SlideShare a Scribd company logo
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
NGÔ THỊ LAN HƯƠNG
ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐẤT PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG NÔNG NGHIỆP HUYỆN PHÚ BÌNH,
TỈNH THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
THÁI NGUYÊN – 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
NGÔ THỊ LAN HƯƠNG
ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐẤT PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN
VỮNG NÔNG NGHIỆP HUYỆN PHÚ BÌNH,
TỈNH THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Mã số: 8850101
Người hướng dẫn khoa học: TS. Đỗ Thị Vân Hương
(Chữ kí của GVHD)
THÁI NGUYÊN – 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực hiện,
dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Đỗ Thị Vân Hương. Các số liệu, kết quả
trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Kết quả nghiên cứu của
luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ một nghiên cứu nào khác.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện nghiên cứu đã được cám ơn và các
thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày ..... tháng… năm 2019
Tác giả
Ngô Thị Lan Hương
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài này, tác giả xin cảm ơn sự
quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu Trường Đại học Khoa học - ĐHTN, Ban
chủ nhiệm khoa Tài nguyên và Môi trường.
Xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành nhất tới giảng viên
TS. Đỗ Thị Vân Hương người hướng dẫn khoa học đã tận tình hướng dẫn, đóng
góp quan trọng cho sự thành công của luận văn.
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả xin cảm ơn sự giúp đỡ của Phòng Tài
nguyên và Môi trường; Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phú
Bình, các hộ nông dân tham gia phỏng vấn trên địa bàn huyện đã tạo điều kiện
cho tác giả có các nguồn tài liệu, tư liệu và các công trình nghiên cứu liên quan.
Nhân dịp này, tác giả cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành
tới gia đình, cơ quan công tác và anh, chị đồng nghiệp đã tạo điều kiện để tác giả
hoàn thành bản luận văn này.
Tác giả
Ngô Thị Lan Hương
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
1. Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu ............................................................................... 1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................. 2
3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................................... 2
4. Cấu trúc của đề tài ...................................................................................................... 2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI .............. 3
1.1. Những khái niệm cơ bản về đất và sử dụng đất ...................................................... 3
1.2. Lý luận chung về tiềm năng đất đai......................................................................... 5
1.3. Lý luận chung về đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển các loại hình sử
dụng đất .......................................................................................................................... 6
1.3.1. Đánh giá tài nguyên đất đai............................................................................. 6
1.3.2. Phương pháp luận đánh giá tài nguyên đất đai cho phát triển sản xuất nông,
lâm nghiệp.................................................................................................................. 8
1.4. Tầm quan trọng của đánh giá tài nguyên đất đai................................................... 10
1.5. Tổng quan các công trình nghiên cứu về đánh giá tài nguyên đất đai trên thế giới
và Việt Nam.................................................................................................................. 11
1.5.1. Các công trình nghiên cứu đánh giá tài nguyên đất đai trên thế giới........... 11
1.5.2. Khái quát tình hình nghiên cứu đánh giá tài nguyên đất đai ở Việt Nam ..... 16
1.5.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu về tài nguyên đất nông nghiệp và phát
triển nông nghiệp huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên............................................. 18
1.6. Những yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp .......................... 19
1.6.1. Yếu tố về điều kiện tự nhiên ........................................................................... 19
1.6.2. Yếu tố về điều kiện kinh tế, xã hội.................................................................. 19
1.6.3. Yếu tố về kỹ thuật canh tác............................................................................. 19
1.7. Tổng quan về phát triển nông nghiệp bền vững.................................................... 19
1.7.1. Cơ sở lý luận của phát triển bền vững trong nông nghiệp ............................ 19
1.7.2. Sự cần thiết của nền sản xuất nông nghiệp bền vững.................................... 22
1.7.3. Mục tiêu của sản xuất nông nghiệp bền vững................................................ 23
1.7.4. Nguyên tắc, tiêu chí đánh giá sử dụng đất nông nghiệp bền vững................ 23
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................................. 25
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................ 25
2.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 25
2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................. 25
2.4. Quan điểm nghiên cứu........................................................................................... 26
2.4.1. Quan điểm hệ thống ....................................................................................... 26
2.4.2. Quan điểm tổng hợp....................................................................................... 26
2.4.3. Quan điểm phát triển bền vững...................................................................... 26
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
2.4.4. Quan điểm lãnh thổ........................................................................................ 27
2.4.5. Quan điểm lịch sử, viễn cảnh......................................................................... 27
2.5. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................... 27
2.5.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu.......................................................... 28
2.5.2. Phương pháp chuyên gia................................................................................ 28
2.5.3. Phương pháp minh họa bằng bản đồ, biểu đồ ............................................... 29
2.5.4. Phương pháp nghiên cứu các mô hình........................................................... 29
2.5.5. Phương pháp tính hiệu quả sử dụng đất........................................................ 29
2.5.6. Phương pháp đánh giá................................................................................... 30
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................... 31
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Phú Bình...................................... 31
3.1.1. Điều kiện tự nhiên .......................................................................................... 31
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................... 38
3.2. Hiện trạng phát triển nông nghiệp huyện Phú Bình .............................................. 42
3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Phú Bình........................................................ 42
3.2.2. Biến động sử dụng đất trên địa bàn huyện .................................................... 45
3.2.3. Tình hình phát triển nông nghiệp và những điểm mới trong nông nghiệp
huyện Phú Bình ........................................................................................................ 46
3.2.4. Các loại hình hình sử dụng đất, kiểu sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn
huyện Phú Bình ........................................................................................................ 48
3.3. Đánh giá tiềm năng đất đai huyện Phú Bình......................................................... 51
3.3.1. Kết quả điều tra, phân loại đất huyện Phú Bình............................................ 51
3.3.2. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện Phú Bình .......................................... 57
3.3.3. Đánh giá thích hợp đất đai đối với các loại hình sử dụng đất huyện Phú Bình,
tỉnh Thái Nguyên ...................................................................................................... 61
3.4. Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp.................................... 81
3.4.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế .............................................................................. 81
3.4.2. Đánh giá hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất .............................. 88
3.4.3. Hiệu quả môi trường đối với các loại hình sử dụng đất. ............................... 92
3.4.4. Một số mô hình điển hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Bình .. 94
3.5. Đề xuất loại hình sử dụng đất hợp lý trên địa bàn huyện Phú Bình...................... 98
3.5.1.Định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên đất cho phát triển nông nghiệp huyện
Phú Bình................................................................................................................... 98
3.5.2. Đề xuất một số giải pháp phát triển bền vững đất nông nghiệp huyện Phú
Bình trong giai đoạn hiện nay......................................................................................................... 98
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................... 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 107
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 109
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BCĐ : Bán chủ động
BVTV : Bảo vệ thực vật
CĐ : Chủ động
CĐML : Cánh đồng mẫu lớn
DĐĐT : Dồn điền đổi thửa
FAO : Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc
GO : Giá trị sản xuất
GTTT : Giá trị tăng trưởng
IC : Chi phí trung gian
KK : Khó khăn
KT-XH : Kinh tế xã hội
LĐ : Lao động
LUR : Yêu cầu sử dụng đất
LUS : Hệ thống sử dụng đất
LUT : Loại hình sử dụng đất
NNBV : Nông nghiệp bền vững
OM : Hàm lượng hữu cơ
PTBV : Phát triển bền vững
SDHL : Sử dụng hợp lý
TĐ : Tốc độ
TNTN : Tài nguyên thiên nhiên
TPCG : Thành phần cơ giới
VSV : Vi sinh vật
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Quy trình đánh giá tài nguyên đất đai ............................................................ 7
Hình 3.1: Bản đồ Hành chính huyện Phú Bình, Thái Nguyên. .................................... 32
Hình 3.2. Biểu đồ thể hiện cơ cấu quỹ tài nguyên đất huyện Phú Bình....................... 36
Hình 3.3: Biểu đồ thể hiện cơ cấu các nhóm đất nông nghiệp huyện Phú Bình .......... 44
Hình 3.4: Bản đồ Thổ nhưỡng huyện Phú Bình – Thái Nguyên.................................. 52
Hình 3.5: Bản đồ đơn vị đất đai huyện Phú Bình, Thái Nguyên.................................. 59
Hình 3.6: Bản đồ đánh giá thích nghi đất đai đối với LUT 1....................................... 66
Hình 3.7: Bản đồ đánh giá thích nghi đất đai đối với LUT 2....................................... 68
Hình 3.8: Bản đồ đánh giá thích nghi đất đai đối với LUT 3....................................... 70
Hình 3.9: Bản đồ đánh giá thích nghi đất đai đối với LUT 4....................................... 72
Hình 3.10: Bản đồ đánh giá thích nghi đất đai đối với LUT 5..................................... 74
Hình 3.11: Bản đồ đánh giá thích nghi đất đai đối với LUT 6..................................... 76
Hình 3.12: Bản đồ đánh giá thích nghi đất đai đối với LUT 7..................................... 78
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Thang điểm và bậc trọng số của chỉ tiêu đánh giá......................................... 9
Bảng 3.1: Tổng giá trị gia tăng huyện Phú Bình qua các năm..................................... 40
Bảng 3.2. Cơ cấu kinh tế huyện Phú Bình giai đoạn 2013 - 2018 ............................... 41
Bảng 3.3: Bảng hiện trạng sử dụng đất huyện Phú Bình.............................................. 43
Bảng 3.4. Tổng hợp các loại hình sử dụng đất huyện Phú Bình .................................. 51
Bảng 3.5. Phân cấp chỉ tiêu cho các yếu tố đất đai ...................................................... 58
Bảng 3.6: Đặc điểm và tính chất đất đai của các đơn vị bản đồ đất đai....................... 60
Bảng 3.7. Yêu cầu sử dụng đất và phân cấp mức độ thích hợp của các loại hình sử
dụng đất được lựa chọn ................................................................................................ 63
Bảng 3.8: Khoảng cách điểm giữa các mức độ thích nghi đối với LUT1.................... 65
Bảng 3.9: Phân hạng mức độ thích nghi của các đơn vị đất đai đối với LUT 1 .......... 65
Bảng 3.10: Khoảng cách điểm giữa các mức độ thích nghi đối với LUT2.................. 67
Bảng 3.11: Phân hạng mức độ thích nghi của các đơn vị đất đai đối với LUT 2 ........ 67
Bảng 3.12: Khoảng cách điểm giữa các mức độ thích nghi đối với LUT3.................. 69
Bảng 3.13: Phân hạng mức độ thích nghi của các đơn vị đất đai đối với LUT 3 ........ 69
Bảng 3.14: Khoảng cách điểm giữa các mức độ thích nghi đối với LUT4.................. 71
Bảng 3.15: Phân hạng mức độ thích nghi của các đơn vị đất đai đối với LUT 4 ........ 71
Bảng 3.16: Khoảng cách điểm giữa các mức độ thích nghi đối với LUT5.................. 73
Bảng 3.17: Phân hạng mức độ thích nghi của các đơn vị đất đai đối với LUT 5 ........ 73
Bảng 3.18: Khoảng cách điểm giữa các mức độ thích nghi đối với LUT6.................. 75
Bảng 3.19: Phân hạng mức độ thích nghi của các đơn vị đất đai đối với LUT 6 ........ 75
Bảng 3.20: Khoảng cách điểm giữa các mức độ thích nghi đối với LUT7.................. 77
Bảng 3.21: Phân hạng mức độ thích nghi của các đơn vị đất đai đối với LUT 7 ........ 77
Bảng 3.22. Phân hạng thích hợp đất đai huyện Phú Bình ............................................ 79
Bảng 3.23: Hiệu quả kinh tế của các cây trồng chính trên địa bàn huyện ................... 82
Bảng 3.24: Hiệu quả kinh tế LUT 1 ............................................................................. 83
Bảng 3.25: Hiệu quả kinh tế LUT 2 ............................................................................. 84
Bảng 3.26: Hiệu quả kinh tế của LUT 3....................................................................... 84
Bảng 3.27: Hiệu quả kinh tế LUT 4 ............................................................................. 85
Bảng: 3.28: Hiệu quả kinh tế LUT 5 ............................................................................ 86
Bảng: 3.29: Hiệu quả kinh tế LUT 6 ............................................................................ 86
Bảng 3.30: Hiệu quả kinh tế LUT 7 ............................................................................. 86
Bảng 3.31: Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất ............... 87
Bảng 3.32. Kết quả tổng hợp hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất tại huyện Phú
Bình .............................................................................................................................. 87
Bảng 3.33: Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả xã hội cho các kiểu sử dụng đất của loại hình
sử dụng đất.................................................................................................................... 88
Bảng 3.34: Hiệu quả xã hội về mặt định lượng của loại hình sử dụng đất trên địa bàn
huyện. ........................................................................................................................... 89
Bảng 3.35: Đánh giá về mặt định lượng các loại hình sử dụng đất dựa trên các mức
tiêu chuẩn đánh giá....................................................................................................... 90
Bảng 3.36: Hiệu quả xã hội theo chỉ tiêu định tính...................................................... 91
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu
Đất là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên ban tặng con người,
được coi là tài sản của mỗi một quốc gia, dân tộc, tư liệu sản xuất chủ yếu, đối tượng
và cũng là sản phẩm của lao động. Hầu hết các sản phẩm thu được trong quá trình sản
xuất nông nghiệp đều phải thông qua đất. Trong sản xuất nông nghiệp, tài nguyên đất
là tư liệu sản xuất quý giá, cơ bản và không gì thay thế được. Có thể nói sự phát triển
của con người luôn gắn liền với đất.
Sử dụng hợp lý tài nguyên đất trong sản xuất, quy hoạch và phát triển kinh tế -
xã hội là vấn đề hết sức quan trọng, không chỉ đối với hiện tại mà còn có ý nghĩa lâu
dài trong tương lai. Vì vậy muốn quản lý và sử dụng đất đai hợp lý cần phải đánh giá
tài nguyên đất đai, làm căn cứ khoa học cho việc quy hoạch, sử dụng bền vững nguồn
tài nguyên quan trọng này.
Đánh giá đất đai làm cơ sở cho việc phát huy tối đa tiềm năng của đất đai, đồng
thời sử dụng có hiệu quả và bảo vệ tài nguyên. Tuy có nhiều trường phái, quan điểm
và phương pháp nghiên cứu khác nhau về vấn đề này, song nhìn chung, công tác
nghiên cứu và đánh giá đất đai sẽ giúp đạt được nhiều kết quả cao, góp phần tích cực
trong việc sử dụng, quy hoạch, bảo vệ một cách có hệ thống nguồn tài nguyên đất ở
các cấp hành chính khác nhau.
Phú Bình là huyện trung du, nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Thái Nguyên với
20 đơn vị hành chính gồm 19 xã và 1 thị trấn. Huyện có nhiều tiềm năng phát triển
nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.
Trong những năm gần đây, kinh tế nông thôn của huyện đã có bước phát triển,
song kinh tế nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng. Huyện Phú Bình đã xác định
mục tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp vẫn là chủ lực, mũi nhọn trong phát triển cơ
cấu kinh tế của huyện. Mục tiêu của huyện hiện nay là giúp nông dân thoát nghèo và
làm giàu từ kinh tế nông nghiệp. Tuy nhiên việc đầu tư cho sản xuất nông nghiệp còn
hạn chế, việc khai thác tiềm năng, thế mạnh đất đai của huyện chưa cao. Trong điều
kiện hiện nay để thúc đẩy và phát huy tiềm năng, lợi thế tài nguyên đất của huyện
trong phát triển nông nghiệp, góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững của
huyện thì việc đánh giá tài nguyên đất nhằm quy hoạch, sử dụng hợp lý tài nguyên đất
trên địa bàn nghiên cứu là việc rất cần thiết.
Vấn đề sử dụng hợp lý tài nguyên đất có hiệu quả nhằm đem lại những giá trị
cao trong sản xuất nông nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng đối với huyện đặc biệt hướng
đến nông nghiệp bền vững đang trở thành xu thế tất yếu trên toàn cầu. Xuất phát từ ý
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
nghĩa thực tiễn và nhu cầu sử dụng đất cho phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững
huyện Phú Bình, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tài nguyên đất
phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên”.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá tài nguyên đất huyện Phú Bình cho sử dụng hợp lý tài nguyên đất,
phục vụ phát triển bền vững sản xuất nông nghiệp của huyện.
- Đề xuất hướng sử dụng tài nguyên đất trên quan điểm phát triển bền vững
sản xuất nông nghiệp.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được những mục tiêu trên, đề tài tập trung nghiên cứu, giải quyết những
nhiệm vụ cơ bản sau:
- Thu thập, phân tích, hệ thống hóa các tài liệu, tư liệu có liên quan đến đất
nông nghiệp huyện Phú Bình.
- Tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu.
- Điều tra, đánh giá các đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội có liên quan
đến việc sử dụng đất nông nghiệp.
- Phân tích các loại hình sử dụng đất địa phương, đánh giá một số loại hình sử
dụng đất nông nghiệp từ đó đề xuất hướng phát triển các loại hình nông nghiệp hợp lý
trên địa bàn huyện Phú Bình.
3. Ý nghĩa của đề tài
- Về mặt khoa học: đề tài làm rõ cơ sở lý luận của việc đánh giá tài nguyên đất
phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện Phú Bình.
- Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần đánh giá tài nguyên
đất đai nhằm xác định mức độ thích nghi đất đai, đặc tính phù hợp của đất đai và các
loại hình sử dụng đất nông nghiệp điển hình cho hiện tại và tương lai. Đề tài xây dựng
bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ đơn vị đất đai và bản đồ thích hợp đất đai trên địa bàn
huyện nhằm phục vụ công tác đánh giá tài nguyên đất nông nghiệp. Từ kết quả nghiên
cứu, đề tài góp phần đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng
đất nông nghiệp theo hướng bền vững.
4. Cấu trúc của đề tài
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu đề tài
Chương 2: Đối tượng, nội dung, quan điểm và phương pháp nghiên cứu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU ĐỀ
TÀI 1.1. Những khái niệm cơ bản về đất và sử dụng đất
- Khái niệm về đất và đất sản xuất nông nghiệp: Đất là một phần của vỏ trái
đất, là lớp phủ trên bề mặt lục địa mà bên dưới là đá và khoáng vật, bên trên là thảm
thực bì và khí quyển [6]. Đất là lớp mặt tươi xốp của lục địa có khả năng sản sinh ra
sản phẩm của cây trồng. Đất là lớp phủ thổ nhưỡng là thổ quyển, là một vật thể tự
nhiên, mà nguồn gốc của thể tự nhiên đó là do hợp điểm của 4 thể tự nhiên khác của
hành tinh là thạch quyển, khí quyển, thủy quyển và sinh quyển. Sự tác động qua lại
của bốn quyển trên và thổ quyển có tính thường xuyên và cơ bản [6].
- Các nhà kinh tế, thổ nhưỡng và qui hoạch Việt Nam cho rằng: “Đất đai là
phần trên mặt của vỏ trái đất mà ở đó cây cối có thể mọc được”. Trong phạm vi nghiên
cứu về sử dụng đất, đất đai được nhìn nhận như một nhân tố sinh thái (FAO, 1976)
[23]. Trên quan điểm nhìn nhận của FAO thì đất đai bao gồm tất cả các thuộc tính sinh
học và tự nhiên của bề mặt trái đất có ảnh hưởng nhất định đến tiềm năng và hiện trạng
sử dụng đất. Như vậy, đất được hiểu như một tổng thể của nhiều yếu tố bao gồm: (khí
hậu, địa mạo/địa hình, đất, thổ nhưỡng, thủy văn, thảm thực vật tự nhiên, động vật tự
nhiên, những biến đổi của đất do hoạt động của con người).
Theo William đưa ra định nghĩa: “Đất là lớp tơi xốp của vỏ lục địa có khả năng
sản xuất ra những sản phẩm của cây trồng”. Theo quan điểm này đặc tính cơ bản nhất
của đất là độ phì nhiêu, là khả năng cho sản phẩm.
- Đất đai (land): Là một vùng đất có ranh giới, vị trí, diện tích cụ thể và có các
thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay đổi nhưng có tính chất chu kỳ, có thể dự đoán
được có ảnh hưởng tới việc sử dụng đất trong hiện tại và tương lai của các yếu tố tự
nhiên, kinh tế, xã hội như thổ nhưỡng, khí hậu, địa hình, địa mạo, địa chất, thủy văn,
thực vật, động vật cư trú và hoạt động sản xuất của con người [25].
Theo học thuyết sinh thái học cảnh quan (Landscape Ecology) đất đai được coi
là vật mang (Carrier) của hệ sinh thái (Eco-System). Trong đánh giá phân hạng, đất đai
được định nghĩa như sau: “Một vùng hay khoanh đất được xác định về mặt địa lý là
một diện tích bề mặt của Trái Đất với những thuộc tính ổn định hoặc thay đổi có tính
chất chu kì có thể dự đoán được của sinh quyển bên trên, bên trong và bên dưới nó
như là: không khí, đất, điều kiện địa chất, thủy văn, thực vật và động vật cư trú, những
hoạt động hiện nay và trước đây của con người, ở chừng mực mà những thuộc tính
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
này có ảnh hưởng, có ý nghĩa tới việc sử dụng vạt đất đó của con người hiện tại và
trong tương lai”.
Đất theo nghĩa thổ nhưỡng là vật thể thiên nhiên có cấu tạo độc lập lâu đời, hình
thành do kết quả của nhiều yếu tố: đá mẹ, sinh vật, khí hậu, địa hình, thời gian và con
người. Thành phần cấu tạo của đất gồm các hạt khoáng chiếm 40%, hợp chất humic 5%,
không khí 20% và nước 35%. Giá trị tài nguyên đất được đo bằng số lượng diện tích (ha,
km2
) và độ phì (độ màu mỡ thích hợp trồng cây công nghiệp và lương thực).
- Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu trong nước và thế giới cho rằng: Đất
nông nghiệp là toàn bộ diện tích đất được xác định chủ yếu để sử dụng và sản xuất
nông nghiêp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và nghiên cứu trong khoa
học về nông nghiệp.
- Chất lượng đất đai (land quality): Một thuộc tính của đất có ảnh hưởng tới tính
bền vững đất đai đối với một kiểu sử dụng đất cụ thể như: đất cát, đất mặn, đất phèn,
đất phù sa (loại đất), độ dốc (0-30
; >3-80
;…)…[28].
- Khái niệm đánh giá đất đai theo FAO: Đánh giá đất đai là quá trình so sánh,
đối chiếu những tính chất vốn có của vạt/khoanh đất cần đánh giá với những tính chất
đất đai mà loại yêu cầu sử dụng đất cần phải có [18].
- Sử dụng đất (land use): Đó là hoạt động tác động của con người vào đất đai
nhằm đạt kết quả mong muốn trong quá trình sử dụng. Trên thực tế có nhiều loại hình
sử dụng đất chủ yếu như đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất trồng cỏ,
đất trồng rừng, đất cảnh quan du lịch…, ngoài ra còn có đất sử dụng đa mục đích với
hai hay nhiều kiểu sử dụng chủ yếu trên cùng một diện tích đất. Kiểu sử dụng đất có
thể là trong hiện tại nhưng cũng có thể là trong tương lai, nhất là khi các điều kiện kinh
tế, xã hội, cơ sở hạ tầng, tiến bộ khoa học thay đổi. Trong mỗi kiểu sử dụng đất thường
gắn với những đối tượng cây trồng hay vật nuôi cụ thể [18].
- Yêu cầu sử dụng đất đai (land use requirements - LUR) Những đòi hỏi về đặc
điểm và tính chất đất đai để đảm bảo cho mỗi loại sử dụng đất đưa vào đánh giá có thể
phát triển một cách bền vững. [28].
- Loại hình/kiểu sử dụng đất đai chính (major kind of land use): Phần chia nhỏ
chủ yếu của sử dụng đất nông nghiệp như: đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp,
đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác. [28].
- Loại/kiểu sử dụng đất (land utilization type - LUT): Một loại sử dụng đất đai
được miêu tả hay xác định theo mức độ chi tiết từ kiểu sử dụng đất chính. Loại sử dụng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
đất đai có liên quan tới mùa vụ, kết hợp mùa vụ hoặc hệ thống cây trồng với các phương
thức quản lý và tưới xác định trong môi trường kỹ thuật và kinh tế - xã hội nhất định [18].
- Loại hình sử dụng đất là bức tranh mô tả thực trạng sử dụng đất của một vùng
đất với những thuộc tính của các LUT và các yêu cầu sử dụng đất (LUR) của chúng,
LUT được cụ thể hoá bằng kiểu sử dụng đất.
- Hệ thống sử dụng đất (Land Use System – LUS): Sự kết hợp của một loại sử
dụng đất với một điều kiện đất đai riêng biệt tạo thành hai hợp phần khăng khít tác động
lẫn nhau, từ các tương tác này sẽ quyết định các đặc trưng về mức độ và loại chi phí đầu
tư; mức độ, loại cải tạo đất đai và năng suất, sản lượng của loại sử dụng đất. [28].
1.2. Lý luận chung về tiềm năng đất đai
Theo Khoản 2 Điều 3 Thông tư 35/2014/TT-BTNMT thì tiềm năng đất đai là
khả năng về số lượng, chất lượng đất cho mục đích sử dụng đất.
Trong đó tiềm năng về số lượng là khả giảm dần diện tích đất chưa sử dụng ở
mức độ tối đa nhằm khai thác để đưa vào các mục đích khác nhau, đáp ứng chocác yêu
cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Tiềm năng về chất lượng đất đai là khả năng khai thác về chiều sâu nhằm nâng
cao hiệu quả sử dụng đất (thâm canh, tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng).
Để có thể khai thác tối đa tiềm năng về đất đai cần phải đầu tư cải tạo với thời
gian dài, đó là mục tiêu chung.
Quá trình sản xuất nông nghiệp liên quan chặt chẽ với các yếu tố tự nhiên như
đặc điểm thổ nhưỡng, tính chất lý, hoá học của đất. Ngoài ra, hiệu quả đem lại từ việc
bố trí hợp lý cơ cấu cây trồng – vật nuôi, mùa vụ sản xuất... tạo ra các vùng chuyên
canh sản xuất sản phẩm hàng hoá và nguyên liệu chế biến, đồng thời còn phụ thuộc
vào các điều kiện khác như: chế độ nước, khả năng tưới tiêu, điều kiện địa hình, vị trí
phân bố trong không gian, vốn, lao động...
Việc nghiên cứu tiềm năng đất đai thích hợp cho các loại hình sử dụng đất có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình sản xuất nông nghiệp, nhằm bố trí cây trồng
hợp lý, mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội cao và sử dụng đất bền vững. Quá trình
nghiên cứu tiềm năng thích hợp đất đai được dựa trên cơ sở sau:
- Xác định các khoanh đất, vùng đất (đơn vị đất đai) mà trong đó có sự đồng
nhất tương đối của từng yếu tố tự nhiên và có sự phân biệt của một hay nhiều yếu tố tự
nhiên so với vùng lân cận.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
- Xác định các loại hình sử dụng đất, trên cơ sở kết quả phân tích hiệu quả (về
kinh tế, xã hội, môi trường) của từng hệ thống sử dụng đất, lựa chọn các hệ thống sử
dụng đất chính để đánh giá khả năng thích hợp của đất đối với các hệ thống sử dụng
đất được lựa chọn.
- Xác định yêu cầu sử dụng đất của các loại hình sử dụng trên cơ sở các chỉ
tiêu, yếu tố đánh giá về điều kiện hạn chế được lựa chọn (điều kiện hạn chế của các chỉ
tiêu, yếu tố đánh giá đối với từng loại hình sử dụng đất).
- Đối chiếu từng yêu cầu sử dụng đất của các loại hình sử dụng với các đặc tính
của đơn vị đất đai, từ đó xác định khả năng thích hợp của từng đơn vị đất đai.
1.3. Lý luận chung về đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển các loại hình
sử dụng đất
1.3.1. Đánh giá tài nguyên đất đai
Đánh giá tiềm năng đất đai là một bộ phận của công tác đánh giá tài nguyên môi
trường tự nhiên mà bản chất chính là việc nghiên cứu, xem xét, xác định và phân loại giá
trị (mức độ thuận lợi, thích nghi, phong phú) của loại tài nguyên này trên mỗi vùng lãnh
thổ đối với một số yêu cầu KT-XH nhất định; từ đó có thể đưa ra những kiến nghị về khả
năng khai thác và SDHL tài nguyên đất đai cho mục đích nào đó. Căn cứ vào mục đích cụ
thể mà hoạt động đánh giá tài nguyên đất đai có thể được thực hiện ở từng giai đoạn từ
thấp đến cao (hình 1.1): Đánh giá chung, Đánh giá mức độ thuận lợi (thích nghi) của tài
nguyên đất đai đối với các hoạt động KT-XH, cụ thể ở đây là phát triển ngành nông, lâm
nghiệp (NLN) với hệ thống cây trồng phù hợp với điều kiện, tài nguyên đất đai của từng
địa phương; Đánh giá kinh tế kĩ thuật là giai đoạn cao nhất, đề cập chi tiết đến giá trị và
hiệu quả kinh tế của các chủ thể được đánh giá.
Nhìn chung, mỗi giai đoạn đánh giá có những đặc trưng riêng, đòi hỏi phải có
những phương pháp riêng và cho những kết quả khác nhau. Mục tiêu cao nhất của công
tác đánh giá là khai thác có hiệu quả nhất tài nguyên đất đai nói riêng và TNTN nói
chung, đồng thời vẫn đảm bảo được tính bền vững của môi trường sinh thái và xã hội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
(1) Mục tiêu, nhiệm vụ
(2a) Xác định đặc điểm, nhu cầu
sinh thái của đối tượng nghiên
cứu: loại hình SDĐ
(2b) Thống kê giá trị
tài nguyên đất đai
Không phù hợp
với thực tiễn
(3) Lựa chọn chỉ tiêu đánh giá
(4) Đánh giá thành phần
(5) Đánh giá chung
(6) Đánh giá tổng hợp
(7) Kiểm chứng thực tế
hợp
tiễ
n
Phù
thực
(8) Kiến nghị sử dụng
Hình 1.1: Quy trình đánh giá tài nguyên đất đai [9]
Với mục tiêu đã được xác định, các phương pháp đánh giá tài nguyên đất đai
phải tuân thủ theo các nguyên tắc cơ bản sau: Phải đảm bảo tính khoa học của việc
đánh giá thông qua việc xác định giá trị và quy luật phân hoá tài nguyên đất đai; coi
các thông tin đất đai đúc kết được từ số liệu nhiều năm của các cơ quan chuyên ngành
là cơ sở chủ yếu của việc đánh giá; đảm bảo mối liên hệ chặt chẽ và nhất quán giữa giá
trị, quy luật phân hoá tài nguyên đất đai và các yêu cầu của hoạt động sản xuất, đời
sống con người thông qua kết quả của việc đánh giá; để phát triển kinh tế sinh thái thì
hoạt động đánh giá, khai thác và bảo vệ tài nguyên đất đai phải thống nhất biện chứng
với nhau.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
1.3.2. Phương pháp luận đánh giá tài nguyên đất đai cho phát triển sản xuất nông,
lâm nghiệp
Quá trình đánh giá tài nguyên đất đai cho phát triển loại hình sử dụng đất được
thực hiện qua nhiều bước: xác định đối tượng, mục đích, nhiệm vụ đánh giá; nguyên
tắc đánh giá, phương pháp đánh giá và các bước tiến hành đánh giá.
1.3.2.1. Đối tượng đánh giá
Đối tượng đánh giá là các đơn vị đất đai. Khi đánh giá đất đai cho phát triển cây
trồng nông, lâm nghiệp của vùng ở bản đồ đất đai tỉ lệ 1: 25.000, đối tượng đánh giá là
các đơn vị đất đai. Đánh giá đất đai cho một loại cây trồng cụ thể ở bản đồ đơn vị đất
đai tỉ lệ 1: 25.000, đối tượng đánh giá là đơn vị đất đai - thổ nhưỡng.
Tác giả lựa chọn 7 loại hình sử dụng đất làm đối tượng đánh giá. Vì các loại
hình này hiện là những loại hình sử dụng đất được nhà nước khuyến khích phát triển,
đem lại hiệu quả kinh tế cao, là loại hình sản xuất đặc trưng cho huyện Phú Bình.
Hiện nay, huyện Phú Bình đang có nhu cầu phát triển các loại hình sử dụng đất này,
nhưng còn thiếu cơ sở khoa học đánh giá phục vụ mục đích thực tiễn.
1.3.2.2. Mục đích, nhiệm vụ và nguyên tắc đánh giá
* Mục đích đánh giá tài nguyên đất đai nhằm xác định mức độ thuận lợi của
các đơn vị đất đai huyện Phú Bình, làm cơ sở cho việc đề xuất kiến nghị sử dụng tài
nguyên đất đai hợp lý, đem lại hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo môi trường sinh thái,
hướng đến PTBV.
* Nhiệm vụ đánh giá tài nguyên đất đai nhằm tìm ra loại hình sử dụng đất hợp
lý, đem lại hiệu quả cao.
* Nguyên tắc đánh giá tài nguyên đất đai, tác giả áp dụng các nguyên tắc:
Nguyên tắc tổng hợp, nguyên tắc khách quan, nguyên tắc thích nghi tương đối.
1.3.2.3. Nội dung và các bước tiến hành đánh giá
a. Nội dung đánh giá
Nội dung đánh giá tài nguyên đất đai là đánh giá các loại đất đai cho phát triển các
loại hình sử dụng đất cụ thể, đề xuất định hướng SDHL và hiệu quả tài nguyên đất đai.
b. Các bước tiến hành đánh giá
Đánh giá đất đai được tiến hành qua các bước sau: Lựa chọn và xây dựng hệ
thống chỉ tiêu đánh giá; xây dựng thang điểm, hệ số tầm quan trọng của yếu tố; xác
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
định phương pháp đánh giá và vận dụng vào đánh giá đất đai lãnh thổ nghiên cứu. Nội
dung các bước như sau:
- Lựa chọn và xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá: Khi đánh giá đất đai cho
phát triển các loại hình sử dụng đất, tác giả căn cứ vào đặc trưng sinh thái loại cây
trồng để lựa chọn hệ thống chỉ tiêu chi tiết nhằm mục đích đánh giá một cách phù hợp
và đúng đắn. Các yếu tố đất đai được lựa chọn để đánh giá như: loại đất, độ dốc, thành
phần cơ giới, tầng dày, hàm lượng hữu cơ, độ pH, và chế độ tưới. Trong đó với các
loại hình đất phục vụ phát triển trồng lúa, rau màu, cây vụ đông: loại đất có trọng số là
3; thành phần cơ giới, tầng dày, hàm lượng hữu cơ và chế độ tưới có trọng số là 2; các
yếu tố còn lại có trọng số là 1. Riêng với các loại hình sử dụng đất khác (cây công
nghiệp lâu năm, cây lâm nghiệp) chủ yếu trông chờ vào nước trời nên chế độ tưới có
trọng số là 1, các yếu tố khác trọng số giữ nguyên.
- Xây dựng thang điểm, bậc trọng số trong đánh giá: Thang điểm cho từng chỉ tiêu
được xác định thông qua đặc điểm và vai trò của từng chỉ tiêu đối với đối tượng đánh giá.
Thang điểm được chia thành 3 bậc và có điểm số tương ứng với từng mức độ thích nghi.
Trọng số của các chỉ tiêu đánh giá được xác định dựa vào kết quả phân tích
mức độ ảnh hưởng của từng chỉ tiêu được lựa chọn đối với loại hình sản xuất; dựa vào
kết quả tổng hợp ý kiến của các chuyên gia, thang điểm và bậc trọng số được chia
thành 3 cấp (bảng 1.1):
Bảng 1.1: Thang điểm và bậc trọng số của chỉ tiêu đánh giá
STT
Thang điểm Bậc trọng số
Mức độ Điểm Mức độ Bậc
1 Rất thích nghi 3 Ảnh hưởng mang tính chất quyết định 3
2 Thích nghi 2 Ảnh hưởng mạnh 2
3 Ít thích nghi 1 Ít ảnh hưởng hoặc không đáng kể 1
- Lựa chọn phương pháp đánh
giá + Cánh tính điểm đánh giá
Đánh giá tiềm năng đất đai cho mục đích phát triển loại hình sử đụng đất, đề tài
vận dụng cách tính điểm thành phần bằng công thức trung bình cộng.
Điểm trung bình cộng được đánh giá theo công thức sau:
1
n
D A
 K
i
D
i
(I)
n
i1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Trong đó: DA
: Điểm đánh giá chung của địa tổng thể A; Di: Điểm đánh giá yếu
tố thứ i; Ki: Hệ số tầm quan trọng của yếu tố thứ i; i: yếu tố đánh giá, i=1,2,...,n.
Để đơn giản cho quá trình đánh giá, các đơn vị đất đai chứa đựng yếu tố giới
hạn được xác định đối với loại cây trồng đánh giá và xếp chúng vào nhóm không thích
nghi. Sau đó, tiếp tục đánh giá các đơn vị đất đai còn lại và phân chia chúng theo các
cấp độ thích nghi khác nhau cho từng loại cây trồng.
- Phân cấp thang điểm
Đơn vị đất đai có điểm đánh giá chung càng cao càng thích nghi đối với loại
hình sử dụng đất được đánh giá. Từ kết quả đánh giá thích nghi đất đai cho các loại
hình, các mức độ thích nghi được chia thành 3 cấp. Khoảng cách điểm ΔD của các cấp
thích nghi được lấy đều nhau và được tính theo công thức sau:
D
D
m a x D
m in
M (II)
Trong đó: Dmax: điểm đánh giá chung cao nhất; Dmin: điểm đánh giá chung thấp
nhất; M: số cấp đánh giá (M = 3)
* Phân loại kết quả đánh giá và đề xuất kiến nghị sử dụng
Sau khi có kết quả đánh giá, phải kiểm chứng với thực tế và phân loại ứng dụng
cho từng đơn vị đất đai. Tức là tiến hành gộp nhóm các đơn vị đất đai có cùng mức độ
thích nghi đối với loại hình sử dụng đất được đánh giá.
1.4. Tầm quan trọng của đánh giá tài nguyên đất đai
Đánh giá tài nguyên đất đai cung cấp thông tin về đất gắn với mục đích sử
dụng, mức độ thích hợp và thuận lợi, đây là cơ sở để phân bổ, bố trí quỹ đất hợp lý
theo hướng bền vững. Việc nghiên cứu tiềm năng đất đai phải được gắn liền với quá
trình đánh giá đất. Đánh giá tiềm năng đất đai là cơ sở cho hoạch định phát triển bền
vững KT-XH, phát huy lợi thế so sánh theo đặc trưng vùng, miền. Đánh giá tiềm năng
đất đai là cơ sở khoa học cho công tác nghiên cứu tiềm năng, lập quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển các ngành (nông
– lâm nghiệp, xây dựng, giao thông, thương mại, dịch vụ,…) [18].
- Mục tiêu của việc nghiên cứu tiềm năng đất đai:
+ Đánh giá được sự thích hợp của vùng đất với các mục tiêu sử dụng khác nhau
theo mục đích và nhu cầu của con người.
+ Đối với mọi mục đích sử dụng được lựa chọn thì thì mức độ thích hợp và hiệu
quả như thế nào.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
+ Có những chỉ tiêu, yếu tố hạn chế gì đối với mục đích sử dụng được lựa chọn [18].
1.5. Tổng quan các công trình nghiên cứu về đánh giá tài nguyên đất đai trên thế
giới và Việt Nam
1.5.1. Các công trình nghiên cứu đánh giá tài nguyên đất đai trên thế giới
Từ những thập niên 50 của thế kỷ XX, các nhà khoa học không dừng lại ở việc
nghiên cứu đặc điểm đất đai và thống kê tài nguyên đất mà còn nghiên cứu đánh giá
khả năng thích nghi đất đai để đề xuất sử dụng hợp lý. Năm 1970, nhiều quốc gia ở
châu Âu đã cố gắng phát triển các hệ thống đánh giá đất đai riêng cho quốc gia họ, các
nhà khoa học đã quan tâm đặc biệt đến phương pháp đánh giá đất đai và xem như một
trong những chuyên ngành nghiên cứu quan trọng. Các nước như Mỹ, Anh, Canada,
Ấn Độ, Ba Lan, Liên Xô cũ, Bungaria đã nghiên cứu đánh giá đất đai, xác định khả
năng thích hợp, ít thích hợp và không thích hợp cho sản xuất nông - lâm nghiệp dựa
vào các chỉ tiêu lựa chọn riêng của từng quốc gia [15].
Qua đánh giá đất đai, các nhà nghiên cứu thấy rằng, cần có sự thống nhất và
tiêu chuẩn hóa việc đánh giá đất đai trên toàn cầu. Vì vậy đã hình thành hai ủy ban
nghiên cứu là Hà Lan và FAO (Rome,Ý); kết quả là một dự thảo đầu tiên ra đời
(FAO,1972), sau đó được Brinkman và Smyth soạn lại và in ấn năm 1973.
Năm 1975 hội nghị tại Rome có những ý kiến đóng góp cho bản dự thảo năm
1973 đã được các chuyên gia hàng đầu về đánh giá đất đai của FAO biên soạn lại để
hình thành nội dung phương pháp về đánh giá đất đai đầu tiên của FAO, công bố năm
1976, sau đó được bổ sung và chỉnh sửa năm 1983. Bên cạnh tài liệu tổng quát của
FAO, một số hướng dẫn cụ thể khác về đánh giá đất đai cho từng đối tượng chuyên
biệt cũng được FAO ấn hành như:
Đánh giá đất đai cho nền nông nghiệp nhờ mưa (FAO, 1983); Đánh giá đất đai
cho nền nông nghiệp có tưới (FAO, 1985); Đánh giá đất đai cho trồng trọt đồng cỏ
quảng canh (FAO, 1989); Đánh giá đất đai cho mục tiêu phát triển (FAO,1990); Đánh
giá đất đai và phân tích hệ thống canh tác cho việc quy hoạch sử dụng đất (FAO,1992).
Hiện nay, công tác đánh giá đất đai đã trở thành một khâu trọng yếu trong các hoạt
động đánh giá tài nguyên hay quy hoạch sử dụng đất (FAO,1994). Song song với sự phát
triển công nghệ, công tác đánh giá đất đai được sự hỗ trợ mạnh mẽ của kỹ thuật máy tính
và hệ thống thông tin địa lý (GIS), trở thành công cụ cần thiết cho việc thẩm định và ước
lượng tiềm năng sản xuất của đất đai cho mục tiêu phát triển bền vững.
Tiếp theo những thành tựu nghiên cứu của ngành khoa học đất, công tác đánh
giá tiềm năng đất đai trên thế giới đã được quan tâm và chú trọng. Các phương pháp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
đánh giá đất mới đã dần phát triển thành lĩnh vực nghiên cứu liên ngành mang tính hệ
thống (tự nhiên - kinh tế - xã hội) nhằm kết hợp các kiến thức khoa học về nguồn tài
nguyên đất và việc sử dụng đất. Đã có rất nhiều các phương pháp đánh giá đất đai khác
nhau, nhưng nhìn chung đều dựa trên phương thức đánh giá theo hai khuynh hướng
chính và ba phương pháp cơ bản sau:
- Đánh giá đất đai về mặt tự nhiên nhằm xác định tiềm năng và mức độ thích
hợp của đất đai với các mục đích sử dụng đất cụ thể.
- Đánh giá đất đai về mặt kinh tế là đánh giá hiệu quả về mặt kinh tế cho các
loại hình sử dụng đất đai xác định, trên cơ sở tính toán các chỉ tiêu kinh tế nhằm so
sánh về mặt giá trị trong các kiểu sử dụng đất ở cùng một loại để tìm ra kiểu sử dụng
đất có hiệu quả nhất. Đánh giá đất đưa ra nhiều phương pháp khác nhau để giải thích
hoặc dự đoán việc sử dụng tiềm năng đất đai, song có thể tóm tắt đánh giá đất trong ba
phương pháp cơ bản sau:
+ Đánh giá về mặt tự nhiên theo định tính, chủ yếu dựa trên sự xét đoán chuyên
môn.
+ Đánh giá đất dựa theo phương pháp thông số xác định các đặc tính, tính chất đất đai.
+ Đánh giá đất theo định lượng dựa trên các mô hình mô phỏng.

