SlideShare a Scribd company logo
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM

NGUYỄN HẢI YẾN
TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ CẤU THÀNH HỆ THỐNG
KIẾM SOÁT NỘI BỘ ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA
CÁC SIÊU THỊ, TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Tham khảo thêm tài liệu tại Luanvanpanda.com
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo
Khoá Luận, Luận Văn
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0932.091.562
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Thành phố Hồ Chí Minh Năm 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM

NGUYỄN HẢI YẾN
TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ CẤU THÀNH HỆ THỐNG
KIẾM SOÁT NỘI BỘ ĐẾN HIỆU
QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA
CÁC SIÊU THỊ, TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành : Kế toán
Mã số 8340301
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS VĂN THỊ THÁI THU
Thành phố Hồ Chí Minh Năm 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế “Ảnh hưởng của các nhân tố cấu thành hệ
thống kiểm soát nội bộ đến hiệu quả hoạt động của các siêu thị, trung tâm thương
mại tại Thành phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, được
thực hiện và hoàn thành với sự góp ý của PGS.TS Văn Thị Thái Thu.
Các số liệu, kết quả nghiên cứu là trung thực. Tôi cam đoan luận văn này chưa từng công
bố dưới bất kỳ hình thức nào.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 03 năm 2019
Tác giả luận văn
Nguyễn Hải Yến
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
TÓM TẮT- ABSTRACT
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài..........................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu.....................................................................................................3
3. Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................................3
4. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu...............................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................................4
6. Đóng góp của nghiên cứu.............................................................................................4
7. Cấu trúc của luận văn...................................................................................................5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ........................................6
1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài.....................................................................................6
1.2 Các nghiên cứu trong nước ......................................................................................10
1.3 Nhận xét về các đề tài đã nghiên cứu và xác định khe hổng nghiên cứu.................12
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ................................................................................................14
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ................15
2.1 Tổng quan về kiểm soát nội bộ ................................................................................15
2.1.1 Khái niệm và bản chất chung về KSNB ............................................................15
2.1.2 Báo cáo của COSO 2013 ...................................................................................16
2.1.3 Lợi ích và hạn chế của hệ thống KSNB.............................................................21
2.2 Tổng quan về thị trường bán lẻ ................................................................................23
2.2.1 Khái niệm và các loại hình bán lẻ......................................................................23
2.2.2 Đặc điểm hoạt động các ST, TTTM có ảnh hưởng đến HTKSNB ...................25
2.3 Hiệu quả hoạt động ..................................................................................................27
2.4 Lý thuyết nền...........................................................................................................28
2.4.1 Lý thuyết Chaos.................................................................................................28
2.4.2 Lý thuyết ủy nhiệm............................................................................................29
2.4.3 Lý thuyết về tâm lý xã hội tổ chức ....................................................................30
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................................31
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................................................32
3.1 Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................32
3.2 Quy trình nghiên cứu................................................................................................33
3.3. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu........................................................35
3.3.1 Mô hình nghiên cứu:..........................................................................................35
3.3.2 Giả thuyết nghiên cứu........................................................................................36
3.4. Xây dựng thang đo và bảng câu hỏi khảo sát..........................................................36
3.4.1 Xây dựng thang đo.............................................................................................36
3.4.2 Bảng câu hỏi khảo sát ........................................................................................42
3.5 Xác định kích thước mẫu .........................................................................................43
3.6 Thu thập dữ liệu .......................................................................................................43
3.7 Phân tích dữ liệu.......................................................................................................44
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ................................................................................................45
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN .........................................46
4.1 Sơ lược về hệ thống các siêu thị, TTTM tại TP HCM.............................................46
4.2 Thực trạng về hiệu quả hoạt động các siêu thị, TTTM tại TP HCM .......................48
4.3 Kết quả nghiên cứu định tính...................................................................................51
4.4 Kết quả nghiên cứu định lượng................................................................................52
4.4.1 Thống kê mô tả mẫu: .........................................................................................52
4.4.2 Kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha. ..............................53
4.4.2.1 Đánh giá độ tin cậy thang đo MTKS...........................................................54
4.4.2.2 Đánh giá độ tin cậy thang đo ĐGRR...........................................................55
4.4.2.3 Đánh giá độ tin cậy thang đo HĐKS...........................................................56
4.4.2.4 Đánh giá độ tin cậy thang đo thông tin và truyền thông .............................57
4.4.2.5 Đánh giá độ tin cậy thang đo giám sát ........................................................58
4.4.2.6 Đánh giá độ tin cậy thang đo kết quả của hệ thống KSNB.........................59
4.4.3 Kiểm định giá trị thang đo – phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA ..60
4.4.3.1 Phân tích nhân tố EFA cho nhóm biến độc lập...........................................60
4.4.3.2 Phân tích nhân tố EFA cho nhóm biến phụ thuộc.......................................65
4.4.4 Tương quan và hồi quy......................................................................................66
4.4.4.1 Kiểm định tương quan.................................................................................66
4.4.4.2 Phân tích hồi quy.........................................................................................68
4.4.4.3 Kết quả kiểm định các giả thuyết của mô hình nghiên cứu: .......................70
4.4.5 Bàn luận kết quả nghiên cứu: ............................................................................71
4.4.6 So sánh với kết quả nghiên cứu trước................................................................72
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ................................................................................................74
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................75
5.1 Kết luận ....................................................................................................................75
5.2 Kiến nghị..................................................................................................................76
5.2.1 Môi trường kiểm soát.........................................................................................76
5.2.2 Đánh giá rủi ro ...................................................................................................77
5.2.3 Hoạt động kiểm soát ..........................................................................................78
5.2.4 Giám sát .............................................................................................................79
5.2.5 Thông tin và truyền thông..................................................................................80
5.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ..................................................81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Cụm từ tiếng việt
COSO Ủy ban thuộc hội đồng quốc gia Hoa Kỳ về chống gian lận khi lập
BCTC ( The Committee of Sponsoring Organizations of the Tread
Way Commission)
CNTT Công nghệ thông tin
ĐGRR Đánh giá rủi ro
GS Giám sát
HĐKS Hoạt động kiểm soát
HTKSNB Hệ thống kiểm soát nội bộ
HQHĐ Hiệu quả hoạt động
HĐQT Hội đồng quản trị
KSNB Kiểm soát nội bộ
MTKS
NHTM
Môi trường kiểm soát
Ngân hàng thương mại
ST Siêu thị
TP HCM
TTTM
TTTT
TT
Thành phố Hồ Chí Minh
Trung tâm thương mại
Thông tin và truyền thông
Thông tin
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1 Các biến quan sát của thang đo MTKS 37
Bảng 3.2 Các biến quan sát của thang đo ĐGRR 38
Bảng 3.3 Các biến quan sát của thang đo HĐKS 39
Bảng 3.4 Các biến quan sát của thang đo TTTT 40
Bảng 3.5 Các biến quan sát của thang đo GS 41
Bảng 3.6 Các biến quan sát của thang đo KQHĐ 42
Bảng 4.1 Số lượng siêu thị, trung tâm thương mại theo thành phần kinh
tế và theo quận huyện TP HCM năm 2017
46
Bảng 4.2 Tổng mức bán lẻ hàng hóa theo năm 48
Bảng 4.3 Tổng mức bán lẻ hàng hóa theo giá hiện hành phân theo loại
hình kinh tế
49
Bảng 4.4 Tốc độ tăng trưởng các doanh nghiệp bán lẻ hàng hóa theo tỉ lệ
sở hữu
49
Bảng 4.5 Tổng mức bán lẻ hàng hóa theo giá hiện hành phân theo nhóm
hàng
50
Bảng 4.6 Phân loại theo giới tính 51
Bảng 4.7 Phân loại theo thâm niên 51
Bảng 4.8 Phân loại theo chức vụ 52
Bảng 4.9 Phân loại theo trình độ chuyên môn 52
Bảng 4.10 Thống kê độ tin cậy thang đo MTKS 53
Bảng 4.11 Thống kê tương quan biến tổng thang đo MTKS 54
Bảng 4.12 Thống kê độ tin cậy thang đo ĐGRR 54
Bảng 4.13 Thống kê tương quan biến tổng thang đo đánh giá rủi ro 54
Bảng 4.14 Thống kê thống kê độ tin cậy thang đo HĐKS 55
Bảng 4.15 Thống kê tương quan biến HĐKS 55
Bảng 4.16 Thống kê độ tin cậy thang đo HĐKS (Lần 2) 56
Bảng 4.17 Thống kê tương quan biến HĐKS 56
Bảng 4.18 Thống kê độ tin cậy thang đo TTTT 57
Bảng 4.19 Thống kê tương quan biến tổng thang đo TTTT 57
Bảng 4.20 Thống kê độ tin cậy thang đo GS 58
Bảng 4.21 Thống kê tương quan biến tổng thang đo GS) 58
Bảng 4.22 Thống kê độ tin cậy thang đo kết quả 59
Bảng 4.23 Thống kê tương quan biến tổng thang đo kết quả 59
Bảng 4.24 Hệ số KMO và kiểm định Barlett’s cho nhóm các biến độc lập 60
Bảng 4.25 Bảng phương sai trích 60
Bảng 4.26 Kết quả phân tích EFA nhân tố biến độc lập Ma trận xoay nhân
tố
62
Bảng 4.27 Kết quả phân tích EFA nhân tố biến độc lập Ma trận xoay nhân
tố ( lần 3)
63
Bảng 4.28 Hệ số KMO và kiểm định Barlett’s cho biến phụ thuộc 64
Bảng 4.29 Bảng phương sai trích nhân tố phụ thuộc 65
Bảng 4.30 Bảng ma trận xoay nhân tố biến phụ thuộc 65
Bảng 4.31 Kết quả phân tích tương quan Pearson 66
Bảng 4.32 Bảng kết quả phân tích hệ số hồi quy 68
Bảng 4.33 Kết quả phân tích ANOVA 68
Bảng 4.34 Bảng mức độ giải thích của mô hình 69
Bảng 4.35
Bảng 5.1
Kết quả kiểm định các giả thuyết của mô hình nghiên cứu
Bảng sắp xếp thứ tự ảnh hưởng của các nhân tố
70
75
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Nội dung Trang
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu 34
Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất 35
TÓM TẮT
TIÊU ĐỀ: “ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ CẤU THÀNH HỆ THỐNG
KIẾM SOÁT NỘI BỘ ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC SIÊU THỊ,
TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TÓM TẮT:
1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu: Hệ thống kiểm soát nội bộ rất quan trọng với doanh
nghiệp bán lẻ đặc biệt loại hình kinh doanh hiện đại siêu thị, TTTM.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Đề tài nhằm xác định, phát hiện các nhân tố và đo lường mức độ ảnh hưởng của từng
nhân tố của hệ thống kiểm soát nội bộ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các siêu thị,
TTTM ở TP HCM.
3. Phương pháp nghiên cứu: Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp. Mô
hình nghiên cứu là nghiên cứu 5 nhân tố của HTKSNB là MTKS, ĐGRR, HĐKS, TTTT,
GS có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động của đơn vị.
4. Kết quả nghiên cứu: Nghiên cứu đã kết luận cả 5 nhân tố đều ảnh hưởng đến HQHD
của đơn vị.
5. Kết luận và hàm ý: Về mặt lý luận khái quát, phát triển những vấn đề lý luận về
HTKSNB trong các siêu thị, TTTM. Về mặt thực tiễn, hỗ trợ các siêu thị, TTTM nhìn
nhận thực tế đơn vị so với những nhân tố đề tài nghiên cứu còn thiếu sót thì điều chỉnh để
hệ thống KSNB hoàn thiện hơn, góp phần nâng cao HQHD của đơn vị .
TỪ KHÓA: tác động của các nhân tố, hệ thống kiểm soát nội bộ, hiệu quả hoạt động,
siêu thị, trung tâm thương mại.
ABSTRACT
TITLE: "THE IMPACTS OF FACTORS COMPOSING THE INTERNAL
CONTROL SYSTEM TO THE PERFORMANCE OF THE SUPERMARKETS,
BUSSINESS CENTERS IN HO CHI MINH CITY”.
SUMMARY:
1. Reasons for selecting research topics: The internal control system is very
important for retail businesses, especially modern business types of supermarkets,
bussiness centers.
2. Research objectives: The thesis aims to identify, detect the factors and measure
the influence of each element of the internal control system affecting the performance of
supermarkets and bussiness centers in HCMC.
3. Research method: The author uses mixed research method. Research model is to
study 5 factors of internal control system, such as environmental control, risk assessment,
operation control, information and communication, monitoring activities that positively
affect performance.
4. Research results: The study has concluded that all 5 factors affect the operating
results of the company.
5. Conclusion and implication: In general theory, develop theoretical issues about
internal control systems in supermarkets and bussiness centers. In terms of practicality,
supporting supermarkets and bussiness centers to recognize the reality of the company
compared to the factors of research topics are inadequate, then adjust to the internal
control system to be more complete, contributing to improve performance.
KEY WORDS: the impact of factors, internal control systems, performance,
supermarkets, bussiness centers.
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngành bán lẻ Việt Nam hiện nay vừa có nhiều cơ hội cũng như lắm thách thức.
Theo báo cáo “ Hàng tiêu dùng và Bán lẻ Việt Nam- Quý I/2019” của BMI tính đến năm
2017 giá trị thị trường hàng tiêu dùng vào khoảng 120 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng hàng
năm gần 10% từ năm 2012-2017. Thêm vào đó theo số liệu của Tổng cục Thống kê, Việt
Nam đang có tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định 7,08% năm 2018, thu nhập bình quân
đầu người tăng năm 2018 ước đạt 58,5 triệu đồng/ năm, mức sống được cải thiện, dân số
trẻ là thuận lợi lớn để phát triển ngành bán lẻ. Điều này làm thu hút thêm nhiều doanh
nghiệp nước ngoài đầu tư thêm vào Việt Nam bằng nhiều mô hình và đang nỗ lực phát
triển chuỗi. Các hình thức gia nhập rất đa dạng từ hoạt động đầu tư trực tiếp, mua bán, sát
nhập cho đến liên doanh liên kết tạo nên sự sôi động cho thị trường bán lẻ và gia tăng sự
cạnh tranh lên các thương hiệu nội địa. Thế mạnh của những thương hiệu ngoại là nền
tảng tài chính mạnh, kinh nghiệm khai thác thị trường tốt, sự hậu thuẫn từ những nhà
cung cấp. Ngược lại các doanh nghiệp Việt đa phần là doanh nghiệp nhỏ, để cạnh tranh
phải biết phát huy lợi thế hiểu người dân bản địa, đáp ứng đúng sở thích mua sắm của
khánh hàng và tâm lý “ người Việt dùng hàng Việt”.
Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường bán lẻ năng động và hấp
dẫn trong khu vực Châu Á và trên thế giới. Hiện nay đã có sự góp mặt của nhiều thương
hiệu bán lẻ lớn trên thế giới như Big C, MM Mega Market, Lottle Mart, Aeon,... Không
chỉ phủ rộng ở phân khúc siêu thị, đại siêu thị, trung tâm thương mại các tập đoàn nước
ngoài còn phát triển mạnh mô hình cửa hàng tiện lợi và siêu thị mini như các thương hiệu
Family Mart, Bs mart, Circle K, Ministop, Shop&Go thay thế dần loại hình tiệm tạp hóa
truyền thống. Các thương hiệu Việt với thế mạnh chuỗi các siêu thị phủ rộng thị trường
cả nước đang phát triển mạnh phải kể đến Vinmart, Coop Mart, Satra. Theo nghiên cứu
của Kantar Worldpanel Việt Nam, hiện nay chuỗi bán lẻ nội địa chiếm 75% thị phần,
chuỗi ngoại chiếm 27% thị phần. Tuy nhiên doanh nghiệp nội chỉ chiếm lĩnh mô hình
siêu thị và siêu thị mini, còn với mô hình đại siêu thị nhà bán lẻ ngoại chiếm 92%, cửa
hàng tiện lợi chiếm 80% thị phần.
Nhận thấy tiềm năng từ ngành bán lẻ nên nhiều doanh nghiệp tìm mọi cách mở
rộng kinh doanh bằng cách mở rộng mạng lưới, tăng trưởng thị phần, tăng trưởng doanh
thu mà quên đi việc xây dựng bộ máy kinh doanh bền vững thông qua Hệ thống kiểm
soát nội bộ. HTKSNB yếu kém là để xảy ra những rủi ro về gian lận, thất thoát tài sản,
hàng hóa; rủi ro hàng hóa không bán được bị hư hao nhiều; rủi ro hàng hóa không đảm
bảo chất lượng ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng ảnh hưởng đến thương hiệu
doanh nghiệp. Sự gian lận gia tăng có thể dẫn đến việc thua lỗ, gây hại cho cổ đông, nhân
viên và các bên liên quan. Thực tế có một số thương hiệu lớn trên thế giới đã phải rút
khỏi ngành ở Việt Nam như Metro, Parkson, Auchan cho thấy việc kinh doanh trong
ngành này không hề dễ, thất bại do nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân từ HTKSNB
yếu kém cũng góp phần rất quan trọng. Việc hoàn thiện HTKSNB không chỉ giảm thiểu
tỷ lệ gian lận mà còn giúp doanh nghiệp đối phó với môi trường cạnh tranh và nền kinh tế
đang thay đổi nhanh chóng, sự thay đổi nhu cầu của khách hàng để hướng tới mục tiêu
đem lại hiệu quả hoạt động cho doanh nghiệp.
Khi nghiên cứu các đề tài có liên quan các nhân tố của HTKSNB ảnh hưởng tới
KQHĐ của các siêu thị, TTTM tác giả nhận thấy có các nghiên cứu các nhân tố của
HTKSNB ảnh hưởng KQHĐ các doanh nghiệp cụ thể, hoặc doanh nghiệp vừa và nhỏ
hoặc các ngành khác chưa thấy nghiên cứu nào áp dụng cho ngành bán lẻ cũng như các
siêu thị và TTTM. TP HCM là trung tâm kinh tế lớn nơi tập trung nhiều siêu thị, TTTM
nhất cả nước. Vì vậy, tác giả chọn nghiên cứu đề tài “ Tác động của các nhân tố cấu
thành hệ thống kiểm soát nội bộ đến hiệu quả hoạt động của các siêu thị, trung tâm
thương mại tại Thành phố Hồ Chí Minh” với mong muốn góp phần đưa ra một nghiên
cứu về mặt lý luận để giúp các siêu thị, TTTM hoàn thiện HTKSNB của doanh nghiệp
mình hơn và đạt được KQHĐ cao.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung :
Phát hiện, đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố cấu thành HTKSNB có
ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các siêu thị, TTTM tại TP HCM. Trên cơ sở đó đề
xuất các kiến nghị, giải pháp để hoàn thiện HTKSNB cho các ST, TTTM.
Mục tiêu cụ thể :
Thứ nhất, phát hiện các nhân tố cấu thành HTKSNB ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt
động của các siêu thị, TTTM tại TP HCM.
Thứ hai, đo lường đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố cấu thành
HTKSNB đến hiệu quả hoạt động của các siêu thị, TTTM tại TP HCM
Thứ ba, dựa vào kết quả nghiên cứu đề xuất các giải pháp, kiến nghị góp phần
nâng HQHĐ của các siêu thị, TTTM tại TP HCM.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Các nhân tố nào của HTKSNB có ảnh hưởng đến KQHĐ của các siêu
thị, TTTM tại TP HCM?
Câu hỏi 2: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trên đến KQHĐ của các siêu thị,
TTTM tại TP HCM như thế nào ?
4. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: các nhân tố của HTKSNB ảnh hưởng đến KQHĐ của các
siêu thị, TTTM tại TP HCM.
Phạm vi nghiên cứu :
Về không gian: các siêu thị, TTTM tại TP HCM.
Về thời gian: từ tháng 01/2019 đến tháng 03/2019.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu là nghiên cứu cứu hỗn hợp khám phá, kết hợp nghiên
cứu định tính với nghiên cứu định lượng.
Nghiên cứu định tính: dựa vào các nghiên cứu đã được công bố của các luận văn,
luận án, bài báo uy tín trong và ngoài nước, dựa vào khuôn mẫu của báo cáo COSO 2013,
tác giả chọn lọc các nhân tố phù hợp của HTKSNB có ảnh hưởng đến KQHĐ của các ST,
TTTM. Sau đó tác giả sử dụng kỹ thuật thảo luận tay đôi với các chuyên gia trong lĩnh
vực dựa trên dàn bài thảo luận được thiết kế sẵn để điều chỉnh các thành phần của thang
đo và góp phần hoàn thiện bảng câu hỏi khảo sát.
Nghiên cứu định lượng: khảo sát những đối tượng từ nhân viên đến quản lý tại
các ST, TTTM trên địa bàn TP HCM. Sử dụng phần mềm SPSS 20 để đánh giá giá trị và
độ tin cậy của các thang đo bằng việc sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân
tố khám phá EFA; đánh giá, kiểm định mức độ phù hợp các giả thiết nghiên cứu thông
qua mô hình hồi quy bội. Từ đó đưa ra kết luận và đề xuất kiến nghị góp phần hoàn thiện
