SlideShare a Scribd company logo
Người thầy đầu tiên của chúng tôi là thân phụ
Nhạc sĩ Dương Đình Minh Sơn
Nhà Dân tộc-Âm nhạc học.
Thân phụ (1895-1958)
Điều trời cho
Tôi tuổi Bính Tý (Bính biến vi tù) cho nên cuộc đời lận đận, muôn cay nghìn
đắng. Sinh ngày 14 tháng 8 năm 1936 trong một gia đình truyền dòng Tộc
trưởng, tại Giáp Trung, Tổng Bích La, nay là thôn Bích La Trung, xã Triệu
Đông, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Cha tôi húy Dương Đình Vũ, mẹ tôi
húy Nguyễn Thị Niệm, bà là con gái út của cụ Đồ ở làng Bích La Thượng. Cha
mẹ tôi khoảng 27 tuổi đã có hai con trai, người Cả khoảng 5 tuổi, người thứ
khoảng 3 tuổi. Ông ngoại tôi là nhà Nho nên xem tướng anh Hai của tôi sẽ sáng
dạ, sau này học hành đỗ đạt. Nhưng không may, bị một trận nước lụt lâu ngày,
ăn phải nước bạc nên bị tiêu chảy, đều bị mất cả. Ông ngoại, ông nội tôi buồn,
ốm đau rồi qua đời. Cha tôi rời quê vào làm ăn trong Huế. Mới đầu làm thuê cho
chủ thầu gỗ ván, sau trở thành chủ thầu nhỏ. Và sau đó cha mẹ tôi sinh thêm liền
ba người con gái. Ông là trưởng tộc lại là con một, mà có ba đứa con gái liền,
nên ông đặt tên cho hai người chị tôi sinh sau là Thừa, Thãi.
Mẹ tôi kể lại, đến thời bà khoảng 36 tuổi thì bị một trận ốm nặng tưởng chết, chỉ
còn hơi ấm giữa ngực. Cha tôi ở Huế về, mời thầy Lang bốc thuốc, mua sâm Cao
Ly, nhờ thế mẹ tôi mới tỉnh lại. Khi hồi phục bà nói, trong lúc gần chết ấy, mẹ
tôi được ma bên nội kéo lại, còn ma bên ngoại lôi đi. Thế là cha tôi mổ một con
lợn để tạ ma Tổ Tiên trong nội tộc. Một năm sau đó, bà hoài thai tôi. Khi tôi mới
lọt lòng vài tháng, người to lắm không ai muốn bế. Có thể, khi bà ốm, nhờ uống
nhiều thuốc Bắc và sâm, nên sinh tôi người to thế, và sau này sáng dạ, có trí nhớ
tốt. Đến khi tôi lên sáu, cha tôi cho đi học chữ Nho.
Một đêm bên bên dòng Thạch Hãn.
Khoảng năm lên tám tuổi, một lần mẹ tôi cho lên thăm ngoại, rồi bà về trước, tôi
ở lại vài hôm. Nhà ngoại ở cạnh sông Thach Hãn, đêm trời về khuya, thuyền
buôn đi chợ Phiên ngoài Cam Lộ về, họ Hò chèo đò quá hay. Tôi tỉnh dậy, ra tựa
cửa nghe. Mợ tôi biết, mắng: Thằng Nuôi ra đứng mần chi đó? Thưa mợ: cháu
nghe họ Hò chèo đò hay quá! Đi vô! Mợ tôi quát . Hôm sau, mợ tôi nói với mẹ
tôi: Thằng Nuôi nó có máu “Hò đò dọc” đấy! (Số là tôi tên Thạch, nhưng là con
một nên gọi con nuôi).Nếu tôi có máu “Hò đò dọc” sẽ là con hư. Vì có câu:
Mẹ già cuốc đất trồng tiêu
Con đi đò dọc mẹ liều con hư.
Người ta cho rằng đi dò dọc, đò chật, đàn ông đàn bà nằm chen nhau thế là hư
người. Khi biết tôi có máu “Hò đò dọc”. Từ đó, mỗi lần trong làng có tổ chức
những đêm Hò giã gạo, mẹ tôi chỉ cho các chị tôi cùng đi xem, còn tôi bị nhốt ở
nhà, nhờ một bà người hàng xóm trông. Nhưng bà đâu ngờ, nhà bà nghèo vách
cửa thưa, đêm mùa hè, về khuya trăng sáng lung linh, điệu Hò giã gạo cùng ánh
trăng vẫn lọt qua khe cửa vào nhà, đến với tâm hồn non dại của tôi. Nhờ trong
tôi từ bé đã có máu “Hò đò dọc” ấy, nên sau này tôi thành nhạc sĩ,và đã viết
được bài hát khi mới 22 tuổi.
Người thầy tận tụy giảng dạy truyền cảm.
Đến năm 1945 Nhật dảo chính Pháp, cha tôi thôi làm việc trong Huế, về ở
nhà.Tôi đã lên 10, vẫn đi học chữ Nho. Từ thời gian đó trở đi, đêm đêm ông
chuyền thụ văn hóa truyền thống của dân tộc cho tôi. Như vậy, cha tôi đã khích
lệ và chuyền ngọn lửa chí hướng cho tôi từ thuở còn nhỏ. Đó là chìa khóa cho tôi
sau này trong hành trình sự nghiệp. Để tưởng nhớ công đức của cha, tôi đã viết
bài thơ với tiêu đề “Cha tôi dạy” có đoạn:
Muốn nên thân người này hỡi con
Vàng rồi sẽ hết nghĩa mãi còn
Những lời cha day bao gương sáng
Hồn tôi giấy trắng đậm lời son
Hoặc:
Cả cuộc đời chiêm nghiệm
Đêm đêm cha truyền dạy cho con
Đọc vài câu thơ rồi giảng ý
Con lớn theo huyền thoại dân gian.
Cha tôi là Tộc trưởng, lại có trí nhớ tốt và sống nhiều năm ở kinh đô Huế, tiếp
xúc nhiều những vị hiểu biết, nên ông có vốn kiến thức về văn hóa cổ truyền của
dân tộc; đặc biệt ở lĩnh vực văn học, mảng chuyện Cổ tích và các loại vè như Vè
bà Phó.
Hàng ngày tôi đi học, đêm về nằm cùng cha, nghe ông kể chuyện “thuở xưa”. Để
kiểm tra tôi có tập trung nghe kay không.Ông bắt tôi phải gải sau mông, nếu tôi
ngừng gải, ông hỏi: ngủ rồi à ? Tôi thưa: Dạ chưa! Lại tiếp tục gãi. Và ông kể hết
đêm này sang đêm khác, đủ các loại chuyện, đều là những chuyện huyền thoại.
Mà chuyện nào cũng có nguồn gốc của nó, chứ không kể giữa chừng. Như
chuyện thuở thiếu thời của Đinh Bộ Lĩnh như sau:
Cha của Đinh Bộ Lĩnh là con Rái cá.
Chuyện xưa kể rằng, Đinh Bộ Lĩnh là con của Rái cá, nên thuở nhỏ gọi là thằng
Rái. Số là bà mẹ hay đi gánh nước ngoài suối, bị con Rái cá dưới suối nhảy lên
“phủ” mà hoài thai Rái... Một lần sau, con rái cá lại theo lối cũ ... bị bà dùng đòn
gánh đánh chết. Bà đặt con rái cá vào một đầu quang, gánh về mổ thịt, nấu canh
cả nhà ăn, ném xương ra sân. Chó ăn mất vài chiếc. Bà mẹ nghĩ thế nào, lại ra
đuổi chó, nhặt nhạnh số xương còn lại gói vào mo cau, treo trên chạn bếp…
Tuổi lên tám, Rái đi chăn trâu cho ông chú và có tài bơi lặn xuống các vực sâu
mà không đứa chăn trâu nào theo kịp. Cho nên chúng rất phục tài của Rái
Thời bấy giờ, có thầy địa lý Tạ Ao bên Tàu, thuở nhỏ con nhà nghèo, phải đi ở
đun nước pha trà cho thầy dạy Phong thủy mười năm. Tạ Ao chỉ đứng ngoài cửa
nghe lỏm thầy giảng bài cho các anh khóa trong lớp mà hiểu được nội dung bài
giảng của thầy. Một lần cuối khóa học, để thi tốt nghiệp . Thầy cho người giúp
việc chôn một hình “nộm”, sâu 2 thước sau vườn. Sáng hôm sau, thầy cho các
học trò ra cắm các vị trí: chân, tay, đầu, rốn của hình nộm... các học trò cắm sai
cả. Không tìm ra được học trò giỏi.Thầy rất buồn! Nhưng sáng hôm sau nữa,
thầy thấy các huyệt cắm đều đúng cả. Thầy ngẫm, đây chỉ có Tạ Ao cắm huyệt
này.
Biết mình cắm đúng huyệt, Tạ Ao xin thầy cho nghỉ việc. Thời điểm ấy, sao trên
trời bên Tàu đều chiếu về phương Nam, thầy biết ở phương Nam miệng Rồng
đang mở ra, Tạ Ao sẽ đi phương Nam để tìm huyệt Rồng để táng hài cốt cha.
Thầy dặn, khi đi sang son đường độc đạo, hai bên núi ấy, con không được nhìn
lên núi. Nếu nhìn lên núi thì sẽ bị mù mắt. Qủa nhiên, khi đi qua đúng con đường
ấy, Tạ Ao nhớ lời thầy dặn không được nhìn lên đỉnh núi. Nhưng anh nghĩ: ta bịt
một mắt chỉ nhìn một mắt. Nếu mù thì chỉ mù một mắt thôi. Nhưng khi nhìn lên
trên chừng núi thì cả miệng con Rồng há ra. Tạ Ao vui mừng khôn xiết, lấy hài
cốt cha trong mo cau tán ra, viên thành từng viên rồi ném lên miệng Rồng. Song
các viên đều rơi xuống cả. Ông buồn, nhặt các viên hài cốt của cha gói lại trong
mo cau, rồi mang đi tiếp.
Mã cha thằng Rái được táng Hàm Rồng.
Tạ Ao đến tỉnh Ninh Bình, gặp chỗ vực sâu, thấy dưới vực có miệng con Rồng.
Thầy hỏi bọn chăn trâu:
-Đứa nào lặn được xuống dưới hồ này?
- Chỉ có thằng Rái mới lặn xuống đó được. Chúng nói:
Thầy hỏi Rái: Mày thường lặn xuống dưới ấy thấy gì?
-Dưới đó có cái hang trơn và mát lắm. Rái nói.
Tạ Ao nhờ Rái lặn xuống đặt mo hài cốt của cha mình vào đó. Nhưng khi Rái
lặn xuống thì Tạ Ao thấy miệng con rồng ngậm lại, Rái ngoi lên.
Tạ Ao cho là số mình không thành, nên nói với Rái: Mày đưa mo cau này xuống
treo vào sừng con vật ấy cho tao, rồi về đào mả cha đưa xuống đặt vào cái hang
ấy, sau mà nhờ.
Rái tất tưởi chạy về nhà hỏi mẹ: Mả cha tôi chôn ở đâu? Rái cứ hỏi mấy lần. Bà
mẹ tức, quát: Mã cha mày treo trên chạn bếp ấy.
Rái vội vàng vào chạn bếp tìm lấy mo cau đem ra, lặn xuống vực thì miệng con
rồng há ra. Rái đặt mo cau hài cốt cha mình vào đó.
Mã cha táng chỗ hàm rồng kết ngay, rất chóng linh nghiệm.,Lũ chăn trâu đã tôn
Rái làm Tướng. Hàng ngày dùng cây lau làm cờ tập trận giả. Để khao quân, Rái
cho mổ con trâu mộng của ông chú mở tiệc, khao quân.. Rồi cho một đứa vừa
chạy vừa khóc nức nở về báo với ông chú là con trâu mộng của ông đã chui vào
kẽ núi. Hiện giờ, anh Rái đang cầm đuôi kéo để giữ lại, chứ không kéo nó ra
được. Ông chú nghe tin dữ báo, vội vàng cầm cái thuổng chạy ra để đào. Thấy
Rái miệng kêu la, hai tay cố kéo đuôi trâu. Ông quát: Thằng Rái tránh ra ! Ông
vội cúi xuống, dùng hết sức bình sinh, cầm đuôi trâu dật mạnh. Theo đà, làm ông
ngã ngửa ra sau va đầu xuống đá. Ông biết bị Rái lừa. Ông chửi và đuổi đánh.
Rái chạy thục mạng, đến gặp một cái rãnh, bị vấp ngã. Ông chú cầm cái thuổng
định lao vào gót chân Rái. Nhưng thần “hồn” của Rái lóe sáng thành vừng hồng
ngăn cái thuổng lại. Ông chú thấy thế sợ vội chạy trở lại.
Chuyện đó, đến tai nhà sư trong ngôi chùa cạnh làng. Nhà sư cho chú tiểu đến
nhà nói với bà mẹ của Rái, cho Rái vào học Kinh sách trong chùa. Mấy năm sau,
Rái trở thành chàng trai tuấn tú, đứng đầu hội chăn trâu đã lớn, gọi là Đinh Bộ
Lĩnh. Hội của Đinh Bộ Lĩnh càng ngày các đông, đánh đâu thắng đấy. Đinh Bộ
Lĩnh lên làm vua, sử gọi là Đinh Tiên Hoàng, song không trọn đời. Do vì, số
xương của cha bị thiếu mất mấy cái (do chó ăn). Chuyện này ông kể có đầu, có
đuôi và kể một cách truyền cảm, đến ba đêm mới hết. Hôm sau kể. Ông lại hỏi:
Hôm qua kể đến đâu rồ?
Sau này, tôi dự thính hai khóa sau đại học, các G.S dạy văn hóa cổ truyền Việt
Nam, tôi thấy không mấy thầy dạy sâu sắc và truyền cảm như vị Thầy đầu tiên
của tôi.
Ngay chuyện Vè Bà Phó cho đến nay tôi vẫn nhớ cốt truyện và những đoạn hay
như:
Vẻ ve nghe vè Bà Phó
Có ai trong nhà đập chó cho tôi!
Bà Phó chống đậy dậy ngồi
Ra đường đập chó hỏi ông nào đứng đó không vô?
Bà Phó là tên gọi theo con gái có chồng đi lính làm đến chức Phó đội. Sau đó
mười năm ông Phó đội đi trấn ải ở Biên thùy. Nhờ có công nên ông được vua gọi
về làm quan trong Triều. Ông sinh được hai con trai, học giỏi đỗ Tiến sĩ, được
vua gả công chúa cho. Nhưng người em không nhận mà chỉ yêu Xuân Hương
con gái của ông Ăn mày...
Xuân Hương tuổi mới nên ba
Tay cầm gậy trúc dắt cha ăn mày
Bữa nào xin được thì ăn
Bữa nào xin không được thì nhịn phần nuôi cha.
Đến khi cha chết, Xuân Hương ra nằm mồ trông cha. Tiên trên Trời thấy người
con gái có hiếu với cha nên động lòng, đêm đêm xuống dạy các phép, đến độ
Xuân Hương tài giỏi nhưTiến sĩ. Nhưng ông Đội không cho con trai thứ là Tiến
sĩ lấy. Ông dùng mọi hình thức để can ngăn, kể cả đánh đòn nhưng không ngăn
được. Ông đành cho bà vú nuôi ra xem Xuân Hương người thế nào. Bà vú nuôi
về kể, cô ta đẹp như tiên... Cho nên ông Đội đành cho con trai lấy con gái con ăn
mày, nhưng khi cưới phải đi vào đường chuồng trâu.
Khi lên kiệu hoa, Xuân Hương khắc vào thân cây đa mấy vần thơ:
Thơ khắc cây đa.
Nhờ ơn cây cao bóng mát
Sau tự tạ chợ cả quán đông
Mẹ sớm cách non tùng
Con nương nhờ bến Liễu
Con thì dại cha thì mù
Dắt dìu cha chưa trọn một kỷ.
Cha tôi đọc từng đoạn thơ rồi giảng ý. Ông chuyền qua tình cảm, với âm điệu lay
động tâm can tôi thời còn non dại. Đó là chìa khóa mở cánh cửa cho tôi trong
đường nghiên cứu sau này. Nhất là việc tự học và dự thính như thầy Tạ Ao mà
trở thành người.
Gần đây, sau khi tôi đã viết được mấy cuốn sách về văn hóa truyền thống của
dân tộc và hàng mấy chục bài báo khoa học đăng ở các Tạp chí chuyên ngành.
Một lần trong khi trao đổi về nội dung những cuốn sách ấy với G.S.Phạm Đức
Dương, tôi nói: Đó là nhờ Thân phụ tôi dạy, còn trong kháng chiến, quê tôi
không có trường. G.S Dương nói: G.S Phan Ngọc thành đạt cũng nhờ cha dạy.
Cây đàn khẩu súng.
Năm 17 tuổi, sợ Tây bắt lính, tôi ra vùng Tự do Phong An (Quảng Trị), định ra
Hà Tĩnh học, nhưng đường U bò bị giặc chiếm-( là con một, nên trước khi đi xa,
tôi phải cưới vợ, để có người phụng dưỡng cha mẹ, người đó hơn tôi 3 tuổi và tôi
có con trai đầu lòng –sau này mới biết). Người dẫn đường đưa tôi vào bộ đội
huyện Triệu Phong. Sau 2 tháng học tập, rồi ra trận chống càn, xuýt chết. Năm
1954 hòa bình, tập kết ra Bắc, ở Tư Lệnh quân khu IV, đóng quân ở Hà Tĩnh,
Nghệ An. Do đã có sãn ý niệm về văn hóa cổ truyền trong đầu, cho nên ở mỗi
địa điểm đóng quân là tôi tiếp cận văn hóa ở đó, chủ yếu là văn hóa tâm linh-
thời đó tín ngưỡng chưa cấm..
Cuối năm 1955 tôi được bổ sung về Sư đoàn 316, đơn vị đóng quân nhiều nơi ở
Thanh Hóa, như Quảng Xương, Tỉnh Gia, Nông Cống, rồi lên Phú Thọ, Sơn
Tây. Đến đâu, hôm trước thì hôm sau đơn vị (Tiểu đoàn của tôi ) đều tổ chức
biểu diễn văn nghệ để làm quen với nhân dân địa phương. Đó là dịp tôi phát lộ
“máu hò Đò dọc ” của mình. Đầu tiên là ngâm thơ, thời gian sau là vừa tự đệm
đàn guitare vừa hát.
Đầu năm 1958 Sư đoàn hành quân lên lại Điện Biên, Trung đoàn 176 của tôi ra
xây dựng nông trường Điện Biên, tôi được chuyển ngành sang huyện Điện Biên,
nhưng vẫn nằm trong đội văn nghệ không chuyên của huyện và tôi đã sáng tác
được ca khúc. Đó là thời điểm, tôi tiếp cận nền văn hóa của người Thái.
Thời kì đó, nền văn hóa của người Thái chưa bị tính công nghiệp chi phối.
Những hình thái phong tục, tín ngưỡng cúng bái của giới thầy mo vẫn còn phong
phú, chưa bị cấm đoán. Tôi được dự xem lễ “Xên mương” (cúng Mường) ở đền
bản Phủ vào khoảng tháng 6 âm lịch (1958) vào đầu xuân của Lịch Thái- lễ cúng
mường cuối cùng của người Thái- là thời điểm, tôi tiếp cận nền văn hóa Thái.