Tình hình đánh giá đất đai ở Liên Xô (cũ)

Theo quan điểm nghiên cứu của Docutraev (1846 - 1903), để đánh giá đất đai
cần trải qua 3 bước:
- Đánh giá lớp phủ thổ nhưỡng (so sánh thổ nhưỡng theo tính chất tự nhiên).
- Đánh giá khả năng sản xuất của đất (yếu tố được xem xét kết hợp với yếu tố
khí hậu, độ ẩm, địa hình).
- Đánh giá kinh tế đất (chủ yếu là đánh giá khả năng sản xuất hiện tại của đất).
Quan điểm của Docutraev áp dụng phương pháp cho điểm các yếu tố, dựa trên
cơ sở thang điểm đã được xây dựng thống nhất. Dựa trên quan điểm khoa học của ông,
các thế hệ học trò của ông đã bổ sung, hoàn thiện dần, do đó phương pháp nghiên cứu,
đánh giá đất của Docutraev đã được thừa nhận và phổ biến ra nhiều nước trên thế giới.
Ngoài những quan điểm trên, phương pháp nghiên cứu, đánh giá đất của Docutraep
cũng còn một số hạn chế như quá đề cao khả năng tự nhiên của đất mà chưa xem xét
đầy đủ các khía cạnh kinh tế - xã hội của việc sử dụng đất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM

Tình hình đánh giá đất đai ở Mỹ

Cơ sở đánh giá đất đai của Mỹ dựa vào các yếu tố hạn chế trong sử dụng đất,
chúng được phân ra thành 2 nhóm:
- Nhóm các yếu tố hạn chế vĩnh viễn: bao gồm những hạn chế không dễ thay
đổi và cải tạo được như: độ dốc, độ dày tầng đất, lũ lụt và khí hậu khắc nghiệt…
- Nhóm những yếu tố hạn chế tạm thời: có khả năng khắc phục được bằng các
biện pháp cải tạo trong quản lý đất đai như độ phì, thành phần dinh dưỡng và những
trở ngại về tưới tiêu…
Nguyên tắc chung của phương pháp là các yếu tố nào có mức độ hạn chế lớn là
yếu tố quyết định mức độ thích hợp mà không cần tính đến những khả năng thuận lợi
của các yếu tố khác có trong đất. Nghiên cứu tiềm năng đất đai ở Mỹ được ứng dụng
rộng rãi theo 2 phương pháp là: Phương pháp tổng hợp và phương pháp nghiên cứu đất
theo từng yếu tố [15].

Tình hình đánh giá đất đai ở Canada

Ở Canada việc đánh giá đất dựa vào các tính chất của đất và năng suất ngũ cốc
nhiều năm (lấy cây lúa mì làm tiêu chuẩn); nếu có nhiều loại cây thì dùng hệ số quy
đổi ra lúa mì. Trong nghiên cứu đất đai, các chỉ tiêu thường được chú ý gồm: thành
phần cơ giới, cấu trúc đất, mức độ xâm nhập mặn vào đất, xói mòn, đá lẫn,… Chất
lượng đất đai được đánh giá bằng thang điểm 100 theo tiêu chuẩn trồng lúa mì. Trên
cơ sở đó phân chia khả năng sử dụng đất theo 7 nhóm: trong đó nhóm cấp I thuận lợi
nhất cho sử dụng (ít hoặc hầu như không có yếu tố hạn chế), tới nhóm cấp VII gồm
những loại đất không thể sản xuất nông nghiệp được (có nhiều yếu tố hạn chế) [15].

