SlideShare a Scribd company logo
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
---------------------
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
LÊ CỬ NHÂN
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC TRANG TRẠI
CHĂN NUÔI LỢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
---------------------
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
Đồng Nai, 2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
---------------------
Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
LÊ CỬ NHÂN
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC TRANG TRẠI
CHĂN NUÔI LỢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
MÃ SỐ: 60.31.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. ĐINH PHI HỔ
Đồng Nai, 2012
1
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Kinh tế trang trại là một hình thức sản xuất hàng hóa tập trung, qui mô lớn,
có hiệu quả đã được hình thành tại nhiều quốc gia trên thế giới, cũng như tại Việt
Nam. Xu thế phát triển kinh tế trang trại là một tất yếu trong sản xuất nông
nghiệp theo hướng hàng hóa trong thời kỳ hội nhập nền kinh tế Thế giới của
Việt Nam. Kinh tế trang trại cung cấp cho thị trường hàng hóa với số lượng lớn,
chất lượng đồng nhất, có sức cạnh tranh cao và là chìa khóa cho phát triển nông
nghiệp.
Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai kinh tế trang trại đã phát triển với số lượng
lớn và đã có những đóng góp tích cực vào mục tiêu phát triển kinh tế chung
của Tỉnh. Dạng hình trang trại bao gồm trang trại trồng trọt, trang trại chăn
nuôi, trang trại tổng hợp,…Trong thời gian qua các trang trại trồng trọt phát
triển tương đối ổn định, tuy nhiên các trang trại chăn nuôi, nhất là các trang
trại chăn nuôi lợn còn nhiều bất cập như hiệu quả chăn nuôi thấp, ảnh hưởng
đến môi trường và thu nhập của người chăn nuôi không ổn định. Đồng Nai
với lợi thế là tỉnh tiếp giáp với TP. Hồ Chí Minh, trung tâm Kinh tế - Khoa
học kỹ thuật của cả nước, là thị trường tiêu thụ lớn với hơn 8 triệu dân. Tuy
nhiên tiềm năng to lớn này chưa được khai thác đúng mức. Vì vậy để khắc
phục những hạn chế trên, ngành nông nghiệp, đặc biệt là ngành chăn nuôi
của tỉnh Đồng Nai cần có những giải pháp nhằm phát triển ngành chăn nuôi
trên địa bàn Tỉnh.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, việc nghiên cứu đề tài “Một số giải
pháp phát triển các Trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai”
là một vấn đề cần giải quyết cả trong ngắn hạn và dài hạn.
2
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở lý thuyết và số liệu điều tra thực tiễn hiện trạng các trang
trại chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, áp dụng các mô hình chứng
minh các yếu tố tác động đến hiệu quả kỹ thuật và kinh tế của việc chăn nuôi
lợn tại các trang trại từ đó đề ra một số giải pháp phát triển các trang trại chăn
nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
2.2. Mục tiêu cụ thể
+ Hệ thống cơ sở lý luận có liên quan đến kinh tế trang trại, hiệu quả sản
xuất;
+ Đánh giá thực trạng hoạt động các trang trại chăn nuôi lợn thịt trên địa
bàn tỉnh Đổng Nai;
+ Phân tích các yếu tố tác động đến trọng lượng lợn thịt xuất chuồng tại các
trang trại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, dựa vào kết quả phân tích để rút ra
những đề xuất về chính sách và giải pháp nhằm phát triển các trang trại chăn
nuôi lợn thịt trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Các trang trại chăn nuôi lợn thịt.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.2.1. Phạm vi về nội dung
- Các cơ sở lý luận có liên quan đến kinh tế trang trại, hiệu quả sản
xuất;
- Đánh giá thực trạng hoạt động các trang trại chăn nuôi lợn thịt trên
địa bàn tỉnh Đổng Nai;
- Đưa những đề xuất về chính sách và giải pháp nhằm phát triển các
Trang trại chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
3
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
3.2.2. Phạm vi về không gian
- Một số trang trại chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn hai huyện Trảng Bom và
Thống Nhất tỉnh Đồng Nai.
3.2.3. Phạm vi về thời gian
- Số liệu thứ cấp sẽ được thu thập trong năm 2011 và các năm trước đó để
làm cơ sở lý luận và thực tiễn.
- Số liệu sơ cấp sử dụng trong đề tài được tiến hành khảo sát thực tế trong
năm 2011 và những tháng đầu năm 2012.
4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
4.1. Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu
Nghiên cứu các lý thuyết liên quan đến kinh tế trang trại, hiệu quả sản xuất.
4.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
Đánh giá thực trạng tình hình tại các trang trại chăn nuôi lợn trên địa
bàn nghiên cứu từ đó đưa ra được các vấn đề sau :
+ Kết quả đạt được sau khi thực hiện phân tích
+ Tồn tại của các trang trại hiện nay
+ Nguyên nhân của việc dẫn đến những tồn tại chưa được giải quyết
4.3. Giải pháp đề xuất
Từ kết quả của việc đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu, đưa ra các
giải pháp đề xuất để từ đó phát huy và hoàn thiện các công việc đã đạt được,
khắc phục các nguyên nhân, giải quyết các tồn tại.
4
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KINH TẾ TRANG TRẠI
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KINH TẾ TRANG TRẠI
1.1.1. Tiêu chí về nhận diện trang trại
Ngày 13 tháng 4 năm 2011, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã
Ban hành Thông tư số 27 /2011/TT-BNNPTNT, Quy định về tiêu chí và thủ
tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại.
Tại chương II của thông tư này tiêu chí xác định kinh tế trang trại được
quy định cụ thể như sau:
Cá nhân, hộ gia đình sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy
sản đạt tiêu chuẩn kinh tế trang trại phải thỏa mãn điều kiện sau:
1. Đối với cơ sở trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất tổng hợp phải đạt:
a) Có diện tích trên mức hạn điền, tối thiểu:
- 3,1 ha đối với vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long;
- 2,1 ha đối với các tỉnh còn lại.
b) Giá trị sản lượng hàng hóa đạt 700 triệu đồng/năm.
2. Đối với cơ sở chăn nuôi phải đạt giá trị sản lượng hàng hóa từ 1.000 triệu
đồng/năm trở lên;
3. Đối với cơ sở sản xuất lâm nghiệp phải có diện tích tối thiểu 31 ha và giá
trị sản lượng hàng hóa bình quân đạt 500 triệu đồng/năm trở lên.
Tiêu chí xác định kinh tế trang trại được điều chỉnh phù hợp với điều
kiện kinh tế xã hội của đất nước trong từng thời kỳ, ổn định trong thời gian tối
thiểu là 5 năm [10].
5
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
1.1.2. Vai trò phát triển kinh tế trang trại đối với phát triển nông nghiệp
bền vững
Phát triển nông nghiệp bền vững là mô hình phát triển đáp ứng được
yêu cầu tăng trưởng chung của nền kinh tế, nhưng không là suy thoái môi
trường tự nhiên và con người, đồng thời đảm bảo được sinh kế bền vững trên
mức nghèo đói cho người dân nông thôn. Do đó, vai trò của kinh tế trang trại
đối với phát triển nông nghiệp bền vững trong hội nhập cũng thể hiện trên ba
khía cạnh: (1) Đóng góp vào tăng trưởng nông nghiệp và nâng cao sức cạnh
tranh; (2) Tác động đến môi trường tự nhiên và cân bằng sinh thái; và (3) Giải
quyết việc làm và tạo thu nhập bền vững cho nông dân.
Đóng góp vào tăng trưởng nông nghiệp
So với kinh tế hộ, kinh tế trang trại (KTTT) đẩy nhanh quá trình tích
lũy vốn đầu tư vào phát triển nông nghiệp. Hơn nữa, sản xuất của trang trại
hiệu quả hơn nhiều so với nông hộ, do đó lợi nhuận được nhanh chóng mở
rộng. Kinh nghiệm trên thế giới cho thấy trong giai đoạn đang phát triển khi
mà lợi thế về quy mô lớn đang phát huy hiệu quả, nhà sản xuất sẽ huy động
tối đa lợi nhuận thu được để đầu tư vào mở rộng sản xuất. Như vậy, mở rộng
quy mô vốn trong nông nghiệp sẽ được thực hiện một cách nhanh chóng từ
KTTT.Tốc độ tăng trưởng bình quân vốn sản xuất hàng năm của trang trại
trong năm năm qua là 13,8%. Đến năm 2007, tổng vốn sản xuất của hệ thống
trang trại là 29.320,1 tỷ đồng, vốn sản xuất bình quân một trang trại là 257,8
triệu đồng, nhiều tỉnh ở phía nam (Lâm Đồng, Bình Phước, Tây Ninh, Bình
Dương, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu) có quy mô vốn bình quân trên 500
triệu đồng/trang trại. Lợi nhuận bình quân chung đạt 413 triệu đồng/trang trại,
cao gấp 15 lần so với mức lợi nhuận bình quân của nông hộ, nguồn vốn đầu
tư của các trang trại thông thường có trên 85% là vốn tự có, một phần huy
6
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
động từ người thân và một phần rất nhỏ từ tín dụng nhà nước. điều này cho
thấy nguồn vốn hình thành để mở rộng là từ lợi nhuận của chủ trang trại.
Trong điều kiện hiện nay, sự gia tăng sản lượng nông nghiệp phụ thuộc chủ
yếu vào sự gia tăng quy mô vốn sản xuất. Do đó, phát triển KTTT sẽ góp
phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng nông nghiệp.
Phát triển kinh tế trang trại bảo vệ môi trường tự nhiên
Với quy mô lớn về vốn, diện tích, trình độ của chủ trang trại có lợi thế
trong việc ứng dụng nhanh các công nghệ sinh học mới, thâm dụng vốn, nên
vừa nâng cao năng suất cây trồng vật nuôi ngay trên một đơn vị diện tích
(không cần mở rộng diện tích từ phá rừng), vừa gắn với sử dụng hợp lý các
loại hóa chất (phân hóa học, thuốc trừ sâu dịch bệnh), không ảnh hưởng đaến
suy thoái tài nguyên đất và môi trường nước ở vùng nông thôn. Ngoài ra,
KTTT được phát triển nhanh đối với những vùng mật độ dân cư thấp như ven
biển, đồi núi, vùng sâu của đồng bằng góp phần thay đổi nhanh chóng bộ mặt
kinh tế xã hội, tạo ra một môi trường tự nhiên trong lành, làm phong phú
thêm cảnh quan thiên nhiêm và cân bằng sinh thái. Hơn nữa, thông qua hoạt
động, các trang trại sẽ tác động dân cư nông thôn trong vùng quan tâm đếm
bảo vệ môi trường và gìn giữ nguồn tài nguyên thiên nhiên. Do đó, KTTT giữ
vai trò quan trọng trong việc thực hiện phát triển nông nghiệp bền vững.
Giải quyết việc làm và tạo thu nhập cho nông dân
Với lợi thế về quy mô, hiệu quả cao trong sản xuất, khả năng ứng dụng
nhanh các công nghệ mới vào sản xuất, năng lực cạnh tranh và trình độ quản
lý và tổ chức sản xuất của chủ trang trại, KTTT có khả năng phát triển bền
vững trong điều kiện biến động lớn của rủi ro tự nhiên và cạnh tranh trong lộ
trình thực hiện hội nhập quốc tế của WTO. Trên cơ sở mở rộng sản lượng
hàng hóa bền vững, việc làm ở nông thôn được mở rộng và ổn định thu nhập
cho người lao động ở nông thôn [7].
7
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
1.2. LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT
1.2.1. Lý thuyết lợi thế kinh tế theo quy mô
Theo lý thuyết lợi thế kinh tế theo quy mô [33], kinh tế theo quy mô được
dùng để nói đến vấn đề về chi phí của sản xuất. Trong dài hạn, nhà sản xuất sẽ
có thể thay đổi tỷ lệ các yếu tố đầu vào khi có những thay đổi về sản lượng sản
xuất. Khi có sự thay đổi trong tỷ lệ các yếu tố đầu vào thì xu hướng phát triển
của nhà sản xuất không còn là đường thẳng nữa, và khái niệm thu nhập theo quy
mô không còn phù hợp nữa. Khi đó, nhà sản xuất sẽ nhắm vào vấn đề kinh tế
của quy mô sản xuất. Kinh tế của quy mô sản xuất là khi sản lượng sản xuất có
thể tăng hơn hai lần khi mà chi phí cho các yếu tố đầu vào tăng ít hơn hai lần.
Lợi thế kinh tế theo quy mô là đặc trưng cho một quy trình sản xuất trong đó
một sự tăng lên trong số lượng sản phẩm sẽ là giảm chi phí bình quân trên mỗi
đơn vị sản phẩm sản xuất ra. Với quy mô sản xuất lớn hơn, cho phép công nhân
và nhà quản lý chuyên môn hóa các nhiệm vụ của họ và khai thác hiệu quả hơn
các nguồn lực sử dụng trong quá trình sản xuất như đất đai, máy móc thiết bị,
nhà xưởng, phương tiện vận chuyển. Kinh tế theo quy mô thường được đo lường
bằng hệ số co dãn chi phí – sản lượng: phần trăm thay đổi trong chi phí sản xuất
dẫn đến bao nhiêu phần trăm thay đổi trong sản lượng. Thuật ngữ kinh tế theo
quy mô cũng bao gồm vấn đề thu nhập tăng dần theo quy mô – là một trường
hợp đặc biệt của kinh tế theo quy mô, nhưng nó có phạm vi tổng quát hơn bởi vì
nó phản ánh được mức thay đổi trong yếu tố đầu vào khi nhà sản xuất thay đổi
cấp độ sản xuất. Thu nhập theo quy mô, mô tả sự quan hệ giữa yếu tố đầu vào và
sản lượng trong hàm sản xuất dài hạn của nhà sản xuất, khi tất cả các yếu tố đầu
vào đều thay đổi. Hàm sản xuất có thể cho thấy những dạng khác nhau của thu
nhập theo quy mô. Tiêu biểu nhất là thu nhập tăng dần theo quy mô tại mức độ
8
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
sản lượng thấp; thu nhập giảm dần khi mức độ sản lượng tương đối cao; và thu
nhập không đổi tại mức nào đó trong hai khoảng sản lượng nêu trên.
Trong sản xuất nông nghiệp, có rất nhiều nghiên cứu và tranh luận về
kinh tế theo quy mô. Những nghiên cứu thực nghiệm đầu tiên được thực hiện
vào những năm 1950 [29] thường sử dụng dạng hàm bậc hai hoặc hàm Cobb –
Douglass để ước lượng các hệ số của hàm sản xuất nông nghiệp. Quy mô nhỏ về
diện tích đất và vốn sản xuất sẽ là trở ngại cho việc áp dụng các các công nghệ
mới như cơ giới, thâm canh gắn với bảo vệ môi trường,… Các hộ chăn nuôi với
diện tích đất, vốn, lao động, máy móc trang bị,… tập trung lớn hơn sẽ thuận tiện
cho cơ giới hóa, giải phóng sức người, áp dụng các công nghệ kỹ thuật mới, chi
phí sản xuất sẽ giảm nhanh theo quy mô sản lượng tăng,… do vậy các hộ quy
mô lớn có hiệu suất cao hơn và có lợi thế kinh tế theo quy mô. Các nghiên cứu
hàm Cobb – Douglass thông thường dẫn đến kết luận là thu nhập theo quy mô
tăng dần, tuy nhiên đây không phải là bằng chứng của vần đề kinh tế theo quy
mô, và đánh giá thấp vấn đề không hiệu quả trong hàm chi phí sản xuất của nông
trại nhỏ [31]. Hơn nữa, trong ngắn hạn khi việc ước lượng chi phí sản xuất sử
dụng dạng tuyến tính, chứ không phải dạng hàm bậc hai, thì chi phí trung bình
thường giảm khi quy mô nông trại không lớn, sau đó sẽ là không đổi với một
khoảng quy mô nhất định. Đường biểu diễn giảm ở đoạn đầu có thể do sự sử
dụng quá mức lao động tại các nông trại nhỏ.
1.2.2. Phân tích kinh tế trong nông nghiệp
Trong lý thuyết về sản xuất nông nghiệp, để phân tích mối quan hệ giữa
các yếu tố đầu vào và năng suất, nhà nghiên cứu có thể sử dụng khung phân tích
hàm sản xuất tân cổ điển để xem xét mối quan hệ kỹ thuật giữa các yếu tố.
khung phân tích hàm chi phí hoặc hàm lợi nhuận [32], cho phép xem xét đồng
9
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
thời các yếu tố kỹ thuật và kinh tế. Ngoài ra còn có các phương pháp khác như
hạch toán từng phần/toàn bộ, lập trình toán (tuyến tính, đa mục tiêu) cũng có thể
áp dụng [36].
1.2.2.1. Phương pháp hạch toán (Budgeting)
Đây là phương pháp truyền thống được sử dụng từ lâu trong sản xuất
nông nghiệp. Có nhiều phương pháp hạch toán khác nhau, phục vụ cho các yêu
cầu khác nhau trong nông nghiệp như: hạch toán toàn thể nông trại, hạch toán
cho từng ngành sản xuất, hạch toán từng phần. Phương pháp hạch toán cho từng
ngành sản xuất là bảng hạch toán về chi phí và vật tư sử dụng trong quá trình sản
xuất cụ thể một loại gia súc hay một loại cây trồng nào đó. Điểm yếu của
phương pháp này là không thể dùng để dự báo sự thay đổi về giá cả các loại
nông sản và vật tư đầu vào khi có sự thay đổi về lượng cung ứng trên thị
trường[35].
1.2.2.2. Phương pháp lập trình toán (Progamming)
Phương pháp này giúp xác định được một tổ hợp tối ưu các loại cây trồng,
vật nuôi, kỹ thuật sản xuất, cách thức quản lý để đạt được doanh thu/lợi nhuận
cao nhất tương ứng với điều kiện nguồn lực hiện có tại trang trại. Ưu điểm lớn
của phương pháp này là xem xét đồng thời nhiều yếu tố khác nhau trong nông
trại cùng một lúc. Thường dùng để đánh giá ảnh hưởng của các thay đổi trong
chính sách đến chi phí, thu nhập của nông dân và mô phỏng tiến trình hình thành
quyết định tại nông trại. tuy nhiên, phương pháp này không dựa trên hành vi
thực sự cửa người sản xuất như tối đa hóa lợi nhuận hoặc né tránh rủi ro theo lý
thuyết kinh tế nông nghiệp và kinh tế lượng [30].
10
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
1.2.2.3. Phương pháp hàm sản xuất tân cổ điển
a. Khái niệm về hàm sản xuất tân cổ điển.
Hàm sản xuất nông nghiệp biểu diễn mối quan hệ kỹ thuật giữa năng suất
thu hoạch và các yếu tố đầu vào. Các yếu tố đầu vào cùng nhau tương tác và tác
động đến năng suất sau cùng của cây trồng hoặc vật nuôi. Theo một định ngĩa
khác thì hàm sản xuất mô tả mối quan hệ kỹ thuậ nhằm chuyển đổi các tài
nguyên (yếu tố đầu vào) thành các loại nông sản phẩm. Trên cơ sở lý thuyết kinh
tế học, các yếu tố đầu vào được phân chia thành yếu tố cố định và yếu tố thay
đổi [36]. Một yếu tố đầu vào được xem là cố định khi số lượng của nó không
thay đổi theo năng suất trong một khoảng thời gian nhất định. Trong nông
nghiệp, các yếu tố như đất đai, học vấn, tri thức nông nghiệp, được coi là cố định
trong một khoảng thời gian ngắn, bởi vì số lượng của nó không thay đổi khi
năng suất thay đổi. Ngược lại các yếu tố thay đổi là các yếu tố mà người sàn xuất
có thể kiểm soát và thay đổi số lượng của chúng để tác động đến năng suất. điều
này có ý muốn nói là người sản xuất có đủ thời gian để điều chỉnh chủng loại và
lượng vật tư cần thiết trong sản xuất. Các loại phân bón, thuốc bảo vệ thự vật,
lao động, thức ăn chăn nuôi, trọng lượng con giống là những ví dụ về yếu tố vật
tư thay đổi. Tùy thuộc vào tình hình dịch bệnh hoặc thể trạng của đàn gia súc
trong một khoảng thời gian nào đó trong quá trình sản xuất, người sản xuất có
thể lựa chọn loại thuốc, thức ăn phù hợp và sử dụng với số lượng nhiều hoặc ít
hơn so với liều lượng được khuyến cáo. Tuy nhiên, các yếu tố đầu vào này được
giả định là cố định hoặc thay đổi phụ thuộc vào khoảng thời gian được xem xét.
Các nhà kinh tế thông thường định nghĩa khoảng thời gian đó đủ dài để tất cả
các yếu tố đều có thể được thay đổi. Ngược lại khoảng thời gian được gọi là
ngắn hạn khi trong khoảng thời gian này người sản xuất chỉ thay đổi được một
số yếu tố mà thôi. Ngoài các yếu tố đầu vào thay đổi và cố định, hàm sản xuất
11
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
nông nghiệp còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố của tự nhiên (mưa, nắng, gió, nhiệt
độ, độ ẩm,…), các yếu tố sinh học trong hệ sinh thái nông nghiệp (dịch bệnh,
côn trùng,…), trình độ khoa học kỹ thuật và quản lý sản xuất (các loại giống
mới, máy móc thiết bị,…).
Trên khía cạnh kỹ thuật, năng suất sinh học hay tổng lượng sinh khối đạt
được và đưa ra khỏi hệ thống sản xuất bao gồm các nông sản phẩm chính (lợn
hơi xuất chuồng, hạt lúa, bắp,…) và các sản phẩm phụ (phân lợn, rơm rạ, cùi,
cây bắp,…). Tuy nhiên, các số liệu sản xuất nông nghiệp thường chỉ chú ý đến
phần sản phẩm chính có thể mua bán và trao đổi trên thị trường. trong các phân
tích kinh tế thì kết quả sản xuất thường được đo lường theo khối lượng vật chất
(tấn lợn hơi, tấn lúa,…) hoặc theo giá trị bằng tiền (giá trị sản phẩm thu hoạch),
mà không nhất thiết phải nêu rõ số lượng vật tư đã sử dụng. ngược lại trong
những phân tích về hàm sản xuất nông nghiệp, thì năng suất hoặc năng suất đất
đai (trong một khoảng thời gian) thường dùng để đo lường kết quả sản xuất về
mặt vật chất, nghĩa là tỷ lệ sản lượng có thể thu hoạch trong một khoảng thời
gian trên một đơn vị diện tích đất. Năng suất, năng suất đất này được xem xét
trong mối quan hệ với các yếu tố đầu vào [25].
Dạng tổng quát của hàm sản xuất nông nghiệp có thể được biểu diễn như
sau:
Y = f(X,Z,R,S,T)
Trong đó Y là kết quả sản xuất trên một đơn vị thời gian ( hoặc năng
suất); X là véctơ các yếu tố đầu vào thay đổi (lao động, con giống, thức ăn,lượng
nước, lượng thuốc thú y); Z là véctơ các yếu tố đầu vào cố định ( diện tích
chuồng trại, cấu trúc chuồng trại, học vấn, kỹ thuật của người chăn nuôi); R là
véctơ đại diện cho các yếu tố tự nhiên ( nhiệt độ, độ ẩm, gió); S là véctơ các yếu
tố sinh học ( nguồn, tập đoàn dịch bệnh) và T là véctơ các yếu tố về trình độ kỹ
thuật và quản lý (giống mới, các loại máy móc, trình độ quản lý dịch bệnh).
12
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
Hàm sản xuất một mặt cho biết sản lượng đầu ra tứ việc kết hợp một
lượng các yếu tố đầu vào, mặt khác cũng cho biết lượng yếu tố đầu vào cần sử
dụng ứng với mỗi kỹ thuật để sản xuất mức sản lượng đầu ra theo ý muốn. Tuy
nhiên, mối quan hệ phụ thuộc giữa sản lượng đầu ra và các yếu tố đầu vào trong
ngắn hạn và dài hạn có những đặc tính riêng do những thay đổi các yếu tố đầu
vào trong ngắn hạn và dài hạn khác nhau.
Trong ngắn hạn, do các yếu tố đầu vào cố định – biểu thị cho các yếu tố
sản suất không sử dụng hết trong quá trình sản xuất như nhà xưởng, đất đai và
máy móc thiết bị, không dễ dàng thay đổi nên việc muốn tăng năng suất hay
giảm sản lượng chỉ có thể bằng cách thay đổi các yếu tố đầu vào biến đổi như
nguyên, nhiên vật liệu, lao động trực tiếp sản xuất. Việc gia tăng lượng yếu tố
đầu vào biến đổi không phải lúc nào cũng làm cho sản lượng tăng lên, giai đoạn
đầu khi tăng lượng yếu tố đầu vào sẽ dẫn đến năng suất cận biên và năng suất
trung bình của các yếu tố đó đều tăng dẫn đến sản lượng tăng nhanh, nhưng khi
tăng vượt quá một mức nhất định sẽ làm cho năng suất cận biên và năng suất
trung bình của các yếu tố đó cùng giảm dần cho đến khi năng suất cận biên
(MPPi) < 0 thì sản lượng bắt đầu giảm dần. Hiện tượng này có tính quy luật, một
quy luật về công nghệ: duy trì tất cả các yếu tố sản xuất không thay đổi ngoại trừ
một yếu tố, quy luật năng suất biên giảm dần cho rằng đến một mức nhất định,
sự tăng thêm đầu vào biến đổi sẽ dẫn đến năng suất cận biên của nó giảm dần
(Pindyck và Rubinfeld, 2001). Mối quan hệ giữa năng suất cận biên (MPPi),
năng suất trung bình APi và sản lượng Y như sau:
MPPi > APi thì APi tăng dần; MPPi > 0 thì Y tăng dần;
MPPi < APi thì APi giảm dần; MPPi < 0 thì Y giảm dần;
MPPi = APi thì APi cực đại; MPPi = 0 thì Y cực đại;
Như vậy hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào biến đổi cao nhất khi năng
suất cận biên và năng suất trung bình bằng nhau, hiệu quả sử dụng yếu tố đầu
13
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
vào và biến đổi đó vẫn còn khi năng suất cận biên của nó dương và sản lượng sẽ
đạt tối đa khi năng suất cận biên bằng 0.
Trong dài hạn, tất cả các yếu tố đầu vào đều biến đổi, do đó khả năng thay
đổi sản lượng đầu ra trong dài hạn sẽ lớn hơn trong ngắn hạn, sản lượng đầu ra
trong dài hạn sẽ phụ thuộc vào tất cả các yếu tố đầu vào và sẽ quyết định quy mô
sản xuất. Nếu tỉ lệ tăng sản lượng bằng tỉ lệ tăng của các yếu tố đầu vào, điều
này có nghĩa là hiệu suất không đổi theo quy mô; Nếu tỉ lệ tăng sản lượng lớn
hơn tỉ lệ tăng của các yếu tố đầu vào, điều này có nghĩa là hiệu suất tăng theo
quy mô, thể hiện tính kinh tế của quy mô; Nếu tỉ lệ tăng sản lượng nhỏ hơn tỉ lệ
tăng của các yếu tố đầu vào, điều này có nghĩa là hiệu suất giảm dần theo quy
mô, thể hiện tính phi kinh tế của quy mô.
Việc gia tăng sản lượng dẫn đến giá bán một đơn vị sản lượng chắc chắn
sẽ giảm tương đối do đường cầu dốc xuống, tác động này sẽ làm giảm doanh thu
cận biên (MR) khi bán trên một đơn vị sản phẩm. Tuy nhiên, các nhà sản xuất
vẫn tiếp tục tăng sản lượng nếu doanh thu biên lớn hơn chi phí cận biên và sẽ
dừng việc tăng sản lượng nếu doanh thu biên nhỏ hơn chi phí cận biên (MC).
Như vậy, mức sản lượng đạt lợi nhuận tối đa khi doanh thu biên bằng với chi phí
biên (MR = MC).
b. Định luật năng suất biên giảm dần.
Định luật năng suất biên giảm dần là mộ vấn đề cơ bản trong kinh tế sản
xuất [26]. Định luật này phát biểu rằng khi tăng thêm một hay nhiều đơn vị yếu
tố đầu vào thay đổi, trên nền tảng ban đầu của các yếu tố đầu vào đến một giới
hạn nào đó thì năng suất tăng thêm bị giảm dần. Ví dụ, khi gia tăng thêm lượng
phân đạm vào sản xuất lúa, đến một lượng nhất định nào đó (tùy theo giống lúa),
thì mỗi kilogam tăng thêm của phân đạm sẽ thu hoạch được lượng lúa gia tăng
ngày càng ít đi (mặc dù năng suất vẫn cao hơn). Từ đây có thể suy luận rằng nếu
dạng hàm tuyến tính được gán vào cho sản xuất cây trồng và vật nuôi thì định
14
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
luật này sẽ không được thỏa vì lúc đó mức gia tăng trong năng suất là như nhau
cho mỗi đơn vị yếu tố đầu vào được thêm vào (Y = bX).
1.2.2.4. Hàm sản xuất Cobb – Douglas và ứng dụng của nó
Hàm sản xuất vừa trình bày trong phần trên đơn thuần chỉ thể hiện mối
quan hệ kỹ thuật giữa năng suất và các yếu tố đầu vào, không có một yếu tố kinh
tế nào được xem xét và thường được các nhà kỹ thuật nông học sử dụng.
Vào năm 1928, những vấn đề cơ bản trong lý thuyết kinh tế sản xuất do
Cobb và Douglas đề xuất, và các nhà kinh tế nông nghiệp là những người tiên
phong trong việc ứng dụng những tiến bộ về kinh tế sản xuất này [25]. Với lý
thuyết kinh tế sản xuất, giá cả nông sản và các yếu tố đầu vào được đưa vào hàm
sản xuất để nghiên cứu hành vi kinh tế của người sản xuất theo lý thuyết kinh tế
tân cổ điển. Có rất nhiều dạng hàm số khác nhau có thể được sử dụng để mô tả
mối quan hệ kỹ thuật giữa yếu tố đầu vào và năng suất trong nông nghiệp. Việc
lựa chọn dạng hàm nào tùy thuộc vào mục đích của nghiên cứu và cần phải mô
tả sát với thực tế sản xuất. Dạng tuyến tính như vừa nêu trên không được áp
dụng vì trên thực tế khi đưa thêm yếu tố đầu vào đến một mức nào đó thì năng
suất tăng thêm sẽ giảm dần chứ không thể là hằng số. Vào giữa thập niên 1960
và 1970, các nhà kinh tế nông nghiệp thường sử dụng các dạng hàm số linh hoạt
hơn để nghiên cứu sản xuất nông nghiệp và tìm ra các hệ số co dãn thay thế giữa
các yếu tố đầu vào không phải là hằng số nữa mà khác nhau trong từng cặp yếu
tố [26].
Mô hình hàm sản xuất Cobb – Douglas được sử dụng rộng rãi trong
nghiên cứu kinh tế sản xuất nông nghiệp bởi vì những đặc tính đơn giản về toán
học và diễn giải kết quả ước lượng. Dạng hàm số này thường sử dụng như một
trường hợp cơ bản để so sánh với các dạng hàm số khác. Khi kiểm định về đặc
15
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
tính của nó không được thỏa thì nhà ngiên cứu sẽ tìm kiếm một dạng thích hợp
hơn. Đây là hàm số luôn tăng nhưng có tốc độ giảm dần, đặc tính này phù hợp
với kỳ vọng nghiên cứu là khi tăng thêm một lượng đầu vào cố định thì đầu ra
luôn tăng nhưng với tỉ lệ giảm dần. Tuy nhiên, dạng hàm này không thể mô tả
đúng ba giai đoạn của một hàm sản xuất nông nghiệp [26]. Từ những điểm trên,
hàm sản xuất Cobb – Douglas được sử dụng làm mô hình toán trong các ước
lượng của nghiên cứu này. Mô hình tổng quát như sau: Y = aXi
αi
; i=1,2,…n là
biến số đầu vào, a, α là những thông số chưa biết, i là thứ tự các quan sát. Lấy
Logarith thập phân hai vế và thêm vào số hạng sai số, chúng ta có được hàm
kinh tế lượng:
LnYj = Bj + α1lnX1j + α2lnX2j + … + αnlnXnj + uj (với Bj = lna)
Qua chuyển đổi này, hàm Cobb – Douglas là hàm tuyến tính theo hệ số
ước lượng. Nói cách khác là LnY là hàm quan hệ tuyến tính với LnXi và có thể
ước lượng các hệ số bằng phương pháp bình quân bé nhất (OLS). Trong các
ứng dụng hàm Cobb – Douglas (C – D) hiện nay, không phải là hàm C – D
nguyên thủy, mà chỉ là một dạng của hàm C – D mà thôi [26]. Hàm C – D
