp theo rất đa dạng, trong đó tập trung vào các lĩnh vực sau: 1. Công nghiệp hỗ trợ: là lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư trong chiến lược phát triển tỉnh Quảng Nam, trong đó chú trọng các ngành công nghiệp hỗ trợ cho ngành cơ khí chế tạo; ô tô, xe máy; điện - điện tử; dệt may, da giày. 2. Công nghiệp chế biến các mặt hàng tiêu dùng, hàng gia dụng, nông lâm thủy sản, vật liệu xây dựng: với nguồn tài nguyên khoáng sản, tài nguyên rừng, tài nguyên biển và nguồn nông sản dồi dào, đa dạng về chủng loại, là nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến các mặt hàng tiêu dùng, hàng gia dụng, chế biến các sản phẩm nông lâm thủy sản, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến sâu khoáng sản ... 3. Đầu tư xây dựng và Kinh doanh hạ tầng các Khu công nghiệp, cụm công nghiệp: nhà đầu tư trong nước và ngoài nước được khuyến khích thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp (KCN) và các cụm công nghiệp (CCN) trên địa bàn theo danh mục sau: KCN Phú Xuân - huyện Phú Ninh; KCN cơ khí đa dụng và ôtô tập trung - KKTM Chu Lai; KCN Tam Thăng - KKTM Chu Lai; CCN Đại Hiệp - huyện Đại Lộc; CCN Tây An - huyện Duy Xuyên; CCN Đông Phú - huyện Quế Sơn; CCN Hà Lam - Chợ Được, huyện Thăng Bình... 4. Lĩnh vực nông nghiệp: trồng và chế biến các loại nông sản, hoa quả; lập trang trại chăn nuôi gia súc , gia cầm và chế biến các sản phẩm gia súc, gia cầm; lĩnh vực R&D (nghiên cứu và phát triển) ngành nông nghiệp. 5. Lĩnh vực du lịch, dịch vụ và đô thị: - Đầu tư các khu đô thị, khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp ven sông, ven biển. - Đầu tư các khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, du lịch giáo dục truyền thông văn hóa, lịch sử...
  • 20. 20 DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT HẠT NHỰA PE - Đầu tư các khách sạn, nhà hàng, siêu thị mini tại trung tâm các huyện, thành phố, các khu công nghiệp để phục vụ nhu cầu mua sắm, tiêu dùng, nghỉ ngơi và giải trí của dân cư, công nhân các khu công nghiệp. 6. Đào tạo nguồn nhân lực: đầu tư xây dựng các trường dạy nghề để cung ứng lao động quản lý và công nhân kỹ thuật cho các dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực: công nghiệp chế biến; điện - điện tử - điện dân dụng - điện lạnh; cơ khí chế tạo; quản trị nhà hàng, khách sạn; nghiệp vụ khách sạn, nhà hàng ... II.5. Kết luận sự cần thiết đầu tư Theo Quy hoạch phát triển tổng thể ngành nhựa Việt Nam đến năm 2020, Chính phủ đã đặt ra yêu cầu: phát triển công nghiệp sản xuất nguyên liệu cho ngành nhựa; phát triển sản xuất các sản phẩm kỹ thuật cao và sản phẩm nhựa xuất khẩu; phát triển ngành công nghiệp xử lý phế liệu nhựa. Trong đó, đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp tái chế phế liệu nhựa sẽ góp phần sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên; tăng cường khả năng tái chế và giảm thiểu lượng chất thải rắn đô thị đưa đến bãi chôn lấp; tiết kiệm nguồn ngân sách Nhà nước cho các hoạt động quản lý và xử lý chất thải; giúp các doanh nghiệp ngành nhựa chủ động được nguồn nguyên liệu, tiết kiệm ngoại tệ cho quốc gia (giảm lượng nguyên liệu nhựa nhập khẩu); giảm giá thành sản phẩm nhựa tăng năng lực cạnh tranh với hàng ngoại nhập ở thị trường trong và ngoài nước. Nắm bắt được chính sách và mục tiêu phát triển ngành nhựa của Chính phủ đồng thời nhận thấy nhu cầu về sử dụng nhựa trong nước và nước ngoài ngày càng cao, chúng tôi khẳng định việc xây dựng “Nhà máy sản xuất hạt nhựa PE” là rất cần thiết và là một hướng đầu tư đứng đắn trong giai đoạn hiện nay.