Tình hình đánh giá đất đai ở Ấn Độ

Ở Ấn Độ người ta thường áp dụng phương pháp tham biến để biểu thị mối quan
hệ về sức sản xuất của đất với các yếu tố đặc tính đất độ dày, tầng đất, thành phần cơ
giới, độ dốc và các yếu tố khác,… dưới dạng phương trình toán học.
Kết quả phân hạng cũng được thể hiện dưới dạng phần trăm hoặc cho điểm.
Trong phương pháp này, đất đai sản xuất được chia thành 6 nhóm:
- Nhóm siêu tốt: đạt 80 - 100 điểm, có thể trồng bất kỳ loại cây nào cũng cho
năng suất cao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
- Nhóm tốt: đạt 60 - 79 điểm, có thể trồng bất kỳ loại cây nào nhưng cho năng
suất khá (thấp hơn nhóm siêu tốt).
- Nhóm trung bình: đạt 40-59 điểm, đất trồng được một số nhóm cây trồng (cho
năng suất trung bình).
- Nhóm nghèo: đạt 20 - 39 điểm, đất chỉ trồng một số loại cây cỏ.
- Nhóm rất nghèo: đạt 10- 19 điểm, đất chỉ làm đồng cỏ chăn thả gia súc.
- Nhóm cuối cùng: đạt < 10 điểm, đất không thể dùng vào sản xuất nông nghiệp
được mà phải sử dụng cho các mục đích khác [15].
Như vậy, các nước trên thế giới đều đã đánh giá về đất và phân hạng đất đai ở
mức vĩ mô tới vi mô, từ đánh giá chung cả nước cho đến chi tiết ở các vùng cụ thể, các
loại hình sử dụng đất đặc thù.

Đánh giá đất đai theo FAO

Nhận thức rõ vai trò quan trọng, cấp thiết của thực tiễn sản xuất là phải có những
giải pháp hợp lý trong sử dụng đất nhằm hạn chế và ngăn chặn những tổn thất đối với tài
nguyên đất đai, về tính cấp thiết của đánh giá đất đai, phân hạng đất đai làm cơ sở cho
công tác quy hoạch sử dụng đất, qua quá trình nghiên cứu, các chuyên gia về đánh giá đất
đã nhận thấy cần có những cuộc thảo luận quốc tế nhằm đạt được sự thống nhất và tiêu
chuẩn hóa các phương pháp đánh giá đất, tổ chức Nông Lương của Liên Hiệp quốc (FAO)
đã tổ chức tổng hợp kinh nghiệm của nhiều nước và đề ra phương pháp đánh giá đất đai
dựa trên cơ sở phân hạng thích hợp đất đai. Cơ sở của phương pháp này là so sánh giữa
yêu cầu sử dụng đất với chất lượng đất, gắn với phân tích các khía cạnh về kinh tế, xã hội,
môi trường để lựa chọn phương án sử dụng đất tối ưu [18].
- Nguyên tắc đánh giá đất đai theo FAO:
+ Đánh giá đất đai đòi hỏi phương pháp kết hợp đa ngành, trên quan điểm tổng
hợp với sự phối hợp và tham gia của các nhà khoa học ở các lĩnh vực khác nhau như
nông học, lâm nghiệp, kinh tế và xã hội học,…rất cần thiết cho việc đánh giá bao quát
và chính xác.
Việc đánh giá đất phải xem xét tổng hợp các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội,
các loại hình sử dụng đất được lựa chọn phải phù hợp với mục tiêu phát triển, bối cảnh
và đặc điểm về tự nhiên, kinh tế - xã hội của vùng nghiên cứu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
+ Đánh giá đất đai phải dựa trên cơ sở phát triển bền vững: Trong quá trình
đánh giá phải xem xét đến các quá trình thoái hóa đất và ô nhiễm đất, hiệu quả kinh tế
- xã hội và môi trường của loại hình sử dụng đất.
+ Đánh giá đất đai bao hàm cả việc so sánh hai hoặc nhiều kiểu sử dụng đất
khác nhau. Có thể so sánh giữa vùng sản xuất nông nghiệp năng suất cao với phát triển
các khu công nghiệp, nhà máy,…để lựa chọn loại hình thích hợp nhất.
Các loại hình sử dụng đất cần được mô tả và định rõ các thuộc tính về kỹ
thuật, kinh tế, xã hội.

+ So sánh các LUT khác nhau trong vùng nghiên cứu, mức độ thích hợp của đất
đai được đánh giá và phân hạng cho các LUT cụ thể:
Việc đánh giá khả năng thích nghi đất đai yêu cầu có sự so sánh hiệu quả kinh
tế giữa các LUT về lợi nhuận thu được và đầu tư cần thiết (phân bón, lao động, thuốc
trừ sâu, máy móc…).
(1) Đối với đất nông nghiệp:
- Mức độ độ thích hợp của đất đai được đánh giá và phân hạng cho các loại
hình sử dụng đất (các LUT cụ thể).
- Việc đánh giá đòi hỏi sự so sánh giữa lợi nhuận thu được và đầu tư cần thiết
trên các loại đất khác nhau
- Yêu cầu phải có quan điểm tổng hợp, nghĩa là phải có sự phối hợp và tham gia
đầy đủ của các nhà nông học,lâm nghiệp, kinh tế và xã hội học.
- Việc đánh giá đất phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của
vùng, khu vực đất nghiên cứu.
Khả năng thích hợp đưa vào sử dụng phải dựa trên cơ sở bền vững, các nhân tố
sinh thái trong sử dụng đất phải được dùng để quyết định (Bùi Văn Sỹ, 2012), (Đào
Châu Thu và Nguyễn Khang, 1998).
- Yêu cầu đạt được trong đánh giá đất đai theo FAO
+ Thu thập được những thông tin phù hợp về tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu
vực nghiên cứu.
+ Đánh giá được sự thích hợp của vùng đất đó với các mục tiêu sử dụng khác
nhau theo mục tiêu và nhu cầu của con người.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
+ Phải xác định được mức độ chi tiết đánh giá đất theo quy mô và phạm vi quy
hoạch là toàn quốc, tỉnh, huyện hay cơ sở sản xuất.
+ Đánh giá đất có thể thực hiện ở các cấp khác nhau và thể hiện kết quả trên các
bản đồ tỷ lệ khác nhau tùy theo mục đích (Đào Châu Thu và Nguyễn Khang, 1998).
- Các phương pháp đánh giá đất đai theo FAO
+ Sự liên hệ giữa những khảo sát tài nguyên và phân tích kinh tế - xã hội cũng
như đối chiếu với cách thức mà các loại hình sử dụng đất được xây dựng có thể tiến
hành theo phương pháp 2 bước (Two Stage) hoặc phương pháp song song (Paralell).
+ Phương pháp 2 bước: bao gồm bước thứ nhất chủ yếu là đánh giá điều kiện tự
nhiên, sau đó là bước thứ hai bao gồm những phân tích về kinh tế - xã hội.
+ Phương pháp song song: Trong phương pháp này, sự phân tích mối liên hệ giữa
đất đai và loại hình sử dụng đất được tiến hành đồng thời với phân tích kinh tế - xã hội [18].
1.5.2. Khái quát tình hình nghiên cứu đánh giá tài nguyên đất đai ở Việt Nam
* Khái quát về tình hình đánh giá đất đai ở nước ta trước khi ứng dụng quy
trình đánh giá đất theo FAO
Ở Việt Nam, khái niệm về phân hạng đất đã có từ lâu qua việc phân chia “tứ
hạng điền, lục hạng thổ”. Từ xa xưa, trong quá trình sản xuất, nhân dân ta đã đánh giá
đất với cách thức hết sức đơn giản như: đất tốt, đất xấu [13].
Trong thời kỳ Pháp thuộc, việc nghiên cứu đánh giá đất đã được tiến hành ở
những vùng đất đai phì nhiêu, những vùng đất có khả năng khai phá với mục đích xác
định tiềm năng sử dụng để lựa chọn đất lập đồn điền, nông trại. Từ những năm 1930,
các chuyên gia thổ nhưỡng người Pháp đã có những công trình nghiên cứu về đất và sử
dụng đất ở vùng Đông Nam Bộ nhằm mục đích cho việc xây dựng các đồn điền cao
su, tiêu biểu là các công trình của Henry (1931) [13].
Sau khi Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, hòa bình lập lại, ở miền Bắc,
Vụ Quản lý Ruộng đất, Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, Viện Quy hoạch và Thiết kế
Nông nghiệp đã tiến hành nghiên cứu phân hạng đất các vùng sản xuất nông nghiệp
(áp dụng phương pháp đánh giá đất đai của Docutraep).
Từ đầu những năm 1970, Bùi Quang Toản cùng nhiều nhà khoa học khác của
Viện Thổ nhưỡng Nông hóa đã nghiên cứu và thực hiện công tác phân loại đánh giá
phân hạng đất đai ở 23 huyện, 286 hợp tác xã và 9 vùng chuyên canh. Qua đó đã đề ra
quy trình kỹ thuật gồm 4 bước: (1). Thu thập tài liệu, (2). Vạch khoanh đất (với hợp
tác xã) hoặc khoanh đất (với vùng chuyên canh), (3). Đánh giá và phân hạng chất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
lượng đất, (4). Xây dựng bản đồ phân hạng đất. Các yếu tố tham gia trong đánh giá,
phân hạng đất được chia thành 4 mức độ thích hợp và được phân chia thành 4 hạng.
Có thể khái quát về tình hình quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp và đánh giá
đất nông nghiệp ở Việt Nam trong thời kỳ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung (thập kỷ
những năm 60, 70, 80), hầu hết các tỉnh đã xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất
nông nghiệp (ngắn, trung và dài hạn) hay bản đồ quy hoạch các cây trồng cụ thể nhằm
phục vụ chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh mình.
Những quy hoạch đó đã góp phần thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phục vụ
da dạng hóa sản phẩm nông nghiệp, góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp của nước
ta. Tuy nhiên uy hoạch trước đây có nhiều hạn chế, còn nặng vè thổ nhưỡng (soil), mà
ít hoạc chưa quan tâm đến đất đai (Land), sử dụng đất đai (Land use) và đánh giá đất
đai (Land evaluation) nên những quy hoạch đó chưa có độ chính xác cao và các
phương pháp xây dựng chưa được thống nhất và chuẩn hóa.
* Khái quát về tình hình đánh giá đất đai ở nước ta khi ứng dụng quy trình
đánh giá đất theo FAO (từ năm 1990 đến nay).
Từ đầu những năm 1990, các nhà khoa học đất Việt Nam đã nghiên cứu và ứng
dụng phương pháp đánh giá đất đai của FAO dựa vào điều kiện tự nhiên, kinh tế
- xã hội cụ thể ở Việt Nam. Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu, áp dụng
phương pháp đánh giá đất của FAO để đánh giá tài nguyên đất đai trên các phạm vi
khác nhau.
Trong chương trình 48C (1989),Viện Thổ nhưỡng Nông hóa do Vũ Cao Thái
chủ trì đã nghiên cứu đánh giá, phân hạng đất Tây Nguyên với cây cao su, cà phê, chè,
dâu tằm. Đề tài đã vận dụng phương pháp đánh giá phân hạng đất đai của FAO để
đánh giá khái quát tiềm năng đất đai của vùng (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn, 2009).
Từ năm 1990 đến nay, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp đã thực hiện
nhiều công trình nghiên cứu đánh giá đất trên phạm vi toàn quốc với 9 vùng sinh thái
và nhiều vùng chuyên canh theo các dự án đầu tư (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn, 2009). Phương pháp đánh giá đất của FAO đã được nhiều nhà khoa học đất Việt
Nam bước đầu vận dụng thử nghiệm và đã có nhiều kết quả đóng góp cho sự phát triển
nền nông nghiệp Việt Nam.
Ngoài ra, các nhà khoa học đất còn ứng dụng phương pháp đánh giá đất đai của
FAO cho cấp tỉnh như ở Hà Tây, Ninh Bình, Bình Định, Gia Lai KonTum, Bạc Liệu,
Cà Mau, Đồng Nai, Bình Định, Tuyên Quang. Cấp huyện có các huyện và xã vùng tái
định cư vùng lòng hồ thuỷ điện Sơn La, dự án nguồn nước Srepok - Đăk Lak, huyện Ô
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Môn (Cần Thơ), huyện Gia Lâm (Hà Nội), huyện Đoan Hùng (Phú Thọ), thị xã Bắc
Ninh, huyện Yên Phong (Bắc Ninh), v.v... và dần dần hoàn thiện phương pháp đánh
giá theo FAO trong điều kiện Việt Nam, phục vụ các mục đích khác nhau theo yêu cầu
của các địa phương, như: phục vụ quy hoạch sử dụng đất; phục vụ chuyển đổi cơ cấu
cây trồng; phục vụ phát triển một số cây đặc sản, cây có giá trị hàng hóa cao, ....[13]
1.5.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu về tài nguyên đất nông nghiệp và phát
triển nông nghiệp huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
Đối với huyện Phú Bình, cho đến nay đã có một số công trình nghiên cứu tiêu
biểu về tài nguyên đất nông nghiệp như: “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất
nông nghiệp 10 năm thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện Phú Bình, tỉnh Thái
Nguyên” của tác giả Đàm Anh. Đề tài nhằm đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã
hội tác động đến việc SDĐ sản xuất nông nghiệp và tình hình biến động, hiệu quả
trong SDĐ sản xuất nông nghiệp sau 10 năm thực hiện phương án quy hoạch SDĐ của
huyện Phú Bình (giai đoạn 2001-2010), qua đó đề xuất phương hướng, các giải pháp
khả thi trong quy hoạch SDĐ đất nông-lâm nghiệp của huyện. Đề tài “Đánh giá hiệu
quả và đề xuất sử dụng đất nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững tại huyện Phú
Bình - tỉnh Thái Nguyên” của tác giả Lương Đình Tuyển được thực hiện vào năm 2013
đã bàn về vấn đề hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của huyện Phú Bình, tuy nhiên
việc đánh giá chỉ thông qua hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của các loại hình sử
dụng đất ở thời điểm từ năm 2013 đổ về trước và chưa đi vào nghiên cứu tính chất, đặc
điểm thổ nhưỡng để có thể phát triển các loại hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện.
Đề tài “Đánh giá tình hình biến động sử dụng đất tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái
Nguyên trong giai đoạn 2011 – 2016” của tác giả Trần Thành Nam đã đánh giá tình
hình SDĐ, thực trạng biến động SDĐ và các nguyên nhân gây ra biến động đất đai,
qua đó thành lập bản đồ biến động SDĐ, đề xuất giải pháp trong công tác quản lý đất
đai, chính sách hỗ trợ đời sống nhân dân.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu về tài nguyên đất theo hướng nông
nghiệp bền vững trên địa bàn huyện Phú Bình là không nhiều. Chính vì vậy, việc thực
hiện đề tài có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, phục vụ đánh giá tiềm năng tài nguyên đất
đai của huyện trên cơ sở sử dụng phương pháp đánh giá thích hợp của FAO kết hợp
với phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin để xác định đặc điểm của các đơn vị
đất và loại hình sử dụng đất phù hợp cho từng vùng cụ thể. Trên cơ sở đó định hướng
sử dụng hợp lý tài nguyên đất theo hướng phát triển bền vững nông nghiệp và đưa ra
những biện pháp, đề xuất phù hợp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
1.6. Những yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp bị chi phối bởi các điều kiện và quy luật sinh
thái tự nhiên, mặt khác bị kiềm chế bởi các điều kiện, quy luật kinh tế - xã hội và các
yếu tố kỹ thuật. Vì vậy có thể khái quát những điều kiện, nhân tố ảnh hưởng đến đến
hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp gồm 3 nội dung chính sau:
1.6.1. Yếu tố về điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên: Khí hậu, thời tiết, độ phì tự nhiên của đất đai…là yếu tố cơ bản
để xác định cho sử dụng đất nông nghiệp sao cho hiệu quả cao nhất, nó ảnh hưởng trực
tiếp đối với sản xuất nông nghiệp. Điều kiện tự nhiên mang tính đặc thù riêng của khu
vực, vị trí địa lý của vùng với sự khác biệt về điều kiện tự nhiên khác nhau sẽ quyết định
đến kết quả sản xuất và hiệu quả sử dụng đất đai. Vì vậy trong thực tiễn sử dụng đất cần
phải tuân thủ quy luận tự nhiên, tận dụng những lợi thế, hạn chế những tác động xấu của
tự nhiên nhằm đạt hiệu quả cao nhất về kinh tế - xã hội và môi trường.
1.6.2. Yếu tố về điều kiện kinh tế, xã hội
Bao gồm các yếu tố như chính sách chế độ xã hội, cơ cấu và cơ chế kinh tế, dân
số và lao động, thông tin và quản lý, chính sách đất đai và môi trường, lực lượng sản
xuất và trình độ phát triển của kinh tế hàng hóa, cơ cấu kinh tế và phân bố sản xuất, sử
dụng lao động, áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất.
Điều kiện kinh tế xã hội thường có ý nghĩa quyết định, chủ đạo đối với việc sử dụng
đất đai, đầu tư cho phát triển ngành nông nghiệp nói riêng và các ngành khác nói chung.
1.6.3. Yếu tố về kỹ thuật canh tác
Phương thức sản xuất và biện pháp canh tác là các tác động của con người vào
sử dụng đất đai có hiệu quả. Trên cơ sở nghiên cứu các quy luật tự nhiên để lựa chọn
quy trình kỹ thuật, giống cây con, áp dụng khoa học kỹ thuật hợp lý nhất nhằm đạt
được mục tiêu kinh tế cao nhất và phát triển bền vững.
1.7. Tổng quan về phát triển nông nghiệp bền vững
1.7.1. Cơ sở lý luận của phát triển bền vững trong nông nghiệp
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về phát triển nông nghiệp bền vững. Cụ thể
như sau:
Trong những năm đầu của thập niên 80, Douglass cho rằng: tùy từng khía cạnh
khác nhau mà nông nghiệp bền vững được hiểu khác nhau.
Trên khía cạnh kinh tế kỹ thuật: tăng trưởng nông nghiệp bền vững nhấn mạnh
đến việc duy trì tăng năng suất lao động trong dài hạn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Trên khía cạnh sinh thái: một hệ thống nông nghiệp làm suy yếu, ô nhiễm, phá
vỡ cân bằng sinh thái của hệ thống tự nhiên một cách không cần thiết thì hệ thống
nông nghiệp đó không bền vững.
Trên khía cạnh môi trường con người: một hệ thống nông nghiệp không cải
thiện được trình độ giáo dục, sức khỏe và dinh dưỡng của người nông dân thì hệ thống
đó không được gọi là bền vững.
Năm 1987, Ủy ban phát triển về môi trường thế giới đưa ra định nghĩa: “Phát
triển bền vững là phát triển đáp ứng được những nhu cầu hiện tại nhưng không làm
tổn thương năng lực đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai”. Năm 1990, Pearce và
Turner cho rằng: “Phát triển nông nghiệp bền vững là tối đa hóa lợi ích của phát triển
kinh tế trên cơ sở ràng buộc về duy trì chất lượng của nguồn lực tự nhiên theo thời
gian”[3].
Qua ba quan điểm trên, chúng ta thấy rằng chưa có sự thống nhất về định nghĩa của
nông nghiệp bền vững giữa các nhà kinh tế học. Khái niệm được cho là hoàn chỉnh và
được nhiều nhà khoa học chấp nhận nhất là khái niệm được FAO đưa ra năm 1989: “Phát
triển bền vững là việc quản lý và bảo tồn cơ sở tài nguyên thiên nhiên, định hướng thay
đổi công nghệ và thể chế theo hướng một phương thức sao cho đạt đến sự thỏa mãn một
cách liên tục những nhu cầu của con người, của những thế hệ hôm nay và mai sau. Sự
phát triển như vậy trong lĩnh vực nông nghiệp (nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản)
chính là sự bảo tồn đất, nước các nguồn gen và thực vật, không bị suy thoái môi trường,
kỹ thuật thích hợp, sinh lợi kinh tế và chấp nhận về mặt xã hội” [3].
Như vậy, phát triển nông nghiệp bền vững là mô hình phát triển mà trong đó có sự
gắn kết giữa tăng trưởng nông nghiệp với môi trường tự nhiên và sự nghèo đói, môi
trường con người ở nông thôn. Do đó, để nắm được bản chất của phát triển nông nghiệp
bền vững, cần phải phân tích các mối quan hệ giữa nông nghiệp với các yếu tố sau:
- Với môi trường tự nhiên
Sản xuất nông nghiệp lệ thuộc vào độ màu mỡ của đất đai, chất lượng của
nguồn nước và khí hậu…vì vậy sản xuất nông nghiệp bền vững phản ánh mong muốn
của xã hội về giữ gìn môi trường tự nhiên và lợi ích của sản xuất nông nghiệp. Vấn đề
quan trọng nhất là phải cân nhắc, lựa chọn phương án sao cho cân bằng được giữa lợi
ích kinh tế từ phát triển nông nghiệp và lợi ích của môi trường tự nhiên với chức năng
cân bằng sinh thái. Các nước phát triển đã và đang định hướng phát triển nông nghiệp
nhấn mạnh đến vấn đề sinh thái. Nguyên nhân không phải vì nhu cầu về nông sản
giảm mà vì sản xuất nông nghiệp đã phá huỷ nghiêm trọng môi trường sinh thái: huỷ
diệt nhiều sinh vật, thay đổi về khí hậu, suy thoái hệ thống đất, nguồn nước.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Ngày nay, sự phát triển nông nghiệp không chỉ theo quảng canh (tăng sản lượng
bằng cách tăng diện tích canh tác) mà chủ yếu là theo thâm canh (tăng sản lượng từ
việc thâm canh trên một đơn vị diện tích và tăng vụ đối với diện tích được tưới tiêu
chủ động), do đó nguyên nhân chính của sự mất cân bằng sinh thái là do phương thức
sản xuất chứ không phải do tốc độ phát triển trong nông nghiệp.
Do yêu cầu về nguyên liệu, lương thực và nhu cầu xuất khẩu ngày càng cao
trong tiến trình công nghiệp hoá và nâng cao thu nhập cho người nông dân, tăng
trưởng nhanh và ổn định là cần thiết, tuy nhiên tăng trưởng nhanh cần phải đảm bảo ổn
định môi trường sinh thái.
- Nghèo đói ở nông thôn
Cùng với sự gia tăng của dân số và thất nghiệp, đói nghèo ngày càng trầm
trọng. Vấn đề đáp ứng nhu cầu thiết yếu hiện tại quan trọng hơn rất nhiều so với thoả
mãn nhu cầu trong tương lai. Để có thu nhập, người nông dân sẵn lòng đáp ứng nhu
cầu của những người có thu nhập cao về những hàng hoá với nguyên vật liệu chính từ
tự nhiên (gỗ, da thú…) bằng cách khai thác nguồn lợi tự nhiên như săn bắn, phá rừng,
đánh bắt mọi loài sinh vật bất kể lớn nhỏ. Hệ quả là môi trường tự nhiên bị suy thoái,
thu nhập tiếp tục giảm và họ lại rơi vào cái vòng luẩn quẩn của đói nghèo. Như vậy,
một hệ thống nông nghiệp không đảm bảo được mức sống trên mức nghèo đói của
người dân nông thôn thì không thể là một hệ thống nông nghiệp bền vững.
- Với con người ở nông thôn
Tăng trưởng nông nghiệp tạo ra việc làm và thu nhập, một tiền đề quan trọng để
cải thiện tình trạng sức khoẻ và dinh dưỡng của người nông dân. Khi sức khoẻ được
cải thiện sẽ góp phần tăng chất lượng và năng cao suất lao động, như vậy sẽ tác động
trở lại đối với tăng trưởng nông nghiệp. Nếu tăng trưởng nông nghiệp làm suy thoái
môi trường tự nhiên thì dẫn đến kìm hãm tốc độ tăng trưởng, ảnh hưởng tình trạng cải
thiện sức khoẻ dinh dưỡng của người nông dân.
Nông nghiệp bền vững là một nền nông nghiệp trong đó các hoạt động của các
tổ chức kinh tế từ việc lập kế hoạch, thực hiện và quản lý các quá trình sản xuất, kinh
doanh nông nghiệp đều hướng đến bảo vệ và phát huy lợi ích của con người và xã hội
trên cơ sở duy trì và phát huy nguồn lực, tối thiểu hoá chi phí để sản xuất hiệu quả các
sản phẩm nông nghiệp và hạn chế tác hại của môi trường, trong khi đó duy trì và
không ngừng nâng cao thu nhập cho người nông dân. Như vậy, nông nghiệp bền vững
đề cập một cách toàn diện và tổng hợp đến cả khía cạnh là kinh tế - xã hội, môi trường
và con người:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
- Khía cạnh kinh tế - xã hội của nông nghiệp bền vững: là quá trình giảm chi
phí đầu vào, nâng cao thu nhập cho người nông dân trên cơ sở thoả mãn tốt nhất nhu
cầu xã hội về nông sản.
- Khía cạnh môi trường của nông nghiệp bền vững: là quá trình tác động hợp lý
của con người đối với các yếu tố tự nhiên (đất đai, nguồn nước, năng lượng tự nhiên)
nhằm giảm thiểu tác hại của môi trường, bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên và đa dạng sinh học.
- Khía cạnh con người của nông nghiệp bền vững: là quá trình xây dựng và
phát triển các giá trị như: mối quan hệ xã hội, vấn đề sức khoẻ, văn hoá, tinh thần của
con người.
Tuy nhiên, khi kinh tế ngày càng phát triển, quá trình đô thị hoá nhanh làm cho
đất đai nông nghiệp ven đô bị thu hẹp, môi trường bị ô nhiễm trầm trọng. Mặt khác,
dân số ngày càng đông, mật độ đân số cao, nhu cầu của người dân đối với nông nghiệp
vốn đã cao lại càng cao theo tiêu chuẩn sinh thái nhân văn. Vì vậy, nông nghiệp cần
phải chuyển theo hướng phát triển nông nghiệp bền vững.
Nông nghiệp bền vững có những đặc trưng, tiêu chí và nội dung riêng, do đó nó
có một quá trình phát triển . Trong mỗi giai đoạn phát triển, tùy từng điều kiện phát
triển khác nhau, những đặc trưng, tiêu chí và nội dung phản ánh khác nhau mà xây
dựng chiến lược phát triển nông nghiệp bền vững và hợp lý.
1.7.2. Sự cần thiết của nền sản xuất nông nghiệp bền vững
- Một là, tài nguyên đất vô cùng quý giá, bất kể nước nào đất đều là tư liệu sản
xuất nông - lâm nghiệp chủ yếu, cơ sở lãnh thổ để phân bố các ngành kinh tế quốc dân.
- Hai là, tài nguyên đất có hạn, Trái đất có diện tích 51 tỷ ha, tuy nhiên diện đất
có khả năng phát triển nông nghiệp chỉ khoảng 3,3 tỷ ha, chiếm 22% diện tích đất liền.
Hiện nhân loại mới khai thác được khoảng 1.500 tỷ ha đất canh tác.
- Ba là, diện tích tự nhiên và đất canh tác trên đầu người ngày càng giảm do áp
lực tăng dân số lên dẫn đến nhu cầu lương thực tăng lên, trong khi diện tích đất sản
xuất nông nghiệp giảm do nền khoa học kỹ thuật tiên tiến đã tác động vào sản xuất,
phá vỡ cân bằng sinh thái, dẫn đến môi trường sản xuất bị suy thoái; chất lượng sản
phẩm giảm. Ngoài ra đất nông nghiệp bị chuyển sang các mục đích sử dụng khác như
đất đô thị, dân cư, sản xuất công nghiệp và các hạ tầng kỹ thuật.
- Bốn là, do điều kiện tự nhiên, hoạt động tiêu cực của con người, hậu quả của chiến
tranh nên diện tích đất đáng kể của lục địa đã, đang và sẽ còn bị thoái hóa, hoặc ô nhiễm dẫn
tới tình trạng giảm, mất khả năng sản xuất và nhiều hậu quả nghiêm trọng khác.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
- Năm là, do điều kiện khí hậu toàn cầu và tiểu khí hậu từng khu vực biến đổi
lớn đã gây nên những hiểm họa thiên tai tác động trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp
của các Quốc gia trên toàn cầu [3].
1.7.3. Mục tiêu của sản xuất nông nghiệp bền vững
Mục tiêu của sản xuất nông nghiệp bền vững hướng tới 3 mục tiêu:
- Năng suất/sản lượng nông phẩm cao và ổn định;
- Hiệu quả kinh tế: Tăng thu nhập cho người sản xuất, thay đổi môi trường kinh
tế và xã hội cộng đồng nông thôn, góp phần phát triển kinh tế xã hội Quốc gia;
- Duy trì và bảo tồn môi trường tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên (đất, nước, sinh
vật, cảnh quan, v.v...).
Mục tiêu của nông nghiệp bền vững là xây dựng một hệ thống ổn định về mặt
sinh thái, có tiềm lực về mặt kinh tế, có khả năng thỏa mãn những nhu cầu của con
người mà không bóc lột đất, ô nhiễm môi trường [3].
1.7.4. Nguyên tắc, tiêu chí đánh giá sử dụng đất nông nghiệp bền vững
- Nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp bền vững: Sử dụng đất bền vững là sử
dụng đất với tất cả những đặc trưng vật lý, hóa học, sinh học có ảnh hưởng đến khả
năng của đất vẫn đảm bảo sự bền vững hệ sinh thái và tài nguyên đất [6].
- Tiêu chí đánh giá sử dụng đất nông nghiệp bền vững:
Theo FAO tiêu chí đánh giá sử dụng đất bền vững bao gồm: Bền vững về mặt
kinh tế, bền vững về mặt xã hội và bền vững về mặt môi trường.
 Bền vững về mặt kinh tế:
Tổng giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích là thước đo quan trọng của hiệu quả
kinh tế đối với một hệ thống sử dụng đất.
 Bền vững về mặt xã hội
- Hệ thống sử dụng đất phải thu hút được lao động, đảm bảo đời sống và phát
triển xã hội. Đáp ứng nhu cầu của nông hộ là điều quan tâm trước, nếu muốn họ quan
tâm đến lợi ích lâu dài (bảo vệ đất, môi trường,…). Sản phẩm thu được cần thỏa mãn
cái ăn, cái mặc và nhu cầu cuộc sống hàng ngày của người dân.
Loại hình sử dụng đất phải phù hợp với năng lực của nông hộ về đất đai, nhân
lực, vốn, kỹ năng, có khả năng cung cấp sản phẩm hàng hóa, phù hợp với mục tiêu
phát triển của địa phương khu vực.
 Bền vững về mặt môi trường
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
- Hệ thống sử dụng đất phải đảm bảo hạn chế ô nhiễm môi trường đất, nước.
- Hệ thống sử dụng đất phải đảm bảo hạn chế các quá trình thoái hóa đất do tác động
tự nhiên như quá trình xói mòn, rửa trôi, hoang mạc hóa, mặn hóa, phèn hóa, lầy hóa.
- Hệ thống sử dụng đất phải đảm bảo ngăn ngừa các tác nhân gây ô nhiễm do
hoạt động của con người: sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng phân vô cơ không
hợp lý.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
CHƯƠNG 2:
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung vào các đối tượng nghiên cứu sau:
+ Các loại đất trên địa bàn huyện
+ Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp đang được sử dụng phổ biến trên địa
bàn huyện Phú Bình.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung nghiên cứu: Bên cạnh những nghiên cứu tổng quát về điều kiện
tự nhiên, kinh tế - xã hội có liên quan đến sử dụng đất nói chung. Đề tài tập trung
nghiên cứu: Đất phục vụ sản xuất nông nghiệp và các loại hình sử dụng đất trong nông
nghiệp; nghiên cứu đề xuất sử dụng đất nông nghiệp bền vững. Trong đề tài chỉ nghiên
cứu cây trồng nông nghiệp.
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
- Về thời gian: Số liệu thu thập, xử lý, phân tích trong giai đoạn 2015-2018 và
những biện pháp được đề xuất đến năm 2030.
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
+ Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thủy văn, tài nguyên đất…;
+ Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội, tình hình dân số, lao động
- Hiện trạng phát triển nông nghiệp huyện Phú Bình
+ Hiện trạng sử dụng đất qua các năm
+ Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp
+ Các loại hình sử dụng đất.
- Đánh giá tiềm năng đất đai huyện Phú Bình
+ Điều tra, phân loại đất
+ Đất giá thích hợp đất đai với các loại hình sử dụng đất
- Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp.
+ Đánh giá hiệu quả
+ Đánh giá hiệu quả
+ Đánh giá hiệu quả
kinh tế
xã hội
môi trường.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Tải tài liệu tại sividoc.com
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
- Đề xuất loại hình sử dụng đất hợp lý trên địa bàn huyện Phú Bình.
+ Đề xuất loại hình sử dụng đất đem lại hiệu quả cao
+ Đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.
2.4. Quan điểm nghiên cứu
2.4.1. Quan điểm hệ thống
Đây là một quan điểm hiện đại trong nghiên cứu khoa học. Quan điểm này
được vận dụng để nghiên cứu tiềm năng đất đai huyện Phú Bình một cách chính xác
hơn. Trong quá trình nghiên cứu, đất đai là một hệ thống gồm nhiều yếu tố cấu tạo
nên, đồng thời đất đai của huyện cũng là một bộ phận của những địa tổng thể cấp cao
hơn. Trong đó sự thay đổi của một yếu tố sẽ kéo theo sự thay đổi theo kiểu “phản ứng
dây truyền” của các thành phần khác trong một hệ thống.
Quan điểm hệ thống được sử dụng trong nghiên cứu thể tổng hợp tự nhiên, tài
nguyên đất đai trong lãnh thổ huyện Phú Bình, cho phép xác định mối quan hệ về
không gian, các chức năng, thành phần của đất đai trong huyện. Giúp nghiên cứu mối
quan hệ tác động qua lại giữa điều kiện đất đai với loại hình sử dụng đất trong huyện.
2.4.2. Quan điểm tổng hợp
Quan điểm tổng hợp là quan điểm truyền thống nghiên cứu địa lí. Quan điểm
tổng hợp đòi hỏi khi xem xét, phân tích một đối tượng nào đó chúng ta phải đặt chúng
trong quan hệ biện chứng giữa các thành phần cấu trúc của mỗi lãnh thổ cụ thể. Do
vậy, khi nghiên cứu không thể tách rời các đối tượng nghiên cứu ra khỏi mối quan hệ
với các đối tượng khác.
Trong đề tài, quan điểm tổng hợp được vận dụng để nghiên cứu toàn diện điều
kiện tự nhiên và tài nguyên đất đai nhằm phục vụ phát triển nông nghiệp trên địa bàn
huyện Phú Bình.
2.4.3. Quan điểm phát triển bền vững
Phát triển bền vững là sự phát triển trong đó đảm bảo sự hài hoà giữa các mục
tiêu tăng trưởng kinh tế với các mục tiêu ổn định xã hội và bảo vệ môi trường. Theo
Ủy ban Môi trường và Phát triển thế giới (WCED, 1987) thì phát triển bền vững là:
“Những thế hệ hiện tại cần đáp ứng nhu cầu của mình, sao cho không làm tổn hại đến
khả năng các thế hệ tương lai đáp ứng nhu cầu của họ”.
Việc vận dụng quan điểm trên, khi phân loại tài nguyên đất phục vụ phát triển
nông nghiệp huyện Phú Bình phải hướng tới mục tiêu sử dụng đất bền vững.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện phú bình,Tỉnh thái nguyên.doc
Đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện phú bình,Tỉnh thái nguyên.doc
Đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện phú bình,Tỉnh thái nguyên.doc
Đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện phú bình,Tỉnh thái nguyên.doc
Đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện phú bình,Tỉnh thái nguyên.doc
Đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện phú bình,Tỉnh thái nguyên.doc
Đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện phú bình,Tỉnh thái nguyên.doc
Đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện phú bình,Tỉnh thái nguyên.doc
Đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện phú bình,Tỉnh thái nguyên.doc
Đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện phú bình,Tỉnh thái nguyên.doc
Đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện phú bình,Tỉnh thái nguyên.doc
Đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện phú bình,Tỉnh thái nguyên.doc
Đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện phú bình,Tỉnh thái nguyên.doc
Đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện phú bình,Tỉnh thái nguyên.doc
Đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện phú bình,Tỉnh thái nguyên.doc
Đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện phú bình,Tỉnh thái nguyên.doc
Đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện phú bình,Tỉnh thái nguyên.doc
Đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện phú bình,Tỉnh thái nguyên.doc
Đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện phú bình,Tỉnh thái nguyên.doc
Đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện phú bình,Tỉnh thái nguyên.doc
Đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện phú bình,Tỉnh thái nguyên.doc
Đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện phú bình,Tỉnh thái nguyên.doc
Đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện phú bình,Tỉnh thái nguyên.doc
Đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện phú bình,Tỉnh thái nguyên.doc
Đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện phú bình,Tỉnh thái nguyên.doc
Đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện phú bình,Tỉnh thái nguyên.doc
Đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện phú bình,Tỉnh thái nguyên.doc
Đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện phú bình,Tỉnh thái nguyên.doc
Đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện phú bình,Tỉnh thái nguyên.doc
Đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện phú bình,Tỉnh thái nguyên.doc
Đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện phú bình,Tỉnh thái nguyên.doc
Đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện phú bình,Tỉnh thái nguyên.doc
Đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện phú bình,Tỉnh thái nguyên.doc
Đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện phú bình,Tỉnh thái nguyên.doc
Đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện phú bình,Tỉnh thái nguyên.doc
Đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện phú bình,Tỉnh thái nguyên.doc
Đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện phú bình,Tỉnh thái nguyên.doc
Đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện phú bình,Tỉnh thái nguyên.doc
Đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện phú bình,Tỉnh thái nguyên.doc
Đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện phú bình,Tỉnh thái nguyên.doc
Đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện phú bình,Tỉnh thái nguyên.doc
Đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện phú bình,Tỉnh thái nguyên.doc
Đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện phú bình,Tỉnh thái nguyên.doc
Đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện phú bình,Tỉnh thái nguyên.doc
Đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện phú bình,Tỉnh thái nguyên.doc
Đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện phú bình,Tỉnh thái nguyên.doc
Đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện phú bình,Tỉnh thái nguyên.doc
Đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện phú bình,Tỉnh thái nguyên.doc
Đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện phú bình,Tỉnh thái nguyên.doc
Đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện phú bình,Tỉnh thái nguyên.doc
Đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện phú bình,Tỉnh thái nguyên.doc
Đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện phú bình,Tỉnh thái nguyên.doc
Đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện phú bình,Tỉnh thái nguyên.doc
Đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện phú bình,Tỉnh thái nguyên.doc
Đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện phú bình,Tỉnh thái nguyên.doc
Đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện phú bình,Tỉnh thái nguyên.doc
Đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện phú bình,Tỉnh thái nguyên.doc
Đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện phú bình,Tỉnh thái nguyên.doc
Đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện phú bình,Tỉnh thái nguyên.doc
Đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện phú bình,Tỉnh thái nguyên.doc
Đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện phú bình,Tỉnh thái nguyên.doc
Đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện phú bình,Tỉnh thái nguyên.doc
Đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện phú bình,Tỉnh thái nguyên.doc
Đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện phú bình,Tỉnh thái nguyên.doc
Đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện phú bình,Tỉnh thái nguyên.doc
Đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện phú bình,Tỉnh thái nguyên.doc
Đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện phú bình,Tỉnh thái nguyên.doc
Đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện phú bình,Tỉnh thái nguyên.doc
Đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện phú bình,Tỉnh thái nguyên.doc
Đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện phú bình,Tỉnh thái nguyên.doc
Đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện phú bình,Tỉnh thái nguyên.doc
Đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện phú bình,Tỉnh thái nguyên.doc
Đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện phú bình,Tỉnh thái nguyên.doc
Đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện phú bình,Tỉnh thái nguyên.doc
Đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện phú bình,Tỉnh thái nguyên.doc
Đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện phú bình,Tỉnh thái nguyên.doc
Đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện phú bình,Tỉnh thái nguyên.doc
Đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện phú bình,Tỉnh thái nguyên.doc
Đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện phú bình,Tỉnh thái nguyên.doc
Đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện phú bình,Tỉnh thái nguyên.doc
Đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện phú bình,Tỉnh thái nguyên.doc
Đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện phú bình,Tỉnh thái nguyên.doc
Đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện phú bình,Tỉnh thái nguyên.doc
Đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện phú bình,Tỉnh thái nguyên.doc
Đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện phú bình,Tỉnh thái nguyên.doc
Đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện phú bình,Tỉnh thái nguyên.doc
Đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện phú bình,Tỉnh thái nguyên.doc
Đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện phú bình,Tỉnh thái nguyên.doc
Đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện phú bình,Tỉnh thái nguyên.doc
Đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện phú bình,Tỉnh thái nguyên.doc
Đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện phú bình,Tỉnh thái nguyên.doc
Đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện phú bình,Tỉnh thái nguyên.doc
Đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện phú bình,Tỉnh thái nguyên.doc
Đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện phú bình,Tỉnh thái nguyên.doc
Đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện phú bình,Tỉnh thái nguyên.doc
Đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện phú bình,Tỉnh thái nguyên.doc
Đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện phú bình,Tỉnh thái nguyên.doc

