SlideShare a Scribd company logo
MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC
XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN CAO
LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP
MÃ TÀI LIỆU: 80032
ZALO: 0917.193.864
Dịch vụ viết bài điểm cao : luanvantrust.com
Bài thu hoạch lớp bồi dưỡng nâng hạng giáo viên THCS hạng 2 mẫu 2
BÀI THU HOẠCH CUỐI KHÓA
LỚP BỒI DƯỠNG TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP
GIÁO VIÊN THCS HẠNG 2, NĂM 201..
Đề bài
Từ nhận thức thực tiễn, anh (chị) hãy đề xuất một số giải pháp thực hiện xã hội hóa
giáo dục và xây dựng xã hội học tập ở trường trung học cơ sở phù hợp với bối cảnh địa
phương.
PHẦN MỞ ĐẦU
Trường trung học phổ thông là một cấp học trong hệ thống giáo dục quốc dân rất
quan trọng của giáo dục phổ thông. Đây là cấp học tạo điều kiện cơ bản để nâng cao
dân trí và trang bị nền tảng kiến thức hết sức quan trọng để phát triển toàn diện con
người Việt nam. Điều này đòi hỏi nhà trường phải làm thế nào để hoàn thiện nhân
cách người học để người học có thể học lên bậc cao hơn hoặc hoà nhập với cuộc sống
lao động sản xuất. Điều này có nghĩa là nền giáo dục của chúng ta là “giáo dục cho
mọi người” và mọi người phải tự giáo dục, việc xây dựng “cả nước thành một xã hội
học tập” trở thành nhu cầu khách quan, thực hiện phương châm “học đi đôi với hành,
giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội”.
Chiến lược phát triển giáo dục nước ta giai đoạn từ năm 2010 – 2020 đã nhấn
mạnh vai trò then chốt của giáo dục và đào tạo, nhằm tạo bước chuyển biến mạnh mẽ
phát triển nguồn nhân lực, góp phần đắc lực đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát
triển, tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo
hướng hiện đại, từng bước phát triển kinh tế tri thức. Trong đó, công tác xã hội hóa
giáo dục là một nhiệm vụ cần được coi trọng và tiếp tục đẩy mạnh để tiến tới xây dựng
một xã hội học tập.
Nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đòi hỏi ngành giáo dục
phải có sự đổi mới, trong đó có đổi mới các hoạt động giáo dục và nhất là đổi mới
quản lý công tác xã hội hóa giáo dục để góp phần hỗ trợ giáo dục và đào tạo đáp ứng
yêu cầu nguồn lực, nguồn lao động hiện nay.
Chính vì lẽ đó, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu “Một số giải pháp quản lý
công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ thông huyện Cao Lãnh, tỉnh
Đồng Tháp” với hy vọng góp phần nhỏ của mình phục vụ cho yêu cầu đổi mới công
tác xã hội hóa giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục của địa phương.
PHẦN NỘI DUNG
1.Cơ sở lý luận của công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ thông
1. Một số khái niệm
1.1. Xã hội hóa giáo dục
XHHGD là một hoạt động giáo dục có tính chất đa dạng về mặt xã hội, có sự
tham gia của nhiều thành phần, nhiều lực lượng trong xã hội. Hoạt động giáo dục trong
phạm trù XHHGD không đơn thuần là hoạt động dạy của người thầy đối với hoạt động
học của các đối tượng tham gia học tập mà hoạt động giáo dục còn hướng tới những
yêu cầu, những nhu cầu tất yếu, cấp thiết trong xu thế phát triển của xã hội một cách
đại chúng và phổ quát; ngược lại đối tượng được thụ hưởng quyền lợi giáo dục và có
trách nhiệm tham gia mọi hoạt động giáo dục không bó hẹp trong phạm vi người học
mà đó là quyền lợi và trách nhiệm của toàn xã hội nói chung và các đối tượng, các
thành phần xã hội có liên quan trực tiếp tới hoạt động giáo dục nói riêng.
XHHGD là một xu thế tất yếu mang tính quy luật trong sự phát triển của xã hội
hiện đại, nó là một phạm trù thuộc phương thức làm giáo dục. Khái niệm này có thể
hiểu như hai tác động qua lại có quan hệ gắn bó mật thiết với nhau. ở giác độ thứ nhất,
XHHGD được quan niệm là sự thể hiện bản chất của những hoạt động mang tính xã
hội cho hoạt động giáo dục. Đây cũng là bản chất cơ bản phải được nhà trường đề cập
đến trong mục tiêu chiến lược và kế hoạch hoạt động của mình. Muốn vậy, quá trình
giáo dục phải thể hiện sự phù hợp với đặc trưng và yêu cầu thực tế của xã hội: Giáo
dục phải vừa gắn chặt với yêu cầu phát triển đất nước, vừa phù hợp với xu thế tiến bộ
của thời đại nhằm đào tạo nguồn nhân lực có đủ khả năng để phục vụ đắc lực cho nhu
cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Chúng ta phải hiểu một quy luật mang tính
ngẫu nhiên rằng trong hoạt động giáo dục của nhà trường đã có bản chất xã hội. Nhà
trường không thể chỉ thực hiện công việc dạy học một cách độc lập, không thể tự khép
mình trong phạm vi khuôn viên của mình, mà phải có sự hòa nhập, đáp ứng các nhu
cầu của xã hội. Nếu chỉ đơn thuần thực hiện nhiệm vụ chuyên môn theo quy định, rồi
tìm mọi cách đạt tỷ lệ cao về chuyển lớp, chuyển cấp, thi tốt nghiệp thì làm sao có thể
có bản chất xã hội và đáp ứng được mọi nhu cầu như mong muốn của xã hội? Đó là
vấn đề rất quan trọng mà các nhà quản lý giáo dục, trực tiếp là quản lý các trường học
phải hết sức quan tâm.
1.2. Giáo dục trung học phổ thông
Giáo dục trung học phổ thông là cấp học rất quan trọng trong hệ thống giáo
dục quốc dân, là cấp học tiền đề tạo nền móng khẳng định cho sự phát triển nhân
cách, khả năng năng lực nghề nghiệp để các em bước vào cuộc sống và trở thành một
nguồn lực cho xã hội. Việc chú trọng đầu tư, tác động tích cực cho bậc học THPT
phát triển là trách nhiệm của toàn xã hội, cụ thể là của các cấp chính quyền, của
ngành giáo dục và các ngành liên quan, mọi gia đình, phụ huynh học sinh thực hiện
XHH bậc học THPT dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước. Đặc
trưng của XHHGD bậc THPT là các cấp chính quyền phải có chủ trương thể hiện
trong chương trình hành động cùng với cơ chế chính sách tạo điều kiện cho XHHGD
bậc học phát triển. Nói một cách hình tượng là có một "cơ chế mở" để cho bậc học
THPT đa dạng hóa các loại hình, tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho
các cơ sở giáo dục bậc Trung học. Tuy nhiên "cơ chế mở" đó phải được đặt dưới sự
quản lý của Nhà nước bằng Luật và các quy định cụ thể, rõ ràng, trên cơ sở đó kiểm
tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện. Một đặc trưng nữa của XHHGD THPT là phân
luồng mạnh và định hướng nghề nghiệp cho học sinh dưới tác động của nhu cầu
nguồn nhân lực cho sự phát triển của xã hội. (Hiện nay bậc học THPT thực hiện phân
ban).
Hoạt động XHH bậc học THPT đặc trưng trên các khía cạnh: Cộng đồng
trách nhiệm, đa dạng hóa các loại hình giáo dục THPT, đa dạng hóa thu hút các
nguồn lực cho giáo dục THPT, thể chế hóa các quy định chế tài đối với nghĩa vụ
trách nhiệm cua các LLXH đối với việc tham gia giáo dục THPT.
2. Vai trò của công tác xã hội hóa giáo dục ở trường THPT
XHHGD bậc THPT góp phần nâng cao chất lượng giáo dục bậc THPT.
Trong điều kiện của đất nước đang bước vào quá trình đổi mới để hội nhập đòi
hỏi giáo dục bậc THPT phải đổi mới để tạo tiền đề đáp ứng nguồn nhân lực cho xã hội.
Nhờ XHHGD bậc THPT mà cộng đồng có thể tham gia vào thực hiện các mục tiêu
giáo dục phù hợp với yêu cầu của địa phương và cá nhân, việc XHH ở nhiều phương
diện tác động tích cực cho hoạt động của các trường học bậc THPT tạo thành một môi
trường giáo dục trong sạch, lành mạnh, đa dạng và phong phú. Việc XHHGD dục bậc
trung học còn làm giảm tải sức nặng kinh phí đè lên vai ngân sách Nhà nước. Việc
XHHGD bậc THPT còn tạo ra thế cạnh tranh lành mạnh giữa các cơ sở giáo dục. Nhờ
vậy mà chất lượng giáo dục của bậc học được cải thiện. Thực hiện có hiệu quả công
tác XHHGD bậc THPT còn góp phần tạo ra sự công bằng và dân chủ trong giáo dục,
mọi người dân đều tham gia giáo dục và được biết về giáo dục thông qua việc đáp ứng
và thỏa mãn nhu cầu học tập của chính con em họ.
Tóm lại, XHHGD bậc THPT là làm cho hoạt động giáo dục của bậc học mang
tính phổ biến đại chúng và hiệu quả hơn dưới tác động của XHHGD. Huy động được
mọi tiềm năng của xã hội về nhân lực, vật lực, tài chính, giáo dục trong sạch lành
mạnh và phong phú. XHHGD THPT tạo tiền đề cho phát triển nguồn nhân lực và là xu
thế tất yếu của sự phát triển giáo dục nói riêng cũng như phát triển xã hội nói chung.
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xã hội hóa giáo ở trường trung học phổ
thông
Một số yếu tố chi phối vào quá trình XHH. Chỗ làm việc là một tác nhân
quan trọng vì nếu đang ở trong độ tuổi lao động và không thất nghiệp thì thời gian ở
chỗ làm việc chiếm một phần lớn. Với những kiến thức, kỹ năng đã thu nhận
được ở chỗ làm việc, con người tiếp tục được xã hội hoá thành nghề nghiệp và
ứng xử phù hợp với nghề nghiệp đó. Dấu ấn của nghề nghiệp trong XHH có thể
thấy rõ qua bệnh nghề nghiệp. Ngoài tập thể chính, con người cũng chịu tác động
của dư luận - thái độ của những người trong xã hội về những vấn đề đang tranh cãi và
cá nhân thường hành động theo hướng thích ứng với thái độ của người khác để
tránh bị xem là khác biệt hoặc gán nhãn hiệu lệch lạc. Tôn giáo, nhà nước cũng là
những tác nhân XHH. Những nghi lễ tôn giáo và những quy định của nhà nước (như
độ tuổi được phép lái xe, độ tuổi kết hôn...) cũng định hình nhận thức, hành vi của cá
nhân.
XHH liên tục diễn ra trong suốt chu kỳ đời sống của một con ngừời, mặc dù
không phải là yếu tố quyết định, những thay đổi về sinh học tạo ra khuôn hành vi
của từng cá nhân. Các nhà xã hội học thường phân đoạn chu kỳ đời sống thành bốn
giai đoạn: Thơ ấu, thanh niên, trưởng thành, tuổi già. Tuổi ấu thơ, sự XHH diễn ra
trong sự quan tâm, bảo vệ của người lớn; đến thời thanh niên, những nhận thức, hành
vi thường bị xáo trộn; nhân cách cơ bản đã định hình ở tuổi trưởng thành và cá
nhân thường đạt được những thành tựu chủ yếu; khi về già lại phải đối mặt với sức
khoẻ... Mỗi giai đoạn trong chu kỳ đời sống là sự thể hiện của kết cấu kinh
nghiệm xã hội đồng thời cho thấy những gì con người tiếp thu được những điều gì
mới lạ trong quá trình xã hội hoá không ngừng.
XHHGD THPT là quá trình huy động lực lượng đã hội cùng làm công tác
giáo dục THPT dưới sự quản lý thống nhất của nhà nước. Bản chất của XHH sự
nghiệp GDTHPT là động viên, lôi cuốn mọi lực lượng xã hội phát triển GD THPT
để thực hiện GD cho trẻ em trong độ tuổi. Huy động các tổ chức chính trị - xã hội,
các đoàn thể quần chúng, các công ty, xí nghiệp, các doanh nghiệp nhà nước, doanh
nghiệp tư nhân cùng tham gia sự nghiệp GDTHPT dưới sự quản lý thống nhất của
Nhà nước. Sự nghiệp giáo dục học sinh THPT là nhiệm vụ và trách nhiệm chung của
các trường THPT, của gia đình và cộng đồng xã hội tham gia. Ở lứa tuổi học sinh
THPT, việc đảm bảo cho các em được chăm sóc, giáo dục về thể chất, tâm hồn, tình
cảm là hết sức quan trọng. Vì vậy, việc chăm sóc và giáo dục các em không chỉ diễn
ra trong trường, lớp mà phải ở cả gia đình và cả xã hội. XHHGD chính là điều kiện,
là cơ hội tốt nhất để thực hiện môi trường giáo dục trẻ em một cách lành mạnh và
có định hướng. Trong điều kiện nền kinh tế cả nước cũng như từng địa phương, đặc
biệt là các ở vùng sâu còn gặp nhiều khó khăn, thì XHHGD THPT là phương thức
hữu hiệu để thực hiện mục tiêu GD THPT, góp phần hình thành và phát triển nhân
cách con người Việt Nam, đáp ứng được những yêu cầu về nguồn lực lao động có
chất lượng cao trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước. Để làm được điều đó, trước
hết phải huy động được toàn xã hội tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc đầu
tư xây dựng CSVC, trang thiết bị trường học, lớp học.
XHHGD bậc THPT thực hiện chương trình kiên cố hoá trường học, xây
dựng CSVC, trang thiết bị lớp học, phát triển mở rộng hệ thống trường lớp và các
loại hình GD THPT, khắc phục những khó khăn của quá trình phát triển GD, đồng
thời nâng cao chất lượng giáo dục, thực hiện sự công bằng, dân chủ trong hưởng
thụ và trách nhiệm xây dựng GD THPT. XHH sự nghiệp GD THPT sẽ góp phần
nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về GD và phát huy được truyền thống GD tốt
đẹp của dân tộc.
4. Giải pháp về công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ thông
Tạo lập phong trào học tập rộng khắp trong toàn xã hội, mọi người đều được
học, học thường xuyên, học suốt đời, mọi người trong xã hội xem việc học tập là nghĩa
vụ và quyền lợi của mình, việc học tập trở thành phong trào thường xuyên phát triển vì
lợi ích của mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng và đất nước.
Huy động các LLXH tham gia xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, phối
hợp chặt chẽ giữa ba môi trường giáo dục: nhà trường, gia đình và xã hội, làm cho mọi
người, mọi tổ chức, các đoàn thể quần chúng, các tổ chức kinh tế, xã hội, các doanh
nghiệp và mọi cá nhân trong xã hội nhận thức rõ vị trí, vai trò của giáo dục và trách
nhiệm của mình đối với sự nghiệp giáo dục của địa phương và cả nước.
Huy động các LLXH trong việc đầu tư các nguồn lực cho giáo dục, đây là hình
thức tham gia mang tính gián tiếp, đóng góp bổ sung nguồn tài lực, vật lực cho giáo
dục. Trong bối cảnh nước ta còn nghèo, Nhà nước đã cố gắng tăng đầu tư ngân sách
cho giáo dục cũng chỉ đáp ứng khoảng 50-60% nhu cầu, thì việc huy động các nguồn
lực của xã hội đóng góp cho giáo dục là yếu tố quan trọng và rất cần thiết.
Sự huy động các nguồn tài lực bao gồm: đóng học phí của người học, của các
cơ sở sản xuất kinh doanh, chủ sử dụng lao động, đóng góp xây dựng trường lớp của
nhân dân, các nguồn tài chính khác của địa phương và viện trợ của các tổ chức phi
chính phủ, các nguồn thu của các cơ sở giáo dục, hướng nghiệp dạy nghề, nghiên cứu
khoa học và viện trợ của nước ngoài.
Các nguồn vật lực bao gồm: Đất đai, phòng học, sân chơi, bãi tập, nhà xe, cơ sở
sản xuất, máy móc, thiết bị kỹ thuật, phương tiện, thư viện trường học, nơi thí nghiệm
thực hành. Họ có thể tham gia vận động mở lớp, tham gia giáo dục trẻ trong gia đình
và ngoài xã hội. ở mức độ cao, những người có kinh nghiệm, có năng lực có thể trực
tiếp tham gia xây dựng mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục hoặc trực tiếp tham
gia giảng dạy. Đây là việc huy động nhân lực theo chiều sâu và cũng là một yêu cầu
cao của việc huy động các nguồn lực.
Tham gia vào quá trình đa dạng hóa các loại hình học tập và loại hình nhà
trường, đây vừa là nội dung của XHHGD, đồng thời là một chủ trương lớn của Đảng
và Nhà nước ta nhằm mở rộng quy mô đào tạo, tạo cơ hội thuận lợi cho người học,
bằng các loại hình trường công lập và ngoài công lập, các hình thức đào tạo chính quy,
không chính quy, do các tổ chức hoặc cá nhân tiến hành trong khuôn khổ chính sách,
pháp luật Nhà nước. Có thể nói rằng đa dạng hóa giáo dục là một trong những giải
pháp rất cơ bản để phát triển XHH các hoạt động giáo dục - đào tạo, nó tập hợp được
nhiều lực lượng xã hội và lực lượng kinh tế tham gia vào quá trình GD & ĐT.
Huy động các lực lượng xã hội tham gia vào việc quản lý giáo dục - đào tạo:
quá trình này gắn chặt với quá trình dân chủ hóa nhà trượng và đa dạng hóa các loại
hình giáo dục. Muốn XHHGD nhà trường phải đổi mới cách quản lý cho phù hợp với
yêu cầu của xã hội, đổi mới về nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục, cách tổ
chức các hoạt động giáo dục và phương tiện điều kiện giáo dục, không ngừng nâng
cao chất lượng giáo dục. Mặt khác, các lực lượng xã hội phải cùng nhà trường tham
gia việc quản lý các nguồn đóng góp của học sinh, xây dựng kế hoạch phát triển nhà
trường, quản lý dạy thêm, học thêm, thi cử... quá trình đó làm cho nhà trường và xã
hội gắn bó chặt chẽ với nhau. Đồng thời, phải thực hiện thể chế hóa trách nhiệm,
quyền lợi của các lực lượng xã hội, của nhân dân trong việc tham gia xây dựng giáo
dục, đây cũng là việc cần thiết để thể hiện sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà
nước, thể hiện tính định hướng, tính mục đích của sự tham gia của nhân dân vào sự
nghiệp giáo dục.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG
THÁP
3.2.2 Về thực trạng
- Giới thiệu sơ lược về bản thân: hiện đang đảm nhận chức danh và công việc
chính nào, các chức vụ kiêm nhiệm...
- Các yêu cầu của hoạt động nghề nghiệp đối với bản thân.
- Các vấn đề thực tế của bản thân, đồng nghiệp tại nhóm lớp, trường đang công
tác.
- Nguyên nhân thực trạng.
- Biện pháp giải quyết và các kiến nghị, đề nghị.
Sau khi tham gia khóa học bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II
tôi đã được tiếp thu những kiến thức bổ ích từ các chuyên đề như: các kiến thức về
quản lý nhà nước, chiến lược và chính sách phát triển giáo dục và đào tạo, quản lý giáo
dục và chính sách phát triển giáo dục trong cơ chế thị trường định hướng XHCN, tổ
chức hoạt động dạy học xây dựng và phát triển kế hoạch dạy học ở THCS, phát triển
năng lực nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II, thanh tra kiểm tra và một số hoạt động
đảm bảo chất lượng, dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh, giáo viên
với công tác tư vấn học sinh. Trong các chuyên đề trên đều là những kiến thức bổ ích
phục vụ cho công tác chuyên môn nghiệp vụ của bản thân mỗi giáo viên. Một trong
các chuyên đề của khóa học đã giúp tôi hiểu sâu hơn và để áp dụng có hiệu quả trong
hoạt động dạy học của bản thân đó là chuyên đề “Dạy học theo định hướng phát triển
năng lực học sinh”, đây cũng là chuyên đề mà các đơn vị trường học trong huyện em
đã triển khai và đang thực hiện.
Hiện nay giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo
dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học – từ chỗ quan tâm tới việc
học sinh học được gì đến chỗ quan tâm tới việc học sinh học được cái gì qua việc học.
Để thực hiện được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ
phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận
dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất, đồng thời phải
chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh
giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, coi trọng kiểm tra đánh giá kết quả
học tập với kiểm tra, đánh giá trong quá trình học tập để có tác động kịp thời nhắm
nâng cao chất lượng của hoạt động dạy học và giáo dục.
Trong những năm qua, toàn thể giáo viên cả nước đã thực hiện nhiều công việc trong
đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá và đã đạt được những thành công
bước đầu. Đây là những tiền đề vô cùng quan trọng để chúng ta tiến tới việc việc dạy
học và kiểm tra, đánh giá theo theo định hướng phát triển năng lực của người học. Tuy
nhiên, từ thực tế giảng dạy của bản thân cũng như việc đi dự giờ đồng nghiệp tại
trường tôi thấy rằng sự sáng tạo trong việc đổi mới phương pháp dạy học, phát huy
tính tích cực, tự lực của học sinh chưa nhiều. Dạy học vẫn nặng về truyền thụ kiến
thức. Hoạt động kiểm tra, đánh giá còn nhiều hạn chế, chú trọng đánh giá cuối kì chưa
chú trọng đánh giá cả quá trình học tập. Vì những lí do trên, tôi chọn chuyên đề 7:
“Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh” để làm bài thu hoạch nhằm
nâng cao chất lượng dạy học của bản thân.
2.2. Khái quát về thực trạng giáo dục và thực trạng giáo dục bậc học trung
học phổ thông
2.2.1. Khái quát về thực trạng giáo dục của huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng
Tháp
2.2.1.1. Về đội ngũ CB – GV – CNV
Năm học 2012 – 2013, toàn ngành có 2.825 CB – GV – CNV, trong đó số GV
ngành học Mầm non là 462 người, ngành học Tiểu học 865 người, ngành học THCS
606 người, ngành học TH-THCS 205 người, ngành học THPT 402 người và số cán bộ,
công nhân viên là 285 người. Trình độ chuyên môn GV ngày càng được nâng cao đáp
ứng nhu cầu thiết thực về đổi mới phương pháp dạy và học. Trong tổng số 2825 CB –
GV – CNV ước đến cuối năm 2013 sẽ có 400 người có trình độ Thạc sĩ và theo học
Sau đại học; 1028 người có trình độ Đại học, đạt tỷ lệ 36,4%; 1432 người có trình độ
Cao đẳng, đạt tỷ lệ 50,7%; 305 người có trình độ Trung học, đạt tỷ lệ 10,8% (hiện có
60 người đang học chuẩn hóa). Tuy nhiên vẫn còn một số GV lòng yêu nghề, mến trẻ,
tinh thần trách nhiệm chưa cao, việc đổi mới phương pháp giảng dạy còn chậm.
2.2.1.2. Về cơ sở vật chất kỹ thuật.
Hiện tại tổng số phòng học của các trường là 1.119 phòng với 499 phòng kiên
cố, trong đó hệ Mầm non 147 phòng, Tiểu học 513 phòng, THCS 226 phòng, TH-
THCS 100 phòng và THPT 133 phòng. Tổng diện tích đất của các trường là 384.247
m2. Bàn ghế HS, GV, đồ dùng dạy học đã đáp ứng tốt cho hoạt động của các trường.
Các phòng học bộ môn và phòng chức năng của hầu hết các trường thuộc GD phổ
thông vẫn còn thiếu.
2.2.1.3.Quy mô phát triển trường lớp và việc huy động, duy trì sỉ số HS.
Ngành học
Số trường
năm 2011
Số trường năm
2013
Tăng Giảm
Mầm non 21 25 4 0
Tiểu học 32 33 1 0
THCS 16 14 0 2
TH-THCS 3 7 4 0
THPT 4 4 0 0
THCS-THPT 1 1 0 0
Tổng cộng 77 84 7 2
Ngành học Số HS năm 2011 Số HS năm 2013 Tăng Giảm
Mầm non 7363 8066 703
Tiểu học 17797 17200 597
THCS 14206 10663 3543
THPT 5374 4906 468
THCS-
THPT
1200 1.095 105
Tổng cộng 45940 41930 703 4713
( Nguồn: Phòng Giáo dục Đào tạo huyện Cao Lãnh)
Các bảng tổng hợp trên cho thấy, năm 2011, toàn huyện có 77 trường các cấp.
Đến năm 2013 số trường hiện có là 84 trường (tăng 7 trường). Trong đó, khối THCS
giảm 2 trường nhưng huyện thành lập thêm 4 trường TH – THCS. Số lượng HS mầm
non tăng 703 cháu trong khi các khối Tiểu học, THCS và THPT đều giảm đáng kể.
Tỷ lệ huy động HS tiếp tục tăng so với năm 2011: Mầm non, nhà trẻ đạt 12,1%
(tỷ lệ chung của tỉnh là 12 %), Tiểu học huy động ổn định từ 99% trở lên, THCS từ
94% năm 2011 lên đến 97,66% năm 2013 (tăng 3,66%). Tỷ lệ HS bỏ học giảm: Tiểu
học còn dưới 1% năm 2013, THCS từ 6,33 % năm 2011 đến năm 2013 còn dưới 2,4
%, THPT từ 7,6% năm 2011 còn dưới 3 % vào năm 2013.
Huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS năm 2007 trước kế hoạch chung của
cả nước 3 năm, tiếp tục thực hiện phổ cập THPT, huyện có 18 Trung tâm học tập cộng
đồng đi vào hoạt động đã góp phần thực hiện nhiệm vụ xây dựng xã hội học tập, nâng
cao mặt bằng dân trí cho địa phương. Trung tâm GD thường xuyên đã thực hiện tốt
nhiệm vụ dạy bổ túc văn hóa, dạy nghề, tin học…Tuy nhiên, tỷ lệ huy động trẻ đến
nhà trẻ, trẻ đến lớp Mẫu giáo nhìn chung còn thấp.
2.2.1.4. Về chất lượng giáo dục
i) GDĐĐ: Tỷ lệ HS xếp loại đạo đức tốt là 83,3%, Khá 15,7%, TB và Yếu 1%.
GV làm khá tốt việc GDĐĐ thông qua bài giảng, quan tâm GD ngoài giờ, GD theo
chủ đề tư tưởng chính trị hàng tháng.
* Hạn chế: Một bộ phận HS chưa có động cơ, thái độ học tập đúng đắn, một số
còn bỏ học hay thường xuyên vi phạm nội quy nhà trường.
ii) Chất lượng các bộ môn văn hóa: Chất lượng GD được từng bước nâng lên,
các trường đã làm tốt việc giúp cho HS nắm được kiến thức cơ bản theo chuẩn kiến
thức kỹ năng, biết vận dụng kiến thức để thực hành và hình thành kỹ năng sống; chú ý
rèn luyện tư duy cho HS, giúp cho HS phương pháp nhận thức vấn đề và giải quyết
vấn đề mang tính độc lập, sáng tạo. Tỷ lệ HS hoàn thành chương trình Tiểu học và tốt
nghiệp THCS đạt từ 98% trở lên, tỷ lệ HS THPT tốt nghiệp thường cao hơn mặt bằng
chung của tỉnh. Hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng bước đầu có hiệu quả
nâng cao trình độ dân trí cho nhân dân. Công tác hướng nghiệp được thực hiện đúng
theo hướng dẫn của Sở Giáo dục Đào tạo, GD thể chất được duy trì và có những môn
tiến bộ vượt bậc.
* Hạn chế: Kết quả thi tốt nghiệp THPT hệ bổ túc văn hóa còn khá thấp.
2.2.1.5. Về công tác quản lý
Có 100% các trường từ Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT được giao quyền tự
chủ, tự chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ, về tổ chức biên chế, tài chính
theo nghị định 43/NĐ-CP; 100% GV THCS có trình độ tin học từ căn bản trở lên;
100% trường Mầm non đến THPT được kết nối mạng theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và
Đào tạo; 100% trường Mầm non – Tiểu học, THCS, THPT thực hiện bài giảng điện tử.
Công tác phối hợp với các đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội đạt kết quả tốt, đặc
biệt là sự phối hợp của công đoàn ngành GD và Hội khuyến học đã góp phần GD
chính trị, đạo đức cho đội ngũ GV và khắc phục tình trạng HS bỏ học.
* Hạn chế: Năng lực của một số CBQL còn yếu, việc thực hiện Nghị định 43
còn gặp nhiều vướng mắc như việc tuyển dụng GV- CNV, việc giao quyền tự chủ về
tài chính cho đơn vị sự nghiệp…
2.2.2. Tình hình hoạt động của các trường THPT ở huyện Cao Lãnh, tỉnh
Đồng Tháp
Tình hình hoạt động XHHGD các trường THPT ở huyện Cao Lãnh rất thuận
lợi, quá đó phát huy tiềm năng về trí tuệ và vật chất trong nhân dân, huy động toàn xã
hội chăm lo cho sự nghiệp giáo dục. Khuyến khích đầu tư bằng nhiều hình thức phù
hợp với quy hoạch phát triển, yêu cầu và đặc điểm của giáo dục ở tỉnh Đồng Tháp nói
chung và huyện Cao Lãnh nói riêng, tiếp tục đa dạng hoá các loại hình giáo dục. Tăng
cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, phát huy vai trò của các đoàn thể, tổ chức quần
chúng, các tổ chức Hội trong việc giám sát các hoạt động XHHGD. Tạo môi trường
phát triển, môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng theo pháp luật để thúc đẩy các
cơ sở giáo dục phát triển cả về quy mô và chất lượng. XHHGD phải đảm bảo chất
lượng và hiệu quả giáo dục đảm bảo sự thống nhất quản lý của Nhà nước, giữ vững vai
trò nòng cốt của các trường trong hệ thống giáo dục quốc dân; gắn liền với nhu cầu
phát triển KT-XH trên địa bàn huyện.
Trên cơ sở huy động sự tham gia của toàn xã hội vào phát triển sự nghiệp giáo
dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, làm cho mọi người, mọi tổ chức đều
được đóng góp để phát triển giáo dục. Thống nhất nhận thức của các cấp, các ngành,
các tổ chức Đảng, chính quyền, MTTQ, đoàn thể, các tổ chức KT-XH, mọi cá nhân,
tập thể, cộng đồng về vị trí, vai trò quan trọng của XHHGD trong sự phát triển KT-XH
của huyện; xác định rõ trách nhiệm trong việc thực hiện nghĩa vụ học tập và đóng góp
sức người, sức của để phát triển sự nghiệp giáo dục. Tạo điều kiện để toàn xã hội chăm
lo, quan tâm, ủng hộ, giúp đỡ về tinh thần và vật chất phát triển sự nghiệp GD&ĐT.
Tăng cường đầu tư sở vật chất, trang thiết bị cho giáo dục. Coi đầu tư cho các hoạt
động giáo dục là đầu tư cho phát triển. Phấn đấu xây dựng thêm nhiều trường phổ
thông trên địa bàn huyện đạt chuẩn quốc gia mức I và mức II. Tăng cường đầu tư thiết
bị đồ dùng dạy học theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hoá. Quan tâm, chăm lo học sinh
