SlideShare a Scribd company logo
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
…………/………… ……/……
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGUYỄN HỮU THẾ
XÃ HỘI HÓA
CÔNG TÁC ĐĂNG KIỂM XE CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
…………/………… ……/……
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGUYỄN HỮU THẾ
XÃ HỘI HÓA
CÔNG TÁC ĐĂNG KIỂM XE CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 60 34 04 03
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. ĐẶNG KHẮC ÁNH
TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017
LỜI CAM ĐOAN
Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ “Xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ
giới đường bộ trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận” là kết quả sau hai năm học
tập, nghiên cứu tại Học viện theo chương trình đào tạo Thạc sĩ chuyên
ngành Quản lý công.
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được
sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS.Đặng Khắc Ánh. Các nội dung
nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới
bất kỳ hình thức nào trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục
vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ
các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra,
trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu
của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích
nguồn gốc. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu
trách nhiệm về nội dung luận văn của mình.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2017
Tác giả
Nguyễn Hữu Thế
LỜI CÁM ƠN
Trong thời gian hai năm học tập và nghiên cứu chương trình đào tạo
Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công tại giảng đường Học viện Hành chính
Quốc gia cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh, được sự quan tâm của lãnh đạo
Học viện, sự dạy dỗ, chỉ bảo, định hướng của quý thầy cô, tác giả đề tài đã
được trang bị những kiến thức quản lý hành chính nhà nước trên các lĩnh
vực, đó chính là những hành trang quý báu cho tác giả áp dụng vào trong
thực tiễn công tác.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc và Quý thầy cô các
Khoa, Bộ môn của Học viện Hành chính Quốc gia đã tận tâm giảng dạy
và tạo điều kiện để tác giả hoàn thành Luận văn Thạc sĩ. Đặc biệt, tác giả
xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS. Đặng Khắc Ánh đã tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình hoàn Luận văn.
Trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Sở Giao thông vận tải, Trung tâm đăng
kiểm xe cơ giới đường bộ và gia đình, đồng nghiệp, bạn bè, tập thể lớp
Cao học HC20.N8 đã quan tâm, động viên, tạo điều kiện cho tác giả trong
suốt thời gian học tập và hoàn thành Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ.
Trân trọng cảm ơn các thành viên trong Hội đồng khoa học.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2017
Tác giả
Nguyễn Hữu Thế
MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ XÃ HỘI HÓA VÀ XÃ HỘI HÓA
CÔNG TÁC ĐĂNG KIỂM PHƯƠNG TIỆN CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ ............... 12
1.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐĂNG KIỂM PHƯƠNG TIỆN CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ....... 12
1.1.1. Phương tiện cơ giới đường bộ....................................................................... 12
1.1.2. Đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ.................................................... 13
1.1.3. Mục đích của việc đăng kiểm xe cơ giới đường bộ...................................... 15
1.1.4. Quản lý công tác đăng kiểm xe cơ giới đường bộ hiện nay ......................... 16
1.2. XÃ HỘI HÓA CÔNG TÁC ĐĂNG KIỂM XE CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ............ 26
1.2.1. Khái niệm xã hội hóa .................................................................................... 26
1.2.2. Khái niệm và ý nghĩa của xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới .......... 32
1.3. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI XÃ HỘI HÓA CÔNG TÁC ĐĂNG
KIỂM XE CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ.............................................................................. 41
1.4. KINH NGHIỆM XÃ HỘI HÓA CÔNG TÁC ĐĂNG KIỂM XE CƠ GIỚI
ĐƯỜNG BỘ Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG.................................................................. 45
1.3.1. Xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới tại Đồng Nai...............................45
1.3.2. Xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới tại Nam Định............................. 47
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ........................................................................................... 50
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐĂNG KIỂM PHƯƠNG TIỆN
CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ Ở TỈNH NINH THUẬN................................................... 51
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỈNH NINH THUẬN.............................................. 51
2.2. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐĂNG KIỂM XE CƠ GIỚI TẠI TỈNH NINH
THUẬN HIỆN NAY ………… ........................................................................... …..57
2.2.1. Tổ chức và hoạt động của Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới đường bộ
tỉnh Ninh Thuận .......................................................................................................... 57
2.2.2. Kết quả đăng kiểm xe cơ giới đường bộ trên địa bàn tỉnh.............................61
2.3. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC ĐĂNG KIỂM XE CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN.................................................................................62
2.3.1. Những ưu điểm ............................................................................................. 62
2.3.2. Những hạn chế còn tồn tại ............................................................................ 64
2.3.3. Nguyên nhân của các hạn chế....................................................................... 67
2.4. THỰC TRẠNG XÃ HỘI HÓA CÔNG TÁC ĐĂNG KIỂM XE CƠ GIỚI
ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN...............................................69
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ........................................................................................... 70
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI XÃ HỘI
HÓA CÔNG TÁC ĐĂNG KIỂM XE CƠ GIỚI Ở NINH THUẬN..................... 71
3.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÃ HỘI HÓA CÔNG TÁC ĐĂNG KIỂM XE CƠ
GIỚI TẠI NINH THUẬN........................................................................................... 71
3.2. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN XÃ HỘI HÓA ĐĂNG KIỂM XE CƠ GIỚI
Ở TỈNH NINH THUẬN ............................................................................................. 75
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ......................................................................................... 80
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ........................................................................................... 83
KẾT LUẬN................................................................................................................ 84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………........86
PHỤ LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ATGT An toàn giao thông
ATKT An toàn kỹ thuật
Bộ CA Bộ Công an
Bộ GTVT Bộ Giao thông vận tải
BVMT Bảo vệ môi trường
CQNN Cơ quan nhà nước
CB Cán bộ
CSGT Cảnh sát giao thông
DCKĐ Dây chuyền kiểm định
ĐKV Đăng kiểm viên
ĐKVN Đăng kiểm Việt Nam
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
GTVT Giao thông vận tải
KT-XH Kinh tế - Xã hội
PTCGĐB Phương tiện cơ giới đường bộ
QLNN Quản lý nhà nước
QLHC Quản lý hành chính
QPPL Quy phạm pháp luật
TNGT Tai nạn giao thông
TNGTĐB Tai nạn giao thông đường bộ
TT Trung tâm
TTATGT Trật tự an toàn giao thông
TTATXH Trật tự an toàn xã hội
TTĐK Trung tâm đăng kiểm
UBATGTQG Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia
UBND Ủy ban nhân dân
WTO Tổ chức Thương mại Thế giới
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH, SƠ ĐỒ
Số TT Tên Bảng, Sơ đồ, Phụ lục Trang
Bảng 1.1 Chu kỳ kiểm định xe cơ giới đường bộ 14
Sơ đồ 1.1 Sơ đồ tổ chức của Cục Đăng kiểm Việt Nam 20
Bảng 1.2 Số lượng trung tâm đăng kiểm và dây chuyền kiểm định 24
Bảng 1.3 Số lượng xe kiểm định và tỷ lệ tăng trưởng 25
Hình 2.1 Bản đồ hành chính tỉnh Ninh Thuận 51
Bảng 2.1 Thống kê số lượng ô tô lưu hành giai đoạn 2011-2016 54
Sơ đồ 2.1 Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tỉnh Ninh Thuận 56
Bảng 2.2
Tổng kinh phí thu được từ kiểm định xe cơ giới đường
bộ giai đoạn 2011-2016 tại Ninh Thuận
62
Bảng 3.1 Dự báo số lượng ô tô Ninh Thuận giai đoạn 2018-2030 73
Bảng 3.2 Quy định diện tích tối thiểu của trung tâm ĐKXCG 77
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Quan điểm về xã hội hóa dịch vụ công được ghi nhận từ văn kiện Đại
hội Đảng VIII “Các vấn đề chính sách xã hội đều giải quyết theo tinh thần xã
hội hoá. Nhà nước giữ vai trò nồng cốt, đồng thời động viên mỗi người dân,
các doanh nghiệp, các tổ chức trong xã hội, các cá nhân và tổ chức nước ngoài
cùng tham gia giải quyết các vấn đề xã hội”.
Văn kiện Đại hội Đảng IX tiếp tục khẳng định: “Các chính sách xã hội
được tiến hành theo tinh thần xã hội hoá, đề cao trách nhiệm của chính quyền
các cấp, huy động các nguồn lực trong nhân dân và sự tham gia của các đoàn
thể nhân dân, các tổ chức xã hội”.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa
X tiếp tục cụ thể hóa: “Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa”, “đẩy mạnh xã hội hóa, vận dụng hợp lý những mặt
tích cực của cơ chế thị trường”.
Thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng, Chính phủ đã ban hành
Nghị quyết số 90/NQ-CP, Nghị định số 73/1999/NĐ-CP và các văn bản chỉ
đạo đẩy mạnh xã hội hoá dịch vụ công, Quyết định số 22/2015/QĐ-TTg về
việc chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần.
Trong Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước, vấn đề huy
động nguồn lực xã hội, tách chức năng quản lý của Nhà nước với chức năng
quản trị kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước và đẩy mạnh xã hội hóa dịch
vụ công được đề cập rất cụ thể: “Xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể chế kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm giải phóng lực lượng sản xuất,
huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển đất nước”,
2
“khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia cung ứng các dịch vụ trong
môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh” [14].
Nhà nước có trách nhiệm chăm lo đời sống vật chất và văn hoá của nhân
dân, nhưng không phải vì thế mà mọi công việc về dịch vụ công đều do cơ
quan nhà nước trực tiếp đảm nhiệm. Trong từng lĩnh vực cần định rõ những
công việc mà Nhà nước phải đầu tư và trực tiếp thực hiện, những công việc
cần chuyển giao cho các tổ chức xã hội đảm nhiệm.
Như vậy, chủ trương của Đảng và Nhà nước về đẩy mạnh xã hội hóa
dịch vụ công trong tiến trình cải cách nền hành chính là đúng đắn, là tất yếu,
khách quan, hướng đến mô hình quản lý công mới, đó là một chính phủ nhỏ
quản lý một xã hội lớn, thay đổi vai trò nhà nước từ “chèo thuyền” chuyển
sang “lái thuyền”.
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của cả nước
nói chung và tỉnh Ninh Thuận nói riêng thì nhu cầu vận tải hành khách và hàng
hóa ngày càng gia tăng, kéo theo sự gia tăng số lượng xe cơ giới. Do đó, hoạt
động kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới đóng vai trò
quan trọng trong việc bảo đảm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho xe
cơ giới khi tham gia giao thông, có ý nghĩa to lớn trong việc góp phần giảm
thiểu tai nạn giao thông, ổn định trật tự xã hội.
Như vậy, công tác đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
là hoạt động có tính xã hội sâu rộng, ảnh hưởng và liên quan trực tiếp đến đông
đảo nhân dân và sự phát triển của doanh nghiệp vì trực tiếp liên quan tới việc
bảo đảm sinh mạng con người tham gia giao thông, liên quan tới hoạt động sản
xuất kinh doanh và sinh hoạt của từng người dân và doanh nghiệp, đặc biệt là
an toàn giao thông.
3
Trong thời gian qua, công tác đăng kiểm đã được triển khai tương đối
đồng bộ và có hiệu quả trên cả nước, góp phần quan trọng vào việc nâng cao
chất lượng phương tiện vận tải đường bộ, qua đó làm giảm tai nạn giao thông
và giảm ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, thực tế cho thấy công tác đăng kiểm
vẫn còn rất nhiều vấn đề bất cập cần giải quyết, chẳng hạn như tình trạng độc
quyền ở địa phương, thiếu cạnh tranh cung ứng dịch vụ, quá tải của các trung
tâm đăng kiểm, nhất là ở các thành phố lớn và các nơi đô thị tập trung dân cư
với lượng phương tiện nhiều và đang ngày càng tăng lên nhanh chóng. Tình
trạng quá tải này còn dẫn đến việc các cơ sở đăng kiểm đã không thực hiện tốt
công việc của mình, tình trạng nhũng nhiễu, sai phạm trong quá trình đăng
kiểm còn diễn ra khá phổ biến. Chính vì vậy, mở rộng quy mô các trạm đăng
kiểm hiện có, đồng thời tăng số lượng trạm và dây chuyền đăng kiểm là một
yêu cầu của thực tiễn khách quan. Tuy nhiên, do nguồn ngân sách của trung
ương và địa phương còn hạn chế nên việc đầu tư cho các trạm đăng kiểm từ
phía nhà nước chỉ đầu tư ban đầu, hiện nay không thể tiếp tục bao cấp nữa do
thực hiện chủ trương thu hút các nguồn lực tư nhân đầu tư vào lĩnh vực này.
Chính vì lẽ đó, Bộ Giao thông vận tải đã xây dựng chiến lược xã hội hóa các
trung tâm đăng kiểm giúp cho nhà nước và tư nhân cùng chia sẻ, vận hành các
trung tâm đăng kiểm xe cơ giới đường bộ.
Nhằm đáp ứng yêu cầu về kiểm định chất lượng xe cơ giới, mô hình xã
hội hóa đăng kiểm xe cơ giới đã được thí điểm triển khai một cách khá mạnh
mẽ từ năm 2005 trở lại đây. Việc thực hiện xã hội hóa đã huy động được tiềm
năng của mọi tầng lớp trong xã hội đầu tư cho hoạt động kiểm định, giảm gánh
nặng cho ngân sách nhà nước, đáp ứng nhu cầu kiểm định ngày càng cao do số
lượng phương tiện tham gia giao thông ngày càng tăng, giảm sự quá tải cho
các trung tâm kiểm định, giảm chi phí về thời gian chờ đợi, phục vụ tốt hơn
cho người dân và doanh nghiệp.
4
Triển khai Đề án “tách chức năng quản lý nhà nước với cung cấp dịch vụ
công trong lĩnh vực đăng kiểm” ban hành kèm theo Quyết định số 4202/QĐ-
BGTVT ngày 25 tháng 11 năm 2015 của Bộ Giao thông vận tải. Đã có 12
trung tâm đăng kiểm chuyển đổi thành đơn vị cổ phần: 70.01S, 70.02S ở Tây
Ninh; 12.01D ở Lạng Sơn; 48.01D ở Đắc Nông; 24.01D ở Lào Cai; 61.06D ở
Đồng Nai; 14.01S, 14.02S, 14.03S ở Quảng Ninh; 38.01S ở Hà Tĩnh, ... [7].
Triển khai Đề án “Quy hoạch tổng thể các trung tâm đăng kiểm và dây
chuyền kiểm định xe cơ giới đến năm 2020, tầm nhìn 2030” ban hành kèm theo
Quyết định số 1873/QĐ-BGTVT ngày 08 tháng 8 năm 2012 của Bộ Giao
thông vận tải. Tính đến thời điểm 20/12/2016, cả nước có 113 trung tâm đăng
kiểm xe cơ giới. Năm 2016, Cục Đăng kiểm Việt Nam đã ký văn bản thỏa
thuận thành lập cho 13 doanh nghiệp đăng ký xây dựng đơn vị đăng kiểm theo
mô hình xã hội hóa; đã cấp Giấy chứng nhận hoạt động cho 09 đơn vị đăng
kiểm xã hội hóa mới đi vào hoạt động [17].
Từ khi Đề án này được phê duyệt, không có đơn vị đăng kiểm nào của
Nhà nước được thành lập. Năm đơn vị được Cục Đăng kiểm Việt Nam chuyển
cho tư nhân quản lý và thực hiện đăng kiểm. Theo Đề án này, đã có 42 đơn vị
xã hội hóa mới được ra đời (26 đơn vị đã hoạt động), nâng tổng số trung tâm
đăng kiểm xã hội hóa là 73 đơn vị, trong đó 57 đơn vị đã hoạt động và 16 đơn
vị đang xây dựng (14 đơn vị đi vào hoạt động năm 2016 và 02 đơn vị đang
được xây dựng, sẽ đưa vào hoạt động năm 2017). Cục Đăng kiểm Việt Nam đã
phối hợp với các địa phương xây dựng mạng lưới các trung tâm đăng kiểm và
dây chuyền kiểm định theo đúng quy hoạch của Bộ Giao thông vận tải và địa
phương, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp[17].
Với sự tham gia của khu vực tư nhân vào công tác đăng kiểm ở giai đoạn
thí điểm đã tạo nên một bức tranh đăng kiểm mới ở Việt Nam, đây là một thay
5
đổi lớn để phát triển theo xu hướng các nước phát triển. Nhưng ở điều kiện lịch
sử, xã hội nước ta hiện nay đã đặt ra nhiều tồn tại (chất lượng kiểm định, hình
thành tiêu cực trung gian mà nhà nước khó kiểm soát được do nhiều nguyên
nhân chủ quan và khách quan, nhiều nhiệm vụ mang tính chính trị, an ninh,
quốc phòng rất khó thực hiện do không phối hợp được,…) ảnh hưởng tiêu cực
đến xã hội cần phải giải quyết. Chẳng hạn, qua kiểm tra, tất cả các đơn vị đăng
kiểm tư nhân đều mắc lỗi đánh giá không đúng tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và
bảo vệ môi trường [17],[6]. Tại các trung tâm xuất hiện tình trạng cạnh tranh
không lành mạnh, hạ thấp tiêu chuẩn, không thực hiện đúng quy trình kiểm
định để thu hút khách hàng; nhiều trung tâm thiếu đội ngũ đăng kiểm viên hoặc
vi phạm đến mức phải ngừng hoạt động với thời gian dài để khắc phục, không
giải quyết được nhu cầu cấp thiết của người dân. Do đó, nghiên cứu về xã hội
hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới để thu hút nguồn lực khu vực tư tham gia
vào công tác đăng kiểm, giảm gánh nặng cho nhà nước, xóa thế độc quyền, tạo
sự cạnh tranh phát triển, đồng thời nâng cao chất lượng đăng kiểm là một đòi
hỏi cấp thiết phải nghiên cứu hiện nay.
Ninh Thuận là một địa bàn đăng kiểm trọng điểm ở Nam Trung bộ với
số lượng phương tiện cơ giới đường bộ được đăng kiểm hàng năm khá lớn và
đang ngày càng tăng dần trong những năm gần đây. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh
có duy nhất 01 trung tâm đăng kiểm của Nhà nước được xây dựng từ năm 1995
với quy mô nhà xưởng, diện tích nhỏ hẹp, cơ sở vật chất, trang thiết bị đã quá
cũ kỹ, xuống cấp thường xuyên hư hỏng mà chưa được tái đầu tư do nguồn
ngân sách tỉnh eo hẹp, khó khăn, mặc khác thực hiện chủ trương xã hội hóa
dịch vụ công, ngân sách nhà nước không thể đầu tư cho lĩnh vực này nữa khiến
cho công tác đăng kiểm trở nên quá tải. Trong các năm qua, việc tái đầu tư để
phát triển, tăng công suất kiểm định rất khó khăn (kể cả việc sửa chữa, thay
thế, duy trì chất lượng trang thiết bị) do thực hiện chủ trương đẩy mạnh xã hội
6
hóa dịch vụ công. Khi năng lực và công suất kiểm định không tăng tương ứng
với mức độ gia tăng của phương tiện cùng với cơ sở vật chất, trang thiết bị đã
quá cũ kỹ, xuống cấp thường xuyên hư hỏng đã dẫn đến tình trạng quá tải càng
tăng lên dẫn đến chất lượng dịch vụ giảm, lãng phí thời gian của xã hội và tạo
cơ hội cho các hoạt động tiêu cực trong đăng kiểm. Chính vì vậy, nghiên cứu
để triển khai xã hội hóa đăng kiểm xe cơ giới ở tỉnh Ninh Thuận là cần thiết,
không chỉ mang ý nghĩa lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn quan trọng nhằm
nâng cao chất lượng dịch vụ đăng kiểm cho khách hàng có nhu cầu đăng kiểm
trên địa bàn và thực hiện chiến lược phát triển ngành đăng kiểm của Bộ Giao
thông vận tải. Đây là lý do chủ yếu để học viên lựa chọn đề tài “Xã hội hóa
công tác đăng kiểm xe cơ giới trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận” để làm đề tài
nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ Quản lý công của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài
Xã hội hóa là một chủ trương quan trọng của Đảng và Nhà nước ta đã
hình thành ngay từ những năm đầu của quá trình đổi mới với quan điểm “Nhà
nước và nhân dân cùng làm” và đã được chính thức ghi nhận và triển khai từ
Đại hội VIII của Đảng và tiếp tục được khẳng định lại trong Đại hội IX, Đại
hội X, được thể chế hóa bằng Nghị quyết số 90/NQ-CP, Nghị định số
73/1999/NĐ-CP và các văn bản chỉ đạo đẩy mạnh xã hội hoá dịch vụ công,
Quyết định số 22/2015/QĐ-TTg về việc chuyển đơn vị sự nghiệp công lập
thành công ty cổ phần, chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước của
Chính phủ.
Chính vì vậy, nghiên cứu về xã hội hóa nói chung và xã hội hóa công
tác đăng kiểm xe cơ giới nói riêng là lĩnh vực nghiên cứu không mới. Trong
thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề xã hội hóa và về
7
công tác đăng kiểm xe cơ giới. Có thể chỉ ra một số nghiên cứu quan trọng
trong những lĩnh vực này sau đây:
- Nghiên cứu của Đặng Khắc Ánh: Hợp tác công- tư và vận dụng vào cải
cách khu vực công ở Việt Nam (Đề tài nghiên cứu cấp cơ sở trọng điểm của
Học viện hành chính năm 2012) đã xem xét hợp tác công-tư (Public-Private
Partnership) như là một hình thức của xã hội hóa và là một định hướng quan
trọng để đạt mục tiêu lôi cuốn khu vực tư nhân tham gia cùng với nhà nước
trong việc cung cấp dịch vụ công để nâng cao chất lượng và hiệu quả cung cấp
dịch vụ công. Nghiên cứu cũng đã chỉ ra những thành tựu và những bất cập còn