More Related Content

Similar to Đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện phú bình,Tỉnh thái nguyên.doc

Nghiên Cứu Đánh Giá Thực Trạng Tiếng Ồn Trong Môi Trường Lao Động Tại Công Ty...
Nghiên Cứu Đánh Giá Thực Trạng Tiếng Ồn Trong Môi Trường Lao Động Tại Công Ty...Nghiên Cứu Đánh Giá Thực Trạng Tiếng Ồn Trong Môi Trường Lao Động Tại Công Ty...
Nghiên Cứu Đánh Giá Thực Trạng Tiếng Ồn Trong Môi Trường Lao Động Tại Công Ty...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Điều Kiện Chuyển Động Đến Vận Tốc Của Ô Tô Trang Bị ...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Điều Kiện Chuyển Động Đến Vận Tốc Của Ô Tô Trang Bị ...Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Điều Kiện Chuyển Động Đến Vận Tốc Của Ô Tô Trang Bị ...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Điều Kiện Chuyển Động Đến Vận Tốc Của Ô Tô Trang Bị ...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Xác định hàm lượng Asen trong thực phẩm bằng phương pháp quang phổ hấp thu ng...
Xác định hàm lượng Asen trong thực phẩm bằng phương pháp quang phổ hấp thu ng...Xác định hàm lượng Asen trong thực phẩm bằng phương pháp quang phổ hấp thu ng...
Xác định hàm lượng Asen trong thực phẩm bằng phương pháp quang phổ hấp thu ng...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Tính Toán Và Mô Phỏng Số Tấm Composite Lõi Tổ Ong Chịu Tải Bằng Phương Pháp Đ...
Tính Toán Và Mô Phỏng Số Tấm Composite Lõi Tổ Ong Chịu Tải Bằng Phương Pháp Đ...Tính Toán Và Mô Phỏng Số Tấm Composite Lõi Tổ Ong Chịu Tải Bằng Phương Pháp Đ...
Tính Toán Và Mô Phỏng Số Tấm Composite Lõi Tổ Ong Chịu Tải Bằng Phương Pháp Đ...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Nghiên cứu nhân nhanh in vitro cây đu đủ đực (carica papaya l).doc
Nghiên cứu nhân nhanh in vitro cây đu đủ đực (carica papaya l).docNghiên cứu nhân nhanh in vitro cây đu đủ đực (carica papaya l).doc
Nghiên cứu nhân nhanh in vitro cây đu đủ đực (carica papaya l).doc
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Nghiên cứu tổ chức Lãnh thổ du lịch tỉnh thái nguyên.doc
Nghiên cứu tổ chức Lãnh thổ du lịch tỉnh thái nguyên.docNghiên cứu tổ chức Lãnh thổ du lịch tỉnh thái nguyên.doc
Nghiên cứu tổ chức Lãnh thổ du lịch tỉnh thái nguyên.doc
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Địa Lí Nông Nghiệp Tỉnh Thái Nguyên.doc
Địa Lí Nông Nghiệp Tỉnh Thái Nguyên.docĐịa Lí Nông Nghiệp Tỉnh Thái Nguyên.doc
Địa Lí Nông Nghiệp Tỉnh Thái Nguyên.doc
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Điều Tra Thành Phần Loài Sâu Hại Và Côn Trùng Thiên Địch Trong Vườn Cây Ăn Qu...
Điều Tra Thành Phần Loài Sâu Hại Và Côn Trùng Thiên Địch Trong Vườn Cây Ăn Qu...Điều Tra Thành Phần Loài Sâu Hại Và Côn Trùng Thiên Địch Trong Vườn Cây Ăn Qu...
Điều Tra Thành Phần Loài Sâu Hại Và Côn Trùng Thiên Địch Trong Vườn Cây Ăn Qu...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Nghiên Cứu Tổ Chức Lãnh Thổ Du Lịch Tỉnh Bắc Giang.doc
Nghiên Cứu Tổ Chức Lãnh Thổ Du Lịch Tỉnh Bắc Giang.docNghiên Cứu Tổ Chức Lãnh Thổ Du Lịch Tỉnh Bắc Giang.doc
Nghiên Cứu Tổ Chức Lãnh Thổ Du Lịch Tỉnh Bắc Giang.doc
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Nghiên Cứu Ứng Dụng Đại Số Gia Tử Trong Chẩn Đoán Sự Cố Tiềm Ẩn Của Máy Biến ...
Nghiên Cứu Ứng Dụng Đại Số Gia Tử Trong Chẩn Đoán Sự Cố Tiềm Ẩn Của Máy Biến ...Nghiên Cứu Ứng Dụng Đại Số Gia Tử Trong Chẩn Đoán Sự Cố Tiềm Ẩn Của Máy Biến ...
Nghiên Cứu Ứng Dụng Đại Số Gia Tử Trong Chẩn Đoán Sự Cố Tiềm Ẩn Của Máy Biến ...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Nghiên cứu sử dụng phụ phế phẩm bón cho cà phê vối thời kỳ kinh doanh tại huy...
Nghiên cứu sử dụng phụ phế phẩm bón cho cà phê vối thời kỳ kinh doanh tại huy...Nghiên cứu sử dụng phụ phế phẩm bón cho cà phê vối thời kỳ kinh doanh tại huy...
Nghiên cứu sử dụng phụ phế phẩm bón cho cà phê vối thời kỳ kinh doanh tại huy...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Nâng Cao Chất Lượng Nhân Lực Của Agribank Chi Nhánh Thành Phố Tuyên Quang.doc
Nâng Cao Chất Lượng Nhân Lực Của Agribank Chi Nhánh Thành Phố Tuyên Quang.docNâng Cao Chất Lượng Nhân Lực Của Agribank Chi Nhánh Thành Phố Tuyên Quang.doc
Nâng Cao Chất Lượng Nhân Lực Của Agribank Chi Nhánh Thành Phố Tuyên Quang.doc
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Quy Trình Chế Biến Bột Nước Cốt Dừa.doc
Khóa Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Quy Trình Chế Biến Bột Nước Cốt Dừa.docKhóa Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Quy Trình Chế Biến Bột Nước Cốt Dừa.doc
Khóa Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Quy Trình Chế Biến Bột Nước Cốt Dừa.doc
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Nghiên cứu xử lý chất nhuộm màu reactive red 24 Bằng quá trình ôzôn với xúc t...
Nghiên cứu xử lý chất nhuộm màu reactive red 24 Bằng quá trình ôzôn với xúc t...Nghiên cứu xử lý chất nhuộm màu reactive red 24 Bằng quá trình ôzôn với xúc t...
Nghiên cứu xử lý chất nhuộm màu reactive red 24 Bằng quá trình ôzôn với xúc t...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Phân Loại Lớp Phủ Đô Thị Cho Thủ Đô Viên Chăn - Lào, Sử Dụng Ảnh Composite La...
Phân Loại Lớp Phủ Đô Thị Cho Thủ Đô Viên Chăn - Lào, Sử Dụng Ảnh Composite La...Phân Loại Lớp Phủ Đô Thị Cho Thủ Đô Viên Chăn - Lào, Sử Dụng Ảnh Composite La...
Phân Loại Lớp Phủ Đô Thị Cho Thủ Đô Viên Chăn - Lào, Sử Dụng Ảnh Composite La...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Xác Định Một Số Hydrocacbon Thơm Đa Vòng Trong Thực Phẩm Bằng Kỹ Thuật Sắc Ký...
Xác Định Một Số Hydrocacbon Thơm Đa Vòng Trong Thực Phẩm Bằng Kỹ Thuật Sắc Ký...Xác Định Một Số Hydrocacbon Thơm Đa Vòng Trong Thực Phẩm Bằng Kỹ Thuật Sắc Ký...
Xác Định Một Số Hydrocacbon Thơm Đa Vòng Trong Thực Phẩm Bằng Kỹ Thuật Sắc Ký...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Nghiên Cứu Áp Dụng Kĩ Thuật Mạng Nơron Để Dự Báo Khả Năng Theo Học Của Học Vi...
Nghiên Cứu Áp Dụng Kĩ Thuật Mạng Nơron Để Dự Báo Khả Năng Theo Học Của Học Vi...Nghiên Cứu Áp Dụng Kĩ Thuật Mạng Nơron Để Dự Báo Khả Năng Theo Học Của Học Vi...
Nghiên Cứu Áp Dụng Kĩ Thuật Mạng Nơron Để Dự Báo Khả Năng Theo Học Của Học Vi...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Th s31 006_quản lí đào tạo dựa vào kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn kỹ nă...
Th s31 006_quản lí đào tạo dựa vào kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn kỹ nă...Th s31 006_quản lí đào tạo dựa vào kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn kỹ nă...
Th s31 006_quản lí đào tạo dựa vào kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn kỹ nă...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Quản Lý Tài Chính Tại Trƣờng Đại Học Khoa Học, Đại Học Huế.doc
Quản Lý Tài Chính Tại Trƣờng Đại Học Khoa Học, Đại Học Huế.docQuản Lý Tài Chính Tại Trƣờng Đại Học Khoa Học, Đại Học Huế.doc
Quản Lý Tài Chính Tại Trƣờng Đại Học Khoa Học, Đại Học Huế.doc
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Nghiên cứu ứng dụng đại số gia tử trong chẩn đoán sự cố tiềm ẩn của máy biến ...
Nghiên cứu ứng dụng đại số gia tử trong chẩn đoán sự cố tiềm ẩn của máy biến ...Nghiên cứu ứng dụng đại số gia tử trong chẩn đoán sự cố tiềm ẩn của máy biến ...
Nghiên cứu ứng dụng đại số gia tử trong chẩn đoán sự cố tiềm ẩn của máy biến ...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 