  • 21. 21 DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT HẠT NHỰA PE CHƯƠNG IV: ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG IV.1. Địa điểm đầu tư Dự án Nhà máy sản xuất hạt nhựa PE dự kiến xây dựng tại xã Điện Tiến, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Hình: Vị trí xây dựng dự án Điện Bàn là huyện đồng bằng ven biển nằm về phía bắc của tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng 25km về phía Nam và cách tỉnh lỵ thành phố Tam Kỳ 45km về phía Bắc. Được giới hạn trong tọa độ địa lý: từ 108°00 đến 108°20kinh độ Đông và từ 15°40 đến 15°57 vĩ độ Bắc. - Phía Bắc giáp huyện Hòa Vang (thành phố Đà Nẵng). - Phía Nam giáp huyện Duy Xuyên. - Phía Đông giáp biển Đông và phía Đông Nam giáp thị xã Hội An. - Phía Tây giáp huyện Đại Lộc. Điện Bàn là huyện duyên hải miền Trung có điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội: nằm giữa tam giác Đà Nẵng - Hội An - Mỹ Sơn, trên tuyến du lịch Đà Nẵng - Hội An, có các tuyến giao thông huyết mạch của cả nước chạy qua như quốc lộ 1A, đường sắt Bắc - Nam, nằm cách không xa sân bay quốc tế Đà Nẵng, gần cảng biển lớn Tiên Sa, gần đầu mối giao thông và các trung tâm kinh tế văn hóa lớn của khu vực tạo điều kiện cho việc mở rộng giao lưu kinh tế trong nước và quốc tế được thuận lợi, có lợi thế khá rõ để phát triển công nghiệp, dịch vụ, thương mại và du lịch. IV.2. Khí hậu Nhà máy nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng chung của khí hậu khu vực miền Trung, chịu ảnh hưởng trực tiếp của kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong năm chia thành hai mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 2 đến tháng 8, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau. - Nhiệt độ bình quân trong năm là 25.6°C.
  • 22. 22 DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT HẠT NHỰA PE - Lượng mưa trung bình năm là 2208 mm. - Gió: các hướng gió thịnh hành là Đông Nam và Tây Nam mang đến thời tiết mát mẻ, hướng gió mùa Đông Bắc có ảnh hưởng nhưng không sâu sắc. - Bão: thường xảy ra vào các tháng 9, 10, 11 kết hợp với các trận mưa lớn gây lũ lụt làm ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. IV.3. Tài nguyên thiên nhiên * Tài nguyên đất Điện Bàn là huyện đồng bằng ven biển, có tổng diện tích tự nhiên 21,428.03 ha, trong đó đất nông nghiệp 10,316.63 ha, chiếm 48%; đất phi nông nghiệp 8,082.90 ha, chiếm 38%; diện tích chưa sử dụng còn 3,028.51 ha, chiếm 14% diện tích tự nhiên, trong đó đất bằng chưa sử dụng 2,941.51 ha, đất đồi núi chưa sử dụng là 87 ha. Theo điều tra của viện Quy hoạch - Nông nghiệp thì trên địa bàn huyện có các loại đất sau đây: - Nhóm đất cát ven biển. - Nhóm đất phù sa. - Nhóm đất mặn. - Đất xói mòn trơ sỏi đá. * Tài nguyên biển Điện Bàn có bờ biển dài gần 8 km, chạy qua các xã Điện Ngọc, Điện Dương, nằm giữa tuyến ven biển Hội An - Đà Nẵng, có vị trí rất thuận lợi để phát triển kinh tế biển như đánh bắt, nuôi trồng và khai thác du lịch. * Tài nguyên nước - Nguồn nước mặt: hệ thống sông suối ở huyện nhiều, phân bố đều, rất thuận lợi cho việc phân bố và sử dụng. Do vậy có đủ lượng nước tưới cho cây trồng quanh năm, nên hầu hết lúa trong huyện thuộc dạng tưới tiêu chủ động. Các con sông lớn trên địa bàn huyện như: sông Thu Bồn, sông Bà Rén, sông Vĩnh Điện, sông Yên, sông Bình Phước,… - Nguồn nước ngầm: nguồn nước ngầm trên địa bàn tương đối tốt, độ sâu trung bình 3- 5m. Nhìn chung nguồn nước ngầm có chất lượng đảm bảo yêu cầu trong sản xuất và sinh hoạt hằng ngày. IV.4. Nhận xét chung Từ những phân tích trên, chủ đầu tư khẳng định rằng địa điểm xây dựng dự án hội tụ những điều kiện thuận lợi để tạo nên sự thành công của một dự án đầu tư.
  • 23. 23 DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT HẠT NHỰA PE CHƯƠNG V: QUY MÔ DỰ ÁN – TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN V.1. Quy mô dự án Xây dựng nhà máy sản xuất hạt nhựa PE (Polietylen) với công suất khoảng 4tấn/ngày khi đi vào sản xuất ổn định. V.2. Máy móc thiết bị STT Thiết bị 1 Máy xay lưới 2 Máy cắt lưới 3 Máy nấu lưới V.3. Thời gian thực hiện dự án Dự án được tiến hành xây dựng từ tháng 8 năm 2013 và đi vào hoạt động từ năm 2014. V.4. Thị trường cung – cầu Thị trường nguồn nguyên liệu sản xuất: Lưới nhựa phế thải sẽ được thu mua trong nước và nước ngoài. Thị trường bán sản phẩm: hạt nhựa PE sau khi được tái chế sẽ được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu sang Trung Quốc.
