SlideShare a Scribd company logo
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Đề tài: QUYỀN THỪA KẾ GIỮA CON NUÔI VÀ
CÁC THÀNH VIÊN KHÁC TRONG GIA ĐÌNH
CHA MẸ NUÔI
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
2
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước thì việc hoàn thiện các quy định
về BLDS mang yếu tố then chốt bởi lẽ đây chính là hành lang pháp lý điều chỉnh các
quan hệ xã hội trong mỗi một quốc gia. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, thì công tác xây
dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đã có những tiến bộ quan trọng. Tuy nhiên,
nhìn chung hệ thống pháp luật nước ta vẫn chưa đồng bộ, thiếu thống nhất, tính khả thi
thấp, chậm đi vào cuộc sống. Để khắc phục tình trạng trên, đáp ứng các yêu cầu,
nhiệm vụ của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Bộ Chính trị đã ban
hành Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 về chiến lược xây dựng và hoàn thiện
hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 đã chỉ ra rằng:
…Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về dân sự, kinh tế, trọng tâm là hoàn thiện thể chế
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong vấn đề hoàn thiện văn bản pháp
luật dân sự nói chung thì cần hoàn thiện nhiều vấn đề trong đó vấn đề liên quan đến
thừa kế và thừa kế theo pháp luật là điều cần thiết ở nước ta hiện nay.
Có thể nói rằng vấn đề về thừa kế và thừa kế theo pháp luật là vấn đề mang tính
kinh tế, mang tính xã hội truyền thống nhưng cũng rất phức tạp về mặt pháp lý. Trong
đó, đối với các quy định có liên quan đến thừa kế theo pháp luật là yếu tố quan trọng
hàng đầu trong việc làm phát sinh và thực hiện quan hệ dân sự về thừa kế theo quy
định của pháp luật Việt Nam hiện hành. Đối với vấn đề này đã được thể hiện trong
nhiều văn bản pháp luật ở nước ta và có sự điều chỉnh từ những bộ luật thành văn từ xa
xưa nhất. Việc điều chỉnh về vấn đề về thừa kế theo pháp luật để mục đích cuối cùng
là giải quyết vấn đề về tranh chấp thừa kế ở nước ta trong giai đoạn hiện nay là điều
mà các cơ quan nhà nước hướng đến. Đích cuối của quả trình giải quyết tranh chấp
chính là xác định đúng khối tài sản thừa kế và phân chia thừa kế theo pháp luật theo
đúng kỷ phần mà người thừa kế có quyền được hưởng, việc xác định đúng thừa kế
theo pháp luật có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giải quyết các án kiện về thừa kế.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
3
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, những vấn đề liên quan đến thừa kế theo pháp
luật- yếu tố quan trọng hàng đầu đối với việc giải quyết các án kiện về thừa kế còn
nhiều nan giải cả về mặt lý luận và trong thực tiễn áp dụng. Trong bối cảnh hội nhập
thì yêu cầu xây dụng Nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay thì vấn đề tài sản thuộc
quyền sở hữu của cá nhân ngày càng trở nên phức tạp và đa dạng. Vì vậy, vấn đề thừa
kế theo pháp luật và xác định thừa kế theo pháp luật cũng đặt ra nhiều hơn những vấn
đề lý luận và thực tiễn cần giải quyết. Hiện nay, với những điều chỉnh của BLDS năm
2015 ở nước ta thì các văn bản có liên quan như Luật Đất đai, Luật Nhà ở và các văn
bản hướng dẫn thi hành đã quy định nhiều điều khoản về thừa kế theo pháp luật đảm
bảo cho quyền và lợi ích hợp pháp của các đối tượng trong mối quan hệ về thừa kế nói
chung cũng như các vấn đề về tài sản nói riêng. Từ đó, góp phần làm ổn định đời sống
trong xã hội và phát triển các mối quan hệ ở nước ta hiện nay. Đồng thời, giải quyết
vấn đề có liên quan đến thừa kế theo pháp luật là một hoạt động rất nhạy cảm vì nó
liên quan đến đối tượng là con người và tài sản trên phương diện pháp lý, lý luận và
thực tiễn. Do vậy, hoạt động này luôn được sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước nhất là
khi yêu cầu về hoàn thiện pháp luật về dân sự nói chung đáp ứng với hoạt động xây
dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay. Trong thực tế, hằng năm tại các cơ
quan tiến hành tố tụng đã giải quyết rất nhiều vụ án về tranh chấp thừa kế theo pháp
luật. Việc kiện toàn các quy định có liên quan đến thừa kế theo pháp luật nhằm đảm
bảo cho hoạt động tranh chấp trong thực tiễn và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ nói
chung. Vì vậy, nghiên cứu về đề tài “Thừa kế theo pháp luật ở Việt Nam hiện nay” là
rất cần thiết và cấp bách góp phần phát hiện những hạn chế của pháp luật về thừa kế
theo pháp luật và những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực thi ở nước ta, từ đó
hoàn thiện hệ thống pháp luật về thừa kế theo pháp luật nói riêng và hệ thống pháp luật
dân sự nói chung đồng thời nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về thừa kế theo pháp
luật ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
* Những câu hỏi đặt ra cần phải trả lời khi nghiên cứu
- Vấn đề thừa kế theo pháp luật trong thời gian qua như thế nào?
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
4
- Những kết quả đạt được và chưa đạt được trong quá trình thực hiện quy định về
thừa kế theo pháp luật?
- Những nguyên nhân và hạn chế trong quá trình áp dụng quy định về thừa kế
theo pháp luật là gì?
- Các yếu tố nào thực sự ảnh hưởng đến hoạt động áp dụng pháp luật về thừa kế
theo pháp luật ở nước ta hiện nay?
- Những các tố tác động đến hiệu quả áp dụng pháp luật thừa kế theo pháp luật ở
nước ta hiện nay?
- Những giải pháp nào góp phần giúp quy định về thừa kế theo pháp luật được áp
dụng có hiệu quả hơn?
* Các giả thiết nghiên cứu.
- Thừa kế theo pháp luật được áp dụng đạt kết quả cao, song trong quá trình
phát sinh nhiều khó khăn, vướng mắc liên quan đến vấn đề lý luận và thực tiễn. Do đó
cần thiết phải hoàn thiện quy định của BLDS năm 2015, văn bản hướng dẫn thi hành
và một số văn bản có liên quan như Luật Đất đai, Luật nhà ở…Nguyên nhân là sự
tương thích của các văn bản này có nhiều quy định gây chồng chéo, mâu thuẫn với
nhau từ đó ảnh hưởng đến quá trình áp dụng trong thực tế.
- Thừa kế theo pháp luật chịu sự tác động của yếu tố kinh tế, pháp luật, văn hóa
– xã hội, năng lực của cán bộ công chức…các yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp, gián
tiếp đến quá trình áp dụng trong thực tế ở Việt Nam hiện nay.
- Quá trình áp dụng quy định về TKTPK đã đạt được những kết quả trên
phương diện lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên, với những quy định của BLDS năm 2015,
các luật chuyên ngành trong quá trình áp dụng nảy sinh những khó khăn, vướng mắc
nên cần thiết phải có định hướng hoàn thiện.
2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu của đề tài:
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
5
- Mục tiêu tổng quát:Thông qua việc lựa chọn đề tài: Thừa kế theo pháp luật ở
Việt Nam hiện nay làm luận văn thạc sỹ, tác giả tiến hành nghiên cứu các quy định
hiện hành liên quan trong hoạt động thừa kế theo pháp luật ở nước ta hiện nay. Đồng
thời, đánh giá tình hình thực hiện trong hoạt động áp dụng quy định về thừa kế theo
pháp luật ở Việt Nam hiện nay. Từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện và biện pháp
nhằm tăng cường áp dụng quy định về TKTPL đáp ứng với yêu cầu và nhiệm vụ trong
tình hình mới.
- Mục tiêu cụ thể: Trên cơ sở đưa ra mục tiêu nghiên cứu tổng quát, tác giả tập
trung đi sâu nghiên cứu các vấn đề cụ thể sau:
+ Một là, hệ thống hóa cơ sở lý luận về thừa kế theo pháp luật.
+ Hai là, phân tích thực trạng áp dụng quy định về TKTPL bao gồm những vấn
đề như sau: Kết quả hoàn thiện quy định về TKTPL; Thực trạng áp dụng quy định về
TKTPL; Đánh giá những kết quả đạt được cũng như những hạn chế còn tồn tại trong
hoạt động áp dụng quy định về TKTPL ở nước ta hiện nay.
+ Ba là, đề xuất một số giải pháp về hoàn thiện pháp luật cũng như áp dụng quy
định về TKTPL nhằm đảm bảo việc thực hiện đạt hiệu quả cao
2.2. Nội dung nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu quy định về TKTPL của BLDS năm 2015 và các văn bản
hướng dẫn thi hành. Quá trình áp dụng các quy định này trong thực tế ở nước ta hiện
nay.
2.3. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp luận
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước về thừa kế theo pháp luật để phân tích, lý giải các vấn đề.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
6
* Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: tác giả sử dụng phương
pháp này để nghiên cứu các văn bản pháp luật có liên quan
đến vai trò thừa kế theo pháp luật thông qua quy định của
BLDS và các văn bản hướng dẫn thi hành; các đề tài khoa học,
chương trình, dự án, các bài báo đăng trên các tạp chí khoa
học chuyên ngành.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: tác giả sử dụng
phương pháp này để nêu lên cơ sở lý thuyết về vai trò thừa kế
theo pháp luật thông qua các mặt công tác của các cơ quan
tiến hành tố tụng và đánh giá, khái quát thành những quan
điểm, luận điểm làm nền tảng lý luận cho luận văn.
- Phương pháp thống kê: tác giả sử dụng phương pháp này
chủ yếu ở chương 2 của luận văn, các số liệu thu thập, điều tra
được tổng hợp, phân tích làm cơ sở đánh giá thực trạng qua đó
đánh giá về thành tựu, hạn chế để đưa ra những giải pháp giải
quyết vấn đề một cách cụ thể.
3. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
7
Liên quan đến nội dung Thừa kế theo pháp luật và các vấn đề có liên quan đến
thừa kế thì đã có nhiều đề tài khoa học, luận văn, bài viết trên tạp chí đã đề cập một
cách trực tiếp hoặc lồng ghép vào những nội dung liên quan có thể kể đến:
- Phùng Trung Tập: “Thừa kế theo pháp luật của công dân Việt Nam từ năm
1945 đến nay”. Luận án nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của thừa kế theo
pháp luật ở Việt Nam từ năm 1945 đến nay. Nội dung chủ yếu của luận án làm rõ các
điều kiện chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội ảnh hưởng đến việc điều chỉnh pháp luật về
diện và hàng thừa kế trong pháp luật dân sự Việt Nam.
- Trần Thị Huệ: “Di sản thừa kế theo pháp luật Việt Nam- những vấn đề lý luận
và thực tiễn”. Luận án tập trung nghiên cứu về những vấn đề như: cơ sở lý luận về di
sản thừa kế, quy định của pháp luật dân sự Việt Nam về di sản thừa kế, thanh toán và
phân chia di sản thừa kế, thực tiễn áp dụng trong việc xác định, thanh toán, phân chia
di sản thừa kế và kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về di sản thừa kế.
+ Luận văn cao học:
- Nguyễn Thị Vĩnh: “Thừa kế theo pháp luật trong BLDS Việt Nam”. Nội dung
chủ yếu gồm các vấn đề sau: khái niệm thừa kế theo pháp luật, diện và hàng thừa kế,
thừa kế thế vị, các trường hợp thừa kế theo phápluật.
- Nguyễn Thị Hồng Bắc: “Một số vấn đề thừa kế theo pháp luật trong BLDS Việt
Nam”. Đề tài nghiên cứu có tính sơ lược về lịch sử của thừa kế theo pháp luật ở Việt
Nam, một số nguyên tắc chủ yếu của thừa kế, các trường hợp thừa kế theo pháp luật,
căn cứ phân chia hàng thừa kế.
- Nguyễn Hương Giang: Thừa kế - một số vấn đề lý luận và thực tiễn (2014,
Luận văn thạc sĩ);
- Nguyễn Minh Tuấn, Cơ sở lý luận và thực tiễn của những quy định chung về
thừa kế trong Bộ luật Dân sự (Luận văn tiến sĩ luật học);
- Hồ Thị Vân Anh, Thừa kế theo pháp luật trong thời Hoàng Việt Luật lệ thời
Nguyễn ở Việt Nam (2009, Luận văn thạc sỹ luật học) và có rất nhiều luận văn thạc
sỹ, tiến sĩ nghiên cứu về vấn đề này.
+ Các công trình nghiên cứu khác:
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
8
- Viện Khoa học Pháp lý: “Bình luận khoa học một số vấn đề cơ bản của BLDS”.
Các tập bình luận phân tích nội dung cơ bản của các qui đinh trong BLDS năm 1995
nói chung và các qui định về thừa kế nói riêng.
- Trường Đại học Luật Hà Nội, số tạp chí chuyên đề về BLDS (1996). Trong đó
có bài viết về những điểm mới của di sản dùng vào việc thờ cúng trong BLDS so với
Pháp lệnh Thừa kế 1990.
- Tòa án Nhân dân Tối cao: “Những vấn đề lý luận và thực tiễn nhằm nâng cao
hiệu quả công tác giải quyết các tranh chấp thừa kế tại Tòa án nhân dân”. Đây là công
trình cấp bộ nghiên cứu về thừa kế, nội dung chủ yếu của đề tài là các vấn đề thực tiễn
xét xử của Toà án trong việc giải quyết tranh chấp về thừa kế.
- Nguyễn Ngọc Điện: “Một số suy nghĩ về thừa kế trong BLDS”.Tác giả so sánh
pháp luật về thừa kế của Việt Nam qua các thời kỳ phát triển và so với chế định thừa
kế trong Bộ luật Dân sự
Bên cạnh đó thì có rất nhiều bài nghiên cứu nghiên cứu vấn đề này, trong đó các
công trình này ít nhiều đều đề cập đến vấn đề về thừa kế theo pháp luật. Song các công
trình nghiên cứu trực tiếp có liên quan đến Thừa kế theo pháp luật còn khá khiêm tốn.
Quá trình thực tiễn của quá trình áp dụng pháp luật về Thừa kế theo pháp luật ở nước
ta còn gặp nhiều khó khăn, bất cập, còn có những khoảng cách giữa lý luận và thực
tiễn, giữa văn bản và thực tế.
4. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Ví dụ:
Bảng 1. Tiến độ thực hiện đề tài
Tháng
(năm 2019 &2020)
Dự kiến nội dung
thực hiện
1
2/2019
1
2
020
2
2
020
3
2
020
4
2
020
5
2
020
6
2
020
7
2
020
8
2
020
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
9
Thực hiện đề cương luận
văn
Duyệt đề cương và bảo vệ
đề cương
Hoàn thành và sửa chương 1
Hoàn thành và sửa chương 2
Hoàn thành và sửa chương
1+2
Hoàn thiện luận văn chương
3
Hoàn thành Luận văn và
chuẩn bị bảo vệ
Hoàn thiện luận văn
5. BỐ CỤC DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN
Dự kiến luận văn có ba chương
- Chương 1: Cơ sở lý luận về thừa kế theo pháp luật
- Chương 2: Quy định của pháp luật Việt Nam về Thừa kế theo pháp luật
- Chương 3: Thực tiễn áp dụng pháp luật về thừa kế theo pháp luật và kiến nghị
hoàn thiện
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
10
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
11
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUYỀN THỪA KẾ CỦA CHÁU
NUÔI VỚI ÔNG BÀ NUÔI
1.1 Một số khái niệm chung về con nuôi
1.1.1 Con nuôi
Theo từ điển tiếng Việt con nuôi là con do người khác đẻ ra, xin về nuôi
và được sự xác nhận của pháp luật. Như vậy theo định nghĩa trên con nuôi là
người được người khác nhận nuôi và việc nhận nuôi này phải được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền chứng nhận. Nói cách khác việc nhận nuôi phải được đăng
ký, có sự xác nhận của pháp luật theo một trình tự thủ tục được quy định sẵn.
Khoản 1 Điều 3 Luật nuôi con nuôi giải thích: “Nuôi con nuôi là việc xác
lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm
con nuôi”. Khoản 3 điều 3 Luật nuôi con nuôi giải thích con nuôi là người được
nhận làm con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền đăng ký.
1.1.2.Một số dạng nuôi con nuôi trong thực tế xã hội Việt Nam
Trong đời sống xã hội Việt Nam, việc nhận nuôi con nuôi đã tồn tại từ
lâu, với nhiều lý do và mục đích khác nhau, nhưng lý do cơ bản, phổ biến nhất là
vì lòng từ tâm, lòng thương người, muốn cưu mang, giúp đỡ những người rơi
vào hoàn cảnh khó khăn. Với quan niệm như vậy, việc nhận con nuôi, nhận cha
mẹ nuôi đã được thực hiện khá rộng rãi trong đời sống nhân dân.
Với ý nghĩa là một quyền tự do dân sự của cá nhân, việc xác lập quan hệ
nuôi con nuôi có thể được thực hiện theo những cách thức khác nhau, tuỳ theo
sự lựa chọn của cá nhân trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định. Tuy nhiên
có thể thấy, có hai cách thức xác lập quan hệ nuôi con nuôi trong thực tế. Đó là
xác lập quan hệ nuôi con nuôi về mặt xã hội và xác lập về mặt pháp lý.
Việc nhận nuôi con nuôi có thể được xác lập về mặt pháp lý, thông qua sự
kiện đăng ký việc nuôi con nuôi tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đối với
những trường hợp có đăng ký, giữa người nhận nuôi và con nuôi phát sinh quan
hệ cha mẹ và con trước pháp luật. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con giữa
người nhận nuôi và con nuôi được nhà nước công nhận và bảo vệ. Vấn đề này
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
12
không nằm trong khuôn khổ phân tích của bài viết này. Trong phạm vi của bài
viết này, chỉ xin bàn đến những dạng xác lập quan hệ cha mẹ nuôi và con nuôi
trong thực tế mà không đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trong thực tế đời sống tồn tại khá nhiều các trường hợp nhận con nuôi
nhưng không đăng ký việc nuôi con nuôi tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Đây là những trường hợp xác lập quan hệ nuôi con nuôi về mặt xã hội. Tuy
nhiên không phải tất cả các trường hợp nhận nuôi con nuôi không có sự công
nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đều là nuôi con nuôi thực tế. Qua
nghiên cứu cho thấy, trong thực tế đời sống xã hội Việt Nam, quan hệ nuôi con
nuôi đã từng tồn tại một số dạng cơ bản sau:
- Nuôi con nuôi theo phong tục tập quán.
- Nuôi con nuôi để khuếch trương quyền thế của gia đình.
- Nuôi con nuôi để lấy phúc.
- Nuôi con nuôi trên danh nghĩa.
- Nuôi con nuôi thực tế.
1.1.3.Quan hệ nuôi con nuôi thực tế:
- Con nuôi thực tế: Nuôi con nuôi thực tế là hình thức nuôi con nuôi làm
hình thành quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi và người được nhận
làm con nuôi. Việc nhận nuôi thoả mãn đầy đủ các điều kiện của việc nuôi con
nuôi, không trái với mục đích của việc nuôi con nuôi và đạo đức xã hội. Người
con nuôi cùng sống trong gia đình cha mẹ nuôi. Giữa người nhận nuôi và người
được nhận nuôi có mong muốn thiết lập quan hệ cha mẹ và con, đối xử với nhau
trong tình cảm cha mẹ và con, đồng thời thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ
của cha mẹ và con đối với nhau để xây dựng một gia đình thật sự. Quan hệ cha
mẹ và con giữa hai bên đã được xác lập trong thực tế, được họ hàng và mọi
người xung quanh công nhận. Việc nhận nuôi con nuôi có thể được thực hiện
bằng lời nói hoặc văn bản thoả thuận giữa hai bên gia đình, nhưng không đăng
ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Quan hệ nuôi con nuôi thực tế phải có đầy đủ các dấu hiệu sau:
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
13
- Về ý chí của các bên: Giữa người nhận nuôi và con nuôi có mong muốn
thiết lập quan hệ cha mẹ và con, đã thật sự coi nhau như cha mẹ và con, đối xử
với nhau trong tình cảm cha mẹ và con.
- Về chủ thể: người nhận nuôi và con nuôi đáp ứng đầy đủ các điều kiện
theo quy định của pháp luật, như điều kiện về tuổi, tư cách đạo đức, điều kiện
chăm sóc, nuôi dưỡng…
- Về khách quan: các bên đã cùng chung sống với nhau, gắn bó, cư xử với
nhau trong tình cảm cha mẹ và con, thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của
cha mẹ và con đối với nhau. Quan hệ giữa cha mẹ và con giữa hai bên được họ
hàng và mọi người xung quanh thừa nhận. Việc nuôi con nuôi là đúng mục đích,
không trái pháp luật và đạo đức xã hội.
Như vậy, chỉ khi một quan hệ nuôi con nuôi có đầy đủ các dấu hiệu trên
thì mới được coi là nuôi con nuôi thực tế. Trước đây, trong thực tế giải quyết các
tranh chấp về nuôi con nuôi, đặc biệt là những tranh chấp liên quan đến quyền
thừa kế, tòa án cũng dựa vào những dấu hiệu trên để xem xét có hay không có
quan hệ nuôi con nuôi thực tế. Khi được công nhận là quan hệ nuôi con nuôi
thực tế thì giữa người nhận nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ
pháp lý của quan hệ cha mẹ và con.
Trong các dạng quan hệ nuôi con nuôi đã tồn tại trong thực tiễn đời sống
có quan hệ được coi là nuôi con nuôi thực tế, còn những quan hệ không có đủ
các dấu hiệu trên thì không được công nhận là nuôi con nuôi thực tế. Để có cơ
sở nhận biết quan hệ nuôi con nuôi thực tế cần xem xét bản chất của quan hệ
này.
1.2.Bản chất của quan hệ nuôi con nuôi thực tế:
Có thể nói, bản chất của quan hệ nuôi con nuôi thực tế là đã hình thành và
tồn tại quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi và người được nhận nuôi
trong thực tế cuộc sống. Quan hệ cha mẹ và con được xác lập phù hợp với mong
muốn, tình cảm của các bên và được thể hiện rõ ràng, công khai trong cuộc
sống, nhưng chưa được công nhận của cơ quan có thẩm quyền. Để làm rõ bản
chất của quan hệ nuôi con nuôi thực tế có thể phân biệt giữa quan hệ nuôi con
nuôi thực tế với nuôi con nuôi danh nghĩa.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
14
Có quan điểm cho rằng: “con nuôi thực tế cũng giống như con nuôi trên
danh nghĩa, là sự thoả thuận miệng giữa hai gia đình về việc nuôi con nuôi mà
không đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, (có một số ít trường hợp có
văn bản viết tay giữa hai gia đình). Tuy nhiên loại con nuôi này khác với con
nuôi trên danh nghĩa là người con nuôi ở hẳn với cha mẹ nuôi và gắn bó với cha
mẹ nuôi”.
Có thể nhận thấy quan hệ con nuôi thực tế và con nuôi danh nghĩa có dấu
hiệu giống nhau là đều không đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền,
song về bản chất của hai quan hệ là khác nhau. Theo chúng tôi, con nuôi thực tế
là người được nhận làm con trên cơ sở đáp ứng đầy đủ các điều kiện của việc
nuôi con nuôi, giữa người nuôi và người được nhận nuôi đã thực hiện đầy đủ các
quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con đối với nhau, nhưng không đăng ký việc
nuôi con nuôi tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Quan hệ nuôi con nuôi thực tế khác quan hệ con nuôi trên danh nghĩa ở
những điểm sau:
Thứ nhất, quan hệ con nuôi trên danh nghĩa là một quan hệ xã hội, không
phải là một quan hệ pháp luật, không được pháp luật điều chỉnh. Ngược lại, con
nuôi thực tế là một hiện tượng xã hội có thể được pháp luật điều chỉnh khi có
những điều kiện nhất định, trong giai đoạn nhất định.
Thứ hai, quan hệ con nuôi trên danh nghĩa không đòi hỏi phải tuân theo
các quy định của pháp luật về điều kiện nuôi con nuôi (như điều kiện về chủ thể
giữa các bên…), nhưng quan hệ con nuôi thực tế chỉ có thể được công nhận có
giá trị pháp lý khi tuân thủ đầy đủ các điều kiện của việc nuôi con nuôi nhưng
không đăng ký nuôi con nuôi.
Thứ ba, quan hệ con nuôi trên danh nghĩa không tồn tại quan hệ chăm
sóc, nuôi dưỡng nhau giữa cha mẹ nuôi và con nuôi, nhưng trong quan hệ con
nuôi thực tế hai bên đã thực sự chung sống với nhau, thực hiện đầy đủ các quyền
và nghĩa vụ của cha mẹ và con đối với nhau.
Thứ tư, con nuôi trên danh nghĩa không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ
pháp lý giữa cha mẹ nuôi và con nuôi, nhưng đối với con nuôi thực tế thì giữa
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
15
cha mẹ nuôi và con nuôi vẫn có quyền và nghĩa vụ pháp lý của cha mẹ và con
theo luật định (khi được công nhận).
Trong thực tế đời sống có thể tồn tại nhiều dạng nuôi con nuôi mà không
đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền như đã phân tích ở mục trên. Dựa
trên những dấu hiệu bản chất của quan hệ nuôi con nuôi thực tế có thể phân biệt,
xác định khi nào một quan hệ nuôi con nuôi không có đăng ký được công nhận
là nuôi con nuôi thực tế. Chỉ khi được công nhận là quan hệ nuôi con nuôi thực
tế thì giữa các bên chủ thể mới có các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con theo
quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, về nguyên tắc, những quan hệ kiểu này không được công nhận
về mặt pháp lý. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của các bên và có
phần không phù hợp với thực tế khách quan của quan hệ nuôi con nuôi. Do đó,
để bảo đảm quyền lợi của các bên chủ thể trong quan hệ nuôi con nuôi thực tế,
nhà nước cần có những biện pháp mềm dẻo, linh hoạt để giải quyết một cách
thiết thực, có hiệu quả vấn đề này trong thời gian gần nhất.1
1.3.Khái niệm thừa kế và quyền thừa kế
1.1.Khái niệm thừa kế
Hiện nay, chưa có một khái niệm pháp lý nào quy định rõ ràng về thế nào là thừa
kế. Thừa kế tồn tại và phát triển cùng với xã hội loài người, thừa kế được hiểu là việc
chuyển dịch tài sản (của cải) của người chết cho người còn sống theo truyền thống,
phong tục tập quán của từng dân tộc. Người hưởng tài sản có nghĩa vụ duy trì, phát
triển giá trị vật chất, giá trị tinh thần và truyền thống, tập quán mà thếhệtrước để lại.
Trong xã hội có giai cấp, quan hệ thừa kế là đối tượng điều chỉnh của pháp luật, Nhà
nước điều chỉnh quan hệ thừa kế nhằm đạt được những mục đích nhất định.
Theo quan điểm của Ăng- ghen: “là sự chuyển dịch tài sản của người chết cho
người còn sống”. Quyền thừa kế là quyền thừa hưởng tài sản của người chết để lại theo
1 Quan hệ con nuôi thực trang và giải pháp.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
16
một trình tự do pháp luật quy định. Pháp luật cho phép những người thừa kế được
hưởng di sản đồng thời buộc họ phải thực hiện những nghĩa vụ tài sản của người chết.2
Luật La Mã quy định hai hình thức cơ bản là thừa kế theo di chúc (testato) và
thừa kế theo luật (intestato), ngoài ra còn có thừa kế theo lệnh của các quan. Ở thời kỳ
đầu, hình thức chủ yếu là thừa kế theo luật, sau đó thừa kế theo di chúc trở thành phổ
biến hơn.3
Theo Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học thì "Thừa kế là việc dịch chuyển
tài sản của người đã chết cho người còn sống"4 hay theo Từ điển Luật học của Viện
Khoa học Pháp lý - Bộ Tư pháp thì thừa kế được giải thích là "Sự dịch chuyển tài sản
của người chết cho người còn sống. Thừa kế luôn gắn với sở hữu. Sở hữu là yếu tố
quyết định thừa kế và thừa kế là phương tiện để duy trì, củng cố quan hệ sở hữu"5.
Như vậy, thừa kế được hình thành từ khi xã hội chưa phân chia giai cấp, nhưng
khái niệm thừa kế theo pháp luật (sau đây được viết tắt là TKTPL) thì chỉ ra đời và tồn
tại trong những xã hội đã phân chia giai cấp, có tư hữu, có nhà nước và có pháp luật.
Tuy nhiên, mỗi một xã hội khác nhau sẽ có sự khác nhau trong quy định về thừa kế.
Thậm chí, trong cùng một chế độ xã hội của một nhà nước, ở mỗi giai đoạn lịch sử
khác nhau, thì TKTPL cũng được quy định khác nhau cho phù hợp với sự phát triển.
Tại Việt Nam, trong trong các triều đại phong kiến trước đây, TKTPL đã được
hình thành và dựa trên cơ sở lễ giáo phong kiến. Theo quy định về thừa kế trong Bộ
luật Hồng Đức của thời Lê và Bộ Hoàng Việt Luật lệ (sau đây được viết tắt là
VLL)của thời Nguyễn đều nhằm mục đích duy trì, bảo vệ những truyền thống gia đình
phụ quyền và hiếu nghĩa của con cháu trong dòng tộc. Tuy nhiên, trong hai bộ luật này