HTKSNB, nâng cao KQHĐ các siêu thị, TTTM tại TP HCM.
6. Đóng góp của nghiên cứu
Về mặt khoa học
Khái quát và phát triển những vấn đề lý luận về HTKSNB các siêu thị, TTTM; xây
dựng mô hình các nhân tố của HTKSNB ảnh hưởng như thế nào đến KQHĐ trong các
siêu thị, TTTM tại TP HCM.
Vận dụng phương pháp kiểm định mô hình hồi quy đa biến để đo lường mức độ
ảnh hưởng của các nhân tố của HTKSNB ảnh hưởng như thế nào đến KQHĐ trong các
siêu thị, TTTM tại TP HCM.
Về mặt thực tiễn
Xác định được các nhân tố của HTKSNB ảnh hưởng đến KQHĐ trong các siêu
thị, TTTM tại TP HCM và đo lường tác động của từng nhân tố sẽ góp phần giúp các
doanh nghiệp bán lẻ hoàn thiện HTKSNB, nâng cao KQHĐ và tăng cường khả năng phát
triển bền vững của siêu thị, TTTM.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu đề tài bao gồm 05 chương theo trình tự từ lý thuyết đến thực nghiệm:
Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu trước
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
HTKSNB rất quan trọng với doanh nghiệp nên cũng được rất nhiều nhà nghiên
cứu trên thế giới nghiên cứu. Chương này tác giả sẽ tổng hợp các nghiên cứu liên quan
đến phân tích ảnh hưởng của các nhân tố của HTKSNB đến KQHĐ doanh nghiệp từ đó
xác định khe hổng nghiên cứu, đưa ra các định hướng nghiên cứu của luận văn.
1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài
Một số nghiên cứu có liên quan về ảnh hưởng của HTKSNB đến hiệu quả hoạt động
của các doanh nghiệp, các ngành khác nhau như sau:
Mawanda ( 2008) với bài báo “Ảnh hưởng của HTKSNB đến hiệu quả tài chính
trong một tổ chức học tập cao hơn ở Auganda” nghiên cứu tác động của HTKSNB đến
HQHĐ tài chính tại Uganda. KSNB dựa trên các yếu tố như MTKS, HĐKS, kiểm toán
nội bộ. HQHĐ được đo lường bằng các chỉ số tài chính như tỷ số thanh khoản, các biện
pháp phòng ngừa rủi ro hoạt động tài chính. Kết quả nghiên cứu kết luận rằng có mối
quan hệ thuận chiều giữa tính hữu hiệu của HTKSNB đến HQHĐ.
Nyakundi và cộng sự ( 2014) với bài báo “Ảnh hưởng của HTKSNB đến hiệu
quả tài chính của các doanh nghiệp kinh doanh vừa và nhỏ tại thành phố Lisumu,
Kenya”. Phương pháp nghiên cứu: thu thập dữ liệu thông qua bảng câu hỏi, phỏng vấn và
báo cáo tài chính các doanh nghiệp. Sau khi có nghiên cứu định tính, thực hiện nghiên
cứu định lượng là phân tích thống kê mô tả. Biến HQHĐ tài chính được đo lường bằng
chỉ tiêu tài chính ROI. Kết quả nghiên cứu là có ảnh hưởng đáng kể giữa HTKSNB và
HQHĐ tài chính của doanh nghiệp.
Zipporah (2015) với bài báo “Ảnh hưởng của KSNB đến hiệu quả tài chính của
công ty sản xuất ở Kenya”.
Mục đích nghiên cứu: Mục tiêu tổng thể của nghiên cứu này là thiết lập các tác
động của kiểm soát nội bộ đối với hiệu quả tài chính của các công ty sản xuất ở Nairobi
Kenya.
Mô hình nghiên cứu có các biến độc lập là MTKS, ĐGRR, HĐKS, TTTT, GS ;
biến phụ thuộc hiệu quả tài chính được đo lường bằng chỉ tiêu ROA.
Phương pháp nghiên cứu sử dụng thống kê mô tả và phân tích suy luận. Mẫu
nghiên cứu từ dữ liệu 35 công ty trong giai đoạn 2013-2014.
Kết quả nghiên cứu các biến độc lập là MTKS, ĐGRR, HĐKS, TTTT của
HTKSNB có tác động tích cực đối với chỉ tiêu tài chính ROA và yếu tố còn lại GS tác
động ngược chiều ROA.
Hạn chế của nghiên cứu này là nghiên cứu chỉ tập trung vào 35 công ty sản xuất
trong khi có hơn 500 công ty sản xuất các công ty ở Kenya, do đó những phát hiện này có
thể không được sử dụng để khái quát hóa trên tất cả các công ty sản xuất ở Kenya.
Asiligwa, G. Rennox ( 2017) với bài báo “Ảnh hưởng của KSNB đối với hoạt
động tài chính của các ngân hàng thương mại ở Kenya”. KSNB được đo lường bằng năm
yếu tố của kiểm soát theo quy định của Ủy ban bảo trợ các tổ chức của Ủy ban Treadway
trong khi hiệu quả tài chính được đo bằng mức trung bình lịch sử của lợi nhuận trên vốn
chủ sở hữu. Phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp định lượng. Dữ liệu chính được
thu thập bằng bảng câu hỏi có cấu trúc. Nghiên cứu ở 43 ngân hàng thương mại ở Kenya.
Thống kê mô tả thu được từ dữ liệu phân tích được trình bày bằng bảng tần số, trong khi
kết quả phân tích định lượng được trình bày bằng bảng hồi quy và tương quan. Các kết
quả nghiên cứu cho thấy lĩnh vực ngân hàng có được hiệu quả tài chính mạnh mẽ một
phần nhờ thực hiện và duy trì KSNB hiệu quả. Sự tồn tại của KSNB hiệu quả được quy
cho môi trường có quy định và cấu trúc cao trong lĩnh vực ngân hàng. Nghiên cứu
khuyến nghị các ngân hàng nên thực hiện và duy trì hiệu quả các biện pháp KSNB do
tính chất rủi ro của ngành ngân hàng.
Một số nghiên cứu liên quan về HTKSNB các doanh nghiệp bán lẻ:
Nghiên cứu của Anthony Wood and Natalya Brathwaite Năm 2013 với đề tài
“ Kiểm soát nội bộ trong lĩnh vực bán lẻ: Một trường hợp nghiên cứu Siêu thị hàng đầu ở
Barbados”.
Mục đích của nghiên cứu này là để kiểm tra sự đầy đủ của các hoạt động kiểm
soát nội bộ tại siêu thị hàng đầu Barbados liên quan đến hoạt động tiền mặt của công ty,
phát hiện và ngăn chặn lừa đảo.
Phương pháp nghiên cứu: bài nghiên cứu mô tả và minh họa các quy trình kiểm
soát nội bộ đối với tiền mặt tại siêu thị bằng cách quan sát và so sánh thông tin thực tế
với thông tin hoặc tài liệu trước đó. Sau đó, tìm cách xác định xem các quy trình kiểm
soát nội bộ được sử dụng trong doanh nghiệp có hiệu quả trong việc bảo vệ tiền mặt hay
không, phát hiện và ngăn chặn gian lận. Thông tin được lấy thông qua bảng câu hỏi được
thiết kế sẵn sau khi tham khảo ý kiến kế toán trưởng vào tháng 3 năm 2012. Bảng câu hỏi
có 30 câu bao gồm các khía cạnh chính của kiểm soát nội bộ bao gồm môi trường kiểm
soát, đánh giá rủi ro, giám sát, thông tin và truyền thông, và các hoạt động kiểm soát.
Kết quả nghiên cứu: cho thấy các quy trình kiểm soát nội bộ được sử dụng trong
doanh nghiệp có hiệu quả trong việc bảo vệ tiền mặt, phát hiện và ngăn chặn gian lận.
Tuy nhiên, hành vi không mong muốn của khách hàng, nhân viên hoặc quản lý trong môi
trường mà kiểm soát nội bộ có thể bị che giấu hoặc dễ dàng bỏ qua sẽ làm tăng đáng kể
tỷ lệ gian lận trong bất kỳ công ty nào hoạt động trong lĩnh vực siêu thị. Do đó, với khả
năng gian lận làm suy yếu khả năng sinh lời và khả năng tồn tại của các doanh nghiệp,
điều cực kỳ quan trọng là hệ thống kiểm soát nội bộ phải hoàn thiện, được tất cả nhân
viên công ty tôn trọng và áp dụng cẩn thận để đảm bảo hiệu quả tối đa.
Nghiên cứu này đã nhấn mạnh sự cần thiết phải nghiên cứu thêm về gian lận trong
lĩnh vực bán lẻ của Barbados. Hiểu rõ hơn về bản chất và mức độ của các hoạt động gian
lận trong lĩnh vực này sẽ góp phần to lớn vào việc thiết kế các biện pháp phù hợp để đối
phó dứt khoát với hành vi không mong muốn này. Nghiên cứu còn đưa ra giải pháp tăng
cường HTKSNB là thiết lập cơ chế phạt, chương trình hỗ trợ nhân viên báo cáo gian lận,
chương trình khen thưởng cho nhân viên có sự liêm chính về đạo đức như vậy sẽ thúc
đầy tinh thần của nhân viên và mang lại cảm giác trung thành lớn hơn.
Nghiên cứu của Diana Cathy Gichana và cộng sự Năm 2016 với đề tài: “ Tác
động của KSNB đến lợi nhuận ở các Siêu thị ở Kenya: Một trường hợp siêu thị tại thị
trấn Kisii, Kenya”
Mục đích của nghiên cứu là đánh giá hiệu quả của kiểm soát nội bộ đối với lợi
nhuận của các siêu thị ở Kenya.
Mô hình nghiên cứu: có 3 biến độc lập là giữ sổ sách, phê duyệt giao dịch và quy
trình mua sắm. Biến phụ thuộc là lợi nhuận của siêu thị.
Phương pháp: Nghiên cứu sử dụng nghiên cứu mô tả. Mẫu của nghiên cứu là 255
nhân viên của các siêu thị ở thị trấn Kisii bao gồm; Siêu thị Oshwal, Nakumatt, Uchumi,
Tuskys và Kisii Matt, Naivas, và siêu thị Shiviling. Dữ liệu được thu thập thông qua
bảng câu hỏi được thiết kế sẵn. Dữ liệu sau đó sẽ được xử lý định lượng phân tích tương
quan, hồi quy.
Kết quả: Nghiên cứu này kết luận rằng có mối quan hệ tương đối được chấp
nhận giữa các thủ tục giữ sổ sách với lợi nhuận. Tài trợ tiền mặt để mua sắm phụ thuộc
vào hiệu quả và dữ liệu chính xác trong việc giữ sổ sách trong thanh toán. Nhiều thủ tục
mua sắm đã giúp đánh giá và cải thiện tính hiệu quả của lợi nhuận. Nghiên cứu cũng cho
thấy rằng việc phê duyệt các giao dịch cần thiết cho kiểm soát nội bộ tác động lên các
siêu thị có lợi nhuận trong thị trấn Kisii để thiết lập thủ tục giữ sổ sách, quy trình ứng
dụng và mua sắm để nâng cao hiệu suất của siêu thị. Do đó, có mối quan hệ giữa các thủ
tục kiểm soát nội bộ và lợi nhuận. Nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng việc tài trợ tiền mặt
để mua sắm kết thúc hiệu quả và lưu giữ dữ liệu chính xác trong sổ sách. Nhiều thủ tục
mua sắm đã giúp đánh giá và nâng cao hiệu quả của lợi nhuận.
Nghiên cứu của Roselyn N. Gitau Năm 2018 với đề tài “ Tác động của thực
hành KSNB đến hiệu quả tài chính của chuỗi các siêu thị tại Trung tâm thương mại
Nairobi ”.
Mục đích nghiên cứu: xem xét thực hành kiểm soát nội bộ có giúp tăng hiệu quả
tài chính của các chuỗi bán lẻ siêu thị ở khu trung tâm thương mại Nairobi.
Mô hình nghiên cứu: Có 4 biến độc lập là: Thực hành đánh giá rủi ro tín dụng,
Thực hành kiểm soát mua sắm, Thực hành kiểm tra nội bộ, Thực hành phân chia nhiệm
vụ. Biến độc lập là hiệu quả tài chính của chuỗi các siêu thị.
Phương pháp nghiên cứu : Nghiên cứu đã sử dụng một cuộc khảo sát mô tả với 54
siêu thị bán lẻ chính ở khu trung tâm thương mại. Thu thập dữ liệu liên quan đến việc sử
dụng bảng câu hỏi trong đó nguồn dữ liệu chính đã được kiểm tra về tính hợp lệ và độ tin
cậy. Dữ liệu được phân tích bằng phân tích định lượng và sau đó phân tích mô tả.
Kết quả nghiên cứu: Nghiên cứu cho thấy hiệu suất tài chính trung bình của các
chuỗi siêu thị ở khu trung tâm thương mại Nairobi là vừa phải. Có tác động tích cực vừa
phải của thực hành đánh giá rủi ro tín dụng đối với hiệu quả tài chính của chuỗi siêu thị ở
khu trung tâm thương mại Nairobi, thực hành kiểm soát mua sắm hiệu quả ảnh hưởng lớn
đến hiệu quả tài chính của chuỗi siêu thị ở khu trung tâm thương mại Nairobi, áp dụng
các biện pháp kiểm tra nội bộ phù hợp ảnh hưởng lớn đến hiệu quả tài chính của các
chuỗi siêu thị ở khu thương mại trung tâm Nairobi một cách tích cực và thực hành phân
chia nhiệm vụ có tác động tích cực lớn đến hiệu quả tài chính của các chuỗi siêu thị ở
khu thương mại trung tâm Nairobi. Nghiên cứu cho thấy 49,17% thay đổi trong hoạt
động tài chính của các chuỗi siêu thị ở khu trung tâm thương mại Nairobi được giải thích
bởi thực hành đánh giá rủi ro tín dụng, thực hành kiểm soát mua sắm, thực hành kiểm tra
nội bộ và thực hành phân chia nhiệm vụ.
Nghiên cứu khuyến nghị rằng các chuỗi siêu thị ở khu trung tâm thương mại
Nairobi nên xem xét thực tiễn đánh giá rủi ro tín dụng của họ trong môi trường bán lẻ
năng động, xây dựng và thực hiện chính sách mua sắm đã được xem xét, đánh giá và sử
dụng các biện pháp kiểm tra nội bộ, và cuối cùng, việc thực hiện phân chia nhiệm vụ nên
được các chuỗi siêu thị ở trung tâm Nairobi sử dụng tích cực.
1.2 Các nghiên cứu trong nước
Các nghiên cứu có liên quan về ảnh hưởng của HTKSNB đến HQHĐ:
Nghiên cứu của Vương Thị Khánh Chi (2017) với đề tài “ Đánh giá tác động
của các nhân tố cấu thành HTKSNB đến HQHĐ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa
trên địa bàn Tỉnh Lâm Đồng”, luận văn thạc sĩ trường Đại học Kinh tế TP HCM. Luận
văn dựa trên Coso 2013 nghiên cứu ảnh hưởng của 5 nhân tố MTKS, ĐGRR, HĐKS,
TTTT, GS đến HQHĐ doanh nghiệp. HQHĐ dựa trên 2 chỉ tiêu tài chính là ROA, ROE.
Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu kết hợp định tính và định lượng. Tác giả đã
khảo sát 160 mẫu từ các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh Lâm Đồng, sử dụng phần mềm
SPSS 20 phân tích và kết luận 5 nhân tố đều ảnh hưởng đến HQHĐ. Tác giả đã đề ra một
số kiến nghị hàm ý quản trị nhằm hoàn hiện HTKSNB góp phần nâng cao HQHĐ cho
các doanh nghiệp. Hạn chế của đề tài là phạm vi mẫu chưa đủ lớn để đại diện cho tất cả
các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Lâm Đồng, nghiên cứu chỉ mới tập trung nghiên cứu
tác động của HTKSNB đến mục tiêu hiệu quả chưa đề cập đến các mục tiêu khác.
Nghiên cứu của Võ Thu Phụng (2017) với đề tài “ Tác động của các nhân tố
cấu thành HTKSNB đến HQHĐ của Tập đoàn điện lực Việt Nam”, luận án Tiến sĩ
tại trường Đại học Kinh Tế TP.HCM. Nghiên cứu này đặt ra vấn đề đối với các doanh
nghiệp nhà nước, cụ thể là Tập đoàn điện lực Việt Nam trong những năm qua đã hoạt
động kém hiệu quả, chưa thể hiện được đúng vai trò là công cụ để điều tiết nền kinh tế vĩ
mô vì chưa hoàn thiện và thiết lập được một HTKSNB hiệu quả. Bài nghiên cứu trên xây
dựng một khung KSNB bao gồm 5 thành phần chính theo hướng dẫn của báo cáo COSO
2013 trong đó bao gồm 10 nhân tố và 49 biến quan sát tác động đến hiệu quả hoạt động
của tập đoàn Điện lực Việt Nam bao gồm: MTKS, ĐGRR, HĐKS, TTTT, GS. Nghiên
cứu sử dụng phương pháp hỗn hợp: định tính kết hợp định lượng. Kiểm định bằng
phương pháp bình phương nhỏ nhất với mô hình từng bước được sử dụng qua phần mềm
xử lý thống kê SPSS. Kết quả nghiên cứu đã khám phá ra 20 yếu tố mới, kết hợp với 29
yếu tố theo COSO 2013 từ đó hình thành nên một bộ thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến
HQHĐ của tập đoàn điện lực Việt Nam. Biến phụ thuộc HQHĐ tại tập đoàn điện lực
được đo lường qua các nhân tố sau: Tài sản được sử dụng một cách tối ưu; Sử dụng
nguồn vốn chủ sở hữu hiệu quả; Có chính sách nâng cao lợi nhuận; Có chính sách sử
dụng và tối ưu hóa nguồn lực.
Nghiên cứu của Nguyễn Hải Dương (2018) với đề tài: “Ảnh hưởng của
HTKSNB và CNTT đến hiệu quả quản lý nguồn thu của các bệnh viện công lập trực
thuộc Sở y tế TP HCM”, luận văn thạc sĩ Trường đại học kinh tế TP HCM. Luận văn sử
dụng báo cáo INTOSAI GOV 9100 để phân tích ảnh hưởng của 6 biến độc lập là MTKS,
ĐGRR, HĐKS, TTTT, GS, CNTT đến biến phụ thuộc là hiệu quả quản lý nguồn thu
bệnh viện. Luận văn sử dụng 40 biến quan sát đại diện cho biến độc lập. Hiệu quả quản
lý nguồn thu được đo lường bằng 6 biến quan sát là thông tin kế toán, báo cáo tài chính
bệnh viện chính xác và đáng tin cậy; Các khoản thu của người bệnh luôn rõ ràng, minh
bạch và công khai; Hoạt động quản lý nguồn thu bệnh viện tuân thủ pháp luật và các quy
định có liên quan; Bộ phận kiểm soát giám sát hiệu quả hạn chế thất thoát nguồn thu bệnh
viện; Các khoản thu mỗi ngày đều được nộp kịp thời, đầy đủ cho thủ quỹ hoặc ngân hàng
của bệnh viện; Mọi khoản thu đều được đối chiếu chính xác giữa sổ sách kế toán với số
tiền thực nộp. Tác giả sử dụng nghiên cứu định tính và định lượng với số mẫu khảo sát
định lượng là 235 chuyên viên có kiến thức và chuyên môn đang công tác tại phòng tài
chính kế toán các bệnh viện. Kết quả kiểm định mô hình lý thuyết kết luận cả 6 nhân tố
trên đều ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nguồn thu của bệnh viện. Hạn chế của đề tài là
phạm vi nghiên cứu chỉ giới hạn trong các bệnh viện công lập trực thuộc Sở y tế TP
HCM, chưa nghiên cứu được nội dung rộng hơn là hiệu quả quản lý tài chính bệnh viện,
theo kết quả phân tích thì các nhân tố của đề tài chỉ mới giải thích 66,2% còn 33,8% là do
các nhân tố ngoài chưa được xem xét đến.
1.3 Nhận xét về các đề tài đã nghiên cứu và xác định khe hổng nghiên cứu
Nghiên cứu KSNB có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước. Các nghiên cứu ban
đầu là hoàn thiện HTKSNB của từng doanh nghiệp. Sau đó nghiên cứu ảnh hưởng của
từng nhân tố cũng như ảnh hưởng tổng hòa các nhân tố đến tính hữu hiệu của HTKSNB
với từng doanh nghiệp cụ thể hoặc với từng ngành kinh doanh khác nhau. Cũng có
nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố HTKSNB tới HQHĐ từng doanh nghiệp, từng
ngành với những thang đo định tính, định lượng khác nhau.
Hiện nay ngành kinh doanh bán lẻ đặc biệt là siêu thị, TTTM rất hấp dẫn thu hút
nhiều nhà đầu tư. Đây là loại hình kinh doanh hiện đại mang lại lợi nhuận nhiều cho
doanh nghiệp. Tuy nhiên, quản lý hoạt động siêu thị để đem lại kết quả kinh doanh tốt là
không dễ. Thực tế trên thị trường một số nhà đầu tư lớn đã nhượng lại hệ thống cửa hàng
rút khỏi thị trường như Metro, Maximax, Ocean Mart, Fivimart thay vào đó là chuỗi các
thương hiệu mới gia nhập thị trường nổi tiếng như Vinmart, Aeon, Mega Market. Thiết
nghĩ để đạt được kết quả kinh doanh tốt các siêu thị, TTTM một phần quan trọng là chú
trọng đến HTKSNB. Vì vậy, tác giả chọn nghiên cứu “ Tác động của các nhân tố cấu
thành HTKSNB ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động các siêu thị, trung tâm thương mại”.
TP HCM là đầu tàu kinh tế của cả nước, nơi tập trung số lượng siêu thị, TTTM lớn
nhất cả nước với 259 siêu thị, TTTT theo thống kê năm 2017. TP HCM là trụ sở làm việc
chính của hầu hết các ST, TTTM. Chọn mẫu nghiên cứu là các ST, TTTT tại TP HCM sẽ
khảo sát được nhiều doanh nghiệp, kết quả nghiên cứu sẽ mang tính chính xác cao hơn.
Như vậy, có nhiều đề tài nghiên cứu về HTKSNB nhưng chưa có đề tài nào
nghiên cứu về tác động các nhân tố HTKSNB đến HQHĐ các siêu thị, TTTM nên tác giả
chọn đề tài “ Tác động của các nhân tố cấu thành HTKSNB ảnh hưởng đến hiệu quả
hoạt động các siêu thị, trung tâm thương mại tại TP HCM” làm đề tài nghiên cứu.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Nội dung chính của chương là tổng kết các công trình nghiên cứu trong và ngoài
nước về HTKSNB nói chung và ảnh hưởng của HTKSNB đến KQHĐ của các doanh
nghiệp. Tác giả chú trọng đến các đề tài đã phân tích ảnh hưởng của HTKSNB đến sự
hữu hiệu, đến HQHĐ của từng doanh nghiệp, của từng ngành kinh doanh khác nhau. Với
mỗi đề tài tác giả tìm hiều những gì các nhà nghiên cứu trước đã làm, mô hình, phương
pháp, kết quả nghiên cứu, ưu điểm và hạn chế của đề tài.
Sau khi khảo cứu các đề tài trong và ngoài nước tác giả nhận thấy vẫn còn khe
hổng nghiên cứu là chưa nghiên cứu về HTKSNB của mô hình kinh doanh siêu thị,
TTTM. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các siêu thị, TTTM được nhiều nhà đầu tư
quan tâm. Nghiên cứu về HTKSNB có ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của siêu thị,
TTTM có tính mới và có ý nghĩa lý luận cũng như ý nghĩa thực tế rất lớn. Vì vậy, tác giả
đã chọn đề tài “ Tác động của các nhân tố cấu thành HTKSNB ảnh hưởng đến hiệu
quả hoạt động các siêu thị, trung tâm thương mại tại TP HCM”.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
2.1 Tổng quan về kiểm soát nội bộ
2.1.1 Khái niệm và bản chất chung về KSNB
Theo COSO “ KSNB là một quá trình, chịu ảnh hưởng bởi Hội đồng quản trị,
người quản lý và các nhân viên của đơn vị, được thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo
hợp lý nhằm đạt được các mục tiêu về hoạt động, báo cáo tài chính và tuân thủ”.
Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 315 thì KSNB là quy trình do chủ doanh
nghiệp và người có kinh nghiệm thiết kế, thực hiện và duy trì để đạt được mục tiêu của
đơn vị trong việc đảm bảo độ tin cậy của BCTC, đảm bảo hiệu quả, hiệu suất hoạt động,
tuân thủ luật pháp và các quy định có liên quan.
Luật Kế toán 2015 cho rằng “KSNB là việc thiết lập và tổ chức thực hiện trong nội
bộ đơn vị kế toán các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ phù hợp với quy định
của pháp luật nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu
cầu đề ra”.
Như vậy, có nhiều định nghĩa liên quan đến HTKSNB do cách nhìn nhận và quan
điểm về HTKSNB theo nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, một HTKSNB nào cũng
đều có những đặc điểm chung như sau:
Hệ thống KSNB không phải là thủ tục, chính sách, được thực hiện ở một vài thời
điểm nhất định trong quá trình hoạt động của đơn vị mà nó là một quá trình hoạt động
xuyên suốt và được vận hành ở tất cả các cấp trong toàn đơn vị.
Tất cả các nhân viên đều phải tham gia vào hoạt động KSNB.
Nhà lãnh đạo chịu trách nhiệm cho việc xây dựng một HTKSNB thích hợp với đặc
điểm và văn hóa môi trường của đơn vị.
KSNB cung cấp một sự đảm bảo hợp lý chứ không đảm bảo tuyệt đối rủi ro liên
quan sẽ không bao giờ xảy ra.
2.1.2 Báo cáo của COSO 2013
Báo cáo COSO được ban hành bởi Ủy ban của các tổ chức tài trợ cho Ủy ban
Treadway bao gồm 5 tổ chức ban hành lần đầu tiên vào năm 1992. Sau 21 năm, môi
trường kinh doanh đã có những thay đổi rất lớn, công nghệ thông tin phát triển chóng
mặt, Ủy ban COSO phải tiến hành cập nhật phiên bản mới là COSO 2013.
Theo COSO 2013, HTKSNB bao gồm ba thành phần:
Phần 1: Tóm tắt dành cho người điều hành
Trình bày những nội dung tổng quát về KSNB, giúp cho các nhà quản lý cao cấp,
giám đốc điều hành có thể nắm bắt những nội dung chung nhất, cơ bản nhất về KSNB.
Phần 2: Khuôn mẫu của KSNB
Trình bày chi tiết khuôn mẫu của KSNB bao gồm các định nghĩa về KSNB, các
nhân tố hợp thành của KSNB và các tiêu chuẩn để giúp Ban giám đốc, Nhà quản lý các
cấp và các đối tượng khác nghiên cứu để thiết kế, vận hành hay để đánh giá HTKSNB.
Phần 3: Công cụ đánh giá HTKSNB
Phần này cung cấp các mẫu biểu và các ví dụ thực tế để hỗ trợ nhà quản lý trong
việc áp dụng khuôn mẫu KSNB đặc biệt khi đánh giá sự hữu hiệu của HTKSNB.
Ngoài ra, Coso còn ban hành thêm sổ tay về KSNB cho việc lập và trình bày báo
cáo tài chính cho bên ngoài.
Khuôn mẫu của KSNB theo Báo cáo COSO 2013:
Theo khuôn mẫu KSNB của Báo cáo COSO 2013, hệ thống KSNB bao gổm 5
thành phần sau:
1. Môi trường kiểm soát
MTKS được biểu hiện bằng cơ cấu tổ chức, chuẩn mực, quy trình trong đó hướng
dẫn mọi nhân viên trong doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm và ra quyết định. MTKS là
nền tảng của HTKSNB, ảnh hưởng đến mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Có 5 nguyên tắc liên quan đến MTKS bao gồm
Cam kết về sự trung thực và tuân thủ các giá trị đạo đức: tất cả những nhân
viên có liên quan đến các quá trình kiểm soát phải trung thực và tôn trọng các giá trị đạo
đức. Nhà quản lý cấp cao phải xây dựng các chuẩn mực đạo đức trong đơn vị. Nhà quản
lý là tấm gương về việc tuân thủ các chuẩn mực đạo đức và truyền đạt đến mọi nhân viên
bằng hình thức thích hợp.
Chịu trách nhiệm giám sát: HĐQT phải chứng tỏ sự độc lập với người quản lý
và đảm nhiệm chức năng giám sát việc thiết kế và vận hành HTKSNB. Các công ty cổ
phần niêm yết trên thị trường chứng khoán phải có HĐQT và Ủy ban kiểm toán. Ủy ban
kiểm toán không tham gia vào việc điều hành, chỉ thực hiện việc giám sát sự tuân thủ
pháp luật, lập BCTC, giữ sự độc lập của bộ phận kiểm toán nội bộ. Các nhân tố được
xem xét để đánh giá sự hữu hiệu của HĐQT hoặc Ủy ban kiểm toán gồm mức độ độc lập,