  • 24. 24 DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT HẠT NHỰA PE CHƯƠNG VI: CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT VI.1. Nhựa PE (Polyetylen) Polyetylen (tiếng Anh: polyethylene hay polyethene; viết tắt: PE), là một nhựa nhiệt dẻo (thermoplastic) được sử dụng rất phổ biến trên thế giới. Polyetylen là một hợp chất hữu cơ (poly) gồm nhiều nhóm etylen CH2-CH2 liên kết với nhau bằng các liên kết hydro no. Polyetylen được điều chế bằng phản ứng trùng hợp các monome etylen (C2H4). Tính chất vật lý Polyetylen màu trắng, hơi trong, không dẫn điện và không dẫn nhiệt, không cho nước và khí thấm qua. Tùy thuộc vào loại PE mà chúng có nhiệt độ hóa thủy tinh Tg ≈ -100°C và nhiệt độ nóng chảy Tm ≈ 120 °C. Tính chất hóa học Polyetylen có tính chất hóa học như hydrocacbon no như không tác dụng với các dung dịch axít, kiềm, thuốc tím và nước brôm. Ở nhiệt độ cao hơn 70o C PE hòa tan kém trong các dung môi như toluen, xilen, amilacetat, tricloetylen, dầu thông. dầu khoáng... Dù ở nhiệt độ cao, PE cũng không thể hòa tan trong nước, trong các loại rượu béo, aceton, ête etylic, glicerin và các loại dầu thảo mộc. Ứng dụng Do các tính chất trên, polyetylen được dùng bọc dây điện, bọc hàng, làm màng mỏng che mưa, chai lọ, chế tạo thiết bị trong ngành sản xuất hóa học. Phân loại Dựa vào khối lượng phân tử, tỷ trọng, độ kết tinh và mức độ khâu mạch mà PE được chia thành 8 loại:  VLDPE (PE tỷ trọng rất thấp)  LDPE (PE tỷ trọng thấp)  LLDPE (PE tỷ trọng thấp mạch thẳng)  MDPE (PE tỷ trọng trung bình)  HDPE (PE tỷ trọng cao)  UHMWPE (PE có khối lượng phân tử cực cao)  PEX hay XLPE (PE khâu mạch)  HDXLPE (PE khâu mạch tỷ trọng cao) VLDPE: Là một polyme chủ yếu là mạch thẳng, còn các mạch nhánh rất ngắn. Tỷ trọng: 0.880 – 0.915 g/cm³, được chế tạo nhờ quá trình trùng hợp triệt để dưới áp suất cao, là chất vô định hình có độ mềm dẻo tuyệt đối, độ dai rất tốt, căng và tăng khả năng bảo vệ môi
  • 25. 25 DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT HẠT NHỰA PE trường, mở rộng khả năng hỗn hợp với nguyên liệu chất dẻo mềm khác như PVC, EVA để thay đổi tính năng của nó. Dùng để sản xuất màng co, màng căng, găng tay bảo hộ, tham gia quá trình biến đổi các loại chất dẻo khác, màng công nghiệp, màng nhiều lớp. LDPE: Tỷ trọng: 0.910 – 0.925 g/cm³. Nhiệt độ hóa thủy tinh Tg ≈ -110 °C LLDPE: Tỷ trọng: 0.915 – 0.925 g/cm³ MDPE: Tỷ trọng: 0.926 – 0.940 g/cm³ HDPE: Ngược với LDPE, HDPE được sản xuất đưới áp suất thấp với các hệ xúc tác như crom/silic catalysts, Ziegler-Natta hay metanloxen (metallocene). Tỷ trọng: 0.941 – 0.965 g/cm³ UHMWPE: Là loại PE có khối lượng phân tử trung bình số cỡ hàng triệu (từ 3.1 đến 5.67 triệu). UHMWPE rất cứng nên được ứng dụng làm sợi và lớp lót thùng đạn. Tỷ trọng: 0.935 – 0.930 g/cm³. Nhiệt độ nóng chảy Tm ≈ 130 °C PEX hay XLPE: Được chế tạo bằng cách cho thêm các peôxít hữu cơ (ví dụ: dicumyl peôxít,...) vào PE trong quá trình gia công. Các phương pháp khâu mạch PE tốt nhất là phương pháp đúc quay (rotational molding) và bức xạ hồng ngoại (irradiation). PEX được ứng dụng làm màng nhựa, ống, dây và cáp điện. VI.2. Quy trình sản xuất VI.2.1. Sơ đồ công nghệ VI.2.2. Diễn giải quy trình Dây chuyền sản xuất hạt nhựa PE bao gồm 5 bước: chặt lưới, xay lưới, nấu lưới, cắt lưới và đóng bao. Lưới nhựa phế thải sau khi thu mua về sẽ được tái chế như sau: Đầu tiên, lưới nhựa sẽ được công nhân chặt thành bó nhỏ, phân loại rồi cho vào máy xay. Lưới xay xong sẽ rơi vào bể nước dài khoảng 15m, được dòng nước luân chuyển tới nhà kho, tạp chất như đất cát sẽ chìm xuống đáy hồ và được thải ra ngoài, còn lưới xay khi vào đến kho sẽ cho vào máy nấu. Lưới nấu xong sẽ được tạo thành dây nhựa PE, dây nhựa sau đó sẽ được cắt thành hạt nhựa và cuối cùng là đóng bao. Chặt lưới Xay lưới Nấu lưới Cắt thành hạt Đóng bao
  • 26. 26 DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT HẠT NHỰA PE CHƯƠNG VII: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VII.1. Đánh giá tác động môi trường VII.1.1. Giới thiệu chung Dự án Nhà máy sản xuất hạt nhựa PE được xây dựng tại xã Điện Tiến, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Mục đích của đánh giá tác động môi trường là xem xét đánh giá những yếu tố tích cực và tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường trong xây dựng dự án và khu vực lân cận, để từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm để nâng cao chất lượng môi trường hạn chế những tác động rủi ro cho môi trường khi dự án được thực thi, đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn môi trường. VII.1.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường Các quy định và hướng dẫn sau được dùng để tham khảo - Luật Bảo vệ Môi trường số 52/2005/QH11 đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XI kỳ họp thứ 8 thông qua tháng 11 năm 2005; - Nghị định số 80/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09 tháng 8 năm 2006 về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Bảo vệ Môi trường; - Nghị định số 21/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 28 tháng 2 năm 2008 về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 cuả Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Bảo vệ Môi trường; - Thông tư số 05/2008/ TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 18/12/2008 về việc hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường; - Quyết định số 35/QĐ-BKHCNMT của Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ngày 25/6/2002 về việc công bố Danh mục tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường bắt buộc áp dụng; - Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 về việc ban hành Danh mục chất thải nguy hại kèm theo Danh mục chất thải nguy hại; - Tiêu chuẩn môi trường do Bộ KHCN&MT ban hành 1995, 2001 & 2005; - Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài Nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng 05 Tiêu chuẩn Việt Nam về Môi trường và bãi bỏ áp dụng một số các Tiêu chuẩn đã quy định theo quyết định số 35/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 25 tháng 6 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ KHCN và Môi trường; VII.2. Tác động của dự án tới môi trường Việc thực thi dự án Nhà máy sản xuất hạt nhựa PE sẽ ảnh hưởng nhất định đến môi trường xung quanh khu vực nhà máy và ngay tại nhà máy, sẽ tác động trực tiếp đến môi trường không khí, đất, nước trong khu vực này. Chúng ta có thể dự báo được những nguồn tác động đến môi trường có khả năng xảy ra trong các giai đoạn khác nhau.