cũng không đưa ra khái niệm thế nào là thừa kế. Đến pháp lệnh thừa kếnăm 1990,
Bộluật dân sự năm 1995, BLDS năm 2005 và BLDS năm 2015 (sau đây được viết tắt
là BLDS) cũng đềukhông có quy định về khái niệm thừa kế. Trên cơ sở nghiên cứu thì
học viên đưa ra khái niệm về thừa kế như sau: Thừa kế tồn tại và phát triển cùng với
2https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2008/02/25/y4753/
3https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2008/02/25/y4753/
4Viện ngôn ngữ học (2010), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội
5Viện Khoa học Pháp lý - Bộ Tư pháp (2006), Từ điển Luật học, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
17
xã hội loài người, thừa kế được hiểu là việc chuyển dịch tài sản (của cải) của người
chết cho người còn sống theo truyền thống, phong tục tập quán của từng dân tộc.
Người hưởng di sản có nghĩa vụ duy trì, phát triển giá trị vật chất, giá trị tinh thần và
truyền thống, tập quán mà thếhệ trước để lại.
Trong xã hội có giai cấp, quan hệ thừa kế là đối tượng điều chỉnh của pháp luật,
Nhà nước điều chỉnh quan hệ thừa kế nhằm đạt được những mục đích nhất định. Quan
hệ thừa kế tồn tại song song với quan hệ sở hữu và phát triển cùng với sự phát triển
của xã hội loài người. Mặt khác, quan hệ sở hữu là quan hệ giữa người với người về
việc chiếm hữu của cải vật chất trong xã hội, trong quá trình sản xuất, lưu thông phân
phối của cải vật chất.Sự chiếm hữu vật chất này thể hiện giữa người này với người
khác, giữa tập đoàn người này với tập đoàn người khác, đó là tiền đề để làm xuất hiện
quan hệ thừa kế.Sở hữu cũng là một yếu tố khách quan xuất hiện ngay từ khi có xã hội
loài người và cùng với thừa kế, chúng phát triển cùng với xã hội loài người.
1.2. Khái niệm thừa kế theo pháp luật
Hiện nay, chế định“Thừa kế” trong BLDS là một chế định quyền thừa gồm tổng
hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh việc chuyển dịch tài sản của người chết cho
người khác theo di chúc hoặc theo một trình tự luậtđịnh, đồng thời quy định phạm vi,
quyền,nghĩa vụ và phương thức bảo vệ quyền của người thừa kế.
Có hai hình thức thừa kế: Thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Một số
quy định cơ bản liên quan đến quyền thừa kế: Diện thừa kế, thừa kế thế vị, tước quyền
thừa kế ...
Không nằm ngoài xu thế chung của thế giới, pháp luật thừa kế của Việt Nam
cũng quy định hai hình thức thừa kế bao gồm thừa kế theo di chúc và thừa kế theo
pháp luật. Thừa kế theo di chúc là sự dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người
còn sống theo ý chí của người lập di chúc khi còn sống. Tuy nhiên, trên thực tế không
phải lúc nào người để lại di sản cũng lập di chúc hoặc di chúc do người này lập ra đều
phát sinh hiệu lực theo quy định của pháp luật. Do đó, song song với hình thức thừa kế
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
18
theo di chúc, pháp luật còn quy định về hình thức thừa kế theo pháp luật nhằm đảm
bảo quyền thừa kế của các chủ thể.
Điều 649 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: Thừa kế theo pháp luật là thừa kế
theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.6
Thừa kế theo pháp luật là việc dịch chuyển tài sản của người chết cho những
người còn sống theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.
Cá nhân có quyền sở hữu với tài sản của mình, sau khi chết, số tài sản còn lại được
chia đều cho những người thừa kế. Người được thừa kế theo pháp luật là những người
có quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân và nuôi dưỡngvới người để lại di sảnkhi còn
sống. Thừa kế theo pháp luật chỉ được thực hiện trong trường hợp người chết không để
lại di chúc hoặc có di chúc nhưng di chúc không hợp pháp và các trường hợp khác
theo quy định của pháp luật. Người thừa kế theo pháp luật là cá nhân và có mối quan
hệ huyết thống hoặc quan hệ hôn nhân hoặc quan hệ nuôi dưỡng với người để lại di
sản. Những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật được pháp luật chỉ định hưởng di
sản theo một trật tự ưu tiên là theo hàng thừa kế.
Qua việc phân tích trên đây có thể rút ra định nghĩa về thừa kế theo pháp luật như
sau: Thừa kế theo pháp luật là sự dịch chuyển di sản của người chết cho người còn
sống trên cơ sở quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân, quan hệ nuôi dưỡng hay quan
hệ thân thuộc giữa người có tài sản để lại sau khi họ chết và người nhận di sản.
Thừa kế theo pháp luật về bản chất vừa bảo vệ quyền đương nhiên của người có
tài sản được để lại tài sản của họ khi họ chết, vừa bảo vệ quyền của những người có
quan hệ huyết thống, gia đình hay thân thuộc với người đã chết có tài sản để lại.
Những người được hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật không phụ thuộc
vào mức độ năng lực hành vi. Mọi người bình đẳng trong việc hưởng di sản thừa kế
của người chết, thực hiện nghĩa vụ mà người chết chưa thực hiện trong phạm vi di sản
đượcnhận.Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự
thừa kế do pháp luật quy định. Theo Điều 650 tại BLDS năm 2015 quy định những
trường hợp thừa kế theo pháp luật bao gồm:
6Xem Điều 649 BLDS 2015
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
19
“1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
a) Không có di chúc;
b) Di chúc không hợp pháp;
c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với
người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn
tại vào thời điểm mở thừa kế;
d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có
quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
1.3. Các trường hợp thừa kế theo pháp luật
Quá trình áp dụng pháp luật về thừa kế theo pháp luật thì được phát sinh trong
những trường hợp khác nhau. Với các quy định pháp luật hiện nay thì việc phát sinh
quan hệ về pháp luật thừa kế theo pháp luật được quy định một cách rõ ràng và cụ thể
trongcác trường hợp khác nhau. Theo quy định tại điều 650 BLDS năm 2015quy định
các trường hợp về thừa kế theo pháp luật, cụ thể như sau:
* Không có di chúc là trường hợp:
- Người có tài sản chết mà không lập di chúc hoặc có lập nhưng chính họ lại tiêu
huỷ di chúc như xé, đốt hoặc tuyên bố huỷ bỏ di chúc đã lập.
- Người chết có để lại di chúc nhưng kể từ thời điểm mở thừa kế di chúc đã bị
thất lạc hoặc hư hại đến mức không thể hiện được đầy đủ ý chí của người lập di chúc
đó và cũng không thể chứng minh được ý nguyện đích thực của người lập di chúc
(Điều 642 BLDS năm 2015)
- Nội dung di chúc không rõ ràng, gây ra nhiều cách hiểu khác nhau mà người
công bố di chúc và những người thừa kế không nhất trí về cách hiểu nội dung di chúc.
(Điều 626 BLDS năm 2015)
Trong những trường hợp này toàn bộ di sản được phân chia cho những người
thừa kế theo quy định tại Điều 651 BLDS năm 2015.
* Di chúc không hợp pháp.Một di chúc sẽ được coi là không hợp pháp nếu
không đáp ứng đầy đủ các điều kiện đã được quy định tại Điều 630 BLDS năm 2015.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
20
Di chúc không hợp pháp sẽ không có hiệu lực. Tuỳ theo từng trường hợp mà xác định
mức độ vô hiệu của di chúc. Di chúc có thể bị vô hiệu toàn bộ nhưng có thể bị vô hiệu
một phần, nếu phần vô hiệu đó không ảnh hưởng đến phần còn lại của di chúc.
Di chúc sẽ bị coi là vô hiệu toàn bộ nếu di chúc đó do người không minh mẫn,
sáng suốt lập ra, di chúc không phải là ý nguyện đích thực của người lập, di chúc do
người đủ 15 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi lập ra mà không có sự đồng ý của cha, mẹ hay
người giám hộ, hoặc di chúc do người dưới 15 tuổi lập ra. Một di chúc cũng bị coi là
vô hiệu toàn bộ nếu toàn bộ nội dung của nó trái pháp luật, trái đạo đức xã hội. Trong
những trường hợp này, toàn bộ di sản mà người lập di chúc để lại sẽ được chia cho
những người thừa kế theo pháp luật của họ.
Theo quy định tại Điều 609 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì cá nhân có quyền lập di
chúc để định đoạt tài sản của mình sau khi chết. Theo đó, luật cũng quy định các cá
nhân được lập di chúc bao gồm:
- Người từ đủ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, minh mẫn, sáng
suốt trong khi lập di chúc, không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép
- Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ
đồng ý về việc lập di chúc
Riêng với đốivới cá nhân dưới 18 tuổi, luật mới chỉ có quy định về độ tuổi từ đủ
15 đến chưa đủ 18 tuổi. Theo đó, các cá nhân nằm trong độ tuổi này được phép lập di
chúc khi được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc và di chúc phải
được lập thành văn bản.
Như vậy, từ quy định của phápluật, có thể khẳng định:
- Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi được phép lập di chúc nếu:
+ Được lập thành văn bản
+ Được sự đồng ý về việc lập di chúc từ cha, mẹ hoặc người giám hộ. Còn nội
dung định đoạt tài sản thuộc về quyền của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi.
- Người từ 15 tuổi trở xuống không được lập di chúc theo quy định của pháp luật.
Di chúc chỉ bị coi là vô hiệu một phần nếu nội dung của nó chỉ có một phần
không hợp pháp và phần không hợp pháp đó không ảnh hưởng đến hiệu lực của những
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
21
phần còn lại. Trong những trường hợp này phần di sản liên quan đến phần di chúc có
hiệu lực vẫn được chia theo di chúc. Chỉ áp dụng thừa kế theo pháp luật đối với phần
di sản liên quan đến phần di chúc không có hiệu lực.
* Áp dụng phần thừa kế theo pháp luật đối với phần di sản không định đoạt
trong di chúc
Nếu di chúc chỉ định đoạt một phần di sản thì phần còn lại sẽ được chuyển dịch
cho những người thừa kế theo quy định của pháp luật. Những người trong cùng một
hàng thừa kế được hưởng di sản bằng nhau nếu di sản được chia theo luật. Vì vậy, mặc
dù đã được hưởng di sản theo di chúc, vẫn được hưởng phần di sản được chia theo
luật, nếu họ là người đứng trong hàng thừa kế hưởng di sản theo pháp luật (trừ trường
hợp người lập di chúc nói rõ là họ chỉ được hưởng phần di sản mà người lập di chúc
phân định trong di chúc đó)
* Áp dụng phần thừa kế theo pháp luật trong trường hợp người thừa kế theo
di chúc chết trướchoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức
được hưởng di sản theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế.
Các cơ quan, tổ chức chỉ bị coi là "không còn" nếu vào thời điểm mở thừa kế các
cơ quan, tổ chức đó đã chấm dứt sư tồn tạitrên thực tế như bị giải thể hoặc bị tuyên bố
phá sản. Vì vậy, nếu cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc bị chấm dứt do
sáp nhập, hợp nhất hoặc chia tách thì cơ quan, tổ chức mới được sáp nhập, hợp nhất
hoặc chia tách là cơ quan, tổ chức kế thừa quyền thừa kế theo di chúc của cơ quan, tổ
chức cũ. Do đó, phần di sản mà cơ quan, tổ chức cũ được hưởng theo di chúc vẫn được
dịch chuyển theo đúng ý chí của người để lại di sản để cơ quan, tổ chức mới được
thành lập do sáp nhập, hợp nhất hoặc chia tách sẽ thừa hưởng. Nếu toàn bộ những
người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc,
các cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc đều không còn tồn tại vào thời
điểm mở thừa kế, thì toàn bộ di sản của người lập di chúc được dịch chuyển toàn bộ
cho những người thừa kế theo pháp luật của người đó.7
7Nguyễn Minh Tuấn “Pháp luật về thừa kế của Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Nxb Lao động xã
hội
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
22
Nếu chỉ có một hoặc một số người thừa kế chết trước hoặc chết cùng thời điểm
với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc không còn tồn
tại vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di sản liên quan đến họ mới được áp dụng
thừa kế theo pháp luật.
Khi áp dụng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 650 BLDS năm 2015 cũng cần
lưu ý: Thai nhi chết trước khi sinh ra hoặc chết ngay khi người mẹ sinh ra thì phần di
sản chia theo di chúc cho thai nhi này sẽ được áp dụng phân chia thừa kế của người để
lại di sản theo pháp luật. Nếu thai nhi sinh ra và còn sống một khoảng thời gian rồi
mới chết thì đứa trẻ này vẫn được hưởng di sản thừa kế theo di chúc. Khi đứa trẻ sơ
sinh chết thì phần di sản này dã là tài sản của đứa trẻ và được chia thừa kế theo pháp
luật cho người thừa kế của đứa trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, vấn đề này cần phải có hướng
dẫn cụ thể để thống nhất áp dụng.
*Áp dụng thừa kế theo pháp luật trong những trường hợp người thừa kế theo
di chúc từ chối quyền hưởng di sản.
Việc từ chối quyền hưởng di sản đúng quy định tại Điều 620 BLDS năm 2015 thì
phần di sản liên quan đến người từ chối sẽ được áp dụng quy định về thừa kế theo
pháp luật để giải quyết. Trong thực tế có những người có thể là người thừa kế theo di
chúc nhưng cũng đồng thời là người thừa kế theo pháp luật của của người để lại di
chúc. Vì vậy, trong trường hợp này, nếu họ chỉ từ chối quyền hưởng di sản theo di
chúc, thì phần di sản đó được chia cho những người thừa kế theo pháp luật và người từ
chối vẫn được hưởng di sản theo pháp luật. Nếu họ từ chối toàn bộ quyền hưởng di sản
thì phần di sản đó được chia cho những người thừa kế theo pháp luật còn lại của người
để lại di sản.
Trong trường hợp toàn bộ những người thừa kế theo di chúc đều từ chối quyền
hưởng di sản, thì toàn bộ di sản thừa kế mà người lập di chúc để lại sẽ được chia cho
những người thừa kế theo pháp luật của người đó theo quy định tại Điều 651 BLDS
năm 2015.
Việc xác định các trường hợp thừa kế theo pháp luật là vô cùng quan trọng nhằm
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người có quyền thừa kế theo pháp luật
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
23
đồng thời tránh tình trạng để tài sản bị "đóng băng" gây lãng phí cho gia đình và xã
hội.
1.4 Một số quy định pháp luật về quan hệ thừa kế giữa ông bà nuôi và cháu
nuôi (theo BLDS 1995, 2005)
1.4.1 Pháp luật điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi thực tế
Nuôi con nuôi thực tế là một hiện tượng khách quan luôn tồn tại trong đời
sống xã hội ở nước ta. Tuy nhiên không phải lúc nào nhà nước cũng ban hành
các quy phạm pháp luật để điều chỉnh vấn đề này. Thông thường quan hệ nuôi
con nuôi thực tế được điều chỉnh, giải quyết bằng các quy phạm đạo đức và
phong tục tập quán. Nhà nước đã có sự điều chỉnh bằng pháp luật đối với quan
hệ nuôi con nuôi thực tế qua một số văn bản pháp luật trong mỗi giai đoạn nhất
định.
Luật HN&GĐ năm 1959 là đạo luật đầu tiên của nhà nước ta điều chỉnh
vấn đề nuôi con nuôi. Trong Luật này, vấn đề nuôi con nuôi mới chỉ được quy
định rất sơ sài bởi một điều luật (Điều 24). Theo quy định của điều luật này thì
“việc nhận nuôicon nuôiphảiđược Ủy ban hành chính cơ sở mơi trú quán của
người nuôi hoặc của đứa trẻ công nhận và ghi vào sổ hộ tịch”. Tuy nhiên, Luật
HN&GĐ năm 1959 không có quy định gì về các điều kiện của việc nuôi con
nuôi.
Luật HN&GĐ năm 1986 quy định về nuôi con nuôi trong một chương
riêng, với quy định về tuổi của người được nhận làm con nuôi, ý chí của các bên
và “việc nhận nuôi con nuôi phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công
nhận và ghi vào sổ hộ tịch”. Như vậy, Luật HN&GĐ năm 1959 và Luật
HN&GĐ năm 1986 đều quy định việc nhận nuôi con nuôi phải được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền công nhận và ghi vào sổ hộ tịch thì mới có giá trị pháp
lý.
Với các quy định tại Luật HN&GĐ năm 1959, Luật HN&GĐ năm 1986
như trên đã dẫn đến cách hiểu là việc nuôi con nuôi chỉ cần cơ quan nhà nước có
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
24
thẩm quyền công nhận và ghi vào sổ hộ tịch mà không bắt buộc phải đăng ký
việc nuôi con nuôi như quy định tại Điều 72 Luật HN&GĐ năm 2000. Tuy
nhiên theo quan điểm của chúng tôi thì cách hiểu như vậy là chưa đúng với bản
chất của việc đăng ký hộ tịch. Theo các văn bản pháp luật về đăng ký hộ tịch thì
có thể hiểu đăng ký hộ tịch bao gồm hai việc gắn liền với nhau: đó là công nhận
các sự kiện hộ tịch (hoặc còn gọi là xác nhận các sự kiện hộ tịch theo Điều 1
Nghị định số 83/1998/NĐ-CP ngày 10/10/1998 của Chính phủ về đăng ký hộ
tịch, Điều 1 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005) và ghi các sự kiện
đã được công nhận đó vào sổ hộ tịch. Điều này cũng được thể hiện rõ ràng trong
Điều lệ đăng ký hộ tịch ban hành kèm theo Nghị định số 04/CP ngày 16/1/1961
và Thông tư số 05 –NV ngày 21/1/1961 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thi hành Điều
lệ đăng ký hộ tịch mới (mục D: Đăng ký và ghi chú việc nuôi con nuôi). Sự
công nhận việc nuôi con nuôi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền được thể
hiện bằng Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi. Quyết định đó được trao
cho các bên đương sự, là một loại giấy tờ hộ tịch và là chứng cứ pháp lý xác
nhận sự kiện hộ tịch của cá nhân. Đồng thời với việc ra quyết định công nhận
việc nuôi con nuôi, việc nhận nuôi con nuôi phải được ghi vào sổ hộ tịch. Ghi
vào sổ hộ tịch là việc xác nhận một sự kiện hộ tịch và lưu trữ những thông tin
gắn liền với nhân thân của cá nhân vào sổ gốc, là cơ sở pháp lý làm phát sinh,
thay đổi hay chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của cá nhân. Những thông tin về
việc nuôi con nuôi được ghi trong sổ hộ tịch (cụ thể là Sổ đăng ký việc nuôi con
nuôi) là cơ sở để cấp lại bản sao Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi khi
Quyết định đó bị mất hoặc bị hư hỏng không thể sử dụng được. Bản sao được
cấp từ sổ gốc có giá trị pháp lý như bản chính.
Như vậy, có thể nói, theo quy định của pháp luật, việc nhận nuôi con nuôi
phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận và ghi vảo sổ hộ tịch mới
có giá trị pháp lý, thực chất đó chính là đăng ký việc nuôi con nuôi.
Tuy nhiên trong thực tế nhận nuôi con nuôi, vì nhiều lý do khác nhau mà
việc này không được thực hiện. Nhiều trường hợp quan hệ nuôi con nuôi đã
được thực hiện trên thực tế nhưng lại không có sự công nhận của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền, không được ghi vào sổ hộ tịch nên việc nuôi con nuôi
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
25
không có giá trị pháp lý, làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích chính
đáng của các bên đương sự.
Để giải quyết một cách hợp tình hợp lý, phù hợp với thực trạng khách
quan của quan hệ nuôi con nuôi thực tế và bảo vệ được lợi ích chính đáng của
các bên đương sự, Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP ngày 20/1/1988 của Hội đồng
thẩm phán tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Luật HN&GĐ năm 1986
(viết tắt là Nghị quyết số 01/1988/NQ-HĐTP) quy định: “Những điều kiện về
nuôi con nuôi đã được quy định trong các điều 34, 35, 36, và 37 nhưng trước
khi Luậtnày được ban hành thì những điều kiện đó chưa được quy định đầy đủ.
Vì vậy, những việc nuôi con nuôi trước khi ban hành Luật mới vẫn có giá trị
pháp lý, trừ những trường hợp nuôi con nuôi trái với mục đích xã hội của việc
nuôi con nuôi (như: nuôi con nuôi để bóc lột sức lao động hoặc để dùng con
nuôi vào những hoạt động xấu xa, phạm pháp). Nếu việc nuôi con nuôi trước
đây chưa được ghi vào sổ hộ tịch nhưng việc nuôi con nuôi đã được mọi người
công nhận và cha mẹ nuôi đã thực hiện nghĩa vụ với con nuôi thì việc nuôi con
nuôi vẫn có những hậu quả pháp lý do luật định”.
Theo quy định này thì nếu việc nuôi con nuôi được bắt đầu từ trước ngày
Luật HN&GĐ năm 1986 có hiệu lực (ngày 3 -1- 1987) mà chưa đăng ký, thì
việc nuôi con nuôi vẫn có giá trị pháp lý do luật định trong khoảng thời gian luật
HN&GĐ năm 1986 còn hiệu lực. Do đó, nếu xảy ra tranh chấp trong khoảng
thời gian này thì quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi và người được
nhận làm con nuôi vẫn được công nhận, do việc áp dụng Luật HN&GĐ năm
1986 và Nghị quyết số 01/1988/NQ-HĐTP. Tuy nhiên nếu sau khi Luật
HN&GĐ năm 2000 có hiệu lực mà quan hệ nuôi con nuôi đó vẫn chưa được
đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì sẽ không có giá trị pháp lý.
Như vậy, việc nuôi connuôi thực tế chỉ được công nhận nếu việc nuôi con
nuôi đó được xác lập giữa “côngdân thuộc các dân tộc thiểu số đang sinh sống ở
vùng sâu, vùng xa” trước ngày 1/1/2001 nhưng chưa đăng ký tại cơ quan nhà
nước có thẩm quyền. Đối với các trường hợp nuôi con nuôi phát sinh sau ngày
1/1/2001 giữa công dân các dân tộc thiểu số phải thực hiện đăng ký việc nuôi
con nuôi theo Điều 16 của Nghị định số 32/2002/NĐ-CP. Như vậy, theo Luật
HN&GĐ năm 2000, về nguyên tắc, những trường hợp nhận nuôi con nuôi diễn
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
26
ra trước khi Luật HN&GĐ năm 2000 có hiệu lực (ngày 1/1/2001), dù là bao lâu
đi nữa, cũng không được công nhận có giá trị pháp lý, nếu chưa được đăng ký
tại cơ quan có thẩm quyền, (trừ một số trường hợp ngoại lệ nhận nuôi con nuôi
giữa đồng bào dân tộc thiểu số với nhau đang sinh sống ở vùng sâu, vùng xa).
Đồng thời, mọi trường hợp nuôi con nuôi sau ngày 1/1/2001 mà không đăng ký
tại cơ quan có thẩm quyền đều không có giá trị pháp lý. Điều đó có nghĩa là sẽ
không công nhận quan hệ nuôi con nuôi thực tế sau khi Luật HN&GĐ năm 2000
có hiệu lực.
Có thể thấy, nếu áp dụng những quy định này một cách cứng nhắc sẽ ảnh
hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích chính đáng của các bên trong quan hệ nuôi
con nuôi, và không phù hợp với thực tế khách quan của quan hệ nuôi con nuôi.
Bởi vì, có nhiều trường hợp, quan hệ nuôi con nuôi đã được xác lập trên thực tế,
giữa hai bên đã thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con đối
với nhau, việc nuôi con nuôi đáp ứng đầy đủ các điều kiện, phù hợp với mục
đích của việc nuôi con nuôi và đã tồn tại trong một thời gian dài, được mọi
người công nhận, đến nay con nuôi có thể đã trên 15 tuổi, nên nếu các bên có
nguyện vọng đăng ký việc nuôi con nuôi thì không có cơ sở để giải quyết, vì vậy
quyền lợi của các bên không được bảo đảm. Trong những trường hợp này, khi
có tranh chấp hoặc một sự kiện nào đó xảy ra, như có yêu cầu được hưởng di
sản thừa kế của người chết là cha nuôi, mẹ nuôi… thì không có cơ sở để giải
quyết. Do đó, theo chúng tôi, đối với những trường hợp này, nhà nước cần có
biện pháp linh hoạt, mềm dẻo nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của
các bên, đồng thời phù hợp với thực tế khách quan của quan hệ nuôi con nuôi.
Qui định hàng thừa kế thứ hai và hàng thừa kế thứ ba
Điểm b khoản 1 Điều 679 BLDS 1995 quy định hàng thừa kế thứ hai
không có cháu nội, cháu ngoại của người chết, cũng không nói cháu ruột hay
cháu nuôi và ngược lại, không hề đề cập đến ông bà ruột hay ông bà nuôi. BLDS
2005 quy định người thừa kế là “cháu ruột của người chết mà người chết là ông
nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại”. Tương tự điểm c khoản 1 Điều 676 BLDS
2005 cũng bổ sung thêm người thừa kế là “chắt ruột của người chết mà người
chết là cụ nội, cụ ngoại”. Như vậy, theo quy định mới, thì ông, bà và cháu là
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
27
“hàng thừa kế thứ hai của nhau”; các cụ và chắt là “thừa kế hàng thứ ba của
nhau”.
Việc bổ sung này đã gây ra nhiều tranh cãi trên thực tế. Có ý kiến cho
rằng, diện thừa kế theo pháp luật được đặt trên 3 mối quan hệ cơ bản về gia
đình: quan hệ huyết thống (trực hệ và bàng hệ), quan hệ hôn nhân (vợ, chồng
hợp pháp) và quan hệ nuôi dưỡng (con nuôi và con riêng của vợ hoặc của
chồng…). Thật bất hợp lý và không công bằng, nếu con hoặc cháu trực hệ (cháu
nội, cháu ngoại) hoặc chắt trực hệ (chắt nội, chắt ngoại) không được đưa vào
hàng thừa kế, trong khi những người khác có quan hệ huyết thống bàng hệ lại
được thừa kế của người chết. Cũng không công bằng khi để cho ông, bà được
thừa kế hàng thứ hai của cháu, nhưng cháu không được thừa kế ở hàng thứ hai
của ông bà; tương tự, chắt không được thừa kế ở hàng thứ ba của cụ. Có ý kiến
ngược lại cho rằng, quy định của luật mới thừa nhận cháu vào hàng thừa kế thứ
hai và chắt vào hàng thừa kế thứ ba của người để lại di sản sẽ tạo ra sự bất cập,
mâu thuẫn và chồng chéo giữa các điều luật. Tuy vậy, luật mới đã giới hạn
quyền thừa kế của cháu nuôi với ông bà nuôi cũng như giữa ông bà nuôi và cháu
nuôi, vì theo lý giải của các nhà làm luật thì cháu nuôi và ông bà nuôi không
nằm trong ba mối quan hệ (hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng) nên không
phát sinh quan hệ thừa kế.
Việc được xếp vào hàng thừa kế thứ hai (đối với cháu nội, cháu ngoại)
ruột hoặc hàng thừa kế thứ ba (đối với chắt nội, chắt ngoại) ruột thì các đối
tượng này còn được xếp vào diện được thừa kế thế vị, nhưng cháu nuôi và chắt
nuôi thì lại nảy sinh nhiều vấn đề mà luật chưa quy định rõ. Tuy nhiên nếu cho
cháu hoặc chắt được thừa kế thế vị thì quy định cháu thừa kế theo hàng thứ hai
và chắt ở hàng thứ ba sẽ trở nên vô nghĩa, vì lúc đó việc thừa kế của hàng thứ
hai và của hàng thứ ba sẽ không xảy ra. Nếu cho họ vừa được thừa kế theo hàng,
vừa thừa kế thế vị thì lại vi phạm nguyên tắc chia thừa kế ưu tiên cho hàng thừa
kế trước. Đối với cháu nuôi và chắt nuôi thì càng khó khăn hơn, trường hợp con
hoặc cháu chết trước người để lại di sản thì con hoặc cháu nuôi có thể được nhận
thừa kế thế vị, Nhưng trường hợp con hoặc cháu, chết cùng thời điểm với người
để lại thừa kế thì con nuôi, cháu nuôi có được thừa kế thế vị hay không, điều này
luật không quy định. Tuy vậy, quy định tại bộ luật dân sự 2005 được xem là tiến
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
28
bộ hơn vì phần nào khắc phục được những bất cập về thừa kế thế vị; đồng thời,
qui định này cũng không mâu thuẫn với qui định khác về hàng thừa kế vì những
cơ sở sau đây:
Thứ nhất, qui định của luật hiện hành về hàng thừa kế và thừa kế thế vị đã
không bảo vệ hữu hiện quyền lợi chính đáng của cháu, chắt (bao gồm cháu, chắt
nuôi và cháu, chắt ruột) trong quan hệ thừa kế. Thực tế cho thấy không phải lúc
nào con chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản thì cháu
cũng được thừa kế thế vị. Tương tự, không phải lúc nào cha, mẹ của chắt chết
trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản thì chắt đương nhiên