Similar to Đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện phú bình,Tỉnh thái nguyên.doc (20)

Nghiên Cứu Đánh Giá Thực Trạng Tiếng Ồn Trong Môi Trường Lao Động Tại Công Ty...
Nghiên Cứu Đánh Giá Thực Trạng Tiếng Ồn Trong Môi Trường Lao Động Tại Công Ty...Nghiên Cứu Đánh Giá Thực Trạng Tiếng Ồn Trong Môi Trường Lao Động Tại Công Ty...
Nghiên Cứu Đánh Giá Thực Trạng Tiếng Ồn Trong Môi Trường Lao Động Tại Công Ty...
 
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Điều Kiện Chuyển Động Đến Vận Tốc Của Ô Tô Trang Bị ...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Điều Kiện Chuyển Động Đến Vận Tốc Của Ô Tô Trang Bị ...Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Điều Kiện Chuyển Động Đến Vận Tốc Của Ô Tô Trang Bị ...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Điều Kiện Chuyển Động Đến Vận Tốc Của Ô Tô Trang Bị ...
 
Xác định hàm lượng Asen trong thực phẩm bằng phương pháp quang phổ hấp thu ng...
Xác định hàm lượng Asen trong thực phẩm bằng phương pháp quang phổ hấp thu ng...Xác định hàm lượng Asen trong thực phẩm bằng phương pháp quang phổ hấp thu ng...
Xác định hàm lượng Asen trong thực phẩm bằng phương pháp quang phổ hấp thu ng...
 
Tính Toán Và Mô Phỏng Số Tấm Composite Lõi Tổ Ong Chịu Tải Bằng Phương Pháp Đ...
Tính Toán Và Mô Phỏng Số Tấm Composite Lõi Tổ Ong Chịu Tải Bằng Phương Pháp Đ...Tính Toán Và Mô Phỏng Số Tấm Composite Lõi Tổ Ong Chịu Tải Bằng Phương Pháp Đ...
Tính Toán Và Mô Phỏng Số Tấm Composite Lõi Tổ Ong Chịu Tải Bằng Phương Pháp Đ...
 
Nghiên cứu nhân nhanh in vitro cây đu đủ đực (carica papaya l).doc
Nghiên cứu nhân nhanh in vitro cây đu đủ đực (carica papaya l).docNghiên cứu nhân nhanh in vitro cây đu đủ đực (carica papaya l).doc
Nghiên cứu nhân nhanh in vitro cây đu đủ đực (carica papaya l).doc
 
Nghiên cứu tổ chức Lãnh thổ du lịch tỉnh thái nguyên.doc
Nghiên cứu tổ chức Lãnh thổ du lịch tỉnh thái nguyên.docNghiên cứu tổ chức Lãnh thổ du lịch tỉnh thái nguyên.doc
Nghiên cứu tổ chức Lãnh thổ du lịch tỉnh thái nguyên.doc
 
Địa Lí Nông Nghiệp Tỉnh Thái Nguyên.doc
Địa Lí Nông Nghiệp Tỉnh Thái Nguyên.docĐịa Lí Nông Nghiệp Tỉnh Thái Nguyên.doc
Địa Lí Nông Nghiệp Tỉnh Thái Nguyên.doc
 
Điều Tra Thành Phần Loài Sâu Hại Và Côn Trùng Thiên Địch Trong Vườn Cây Ăn Qu...
Điều Tra Thành Phần Loài Sâu Hại Và Côn Trùng Thiên Địch Trong Vườn Cây Ăn Qu...Điều Tra Thành Phần Loài Sâu Hại Và Côn Trùng Thiên Địch Trong Vườn Cây Ăn Qu...
Điều Tra Thành Phần Loài Sâu Hại Và Côn Trùng Thiên Địch Trong Vườn Cây Ăn Qu...
 
Nghiên Cứu Tổ Chức Lãnh Thổ Du Lịch Tỉnh Bắc Giang.doc
Nghiên Cứu Tổ Chức Lãnh Thổ Du Lịch Tỉnh Bắc Giang.docNghiên Cứu Tổ Chức Lãnh Thổ Du Lịch Tỉnh Bắc Giang.doc
Nghiên Cứu Tổ Chức Lãnh Thổ Du Lịch Tỉnh Bắc Giang.doc
 
Nghiên Cứu Ứng Dụng Đại Số Gia Tử Trong Chẩn Đoán Sự Cố Tiềm Ẩn Của Máy Biến ...
Nghiên Cứu Ứng Dụng Đại Số Gia Tử Trong Chẩn Đoán Sự Cố Tiềm Ẩn Của Máy Biến ...Nghiên Cứu Ứng Dụng Đại Số Gia Tử Trong Chẩn Đoán Sự Cố Tiềm Ẩn Của Máy Biến ...
Nghiên Cứu Ứng Dụng Đại Số Gia Tử Trong Chẩn Đoán Sự Cố Tiềm Ẩn Của Máy Biến ...
 
Nghiên cứu sử dụng phụ phế phẩm bón cho cà phê vối thời kỳ kinh doanh tại huy...
Nghiên cứu sử dụng phụ phế phẩm bón cho cà phê vối thời kỳ kinh doanh tại huy...Nghiên cứu sử dụng phụ phế phẩm bón cho cà phê vối thời kỳ kinh doanh tại huy...
Nghiên cứu sử dụng phụ phế phẩm bón cho cà phê vối thời kỳ kinh doanh tại huy...
 
Nâng Cao Chất Lượng Nhân Lực Của Agribank Chi Nhánh Thành Phố Tuyên Quang.doc
Nâng Cao Chất Lượng Nhân Lực Của Agribank Chi Nhánh Thành Phố Tuyên Quang.docNâng Cao Chất Lượng Nhân Lực Của Agribank Chi Nhánh Thành Phố Tuyên Quang.doc
Nâng Cao Chất Lượng Nhân Lực Của Agribank Chi Nhánh Thành Phố Tuyên Quang.doc
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Quy Trình Chế Biến Bột Nước Cốt Dừa.doc
Khóa Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Quy Trình Chế Biến Bột Nước Cốt Dừa.docKhóa Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Quy Trình Chế Biến Bột Nước Cốt Dừa.doc
Khóa Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Quy Trình Chế Biến Bột Nước Cốt Dừa.doc
 
Nghiên cứu xử lý chất nhuộm màu reactive red 24 Bằng quá trình ôzôn với xúc t...
Nghiên cứu xử lý chất nhuộm màu reactive red 24 Bằng quá trình ôzôn với xúc t...Nghiên cứu xử lý chất nhuộm màu reactive red 24 Bằng quá trình ôzôn với xúc t...
Nghiên cứu xử lý chất nhuộm màu reactive red 24 Bằng quá trình ôzôn với xúc t...
 
Phân Loại Lớp Phủ Đô Thị Cho Thủ Đô Viên Chăn - Lào, Sử Dụng Ảnh Composite La...
Phân Loại Lớp Phủ Đô Thị Cho Thủ Đô Viên Chăn - Lào, Sử Dụng Ảnh Composite La...Phân Loại Lớp Phủ Đô Thị Cho Thủ Đô Viên Chăn - Lào, Sử Dụng Ảnh Composite La...
Phân Loại Lớp Phủ Đô Thị Cho Thủ Đô Viên Chăn - Lào, Sử Dụng Ảnh Composite La...
 
Xác Định Một Số Hydrocacbon Thơm Đa Vòng Trong Thực Phẩm Bằng Kỹ Thuật Sắc Ký...
Xác Định Một Số Hydrocacbon Thơm Đa Vòng Trong Thực Phẩm Bằng Kỹ Thuật Sắc Ký...Xác Định Một Số Hydrocacbon Thơm Đa Vòng Trong Thực Phẩm Bằng Kỹ Thuật Sắc Ký...
Xác Định Một Số Hydrocacbon Thơm Đa Vòng Trong Thực Phẩm Bằng Kỹ Thuật Sắc Ký...
 
Nghiên Cứu Áp Dụng Kĩ Thuật Mạng Nơron Để Dự Báo Khả Năng Theo Học Của Học Vi...
Nghiên Cứu Áp Dụng Kĩ Thuật Mạng Nơron Để Dự Báo Khả Năng Theo Học Của Học Vi...Nghiên Cứu Áp Dụng Kĩ Thuật Mạng Nơron Để Dự Báo Khả Năng Theo Học Của Học Vi...
Nghiên Cứu Áp Dụng Kĩ Thuật Mạng Nơron Để Dự Báo Khả Năng Theo Học Của Học Vi...
 
Th s31 006_quản lí đào tạo dựa vào kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn kỹ nă...
Th s31 006_quản lí đào tạo dựa vào kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn kỹ nă...Th s31 006_quản lí đào tạo dựa vào kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn kỹ nă...
Th s31 006_quản lí đào tạo dựa vào kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn kỹ nă...
 
Quản Lý Tài Chính Tại Trƣờng Đại Học Khoa Học, Đại Học Huế.doc
Quản Lý Tài Chính Tại Trƣờng Đại Học Khoa Học, Đại Học Huế.docQuản Lý Tài Chính Tại Trƣờng Đại Học Khoa Học, Đại Học Huế.doc
Quản Lý Tài Chính Tại Trƣờng Đại Học Khoa Học, Đại Học Huế.doc
 
Nghiên cứu ứng dụng đại số gia tử trong chẩn đoán sự cố tiềm ẩn của máy biến ...
Nghiên cứu ứng dụng đại số gia tử trong chẩn đoán sự cố tiềm ẩn của máy biến ...Nghiên cứu ứng dụng đại số gia tử trong chẩn đoán sự cố tiềm ẩn của máy biến ...
Nghiên cứu ứng dụng đại số gia tử trong chẩn đoán sự cố tiềm ẩn của máy biến ...
 

More from DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149

Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...
Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...
Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...
Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...
Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Báo cáo tốt Nghiệp tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...
Báo cáo tốt Nghiệp  tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...Báo cáo tốt Nghiệp  tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...
Báo cáo tốt Nghiệp tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...
Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...
Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...
Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...
Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...
Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...
Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...
Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...
Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ  Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.docLuận Văn Thạc Sĩ  Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.doc
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...
Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...
Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....
Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....
Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...
Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...
Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Đề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.doc
Đề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.docĐề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.doc
Đề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.doc
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...
Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...
Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Đề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docx
Đề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docxĐề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docx
Đề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docx
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...
Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...
Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...
Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...
Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...
Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...
Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 

More from DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149 (20)

Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...
Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...
Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...
 
Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...
Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...
Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...
 
Báo cáo tốt Nghiệp tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...
Báo cáo tốt Nghiệp  tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...Báo cáo tốt Nghiệp  tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...
Báo cáo tốt Nghiệp tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...
 
Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...
Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...
Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...
 
Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...
Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...
Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...
 
Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...
Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...
Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...
 
Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...
Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...
Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ  Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.docLuận Văn Thạc Sĩ  Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.doc
 
Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...
Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...
Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...
 
Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....
Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....
Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....
 
Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...
Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...
Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...
 
Đề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.doc
Đề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.docĐề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.doc
Đề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.doc
 
Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...
Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...
Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...
 
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...
 
Đề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docx
Đề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docxĐề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docx
Đề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docx
 
Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...
Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...
Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...
 
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
 
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
 
Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...
Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...
Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...
 
Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...
Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...
Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...
 

Recently uploaded

BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
LngHu10
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CNGTRC3
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
thanhluan21
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 

Recently uploaded (11)

BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 

Đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện phú bình,Tỉnh thái nguyên.doc