  • 27. 27 DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT HẠT NHỰA PE VII.2.1. Giai đoạn xây dựng dự án + Tác động của bụi, khí thải Quá trình xây dựng sẽ không tránh khỏi phát sinh nhiều bụi (ximăng, đất, cát…) từ công việc đào đất, san ủi mặt bằng, vận chuyển và bốc dỡ nguyên vật liệu xây dựng, pha trộn và sử dụng vôi vữa, đất cát... hoạt động của các máy móc thiết bị cũng như các phương tiện vận tại và thi công cơ giới tại công trường sẽ gây ra tiếng ồn. + Tác động của nước thải Trong giai đoạn thi công cũng có phát sinh nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng. Lượng nước thải này tuy không nhiều nhưng cũng cần phải được kiểm soát chặt chẽ để không làm ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm. + Tác động của chất thải rắn Chất thải rắn phát sinh trong giai đoạn này gồm 2 loại: chất thải rắn từ quá trình xây dựng và rác sinh hoạt của công nhân xây dựng. Các chất thải rắn phát sinh trong giai đoạn này nếu không được quản lý và xử lý kịp thời sẽ có thể bị cuốn trôi theo nước mưa gây tắc nghẽn đường thoát nước và gây ra các vấn đề vệ sinh khác. Ở đây, phần lớn phế thải xây dựng (xà bần, cát, sỏi…) sẽ được tái sử dụng làm vật liệu san lấp. Riêng rác sinh hoạt rất ít vì lượng công nhân không nhiều cũng sẽ được thu gom và giao cho các đơn vị dịch vụ vệ sinh đô thị xử lý ngay. VII.2.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng Trong dây chuyền sản xuất hạt nhựa PE, nước được sử dụng ít và tuần hoàn nên không có các chất thải ở dạng khí, lỏng, rắn. Duy chỉ có lượng chất thải từ cặn bã, bụi bẩn của lưới nhựa phế thải nhưng lượng chất thải này không đáng kể và cả quy trình sản xuất hạt nhựa PE đều không gây hại đến môi trường Ngoài ra còn khí thải, nước thải và chất thải sinh ra trong quá trình hoạt động, làm việc của công nhân tại nhà máy nhưng lượng thải này không đáng kể. VII.3. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm VII.3.1. Giai đoạn xây dựng dự án - Phun nước làm ẩm các khu vực gây bụi như đường đi, đào đất, san ủi mặt bằng… - Che chắn các bãi tập kết vật liệu khỏi gió, mưa, nước chảy tràn, bố trí ở cuối hướng gió và có biện pháp cách ly tránh hiện tượng gió cuốn để không ảnh hưởng toàn khu vực. - Tận dụng tối đa các phương tiện thi công cơ giới, tránh cho công nhân lao động gắng sức, phải hít thở nhiều làm luợng bụi xâm nhập vào phổi tăng lên. - Cung cấp đầy đủ các phương tiện bảo hộ lao động cho công nhân như mũ, khẩu trang, quần áo, giày tại tại những công đoạn cần thiết. - Hạn chế ảnh hưởng tiếng ồn tại khu vực công trường xây dựng. Các máy khoan, đào, đóng cọc bêtông… gây tiếng ồn lớn sẽ không hoạt động từ 18h – 06h. Chủ đầu tư đề nghị đơn vị chủ thầu và công nhân xây dựng thực hiện các yêu cầu sau: - Công nhân sẽ ở tập trung bên ngoài khu vực thi công. - Đảm bảo điều kiện vệ sinh cá nhân.