được thừa kế thế vị. Quyền được thừa kế thế vị của cháu, chắt trong thực tế
thường gặp nhiều rủi ro khiến cho họ không được thế vị, vì cha mẹ của họ
không đủ điều kiện để hưởng thừa kế của người để lại di sản. Không đủ điều
kiện để được hưởng di sản là rất đa dạng, bao gồm những trường người thừa kế
bị tước quyền hưởng di sản; hoặc bị truất quyền hưởng di sản; hoặc từ chối di
sản. Nếu cha mẹ của cháu hoặc cha mẹ của chắt thuộc 1 trong 3 trường hợp vừa
nêu thì tất nhiên là cháu, chắt sẽ không thể được hưởng thế vị. Khi hàng thừa kế
thứ nhất không còn bất kỳ ai đủ điều kiện để được thừa kế, thì di sản sẽ được
chia cho hàng thứ hai; hàng thừa kế thứ hai không ai đủ điều kiện thì di sản sẽ
chuyển xuống cho hàng thứ ba. Do đó, nếu chỉ áp dụng quy định về thừa kế thế
vị thì sẽ không bảo đảm quyền được thừa kế của cháu, chắt trực hệ (bao gồm
cháu, chắt nuôi và cháu chắc ruột) và cũng không bảo đảm sự công bằng trong
mối quan hệ thừa kế qua – lại giữa cháu với ông bà hoặc giữa chắt với các cụ.
Quy định này là cần thiết, vừa khắc phục bất cập trong quan hệ thừa kế giữa
cháu với ông, bà và giữa chắt với các cụ, vừa tạo điều kiện tối đa để cháu hoặc
chắt có cơ hội được hưởng thừa kế.
Thứ hai, quy định này và quy định về thừa kế thế vị chẳng những không
chồng chéo, mâu thuẫn mà còn bổ sung cho nhau. Nếu cháu hoặc chắt được thừa
kế thế vị, có nghĩa di sản sẽ không được chuyển xuống cho các hàng thứ hai và
hàng thứ ba, nên sẽ không có chuyện một người vừa được thừa kế thế vị vừa
được hưởng thừa kế theo hàng. Nhưng nếu chẳng may cháu hoặc chắt không
được thừa kế thế vị thì vẫn có thể được hưởng thừa kế theo hàng. Tuy vậy, quy
định này cũng không bảo đảm triệt để quyền thừa kế của cháu, chắt trực hệ vì
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
29
trong nhiều trường hợp các cháu hoặc chắt vừa không được thừa kế thế vị vừa
không được thừa kế theo hàng. Nếu cha, mẹ của cháu hoặc cha mẹ chắt
đều không đủ điều kiện để được hưởng di sản; đồng thời ở hàng thừa kế thứ nhất
vẫn còn người thừa kế khác đủ điều kiện để hưởng thừa kế; hoặc tương tự, nếu ở
hàng thừa kế thứ hai vẫn còn người thừa kế khác đủ điều kiện hưởng thừa kế, thì
cháu hoặc chắt sẽ không được hưởng thừa kế của người để lại di sản, vì họ
không được chia thừa kế theo hàng và cũng không được thừa kế thế vị. Quy
định này cũng tỏ ra không công bằng giữa người thừa kế đồng vị với nhau, đó là
giữa cháu hoặc chắt có cha, mẹ không đủ điều kiện thừa kế so với cháu hoặc
chắt có cha, mẹ đủ điều kiện hưởng thừa kế. Cháu hoặc chắt nói đến trong
trường hợp thứ nhất không được thừa kế thế vị và cũng không được thừa kế theo
hàng nếu hàng trước còn người khác đủ điều kiện thừa kế; còn cháu hoặc chắt
nói đến trong trường hợp sau sẽ được hưởng thừa kế thế vị, tức là thay vào vị trí
của cha, mẹ hoặc ông bà để hưởng thừa kế ở hàng thứ nhất. Do đó, quy định của
luật vẫn chưa khắc phục được bất cập trên. Thiết nghĩ, để bảo đảm quyền được
thừa kế của cháu, chắt đối với di sản do ông, bà hoặc các cụ để lại, không nên
chỉ bổ sung họ vào hàng thừa kế, mà nên bổ sung luôn cả vào diện thừa kế thế
vị, mới có thể bảo đảm triệt để quyền thừa kế của con cháu trực hệ.
Nhằm bảo đảm sự nhất quán trong việc hưởng thừa kế thế vị của cháu trực
hệ, chắt trực hệ trong trường hợp người thừa kế là con hoặc cháu nội, cháu ngoại
chết cùng thời điểm với người để lại di sản so với trường hợp chết trước người
để lại di sản, Điều 677 BLDS 2005 đã bổ sung như sau: “Trong trường hợp con
của người để lại di sản chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di
sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha, mẹ của cháu được hưởng nếu còn
sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản
thì chắt được hưởng phần di sản mà cha, mẹ của chắt được hưởng nếu còn
sống”. Sự bổ sung này có ý nghĩa hết sức quan trọng, tạo cơ sở pháp lý cho cháu
hoặc chắt trực hệ được hưởng thừa kế của người để lại di sản. Không có lý do
nào mà người con của người thừa kế là con “chết trước” được hưởng thế vị, mà
người con của người thừa kế là con “chết cùng thời điểm” lại không được thế vị.
Suy cho cùng, “người con chết trước” người để lại di sản hay “người con chết
cùng thời điểm” với người để lại di sản hoàn toàn giống nhau về bản chất: thứ
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
30
nhất, cả hai trường hợp người thừa kế đều là con, cháu trực hệ của người để lại
di sản; thứ hai, họ đều đã không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Sự bổ
sung này của Luật mới làm chấm dứt tình trạng tranh cãi trong việc áp dụng qui
định về thừa kế thế vị, chấm dứt việc “phân biệt đối xử” một cách bất hợp lý
trong luật thực định bấy lâu nay và đảm bảo sự công bằng trong việc thừa kế thế
vị giữa các cháu, chắt. Sự sửa đổi này cũng cho chúng ta thấy một điểm rất thú
vị của pháp luật là, mặc dù cả hai trường hợp người thừa kế là con hoặc
cháu chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản đều làm phát
sinh quyền được thừa kế thế vị đối với các cháu hoặc chắt trực hệ của người để
lại di sản. Nhưng giữa hai trường hợp này trên thực tế vẫn có điểm khác nhau.
Vì đối với người con hay người cháu được thừa kế mà chết trước người để lại di
sản, thì người để lại di sản cũng được hưởng thừa kế theo hàng thừa kế thứ nhất
(cha thừa kế của con) hoặc thứ hai (ông, bà thừa kế của cháu), hoặc được hưởng
thừa kế bắt buộc phần di sản do người này để lại. Ngược lại, nếu con hoặc cháu
chết cùng thời điểm với người để lại di sản, thì họ không được thừa kế của nhau.
Người để lại di sản không được hưởng thêm phần di sản từ người con, cháu chết
cùng thời điểm với mình, nhưng vẫn dành phần di sản để chia thừa kế thế vị cho
cháu hoặc chắt theo qui định chung.
Tóm lại, bộ luật dân sự 1995 và 2005 có quy định về việc thừa kế của con
nuôi với cha mẹ nuôi nhưng quan hệ thừa kế giữa cháu nuôi và ông bà nuôi hay
ngược lại giữa ông bà nuôi và cháu nuôi thì không quy định. Luật liệt kê rõ,
cháu phải là cháu ruột, chắt phải là chắt ruột. Việc này gây khó khăn trong vấn
đề áp dụng thừa kế thế vị. Người áp dụng luật sẽ khó khăn trong trường hợp con
hoặc cháu chết cùng lúc với người để lại di sản thì cháu nuôi hoặc chắt nuôi co
được thay thế cha mình nhận thừa kế thế vị.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
31
CHƯƠNG II
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ QUYỀN THỪA KẾ GIỮA
CON NUÔI VÀ CÁC THÀNH VIÊN KHÁC TRONG GIA ĐÌNH CHA MẸ
NUÔI
2.1 Qui định của pháp luật về thừa kế theo pháp luật giữa con nuôi và các
thành viên khác trong gia đình cha mẹ nuôi
(Chi tiết qui định trong BLDS 2005 – Điều kiện phát sinh thừa kế theo pháp
luật)
Nhà nước ta là nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tôn trọng pháp luật, đề
cao quyền con người, tôn tọng ý chí nguyện vọng của cá nhân, đặc biệt là quyền
được thừa kế và quyền bình đẳng về thừa kế của các cá nhân. Điều 631 và 632
BLDS năm 2005 quy định: “Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản
của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản
theo di chúc hoặc theo pháp luật; Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài
sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo
pháp luật”. Như vậy, mọi cá nhân không phân biệt già trẻ, trai gái, không phân
biệt tôn giáo, thành phần dân tộc…nếu có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực
hành vi thì điều có quyền để lại di chúc, để lại tài sản và giao cho người thừa kế.
Tuy nhiên trong trường hợp, người chết chưa hoặc không để lại di chúc để phân
chia thừa kế cho khối tài sản của mình thì pháp luật quy định việc chia thừa kế
theo pháp luật. Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và
trình tự thừa kế do pháp luật quy định.
Định nghĩa trên nêu rõ để được thừa kế theo pháp luật thì hàng thừa kế,
điều kiện thừa kế và trình tự thừa kế phải được tiến hành tuần tự theo quy định
của pháp luật. Nguyên tắc chung để được thừa kế bắt buộc người thừa kế là cá
nhân thì cá nhân đó phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc đã được sinh
ra và bắt buộc đứa bé được sinh ra đó phải còn sống sau thời điểm mở thừa kế,
đứa bé này đã thành thai trước khi người chết để lại di sản chết. Với quy định
trên, pháp luật thể hiện tính công bằng và dự đoán, điều này cũng nói lên sự hợp
tình hợp lý và là điểm mới của pháp luật nước ta, đảm bảo các đối tượng có
quyền hưởng di sản thừa kế được phép hưởng. Thật vậy, nếu pháp luật cứng
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
32
ngắt, chỉ quy định những người thừa kế phải còn sống, hiện hữu và bào thai
không được phép thừa kế thì không thật sự phù hợp, cũng không đảm được tính
khoa học bảo quát của một văn bản pháp luật.
Điều 641 quy định rõ ràng việc thừa kế của những người có quyền thừa kế
di sản của nhau mà chết cùng thời điểm hoặc được coi là chết cùng thời điểm do
không thể xác định được người nào chết trước thì họ không được thừa kế di sản
của nhau và di sản của mỗi người do người thừa kế của người đó hưởng, trừ
trường hợp thừa kế thế vị. Ở đây pháp luật thể hiện rõ quan điểm người thừa kế
“phải còn sống”, đây là điều cần thiết vì một người đã chết trước hoặc cùng lúc
với người để lại di sản thì làm sao nhân di dản được nữa thế nên phần di sản mà
người thừa kế đã chết được nhận sẽ được trao lại cho người thừa kế của người
được thừa kế.
Như vậy thừa kế theo quan hệ pháp luật dân sự chính là sự chuyển dịch tài
sản và quyền sở hữu tài sản của cá nhân người đã chết cho cá nhân, tổ chức, có
quyền hưởng thừa kế; người thừa kế trở thành chủ sở hữu của tài sản theo di
chúc hay theo pháp luật (riêng đối với đất đai là thừa kế quyền sử dụng). Sự
chuyển dịch di sản của người chết sang người sống sẽ được thực hiện theo hai
căn cứ: căn cứ theo ý chí, nguyện vọng của người chết thì được gọi là thừa kế
theo di chúc và căn cứ theo các qui định của pháp luật thì được coi là thừa kế
theo pháp luật.
- Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân về quyền thừa kế:
Theo điều 632 BLDS-2005: "Mọi cá nhân đều có quyền bình đẳng về quyền để
lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc
theo pháp luật". Theo điều luật này thì mọi cá nhân đều có quyền để lại tài sản
của mình cho người khác và mọi cá nhân đều có quyền bình đẳng trong việc
thừa hưởng tài sản theo di chúc tức là bất kì cá nhân nào dũng được phép nhận
tài sản theo ý chí của người chết. Còn sự bình đẳng trong việc hưởng di sản là
tất cá những người thừa kế theo qui định của pháp luật đều có quyền hưởng
phần tài sản bằng nhau.
- Nguyên tắc cá nhân người thừa kế phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế:
Điều 635-BLDS 2005 đã qui định "Người thừa kế là cá nhân phải là người còn
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
33
sống vào thời điểm mở thừa kế..." với đặc trưng cơ bản của sự thừa kế là sự tiếp
nối về sở hữu tài sản giữa người sống với người chết nên người thừa hưởng di
sản đương nhiên phải là người còn sống.Việc dịch chuyển di sản từ người chết
này sang người chết khác là không thực hiện được.Tiếp đó là việc người còn
sống đó phải còn sống ở thời điểm mở thừa kế. Có thể người thừa kế đã chết
nhưng khi mở thừa kế thì ông ta còn sống hoặc đã chết hay mất tích nhưng chưa
bị tuyên bố là đã chết hoặc ngày tuyên bố nguời đó chết là sau ngày mở thừa kế,
khi đó ông ta việc chuyển giao di sản cho ông ta vẫn được thực hiện và nó sẽ
được tính vào tài sản của người đó.
Trong trường hợp người thừa kế bị tuyên bố là đã mất tích hoặc chết
nhưng sau đó người đó còn sống trở về thì người đó vẫn được coi là còn sống và
được quyền hưởng di sản sau khi tòa án hủy bỏ tuyên bố mất tích hoặc đã chết.
- Người thừa kế có quyền và nghĩa vụ tài sản do người chết để lại:
Quyền luôn luôn đi kèm với nghĩa vụ. Do đó những người thừa kế có quyền
thừa hưởng di sản để lại từ người chết theo di chúc hoặc theo pháp luật, phần di
sản họ được hưởng có thể bằng nhau hoặc không bằng nhau tùy theo ý chí của
người chết. Đồng thời họ có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết
để lại theo điều 637-BLDS 2005, nghĩa vụ tài sản họ phải thực hiện sẽ tùy theo
phần mà họ được hưởng. Nếu người thừa kế khước từ hoặc không được nhận
phần di sản để lại của người chết thì họ có quyền từ chối thực hiện nghĩa vụ tài
sản của người chết.8
Đối với thừa kế theo di chúc, pháp luật quy định những trường hợp được
thừa kế theo pháp luật khi không có di chúc; di chúc không hợp pháp; những
người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người
lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào
thời điểm mở thừa kế; những người được chỉ định làm người thừa kế theo di
chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản. Như vậy,
về phía con nuôi (con nuôi được hưởng di sản từ chết) cũng phải đáp ứng đầy đủ
các điều kiện trên, người con nuôi chỉ được hưởng thừa kế theo pháp luật khi và
8 So sánh diện và hàng thừa kế theo qui định của pháp luật Việt Nam với qui định của một số nước trên thế giới
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
34
chỉ khi không có di chúc hoặc di chúc không hợp pháp, đương nhiên người con
nuôi này phải nằm trong diện xứng đáng được hưởng di sản nghĩa là không bị
pháp luật truất khỏi quyền hưởng di sản của mình.
Pháp luật cũng quy định đối với những di sản được phép chia theo pháp
luật, để đảm bảo hợp lý, văn hóa và thuần phong mỹ tục của người Việt, hạn chế
những tranh chấp không đáng có xảy ra. Phần di sản này là phần di sản không
được định đoạt trong di chúc hoặc phần di sản có liên quan đến phần của di chúc
không có hiệu lực pháp luật hoặc Phần di sản có liên quan đến người được thừa
kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, họ từ chối quyền nhận
di sản, chết trước hoặc họ chết cùng thời điểm với người lập di chúc; phần di sản
liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không
còn vào thời điểm mở thừa kế.
2.1.3. Quan hệ nuôi dưỡng
Quan hệ nuôi dưỡng có thểđược hiểu là quan hệ giữa cha, mẹ nuôi đối với con
nuôi và ngược lại, được xác định thông qua sự kiện nhận nuôi con nuôi theo quy định
của pháp luật. Việc nhận nuôi con nuôi phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện do Luật
HN&GĐ quy định. Bên cạnh đó, pháp luật còn quy định một trường hợp ngoại lệ đặc
biệt, đó là trường hợp con riêng với bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi
dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì cũng được thừa kế di sản của nhau.Theo quy định
của pháp luật hiện hành, diện thừa kế được xác định trên cơ sở quan hệ nuôi dưỡng
bao gồm quan hệ giữa cha mẹ nuôi với con nuôi và ngược lại. Bên cạnh đó, pháp luật
còn quy định một trường hợp ngoại lệ đặc biệt, đó là trường hợp con riêng với bố
dượng, mẹ kế nếu đáp ứng điều kiện nhất định. Như vậy, có thể khái quát quan hệ nuôi
dưỡng là sự thể hiện nghĩa vụ chăm sóc nhau, nuôi dưỡng nhau giữa những người thân
thuộc theo quy định của pháp luật.
Một là, đối với quan hệ nuôi dưỡng giữa cha mẹ nuôi và con nuôi thì theo quy
định tại khoản 1 của Điều 3 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định: Nuôi con nuôi là việc
xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm
con nuôi. Việc nhận nuôi con nuôi dựa trên ý chí chủ quan của các chủ thể tham gia
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
35
quan hệ nuôi con nuôi và phải tuân thủ các quy định của pháp luật về nuôi con nuôi
trong thực tế và nguyên tắc quy định tại Điều 4 Luật nuôi con nuôi năm 20109. Đồng
thời, người được nhận nuôi con nuôi phải tuân thủ quy định tại Điều 810 để đảm bảo
quyền là lợi ích của các chủ thể trong quan hệ nuôi dưỡng nói chung, đặc biệt là con
nuôi. Quy định như vậy là hoàn toàn hợp lý, phù hợp với mục đích của việc nuôi con
nuôi vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho con nuôi được
nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong thừa kế gia đình đầm ấm.
Song trên thực tế thì quy định về con nuôi hợp pháp là thực hiện theo quy định
của Luật nuôi con nuôi nhưng một số trường hợp là con nuôi thực tế thì theo quy định
của Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP ngày 20/01/1988 của Hội đồng thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình
năm 1986 đã hướng dẫn cụ thể về vấn đề này như sau: Con nuôi được thừa kế phải là
con nuôi hợp pháp, tức là việc nuôi con nuôi phải được Ủy ban nhân dân cơ sở nơi trú
quán của người nuôi hoặc của đứa trẻ công nhận và ghi vào sổ hộ tịch (Điều 24 Luật
hôn nhân và gia đình). Tuy nhiên, trong thực tế có những trường hợp nhân dân chưa
hiểu pháp luật cho nên chưa xin chính quyền công nhận và đăng ký vào sổ hộ tích việc
nuôi con nuôi. Trong trường hợp này, nếu việc nhận con nuôi là ngay thẳng, cha mẹ
đẻ của đứa trẻ hoàn toàn tự nguyện, việc nuôi dưỡng đứa trẻ được bảo đảm, thì coi là
con nuôi thực tế. Con nuôi và bố mẹ nuôi có quyền thừa kế lẫn nhau. Con nuôi (hợp
pháp hay thực tế) không được thừa kế theo luật đối với di sản của bố mẹ đẻ và anh,
chị, em ruột.11
Bên cạnh đó, nhằm ban hành quy định về thừa kế con nuôi thực tế thì mục 6.a
Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP ngày 20/01/1988 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC
hướng dẫn áp dụng Luật HN&GĐ năm 1986 (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 01/NQ-
HĐTP) quy định:Những điều kiện về nuôi con nuôi đã được quy định trong các Điều
34, 35, 36 và 37 nhưng trước khi Luật này được ban hành thì những điều kiện đó chưa
được quy định đầy đủ. Vì vậy, những việc nuôi con nuôi trước khi ban hành Luật mới
9Xem Điều 4 Luật nuôi con nuôi 2010.
10Xem Điều 8 Luật Nuôi con nuôi 2010.
11Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP ngày 20/01/1988 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp
dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
36
vẫn có giá trị pháp lý, trừ những trường hợp nuôi con nuôi trái với mục đích xã hội
của việc nuôi con nuôi (như: nuôi con nuôi để bóc lột sức lao động hoặc để dùng con
nuôi vào những hoạt động xấu xa, phạm pháp). Nếu việc nuôi con nuôi trước đây chưa
được ghi vào sổ hộ tịch nhưng việc nuôi con nuôi đã được mọi người công nhận và
cha mẹ nuôi đã thực hiện nghĩa vụ với con nuôi thì việc nuôi con nuôi vẫn có những
hậu quả pháp lý do luật định.
Từ cơ sở pháp lý nêu trên, con nuôi thực tế được hưởng các quyền và có nghĩa vụ
như con nuôi có thực hiện thủ tục đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền. Điều này đồng
nghĩa với việc con nuôi thực tế và người nuôi thuộc diện thừa kế theo pháp luật của
nhau.
Hai là, quan hệ thừa kế được xác định dựa trên cơ sở quan hệ nuôi dưỡng còn
bao gồm quan hệ giữa con riêng với bố dượng, mẹ kế. Theo quy định Luật HN&GĐ
năm 2014 thì bố dượng, mẹ kế có nghĩa vụ và quyền trông nom, nuôi dưỡng, chăm
sóc, giáo dục con riêng cùng sống chung với mình và ngược lại, con riêng có nghĩa vụ
và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng bố dượng, mẹ kế cùng sống chung với mình. Mặc dù
giữa con riêng và bốdượng, mẹ kế không có mối quan hệ sinh thành nhưng giữa họ đã
thể hiện nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì họ được thừa kế
theo pháp luật của nhau. Vấn đề này đã được ghi nhận cụ thể tại Điều 654 BLDS năm
2015: "Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như
cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy
định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật này". Như vậy, pháp luật về thừa kế chỉ
thừa nhận con riêng và bố dượng, mẹ kế thuộc diện thừa kế theo pháp luật của nhau
khi và chỉ khi đáp ứng điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con.
Quy định này còn mang tính chủ quan, chung chung.
Đối với vấn đề con ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản theo quy định tại Khoản 21,
Điều 3 Luật Hôn nhân & Gia đình năm 2014 quy định: “Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ
sinh sản là việc sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo hoặc thụ tinh trong ống
nghiệm”. Hay nói cách khác, đó là việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật y học hiện đại
để can thiệp vào quá trình thụ thai của người phụ nữ nhằm mục đích giúp những cặp
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
37
vợ chồng hiếm muộn, vô sinh hoặc phụ nữ độc thân có thể mang thai và có những đứa
con như họ mong muốn. Trong quá trình áp dụng thì việc xác định quan hệ huyết
thống được quy định trong một số trường hợp, cụ thể: (i) xác định quan hệ huyết thống
giữa cha mẹ đối với trường hợp cặp vợ chồng vô sinh thì được xác định theo quy định
tại khoản 1 Điều 93 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014: “Trường hợp người vợ sinh
con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì việc xác định cha, mẹ được áp dụng theo quy
định tại Điều 88 của Luật này12”. Tại Điều 88 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014,
việc xác định cha mẹ trong trường hợp này căn cứ vào thời kỳ hôn nhân của cặp vợ
chồng. Vì vậy, trong trường hợp con sinh ra trước ngày vợ, chồng đăng ký kết hôn và
được vợ, chồng thừa nhận là con chung sẽ không được áp dụng đối với trường hợp con
sinh ra bằng hỗ trợ kỹ thuật sinh sản. Để đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, người vợ
trong cặp vợ chồng vô sinh được xác định là mẹ của đứa trẻ trong mọi trường hợp, kể
cả khi người mẹ là người nhận tinh trùng, nhận noãn hay nhận phôi của người khác và
người chồng hợp pháp của người mẹ đó cũng chính là cha đứa trẻ, ngay kể cả chồng
không phải là người cho tinh trùng.
(ii) trường hợp xác định quan hệ huyết thống cha mẹ đối với phụ nữ độc thân sẽ được
quy định theo khoản 2 Điều 93 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014: “Trong trường
hợp người phụ nữ sống độc thân sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì người phụ
nữ đó là mẹ của con được sinh ra”13. Tức là, người phụ nữ độc thân này đương nhiên
là mẹ của đứa trẻ được sinh ra đó. (iii) trường hợp xác định quan hệ huyết thống
trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo sẽ được áp dụng tại Điều 94 Luật Hôn
nhân và Gia đình năm 2014: “Con sinh ra trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích
nhân đạo là con chung của vợ chồng nhờ mang thai hộ kể từ thời đểm con được sinh
ra”. Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo không làm phát sinh mối quan hệ cha,
mẹ, con giữa vợ chồng người được nhờ mang thai hộ với đứa trẻ được sinh ra.
12Xem Luật HN&GĐ năm 2014 Điều 93
13Xem khoản 2 Điều 93 Luật HN&GĐ năm 2014
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
38
Luận Văn Quyền Thừa Kế Giữa Con Nuôi Và Các Thành Viên Khác Trong Gia Đình Cha Mẹ Nuôi.doc
Luận Văn Quyền Thừa Kế Giữa Con Nuôi Và Các Thành Viên Khác Trong Gia Đình Cha Mẹ Nuôi.doc
Luận Văn Quyền Thừa Kế Giữa Con Nuôi Và Các Thành Viên Khác Trong Gia Đình Cha Mẹ Nuôi.doc
Luận Văn Quyền Thừa Kế Giữa Con Nuôi Và Các Thành Viên Khác Trong Gia Đình Cha Mẹ Nuôi.doc
Luận Văn Quyền Thừa Kế Giữa Con Nuôi Và Các Thành Viên Khác Trong Gia Đình Cha Mẹ Nuôi.doc
Luận Văn Quyền Thừa Kế Giữa Con Nuôi Và Các Thành Viên Khác Trong Gia Đình Cha Mẹ Nuôi.doc
Luận Văn Quyền Thừa Kế Giữa Con Nuôi Và Các Thành Viên Khác Trong Gia Đình Cha Mẹ Nuôi.doc
Luận Văn Quyền Thừa Kế Giữa Con Nuôi Và Các Thành Viên Khác Trong Gia Đình Cha Mẹ Nuôi.doc
Luận Văn Quyền Thừa Kế Giữa Con Nuôi Và Các Thành Viên Khác Trong Gia Đình Cha Mẹ Nuôi.doc
Luận Văn Quyền Thừa Kế Giữa Con Nuôi Và Các Thành Viên Khác Trong Gia Đình Cha Mẹ Nuôi.doc
Luận Văn Quyền Thừa Kế Giữa Con Nuôi Và Các Thành Viên Khác Trong Gia Đình Cha Mẹ Nuôi.doc
Luận Văn Quyền Thừa Kế Giữa Con Nuôi Và Các Thành Viên Khác Trong Gia Đình Cha Mẹ Nuôi.doc
Luận Văn Quyền Thừa Kế Giữa Con Nuôi Và Các Thành Viên Khác Trong Gia Đình Cha Mẹ Nuôi.doc
Luận Văn Quyền Thừa Kế Giữa Con Nuôi Và Các Thành Viên Khác Trong Gia Đình Cha Mẹ Nuôi.doc
Luận Văn Quyền Thừa Kế Giữa Con Nuôi Và Các Thành Viên Khác Trong Gia Đình Cha Mẹ Nuôi.doc
Luận Văn Quyền Thừa Kế Giữa Con Nuôi Và Các Thành Viên Khác Trong Gia Đình Cha Mẹ Nuôi.doc
Luận Văn Quyền Thừa Kế Giữa Con Nuôi Và Các Thành Viên Khác Trong Gia Đình Cha Mẹ Nuôi.doc
Luận Văn Quyền Thừa Kế Giữa Con Nuôi Và Các Thành Viên Khác Trong Gia Đình Cha Mẹ Nuôi.doc
Luận Văn Quyền Thừa Kế Giữa Con Nuôi Và Các Thành Viên Khác Trong Gia Đình Cha Mẹ Nuôi.doc
Luận Văn Quyền Thừa Kế Giữa Con Nuôi Và Các Thành Viên Khác Trong Gia Đình Cha Mẹ Nuôi.doc
Luận Văn Quyền Thừa Kế Giữa Con Nuôi Và Các Thành Viên Khác Trong Gia Đình Cha Mẹ Nuôi.doc
Luận Văn Quyền Thừa Kế Giữa Con Nuôi Và Các Thành Viên Khác Trong Gia Đình Cha Mẹ Nuôi.doc
Luận Văn Quyền Thừa Kế Giữa Con Nuôi Và Các Thành Viên Khác Trong Gia Đình Cha Mẹ Nuôi.doc
Luận Văn Quyền Thừa Kế Giữa Con Nuôi Và Các Thành Viên Khác Trong Gia Đình Cha Mẹ Nuôi.doc
Luận Văn Quyền Thừa Kế Giữa Con Nuôi Và Các Thành Viên Khác Trong Gia Đình Cha Mẹ Nuôi.doc
Luận Văn Quyền Thừa Kế Giữa Con Nuôi Và Các Thành Viên Khác Trong Gia Đình Cha Mẹ Nuôi.doc
Luận Văn Quyền Thừa Kế Giữa Con Nuôi Và Các Thành Viên Khác Trong Gia Đình Cha Mẹ Nuôi.doc
Luận Văn Quyền Thừa Kế Giữa Con Nuôi Và Các Thành Viên Khác Trong Gia Đình Cha Mẹ Nuôi.doc
Luận Văn Quyền Thừa Kế Giữa Con Nuôi Và Các Thành Viên Khác Trong Gia Đình Cha Mẹ Nuôi.doc
Luận Văn Quyền Thừa Kế Giữa Con Nuôi Và Các Thành Viên Khác Trong Gia Đình Cha Mẹ Nuôi.doc
Luận Văn Quyền Thừa Kế Giữa Con Nuôi Và Các Thành Viên Khác Trong Gia Đình Cha Mẹ Nuôi.doc
Luận Văn Quyền Thừa Kế Giữa Con Nuôi Và Các Thành Viên Khác Trong Gia Đình Cha Mẹ Nuôi.doc
Luận Văn Quyền Thừa Kế Giữa Con Nuôi Và Các Thành Viên Khác Trong Gia Đình Cha Mẹ Nuôi.doc
Luận Văn Quyền Thừa Kế Giữa Con Nuôi Và Các Thành Viên Khác Trong Gia Đình Cha Mẹ Nuôi.doc
Luận Văn Quyền Thừa Kế Giữa Con Nuôi Và Các Thành Viên Khác Trong Gia Đình Cha Mẹ Nuôi.doc
Luận Văn Quyền Thừa Kế Giữa Con Nuôi Và Các Thành Viên Khác Trong Gia Đình Cha Mẹ Nuôi.doc
Luận Văn Quyền Thừa Kế Giữa Con Nuôi Và Các Thành Viên Khác Trong Gia Đình Cha Mẹ Nuôi.doc
Luận Văn Quyền Thừa Kế Giữa Con Nuôi Và Các Thành Viên Khác Trong Gia Đình Cha Mẹ Nuôi.doc
Luận Văn Quyền Thừa Kế Giữa Con Nuôi Và Các Thành Viên Khác Trong Gia Đình Cha Mẹ Nuôi.doc