kinh nghiệp và uy tín của các thành viên, mối quan hệ của họ với bộ phận kiểm toán nội
bộ và kiểm toán độc lập.
Thiết lập cơ cấu quyền hạn và trách nhiệm: Nhà quản lý dưới sự giám sát của
HĐQT cần thiết lập cơ cấu tổ chức, các loại báo cáo, phân định trách nhiệm, quyền hạn
nhằm đạt mục tiêu của đơn vị. Đây là phần mở rộng của cơ cấu tổ chức, cụ thể hóa từng
thành viên trong đơn vị có trách nghiệm và quyền hạn gì. Tổ chức thường cụ thể hóa
bằng văn bản đó là bản mô tả công việc và truyền thông tới toàn thể nhân viên.
Sử dụng nhân viên có năng lực và có chính sách phát triển nguồn nhân lực:
Các chính sách nhân sự về tuyển dụng, bổ nhiệm, đánh giá, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật,
sa thải phải được cụ thể hóa chi tiết bằng văn bản. Con người là chủ thể trong mọi hoạt
động của tổ chức, là yếu tố quan trong nhất trong bất cứ hoạt động nào kể cả hoạt động
kiểm soát. Nếu đội ngũ nhân viên, lực lượng lao động trong đơn vị có năng lực, đáng tin
cậy thì có quá trình kiểm soát khác có thể không cần thiết nhưng vẫn đảm bảo hoạt động
tốt và BCTC có cơ sở tin cậy. Nhưng nếu lực lượng nhân viên yếu kém về năng lực và
không trung thực thì đù có tồn tại nhiều quá trình kiểm soát thì cũng không thể đảm bảo
rằng hệ thống kiểm soát ấy là có hiệu quả. Ngay khi con người có năng lực và trung thực
nhưng khi các vấn đề về cá nhân không được thỏa mãn thì họ có thể sinh ra chán nản và
có thể làm rối loạn trong việc thực thi công việc của họ cũng như việc thực hiện các mục
tiêu của đơn vị. Vì tầm quan trọng của con người trong các hoạt động của tổ chức nên
một chính sách nhân sự được xem là hợp lý khi những chính sách ấy được quy định rõ
ràng và khuyến khích các phẩm chất về năng lực và trung thực của đội ngũ nhân viên và
người lao động.
Yêu cầu cá nhân báo cáo và chịu trách nhiệm: Đơn vị yêu cầu các cá nhân chịu
trách nhiệm báo cáo về trách nhiệm của họ trong việc đáp ứng các mục tiêu của tổ chức.
2. Đánh giá rủi ro
Môi trường kinh doanh luôn thay đổi do đó doanh nghiệp có thể gặp phải những
rủi ro phát sinh và khó có thể kiểm soát được tất cả. Nhà quản lý phải cố gắng đảm bảo
rủi ro ở trong mức chấp nhận được nếu không thể kiểm soát được tất cả. Để làm được
việc này nhà quản trị cần nhận diện mục tiêu của đơn vị, sau đó nhận dạng, phân tích rủi
ro từ đó so sánh giữa rủi ro có thể xảy ra với mục tiêu để điều chỉnh, quản trị rủi ro.
Có 4 nguyên tắc liên quan đến đánh giá rủi ro bao gồm:
Xác định các mục tiêu có liên quan : Mục tiêu là nền tảng cho việc quyết định
các rủi ro nên được quản lý như thế nào. Nhà quản lý cấp cao dựa vào mục tiêu chung
của đơn vị đã được thiết lập để cụ thể hóa thành các mục tiêu cụ thể và phổ biến cho tất
cả nhân viên để có thể nhận dạng được rủi ro.
Nhận diện và phân tích rủi ro: có thể sử dụng các phương pháp như sau phân
tích các dữ liệu quá khứ, sử dụng các phương thức dự báo, thường xuyên rà soát các hoạt
động. Rủi ro có thể xảy ra từ môi trường bên ngoài đơn vị như nhu cầu khách hàng thay
đổi, đối thủ cạnh tranh thay đổi phương thức kinh doanh và cải tiến sản phẩm, sự thay đổi
chính sách của nhà nước về thuế, về quy trình, quy định. Rủi ro có thể xảy ra bên trong
đơn vị như nhân viên gian lận (kế toán ghi nhận thiếu giao dịch, nhân viên lấy trộm hàng
hóa, nhân viên đổi hàng hóa bán ra), hệ thống sản xuất bị hư hỏng, hàng hóa hư hỏng
không rõ nguyên nhân.
Đánh giá nguy cơ gian lận: bao gồm ước lượng khả năng có thể ảnh hưởng của
rủi ro đến mục tiêu đơn vị, xem xét khả năng có thể xảy ra, biện pháp có thể sử dụng để
ứng phó nếu rủi ro xảy ra. Đơn vị nên khuyến khích nhân viên tham gia vào quá trình
phát hiện rủi ro vì họ là người trực tiếp thực hiện công việc nên là người am hiểu nhất.
Nhận diện và phân tích những thay đổi đáng kể: Đơn vị xác định và đánh giá
những thay đổi của môi trường ảnh hưởng đến HTKSNB. Các thay đổi bao gồm thay đổi
từ môi trường bên ngoài ( kinh tế, chính trị, xã hội,...) hay thay đổi cách thức kinh doanh,
quản lý, thái độ và triết lý của người quản lý.
3. Hoạt động kiểm soát
HĐKS là các hành động cần thiết để đảm bảo các chỉ thị đối phó với rủi ro đe dọa
đến mục tiêu của đơn vị được thực hiện. HĐKS tồn tại ở mọi bộ phận, mọi cấp độ, không
thể tách rời trong các tác nghiệp hàng ngày của đơn vị. HĐKS bao gồm chính sách kiểm
soát và thủ tục kiểm soát.
Xét về mục đích, HĐKS chia thành kiểm soát phòng ngừa và kiểm soát phát hiện.
Kiểm soát phòng ngừa thực hiện trước khi hành động đó được thực hiện nhằm ngăn
ngừa, giảm thiểu khả năng xảy ra nhầm lẫn, gian lận trong đơn vị. Kiểm soát phát hiện
được thực hiện sau khi hoạt động đã xảy ra nhằm phát hiện nhầm lẫn, gian lận.
Có 3 nguyên tắc liên quan đến hoạt động kiểm soát bao gồm:
Các hoạt động kiểm soát được thiết lập trên cơ sở chọn lọc phù hợp: tổ chức
phải lựa chọn, thiết lập các hoạt động kiểm soát để góp phần hạn chế các rủi ro giúp đơn
vị đạt mục tiêu trong giới hạn chấp nhận được
Thiết lập kiểm soát chung và sử dụng công nghệ thông tin vào hoạt động
kiểm soát: Tổ chức lựa chọn và phát triển hoạt động kiểm soát chung với công nghệ hiện
đại để hỗ trợ sự thành công cho việc đạt được các mục tiêu của tổ chức.
Triển khai tuân thủ nghiêm ngặt các chính sách, thủ tục, quy định: Tổ chức
triển khai các hoạt động kiểm soát thông qua nội dung các chính sách đã được thiết lập và
triển khai thành các thủ tục.
4. Hệ thống thông tin và truyền thông
Hệ thống TTTT là điều kiện bắt buộc cho việc thiết lập, duy trì, nâng cao năng lực
kiểm soát của đơn vị.
Thông tin: cần thiết cho mọi cấp của tổ chức vì giúp cho đạt được các mục tiêu
kiểm soát khác nhau. Thông tin được cung cấp thông qua hệ thống thông tin, tốt nhất là
được xử lý trên hệ thống máy tính. TT cung cấp phải chính xác, kịp thời, đầy đủ, bảo
mật. Thông tin cần: thường xuyên cập nhật cho lãnh đạo những tin quan trọng, đảm bảo
mọi nhân viên đều hiểu về kênh thông tin của đơn vị, thiết lập kênh thông tin nóng cho
phép nhân viên có thể báo hành vi bất thường bất cứ lúc nào, cài đặt bảo mật thông tin.
Trong các thông tin của đơn vị thông tin kế toán là quan trọng nhất vì vậy cần được ghi
chép và bảo mật cẩn thận.
Truyền thông: là một phần của hệ thống thông tin nhưng được nêu ra để nhấn
mạnh vai trò của việc truyền đạt thông tin. Kênh thông tin nội bộ giúp mọi nhân viên hiểu
rõ công việc của mình, tiếp nhận đầy đủ và chính xác các thông tin cần thiết, hiểu rõ mối
quan hệ với các nhân viên khác, biết cách truyền thông đúng trình tự. Kênh thông tin bên
ngoài từ nhà cung cấp, đối thủ, ngân hàng, khách hàng cũng phải được tiếp nhận và ghi
nhận một cách đầy đủ và trung thực, nhờ đó đơn vị mới có thể có những phản ứng kịp
thời.
Theo báo cáo COSO 2013, có ba nguyên tắc liên quan đến thông tin và truyền
thông của doanh nghiệp:
Thu thập hay tự tạo thông tin thích hợp, kịp thời có chất lượng: tổ chức thu
thập, truyền đạt và sử dụng thông tin thích hợp, có chất lượng để hỗ trợ những bộ phận
khác thuộc HTKSNB.
Cần truyền thông nội bộ kịp thời và đúng đối tượng: Tổ chức cần truyền đạt
trong nội bộ những thông tin cần thiết nhằm hỗ trợ chức năng kiểm soát.
Truyền thông bên ngoài các thông tin cần thiết: Tổ chức cần truyền đạt cho các
bên liên quan, các đối tượng bên ngoài những vấn đề liên quan đến hoạt động KSNB như
cổ đông, chủ sở hữu, khách hàng, nhà cung cấp.
5. Giám sát
Giám sát là quá trình người quản lý đánh giá chất lượng của HTKSNB. Chức năng
GS là phải xác định KSNB có vận hành đúng thiết kế hay không và có cần phải sửa đổi
hay không. Giám sát có hai cách là giám sát thường xuyên và giám sát định kỳ. Giám sát
thường xuyên: được thực hiện liên tục hàng ngày đối với mọi hoạt động. Nhà quản lý
xem xét các hoạt động, các báo cáo hoạt động để phát hiện các biến động bất thường
trong nội bộ. Nhà quản lý cũng có thể tiếp nhận ý kiến đóng góp của khách hàng, nhà
cung cấp để kiểm tra, giám sát lại hoạt động của nhân viên. Giám sát định kỳ: được thực
hiện qua chương trình đánh giá nội bộ định kỳ, kiểm toán nội bộ định kỳ hay kiểm toán
độc lập bên ngoài.
Có hai nguyên tắc liên quan đến hoạt động giám sát:
Tiến hành đánh giá thường xuyên liên tục hoặc định kỳ: Đơn vị phải lựa chon,
triển khai và thực hiện việc đánh giá liên tục hoặc định kỳ để biết chắc rằng liệu những
bộ phận của HTKSNB có hiện hữu và đang vận hành đúng.
Thông báo các khiếm khuyết cho các đối tượng có liên quan: Đơn vị phải đánh
giá và thông báo những yếu kém của HTKSNB kịp thời cho các đối tượng có trách nhiệm
bao gồm nhà quản lý và hội đồng quản trị để có những biện pháp khắc phục.
2.1.3 Lợi ích và hạn chế của hệ thống KSNB
Lợi ích:
Tạo lập cơ chế kỷ cương, đảm bảo mọi nhân viên tuân thủ nội quy, quy trình, quy
định hoạt động của đơn vị cũng như các quy định của luật pháp.
Đảm bảo sử dụng tối ưu các nguồn lực, hoạt động hiệu quả để đạt được mục tiêu.
Bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư, cổ đông.
Nhận biết, phân tích, giảm bớt nguy cơ gặp phải rủi ro tiềm ẩn, sự kiện bất lợi.
Đảm bảo tính chính xác của các số liệu kế toán và BCTC, tuân thủ theo đúng quy
định của luật pháp.
Hạn chế
HTKSNB ngay cả khi có thể xây dựng một hệ thống hoàn hảo về cấu trúc, tính
hữu hiệu thật sự của nó vẫn phụ thuộc vào nhân tố con người, phụ thuộc vào năng lực và
phẩm chất của lực lượng nhân sự… HTKSNB chỉ có thể hỗ trợ cho đơn vị giảm thiểu
những rủi ro phát sinh trong quá trình hoạt động, vì nó luôn tồn tại những hạn chế tiềm
tàng sau:
HTKSNB phụ thuộc bởi yếu tố con người, do đó nó có nhiều sai sót trong việc
thiết kế, sai sót trong phán đoán, đánh giá hay ước lượng, sự bất cẩn, vô ý, đãng trí,
không hiểu hay hiểu không đúng sự hướng dẫn của cấp trên.
Khả năng gian lận, che giấu của nhân viên thông qua sự thông đồng với nhau hay
với các đối tượng bên ngoài đơn vị. Sự lạm dụng quyền lực chức vụ trong tổ chức nhằm
phục vụ cho mục đích cá nhân.
Việc thay đổi các chính sách, chương trình của chính phủ, điều kiện kinh tế
thường nằm ngoài tầm kiểm soát của quản lý do đó các rủi ro luôn thay đổi liên tục, quá
trình xác định rủi ro là một quá trình lặp đi lặp lại do đó HTKSNB của đơn vị cũng phải
thay đổi để ứng phó với những rủi ro này. Điều này dẫn đến chi phí của vận hành KSNB
tăng cao.
Thiết kế HTKSNB đối mặt với giới hạn nguồn tài nguyên. Yêu cầu là chi phí bỏ ra
không được vượt quá lợi ích mang lại.
2.2 Tổng quan về thị trường bán lẻ
2.2.1 Khái niệm và các loại hình bán lẻ
Khái niệm
Theo khoản 8, điều 3 nghị định 23/2007/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2007 quy
định chi tiết luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan
trực tiếp đến hoạt động mua bán hàng hóa có định nghĩa như sau : “Bán lẻ là hoạt động
bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng. Bán lẻ liên quan đến quá trình bán
hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng cho khách hàng thông qua nhiều kênh phân phối để kiếm
được lợi nhuận”.
Theo Phillip Kotler có đưa ra định nghĩa về bán lẻ như sau: “Bán lẻ bao gồm các hoạt
động liên quan đến bán hàng hóa hay dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng để
họ sử dụng vào mục đích cá nhân, không mang tính thương mại.”
Như vậy hoạt động bán lẻ có những đặc điểm chung như sau: bán trực tiếp đến tay
người tiêu dùng cuối cùng, bán lẻ các loại hàng hóa và dịch vụ, người tiêu dùng mua với
mục đích phục vụ cho nhu cầu cá nhân, không dùng để kinh doanh (thương mại), bán lẻ
là giai đoạn cuối cùng trong khâu lưu thông hàng hóa đến với người tiêu dùng.
Các loại hình bán lẻ:
Hiện nay, loại hình bán lẻ cũng phát triển vô cùng đa dạng và phong phú. Tùy vào
các tiêu chí khác nhau mà người ta phân loại như sau:
Theo quy mô : Cơ sở bán lẻ lớn, vừa, nhỏ.
Theo chủ thể tham gia thị trường: Doanh nghiệp bán lẻ, hợp tác xã bán lẻ, hộ cá thể.
Theo cách thức bán hàng: bán lẻ tại cửa hàng, bán lẻ không qua cửa hàng, bán lẻ dịch vụ.
Hình thức bán lẻ tại cửa hàng: Theo loại hình này, các cá thể kinh doanh có một
địa điểm kinh doanh cố định, người ta tổ chức trưng bày hàng hóa người tiêu dùng đến
đây để mua và thanh toán trực tiếp. Hiện nay có các loại của hàng bán lẻ như sau:
Chợ : Là loại hình bán lẻ truyền thống lâu đời. Chợ là nơi tập trung nhiều người
bán lẻ và nhiều người tiêu dùng. Chợ được chia thành 3 hạng: hạng 1 có trên 400 điểm
kinh doanh, hạng 2 có 200-400 điểm kinh doanh, hạng 3 có dưới 200 điểm kinh doanh.
Siêu thị: là một loại hình bán lẻ hiện đại, được trang bị cơ sở vật chất hiện đại,
loại hàng hóa phong phú, đa dạng, đảm bảo chất lượng. Giá cả tại siêu thị được niêm yết
cố định của người kinh doanh, không biến động theo sự thương lượng của người mua và
người bán. Siêu thị được chia thành 3 hạng: hạng 1 diện tích từ 5.000m2
trở lên danh mục
từ 20.000 tên hàng trở lên, hạng 2 diện tích từ 2.000m2
trở lên, danh mục từ 10.000 tên
hàng trở lên, hạng 3 diện tích từ 500m2
trở lên, danh mục từ 4.000 tên hàng trở lên.
Trung tâm thương mại: là loại hình kinh doanh thương mại hiện đại, đa chức
năng. TTTM bao gồm tổ hợp các cửa hàng, cơ sở hoạt động dịch vụ, văn phòng cho thuê,
hội trường, phòng họp,... TTTM có trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh, phương thức
kinh doanh phục vụ văn minh, thuận tiện.
Cửa hàng bán lẻ độc lập : là loại hình truyền thống, tồn tại rất nhiều. Chủ sở hữu là
là các cá nhân, hộ gia đình thường tổ chức ở ngay nhà chủ sở hữu, phục vụ cho khách
hàng tiện lợi gần cửa hàng.
Cửa hàng bán lẻ dạng hợp tác xã: chủ sở hữu là một nhóm người bán lẻ tự nguyện
liên kết với nhau để cùng buôn bán, phân phối hàng hóa.
Cửa hàng bách hóa: thường được xây dựng với quy mô lớn, số lượng hàng hóa
cũng lớn, phong phú về chủng loại, mẫu mã, được bày bán ở các khu vực chuyên biệt
riêng.
Cửa hàng đại lý: thông thường bán 1 hoặc một vài mặt hàng đại diện của nhà sản
xuất, lợi nhuận của cửa hàng là phần hoa hồng của nhà sản xuất trích ra, hoạt động độc
lập với nhà sản xuất.
Cửa hàng nhượng quyền thương mại: chủ sở hữu cửa hàng sẽ ký hợp đồng để
được kinh doanh một loại hàng hóa dịch vụ nhất định từ nhà sản xuất. Các cửa hàng
thường bỏ ra chi phí nhượng quyền khá lớn, thay vào đó sẽ nhận được sự tư vấn về quản
lý, đào tạo nhân lực, quảng cáo từ đơn vị nhượng quyền.
Cửa hàng chuyên doanh: các cửa hàng chỉ cung cấp một hay một nhóm hàng hóa
hay chỉ phục vụ một nhóm người tiêu dùng. Ví dụ: cửa hàng quần áo, giày dép, hàng hải
sản tươi sống, ,..
Cửa hàng kho: thuộc sở hữu của người sản xuất, cửa hàng nhằm bán và với thiệu
sản phẩm của người sản xuất, giống như một kênh phân phối trực tiếp của nhà sản xuất
đến người tiêu dùng.
Bán lẻ không qua cửa hàng: theo đó các tổ chức và cá nhân bán lẻ không cần
thiết phải có một địa điểm bán hàng cố định. Người ta có thể bán hàng tận nhà, bán hàng
qua bưu điện, bán hàng qua mạng…
Bán lẻ dịch vụ: Hàng hóa là dịch vụ chứ không phải là hàng hóa đơn thuần. Các
loại hình bán lẻ hàng hóa dịch vụ như: cho thuê phòng ở, giặt là, cho thuê phương tiện,…
2.2.2 Đặc điểm hoạt động các ST, TTTM có ảnh hưởng đến HTKSNB
Chức năng mua và bán là chức năng cơ bản của hoạt động bán lẻ so với các ngành
kinh doanh khác. Chức năng mua là tìm kiếm, so sánh, đánh giá các loại hàng hóa, dịch
vụ để đem về làm hàng hóa của mình. Chức năng bán là tiêu thụ, phân phối hàng hóa đến
người tiêu dùng. Lợi nhuận của nhà bán lẻ là chênh lệch giữa giá mua và giá bán nên nhà
bán lẻ sẽ tìm mọi cách để mua với giá rẻ và bán với giá cao. Vì vậy khi thiết kế HTKSNB
của các siêu thị, trung tâm thương mại cần tập trung vào hai chức năng này, cần kiểm
soát chức năng mua và bán.
Hệ thống mua hàng:
Các nhiệm vụ cơ bản của hệ thống mua hàng là thực hiện các thủ tục xuất, nhập
chứng từ, hàng hóa; theo dõi hàng tồn kho tối thiểu; thực hiện thủ tục đặt hàng của kho;
sắp xếp hàng hóa trong kho; đảm bảo tiêu chuẩn hàng hóa trong kho; tuân thủ quy định
về phòng cháy chữa cháy và an toàn kho; báo cáo thống kê theo tháng, quý về tài liệu và
thông tin các hàng hóa còn trong kho.
Cơ cấu tổ chức và sự phân công trách nhiệm: hệ thống mua hàng gồm ba bộ phận
chính có quan hệ tương đối độc lập trong quy trình xử lý công việc.
Bộ phận mua bổ sung, sắp xếp hàng hóa và xử lý kỹ thuật: nhiệm vụ của bộ phận
này là mua hàng hóa, nhập hàng hóa từ nhiều nguồn khác nhau sau đó liên hệ với bộ
phận bán hàng để có danh sách các loại hàng hóa cần mua bổ sung. Bộ phận này còn có
nhiệm vụ xử lý kỹ thuật với hàng hóa như đóng dấu, dán nhãn giá, làm hồ sơ cho các loại
hàng hóa, đăng ký vào sổ tài liệu tài sản của doanh nghiệp nhập vào cơ sở dữ liệu.
Bộ phận phân loại danh mục và xây dựng hoàn chỉnh cơ sở dữ liệu về hàng hóa:
khi nhận được hàng hóa từ bộ phận mua hàng bộ phận này có nhiệm vụ phân loại hàng
hóa và định ra từ khóa để phục vụ cho công tác tìm kiếm thông tin hàng hóa sau này. Bộ
phận này còn có nhiệm vụ hoàn thiện quy trình cập nhật thông tin hàng hóa bằng cách
đưa về kho, phân loại theo từng kho và nhập cơ sở dũ liệu đối với những trường cần bổ
sung đối với từng mặt hàng.
Bộ phận quản lý xuất kho và nhập kho hàng hóa: bộ phận này có trách nhiệm trực
tiếp tiếp xúc với bộ phận bán hàng quản lý thông tin tình hình xuất hàng trong kho. Đối
với những loại hàng hóa dễ vỡ, dễ hư hỏng cần được bảo quản cẩn thận thì bộ phận này
cần có biện pháp quản lý đặc biệt. Đối với những mặt hàng sắp hết hạn bộ phận cần
thông báo với bộ phận bán hàng để xử lý. Đối với những mặt hàng đã hết hạn thì cần
thông báo lại với nhà cung cấp để đổi trả hàng theo điều kiện hợp đồng hai bên đã thỏa
thuận.
Hệ thống bán hàng:
Hệ thống bán hàng có chức năng theo dõi các hoạt động bán hàng tại siêu thị về
mặt doanh số, chủng loại. Bộ phận bán hàng bao gồm bộ phận bán hàng khách sỉ, bán
hàng qua điện thoại, bán hàng trực tiếp tại quầy. Hệ thống nhân viên bán hàng phải luôn
đạt chất lượng đảm bảo phục vụ khách hàng chất lượng cao hơn so với các cửa hàng tạp
hóa và chợ truyền thống.
2.3 Hiệu quả hoạt động
Có nhiều cách đánh giá và đo lường hiệu quả hoạt động. Cụ thể theo Hult và cộng
sự (2008) hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp có thể đo lường thông qua hiệu quả tài
chính, hiệu quả kinh doanh và hiệu quả tổng hợp. Hiệu quả tài chính có thể đo lường
thông qua các chỉ tiêu về lợi nhuận (ROA, ROI, ROE, ROS) hay lợi nhuận. Hiệu quả
kinh doanh được đo lường thông qua các chỉ tiêu như thị phần; năng suất lao động; chất
lượng hàng hóa, dịch vụ; mức độ thỏa mãn công việc của người lao động.
Còn theo Whittington và Kurt (2001) HQHĐ có thể xác định thông qua các chỉ số:
tốc độ tăng trưởng lợi nhuận, tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Theo
Mawanda (2008), Nyakundi và cộng sự (2014), Zipporah (2015) hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp được đo lường thông qua lợi nhuận, doanh thu, tỷ số tài chính, ROI, ROA.
Như vậy, HQHĐ của doanh nghiệp là hệ thống đo lường quá trình thực hiện các
mục tiêu của doanh nghiệp trong một giai đoạn bằng các chỉ tiêu tài chính và phi tài
chính. Để đo lường thông thường sẽ so sánh giữa kết quả đầu ra với đầu vào, khả năng sử
dụng nguồn lực để đạt được mục tiêu. Qua đó giúp doanh nghiệp có thêm các thông tin
để thực hiện mục tiêu quản trị. Các chỉ tiêu tài chính thường được sử dụng như đo lường
doanh thu, lợi nhuận, tỷ lệ sinh lợi trên doanh thu ( ROS), tỷ lệ sinh lợi trên tổng tài sản (
ROA), đo lường khả năng sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE). Các chỉ tiêu phi tài chính
thường được sử dụng như hiệu quả sử dụng nguồn lực, sự hài lòng của khách hàng (thị
phần), sự hài lòng của nhân viên, mức đóng góp vào ngân sách nhà nước, khả năng phát
triển các ngành công nghiệp phụ trợ, kinh tế địa phương, khả năng phát triển dân trí, xã
hội.
Với đề tài nghiên cứu này thì HQHĐ có thể được đo lường qua 5 tiêu chí sau:
Thứ nhất, phân tích các tỷ số đo lường HQHĐ của tài sản để từ đó đánh giá được
việc quản lý tài sản cũng như quản lý được mức đầu tư hợp lý vào tài sản doanh nghiệp.
Thứ hai, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu nhằm phản ánh trình độ khai
thác, sử dụng, quản lý nguồn vốn làm cho nguồn vốn sinh lời tối đa.
Thứ ba, thước đo lợi nhuận phải áp dụng do dễ đo lường, dễ tính toán với doanh
nghiệp hoạt động vì mục đích kinh doanh.
Thứ tư, đánh giá sự hài lòng khách hàng là chỉ tiêu phi tài chính khi đánh giá hiệu
quả hoạt động doanh nghiệp. Ngành bán lẻ phục vụ nhiều khách hàng tiêu dùng cuối
cùng nên khách hàng phải hài lòng thì mới có những lần mua sắm tiếp theo và cũng là
kênh truyền thông tốt để giới thiệu tới những khách hàng khác. Doanh nghiệp phải tìm
hiểu nhu cầu và mong muốn của khách hàng từ đó bán những sản phẩm phù hợp và phải
thường xuyên tiếp tục nghiên cứu đánh giá sự hài lòng của khách hàng để có những hành
động phù hợp với nhu cầu khách hàng thường xuyên thay đổi. Như vậy, thang đo đánh
giá việc doanh nghiệp có thường xuyên nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng là phù
hợp để đánh giá hiệu quả hoạt động.
Thứ năm, doanh nghiệp phải quản trị được mối liên kết giữa sản xuất và phân
phối. Sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà cung cấp và nhà phân phối là yếu tố quan trọng
quyết định sự thành công của chuỗi cung ứng sản phẩm. Những chủ thể này trong quá
trình quan hệ phối hợp với nhau góp phần cải thiện và nâng cao hiệu quả của quá trình
phân phối ( Fraizier, Spekman và O’Neal, 1988). Cạnh tranh trong ngành bán lẻ hết sức
gay gắt, hiện nay doanh nghiệp tồn tại được cần phải quản trị được mối liên hệ với nhà
sản xuất để kiểm đảm bảo chất lượng hàng hóa, đảm bảo hiệu quả quan hệ hợp tác kinh
doanh cùng có lợi và nâng cao khả năng cung cấp, phục vụ khách hàng.
2.4 Lý thuyết nền
2.4.1 Lý thuyết Chaos
Lý thuyết do ông Chaos xây dựng từ lĩnh vực toán học năm 1970. Sau đó được
ứng dụng rộng rãi vào các ngành khoa học khác như địa chất, cơ khí, sinh thái học, kinh
tế học và tâm lý học. Nội dung của lý thuyết được ví như hiệu ứng cánh bướm ( butterfly
effect). Lúc đầu khi vẫy cánh con bướm sẽ tạo ra sự thay đổi nhỏ trong khí quyển. Sau
một quãng thời gian đủ lớn sẽ tạo nên những thay đổi lớn như một trận bão. Hàm ý của lý
thuyết chaos ( lý thuyết hỗn độn) là một sự thay đổi nhỏ trong một hệ có thể có một ảnh
hưởng lớn ngoài dự đoán hay các thảm họa có thể bắt đầu từ những sai lầm nhỏ nhất. Lý
thuyết này ứng dụng trong kinh tế có ý nghĩa rất lớn. Các doanh nghiệp cần kiểm soát