  • 28. 28 DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT HẠT NHỰA PE - Tổ chức ăn uống tại khu vực thi công phải hợp vệ sinh, có nhà ăn… - Hệ thống nhà tắm, nhà vệ sinh được xây dựng đủ cho số lượng công nhân tập trung trong khu vực dự án. - Rác sinh hoạt được thu gom và chuyển về khu xử lý rác tập trung. - Có bộ phận chuyên trách để hướng dẫn các công tác vệ sinh phòng dịch, vệ sinh môi trường, an toàn lao động và kỷ luật lao động cho công nhân. VII.3.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng + Giảm thiểu ô nhiễm không khí - Giảm thiểu ô nhiễm do khí thải của các phương tiện vận chuyển: Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm khả thi có thể áp dụng là thông thoáng. Để tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu có hiệu quả, cần phải kết hợp thông thoáng bằng đối lưu tự nhiên có hỗ trợ của đối lưu cưỡng bức. Quá trình thông thoáng tự nhiên sử dụng các cửa thông gió, chọn hướng gió chủ đạo trong năm, bố trí cửa theo hướng đón gió và cửa thoát theo hướng xuôi gió. + Giảm thiểu ô nhiễm nước thải Nước thải sinh hoạt sẽ được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại do công ty thiết kế và xây dựng. + Giảm thiểu ô nhiễm chất thải rắn Để thuận tiện cho công tác quản lý và xử lý chất thải rắn phát sinh đồng thời giảm thiểu tác động xấu đến môi trường, Ban quản lý dự án sẽ thực hiện chu đáo chương trình thu gom và phân loại rác tại nguồn. Bố trí đầy đủ phương tiện thu gom cho từng loại chất thải: có thể tái chế chất thải rắn sinh hoạt. VII.4. Kết luận Nhà máy sản xuất hạt nhựa PE thân thiện với môi trường, nên đủ điều kiện thực hiện dự án. Đồng thời, chúng tôi xin cam kết thực hiện tất cả các biện pháp triệt để để giảm thiểu một vài tác động môi trường về tiếng ồn và sinh bụi của Dự án và sẵn sàng báo cáo hoặc hợp tác với các cơ quan quản lý môi trường để tạo điều kiện đánh giá hoặc quan trắc môi trường cho thật thuận lợi.
  • 29. 29 DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT HẠT NHỰA PE CHƯƠNG VIII: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH VIII.1. Tổng mức đầu tư của dự án VIII.1.1. Mục đích của tổng mức đầu tư Mục đích của tổng mức đầu tư là tính toán toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng dự án “Nhà máy sản xuất hạt nhựa PE” làm cơ sở để lập kế hoạch và quản lý vốn đầu tư, xác định hiệu quả đầu tư của dự án. VIII.1.2. Nội dung của tổng mức đầu tư Tổng mức đầu tư của dự án ước lượng khoảng 2,500,000,000 đồng bao gồm : + Xây dựng hạ tầng + Mua sắm máy móc thiết bị + Chi phí khác Bảng tổng hợp khái toán các hạng mục đầu tư của dự án. Đơn vị:đồng I. Tổng mức đầu tư Giá trị 1.1 Xây dựng hạ tầng 1,200,000,000 1.2 Máy móc thiết bị 1,000,000,000 + Máy xay lưới + Máy nấu lưới + Máy cắt lưới I.3 Chi phí khác 300,000,000 Tổng cộng 2,500,000,000 VIII.2. Nguồn vốn thực hiện dự án VIII.2.1. Tiến độ sử dụng vốn Dự án được tiến hành xây dựng từ tháng 8 năm 2013 và đi vào hoạt động từ năm 2014 Tiến độ sử dụng vốn của dự án: Đơn vị:đồng Tiến độ xây dựng dự án Hạng mục Quý III/2013 Quý IV/2013 II.1 Xây dựng hạ tầng 600,000,000 600,000,000 II.2 Mua sắm máy móc thiết bị 1,000,000,000 II.3 Chi phí khác 300,000,000 Tổng cộng 900,000,000 1,600,000,000 VIII.2.2. Nguồn vốn thực hiện dự án. Nguồn vốn thực hiện dự án: 100% vốn chủ sở hữu.