  • 1. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGÔ THỊ LAN HƯƠNG ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐẤT PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NÔNG NGHIỆP HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG THÁI NGUYÊN – 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 2. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGÔ THỊ LAN HƯƠNG ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN ĐẤT PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NÔNG NGHIỆP HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường Mã số: 8850101 Người hướng dẫn khoa học: TS. Đỗ Thị Vân Hương (Chữ kí của GVHD) THÁI NGUYÊN – 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 3. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực hiện, dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Đỗ Thị Vân Hương. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Kết quả nghiên cứu của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ một nghiên cứu nào khác. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện nghiên cứu đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, ngày ..... tháng… năm 2019 Tác giả Ngô Thị Lan Hương Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 4. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM LỜI CẢM ƠN Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài này, tác giả xin cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu Trường Đại học Khoa học - ĐHTN, Ban chủ nhiệm khoa Tài nguyên và Môi trường. Xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành nhất tới giảng viên TS. Đỗ Thị Vân Hương người hướng dẫn khoa học đã tận tình hướng dẫn, đóng góp quan trọng cho sự thành công của luận văn. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả xin cảm ơn sự giúp đỡ của Phòng Tài nguyên và Môi trường; Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phú Bình, các hộ nông dân tham gia phỏng vấn trên địa bàn huyện đã tạo điều kiện cho tác giả có các nguồn tài liệu, tư liệu và các công trình nghiên cứu liên quan. Nhân dịp này, tác giả cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành tới gia đình, cơ quan công tác và anh, chị đồng nghiệp đã tạo điều kiện để tác giả hoàn thành bản luận văn này. Tác giả Ngô Thị Lan Hương Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 5. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1 1. Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu ............................................................................... 1 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................. 2 3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................................... 2 4. Cấu trúc của đề tài ...................................................................................................... 2 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI .............. 3 1.1. Những khái niệm cơ bản về đất và sử dụng đất ...................................................... 3 1.2. Lý luận chung về tiềm năng đất đai......................................................................... 5 1.3. Lý luận chung về đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển các loại hình sử dụng đất .......................................................................................................................... 6 1.3.1. Đánh giá tài nguyên đất đai............................................................................. 6 1.3.2. Phương pháp luận đánh giá tài nguyên đất đai cho phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp.................................................................................................................. 8 1.4. Tầm quan trọng của đánh giá tài nguyên đất đai................................................... 10 1.5. Tổng quan các công trình nghiên cứu về đánh giá tài nguyên đất đai trên thế giới và Việt Nam.................................................................................................................. 11 1.5.1. Các công trình nghiên cứu đánh giá tài nguyên đất đai trên thế giới........... 11 1.5.2. Khái quát tình hình nghiên cứu đánh giá tài nguyên đất đai ở Việt Nam ..... 16 1.5.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu về tài nguyên đất nông nghiệp và phát triển nông nghiệp huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên............................................. 18 1.6. Những yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp .......................... 19 1.6.1. Yếu tố về điều kiện tự nhiên ........................................................................... 19 1.6.2. Yếu tố về điều kiện kinh tế, xã hội.................................................................. 19 1.6.3. Yếu tố về kỹ thuật canh tác............................................................................. 19 1.7. Tổng quan về phát triển nông nghiệp bền vững.................................................... 19 1.7.1. Cơ sở lý luận của phát triển bền vững trong nông nghiệp ............................ 19 1.7.2. Sự cần thiết của nền sản xuất nông nghiệp bền vững.................................... 22 1.7.3. Mục tiêu của sản xuất nông nghiệp bền vững................................................ 23 1.7.4. Nguyên tắc, tiêu chí đánh giá sử dụng đất nông nghiệp bền vững................ 23 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................................. 25 2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................ 25 2.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 25 2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................. 25 2.4. Quan điểm nghiên cứu........................................................................................... 26 2.4.1. Quan điểm hệ thống ....................................................................................... 26 2.4.2. Quan điểm tổng hợp....................................................................................... 26 2.4.3. Quan điểm phát triển bền vững...................................................................... 26 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 6. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 2.4.4. Quan điểm lãnh thổ........................................................................................ 27 2.4.5. Quan điểm lịch sử, viễn cảnh......................................................................... 27 2.5. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................... 27 2.5.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu.......................................................... 28 2.5.2. Phương pháp chuyên gia................................................................................ 28 2.5.3. Phương pháp minh họa bằng bản đồ, biểu đồ ............................................... 29 2.5.4. Phương pháp nghiên cứu các mô hình........................................................... 29 2.5.5. Phương pháp tính hiệu quả sử dụng đất........................................................ 29 2.5.6. Phương pháp đánh giá................................................................................... 30 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................... 31 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Phú Bình...................................... 31 3.1.1. Điều kiện tự nhiên .......................................................................................... 31 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................... 38 3.2. Hiện trạng phát triển nông nghiệp huyện Phú Bình .............................................. 42 3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Phú Bình........................................................ 42 3.2.2. Biến động sử dụng đất trên địa bàn huyện .................................................... 45 3.2.3. Tình hình phát triển nông nghiệp và những điểm mới trong nông nghiệp huyện Phú Bình ........................................................................................................ 46 3.2.4. Các loại hình hình sử dụng đất, kiểu sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Bình ........................................................................................................ 48 3.3. Đánh giá tiềm năng đất đai huyện Phú Bình......................................................... 51 3.3.1. Kết quả điều tra, phân loại đất huyện Phú Bình............................................ 51 3.3.2. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện Phú Bình .......................................... 57 3.3.3. Đánh giá thích hợp đất đai đối với các loại hình sử dụng đất huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên ...................................................................................................... 61 3.4. Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp.................................... 81 3.4.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế .............................................................................. 81 3.4.2. Đánh giá hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất .............................. 88 3.4.3. Hiệu quả môi trường đối với các loại hình sử dụng đất. ............................... 92 3.4.4. Một số mô hình điển hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Bình .. 94 3.5. Đề xuất loại hình sử dụng đất hợp lý trên địa bàn huyện Phú Bình...................... 98 3.5.1.Định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên đất cho phát triển nông nghiệp huyện Phú Bình................................................................................................................... 98 3.5.2. Đề xuất một số giải pháp phát triển bền vững đất nông nghiệp huyện Phú Bình trong giai đoạn hiện nay......................................................................................................... 98 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................... 105 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 107 PHỤ LỤC ................................................................................................................... 109 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 7. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BCĐ : Bán chủ động BVTV : Bảo vệ thực vật CĐ : Chủ động CĐML : Cánh đồng mẫu lớn DĐĐT : Dồn điền đổi thửa FAO : Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc GO : Giá trị sản xuất GTTT : Giá trị tăng trưởng IC : Chi phí trung gian KK : Khó khăn KT-XH : Kinh tế xã hội LĐ : Lao động LUR : Yêu cầu sử dụng đất LUS : Hệ thống sử dụng đất LUT : Loại hình sử dụng đất NNBV : Nông nghiệp bền vững OM : Hàm lượng hữu cơ PTBV : Phát triển bền vững SDHL : Sử dụng hợp lý TĐ : Tốc độ TNTN : Tài nguyên thiên nhiên TPCG : Thành phần cơ giới VSV : Vi sinh vật Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 8. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Quy trình đánh giá tài nguyên đất đai ............................................................ 7 Hình 3.1: Bản đồ Hành chính huyện Phú Bình, Thái Nguyên. .................................... 32 Hình 3.2. Biểu đồ thể hiện cơ cấu quỹ tài nguyên đất huyện Phú Bình....................... 36 Hình 3.3: Biểu đồ thể hiện cơ cấu các nhóm đất nông nghiệp huyện Phú Bình .......... 44 Hình 3.4: Bản đồ Thổ nhưỡng huyện Phú Bình – Thái Nguyên.................................. 52 Hình 3.5: Bản đồ đơn vị đất đai huyện Phú Bình, Thái Nguyên.................................. 59 Hình 3.6: Bản đồ đánh giá thích nghi đất đai đối với LUT 1....................................... 66 Hình 3.7: Bản đồ đánh giá thích nghi đất đai đối với LUT 2....................................... 68 Hình 3.8: Bản đồ đánh giá thích nghi đất đai đối với LUT 3....................................... 70 Hình 3.9: Bản đồ đánh giá thích nghi đất đai đối với LUT 4....................................... 72 Hình 3.10: Bản đồ đánh giá thích nghi đất đai đối với LUT 5..................................... 74 Hình 3.11: Bản đồ đánh giá thích nghi đất đai đối với LUT 6..................................... 76 Hình 3.12: Bản đồ đánh giá thích nghi đất đai đối với LUT 7..................................... 78 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 9. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Thang điểm và bậc trọng số của chỉ tiêu đánh giá......................................... 9 Bảng 3.1: Tổng giá trị gia tăng huyện Phú Bình qua các năm..................................... 40 Bảng 3.2. Cơ cấu kinh tế huyện Phú Bình giai đoạn 2013 - 2018 ............................... 41 Bảng 3.3: Bảng hiện trạng sử dụng đất huyện Phú Bình.............................................. 43 Bảng 3.4. Tổng hợp các loại hình sử dụng đất huyện Phú Bình .................................. 51 Bảng 3.5. Phân cấp chỉ tiêu cho các yếu tố đất đai ...................................................... 58 Bảng 3.6: Đặc điểm và tính chất đất đai của các đơn vị bản đồ đất đai....................... 60 Bảng 3.7. Yêu cầu sử dụng đất và phân cấp mức độ thích hợp của các loại hình sử dụng đất được lựa chọn ................................................................................................ 63 Bảng 3.8: Khoảng cách điểm giữa các mức độ thích nghi đối với LUT1.................... 65 Bảng 3.9: Phân hạng mức độ thích nghi của các đơn vị đất đai đối với LUT 1 .......... 65 Bảng 3.10: Khoảng cách điểm giữa các mức độ thích nghi đối với LUT2.................. 67 Bảng 3.11: Phân hạng mức độ thích nghi của các đơn vị đất đai đối với LUT 2 ........ 67 Bảng 3.12: Khoảng cách điểm giữa các mức độ thích nghi đối với LUT3.................. 69 Bảng 3.13: Phân hạng mức độ thích nghi của các đơn vị đất đai đối với LUT 3 ........ 69 Bảng 3.14: Khoảng cách điểm giữa các mức độ thích nghi đối với LUT4.................. 71 Bảng 3.15: Phân hạng mức độ thích nghi của các đơn vị đất đai đối với LUT 4 ........ 71 Bảng 3.16: Khoảng cách điểm giữa các mức độ thích nghi đối với LUT5.................. 73 Bảng 3.17: Phân hạng mức độ thích nghi của các đơn vị đất đai đối với LUT 5 ........ 73 Bảng 3.18: Khoảng cách điểm giữa các mức độ thích nghi đối với LUT6.................. 75 Bảng 3.19: Phân hạng mức độ thích nghi của các đơn vị đất đai đối với LUT 6 ........ 75 Bảng 3.20: Khoảng cách điểm giữa các mức độ thích nghi đối với LUT7.................. 77 Bảng 3.21: Phân hạng mức độ thích nghi của các đơn vị đất đai đối với LUT 7 ........ 77 Bảng 3.22. Phân hạng thích hợp đất đai huyện Phú Bình ............................................ 79 Bảng 3.23: Hiệu quả kinh tế của các cây trồng chính trên địa bàn huyện ................... 82 Bảng 3.24: Hiệu quả kinh tế LUT 1 ............................................................................. 83 Bảng 3.25: Hiệu quả kinh tế LUT 2 ............................................................................. 84 Bảng 3.26: Hiệu quả kinh tế của LUT 3....................................................................... 84 Bảng 3.27: Hiệu quả kinh tế LUT 4 ............................................................................. 85 Bảng: 3.28: Hiệu quả kinh tế LUT 5 ............................................................................ 86 Bảng: 3.29: Hiệu quả kinh tế LUT 6 ............................................................................ 86 Bảng 3.30: Hiệu quả kinh tế LUT 7 ............................................................................. 86 Bảng 3.31: Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất ............... 87 Bảng 3.32. Kết quả tổng hợp hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất tại huyện Phú Bình .............................................................................................................................. 87 Bảng 3.33: Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả xã hội cho các kiểu sử dụng đất của loại hình sử dụng đất.................................................................................................................... 88 Bảng 3.34: Hiệu quả xã hội về mặt định lượng của loại hình sử dụng đất trên địa bàn huyện. ........................................................................................................................... 89 Bảng 3.35: Đánh giá về mặt định lượng các loại hình sử dụng đất dựa trên các mức tiêu chuẩn đánh giá....................................................................................................... 90 Bảng 3.36: Hiệu quả xã hội theo chỉ tiêu định tính...................................................... 91 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 10. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu Đất là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên ban tặng con người, được coi là tài sản của mỗi một quốc gia, dân tộc, tư liệu sản xuất chủ yếu, đối tượng và cũng là sản phẩm của lao động. Hầu hết các sản phẩm thu được trong quá trình sản xuất nông nghiệp đều phải thông qua đất. Trong sản xuất nông nghiệp, tài nguyên đất là tư liệu sản xuất quý giá, cơ bản và không gì thay thế được. Có thể nói sự phát triển của con người luôn gắn liền với đất. Sử dụng hợp lý tài nguyên đất trong sản xuất, quy hoạch và phát triển kinh tế - xã hội là vấn đề hết sức quan trọng, không chỉ đối với hiện tại mà còn có ý nghĩa lâu dài trong tương lai. Vì vậy muốn quản lý và sử dụng đất đai hợp lý cần phải đánh giá tài nguyên đất đai, làm căn cứ khoa học cho việc quy hoạch, sử dụng bền vững nguồn tài nguyên quan trọng này. Đánh giá đất đai làm cơ sở cho việc phát huy tối đa tiềm năng của đất đai, đồng thời sử dụng có hiệu quả và bảo vệ tài nguyên. Tuy có nhiều trường phái, quan điểm và phương pháp nghiên cứu khác nhau về vấn đề này, song nhìn chung, công tác nghiên cứu và đánh giá đất đai sẽ giúp đạt được nhiều kết quả cao, góp phần tích cực trong việc sử dụng, quy hoạch, bảo vệ một cách có hệ thống nguồn tài nguyên đất ở các cấp hành chính khác nhau. Phú Bình là huyện trung du, nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Thái Nguyên với 20 đơn vị hành chính gồm 19 xã và 1 thị trấn. Huyện có nhiều tiềm năng phát triển nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Trong những năm gần đây, kinh tế nông thôn của huyện đã có bước phát triển, song kinh tế nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng. Huyện Phú Bình đã xác định mục tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp vẫn là chủ lực, mũi nhọn trong phát triển cơ cấu kinh tế của huyện. Mục tiêu của huyện hiện nay là giúp nông dân thoát nghèo và làm giàu từ kinh tế nông nghiệp. Tuy nhiên việc đầu tư cho sản xuất nông nghiệp còn hạn chế, việc khai thác tiềm năng, thế mạnh đất đai của huyện chưa cao. Trong điều kiện hiện nay để thúc đẩy và phát huy tiềm năng, lợi thế tài nguyên đất của huyện trong phát triển nông nghiệp, góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững của huyện thì việc đánh giá tài nguyên đất nhằm quy hoạch, sử dụng hợp lý tài nguyên đất trên địa bàn nghiên cứu là việc rất cần thiết. Vấn đề sử dụng hợp lý tài nguyên đất có hiệu quả nhằm đem lại những giá trị cao trong sản xuất nông nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng đối với huyện đặc biệt hướng đến nông nghiệp bền vững đang trở thành xu thế tất yếu trên toàn cầu. Xuất phát từ ý Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 11. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM nghĩa thực tiễn và nhu cầu sử dụng đất cho phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững huyện Phú Bình, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên”. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá tài nguyên đất huyện Phú Bình cho sử dụng hợp lý tài nguyên đất, phục vụ phát triển bền vững sản xuất nông nghiệp của huyện. - Đề xuất hướng sử dụng tài nguyên đất trên quan điểm phát triển bền vững sản xuất nông nghiệp. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được những mục tiêu trên, đề tài tập trung nghiên cứu, giải quyết những nhiệm vụ cơ bản sau: - Thu thập, phân tích, hệ thống hóa các tài liệu, tư liệu có liên quan đến đất nông nghiệp huyện Phú Bình. - Tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu. - Điều tra, đánh giá các đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội có liên quan đến việc sử dụng đất nông nghiệp. - Phân tích các loại hình sử dụng đất địa phương, đánh giá một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp từ đó đề xuất hướng phát triển các loại hình nông nghiệp hợp lý trên địa bàn huyện Phú Bình. 3. Ý nghĩa của đề tài - Về mặt khoa học: đề tài làm rõ cơ sở lý luận của việc đánh giá tài nguyên đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp huyện Phú Bình. - Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần đánh giá tài nguyên đất đai nhằm xác định mức độ thích nghi đất đai, đặc tính phù hợp của đất đai và các loại hình sử dụng đất nông nghiệp điển hình cho hiện tại và tương lai. Đề tài xây dựng bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ đơn vị đất đai và bản đồ thích hợp đất đai trên địa bàn huyện nhằm phục vụ công tác đánh giá tài nguyên đất nông nghiệp. Từ kết quả nghiên cứu, đề tài góp phần đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng bền vững. 4. Cấu trúc của đề tài Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu đề tài Chương 2: Đối tượng, nội dung, quan điểm và phương pháp nghiên cứu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 12. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Chương 3: Kết quả nghiên cứu CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.1. Những khái niệm cơ bản về đất và sử dụng đất - Khái niệm về đất và đất sản xuất nông nghiệp: Đất là một phần của vỏ trái đất, là lớp phủ trên bề mặt lục địa mà bên dưới là đá và khoáng vật, bên trên là thảm thực bì và khí quyển [6]. Đất là lớp mặt tươi xốp của lục địa có khả năng sản sinh ra sản phẩm của cây trồng. Đất là lớp phủ thổ nhưỡng là thổ quyển, là một vật thể tự nhiên, mà nguồn gốc của thể tự nhiên đó là do hợp điểm của 4 thể tự nhiên khác của hành tinh là thạch quyển, khí quyển, thủy quyển và sinh quyển. Sự tác động qua lại của bốn quyển trên và thổ quyển có tính thường xuyên và cơ bản [6]. - Các nhà kinh tế, thổ nhưỡng và qui hoạch Việt Nam cho rằng: “Đất đai là phần trên mặt của vỏ trái đất mà ở đó cây cối có thể mọc được”. Trong phạm vi nghiên cứu về sử dụng đất, đất đai được nhìn nhận như một nhân tố sinh thái (FAO, 1976) [23]. Trên quan điểm nhìn nhận của FAO thì đất đai bao gồm tất cả các thuộc tính sinh học và tự nhiên của bề mặt trái đất có ảnh hưởng nhất định đến tiềm năng và hiện trạng sử dụng đất. Như vậy, đất được hiểu như một tổng thể của nhiều yếu tố bao gồm: (khí hậu, địa mạo/địa hình, đất, thổ nhưỡng, thủy văn, thảm thực vật tự nhiên, động vật tự nhiên, những biến đổi của đất do hoạt động của con người). Theo William đưa ra định nghĩa: “Đất là lớp tơi xốp của vỏ lục địa có khả năng sản xuất ra những sản phẩm của cây trồng”. Theo quan điểm này đặc tính cơ bản nhất của đất là độ phì nhiêu, là khả năng cho sản phẩm. - Đất đai (land): Là một vùng đất có ranh giới, vị trí, diện tích cụ thể và có các thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay đổi nhưng có tính chất chu kỳ, có thể dự đoán được có ảnh hưởng tới việc sử dụng đất trong hiện tại và tương lai của các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội như thổ nhưỡng, khí hậu, địa hình, địa mạo, địa chất, thủy văn, thực vật, động vật cư trú và hoạt động sản xuất của con người [25]. Theo học thuyết sinh thái học cảnh quan (Landscape Ecology) đất đai được coi là vật mang (Carrier) của hệ sinh thái (Eco-System). Trong đánh giá phân hạng, đất đai được định nghĩa như sau: “Một vùng hay khoanh đất được xác định về mặt địa lý là một diện tích bề mặt của Trái Đất với những thuộc tính ổn định hoặc thay đổi có tính chất chu kì có thể dự đoán được của sinh quyển bên trên, bên trong và bên dưới nó như là: không khí, đất, điều kiện địa chất, thủy văn, thực vật và động vật cư trú, những hoạt động hiện nay và trước đây của con người, ở chừng mực mà những thuộc tính Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 13. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM này có ảnh hưởng, có ý nghĩa tới việc sử dụng vạt đất đó của con người hiện tại và trong tương lai”. Đất theo nghĩa thổ nhưỡng là vật thể thiên nhiên có cấu tạo độc lập lâu đời, hình thành do kết quả của nhiều yếu tố: đá mẹ, sinh vật, khí hậu, địa hình, thời gian và con người. Thành phần cấu tạo của đất gồm các hạt khoáng chiếm 40%, hợp chất humic 5%, không khí 20% và nước 35%. Giá trị tài nguyên đất được đo bằng số lượng diện tích (ha, km2 ) và độ phì (độ màu mỡ thích hợp trồng cây công nghiệp và lương thực). - Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu trong nước và thế giới cho rằng: Đất nông nghiệp là toàn bộ diện tích đất được xác định chủ yếu để sử dụng và sản xuất nông nghiêp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và nghiên cứu trong khoa học về nông nghiệp. - Chất lượng đất đai (land quality): Một thuộc tính của đất có ảnh hưởng tới tính bền vững đất đai đối với một kiểu sử dụng đất cụ thể như: đất cát, đất mặn, đất phèn, đất phù sa (loại đất), độ dốc (0-30 ; >3-80 ;…)…[28]. - Khái niệm đánh giá đất đai theo FAO: Đánh giá đất đai là quá trình so sánh, đối chiếu những tính chất vốn có của vạt/khoanh đất cần đánh giá với những tính chất đất đai mà loại yêu cầu sử dụng đất cần phải có [18]. - Sử dụng đất (land use): Đó là hoạt động tác động của con người vào đất đai nhằm đạt kết quả mong muốn trong quá trình sử dụng. Trên thực tế có nhiều loại hình sử dụng đất chủ yếu như đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất trồng cỏ, đất trồng rừng, đất cảnh quan du lịch…, ngoài ra còn có đất sử dụng đa mục đích với hai hay nhiều kiểu sử dụng chủ yếu trên cùng một diện tích đất. Kiểu sử dụng đất có thể là trong hiện tại nhưng cũng có thể là trong tương lai, nhất là khi các điều kiện kinh tế, xã hội, cơ sở hạ tầng, tiến bộ khoa học thay đổi. Trong mỗi kiểu sử dụng đất thường gắn với những đối tượng cây trồng hay vật nuôi cụ thể [18]. - Yêu cầu sử dụng đất đai (land use requirements - LUR) Những đòi hỏi về đặc điểm và tính chất đất đai để đảm bảo cho mỗi loại sử dụng đất đưa vào đánh giá có thể phát triển một cách bền vững. [28]. - Loại hình/kiểu sử dụng đất đai chính (major kind of land use): Phần chia nhỏ chủ yếu của sử dụng đất nông nghiệp như: đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác. [28]. - Loại/kiểu sử dụng đất (land utilization type - LUT): Một loại sử dụng đất đai được miêu tả hay xác định theo mức độ chi tiết từ kiểu sử dụng đất chính. Loại sử dụng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 14. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM đất đai có liên quan tới mùa vụ, kết hợp mùa vụ hoặc hệ thống cây trồng với các phương thức quản lý và tưới xác định trong môi trường kỹ thuật và kinh tế - xã hội nhất định [18]. - Loại hình sử dụng đất là bức tranh mô tả thực trạng sử dụng đất của một vùng đất với những thuộc tính của các LUT và các yêu cầu sử dụng đất (LUR) của chúng, LUT được cụ thể hoá bằng kiểu sử dụng đất. - Hệ thống sử dụng đất (Land Use System – LUS): Sự kết hợp của một loại sử dụng đất với một điều kiện đất đai riêng biệt tạo thành hai hợp phần khăng khít tác động lẫn nhau, từ các tương tác này sẽ quyết định các đặc trưng về mức độ và loại chi phí đầu tư; mức độ, loại cải tạo đất đai và năng suất, sản lượng của loại sử dụng đất. [28]. 1.2. Lý luận chung về tiềm năng đất đai Theo Khoản 2 Điều 3 Thông tư 35/2014/TT-BTNMT thì tiềm năng đất đai là khả năng về số lượng, chất lượng đất cho mục đích sử dụng đất. Trong đó tiềm năng về số lượng là khả giảm dần diện tích đất chưa sử dụng ở mức độ tối đa nhằm khai thác để đưa vào các mục đích khác nhau, đáp ứng chocác yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Tiềm năng về chất lượng đất đai là khả năng khai thác về chiều sâu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất (thâm canh, tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng). Để có thể khai thác tối đa tiềm năng về đất đai cần phải đầu tư cải tạo với thời gian dài, đó là mục tiêu chung. Quá trình sản xuất nông nghiệp liên quan chặt chẽ với các yếu tố tự nhiên như đặc điểm thổ nhưỡng, tính chất lý, hoá học của đất. Ngoài ra, hiệu quả đem lại từ việc bố trí hợp lý cơ cấu cây trồng – vật nuôi, mùa vụ sản xuất... tạo ra các vùng chuyên canh sản xuất sản phẩm hàng hoá và nguyên liệu chế biến, đồng thời còn phụ thuộc vào các điều kiện khác như: chế độ nước, khả năng tưới tiêu, điều kiện địa hình, vị trí phân bố trong không gian, vốn, lao động... Việc nghiên cứu tiềm năng đất đai thích hợp cho các loại hình sử dụng đất có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình sản xuất nông nghiệp, nhằm bố trí cây trồng hợp lý, mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội cao và sử dụng đất bền vững. Quá trình nghiên cứu tiềm năng thích hợp đất đai được dựa trên cơ sở sau: - Xác định các khoanh đất, vùng đất (đơn vị đất đai) mà trong đó có sự đồng nhất tương đối của từng yếu tố tự nhiên và có sự phân biệt của một hay nhiều yếu tố tự nhiên so với vùng lân cận. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 15. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM - Xác định các loại hình sử dụng đất, trên cơ sở kết quả phân tích hiệu quả (về kinh tế, xã hội, môi trường) của từng hệ thống sử dụng đất, lựa chọn các hệ thống sử dụng đất chính để đánh giá khả năng thích hợp của đất đối với các hệ thống sử dụng đất được lựa chọn. - Xác định yêu cầu sử dụng đất của các loại hình sử dụng trên cơ sở các chỉ tiêu, yếu tố đánh giá về điều kiện hạn chế được lựa chọn (điều kiện hạn chế của các chỉ tiêu, yếu tố đánh giá đối với từng loại hình sử dụng đất). - Đối chiếu từng yêu cầu sử dụng đất của các loại hình sử dụng với các đặc tính của đơn vị đất đai, từ đó xác định khả năng thích hợp của từng đơn vị đất đai. 1.3. Lý luận chung về đánh giá tài nguyên đất đai phục vụ phát triển các loại hình sử dụng đất 1.3.1. Đánh giá tài nguyên đất đai Đánh giá tiềm năng đất đai là một bộ phận của công tác đánh giá tài nguyên môi trường tự nhiên mà bản chất chính là việc nghiên cứu, xem xét, xác định và phân loại giá trị (mức độ thuận lợi, thích nghi, phong phú) của loại tài nguyên này trên mỗi vùng lãnh thổ đối với một số yêu cầu KT-XH nhất định; từ đó có thể đưa ra những kiến nghị về khả năng khai thác và SDHL tài nguyên đất đai cho mục đích nào đó. Căn cứ vào mục đích cụ thể mà hoạt động đánh giá tài nguyên đất đai có thể được thực hiện ở từng giai đoạn từ thấp đến cao (hình 1.1): Đánh giá chung, Đánh giá mức độ thuận lợi (thích nghi) của tài nguyên đất đai đối với các hoạt động KT-XH, cụ thể ở đây là phát triển ngành nông, lâm nghiệp (NLN) với hệ thống cây trồng phù hợp với điều kiện, tài nguyên đất đai của từng địa phương; Đánh giá kinh tế kĩ thuật là giai đoạn cao nhất, đề cập chi tiết đến giá trị và hiệu quả kinh tế của các chủ thể được đánh giá. Nhìn chung, mỗi giai đoạn đánh giá có những đặc trưng riêng, đòi hỏi phải có những phương pháp riêng và cho những kết quả khác nhau. Mục tiêu cao nhất của công tác đánh giá là khai thác có hiệu quả nhất tài nguyên đất đai nói riêng và TNTN nói chung, đồng thời vẫn đảm bảo được tính bền vững của môi trường sinh thái và xã hội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 16. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM (1) Mục tiêu, nhiệm vụ (2a) Xác định đặc điểm, nhu cầu sinh thái của đối tượng nghiên cứu: loại hình SDĐ (2b) Thống kê giá trị tài nguyên đất đai Không phù hợp với thực tiễn (3) Lựa chọn chỉ tiêu đánh giá (4) Đánh giá thành phần (5) Đánh giá chung (6) Đánh giá tổng hợp (7) Kiểm chứng thực tế hợp tiễ n Phù thực (8) Kiến nghị sử dụng Hình 1.1: Quy trình đánh giá tài nguyên đất đai [9] Với mục tiêu đã được xác định, các phương pháp đánh giá tài nguyên đất đai phải tuân thủ theo các nguyên tắc cơ bản sau: Phải đảm bảo tính khoa học của việc đánh giá thông qua việc xác định giá trị và quy luật phân hoá tài nguyên đất đai; coi các thông tin đất đai đúc kết được từ số liệu nhiều năm của các cơ quan chuyên ngành là cơ sở chủ yếu của việc đánh giá; đảm bảo mối liên hệ chặt chẽ và nhất quán giữa giá trị, quy luật phân hoá tài nguyên đất đai và các yêu cầu của hoạt động sản xuất, đời sống con người thông qua kết quả của việc đánh giá; để phát triển kinh tế sinh thái thì hoạt động đánh giá, khai thác và bảo vệ tài nguyên đất đai phải thống nhất biện chứng với nhau. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 17. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 1.3.2. Phương pháp luận đánh giá tài nguyên đất đai cho phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp Quá trình đánh giá tài nguyên đất đai cho phát triển loại hình sử dụng đất được thực hiện qua nhiều bước: xác định đối tượng, mục đích, nhiệm vụ đánh giá; nguyên tắc đánh giá, phương pháp đánh giá và các bước tiến hành đánh giá. 1.3.2.1. Đối tượng đánh giá Đối tượng đánh giá là các đơn vị đất đai. Khi đánh giá đất đai cho phát triển cây trồng nông, lâm nghiệp của vùng ở bản đồ đất đai tỉ lệ 1: 25.000, đối tượng đánh giá là các đơn vị đất đai. Đánh giá đất đai cho một loại cây trồng cụ thể ở bản đồ đơn vị đất đai tỉ lệ 1: 25.000, đối tượng đánh giá là đơn vị đất đai - thổ nhưỡng. Tác giả lựa chọn 7 loại hình sử dụng đất làm đối tượng đánh giá. Vì các loại hình này hiện là những loại hình sử dụng đất được nhà nước khuyến khích phát triển, đem lại hiệu quả kinh tế cao, là loại hình sản xuất đặc trưng cho huyện Phú Bình. Hiện nay, huyện Phú Bình đang có nhu cầu phát triển các loại hình sử dụng đất này, nhưng còn thiếu cơ sở khoa học đánh giá phục vụ mục đích thực tiễn. 1.3.2.2. Mục đích, nhiệm vụ và nguyên tắc đánh giá * Mục đích đánh giá tài nguyên đất đai nhằm xác định mức độ thuận lợi của các đơn vị đất đai huyện Phú Bình, làm cơ sở cho việc đề xuất kiến nghị sử dụng tài nguyên đất đai hợp lý, đem lại hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo môi trường sinh thái, hướng đến PTBV. * Nhiệm vụ đánh giá tài nguyên đất đai nhằm tìm ra loại hình sử dụng đất hợp lý, đem lại hiệu quả cao. * Nguyên tắc đánh giá tài nguyên đất đai, tác giả áp dụng các nguyên tắc: Nguyên tắc tổng hợp, nguyên tắc khách quan, nguyên tắc thích nghi tương đối. 1.3.2.3. Nội dung và các bước tiến hành đánh giá a. Nội dung đánh giá Nội dung đánh giá tài nguyên đất đai là đánh giá các loại đất đai cho phát triển các loại hình sử dụng đất cụ thể, đề xuất định hướng SDHL và hiệu quả tài nguyên đất đai. b. Các bước tiến hành đánh giá Đánh giá đất đai được tiến hành qua các bước sau: Lựa chọn và xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá; xây dựng thang điểm, hệ số tầm quan trọng của yếu tố; xác Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 18. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM định phương pháp đánh giá và vận dụng vào đánh giá đất đai lãnh thổ nghiên cứu. Nội dung các bước như sau: - Lựa chọn và xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá: Khi đánh giá đất đai cho phát triển các loại hình sử dụng đất, tác giả căn cứ vào đặc trưng sinh thái loại cây trồng để lựa chọn hệ thống chỉ tiêu chi tiết nhằm mục đích đánh giá một cách phù hợp và đúng đắn. Các yếu tố đất đai được lựa chọn để đánh giá như: loại đất, độ dốc, thành phần cơ giới, tầng dày, hàm lượng hữu cơ, độ pH, và chế độ tưới. Trong đó với các loại hình đất phục vụ phát triển trồng lúa, rau màu, cây vụ đông: loại đất có trọng số là 3; thành phần cơ giới, tầng dày, hàm lượng hữu cơ và chế độ tưới có trọng số là 2; các yếu tố còn lại có trọng số là 1. Riêng với các loại hình sử dụng đất khác (cây công nghiệp lâu năm, cây lâm nghiệp) chủ yếu trông chờ vào nước trời nên chế độ tưới có trọng số là 1, các yếu tố khác trọng số giữ nguyên. - Xây dựng thang điểm, bậc trọng số trong đánh giá: Thang điểm cho từng chỉ tiêu được xác định thông qua đặc điểm và vai trò của từng chỉ tiêu đối với đối tượng đánh giá. Thang điểm được chia thành 3 bậc và có điểm số tương ứng với từng mức độ thích nghi. Trọng số của các chỉ tiêu đánh giá được xác định dựa vào kết quả phân tích mức độ ảnh hưởng của từng chỉ tiêu được lựa chọn đối với loại hình sản xuất; dựa vào kết quả tổng hợp ý kiến của các chuyên gia, thang điểm và bậc trọng số được chia thành 3 cấp (bảng 1.1): Bảng 1.1: Thang điểm và bậc trọng số của chỉ tiêu đánh giá STT Thang điểm Bậc trọng số Mức độ Điểm Mức độ Bậc 1 Rất thích nghi 3 Ảnh hưởng mang tính chất quyết định 3 2 Thích nghi 2 Ảnh hưởng mạnh 2 3 Ít thích nghi 1 Ít ảnh hưởng hoặc không đáng kể 1 - Lựa chọn phương pháp đánh giá + Cánh tính điểm đánh giá Đánh giá tiềm năng đất đai cho mục đích phát triển loại hình sử đụng đất, đề tài vận dụng cách tính điểm thành phần bằng công thức trung bình cộng. Điểm trung bình cộng được đánh giá theo công thức sau: 1 n D A  K i D i (I) n i1 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 19. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Trong đó: DA : Điểm đánh giá chung của địa tổng thể A; Di: Điểm đánh giá yếu tố thứ i; Ki: Hệ số tầm quan trọng của yếu tố thứ i; i: yếu tố đánh giá, i=1,2,...,n. Để đơn giản cho quá trình đánh giá, các đơn vị đất đai chứa đựng yếu tố giới hạn được xác định đối với loại cây trồng đánh giá và xếp chúng vào nhóm không thích nghi. Sau đó, tiếp tục đánh giá các đơn vị đất đai còn lại và phân chia chúng theo các cấp độ thích nghi khác nhau cho từng loại cây trồng. - Phân cấp thang điểm Đơn vị đất đai có điểm đánh giá chung càng cao càng thích nghi đối với loại hình sử dụng đất được đánh giá. Từ kết quả đánh giá thích nghi đất đai cho các loại hình, các mức độ thích nghi được chia thành 3 cấp. Khoảng cách điểm ΔD của các cấp thích nghi được lấy đều nhau và được tính theo công thức sau: D D m a x D m in M (II) Trong đó: Dmax: điểm đánh giá chung cao nhất; Dmin: điểm đánh giá chung thấp nhất; M: số cấp đánh giá (M = 3) * Phân loại kết quả đánh giá và đề xuất kiến nghị sử dụng Sau khi có kết quả đánh giá, phải kiểm chứng với thực tế và phân loại ứng dụng cho từng đơn vị đất đai. Tức là tiến hành gộp nhóm các đơn vị đất đai có cùng mức độ thích nghi đối với loại hình sử dụng đất được đánh giá. 1.4. Tầm quan trọng của đánh giá tài nguyên đất đai Đánh giá tài nguyên đất đai cung cấp thông tin về đất gắn với mục đích sử dụng, mức độ thích hợp và thuận lợi, đây là cơ sở để phân bổ, bố trí quỹ đất hợp lý theo hướng bền vững. Việc nghiên cứu tiềm năng đất đai phải được gắn liền với quá trình đánh giá đất. Đánh giá tiềm năng đất đai là cơ sở cho hoạch định phát triển bền vững KT-XH, phát huy lợi thế so sánh theo đặc trưng vùng, miền. Đánh giá tiềm năng đất đai là cơ sở khoa học cho công tác nghiên cứu tiềm năng, lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển các ngành (nông – lâm nghiệp, xây dựng, giao thông, thương mại, dịch vụ,…) [18]. - Mục tiêu của việc nghiên cứu tiềm năng đất đai: + Đánh giá được sự thích hợp của vùng đất với các mục tiêu sử dụng khác nhau theo mục đích và nhu cầu của con người. + Đối với mọi mục đích sử dụng được lựa chọn thì thì mức độ thích hợp và hiệu quả như thế nào. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 20. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM + Có những chỉ tiêu, yếu tố hạn chế gì đối với mục đích sử dụng được lựa chọn [18]. 1.5. Tổng quan các công trình nghiên cứu về đánh giá tài nguyên đất đai trên thế giới và Việt Nam 1.5.1. Các công trình nghiên cứu đánh giá tài nguyên đất đai trên thế giới Từ những thập niên 50 của thế kỷ XX, các nhà khoa học không dừng lại ở việc nghiên cứu đặc điểm đất đai và thống kê tài nguyên đất mà còn nghiên cứu đánh giá khả năng thích nghi đất đai để đề xuất sử dụng hợp lý. Năm 1970, nhiều quốc gia ở châu Âu đã cố gắng phát triển các hệ thống đánh giá đất đai riêng cho quốc gia họ, các nhà khoa học đã quan tâm đặc biệt đến phương pháp đánh giá đất đai và xem như một trong những chuyên ngành nghiên cứu quan trọng. Các nước như Mỹ, Anh, Canada, Ấn Độ, Ba Lan, Liên Xô cũ, Bungaria đã nghiên cứu đánh giá đất đai, xác định khả năng thích hợp, ít thích hợp và không thích hợp cho sản xuất nông - lâm nghiệp dựa vào các chỉ tiêu lựa chọn riêng của từng quốc gia [15]. Qua đánh giá đất đai, các nhà nghiên cứu thấy rằng, cần có sự thống nhất và tiêu chuẩn hóa việc đánh giá đất đai trên toàn cầu. Vì vậy đã hình thành hai ủy ban nghiên cứu là Hà Lan và FAO (Rome,Ý); kết quả là một dự thảo đầu tiên ra đời (FAO,1972), sau đó được Brinkman và Smyth soạn lại và in ấn năm 1973. Năm 1975 hội nghị tại Rome có những ý kiến đóng góp cho bản dự thảo năm 1973 đã được các chuyên gia hàng đầu về đánh giá đất đai của FAO biên soạn lại để hình thành nội dung phương pháp về đánh giá đất đai đầu tiên của FAO, công bố năm 1976, sau đó được bổ sung và chỉnh sửa năm 1983. Bên cạnh tài liệu tổng quát của FAO, một số hướng dẫn cụ thể khác về đánh giá đất đai cho từng đối tượng chuyên biệt cũng được FAO ấn hành như: Đánh giá đất đai cho nền nông nghiệp nhờ mưa (FAO, 1983); Đánh giá đất đai cho nền nông nghiệp có tưới (FAO, 1985); Đánh giá đất đai cho trồng trọt đồng cỏ quảng canh (FAO, 1989); Đánh giá đất đai cho mục tiêu phát triển (FAO,1990); Đánh giá đất đai và phân tích hệ thống canh tác cho việc quy hoạch sử dụng đất (FAO,1992). Hiện nay, công tác đánh giá đất đai đã trở thành một khâu trọng yếu trong các hoạt động đánh giá tài nguyên hay quy hoạch sử dụng đất (FAO,1994). Song song với sự phát triển công nghệ, công tác đánh giá đất đai được sự hỗ trợ mạnh mẽ của kỹ thuật máy tính và hệ thống thông tin địa lý (GIS), trở thành công cụ cần thiết cho việc thẩm định và ước lượng tiềm năng sản xuất của đất đai cho mục tiêu phát triển bền vững. Tiếp theo những thành tựu nghiên cứu của ngành khoa học đất, công tác đánh giá tiềm năng đất đai trên thế giới đã được quan tâm và chú trọng. Các phương pháp Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 21. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM đánh giá đất mới đã dần phát triển thành lĩnh vực nghiên cứu liên ngành mang tính hệ thống (tự nhiên - kinh tế - xã hội) nhằm kết hợp các kiến thức khoa học về nguồn tài nguyên đất và việc sử dụng đất. Đã có rất nhiều các phương pháp đánh giá đất đai khác nhau, nhưng nhìn chung đều dựa trên phương thức đánh giá theo hai khuynh hướng chính và ba phương pháp cơ bản sau: - Đánh giá đất đai về mặt tự nhiên nhằm xác định tiềm năng và mức độ thích hợp của đất đai với các mục đích sử dụng đất cụ thể. - Đánh giá đất đai về mặt kinh tế là đánh giá hiệu quả về mặt kinh tế cho các loại hình sử dụng đất đai xác định, trên cơ sở tính toán các chỉ tiêu kinh tế nhằm so sánh về mặt giá trị trong các kiểu sử dụng đất ở cùng một loại để tìm ra kiểu sử dụng đất có hiệu quả nhất. Đánh giá đất đưa ra nhiều phương pháp khác nhau để giải thích hoặc dự đoán việc sử dụng tiềm năng đất đai, song có thể tóm tắt đánh giá đất trong ba phương pháp cơ bản sau: + Đánh giá về mặt tự nhiên theo định tính, chủ yếu dựa trên sự xét đoán chuyên môn. + Đánh giá đất dựa theo phương pháp thông số xác định các đặc tính, tính chất đất đai. + Đánh giá đất theo định lượng dựa trên các mô hình mô phỏng.  Tình hình đánh giá đất đai ở Liên Xô (cũ)  Theo quan điểm nghiên cứu của Docutraev (1846 - 1903), để đánh giá đất đai cần trải qua 3 bước: - Đánh giá lớp phủ thổ nhưỡng (so sánh thổ nhưỡng theo tính chất tự nhiên). - Đánh giá khả năng sản xuất của đất (yếu tố được xem xét kết hợp với yếu tố khí hậu, độ ẩm, địa hình). - Đánh giá kinh tế đất (chủ yếu là đánh giá khả năng sản xuất hiện tại của đất). Quan điểm của Docutraev áp dụng phương pháp cho điểm các yếu tố, dựa trên cơ sở thang điểm đã được xây dựng thống nhất. Dựa trên quan điểm khoa học của ông, các thế hệ học trò của ông đã bổ sung, hoàn thiện dần, do đó phương pháp nghiên cứu, đánh giá đất của Docutraev đã được thừa nhận và phổ biến ra nhiều nước trên thế giới. Ngoài những quan điểm trên, phương pháp nghiên cứu, đánh giá đất của Docutraep cũng còn một số hạn chế như quá đề cao khả năng tự nhiên của đất mà chưa xem xét đầy đủ các khía cạnh kinh tế - xã hội của việc sử dụng đất. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 22. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM  Tình hình đánh giá đất đai ở Mỹ  Cơ sở đánh giá đất đai của Mỹ dựa vào các yếu tố hạn chế trong sử dụng đất, chúng được phân ra thành 2 nhóm: - Nhóm các yếu tố hạn chế vĩnh viễn: bao gồm những hạn chế không dễ thay đổi và cải tạo được như: độ dốc, độ dày tầng đất, lũ lụt và khí hậu khắc nghiệt… - Nhóm những yếu tố hạn chế tạm thời: có khả năng khắc phục được bằng các biện pháp cải tạo trong quản lý đất đai như độ phì, thành phần dinh dưỡng và những trở ngại về tưới tiêu… Nguyên tắc chung của phương pháp là các yếu tố nào có mức độ hạn chế lớn là yếu tố quyết định mức độ thích hợp mà không cần tính đến những khả năng thuận lợi của các yếu tố khác có trong đất. Nghiên cứu tiềm năng đất đai ở Mỹ được ứng dụng rộng rãi theo 2 phương pháp là: Phương pháp tổng hợp và phương pháp nghiên cứu đất theo từng yếu tố [15].  Tình hình đánh giá đất đai ở Canada  Ở Canada việc đánh giá đất dựa vào các tính chất của đất và năng suất ngũ cốc nhiều năm (lấy cây lúa mì làm tiêu chuẩn); nếu có nhiều loại cây thì dùng hệ số quy đổi ra lúa mì. Trong nghiên cứu đất đai, các chỉ tiêu thường được chú ý gồm: thành phần cơ giới, cấu trúc đất, mức độ xâm nhập mặn vào đất, xói mòn, đá lẫn,… Chất lượng đất đai được đánh giá bằng thang điểm 100 theo tiêu chuẩn trồng lúa mì. Trên cơ sở đó phân chia khả năng sử dụng đất theo 7 nhóm: trong đó nhóm cấp I thuận lợi nhất cho sử dụng (ít hoặc hầu như không có yếu tố hạn chế), tới nhóm cấp VII gồm những loại đất không thể sản xuất nông nghiệp được (có nhiều yếu tố hạn chế) [15].  Tình hình đánh giá đất đai ở Ấn Độ  Ở Ấn Độ người ta thường áp dụng phương pháp tham biến để biểu thị mối quan hệ về sức sản xuất của đất với các yếu tố đặc tính đất độ dày, tầng đất, thành phần cơ giới, độ dốc và các yếu tố khác,… dưới dạng phương trình toán học. Kết quả phân hạng cũng được thể hiện dưới dạng phần trăm hoặc cho điểm. Trong phương pháp này, đất đai sản xuất được chia thành 6 nhóm: - Nhóm siêu tốt: đạt 80 - 100 điểm, có thể trồng bất kỳ loại cây nào cũng cho năng suất cao. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 23. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM - Nhóm tốt: đạt 60 - 79 điểm, có thể trồng bất kỳ loại cây nào nhưng cho năng suất khá (thấp hơn nhóm siêu tốt). - Nhóm trung bình: đạt 40-59 điểm, đất trồng được một số nhóm cây trồng (cho năng suất trung bình). - Nhóm nghèo: đạt 20 - 39 điểm, đất chỉ trồng một số loại cây cỏ. - Nhóm rất nghèo: đạt 10- 19 điểm, đất chỉ làm đồng cỏ chăn thả gia súc. - Nhóm cuối cùng: đạt < 10 điểm, đất không thể dùng vào sản xuất nông nghiệp được mà phải sử dụng cho các mục đích khác [15]. Như vậy, các nước trên thế giới đều đã đánh giá về đất và phân hạng đất đai ở mức vĩ mô tới vi mô, từ đánh giá chung cả nước cho đến chi tiết ở các vùng cụ thể, các loại hình sử dụng đất đặc thù.  Đánh giá đất đai theo FAO  Nhận thức rõ vai trò quan trọng, cấp thiết của thực tiễn sản xuất là phải có những giải pháp hợp lý trong sử dụng đất nhằm hạn chế và ngăn chặn những tổn thất đối với tài nguyên đất đai, về tính cấp thiết của đánh giá đất đai, phân hạng đất đai làm cơ sở cho công tác quy hoạch sử dụng đất, qua quá trình nghiên cứu, các chuyên gia về đánh giá đất đã nhận thấy cần có những cuộc thảo luận quốc tế nhằm đạt được sự thống nhất và tiêu chuẩn hóa các phương pháp đánh giá đất, tổ chức Nông Lương của Liên Hiệp quốc (FAO) đã tổ chức tổng hợp kinh nghiệm của nhiều nước và đề ra phương pháp đánh giá đất đai dựa trên cơ sở phân hạng thích hợp đất đai. Cơ sở của phương pháp này là so sánh giữa yêu cầu sử dụng đất với chất lượng đất, gắn với phân tích các khía cạnh về kinh tế, xã hội, môi trường để lựa chọn phương án sử dụng đất tối ưu [18]. - Nguyên tắc đánh giá đất đai theo FAO: + Đánh giá đất đai đòi hỏi phương pháp kết hợp đa ngành, trên quan điểm tổng hợp với sự phối hợp và tham gia của các nhà khoa học ở các lĩnh vực khác nhau như nông học, lâm nghiệp, kinh tế và xã hội học,…rất cần thiết cho việc đánh giá bao quát và chính xác. Việc đánh giá đất phải xem xét tổng hợp các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội, các loại hình sử dụng đất được lựa chọn phải phù hợp với mục tiêu phát triển, bối cảnh và đặc điểm về tự nhiên, kinh tế - xã hội của vùng nghiên cứu. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 24. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM + Đánh giá đất đai phải dựa trên cơ sở phát triển bền vững: Trong quá trình đánh giá phải xem xét đến các quá trình thoái hóa đất và ô nhiễm đất, hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường của loại hình sử dụng đất. + Đánh giá đất đai bao hàm cả việc so sánh hai hoặc nhiều kiểu sử dụng đất khác nhau. Có thể so sánh giữa vùng sản xuất nông nghiệp năng suất cao với phát triển các khu công nghiệp, nhà máy,…để lựa chọn loại hình thích hợp nhất. Các loại hình sử dụng đất cần được mô tả và định rõ các thuộc tính về kỹ thuật, kinh tế, xã hội.  + So sánh các LUT khác nhau trong vùng nghiên cứu, mức độ thích hợp của đất đai được đánh giá và phân hạng cho các LUT cụ thể: Việc đánh giá khả năng thích nghi đất đai yêu cầu có sự so sánh hiệu quả kinh tế giữa các LUT về lợi nhuận thu được và đầu tư cần thiết (phân bón, lao động, thuốc trừ sâu, máy móc…). (1) Đối với đất nông nghiệp: - Mức độ độ thích hợp của đất đai được đánh giá và phân hạng cho các loại hình sử dụng đất (các LUT cụ thể). - Việc đánh giá đòi hỏi sự so sánh giữa lợi nhuận thu được và đầu tư cần thiết trên các loại đất khác nhau - Yêu cầu phải có quan điểm tổng hợp, nghĩa là phải có sự phối hợp và tham gia đầy đủ của các nhà nông học,lâm nghiệp, kinh tế và xã hội học. - Việc đánh giá đất phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của vùng, khu vực đất nghiên cứu. Khả năng thích hợp đưa vào sử dụng phải dựa trên cơ sở bền vững, các nhân tố sinh thái trong sử dụng đất phải được dùng để quyết định (Bùi Văn Sỹ, 2012), (Đào Châu Thu và Nguyễn Khang, 1998). - Yêu cầu đạt được trong đánh giá đất đai theo FAO + Thu thập được những thông tin phù hợp về tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu. + Đánh giá được sự thích hợp của vùng đất đó với các mục tiêu sử dụng khác nhau theo mục tiêu và nhu cầu của con người. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 25. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM + Phải xác định được mức độ chi tiết đánh giá đất theo quy mô và phạm vi quy hoạch là toàn quốc, tỉnh, huyện hay cơ sở sản xuất. + Đánh giá đất có thể thực hiện ở các cấp khác nhau và thể hiện kết quả trên các bản đồ tỷ lệ khác nhau tùy theo mục đích (Đào Châu Thu và Nguyễn Khang, 1998). - Các phương pháp đánh giá đất đai theo FAO + Sự liên hệ giữa những khảo sát tài nguyên và phân tích kinh tế - xã hội cũng như đối chiếu với cách thức mà các loại hình sử dụng đất được xây dựng có thể tiến hành theo phương pháp 2 bước (Two Stage) hoặc phương pháp song song (Paralell). + Phương pháp 2 bước: bao gồm bước thứ nhất chủ yếu là đánh giá điều kiện tự nhiên, sau đó là bước thứ hai bao gồm những phân tích về kinh tế - xã hội. + Phương pháp song song: Trong phương pháp này, sự phân tích mối liên hệ giữa đất đai và loại hình sử dụng đất được tiến hành đồng thời với phân tích kinh tế - xã hội [18]. 1.5.2. Khái quát tình hình nghiên cứu đánh giá tài nguyên đất đai ở Việt Nam * Khái quát về tình hình đánh giá đất đai ở nước ta trước khi ứng dụng quy trình đánh giá đất theo FAO Ở Việt Nam, khái niệm về phân hạng đất đã có từ lâu qua việc phân chia “tứ hạng điền, lục hạng thổ”. Từ xa xưa, trong quá trình sản xuất, nhân dân ta đã đánh giá đất với cách thức hết sức đơn giản như: đất tốt, đất xấu [13]. Trong thời kỳ Pháp thuộc, việc nghiên cứu đánh giá đất đã được tiến hành ở những vùng đất đai phì nhiêu, những vùng đất có khả năng khai phá với mục đích xác định tiềm năng sử dụng để lựa chọn đất lập đồn điền, nông trại. Từ những năm 1930, các chuyên gia thổ nhưỡng người Pháp đã có những công trình nghiên cứu về đất và sử dụng đất ở vùng Đông Nam Bộ nhằm mục đích cho việc xây dựng các đồn điền cao su, tiêu biểu là các công trình của Henry (1931) [13]. Sau khi Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, hòa bình lập lại, ở miền Bắc, Vụ Quản lý Ruộng đất, Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp đã tiến hành nghiên cứu phân hạng đất các vùng sản xuất nông nghiệp (áp dụng phương pháp đánh giá đất đai của Docutraep). Từ đầu những năm 1970, Bùi Quang Toản cùng nhiều nhà khoa học khác của Viện Thổ nhưỡng Nông hóa đã nghiên cứu và thực hiện công tác phân loại đánh giá phân hạng đất đai ở 23 huyện, 286 hợp tác xã và 9 vùng chuyên canh. Qua đó đã đề ra quy trình kỹ thuật gồm 4 bước: (1). Thu thập tài liệu, (2). Vạch khoanh đất (với hợp tác xã) hoặc khoanh đất (với vùng chuyên canh), (3). Đánh giá và phân hạng chất Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 26. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM lượng đất, (4). Xây dựng bản đồ phân hạng đất. Các yếu tố tham gia trong đánh giá, phân hạng đất được chia thành 4 mức độ thích hợp và được phân chia thành 4 hạng. Có thể khái quát về tình hình quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp và đánh giá đất nông nghiệp ở Việt Nam trong thời kỳ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung (thập kỷ những năm 60, 70, 80), hầu hết các tỉnh đã xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp (ngắn, trung và dài hạn) hay bản đồ quy hoạch các cây trồng cụ thể nhằm phục vụ chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh mình. Những quy hoạch đó đã góp phần thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phục vụ da dạng hóa sản phẩm nông nghiệp, góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp của nước ta. Tuy nhiên uy hoạch trước đây có nhiều hạn chế, còn nặng vè thổ nhưỡng (soil), mà ít hoạc chưa quan tâm đến đất đai (Land), sử dụng đất đai (Land use) và đánh giá đất đai (Land evaluation) nên những quy hoạch đó chưa có độ chính xác cao và các phương pháp xây dựng chưa được thống nhất và chuẩn hóa. * Khái quát về tình hình đánh giá đất đai ở nước ta khi ứng dụng quy trình đánh giá đất theo FAO (từ năm 1990 đến nay). Từ đầu những năm 1990, các nhà khoa học đất Việt Nam đã nghiên cứu và ứng dụng phương pháp đánh giá đất đai của FAO dựa vào điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội cụ thể ở Việt Nam. Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu, áp dụng phương pháp đánh giá đất của FAO để đánh giá tài nguyên đất đai trên các phạm vi khác nhau. Trong chương trình 48C (1989),Viện Thổ nhưỡng Nông hóa do Vũ Cao Thái chủ trì đã nghiên cứu đánh giá, phân hạng đất Tây Nguyên với cây cao su, cà phê, chè, dâu tằm. Đề tài đã vận dụng phương pháp đánh giá phân hạng đất đai của FAO để đánh giá khái quát tiềm năng đất đai của vùng (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2009). Từ năm 1990 đến nay, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp đã thực hiện nhiều công trình nghiên cứu đánh giá đất trên phạm vi toàn quốc với 9 vùng sinh thái và nhiều vùng chuyên canh theo các dự án đầu tư (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2009). Phương pháp đánh giá đất của FAO đã được nhiều nhà khoa học đất Việt Nam bước đầu vận dụng thử nghiệm và đã có nhiều kết quả đóng góp cho sự phát triển nền nông nghiệp Việt Nam. Ngoài ra, các nhà khoa học đất còn ứng dụng phương pháp đánh giá đất đai của FAO cho cấp tỉnh như ở Hà Tây, Ninh Bình, Bình Định, Gia Lai KonTum, Bạc Liệu, Cà Mau, Đồng Nai, Bình Định, Tuyên Quang. Cấp huyện có các huyện và xã vùng tái định cư vùng lòng hồ thuỷ điện Sơn La, dự án nguồn nước Srepok - Đăk Lak, huyện Ô Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 27. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Môn (Cần Thơ), huyện Gia Lâm (Hà Nội), huyện Đoan Hùng (Phú Thọ), thị xã Bắc Ninh, huyện Yên Phong (Bắc Ninh), v.v... và dần dần hoàn thiện phương pháp đánh giá theo FAO trong điều kiện Việt Nam, phục vụ các mục đích khác nhau theo yêu cầu của các địa phương, như: phục vụ quy hoạch sử dụng đất; phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng; phục vụ phát triển một số cây đặc sản, cây có giá trị hàng hóa cao, ....[13] 1.5.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu về tài nguyên đất nông nghiệp và phát triển nông nghiệp huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Đối với huyện Phú Bình, cho đến nay đã có một số công trình nghiên cứu tiêu biểu về tài nguyên đất nông nghiệp như: “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp 10 năm thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên” của tác giả Đàm Anh. Đề tài nhằm đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến việc SDĐ sản xuất nông nghiệp và tình hình biến động, hiệu quả trong SDĐ sản xuất nông nghiệp sau 10 năm thực hiện phương án quy hoạch SDĐ của huyện Phú Bình (giai đoạn 2001-2010), qua đó đề xuất phương hướng, các giải pháp khả thi trong quy hoạch SDĐ đất nông-lâm nghiệp của huyện. Đề tài “Đánh giá hiệu quả và đề xuất sử dụng đất nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững tại huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên” của tác giả Lương Đình Tuyển được thực hiện vào năm 2013 đã bàn về vấn đề hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của huyện Phú Bình, tuy nhiên việc đánh giá chỉ thông qua hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của các loại hình sử dụng đất ở thời điểm từ năm 2013 đổ về trước và chưa đi vào nghiên cứu tính chất, đặc điểm thổ nhưỡng để có thể phát triển các loại hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện. Đề tài “Đánh giá tình hình biến động sử dụng đất tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2011 – 2016” của tác giả Trần Thành Nam đã đánh giá tình hình SDĐ, thực trạng biến động SDĐ và các nguyên nhân gây ra biến động đất đai, qua đó thành lập bản đồ biến động SDĐ, đề xuất giải pháp trong công tác quản lý đất đai, chính sách hỗ trợ đời sống nhân dân. Nhìn chung các công trình nghiên cứu về tài nguyên đất theo hướng nông nghiệp bền vững trên địa bàn huyện Phú Bình là không nhiều. Chính vì vậy, việc thực hiện đề tài có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, phục vụ đánh giá tiềm năng tài nguyên đất đai của huyện trên cơ sở sử dụng phương pháp đánh giá thích hợp của FAO kết hợp với phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin để xác định đặc điểm của các đơn vị đất và loại hình sử dụng đất phù hợp cho từng vùng cụ thể. Trên cơ sở đó định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên đất theo hướng phát triển bền vững nông nghiệp và đưa ra những biện pháp, đề xuất phù hợp. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 28. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM 1.6. Những yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp bị chi phối bởi các điều kiện và quy luật sinh thái tự nhiên, mặt khác bị kiềm chế bởi các điều kiện, quy luật kinh tế - xã hội và các yếu tố kỹ thuật. Vì vậy có thể khái quát những điều kiện, nhân tố ảnh hưởng đến đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp gồm 3 nội dung chính sau: 1.6.1. Yếu tố về điều kiện tự nhiên Điều kiện tự nhiên: Khí hậu, thời tiết, độ phì tự nhiên của đất đai…là yếu tố cơ bản để xác định cho sử dụng đất nông nghiệp sao cho hiệu quả cao nhất, nó ảnh hưởng trực tiếp đối với sản xuất nông nghiệp. Điều kiện tự nhiên mang tính đặc thù riêng của khu vực, vị trí địa lý của vùng với sự khác biệt về điều kiện tự nhiên khác nhau sẽ quyết định đến kết quả sản xuất và hiệu quả sử dụng đất đai. Vì vậy trong thực tiễn sử dụng đất cần phải tuân thủ quy luận tự nhiên, tận dụng những lợi thế, hạn chế những tác động xấu của tự nhiên nhằm đạt hiệu quả cao nhất về kinh tế - xã hội và môi trường. 1.6.2. Yếu tố về điều kiện kinh tế, xã hội Bao gồm các yếu tố như chính sách chế độ xã hội, cơ cấu và cơ chế kinh tế, dân số và lao động, thông tin và quản lý, chính sách đất đai và môi trường, lực lượng sản xuất và trình độ phát triển của kinh tế hàng hóa, cơ cấu kinh tế và phân bố sản xuất, sử dụng lao động, áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Điều kiện kinh tế xã hội thường có ý nghĩa quyết định, chủ đạo đối với việc sử dụng đất đai, đầu tư cho phát triển ngành nông nghiệp nói riêng và các ngành khác nói chung. 1.6.3. Yếu tố về kỹ thuật canh tác Phương thức sản xuất và biện pháp canh tác là các tác động của con người vào sử dụng đất đai có hiệu quả. Trên cơ sở nghiên cứu các quy luật tự nhiên để lựa chọn quy trình kỹ thuật, giống cây con, áp dụng khoa học kỹ thuật hợp lý nhất nhằm đạt được mục tiêu kinh tế cao nhất và phát triển bền vững. 1.7. Tổng quan về phát triển nông nghiệp bền vững 1.7.1. Cơ sở lý luận của phát triển bền vững trong nông nghiệp Có rất nhiều quan điểm khác nhau về phát triển nông nghiệp bền vững. Cụ thể như sau: Trong những năm đầu của thập niên 80, Douglass cho rằng: tùy từng khía cạnh khác nhau mà nông nghiệp bền vững được hiểu khác nhau. Trên khía cạnh kinh tế kỹ thuật: tăng trưởng nông nghiệp bền vững nhấn mạnh đến việc duy trì tăng năng suất lao động trong dài hạn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 29. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Trên khía cạnh sinh thái: một hệ thống nông nghiệp làm suy yếu, ô nhiễm, phá vỡ cân bằng sinh thái của hệ thống tự nhiên một cách không cần thiết thì hệ thống nông nghiệp đó không bền vững. Trên khía cạnh môi trường con người: một hệ thống nông nghiệp không cải thiện được trình độ giáo dục, sức khỏe và dinh dưỡng của người nông dân thì hệ thống đó không được gọi là bền vững. Năm 1987, Ủy ban phát triển về môi trường thế giới đưa ra định nghĩa: “Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được những nhu cầu hiện tại nhưng không làm tổn thương năng lực đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai”. Năm 1990, Pearce và Turner cho rằng: “Phát triển nông nghiệp bền vững là tối đa hóa lợi ích của phát triển kinh tế trên cơ sở ràng buộc về duy trì chất lượng của nguồn lực tự nhiên theo thời gian”[3]. Qua ba quan điểm trên, chúng ta thấy rằng chưa có sự thống nhất về định nghĩa của nông nghiệp bền vững giữa các nhà kinh tế học. Khái niệm được cho là hoàn chỉnh và được nhiều nhà khoa học chấp nhận nhất là khái niệm được FAO đưa ra năm 1989: “Phát triển bền vững là việc quản lý và bảo tồn cơ sở tài nguyên thiên nhiên, định hướng thay đổi công nghệ và thể chế theo hướng một phương thức sao cho đạt đến sự thỏa mãn một cách liên tục những nhu cầu của con người, của những thế hệ hôm nay và mai sau. Sự phát triển như vậy trong lĩnh vực nông nghiệp (nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản) chính là sự bảo tồn đất, nước các nguồn gen và thực vật, không bị suy thoái môi trường, kỹ thuật thích hợp, sinh lợi kinh tế và chấp nhận về mặt xã hội” [3]. Như vậy, phát triển nông nghiệp bền vững là mô hình phát triển mà trong đó có sự gắn kết giữa tăng trưởng nông nghiệp với môi trường tự nhiên và sự nghèo đói, môi trường con người ở nông thôn. Do đó, để nắm được bản chất của phát triển nông nghiệp bền vững, cần phải phân tích các mối quan hệ giữa nông nghiệp với các yếu tố sau: - Với môi trường tự nhiên Sản xuất nông nghiệp lệ thuộc vào độ màu mỡ của đất đai, chất lượng của nguồn nước và khí hậu…vì vậy sản xuất nông nghiệp bền vững phản ánh mong muốn của xã hội về giữ gìn môi trường tự nhiên và lợi ích của sản xuất nông nghiệp. Vấn đề quan trọng nhất là phải cân nhắc, lựa chọn phương án sao cho cân bằng được giữa lợi ích kinh tế từ phát triển nông nghiệp và lợi ích của môi trường tự nhiên với chức năng cân bằng sinh thái. Các nước phát triển đã và đang định hướng phát triển nông nghiệp nhấn mạnh đến vấn đề sinh thái. Nguyên nhân không phải vì nhu cầu về nông sản giảm mà vì sản xuất nông nghiệp đã phá huỷ nghiêm trọng môi trường sinh thái: huỷ diệt nhiều sinh vật, thay đổi về khí hậu, suy thoái hệ thống đất, nguồn nước. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 30. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Ngày nay, sự phát triển nông nghiệp không chỉ theo quảng canh (tăng sản lượng bằng cách tăng diện tích canh tác) mà chủ yếu là theo thâm canh (tăng sản lượng từ việc thâm canh trên một đơn vị diện tích và tăng vụ đối với diện tích được tưới tiêu chủ động), do đó nguyên nhân chính của sự mất cân bằng sinh thái là do phương thức sản xuất chứ không phải do tốc độ phát triển trong nông nghiệp. Do yêu cầu về nguyên liệu, lương thực và nhu cầu xuất khẩu ngày càng cao trong tiến trình công nghiệp hoá và nâng cao thu nhập cho người nông dân, tăng trưởng nhanh và ổn định là cần thiết, tuy nhiên tăng trưởng nhanh cần phải đảm bảo ổn định môi trường sinh thái. - Nghèo đói ở nông thôn Cùng với sự gia tăng của dân số và thất nghiệp, đói nghèo ngày càng trầm trọng. Vấn đề đáp ứng nhu cầu thiết yếu hiện tại quan trọng hơn rất nhiều so với thoả mãn nhu cầu trong tương lai. Để có thu nhập, người nông dân sẵn lòng đáp ứng nhu cầu của những người có thu nhập cao về những hàng hoá với nguyên vật liệu chính từ tự nhiên (gỗ, da thú…) bằng cách khai thác nguồn lợi tự nhiên như săn bắn, phá rừng, đánh bắt mọi loài sinh vật bất kể lớn nhỏ. Hệ quả là môi trường tự nhiên bị suy thoái, thu nhập tiếp tục giảm và họ lại rơi vào cái vòng luẩn quẩn của đói nghèo. Như vậy, một hệ thống nông nghiệp không đảm bảo được mức sống trên mức nghèo đói của người dân nông thôn thì không thể là một hệ thống nông nghiệp bền vững. - Với con người ở nông thôn Tăng trưởng nông nghiệp tạo ra việc làm và thu nhập, một tiền đề quan trọng để cải thiện tình trạng sức khoẻ và dinh dưỡng của người nông dân. Khi sức khoẻ được cải thiện sẽ góp phần tăng chất lượng và năng cao suất lao động, như vậy sẽ tác động trở lại đối với tăng trưởng nông nghiệp. Nếu tăng trưởng nông nghiệp làm suy thoái môi trường tự nhiên thì dẫn đến kìm hãm tốc độ tăng trưởng, ảnh hưởng tình trạng cải thiện sức khoẻ dinh dưỡng của người nông dân. Nông nghiệp bền vững là một nền nông nghiệp trong đó các hoạt động của các tổ chức kinh tế từ việc lập kế hoạch, thực hiện và quản lý các quá trình sản xuất, kinh doanh nông nghiệp đều hướng đến bảo vệ và phát huy lợi ích của con người và xã hội trên cơ sở duy trì và phát huy nguồn lực, tối thiểu hoá chi phí để sản xuất hiệu quả các sản phẩm nông nghiệp và hạn chế tác hại của môi trường, trong khi đó duy trì và không ngừng nâng cao thu nhập cho người nông dân. Như vậy, nông nghiệp bền vững đề cập một cách toàn diện và tổng hợp đến cả khía cạnh là kinh tế - xã hội, môi trường và con người: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 31. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM - Khía cạnh kinh tế - xã hội của nông nghiệp bền vững: là quá trình giảm chi phí đầu vào, nâng cao thu nhập cho người nông dân trên cơ sở thoả mãn tốt nhất nhu cầu xã hội về nông sản. - Khía cạnh môi trường của nông nghiệp bền vững: là quá trình tác động hợp lý của con người đối với các yếu tố tự nhiên (đất đai, nguồn nước, năng lượng tự nhiên) nhằm giảm thiểu tác hại của môi trường, bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên và đa dạng sinh học. - Khía cạnh con người của nông nghiệp bền vững: là quá trình xây dựng và phát triển các giá trị như: mối quan hệ xã hội, vấn đề sức khoẻ, văn hoá, tinh thần của con người. Tuy nhiên, khi kinh tế ngày càng phát triển, quá trình đô thị hoá nhanh làm cho đất đai nông nghiệp ven đô bị thu hẹp, môi trường bị ô nhiễm trầm trọng. Mặt khác, dân số ngày càng đông, mật độ đân số cao, nhu cầu của người dân đối với nông nghiệp vốn đã cao lại càng cao theo tiêu chuẩn sinh thái nhân văn. Vì vậy, nông nghiệp cần phải chuyển theo hướng phát triển nông nghiệp bền vững. Nông nghiệp bền vững có những đặc trưng, tiêu chí và nội dung riêng, do đó nó có một quá trình phát triển . Trong mỗi giai đoạn phát triển, tùy từng điều kiện phát triển khác nhau, những đặc trưng, tiêu chí và nội dung phản ánh khác nhau mà xây dựng chiến lược phát triển nông nghiệp bền vững và hợp lý. 1.7.2. Sự cần thiết của nền sản xuất nông nghiệp bền vững - Một là, tài nguyên đất vô cùng quý giá, bất kể nước nào đất đều là tư liệu sản xuất nông - lâm nghiệp chủ yếu, cơ sở lãnh thổ để phân bố các ngành kinh tế quốc dân. - Hai là, tài nguyên đất có hạn, Trái đất có diện tích 51 tỷ ha, tuy nhiên diện đất có khả năng phát triển nông nghiệp chỉ khoảng 3,3 tỷ ha, chiếm 22% diện tích đất liền. Hiện nhân loại mới khai thác được khoảng 1.500 tỷ ha đất canh tác. - Ba là, diện tích tự nhiên và đất canh tác trên đầu người ngày càng giảm do áp lực tăng dân số lên dẫn đến nhu cầu lương thực tăng lên, trong khi diện tích đất sản xuất nông nghiệp giảm do nền khoa học kỹ thuật tiên tiến đã tác động vào sản xuất, phá vỡ cân bằng sinh thái, dẫn đến môi trường sản xuất bị suy thoái; chất lượng sản phẩm giảm. Ngoài ra đất nông nghiệp bị chuyển sang các mục đích sử dụng khác như đất đô thị, dân cư, sản xuất công nghiệp và các hạ tầng kỹ thuật. - Bốn là, do điều kiện tự nhiên, hoạt động tiêu cực của con người, hậu quả của chiến tranh nên diện tích đất đáng kể của lục địa đã, đang và sẽ còn bị thoái hóa, hoặc ô nhiễm dẫn tới tình trạng giảm, mất khả năng sản xuất và nhiều hậu quả nghiêm trọng khác. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 32. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM - Năm là, do điều kiện khí hậu toàn cầu và tiểu khí hậu từng khu vực biến đổi lớn đã gây nên những hiểm họa thiên tai tác động trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp của các Quốc gia trên toàn cầu [3]. 1.7.3. Mục tiêu của sản xuất nông nghiệp bền vững Mục tiêu của sản xuất nông nghiệp bền vững hướng tới 3 mục tiêu: - Năng suất/sản lượng nông phẩm cao và ổn định; - Hiệu quả kinh tế: Tăng thu nhập cho người sản xuất, thay đổi môi trường kinh tế và xã hội cộng đồng nông thôn, góp phần phát triển kinh tế xã hội Quốc gia; - Duy trì và bảo tồn môi trường tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên (đất, nước, sinh vật, cảnh quan, v.v...). Mục tiêu của nông nghiệp bền vững là xây dựng một hệ thống ổn định về mặt sinh thái, có tiềm lực về mặt kinh tế, có khả năng thỏa mãn những nhu cầu của con người mà không bóc lột đất, ô nhiễm môi trường [3]. 1.7.4. Nguyên tắc, tiêu chí đánh giá sử dụng đất nông nghiệp bền vững - Nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp bền vững: Sử dụng đất bền vững là sử dụng đất với tất cả những đặc trưng vật lý, hóa học, sinh học có ảnh hưởng đến khả năng của đất vẫn đảm bảo sự bền vững hệ sinh thái và tài nguyên đất [6]. - Tiêu chí đánh giá sử dụng đất nông nghiệp bền vững: Theo FAO tiêu chí đánh giá sử dụng đất bền vững bao gồm: Bền vững về mặt kinh tế, bền vững về mặt xã hội và bền vững về mặt môi trường.  Bền vững về mặt kinh tế: Tổng giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích là thước đo quan trọng của hiệu quả kinh tế đối với một hệ thống sử dụng đất.  Bền vững về mặt xã hội - Hệ thống sử dụng đất phải thu hút được lao động, đảm bảo đời sống và phát triển xã hội. Đáp ứng nhu cầu của nông hộ là điều quan tâm trước, nếu muốn họ quan tâm đến lợi ích lâu dài (bảo vệ đất, môi trường,…). Sản phẩm thu được cần thỏa mãn cái ăn, cái mặc và nhu cầu cuộc sống hàng ngày của người dân. Loại hình sử dụng đất phải phù hợp với năng lực của nông hộ về đất đai, nhân lực, vốn, kỹ năng, có khả năng cung cấp sản phẩm hàng hóa, phù hợp với mục tiêu phát triển của địa phương khu vực.  Bền vững về mặt môi trường Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 33. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM - Hệ thống sử dụng đất phải đảm bảo hạn chế ô nhiễm môi trường đất, nước. - Hệ thống sử dụng đất phải đảm bảo hạn chế các quá trình thoái hóa đất do tác động tự nhiên như quá trình xói mòn, rửa trôi, hoang mạc hóa, mặn hóa, phèn hóa, lầy hóa. - Hệ thống sử dụng đất phải đảm bảo ngăn ngừa các tác nhân gây ô nhiễm do hoạt động của con người: sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng phân vô cơ không hợp lý. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 34. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung vào các đối tượng nghiên cứu sau: + Các loại đất trên địa bàn huyện + Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp đang được sử dụng phổ biến trên địa bàn huyện Phú Bình. 2.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung nghiên cứu: Bên cạnh những nghiên cứu tổng quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có liên quan đến sử dụng đất nói chung. Đề tài tập trung nghiên cứu: Đất phục vụ sản xuất nông nghiệp và các loại hình sử dụng đất trong nông nghiệp; nghiên cứu đề xuất sử dụng đất nông nghiệp bền vững. Trong đề tài chỉ nghiên cứu cây trồng nông nghiệp. - Về không gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên - Về thời gian: Số liệu thu thập, xử lý, phân tích trong giai đoạn 2015-2018 và những biện pháp được đề xuất đến năm 2030. 2.3. Nội dung nghiên cứu - Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội + Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thủy văn, tài nguyên đất…; + Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội, tình hình dân số, lao động - Hiện trạng phát triển nông nghiệp huyện Phú Bình + Hiện trạng sử dụng đất qua các năm + Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp + Các loại hình sử dụng đất. - Đánh giá tiềm năng đất đai huyện Phú Bình + Điều tra, phân loại đất + Đất giá thích hợp đất đai với các loại hình sử dụng đất - Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp. + Đánh giá hiệu quả + Đánh giá hiệu quả + Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội môi trường. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  • 35. Tải tài liệu tại sividoc.com Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM - Đề xuất loại hình sử dụng đất hợp lý trên địa bàn huyện Phú Bình. + Đề xuất loại hình sử dụng đất đem lại hiệu quả cao + Đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. 2.4. Quan điểm nghiên cứu 2.4.1. Quan điểm hệ thống Đây là một quan điểm hiện đại trong nghiên cứu khoa học. Quan điểm này được vận dụng để nghiên cứu tiềm năng đất đai huyện Phú Bình một cách chính xác hơn. Trong quá trình nghiên cứu, đất đai là một hệ thống gồm nhiều yếu tố cấu tạo nên, đồng thời đất đai của huyện cũng là một bộ phận của những địa tổng thể cấp cao hơn. Trong đó sự thay đổi của một yếu tố sẽ kéo theo sự thay đổi theo kiểu “phản ứng dây truyền” của các thành phần khác trong một hệ thống. Quan điểm hệ thống được sử dụng trong nghiên cứu thể tổng hợp tự nhiên, tài nguyên đất đai trong lãnh thổ huyện Phú Bình, cho phép xác định mối quan hệ về không gian, các chức năng, thành phần của đất đai trong huyện. Giúp nghiên cứu mối quan hệ tác động qua lại giữa điều kiện đất đai với loại hình sử dụng đất trong huyện. 2.4.2. Quan điểm tổng hợp Quan điểm tổng hợp là quan điểm truyền thống nghiên cứu địa lí. Quan điểm tổng hợp đòi hỏi khi xem xét, phân tích một đối tượng nào đó chúng ta phải đặt chúng trong quan hệ biện chứng giữa các thành phần cấu trúc của mỗi lãnh thổ cụ thể. Do vậy, khi nghiên cứu không thể tách rời các đối tượng nghiên cứu ra khỏi mối quan hệ với các đối tượng khác. Trong đề tài, quan điểm tổng hợp được vận dụng để nghiên cứu toàn diện điều kiện tự nhiên và tài nguyên đất đai nhằm phục vụ phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Bình. 2.4.3. Quan điểm phát triển bền vững Phát triển bền vững là sự phát triển trong đó đảm bảo sự hài hoà giữa các mục tiêu tăng trưởng kinh tế với các mục tiêu ổn định xã hội và bảo vệ môi trường. Theo Ủy ban Môi trường và Phát triển thế giới (WCED, 1987) thì phát triển bền vững là: “Những thế hệ hiện tại cần đáp ứng nhu cầu của mình, sao cho không làm tổn hại đến khả năng các thế hệ tương lai đáp ứng nhu cầu của họ”. Việc vận dụng quan điểm trên, khi phân loại tài nguyên đất phục vụ phát triển nông nghiệp huyện Phú Bình phải hướng tới mục tiêu sử dụng đất bền vững. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn