SlideShare a Scribd company logo
1 of 88
Download to read offline
Mã số: KK 35 Hm16
SÁCH KHÔNG BÁN
ĐÁNH GIÁ NHANH
MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN
TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC
XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM
Hàn Mạnh Tiến, Nguyễn Thị Thu và Lê Thị Hải Yến
NHÀ XUẤT BẢN THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
Báo cáo này được thực hiện với sự tài trợ của Cơ quan Viện trợ Ai-len.
Các phát hiện, giải thích và kết luận nêu trong báo cáo này là của tác giả và không nhất thiết
phản ánh quan điểm của Cơ quan Viện trợ Ai-len và Quỹ Châu Á.
Bản quyền của các hình ảnh sử dụng trong báo cáo này thuộc Quỹ Châu Á.
ĐÁNH GIÁ NHANH
MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN
TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC
XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM
NHÀ XUẤT BẢN THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
Tháng 2 năm 2016
Hàn Mạnh Tiến, Nguyễn Thị Thu và Lê Thị Hải Yến
Từ thiện doanh nghiệp và Hợp tác với khu vực XHDS ở Việt Nam6
1
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT....................................................................................................................2
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................................................3
TÓM TẮT TỔNG QUAN........................................................................................................................5
I. 	 BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU..........................................................................................................11
II.	 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU..........................................................................................................15
III.	 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN........................................19
	 3.1.	 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................................................ 20
	 3.2.	 Các khái niệm cơ bản................................................................................................................................... 20
IV. 	 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................................................23
	 4.1.	 Phương pháp thu thập thông tin.............................................................................................................. 24
	 4.2.	 Hạn chế và khó khăn của nghiên cứu..................................................................................................... 26
V. 	 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................................................................29
	 5.1.	 Môi trường pháp lý và chính sách liên quan đến doanh nghiệp làm từ thiện............................... 30
	 5.2.	 Môi trường pháp lý và chính sách điều chỉnh tổ chức, hoạt động của các tổ chức XHDS.......... 40
VI. 	 KẾT LUẬN VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH.....................................................................59
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................................63
PHỤ LỤC I: DANH MỤC CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT LIÊN QUAN.....................................................66
PHỤ LỤC II: TÓM TẮT CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN ĐẾN CÁC VĂN BẢN CHÍNH SÁCH
KHUYẾN KHÍCH TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP...................................................................................68
PHỤ LỤC III: SƠ ĐỒ HÓA NGHỊ ĐỊNH 93/2009/NĐ-CP – BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ VÀ
SỬ DỤNG VIỆN TRỢ PHI CHÍNH PHỦ NƯỚC NGOÀI......................................................................74
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Bộ LĐ-TB-XH Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
TCCĐ Tổ chức cộng đồng
CECEM Trung tâm nâng cao năng lực cộng đồng
CECODES Trung tâm nghiên cứu phát triển hỗ trợ cộng đồng
CED Trung tâm giáo dục và phát triển
CISDOMA Viện tư vấn phát triển kinh tế nông thôn và miền núi
CRS Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
CSBTXH Cơ sở bảo trợ xã hội
DNVN Doanh nghiệp Việt Nam
EU Liên minh châu Âu
Hội LHPN Hội Liên hiệp Phụ nữ
Hội ND Hội Nông dân
KHCN Khoa học - Công nghệ
KHKT Khoa học - Kỹ thuật
LHH VHNT Liên hiệp hội Văn học nghệ thuật
LIN Trung tâm Hỗ trợ phát triển cộng đồng
MTTQ Mặt trận Tổ quốc
PCP Tổ chức phi chính phủ
PTCĐ Phát triển cộng đồng
TAF Quỹ châu Á
UBND Ủy ban nhân dân
UNDP Chương trình Phát triển Liên hợp quốc
VACD Hội các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam
VCCI Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
VNDCCH Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
VUSTA Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam
XHDS Xã hội dân sự
Từ thiện doanh nghiệp và Hợp tác với khu vực XHDS ở Việt Nam2
LỜI CẢM ƠN
N
ghiên cứu này do nhóm Tư vấn gồm 3 thành viên là TS. Hàn
Mạnh Tiến (trưởng nhóm), TS. Nguyễn Thị Thu và Th.S Lê
Thị Hải Yến thực hiện. Nhóm Tư vấn xin chân thành cảm ơn
Quỹ châu Á. Trong suốt quá trình triển khai, nghiên cứu này chắc
chắn sẽ không thể đạt được kết quả như mong đợi nếu không
có sự hỗ trợ và đóng góp ý kiến thường xuyên của nhóm cán bộ
chương trình Phát triển xã hội và Giới thuộc Văn phòng Quỹ châu
Á tại Hà Nội.
Nhóm nghiên cứu cũng xin cảm ơn sự phối hợp chặt chẽ của 2 đơn
vị đối tác của Quỹ châu Á là Trung tâm Nâng cao Năng lực Cộng
đồng (CECEM) và Trung tâm Giáo dục và Phát triển (CED). Chúng
tôi cũng gửi lời cảm ơn chân thành đến Hội các nhà quản trị doanh
nghiệp Việt Nam (VACD), các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội dân
sự ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng vì sự hợp tác quý báu
và hiệu quả trong quá trình thực hiện nghiên cứu.
3
Từ thiện doanh nghiệp và Hợp tác với khu vực XHDS ở Việt Nam4
5
TÓM TẮT TỔNG QUAN
T
rong khuôn khổ Dự án “Phát triển Xã hội Dân sự Bền vững tại Việt Nam” do Quỹ châu Á thực hiện
với sự tài trợ của Cơ quan Viện trợ Ai-Len (Irish Aid), nghiên cứu chính sách này được thực hiện
nhằm tổng hợp, phân tích và đánh giá các cơ hội và thách thức của môi trường pháp lý và chính
sách khuyến khích hoạt động từ thiện của doanh nghiệp Việt Nam cũng như huy động nguồn lực
trong nước của các tổ chức xã hội dân sự (XHDS) tại Việt Nam.
Các văn bản và quy định pháp luật hiện hành đã được tổng hợp để phân tích, tập trung ở hai mảng
chính là: i) Đối với doanh nghiệp: các ưu đãi về thuế để khuyến khích hoạt động từ thiện doanh
nghiệp và ii) Đối với các tổ chức XHDS: Địa vị pháp lý, thể chế và quản lý tài chính để đảm bảo các tổ
chức này hoạt động chính danh và minh bạch như yếu tố cốt lõi để huy động nguồn lực.
Ngoài ra, một số doanh nghiệp và tổ chức XHDS ở Hà Nội và TP HCM đã được phỏng vấn để có thể
đánh giá tác động của các chính sách đó trong đời sống thực tế. Hai đối tượng chính của nghiên cứu
này cũng đã được tạo cơ hội để cùng nhau đối thoại về các chính sách nhằm thúc đẩy hoạt động từ
thiện doanh nghiệp vì mục tiêu phát triển.
Về cơ bản, hành lang pháp lý để khuyến khích các doanh nghiệp làm từ thiện là tương đối đầy đủ,
với một số luật quan trọng về thuế như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất
nhập khẩu và thuế thu nhập cá nhân. Các luật này và các văn bản hướng dẫn đã quy định khá rộng
về những lĩnh vực và hoạt động mà doanh nghiệp được miễn hoặc giảm thuế.Tuy nhiên, vấn đề hiểu
và áp dụng các quy định pháp luật đó trong thực tế lại không dễ dàng vì 5 lý do sau: một là, các quy
định đó không nằm ở một văn bản cụ thể nào, mà nằm rải rác ở các loại văn bản khác nhau; hai là,
bản thân các văn bản pháp lý liên quan cũng rất phức tạp sau nhiều lần sửa đổi và bổ sung; ba là, các
thủ tục và trình tự để hưởng miễn giảm thuế chưa đầy đủ, thường rườm rà, gây tâm lý e ngại cho đối
tượng hưởng ưu đãi; bốn là, kiến thức về luật pháp liên quan của các doanh nghiệp và tổ chức XHDS
còn hạn chế; và năm là, hoạt động phổ biến các quy định pháp luật của các cơ quan hữu quan còn
yếu kém hoặc chưa tích cực. Với 5 lý do nêu trên, các chính sách ưu đãi hầu như không đi vào cuộc
sống. Một số lượng lớn các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ không sử dụng
các ưu đãi chính sách vào hoạt động từ thiện của mình.
Trong khi đó, khu vực XHDS, mặc dù đang có sự phát triển nhanh chóng về cả số lượng, loại hình tổ
chức, quy mô và nội dung hoạt động, vẫn đang là khu vực gặp nhiều khó khăn và dễ bị tổn thương
cả về khuôn khổ pháp lý lẫn thực tiễn hoạt động. Một bộ luật chung cụ thể hóa các quyền hiến định
về hội họp, lập hội, tham gia quản lý nhà nước và xã hội của công dân vẫn đang được thảo luận từ
10 năm nay mà thời hạn ban hành cũng như chất lượng của nó vẫn đang là một dấu hỏi. Bản thân
các khái niệm: XHDS, tổ chức phi chính phủ (PCP), tổ chức phi lợi nhuận (PLN) còn đang được diễn
giải theo nhiều cách khác nhau trong nhiều trường hợp, đã tạo ra các hiểu lầm, thậm chí sự phân biệt
đối xử, cản trở các hoạt động lành mạnh của các tổ chức này.
Trong số 5 loại hình tổ chức XHDS được chọn là đối tượng của nghiên cứu này (Hội, Tổ chức Khoa
học & Công nghệ ngoài công lập, Quỹ xã hội/Quỹ từ thiện, các cơ sở BTXH ngoài công lập, và Nhóm
không chính thức/Nhóm cộng đồng), Hội và Quỹ xã hội là các tổ chức có địa vị pháp lý rõ ràng hơn cả
(có tư cách pháp nhân, có quy định về điều kiện thành lập, quyền hạn và trách nhiệm). Tổ chức khoa
học và công nghệ, thường được hiểu là các tổ chức phi chính phủViệt Nam (PCPVN), nhưng trên thực
tế không có quy định nào khẳng định bản chất phi chính phủ và phi lợi nhuận của các tổ chức này.
Các cơ sở bảo trợ không có tư cách pháp nhân. Các tổ chức cộng đồng (TCCĐ) cho đến nay hoàn toàn
chưa được ghi nhận và điều chỉnh ở bất kỳ một văn bản pháp lý nào. Quy định về quản lý tài chính
Từ thiện doanh nghiệp và Hợp tác với khu vực XHDS ở Việt Nam6
và kiểm soát đối với các Quỹ xã hội là tương đối đầy đủ và chặt chẽ, trong khi đó đối với Hội và Cơ sở
bảo trợ xã hội được xác định là“theo quy định của pháp luật”nhưng thực chất là không có quy định.
Các quy định liên quan đến thuế, hạch toán, thống kê, kiểm soát đối với các tổ chức PCPVN là không
rõ ràng. Chính vì vậy, tính minh bạch của các tổ chức này (PCPVN, Hội, cơ sở bảo trợ) phụ thuộc chủ
yếu vào các quy định nội bộ và vào những người lãnh đạo của tổ chức.
Sự hiểu biết và mối quan hệ giữa khu vực doanh nghiệp và khu vực XHDS đang là một thách thức và
cản trở to lớn đối với việc hợp tác của hai khu vực này. Các nghiên cứu gần đây và các trả lời phỏng
vấn trong nghiên cứu này cho thấy, phần lớn các doanh nghiệp không hiểu biết đầy đủ về khu vực
XHDS. Một số doanh nghiệp cho rằng đây chỉ là các đối tượng thụ hưởng (các quỹ, các trung tâm
bảo trợ…), một số khác quan niệm các tổ chức XHDS là các tổ chức đoàn thể (Mặt trận tổ quốc các
cấp, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội chữ thập đỏ...). Họ thể hiện sự không tin cậy vì cách làm bị
hành chính hóa, ít minh bạch và một số khuất tất trong hoạt động từ thiện mà bản thân họ đã trải
nghiệm hoặc qua phản ánh của báo chí và dư luận. Việc hợp tác như đối tác với khu vực này gần như
chưa được đề cập bởi các doanh nghiệp không hình dung được tại sao lại phải hợp tác, hợp tác như
thế nào, hay hợp tác có đem lại hiệu quả thiết thực gì cho các bên không? Trừ một số ít các tổ chức
XHDS có các mối quan hệ và có kinh nghiệm trong việc tiếp cận với các doanh nghiệp, phần lớn các
tổ chức đến với doanh nghiệp để kêu gọi sự hảo tâm,“xin”sự hỗ trợ. Họ không chia sẻ được các mối
quan tâm của doanh nghiệp, không hiểu cấu trúc ra quyết định đối với các khoản chi tiêu của doanh
nghiệp, các khó khăn trong các khâu hóa đơn, chứng từ, quản lý tài chính… Sự xuất hiện của các tổ
chức XHDS trên các phương tiện truyền thông đại chúng chưa nhiều, còn rời rạc, thiên về việc biểu
dương các hoạt động từ thiện. Năng lực của các tổ chức XHDS nhìn chung còn nhiều hạn chế, đặc
biệt trong các mặt: tổ chức, quản trị , tiếp cận truyền thông và huy động nguồn lực.
Thúc đẩy doanh nghiệp hợp tác với khu vực XHDS để làm từ thiện và tạo dựng mối quan hệ đối tác
chiến lược giữa hai khu vực là mục tiêu quan trọng đối với sự phát triển xã hội nói chung và phát triển
bền vững của khu vực XHDS nói riêng. Để đạt được mục tiêu này thực sự là một quá trình khó khăn
và đòi hỏi sự tham gia tích cực của cả ba khu vực là Nhà nước, Doanh nghiệp và XHDS. Môi trường
chính sách, thể chế cần được hoàn thiện để khuyến khích các doanh nghiệp tham gia hoạt động tài
trợ, đồng thời bảo đảm cho các tổ chức XHDS hoạt động chính danh, minh bạch và bình đẳng. Nhận
thức và hiểu biết của xã hội, của cộng đồng doanh nghiệp về bản chất, vai trò và những đóng góp
to lớn của của XHDS cần được nâng cao. Năng lực hoạt động của các tổ chức XHDS cần được tăng
cường để đáp ứng các yêu cầu đa dạng của xã hội. Lòng tin trên cơ sở minh bạch và hiệu quả hoạt
động cần được xác lập, duy trì và phát triển giữa cả ba khu vực trên. Để làm được những điều này, sự
hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính của các tổ chức quốc tế vẫn giữ một vai trò quan trọng.
Năm nhóm khuyến nghị chính sách đã được đề xuất bao gồm:
1.	Tăng cường hiểu biết và thay đổi nhận thức của xã hội , đặc biệt của các cơ quan quản lý
nhà nước và khu vực doanh nghiệp về vai trò, trách nhiệm và các hoạt động của tổ chức
XHDS
•	 Các cơ quan quản lý nhà nước cần có cái nhìn toàn diện và thống nhất hơn về XHDS; Ghi nhận và
tôn vinh những đóng góp của các cá nhân và tổ chức XHDS trong hoạt động cộng đồng; Công
khai minh bạch các yêu cầu về quản lý nhà nước để loại bỏ tâm lý e ngại và tạo các điều kiện
thuận lợi cho các hoạt động của khu vực này.
•	Các tổ chức XHDS cần được hỗ trợ hoặc chủ động xây dựng và thực hiện các chương trình truyền
thông tạo dựng hình ảnh, tăng cường hiểu biết và nâng cao nhận thức đúng đắn của xã hội về
vai trò, trách nhiệm và các cống hiến của khu vực này. Các tổ chức này nên liên kết với nhau theo
khu vực địa lý hoặc lĩnh vực hoạt động để tăng cường quảng bá hình ảnh của khu vực XHDS.
7
•	Các tổ chức XHDS và doanh nghiệp nên tổ chức diễn đàn hoặc các sự kiện giao lưu khác nhau,
gắn liền với mối quan tâm của cả hai khu vực, nhằm mục đích tăng cường hiểu biết và chia sẻ
thông tin, tạo nền móng cho sự tin cậy và hợp tác (thí dụ, sự kiện làm sạch môi trường đối với
các doanh nghiệp cung ứng trang thiết bị bảo vệ môi trường, chăm sóc sức khỏe trẻ em đối với
các doanh nghiệp cung ứng hàng hóa, đồ dinh dưỡng cho trẻ em vv.)
•	Các tổ chức phi chính phủ quốc tế (PCPQT) đóng vai trò quan trọng trong việc hợp tác, vận động
các cơ quan chính phủ để tổ chức Diễn đàn các tổ chức xã hội hàng năm (tương tự như Diễn đàn
phát triển của các Nhà tài trợ), tại đó, các cơ quan chính phủ, các tổ chức PCPQT, các tổ chức xã
hội Việt Nam, các hiệp hội doanh nghiệp có thể chia sẻ kinh nghiệm, tháo gỡ các khó khăn, thảo
luận về chiến lược hợp tác để cùng phát triển.
2.	Bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan nhằm khuyến khích các
doanh nghiệp đóng góp từ thiện, hỗ trợ cộng đồng; Tăng cường việc tuyên truyền phổ
biến pháp luật đến với các doanh nghiệp để đưa các quy định này vào thực tiễn
•	Các nhà hoạch định chính sách nên bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện các quy định pháp luật và
chính sách có liên quan nhằm khuyến khích từ thiện doanh nghiệp. Cụ thể là:
	 §	Sửa đổi, bổ sung điều 9 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp về các khoản được trừ khi xác
định thu nhập chịu thuế, theo hướng điều chỉnh theo hành vi có tính chất “từ thiện” và “từ
thiện doanh nghiệp”, không nên liệt kê quá cụ thể các khoản chi vì Luật không thể liệt kê tất
cả các hoạt động hết sức đa dạng của thực tiễn.
	 §	Loại bỏ yêu cầu một số khoản chi bắt buộc phải thông qua “các tổ chức có chức năng huy
động tài trợ”(ví dụ, Nghị định số 93/2009/NĐ-CP). Tập trung đầu mối xác nhận là tổ chức và
cá nhân trực tiếp thụ hưởng hoặc đóng vai trò trung gian để sử dụng tài trợ giải quyết các vấn
đề xã hội, miễn là các tổ chức và cá nhân này có địa vị pháp lý và tư cách pháp nhân rõ ràng.
	 §	Có hướng dẫn trình tự, thủ tục và yêu cầu hạch toán, kế toán cụ thể đối với khoản chi tài trợ
cho nghiên cứu khoa học.
	 §	Bổ sung Quy chế quản lý tổ chức xét tôn vinh danh hiệu và trao giải thưởng cho doanh nhân
và doanh nghiệp (Quyết định số 51/2010/QĐ-TTg) theo hướng ưu tiên vinh danh các doanh
nghiệp có các hoạt động từ thiện và đóng góp cho cộng đồng. Hình thành các giải thưởng
ở cấp quốc gia, cấp tỉnh, thành phố để tôn vinh các doanh nghiệp tiêu biểu vì cộng đồng.
•	Các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan (Cục phát triển doanh nghiệp – Bộ Kế hoạch và Đầu
tư, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp  Phát triển nông thôn...), các cơ quan thuế các cấp, VCCI,
và các hiệp hội doanh nghiệp nên xây dựng các chương trình truyền thông và phổ biến pháp
luật liên quan đến từ thiện doanh nghiệp. Ví dụ, bổ sung trên các trang website của các cơ quan
này chuyên mục riêng về phổ biến kiến thức pháp luật liên quan đến từ thiện doanh nghiệp;
Soạn thảo sổ tay tổng hợp các điều khoản ưu đãi về thuế cho từ thiện doanh nghiệp và ban hành
rộng rãi đến các doanh nghiệp và các tổ chức XHDS.
3.	Tiếp tục nâng cao năng lực (về phát triển tổ chức, quản trị, năng lực chuyên môn, gây quỹ...)
cho các tổ chức XHDS
•	 Các tổ chức PCPQT nên hỗ trợ triển khai việc“đánh giá nhu cầu đào tạo, nâng cao năng lực”cho
các tổ chức XHDS trong giai đoạn phát triển mới, không chỉ tập trung cho các tổ chức PCPVN mà
mở rộng sang các đối tượng khác (các hội, các tổ chức cộng đồng....). Các tổ chức PCPVN, những
Từ thiện doanh nghiệp và Hợp tác với khu vực XHDS ở Việt Nam8
tổ chức có cơ hội được hỗ trợ bởi các tổ chức PCPQT, có đủ năng lực và kinh nghiệm hoạt động,
nên trở thành nòng cốt cho việc nâng cao năng lực của các tổ chức XHDS khác. Các tổ chức
PCPVN này cần được khuyến khích hình thành và chủ trì các mạng lưới XHDS, mà nhiệm vụ chủ
yếu là chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ nâng cao năng lực.
•	Nhà nước nên khuyến khích các cơ sở đào tạo, các doanh nghiệp, khóa khởi nghiệp tại các
trường đại học thu hút và có chế độ giảm học phí cho các thành viên của các tổ chức XHDS trong
các khóa học của mình, đặc biệt các khóa học liên quan đến quản trị tổ chức, quản trị tài chính,
quản lý dự án. Cân nhắc việc hình thành một dạng quỹ hỗ trợ đào tạo cho các tổ chức XHDS để
các tổ chức này có thể cử thành viên của mình theo học các khóa chuyên môn phục vụ cho phát
triển tổ chức.
•	Nhà nước nên khuyến khích và hỗ trợ việc chuyển đổi các cơ sở bảo trợ xã hội, Quỹ xã hội, Quỹ từ
thiện sang thành các Doanh nghiệp xã hội theo tinh thần Luật Doanh nghiệp 2014 và Nghị định
số 96/2015/NĐ-CP. Cân nhắc việc xây dựng một Dự án tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật hoặc cung cấp
tài chính cho các nhóm tư vấn đủ năng lực để giúp chuyển đổi các tổ chức này, hỗ trợ hoạt động
trong thời gian đầu chuyển đổi, tổng kết các bài học kinh nghiệm và nhân rộng việc chuyển đổi.
4.	Hoàn thiện khung pháp lý đảm bảo cho khu vực XHDS (tất cả các loại hình) hoạt động một
cách chính danh, minh bạch và bình đẳng
•	Các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ nên khẩn trương hoàn thiện và ban hành Luật về Hội làm
cơ sở pháp lý quan trọng cho các tổ chức XHDS hoạt động. Các tổ chức XHDS nên tích cực tham
gia vào việc vận động chính sách cho Luật về Hội để thúc đẩy quá trình hoàn thiện và ban hành
của Luật này.
•	Trong khi chưa ban hành Luật về Hội, đề nghị Chính phủ rà soát, bổ sung và sửa đổi 4 Nghị định
điều chỉnh tổ chức và hoạt động của 4 loại hình tổ chức:
	 §	Hội, hiệp hội (Nghị định số 45/2010/NĐ-CP; Nghị định số 33/2012/NĐ-CP sửa đổi bổ sung
một số điều của Nghị định số 45): Đơn giản hóa các thủ tục chuẩn bị thành lập và thành lập
hội; Cân nhắc bỏ “Cơ quan quản lý về ngành, lĩnh vực hoạt động” công nhận ban chuẩn bị
thành lập Hội; Rút ngắn thời gian chứng nhận thành lập hội, thời gian công nhận điều lệ và
người đứng đầu hội; Hướng dẫn thống nhất công tác hạch toán, kế toán và quản lý tài chính
đối với Hội.
	 §	Tổ chức KHCN (Nghị định số 08/2014/NĐ-CP): Làm rõ tính chất phi lợi nhuận của các tổ
chức này; Hướng dẫn chế độ quản lý tài chính, thuế, kế toán, hạch toán.
	 §	Quỹ xã hội/Quỹ từ thiện (Nghị định số 30/2012/NĐ-CP): Xem xét giảm bớt quy định về tài
sản đóng góp thành lập quỹ; Nâng tỷ lệ phần trăm chi phí cho hoạt động quản lý quỹ.
	 §	Cơ sở BTXH (Nghị định số 68/2008/NĐ-CP; Nghị định số 81/2012/NĐ-CP bổ sung một số
điều của Nghị định số 68): Làm rõ khái niệm về cơ sở BTXH, bao gồm cả những cơ sở chăm
sóc nuôi dưỡng ban ngày (12/24 giờ mỗi ngày) và cơ sở chăm sóc nuôi dưỡng sinh sống tại
cơ sở (24/24 giờ mỗi ngày); giao trách nhiệm cho chính quyền địa phương có chính sách ưu
đãi về mặt bằng để đáp ứng về điều kiện cơ sở vật chất theo quy định.
•	Riêng đối với các TCCĐ, cần tiếp tục vận động chính sách để Chính phủ sớm ban hành một văn
bản cấp nghị định để tạo điều kiện các tổ chức này đăng ký hoạt động, có tư cách pháp nhân và
đảm bảo hoạt động của các tổ chức này phù hợp với quy định pháp luật.
9
5.	 Nghiên cứu tiếp tục
•	Các cơ quan và tổ chức có vai trò thúc đẩy hoạt động doanh nghiệp làm từ thiện và hợp tác với
khu vực XHDS cần tiếp tục có những nghiên cứu sâu và toàn diện hơn về: i) thực trạng, xu hướng
làm từ thiện của các loại hình doanh nghiệp khác nhau, bao gồm cả các công ty và tập đoàn lớn
của Nhà nước, ii) vai trò của các tổ chức XHDS, bao gồm cả các tổ chức xã hội do Nhà nước tài
trợ, trong việc huy động và sử dụng nguồn tài trợ cho mục tiêu phát triển, iii) vai trò của các cơ
quan quản lý nhà nước trong việc hoạch định và triển khai các chính sách liên quan, và iv) cách
thức, tính hiệu quả và sự bền vững của các nguồn hỗ trợ cũng phải được đánh giá dưới góc độ
của các nhóm đối tượng hưởng lợi trực tiếp..
•	Cần có đánh giá và tài liệu hóa các thực tiễn và mô hình hợp tác giữa doanh nghiệp và tổ chức
XHDS trong các chương trình hỗ trợ phát triển cộng đồng, từ đó đưa ra những bài học kinh
nghiệm và ví dụ điển hình để chia sẻ rộng rãi đến cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức XHDS
cũng như tới công chúng và nhà hoạch định chính sách nhằm cải thiện môi trường chính sách
và thúc đẩy việc áp dụng các mô hình, thực tiễn phù hợp và hiệu quả trong hợp tác giữa hai
khu vực.
Từ thiện doanh nghiệp và Hợp tác với khu vực XHDS ở Việt Nam10
11
I
BỐI CẢNH
		 NGHIÊN CỨU
Từ thiện doanh nghiệp và Hợp tác với khu vực XHDS ở Việt Nam12
Sau gần ba thập kỷ đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu ấn tượng về phát triển kinh tế và
trở thành nước có thu nhập trung bình thấp vào năm 20111
. Đồng thời, cũng trong thời gian này,Việt
Nam đã chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của các tổ chức xã hội dân sự (XHDS), với nhiều loại
hình, quy mô, phạm vi, tính chất hoạt động rất phong phú, đa dạng. Đến tháng 12/2014, theo thống
kê của Bộ Nội vụ cả nước có 52.565 hội (483 hội hoạt động phạm vi cả nước và 52.082 hội hoạt động
phạm vi địa phương)2
, 402 cơ sở bảo trợ xã hội (BTXH), trong đó có 233 cơ sở ngoài công lập. Báo cáo
tóm tắt về XHDS Việt Nam (2012, ADB)3
ước tính có khoảng gần 2.000 tổ chức khoa học công nghệ
(KHCN). Hiện chưa có thống kê chính thức về các tổ chức cộng đồng, nhưng theo ước tính của Ngân
hàng phát triển châu Á (ADB), năm 2010, số tổ và nhóm này vào khoảng 200.000.
Các tổ chức tài trợ song phương hoặc đa phương đã bắt đầu từng bước cắt giảm dần và/hoặc thay
đổi chiến lược các chương trình tài trợ phát triển cho Việt Nam4.
. Thêm vào đó, khủng hoảng kinh tế
toàn cầu trong những năm qua cũng làm giảm đáng kể các nguồn tài trợ phát triển cho Việt Nam.
Trong bối cảnh đó, các tổ chức XHDS củaViệt Nam, trong nhiều năm qua nhận được sự hỗ trợ có tính
chất quyết định từ các tổ chức phi chính phủ quốc tế (PCPQT) và các nguồn tài trợ từ bên ngoài, đã
và đang gặp rất nhiều thách thức để duy trì và mở rộng nguồn lực cho các hoạt động/dự án hỗ trợ
phát triển, xóa đói giảm nghèo. Nhiều tổ chức XHDS trong và ngoài nước đã bắt đầu xây dựng các
chiến lược gây quỹ sáng tạo và bền vững hơn, trong đó nhấn mạnh đến tính chủ động và yếu tố nội
lực của các nguồn hỗ trợ. Hợp tác với các doanh nghiệp trong nước được xem là một trong những
chiến lược đó.
1	 Dịch vụ xã hội phục vụ phát triển con người – Báo cáo Quốc gia về Phát triển Con người năm 2011, UNDP, 2011
2	 Tờ trình của Chính phủ về luật về hội, 2015
3	 Báo cáo tóm tắt về XHDS Việt Nam, tháng 1/2012, ADB
4	 Tài trợ phát triển vì mục tiêu bền vững trong bối cảnh Việt Nam trở thành nước thu nhập trung bình thấp, UN-EU-MPI, 2014
13
Khi kinh tế phát triển cũng là lúc các hoạt động từ thiện, hỗ trợ những người yếu thế và người nghèo
trở thành mối quan tâm ngày càng rộng rãi của xã hội nói chung và cộng đồng doanh nghiệp nói
riêng. Đến nay, chưa có một nghiên cứu hoặc thống kê nào ghi nhận quy mô và khối lượng huy động
làm từ thiện từ hơn 500.000 doanh nghiệp đang hoạt động ở Việt Nam5
. Tuy nhiên, qua báo chí và
một số tổng kết, có thể thấy các khoản huy động này là không hề nhỏ. Theo báo cáo “Đóng góp từ
thiện của doanh nghiệp và cái nhìn về khối phi chính phủ ở Việt Nam’’6
(2013), trong số 516 doanh
nghiệp trả lời, có 396 (77%) doanh nghiệp đã làm từ thiện nhân đạo trong vòng 12 tháng trước đó,
với tổng giá trị tiền mặt hơn 113 tỷ đồng, hiện vật tương đương 14 tỷ đồng và 19.500 giờ công lao
động. Báo cáo của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (Bộ LĐ-TB-XH) sơ kết 6 năm thực hiện Nghị
quyết 30a của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững7
vào tháng 4/2015
cho biết khối lượng huy động nguồn vốn hỗ trợ cho chương trình từ các doanh nghiệp (tổng công
ty, tập đoàn nhà nước, các doanh nghiệp khác) là 3.138 tỷ đồng, bằng 150% ngân sách đóng góp của
các địa phương (2.000 tỷ đồng).
Về mặt lý thuyết, mối quan hệ giữa một bên cần nguồn vốn để thực hiện các chương trình nhân
đạo và phát triển (khối XHDS) và một bên có nhu cầu đóng góp cho các hoạt động đó (khối doanh
nghiệp) lẽ ra phải chặt chẽ và bền vững. Nhưng trên thực tế, mối quan hệ này lại không thực sự tích
cực, còn thiếu sự hiểu biết và tin tưởng lẫn nhau cả từ hai phía. Câu hỏi đặt ra là có những “khoảng
trống”nào cần phải xóa bỏ trong mối quan hệ hợp tác giữa hai khối vì mục tiêu phát triển chung của
đất nước? Tìm hiểu và đánh giá“khoảng trống”đó từ góc độ pháp lý và chính sách được xác định là
cấp thiết trong mục tiêu phát triển khu vực XHDS bền vững ở Việt Nam.
5	Theo ước tính của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại “Dự thảo kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ -12/2015”, đến cuối 2015 cả nước có
khoảng 535.000 doanh nghiệp đang hoạt động
6	Đóng góp từ thiện của doanh nghiệp và cái nhìn về khối phi chính phủ ở Việt Nam, Quỹ châu Á , CECODES and VCCI, tháng 10/2013
7	Báo cáo sơ kết đánh giá 6 năm thực hiện Nghị quyết 30A/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm
nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo, Bộ LĐTBXH, 4/2015
Từ thiện doanh nghiệp và Hợp tác với khu vực XHDS ở Việt Nam14
15
II
MỤC ĐÍCH
NGHIÊN CỨU
Từ thiện doanh nghiệp và Hợp tác với khu vực XHDS ở Việt Nam16
Nghiên cứu môi trường pháp lý và chính sách liên quan đến từ thiện doanh nghiệp nằm trong khuôn
khổ dự án“Phát triển Xã hội Dân sự bền vững tại Việt Nam”, do Quỹ châu Á (TAF) thực hiện từ nguồn
hỗ trợ tài chính của Cơ quan Viện trợ Ai-len (Irish Aid). Dự án có mục đích chính là gây dựng và phát
triển các nguồn hỗ trợ trong nước cho các tổ chức xã hội dân sự của Việt Nam (XHDS). Để đạt được
mục đích đó, dự án đưa ra 3 mục tiêu cụ thể: i) Nâng cao năng lực và chiến lược gây quỹ cho các tổ
chức XHDS; ii) Thúc đẩy sự hiểu biết và tham gia của các doanh nghiệp vào các chương trình hợp tác
chiến lược với các tổ chức XHDS; và iii) Tăng cường vận động chính sách nhằm cải thiện môi trường
pháp lý cho các hoạt động gây quỹ của các tổ chức XHDS.
Nghiên cứu chính sách này trả lời 2 câu hỏi quan trọng sau:
	 1.	Môi trường pháp lý và chính sách hiện hành đang tạo ra những cơ hội và thách thức nào đối với
hoạt động từ thiện của các doanh nghiệp Việt Nam?
	 2.	Các tổ chức XHDS của Việt Nam đang gặp những khó khăn và thuận lợi nào về mặt chính sách
để có thể huy động các nguồn hỗ trợ từ các doanh nghiệp trong nước cho sự phát triển của khu
vực này?
Các khuyến nghị chính sách và thể chế được đề xuất để khuyến khích các doanh nghiệp tham gia
hoạt động từ thiện, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động của các tổ chức XHDS và cho việc xây
dựng và phát triển mối quan hệ hợp tác - đối tác giữa khu vực doanh nghiệp và khu vực XHDS.
17
Từ thiện doanh nghiệp và Hợp tác với khu vực XHDS ở Việt Nam18
19
III
ĐỐI TƯỢNG,
PHẠM VI NGHIÊN CỨU
VÀ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
Từ thiện doanh nghiệp và Hợp tác với khu vực XHDS ở Việt Nam20
3.1.		 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Lựa chọn các loại hình tổ chức XHDS: Bản chất và khái niệm về tổ chức XHDS ở Việt Nam hiện nay
còn nhiều tranh cãi và được diễn giải rất khác nhau. Các thành phần tham gia vào các hoạt động
cộng đồng cũng rất đa dạng, đan xen giữa các khu vực được nhà nước thành lập và cấp kinh phí với
khu vực hoạt động độc lập, tự chủ về tài chính. Do hạn chế về thời gian và nguồn lực, trong khuôn
khổ nghiên cứ này, Quỹ châu Á đã thống nhất với nhóm tư vấn lựa chọn 5 loại hình tổ chức XHDS:
i) Hội nghề nghiệp, ii) Tổ chức KHCN (Tổ chức phi chính phủ Việt Nam), iii) Quỹ từ thiện hay Quỹ xã
hội, iv) Các cơ sở BTXH ngoài công lập, v) Nhóm không chính thức (Câu lạc bộ/Nhóm tình nguyện,
Nhóm cộng đồng). Có 3 đặc điểm chung để xác định các tổ chức XHDS này là: i) không nhận được tài
trợ từ nhà nước, ii) gặp khó khăn trong việc huy động nguồn lực để phát triển bền vững, và iii) gặp
khó khăn trong việc cấp phép thành lập cũng như thủ tục nhận tài trợ theo quy định của pháp luật.
3.2.		 Các khái niệm cơ bản
Trong nghiên cứu này, Nhóm tư vấn thống nhất cách hiểu một số khái niệm như sau:
Từ thiện doanh nghiệp: là công tác từ thiện do các doanh nghiệp thực hiện. Thông thường đó là
những hoạt động doanh nghiệp tài trợ, hoặc hỗ trợ thực hiện nhằm giải quyết tận gốc một vấn đề
xã hội nào đó. Từ thiện doanh nghiệp không mang lại lợi ích trực tiếp trong kinh doanh, nhưng có
mang lại lợi ích gián tiếp. Doanh nghiệp có thể đóng góp bằng tiền mặt hoặc hiện vật, thời gian của
người lao động, chuyên môn, kỹ thuật, hay tài sản nào đó của doanh nghiệp8
. Khái niệm này khác với
hoạt động từ thiện truyền thống (charity) cả về qui mô và cách giải quyết gốc rễ của vấn đề. Thay vì
chỉ cho rằng từ thiện doanh nghiệp là các khoản tài trợ, cứu trợ, hỗ trợ cộng đồng, hay là các khoản
mà doanh nghiệp phải cho đi, các doanh nghiệp ngày nay coi đó là các khoản đầu tư/đóng góp của
doanh nghiệp cho xã hội vì về lâu dài, những khoản đầu tư/đóng góp này sẽ mang lại lợi ích cho
chính doanh nghiệp.
Các tổ chức xã hội dân sự (XHDS): là tổ chức của những người hoạt động phi nhà nước không nhằm
mục tiêu lợi nhuận cũng như tìm kiếm quyền lực quản lý. Các tổ chức XHDS đoàn kết mọi người
nhằm thúc đẩy các mục tiêu và lợi ích chung. Các tổ chức này hiện diện trong đời sống công cộng,
đại diện thể hiện lợi ích và giá trị của thành viên của mình hoặc của những người khác, và thành lập
dựa trên cơ sở đạo đức, văn hóa, tôn giáo hoặc từ thiện9
.
8	“Hợp tác chiến lược trong hỗ trợ từ thiện - hỗ trợ cộng đồng”- Hướng dẫn dành cho doanh nghiệp , 2015 do CED biên soạn trong khuôn
khổ dự án “Phát triển XHDS bên vững ở Việt Nam”.
9	 Tổ chức xã hội dân sự - Tài liệu cơ bản, ADB, 2009
21
Các tổ chức xã hội ở Việt Nam bao gồm10
,11
:
•	Các tổ chức chính trị-xã hội: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (là tổ chức Liên minh chính trị), Tổng
Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ chí
Minh, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam;
•	Các tổ chức xã hội-nghề nghiệp: Các Hội, Hiệp hội, Liên hiệp hội… được cấp phép hoạt động (i)
trên phạm vi cả nước, (ii) trên phạm vi tỉnh, (iii) huyện, và (iv) xã;
•	Các tổ chức khoa học-công nghệ ngoài công lập (các Viện, trung tâm… thường gọi là các tổ
chức PCPVN Việt Nam) do các tổ chức xã hội - nghề nghiệp hoặc các cá nhân đăng ký thành lập;
•	 Các Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện;
•	 Các cơ sở bảo trợ xã hội;
•	 Các tổ chức cộng đồng (TCCĐ).
10	Sự hợp tác giữa các tổ chức phi chính phủ và nhà nước ở Việt Nam: những triển vọng tái cơ cấu? Phạm Bích San, Hội nghị thường niên
các tổ chức phi chính phủ Việt Nam, 2011
11	Tổ chức xã hội dân sự Việt Nam, Nguyễn Ngọc Lâm, MSD
Từ thiện doanh nghiệp và Hợp tác với khu vực XHDS ở Việt Nam22
23
IV
PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
Từ thiện doanh nghiệp và Hợp tác với khu vực XHDS ở Việt Nam24
4.1.		 Phương pháp thu thập thông tin
Phương pháp chính của nghiên cứu này là rà soát, tổng hợp và phân tích các văn bản pháp luật và
chính sách hiện hành và các tài liệu liên quan. Ngoài ra, để bổ sung thông tin cho việc rà soát các tài
liệu, làm rõ thêm các phân tích và đánh giá của nhóm tư vấn cũng như thu thập thêm ý kiến về các đề
xuất chính sách, nghiên cứu đã tiến hành một số cuộc phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm với doanh
nghiệp và các tổ chức XHDS ở Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh.
4.1.1.	 Tổng quan tài liệu
Nghiên cứu tài liệu được tập trung ở hai nhóm tài liệu chính:
Nhóm 1 là toàn bộ các văn bản pháp luật và chính sách liên quan. Đối với doanh nghiệp, trọng tâm
nghiên cứu được tập trung vào Luật Doanh nghiệp, một số luật về thuế như Luật Thuế thu nhập
doanh nghiệp, Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế xuất nhập khẩu, Luật Thuế thu nhập cá nhân, các
nghị định và thông tư liên quan, các văn bản pháp luật liên quan đến khen thưởng, vinh danh doanh
nhân, doanh nghiệp.
Đối với các tổ chức XHDS, các văn bản pháp luật được tập trung ở ba vấn đề: i) Địa vị pháp lý;
ii) thành lập, tổ chức và hoạt động; iii) quản lý tài chính và hạch toán, kế toán.
Ở từng phần phân tích dưới đây, các văn bản pháp luật liên quan đều được liệt kê trước khi đánh
giá và phân tích. Chi tiết có thể tham khảo danh mục các văn bản pháp luật được đề cập đến trong
nghiên cứu này tại Phụ lục I của báo cáo này.
Nhóm 2 là các tài liệu tham khảo. Đó là các tài liệu dự án, các báo cáo nghiên cứu liên quan, các
nghiên cứu tương tự. Chi tiết xem phần Tài liệu tham khảo ở cuối báo cáo.
4.1.2.	 Phỏng vấn sâu
Trong vòng 1 tuần vào tháng 8 và 9/2015, nhóm Tư vấn đã tiến hành phỏng vấn sâu các doanh
nghiệp và tổ chức XHDS tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Tổng cộng có 17 tổ chức XHDS và
17 doanh nghiệp đã được phỏng vấn, trong đó ở Hà Nội có 7 doanh nghiệp và 10 tổ chức XHDS, còn
lại ở thành phố Hồ Chí Minh. Dưới đây là tóm tắt loại hình và số lượng doanh nghiệp và các tổ chức
XHDS đã tham gia phỏng vấn.
25
Các loại hình tổ chức/doanh nghiệp Số lượng
Tổ chức XHDS Các tổ chức khoa học kỹ thuật ngoài công lập (PCPVN) 07
Hội nghề nghiệp 02
Quỹ từ thiện/Quỹ xã hội 02
Các cơ sở BTXH ngoài công lập 02
Nhóm không chính thức (Câu lạc bộ/Nhóm cộng đồng) 04
Tổng cộng 17
Doanh nghiệp Doanh nghiệp nhà nước 01
Doanh nghiệp tư nhân 02
Công ty cổ phần 09
Công ty trách nhiệm hữu hạn 05
Tổng cộng 17
Tổng 34
Các cuộc phỏng vấn sâu được thực hiện với sự hỗ trợ của một bảng hỏi bán cấu trúc. Bảng hỏi dành
cho các doanh nghiệp bao gồm 4 nội dung chính sau: i) thực tiễn hoạt động tài trợ/từ thiện và hợp
tác với tổ chức XHDS của doanh nghiệp; ii) hiểu biết và/hoặc việc vận dụng trong thực tiễn các chính
sách ưu đãi hiện hành đối với hoạt động tài trợ, từ thiện doanh nghiệp; iii) hiểu biết về các tổ chức
XHDS và mong muốn/yêu cầu của doanh nghiệp đối với các tổ chức này khi làm tài trợ/từ thiện; và
vi) các đề xuất của doanh nghiệp nhằm cải thiện môi trường pháp lý, chính sách, tạo thuận lợi cho
từ thiện doanh nghiệp. Trong khi đó, bảng hỏi phỏng vấn sâu dành cho các tổ chức XHDS được thiết
kế với các nội dung sau: i) các vấn đề/khó khăn trong hoạt động kêu gọi các nguồn tài trợ, đặc biệt
là nguồn tài trợ từ doanh nghiệp; ii) việc thực thi các chính sách hiện hành liên quan đến việc tiếp
nhận tài trợ và quản lý tài chính của các tổ chức XHDS; iii) hiểu biết của các tổ chức XHDS về từ thiện
doanh nghiệp và các mong muốn/yêu cầu họ đối với các doanh nghiệp để xây dựng và phát triển
mối quan hệ hợp tác bền vững; và iv) các đề xuất của tổ chức XHDS nhằm cải thiện môi trường pháp
lý và chính sách cho mối quan hệ hợp tác này.
Ngoài ra, một phiếu hỏi nhanh với các nội dung trên cũng đã được gửi để lấy ý kiến các doanh
nghiệp tham gia Tọa đàm với các doanh nghiệp ở Đà Nẵng do Quỹ châu Á và CED thực hiện trong
khuôn khổ dự án đã nêu.
4.1.3.	 Thảo luận nhóm
Tại Hà Nội, trong ngày 4/9/2015, nhómTư vấn đã kết hợp với Hội các nhà quản trị doanh nghiệp Việt
Nam (VACD) tổ chức một buổi thảo luận nhóm với các doanh nghiệp về những thuận lợi và khó khăn
về mặt pháp lý và chính sách liên quan đến từ thiện doanh nghiệp. Mục tiêu của thảo luận nhóm là
tạo cơ hội trao đổi và chia sẻ giữa các doanh nghiệp và các tổ chức XHDS về các chính sách hỗ trợ và
khuyến khích các doanh nghiệp làm từ thiện và hỗ trợ cộng đồng. Có tổng cộng 22 doanh nghiệp và
tổ chức tham gia, trong đó ghi nhận 14 ý kiến đóng góp.
Từ thiện doanh nghiệp và Hợp tác với khu vực XHDS ở Việt Nam26
4.2.		 Hạn chế và khó khăn của nghiên cứu
Do bản chất của nghiên cứu này là rà soát và đánh giá nhanh các văn bản pháp luật và chính sách
hiện hành và được thực hiện trong thời gian ngắn, nên các hạn chế và khó khăn của nghiên cứu này
chủ yếu liên quan đến các phương pháp nghiên cứu được chọn nêu trên.
Cụ thể là, việc thu thập và tổng quan tài liệu gặp nhiều khó khăn do các văn bản chính sách có liên
quan nằm rải rác ở các luật và nghị định khác nhau. Nhiều quy định trong luật được hướng dẫn ở
những văn bản hướng dẫn (thông tư) khác nhau. Ví dụ, những khoản chi được miễn trừ thuế trong
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2014 được chi tiết ở Thông tư số 96/2015, nhưng thủ tục và trình
tự để được miễn trừ thuế lại được chi tiết trong Thông tư số 74 ban hành trước đó. Ngoài ra, có rất ít
tài liệu nghiên cứu và báo cáo sẵn có về chủ đề này.
Với tổng cộng 34 doanh nghiệp và tổ chức XHDS tham gia phỏng vấn sâu, những nhận định được
rút ra từ kết quả phỏng vấn sâu chỉ góp phần làm sáng tỏ thêm những phân tích văn bản của nhóm
nghiên cứu, chứ chưa đủ để mang tính đại diện hoặc cung cấp những thông tin sâu và đầy đủ hơn
về thực tiễn áp dụng luật của các doanh nghiệp. Hơn nữa, việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp
và tổ chức XHDS tham gia nghiên cứu này còn hạn chế và mang tính chủ quan. Các doanh nghiệp
lựa chọn chủ yếu là những doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ, có các hình thức đóng góp từ thiện
thường nhỏ lẻ, tự phát và trực tiếp mà ít quan tâm đến việc đầu tư cho các chương trình/dự án phát
triển cụ thể. Các tổ chức XHDS được chọn tham gia nghiên cứu này đều là các tổ chức ngoài công lập.
Như vậy, nhóm đối tượng doanh nghiệp và XHDS thuộc khối nhà nước, bao gồm các tổng công ty và
các tập đoàn nhà nước - vốn được xem là có những đóng góp rất lớn cho chương trình 30A của Chính
phủ (Chương trình xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo), hay nhóm tổ
chức chính trị xã hội, các hội đoàn thể - vốn được xem là những“tổ chức có đủ chức năng tiếp nhận
tài trợ”theo quy định của nhà nước, chưa được đề cập trong nghiên cứu này. Do đó, sự tương tác giữa
khối tư nhân và khối nhà nước trong hoạt động từ thiện doanh nghiệp và phát triển nguồn lực cho
các tổ chức XHDS của Việt Nam vẫn còn ít được biết đến.
27
Từ thiện doanh nghiệp và Hợp tác với khu vực XHDS ở Việt Nam28
29
V
KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU
Từ thiện doanh nghiệp và Hợp tác với khu vực XHDS ở Việt Nam30
5.1.		 Môi trường pháp lý và chính sách liên quan đến doanh nghiệp làm từ thiện
5.1.1.	 Môi trường pháp lý và chính sách
Các văn bản pháp lý và chính sách liên quan đến từ thiện doanh nghiệp được tổng hợp và phân tích
trong báo cáo này được chia thành 3 nhóm, gồm: i) Luật Doanh nghiệp 2014 và một số văn bản dưới
Luật này; ii) Các luật về thuế (thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất nhập khẩu,
thuế thu nhập cá nhân…); và iii) các văn bản chính sách về vinh danh doanh nghiệp. Danh mục các
văn bản pháp lý xem chi tiết ở Phụ lục I của Báo cáo này.
a.	 Luật Doanh nghiệp 2014
Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ban hành ngày 26/11/2014 và có hiệu lực từ 01/07/2015. Luật
này thay thế cho Luật Doanh nghiệp năm 2005. Điểm nổi bật của Luật này là đã xác lập địa vị pháp
lý của một loại hình doanh nghiệp mới: doanh nghiệp xã hội (DNXH) (điều 10, chương 1). Mới đây,
ngày 19/10/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 96/2015/NĐ-CP quy định chi tiết điều 10 của
Luật Doanh nghiệp mới, trong đó i) khẳng định Nhà nước khuyến khích và có những chính sách ưu
đãi đối với tổ chức và cá nhân thành lập DNXH (khoản 1 và 2, điều 2), ii) cho phép các DNXH tiếp nhận
nguồn tài trợ và viện trợ từ các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước (khoản 1 và 2, điều 3) và iii)
cho phép chuyển đổi các cơ sở BTXH, Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện thành DNXH (điều 7).
Với các quy định pháp luật mới ban hành, hành lang pháp lý cho các hoạt động xã hội, từ thiện được
đảm bảo thuận lợi hơn, rõ ràng hơn và minh bạch hơn.
Nghị định 96/2015/NĐ-CP ngày 19/10/2015
Điều 2. Chính sách phát triển đối với doanh nghiệp xã hội
1. 	Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thành lập doanh nghiệp xã
hội có mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng.
2. 	Doanh nghiệp xã hội được hưởng các ưu đãi và hỗ trợ đầu tư theo quy định của pháp luật.
3. 	Doanh nghiệp xã hội thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ tương ứng đối với từng loại hình
doanh nghiệp và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Nghị định.
Điều 3. Tiếp nhận viện trợ, tài trợ
1. 	Doanh nghiệp xã hội tiếp nhận viện trợ phi chính phủ nước ngoài để thực hiện mục tiêu
giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường theo quy định của pháp luật về tiếp nhận viện trợ
phi chính phủ nước ngoài.
2. 	Ngoài các khoản viện trợ quy định tại Khoản 1 Điều này, doanh nghiệp xã hội được tiếp
nhận tài trợ bằng tài sản, tài chính hoặc hỗ trợ kỹ thuật từ các cá nhân, cơ quan, tổ chức
trong nước và tổ chức nước ngoài đã đăng ký hoạt động tại Việt Nam để thực hiện mục tiêu
giải quyết vấn đề xã hội, môi trường.
Điều 7. Chuyển cơ sở BTXH, quỹ xã hội và quỹ từ thiện thành doanh nghiệp xã hội
1. 	Cơ sở BTXH, quỹ xã hội, quỹ từ thiện được dùng toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ để đăng
ký doanh nghiệp xã hội sau khi có Quyết định cho phép chuyển đổi thành doanh nghiệp xã
hội bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép thành lập cơ sở BTXH, quỹ
xã hội, quỹ từ thiện.
31
b.	 Các luật về thuế
v	Thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế thu nhập doanh nghiệp trực tiếp tác động đến nguồn thu, chi tài chính và kết quả kinh doanh
của doanh nghiệp do đó sẽ ảnh hưởng đến quyết định của doanh nghiệp trong việc lựa chọn địa bàn
đầu tư, tuyển dụng lao động và tham gia hoạt động từ thiện về quy mô và nội dung tài trợ.
Các Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 (2008), Luật số 32/2013/QH13 ngày
19/6/2013 và Luật sửa đổi các Luật về thuế năm 2014 điều chỉnh các ưu đãi theo 2 hướng:
Thứ nhất, miễn giảm thuế thu nhập cho các khoản thu của doanh nghiệp đối với các khoản tài trợ,
viện trợ nhân đạo, các doanh nghiệp đầu tư và hoạt động trên địa bàn khó khăn, các doanh nghiệp
sử dụng người lao động là nữ hoặc các đối tượng yếu thế trong xã hội. Cụ thể:
§	 Miễn thuế thu nhập đối với khoản tài trợ nhận được để sử dụng cho hoạt động giáo dục, nghiên
cứu khoa học, văn hóa, nghệ thuật, từ thiện, nhân đạo và hoạt động xã hội khác tại Việt Nam.
§	 Miễn thuế thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp có
từ 30% số lao động bình quân trong năm trở lên là người khuyết tật, người sau cai nghiện, người
nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) và có số lao động
bình quân trong năm từ hai mươi người trở lên, không bao gồm doanh nghiệp hoạt động trong
lĩnh vực tài chính, kinh doanh bất động sản.
§	 Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó
khăn... được áp dụng thuế suất 10% trong thời gian 15 năm (điều 13 và 14, Luật Thuế thu nhập
doanh nghiệp).
Ưu đãi về thời gian miễn thuế, giảm thuế:
§	 Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó
khăn...; doanh nghiệp thành lập mới hoạt động trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo, dạy nghề, y
tế, văn hóa, thể thao và môi trường được miễn thuế tối đa không quá bốn năm và giảm 50% số
thuế phải nộp tối đa không quá 9 năm tiếp theo.
§	 Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn
được miễn thuế tối đa không quá 2 năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa không quá 4 năm
tiếp theo.
§	 Doanh nghiệp sản xuất, xây dựng, vận tải sử dụng nhiều lao động nữ được giảm thuế thu nhập
doanh nghiệp bằng số chi thêm cho lao động nữ.
§	 Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động là người dân tộc thiểu số được giảm thuế thu nhập
doanh nghiệp bằng số chi thêm cho lao động là người dân tộc thiểu số.
Thứ hai, liệt kê cụ thể các khoản chi của doanh nghiệp được khấu trừ khi tính thuế thu nhập doanh
nghiệp kèm theo là các quy định liên quan đến quản lý thuế. Dưới đây là nội dung hướng dẫn mới
nhất theo Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính). Các quy trình thủ tục liên
quan đã được nêu cụ thể ở Thông tư số 78/2014/TT-BTC ban hành trước đó.
Từ thiện doanh nghiệp và Hợp tác với khu vực XHDS ở Việt Nam32
Các khoản chi được khấu trừ vào thu nhập
chịu thuế
Quy trình thủ tục
1 - Chi tài trợ giáo dục
(Cho các trường thuộc Hệ thống giáo dục - bao
gồm cả giáo dục nghề nghiệp )
Tài trợ cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, học tập
và hoạt động của trường học;
Tài trợ cho các hoạt động thường xuyên của
trường;
Tài trợ học bổng cho học sinh, sinh viên (tài trợ
trực tiếp cho học sinh, sinh viên hoặc thông qua
các cơ sở giáo dục, thông qua các cơ quan, tổ
chức có chức năng huy động tài trợ theo quy
định của pháp luật);
Tài trợ cho các cuộc thi về các môn học được
giảng dạy trong trường học mà đối tượng tham
gia dự thi là người học;
Tài trợ để thành lập các Quỹ khuyến học giáo
dục theo quy định của pháp luật về giáo dục
đào tạo.
Biên bản xác nhận khoản tài trợ có chữ ký của
người đại diện cơ sở kinh doanh là nhà tài trợ,
đại diện của cơ sở giáo dục hợp pháp là đơn
vị nhận tài trợ, học sinh, sinh viên (hoặc cơ
quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ)
nhận tài trợ (theo mẫu số 03/TNDN ban hành
kèm theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC);
Hoá đơn, chứng từ mua hàng hoá (nếu tài trợ
bằng hiện vật) hoặc chứng từ chi tiền (nếu
tài trợ bằng tiền).
2 - Chi tài trợ y tế
(Cho các sơ sở Y tế được thành lập theo QĐPL)
Tài trợ thiết bị y tế, dụng cụ y tế, thuốc chữa
bệnh;
Tài trợ cho các hoạt động thường xuyên của
bệnh viện, trung tâm y tế;
Chi tài trợ bằng tiền cho người bị bệnh thông
qua một cơ quan, tổ chức có chức năng huy
động tài trợ theo quy định của pháp luật.
Biên bản xác nhận khoản tài trợ có chữ ký
của người đại diện doanh nghiệp là nhà tài
trợ, đại diện của đơn vị nhận tài trợ (hoặc cơ
quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ)
theo mẫu số 04/TNDN ban hành kèm theo
Thông tư số 78/2014/TT-BTC
Hoá đơn, chứng từ mua hàng hoá (nếu tài trợ
bằng hiện vật) hoặc chứng từ chi tiền (nếu
tài trợ bằng tiền).
3 - Chi tài trợ cho khắc phục hậu quả thiên tai
Tài trợ bằng tiền hoặc hiện vật để khắc phục
hậu quả thiên tai trực tiếp cho tổ chức được
thành lập và hoạt động theo quy định của pháp
luật; cá nhân bị thiệt hại do thiên tai thông qua
một cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài
trợ theo quy định của pháp luật.
Biên bản xác nhận khoản tài trợ có chữ ký
của người đại diện doanh nghiệp là nhà tài
trợ, đại diện của tổ chức bị thiệt hại do thiên
tai (hoặc cơ quan, tổ chức có chức năng huy
động tài trợ) là đơn vị nhận tài trợ (theo mẫu
số 05/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số
78/2014/TT-BTC)
Hoá đơn, chứng từ mua hàng hoá (nếu tài trợ
bằng hiện vật) hoặc chứng từ chi tiền (nếu
tài trợ bằng tiền).
33
4 - Chi tài trợ làm nhà tình nghĩa, làm nhà cho
người nghèo, làm nhà đại đoàn kết
Đối với chi tài trợ làm nhà cho người nghèo thì
đối tượng nhận tài trợ là hộ nghèo theo quy
định của Thủ tướng Chính phủ. Hình thức tài
trợ: tài trợ bằng tiền hoặc hiện vật để xây nhà
cho hộ nghèo bằng cách trực tiếp hoặc thông
qua một cơ quan, tổ chức có chức năng huy
động tài trợ theo quy định của pháp luật.
Biên bản xác nhận khoản tài trợ có chữ ký
của người đại diện doanh nghiệp là nhà tài
trợ, người được hưởng tài trợ là bên nhận
tài trợ (theo mẫu số 06/TNDN ban hành kèm
theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC)
Văn bản xác nhận hộ nghèo của chính quyền
địa phương (đối với tài trợ làm nhà cho người
nghèo);
Hoá đơn, chứng từ mua hàng hoá (nếu tài trợ
bằng hiện vật) hoặc chứng từ chi tiền (nếu
tài trợ bằng tiền).
Hoặc:
Biên bản xác nhận khoản tài trợ có chữ ký
của người đại diện doanh nghiệp là nhà tài
trợ và cơ quan, tổ chức có chức năng huy
động tài trợ là bên nhận tài trợ;
Hoá đơn, chứng từ mua hàng hoá (nếu tài trợ
bằng hiện vật) hoặc chứng từ chi tiền (nếu
tài trợ bằng tiền).
5 - Chi tài trợ theo chương trình của Nhà nước
Là chương trình được Chính phủ quy định thực
hiện ở các địa phương thuộc địa bàn có điều
kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (bao gồm
cả khoản tài trợ của doanh nghiệp cho việc xây
dựng cầu mới dân sinh ở địa bàn kinh tế xã hội
đặc biệt khó khăn theo Đề án được cấp có thẩm
quyền phê duyệt)
Biên bản xác nhận khoản tài trợ có chữ ký
của người đại diện doanh nghiệp là nhà tài
trợ, người được hưởng tài trợ (hoặc cơ quan,
tổ chức có chức năng huy động tài trợ) là bên
nhận tài trợ (theo mẫu số 07/TNDN ban hành
kèm theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC);
Hoá đơn, chứng từ mua hàng hoá (nếu tài
trợ bằng hiện vật) hoặc chứng từ chi tiền
(nếu tài trợ bằng tiền).
6 - Chi tài trợ cho các đối tượng chính sách Thực hiện theo quy định của pháp luật có
liên quan.
7 - Chi tài trợ nghiên cứu khoa học Thủ tục, hồ sơ tài trợ cho nghiên cứu khoa
học thực hiện theo quy định tại Luật KHCN
và các văn bản quy phạm pháp luật hướng
dẫn có liên quan.
v	Các Luật về thuế khác:Thuế giá trị gia tăng (GTGT),Thuế xuất nhập khẩu,Thuế thu nhập cá nhân
Luật Thuế GTGT năm 2008, luật sửa đổi bổ sung các Luật về thuế 2014 cùng các văn bản hướng
dẫn dưới Luật (ví dụ như Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 và Nghị định số 121/2011/
NĐ-CP ngày 27/12/2011 và Thông tư số 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008...) đã quy định các khoản
doanh thu có liên quan đến các hoạt động từ thiện và nhân đạo được miễn thuế GTGT. Cụ thể:
§	 Duy tu, sửa chữa, xây dựng bằng nguồn vốn đóng góp của nhân dân, vốn viện trợ nhân đạo đối
với các công trình văn hóa, nghệ thuật, công trình phục vụ công cộng, cơ sở hạ tầng và nhà ở
cho đối tượng chính sách xã hội.
§	 Dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật.
§	 Hàng hóa nhập khẩu trong trường hợp viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại; quà tặng cho
cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề
nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp.
Từ thiện doanh nghiệp và Hợp tác với khu vực XHDS ở Việt Nam34
§	 Hàng hóa, dịch vụ bán cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế để viện trợ nhân đạo,
viên trợ không hoàn lại cho Việt Nam.
§	 Sản phẩm nhân tạo dùng để thay thế cho bộ phận cơ thể của người bệnh; nạng, xe lăn và dụng
cụ chuyên dùng khác cho người tàn tật.
Tại các văn bản pháp Luật về Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và gần đây nhất, Văn bản hợp nhất
số 19/VBHN/VPQH về Luật Thuế xuất khẩu và Luật Thuế nhập khẩu, ngày 11/12/2014 (điều 3) quy
định rằng hàng hóa viện trợ nhân đạo và viện trợ không hoàn lại sẽ không chịu thuế xuất nhập khẩu.
LuậtThuế thu nhập cá nhân năm 2007 (Điều 20),Thông tư số 111/2013/TT-BTC (điều 9) vàThông tư
số 92/2015/TT-BTC (điều 15) đã hướng dẫn quy định giảm trừ vào thuế thu nhập đối với: i) các khoản
đóng góp cho các tổ chức, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người
tàn tật, người già không nơi nương tựa và ii) khoản đóng góp vào Quỹ từ thiện, Quỹ nhân đạo, Quỹ
khuyến học được Nhà nước công nhận.
c.	 Các văn bản về vinh danh doanh nhân, doanh nghiệp
Hiện nay, hoạt động vinh danh doanh nghiệp được quy định ở Quyết định số 51/2010/QĐ-TTg về
việc ban hành Quy chế quản lý tổ chức xét tôn vinh danh hiệu và trao giải thưởng cho doanh nhân và
doanh nghiệp và hướng dẫn bởiThông tư số 01/2012/TT-BNV.Tuy nhiên, các quy định và tiêu chí xét
tôn vinh doanh nghiệp (điều 7, Quyết định số 51 và điều 4, Thông tư số 01) chưa đề cập đến những
đóng góp của doanh nghiệp vào việc giải quyết các vấn đề xã hội (không thuộc lĩnh vực kinh doanh
của doanh nghiệp đó).
d.	 Nhận định chung
Nhóm tư vấn có các nhận định chung về môi trường pháp lý và chính sách liên quan đến doanh
nghiệp làm từ thiện như sau:
§	 Nhà nước Việt Nam đã thể hiện quan điểm nhất quán trong việc khuyến khích, hỗ trợ các doanh
nghiệp tham gia hoạt động từ thiện. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng được hưởng ưu đãi được quy
định tương đối rõ ràng, lĩnh vực được ưu đãi rộng, có tính chất khuyến khích cao đối với hoạt
động xã hội và từ thiện của các doanh nghiệp.
§	 Các khoản thu từ tài trợ, viện trợ, từ các hoạt động sản xuất kinh doanh các sản phẩm thiết yếu
phục vụ hoạt động cứu trợ, viện trợ nhân đạo, đầu tư sản xuất kinh doanh ở các vùng đặc biệt