More Related Content

More from Nhận Làm Đề Tài Trọn Gói Zalo/Tele: 0917.193.864

Tiểu Luận Phân tích việc đo lường, đánh giá tài sãn của công ty cổ phần h...
Tiểu Luận Phân tích việc đo lường, đánh giá tài sãn của công ty cổ phần h...Tiểu Luận Phân tích việc đo lường, đánh giá tài sãn của công ty cổ phần h...
Tiểu Luận Phân tích việc đo lường, đánh giá tài sãn của công ty cổ phần h...
Nhận Làm Đề Tài Trọn Gói Zalo/Tele: 0917.193.864
 
Khóa Luận Cơ Sở Lý Luận Về Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Trong Doanh Nghiệp.docx
Khóa Luận Cơ Sở Lý Luận Về Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Trong Doanh Nghiệp.docxKhóa Luận Cơ Sở Lý Luận Về Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Trong Doanh Nghiệp.docx
Khóa Luận Cơ Sở Lý Luận Về Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Trong Doanh Nghiệp.docx
Nhận Làm Đề Tài Trọn Gói Zalo/Tele: 0917.193.864
 
Báo Cáo Kiến Tập Tại Ngân Hàng Agribank– Chi Nhánh Tây Hồ.docx
Báo Cáo Kiến Tập Tại Ngân Hàng Agribank– Chi Nhánh Tây Hồ.docxBáo Cáo Kiến Tập Tại Ngân Hàng Agribank– Chi Nhánh Tây Hồ.docx
Báo Cáo Kiến Tập Tại Ngân Hàng Agribank– Chi Nhánh Tây Hồ.docx
Nhận Làm Đề Tài Trọn Gói Zalo/Tele: 0917.193.864
 
Khóa Luận Hoạt Động Marketing Cho Triển Lãm Công Nghiệp Và Sản Xuất Việt Nam ...
Khóa Luận Hoạt Động Marketing Cho Triển Lãm Công Nghiệp Và Sản Xuất Việt Nam ...Khóa Luận Hoạt Động Marketing Cho Triển Lãm Công Nghiệp Và Sản Xuất Việt Nam ...
Khóa Luận Hoạt Động Marketing Cho Triển Lãm Công Nghiệp Và Sản Xuất Việt Nam ...
Nhận Làm Đề Tài Trọn Gói Zalo/Tele: 0917.193.864
 
Khóa Luận Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Khách Sạn Continental Saigon...
Khóa Luận Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Khách Sạn Continental Saigon...Khóa Luận Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Khách Sạn Continental Saigon...
Khóa Luận Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Khách Sạn Continental Saigon...
Nhận Làm Đề Tài Trọn Gói Zalo/Tele: 0917.193.864
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Đến Tp Hcm Làm Việc Của Sinh Viên.docx
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Đến Tp Hcm Làm Việc Của Sinh Viên.docxLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Đến Tp Hcm Làm Việc Của Sinh Viên.docx
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Đến Tp Hcm Làm Việc Của Sinh Viên.docx
Nhận Làm Đề Tài Trọn Gói Zalo/Tele: 0917.193.864
 
Báo Cáo Tổ Chức Thực Hiện Nghiệp Vụ Giao Nhận Hàng Hóa Kinh Doanh Nhập Khẩu B...
Báo Cáo Tổ Chức Thực Hiện Nghiệp Vụ Giao Nhận Hàng Hóa Kinh Doanh Nhập Khẩu B...Báo Cáo Tổ Chức Thực Hiện Nghiệp Vụ Giao Nhận Hàng Hóa Kinh Doanh Nhập Khẩu B...
Báo Cáo Tổ Chức Thực Hiện Nghiệp Vụ Giao Nhận Hàng Hóa Kinh Doanh Nhập Khẩu B...
Nhận Làm Đề Tài Trọn Gói Zalo/Tele: 0917.193.864
 
Tiểu Luận Tình Huống Giải Quyết Tranh Chấp Quyền Sử Dụng Đất.docx
Tiểu Luận Tình Huống Giải Quyết Tranh Chấp Quyền Sử Dụng Đất.docxTiểu Luận Tình Huống Giải Quyết Tranh Chấp Quyền Sử Dụng Đất.docx
Tiểu Luận Tình Huống Giải Quyết Tranh Chấp Quyền Sử Dụng Đất.docx
Nhận Làm Đề Tài Trọn Gói Zalo/Tele: 0917.193.864
 