Tuy đó chỉ là những nhận thức mơ hồ ban đầu, nhưng nó lại in đậm và gợi ý cho
những đề tài nghiên cứu về văn hóa cổ truyền của dân tộc sau này của tôi.
Nghe nhạc Bethôven
Do tôi hoạt động văn nghệ hăng say và đã sáng tác được bài hát, nên năm 1962
được Huyện cho đi học lớp ngắn hạnTrung cấp sáng tác âm nhạc ở Trường Âm
nhạc Việt Nam. Trong lớp học ấy đều là những cán bộ hoạt động văn nghệ ở các
địa phương hoặc nhạc sĩ sáng tác của các đoàn văn công tỉnh. Số tôi may mắn, là
người ở Tây Bắc về, nên những anh lớp trước thông cảm hướng dẫn, giúp đỡ tận
tình như Nguyễn Hữu Công (Thuận Yến), Trần Tất Toại.. . Trong môn sáng tác
có những nhạc sĩ nổi tiếng đến nói chuyện kinh nghiệm về việc rèn luyện, học
tập, nghiên cứu và thành công trong sáng tác; đặc biệt Thầy Lê Yên dạy về Hòa
thanh dân tộc với công năng bậc: I – II- IV, nó khác với hòa thanh của châu Âu
tiến hành công năng: T-S-D; Còn được học dân ca Quan họ do Thầy Tâm dạy và
Thầy Cổ dạy dân ca miền Trung; Thời ấy,quan niệm sáng tác âm nhạc là phải
lấy ngôn ngữ âm nhạc cổ truyền của dân tộc làm trọng tâm; Có cả môn học chỉ
huy, tôi là người cao ráo nên được Thầy Đinh Ngọc Liên hay cho làm thị
phạm… Đặc biêt là tập làm quen với việc nghe nhạc cổ điển châu Âu. Ở lớp học
này, về sau có những anh thành đạt như nhạc sĩ Trần Viết Được ở Nam Định,
nhạc sĩ Hoàng Hoa Cương ở Cao Bằng và tôi cũng sáng tác một số bài trong đó
có bài Miền Nam đồng khởi. Tôi tốt nghiệp loại Ưu.
Làm quen tiếng đàn Then chượ
Năm 1965 tôi được bổ sung lên công tác ở Ty Văn hóa tỉnh Lai Châu, như con
dao pha, tôi làm đủ mọi việc: “Nhạc trưởng”, sáng tác nhạc múa cho đoàn Văn
công tỉnh như vở Nhạc múa Vừa A Dính 25 phút; Sưu tầm nghiên cứu văn hóa
âm nhạc truyền thống của dân tộc Thái (tiếp tục đề tài từ 1958 thời ở Điện
Biên); Giảng dạy tại trường Nghệ thuật của tỉnh. Đặc biệt từ năm 1966 đến giữa
năm 1969, một mình tôi tự học các loại nhạc cụ như đần thuyền của Lào, đàn
Acordion... để đào tạo cho hai Tổ nhạc của hai đoàn Văn công của hai tỉnh bạn
Lào là tỉnh Phong sa lỳ và tỉnh Luông pha băng, đồng thời viết nhạc múa hoàn
chỉnh cho một chương trình biểu diễn của đoàn- do tỉnh Lai Châu đăng cai đào
tạo cho hai tỉnh bạn (Ảnh 143 dạy hát 144 dạy đàn).Trước đó có 3 nhạc công của
đoàn Văn công tỉnh có tay nghề như đàn Acordion... vào dạy, nhưng sau một
tháng, không dạy được. Tôi được Trưởng ty cử vào thay. Sự thành công của tôi ở
đây có nhiều điều tâm đắc.
Ảnh 143dạy hát. Ảnh 244 bdạy đàn.
Cuôi năm 1967 tôi về Hà Nội công tác, ở lại làm việc với Hội Nhạc sĩ -ở nhà
nghỉ Phùng Hưng, sau đến ở nhờ nhà nhạc sĩ Hoàng Nguyễn Ủy viên Thường
trực Hội và gặp nhiều nhạc sĩ cùng ở khu nhà Tập thể 168 phố Huế. Tong dịp tết
Mậu Thân miền Nam Đồng khởi, tôi đã viết bài hát Miền Nam đồng khởi. Tối
Chủ nhật Đài tiếng nói Việt Nam công bố 12 bài viết đầu tiên của giới Nhạc sĩ
miền Bắc để cổ động cho miền Nam nổi dậy, trong đó có bài Người chiến sĩ ấy
của Nhạc sĩ Hoàng Vân, bài Bảo nổi lên rồi của Nhạc sĩ Trọng Bằng.v.v thì bài
Miền Nam đồng khởi của tôi nộp vào hàng thứ 8 của 12 bài. Trong dịp miền
Nam đồng khởi ấy, Hội Nhạc sĩ chuẩn bị cử một đoàn nhạc sĩ vào Huế do Nhạc
sĩ Đỗ Nhuận Tổng thư kí Hội dẫn đầu. Do tôi viết nhanh, nên Nhạc sĩ Đỗ Nhuận
cho tôi cùng di: Khi đó, nếu tôi làm kịp hồ sơ thì được kết nạp vào Hội, nhưng
thành phố Huế không giữ được lâu, nên đoàn của Hội Nhạc sĩ không đi nữa và
tôi trở lên Lai Châu. Ở đó bao nhiêu công việc đang chờ tôi, cho nên, việc làm
Hồ sơ xin vào Hội nhạc sĩ bị nhỡ.
Quê hương Múa nón
Đèo Pa Đin núi cao vời vợi
Đỉnh Hoàng Liên mây đợi gió chờ
Lai Châu đẹp tựa bài thơ
Tay đưa chiếc nón lòng mơ điệu đàn
Tam Đường đầu lạ sau quen
Chè thơm đượm ngọt gợi khèn Phan Sân ( Nghệ nhân)
Đường về Phong Thổ đã dần
Nhịp đàn Then Chựa ái ân điệu Xòe (Nghệ nhân)
Hỡi ai vui cảnh Mường Tè
Nay thì Lum Lũm mai về Nậm Khao ( Quê bài hát “Chiếc khăn piêu
” )
Khăn Piêu Bài hát nao nao
Chàng trai nhặt được muốn trao ân tình
Nhưng rồi, anh hát một mình đêm đêm.
Then Chượ sáng tạo tám điệu múa Thái đầu tiên
Vào khoảng năm 1920 ở huyện Phong Thổ của tỉnh Lai Châu có Mo
mương (mo đứng đầu mường) là Lường Văn Chượ biệt danh "Then Chượ" phục
vụ trong nhà quan Tri châu huyện Phong Thổ Đèo Văn Ân đã lấy các điệu múa
Cúng trong lễ "Then Pang Kin",và"Kin Lẩu Nó" sắp xếp lại thành tám điệu múa
cho đội xoè ở nhà quanTri châu Phong Thổ biểu diễn trong những cuộc tiếp đón
khách khứa. Tám điệu múa đầu tiên gồm có: múa Nhụm hưa, múa nón, múa
khăn, múa quạt, múa chai, múa nhạc (ngựa), múa hái rau (kếp phắc), và múa
quét hoa tàn"quát bó héo". Từ tám điệu múa này, sau đó, các châu trong tỉnh Lai
Châu tuyển diễn viên, cử lên huyện Phong Thổ học, về xây dựng cho đội xoè của
châu mình. Đến năm 1925 đã có cuộc Hội diễn múa đầu tiên tại biệt thự nhà vua
xứ Thái Đèo Văn Long ở châu Mường Lay. Ngành nghệ thuật múa truyền thống
của người Thái đi vào bước ngoặt phát triển rực rỡ từ đấy. Sau ngày giải phóng
(1955) có cuộc Hội diễn văn nghệ toàn quốc tổ chức tại Hà Nội, đội xòe của bản
Chợ huyện Mường Lay (tức là đội xòe của nhà vua Đèo Văn Long ) được chọn
cử về dự Hội diễn. Đến thập kỉ 70 của thế kỉ 20, "Báo khỏa" (nhạc công đàn
tính) của đội xòe này là Lò Văn Han vẫn ở bản Chợ, chúng tôi đã ghi âm nhạc
múa của ông(1)
.
Đến năm 1970, tôi đã sưu tầm, tích lũy được một vốn kiến thức về văn hóa cổ
truyền của các dân tộc, trong đó chủ yếu là dân tộc Thái và Kinh, nhưng chỉ suy
ngẫm, thai nghén, quy nạp, chưa viết được thành chuyên đề. Bởi lẽ, đề tài nghiên
cứu của tôi, nhằm tìm “nguồn gốc” của vấn đề và phải đi vào văn hóa tâm linh
của dòng mo then; ngay ở lĩnh vực âm nhạc, tôi đều đi vào âm nhạc nghi lễ, hát
khóc đám ma, chứ không đi vào các bài hát dân ca ở các Hội diễn;Với tiếng đàn
của thầy mo Then Chượ- Người tạo 8 điệu múa đầu tiên của Ngành múa Thái
ngày nay, ở bài Tính đặc trưng trong múa Thái.
Đến 1976, tôi đi tu nghiệp Đại học lý luận tại Trường Âm nhạc Việt Nam, nay là
Học Viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Trong lớp học ấy có những người về
sau thành đạt như nhạc sĩ chỉ huy Bang Phác, nhạc sĩ sáng tác Nguyễn Cường.
Năm 1980 tốt nghiệp tôi được bổ sung về Trường Đại học Văn hóa, giảng dạy
môn Lý luận âm nhạc, và chuẩn bị viết những bài về văn hóa cổ truyền của dân
tộc. Nhưng trong sưu tầm nghiên cứu vốn văn hóa cổ truyền dân tộc của tôi đều
đi vào dòng văn hóa tâm linh. Khoảng thập kỉ 80 của thế kỉ XX mà viết về văn
hóa tâm linh thì không nơi nào sử dụng. Phải đến thời mở cửa, nhưng cũng phải
nhờ Tuần báo Văn nghệ T.P.H.C.M tháng 2 và 3 / 1994 đăng cho 4 bài, trong đó
có bài Đôi đũa bông trên bát cơm cúng người quá cố thì các Tạp chí ở Hà Nội
mới đăng bài của tôi.
Những vấn đề tôi viết, bao giờ cũng tìm tòi cái mới và đi từ nguồn gốc của sự
việc. Đó là điều cha tôi truyền dạy, những điều ấy nó đã đi vào tiềm thức của
công việc nghiên cứu. Nhờ đi vào nguồn gốc của vấn đề, mà tôi đã phát hiện
được nhiều vấn đề về văn hóa tâm linh hèm tục cổ tuyền của dân tộc. Điều mà
G.S Vũ Ngọc Khánh gọi đó là cái “mê cung bí hiểm”. Trong lời giới thiệu cuốn
sách Văn hóa Nõ Nường và sách Giải mã thế giới biểu tượng của chúng tôi, ông
viết: “Vậy mà trong cái mê cung bí hiểm ấy, tác giả đã tìm được nhiều câu giải
đáp (phần lớn tôi thấy là anh có lý, nhưng tiếp cận chân lý đến đâu thì chúng ta
sẽ cùng bàn). Đó là các câu hỏi: Vì sao, nên hiểu thế nào, có cái bản chất nào
trong hiện tượng này … Mà vấn đề (hay hiện tượng) anh nêu ra thì nhiều lắm” .
Theo tôi, trong nghiên cứu âm nhạc cổ truyền (dân gian) thì phải qua Đại học âm
nhạc để nắm được môn học Phức điệu mới nhận thức được lời phát biểu của nhà
1
Dương Đình Minh Sơn Tư liệu múa Thái, Bản đánh máy phòng Văn nghệ sở Văn hoá tỉnh Lai Châu
1
bác học Pitago (Pythagore) người Hy Lạp cổ đại (571-497 Tr. C.N ), ông từng đi
nghiên cứu âm nhạc cổ truyền và thấy rằng: “Tất cả các quãng của âm nhạc đều
tuân theo những hệ thức lượng hữu tỷ đơn giản nhất”. Pitago là nhà toán học nên
ông giải thích về sự phát triển của giai điệu âm nhạc theo phương trình toán học.
Đến Johan Sebastian Bách (1685-1750) nhạc sĩ người Đức đã dùng thuyết gọi là
Phức điệu để mô hình hóa các chỉ số phát triển phức tạp của giai điệu âm nhạc
chuyên nghiệp. Nói cách khác,đó là phương pháp nghiên cứu về mối quan hệ
giữa các chỉ số phát triển của các tuyến trong từng “J V” của âm nhạc Phức
điệu.Thực ra Phức điệu cũng là toán học –hai cách đi đến đích của vấn đề. Nhờ
hiểu được lời tổng kết của Pitago mà liên hệ về các J.V trong môn học Phức
điệu, nên tôi viết được cuốn sách Ngôn ngữ với việc hình thành âm điệu đặc
trưng trong dân ca Thái ở Tây bắc- tức là Sự hình thành của âm nhạc. Trong
công trình này, tôi đã dùng phương pháp cấu trúc của các J.V. môn phức điệu để
mô hình hóa thành 8 âm điệu đặc trưng trong các làn điệu âm nhạc cổ truyền của
người Thái ở Tây Bắc. Đề tài nghiên cứu của tôi bao giờ cũng đi vào nguồn gốc
của vấn đề. Qua đó, đã phản biện, đính chính lại một số vấn đề của người đi
trước nhầm lẫn. Chẳng hạn như: Hễ thấy vật linh Nõ Nường thì cho, đó là ca
ngợi việc “giao phối” của nam nữ, hoặc biểu tượng “phồn thực” lâu đời của nhân
dân ta (cách nói ấy thì ai cũng nói được, không cần nhà khoa học). Chẳng hạn,
tượng nam nữ trên thạp đồng Đào Thịnh: Nó là nó, nhưng không phải nó. Vì đã
thay đổi chất”; hoặc Thần Đồng (trống đồng) không phải loại nhạc khí ( một
nhạc khí bằng đồng thì trong hợp kim phải có 17% kim loại thiếc, không có kim
loại chì. Song Thần Đồng của ta kim loại thiếc chỉ có 0, 5% mà kim loại chì cao
đến 25%- chì làm câm tiếng lại); hoặc người ta ngụy tạo ra thuật ngữ “cồng
chiêng” cho bộ nhạc khí bằng đồng của vùng Tây Nguyên. Trong khi đó, thuật
ngữ của người Tây Nguyên gọi là “chinh chêng”. (người Tây Nguyên mua
chiêng của người Kinh về dùng trong lễ hội tín ngưỡng, nên người Kinh trong
nghi lễ tín ngưỡng gọi bằng thuật ngữ Hán Việt là “chinh cổ” (chiêng trống), thì
người Tây Nguyên cũng gọi theo thuật ngữ Hán Việt của người Kinh là “chinh”
họ không dùng trống nên chỉ gọi là “chinh chêng”. Còn “cồng” là loại bằng gỗ
-chứ không phải cồng là cái chiêng bằng đồng; Hoặc tục vái lạy cổ truyền của
dân tộc ta là: 2 lạy với người sống và trước quan tài người quá cố, còn lạy Tổ
tiên bốn lạy (xem ♣25).
Trong khoa học, việc tranh luận, nhằm làm sáng tỏ các vấn đề trong di sản văn
hóa cổ truyền của dân ttộc, đó là việc làm cần thiết. Nhưng một số “cây đa”,
“cây đề” cho là tôi không phục thiện, phản bác lại họ. Trong các vấn đề tôi nêu
ra, nếu tôi sai thì họ dùng bài viết với đầy đủ cứ lệu để minh chứng, phản biện
lại. Nhưng họ không làm theo khoa học chân chính, lại rêu rao nói xấu tôi đủ
điều.Sau khi tôi công bố 3 đầu sách về văn hóa cổ truyền của dân tộc thì họ
không đủ cứ liệu để phản biện. Nhưng lợi dụng bài báo “Phát hiện bút tích của
Hồ Xuân Hương tại nhà Tổng Cóc”- nói về bài thơ ghi trên đôi lộc bình sơn then
(ảnh ), hiện còn được thờ ở nhà anh Bùi Văn Thắng… (báo Văn nghệ số 30 (28-
7-2007 tr 8). Qua đó, trong Đại hội Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam (2007),
một số hội viên Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam bàn nhau, để Đỗ Tiến Bảng
viết bài phê phán tôi ở báo Văn nghệ số 36 (8-9-2007 tr 19) có đoạn: Bài thơ “để
kỉ niệm mối tình nồng cháy” của Tổng Cóc-Hồ Xuân Hương mà người khác
cũng để thờ được hay sao? Sự nhận thức cảm thụ thơ ca kiểu ấy không chỉ buồn
cười, phản cảm mà còn nguy hại nữa đấy! Đỗ Tiến Bảng là Hội viên Hội Văn
nghệ dân gian Việt Nam mà không biết nền văn hóa Nõ Nường của dân tộc ta,
nên ông cho bài thơ tình yêu là “bẩn thỉu” không được thờ. Bài báo của Đỗ Tiến
Bảng, làm Đơn vị không tài trợ cho cuộc Hội thảo về Tổng Cóc & Hồ Xuân
Hương do Trung tâm Nghiên cứu, bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Việt
Nam phối hợp với Phòng Hội viên của Hội Nhà Văn Việt Nam bị hoãn lại
Hoặc trang web cua Hội Nhạc sĩ, do nhạc sĩ Minh Châu phụ trách, đưa tin: Nhạc
sĩ Dương Đình Minh Sơn không có học vị, không có học hàm, không biết ngoại
ngữ, sinh năm 1950, vào Hội Nhạc sĩ 1997 -nghĩa là sinh năm 1950 thì sẽ
không biết gì về văn hóa cổ truyền của dân tộc và của Tây Bắc.Qua thông tin
trên trang web này, tôi đã gửi hai thư phản ánh lên Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân Chủ
tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam thì trang web của Hội mới gỡ trang tin trên. Sau đó
tôi kể sự việc ấy thì anh em nói: Nếu cứ để bài báo ấy bên cạnh những cuốn sách
và bài viết về văn hóa cổ truyền của dân tộc của Dương Đình Mình Sơn thì hay
biết mấy.
Một điểm tồi tệ khác là trong nghiên cứu văn hóa cổ truyền, tôi có nhiều phát
hiện, thì người ta lợi dụng chức quyền cơ quan nhà nước để chiếm đoạt. Đó là
Đặng Hoành Loan phó viện Trưởng viên Âm nhạc đã ghi trong tư liệu nghiên
cứu về Lễ hội Trò Trám đang lưu giữ ở kho lưu trữ của Viện đều do tác giả Đặng
Hoành Loan nghiên cứu. Hoặc tư liệu về thầy mo Then Chựa ở huyện Phong