khó khăn hoặc sử dụng lao động là những người yếu thế trong xã hội. Các khoản chi cho từ thiện,
đều được miễn hoặc giảm thuế giá trị gia tăng, thuế xuất nhập khẩu hoặc thuế thu nhập doanh
nghiệp. Các điều chỉnh, sửa đổi chính sách trong thời gian gần đây cho thấy xu hướng khuyến
khích hơn, mong muốn huy động nhiều hơn, rộng rãi hơn các nguồn lực từ doanh nghiệp cho
các hoạt động xã hội và từ thiện.
§	 Các khuyến khích được nằm rải rác ở nhiều văn bản luật, nghị định, thông tư hướng dẫn..., lại
thường xuyên bổ sung, sửa đổi, thay đổi nên rất khó khăn để nắm bắt và thực hiện. Thời gian từ
khi có luật đến khi ban hành thông tư hướng dẫn thực hiện thường kéo dài.
§	 Việc quy định quá cụ thể trong Luật về tỷ lệ phần trăm, số lượng lao động là các đối tượng yếu
thế sẽ rất khó thực thi và chưa khuyến khích và chưa đảm bảo công bằng đối với các doanh
nghiệp tuyển dụng lao động là người yếu thế ít hơn số lao động quy định trong Luật về các lao
động này.
35
§	 Các văn bản pháp luật vẫn được xây dựng theo cách tiếp cận cũ - liệt kê những việc cụ thể
“được khuyến khích” thay vì tiếp cận theo hướng “được làm các việc pháp luật không cấm” và
điều chỉnh theo hành vi. Do vậy, các văn bản này không thể theo kịp sự phong phú, đa dạng
của thực tiễn, mỗi lần sửa đổi, bổ sung lại thêm hoặc bớt các việc, các hoạt động cụ thể (ví dụ
Thông tư số 96/2015 về thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung thêm 2 hoạt động so với hướng
dẫn trước đó là: tài trợ cho giáo dục nghề nghiệp và làm cầu dân sinh).
§	 Trình tự, thủ tục để được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp chưa được hướng dẫn đầy
đủ, còn nhiều bất hợp lý và phức tạp, tạo tâm lý e ngại, nhất là trong hoạt động mang tính từ
thiện.
§	 Các khoản chi hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai, chi bằng tiền cho người bệnh chỉ được coi là
hợp lệ nếu thông qua“các tổ chức có chức năng huy động tài trợ theo quy định của pháp luật”.
Hiện nay chưa có văn bản nào xác định khái niệm và danh mục các “tổ chức có chức năng huy
động tài trợ”, vì vậy việc thực hiện là khiên cưỡng, vừa mất nhiều thời gian, lại vừa hành chính
hóa hoạt động tài trợ, đó là chưa tính đến tâm lý của các tổ chức, cá nhân nhà tài trợ luôn mong
muốn sự đơn giản, thuận tiện trong các hoạt động tài trợ và tiền hỗ trợ phải được đưa đến tận
nơi, tận tay người thụ hưởng.
§	 Các khoản chi tài trợ cho các đối tượng chính sách, tài trợ cho nghiên cứu khoa học chưa được
hướng dẫn cụ thể, mà đến cấp thông tư cũng chỉ hướng dẫn thực hiện “theo các quy định của
pháp luật”. Điều này đồng nghĩa với việc không thể thực hiện được.
§	 Tất cả các quy định về miễn, giảm, khấu trừ các loại thuế đều chỉ điều chỉnh đối với“các tổ chức
được thành lập theo quy định của pháp luật”, được hiểu là các tổ chức có tư cách pháp nhân.
5.1.2.	 Các yếu tố thực tiễn từ góc độ doanh nghiệp tác động đến từ thiện doanh nghiệp và
hợp tác với khu vực xã hội dân sự
v	Các doanh nghiệp ý thức sâu sắc hơn, quan tâm nhiều hơn và đóng góp đáng kể cho hoạt động
từ thiện, nhân đạo.
Đến nay, chưa có một tổng kết nào ghi nhận các đóng góp của hơn 500.000 doanh nghiệp trên cả
nước trong hoạt động từ thiện, nhân đạo.Tuy nhiên, qua các phương tiện thông tin đại chúng, có thể
thấy rõ mối quan tâm của xã hội nói chung và của cộng đồng doanh nghiệp nói riêng đến các hoạt
động nhân đạo, từ thiện ngày càng gia tăng, nhất là trong các trường hợp thiên tai, bão lụt.
Báo cáo “Đóng góp từ thiện của doanh nghiệp và cái nhìn về khối phi chính phủ ở Việt Nam”tháng
10/2013, cho thấy 3/4 trong số trên 500 doanh nghiệp tham gia vào nghiên cứu có hoạt động nhân
đạo, từ thiện trong 1 năm trước thời điểm nghiên cứu. Nếu so sánh với 1 năm trước đó, 49% là không
thay đổi và 19% là tăng lên. Tại một khảo sát nhanh cuối năm 2014 do CED thực hiện trong khuôn
khổ dự án, 87% doanh nghiệp tham gia cho rằng từ thiện mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.
Trong khuôn khổ của nghiên cứu này, với số lượng doanh nghiệp tham gia không lớn, nhưng các
kết quả cũng phản ánh sự quan tâm và đóng góp của các doanh nghiệp vào các hoạt động từ thiện,
nhân đạo.
Từ thiện doanh nghiệp và Hợp tác với khu vực XHDS ở Việt Nam36
Tất cả 17 doanh nghiệp được phỏng vấn đều có các hoạt động từ thiện trong năm 2014. Số lượng
đóng góp lớn nhất là Công ty Cổ phần nhiên liệu Sài Gòn với số tiền là 500 triệu đồng, các doanh
nghiệp khác từ 30 triệu đồng đến 400 triệu đồng. Có những doanh nghiệp hoạt động kinh doanh
còn đang lỗ hoặc chưa có lãi vẫn huy động và đóng góp không nhỏ cho hoạt động từ thiện như
Công ty TNHH khách sạn Đại kết HCM (190 triệu đồng), Công ty TNHH Ngọc Nam Phương (200
triệu đồng), Công ty Cổ phần thể dục - thể thao Tích Tắc HCM (100 triệu đồng), Công ty Cổ phần
Truyền thông và Công nghệ quản lý Hà Nội (95 triệu đồng).
10/15 doanh nghiệp tại Đà Nẵng khi trả lời phiếu hỏi ý kiến nhanh đã cho biết họ có tham gia hoạt
động từ thiện và nhân đạo năm 2014.
Hầu hết các doanh nghiệp thành phố Hồ Chí Minh cho rằng“làmtừthiệnkhôngthuầntúylà«trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp, mà thực sự là tâm và vấn đề tâm linh của con người trước nỗi đau và
sự thiệt thòi của đồng loại”. Trong khi đó, các doanh nghiệp ở Hà Nội lại khẳng định làm từ thiện
mang đến nét đẹp cho văn hóa doanh nghiệp “làm từ thiện không phải là cho, mà còn là trách
nhiệm của doanh nghiệp. Làm từ thiện để giảm bớt sự thờ ơ, tăng lòng yêu thương của cán bộ, nhân
viên, tạo nên văn hóa doanh nghiệp”.
Đây là một yếu tố rất thuận lợi để các tổ chức XHDS tiếp cận và kêu gọi sự hợp tác và hỗ trợ từ doanh
nghiệp cho các hoạt động của mình.
v	Sự hiểu biết của các doanh nghiệp về các chính sách ưu đãi của nhà nước liên quan đến từ thiện
doanh nghiệp là rất hạn chế. Việc vận dụng trong thực tiễn các chính sách này hầu như không có.
Nhóm tư vấn không có điều kiện để tìm hiểu một số lượng đông đảo các doanh nghiệp. Nhưng khi
truy cập các trang website của các cơ quan quản lý nhà nước, các hiệp hội doanh nghiệp và nhiều
tổ chức XHDS, chúng tôi hầu như không tìm thấy một bài nào tuyên truyền, phổ biến có chủ đích về
các chính sách ưu đãi liên quan đến nội dung trên.
37
Nghiên cứu “Đóng góp từ thiện của doanh nghiệp và cái nhìn về khối phi chính phủ ở Việt Nam”
tháng 10/2013 cũng không đề cập đến vấn đề này. Khảo sát nhanh của dự án cuối 2014 cho thấy
50% doanh nghiệp quan tâm đến các lợi ích về thuế, 34% không trả lời.
Kết quả khảo sát doanh nghiệp:
15/17 doanh nghiệp được phỏng vấn ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh trả lời không biết về
các chính sách ưu đãi cho hoạt động từ thiện, nhân đạo;
17/17 doanh nghiệp không sử dụng các ưu đãi hiện hành;
02 doanh nghiệp vận dụng, đưa một phần chi phí vào chi phí tiếp thị, quảng cáo.
Ông Trần Văn Liêng - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Ca Cao Việt Nam: “Công ty chúng tôi hàng
năm dành ra từ 300-400 triệu đồng để làm từ thiện, ngoài số tiền huy động từ anh em, một số khoản
có hạch toán vào hoạt động tiếp thị. Mình làm việc tốt, từ tấm lòng và cái tâm của mình nhưng lại
phải lấy danh nghĩa tiếp thị để làm, thấy không được thanh thản”.
13/15 doanh nghiệp tại Đà Nẵng trả lời không biết về các chính sách ưu đãi;
Tất cả các doanh nghiệp trả lời phiếu có hoạt động từ thiện, nhân đạo 2014 đều không sử
dụng ưu đãi.
Giải thích về thực tế này, về mặt khách quan, các quy định và chính sách ưu đãi nằm rải rác ở các loại
văn bản khác nhau (như các luật, nghị định, thông tư...). Bản thân từng loại văn bản cũng được sửa
đổi và bổ sung, rất khó cập nhật và theo dõi. Về mặt chủ quan, việc phổ biến, hướng dẫn thi hành
luật của các cơ quan hữu quan Nhà nước như cơ quan thuế còn yếu kém hoặc chưa tích cực. Trong
thảo luận nhóm, có khá nhiều ý kiến chia sẻ về điểm này. Có đại diện doanh nghiệp cho rằng cán bộ
cơ quan thuế năng lực còn hạn chế để giải thích rõ ràng cho các doanh nghiệp về các chính sách ưu
đãi. Trong khi có ý kiến lại khẳng định các cán bộ thuế chưa thực sự tích cực phổ biến các chính sách
đó. Đại diện của Viện Nghiên cứu Phát triển Doanh nghiệp cho rằng“(Cơ quan) thuế chỉ biết thu. Các
doanh nghiệp nên chủ động trang bị cho mình những thông tin và kiến thức cần thiết về các chính
sách liên quan của Nhà nước”.
Các chính sách đã được ban hành từ gần 10 năm nay, nhưng dường như chưa thực sự đi vào cuộc
sống, và chưa tạo ra được tác động rõ nét trong việc khuyến khích các doanh nghiệp tham gia nhiều
hơn vào hoạt động nhân đạo và từ thiện.
v	Các doanh nghiệp hiểu biết không đầy đủ về các tổ chức XHDS, thiếu các thông tin về hoạt động
của XHDS, chưa có sự tin cậy đối với khu vực này.
Đây là một vấn đề lớn, đa chiều và mới chỉ được đề cập đến ở một số nghiên cứu gần đây (ví dụ xem
“Đóng góp từ thiện của doanh nghiệp và cái nhìn về khối phi chính phủ ở Việt Nam” TAF 10/2013 và Xã
hội dân sự tại Việt Nam: Nghiên cứu so sánh về các tổ chức xã hội dân sự tại Hà Nội và thành phố Hồ
Chí Minh- TAF 12/201212
).
Trong phạm vi của nghiên cứu này, chúng tôi không có điều kiện đi sâu vào vấn đề thú vị trên. Khi
làm việc với các doanh nghiệp, nhóm tư vấn cảm nhận một cách sâu sắc rằng, đây mới là một yếu tố
quan trọng bậc nhất, ảnh hưởng quyết định đến việc thu hút nguồn tài chính của các tổ chức XHDS
và hợp tác giữa khu vực doanh nghiệp và khu vực XHDS trong hiện tại và tương lai. Các kết luận ở
điểm này dựa trên những phỏng vấn và thảo luận với 17 doanh nghiệp tham gia nghiên cứu này.
12	 Xã hội dân sự tại Việt Nam: Nghiên cứu so sánh về các tổ chức xã hội dân sự tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, Quỹ châu Á, 12/2012
Từ thiện doanh nghiệp và Hợp tác với khu vực XHDS ở Việt Nam38
Ngoại trừ 2 doanh nghiệp ở Hà Nội, 15 doanh nghiệp còn lại đều không rõ Xã hội Dân sự bao
gồm những loại tổ chức nào. Một số doanh nghiệp cho rằng tổ chức XHDS là các tổ chức xã hội
do nhà nước lập ra (mặt trận tổ quốc, hội phụ nữ, đoàn thanh niên...) và bày tỏ sự không tin cậy
cách làm việc và tính minh bạch của các tổ chức này khi làm từ thiện qua các phản ảnh trên báo
chí hoặc chính họ đã trải nghiệm.
Một giám đốc công ty đưa dẫn chứng, trong một đợt cứu trợ bão lụt tại 1 tỉnh miền Trung, công
ty có chuyển đến Mặt trận Tổ quốc tỉnh 40 triệu đồng. Sau 1 tháng, kiểm tra lại vẫn chưa thấy số
tiền đến tay bà con và đến nay vẫn chưa biết số tiền đó dùng vào việc gì. “Từ đó chúng tôi tự tổ
chức đi cứu trợ trực tiếp, không hợp tác với họ nữa”.
Một số khác cho rằng các tổ chức XHDS chính là các Quỹ bảo trợ, Quỹ xã hội và “Chúng tôi vẫn
thường xuyên ủng hộ cho họ”;
Một Giám đốc doanh nghiệp cho rằng đây là một khu vực“nhạy cảm”, “tôi được thông báo là họ
nhận tiền của nước ngoài về để chống phá chính quyền”;
Tất cả các doanh nghiệp được phỏng vấn đều chưa bao giờ hỗ trợ hoặc hợp tác với các tổ chức
KHCN (tổ chức phi chính phủ Việt Nam).
Tuy nhiên, khi được nhóm tư vấn chia sẻ về các hoạt động và các các đóng góp của các tổ chức XHDS,
phản ứng của tất cả doanh nghiệp là tích cực. Các doanh nghiệp sẵn sàng hỗ trợ, hợp tác với các tổ
chức XHDS vì mục đích cộng đồng. Qua trao đổi, các doanh nghiệp cho rằng, để có thể hợp tác, họ
mong muốn:
-	 Hiểu rõ tôn chỉ, mục đích và các hoạt động của các tổ chức này;
-	 Có bằng chứng để tin vào tính minh bạch, hiệu quả của tổ chức;
-	 Uy tín của những người lãnh đạo Tổ chức được khẳng định;
-	 Có dự án/ chương trình cụ thể;
-	 Có kế hoạch hoạt động trung hạn phù hợp với mong muốn của công ty.
“Vấn đề công khai và minh bạch của các tổ chức làm từ thiện là yếu tố cốt lõi để tạo dựng lòng tin
đối với các doanh nghiệp”, bà Bùi Thị Lệ Phương – Giám đốc Công ty Tư vấn Tài chính và Dịch vụ
Thuế phát biểu tại buổi thảo luận ngày 4/9/2015 tại Hà Nội.
Ông Trần Văn Liêng - Tổng giám đốc công ty cổ phần Ca Cao Việt Nam “giả sử chúng tôi có dự án
phát triển vùng nguyên liệu ở một địa phương, nếu có 1 tổ chức XHDS đủ năng lực, giúp chúng tôi
vận động bà con trồng thử nghiệm trước ở quy mô nhỏ, dưới dạng một dự án xóa nghèo, thì chúng
tôi sẵn sàng tài trợ. Việc này vừa giảm thiểu rủi ro, vừa tạo quan hệ và gây dựng thương hiệu cho
công ty, tất cả đều hưởng lợi”.
Báo cáo“Hình ảnh của các tổ chức XHDS trên một số báo in và báo mạng”(ISEE, 12/2011)13
ghi nhận:
“Mặc dù các tổ chức XHDS ở Việt Nam đã và đang có sự đóng góp không nhỏ vào đời sống xã hội,
phần lớn công chúng còn thiếu hiểu biết hoặc hiểu biết mơ hồ về sự tồn tại cũng như vai trò của các
tổ chức này. Nhiều người còn không rõ về vai trò và chức năng của các tổ chứcXHDS, vì sao các tổ
chức này lại cần thiết đối với sự phát triển của đất nước. Lý do nhiều người còn không hiểu về XHDS
bởi vì các tổ chức này ít được thông tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Một mặt, các tổ
chức XHDS không chủ động trong việc xây dựng và quảng bá hình ảnh của họ đối với công chúng.
13	 Hình ảnh của các tổ chức XHDS trên một số báo in và báo mạng, ISEE, 12/2011
39
Họ thiếu kinh nghiệm để tiếp cận với báo chí một cách bài bản và đưa ra các thông điệp một cách
chiến lược cũng như việc vận động xã hội ủng hộ cho sứ mạng của họ. Mặt khác, báo chí cũng chưa
thực sự đưa các thông tin về các tổ chức XHDS một cách sâu sắc và hấp dẫn”.
Thông điệp đã trở nên rất rõ ràng, 2 yếu tố có tính quyết định (thậm chí còn quyết định hơn cả yếu
tố về chính sách ưu đãi của nhà nước) đến việc thu hút nguồn lực tài chính và hợp tác từ các doanh
nghiệp cho hoạt động của các tổ chức XHDS là: (i) Tăng cường sự hiểu biết về vai trò, sứ mệnh, các
hoạt động, sự đóng góp của các tổ chức XHDS cho khu vực doanh nghiệp và xã hội; (ii) Hoạt động
của các tổ chức XHDS phải đảm bảo minh bạch, đặc biệt là minh bạch về tài chính. Đồng thời, các tổ
chức XHDS cần có đủ năng lực xây dựng và quản lý dự án, lập kế hoạch và năng lực chuyên môn thực
hiện các dự án phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp.
5.1.3.	 Các đề xuất của doanh nghiệp nhằm cải thiện môi trường chính sách và pháp lý cho
từ thiện doanh nghiệp
Qua thảo luận và phỏng vấn, có thể tổng hợp các đề xuất sau đây từ phía các doanh nghiệp nhằm cải
thiện môi trường pháp lý, thể chế, khuyến khích các doanh nghiệp làm từ thiện và tăng cường sự hợp
tác với các tổ chức XHDS - như những đối tác trong hoạt động từ thiện doanh nghiệp vì sự phát triển:
v	Cần được cung cấp đầy đủ thông tin, thành lập các diễn đàn, các hình thức giao lưu khác nhau
giữa khu vực doanh nghiệp và khu vực XHDS, để có thể hiểu biết và chia sẻ, tạo nền móng cho
sự tin cậy và hợp tác.
v	Các ưu đãi về thuế cho hoạt động từ thiện cần được thống nhất và tổng hợp ở một tài liệu cụ
thể, được in và phổ biến cùng lúc với các thủ tục thành lập doanh nghiệp. Các cơ quan thuế, các
tổ chức XHDS, các hiệp hội doanh nghiệp, các phương tiện thông tin đại chúng thường xuyên
tuyên truyền, phổ biến, truyền thông về các chính sách khuyến khích doanh nghiệp làm từ thiện.
v	Đơn giản hóa các thủ tục, giấy tờ khi quyết toán các khoản chi. Loại bỏ các chứng nhận mang
tính trung gian của các tổ chức trung gian (cơ quan có chức năng tiếp nhận tài trợ) trong các thủ
tục hạch toán, quyết toán.
v	Hướng dẫn chi tiết các thủ tục giấy tờ cho các khoản chi tài trợ (chi tài trợ nghiên cứu khoa học,
chi tài trợ đối tượng chính sách) mà cho đến nay mới chỉ được hướng dẫn chung chung “theo
các quy định của pháp luật”.
v	Cần có những nghiên cứu sâu hơn và toàn diện hơn về thực trạng, xu hướng làm từ thiện của
các loại hình doanh nghiệp khác nhau, bao gồm cả các công ty và tập đoàn lớn của Nhà nước.
Từ thiện doanh nghiệp và Hợp tác với khu vực XHDS ở Việt Nam40
5.2.	Môi trường pháp lý và chính sách điều chỉnh tổ chức, hoạt động của các tổ
chức XHDS
5.2.1.	Một vài nét khái quát về môi trường pháp lý và chính sách về tổ chức và hoạt động
nói chung của khối XHDS
Quyền hội họp, lập hội và tham gia quản lý nhà nước và xã hội của công dân đã được ghi nhận từ
Hiến pháp 1946 và các Hiến pháp sau này của Việt Nam. Đường lối chung của Đảng và Nhà nước
cũng khẳng định tính cần thiết và nhu cầu chính đáng của người dân về quyền lập hội (Nghị quyết
số 8B-NQ/HNTW khóa VI năm 1990).
Đến nay, việc thể chế hóa đường lối của Đảng và cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp“còn chậm,
phân tán thiếu tính hệ thống và đồng bộ”, theo Báo cáo thẩm tra dự án luật về hội của Ủy ban Pháp
luật Quốc hội ngày 28/10/2015. Do các yếu tố lịch sử và tính chất đặc thù của thiết kế hệ thống chính
trị của Việt Nam đã hình thành được một khung pháp lý trong đó các loại hình tổ chức xã hội được
điều chỉnh riêng rẽ, bằng nhiều cấp độ văn bản pháp luật khác nhau. Hiện nay, khung pháp lý này
từng bước được hoàn thiện theo hướng cởi mở hơn và đang tiếp tục được hoàn thiện để phù hợp
với yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội và hội nhập của đất nước.
Dưới đây là tổng hợp các nhóm tổ chức xã hội hiện đang tồn tại tại Việt Nam và khung pháp lý điều
chỉnh tổ chức và hoạt động của các nhóm này:
v	Nhóm tổ chức chính trị - xã hội có Luật và Pháp lệnh riêng điều chỉnh gồm: Mặt trận tổ quốcViệt
Nam (Luật Mặt trận tổ quốc - số 14/1999/QH10, và mới nhất là Luật Mặt trận tổ quốc số 75/20015
ngày 12/6/2015), Công đoàn Việt Nam (Luật Công đoàn số 12/2012/QH13 ngày 20/6/2012),
Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (Luật Thanh niên, số 53/2005/QH11 ngày 29/11/2005),
Hội Cựu chiến binh Việt Nam (Pháp lệnh Cựu chiến binh số a19/2005/L-CTN, ngày 18/10/2005).
	Hội đoàn thể như Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, được thành lập theo
các Nghị quyết của Đảng cộng sản Việt Nam. Tổ chức và hoạt động theo điều lệ và trong nhiều
trường hợp đối với các chương trình hành động cụ thể, theo các Quyết định của Thủ tướng
Chính phủ.
v	Các Hội, hiệp hội, các quỹ xã hội, từ thiện, các cơ sở bảo trợ xã hội được điều chỉnh riêng rẽ
bằng các văn bản cấp nghị định chính phủ và các văn bản hướng dẫn cấp Bộ hoặc cấp Ủy ban
nhân dân tỉnh, thành phố. Riêng các hội và hiệp hội được phân ra 28 Hội “đặc thù” có phạm vi
hoạt động cả nước và được nhà nước giao biên chế và cấp kinh phí cho toàn bộ hoặc một phần
các hoạt động. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và thành phố quyết định các hội đặc thù trên địa bàn -
Quyết định số 68/2010/QQĐTTg ngày 1/11/2010). Các tổ chức khoa học - công nghệ (còn gọi là
PCPVN), được điều chỉnh bằng Luật KHCN và một nghị định hướng dẫn kèm theo.
v	Các Tổ chức cộng đồng hiện nay, chưa có một khung pháp lý nào cho tổ chức và hoạt động của
các Tổ chức cộng đồng (TCCĐ). Do số lượng hết sức lớn, phạm vi hoạt động trải rộng trên khắp
các mặt sinh hoạt của đời sống kinh tế, văn hóa và xã hội. Các tổ chức cộng đồng nhận được các
ứng xử rất khác nhau từ các cơ quan chính quyền các cấp. Có nơi ủng hộ tích cực, có nơi gây khó
dễ và ngăn cấm. Trong bối cảnh như trên hoạt động của các tổ chức cộng đồng nói chung về cơ
bản là khó khăn, không được bảo đảm về pháp lý.
Quá trình hoàn thiện khung pháp lý cho XHDS ở Việt Nam hiện nay được đánh dấu bằng việc Luật
về Hội được đưa vào chương trình xây dựng Luật của Quốc hội khóa XIII (2011-2015). Tháng 6/2015
chính phủ đề nghị lùi thời hạn trình dự luật này. Tuy vậy, dự thảo Luật vẫn được soạn thảo, lấy ý kiến
41
nhiều lần các chuyên gia, các tổ chức xã hội và được trình để thảo luận tại phiên họp cuối cùng của
Quốc hội khóa XIII (28/11/2015).
Còn nhiều ý kiến rất khác nhau về nội dung của Luật. Tuy nhiên, dân chủ hóa xã hội đang trở thành
xu thế tất yếu. Dư luận xã hội ghi nhận các đóng góp và cổ vũ mạnh mẽ cho việc thành lập rộng rãi
hơn các tổ chức XHDS (thí dụ xem Quyền lập Hội, sao phải e dè14
- Vietnamnet và Thực trạng hoạt
động của các tổ chức xã hội trên địa bàn Hà Nội15
).
5.2.2.	Môi trường pháp lý và chính sách liên quan đến tổ chức và hoạt động của 5 tổ chức
XHDS được lựa chọn trong nghiên cứu
Như trên đã trình bày, trong phạm vi của nghiên cứu này, nhóm tư vấn tập trung phân tích môi
trường pháp lý đối với 5 loại hình XHDS (đã nêu chi tiết ở phần phạm vi nghiên cứu), tập trung vào
các yếu tố để bảo đảm cho các tổ chức này hoạt động minh bạch, thuận lợi hơn trong việc thu hút
nguồn kinh phí từ khu vực doanh nghiệp. Các vấn đề liên quan đến các tổ chức xã hội được nhà nước
cấp kinh phí toàn bộ hoặc một phần không được đề cập trong báo cáo này.
a.	Hội
Trước đây các tổ chức Hội được điều chỉnh bởi Nghị định số 88/2003/NĐ-CP, ngày 30/7/2003 quy
định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội. Hiện tại các tổ chức này được điều chỉnh bằng Nghị định
số 45/2010/NĐ-CP (Nghị định số 45), ngày 21/4/2010 và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP (Nghị định số
33), ngày 13/4/2012 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 45, và các thông tư hướng dẫn của Bộ Nội vụ. Bảng
dưới đây tóm tắt những điểm chính có liên quan trong Nghị định số 45:
14	 Quyền lập Hội, sao phải e dè, Vietnamnet.
15	 Thực trạng hoạt động của các tổ chức xã hội trên địa bàn Hà Nội hiện nay, 2015, Sở Khoa học  Công nghệ Hà Nội
Từ thiện doanh nghiệp và Hợp tác với khu vực XHDS ở Việt Nam42
Định nghĩa
Là tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam cùng ngành nghề,
cùng sở thích, cùng giới, có chung mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, hoạt
động thường xuyên, không vụ lợi nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
hội, hội viên, của cộng đồng; hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần
vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Địa vị pháp lý
Hội có tư cách pháp nhân, trụ sở, con dấu, tài khoản và có thể có biểu tượng
riêng. Trụ sở chính của hội đặt tại Việt Nam (Điều 4, khoản 2)
Điều kiện
thành lập
1. Có mục đích hoạt động không trái với pháp luật; không trùng lặp về tên
gọi và lĩnh vực hoạt động chính với hội đã được thành lập hợp pháp trước
đó trên cùng địa bàn lãnh thổ.
2. Có điều lệ;
3. Có trụ sở;
4. Có số lượng công dân, tổ chức Việt Nam đăng ký tham gia thành lập hội:
(100 với phạm vi cả nước, 50 cấp tỉnh, 20 cấp huyện và 10 cấp xã ) (điều 5)
Thủ tục thành
lập (các điều
6,9,10,13,14,
Nghị định số 45
và điều 1 nghị
định số 33)
( i) Thành lập Ban vân động Hội
(ii) Xin phép công nhận ban vận động
(iii) Công nhận ban vân động (Các bộ quản lý ngành, lĩnh vực, các sở, ủy ban
nhân dân Huyện, xã - thời hạn 30 ngày)
(iv) Lập hồ sơ xin phép thành lâp
(v) Quyết định thành lập (Bộ Nội vụ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ủy ban
nhân dân Huyện nếu được ủy quyền - Thời hạn 30 ngày kể từ khi nhận hồ
sơ đầy đủ)
(vi) Đại hội thành lập Hội - Thời hạn 90 ngày kể từ khi có giấy chứng nhận
(vii) Phê chuẩn Điều lệ Hội (các bước tiến hành như điểm (v) ở trên với thời
hạn 30 ngày)
43
Quyền của Hội
(Điều 23, Nghị
định số 45)
1. Tổ chức, hoạt động theo điều lệ hội đã được phê duyệt.
2. Tuyên truyền mục đích của hội.
3. Đại diện cho hội viên trong mối quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan
đến chức năng, nhiệm vụ của hội.
4. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội, hội viên phù hợp với tôn chỉ, mục
đích của hội.
5.Tổ chức, phối hợp hoạt động giữa các hội viên vì lợi ích chung của hội; hòa
giải tranh chấp trong nội bộ hội.
6. Phổ biến, huấn luyện kiến thức cho hội viên; cung cấp thông tin cần thiết
cho hội viên theo quy định của pháp luật.
7.Tham gia chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu, tư vấn, phản biện và giám
định xã hội theo đề nghị của cơ quan nhà nước; cung cấp dịch vụ công về
các vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt động của hội, tổ chức dạy nghề, truyền nghề
theo quy định của pháp luật.
8. Thành lập pháp nhân thuộc hội theo quy định của pháp luật.
9. Tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến nội
dung hoạt động của hội theo quy định của pháp luật. Kiến nghị với cơ quan
nhà nước có thẩm quyền đối với các vấn đề liên quan tới sự phát triển hội và
lĩnh vực hội hoạt động. Được tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức các hoạt
động dịch vụ khác theo quy định của pháp luật và được cấp chứng chỉ hành
nghề khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
10. Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan để thực hiện nhiệm vụ của hội.
11. Được gây quỹ hội trên cơ sở hội phí của hội viên và các nguồn thu từ
hoạt động kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật để tự trang trải
về kinh phí hoạt động.
12. Được nhận các nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và
ngoài nước theo quy định của pháp luật. Được nhà nước hỗ trợ kinh phí đối
với những hoạt động gắn với nhiệm vụ của nhà nước giao.
13. Cơ quan Trung ương hội có phạm vi hoạt động trong toàn quốc được gia
nhập các tổ chức quốc tế tương ứng và ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế
theo quy định của pháp luật và báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về ngành,
lĩnh vực hội hoạt động, cơ quan quyết định cho phép thành lập hội về việc
gia nhập tổ chức quốc tế tương ứng, ký kết, thực hiện thoả thuận quốc tế.
ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM
ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM
ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM
ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM
ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM
ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM
ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM
ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM
ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM
ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM
ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM
ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM
ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM
ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM
ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM
ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM
ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM
ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM
ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM
ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM
ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM
ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM
ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM
ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM
ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM
ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM
ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM
ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM
ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM
ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM
ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM
ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM
ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM
ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM
ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM
ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM
ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM
ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM
ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM
ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM

More Related Content

Viewers also liked

3. bai trinh bay lien dn july 24
3. bai trinh bay lien dn july 243. bai trinh bay lien dn july 24
3. bai trinh bay lien dn july 24khanh-itims
 
Basicguide nov 17 vietnamese (16 w x 24h)
Basicguide nov 17 vietnamese (16 w x 24h)Basicguide nov 17 vietnamese (16 w x 24h)
Basicguide nov 17 vietnamese (16 w x 24h)Thành Nguyễn
 
Xây dựng chương trình từ thiện doanh nghiệp
Xây dựng chương trình từ thiện doanh nghiệp Xây dựng chương trình từ thiện doanh nghiệp
Xây dựng chương trình từ thiện doanh nghiệp Diep Chi
 
Lập đề án kinh doanh
Lập đề án kinh doanhLập đề án kinh doanh
Lập đề án kinh doanhEGANY Tech.
 
Bai tap nhom 2 - chiến lược sản phẩm - nhom 2 tai khen
Bai tap nhom 2 -   chiến lược sản phẩm - nhom 2 tai khenBai tap nhom 2 -   chiến lược sản phẩm - nhom 2 tai khen
Bai tap nhom 2 - chiến lược sản phẩm - nhom 2 tai khenQuảng Cáo Vietnam
 
phân tích môi trường kinh tế vĩ mô tại Việt Nam
phân tích môi trường kinh tế vĩ mô tại Việt Namphân tích môi trường kinh tế vĩ mô tại Việt Nam
phân tích môi trường kinh tế vĩ mô tại Việt NamNguyễn Ngọc Hải
 

Viewers also liked (7)

3. bai trinh bay lien dn july 24
3. bai trinh bay lien dn july 243. bai trinh bay lien dn july 24
3. bai trinh bay lien dn july 24
 
Basicguide nov 17 vietnamese (16 w x 24h)
Basicguide nov 17 vietnamese (16 w x 24h)Basicguide nov 17 vietnamese (16 w x 24h)
Basicguide nov 17 vietnamese (16 w x 24h)
 
Xây dựng chương trình từ thiện doanh nghiệp
Xây dựng chương trình từ thiện doanh nghiệp Xây dựng chương trình từ thiện doanh nghiệp
Xây dựng chương trình từ thiện doanh nghiệp
 
Lập đề án kinh doanh
Lập đề án kinh doanhLập đề án kinh doanh
Lập đề án kinh doanh
 
Bai tap nhom 2 - chiến lược sản phẩm - nhom 2 tai khen
Bai tap nhom 2 -   chiến lược sản phẩm - nhom 2 tai khenBai tap nhom 2 -   chiến lược sản phẩm - nhom 2 tai khen
Bai tap nhom 2 - chiến lược sản phẩm - nhom 2 tai khen
 
Chuong 5 chính sách sản phẩm
Chuong 5 chính sách sản phẩmChuong 5 chính sách sản phẩm
Chuong 5 chính sách sản phẩm
 
phân tích môi trường kinh tế vĩ mô tại Việt Nam
phân tích môi trường kinh tế vĩ mô tại Việt Namphân tích môi trường kinh tế vĩ mô tại Việt Nam
phân tích môi trường kinh tế vĩ mô tại Việt Nam
 

Similar to ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM

Tcbc may16 hoi_thaoqgttdn
Tcbc  may16 hoi_thaoqgttdnTcbc  may16 hoi_thaoqgttdn
Tcbc may16 hoi_thaoqgttdnMinh Vu
 
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdfPháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdfNuioKila
 
Bài mẫu Tiểu luận Pháp luật Việt Nam về các loại hình doanh nghiệp
Bài mẫu Tiểu luận Pháp luật Việt Nam về các loại hình doanh nghiệpBài mẫu Tiểu luận Pháp luật Việt Nam về các loại hình doanh nghiệp
Bài mẫu Tiểu luận Pháp luật Việt Nam về các loại hình doanh nghiệpViết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Pháp luật về doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích - thực trạng và các giả...
Pháp luật về doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích - thực trạng và các giả...Pháp luật về doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích - thực trạng và các giả...
Pháp luật về doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích - thực trạng và các giả...NuioKila
 
Tcbc march18 toa_damttdn
Tcbc  march18 toa_damttdnTcbc  march18 toa_damttdn
Tcbc march18 toa_damttdnMinh Vu
 
Su phat trien cua htx va vai tro cua htx doi voi asxh
Su phat trien cua htx va vai tro cua htx doi voi asxhSu phat trien cua htx va vai tro cua htx doi voi asxh
Su phat trien cua htx va vai tro cua htx doi voi asxhhai ho
 
Irish aid leaflet final revision. v (30.5.2014)
Irish aid leaflet final revision. v (30.5.2014)Irish aid leaflet final revision. v (30.5.2014)
Irish aid leaflet final revision. v (30.5.2014)Minh Vu
 
BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN THEO PHÁP LUẬT DO...
BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN THEO PHÁP LUẬT DO...BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN THEO PHÁP LUẬT DO...
BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN THEO PHÁP LUẬT DO...PinkHandmade
 
2. bao cao hoi thao hn
2. bao cao hoi thao hn2. bao cao hoi thao hn
2. bao cao hoi thao hnkhanh-itims
 

Similar to ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM (20)

Luận văn: Doanh nghiệp xã hội theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận văn: Doanh nghiệp xã hội theo pháp luật Việt Nam, HAYLuận văn: Doanh nghiệp xã hội theo pháp luật Việt Nam, HAY
Luận văn: Doanh nghiệp xã hội theo pháp luật Việt Nam, HAY
 
Tổ chức và hoạt động của công ty hợp danh theo luật doanh nghiệp
Tổ chức và hoạt động của công ty hợp danh theo luật doanh nghiệpTổ chức và hoạt động của công ty hợp danh theo luật doanh nghiệp
Tổ chức và hoạt động của công ty hợp danh theo luật doanh nghiệp
 
Tcbc may16 hoi_thaoqgttdn
Tcbc  may16 hoi_thaoqgttdnTcbc  may16 hoi_thaoqgttdn
Tcbc may16 hoi_thaoqgttdn
 
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdfPháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
 
Bài mẫu Tiểu luận Pháp luật Việt Nam về các loại hình doanh nghiệp
Bài mẫu Tiểu luận Pháp luật Việt Nam về các loại hình doanh nghiệpBài mẫu Tiểu luận Pháp luật Việt Nam về các loại hình doanh nghiệp
Bài mẫu Tiểu luận Pháp luật Việt Nam về các loại hình doanh nghiệp
 
Pháp luật về doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích - thực trạng và các giả...
Pháp luật về doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích - thực trạng và các giả...Pháp luật về doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích - thực trạng và các giả...
Pháp luật về doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích - thực trạng và các giả...
 