Luận Văn Tác Động Của Chất Lượng Website Bán Lẻ Trực Tuyến Đến Lòng Trung Thà...
Luận Văn Tác Động Của Chất Lượng Website Bán Lẻ Trực Tuyến Đến Lòng Trung Thà...Luận Văn Tác Động Của Chất Lượng Website Bán Lẻ Trực Tuyến Đến Lòng Trung Thà...
Luận Văn Tác Động Của Chất Lượng Website Bán Lẻ Trực Tuyến Đến Lòng Trung Thà...
Nhận Làm Đề Tài Trọn Gói Zalo/Tele: 0917.193.864
 
Khóa Luận Pháp Luật Về Hợp Đồng Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất.docx
Khóa Luận Pháp Luật Về Hợp Đồng Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất.docxKhóa Luận Pháp Luật Về Hợp Đồng Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất.docx
Khóa Luận Pháp Luật Về Hợp Đồng Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất.docx
Nhận Làm Đề Tài Trọn Gói Zalo/Tele: 0917.193.864
 
Luận Văn Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành Về Di Sản Dùng Vào Việc Thờ Cúng.docx
Luận Văn Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành Về Di Sản Dùng Vào Việc Thờ Cúng.docxLuận Văn Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành Về Di Sản Dùng Vào Việc Thờ Cúng.docx
Luận Văn Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành Về Di Sản Dùng Vào Việc Thờ Cúng.docx
Nhận Làm Đề Tài Trọn Gói Zalo/Tele: 0917.193.864
 
Báo Cáo Nâng Cao Hiệu Quả Quy Trình Xuất Khẩu Đậu Xanh Nguyên Hạt Sang Thị Tr...
Báo Cáo Nâng Cao Hiệu Quả Quy Trình Xuất Khẩu Đậu Xanh Nguyên Hạt Sang Thị Tr...Báo Cáo Nâng Cao Hiệu Quả Quy Trình Xuất Khẩu Đậu Xanh Nguyên Hạt Sang Thị Tr...
Báo Cáo Nâng Cao Hiệu Quả Quy Trình Xuất Khẩu Đậu Xanh Nguyên Hạt Sang Thị Tr...
Nhận Làm Đề Tài Trọn Gói Zalo/Tele: 0917.193.864
 
Khóa Luận Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Giao Nhận Nhập Khẩu Hàng Nguyên Contain...
Khóa Luận Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Giao Nhận Nhập Khẩu Hàng Nguyên Contain...Khóa Luận Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Giao Nhận Nhập Khẩu Hàng Nguyên Contain...
Khóa Luận Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Giao Nhận Nhập Khẩu Hàng Nguyên Contain...
Nhận Làm Đề Tài Trọn Gói Zalo/Tele: 0917.193.864
 
Khóa Luận Các Tình Tiết Tăng Nặng Trách Nhiệm Hình Sự.docx
Khóa Luận Các Tình Tiết Tăng Nặng Trách Nhiệm Hình Sự.docxKhóa Luận Các Tình Tiết Tăng Nặng Trách Nhiệm Hình Sự.docx
Khóa Luận Các Tình Tiết Tăng Nặng Trách Nhiệm Hình Sự.docx
Nhận Làm Đề Tài Trọn Gói Zalo/Tele: 0917.193.864
 
Báo Cáo Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Nhà Hàng Ẩm Thực Cua.docx
Báo Cáo Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Nhà Hàng Ẩm Thực Cua.docxBáo Cáo Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Nhà Hàng Ẩm Thực Cua.docx
Báo Cáo Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Nhà Hàng Ẩm Thực Cua.docx
Nhận Làm Đề Tài Trọn Gói Zalo/Tele: 0917.193.864
 
Khóa Luận Giải Pháp Marketing Nhằm Mở Rộng Thị Trường Tiêu Thụ Thép Tại Công ...
Khóa Luận Giải Pháp Marketing Nhằm Mở Rộng Thị Trường Tiêu Thụ Thép Tại Công ...Khóa Luận Giải Pháp Marketing Nhằm Mở Rộng Thị Trường Tiêu Thụ Thép Tại Công ...
Khóa Luận Giải Pháp Marketing Nhằm Mở Rộng Thị Trường Tiêu Thụ Thép Tại Công ...
Nhận Làm Đề Tài Trọn Gói Zalo/Tele: 0917.193.864
 
Khóa Luận Ảnh hưởng của văn hoá tổ chức đến sự hài lòng công viêc của nhân vi...
Khóa Luận Ảnh hưởng của văn hoá tổ chức đến sự hài lòng công viêc của nhân vi...Khóa Luận Ảnh hưởng của văn hoá tổ chức đến sự hài lòng công viêc của nhân vi...
Khóa Luận Ảnh hưởng của văn hoá tổ chức đến sự hài lòng công viêc của nhân vi...
Nhận Làm Đề Tài Trọn Gói Zalo/Tele: 0917.193.864
 
Đồ Án Tốt Nghiệp Lưu Đồ Giải Thuật Và Chương Trình Điều Khiển.docx
Đồ Án Tốt Nghiệp Lưu Đồ Giải Thuật Và Chương Trình Điều Khiển.docxĐồ Án Tốt Nghiệp Lưu Đồ Giải Thuật Và Chương Trình Điều Khiển.docx
Đồ Án Tốt Nghiệp Lưu Đồ Giải Thuật Và Chương Trình Điều Khiển.docx
Nhận Làm Đề Tài Trọn Gói Zalo/Tele: 0917.193.864
 
From Theory to Practice for Teachers of English Learners.docx
From Theory to Practice for Teachers of English Learners.docxFrom Theory to Practice for Teachers of English Learners.docx
From Theory to Practice for Teachers of English Learners.docx
Nhận Làm Đề Tài Trọn Gói Zalo/Tele: 0917.193.864
 
Chuyên đề thực tập Kế hoạch Truyền thông tiếp thị tích hợp (IMC).docx
Chuyên đề thực tập Kế hoạch Truyền thông tiếp thị tích hợp (IMC).docxChuyên đề thực tập Kế hoạch Truyền thông tiếp thị tích hợp (IMC).docx
Chuyên đề thực tập Kế hoạch Truyền thông tiếp thị tích hợp (IMC).docx
Nhận Làm Đề Tài Trọn Gói Zalo/Tele: 0917.193.864
 

More from Nhận Làm Đề Tài Trọn Gói Zalo/Tele: 0917.193.864 (20)

Tiểu Luận Phân tích việc đo lường, đánh giá tài sãn của công ty cổ phần h...
Tiểu Luận Phân tích việc đo lường, đánh giá tài sãn của công ty cổ phần h...Tiểu Luận Phân tích việc đo lường, đánh giá tài sãn của công ty cổ phần h...
Tiểu Luận Phân tích việc đo lường, đánh giá tài sãn của công ty cổ phần h...
 
Khóa Luận Cơ Sở Lý Luận Về Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Trong Doanh Nghiệp.docx
Khóa Luận Cơ Sở Lý Luận Về Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Trong Doanh Nghiệp.docxKhóa Luận Cơ Sở Lý Luận Về Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Trong Doanh Nghiệp.docx
Khóa Luận Cơ Sở Lý Luận Về Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Trong Doanh Nghiệp.docx
 
Báo Cáo Kiến Tập Tại Ngân Hàng Agribank– Chi Nhánh Tây Hồ.docx
Báo Cáo Kiến Tập Tại Ngân Hàng Agribank– Chi Nhánh Tây Hồ.docxBáo Cáo Kiến Tập Tại Ngân Hàng Agribank– Chi Nhánh Tây Hồ.docx
Báo Cáo Kiến Tập Tại Ngân Hàng Agribank– Chi Nhánh Tây Hồ.docx
 
Khóa Luận Hoạt Động Marketing Cho Triển Lãm Công Nghiệp Và Sản Xuất Việt Nam ...
Khóa Luận Hoạt Động Marketing Cho Triển Lãm Công Nghiệp Và Sản Xuất Việt Nam ...Khóa Luận Hoạt Động Marketing Cho Triển Lãm Công Nghiệp Và Sản Xuất Việt Nam ...
Khóa Luận Hoạt Động Marketing Cho Triển Lãm Công Nghiệp Và Sản Xuất Việt Nam ...
 
Khóa Luận Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Khách Sạn Continental Saigon...
Khóa Luận Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Khách Sạn Continental Saigon...Khóa Luận Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Khách Sạn Continental Saigon...
Khóa Luận Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Khách Sạn Continental Saigon...
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Đến Tp Hcm Làm Việc Của Sinh Viên.docx
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Đến Tp Hcm Làm Việc Của Sinh Viên.docxLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Đến Tp Hcm Làm Việc Của Sinh Viên.docx
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Đến Tp Hcm Làm Việc Của Sinh Viên.docx
 
Báo Cáo Tổ Chức Thực Hiện Nghiệp Vụ Giao Nhận Hàng Hóa Kinh Doanh Nhập Khẩu B...
Báo Cáo Tổ Chức Thực Hiện Nghiệp Vụ Giao Nhận Hàng Hóa Kinh Doanh Nhập Khẩu B...Báo Cáo Tổ Chức Thực Hiện Nghiệp Vụ Giao Nhận Hàng Hóa Kinh Doanh Nhập Khẩu B...
Báo Cáo Tổ Chức Thực Hiện Nghiệp Vụ Giao Nhận Hàng Hóa Kinh Doanh Nhập Khẩu B...
 
Tiểu Luận Tình Huống Giải Quyết Tranh Chấp Quyền Sử Dụng Đất.docx
Tiểu Luận Tình Huống Giải Quyết Tranh Chấp Quyền Sử Dụng Đất.docxTiểu Luận Tình Huống Giải Quyết Tranh Chấp Quyền Sử Dụng Đất.docx
Tiểu Luận Tình Huống Giải Quyết Tranh Chấp Quyền Sử Dụng Đất.docx
 
Luận Văn Tác Động Của Chất Lượng Website Bán Lẻ Trực Tuyến Đến Lòng Trung Thà...
Luận Văn Tác Động Của Chất Lượng Website Bán Lẻ Trực Tuyến Đến Lòng Trung Thà...Luận Văn Tác Động Của Chất Lượng Website Bán Lẻ Trực Tuyến Đến Lòng Trung Thà...
Luận Văn Tác Động Của Chất Lượng Website Bán Lẻ Trực Tuyến Đến Lòng Trung Thà...
 
Khóa Luận Pháp Luật Về Hợp Đồng Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất.docx
Khóa Luận Pháp Luật Về Hợp Đồng Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất.docxKhóa Luận Pháp Luật Về Hợp Đồng Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất.docx
Khóa Luận Pháp Luật Về Hợp Đồng Chuyển Nhượng Quyền Sử Dụng Đất.docx
 
Luận Văn Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành Về Di Sản Dùng Vào Việc Thờ Cúng.docx
Luận Văn Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành Về Di Sản Dùng Vào Việc Thờ Cúng.docxLuận Văn Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành Về Di Sản Dùng Vào Việc Thờ Cúng.docx
Luận Văn Pháp Luật Việt Nam Hiện Hành Về Di Sản Dùng Vào Việc Thờ Cúng.docx
 
Báo Cáo Nâng Cao Hiệu Quả Quy Trình Xuất Khẩu Đậu Xanh Nguyên Hạt Sang Thị Tr...
Báo Cáo Nâng Cao Hiệu Quả Quy Trình Xuất Khẩu Đậu Xanh Nguyên Hạt Sang Thị Tr...Báo Cáo Nâng Cao Hiệu Quả Quy Trình Xuất Khẩu Đậu Xanh Nguyên Hạt Sang Thị Tr...
Báo Cáo Nâng Cao Hiệu Quả Quy Trình Xuất Khẩu Đậu Xanh Nguyên Hạt Sang Thị Tr...
 
Khóa Luận Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Giao Nhận Nhập Khẩu Hàng Nguyên Contain...
Khóa Luận Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Giao Nhận Nhập Khẩu Hàng Nguyên Contain...Khóa Luận Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Giao Nhận Nhập Khẩu Hàng Nguyên Contain...
Khóa Luận Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Giao Nhận Nhập Khẩu Hàng Nguyên Contain...
 
Khóa Luận Các Tình Tiết Tăng Nặng Trách Nhiệm Hình Sự.docx
Khóa Luận Các Tình Tiết Tăng Nặng Trách Nhiệm Hình Sự.docxKhóa Luận Các Tình Tiết Tăng Nặng Trách Nhiệm Hình Sự.docx
Khóa Luận Các Tình Tiết Tăng Nặng Trách Nhiệm Hình Sự.docx
 
Báo Cáo Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Nhà Hàng Ẩm Thực Cua.docx
Báo Cáo Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Nhà Hàng Ẩm Thực Cua.docxBáo Cáo Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Nhà Hàng Ẩm Thực Cua.docx
Báo Cáo Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Nhà Hàng Ẩm Thực Cua.docx
 
Khóa Luận Giải Pháp Marketing Nhằm Mở Rộng Thị Trường Tiêu Thụ Thép Tại Công ...
Khóa Luận Giải Pháp Marketing Nhằm Mở Rộng Thị Trường Tiêu Thụ Thép Tại Công ...Khóa Luận Giải Pháp Marketing Nhằm Mở Rộng Thị Trường Tiêu Thụ Thép Tại Công ...
Khóa Luận Giải Pháp Marketing Nhằm Mở Rộng Thị Trường Tiêu Thụ Thép Tại Công ...
 
Khóa Luận Ảnh hưởng của văn hoá tổ chức đến sự hài lòng công viêc của nhân vi...
Khóa Luận Ảnh hưởng của văn hoá tổ chức đến sự hài lòng công viêc của nhân vi...Khóa Luận Ảnh hưởng của văn hoá tổ chức đến sự hài lòng công viêc của nhân vi...
Khóa Luận Ảnh hưởng của văn hoá tổ chức đến sự hài lòng công viêc của nhân vi...
 
Đồ Án Tốt Nghiệp Lưu Đồ Giải Thuật Và Chương Trình Điều Khiển.docx
Đồ Án Tốt Nghiệp Lưu Đồ Giải Thuật Và Chương Trình Điều Khiển.docxĐồ Án Tốt Nghiệp Lưu Đồ Giải Thuật Và Chương Trình Điều Khiển.docx
Đồ Án Tốt Nghiệp Lưu Đồ Giải Thuật Và Chương Trình Điều Khiển.docx
 
From Theory to Practice for Teachers of English Learners.docx
From Theory to Practice for Teachers of English Learners.docxFrom Theory to Practice for Teachers of English Learners.docx
From Theory to Practice for Teachers of English Learners.docx
 
Chuyên đề thực tập Kế hoạch Truyền thông tiếp thị tích hợp (IMC).docx
Chuyên đề thực tập Kế hoạch Truyền thông tiếp thị tích hợp (IMC).docxChuyên đề thực tập Kế hoạch Truyền thông tiếp thị tích hợp (IMC).docx
Chuyên đề thực tập Kế hoạch Truyền thông tiếp thị tích hợp (IMC).docx
 

Luận Văn Quyền Thừa Kế Giữa Con Nuôi Và Các Thành Viên Khác Trong Gia Đình Cha Mẹ Nuôi.doc