tồn tại trong lĩnh vực này và xác định các giải pháp để nâng cao chất lượng hợp
tác công-tư trong tương lai.
- Nghiên cứu của Đặng Khắc Ánh: Nâng cao chất lượng xã hội hóa dịch
vụ công, in trong Tạp chí Giáo dục Lý luận số 190 (2012) đề cập tới tiến trình
xã hội hóa ở nước ta cũng như những ưu và nhược điểm còn tồn tại của việc xã
hội hóa. Tác giả cũng đã đề cập tới một số giải pháp cần áp dụng trong thời
gian tới để nâng cao chất lượng xã hội hóa trong thực tế.
- Nghiên cứu của GS.TSKH Phạm Mạnh Hùng: Xã hội hóa công tác ý tế
- những điểm đã đạt được và những vấn đề đặt ra trước mắt, tham luận trong
Hội thảo:”Những vấn đề đặt ra trong quá trình thực hiện chủ trương của Đảng
về xã hội hóa các dịch vụ công” do Văn phòng Trung ương Đảng và Viện
Khao học xã hội Việt Nam tổ chức tại Hà Nội ngày 23/9/2009.
- Nghiên cứu của Lê Chi Mai (2003): Cải cách dịch vụ công ở Việt Nam
(NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003) đã tập trung phân tích xu hướng cải
cách dịch vụ công ở nước ta giai đoạn thực hiện Chương trình tổng thể cải cách
hành chính nhà nước 2001-2010 và đã chỉ ra xu hướng tất yếu phải xã hội hóa
8
việc cung cấp dịch vụ công trong bối cảnh xây dựng nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa.
- Nghiên cứu của Đinh Văn Ân và Hoàng Thu Hòa (2006): Đổi mới
cung ứng dịch vụ công ở Việt Nam (NXB Thống kê, Hà Nội, 2006) đã tập
trung phân tích tiến trình xã hội hóa dịch vụ công ở nước ta, đồng thời chỉ ra
những kết quả và bất cập còn tồn tại trong quá trình triển khai xã hội hóa để đề
ra những giải pháp tăng cường xã hội hóa việc cung cấp dịch vụ công.
- v.v…
Bên cạnh các nghiên cứu về xã hội hóa nói chung, trong thời gian gần
đây đã có nhiều đề án, bài viết và được đăng tải trên các phương tiện thông tin
đại chúng về vấn đề xã hội hóa công tác đăng kiểm, trước hết phải kể tới:
- “Đề án tách chức năng quản lý nhà nước với cung cấp dịch vụ công
trong lĩnh vực đăng kiểm” (ban hành kèm theo Quyết định số 4202/QĐ-
BGTVT ngày 25 tháng 11 năm 2015 của Bộ Giao thông vận tải).
- “Đề án nâng cao chất lượng công tác đăng kiểm phương tiện giao
thông cơ giới đường bộ và phương tiện thủy nội địa góp phần giảm thiểu tai
nạn giao thông và ô nhiễm môi trường” (ban hành kèm theo Quyết định
1873/QĐ-BGTVT ngày 08 tháng 8 năm 2012 của Bộ Giao thông vận tải).
- Quỳnh Hoa (2013): Tìm mô hình cho công tác đăng kiểm xe cơ giới,
đăng trên website của Chính phủ. (http://baodientu.chinhphu.vn/An-toan-giao-
thong/Tim-mo-hinh-cho-hoat-dong-dang-kiem-xe-co-gioi/183469.vgp);
- Xích Tùng (2014): Xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới, đăng trên
báo Nhân dân ngày 17 tháng 01 năm 2014 (http://www.nhandan.org.vn/
chinhtri/cung-suy-ngam/item/22171802-xa-hoi-hoa-cong-tac-dang-kiem-xe-co-
gioi.html);
9
- Các tham luận trong Hội nghị tổng kết thực hiện thí điểm xã hội hóa
công tác đăng kiểm xe cơ giới đang lưu hành do Bộ Giao thông vận tải tiến
hành ngày 17 tháng 10 năm 2013;
- Các báo cáo tổng kết công tác đăng kiểm xe cơ giới đường bộ của Cục
Đăng kiểm Việt Nam;
và nhiều nghiên cứu khác trên các tạp chí chuyên ngành và trên báo về
vấn đề đăng kiểm và xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới đường bộ.
Những nghiên cứu này là căn cứ lý luận và thực tiễn quan trọng để tác
giả tiến hành nghiên cứu của mình. Tuy nhiên, các nghiên cứu này vẫn chưa
tập trung vào việc nghiên cứu vấn đề xã hội hóa công tác đăng kiểm, đặc biệt là
công tác đăng kiểm xe cơ giới đường bộ trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Chính
vì vậy, nghiên cứu tiếp tục về vấn đề này trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận vẫn là
một nội dung nghiên cứu cấp thiết, nhất là trong xu hướng đổi mới chất lượng
cung cấp dịch vụ công theo tinh thần Chương trình tổng thể cải cách hành
chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 của Chính phủ hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận và qua tìm hiểu, đánh giá tình hình xã hội hóa công
tác đăng kiểm xe cơ giới đường bộ nói chung và đặc điểm của đăng kiểm xe cơ
giới đường bộ ở tỉnh Ninh Thuận hiện nay, nghiên cứu đề xuất phương hướng
và các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ đăng kiểm xe cơ giới
đường bộ ở tỉnh Ninh Thuận từ giác độ xã hội hóa.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt mục đích trên, luận văn đặt ra các nhiệm vụ sau:
10
- Làm rõ cơ sở lý luận của việc xã hội hóa dịch vụ công nói chung và xã
hội hóa dịch vụ đăng kiểm xe cơ giới đường bộ nói riêng;
- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác đăng kiểm xe cơ giới đường bộ
ở tỉnh Ninh Thuận trong giai đoạn từ năm 2011-2016.
- Đề xuất phương hướng, giải pháp xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ
giới nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ đăng kiểm xe cơ giới đường bộ ở tỉnh
Ninh Thuận từ giác độ xã hội hóa trong điều kiện hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Công tác đăng kiểm xe cơ giới đường bộ đang lưu hành.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian nghiên cứu: trên phạm vi tỉnh Ninh Thuận;
Về thời gian nghiên cứu: từ năm 2011 đến năm 2016;
Luận văn không nghiên cứu việc đăng kiểm các phương tiện giao thông
đường bộ mới đưa vào lưu hành.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận: Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương
pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của học thuyết Mác – Lênin;
quan điểm của Đảng và Nhà nước về xã hội hóa dịch vụ công.
5.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể: Trong quá trình thực hiện
luận văn, tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu (desk study),
đồng thời tiến hành một số phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể như quan
sát, phỏng vấn, …để thu thập thông tin và xử lý để phân tích thực trạng của
11
hoạt động xã hội hóa đăng kiểm xe cơ giới đường bộ trên phạm vi cả nước nói
chung và trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận nói riêng.
Phương pháp phỏng vấn sâu theo hình thức phi cấu trúc (không chuẩn bị
trước các câu hỏi) đã được thực hiện với Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ
giới đường bộ Ninh Thuận và một số lái xe và chủ phương tiện (50 người) đưa
ô tô đến kiểm định tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới đường bộ Ninh Thuận.
6. Ý nghĩa lý luận và đóng góp thực tiễn của nghiên cứu
Nghiên cứu góp phần tổng kết và hoàn chỉnh lý luận về xã hội hóa dịch
vụ công nói chung và dịch vụ đăng kiểm xe cơ giới nói riêng; đánh giá thực
trạng đăng kiểm xe cơ giới đường bộ trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận để rút ra các
thành công và bất cập còn tồn tại trong lĩnh vực này.
Nghiên cứu có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo, luận cứ cho việc
triển khai xã hội hóa Trung tâm đăng kiểm trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận nói
riêng và các Trung tâm đăng kiểm khác trong thời gian tới nhằm nâng cao chất
lượng và sự hài lòng của người dân thực hiện đăng kiểm.
7. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Mục lục, Danh mục tài liệu tham khảo,
Luận văn gồm 3 chương với nội dung cơ bản sau:
Chương 1: Lý luận chung về đăng kiểm xe cơ giới và xã hội hóa đăng
kiểm xe cơ giới đường bộ.
Chương 2: Thực trạng đăng kiểm xe cơ giới đường bộ ở tỉnh Ninh Thuận
giai đoạn từ năm 2011-2016.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp triển khai xã hội hóa công tác
đăng kiểm xe cơ giới đường bộ tại tỉnh Ninh Thuận.
12
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ XÃ HỘI HÓA VÀ XÃ HỘI HÓA CÔNG TÁC
ĐĂNG KIỂM PHƯƠNG TIỆN CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ
1.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐĂNG KIỂM PHƯƠNG TIỆN CƠ GIỚI
ĐƯỜNG BỘ
1.1.1. Phương tiện cơ giới đường bộ
Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ năm 2008, phương tiện
giao thông đường bộ là toàn bộ các phương tiện giao thông có thể lưu hành
trên đường bộ bao gồm phương tiện cơ giới đường bộ (gồm xe ô tô; máy kéo;
rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai
bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương
tự) và phương tiện thô sơ đường bộ (xe đạp, xe kéo,…). Phương tiện giao
thông cơ giới đường bộ có thể là phương tiện mới sản xuất sẽ đưa vào tham gia
lưu hành và phương tiện giao thông đang lưu hành, trong đó phương tiện giao
thông cơ giới đường bộ đang lưu hành là các loại xe cơ giới đang sử dụng hợp
pháp, đủ tiêu chuẩn và được phép tham gia giao thông đường bộ. Cả hai loại
phương tiện giao thông cơ giới đường bộ này đều là đối tượng của đăng kiểm
xe cơ giới đường bộ, tuy nhiên trong Luận văn này chỉ tập trung vào phương
tiện giao thông đang lưu hành.
Không phải bất kỳ một phương tiện giao thông cơ giới đường bộ nào
cũng đều được phép lưu thông trên đường bộ. Để được phép lưu thông, các
phương tiện cơ giới phải đảm bảo một số tiêu chuẩn nhất định về an toàn kỹ
thuật và bảo vệ môi trường và được cấp giấy phép lưu hành do cơ quan nhà
nước có thẩm quyền (hay đơn vị được nhà nước ủy quyền) cấp sau khi đã được
kiểm định về chất lượng và xác nhận đã đạt đầy đủ các tiêu chuẩn về an toàn
kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành. Để có
13
được giấy phép lưu hành xe cơ giới này, các chủ phương tiện phải thực hiện
việc đăng kiểm xe cơ giới đường bộ tại các trung tâm đăng kiểm.
1.1.2. Đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
“Đăng kiểm” thường được hiểu là đăng ký để được kiểm soát. Đăng
kiểm xe cơ giới là dịch vụ kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường
cho xe cơ giới đang lưu hành, là việc tiến hành kiểm tra, đánh giá định kỳ tình
trạng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới để chứng nhận xe
cơ giới đủ điều kiện tham gia giao thông nhằm góp phần giảm thiểu tai nạn
giao thông và bảo vệ môi trường. Công tác kiểm định đối với xe cơ giới là yêu
cầu bắt buộc gắn liền với mục đích phục vụ lợi ích công cộng, ảnh hưởng đến
trật tự an toàn xã hội nên là một loại dịch vụ cần phải được Nhà nước giám sát
chặt chẽ [13].
Đối với các phương tiện mới tham gia giao thông cần phải kiểm định
mới (kiểm định lần đầu tiên), còn các phương tiện đang tham gia giao thông thì
sau một khoảng thời gian nhất định (gọi là chu kỳ đăng kiểm) phải được chủ
phương tiện đưa tới các cơ sở đăng kiểm có thẩm quyền để kiểm định lại và
cấp phép lưu hành sau khi đã xác nhận đủ điều kiện kỹ thuật để lưu hành. Nếu
phương tiện không đạt yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật thì chủ phương tiện phải
tiến hành sửa chữa, thay thế hoặc không được phép lưu hành nữa. Như vậy, có
thể hiểu đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đang lưu hành là
việc kiểm tra định kỳ về tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn và môi trường đối với các
phương tiện cơ giới giao thông đường bộ đang lưu hành.
Chu kỳ đăng kiểm xe cơ giới đường bộ là thời gian cho phép giữa hai lần
kiểm định. Độ dài của chu kỳ kiểm định phụ thuộc vào loại xe và thời gian xe
đã qua sử dụng. Chu kỳ đầu được áp dụng cho xe mới 100% chưa qua sử dụng
là khoảng thời gian giữa thời điểm xe mới được đưa vào lưu thông và lần kiểm
định tiếp theo đầu tiên. Chu kỳ đăng kiểm được cơ quan có thẩm quyền quy
14
định khác nhau đối với các loại phương tiện khác nhau và phụ thuộc vào năm
sản xuất của phương tiện. Phương tiện có năm sản xuất càng lâu thì chu kỳ
kiểm định càng ngắn. Theo quy định của pháp luật hiện hành, chu kỳ kiểm
định cho các loại phương tiện cơ giới đường bộ ở nước ta như sau:
Bảng 1.1: Chu kỳ kiểm định xe cơ giới đường bộ
TT Loại phương tiện
Chu kỳ (tháng)
Chu kỳ
đầu
Chu kỳ
định kỳ
1. Ô tô chở người các loại đến 09 chỗ không kinh doanh vận tải
Đã sản xuất đến 07 năm 30 18
Đã sản xuất trên 07 năm đến 12 năm 12
Đã sản xuất trên 12 năm 06
2. Ô tô chở người các loại đến 09 chỗ có kinh doanh vận tải; ô tô chở người
các loại trên 09 chỗ
2.1 Không cải tạo (*) 18 06
2.2 Có cải tạo (*) 12 06
3. Ô tô tải các loại, ô tô chuyên dùng, ô tô đầu kéo, rơ moóc, sơmi rơ moóc
3.1
Ô tô tải các loại, ô tô chuyên dùng, ô tô đầu kéo đã
sản xuất đến 07 năm; rơ moóc, sơmi rơ moóc đã sản
xuất đến 12 năm
24 12
Ô tô tải các loại, ô tô chuyên dùng, ô tô đầu kéo đã
sản xuất trên 07 năm; rơ moóc, sơmi rơ moóc đã sản
xuất trên 12 năm
06
3.2 Có cải tạo (*)
12 06
4. Ô tô chở người các loại trên 09 chỗ đã sản xuất từ 15
năm trở lên; ô tô tải các loại, ô tô đầu kéo đã sản xuất
từ 20 năm trở lên
03
Nguồn: Phụ lục VII của Thông tư số 70/2015/TT-BGTVT ngày 09/11/2015
của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và
bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
15
1.1.3. Mục đích của việc đăng kiểm xe cơ giới đường bộ
Công tác đăng kiểm xe cơ giới đường bộ nhằm nâng cao an toàn sinh
mạng con người, tài sản và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường. Không phải bất kỳ
phương tiện giao thông nào khi được sản xuất ra hay sau khi đưa vào lưu hành
đều đáp ứng được tất cả các yêu cầu về an toàn giao thông và bảo vệ môi
trường theo các quy định của pháp luật. Một trong những nguyên nhân chính
dẫn đến tai nạn giao thông ngày càng gia tăng và ô nhiễm môi trường ngày
càng trầm trọng là chất lượng phương tiện không đảm bảo, vì vậy công tác
đăng kiểm xe cơ giới đường bộ có ý nghĩa rất lớn trong việc góp phần giảm
thiểu tai nạn giao thông và ô nhiễm mội trường. Để giảm bớt tại nạn giao thông
do các phương tiện cơ giới đường bộ tham gia giao thông không đảm bảo các
tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và chống ô nhiễm môi trường, cần xác định rõ các
quy định về kỹ thuật và môi trường, đồng thời kiểm soát chặt chẽ việc tuân thủ
các quy định này của các chủ phương tiện tham gia giao thông. Thông qua
công tác đăng kiểm xe cơ giới đường bộ sẽ kiểm soát được vấn đề nêu trên.
Theo số liệu thống kê của Cục Đăng kiểm Việt Nam, tính đến ngày
30/12/2016, cả nước có 2.472.424 xe cơ giới vào kiểm định, số lượt phương
tiện kiểm định đạt tiêu chuẩn là 2.051.492; có 139.544 xe cơ giới hết niên hạn
sử dụng, trong đó có 96.791 xe chở hàng và 42.753 xe chở người [17].
Thông qua đăng kiểm đã tiến hành rà soát về mức độ an toàn kỹ thuật và
môi trường của các phương tiện tham gia giao thông để qua đó đình chỉ lưu
hành các phương tiện không đủ tiêu chuẩn chất lượng và yêu cầu sửa chữa với
những phương tiện cần sửa chữa để đáp ứng tiêu chuẩn lưu hành.
Như vậy, mục đích của công tác đăng kiểm xe cơ giới đường bộ là góp
phần phòng ngừa ô nhiễm môi trường và bảo đảm trật tự an toàn giao thông,
bảo vệ tính mạng, tài sản người tham gia giao thông.
16
1.1.4. Quản lý công tác đăng kiểm xe cơ giới đường bộ hiện nay
1.1.4.1. Hệ thống thể chế quy định về đăng kiểm và tiêu chuẩn kỹ thuật
đối với các phương tiện tham gia giao thông hiện nay
Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật quy định về đăng kiểm đối
với xe cơ giới đường bộ ở Việt Nam đã được ban hành tương đối đầy đủ và
toàn diện từ trong các Luật chuyên ngành tới các quy định của Chính phủ, Bộ
Giao thông vận tải và các quy định cụ thể của UBND tỉnh các tỉnh.
Luật Giao thông đường bộ năm 2008 xác định các loại xe cơ giới chỉ được
phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ
thuật và bảo vệ môi trường (Điều 53). Chủ phương tiện, người lái xe ô tô chịu
trách nhiệm duy trì tình trạng an toàn kỹ thuật của phương tiện theo tiêu chuẩn
quy định khi tham gia giao thông đường bộ giữa hai kỳ kiểm định. Người đứng
đầu cơ sở đăng kiểm và người trực tiếp thực hiện việc kiểm định phải chịu trách
nhiệm về việc xác nhận kết quả kiểm định. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
được phép quy định điều kiện, tiêu chuẩn và cấp giấy phép cho cơ sở đăng kiểm
xe cơ giới; quy định và tổ chức thực hiện kiểm định xe cơ giới. Bộ trưởng Bộ
Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định và tổ chức kiểm định xe cơ giới
của quân đội, công an sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh (Điều 55).
Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 quy định những hành vi gây ô nhiễm
môi trường bị nghiêm cấm bao gồm cả “thải khói, bụi, khí có chất hoặc mùi độc
hại vào không khí; phát tán bức xạ, phóng xạ, các chất ion hóa vượt quá quy
chuẩn kỹ thuật môi trường và gây tiếng ồn, độ rung vượt quá quy chuẩn kỹ thuật
môi trường” (Điều 7). Điều 74 của Luật này về Bảo vệ môi trường trong hoạt
động Giao thông vận tải cũng quy định rõ “Phương tiện giao thông cơ giới phải
được cơ quan đăng kiểm xác nhận đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường mới được
đưa vào sử dụng”.
17
Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa năm 2007 cũng quy định trách
nhiệm của Bộ Giao thông vận tải đối với chất lượng phương tiện giao thông
đường bộ và các phương tiện khác, cụ thể: “Bộ Giao thông vận tải chịu trách
nhiệm đối với phương tiện Giao thông vận tải, phương tiện, thiết bị xếp dỡ, thi
công vận tải chuyên dùng, phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác trên biển,
công trình hạ tầng giao thông” (Điều 70).
Trên cơ sở các quy định trên, Chính phủ đã ban hành Nghị định số
95/2009/NĐ-CP ngày 30/10/2009 của Chính phủ quy định niên hạn sử dụng xe
chở hàng và xe chở người, Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 19/10/2014 quy
định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; Nghị định số
63/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ
đăng kiểm xe cơ giới; Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số
249/2005/QĐ-TTg ngày 10/10/2005 về quy định lộ trình áp dụng tiêu chuẩn
khí thải đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, Quyết định số
22/2015/QĐ-TTg ngày 22 tháng 6 năm 2015 về việc chuyển đơn vị sự nghiệp
công lập thành công ty cổ phần;
Để triển khai các quy định của Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính
phủ, Bộ Giao thông vận tải trong những năm qua cũng đã ban hành nhiều quy
định liên quan tới việc nâng cao chất lượng kiểm định phương tiện cơ giới
đường bộ, có thể thống kê các văn bản còn hiệu lực như:
- Thông tư số 238/2016/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc
ban hành mức thu lệ phí kiểm định an toàn kỹ thuật, chất lượng xe cơ giới và
các loại thiết bị, xe máy chuyên dùng;
- Thông tư số 11/2009/TT-BGTVT ngày 24/6/2009 của Bộ trưởng Bộ
Giao thông vận tải Quy định điều kiện đối với Trung tâm đăng kiểm phương
tiện giao thông cơ giới đường bộ;
18
- Thông tư số 41/2011/TT-BGTVT ngày 18/5/2011 của Bộ trưởng Bộ
Giao thông vận tải Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2009/TT-
BGTVT ngày 15 tháng 10 năm 2009 quy định về kiểm tra chất lượng an toàn
kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe máy chuyên dùng;
- Thông tư số 07/2011/TT-BGTVT ngày 07/3/2011 của Bộ trưởng Bộ
Giao thông vận tải về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về tiêu
chuẩn, nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn, khen thưởng và kỷ luật đối với cán
bộ đăng kiểm tại các đơn vị đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ;
- Thông tư số 59/2013/TT-BGTVT ngày 30/12/2013 của Bộ trưởng Bộ
Giao thông vận tải Quy định về việc thành lập và hoạt động của Trung tâm
Đăng kiểm xe cơ giới;
- Thông tư số 85/2014/TT-BGTVT ngày 31/12/2014 của Bộ trưởng Bộ
Giao thông vận tải Quy định về việc cải tạo phương tiện giao thông cơ giới
đường bộ;
- Thông tư số 70/2015/TT-BGTVT ngày 09 tháng 11 năm 2015 của Bộ
trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ
môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;
Cho đến nay, có thể nói hệ thống văn bản, quy phạm pháp luật và tiêu
chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với các loại phương tiện cơ giới đường bộ đã
được xây dựng, bổ sung, sửa đổi tương đối hoàn thiện làm căn cứ pháp lý cho
các công tác đăng kiểm. Tuy nhiên, vẫn cần bổ sung, cập nhật, sửa đổi kịp thời
hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để phù hợp với yêu cầu thực tế của
nhiệm vụ đăng kiểm trong tình hình mới và mở rộng việc đăng kiểm sang
những lĩnh vực chưa được thực hiện. Chẳng hạn, Luật Giao thông đường bộ đã
quy định phải kiểm soát an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe mô
tô, xe gắn máy đang lưu hành Khoản 2 Điều 53 Luật Giao thông đường bộ năm
19
2008 về “Điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới” quy định “Xe mô tô
hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy đúng kiểu loại được phép tham gia
giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo
vệ môi trường... ” nhưng hiện vẫn chưa có các văn bản hướng dẫn dưới Luật
quy định cụ thể biện pháp thực hiện cũng như quy chuẩn kỹ thuật làm căn cứ
để triển khai thực hiện.
1.1.4.2. Cơ quan quản lý nhà nước về đăng kiểm xe cơ giới
Công tác đăng kiểm ở Việt Nam bắt đầu bằng việc đăng kiểm tàu thủy
được hình thành từ năm 1884, khi lần đầu tiên ở Việt Nam có ụ khô để đóng
tàu mới và sửa chữa tàu biển tại Ba Son, Sài Gòn. Năm 1960, Phòng Ðăng ký