Luận văn: Trợ giúp pháp lý từ thực tiễn tỉnh Ninh Bình, HAY, 9đ
Luận văn: Trợ giúp pháp lý từ thực tiễn tỉnh Ninh Bình, HAY, 9đLuận văn: Trợ giúp pháp lý từ thực tiễn tỉnh Ninh Bình, HAY, 9đ
Luận văn: Trợ giúp pháp lý từ thực tiễn tỉnh Ninh Bình, HAY, 9đ
 
Luận văn: Chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp tại TPHCM
Luận văn: Chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp tại TPHCMLuận văn: Chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp tại TPHCM
Luận văn: Chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp tại TPHCM
 
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của thanh tra nội bộ tại ĐH Quốc gia
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của thanh tra nội bộ tại ĐH Quốc giaLuận văn: Tổ chức và hoạt động của thanh tra nội bộ tại ĐH Quốc gia
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của thanh tra nội bộ tại ĐH Quốc gia
 
Tổ chức và hoạt động của thanh tra nội bộ tại ĐH Quốc gia, HAY
Tổ chức và hoạt động của thanh tra nội bộ tại ĐH Quốc gia, HAYTổ chức và hoạt động của thanh tra nội bộ tại ĐH Quốc gia, HAY
Tổ chức và hoạt động của thanh tra nội bộ tại ĐH Quốc gia, HAY
 
Đề tài: Pháp luật về doanh nghiệp trong công nghiệp hóa, HAY
Đề tài: Pháp luật về doanh nghiệp trong công nghiệp hóa, HAYĐề tài: Pháp luật về doanh nghiệp trong công nghiệp hóa, HAY
Đề tài: Pháp luật về doanh nghiệp trong công nghiệp hóa, HAY
 
Tcbc march18 toa_damttdn
Tcbc  march18 toa_damttdnTcbc  march18 toa_damttdn
Tcbc march18 toa_damttdn
 
Su phat trien cua htx va vai tro cua htx doi voi asxh
Su phat trien cua htx va vai tro cua htx doi voi asxhSu phat trien cua htx va vai tro cua htx doi voi asxh
Su phat trien cua htx va vai tro cua htx doi voi asxh
 
Irish aid leaflet final revision. v (30.5.2014)
Irish aid leaflet final revision. v (30.5.2014)Irish aid leaflet final revision. v (30.5.2014)
Irish aid leaflet final revision. v (30.5.2014)
 
BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN THEO PHÁP LUẬT DO...
BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN THEO PHÁP LUẬT DO...BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN THEO PHÁP LUẬT DO...
BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN THEO PHÁP LUẬT DO...
 
Luận văn: Bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số trong Công ty, 9đ
Luận văn: Bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số trong Công ty, 9đLuận văn: Bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số trong Công ty, 9đ
Luận văn: Bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số trong Công ty, 9đ
 
Luận văn: Quyền lợi của cổ đông thiểu số theo luật doanh nghiệp
Luận văn: Quyền lợi của cổ đông thiểu số theo luật doanh nghiệpLuận văn: Quyền lợi của cổ đông thiểu số theo luật doanh nghiệp
Luận văn: Quyền lợi của cổ đông thiểu số theo luật doanh nghiệp
 
Luận văn: Mối quan hệ giữa tổ chức xã hội và nhà nước pháp quyền
Luận văn: Mối quan hệ giữa tổ chức xã hội và nhà nước pháp quyềnLuận văn: Mối quan hệ giữa tổ chức xã hội và nhà nước pháp quyền
Luận văn: Mối quan hệ giữa tổ chức xã hội và nhà nước pháp quyền
 
Luận án: Vận động chính sách công ở Anh, Pháp, Mỹ, HAY
Luận án: Vận động chính sách công ở Anh, Pháp, Mỹ, HAYLuận án: Vận động chính sách công ở Anh, Pháp, Mỹ, HAY
Luận án: Vận động chính sách công ở Anh, Pháp, Mỹ, HAY
 
2. bao cao hoi thao hn
2. bao cao hoi thao hn2. bao cao hoi thao hn
2. bao cao hoi thao hn
 

More from Thành Nguyễn

II. PREVENTION AND RESPONSE PLANNING TO NATURAL DISASTERS IN BUSINESSESoach-...
 II. PREVENTION AND RESPONSE PLANNING TO NATURAL DISASTERS IN BUSINESSESoach-... II. PREVENTION AND RESPONSE PLANNING TO NATURAL DISASTERS IN BUSINESSESoach-...
II. PREVENTION AND RESPONSE PLANNING TO NATURAL DISASTERS IN BUSINESSESoach-...Thành Nguyễn
 
OVERVIEW OF DISASTER RISK MANAGEMENT (DRM)
OVERVIEW OF DISASTER RISK MANAGEMENT (DRM)OVERVIEW OF DISASTER RISK MANAGEMENT (DRM)
OVERVIEW OF DISASTER RISK MANAGEMENT (DRM)Thành Nguyễn
 
Nguyen tuongvan vpa process in vn eng
Nguyen tuongvan vpa process in vn engNguyen tuongvan vpa process in vn eng
Nguyen tuongvan vpa process in vn engThành Nguyễn
 
Ced final review workshop presentation eng
Ced final review workshop presentation engCed final review workshop presentation eng
Ced final review workshop presentation engThành Nguyễn
 
Flegt literature non eu library
Flegt literature non eu libraryFlegt literature non eu library
Flegt literature non eu libraryThành Nguyễn
 
Flegt communications plan august 28 final
Flegt communications plan august 28 finalFlegt communications plan august 28 final
Flegt communications plan august 28 finalThành Nguyễn
 
Report vcci 31.10.17 final eng
Report vcci 31.10.17 final  engReport vcci 31.10.17 final  eng
Report vcci 31.10.17 final engThành Nguyễn
 
Report bifa final march 29 2017_ eng
Report bifa  final march 29 2017_ engReport bifa  final march 29 2017_ eng
Report bifa final march 29 2017_ engThành Nguyễn
 
Cẩm nang phòng ngứa và ứng phó RRTT dành cho KKT và KCN
Cẩm nang phòng ngứa và ứng phó RRTT dành cho KKT và KCNCẩm nang phòng ngứa và ứng phó RRTT dành cho KKT và KCN
Cẩm nang phòng ngứa và ứng phó RRTT dành cho KKT và KCNThành Nguyễn
 
White book business responses to climate change and natural disaster
White book business responses to climate change and natural disasterWhite book business responses to climate change and natural disaster
White book business responses to climate change and natural disasterThành Nguyễn
 
White book business responses to cc and natural disaster
White book  business responses to cc and natural disasterWhite book  business responses to cc and natural disaster
White book business responses to cc and natural disasterThành Nguyễn
 
E newsletter-vol3-eng edition
E newsletter-vol3-eng editionE newsletter-vol3-eng edition
E newsletter-vol3-eng editionThành Nguyễn
 
E newsletter-vol2-eng edition
E newsletter-vol2-eng editionE newsletter-vol2-eng edition
E newsletter-vol2-eng editionThành Nguyễn
 
Action plan public-private partnerships (PPP) for disaster risk manage
Action plan public-private partnerships (PPP) for disaster risk manageAction plan public-private partnerships (PPP) for disaster risk manage
Action plan public-private partnerships (PPP) for disaster risk manageThành Nguyễn
 
Usaid success story vinatex danang
Usaid success story vinatex danangUsaid success story vinatex danang
Usaid success story vinatex danangThành Nguyễn
 
Usaid success story lighthouse
Usaid success story lighthouseUsaid success story lighthouse
Usaid success story lighthouseThành Nguyễn
 
Chuong trinh tap huan ban ql kcn qn 21.9.2016
Chuong trinh tap huan ban ql kcn qn 21.9.2016Chuong trinh tap huan ban ql kcn qn 21.9.2016
Chuong trinh tap huan ban ql kcn qn 21.9.2016Thành Nguyễn
 
Final report on_drm_training_programme_english_2012
Final report on_drm_training_programme_english_2012Final report on_drm_training_programme_english_2012
Final report on_drm_training_programme_english_2012Thành Nguyễn
 

More from Thành Nguyễn (20)

II. PREVENTION AND RESPONSE PLANNING TO NATURAL DISASTERS IN BUSINESSESoach-...
 II. PREVENTION AND RESPONSE PLANNING TO NATURAL DISASTERS IN BUSINESSESoach-... II. PREVENTION AND RESPONSE PLANNING TO NATURAL DISASTERS IN BUSINESSESoach-...
II. PREVENTION AND RESPONSE PLANNING TO NATURAL DISASTERS IN BUSINESSESoach-...
 
OVERVIEW OF DISASTER RISK MANAGEMENT (DRM)
OVERVIEW OF DISASTER RISK MANAGEMENT (DRM)OVERVIEW OF DISASTER RISK MANAGEMENT (DRM)
OVERVIEW OF DISASTER RISK MANAGEMENT (DRM)
 
Nguyen tuongvan vpa process in vn eng
Nguyen tuongvan vpa process in vn engNguyen tuongvan vpa process in vn eng
Nguyen tuongvan vpa process in vn eng
 
Ced final review workshop presentation eng
Ced final review workshop presentation engCed final review workshop presentation eng
Ced final review workshop presentation eng
 
List of documents
List of documents List of documents
List of documents
 
Flegt literature non eu library
Flegt literature non eu libraryFlegt literature non eu library
Flegt literature non eu library
 
Flegt communications plan august 28 final
Flegt communications plan august 28 finalFlegt communications plan august 28 final
Flegt communications plan august 28 final
 
Eu library flegt
Eu library flegtEu library flegt
Eu library flegt
 
Report vcci 31.10.17 final eng
Report vcci 31.10.17 final  engReport vcci 31.10.17 final  eng
Report vcci 31.10.17 final eng
 
Report bifa final march 29 2017_ eng
Report bifa  final march 29 2017_ engReport bifa  final march 29 2017_ eng
Report bifa final march 29 2017_ eng
 
Cẩm nang phòng ngứa và ứng phó RRTT dành cho KKT và KCN
Cẩm nang phòng ngứa và ứng phó RRTT dành cho KKT và KCNCẩm nang phòng ngứa và ứng phó RRTT dành cho KKT và KCN
Cẩm nang phòng ngứa và ứng phó RRTT dành cho KKT và KCN
 
White book business responses to climate change and natural disaster
White book business responses to climate change and natural disasterWhite book business responses to climate change and natural disaster
White book business responses to climate change and natural disaster
 
White book business responses to cc and natural disaster
White book  business responses to cc and natural disasterWhite book  business responses to cc and natural disaster
White book business responses to cc and natural disaster
 
E newsletter-vol3-eng edition
E newsletter-vol3-eng editionE newsletter-vol3-eng edition
E newsletter-vol3-eng edition
 
E newsletter-vol2-eng edition
E newsletter-vol2-eng editionE newsletter-vol2-eng edition
E newsletter-vol2-eng edition
 
Action plan public-private partnerships (PPP) for disaster risk manage
Action plan public-private partnerships (PPP) for disaster risk manageAction plan public-private partnerships (PPP) for disaster risk manage
Action plan public-private partnerships (PPP) for disaster risk manage
 
Usaid success story vinatex danang
Usaid success story vinatex danangUsaid success story vinatex danang
Usaid success story vinatex danang
 
Usaid success story lighthouse
Usaid success story lighthouseUsaid success story lighthouse
Usaid success story lighthouse
 
Chuong trinh tap huan ban ql kcn qn 21.9.2016
Chuong trinh tap huan ban ql kcn qn 21.9.2016Chuong trinh tap huan ban ql kcn qn 21.9.2016
Chuong trinh tap huan ban ql kcn qn 21.9.2016
 
Final report on_drm_training_programme_english_2012
Final report on_drm_training_programme_english_2012Final report on_drm_training_programme_english_2012
Final report on_drm_training_programme_english_2012
 

ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM

  • 1. Mã số: KK 35 Hm16 SÁCH KHÔNG BÁN
  • 2. ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM Hàn Mạnh Tiến, Nguyễn Thị Thu và Lê Thị Hải Yến NHÀ XUẤT BẢN THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
  • 3. Báo cáo này được thực hiện với sự tài trợ của Cơ quan Viện trợ Ai-len. Các phát hiện, giải thích và kết luận nêu trong báo cáo này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của Cơ quan Viện trợ Ai-len và Quỹ Châu Á. Bản quyền của các hình ảnh sử dụng trong báo cáo này thuộc Quỹ Châu Á.
  • 4. ĐÁNH GIÁ NHANH MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC VỚI KHU VỰC XÃ HỘI DÂN SỰ Ở VIỆT NAM NHÀ XUẤT BẢN THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG Tháng 2 năm 2016 Hàn Mạnh Tiến, Nguyễn Thị Thu và Lê Thị Hải Yến
  • 5. Từ thiện doanh nghiệp và Hợp tác với khu vực XHDS ở Việt Nam6
  • 6. 1 MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT....................................................................................................................2 LỜI CẢM ƠN........................................................................................................................................3 TÓM TẮT TỔNG QUAN........................................................................................................................5 I. BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU..........................................................................................................11 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU..........................................................................................................15 III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN........................................19 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................................................ 20 3.2. Các khái niệm cơ bản................................................................................................................................... 20 IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................................................23 4.1. Phương pháp thu thập thông tin.............................................................................................................. 24 4.2. Hạn chế và khó khăn của nghiên cứu..................................................................................................... 26 V. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................................................................29 5.1. Môi trường pháp lý và chính sách liên quan đến doanh nghiệp làm từ thiện............................... 30 5.2. Môi trường pháp lý và chính sách điều chỉnh tổ chức, hoạt động của các tổ chức XHDS.......... 40 VI. KẾT LUẬN VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH.....................................................................59 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................................63 PHỤ LỤC I: DANH MỤC CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT LIÊN QUAN.....................................................66 PHỤ LỤC II: TÓM TẮT CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN ĐẾN CÁC VĂN BẢN CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH TỪ THIỆN DOANH NGHIỆP...................................................................................68 PHỤ LỤC III: SƠ ĐỒ HÓA NGHỊ ĐỊNH 93/2009/NĐ-CP – BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VIỆN TRỢ PHI CHÍNH PHỦ NƯỚC NGOÀI......................................................................74
  • 7. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Bộ LĐ-TB-XH Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội TCCĐ Tổ chức cộng đồng CECEM Trung tâm nâng cao năng lực cộng đồng CECODES Trung tâm nghiên cứu phát triển hỗ trợ cộng đồng CED Trung tâm giáo dục và phát triển CISDOMA Viện tư vấn phát triển kinh tế nông thôn và miền núi CRS Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp CSBTXH Cơ sở bảo trợ xã hội DNVN Doanh nghiệp Việt Nam EU Liên minh châu Âu Hội LHPN Hội Liên hiệp Phụ nữ Hội ND Hội Nông dân KHCN Khoa học - Công nghệ KHKT Khoa học - Kỹ thuật LHH VHNT Liên hiệp hội Văn học nghệ thuật LIN Trung tâm Hỗ trợ phát triển cộng đồng MTTQ Mặt trận Tổ quốc PCP Tổ chức phi chính phủ PTCĐ Phát triển cộng đồng TAF Quỹ châu Á UBND Ủy ban nhân dân UNDP Chương trình Phát triển Liên hợp quốc VACD Hội các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam VCCI Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VNDCCH Việt Nam Dân chủ Cộng hòa VUSTA Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam XHDS Xã hội dân sự Từ thiện doanh nghiệp và Hợp tác với khu vực XHDS ở Việt Nam2
  • 8. LỜI CẢM ƠN N ghiên cứu này do nhóm Tư vấn gồm 3 thành viên là TS. Hàn Mạnh Tiến (trưởng nhóm), TS. Nguyễn Thị Thu và Th.S Lê Thị Hải Yến thực hiện. Nhóm Tư vấn xin chân thành cảm ơn Quỹ châu Á. Trong suốt quá trình triển khai, nghiên cứu này chắc chắn sẽ không thể đạt được kết quả như mong đợi nếu không có sự hỗ trợ và đóng góp ý kiến thường xuyên của nhóm cán bộ chương trình Phát triển xã hội và Giới thuộc Văn phòng Quỹ châu Á tại Hà Nội. Nhóm nghiên cứu cũng xin cảm ơn sự phối hợp chặt chẽ của 2 đơn vị đối tác của Quỹ châu Á là Trung tâm Nâng cao Năng lực Cộng đồng (CECEM) và Trung tâm Giáo dục và Phát triển (CED). Chúng tôi cũng gửi lời cảm ơn chân thành đến Hội các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam (VACD), các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội dân sự ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng vì sự hợp tác quý báu và hiệu quả trong quá trình thực hiện nghiên cứu. 3
  • 9. Từ thiện doanh nghiệp và Hợp tác với khu vực XHDS ở Việt Nam4
  • 10. 5 TÓM TẮT TỔNG QUAN T rong khuôn khổ Dự án “Phát triển Xã hội Dân sự Bền vững tại Việt Nam” do Quỹ châu Á thực hiện với sự tài trợ của Cơ quan Viện trợ Ai-Len (Irish Aid), nghiên cứu chính sách này được thực hiện nhằm tổng hợp, phân tích và đánh giá các cơ hội và thách thức của môi trường pháp lý và chính sách khuyến khích hoạt động từ thiện của doanh nghiệp Việt Nam cũng như huy động nguồn lực trong nước của các tổ chức xã hội dân sự (XHDS) tại Việt Nam. Các văn bản và quy định pháp luật hiện hành đã được tổng hợp để phân tích, tập trung ở hai mảng chính là: i) Đối với doanh nghiệp: các ưu đãi về thuế để khuyến khích hoạt động từ thiện doanh nghiệp và ii) Đối với các tổ chức XHDS: Địa vị pháp lý, thể chế và quản lý tài chính để đảm bảo các tổ chức này hoạt động chính danh và minh bạch như yếu tố cốt lõi để huy động nguồn lực. Ngoài ra, một số doanh nghiệp và tổ chức XHDS ở Hà Nội và TP HCM đã được phỏng vấn để có thể đánh giá tác động của các chính sách đó trong đời sống thực tế. Hai đối tượng chính của nghiên cứu này cũng đã được tạo cơ hội để cùng nhau đối thoại về các chính sách nhằm thúc đẩy hoạt động từ thiện doanh nghiệp vì mục tiêu phát triển. Về cơ bản, hành lang pháp lý để khuyến khích các doanh nghiệp làm từ thiện là tương đối đầy đủ, với một số luật quan trọng về thuế như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất nhập khẩu và thuế thu nhập cá nhân. Các luật này và các văn bản hướng dẫn đã quy định khá rộng về những lĩnh vực và hoạt động mà doanh nghiệp được miễn hoặc giảm thuế.Tuy nhiên, vấn đề hiểu và áp dụng các quy định pháp luật đó trong thực tế lại không dễ dàng vì 5 lý do sau: một là, các quy định đó không nằm ở một văn bản cụ thể nào, mà nằm rải rác ở các loại văn bản khác nhau; hai là, bản thân các văn bản pháp lý liên quan cũng rất phức tạp sau nhiều lần sửa đổi và bổ sung; ba là, các thủ tục và trình tự để hưởng miễn giảm thuế chưa đầy đủ, thường rườm rà, gây tâm lý e ngại cho đối tượng hưởng ưu đãi; bốn là, kiến thức về luật pháp liên quan của các doanh nghiệp và tổ chức XHDS còn hạn chế; và năm là, hoạt động phổ biến các quy định pháp luật của các cơ quan hữu quan còn yếu kém hoặc chưa tích cực. Với 5 lý do nêu trên, các chính sách ưu đãi hầu như không đi vào cuộc sống. Một số lượng lớn các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ không sử dụng các ưu đãi chính sách vào hoạt động từ thiện của mình. Trong khi đó, khu vực XHDS, mặc dù đang có sự phát triển nhanh chóng về cả số lượng, loại hình tổ chức, quy mô và nội dung hoạt động, vẫn đang là khu vực gặp nhiều khó khăn và dễ bị tổn thương cả về khuôn khổ pháp lý lẫn thực tiễn hoạt động. Một bộ luật chung cụ thể hóa các quyền hiến định về hội họp, lập hội, tham gia quản lý nhà nước và xã hội của công dân vẫn đang được thảo luận từ 10 năm nay mà thời hạn ban hành cũng như chất lượng của nó vẫn đang là một dấu hỏi. Bản thân các khái niệm: XHDS, tổ chức phi chính phủ (PCP), tổ chức phi lợi nhuận (PLN) còn đang được diễn giải theo nhiều cách khác nhau trong nhiều trường hợp, đã tạo ra các hiểu lầm, thậm chí sự phân biệt đối xử, cản trở các hoạt động lành mạnh của các tổ chức này. Trong số 5 loại hình tổ chức XHDS được chọn là đối tượng của nghiên cứu này (Hội, Tổ chức Khoa học & Công nghệ ngoài công lập, Quỹ xã hội/Quỹ từ thiện, các cơ sở BTXH ngoài công lập, và Nhóm không chính thức/Nhóm cộng đồng), Hội và Quỹ xã hội là các tổ chức có địa vị pháp lý rõ ràng hơn cả (có tư cách pháp nhân, có quy định về điều kiện thành lập, quyền hạn và trách nhiệm). Tổ chức khoa học và công nghệ, thường được hiểu là các tổ chức phi chính phủViệt Nam (PCPVN), nhưng trên thực tế không có quy định nào khẳng định bản chất phi chính phủ và phi lợi nhuận của các tổ chức này. Các cơ sở bảo trợ không có tư cách pháp nhân. Các tổ chức cộng đồng (TCCĐ) cho đến nay hoàn toàn chưa được ghi nhận và điều chỉnh ở bất kỳ một văn bản pháp lý nào. Quy định về quản lý tài chính
  • 11. Từ thiện doanh nghiệp và Hợp tác với khu vực XHDS ở Việt Nam6 và kiểm soát đối với các Quỹ xã hội là tương đối đầy đủ và chặt chẽ, trong khi đó đối với Hội và Cơ sở bảo trợ xã hội được xác định là“theo quy định của pháp luật”nhưng thực chất là không có quy định. Các quy định liên quan đến thuế, hạch toán, thống kê, kiểm soát đối với các tổ chức PCPVN là không rõ ràng. Chính vì vậy, tính minh bạch của các tổ chức này (PCPVN, Hội, cơ sở bảo trợ) phụ thuộc chủ yếu vào các quy định nội bộ và vào những người lãnh đạo của tổ chức. Sự hiểu biết và mối quan hệ giữa khu vực doanh nghiệp và khu vực XHDS đang là một thách thức và cản trở to lớn đối với việc hợp tác của hai khu vực này. Các nghiên cứu gần đây và các trả lời phỏng vấn trong nghiên cứu này cho thấy, phần lớn các doanh nghiệp không hiểu biết đầy đủ về khu vực XHDS. Một số doanh nghiệp cho rằng đây chỉ là các đối tượng thụ hưởng (các quỹ, các trung tâm bảo trợ…), một số khác quan niệm các tổ chức XHDS là các tổ chức đoàn thể (Mặt trận tổ quốc các cấp, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội chữ thập đỏ...). Họ thể hiện sự không tin cậy vì cách làm bị hành chính hóa, ít minh bạch và một số khuất tất trong hoạt động từ thiện mà bản thân họ đã trải nghiệm hoặc qua phản ánh của báo chí và dư luận. Việc hợp tác như đối tác với khu vực này gần như chưa được đề cập bởi các doanh nghiệp không hình dung được tại sao lại phải hợp tác, hợp tác như thế nào, hay hợp tác có đem lại hiệu quả thiết thực gì cho các bên không? Trừ một số ít các tổ chức XHDS có các mối quan hệ và có kinh nghiệm trong việc tiếp cận với các doanh nghiệp, phần lớn các tổ chức đến với doanh nghiệp để kêu gọi sự hảo tâm,“xin”sự hỗ trợ. Họ không chia sẻ được các mối quan tâm của doanh nghiệp, không hiểu cấu trúc ra quyết định đối với các khoản chi tiêu của doanh nghiệp, các khó khăn trong các khâu hóa đơn, chứng từ, quản lý tài chính… Sự xuất hiện của các tổ chức XHDS trên các phương tiện truyền thông đại chúng chưa nhiều, còn rời rạc, thiên về việc biểu dương các hoạt động từ thiện. Năng lực của các tổ chức XHDS nhìn chung còn nhiều hạn chế, đặc biệt trong các mặt: tổ chức, quản trị , tiếp cận truyền thông và huy động nguồn lực. Thúc đẩy doanh nghiệp hợp tác với khu vực XHDS để làm từ thiện và tạo dựng mối quan hệ đối tác chiến lược giữa hai khu vực là mục tiêu quan trọng đối với sự phát triển xã hội nói chung và phát triển bền vững của khu vực XHDS nói riêng. Để đạt được mục tiêu này thực sự là một quá trình khó khăn và đòi hỏi sự tham gia tích cực của cả ba khu vực là Nhà nước, Doanh nghiệp và XHDS. Môi trường chính sách, thể chế cần được hoàn thiện để khuyến khích các doanh nghiệp tham gia hoạt động tài trợ, đồng thời bảo đảm cho các tổ chức XHDS hoạt động chính danh, minh bạch và bình đẳng. Nhận thức và hiểu biết của xã hội, của cộng đồng doanh nghiệp về bản chất, vai trò và những đóng góp to lớn của của XHDS cần được nâng cao. Năng lực hoạt động của các tổ chức XHDS cần được tăng cường để đáp ứng các yêu cầu đa dạng của xã hội. Lòng tin trên cơ sở minh bạch và hiệu quả hoạt động cần được xác lập, duy trì và phát triển giữa cả ba khu vực trên. Để làm được những điều này, sự hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính của các tổ chức quốc tế vẫn giữ một vai trò quan trọng. Năm nhóm khuyến nghị chính sách đã được đề xuất bao gồm: 1. Tăng cường hiểu biết và thay đổi nhận thức của xã hội , đặc biệt của các cơ quan quản lý nhà nước và khu vực doanh nghiệp về vai trò, trách nhiệm và các hoạt động của tổ chức XHDS • Các cơ quan quản lý nhà nước cần có cái nhìn toàn diện và thống nhất hơn về XHDS; Ghi nhận và tôn vinh những đóng góp của các cá nhân và tổ chức XHDS trong hoạt động cộng đồng; Công khai minh bạch các yêu cầu về quản lý nhà nước để loại bỏ tâm lý e ngại và tạo các điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của khu vực này. • Các tổ chức XHDS cần được hỗ trợ hoặc chủ động xây dựng và thực hiện các chương trình truyền thông tạo dựng hình ảnh, tăng cường hiểu biết và nâng cao nhận thức đúng đắn của xã hội về vai trò, trách nhiệm và các cống hiến của khu vực này. Các tổ chức này nên liên kết với nhau theo khu vực địa lý hoặc lĩnh vực hoạt động để tăng cường quảng bá hình ảnh của khu vực XHDS.
  • 12. 7 • Các tổ chức XHDS và doanh nghiệp nên tổ chức diễn đàn hoặc các sự kiện giao lưu khác nhau, gắn liền với mối quan tâm của cả hai khu vực, nhằm mục đích tăng cường hiểu biết và chia sẻ thông tin, tạo nền móng cho sự tin cậy và hợp tác (thí dụ, sự kiện làm sạch môi trường đối với các doanh nghiệp cung ứng trang thiết bị bảo vệ môi trường, chăm sóc sức khỏe trẻ em đối với các doanh nghiệp cung ứng hàng hóa, đồ dinh dưỡng cho trẻ em vv.) • Các tổ chức phi chính phủ quốc tế (PCPQT) đóng vai trò quan trọng trong việc hợp tác, vận động các cơ quan chính phủ để tổ chức Diễn đàn các tổ chức xã hội hàng năm (tương tự như Diễn đàn phát triển của các Nhà tài trợ), tại đó, các cơ quan chính phủ, các tổ chức PCPQT, các tổ chức xã hội Việt Nam, các hiệp hội doanh nghiệp có thể chia sẻ kinh nghiệm, tháo gỡ các khó khăn, thảo luận về chiến lược hợp tác để cùng phát triển. 2. Bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đóng góp từ thiện, hỗ trợ cộng đồng; Tăng cường việc tuyên truyền phổ biến pháp luật đến với các doanh nghiệp để đưa các quy định này vào thực tiễn • Các nhà hoạch định chính sách nên bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện các quy định pháp luật và chính sách có liên quan nhằm khuyến khích từ thiện doanh nghiệp. Cụ thể là: § Sửa đổi, bổ sung điều 9 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp về các khoản được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế, theo hướng điều chỉnh theo hành vi có tính chất “từ thiện” và “từ thiện doanh nghiệp”, không nên liệt kê quá cụ thể các khoản chi vì Luật không thể liệt kê tất cả các hoạt động hết sức đa dạng của thực tiễn. § Loại bỏ yêu cầu một số khoản chi bắt buộc phải thông qua “các tổ chức có chức năng huy động tài trợ”(ví dụ, Nghị định số 93/2009/NĐ-CP). Tập trung đầu mối xác nhận là tổ chức và cá nhân trực tiếp thụ hưởng hoặc đóng vai trò trung gian để sử dụng tài trợ giải quyết các vấn đề xã hội, miễn là các tổ chức và cá nhân này có địa vị pháp lý và tư cách pháp nhân rõ ràng. § Có hướng dẫn trình tự, thủ tục và yêu cầu hạch toán, kế toán cụ thể đối với khoản chi tài trợ cho nghiên cứu khoa học. § Bổ sung Quy chế quản lý tổ chức xét tôn vinh danh hiệu và trao giải thưởng cho doanh nhân và doanh nghiệp (Quyết định số 51/2010/QĐ-TTg) theo hướng ưu tiên vinh danh các doanh nghiệp có các hoạt động từ thiện và đóng góp cho cộng đồng. Hình thành các giải thưởng ở cấp quốc gia, cấp tỉnh, thành phố để tôn vinh các doanh nghiệp tiêu biểu vì cộng đồng. • Các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan (Cục phát triển doanh nghiệp – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn...), các cơ quan thuế các cấp, VCCI, và các hiệp hội doanh nghiệp nên xây dựng các chương trình truyền thông và phổ biến pháp luật liên quan đến từ thiện doanh nghiệp. Ví dụ, bổ sung trên các trang website của các cơ quan này chuyên mục riêng về phổ biến kiến thức pháp luật liên quan đến từ thiện doanh nghiệp; Soạn thảo sổ tay tổng hợp các điều khoản ưu đãi về thuế cho từ thiện doanh nghiệp và ban hành rộng rãi đến các doanh nghiệp và các tổ chức XHDS. 3. Tiếp tục nâng cao năng lực (về phát triển tổ chức, quản trị, năng lực chuyên môn, gây quỹ...) cho các tổ chức XHDS • Các tổ chức PCPQT nên hỗ trợ triển khai việc“đánh giá nhu cầu đào tạo, nâng cao năng lực”cho các tổ chức XHDS trong giai đoạn phát triển mới, không chỉ tập trung cho các tổ chức PCPVN mà mở rộng sang các đối tượng khác (các hội, các tổ chức cộng đồng....). Các tổ chức PCPVN, những
  • 13. Từ thiện doanh nghiệp và Hợp tác với khu vực XHDS ở Việt Nam8 tổ chức có cơ hội được hỗ trợ bởi các tổ chức PCPQT, có đủ năng lực và kinh nghiệm hoạt động, nên trở thành nòng cốt cho việc nâng cao năng lực của các tổ chức XHDS khác. Các tổ chức PCPVN này cần được khuyến khích hình thành và chủ trì các mạng lưới XHDS, mà nhiệm vụ chủ yếu là chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ nâng cao năng lực. • Nhà nước nên khuyến khích các cơ sở đào tạo, các doanh nghiệp, khóa khởi nghiệp tại các trường đại học thu hút và có chế độ giảm học phí cho các thành viên của các tổ chức XHDS trong các khóa học của mình, đặc biệt các khóa học liên quan đến quản trị tổ chức, quản trị tài chính, quản lý dự án. Cân nhắc việc hình thành một dạng quỹ hỗ trợ đào tạo cho các tổ chức XHDS để các tổ chức này có thể cử thành viên của mình theo học các khóa chuyên môn phục vụ cho phát triển tổ chức. • Nhà nước nên khuyến khích và hỗ trợ việc chuyển đổi các cơ sở bảo trợ xã hội, Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện sang thành các Doanh nghiệp xã hội theo tinh thần Luật Doanh nghiệp 2014 và Nghị định số 96/2015/NĐ-CP. Cân nhắc việc xây dựng một Dự án tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật hoặc cung cấp tài chính cho các nhóm tư vấn đủ năng lực để giúp chuyển đổi các tổ chức này, hỗ trợ hoạt động trong thời gian đầu chuyển đổi, tổng kết các bài học kinh nghiệm và nhân rộng việc chuyển đổi. 4. Hoàn thiện khung pháp lý đảm bảo cho khu vực XHDS (tất cả các loại hình) hoạt động một cách chính danh, minh bạch và bình đẳng • Các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ nên khẩn trương hoàn thiện và ban hành Luật về Hội làm cơ sở pháp lý quan trọng cho các tổ chức XHDS hoạt động. Các tổ chức XHDS nên tích cực tham gia vào việc vận động chính sách cho Luật về Hội để thúc đẩy quá trình hoàn thiện và ban hành của Luật này. • Trong khi chưa ban hành Luật về Hội, đề nghị Chính phủ rà soát, bổ sung và sửa đổi 4 Nghị định điều chỉnh tổ chức và hoạt động của 4 loại hình tổ chức: § Hội, hiệp hội (Nghị định số 45/2010/NĐ-CP; Nghị định số 33/2012/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 45): Đơn giản hóa các thủ tục chuẩn bị thành lập và thành lập hội; Cân nhắc bỏ “Cơ quan quản lý về ngành, lĩnh vực hoạt động” công nhận ban chuẩn bị thành lập Hội; Rút ngắn thời gian chứng nhận thành lập hội, thời gian công nhận điều lệ và người đứng đầu hội; Hướng dẫn thống nhất công tác hạch toán, kế toán và quản lý tài chính đối với Hội. § Tổ chức KHCN (Nghị định số 08/2014/NĐ-CP): Làm rõ tính chất phi lợi nhuận của các tổ chức này; Hướng dẫn chế độ quản lý tài chính, thuế, kế toán, hạch toán. § Quỹ xã hội/Quỹ từ thiện (Nghị định số 30/2012/NĐ-CP): Xem xét giảm bớt quy định về tài sản đóng góp thành lập quỹ; Nâng tỷ lệ phần trăm chi phí cho hoạt động quản lý quỹ. § Cơ sở BTXH (Nghị định số 68/2008/NĐ-CP; Nghị định số 81/2012/NĐ-CP bổ sung một số điều của Nghị định số 68): Làm rõ khái niệm về cơ sở BTXH, bao gồm cả những cơ sở chăm sóc nuôi dưỡng ban ngày (12/24 giờ mỗi ngày) và cơ sở chăm sóc nuôi dưỡng sinh sống tại cơ sở (24/24 giờ mỗi ngày); giao trách nhiệm cho chính quyền địa phương có chính sách ưu đãi về mặt bằng để đáp ứng về điều kiện cơ sở vật chất theo quy định. • Riêng đối với các TCCĐ, cần tiếp tục vận động chính sách để Chính phủ sớm ban hành một văn bản cấp nghị định để tạo điều kiện các tổ chức này đăng ký hoạt động, có tư cách pháp nhân và đảm bảo hoạt động của các tổ chức này phù hợp với quy định pháp luật.
  • 14. 9 5. Nghiên cứu tiếp tục • Các cơ quan và tổ chức có vai trò thúc đẩy hoạt động doanh nghiệp làm từ thiện và hợp tác với khu vực XHDS cần tiếp tục có những nghiên cứu sâu và toàn diện hơn về: i) thực trạng, xu hướng làm từ thiện của các loại hình doanh nghiệp khác nhau, bao gồm cả các công ty và tập đoàn lớn của Nhà nước, ii) vai trò của các tổ chức XHDS, bao gồm cả các tổ chức xã hội do Nhà nước tài trợ, trong việc huy động và sử dụng nguồn tài trợ cho mục tiêu phát triển, iii) vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc hoạch định và triển khai các chính sách liên quan, và iv) cách thức, tính hiệu quả và sự bền vững của các nguồn hỗ trợ cũng phải được đánh giá dưới góc độ của các nhóm đối tượng hưởng lợi trực tiếp.. • Cần có đánh giá và tài liệu hóa các thực tiễn và mô hình hợp tác giữa doanh nghiệp và tổ chức XHDS trong các chương trình hỗ trợ phát triển cộng đồng, từ đó đưa ra những bài học kinh nghiệm và ví dụ điển hình để chia sẻ rộng rãi đến cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức XHDS cũng như tới công chúng và nhà hoạch định chính sách nhằm cải thiện môi trường chính sách và thúc đẩy việc áp dụng các mô hình, thực tiễn phù hợp và hiệu quả trong hợp tác giữa hai khu vực.
  • 15. Từ thiện doanh nghiệp và Hợp tác với khu vực XHDS ở Việt Nam10
  • 17. Từ thiện doanh nghiệp và Hợp tác với khu vực XHDS ở Việt Nam12 Sau gần ba thập kỷ đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu ấn tượng về phát triển kinh tế và trở thành nước có thu nhập trung bình thấp vào năm 20111 . Đồng thời, cũng trong thời gian này,Việt Nam đã chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của các tổ chức xã hội dân sự (XHDS), với nhiều loại hình, quy mô, phạm vi, tính chất hoạt động rất phong phú, đa dạng. Đến tháng 12/2014, theo thống kê của Bộ Nội vụ cả nước có 52.565 hội (483 hội hoạt động phạm vi cả nước và 52.082 hội hoạt động phạm vi địa phương)2 , 402 cơ sở bảo trợ xã hội (BTXH), trong đó có 233 cơ sở ngoài công lập. Báo cáo tóm tắt về XHDS Việt Nam (2012, ADB)3 ước tính có khoảng gần 2.000 tổ chức khoa học công nghệ (KHCN). Hiện chưa có thống kê chính thức về các tổ chức cộng đồng, nhưng theo ước tính của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), năm 2010, số tổ và nhóm này vào khoảng 200.000. Các tổ chức tài trợ song phương hoặc đa phương đã bắt đầu từng bước cắt giảm dần và/hoặc thay đổi chiến lược các chương trình tài trợ phát triển cho Việt Nam4. . Thêm vào đó, khủng hoảng kinh tế toàn cầu trong những năm qua cũng làm giảm đáng kể các nguồn tài trợ phát triển cho Việt Nam. Trong bối cảnh đó, các tổ chức XHDS củaViệt Nam, trong nhiều năm qua nhận được sự hỗ trợ có tính chất quyết định từ các tổ chức phi chính phủ quốc tế (PCPQT) và các nguồn tài trợ từ bên ngoài, đã và đang gặp rất nhiều thách thức để duy trì và mở rộng nguồn lực cho các hoạt động/dự án hỗ trợ phát triển, xóa đói giảm nghèo. Nhiều tổ chức XHDS trong và ngoài nước đã bắt đầu xây dựng các chiến lược gây quỹ sáng tạo và bền vững hơn, trong đó nhấn mạnh đến tính chủ động và yếu tố nội lực của các nguồn hỗ trợ. Hợp tác với các doanh nghiệp trong nước được xem là một trong những chiến lược đó. 1 Dịch vụ xã hội phục vụ phát triển con người – Báo cáo Quốc gia về Phát triển Con người năm 2011, UNDP, 2011 2 Tờ trình của Chính phủ về luật về hội, 2015 3 Báo cáo tóm tắt về XHDS Việt Nam, tháng 1/2012, ADB 4 Tài trợ phát triển vì mục tiêu bền vững trong bối cảnh Việt Nam trở thành nước thu nhập trung bình thấp, UN-EU-MPI, 2014
  • 18. 13 Khi kinh tế phát triển cũng là lúc các hoạt động từ thiện, hỗ trợ những người yếu thế và người nghèo trở thành mối quan tâm ngày càng rộng rãi của xã hội nói chung và cộng đồng doanh nghiệp nói riêng. Đến nay, chưa có một nghiên cứu hoặc thống kê nào ghi nhận quy mô và khối lượng huy động làm từ thiện từ hơn 500.000 doanh nghiệp đang hoạt động ở Việt Nam5 . Tuy nhiên, qua báo chí và một số tổng kết, có thể thấy các khoản huy động này là không hề nhỏ. Theo báo cáo “Đóng góp từ thiện của doanh nghiệp và cái nhìn về khối phi chính phủ ở Việt Nam’’6 (2013), trong số 516 doanh nghiệp trả lời, có 396 (77%) doanh nghiệp đã làm từ thiện nhân đạo trong vòng 12 tháng trước đó, với tổng giá trị tiền mặt hơn 113 tỷ đồng, hiện vật tương đương 14 tỷ đồng và 19.500 giờ công lao động. Báo cáo của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (Bộ LĐ-TB-XH) sơ kết 6 năm thực hiện Nghị quyết 30a của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững7 vào tháng 4/2015 cho biết khối lượng huy động nguồn vốn hỗ trợ cho chương trình từ các doanh nghiệp (tổng công ty, tập đoàn nhà nước, các doanh nghiệp khác) là 3.138 tỷ đồng, bằng 150% ngân sách đóng góp của các địa phương (2.000 tỷ đồng). Về mặt lý thuyết, mối quan hệ giữa một bên cần nguồn vốn để thực hiện các chương trình nhân đạo và phát triển (khối XHDS) và một bên có nhu cầu đóng góp cho các hoạt động đó (khối doanh nghiệp) lẽ ra phải chặt chẽ và bền vững. Nhưng trên thực tế, mối quan hệ này lại không thực sự tích cực, còn thiếu sự hiểu biết và tin tưởng lẫn nhau cả từ hai phía. Câu hỏi đặt ra là có những “khoảng trống”nào cần phải xóa bỏ trong mối quan hệ hợp tác giữa hai khối vì mục tiêu phát triển chung của đất nước? Tìm hiểu và đánh giá“khoảng trống”đó từ góc độ pháp lý và chính sách được xác định là cấp thiết trong mục tiêu phát triển khu vực XHDS bền vững ở Việt Nam. 5 Theo ước tính của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại “Dự thảo kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ -12/2015”, đến cuối 2015 cả nước có khoảng 535.000 doanh nghiệp đang hoạt động 6 Đóng góp từ thiện của doanh nghiệp và cái nhìn về khối phi chính phủ ở Việt Nam, Quỹ châu Á , CECODES and VCCI, tháng 10/2013 7 Báo cáo sơ kết đánh giá 6 năm thực hiện Nghị quyết 30A/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo, Bộ LĐTBXH, 4/2015
  • 19. Từ thiện doanh nghiệp và Hợp tác với khu vực XHDS ở Việt Nam14
  • 21. Từ thiện doanh nghiệp và Hợp tác với khu vực XHDS ở Việt Nam16 Nghiên cứu môi trường pháp lý và chính sách liên quan đến từ thiện doanh nghiệp nằm trong khuôn khổ dự án“Phát triển Xã hội Dân sự bền vững tại Việt Nam”, do Quỹ châu Á (TAF) thực hiện từ nguồn hỗ trợ tài chính của Cơ quan Viện trợ Ai-len (Irish Aid). Dự án có mục đích chính là gây dựng và phát triển các nguồn hỗ trợ trong nước cho các tổ chức xã hội dân sự của Việt Nam (XHDS). Để đạt được mục đích đó, dự án đưa ra 3 mục tiêu cụ thể: i) Nâng cao năng lực và chiến lược gây quỹ cho các tổ chức XHDS; ii) Thúc đẩy sự hiểu biết và tham gia của các doanh nghiệp vào các chương trình hợp tác chiến lược với các tổ chức XHDS; và iii) Tăng cường vận động chính sách nhằm cải thiện môi trường pháp lý cho các hoạt động gây quỹ của các tổ chức XHDS. Nghiên cứu chính sách này trả lời 2 câu hỏi quan trọng sau: 1. Môi trường pháp lý và chính sách hiện hành đang tạo ra những cơ hội và thách thức nào đối với hoạt động từ thiện của các doanh nghiệp Việt Nam? 2. Các tổ chức XHDS của Việt Nam đang gặp những khó khăn và thuận lợi nào về mặt chính sách để có thể huy động các nguồn hỗ trợ từ các doanh nghiệp trong nước cho sự phát triển của khu vực này? Các khuyến nghị chính sách và thể chế được đề xuất để khuyến khích các doanh nghiệp tham gia hoạt động từ thiện, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động của các tổ chức XHDS và cho việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hợp tác - đối tác giữa khu vực doanh nghiệp và khu vực XHDS.
  • 22. 17
  • 23. Từ thiện doanh nghiệp và Hợp tác với khu vực XHDS ở Việt Nam18
  • 24. 19 III ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
  • 25. Từ thiện doanh nghiệp và Hợp tác với khu vực XHDS ở Việt Nam20 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Lựa chọn các loại hình tổ chức XHDS: Bản chất và khái niệm về tổ chức XHDS ở Việt Nam hiện nay còn nhiều tranh cãi và được diễn giải rất khác nhau. Các thành phần tham gia vào các hoạt động cộng đồng cũng rất đa dạng, đan xen giữa các khu vực được nhà nước thành lập và cấp kinh phí với khu vực hoạt động độc lập, tự chủ về tài chính. Do hạn chế về thời gian và nguồn lực, trong khuôn khổ nghiên cứ này, Quỹ châu Á đã thống nhất với nhóm tư vấn lựa chọn 5 loại hình tổ chức XHDS: i) Hội nghề nghiệp, ii) Tổ chức KHCN (Tổ chức phi chính phủ Việt Nam), iii) Quỹ từ thiện hay Quỹ xã hội, iv) Các cơ sở BTXH ngoài công lập, v) Nhóm không chính thức (Câu lạc bộ/Nhóm tình nguyện, Nhóm cộng đồng). Có 3 đặc điểm chung để xác định các tổ chức XHDS này là: i) không nhận được tài trợ từ nhà nước, ii) gặp khó khăn trong việc huy động nguồn lực để phát triển bền vững, và iii) gặp khó khăn trong việc cấp phép thành lập cũng như thủ tục nhận tài trợ theo quy định của pháp luật. 3.2. Các khái niệm cơ bản Trong nghiên cứu này, Nhóm tư vấn thống nhất cách hiểu một số khái niệm như sau: Từ thiện doanh nghiệp: là công tác từ thiện do các doanh nghiệp thực hiện. Thông thường đó là những hoạt động doanh nghiệp tài trợ, hoặc hỗ trợ thực hiện nhằm giải quyết tận gốc một vấn đề xã hội nào đó. Từ thiện doanh nghiệp không mang lại lợi ích trực tiếp trong kinh doanh, nhưng có mang lại lợi ích gián tiếp. Doanh nghiệp có thể đóng góp bằng tiền mặt hoặc hiện vật, thời gian của người lao động, chuyên môn, kỹ thuật, hay tài sản nào đó của doanh nghiệp8 . Khái niệm này khác với hoạt động từ thiện truyền thống (charity) cả về qui mô và cách giải quyết gốc rễ của vấn đề. Thay vì chỉ cho rằng từ thiện doanh nghiệp là các khoản tài trợ, cứu trợ, hỗ trợ cộng đồng, hay là các khoản mà doanh nghiệp phải cho đi, các doanh nghiệp ngày nay coi đó là các khoản đầu tư/đóng góp của doanh nghiệp cho xã hội vì về lâu dài, những khoản đầu tư/đóng góp này sẽ mang lại lợi ích cho chính doanh nghiệp. Các tổ chức xã hội dân sự (XHDS): là tổ chức của những người hoạt động phi nhà nước không nhằm mục tiêu lợi nhuận cũng như tìm kiếm quyền lực quản lý. Các tổ chức XHDS đoàn kết mọi người nhằm thúc đẩy các mục tiêu và lợi ích chung. Các tổ chức này hiện diện trong đời sống công cộng, đại diện thể hiện lợi ích và giá trị của thành viên của mình hoặc của những người khác, và thành lập dựa trên cơ sở đạo đức, văn hóa, tôn giáo hoặc từ thiện9 . 8 “Hợp tác chiến lược trong hỗ trợ từ thiện - hỗ trợ cộng đồng”- Hướng dẫn dành cho doanh nghiệp , 2015 do CED biên soạn trong khuôn khổ dự án “Phát triển XHDS bên vững ở Việt Nam”. 9 Tổ chức xã hội dân sự - Tài liệu cơ bản, ADB, 2009
  • 26. 21 Các tổ chức xã hội ở Việt Nam bao gồm10 ,11 : • Các tổ chức chính trị-xã hội: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (là tổ chức Liên minh chính trị), Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ chí Minh, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam; • Các tổ chức xã hội-nghề nghiệp: Các Hội, Hiệp hội, Liên hiệp hội… được cấp phép hoạt động (i) trên phạm vi cả nước, (ii) trên phạm vi tỉnh, (iii) huyện, và (iv) xã; • Các tổ chức khoa học-công nghệ ngoài công lập (các Viện, trung tâm… thường gọi là các tổ chức PCPVN Việt Nam) do các tổ chức xã hội - nghề nghiệp hoặc các cá nhân đăng ký thành lập; • Các Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện; • Các cơ sở bảo trợ xã hội; • Các tổ chức cộng đồng (TCCĐ). 10 Sự hợp tác giữa các tổ chức phi chính phủ và nhà nước ở Việt Nam: những triển vọng tái cơ cấu? Phạm Bích San, Hội nghị thường niên các tổ chức phi chính phủ Việt Nam, 2011 11 Tổ chức xã hội dân sự Việt Nam, Nguyễn Ngọc Lâm, MSD
  • 27. Từ thiện doanh nghiệp và Hợp tác với khu vực XHDS ở Việt Nam22
  • 29. Từ thiện doanh nghiệp và Hợp tác với khu vực XHDS ở Việt Nam24 4.1. Phương pháp thu thập thông tin Phương pháp chính của nghiên cứu này là rà soát, tổng hợp và phân tích các văn bản pháp luật và chính sách hiện hành và các tài liệu liên quan. Ngoài ra, để bổ sung thông tin cho việc rà soát các tài liệu, làm rõ thêm các phân tích và đánh giá của nhóm tư vấn cũng như thu thập thêm ý kiến về các đề xuất chính sách, nghiên cứu đã tiến hành một số cuộc phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm với doanh nghiệp và các tổ chức XHDS ở Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh. 4.1.1. Tổng quan tài liệu Nghiên cứu tài liệu được tập trung ở hai nhóm tài liệu chính: Nhóm 1 là toàn bộ các văn bản pháp luật và chính sách liên quan. Đối với doanh nghiệp, trọng tâm nghiên cứu được tập trung vào Luật Doanh nghiệp, một số luật về thuế như Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế xuất nhập khẩu, Luật Thuế thu nhập cá nhân, các nghị định và thông tư liên quan, các văn bản pháp luật liên quan đến khen thưởng, vinh danh doanh nhân, doanh nghiệp. Đối với các tổ chức XHDS, các văn bản pháp luật được tập trung ở ba vấn đề: i) Địa vị pháp lý; ii) thành lập, tổ chức và hoạt động; iii) quản lý tài chính và hạch toán, kế toán. Ở từng phần phân tích dưới đây, các văn bản pháp luật liên quan đều được liệt kê trước khi đánh giá và phân tích. Chi tiết có thể tham khảo danh mục các văn bản pháp luật được đề cập đến trong nghiên cứu này tại Phụ lục I của báo cáo này. Nhóm 2 là các tài liệu tham khảo. Đó là các tài liệu dự án, các báo cáo nghiên cứu liên quan, các nghiên cứu tương tự. Chi tiết xem phần Tài liệu tham khảo ở cuối báo cáo. 4.1.2. Phỏng vấn sâu Trong vòng 1 tuần vào tháng 8 và 9/2015, nhóm Tư vấn đã tiến hành phỏng vấn sâu các doanh nghiệp và tổ chức XHDS tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Tổng cộng có 17 tổ chức XHDS và 17 doanh nghiệp đã được phỏng vấn, trong đó ở Hà Nội có 7 doanh nghiệp và 10 tổ chức XHDS, còn lại ở thành phố Hồ Chí Minh. Dưới đây là tóm tắt loại hình và số lượng doanh nghiệp và các tổ chức XHDS đã tham gia phỏng vấn.
  • 30. 25 Các loại hình tổ chức/doanh nghiệp Số lượng Tổ chức XHDS Các tổ chức khoa học kỹ thuật ngoài công lập (PCPVN) 07 Hội nghề nghiệp 02 Quỹ từ thiện/Quỹ xã hội 02 Các cơ sở BTXH ngoài công lập 02 Nhóm không chính thức (Câu lạc bộ/Nhóm cộng đồng) 04 Tổng cộng 17 Doanh nghiệp Doanh nghiệp nhà nước 01 Doanh nghiệp tư nhân 02 Công ty cổ phần 09 Công ty trách nhiệm hữu hạn 05 Tổng cộng 17 Tổng 34 Các cuộc phỏng vấn sâu được thực hiện với sự hỗ trợ của một bảng hỏi bán cấu trúc. Bảng hỏi dành cho các doanh nghiệp bao gồm 4 nội dung chính sau: i) thực tiễn hoạt động tài trợ/từ thiện và hợp tác với tổ chức XHDS của doanh nghiệp; ii) hiểu biết và/hoặc việc vận dụng trong thực tiễn các chính sách ưu đãi hiện hành đối với hoạt động tài trợ, từ thiện doanh nghiệp; iii) hiểu biết về các tổ chức XHDS và mong muốn/yêu cầu của doanh nghiệp đối với các tổ chức này khi làm tài trợ/từ thiện; và vi) các đề xuất của doanh nghiệp nhằm cải thiện môi trường pháp lý, chính sách, tạo thuận lợi cho từ thiện doanh nghiệp. Trong khi đó, bảng hỏi phỏng vấn sâu dành cho các tổ chức XHDS được thiết kế với các nội dung sau: i) các vấn đề/khó khăn trong hoạt động kêu gọi các nguồn tài trợ, đặc biệt là nguồn tài trợ từ doanh nghiệp; ii) việc thực thi các chính sách hiện hành liên quan đến việc tiếp nhận tài trợ và quản lý tài chính của các tổ chức XHDS; iii) hiểu biết của các tổ chức XHDS về từ thiện doanh nghiệp và các mong muốn/yêu cầu họ đối với các doanh nghiệp để xây dựng và phát triển mối quan hệ hợp tác bền vững; và iv) các đề xuất của tổ chức XHDS nhằm cải thiện môi trường pháp lý và chính sách cho mối quan hệ hợp tác này. Ngoài ra, một phiếu hỏi nhanh với các nội dung trên cũng đã được gửi để lấy ý kiến các doanh nghiệp tham gia Tọa đàm với các doanh nghiệp ở Đà Nẵng do Quỹ châu Á và CED thực hiện trong khuôn khổ dự án đã nêu. 4.1.3. Thảo luận nhóm Tại Hà Nội, trong ngày 4/9/2015, nhómTư vấn đã kết hợp với Hội các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam (VACD) tổ chức một buổi thảo luận nhóm với các doanh nghiệp về những thuận lợi và khó khăn về mặt pháp lý và chính sách liên quan đến từ thiện doanh nghiệp. Mục tiêu của thảo luận nhóm là tạo cơ hội trao đổi và chia sẻ giữa các doanh nghiệp và các tổ chức XHDS về các chính sách hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp làm từ thiện và hỗ trợ cộng đồng. Có tổng cộng 22 doanh nghiệp và tổ chức tham gia, trong đó ghi nhận 14 ý kiến đóng góp.
  • 31. Từ thiện doanh nghiệp và Hợp tác với khu vực XHDS ở Việt Nam26 4.2. Hạn chế và khó khăn của nghiên cứu Do bản chất của nghiên cứu này là rà soát và đánh giá nhanh các văn bản pháp luật và chính sách hiện hành và được thực hiện trong thời gian ngắn, nên các hạn chế và khó khăn của nghiên cứu này chủ yếu liên quan đến các phương pháp nghiên cứu được chọn nêu trên. Cụ thể là, việc thu thập và tổng quan tài liệu gặp nhiều khó khăn do các văn bản chính sách có liên quan nằm rải rác ở các luật và nghị định khác nhau. Nhiều quy định trong luật được hướng dẫn ở những văn bản hướng dẫn (thông tư) khác nhau. Ví dụ, những khoản chi được miễn trừ thuế trong Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2014 được chi tiết ở Thông tư số 96/2015, nhưng thủ tục và trình tự để được miễn trừ thuế lại được chi tiết trong Thông tư số 74 ban hành trước đó. Ngoài ra, có rất ít tài liệu nghiên cứu và báo cáo sẵn có về chủ đề này. Với tổng cộng 34 doanh nghiệp và tổ chức XHDS tham gia phỏng vấn sâu, những nhận định được rút ra từ kết quả phỏng vấn sâu chỉ góp phần làm sáng tỏ thêm những phân tích văn bản của nhóm nghiên cứu, chứ chưa đủ để mang tính đại diện hoặc cung cấp những thông tin sâu và đầy đủ hơn về thực tiễn áp dụng luật của các doanh nghiệp. Hơn nữa, việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp và tổ chức XHDS tham gia nghiên cứu này còn hạn chế và mang tính chủ quan. Các doanh nghiệp lựa chọn chủ yếu là những doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ, có các hình thức đóng góp từ thiện thường nhỏ lẻ, tự phát và trực tiếp mà ít quan tâm đến việc đầu tư cho các chương trình/dự án phát triển cụ thể. Các tổ chức XHDS được chọn tham gia nghiên cứu này đều là các tổ chức ngoài công lập. Như vậy, nhóm đối tượng doanh nghiệp và XHDS thuộc khối nhà nước, bao gồm các tổng công ty và các tập đoàn nhà nước - vốn được xem là có những đóng góp rất lớn cho chương trình 30A của Chính phủ (Chương trình xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo), hay nhóm tổ chức chính trị xã hội, các hội đoàn thể - vốn được xem là những“tổ chức có đủ chức năng tiếp nhận tài trợ”theo quy định của nhà nước, chưa được đề cập trong nghiên cứu này. Do đó, sự tương tác giữa khối tư nhân và khối nhà nước trong hoạt động từ thiện doanh nghiệp và phát triển nguồn lực cho các tổ chức XHDS của Việt Nam vẫn còn ít được biết đến.
  • 32. 27
  • 33. Từ thiện doanh nghiệp và Hợp tác với khu vực XHDS ở Việt Nam28
  • 35. Từ thiện doanh nghiệp và Hợp tác với khu vực XHDS ở Việt Nam30 5.1. Môi trường pháp lý và chính sách liên quan đến doanh nghiệp làm từ thiện 5.1.1. Môi trường pháp lý và chính sách Các văn bản pháp lý và chính sách liên quan đến từ thiện doanh nghiệp được tổng hợp và phân tích trong báo cáo này được chia thành 3 nhóm, gồm: i) Luật Doanh nghiệp 2014 và một số văn bản dưới Luật này; ii) Các luật về thuế (thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập cá nhân…); và iii) các văn bản chính sách về vinh danh doanh nghiệp. Danh mục các văn bản pháp lý xem chi tiết ở Phụ lục I của Báo cáo này. a. Luật Doanh nghiệp 2014 Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ban hành ngày 26/11/2014 và có hiệu lực từ 01/07/2015. Luật này thay thế cho Luật Doanh nghiệp năm 2005. Điểm nổi bật của Luật này là đã xác lập địa vị pháp lý của một loại hình doanh nghiệp mới: doanh nghiệp xã hội (DNXH) (điều 10, chương 1). Mới đây, ngày 19/10/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 96/2015/NĐ-CP quy định chi tiết điều 10 của Luật Doanh nghiệp mới, trong đó i) khẳng định Nhà nước khuyến khích và có những chính sách ưu đãi đối với tổ chức và cá nhân thành lập DNXH (khoản 1 và 2, điều 2), ii) cho phép các DNXH tiếp nhận nguồn tài trợ và viện trợ từ các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước (khoản 1 và 2, điều 3) và iii) cho phép chuyển đổi các cơ sở BTXH, Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện thành DNXH (điều 7). Với các quy định pháp luật mới ban hành, hành lang pháp lý cho các hoạt động xã hội, từ thiện được đảm bảo thuận lợi hơn, rõ ràng hơn và minh bạch hơn. Nghị định 96/2015/NĐ-CP ngày 19/10/2015 Điều 2. Chính sách phát triển đối với doanh nghiệp xã hội 1. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thành lập doanh nghiệp xã hội có mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng. 2. Doanh nghiệp xã hội được hưởng các ưu đãi và hỗ trợ đầu tư theo quy định của pháp luật. 3. Doanh nghiệp xã hội thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ tương ứng đối với từng loại hình doanh nghiệp và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Nghị định. Điều 3. Tiếp nhận viện trợ, tài trợ 1. Doanh nghiệp xã hội tiếp nhận viện trợ phi chính phủ nước ngoài để thực hiện mục tiêu giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường theo quy định của pháp luật về tiếp nhận viện trợ phi chính phủ nước ngoài. 2. Ngoài các khoản viện trợ quy định tại Khoản 1 Điều này, doanh nghiệp xã hội được tiếp nhận tài trợ bằng tài sản, tài chính hoặc hỗ trợ kỹ thuật từ các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong nước và tổ chức nước ngoài đã đăng ký hoạt động tại Việt Nam để thực hiện mục tiêu giải quyết vấn đề xã hội, môi trường. Điều 7. Chuyển cơ sở BTXH, quỹ xã hội và quỹ từ thiện thành doanh nghiệp xã hội 1. Cơ sở BTXH, quỹ xã hội, quỹ từ thiện được dùng toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ để đăng ký doanh nghiệp xã hội sau khi có Quyết định cho phép chuyển đổi thành doanh nghiệp xã hội bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép thành lập cơ sở BTXH, quỹ xã hội, quỹ từ thiện.
  • 36. 31 b. Các luật về thuế v Thuế thu nhập doanh nghiệp Thuế thu nhập doanh nghiệp trực tiếp tác động đến nguồn thu, chi tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp do đó sẽ ảnh hưởng đến quyết định của doanh nghiệp trong việc lựa chọn địa bàn đầu tư, tuyển dụng lao động và tham gia hoạt động từ thiện về quy mô và nội dung tài trợ. Các Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 (2008), Luật số 32/2013/QH13 ngày 19/6/2013 và Luật sửa đổi các Luật về thuế năm 2014 điều chỉnh các ưu đãi theo 2 hướng: Thứ nhất, miễn giảm thuế thu nhập cho các khoản thu của doanh nghiệp đối với các khoản tài trợ, viện trợ nhân đạo, các doanh nghiệp đầu tư và hoạt động trên địa bàn khó khăn, các doanh nghiệp sử dụng người lao động là nữ hoặc các đối tượng yếu thế trong xã hội. Cụ thể: § Miễn thuế thu nhập đối với khoản tài trợ nhận được để sử dụng cho hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoa học, văn hóa, nghệ thuật, từ thiện, nhân đạo và hoạt động xã hội khác tại Việt Nam. § Miễn thuế thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp có từ 30% số lao động bình quân trong năm trở lên là người khuyết tật, người sau cai nghiện, người nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) và có số lao động bình quân trong năm từ hai mươi người trở lên, không bao gồm doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, kinh doanh bất động sản. § Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn... được áp dụng thuế suất 10% trong thời gian 15 năm (điều 13 và 14, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp). Ưu đãi về thời gian miễn thuế, giảm thuế: § Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn...; doanh nghiệp thành lập mới hoạt động trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường được miễn thuế tối đa không quá bốn năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa không quá 9 năm tiếp theo. § Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được miễn thuế tối đa không quá 2 năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa không quá 4 năm tiếp theo. § Doanh nghiệp sản xuất, xây dựng, vận tải sử dụng nhiều lao động nữ được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp bằng số chi thêm cho lao động nữ. § Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động là người dân tộc thiểu số được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp bằng số chi thêm cho lao động là người dân tộc thiểu số. Thứ hai, liệt kê cụ thể các khoản chi của doanh nghiệp được khấu trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp kèm theo là các quy định liên quan đến quản lý thuế. Dưới đây là nội dung hướng dẫn mới nhất theo Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính). Các quy trình thủ tục liên quan đã được nêu cụ thể ở Thông tư số 78/2014/TT-BTC ban hành trước đó.
  • 37. Từ thiện doanh nghiệp và Hợp tác với khu vực XHDS ở Việt Nam32 Các khoản chi được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế Quy trình thủ tục 1 - Chi tài trợ giáo dục (Cho các trường thuộc Hệ thống giáo dục - bao gồm cả giáo dục nghề nghiệp ) Tài trợ cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, học tập và hoạt động của trường học; Tài trợ cho các hoạt động thường xuyên của trường; Tài trợ học bổng cho học sinh, sinh viên (tài trợ trực tiếp cho học sinh, sinh viên hoặc thông qua các cơ sở giáo dục, thông qua các cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ theo quy định của pháp luật); Tài trợ cho các cuộc thi về các môn học được giảng dạy trong trường học mà đối tượng tham gia dự thi là người học; Tài trợ để thành lập các Quỹ khuyến học giáo dục theo quy định của pháp luật về giáo dục đào tạo. Biên bản xác nhận khoản tài trợ có chữ ký của người đại diện cơ sở kinh doanh là nhà tài trợ, đại diện của cơ sở giáo dục hợp pháp là đơn vị nhận tài trợ, học sinh, sinh viên (hoặc cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ) nhận tài trợ (theo mẫu số 03/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC); Hoá đơn, chứng từ mua hàng hoá (nếu tài trợ bằng hiện vật) hoặc chứng từ chi tiền (nếu tài trợ bằng tiền). 2 - Chi tài trợ y tế (Cho các sơ sở Y tế được thành lập theo QĐPL) Tài trợ thiết bị y tế, dụng cụ y tế, thuốc chữa bệnh; Tài trợ cho các hoạt động thường xuyên của bệnh viện, trung tâm y tế; Chi tài trợ bằng tiền cho người bị bệnh thông qua một cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ theo quy định của pháp luật. Biên bản xác nhận khoản tài trợ có chữ ký của người đại diện doanh nghiệp là nhà tài trợ, đại diện của đơn vị nhận tài trợ (hoặc cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ) theo mẫu số 04/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC Hoá đơn, chứng từ mua hàng hoá (nếu tài trợ bằng hiện vật) hoặc chứng từ chi tiền (nếu tài trợ bằng tiền). 3 - Chi tài trợ cho khắc phục hậu quả thiên tai Tài trợ bằng tiền hoặc hiện vật để khắc phục hậu quả thiên tai trực tiếp cho tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật; cá nhân bị thiệt hại do thiên tai thông qua một cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ theo quy định của pháp luật. Biên bản xác nhận khoản tài trợ có chữ ký của người đại diện doanh nghiệp là nhà tài trợ, đại diện của tổ chức bị thiệt hại do thiên tai (hoặc cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ) là đơn vị nhận tài trợ (theo mẫu số 05/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC) Hoá đơn, chứng từ mua hàng hoá (nếu tài trợ bằng hiện vật) hoặc chứng từ chi tiền (nếu tài trợ bằng tiền).
  • 38. 33 4 - Chi tài trợ làm nhà tình nghĩa, làm nhà cho người nghèo, làm nhà đại đoàn kết Đối với chi tài trợ làm nhà cho người nghèo thì đối tượng nhận tài trợ là hộ nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Hình thức tài trợ: tài trợ bằng tiền hoặc hiện vật để xây nhà cho hộ nghèo bằng cách trực tiếp hoặc thông qua một cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ theo quy định của pháp luật. Biên bản xác nhận khoản tài trợ có chữ ký của người đại diện doanh nghiệp là nhà tài trợ, người được hưởng tài trợ là bên nhận tài trợ (theo mẫu số 06/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC) Văn bản xác nhận hộ nghèo của chính quyền địa phương (đối với tài trợ làm nhà cho người nghèo); Hoá đơn, chứng từ mua hàng hoá (nếu tài trợ bằng hiện vật) hoặc chứng từ chi tiền (nếu tài trợ bằng tiền). Hoặc: Biên bản xác nhận khoản tài trợ có chữ ký của người đại diện doanh nghiệp là nhà tài trợ và cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ là bên nhận tài trợ; Hoá đơn, chứng từ mua hàng hoá (nếu tài trợ bằng hiện vật) hoặc chứng từ chi tiền (nếu tài trợ bằng tiền). 5 - Chi tài trợ theo chương trình của Nhà nước Là chương trình được Chính phủ quy định thực hiện ở các địa phương thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (bao gồm cả khoản tài trợ của doanh nghiệp cho việc xây dựng cầu mới dân sinh ở địa bàn kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn theo Đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt) Biên bản xác nhận khoản tài trợ có chữ ký của người đại diện doanh nghiệp là nhà tài trợ, người được hưởng tài trợ (hoặc cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ) là bên nhận tài trợ (theo mẫu số 07/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC); Hoá đơn, chứng từ mua hàng hoá (nếu tài trợ bằng hiện vật) hoặc chứng từ chi tiền (nếu tài trợ bằng tiền). 6 - Chi tài trợ cho các đối tượng chính sách Thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan. 7 - Chi tài trợ nghiên cứu khoa học Thủ tục, hồ sơ tài trợ cho nghiên cứu khoa học thực hiện theo quy định tại Luật KHCN và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn có liên quan. v Các Luật về thuế khác:Thuế giá trị gia tăng (GTGT),Thuế xuất nhập khẩu,Thuế thu nhập cá nhân Luật Thuế GTGT năm 2008, luật sửa đổi bổ sung các Luật về thuế 2014 cùng các văn bản hướng dẫn dưới Luật (ví dụ như Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 và Nghị định số 121/2011/ NĐ-CP ngày 27/12/2011 và Thông tư số 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008...) đã quy định các khoản doanh thu có liên quan đến các hoạt động từ thiện và nhân đạo được miễn thuế GTGT. Cụ thể: § Duy tu, sửa chữa, xây dựng bằng nguồn vốn đóng góp của nhân dân, vốn viện trợ nhân đạo đối với các công trình văn hóa, nghệ thuật, công trình phục vụ công cộng, cơ sở hạ tầng và nhà ở cho đối tượng chính sách xã hội. § Dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật. § Hàng hóa nhập khẩu trong trường hợp viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại; quà tặng cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp.