những lỗi, sai sót dù chỉ là nhỏ bởi nó có thể gây ra những rủi ro rất lớn trong tương lai.
Ứng dụng lý thuyết này vào KSNB doanh nghiệp nhận thấy các nhân tố trong HTKSNB
luôn có tác động tương tác lẫn nhau, một sự thay đổi nhỏ ở từng khâu, từng nhân tố sẽ
ảnh hưởng lớn đến toàn bộ hệ thống KSNB, ảnh hưởng đến toàn bộ HQHĐ của doanh
nghiệp. Các siêu thị, TTTM hoạt động bán hàng cho đối tượng cuối cùng là người tiêu
dùng nên số lượng khách hàng rất nhiều và rất dễ xảy ra sai sót. Nếu có sai xót xảy ra rất
khó để sửa sai. Vì vậy, các siêu thị, TTTM phải luôn luôn tìm mọi cách để không xảy ra
bất kì sai sót nào nên cần ứng dụng lý thuyết này vào việc thiết kế hệ thống KSNB hiệu
quả. Lý thuyết Chaos được ứng dụng trong giả thuyết nghiên cứu về ĐGRR, MTKS,
HĐKS.
2.4.2 Lý thuyết ủy nhiệm
Lý thuyết này được khởi xướng bởi Alchian & Demsetz năm 1972 và được phát
triển bởi Michael C.Jensen và Willliam H.Meckling vào năm 1976. Vấn đề ủy nhiệm
phát sinh khi bên ủy nhiệm thuê bên được ủy nhiệm thực hiện các công việc, và do đó
bên ủy nhiệm đã chuyển giao quyền quyết định cho bên được ủy nhiệm. Lý thuyết ủy
nhiệm cho rằng xung đột sẽ phát sinh khi có thông tin không đầy đủ và bất cân xứng giữa
bên ủy nhiệm và bên được ủy nhiệm. Lý thuyết này thể hiện rất rõ trong các công ty cổ
phần khi cổ đông ( bên ủy nhiệm) sở hữu cổ phần thuê người quản lý (bên được ủy
nhiệm) thực hiện công việc kinh doanh. Cơ chế thích hợp để giảm thiểu xung đột có thể
là đãi ngộ thích hợp và giám sát hiệu quả để hạn chế những hành vi tư lợi của người quản
lý.
Đa số các siêu thị, trung tâm thương mại cũng là công ty cổ phần nên việc áp dụng
lý thuyết ủy nhiệm là cần thiết. Lý thuyết ủy nhiệm giúp doanh nghiệp giám sát được nhà
quản lý bằng cơ chế trách nhiệm và nhà quản lý cũng có đủ quyền hành để thực hiện
trách nhiệm của mình cũng như chế độ đãi ngộ phù hợp với mức cống hiến. Lý thuyết
này được ứng dụng trong giả thuyết nghiên cứu về HĐKS, GS, MTKS.
2.4.3 Lý thuyết về tâm lý xã hội tổ chức
Lý thuyết này còn gọi là lý thuyết hành vi nhấn mạnh vai trò con người trong tổ
chức. Quan điểm lý thuyết này cho rằng năng suất lao động không chỉ do yếu tố vật chất
quyết định mà còn do nhu cầu tâm lý xã hội của con người. Nhóm các tác giả của thuyết
này đã chỉ ra quan điểm của trường phái cổ điển “ phần đông mọi người đều không thích
làm việc, thích được chỉ huy hơn là tự chịu trách nhiệm và hầu hết mọi người làm việc vì
lợi ích vật chất” còn nhiều hạn chế vì đã bỏ qua yếu tố con người trong quá trình làm
việc. Từ đây, tác giả Doughlas Mc Gregor đã xây dựng giả thuyết cải tiến hơn “ con
người sẽ thích thú với công việc nếu có được những điều kiện thuận lợi và vì vậy họ có
cơ hội để đóng góp nhiều hơn cho tổ chức” và “ nhà quản trị nên quan tâm nhiều hơn đến
sự phối hợp hoạt động thay vì chỉ tập trung đến cơ chế kiểm tra”. Lý thuyết hành vi này
được ứng dụng trong nghiên cứu giả thuyết về HĐKS và cơ chế GS.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương hai, tác giả sơ lược toàn bộ cơ sở lý thuyết về hệ thống kiểm soát nội bộ,
HTKSNB theo khuôn mẫu COSO 2013, lợi ích và hạn chế của HTKSNB để thấy được
tầm quan trọng của một HTKSNB đối với doanh nghiệp. Vì đối tượng nghiên cứu là các
siêu thị, TTTM nên tác giả cũng tìm hiểu các thông tin về loại hình kinh doanh bán lẻ
như khái niệm, các hình thức và chức năng để hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động của
loại hình kinh doanh này từ đó có được các nhận định về giả thiết nghiên cứu, thang đo
nghiên cứu ở các chương sau cho phù hợp. Chương này còn nghiên cứu về các cách đánh
giá hiệu quả hoạt động tổ chức để phát triển những thang đo cho phù hợp với loại hình
kinh doanh siêu thị, TTTM. Cuối cùng của chương tác giả nghiên cứu các lý thuyết được
sử dụng để giải thích ảnh hưởng các nhân tố của HTKSNB đến hiệu quả hoạt động của
ST, TTTM là lý thuyết Chaos, lý thuyết ủy nhiệm, lý thuyết tâm lý xã hội tổ chức.
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Phương pháp nghiên cứu
Theo Creswell và cộng sự (2003) có 3 phương pháp sử dụng trong nghiên cứu
khoa học là phương pháp nghiên cứu định tính, nghiên cứu định lượng và hỗn hợp. Việc
kết hợp nghiên cứu định tính và định lượng sẽ làm cho nhà nghiên cứu thấm nhuần hơn
vấn đề nghiên cứu so với sử dụng định tính hay định lượng riêng lẻ. Để đạt được mục
tiêu nghiên cứu và trả lời các câu hỏi nghiên cứu luận văn đã sử dụng phương pháp
nghiên cứu hỗn hợp kết hợp nghiên cứu định tính với nghiên cứu định lượng. Phương
pháp hỗn hợp có 4 kiểu thiết kế: thiết kế hỗn hợp đa phương pháp, thiết kế hỗn hợp gắn
kết, thiết kế hỗn hợp giải thích, thiết kế hỗn hợp khám phá. Tác giả chọn nghiên cứu hỗn
hợp khám phá tức sẽ tiến hành nghiên cứu định tính để khám phá hiện tượng khoa học
cần nghiên cứu còn định lượng để kiểm định lại kết quả nghiên cứu của định tính. Lý do
luận văn sử dụng mô hình thiết kế hỗn hợp khám phá vì nghiên cứu này không thể sử
dụng nguyên mẫu các nhân tố của COSO 2013 mà cần phải có sử điều chỉnh cho phù
hợp với môi trường Việt Nam, phù hợp với môi trường đặc thù của ST, TTTM, phù hợp
với mục tiêu nghiên cứu là nghiên cứu ảnh hưởng của HTKSNB đến hiệu quả hoạt động
của doanh nghiệp.
Phương pháp nghiên cứu định tính
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để khám phá, nhận dạng các
yếu tố của HTKSNB ảnh hưởng đến KQHĐ. Để đạt được mục đích trên phải sử dụng
phương pháp suy diễn và phương pháp chuyên gia. Dựa trên khung lý thuyết theo báo
cáo COSO 2013 và các nghiên cứu trước có liên quan, tác giả xây dựng một dàn bài thảo
luận với các chuyên gia. Sau đó sử dụng công cụ phỏng vấn để tham khảo ý kiến của
những chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế và vận hành HTKSNB của các
siêu thị, TTTM. Từ đó đề xuất mô hình nghiên cứu phù hợp với thực trạng hoạt động
kinh doanh của các siêu thị, TTTM tại TP HCM hiện nay.
Phương pháp nghiên cứu định lượng
Sau khi nghiên cứu định tính, nghiên cứu định lượng sẽ đo lường mức độ ảnh
hưởng của từng nhân tố đã xác định đến KQHĐ và kiểm định lại các giả thiết nghiên
cứu có được chấp nhận hay không. Cụ thể, tác giả sẽ thiết kế lại các thang đo sau khi
phỏng vấn các chuyên gia phù hợp với từng nhân tố của HTKSNB có khả năng ảnh
hưởng đến hiệu quả hoạt động và thang đo hiệu quả hoạt động của đơn vị. Sau đó sẽ lập
bảng câu hỏi và tiến hành khảo sát, đánh giá bằng cách phát bảng câu hỏi khảo sát. Sau
đó tác giả sẽ thống kê kết quả và sử dụng phần mềm SPSS 20 để phân tích định lượng.
Tác giả sẽ đánh giá giá trị và độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân
tố khám phá EFA. Tác giả sẽ sử dụng mô hình hồi quy bội để đo lường mức độ ảnh
hưởng của từng nhân tố của HTKSNB đến hiệu quả hoạt động của các ST, TTTM tại TP
HCM.
3.2 Quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu của luận văn bao gồm các bước sau:
Bước 1: Từ ý tưởng vấn đề cần nghiên cứu, tham khảo, tổng hợp, phân tích các
nghiên cứu trước có liên quan đến nội dung tác động của KSNB tới hiệu quả hoạt động
doanh nghiệp. Các nghiên cứu trước cần phải được phân loại theo cùng nhóm hướng
nghiên cứu để nhận diện những vấn đề đã thống nhất và còn các vấn đề còn khác biệt,
chưa được nghiên cứu tức xác định lỗ hổng nghiên cứu để thực hiện nghiên cứu.
Bước 2: Thực hiện nghiên cứu định tính theo phương pháp thảo luận, phỏng vấn
tay đôi với các chuyên gia có trình độ và nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực có liên quan
như kế toán, kiểm toán, quản trị thông qua dàn bài thảo luận chuyên gia. Bước hai nhằm
giải quyết câu hỏi nghiên cứu: Câu hỏi 1: Các nhân tố nào của HTKSNB có ảnh hưởng
đến HQHĐ của siêu thị, TTTM ở TP HCM ? Trong bước này cần kiểm tra kết quả
nghiên cứu định tính nhằm đảm bảo độ tin cậy, tính khách quan của nghiên cứu.
Bước 3: Thu thập dữ liệu và thực hiện nghiên cứu định lượng.
Khảo sát thu thập dữ liệu, sau đó nghiên cứu định lượng bằng cách sử dụng phần mềm
SPSS 20 nhằm mục đích đo lường các nhân tố của HTKSNB ảnh hưởng đến HQHĐ để
trả lời cho câu hỏi nghiên cứu thứ hai: Câu hỏi 2: Mức độ ảnh hưởng các nhân tố trên
đến HQHĐ của siêu thị, TTTM ở TP HCM như thế nào ?
Bước 4: Dựa vào kết quả nghiên cứu định lượng gợi ý những kiến nghị góp phần
nâng cao hiệu quả hoạt động của các siêu thị, TTTM ở TP HCM trong tương lai.
Tổng quan NC trước và cơ sở lý thuyết
Dàn bài thảo luận với
chuyên gia
Thang đo & bảng câu hỏi
chính thức
Thảo luận tay đôi với chuyên gia N=8
Nghiên cứu định lượng ( n = 200)
Phân tích mô hình hồi quy
bội
Chi tiết quy trình nghiên cứu được thể hiện ở hình 3.1
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Kết Luận và kiến nghị giải
pháp
Xác định vấn đề nghiên cứu
Phân tích nhân tố khám phá
EFA
Kiểm tra phương sai trích
Kiểm tra các nhân tố rút trích
Loại các biến có mức tải
nhân tố nhỏ
Đo lường độ tin cậy
Cronbach’s Alpha
Kiểm tra hệ số Cronbach’s
Alpha biến tổng
Loại các biến có hệ số tương
quan biến nhỏ
H1
H2
H3
Hiệu quả
hoạt động
H4
H5
Giám sát ( +)
Thông tin truyền thông ( +)
Hoạt động kiểm soát ( +)
Đánh giá rủi ro ( +)
Môi trường kiểm soát ( +)
3.3. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
3.3.1 Mô hình nghiên cứu:
Để đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố thuộc HTKSNB đến KQHĐ luận án sử
dụng năm thành phần của KSNB và công cụ đánh giá của báo cáo COSO 2013 làm tiêu
chí. Lý do sử dụng mô hình này là do báo cáo COSO 2013 là báo cáo được sử dụng rộng
rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới như là cơ sở để đánh giá, vận dụng KSNB. Báo cáo
COSO được sử dụng nhiều trong các tài liệu học thuật, trong các nghề nghiệp như kiểm
toán độc lập, kiểm toán nội bộ. Trong nghiên cứu khoa học cũng được sử dụng nhiều như
là nghiên cứu của Emby(1994), Louwers(2002), O’Leary,Conor (2004), Mawanda( 2008)
, Nyakundi và cộng sự (2014), Zipporah (2015), Asiligwa, G. Rennox (2017). Ở Việt
Nam như phần sơ lược các nghiên cứu ở chương 1, hầu hết các nghiên cứu lý luận về
HTKSNB đều nghiên cứu 5 nhân tố của báo cáo COSO 2013 là MTKS, ĐGRR, HĐKS,
GS nên luận văn cũng sử dụng 5 nhân tố này để phân tích ảnh hưởng của nó đến hiệu quả
hoạt động của doanh nghiệp. Công cụ đánh giá của COSO cung cấp câu hỏi làm nền tảng
cho việc đánh giá KSNB trong việc đạt được 3 mục tiêu: hoạt động, báo cáo, tuân thủ.
Tuy nhiên do đề tài nghiên cứu hiệu quả hoạt động nên tác giả chỉ sử dụng các câu hỏi
liên quan đến mục tiêu hoạt động để phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của luận văn. Tác
giả đề xuất mô hình ngiên cứu các thành tố của hệ thống KSNB ảnh hưởng đến HQHĐ
của doanh nghiệp bán lẻ như sau:
Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất Nguồn: mô hình đề xuất của tác giả
3.3.2 Giả thuyết nghiên cứu
Từ mục tiêu, câu hỏi, mô hình nghiên cứu đã đề xuất về các nhân tố của HTKSNB
ảnh hưởng đến KQHĐ và các lý thuyết nền đã trình bày ở trên, tác giả xây dựng giả
thuyết nghiên cứu như sau:
Giả thuyết 1 (H1) : MTKS có ảnh hưởng tích cực đến KQHĐ của các siêu thị,
TTTM tại TP HCM.
Giả thuyết 2( H2) : ĐGRR có ảnh hưởng tích cực đến KQHĐ của các siêu thị,
TTTM tại TP HCM.
Giả thuyết 3( H3) : HĐKS có ảnh hưởng tích cực đến KQHĐ của các siêu thị,
TTTM tại TP HCM.
Giả thuyết 4 ( H4) : TTTT có ảnh hưởng tích cực đến KQHĐ của các siêu thị,
TTTM tại TP HCM.
Giả thuyết 5 ( H5) : GS có ảnh hưởng tích cực đến KQHĐ của các siêu thị, TTTM
tại TP HCM.
3.4. Xây dựng thang đo và bảng câu hỏi khảo sát
3.4.1 Xây dựng thang đo
Thang đo Likert là một trong những hình thức thang đo phổ biến nhất trong nghiên
cứu định lượng vì vậy tác giả đã chọn thang đo này để tìm hiểu mức độ đánh giá của
người trả lời. Có 5 mức độ phổ biến từ 1-5 ( 1: Hoàn toàn không đồng ý, 2: Không đồng
ý, 3: Bình thường- trung lập, 4: đồng ý, 5: Hoàn toàn đồng ý) sẽ được ứng dụng vào
bảng câu hỏi.
Nguyên tắc xây dựng thang đo là sử dụng những khái niệm đã có trong mô hình lý
thuyết và điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu tại các ST, TTTM.
Luận Văn Các Nhân Tố Cấu Thành Hệ Thống Kiếm Soát Nội Bộ Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Siêu Thị
Luận Văn Các Nhân Tố Cấu Thành Hệ Thống Kiếm Soát Nội Bộ Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Siêu Thị
Luận Văn Các Nhân Tố Cấu Thành Hệ Thống Kiếm Soát Nội Bộ Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Siêu Thị
Luận Văn Các Nhân Tố Cấu Thành Hệ Thống Kiếm Soát Nội Bộ Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Siêu Thị
Luận Văn Các Nhân Tố Cấu Thành Hệ Thống Kiếm Soát Nội Bộ Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Siêu Thị
Luận Văn Các Nhân Tố Cấu Thành Hệ Thống Kiếm Soát Nội Bộ Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Siêu Thị
Luận Văn Các Nhân Tố Cấu Thành Hệ Thống Kiếm Soát Nội Bộ Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Siêu Thị
Luận Văn Các Nhân Tố Cấu Thành Hệ Thống Kiếm Soát Nội Bộ Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Siêu Thị
Luận Văn Các Nhân Tố Cấu Thành Hệ Thống Kiếm Soát Nội Bộ Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Siêu Thị
Luận Văn Các Nhân Tố Cấu Thành Hệ Thống Kiếm Soát Nội Bộ Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Siêu Thị
Luận Văn Các Nhân Tố Cấu Thành Hệ Thống Kiếm Soát Nội Bộ Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Siêu Thị
Luận Văn Các Nhân Tố Cấu Thành Hệ Thống Kiếm Soát Nội Bộ Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Siêu Thị
Luận Văn Các Nhân Tố Cấu Thành Hệ Thống Kiếm Soát Nội Bộ Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Siêu Thị
Luận Văn Các Nhân Tố Cấu Thành Hệ Thống Kiếm Soát Nội Bộ Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Siêu Thị
Luận Văn Các Nhân Tố Cấu Thành Hệ Thống Kiếm Soát Nội Bộ Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Siêu Thị
Luận Văn Các Nhân Tố Cấu Thành Hệ Thống Kiếm Soát Nội Bộ Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Siêu Thị
Luận Văn Các Nhân Tố Cấu Thành Hệ Thống Kiếm Soát Nội Bộ Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Siêu Thị
Luận Văn Các Nhân Tố Cấu Thành Hệ Thống Kiếm Soát Nội Bộ Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Siêu Thị
Luận Văn Các Nhân Tố Cấu Thành Hệ Thống Kiếm Soát Nội Bộ Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Siêu Thị
Luận Văn Các Nhân Tố Cấu Thành Hệ Thống Kiếm Soát Nội Bộ Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Siêu Thị
Luận Văn Các Nhân Tố Cấu Thành Hệ Thống Kiếm Soát Nội Bộ Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Siêu Thị
Luận Văn Các Nhân Tố Cấu Thành Hệ Thống Kiếm Soát Nội Bộ Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Siêu Thị
Luận Văn Các Nhân Tố Cấu Thành Hệ Thống Kiếm Soát Nội Bộ Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Siêu Thị
Luận Văn Các Nhân Tố Cấu Thành Hệ Thống Kiếm Soát Nội Bộ Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Siêu Thị
Luận Văn Các Nhân Tố Cấu Thành Hệ Thống Kiếm Soát Nội Bộ Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Siêu Thị
Luận Văn Các Nhân Tố Cấu Thành Hệ Thống Kiếm Soát Nội Bộ Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Siêu Thị
Luận Văn Các Nhân Tố Cấu Thành Hệ Thống Kiếm Soát Nội Bộ Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Siêu Thị
Luận Văn Các Nhân Tố Cấu Thành Hệ Thống Kiếm Soát Nội Bộ Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Siêu Thị
Luận Văn Các Nhân Tố Cấu Thành Hệ Thống Kiếm Soát Nội Bộ Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Siêu Thị
Luận Văn Các Nhân Tố Cấu Thành Hệ Thống Kiếm Soát Nội Bộ Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Siêu Thị
Luận Văn Các Nhân Tố Cấu Thành Hệ Thống Kiếm Soát Nội Bộ Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Siêu Thị
Luận Văn Các Nhân Tố Cấu Thành Hệ Thống Kiếm Soát Nội Bộ Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Siêu Thị
Luận Văn Các Nhân Tố Cấu Thành Hệ Thống Kiếm Soát Nội Bộ Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Siêu Thị
Luận Văn Các Nhân Tố Cấu Thành Hệ Thống Kiếm Soát Nội Bộ Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Siêu Thị
Luận Văn Các Nhân Tố Cấu Thành Hệ Thống Kiếm Soát Nội Bộ Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Siêu Thị
Luận Văn Các Nhân Tố Cấu Thành Hệ Thống Kiếm Soát Nội Bộ Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Siêu Thị
Luận Văn Các Nhân Tố Cấu Thành Hệ Thống Kiếm Soát Nội Bộ Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Siêu Thị
Luận Văn Các Nhân Tố Cấu Thành Hệ Thống Kiếm Soát Nội Bộ Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Siêu Thị
Luận Văn Các Nhân Tố Cấu Thành Hệ Thống Kiếm Soát Nội Bộ Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Siêu Thị
Luận Văn Các Nhân Tố Cấu Thành Hệ Thống Kiếm Soát Nội Bộ Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Siêu Thị
Luận Văn Các Nhân Tố Cấu Thành Hệ Thống Kiếm Soát Nội Bộ Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Siêu Thị
Luận Văn Các Nhân Tố Cấu Thành Hệ Thống Kiếm Soát Nội Bộ Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Siêu Thị
Luận Văn Các Nhân Tố Cấu Thành Hệ Thống Kiếm Soát Nội Bộ Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Siêu Thị
Luận Văn Các Nhân Tố Cấu Thành Hệ Thống Kiếm Soát Nội Bộ Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Siêu Thị
Luận Văn Các Nhân Tố Cấu Thành Hệ Thống Kiếm Soát Nội Bộ Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Siêu Thị
Luận Văn Các Nhân Tố Cấu Thành Hệ Thống Kiếm Soát Nội Bộ Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Siêu Thị
Luận Văn Các Nhân Tố Cấu Thành Hệ Thống Kiếm Soát Nội Bộ Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Siêu Thị
Luận Văn Các Nhân Tố Cấu Thành Hệ Thống Kiếm Soát Nội Bộ Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Siêu Thị
Luận Văn Các Nhân Tố Cấu Thành Hệ Thống Kiếm Soát Nội Bộ Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Siêu Thị
Luận Văn Các Nhân Tố Cấu Thành Hệ Thống Kiếm Soát Nội Bộ Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Siêu Thị
Luận Văn Các Nhân Tố Cấu Thành Hệ Thống Kiếm Soát Nội Bộ Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Siêu Thị
Luận Văn Các Nhân Tố Cấu Thành Hệ Thống Kiếm Soát Nội Bộ Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Siêu Thị
Luận Văn Các Nhân Tố Cấu Thành Hệ Thống Kiếm Soát Nội Bộ Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Siêu Thị
Luận Văn Các Nhân Tố Cấu Thành Hệ Thống Kiếm Soát Nội Bộ Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Siêu Thị
Luận Văn Các Nhân Tố Cấu Thành Hệ Thống Kiếm Soát Nội Bộ Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Siêu Thị
Luận Văn Các Nhân Tố Cấu Thành Hệ Thống Kiếm Soát Nội Bộ Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Siêu Thị
Luận Văn Các Nhân Tố Cấu Thành Hệ Thống Kiếm Soát Nội Bộ Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Siêu Thị
Luận Văn Các Nhân Tố Cấu Thành Hệ Thống Kiếm Soát Nội Bộ Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Siêu Thị
Luận Văn Các Nhân Tố Cấu Thành Hệ Thống Kiếm Soát Nội Bộ Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Siêu Thị
Luận Văn Các Nhân Tố Cấu Thành Hệ Thống Kiếm Soát Nội Bộ Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Siêu Thị
Luận Văn Các Nhân Tố Cấu Thành Hệ Thống Kiếm Soát Nội Bộ Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Siêu Thị
Luận Văn Các Nhân Tố Cấu Thành Hệ Thống Kiếm Soát Nội Bộ Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Siêu Thị
Luận Văn Các Nhân Tố Cấu Thành Hệ Thống Kiếm Soát Nội Bộ Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Siêu Thị
Luận Văn Các Nhân Tố Cấu Thành Hệ Thống Kiếm Soát Nội Bộ Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Siêu Thị
Luận Văn Các Nhân Tố Cấu Thành Hệ Thống Kiếm Soát Nội Bộ Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Siêu Thị
Luận Văn Các Nhân Tố Cấu Thành Hệ Thống Kiếm Soát Nội Bộ Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Siêu Thị
Luận Văn Các Nhân Tố Cấu Thành Hệ Thống Kiếm Soát Nội Bộ Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Siêu Thị
Luận Văn Các Nhân Tố Cấu Thành Hệ Thống Kiếm Soát Nội Bộ Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Siêu Thị
Luận Văn Các Nhân Tố Cấu Thành Hệ Thống Kiếm Soát Nội Bộ Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Siêu Thị
Luận Văn Các Nhân Tố Cấu Thành Hệ Thống Kiếm Soát Nội Bộ Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Siêu Thị
Luận Văn Các Nhân Tố Cấu Thành Hệ Thống Kiếm Soát Nội Bộ Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Siêu Thị
Luận Văn Các Nhân Tố Cấu Thành Hệ Thống Kiếm Soát Nội Bộ Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Siêu Thị
Luận Văn Các Nhân Tố Cấu Thành Hệ Thống Kiếm Soát Nội Bộ Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Siêu Thị
Luận Văn Các Nhân Tố Cấu Thành Hệ Thống Kiếm Soát Nội Bộ Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Siêu Thị
Luận Văn Các Nhân Tố Cấu Thành Hệ Thống Kiếm Soát Nội Bộ Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Siêu Thị
Luận Văn Các Nhân Tố Cấu Thành Hệ Thống Kiếm Soát Nội Bộ Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Siêu Thị
Luận Văn Các Nhân Tố Cấu Thành Hệ Thống Kiếm Soát Nội Bộ Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Siêu Thị
Luận Văn Các Nhân Tố Cấu Thành Hệ Thống Kiếm Soát Nội Bộ Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Siêu Thị
Luận Văn Các Nhân Tố Cấu Thành Hệ Thống Kiếm Soát Nội Bộ Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Siêu Thị
Luận Văn Các Nhân Tố Cấu Thành Hệ Thống Kiếm Soát Nội Bộ Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Siêu Thị
Luận Văn Các Nhân Tố Cấu Thành Hệ Thống Kiếm Soát Nội Bộ Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Siêu Thị
Luận Văn Các Nhân Tố Cấu Thành Hệ Thống Kiếm Soát Nội Bộ Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Siêu Thị
Luận Văn Các Nhân Tố Cấu Thành Hệ Thống Kiếm Soát Nội Bộ Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Siêu Thị
Luận Văn Các Nhân Tố Cấu Thành Hệ Thống Kiếm Soát Nội Bộ Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Siêu Thị
Luận Văn Các Nhân Tố Cấu Thành Hệ Thống Kiếm Soát Nội Bộ Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Siêu Thị
Luận Văn Các Nhân Tố Cấu Thành Hệ Thống Kiếm Soát Nội Bộ Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Siêu Thị
Luận Văn Các Nhân Tố Cấu Thành Hệ Thống Kiếm Soát Nội Bộ Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Siêu Thị