Thổ tỉnh Lai Châu sáng tạo 8 điệu múa đầu tiên. Tôi đã xin được tiền tài trợ của
quỹ phát triển Văn hóa Đan Mạch để khôi phục lai 8 điệu múa đầu tiên ấy. Việc
đã thống nhất với vị Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Lai Châu và trao đổi với vị
Chủ tịch Hội Văn nghệ dan gian tỉnh. Nhưng rồi bị hoãn không có lý do, sau đó
lại xuất hiện bộ phim về văn hóa Thái và người của Hội Văn nghệ dân gian Việt
Nam phát biểu về 8 điệu múa ấy do thầy mo Then Chựa sáng tao. Tôi kể lại các
hiện tượng này khi nhứng vị kia đang còn...
Văn hóa cổ truyền của dân tộc là Giáo trình cao học của tôi.
Tôi lại nghĩ khác, do không có học vị T.S.K.H và học hàm G.S nhưng để bù lại,
tôi lấy nền văn hóa cổ truyền của dân tộc “làm” sách “Giáo khoa cao học”, rồi
tự học mới viết được đề tài nghiên cứu văn hóa truyền thống của dân tộc với các
sách: Ngôn ngữ với việc hình thành âm điệu đặc trưng trong dân ca Thái ở Tây
bắc - tức là Sự hình thành của môn nghệ thuật âm nhạc, hoặ sách Văn hóa Nõ
Nường, sách Ca trù cung đình Thăng Long và sách Giải mã biểu tượngvăn hóa
Nõ Nường. Dù vậy, tôi có dự thính chương trình Xã hội học văn hóa ở hai khóa
sau Đại học, do Viện Văn hóa Thông tin mở, chương trình do các G.S truyền
giảng, nhưng tôi không chuyên tâm làm học vị T.S. Nhờ đó, khi viết các vấn đề
về văn hóa truyền thống của dân tộc, tôi không ngại là mình nói sai.
Trong chuyên đề sau Đại học có bài giảng quan niệm về “ma” ở các dân tộc của
G.S Đặng Nghiêm Vạn, nhờ đó mà tôi viết bài “Ma cũ bắt nạt ma mới”, hoặc
chuyên đề về “Văn hóa Việt Nam” của G.S Trần Quốc Vượng, ở điểm “Bát cơm
cúng người quá cố”, G.S mô tả rất tỷ mỷ về các vật trong bát cơm cúng ấy.
Nhưng ý nghĩa của từng vật phẩm trong bát cơm cúng ấy đặc biệt là “đôi đũa
bông”thì ông nói: “Các anh chị ở đây đều là cán bộ văn hóa và còn trẻ, cần tìm
hiểu về ý nghĩa của những vật phẩm trong bát cơm cúng ấy”. Đến giờ nghỉ giải
lao, tôi đến nói: “Thưa G.S, đôi đũa bông trên bát cơm cúng người quá cố, ý
nghĩa của nó là cây Nêu đấy ”. G.S nói: “Thế anh viết đi !” Nhưng bài viết ấy
phải mười năm sau mới công bố được (Tạp chí Văn nghệ T.P.H.C.M -3-
1994).Về nội dung bài giảng về Văn hóa Việt Nam của các Thầy thì trong tôi
đều đã có, do đó nội dung của những bài giảng ấy đến với tôi càng sâu sắc hơn.
Trong thời gian đó, Trường Viết văn Nguyễn Du mới thành lập, ở cạnh Trường
Đại học Văn hóa, sinh viên hầu hết là các nhà văn, nhà thơ trẻ; Các thầy đến
giảng là những nhà Văn, nhà thơ các thầy Triết học, tôi đều đến dự thính. Đến
giờ giải lao thì vào quán nước của bà Ngà, mọi chuyện vui đùa, giữa tôi và các
nhà sáng tạo văn chương nhất là phái nữ, làm cho bà Ngà phải thốt lên: “Anh
Sơn sang đây như cá gặp nước ấy” nên tôi có bài thơ tặng cho nàng sinh viên,
xin đưa ra để minh chứng:
Đến Trường Nguyễn Du
Nàng hỏi ta ông ở đâu?
Cho hay ông ở gầm cầu Long Biên
Vốn dòng con Tiêt cháu Phật
Chỉ vì đất chật nên phải vào đây
Vào đây để được cầm tay
Nếu không cầm được ông lay cả người..
Trong cuốn sách Những nẻo đường học tập và nghiên cứu ở chương Thầy và
Bạn, tôi sẽ kể nhiều chuyện trong khi gặp gỡ các pháp sư của người Kinh, các
mo then của các dân tộc, hoặc các G.S bậc Thầy và các Bạn. Với các mo then
của các dân tộc, đó là việc họ đưa ra những câu hát, không đâu vào đâu cả, để
thử sự linh cảm của tôi. Sau đó họ mới cho biết những điều huyền bí về tâm linh
trong văn hóa hèm tục của dân tộc. Nếu tôi không trả lời được những câu thử
linh cảm của các thầy pháp, thầy mo thì cũng không thể viết được sách Văn hóa
Nõ Nường và sách Giải mã biểu tượng văn hoa Nõ Nường.
Trong nền văn hóa cổ truyền, đội ngũ quản lí-cha truyền con nối là pháp sư của
người Kinh, thầy mo của các dân tộc.Song ở thời điểm thập kỉ 60 của thế kỉ XX
trở đi, chúng ta coi các mo then là thế lực chống đối văn hóa Cách mạng. Vì thế,
những người đi sưu tầm, nghiên cứu văn hóa cổ truyền, trong đó có âm nhạc
không ai muốn gặp giới thầy cúng. Nhưng riêng tôi nghĩ khác, nhờ cha tôi truyền
dạy về ý nghĩa của văn hóa tâm linh.. Do đó, mỗi lần tôi mang máy ghi âm đi
sưu tầm thì giấy giới thiệu của Trưởng ty Văn hóa, đến gặp Bí thư xã, nhờ ông
đưa đến giới thiệu tôi với thầy mo giỏi trong xã, sau đó là mặc tôi.
Thầy mo thử tài nhậy cảm của nhà nghiên cứu.
Những ngày đầu, thầy mo không tiếp chuyện, hoặc nói những chuyện đâu đâu.
Tôi vẫn kiên trì giải thích về ý nghĩa của việc sưu tầm vốn văn hóa cổ, hoặc mở
băng cho họ nghe những bài dân ca đã phát trên đài phát thanh của tỉnh. Đến
ngày thứ ba, sau một hồi trao đổi, thầy mo ôm cây đàn tính tẩu và hát một câu
chẳng đâu vào đâu: “Khỏi dọn mạ bao khỏa xên nàng ơi”! (Khỏi là “tôi” dọn là
“mượn” mạ là “ngựa” bao khỏa là người “đánh dàn”-nhạc công)-nghĩa là: “Tôi
mượn con ngựa của tôi”. Lời hát quá rắc rối. Câu hát này có hai ý. Một là ông ta
mượn tiếng đàn hát cúng để kiếm cơm chứ không phá hoại Cách mạng gì cả; hai
là nếu cán bộ ghi âm lấy “cần câu cơm” của ông thì lấy gì ông làm ăn. Tôi hiểu ý
của thầy mo và nhanh trí nói ngay. Không ! Tôi chỉ mượn con ngựa “tiếng đàn”
của ải (bố) để cưỡi một đoạn, rồi trả lại cho ải –tức là ghi âm bài hát vào máy.
Ảnh tác giả và bà then Khúi ở Lai Châu.
Chỉ một câu hát “Khỏi dọn mạ bao khỏa” – Tôi mượn ngựa của tôi, mà “cán bộ”
hiểu được thâm ý của mo. Từ đó trở đi, mo hát hết cả các làn điệu của một lễ
cúng và kể nhiều chuyện liên quan trong tín ngưỡng tục hèm, trong đó có hàm
nghĩa của thuật ngữ Căm dam, tiếng quốc tế gọi là Tapu, tiếng Kinh gọi là húy!
Hoặc một câu hỏi phải sau 7 năm mới trả lời được. Số là một cán bộ văn hóa
huyện Phong Thổ muốn mở Hội diễn nhạc không lời (các nhạc cụ do giới thầy
mo biểu diễn). Nhưng một vị huyện ủy hỏi: Tại sao dân nghe tiếng đàn thì người
ta buồn, muốn khóc. Nghe tiếng đàn thì người ta cười và nghe tiếng đàn thì họ ùa
nhau ra sân múa. Vậy cái ma lực nào trong tiếng đàn ấy (vì thời điểm ấy người ta
cho thầy mo dùng tâm linh để mê hoặc nhân dân). Nếu trả lời được thì huyện sẽ
cho kinh phí để mở Hội diễn nhạc không lời. Tất nhiên là người cán bộ kia
không trã lời được!
Nhưng sau 7 năm thì tôi mới trả lời được, chẳng có ma thuật gì trong tiếng đàn
ấy cả. Khi thầy mo diễn tấu bài Tiếng hát mồ côi, hoặc người có chuyện uẩn
khúc:
Áo rách vai ai ai cũng thấy
Nỗi lòng cay đắng chẳng ai hay.
Qua làn điiẹu buồn thì người nghe, muốn khóc, hoặc khi nghe điệu đàn về câu
ca:
Uống rượu chớ nói chuyện ruộng nương
Vợ nằm cùng giường chớ nói chuyện tình nhân.
Hoặc bài về tình yêu:
Không yêu được em anh làm giặc giữa bản
Không lấy được em anh làm loạn giữa mường.
Một bài hát đầy khí phách về tình yêu của anh con trai thì người ta cười và, khi
nghe điệu nhạc xòe hoa thì mọi người ra sân múa. Có thế thôi.Nó như người
Kinh khi nghe nhạc chèo điêu “tò vò” là buồn, nghe nhạc bài “Trống quân” là
vui. Thế nhưng tôi sau 7 năm mới hiểu được. Đó là khi tôi đã hiểu được tiếng
đàn của thầy mo Mương (Mo đứng đầu mường phục vụ trong nhà quan Tri châu
Phong Thổ Đèo Văn Ân)-mo Mương Then Chượ người sáng tạo tám điệu múa
đầu tiên của ngành múa Thái khoảng năm 1920.
Tôi nghiệm thấy, trong sưu tầm nghiên cứu âm nhạc cổ truyền mà chỉ đến ghi
âm các bài hát ở các Hội diễn thì chỉ biết về bài hát đó, chứ chưa hiểu gì về ý
nghĩa và khởi nguồn của các bài hát đó.
Hoặc việc trao đổi của tôi với các nhà khoa học của người Kinh như G.S Đặng
Nghiêm Vạn. Khi tôi đưa hoa văn (hình 31) ra ông nói ngay đó là cây rău dớn.
Tôi nói, không! Đây là hình PoMe. Sau một hồi lý giải của tôi, G.S thấy tôi trình
bày có lí. Ông vẽ các hình biểu tượng trên nóc nhà của các dân tộc, như ở người
Kinh có hai hình ba góc ở hai đầu đòn nóc nhà gọi là “khu đị” hình ba góc.Nghĩa
là tất cả các biểu tượng ấy đều là Nõ Nường. Bởi lẽ, ở thời điểm đó, tất cả các
hiện vật biểu tượng của văn hóa tâm linh đều đưa sang hiện thực và đều gọi là
cây rau dớn.
Cho nên sau năm 1975 vào nghiên cứu văn hóa ở vùng Tây Nguyên, thấy những
motip hoa văn ghi trên các cột Klau, các xà, kèo nhà mồ của lễ hội bỏ mả, chúng
ta đều gọi là cây rau dớn. Nhưng đó đều là hoa văn ghi lại bộ phận cái Nường
của bà mẹ Karoih nhân vật thần thoại và văn hóa của người Giarai và Bahnar
Nền văn hóa của dân tộc nằm ở văn hóa tâm linh.
Năm 1995, PGS Từ Chi mất, bát nhang thỉnh vào chùa, có đến 20 nhà khoa học
đều là G.S và các đệ tử của cụ Từ đến dự. Đến giờ, nhà chùa đèn nhang gõ mõ
tụng kinh, nhưng các nhà khoa học của ta cứ ngồi tỉnh bơ, như không có chuyện
gì xẩy ra. Khỏang 5ph
GS Trần Quốc Vượng đến, ông ngồi thụp xuống, mắt
hướng vào bàn thờ, hai tay chắp lại. Thấy vậy, các nhà khoa học đang dự mới
làm theo.Qua đó, tôi mới ngớ người ra là trong đó có vị nghiên cứu về đình, chùa
nhưng chỉ nghiên cứu về những hiện tượng bên ngoài của ngôi chùa. Vì thế, mà
không tiếp cận được lễ thức tâm linh của dân tộc, nên đã quảng bá tục vái lạy
của dân tộc ta là ba lạy theo đạo Phật, trong khi đó nước ta đạo Phật không phải
quốc đạo.
Một chốc thì GS Trần Quốc Vượng bật tiếng khóc:” hử, hử”. Một vài GS thân
cận đến an ủi. Trước tình cảnh đó, tôi vô cùng cảm xúc và viết bài thơ Trần
Quốc khóc Trần Từ như sau ( Trần Quốc là G.S Trần Quốc Vượng-Trần Từ là
G.S. Nguyễn Quốc Từ Chi ). Bài thơ này tôi tặng G.S Trần Quốc Vượng, ông
rất thích ở câu “Tiếng khóc lay động quỷ thần tiên”. Bài thơ như sau :
.TRẦN QUỐC KHÓC TRẦN TỪ.
Trân Từ nhẹ bước vào cõi tiên
Bát nhang nương nhờ nơi cửa Phật
Trần Quốc lo khóc bạn cô quạnh
Tiếng khóc lay động qủy thần minh
Nhớ chiều cùng bạn vui chén rượu
Trên bàn Hội thảo đón ý nhau
Miếng ngon Quốc dục con mang biếu
Qủa ngọt Từ gửi trò lại mừng.
Giờ bạn ở xa tận cõi tiên
Tấm quà chén rượu dường vẫn túng
Cõi trần tiền giấy đốt gửi sang
Mong bạn ngàn thu vui cảnh bụt.
Trần Từ nhẹ bước vào cõi tiên
Bát nhang nương nhờ nơi cửa Phật
Nghi ngút hương trầm hồn siêu thoát
Thềm bái đệ tử cúi nguyện cầu.
Chuông kệ đều sư hướng cõi
Tầng tầng chư Phật dõi dõi theo
Hướng hướng bạn bè nhòa sương lệ
Tiễn Từ sang tận cõi hư vô.
Âm dương cách biệt mảnh chỉ xe
Hồn thiêng quanh quất với bạn bè
Thần bút ẩn tàng pho sách nhỏ
Trần “Từ” đời nhớ phải đi về.
1995
Tóm lại.Đường đời, đường sự nghiệp của tôi nhiều lần bị những “thiên thạch”
ngẫu nhiên va chạm làm thay đổi qũy đạo. Đang học chữ Nho, kháng chiến
bùng nổ, phải nghỉ ở nhà để cha dạy chữ Quốc ngữ, rồi đi học cấp một ở trường
xã. Giặc càn đóng bốt, lại bỏ học ở nhà cha dạy nghi lễ văn hóa tâm linh truyền
thống của dân tộc. Vì là con “một” nên nhà không muốn cho tôi đi xa. Đến tuổi
17, ở vùng tề lo giặc bắt lính nên chuẩn bị cho ra học ở Hà Tĩnh, nhưng phải
cưới vợ - người vợ hơn tôi 3 tuổ. Cuối năm1953 (17 tuổi) khăn gói lên vùng tự
do Phong An để ra Hà Tĩnh học, nhưng có tin giặc đã chiếm mạn U bò ở
Quảng Bình không đi được. Người dẫn đường đưa tôi và 3 anh mới nhập đoàn
vào nhập ngũ ở Huyện đội triệu Phong (ngày 3 tháng 3- 1954). Ở lính được 5
tháng thì (Hòa bình), trong thời gian mấy tháng đó, chủ yếu là học tập, vì trung
đội của tôi đã hy sinh nhiều, mỗi tiểu đội lính cũ chỉ còn ba bốn người.Trong
mấy tháng ấy có đi đánh mấy trận, xuýt chết ( trong 4 người cùng nhập ngũ với
tôi, đã 2 người hi sinh), may quá, đến tháng 7 thì Hòa bình. tháng 9/1954 tập
kết ra Bắc, ở Tư lệnh Quân khu IV. Năm 1955 bổ sung về Sư đoàn 316, cuối
năm 1957 đơn vị lên Tây Bắc.
Vùng đất Tây bắc, thời điểm năm 1958 là mảnh đất mà nền văn hóa của các
dân tộc chưa bị tính công nghiệp làm tan vỡ. Đây là một mảnh đất màu mỡ của
tộc người. Các tộc người ở đây thuộc đủ các ngữ hệ... thuộc đủ các trình độ
phát triển xã hội như, người Thái phong tục ở rể vẫn còn duy trì: Người con rể
cả là chủ trì lễ tang của bố mẹ vợ. Bởi thế, bức thổ cẩm lắm hoa văn, nhiều
màu sắc này, thu hút gợi lên cho tôi tập tễnh bước vào sự nghiệp của một “Nhà
Dân tộc học Âm nhạc” biết bao suy nghĩ, tham vọng. Lấy đó để so sánh, đối
chiếu, tìm về cội nguồn nền văn hóa của dân tộc mình-dân tộc Kinh một cách
tự nhiên.
Vậy, nếu như tôi không được bổ sung về Sư 316, lên Tây Bắc, mà trong giai
đoạn chống Mỹ thì trở về Nam chiến đấu...Đó đều là những “thiên thạch” va
chạm, đẩy tôi đi, đến nơi tôi cần phải đến.Đó phải chăng là số mệnh. Do đó, tôi
đã viết bài hát Công cha như núi thái sơn Lời thơ dân gian. Tuy nhiên, để có
được những đề tài nghiên cứu này thì tâm hồn phải thăng hoa, trí thức phải
tâm thần cao độ. Do đó, ngoài đời thường anh em cùng cơ quan cho tôi là
người “hâm”và tôi cũng cảm thấy thế! Nhưng những bậc thầy thì rất mến tôi.
Bởi lẽ, đề tài nghiên cứu của tôi đã làm thay đổi nhận thức về những hình thái
biểu tượng Nỏ Nường: Người xưa mượn cái hiện thực để nói về cái siêu thực-
Nõ Nường không phải ca ngợi việc giao phối hay phồn thực. Giải mã văn hóa
biểu tượng mà cứ nhìn thấy những gì bên ngoài nói nấy, thấy tượng nam nữ trên
thạp đồng Đào Thịnh thì nói là ca ngợi việc giao phối của nam nữ, hoặc tư tưởng
phồn thực … như thế thì bà hàng nước cũng nói được, không cần đến nhà khoa
học. Xin vào Google duongdinhmínhsonon để biết thêm về tác giả.
Dương Đình Minh Sơn 1
Dương Đình Minh Sơn – Năm 1936