  • 30. 30 DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT HẠT NHỰA PE VIII.3. Hiệu quả tài chính dự án VIII.3.1. Các giả định tính toán + Khấu hao tài sản cố định Áp dụng theo phương pháp khấu hao theo đường thẳng. Thời gian khấu hao áp dụng theo công văn số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003 về ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định. Bảng trích khấu hao TSCĐ III. Khấu hao tài sản cố định Thời gian khấu hao III.1 Xây dựng hạ tầng 15 III.2 Máy móc thiết bị 10 III.3 Chi phí khác 5 + Giả định về doanh thu Công suất sản xuất: 4 tấn/ngày. Đơn giá bán hàng: 18,000,000 đồng/tấn. Số ngày hoạt động trong năm: 350 ngày/năm Doanh thu hoạt động qua các năm của nhà máy: Đơn vị: đồng Năm 2014 2015 2016 2017 2018 Công suất 60% 70% 75% 80% 85% Sản lượng 840 980 1,050 1,120 1,190 Mức tăng giá (8%/năm) 1.08 1.17 1.26 1.36 1.47 Đơn giá 19,440,000 20,995,200 22,674,816 24,488,801 26,447,905 Doanh thu 16,329,600,000 20,575,296,000 23,808,556,800 27,427,457,434 31,473,007,405 Năm 2019 2020 2021 2022 2023 Công suất 90% 95% 100% 100% 100% Sản lượng 1,260 1,330 1,400 1,400 1,400 Mức tăng giá (8%/năm) 1.59 1.71 1.85 2.00 2.16 Đơn giá 28,563,738 30,848,837 33,316,744 35,982,083 38,860,650 Doanh thu 35,990,309,644 41,028,952,995 46,643,441,299 50,374,916,603 54,404,909,931 Năm 2024 2025 2026 2027 2028 Công suất 100% 100% 100% 100% 100% Sản lượng 1,400 1,400 1,400 1,400 1,400 Mức tăng giá (8%/năm) 2.33 2.52 2.72 2.94 3.17 Đơn giá 41,969,502 45,327,062 48,953,227 52,869,485 57,099,044
  • 31. 31 DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT HẠT NHỰA PE Doanh thu 58,757,302,726 63,457,886,944 68,534,517,899 74,017,279,331 79,938,661,678 + Giả định về chi phí Chi phí nhân công: Bảng lương nhân viên: Chi phí nhân công Số lượng Mức lương Kỹ sư 1 20,000,000 Công nhân 25 4,000,000 Số tháng tính lương 13 tháng Chi phí nhân công hằng năm: Năm 2014 2015 2016 2017 2018 Mức tăng lương 1.05 1.10 1.16 1.22 1.28 Lương Kỹ sư 273,000,000 286,650,000 300,982,500 316,031,625 331,833,206 Lương công nhân 1,365,000,000 1,433,250,000 1,504,912,500 1,580,158,125 1,659,166,031 Tổng cộng 1,638,000,000 1,719,900,000 1,805,895,000 1,896,189,750 1,990,999,238 Năm 2019 2020 2021 2022 2023 Mức tăng lương 1.34 1.41 1.48 1.55 1.63 Lương Kỹ sư 348,424,867 365,846,110 384,138,415 403,345,336 423,512,603 Lương công nhân 1,742,124,333 1,829,230,549 1,920,692,077 2,016,726,681 2,117,563,015 Tổng cộng 2,090,549,199 2,195,076,659 2,304,830,492 2,420,072,017 2,541,075,618 Năm 2024 2025 2026 2027 2028 Mức tăng lương 1.71 1.80 1.89 1.98 2.08 Lương Kỹ sư 444,688,233 466,922,645 490,268,777 514,782,216 540,521,327 Lương công nhân 2,223,441,166 2,334,613,224 2,451,343,885 2,573,911,079 2,702,606,633 Tổng cộng 2,668,129,399 2,801,535,869 2,941,612,662 3,088,693,295 3,243,127,960 Chi phí nguyên liệu: chiếm 50% doanh thu hằng năm. Chi phí điện nước: 60,000,000 đồng/năm Chi phí nhiên liệu: 2% doanh thu hằng năm. Chi phí hoạt động hằng năm của dự án: Năm 2014 2015 2016 2017 2018 Chi phí nhân công 1,638,000,000 1,719,900,000 1,805,895,000 1,896,189,750 1,990,999,238 Chi phí nguyên liệu 8,164,800,000 10,287,648,000 11,904,278,400 13,713,728,717 15,736,503,703 Chi phí điện nước 60,000,000 60,000,000 60,000,000 60,000,000 60,000,000 Chi phí nhiên liệu 326,592,000 411,505,920 476,171,136 548,549,149 629,460,148 Tổng cộng 10,189,392,000 12,479,053,920 14,246,344,536 16,218,467,615 18,416,963,088