hải sự trực thuộc Bộ Giao thông vận tải được thành lập để thực hiện việc kiểm
tra các loại phương tiện vận tải đường thủy, trụ sở đóng tại Hà Nội. Cơ quan
này là cơ sở tiền thân của Cục Ðăng kiểm Việt Nam ngày nay [54].
Xuất phát từ những đòi hỏi khách quan của việc bảo đảm tính năng an
toàn kỹ thuật của các phương tiện vận tải, trước hết là các loại tàu thuyền và
các phương tiện sử dụng nồi hơi, bình chịu áp lực, ngày 25 tháng 04 năm 1964,
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ra quyết định số 345/QĐ thành lập Ty Đăng
kiểm có trụ sở đóng tại Hải Phòng với nhiệm vụ tổ chức việc đăng ký, kiểm
tra, nghiệm thu về kỹ thuật an toàn của các phương tiện vận tải đường thuỷ, nồi
hơi và một số thiết bị liên quan khác. Ngày này hiện nay được lấy là ngày
thành lập của Ðăng kiểm Việt Nam. Đến nay Đăng kiểm Việt Nam đã trải qua
50 năm hoạt động và đã có nhiều đóng góp tích cực vào việc bảo đảm chất
lượng phương tiện Giao thông vận tải và bảo vệ môi trường.
Việc xây dựng và triển khai kiểm định phương tiện cơ giới đường bộ
được thực hiện một cách hệ thống thực hiện từ tháng 5 năm 1995. Hiện nay, hệ
thống cơ quan đăng kiểm xe cơ giới đường bộ được tổ chức thống nhất trên cả
nước với 139 trung tâm đăng kiểm trải ra trên phạm vi cả nước [6][54].
20
Cục Đăng kiểm Việt Nam là tổ chức trực thuộc Bộ Giao thông vận tải,
là cơ quan quản lý Nhà nước về an toàn và chất lượng của các phương tiện và
thiết bị Giao thông vận tải, có nhiệm vụ tổ chức và thực hiện giám sát kỹ thuật,
chứng nhận chất lượng và an toàn cho các phương tiện và thiết bị Giao thông
vận tải đường thủy, đường bộ, đường sắt và công trình biển và các sản phẩm
công nghiệp phục vụ cho các ngành nói trên. Cục Đăng kiểm Việt Nam là tổ
chức có tư cách pháp nhân, có con dấu hành chính và con dấu nghiệp vụ, được
mở tài khoản tại Ngân hàng, có trụ sở đặt tại thành phố Hà Nội.
Sơ đồ 1.1.: Sơ đồ tổ chức của Cục Đăng kiểm Việt Nam
Nguồn: http://www.vr.mt.gov.vn
21
Cục Đăng kiểm Việt Nam thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đăng
kiểm không chỉ đối với phương tiện giao thông đường bộ mà còn đối với tất cả
các loại phương tiện khác như phương tiện phương tiện, thiết bị xếp dỡ, thi công
chuyên dùng, container, nồi hơi và bình chịu áp lực sử dụng trong Giao thông
vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải trong phạm vi cả
nước; tổ chức thực hiện công tác đăng kiểm chất lượng an toàn kỹ thuật các loại
phương tiện, thiết bị Giao thông vận tải và phương tiện, thiết bị thăm dò, khai
thác, vận chuyển dầu khí trên biển theo quy định của pháp luật [54].
Bên cạnh Cục Đăng kiểm Việt Nam, Sở Giao thông vận tải ở các tỉnh là
cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với công tác đăng kiểm xe
cơ giới của các Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới thuộc các Sở quản lý [8].
1.1.4.3. Các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới
Việc đăng kiểm xe cơ giới được thực hiện tại các Trung tâm đăng kiểm
xe cơ giới. Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới là tổ chức sự nghiệp có thu, thực
hiện chức năng kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ mội trường phương tiện
cơ giới đường bộ theo quy định của Bộ Giao thông vận tải và chịu sự quản lý
Nhà nước của Cục Đăng kiểm Việt Nam (với các Trung tâm thuộc Cục) hoặc
Sở Giao thông vận tải (với các Trung tâm thuộc Sở). Các trung tâm này được
tổ chức như các doanh nghiệp hoạt động công ích trong lĩnh vực kiểm định kỹ
thuật phương tiện cơ giới đường bộ, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng,
hạch toán kinh tế độc lập, được vay vốn và mở tài khoản tại ngân hàng để hoạt
động theo quy định của Nhà nước.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới được quy
định trong hệ thống pháp luật hiện hành bao gồm: [5]
- Kiểm tra kỹ thuật và cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật cho các loại
phương tiện cơ giới đường bộ.
22
- Thu phí, lệ phí kiểm định phương tiện theo giá, khung giá quy định của
Nhà nước.
- Thu phí sử dụng đường bộ theo giá, khung giá quy định của Nhà nước.
(thực hiện từ ngày 01/01/2013 theo Thông tư 197/2012/TT-BTC ngày
15/11/2012 của Bộ tài chính về việc Hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử
dụng phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện)
- Cung cấp hồ sơ, tài liệu về chất lượng các phương tiện đã qua kiểm tra
đến các cơ quan quản lý chức năng có thẩm quyền.
- Chịu trách nhiệm bảo toàn phát triển cơ sở vật chất, kỹ thuật, tài sản,
trang thiết bị được giao quản lý.
- Quản lý tổ chức và cán bộ, công chức của Trung tâm theo quy định
hiện hành của Nhà nước.
Việc đăng kiểm có thể do các tổ chức hoặc cá nhân tiến hành theo sự cho
phép và kiểm soát của Cục Đăng kiểm Việt Nam. Theo quy định pháp luật hiện
hành về đăng kiểm, mọi tổ chức, cá nhân đều có thể đăng ký thành lập các
Trung tâm đăng kiểm và được phép đăng ký thành lập Trung tâm kiểm định
chất lượng xe cơ giới khi có đủ các điều kiện sau: [8]
a) Trung tâm phù hợp với Quy hoạch Hệ thống Trung tâm đăng kiểm
của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
b) Đảm bảo đầy đủ các điều kiện đối với Trung tâm Đăng kiểm xe cơ
giới theo quy định của Bộ Giao thông vận tải
c) Được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chấp
thuận về địa điểm xây dựng Trung tâm
Các Trung tâm khi đăng ký thành lập phải đáp ứng các yêu cầu về cơ sở
vật chất và nhân lực. Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật và nhân lực của Trung
tâm đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ được quy định tại
23
Thông tư số 59/2013/TT-BGTVT ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng
Bộ Giao thông vận tải bao gồm các đòi hỏi về diện tích mặt bằng, chất lượng
máy móc, thiết bị của dây chuyền kiểm định, máy móc xử lý và truyền tải dữ
liệu kiểm định và chất lượng nhân sự thực hiện kiểm định.
Về nhân sự làm việc tại các trung tâm đăng kiểm: Nhân sự thực hiện
công tác đăng kiểm (trước hết là các đăng kiểm viên trực tiếp thực hiện việc
kiểm tra phương tiện) có thể là viên chức nhà nước hoặc người lao động do
doanh nghiệp thực hiện đăng kiểm theo sự cho phép của Cục Đăng kiểm tuyển
dụng nhưng để đảm bảo chất lượng đăng kiểm của các trung tâm đăng kiểm,
chất lượng nguồn nhân lực làm việc trong các trung tâm này do Cục Đăng
kiểm quy định và kiểm soát, cụ thể:
- Đối với Giám đốc, Phó Giám đốc Trung tâm phải là đăng kiểm viên có
kinh nghiệm kiểm định tối thiểu 03 năm. Khi bổ nhiệm Giám đốc, Phó Giám
đốc phải có thỏa thuận bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước về công tác
kiểm định.
- Đối với người phụ trách dây chuyền phải là đăng kiểm viên có kinh
nghiệm kiểm định tối thiểu 02 năm.
- Đối với đăng kiểm viên xe cơ giới phải được Cơ quan quản lý nhà
nước về công tác kiểm định công nhận và cấp thẻ đăng kiểm viên.
- Đối với các nhân viên nghiệp vụ phải được Cơ quan quản lý nhà nước
về công tác kiểm định hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ đăng kiểm xe cơ giới.
Trong quá trình hoạt động kiểm định xe cơ giới, đăng kiểm viên và nhân
viên nghiệp vụ phải tham dự các khóa học bổ túc, cập nhật, nâng cao kiến thức
chuyên môn nghiệp vụ. Cán bộ, nhân viên của Trung tâm phải có đầy đủ trang
bị bảo hộ lao động khi làm việc.
Những điều kiện trên về nhân sự được quy định tại Thông tư số
72/2014/TT-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ngày 12 tháng 12
24
năm 2014, sửa đổi bổ sung Thông tư số 27/2013/TT-BGTVT ngày 24/9/2013
và có hiệu lực thi hành từ ngày 15/2/2015. So với tiêu chuẩn cũ được quy định
tại Thông tư 27, đối tượng “đầu vào” để trở thành đăng kiểm viên sẽ rộng hơn,
không chỉ bó hẹp là người “tốt nghiệp đại học chuyên ngành cơ khí phương
tiện Giao thông vận tải đường bộ”. Thời gian tập sự tại trung tâm đăng kiểm xe
cơ giới cũng chỉ cần 6 tháng, thay vì 3 năm như hiện nay.
Ngoài các điều kiện trên, để trở thành đăng kiểm viên, phải biết tiếng
Anh tối thiếu là trình độ A, học và được cấp Giấy chứng nhận lớp tập huấn do
Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp, có thời gian tối thiểu 2 năm làm việc tại cơ sở
sữa chữa, bảo dưỡng, sản xuất, lắp ráp ôtô hoặc tối thiểu 6 tháng tập sự tại
trung tâm đăng kiểm xe cơ giới, được Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp giấy
chứng nhận Đăng kiểm viên. Định kỳ hàng năm, đội ngũ này đều được kiểm
tra sát hạch, đánh giá lại năng lực [4]. Số lượng trung tâm đăng kiểm và dây
chuyền kiểm định được thể hiện ở Bảng 1.2; Danh sách các trung tâm đăng
kiểm xe cơ giới đường bộ được thể hiện ở Phụ lục 1.
Bảng 1.2: Số lượng trung tâm đăng kiểm và dây chuyền kiểm định
TT Năm Số trung tâm đăng kiểm Số lượng dây chuyền kiểm định
1 2011 107 189
2 2012 107 191
3 2013 110 201
4 2014 114 211
5 2015 113 215
6 2016 139 220
Nguồn: Cục Đăng kiểm Việt Nam
25
Theo số liệu thống kê của Cục Đăng kiểm Việt Nam tại Bảng 1.2., số
lượng các trung tâm đăng kiểm và các dây chuyền đăng kiểm đã tăng lên đáng
kể trong những năm vừa qua cho thấy nhu cầu đăng kiểm ngày càng tăng.
Việc gia tăng về số lượng các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới đường bộ
và số lượng các dây chuyền đăng kiểm tại các trung tâm trong những năm vừa
qua phản ánh nhu cầu đăng kiểm ngày càng tăng trong xã hội. Cùng với sự
phát triển kinh tế-xã hội nói chung, việc sở hữu một phương tiện cơ giới lưu
hành đường bộ đã trở nên dễ dàng hơn và số lượng các phương tiện cơ giới cần
được đăng kiểm hang năm cũng tăng lên đáng kể [36].
Việc tăng số lượng các trung tâm đăng kiểm và số lượng các dây chuyền
đăng kiểm góp phần quan trọng vào việc đảm bảo nhu cầu đăng kiểm đang
ngày càng tăng lên trong những năm gần. Bảng 1.3 dưới đây cho thấy số lượng
xe kiểm định và tỷ lệ tăng trưởng phương tiện.
Bảng 1.3: Số lượng xe kiểm định và tỷ lệ tăng trưởng
TT Năm Số lượng ô
tô
Số lượt
kiểm định
Tỷ lệ số lượt ô tô
phải kiểm định và
tổng số ô tô
Tỷ lệ tăng
trưởng so với
năm trước (%)
1 2011 4.484 9.555 9555/4484 100,76
2 2012 4.518 11.170 11.170/4.518 247,23
3 2013 4.799 12.370 12.370/4.799 257,76
4 2014 5.272 16.335 16.335/5.272 309,84
5 2015 5.883 14.443 14.443/5.883 245,50
6 2016 6.611 15.637 15.637/6.611 236,53
Nguồn: Các báo cáo kết quả kiểm định của trung tâm đăng kiểm 8501S
26
1.2. XÃ HỘI HÓA CÔNG TÁC ĐĂNG KIỂM XE CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ
1.2.1. Khái niệm xã hội hóa
Thời gian gần đây, thuật ngữ “xã hội hóa” không chỉ được đề cập trong
các văn bản mang tính chất định hướng của Đảng, Nhà nước, mà còn được sự
quan tâm khá đặc biệt từ phía các nhà nghiên cứu. Thậm chí, nó đã không còn
xa lạ với đa số người dân, mặc dù không hẳn ai cũng hiểu tường tận khái niệm
này. Liên quan đến công việc quản lý nhà nước, thuật ngữ này được sử dụng
như một “giải pháp” cho cải cách việc cung ứng các dịch vụ công. Theo cách
hiểu này, vai trò cung ứng dịch vụ của các chủ thể cung ứng có sự thay đổi:
chuyển từ sự độc quyền của Nhà nước sang hướng mở rộng cung ứng các dịch
vụ này ra ngoài khu vực nhà nước nhằm tập hợp nguồn lực của xã hội để cùng
thực hiện mục tiêu cải thiện chất lượng cung ứng dịch vụ công.
Hiện nay, chưa có một khái niệm chung duy nhất về xã hội hóa mà phụ
thuộc vào cách tiếp cận của các tác giả khác nhau thì khác nhau. Chẳng hạn:
Tiếp cận ở gốc độ xã hội học thì xã hội hóa là quá trình mà qua đó cá
nhân học hỏi, lĩnh hội nền văn hóa của xã hội như các khuôn mẫu xã hội [40].
Tiếp cận khác của GS.Ngô Thành Dương, xã hội hóa là nói lên sự chuyển
hóa từ tính chất cá nhân thành tính chất xã hội.
Tiếp cận của TS. Nông Phú Bình (2000), Một số thuật ngữ hành chính,
Nxb Thế giới thì “xã hội hóa là quá trình chuyển hóa, tạo lập cơ chế hoạt động
và cơ chế tổ chức quản lý mới của một số lĩnh vực hoạt động kinh tế-xã hội, trên
cơ sở cộng đồng trách nhiệm nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực
của xã hội, phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước”.
27
Hiện nay có nhiều cách tiếp cận khác nhau ở các quốc gia khác nhau như
quá trình mở rộng sự tham gia của tư nhân trong hoạt động cung ứng dịch vụ
công. Quá trình xã hội hóa theo hướng mở rộng sự tham gia của nhân dân trong
hoạt động cung ứng dịch vụ công, một lĩnh vực trước đây do Nhà nước thực
hiện. Xã hội hóa tạo cơ hội để có thể tồn tại hoạt động cung ứng dịch vụ công
của nhiều tổ chức ở các thành phần kinh tế khác nhau thuộc sở hữu khác nhau.
Các tổ chức này cùng cung ứng dịch vụ công trong môi trường pháp lý bình
đẳng và cùng cạnh tranh với nhau về chất lượng cung ứng. Tuy nhiên, tuỳ
thuộc vào điều kiện cụ thể mà các thành phần kinh tế sẽ tham gia ở mức độ
khác nhau. Chính phủ không muốn độc quyền, nhưng các thành phần kinh tế
khác không muốn tham gia do hiệu quả kinh tế mà họ nhận được. Các thành
phần kinh tế thường lựa chọn những lĩnh vực nào đem lại lợi nhuận cao, ít rủi
ro để tham gia.
Xã hội hóa hoạt động cung ứng dịch vụ công với sự ra đời của nhiều chủ
thể kinh tế thuộc các thành phần khác nhau kéo theo đòi hỏi Nhà nước phải
trao quyền tự quản nhiều cho các đơn vị cung ứng dịch vụ công. Họ phải được
quyền quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động cung ứng dịch vụ
công trong khuôn khổ pháp luật đã quy định. Vai trò quản lý vĩ mô của các cơ
quản Nhà nước tập trung vào việc xây dựng hành lang pháp lý cho sự hoạt
động của tất cả các tổ chức cung ứng dịch vụ công chứ không phải để can thiệp
và hoạt động cụ thể của các chủ thể đó [40].
Do xã hội hóa hoạt động cung ứng dịch vụ công là thu hút sự tham gia
của các thành phần kinh tế tự chủ về tài chính đòi hỏi phải trao quyền quyết
định điều hành cho họ. Có như thế mới bảo đảm được hiệu quả hoạt động cung
28
ứng dịch vụ công. Sự can thiệp của Nhà nước sâu vào hoạt động cụ thể của
doanh nghiệp có thể không thu hút được các nhà đầu tư.
Xã hội hóa theo hướng quy định rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc
chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; khuyến khích các thành
phần kinh tế tham gia cung ứng các dịch vụ trong môi trường cạnh tranh bình
đẳng, lành mạnh… đẩy mạnh xã hội hóa, huy động toàn xã hội chăm lo phát
triển giáo dục, y tế, dân số - kế hoạch hóa gia đình, thể dục, thể thao [14].
Qua một số khái niệm về xã hội hóa trên thì theo tác giả khái niệm được
TS. Nông Phú Bình dễ hiểu, đầy đủ, phù hợp. Tuy nhiên, vấn đề là cần có sự
phân định rõ ràng, những lĩnh vực do Nhà nước thực hiện, những lĩnh vực mà
Nhà nước có thể giao cho tư nhân thực hiện và những lĩnh vực mà Nhà nước và
tư nhân cùng thực hiện để tránh tình trạng Nhà nước ôm đồm, độc quyền
nhưng thực hiện không hiệu quả, những việc mà đáng ra thuộc về khu vực tư.
Vì vậy, xã hội hóa là quá trình chuyển hóa, tạo lập cơ chế hoạt động và
cơ chế tổ chức quản lý mới của một số lĩnh vực hoạt động kinh tế-xã hội, trên
cơ sở cộng đồng trách nhiệm nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn
lực của xã hội, phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Theo quan điểm của tác giả, xã hội hóa là một quá trình công đồng trách
nhiệm giữa các lực lượng trong hệ thống chính trị và người dân. Trong đó, nhà
nước đóng vai trò nồng cốt, nhà nước tiên hành thể chế hóa các quy định liên
quan đến xã hội hóa một lĩnh vực nào đó nhằm huy động mọi lực lượng xã hội
để phát triển lĩnh vực được xã hội hóa. Đồng thời, nhà nước tạo điều kiện cho
người dân được hưởng đầy đủ mọi quyền lợi và nâng cao vai trò, trách nhiệm
của mình đối với lĩnh vực xã hội hóa.
29
Xã hội hóa dịch vụ công được hiểu là quá trình vận động và tổ chức sự
tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn xã hội vào hoạt động cung cấp dịch
vụ công nhằm từng bước nâng cao mức hưởng thụ về dịch vụ của nhân dân[3,
tr.13]. Xã hội hoá dịch vụ công được hiểu trước hết là việc xây dựng cộng
đồng trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân đối với việc tạo lập và cải thiện
việc cung cấp dịch vụ công; đa dạng hoá các hình thức cung cấp dịch vụ, mở
rộng các cơ hội cho các tầng lớp nhân dân tham gia chủ động và bình đẳng vào
các hoạt động cung cấp dịch vụ công. Đó là hoạt động nhằm mở rộng các
nguồn đầu tư, khai thác các tiềm năng về nhân lực, vật lực và tài lực trong xã
hội tham gia cùng với nhà nước trong việc cung ứng các dịch vụ công đáp ứng
các đòi hỏi của xã hội. Phá bỏ sự độc quyền, bao cấp của Nhà nước một mặt sẽ
giảm tải được gánh nặng cho các cơ quan công quyền, mặt khác huy động được
các nguồn lực trong xã hội. Không chỉ vậy, xã hội hóa còn được hiểu là quá
trình để mọi người được tham gia bình đẳng vào môi trường lành mạnh, được
thụ hưởng những lợi ích công bằng do dịch vụ công đem lại.
Trong bối cảnh phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, việc đổi mới vai trò, trách
nhiệm của nhà nước và bộ máy hành chính nhà nước trong quản lý và tổ chức
cung ứng dịch vụ công gắn liền với chủ trương đẩy mạnh xã hội hóa thực sự là
một nhiệm vụ quan trọng cần phải tập trung giải quyết.
Đại hội VI của Đảng năm 1986 đã xác định phương châm “nhà nước và
nhân dân cùng làm” và chủ trương này tiếp tục được khẳng định tại Đại hội VII.
Tuy nhiên, Đại hội VIII của Đảng (năm 1996) mới chính thức đặt nền móng cho
quá trình xã hội hóa dịch vụ công, lôi cuốn tư nhân tham gia vào cung cấp dịch
vụ công thiết yếu. Báo cáo chính trị được trình bày tại Đại hội này đã khẳng
định: “Thực hiện phương châm đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động văn hóa,
thông tin, thể dục thể thao, y tế, dân số, kế hoạch hóa gia đình và các mặt xã hội
30
khác, hướng vào nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất, tinh thần và thể lực
của nhân dân”. Theo quan điểm bày, “các vấn đề chính sách xã hội đều giải
quyết theo tinh thần xã hội hóa. Nhà nước giữ vai trò nòng cốt, đồng thời động
viên mọi người dân, các doanh nghiệp, các tổ chức trong xã hội, các cá nhân và
tổ chức nước ngoài cùng tham gia giải quyết các vấn đề xã hội” [17].
Để triển khai chủ trương này trong thực tế, ngày 21 tháng 8 năm 1997,
Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 90/CP về phương hướng và chủ trương xã
hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa. Chương trình tổng thể cải cách
hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 của Chính phủ đặt ra yêu cầu: “Xây
dựng quan niệm đúng đắn về dịch vụ công. Nhà nước có trách nhiệm chăm lo
đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân, nhưng không phải vì thế mà mọi
công việc về dịch vụ công đều do cơ quan nhà nước trực tiếp đảm nhiệm.
Trong từng lĩnh vực cần định rõ những công việc mà nhà nước phải đầu tư và
trực tiếp thực hiện, những công việc cần chuyển giao cho các tổ chức xã hội
đảm nhiệm”.
Các chính sách cụ thể đối với những loại hình dịch vụ công đã được ban
hành trong các văn bản như Nghị định 73/1999/NĐ-CP ngày 19 tháng 8 năm
1999 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt
động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao; Nghị quyết 05/2005/NQ-
CP ngày 18 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt
động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao; Nghị định số 53/2006/NĐ-CP
ngày 25 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát
triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập; Nghị định số 108/2009/NĐ-
CP ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ quy định về đầu tư theo hình
thức Hợp đồng Xây dựng-Kinh doanh-Chuyển giao, Hợp đồng Xây dựng-
Chuyển giao- Kinh doanh, Hợp đồng Xây dựng-Chuyển giao, Quyết định
71/2010/QĐ-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ ban
31
hành Quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác công – tư và gần đây là
Nghị định 15/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ về đầu
tư theo hình thức đối tác công-tư; Quyết định số 22/2015/QĐ-TTg ngày 22
tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về việc chuyển đơn vị sự nghiệp công lập
thành công ty cổ phần đã xác lập hành lang pháp lý cụ thể cho việc xã hội hóa
việc cung ứng dịch vụ công, lôi cuốn tư nhân tham gia cùng với nhà nước trong
việc bảo đảm các dịch vụ công cho công dân và tổ chức trong xã hội.
Nhìn lại một số thành quả đã đạt được từ việc xã hội hóa dịch vụ công
trên tất cả các lĩnh vực đời sống có thể thấy, nó đem lại những lợi ích không
thể phủ nhận. Bắt đầu từ thay đổi nhận thức về vai trò của Nhà nước đối với
các dịch vụ công liên quan đến thủ tục hành chính - lĩnh vực mà trước đây chỉ
có Nhà nước đảm trách - thì hiện nay đã đã chuyển giao một phần cho các tổ
chức ngoài nhà nước. Việc triển khai xã hội hóa rộng rãi trên các lĩnh vực cụ
thể đã từng bước thể hiện tính đúng đắn của chủ trương xã hội hóa.
Tuy nhiên, xã hội hóa cũng đặt ra nhiều vấn đề đòi hỏi phải tiến hành
nghiên cứu sâu rộng hơn. Vẫn còn các hoài nghi chung quanh các nội dung:
liệu xã hội hóa các dịch vụ công có đem lại hiệu quả bền vững? Nên xã hội hóa
dịch vụ công ở mức độ nào? Nhà nước có bảo đảm được vai trò quản lý của
mình khi các dịch vụ này được xã hội hóa rộng rãi?
Cần thiết phải xác định rõ, mục tiêu mà công cuộc cải cách dịch vụ
công hướng tới là tăng cường khả năng cung cấp và chất lượng của dịch vụ
chứ không phải là mức độ xã hội hóa. Xã hội hóa chỉ là phương thức để đạt
được số lượng và chất lượng dịch vụ công theo mong muốn của Nhà nước và
đáp ứng các đòi hỏi ngày càng cao của xã hội.
Ở nhiều nước phát triển, xu thế chuyển giao dịch vụ công cho các tổ
chức khu vực tư ngày càng được áp dụng nhiều dưới những hình thức khác
32
nhau. Nhà nước chỉ chịu trách nhiệm cung cấp những lĩnh vực mà khu vực tư
không hoặc chưa tham gia. Đối với Việt Nam, hiện nay cung ứng dịch vụ
công vẫn phụ thuộc phần lớn vào Nhà nước vì khu vực tư chưa đủ năng lực
để cung cấp tốt các dịch vụ này. Do vậy, cần phải xác định được lĩnh vực nào
cần xã hội hóa, và xã hội hóa ở cấp độ nào thì đem lại hiệu quả tốt nhất cho
người dân, chứ không vì tiêu chí xã hội hóa mà thiếu quan tâm tới chất lượng
dịch vụ.
Thông thường, các doanh nghiệp trong khu vực tư nhân chú trọng nhiều
đến lợi nhuận, luôn có xu hướng đẩy giá dịch vụ lên cao, các loại phí dịch vụ bị
điều chỉnh tùy tiện, chất lượng dịch vụ thấp, cơ chế tài chính không minh bạch.
Vẫn còn nhiều cơ sở tư nhân được thành lập dưới dạng tự phát nên khó kiểm
soát chất lượng. Tất cả đang đặt ra vấn đề về kiểm soát chất lượng đối với các
dịch vụ được khối tư nhân cung ứng cho xã hội. Có thể nhận thấy rõ ràng rằng,
tình trạng kém chất lượng trong cung ứng dịch vụ không bắt nguồn từ việc xã
hội hóa, song mức độ xã hội hóa ồ ạt, không rõ ràng và thiếu kiểm soát đã tác
động tiêu cực đến quyền lợi của người thụ hưởng dịch vụ và ảnh hưởng tới
chất lượng xã hội hóa.
1.2.2. Khái niệm và ý nghĩa của xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới
1.2.2.1. Khái niệm
Công tác đăng kiểm xe cơ giới được thực hiện ở mọi quốc gia trên thế
giới nhưng dưới những hình thức hết sức khác nhau. Ở một số nước, việc đăng
kiểm này hoàn toàn do Nhà nước thực hiện như Trung Quốc, Thái Lan và hầu
hết các nước Đông Âu, ngay cả Việt Nam trước năm 2005 cũng vậy; một số
nước khác lại hoàn toàn do tư nhân đảm nhiệm như Úc, Singapore,… nhưng ở
nhiều nước do cả nhà nước và tư nhân cùng thực hiện (Nhật Bản, Hàn Quốc,
Đức, Pháp,…) [6].
33
Giống như nhiều hoạt động khác do nhà nước chịu trách nhiệm thực
hiện, cùng với xu hướng tăng cường sự tham gia của tư nhân vào giải quyết các
vấn đề quản lý và cung cấp dịch vụ trong xã hội, đưa vai trò của nhà nước từ
“người chèo thuyền” (tự mình sản xuất và cung ứng hàng hóa và dịch vụ) sang
“người lái thuyền” (điều tiết, định hướng, dẫn dắt và hỗ trợ), công tác đăng
kiểm cũng đang từng bước thay đổi.
Tốc độ tăng trưởng số lượng các phương tiện giao thông cơ giới đường
bộ tăng nhanh dẫn tới các đơn vị đăng kiểm của nhà nước trước đây không đáp
ứng được hết các nhu cầu đăng kiểm của các tổ chức và cá nhân người có
phương tiện gây nên tình trạng quá tải, ùn tắc và chờ đợi khiến cho tiêu cực
trong công tác đăng kiểm có cơ hội phát sinh và khó kiểm soát. Chính vì vậy,
việc nhà nước và tư nhân cùng chia sẻ, vận hành các trạm đăng kiểm đã được
nghiên cứu triển khai. Với sự cho phép của Nhà nước, các thành phần kinh tế
khác, chủ yếu là các doanh nghiệp tư nhân đang ngày càng tích cực tham gia
vào hoạt động này. Việc lôi cuốn tư nhân tham gia cùng với nhà nước trong
hoạt động kiểm định xe cơ giới được gọi là xã hội hóa kiểm định xe cơ giới.
Xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới là một bộ phận của xã hội hóa,
là quá trình lôi cuốn người dân và các tổ chức trong toàn xã hội tham gia vào
công tác đăng kiểm vốn do nhà nước hoàn toàn đảm nhận trước đây.
1.2.2.2. Quá trình triển khai hoạt động xã hội hóa đăng kiểm xe cơ giới
Trong những năm vừa qua, cùng với việc triển khai mạnh mẽ sự nghiệp
xã hội hóa nói chung của Đảng và Nhà nước, xã hội hóa đăng kiểm xe cơ giới
đã từng bước được hình thành và triển khai mạnh mẽ.
Dịch vụ đăng kiểm xe cơ giới đường bộ được bắt đầu đề xuất thí điểm xã
hội hóa từ năm 2005 theo Đề án “Xã hội hóa đăng kiểm xe cơ giới đang lưu
hành” của Bộ Giao thông vận tải. Cùng với việc triển khai Đề án, nhiều Trung
34
tâm đăng kiểm xe cơ giới đường bộ có sự tham gia của tư nhân đã được phê
duyệt xây dựng và đi vào hoạt động. Chỉ hai năm sau khi Đề án được thông
qua, vào năm 2007 đã có 9 trung tâm đi vào hoạt động trên cả ba miền Bắc,
Trung, Nam.
Trung tâm đăng kiểm tư nhân 6004D là trung tâm đăng kiểm xe cơ giới
đầu tiên do tư nhân xây dựng và vận hành bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 08
tháng 3 năm 2007 tại Đồng Nai. Trung tâm có diện tích 7300m2
nằm cạnh khu
công nghiệp Biên Hòa do Công ty tư nhân Quốc Tuấn đầu tư với dây chuyền
đăng kiểm xe du lịch và xe tải do Đức sản xuất. Tính tới nay đã có hơn 20
doanh nghiệp đăng ký thành lập Trung tâm đăng kiểm và nhiều Trung tâm
Đăng kiểm tư nhân đã được xây dựng và đưa vào hoạt động ở nhiều địa
phương khác nhau như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Ninh Thuận, Bà Rịa-
Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương.
Tính đến năm 2016, cả nước có 135 đơn vị đăng kiểm xe cơ giới. Như
vậy, từ khi thực hiện Đề án “Xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới đang
lưu hành” và Đề án “Quy hoạch tổng thể các trung tâm đăng kiểm và dây
chuyền kiểm định xe cơ giới đến năm 2020, tầm nhìn 2030” đến nay, số trung
tâm đăng kiểm xã hội hóa là 73 đơn vị, trong đó 57 đơn vị đã hoạt động và 16
đơn vị đang xây dựng (14 đơn vị đi vào hoạt động năm 2016 và 02 đơn vị đang
được xây dựng, sẽ đưa vào hoạt động năm 2017) [17].
Cục ĐKVN tiếp tục phối hợp với các địa phương thực hiện Đề án “Xã
hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới đang lưu hành” theo chủ trương xã hội
hóa công tác đăng kiểm của Chính phủ và Bộ Giao thông vận tải.
Từ khi Đề án được phê duyệt, không có đơn vị đăng kiểm nào của Nhà
nước được thành lập. Năm đơn vị được Cục ĐKVN chuyển cho tư nhân quản
lý và thực hiện đăng kiểm [17].
35
1.2.2.3. Các mô hình cơ bản để kiểm định xe cơ giới đường bộ
Hiện nay, tùy theo mức độ xã hội hóa khác nhau, các Trung tâm đăng
kiểm xe cơ giới được tổ chức và hoạt động theo nhiều mô hình khác nhau, từ
mô hình nhà nước tổ chức và vận hành toàn bộ đến tư nhân tổ chức và vận
hành toàn bộ.
Thực hiện Quyết định số 1658/QĐ-BGTVT ngày 16/5/2005 của Bộ
trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt Đề án “Xã hội hóa công tác đăng kiểm
xe cơ giới đang lưu hành”, Cục Đăng kiểm đã thí điểm thành lập một số trung
tâm đăng kiểm theo hai mô hình chủ yếu:
- Mô hình thứ nhất theo hướng các thành phần kinh tế ngoài nhà nước
(doanh nghiệp) đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trung tâm đăng kiểm và trực
tiếp tuyển dụng nhân sự (có sát hạch, đánh giá của Cục Đăng kiểm Việt Nam)
để tổ chức thực hiện công tác kiểm định xe cơ giới. Mô hình này được thực
hiện chủ yếu trong giai đoạn 2005-2008 (với 9 trung tâm đăng kiểm trên cả
nước). Hiện nay chỉ còn 5 trung tâm hoạt động theo mô hình này vì 02 trung
tâm đã dừng hoạt động từ năm 2011 và 02 trung tâm chuyển đổi sang mô hình
thứ hai dưới đây [6].
- Mô hình thứ hai được triển khai thực hiện từ 2009 đến nay đi theo
hướng các thành phần kinh tế (doanh nghiệp) đầu tư xây dựng cơ sở vật chất
nhưng nhân viên đăng kiểm không phải là do doanh nghiệp tuyển dụng mà
đăng kiểm viên là viên chức, công chức thuộc các sở Giao thông vận tải hoặc
Cục Đăng kiểm Việt Nam (trong trường hợp các Sở Giao thông vận tải không
đảm nhận) thực hiện công tác kiểm định và cấp giấy chứng nhận.
Đánh giá về các mô hình thí điểm này, Cục Đăng kiểm cho biết, cả hai
mô hình đều có ưu điểm huy động được các nguồn lực, tiềm lực của xã hội đầu
tư cho hoạt động kiểm định, giảm chi ngân sách nhà nước, đáp ứng từng bước
36
nhu cầu kiểm định tăng lên do tăng trưởng phương tiện giao thông cơ giới
đường bộ trong những năm gần đây [6].
Tuy nhiên, thực tế cho thấy tại các trung tâm kiểm định được xã hội hóa
này vẫn luôn tồn tại những nhược điểm nhất định cần khắc phục: các doanh
nghiệp thường đặt mục tiêu lợi nhuận lên cao, do vậy đã có tình trạng cạnh
tranh không lành mạnh, hạ thấp tiêu chuẩn không thực hiện đúng, đủ quy trình
kiểm định, việc sử dụng cán bộ đăng kiểm của một số đơn vị chưa đúng tiêu
chuẩn, thiếu kiến thức thực tế. Đối với mô hình cử công chức viên chức của
các Sở Giao thông vận tải tham gia thực hiện công tác kiểm định mặc dù có kết
quả hơn, đó là hạn chế được mặt tiêu cực của các doanh nghiệp tới các hoạt
động kiểm định, bảo đảm tính khách quan của kết quả kiểm tra, nhưng hạn chế
nếu chiếu theo luật công chức viên chức thì không phù hợp.
1.2.2.4. Ưu và nhược điểm của việc xã hội hóa dịch vụ đăng kiểm xe cơ
giới đường bộ
Việc xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới đã mang lại nhiều thành
công, từng bước đáp ứng tốt hơn các yêu cầu về đăng kiểm ngày càng gia tăng
hiện nay do số lượng phương tiện tham gia giao thông ngày càng nhiều; huy
động được sự đóng góp của toàn dân vào công tác đăng kiểm, giảm nhẹ gánh
năng tài chính cho ngân sách nhà nước và từng bước tạo nên sự cạnh tranh lành
mạnh giúp cho việc tăng cường chất lượng hoạt động kiểm định. Thực hiện chủ
trương xã hội hóa, bước đầu các trung tâm đã đi vào hoạt động và được đánh
giá khá hiệu quả, huy động được nguồn vốn từ các thành phần kinh tế trong xã
hội, giảm áp lực về đăng kiểm tại các thành phố lớn [23],[29].
Nhìn chung, các Trung tâm đăng kiểm xã hội hóa ra đời đã mang lại một
luồng sinh khí mới cho công tác đăng kiểm, góp phần nâng cao chất lượng
dịch vụ, tạo thuận lợi hơn cho người dân khi tiếp cận dịch vụ đăng kiểm và
37
giảm gánh nặng của nhà nước. Những ưu điểm chủ yếu của xã hội hóa dịch vụ
đăng kiểm xe cơ giới thể hiện chủ yếu trên các mặt sau:
Thứ nhất, đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của hoạt đông kiểm định. Mức
độ phát triển kinh tế-xã hội ngày càng cao nên số lượng phương tiện được đưa
vào swrt dụng sản xuất, kinh doanh và phục vụ đi lại của người dân ngày càng
gia tăng.
Thứ hai, việc huy động các thành phần ngoài nhà nước, trước hết là khu
vực tư nhân, tham gia cùng với nhà nước trong việc cung ứng dịch vụ đăng
kiểm đã phát huy được tiềm năng của toàn xã hội vào quá trình phát triển, tăng
nguồn đầu tư cho việc cung ứng dịch vụ đăng kiểm. Điều này đặc biệt quan
trọng trong bối cảnh ngân sách nhà nước ngày càng eo hẹp.
Thứ ba, xã hội hóa giúp các đơn vị cung ứng dịch vụ đăng kiểm của nhà
nước trở nên năng động hơn, có cơ hội tiếp cận các trang thiết bị kỹ thuật mới
và đáp ứng các nhu cầu đăng kiểm ngày càng gia tăng.
Thứ tư, thông qua quá trình xã hội hóa, hoạt động của nhà nước được
giảm tải, bộ máy nhà nước trở nên tinh gọn hơn, giảm chi ngân sách. Đây cũng
là giải pháp quan trọng để thực hiện chính sách công bằng xã hội trong chiến
lược phát triển kinh tế, xã hội của Đảng và Nhà nước vì nhà nước có thể dành
nguồn ngân sách vốn hạn hẹp để đầu tư cho các vùng khó khăn, các đối tượng
chính sách.
Thứ năm, xã hội hóa dịch vụ công nói chung và dịch vụ đăng kiểm nói
riêng nâng cao ý thức sử dụng dịch vụ của người dân, xây dựng cộng đồng
trách nhiệm và mở rộng sự tham gia của người dân góp phần vào quá trình xây
dựng đất nước. Chất lượng kiểm định cũng từng bước được nâng cao thông qua
sự cạnh tranh công bằng giữa nhà nước và tư nhân.
38
Xã hội hoá không có nghĩa là giảm nhẹ trách nhiệm của nhà nước, trái
lại, nhà nước cần tăng cường khả năng kiểm soát số lượng và chất lượng dịch
vụ, nhất là đối với các cơ sở cung cấp dịch vụ ngoài nhà nước, tức là nhà nước
trở nên “nhỏ hơn” nhưng “mạnh hơn”.
Việc thực hiện xã hội hóa hoạt động kiểm định xe cơ giới đã giảm hẳn
phiền hà, bớt chi phí ngân sách Nhà nước, chất lượng đăng kiểm thời gian qua
được nâng lên rõ. Tuy nhiên, hiện nay, bên cạnh những thành tựu đã đạt được,
hoạt động xã hội hóa trong cung cấp dịch vụ công ở Việt Nam đang phải đối
mặt với nhiều thách thức lớn.
Trước hết, quá trình xã hội hóa công tác đăng kiểm mặc dù đã được triển
khai hơn 10 năm nay nhưng vẫn diễn ra rất chậm: Cho tới nay, phần lớn các
trung tâm đăng kiểm vẫn là các trung tâm của nhà nước do các Sở Giao thông
vận tải các tỉnh và Cục Đăng kiểm Việt Nam thành lập và điều hành hoạt động.
Vì nhiều lý do khác nhau, cả chủ quan và khách quan, việc tham gia cung cấp
dịch vụ công của khu vực ngoài nhà nước còn khá hạn chế và phát sinh nhiều
vấn đề phải giải quyết. Cho tới nay cũng mới chỉ có 73 trung tâm đăng kiểm xã
hội hóa được thành lập và tổ chức hoạt động.
Thứ hai, mức độ xã hội hóa đăng kiểm diễn ra không đồng đều ở các
vùng khác nhau: thường các cá nhân và tổ chức ngoài nhà nước chỉ chú trọng
đầu tư vào các trạm đăng kiểm tại các khu vực thuận lợi như các thành phố lớn,
nơi đông dân cư và thu nhập cao, ít quan tâm tới các khu vực chậm phát triển.
Nguyên nhân là nhà nước vẫn còn thiếu những chính sách khuyến khích rõ
ràng và cụ thể, chưa có được quy hoạch chung để định hướng và lên kế hoạch
triển khai xã hội hóa cho các vùng cụ thể [6].
39
Thứ ba, việc kiểm soát chất lượng dịch vụ và xử lý vi phạm của các đơn
vị cung cấp dịch vụ đăng kiểm ngoài nhà nước chưa được thực hiện chặt chẽ và
nghiêm túc.
Một số trung tâm cạnh tranh không lành mạnh, tự ý hạ thấp tiêu chuẩn,
không thực hiện đúng, đủ quy trình, nội dung kiểm tra. Có trung tâm lại thiếu
đăng kiểm viên mặc dù lúc xin phép thành lập ghi đủ số lượng. Có trung tâm
thì ngay cả lãnh đạo, đăng kiểm viên, nhân viên đều được chủ đầu tư bố trí làm
việc theo hợp đồng, dẫn đến tình trạng hoạt động kiểm định phải làm theo ý chỉ
đạo của chủ đầu tư, cho nên chất lượng kiểm định chưa đúng quy định.
Những sai phạm phát sinh trong công tác đăng kiểm gần đây phần lớn là
tại các cơ sở đăng kiểm tư nhân này. Trong năm 2014, thực hiện hoạt động
kiểm tra đột xuất tại các Trung tâm đăng kiểm ở các tỉnh, Cục Đăng kiểm Việt
Nam đã phát hiện nhiều sat sót và đã phải tạm đình chi hoạt động của 68
trường hợp đăng kiểm viên vi phạm công tác kiểm định; đình chỉ có thời hạn
ba trung tâm đăng kiểm, trong đó có hai trung tâm đăng kiểm xã hội hóa, một
trung tâm đăng kiểm thuộc Sở Giao thông vận tải Bình Thuận.
Trưởng phòng kiểm định xe cơ giới (thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam)
Ngô Hồng Hệ cho biết: "Đến trung tuần tháng 5-2015, Cục Đăng kiểm Việt
Nam đã đình chỉ 18 trường hợp đăng kiểm viên vi phạm về kiểm tra, đánh giá
sai quy trình công tác kiểm định, một số đăng kiểm viên khi thực hiện nhiệm
vụ kiểm tra các xe ô-tô bỏ qua một số công đoạn kiểm định theo quy định để
cấp giấy chứng nhận, tem kiểm định đạt tiêu chuẩn lưu hành. Hành vi của các
đăng kiểm viên nêu trên vi phạm Thông tư số 42/2012/TT- BGTVT, ngày 16-
10-2012, của Bộ trưởng Giao thông vận tải, quy định trách nhiệm và xử lý vi
phạm trong công tác đăng kiểm. Cục ĐKVN đã kiên quyết đình chỉ chức danh
40
đối với các đăng kiểm viên nói trên và đình chỉ chức danh một tháng đối với
Giám đốc Trung tâm đăng kiểm 8802D” [41].
Trong năm 2016, Cục đã thực hiện 274 đợt kiểm tra, thanh tra chuyên
ngành, phát hiện và xử lý vi phạm 77 đăng kiểm viên của 48 đơn vị, trong đó
có 41 đăng kiểm viên thuộc các doanh nghiệp xã hội hóa, 11 đăng kiểm viên
thuộc Cục và 25 đăng kiểm viên thuộc các Sở GTVT; đình chỉ hoạt động có
thời hạn 04 trung tâm. Qua kiểm tra, giám sát ở tất cả các lĩnh vực công tác
đăng kiểm và việc chấp hành các chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy
định của Ngành, Cục ĐKVN đã xử lý kỷ luật đối với 03 đơn vị và 25 cá nhân
trong Cục: buộc thôi việc 02 cá nhân, cảnh cáo 11 cá nhân, khiển trách 12 cá
nhân và cảnh cáo 03 đơn vị [17].
Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này là do thiếu các quy định cần thiết
và ý thức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức làm nhiệm vụ kiểm soát
chưa tốt. Các nhà đầu tư tư nhân thường chú trọng nhiều đến lợi nhuận, luôn có
xu hướng đẩy giá dịch vụ lên cao để tận thu nên các loại phí dịch vụ bị điều
chỉnh tùy tiện, để có thể cạnh tranh với các đơn vị đăng kiểm khác, các đơn vị
đăng kiểm được xã hội hóa thường có xu hướng giảm chất lượng dịch vụ, dẫn
tới chất lượng đăng kiểm tại các cơ sở này khá thấp và ảnh hưởng tới mức độ
an toàn của phương tiện khi tham gia giao thông. Các tiêu cực phát sinh chủ
yếu tại các trung tâm đăng kiểm được xã hội hóa: để nhanh chóng thu hồi vốn
trong khi phí đăng kiểm các loại phương tiện quá thấp khiến cho việc đầu tư
dây chuyền đăng kiểm không có lợi cho các nhà đầu tư tư nhân nên chưa
khuyến khích được họ tham gia một cách tích cực.
Thứ tư, các doanh nghiệp tham gia vào quá trình xã hội hóa công tác
đăng kiểm phần lớn là các doanh nghiệp nhỏ lẻ với khả năng đầu tư thấp và
mong muốn thu hồi vốn nhanh do đó khi trung tâm đăng kiểm hoạt động không
Luận văn: Xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới đường bộ
Luận văn: Xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới đường bộ
Luận văn: Xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới đường bộ
Luận văn: Xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới đường bộ
Luận văn: Xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới đường bộ
Luận văn: Xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới đường bộ
Luận văn: Xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới đường bộ
Luận văn: Xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới đường bộ
Luận văn: Xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới đường bộ
Luận văn: Xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới đường bộ
Luận văn: Xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới đường bộ
Luận văn: Xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới đường bộ
Luận văn: Xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới đường bộ
Luận văn: Xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới đường bộ
Luận văn: Xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới đường bộ
Luận văn: Xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới đường bộ
Luận văn: Xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới đường bộ
Luận văn: Xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới đường bộ
Luận văn: Xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới đường bộ
Luận văn: Xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới đường bộ
Luận văn: Xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới đường bộ
Luận văn: Xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới đường bộ
Luận văn: Xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới đường bộ
Luận văn: Xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới đường bộ
Luận văn: Xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới đường bộ
Luận văn: Xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới đường bộ
Luận văn: Xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới đường bộ
Luận văn: Xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới đường bộ
Luận văn: Xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới đường bộ
Luận văn: Xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới đường bộ
Luận văn: Xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới đường bộ
Luận văn: Xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới đường bộ
Luận văn: Xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới đường bộ
Luận văn: Xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới đường bộ
Luận văn: Xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới đường bộ
Luận văn: Xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới đường bộ
Luận văn: Xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới đường bộ
Luận văn: Xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới đường bộ
Luận văn: Xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới đường bộ
Luận văn: Xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới đường bộ
Luận văn: Xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới đường bộ
Luận văn: Xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới đường bộ
Luận văn: Xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới đường bộ
Luận văn: Xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới đường bộ
Luận văn: Xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới đường bộ
Luận văn: Xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới đường bộ
Luận văn: Xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới đường bộ
Luận văn: Xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới đường bộ
Luận văn: Xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới đường bộ
Luận văn: Xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới đường bộ
Luận văn: Xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới đường bộ
Luận văn: Xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới đường bộ
Luận văn: Xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới đường bộ
Luận văn: Xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới đường bộ
Luận văn: Xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới đường bộ
Luận văn: Xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới đường bộ

More Related Content

What's hot

Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại địa bàn Quận 12, th...
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại địa bàn Quận 12, th...Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại địa bàn Quận 12, th...
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại địa bàn Quận 12, th...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Thực trạng và giải pháp đổi mới cải cách thủ tục hành chính, HAY
Luận văn: Thực trạng và giải pháp đổi mới cải cách thủ tục hành chính, HAYLuận văn: Thực trạng và giải pháp đổi mới cải cách thủ tục hành chính, HAY
Luận văn: Thực trạng và giải pháp đổi mới cải cách thủ tục hành chính, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (20)

Luận văn: Tổ chức và hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệpLuận văn: Tổ chức và hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp
 
Luận văn: Đăng ký khai sinh theo pháp luật về hộ tịch hiện nay
Luận văn: Đăng ký khai sinh theo pháp luật về hộ tịch hiện nayLuận văn: Đăng ký khai sinh theo pháp luật về hộ tịch hiện nay
Luận văn: Đăng ký khai sinh theo pháp luật về hộ tịch hiện nay
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại địa bàn Quận 12, th...
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại địa bàn Quận 12, th...Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại địa bàn Quận 12, th...
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị tại địa bàn Quận 12, th...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị tại huyện Củ Chi
Luận văn: Quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị tại huyện Củ ChiLuận văn: Quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị tại huyện Củ Chi
Luận văn: Quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị tại huyện Củ Chi
 
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của UBND cấp xã tại Tp. HCM
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của UBND cấp xã tại Tp. HCMLuận văn: Tổ chức và hoạt động của UBND cấp xã tại Tp. HCM
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của UBND cấp xã tại Tp. HCM
 
Luận văn: Xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới ở Vĩnh Long
Luận văn: Xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới ở Vĩnh LongLuận văn: Xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới ở Vĩnh Long
Luận văn: Xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới ở Vĩnh Long
 
Luận văn: Giải quyết khiếu nại của Thanh tra cấp huyện Tp Hà Nội
Luận văn: Giải quyết khiếu nại của Thanh tra cấp huyện Tp Hà NộiLuận văn: Giải quyết khiếu nại của Thanh tra cấp huyện Tp Hà Nội
Luận văn: Giải quyết khiếu nại của Thanh tra cấp huyện Tp Hà Nội
 
Luận văn: Pháp luật về Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp, 9đ
Luận văn: Pháp luật về Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp, 9đLuận văn: Pháp luật về Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp, 9đ
Luận văn: Pháp luật về Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp, 9đ
 
Luận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt NamLuận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam
 
Luận văn: Thực trạng và giải pháp đổi mới cải cách thủ tục hành chính, HAY
Luận văn: Thực trạng và giải pháp đổi mới cải cách thủ tục hành chính, HAYLuận văn: Thực trạng và giải pháp đổi mới cải cách thủ tục hành chính, HAY
Luận văn: Thực trạng và giải pháp đổi mới cải cách thủ tục hành chính, HAY
 
Đề tài: Quản lý về hộ tịch của UBND cấp xã tỉnh Kiên Giang, HAY
Đề tài: Quản lý về hộ tịch của UBND cấp xã tỉnh Kiên Giang, HAYĐề tài: Quản lý về hộ tịch của UBND cấp xã tỉnh Kiên Giang, HAY
Đề tài: Quản lý về hộ tịch của UBND cấp xã tỉnh Kiên Giang, HAY
 
Đề tài: Tổ chức và hoạt dộng của cơ quan chính quyền địa phương
Đề tài: Tổ chức và hoạt dộng của cơ quan chính quyền địa phươngĐề tài: Tổ chức và hoạt dộng của cơ quan chính quyền địa phương
Đề tài: Tổ chức và hoạt dộng của cơ quan chính quyền địa phương
 
Luận văn: Pháp luật về tái định cư khi nhà nước thu hồi đất, HAY
Luận văn: Pháp luật về tái định cư khi nhà nước thu hồi đất, HAYLuận văn: Pháp luật về tái định cư khi nhà nước thu hồi đất, HAY
Luận văn: Pháp luật về tái định cư khi nhà nước thu hồi đất, HAY
 
Luận văn: Giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã huyện Củ Chi, HAY
Luận văn: Giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã huyện Củ Chi, HAYLuận văn: Giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã huyện Củ Chi, HAY
Luận văn: Giám sát của Hội đồng nhân dân cấp xã huyện Củ Chi, HAY
 
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa tại huyện Hoành Bồ, HAY, 9đ
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa tại huyện Hoành Bồ, HAY, 9đĐề tài: Xây dựng đời sống văn hóa tại huyện Hoành Bồ, HAY, 9đ
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa tại huyện Hoành Bồ, HAY, 9đ
 
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu sốLuận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số
 
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể tại tp HCM
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể tại tp HCMLuận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể tại tp HCM
Luận văn: Quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể tại tp HCM
 
Luận văn: Tổ chức chính quyền đô thị tại TP Hồ Chí Minh, HAY
Luận văn: Tổ chức chính quyền đô thị tại TP Hồ Chí Minh, HAYLuận văn: Tổ chức chính quyền đô thị tại TP Hồ Chí Minh, HAY
Luận văn: Tổ chức chính quyền đô thị tại TP Hồ Chí Minh, HAY
 
Đề tài: Công tác cấp giấy phép xây dựng nhà ở đô thị ở Hà Nội, HAY
Đề tài: Công tác cấp giấy phép xây dựng nhà ở đô thị ở Hà Nội, HAYĐề tài: Công tác cấp giấy phép xây dựng nhà ở đô thị ở Hà Nội, HAY
Đề tài: Công tác cấp giấy phép xây dựng nhà ở đô thị ở Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại tỉnh Kiên Giang, HAY
Luận văn: Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại tỉnh Kiên Giang, HAYLuận văn: Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại tỉnh Kiên Giang, HAY
Luận văn: Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại tỉnh Kiên Giang, HAY
 

Similar to Luận văn: Xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới đường bộ

Xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
Xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới trên địa bàn tỉnh Ninh ThuậnXã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
Xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới trên địa bàn tỉnh Ninh Thuậnluanvantrust
 
Xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
Xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới trên địa bàn tỉnh Ninh ThuậnXã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
Xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới trên địa bàn tỉnh Ninh Thuậnluanvantrust
 
Phân Tích Tác Động Của Chính Sách Lãi Vay Đến Các Hộ Sản Xuất Hoa Lan
Phân Tích Tác Động Của Chính Sách Lãi Vay Đến Các Hộ Sản Xuất Hoa LanPhân Tích Tác Động Của Chính Sách Lãi Vay Đến Các Hộ Sản Xuất Hoa Lan
Phân Tích Tác Động Của Chính Sách Lãi Vay Đến Các Hộ Sản Xuất Hoa LanViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Phân Tích Tác Động Của Chính Sách Lãi Vay Đến Các Hộ Sản Xuất Hoa Lan
Phân Tích Tác Động Của Chính Sách Lãi Vay Đến Các Hộ Sản Xuất Hoa LanPhân Tích Tác Động Của Chính Sách Lãi Vay Đến Các Hộ Sản Xuất Hoa Lan
Phân Tích Tác Động Của Chính Sách Lãi Vay Đến Các Hộ Sản Xuất Hoa LanViết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo nghề cho người khuyết tật trên địa...
Quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo nghề cho người khuyết tật trên địa...Quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo nghề cho người khuyết tật trên địa...
Quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo nghề cho người khuyết tật trên địa...luanvantrust
 

Similar to Luận văn: Xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới đường bộ (20)

Xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
Xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới trên địa bàn tỉnh Ninh ThuậnXã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
Xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
 
Xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
Xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới trên địa bàn tỉnh Ninh ThuậnXã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
Xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
 
Đề tài: Quản lý vận tải hành khách bằng xe ô tô tại Quảng Bình
Đề tài: Quản lý vận tải hành khách bằng xe ô tô tại Quảng BìnhĐề tài: Quản lý vận tải hành khách bằng xe ô tô tại Quảng Bình
Đề tài: Quản lý vận tải hành khách bằng xe ô tô tại Quảng Bình
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng xe ô tô
Luận văn: Quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng xe ô tô Luận văn: Quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng xe ô tô
Luận văn: Quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng xe ô tô
 
Luận văn: Dịch vụ hành chính công tại UBND TP Rạch Giá, HAY
Luận văn: Dịch vụ hành chính công tại UBND TP Rạch Giá, HAYLuận văn: Dịch vụ hành chính công tại UBND TP Rạch Giá, HAY
Luận văn: Dịch vụ hành chính công tại UBND TP Rạch Giá, HAY
 
Luận văn: Dịch vụ hành chính công tại UBND thành phố Rạch Giá
Luận văn: Dịch vụ hành chính công tại UBND thành phố Rạch GiáLuận văn: Dịch vụ hành chính công tại UBND thành phố Rạch Giá
Luận văn: Dịch vụ hành chính công tại UBND thành phố Rạch Giá
 
Đề tài: Chính sách phát triển nguồn nhân lực CHDCND Lào, HAY
Đề tài: Chính sách phát triển nguồn nhân lực CHDCND Lào, HAYĐề tài: Chính sách phát triển nguồn nhân lực CHDCND Lào, HAY
Đề tài: Chính sách phát triển nguồn nhân lực CHDCND Lào, HAY
 
Đề tài: Đánh giá chương trình xây dựng nông thôn mới tại Hà Nội
Đề tài: Đánh giá chương trình xây dựng nông thôn mới tại Hà NộiĐề tài: Đánh giá chương trình xây dựng nông thôn mới tại Hà Nội
Đề tài: Đánh giá chương trình xây dựng nông thôn mới tại Hà Nội
 
Giải pháp triển khai xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới đường bộ tại tỉ...
Giải pháp triển khai xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới đường bộ tại tỉ...Giải pháp triển khai xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới đường bộ tại tỉ...
Giải pháp triển khai xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới đường bộ tại tỉ...
 
Luận văn: Hoạt động của Văn phòng UBND TP Vinh, HAY
Luận văn: Hoạt động của Văn phòng UBND TP Vinh, HAYLuận văn: Hoạt động của Văn phòng UBND TP Vinh, HAY
Luận văn: Hoạt động của Văn phòng UBND TP Vinh, HAY
 
Luận văn: Hoạt động của Văn phòng HĐND TP Vinh, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua za...
Luận văn: Hoạt động của Văn phòng HĐND TP Vinh, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua za...Luận văn: Hoạt động của Văn phòng HĐND TP Vinh, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua za...
Luận văn: Hoạt động của Văn phòng HĐND TP Vinh, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua za...
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô, HOT
 
Đề tài: Quản lý kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tỉnh Quảng Bình
Đề tài: Quản lý kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tỉnh Quảng BìnhĐề tài: Quản lý kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tỉnh Quảng Bình
Đề tài: Quản lý kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tỉnh Quảng Bình
 
Luận văn:Quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Luận văn:Quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộLuận văn:Quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Luận văn:Quản lý nhà nước về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
 
Đề tài: Việc làm của thanh niên ở nông thôn tỉnh Hải Dương, HAY
Đề tài: Việc làm của thanh niên ở nông thôn tỉnh Hải Dương, HAYĐề tài: Việc làm của thanh niên ở nông thôn tỉnh Hải Dương, HAY
Đề tài: Việc làm của thanh niên ở nông thôn tỉnh Hải Dương, HAY
 
Đề tài: Thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa ở Thị xã Hà Tiên
Đề tài: Thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa ở Thị xã Hà TiênĐề tài: Thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa ở Thị xã Hà Tiên
Đề tài: Thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa ở Thị xã Hà Tiên
 
Phân Tích Tác Động Của Chính Sách Lãi Vay Đến Các Hộ Sản Xuất Hoa Lan
Phân Tích Tác Động Của Chính Sách Lãi Vay Đến Các Hộ Sản Xuất Hoa LanPhân Tích Tác Động Của Chính Sách Lãi Vay Đến Các Hộ Sản Xuất Hoa Lan
Phân Tích Tác Động Của Chính Sách Lãi Vay Đến Các Hộ Sản Xuất Hoa Lan
 
Phân Tích Tác Động Của Chính Sách Lãi Vay Đến Các Hộ Sản Xuất Hoa Lan
Phân Tích Tác Động Của Chính Sách Lãi Vay Đến Các Hộ Sản Xuất Hoa LanPhân Tích Tác Động Của Chính Sách Lãi Vay Đến Các Hộ Sản Xuất Hoa Lan
Phân Tích Tác Động Của Chính Sách Lãi Vay Đến Các Hộ Sản Xuất Hoa Lan
 
Đề tài: Bồi dưỡng công chức cơ quan thuộc UBND tỉnh Bình Dương
Đề tài: Bồi dưỡng công chức cơ quan thuộc UBND tỉnh Bình DươngĐề tài: Bồi dưỡng công chức cơ quan thuộc UBND tỉnh Bình Dương
Đề tài: Bồi dưỡng công chức cơ quan thuộc UBND tỉnh Bình Dương
 
Quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo nghề cho người khuyết tật trên địa...
Quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo nghề cho người khuyết tật trên địa...Quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo nghề cho người khuyết tật trên địa...
Quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo nghề cho người khuyết tật trên địa...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsbkjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsbhoangphuc12ta6
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
slide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hust
slide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hustslide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hust
slide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hustCngV201176
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfthanhluan21
 
Thực hành lễ tân ngoại giao - công tác NG
Thực hành lễ tân ngoại giao - công tác NGThực hành lễ tân ngoại giao - công tác NG
Thực hành lễ tân ngoại giao - công tác NGMeiMei949309
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfLngHu10
 
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptxBài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptxduongchausky
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...https://www.facebook.com/garmentspace
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfphamthuhoai20102005
 
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doc
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doconluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doc
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.docQuynhAnhV
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCNGTRC3
 
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (15)

CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsbkjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
slide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hust
slide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hustslide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hust
slide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hust
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
 
Thực hành lễ tân ngoại giao - công tác NG
Thực hành lễ tân ngoại giao - công tác NGThực hành lễ tân ngoại giao - công tác NG
Thực hành lễ tân ngoại giao - công tác NG
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
 
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptxBài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doc
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doconluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doc
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doc
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
 
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...
 