nguyên thủy chỉ có hai biến số là lao động và vốn và tổng giá trị của hai hệ số co
giãn sản lượng là bằng 1. Các hàn C – D khác có nhiều hơn 2 biến số và tổng giá
trị của các hệ số co giãn sản lượng là một con số khác 1.
Dạng hàm số C – D có trên hai biến số được sử dụng hiện nay có đặc
điểm như sau: Y = f ( X1, X2, X3, X4,…, Xn).
Hiệu quả thu nhập theo quy mô (return to scale): bằng tổng giá trị các hệ
số ước lượng của từng yếu tố đầu vào.
Hệ số co giãn sản lượng riêng: trong mô hình này các hệ số α có ý nghĩa
là hệ số co dãn năng suất (nghĩa là tỷ lệ phần trăm thay đổi trong năng suất so
với phần trăm thay đổi trong yếu tố đầu vào).
16
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
Sản phẩm trung bình (AP): sản phẩm trung bình là lượng sản phẩm được
tao ra trên một đơn vị yếu tố đầu vào thay đổi, giữ nguyên giá trị của các yếu tố
đầu vào khác. Giá trị sản phẩm trung bình được tính bằng cách lấy sản lượng
chia cho lượng yếu tố đầu vào. Giá trị này được tính riêng cho từng yếu tố đầu
vào. Giá trị sản phẩm trung bình đạt mức tối đa khi giá trị của nó bằng với giá trị
sản phẩm biên.
Sản phẩm biên (MPP): sản phẩm biên của một yế tố đầu vào là lượng sản
phẩm tăng thêm khi gia tăng thêm một đơn vị yếu tố đầu vào đó. Đạo hàm của Y
theo từng yếu tố đầu vào Xi, ta có được hoặc còn gọi là sản phẩm biên (MPPi)
của hàm số trên:
MPPi = dLnY/dLnXi = α (Y/Xi)
Giá trị sản phẩm biên: Hàm Cobb – Douglas có quy luật năng suất cận
biên giảm dần. VMP = MPPi x PY được gọi là giá trị của sản phẩm và nó bằng
với chi phí biên của yếu tố đầu vào thứ i. Trong đó: MPPi là giá trị sản phẩm
biên; PY là giá sản phẩm đầu ra.
Tối đa hóa lợi nhuận và lượng yếu tố đầu vào tối ưu: phân tích kinh tế
trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, với giả định là người sản xuất có hành vi
tối đa hóa lợi nhuận và giá cả của nông sản, giá cả của các yếu tố đầu vào là do
thị trường quyết định. Ta có điều kiện bậc nhất của bài toán tối đa hóa lợi nhuận
là: VMPi = PXi. Trong đó: PXi là giá nhân tố đầu vào thứ i.
VMPi = MPPi x PY = PXi
Thay thế giá trị của MPPi vào công thức ta có: α (Y/Xi) x PY = PXi. Từ đây
có thể tìm ra được mức độ tối ưu của một yếu tố đầu vào để đạt được lợi nhuận
tối đa, giữ nguyên các yếu tố khác không thay đổi như sau:
Xi = αi (Y x PY/PXi)
17
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
1.3. LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN, CHUYỂN GIAO VÀ ÁP DỤNG
TIẾN BỘ KỸ THUẬT TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
1.3.1. Tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp
Lý thuyết về phát triển, chuyển giao và áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản
xuất nông nghiệp là rất đa dạng. nhìn chung có hai hướng nghiên cứu chính:
nghiên cứu để tạo ra những tiến bộ kỹ thuật và nghiên cứu để chuyển giao và áp
dụng các tiến bộ này. Các tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp có thể phân chia theo
hướng đầu tư các chính sách phát triển: những tiến bộ kỹ thuật gắn trực tiếp vào
tư liệu sản xuất hoặc nông sản (như máy kéo, máy cày, phân bón, giống cây
trồng, hoặc tiến bộ kỹ thuật không gắn trực tiếp vào gia tăng sản lượng nông
nghiệp như các chương trình phòng trừ dịch bệnh tổng hợp (chương trình IPM
chỉ gián tiếp làm gia tăng năng suất). Phân chia này rất hữu ích để hướng việc
đầu tư công vào vấn đề nghiên cứu phát triển. Các doanh nghiệp tư nhân thường
hướng vào các tiến bộ gắn chặt vào sản phẩm, và ít khi đầu tư vào các tiến bộ kỹ
thuật không gắn trực tiếp vào sản phẩm, vì điều này không có lợi cho việc kinh
doanh mua bán sản phẩm của họ [34].
Tiến bộ kỹ thuật cũng có thể chia theo dạng hoặc hướng phục vụ của nó
để giải quyết các câu hỏi về mặt chính sách hoặc hiểu rõ hơn về những thế lực
đứng phía sau sự phát triển và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật. Ví dụ tiến bộ về sinh
học (giống cây trồng), tiến bộ về công nghệ hóa học (phân bón hóa học, thuốc
bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu), tiến bộ về kỹ thuật cơ giới hóa (máy kéo, máy
gặt đập liên hợp), tiến bộ về nông học (quản trị dinh dưỡng tổng hợp, quản trị
dịch bệnh tổng hợp), tiến bộ về công nghệ thông tin nông nghiệp,…Rõ ràng là
các tiến bộ kỹ thuật này sẽ có liên quan đến các câu hỏi về mặt chính sách khác
nhau. Ví dụ: phát triển của tiến bộ cơ giới như máy gặt đập liên hợp, máy cày, sẽ
làm ảnh hưởng đến lực lượng lao động. Tiến bộ về hóa học một mặt làm tăng
18
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
năng suất nhưng mặt khác là nỗi lo về mặt chất lượng và vấn đề suy thoái và ô
nhiễm môi trường.
Tiến bộ kỹ thuật còn có thể phân chia thành tiến bộ về cả quy trình (bổ
sung gene cho cây hoặc con) hoặc tiến bộ về sản phẩm; hoặc tiến bộ kỹ thuật
trực tiếp ảnh hưởng đến các thành phần kinh tế hay ảnh hưởng đến thị trường
nông sản, mà tất cả những ảnh hưởng này cần được xem xét đồng thời. Ví dụ
như tiến bộ về gia tăng năng suất, giảm giá thành sản xuất, giảm rủi ro, nâng cao
chất lượng, góp phần bảo vệ môi trường,… Hầu hết các tiến bộ kỹ thuật đều
nằm trong các loại này: Ví dụ một loại thuốc bảo vệ thực vật sẽ gián tiếp giúp
tăng năng suất, giảm bớt rủi ro về kinh tế cho người sản xuất nông nghiệp,
nhưng làm giảm chất lượng môi trường. Do vậy, trong những chương trình đánh
giá tác động hoặc áp dụng những tiến bộ về giảm rủi ro cần phải phối hợp hành
vi né tránh rủi ro hoặc tối đa hóa lợi nhuận trong mô hình nghiên cứu.
1.3.2. Chuyển giao và áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp
Từ lúc một tiến bộ kỹ thuật được phát triển đến lúc nó có mặt và áp dụng
(adoption) vào thực tế thường phải mất rất nhiều thời gian. Việc áp dụng và
chuyển giao, mở rộng là những quá trình lâu dài và bị ảnh hưởng bởi rất nhiều
yếu tố khác nhau. Khi nghiên cứu về quá trình áp dụng thì cần phải xem xét các
yếu tố ảnh hưởng đến loại tiến bộ cụ thể, mức độ và khi nào người nông dân bắt
đầu sử dụng. Từ cơ sở nguyên lý này, Hành vi áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật
của nông dân có thể mô tả bằng mô hình chỉ có một lựa chọn nhị phân hoặc
nhiều lựa chọn hơn. Ví dụ mô hình Logit hay Probit mô tả các yếu tố nào đã ảnh
hưởng đến người nông dân quyết định áp dụng chương trình IPM, hoặc kỹ thuật
sạ khô, kỹ thuật trồng điều ghép. Hoặc có thể dùng mô hình Logit hay Probit đa
biến để xem xét quyết định của người nông dân đứng trước những lựa chọn khác
nhau, ví dụ giữa các giống lúa, giống gia cầm, giữa những biện pháp phòng ngừa
19
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
dịch bệnh trong nông nghiệp. Hành vi áp dụng kỹ thuật mới cũng có thể được
xem xét, mô tả bằng một biến số liên tục biểu hiện cho mức độ áp dụng, ví dụ
mức độ thâm canh sử dụng giống lúa mới ngắn ngày năng suất cao, sử dụng
phân hóa học,… hoặc phần trăm diện tích đất được nông dân áp dụng tiến bộ
này[34].
Việc chuyển giao và mở rộng một tiến bộ kỹ thuật muốn nói đến việc áp
dụng tiến bộ kỹ thuật trên diện rộng. Tương tự như việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật,
có nhiều cách thức đo lường việc mở rộng phạm vi áp dụng. Ví dụ tỷ lệ phần
trăm nông dân áp dụng tiến bộ kỹ thuật, hoặc diện tích đất đã áp dụng so với
tổng diện tích đất trong mỗi hộ, nhóm hộ, xã, huyện, vùng. Qua khái niệm này,
có thể thấy rằng khái niệm áp dụng muốn mô tả hành vi cá nhân đối với một tiến
bộ kỹ thuật. ngược lạikhái niệm chuyển giao mở rộng muốn nói đến hành vi
“nhóm”, hoặc tổng hợp của các cá nhân.
Trong một nghiên cứu rất quan trọng của về vấn đề rủi ro, áp dụng tiến bộ
kỹ thuật và hình thành quyết định của nông dân, đã cho thấy mặc dủ một tiến bộ
kỹ thuật đã mang lại một năng suất cao hơn, nhưng quyết định của nông dân dựa
theo mức độ biến thiên của năng suất của tiến bộ đó. Wharton đã nhận thấy rằng
người nông dân sản xuất nhỏ, tự cung tự cấp luôn giữ khái niệm “mức độ an
toàn tối thiểu về năng suất”, mà dưới mức này họ không thể tồn tại. Trong
nghiên cứu của Wharton cho thấy năng suất của giống lúa địa phương thấp hơn
năng suất của giống lúa cải tiến, có độ biến thiên rất thấp và sản lượng hàng năm
không khi nào thấp hơn mức sản lượng tối thiểu theo nhận thức của người nông
dân. Tuy nhiên, trong những năm có điều kiện thời tiết không thuận lợi thì giống
cải tiến mang lại một sản lượng không thể chấp nhận được theo quan điểm ‘tồn
tại’. Như vậy, tiêu chuẩn ‘rủi ro tối thiểu’ của các giống lúa ngắn ngày năng suất
cao thấp hơn các tiêu chuẩn này của các giống địa phương và như thế người
20
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
nông dân không sẵn lòng để chấp nhận rủi ro cho sự tồn tại cơ bản của gia đình
họ và đã không áp dụng tiến bộ kỹ thuật của giống lúa ngắn ngày năng suất cao
[39].
Trên cơ sở và bối cảnh nghiên cứu này, Wharton đã tìm thấy có 6 yếu tố
chính giải thích lý do mà nông dân không sẵn lòng áp dụng kỹ thuật mới: Không
biết hoặc không hiểu về tiến bộ kỹ thuật mới do đó không dám áp dụng; Không
có đủ năng lực để thực hiện: vì không có kiến thức, kỹ năng mới để thực hiện;
Không được chấp nhận về mặt tâm lý văn hóa và xã hội: do nông dân sản xuất
theo tập quán nông nghiệp truyền thống, tự cung tự cấp, cách tính toán không
phải trên giấy mà bằng kinh nghiệm và suy nghĩ riêng; Không thích nghi: do
không biết kỹ thuật mới có thích nghi với điều kiện địa phương không. Không
khả thi về nguồn lực kinh tế: do chi phí tăng cùng với sản lượng tăng nhưng sản
lượng thấp hơn cách tích truyền thống; và không sẵn có một số điều kiện khác để
áp dụng [27].
Tóm lại, khi nghiên cứu về hành vi quyến định áp dụng tiến bộ kỹ thuật
của nông dân thì giả định về hành vi né tránh rủi ro phải được đề cập. Trong
kinh tế thị trường, khi xem xét quyết định này với giả định là nông dân có hành
vi tối đa hóa lợi nhuận (chấp nhận rủi ro) thì kết quả sẽ không giống với trường
hợp trên.
1.4. CHĂN NUÔI VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÀNH CHĂN NUÔI
1.4.1. Chăn nuôi là gì ?
Chăn nuôi là một hệ thống các biện pháp về giống, thức ăn, thú y, kỹ thuật
cần được áp dụng đúng quy trình để nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi nhằm đáp
ứng nhu cầu cần thiết cho con người. Vật nuôi bao gồm: gia súc và gia cầm. Gia
súc gồm: lợn nuôi lấy thịt; Trâu, bò nuôi lấy thịt, sữa, da và sức kéo; Ngựa, dê,
21
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
cừu,…; Gia cầm gồm: Gà, ngan, vịt, ngỗng nuôi lấy thịt, trứng, lông,… ngoài ra
còn nuôi ong, nuôi tằm, nuôi chim cảnh mang lại giá trị kinh tế cao,….
1.4.2. Các đặc điểm của ngành chăn nuôi
Trại chăn nuôi nhỏ nằm xen lẫn trong khu dân cư vẫn là loại hình phổ
biến hiện nay, loại vật nuôi hỗn hợp, đa dụng. Chăn nuôi kết hợp với trồng trọt.
Chăn nuôi lợn chiếm vị trí số 1 trong ngành chăn nuôi. Tuy nhiên chăn nuôi theo
hướng công nghiệp vẫn còn hạn chế, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn, chăn nuôi nông hộ vẫn chiếm tỷ trọng lớn về cả tổng đàn và sản lượng thịt,
như lợn chiếm 65% tổng đàn lợn với 55%-60% sản lượng thịt, gà chiếm 70%
tổng đàn với 60% sản lượng thịt,… tuy nhiên, xu thế chăn nuôi nông hộ ngày
càng giảm dần, còn 6,4 triệu hộ. như vậy, từ năm 2006 đến nay, hộ chăn nuôi
giảm gần 1,7 triệu hộ (khoảng 17%), trong đó nhiều địa phương giảm 20-30%
chăn nuôi gia trại. Trong khi đó, cả nước có trên 23.500 trang trại chăn nuôi,
tăng gần 33% so với năm 2006. Đây là xu hướng tất yếu của ngành chăn nuôi,
nhưng để chăn nuôi trang trại phát triển cần có quy hoạch tổng thể và lâu
dài về chăn nuôi [15].
Là một quốc gia sản xuất nông nghiệp nhưng lượng thức ăn và nguyên
liệu sản xuất thức ăn cho ngành chăn nuôi không đủ đáp ứng nhu cầu. Hàng
năm phải nhập khẩu 55% khối lượng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi như bắp,
đậu nành, lúa mỳ. Trước đây trong nước còn tự chủ được khoai mỳ, cám gạo
và bắp, nhưng giờ đây ngành chăn nuôi phải nhập khẩu cả cám gạo và khoai
mỳ về chế biến, do khoai mỳ dùng để xuất khẩu chế biến xăng sinh học
ethanol. Trong khi đó, nguyên liệu thức ăn giàu đạm như khô dầu đậu nành,
bột cá, bột thịt phải nhập 90-95%; các loại chất khoáng, vitamin, tạo mùi lên
đến 100%. Năm 2010, Việt Nam nhập khẩu 12,4 triệu tấn nguyên liệu thức ăn
22
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
chăn nuôi, tương đương 2,7 tỷ USD (năm 2009 là 2,1 tỷ USD với 10 triệu tấn
nguyên liệu), dự kiến 2011 con số này sẽ trên 3 tỷ USD [15].
Từ những đặc điểm trên ta có thể thấy có những lợi thế và những nhược
điểm trong phát triển chăn nuôi ở nước ta, đòi hỏi sự cải tiến và cả tái cấu trúc
trong điều kiện thiên tai dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu và
quá trình hội nhập kinh tế thế giới như hiện nay.
Ngày 18-19/01/2007 tại Hải Phòng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn chủ trì phối hợp với UBND, Sở Nông nghiệp và PTNT thành phố Hải
Phòng đã tổ chức Hội nghị tổng kết chăn nuôi trang trại, tập trung giai đoạn
2001-2006, định hướng và giải pháp phát triển giai đoạn 2007-2015 do Thứ
trưởng Hồ Xuân Hùng chủ trì, với sự tham gia của lãnh đạo Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các
trường, viện khối nông, lâm nghiệp; các chủ trang trại chăn nuôi điển hình ở
miền Bắc và một số cơ quan thông tin đại chúng,…
Hội nghị đã thông qua báo cáo tổng kết chăn nuôi trang trại, tập trung
giai đoạn 2001-2006, định hướng và giải pháp phát triển giai đoạn 2007-
2015 và các báo cáo tham luận của các chủ trang trại chăn nuôi điển hình,…
Hội nghị kết luận
Thành tựu
- Phát triển kinh tế trang trại, tập trung thành công là sự đột phá tư duy
từ sản xuất nhỏ, phân tán, sang sản xuất tập trung, sản xuất hàng hoá lớn theo
nhu cầu của thị trường.
- Khẳng định tính đúng đắn về quan hệ sản xuất mà trong đó kinh tế
hộ-kinh tế trang trại là một bộ phận quan trọng thúc đẩy kinh tế nông nghiệp,
nông thôn phát triển.
23
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
- Sự tăng trưởng về số lượng trang trại hơn 10 lần trong 6 năm qua
khẳng định chính sách đúng đắn của Đảng, Chính phủ. Sự thực thi nghiêm túc
của chính quyền địa phương, sự hưởng ứng của chủ trang trại, người đầu tư.
- Hiệu quả kinh tế mang lại không chỉ cho chủ trang trại mà là sự đóng
góp to lớn vào phát triển kinh tế nông nghiệp, tăng GDP, xoá đói giảm nghèo,
giải quyết việc làm cho từng làng quê, từng vùng nông thôn, đáp ứng nhu cầu
thực phẩm ngày một tăng của cư dân và xuất khẩu.
- Chăn nuôi trang trại có điều kiện khống chế bệnh dịch, giảm thiểu ô
nhiễm môi trường nông thôn.
Tồn tại
Chủ trang trại.
- Quy mô nhỏ bé, mang tính kinh tế trại, kinh tế hộ nhiều hơn là kinh tế
trang trại trên 3 mặt: vốn, trình độ chủ trang trại, số lượng lao động.
- Tính liên kết trong phát triển kinh tế trang trại chưa cao, còn lỏng lẻo:
giữa chủ trang trại và nguồn cung cấp đầu vào, sản xuất với chế biến, giữa
chủ trang trại và doanh nghiệp dịch vụ khác, số lượng HTX trang trại chăn
nuôi chưa nhiều.
- Tư vấn cho chủ trang trại chăn nuôi (về giống; TACN; quy trình chăn
nuôi; công nghệ chế biến, thị trường, tư vấn pháp luật,...) chưa phát triển kịp
với yêu cầu của chủ trang trại.
- Chất lượng và giá trị hàng hoá là vấn đề cần phải được quan tâm hơn
Về phía Nhà nước
- Chính sách đã mở, song tập trung tuyên truyền giải toả tư tưởng nghi
kỵ, sợ phát sinh "đại địa chủ mới" chưa triệt để. Vì vậy, nhiều địa phương
đang "mở nửa vời", quy hoạch để phát triển không rõ, bị động, do đó làm cho
nhà đầu tư ngập ngừng và lúng túng. Công tác tuyên truyền cần hướng về tôn
vinh người làm giàu chính đáng.
24
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
- Đất đai đang là vấn đề bức xúc không chỉ về thời gian cho thuê, việc
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà cả về diện tích cần cho phát triển
trang trại.
- Các quy định của các cơ quan quản lý Nhà nước như: thú y, kiểm tra,
kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng TACN,... nhiều việc, nhiều
nơi chưa vì lợi ích, sự phát triển của trang trại chăn nuôi, thậm chí một số vấn
đề chưa có kết luận cuối cùng đã công bố trên phương tiện thông tin đại
chúng, gây thiệt hại cho người sản xuất. Chưa tạo môi trường tốt cho phát
triển trang trại, thậm chí còn sử dụng quyền hành chính, gây khó khăn cho sản
xuất kinh doanh.
- Quan tâm chưa đầy đủ hạ tầng liên quan, hạ tầng môi trường cho chăn
nuôi trang trại. Trong khi KCN, các cơ sở cụm công nghiệp được đầu tư hạ
tầng khá tốt.
- Vấn đề vốn vay, khuyến nông, bảo hiểm, thị trường cho ngành chăn
nuôi, chăn nuôi trang trại là vấn đề đặt ra và xử lý nghiêm túc.
Giải pháp
- Tập trung quyết liệt khắc phục những nhược điểm thuộc về Nhà nước.
- Cải cách thủ tục hành chính, công khai các chính sách, quyết định liên
quan, tạo môi trường để trang trại chăn nuôi phát triển nhanh, bền vững.
- Nâng cao vai trò của các tổ chức hiệp hội ngành nghề. Khuyến khích
phát triển trang trại tổng hợp đa dạng, đa ngành..
- Tập trung xử lý vấn đề môi trường, chất thải gắn với dự án phát triển
chăn nuôi tập trung (Hội nghị tổng kết chăn nuôi trang trại, tập trung. [19].
25
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
1.5. VỊ TRÍ, VAI TRÒ CHĂN NUÔI LỢN VÀ CHĂN NUÔI LỢN THỊT
TRONG NỀN KINH TẾ
1.5.1. Vị trí của chăn nuôi lợn nói chung và chăn nuôi lợn thịt nói riêng
Chăn nuôi lợn có vị trí hàng đầu trong ngành chăn nuôi của nước ta. Sự
hình thành nghề nuôi lợn cùng với lúa nước đã cho chúng ta khẳng định nghề
nuôi lợn có vị trí hàng đầu, việc tiêu thụ thịt lợn trong bữa ăn của người Việt
Nam rất phổ biến. Ngoài ra thịt lợn được coi là thực phẩm có mùi vị thích hợp
với mọi đối tượng ( trẻ em, người già, nam giới, phụ nữ), mùi vị của thịt lợn
không gây ra dị ứng do thực phẩm, đây là ưu điểm nổi bật nhất của thịt lợn. Tuy
nhiên để thịt lợn trở thành món ăn có thể nâng cao sức khỏe của con người, điều
quan trọng là trong quá trình chọn giống và chăm sóc đàn lợn phải luôn luôn
khỏe mạnh, sức đề kháng cao và thành phần các chất dinh dưỡng tích lũy vào
thịt có chất lượng tốt và có giá trị sinh học.
1.5.2. Vai trò chăn nuôi lợn
Chăn nuôi lợn có vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp cùng với
lúa nước là hai hợp phần quan trọng và xuất hiện sớm nhất trong sản xuất nông
nghiệp ở Việt Nam. Chăn nuôi lợn có một số vai trò nổi bật như sau:
- Trong điều kiện lao động của nền kinh tế và trình độ công nghiệp hóa,
hiện đại hóa ngày càng cao đòi hỏi cướng độ lao động và lao động trí óc ngày
càng cao thì nhu cầu thực phẩm từ sản phẩm có nguồn gốc động vật sẽ ngày
càng chiếm tỷ lệ cao trong bữa ăn hàng ngày của người dân. Chăn nuôi lợn sẽ
giúp chúng ta đáp ứng được yêu cầu này, các sản phẩn từ thịt lợn đều là các sản
phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, hàm lượng protein cao và giá trị sinh vật học
26
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
của protein cao hơn các sản phẩm có nguồn gốc thực vật. Vì vậy, thực phẩm có
nguồn gốc từ thịt lợn luôn là các sản phẩm quý trong dinh dưỡng của con người.
- Sản phẩm của chăn nuôi lợn là nguồn cung cấp nguyên liệu cho các
ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp tiêu dùng đều sử dụng nguyên liệu từ
thịt lợn. Hiện nay thịt lợn là nguyên liệu chính cho các sản phẩm của nghành chế
biến như: thịt xông khói, xúc xích, thịt hộp, thịt xay và các món ăn truyền thống
của người Việt Nam như giò chả, lạp xưởng,…
- Chất thải của chăn nuôi lợn là nguồn cung cấp phân bón cho ngành
trồng trọt và là thức ăn cho ngành nuôi trồng thủy sản. Trong sản xuất nông
nghiệp hướng tới canh tác bền vững không thể không kể đến vai trò của phân
hữu cơ có nguồn gốc từ chất thải của ngành chăn nuôi lợn, loại phân hữu cơ này
rất tốt có thể cải tạo và nâng cao độ phì nhiêu của đất, đặc biệt là đất nông
nghiệp.
- Chăn nuôi lợn là ngành sản xuất đem lại lợi nhuận cao do chu kỳ sản
xuất ngắn, giá trị sản phẩm chăn nuôi cao, khai thác tối đa việc sử dụng các
nguồn lực như vốn, lao động, đất đai. Nhất là nguồn lực lao động nhàn rỗi ở
nông thôn hạn chế được tính thời vụ trong nông nghiệp. bên cạnh đó chăn nuôi
lợn còn tận dụng được các phế phụ phẩm của gia đình, của ngành trồng trọt,
ngành công nghiệp chế biến thực phẩm để có thể sản xuất ra sản phẩm chăn nuôi
có giá thành hạ, góp phần nâng cao đời sống người dân và làm tăng thu nhập
quốc dân.
1.6. CÁC CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN
Chính sách phát triển chăn nuôi lợn theo quy mô trang trại theo Nghị
quyết 03/2000/NQ – CP ngày 02 tháng 02 năm 2000 của Chính phủ, hộ gia đình,
cá nhân có nhu cầu và khả năng sử dụng đất để phát triển trang trại được nhà
27
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
nước giao đất hoặc cho thuê đất và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất; các trang trại được miễn giảm tiền thuê đất theo quy định của Pháp luật về
đất đai khi thuê đất trống, đồi núi trọc, đất hoang hóa để trồng rừng, sản xuất,
trồng cây lâu năm và thuê diện tích ở các vùng nước tự nhiên chưa có đầu tư cải
tại vào mục đích sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; Nhà nước có chính sách hỗ trợ
đầu tư phát triển hạ tầng về giao thông, điện, nước sinh hoạt, thông tin, cơ sở chế
biến để khuyến khích các hộ gia đình, cá nhân phát triển sản xuất nông , lâm,
ngư nghiệp; Chủ trang trại được thuê lao động không hạn chế về số lượng, được
ưu tiên vai vốn thuộc Chương trình giải quyết việc làm, được hỗ trợ đào tạo tay
nghề cho lao động làm trong trại.
Chính sách phát triển chăn nuôi lợn xuất khẩu theo Quyết định
166/2001/QĐ – TTg ngày 26/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ, chính sách này
nhằm đẩy mạnh phát triển chăn nuôi lợn hàng hoá nhắm đáp ứng nhu cầu tiêu
thụ thịt lợn trong nước và xuất khẩu, tạo việc làm cho người lao động, tăng
thu nhập cho nông dân. Đến năm 2005 xuất khẩu 80.000 tấn/năm, tiến tới mỗi
năm xuất khẩu trên 100.000 tấn thịt lợn các loại.
Phát triển chăn nuôi lợn xuất khẩu ở các vùng có điều kiện thuận lợi
đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường khi chăn nuôi với qui mô phù hợp. Giai
đoạn đầu (2002-2005) tập trung ở một số vùng như: Đồng bằng sông Hồng,
Bắc Trung bộ, duyên hải Nam Trung bộ và Đông Nam Bộ.
Khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân, hộ gia đình thuộc các thành phần
kinh tế, các nhà đầu tư nước ngoài phát triển chăn nuôi lợn giống đạt tiêu
chuẩn xuất khẩu.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải chỉ đạo quản lý các cơ sở
nuôi giống cụ kỵ do Nhà nước đầu tư vốn, đảm bảo nguồn gen của đàn giống
này dược cải thiện, có hiệu quả.
28
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các cơ quan chuyên
môn bảo đảm đủ thuốc tiêm phòng và chữa bệnh, nhất là một số bệnh truyền
nhiễm nguy hiểm, bảo đảm công tác an toàn dịch bệnh cho đàn lợn.
Chính sách đầu tư xây dựng mới, mở rộng cơ sở giết mổ chế biến gia
súc, gia cầm và cơ sở chăn nuôi gia cầm tập trung, công nghiệp theo Quyết
định 394/QĐ – TTg ngày 13/03/2006 của Thủ tướng Chính phủ. Các tổ chức,
cá nhân trong nước đầu tư xây dựng mới, mở rộng cơ sở giết mổ, bảo quản
chế biến gia súc, gia cầm và cơ sở chân nuôi gia cầm tập trung, công nghiệp
phù hợp với quy hoạch của địa phương, đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh thú y
vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật
hiện hành về thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường được hỗ trợ đầu tư
như sau:
1. Áp dụng các chính sách ưu đãi với mức cao nhất về các loại thuế và
đất đai theo quy định của pháp luật hiện hành về khuyến khích đầu tư.
2. Hỗ trợ lãi suất vốn vay thương mại đối với các dự án được ký hợp
đồng tín dụng trước ngày 31 tháng 12 năm 2007; thời gian hỗ trợ lãi suất tối
đa là 2 năm kể từ ngày tổ chức, cá nhân được nhận khoản vay lần đầu. Việc
hỗ trợ thực hiện như sau:
a) Ngân sách Trung ương hỗ trợ lãi suất vốn vay cho các chủ đầu tư
thuộc Trung ương quản lý; mức hỗ trợ là 40% lãi suất vốn vay thương mại;
b) Ngân sách địa phương hỗ trợ lãi suất vốn vay cho các chủ đầu tư
không thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 2 Điều này. Mức hỗ trợ cụ
thể do ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định
nhưng không thấp hơn 40% lãi suất vốn vay thương mại;
Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 đã được phê duyệt theo
Quyết định số 10/2008/QĐ – TTg ngày 16/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ.
29
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
Các chính sách về phát triền ngành chăn nuôi trong đó có ngành chăn
nuôi lợn đã tạo điều kiện hỗ trợ cho người chăn nuôi từ các chính sách về đất
đai, vốn, công nghệ, lao động, chuyên mông, cơ sở chế biến,…Tuy nhiên cũng
như các ngành khách của nông nghiệp, ngành chăn nuôi cũng chịu sự tác động
mạnh của các yếu tố thuộc về thiên nhiên như dịch bệnh, thời tiết, an toàn thực
phẩm trong và ngoài nước. vấn đề cốt lõi ở đây là xuất phát điểm của ngành
chăn nuôi của Việt Nam nói chung và ngành chăn nuôi lợn nói riêng điều ở mức
thấp, ngành chăn nuôi lợn của nước ta chưa mang tính chuyên nghiệp cao, chăn
nuôi nhỏ phân tán vẫn chiếm tỷ trọng lớn, chăn nuôi quy mô trang trại mới được
hình thành và phần nhiều mang tính tự phát, thiếu quy hoạch; các chính sách vĩ
mô chưa đồng bộ và đủ mạnh; năng suất chăn nuôi còn thấp; khâu quản lý chất
lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm còn hạn chế.
1.7. PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN VÀ PHÁT TRIỂN TRANG TRẠI
CHĂN NUÔI LỢN Ở VIỆT NAM
1.7.1. Tình hình phát triển
Trước đây, người chăn nuôi lợn chủ yếu ở nước ta hầu hết là nông dân, họ
chủ yếu tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp (cám gạo, ngô, khoai , sắn, rau,
bèo,…) làm thức ăn trong chăn nuôi. Ngoài mục đích để tăng thu nhập từ việc
bán lợn thịt, lợn giống, nông dân còn tận dụng các chất thải từ việc chăn nuôi lợn
làm nguồn phân hữu cơ chính cho hoạt động trồng trọt của họ. lợi nhuận từ việc
chăn nuôi lợn không đáng kể, chủ yếu lấy công làm lời.
Tại nước ta cũng đã từng phát triển các mô hình kinh tế trang trại chăn
nuôi lợn tập trung kiểu hợp tác xã, các nông trường. Các trại chăn nuôi cùng với
một số trung tâm giống tại các địa phương cung cấp con giống cho bà con nông
dân. Một số trung tâm giết mổ và chế biến thị lợn đã ra đời và hoạt động, nước ta
30
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
đã từng xuất khâu thịt lợn và các sản phẩm từ thịt lợn sang các nước thuộc Liên
Xô và một số nước Đông Âu.
Từ khi có chính sách kinh tế mới và các chính sách nông nghiệp thời kỳ
đổi mới, nền nông nghiệp nước ta trong đó có ngành chăn nuôi đã có những thay
đổi rất lớn trong tất cả các lĩnh vực, từ chọn giống đến chế biến và tiêu thụ sản
phẩm.
Bên cạnh hình thức chăn nuôi truyền thống cũng đã xuất hiện không ít mô
hình chăn nuôi lợn hiện đại từ quy mô gia đình đến các trung tâm, trang trại,
công ty,… Trước sự cạnh tranh về giá và chất lượng sản phẩm ở cả thị trường
trong và ngoài nước, chăn nuôi lợn ở nước ta đang tiếp tục đứng trước nhiều vấn
đề cần phải giải quyết như nâng cao chất lượng giống, nhập và lai tạo giống bên