diện chính sách, học sinh nghèo, học sinh vùng khó khăn, được thụ hưởng thành quả
giáo dục ở mức độ ngày càng cao hơn. Tổ chức, phối hợp và quản lý tốt hơn các loại
hình giáo dục phổ thông; mở rộng hợp lý quy mô giáo dục, nâng cao chất lượng và
hiệu quả giáo dục, đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH trên địa bàn huyện.
2.3. Thực trạng công tác xã hội hóa giáo dục và quản lý công tác xã hội hóa
giáo dục ở trường THPT huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp
2.3.1. Thực trạng quản lý nhận thức về xã hội hóa công tác giáo dục
Qua tìm hiểu, nghiên cứu về công tác XHHGD THPT trong những năm gần
đây, theo các mẫu phiếu điều tra với 250 phiếu (mẫu kèm theo ở phần phụ lục) phát ra,
240 phiếu thu về (tỷ lệ 96 %) trên địa bàn 5 trường gồm: trường THPT Cao Lãnh 1,
THPT Cao Lãnh 2, THPT Thống Linh, THPT Kiến Văn, THCS – THPT Nguyễn Văn
Khải và Ban đại diện cha mẹ học sinh của 05 trường, cơ quan Đảng và chính quyền
dịa phương. Đối tượng điều tra là cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng và chính quyền;
Hiệu trưởng – Phó Hiệu trưởng trường THPT; một số cán bộ phòng, ban của UBND
xã, huyện và đại diện một số giáo viên, cha mẹ học sinh và quần chúng nhân dân. Kết
quả thăm dò qua các phiếu điều tra đã cho những nhận xét đánh giá dưới đây:
- Nhận thức về tầm quan trọng của công tác XHHGD THPT
Đại đa số (83,3%) cán bộ, đảng viên, nhân dân được điều tra có nhận thức
đúng về tầm quan trọng và cần thiết của công tác này. Một bộ phận không nhỏ (4,1%)
cán bộ, quần chúng cho rằng: Công tác XHHGD THPT chỉ là sự huy động tiền của, cơ
sở vật chất khác đóng góp cho giáo dục, nhằm làm giảm nhẹ gánh nặng cho Nhà nước,
cho nên không cần thiết và chỉ là giải pháp tình thế .
Bảng 2.3.1: Nhận thức về tầm quan trọng của công tác XHHGD THPT
STT Nội dung ý kiến của cán bộ và nhân dân
Số lượng Tỉ lệ %
1 Rất cần thiết 200 83,3
Cần thiết 30 12,5
Không cần thiết 10 4,1
2 Rất quan trọng 185 77,
Quan trọng 35 14,5
Không quan trọng 20 8,3
3 Chỉ là giải pháp tình thế 38 15,8
Mang tính lâu dài 195 81,2
Không có ý kiến 7 2,9
Qua tìm hiểu thông qua phiếu điều tra, đại đa số cán bộ, đảng viên, quần chúng
đã hiểu được: XHHGD THPT có ý nghĩa rất quan trọng, là tư tưởng chiến lược, là con
đường để phát triển giáo dục nhằm phục vụ thiết thực cho việc phát triển KT- XH của
địa phương và của đất nước.
Qua tìm hiểu về mục tiêu và những yêu cầu cơ bản của công tác XHHGD, phiếu
điều tra yêu cầu chọn mục tiêu nào là quan trọng. Các đối tượng điều tra đều cho rằng
việc huy động toàn dân tham gia cùng làm giáo dục là quan trọng nhất (88%). Riêng
mục tiêu mọi người dân đều được hưởng thụ quyền lợi thành quả mà nền giáo dục mang
lại chưa được nhận thức đúng. Các mục tiêu khác được nhận thức với mức độ khác
nhau. Qua các phiếu điều tra, có 12 % đối tượng được tìm hiểu nhận thức chưa đầy đủ
về tầm quan trọng của các nội dung hoạt động XHHGD.
Qua khảo sát cán bộ lãnh đạo các ban ngành đoàn thể huyện, xã - thị trấn (75
người); Lãnh đạo - chuyên viên PGD; Hiệu trưởng, Hiệu phó và giáo viên các trường
THCS (95 người); Đại diện cha mẹ học sinh các trường THPT (80 người). Về mức độ
thực hiện các nội dung xã hội hoá giáo dục có kết quả như sau:
Bảng 2.3.2: Quan niệm của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân
về XHHGD THPT
STT Nhận thức về xã hội hóa giáo dục THPT số
lượng
Tỷ lệ %
1 Huy động mọi nguồn đầu tư trong xã hội vào sự
nghiệp giáo dục.
201 80,4
2 Một quá trình các lực lượng trong cộng đồng tham
gia vào chương trình GD
208 83,2
3 Sự phối hợp liên thông liên ngành chức năng với
mục tiêu GD-ĐT
174 65,7
4 Huy động toàn dân cùng tham gia làm GD dưới sự
quản lý của Nhà nước
167 69,6
5 Cuộc vận động lớn trong xã hội do Đảng lãnh đạo,
Nhà nước quản lý ngành GD là lực lượng nòng cốt.
211 84,4
Bảng 2.3.3: Nhận Thức về mục tiêu và yêu cầu chính của XHHGD THPT
S
TT
Mục tiêu Số
lượng
tỷ lệ %
1 Huy động toàn XH tham gia công tác giáo dục 220 88
2 Tăng cường sự đóng góp từ phía người học 215 86
3 Giảm bớt ngân sách Nhà nước cho giáo dục 183 73,2
4 Thực hiện mối liên hệ GĐ - NT - XH 142 56,8
5 Mọi người đều được hưởng quyền lợi từ giáo dục 160 64
6 Góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục 196 78,4
7 Cải thiện cơ sở vật chất trường học 217 86,8
8 Tôn vinh thầy cô giáo và những người làm công tác giáo
dục
129 51,6
Bảng 2.3.4: Nhận thức về tầm quan trọng của nội dung XHHGD THPT
TT Tầm quan trọng của nội dung
Xã hội hoá giáo dục THPT
Số
lượng
Tỷ lệ %
1 Thu hút các lực lượng xã hội tham gia quá trình giáo
dục cùng với nhà trường
172 68,8
2 Huy động các lực lượng xã hội tham gia quá trình giáo
dục - đào tạo với sự đa dạng hóa các loại hình trường
lớp
196 75,4
3 Huy động toàn xã hội đóng góp nhân lực, vật lực, tài
lực cho giáo dục.
225 90
4 Huy động cộng đồng địa phương tham gia thực hiện
các chỉ tiêu phát triển GD trên địa bàn.
124 49,6
5 Huy động toàn xã hội tham gia xây dựng môi trường
thuận lợi cho giáo dục
207 82,6
Bảng 2.3.5: Nhận thức về vai trò của các lực lượng quan trọng
trong công tác XHHGD THPT.
S
TT
Vai trò các lực lượng quan trọng nhất trong công tác
xã hội hóa giáo dục
(Mỗi người chỉ chọn 3 trong các nội dung)
Số
lượng
Tỷ lệ
%
1 HĐND, UBND và các ngành liên quan triển khai NQ
nhằm thực hiện công tác XHHGD ở địa phương
34 13,6
2 Đảng bộ và cấp ủy Đảng lãnh đạo chỉ đạo CTGD 115 46
3 Các đoàn thể, tổ chức xã hội 12 4,8
4 HĐSP nhà trường, (BGH, các thầy cô giáo) 36 14,4
5 Lãnh đạo, chuyên viên phòng giáo dục 19 7,6
6 Công đoàn, Đoàn TN, Ban nữ công nhà trường 15 6,0
7 Khu dân cư, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh 12 4,8
8 Hội cha mẹ học sinh, gia đình, họ tộc 27 10,8
Trong quá trình thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng về lĩnh vực văn
hóa, xã hội bằng con đường XHH, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tầng lớp nhân
dân trong huyện đã nhận thức ngày càng rõ hơn, đúng đắn hơn, cả về bản chất, nội
dung lẫn mục tiêu của con đường này. Nhiều vấn đề mới về lãnh đạo và quản lý được
đặt ra trong điều kiện thực hiện XHHGD THPT, như đảm bảo nhận thức và thực hiện
đúng chủ trương XHHGD THPT, hướng về cơ sở, hướng về người dân, thực hiện dân
chủ và công bằng xã hội, quan tâm các đối tượng chính sách, những người có hoàn
cảnh khó khăn , vùng sâu, ngăn chặn và khắc phục những khuynh hướng "thương mại
hóa" và các biểu hiện tiêu cực khác trong giáo dục đã được giải quyết tương đối thỏa
đáng. Các cấp ủy Đảng, chính quyền ở các xã, thị trấn đều coi trọng việc nâng cao
nhận thức của đảng viên và nhân dân về vị trí, vai trò của GD&ĐT đến sự phát triển
nhanh và bền vững của huyện, đồng thời làm rõ tính tất yếu của con đường XHHGD
đối với một huyện còn nhiều khó khăn. Nhân dân ngày càng hiểu rõ hơn, ý thức đầy
đủ hơn việc tham gia tích cực vào quá trình XHHGD THPT, xem đó là việc làm cần
thiết để nâng cao chất lượng của chính họ, vì quyền lợi thiết thực của chính họ. Các
ngành, các cấp, đoàn thể, quần chúng, các LLXH ngày càng thấy rõ hơn tầm quan
trọng của sự phối hợp hành động, tạo ra cơ chế vận hành nhịp nhàng, đồng bộ trong
quá trình thực hiện XHHGD THPT.
Trong thực tế, sự phối hợp giữa các ngành Giáo dục, Y tế, Thể dục-Thể thao,
các đoàn thể quần chúng trong huyện ngày càng có hiệu quả hơn. thông qua chương
trình giáo dục sức khỏe trong nhà trường, bằng việc tổ chức các hội thi: Quốc phòng,
thể dục thể thao, hội khỏe Phù Đổng, đặc biệt các phương tiện thông tin đại chúng
tham gia ngày càng nhiều và có hiệu quả rõ rệt Tuy nhiên, ở một số nơi trên địa bàn
huyện, thuật ngữ "xã hội hóa giáo dục" còn được hiểu rất khác nhau.
Có người cho rằng, XHHGD có nội dung cốt lõi là huy động tiền của trong
nhân dân đầu tư cho sự phát triển giáo dục, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách Nhà
nước. Từ cách hiểu này, nên ở một số nơi người ta tự ý đặt ra các khoản thu không
đúng với quy định của Nhà nước, nhiều khoản thu phí vượt quá sức chịu đựng của
nhân dân, thêm vào đó là sự buông lỏng quản lý đã làm nảy sinh những hiện tượng
tiêu cực "thương mại hóa" rất đáng lo ngại, cũng vì thế mà dần dần nhân dân không
còn nhiệt tình thực hiện chủ trương này.
Nhiều người nhận thức rằng, XHH có nghĩa "Nhà nước và nhân dân cùng làm".
Vấn đề này thực sự chưa nói lên được bản chất của XHH. Bởi vì, thực chất, XHH là
một chủ trương liên quan đến việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, xóa bỏ cơ chế bao
cấp, coi trọng biện pháp tự quản của xã hội dưới sự chỉ đạo và quản lý thống nhất của
Nhà nước. Mối quan hệ giữa nhân dân và Nhà nước trong khi tiến hành XHH hết sức
đa dạng, trong đó, Nhà nước giữ vai trò chỉ đạo quản lý thống nhất, chứ không chỉ đơn
giản là "cùng làm".
Một số người lại quá nhấn mạnh việc đa dạng hóa các hình thức hoạt động
trong lĩnh vực GD&ĐT. Đa dạng hóa là phương thức quan trọng để thực hiện XHH,
tạo ra nhiều cơ hội để mỗi người tùy theo hoàn cảnh của mình mà tham gia phát triển
giáo dục, dưới sự quản lý thống nhất của Nhà nước. Nhưng nếu chỉ nhấn mạnh một
chiều việc đa dạng hóa trong khi công tác quản lý không kịp, dễ dẫn đến tình trạng "đa
dạng hóa" một cách tùy tiện, không kiểm soát nổi.
Không ít người chưa thấy hết tầm quan trọng của sự phối hợp liên ngành để
phát huy tính tích cực tham gia của các tổ chức quần chúng và thực hiện dân chủ hóa
như một điều kiện tiên quyết để bảo đảm thành công trong quá trình thực hiện XHH.
Đây chính là lý do giải thích tại sao trong thời gian qua việc tổ chức phối hợp các
ngành ở huyện Cao Lãnh còn yếu. Nhiều tổ chức chính trị xã hội ở địa phương chưa
tích cực tham gia các hoạt động giáo dục-đào tạo theo chức năng của mình; việc phát
huy dân chủ trong thực hiện XHH ở nhiều nơi còn chưa đủ mức cần thiết.
Cũng có nhiều ý kiến cho rằng, các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục-đào tạo
tiến hành theo tinh thần XHH như nhau đối với các vùng miền, không cần tính đến đặc
điểm riêng của mỗi địa phương, trình độ dân trí, điều kiện kinh tế, đặc điểm dân tộc
trên mỗi địa bàn. Với cách nghĩ đó, việc chỉ đạo triển khai XHHGD ở những vùng khó
khăn không mang lại hiệu quả như mong muốn.
Tóm lại, hiện nay trong một bộ phận các cấp ủy Đảng địa phương, cơ quan đơn
vị, đặc biệt trong nhiều cấp chính quyền, các ngành và nhân dân trong huyện vẫn còn
có nhận thức chưa hoàn toàn đúng với quan điểm của Đảng về chủ trương XHHGD.
Hầu hết bộ phận này chưa nhận thức đầy đủ về bản chất, mục tiêu và nội dung cơ bản
của công tác XHH, chủ yếu mới chỉ thấy ở khía cạnh của xã hội hóa như một hình
thức đa dạng hóa các nguồn đầu tư, khai thác nguồn nhân lực, vật lực của xã hội và
nhân dân cho các hoạt động này. Từ đó dẫn đến sự lãnh đạo của Đảng ở những nơi đó
không bao quát hết các nội dung chính của chủ trương này. Các cấp chính quyền, nhất
là ở cơ sở, chủ yếu tập trung vào việc tìm cách tăng thêm nguồn thu; còn nhân dân thì
than phiền về nhiều khoản đóng góp và không tự nguyện tham gia. Những tồn tại này
làm hạn chế chủ trương thực hiện XHHGD của Đảng, cần nhanh chóng tìm ra biện
pháp để đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng về giáo
dục bằng con đường XHH.
2.3.2. Thực trạng quản lý việc triển khai công tác xã hội hóa giáo dục trong
giáo dục, giảng dạy, kiểm tra đánh giá
2.3.2.1. Tổ chức triển khai chủ trương của các cấp lãnh đạo
XHHGD là con đường để thực hiện dân chủ hoá giáo dục, nhằm xoá bỏ tính
khép kín của hệ thống giáo dục và trường học, để mọi người dân được thực hiện quyền
làm chủ sự nghiệp giáo dục. XHHGD nhằm xây dựng một xã hội mà trong đó mọi
người dân đều được hưởng sự công bằng, bình đẳng, công khai, dân chủ thực sự trong
học tập, thông qua XHHGD để xây dựng một xã hội học tập suốt đời. Trong những
năm qua, các cấp uỷ Đảng, chính quyền huyện Cao Lãnh đã quán triệt sâu sắc các
quan điểm của Đảng trong Nghị quyết TW 4 khoá VII; Nghị quyết TW 2 khoá VIII;
Nghị quyết 90/CP; Nghị định 73/1999/NĐ-CP.
Cùng với chỉ đạo thực hiện đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà
nước về công tác XHHGD. Huyện đã chỉ đạo tốt hoạt động Hội đồng giáo dục. Đã duy
trì tốt các hoạt động hội đồng giáo dục cấp huyện và ở tất cả các xã, thị trấn. Ngoài
nhiệm vụ chỉ đạo thực hiện Nghị quyết đại hội giáo dục còn tập trung làm tốt công tác
tư vấn cho HĐGD, Uỷ ban nhân dân trong công tác giáo dục, động viên toàn dân chăm
lo đến sự nghiệp giáo dục.
Chỉ đạo tập trung xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, nhà trường kết hợp
chặt chẽ với công đoàn tổ chức tốt nhiều cuộc vận động phong trào có hiệu quả như:
Cuộc vận động “Dân chủ - Kỷ cương- Tình thương-Trách nhiệm”, kết hợp với gia
đình và Ban đại diện cha mẹ học sinh ký cam kết trách nhiệm ngăn chặn tệ nạn xã hội
không xâm nhập vào nhà trường.
Tổ chức tốt hoạt động khuyến học, hệ thống hội khuyến học các cấp được kiện
toàn, các xã thị trấn đều có hội khuyến học. Hội khuyến học có nhiều hoạt động
phong phú như: Tổ chức hội nghị phát thưởng, trao học bổng, xây dựng quỹ khuyến
học, khuyến tài để khen thưởng hỗ trợ thầy cô giáo và học sinh có thành tích trong học
tập và công tác, hỗ trợ học sinh thuộc diện chính sách, có hoàn cảnh khó khăn.
Tổ chức tốt hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh, hiện nay các trường
lớp đều có Ban đại diện cha mẹ học sinh, các Ban đại diện cha mẹ học sinh tổ chức
sinh hoạt theo định kỳ ít nhất mỗi năm 2 lần, các kỳ họp đều có Nghị quyết hay nội
dung xã hội hoá giáo dục.
Tổ chức phối hợp hoạt động giữa HĐGD với Hội Khuyến học, Hội Cựu chiến
binh, Cựu giáo chức, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và các ban,
ngành, đoàn thể khác. sự phối hợp giữa các ban, ngành đoàn thể địa phương có hiệu
quả cao trên cơ sở phân công nhiệm vụ cùng tham gia quá trình giáo dục học sinh. Các
ngành Tư pháp, Công an triển khai chương trình giáo dục Pháp luật, an toàn giao thông,
Luật phòng chống ma tuý, tổ chức hội thi an toàn giao thông, ký kết trách nhiệm ngăn
chặn tệ nạn xã hội. Phòng văn hoá, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức các
hoạt động Thể dục thể thao, tổ chức phong trào Xanh - Sạch - Đẹp, tham gia phối hợp tổ
chức các sân chơi trí tuệ học đường, thi tiếng hát quyền trẻ em, thi tổng phụ trách giỏi,
tổ chức hoạt động hè. Mặt trận tổ quốc, Phòng văn hoá, liên đoàn lao động huyện đẩy
mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, “Ông, bà, cha mẹ
mẫu mực, con cháu thảo hiền” tạo môi trường giáo dục từ gia đình đến xã hội.
Ngành giáo dục đã phát động phong trào thi đua rộng lớn trong toàn thể cán bộ
giáo viên, công nhân viên. Đẩy mạnh phong trào thi đua “Hai tốt”. Nâng cao chất
lượng giáo viên giỏi, học sinh giỏi, làm cơ sở nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
2.3.2.2. Trường THPT thực hiện xã hội hoá giáo dục
Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của Đảng và nhà nước, để thực hiện tốt
XHHGD nói chung và XHHGD THPT nói riêng, các cấp uỷ Đảng, chính quyền huyện
Cao Lãnh đã chỉ đạo thực hiện XHHGD THPT trên nhiều phương diện.
Chỉ đạo tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức, tổ chức quản lý về mặt Nhà
nước. Để thực hiện tốt công tác XHHGD THPT, việc vận động tuyên truyền nâng cao
nhận thức có ý nghĩa hết sức lớn lao. Các cấp uỷ Đảng đã chỉ đạo các cấp, các ngành
quán triệt và triển khai Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư của Ban chấp hành TW khóa
VII, Hội nghị lần thứ hai của Ban chấp hành TW khóa VIII; Nghị quyết 90/NQ- CP
ngày 21/ 8/1997 của Chính phủ, về xã hội hoá giáo dục, y tế và văn hoá, Nghị định số
73/1999/ NĐ - CP ngày 19/ 8/1999 của Chính phủ, về chính sách khuyến khích xã hội
hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao, Nghị quyết
05/2005/NQ – CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ, về đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt
động giáo dục.
Chuyển các cơ sở giáo dục công lập sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về
thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy biên chế tài chính, thực hiện hạch toán đầy đủ chi
phí cân đối thu chi; thường xuyên nâng cao chất lượng giáo dục, đảm bảo quyền lợi và
cơ hội tiếp cận bình đẳng cho người học. Ngành giáo dục luôn coi công tác tuyên
truyền vận động nâng cao nhận thức là mấu chốt để thực hiện XHHGD THPT, do vậy
đã thường xuyên chỉ đạo các trường trong việc tuyên truyền nâng cao nhận thức mỗi
cán bộ giáo viên, qua nhà trường đến với địa phương và nhân dân về chủ trương,
đường lối, các biện pháp xã hội hoá giáo dục.
Trong công tác XHHGD THPT, nhà trường luôn giữ vai trò then chốt trong
việc phối kết hợp các lực lượng xã hội cùng tham gia, vì vậy các cấp uỷ Đảng chính
quyền huyện đã chỉ đạo các trường có vai trò chủ động trong công tác tham mưu, xây
dựng kế hoạch, trực tiếp chỉ đạo kiểm tra, đánh giá công tác XHHGD. Thực tế nhà
trường đã tham mưu các cấp uỷ Đảng, chính quyền xây dựng nhiều Đề án với nội
dung XHHGD: Đề án phổ cập giáo dục THPT; Đề án “ Xây dựng cơ sở vật chất
trường học từng bước xây dựng trường THPT chuẩn quốc gia”.
Các trường có 100% cán bộ quản lý, giáo viên được bồi dưỡng, tập huấn
chuyên môn nghiệp vụ, các trường đã quan tâm tới công tác dự giờ, hội thảo, vận dụng
phương pháp giảng dạy từng bộ môn, từng bài, từng hoạt động của mỗi tiết dạy. Giáo
viên đã coi trọng việc khai thác, tự làm và sử dụng các thiết bị dạy học có hiệu quả, học
sinh được thực hành nhiều hơn, trên cơ sở đó giúp cho việc nắm kiến thức và khắc sâu
kiến thức chủ động hơn. Thông qua việc kiểm tra, khảo sát, các truờng đã trú trọng chỉ
đạo hoạt động chuyên môn, nâng cao chất lượng dạy và học. Các trường đã thực hiện
đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh ở
tất cả các bộ môn. Giáo viên đã quan tâm hơn đến các hoạt động của học sinh, tham gia
khám phá và chiếm lĩnh tri thức, học sinh được cuốn hút vào các hoạt động thông qua
các đồ dùng trực quan, thực hành trên lớp. Giáo viên quan tâm tới việc sử dụng, khai
thác các thiết bị dạy học có sẵn và tự làm, tạo cho các giờ dạy thực sự sinh động, giờ
học nhẹ nhàng hơn, tự nhiên hơn và có hiệu quả.
Các trường chỉ đạo thực hiện kế hoạch phổ cập THPT và có nhiều biện pháp chỉ
đạo để thực hiện tốt công tác phổ cập: đã tham mưu với Huyện uỷ và Uỷ ban nhân dân
có thông tri chỉ thị cho các địa phương thực hiện công tác phổ cập THPT các trường
đã thực hiện tốt việc huy động học sinh ra lớp đạt tỷ lệ cao, chất lượng học sinh được
nâng lên rõ rệt. Nhân dân địa phương, các đoàn thể, các tổ chức xã hội có nhiều việc
làm góp phần nâng cao công tác phổ cập, Có kế hoạch chỉ đạo và tổ chức giao ban,
kiểm tra sát sao việc thực hiện của các đơn vị. Phát hiện những bài học tốt, cách làm
hay của các đơn vị rút ra cách chỉ đạo để thực hiện có hiệu quả. Đội ngũ giáo viên thực
hiện tốt các khâu như giảng dạy nâng cao chất lượng, điều tra, huy động, tham mưu
tích cực với chính quyền địa phương. Tiếp tục mở lớp bổ túc THPT để huy động
thanh thiếu niên ra học nâng cao tỷ lệ các tiêu chuẩn phổ cập. Các trường chỉ đạo các
can bộ phổ cập làm tốt công tác chuẩn bị phổ cập bậc trung học, nghiên cứu các tiêu
chuẩn phổ cập bậc trung học , nâng cao chỉ tiêu phổ cập THPT ở các xã, thị trấn, xây
dựng Đề án phổ cập bậc trung học từ năm 2010- 2015.
Các trường, luôn chú trọng nâng cao ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm cho
đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên nhằm tạo lòng tin, mối liên hệ chặt chẽ trong phối
hợp với các ban ngành đoàn thể cùng tham gia XHHGD THPT. Trong thực tế nhà
trường đã làm tốt công tác tuyên truyền đến các cấp uỷ Đảng chính quyền và toàn thể
nhân dân trong triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương đường lối chính sách
của Đảng, Nhà nước về XHHGD THPT. Tổ chức tốt các hoạt động của Hội đồng giáo
dục, hội Khuyến học, hội cha mẹ học sinh và các Trung tâm học tập cộng đồng. Huyện
chỉ đạo Đại hội giáo dục, trong nội dung phương hướng đã chỉ rõ: “Huy động toàn
huyện đóng góp nhân lực, tài lực, vật chất đầu tư cho giáo dục, thu hút các lực lượng
tham gia vào quá trình giáo dục cùng với nhà trường, Hội khuyến học tỉnh, huyện phối
hợp với HĐGD, thực hiện các chương trình khuyến khích hỗ trợ phát triển sự nghiệp
giáo dục. HĐGD phải làm tốt công tác tham mưu với các cấp uỷ Đảng, HĐND,
UBND cùng cấp về công tác giáo dục, tổ chức động viên các tầng lớp nhân dân thực
hiện tốt Nghị quyết của HĐGD"
Thực hiện tốt hoạt động Ban đại diện cha mẹ học sinh trong XHHGD THPT.
100% các nhà trường đều có Ban đại diện hội cha mẹ học sinh. Ban đại diện cha mẹ
học sinh cùng với các nhà trường làm tốt công tác tuyên truyền, vận động cha mẹ học
sinh cùng cộng đồng trách nhiệm tạo mọi điều kiện tốt nhất để huy động con em đến
trường, duy trì sĩ số, giáo dục đạo đức cho học sinh; đề cao trách nhiệm gia đình góp
phần tích cực phối hợp với nhà trường, các đoàn thể xã hội cùng chăm lo, giáo dục
toàn diện cho học sinh.
2.3.2.3. Tăng cường quan hệ với các lực lượng xã hội
Hàng năm các cấp lãnh đạo đã chỉ đạo các cấp, các ngành trên địa bàn huyện
với phương châm: Muốn giáo dục phát triển mạnh, muốn XHHGD THPT thành công
thì nhất thiết phải có sự tham gia, phối hợp, công tác của các cơ quan đơn vị, liên
quan. Tuy nhiên, mỗi ban, ngành đoàn thể và LLXH có vị trí chức năng, vai trò nhiệm
vụ khác nhau, vì vậy trong quá trình thực hiện huyện đã chỉ đạo phân công, phân
nhiệm vụ cụ thể, cùng bàn bạc thống nhất trong công tác XHHGD THPT, có kế hoạch
liên ngành ngay từ đầu năm học. Trên cơ sở đó, hàng năm có thể đánh giá, rút kinh
nghiệm và xác định phương hướng cho những năm tiếp theo. Đặc biệt là để phát huy
sức mạnh tổng hợp thì sự chỉ đạo, phối hợp càng phải chặt chẽ, khoa học và phù hợp
với thực tế. Chính vì vậy, đã chỉ đạo phân công cụ thể với ngành giáo dục phối hợp
các ban, ngành, đoàn thể và các LLXH tham gia các hoạt động giáo dục, có trách
nhiệm chỉ đạo các thành viên và hội viên của mình tuyên truyền vận động nhân dân
tham gia tích cực vào xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, xây dựng gia đình văn
hoá, huy động đóng góp nhân lực, tài lực, vật lực cho phát triển giáo dục...
Phối hợp với Hội phụ nữ, Uỷ ban dân số - Gia đình và trẻ em, vận động chị em
đưa con em mình tới trường, không nghỉ học, bỏ học giữa chừng. Làm tốt công tác
nuôi con khoẻ dạy con ngoan, kết hợp chặt chẽ với các nhà trường để cùng giáo dục
con em. Phối hợp với Hội cựu chiến binh với các hình thức tổ chức tuyên truyền, vận
động đóng góp ủng hộ công sức, tiền của cho giáo dục ở địa phương; thường xuyên
nhắc nhở các thành viên của mình tham gia thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục
THPT, hội thực hiện khẩu hiệu: Không có thành viên nào của hội có con không ra lớp
hoặc bỏ học.
Phối hợp với ngành Y tế trong việc chăm sóc sức khoẻ kiểm tra sức khoẻ định kỳ,
phòng chống các bệnh học đường cho học sinh, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc
biệt với các trường tổ chức ăn trưa cho học sinh có điều kiện khó khăn, nhà xa phải ở lại
học buổi chiều.
Phối hợp với Công an tổ chức ngoại khoá, tuyên truyền, giáo dục về Luật an
toàn giao thông, an toàn lao động, phòng chống tai tệ nạn xã hội, giữ vững môi trường
học đường thực sự trong sạch lành mạnh.
Lên kế hoạch hoạt động, tổ chức tuyển chọn, huấn luyện các vận động viên
năng khiếu phục vụ cho hội khoẻ Phù đổng cấp Huyện, cấp Tỉnh và hướng tới hội
khoẻ Phù Đổng toàn quốc; tổ chức tốt các giải bóng đá, cầu lông, bóng bàn cho học
sinh, giáo viên ngành giáo dục, phát thanh truyền hình tuyên truyền vận động nâng cao
nhận thức của các ngành, đoàn thể xã hội, giao chỉ tiêu xây dựng con người văn hoá,
gia đình văn hoá, đơn vị văn hoá. Xây dựng các chuyên mục về giáo dục, nêu các
gương điển hình về XHHGD THPT. Phối hợp với Huyện Đoàn, Tỉnh Đoàn tổ chức tập
huấn cho đội ngũ giáo viên làm Tổng phụ trách, Trợ lý thanh niên, tổ chức các hoạt
động trong năm học và dịp hè.
Cha mẹ học sinh tham gia thực hiện XHHGD THPT. Thực hiện tốt việc giáo
dục con ở gia đình theo yêu cầu ở nhà trường, giáo viên; thường xuyên phản ánh tình
hình con cái gia đình theo yêu cầu của nhà trường, giáo viên phụ trách. Trong quá
trình tham gia của cha mẹ học sinh vào XHHGD THPT, một số nội dung thực hiện
mức độ còn hạn chế đó là: Thường xuyên phối hợp với nhà trường để xây dựng môi
trường giáo dục lành mạnh; vận động các bậc phụ huynh và mọi người tham gia hoạt
động giáo dục, một số nội dung rất quan trọng như phối hợp với nhà trường để xây
dựng môi trường giáo dục lành mạnh, vận động mọi người tham gia hoạt động giáo
dục thì mức độ thực hiện còn rất hạn chế.
2.4. Đánh giá chung
2.4.1. Những thành tựu và hạn chế trong công tác quản lý xã hội hóa giáo
dục THPT
2.4.1.1. Những thành tựu của công tác xã hội hóa giáo dục THPT
Trong nhiều năm qua giáo dục - đào tạo Đồng Tháp nói chung, huyện Cao Lãnh
nói riêng phát triển mạnh mẽ và thu được kết quả rất đáng phấn khởi đặc biệt là
nhữ ng năm gần đ ây m ạng l ư ớ i trường lớp ổn định và không ngừng phát
triển đặc biệt là các trường THCS, THPT, loại hình học tập đa dạng công tác phổ
cập đạt kết quả tốt, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Chất lượng giáo dục
chuyển biến tích cực theo hướng ngày càng sát thực chất hơn. Về công tác Chống
mù chữ - Phổ cập Giáo dục Tiểu học năm 1995; phổ cập THCS năm 2008; tiếp
tục phổ cập THPT, căn bản đã đổi mới phương pháp dạy học, cơ sở vật chất, trang
thiết bị, đồ dùng dạy học được đầu tư mạnh để thực hiện đổi mới chương trình giáo
dục phổ thông, CBQL và giáo viên thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp
vụ. Công tác XHHGD được triển khai sâu rộng và đạt được hiệu quả. Công tác
QLGD được đổi mới, bước đầu đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.
Có thể nhận định một cách tổng quát là trong những năm qua, ngành Giáo dục và
Đào tạo đã phát triển nhanh và ổn định.
2.4.1.2. Những hạn chế, tồn tại của công tác xã hội hóa giáo dục
THPThuyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp
a) Tồn tại về mặt nhận thức
Quan điểm XHHGD, xây dựng nư ớ c ta trở thành một ''xã hội học tập'' đã
được đảng, Nhà nước ta xác định qua các chủ trương, chính sách, trở thành cuộc
vận động lớn trong xã hội. Tuy nhiên, ở một số địa phương ở huyện Cao Lãnh chưa
quán triệt đầy đủ và sâu sắc các Nghị quyết của Đảng, chủ trương chính sách của
Nhà nư ớ c về vai trò của GD&ĐT đối với nhiệm vụ phát triển KT-XH của địa
phương, đất nước. Bên cạnh đó công tác giáo dục lý luận chính trị, công tác tuyên
truyền, vận động về XHHGD bằng các phương tiện thông tin đại chúng còn đơn
điệu, nghèo nàn, thiếu tính sắc bén. Chưa đưa ra được giải pháp tổ chức phát huy
sức mạnh tổng hợp của các LLXH, của nhân dân, gia đình trong việc thực hiện
trách nhiệm xây dựng môi trường GD, quản lý, chăm sóc, xây dựng cơ sở vật chất,
thu hút học sinh đến trường, khắc phục tư tưởng lệch lạc về việc tiếp thu kiến
thức phổ thông và bỏ học để tham gia cuộc sống lao động trong khi bản thân còn
thiếu tri thức cơ bản.
Hội đồng GD cấp huyện, cấp xã chưa thực sự phát huy hết vai trò, trách nhiệm
của mình, việc tư vấn cho cấp uỷ đảng, chính quyền còn hạn chế. Vai trò tham mưu
của ngành GD&ĐT một số địa phương còn thiếu chủ động, thiếu chặt chẽ, chưa thực
sự có sự phối kết hợp với các cấp, các ngành; một bộ phận cán bộ QLGD năng lực
yếu làm ảnh hưởng đến hiệu quả, chất lượng GD&ĐT.
Nhận thức của nhân dân về quyền lợi học tập, lợi ích do giáo dục đem lại
được nâng lên, song nhận thức về nghĩa vụ, trách nhiệm, vai trò đối với GD chưa
đồng đều, tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự bao cấp của nhà nước để phát triển GD,
phó mặc chất lượng, đổ lỗi chất lượng GD thấp kém cho ngành GD ... còn khá nặng
nề. Chính vì thế việc khai thác tiềm năng, huy động sự đóng góp về nhân lực, vật
lực, tài lực trong nhân dân để xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc
dạy và học tại các cơ sở giáo dục phổ thông nói chung và GDTHPT nói riêng trên
địa bàn huyện còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng đến sức mạnh toàn dân chăm lo cho
GD và quá trình thực hiện chủ trương XHHGD THPT.
b) Tồn tại về mặt tổ chức thực hiện
Ngân sách dành cho GD&ĐT đã được tăng cường, song ngân sách của
ngành GD&ĐT Đồng Tháp cho huyện Cao lãnh hiện nay chủ yếu dùng để chi trả
tiền lương, các khoản phụ cấp... việc đầu tư xây dựng cơ bản, sửa chữa môi trường,
cảnh quan sư phạm, các trang thiết bị... còn ít và thiếu đồng bộ, chắp vá... do đó
chưa thể nhanh chóng làm thay đổi các điều kiện phát triển GDTHPT.
Kinh tế chậm phát triển, chủ yếu sử dụng nguồn ngân sách hỗ trợ của trung
ương, đời sống của nhân dân các dân tộc trong huyện tuy đã được cải thiện một
phần do sự hỗ trợ, chăm lo của Đảng và Nhà nước, song nhìn chung vẫn còn quá
nhiều khó khăn, nên khả năng huy động đóng góp của nhân dân để xây dựng cơ sở
vật chất trường học còn hạn chế. Vì vậy thiếu sự cạnh tranh lành mạnh, ảnh hưởng
không nhỏ tới chất lượng GDTHPT và chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân.
Các gia đình học sinh trong độ tuổi mải lo kiếm sống, lại thấy con em mình có
thể không đủ điều kiện kinh tế để học tập, khả năng học tập chưa cao để bước
chân vào đại học nên còn có tư tưởng lệch lạc, nhận thức chưa đầy đủ, vì vậy
mà việc dạy bảo các em còn thiếu sự quan tâm, vô hình chung đã làm cho trẻ có tư
tưởng chán học.
c) Tồn tại trong công tác quản lý, chăm sóc và giáo dục
Do đời sống còn quá nhiều khó khăn, nhận thức chưa đầy đủ nên sự phối hợp
giữa gia đình - nhà trường và xã hội trong việc GD học sinh THPT còn chưa chặt
chẽ, thiếu đồng bộ, thậm chí nhiều nơi, nhiều chỗ trong huyện, gia đình và xã hội
khoán trắng, phó mặc các em cho nhà trường. Chính vì vậy thông tin hai chiều giữa
nhà trường và gia đình để nâng cao chất lượng GD học sinh còn nhiều hạn chế.
Các Ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt chỉ là để thông báo các khoản đóng góp tối
thiểu phải có, lộ trình mối quan hệ giữa nhà trường với gia đình, các tổ chức quần
chúng trong xã hội chưa có quy chế phân định rõ chức năng, nhiệm vụ một cách cụ
thể.
d) Giáo viên các trường trung học phổ thông
Đa số các thầy giáo, cô giáo các trường THPT đều là những người tâm huyết
với nghề nghiệp, có năng lực, khả năng tư duy sáng tạo, tìm tòi các phương pháp,
giải pháp phù hợp để dạy dỗ, giáo dục học sinh. Song công tác tự bồi dưỡng
nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, sử dụng các phương pháp khoa học,
phương tiện hiện đại trong quá trình giảng dạy vẫn còn rất nhiều hạn chế.
Chương II luận văn đã khái quát những về những thành tựu đã đạt được
trong sự nghiệp phát triển GD&ĐT nói chung và GDTHPT nói riêng của huyện Cao
Lãnh đã đạt được trong công cuộc đổi mới, thực hiện chiến lược phát triển kinh tế -
xã hội của địa phương trong thời kỳ CNH-HĐH hội nhập và phát triển. Đồng thời
còn chỉ ra một số mặt còn hạn chế, tồn tại trong công tác XHHGD, quản lý XHHGD
nhằm khắc phục kịp thời tình trạng học sinh bỏ học hiện nay và góp phần nâng cao
chất lượng và trong những năm tiếp theo.
Để phát huy những thành tựu đã đạt được, khắc phục kịp thời, có hiệu quả
những hạn chế, tồn tại trong quá trình thực hiện XHHGD, quản lý XHHGD huyện
Cao Lãnh, đòi hỏi phải có những giải pháp đồng bộ, thiết thực để đưa sự nghiệp
GD&ĐT huyện phát triển bền vững theo xu thế giáo dục chung của tỉnh và của cả
nước.
Qua thời gian nghiên cứu, điều tra, thẩm định, tác giả xin đưa ra một số giải
pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường THPT huyện Cao
Lãnh,tỉnh Đồng Tháp, nhằm nâng cao chất lượng quản lý công tác XHHGD,
khắc phục tình trạng học sinh bỏ học, nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay
và những năm tiếp theo. Những nội dung này sẽ được trình bày ở chương III.
2.4.2. Nguyên nhân và bài học
2.4.2.1. Nguyên nhân
Công tác tuyên truyền giáo dục nhận thức về XHHGD của các cấp Đảng, chính
quyền cho cán bộ đảng viên và nhân dân chưa được quan tâm đúng mức. Tư tưởng
thói quen bao cấp, trong cán bộ quản lý, giáo viên và trong quần chúng nhân dân còn
nặng.
Nhận thức của một bộ phận cán bộ đảng viên và quần chúng về công tác
XHHGD còn lệch lạc, chưa đầy đủ, chưa sâu sắc. Vai trò tham mưu của ngành chủ
quản thiếu chủ động, chưa thật sự là nồng cốt trong cuộc vận động XHHGD.
Công tác quản lý nhà nước về XHHGD chưa thật sự quan tâm, có nơi còn
buông lỏng. Cơ chế chính sách chưa rõ ràng, thiếu đồng bộ, còn gò bó, chưa phù hợp
với thực tiển. Sự phân cấp quản lý giữa các cấp còn chồng chéo, thiếu thống nhất.
Sự phối hợp giữa ngành Giáo dục – Đào tạo, giữa các trường THPT với các cơ
quan, ban ngành hữu quan đôi khi chưa thường xuyên, đồng bộ. Việc huy động các
LLXH tham gia làm giáo dục một số nơi còn chưa tổ chức có hiệu quả, ảnh hưởng đến
công tác XHHGD. Vai trò của Hội đồng giáo dục các cấp ít nhiều còn mang tính hình
thức, hoạt động chưa thường xuyên, chưa thực sự là “tổng chỉ huy” hoạt động
XHHGD trên địa bàn huyện Cao Lãnh.
2.4.2.2. Bài học
Để thực hiện tốt công tác XHHGD, các nhà trường đóng vai trò chủ đạo, chủ
động phối hợp với các ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội khác; tích cực
tham mưu với Đảng uỷ, chính quyền cùng với nhà trường tăng cường công tác tuyên
truyền nâng cao nhận thức của cán bộ, nhân dân về yêu cầu của xã hội về chất lượng
nguồn nhân lực trong giai đoạn hiện nay. Sự cần thiết của việc học tập nhằm tạo hành
trang cho con em có đủ bản lĩnh để làm chủ bản thân, làm chủ xã hội, tự lập thân, lập
nghiêp, trở thành những công dân hữu ích cho xã hội. Yêu cầu của công tác tuyên
truyền là phải cụ thể, vận động mọi LLXH, mọi người dân tham gia, chăm lo đến việc
học tập của học sinh kể cả ở trường cũng như tự học ở nhà.
Tranh thủ sự hỗ trợ về thời gian, sự đóng góp vật chất của các LLXH tại địa
phương như các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm...để hỗ trợ trực tiếp quần áo, sách vở,
đồ dùng học tập và học bổng cho học sinh nghèo, học sinh khó khăn, giúp các em có
điều kiện đến trường học tập và vươn lên học giỏi; tu sửa CSVC cho nhà trường. Vận
động học sinh bỏ học ra lớp học tập trong năm học...
Tiếp tục tuyên truyền và thực hiện Điều lệ Ban đại diện CMHS cũng như
thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về XHHGD, theo tinh thần
Nghị quyết 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 về XHHGD; Nghị định số 69/2008/NĐ-
CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích XHH đối với các hoạt
động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường.
Các nhà trường quan tâm tìm hiểu kỹ qua giáo viên chủ nhiệm và bạn bè
đồng nghiệp giới thiệu những phụ huynh có tâm huyết, nhiệt tình tích cực, có uy tín,
có địa vị trong xã hội để cơ cấu bầu chọn vào Ban đại diện cha mẹ học sinh trường.
Nhờ thế công tác XHHGD mới đạt hiệu quả cao.
Trường luôn thực hiện tốt quy chế dân chủ, làm tốt việc công khai hóa trong
hội đồng, không để xảy ra thắc mắc, nhất là về tài chánh và thi đua. Trước khi làm
công việc gì cũng đưa ra tập thể bàn bạc để đi đến sự đồng thuận tránh trường hợp
trống đánh xuôi kèn thổi ngược. Đặc biệt các trường luôn công khai hóa các khoản tiền
phụ huynh đóng góp và sử dụng đúng mục đích đề ra. Từ đó tạo được niềm tin cho
phụ huynh cũng như giáo viên và học sinh.
Ban giám hiệu các nhà trường: THPT Cao Lãnh 1; THPT Cao Lãnh 2; THPT
Thống Linh; THPT Kiến Văn; THCS – THPT Nguyễn Văn Khải luôn làm công tác tư
tưởng trong hội đồng sư phạm phải thực hiện tốt các phong trào và kết hợp chặt chẽ
với phụ huynh giáo dục học sinh để xứng đáng là trường “Tiên tiến”.
Kết quả các phong trào giáo viên thực hiện được đều cộng điểm thi đua cuối
năm, trong đó tính cả hoạt động của Chi Hội cha mẹ học sinh các lớp. Những kết
quả về việc thực hiện XHHGD của nhà trường đang khiêm tốn, chưa đáp ứng đầy đủ
được yêu cầu của giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Song, đó là thành quả rất đáng
trân trọng vì là kết quả của sự nỗ lực vượt lên nhiều khó khăn của tập thể sư phạm nhà
trường, sự chỉ đạo và giúp đỡ của ngành, các cấp ủy Đảng, chính quyền, toàn thể nhân
dân và những người làm công tác giáo dục trên địa bàn huyện. Cũng phải nói rằng để
công tác XHHGD phát triển hiệu quả hơn nữa, cần coi trọng nội dung và cách thức
tuyên truyền, vận động làm cho các cấp ngành, người dân hiểu rõ vai trò của giáo dục
là “Quốc sách hàng đầu” trong thời kỳ kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế; làm cho
người dân hiểu, nắm vững quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của
nhà nước về giáo dục và XHHGD.
3.2. Một số giải pháp nâng cao quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở
trường trung học phổ thông huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp
3.2.2. Nâng cao vai trò nòng cốt, chủ động sáng tạo của ngành giáo dục và
đào tạo và các trường trung học phổ thông trong việc thực hiện xã hội hóa giáo dục
Lãnh đạo ngành giáo dục cần tạo điều kiện cho hiệu trưởng các trường THPT
phát huy vai trò, làm cho họ hiểu đúng đắn và toàn diện chủ trương công tác XHHGD,
định hướng toàn bộ hoạt động của nhà trường và các LLXH vào mục tiêu này. Để đạt
được điều đó, phải thông qua các quá trình giáo dục, chăm lo 5 yếu tố then chốt của
giáo dục là: Mục tiêu, nội dung, phương pháp đào tạo, lực lượng đào tạo (thầy) và đối
tượng đào tạo (trò), bên cạnh đó cần quan tâm đến 5 yếu tố bổ trợ cho quá trình giáo
dục đó là: Hình thức tổ chức đào tạo, điều kiện đào tạo, quy chế đào tạo, bộ máy đào
tạo và môi trường diễn ra các hoạt động đào tạo. Hiệu trưởng giỏi là người biết điều
hành, quản lý sao cho những yếu tố trên vận hành đồng bộ, cân đối với nhau để đạt
được hiệu quả cao. ở mỗi thời kỳ, thời điểm cụ thể, người lãnh đạo nhà trường phải
biết tìm thấy vấn đề nào đáng quan tâm nhất, cần chỉ đạo sát sao nhất. Chỉ khi nào
người hiệu trưởng có đủ cả phẩm chất đạo đức, năng lực và uy tín cao mới tập hợp
được lực lượng, phát huy được sức mạnh của các tổ chức quần chúng, của LLXH.
Công tác xây dựng XHHGD trong những năm qua cho chúng ta thấy rằng:
Người hiệu trưởng nào linh hoạt, năng động, sáng tạo, có đầu óc tổ chức, biết phát hiện,
huy động và tranh thủ sự ủng hộ của các ban, ngành sẽ khai thác được tiềm năng trong
xã hội, sử dụng được đúng đắn năng lực của những đồng sự giúp việc và của người cộng
tác thì ở đó nhà trường sẽ đạt được thành tích cao.
Đồng thời người lãnh đạo, đội ngũ giáo viên trong các trường THPT phải là
"nhân vật chính", là lực lượng chủ công. Những người thầy giáo, cô giáo phải làm tốt
chức trách của mình. Việc này sẽ là nguồn khích lệ nhiệt tình của các LLXH. Từ đó,
các giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm phải nhận thức sâu sắc về XHH công tác
giáo dục. Càng đi vào những hoạt động ở cấp vi mô của nhà trường càng phải nhấn
mạnh vai trò quyết định của thầy giáo - đó là hoạt động giảng dạy và giáo dục. Với đặc
trưng công việc và vai trò cùa mình, người thầy giáo có thể vừa huy động, vừa tổ chức
thực hiện sự phối hợp; cần luôn nhớ nhà trường và thầy giáo là một bên đối tác và là
chủ thể trong quan hệ phối hợp với các LLXH. Nếu nghĩa vụ của bên đối tác là thầy
giáo lại không hoàn thành thì không thể nói năng, đòi hỏi ai khác. Một khi thầy, cô
giáo không hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, cụ thể là việc đảm bảo chất lượng giáo
dục toàn diện trong nhà trường, chưa hoàn thành trách nhiệm đối với CMHS và nhân
dân thì khó lòng huy động được sự hỗ trợ của các LLXH. đòi hỏi người giáo viên phải
năng động, sáng tạo, đảm đương về nhiều mặt: chất lượng giáo dục toàn diện, chất
lượng đại trà, mũi nhọn, hoàn thành công tác phổ cập giáo dục, Chính vì vậy người
thầy giáo phải là thành viên tích cực và gắng bó với nhà trường, học sinh, CMHS và
nhân dân, để xây dựng và phát triển nhà trường.
Để nhà trường phát huy hết vai trò nồng cốt của mình lãnh đạo Sở giáo dục và
đào tạo cần phải tập trung đầu tư cho công tác xây dựng đội ngũ như bồi dưỡng
chuyên môn, bồi dưỡng nghiệp vụ, chính trị, kiểm tra, thanh tra, động viên, đôn đốc,
tuyên dương, khen thưởng hoặc xử lý kỷ luật nghiêm minh. Có như thế mới nâng cao
ý thức tự chủ của họ.
Một trong những cách làm để tập thể Hội đồng sư phạm thấy được trọng trách
của mình là lãnh đạo ngành phải thực hiện đảm bảo trật tự, kỹ cương, tình thương,
trách nhiệm, phải đảm bảo tính công bằng, dân chủ ở mọi nơi, mọi lúc để phát huy
được vai trò chủ động sáng tạo của họ.
Trong thực tế hiện nay, việc thực hiện nội dung công bằng dân chủ, trong các
nhà trường THPT còn nhiều điều đáng nói, nhất là việc thực hiện chính sách, phân
công, bổ nhiệm, tuyên dương, khen thưởng, lương, đãi ngộ chưa minh bạch, thiếu dân
chủ, gây nhiều tai tiếng. Nếu để tình trạng cứ tiếp tục duy trì sẽ gây mất niềm tin cho
đội ngũ, ảnh hưởng đến chất lượng công tác.
Để đảm bảo hiệu quả giáo dục, lãnh đạo ngành cần phải kiên quyết chỉ đạo chống
bệnh chạy theo thành tích, chạy theo hình thức bề ngoài, quan liêu, tiêu cực để trong quá
trình công tác, người cán bộ quản lý, giáo viên cần có phương pháp công tác tốt, trung
thực, gắn bó với cộng đồng, có quan hệ tốt với địa phương, có đạo đức phẩm chất tốt để
học sinh, phụ huynh và quần chúng tin yêu.
3.2.3. Tăng cường huy động các lực lượng xã hội tham gia công tác xã hội
hóa giáo dục trong trường trung học phổ thông
Cơ quan quản lý nhà nước là HĐND và UBND thống nhất nội dung HĐGD,
SGD& ĐT tham mưu về XHHGD. Tiến hành phân công cụ thể nhiệm vụ XHHGD cho
các ban ngành, đoàn thể và các LLXH. Thực hiện giám sát, kiểm tra việc tổ chức thực
hiện kế hoạch. Điều hành Sở giáo dục phối hợp với các cơ quan ban ngành, đoàn thể
tham gia XHHGD.
Phối hợp với Hội phụ nữ, Uỷ ban Dân số – Gia đình và trẻ em mở lớp tuyên
truyền kiến thức kỹ năng làm cha mẹ, động viên con cái đi học đầy đủ, đi đầu trong
xây dựng gia đình văn hoá, nuôi dưỡng giáo dục và chăm sóc tạo điều kiện cho con em
học tập, rèn luyện tham gia các hoạt động nhà trường.
Phối hợp với ngành y tế trong việc chăm sóc sức khoẻ, kiểm tra vệ sinh y tế học
đường, kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho học sinh, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm
trong nhà trường.
Phối hợp với công an tham gia nói chuyện tuyên truyền, giáo dục về Luật an
toàn giao thông, phòng chống ma tuý các tai tệ nạn xã hội...; góp phần tạo môi trường
giáo dục lành mạnh, an toàn về an ninh trật tự, ngăn chặn các hành động xấu đến thanh
thiếu niên.
Phối hợp với ngành văn hoá - thông tin, phát thanh truyền hình xây dựng các
chuyên mục về giáo dục THPT, nêu các gương điển hình về XHHGD THPT; tuyên
truyền nâng cao nhận thức của nhân dân về XHHGD. Tổ chức các hoạt động vui chơi,
hoạt động văn hoá, thể dục thể thao lành mạnh.
Phối hợp Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giáo dục thanh thiếu niên;
vận động Đoàn viên, thanh niên gương mẫu trong học tập, rèn luyện và tham gia phát
triển sự nghiệp giáo dục.
Phối hợp hội cựu chiến binh, hội người cao tuổi truyền đạt kinh nghiệm trong
công tác giáo dục thế hệ trẻ; giáo dục truyền thống, ý thức tổ chức kỷ luật, đạo đức lối
sống, cùng cộng đồng xây dựng môi trường lành mạnh chống các tai tệ nạn xã hội, văn
hoá độc hại, tập quán lạc hậu.
Vận động các đơn vị kinh tế, các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, các doanh
nghiệp, các nhà tài trợ.... tuỳ vào điều kiện cụ thể đóng góp xây dựng cơ sở vật chất
trường, lớp trang thiết bị.
Các phòng, ban, ngành thuộc cơ quan Nhà nước, tùy thuộc chức năng, nghiệp
vụ chuyên môn của mình để tham gia vào việc tuyên truyền, giáo dục, giảng dạy cho
học sinh về luật giao thông, trật tự an toàn xã hội, xây dựng môi trường giáo dục ở nhà
trường THPT không có tệ nạn xã hội như nghiện hút, ma túy, cờ bạc. Một số các cơ
quan khác như: Văn hóa thông tin, Đài truyền thanh, Thể dục thể thao, Y tế... mỗi cơ
quan đều có thể tham gia một cách tích cực và phù hợp đóng góp vào công tác
XHHGD nếu có kế hoạch và giải pháp cụ thể của trung tâm điều hành.
Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân như: Hội nông dân, Hội phụ nữ, Liên
đoàn lao động, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh, Hội chữ thập đỏ, Hội liên hiệp
thanh niên... là lực lượng quan trọng trong việc triển khai công tác XHHGD trong các
trường THPT huyện Cao Lãnh trong nhiều năm qua. Luật giáo dục cũng đã nêu: "Mặt
trận Tổ quốc có trách nhiệm phối hợp với ngành giáo dục thực hiện cuộc vận động xã
hội hóa giáo dục: xây dựng môi trường lành mạnh, xây dựng gia đình văn hóa, huy động
đóng góp nhân lực, tài lực, vật lực toàn xã hội để phát triển giáo dục".
Các đơn vị kinh tế, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, các doanh nghiệp, các cá
nhân nhà tài trợ... tùy thuộc vào khả năng và vị thế của mình đóng góp về trí tuệ, tinh
thần như xây dựng đề án các loại hình giáo dục, các phương pháp hoạt động, đóng góp
xây dựng CSVC trường lớp, trang thiết bị, đồ dùng dạy học, lập quỹ khen thưởng, hoặc
tài trợ về kinh phí cho các hoạt động ngoại khóa, tham quan, học tập ngoài trường, giao
lưu văn hóa, thể dục thể thao.
Cơ sở, tổ chức giáo dục gồm các loại hình thức tổ chức trong các nhà trường và
xã hội, các trung tâm giáo dục như: Trung tâm giáo thường xuyên, trung tâm kỹ thuật và
hướng nghiệp, dạy nghề, trung tâm đào tạo tin học, ngoại ngữ, Hội đồng giáo dục, công
đoàn trong các nhà trường, Ban đại diện cha mẹ học sinh, Hội khuyến học ở các địa
phương. Các loại hình tổ chức giáo dục này là biểu hiện sự đa dạng hóa các loại hình
giáo dục, là không gian và môi trường cho sự triển khai có hiệu quả công tác XHHGD.
3.2.5. Đẩy mạnh việc huy động các nguồn lực, tăng cường cơ sở vật chất,
phương tiện dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục trong trường trung học phổ
thông huyện Cao Lãnh
Công tác XHHGD thực chất là huy động toàn xã hội tham gia cùng làm giáo
dục. Song sự huy động này nếu "thả nổi" không có sự chỉ đạo xuyên suốt từ lãnh đạo
cấp trên xuống thì sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên sẽ không đem lại kết quả mà có
khi còn làm mất đi sự ổn định, cân bằng của quá trình quản lý. Bởi vậy, cần phải có
những nguyên tắc khi tổ chức các hoạt động đó tuỳ theo mức độ khác nhau.
Tính hiệu quả của việc thực hiện huy động các lực lượng xã hội vào công tác
XHHGD THPT là phải xuất phát từ mục tiêu của giáo dục đào tạo, của việc nâng cao
chất lượng dạy và học của cấp học này. Vì vậy các phong trào hoạt động của công tác
XHH phải đem lại kết quả thiết thực, tránh phô trương hình thức.
Tính pháp lý được đặt trong yêu cầu của sự quản lý. Không thể tùy tiện, ngẫu
hứng trong việc huy động và tổ chức các nguồn lực cho công tác XHHGD THPT. Tính
pháp lý càng chặt chẽ bao nhiêu thì hiệu lực của việc quản lý càng được bảo đảm và
khả thi bấy nhiêu.
Vì vậy, muốn huy động được nhiều lực lượng xã hội tham gia cùng với ngành
giáo dục góp công, góp của, trí tuệ để xây dựng trường THPT, lãnh đạo Sở giáo dục
phải có giải pháp và kế hoạch cụ thể trong công tác tham mưu với lãnh đạo tỉnh tiến
hành các cuộc vận động triệt để, sâu rộng trong mọi tầng lớp xã hội về chủ trương
XHHGD để xây dựng trường THPT. Trên cở sở đó mới chỉ đạo các trường THPT thực
hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục tại địa phương mình được.
Xây dựng tổ chức nhân sự trong việc huy động các lực lượng xã hội tham gia
vào công tác XHHGD cần năng động uyển chuyển và hợp lý. Các điều kiện vật chất,
tài chính, phương tiện và quan trọng nhất là yếu tố con người. Phải có sự nhất trí về
nhận thức, về đường lối chủ trương vì đó là cơ sở của sự đoàn kết và phối hợp giữa các
lực lượng trong công tác XHHGD. Lãnh đạo ngành giáo dục tỉnh cần chỉ đạo đội ngũ
cán bộ quản lý phải làm tư vấn đắc lực cho Hội đồng giáo dục cơ sở, từ đó có chương
trình và quyết sách hợp lý để tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục, tránh hiện
tượng phối hợp không nhịp nhàng, không thường xuyên sẽ không đem lại kết quả, có
khi còn làm mất đi sự ổn định cân bằng của bộ máy, không đạt được hiệu quả giáo dục
như mong muốn.
Để khắc phục hiện tượng này, Sở GD&ĐT cần có biện pháp chỉ đạo, theo dõi,
quan tâm giúp đỡ các trường THPT, tạo mọi điều kiện để họ phát huy hết khả năng
của mình trong công tác huy động sức mạnh tổng hợp của các LLXH tham gia vào
công tác XHHGD.
Huy động nguồn lực từ các cá nhân hảo tâm: cá nhân vốn là những thành viên
của một tổ chức kinh tế, xã hội, đoàn thể nào đó. Họ tham gia XHH công tác giáo dục
với tư cách là những cá nhân riêng biệt. Mỗi người trong số họ có những khả năng điều
kiện, vị thế và sự đóng góp riêng dưới nhiều hình thức. Có thể đóng góp vật chất, tài
chính để xây dựng cơ sở trường lớp, bàn ghế, thiết bị dạy học cho nhà trường. Có thể
cấp học bổng hoặc đóng góp vào quỹ khuyến học, tổ chức các hoạt động giáo dục từ
thiện. Cá nhân có thể tham mưu về chương trình, kế hoạch giáo dục ở địa phương, có
phương thức xử lý đúng trước các tình huống và đối tượng giáo dục cụ thể. Các cá nhân
cũng có thể tham gia là thành viên trong các tổ chức: Ban thường trực Ban đại diện cha
mẹ học sinh, Ban chấp hành Hội khuyến học.
Huy động nguồn lực từ địa phương sở tại, các ban ngành cơ quan, đơn vị: các tổ
chức này có thể đóng góp cho giáo dục những nguồn lực về nhiều mặt: chăm lo CSVC
đất đai, khuôn viên trường lớp cho nhà trường, có thể trang bị cho nhà trường cơ sở
thực tập lao động, sản xuất cho học sinh. Cơ quan có thể cung cấp cán bộ kỹ thuật
tham gia cùng với nhà trường giáo dục - đào tạo học sinh về kỹ thuật, kỹ năng lao
động, về phẩm cách người lao động. Các đơn vị có thể tạo điều kiện, phương tiện cho
học sinh tham gia, kiến tập, thực hành, thực tập sản xuất ở các cơ sở. Ngoài ra, các tổ
chức, ban ngành có thể tham gia cung cấp thông tin, tư liệu, kinh nghiệm sản xuất,
kinh doanh dịch vụ. Các tổ chức đơn vị có thể đóng góp tài chính ủng hộ cho các hoạt
động giáo dục của nhà trường.Từ đó, khơi dậy ý thức trách nhiệm, lòng hảo tâm để các
thành viên, các đơn vị đóng góp tài chính cho các nhà trường. Thực tế cho thấy, với
các hoạt động thể dục thể thao đã có nhiều doanh nghiệp, cơ quan và cá nhân tài trợ.
Song với các hoạt động giáo dục, việc tài trợ này còn rất hiếm. Sở giáo dục Đồng Tháp
cần chỉ đạo đội ngũ cán bộ quản lý các trường THPT trong tỉnh mở rộng các mối quan
hệ, thu hút được các đơn vị và cá nhân tài trợ cho các hoạt động giáo dục của nhà
trường và của học sinh.
Hội Khuyến học huyện đã xây dựng phong trào gây quỹ ở các xã, để chăm lo
cho việc học tập của con em, đặc biệt là những học sinh nghèo học giỏi cũng như gây
quỹ giúp đỡ những trẻ em có hoàn cảnh quá khó khăn không có điều kiện mua sắm
quần áo, dụng cụ học tập. Nhờ sự đóng góp này, số trẻ em bỏ học giữa chừng giảm
bớt. Những người lâu nay thường gắn bó nhất với các nhà trường THPT đó là Ban đại
diện cha mẹ học sinh. Có những bậc phụ huynh khi con đã ra truờng đi học nơi khác
nhưng bản thân họ vẫn tự nguyện cùng với trường làm việc không ngại khó khăn.
Thực ra trong xã hội vẫn còn nhiều người mong muốn hỗ trợ cho sự nghiệp giáo dục
địa phương nhưng việc tuyên truyền, vận động của ngành chưa được thường xuyên,
sâu rộng và lan tỏa đều khắp.
Gia đình và dòng họ là lực lượng có vai trò rất quan trọng cho việc triển khai
công tác XHHGD. Gia đình có vai trò rất quan trọng, vị trí đặc biệt trong nuôi dưỡng và
giáo dục con cái, hình thành nhân cách, phát triển trí tuệ, thể chất, đạo đức, nghề cho
con em. Trong công tác XHHGD ở huyện Cao Lãnh, các gia đình và dòng họ đã đóng
góp rất tích cực vào việc động viên giáo dục con, cháu học giỏi, chăm ngoan, phát triển
tinh thần và thể chất; quan hệ ứng xử; giao tiếp văn hóa. Việc gia đình, dòng tộc phối
hợp chặt chẽ với nhà trường trong các hoạt động giáo dục ở trường lớp, ở gia đình thể
hiện trên các phương tiện cá nhân và tập thể, Ban đại diện cha mẹ học sinh, hội khuyến
học đã góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, thúc đẩy các phong trào thi đua học
tập và rèn luyện của học sinh ở các trường THPT hiện nay.
Vì vậy, muốn thực hiện tốt công tác đầu tư CSVC để xây dựng trường. Các nhà
trường cần tận dụng tối đa các cơ hội để vận động mọi tầng lớp nhân dân, mọi tổ chức
xã hội, các nhà doanh nghiệp, các nhà tài trợ, thu hút được nhiều nguồn lực cùng tham
gia hỗ trợ kinh phí để xây dựng nhà trường.
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ thông huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ thông huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp
Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ thông huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

More Related Content

Similar to Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ thông huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập, 9đ
Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập, 9đKhắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập, 9đ
Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non, HOT
Đề tài: Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non, HOTĐề tài: Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non, HOT
Đề tài: Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
LV: Biện pháp ngăn ngừa và khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non
LV: Biện pháp ngăn ngừa và khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm nonLV: Biện pháp ngăn ngừa và khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non
LV: Biện pháp ngăn ngừa và khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Hoạt động liên kết đào tạo tại Trường Cao đẳng ở Sóc Trăng, HAY
Hoạt động liên kết đào tạo tại Trường Cao đẳng ở Sóc Trăng, HAYHoạt động liên kết đào tạo tại Trường Cao đẳng ở Sóc Trăng, HAY
Hoạt động liên kết đào tạo tại Trường Cao đẳng ở Sóc Trăng, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
LV: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường cao đẳng cộng đồng Sóc Trăng
LV: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường cao đẳng cộng đồng Sóc TrăngLV: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường cao đẳng cộng đồng Sóc Trăng
LV: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường cao đẳng cộng đồng Sóc Trăng
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Biện pháp quản lý nhà nước về giáo dục ở quận Ba Đình
Luận văn: Biện pháp quản lý nhà nước về giáo dục ở quận Ba ĐìnhLuận văn: Biện pháp quản lý nhà nước về giáo dục ở quận Ba Đình
Luận văn: Biện pháp quản lý nhà nước về giáo dục ở quận Ba Đình
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Hoạt động liên kết đào tạo tại Trường CĐ Cộng đồng
Luận văn: Hoạt động liên kết đào tạo tại Trường CĐ Cộng đồngLuận văn: Hoạt động liên kết đào tạo tại Trường CĐ Cộng đồng
Luận văn: Hoạt động liên kết đào tạo tại Trường CĐ Cộng đồng
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Sach tang cuong_15.10
Sach tang cuong_15.10Sach tang cuong_15.10
Sach tang cuong_15.10
huu_trinh
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Huy Động Cộng Đồng Tại Các Trường Tiểu Học Trên Đị...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Huy Động Cộng Đồng Tại Các Trường Tiểu Học Trên Đị...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Huy Động Cộng Đồng Tại Các Trường Tiểu Học Trên Đị...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Huy Động Cộng Đồng Tại Các Trường Tiểu Học Trên Đị...
Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Luận văn: Biện pháp quản lý về giáo dục ở quận Ba Đình, HOT
Luận văn: Biện pháp quản lý về giáo dục ở quận Ba Đình, HOTLuận văn: Biện pháp quản lý về giáo dục ở quận Ba Đình, HOT
Luận văn: Biện pháp quản lý về giáo dục ở quận Ba Đình, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn HAY, HOT: Biện pháp quản lý nhà nước về giáo dục ở quận Ba Đình
Luận văn HAY, HOT: Biện pháp quản lý nhà nước về giáo dục ở quận Ba ĐìnhLuận văn HAY, HOT: Biện pháp quản lý nhà nước về giáo dục ở quận Ba Đình
Luận văn HAY, HOT: Biện pháp quản lý nhà nước về giáo dục ở quận Ba Đình
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Phát triển trường mầm non ở Bạc Liêu đến năm 2020, HAY
Đề tài: Phát triển trường mầm non ở Bạc Liêu đến năm 2020, HAYĐề tài: Phát triển trường mầm non ở Bạc Liêu đến năm 2020, HAY
Đề tài: Phát triển trường mầm non ở Bạc Liêu đến năm 2020, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Phát triển các trường mầm non tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020
Phát triển các trường mầm non tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020Phát triển các trường mầm non tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020
Phát triển các trường mầm non tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Đề tài: Quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học, 9đ
Đề tài: Quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học, 9đĐề tài: Quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học, 9đ
Đề tài: Quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG.docx
Thu hoach-bdtx-module-thpt34
Thu hoach-bdtx-module-thpt34Thu hoach-bdtx-module-thpt34
Thu hoach-bdtx-module-thpt34
quyettran11
 
Thực trạng hệ thống giáo dục quốc dân hiện nay
Thực trạng hệ thống giáo dục quốc dân hiện nayThực trạng hệ thống giáo dục quốc dân hiện nay
Thực trạng hệ thống giáo dục quốc dân hiện nay
nataliej4
 
Đề tài: Quản lý chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục huyện Từ Liêm
Đề tài: Quản lý chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục huyện Từ LiêmĐề tài: Quản lý chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục huyện Từ Liêm
Đề tài: Quản lý chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục huyện Từ Liêm
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản lý chi ngân sách cho giáo dục tiểu học và THCS tại Hải Phòng
Quản lý chi ngân sách cho giáo dục tiểu học và THCS tại Hải PhòngQuản lý chi ngân sách cho giáo dục tiểu học và THCS tại Hải Phòng
Quản lý chi ngân sách cho giáo dục tiểu học và THCS tại Hải Phòng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 1
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 1 GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 1
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 1
nataliej4
 

Similar to Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ thông huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp (20)

Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập, 9đ
Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập, 9đKhắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập, 9đ
Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non công lập, 9đ
 
Đề tài: Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non, HOT
Đề tài: Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non, HOTĐề tài: Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non, HOT
Đề tài: Khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non, HOT
 
LV: Biện pháp ngăn ngừa và khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non
LV: Biện pháp ngăn ngừa và khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm nonLV: Biện pháp ngăn ngừa và khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non
LV: Biện pháp ngăn ngừa và khắc phục tình trạng bỏ việc của giáo viên mầm non
 
Hoạt động liên kết đào tạo tại Trường Cao đẳng ở Sóc Trăng, HAY
Hoạt động liên kết đào tạo tại Trường Cao đẳng ở Sóc Trăng, HAYHoạt động liên kết đào tạo tại Trường Cao đẳng ở Sóc Trăng, HAY
Hoạt động liên kết đào tạo tại Trường Cao đẳng ở Sóc Trăng, HAY
 
LV: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường cao đẳng cộng đồng Sóc Trăng
LV: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường cao đẳng cộng đồng Sóc TrăngLV: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường cao đẳng cộng đồng Sóc Trăng
LV: Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại trường cao đẳng cộng đồng Sóc Trăng
 
Luận văn: Biện pháp quản lý nhà nước về giáo dục ở quận Ba Đình
Luận văn: Biện pháp quản lý nhà nước về giáo dục ở quận Ba ĐìnhLuận văn: Biện pháp quản lý nhà nước về giáo dục ở quận Ba Đình
Luận văn: Biện pháp quản lý nhà nước về giáo dục ở quận Ba Đình
 
Luận văn: Hoạt động liên kết đào tạo tại Trường CĐ Cộng đồng
Luận văn: Hoạt động liên kết đào tạo tại Trường CĐ Cộng đồngLuận văn: Hoạt động liên kết đào tạo tại Trường CĐ Cộng đồng
Luận văn: Hoạt động liên kết đào tạo tại Trường CĐ Cộng đồng
 
Sach tang cuong_15.10
Sach tang cuong_15.10Sach tang cuong_15.10
Sach tang cuong_15.10
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Huy Động Cộng Đồng Tại Các Trường Tiểu Học Trên Đị...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Huy Động Cộng Đồng Tại Các Trường Tiểu Học Trên Đị...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Huy Động Cộng Đồng Tại Các Trường Tiểu Học Trên Đị...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Huy Động Cộng Đồng Tại Các Trường Tiểu Học Trên Đị...
 
Luận văn: Biện pháp quản lý về giáo dục ở quận Ba Đình, HOT
Luận văn: Biện pháp quản lý về giáo dục ở quận Ba Đình, HOTLuận văn: Biện pháp quản lý về giáo dục ở quận Ba Đình, HOT
Luận văn: Biện pháp quản lý về giáo dục ở quận Ba Đình, HOT
 
Luận văn HAY, HOT: Biện pháp quản lý nhà nước về giáo dục ở quận Ba Đình
Luận văn HAY, HOT: Biện pháp quản lý nhà nước về giáo dục ở quận Ba ĐìnhLuận văn HAY, HOT: Biện pháp quản lý nhà nước về giáo dục ở quận Ba Đình
Luận văn HAY, HOT: Biện pháp quản lý nhà nước về giáo dục ở quận Ba Đình
 
Đề tài: Phát triển trường mầm non ở Bạc Liêu đến năm 2020, HAY
Đề tài: Phát triển trường mầm non ở Bạc Liêu đến năm 2020, HAYĐề tài: Phát triển trường mầm non ở Bạc Liêu đến năm 2020, HAY
Đề tài: Phát triển trường mầm non ở Bạc Liêu đến năm 2020, HAY
 
Phát triển các trường mầm non tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020
Phát triển các trường mầm non tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020Phát triển các trường mầm non tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020
Phát triển các trường mầm non tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020
 
Đề tài: Quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học, 9đ
Đề tài: Quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học, 9đĐề tài: Quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học, 9đ
Đề tài: Quản lý chi ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học, 9đ
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG.docx
 
Thu hoach-bdtx-module-thpt34
Thu hoach-bdtx-module-thpt34Thu hoach-bdtx-module-thpt34
Thu hoach-bdtx-module-thpt34
 
Thực trạng hệ thống giáo dục quốc dân hiện nay
Thực trạng hệ thống giáo dục quốc dân hiện nayThực trạng hệ thống giáo dục quốc dân hiện nay
Thực trạng hệ thống giáo dục quốc dân hiện nay
 
Đề tài: Quản lý chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục huyện Từ Liêm
Đề tài: Quản lý chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục huyện Từ LiêmĐề tài: Quản lý chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục huyện Từ Liêm
Đề tài: Quản lý chi ngân sách cho sự nghiệp giáo dục huyện Từ Liêm
 
Quản lý chi ngân sách cho giáo dục tiểu học và THCS tại Hải Phòng
Quản lý chi ngân sách cho giáo dục tiểu học và THCS tại Hải PhòngQuản lý chi ngân sách cho giáo dục tiểu học và THCS tại Hải Phòng
Quản lý chi ngân sách cho giáo dục tiểu học và THCS tại Hải Phòng
 
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 1
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 1 GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 1
GIÁO TRÌNH GIÁO DỤC HỌC - TẬP 1
 

More from luanvantrust

Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
luanvantrust
 
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
luanvantrust
 
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
luanvantrust
 
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang ChilePhân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
luanvantrust
 
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải NamPhân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
luanvantrust
 
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt NamPhân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
luanvantrust
 
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
luanvantrust
 
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
luanvantrust
 
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXMĐẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
luanvantrust
 
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
luanvantrust
 
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tửTối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
luanvantrust
 
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ WatchkingdomỨng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
luanvantrust
 
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
luanvantrust
 
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
luanvantrust
 
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh ViênNgôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
luanvantrust
 
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
luanvantrust
 
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ ConandoHoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
luanvantrust
 
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn LangVăn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
luanvantrust
 
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
luanvantrust
 
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands CoffeeChiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
luanvantrust
 

More from luanvantrust (20)

Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
Xác định số cụm tối ưu vào bài toán phân khúc khách hàng sử dụng dịch vụ di đ...
 
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
Phát triển tín dụng phân khúc khách hàng Bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thươn...
 
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
Phân Tích Chiến Lược Cạnh Tranh Của Một Công Ty Trong Ngành Công Nghiệp Phôi ...
 
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang ChilePhân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
Phân Tích Lợi Thế Cạnh Tranh Mặt Hàng Giày Dép Việt Nam Xuất Khẩu Sang Chile
 
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải NamPhân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
Phân tích năng lực cạnh tranh của Công Ty TNHH Sản Xuất Tủ Bảng Điện Hải Nam
 
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt NamPhân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
 
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
Phân tích cạnh tranh ngành và đòn bẩy tài chính tác động lên hiệu quả hoạt độ...
 
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
Thúc đẩy hoạt động bán hàng cá nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm ở công ...
 
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXMĐẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
Đẩy mạnh bán hàng cá nhân trong hoạt động tiêu thụ ở Công ty VTKTXM
 
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
Quản Trị Hoạt Động Bán Hàng Cá Nhân Và Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt ...
 
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tửTối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm (SEO) cho báo điện tử
 
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ WatchkingdomỨng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
Ứng Dụng Seo Vào Website Bán Đồng Hồ Watchkingdom
 
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
Ứng dụng mô hình truyền thông hội tụ (PESO) cho hoạt động quan hệ công chúng ...
 
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
Ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà ...
 
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh ViênNgôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
Ngôn Ngữ “Thời @” Trên Mạng Và Trên Điện Thoại Di Động Của Học Sinh, Sinh Viên
 
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
Quản Lý Quan Hệ Công Chúng Trong Giáo Dục Của Ban Tuyên Giáo Các Tỉnh, Thành ...
 
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ ConandoHoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
Hoàn thiện hoạt động PR cho Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ Conando
 
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn LangVăn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
Văn hoá đọc trong đời sống sinh viên Khoa PR,Trường đại học Văn Lang
 
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
Định vị sản phẩm thẻ American Express tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại ...
 
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands CoffeeChiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
Chiến lược định vị sản phẩm cà phê hữu cơ của Highlands Coffee
 

Recently uploaded

LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
12D241NguynPhmMaiTra
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
SmartBiz
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
NguynDimQunh33
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
QucHHunhnh
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
onLongV
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
linh miu
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
metamngoc123
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
AnhPhm265031
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
khanhthy3000
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
lmhong80
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
hieutrinhvan27052005
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsgSinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
vivan030207
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation ManagementQuan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
ChuPhan32
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
deviv80273
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
PhiTrnHngRui
 

Recently uploaded (18)

LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
 
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsgSinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
 
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation ManagementQuan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
 

Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ thông huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

  • 1. MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP MÃ TÀI LIỆU: 80032 ZALO: 0917.193.864 Dịch vụ viết bài điểm cao : luanvantrust.com
  • 2. Bài thu hoạch lớp bồi dưỡng nâng hạng giáo viên THCS hạng 2 mẫu 2 BÀI THU HOẠCH CUỐI KHÓA LỚP BỒI DƯỠNG TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN THCS HẠNG 2, NĂM 201.. Đề bài Từ nhận thức thực tiễn, anh (chị) hãy đề xuất một số giải pháp thực hiện xã hội hóa giáo dục và xây dựng xã hội học tập ở trường trung học cơ sở phù hợp với bối cảnh địa phương.
  • 3. PHẦN MỞ ĐẦU Trường trung học phổ thông là một cấp học trong hệ thống giáo dục quốc dân rất quan trọng của giáo dục phổ thông. Đây là cấp học tạo điều kiện cơ bản để nâng cao dân trí và trang bị nền tảng kiến thức hết sức quan trọng để phát triển toàn diện con người Việt nam. Điều này đòi hỏi nhà trường phải làm thế nào để hoàn thiện nhân cách người học để người học có thể học lên bậc cao hơn hoặc hoà nhập với cuộc sống lao động sản xuất. Điều này có nghĩa là nền giáo dục của chúng ta là “giáo dục cho mọi người” và mọi người phải tự giáo dục, việc xây dựng “cả nước thành một xã hội học tập” trở thành nhu cầu khách quan, thực hiện phương châm “học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội”. Chiến lược phát triển giáo dục nước ta giai đoạn từ năm 2010 – 2020 đã nhấn mạnh vai trò then chốt của giáo dục và đào tạo, nhằm tạo bước chuyển biến mạnh mẽ phát triển nguồn nhân lực, góp phần đắc lực đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, từng bước phát triển kinh tế tri thức. Trong đó, công tác xã hội hóa giáo dục là một nhiệm vụ cần được coi trọng và tiếp tục đẩy mạnh để tiến tới xây dựng một xã hội học tập. Nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đòi hỏi ngành giáo dục phải có sự đổi mới, trong đó có đổi mới các hoạt động giáo dục và nhất là đổi mới quản lý công tác xã hội hóa giáo dục để góp phần hỗ trợ giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu nguồn lực, nguồn lao động hiện nay. Chính vì lẽ đó, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu “Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ thông huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp” với hy vọng góp phần nhỏ của mình phục vụ cho yêu cầu đổi mới công tác xã hội hóa giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục của địa phương.
  • 4. PHẦN NỘI DUNG 1.Cơ sở lý luận của công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ thông 1. Một số khái niệm 1.1. Xã hội hóa giáo dục XHHGD là một hoạt động giáo dục có tính chất đa dạng về mặt xã hội, có sự tham gia của nhiều thành phần, nhiều lực lượng trong xã hội. Hoạt động giáo dục trong phạm trù XHHGD không đơn thuần là hoạt động dạy của người thầy đối với hoạt động học của các đối tượng tham gia học tập mà hoạt động giáo dục còn hướng tới những yêu cầu, những nhu cầu tất yếu, cấp thiết trong xu thế phát triển của xã hội một cách đại chúng và phổ quát; ngược lại đối tượng được thụ hưởng quyền lợi giáo dục và có trách nhiệm tham gia mọi hoạt động giáo dục không bó hẹp trong phạm vi người học mà đó là quyền lợi và trách nhiệm của toàn xã hội nói chung và các đối tượng, các thành phần xã hội có liên quan trực tiếp tới hoạt động giáo dục nói riêng. XHHGD là một xu thế tất yếu mang tính quy luật trong sự phát triển của xã hội hiện đại, nó là một phạm trù thuộc phương thức làm giáo dục. Khái niệm này có thể hiểu như hai tác động qua lại có quan hệ gắn bó mật thiết với nhau. ở giác độ thứ nhất, XHHGD được quan niệm là sự thể hiện bản chất của những hoạt động mang tính xã hội cho hoạt động giáo dục. Đây cũng là bản chất cơ bản phải được nhà trường đề cập đến trong mục tiêu chiến lược và kế hoạch hoạt động của mình. Muốn vậy, quá trình giáo dục phải thể hiện sự phù hợp với đặc trưng và yêu cầu thực tế của xã hội: Giáo dục phải vừa gắn chặt với yêu cầu phát triển đất nước, vừa phù hợp với xu thế tiến bộ của thời đại nhằm đào tạo nguồn nhân lực có đủ khả năng để phục vụ đắc lực cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Chúng ta phải hiểu một quy luật mang tính ngẫu nhiên rằng trong hoạt động giáo dục của nhà trường đã có bản chất xã hội. Nhà trường không thể chỉ thực hiện công việc dạy học một cách độc lập, không thể tự khép mình trong phạm vi khuôn viên của mình, mà phải có sự hòa nhập, đáp ứng các nhu cầu của xã hội. Nếu chỉ đơn thuần thực hiện nhiệm vụ chuyên môn theo quy định, rồi tìm mọi cách đạt tỷ lệ cao về chuyển lớp, chuyển cấp, thi tốt nghiệp thì làm sao có thể có bản chất xã hội và đáp ứng được mọi nhu cầu như mong muốn của xã hội? Đó là vấn đề rất quan trọng mà các nhà quản lý giáo dục, trực tiếp là quản lý các trường học phải hết sức quan tâm. 1.2. Giáo dục trung học phổ thông
  • 5. Giáo dục trung học phổ thông là cấp học rất quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân, là cấp học tiền đề tạo nền móng khẳng định cho sự phát triển nhân cách, khả năng năng lực nghề nghiệp để các em bước vào cuộc sống và trở thành một nguồn lực cho xã hội. Việc chú trọng đầu tư, tác động tích cực cho bậc học THPT phát triển là trách nhiệm của toàn xã hội, cụ thể là của các cấp chính quyền, của ngành giáo dục và các ngành liên quan, mọi gia đình, phụ huynh học sinh thực hiện XHH bậc học THPT dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước. Đặc trưng của XHHGD bậc THPT là các cấp chính quyền phải có chủ trương thể hiện trong chương trình hành động cùng với cơ chế chính sách tạo điều kiện cho XHHGD bậc học phát triển. Nói một cách hình tượng là có một "cơ chế mở" để cho bậc học THPT đa dạng hóa các loại hình, tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục bậc Trung học. Tuy nhiên "cơ chế mở" đó phải được đặt dưới sự quản lý của Nhà nước bằng Luật và các quy định cụ thể, rõ ràng, trên cơ sở đó kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện. Một đặc trưng nữa của XHHGD THPT là phân luồng mạnh và định hướng nghề nghiệp cho học sinh dưới tác động của nhu cầu nguồn nhân lực cho sự phát triển của xã hội. (Hiện nay bậc học THPT thực hiện phân ban). Hoạt động XHH bậc học THPT đặc trưng trên các khía cạnh: Cộng đồng trách nhiệm, đa dạng hóa các loại hình giáo dục THPT, đa dạng hóa thu hút các nguồn lực cho giáo dục THPT, thể chế hóa các quy định chế tài đối với nghĩa vụ trách nhiệm cua các LLXH đối với việc tham gia giáo dục THPT. 2. Vai trò của công tác xã hội hóa giáo dục ở trường THPT XHHGD bậc THPT góp phần nâng cao chất lượng giáo dục bậc THPT. Trong điều kiện của đất nước đang bước vào quá trình đổi mới để hội nhập đòi hỏi giáo dục bậc THPT phải đổi mới để tạo tiền đề đáp ứng nguồn nhân lực cho xã hội. Nhờ XHHGD bậc THPT mà cộng đồng có thể tham gia vào thực hiện các mục tiêu giáo dục phù hợp với yêu cầu của địa phương và cá nhân, việc XHH ở nhiều phương diện tác động tích cực cho hoạt động của các trường học bậc THPT tạo thành một môi trường giáo dục trong sạch, lành mạnh, đa dạng và phong phú. Việc XHHGD dục bậc trung học còn làm giảm tải sức nặng kinh phí đè lên vai ngân sách Nhà nước. Việc XHHGD bậc THPT còn tạo ra thế cạnh tranh lành mạnh giữa các cơ sở giáo dục. Nhờ vậy mà chất lượng giáo dục của bậc học được cải thiện. Thực hiện có hiệu quả công
  • 6. tác XHHGD bậc THPT còn góp phần tạo ra sự công bằng và dân chủ trong giáo dục, mọi người dân đều tham gia giáo dục và được biết về giáo dục thông qua việc đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu học tập của chính con em họ. Tóm lại, XHHGD bậc THPT là làm cho hoạt động giáo dục của bậc học mang tính phổ biến đại chúng và hiệu quả hơn dưới tác động của XHHGD. Huy động được mọi tiềm năng của xã hội về nhân lực, vật lực, tài chính, giáo dục trong sạch lành mạnh và phong phú. XHHGD THPT tạo tiền đề cho phát triển nguồn nhân lực và là xu thế tất yếu của sự phát triển giáo dục nói riêng cũng như phát triển xã hội nói chung. 3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xã hội hóa giáo ở trường trung học phổ thông Một số yếu tố chi phối vào quá trình XHH. Chỗ làm việc là một tác nhân quan trọng vì nếu đang ở trong độ tuổi lao động và không thất nghiệp thì thời gian ở chỗ làm việc chiếm một phần lớn. Với những kiến thức, kỹ năng đã thu nhận được ở chỗ làm việc, con người tiếp tục được xã hội hoá thành nghề nghiệp và ứng xử phù hợp với nghề nghiệp đó. Dấu ấn của nghề nghiệp trong XHH có thể thấy rõ qua bệnh nghề nghiệp. Ngoài tập thể chính, con người cũng chịu tác động của dư luận - thái độ của những người trong xã hội về những vấn đề đang tranh cãi và cá nhân thường hành động theo hướng thích ứng với thái độ của người khác để tránh bị xem là khác biệt hoặc gán nhãn hiệu lệch lạc. Tôn giáo, nhà nước cũng là những tác nhân XHH. Những nghi lễ tôn giáo và những quy định của nhà nước (như độ tuổi được phép lái xe, độ tuổi kết hôn...) cũng định hình nhận thức, hành vi của cá nhân. XHH liên tục diễn ra trong suốt chu kỳ đời sống của một con ngừời, mặc dù không phải là yếu tố quyết định, những thay đổi về sinh học tạo ra khuôn hành vi của từng cá nhân. Các nhà xã hội học thường phân đoạn chu kỳ đời sống thành bốn giai đoạn: Thơ ấu, thanh niên, trưởng thành, tuổi già. Tuổi ấu thơ, sự XHH diễn ra trong sự quan tâm, bảo vệ của người lớn; đến thời thanh niên, những nhận thức, hành vi thường bị xáo trộn; nhân cách cơ bản đã định hình ở tuổi trưởng thành và cá nhân thường đạt được những thành tựu chủ yếu; khi về già lại phải đối mặt với sức khoẻ... Mỗi giai đoạn trong chu kỳ đời sống là sự thể hiện của kết cấu kinh nghiệm xã hội đồng thời cho thấy những gì con người tiếp thu được những điều gì mới lạ trong quá trình xã hội hoá không ngừng.
  • 7. XHHGD THPT là quá trình huy động lực lượng đã hội cùng làm công tác giáo dục THPT dưới sự quản lý thống nhất của nhà nước. Bản chất của XHH sự nghiệp GDTHPT là động viên, lôi cuốn mọi lực lượng xã hội phát triển GD THPT để thực hiện GD cho trẻ em trong độ tuổi. Huy động các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể quần chúng, các công ty, xí nghiệp, các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân cùng tham gia sự nghiệp GDTHPT dưới sự quản lý thống nhất của Nhà nước. Sự nghiệp giáo dục học sinh THPT là nhiệm vụ và trách nhiệm chung của các trường THPT, của gia đình và cộng đồng xã hội tham gia. Ở lứa tuổi học sinh THPT, việc đảm bảo cho các em được chăm sóc, giáo dục về thể chất, tâm hồn, tình cảm là hết sức quan trọng. Vì vậy, việc chăm sóc và giáo dục các em không chỉ diễn ra trong trường, lớp mà phải ở cả gia đình và cả xã hội. XHHGD chính là điều kiện, là cơ hội tốt nhất để thực hiện môi trường giáo dục trẻ em một cách lành mạnh và có định hướng. Trong điều kiện nền kinh tế cả nước cũng như từng địa phương, đặc biệt là các ở vùng sâu còn gặp nhiều khó khăn, thì XHHGD THPT là phương thức hữu hiệu để thực hiện mục tiêu GD THPT, góp phần hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam, đáp ứng được những yêu cầu về nguồn lực lao động có chất lượng cao trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước. Để làm được điều đó, trước hết phải huy động được toàn xã hội tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc đầu tư xây dựng CSVC, trang thiết bị trường học, lớp học. XHHGD bậc THPT thực hiện chương trình kiên cố hoá trường học, xây dựng CSVC, trang thiết bị lớp học, phát triển mở rộng hệ thống trường lớp và các loại hình GD THPT, khắc phục những khó khăn của quá trình phát triển GD, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục, thực hiện sự công bằng, dân chủ trong hưởng thụ và trách nhiệm xây dựng GD THPT. XHH sự nghiệp GD THPT sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về GD và phát huy được truyền thống GD tốt đẹp của dân tộc. 4. Giải pháp về công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ thông Tạo lập phong trào học tập rộng khắp trong toàn xã hội, mọi người đều được học, học thường xuyên, học suốt đời, mọi người trong xã hội xem việc học tập là nghĩa vụ và quyền lợi của mình, việc học tập trở thành phong trào thường xuyên phát triển vì lợi ích của mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng và đất nước.
  • 8. Huy động các LLXH tham gia xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, phối hợp chặt chẽ giữa ba môi trường giáo dục: nhà trường, gia đình và xã hội, làm cho mọi người, mọi tổ chức, các đoàn thể quần chúng, các tổ chức kinh tế, xã hội, các doanh nghiệp và mọi cá nhân trong xã hội nhận thức rõ vị trí, vai trò của giáo dục và trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp giáo dục của địa phương và cả nước. Huy động các LLXH trong việc đầu tư các nguồn lực cho giáo dục, đây là hình thức tham gia mang tính gián tiếp, đóng góp bổ sung nguồn tài lực, vật lực cho giáo dục. Trong bối cảnh nước ta còn nghèo, Nhà nước đã cố gắng tăng đầu tư ngân sách cho giáo dục cũng chỉ đáp ứng khoảng 50-60% nhu cầu, thì việc huy động các nguồn lực của xã hội đóng góp cho giáo dục là yếu tố quan trọng và rất cần thiết. Sự huy động các nguồn tài lực bao gồm: đóng học phí của người học, của các cơ sở sản xuất kinh doanh, chủ sử dụng lao động, đóng góp xây dựng trường lớp của nhân dân, các nguồn tài chính khác của địa phương và viện trợ của các tổ chức phi chính phủ, các nguồn thu của các cơ sở giáo dục, hướng nghiệp dạy nghề, nghiên cứu khoa học và viện trợ của nước ngoài. Các nguồn vật lực bao gồm: Đất đai, phòng học, sân chơi, bãi tập, nhà xe, cơ sở sản xuất, máy móc, thiết bị kỹ thuật, phương tiện, thư viện trường học, nơi thí nghiệm thực hành. Họ có thể tham gia vận động mở lớp, tham gia giáo dục trẻ trong gia đình và ngoài xã hội. ở mức độ cao, những người có kinh nghiệm, có năng lực có thể trực tiếp tham gia xây dựng mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục hoặc trực tiếp tham gia giảng dạy. Đây là việc huy động nhân lực theo chiều sâu và cũng là một yêu cầu cao của việc huy động các nguồn lực. Tham gia vào quá trình đa dạng hóa các loại hình học tập và loại hình nhà trường, đây vừa là nội dung của XHHGD, đồng thời là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm mở rộng quy mô đào tạo, tạo cơ hội thuận lợi cho người học, bằng các loại hình trường công lập và ngoài công lập, các hình thức đào tạo chính quy, không chính quy, do các tổ chức hoặc cá nhân tiến hành trong khuôn khổ chính sách, pháp luật Nhà nước. Có thể nói rằng đa dạng hóa giáo dục là một trong những giải pháp rất cơ bản để phát triển XHH các hoạt động giáo dục - đào tạo, nó tập hợp được nhiều lực lượng xã hội và lực lượng kinh tế tham gia vào quá trình GD & ĐT. Huy động các lực lượng xã hội tham gia vào việc quản lý giáo dục - đào tạo: quá trình này gắn chặt với quá trình dân chủ hóa nhà trượng và đa dạng hóa các loại
  • 9. hình giáo dục. Muốn XHHGD nhà trường phải đổi mới cách quản lý cho phù hợp với yêu cầu của xã hội, đổi mới về nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục, cách tổ chức các hoạt động giáo dục và phương tiện điều kiện giáo dục, không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục. Mặt khác, các lực lượng xã hội phải cùng nhà trường tham gia việc quản lý các nguồn đóng góp của học sinh, xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường, quản lý dạy thêm, học thêm, thi cử... quá trình đó làm cho nhà trường và xã hội gắn bó chặt chẽ với nhau. Đồng thời, phải thực hiện thể chế hóa trách nhiệm, quyền lợi của các lực lượng xã hội, của nhân dân trong việc tham gia xây dựng giáo dục, đây cũng là việc cần thiết để thể hiện sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, thể hiện tính định hướng, tính mục đích của sự tham gia của nhân dân vào sự nghiệp giáo dục.
  • 10. Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP 3.2.2 Về thực trạng - Giới thiệu sơ lược về bản thân: hiện đang đảm nhận chức danh và công việc chính nào, các chức vụ kiêm nhiệm... - Các yêu cầu của hoạt động nghề nghiệp đối với bản thân. - Các vấn đề thực tế của bản thân, đồng nghiệp tại nhóm lớp, trường đang công tác. - Nguyên nhân thực trạng. - Biện pháp giải quyết và các kiến nghị, đề nghị. Sau khi tham gia khóa học bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II tôi đã được tiếp thu những kiến thức bổ ích từ các chuyên đề như: các kiến thức về quản lý nhà nước, chiến lược và chính sách phát triển giáo dục và đào tạo, quản lý giáo dục và chính sách phát triển giáo dục trong cơ chế thị trường định hướng XHCN, tổ chức hoạt động dạy học xây dựng và phát triển kế hoạch dạy học ở THCS, phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II, thanh tra kiểm tra và một số hoạt động đảm bảo chất lượng, dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh, giáo viên với công tác tư vấn học sinh. Trong các chuyên đề trên đều là những kiến thức bổ ích phục vụ cho công tác chuyên môn nghiệp vụ của bản thân mỗi giáo viên. Một trong các chuyên đề của khóa học đã giúp tôi hiểu sâu hơn và để áp dụng có hiệu quả trong hoạt động dạy học của bản thân đó là chuyên đề “Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh”, đây cũng là chuyên đề mà các đơn vị trường học trong huyện em đã triển khai và đang thực hiện. Hiện nay giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học – từ chỗ quan tâm tới việc học sinh học được gì đến chỗ quan tâm tới việc học sinh học được cái gì qua việc học. Để thực hiện được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất, đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, coi trọng kiểm tra đánh giá kết quả học tập với kiểm tra, đánh giá trong quá trình học tập để có tác động kịp thời nhắm nâng cao chất lượng của hoạt động dạy học và giáo dục. Trong những năm qua, toàn thể giáo viên cả nước đã thực hiện nhiều công việc trong đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá và đã đạt được những thành công bước đầu. Đây là những tiền đề vô cùng quan trọng để chúng ta tiến tới việc việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo theo định hướng phát triển năng lực của người học. Tuy
  • 11. nhiên, từ thực tế giảng dạy của bản thân cũng như việc đi dự giờ đồng nghiệp tại trường tôi thấy rằng sự sáng tạo trong việc đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh chưa nhiều. Dạy học vẫn nặng về truyền thụ kiến thức. Hoạt động kiểm tra, đánh giá còn nhiều hạn chế, chú trọng đánh giá cuối kì chưa chú trọng đánh giá cả quá trình học tập. Vì những lí do trên, tôi chọn chuyên đề 7: “Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh” để làm bài thu hoạch nhằm nâng cao chất lượng dạy học của bản thân. 2.2. Khái quát về thực trạng giáo dục và thực trạng giáo dục bậc học trung học phổ thông 2.2.1. Khái quát về thực trạng giáo dục của huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp 2.2.1.1. Về đội ngũ CB – GV – CNV Năm học 2012 – 2013, toàn ngành có 2.825 CB – GV – CNV, trong đó số GV ngành học Mầm non là 462 người, ngành học Tiểu học 865 người, ngành học THCS 606 người, ngành học TH-THCS 205 người, ngành học THPT 402 người và số cán bộ, công nhân viên là 285 người. Trình độ chuyên môn GV ngày càng được nâng cao đáp ứng nhu cầu thiết thực về đổi mới phương pháp dạy và học. Trong tổng số 2825 CB – GV – CNV ước đến cuối năm 2013 sẽ có 400 người có trình độ Thạc sĩ và theo học Sau đại học; 1028 người có trình độ Đại học, đạt tỷ lệ 36,4%; 1432 người có trình độ Cao đẳng, đạt tỷ lệ 50,7%; 305 người có trình độ Trung học, đạt tỷ lệ 10,8% (hiện có 60 người đang học chuẩn hóa). Tuy nhiên vẫn còn một số GV lòng yêu nghề, mến trẻ, tinh thần trách nhiệm chưa cao, việc đổi mới phương pháp giảng dạy còn chậm. 2.2.1.2. Về cơ sở vật chất kỹ thuật. Hiện tại tổng số phòng học của các trường là 1.119 phòng với 499 phòng kiên cố, trong đó hệ Mầm non 147 phòng, Tiểu học 513 phòng, THCS 226 phòng, TH- THCS 100 phòng và THPT 133 phòng. Tổng diện tích đất của các trường là 384.247 m2. Bàn ghế HS, GV, đồ dùng dạy học đã đáp ứng tốt cho hoạt động của các trường. Các phòng học bộ môn và phòng chức năng của hầu hết các trường thuộc GD phổ thông vẫn còn thiếu. 2.2.1.3.Quy mô phát triển trường lớp và việc huy động, duy trì sỉ số HS. Ngành học Số trường năm 2011 Số trường năm 2013 Tăng Giảm Mầm non 21 25 4 0 Tiểu học 32 33 1 0
  • 12. THCS 16 14 0 2 TH-THCS 3 7 4 0 THPT 4 4 0 0 THCS-THPT 1 1 0 0 Tổng cộng 77 84 7 2 Ngành học Số HS năm 2011 Số HS năm 2013 Tăng Giảm Mầm non 7363 8066 703 Tiểu học 17797 17200 597 THCS 14206 10663 3543 THPT 5374 4906 468 THCS- THPT 1200 1.095 105 Tổng cộng 45940 41930 703 4713 ( Nguồn: Phòng Giáo dục Đào tạo huyện Cao Lãnh) Các bảng tổng hợp trên cho thấy, năm 2011, toàn huyện có 77 trường các cấp. Đến năm 2013 số trường hiện có là 84 trường (tăng 7 trường). Trong đó, khối THCS giảm 2 trường nhưng huyện thành lập thêm 4 trường TH – THCS. Số lượng HS mầm non tăng 703 cháu trong khi các khối Tiểu học, THCS và THPT đều giảm đáng kể. Tỷ lệ huy động HS tiếp tục tăng so với năm 2011: Mầm non, nhà trẻ đạt 12,1% (tỷ lệ chung của tỉnh là 12 %), Tiểu học huy động ổn định từ 99% trở lên, THCS từ 94% năm 2011 lên đến 97,66% năm 2013 (tăng 3,66%). Tỷ lệ HS bỏ học giảm: Tiểu học còn dưới 1% năm 2013, THCS từ 6,33 % năm 2011 đến năm 2013 còn dưới 2,4 %, THPT từ 7,6% năm 2011 còn dưới 3 % vào năm 2013. Huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS năm 2007 trước kế hoạch chung của cả nước 3 năm, tiếp tục thực hiện phổ cập THPT, huyện có 18 Trung tâm học tập cộng đồng đi vào hoạt động đã góp phần thực hiện nhiệm vụ xây dựng xã hội học tập, nâng cao mặt bằng dân trí cho địa phương. Trung tâm GD thường xuyên đã thực hiện tốt nhiệm vụ dạy bổ túc văn hóa, dạy nghề, tin học…Tuy nhiên, tỷ lệ huy động trẻ đến nhà trẻ, trẻ đến lớp Mẫu giáo nhìn chung còn thấp. 2.2.1.4. Về chất lượng giáo dục
  • 13. i) GDĐĐ: Tỷ lệ HS xếp loại đạo đức tốt là 83,3%, Khá 15,7%, TB và Yếu 1%. GV làm khá tốt việc GDĐĐ thông qua bài giảng, quan tâm GD ngoài giờ, GD theo chủ đề tư tưởng chính trị hàng tháng. * Hạn chế: Một bộ phận HS chưa có động cơ, thái độ học tập đúng đắn, một số còn bỏ học hay thường xuyên vi phạm nội quy nhà trường. ii) Chất lượng các bộ môn văn hóa: Chất lượng GD được từng bước nâng lên, các trường đã làm tốt việc giúp cho HS nắm được kiến thức cơ bản theo chuẩn kiến thức kỹ năng, biết vận dụng kiến thức để thực hành và hình thành kỹ năng sống; chú ý rèn luyện tư duy cho HS, giúp cho HS phương pháp nhận thức vấn đề và giải quyết vấn đề mang tính độc lập, sáng tạo. Tỷ lệ HS hoàn thành chương trình Tiểu học và tốt nghiệp THCS đạt từ 98% trở lên, tỷ lệ HS THPT tốt nghiệp thường cao hơn mặt bằng chung của tỉnh. Hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng bước đầu có hiệu quả nâng cao trình độ dân trí cho nhân dân. Công tác hướng nghiệp được thực hiện đúng theo hướng dẫn của Sở Giáo dục Đào tạo, GD thể chất được duy trì và có những môn tiến bộ vượt bậc. * Hạn chế: Kết quả thi tốt nghiệp THPT hệ bổ túc văn hóa còn khá thấp. 2.2.1.5. Về công tác quản lý Có 100% các trường từ Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ, về tổ chức biên chế, tài chính theo nghị định 43/NĐ-CP; 100% GV THCS có trình độ tin học từ căn bản trở lên; 100% trường Mầm non đến THPT được kết nối mạng theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo; 100% trường Mầm non – Tiểu học, THCS, THPT thực hiện bài giảng điện tử. Công tác phối hợp với các đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội đạt kết quả tốt, đặc biệt là sự phối hợp của công đoàn ngành GD và Hội khuyến học đã góp phần GD chính trị, đạo đức cho đội ngũ GV và khắc phục tình trạng HS bỏ học. * Hạn chế: Năng lực của một số CBQL còn yếu, việc thực hiện Nghị định 43 còn gặp nhiều vướng mắc như việc tuyển dụng GV- CNV, việc giao quyền tự chủ về tài chính cho đơn vị sự nghiệp… 2.2.2. Tình hình hoạt động của các trường THPT ở huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp Tình hình hoạt động XHHGD các trường THPT ở huyện Cao Lãnh rất thuận lợi, quá đó phát huy tiềm năng về trí tuệ và vật chất trong nhân dân, huy động toàn xã
  • 14. hội chăm lo cho sự nghiệp giáo dục. Khuyến khích đầu tư bằng nhiều hình thức phù hợp với quy hoạch phát triển, yêu cầu và đặc điểm của giáo dục ở tỉnh Đồng Tháp nói chung và huyện Cao Lãnh nói riêng, tiếp tục đa dạng hoá các loại hình giáo dục. Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, phát huy vai trò của các đoàn thể, tổ chức quần chúng, các tổ chức Hội trong việc giám sát các hoạt động XHHGD. Tạo môi trường phát triển, môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng theo pháp luật để thúc đẩy các cơ sở giáo dục phát triển cả về quy mô và chất lượng. XHHGD phải đảm bảo chất lượng và hiệu quả giáo dục đảm bảo sự thống nhất quản lý của Nhà nước, giữ vững vai trò nòng cốt của các trường trong hệ thống giáo dục quốc dân; gắn liền với nhu cầu phát triển KT-XH trên địa bàn huyện. Trên cơ sở huy động sự tham gia của toàn xã hội vào phát triển sự nghiệp giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, làm cho mọi người, mọi tổ chức đều được đóng góp để phát triển giáo dục. Thống nhất nhận thức của các cấp, các ngành, các tổ chức Đảng, chính quyền, MTTQ, đoàn thể, các tổ chức KT-XH, mọi cá nhân, tập thể, cộng đồng về vị trí, vai trò quan trọng của XHHGD trong sự phát triển KT-XH của huyện; xác định rõ trách nhiệm trong việc thực hiện nghĩa vụ học tập và đóng góp sức người, sức của để phát triển sự nghiệp giáo dục. Tạo điều kiện để toàn xã hội chăm lo, quan tâm, ủng hộ, giúp đỡ về tinh thần và vật chất phát triển sự nghiệp GD&ĐT. Tăng cường đầu tư sở vật chất, trang thiết bị cho giáo dục. Coi đầu tư cho các hoạt động giáo dục là đầu tư cho phát triển. Phấn đấu xây dựng thêm nhiều trường phổ thông trên địa bàn huyện đạt chuẩn quốc gia mức I và mức II. Tăng cường đầu tư thiết bị đồ dùng dạy học theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hoá. Quan tâm, chăm lo học sinh diện chính sách, học sinh nghèo, học sinh vùng khó khăn, được thụ hưởng thành quả giáo dục ở mức độ ngày càng cao hơn. Tổ chức, phối hợp và quản lý tốt hơn các loại hình giáo dục phổ thông; mở rộng hợp lý quy mô giáo dục, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH trên địa bàn huyện. 2.3. Thực trạng công tác xã hội hóa giáo dục và quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường THPT huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp 2.3.1. Thực trạng quản lý nhận thức về xã hội hóa công tác giáo dục Qua tìm hiểu, nghiên cứu về công tác XHHGD THPT trong những năm gần đây, theo các mẫu phiếu điều tra với 250 phiếu (mẫu kèm theo ở phần phụ lục) phát ra, 240 phiếu thu về (tỷ lệ 96 %) trên địa bàn 5 trường gồm: trường THPT Cao Lãnh 1,
  • 15. THPT Cao Lãnh 2, THPT Thống Linh, THPT Kiến Văn, THCS – THPT Nguyễn Văn Khải và Ban đại diện cha mẹ học sinh của 05 trường, cơ quan Đảng và chính quyền dịa phương. Đối tượng điều tra là cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng và chính quyền; Hiệu trưởng – Phó Hiệu trưởng trường THPT; một số cán bộ phòng, ban của UBND xã, huyện và đại diện một số giáo viên, cha mẹ học sinh và quần chúng nhân dân. Kết quả thăm dò qua các phiếu điều tra đã cho những nhận xét đánh giá dưới đây: - Nhận thức về tầm quan trọng của công tác XHHGD THPT Đại đa số (83,3%) cán bộ, đảng viên, nhân dân được điều tra có nhận thức đúng về tầm quan trọng và cần thiết của công tác này. Một bộ phận không nhỏ (4,1%) cán bộ, quần chúng cho rằng: Công tác XHHGD THPT chỉ là sự huy động tiền của, cơ sở vật chất khác đóng góp cho giáo dục, nhằm làm giảm nhẹ gánh nặng cho Nhà nước, cho nên không cần thiết và chỉ là giải pháp tình thế . Bảng 2.3.1: Nhận thức về tầm quan trọng của công tác XHHGD THPT STT Nội dung ý kiến của cán bộ và nhân dân Số lượng Tỉ lệ % 1 Rất cần thiết 200 83,3 Cần thiết 30 12,5 Không cần thiết 10 4,1 2 Rất quan trọng 185 77, Quan trọng 35 14,5 Không quan trọng 20 8,3 3 Chỉ là giải pháp tình thế 38 15,8 Mang tính lâu dài 195 81,2 Không có ý kiến 7 2,9 Qua tìm hiểu thông qua phiếu điều tra, đại đa số cán bộ, đảng viên, quần chúng đã hiểu được: XHHGD THPT có ý nghĩa rất quan trọng, là tư tưởng chiến lược, là con đường để phát triển giáo dục nhằm phục vụ thiết thực cho việc phát triển KT- XH của địa phương và của đất nước. Qua tìm hiểu về mục tiêu và những yêu cầu cơ bản của công tác XHHGD, phiếu điều tra yêu cầu chọn mục tiêu nào là quan trọng. Các đối tượng điều tra đều cho rằng việc huy động toàn dân tham gia cùng làm giáo dục là quan trọng nhất (88%). Riêng
  • 16. mục tiêu mọi người dân đều được hưởng thụ quyền lợi thành quả mà nền giáo dục mang lại chưa được nhận thức đúng. Các mục tiêu khác được nhận thức với mức độ khác nhau. Qua các phiếu điều tra, có 12 % đối tượng được tìm hiểu nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng của các nội dung hoạt động XHHGD. Qua khảo sát cán bộ lãnh đạo các ban ngành đoàn thể huyện, xã - thị trấn (75 người); Lãnh đạo - chuyên viên PGD; Hiệu trưởng, Hiệu phó và giáo viên các trường THCS (95 người); Đại diện cha mẹ học sinh các trường THPT (80 người). Về mức độ thực hiện các nội dung xã hội hoá giáo dục có kết quả như sau: Bảng 2.3.2: Quan niệm của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân về XHHGD THPT STT Nhận thức về xã hội hóa giáo dục THPT số lượng Tỷ lệ % 1 Huy động mọi nguồn đầu tư trong xã hội vào sự nghiệp giáo dục. 201 80,4 2 Một quá trình các lực lượng trong cộng đồng tham gia vào chương trình GD 208 83,2 3 Sự phối hợp liên thông liên ngành chức năng với mục tiêu GD-ĐT 174 65,7 4 Huy động toàn dân cùng tham gia làm GD dưới sự quản lý của Nhà nước 167 69,6 5 Cuộc vận động lớn trong xã hội do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý ngành GD là lực lượng nòng cốt. 211 84,4 Bảng 2.3.3: Nhận Thức về mục tiêu và yêu cầu chính của XHHGD THPT S TT Mục tiêu Số lượng tỷ lệ % 1 Huy động toàn XH tham gia công tác giáo dục 220 88 2 Tăng cường sự đóng góp từ phía người học 215 86 3 Giảm bớt ngân sách Nhà nước cho giáo dục 183 73,2
  • 17. 4 Thực hiện mối liên hệ GĐ - NT - XH 142 56,8 5 Mọi người đều được hưởng quyền lợi từ giáo dục 160 64 6 Góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục 196 78,4 7 Cải thiện cơ sở vật chất trường học 217 86,8 8 Tôn vinh thầy cô giáo và những người làm công tác giáo dục 129 51,6 Bảng 2.3.4: Nhận thức về tầm quan trọng của nội dung XHHGD THPT TT Tầm quan trọng của nội dung Xã hội hoá giáo dục THPT Số lượng Tỷ lệ % 1 Thu hút các lực lượng xã hội tham gia quá trình giáo dục cùng với nhà trường 172 68,8 2 Huy động các lực lượng xã hội tham gia quá trình giáo dục - đào tạo với sự đa dạng hóa các loại hình trường lớp 196 75,4 3 Huy động toàn xã hội đóng góp nhân lực, vật lực, tài lực cho giáo dục. 225 90 4 Huy động cộng đồng địa phương tham gia thực hiện các chỉ tiêu phát triển GD trên địa bàn. 124 49,6 5 Huy động toàn xã hội tham gia xây dựng môi trường thuận lợi cho giáo dục 207 82,6 Bảng 2.3.5: Nhận thức về vai trò của các lực lượng quan trọng trong công tác XHHGD THPT. S TT Vai trò các lực lượng quan trọng nhất trong công tác xã hội hóa giáo dục (Mỗi người chỉ chọn 3 trong các nội dung) Số lượng Tỷ lệ % 1 HĐND, UBND và các ngành liên quan triển khai NQ nhằm thực hiện công tác XHHGD ở địa phương 34 13,6 2 Đảng bộ và cấp ủy Đảng lãnh đạo chỉ đạo CTGD 115 46
  • 18. 3 Các đoàn thể, tổ chức xã hội 12 4,8 4 HĐSP nhà trường, (BGH, các thầy cô giáo) 36 14,4 5 Lãnh đạo, chuyên viên phòng giáo dục 19 7,6 6 Công đoàn, Đoàn TN, Ban nữ công nhà trường 15 6,0 7 Khu dân cư, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh 12 4,8 8 Hội cha mẹ học sinh, gia đình, họ tộc 27 10,8 Trong quá trình thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng về lĩnh vực văn hóa, xã hội bằng con đường XHH, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tầng lớp nhân dân trong huyện đã nhận thức ngày càng rõ hơn, đúng đắn hơn, cả về bản chất, nội dung lẫn mục tiêu của con đường này. Nhiều vấn đề mới về lãnh đạo và quản lý được đặt ra trong điều kiện thực hiện XHHGD THPT, như đảm bảo nhận thức và thực hiện đúng chủ trương XHHGD THPT, hướng về cơ sở, hướng về người dân, thực hiện dân chủ và công bằng xã hội, quan tâm các đối tượng chính sách, những người có hoàn cảnh khó khăn , vùng sâu, ngăn chặn và khắc phục những khuynh hướng "thương mại hóa" và các biểu hiện tiêu cực khác trong giáo dục đã được giải quyết tương đối thỏa đáng. Các cấp ủy Đảng, chính quyền ở các xã, thị trấn đều coi trọng việc nâng cao nhận thức của đảng viên và nhân dân về vị trí, vai trò của GD&ĐT đến sự phát triển nhanh và bền vững của huyện, đồng thời làm rõ tính tất yếu của con đường XHHGD đối với một huyện còn nhiều khó khăn. Nhân dân ngày càng hiểu rõ hơn, ý thức đầy đủ hơn việc tham gia tích cực vào quá trình XHHGD THPT, xem đó là việc làm cần thiết để nâng cao chất lượng của chính họ, vì quyền lợi thiết thực của chính họ. Các ngành, các cấp, đoàn thể, quần chúng, các LLXH ngày càng thấy rõ hơn tầm quan trọng của sự phối hợp hành động, tạo ra cơ chế vận hành nhịp nhàng, đồng bộ trong quá trình thực hiện XHHGD THPT. Trong thực tế, sự phối hợp giữa các ngành Giáo dục, Y tế, Thể dục-Thể thao, các đoàn thể quần chúng trong huyện ngày càng có hiệu quả hơn. thông qua chương trình giáo dục sức khỏe trong nhà trường, bằng việc tổ chức các hội thi: Quốc phòng, thể dục thể thao, hội khỏe Phù Đổng, đặc biệt các phương tiện thông tin đại chúng tham gia ngày càng nhiều và có hiệu quả rõ rệt Tuy nhiên, ở một số nơi trên địa bàn huyện, thuật ngữ "xã hội hóa giáo dục" còn được hiểu rất khác nhau.
  • 19. Có người cho rằng, XHHGD có nội dung cốt lõi là huy động tiền của trong nhân dân đầu tư cho sự phát triển giáo dục, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách Nhà nước. Từ cách hiểu này, nên ở một số nơi người ta tự ý đặt ra các khoản thu không đúng với quy định của Nhà nước, nhiều khoản thu phí vượt quá sức chịu đựng của nhân dân, thêm vào đó là sự buông lỏng quản lý đã làm nảy sinh những hiện tượng tiêu cực "thương mại hóa" rất đáng lo ngại, cũng vì thế mà dần dần nhân dân không còn nhiệt tình thực hiện chủ trương này. Nhiều người nhận thức rằng, XHH có nghĩa "Nhà nước và nhân dân cùng làm". Vấn đề này thực sự chưa nói lên được bản chất của XHH. Bởi vì, thực chất, XHH là một chủ trương liên quan đến việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, xóa bỏ cơ chế bao cấp, coi trọng biện pháp tự quản của xã hội dưới sự chỉ đạo và quản lý thống nhất của Nhà nước. Mối quan hệ giữa nhân dân và Nhà nước trong khi tiến hành XHH hết sức đa dạng, trong đó, Nhà nước giữ vai trò chỉ đạo quản lý thống nhất, chứ không chỉ đơn giản là "cùng làm". Một số người lại quá nhấn mạnh việc đa dạng hóa các hình thức hoạt động trong lĩnh vực GD&ĐT. Đa dạng hóa là phương thức quan trọng để thực hiện XHH, tạo ra nhiều cơ hội để mỗi người tùy theo hoàn cảnh của mình mà tham gia phát triển giáo dục, dưới sự quản lý thống nhất của Nhà nước. Nhưng nếu chỉ nhấn mạnh một chiều việc đa dạng hóa trong khi công tác quản lý không kịp, dễ dẫn đến tình trạng "đa dạng hóa" một cách tùy tiện, không kiểm soát nổi. Không ít người chưa thấy hết tầm quan trọng của sự phối hợp liên ngành để phát huy tính tích cực tham gia của các tổ chức quần chúng và thực hiện dân chủ hóa như một điều kiện tiên quyết để bảo đảm thành công trong quá trình thực hiện XHH. Đây chính là lý do giải thích tại sao trong thời gian qua việc tổ chức phối hợp các ngành ở huyện Cao Lãnh còn yếu. Nhiều tổ chức chính trị xã hội ở địa phương chưa tích cực tham gia các hoạt động giáo dục-đào tạo theo chức năng của mình; việc phát huy dân chủ trong thực hiện XHH ở nhiều nơi còn chưa đủ mức cần thiết. Cũng có nhiều ý kiến cho rằng, các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục-đào tạo tiến hành theo tinh thần XHH như nhau đối với các vùng miền, không cần tính đến đặc điểm riêng của mỗi địa phương, trình độ dân trí, điều kiện kinh tế, đặc điểm dân tộc trên mỗi địa bàn. Với cách nghĩ đó, việc chỉ đạo triển khai XHHGD ở những vùng khó khăn không mang lại hiệu quả như mong muốn.
  • 20. Tóm lại, hiện nay trong một bộ phận các cấp ủy Đảng địa phương, cơ quan đơn vị, đặc biệt trong nhiều cấp chính quyền, các ngành và nhân dân trong huyện vẫn còn có nhận thức chưa hoàn toàn đúng với quan điểm của Đảng về chủ trương XHHGD. Hầu hết bộ phận này chưa nhận thức đầy đủ về bản chất, mục tiêu và nội dung cơ bản của công tác XHH, chủ yếu mới chỉ thấy ở khía cạnh của xã hội hóa như một hình thức đa dạng hóa các nguồn đầu tư, khai thác nguồn nhân lực, vật lực của xã hội và nhân dân cho các hoạt động này. Từ đó dẫn đến sự lãnh đạo của Đảng ở những nơi đó không bao quát hết các nội dung chính của chủ trương này. Các cấp chính quyền, nhất là ở cơ sở, chủ yếu tập trung vào việc tìm cách tăng thêm nguồn thu; còn nhân dân thì than phiền về nhiều khoản đóng góp và không tự nguyện tham gia. Những tồn tại này làm hạn chế chủ trương thực hiện XHHGD của Đảng, cần nhanh chóng tìm ra biện pháp để đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng về giáo dục bằng con đường XHH. 2.3.2. Thực trạng quản lý việc triển khai công tác xã hội hóa giáo dục trong giáo dục, giảng dạy, kiểm tra đánh giá 2.3.2.1. Tổ chức triển khai chủ trương của các cấp lãnh đạo XHHGD là con đường để thực hiện dân chủ hoá giáo dục, nhằm xoá bỏ tính khép kín của hệ thống giáo dục và trường học, để mọi người dân được thực hiện quyền làm chủ sự nghiệp giáo dục. XHHGD nhằm xây dựng một xã hội mà trong đó mọi người dân đều được hưởng sự công bằng, bình đẳng, công khai, dân chủ thực sự trong học tập, thông qua XHHGD để xây dựng một xã hội học tập suốt đời. Trong những năm qua, các cấp uỷ Đảng, chính quyền huyện Cao Lãnh đã quán triệt sâu sắc các quan điểm của Đảng trong Nghị quyết TW 4 khoá VII; Nghị quyết TW 2 khoá VIII; Nghị quyết 90/CP; Nghị định 73/1999/NĐ-CP. Cùng với chỉ đạo thực hiện đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác XHHGD. Huyện đã chỉ đạo tốt hoạt động Hội đồng giáo dục. Đã duy trì tốt các hoạt động hội đồng giáo dục cấp huyện và ở tất cả các xã, thị trấn. Ngoài nhiệm vụ chỉ đạo thực hiện Nghị quyết đại hội giáo dục còn tập trung làm tốt công tác tư vấn cho HĐGD, Uỷ ban nhân dân trong công tác giáo dục, động viên toàn dân chăm lo đến sự nghiệp giáo dục. Chỉ đạo tập trung xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, nhà trường kết hợp chặt chẽ với công đoàn tổ chức tốt nhiều cuộc vận động phong trào có hiệu quả như:
  • 21. Cuộc vận động “Dân chủ - Kỷ cương- Tình thương-Trách nhiệm”, kết hợp với gia đình và Ban đại diện cha mẹ học sinh ký cam kết trách nhiệm ngăn chặn tệ nạn xã hội không xâm nhập vào nhà trường. Tổ chức tốt hoạt động khuyến học, hệ thống hội khuyến học các cấp được kiện toàn, các xã thị trấn đều có hội khuyến học. Hội khuyến học có nhiều hoạt động phong phú như: Tổ chức hội nghị phát thưởng, trao học bổng, xây dựng quỹ khuyến học, khuyến tài để khen thưởng hỗ trợ thầy cô giáo và học sinh có thành tích trong học tập và công tác, hỗ trợ học sinh thuộc diện chính sách, có hoàn cảnh khó khăn. Tổ chức tốt hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh, hiện nay các trường lớp đều có Ban đại diện cha mẹ học sinh, các Ban đại diện cha mẹ học sinh tổ chức sinh hoạt theo định kỳ ít nhất mỗi năm 2 lần, các kỳ họp đều có Nghị quyết hay nội dung xã hội hoá giáo dục. Tổ chức phối hợp hoạt động giữa HĐGD với Hội Khuyến học, Hội Cựu chiến binh, Cựu giáo chức, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và các ban, ngành, đoàn thể khác. sự phối hợp giữa các ban, ngành đoàn thể địa phương có hiệu quả cao trên cơ sở phân công nhiệm vụ cùng tham gia quá trình giáo dục học sinh. Các ngành Tư pháp, Công an triển khai chương trình giáo dục Pháp luật, an toàn giao thông, Luật phòng chống ma tuý, tổ chức hội thi an toàn giao thông, ký kết trách nhiệm ngăn chặn tệ nạn xã hội. Phòng văn hoá, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức các hoạt động Thể dục thể thao, tổ chức phong trào Xanh - Sạch - Đẹp, tham gia phối hợp tổ chức các sân chơi trí tuệ học đường, thi tiếng hát quyền trẻ em, thi tổng phụ trách giỏi, tổ chức hoạt động hè. Mặt trận tổ quốc, Phòng văn hoá, liên đoàn lao động huyện đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, “Ông, bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu thảo hiền” tạo môi trường giáo dục từ gia đình đến xã hội. Ngành giáo dục đã phát động phong trào thi đua rộng lớn trong toàn thể cán bộ giáo viên, công nhân viên. Đẩy mạnh phong trào thi đua “Hai tốt”. Nâng cao chất lượng giáo viên giỏi, học sinh giỏi, làm cơ sở nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. 2.3.2.2. Trường THPT thực hiện xã hội hoá giáo dục Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của Đảng và nhà nước, để thực hiện tốt XHHGD nói chung và XHHGD THPT nói riêng, các cấp uỷ Đảng, chính quyền huyện Cao Lãnh đã chỉ đạo thực hiện XHHGD THPT trên nhiều phương diện.
  • 22. Chỉ đạo tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức, tổ chức quản lý về mặt Nhà nước. Để thực hiện tốt công tác XHHGD THPT, việc vận động tuyên truyền nâng cao nhận thức có ý nghĩa hết sức lớn lao. Các cấp uỷ Đảng đã chỉ đạo các cấp, các ngành quán triệt và triển khai Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư của Ban chấp hành TW khóa VII, Hội nghị lần thứ hai của Ban chấp hành TW khóa VIII; Nghị quyết 90/NQ- CP ngày 21/ 8/1997 của Chính phủ, về xã hội hoá giáo dục, y tế và văn hoá, Nghị định số 73/1999/ NĐ - CP ngày 19/ 8/1999 của Chính phủ, về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao, Nghị quyết 05/2005/NQ – CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ, về đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục. Chuyển các cơ sở giáo dục công lập sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy biên chế tài chính, thực hiện hạch toán đầy đủ chi phí cân đối thu chi; thường xuyên nâng cao chất lượng giáo dục, đảm bảo quyền lợi và cơ hội tiếp cận bình đẳng cho người học. Ngành giáo dục luôn coi công tác tuyên truyền vận động nâng cao nhận thức là mấu chốt để thực hiện XHHGD THPT, do vậy đã thường xuyên chỉ đạo các trường trong việc tuyên truyền nâng cao nhận thức mỗi cán bộ giáo viên, qua nhà trường đến với địa phương và nhân dân về chủ trương, đường lối, các biện pháp xã hội hoá giáo dục. Trong công tác XHHGD THPT, nhà trường luôn giữ vai trò then chốt trong việc phối kết hợp các lực lượng xã hội cùng tham gia, vì vậy các cấp uỷ Đảng chính quyền huyện đã chỉ đạo các trường có vai trò chủ động trong công tác tham mưu, xây dựng kế hoạch, trực tiếp chỉ đạo kiểm tra, đánh giá công tác XHHGD. Thực tế nhà trường đã tham mưu các cấp uỷ Đảng, chính quyền xây dựng nhiều Đề án với nội dung XHHGD: Đề án phổ cập giáo dục THPT; Đề án “ Xây dựng cơ sở vật chất trường học từng bước xây dựng trường THPT chuẩn quốc gia”. Các trường có 100% cán bộ quản lý, giáo viên được bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, các trường đã quan tâm tới công tác dự giờ, hội thảo, vận dụng phương pháp giảng dạy từng bộ môn, từng bài, từng hoạt động của mỗi tiết dạy. Giáo viên đã coi trọng việc khai thác, tự làm và sử dụng các thiết bị dạy học có hiệu quả, học sinh được thực hành nhiều hơn, trên cơ sở đó giúp cho việc nắm kiến thức và khắc sâu kiến thức chủ động hơn. Thông qua việc kiểm tra, khảo sát, các truờng đã trú trọng chỉ đạo hoạt động chuyên môn, nâng cao chất lượng dạy và học. Các trường đã thực hiện
  • 23. đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh ở tất cả các bộ môn. Giáo viên đã quan tâm hơn đến các hoạt động của học sinh, tham gia khám phá và chiếm lĩnh tri thức, học sinh được cuốn hút vào các hoạt động thông qua các đồ dùng trực quan, thực hành trên lớp. Giáo viên quan tâm tới việc sử dụng, khai thác các thiết bị dạy học có sẵn và tự làm, tạo cho các giờ dạy thực sự sinh động, giờ học nhẹ nhàng hơn, tự nhiên hơn và có hiệu quả. Các trường chỉ đạo thực hiện kế hoạch phổ cập THPT và có nhiều biện pháp chỉ đạo để thực hiện tốt công tác phổ cập: đã tham mưu với Huyện uỷ và Uỷ ban nhân dân có thông tri chỉ thị cho các địa phương thực hiện công tác phổ cập THPT các trường đã thực hiện tốt việc huy động học sinh ra lớp đạt tỷ lệ cao, chất lượng học sinh được nâng lên rõ rệt. Nhân dân địa phương, các đoàn thể, các tổ chức xã hội có nhiều việc làm góp phần nâng cao công tác phổ cập, Có kế hoạch chỉ đạo và tổ chức giao ban, kiểm tra sát sao việc thực hiện của các đơn vị. Phát hiện những bài học tốt, cách làm hay của các đơn vị rút ra cách chỉ đạo để thực hiện có hiệu quả. Đội ngũ giáo viên thực hiện tốt các khâu như giảng dạy nâng cao chất lượng, điều tra, huy động, tham mưu tích cực với chính quyền địa phương. Tiếp tục mở lớp bổ túc THPT để huy động thanh thiếu niên ra học nâng cao tỷ lệ các tiêu chuẩn phổ cập. Các trường chỉ đạo các can bộ phổ cập làm tốt công tác chuẩn bị phổ cập bậc trung học, nghiên cứu các tiêu chuẩn phổ cập bậc trung học , nâng cao chỉ tiêu phổ cập THPT ở các xã, thị trấn, xây dựng Đề án phổ cập bậc trung học từ năm 2010- 2015. Các trường, luôn chú trọng nâng cao ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên nhằm tạo lòng tin, mối liên hệ chặt chẽ trong phối hợp với các ban ngành đoàn thể cùng tham gia XHHGD THPT. Trong thực tế nhà trường đã làm tốt công tác tuyên truyền đến các cấp uỷ Đảng chính quyền và toàn thể nhân dân trong triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước về XHHGD THPT. Tổ chức tốt các hoạt động của Hội đồng giáo dục, hội Khuyến học, hội cha mẹ học sinh và các Trung tâm học tập cộng đồng. Huyện chỉ đạo Đại hội giáo dục, trong nội dung phương hướng đã chỉ rõ: “Huy động toàn huyện đóng góp nhân lực, tài lực, vật chất đầu tư cho giáo dục, thu hút các lực lượng tham gia vào quá trình giáo dục cùng với nhà trường, Hội khuyến học tỉnh, huyện phối hợp với HĐGD, thực hiện các chương trình khuyến khích hỗ trợ phát triển sự nghiệp giáo dục. HĐGD phải làm tốt công tác tham mưu với các cấp uỷ Đảng, HĐND,
  • 24. UBND cùng cấp về công tác giáo dục, tổ chức động viên các tầng lớp nhân dân thực hiện tốt Nghị quyết của HĐGD" Thực hiện tốt hoạt động Ban đại diện cha mẹ học sinh trong XHHGD THPT. 100% các nhà trường đều có Ban đại diện hội cha mẹ học sinh. Ban đại diện cha mẹ học sinh cùng với các nhà trường làm tốt công tác tuyên truyền, vận động cha mẹ học sinh cùng cộng đồng trách nhiệm tạo mọi điều kiện tốt nhất để huy động con em đến trường, duy trì sĩ số, giáo dục đạo đức cho học sinh; đề cao trách nhiệm gia đình góp phần tích cực phối hợp với nhà trường, các đoàn thể xã hội cùng chăm lo, giáo dục toàn diện cho học sinh. 2.3.2.3. Tăng cường quan hệ với các lực lượng xã hội Hàng năm các cấp lãnh đạo đã chỉ đạo các cấp, các ngành trên địa bàn huyện với phương châm: Muốn giáo dục phát triển mạnh, muốn XHHGD THPT thành công thì nhất thiết phải có sự tham gia, phối hợp, công tác của các cơ quan đơn vị, liên quan. Tuy nhiên, mỗi ban, ngành đoàn thể và LLXH có vị trí chức năng, vai trò nhiệm vụ khác nhau, vì vậy trong quá trình thực hiện huyện đã chỉ đạo phân công, phân nhiệm vụ cụ thể, cùng bàn bạc thống nhất trong công tác XHHGD THPT, có kế hoạch liên ngành ngay từ đầu năm học. Trên cơ sở đó, hàng năm có thể đánh giá, rút kinh nghiệm và xác định phương hướng cho những năm tiếp theo. Đặc biệt là để phát huy sức mạnh tổng hợp thì sự chỉ đạo, phối hợp càng phải chặt chẽ, khoa học và phù hợp với thực tế. Chính vì vậy, đã chỉ đạo phân công cụ thể với ngành giáo dục phối hợp các ban, ngành, đoàn thể và các LLXH tham gia các hoạt động giáo dục, có trách nhiệm chỉ đạo các thành viên và hội viên của mình tuyên truyền vận động nhân dân tham gia tích cực vào xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, xây dựng gia đình văn hoá, huy động đóng góp nhân lực, tài lực, vật lực cho phát triển giáo dục... Phối hợp với Hội phụ nữ, Uỷ ban dân số - Gia đình và trẻ em, vận động chị em đưa con em mình tới trường, không nghỉ học, bỏ học giữa chừng. Làm tốt công tác nuôi con khoẻ dạy con ngoan, kết hợp chặt chẽ với các nhà trường để cùng giáo dục con em. Phối hợp với Hội cựu chiến binh với các hình thức tổ chức tuyên truyền, vận động đóng góp ủng hộ công sức, tiền của cho giáo dục ở địa phương; thường xuyên nhắc nhở các thành viên của mình tham gia thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục THPT, hội thực hiện khẩu hiệu: Không có thành viên nào của hội có con không ra lớp hoặc bỏ học.
  • 25. Phối hợp với ngành Y tế trong việc chăm sóc sức khoẻ kiểm tra sức khoẻ định kỳ, phòng chống các bệnh học đường cho học sinh, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt với các trường tổ chức ăn trưa cho học sinh có điều kiện khó khăn, nhà xa phải ở lại học buổi chiều. Phối hợp với Công an tổ chức ngoại khoá, tuyên truyền, giáo dục về Luật an toàn giao thông, an toàn lao động, phòng chống tai tệ nạn xã hội, giữ vững môi trường học đường thực sự trong sạch lành mạnh. Lên kế hoạch hoạt động, tổ chức tuyển chọn, huấn luyện các vận động viên năng khiếu phục vụ cho hội khoẻ Phù đổng cấp Huyện, cấp Tỉnh và hướng tới hội khoẻ Phù Đổng toàn quốc; tổ chức tốt các giải bóng đá, cầu lông, bóng bàn cho học sinh, giáo viên ngành giáo dục, phát thanh truyền hình tuyên truyền vận động nâng cao nhận thức của các ngành, đoàn thể xã hội, giao chỉ tiêu xây dựng con người văn hoá, gia đình văn hoá, đơn vị văn hoá. Xây dựng các chuyên mục về giáo dục, nêu các gương điển hình về XHHGD THPT. Phối hợp với Huyện Đoàn, Tỉnh Đoàn tổ chức tập huấn cho đội ngũ giáo viên làm Tổng phụ trách, Trợ lý thanh niên, tổ chức các hoạt động trong năm học và dịp hè. Cha mẹ học sinh tham gia thực hiện XHHGD THPT. Thực hiện tốt việc giáo dục con ở gia đình theo yêu cầu ở nhà trường, giáo viên; thường xuyên phản ánh tình hình con cái gia đình theo yêu cầu của nhà trường, giáo viên phụ trách. Trong quá trình tham gia của cha mẹ học sinh vào XHHGD THPT, một số nội dung thực hiện mức độ còn hạn chế đó là: Thường xuyên phối hợp với nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh; vận động các bậc phụ huynh và mọi người tham gia hoạt động giáo dục, một số nội dung rất quan trọng như phối hợp với nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, vận động mọi người tham gia hoạt động giáo dục thì mức độ thực hiện còn rất hạn chế. 2.4. Đánh giá chung 2.4.1. Những thành tựu và hạn chế trong công tác quản lý xã hội hóa giáo dục THPT 2.4.1.1. Những thành tựu của công tác xã hội hóa giáo dục THPT Trong nhiều năm qua giáo dục - đào tạo Đồng Tháp nói chung, huyện Cao Lãnh nói riêng phát triển mạnh mẽ và thu được kết quả rất đáng phấn khởi đặc biệt là nhữ ng năm gần đ ây m ạng l ư ớ i trường lớp ổn định và không ngừng phát
  • 26. triển đặc biệt là các trường THCS, THPT, loại hình học tập đa dạng công tác phổ cập đạt kết quả tốt, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Chất lượng giáo dục chuyển biến tích cực theo hướng ngày càng sát thực chất hơn. Về công tác Chống mù chữ - Phổ cập Giáo dục Tiểu học năm 1995; phổ cập THCS năm 2008; tiếp tục phổ cập THPT, căn bản đã đổi mới phương pháp dạy học, cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học được đầu tư mạnh để thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, CBQL và giáo viên thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. Công tác XHHGD được triển khai sâu rộng và đạt được hiệu quả. Công tác QLGD được đổi mới, bước đầu đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. Có thể nhận định một cách tổng quát là trong những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo đã phát triển nhanh và ổn định. 2.4.1.2. Những hạn chế, tồn tại của công tác xã hội hóa giáo dục THPThuyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp a) Tồn tại về mặt nhận thức Quan điểm XHHGD, xây dựng nư ớ c ta trở thành một ''xã hội học tập'' đã được đảng, Nhà nước ta xác định qua các chủ trương, chính sách, trở thành cuộc vận động lớn trong xã hội. Tuy nhiên, ở một số địa phương ở huyện Cao Lãnh chưa quán triệt đầy đủ và sâu sắc các Nghị quyết của Đảng, chủ trương chính sách của Nhà nư ớ c về vai trò của GD&ĐT đối với nhiệm vụ phát triển KT-XH của địa phương, đất nước. Bên cạnh đó công tác giáo dục lý luận chính trị, công tác tuyên truyền, vận động về XHHGD bằng các phương tiện thông tin đại chúng còn đơn điệu, nghèo nàn, thiếu tính sắc bén. Chưa đưa ra được giải pháp tổ chức phát huy sức mạnh tổng hợp của các LLXH, của nhân dân, gia đình trong việc thực hiện trách nhiệm xây dựng môi trường GD, quản lý, chăm sóc, xây dựng cơ sở vật chất, thu hút học sinh đến trường, khắc phục tư tưởng lệch lạc về việc tiếp thu kiến thức phổ thông và bỏ học để tham gia cuộc sống lao động trong khi bản thân còn thiếu tri thức cơ bản. Hội đồng GD cấp huyện, cấp xã chưa thực sự phát huy hết vai trò, trách nhiệm của mình, việc tư vấn cho cấp uỷ đảng, chính quyền còn hạn chế. Vai trò tham mưu của ngành GD&ĐT một số địa phương còn thiếu chủ động, thiếu chặt chẽ, chưa thực sự có sự phối kết hợp với các cấp, các ngành; một bộ phận cán bộ QLGD năng lực yếu làm ảnh hưởng đến hiệu quả, chất lượng GD&ĐT.