More Related Content

Similar to Luận Văn Các Nhân Tố Cấu Thành Hệ Thống Kiếm Soát Nội Bộ Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Siêu Thị

Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Sự Gắn Kết Của Giảng Viên
Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Sự Gắn Kết Của Giảng ViênẢnh Hưởng Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Sự Gắn Kết Của Giảng Viên
Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Sự Gắn Kết Của Giảng Viên
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Lãnh Đạo Tư Lợi Đến Sự Kiệt Sức Về Tinh Thần
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Lãnh Đạo Tư Lợi Đến Sự Kiệt Sức Về Tinh ThầnLuận Văn Ảnh Hưởng Của Lãnh Đạo Tư Lợi Đến Sự Kiệt Sức Về Tinh Thần
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Lãnh Đạo Tư Lợi Đến Sự Kiệt Sức Về Tinh Thần
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Tác Động Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Động Lực Phụng Sự Công Của Cán Bộ, Công Chức
Tác Động Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Động Lực Phụng Sự Công Của Cán Bộ, Công ChứcTác Động Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Động Lực Phụng Sự Công Của Cán Bộ, Công Chức
Tác Động Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Động Lực Phụng Sự Công Của Cán Bộ, Công Chức
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.Luận văn thạc sĩ tâm lí học.
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.
ssuser499fca
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Học Với Phương Pháp E Learning
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Học Với Phương Pháp E LearningCác Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Học Với Phương Pháp E Learning
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Học Với Phương Pháp E Learning
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Quản Trị Lợi Nhuận Trên Báo Cáo Tài Chính
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Quản Trị Lợi Nhuận Trên Báo Cáo Tài ChínhCác Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Quản Trị Lợi Nhuận Trên Báo Cáo Tài Chính
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Quản Trị Lợi Nhuận Trên Báo Cáo Tài Chính
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác Sĩ
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác SĩLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác Sĩ
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác Sĩ
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 
Tác Động Của Cấu Trúc Sở Hữu Đến Đòn Bẩy Tài Chính Của Các Ngân Hàng
Tác Động Của Cấu Trúc Sở Hữu Đến Đòn Bẩy Tài Chính Của Các Ngân HàngTác Động Của Cấu Trúc Sở Hữu Đến Đòn Bẩy Tài Chính Của Các Ngân Hàng
Tác Động Của Cấu Trúc Sở Hữu Đến Đòn Bẩy Tài Chính Của Các Ngân Hàng
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 
Mối Quan Hệ Giữa Trách Nhiệm Xã Hội, Chất Lượng Dịch Vụ Và Lòng Trung Thành C...
Mối Quan Hệ Giữa Trách Nhiệm Xã Hội, Chất Lượng Dịch Vụ Và Lòng Trung Thành C...Mối Quan Hệ Giữa Trách Nhiệm Xã Hội, Chất Lượng Dịch Vụ Và Lòng Trung Thành C...
Mối Quan Hệ Giữa Trách Nhiệm Xã Hội, Chất Lượng Dịch Vụ Và Lòng Trung Thành C...
Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận Văn HOÀN THIỆN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP THEO BA CẤP ĐỘ
Luận Văn HOÀN THIỆN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP THEO BA CẤP ĐỘLuận Văn HOÀN THIỆN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP THEO BA CẤP ĐỘ
Luận Văn HOÀN THIỆN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP THEO BA CẤP ĐỘ
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Quyết Định Gửi Tiết Kiệm Tại Vietinbank
Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Quyết Định Gửi Tiết Kiệm Tại VietinbankPhân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Quyết Định Gửi Tiết Kiệm Tại Vietinbank
Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Quyết Định Gửi Tiết Kiệm Tại Vietinbank
Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kiểm Toán Nội Bộ
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kiểm Toán Nội BộLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kiểm Toán Nội Bộ
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kiểm Toán Nội Bộ
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm Toán
Luận Văn  Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm ToánLuận Văn  Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm Toán
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm Toán
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Những Nhân Tố Tác Động Đến Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trê...
Luận Văn Những Nhân Tố Tác Động Đến Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trê...Luận Văn Những Nhân Tố Tác Động Đến Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trê...
Luận Văn Những Nhân Tố Tác Động Đến Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trê...
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 
Luận Văn Tác Động Của Phong Cách Lãnh Đạo Đạo Đức Đến Hành Vi Lệch Chuẩn Của ...
Luận Văn Tác Động Của Phong Cách Lãnh Đạo Đạo Đức Đến Hành Vi Lệch Chuẩn Của ...Luận Văn Tác Động Của Phong Cách Lãnh Đạo Đạo Đức Đến Hành Vi Lệch Chuẩn Của ...
Luận Văn Tác Động Của Phong Cách Lãnh Đạo Đạo Đức Đến Hành Vi Lệch Chuẩn Của ...
Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của MexicoLuận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Đạo Đức Tổ Chức Đến Sự Hài Lòng Người Lao Động
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Đạo Đức Tổ Chức Đến Sự Hài Lòng Người Lao ĐộngLuận Văn Ảnh Hưởng Của Đạo Đức Tổ Chức Đến Sự Hài Lòng Người Lao Động
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Đạo Đức Tổ Chức Đến Sự Hài Lòng Người Lao Động
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 

Similar to Luận Văn Các Nhân Tố Cấu Thành Hệ Thống Kiếm Soát Nội Bộ Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Siêu Thị (20)

Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Sự Gắn Kết Của Giảng Viên
Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Sự Gắn Kết Của Giảng ViênẢnh Hưởng Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Sự Gắn Kết Của Giảng Viên
Ảnh Hưởng Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Sự Gắn Kết Của Giảng Viên
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Lãnh Đạo Tư Lợi Đến Sự Kiệt Sức Về Tinh Thần
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Lãnh Đạo Tư Lợi Đến Sự Kiệt Sức Về Tinh ThầnLuận Văn Ảnh Hưởng Của Lãnh Đạo Tư Lợi Đến Sự Kiệt Sức Về Tinh Thần
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Lãnh Đạo Tư Lợi Đến Sự Kiệt Sức Về Tinh Thần
 
Tác Động Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Động Lực Phụng Sự Công Của Cán Bộ, Công Chức
Tác Động Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Động Lực Phụng Sự Công Của Cán Bộ, Công ChứcTác Động Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Động Lực Phụng Sự Công Của Cán Bộ, Công Chức
Tác Động Của Văn Hóa Tổ Chức Đến Động Lực Phụng Sự Công Của Cán Bộ, Công Chức
 
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.Luận văn thạc sĩ tâm lí học.
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Học Với Phương Pháp E Learning
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Học Với Phương Pháp E LearningCác Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Học Với Phương Pháp E Learning
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Người Học Với Phương Pháp E Learning
 
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
Luận Văn Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hội Đồng Quản Trị Đến Cấu Trúc Vốn Tại Các ...
 
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
 
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
Luận Văn Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp, Chất Lượng Mối Quan Hệ Thương H...
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Quản Trị Lợi Nhuận Trên Báo Cáo Tài Chính
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Quản Trị Lợi Nhuận Trên Báo Cáo Tài ChínhCác Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Quản Trị Lợi Nhuận Trên Báo Cáo Tài Chính
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Quản Trị Lợi Nhuận Trên Báo Cáo Tài Chính
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác Sĩ
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác SĩLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác Sĩ
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác Sĩ
 
Tác Động Của Cấu Trúc Sở Hữu Đến Đòn Bẩy Tài Chính Của Các Ngân Hàng
Tác Động Của Cấu Trúc Sở Hữu Đến Đòn Bẩy Tài Chính Của Các Ngân HàngTác Động Của Cấu Trúc Sở Hữu Đến Đòn Bẩy Tài Chính Của Các Ngân Hàng
Tác Động Của Cấu Trúc Sở Hữu Đến Đòn Bẩy Tài Chính Của Các Ngân Hàng
 
Mối Quan Hệ Giữa Trách Nhiệm Xã Hội, Chất Lượng Dịch Vụ Và Lòng Trung Thành C...
Mối Quan Hệ Giữa Trách Nhiệm Xã Hội, Chất Lượng Dịch Vụ Và Lòng Trung Thành C...Mối Quan Hệ Giữa Trách Nhiệm Xã Hội, Chất Lượng Dịch Vụ Và Lòng Trung Thành C...
Mối Quan Hệ Giữa Trách Nhiệm Xã Hội, Chất Lượng Dịch Vụ Và Lòng Trung Thành C...
 
Luận Văn HOÀN THIỆN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP THEO BA CẤP ĐỘ
Luận Văn HOÀN THIỆN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP THEO BA CẤP ĐỘLuận Văn HOÀN THIỆN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP THEO BA CẤP ĐỘ
Luận Văn HOÀN THIỆN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP THEO BA CẤP ĐỘ
 
Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Quyết Định Gửi Tiết Kiệm Tại Vietinbank
Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Quyết Định Gửi Tiết Kiệm Tại VietinbankPhân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Quyết Định Gửi Tiết Kiệm Tại Vietinbank
Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Quyết Định Gửi Tiết Kiệm Tại Vietinbank
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kiểm Toán Nội Bộ
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kiểm Toán Nội BộLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kiểm Toán Nội Bộ
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kiểm Toán Nội Bộ
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm Toán
Luận Văn  Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm ToánLuận Văn  Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm Toán
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Giới Tính Kiểm Toán Viên Đến Chất Lượng Kiểm Toán
 
Luận Văn Những Nhân Tố Tác Động Đến Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trê...
Luận Văn Những Nhân Tố Tác Động Đến Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trê...Luận Văn Những Nhân Tố Tác Động Đến Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trê...
Luận Văn Những Nhân Tố Tác Động Đến Vận Dụng Hệ Thống Kế Toán Chi Phí Dựa Trê...
 
Luận Văn Tác Động Của Phong Cách Lãnh Đạo Đạo Đức Đến Hành Vi Lệch Chuẩn Của ...
Luận Văn Tác Động Của Phong Cách Lãnh Đạo Đạo Đức Đến Hành Vi Lệch Chuẩn Của ...Luận Văn Tác Động Của Phong Cách Lãnh Đạo Đạo Đức Đến Hành Vi Lệch Chuẩn Của ...
Luận Văn Tác Động Của Phong Cách Lãnh Đạo Đạo Đức Đến Hành Vi Lệch Chuẩn Của ...
 
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của MexicoLuận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Đạo Đức Tổ Chức Đến Sự Hài Lòng Người Lao Động
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Đạo Đức Tổ Chức Đến Sự Hài Lòng Người Lao ĐộngLuận Văn Ảnh Hưởng Của Đạo Đức Tổ Chức Đến Sự Hài Lòng Người Lao Động
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Đạo Đức Tổ Chức Đến Sự Hài Lòng Người Lao Động
 

More from Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com

Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và IndonesiaLuận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng KhoánLuận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel IIILuận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng Chai
Luận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng ChaiLuận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng Chai
Luận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng Chai
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty BonjourLuận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao NhậnLuận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà MauLuận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Hức Quận Phú Nhuận
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công  Hức Quận Phú NhuậnLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công  Hức Quận Phú Nhuận
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Hức Quận Phú Nhuận
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh NhânLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông NghiệpLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân HàngLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lờiLuận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích Cực
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích CựcLuận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích Cực
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích Cực
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 

More from Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com (20)

Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
Luận Văn Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Phần Mềm Kế Toán Với Hoạt ...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và IndonesiaLuận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
Luận Văn Nghiên Cứu Vấn Đề Nợ Xấu Các Ngân Hàng Việt Nam, Thái Lan Và Indonesia
 
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
Luận Văn Nghiên Cứu Vai Trò Hòa Giải Xung Đột Của Phong Cách Lãnh Đạo Chuyển ...
 
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng KhoánLuận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
Luận Văn Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Giá Hối Đoái Và Giá Chứng Khoán
 
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel IIILuận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
Luận Văn Nghiên Cứu Hệ Số An Toàn Vốn Và Khả Năng Áp Dụng Basel III
 
Luận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng Chai
Luận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng ChaiLuận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng Chai
Luận Văn Nghiên Cứu Hành Vi Lựa Chọn Thương Hiệu Tiêu Đóng Chai
 
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
Luận Văn Nghiên Cứu Các Nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOCA ...
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty BonjourLuận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
Luận Văn Nâng Cao Sự Hài Lòng Của Người Lao Động Tại Công Ty Bonjour
 
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao NhậnLuận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
Luận Văn Nâng Cao Sự Gắn Kết Của Nhân Viên Tại Công Ty Cổ Phần Giao Nhận
 
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
Luận Văn Nâng Cao Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Nhập Khẩu Thươn...
 
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà MauLuận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Cụm Ngành Tôm Tỉnh Cà Mau
 
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
Luận Văn Nâng Cao Năng Lực Cạn Tranh Của Hệ Thống Trung Tâm Thương Mại Sense ...
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Hức Quận Phú Nhuận
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công  Hức Quận Phú NhuậnLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công  Hức Quận Phú Nhuận
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Cán Bộ, Công Hức Quận Phú Nhuận
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh NhânLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Nhằm Gia Tăng Sự Hài Lòng Của Bệnh Nhân
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông NghiệpLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng Đầu Tư ...
 
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân HàngLuận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
Luận Văn Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng
 
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lờiLuận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
Luận Văn Mốiquan Hệ giữa quản Trị vốn luân Chuyển Và Khả Năng Sinh lời
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Việc Nắm Giữ Tiền Mặt Và Kỳ Hạn Nợ Trong Trường Hợp...
 
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích Cực
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích CựcLuận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích Cực
Luận Văn Mối Quan Hệ Giữa Uy Tín Thƣơng Hiệu Và Truyền Miệng Tích Cực
 

Recently uploaded

CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
Qucbo964093
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 

Recently uploaded (10)

CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 

Luận Văn Các Nhân Tố Cấu Thành Hệ Thống Kiếm Soát Nội Bộ Đến Hiệu Quả Hoạt Động Của Các Siêu Thị