  • 32. 32 DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT HẠT NHỰA PE Năm 2019 2020 2021 2022 2023 Chi phí nhân công 2,090,549,199 2,195,076,659 2,304,830,492 2,420,072,017 2,541,075,618 Chi phí nguyên liệu 17,995,154,822 20,514,476,497 23,321,720,650 25,187,458,302 27,202,454,966 Chi phí điện nước 60,000,000 60,000,000 60,000,000 60,000,000 60,000,000 Chi phí nhiên liệu 719,806,193 820,579,060 932,868,826 1,007,498,332 1,088,098,199 Tổng cộng 20,865,510,214 23,590,132,217 26,619,419,968 28,675,028,651 30,891,628,782 Năm 2024 2025 2026 2027 2028 Chi phí nhân công 2,668,129,399 2,801,535,869 2,941,612,662 3,088,693,295 3,243,127,960 Chi phí nguyên liệu 29,378,651,363 31,728,943,472 34,267,258,950 37,008,639,666 39,969,330,839 Chi phí điện nước 60,000,000 60,000,000 60,000,000 60,000,000 60,000,000 Chi phí nhiên liệu 1,175,146,055 1,269,157,739 1,370,690,358 1,480,345,587 1,598,773,234 Tổng cộng 33,281,926,816 35,859,637,079 38,639,561,970 41,637,678,547 44,871,232,032 VIII.3.2. Phân tích hiệu quả tài chính dự án  Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Thời gian hoạt động là 15 năm từ năm 2014 đến năm 2028 Thuế TNDN: 25% Báo cáo thu nhập dự trù của dự án: Năm 2014 2015 2016 2017 2018 Doanh thu 16,329,600,000 20,575,296,000 23,808,556,800 27,427,457,434 31,473,007,405 Chi phí hoạt động 10,189,392,000 12,479,053,920 14,246,344,536 16,218,467,615 18,416,963,088 Chi phí quản lý bán hàng 1,632,960,000 2,057,529,600 2,380,855,680 2,742,745,743 3,147,300,741 Khấu hao tài sản cố định 240,000,000 240,000,000 240,000,000 240,000,000 240,000,000 Lợi nhuận trước thuế 4,267,248,000 5,798,712,480 6,941,356,584 8,226,244,075 9,668,743,576 Thuế TNDN 1,066,812,000 1,449,678,120 1,735,339,146 2,056,561,019 2,417,185,894 Lợi nhuận sau thuế 3,200,436,000 4,349,034,360 5,206,017,438 6,169,683,056 7,251,557,682 Năm 2019 2020 2021 2022 2023 Doanh thu 35,990,309,644 41,028,952,995 46,643,441,299 50,374,916,603 54,404,909,931 Chi phí hoạt động 20,865,510,214 23,590,132,217 26,619,419,968 28,675,028,651 30,891,628,782 Chi phí quản lý bán hàng 3,599,030,964 4,102,895,299 4,664,344,130 5,037,491,660 5,440,490,993 Khấu hao tài sản cố định 180,000,000 180,000,000 180,000,000 180,000,000 180,000,000 Lợi nhuận trước thuế 11,345,768,465 13,155,925,479 15,179,677,201 16,482,396,292 17,892,790,156
  • 33. 33 DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT HẠT NHỰA PE Thuế TNDN 2,836,442,116 3,288,981,370 3,794,919,300 4,120,599,073 4,473,197,539 Lợi nhuận sau thuế 8,509,326,349 9,866,944,109 11,384,757,901 12,361,797,219 13,419,592,617 Năm 2024 2025 2026 2027 2028 Doanh thu 58,757,302,726 63,457,886,944 68,534,517,899 74,017,279,331 79,938,661,678 Chi phí hoạt động 33,281,926,816 35,859,637,079 38,639,561,970 41,637,678,547 44,871,232,032 Chi phí quản lý bán hàng 5,875,730,273 6,345,788,694 6,853,451,790 7,401,727,933 7,993,866,168 Khấu hao tài sản cố định 80,000,000 80,000,000 80,000,000 80,000,000 80,000,000 Lợi nhuận trước thuế 19,519,645,637 21,172,461,170 22,961,504,140 24,897,872,851 26,993,563,478 Thuế TNDN 4,879,911,409 5,293,115,293 5,740,376,035 6,224,468,213 6,748,390,869 Lợi nhuận sau thuế 14,639,734,228 15,879,345,878 17,221,128,105 18,673,404,638 20,245,172,608 Các chỉ số tài chính dự án: Đơn vị: đồng Tổng doanh thu 692,762,096,689 Tổng chi phí 468,258,187,105 Tổng EBT 224,503,909,584 Tổng EAT 168,377,932,188 Hệ số EBT/doanh thu 0.32 Hệ số EAT/doanh thu 0.24 Doanh thu bình quân 46,184,139,779 Lợi nhuận trước thuế bình quân 14,966,927,306 Lợi nhuận sau thuế bình quân 11,225,195,479 Thuế thu nhập doanh nghiệp được áp dụng theo thuế suất hiện hành là 25%/ tổng lợi nhuận. Ghi chú: EBT: Lơi nhuận trước thuế EAT: Lợi nhuận sau thuế. Tổng doanh thu sau 15 năm hoạt động: 692,762,096,689 đồng. Tổng chi phí trong 15 năm hoạt động: 468,258,187,105 đồng. Tổng lợi nhuận trước thuế: 224,503,909,584,000 đồng. Tổng lợi nhuận sau thuế: 168,377,932,188,000 đồng. Doanh thu bình quân/năm hoạt động: 46,184,139,779,000 đồng. Lợi nhuận trước thuế bình quân: 14,966,927,306,000 đồng. Lợi nhuận sau thuế bình quân: 11,225,195,479,000 đồng. Hệ số EBT/doanh thu là 0.32 thể hiện 1 đồng doanh thu tạo ra 0.32 đồng lợi nhuận trước thuế.