  • 27. Nhận thức của nhân dân về quyền lợi học tập, lợi ích do giáo dục đem lại được nâng lên, song nhận thức về nghĩa vụ, trách nhiệm, vai trò đối với GD chưa đồng đều, tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự bao cấp của nhà nước để phát triển GD, phó mặc chất lượng, đổ lỗi chất lượng GD thấp kém cho ngành GD ... còn khá nặng nề. Chính vì thế việc khai thác tiềm năng, huy động sự đóng góp về nhân lực, vật lực, tài lực trong nhân dân để xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học tại các cơ sở giáo dục phổ thông nói chung và GDTHPT nói riêng trên địa bàn huyện còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng đến sức mạnh toàn dân chăm lo cho GD và quá trình thực hiện chủ trương XHHGD THPT. b) Tồn tại về mặt tổ chức thực hiện Ngân sách dành cho GD&ĐT đã được tăng cường, song ngân sách của ngành GD&ĐT Đồng Tháp cho huyện Cao lãnh hiện nay chủ yếu dùng để chi trả tiền lương, các khoản phụ cấp... việc đầu tư xây dựng cơ bản, sửa chữa môi trường, cảnh quan sư phạm, các trang thiết bị... còn ít và thiếu đồng bộ, chắp vá... do đó chưa thể nhanh chóng làm thay đổi các điều kiện phát triển GDTHPT. Kinh tế chậm phát triển, chủ yếu sử dụng nguồn ngân sách hỗ trợ của trung ương, đời sống của nhân dân các dân tộc trong huyện tuy đã được cải thiện một phần do sự hỗ trợ, chăm lo của Đảng và Nhà nước, song nhìn chung vẫn còn quá nhiều khó khăn, nên khả năng huy động đóng góp của nhân dân để xây dựng cơ sở vật chất trường học còn hạn chế. Vì vậy thiếu sự cạnh tranh lành mạnh, ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng GDTHPT và chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân. Các gia đình học sinh trong độ tuổi mải lo kiếm sống, lại thấy con em mình có thể không đủ điều kiện kinh tế để học tập, khả năng học tập chưa cao để bước chân vào đại học nên còn có tư tưởng lệch lạc, nhận thức chưa đầy đủ, vì vậy mà việc dạy bảo các em còn thiếu sự quan tâm, vô hình chung đã làm cho trẻ có tư tưởng chán học. c) Tồn tại trong công tác quản lý, chăm sóc và giáo dục Do đời sống còn quá nhiều khó khăn, nhận thức chưa đầy đủ nên sự phối hợp giữa gia đình - nhà trường và xã hội trong việc GD học sinh THPT còn chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ, thậm chí nhiều nơi, nhiều chỗ trong huyện, gia đình và xã hội khoán trắng, phó mặc các em cho nhà trường. Chính vì vậy thông tin hai chiều giữa nhà trường và gia đình để nâng cao chất lượng GD học sinh còn nhiều hạn chế.
  • 28. Các Ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt chỉ là để thông báo các khoản đóng góp tối thiểu phải có, lộ trình mối quan hệ giữa nhà trường với gia đình, các tổ chức quần chúng trong xã hội chưa có quy chế phân định rõ chức năng, nhiệm vụ một cách cụ thể. d) Giáo viên các trường trung học phổ thông Đa số các thầy giáo, cô giáo các trường THPT đều là những người tâm huyết với nghề nghiệp, có năng lực, khả năng tư duy sáng tạo, tìm tòi các phương pháp, giải pháp phù hợp để dạy dỗ, giáo dục học sinh. Song công tác tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, sử dụng các phương pháp khoa học, phương tiện hiện đại trong quá trình giảng dạy vẫn còn rất nhiều hạn chế. Chương II luận văn đã khái quát những về những thành tựu đã đạt được trong sự nghiệp phát triển GD&ĐT nói chung và GDTHPT nói riêng của huyện Cao Lãnh đã đạt được trong công cuộc đổi mới, thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong thời kỳ CNH-HĐH hội nhập và phát triển. Đồng thời còn chỉ ra một số mặt còn hạn chế, tồn tại trong công tác XHHGD, quản lý XHHGD nhằm khắc phục kịp thời tình trạng học sinh bỏ học hiện nay và góp phần nâng cao chất lượng và trong những năm tiếp theo. Để phát huy những thành tựu đã đạt được, khắc phục kịp thời, có hiệu quả những hạn chế, tồn tại trong quá trình thực hiện XHHGD, quản lý XHHGD huyện Cao Lãnh, đòi hỏi phải có những giải pháp đồng bộ, thiết thực để đưa sự nghiệp GD&ĐT huyện phát triển bền vững theo xu thế giáo dục chung của tỉnh và của cả nước. Qua thời gian nghiên cứu, điều tra, thẩm định, tác giả xin đưa ra một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường THPT huyện Cao Lãnh,tỉnh Đồng Tháp, nhằm nâng cao chất lượng quản lý công tác XHHGD, khắc phục tình trạng học sinh bỏ học, nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay và những năm tiếp theo. Những nội dung này sẽ được trình bày ở chương III. 2.4.2. Nguyên nhân và bài học 2.4.2.1. Nguyên nhân Công tác tuyên truyền giáo dục nhận thức về XHHGD của các cấp Đảng, chính quyền cho cán bộ đảng viên và nhân dân chưa được quan tâm đúng mức. Tư tưởng thói quen bao cấp, trong cán bộ quản lý, giáo viên và trong quần chúng nhân dân còn
  • 29. nặng. Nhận thức của một bộ phận cán bộ đảng viên và quần chúng về công tác XHHGD còn lệch lạc, chưa đầy đủ, chưa sâu sắc. Vai trò tham mưu của ngành chủ quản thiếu chủ động, chưa thật sự là nồng cốt trong cuộc vận động XHHGD. Công tác quản lý nhà nước về XHHGD chưa thật sự quan tâm, có nơi còn buông lỏng. Cơ chế chính sách chưa rõ ràng, thiếu đồng bộ, còn gò bó, chưa phù hợp với thực tiển. Sự phân cấp quản lý giữa các cấp còn chồng chéo, thiếu thống nhất. Sự phối hợp giữa ngành Giáo dục – Đào tạo, giữa các trường THPT với các cơ quan, ban ngành hữu quan đôi khi chưa thường xuyên, đồng bộ. Việc huy động các LLXH tham gia làm giáo dục một số nơi còn chưa tổ chức có hiệu quả, ảnh hưởng đến công tác XHHGD. Vai trò của Hội đồng giáo dục các cấp ít nhiều còn mang tính hình thức, hoạt động chưa thường xuyên, chưa thực sự là “tổng chỉ huy” hoạt động XHHGD trên địa bàn huyện Cao Lãnh. 2.4.2.2. Bài học Để thực hiện tốt công tác XHHGD, các nhà trường đóng vai trò chủ đạo, chủ động phối hợp với các ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội khác; tích cực tham mưu với Đảng uỷ, chính quyền cùng với nhà trường tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ, nhân dân về yêu cầu của xã hội về chất lượng nguồn nhân lực trong giai đoạn hiện nay. Sự cần thiết của việc học tập nhằm tạo hành trang cho con em có đủ bản lĩnh để làm chủ bản thân, làm chủ xã hội, tự lập thân, lập nghiêp, trở thành những công dân hữu ích cho xã hội. Yêu cầu của công tác tuyên truyền là phải cụ thể, vận động mọi LLXH, mọi người dân tham gia, chăm lo đến việc học tập của học sinh kể cả ở trường cũng như tự học ở nhà. Tranh thủ sự hỗ trợ về thời gian, sự đóng góp vật chất của các LLXH tại địa phương như các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm...để hỗ trợ trực tiếp quần áo, sách vở, đồ dùng học tập và học bổng cho học sinh nghèo, học sinh khó khăn, giúp các em có điều kiện đến trường học tập và vươn lên học giỏi; tu sửa CSVC cho nhà trường. Vận động học sinh bỏ học ra lớp học tập trong năm học... Tiếp tục tuyên truyền và thực hiện Điều lệ Ban đại diện CMHS cũng như thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về XHHGD, theo tinh thần Nghị quyết 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 về XHHGD; Nghị định số 69/2008/NĐ-
  • 30. CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích XHH đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường. Các nhà trường quan tâm tìm hiểu kỹ qua giáo viên chủ nhiệm và bạn bè đồng nghiệp giới thiệu những phụ huynh có tâm huyết, nhiệt tình tích cực, có uy tín, có địa vị trong xã hội để cơ cấu bầu chọn vào Ban đại diện cha mẹ học sinh trường. Nhờ thế công tác XHHGD mới đạt hiệu quả cao. Trường luôn thực hiện tốt quy chế dân chủ, làm tốt việc công khai hóa trong hội đồng, không để xảy ra thắc mắc, nhất là về tài chánh và thi đua. Trước khi làm công việc gì cũng đưa ra tập thể bàn bạc để đi đến sự đồng thuận tránh trường hợp trống đánh xuôi kèn thổi ngược. Đặc biệt các trường luôn công khai hóa các khoản tiền phụ huynh đóng góp và sử dụng đúng mục đích đề ra. Từ đó tạo được niềm tin cho phụ huynh cũng như giáo viên và học sinh. Ban giám hiệu các nhà trường: THPT Cao Lãnh 1; THPT Cao Lãnh 2; THPT Thống Linh; THPT Kiến Văn; THCS – THPT Nguyễn Văn Khải luôn làm công tác tư tưởng trong hội đồng sư phạm phải thực hiện tốt các phong trào và kết hợp chặt chẽ với phụ huynh giáo dục học sinh để xứng đáng là trường “Tiên tiến”. Kết quả các phong trào giáo viên thực hiện được đều cộng điểm thi đua cuối năm, trong đó tính cả hoạt động của Chi Hội cha mẹ học sinh các lớp. Những kết quả về việc thực hiện XHHGD của nhà trường đang khiêm tốn, chưa đáp ứng đầy đủ được yêu cầu của giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Song, đó là thành quả rất đáng trân trọng vì là kết quả của sự nỗ lực vượt lên nhiều khó khăn của tập thể sư phạm nhà trường, sự chỉ đạo và giúp đỡ của ngành, các cấp ủy Đảng, chính quyền, toàn thể nhân dân và những người làm công tác giáo dục trên địa bàn huyện. Cũng phải nói rằng để công tác XHHGD phát triển hiệu quả hơn nữa, cần coi trọng nội dung và cách thức tuyên truyền, vận động làm cho các cấp ngành, người dân hiểu rõ vai trò của giáo dục là “Quốc sách hàng đầu” trong thời kỳ kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế; làm cho người dân hiểu, nắm vững quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước về giáo dục và XHHGD.
  • 31. 3.2. Một số giải pháp nâng cao quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường trung học phổ thông huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp 3.2.2. Nâng cao vai trò nòng cốt, chủ động sáng tạo của ngành giáo dục và đào tạo và các trường trung học phổ thông trong việc thực hiện xã hội hóa giáo dục Lãnh đạo ngành giáo dục cần tạo điều kiện cho hiệu trưởng các trường THPT phát huy vai trò, làm cho họ hiểu đúng đắn và toàn diện chủ trương công tác XHHGD, định hướng toàn bộ hoạt động của nhà trường và các LLXH vào mục tiêu này. Để đạt được điều đó, phải thông qua các quá trình giáo dục, chăm lo 5 yếu tố then chốt của giáo dục là: Mục tiêu, nội dung, phương pháp đào tạo, lực lượng đào tạo (thầy) và đối tượng đào tạo (trò), bên cạnh đó cần quan tâm đến 5 yếu tố bổ trợ cho quá trình giáo dục đó là: Hình thức tổ chức đào tạo, điều kiện đào tạo, quy chế đào tạo, bộ máy đào tạo và môi trường diễn ra các hoạt động đào tạo. Hiệu trưởng giỏi là người biết điều hành, quản lý sao cho những yếu tố trên vận hành đồng bộ, cân đối với nhau để đạt được hiệu quả cao. ở mỗi thời kỳ, thời điểm cụ thể, người lãnh đạo nhà trường phải biết tìm thấy vấn đề nào đáng quan tâm nhất, cần chỉ đạo sát sao nhất. Chỉ khi nào người hiệu trưởng có đủ cả phẩm chất đạo đức, năng lực và uy tín cao mới tập hợp được lực lượng, phát huy được sức mạnh của các tổ chức quần chúng, của LLXH. Công tác xây dựng XHHGD trong những năm qua cho chúng ta thấy rằng: Người hiệu trưởng nào linh hoạt, năng động, sáng tạo, có đầu óc tổ chức, biết phát hiện, huy động và tranh thủ sự ủng hộ của các ban, ngành sẽ khai thác được tiềm năng trong xã hội, sử dụng được đúng đắn năng lực của những đồng sự giúp việc và của người cộng tác thì ở đó nhà trường sẽ đạt được thành tích cao. Đồng thời người lãnh đạo, đội ngũ giáo viên trong các trường THPT phải là "nhân vật chính", là lực lượng chủ công. Những người thầy giáo, cô giáo phải làm tốt chức trách của mình. Việc này sẽ là nguồn khích lệ nhiệt tình của các LLXH. Từ đó, các giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm phải nhận thức sâu sắc về XHH công tác giáo dục. Càng đi vào những hoạt động ở cấp vi mô của nhà trường càng phải nhấn mạnh vai trò quyết định của thầy giáo - đó là hoạt động giảng dạy và giáo dục. Với đặc trưng công việc và vai trò cùa mình, người thầy giáo có thể vừa huy động, vừa tổ chức
  • 32. thực hiện sự phối hợp; cần luôn nhớ nhà trường và thầy giáo là một bên đối tác và là chủ thể trong quan hệ phối hợp với các LLXH. Nếu nghĩa vụ của bên đối tác là thầy giáo lại không hoàn thành thì không thể nói năng, đòi hỏi ai khác. Một khi thầy, cô giáo không hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, cụ thể là việc đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường, chưa hoàn thành trách nhiệm đối với CMHS và nhân dân thì khó lòng huy động được sự hỗ trợ của các LLXH. đòi hỏi người giáo viên phải năng động, sáng tạo, đảm đương về nhiều mặt: chất lượng giáo dục toàn diện, chất lượng đại trà, mũi nhọn, hoàn thành công tác phổ cập giáo dục, Chính vì vậy người thầy giáo phải là thành viên tích cực và gắng bó với nhà trường, học sinh, CMHS và nhân dân, để xây dựng và phát triển nhà trường. Để nhà trường phát huy hết vai trò nồng cốt của mình lãnh đạo Sở giáo dục và đào tạo cần phải tập trung đầu tư cho công tác xây dựng đội ngũ như bồi dưỡng chuyên môn, bồi dưỡng nghiệp vụ, chính trị, kiểm tra, thanh tra, động viên, đôn đốc, tuyên dương, khen thưởng hoặc xử lý kỷ luật nghiêm minh. Có như thế mới nâng cao ý thức tự chủ của họ. Một trong những cách làm để tập thể Hội đồng sư phạm thấy được trọng trách của mình là lãnh đạo ngành phải thực hiện đảm bảo trật tự, kỹ cương, tình thương, trách nhiệm, phải đảm bảo tính công bằng, dân chủ ở mọi nơi, mọi lúc để phát huy được vai trò chủ động sáng tạo của họ. Trong thực tế hiện nay, việc thực hiện nội dung công bằng dân chủ, trong các nhà trường THPT còn nhiều điều đáng nói, nhất là việc thực hiện chính sách, phân công, bổ nhiệm, tuyên dương, khen thưởng, lương, đãi ngộ chưa minh bạch, thiếu dân chủ, gây nhiều tai tiếng. Nếu để tình trạng cứ tiếp tục duy trì sẽ gây mất niềm tin cho đội ngũ, ảnh hưởng đến chất lượng công tác. Để đảm bảo hiệu quả giáo dục, lãnh đạo ngành cần phải kiên quyết chỉ đạo chống bệnh chạy theo thành tích, chạy theo hình thức bề ngoài, quan liêu, tiêu cực để trong quá trình công tác, người cán bộ quản lý, giáo viên cần có phương pháp công tác tốt, trung thực, gắn bó với cộng đồng, có quan hệ tốt với địa phương, có đạo đức phẩm chất tốt để học sinh, phụ huynh và quần chúng tin yêu. 3.2.3. Tăng cường huy động các lực lượng xã hội tham gia công tác xã hội hóa giáo dục trong trường trung học phổ thông
  • 33. Cơ quan quản lý nhà nước là HĐND và UBND thống nhất nội dung HĐGD, SGD& ĐT tham mưu về XHHGD. Tiến hành phân công cụ thể nhiệm vụ XHHGD cho các ban ngành, đoàn thể và các LLXH. Thực hiện giám sát, kiểm tra việc tổ chức thực hiện kế hoạch. Điều hành Sở giáo dục phối hợp với các cơ quan ban ngành, đoàn thể tham gia XHHGD. Phối hợp với Hội phụ nữ, Uỷ ban Dân số – Gia đình và trẻ em mở lớp tuyên truyền kiến thức kỹ năng làm cha mẹ, động viên con cái đi học đầy đủ, đi đầu trong xây dựng gia đình văn hoá, nuôi dưỡng giáo dục và chăm sóc tạo điều kiện cho con em học tập, rèn luyện tham gia các hoạt động nhà trường. Phối hợp với ngành y tế trong việc chăm sóc sức khoẻ, kiểm tra vệ sinh y tế học đường, kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho học sinh, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường. Phối hợp với công an tham gia nói chuyện tuyên truyền, giáo dục về Luật an toàn giao thông, phòng chống ma tuý các tai tệ nạn xã hội...; góp phần tạo môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn về an ninh trật tự, ngăn chặn các hành động xấu đến thanh thiếu niên. Phối hợp với ngành văn hoá - thông tin, phát thanh truyền hình xây dựng các chuyên mục về giáo dục THPT, nêu các gương điển hình về XHHGD THPT; tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân dân về XHHGD. Tổ chức các hoạt động vui chơi, hoạt động văn hoá, thể dục thể thao lành mạnh. Phối hợp Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giáo dục thanh thiếu niên; vận động Đoàn viên, thanh niên gương mẫu trong học tập, rèn luyện và tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục. Phối hợp hội cựu chiến binh, hội người cao tuổi truyền đạt kinh nghiệm trong công tác giáo dục thế hệ trẻ; giáo dục truyền thống, ý thức tổ chức kỷ luật, đạo đức lối sống, cùng cộng đồng xây dựng môi trường lành mạnh chống các tai tệ nạn xã hội, văn hoá độc hại, tập quán lạc hậu. Vận động các đơn vị kinh tế, các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, các doanh nghiệp, các nhà tài trợ.... tuỳ vào điều kiện cụ thể đóng góp xây dựng cơ sở vật chất trường, lớp trang thiết bị. Các phòng, ban, ngành thuộc cơ quan Nhà nước, tùy thuộc chức năng, nghiệp vụ chuyên môn của mình để tham gia vào việc tuyên truyền, giáo dục, giảng dạy cho
  • 34. học sinh về luật giao thông, trật tự an toàn xã hội, xây dựng môi trường giáo dục ở nhà trường THPT không có tệ nạn xã hội như nghiện hút, ma túy, cờ bạc. Một số các cơ quan khác như: Văn hóa thông tin, Đài truyền thanh, Thể dục thể thao, Y tế... mỗi cơ quan đều có thể tham gia một cách tích cực và phù hợp đóng góp vào công tác XHHGD nếu có kế hoạch và giải pháp cụ thể của trung tâm điều hành. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân như: Hội nông dân, Hội phụ nữ, Liên đoàn lao động, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh, Hội chữ thập đỏ, Hội liên hiệp thanh niên... là lực lượng quan trọng trong việc triển khai công tác XHHGD trong các trường THPT huyện Cao Lãnh trong nhiều năm qua. Luật giáo dục cũng đã nêu: "Mặt trận Tổ quốc có trách nhiệm phối hợp với ngành giáo dục thực hiện cuộc vận động xã hội hóa giáo dục: xây dựng môi trường lành mạnh, xây dựng gia đình văn hóa, huy động đóng góp nhân lực, tài lực, vật lực toàn xã hội để phát triển giáo dục". Các đơn vị kinh tế, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, các doanh nghiệp, các cá nhân nhà tài trợ... tùy thuộc vào khả năng và vị thế của mình đóng góp về trí tuệ, tinh thần như xây dựng đề án các loại hình giáo dục, các phương pháp hoạt động, đóng góp xây dựng CSVC trường lớp, trang thiết bị, đồ dùng dạy học, lập quỹ khen thưởng, hoặc tài trợ về kinh phí cho các hoạt động ngoại khóa, tham quan, học tập ngoài trường, giao lưu văn hóa, thể dục thể thao. Cơ sở, tổ chức giáo dục gồm các loại hình thức tổ chức trong các nhà trường và xã hội, các trung tâm giáo dục như: Trung tâm giáo thường xuyên, trung tâm kỹ thuật và hướng nghiệp, dạy nghề, trung tâm đào tạo tin học, ngoại ngữ, Hội đồng giáo dục, công đoàn trong các nhà trường, Ban đại diện cha mẹ học sinh, Hội khuyến học ở các địa phương. Các loại hình tổ chức giáo dục này là biểu hiện sự đa dạng hóa các loại hình giáo dục, là không gian và môi trường cho sự triển khai có hiệu quả công tác XHHGD. 3.2.5. Đẩy mạnh việc huy động các nguồn lực, tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục trong trường trung học phổ thông huyện Cao Lãnh Công tác XHHGD thực chất là huy động toàn xã hội tham gia cùng làm giáo dục. Song sự huy động này nếu "thả nổi" không có sự chỉ đạo xuyên suốt từ lãnh đạo cấp trên xuống thì sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên sẽ không đem lại kết quả mà có khi còn làm mất đi sự ổn định, cân bằng của quá trình quản lý. Bởi vậy, cần phải có những nguyên tắc khi tổ chức các hoạt động đó tuỳ theo mức độ khác nhau.
  • 35. Tính hiệu quả của việc thực hiện huy động các lực lượng xã hội vào công tác XHHGD THPT là phải xuất phát từ mục tiêu của giáo dục đào tạo, của việc nâng cao chất lượng dạy và học của cấp học này. Vì vậy các phong trào hoạt động của công tác XHH phải đem lại kết quả thiết thực, tránh phô trương hình thức. Tính pháp lý được đặt trong yêu cầu của sự quản lý. Không thể tùy tiện, ngẫu hứng trong việc huy động và tổ chức các nguồn lực cho công tác XHHGD THPT. Tính pháp lý càng chặt chẽ bao nhiêu thì hiệu lực của việc quản lý càng được bảo đảm và khả thi bấy nhiêu. Vì vậy, muốn huy động được nhiều lực lượng xã hội tham gia cùng với ngành giáo dục góp công, góp của, trí tuệ để xây dựng trường THPT, lãnh đạo Sở giáo dục phải có giải pháp và kế hoạch cụ thể trong công tác tham mưu với lãnh đạo tỉnh tiến hành các cuộc vận động triệt để, sâu rộng trong mọi tầng lớp xã hội về chủ trương XHHGD để xây dựng trường THPT. Trên cở sở đó mới chỉ đạo các trường THPT thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục tại địa phương mình được. Xây dựng tổ chức nhân sự trong việc huy động các lực lượng xã hội tham gia vào công tác XHHGD cần năng động uyển chuyển và hợp lý. Các điều kiện vật chất, tài chính, phương tiện và quan trọng nhất là yếu tố con người. Phải có sự nhất trí về nhận thức, về đường lối chủ trương vì đó là cơ sở của sự đoàn kết và phối hợp giữa các lực lượng trong công tác XHHGD. Lãnh đạo ngành giáo dục tỉnh cần chỉ đạo đội ngũ cán bộ quản lý phải làm tư vấn đắc lực cho Hội đồng giáo dục cơ sở, từ đó có chương trình và quyết sách hợp lý để tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục, tránh hiện tượng phối hợp không nhịp nhàng, không thường xuyên sẽ không đem lại kết quả, có khi còn làm mất đi sự ổn định cân bằng của bộ máy, không đạt được hiệu quả giáo dục như mong muốn. Để khắc phục hiện tượng này, Sở GD&ĐT cần có biện pháp chỉ đạo, theo dõi, quan tâm giúp đỡ các trường THPT, tạo mọi điều kiện để họ phát huy hết khả năng của mình trong công tác huy động sức mạnh tổng hợp của các LLXH tham gia vào công tác XHHGD. Huy động nguồn lực từ các cá nhân hảo tâm: cá nhân vốn là những thành viên của một tổ chức kinh tế, xã hội, đoàn thể nào đó. Họ tham gia XHH công tác giáo dục với tư cách là những cá nhân riêng biệt. Mỗi người trong số họ có những khả năng điều kiện, vị thế và sự đóng góp riêng dưới nhiều hình thức. Có thể đóng góp vật chất, tài
  • 36. chính để xây dựng cơ sở trường lớp, bàn ghế, thiết bị dạy học cho nhà trường. Có thể cấp học bổng hoặc đóng góp vào quỹ khuyến học, tổ chức các hoạt động giáo dục từ thiện. Cá nhân có thể tham mưu về chương trình, kế hoạch giáo dục ở địa phương, có phương thức xử lý đúng trước các tình huống và đối tượng giáo dục cụ thể. Các cá nhân cũng có thể tham gia là thành viên trong các tổ chức: Ban thường trực Ban đại diện cha mẹ học sinh, Ban chấp hành Hội khuyến học. Huy động nguồn lực từ địa phương sở tại, các ban ngành cơ quan, đơn vị: các tổ chức này có thể đóng góp cho giáo dục những nguồn lực về nhiều mặt: chăm lo CSVC đất đai, khuôn viên trường lớp cho nhà trường, có thể trang bị cho nhà trường cơ sở thực tập lao động, sản xuất cho học sinh. Cơ quan có thể cung cấp cán bộ kỹ thuật tham gia cùng với nhà trường giáo dục - đào tạo học sinh về kỹ thuật, kỹ năng lao động, về phẩm cách người lao động. Các đơn vị có thể tạo điều kiện, phương tiện cho học sinh tham gia, kiến tập, thực hành, thực tập sản xuất ở các cơ sở. Ngoài ra, các tổ chức, ban ngành có thể tham gia cung cấp thông tin, tư liệu, kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh dịch vụ. Các tổ chức đơn vị có thể đóng góp tài chính ủng hộ cho các hoạt động giáo dục của nhà trường.Từ đó, khơi dậy ý thức trách nhiệm, lòng hảo tâm để các thành viên, các đơn vị đóng góp tài chính cho các nhà trường. Thực tế cho thấy, với các hoạt động thể dục thể thao đã có nhiều doanh nghiệp, cơ quan và cá nhân tài trợ. Song với các hoạt động giáo dục, việc tài trợ này còn rất hiếm. Sở giáo dục Đồng Tháp cần chỉ đạo đội ngũ cán bộ quản lý các trường THPT trong tỉnh mở rộng các mối quan hệ, thu hút được các đơn vị và cá nhân tài trợ cho các hoạt động giáo dục của nhà trường và của học sinh. Hội Khuyến học huyện đã xây dựng phong trào gây quỹ ở các xã, để chăm lo cho việc học tập của con em, đặc biệt là những học sinh nghèo học giỏi cũng như gây quỹ giúp đỡ những trẻ em có hoàn cảnh quá khó khăn không có điều kiện mua sắm quần áo, dụng cụ học tập. Nhờ sự đóng góp này, số trẻ em bỏ học giữa chừng giảm bớt. Những người lâu nay thường gắn bó nhất với các nhà trường THPT đó là Ban đại diện cha mẹ học sinh. Có những bậc phụ huynh khi con đã ra truờng đi học nơi khác nhưng bản thân họ vẫn tự nguyện cùng với trường làm việc không ngại khó khăn. Thực ra trong xã hội vẫn còn nhiều người mong muốn hỗ trợ cho sự nghiệp giáo dục địa phương nhưng việc tuyên truyền, vận động của ngành chưa được thường xuyên, sâu rộng và lan tỏa đều khắp.
  • 37. Gia đình và dòng họ là lực lượng có vai trò rất quan trọng cho việc triển khai công tác XHHGD. Gia đình có vai trò rất quan trọng, vị trí đặc biệt trong nuôi dưỡng và giáo dục con cái, hình thành nhân cách, phát triển trí tuệ, thể chất, đạo đức, nghề cho con em. Trong công tác XHHGD ở huyện Cao Lãnh, các gia đình và dòng họ đã đóng góp rất tích cực vào việc động viên giáo dục con, cháu học giỏi, chăm ngoan, phát triển tinh thần và thể chất; quan hệ ứng xử; giao tiếp văn hóa. Việc gia đình, dòng tộc phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong các hoạt động giáo dục ở trường lớp, ở gia đình thể hiện trên các phương tiện cá nhân và tập thể, Ban đại diện cha mẹ học sinh, hội khuyến học đã góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, thúc đẩy các phong trào thi đua học tập và rèn luyện của học sinh ở các trường THPT hiện nay. Vì vậy, muốn thực hiện tốt công tác đầu tư CSVC để xây dựng trường. Các nhà trường cần tận dụng tối đa các cơ hội để vận động mọi tầng lớp nhân dân, mọi tổ chức xã hội, các nhà doanh nghiệp, các nhà tài trợ, thu hút được nhiều nguồn lực cùng tham gia hỗ trợ kinh phí để xây dựng nhà trường.