More Related Content

What's hot

Truyen nhuc bo doan hoi 17
Truyen nhuc bo doan hoi 17Truyen nhuc bo doan hoi 17
Truyen nhuc bo doan hoi 17
truyentranh
 
THANG_NGAY_CO_EM_TuToc_LieuQuocNhi
THANG_NGAY_CO_EM_TuToc_LieuQuocNhiTHANG_NGAY_CO_EM_TuToc_LieuQuocNhi
THANG_NGAY_CO_EM_TuToc_LieuQuocNhi
vinhbinh2010
 
Truyen nhuc bo doan hoi 14
Truyen nhuc bo doan hoi 14Truyen nhuc bo doan hoi 14
Truyen nhuc bo doan hoi 14
truyentranh
 
Truyen nhuc bo doan hoi 10
Truyen nhuc bo doan hoi 10Truyen nhuc bo doan hoi 10
Truyen nhuc bo doan hoi 10
truyentranh
 
Truyen nhuc bo doan hoi 19
Truyen nhuc bo doan hoi 19Truyen nhuc bo doan hoi 19
Truyen nhuc bo doan hoi 19
truyentranh
 
Truyen nhuc bo doan hoi 4
Truyen nhuc bo doan hoi 4Truyen nhuc bo doan hoi 4
Truyen nhuc bo doan hoi 4
truyentranh
 
Truyen nhuc bo doan hoi 12
Truyen nhuc bo doan hoi 12Truyen nhuc bo doan hoi 12
Truyen nhuc bo doan hoi 12
truyentranh
 
PHO TƯỢNG QUAN ÂM - Lâm ngữ Đường
PHO TƯỢNG QUAN ÂM - Lâm ngữ ĐườngPHO TƯỢNG QUAN ÂM - Lâm ngữ Đường
PHO TƯỢNG QUAN ÂM - Lâm ngữ Đường
vinhbinh2010
 
Dao hoa truyen ky co long
Dao hoa truyen  ky   co longDao hoa truyen  ky   co long
Dao hoa truyen ky co long
nhatthai1969
 
Truyen hai ngam ma cuoi 02
Truyen hai ngam ma cuoi 02Truyen hai ngam ma cuoi 02
Truyen hai ngam ma cuoi 02
truyentranh
 
Nhà giả kim
Nhà giả kimNhà giả kim
Nhà giả kim
knet1304
 

What's hot (19)

Truyen nhuc bo doan hoi 17
Truyen nhuc bo doan hoi 17Truyen nhuc bo doan hoi 17
Truyen nhuc bo doan hoi 17
 
THANG_NGAY_CO_EM_TuToc_LieuQuocNhi
THANG_NGAY_CO_EM_TuToc_LieuQuocNhiTHANG_NGAY_CO_EM_TuToc_LieuQuocNhi
THANG_NGAY_CO_EM_TuToc_LieuQuocNhi
 
Truyen nhuc bo doan hoi 14
Truyen nhuc bo doan hoi 14Truyen nhuc bo doan hoi 14
Truyen nhuc bo doan hoi 14
 
HƠN NỬA ĐỜI HƯ - Vương H.Sển
HƠN NỬA ĐỜI HƯ - Vương H.SểnHƠN NỬA ĐỜI HƯ - Vương H.Sển
HƠN NỬA ĐỜI HƯ - Vương H.Sển
 
Truyen nhuc bo doan hoi 10
Truyen nhuc bo doan hoi 10Truyen nhuc bo doan hoi 10
Truyen nhuc bo doan hoi 10
 
Truyen nhuc bo doan hoi 19
Truyen nhuc bo doan hoi 19Truyen nhuc bo doan hoi 19
Truyen nhuc bo doan hoi 19
 
Truyen nhuc bo doan hoi 4
Truyen nhuc bo doan hoi 4Truyen nhuc bo doan hoi 4
Truyen nhuc bo doan hoi 4
 
Âm thanh tình yêu - Tiểu thuyết ngôn tình
Âm thanh tình yêu - Tiểu thuyết ngôn tìnhÂm thanh tình yêu - Tiểu thuyết ngôn tình
Âm thanh tình yêu - Tiểu thuyết ngôn tình
 
Truyen nhuc bo doan hoi 12
Truyen nhuc bo doan hoi 12Truyen nhuc bo doan hoi 12
Truyen nhuc bo doan hoi 12
 
PHO TƯỢNG QUAN ÂM - Lâm ngữ Đường
PHO TƯỢNG QUAN ÂM - Lâm ngữ ĐườngPHO TƯỢNG QUAN ÂM - Lâm ngữ Đường
PHO TƯỢNG QUAN ÂM - Lâm ngữ Đường
 
Lieu Trai Chi Di Tap I Phan 2
Lieu Trai Chi Di Tap I  Phan 2Lieu Trai Chi Di Tap I  Phan 2
Lieu Trai Chi Di Tap I Phan 2
 
Hai sửu đi lễ đầu năm
Hai sửu đi lễ đầu nămHai sửu đi lễ đầu năm
Hai sửu đi lễ đầu năm
 
Dao hoa truyen ky co long
Dao hoa truyen  ky   co longDao hoa truyen  ky   co long
Dao hoa truyen ky co long
 
Nhị thập tứ hiếu.
Nhị thập tứ hiếu.Nhị thập tứ hiếu.
Nhị thập tứ hiếu.
 