  • 34. 34 DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT HẠT NHỰA PE Hệ số EAT/doanh thu là 0.24 thể hiện 1 đồng doanh thu tạo ra 0.24 đồng lợi nhuận sau thuế.  Báo cáo ngân lưu dự án Phân tích hiệu quả dự án hoạt động trong vòng 15 năm với suất chiết khấu là WACC = 18% được tính theo giá trị trung bình có trọng số chi phí sử dụng vốn của các nguồn vốn. Bảng báo cáo ngân lưu dự án: Năm 2013 2014 2015 2016 2017 Ngân lưu vào - 16,329,600,000 20,575,296,000 23,808,556,800 27,427,457,434 Doanh thu 16,329,600,000 20,575,296,000 23,808,556,800 27,427,457,434 Thu hồi vốn lưu động Ngân lưu ra 3,000,000,000 11,822,352,000 14,536,583,520 16,627,200,216 18,961,213,359 Đầu tư ban đầu 2,500,000,000 Vốn lưu động 500,000,000 Chi phí hoạt động 10,189,392,000 12,479,053,920 14,246,344,536 16,218,467,615 Chi phí quản lý bán hàng 1,632,960,000 2,057,529,600 2,380,855,680 2,742,745,743 Ngân lưu ròng (3,000,000,000) 4,507,248,000 6,038,712,480 7,181,356,584 8,466,244,075 Năm 2018 2019 2020 2021 2022 Ngân lưu vào 31,473,007,405 35,990,309,644 41,028,952,995 46,643,441,299 50,374,916,603 Doanh thu 31,473,007,405 35,990,309,644 41,028,952,995 46,643,441,299 50,374,916,603 Thu hồi vốn lưu động Ngân lưu ra 21,564,263,829 24,464,541,179 27,693,027,516 31,283,764,098 33,712,520,311 Đầu tư ban đầu Vốn lưu động Chi phí hoạt động 18,416,963,088 20,865,510,214 23,590,132,217 26,619,419,968 28,675,028,651 Chi phí quản lý bán hàng 3,147,300,741 3,599,030,964 4,102,895,299 4,664,344,130 5,037,491,660 Ngân lưu ròng 9,908,743,576 11,525,768,465 13,335,925,479 15,359,677,201 16,662,396,292 Năm 2023 2024 2025 2026 2027 Ngân lưu vào 54,404,909,931 58,757,302,726 63,457,886,944 68,534,517,899 74,017,279,331 Doanh thu 54,404,909,931 58,757,302,726 63,457,886,944 68,534,517,899 74,017,279,331 Thu hồi vốn lưu động Ngân lưu ra 36,332,119,775 39,157,657,089 42,205,425,774 45,493,013,760 49,039,406,481 Đầu tư ban đầu Vốn lưu động Chi phí hoạt động 30,891,628,782 33,281,926,816 35,859,637,079 38,639,561,970 41,637,678,547
  • 35. 35 DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT HẠT NHỰA PE Chi phí quản lý bán hàng 5,440,490,993 5,875,730,273 6,345,788,694 6,853,451,790 7,401,727,933 Ngân lưu ròng 18,072,790,156 19,599,645,637 21,252,461,170 23,041,504,140 24,977,872,851 Vòng đời hoạt động của dự án là 15 năm không tính năm xây dựng Dòng tiền thu vào bao gồm: tổng doanh thu hằng năm; thu hồi vốn lưu động. Dòng tiền chi ra gồm: Chi đầu tư ban đầu, thay đổi vốn lưu động, chi phí hoạt động và chi phí quản lý bán hàng. Ngân lưu dự án trong năm đầu tư âm là do chủ đầu tư phải đầu tư vào các hạng mục xây dựng và máy móc thiết bị, bắt đầu đi vào hoạt động , dòng ngân lưu tăng dần qua các năm. Dựa vào kết quả ngân lưu vào và ngân lưu ra, ta tính được các chỉ số tài chính, và kết quả cho thấy: Hiện giá thu nhập thuần của dự án là : NPV = 51,510,989,770 đồng >0 Qua quá trình hoạch định, phân tích và tính toán các chỉ số tài chính trên cho thấy dự án mang lại lợi nhuận cao cho chủ đầu tư. VIII.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội dự án Phân tích tài chính này cho thấy dự án có nhiều tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế xã hội, bao gồm: đóng góp vào sự phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân nói chung và của khu vực nói riêng; nhà nước và địa phương có nguồn thu ngân sách từ Thuế GTGT, Thuế Thu nhập doanh nghiệp và tạo ra công ăn việc làm cho người lao động cũng như lợi nhuận cho chủ đầu tư.
  • 36. 36 DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT HẠT NHỰA PE . CHƯƠNG IX: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ IX.1. Kết luận Việc thực hiện đầu tư Dự án “Nhà máy sản xuất hạt nhựa PE” góp phần vào việc bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế xã hội. Không chỉ tiềm năng về kinh tế về thị trường nguyên liệu đầu vào và đầu ra cho sản phẩm mà dự án còn rất khả thi qua các thông số tài chính. Điều này cho thấy dự án mang lại lợi nhuận cao cho nhà đầu tư niềm tin lớn khi khả năng thanh toán nợ vay cao và thu hồi vốn đầu tư nhanh. Thêm vào đó, dự án còn đóng góp rất lớn cho ngân sách Nhà Nước và giải quyết một lượng lớn lực lượng lao động. Vậy dự án thực hiện sẽ mang lại nhiều yếu tố thuận lợi như sau:  Bảo vệ môi trường  Cải thiện đời sống cho người dân  Phù hợp với định hướng phát triển kinh tế, chủ trương kêu gọi đầu tư của nhà nước  Xét về mặt kinh tế, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cho thấy dự án thực hiện sẽ mang lại nhiều hiệu quả. Báo cáo thuyết minh dự án xây dựng “Nhà máy sản xuất hạt nhựa PE” là căn cứ để các cấp chính quyền phê duyệt chủ trương và trên cơ sở đó nhà đầu tư triển khai các nguồn lực để phát triển. IX.2. Kiến nghị Vì những lợi ích của dự án, chúng tôi xin có một số kiến nghị sau: 1. Xin Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi về các thủ tục hành chính. 2. Xin được hỗ trợ về mặt tài chính từ các tổ chức kinh tế của nhà nước và tư nhân trong và ngoài nước. IX.3. Cam kết của chủ đầu tư - Chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự trung thực, sự chính xác của nội dung hồ sơ; - Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật Việt Nam. Quảng Nam, ngày tháng năm 2013 CHỦ ĐẦU TƯ NGUYỄN MINH PHÚC