cạnh bảo tồn và phát huy các ưu điểm của giống địa phương, hiện đại hóa quy
trình chăn nuôi, chế biến sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn trong nước và quốc
tế về vệ sinh an toàn thực phẩm [21].
Việt nam là một trong những nước nuôi nhiều lợn, Theo ông Nguyễn
Thanh Quang, Tư vấn kỹ thuật về lợn của Hội đồng hạt cốc Hoa Kỳ, Việt
Nam hiện có tổng đàn lợn trên 27 triệu con. Sản lượng thịt lợn của Việt Nam
đứng thứ sáu thế giới. Song, Việt Nam vẫn không có mặt trong top 20 quốc
gia xuất khẩu thịt hàng đầu thế giới do quy mô chăn nuôi lợn ở Việt Nam có
tới trên 80% là chăn nuôi nhỏ lẻ (từ 1-2 nái, hoặc từ 10-20 lợn thịt).
Vì vậy, ngành chăn nuôi lợn của Việt Nam khó đáp ứng về chất lượng
và sản lượng, phẩm chất giống kém, chất lượng thức ăn kém, phòng chống
dịch chưa đầy đủ và chưa hiệu quả, thiếu thông tin thị trường và chính sách
hỗ trợ. Trong bối cảnh đó, việc hình thành vùng khuyến khích chăn nuôi ở
Đồng Nai được đánh giá cao, góp phần tạo điều kiện phát triển chăn nuôi lợn
bền vững [14].
31
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
Theo niên giám của Tổng cục thống kê năm 2010 đàn lợn cả nước có
27,373 triệu con. Trong giai đoạn từ 2007 đến 2009 đàn lợn hầu như không tăng
trưởng hoặc tăng trưởng không đáng kể. Nguyên nhân trong những năm gần đây
ngành chăn nuôi lợn đã phải liên tục gánh chịu những thiệt hại nặng nề do dịch
bệnh.
Theo kết quả điều tra chăn nuôi, tại thời điểm 01/10/2011, đàn lợn cả
nước có 27,1 triệu con, giảm 1,2% so với cùng thời điểm năm 2010 chủ yếu
do ảnh hưởng của dịch bệnh [16].
Tỷ trọng giá trị các ngành trong toàn ngành nông nghiệp năm 2010,
trồng trọt chiếm 73%; chăn nuôi chiếm 25%;dịch vụ chiếm 2%.
Giá trị sản xuất thịt lợn chiếm 78% ; thịt gia cầm chiếm 10%; thịt các
gia súc khác chiếm 12% trong tổng giá trị trong ngành chăn nuôi năm 2010.
Hiện nay, cả nước có 8.500 trang trại chăn nuôi lợn đang nuôi
5.091.000 con chiếm 18.6% tổng đàn trong cả nước, số đầu lợn nuôi trong
nông hộ chiếm 81.4% tổng đàn còn lại, tuy nhiên sản lượng thịt lợn của trang
trại chiếm đến 45%, của nông hộ chỉ chiếm 55% [12].
1.7.2. Những vấn đề đặt ra
Ngành chăn nuôi lợn ở Việt Nam theo quy mô trang trại phát triển khá
mạnh, nhưng chưa mang tính bền vững, quy mô chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ,
phân tán vẫn chiếm tỷ lệ cao, điều này khiến ngành chăn nuôi lợn tại Việt
Nam phải đương đầu với những vấn đề sau:
Một là: Kiểm soát chất lượng đầu vào cho chăn nuôi lợn (con giống, thức ăn,
thuốc thú y,...);
Hai là: Kiểm soát sản phẩm đầu ra (chất lượng thịt lợn, mức độ an toàn
VSTP);
32
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
Ba là: Kiểm soát dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm
(LMLM, PRRS);
Bốn là: Quy hoạch chăn nuôi gắn với giết mổ và thị trường tiêu thụ nội địa;
Năm là: Tăng sức cạnh tranh sản phẩm thịt lợn, mở rộng thị trường xuất
khẩu;
Sáu là: Thị trường tiêu thụ thịt lợn chưa bền vững: Cầu nối giữa sản xuất và
thị trường chưa được thiết lập vững chắc; Giá cả thị trường không ổn định;
Thông tin thị trường bất đối xứng; Lợi nhuận của người chăn nuôi bấp bênh,
không kích thích được sản xuất.
Bảy là: Kiểm soát ô nhiễm môi trường.
Tóm tắt Chương 1: Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và chăn
nuôi lợn nói riêng, các nhà kinh tế học cho rằng các nhà sản xuất có thể sẽ đổi
tỷ lệ các yếu tố đầu vào khi có những thay đổi về sản lượng sản xuất; Tiêu chí
nhận diện trang trại tại Việt Nam; Vai trò của phát triển kinh tế trang trại đối
với phát triển nông nghiệp bền vững; Lý thuyết về tiến bộ khoa học và
chuyển giao tiến bộ khoa học; Lý thuyết về hiệu quả sản xuất và ứng dụng
các hàm sản xuất, tiêu biểu là hàm sản xuất Cobb – Douglas được sử dụng
làm cơ sở lý thuyết của đề tài: các hệ số co dãn, sản phẩm biên, giá trị sản
phẩm biên để tối đa hóa lợi nhuận và lượng các yếu tố đầu vào; Một số chính
sách phát triển chăn nuôi lợn của các ban ngành và các cấp chính quyền; Tình
hình phát triển chăn nuôi lợn và phát triển trang trại chăn nuôi lợn tại Việt
Nam và những vấn đề đặt ra là những nội dung chính của Chương 1.
33
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
CHƯƠNG 2
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA TỈNH ĐỒNG NAI
2.1.1. Giới thiệu chung
Đồng Nai là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, có diện tích 5.903.940 km2
, chiếm 1,76% diện tích tự nhiên
cả nước và chiếm 25,5% diện tích tự nhiên của vùng Đông Nam Bộ. Tỉnh có
11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: Thành phố Biên Hòa - là trung tâm
chính trị kinh tế văn hóa của tỉnh; thị xã Long Khánh và 9 huyện: Long
Thành; Nhơn Trạch; Trảng Bom; Thống Nhất; Cẩm Mỹ; Vĩnh Cửu; Xuân
Lộc; Định Quán; Tân Phú. Là một tỉnh nằm trong vùng phát triển kinh tế
trọng điểm phía Nam, Đồng Nai tiếp giáp với các vùng sau: Phía Đông giáp
tỉnh Bình Thuận, Phía Đông Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, Phía Tây giáp Thành
phố Hồ Chí Minh, Phía Tây Bắc giáp tỉnh Bình Dương và Bình Phước, Phía
Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. có điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội
khá thuận lợi để phát triển nông nghiệp hàng hóa trong đó có những cây
trồng, vật nuôi có lợi thế so sánh.
Đồng Nai là tỉnh có hệ thống giao thông thuận tiện với nhiều tuyến giao
thông huyết mạch chạy qua như: quốc lô ̣ 1A, quốc lô ̣ 20, quốc lô ̣ 51; tuyến
đường sắt Bắc - Nam; gần cảng Sài Gòn, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã taọ
điều kiên thuân lơi cho hoat đôn g kinh tế trong vùng cũng như giao thương
với cả nước đồng thời có vai trò gắn kết vùng Đông Nam Bộ với Tây Nguyên.
34
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
2.1.2. Các đặc điểm tự nhiên
Tỉnh Đồng Nai có quỹ đất phong phú và phì nhiêu. Tổng diện tích toàn
tỉnh có: 590.723 ha. Bao gồm: đất nông nghiệp: 277.641 ha; đất lâm nghiệp:
181.578 ha; đất chuyên dùng: 49.717 ha; đất ở: 16.763 ha; đất chưa sử dụng:
897 ha; Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: 52.715 ha.
Tình hình sử dụng đất của tỉnh những năm qua có biến động ít nhiều,
nhưng đến nay, Đồng Nai vẫn là tỉnh có quy mô đất nông nghiệp lớn nhất
Đông Nam Bộ.
Đồng Nai nằm trong khu vưc nhiêt đới gió mùa cận xích đạo, với khí
hâu ôn hòa, ít chiu ảnh hưởng của thiên tai, đất đai màu mỡ (phần lớn là đất
đỏ Bazan), có hai mùa tương phản nhau (mùa khô và mùa mưa).
Dân số toàn tỉnh tính đến năm 2010 là 2.569.442 người. Trong đó:
+ Phân theo khu vực thành thị - nông thôn là: Thành thị là: 855.894 người;
Nông thôn là 1.710.548 người.
+ Phân theo giới tính: Nam: 1.268.315 người, chiếm 49,36%; Nữ:
1.301.127 người, chiếm 50,63%.
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2010 là 1,12%
2.1.3. Các đặc điểm kinh tế xã hội
Tổng sản phẩm quốc nội GDP của tỉnh tăng bình quân 13,2%/năm.
Trong đó ngành công nghiệp, xây dựng tăng 14,5%/năm, dịch vụ tăng
15%/năm, nông lâm nghiệp thủy sản tăng 4,5%/năm. Quy mô GDP theo giá
thực tế năm 2010 dự kiến đạt 75.137 tỷ đồng (tương đương 4,13 tỷ USD), gấp
2,5 lần năm 2005. GDP bình quân đầu người năm 2010 là 29,65 triệu đồng
(1.629USD), tăng gấp 2,1 lần năm 2005.
35
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
Giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản tỉnh Đồng Nai năm 2010 là
7.791,820 tỷ đồng, trong đó giá trị sản xuất nông nghiệp là 7.021 tỷ đồng
(trồng trọt: 4.564,950 tỷ đồng; chăn nuôi: 2.166,550 tỷ đồng).
Cơ cấu kinh tế ngành: Nông nghiệp chiếm 90,11%, lâm nghiệp 1,31%, thủy
sản 8,58%. Trong nội bộ ngành nông nghiệp, trồng trọt chiếm 65,02% (cây
hàng năm 22,8%; cây lâu năm, cây ăn trái 42,01%; sản phẩm phụ trồng trọt
0,20%); chăn nuôi chiếm 30,86% (gia súc 22,97%; gia cầm 5,38%; chăn nuôi
khác, sản phẩm không giết mổ và sản phẩm phụ chăn nuôi 2,5%); dịch vụ
chiếm 4,12%.
2.1.4. Khái quát tình hình và kết quả hoạt động của các trang trại chăn nuôi
lợn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
Đến nay, UBND tỉnh Đồng Nai đã phê duyệt 139 vùng khuyến khích
phát triển chăn nuôi (PTCN) tập trung giai đoạn 1 trên địa bàn tỉnh, với diện
tích gần 16 ngàn hécta. Huyện có số vùng và diện tích quy hoạch chăn nuôi
tập trung nhiều là: Cẩm Mỹ, Xuân Lộc và Thống Nhất. Riêng TP. Biên Hòa
và huyện Nhơn Trạch không quy hoạch vùng khuyến khích PTCN. Theo kế
hoạch đến năm 2015, tổng đàn lợn trên địa bàn tỉnh sẽ tăng lên 1,8 triệu con,
trong đó đàn lợn nái khoảng 220 ngàn con; dự tính hàng năm sẽ cung cấp cho
thị trường khoảng 56 ngàn tấn thịt. Hiện có 290 trang trại xây dựng trong
vùng khuyến khích PTCN. Bao gồm: huyện Thống Nhất 188 trang trại, Xuân
Lộc 31 trang trại, Trảng Bom 25 trang trại, TX. Long Khánh 25 trang trại,
Cẩm Mỹ 13 trang trại và Định Quán 3 trang trại. Hai huyện Long Thành và
Vĩnh Cửu chưa có trang trại nào nằm trong vùng khuyến khích PTCN. Toàn
tỉnh hiện vẫn còn hơn 1.600 trang trại nằm ngoài vùng khuyến khích PTCN
[11].
36
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành quyết định phê duyệt báo cáo quy
hoạch vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi và giết mổ tập trung trên địa
bàn 08 huyện và thị xã Long Khánh (trừ huyện Nhơn Trạch và thành phố
Biên Hòa). Các địa phương đã triển khai, tuy nhiên, kết quả đạt được chưa
cao do chưa có chính sách hỗ trợ di dời, giá đất sau quy hoạch tăng, xây dựng
hạ tầng chậm, thiếu đồng bộ nên chưa thuận lợi cho đầu tư chăn nuôi tại các
khu quy hoạch (Xem phụ lục 2.1).
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu, khảo sát
Đề tài chọn ngẫu nhiên các trang trại chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn hai
huyện Thồng Nhất và Trảng Bom tỉnh Đồng Nai.
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu
- Số liệu thứ cấp: Số liệu từ các báo cáo về tình hình chăn nuôi lợn của các cơ
quan chức năng, các báo cáo khoa học, sách, báo, tài liệu, tạp chí internet, đã
được công bố, các số liệu thống kê từ các cơ quan thống kê, quản lý địa phương,
các đề tài đã thực hiện,..
- Số liệu sơ cấp: Do chính tác giả đi thu thập thông qua bảng câu hỏi để điều tra
khảo sát hiện trạng thực tế tình hình chăn nuôi tại các trang trại chăn nuôi lợn tại
hai huyện Trảng Bom và Thống Nhất, khảo sát 100 trang trại chia đều cho hai
huyện, mỗi huyện 50 trang trại (Phụ lục 2.2)
37
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu sau khi đã được thu thập được xử lý bằng cách kiểm tra tính phù
hợp, đơn vị tính, tính đồng nhất, mức độ chính xác. Sau đó nhập vào máy tính
và sử dụng phần mềm SPSS 18.0 để phân tích.
2.2.4. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu đề tài
2.2.4.1. Phương pháp phân tích hạch toán từng phần
Người chăn nuôi phải căn cứ vào các yếu tố đầu vào và đầu ra, quy thành
giá trị tiền hiện hành (Đồng Việt Nam). Tùy từng loại lợn, mỗi loại có một nhóm
yếu tố đầu vào và đầu ra khác nhau, đối với lợn thịt. Đầu vào bao gồm các chi
phí như con giống, khấu hao chuồng trại, thức ăn, công lao động, điện nước, chi
phí thuốc thú y.
Theo kết quả điều tra tình hình chăn nuôi lợn thịt tại các trang trại thuộc
hai huyện Trản Bom và Thống Nhất, nghiên cứu tiến hành tính toán các chỉ tiêu
sản xuất, hiệu quả lợi nhuận theo phương pháp hạch toán từng phần.
+ Tổng chi phí sản xuât: là toàn bộ chi phí bằng tiền mà người chăn nuôi đã chi
ra để có được các yếu tố đầu vào, chi phí sản xuất còn bao gồm cả chi phí cơ hội
của mọi nguồn lực trong sản xuất là số tiền mà nguồn vốn đầu tư có thể thu được
nếu sử dụng nó đầu tư vào việc khác với mức trả cao hơn. Chi phí sản xuất bao
gồm: Chi phí bất biến (không đổi) và chi phí khả biến (thay đổi).
+ Chi phí bất biến: là toàn bộ chi phí mà người chăn nuôi không phải chi ra
trong mỗi đơn vị thời gian cho các yếu tố đầu vào cố định cho dù không sản xuất
ra một sản phẩm nào, như tiền thuê hoặc khấu hao trang thiết bị, nhà xưởng, tiền
lượng cho bộ phận quản lý, lãi vốn vay (nếu có), chi phí bất biến không thay đổi
khi sản lượng thay đổi. Chi phí bất biến trong chăn nuôi bao gồm: tiền mua hoặc
38
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
thuê đất, khấu hao chuồng trại, máy móc phục vụ chăn nuôi, lãi vốn vay (nếu
có).
+ Chi phí khả biến: là toàn bộ chi phí khi mua cac yếu tố đầu vào biến đổi như:
tiền công lao động trực tiếp, con giống, thức ăn, thuốc thú y,… Chi phí khả biến
thay đổi cùng với sự thay đổi sản lượng đầu ra trong ngắn hạn.
Những chi phí trong phạm vi đề tải nghiên cứu bao gồm: Chi phí thức ăn
(tổng khối lượng thức ăn cho lợn x giá thức ăn); Chi phí điện nước, thú y, khấu
hao chuồng trại, hầm biogas (nếu có) và máy móc, công cụ phục vụ chăn nuôi;
Chi phí công lao động (lao động của gia đình và thuê mướn); Chi phí mua con
giống phục vụ chăn nuôi.
+ Tổng thu: bao gồm tổng số tiền bán lợn thực tế tại trang trại; tổng số tiền thu
được từ bán phân (nếu có); tiền thu được từ việc sử dung khí biogas (nếu có).
+ Tổng lợi nhuận = Tổng thu – Tổng chi
+ Lợi nhuận ròng = Tổng lợi nhuận – các loại thuế (nếu có)
2.2.4.2. Mô hình hồi quy tuyến tính đa biến
a. Mô hình hàm sản xuất Cobb – Douglas
Dựa theo mô hình lý thuyết về hàm sản xuất Cobb – Douglas trình bày
trong chương 1 và tình hình số liệu sẵn có, mô hình nghiên cứu thực nghiệm với
hàm ước lượng cụ thể được xác định để phân tích như sau:
Ln(Y) = Ln(A) + β1LnTHUCAN + β2LnTRLGIONG + β3LnLAODONG +
β4LnTGIANUOI + β5LnDTCHUONG + β6LnQUYMODAN +
β7LnNGGIONG + β8LnTAPHUAN + εj
Trong đó: Y là biến TLLONXC (trọng lượng lợn thị xuất chuồng kg);
THUCAN là biến về lượng thức ăn (kg); TRLGIONG là biến trọng lượng con
giống (kg); LAODONG là biến về số công lao động (người); TGIANUOI là
39
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
biến thời gian nuôi (ngày); DTCHUONG là biến diện tích chuồng trại (m2
);
QYMODAN là biến dummy về số lượng đàn lợn thịt (quy mô < 1000 con = 1,
quy mô từ 1000 con trở lên = 2); NGGIONG là biến dummy về nguồn gốc con
giống (tự để giống = 1, mua con giống = 2); TAPHUAN là biến dummy về tập
huấn kỹ thuật chăn nuôi (có = 1, không = 0); βi là các hệ số ước lượng tương ứng
cho từng yếu tố đầu vào; Ln(A) hay β0 là hằng số và εj là sai số ước lượng đại
diện cho các yếu tố khác không có trong mô hình.
b. Mô tả các biến
THUCAN: là lượng thức ăn cho 1 con lợn thịt trong 1 chu kỳ nuôi, đơn vị
tính (Kg). Kỳ vọng biến thức ăn mang dấu (+), lượng thức ăn càng nhiều thì
trọng lượng xuất chuồng càng cao.
TRLGIONG: là trọng lượng con giống khi bắt đầu đưa vào nuôi, đơn vị tính
(Kg). kỳ vọng biến trọng lượng giống mang dấu (+), trọng lượng con giống
càng cao thì trọng lượng lợn xuất chuồng càng cao.
LAODONG: là lượng lao động của trang trại phục vụ chăn nuôi trong 1 chu
kỳ. Kỳ vọng biến này mang dấu (+), số lao động càng cao thì trọng lượng lợn
xuất chuồng càng cao.
TGIANUOI: là thời gian của một chu kỳ. Kỳ vọng biến này mang dấu (-), số
ngày nuôi nhỏ nhưng trọng lượng xuất chuồng cao.
DTCHUONG: là diện tích chuồng trại chăn nuôi bình quân dùng để chăn
nuôi 1 con lợn trong 1 chu kỳ. Kỳ vọng biến này mang dấu (+), có nghĩa là
diện tích chuồng càng lớn thì trọng lượng lợn xuất chuồng càng cao.
QUYMODAN: là số lượng đầu con lợn thịt nuôi tại trang trại trong 1 chu kỳ.
Kỳ vọng biến này mang dấu (+), nghĩa là nếu quy mô đàn càng lớn thì trọng
lượng lợn xuất chuồng càng cao.
40
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
TAPHUAN: Là biến tập huấn kỹ thuật chăn nuôi. Kỳ vọng biến này mang
dấu (+), nghĩa là trang trại được tập huấn kỹ thuật càng nhiều về kỹ thuật
chăn nuôi thì đàn lợn của trại sẽ được chăm sóc tốt đúng kỹ thuật, làm cho
năng suất chăn nuôi cao.
NGGIONG: là biến về nguồn gốc giống được dùng để chăn nuôi lợn thịt. Kỳ
vọng biến này mang dấu (+), nghĩa là con giống mua từ các trại chăn nuôi
chuyên cung cấp lợn giống phục vụ chăn nuôi lợn thịt sẽ có trong lượng xuất
chuồng cao hơn.
c. Xác định mức tối ưu các yếu tố đầu vào
Trong mô hình, các hệ số ước lượng αi còn gọi là hệ số co giãn của năng
suất lợn hơi đầu ra khi sử dụng một lượng tương ứng đầu vào Xi [αi =
dLn(Y)/dLn(Xi)]. Trong điều kiện các yếu tố đầu vào không đổi khi yếu tố Xi
tăng lên 1% đơn vị thì năng suất đầu ra sẽ tăng lên một lượng đúng bằng giá
trị αi %.
Với giả định là người chăn nuôi có hành vi tối đa hóa lợi nhuận, trong điều
kiện giá cả thị trường và trình độ sản xuất hiện tại, cần phải tìm ra mức sử
dụng tối ưu cho từng yếu tố đầu vào (thức ăn, con giống, quy mô đàn, số
lượng lao động, diện tích chuồng trại, thời gian xuất chuồng, trình độ người
chăn nuôi, tham gia tập huấn kỹ thuật chăn nuôi) để năng suất đầu ra khi nuôi
một con lợn trong 1 vòng đạt giá trị cao nhất. Các hệ số αi, giá lợn hơi, giá các
yếu tố đầu vào, trọng lượng xuất chuồng sẽ được sử dụng để tính toán các
mức tối ưu theo công thức, ví dụ với yếu tố đầu vào là thức ăn ta có:
dLnY/dLnX1 = MPPX1 = PX1/PY. trong đó
MPPX1 là sản phẩm biên của nhân tố thức ăn.
41
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
PX1 là giá của thức ăn (các loại cám cho các giai đoạn) tại thời điểm
điều tra.
PY là giá bán lợn hơi tại thời điểm điều tra.
Để tối đa hóa lợi nhuận cần có điểu kiện: MPPX1 x PY = PX1 = α1(Y/X1)
Vậy, lượng tối ưu của X1 là X1
*
= α1 (Y x PY/PX1)
Các yếu tố khác như số lượng lao động, trọng lượng con giống,.. cũng
được tính toán tương tự, việc tính toán này sẽ giúp chúng ta xem xét một yếu tố
đầu vào đã được sử dụng tối ưu hay chưa hoặc cao hơn hay thấp hơn.
Khi một nhà chăn nuôi sử dụng có hiệu quả các yếu tố đầu vào họ sẽ đạt
được sản lượng lợn hơi ở mức cao nhất khi xuất chuồng/con (Y1), một số nhà
chăn nuôi khác không sử dụng tốt các yếu tố đầu vào thì họ đạt được một năng
suất đầu ra Y2 thấp hơn Y1. Vậy mức tổn thất của nhà chăn nuôi khi sử dụng
không hiệu quả các yếu tố đầu vào để đạt được năng suất đầu ra ở mức cao nhất
khi sản xuất chăn nuôi một con lợn trong một vòng là ∆Y = Y1 – Y2 và tổng mức
thu nhập thực tế nhà chăn nuôi đó bị thiệt hại là ∆I = (Y1 – Y2) x PY (PY là giá
lợn hơi đầu ra). Cũng dựa trên cách suy luận và tính toán như trên, chúng ta có
thể tính tổng thiệt hại thực tế mà người nông dân bị tổn thất khi không sử dụng
một cách có hiệu quả nhất các yếu tố đầu vào là ∆C = (TC1 – TC2), trong đó:
TC1 là tổng chi phí khi sử dụng không hiệu quả các yếu tố đầu vào TC1 = ΣF1 x
Pfi + ΣLf1 x P1 và TC2 là tổng chi phí khi sử dụng tối ưu các yếu tố đầu vào TC2
= ΣF2 x Pfi + ΣLf2 x P1. Với F = Xi (i = 1, 10), Pfi là giá của yếu tố thứ i, Lf là lao
động cho yếu tố F và P1 là giá thuê lao động. Tổng tổn thất của nhà chăn nuôi
khi sử dụng không hiệu quả các yếu tố đầu vào F là [∆I] + [∆C].
d. Kiểm định ý nghĩa thống kê của mô hình
Phương pháp để ước lượng hệ số hồi quy trong mô hình là phương pháp
bình phương bé nhất (Ordinary Least Squared – OLS). Phần mềm được sử dụng
42
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
là SPSS 18.0 (Statistical Package for Social Science). Ý nghĩa thống kê của các
biến hồi quy trong mô hình hồi quy đa biến được thực hiện theo các bước cơ bản
trong kinh tế lượng [28].
Kiểm định F để kiểm định giả thuyết H0: là các hệ số ước lượng đều bằng
zero, nghĩa là các biến giải thích không có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc và mô
hình không có khả năng giải thích được sự biến động đến trọng lượng xuất
chuồng. các giá trị của từng biến phụ thuộc được kiểm định bằng thử nghiệm t.
Sử dụng giá trị thống kê F và t, hoặc p – value để suy diễn giá trị của mô hình và
từng yếu tố. Nếu giá trị F, t hoặc p – value được tính nhỏ F , t bằng hoặc lớn hơn
mức ý nghĩa 0,05 thì bác bỏ giả thiết H0.
Kiểm định đa cộng tuyến: Xác định hệ số phóng đại phương sai (VIF) của
mỗi biến để xác định đa cộng tuyến. Nếu giá trị VIF > 10 thì biến đó cộng tuyến
cao và sẽ loại bỏ hoặc điều chỉnh lại ngay từ đầu. Sử dụng thử nghiệm… để xác
định hiện tượng phương sai của sai số có đồng nhất hay không.
Tóm tắt Chương 2: Các đặc điểm của tỉnh Đồng Nai; Tình hình và kết
quả hoạt động của việc phát triển các trang trại chăn nuôi tại tỉnh Đồng Nai;
Phương pháp nghiên cứu, thu thập và xử lý dữ liệu phục vụ cho công việc
nghiên cứu của đề tài; Dựa vào lý thuyết mô hình Cobb – Douglas đã trình bày
trong chương 1 và số liệu đã thu thập được qua quá trình điều tra của tác giả,
xây dựng mô hình ước lượng, sẽ được dùng để phân tích trong Chương 3; Mô tả
các biến và kỳ vọng về dấu của các biến độc lập, công thức tính, xác định mức
tối ưu của các yếu tố đầu vào của quá trình chăn nuôi lợn thịt; Kiểm định ý nghĩa
thống kê của mô hình là nội dung chính của Chương 2.
43
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC TRANG TRẠI CHĂN NUÔI LỢN THỊT
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
3.1.1. Tình hình chung các trang trại chăn nuôi
Vật nuôi chủ lực của tỉnh Đồng Nai được xác định và diễn biến đàn vật
nuôi qua các năm được trình bày trong Bảng 3.1.
Bảng 3.1. Diễn biến đàn chăn nuôi qua các năm
Vật nuôi ĐVT 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Lợn Con 1.273.000 1.105.000 1.024.000 1.225.000 1.119.000 1.200.000
Gà Con 4.311.000 4.613.000 5.550.000 7.677.000 8.905.000 9.103.000
Bò Con 107.700 107.000 90.000 85.000 80.000 81.000
Nguồn: Sở nông nghiệp& PTNT Đồng Nai
Chăn nuôi gia súc
- Tổng đàn lợn duy trì khoảng 1,2 triệu con, chăn nuôi trang trại chiếm
khoảng 60%, với 1.226 trang trại.
- Cơ cấu đàn lợn: Đực giống khoảng 1.900 con; nái sinh sản khoảng 140.000
con (nái nuôi trang trại 68.545 con/694 trang trại nái sinh sản), hàng năm tạo
ra khoảng 2,5 triệu con thương phẩm. Giống lợn nuôi trên địa bàn chủ yếu là
các giống có nguồn gốc nhập nội, chiếm trên 95% cơ cấu đàn, hầu hết là
giống Landrace, Yorkshire, Duroc, Pietrain.
44
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
- Bò: Tổng đàn khoảng 80.000 con, tỷ lệ bò lai Zebu trên 80%, trong đó chăn
nuôi trang trại 1.553 con với 13 trang trại.
Chăn nuôi gia cầm
- Tổng đàn gia cầm khoảng 09 triệu con, chủ yếu gà (8,7 triệu); vịt (300.000).
Chăn nuôi gà trang trại chiếm 80%, với 474 trang trại. Cụ thể:
+ Đàn gà giống bố mẹ gần 01 triệu con thuộc 10 cơ sở ấp nở gà trên địa bàn
tỉnh.
+ Gà đẻ trứng thương phẩm: Trên 02 triệu con, sản lượng 600 triệu quả/năm.
+ Gà thịt nuôi trang trại: Tổng đàn duy trì gần 4,5 triệu con, cung cấp cho thị
trường 21.200 tấn thịt/năm.
+ Chăn nuôi nhỏ lẻ khoảng 20%, số lượng từ 1,2 - 1,4 triệu con, gồm gà, vịt...
- Giống gà sử dụng trong chăn nuôi trang trại gồm: Gà hướng thịt trắng
(Arbor Acres, Ross, Cobb); gà hướng trứng (Hyline Brown, Lohmann Brown,
ISA Brown); gà Tam Hoàng, gà Lượng Phượng. Giống gà nuôi nhỏ lẻ ở các
nông hộ phần lớn là gà ta và gà ta lai [11].
3.1.2. Tình hình chăn nuôi lợn tại các trang trại qua điều tra
Trong chăn nuôi lợn các trang trại thường kết hợp giữa nuôi lợn nái
sinh sản và lợn thịt loại hình chăn nuôi kết hợp này chiếm 91% số trang trại,
chỉ có 9% trang trại còn lại nuôi chủ yếu lợn thịt.
45
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
Hình 3.1. Hình thức chăn nuôi lợn tại các trang trại điều tra
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả.
Lực lượng trực tiếp tham gia chăn nuôi lợn tại các trang trại tại
hai huyện Thống Nhất và Trảng Bom là nam giới chiến 63%, lực lượng
này có đủ sức khỏe để đảm đương các công việc nặng nhọc trong sản
xuất chăn nuôi. Hình 3.2. cho thấy , trình độ học vấn của các chủ trang
trại còn thấp, trình độ tiểu học chiếm tối 18%, trung học cơ sở 29%,
53% còn lại là trung học cơ sở (Phụ lục 3.1).
Hình 3.2. Trình độ học vấn của chủ các trang trại điều tra
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả.
46
Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149
Nghề nghiệp chính của các chủ trang trại đa phần là làm nông nghiệp
chiếm 72% số trang trại điều tra, 19% làm nghề kinh doanh buôn bán, viên
chức, công chức chỉ chiếm 9% Hình 3.3 (xem thêm Phụ lục 3.1).
Hình 3.3. Nghành nghề của chủ các trang trại điều tra
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả.
Số liệu điều tra cho thấy 100% trang trại trên địa bàn điều tra do chính
chủ trang trại tự quản lý. 55% số trang trại đã được cấp giấy chứng nhận trang
trại, 12% đang chờ cấp và 33% chưa được cấp giấy chứng nhận. 73% số trang
trại nằm trong vùng quy hoạch chăn nuôi.
Hầu hết các trang trại chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn hai huyện Thống
Nhất và Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai đều có kinh nghiệm trong chăn nuôi lợn,
một số trang trại có kinh nghiệm chăn nuôi trên 15 năm, theo số liệu điều tra
phần lớn kinh nghiệm có được từ tự tích lũy, học tập từ bạn bè và từ các lần
tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi và cách chăm sóc , vệ sinh thú y
đàn lợn thịt do các cơ quan quản lý như: Chi cục thú y; Trung tâm khuyến
Một số giải pháp phát triển các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh đồng nai.docx
Một số giải pháp phát triển các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh đồng nai.docx
Một số giải pháp phát triển các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh đồng nai.docx
Một số giải pháp phát triển các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh đồng nai.docx
Một số giải pháp phát triển các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh đồng nai.docx
Một số giải pháp phát triển các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh đồng nai.docx
Một số giải pháp phát triển các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh đồng nai.docx
Một số giải pháp phát triển các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh đồng nai.docx
Một số giải pháp phát triển các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh đồng nai.docx
Một số giải pháp phát triển các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh đồng nai.docx
Một số giải pháp phát triển các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh đồng nai.docx
Một số giải pháp phát triển các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh đồng nai.docx
Một số giải pháp phát triển các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh đồng nai.docx
Một số giải pháp phát triển các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh đồng nai.docx
Một số giải pháp phát triển các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh đồng nai.docx
Một số giải pháp phát triển các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh đồng nai.docx
Một số giải pháp phát triển các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh đồng nai.docx
Một số giải pháp phát triển các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh đồng nai.docx
Một số giải pháp phát triển các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh đồng nai.docx
Một số giải pháp phát triển các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh đồng nai.docx
Một số giải pháp phát triển các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh đồng nai.docx
Một số giải pháp phát triển các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh đồng nai.docx
Một số giải pháp phát triển các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh đồng nai.docx