Truyen hai ngam ma cuoi 02
Truyen hai ngam ma cuoi 02Truyen hai ngam ma cuoi 02
Truyen hai ngam ma cuoi 02
 
Nhà giả kim
Nhà giả kimNhà giả kim
Nhà giả kim
 
Nhị Độ Mai
Nhị Độ MaiNhị Độ Mai
Nhị Độ Mai
 
Quấn Âm Thị Kính
Quấn Âm Thị KínhQuấn Âm Thị Kính
Quấn Âm Thị Kính
 
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓCCƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
CƯỜI VỠ BỤNG - NGHĨ NÁT ÓC
 

Viewers also liked

Abilità logico matematiche
Abilità logico matematicheAbilità logico matematiche
Abilità logico matematiche
imartini
 

Viewers also liked (14)

청주오피, 부천오피,논현오피@(다솜넷)인천오피
청주오피, 부천오피,논현오피@(다솜넷)인천오피청주오피, 부천오피,논현오피@(다솜넷)인천오피
청주오피, 부천오피,논현오피@(다솜넷)인천오피
 
Ing egipcia
Ing egipciaIng egipcia
Ing egipcia
 
El progreso
El progresoEl progreso
El progreso
 
ENTON OGONI PRESENTATION
ENTON  OGONI PRESENTATIONENTON  OGONI PRESENTATION
ENTON OGONI PRESENTATION
 
Intern pp
Intern ppIntern pp
Intern pp
 
Ciber bullying
Ciber bullyingCiber bullying
Ciber bullying
 
동탄오피&일산오피,공덕오피@<다솜넷>부천오피
동탄오피&일산오피,공덕오피@<다솜넷>부천오피동탄오피&일산오피,공덕오피@<다솜넷>부천오피
동탄오피&일산오피,공덕오피@<다솜넷>부천오피
 
Abilità logico matematiche
Abilità logico matematicheAbilità logico matematiche
Abilità logico matematiche
 
Poster ci350
Poster ci350Poster ci350
Poster ci350
 
Lễ hội Bát Hải Long vương
Lễ hội Bát Hải Long vươngLễ hội Bát Hải Long vương
Lễ hội Bát Hải Long vương
 
인천오피, 수원오피,서현오피@(다솜넷)분당오피
인천오피, 수원오피,서현오피@(다솜넷)분당오피인천오피, 수원오피,서현오피@(다솜넷)분당오피
인천오피, 수원오피,서현오피@(다솜넷)분당오피
 
29264ip
29264ip29264ip
29264ip
 
수원오피, 공덕오피,안산오피@(다솜넷)강남역오피
수원오피, 공덕오피,안산오피@(다솜넷)강남역오피수원오피, 공덕오피,안산오피@(다솜넷)강남역오피
수원오피, 공덕오피,안산오피@(다솜넷)강남역오피
 
PPT on uniforma and non-uniform motion
PPT on uniforma and non-uniform motionPPT on uniforma and non-uniform motion
PPT on uniforma and non-uniform motion
 

Similar to Người thầy đầu tiên

Jenny phương ngày mai tôi sẽ chết
Jenny phương ngày mai tôi sẽ chếtJenny phương ngày mai tôi sẽ chết
Jenny phương ngày mai tôi sẽ chết
Jenny Phương
 
ứNg xử của người xưa
ứNg xử của người xưaứNg xử của người xưa
ứNg xử của người xưa
Ddfss Gf
 
Vo gia dinh
Vo gia dinhVo gia dinh
Vo gia dinh
cohtran
 
Jenny phương và cái giường
Jenny phương và cái giườngJenny phương và cái giường
Jenny phương và cái giường
Jenny Phương
 
Su phu tran long ho
Su phu tran long hoSu phu tran long ho
Su phu tran long ho
nhatthai1969
 

Similar to Người thầy đầu tiên (20)

Bt c.minh
Bt c.minhBt c.minh
Bt c.minh
 
[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 3
[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 3[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 3
[Sách] 1001 câu chuyện cảm động 3
 
Chuyen son tinh
Chuyen son tinhChuyen son tinh
Chuyen son tinh
 
Tâm thành và lộc đời
Tâm thành và lộc đờiTâm thành và lộc đời
Tâm thành và lộc đời
 
Jenny phương ngày mai tôi sẽ chết
Jenny phương ngày mai tôi sẽ chếtJenny phương ngày mai tôi sẽ chết
Jenny phương ngày mai tôi sẽ chết
 
ứNg xử của người xưa
ứNg xử của người xưaứNg xử của người xưa
ứNg xử của người xưa
 
Vo gia dinh
Vo gia dinhVo gia dinh
Vo gia dinh
 
Lieu Trai Chi Di Tap I Phan 1
Lieu Trai Chi Di Tap I  Phan 1Lieu Trai Chi Di Tap I  Phan 1
Lieu Trai Chi Di Tap I Phan 1
 
Tu ma thuat den dang christ
Tu ma thuat den dang christTu ma thuat den dang christ
Tu ma thuat den dang christ
 
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONGBÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
BÊ TRỌC - Tập 2 - PHẠM VIỆT LONG
 
Hồn Nam Bộ 2 VHN
Hồn Nam Bộ 2 VHNHồn Nam Bộ 2 VHN
Hồn Nam Bộ 2 VHN
 
Hồn Nam Bộ 2 - VHN
Hồn Nam Bộ 2 - VHNHồn Nam Bộ 2 - VHN
Hồn Nam Bộ 2 - VHN
 
Jenny phương và cái giường
Jenny phương và cái giườngJenny phương và cái giường
Jenny phương và cái giường
 
Jenny phương và cái giường
Jenny phương và cái giườngJenny phương và cái giường
Jenny phương và cái giường
 
Su phu tran long ho
Su phu tran long hoSu phu tran long ho
Su phu tran long ho
 
Tho thang10 2012
Tho thang10 2012Tho thang10 2012
Tho thang10 2012
 
Tho va doi tap 2
Tho va doi tap 2Tho va doi tap 2
Tho va doi tap 2
 
Hai đứa trẻ
Hai đứa trẻHai đứa trẻ
Hai đứa trẻ
 
Lieu Trai Chi Di Tap I Phan 3
Lieu Trai Chi Di Tap I  Phan 3Lieu Trai Chi Di Tap I  Phan 3
Lieu Trai Chi Di Tap I Phan 3
 
Chuyện Tình Ếch và Mực
Chuyện Tình Ếch và MựcChuyện Tình Ếch và Mực
Chuyện Tình Ếch và Mực
 

More from Pham Long

More from Pham Long (20)

Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường   (Trò Trám)Lễ hội Trò nhại Nõ Nường   (Trò Trám)
Lễ hội Trò nhại Nõ Nường (Trò Trám)
 
Giám đốc của chúng tôi
Giám đốc của chúng tôiGiám đốc của chúng tôi
Giám đốc của chúng tôi
 
Giáo sư Hoàng Chương
Giáo sư Hoàng ChươngGiáo sư Hoàng Chương
Giáo sư Hoàng Chương
 
Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
 Nghị định số 109/2017/NĐ-CP  Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
Nghị định số 109/2017/NĐ-CP
 
Bàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồngBàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồng
 
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
Du khảo hoa kỳ sau thảm họa 11 tháng 9
 
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịchThanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
Thanh Hương, Chính khách, Nhà viết kịch
 
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONGGIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
GIÃ TỪ- Tiểu thuyết -PHẠM VIỆT LONG
 
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt LongBÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
BÊ TRỌC _ Tập 3 _ Phạm Việt Long
 
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
BÊ TRỌC - PHẠM VIỆT LONG - Tập1
 
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ HùngHƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
HƯƠNG ƯỚC HÀ NỘI - MỘT DI SẢN VĂN HOÁ - Trương Sỹ Hùng
 
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNGTHÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
THÁI TỔ MẠC ĐĂNG DUNG
 
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập caoVì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
Vì sao nông dân Đà Lạt co thu nhập cao
 
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giảiTranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
Tranh thiếu nhi về vhgt năm 2016 được giải
 
Chiều Thơ đoàn huy cảnh
Chiều   Thơ đoàn huy cảnhChiều   Thơ đoàn huy cảnh
Chiều Thơ đoàn huy cảnh
 
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt NamKỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
Kỷ yếu Hội thảo: Bác Hồ với thơ Đường luật Việt Nam
 
Thơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất ViệtThơ Đường đất Việt
Thơ Đường đất Việt
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1192 - vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1190 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1190 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1190 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1190 - vanhien.vn
 