Luận văn: Xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới đường bộ

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN HỮU THẾ XÃ HỘI HÓA CÔNG TÁC ĐĂNG KIỂM XE CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN HỮU THẾ XÃ HỘI HÓA CÔNG TÁC ĐĂNG KIỂM XE CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60 34 04 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. ĐẶNG KHẮC ÁNH TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017
  • 3.
  • 4. LỜI CAM ĐOAN Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ “Xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới đường bộ trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận” là kết quả sau hai năm học tập, nghiên cứu tại Học viện theo chương trình đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS.Đặng Khắc Ánh. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung luận văn của mình. Tp. Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2017 Tác giả Nguyễn Hữu Thế
  • 5. LỜI CÁM ƠN Trong thời gian hai năm học tập và nghiên cứu chương trình đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công tại giảng đường Học viện Hành chính Quốc gia cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh, được sự quan tâm của lãnh đạo Học viện, sự dạy dỗ, chỉ bảo, định hướng của quý thầy cô, tác giả đề tài đã được trang bị những kiến thức quản lý hành chính nhà nước trên các lĩnh vực, đó chính là những hành trang quý báu cho tác giả áp dụng vào trong thực tiễn công tác. Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc và Quý thầy cô các Khoa, Bộ môn của Học viện Hành chính Quốc gia đã tận tâm giảng dạy và tạo điều kiện để tác giả hoàn thành Luận văn Thạc sĩ. Đặc biệt, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS. Đặng Khắc Ánh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình hoàn Luận văn. Trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Sở Giao thông vận tải, Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới đường bộ và gia đình, đồng nghiệp, bạn bè, tập thể lớp Cao học HC20.N8 đã quan tâm, động viên, tạo điều kiện cho tác giả trong suốt thời gian học tập và hoàn thành Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ. Trân trọng cảm ơn các thành viên trong Hội đồng khoa học. Tp. Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2017 Tác giả Nguyễn Hữu Thế
  • 6. MỤC LỤC LỜI CÁM ƠN LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ MỞ ĐẦU .......................................................................................................................1 CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ XÃ HỘI HÓA VÀ XÃ HỘI HÓA CÔNG TÁC ĐĂNG KIỂM PHƯƠNG TIỆN CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ ............... 12 1.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐĂNG KIỂM PHƯƠNG TIỆN CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ....... 12 1.1.1. Phương tiện cơ giới đường bộ....................................................................... 12 1.1.2. Đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ.................................................... 13 1.1.3. Mục đích của việc đăng kiểm xe cơ giới đường bộ...................................... 15 1.1.4. Quản lý công tác đăng kiểm xe cơ giới đường bộ hiện nay ......................... 16 1.2. XÃ HỘI HÓA CÔNG TÁC ĐĂNG KIỂM XE CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ............ 26 1.2.1. Khái niệm xã hội hóa .................................................................................... 26 1.2.2. Khái niệm và ý nghĩa của xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới .......... 32 1.3. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI XÃ HỘI HÓA CÔNG TÁC ĐĂNG KIỂM XE CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ.............................................................................. 41 1.4. KINH NGHIỆM XÃ HỘI HÓA CÔNG TÁC ĐĂNG KIỂM XE CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG.................................................................. 45 1.3.1. Xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới tại Đồng Nai...............................45 1.3.2. Xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới tại Nam Định............................. 47 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ........................................................................................... 50 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐĂNG KIỂM PHƯƠNG TIỆN CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ Ở TỈNH NINH THUẬN................................................... 51 2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỈNH NINH THUẬN.............................................. 51
  • 7. 2.2. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐĂNG KIỂM XE CƠ GIỚI TẠI TỈNH NINH THUẬN HIỆN NAY ………… ........................................................................... …..57 2.2.1. Tổ chức và hoạt động của Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới đường bộ tỉnh Ninh Thuận .......................................................................................................... 57 2.2.2. Kết quả đăng kiểm xe cơ giới đường bộ trên địa bàn tỉnh.............................61 2.3. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC ĐĂNG KIỂM XE CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN.................................................................................62 2.3.1. Những ưu điểm ............................................................................................. 62 2.3.2. Những hạn chế còn tồn tại ............................................................................ 64 2.3.3. Nguyên nhân của các hạn chế....................................................................... 67 2.4. THỰC TRẠNG XÃ HỘI HÓA CÔNG TÁC ĐĂNG KIỂM XE CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN...............................................69 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ........................................................................................... 70 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI XÃ HỘI HÓA CÔNG TÁC ĐĂNG KIỂM XE CƠ GIỚI Ở NINH THUẬN..................... 71 3.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÃ HỘI HÓA CÔNG TÁC ĐĂNG KIỂM XE CƠ GIỚI TẠI NINH THUẬN........................................................................................... 71 3.2. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN XÃ HỘI HÓA ĐĂNG KIỂM XE CƠ GIỚI Ở TỈNH NINH THUẬN ............................................................................................. 75 3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ......................................................................................... 80 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ........................................................................................... 83 KẾT LUẬN................................................................................................................ 84 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………........86 PHỤ LỤC
  • 8. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ATGT An toàn giao thông ATKT An toàn kỹ thuật Bộ CA Bộ Công an Bộ GTVT Bộ Giao thông vận tải BVMT Bảo vệ môi trường CQNN Cơ quan nhà nước CB Cán bộ CSGT Cảnh sát giao thông DCKĐ Dây chuyền kiểm định ĐKV Đăng kiểm viên ĐKVN Đăng kiểm Việt Nam GDP Tổng sản phẩm quốc nội GTVT Giao thông vận tải KT-XH Kinh tế - Xã hội PTCGĐB Phương tiện cơ giới đường bộ QLNN Quản lý nhà nước QLHC Quản lý hành chính QPPL Quy phạm pháp luật TNGT Tai nạn giao thông TNGTĐB Tai nạn giao thông đường bộ TT Trung tâm TTATGT Trật tự an toàn giao thông TTATXH Trật tự an toàn xã hội TTĐK Trung tâm đăng kiểm UBATGTQG Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia UBND Ủy ban nhân dân WTO Tổ chức Thương mại Thế giới
  • 9. DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH, SƠ ĐỒ Số TT Tên Bảng, Sơ đồ, Phụ lục Trang Bảng 1.1 Chu kỳ kiểm định xe cơ giới đường bộ 14 Sơ đồ 1.1 Sơ đồ tổ chức của Cục Đăng kiểm Việt Nam 20 Bảng 1.2 Số lượng trung tâm đăng kiểm và dây chuyền kiểm định 24 Bảng 1.3 Số lượng xe kiểm định và tỷ lệ tăng trưởng 25 Hình 2.1 Bản đồ hành chính tỉnh Ninh Thuận 51 Bảng 2.1 Thống kê số lượng ô tô lưu hành giai đoạn 2011-2016 54 Sơ đồ 2.1 Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tỉnh Ninh Thuận 56 Bảng 2.2 Tổng kinh phí thu được từ kiểm định xe cơ giới đường bộ giai đoạn 2011-2016 tại Ninh Thuận 62 Bảng 3.1 Dự báo số lượng ô tô Ninh Thuận giai đoạn 2018-2030 73 Bảng 3.2 Quy định diện tích tối thiểu của trung tâm ĐKXCG 77
  • 10. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Quan điểm về xã hội hóa dịch vụ công được ghi nhận từ văn kiện Đại hội Đảng VIII “Các vấn đề chính sách xã hội đều giải quyết theo tinh thần xã hội hoá. Nhà nước giữ vai trò nồng cốt, đồng thời động viên mỗi người dân, các doanh nghiệp, các tổ chức trong xã hội, các cá nhân và tổ chức nước ngoài cùng tham gia giải quyết các vấn đề xã hội”. Văn kiện Đại hội Đảng IX tiếp tục khẳng định: “Các chính sách xã hội được tiến hành theo tinh thần xã hội hoá, đề cao trách nhiệm của chính quyền các cấp, huy động các nguồn lực trong nhân dân và sự tham gia của các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội”. Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X tiếp tục cụ thể hóa: “Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, “đẩy mạnh xã hội hóa, vận dụng hợp lý những mặt tích cực của cơ chế thị trường”. Thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 90/NQ-CP, Nghị định số 73/1999/NĐ-CP và các văn bản chỉ đạo đẩy mạnh xã hội hoá dịch vụ công, Quyết định số 22/2015/QĐ-TTg về việc chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần. Trong Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước, vấn đề huy động nguồn lực xã hội, tách chức năng quản lý của Nhà nước với chức năng quản trị kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước và đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ công được đề cập rất cụ thể: “Xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm giải phóng lực lượng sản xuất, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển đất nước”,
  • 11. 2 “khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia cung ứng các dịch vụ trong môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh” [14]. Nhà nước có trách nhiệm chăm lo đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân, nhưng không phải vì thế mà mọi công việc về dịch vụ công đều do cơ quan nhà nước trực tiếp đảm nhiệm. Trong từng lĩnh vực cần định rõ những công việc mà Nhà nước phải đầu tư và trực tiếp thực hiện, những công việc cần chuyển giao cho các tổ chức xã hội đảm nhiệm. Như vậy, chủ trương của Đảng và Nhà nước về đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ công trong tiến trình cải cách nền hành chính là đúng đắn, là tất yếu, khách quan, hướng đến mô hình quản lý công mới, đó là một chính phủ nhỏ quản lý một xã hội lớn, thay đổi vai trò nhà nước từ “chèo thuyền” chuyển sang “lái thuyền”. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của cả nước nói chung và tỉnh Ninh Thuận nói riêng thì nhu cầu vận tải hành khách và hàng hóa ngày càng gia tăng, kéo theo sự gia tăng số lượng xe cơ giới. Do đó, hoạt động kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho xe cơ giới khi tham gia giao thông, có ý nghĩa to lớn trong việc góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông, ổn định trật tự xã hội. Như vậy, công tác đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ là hoạt động có tính xã hội sâu rộng, ảnh hưởng và liên quan trực tiếp đến đông đảo nhân dân và sự phát triển của doanh nghiệp vì trực tiếp liên quan tới việc bảo đảm sinh mạng con người tham gia giao thông, liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của từng người dân và doanh nghiệp, đặc biệt là an toàn giao thông.
  • 12. 3 Trong thời gian qua, công tác đăng kiểm đã được triển khai tương đối đồng bộ và có hiệu quả trên cả nước, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng phương tiện vận tải đường bộ, qua đó làm giảm tai nạn giao thông và giảm ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, thực tế cho thấy công tác đăng kiểm vẫn còn rất nhiều vấn đề bất cập cần giải quyết, chẳng hạn như tình trạng độc quyền ở địa phương, thiếu cạnh tranh cung ứng dịch vụ, quá tải của các trung tâm đăng kiểm, nhất là ở các thành phố lớn và các nơi đô thị tập trung dân cư với lượng phương tiện nhiều và đang ngày càng tăng lên nhanh chóng. Tình trạng quá tải này còn dẫn đến việc các cơ sở đăng kiểm đã không thực hiện tốt công việc của mình, tình trạng nhũng nhiễu, sai phạm trong quá trình đăng kiểm còn diễn ra khá phổ biến. Chính vì vậy, mở rộng quy mô các trạm đăng kiểm hiện có, đồng thời tăng số lượng trạm và dây chuyền đăng kiểm là một yêu cầu của thực tiễn khách quan. Tuy nhiên, do nguồn ngân sách của trung ương và địa phương còn hạn chế nên việc đầu tư cho các trạm đăng kiểm từ phía nhà nước chỉ đầu tư ban đầu, hiện nay không thể tiếp tục bao cấp nữa do thực hiện chủ trương thu hút các nguồn lực tư nhân đầu tư vào lĩnh vực này. Chính vì lẽ đó, Bộ Giao thông vận tải đã xây dựng chiến lược xã hội hóa các trung tâm đăng kiểm giúp cho nhà nước và tư nhân cùng chia sẻ, vận hành các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới đường bộ. Nhằm đáp ứng yêu cầu về kiểm định chất lượng xe cơ giới, mô hình xã hội hóa đăng kiểm xe cơ giới đã được thí điểm triển khai một cách khá mạnh mẽ từ năm 2005 trở lại đây. Việc thực hiện xã hội hóa đã huy động được tiềm năng của mọi tầng lớp trong xã hội đầu tư cho hoạt động kiểm định, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước, đáp ứng nhu cầu kiểm định ngày càng cao do số lượng phương tiện tham gia giao thông ngày càng tăng, giảm sự quá tải cho các trung tâm kiểm định, giảm chi phí về thời gian chờ đợi, phục vụ tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp.
  • 13. 4 Triển khai Đề án “tách chức năng quản lý nhà nước với cung cấp dịch vụ công trong lĩnh vực đăng kiểm” ban hành kèm theo Quyết định số 4202/QĐ- BGTVT ngày 25 tháng 11 năm 2015 của Bộ Giao thông vận tải. Đã có 12 trung tâm đăng kiểm chuyển đổi thành đơn vị cổ phần: 70.01S, 70.02S ở Tây Ninh; 12.01D ở Lạng Sơn; 48.01D ở Đắc Nông; 24.01D ở Lào Cai; 61.06D ở Đồng Nai; 14.01S, 14.02S, 14.03S ở Quảng Ninh; 38.01S ở Hà Tĩnh, ... [7]. Triển khai Đề án “Quy hoạch tổng thể các trung tâm đăng kiểm và dây chuyền kiểm định xe cơ giới đến năm 2020, tầm nhìn 2030” ban hành kèm theo Quyết định số 1873/QĐ-BGTVT ngày 08 tháng 8 năm 2012 của Bộ Giao thông vận tải. Tính đến thời điểm 20/12/2016, cả nước có 113 trung tâm đăng kiểm xe cơ giới. Năm 2016, Cục Đăng kiểm Việt Nam đã ký văn bản thỏa thuận thành lập cho 13 doanh nghiệp đăng ký xây dựng đơn vị đăng kiểm theo mô hình xã hội hóa; đã cấp Giấy chứng nhận hoạt động cho 09 đơn vị đăng kiểm xã hội hóa mới đi vào hoạt động [17]. Từ khi Đề án này được phê duyệt, không có đơn vị đăng kiểm nào của Nhà nước được thành lập. Năm đơn vị được Cục Đăng kiểm Việt Nam chuyển cho tư nhân quản lý và thực hiện đăng kiểm. Theo Đề án này, đã có 42 đơn vị xã hội hóa mới được ra đời (26 đơn vị đã hoạt động), nâng tổng số trung tâm đăng kiểm xã hội hóa là 73 đơn vị, trong đó 57 đơn vị đã hoạt động và 16 đơn vị đang xây dựng (14 đơn vị đi vào hoạt động năm 2016 và 02 đơn vị đang được xây dựng, sẽ đưa vào hoạt động năm 2017). Cục Đăng kiểm Việt Nam đã phối hợp với các địa phương xây dựng mạng lưới các trung tâm đăng kiểm và dây chuyền kiểm định theo đúng quy hoạch của Bộ Giao thông vận tải và địa phương, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp[17]. Với sự tham gia của khu vực tư nhân vào công tác đăng kiểm ở giai đoạn thí điểm đã tạo nên một bức tranh đăng kiểm mới ở Việt Nam, đây là một thay
  • 14. 5 đổi lớn để phát triển theo xu hướng các nước phát triển. Nhưng ở điều kiện lịch sử, xã hội nước ta hiện nay đã đặt ra nhiều tồn tại (chất lượng kiểm định, hình thành tiêu cực trung gian mà nhà nước khó kiểm soát được do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, nhiều nhiệm vụ mang tính chính trị, an ninh, quốc phòng rất khó thực hiện do không phối hợp được,…) ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội cần phải giải quyết. Chẳng hạn, qua kiểm tra, tất cả các đơn vị đăng kiểm tư nhân đều mắc lỗi đánh giá không đúng tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường [17],[6]. Tại các trung tâm xuất hiện tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, hạ thấp tiêu chuẩn, không thực hiện đúng quy trình kiểm định để thu hút khách hàng; nhiều trung tâm thiếu đội ngũ đăng kiểm viên hoặc vi phạm đến mức phải ngừng hoạt động với thời gian dài để khắc phục, không giải quyết được nhu cầu cấp thiết của người dân. Do đó, nghiên cứu về xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới để thu hút nguồn lực khu vực tư tham gia vào công tác đăng kiểm, giảm gánh nặng cho nhà nước, xóa thế độc quyền, tạo sự cạnh tranh phát triển, đồng thời nâng cao chất lượng đăng kiểm là một đòi hỏi cấp thiết phải nghiên cứu hiện nay. Ninh Thuận là một địa bàn đăng kiểm trọng điểm ở Nam Trung bộ với số lượng phương tiện cơ giới đường bộ được đăng kiểm hàng năm khá lớn và đang ngày càng tăng dần trong những năm gần đây. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có duy nhất 01 trung tâm đăng kiểm của Nhà nước được xây dựng từ năm 1995 với quy mô nhà xưởng, diện tích nhỏ hẹp, cơ sở vật chất, trang thiết bị đã quá cũ kỹ, xuống cấp thường xuyên hư hỏng mà chưa được tái đầu tư do nguồn ngân sách tỉnh eo hẹp, khó khăn, mặc khác thực hiện chủ trương xã hội hóa dịch vụ công, ngân sách nhà nước không thể đầu tư cho lĩnh vực này nữa khiến cho công tác đăng kiểm trở nên quá tải. Trong các năm qua, việc tái đầu tư để phát triển, tăng công suất kiểm định rất khó khăn (kể cả việc sửa chữa, thay thế, duy trì chất lượng trang thiết bị) do thực hiện chủ trương đẩy mạnh xã hội
  • 15. 6 hóa dịch vụ công. Khi năng lực và công suất kiểm định không tăng tương ứng với mức độ gia tăng của phương tiện cùng với cơ sở vật chất, trang thiết bị đã quá cũ kỹ, xuống cấp thường xuyên hư hỏng đã dẫn đến tình trạng quá tải càng tăng lên dẫn đến chất lượng dịch vụ giảm, lãng phí thời gian của xã hội và tạo cơ hội cho các hoạt động tiêu cực trong đăng kiểm. Chính vì vậy, nghiên cứu để triển khai xã hội hóa đăng kiểm xe cơ giới ở tỉnh Ninh Thuận là cần thiết, không chỉ mang ý nghĩa lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn quan trọng nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ đăng kiểm cho khách hàng có nhu cầu đăng kiểm trên địa bàn và thực hiện chiến lược phát triển ngành đăng kiểm của Bộ Giao thông vận tải. Đây là lý do chủ yếu để học viên lựa chọn đề tài “Xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận” để làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ Quản lý công của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài Xã hội hóa là một chủ trương quan trọng của Đảng và Nhà nước ta đã hình thành ngay từ những năm đầu của quá trình đổi mới với quan điểm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” và đã được chính thức ghi nhận và triển khai từ Đại hội VIII của Đảng và tiếp tục được khẳng định lại trong Đại hội IX, Đại hội X, được thể chế hóa bằng Nghị quyết số 90/NQ-CP, Nghị định số 73/1999/NĐ-CP và các văn bản chỉ đạo đẩy mạnh xã hội hoá dịch vụ công, Quyết định số 22/2015/QĐ-TTg về việc chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần, chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước của Chính phủ. Chính vì vậy, nghiên cứu về xã hội hóa nói chung và xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới nói riêng là lĩnh vực nghiên cứu không mới. Trong thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề xã hội hóa và về