More Related Content

Similar to Một số giải pháp phát triển các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh đồng nai.docx

Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận Văn Thạc Sĩ Phát triển kinh tế trang trại Tỉnh Quảng Ngãi.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Phát triển kinh tế trang trại Tỉnh Quảng Ngãi.docLuận Văn Thạc Sĩ Phát triển kinh tế trang trại Tỉnh Quảng Ngãi.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Phát triển kinh tế trang trại Tỉnh Quảng Ngãi.doc
sividocz
 
Luận Văn Thạc Sĩ Phát triển kinh tế trang trại Tỉnh Quảng Ngãi.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Phát triển kinh tế trang trại Tỉnh Quảng Ngãi.docLuận Văn Thạc Sĩ Phát triển kinh tế trang trại Tỉnh Quảng Ngãi.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Phát triển kinh tế trang trại Tỉnh Quảng Ngãi.doc
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Đánh Giá Tác Động Của Chính Sách Phát Triển Ngành Hàng Lúa Gạo Đến Thu Nhập C...
Đánh Giá Tác Động Của Chính Sách Phát Triển Ngành Hàng Lúa Gạo Đến Thu Nhập C...Đánh Giá Tác Động Của Chính Sách Phát Triển Ngành Hàng Lúa Gạo Đến Thu Nhập C...
Đánh Giá Tác Động Của Chính Sách Phát Triển Ngành Hàng Lúa Gạo Đến Thu Nhập C...
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Phát triển bền vững nông nghiệp trên địa bàn Huyện Hoà Vang, Thành ...
Phát triển bền vững nông nghiệp trên địa bàn Huyện Hoà Vang, Thành ...Phát triển bền vững nông nghiệp trên địa bàn Huyện Hoà Vang, Thành ...
Phát triển bền vững nông nghiệp trên địa bàn Huyện Hoà Vang, Thành ...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.doc
Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.docPhát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.doc
Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.doc
dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Phát Triển Nông Nghiệp Huyện Kon Plông, Tỉnh Kon Tum.doc
Phát Triển Nông Nghiệp Huyện Kon Plông, Tỉnh Kon Tum.docPhát Triển Nông Nghiệp Huyện Kon Plông, Tỉnh Kon Tum.doc
Phát Triển Nông Nghiệp Huyện Kon Plông, Tỉnh Kon Tum.doc
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận Văn Phát Triển Kinh Tế Hộ Và Những Tác Động Đến Môi Trường Khu Vực Nông ...
Luận Văn Phát Triển Kinh Tế Hộ Và Những Tác Động Đến Môi Trường Khu Vực Nông ...Luận Văn Phát Triển Kinh Tế Hộ Và Những Tác Động Đến Môi Trường Khu Vực Nông ...
Luận Văn Phát Triển Kinh Tế Hộ Và Những Tác Động Đến Môi Trường Khu Vực Nông ...
tcoco3199
 
Đề Tài Nghiên Cứu Thạc Sĩ Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Núi Th...
Đề Tài Nghiên Cứu Thạc Sĩ Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Núi Th...Đề Tài Nghiên Cứu Thạc Sĩ Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Núi Th...
Đề Tài Nghiên Cứu Thạc Sĩ Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Núi Th...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Phát Triển Bền Vững Cây Bơ Trên Địa Bàn Huyện Krông Ana Tỉnh Đắk Lắk.doc
Phát Triển Bền Vững Cây Bơ Trên Địa Bàn Huyện Krông Ana Tỉnh Đắk Lắk.docPhát Triển Bền Vững Cây Bơ Trên Địa Bàn Huyện Krông Ana Tỉnh Đắk Lắk.doc
Phát Triển Bền Vững Cây Bơ Trên Địa Bàn Huyện Krông Ana Tỉnh Đắk Lắk.doc
Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Luận văn: Phát triển ngành trồng trọt tại Tỉnh Quảng Ngãi.TT, HAY
Luận văn: Phát triển ngành trồng trọt tại Tỉnh Quảng Ngãi.TT, HAYLuận văn: Phát triển ngành trồng trọt tại Tỉnh Quảng Ngãi.TT, HAY
Luận văn: Phát triển ngành trồng trọt tại Tỉnh Quảng Ngãi.TT, HAY
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Phát triển ngành trồng trọt tại tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Luận văn: Phát triển ngành trồng trọt tại tỉnh Quảng Ngãi, HOTLuận văn: Phát triển ngành trồng trọt tại tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Luận văn: Phát triển ngành trồng trọt tại tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Ở Huyện Lệ Thủy, Tỉnh Quảng Bình.doc
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Ở Huyện Lệ Thủy, Tỉnh Quảng Bình.docPhát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Ở Huyện Lệ Thủy, Tỉnh Quảng Bình.doc
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Ở Huyện Lệ Thủy, Tỉnh Quảng Bình.doc
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Download Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Kinh Tế Nông Nghiệp, 9 Điểm.docx
Download Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Kinh Tế Nông Nghiệp, 9 Điểm.docxDownload Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Kinh Tế Nông Nghiệp, 9 Điểm.docx
Download Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Kinh Tế Nông Nghiệp, 9 Điểm.docx
Zalo/Tele: 0973.287.149 Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói
 
Khóa luận: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Quảng Điền, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Quảng Điền, 9 ĐIỂMKhóa luận: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Quảng Điền, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Quảng Điền, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Huyện Tuyên Hóa Tỉnh Quảng Bình.doc
Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Huyện Tuyên Hóa Tỉnh Quảng Bình.docPhát Triển Kinh Tế Trang Trại Huyện Tuyên Hóa Tỉnh Quảng Bình.doc
Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Huyện Tuyên Hóa Tỉnh Quảng Bình.doc
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Phát Triển Trang Trại Chăn Nuôi Huyện Đại Lộc,Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Trang Trại Chăn Nuôi Huyện Đại Lộc,Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Trang Trại Chăn Nuôi Huyện Đại Lộc,Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Trang Trại Chăn Nuôi Huyện Đại Lộc,Tỉnh Quảng Nam.doc
Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Phát triển kinh tế trang trại trồng trọt trên địa bàn tỉnh Bình Định..doc
Phát triển kinh tế trang trại trồng trọt trên địa bàn tỉnh Bình Định..docPhát triển kinh tế trang trại trồng trọt trên địa bàn tỉnh Bình Định..doc
Phát triển kinh tế trang trại trồng trọt trên địa bàn tỉnh Bình Định..doc
dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 
Phát triển kinh tế trang trại huyện Hoà Vang Thành Phố Đà Nẵng..doc
Phát triển kinh tế trang trại huyện Hoà Vang Thành Phố Đà Nẵng..docPhát triển kinh tế trang trại huyện Hoà Vang Thành Phố Đà Nẵng..doc
Phát triển kinh tế trang trại huyện Hoà Vang Thành Phố Đà Nẵng..doc
dịch vụ viết đề tài trọn gói 0973287149
 

Similar to Một số giải pháp phát triển các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh đồng nai.docx (20)

Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Phát triển kinh tế trang trại Tỉnh Quảng Ngãi.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Phát triển kinh tế trang trại Tỉnh Quảng Ngãi.docLuận Văn Thạc Sĩ Phát triển kinh tế trang trại Tỉnh Quảng Ngãi.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Phát triển kinh tế trang trại Tỉnh Quảng Ngãi.doc
 
Luận Văn Thạc Sĩ Phát triển kinh tế trang trại Tỉnh Quảng Ngãi.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Phát triển kinh tế trang trại Tỉnh Quảng Ngãi.docLuận Văn Thạc Sĩ Phát triển kinh tế trang trại Tỉnh Quảng Ngãi.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Phát triển kinh tế trang trại Tỉnh Quảng Ngãi.doc
 
Đánh Giá Tác Động Của Chính Sách Phát Triển Ngành Hàng Lúa Gạo Đến Thu Nhập C...
Đánh Giá Tác Động Của Chính Sách Phát Triển Ngành Hàng Lúa Gạo Đến Thu Nhập C...Đánh Giá Tác Động Của Chính Sách Phát Triển Ngành Hàng Lúa Gạo Đến Thu Nhập C...
Đánh Giá Tác Động Của Chính Sách Phát Triển Ngành Hàng Lúa Gạo Đến Thu Nhập C...
 