  • 39. Từ thiện doanh nghiệp và Hợp tác với khu vực XHDS ở Việt Nam34 § Hàng hóa, dịch vụ bán cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế để viện trợ nhân đạo, viên trợ không hoàn lại cho Việt Nam. § Sản phẩm nhân tạo dùng để thay thế cho bộ phận cơ thể của người bệnh; nạng, xe lăn và dụng cụ chuyên dùng khác cho người tàn tật. Tại các văn bản pháp Luật về Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và gần đây nhất, Văn bản hợp nhất số 19/VBHN/VPQH về Luật Thuế xuất khẩu và Luật Thuế nhập khẩu, ngày 11/12/2014 (điều 3) quy định rằng hàng hóa viện trợ nhân đạo và viện trợ không hoàn lại sẽ không chịu thuế xuất nhập khẩu. LuậtThuế thu nhập cá nhân năm 2007 (Điều 20),Thông tư số 111/2013/TT-BTC (điều 9) vàThông tư số 92/2015/TT-BTC (điều 15) đã hướng dẫn quy định giảm trừ vào thuế thu nhập đối với: i) các khoản đóng góp cho các tổ chức, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người tàn tật, người già không nơi nương tựa và ii) khoản đóng góp vào Quỹ từ thiện, Quỹ nhân đạo, Quỹ khuyến học được Nhà nước công nhận. c. Các văn bản về vinh danh doanh nhân, doanh nghiệp Hiện nay, hoạt động vinh danh doanh nghiệp được quy định ở Quyết định số 51/2010/QĐ-TTg về việc ban hành Quy chế quản lý tổ chức xét tôn vinh danh hiệu và trao giải thưởng cho doanh nhân và doanh nghiệp và hướng dẫn bởiThông tư số 01/2012/TT-BNV.Tuy nhiên, các quy định và tiêu chí xét tôn vinh doanh nghiệp (điều 7, Quyết định số 51 và điều 4, Thông tư số 01) chưa đề cập đến những đóng góp của doanh nghiệp vào việc giải quyết các vấn đề xã hội (không thuộc lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp đó). d. Nhận định chung Nhóm tư vấn có các nhận định chung về môi trường pháp lý và chính sách liên quan đến doanh nghiệp làm từ thiện như sau: § Nhà nước Việt Nam đã thể hiện quan điểm nhất quán trong việc khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia hoạt động từ thiện. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng được hưởng ưu đãi được quy định tương đối rõ ràng, lĩnh vực được ưu đãi rộng, có tính chất khuyến khích cao đối với hoạt động xã hội và từ thiện của các doanh nghiệp. § Các khoản thu từ tài trợ, viện trợ, từ các hoạt động sản xuất kinh doanh các sản phẩm thiết yếu phục vụ hoạt động cứu trợ, viện trợ nhân đạo, đầu tư sản xuất kinh doanh ở các vùng đặc biệt khó khăn hoặc sử dụng lao động là những người yếu thế trong xã hội. Các khoản chi cho từ thiện, đều được miễn hoặc giảm thuế giá trị gia tăng, thuế xuất nhập khẩu hoặc thuế thu nhập doanh nghiệp. Các điều chỉnh, sửa đổi chính sách trong thời gian gần đây cho thấy xu hướng khuyến khích hơn, mong muốn huy động nhiều hơn, rộng rãi hơn các nguồn lực từ doanh nghiệp cho các hoạt động xã hội và từ thiện. § Các khuyến khích được nằm rải rác ở nhiều văn bản luật, nghị định, thông tư hướng dẫn..., lại thường xuyên bổ sung, sửa đổi, thay đổi nên rất khó khăn để nắm bắt và thực hiện. Thời gian từ khi có luật đến khi ban hành thông tư hướng dẫn thực hiện thường kéo dài. § Việc quy định quá cụ thể trong Luật về tỷ lệ phần trăm, số lượng lao động là các đối tượng yếu thế sẽ rất khó thực thi và chưa khuyến khích và chưa đảm bảo công bằng đối với các doanh nghiệp tuyển dụng lao động là người yếu thế ít hơn số lao động quy định trong Luật về các lao động này.
  • 40. 35 § Các văn bản pháp luật vẫn được xây dựng theo cách tiếp cận cũ - liệt kê những việc cụ thể “được khuyến khích” thay vì tiếp cận theo hướng “được làm các việc pháp luật không cấm” và điều chỉnh theo hành vi. Do vậy, các văn bản này không thể theo kịp sự phong phú, đa dạng của thực tiễn, mỗi lần sửa đổi, bổ sung lại thêm hoặc bớt các việc, các hoạt động cụ thể (ví dụ Thông tư số 96/2015 về thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung thêm 2 hoạt động so với hướng dẫn trước đó là: tài trợ cho giáo dục nghề nghiệp và làm cầu dân sinh). § Trình tự, thủ tục để được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp chưa được hướng dẫn đầy đủ, còn nhiều bất hợp lý và phức tạp, tạo tâm lý e ngại, nhất là trong hoạt động mang tính từ thiện. § Các khoản chi hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai, chi bằng tiền cho người bệnh chỉ được coi là hợp lệ nếu thông qua“các tổ chức có chức năng huy động tài trợ theo quy định của pháp luật”. Hiện nay chưa có văn bản nào xác định khái niệm và danh mục các “tổ chức có chức năng huy động tài trợ”, vì vậy việc thực hiện là khiên cưỡng, vừa mất nhiều thời gian, lại vừa hành chính hóa hoạt động tài trợ, đó là chưa tính đến tâm lý của các tổ chức, cá nhân nhà tài trợ luôn mong muốn sự đơn giản, thuận tiện trong các hoạt động tài trợ và tiền hỗ trợ phải được đưa đến tận nơi, tận tay người thụ hưởng. § Các khoản chi tài trợ cho các đối tượng chính sách, tài trợ cho nghiên cứu khoa học chưa được hướng dẫn cụ thể, mà đến cấp thông tư cũng chỉ hướng dẫn thực hiện “theo các quy định của pháp luật”. Điều này đồng nghĩa với việc không thể thực hiện được. § Tất cả các quy định về miễn, giảm, khấu trừ các loại thuế đều chỉ điều chỉnh đối với“các tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật”, được hiểu là các tổ chức có tư cách pháp nhân. 5.1.2. Các yếu tố thực tiễn từ góc độ doanh nghiệp tác động đến từ thiện doanh nghiệp và hợp tác với khu vực xã hội dân sự v Các doanh nghiệp ý thức sâu sắc hơn, quan tâm nhiều hơn và đóng góp đáng kể cho hoạt động từ thiện, nhân đạo. Đến nay, chưa có một tổng kết nào ghi nhận các đóng góp của hơn 500.000 doanh nghiệp trên cả nước trong hoạt động từ thiện, nhân đạo.Tuy nhiên, qua các phương tiện thông tin đại chúng, có thể thấy rõ mối quan tâm của xã hội nói chung và của cộng đồng doanh nghiệp nói riêng đến các hoạt động nhân đạo, từ thiện ngày càng gia tăng, nhất là trong các trường hợp thiên tai, bão lụt. Báo cáo “Đóng góp từ thiện của doanh nghiệp và cái nhìn về khối phi chính phủ ở Việt Nam”tháng 10/2013, cho thấy 3/4 trong số trên 500 doanh nghiệp tham gia vào nghiên cứu có hoạt động nhân đạo, từ thiện trong 1 năm trước thời điểm nghiên cứu. Nếu so sánh với 1 năm trước đó, 49% là không thay đổi và 19% là tăng lên. Tại một khảo sát nhanh cuối năm 2014 do CED thực hiện trong khuôn khổ dự án, 87% doanh nghiệp tham gia cho rằng từ thiện mang lại lợi ích cho doanh nghiệp. Trong khuôn khổ của nghiên cứu này, với số lượng doanh nghiệp tham gia không lớn, nhưng các kết quả cũng phản ánh sự quan tâm và đóng góp của các doanh nghiệp vào các hoạt động từ thiện, nhân đạo.
  • 41. Từ thiện doanh nghiệp và Hợp tác với khu vực XHDS ở Việt Nam36 Tất cả 17 doanh nghiệp được phỏng vấn đều có các hoạt động từ thiện trong năm 2014. Số lượng đóng góp lớn nhất là Công ty Cổ phần nhiên liệu Sài Gòn với số tiền là 500 triệu đồng, các doanh nghiệp khác từ 30 triệu đồng đến 400 triệu đồng. Có những doanh nghiệp hoạt động kinh doanh còn đang lỗ hoặc chưa có lãi vẫn huy động và đóng góp không nhỏ cho hoạt động từ thiện như Công ty TNHH khách sạn Đại kết HCM (190 triệu đồng), Công ty TNHH Ngọc Nam Phương (200 triệu đồng), Công ty Cổ phần thể dục - thể thao Tích Tắc HCM (100 triệu đồng), Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ quản lý Hà Nội (95 triệu đồng). 10/15 doanh nghiệp tại Đà Nẵng khi trả lời phiếu hỏi ý kiến nhanh đã cho biết họ có tham gia hoạt động từ thiện và nhân đạo năm 2014. Hầu hết các doanh nghiệp thành phố Hồ Chí Minh cho rằng“làmtừthiệnkhôngthuầntúylà«trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, mà thực sự là tâm và vấn đề tâm linh của con người trước nỗi đau và sự thiệt thòi của đồng loại”. Trong khi đó, các doanh nghiệp ở Hà Nội lại khẳng định làm từ thiện mang đến nét đẹp cho văn hóa doanh nghiệp “làm từ thiện không phải là cho, mà còn là trách nhiệm của doanh nghiệp. Làm từ thiện để giảm bớt sự thờ ơ, tăng lòng yêu thương của cán bộ, nhân viên, tạo nên văn hóa doanh nghiệp”. Đây là một yếu tố rất thuận lợi để các tổ chức XHDS tiếp cận và kêu gọi sự hợp tác và hỗ trợ từ doanh nghiệp cho các hoạt động của mình. v Sự hiểu biết của các doanh nghiệp về các chính sách ưu đãi của nhà nước liên quan đến từ thiện doanh nghiệp là rất hạn chế. Việc vận dụng trong thực tiễn các chính sách này hầu như không có. Nhóm tư vấn không có điều kiện để tìm hiểu một số lượng đông đảo các doanh nghiệp. Nhưng khi truy cập các trang website của các cơ quan quản lý nhà nước, các hiệp hội doanh nghiệp và nhiều tổ chức XHDS, chúng tôi hầu như không tìm thấy một bài nào tuyên truyền, phổ biến có chủ đích về các chính sách ưu đãi liên quan đến nội dung trên.
  • 42. 37 Nghiên cứu “Đóng góp từ thiện của doanh nghiệp và cái nhìn về khối phi chính phủ ở Việt Nam” tháng 10/2013 cũng không đề cập đến vấn đề này. Khảo sát nhanh của dự án cuối 2014 cho thấy 50% doanh nghiệp quan tâm đến các lợi ích về thuế, 34% không trả lời. Kết quả khảo sát doanh nghiệp: 15/17 doanh nghiệp được phỏng vấn ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh trả lời không biết về các chính sách ưu đãi cho hoạt động từ thiện, nhân đạo; 17/17 doanh nghiệp không sử dụng các ưu đãi hiện hành; 02 doanh nghiệp vận dụng, đưa một phần chi phí vào chi phí tiếp thị, quảng cáo. Ông Trần Văn Liêng - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Ca Cao Việt Nam: “Công ty chúng tôi hàng năm dành ra từ 300-400 triệu đồng để làm từ thiện, ngoài số tiền huy động từ anh em, một số khoản có hạch toán vào hoạt động tiếp thị. Mình làm việc tốt, từ tấm lòng và cái tâm của mình nhưng lại phải lấy danh nghĩa tiếp thị để làm, thấy không được thanh thản”. 13/15 doanh nghiệp tại Đà Nẵng trả lời không biết về các chính sách ưu đãi; Tất cả các doanh nghiệp trả lời phiếu có hoạt động từ thiện, nhân đạo 2014 đều không sử dụng ưu đãi. Giải thích về thực tế này, về mặt khách quan, các quy định và chính sách ưu đãi nằm rải rác ở các loại văn bản khác nhau (như các luật, nghị định, thông tư...). Bản thân từng loại văn bản cũng được sửa đổi và bổ sung, rất khó cập nhật và theo dõi. Về mặt chủ quan, việc phổ biến, hướng dẫn thi hành luật của các cơ quan hữu quan Nhà nước như cơ quan thuế còn yếu kém hoặc chưa tích cực. Trong thảo luận nhóm, có khá nhiều ý kiến chia sẻ về điểm này. Có đại diện doanh nghiệp cho rằng cán bộ cơ quan thuế năng lực còn hạn chế để giải thích rõ ràng cho các doanh nghiệp về các chính sách ưu đãi. Trong khi có ý kiến lại khẳng định các cán bộ thuế chưa thực sự tích cực phổ biến các chính sách đó. Đại diện của Viện Nghiên cứu Phát triển Doanh nghiệp cho rằng“(Cơ quan) thuế chỉ biết thu. Các doanh nghiệp nên chủ động trang bị cho mình những thông tin và kiến thức cần thiết về các chính sách liên quan của Nhà nước”. Các chính sách đã được ban hành từ gần 10 năm nay, nhưng dường như chưa thực sự đi vào cuộc sống, và chưa tạo ra được tác động rõ nét trong việc khuyến khích các doanh nghiệp tham gia nhiều hơn vào hoạt động nhân đạo và từ thiện. v Các doanh nghiệp hiểu biết không đầy đủ về các tổ chức XHDS, thiếu các thông tin về hoạt động của XHDS, chưa có sự tin cậy đối với khu vực này. Đây là một vấn đề lớn, đa chiều và mới chỉ được đề cập đến ở một số nghiên cứu gần đây (ví dụ xem “Đóng góp từ thiện của doanh nghiệp và cái nhìn về khối phi chính phủ ở Việt Nam” TAF 10/2013 và Xã hội dân sự tại Việt Nam: Nghiên cứu so sánh về các tổ chức xã hội dân sự tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh- TAF 12/201212 ). Trong phạm vi của nghiên cứu này, chúng tôi không có điều kiện đi sâu vào vấn đề thú vị trên. Khi làm việc với các doanh nghiệp, nhóm tư vấn cảm nhận một cách sâu sắc rằng, đây mới là một yếu tố quan trọng bậc nhất, ảnh hưởng quyết định đến việc thu hút nguồn tài chính của các tổ chức XHDS và hợp tác giữa khu vực doanh nghiệp và khu vực XHDS trong hiện tại và tương lai. Các kết luận ở điểm này dựa trên những phỏng vấn và thảo luận với 17 doanh nghiệp tham gia nghiên cứu này. 12 Xã hội dân sự tại Việt Nam: Nghiên cứu so sánh về các tổ chức xã hội dân sự tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, Quỹ châu Á, 12/2012
  • 43. Từ thiện doanh nghiệp và Hợp tác với khu vực XHDS ở Việt Nam38 Ngoại trừ 2 doanh nghiệp ở Hà Nội, 15 doanh nghiệp còn lại đều không rõ Xã hội Dân sự bao gồm những loại tổ chức nào. Một số doanh nghiệp cho rằng tổ chức XHDS là các tổ chức xã hội do nhà nước lập ra (mặt trận tổ quốc, hội phụ nữ, đoàn thanh niên...) và bày tỏ sự không tin cậy cách làm việc và tính minh bạch của các tổ chức này khi làm từ thiện qua các phản ảnh trên báo chí hoặc chính họ đã trải nghiệm. Một giám đốc công ty đưa dẫn chứng, trong một đợt cứu trợ bão lụt tại 1 tỉnh miền Trung, công ty có chuyển đến Mặt trận Tổ quốc tỉnh 40 triệu đồng. Sau 1 tháng, kiểm tra lại vẫn chưa thấy số tiền đến tay bà con và đến nay vẫn chưa biết số tiền đó dùng vào việc gì. “Từ đó chúng tôi tự tổ chức đi cứu trợ trực tiếp, không hợp tác với họ nữa”. Một số khác cho rằng các tổ chức XHDS chính là các Quỹ bảo trợ, Quỹ xã hội và “Chúng tôi vẫn thường xuyên ủng hộ cho họ”; Một Giám đốc doanh nghiệp cho rằng đây là một khu vực“nhạy cảm”, “tôi được thông báo là họ nhận tiền của nước ngoài về để chống phá chính quyền”; Tất cả các doanh nghiệp được phỏng vấn đều chưa bao giờ hỗ trợ hoặc hợp tác với các tổ chức KHCN (tổ chức phi chính phủ Việt Nam). Tuy nhiên, khi được nhóm tư vấn chia sẻ về các hoạt động và các các đóng góp của các tổ chức XHDS, phản ứng của tất cả doanh nghiệp là tích cực. Các doanh nghiệp sẵn sàng hỗ trợ, hợp tác với các tổ chức XHDS vì mục đích cộng đồng. Qua trao đổi, các doanh nghiệp cho rằng, để có thể hợp tác, họ mong muốn: - Hiểu rõ tôn chỉ, mục đích và các hoạt động của các tổ chức này; - Có bằng chứng để tin vào tính minh bạch, hiệu quả của tổ chức; - Uy tín của những người lãnh đạo Tổ chức được khẳng định; - Có dự án/ chương trình cụ thể; - Có kế hoạch hoạt động trung hạn phù hợp với mong muốn của công ty. “Vấn đề công khai và minh bạch của các tổ chức làm từ thiện là yếu tố cốt lõi để tạo dựng lòng tin đối với các doanh nghiệp”, bà Bùi Thị Lệ Phương – Giám đốc Công ty Tư vấn Tài chính và Dịch vụ Thuế phát biểu tại buổi thảo luận ngày 4/9/2015 tại Hà Nội. Ông Trần Văn Liêng - Tổng giám đốc công ty cổ phần Ca Cao Việt Nam “giả sử chúng tôi có dự án phát triển vùng nguyên liệu ở một địa phương, nếu có 1 tổ chức XHDS đủ năng lực, giúp chúng tôi vận động bà con trồng thử nghiệm trước ở quy mô nhỏ, dưới dạng một dự án xóa nghèo, thì chúng tôi sẵn sàng tài trợ. Việc này vừa giảm thiểu rủi ro, vừa tạo quan hệ và gây dựng thương hiệu cho công ty, tất cả đều hưởng lợi”. Báo cáo“Hình ảnh của các tổ chức XHDS trên một số báo in và báo mạng”(ISEE, 12/2011)13 ghi nhận: “Mặc dù các tổ chức XHDS ở Việt Nam đã và đang có sự đóng góp không nhỏ vào đời sống xã hội, phần lớn công chúng còn thiếu hiểu biết hoặc hiểu biết mơ hồ về sự tồn tại cũng như vai trò của các tổ chức này. Nhiều người còn không rõ về vai trò và chức năng của các tổ chứcXHDS, vì sao các tổ chức này lại cần thiết đối với sự phát triển của đất nước. Lý do nhiều người còn không hiểu về XHDS bởi vì các tổ chức này ít được thông tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Một mặt, các tổ chức XHDS không chủ động trong việc xây dựng và quảng bá hình ảnh của họ đối với công chúng. 13 Hình ảnh của các tổ chức XHDS trên một số báo in và báo mạng, ISEE, 12/2011
  • 44. 39 Họ thiếu kinh nghiệm để tiếp cận với báo chí một cách bài bản và đưa ra các thông điệp một cách chiến lược cũng như việc vận động xã hội ủng hộ cho sứ mạng của họ. Mặt khác, báo chí cũng chưa thực sự đưa các thông tin về các tổ chức XHDS một cách sâu sắc và hấp dẫn”. Thông điệp đã trở nên rất rõ ràng, 2 yếu tố có tính quyết định (thậm chí còn quyết định hơn cả yếu tố về chính sách ưu đãi của nhà nước) đến việc thu hút nguồn lực tài chính và hợp tác từ các doanh nghiệp cho hoạt động của các tổ chức XHDS là: (i) Tăng cường sự hiểu biết về vai trò, sứ mệnh, các hoạt động, sự đóng góp của các tổ chức XHDS cho khu vực doanh nghiệp và xã hội; (ii) Hoạt động của các tổ chức XHDS phải đảm bảo minh bạch, đặc biệt là minh bạch về tài chính. Đồng thời, các tổ chức XHDS cần có đủ năng lực xây dựng và quản lý dự án, lập kế hoạch và năng lực chuyên môn thực hiện các dự án phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp. 5.1.3. Các đề xuất của doanh nghiệp nhằm cải thiện môi trường chính sách và pháp lý cho từ thiện doanh nghiệp Qua thảo luận và phỏng vấn, có thể tổng hợp các đề xuất sau đây từ phía các doanh nghiệp nhằm cải thiện môi trường pháp lý, thể chế, khuyến khích các doanh nghiệp làm từ thiện và tăng cường sự hợp tác với các tổ chức XHDS - như những đối tác trong hoạt động từ thiện doanh nghiệp vì sự phát triển: v Cần được cung cấp đầy đủ thông tin, thành lập các diễn đàn, các hình thức giao lưu khác nhau giữa khu vực doanh nghiệp và khu vực XHDS, để có thể hiểu biết và chia sẻ, tạo nền móng cho sự tin cậy và hợp tác. v Các ưu đãi về thuế cho hoạt động từ thiện cần được thống nhất và tổng hợp ở một tài liệu cụ thể, được in và phổ biến cùng lúc với các thủ tục thành lập doanh nghiệp. Các cơ quan thuế, các tổ chức XHDS, các hiệp hội doanh nghiệp, các phương tiện thông tin đại chúng thường xuyên tuyên truyền, phổ biến, truyền thông về các chính sách khuyến khích doanh nghiệp làm từ thiện. v Đơn giản hóa các thủ tục, giấy tờ khi quyết toán các khoản chi. Loại bỏ các chứng nhận mang tính trung gian của các tổ chức trung gian (cơ quan có chức năng tiếp nhận tài trợ) trong các thủ tục hạch toán, quyết toán. v Hướng dẫn chi tiết các thủ tục giấy tờ cho các khoản chi tài trợ (chi tài trợ nghiên cứu khoa học, chi tài trợ đối tượng chính sách) mà cho đến nay mới chỉ được hướng dẫn chung chung “theo các quy định của pháp luật”. v Cần có những nghiên cứu sâu hơn và toàn diện hơn về thực trạng, xu hướng làm từ thiện của các loại hình doanh nghiệp khác nhau, bao gồm cả các công ty và tập đoàn lớn của Nhà nước.
  • 45. Từ thiện doanh nghiệp và Hợp tác với khu vực XHDS ở Việt Nam40 5.2. Môi trường pháp lý và chính sách điều chỉnh tổ chức, hoạt động của các tổ chức XHDS 5.2.1. Một vài nét khái quát về môi trường pháp lý và chính sách về tổ chức và hoạt động nói chung của khối XHDS Quyền hội họp, lập hội và tham gia quản lý nhà nước và xã hội của công dân đã được ghi nhận từ Hiến pháp 1946 và các Hiến pháp sau này của Việt Nam. Đường lối chung của Đảng và Nhà nước cũng khẳng định tính cần thiết và nhu cầu chính đáng của người dân về quyền lập hội (Nghị quyết số 8B-NQ/HNTW khóa VI năm 1990). Đến nay, việc thể chế hóa đường lối của Đảng và cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp“còn chậm, phân tán thiếu tính hệ thống và đồng bộ”, theo Báo cáo thẩm tra dự án luật về hội của Ủy ban Pháp luật Quốc hội ngày 28/10/2015. Do các yếu tố lịch sử và tính chất đặc thù của thiết kế hệ thống chính trị của Việt Nam đã hình thành được một khung pháp lý trong đó các loại hình tổ chức xã hội được điều chỉnh riêng rẽ, bằng nhiều cấp độ văn bản pháp luật khác nhau. Hiện nay, khung pháp lý này từng bước được hoàn thiện theo hướng cởi mở hơn và đang tiếp tục được hoàn thiện để phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội và hội nhập của đất nước. Dưới đây là tổng hợp các nhóm tổ chức xã hội hiện đang tồn tại tại Việt Nam và khung pháp lý điều chỉnh tổ chức và hoạt động của các nhóm này: v Nhóm tổ chức chính trị - xã hội có Luật và Pháp lệnh riêng điều chỉnh gồm: Mặt trận tổ quốcViệt Nam (Luật Mặt trận tổ quốc - số 14/1999/QH10, và mới nhất là Luật Mặt trận tổ quốc số 75/20015 ngày 12/6/2015), Công đoàn Việt Nam (Luật Công đoàn số 12/2012/QH13 ngày 20/6/2012), Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (Luật Thanh niên, số 53/2005/QH11 ngày 29/11/2005), Hội Cựu chiến binh Việt Nam (Pháp lệnh Cựu chiến binh số a19/2005/L-CTN, ngày 18/10/2005). Hội đoàn thể như Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, được thành lập theo các Nghị quyết của Đảng cộng sản Việt Nam. Tổ chức và hoạt động theo điều lệ và trong nhiều trường hợp đối với các chương trình hành động cụ thể, theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. v Các Hội, hiệp hội, các quỹ xã hội, từ thiện, các cơ sở bảo trợ xã hội được điều chỉnh riêng rẽ bằng các văn bản cấp nghị định chính phủ và các văn bản hướng dẫn cấp Bộ hoặc cấp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố. Riêng các hội và hiệp hội được phân ra 28 Hội “đặc thù” có phạm vi hoạt động cả nước và được nhà nước giao biên chế và cấp kinh phí cho toàn bộ hoặc một phần các hoạt động. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và thành phố quyết định các hội đặc thù trên địa bàn - Quyết định số 68/2010/QQĐTTg ngày 1/11/2010). Các tổ chức khoa học - công nghệ (còn gọi là PCPVN), được điều chỉnh bằng Luật KHCN và một nghị định hướng dẫn kèm theo. v Các Tổ chức cộng đồng hiện nay, chưa có một khung pháp lý nào cho tổ chức và hoạt động của các Tổ chức cộng đồng (TCCĐ). Do số lượng hết sức lớn, phạm vi hoạt động trải rộng trên khắp các mặt sinh hoạt của đời sống kinh tế, văn hóa và xã hội. Các tổ chức cộng đồng nhận được các ứng xử rất khác nhau từ các cơ quan chính quyền các cấp. Có nơi ủng hộ tích cực, có nơi gây khó dễ và ngăn cấm. Trong bối cảnh như trên hoạt động của các tổ chức cộng đồng nói chung về cơ bản là khó khăn, không được bảo đảm về pháp lý. Quá trình hoàn thiện khung pháp lý cho XHDS ở Việt Nam hiện nay được đánh dấu bằng việc Luật về Hội được đưa vào chương trình xây dựng Luật của Quốc hội khóa XIII (2011-2015). Tháng 6/2015 chính phủ đề nghị lùi thời hạn trình dự luật này. Tuy vậy, dự thảo Luật vẫn được soạn thảo, lấy ý kiến
  • 46. 41 nhiều lần các chuyên gia, các tổ chức xã hội và được trình để thảo luận tại phiên họp cuối cùng của Quốc hội khóa XIII (28/11/2015). Còn nhiều ý kiến rất khác nhau về nội dung của Luật. Tuy nhiên, dân chủ hóa xã hội đang trở thành xu thế tất yếu. Dư luận xã hội ghi nhận các đóng góp và cổ vũ mạnh mẽ cho việc thành lập rộng rãi hơn các tổ chức XHDS (thí dụ xem Quyền lập Hội, sao phải e dè14 - Vietnamnet và Thực trạng hoạt động của các tổ chức xã hội trên địa bàn Hà Nội15 ). 5.2.2. Môi trường pháp lý và chính sách liên quan đến tổ chức và hoạt động của 5 tổ chức XHDS được lựa chọn trong nghiên cứu Như trên đã trình bày, trong phạm vi của nghiên cứu này, nhóm tư vấn tập trung phân tích môi trường pháp lý đối với 5 loại hình XHDS (đã nêu chi tiết ở phần phạm vi nghiên cứu), tập trung vào các yếu tố để bảo đảm cho các tổ chức này hoạt động minh bạch, thuận lợi hơn trong việc thu hút nguồn kinh phí từ khu vực doanh nghiệp. Các vấn đề liên quan đến các tổ chức xã hội được nhà nước cấp kinh phí toàn bộ hoặc một phần không được đề cập trong báo cáo này. a. Hội Trước đây các tổ chức Hội được điều chỉnh bởi Nghị định số 88/2003/NĐ-CP, ngày 30/7/2003 quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội. Hiện tại các tổ chức này được điều chỉnh bằng Nghị định số 45/2010/NĐ-CP (Nghị định số 45), ngày 21/4/2010 và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP (Nghị định số 33), ngày 13/4/2012 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 45, và các thông tư hướng dẫn của Bộ Nội vụ. Bảng dưới đây tóm tắt những điểm chính có liên quan trong Nghị định số 45: 14 Quyền lập Hội, sao phải e dè, Vietnamnet. 15 Thực trạng hoạt động của các tổ chức xã hội trên địa bàn Hà Nội hiện nay, 2015, Sở Khoa học Công nghệ Hà Nội
  • 47. Từ thiện doanh nghiệp và Hợp tác với khu vực XHDS ở Việt Nam42 Định nghĩa Là tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam cùng ngành nghề, cùng sở thích, cùng giới, có chung mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, hoạt động thường xuyên, không vụ lợi nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội, hội viên, của cộng đồng; hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Địa vị pháp lý Hội có tư cách pháp nhân, trụ sở, con dấu, tài khoản và có thể có biểu tượng riêng. Trụ sở chính của hội đặt tại Việt Nam (Điều 4, khoản 2) Điều kiện thành lập 1. Có mục đích hoạt động không trái với pháp luật; không trùng lặp về tên gọi và lĩnh vực hoạt động chính với hội đã được thành lập hợp pháp trước đó trên cùng địa bàn lãnh thổ. 2. Có điều lệ; 3. Có trụ sở; 4. Có số lượng công dân, tổ chức Việt Nam đăng ký tham gia thành lập hội: (100 với phạm vi cả nước, 50 cấp tỉnh, 20 cấp huyện và 10 cấp xã ) (điều 5) Thủ tục thành lập (các điều 6,9,10,13,14, Nghị định số 45 và điều 1 nghị định số 33) ( i) Thành lập Ban vân động Hội (ii) Xin phép công nhận ban vận động (iii) Công nhận ban vân động (Các bộ quản lý ngành, lĩnh vực, các sở, ủy ban nhân dân Huyện, xã - thời hạn 30 ngày) (iv) Lập hồ sơ xin phép thành lâp (v) Quyết định thành lập (Bộ Nội vụ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân Huyện nếu được ủy quyền - Thời hạn 30 ngày kể từ khi nhận hồ sơ đầy đủ) (vi) Đại hội thành lập Hội - Thời hạn 90 ngày kể từ khi có giấy chứng nhận (vii) Phê chuẩn Điều lệ Hội (các bước tiến hành như điểm (v) ở trên với thời hạn 30 ngày)
  • 48. 43 Quyền của Hội (Điều 23, Nghị định số 45) 1. Tổ chức, hoạt động theo điều lệ hội đã được phê duyệt. 2. Tuyên truyền mục đích của hội. 3. Đại diện cho hội viên trong mối quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của hội. 4. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội, hội viên phù hợp với tôn chỉ, mục đích của hội. 5.Tổ chức, phối hợp hoạt động giữa các hội viên vì lợi ích chung của hội; hòa giải tranh chấp trong nội bộ hội. 6. Phổ biến, huấn luyện kiến thức cho hội viên; cung cấp thông tin cần thiết cho hội viên theo quy định của pháp luật. 7.Tham gia chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu, tư vấn, phản biện và giám định xã hội theo đề nghị của cơ quan nhà nước; cung cấp dịch vụ công về các vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt động của hội, tổ chức dạy nghề, truyền nghề theo quy định của pháp luật. 8. Thành lập pháp nhân thuộc hội theo quy định của pháp luật. 9. Tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến nội dung hoạt động của hội theo quy định của pháp luật. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các vấn đề liên quan tới sự phát triển hội và lĩnh vực hội hoạt động. Được tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức các hoạt động dịch vụ khác theo quy định của pháp luật và được cấp chứng chỉ hành nghề khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. 10. Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan để thực hiện nhiệm vụ của hội. 11. Được gây quỹ hội trên cơ sở hội phí của hội viên và các nguồn thu từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật để tự trang trải về kinh phí hoạt động. 12. Được nhận các nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. Được nhà nước hỗ trợ kinh phí đối với những hoạt động gắn với nhiệm vụ của nhà nước giao. 13. Cơ quan Trung ương hội có phạm vi hoạt động trong toàn quốc được gia nhập các tổ chức quốc tế tương ứng và ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế theo quy định của pháp luật và báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực hội hoạt động, cơ quan quyết định cho phép thành lập hội về việc gia nhập tổ chức quốc tế tương ứng, ký kết, thực hiện thoả thuận quốc tế.