Người thầy đầu tiên

  • 1. Người thầy đầu tiên của chúng tôi là thân phụ Nhạc sĩ Dương Đình Minh Sơn Nhà Dân tộc-Âm nhạc học. Thân phụ (1895-1958) Điều trời cho Tôi tuổi Bính Tý (Bính biến vi tù) cho nên cuộc đời lận đận, muôn cay nghìn đắng. Sinh ngày 14 tháng 8 năm 1936 trong một gia đình truyền dòng Tộc trưởng, tại Giáp Trung, Tổng Bích La, nay là thôn Bích La Trung, xã Triệu Đông, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Cha tôi húy Dương Đình Vũ, mẹ tôi húy Nguyễn Thị Niệm, bà là con gái út của cụ Đồ ở làng Bích La Thượng. Cha mẹ tôi khoảng 27 tuổi đã có hai con trai, người Cả khoảng 5 tuổi, người thứ khoảng 3 tuổi. Ông ngoại tôi là nhà Nho nên xem tướng anh Hai của tôi sẽ sáng dạ, sau này học hành đỗ đạt. Nhưng không may, bị một trận nước lụt lâu ngày, ăn phải nước bạc nên bị tiêu chảy, đều bị mất cả. Ông ngoại, ông nội tôi buồn, ốm đau rồi qua đời. Cha tôi rời quê vào làm ăn trong Huế. Mới đầu làm thuê cho chủ thầu gỗ ván, sau trở thành chủ thầu nhỏ. Và sau đó cha mẹ tôi sinh thêm liền ba người con gái. Ông là trưởng tộc lại là con một, mà có ba đứa con gái liền, nên ông đặt tên cho hai người chị tôi sinh sau là Thừa, Thãi. Mẹ tôi kể lại, đến thời bà khoảng 36 tuổi thì bị một trận ốm nặng tưởng chết, chỉ còn hơi ấm giữa ngực. Cha tôi ở Huế về, mời thầy Lang bốc thuốc, mua sâm Cao Ly, nhờ thế mẹ tôi mới tỉnh lại. Khi hồi phục bà nói, trong lúc gần chết ấy, mẹ tôi được ma bên nội kéo lại, còn ma bên ngoại lôi đi. Thế là cha tôi mổ một con lợn để tạ ma Tổ Tiên trong nội tộc. Một năm sau đó, bà hoài thai tôi. Khi tôi mới lọt lòng vài tháng, người to lắm không ai muốn bế. Có thể, khi bà ốm, nhờ uống nhiều thuốc Bắc và sâm, nên sinh tôi người to thế, và sau này sáng dạ, có trí nhớ tốt. Đến khi tôi lên sáu, cha tôi cho đi học chữ Nho. Một đêm bên bên dòng Thạch Hãn. Khoảng năm lên tám tuổi, một lần mẹ tôi cho lên thăm ngoại, rồi bà về trước, tôi ở lại vài hôm. Nhà ngoại ở cạnh sông Thach Hãn, đêm trời về khuya, thuyền
  • 2. buôn đi chợ Phiên ngoài Cam Lộ về, họ Hò chèo đò quá hay. Tôi tỉnh dậy, ra tựa cửa nghe. Mợ tôi biết, mắng: Thằng Nuôi ra đứng mần chi đó? Thưa mợ: cháu nghe họ Hò chèo đò hay quá! Đi vô! Mợ tôi quát . Hôm sau, mợ tôi nói với mẹ tôi: Thằng Nuôi nó có máu “Hò đò dọc” đấy! (Số là tôi tên Thạch, nhưng là con một nên gọi con nuôi).Nếu tôi có máu “Hò đò dọc” sẽ là con hư. Vì có câu: Mẹ già cuốc đất trồng tiêu Con đi đò dọc mẹ liều con hư. Người ta cho rằng đi dò dọc, đò chật, đàn ông đàn bà nằm chen nhau thế là hư người. Khi biết tôi có máu “Hò đò dọc”. Từ đó, mỗi lần trong làng có tổ chức những đêm Hò giã gạo, mẹ tôi chỉ cho các chị tôi cùng đi xem, còn tôi bị nhốt ở nhà, nhờ một bà người hàng xóm trông. Nhưng bà đâu ngờ, nhà bà nghèo vách cửa thưa, đêm mùa hè, về khuya trăng sáng lung linh, điệu Hò giã gạo cùng ánh trăng vẫn lọt qua khe cửa vào nhà, đến với tâm hồn non dại của tôi. Nhờ trong tôi từ bé đã có máu “Hò đò dọc” ấy, nên sau này tôi thành nhạc sĩ,và đã viết được bài hát khi mới 22 tuổi. Người thầy tận tụy giảng dạy truyền cảm. Đến năm 1945 Nhật dảo chính Pháp, cha tôi thôi làm việc trong Huế, về ở nhà.Tôi đã lên 10, vẫn đi học chữ Nho. Từ thời gian đó trở đi, đêm đêm ông chuyền thụ văn hóa truyền thống của dân tộc cho tôi. Như vậy, cha tôi đã khích lệ và chuyền ngọn lửa chí hướng cho tôi từ thuở còn nhỏ. Đó là chìa khóa cho tôi sau này trong hành trình sự nghiệp. Để tưởng nhớ công đức của cha, tôi đã viết bài thơ với tiêu đề “Cha tôi dạy” có đoạn: Muốn nên thân người này hỡi con Vàng rồi sẽ hết nghĩa mãi còn Những lời cha day bao gương sáng Hồn tôi giấy trắng đậm lời son Hoặc: Cả cuộc đời chiêm nghiệm Đêm đêm cha truyền dạy cho con Đọc vài câu thơ rồi giảng ý Con lớn theo huyền thoại dân gian. Cha tôi là Tộc trưởng, lại có trí nhớ tốt và sống nhiều năm ở kinh đô Huế, tiếp xúc nhiều những vị hiểu biết, nên ông có vốn kiến thức về văn hóa cổ truyền của dân tộc; đặc biệt ở lĩnh vực văn học, mảng chuyện Cổ tích và các loại vè như Vè bà Phó. Hàng ngày tôi đi học, đêm về nằm cùng cha, nghe ông kể chuyện “thuở xưa”. Để kiểm tra tôi có tập trung nghe kay không.Ông bắt tôi phải gải sau mông, nếu tôi ngừng gải, ông hỏi: ngủ rồi à ? Tôi thưa: Dạ chưa! Lại tiếp tục gãi. Và ông kể hết đêm này sang đêm khác, đủ các loại chuyện, đều là những chuyện huyền thoại. Mà chuyện nào cũng có nguồn gốc của nó, chứ không kể giữa chừng. Như
  • 3. chuyện thuở thiếu thời của Đinh Bộ Lĩnh như sau: Cha của Đinh Bộ Lĩnh là con Rái cá. Chuyện xưa kể rằng, Đinh Bộ Lĩnh là con của Rái cá, nên thuở nhỏ gọi là thằng Rái. Số là bà mẹ hay đi gánh nước ngoài suối, bị con Rái cá dưới suối nhảy lên “phủ” mà hoài thai Rái... Một lần sau, con rái cá lại theo lối cũ ... bị bà dùng đòn gánh đánh chết. Bà đặt con rái cá vào một đầu quang, gánh về mổ thịt, nấu canh cả nhà ăn, ném xương ra sân. Chó ăn mất vài chiếc. Bà mẹ nghĩ thế nào, lại ra đuổi chó, nhặt nhạnh số xương còn lại gói vào mo cau, treo trên chạn bếp… Tuổi lên tám, Rái đi chăn trâu cho ông chú và có tài bơi lặn xuống các vực sâu mà không đứa chăn trâu nào theo kịp. Cho nên chúng rất phục tài của Rái Thời bấy giờ, có thầy địa lý Tạ Ao bên Tàu, thuở nhỏ con nhà nghèo, phải đi ở đun nước pha trà cho thầy dạy Phong thủy mười năm. Tạ Ao chỉ đứng ngoài cửa nghe lỏm thầy giảng bài cho các anh khóa trong lớp mà hiểu được nội dung bài giảng của thầy. Một lần cuối khóa học, để thi tốt nghiệp . Thầy cho người giúp việc chôn một hình “nộm”, sâu 2 thước sau vườn. Sáng hôm sau, thầy cho các học trò ra cắm các vị trí: chân, tay, đầu, rốn của hình nộm... các học trò cắm sai cả. Không tìm ra được học trò giỏi.Thầy rất buồn! Nhưng sáng hôm sau nữa, thầy thấy các huyệt cắm đều đúng cả. Thầy ngẫm, đây chỉ có Tạ Ao cắm huyệt này. Biết mình cắm đúng huyệt, Tạ Ao xin thầy cho nghỉ việc. Thời điểm ấy, sao trên trời bên Tàu đều chiếu về phương Nam, thầy biết ở phương Nam miệng Rồng đang mở ra, Tạ Ao sẽ đi phương Nam để tìm huyệt Rồng để táng hài cốt cha. Thầy dặn, khi đi sang son đường độc đạo, hai bên núi ấy, con không được nhìn lên núi. Nếu nhìn lên núi thì sẽ bị mù mắt. Qủa nhiên, khi đi qua đúng con đường ấy, Tạ Ao nhớ lời thầy dặn không được nhìn lên đỉnh núi. Nhưng anh nghĩ: ta bịt một mắt chỉ nhìn một mắt. Nếu mù thì chỉ mù một mắt thôi. Nhưng khi nhìn lên trên chừng núi thì cả miệng con Rồng há ra. Tạ Ao vui mừng khôn xiết, lấy hài cốt cha trong mo cau tán ra, viên thành từng viên rồi ném lên miệng Rồng. Song các viên đều rơi xuống cả. Ông buồn, nhặt các viên hài cốt của cha gói lại trong mo cau, rồi mang đi tiếp. Mã cha thằng Rái được táng Hàm Rồng. Tạ Ao đến tỉnh Ninh Bình, gặp chỗ vực sâu, thấy dưới vực có miệng con Rồng. Thầy hỏi bọn chăn trâu: -Đứa nào lặn được xuống dưới hồ này? - Chỉ có thằng Rái mới lặn xuống đó được. Chúng nói: Thầy hỏi Rái: Mày thường lặn xuống dưới ấy thấy gì? -Dưới đó có cái hang trơn và mát lắm. Rái nói. Tạ Ao nhờ Rái lặn xuống đặt mo hài cốt của cha mình vào đó. Nhưng khi Rái lặn xuống thì Tạ Ao thấy miệng con rồng ngậm lại, Rái ngoi lên. Tạ Ao cho là số mình không thành, nên nói với Rái: Mày đưa mo cau này xuống treo vào sừng con vật ấy cho tao, rồi về đào mả cha đưa xuống đặt vào cái hang
  • 4. ấy, sau mà nhờ. Rái tất tưởi chạy về nhà hỏi mẹ: Mả cha tôi chôn ở đâu? Rái cứ hỏi mấy lần. Bà mẹ tức, quát: Mã cha mày treo trên chạn bếp ấy. Rái vội vàng vào chạn bếp tìm lấy mo cau đem ra, lặn xuống vực thì miệng con rồng há ra. Rái đặt mo cau hài cốt cha mình vào đó. Mã cha táng chỗ hàm rồng kết ngay, rất chóng linh nghiệm.,Lũ chăn trâu đã tôn Rái làm Tướng. Hàng ngày dùng cây lau làm cờ tập trận giả. Để khao quân, Rái cho mổ con trâu mộng của ông chú mở tiệc, khao quân.. Rồi cho một đứa vừa chạy vừa khóc nức nở về báo với ông chú là con trâu mộng của ông đã chui vào kẽ núi. Hiện giờ, anh Rái đang cầm đuôi kéo để giữ lại, chứ không kéo nó ra được. Ông chú nghe tin dữ báo, vội vàng cầm cái thuổng chạy ra để đào. Thấy Rái miệng kêu la, hai tay cố kéo đuôi trâu. Ông quát: Thằng Rái tránh ra ! Ông vội cúi xuống, dùng hết sức bình sinh, cầm đuôi trâu dật mạnh. Theo đà, làm ông ngã ngửa ra sau va đầu xuống đá. Ông biết bị Rái lừa. Ông chửi và đuổi đánh. Rái chạy thục mạng, đến gặp một cái rãnh, bị vấp ngã. Ông chú cầm cái thuổng định lao vào gót chân Rái. Nhưng thần “hồn” của Rái lóe sáng thành vừng hồng ngăn cái thuổng lại. Ông chú thấy thế sợ vội chạy trở lại. Chuyện đó, đến tai nhà sư trong ngôi chùa cạnh làng. Nhà sư cho chú tiểu đến nhà nói với bà mẹ của Rái, cho Rái vào học Kinh sách trong chùa. Mấy năm sau, Rái trở thành chàng trai tuấn tú, đứng đầu hội chăn trâu đã lớn, gọi là Đinh Bộ Lĩnh. Hội của Đinh Bộ Lĩnh càng ngày các đông, đánh đâu thắng đấy. Đinh Bộ Lĩnh lên làm vua, sử gọi là Đinh Tiên Hoàng, song không trọn đời. Do vì, số xương của cha bị thiếu mất mấy cái (do chó ăn). Chuyện này ông kể có đầu, có đuôi và kể một cách truyền cảm, đến ba đêm mới hết. Hôm sau kể. Ông lại hỏi: Hôm qua kể đến đâu rồ? Sau này, tôi dự thính hai khóa sau đại học, các G.S dạy văn hóa cổ truyền Việt Nam, tôi thấy không mấy thầy dạy sâu sắc và truyền cảm như vị Thầy đầu tiên của tôi. Ngay chuyện Vè Bà Phó cho đến nay tôi vẫn nhớ cốt truyện và những đoạn hay như: Vẻ ve nghe vè Bà Phó Có ai trong nhà đập chó cho tôi! Bà Phó chống đậy dậy ngồi Ra đường đập chó hỏi ông nào đứng đó không vô? Bà Phó là tên gọi theo con gái có chồng đi lính làm đến chức Phó đội. Sau đó mười năm ông Phó đội đi trấn ải ở Biên thùy. Nhờ có công nên ông được vua gọi về làm quan trong Triều. Ông sinh được hai con trai, học giỏi đỗ Tiến sĩ, được vua gả công chúa cho. Nhưng người em không nhận mà chỉ yêu Xuân Hương con gái của ông Ăn mày... Xuân Hương tuổi mới nên ba Tay cầm gậy trúc dắt cha ăn mày Bữa nào xin được thì ăn Bữa nào xin không được thì nhịn phần nuôi cha.
  • 5. Đến khi cha chết, Xuân Hương ra nằm mồ trông cha. Tiên trên Trời thấy người con gái có hiếu với cha nên động lòng, đêm đêm xuống dạy các phép, đến độ Xuân Hương tài giỏi nhưTiến sĩ. Nhưng ông Đội không cho con trai thứ là Tiến sĩ lấy. Ông dùng mọi hình thức để can ngăn, kể cả đánh đòn nhưng không ngăn được. Ông đành cho bà vú nuôi ra xem Xuân Hương người thế nào. Bà vú nuôi về kể, cô ta đẹp như tiên... Cho nên ông Đội đành cho con trai lấy con gái con ăn mày, nhưng khi cưới phải đi vào đường chuồng trâu. Khi lên kiệu hoa, Xuân Hương khắc vào thân cây đa mấy vần thơ: Thơ khắc cây đa. Nhờ ơn cây cao bóng mát Sau tự tạ chợ cả quán đông Mẹ sớm cách non tùng Con nương nhờ bến Liễu Con thì dại cha thì mù Dắt dìu cha chưa trọn một kỷ. Cha tôi đọc từng đoạn thơ rồi giảng ý. Ông chuyền qua tình cảm, với âm điệu lay động tâm can tôi thời còn non dại. Đó là chìa khóa mở cánh cửa cho tôi trong đường nghiên cứu sau này. Nhất là việc tự học và dự thính như thầy Tạ Ao mà trở thành người. Gần đây, sau khi tôi đã viết được mấy cuốn sách về văn hóa truyền thống của dân tộc và hàng mấy chục bài báo khoa học đăng ở các Tạp chí chuyên ngành. Một lần trong khi trao đổi về nội dung những cuốn sách ấy với G.S.Phạm Đức Dương, tôi nói: Đó là nhờ Thân phụ tôi dạy, còn trong kháng chiến, quê tôi không có trường. G.S Dương nói: G.S Phan Ngọc thành đạt cũng nhờ cha dạy. Cây đàn khẩu súng. Năm 17 tuổi, sợ Tây bắt lính, tôi ra vùng Tự do Phong An (Quảng Trị), định ra Hà Tĩnh học, nhưng đường U bò bị giặc chiếm-( là con một, nên trước khi đi xa, tôi phải cưới vợ, để có người phụng dưỡng cha mẹ, người đó hơn tôi 3 tuổi và tôi có con trai đầu lòng –sau này mới biết). Người dẫn đường đưa tôi vào bộ đội huyện Triệu Phong. Sau 2 tháng học tập, rồi ra trận chống càn, xuýt chết. Năm 1954 hòa bình, tập kết ra Bắc, ở Tư Lệnh quân khu IV, đóng quân ở Hà Tĩnh, Nghệ An. Do đã có sãn ý niệm về văn hóa cổ truyền trong đầu, cho nên ở mỗi địa điểm đóng quân là tôi tiếp cận văn hóa ở đó, chủ yếu là văn hóa tâm linh- thời đó tín ngưỡng chưa cấm.. Cuối năm 1955 tôi được bổ sung về Sư đoàn 316, đơn vị đóng quân nhiều nơi ở Thanh Hóa, như Quảng Xương, Tỉnh Gia, Nông Cống, rồi lên Phú Thọ, Sơn Tây. Đến đâu, hôm trước thì hôm sau đơn vị (Tiểu đoàn của tôi ) đều tổ chức biểu diễn văn nghệ để làm quen với nhân dân địa phương. Đó là dịp tôi phát lộ “máu hò Đò dọc ” của mình. Đầu tiên là ngâm thơ, thời gian sau là vừa tự đệm đàn guitare vừa hát. Đầu năm 1958 Sư đoàn hành quân lên lại Điện Biên, Trung đoàn 176 của tôi ra