  • 16. 7 công tác đăng kiểm xe cơ giới. Có thể chỉ ra một số nghiên cứu quan trọng trong những lĩnh vực này sau đây: - Nghiên cứu của Đặng Khắc Ánh: Hợp tác công- tư và vận dụng vào cải cách khu vực công ở Việt Nam (Đề tài nghiên cứu cấp cơ sở trọng điểm của Học viện hành chính năm 2012) đã xem xét hợp tác công-tư (Public-Private Partnership) như là một hình thức của xã hội hóa và là một định hướng quan trọng để đạt mục tiêu lôi cuốn khu vực tư nhân tham gia cùng với nhà nước trong việc cung cấp dịch vụ công để nâng cao chất lượng và hiệu quả cung cấp dịch vụ công. Nghiên cứu cũng đã chỉ ra những thành tựu và những bất cập còn tồn tại trong lĩnh vực này và xác định các giải pháp để nâng cao chất lượng hợp tác công-tư trong tương lai. - Nghiên cứu của Đặng Khắc Ánh: Nâng cao chất lượng xã hội hóa dịch vụ công, in trong Tạp chí Giáo dục Lý luận số 190 (2012) đề cập tới tiến trình xã hội hóa ở nước ta cũng như những ưu và nhược điểm còn tồn tại của việc xã hội hóa. Tác giả cũng đã đề cập tới một số giải pháp cần áp dụng trong thời gian tới để nâng cao chất lượng xã hội hóa trong thực tế. - Nghiên cứu của GS.TSKH Phạm Mạnh Hùng: Xã hội hóa công tác ý tế - những điểm đã đạt được và những vấn đề đặt ra trước mắt, tham luận trong Hội thảo:”Những vấn đề đặt ra trong quá trình thực hiện chủ trương của Đảng về xã hội hóa các dịch vụ công” do Văn phòng Trung ương Đảng và Viện Khao học xã hội Việt Nam tổ chức tại Hà Nội ngày 23/9/2009. - Nghiên cứu của Lê Chi Mai (2003): Cải cách dịch vụ công ở Việt Nam (NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003) đã tập trung phân tích xu hướng cải cách dịch vụ công ở nước ta giai đoạn thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước 2001-2010 và đã chỉ ra xu hướng tất yếu phải xã hội hóa
  • 17. 8 việc cung cấp dịch vụ công trong bối cảnh xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. - Nghiên cứu của Đinh Văn Ân và Hoàng Thu Hòa (2006): Đổi mới cung ứng dịch vụ công ở Việt Nam (NXB Thống kê, Hà Nội, 2006) đã tập trung phân tích tiến trình xã hội hóa dịch vụ công ở nước ta, đồng thời chỉ ra những kết quả và bất cập còn tồn tại trong quá trình triển khai xã hội hóa để đề ra những giải pháp tăng cường xã hội hóa việc cung cấp dịch vụ công. - v.v… Bên cạnh các nghiên cứu về xã hội hóa nói chung, trong thời gian gần đây đã có nhiều đề án, bài viết và được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng về vấn đề xã hội hóa công tác đăng kiểm, trước hết phải kể tới: - “Đề án tách chức năng quản lý nhà nước với cung cấp dịch vụ công trong lĩnh vực đăng kiểm” (ban hành kèm theo Quyết định số 4202/QĐ- BGTVT ngày 25 tháng 11 năm 2015 của Bộ Giao thông vận tải). - “Đề án nâng cao chất lượng công tác đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và phương tiện thủy nội địa góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông và ô nhiễm môi trường” (ban hành kèm theo Quyết định 1873/QĐ-BGTVT ngày 08 tháng 8 năm 2012 của Bộ Giao thông vận tải). - Quỳnh Hoa (2013): Tìm mô hình cho công tác đăng kiểm xe cơ giới, đăng trên website của Chính phủ. (http://baodientu.chinhphu.vn/An-toan-giao- thong/Tim-mo-hinh-cho-hoat-dong-dang-kiem-xe-co-gioi/183469.vgp); - Xích Tùng (2014): Xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới, đăng trên báo Nhân dân ngày 17 tháng 01 năm 2014 (http://www.nhandan.org.vn/ chinhtri/cung-suy-ngam/item/22171802-xa-hoi-hoa-cong-tac-dang-kiem-xe-co- gioi.html);
  • 18. 9 - Các tham luận trong Hội nghị tổng kết thực hiện thí điểm xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới đang lưu hành do Bộ Giao thông vận tải tiến hành ngày 17 tháng 10 năm 2013; - Các báo cáo tổng kết công tác đăng kiểm xe cơ giới đường bộ của Cục Đăng kiểm Việt Nam; và nhiều nghiên cứu khác trên các tạp chí chuyên ngành và trên báo về vấn đề đăng kiểm và xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới đường bộ. Những nghiên cứu này là căn cứ lý luận và thực tiễn quan trọng để tác giả tiến hành nghiên cứu của mình. Tuy nhiên, các nghiên cứu này vẫn chưa tập trung vào việc nghiên cứu vấn đề xã hội hóa công tác đăng kiểm, đặc biệt là công tác đăng kiểm xe cơ giới đường bộ trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Chính vì vậy, nghiên cứu tiếp tục về vấn đề này trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận vẫn là một nội dung nghiên cứu cấp thiết, nhất là trong xu hướng đổi mới chất lượng cung cấp dịch vụ công theo tinh thần Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 của Chính phủ hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở lý luận và qua tìm hiểu, đánh giá tình hình xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới đường bộ nói chung và đặc điểm của đăng kiểm xe cơ giới đường bộ ở tỉnh Ninh Thuận hiện nay, nghiên cứu đề xuất phương hướng và các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ đăng kiểm xe cơ giới đường bộ ở tỉnh Ninh Thuận từ giác độ xã hội hóa. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt mục đích trên, luận văn đặt ra các nhiệm vụ sau:
  • 19. 10 - Làm rõ cơ sở lý luận của việc xã hội hóa dịch vụ công nói chung và xã hội hóa dịch vụ đăng kiểm xe cơ giới đường bộ nói riêng; - Phân tích, đánh giá thực trạng công tác đăng kiểm xe cơ giới đường bộ ở tỉnh Ninh Thuận trong giai đoạn từ năm 2011-2016. - Đề xuất phương hướng, giải pháp xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ đăng kiểm xe cơ giới đường bộ ở tỉnh Ninh Thuận từ giác độ xã hội hóa trong điều kiện hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Công tác đăng kiểm xe cơ giới đường bộ đang lưu hành. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian nghiên cứu: trên phạm vi tỉnh Ninh Thuận; Về thời gian nghiên cứu: từ năm 2011 đến năm 2016; Luận văn không nghiên cứu việc đăng kiểm các phương tiện giao thông đường bộ mới đưa vào lưu hành. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận: Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của học thuyết Mác – Lênin; quan điểm của Đảng và Nhà nước về xã hội hóa dịch vụ công. 5.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể: Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu (desk study), đồng thời tiến hành một số phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể như quan sát, phỏng vấn, …để thu thập thông tin và xử lý để phân tích thực trạng của
  • 20. 11 hoạt động xã hội hóa đăng kiểm xe cơ giới đường bộ trên phạm vi cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận nói riêng. Phương pháp phỏng vấn sâu theo hình thức phi cấu trúc (không chuẩn bị trước các câu hỏi) đã được thực hiện với Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới đường bộ Ninh Thuận và một số lái xe và chủ phương tiện (50 người) đưa ô tô đến kiểm định tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới đường bộ Ninh Thuận. 6. Ý nghĩa lý luận và đóng góp thực tiễn của nghiên cứu Nghiên cứu góp phần tổng kết và hoàn chỉnh lý luận về xã hội hóa dịch vụ công nói chung và dịch vụ đăng kiểm xe cơ giới nói riêng; đánh giá thực trạng đăng kiểm xe cơ giới đường bộ trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận để rút ra các thành công và bất cập còn tồn tại trong lĩnh vực này. Nghiên cứu có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo, luận cứ cho việc triển khai xã hội hóa Trung tâm đăng kiểm trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận nói riêng và các Trung tâm đăng kiểm khác trong thời gian tới nhằm nâng cao chất lượng và sự hài lòng của người dân thực hiện đăng kiểm. 7. Kết cấu của Luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Mục lục, Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn gồm 3 chương với nội dung cơ bản sau: Chương 1: Lý luận chung về đăng kiểm xe cơ giới và xã hội hóa đăng kiểm xe cơ giới đường bộ. Chương 2: Thực trạng đăng kiểm xe cơ giới đường bộ ở tỉnh Ninh Thuận giai đoạn từ năm 2011-2016. Chương 3: Phương hướng và giải pháp triển khai xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới đường bộ tại tỉnh Ninh Thuận.
  • 21. 12 CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ XÃ HỘI HÓA VÀ XÃ HỘI HÓA CÔNG TÁC ĐĂNG KIỂM PHƯƠNG TIỆN CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ 1.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐĂNG KIỂM PHƯƠNG TIỆN CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ 1.1.1. Phương tiện cơ giới đường bộ Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ năm 2008, phương tiện giao thông đường bộ là toàn bộ các phương tiện giao thông có thể lưu hành trên đường bộ bao gồm phương tiện cơ giới đường bộ (gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự) và phương tiện thô sơ đường bộ (xe đạp, xe kéo,…). Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có thể là phương tiện mới sản xuất sẽ đưa vào tham gia lưu hành và phương tiện giao thông đang lưu hành, trong đó phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đang lưu hành là các loại xe cơ giới đang sử dụng hợp pháp, đủ tiêu chuẩn và được phép tham gia giao thông đường bộ. Cả hai loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ này đều là đối tượng của đăng kiểm xe cơ giới đường bộ, tuy nhiên trong Luận văn này chỉ tập trung vào phương tiện giao thông đang lưu hành. Không phải bất kỳ một phương tiện giao thông cơ giới đường bộ nào cũng đều được phép lưu thông trên đường bộ. Để được phép lưu thông, các phương tiện cơ giới phải đảm bảo một số tiêu chuẩn nhất định về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường và được cấp giấy phép lưu hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền (hay đơn vị được nhà nước ủy quyền) cấp sau khi đã được kiểm định về chất lượng và xác nhận đã đạt đầy đủ các tiêu chuẩn về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành. Để có
  • 22. 13 được giấy phép lưu hành xe cơ giới này, các chủ phương tiện phải thực hiện việc đăng kiểm xe cơ giới đường bộ tại các trung tâm đăng kiểm. 1.1.2. Đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ “Đăng kiểm” thường được hiểu là đăng ký để được kiểm soát. Đăng kiểm xe cơ giới là dịch vụ kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho xe cơ giới đang lưu hành, là việc tiến hành kiểm tra, đánh giá định kỳ tình trạng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới để chứng nhận xe cơ giới đủ điều kiện tham gia giao thông nhằm góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông và bảo vệ môi trường. Công tác kiểm định đối với xe cơ giới là yêu cầu bắt buộc gắn liền với mục đích phục vụ lợi ích công cộng, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội nên là một loại dịch vụ cần phải được Nhà nước giám sát chặt chẽ [13]. Đối với các phương tiện mới tham gia giao thông cần phải kiểm định mới (kiểm định lần đầu tiên), còn các phương tiện đang tham gia giao thông thì sau một khoảng thời gian nhất định (gọi là chu kỳ đăng kiểm) phải được chủ phương tiện đưa tới các cơ sở đăng kiểm có thẩm quyền để kiểm định lại và cấp phép lưu hành sau khi đã xác nhận đủ điều kiện kỹ thuật để lưu hành. Nếu phương tiện không đạt yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật thì chủ phương tiện phải tiến hành sửa chữa, thay thế hoặc không được phép lưu hành nữa. Như vậy, có thể hiểu đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đang lưu hành là việc kiểm tra định kỳ về tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn và môi trường đối với các phương tiện cơ giới giao thông đường bộ đang lưu hành. Chu kỳ đăng kiểm xe cơ giới đường bộ là thời gian cho phép giữa hai lần kiểm định. Độ dài của chu kỳ kiểm định phụ thuộc vào loại xe và thời gian xe đã qua sử dụng. Chu kỳ đầu được áp dụng cho xe mới 100% chưa qua sử dụng là khoảng thời gian giữa thời điểm xe mới được đưa vào lưu thông và lần kiểm định tiếp theo đầu tiên. Chu kỳ đăng kiểm được cơ quan có thẩm quyền quy
  • 23. 14 định khác nhau đối với các loại phương tiện khác nhau và phụ thuộc vào năm sản xuất của phương tiện. Phương tiện có năm sản xuất càng lâu thì chu kỳ kiểm định càng ngắn. Theo quy định của pháp luật hiện hành, chu kỳ kiểm định cho các loại phương tiện cơ giới đường bộ ở nước ta như sau: Bảng 1.1: Chu kỳ kiểm định xe cơ giới đường bộ TT Loại phương tiện Chu kỳ (tháng) Chu kỳ đầu Chu kỳ định kỳ 1. Ô tô chở người các loại đến 09 chỗ không kinh doanh vận tải Đã sản xuất đến 07 năm 30 18 Đã sản xuất trên 07 năm đến 12 năm 12 Đã sản xuất trên 12 năm 06 2. Ô tô chở người các loại đến 09 chỗ có kinh doanh vận tải; ô tô chở người các loại trên 09 chỗ 2.1 Không cải tạo (*) 18 06 2.2 Có cải tạo (*) 12 06 3. Ô tô tải các loại, ô tô chuyên dùng, ô tô đầu kéo, rơ moóc, sơmi rơ moóc 3.1 Ô tô tải các loại, ô tô chuyên dùng, ô tô đầu kéo đã sản xuất đến 07 năm; rơ moóc, sơmi rơ moóc đã sản xuất đến 12 năm 24 12 Ô tô tải các loại, ô tô chuyên dùng, ô tô đầu kéo đã sản xuất trên 07 năm; rơ moóc, sơmi rơ moóc đã sản xuất trên 12 năm 06 3.2 Có cải tạo (*) 12 06 4. Ô tô chở người các loại trên 09 chỗ đã sản xuất từ 15 năm trở lên; ô tô tải các loại, ô tô đầu kéo đã sản xuất từ 20 năm trở lên 03 Nguồn: Phụ lục VII của Thông tư số 70/2015/TT-BGTVT ngày 09/11/2015 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
  • 24. 15 1.1.3. Mục đích của việc đăng kiểm xe cơ giới đường bộ Công tác đăng kiểm xe cơ giới đường bộ nhằm nâng cao an toàn sinh mạng con người, tài sản và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường. Không phải bất kỳ phương tiện giao thông nào khi được sản xuất ra hay sau khi đưa vào lưu hành đều đáp ứng được tất cả các yêu cầu về an toàn giao thông và bảo vệ môi trường theo các quy định của pháp luật. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn giao thông ngày càng gia tăng và ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng là chất lượng phương tiện không đảm bảo, vì vậy công tác đăng kiểm xe cơ giới đường bộ có ý nghĩa rất lớn trong việc góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông và ô nhiễm mội trường. Để giảm bớt tại nạn giao thông do các phương tiện cơ giới đường bộ tham gia giao thông không đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và chống ô nhiễm môi trường, cần xác định rõ các quy định về kỹ thuật và môi trường, đồng thời kiểm soát chặt chẽ việc tuân thủ các quy định này của các chủ phương tiện tham gia giao thông. Thông qua công tác đăng kiểm xe cơ giới đường bộ sẽ kiểm soát được vấn đề nêu trên. Theo số liệu thống kê của Cục Đăng kiểm Việt Nam, tính đến ngày 30/12/2016, cả nước có 2.472.424 xe cơ giới vào kiểm định, số lượt phương tiện kiểm định đạt tiêu chuẩn là 2.051.492; có 139.544 xe cơ giới hết niên hạn sử dụng, trong đó có 96.791 xe chở hàng và 42.753 xe chở người [17]. Thông qua đăng kiểm đã tiến hành rà soát về mức độ an toàn kỹ thuật và môi trường của các phương tiện tham gia giao thông để qua đó đình chỉ lưu hành các phương tiện không đủ tiêu chuẩn chất lượng và yêu cầu sửa chữa với những phương tiện cần sửa chữa để đáp ứng tiêu chuẩn lưu hành. Như vậy, mục đích của công tác đăng kiểm xe cơ giới đường bộ là góp phần phòng ngừa ô nhiễm môi trường và bảo đảm trật tự an toàn giao thông, bảo vệ tính mạng, tài sản người tham gia giao thông.
  • 25. 16 1.1.4. Quản lý công tác đăng kiểm xe cơ giới đường bộ hiện nay 1.1.4.1. Hệ thống thể chế quy định về đăng kiểm và tiêu chuẩn kỹ thuật đối với các phương tiện tham gia giao thông hiện nay Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật quy định về đăng kiểm đối với xe cơ giới đường bộ ở Việt Nam đã được ban hành tương đối đầy đủ và toàn diện từ trong các Luật chuyên ngành tới các quy định của Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải và các quy định cụ thể của UBND tỉnh các tỉnh. Luật Giao thông đường bộ năm 2008 xác định các loại xe cơ giới chỉ được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (Điều 53). Chủ phương tiện, người lái xe ô tô chịu trách nhiệm duy trì tình trạng an toàn kỹ thuật của phương tiện theo tiêu chuẩn quy định khi tham gia giao thông đường bộ giữa hai kỳ kiểm định. Người đứng đầu cơ sở đăng kiểm và người trực tiếp thực hiện việc kiểm định phải chịu trách nhiệm về việc xác nhận kết quả kiểm định. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải được phép quy định điều kiện, tiêu chuẩn và cấp giấy phép cho cơ sở đăng kiểm xe cơ giới; quy định và tổ chức thực hiện kiểm định xe cơ giới. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định và tổ chức kiểm định xe cơ giới của quân đội, công an sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh (Điều 55). Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 quy định những hành vi gây ô nhiễm môi trường bị nghiêm cấm bao gồm cả “thải khói, bụi, khí có chất hoặc mùi độc hại vào không khí; phát tán bức xạ, phóng xạ, các chất ion hóa vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường và gây tiếng ồn, độ rung vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường” (Điều 7). Điều 74 của Luật này về Bảo vệ môi trường trong hoạt động Giao thông vận tải cũng quy định rõ “Phương tiện giao thông cơ giới phải được cơ quan đăng kiểm xác nhận đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường mới được đưa vào sử dụng”.
  • 26. 17 Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa năm 2007 cũng quy định trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải đối với chất lượng phương tiện giao thông đường bộ và các phương tiện khác, cụ thể: “Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm đối với phương tiện Giao thông vận tải, phương tiện, thiết bị xếp dỡ, thi công vận tải chuyên dùng, phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác trên biển, công trình hạ tầng giao thông” (Điều 70). Trên cơ sở các quy định trên, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 95/2009/NĐ-CP ngày 30/10/2009 của Chính phủ quy định niên hạn sử dụng xe chở hàng và xe chở người, Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 19/10/2014 quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; Nghị định số 63/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đăng kiểm xe cơ giới; Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 249/2005/QĐ-TTg ngày 10/10/2005 về quy định lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, Quyết định số 22/2015/QĐ-TTg ngày 22 tháng 6 năm 2015 về việc chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần; Để triển khai các quy định của Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải trong những năm qua cũng đã ban hành nhiều quy định liên quan tới việc nâng cao chất lượng kiểm định phương tiện cơ giới đường bộ, có thể thống kê các văn bản còn hiệu lực như: - Thông tư số 238/2016/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành mức thu lệ phí kiểm định an toàn kỹ thuật, chất lượng xe cơ giới và các loại thiết bị, xe máy chuyên dùng; - Thông tư số 11/2009/TT-BGTVT ngày 24/6/2009 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Quy định điều kiện đối với Trung tâm đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;
  • 27. 18 - Thông tư số 41/2011/TT-BGTVT ngày 18/5/2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2009/TT- BGTVT ngày 15 tháng 10 năm 2009 quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe máy chuyên dùng; - Thông tư số 07/2011/TT-BGTVT ngày 07/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn, khen thưởng và kỷ luật đối với cán bộ đăng kiểm tại các đơn vị đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ; - Thông tư số 59/2013/TT-BGTVT ngày 30/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Quy định về việc thành lập và hoạt động của Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới; - Thông tư số 85/2014/TT-BGTVT ngày 31/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Quy định về việc cải tạo phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; - Thông tư số 70/2015/TT-BGTVT ngày 09 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; Cho đến nay, có thể nói hệ thống văn bản, quy phạm pháp luật và tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với các loại phương tiện cơ giới đường bộ đã được xây dựng, bổ sung, sửa đổi tương đối hoàn thiện làm căn cứ pháp lý cho các công tác đăng kiểm. Tuy nhiên, vẫn cần bổ sung, cập nhật, sửa đổi kịp thời hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để phù hợp với yêu cầu thực tế của nhiệm vụ đăng kiểm trong tình hình mới và mở rộng việc đăng kiểm sang những lĩnh vực chưa được thực hiện. Chẳng hạn, Luật Giao thông đường bộ đã quy định phải kiểm soát an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe mô tô, xe gắn máy đang lưu hành Khoản 2 Điều 53 Luật Giao thông đường bộ năm