  • 1. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Đề tài: QUYỀN THỪA KẾ GIỮA CON NUÔI VÀ CÁC THÀNH VIÊN KHÁC TRONG GIA ĐÌNH CHA MẸ NUÔI
  • 2. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 2 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước thì việc hoàn thiện các quy định về BLDS mang yếu tố then chốt bởi lẽ đây chính là hành lang pháp lý điều chỉnh các quan hệ xã hội trong mỗi một quốc gia. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, thì công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đã có những tiến bộ quan trọng. Tuy nhiên, nhìn chung hệ thống pháp luật nước ta vẫn chưa đồng bộ, thiếu thống nhất, tính khả thi thấp, chậm đi vào cuộc sống. Để khắc phục tình trạng trên, đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 đã chỉ ra rằng: …Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về dân sự, kinh tế, trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong vấn đề hoàn thiện văn bản pháp luật dân sự nói chung thì cần hoàn thiện nhiều vấn đề trong đó vấn đề liên quan đến thừa kế và thừa kế theo pháp luật là điều cần thiết ở nước ta hiện nay. Có thể nói rằng vấn đề về thừa kế và thừa kế theo pháp luật là vấn đề mang tính kinh tế, mang tính xã hội truyền thống nhưng cũng rất phức tạp về mặt pháp lý. Trong đó, đối với các quy định có liên quan đến thừa kế theo pháp luật là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc làm phát sinh và thực hiện quan hệ dân sự về thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành. Đối với vấn đề này đã được thể hiện trong nhiều văn bản pháp luật ở nước ta và có sự điều chỉnh từ những bộ luật thành văn từ xa xưa nhất. Việc điều chỉnh về vấn đề về thừa kế theo pháp luật để mục đích cuối cùng là giải quyết vấn đề về tranh chấp thừa kế ở nước ta trong giai đoạn hiện nay là điều mà các cơ quan nhà nước hướng đến. Đích cuối của quả trình giải quyết tranh chấp chính là xác định đúng khối tài sản thừa kế và phân chia thừa kế theo pháp luật theo đúng kỷ phần mà người thừa kế có quyền được hưởng, việc xác định đúng thừa kế theo pháp luật có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giải quyết các án kiện về thừa kế.
  • 3. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 3 Tuy nhiên, trong những năm gần đây, những vấn đề liên quan đến thừa kế theo pháp luật- yếu tố quan trọng hàng đầu đối với việc giải quyết các án kiện về thừa kế còn nhiều nan giải cả về mặt lý luận và trong thực tiễn áp dụng. Trong bối cảnh hội nhập thì yêu cầu xây dụng Nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay thì vấn đề tài sản thuộc quyền sở hữu của cá nhân ngày càng trở nên phức tạp và đa dạng. Vì vậy, vấn đề thừa kế theo pháp luật và xác định thừa kế theo pháp luật cũng đặt ra nhiều hơn những vấn đề lý luận và thực tiễn cần giải quyết. Hiện nay, với những điều chỉnh của BLDS năm 2015 ở nước ta thì các văn bản có liên quan như Luật Đất đai, Luật Nhà ở và các văn bản hướng dẫn thi hành đã quy định nhiều điều khoản về thừa kế theo pháp luật đảm bảo cho quyền và lợi ích hợp pháp của các đối tượng trong mối quan hệ về thừa kế nói chung cũng như các vấn đề về tài sản nói riêng. Từ đó, góp phần làm ổn định đời sống trong xã hội và phát triển các mối quan hệ ở nước ta hiện nay. Đồng thời, giải quyết vấn đề có liên quan đến thừa kế theo pháp luật là một hoạt động rất nhạy cảm vì nó liên quan đến đối tượng là con người và tài sản trên phương diện pháp lý, lý luận và thực tiễn. Do vậy, hoạt động này luôn được sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước nhất là khi yêu cầu về hoàn thiện pháp luật về dân sự nói chung đáp ứng với hoạt động xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay. Trong thực tế, hằng năm tại các cơ quan tiến hành tố tụng đã giải quyết rất nhiều vụ án về tranh chấp thừa kế theo pháp luật. Việc kiện toàn các quy định có liên quan đến thừa kế theo pháp luật nhằm đảm bảo cho hoạt động tranh chấp trong thực tiễn và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ nói chung. Vì vậy, nghiên cứu về đề tài “Thừa kế theo pháp luật ở Việt Nam hiện nay” là rất cần thiết và cấp bách góp phần phát hiện những hạn chế của pháp luật về thừa kế theo pháp luật và những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực thi ở nước ta, từ đó hoàn thiện hệ thống pháp luật về thừa kế theo pháp luật nói riêng và hệ thống pháp luật dân sự nói chung đồng thời nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về thừa kế theo pháp luật ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. * Những câu hỏi đặt ra cần phải trả lời khi nghiên cứu - Vấn đề thừa kế theo pháp luật trong thời gian qua như thế nào?
  • 4. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 4 - Những kết quả đạt được và chưa đạt được trong quá trình thực hiện quy định về thừa kế theo pháp luật? - Những nguyên nhân và hạn chế trong quá trình áp dụng quy định về thừa kế theo pháp luật là gì? - Các yếu tố nào thực sự ảnh hưởng đến hoạt động áp dụng pháp luật về thừa kế theo pháp luật ở nước ta hiện nay? - Những các tố tác động đến hiệu quả áp dụng pháp luật thừa kế theo pháp luật ở nước ta hiện nay? - Những giải pháp nào góp phần giúp quy định về thừa kế theo pháp luật được áp dụng có hiệu quả hơn? * Các giả thiết nghiên cứu. - Thừa kế theo pháp luật được áp dụng đạt kết quả cao, song trong quá trình phát sinh nhiều khó khăn, vướng mắc liên quan đến vấn đề lý luận và thực tiễn. Do đó cần thiết phải hoàn thiện quy định của BLDS năm 2015, văn bản hướng dẫn thi hành và một số văn bản có liên quan như Luật Đất đai, Luật nhà ở…Nguyên nhân là sự tương thích của các văn bản này có nhiều quy định gây chồng chéo, mâu thuẫn với nhau từ đó ảnh hưởng đến quá trình áp dụng trong thực tế. - Thừa kế theo pháp luật chịu sự tác động của yếu tố kinh tế, pháp luật, văn hóa – xã hội, năng lực của cán bộ công chức…các yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp đến quá trình áp dụng trong thực tế ở Việt Nam hiện nay. - Quá trình áp dụng quy định về TKTPK đã đạt được những kết quả trên phương diện lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên, với những quy định của BLDS năm 2015, các luật chuyên ngành trong quá trình áp dụng nảy sinh những khó khăn, vướng mắc nên cần thiết phải có định hướng hoàn thiện. 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu của đề tài:
  • 5. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 5 - Mục tiêu tổng quát:Thông qua việc lựa chọn đề tài: Thừa kế theo pháp luật ở Việt Nam hiện nay làm luận văn thạc sỹ, tác giả tiến hành nghiên cứu các quy định hiện hành liên quan trong hoạt động thừa kế theo pháp luật ở nước ta hiện nay. Đồng thời, đánh giá tình hình thực hiện trong hoạt động áp dụng quy định về thừa kế theo pháp luật ở Việt Nam hiện nay. Từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện và biện pháp nhằm tăng cường áp dụng quy định về TKTPL đáp ứng với yêu cầu và nhiệm vụ trong tình hình mới. - Mục tiêu cụ thể: Trên cơ sở đưa ra mục tiêu nghiên cứu tổng quát, tác giả tập trung đi sâu nghiên cứu các vấn đề cụ thể sau: + Một là, hệ thống hóa cơ sở lý luận về thừa kế theo pháp luật. + Hai là, phân tích thực trạng áp dụng quy định về TKTPL bao gồm những vấn đề như sau: Kết quả hoàn thiện quy định về TKTPL; Thực trạng áp dụng quy định về TKTPL; Đánh giá những kết quả đạt được cũng như những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động áp dụng quy định về TKTPL ở nước ta hiện nay. + Ba là, đề xuất một số giải pháp về hoàn thiện pháp luật cũng như áp dụng quy định về TKTPL nhằm đảm bảo việc thực hiện đạt hiệu quả cao 2.2. Nội dung nghiên cứu Nội dung nghiên cứu quy định về TKTPL của BLDS năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Quá trình áp dụng các quy định này trong thực tế ở nước ta hiện nay. 2.3. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu * Phương pháp luận Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thừa kế theo pháp luật để phân tích, lý giải các vấn đề.
  • 6. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 6 * Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: tác giả sử dụng phương pháp này để nghiên cứu các văn bản pháp luật có liên quan đến vai trò thừa kế theo pháp luật thông qua quy định của BLDS và các văn bản hướng dẫn thi hành; các đề tài khoa học, chương trình, dự án, các bài báo đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành. - Phương pháp phân tích, tổng hợp: tác giả sử dụng phương pháp này để nêu lên cơ sở lý thuyết về vai trò thừa kế theo pháp luật thông qua các mặt công tác của các cơ quan tiến hành tố tụng và đánh giá, khái quát thành những quan điểm, luận điểm làm nền tảng lý luận cho luận văn. - Phương pháp thống kê: tác giả sử dụng phương pháp này chủ yếu ở chương 2 của luận văn, các số liệu thu thập, điều tra được tổng hợp, phân tích làm cơ sở đánh giá thực trạng qua đó đánh giá về thành tựu, hạn chế để đưa ra những giải pháp giải quyết vấn đề một cách cụ thể. 3. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU
  • 7. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 7 Liên quan đến nội dung Thừa kế theo pháp luật và các vấn đề có liên quan đến thừa kế thì đã có nhiều đề tài khoa học, luận văn, bài viết trên tạp chí đã đề cập một cách trực tiếp hoặc lồng ghép vào những nội dung liên quan có thể kể đến: - Phùng Trung Tập: “Thừa kế theo pháp luật của công dân Việt Nam từ năm 1945 đến nay”. Luận án nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của thừa kế theo pháp luật ở Việt Nam từ năm 1945 đến nay. Nội dung chủ yếu của luận án làm rõ các điều kiện chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội ảnh hưởng đến việc điều chỉnh pháp luật về diện và hàng thừa kế trong pháp luật dân sự Việt Nam. - Trần Thị Huệ: “Di sản thừa kế theo pháp luật Việt Nam- những vấn đề lý luận và thực tiễn”. Luận án tập trung nghiên cứu về những vấn đề như: cơ sở lý luận về di sản thừa kế, quy định của pháp luật dân sự Việt Nam về di sản thừa kế, thanh toán và phân chia di sản thừa kế, thực tiễn áp dụng trong việc xác định, thanh toán, phân chia di sản thừa kế và kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về di sản thừa kế. + Luận văn cao học: - Nguyễn Thị Vĩnh: “Thừa kế theo pháp luật trong BLDS Việt Nam”. Nội dung chủ yếu gồm các vấn đề sau: khái niệm thừa kế theo pháp luật, diện và hàng thừa kế, thừa kế thế vị, các trường hợp thừa kế theo phápluật. - Nguyễn Thị Hồng Bắc: “Một số vấn đề thừa kế theo pháp luật trong BLDS Việt Nam”. Đề tài nghiên cứu có tính sơ lược về lịch sử của thừa kế theo pháp luật ở Việt Nam, một số nguyên tắc chủ yếu của thừa kế, các trường hợp thừa kế theo pháp luật, căn cứ phân chia hàng thừa kế. - Nguyễn Hương Giang: Thừa kế - một số vấn đề lý luận và thực tiễn (2014, Luận văn thạc sĩ); - Nguyễn Minh Tuấn, Cơ sở lý luận và thực tiễn của những quy định chung về thừa kế trong Bộ luật Dân sự (Luận văn tiến sĩ luật học); - Hồ Thị Vân Anh, Thừa kế theo pháp luật trong thời Hoàng Việt Luật lệ thời Nguyễn ở Việt Nam (2009, Luận văn thạc sỹ luật học) và có rất nhiều luận văn thạc sỹ, tiến sĩ nghiên cứu về vấn đề này. + Các công trình nghiên cứu khác:
  • 8. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 8 - Viện Khoa học Pháp lý: “Bình luận khoa học một số vấn đề cơ bản của BLDS”. Các tập bình luận phân tích nội dung cơ bản của các qui đinh trong BLDS năm 1995 nói chung và các qui định về thừa kế nói riêng. - Trường Đại học Luật Hà Nội, số tạp chí chuyên đề về BLDS (1996). Trong đó có bài viết về những điểm mới của di sản dùng vào việc thờ cúng trong BLDS so với Pháp lệnh Thừa kế 1990. - Tòa án Nhân dân Tối cao: “Những vấn đề lý luận và thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết các tranh chấp thừa kế tại Tòa án nhân dân”. Đây là công trình cấp bộ nghiên cứu về thừa kế, nội dung chủ yếu của đề tài là các vấn đề thực tiễn xét xử của Toà án trong việc giải quyết tranh chấp về thừa kế. - Nguyễn Ngọc Điện: “Một số suy nghĩ về thừa kế trong BLDS”.Tác giả so sánh pháp luật về thừa kế của Việt Nam qua các thời kỳ phát triển và so với chế định thừa kế trong Bộ luật Dân sự Bên cạnh đó thì có rất nhiều bài nghiên cứu nghiên cứu vấn đề này, trong đó các công trình này ít nhiều đều đề cập đến vấn đề về thừa kế theo pháp luật. Song các công trình nghiên cứu trực tiếp có liên quan đến Thừa kế theo pháp luật còn khá khiêm tốn. Quá trình thực tiễn của quá trình áp dụng pháp luật về Thừa kế theo pháp luật ở nước ta còn gặp nhiều khó khăn, bất cập, còn có những khoảng cách giữa lý luận và thực tiễn, giữa văn bản và thực tế. 4. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI Ví dụ: Bảng 1. Tiến độ thực hiện đề tài Tháng (năm 2019 &2020) Dự kiến nội dung thực hiện 1 2/2019 1 2 020 2 2 020 3 2 020 4 2 020 5 2 020 6 2 020 7 2 020 8 2 020
  • 9. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 9 Thực hiện đề cương luận văn Duyệt đề cương và bảo vệ đề cương Hoàn thành và sửa chương 1 Hoàn thành và sửa chương 2 Hoàn thành và sửa chương 1+2 Hoàn thiện luận văn chương 3 Hoàn thành Luận văn và chuẩn bị bảo vệ Hoàn thiện luận văn 5. BỐ CỤC DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN Dự kiến luận văn có ba chương - Chương 1: Cơ sở lý luận về thừa kế theo pháp luật - Chương 2: Quy định của pháp luật Việt Nam về Thừa kế theo pháp luật - Chương 3: Thực tiễn áp dụng pháp luật về thừa kế theo pháp luật và kiến nghị hoàn thiện
  • 10. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 10
  • 11. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 11 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUYỀN THỪA KẾ CỦA CHÁU NUÔI VỚI ÔNG BÀ NUÔI 1.1 Một số khái niệm chung về con nuôi 1.1.1 Con nuôi Theo từ điển tiếng Việt con nuôi là con do người khác đẻ ra, xin về nuôi và được sự xác nhận của pháp luật. Như vậy theo định nghĩa trên con nuôi là người được người khác nhận nuôi và việc nhận nuôi này phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứng nhận. Nói cách khác việc nhận nuôi phải được đăng ký, có sự xác nhận của pháp luật theo một trình tự thủ tục được quy định sẵn. Khoản 1 Điều 3 Luật nuôi con nuôi giải thích: “Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi”. Khoản 3 điều 3 Luật nuôi con nuôi giải thích con nuôi là người được nhận làm con nuôi sau khi việc nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký. 1.1.2.Một số dạng nuôi con nuôi trong thực tế xã hội Việt Nam Trong đời sống xã hội Việt Nam, việc nhận nuôi con nuôi đã tồn tại từ lâu, với nhiều lý do và mục đích khác nhau, nhưng lý do cơ bản, phổ biến nhất là vì lòng từ tâm, lòng thương người, muốn cưu mang, giúp đỡ những người rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Với quan niệm như vậy, việc nhận con nuôi, nhận cha mẹ nuôi đã được thực hiện khá rộng rãi trong đời sống nhân dân. Với ý nghĩa là một quyền tự do dân sự của cá nhân, việc xác lập quan hệ nuôi con nuôi có thể được thực hiện theo những cách thức khác nhau, tuỳ theo sự lựa chọn của cá nhân trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định. Tuy nhiên có thể thấy, có hai cách thức xác lập quan hệ nuôi con nuôi trong thực tế. Đó là xác lập quan hệ nuôi con nuôi về mặt xã hội và xác lập về mặt pháp lý. Việc nhận nuôi con nuôi có thể được xác lập về mặt pháp lý, thông qua sự kiện đăng ký việc nuôi con nuôi tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đối với những trường hợp có đăng ký, giữa người nhận nuôi và con nuôi phát sinh quan hệ cha mẹ và con trước pháp luật. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con giữa người nhận nuôi và con nuôi được nhà nước công nhận và bảo vệ. Vấn đề này
  • 12. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 12 không nằm trong khuôn khổ phân tích của bài viết này. Trong phạm vi của bài viết này, chỉ xin bàn đến những dạng xác lập quan hệ cha mẹ nuôi và con nuôi trong thực tế mà không đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong thực tế đời sống tồn tại khá nhiều các trường hợp nhận con nuôi nhưng không đăng ký việc nuôi con nuôi tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đây là những trường hợp xác lập quan hệ nuôi con nuôi về mặt xã hội. Tuy nhiên không phải tất cả các trường hợp nhận nuôi con nuôi không có sự công nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đều là nuôi con nuôi thực tế. Qua nghiên cứu cho thấy, trong thực tế đời sống xã hội Việt Nam, quan hệ nuôi con nuôi đã từng tồn tại một số dạng cơ bản sau: - Nuôi con nuôi theo phong tục tập quán. - Nuôi con nuôi để khuếch trương quyền thế của gia đình. - Nuôi con nuôi để lấy phúc. - Nuôi con nuôi trên danh nghĩa. - Nuôi con nuôi thực tế. 1.1.3.Quan hệ nuôi con nuôi thực tế: - Con nuôi thực tế: Nuôi con nuôi thực tế là hình thức nuôi con nuôi làm hình thành quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi và người được nhận làm con nuôi. Việc nhận nuôi thoả mãn đầy đủ các điều kiện của việc nuôi con nuôi, không trái với mục đích của việc nuôi con nuôi và đạo đức xã hội. Người con nuôi cùng sống trong gia đình cha mẹ nuôi. Giữa người nhận nuôi và người được nhận nuôi có mong muốn thiết lập quan hệ cha mẹ và con, đối xử với nhau trong tình cảm cha mẹ và con, đồng thời thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con đối với nhau để xây dựng một gia đình thật sự. Quan hệ cha mẹ và con giữa hai bên đã được xác lập trong thực tế, được họ hàng và mọi người xung quanh công nhận. Việc nhận nuôi con nuôi có thể được thực hiện bằng lời nói hoặc văn bản thoả thuận giữa hai bên gia đình, nhưng không đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Quan hệ nuôi con nuôi thực tế phải có đầy đủ các dấu hiệu sau:
  • 13. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 13 - Về ý chí của các bên: Giữa người nhận nuôi và con nuôi có mong muốn thiết lập quan hệ cha mẹ và con, đã thật sự coi nhau như cha mẹ và con, đối xử với nhau trong tình cảm cha mẹ và con. - Về chủ thể: người nhận nuôi và con nuôi đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật, như điều kiện về tuổi, tư cách đạo đức, điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng… - Về khách quan: các bên đã cùng chung sống với nhau, gắn bó, cư xử với nhau trong tình cảm cha mẹ và con, thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con đối với nhau. Quan hệ giữa cha mẹ và con giữa hai bên được họ hàng và mọi người xung quanh thừa nhận. Việc nuôi con nuôi là đúng mục đích, không trái pháp luật và đạo đức xã hội. Như vậy, chỉ khi một quan hệ nuôi con nuôi có đầy đủ các dấu hiệu trên thì mới được coi là nuôi con nuôi thực tế. Trước đây, trong thực tế giải quyết các tranh chấp về nuôi con nuôi, đặc biệt là những tranh chấp liên quan đến quyền thừa kế, tòa án cũng dựa vào những dấu hiệu trên để xem xét có hay không có quan hệ nuôi con nuôi thực tế. Khi được công nhận là quan hệ nuôi con nuôi thực tế thì giữa người nhận nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ pháp lý của quan hệ cha mẹ và con. Trong các dạng quan hệ nuôi con nuôi đã tồn tại trong thực tiễn đời sống có quan hệ được coi là nuôi con nuôi thực tế, còn những quan hệ không có đủ các dấu hiệu trên thì không được công nhận là nuôi con nuôi thực tế. Để có cơ sở nhận biết quan hệ nuôi con nuôi thực tế cần xem xét bản chất của quan hệ này. 1.2.Bản chất của quan hệ nuôi con nuôi thực tế: Có thể nói, bản chất của quan hệ nuôi con nuôi thực tế là đã hình thành và tồn tại quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi và người được nhận nuôi trong thực tế cuộc sống. Quan hệ cha mẹ và con được xác lập phù hợp với mong muốn, tình cảm của các bên và được thể hiện rõ ràng, công khai trong cuộc sống, nhưng chưa được công nhận của cơ quan có thẩm quyền. Để làm rõ bản chất của quan hệ nuôi con nuôi thực tế có thể phân biệt giữa quan hệ nuôi con nuôi thực tế với nuôi con nuôi danh nghĩa.
  • 14. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 14 Có quan điểm cho rằng: “con nuôi thực tế cũng giống như con nuôi trên danh nghĩa, là sự thoả thuận miệng giữa hai gia đình về việc nuôi con nuôi mà không đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, (có một số ít trường hợp có văn bản viết tay giữa hai gia đình). Tuy nhiên loại con nuôi này khác với con nuôi trên danh nghĩa là người con nuôi ở hẳn với cha mẹ nuôi và gắn bó với cha mẹ nuôi”. Có thể nhận thấy quan hệ con nuôi thực tế và con nuôi danh nghĩa có dấu hiệu giống nhau là đều không đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, song về bản chất của hai quan hệ là khác nhau. Theo chúng tôi, con nuôi thực tế là người được nhận làm con trên cơ sở đáp ứng đầy đủ các điều kiện của việc nuôi con nuôi, giữa người nuôi và người được nhận nuôi đã thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con đối với nhau, nhưng không đăng ký việc nuôi con nuôi tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Quan hệ nuôi con nuôi thực tế khác quan hệ con nuôi trên danh nghĩa ở những điểm sau: Thứ nhất, quan hệ con nuôi trên danh nghĩa là một quan hệ xã hội, không phải là một quan hệ pháp luật, không được pháp luật điều chỉnh. Ngược lại, con nuôi thực tế là một hiện tượng xã hội có thể được pháp luật điều chỉnh khi có những điều kiện nhất định, trong giai đoạn nhất định. Thứ hai, quan hệ con nuôi trên danh nghĩa không đòi hỏi phải tuân theo các quy định của pháp luật về điều kiện nuôi con nuôi (như điều kiện về chủ thể giữa các bên…), nhưng quan hệ con nuôi thực tế chỉ có thể được công nhận có giá trị pháp lý khi tuân thủ đầy đủ các điều kiện của việc nuôi con nuôi nhưng không đăng ký nuôi con nuôi. Thứ ba, quan hệ con nuôi trên danh nghĩa không tồn tại quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau giữa cha mẹ nuôi và con nuôi, nhưng trong quan hệ con nuôi thực tế hai bên đã thực sự chung sống với nhau, thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con đối với nhau. Thứ tư, con nuôi trên danh nghĩa không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa cha mẹ nuôi và con nuôi, nhưng đối với con nuôi thực tế thì giữa
  • 15. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 15 cha mẹ nuôi và con nuôi vẫn có quyền và nghĩa vụ pháp lý của cha mẹ và con theo luật định (khi được công nhận). Trong thực tế đời sống có thể tồn tại nhiều dạng nuôi con nuôi mà không đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền như đã phân tích ở mục trên. Dựa trên những dấu hiệu bản chất của quan hệ nuôi con nuôi thực tế có thể phân biệt, xác định khi nào một quan hệ nuôi con nuôi không có đăng ký được công nhận là nuôi con nuôi thực tế. Chỉ khi được công nhận là quan hệ nuôi con nuôi thực tế thì giữa các bên chủ thể mới có các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, về nguyên tắc, những quan hệ kiểu này không được công nhận về mặt pháp lý. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của các bên và có phần không phù hợp với thực tế khách quan của quan hệ nuôi con nuôi. Do đó, để bảo đảm quyền lợi của các bên chủ thể trong quan hệ nuôi con nuôi thực tế, nhà nước cần có những biện pháp mềm dẻo, linh hoạt để giải quyết một cách thiết thực, có hiệu quả vấn đề này trong thời gian gần nhất.1 1.3.Khái niệm thừa kế và quyền thừa kế 1.1.Khái niệm thừa kế Hiện nay, chưa có một khái niệm pháp lý nào quy định rõ ràng về thế nào là thừa kế. Thừa kế tồn tại và phát triển cùng với xã hội loài người, thừa kế được hiểu là việc chuyển dịch tài sản (của cải) của người chết cho người còn sống theo truyền thống, phong tục tập quán của từng dân tộc. Người hưởng tài sản có nghĩa vụ duy trì, phát triển giá trị vật chất, giá trị tinh thần và truyền thống, tập quán mà thếhệtrước để lại. Trong xã hội có giai cấp, quan hệ thừa kế là đối tượng điều chỉnh của pháp luật, Nhà nước điều chỉnh quan hệ thừa kế nhằm đạt được những mục đích nhất định. Theo quan điểm của Ăng- ghen: “là sự chuyển dịch tài sản của người chết cho người còn sống”. Quyền thừa kế là quyền thừa hưởng tài sản của người chết để lại theo 1 Quan hệ con nuôi thực trang và giải pháp.