  • 1. 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM  NGUYỄN HẢI YẾN TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ CẤU THÀNH HỆ THỐNG KIẾM SOÁT NỘI BỘ ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC SIÊU THỊ, TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Tham khảo thêm tài liệu tại Luanvanpanda.com Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo Khoá Luận, Luận Văn ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0932.091.562 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh Năm 2022
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM  NGUYỄN HẢI YẾN TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ CẤU THÀNH HỆ THỐNG KIẾM SOÁT NỘI BỘ ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC SIÊU THỊ, TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành : Kế toán Mã số 8340301 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS VĂN THỊ THÁI THU Thành phố Hồ Chí Minh Năm 2022
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế “Ảnh hưởng của các nhân tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ đến hiệu quả hoạt động của các siêu thị, trung tâm thương mại tại Thành phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, được thực hiện và hoàn thành với sự góp ý của PGS.TS Văn Thị Thái Thu. Các số liệu, kết quả nghiên cứu là trung thực. Tôi cam đoan luận văn này chưa từng công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 03 năm 2019 Tác giả luận văn Nguyễn Hải Yến
  • 4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ TÓM TẮT- ABSTRACT PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài..........................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu.....................................................................................................3 3. Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................................3 4. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu...............................................................................3 5. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................................4 6. Đóng góp của nghiên cứu.............................................................................................4 7. Cấu trúc của luận văn...................................................................................................5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ........................................6 1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài.....................................................................................6 1.2 Các nghiên cứu trong nước ......................................................................................10 1.3 Nhận xét về các đề tài đã nghiên cứu và xác định khe hổng nghiên cứu.................12 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ................................................................................................14 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ................15 2.1 Tổng quan về kiểm soát nội bộ ................................................................................15 2.1.1 Khái niệm và bản chất chung về KSNB ............................................................15 2.1.2 Báo cáo của COSO 2013 ...................................................................................16 2.1.3 Lợi ích và hạn chế của hệ thống KSNB.............................................................21 2.2 Tổng quan về thị trường bán lẻ ................................................................................23
  • 5. 2.2.1 Khái niệm và các loại hình bán lẻ......................................................................23 2.2.2 Đặc điểm hoạt động các ST, TTTM có ảnh hưởng đến HTKSNB ...................25 2.3 Hiệu quả hoạt động ..................................................................................................27 2.4 Lý thuyết nền...........................................................................................................28 2.4.1 Lý thuyết Chaos.................................................................................................28 2.4.2 Lý thuyết ủy nhiệm............................................................................................29 2.4.3 Lý thuyết về tâm lý xã hội tổ chức ....................................................................30 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ................................................................................................31 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................................................32 3.1 Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................32 3.2 Quy trình nghiên cứu................................................................................................33 3.3. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu........................................................35 3.3.1 Mô hình nghiên cứu:..........................................................................................35 3.3.2 Giả thuyết nghiên cứu........................................................................................36 3.4. Xây dựng thang đo và bảng câu hỏi khảo sát..........................................................36 3.4.1 Xây dựng thang đo.............................................................................................36 3.4.2 Bảng câu hỏi khảo sát ........................................................................................42 3.5 Xác định kích thước mẫu .........................................................................................43 3.6 Thu thập dữ liệu .......................................................................................................43 3.7 Phân tích dữ liệu.......................................................................................................44 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ................................................................................................45 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN .........................................46 4.1 Sơ lược về hệ thống các siêu thị, TTTM tại TP HCM.............................................46 4.2 Thực trạng về hiệu quả hoạt động các siêu thị, TTTM tại TP HCM .......................48 4.3 Kết quả nghiên cứu định tính...................................................................................51 4.4 Kết quả nghiên cứu định lượng................................................................................52 4.4.1 Thống kê mô tả mẫu: .........................................................................................52 4.4.2 Kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha. ..............................53 4.4.2.1 Đánh giá độ tin cậy thang đo MTKS...........................................................54
  • 6. 4.4.2.2 Đánh giá độ tin cậy thang đo ĐGRR...........................................................55 4.4.2.3 Đánh giá độ tin cậy thang đo HĐKS...........................................................56 4.4.2.4 Đánh giá độ tin cậy thang đo thông tin và truyền thông .............................57 4.4.2.5 Đánh giá độ tin cậy thang đo giám sát ........................................................58 4.4.2.6 Đánh giá độ tin cậy thang đo kết quả của hệ thống KSNB.........................59 4.4.3 Kiểm định giá trị thang đo – phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA ..60 4.4.3.1 Phân tích nhân tố EFA cho nhóm biến độc lập...........................................60 4.4.3.2 Phân tích nhân tố EFA cho nhóm biến phụ thuộc.......................................65 4.4.4 Tương quan và hồi quy......................................................................................66 4.4.4.1 Kiểm định tương quan.................................................................................66 4.4.4.2 Phân tích hồi quy.........................................................................................68 4.4.4.3 Kết quả kiểm định các giả thuyết của mô hình nghiên cứu: .......................70 4.4.5 Bàn luận kết quả nghiên cứu: ............................................................................71 4.4.6 So sánh với kết quả nghiên cứu trước................................................................72 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ................................................................................................74 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................75 5.1 Kết luận ....................................................................................................................75 5.2 Kiến nghị..................................................................................................................76 5.2.1 Môi trường kiểm soát.........................................................................................76 5.2.2 Đánh giá rủi ro ...................................................................................................77 5.2.3 Hoạt động kiểm soát ..........................................................................................78 5.2.4 Giám sát .............................................................................................................79 5.2.5 Thông tin và truyền thông..................................................................................80 5.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ..................................................81 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 7. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Cụm từ tiếng việt COSO Ủy ban thuộc hội đồng quốc gia Hoa Kỳ về chống gian lận khi lập BCTC ( The Committee of Sponsoring Organizations of the Tread Way Commission) CNTT Công nghệ thông tin ĐGRR Đánh giá rủi ro GS Giám sát HĐKS Hoạt động kiểm soát HTKSNB Hệ thống kiểm soát nội bộ HQHĐ Hiệu quả hoạt động HĐQT Hội đồng quản trị KSNB Kiểm soát nội bộ MTKS NHTM Môi trường kiểm soát Ngân hàng thương mại ST Siêu thị TP HCM TTTM TTTT TT Thành phố Hồ Chí Minh Trung tâm thương mại Thông tin và truyền thông Thông tin
  • 8. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 3.1 Các biến quan sát của thang đo MTKS 37 Bảng 3.2 Các biến quan sát của thang đo ĐGRR 38 Bảng 3.3 Các biến quan sát của thang đo HĐKS 39 Bảng 3.4 Các biến quan sát của thang đo TTTT 40 Bảng 3.5 Các biến quan sát của thang đo GS 41 Bảng 3.6 Các biến quan sát của thang đo KQHĐ 42 Bảng 4.1 Số lượng siêu thị, trung tâm thương mại theo thành phần kinh tế và theo quận huyện TP HCM năm 2017 46 Bảng 4.2 Tổng mức bán lẻ hàng hóa theo năm 48 Bảng 4.3 Tổng mức bán lẻ hàng hóa theo giá hiện hành phân theo loại hình kinh tế 49 Bảng 4.4 Tốc độ tăng trưởng các doanh nghiệp bán lẻ hàng hóa theo tỉ lệ sở hữu 49 Bảng 4.5 Tổng mức bán lẻ hàng hóa theo giá hiện hành phân theo nhóm hàng 50 Bảng 4.6 Phân loại theo giới tính 51 Bảng 4.7 Phân loại theo thâm niên 51 Bảng 4.8 Phân loại theo chức vụ 52 Bảng 4.9 Phân loại theo trình độ chuyên môn 52 Bảng 4.10 Thống kê độ tin cậy thang đo MTKS 53 Bảng 4.11 Thống kê tương quan biến tổng thang đo MTKS 54
  • 9. Bảng 4.12 Thống kê độ tin cậy thang đo ĐGRR 54 Bảng 4.13 Thống kê tương quan biến tổng thang đo đánh giá rủi ro 54 Bảng 4.14 Thống kê thống kê độ tin cậy thang đo HĐKS 55 Bảng 4.15 Thống kê tương quan biến HĐKS 55 Bảng 4.16 Thống kê độ tin cậy thang đo HĐKS (Lần 2) 56 Bảng 4.17 Thống kê tương quan biến HĐKS 56 Bảng 4.18 Thống kê độ tin cậy thang đo TTTT 57 Bảng 4.19 Thống kê tương quan biến tổng thang đo TTTT 57 Bảng 4.20 Thống kê độ tin cậy thang đo GS 58 Bảng 4.21 Thống kê tương quan biến tổng thang đo GS) 58 Bảng 4.22 Thống kê độ tin cậy thang đo kết quả 59 Bảng 4.23 Thống kê tương quan biến tổng thang đo kết quả 59 Bảng 4.24 Hệ số KMO và kiểm định Barlett’s cho nhóm các biến độc lập 60 Bảng 4.25 Bảng phương sai trích 60 Bảng 4.26 Kết quả phân tích EFA nhân tố biến độc lập Ma trận xoay nhân tố 62 Bảng 4.27 Kết quả phân tích EFA nhân tố biến độc lập Ma trận xoay nhân tố ( lần 3) 63 Bảng 4.28 Hệ số KMO và kiểm định Barlett’s cho biến phụ thuộc 64 Bảng 4.29 Bảng phương sai trích nhân tố phụ thuộc 65 Bảng 4.30 Bảng ma trận xoay nhân tố biến phụ thuộc 65 Bảng 4.31 Kết quả phân tích tương quan Pearson 66 Bảng 4.32 Bảng kết quả phân tích hệ số hồi quy 68
  • 10. Bảng 4.33 Kết quả phân tích ANOVA 68 Bảng 4.34 Bảng mức độ giải thích của mô hình 69 Bảng 4.35 Bảng 5.1 Kết quả kiểm định các giả thuyết của mô hình nghiên cứu Bảng sắp xếp thứ tự ảnh hưởng của các nhân tố 70 75
  • 11. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Nội dung Trang Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu 34 Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất 35
  • 12. TÓM TẮT TIÊU ĐỀ: “ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ CẤU THÀNH HỆ THỐNG KIẾM SOÁT NỘI BỘ ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC SIÊU THỊ, TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TÓM TẮT: 1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu: Hệ thống kiểm soát nội bộ rất quan trọng với doanh nghiệp bán lẻ đặc biệt loại hình kinh doanh hiện đại siêu thị, TTTM. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Đề tài nhằm xác định, phát hiện các nhân tố và đo lường mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố của hệ thống kiểm soát nội bộ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các siêu thị, TTTM ở TP HCM. 3. Phương pháp nghiên cứu: Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp. Mô hình nghiên cứu là nghiên cứu 5 nhân tố của HTKSNB là MTKS, ĐGRR, HĐKS, TTTT, GS có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động của đơn vị. 4. Kết quả nghiên cứu: Nghiên cứu đã kết luận cả 5 nhân tố đều ảnh hưởng đến HQHD của đơn vị. 5. Kết luận và hàm ý: Về mặt lý luận khái quát, phát triển những vấn đề lý luận về HTKSNB trong các siêu thị, TTTM. Về mặt thực tiễn, hỗ trợ các siêu thị, TTTM nhìn nhận thực tế đơn vị so với những nhân tố đề tài nghiên cứu còn thiếu sót thì điều chỉnh để hệ thống KSNB hoàn thiện hơn, góp phần nâng cao HQHD của đơn vị . TỪ KHÓA: tác động của các nhân tố, hệ thống kiểm soát nội bộ, hiệu quả hoạt động, siêu thị, trung tâm thương mại.
  • 13. ABSTRACT TITLE: "THE IMPACTS OF FACTORS COMPOSING THE INTERNAL CONTROL SYSTEM TO THE PERFORMANCE OF THE SUPERMARKETS, BUSSINESS CENTERS IN HO CHI MINH CITY”. SUMMARY: 1. Reasons for selecting research topics: The internal control system is very important for retail businesses, especially modern business types of supermarkets, bussiness centers. 2. Research objectives: The thesis aims to identify, detect the factors and measure the influence of each element of the internal control system affecting the performance of supermarkets and bussiness centers in HCMC. 3. Research method: The author uses mixed research method. Research model is to study 5 factors of internal control system, such as environmental control, risk assessment, operation control, information and communication, monitoring activities that positively affect performance. 4. Research results: The study has concluded that all 5 factors affect the operating results of the company. 5. Conclusion and implication: In general theory, develop theoretical issues about internal control systems in supermarkets and bussiness centers. In terms of practicality, supporting supermarkets and bussiness centers to recognize the reality of the company compared to the factors of research topics are inadequate, then adjust to the internal control system to be more complete, contributing to improve performance. KEY WORDS: the impact of factors, internal control systems, performance, supermarkets, bussiness centers.
  • 14. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngành bán lẻ Việt Nam hiện nay vừa có nhiều cơ hội cũng như lắm thách thức. Theo báo cáo “ Hàng tiêu dùng và Bán lẻ Việt Nam- Quý I/2019” của BMI tính đến năm 2017 giá trị thị trường hàng tiêu dùng vào khoảng 120 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng hàng năm gần 10% từ năm 2012-2017. Thêm vào đó theo số liệu của Tổng cục Thống kê, Việt Nam đang có tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định 7,08% năm 2018, thu nhập bình quân đầu người tăng năm 2018 ước đạt 58,5 triệu đồng/ năm, mức sống được cải thiện, dân số trẻ là thuận lợi lớn để phát triển ngành bán lẻ. Điều này làm thu hút thêm nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư thêm vào Việt Nam bằng nhiều mô hình và đang nỗ lực phát triển chuỗi. Các hình thức gia nhập rất đa dạng từ hoạt động đầu tư trực tiếp, mua bán, sát nhập cho đến liên doanh liên kết tạo nên sự sôi động cho thị trường bán lẻ và gia tăng sự cạnh tranh lên các thương hiệu nội địa. Thế mạnh của những thương hiệu ngoại là nền tảng tài chính mạnh, kinh nghiệm khai thác thị trường tốt, sự hậu thuẫn từ những nhà cung cấp. Ngược lại các doanh nghiệp Việt đa phần là doanh nghiệp nhỏ, để cạnh tranh phải biết phát huy lợi thế hiểu người dân bản địa, đáp ứng đúng sở thích mua sắm của khánh hàng và tâm lý “ người Việt dùng hàng Việt”. Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường bán lẻ năng động và hấp dẫn trong khu vực Châu Á và trên thế giới. Hiện nay đã có sự góp mặt của nhiều thương hiệu bán lẻ lớn trên thế giới như Big C, MM Mega Market, Lottle Mart, Aeon,... Không chỉ phủ rộng ở phân khúc siêu thị, đại siêu thị, trung tâm thương mại các tập đoàn nước ngoài còn phát triển mạnh mô hình cửa hàng tiện lợi và siêu thị mini như các thương hiệu Family Mart, Bs mart, Circle K, Ministop, Shop&Go thay thế dần loại hình tiệm tạp hóa truyền thống. Các thương hiệu Việt với thế mạnh chuỗi các siêu thị phủ rộng thị trường cả nước đang phát triển mạnh phải kể đến Vinmart, Coop Mart, Satra. Theo nghiên cứu của Kantar Worldpanel Việt Nam, hiện nay chuỗi bán lẻ nội địa chiếm 75% thị phần, chuỗi ngoại chiếm 27% thị phần. Tuy nhiên doanh nghiệp nội chỉ chiếm lĩnh mô hình
  • 15. siêu thị và siêu thị mini, còn với mô hình đại siêu thị nhà bán lẻ ngoại chiếm 92%, cửa hàng tiện lợi chiếm 80% thị phần. Nhận thấy tiềm năng từ ngành bán lẻ nên nhiều doanh nghiệp tìm mọi cách mở rộng kinh doanh bằng cách mở rộng mạng lưới, tăng trưởng thị phần, tăng trưởng doanh thu mà quên đi việc xây dựng bộ máy kinh doanh bền vững thông qua Hệ thống kiểm soát nội bộ. HTKSNB yếu kém là để xảy ra những rủi ro về gian lận, thất thoát tài sản, hàng hóa; rủi ro hàng hóa không bán được bị hư hao nhiều; rủi ro hàng hóa không đảm bảo chất lượng ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng ảnh hưởng đến thương hiệu doanh nghiệp. Sự gian lận gia tăng có thể dẫn đến việc thua lỗ, gây hại cho cổ đông, nhân viên và các bên liên quan. Thực tế có một số thương hiệu lớn trên thế giới đã phải rút khỏi ngành ở Việt Nam như Metro, Parkson, Auchan cho thấy việc kinh doanh trong ngành này không hề dễ, thất bại do nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân từ HTKSNB yếu kém cũng góp phần rất quan trọng. Việc hoàn thiện HTKSNB không chỉ giảm thiểu tỷ lệ gian lận mà còn giúp doanh nghiệp đối phó với môi trường cạnh tranh và nền kinh tế đang thay đổi nhanh chóng, sự thay đổi nhu cầu của khách hàng để hướng tới mục tiêu đem lại hiệu quả hoạt động cho doanh nghiệp. Khi nghiên cứu các đề tài có liên quan các nhân tố của HTKSNB ảnh hưởng tới KQHĐ của các siêu thị, TTTM tác giả nhận thấy có các nghiên cứu các nhân tố của HTKSNB ảnh hưởng KQHĐ các doanh nghiệp cụ thể, hoặc doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc các ngành khác chưa thấy nghiên cứu nào áp dụng cho ngành bán lẻ cũng như các siêu thị và TTTM. TP HCM là trung tâm kinh tế lớn nơi tập trung nhiều siêu thị, TTTM nhất cả nước. Vì vậy, tác giả chọn nghiên cứu đề tài “ Tác động của các nhân tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ đến hiệu quả hoạt động của các siêu thị, trung tâm thương mại tại Thành phố Hồ Chí Minh” với mong muốn góp phần đưa ra một nghiên cứu về mặt lý luận để giúp các siêu thị, TTTM hoàn thiện HTKSNB của doanh nghiệp mình hơn và đạt được KQHĐ cao.
  • 16. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung : Phát hiện, đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố cấu thành HTKSNB có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các siêu thị, TTTM tại TP HCM. Trên cơ sở đó đề xuất các kiến nghị, giải pháp để hoàn thiện HTKSNB cho các ST, TTTM. Mục tiêu cụ thể : Thứ nhất, phát hiện các nhân tố cấu thành HTKSNB ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các siêu thị, TTTM tại TP HCM. Thứ hai, đo lường đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố cấu thành HTKSNB đến hiệu quả hoạt động của các siêu thị, TTTM tại TP HCM Thứ ba, dựa vào kết quả nghiên cứu đề xuất các giải pháp, kiến nghị góp phần nâng HQHĐ của các siêu thị, TTTM tại TP HCM. 3. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi 1: Các nhân tố nào của HTKSNB có ảnh hưởng đến KQHĐ của các siêu thị, TTTM tại TP HCM? Câu hỏi 2: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trên đến KQHĐ của các siêu thị, TTTM tại TP HCM như thế nào ? 4. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: các nhân tố của HTKSNB ảnh hưởng đến KQHĐ của các siêu thị, TTTM tại TP HCM. Phạm vi nghiên cứu : Về không gian: các siêu thị, TTTM tại TP HCM. Về thời gian: từ tháng 01/2019 đến tháng 03/2019.
  • 17. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu là nghiên cứu cứu hỗn hợp khám phá, kết hợp nghiên cứu định tính với nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính: dựa vào các nghiên cứu đã được công bố của các luận văn, luận án, bài báo uy tín trong và ngoài nước, dựa vào khuôn mẫu của báo cáo COSO 2013, tác giả chọn lọc các nhân tố phù hợp của HTKSNB có ảnh hưởng đến KQHĐ của các ST, TTTM. Sau đó tác giả sử dụng kỹ thuật thảo luận tay đôi với các chuyên gia trong lĩnh vực dựa trên dàn bài thảo luận được thiết kế sẵn để điều chỉnh các thành phần của thang đo và góp phần hoàn thiện bảng câu hỏi khảo sát. Nghiên cứu định lượng: khảo sát những đối tượng từ nhân viên đến quản lý tại các ST, TTTM trên địa bàn TP HCM. Sử dụng phần mềm SPSS 20 để đánh giá giá trị và độ tin cậy của các thang đo bằng việc sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA; đánh giá, kiểm định mức độ phù hợp các giả thiết nghiên cứu thông qua mô hình hồi quy bội. Từ đó đưa ra kết luận và đề xuất kiến nghị góp phần hoàn thiện HTKSNB, nâng cao KQHĐ các siêu thị, TTTM tại TP HCM. 6. Đóng góp của nghiên cứu Về mặt khoa học Khái quát và phát triển những vấn đề lý luận về HTKSNB các siêu thị, TTTM; xây dựng mô hình các nhân tố của HTKSNB ảnh hưởng như thế nào đến KQHĐ trong các siêu thị, TTTM tại TP HCM. Vận dụng phương pháp kiểm định mô hình hồi quy đa biến để đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố của HTKSNB ảnh hưởng như thế nào đến KQHĐ trong các siêu thị, TTTM tại TP HCM. Về mặt thực tiễn Xác định được các nhân tố của HTKSNB ảnh hưởng đến KQHĐ trong các siêu thị, TTTM tại TP HCM và đo lường tác động của từng nhân tố sẽ góp phần giúp các
  • 18. doanh nghiệp bán lẻ hoàn thiện HTKSNB, nâng cao KQHĐ và tăng cường khả năng phát triển bền vững của siêu thị, TTTM. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu đề tài bao gồm 05 chương theo trình tự từ lý thuyết đến thực nghiệm: Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu trước Chương 2: Cơ sở lý thuyết Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận Chương 5: Kết luận và kiến nghị
  • 19. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC HTKSNB rất quan trọng với doanh nghiệp nên cũng được rất nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới nghiên cứu. Chương này tác giả sẽ tổng hợp các nghiên cứu liên quan đến phân tích ảnh hưởng của các nhân tố của HTKSNB đến KQHĐ doanh nghiệp từ đó xác định khe hổng nghiên cứu, đưa ra các định hướng nghiên cứu của luận văn. 1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài Một số nghiên cứu có liên quan về ảnh hưởng của HTKSNB đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp, các ngành khác nhau như sau: Mawanda ( 2008) với bài báo “Ảnh hưởng của HTKSNB đến hiệu quả tài chính trong một tổ chức học tập cao hơn ở Auganda” nghiên cứu tác động của HTKSNB đến HQHĐ tài chính tại Uganda. KSNB dựa trên các yếu tố như MTKS, HĐKS, kiểm toán nội bộ. HQHĐ được đo lường bằng các chỉ số tài chính như tỷ số thanh khoản, các biện pháp phòng ngừa rủi ro hoạt động tài chính. Kết quả nghiên cứu kết luận rằng có mối quan hệ thuận chiều giữa tính hữu hiệu của HTKSNB đến HQHĐ. Nyakundi và cộng sự ( 2014) với bài báo “Ảnh hưởng của HTKSNB đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp kinh doanh vừa và nhỏ tại thành phố Lisumu, Kenya”. Phương pháp nghiên cứu: thu thập dữ liệu thông qua bảng câu hỏi, phỏng vấn và báo cáo tài chính các doanh nghiệp. Sau khi có nghiên cứu định tính, thực hiện nghiên cứu định lượng là phân tích thống kê mô tả. Biến HQHĐ tài chính được đo lường bằng chỉ tiêu tài chính ROI. Kết quả nghiên cứu là có ảnh hưởng đáng kể giữa HTKSNB và HQHĐ tài chính của doanh nghiệp. Zipporah (2015) với bài báo “Ảnh hưởng của KSNB đến hiệu quả tài chính của công ty sản xuất ở Kenya”. Mục đích nghiên cứu: Mục tiêu tổng thể của nghiên cứu này là thiết lập các tác động của kiểm soát nội bộ đối với hiệu quả tài chính của các công ty sản xuất ở Nairobi Kenya.
  • 20. Mô hình nghiên cứu có các biến độc lập là MTKS, ĐGRR, HĐKS, TTTT, GS ; biến phụ thuộc hiệu quả tài chính được đo lường bằng chỉ tiêu ROA. Phương pháp nghiên cứu sử dụng thống kê mô tả và phân tích suy luận. Mẫu nghiên cứu từ dữ liệu 35 công ty trong giai đoạn 2013-2014. Kết quả nghiên cứu các biến độc lập là MTKS, ĐGRR, HĐKS, TTTT của HTKSNB có tác động tích cực đối với chỉ tiêu tài chính ROA và yếu tố còn lại GS tác động ngược chiều ROA. Hạn chế của nghiên cứu này là nghiên cứu chỉ tập trung vào 35 công ty sản xuất trong khi có hơn 500 công ty sản xuất các công ty ở Kenya, do đó những phát hiện này có thể không được sử dụng để khái quát hóa trên tất cả các công ty sản xuất ở Kenya. Asiligwa, G. Rennox ( 2017) với bài báo “Ảnh hưởng của KSNB đối với hoạt động tài chính của các ngân hàng thương mại ở Kenya”. KSNB được đo lường bằng năm yếu tố của kiểm soát theo quy định của Ủy ban bảo trợ các tổ chức của Ủy ban Treadway trong khi hiệu quả tài chính được đo bằng mức trung bình lịch sử của lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp định lượng. Dữ liệu chính được thu thập bằng bảng câu hỏi có cấu trúc. Nghiên cứu ở 43 ngân hàng thương mại ở Kenya. Thống kê mô tả thu được từ dữ liệu phân tích được trình bày bằng bảng tần số, trong khi kết quả phân tích định lượng được trình bày bằng bảng hồi quy và tương quan. Các kết quả nghiên cứu cho thấy lĩnh vực ngân hàng có được hiệu quả tài chính mạnh mẽ một phần nhờ thực hiện và duy trì KSNB hiệu quả. Sự tồn tại của KSNB hiệu quả được quy cho môi trường có quy định và cấu trúc cao trong lĩnh vực ngân hàng. Nghiên cứu khuyến nghị các ngân hàng nên thực hiện và duy trì hiệu quả các biện pháp KSNB do tính chất rủi ro của ngành ngân hàng. Một số nghiên cứu liên quan về HTKSNB các doanh nghiệp bán lẻ: Nghiên cứu của Anthony Wood and Natalya Brathwaite Năm 2013 với đề tài “ Kiểm soát nội bộ trong lĩnh vực bán lẻ: Một trường hợp nghiên cứu Siêu thị hàng đầu ở Barbados”.