Luan van thac si kinh te (26)
Luan van thac si kinh te (26)Luan van thac si kinh te (26)
Luan van thac si kinh te (26)
 
Phát triển bền vững nông nghiệp trên địa bàn Huyện Hoà Vang, Thành ...
Phát triển bền vững nông nghiệp trên địa bàn Huyện Hoà Vang, Thành ...Phát triển bền vững nông nghiệp trên địa bàn Huyện Hoà Vang, Thành ...
Phát triển bền vững nông nghiệp trên địa bàn Huyện Hoà Vang, Thành ...
 
Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.doc
Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.docPhát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.doc
Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.doc
 
Phát Triển Nông Nghiệp Huyện Kon Plông, Tỉnh Kon Tum.doc
Phát Triển Nông Nghiệp Huyện Kon Plông, Tỉnh Kon Tum.docPhát Triển Nông Nghiệp Huyện Kon Plông, Tỉnh Kon Tum.doc
Phát Triển Nông Nghiệp Huyện Kon Plông, Tỉnh Kon Tum.doc
 
Luận Văn Phát Triển Kinh Tế Hộ Và Những Tác Động Đến Môi Trường Khu Vực Nông ...
Luận Văn Phát Triển Kinh Tế Hộ Và Những Tác Động Đến Môi Trường Khu Vực Nông ...Luận Văn Phát Triển Kinh Tế Hộ Và Những Tác Động Đến Môi Trường Khu Vực Nông ...
Luận Văn Phát Triển Kinh Tế Hộ Và Những Tác Động Đến Môi Trường Khu Vực Nông ...
 
Đề Tài Nghiên Cứu Thạc Sĩ Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Núi Th...
Đề Tài Nghiên Cứu Thạc Sĩ Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Núi Th...Đề Tài Nghiên Cứu Thạc Sĩ Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Núi Th...
Đề Tài Nghiên Cứu Thạc Sĩ Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Núi Th...
 
Phát Triển Bền Vững Cây Bơ Trên Địa Bàn Huyện Krông Ana Tỉnh Đắk Lắk.doc
Phát Triển Bền Vững Cây Bơ Trên Địa Bàn Huyện Krông Ana Tỉnh Đắk Lắk.docPhát Triển Bền Vững Cây Bơ Trên Địa Bàn Huyện Krông Ana Tỉnh Đắk Lắk.doc
Phát Triển Bền Vững Cây Bơ Trên Địa Bàn Huyện Krông Ana Tỉnh Đắk Lắk.doc
 
Luận văn: Phát triển ngành trồng trọt tại Tỉnh Quảng Ngãi.TT, HAY
Luận văn: Phát triển ngành trồng trọt tại Tỉnh Quảng Ngãi.TT, HAYLuận văn: Phát triển ngành trồng trọt tại Tỉnh Quảng Ngãi.TT, HAY
Luận văn: Phát triển ngành trồng trọt tại Tỉnh Quảng Ngãi.TT, HAY
 
Luận văn: Phát triển ngành trồng trọt tại tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Luận văn: Phát triển ngành trồng trọt tại tỉnh Quảng Ngãi, HOTLuận văn: Phát triển ngành trồng trọt tại tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Luận văn: Phát triển ngành trồng trọt tại tỉnh Quảng Ngãi, HOT
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Ở Huyện Lệ Thủy, Tỉnh Quảng Bình.doc
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Ở Huyện Lệ Thủy, Tỉnh Quảng Bình.docPhát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Ở Huyện Lệ Thủy, Tỉnh Quảng Bình.doc
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Ở Huyện Lệ Thủy, Tỉnh Quảng Bình.doc
 
Download Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Kinh Tế Nông Nghiệp, 9 Điểm.docx
Download Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Kinh Tế Nông Nghiệp, 9 Điểm.docxDownload Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Kinh Tế Nông Nghiệp, 9 Điểm.docx
Download Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Kinh Tế Nông Nghiệp, 9 Điểm.docx
 
Khóa luận: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Quảng Điền, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Quảng Điền, 9 ĐIỂMKhóa luận: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Quảng Điền, 9 ĐIỂM
Khóa luận: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Quảng Điền, 9 ĐIỂM
 
Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Huyện Tuyên Hóa Tỉnh Quảng Bình.doc
Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Huyện Tuyên Hóa Tỉnh Quảng Bình.docPhát Triển Kinh Tế Trang Trại Huyện Tuyên Hóa Tỉnh Quảng Bình.doc
Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Huyện Tuyên Hóa Tỉnh Quảng Bình.doc
 
Phát Triển Trang Trại Chăn Nuôi Huyện Đại Lộc,Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Trang Trại Chăn Nuôi Huyện Đại Lộc,Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Trang Trại Chăn Nuôi Huyện Đại Lộc,Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Trang Trại Chăn Nuôi Huyện Đại Lộc,Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát triển kinh tế trang trại trồng trọt trên địa bàn tỉnh Bình Định..doc
Phát triển kinh tế trang trại trồng trọt trên địa bàn tỉnh Bình Định..docPhát triển kinh tế trang trại trồng trọt trên địa bàn tỉnh Bình Định..doc
Phát triển kinh tế trang trại trồng trọt trên địa bàn tỉnh Bình Định..doc
 
Phát triển kinh tế trang trại huyện Hoà Vang Thành Phố Đà Nẵng..doc
Phát triển kinh tế trang trại huyện Hoà Vang Thành Phố Đà Nẵng..docPhát triển kinh tế trang trại huyện Hoà Vang Thành Phố Đà Nẵng..doc
Phát triển kinh tế trang trại huyện Hoà Vang Thành Phố Đà Nẵng..doc
 

More from DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149

Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...
Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...
Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...
Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...
Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Báo cáo tốt Nghiệp tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...
Báo cáo tốt Nghiệp  tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...Báo cáo tốt Nghiệp  tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...
Báo cáo tốt Nghiệp tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...
Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...
Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...
Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...
Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...
Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...
Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...
Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...
Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ  Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.docLuận Văn Thạc Sĩ  Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.doc
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...
Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...
Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....
Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....
Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...
Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...
Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Đề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.doc
Đề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.docĐề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.doc
Đề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.doc
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...
Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...
Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Đề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docx
Đề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docxĐề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docx
Đề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docx
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...
Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...
Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...
Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...
Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...
Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...
Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 

More from DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149 (20)

Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...
Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...
Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...
 
Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...
Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...
Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...
 
Báo cáo tốt Nghiệp tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...
Báo cáo tốt Nghiệp  tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...Báo cáo tốt Nghiệp  tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...
Báo cáo tốt Nghiệp tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...
 
Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...
Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...
Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...
 
Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...
Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...
Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...
 
Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...
Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...
Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...
 
Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...
Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...
Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ  Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.docLuận Văn Thạc Sĩ  Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.doc
 
Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...
Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...
Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...
 
Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....
Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....
Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....
 
Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...
Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...
Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...
 
Đề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.doc
Đề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.docĐề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.doc
Đề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.doc
 
Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...
Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...
Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...
 
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...
 
Đề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docx
Đề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docxĐề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docx
Đề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docx
 
Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...
Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...
Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...
 
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
 
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
 
Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...
Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...
Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...
 
Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...
Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...
Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...
 

Recently uploaded

trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
my21xn0084
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
deviv80273
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
linh miu
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
khanhthy3000
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
AnhPhm265031
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdfSLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
UyenDang34
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
HngL891608
 
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdfCau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
HngMLTh
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
NguynDimQunh33
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
metamngoc123
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
hieutrinhvan27052005
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
SmartBiz
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
lmhong80
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
QucHHunhnh
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
12D241NguynPhmMaiTra
 

Recently uploaded (18)

trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
 
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdfSLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
 
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdfCau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
 

Một số giải pháp phát triển các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh đồng nai.docx