  • 16. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 16 một trình tự do pháp luật quy định. Pháp luật cho phép những người thừa kế được hưởng di sản đồng thời buộc họ phải thực hiện những nghĩa vụ tài sản của người chết.2 Luật La Mã quy định hai hình thức cơ bản là thừa kế theo di chúc (testato) và thừa kế theo luật (intestato), ngoài ra còn có thừa kế theo lệnh của các quan. Ở thời kỳ đầu, hình thức chủ yếu là thừa kế theo luật, sau đó thừa kế theo di chúc trở thành phổ biến hơn.3 Theo Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học thì "Thừa kế là việc dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người còn sống"4 hay theo Từ điển Luật học của Viện Khoa học Pháp lý - Bộ Tư pháp thì thừa kế được giải thích là "Sự dịch chuyển tài sản của người chết cho người còn sống. Thừa kế luôn gắn với sở hữu. Sở hữu là yếu tố quyết định thừa kế và thừa kế là phương tiện để duy trì, củng cố quan hệ sở hữu"5. Như vậy, thừa kế được hình thành từ khi xã hội chưa phân chia giai cấp, nhưng khái niệm thừa kế theo pháp luật (sau đây được viết tắt là TKTPL) thì chỉ ra đời và tồn tại trong những xã hội đã phân chia giai cấp, có tư hữu, có nhà nước và có pháp luật. Tuy nhiên, mỗi một xã hội khác nhau sẽ có sự khác nhau trong quy định về thừa kế. Thậm chí, trong cùng một chế độ xã hội của một nhà nước, ở mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, thì TKTPL cũng được quy định khác nhau cho phù hợp với sự phát triển. Tại Việt Nam, trong trong các triều đại phong kiến trước đây, TKTPL đã được hình thành và dựa trên cơ sở lễ giáo phong kiến. Theo quy định về thừa kế trong Bộ luật Hồng Đức của thời Lê và Bộ Hoàng Việt Luật lệ (sau đây được viết tắt là VLL)của thời Nguyễn đều nhằm mục đích duy trì, bảo vệ những truyền thống gia đình phụ quyền và hiếu nghĩa của con cháu trong dòng tộc. Tuy nhiên, trong hai bộ luật này cũng không đưa ra khái niệm thế nào là thừa kế. Đến pháp lệnh thừa kếnăm 1990, Bộluật dân sự năm 1995, BLDS năm 2005 và BLDS năm 2015 (sau đây được viết tắt là BLDS) cũng đềukhông có quy định về khái niệm thừa kế. Trên cơ sở nghiên cứu thì học viên đưa ra khái niệm về thừa kế như sau: Thừa kế tồn tại và phát triển cùng với 2https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2008/02/25/y4753/ 3https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2008/02/25/y4753/ 4Viện ngôn ngữ học (2010), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội 5Viện Khoa học Pháp lý - Bộ Tư pháp (2006), Từ điển Luật học, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
  • 17. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 17 xã hội loài người, thừa kế được hiểu là việc chuyển dịch tài sản (của cải) của người chết cho người còn sống theo truyền thống, phong tục tập quán của từng dân tộc. Người hưởng di sản có nghĩa vụ duy trì, phát triển giá trị vật chất, giá trị tinh thần và truyền thống, tập quán mà thếhệ trước để lại. Trong xã hội có giai cấp, quan hệ thừa kế là đối tượng điều chỉnh của pháp luật, Nhà nước điều chỉnh quan hệ thừa kế nhằm đạt được những mục đích nhất định. Quan hệ thừa kế tồn tại song song với quan hệ sở hữu và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người. Mặt khác, quan hệ sở hữu là quan hệ giữa người với người về việc chiếm hữu của cải vật chất trong xã hội, trong quá trình sản xuất, lưu thông phân phối của cải vật chất.Sự chiếm hữu vật chất này thể hiện giữa người này với người khác, giữa tập đoàn người này với tập đoàn người khác, đó là tiền đề để làm xuất hiện quan hệ thừa kế.Sở hữu cũng là một yếu tố khách quan xuất hiện ngay từ khi có xã hội loài người và cùng với thừa kế, chúng phát triển cùng với xã hội loài người. 1.2. Khái niệm thừa kế theo pháp luật Hiện nay, chế định“Thừa kế” trong BLDS là một chế định quyền thừa gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh việc chuyển dịch tài sản của người chết cho người khác theo di chúc hoặc theo một trình tự luậtđịnh, đồng thời quy định phạm vi, quyền,nghĩa vụ và phương thức bảo vệ quyền của người thừa kế. Có hai hình thức thừa kế: Thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Một số quy định cơ bản liên quan đến quyền thừa kế: Diện thừa kế, thừa kế thế vị, tước quyền thừa kế ... Không nằm ngoài xu thế chung của thế giới, pháp luật thừa kế của Việt Nam cũng quy định hai hình thức thừa kế bao gồm thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Thừa kế theo di chúc là sự dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người còn sống theo ý chí của người lập di chúc khi còn sống. Tuy nhiên, trên thực tế không phải lúc nào người để lại di sản cũng lập di chúc hoặc di chúc do người này lập ra đều phát sinh hiệu lực theo quy định của pháp luật. Do đó, song song với hình thức thừa kế
  • 18. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 18 theo di chúc, pháp luật còn quy định về hình thức thừa kế theo pháp luật nhằm đảm bảo quyền thừa kế của các chủ thể. Điều 649 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.6 Thừa kế theo pháp luật là việc dịch chuyển tài sản của người chết cho những người còn sống theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định. Cá nhân có quyền sở hữu với tài sản của mình, sau khi chết, số tài sản còn lại được chia đều cho những người thừa kế. Người được thừa kế theo pháp luật là những người có quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân và nuôi dưỡngvới người để lại di sảnkhi còn sống. Thừa kế theo pháp luật chỉ được thực hiện trong trường hợp người chết không để lại di chúc hoặc có di chúc nhưng di chúc không hợp pháp và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. Người thừa kế theo pháp luật là cá nhân và có mối quan hệ huyết thống hoặc quan hệ hôn nhân hoặc quan hệ nuôi dưỡng với người để lại di sản. Những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật được pháp luật chỉ định hưởng di sản theo một trật tự ưu tiên là theo hàng thừa kế. Qua việc phân tích trên đây có thể rút ra định nghĩa về thừa kế theo pháp luật như sau: Thừa kế theo pháp luật là sự dịch chuyển di sản của người chết cho người còn sống trên cơ sở quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân, quan hệ nuôi dưỡng hay quan hệ thân thuộc giữa người có tài sản để lại sau khi họ chết và người nhận di sản. Thừa kế theo pháp luật về bản chất vừa bảo vệ quyền đương nhiên của người có tài sản được để lại tài sản của họ khi họ chết, vừa bảo vệ quyền của những người có quan hệ huyết thống, gia đình hay thân thuộc với người đã chết có tài sản để lại. Những người được hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật không phụ thuộc vào mức độ năng lực hành vi. Mọi người bình đẳng trong việc hưởng di sản thừa kế của người chết, thực hiện nghĩa vụ mà người chết chưa thực hiện trong phạm vi di sản đượcnhận.Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định. Theo Điều 650 tại BLDS năm 2015 quy định những trường hợp thừa kế theo pháp luật bao gồm: 6Xem Điều 649 BLDS 2015
  • 19. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 19 “1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây: a) Không có di chúc; b) Di chúc không hợp pháp; c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế; d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. 1.3. Các trường hợp thừa kế theo pháp luật Quá trình áp dụng pháp luật về thừa kế theo pháp luật thì được phát sinh trong những trường hợp khác nhau. Với các quy định pháp luật hiện nay thì việc phát sinh quan hệ về pháp luật thừa kế theo pháp luật được quy định một cách rõ ràng và cụ thể trongcác trường hợp khác nhau. Theo quy định tại điều 650 BLDS năm 2015quy định các trường hợp về thừa kế theo pháp luật, cụ thể như sau: * Không có di chúc là trường hợp: - Người có tài sản chết mà không lập di chúc hoặc có lập nhưng chính họ lại tiêu huỷ di chúc như xé, đốt hoặc tuyên bố huỷ bỏ di chúc đã lập. - Người chết có để lại di chúc nhưng kể từ thời điểm mở thừa kế di chúc đã bị thất lạc hoặc hư hại đến mức không thể hiện được đầy đủ ý chí của người lập di chúc đó và cũng không thể chứng minh được ý nguyện đích thực của người lập di chúc (Điều 642 BLDS năm 2015) - Nội dung di chúc không rõ ràng, gây ra nhiều cách hiểu khác nhau mà người công bố di chúc và những người thừa kế không nhất trí về cách hiểu nội dung di chúc. (Điều 626 BLDS năm 2015) Trong những trường hợp này toàn bộ di sản được phân chia cho những người thừa kế theo quy định tại Điều 651 BLDS năm 2015. * Di chúc không hợp pháp.Một di chúc sẽ được coi là không hợp pháp nếu không đáp ứng đầy đủ các điều kiện đã được quy định tại Điều 630 BLDS năm 2015.
  • 20. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 20 Di chúc không hợp pháp sẽ không có hiệu lực. Tuỳ theo từng trường hợp mà xác định mức độ vô hiệu của di chúc. Di chúc có thể bị vô hiệu toàn bộ nhưng có thể bị vô hiệu một phần, nếu phần vô hiệu đó không ảnh hưởng đến phần còn lại của di chúc. Di chúc sẽ bị coi là vô hiệu toàn bộ nếu di chúc đó do người không minh mẫn, sáng suốt lập ra, di chúc không phải là ý nguyện đích thực của người lập, di chúc do người đủ 15 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi lập ra mà không có sự đồng ý của cha, mẹ hay người giám hộ, hoặc di chúc do người dưới 15 tuổi lập ra. Một di chúc cũng bị coi là vô hiệu toàn bộ nếu toàn bộ nội dung của nó trái pháp luật, trái đạo đức xã hội. Trong những trường hợp này, toàn bộ di sản mà người lập di chúc để lại sẽ được chia cho những người thừa kế theo pháp luật của họ. Theo quy định tại Điều 609 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình sau khi chết. Theo đó, luật cũng quy định các cá nhân được lập di chúc bao gồm: - Người từ đủ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc, không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép - Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc Riêng với đốivới cá nhân dưới 18 tuổi, luật mới chỉ có quy định về độ tuổi từ đủ 15 đến chưa đủ 18 tuổi. Theo đó, các cá nhân nằm trong độ tuổi này được phép lập di chúc khi được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc và di chúc phải được lập thành văn bản. Như vậy, từ quy định của phápluật, có thể khẳng định: - Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi được phép lập di chúc nếu: + Được lập thành văn bản + Được sự đồng ý về việc lập di chúc từ cha, mẹ hoặc người giám hộ. Còn nội dung định đoạt tài sản thuộc về quyền của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi. - Người từ 15 tuổi trở xuống không được lập di chúc theo quy định của pháp luật. Di chúc chỉ bị coi là vô hiệu một phần nếu nội dung của nó chỉ có một phần không hợp pháp và phần không hợp pháp đó không ảnh hưởng đến hiệu lực của những
  • 21. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 21 phần còn lại. Trong những trường hợp này phần di sản liên quan đến phần di chúc có hiệu lực vẫn được chia theo di chúc. Chỉ áp dụng thừa kế theo pháp luật đối với phần di sản liên quan đến phần di chúc không có hiệu lực. * Áp dụng phần thừa kế theo pháp luật đối với phần di sản không định đoạt trong di chúc Nếu di chúc chỉ định đoạt một phần di sản thì phần còn lại sẽ được chuyển dịch cho những người thừa kế theo quy định của pháp luật. Những người trong cùng một hàng thừa kế được hưởng di sản bằng nhau nếu di sản được chia theo luật. Vì vậy, mặc dù đã được hưởng di sản theo di chúc, vẫn được hưởng phần di sản được chia theo luật, nếu họ là người đứng trong hàng thừa kế hưởng di sản theo pháp luật (trừ trường hợp người lập di chúc nói rõ là họ chỉ được hưởng phần di sản mà người lập di chúc phân định trong di chúc đó) * Áp dụng phần thừa kế theo pháp luật trong trường hợp người thừa kế theo di chúc chết trướchoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế. Các cơ quan, tổ chức chỉ bị coi là "không còn" nếu vào thời điểm mở thừa kế các cơ quan, tổ chức đó đã chấm dứt sư tồn tạitrên thực tế như bị giải thể hoặc bị tuyên bố phá sản. Vì vậy, nếu cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc bị chấm dứt do sáp nhập, hợp nhất hoặc chia tách thì cơ quan, tổ chức mới được sáp nhập, hợp nhất hoặc chia tách là cơ quan, tổ chức kế thừa quyền thừa kế theo di chúc của cơ quan, tổ chức cũ. Do đó, phần di sản mà cơ quan, tổ chức cũ được hưởng theo di chúc vẫn được dịch chuyển theo đúng ý chí của người để lại di sản để cơ quan, tổ chức mới được thành lập do sáp nhập, hợp nhất hoặc chia tách sẽ thừa hưởng. Nếu toàn bộ những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, các cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc đều không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế, thì toàn bộ di sản của người lập di chúc được dịch chuyển toàn bộ cho những người thừa kế theo pháp luật của người đó.7 7Nguyễn Minh Tuấn “Pháp luật về thừa kế của Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Nxb Lao động xã hội
  • 22. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 22 Nếu chỉ có một hoặc một số người thừa kế chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di sản liên quan đến họ mới được áp dụng thừa kế theo pháp luật. Khi áp dụng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 650 BLDS năm 2015 cũng cần lưu ý: Thai nhi chết trước khi sinh ra hoặc chết ngay khi người mẹ sinh ra thì phần di sản chia theo di chúc cho thai nhi này sẽ được áp dụng phân chia thừa kế của người để lại di sản theo pháp luật. Nếu thai nhi sinh ra và còn sống một khoảng thời gian rồi mới chết thì đứa trẻ này vẫn được hưởng di sản thừa kế theo di chúc. Khi đứa trẻ sơ sinh chết thì phần di sản này dã là tài sản của đứa trẻ và được chia thừa kế theo pháp luật cho người thừa kế của đứa trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, vấn đề này cần phải có hướng dẫn cụ thể để thống nhất áp dụng. *Áp dụng thừa kế theo pháp luật trong những trường hợp người thừa kế theo di chúc từ chối quyền hưởng di sản. Việc từ chối quyền hưởng di sản đúng quy định tại Điều 620 BLDS năm 2015 thì phần di sản liên quan đến người từ chối sẽ được áp dụng quy định về thừa kế theo pháp luật để giải quyết. Trong thực tế có những người có thể là người thừa kế theo di chúc nhưng cũng đồng thời là người thừa kế theo pháp luật của của người để lại di chúc. Vì vậy, trong trường hợp này, nếu họ chỉ từ chối quyền hưởng di sản theo di chúc, thì phần di sản đó được chia cho những người thừa kế theo pháp luật và người từ chối vẫn được hưởng di sản theo pháp luật. Nếu họ từ chối toàn bộ quyền hưởng di sản thì phần di sản đó được chia cho những người thừa kế theo pháp luật còn lại của người để lại di sản. Trong trường hợp toàn bộ những người thừa kế theo di chúc đều từ chối quyền hưởng di sản, thì toàn bộ di sản thừa kế mà người lập di chúc để lại sẽ được chia cho những người thừa kế theo pháp luật của người đó theo quy định tại Điều 651 BLDS năm 2015. Việc xác định các trường hợp thừa kế theo pháp luật là vô cùng quan trọng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người có quyền thừa kế theo pháp luật
  • 23. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 23 đồng thời tránh tình trạng để tài sản bị "đóng băng" gây lãng phí cho gia đình và xã hội. 1.4 Một số quy định pháp luật về quan hệ thừa kế giữa ông bà nuôi và cháu nuôi (theo BLDS 1995, 2005) 1.4.1 Pháp luật điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi thực tế Nuôi con nuôi thực tế là một hiện tượng khách quan luôn tồn tại trong đời sống xã hội ở nước ta. Tuy nhiên không phải lúc nào nhà nước cũng ban hành các quy phạm pháp luật để điều chỉnh vấn đề này. Thông thường quan hệ nuôi con nuôi thực tế được điều chỉnh, giải quyết bằng các quy phạm đạo đức và phong tục tập quán. Nhà nước đã có sự điều chỉnh bằng pháp luật đối với quan hệ nuôi con nuôi thực tế qua một số văn bản pháp luật trong mỗi giai đoạn nhất định. Luật HN&GĐ năm 1959 là đạo luật đầu tiên của nhà nước ta điều chỉnh vấn đề nuôi con nuôi. Trong Luật này, vấn đề nuôi con nuôi mới chỉ được quy định rất sơ sài bởi một điều luật (Điều 24). Theo quy định của điều luật này thì “việc nhận nuôicon nuôiphảiđược Ủy ban hành chính cơ sở mơi trú quán của người nuôi hoặc của đứa trẻ công nhận và ghi vào sổ hộ tịch”. Tuy nhiên, Luật HN&GĐ năm 1959 không có quy định gì về các điều kiện của việc nuôi con nuôi. Luật HN&GĐ năm 1986 quy định về nuôi con nuôi trong một chương riêng, với quy định về tuổi của người được nhận làm con nuôi, ý chí của các bên và “việc nhận nuôi con nuôi phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận và ghi vào sổ hộ tịch”. Như vậy, Luật HN&GĐ năm 1959 và Luật HN&GĐ năm 1986 đều quy định việc nhận nuôi con nuôi phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận và ghi vào sổ hộ tịch thì mới có giá trị pháp lý. Với các quy định tại Luật HN&GĐ năm 1959, Luật HN&GĐ năm 1986 như trên đã dẫn đến cách hiểu là việc nuôi con nuôi chỉ cần cơ quan nhà nước có
  • 24. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 24 thẩm quyền công nhận và ghi vào sổ hộ tịch mà không bắt buộc phải đăng ký việc nuôi con nuôi như quy định tại Điều 72 Luật HN&GĐ năm 2000. Tuy nhiên theo quan điểm của chúng tôi thì cách hiểu như vậy là chưa đúng với bản chất của việc đăng ký hộ tịch. Theo các văn bản pháp luật về đăng ký hộ tịch thì có thể hiểu đăng ký hộ tịch bao gồm hai việc gắn liền với nhau: đó là công nhận các sự kiện hộ tịch (hoặc còn gọi là xác nhận các sự kiện hộ tịch theo Điều 1 Nghị định số 83/1998/NĐ-CP ngày 10/10/1998 của Chính phủ về đăng ký hộ tịch, Điều 1 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005) và ghi các sự kiện đã được công nhận đó vào sổ hộ tịch. Điều này cũng được thể hiện rõ ràng trong Điều lệ đăng ký hộ tịch ban hành kèm theo Nghị định số 04/CP ngày 16/1/1961 và Thông tư số 05 –NV ngày 21/1/1961 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thi hành Điều lệ đăng ký hộ tịch mới (mục D: Đăng ký và ghi chú việc nuôi con nuôi). Sự công nhận việc nuôi con nuôi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền được thể hiện bằng Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi. Quyết định đó được trao cho các bên đương sự, là một loại giấy tờ hộ tịch và là chứng cứ pháp lý xác nhận sự kiện hộ tịch của cá nhân. Đồng thời với việc ra quyết định công nhận việc nuôi con nuôi, việc nhận nuôi con nuôi phải được ghi vào sổ hộ tịch. Ghi vào sổ hộ tịch là việc xác nhận một sự kiện hộ tịch và lưu trữ những thông tin gắn liền với nhân thân của cá nhân vào sổ gốc, là cơ sở pháp lý làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của cá nhân. Những thông tin về việc nuôi con nuôi được ghi trong sổ hộ tịch (cụ thể là Sổ đăng ký việc nuôi con nuôi) là cơ sở để cấp lại bản sao Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi khi Quyết định đó bị mất hoặc bị hư hỏng không thể sử dụng được. Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị pháp lý như bản chính. Như vậy, có thể nói, theo quy định của pháp luật, việc nhận nuôi con nuôi phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận và ghi vảo sổ hộ tịch mới có giá trị pháp lý, thực chất đó chính là đăng ký việc nuôi con nuôi. Tuy nhiên trong thực tế nhận nuôi con nuôi, vì nhiều lý do khác nhau mà việc này không được thực hiện. Nhiều trường hợp quan hệ nuôi con nuôi đã được thực hiện trên thực tế nhưng lại không có sự công nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, không được ghi vào sổ hộ tịch nên việc nuôi con nuôi
  • 25. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 25 không có giá trị pháp lý, làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích chính đáng của các bên đương sự. Để giải quyết một cách hợp tình hợp lý, phù hợp với thực trạng khách quan của quan hệ nuôi con nuôi thực tế và bảo vệ được lợi ích chính đáng của các bên đương sự, Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP ngày 20/1/1988 của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Luật HN&GĐ năm 1986 (viết tắt là Nghị quyết số 01/1988/NQ-HĐTP) quy định: “Những điều kiện về nuôi con nuôi đã được quy định trong các điều 34, 35, 36, và 37 nhưng trước khi Luậtnày được ban hành thì những điều kiện đó chưa được quy định đầy đủ. Vì vậy, những việc nuôi con nuôi trước khi ban hành Luật mới vẫn có giá trị pháp lý, trừ những trường hợp nuôi con nuôi trái với mục đích xã hội của việc nuôi con nuôi (như: nuôi con nuôi để bóc lột sức lao động hoặc để dùng con nuôi vào những hoạt động xấu xa, phạm pháp). Nếu việc nuôi con nuôi trước đây chưa được ghi vào sổ hộ tịch nhưng việc nuôi con nuôi đã được mọi người công nhận và cha mẹ nuôi đã thực hiện nghĩa vụ với con nuôi thì việc nuôi con nuôi vẫn có những hậu quả pháp lý do luật định”. Theo quy định này thì nếu việc nuôi con nuôi được bắt đầu từ trước ngày Luật HN&GĐ năm 1986 có hiệu lực (ngày 3 -1- 1987) mà chưa đăng ký, thì việc nuôi con nuôi vẫn có giá trị pháp lý do luật định trong khoảng thời gian luật HN&GĐ năm 1986 còn hiệu lực. Do đó, nếu xảy ra tranh chấp trong khoảng thời gian này thì quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi và người được nhận làm con nuôi vẫn được công nhận, do việc áp dụng Luật HN&GĐ năm 1986 và Nghị quyết số 01/1988/NQ-HĐTP. Tuy nhiên nếu sau khi Luật HN&GĐ năm 2000 có hiệu lực mà quan hệ nuôi con nuôi đó vẫn chưa được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì sẽ không có giá trị pháp lý. Như vậy, việc nuôi connuôi thực tế chỉ được công nhận nếu việc nuôi con nuôi đó được xác lập giữa “côngdân thuộc các dân tộc thiểu số đang sinh sống ở vùng sâu, vùng xa” trước ngày 1/1/2001 nhưng chưa đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đối với các trường hợp nuôi con nuôi phát sinh sau ngày 1/1/2001 giữa công dân các dân tộc thiểu số phải thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi theo Điều 16 của Nghị định số 32/2002/NĐ-CP. Như vậy, theo Luật HN&GĐ năm 2000, về nguyên tắc, những trường hợp nhận nuôi con nuôi diễn
  • 26. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 26 ra trước khi Luật HN&GĐ năm 2000 có hiệu lực (ngày 1/1/2001), dù là bao lâu đi nữa, cũng không được công nhận có giá trị pháp lý, nếu chưa được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền, (trừ một số trường hợp ngoại lệ nhận nuôi con nuôi giữa đồng bào dân tộc thiểu số với nhau đang sinh sống ở vùng sâu, vùng xa). Đồng thời, mọi trường hợp nuôi con nuôi sau ngày 1/1/2001 mà không đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền đều không có giá trị pháp lý. Điều đó có nghĩa là sẽ không công nhận quan hệ nuôi con nuôi thực tế sau khi Luật HN&GĐ năm 2000 có hiệu lực. Có thể thấy, nếu áp dụng những quy định này một cách cứng nhắc sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích chính đáng của các bên trong quan hệ nuôi con nuôi, và không phù hợp với thực tế khách quan của quan hệ nuôi con nuôi. Bởi vì, có nhiều trường hợp, quan hệ nuôi con nuôi đã được xác lập trên thực tế, giữa hai bên đã thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con đối với nhau, việc nuôi con nuôi đáp ứng đầy đủ các điều kiện, phù hợp với mục đích của việc nuôi con nuôi và đã tồn tại trong một thời gian dài, được mọi người công nhận, đến nay con nuôi có thể đã trên 15 tuổi, nên nếu các bên có nguyện vọng đăng ký việc nuôi con nuôi thì không có cơ sở để giải quyết, vì vậy quyền lợi của các bên không được bảo đảm. Trong những trường hợp này, khi có tranh chấp hoặc một sự kiện nào đó xảy ra, như có yêu cầu được hưởng di sản thừa kế của người chết là cha nuôi, mẹ nuôi… thì không có cơ sở để giải quyết. Do đó, theo chúng tôi, đối với những trường hợp này, nhà nước cần có biện pháp linh hoạt, mềm dẻo nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của các bên, đồng thời phù hợp với thực tế khách quan của quan hệ nuôi con nuôi. Qui định hàng thừa kế thứ hai và hàng thừa kế thứ ba Điểm b khoản 1 Điều 679 BLDS 1995 quy định hàng thừa kế thứ hai không có cháu nội, cháu ngoại của người chết, cũng không nói cháu ruột hay cháu nuôi và ngược lại, không hề đề cập đến ông bà ruột hay ông bà nuôi. BLDS 2005 quy định người thừa kế là “cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại”. Tương tự điểm c khoản 1 Điều 676 BLDS 2005 cũng bổ sung thêm người thừa kế là “chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại”. Như vậy, theo quy định mới, thì ông, bà và cháu là