  • 6. xây dựng nông trường Điện Biên, tôi được chuyển ngành sang huyện Điện Biên, nhưng vẫn nằm trong đội văn nghệ không chuyên của huyện và tôi đã sáng tác được ca khúc. Đó là thời điểm, tôi tiếp cận nền văn hóa của người Thái. Thời kì đó, nền văn hóa của người Thái chưa bị tính công nghiệp chi phối. Những hình thái phong tục, tín ngưỡng cúng bái của giới thầy mo vẫn còn phong phú, chưa bị cấm đoán. Tôi được dự xem lễ “Xên mương” (cúng Mường) ở đền bản Phủ vào khoảng tháng 6 âm lịch (1958) vào đầu xuân của Lịch Thái- lễ cúng mường cuối cùng của người Thái- là thời điểm, tôi tiếp cận nền văn hóa Thái. Tuy đó chỉ là những nhận thức mơ hồ ban đầu, nhưng nó lại in đậm và gợi ý cho những đề tài nghiên cứu về văn hóa cổ truyền của dân tộc sau này của tôi. Nghe nhạc Bethôven Do tôi hoạt động văn nghệ hăng say và đã sáng tác được bài hát, nên năm 1962 được Huyện cho đi học lớp ngắn hạnTrung cấp sáng tác âm nhạc ở Trường Âm nhạc Việt Nam. Trong lớp học ấy đều là những cán bộ hoạt động văn nghệ ở các địa phương hoặc nhạc sĩ sáng tác của các đoàn văn công tỉnh. Số tôi may mắn, là người ở Tây Bắc về, nên những anh lớp trước thông cảm hướng dẫn, giúp đỡ tận tình như Nguyễn Hữu Công (Thuận Yến), Trần Tất Toại.. . Trong môn sáng tác có những nhạc sĩ nổi tiếng đến nói chuyện kinh nghiệm về việc rèn luyện, học tập, nghiên cứu và thành công trong sáng tác; đặc biệt Thầy Lê Yên dạy về Hòa thanh dân tộc với công năng bậc: I – II- IV, nó khác với hòa thanh của châu Âu tiến hành công năng: T-S-D; Còn được học dân ca Quan họ do Thầy Tâm dạy và Thầy Cổ dạy dân ca miền Trung; Thời ấy,quan niệm sáng tác âm nhạc là phải lấy ngôn ngữ âm nhạc cổ truyền của dân tộc làm trọng tâm; Có cả môn học chỉ huy, tôi là người cao ráo nên được Thầy Đinh Ngọc Liên hay cho làm thị phạm… Đặc biêt là tập làm quen với việc nghe nhạc cổ điển châu Âu. Ở lớp học này, về sau có những anh thành đạt như nhạc sĩ Trần Viết Được ở Nam Định, nhạc sĩ Hoàng Hoa Cương ở Cao Bằng và tôi cũng sáng tác một số bài trong đó có bài Miền Nam đồng khởi. Tôi tốt nghiệp loại Ưu. Làm quen tiếng đàn Then chượ Năm 1965 tôi được bổ sung lên công tác ở Ty Văn hóa tỉnh Lai Châu, như con dao pha, tôi làm đủ mọi việc: “Nhạc trưởng”, sáng tác nhạc múa cho đoàn Văn công tỉnh như vở Nhạc múa Vừa A Dính 25 phút; Sưu tầm nghiên cứu văn hóa âm nhạc truyền thống của dân tộc Thái (tiếp tục đề tài từ 1958 thời ở Điện Biên); Giảng dạy tại trường Nghệ thuật của tỉnh. Đặc biệt từ năm 1966 đến giữa năm 1969, một mình tôi tự học các loại nhạc cụ như đần thuyền của Lào, đàn Acordion... để đào tạo cho hai Tổ nhạc của hai đoàn Văn công của hai tỉnh bạn Lào là tỉnh Phong sa lỳ và tỉnh Luông pha băng, đồng thời viết nhạc múa hoàn chỉnh cho một chương trình biểu diễn của đoàn- do tỉnh Lai Châu đăng cai đào tạo cho hai tỉnh bạn (Ảnh 143 dạy hát 144 dạy đàn).Trước đó có 3 nhạc công của đoàn Văn công tỉnh có tay nghề như đàn Acordion... vào dạy, nhưng sau một tháng, không dạy được. Tôi được Trưởng ty cử vào thay. Sự thành công của tôi ở đây có nhiều điều tâm đắc.
  • 7. Ảnh 143dạy hát. Ảnh 244 bdạy đàn. Cuôi năm 1967 tôi về Hà Nội công tác, ở lại làm việc với Hội Nhạc sĩ -ở nhà nghỉ Phùng Hưng, sau đến ở nhờ nhà nhạc sĩ Hoàng Nguyễn Ủy viên Thường trực Hội và gặp nhiều nhạc sĩ cùng ở khu nhà Tập thể 168 phố Huế. Tong dịp tết Mậu Thân miền Nam Đồng khởi, tôi đã viết bài hát Miền Nam đồng khởi. Tối Chủ nhật Đài tiếng nói Việt Nam công bố 12 bài viết đầu tiên của giới Nhạc sĩ miền Bắc để cổ động cho miền Nam nổi dậy, trong đó có bài Người chiến sĩ ấy của Nhạc sĩ Hoàng Vân, bài Bảo nổi lên rồi của Nhạc sĩ Trọng Bằng.v.v thì bài Miền Nam đồng khởi của tôi nộp vào hàng thứ 8 của 12 bài. Trong dịp miền Nam đồng khởi ấy, Hội Nhạc sĩ chuẩn bị cử một đoàn nhạc sĩ vào Huế do Nhạc sĩ Đỗ Nhuận Tổng thư kí Hội dẫn đầu. Do tôi viết nhanh, nên Nhạc sĩ Đỗ Nhuận cho tôi cùng di: Khi đó, nếu tôi làm kịp hồ sơ thì được kết nạp vào Hội, nhưng thành phố Huế không giữ được lâu, nên đoàn của Hội Nhạc sĩ không đi nữa và tôi trở lên Lai Châu. Ở đó bao nhiêu công việc đang chờ tôi, cho nên, việc làm Hồ sơ xin vào Hội nhạc sĩ bị nhỡ. Quê hương Múa nón Đèo Pa Đin núi cao vời vợi Đỉnh Hoàng Liên mây đợi gió chờ Lai Châu đẹp tựa bài thơ Tay đưa chiếc nón lòng mơ điệu đàn Tam Đường đầu lạ sau quen Chè thơm đượm ngọt gợi khèn Phan Sân ( Nghệ nhân) Đường về Phong Thổ đã dần Nhịp đàn Then Chựa ái ân điệu Xòe (Nghệ nhân) Hỡi ai vui cảnh Mường Tè Nay thì Lum Lũm mai về Nậm Khao ( Quê bài hát “Chiếc khăn piêu ” ) Khăn Piêu Bài hát nao nao Chàng trai nhặt được muốn trao ân tình Nhưng rồi, anh hát một mình đêm đêm. Then Chượ sáng tạo tám điệu múa Thái đầu tiên Vào khoảng năm 1920 ở huyện Phong Thổ của tỉnh Lai Châu có Mo mương (mo đứng đầu mường) là Lường Văn Chượ biệt danh "Then Chượ" phục vụ trong nhà quan Tri châu huyện Phong Thổ Đèo Văn Ân đã lấy các điệu múa Cúng trong lễ "Then Pang Kin",và"Kin Lẩu Nó" sắp xếp lại thành tám điệu múa
  • 8. cho đội xoè ở nhà quanTri châu Phong Thổ biểu diễn trong những cuộc tiếp đón khách khứa. Tám điệu múa đầu tiên gồm có: múa Nhụm hưa, múa nón, múa khăn, múa quạt, múa chai, múa nhạc (ngựa), múa hái rau (kếp phắc), và múa quét hoa tàn"quát bó héo". Từ tám điệu múa này, sau đó, các châu trong tỉnh Lai Châu tuyển diễn viên, cử lên huyện Phong Thổ học, về xây dựng cho đội xoè của châu mình. Đến năm 1925 đã có cuộc Hội diễn múa đầu tiên tại biệt thự nhà vua xứ Thái Đèo Văn Long ở châu Mường Lay. Ngành nghệ thuật múa truyền thống của người Thái đi vào bước ngoặt phát triển rực rỡ từ đấy. Sau ngày giải phóng (1955) có cuộc Hội diễn văn nghệ toàn quốc tổ chức tại Hà Nội, đội xòe của bản Chợ huyện Mường Lay (tức là đội xòe của nhà vua Đèo Văn Long ) được chọn cử về dự Hội diễn. Đến thập kỉ 70 của thế kỉ 20, "Báo khỏa" (nhạc công đàn tính) của đội xòe này là Lò Văn Han vẫn ở bản Chợ, chúng tôi đã ghi âm nhạc múa của ông(1) . Đến năm 1970, tôi đã sưu tầm, tích lũy được một vốn kiến thức về văn hóa cổ truyền của các dân tộc, trong đó chủ yếu là dân tộc Thái và Kinh, nhưng chỉ suy ngẫm, thai nghén, quy nạp, chưa viết được thành chuyên đề. Bởi lẽ, đề tài nghiên cứu của tôi, nhằm tìm “nguồn gốc” của vấn đề và phải đi vào văn hóa tâm linh của dòng mo then; ngay ở lĩnh vực âm nhạc, tôi đều đi vào âm nhạc nghi lễ, hát khóc đám ma, chứ không đi vào các bài hát dân ca ở các Hội diễn;Với tiếng đàn của thầy mo Then Chượ- Người tạo 8 điệu múa đầu tiên của Ngành múa Thái ngày nay, ở bài Tính đặc trưng trong múa Thái. Đến 1976, tôi đi tu nghiệp Đại học lý luận tại Trường Âm nhạc Việt Nam, nay là Học Viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Trong lớp học ấy có những người về sau thành đạt như nhạc sĩ chỉ huy Bang Phác, nhạc sĩ sáng tác Nguyễn Cường. Năm 1980 tốt nghiệp tôi được bổ sung về Trường Đại học Văn hóa, giảng dạy môn Lý luận âm nhạc, và chuẩn bị viết những bài về văn hóa cổ truyền của dân tộc. Nhưng trong sưu tầm nghiên cứu vốn văn hóa cổ truyền dân tộc của tôi đều đi vào dòng văn hóa tâm linh. Khoảng thập kỉ 80 của thế kỉ XX mà viết về văn hóa tâm linh thì không nơi nào sử dụng. Phải đến thời mở cửa, nhưng cũng phải nhờ Tuần báo Văn nghệ T.P.H.C.M tháng 2 và 3 / 1994 đăng cho 4 bài, trong đó có bài Đôi đũa bông trên bát cơm cúng người quá cố thì các Tạp chí ở Hà Nội mới đăng bài của tôi. Những vấn đề tôi viết, bao giờ cũng tìm tòi cái mới và đi từ nguồn gốc của sự việc. Đó là điều cha tôi truyền dạy, những điều ấy nó đã đi vào tiềm thức của công việc nghiên cứu. Nhờ đi vào nguồn gốc của vấn đề, mà tôi đã phát hiện được nhiều vấn đề về văn hóa tâm linh hèm tục cổ tuyền của dân tộc. Điều mà G.S Vũ Ngọc Khánh gọi đó là cái “mê cung bí hiểm”. Trong lời giới thiệu cuốn sách Văn hóa Nõ Nường và sách Giải mã thế giới biểu tượng của chúng tôi, ông viết: “Vậy mà trong cái mê cung bí hiểm ấy, tác giả đã tìm được nhiều câu giải đáp (phần lớn tôi thấy là anh có lý, nhưng tiếp cận chân lý đến đâu thì chúng ta sẽ cùng bàn). Đó là các câu hỏi: Vì sao, nên hiểu thế nào, có cái bản chất nào trong hiện tượng này … Mà vấn đề (hay hiện tượng) anh nêu ra thì nhiều lắm” . Theo tôi, trong nghiên cứu âm nhạc cổ truyền (dân gian) thì phải qua Đại học âm nhạc để nắm được môn học Phức điệu mới nhận thức được lời phát biểu của nhà 1 Dương Đình Minh Sơn Tư liệu múa Thái, Bản đánh máy phòng Văn nghệ sở Văn hoá tỉnh Lai Châu 1
  • 9. bác học Pitago (Pythagore) người Hy Lạp cổ đại (571-497 Tr. C.N ), ông từng đi nghiên cứu âm nhạc cổ truyền và thấy rằng: “Tất cả các quãng của âm nhạc đều tuân theo những hệ thức lượng hữu tỷ đơn giản nhất”. Pitago là nhà toán học nên ông giải thích về sự phát triển của giai điệu âm nhạc theo phương trình toán học. Đến Johan Sebastian Bách (1685-1750) nhạc sĩ người Đức đã dùng thuyết gọi là Phức điệu để mô hình hóa các chỉ số phát triển phức tạp của giai điệu âm nhạc chuyên nghiệp. Nói cách khác,đó là phương pháp nghiên cứu về mối quan hệ giữa các chỉ số phát triển của các tuyến trong từng “J V” của âm nhạc Phức điệu.Thực ra Phức điệu cũng là toán học –hai cách đi đến đích của vấn đề. Nhờ hiểu được lời tổng kết của Pitago mà liên hệ về các J.V trong môn học Phức điệu, nên tôi viết được cuốn sách Ngôn ngữ với việc hình thành âm điệu đặc trưng trong dân ca Thái ở Tây bắc- tức là Sự hình thành của âm nhạc. Trong công trình này, tôi đã dùng phương pháp cấu trúc của các J.V. môn phức điệu để mô hình hóa thành 8 âm điệu đặc trưng trong các làn điệu âm nhạc cổ truyền của người Thái ở Tây Bắc. Đề tài nghiên cứu của tôi bao giờ cũng đi vào nguồn gốc của vấn đề. Qua đó, đã phản biện, đính chính lại một số vấn đề của người đi trước nhầm lẫn. Chẳng hạn như: Hễ thấy vật linh Nõ Nường thì cho, đó là ca ngợi việc “giao phối” của nam nữ, hoặc biểu tượng “phồn thực” lâu đời của nhân dân ta (cách nói ấy thì ai cũng nói được, không cần nhà khoa học). Chẳng hạn, tượng nam nữ trên thạp đồng Đào Thịnh: Nó là nó, nhưng không phải nó. Vì đã thay đổi chất”; hoặc Thần Đồng (trống đồng) không phải loại nhạc khí ( một nhạc khí bằng đồng thì trong hợp kim phải có 17% kim loại thiếc, không có kim loại chì. Song Thần Đồng của ta kim loại thiếc chỉ có 0, 5% mà kim loại chì cao đến 25%- chì làm câm tiếng lại); hoặc người ta ngụy tạo ra thuật ngữ “cồng chiêng” cho bộ nhạc khí bằng đồng của vùng Tây Nguyên. Trong khi đó, thuật ngữ của người Tây Nguyên gọi là “chinh chêng”. (người Tây Nguyên mua chiêng của người Kinh về dùng trong lễ hội tín ngưỡng, nên người Kinh trong nghi lễ tín ngưỡng gọi bằng thuật ngữ Hán Việt là “chinh cổ” (chiêng trống), thì người Tây Nguyên cũng gọi theo thuật ngữ Hán Việt của người Kinh là “chinh” họ không dùng trống nên chỉ gọi là “chinh chêng”. Còn “cồng” là loại bằng gỗ -chứ không phải cồng là cái chiêng bằng đồng; Hoặc tục vái lạy cổ truyền của dân tộc ta là: 2 lạy với người sống và trước quan tài người quá cố, còn lạy Tổ tiên bốn lạy (xem ♣25). Trong khoa học, việc tranh luận, nhằm làm sáng tỏ các vấn đề trong di sản văn hóa cổ truyền của dân ttộc, đó là việc làm cần thiết. Nhưng một số “cây đa”, “cây đề” cho là tôi không phục thiện, phản bác lại họ. Trong các vấn đề tôi nêu ra, nếu tôi sai thì họ dùng bài viết với đầy đủ cứ lệu để minh chứng, phản biện lại. Nhưng họ không làm theo khoa học chân chính, lại rêu rao nói xấu tôi đủ điều.Sau khi tôi công bố 3 đầu sách về văn hóa cổ truyền của dân tộc thì họ không đủ cứ liệu để phản biện. Nhưng lợi dụng bài báo “Phát hiện bút tích của Hồ Xuân Hương tại nhà Tổng Cóc”- nói về bài thơ ghi trên đôi lộc bình sơn then (ảnh ), hiện còn được thờ ở nhà anh Bùi Văn Thắng… (báo Văn nghệ số 30 (28- 7-2007 tr 8). Qua đó, trong Đại hội Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam (2007), một số hội viên Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam bàn nhau, để Đỗ Tiến Bảng viết bài phê phán tôi ở báo Văn nghệ số 36 (8-9-2007 tr 19) có đoạn: Bài thơ “để kỉ niệm mối tình nồng cháy” của Tổng Cóc-Hồ Xuân Hương mà người khác cũng để thờ được hay sao? Sự nhận thức cảm thụ thơ ca kiểu ấy không chỉ buồn cười, phản cảm mà còn nguy hại nữa đấy! Đỗ Tiến Bảng là Hội viên Hội Văn