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP --------------------- Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 LÊ CỬ NHÂN MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC TRANG TRẠI CHĂN NUÔI LỢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP --------------------- Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 Đồng Nai, 2012
  • 3. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP --------------------- Viết đề tài giá sinh viên – ZALO:0973.287.149-TEAMLUANVAN.COM Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 LÊ CỬ NHÂN MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC TRANG TRẠI CHĂN NUÔI LỢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP MÃ SỐ: 60.31.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. ĐINH PHI HỔ Đồng Nai, 2012
  • 4. 1 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 ĐẶT VẤN ĐỀ 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Kinh tế trang trại là một hình thức sản xuất hàng hóa tập trung, qui mô lớn, có hiệu quả đã được hình thành tại nhiều quốc gia trên thế giới, cũng như tại Việt Nam. Xu thế phát triển kinh tế trang trại là một tất yếu trong sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa trong thời kỳ hội nhập nền kinh tế Thế giới của Việt Nam. Kinh tế trang trại cung cấp cho thị trường hàng hóa với số lượng lớn, chất lượng đồng nhất, có sức cạnh tranh cao và là chìa khóa cho phát triển nông nghiệp. Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai kinh tế trang trại đã phát triển với số lượng lớn và đã có những đóng góp tích cực vào mục tiêu phát triển kinh tế chung của Tỉnh. Dạng hình trang trại bao gồm trang trại trồng trọt, trang trại chăn nuôi, trang trại tổng hợp,…Trong thời gian qua các trang trại trồng trọt phát triển tương đối ổn định, tuy nhiên các trang trại chăn nuôi, nhất là các trang trại chăn nuôi lợn còn nhiều bất cập như hiệu quả chăn nuôi thấp, ảnh hưởng đến môi trường và thu nhập của người chăn nuôi không ổn định. Đồng Nai với lợi thế là tỉnh tiếp giáp với TP. Hồ Chí Minh, trung tâm Kinh tế - Khoa học kỹ thuật của cả nước, là thị trường tiêu thụ lớn với hơn 8 triệu dân. Tuy nhiên tiềm năng to lớn này chưa được khai thác đúng mức. Vì vậy để khắc phục những hạn chế trên, ngành nông nghiệp, đặc biệt là ngành chăn nuôi của tỉnh Đồng Nai cần có những giải pháp nhằm phát triển ngành chăn nuôi trên địa bàn Tỉnh. Xuất phát từ những lý do nêu trên, việc nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp phát triển các Trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai” là một vấn đề cần giải quyết cả trong ngắn hạn và dài hạn.
  • 5. 2 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu tổng quát Trên cơ sở lý thuyết và số liệu điều tra thực tiễn hiện trạng các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, áp dụng các mô hình chứng minh các yếu tố tác động đến hiệu quả kỹ thuật và kinh tế của việc chăn nuôi lợn tại các trang trại từ đó đề ra một số giải pháp phát triển các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. 2.2. Mục tiêu cụ thể + Hệ thống cơ sở lý luận có liên quan đến kinh tế trang trại, hiệu quả sản xuất; + Đánh giá thực trạng hoạt động các trang trại chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn tỉnh Đổng Nai; + Phân tích các yếu tố tác động đến trọng lượng lợn thịt xuất chuồng tại các trang trại trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, dựa vào kết quả phân tích để rút ra những đề xuất về chính sách và giải pháp nhằm phát triển các trang trại chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng nghiên cứu Các trang trại chăn nuôi lợn thịt. 3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài 3.2.1. Phạm vi về nội dung - Các cơ sở lý luận có liên quan đến kinh tế trang trại, hiệu quả sản xuất; - Đánh giá thực trạng hoạt động các trang trại chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn tỉnh Đổng Nai; - Đưa những đề xuất về chính sách và giải pháp nhằm phát triển các Trang trại chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
  • 6. 3 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 3.2.2. Phạm vi về không gian - Một số trang trại chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn hai huyện Trảng Bom và Thống Nhất tỉnh Đồng Nai. 3.2.3. Phạm vi về thời gian - Số liệu thứ cấp sẽ được thu thập trong năm 2011 và các năm trước đó để làm cơ sở lý luận và thực tiễn. - Số liệu sơ cấp sử dụng trong đề tài được tiến hành khảo sát thực tế trong năm 2011 và những tháng đầu năm 2012. 4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4.1. Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu Nghiên cứu các lý thuyết liên quan đến kinh tế trang trại, hiệu quả sản xuất. 4.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu Đánh giá thực trạng tình hình tại các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn nghiên cứu từ đó đưa ra được các vấn đề sau : + Kết quả đạt được sau khi thực hiện phân tích + Tồn tại của các trang trại hiện nay + Nguyên nhân của việc dẫn đến những tồn tại chưa được giải quyết 4.3. Giải pháp đề xuất Từ kết quả của việc đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu, đưa ra các giải pháp đề xuất để từ đó phát huy và hoàn thiện các công việc đã đạt được, khắc phục các nguyên nhân, giải quyết các tồn tại.
  • 7. 4 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KINH TẾ TRANG TRẠI 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KINH TẾ TRANG TRẠI 1.1.1. Tiêu chí về nhận diện trang trại Ngày 13 tháng 4 năm 2011, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã Ban hành Thông tư số 27 /2011/TT-BNNPTNT, Quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại. Tại chương II của thông tư này tiêu chí xác định kinh tế trang trại được quy định cụ thể như sau: Cá nhân, hộ gia đình sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản đạt tiêu chuẩn kinh tế trang trại phải thỏa mãn điều kiện sau: 1. Đối với cơ sở trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất tổng hợp phải đạt: a) Có diện tích trên mức hạn điền, tối thiểu: - 3,1 ha đối với vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long; - 2,1 ha đối với các tỉnh còn lại. b) Giá trị sản lượng hàng hóa đạt 700 triệu đồng/năm. 2. Đối với cơ sở chăn nuôi phải đạt giá trị sản lượng hàng hóa từ 1.000 triệu đồng/năm trở lên; 3. Đối với cơ sở sản xuất lâm nghiệp phải có diện tích tối thiểu 31 ha và giá trị sản lượng hàng hóa bình quân đạt 500 triệu đồng/năm trở lên. Tiêu chí xác định kinh tế trang trại được điều chỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của đất nước trong từng thời kỳ, ổn định trong thời gian tối thiểu là 5 năm [10].
  • 8. 5 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 1.1.2. Vai trò phát triển kinh tế trang trại đối với phát triển nông nghiệp bền vững Phát triển nông nghiệp bền vững là mô hình phát triển đáp ứng được yêu cầu tăng trưởng chung của nền kinh tế, nhưng không là suy thoái môi trường tự nhiên và con người, đồng thời đảm bảo được sinh kế bền vững trên mức nghèo đói cho người dân nông thôn. Do đó, vai trò của kinh tế trang trại đối với phát triển nông nghiệp bền vững trong hội nhập cũng thể hiện trên ba khía cạnh: (1) Đóng góp vào tăng trưởng nông nghiệp và nâng cao sức cạnh tranh; (2) Tác động đến môi trường tự nhiên và cân bằng sinh thái; và (3) Giải quyết việc làm và tạo thu nhập bền vững cho nông dân. Đóng góp vào tăng trưởng nông nghiệp So với kinh tế hộ, kinh tế trang trại (KTTT) đẩy nhanh quá trình tích lũy vốn đầu tư vào phát triển nông nghiệp. Hơn nữa, sản xuất của trang trại hiệu quả hơn nhiều so với nông hộ, do đó lợi nhuận được nhanh chóng mở rộng. Kinh nghiệm trên thế giới cho thấy trong giai đoạn đang phát triển khi mà lợi thế về quy mô lớn đang phát huy hiệu quả, nhà sản xuất sẽ huy động tối đa lợi nhuận thu được để đầu tư vào mở rộng sản xuất. Như vậy, mở rộng quy mô vốn trong nông nghiệp sẽ được thực hiện một cách nhanh chóng từ KTTT.Tốc độ tăng trưởng bình quân vốn sản xuất hàng năm của trang trại trong năm năm qua là 13,8%. Đến năm 2007, tổng vốn sản xuất của hệ thống trang trại là 29.320,1 tỷ đồng, vốn sản xuất bình quân một trang trại là 257,8 triệu đồng, nhiều tỉnh ở phía nam (Lâm Đồng, Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu) có quy mô vốn bình quân trên 500 triệu đồng/trang trại. Lợi nhuận bình quân chung đạt 413 triệu đồng/trang trại, cao gấp 15 lần so với mức lợi nhuận bình quân của nông hộ, nguồn vốn đầu tư của các trang trại thông thường có trên 85% là vốn tự có, một phần huy
  • 9. 6 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 động từ người thân và một phần rất nhỏ từ tín dụng nhà nước. điều này cho thấy nguồn vốn hình thành để mở rộng là từ lợi nhuận của chủ trang trại. Trong điều kiện hiện nay, sự gia tăng sản lượng nông nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào sự gia tăng quy mô vốn sản xuất. Do đó, phát triển KTTT sẽ góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng nông nghiệp. Phát triển kinh tế trang trại bảo vệ môi trường tự nhiên Với quy mô lớn về vốn, diện tích, trình độ của chủ trang trại có lợi thế trong việc ứng dụng nhanh các công nghệ sinh học mới, thâm dụng vốn, nên vừa nâng cao năng suất cây trồng vật nuôi ngay trên một đơn vị diện tích (không cần mở rộng diện tích từ phá rừng), vừa gắn với sử dụng hợp lý các loại hóa chất (phân hóa học, thuốc trừ sâu dịch bệnh), không ảnh hưởng đaến suy thoái tài nguyên đất và môi trường nước ở vùng nông thôn. Ngoài ra, KTTT được phát triển nhanh đối với những vùng mật độ dân cư thấp như ven biển, đồi núi, vùng sâu của đồng bằng góp phần thay đổi nhanh chóng bộ mặt kinh tế xã hội, tạo ra một môi trường tự nhiên trong lành, làm phong phú thêm cảnh quan thiên nhiêm và cân bằng sinh thái. Hơn nữa, thông qua hoạt động, các trang trại sẽ tác động dân cư nông thôn trong vùng quan tâm đếm bảo vệ môi trường và gìn giữ nguồn tài nguyên thiên nhiên. Do đó, KTTT giữ vai trò quan trọng trong việc thực hiện phát triển nông nghiệp bền vững. Giải quyết việc làm và tạo thu nhập cho nông dân Với lợi thế về quy mô, hiệu quả cao trong sản xuất, khả năng ứng dụng nhanh các công nghệ mới vào sản xuất, năng lực cạnh tranh và trình độ quản lý và tổ chức sản xuất của chủ trang trại, KTTT có khả năng phát triển bền vững trong điều kiện biến động lớn của rủi ro tự nhiên và cạnh tranh trong lộ trình thực hiện hội nhập quốc tế của WTO. Trên cơ sở mở rộng sản lượng hàng hóa bền vững, việc làm ở nông thôn được mở rộng và ổn định thu nhập cho người lao động ở nông thôn [7].
  • 10. 7 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 1.2. LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT 1.2.1. Lý thuyết lợi thế kinh tế theo quy mô Theo lý thuyết lợi thế kinh tế theo quy mô [33], kinh tế theo quy mô được dùng để nói đến vấn đề về chi phí của sản xuất. Trong dài hạn, nhà sản xuất sẽ có thể thay đổi tỷ lệ các yếu tố đầu vào khi có những thay đổi về sản lượng sản xuất. Khi có sự thay đổi trong tỷ lệ các yếu tố đầu vào thì xu hướng phát triển của nhà sản xuất không còn là đường thẳng nữa, và khái niệm thu nhập theo quy mô không còn phù hợp nữa. Khi đó, nhà sản xuất sẽ nhắm vào vấn đề kinh tế của quy mô sản xuất. Kinh tế của quy mô sản xuất là khi sản lượng sản xuất có thể tăng hơn hai lần khi mà chi phí cho các yếu tố đầu vào tăng ít hơn hai lần. Lợi thế kinh tế theo quy mô là đặc trưng cho một quy trình sản xuất trong đó một sự tăng lên trong số lượng sản phẩm sẽ là giảm chi phí bình quân trên mỗi đơn vị sản phẩm sản xuất ra. Với quy mô sản xuất lớn hơn, cho phép công nhân và nhà quản lý chuyên môn hóa các nhiệm vụ của họ và khai thác hiệu quả hơn các nguồn lực sử dụng trong quá trình sản xuất như đất đai, máy móc thiết bị, nhà xưởng, phương tiện vận chuyển. Kinh tế theo quy mô thường được đo lường bằng hệ số co dãn chi phí – sản lượng: phần trăm thay đổi trong chi phí sản xuất dẫn đến bao nhiêu phần trăm thay đổi trong sản lượng. Thuật ngữ kinh tế theo quy mô cũng bao gồm vấn đề thu nhập tăng dần theo quy mô – là một trường hợp đặc biệt của kinh tế theo quy mô, nhưng nó có phạm vi tổng quát hơn bởi vì nó phản ánh được mức thay đổi trong yếu tố đầu vào khi nhà sản xuất thay đổi cấp độ sản xuất. Thu nhập theo quy mô, mô tả sự quan hệ giữa yếu tố đầu vào và sản lượng trong hàm sản xuất dài hạn của nhà sản xuất, khi tất cả các yếu tố đầu vào đều thay đổi. Hàm sản xuất có thể cho thấy những dạng khác nhau của thu nhập theo quy mô. Tiêu biểu nhất là thu nhập tăng dần theo quy mô tại mức độ
  • 11. 8 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 sản lượng thấp; thu nhập giảm dần khi mức độ sản lượng tương đối cao; và thu nhập không đổi tại mức nào đó trong hai khoảng sản lượng nêu trên. Trong sản xuất nông nghiệp, có rất nhiều nghiên cứu và tranh luận về kinh tế theo quy mô. Những nghiên cứu thực nghiệm đầu tiên được thực hiện vào những năm 1950 [29] thường sử dụng dạng hàm bậc hai hoặc hàm Cobb – Douglass để ước lượng các hệ số của hàm sản xuất nông nghiệp. Quy mô nhỏ về diện tích đất và vốn sản xuất sẽ là trở ngại cho việc áp dụng các các công nghệ mới như cơ giới, thâm canh gắn với bảo vệ môi trường,… Các hộ chăn nuôi với diện tích đất, vốn, lao động, máy móc trang bị,… tập trung lớn hơn sẽ thuận tiện cho cơ giới hóa, giải phóng sức người, áp dụng các công nghệ kỹ thuật mới, chi phí sản xuất sẽ giảm nhanh theo quy mô sản lượng tăng,… do vậy các hộ quy mô lớn có hiệu suất cao hơn và có lợi thế kinh tế theo quy mô. Các nghiên cứu hàm Cobb – Douglass thông thường dẫn đến kết luận là thu nhập theo quy mô tăng dần, tuy nhiên đây không phải là bằng chứng của vần đề kinh tế theo quy mô, và đánh giá thấp vấn đề không hiệu quả trong hàm chi phí sản xuất của nông trại nhỏ [31]. Hơn nữa, trong ngắn hạn khi việc ước lượng chi phí sản xuất sử dụng dạng tuyến tính, chứ không phải dạng hàm bậc hai, thì chi phí trung bình thường giảm khi quy mô nông trại không lớn, sau đó sẽ là không đổi với một khoảng quy mô nhất định. Đường biểu diễn giảm ở đoạn đầu có thể do sự sử dụng quá mức lao động tại các nông trại nhỏ. 1.2.2. Phân tích kinh tế trong nông nghiệp Trong lý thuyết về sản xuất nông nghiệp, để phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào và năng suất, nhà nghiên cứu có thể sử dụng khung phân tích hàm sản xuất tân cổ điển để xem xét mối quan hệ kỹ thuật giữa các yếu tố. khung phân tích hàm chi phí hoặc hàm lợi nhuận [32], cho phép xem xét đồng
  • 12. 9 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 thời các yếu tố kỹ thuật và kinh tế. Ngoài ra còn có các phương pháp khác như hạch toán từng phần/toàn bộ, lập trình toán (tuyến tính, đa mục tiêu) cũng có thể áp dụng [36]. 1.2.2.1. Phương pháp hạch toán (Budgeting) Đây là phương pháp truyền thống được sử dụng từ lâu trong sản xuất nông nghiệp. Có nhiều phương pháp hạch toán khác nhau, phục vụ cho các yêu cầu khác nhau trong nông nghiệp như: hạch toán toàn thể nông trại, hạch toán cho từng ngành sản xuất, hạch toán từng phần. Phương pháp hạch toán cho từng ngành sản xuất là bảng hạch toán về chi phí và vật tư sử dụng trong quá trình sản xuất cụ thể một loại gia súc hay một loại cây trồng nào đó. Điểm yếu của phương pháp này là không thể dùng để dự báo sự thay đổi về giá cả các loại nông sản và vật tư đầu vào khi có sự thay đổi về lượng cung ứng trên thị trường[35]. 1.2.2.2. Phương pháp lập trình toán (Progamming) Phương pháp này giúp xác định được một tổ hợp tối ưu các loại cây trồng, vật nuôi, kỹ thuật sản xuất, cách thức quản lý để đạt được doanh thu/lợi nhuận cao nhất tương ứng với điều kiện nguồn lực hiện có tại trang trại. Ưu điểm lớn của phương pháp này là xem xét đồng thời nhiều yếu tố khác nhau trong nông trại cùng một lúc. Thường dùng để đánh giá ảnh hưởng của các thay đổi trong chính sách đến chi phí, thu nhập của nông dân và mô phỏng tiến trình hình thành quyết định tại nông trại. tuy nhiên, phương pháp này không dựa trên hành vi thực sự cửa người sản xuất như tối đa hóa lợi nhuận hoặc né tránh rủi ro theo lý thuyết kinh tế nông nghiệp và kinh tế lượng [30].
  • 13. 10 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 1.2.2.3. Phương pháp hàm sản xuất tân cổ điển a. Khái niệm về hàm sản xuất tân cổ điển. Hàm sản xuất nông nghiệp biểu diễn mối quan hệ kỹ thuật giữa năng suất thu hoạch và các yếu tố đầu vào. Các yếu tố đầu vào cùng nhau tương tác và tác động đến năng suất sau cùng của cây trồng hoặc vật nuôi. Theo một định ngĩa khác thì hàm sản xuất mô tả mối quan hệ kỹ thuậ nhằm chuyển đổi các tài nguyên (yếu tố đầu vào) thành các loại nông sản phẩm. Trên cơ sở lý thuyết kinh tế học, các yếu tố đầu vào được phân chia thành yếu tố cố định và yếu tố thay đổi [36]. Một yếu tố đầu vào được xem là cố định khi số lượng của nó không thay đổi theo năng suất trong một khoảng thời gian nhất định. Trong nông nghiệp, các yếu tố như đất đai, học vấn, tri thức nông nghiệp, được coi là cố định trong một khoảng thời gian ngắn, bởi vì số lượng của nó không thay đổi khi năng suất thay đổi. Ngược lại các yếu tố thay đổi là các yếu tố mà người sàn xuất có thể kiểm soát và thay đổi số lượng của chúng để tác động đến năng suất. điều này có ý muốn nói là người sản xuất có đủ thời gian để điều chỉnh chủng loại và lượng vật tư cần thiết trong sản xuất. Các loại phân bón, thuốc bảo vệ thự vật, lao động, thức ăn chăn nuôi, trọng lượng con giống là những ví dụ về yếu tố vật tư thay đổi. Tùy thuộc vào tình hình dịch bệnh hoặc thể trạng của đàn gia súc trong một khoảng thời gian nào đó trong quá trình sản xuất, người sản xuất có thể lựa chọn loại thuốc, thức ăn phù hợp và sử dụng với số lượng nhiều hoặc ít hơn so với liều lượng được khuyến cáo. Tuy nhiên, các yếu tố đầu vào này được giả định là cố định hoặc thay đổi phụ thuộc vào khoảng thời gian được xem xét. Các nhà kinh tế thông thường định nghĩa khoảng thời gian đó đủ dài để tất cả các yếu tố đều có thể được thay đổi. Ngược lại khoảng thời gian được gọi là ngắn hạn khi trong khoảng thời gian này người sản xuất chỉ thay đổi được một số yếu tố mà thôi. Ngoài các yếu tố đầu vào thay đổi và cố định, hàm sản xuất
  • 14. 11 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 nông nghiệp còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố của tự nhiên (mưa, nắng, gió, nhiệt độ, độ ẩm,…), các yếu tố sinh học trong hệ sinh thái nông nghiệp (dịch bệnh, côn trùng,…), trình độ khoa học kỹ thuật và quản lý sản xuất (các loại giống mới, máy móc thiết bị,…). Trên khía cạnh kỹ thuật, năng suất sinh học hay tổng lượng sinh khối đạt được và đưa ra khỏi hệ thống sản xuất bao gồm các nông sản phẩm chính (lợn hơi xuất chuồng, hạt lúa, bắp,…) và các sản phẩm phụ (phân lợn, rơm rạ, cùi, cây bắp,…). Tuy nhiên, các số liệu sản xuất nông nghiệp thường chỉ chú ý đến phần sản phẩm chính có thể mua bán và trao đổi trên thị trường. trong các phân tích kinh tế thì kết quả sản xuất thường được đo lường theo khối lượng vật chất (tấn lợn hơi, tấn lúa,…) hoặc theo giá trị bằng tiền (giá trị sản phẩm thu hoạch), mà không nhất thiết phải nêu rõ số lượng vật tư đã sử dụng. ngược lại trong những phân tích về hàm sản xuất nông nghiệp, thì năng suất hoặc năng suất đất đai (trong một khoảng thời gian) thường dùng để đo lường kết quả sản xuất về mặt vật chất, nghĩa là tỷ lệ sản lượng có thể thu hoạch trong một khoảng thời gian trên một đơn vị diện tích đất. Năng suất, năng suất đất này được xem xét trong mối quan hệ với các yếu tố đầu vào [25]. Dạng tổng quát của hàm sản xuất nông nghiệp có thể được biểu diễn như sau: Y = f(X,Z,R,S,T) Trong đó Y là kết quả sản xuất trên một đơn vị thời gian ( hoặc năng suất); X là véctơ các yếu tố đầu vào thay đổi (lao động, con giống, thức ăn,lượng nước, lượng thuốc thú y); Z là véctơ các yếu tố đầu vào cố định ( diện tích chuồng trại, cấu trúc chuồng trại, học vấn, kỹ thuật của người chăn nuôi); R là véctơ đại diện cho các yếu tố tự nhiên ( nhiệt độ, độ ẩm, gió); S là véctơ các yếu tố sinh học ( nguồn, tập đoàn dịch bệnh) và T là véctơ các yếu tố về trình độ kỹ thuật và quản lý (giống mới, các loại máy móc, trình độ quản lý dịch bệnh).
  • 15. 12 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 Hàm sản xuất một mặt cho biết sản lượng đầu ra tứ việc kết hợp một lượng các yếu tố đầu vào, mặt khác cũng cho biết lượng yếu tố đầu vào cần sử dụng ứng với mỗi kỹ thuật để sản xuất mức sản lượng đầu ra theo ý muốn. Tuy nhiên, mối quan hệ phụ thuộc giữa sản lượng đầu ra và các yếu tố đầu vào trong ngắn hạn và dài hạn có những đặc tính riêng do những thay đổi các yếu tố đầu vào trong ngắn hạn và dài hạn khác nhau. Trong ngắn hạn, do các yếu tố đầu vào cố định – biểu thị cho các yếu tố sản suất không sử dụng hết trong quá trình sản xuất như nhà xưởng, đất đai và máy móc thiết bị, không dễ dàng thay đổi nên việc muốn tăng năng suất hay giảm sản lượng chỉ có thể bằng cách thay đổi các yếu tố đầu vào biến đổi như nguyên, nhiên vật liệu, lao động trực tiếp sản xuất. Việc gia tăng lượng yếu tố đầu vào biến đổi không phải lúc nào cũng làm cho sản lượng tăng lên, giai đoạn đầu khi tăng lượng yếu tố đầu vào sẽ dẫn đến năng suất cận biên và năng suất trung bình của các yếu tố đó đều tăng dẫn đến sản lượng tăng nhanh, nhưng khi tăng vượt quá một mức nhất định sẽ làm cho năng suất cận biên và năng suất trung bình của các yếu tố đó cùng giảm dần cho đến khi năng suất cận biên (MPPi) < 0 thì sản lượng bắt đầu giảm dần. Hiện tượng này có tính quy luật, một quy luật về công nghệ: duy trì tất cả các yếu tố sản xuất không thay đổi ngoại trừ một yếu tố, quy luật năng suất biên giảm dần cho rằng đến một mức nhất định, sự tăng thêm đầu vào biến đổi sẽ dẫn đến năng suất cận biên của nó giảm dần (Pindyck và Rubinfeld, 2001). Mối quan hệ giữa năng suất cận biên (MPPi), năng suất trung bình APi và sản lượng Y như sau: MPPi > APi thì APi tăng dần; MPPi > 0 thì Y tăng dần; MPPi < APi thì APi giảm dần; MPPi < 0 thì Y giảm dần; MPPi = APi thì APi cực đại; MPPi = 0 thì Y cực đại; Như vậy hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào biến đổi cao nhất khi năng suất cận biên và năng suất trung bình bằng nhau, hiệu quả sử dụng yếu tố đầu
  • 16. 13 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 vào và biến đổi đó vẫn còn khi năng suất cận biên của nó dương và sản lượng sẽ đạt tối đa khi năng suất cận biên bằng 0. Trong dài hạn, tất cả các yếu tố đầu vào đều biến đổi, do đó khả năng thay đổi sản lượng đầu ra trong dài hạn sẽ lớn hơn trong ngắn hạn, sản lượng đầu ra trong dài hạn sẽ phụ thuộc vào tất cả các yếu tố đầu vào và sẽ quyết định quy mô sản xuất. Nếu tỉ lệ tăng sản lượng bằng tỉ lệ tăng của các yếu tố đầu vào, điều này có nghĩa là hiệu suất không đổi theo quy mô; Nếu tỉ lệ tăng sản lượng lớn hơn tỉ lệ tăng của các yếu tố đầu vào, điều này có nghĩa là hiệu suất tăng theo quy mô, thể hiện tính kinh tế của quy mô; Nếu tỉ lệ tăng sản lượng nhỏ hơn tỉ lệ tăng của các yếu tố đầu vào, điều này có nghĩa là hiệu suất giảm dần theo quy mô, thể hiện tính phi kinh tế của quy mô. Việc gia tăng sản lượng dẫn đến giá bán một đơn vị sản lượng chắc chắn sẽ giảm tương đối do đường cầu dốc xuống, tác động này sẽ làm giảm doanh thu cận biên (MR) khi bán trên một đơn vị sản phẩm. Tuy nhiên, các nhà sản xuất vẫn tiếp tục tăng sản lượng nếu doanh thu biên lớn hơn chi phí cận biên và sẽ dừng việc tăng sản lượng nếu doanh thu biên nhỏ hơn chi phí cận biên (MC). Như vậy, mức sản lượng đạt lợi nhuận tối đa khi doanh thu biên bằng với chi phí biên (MR = MC). b. Định luật năng suất biên giảm dần. Định luật năng suất biên giảm dần là mộ vấn đề cơ bản trong kinh tế sản xuất [26]. Định luật này phát biểu rằng khi tăng thêm một hay nhiều đơn vị yếu tố đầu vào thay đổi, trên nền tảng ban đầu của các yếu tố đầu vào đến một giới hạn nào đó thì năng suất tăng thêm bị giảm dần. Ví dụ, khi gia tăng thêm lượng phân đạm vào sản xuất lúa, đến một lượng nhất định nào đó (tùy theo giống lúa), thì mỗi kilogam tăng thêm của phân đạm sẽ thu hoạch được lượng lúa gia tăng ngày càng ít đi (mặc dù năng suất vẫn cao hơn). Từ đây có thể suy luận rằng nếu dạng hàm tuyến tính được gán vào cho sản xuất cây trồng và vật nuôi thì định
  • 17. 14 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 luật này sẽ không được thỏa vì lúc đó mức gia tăng trong năng suất là như nhau cho mỗi đơn vị yếu tố đầu vào được thêm vào (Y = bX). 1.2.2.4. Hàm sản xuất Cobb – Douglas và ứng dụng của nó Hàm sản xuất vừa trình bày trong phần trên đơn thuần chỉ thể hiện mối quan hệ kỹ thuật giữa năng suất và các yếu tố đầu vào, không có một yếu tố kinh tế nào được xem xét và thường được các nhà kỹ thuật nông học sử dụng. Vào năm 1928, những vấn đề cơ bản trong lý thuyết kinh tế sản xuất do Cobb và Douglas đề xuất, và các nhà kinh tế nông nghiệp là những người tiên phong trong việc ứng dụng những tiến bộ về kinh tế sản xuất này [25]. Với lý thuyết kinh tế sản xuất, giá cả nông sản và các yếu tố đầu vào được đưa vào hàm sản xuất để nghiên cứu hành vi kinh tế của người sản xuất theo lý thuyết kinh tế tân cổ điển. Có rất nhiều dạng hàm số khác nhau có thể được sử dụng để mô tả mối quan hệ kỹ thuật giữa yếu tố đầu vào và năng suất trong nông nghiệp. Việc lựa chọn dạng hàm nào tùy thuộc vào mục đích của nghiên cứu và cần phải mô tả sát với thực tế sản xuất. Dạng tuyến tính như vừa nêu trên không được áp dụng vì trên thực tế khi đưa thêm yếu tố đầu vào đến một mức nào đó thì năng suất tăng thêm sẽ giảm dần chứ không thể là hằng số. Vào giữa thập niên 1960 và 1970, các nhà kinh tế nông nghiệp thường sử dụng các dạng hàm số linh hoạt hơn để nghiên cứu sản xuất nông nghiệp và tìm ra các hệ số co dãn thay thế giữa các yếu tố đầu vào không phải là hằng số nữa mà khác nhau trong từng cặp yếu tố [26]. Mô hình hàm sản xuất Cobb – Douglas được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu kinh tế sản xuất nông nghiệp bởi vì những đặc tính đơn giản về toán học và diễn giải kết quả ước lượng. Dạng hàm số này thường sử dụng như một trường hợp cơ bản để so sánh với các dạng hàm số khác. Khi kiểm định về đặc