  • 27. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 27 “hàng thừa kế thứ hai của nhau”; các cụ và chắt là “thừa kế hàng thứ ba của nhau”. Việc bổ sung này đã gây ra nhiều tranh cãi trên thực tế. Có ý kiến cho rằng, diện thừa kế theo pháp luật được đặt trên 3 mối quan hệ cơ bản về gia đình: quan hệ huyết thống (trực hệ và bàng hệ), quan hệ hôn nhân (vợ, chồng hợp pháp) và quan hệ nuôi dưỡng (con nuôi và con riêng của vợ hoặc của chồng…). Thật bất hợp lý và không công bằng, nếu con hoặc cháu trực hệ (cháu nội, cháu ngoại) hoặc chắt trực hệ (chắt nội, chắt ngoại) không được đưa vào hàng thừa kế, trong khi những người khác có quan hệ huyết thống bàng hệ lại được thừa kế của người chết. Cũng không công bằng khi để cho ông, bà được thừa kế hàng thứ hai của cháu, nhưng cháu không được thừa kế ở hàng thứ hai của ông bà; tương tự, chắt không được thừa kế ở hàng thứ ba của cụ. Có ý kiến ngược lại cho rằng, quy định của luật mới thừa nhận cháu vào hàng thừa kế thứ hai và chắt vào hàng thừa kế thứ ba của người để lại di sản sẽ tạo ra sự bất cập, mâu thuẫn và chồng chéo giữa các điều luật. Tuy vậy, luật mới đã giới hạn quyền thừa kế của cháu nuôi với ông bà nuôi cũng như giữa ông bà nuôi và cháu nuôi, vì theo lý giải của các nhà làm luật thì cháu nuôi và ông bà nuôi không nằm trong ba mối quan hệ (hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng) nên không phát sinh quan hệ thừa kế. Việc được xếp vào hàng thừa kế thứ hai (đối với cháu nội, cháu ngoại) ruột hoặc hàng thừa kế thứ ba (đối với chắt nội, chắt ngoại) ruột thì các đối tượng này còn được xếp vào diện được thừa kế thế vị, nhưng cháu nuôi và chắt nuôi thì lại nảy sinh nhiều vấn đề mà luật chưa quy định rõ. Tuy nhiên nếu cho cháu hoặc chắt được thừa kế thế vị thì quy định cháu thừa kế theo hàng thứ hai và chắt ở hàng thứ ba sẽ trở nên vô nghĩa, vì lúc đó việc thừa kế của hàng thứ hai và của hàng thứ ba sẽ không xảy ra. Nếu cho họ vừa được thừa kế theo hàng, vừa thừa kế thế vị thì lại vi phạm nguyên tắc chia thừa kế ưu tiên cho hàng thừa kế trước. Đối với cháu nuôi và chắt nuôi thì càng khó khăn hơn, trường hợp con hoặc cháu chết trước người để lại di sản thì con hoặc cháu nuôi có thể được nhận thừa kế thế vị, Nhưng trường hợp con hoặc cháu, chết cùng thời điểm với người để lại thừa kế thì con nuôi, cháu nuôi có được thừa kế thế vị hay không, điều này luật không quy định. Tuy vậy, quy định tại bộ luật dân sự 2005 được xem là tiến
  • 28. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 28 bộ hơn vì phần nào khắc phục được những bất cập về thừa kế thế vị; đồng thời, qui định này cũng không mâu thuẫn với qui định khác về hàng thừa kế vì những cơ sở sau đây: Thứ nhất, qui định của luật hiện hành về hàng thừa kế và thừa kế thế vị đã không bảo vệ hữu hiện quyền lợi chính đáng của cháu, chắt (bao gồm cháu, chắt nuôi và cháu, chắt ruột) trong quan hệ thừa kế. Thực tế cho thấy không phải lúc nào con chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản thì cháu cũng được thừa kế thế vị. Tương tự, không phải lúc nào cha, mẹ của chắt chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản thì chắt đương nhiên được thừa kế thế vị. Quyền được thừa kế thế vị của cháu, chắt trong thực tế thường gặp nhiều rủi ro khiến cho họ không được thế vị, vì cha mẹ của họ không đủ điều kiện để hưởng thừa kế của người để lại di sản. Không đủ điều kiện để được hưởng di sản là rất đa dạng, bao gồm những trường người thừa kế bị tước quyền hưởng di sản; hoặc bị truất quyền hưởng di sản; hoặc từ chối di sản. Nếu cha mẹ của cháu hoặc cha mẹ của chắt thuộc 1 trong 3 trường hợp vừa nêu thì tất nhiên là cháu, chắt sẽ không thể được hưởng thế vị. Khi hàng thừa kế thứ nhất không còn bất kỳ ai đủ điều kiện để được thừa kế, thì di sản sẽ được chia cho hàng thứ hai; hàng thừa kế thứ hai không ai đủ điều kiện thì di sản sẽ chuyển xuống cho hàng thứ ba. Do đó, nếu chỉ áp dụng quy định về thừa kế thế vị thì sẽ không bảo đảm quyền được thừa kế của cháu, chắt trực hệ (bao gồm cháu, chắt nuôi và cháu chắc ruột) và cũng không bảo đảm sự công bằng trong mối quan hệ thừa kế qua – lại giữa cháu với ông bà hoặc giữa chắt với các cụ. Quy định này là cần thiết, vừa khắc phục bất cập trong quan hệ thừa kế giữa cháu với ông, bà và giữa chắt với các cụ, vừa tạo điều kiện tối đa để cháu hoặc chắt có cơ hội được hưởng thừa kế. Thứ hai, quy định này và quy định về thừa kế thế vị chẳng những không chồng chéo, mâu thuẫn mà còn bổ sung cho nhau. Nếu cháu hoặc chắt được thừa kế thế vị, có nghĩa di sản sẽ không được chuyển xuống cho các hàng thứ hai và hàng thứ ba, nên sẽ không có chuyện một người vừa được thừa kế thế vị vừa được hưởng thừa kế theo hàng. Nhưng nếu chẳng may cháu hoặc chắt không được thừa kế thế vị thì vẫn có thể được hưởng thừa kế theo hàng. Tuy vậy, quy định này cũng không bảo đảm triệt để quyền thừa kế của cháu, chắt trực hệ vì
  • 29. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 29 trong nhiều trường hợp các cháu hoặc chắt vừa không được thừa kế thế vị vừa không được thừa kế theo hàng. Nếu cha, mẹ của cháu hoặc cha mẹ chắt đều không đủ điều kiện để được hưởng di sản; đồng thời ở hàng thừa kế thứ nhất vẫn còn người thừa kế khác đủ điều kiện để hưởng thừa kế; hoặc tương tự, nếu ở hàng thừa kế thứ hai vẫn còn người thừa kế khác đủ điều kiện hưởng thừa kế, thì cháu hoặc chắt sẽ không được hưởng thừa kế của người để lại di sản, vì họ không được chia thừa kế theo hàng và cũng không được thừa kế thế vị. Quy định này cũng tỏ ra không công bằng giữa người thừa kế đồng vị với nhau, đó là giữa cháu hoặc chắt có cha, mẹ không đủ điều kiện thừa kế so với cháu hoặc chắt có cha, mẹ đủ điều kiện hưởng thừa kế. Cháu hoặc chắt nói đến trong trường hợp thứ nhất không được thừa kế thế vị và cũng không được thừa kế theo hàng nếu hàng trước còn người khác đủ điều kiện thừa kế; còn cháu hoặc chắt nói đến trong trường hợp sau sẽ được hưởng thừa kế thế vị, tức là thay vào vị trí của cha, mẹ hoặc ông bà để hưởng thừa kế ở hàng thứ nhất. Do đó, quy định của luật vẫn chưa khắc phục được bất cập trên. Thiết nghĩ, để bảo đảm quyền được thừa kế của cháu, chắt đối với di sản do ông, bà hoặc các cụ để lại, không nên chỉ bổ sung họ vào hàng thừa kế, mà nên bổ sung luôn cả vào diện thừa kế thế vị, mới có thể bảo đảm triệt để quyền thừa kế của con cháu trực hệ. Nhằm bảo đảm sự nhất quán trong việc hưởng thừa kế thế vị của cháu trực hệ, chắt trực hệ trong trường hợp người thừa kế là con hoặc cháu nội, cháu ngoại chết cùng thời điểm với người để lại di sản so với trường hợp chết trước người để lại di sản, Điều 677 BLDS 2005 đã bổ sung như sau: “Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha, mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha, mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống”. Sự bổ sung này có ý nghĩa hết sức quan trọng, tạo cơ sở pháp lý cho cháu hoặc chắt trực hệ được hưởng thừa kế của người để lại di sản. Không có lý do nào mà người con của người thừa kế là con “chết trước” được hưởng thế vị, mà người con của người thừa kế là con “chết cùng thời điểm” lại không được thế vị. Suy cho cùng, “người con chết trước” người để lại di sản hay “người con chết cùng thời điểm” với người để lại di sản hoàn toàn giống nhau về bản chất: thứ
  • 30. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 30 nhất, cả hai trường hợp người thừa kế đều là con, cháu trực hệ của người để lại di sản; thứ hai, họ đều đã không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Sự bổ sung này của Luật mới làm chấm dứt tình trạng tranh cãi trong việc áp dụng qui định về thừa kế thế vị, chấm dứt việc “phân biệt đối xử” một cách bất hợp lý trong luật thực định bấy lâu nay và đảm bảo sự công bằng trong việc thừa kế thế vị giữa các cháu, chắt. Sự sửa đổi này cũng cho chúng ta thấy một điểm rất thú vị của pháp luật là, mặc dù cả hai trường hợp người thừa kế là con hoặc cháu chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản đều làm phát sinh quyền được thừa kế thế vị đối với các cháu hoặc chắt trực hệ của người để lại di sản. Nhưng giữa hai trường hợp này trên thực tế vẫn có điểm khác nhau. Vì đối với người con hay người cháu được thừa kế mà chết trước người để lại di sản, thì người để lại di sản cũng được hưởng thừa kế theo hàng thừa kế thứ nhất (cha thừa kế của con) hoặc thứ hai (ông, bà thừa kế của cháu), hoặc được hưởng thừa kế bắt buộc phần di sản do người này để lại. Ngược lại, nếu con hoặc cháu chết cùng thời điểm với người để lại di sản, thì họ không được thừa kế của nhau. Người để lại di sản không được hưởng thêm phần di sản từ người con, cháu chết cùng thời điểm với mình, nhưng vẫn dành phần di sản để chia thừa kế thế vị cho cháu hoặc chắt theo qui định chung. Tóm lại, bộ luật dân sự 1995 và 2005 có quy định về việc thừa kế của con nuôi với cha mẹ nuôi nhưng quan hệ thừa kế giữa cháu nuôi và ông bà nuôi hay ngược lại giữa ông bà nuôi và cháu nuôi thì không quy định. Luật liệt kê rõ, cháu phải là cháu ruột, chắt phải là chắt ruột. Việc này gây khó khăn trong vấn đề áp dụng thừa kế thế vị. Người áp dụng luật sẽ khó khăn trong trường hợp con hoặc cháu chết cùng lúc với người để lại di sản thì cháu nuôi hoặc chắt nuôi co được thay thế cha mình nhận thừa kế thế vị.
  • 31. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 31 CHƯƠNG II QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ QUYỀN THỪA KẾ GIỮA CON NUÔI VÀ CÁC THÀNH VIÊN KHÁC TRONG GIA ĐÌNH CHA MẸ NUÔI 2.1 Qui định của pháp luật về thừa kế theo pháp luật giữa con nuôi và các thành viên khác trong gia đình cha mẹ nuôi (Chi tiết qui định trong BLDS 2005 – Điều kiện phát sinh thừa kế theo pháp luật) Nhà nước ta là nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tôn trọng pháp luật, đề cao quyền con người, tôn tọng ý chí nguyện vọng của cá nhân, đặc biệt là quyền được thừa kế và quyền bình đẳng về thừa kế của các cá nhân. Điều 631 và 632 BLDS năm 2005 quy định: “Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật; Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật”. Như vậy, mọi cá nhân không phân biệt già trẻ, trai gái, không phân biệt tôn giáo, thành phần dân tộc…nếu có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi thì điều có quyền để lại di chúc, để lại tài sản và giao cho người thừa kế. Tuy nhiên trong trường hợp, người chết chưa hoặc không để lại di chúc để phân chia thừa kế cho khối tài sản của mình thì pháp luật quy định việc chia thừa kế theo pháp luật. Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định. Định nghĩa trên nêu rõ để được thừa kế theo pháp luật thì hàng thừa kế, điều kiện thừa kế và trình tự thừa kế phải được tiến hành tuần tự theo quy định của pháp luật. Nguyên tắc chung để được thừa kế bắt buộc người thừa kế là cá nhân thì cá nhân đó phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc đã được sinh ra và bắt buộc đứa bé được sinh ra đó phải còn sống sau thời điểm mở thừa kế, đứa bé này đã thành thai trước khi người chết để lại di sản chết. Với quy định trên, pháp luật thể hiện tính công bằng và dự đoán, điều này cũng nói lên sự hợp tình hợp lý và là điểm mới của pháp luật nước ta, đảm bảo các đối tượng có quyền hưởng di sản thừa kế được phép hưởng. Thật vậy, nếu pháp luật cứng
  • 32. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 32 ngắt, chỉ quy định những người thừa kế phải còn sống, hiện hữu và bào thai không được phép thừa kế thì không thật sự phù hợp, cũng không đảm được tính khoa học bảo quát của một văn bản pháp luật. Điều 641 quy định rõ ràng việc thừa kế của những người có quyền thừa kế di sản của nhau mà chết cùng thời điểm hoặc được coi là chết cùng thời điểm do không thể xác định được người nào chết trước thì họ không được thừa kế di sản của nhau và di sản của mỗi người do người thừa kế của người đó hưởng, trừ trường hợp thừa kế thế vị. Ở đây pháp luật thể hiện rõ quan điểm người thừa kế “phải còn sống”, đây là điều cần thiết vì một người đã chết trước hoặc cùng lúc với người để lại di sản thì làm sao nhân di dản được nữa thế nên phần di sản mà người thừa kế đã chết được nhận sẽ được trao lại cho người thừa kế của người được thừa kế. Như vậy thừa kế theo quan hệ pháp luật dân sự chính là sự chuyển dịch tài sản và quyền sở hữu tài sản của cá nhân người đã chết cho cá nhân, tổ chức, có quyền hưởng thừa kế; người thừa kế trở thành chủ sở hữu của tài sản theo di chúc hay theo pháp luật (riêng đối với đất đai là thừa kế quyền sử dụng). Sự chuyển dịch di sản của người chết sang người sống sẽ được thực hiện theo hai căn cứ: căn cứ theo ý chí, nguyện vọng của người chết thì được gọi là thừa kế theo di chúc và căn cứ theo các qui định của pháp luật thì được coi là thừa kế theo pháp luật. - Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân về quyền thừa kế: Theo điều 632 BLDS-2005: "Mọi cá nhân đều có quyền bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật". Theo điều luật này thì mọi cá nhân đều có quyền để lại tài sản của mình cho người khác và mọi cá nhân đều có quyền bình đẳng trong việc thừa hưởng tài sản theo di chúc tức là bất kì cá nhân nào dũng được phép nhận tài sản theo ý chí của người chết. Còn sự bình đẳng trong việc hưởng di sản là tất cá những người thừa kế theo qui định của pháp luật đều có quyền hưởng phần tài sản bằng nhau. - Nguyên tắc cá nhân người thừa kế phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế: Điều 635-BLDS 2005 đã qui định "Người thừa kế là cá nhân phải là người còn
  • 33. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 33 sống vào thời điểm mở thừa kế..." với đặc trưng cơ bản của sự thừa kế là sự tiếp nối về sở hữu tài sản giữa người sống với người chết nên người thừa hưởng di sản đương nhiên phải là người còn sống.Việc dịch chuyển di sản từ người chết này sang người chết khác là không thực hiện được.Tiếp đó là việc người còn sống đó phải còn sống ở thời điểm mở thừa kế. Có thể người thừa kế đã chết nhưng khi mở thừa kế thì ông ta còn sống hoặc đã chết hay mất tích nhưng chưa bị tuyên bố là đã chết hoặc ngày tuyên bố nguời đó chết là sau ngày mở thừa kế, khi đó ông ta việc chuyển giao di sản cho ông ta vẫn được thực hiện và nó sẽ được tính vào tài sản của người đó. Trong trường hợp người thừa kế bị tuyên bố là đã mất tích hoặc chết nhưng sau đó người đó còn sống trở về thì người đó vẫn được coi là còn sống và được quyền hưởng di sản sau khi tòa án hủy bỏ tuyên bố mất tích hoặc đã chết. - Người thừa kế có quyền và nghĩa vụ tài sản do người chết để lại: Quyền luôn luôn đi kèm với nghĩa vụ. Do đó những người thừa kế có quyền thừa hưởng di sản để lại từ người chết theo di chúc hoặc theo pháp luật, phần di sản họ được hưởng có thể bằng nhau hoặc không bằng nhau tùy theo ý chí của người chết. Đồng thời họ có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại theo điều 637-BLDS 2005, nghĩa vụ tài sản họ phải thực hiện sẽ tùy theo phần mà họ được hưởng. Nếu người thừa kế khước từ hoặc không được nhận phần di sản để lại của người chết thì họ có quyền từ chối thực hiện nghĩa vụ tài sản của người chết.8 Đối với thừa kế theo di chúc, pháp luật quy định những trường hợp được thừa kế theo pháp luật khi không có di chúc; di chúc không hợp pháp; những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế; những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản. Như vậy, về phía con nuôi (con nuôi được hưởng di sản từ chết) cũng phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện trên, người con nuôi chỉ được hưởng thừa kế theo pháp luật khi và 8 So sánh diện và hàng thừa kế theo qui định của pháp luật Việt Nam với qui định của một số nước trên thế giới
  • 34. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 34 chỉ khi không có di chúc hoặc di chúc không hợp pháp, đương nhiên người con nuôi này phải nằm trong diện xứng đáng được hưởng di sản nghĩa là không bị pháp luật truất khỏi quyền hưởng di sản của mình. Pháp luật cũng quy định đối với những di sản được phép chia theo pháp luật, để đảm bảo hợp lý, văn hóa và thuần phong mỹ tục của người Việt, hạn chế những tranh chấp không đáng có xảy ra. Phần di sản này là phần di sản không được định đoạt trong di chúc hoặc phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật hoặc Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, họ từ chối quyền nhận di sản, chết trước hoặc họ chết cùng thời điểm với người lập di chúc; phần di sản liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn vào thời điểm mở thừa kế. 2.1.3. Quan hệ nuôi dưỡng Quan hệ nuôi dưỡng có thểđược hiểu là quan hệ giữa cha, mẹ nuôi đối với con nuôi và ngược lại, được xác định thông qua sự kiện nhận nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật. Việc nhận nuôi con nuôi phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện do Luật HN&GĐ quy định. Bên cạnh đó, pháp luật còn quy định một trường hợp ngoại lệ đặc biệt, đó là trường hợp con riêng với bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì cũng được thừa kế di sản của nhau.Theo quy định của pháp luật hiện hành, diện thừa kế được xác định trên cơ sở quan hệ nuôi dưỡng bao gồm quan hệ giữa cha mẹ nuôi với con nuôi và ngược lại. Bên cạnh đó, pháp luật còn quy định một trường hợp ngoại lệ đặc biệt, đó là trường hợp con riêng với bố dượng, mẹ kế nếu đáp ứng điều kiện nhất định. Như vậy, có thể khái quát quan hệ nuôi dưỡng là sự thể hiện nghĩa vụ chăm sóc nhau, nuôi dưỡng nhau giữa những người thân thuộc theo quy định của pháp luật. Một là, đối với quan hệ nuôi dưỡng giữa cha mẹ nuôi và con nuôi thì theo quy định tại khoản 1 của Điều 3 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định: Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi. Việc nhận nuôi con nuôi dựa trên ý chí chủ quan của các chủ thể tham gia
  • 35. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 35 quan hệ nuôi con nuôi và phải tuân thủ các quy định của pháp luật về nuôi con nuôi trong thực tế và nguyên tắc quy định tại Điều 4 Luật nuôi con nuôi năm 20109. Đồng thời, người được nhận nuôi con nuôi phải tuân thủ quy định tại Điều 810 để đảm bảo quyền là lợi ích của các chủ thể trong quan hệ nuôi dưỡng nói chung, đặc biệt là con nuôi. Quy định như vậy là hoàn toàn hợp lý, phù hợp với mục đích của việc nuôi con nuôi vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong thừa kế gia đình đầm ấm. Song trên thực tế thì quy định về con nuôi hợp pháp là thực hiện theo quy định của Luật nuôi con nuôi nhưng một số trường hợp là con nuôi thực tế thì theo quy định của Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP ngày 20/01/1988 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 đã hướng dẫn cụ thể về vấn đề này như sau: Con nuôi được thừa kế phải là con nuôi hợp pháp, tức là việc nuôi con nuôi phải được Ủy ban nhân dân cơ sở nơi trú quán của người nuôi hoặc của đứa trẻ công nhận và ghi vào sổ hộ tịch (Điều 24 Luật hôn nhân và gia đình). Tuy nhiên, trong thực tế có những trường hợp nhân dân chưa hiểu pháp luật cho nên chưa xin chính quyền công nhận và đăng ký vào sổ hộ tích việc nuôi con nuôi. Trong trường hợp này, nếu việc nhận con nuôi là ngay thẳng, cha mẹ đẻ của đứa trẻ hoàn toàn tự nguyện, việc nuôi dưỡng đứa trẻ được bảo đảm, thì coi là con nuôi thực tế. Con nuôi và bố mẹ nuôi có quyền thừa kế lẫn nhau. Con nuôi (hợp pháp hay thực tế) không được thừa kế theo luật đối với di sản của bố mẹ đẻ và anh, chị, em ruột.11 Bên cạnh đó, nhằm ban hành quy định về thừa kế con nuôi thực tế thì mục 6.a Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP ngày 20/01/1988 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng Luật HN&GĐ năm 1986 (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 01/NQ- HĐTP) quy định:Những điều kiện về nuôi con nuôi đã được quy định trong các Điều 34, 35, 36 và 37 nhưng trước khi Luật này được ban hành thì những điều kiện đó chưa được quy định đầy đủ. Vì vậy, những việc nuôi con nuôi trước khi ban hành Luật mới 9Xem Điều 4 Luật nuôi con nuôi 2010. 10Xem Điều 8 Luật Nuôi con nuôi 2010. 11Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP ngày 20/01/1988 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986
  • 36. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 36 vẫn có giá trị pháp lý, trừ những trường hợp nuôi con nuôi trái với mục đích xã hội của việc nuôi con nuôi (như: nuôi con nuôi để bóc lột sức lao động hoặc để dùng con nuôi vào những hoạt động xấu xa, phạm pháp). Nếu việc nuôi con nuôi trước đây chưa được ghi vào sổ hộ tịch nhưng việc nuôi con nuôi đã được mọi người công nhận và cha mẹ nuôi đã thực hiện nghĩa vụ với con nuôi thì việc nuôi con nuôi vẫn có những hậu quả pháp lý do luật định. Từ cơ sở pháp lý nêu trên, con nuôi thực tế được hưởng các quyền và có nghĩa vụ như con nuôi có thực hiện thủ tục đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền. Điều này đồng nghĩa với việc con nuôi thực tế và người nuôi thuộc diện thừa kế theo pháp luật của nhau. Hai là, quan hệ thừa kế được xác định dựa trên cơ sở quan hệ nuôi dưỡng còn bao gồm quan hệ giữa con riêng với bố dượng, mẹ kế. Theo quy định Luật HN&GĐ năm 2014 thì bố dượng, mẹ kế có nghĩa vụ và quyền trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con riêng cùng sống chung với mình và ngược lại, con riêng có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng bố dượng, mẹ kế cùng sống chung với mình. Mặc dù giữa con riêng và bốdượng, mẹ kế không có mối quan hệ sinh thành nhưng giữa họ đã thể hiện nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì họ được thừa kế theo pháp luật của nhau. Vấn đề này đã được ghi nhận cụ thể tại Điều 654 BLDS năm 2015: "Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật này". Như vậy, pháp luật về thừa kế chỉ thừa nhận con riêng và bố dượng, mẹ kế thuộc diện thừa kế theo pháp luật của nhau khi và chỉ khi đáp ứng điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con. Quy định này còn mang tính chủ quan, chung chung. Đối với vấn đề con ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản theo quy định tại Khoản 21, Điều 3 Luật Hôn nhân & Gia đình năm 2014 quy định: “Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản là việc sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo hoặc thụ tinh trong ống nghiệm”. Hay nói cách khác, đó là việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật y học hiện đại để can thiệp vào quá trình thụ thai của người phụ nữ nhằm mục đích giúp những cặp
  • 37. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 37 vợ chồng hiếm muộn, vô sinh hoặc phụ nữ độc thân có thể mang thai và có những đứa con như họ mong muốn. Trong quá trình áp dụng thì việc xác định quan hệ huyết thống được quy định trong một số trường hợp, cụ thể: (i) xác định quan hệ huyết thống giữa cha mẹ đối với trường hợp cặp vợ chồng vô sinh thì được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 93 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014: “Trường hợp người vợ sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì việc xác định cha, mẹ được áp dụng theo quy định tại Điều 88 của Luật này12”. Tại Điều 88 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, việc xác định cha mẹ trong trường hợp này căn cứ vào thời kỳ hôn nhân của cặp vợ chồng. Vì vậy, trong trường hợp con sinh ra trước ngày vợ, chồng đăng ký kết hôn và được vợ, chồng thừa nhận là con chung sẽ không được áp dụng đối với trường hợp con sinh ra bằng hỗ trợ kỹ thuật sinh sản. Để đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, người vợ trong cặp vợ chồng vô sinh được xác định là mẹ của đứa trẻ trong mọi trường hợp, kể cả khi người mẹ là người nhận tinh trùng, nhận noãn hay nhận phôi của người khác và người chồng hợp pháp của người mẹ đó cũng chính là cha đứa trẻ, ngay kể cả chồng không phải là người cho tinh trùng. (ii) trường hợp xác định quan hệ huyết thống cha mẹ đối với phụ nữ độc thân sẽ được quy định theo khoản 2 Điều 93 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014: “Trong trường hợp người phụ nữ sống độc thân sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì người phụ nữ đó là mẹ của con được sinh ra”13. Tức là, người phụ nữ độc thân này đương nhiên là mẹ của đứa trẻ được sinh ra đó. (iii) trường hợp xác định quan hệ huyết thống trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo sẽ được áp dụng tại Điều 94 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014: “Con sinh ra trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là con chung của vợ chồng nhờ mang thai hộ kể từ thời đểm con được sinh ra”. Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo không làm phát sinh mối quan hệ cha, mẹ, con giữa vợ chồng người được nhờ mang thai hộ với đứa trẻ được sinh ra. 12Xem Luật HN&GĐ năm 2014 Điều 93 13Xem khoản 2 Điều 93 Luật HN&GĐ năm 2014
  • 38. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com - Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 38