  • 10. nghệ dân gian Việt Nam mà không biết nền văn hóa Nõ Nường của dân tộc ta, nên ông cho bài thơ tình yêu là “bẩn thỉu” không được thờ. Bài báo của Đỗ Tiến Bảng, làm Đơn vị không tài trợ cho cuộc Hội thảo về Tổng Cóc & Hồ Xuân Hương do Trung tâm Nghiên cứu, bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam phối hợp với Phòng Hội viên của Hội Nhà Văn Việt Nam bị hoãn lại Hoặc trang web cua Hội Nhạc sĩ, do nhạc sĩ Minh Châu phụ trách, đưa tin: Nhạc sĩ Dương Đình Minh Sơn không có học vị, không có học hàm, không biết ngoại ngữ, sinh năm 1950, vào Hội Nhạc sĩ 1997 -nghĩa là sinh năm 1950 thì sẽ không biết gì về văn hóa cổ truyền của dân tộc và của Tây Bắc.Qua thông tin trên trang web này, tôi đã gửi hai thư phản ánh lên Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam thì trang web của Hội mới gỡ trang tin trên. Sau đó tôi kể sự việc ấy thì anh em nói: Nếu cứ để bài báo ấy bên cạnh những cuốn sách và bài viết về văn hóa cổ truyền của dân tộc của Dương Đình Mình Sơn thì hay biết mấy. Một điểm tồi tệ khác là trong nghiên cứu văn hóa cổ truyền, tôi có nhiều phát hiện, thì người ta lợi dụng chức quyền cơ quan nhà nước để chiếm đoạt. Đó là Đặng Hoành Loan phó viện Trưởng viên Âm nhạc đã ghi trong tư liệu nghiên cứu về Lễ hội Trò Trám đang lưu giữ ở kho lưu trữ của Viện đều do tác giả Đặng Hoành Loan nghiên cứu. Hoặc tư liệu về thầy mo Then Chựa ở huyện Phong Thổ tỉnh Lai Châu sáng tạo 8 điệu múa đầu tiên. Tôi đã xin được tiền tài trợ của quỹ phát triển Văn hóa Đan Mạch để khôi phục lai 8 điệu múa đầu tiên ấy. Việc đã thống nhất với vị Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Lai Châu và trao đổi với vị Chủ tịch Hội Văn nghệ dan gian tỉnh. Nhưng rồi bị hoãn không có lý do, sau đó lại xuất hiện bộ phim về văn hóa Thái và người của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phát biểu về 8 điệu múa ấy do thầy mo Then Chựa sáng tao. Tôi kể lại các hiện tượng này khi nhứng vị kia đang còn... Văn hóa cổ truyền của dân tộc là Giáo trình cao học của tôi. Tôi lại nghĩ khác, do không có học vị T.S.K.H và học hàm G.S nhưng để bù lại, tôi lấy nền văn hóa cổ truyền của dân tộc “làm” sách “Giáo khoa cao học”, rồi tự học mới viết được đề tài nghiên cứu văn hóa truyền thống của dân tộc với các sách: Ngôn ngữ với việc hình thành âm điệu đặc trưng trong dân ca Thái ở Tây bắc - tức là Sự hình thành của môn nghệ thuật âm nhạc, hoặ sách Văn hóa Nõ Nường, sách Ca trù cung đình Thăng Long và sách Giải mã biểu tượngvăn hóa Nõ Nường. Dù vậy, tôi có dự thính chương trình Xã hội học văn hóa ở hai khóa sau Đại học, do Viện Văn hóa Thông tin mở, chương trình do các G.S truyền giảng, nhưng tôi không chuyên tâm làm học vị T.S. Nhờ đó, khi viết các vấn đề về văn hóa truyền thống của dân tộc, tôi không ngại là mình nói sai. Trong chuyên đề sau Đại học có bài giảng quan niệm về “ma” ở các dân tộc của G.S Đặng Nghiêm Vạn, nhờ đó mà tôi viết bài “Ma cũ bắt nạt ma mới”, hoặc chuyên đề về “Văn hóa Việt Nam” của G.S Trần Quốc Vượng, ở điểm “Bát cơm cúng người quá cố”, G.S mô tả rất tỷ mỷ về các vật trong bát cơm cúng ấy. Nhưng ý nghĩa của từng vật phẩm trong bát cơm cúng ấy đặc biệt là “đôi đũa bông”thì ông nói: “Các anh chị ở đây đều là cán bộ văn hóa và còn trẻ, cần tìm hiểu về ý nghĩa của những vật phẩm trong bát cơm cúng ấy”. Đến giờ nghỉ giải lao, tôi đến nói: “Thưa G.S, đôi đũa bông trên bát cơm cúng người quá cố, ý nghĩa của nó là cây Nêu đấy ”. G.S nói: “Thế anh viết đi !” Nhưng bài viết ấy
  • 11. phải mười năm sau mới công bố được (Tạp chí Văn nghệ T.P.H.C.M -3- 1994).Về nội dung bài giảng về Văn hóa Việt Nam của các Thầy thì trong tôi đều đã có, do đó nội dung của những bài giảng ấy đến với tôi càng sâu sắc hơn. Trong thời gian đó, Trường Viết văn Nguyễn Du mới thành lập, ở cạnh Trường Đại học Văn hóa, sinh viên hầu hết là các nhà văn, nhà thơ trẻ; Các thầy đến giảng là những nhà Văn, nhà thơ các thầy Triết học, tôi đều đến dự thính. Đến giờ giải lao thì vào quán nước của bà Ngà, mọi chuyện vui đùa, giữa tôi và các nhà sáng tạo văn chương nhất là phái nữ, làm cho bà Ngà phải thốt lên: “Anh Sơn sang đây như cá gặp nước ấy” nên tôi có bài thơ tặng cho nàng sinh viên, xin đưa ra để minh chứng: Đến Trường Nguyễn Du Nàng hỏi ta ông ở đâu? Cho hay ông ở gầm cầu Long Biên Vốn dòng con Tiêt cháu Phật Chỉ vì đất chật nên phải vào đây Vào đây để được cầm tay Nếu không cầm được ông lay cả người.. Trong cuốn sách Những nẻo đường học tập và nghiên cứu ở chương Thầy và Bạn, tôi sẽ kể nhiều chuyện trong khi gặp gỡ các pháp sư của người Kinh, các mo then của các dân tộc, hoặc các G.S bậc Thầy và các Bạn. Với các mo then của các dân tộc, đó là việc họ đưa ra những câu hát, không đâu vào đâu cả, để thử sự linh cảm của tôi. Sau đó họ mới cho biết những điều huyền bí về tâm linh trong văn hóa hèm tục của dân tộc. Nếu tôi không trả lời được những câu thử linh cảm của các thầy pháp, thầy mo thì cũng không thể viết được sách Văn hóa Nõ Nường và sách Giải mã biểu tượng văn hoa Nõ Nường. Trong nền văn hóa cổ truyền, đội ngũ quản lí-cha truyền con nối là pháp sư của người Kinh, thầy mo của các dân tộc.Song ở thời điểm thập kỉ 60 của thế kỉ XX trở đi, chúng ta coi các mo then là thế lực chống đối văn hóa Cách mạng. Vì thế, những người đi sưu tầm, nghiên cứu văn hóa cổ truyền, trong đó có âm nhạc không ai muốn gặp giới thầy cúng. Nhưng riêng tôi nghĩ khác, nhờ cha tôi truyền dạy về ý nghĩa của văn hóa tâm linh.. Do đó, mỗi lần tôi mang máy ghi âm đi sưu tầm thì giấy giới thiệu của Trưởng ty Văn hóa, đến gặp Bí thư xã, nhờ ông đưa đến giới thiệu tôi với thầy mo giỏi trong xã, sau đó là mặc tôi. Thầy mo thử tài nhậy cảm của nhà nghiên cứu. Những ngày đầu, thầy mo không tiếp chuyện, hoặc nói những chuyện đâu đâu. Tôi vẫn kiên trì giải thích về ý nghĩa của việc sưu tầm vốn văn hóa cổ, hoặc mở băng cho họ nghe những bài dân ca đã phát trên đài phát thanh của tỉnh. Đến ngày thứ ba, sau một hồi trao đổi, thầy mo ôm cây đàn tính tẩu và hát một câu chẳng đâu vào đâu: “Khỏi dọn mạ bao khỏa xên nàng ơi”! (Khỏi là “tôi” dọn là “mượn” mạ là “ngựa” bao khỏa là người “đánh dàn”-nhạc công)-nghĩa là: “Tôi mượn con ngựa của tôi”. Lời hát quá rắc rối. Câu hát này có hai ý. Một là ông ta
  • 12. mượn tiếng đàn hát cúng để kiếm cơm chứ không phá hoại Cách mạng gì cả; hai là nếu cán bộ ghi âm lấy “cần câu cơm” của ông thì lấy gì ông làm ăn. Tôi hiểu ý của thầy mo và nhanh trí nói ngay. Không ! Tôi chỉ mượn con ngựa “tiếng đàn” của ải (bố) để cưỡi một đoạn, rồi trả lại cho ải –tức là ghi âm bài hát vào máy. Ảnh tác giả và bà then Khúi ở Lai Châu. Chỉ một câu hát “Khỏi dọn mạ bao khỏa” – Tôi mượn ngựa của tôi, mà “cán bộ” hiểu được thâm ý của mo. Từ đó trở đi, mo hát hết cả các làn điệu của một lễ cúng và kể nhiều chuyện liên quan trong tín ngưỡng tục hèm, trong đó có hàm nghĩa của thuật ngữ Căm dam, tiếng quốc tế gọi là Tapu, tiếng Kinh gọi là húy! Hoặc một câu hỏi phải sau 7 năm mới trả lời được. Số là một cán bộ văn hóa huyện Phong Thổ muốn mở Hội diễn nhạc không lời (các nhạc cụ do giới thầy mo biểu diễn). Nhưng một vị huyện ủy hỏi: Tại sao dân nghe tiếng đàn thì người ta buồn, muốn khóc. Nghe tiếng đàn thì người ta cười và nghe tiếng đàn thì họ ùa nhau ra sân múa. Vậy cái ma lực nào trong tiếng đàn ấy (vì thời điểm ấy người ta cho thầy mo dùng tâm linh để mê hoặc nhân dân). Nếu trả lời được thì huyện sẽ cho kinh phí để mở Hội diễn nhạc không lời. Tất nhiên là người cán bộ kia không trã lời được! Nhưng sau 7 năm thì tôi mới trả lời được, chẳng có ma thuật gì trong tiếng đàn ấy cả. Khi thầy mo diễn tấu bài Tiếng hát mồ côi, hoặc người có chuyện uẩn khúc: Áo rách vai ai ai cũng thấy Nỗi lòng cay đắng chẳng ai hay. Qua làn điiẹu buồn thì người nghe, muốn khóc, hoặc khi nghe điệu đàn về câu ca: Uống rượu chớ nói chuyện ruộng nương Vợ nằm cùng giường chớ nói chuyện tình nhân. Hoặc bài về tình yêu:
  • 13. Không yêu được em anh làm giặc giữa bản Không lấy được em anh làm loạn giữa mường. Một bài hát đầy khí phách về tình yêu của anh con trai thì người ta cười và, khi nghe điệu nhạc xòe hoa thì mọi người ra sân múa. Có thế thôi.Nó như người Kinh khi nghe nhạc chèo điêu “tò vò” là buồn, nghe nhạc bài “Trống quân” là vui. Thế nhưng tôi sau 7 năm mới hiểu được. Đó là khi tôi đã hiểu được tiếng đàn của thầy mo Mương (Mo đứng đầu mường phục vụ trong nhà quan Tri châu Phong Thổ Đèo Văn Ân)-mo Mương Then Chượ người sáng tạo tám điệu múa đầu tiên của ngành múa Thái khoảng năm 1920. Tôi nghiệm thấy, trong sưu tầm nghiên cứu âm nhạc cổ truyền mà chỉ đến ghi âm các bài hát ở các Hội diễn thì chỉ biết về bài hát đó, chứ chưa hiểu gì về ý nghĩa và khởi nguồn của các bài hát đó. Hoặc việc trao đổi của tôi với các nhà khoa học của người Kinh như G.S Đặng Nghiêm Vạn. Khi tôi đưa hoa văn (hình 31) ra ông nói ngay đó là cây rău dớn. Tôi nói, không! Đây là hình PoMe. Sau một hồi lý giải của tôi, G.S thấy tôi trình bày có lí. Ông vẽ các hình biểu tượng trên nóc nhà của các dân tộc, như ở người Kinh có hai hình ba góc ở hai đầu đòn nóc nhà gọi là “khu đị” hình ba góc.Nghĩa là tất cả các biểu tượng ấy đều là Nõ Nường. Bởi lẽ, ở thời điểm đó, tất cả các hiện vật biểu tượng của văn hóa tâm linh đều đưa sang hiện thực và đều gọi là cây rau dớn. Cho nên sau năm 1975 vào nghiên cứu văn hóa ở vùng Tây Nguyên, thấy những motip hoa văn ghi trên các cột Klau, các xà, kèo nhà mồ của lễ hội bỏ mả, chúng ta đều gọi là cây rau dớn. Nhưng đó đều là hoa văn ghi lại bộ phận cái Nường của bà mẹ Karoih nhân vật thần thoại và văn hóa của người Giarai và Bahnar Nền văn hóa của dân tộc nằm ở văn hóa tâm linh. Năm 1995, PGS Từ Chi mất, bát nhang thỉnh vào chùa, có đến 20 nhà khoa học đều là G.S và các đệ tử của cụ Từ đến dự. Đến giờ, nhà chùa đèn nhang gõ mõ tụng kinh, nhưng các nhà khoa học của ta cứ ngồi tỉnh bơ, như không có chuyện gì xẩy ra. Khỏang 5ph GS Trần Quốc Vượng đến, ông ngồi thụp xuống, mắt hướng vào bàn thờ, hai tay chắp lại. Thấy vậy, các nhà khoa học đang dự mới làm theo.Qua đó, tôi mới ngớ người ra là trong đó có vị nghiên cứu về đình, chùa nhưng chỉ nghiên cứu về những hiện tượng bên ngoài của ngôi chùa. Vì thế, mà không tiếp cận được lễ thức tâm linh của dân tộc, nên đã quảng bá tục vái lạy của dân tộc ta là ba lạy theo đạo Phật, trong khi đó nước ta đạo Phật không phải quốc đạo. Một chốc thì GS Trần Quốc Vượng bật tiếng khóc:” hử, hử”. Một vài GS thân cận đến an ủi. Trước tình cảnh đó, tôi vô cùng cảm xúc và viết bài thơ Trần Quốc khóc Trần Từ như sau ( Trần Quốc là G.S Trần Quốc Vượng-Trần Từ là G.S. Nguyễn Quốc Từ Chi ). Bài thơ này tôi tặng G.S Trần Quốc Vượng, ông rất thích ở câu “Tiếng khóc lay động quỷ thần tiên”. Bài thơ như sau :
  • 14. .TRẦN QUỐC KHÓC TRẦN TỪ. Trân Từ nhẹ bước vào cõi tiên Bát nhang nương nhờ nơi cửa Phật Trần Quốc lo khóc bạn cô quạnh Tiếng khóc lay động qủy thần minh Nhớ chiều cùng bạn vui chén rượu Trên bàn Hội thảo đón ý nhau Miếng ngon Quốc dục con mang biếu Qủa ngọt Từ gửi trò lại mừng. Giờ bạn ở xa tận cõi tiên Tấm quà chén rượu dường vẫn túng Cõi trần tiền giấy đốt gửi sang Mong bạn ngàn thu vui cảnh bụt. Trần Từ nhẹ bước vào cõi tiên Bát nhang nương nhờ nơi cửa Phật Nghi ngút hương trầm hồn siêu thoát Thềm bái đệ tử cúi nguyện cầu. Chuông kệ đều sư hướng cõi Tầng tầng chư Phật dõi dõi theo Hướng hướng bạn bè nhòa sương lệ Tiễn Từ sang tận cõi hư vô. Âm dương cách biệt mảnh chỉ xe Hồn thiêng quanh quất với bạn bè Thần bút ẩn tàng pho sách nhỏ Trần “Từ” đời nhớ phải đi về. 1995 Tóm lại.Đường đời, đường sự nghiệp của tôi nhiều lần bị những “thiên thạch” ngẫu nhiên va chạm làm thay đổi qũy đạo. Đang học chữ Nho, kháng chiến bùng nổ, phải nghỉ ở nhà để cha dạy chữ Quốc ngữ, rồi đi học cấp một ở trường xã. Giặc càn đóng bốt, lại bỏ học ở nhà cha dạy nghi lễ văn hóa tâm linh truyền thống của dân tộc. Vì là con “một” nên nhà không muốn cho tôi đi xa. Đến tuổi 17, ở vùng tề lo giặc bắt lính nên chuẩn bị cho ra học ở Hà Tĩnh, nhưng phải cưới vợ - người vợ hơn tôi 3 tuổ. Cuối năm1953 (17 tuổi) khăn gói lên vùng tự do Phong An để ra Hà Tĩnh học, nhưng có tin giặc đã chiếm mạn U bò ở Quảng Bình không đi được. Người dẫn đường đưa tôi và 3 anh mới nhập đoàn vào nhập ngũ ở Huyện đội triệu Phong (ngày 3 tháng 3- 1954). Ở lính được 5 tháng thì (Hòa bình), trong thời gian mấy tháng đó, chủ yếu là học tập, vì trung đội của tôi đã hy sinh nhiều, mỗi tiểu đội lính cũ chỉ còn ba bốn người.Trong mấy tháng ấy có đi đánh mấy trận, xuýt chết ( trong 4 người cùng nhập ngũ với tôi, đã 2 người hi sinh), may quá, đến tháng 7 thì Hòa bình. tháng 9/1954 tập
  • 15. kết ra Bắc, ở Tư lệnh Quân khu IV. Năm 1955 bổ sung về Sư đoàn 316, cuối năm 1957 đơn vị lên Tây Bắc. Vùng đất Tây bắc, thời điểm năm 1958 là mảnh đất mà nền văn hóa của các dân tộc chưa bị tính công nghiệp làm tan vỡ. Đây là một mảnh đất màu mỡ của tộc người. Các tộc người ở đây thuộc đủ các ngữ hệ... thuộc đủ các trình độ phát triển xã hội như, người Thái phong tục ở rể vẫn còn duy trì: Người con rể cả là chủ trì lễ tang của bố mẹ vợ. Bởi thế, bức thổ cẩm lắm hoa văn, nhiều màu sắc này, thu hút gợi lên cho tôi tập tễnh bước vào sự nghiệp của một “Nhà Dân tộc học Âm nhạc” biết bao suy nghĩ, tham vọng. Lấy đó để so sánh, đối chiếu, tìm về cội nguồn nền văn hóa của dân tộc mình-dân tộc Kinh một cách tự nhiên. Vậy, nếu như tôi không được bổ sung về Sư 316, lên Tây Bắc, mà trong giai đoạn chống Mỹ thì trở về Nam chiến đấu...Đó đều là những “thiên thạch” va chạm, đẩy tôi đi, đến nơi tôi cần phải đến.Đó phải chăng là số mệnh. Do đó, tôi đã viết bài hát Công cha như núi thái sơn Lời thơ dân gian. Tuy nhiên, để có được những đề tài nghiên cứu này thì tâm hồn phải thăng hoa, trí thức phải tâm thần cao độ. Do đó, ngoài đời thường anh em cùng cơ quan cho tôi là người “hâm”và tôi cũng cảm thấy thế! Nhưng những bậc thầy thì rất mến tôi. Bởi lẽ, đề tài nghiên cứu của tôi đã làm thay đổi nhận thức về những hình thái biểu tượng Nỏ Nường: Người xưa mượn cái hiện thực để nói về cái siêu thực- Nõ Nường không phải ca ngợi việc giao phối hay phồn thực. Giải mã văn hóa biểu tượng mà cứ nhìn thấy những gì bên ngoài nói nấy, thấy tượng nam nữ trên thạp đồng Đào Thịnh thì nói là ca ngợi việc giao phối của nam nữ, hoặc tư tưởng phồn thực … như thế thì bà hàng nước cũng nói được, không cần đến nhà khoa học. Xin vào Google duongdinhmínhsonon để biết thêm về tác giả. Dương Đình Minh Sơn 1 Dương Đình Minh Sơn – Năm 1936