  • 18. 15 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 tính của nó không được thỏa thì nhà ngiên cứu sẽ tìm kiếm một dạng thích hợp hơn. Đây là hàm số luôn tăng nhưng có tốc độ giảm dần, đặc tính này phù hợp với kỳ vọng nghiên cứu là khi tăng thêm một lượng đầu vào cố định thì đầu ra luôn tăng nhưng với tỉ lệ giảm dần. Tuy nhiên, dạng hàm này không thể mô tả đúng ba giai đoạn của một hàm sản xuất nông nghiệp [26]. Từ những điểm trên, hàm sản xuất Cobb – Douglas được sử dụng làm mô hình toán trong các ước lượng của nghiên cứu này. Mô hình tổng quát như sau: Y = aXi αi ; i=1,2,…n là biến số đầu vào, a, α là những thông số chưa biết, i là thứ tự các quan sát. Lấy Logarith thập phân hai vế và thêm vào số hạng sai số, chúng ta có được hàm kinh tế lượng: LnYj = Bj + α1lnX1j + α2lnX2j + … + αnlnXnj + uj (với Bj = lna) Qua chuyển đổi này, hàm Cobb – Douglas là hàm tuyến tính theo hệ số ước lượng. Nói cách khác là LnY là hàm quan hệ tuyến tính với LnXi và có thể ước lượng các hệ số bằng phương pháp bình quân bé nhất (OLS). Trong các ứng dụng hàm Cobb – Douglas (C – D) hiện nay, không phải là hàm C – D nguyên thủy, mà chỉ là một dạng của hàm C – D mà thôi [26]. Hàm C – D nguyên thủy chỉ có hai biến số là lao động và vốn và tổng giá trị của hai hệ số co giãn sản lượng là bằng 1. Các hàn C – D khác có nhiều hơn 2 biến số và tổng giá trị của các hệ số co giãn sản lượng là một con số khác 1. Dạng hàm số C – D có trên hai biến số được sử dụng hiện nay có đặc điểm như sau: Y = f ( X1, X2, X3, X4,…, Xn). Hiệu quả thu nhập theo quy mô (return to scale): bằng tổng giá trị các hệ số ước lượng của từng yếu tố đầu vào. Hệ số co giãn sản lượng riêng: trong mô hình này các hệ số α có ý nghĩa là hệ số co dãn năng suất (nghĩa là tỷ lệ phần trăm thay đổi trong năng suất so với phần trăm thay đổi trong yếu tố đầu vào).
  • 19. 16 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 Sản phẩm trung bình (AP): sản phẩm trung bình là lượng sản phẩm được tao ra trên một đơn vị yếu tố đầu vào thay đổi, giữ nguyên giá trị của các yếu tố đầu vào khác. Giá trị sản phẩm trung bình được tính bằng cách lấy sản lượng chia cho lượng yếu tố đầu vào. Giá trị này được tính riêng cho từng yếu tố đầu vào. Giá trị sản phẩm trung bình đạt mức tối đa khi giá trị của nó bằng với giá trị sản phẩm biên. Sản phẩm biên (MPP): sản phẩm biên của một yế tố đầu vào là lượng sản phẩm tăng thêm khi gia tăng thêm một đơn vị yếu tố đầu vào đó. Đạo hàm của Y theo từng yếu tố đầu vào Xi, ta có được hoặc còn gọi là sản phẩm biên (MPPi) của hàm số trên: MPPi = dLnY/dLnXi = α (Y/Xi) Giá trị sản phẩm biên: Hàm Cobb – Douglas có quy luật năng suất cận biên giảm dần. VMP = MPPi x PY được gọi là giá trị của sản phẩm và nó bằng với chi phí biên của yếu tố đầu vào thứ i. Trong đó: MPPi là giá trị sản phẩm biên; PY là giá sản phẩm đầu ra. Tối đa hóa lợi nhuận và lượng yếu tố đầu vào tối ưu: phân tích kinh tế trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, với giả định là người sản xuất có hành vi tối đa hóa lợi nhuận và giá cả của nông sản, giá cả của các yếu tố đầu vào là do thị trường quyết định. Ta có điều kiện bậc nhất của bài toán tối đa hóa lợi nhuận là: VMPi = PXi. Trong đó: PXi là giá nhân tố đầu vào thứ i. VMPi = MPPi x PY = PXi Thay thế giá trị của MPPi vào công thức ta có: α (Y/Xi) x PY = PXi. Từ đây có thể tìm ra được mức độ tối ưu của một yếu tố đầu vào để đạt được lợi nhuận tối đa, giữ nguyên các yếu tố khác không thay đổi như sau: Xi = αi (Y x PY/PXi)
  • 20. 17 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 1.3. LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN, CHUYỂN GIAO VÀ ÁP DỤNG TIẾN BỘ KỸ THUẬT TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP 1.3.1. Tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp Lý thuyết về phát triển, chuyển giao và áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp là rất đa dạng. nhìn chung có hai hướng nghiên cứu chính: nghiên cứu để tạo ra những tiến bộ kỹ thuật và nghiên cứu để chuyển giao và áp dụng các tiến bộ này. Các tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp có thể phân chia theo hướng đầu tư các chính sách phát triển: những tiến bộ kỹ thuật gắn trực tiếp vào tư liệu sản xuất hoặc nông sản (như máy kéo, máy cày, phân bón, giống cây trồng, hoặc tiến bộ kỹ thuật không gắn trực tiếp vào gia tăng sản lượng nông nghiệp như các chương trình phòng trừ dịch bệnh tổng hợp (chương trình IPM chỉ gián tiếp làm gia tăng năng suất). Phân chia này rất hữu ích để hướng việc đầu tư công vào vấn đề nghiên cứu phát triển. Các doanh nghiệp tư nhân thường hướng vào các tiến bộ gắn chặt vào sản phẩm, và ít khi đầu tư vào các tiến bộ kỹ thuật không gắn trực tiếp vào sản phẩm, vì điều này không có lợi cho việc kinh doanh mua bán sản phẩm của họ [34]. Tiến bộ kỹ thuật cũng có thể chia theo dạng hoặc hướng phục vụ của nó để giải quyết các câu hỏi về mặt chính sách hoặc hiểu rõ hơn về những thế lực đứng phía sau sự phát triển và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật. Ví dụ tiến bộ về sinh học (giống cây trồng), tiến bộ về công nghệ hóa học (phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu), tiến bộ về kỹ thuật cơ giới hóa (máy kéo, máy gặt đập liên hợp), tiến bộ về nông học (quản trị dinh dưỡng tổng hợp, quản trị dịch bệnh tổng hợp), tiến bộ về công nghệ thông tin nông nghiệp,…Rõ ràng là các tiến bộ kỹ thuật này sẽ có liên quan đến các câu hỏi về mặt chính sách khác nhau. Ví dụ: phát triển của tiến bộ cơ giới như máy gặt đập liên hợp, máy cày, sẽ làm ảnh hưởng đến lực lượng lao động. Tiến bộ về hóa học một mặt làm tăng
  • 21. 18 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 năng suất nhưng mặt khác là nỗi lo về mặt chất lượng và vấn đề suy thoái và ô nhiễm môi trường. Tiến bộ kỹ thuật còn có thể phân chia thành tiến bộ về cả quy trình (bổ sung gene cho cây hoặc con) hoặc tiến bộ về sản phẩm; hoặc tiến bộ kỹ thuật trực tiếp ảnh hưởng đến các thành phần kinh tế hay ảnh hưởng đến thị trường nông sản, mà tất cả những ảnh hưởng này cần được xem xét đồng thời. Ví dụ như tiến bộ về gia tăng năng suất, giảm giá thành sản xuất, giảm rủi ro, nâng cao chất lượng, góp phần bảo vệ môi trường,… Hầu hết các tiến bộ kỹ thuật đều nằm trong các loại này: Ví dụ một loại thuốc bảo vệ thực vật sẽ gián tiếp giúp tăng năng suất, giảm bớt rủi ro về kinh tế cho người sản xuất nông nghiệp, nhưng làm giảm chất lượng môi trường. Do vậy, trong những chương trình đánh giá tác động hoặc áp dụng những tiến bộ về giảm rủi ro cần phải phối hợp hành vi né tránh rủi ro hoặc tối đa hóa lợi nhuận trong mô hình nghiên cứu. 1.3.2. Chuyển giao và áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp Từ lúc một tiến bộ kỹ thuật được phát triển đến lúc nó có mặt và áp dụng (adoption) vào thực tế thường phải mất rất nhiều thời gian. Việc áp dụng và chuyển giao, mở rộng là những quá trình lâu dài và bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố khác nhau. Khi nghiên cứu về quá trình áp dụng thì cần phải xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến loại tiến bộ cụ thể, mức độ và khi nào người nông dân bắt đầu sử dụng. Từ cơ sở nguyên lý này, Hành vi áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật của nông dân có thể mô tả bằng mô hình chỉ có một lựa chọn nhị phân hoặc nhiều lựa chọn hơn. Ví dụ mô hình Logit hay Probit mô tả các yếu tố nào đã ảnh hưởng đến người nông dân quyết định áp dụng chương trình IPM, hoặc kỹ thuật sạ khô, kỹ thuật trồng điều ghép. Hoặc có thể dùng mô hình Logit hay Probit đa biến để xem xét quyết định của người nông dân đứng trước những lựa chọn khác nhau, ví dụ giữa các giống lúa, giống gia cầm, giữa những biện pháp phòng ngừa
  • 22. 19 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 dịch bệnh trong nông nghiệp. Hành vi áp dụng kỹ thuật mới cũng có thể được xem xét, mô tả bằng một biến số liên tục biểu hiện cho mức độ áp dụng, ví dụ mức độ thâm canh sử dụng giống lúa mới ngắn ngày năng suất cao, sử dụng phân hóa học,… hoặc phần trăm diện tích đất được nông dân áp dụng tiến bộ này[34]. Việc chuyển giao và mở rộng một tiến bộ kỹ thuật muốn nói đến việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật trên diện rộng. Tương tự như việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật, có nhiều cách thức đo lường việc mở rộng phạm vi áp dụng. Ví dụ tỷ lệ phần trăm nông dân áp dụng tiến bộ kỹ thuật, hoặc diện tích đất đã áp dụng so với tổng diện tích đất trong mỗi hộ, nhóm hộ, xã, huyện, vùng. Qua khái niệm này, có thể thấy rằng khái niệm áp dụng muốn mô tả hành vi cá nhân đối với một tiến bộ kỹ thuật. ngược lạikhái niệm chuyển giao mở rộng muốn nói đến hành vi “nhóm”, hoặc tổng hợp của các cá nhân. Trong một nghiên cứu rất quan trọng của về vấn đề rủi ro, áp dụng tiến bộ kỹ thuật và hình thành quyết định của nông dân, đã cho thấy mặc dủ một tiến bộ kỹ thuật đã mang lại một năng suất cao hơn, nhưng quyết định của nông dân dựa theo mức độ biến thiên của năng suất của tiến bộ đó. Wharton đã nhận thấy rằng người nông dân sản xuất nhỏ, tự cung tự cấp luôn giữ khái niệm “mức độ an toàn tối thiểu về năng suất”, mà dưới mức này họ không thể tồn tại. Trong nghiên cứu của Wharton cho thấy năng suất của giống lúa địa phương thấp hơn năng suất của giống lúa cải tiến, có độ biến thiên rất thấp và sản lượng hàng năm không khi nào thấp hơn mức sản lượng tối thiểu theo nhận thức của người nông dân. Tuy nhiên, trong những năm có điều kiện thời tiết không thuận lợi thì giống cải tiến mang lại một sản lượng không thể chấp nhận được theo quan điểm ‘tồn tại’. Như vậy, tiêu chuẩn ‘rủi ro tối thiểu’ của các giống lúa ngắn ngày năng suất cao thấp hơn các tiêu chuẩn này của các giống địa phương và như thế người
  • 23. 20 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 nông dân không sẵn lòng để chấp nhận rủi ro cho sự tồn tại cơ bản của gia đình họ và đã không áp dụng tiến bộ kỹ thuật của giống lúa ngắn ngày năng suất cao [39]. Trên cơ sở và bối cảnh nghiên cứu này, Wharton đã tìm thấy có 6 yếu tố chính giải thích lý do mà nông dân không sẵn lòng áp dụng kỹ thuật mới: Không biết hoặc không hiểu về tiến bộ kỹ thuật mới do đó không dám áp dụng; Không có đủ năng lực để thực hiện: vì không có kiến thức, kỹ năng mới để thực hiện; Không được chấp nhận về mặt tâm lý văn hóa và xã hội: do nông dân sản xuất theo tập quán nông nghiệp truyền thống, tự cung tự cấp, cách tính toán không phải trên giấy mà bằng kinh nghiệm và suy nghĩ riêng; Không thích nghi: do không biết kỹ thuật mới có thích nghi với điều kiện địa phương không. Không khả thi về nguồn lực kinh tế: do chi phí tăng cùng với sản lượng tăng nhưng sản lượng thấp hơn cách tích truyền thống; và không sẵn có một số điều kiện khác để áp dụng [27]. Tóm lại, khi nghiên cứu về hành vi quyến định áp dụng tiến bộ kỹ thuật của nông dân thì giả định về hành vi né tránh rủi ro phải được đề cập. Trong kinh tế thị trường, khi xem xét quyết định này với giả định là nông dân có hành vi tối đa hóa lợi nhuận (chấp nhận rủi ro) thì kết quả sẽ không giống với trường hợp trên. 1.4. CHĂN NUÔI VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÀNH CHĂN NUÔI 1.4.1. Chăn nuôi là gì ? Chăn nuôi là một hệ thống các biện pháp về giống, thức ăn, thú y, kỹ thuật cần được áp dụng đúng quy trình để nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi nhằm đáp ứng nhu cầu cần thiết cho con người. Vật nuôi bao gồm: gia súc và gia cầm. Gia súc gồm: lợn nuôi lấy thịt; Trâu, bò nuôi lấy thịt, sữa, da và sức kéo; Ngựa, dê,
  • 24. 21 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 cừu,…; Gia cầm gồm: Gà, ngan, vịt, ngỗng nuôi lấy thịt, trứng, lông,… ngoài ra còn nuôi ong, nuôi tằm, nuôi chim cảnh mang lại giá trị kinh tế cao,…. 1.4.2. Các đặc điểm của ngành chăn nuôi Trại chăn nuôi nhỏ nằm xen lẫn trong khu dân cư vẫn là loại hình phổ biến hiện nay, loại vật nuôi hỗn hợp, đa dụng. Chăn nuôi kết hợp với trồng trọt. Chăn nuôi lợn chiếm vị trí số 1 trong ngành chăn nuôi. Tuy nhiên chăn nuôi theo hướng công nghiệp vẫn còn hạn chế, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, chăn nuôi nông hộ vẫn chiếm tỷ trọng lớn về cả tổng đàn và sản lượng thịt, như lợn chiếm 65% tổng đàn lợn với 55%-60% sản lượng thịt, gà chiếm 70% tổng đàn với 60% sản lượng thịt,… tuy nhiên, xu thế chăn nuôi nông hộ ngày càng giảm dần, còn 6,4 triệu hộ. như vậy, từ năm 2006 đến nay, hộ chăn nuôi giảm gần 1,7 triệu hộ (khoảng 17%), trong đó nhiều địa phương giảm 20-30% chăn nuôi gia trại. Trong khi đó, cả nước có trên 23.500 trang trại chăn nuôi, tăng gần 33% so với năm 2006. Đây là xu hướng tất yếu của ngành chăn nuôi, nhưng để chăn nuôi trang trại phát triển cần có quy hoạch tổng thể và lâu dài về chăn nuôi [15]. Là một quốc gia sản xuất nông nghiệp nhưng lượng thức ăn và nguyên liệu sản xuất thức ăn cho ngành chăn nuôi không đủ đáp ứng nhu cầu. Hàng năm phải nhập khẩu 55% khối lượng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi như bắp, đậu nành, lúa mỳ. Trước đây trong nước còn tự chủ được khoai mỳ, cám gạo và bắp, nhưng giờ đây ngành chăn nuôi phải nhập khẩu cả cám gạo và khoai mỳ về chế biến, do khoai mỳ dùng để xuất khẩu chế biến xăng sinh học ethanol. Trong khi đó, nguyên liệu thức ăn giàu đạm như khô dầu đậu nành, bột cá, bột thịt phải nhập 90-95%; các loại chất khoáng, vitamin, tạo mùi lên đến 100%. Năm 2010, Việt Nam nhập khẩu 12,4 triệu tấn nguyên liệu thức ăn
  • 25. 22 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 chăn nuôi, tương đương 2,7 tỷ USD (năm 2009 là 2,1 tỷ USD với 10 triệu tấn nguyên liệu), dự kiến 2011 con số này sẽ trên 3 tỷ USD [15]. Từ những đặc điểm trên ta có thể thấy có những lợi thế và những nhược điểm trong phát triển chăn nuôi ở nước ta, đòi hỏi sự cải tiến và cả tái cấu trúc trong điều kiện thiên tai dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu và quá trình hội nhập kinh tế thế giới như hiện nay. Ngày 18-19/01/2007 tại Hải Phòng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với UBND, Sở Nông nghiệp và PTNT thành phố Hải Phòng đã tổ chức Hội nghị tổng kết chăn nuôi trang trại, tập trung giai đoạn 2001-2006, định hướng và giải pháp phát triển giai đoạn 2007-2015 do Thứ trưởng Hồ Xuân Hùng chủ trì, với sự tham gia của lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các trường, viện khối nông, lâm nghiệp; các chủ trang trại chăn nuôi điển hình ở miền Bắc và một số cơ quan thông tin đại chúng,… Hội nghị đã thông qua báo cáo tổng kết chăn nuôi trang trại, tập trung giai đoạn 2001-2006, định hướng và giải pháp phát triển giai đoạn 2007- 2015 và các báo cáo tham luận của các chủ trang trại chăn nuôi điển hình,… Hội nghị kết luận Thành tựu - Phát triển kinh tế trang trại, tập trung thành công là sự đột phá tư duy từ sản xuất nhỏ, phân tán, sang sản xuất tập trung, sản xuất hàng hoá lớn theo nhu cầu của thị trường. - Khẳng định tính đúng đắn về quan hệ sản xuất mà trong đó kinh tế hộ-kinh tế trang trại là một bộ phận quan trọng thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển.
  • 26. 23 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 - Sự tăng trưởng về số lượng trang trại hơn 10 lần trong 6 năm qua khẳng định chính sách đúng đắn của Đảng, Chính phủ. Sự thực thi nghiêm túc của chính quyền địa phương, sự hưởng ứng của chủ trang trại, người đầu tư. - Hiệu quả kinh tế mang lại không chỉ cho chủ trang trại mà là sự đóng góp to lớn vào phát triển kinh tế nông nghiệp, tăng GDP, xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cho từng làng quê, từng vùng nông thôn, đáp ứng nhu cầu thực phẩm ngày một tăng của cư dân và xuất khẩu. - Chăn nuôi trang trại có điều kiện khống chế bệnh dịch, giảm thiểu ô nhiễm môi trường nông thôn. Tồn tại Chủ trang trại. - Quy mô nhỏ bé, mang tính kinh tế trại, kinh tế hộ nhiều hơn là kinh tế trang trại trên 3 mặt: vốn, trình độ chủ trang trại, số lượng lao động. - Tính liên kết trong phát triển kinh tế trang trại chưa cao, còn lỏng lẻo: giữa chủ trang trại và nguồn cung cấp đầu vào, sản xuất với chế biến, giữa chủ trang trại và doanh nghiệp dịch vụ khác, số lượng HTX trang trại chăn nuôi chưa nhiều. - Tư vấn cho chủ trang trại chăn nuôi (về giống; TACN; quy trình chăn nuôi; công nghệ chế biến, thị trường, tư vấn pháp luật,...) chưa phát triển kịp với yêu cầu của chủ trang trại. - Chất lượng và giá trị hàng hoá là vấn đề cần phải được quan tâm hơn Về phía Nhà nước - Chính sách đã mở, song tập trung tuyên truyền giải toả tư tưởng nghi kỵ, sợ phát sinh "đại địa chủ mới" chưa triệt để. Vì vậy, nhiều địa phương đang "mở nửa vời", quy hoạch để phát triển không rõ, bị động, do đó làm cho nhà đầu tư ngập ngừng và lúng túng. Công tác tuyên truyền cần hướng về tôn vinh người làm giàu chính đáng.
  • 27. 24 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 - Đất đai đang là vấn đề bức xúc không chỉ về thời gian cho thuê, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà cả về diện tích cần cho phát triển trang trại. - Các quy định của các cơ quan quản lý Nhà nước như: thú y, kiểm tra, kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng TACN,... nhiều việc, nhiều nơi chưa vì lợi ích, sự phát triển của trang trại chăn nuôi, thậm chí một số vấn đề chưa có kết luận cuối cùng đã công bố trên phương tiện thông tin đại chúng, gây thiệt hại cho người sản xuất. Chưa tạo môi trường tốt cho phát triển trang trại, thậm chí còn sử dụng quyền hành chính, gây khó khăn cho sản xuất kinh doanh. - Quan tâm chưa đầy đủ hạ tầng liên quan, hạ tầng môi trường cho chăn nuôi trang trại. Trong khi KCN, các cơ sở cụm công nghiệp được đầu tư hạ tầng khá tốt. - Vấn đề vốn vay, khuyến nông, bảo hiểm, thị trường cho ngành chăn nuôi, chăn nuôi trang trại là vấn đề đặt ra và xử lý nghiêm túc. Giải pháp - Tập trung quyết liệt khắc phục những nhược điểm thuộc về Nhà nước. - Cải cách thủ tục hành chính, công khai các chính sách, quyết định liên quan, tạo môi trường để trang trại chăn nuôi phát triển nhanh, bền vững. - Nâng cao vai trò của các tổ chức hiệp hội ngành nghề. Khuyến khích phát triển trang trại tổng hợp đa dạng, đa ngành.. - Tập trung xử lý vấn đề môi trường, chất thải gắn với dự án phát triển chăn nuôi tập trung (Hội nghị tổng kết chăn nuôi trang trại, tập trung. [19].
  • 28. 25 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 1.5. VỊ TRÍ, VAI TRÒ CHĂN NUÔI LỢN VÀ CHĂN NUÔI LỢN THỊT TRONG NỀN KINH TẾ 1.5.1. Vị trí của chăn nuôi lợn nói chung và chăn nuôi lợn thịt nói riêng Chăn nuôi lợn có vị trí hàng đầu trong ngành chăn nuôi của nước ta. Sự hình thành nghề nuôi lợn cùng với lúa nước đã cho chúng ta khẳng định nghề nuôi lợn có vị trí hàng đầu, việc tiêu thụ thịt lợn trong bữa ăn của người Việt Nam rất phổ biến. Ngoài ra thịt lợn được coi là thực phẩm có mùi vị thích hợp với mọi đối tượng ( trẻ em, người già, nam giới, phụ nữ), mùi vị của thịt lợn không gây ra dị ứng do thực phẩm, đây là ưu điểm nổi bật nhất của thịt lợn. Tuy nhiên để thịt lợn trở thành món ăn có thể nâng cao sức khỏe của con người, điều quan trọng là trong quá trình chọn giống và chăm sóc đàn lợn phải luôn luôn khỏe mạnh, sức đề kháng cao và thành phần các chất dinh dưỡng tích lũy vào thịt có chất lượng tốt và có giá trị sinh học. 1.5.2. Vai trò chăn nuôi lợn Chăn nuôi lợn có vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp cùng với lúa nước là hai hợp phần quan trọng và xuất hiện sớm nhất trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam. Chăn nuôi lợn có một số vai trò nổi bật như sau: - Trong điều kiện lao động của nền kinh tế và trình độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày càng cao đòi hỏi cướng độ lao động và lao động trí óc ngày càng cao thì nhu cầu thực phẩm từ sản phẩm có nguồn gốc động vật sẽ ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong bữa ăn hàng ngày của người dân. Chăn nuôi lợn sẽ giúp chúng ta đáp ứng được yêu cầu này, các sản phẩn từ thịt lợn đều là các sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, hàm lượng protein cao và giá trị sinh vật học
  • 29. 26 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 của protein cao hơn các sản phẩm có nguồn gốc thực vật. Vì vậy, thực phẩm có nguồn gốc từ thịt lợn luôn là các sản phẩm quý trong dinh dưỡng của con người. - Sản phẩm của chăn nuôi lợn là nguồn cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp tiêu dùng đều sử dụng nguyên liệu từ thịt lợn. Hiện nay thịt lợn là nguyên liệu chính cho các sản phẩm của nghành chế biến như: thịt xông khói, xúc xích, thịt hộp, thịt xay và các món ăn truyền thống của người Việt Nam như giò chả, lạp xưởng,… - Chất thải của chăn nuôi lợn là nguồn cung cấp phân bón cho ngành trồng trọt và là thức ăn cho ngành nuôi trồng thủy sản. Trong sản xuất nông nghiệp hướng tới canh tác bền vững không thể không kể đến vai trò của phân hữu cơ có nguồn gốc từ chất thải của ngành chăn nuôi lợn, loại phân hữu cơ này rất tốt có thể cải tạo và nâng cao độ phì nhiêu của đất, đặc biệt là đất nông nghiệp. - Chăn nuôi lợn là ngành sản xuất đem lại lợi nhuận cao do chu kỳ sản xuất ngắn, giá trị sản phẩm chăn nuôi cao, khai thác tối đa việc sử dụng các nguồn lực như vốn, lao động, đất đai. Nhất là nguồn lực lao động nhàn rỗi ở nông thôn hạn chế được tính thời vụ trong nông nghiệp. bên cạnh đó chăn nuôi lợn còn tận dụng được các phế phụ phẩm của gia đình, của ngành trồng trọt, ngành công nghiệp chế biến thực phẩm để có thể sản xuất ra sản phẩm chăn nuôi có giá thành hạ, góp phần nâng cao đời sống người dân và làm tăng thu nhập quốc dân. 1.6. CÁC CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN Chính sách phát triển chăn nuôi lợn theo quy mô trang trại theo Nghị quyết 03/2000/NQ – CP ngày 02 tháng 02 năm 2000 của Chính phủ, hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu và khả năng sử dụng đất để phát triển trang trại được nhà
  • 30. 27 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 nước giao đất hoặc cho thuê đất và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; các trang trại được miễn giảm tiền thuê đất theo quy định của Pháp luật về đất đai khi thuê đất trống, đồi núi trọc, đất hoang hóa để trồng rừng, sản xuất, trồng cây lâu năm và thuê diện tích ở các vùng nước tự nhiên chưa có đầu tư cải tại vào mục đích sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; Nhà nước có chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng về giao thông, điện, nước sinh hoạt, thông tin, cơ sở chế biến để khuyến khích các hộ gia đình, cá nhân phát triển sản xuất nông , lâm, ngư nghiệp; Chủ trang trại được thuê lao động không hạn chế về số lượng, được ưu tiên vai vốn thuộc Chương trình giải quyết việc làm, được hỗ trợ đào tạo tay nghề cho lao động làm trong trại. Chính sách phát triển chăn nuôi lợn xuất khẩu theo Quyết định 166/2001/QĐ – TTg ngày 26/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ, chính sách này nhằm đẩy mạnh phát triển chăn nuôi lợn hàng hoá nhắm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ thịt lợn trong nước và xuất khẩu, tạo việc làm cho người lao động, tăng thu nhập cho nông dân. Đến năm 2005 xuất khẩu 80.000 tấn/năm, tiến tới mỗi năm xuất khẩu trên 100.000 tấn thịt lợn các loại. Phát triển chăn nuôi lợn xuất khẩu ở các vùng có điều kiện thuận lợi đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường khi chăn nuôi với qui mô phù hợp. Giai đoạn đầu (2002-2005) tập trung ở một số vùng như: Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung bộ, duyên hải Nam Trung bộ và Đông Nam Bộ. Khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân, hộ gia đình thuộc các thành phần kinh tế, các nhà đầu tư nước ngoài phát triển chăn nuôi lợn giống đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải chỉ đạo quản lý các cơ sở nuôi giống cụ kỵ do Nhà nước đầu tư vốn, đảm bảo nguồn gen của đàn giống này dược cải thiện, có hiệu quả.
  • 31. 28 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các cơ quan chuyên môn bảo đảm đủ thuốc tiêm phòng và chữa bệnh, nhất là một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, bảo đảm công tác an toàn dịch bệnh cho đàn lợn. Chính sách đầu tư xây dựng mới, mở rộng cơ sở giết mổ chế biến gia súc, gia cầm và cơ sở chăn nuôi gia cầm tập trung, công nghiệp theo Quyết định 394/QĐ – TTg ngày 13/03/2006 của Thủ tướng Chính phủ. Các tổ chức, cá nhân trong nước đầu tư xây dựng mới, mở rộng cơ sở giết mổ, bảo quản chế biến gia súc, gia cầm và cơ sở chân nuôi gia cầm tập trung, công nghiệp phù hợp với quy hoạch của địa phương, đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh thú y vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành về thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường được hỗ trợ đầu tư như sau: 1. Áp dụng các chính sách ưu đãi với mức cao nhất về các loại thuế và đất đai theo quy định của pháp luật hiện hành về khuyến khích đầu tư. 2. Hỗ trợ lãi suất vốn vay thương mại đối với các dự án được ký hợp đồng tín dụng trước ngày 31 tháng 12 năm 2007; thời gian hỗ trợ lãi suất tối đa là 2 năm kể từ ngày tổ chức, cá nhân được nhận khoản vay lần đầu. Việc hỗ trợ thực hiện như sau: a) Ngân sách Trung ương hỗ trợ lãi suất vốn vay cho các chủ đầu tư thuộc Trung ương quản lý; mức hỗ trợ là 40% lãi suất vốn vay thương mại; b) Ngân sách địa phương hỗ trợ lãi suất vốn vay cho các chủ đầu tư không thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 2 Điều này. Mức hỗ trợ cụ thể do ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định nhưng không thấp hơn 40% lãi suất vốn vay thương mại; Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 đã được phê duyệt theo Quyết định số 10/2008/QĐ – TTg ngày 16/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ.
  • 32. 29 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 Các chính sách về phát triền ngành chăn nuôi trong đó có ngành chăn nuôi lợn đã tạo điều kiện hỗ trợ cho người chăn nuôi từ các chính sách về đất đai, vốn, công nghệ, lao động, chuyên mông, cơ sở chế biến,…Tuy nhiên cũng như các ngành khách của nông nghiệp, ngành chăn nuôi cũng chịu sự tác động mạnh của các yếu tố thuộc về thiên nhiên như dịch bệnh, thời tiết, an toàn thực phẩm trong và ngoài nước. vấn đề cốt lõi ở đây là xuất phát điểm của ngành chăn nuôi của Việt Nam nói chung và ngành chăn nuôi lợn nói riêng điều ở mức thấp, ngành chăn nuôi lợn của nước ta chưa mang tính chuyên nghiệp cao, chăn nuôi nhỏ phân tán vẫn chiếm tỷ trọng lớn, chăn nuôi quy mô trang trại mới được hình thành và phần nhiều mang tính tự phát, thiếu quy hoạch; các chính sách vĩ mô chưa đồng bộ và đủ mạnh; năng suất chăn nuôi còn thấp; khâu quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm còn hạn chế. 1.7. PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN VÀ PHÁT TRIỂN TRANG TRẠI CHĂN NUÔI LỢN Ở VIỆT NAM 1.7.1. Tình hình phát triển Trước đây, người chăn nuôi lợn chủ yếu ở nước ta hầu hết là nông dân, họ chủ yếu tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp (cám gạo, ngô, khoai , sắn, rau, bèo,…) làm thức ăn trong chăn nuôi. Ngoài mục đích để tăng thu nhập từ việc bán lợn thịt, lợn giống, nông dân còn tận dụng các chất thải từ việc chăn nuôi lợn làm nguồn phân hữu cơ chính cho hoạt động trồng trọt của họ. lợi nhuận từ việc chăn nuôi lợn không đáng kể, chủ yếu lấy công làm lời. Tại nước ta cũng đã từng phát triển các mô hình kinh tế trang trại chăn nuôi lợn tập trung kiểu hợp tác xã, các nông trường. Các trại chăn nuôi cùng với một số trung tâm giống tại các địa phương cung cấp con giống cho bà con nông dân. Một số trung tâm giết mổ và chế biến thị lợn đã ra đời và hoạt động, nước ta