  • 21. Mục đích của nghiên cứu này là để kiểm tra sự đầy đủ của các hoạt động kiểm soát nội bộ tại siêu thị hàng đầu Barbados liên quan đến hoạt động tiền mặt của công ty, phát hiện và ngăn chặn lừa đảo. Phương pháp nghiên cứu: bài nghiên cứu mô tả và minh họa các quy trình kiểm soát nội bộ đối với tiền mặt tại siêu thị bằng cách quan sát và so sánh thông tin thực tế với thông tin hoặc tài liệu trước đó. Sau đó, tìm cách xác định xem các quy trình kiểm soát nội bộ được sử dụng trong doanh nghiệp có hiệu quả trong việc bảo vệ tiền mặt hay không, phát hiện và ngăn chặn gian lận. Thông tin được lấy thông qua bảng câu hỏi được thiết kế sẵn sau khi tham khảo ý kiến kế toán trưởng vào tháng 3 năm 2012. Bảng câu hỏi có 30 câu bao gồm các khía cạnh chính của kiểm soát nội bộ bao gồm môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, giám sát, thông tin và truyền thông, và các hoạt động kiểm soát. Kết quả nghiên cứu: cho thấy các quy trình kiểm soát nội bộ được sử dụng trong doanh nghiệp có hiệu quả trong việc bảo vệ tiền mặt, phát hiện và ngăn chặn gian lận. Tuy nhiên, hành vi không mong muốn của khách hàng, nhân viên hoặc quản lý trong môi trường mà kiểm soát nội bộ có thể bị che giấu hoặc dễ dàng bỏ qua sẽ làm tăng đáng kể tỷ lệ gian lận trong bất kỳ công ty nào hoạt động trong lĩnh vực siêu thị. Do đó, với khả năng gian lận làm suy yếu khả năng sinh lời và khả năng tồn tại của các doanh nghiệp, điều cực kỳ quan trọng là hệ thống kiểm soát nội bộ phải hoàn thiện, được tất cả nhân viên công ty tôn trọng và áp dụng cẩn thận để đảm bảo hiệu quả tối đa. Nghiên cứu này đã nhấn mạnh sự cần thiết phải nghiên cứu thêm về gian lận trong lĩnh vực bán lẻ của Barbados. Hiểu rõ hơn về bản chất và mức độ của các hoạt động gian lận trong lĩnh vực này sẽ góp phần to lớn vào việc thiết kế các biện pháp phù hợp để đối phó dứt khoát với hành vi không mong muốn này. Nghiên cứu còn đưa ra giải pháp tăng cường HTKSNB là thiết lập cơ chế phạt, chương trình hỗ trợ nhân viên báo cáo gian lận, chương trình khen thưởng cho nhân viên có sự liêm chính về đạo đức như vậy sẽ thúc đầy tinh thần của nhân viên và mang lại cảm giác trung thành lớn hơn.
  • 22. Nghiên cứu của Diana Cathy Gichana và cộng sự Năm 2016 với đề tài: “ Tác động của KSNB đến lợi nhuận ở các Siêu thị ở Kenya: Một trường hợp siêu thị tại thị trấn Kisii, Kenya” Mục đích của nghiên cứu là đánh giá hiệu quả của kiểm soát nội bộ đối với lợi nhuận của các siêu thị ở Kenya. Mô hình nghiên cứu: có 3 biến độc lập là giữ sổ sách, phê duyệt giao dịch và quy trình mua sắm. Biến phụ thuộc là lợi nhuận của siêu thị. Phương pháp: Nghiên cứu sử dụng nghiên cứu mô tả. Mẫu của nghiên cứu là 255 nhân viên của các siêu thị ở thị trấn Kisii bao gồm; Siêu thị Oshwal, Nakumatt, Uchumi, Tuskys và Kisii Matt, Naivas, và siêu thị Shiviling. Dữ liệu được thu thập thông qua bảng câu hỏi được thiết kế sẵn. Dữ liệu sau đó sẽ được xử lý định lượng phân tích tương quan, hồi quy. Kết quả: Nghiên cứu này kết luận rằng có mối quan hệ tương đối được chấp nhận giữa các thủ tục giữ sổ sách với lợi nhuận. Tài trợ tiền mặt để mua sắm phụ thuộc vào hiệu quả và dữ liệu chính xác trong việc giữ sổ sách trong thanh toán. Nhiều thủ tục mua sắm đã giúp đánh giá và cải thiện tính hiệu quả của lợi nhuận. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng việc phê duyệt các giao dịch cần thiết cho kiểm soát nội bộ tác động lên các siêu thị có lợi nhuận trong thị trấn Kisii để thiết lập thủ tục giữ sổ sách, quy trình ứng dụng và mua sắm để nâng cao hiệu suất của siêu thị. Do đó, có mối quan hệ giữa các thủ tục kiểm soát nội bộ và lợi nhuận. Nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng việc tài trợ tiền mặt để mua sắm kết thúc hiệu quả và lưu giữ dữ liệu chính xác trong sổ sách. Nhiều thủ tục mua sắm đã giúp đánh giá và nâng cao hiệu quả của lợi nhuận. Nghiên cứu của Roselyn N. Gitau Năm 2018 với đề tài “ Tác động của thực hành KSNB đến hiệu quả tài chính của chuỗi các siêu thị tại Trung tâm thương mại Nairobi ”. Mục đích nghiên cứu: xem xét thực hành kiểm soát nội bộ có giúp tăng hiệu quả tài chính của các chuỗi bán lẻ siêu thị ở khu trung tâm thương mại Nairobi.
  • 23. Mô hình nghiên cứu: Có 4 biến độc lập là: Thực hành đánh giá rủi ro tín dụng, Thực hành kiểm soát mua sắm, Thực hành kiểm tra nội bộ, Thực hành phân chia nhiệm vụ. Biến độc lập là hiệu quả tài chính của chuỗi các siêu thị. Phương pháp nghiên cứu : Nghiên cứu đã sử dụng một cuộc khảo sát mô tả với 54 siêu thị bán lẻ chính ở khu trung tâm thương mại. Thu thập dữ liệu liên quan đến việc sử dụng bảng câu hỏi trong đó nguồn dữ liệu chính đã được kiểm tra về tính hợp lệ và độ tin cậy. Dữ liệu được phân tích bằng phân tích định lượng và sau đó phân tích mô tả. Kết quả nghiên cứu: Nghiên cứu cho thấy hiệu suất tài chính trung bình của các chuỗi siêu thị ở khu trung tâm thương mại Nairobi là vừa phải. Có tác động tích cực vừa phải của thực hành đánh giá rủi ro tín dụng đối với hiệu quả tài chính của chuỗi siêu thị ở khu trung tâm thương mại Nairobi, thực hành kiểm soát mua sắm hiệu quả ảnh hưởng lớn đến hiệu quả tài chính của chuỗi siêu thị ở khu trung tâm thương mại Nairobi, áp dụng các biện pháp kiểm tra nội bộ phù hợp ảnh hưởng lớn đến hiệu quả tài chính của các chuỗi siêu thị ở khu thương mại trung tâm Nairobi một cách tích cực và thực hành phân chia nhiệm vụ có tác động tích cực lớn đến hiệu quả tài chính của các chuỗi siêu thị ở khu thương mại trung tâm Nairobi. Nghiên cứu cho thấy 49,17% thay đổi trong hoạt động tài chính của các chuỗi siêu thị ở khu trung tâm thương mại Nairobi được giải thích bởi thực hành đánh giá rủi ro tín dụng, thực hành kiểm soát mua sắm, thực hành kiểm tra nội bộ và thực hành phân chia nhiệm vụ. Nghiên cứu khuyến nghị rằng các chuỗi siêu thị ở khu trung tâm thương mại Nairobi nên xem xét thực tiễn đánh giá rủi ro tín dụng của họ trong môi trường bán lẻ năng động, xây dựng và thực hiện chính sách mua sắm đã được xem xét, đánh giá và sử dụng các biện pháp kiểm tra nội bộ, và cuối cùng, việc thực hiện phân chia nhiệm vụ nên được các chuỗi siêu thị ở trung tâm Nairobi sử dụng tích cực. 1.2 Các nghiên cứu trong nước Các nghiên cứu có liên quan về ảnh hưởng của HTKSNB đến HQHĐ: Nghiên cứu của Vương Thị Khánh Chi (2017) với đề tài “ Đánh giá tác động của các nhân tố cấu thành HTKSNB đến HQHĐ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa
  • 24. trên địa bàn Tỉnh Lâm Đồng”, luận văn thạc sĩ trường Đại học Kinh tế TP HCM. Luận văn dựa trên Coso 2013 nghiên cứu ảnh hưởng của 5 nhân tố MTKS, ĐGRR, HĐKS, TTTT, GS đến HQHĐ doanh nghiệp. HQHĐ dựa trên 2 chỉ tiêu tài chính là ROA, ROE. Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu kết hợp định tính và định lượng. Tác giả đã khảo sát 160 mẫu từ các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh Lâm Đồng, sử dụng phần mềm SPSS 20 phân tích và kết luận 5 nhân tố đều ảnh hưởng đến HQHĐ. Tác giả đã đề ra một số kiến nghị hàm ý quản trị nhằm hoàn hiện HTKSNB góp phần nâng cao HQHĐ cho các doanh nghiệp. Hạn chế của đề tài là phạm vi mẫu chưa đủ lớn để đại diện cho tất cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở tỉnh Lâm Đồng, nghiên cứu chỉ mới tập trung nghiên cứu tác động của HTKSNB đến mục tiêu hiệu quả chưa đề cập đến các mục tiêu khác. Nghiên cứu của Võ Thu Phụng (2017) với đề tài “ Tác động của các nhân tố cấu thành HTKSNB đến HQHĐ của Tập đoàn điện lực Việt Nam”, luận án Tiến sĩ tại trường Đại học Kinh Tế TP.HCM. Nghiên cứu này đặt ra vấn đề đối với các doanh nghiệp nhà nước, cụ thể là Tập đoàn điện lực Việt Nam trong những năm qua đã hoạt động kém hiệu quả, chưa thể hiện được đúng vai trò là công cụ để điều tiết nền kinh tế vĩ mô vì chưa hoàn thiện và thiết lập được một HTKSNB hiệu quả. Bài nghiên cứu trên xây dựng một khung KSNB bao gồm 5 thành phần chính theo hướng dẫn của báo cáo COSO 2013 trong đó bao gồm 10 nhân tố và 49 biến quan sát tác động đến hiệu quả hoạt động của tập đoàn Điện lực Việt Nam bao gồm: MTKS, ĐGRR, HĐKS, TTTT, GS. Nghiên cứu sử dụng phương pháp hỗn hợp: định tính kết hợp định lượng. Kiểm định bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất với mô hình từng bước được sử dụng qua phần mềm xử lý thống kê SPSS. Kết quả nghiên cứu đã khám phá ra 20 yếu tố mới, kết hợp với 29 yếu tố theo COSO 2013 từ đó hình thành nên một bộ thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến HQHĐ của tập đoàn điện lực Việt Nam. Biến phụ thuộc HQHĐ tại tập đoàn điện lực được đo lường qua các nhân tố sau: Tài sản được sử dụng một cách tối ưu; Sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu hiệu quả; Có chính sách nâng cao lợi nhuận; Có chính sách sử dụng và tối ưu hóa nguồn lực.
  • 25. Nghiên cứu của Nguyễn Hải Dương (2018) với đề tài: “Ảnh hưởng của HTKSNB và CNTT đến hiệu quả quản lý nguồn thu của các bệnh viện công lập trực thuộc Sở y tế TP HCM”, luận văn thạc sĩ Trường đại học kinh tế TP HCM. Luận văn sử dụng báo cáo INTOSAI GOV 9100 để phân tích ảnh hưởng của 6 biến độc lập là MTKS, ĐGRR, HĐKS, TTTT, GS, CNTT đến biến phụ thuộc là hiệu quả quản lý nguồn thu bệnh viện. Luận văn sử dụng 40 biến quan sát đại diện cho biến độc lập. Hiệu quả quản lý nguồn thu được đo lường bằng 6 biến quan sát là thông tin kế toán, báo cáo tài chính bệnh viện chính xác và đáng tin cậy; Các khoản thu của người bệnh luôn rõ ràng, minh bạch và công khai; Hoạt động quản lý nguồn thu bệnh viện tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan; Bộ phận kiểm soát giám sát hiệu quả hạn chế thất thoát nguồn thu bệnh viện; Các khoản thu mỗi ngày đều được nộp kịp thời, đầy đủ cho thủ quỹ hoặc ngân hàng của bệnh viện; Mọi khoản thu đều được đối chiếu chính xác giữa sổ sách kế toán với số tiền thực nộp. Tác giả sử dụng nghiên cứu định tính và định lượng với số mẫu khảo sát định lượng là 235 chuyên viên có kiến thức và chuyên môn đang công tác tại phòng tài chính kế toán các bệnh viện. Kết quả kiểm định mô hình lý thuyết kết luận cả 6 nhân tố trên đều ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nguồn thu của bệnh viện. Hạn chế của đề tài là phạm vi nghiên cứu chỉ giới hạn trong các bệnh viện công lập trực thuộc Sở y tế TP HCM, chưa nghiên cứu được nội dung rộng hơn là hiệu quả quản lý tài chính bệnh viện, theo kết quả phân tích thì các nhân tố của đề tài chỉ mới giải thích 66,2% còn 33,8% là do các nhân tố ngoài chưa được xem xét đến. 1.3 Nhận xét về các đề tài đã nghiên cứu và xác định khe hổng nghiên cứu Nghiên cứu KSNB có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước. Các nghiên cứu ban đầu là hoàn thiện HTKSNB của từng doanh nghiệp. Sau đó nghiên cứu ảnh hưởng của từng nhân tố cũng như ảnh hưởng tổng hòa các nhân tố đến tính hữu hiệu của HTKSNB với từng doanh nghiệp cụ thể hoặc với từng ngành kinh doanh khác nhau. Cũng có nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố HTKSNB tới HQHĐ từng doanh nghiệp, từng ngành với những thang đo định tính, định lượng khác nhau.
  • 26. Hiện nay ngành kinh doanh bán lẻ đặc biệt là siêu thị, TTTM rất hấp dẫn thu hút nhiều nhà đầu tư. Đây là loại hình kinh doanh hiện đại mang lại lợi nhuận nhiều cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, quản lý hoạt động siêu thị để đem lại kết quả kinh doanh tốt là không dễ. Thực tế trên thị trường một số nhà đầu tư lớn đã nhượng lại hệ thống cửa hàng rút khỏi thị trường như Metro, Maximax, Ocean Mart, Fivimart thay vào đó là chuỗi các thương hiệu mới gia nhập thị trường nổi tiếng như Vinmart, Aeon, Mega Market. Thiết nghĩ để đạt được kết quả kinh doanh tốt các siêu thị, TTTM một phần quan trọng là chú trọng đến HTKSNB. Vì vậy, tác giả chọn nghiên cứu “ Tác động của các nhân tố cấu thành HTKSNB ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động các siêu thị, trung tâm thương mại”. TP HCM là đầu tàu kinh tế của cả nước, nơi tập trung số lượng siêu thị, TTTM lớn nhất cả nước với 259 siêu thị, TTTT theo thống kê năm 2017. TP HCM là trụ sở làm việc chính của hầu hết các ST, TTTM. Chọn mẫu nghiên cứu là các ST, TTTT tại TP HCM sẽ khảo sát được nhiều doanh nghiệp, kết quả nghiên cứu sẽ mang tính chính xác cao hơn. Như vậy, có nhiều đề tài nghiên cứu về HTKSNB nhưng chưa có đề tài nào nghiên cứu về tác động các nhân tố HTKSNB đến HQHĐ các siêu thị, TTTM nên tác giả chọn đề tài “ Tác động của các nhân tố cấu thành HTKSNB ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động các siêu thị, trung tâm thương mại tại TP HCM” làm đề tài nghiên cứu.
  • 27. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Nội dung chính của chương là tổng kết các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về HTKSNB nói chung và ảnh hưởng của HTKSNB đến KQHĐ của các doanh nghiệp. Tác giả chú trọng đến các đề tài đã phân tích ảnh hưởng của HTKSNB đến sự hữu hiệu, đến HQHĐ của từng doanh nghiệp, của từng ngành kinh doanh khác nhau. Với mỗi đề tài tác giả tìm hiều những gì các nhà nghiên cứu trước đã làm, mô hình, phương pháp, kết quả nghiên cứu, ưu điểm và hạn chế của đề tài. Sau khi khảo cứu các đề tài trong và ngoài nước tác giả nhận thấy vẫn còn khe hổng nghiên cứu là chưa nghiên cứu về HTKSNB của mô hình kinh doanh siêu thị, TTTM. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các siêu thị, TTTM được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Nghiên cứu về HTKSNB có ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của siêu thị, TTTM có tính mới và có ý nghĩa lý luận cũng như ý nghĩa thực tế rất lớn. Vì vậy, tác giả đã chọn đề tài “ Tác động của các nhân tố cấu thành HTKSNB ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động các siêu thị, trung tâm thương mại tại TP HCM”.
  • 28. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ 2.1 Tổng quan về kiểm soát nội bộ 2.1.1 Khái niệm và bản chất chung về KSNB Theo COSO “ KSNB là một quá trình, chịu ảnh hưởng bởi Hội đồng quản trị, người quản lý và các nhân viên của đơn vị, được thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm đạt được các mục tiêu về hoạt động, báo cáo tài chính và tuân thủ”. Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 315 thì KSNB là quy trình do chủ doanh nghiệp và người có kinh nghiệm thiết kế, thực hiện và duy trì để đạt được mục tiêu của đơn vị trong việc đảm bảo độ tin cậy của BCTC, đảm bảo hiệu quả, hiệu suất hoạt động, tuân thủ luật pháp và các quy định có liên quan. Luật Kế toán 2015 cho rằng “KSNB là việc thiết lập và tổ chức thực hiện trong nội bộ đơn vị kế toán các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ phù hợp với quy định của pháp luật nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra”. Như vậy, có nhiều định nghĩa liên quan đến HTKSNB do cách nhìn nhận và quan điểm về HTKSNB theo nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, một HTKSNB nào cũng đều có những đặc điểm chung như sau: Hệ thống KSNB không phải là thủ tục, chính sách, được thực hiện ở một vài thời điểm nhất định trong quá trình hoạt động của đơn vị mà nó là một quá trình hoạt động xuyên suốt và được vận hành ở tất cả các cấp trong toàn đơn vị. Tất cả các nhân viên đều phải tham gia vào hoạt động KSNB. Nhà lãnh đạo chịu trách nhiệm cho việc xây dựng một HTKSNB thích hợp với đặc điểm và văn hóa môi trường của đơn vị. KSNB cung cấp một sự đảm bảo hợp lý chứ không đảm bảo tuyệt đối rủi ro liên quan sẽ không bao giờ xảy ra.
  • 29. 2.1.2 Báo cáo của COSO 2013 Báo cáo COSO được ban hành bởi Ủy ban của các tổ chức tài trợ cho Ủy ban Treadway bao gồm 5 tổ chức ban hành lần đầu tiên vào năm 1992. Sau 21 năm, môi trường kinh doanh đã có những thay đổi rất lớn, công nghệ thông tin phát triển chóng mặt, Ủy ban COSO phải tiến hành cập nhật phiên bản mới là COSO 2013. Theo COSO 2013, HTKSNB bao gồm ba thành phần: Phần 1: Tóm tắt dành cho người điều hành Trình bày những nội dung tổng quát về KSNB, giúp cho các nhà quản lý cao cấp, giám đốc điều hành có thể nắm bắt những nội dung chung nhất, cơ bản nhất về KSNB. Phần 2: Khuôn mẫu của KSNB Trình bày chi tiết khuôn mẫu của KSNB bao gồm các định nghĩa về KSNB, các nhân tố hợp thành của KSNB và các tiêu chuẩn để giúp Ban giám đốc, Nhà quản lý các cấp và các đối tượng khác nghiên cứu để thiết kế, vận hành hay để đánh giá HTKSNB. Phần 3: Công cụ đánh giá HTKSNB Phần này cung cấp các mẫu biểu và các ví dụ thực tế để hỗ trợ nhà quản lý trong việc áp dụng khuôn mẫu KSNB đặc biệt khi đánh giá sự hữu hiệu của HTKSNB. Ngoài ra, Coso còn ban hành thêm sổ tay về KSNB cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính cho bên ngoài. Khuôn mẫu của KSNB theo Báo cáo COSO 2013: Theo khuôn mẫu KSNB của Báo cáo COSO 2013, hệ thống KSNB bao gổm 5 thành phần sau: 1. Môi trường kiểm soát MTKS được biểu hiện bằng cơ cấu tổ chức, chuẩn mực, quy trình trong đó hướng dẫn mọi nhân viên trong doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm và ra quyết định. MTKS là nền tảng của HTKSNB, ảnh hưởng đến mọi hoạt động của doanh nghiệp.
  • 30. Có 5 nguyên tắc liên quan đến MTKS bao gồm Cam kết về sự trung thực và tuân thủ các giá trị đạo đức: tất cả những nhân viên có liên quan đến các quá trình kiểm soát phải trung thực và tôn trọng các giá trị đạo đức. Nhà quản lý cấp cao phải xây dựng các chuẩn mực đạo đức trong đơn vị. Nhà quản lý là tấm gương về việc tuân thủ các chuẩn mực đạo đức và truyền đạt đến mọi nhân viên bằng hình thức thích hợp. Chịu trách nhiệm giám sát: HĐQT phải chứng tỏ sự độc lập với người quản lý và đảm nhiệm chức năng giám sát việc thiết kế và vận hành HTKSNB. Các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán phải có HĐQT và Ủy ban kiểm toán. Ủy ban kiểm toán không tham gia vào việc điều hành, chỉ thực hiện việc giám sát sự tuân thủ pháp luật, lập BCTC, giữ sự độc lập của bộ phận kiểm toán nội bộ. Các nhân tố được xem xét để đánh giá sự hữu hiệu của HĐQT hoặc Ủy ban kiểm toán gồm mức độ độc lập, kinh nghiệp và uy tín của các thành viên, mối quan hệ của họ với bộ phận kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập. Thiết lập cơ cấu quyền hạn và trách nhiệm: Nhà quản lý dưới sự giám sát của HĐQT cần thiết lập cơ cấu tổ chức, các loại báo cáo, phân định trách nhiệm, quyền hạn nhằm đạt mục tiêu của đơn vị. Đây là phần mở rộng của cơ cấu tổ chức, cụ thể hóa từng thành viên trong đơn vị có trách nghiệm và quyền hạn gì. Tổ chức thường cụ thể hóa bằng văn bản đó là bản mô tả công việc và truyền thông tới toàn thể nhân viên. Sử dụng nhân viên có năng lực và có chính sách phát triển nguồn nhân lực: Các chính sách nhân sự về tuyển dụng, bổ nhiệm, đánh giá, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật, sa thải phải được cụ thể hóa chi tiết bằng văn bản. Con người là chủ thể trong mọi hoạt động của tổ chức, là yếu tố quan trong nhất trong bất cứ hoạt động nào kể cả hoạt động kiểm soát. Nếu đội ngũ nhân viên, lực lượng lao động trong đơn vị có năng lực, đáng tin cậy thì có quá trình kiểm soát khác có thể không cần thiết nhưng vẫn đảm bảo hoạt động tốt và BCTC có cơ sở tin cậy. Nhưng nếu lực lượng nhân viên yếu kém về năng lực và không trung thực thì đù có tồn tại nhiều quá trình kiểm soát thì cũng không thể đảm bảo rằng hệ thống kiểm soát ấy là có hiệu quả. Ngay khi con người có năng lực và trung thực
  • 31. nhưng khi các vấn đề về cá nhân không được thỏa mãn thì họ có thể sinh ra chán nản và có thể làm rối loạn trong việc thực thi công việc của họ cũng như việc thực hiện các mục tiêu của đơn vị. Vì tầm quan trọng của con người trong các hoạt động của tổ chức nên một chính sách nhân sự được xem là hợp lý khi những chính sách ấy được quy định rõ ràng và khuyến khích các phẩm chất về năng lực và trung thực của đội ngũ nhân viên và người lao động. Yêu cầu cá nhân báo cáo và chịu trách nhiệm: Đơn vị yêu cầu các cá nhân chịu trách nhiệm báo cáo về trách nhiệm của họ trong việc đáp ứng các mục tiêu của tổ chức. 2. Đánh giá rủi ro Môi trường kinh doanh luôn thay đổi do đó doanh nghiệp có thể gặp phải những rủi ro phát sinh và khó có thể kiểm soát được tất cả. Nhà quản lý phải cố gắng đảm bảo rủi ro ở trong mức chấp nhận được nếu không thể kiểm soát được tất cả. Để làm được việc này nhà quản trị cần nhận diện mục tiêu của đơn vị, sau đó nhận dạng, phân tích rủi ro từ đó so sánh giữa rủi ro có thể xảy ra với mục tiêu để điều chỉnh, quản trị rủi ro. Có 4 nguyên tắc liên quan đến đánh giá rủi ro bao gồm: Xác định các mục tiêu có liên quan : Mục tiêu là nền tảng cho việc quyết định các rủi ro nên được quản lý như thế nào. Nhà quản lý cấp cao dựa vào mục tiêu chung của đơn vị đã được thiết lập để cụ thể hóa thành các mục tiêu cụ thể và phổ biến cho tất cả nhân viên để có thể nhận dạng được rủi ro. Nhận diện và phân tích rủi ro: có thể sử dụng các phương pháp như sau phân tích các dữ liệu quá khứ, sử dụng các phương thức dự báo, thường xuyên rà soát các hoạt động. Rủi ro có thể xảy ra từ môi trường bên ngoài đơn vị như nhu cầu khách hàng thay đổi, đối thủ cạnh tranh thay đổi phương thức kinh doanh và cải tiến sản phẩm, sự thay đổi chính sách của nhà nước về thuế, về quy trình, quy định. Rủi ro có thể xảy ra bên trong đơn vị như nhân viên gian lận (kế toán ghi nhận thiếu giao dịch, nhân viên lấy trộm hàng hóa, nhân viên đổi hàng hóa bán ra), hệ thống sản xuất bị hư hỏng, hàng hóa hư hỏng không rõ nguyên nhân.
  • 32. Đánh giá nguy cơ gian lận: bao gồm ước lượng khả năng có thể ảnh hưởng của rủi ro đến mục tiêu đơn vị, xem xét khả năng có thể xảy ra, biện pháp có thể sử dụng để ứng phó nếu rủi ro xảy ra. Đơn vị nên khuyến khích nhân viên tham gia vào quá trình phát hiện rủi ro vì họ là người trực tiếp thực hiện công việc nên là người am hiểu nhất. Nhận diện và phân tích những thay đổi đáng kể: Đơn vị xác định và đánh giá những thay đổi của môi trường ảnh hưởng đến HTKSNB. Các thay đổi bao gồm thay đổi từ môi trường bên ngoài ( kinh tế, chính trị, xã hội,...) hay thay đổi cách thức kinh doanh, quản lý, thái độ và triết lý của người quản lý. 3. Hoạt động kiểm soát HĐKS là các hành động cần thiết để đảm bảo các chỉ thị đối phó với rủi ro đe dọa đến mục tiêu của đơn vị được thực hiện. HĐKS tồn tại ở mọi bộ phận, mọi cấp độ, không thể tách rời trong các tác nghiệp hàng ngày của đơn vị. HĐKS bao gồm chính sách kiểm soát và thủ tục kiểm soát. Xét về mục đích, HĐKS chia thành kiểm soát phòng ngừa và kiểm soát phát hiện. Kiểm soát phòng ngừa thực hiện trước khi hành động đó được thực hiện nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu khả năng xảy ra nhầm lẫn, gian lận trong đơn vị. Kiểm soát phát hiện được thực hiện sau khi hoạt động đã xảy ra nhằm phát hiện nhầm lẫn, gian lận. Có 3 nguyên tắc liên quan đến hoạt động kiểm soát bao gồm: Các hoạt động kiểm soát được thiết lập trên cơ sở chọn lọc phù hợp: tổ chức phải lựa chọn, thiết lập các hoạt động kiểm soát để góp phần hạn chế các rủi ro giúp đơn vị đạt mục tiêu trong giới hạn chấp nhận được Thiết lập kiểm soát chung và sử dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kiểm soát: Tổ chức lựa chọn và phát triển hoạt động kiểm soát chung với công nghệ hiện đại để hỗ trợ sự thành công cho việc đạt được các mục tiêu của tổ chức. Triển khai tuân thủ nghiêm ngặt các chính sách, thủ tục, quy định: Tổ chức triển khai các hoạt động kiểm soát thông qua nội dung các chính sách đã được thiết lập và triển khai thành các thủ tục.
  • 33. 4. Hệ thống thông tin và truyền thông Hệ thống TTTT là điều kiện bắt buộc cho việc thiết lập, duy trì, nâng cao năng lực kiểm soát của đơn vị. Thông tin: cần thiết cho mọi cấp của tổ chức vì giúp cho đạt được các mục tiêu kiểm soát khác nhau. Thông tin được cung cấp thông qua hệ thống thông tin, tốt nhất là được xử lý trên hệ thống máy tính. TT cung cấp phải chính xác, kịp thời, đầy đủ, bảo mật. Thông tin cần: thường xuyên cập nhật cho lãnh đạo những tin quan trọng, đảm bảo mọi nhân viên đều hiểu về kênh thông tin của đơn vị, thiết lập kênh thông tin nóng cho phép nhân viên có thể báo hành vi bất thường bất cứ lúc nào, cài đặt bảo mật thông tin. Trong các thông tin của đơn vị thông tin kế toán là quan trọng nhất vì vậy cần được ghi chép và bảo mật cẩn thận. Truyền thông: là một phần của hệ thống thông tin nhưng được nêu ra để nhấn mạnh vai trò của việc truyền đạt thông tin. Kênh thông tin nội bộ giúp mọi nhân viên hiểu rõ công việc của mình, tiếp nhận đầy đủ và chính xác các thông tin cần thiết, hiểu rõ mối quan hệ với các nhân viên khác, biết cách truyền thông đúng trình tự. Kênh thông tin bên ngoài từ nhà cung cấp, đối thủ, ngân hàng, khách hàng cũng phải được tiếp nhận và ghi nhận một cách đầy đủ và trung thực, nhờ đó đơn vị mới có thể có những phản ứng kịp thời. Theo báo cáo COSO 2013, có ba nguyên tắc liên quan đến thông tin và truyền thông của doanh nghiệp: Thu thập hay tự tạo thông tin thích hợp, kịp thời có chất lượng: tổ chức thu thập, truyền đạt và sử dụng thông tin thích hợp, có chất lượng để hỗ trợ những bộ phận khác thuộc HTKSNB. Cần truyền thông nội bộ kịp thời và đúng đối tượng: Tổ chức cần truyền đạt trong nội bộ những thông tin cần thiết nhằm hỗ trợ chức năng kiểm soát.