  • 33. 30 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 đã từng xuất khâu thịt lợn và các sản phẩm từ thịt lợn sang các nước thuộc Liên Xô và một số nước Đông Âu. Từ khi có chính sách kinh tế mới và các chính sách nông nghiệp thời kỳ đổi mới, nền nông nghiệp nước ta trong đó có ngành chăn nuôi đã có những thay đổi rất lớn trong tất cả các lĩnh vực, từ chọn giống đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh hình thức chăn nuôi truyền thống cũng đã xuất hiện không ít mô hình chăn nuôi lợn hiện đại từ quy mô gia đình đến các trung tâm, trang trại, công ty,… Trước sự cạnh tranh về giá và chất lượng sản phẩm ở cả thị trường trong và ngoài nước, chăn nuôi lợn ở nước ta đang tiếp tục đứng trước nhiều vấn đề cần phải giải quyết như nâng cao chất lượng giống, nhập và lai tạo giống bên cạnh bảo tồn và phát huy các ưu điểm của giống địa phương, hiện đại hóa quy trình chăn nuôi, chế biến sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn trong nước và quốc tế về vệ sinh an toàn thực phẩm [21]. Việt nam là một trong những nước nuôi nhiều lợn, Theo ông Nguyễn Thanh Quang, Tư vấn kỹ thuật về lợn của Hội đồng hạt cốc Hoa Kỳ, Việt Nam hiện có tổng đàn lợn trên 27 triệu con. Sản lượng thịt lợn của Việt Nam đứng thứ sáu thế giới. Song, Việt Nam vẫn không có mặt trong top 20 quốc gia xuất khẩu thịt hàng đầu thế giới do quy mô chăn nuôi lợn ở Việt Nam có tới trên 80% là chăn nuôi nhỏ lẻ (từ 1-2 nái, hoặc từ 10-20 lợn thịt). Vì vậy, ngành chăn nuôi lợn của Việt Nam khó đáp ứng về chất lượng và sản lượng, phẩm chất giống kém, chất lượng thức ăn kém, phòng chống dịch chưa đầy đủ và chưa hiệu quả, thiếu thông tin thị trường và chính sách hỗ trợ. Trong bối cảnh đó, việc hình thành vùng khuyến khích chăn nuôi ở Đồng Nai được đánh giá cao, góp phần tạo điều kiện phát triển chăn nuôi lợn bền vững [14].
  • 34. 31 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 Theo niên giám của Tổng cục thống kê năm 2010 đàn lợn cả nước có 27,373 triệu con. Trong giai đoạn từ 2007 đến 2009 đàn lợn hầu như không tăng trưởng hoặc tăng trưởng không đáng kể. Nguyên nhân trong những năm gần đây ngành chăn nuôi lợn đã phải liên tục gánh chịu những thiệt hại nặng nề do dịch bệnh. Theo kết quả điều tra chăn nuôi, tại thời điểm 01/10/2011, đàn lợn cả nước có 27,1 triệu con, giảm 1,2% so với cùng thời điểm năm 2010 chủ yếu do ảnh hưởng của dịch bệnh [16]. Tỷ trọng giá trị các ngành trong toàn ngành nông nghiệp năm 2010, trồng trọt chiếm 73%; chăn nuôi chiếm 25%;dịch vụ chiếm 2%. Giá trị sản xuất thịt lợn chiếm 78% ; thịt gia cầm chiếm 10%; thịt các gia súc khác chiếm 12% trong tổng giá trị trong ngành chăn nuôi năm 2010. Hiện nay, cả nước có 8.500 trang trại chăn nuôi lợn đang nuôi 5.091.000 con chiếm 18.6% tổng đàn trong cả nước, số đầu lợn nuôi trong nông hộ chiếm 81.4% tổng đàn còn lại, tuy nhiên sản lượng thịt lợn của trang trại chiếm đến 45%, của nông hộ chỉ chiếm 55% [12]. 1.7.2. Những vấn đề đặt ra Ngành chăn nuôi lợn ở Việt Nam theo quy mô trang trại phát triển khá mạnh, nhưng chưa mang tính bền vững, quy mô chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ, phân tán vẫn chiếm tỷ lệ cao, điều này khiến ngành chăn nuôi lợn tại Việt Nam phải đương đầu với những vấn đề sau: Một là: Kiểm soát chất lượng đầu vào cho chăn nuôi lợn (con giống, thức ăn, thuốc thú y,...); Hai là: Kiểm soát sản phẩm đầu ra (chất lượng thịt lợn, mức độ an toàn VSTP);
  • 35. 32 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 Ba là: Kiểm soát dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm (LMLM, PRRS); Bốn là: Quy hoạch chăn nuôi gắn với giết mổ và thị trường tiêu thụ nội địa; Năm là: Tăng sức cạnh tranh sản phẩm thịt lợn, mở rộng thị trường xuất khẩu; Sáu là: Thị trường tiêu thụ thịt lợn chưa bền vững: Cầu nối giữa sản xuất và thị trường chưa được thiết lập vững chắc; Giá cả thị trường không ổn định; Thông tin thị trường bất đối xứng; Lợi nhuận của người chăn nuôi bấp bênh, không kích thích được sản xuất. Bảy là: Kiểm soát ô nhiễm môi trường. Tóm tắt Chương 1: Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng, các nhà kinh tế học cho rằng các nhà sản xuất có thể sẽ đổi tỷ lệ các yếu tố đầu vào khi có những thay đổi về sản lượng sản xuất; Tiêu chí nhận diện trang trại tại Việt Nam; Vai trò của phát triển kinh tế trang trại đối với phát triển nông nghiệp bền vững; Lý thuyết về tiến bộ khoa học và chuyển giao tiến bộ khoa học; Lý thuyết về hiệu quả sản xuất và ứng dụng các hàm sản xuất, tiêu biểu là hàm sản xuất Cobb – Douglas được sử dụng làm cơ sở lý thuyết của đề tài: các hệ số co dãn, sản phẩm biên, giá trị sản phẩm biên để tối đa hóa lợi nhuận và lượng các yếu tố đầu vào; Một số chính sách phát triển chăn nuôi lợn của các ban ngành và các cấp chính quyền; Tình hình phát triển chăn nuôi lợn và phát triển trang trại chăn nuôi lợn tại Việt Nam và những vấn đề đặt ra là những nội dung chính của Chương 1.
  • 36. 33 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA TỈNH ĐỒNG NAI 2.1.1. Giới thiệu chung Đồng Nai là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có diện tích 5.903.940 km2 , chiếm 1,76% diện tích tự nhiên cả nước và chiếm 25,5% diện tích tự nhiên của vùng Đông Nam Bộ. Tỉnh có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: Thành phố Biên Hòa - là trung tâm chính trị kinh tế văn hóa của tỉnh; thị xã Long Khánh và 9 huyện: Long Thành; Nhơn Trạch; Trảng Bom; Thống Nhất; Cẩm Mỹ; Vĩnh Cửu; Xuân Lộc; Định Quán; Tân Phú. Là một tỉnh nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam, Đồng Nai tiếp giáp với các vùng sau: Phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận, Phía Đông Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, Phía Tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh, Phía Tây Bắc giáp tỉnh Bình Dương và Bình Phước, Phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. có điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội khá thuận lợi để phát triển nông nghiệp hàng hóa trong đó có những cây trồng, vật nuôi có lợi thế so sánh. Đồng Nai là tỉnh có hệ thống giao thông thuận tiện với nhiều tuyến giao thông huyết mạch chạy qua như: quốc lô ̣ 1A, quốc lô ̣ 20, quốc lô ̣ 51; tuyến đường sắt Bắc - Nam; gần cảng Sài Gòn, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã taọ điều kiên thuân lơi cho hoat đôn g kinh tế trong vùng cũng như giao thương với cả nước đồng thời có vai trò gắn kết vùng Đông Nam Bộ với Tây Nguyên.
  • 37. 34 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 2.1.2. Các đặc điểm tự nhiên Tỉnh Đồng Nai có quỹ đất phong phú và phì nhiêu. Tổng diện tích toàn tỉnh có: 590.723 ha. Bao gồm: đất nông nghiệp: 277.641 ha; đất lâm nghiệp: 181.578 ha; đất chuyên dùng: 49.717 ha; đất ở: 16.763 ha; đất chưa sử dụng: 897 ha; Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: 52.715 ha. Tình hình sử dụng đất của tỉnh những năm qua có biến động ít nhiều, nhưng đến nay, Đồng Nai vẫn là tỉnh có quy mô đất nông nghiệp lớn nhất Đông Nam Bộ. Đồng Nai nằm trong khu vưc nhiêt đới gió mùa cận xích đạo, với khí hâu ôn hòa, ít chiu ảnh hưởng của thiên tai, đất đai màu mỡ (phần lớn là đất đỏ Bazan), có hai mùa tương phản nhau (mùa khô và mùa mưa). Dân số toàn tỉnh tính đến năm 2010 là 2.569.442 người. Trong đó: + Phân theo khu vực thành thị - nông thôn là: Thành thị là: 855.894 người; Nông thôn là 1.710.548 người. + Phân theo giới tính: Nam: 1.268.315 người, chiếm 49,36%; Nữ: 1.301.127 người, chiếm 50,63%. - Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2010 là 1,12% 2.1.3. Các đặc điểm kinh tế xã hội Tổng sản phẩm quốc nội GDP của tỉnh tăng bình quân 13,2%/năm. Trong đó ngành công nghiệp, xây dựng tăng 14,5%/năm, dịch vụ tăng 15%/năm, nông lâm nghiệp thủy sản tăng 4,5%/năm. Quy mô GDP theo giá thực tế năm 2010 dự kiến đạt 75.137 tỷ đồng (tương đương 4,13 tỷ USD), gấp 2,5 lần năm 2005. GDP bình quân đầu người năm 2010 là 29,65 triệu đồng (1.629USD), tăng gấp 2,1 lần năm 2005.
  • 38. 35 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 Giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản tỉnh Đồng Nai năm 2010 là 7.791,820 tỷ đồng, trong đó giá trị sản xuất nông nghiệp là 7.021 tỷ đồng (trồng trọt: 4.564,950 tỷ đồng; chăn nuôi: 2.166,550 tỷ đồng). Cơ cấu kinh tế ngành: Nông nghiệp chiếm 90,11%, lâm nghiệp 1,31%, thủy sản 8,58%. Trong nội bộ ngành nông nghiệp, trồng trọt chiếm 65,02% (cây hàng năm 22,8%; cây lâu năm, cây ăn trái 42,01%; sản phẩm phụ trồng trọt 0,20%); chăn nuôi chiếm 30,86% (gia súc 22,97%; gia cầm 5,38%; chăn nuôi khác, sản phẩm không giết mổ và sản phẩm phụ chăn nuôi 2,5%); dịch vụ chiếm 4,12%. 2.1.4. Khái quát tình hình và kết quả hoạt động của các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai Đến nay, UBND tỉnh Đồng Nai đã phê duyệt 139 vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi (PTCN) tập trung giai đoạn 1 trên địa bàn tỉnh, với diện tích gần 16 ngàn hécta. Huyện có số vùng và diện tích quy hoạch chăn nuôi tập trung nhiều là: Cẩm Mỹ, Xuân Lộc và Thống Nhất. Riêng TP. Biên Hòa và huyện Nhơn Trạch không quy hoạch vùng khuyến khích PTCN. Theo kế hoạch đến năm 2015, tổng đàn lợn trên địa bàn tỉnh sẽ tăng lên 1,8 triệu con, trong đó đàn lợn nái khoảng 220 ngàn con; dự tính hàng năm sẽ cung cấp cho thị trường khoảng 56 ngàn tấn thịt. Hiện có 290 trang trại xây dựng trong vùng khuyến khích PTCN. Bao gồm: huyện Thống Nhất 188 trang trại, Xuân Lộc 31 trang trại, Trảng Bom 25 trang trại, TX. Long Khánh 25 trang trại, Cẩm Mỹ 13 trang trại và Định Quán 3 trang trại. Hai huyện Long Thành và Vĩnh Cửu chưa có trang trại nào nằm trong vùng khuyến khích PTCN. Toàn tỉnh hiện vẫn còn hơn 1.600 trang trại nằm ngoài vùng khuyến khích PTCN [11].
  • 39. 36 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành quyết định phê duyệt báo cáo quy hoạch vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi và giết mổ tập trung trên địa bàn 08 huyện và thị xã Long Khánh (trừ huyện Nhơn Trạch và thành phố Biên Hòa). Các địa phương đã triển khai, tuy nhiên, kết quả đạt được chưa cao do chưa có chính sách hỗ trợ di dời, giá đất sau quy hoạch tăng, xây dựng hạ tầng chậm, thiếu đồng bộ nên chưa thuận lợi cho đầu tư chăn nuôi tại các khu quy hoạch (Xem phụ lục 2.1). 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu, khảo sát Đề tài chọn ngẫu nhiên các trang trại chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn hai huyện Thồng Nhất và Trảng Bom tỉnh Đồng Nai. 2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu - Số liệu thứ cấp: Số liệu từ các báo cáo về tình hình chăn nuôi lợn của các cơ quan chức năng, các báo cáo khoa học, sách, báo, tài liệu, tạp chí internet, đã được công bố, các số liệu thống kê từ các cơ quan thống kê, quản lý địa phương, các đề tài đã thực hiện,.. - Số liệu sơ cấp: Do chính tác giả đi thu thập thông qua bảng câu hỏi để điều tra khảo sát hiện trạng thực tế tình hình chăn nuôi tại các trang trại chăn nuôi lợn tại hai huyện Trảng Bom và Thống Nhất, khảo sát 100 trang trại chia đều cho hai huyện, mỗi huyện 50 trang trại (Phụ lục 2.2)
  • 40. 37 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu Số liệu sau khi đã được thu thập được xử lý bằng cách kiểm tra tính phù hợp, đơn vị tính, tính đồng nhất, mức độ chính xác. Sau đó nhập vào máy tính và sử dụng phần mềm SPSS 18.0 để phân tích. 2.2.4. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu đề tài 2.2.4.1. Phương pháp phân tích hạch toán từng phần Người chăn nuôi phải căn cứ vào các yếu tố đầu vào và đầu ra, quy thành giá trị tiền hiện hành (Đồng Việt Nam). Tùy từng loại lợn, mỗi loại có một nhóm yếu tố đầu vào và đầu ra khác nhau, đối với lợn thịt. Đầu vào bao gồm các chi phí như con giống, khấu hao chuồng trại, thức ăn, công lao động, điện nước, chi phí thuốc thú y. Theo kết quả điều tra tình hình chăn nuôi lợn thịt tại các trang trại thuộc hai huyện Trản Bom và Thống Nhất, nghiên cứu tiến hành tính toán các chỉ tiêu sản xuất, hiệu quả lợi nhuận theo phương pháp hạch toán từng phần. + Tổng chi phí sản xuât: là toàn bộ chi phí bằng tiền mà người chăn nuôi đã chi ra để có được các yếu tố đầu vào, chi phí sản xuất còn bao gồm cả chi phí cơ hội của mọi nguồn lực trong sản xuất là số tiền mà nguồn vốn đầu tư có thể thu được nếu sử dụng nó đầu tư vào việc khác với mức trả cao hơn. Chi phí sản xuất bao gồm: Chi phí bất biến (không đổi) và chi phí khả biến (thay đổi). + Chi phí bất biến: là toàn bộ chi phí mà người chăn nuôi không phải chi ra trong mỗi đơn vị thời gian cho các yếu tố đầu vào cố định cho dù không sản xuất ra một sản phẩm nào, như tiền thuê hoặc khấu hao trang thiết bị, nhà xưởng, tiền lượng cho bộ phận quản lý, lãi vốn vay (nếu có), chi phí bất biến không thay đổi khi sản lượng thay đổi. Chi phí bất biến trong chăn nuôi bao gồm: tiền mua hoặc
  • 41. 38 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 thuê đất, khấu hao chuồng trại, máy móc phục vụ chăn nuôi, lãi vốn vay (nếu có). + Chi phí khả biến: là toàn bộ chi phí khi mua cac yếu tố đầu vào biến đổi như: tiền công lao động trực tiếp, con giống, thức ăn, thuốc thú y,… Chi phí khả biến thay đổi cùng với sự thay đổi sản lượng đầu ra trong ngắn hạn. Những chi phí trong phạm vi đề tải nghiên cứu bao gồm: Chi phí thức ăn (tổng khối lượng thức ăn cho lợn x giá thức ăn); Chi phí điện nước, thú y, khấu hao chuồng trại, hầm biogas (nếu có) và máy móc, công cụ phục vụ chăn nuôi; Chi phí công lao động (lao động của gia đình và thuê mướn); Chi phí mua con giống phục vụ chăn nuôi. + Tổng thu: bao gồm tổng số tiền bán lợn thực tế tại trang trại; tổng số tiền thu được từ bán phân (nếu có); tiền thu được từ việc sử dung khí biogas (nếu có). + Tổng lợi nhuận = Tổng thu – Tổng chi + Lợi nhuận ròng = Tổng lợi nhuận – các loại thuế (nếu có) 2.2.4.2. Mô hình hồi quy tuyến tính đa biến a. Mô hình hàm sản xuất Cobb – Douglas Dựa theo mô hình lý thuyết về hàm sản xuất Cobb – Douglas trình bày trong chương 1 và tình hình số liệu sẵn có, mô hình nghiên cứu thực nghiệm với hàm ước lượng cụ thể được xác định để phân tích như sau: Ln(Y) = Ln(A) + β1LnTHUCAN + β2LnTRLGIONG + β3LnLAODONG + β4LnTGIANUOI + β5LnDTCHUONG + β6LnQUYMODAN + β7LnNGGIONG + β8LnTAPHUAN + εj Trong đó: Y là biến TLLONXC (trọng lượng lợn thị xuất chuồng kg); THUCAN là biến về lượng thức ăn (kg); TRLGIONG là biến trọng lượng con giống (kg); LAODONG là biến về số công lao động (người); TGIANUOI là
  • 42. 39 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 biến thời gian nuôi (ngày); DTCHUONG là biến diện tích chuồng trại (m2 ); QYMODAN là biến dummy về số lượng đàn lợn thịt (quy mô < 1000 con = 1, quy mô từ 1000 con trở lên = 2); NGGIONG là biến dummy về nguồn gốc con giống (tự để giống = 1, mua con giống = 2); TAPHUAN là biến dummy về tập huấn kỹ thuật chăn nuôi (có = 1, không = 0); βi là các hệ số ước lượng tương ứng cho từng yếu tố đầu vào; Ln(A) hay β0 là hằng số và εj là sai số ước lượng đại diện cho các yếu tố khác không có trong mô hình. b. Mô tả các biến THUCAN: là lượng thức ăn cho 1 con lợn thịt trong 1 chu kỳ nuôi, đơn vị tính (Kg). Kỳ vọng biến thức ăn mang dấu (+), lượng thức ăn càng nhiều thì trọng lượng xuất chuồng càng cao. TRLGIONG: là trọng lượng con giống khi bắt đầu đưa vào nuôi, đơn vị tính (Kg). kỳ vọng biến trọng lượng giống mang dấu (+), trọng lượng con giống càng cao thì trọng lượng lợn xuất chuồng càng cao. LAODONG: là lượng lao động của trang trại phục vụ chăn nuôi trong 1 chu kỳ. Kỳ vọng biến này mang dấu (+), số lao động càng cao thì trọng lượng lợn xuất chuồng càng cao. TGIANUOI: là thời gian của một chu kỳ. Kỳ vọng biến này mang dấu (-), số ngày nuôi nhỏ nhưng trọng lượng xuất chuồng cao. DTCHUONG: là diện tích chuồng trại chăn nuôi bình quân dùng để chăn nuôi 1 con lợn trong 1 chu kỳ. Kỳ vọng biến này mang dấu (+), có nghĩa là diện tích chuồng càng lớn thì trọng lượng lợn xuất chuồng càng cao. QUYMODAN: là số lượng đầu con lợn thịt nuôi tại trang trại trong 1 chu kỳ. Kỳ vọng biến này mang dấu (+), nghĩa là nếu quy mô đàn càng lớn thì trọng lượng lợn xuất chuồng càng cao.
  • 43. 40 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 TAPHUAN: Là biến tập huấn kỹ thuật chăn nuôi. Kỳ vọng biến này mang dấu (+), nghĩa là trang trại được tập huấn kỹ thuật càng nhiều về kỹ thuật chăn nuôi thì đàn lợn của trại sẽ được chăm sóc tốt đúng kỹ thuật, làm cho năng suất chăn nuôi cao. NGGIONG: là biến về nguồn gốc giống được dùng để chăn nuôi lợn thịt. Kỳ vọng biến này mang dấu (+), nghĩa là con giống mua từ các trại chăn nuôi chuyên cung cấp lợn giống phục vụ chăn nuôi lợn thịt sẽ có trong lượng xuất chuồng cao hơn. c. Xác định mức tối ưu các yếu tố đầu vào Trong mô hình, các hệ số ước lượng αi còn gọi là hệ số co giãn của năng suất lợn hơi đầu ra khi sử dụng một lượng tương ứng đầu vào Xi [αi = dLn(Y)/dLn(Xi)]. Trong điều kiện các yếu tố đầu vào không đổi khi yếu tố Xi tăng lên 1% đơn vị thì năng suất đầu ra sẽ tăng lên một lượng đúng bằng giá trị αi %. Với giả định là người chăn nuôi có hành vi tối đa hóa lợi nhuận, trong điều kiện giá cả thị trường và trình độ sản xuất hiện tại, cần phải tìm ra mức sử dụng tối ưu cho từng yếu tố đầu vào (thức ăn, con giống, quy mô đàn, số lượng lao động, diện tích chuồng trại, thời gian xuất chuồng, trình độ người chăn nuôi, tham gia tập huấn kỹ thuật chăn nuôi) để năng suất đầu ra khi nuôi một con lợn trong 1 vòng đạt giá trị cao nhất. Các hệ số αi, giá lợn hơi, giá các yếu tố đầu vào, trọng lượng xuất chuồng sẽ được sử dụng để tính toán các mức tối ưu theo công thức, ví dụ với yếu tố đầu vào là thức ăn ta có: dLnY/dLnX1 = MPPX1 = PX1/PY. trong đó MPPX1 là sản phẩm biên của nhân tố thức ăn.
  • 44. 41 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 PX1 là giá của thức ăn (các loại cám cho các giai đoạn) tại thời điểm điều tra. PY là giá bán lợn hơi tại thời điểm điều tra. Để tối đa hóa lợi nhuận cần có điểu kiện: MPPX1 x PY = PX1 = α1(Y/X1) Vậy, lượng tối ưu của X1 là X1 * = α1 (Y x PY/PX1) Các yếu tố khác như số lượng lao động, trọng lượng con giống,.. cũng được tính toán tương tự, việc tính toán này sẽ giúp chúng ta xem xét một yếu tố đầu vào đã được sử dụng tối ưu hay chưa hoặc cao hơn hay thấp hơn. Khi một nhà chăn nuôi sử dụng có hiệu quả các yếu tố đầu vào họ sẽ đạt được sản lượng lợn hơi ở mức cao nhất khi xuất chuồng/con (Y1), một số nhà chăn nuôi khác không sử dụng tốt các yếu tố đầu vào thì họ đạt được một năng suất đầu ra Y2 thấp hơn Y1. Vậy mức tổn thất của nhà chăn nuôi khi sử dụng không hiệu quả các yếu tố đầu vào để đạt được năng suất đầu ra ở mức cao nhất khi sản xuất chăn nuôi một con lợn trong một vòng là ∆Y = Y1 – Y2 và tổng mức thu nhập thực tế nhà chăn nuôi đó bị thiệt hại là ∆I = (Y1 – Y2) x PY (PY là giá lợn hơi đầu ra). Cũng dựa trên cách suy luận và tính toán như trên, chúng ta có thể tính tổng thiệt hại thực tế mà người nông dân bị tổn thất khi không sử dụng một cách có hiệu quả nhất các yếu tố đầu vào là ∆C = (TC1 – TC2), trong đó: TC1 là tổng chi phí khi sử dụng không hiệu quả các yếu tố đầu vào TC1 = ΣF1 x Pfi + ΣLf1 x P1 và TC2 là tổng chi phí khi sử dụng tối ưu các yếu tố đầu vào TC2 = ΣF2 x Pfi + ΣLf2 x P1. Với F = Xi (i = 1, 10), Pfi là giá của yếu tố thứ i, Lf là lao động cho yếu tố F và P1 là giá thuê lao động. Tổng tổn thất của nhà chăn nuôi khi sử dụng không hiệu quả các yếu tố đầu vào F là [∆I] + [∆C]. d. Kiểm định ý nghĩa thống kê của mô hình Phương pháp để ước lượng hệ số hồi quy trong mô hình là phương pháp bình phương bé nhất (Ordinary Least Squared – OLS). Phần mềm được sử dụng
  • 45. 42 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 là SPSS 18.0 (Statistical Package for Social Science). Ý nghĩa thống kê của các biến hồi quy trong mô hình hồi quy đa biến được thực hiện theo các bước cơ bản trong kinh tế lượng [28]. Kiểm định F để kiểm định giả thuyết H0: là các hệ số ước lượng đều bằng zero, nghĩa là các biến giải thích không có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc và mô hình không có khả năng giải thích được sự biến động đến trọng lượng xuất chuồng. các giá trị của từng biến phụ thuộc được kiểm định bằng thử nghiệm t. Sử dụng giá trị thống kê F và t, hoặc p – value để suy diễn giá trị của mô hình và từng yếu tố. Nếu giá trị F, t hoặc p – value được tính nhỏ F , t bằng hoặc lớn hơn mức ý nghĩa 0,05 thì bác bỏ giả thiết H0. Kiểm định đa cộng tuyến: Xác định hệ số phóng đại phương sai (VIF) của mỗi biến để xác định đa cộng tuyến. Nếu giá trị VIF > 10 thì biến đó cộng tuyến cao và sẽ loại bỏ hoặc điều chỉnh lại ngay từ đầu. Sử dụng thử nghiệm… để xác định hiện tượng phương sai của sai số có đồng nhất hay không. Tóm tắt Chương 2: Các đặc điểm của tỉnh Đồng Nai; Tình hình và kết quả hoạt động của việc phát triển các trang trại chăn nuôi tại tỉnh Đồng Nai; Phương pháp nghiên cứu, thu thập và xử lý dữ liệu phục vụ cho công việc nghiên cứu của đề tài; Dựa vào lý thuyết mô hình Cobb – Douglas đã trình bày trong chương 1 và số liệu đã thu thập được qua quá trình điều tra của tác giả, xây dựng mô hình ước lượng, sẽ được dùng để phân tích trong Chương 3; Mô tả các biến và kỳ vọng về dấu của các biến độc lập, công thức tính, xác định mức tối ưu của các yếu tố đầu vào của quá trình chăn nuôi lợn thịt; Kiểm định ý nghĩa thống kê của mô hình là nội dung chính của Chương 2.
  • 46. 43 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC TRANG TRẠI CHĂN NUÔI LỢN THỊT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI 3.1.1. Tình hình chung các trang trại chăn nuôi Vật nuôi chủ lực của tỉnh Đồng Nai được xác định và diễn biến đàn vật nuôi qua các năm được trình bày trong Bảng 3.1. Bảng 3.1. Diễn biến đàn chăn nuôi qua các năm Vật nuôi ĐVT 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Lợn Con 1.273.000 1.105.000 1.024.000 1.225.000 1.119.000 1.200.000 Gà Con 4.311.000 4.613.000 5.550.000 7.677.000 8.905.000 9.103.000 Bò Con 107.700 107.000 90.000 85.000 80.000 81.000 Nguồn: Sở nông nghiệp& PTNT Đồng Nai Chăn nuôi gia súc - Tổng đàn lợn duy trì khoảng 1,2 triệu con, chăn nuôi trang trại chiếm khoảng 60%, với 1.226 trang trại. - Cơ cấu đàn lợn: Đực giống khoảng 1.900 con; nái sinh sản khoảng 140.000 con (nái nuôi trang trại 68.545 con/694 trang trại nái sinh sản), hàng năm tạo ra khoảng 2,5 triệu con thương phẩm. Giống lợn nuôi trên địa bàn chủ yếu là các giống có nguồn gốc nhập nội, chiếm trên 95% cơ cấu đàn, hầu hết là giống Landrace, Yorkshire, Duroc, Pietrain.
  • 47. 44 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 - Bò: Tổng đàn khoảng 80.000 con, tỷ lệ bò lai Zebu trên 80%, trong đó chăn nuôi trang trại 1.553 con với 13 trang trại. Chăn nuôi gia cầm - Tổng đàn gia cầm khoảng 09 triệu con, chủ yếu gà (8,7 triệu); vịt (300.000). Chăn nuôi gà trang trại chiếm 80%, với 474 trang trại. Cụ thể: + Đàn gà giống bố mẹ gần 01 triệu con thuộc 10 cơ sở ấp nở gà trên địa bàn tỉnh. + Gà đẻ trứng thương phẩm: Trên 02 triệu con, sản lượng 600 triệu quả/năm. + Gà thịt nuôi trang trại: Tổng đàn duy trì gần 4,5 triệu con, cung cấp cho thị trường 21.200 tấn thịt/năm. + Chăn nuôi nhỏ lẻ khoảng 20%, số lượng từ 1,2 - 1,4 triệu con, gồm gà, vịt... - Giống gà sử dụng trong chăn nuôi trang trại gồm: Gà hướng thịt trắng (Arbor Acres, Ross, Cobb); gà hướng trứng (Hyline Brown, Lohmann Brown, ISA Brown); gà Tam Hoàng, gà Lượng Phượng. Giống gà nuôi nhỏ lẻ ở các nông hộ phần lớn là gà ta và gà ta lai [11]. 3.1.2. Tình hình chăn nuôi lợn tại các trang trại qua điều tra Trong chăn nuôi lợn các trang trại thường kết hợp giữa nuôi lợn nái sinh sản và lợn thịt loại hình chăn nuôi kết hợp này chiếm 91% số trang trại, chỉ có 9% trang trại còn lại nuôi chủ yếu lợn thịt.
  • 48. 45 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 Hình 3.1. Hình thức chăn nuôi lợn tại các trang trại điều tra Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả. Lực lượng trực tiếp tham gia chăn nuôi lợn tại các trang trại tại hai huyện Thống Nhất và Trảng Bom là nam giới chiến 63%, lực lượng này có đủ sức khỏe để đảm đương các công việc nặng nhọc trong sản xuất chăn nuôi. Hình 3.2. cho thấy , trình độ học vấn của các chủ trang trại còn thấp, trình độ tiểu học chiếm tối 18%, trung học cơ sở 29%, 53% còn lại là trung học cơ sở (Phụ lục 3.1). Hình 3.2. Trình độ học vấn của chủ các trang trại điều tra Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả.
  • 49. 46 Tải tài liệu tại kết bạn zalo : 0973.287.149 Nghề nghiệp chính của các chủ trang trại đa phần là làm nông nghiệp chiếm 72% số trang trại điều tra, 19% làm nghề kinh doanh buôn bán, viên chức, công chức chỉ chiếm 9% Hình 3.3 (xem thêm Phụ lục 3.1). Hình 3.3. Nghành nghề của chủ các trang trại điều tra Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả. Số liệu điều tra cho thấy 100% trang trại trên địa bàn điều tra do chính chủ trang trại tự quản lý. 55% số trang trại đã được cấp giấy chứng nhận trang trại, 12% đang chờ cấp và 33% chưa được cấp giấy chứng nhận. 73% số trang trại nằm trong vùng quy hoạch chăn nuôi. Hầu hết các trang trại chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn hai huyện Thống Nhất và Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai đều có kinh nghiệm trong chăn nuôi lợn, một số trang trại có kinh nghiệm chăn nuôi trên 15 năm, theo số liệu điều tra phần lớn kinh nghiệm có được từ tự tích lũy, học tập từ bạn bè và từ các lần tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi và cách chăm sóc , vệ sinh thú y đàn lợn thịt do các cơ quan quản lý như: Chi cục thú y; Trung tâm khuyến