  • 34. Truyền thông bên ngoài các thông tin cần thiết: Tổ chức cần truyền đạt cho các bên liên quan, các đối tượng bên ngoài những vấn đề liên quan đến hoạt động KSNB như cổ đông, chủ sở hữu, khách hàng, nhà cung cấp. 5. Giám sát Giám sát là quá trình người quản lý đánh giá chất lượng của HTKSNB. Chức năng GS là phải xác định KSNB có vận hành đúng thiết kế hay không và có cần phải sửa đổi hay không. Giám sát có hai cách là giám sát thường xuyên và giám sát định kỳ. Giám sát thường xuyên: được thực hiện liên tục hàng ngày đối với mọi hoạt động. Nhà quản lý xem xét các hoạt động, các báo cáo hoạt động để phát hiện các biến động bất thường trong nội bộ. Nhà quản lý cũng có thể tiếp nhận ý kiến đóng góp của khách hàng, nhà cung cấp để kiểm tra, giám sát lại hoạt động của nhân viên. Giám sát định kỳ: được thực hiện qua chương trình đánh giá nội bộ định kỳ, kiểm toán nội bộ định kỳ hay kiểm toán độc lập bên ngoài. Có hai nguyên tắc liên quan đến hoạt động giám sát: Tiến hành đánh giá thường xuyên liên tục hoặc định kỳ: Đơn vị phải lựa chon, triển khai và thực hiện việc đánh giá liên tục hoặc định kỳ để biết chắc rằng liệu những bộ phận của HTKSNB có hiện hữu và đang vận hành đúng. Thông báo các khiếm khuyết cho các đối tượng có liên quan: Đơn vị phải đánh giá và thông báo những yếu kém của HTKSNB kịp thời cho các đối tượng có trách nhiệm bao gồm nhà quản lý và hội đồng quản trị để có những biện pháp khắc phục. 2.1.3 Lợi ích và hạn chế của hệ thống KSNB Lợi ích: Tạo lập cơ chế kỷ cương, đảm bảo mọi nhân viên tuân thủ nội quy, quy trình, quy định hoạt động của đơn vị cũng như các quy định của luật pháp. Đảm bảo sử dụng tối ưu các nguồn lực, hoạt động hiệu quả để đạt được mục tiêu. Bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư, cổ đông.
  • 35. Nhận biết, phân tích, giảm bớt nguy cơ gặp phải rủi ro tiềm ẩn, sự kiện bất lợi. Đảm bảo tính chính xác của các số liệu kế toán và BCTC, tuân thủ theo đúng quy định của luật pháp. Hạn chế HTKSNB ngay cả khi có thể xây dựng một hệ thống hoàn hảo về cấu trúc, tính hữu hiệu thật sự của nó vẫn phụ thuộc vào nhân tố con người, phụ thuộc vào năng lực và phẩm chất của lực lượng nhân sự… HTKSNB chỉ có thể hỗ trợ cho đơn vị giảm thiểu những rủi ro phát sinh trong quá trình hoạt động, vì nó luôn tồn tại những hạn chế tiềm tàng sau: HTKSNB phụ thuộc bởi yếu tố con người, do đó nó có nhiều sai sót trong việc thiết kế, sai sót trong phán đoán, đánh giá hay ước lượng, sự bất cẩn, vô ý, đãng trí, không hiểu hay hiểu không đúng sự hướng dẫn của cấp trên. Khả năng gian lận, che giấu của nhân viên thông qua sự thông đồng với nhau hay với các đối tượng bên ngoài đơn vị. Sự lạm dụng quyền lực chức vụ trong tổ chức nhằm phục vụ cho mục đích cá nhân. Việc thay đổi các chính sách, chương trình của chính phủ, điều kiện kinh tế thường nằm ngoài tầm kiểm soát của quản lý do đó các rủi ro luôn thay đổi liên tục, quá trình xác định rủi ro là một quá trình lặp đi lặp lại do đó HTKSNB của đơn vị cũng phải thay đổi để ứng phó với những rủi ro này. Điều này dẫn đến chi phí của vận hành KSNB tăng cao. Thiết kế HTKSNB đối mặt với giới hạn nguồn tài nguyên. Yêu cầu là chi phí bỏ ra không được vượt quá lợi ích mang lại.
  • 36. 2.2 Tổng quan về thị trường bán lẻ 2.2.1 Khái niệm và các loại hình bán lẻ Khái niệm Theo khoản 8, điều 3 nghị định 23/2007/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2007 quy định chi tiết luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến hoạt động mua bán hàng hóa có định nghĩa như sau : “Bán lẻ là hoạt động bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng. Bán lẻ liên quan đến quá trình bán hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng cho khách hàng thông qua nhiều kênh phân phối để kiếm được lợi nhuận”. Theo Phillip Kotler có đưa ra định nghĩa về bán lẻ như sau: “Bán lẻ bao gồm các hoạt động liên quan đến bán hàng hóa hay dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng để họ sử dụng vào mục đích cá nhân, không mang tính thương mại.” Như vậy hoạt động bán lẻ có những đặc điểm chung như sau: bán trực tiếp đến tay người tiêu dùng cuối cùng, bán lẻ các loại hàng hóa và dịch vụ, người tiêu dùng mua với mục đích phục vụ cho nhu cầu cá nhân, không dùng để kinh doanh (thương mại), bán lẻ là giai đoạn cuối cùng trong khâu lưu thông hàng hóa đến với người tiêu dùng. Các loại hình bán lẻ: Hiện nay, loại hình bán lẻ cũng phát triển vô cùng đa dạng và phong phú. Tùy vào các tiêu chí khác nhau mà người ta phân loại như sau: Theo quy mô : Cơ sở bán lẻ lớn, vừa, nhỏ. Theo chủ thể tham gia thị trường: Doanh nghiệp bán lẻ, hợp tác xã bán lẻ, hộ cá thể. Theo cách thức bán hàng: bán lẻ tại cửa hàng, bán lẻ không qua cửa hàng, bán lẻ dịch vụ. Hình thức bán lẻ tại cửa hàng: Theo loại hình này, các cá thể kinh doanh có một địa điểm kinh doanh cố định, người ta tổ chức trưng bày hàng hóa người tiêu dùng đến đây để mua và thanh toán trực tiếp. Hiện nay có các loại của hàng bán lẻ như sau:
  • 37. Chợ : Là loại hình bán lẻ truyền thống lâu đời. Chợ là nơi tập trung nhiều người bán lẻ và nhiều người tiêu dùng. Chợ được chia thành 3 hạng: hạng 1 có trên 400 điểm kinh doanh, hạng 2 có 200-400 điểm kinh doanh, hạng 3 có dưới 200 điểm kinh doanh. Siêu thị: là một loại hình bán lẻ hiện đại, được trang bị cơ sở vật chất hiện đại, loại hàng hóa phong phú, đa dạng, đảm bảo chất lượng. Giá cả tại siêu thị được niêm yết cố định của người kinh doanh, không biến động theo sự thương lượng của người mua và người bán. Siêu thị được chia thành 3 hạng: hạng 1 diện tích từ 5.000m2 trở lên danh mục từ 20.000 tên hàng trở lên, hạng 2 diện tích từ 2.000m2 trở lên, danh mục từ 10.000 tên hàng trở lên, hạng 3 diện tích từ 500m2 trở lên, danh mục từ 4.000 tên hàng trở lên. Trung tâm thương mại: là loại hình kinh doanh thương mại hiện đại, đa chức năng. TTTM bao gồm tổ hợp các cửa hàng, cơ sở hoạt động dịch vụ, văn phòng cho thuê, hội trường, phòng họp,... TTTM có trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh, phương thức kinh doanh phục vụ văn minh, thuận tiện. Cửa hàng bán lẻ độc lập : là loại hình truyền thống, tồn tại rất nhiều. Chủ sở hữu là là các cá nhân, hộ gia đình thường tổ chức ở ngay nhà chủ sở hữu, phục vụ cho khách hàng tiện lợi gần cửa hàng. Cửa hàng bán lẻ dạng hợp tác xã: chủ sở hữu là một nhóm người bán lẻ tự nguyện liên kết với nhau để cùng buôn bán, phân phối hàng hóa. Cửa hàng bách hóa: thường được xây dựng với quy mô lớn, số lượng hàng hóa cũng lớn, phong phú về chủng loại, mẫu mã, được bày bán ở các khu vực chuyên biệt riêng. Cửa hàng đại lý: thông thường bán 1 hoặc một vài mặt hàng đại diện của nhà sản xuất, lợi nhuận của cửa hàng là phần hoa hồng của nhà sản xuất trích ra, hoạt động độc lập với nhà sản xuất. Cửa hàng nhượng quyền thương mại: chủ sở hữu cửa hàng sẽ ký hợp đồng để được kinh doanh một loại hàng hóa dịch vụ nhất định từ nhà sản xuất. Các cửa hàng
  • 38. thường bỏ ra chi phí nhượng quyền khá lớn, thay vào đó sẽ nhận được sự tư vấn về quản lý, đào tạo nhân lực, quảng cáo từ đơn vị nhượng quyền. Cửa hàng chuyên doanh: các cửa hàng chỉ cung cấp một hay một nhóm hàng hóa hay chỉ phục vụ một nhóm người tiêu dùng. Ví dụ: cửa hàng quần áo, giày dép, hàng hải sản tươi sống, ,.. Cửa hàng kho: thuộc sở hữu của người sản xuất, cửa hàng nhằm bán và với thiệu sản phẩm của người sản xuất, giống như một kênh phân phối trực tiếp của nhà sản xuất đến người tiêu dùng. Bán lẻ không qua cửa hàng: theo đó các tổ chức và cá nhân bán lẻ không cần thiết phải có một địa điểm bán hàng cố định. Người ta có thể bán hàng tận nhà, bán hàng qua bưu điện, bán hàng qua mạng… Bán lẻ dịch vụ: Hàng hóa là dịch vụ chứ không phải là hàng hóa đơn thuần. Các loại hình bán lẻ hàng hóa dịch vụ như: cho thuê phòng ở, giặt là, cho thuê phương tiện,… 2.2.2 Đặc điểm hoạt động các ST, TTTM có ảnh hưởng đến HTKSNB Chức năng mua và bán là chức năng cơ bản của hoạt động bán lẻ so với các ngành kinh doanh khác. Chức năng mua là tìm kiếm, so sánh, đánh giá các loại hàng hóa, dịch vụ để đem về làm hàng hóa của mình. Chức năng bán là tiêu thụ, phân phối hàng hóa đến người tiêu dùng. Lợi nhuận của nhà bán lẻ là chênh lệch giữa giá mua và giá bán nên nhà bán lẻ sẽ tìm mọi cách để mua với giá rẻ và bán với giá cao. Vì vậy khi thiết kế HTKSNB của các siêu thị, trung tâm thương mại cần tập trung vào hai chức năng này, cần kiểm soát chức năng mua và bán. Hệ thống mua hàng: Các nhiệm vụ cơ bản của hệ thống mua hàng là thực hiện các thủ tục xuất, nhập chứng từ, hàng hóa; theo dõi hàng tồn kho tối thiểu; thực hiện thủ tục đặt hàng của kho; sắp xếp hàng hóa trong kho; đảm bảo tiêu chuẩn hàng hóa trong kho; tuân thủ quy định
  • 39. về phòng cháy chữa cháy và an toàn kho; báo cáo thống kê theo tháng, quý về tài liệu và thông tin các hàng hóa còn trong kho. Cơ cấu tổ chức và sự phân công trách nhiệm: hệ thống mua hàng gồm ba bộ phận chính có quan hệ tương đối độc lập trong quy trình xử lý công việc. Bộ phận mua bổ sung, sắp xếp hàng hóa và xử lý kỹ thuật: nhiệm vụ của bộ phận này là mua hàng hóa, nhập hàng hóa từ nhiều nguồn khác nhau sau đó liên hệ với bộ phận bán hàng để có danh sách các loại hàng hóa cần mua bổ sung. Bộ phận này còn có nhiệm vụ xử lý kỹ thuật với hàng hóa như đóng dấu, dán nhãn giá, làm hồ sơ cho các loại hàng hóa, đăng ký vào sổ tài liệu tài sản của doanh nghiệp nhập vào cơ sở dữ liệu. Bộ phận phân loại danh mục và xây dựng hoàn chỉnh cơ sở dữ liệu về hàng hóa: khi nhận được hàng hóa từ bộ phận mua hàng bộ phận này có nhiệm vụ phân loại hàng hóa và định ra từ khóa để phục vụ cho công tác tìm kiếm thông tin hàng hóa sau này. Bộ phận này còn có nhiệm vụ hoàn thiện quy trình cập nhật thông tin hàng hóa bằng cách đưa về kho, phân loại theo từng kho và nhập cơ sở dũ liệu đối với những trường cần bổ sung đối với từng mặt hàng. Bộ phận quản lý xuất kho và nhập kho hàng hóa: bộ phận này có trách nhiệm trực tiếp tiếp xúc với bộ phận bán hàng quản lý thông tin tình hình xuất hàng trong kho. Đối với những loại hàng hóa dễ vỡ, dễ hư hỏng cần được bảo quản cẩn thận thì bộ phận này cần có biện pháp quản lý đặc biệt. Đối với những mặt hàng sắp hết hạn bộ phận cần thông báo với bộ phận bán hàng để xử lý. Đối với những mặt hàng đã hết hạn thì cần thông báo lại với nhà cung cấp để đổi trả hàng theo điều kiện hợp đồng hai bên đã thỏa thuận. Hệ thống bán hàng: Hệ thống bán hàng có chức năng theo dõi các hoạt động bán hàng tại siêu thị về mặt doanh số, chủng loại. Bộ phận bán hàng bao gồm bộ phận bán hàng khách sỉ, bán hàng qua điện thoại, bán hàng trực tiếp tại quầy. Hệ thống nhân viên bán hàng phải luôn
  • 40. đạt chất lượng đảm bảo phục vụ khách hàng chất lượng cao hơn so với các cửa hàng tạp hóa và chợ truyền thống. 2.3 Hiệu quả hoạt động Có nhiều cách đánh giá và đo lường hiệu quả hoạt động. Cụ thể theo Hult và cộng sự (2008) hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp có thể đo lường thông qua hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh doanh và hiệu quả tổng hợp. Hiệu quả tài chính có thể đo lường thông qua các chỉ tiêu về lợi nhuận (ROA, ROI, ROE, ROS) hay lợi nhuận. Hiệu quả kinh doanh được đo lường thông qua các chỉ tiêu như thị phần; năng suất lao động; chất lượng hàng hóa, dịch vụ; mức độ thỏa mãn công việc của người lao động. Còn theo Whittington và Kurt (2001) HQHĐ có thể xác định thông qua các chỉ số: tốc độ tăng trưởng lợi nhuận, tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Theo Mawanda (2008), Nyakundi và cộng sự (2014), Zipporah (2015) hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được đo lường thông qua lợi nhuận, doanh thu, tỷ số tài chính, ROI, ROA. Như vậy, HQHĐ của doanh nghiệp là hệ thống đo lường quá trình thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp trong một giai đoạn bằng các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính. Để đo lường thông thường sẽ so sánh giữa kết quả đầu ra với đầu vào, khả năng sử dụng nguồn lực để đạt được mục tiêu. Qua đó giúp doanh nghiệp có thêm các thông tin để thực hiện mục tiêu quản trị. Các chỉ tiêu tài chính thường được sử dụng như đo lường doanh thu, lợi nhuận, tỷ lệ sinh lợi trên doanh thu ( ROS), tỷ lệ sinh lợi trên tổng tài sản ( ROA), đo lường khả năng sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE). Các chỉ tiêu phi tài chính thường được sử dụng như hiệu quả sử dụng nguồn lực, sự hài lòng của khách hàng (thị phần), sự hài lòng của nhân viên, mức đóng góp vào ngân sách nhà nước, khả năng phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, kinh tế địa phương, khả năng phát triển dân trí, xã hội. Với đề tài nghiên cứu này thì HQHĐ có thể được đo lường qua 5 tiêu chí sau: Thứ nhất, phân tích các tỷ số đo lường HQHĐ của tài sản để từ đó đánh giá được việc quản lý tài sản cũng như quản lý được mức đầu tư hợp lý vào tài sản doanh nghiệp.
  • 41. Thứ hai, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu nhằm phản ánh trình độ khai thác, sử dụng, quản lý nguồn vốn làm cho nguồn vốn sinh lời tối đa. Thứ ba, thước đo lợi nhuận phải áp dụng do dễ đo lường, dễ tính toán với doanh nghiệp hoạt động vì mục đích kinh doanh. Thứ tư, đánh giá sự hài lòng khách hàng là chỉ tiêu phi tài chính khi đánh giá hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Ngành bán lẻ phục vụ nhiều khách hàng tiêu dùng cuối cùng nên khách hàng phải hài lòng thì mới có những lần mua sắm tiếp theo và cũng là kênh truyền thông tốt để giới thiệu tới những khách hàng khác. Doanh nghiệp phải tìm hiểu nhu cầu và mong muốn của khách hàng từ đó bán những sản phẩm phù hợp và phải thường xuyên tiếp tục nghiên cứu đánh giá sự hài lòng của khách hàng để có những hành động phù hợp với nhu cầu khách hàng thường xuyên thay đổi. Như vậy, thang đo đánh giá việc doanh nghiệp có thường xuyên nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng là phù hợp để đánh giá hiệu quả hoạt động. Thứ năm, doanh nghiệp phải quản trị được mối liên kết giữa sản xuất và phân phối. Sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà cung cấp và nhà phân phối là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của chuỗi cung ứng sản phẩm. Những chủ thể này trong quá trình quan hệ phối hợp với nhau góp phần cải thiện và nâng cao hiệu quả của quá trình phân phối ( Fraizier, Spekman và O’Neal, 1988). Cạnh tranh trong ngành bán lẻ hết sức gay gắt, hiện nay doanh nghiệp tồn tại được cần phải quản trị được mối liên hệ với nhà sản xuất để kiểm đảm bảo chất lượng hàng hóa, đảm bảo hiệu quả quan hệ hợp tác kinh doanh cùng có lợi và nâng cao khả năng cung cấp, phục vụ khách hàng. 2.4 Lý thuyết nền 2.4.1 Lý thuyết Chaos Lý thuyết do ông Chaos xây dựng từ lĩnh vực toán học năm 1970. Sau đó được ứng dụng rộng rãi vào các ngành khoa học khác như địa chất, cơ khí, sinh thái học, kinh tế học và tâm lý học. Nội dung của lý thuyết được ví như hiệu ứng cánh bướm ( butterfly effect). Lúc đầu khi vẫy cánh con bướm sẽ tạo ra sự thay đổi nhỏ trong khí quyển. Sau một quãng thời gian đủ lớn sẽ tạo nên những thay đổi lớn như một trận bão. Hàm ý của lý
  • 42. thuyết chaos ( lý thuyết hỗn độn) là một sự thay đổi nhỏ trong một hệ có thể có một ảnh hưởng lớn ngoài dự đoán hay các thảm họa có thể bắt đầu từ những sai lầm nhỏ nhất. Lý thuyết này ứng dụng trong kinh tế có ý nghĩa rất lớn. Các doanh nghiệp cần kiểm soát những lỗi, sai sót dù chỉ là nhỏ bởi nó có thể gây ra những rủi ro rất lớn trong tương lai. Ứng dụng lý thuyết này vào KSNB doanh nghiệp nhận thấy các nhân tố trong HTKSNB luôn có tác động tương tác lẫn nhau, một sự thay đổi nhỏ ở từng khâu, từng nhân tố sẽ ảnh hưởng lớn đến toàn bộ hệ thống KSNB, ảnh hưởng đến toàn bộ HQHĐ của doanh nghiệp. Các siêu thị, TTTM hoạt động bán hàng cho đối tượng cuối cùng là người tiêu dùng nên số lượng khách hàng rất nhiều và rất dễ xảy ra sai sót. Nếu có sai xót xảy ra rất khó để sửa sai. Vì vậy, các siêu thị, TTTM phải luôn luôn tìm mọi cách để không xảy ra bất kì sai sót nào nên cần ứng dụng lý thuyết này vào việc thiết kế hệ thống KSNB hiệu quả. Lý thuyết Chaos được ứng dụng trong giả thuyết nghiên cứu về ĐGRR, MTKS, HĐKS. 2.4.2 Lý thuyết ủy nhiệm Lý thuyết này được khởi xướng bởi Alchian & Demsetz năm 1972 và được phát triển bởi Michael C.Jensen và Willliam H.Meckling vào năm 1976. Vấn đề ủy nhiệm phát sinh khi bên ủy nhiệm thuê bên được ủy nhiệm thực hiện các công việc, và do đó bên ủy nhiệm đã chuyển giao quyền quyết định cho bên được ủy nhiệm. Lý thuyết ủy nhiệm cho rằng xung đột sẽ phát sinh khi có thông tin không đầy đủ và bất cân xứng giữa bên ủy nhiệm và bên được ủy nhiệm. Lý thuyết này thể hiện rất rõ trong các công ty cổ phần khi cổ đông ( bên ủy nhiệm) sở hữu cổ phần thuê người quản lý (bên được ủy nhiệm) thực hiện công việc kinh doanh. Cơ chế thích hợp để giảm thiểu xung đột có thể là đãi ngộ thích hợp và giám sát hiệu quả để hạn chế những hành vi tư lợi của người quản lý. Đa số các siêu thị, trung tâm thương mại cũng là công ty cổ phần nên việc áp dụng lý thuyết ủy nhiệm là cần thiết. Lý thuyết ủy nhiệm giúp doanh nghiệp giám sát được nhà quản lý bằng cơ chế trách nhiệm và nhà quản lý cũng có đủ quyền hành để thực hiện
  • 43. trách nhiệm của mình cũng như chế độ đãi ngộ phù hợp với mức cống hiến. Lý thuyết này được ứng dụng trong giả thuyết nghiên cứu về HĐKS, GS, MTKS. 2.4.3 Lý thuyết về tâm lý xã hội tổ chức Lý thuyết này còn gọi là lý thuyết hành vi nhấn mạnh vai trò con người trong tổ chức. Quan điểm lý thuyết này cho rằng năng suất lao động không chỉ do yếu tố vật chất quyết định mà còn do nhu cầu tâm lý xã hội của con người. Nhóm các tác giả của thuyết này đã chỉ ra quan điểm của trường phái cổ điển “ phần đông mọi người đều không thích làm việc, thích được chỉ huy hơn là tự chịu trách nhiệm và hầu hết mọi người làm việc vì lợi ích vật chất” còn nhiều hạn chế vì đã bỏ qua yếu tố con người trong quá trình làm việc. Từ đây, tác giả Doughlas Mc Gregor đã xây dựng giả thuyết cải tiến hơn “ con người sẽ thích thú với công việc nếu có được những điều kiện thuận lợi và vì vậy họ có cơ hội để đóng góp nhiều hơn cho tổ chức” và “ nhà quản trị nên quan tâm nhiều hơn đến sự phối hợp hoạt động thay vì chỉ tập trung đến cơ chế kiểm tra”. Lý thuyết hành vi này được ứng dụng trong nghiên cứu giả thuyết về HĐKS và cơ chế GS.
  • 44. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Chương hai, tác giả sơ lược toàn bộ cơ sở lý thuyết về hệ thống kiểm soát nội bộ, HTKSNB theo khuôn mẫu COSO 2013, lợi ích và hạn chế của HTKSNB để thấy được tầm quan trọng của một HTKSNB đối với doanh nghiệp. Vì đối tượng nghiên cứu là các siêu thị, TTTM nên tác giả cũng tìm hiểu các thông tin về loại hình kinh doanh bán lẻ như khái niệm, các hình thức và chức năng để hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động của loại hình kinh doanh này từ đó có được các nhận định về giả thiết nghiên cứu, thang đo nghiên cứu ở các chương sau cho phù hợp. Chương này còn nghiên cứu về các cách đánh giá hiệu quả hoạt động tổ chức để phát triển những thang đo cho phù hợp với loại hình kinh doanh siêu thị, TTTM. Cuối cùng của chương tác giả nghiên cứu các lý thuyết được sử dụng để giải thích ảnh hưởng các nhân tố của HTKSNB đến hiệu quả hoạt động của ST, TTTM là lý thuyết Chaos, lý thuyết ủy nhiệm, lý thuyết tâm lý xã hội tổ chức.
  • 45. CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Phương pháp nghiên cứu Theo Creswell và cộng sự (2003) có 3 phương pháp sử dụng trong nghiên cứu khoa học là phương pháp nghiên cứu định tính, nghiên cứu định lượng và hỗn hợp. Việc kết hợp nghiên cứu định tính và định lượng sẽ làm cho nhà nghiên cứu thấm nhuần hơn vấn đề nghiên cứu so với sử dụng định tính hay định lượng riêng lẻ. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu và trả lời các câu hỏi nghiên cứu luận văn đã sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp kết hợp nghiên cứu định tính với nghiên cứu định lượng. Phương pháp hỗn hợp có 4 kiểu thiết kế: thiết kế hỗn hợp đa phương pháp, thiết kế hỗn hợp gắn kết, thiết kế hỗn hợp giải thích, thiết kế hỗn hợp khám phá. Tác giả chọn nghiên cứu hỗn hợp khám phá tức sẽ tiến hành nghiên cứu định tính để khám phá hiện tượng khoa học cần nghiên cứu còn định lượng để kiểm định lại kết quả nghiên cứu của định tính. Lý do luận văn sử dụng mô hình thiết kế hỗn hợp khám phá vì nghiên cứu này không thể sử dụng nguyên mẫu các nhân tố của COSO 2013 mà cần phải có sử điều chỉnh cho phù hợp với môi trường Việt Nam, phù hợp với môi trường đặc thù của ST, TTTM, phù hợp với mục tiêu nghiên cứu là nghiên cứu ảnh hưởng của HTKSNB đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Phương pháp nghiên cứu định tính Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để khám phá, nhận dạng các yếu tố của HTKSNB ảnh hưởng đến KQHĐ. Để đạt được mục đích trên phải sử dụng phương pháp suy diễn và phương pháp chuyên gia. Dựa trên khung lý thuyết theo báo cáo COSO 2013 và các nghiên cứu trước có liên quan, tác giả xây dựng một dàn bài thảo luận với các chuyên gia. Sau đó sử dụng công cụ phỏng vấn để tham khảo ý kiến của những chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế và vận hành HTKSNB của các siêu thị, TTTM. Từ đó đề xuất mô hình nghiên cứu phù hợp với thực trạng hoạt động kinh doanh của các siêu thị, TTTM tại TP HCM hiện nay. Phương pháp nghiên cứu định lượng Sau khi nghiên cứu định tính, nghiên cứu định lượng sẽ đo lường mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đã xác định đến KQHĐ và kiểm định lại các giả thiết nghiên
  • 46. cứu có được chấp nhận hay không. Cụ thể, tác giả sẽ thiết kế lại các thang đo sau khi phỏng vấn các chuyên gia phù hợp với từng nhân tố của HTKSNB có khả năng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động và thang đo hiệu quả hoạt động của đơn vị. Sau đó sẽ lập bảng câu hỏi và tiến hành khảo sát, đánh giá bằng cách phát bảng câu hỏi khảo sát. Sau đó tác giả sẽ thống kê kết quả và sử dụng phần mềm SPSS 20 để phân tích định lượng. Tác giả sẽ đánh giá giá trị và độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA. Tác giả sẽ sử dụng mô hình hồi quy bội để đo lường mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố của HTKSNB đến hiệu quả hoạt động của các ST, TTTM tại TP HCM. 3.2 Quy trình nghiên cứu Quy trình nghiên cứu của luận văn bao gồm các bước sau: Bước 1: Từ ý tưởng vấn đề cần nghiên cứu, tham khảo, tổng hợp, phân tích các nghiên cứu trước có liên quan đến nội dung tác động của KSNB tới hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Các nghiên cứu trước cần phải được phân loại theo cùng nhóm hướng nghiên cứu để nhận diện những vấn đề đã thống nhất và còn các vấn đề còn khác biệt, chưa được nghiên cứu tức xác định lỗ hổng nghiên cứu để thực hiện nghiên cứu. Bước 2: Thực hiện nghiên cứu định tính theo phương pháp thảo luận, phỏng vấn tay đôi với các chuyên gia có trình độ và nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực có liên quan như kế toán, kiểm toán, quản trị thông qua dàn bài thảo luận chuyên gia. Bước hai nhằm giải quyết câu hỏi nghiên cứu: Câu hỏi 1: Các nhân tố nào của HTKSNB có ảnh hưởng đến HQHĐ của siêu thị, TTTM ở TP HCM ? Trong bước này cần kiểm tra kết quả nghiên cứu định tính nhằm đảm bảo độ tin cậy, tính khách quan của nghiên cứu. Bước 3: Thu thập dữ liệu và thực hiện nghiên cứu định lượng. Khảo sát thu thập dữ liệu, sau đó nghiên cứu định lượng bằng cách sử dụng phần mềm SPSS 20 nhằm mục đích đo lường các nhân tố của HTKSNB ảnh hưởng đến HQHĐ để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu thứ hai: Câu hỏi 2: Mức độ ảnh hưởng các nhân tố trên đến HQHĐ của siêu thị, TTTM ở TP HCM như thế nào ? Bước 4: Dựa vào kết quả nghiên cứu định lượng gợi ý những kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các siêu thị, TTTM ở TP HCM trong tương lai.
  • 47. Tổng quan NC trước và cơ sở lý thuyết Dàn bài thảo luận với chuyên gia Thang đo & bảng câu hỏi chính thức Thảo luận tay đôi với chuyên gia N=8 Nghiên cứu định lượng ( n = 200) Phân tích mô hình hồi quy bội Chi tiết quy trình nghiên cứu được thể hiện ở hình 3.1 Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Kết Luận và kiến nghị giải pháp Xác định vấn đề nghiên cứu Phân tích nhân tố khám phá EFA Kiểm tra phương sai trích Kiểm tra các nhân tố rút trích Loại các biến có mức tải nhân tố nhỏ Đo lường độ tin cậy Cronbach’s Alpha Kiểm tra hệ số Cronbach’s Alpha biến tổng Loại các biến có hệ số tương quan biến nhỏ
  • 48. H1 H2 H3 Hiệu quả hoạt động H4 H5 Giám sát ( +) Thông tin truyền thông ( +) Hoạt động kiểm soát ( +) Đánh giá rủi ro ( +) Môi trường kiểm soát ( +) 3.3. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 3.3.1 Mô hình nghiên cứu: Để đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố thuộc HTKSNB đến KQHĐ luận án sử dụng năm thành phần của KSNB và công cụ đánh giá của báo cáo COSO 2013 làm tiêu chí. Lý do sử dụng mô hình này là do báo cáo COSO 2013 là báo cáo được sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới như là cơ sở để đánh giá, vận dụng KSNB. Báo cáo COSO được sử dụng nhiều trong các tài liệu học thuật, trong các nghề nghiệp như kiểm toán độc lập, kiểm toán nội bộ. Trong nghiên cứu khoa học cũng được sử dụng nhiều như là nghiên cứu của Emby(1994), Louwers(2002), O’Leary,Conor (2004), Mawanda( 2008) , Nyakundi và cộng sự (2014), Zipporah (2015), Asiligwa, G. Rennox (2017). Ở Việt Nam như phần sơ lược các nghiên cứu ở chương 1, hầu hết các nghiên cứu lý luận về HTKSNB đều nghiên cứu 5 nhân tố của báo cáo COSO 2013 là MTKS, ĐGRR, HĐKS, GS nên luận văn cũng sử dụng 5 nhân tố này để phân tích ảnh hưởng của nó đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Công cụ đánh giá của COSO cung cấp câu hỏi làm nền tảng cho việc đánh giá KSNB trong việc đạt được 3 mục tiêu: hoạt động, báo cáo, tuân thủ. Tuy nhiên do đề tài nghiên cứu hiệu quả hoạt động nên tác giả chỉ sử dụng các câu hỏi liên quan đến mục tiêu hoạt động để phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của luận văn. Tác giả đề xuất mô hình ngiên cứu các thành tố của hệ thống KSNB ảnh hưởng đến HQHĐ của doanh nghiệp bán lẻ như sau: Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất Nguồn: mô hình đề xuất của tác giả
  • 49. 3.3.2 Giả thuyết nghiên cứu Từ mục tiêu, câu hỏi, mô hình nghiên cứu đã đề xuất về các nhân tố của HTKSNB ảnh hưởng đến KQHĐ và các lý thuyết nền đã trình bày ở trên, tác giả xây dựng giả thuyết nghiên cứu như sau: Giả thuyết 1 (H1) : MTKS có ảnh hưởng tích cực đến KQHĐ của các siêu thị, TTTM tại TP HCM. Giả thuyết 2( H2) : ĐGRR có ảnh hưởng tích cực đến KQHĐ của các siêu thị, TTTM tại TP HCM. Giả thuyết 3( H3) : HĐKS có ảnh hưởng tích cực đến KQHĐ của các siêu thị, TTTM tại TP HCM. Giả thuyết 4 ( H4) : TTTT có ảnh hưởng tích cực đến KQHĐ của các siêu thị, TTTM tại TP HCM. Giả thuyết 5 ( H5) : GS có ảnh hưởng tích cực đến KQHĐ của các siêu thị, TTTM tại TP HCM. 3.4. Xây dựng thang đo và bảng câu hỏi khảo sát 3.4.1 Xây dựng thang đo Thang đo Likert là một trong những hình thức thang đo phổ biến nhất trong nghiên cứu định lượng vì vậy tác giả đã chọn thang đo này để tìm hiểu mức độ đánh giá của người trả lời. Có 5 mức độ phổ biến từ 1-5 ( 1: Hoàn toàn không đồng ý, 2: Không đồng ý, 3: Bình thường- trung lập, 4: đồng ý, 5: Hoàn toàn đồng ý) sẽ được ứng dụng vào bảng câu hỏi. Nguyên tắc xây dựng thang đo là sử dụng những khái niệm đã có trong mô hình lý thuyết và điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu tại các ST, TTTM.