  • 28. 19 2008 về “Điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới” quy định “Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường... ” nhưng hiện vẫn chưa có các văn bản hướng dẫn dưới Luật quy định cụ thể biện pháp thực hiện cũng như quy chuẩn kỹ thuật làm căn cứ để triển khai thực hiện. 1.1.4.2. Cơ quan quản lý nhà nước về đăng kiểm xe cơ giới Công tác đăng kiểm ở Việt Nam bắt đầu bằng việc đăng kiểm tàu thủy được hình thành từ năm 1884, khi lần đầu tiên ở Việt Nam có ụ khô để đóng tàu mới và sửa chữa tàu biển tại Ba Son, Sài Gòn. Năm 1960, Phòng Ðăng ký hải sự trực thuộc Bộ Giao thông vận tải được thành lập để thực hiện việc kiểm tra các loại phương tiện vận tải đường thủy, trụ sở đóng tại Hà Nội. Cơ quan này là cơ sở tiền thân của Cục Ðăng kiểm Việt Nam ngày nay [54]. Xuất phát từ những đòi hỏi khách quan của việc bảo đảm tính năng an toàn kỹ thuật của các phương tiện vận tải, trước hết là các loại tàu thuyền và các phương tiện sử dụng nồi hơi, bình chịu áp lực, ngày 25 tháng 04 năm 1964, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ra quyết định số 345/QĐ thành lập Ty Đăng kiểm có trụ sở đóng tại Hải Phòng với nhiệm vụ tổ chức việc đăng ký, kiểm tra, nghiệm thu về kỹ thuật an toàn của các phương tiện vận tải đường thuỷ, nồi hơi và một số thiết bị liên quan khác. Ngày này hiện nay được lấy là ngày thành lập của Ðăng kiểm Việt Nam. Đến nay Đăng kiểm Việt Nam đã trải qua 50 năm hoạt động và đã có nhiều đóng góp tích cực vào việc bảo đảm chất lượng phương tiện Giao thông vận tải và bảo vệ môi trường. Việc xây dựng và triển khai kiểm định phương tiện cơ giới đường bộ được thực hiện một cách hệ thống thực hiện từ tháng 5 năm 1995. Hiện nay, hệ thống cơ quan đăng kiểm xe cơ giới đường bộ được tổ chức thống nhất trên cả nước với 139 trung tâm đăng kiểm trải ra trên phạm vi cả nước [6][54].
  • 29. 20 Cục Đăng kiểm Việt Nam là tổ chức trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, là cơ quan quản lý Nhà nước về an toàn và chất lượng của các phương tiện và thiết bị Giao thông vận tải, có nhiệm vụ tổ chức và thực hiện giám sát kỹ thuật, chứng nhận chất lượng và an toàn cho các phương tiện và thiết bị Giao thông vận tải đường thủy, đường bộ, đường sắt và công trình biển và các sản phẩm công nghiệp phục vụ cho các ngành nói trên. Cục Đăng kiểm Việt Nam là tổ chức có tư cách pháp nhân, có con dấu hành chính và con dấu nghiệp vụ, được mở tài khoản tại Ngân hàng, có trụ sở đặt tại thành phố Hà Nội. Sơ đồ 1.1.: Sơ đồ tổ chức của Cục Đăng kiểm Việt Nam Nguồn: http://www.vr.mt.gov.vn
  • 30. 21 Cục Đăng kiểm Việt Nam thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đăng kiểm không chỉ đối với phương tiện giao thông đường bộ mà còn đối với tất cả các loại phương tiện khác như phương tiện phương tiện, thiết bị xếp dỡ, thi công chuyên dùng, container, nồi hơi và bình chịu áp lực sử dụng trong Giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải trong phạm vi cả nước; tổ chức thực hiện công tác đăng kiểm chất lượng an toàn kỹ thuật các loại phương tiện, thiết bị Giao thông vận tải và phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác, vận chuyển dầu khí trên biển theo quy định của pháp luật [54]. Bên cạnh Cục Đăng kiểm Việt Nam, Sở Giao thông vận tải ở các tỉnh là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với công tác đăng kiểm xe cơ giới của các Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới thuộc các Sở quản lý [8]. 1.1.4.3. Các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới Việc đăng kiểm xe cơ giới được thực hiện tại các Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới. Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới là tổ chức sự nghiệp có thu, thực hiện chức năng kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ mội trường phương tiện cơ giới đường bộ theo quy định của Bộ Giao thông vận tải và chịu sự quản lý Nhà nước của Cục Đăng kiểm Việt Nam (với các Trung tâm thuộc Cục) hoặc Sở Giao thông vận tải (với các Trung tâm thuộc Sở). Các trung tâm này được tổ chức như các doanh nghiệp hoạt động công ích trong lĩnh vực kiểm định kỹ thuật phương tiện cơ giới đường bộ, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, hạch toán kinh tế độc lập, được vay vốn và mở tài khoản tại ngân hàng để hoạt động theo quy định của Nhà nước. Nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới được quy định trong hệ thống pháp luật hiện hành bao gồm: [5] - Kiểm tra kỹ thuật và cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật cho các loại phương tiện cơ giới đường bộ.
  • 31. 22 - Thu phí, lệ phí kiểm định phương tiện theo giá, khung giá quy định của Nhà nước. - Thu phí sử dụng đường bộ theo giá, khung giá quy định của Nhà nước. (thực hiện từ ngày 01/01/2013 theo Thông tư 197/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ tài chính về việc Hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện) - Cung cấp hồ sơ, tài liệu về chất lượng các phương tiện đã qua kiểm tra đến các cơ quan quản lý chức năng có thẩm quyền. - Chịu trách nhiệm bảo toàn phát triển cơ sở vật chất, kỹ thuật, tài sản, trang thiết bị được giao quản lý. - Quản lý tổ chức và cán bộ, công chức của Trung tâm theo quy định hiện hành của Nhà nước. Việc đăng kiểm có thể do các tổ chức hoặc cá nhân tiến hành theo sự cho phép và kiểm soát của Cục Đăng kiểm Việt Nam. Theo quy định pháp luật hiện hành về đăng kiểm, mọi tổ chức, cá nhân đều có thể đăng ký thành lập các Trung tâm đăng kiểm và được phép đăng ký thành lập Trung tâm kiểm định chất lượng xe cơ giới khi có đủ các điều kiện sau: [8] a) Trung tâm phù hợp với Quy hoạch Hệ thống Trung tâm đăng kiểm của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải b) Đảm bảo đầy đủ các điều kiện đối với Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới theo quy định của Bộ Giao thông vận tải c) Được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chấp thuận về địa điểm xây dựng Trung tâm Các Trung tâm khi đăng ký thành lập phải đáp ứng các yêu cầu về cơ sở vật chất và nhân lực. Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật và nhân lực của Trung tâm đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ được quy định tại
  • 32. 23 Thông tư số 59/2013/TT-BGTVT ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải bao gồm các đòi hỏi về diện tích mặt bằng, chất lượng máy móc, thiết bị của dây chuyền kiểm định, máy móc xử lý và truyền tải dữ liệu kiểm định và chất lượng nhân sự thực hiện kiểm định. Về nhân sự làm việc tại các trung tâm đăng kiểm: Nhân sự thực hiện công tác đăng kiểm (trước hết là các đăng kiểm viên trực tiếp thực hiện việc kiểm tra phương tiện) có thể là viên chức nhà nước hoặc người lao động do doanh nghiệp thực hiện đăng kiểm theo sự cho phép của Cục Đăng kiểm tuyển dụng nhưng để đảm bảo chất lượng đăng kiểm của các trung tâm đăng kiểm, chất lượng nguồn nhân lực làm việc trong các trung tâm này do Cục Đăng kiểm quy định và kiểm soát, cụ thể: - Đối với Giám đốc, Phó Giám đốc Trung tâm phải là đăng kiểm viên có kinh nghiệm kiểm định tối thiểu 03 năm. Khi bổ nhiệm Giám đốc, Phó Giám đốc phải có thỏa thuận bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước về công tác kiểm định. - Đối với người phụ trách dây chuyền phải là đăng kiểm viên có kinh nghiệm kiểm định tối thiểu 02 năm. - Đối với đăng kiểm viên xe cơ giới phải được Cơ quan quản lý nhà nước về công tác kiểm định công nhận và cấp thẻ đăng kiểm viên. - Đối với các nhân viên nghiệp vụ phải được Cơ quan quản lý nhà nước về công tác kiểm định hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ đăng kiểm xe cơ giới. Trong quá trình hoạt động kiểm định xe cơ giới, đăng kiểm viên và nhân viên nghiệp vụ phải tham dự các khóa học bổ túc, cập nhật, nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ. Cán bộ, nhân viên của Trung tâm phải có đầy đủ trang bị bảo hộ lao động khi làm việc. Những điều kiện trên về nhân sự được quy định tại Thông tư số 72/2014/TT-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ngày 12 tháng 12
  • 33. 24 năm 2014, sửa đổi bổ sung Thông tư số 27/2013/TT-BGTVT ngày 24/9/2013 và có hiệu lực thi hành từ ngày 15/2/2015. So với tiêu chuẩn cũ được quy định tại Thông tư 27, đối tượng “đầu vào” để trở thành đăng kiểm viên sẽ rộng hơn, không chỉ bó hẹp là người “tốt nghiệp đại học chuyên ngành cơ khí phương tiện Giao thông vận tải đường bộ”. Thời gian tập sự tại trung tâm đăng kiểm xe cơ giới cũng chỉ cần 6 tháng, thay vì 3 năm như hiện nay. Ngoài các điều kiện trên, để trở thành đăng kiểm viên, phải biết tiếng Anh tối thiếu là trình độ A, học và được cấp Giấy chứng nhận lớp tập huấn do Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp, có thời gian tối thiểu 2 năm làm việc tại cơ sở sữa chữa, bảo dưỡng, sản xuất, lắp ráp ôtô hoặc tối thiểu 6 tháng tập sự tại trung tâm đăng kiểm xe cơ giới, được Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp giấy chứng nhận Đăng kiểm viên. Định kỳ hàng năm, đội ngũ này đều được kiểm tra sát hạch, đánh giá lại năng lực [4]. Số lượng trung tâm đăng kiểm và dây chuyền kiểm định được thể hiện ở Bảng 1.2; Danh sách các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới đường bộ được thể hiện ở Phụ lục 1. Bảng 1.2: Số lượng trung tâm đăng kiểm và dây chuyền kiểm định TT Năm Số trung tâm đăng kiểm Số lượng dây chuyền kiểm định 1 2011 107 189 2 2012 107 191 3 2013 110 201 4 2014 114 211 5 2015 113 215 6 2016 139 220 Nguồn: Cục Đăng kiểm Việt Nam
  • 34. 25 Theo số liệu thống kê của Cục Đăng kiểm Việt Nam tại Bảng 1.2., số lượng các trung tâm đăng kiểm và các dây chuyền đăng kiểm đã tăng lên đáng kể trong những năm vừa qua cho thấy nhu cầu đăng kiểm ngày càng tăng. Việc gia tăng về số lượng các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới đường bộ và số lượng các dây chuyền đăng kiểm tại các trung tâm trong những năm vừa qua phản ánh nhu cầu đăng kiểm ngày càng tăng trong xã hội. Cùng với sự phát triển kinh tế-xã hội nói chung, việc sở hữu một phương tiện cơ giới lưu hành đường bộ đã trở nên dễ dàng hơn và số lượng các phương tiện cơ giới cần được đăng kiểm hang năm cũng tăng lên đáng kể [36]. Việc tăng số lượng các trung tâm đăng kiểm và số lượng các dây chuyền đăng kiểm góp phần quan trọng vào việc đảm bảo nhu cầu đăng kiểm đang ngày càng tăng lên trong những năm gần. Bảng 1.3 dưới đây cho thấy số lượng xe kiểm định và tỷ lệ tăng trưởng phương tiện. Bảng 1.3: Số lượng xe kiểm định và tỷ lệ tăng trưởng TT Năm Số lượng ô tô Số lượt kiểm định Tỷ lệ số lượt ô tô phải kiểm định và tổng số ô tô Tỷ lệ tăng trưởng so với năm trước (%) 1 2011 4.484 9.555 9555/4484 100,76 2 2012 4.518 11.170 11.170/4.518 247,23 3 2013 4.799 12.370 12.370/4.799 257,76 4 2014 5.272 16.335 16.335/5.272 309,84 5 2015 5.883 14.443 14.443/5.883 245,50 6 2016 6.611 15.637 15.637/6.611 236,53 Nguồn: Các báo cáo kết quả kiểm định của trung tâm đăng kiểm 8501S
  • 35. 26 1.2. XÃ HỘI HÓA CÔNG TÁC ĐĂNG KIỂM XE CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ 1.2.1. Khái niệm xã hội hóa Thời gian gần đây, thuật ngữ “xã hội hóa” không chỉ được đề cập trong các văn bản mang tính chất định hướng của Đảng, Nhà nước, mà còn được sự quan tâm khá đặc biệt từ phía các nhà nghiên cứu. Thậm chí, nó đã không còn xa lạ với đa số người dân, mặc dù không hẳn ai cũng hiểu tường tận khái niệm này. Liên quan đến công việc quản lý nhà nước, thuật ngữ này được sử dụng như một “giải pháp” cho cải cách việc cung ứng các dịch vụ công. Theo cách hiểu này, vai trò cung ứng dịch vụ của các chủ thể cung ứng có sự thay đổi: chuyển từ sự độc quyền của Nhà nước sang hướng mở rộng cung ứng các dịch vụ này ra ngoài khu vực nhà nước nhằm tập hợp nguồn lực của xã hội để cùng thực hiện mục tiêu cải thiện chất lượng cung ứng dịch vụ công. Hiện nay, chưa có một khái niệm chung duy nhất về xã hội hóa mà phụ thuộc vào cách tiếp cận của các tác giả khác nhau thì khác nhau. Chẳng hạn: Tiếp cận ở gốc độ xã hội học thì xã hội hóa là quá trình mà qua đó cá nhân học hỏi, lĩnh hội nền văn hóa của xã hội như các khuôn mẫu xã hội [40]. Tiếp cận khác của GS.Ngô Thành Dương, xã hội hóa là nói lên sự chuyển hóa từ tính chất cá nhân thành tính chất xã hội. Tiếp cận của TS. Nông Phú Bình (2000), Một số thuật ngữ hành chính, Nxb Thế giới thì “xã hội hóa là quá trình chuyển hóa, tạo lập cơ chế hoạt động và cơ chế tổ chức quản lý mới của một số lĩnh vực hoạt động kinh tế-xã hội, trên cơ sở cộng đồng trách nhiệm nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của xã hội, phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước”.
  • 36. 27 Hiện nay có nhiều cách tiếp cận khác nhau ở các quốc gia khác nhau như quá trình mở rộng sự tham gia của tư nhân trong hoạt động cung ứng dịch vụ công. Quá trình xã hội hóa theo hướng mở rộng sự tham gia của nhân dân trong hoạt động cung ứng dịch vụ công, một lĩnh vực trước đây do Nhà nước thực hiện. Xã hội hóa tạo cơ hội để có thể tồn tại hoạt động cung ứng dịch vụ công của nhiều tổ chức ở các thành phần kinh tế khác nhau thuộc sở hữu khác nhau. Các tổ chức này cùng cung ứng dịch vụ công trong môi trường pháp lý bình đẳng và cùng cạnh tranh với nhau về chất lượng cung ứng. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể mà các thành phần kinh tế sẽ tham gia ở mức độ khác nhau. Chính phủ không muốn độc quyền, nhưng các thành phần kinh tế khác không muốn tham gia do hiệu quả kinh tế mà họ nhận được. Các thành phần kinh tế thường lựa chọn những lĩnh vực nào đem lại lợi nhuận cao, ít rủi ro để tham gia. Xã hội hóa hoạt động cung ứng dịch vụ công với sự ra đời của nhiều chủ thể kinh tế thuộc các thành phần khác nhau kéo theo đòi hỏi Nhà nước phải trao quyền tự quản nhiều cho các đơn vị cung ứng dịch vụ công. Họ phải được quyền quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động cung ứng dịch vụ công trong khuôn khổ pháp luật đã quy định. Vai trò quản lý vĩ mô của các cơ quản Nhà nước tập trung vào việc xây dựng hành lang pháp lý cho sự hoạt động của tất cả các tổ chức cung ứng dịch vụ công chứ không phải để can thiệp và hoạt động cụ thể của các chủ thể đó [40]. Do xã hội hóa hoạt động cung ứng dịch vụ công là thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế tự chủ về tài chính đòi hỏi phải trao quyền quyết định điều hành cho họ. Có như thế mới bảo đảm được hiệu quả hoạt động cung
  • 37. 28 ứng dịch vụ công. Sự can thiệp của Nhà nước sâu vào hoạt động cụ thể của doanh nghiệp có thể không thu hút được các nhà đầu tư. Xã hội hóa theo hướng quy định rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia cung ứng các dịch vụ trong môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh… đẩy mạnh xã hội hóa, huy động toàn xã hội chăm lo phát triển giáo dục, y tế, dân số - kế hoạch hóa gia đình, thể dục, thể thao [14]. Qua một số khái niệm về xã hội hóa trên thì theo tác giả khái niệm được TS. Nông Phú Bình dễ hiểu, đầy đủ, phù hợp. Tuy nhiên, vấn đề là cần có sự phân định rõ ràng, những lĩnh vực do Nhà nước thực hiện, những lĩnh vực mà Nhà nước có thể giao cho tư nhân thực hiện và những lĩnh vực mà Nhà nước và tư nhân cùng thực hiện để tránh tình trạng Nhà nước ôm đồm, độc quyền nhưng thực hiện không hiệu quả, những việc mà đáng ra thuộc về khu vực tư. Vì vậy, xã hội hóa là quá trình chuyển hóa, tạo lập cơ chế hoạt động và cơ chế tổ chức quản lý mới của một số lĩnh vực hoạt động kinh tế-xã hội, trên cơ sở cộng đồng trách nhiệm nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của xã hội, phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Theo quan điểm của tác giả, xã hội hóa là một quá trình công đồng trách nhiệm giữa các lực lượng trong hệ thống chính trị và người dân. Trong đó, nhà nước đóng vai trò nồng cốt, nhà nước tiên hành thể chế hóa các quy định liên quan đến xã hội hóa một lĩnh vực nào đó nhằm huy động mọi lực lượng xã hội để phát triển lĩnh vực được xã hội hóa. Đồng thời, nhà nước tạo điều kiện cho người dân được hưởng đầy đủ mọi quyền lợi và nâng cao vai trò, trách nhiệm của mình đối với lĩnh vực xã hội hóa.
  • 38. 29 Xã hội hóa dịch vụ công được hiểu là quá trình vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn xã hội vào hoạt động cung cấp dịch vụ công nhằm từng bước nâng cao mức hưởng thụ về dịch vụ của nhân dân[3, tr.13]. Xã hội hoá dịch vụ công được hiểu trước hết là việc xây dựng cộng đồng trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân đối với việc tạo lập và cải thiện việc cung cấp dịch vụ công; đa dạng hoá các hình thức cung cấp dịch vụ, mở rộng các cơ hội cho các tầng lớp nhân dân tham gia chủ động và bình đẳng vào các hoạt động cung cấp dịch vụ công. Đó là hoạt động nhằm mở rộng các nguồn đầu tư, khai thác các tiềm năng về nhân lực, vật lực và tài lực trong xã hội tham gia cùng với nhà nước trong việc cung ứng các dịch vụ công đáp ứng các đòi hỏi của xã hội. Phá bỏ sự độc quyền, bao cấp của Nhà nước một mặt sẽ giảm tải được gánh nặng cho các cơ quan công quyền, mặt khác huy động được các nguồn lực trong xã hội. Không chỉ vậy, xã hội hóa còn được hiểu là quá trình để mọi người được tham gia bình đẳng vào môi trường lành mạnh, được thụ hưởng những lợi ích công bằng do dịch vụ công đem lại. Trong bối cảnh phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, việc đổi mới vai trò, trách nhiệm của nhà nước và bộ máy hành chính nhà nước trong quản lý và tổ chức cung ứng dịch vụ công gắn liền với chủ trương đẩy mạnh xã hội hóa thực sự là một nhiệm vụ quan trọng cần phải tập trung giải quyết. Đại hội VI của Đảng năm 1986 đã xác định phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm” và chủ trương này tiếp tục được khẳng định tại Đại hội VII. Tuy nhiên, Đại hội VIII của Đảng (năm 1996) mới chính thức đặt nền móng cho quá trình xã hội hóa dịch vụ công, lôi cuốn tư nhân tham gia vào cung cấp dịch vụ công thiết yếu. Báo cáo chính trị được trình bày tại Đại hội này đã khẳng định: “Thực hiện phương châm đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động văn hóa, thông tin, thể dục thể thao, y tế, dân số, kế hoạch hóa gia đình và các mặt xã hội
  • 39. 30 khác, hướng vào nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất, tinh thần và thể lực của nhân dân”. Theo quan điểm bày, “các vấn đề chính sách xã hội đều giải quyết theo tinh thần xã hội hóa. Nhà nước giữ vai trò nòng cốt, đồng thời động viên mọi người dân, các doanh nghiệp, các tổ chức trong xã hội, các cá nhân và tổ chức nước ngoài cùng tham gia giải quyết các vấn đề xã hội” [17]. Để triển khai chủ trương này trong thực tế, ngày 21 tháng 8 năm 1997, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 90/CP về phương hướng và chủ trương xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa. Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 của Chính phủ đặt ra yêu cầu: “Xây dựng quan niệm đúng đắn về dịch vụ công. Nhà nước có trách nhiệm chăm lo đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân, nhưng không phải vì thế mà mọi công việc về dịch vụ công đều do cơ quan nhà nước trực tiếp đảm nhiệm. Trong từng lĩnh vực cần định rõ những công việc mà nhà nước phải đầu tư và trực tiếp thực hiện, những công việc cần chuyển giao cho các tổ chức xã hội đảm nhiệm”. Các chính sách cụ thể đối với những loại hình dịch vụ công đã được ban hành trong các văn bản như Nghị định 73/1999/NĐ-CP ngày 19 tháng 8 năm 1999 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao; Nghị quyết 05/2005/NQ- CP ngày 18 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao; Nghị định số 53/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập; Nghị định số 108/2009/NĐ- CP ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ quy định về đầu tư theo hình thức Hợp đồng Xây dựng-Kinh doanh-Chuyển giao, Hợp đồng Xây dựng- Chuyển giao- Kinh doanh, Hợp đồng Xây dựng-Chuyển giao, Quyết định 71/2010/QĐ-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ ban
  • 40. 31 hành Quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác công – tư và gần đây là Nghị định 15/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công-tư; Quyết định số 22/2015/QĐ-TTg ngày 22 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về việc chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần đã xác lập hành lang pháp lý cụ thể cho việc xã hội hóa việc cung ứng dịch vụ công, lôi cuốn tư nhân tham gia cùng với nhà nước trong việc bảo đảm các dịch vụ công cho công dân và tổ chức trong xã hội. Nhìn lại một số thành quả đã đạt được từ việc xã hội hóa dịch vụ công trên tất cả các lĩnh vực đời sống có thể thấy, nó đem lại những lợi ích không thể phủ nhận. Bắt đầu từ thay đổi nhận thức về vai trò của Nhà nước đối với các dịch vụ công liên quan đến thủ tục hành chính - lĩnh vực mà trước đây chỉ có Nhà nước đảm trách - thì hiện nay đã đã chuyển giao một phần cho các tổ chức ngoài nhà nước. Việc triển khai xã hội hóa rộng rãi trên các lĩnh vực cụ thể đã từng bước thể hiện tính đúng đắn của chủ trương xã hội hóa. Tuy nhiên, xã hội hóa cũng đặt ra nhiều vấn đề đòi hỏi phải tiến hành nghiên cứu sâu rộng hơn. Vẫn còn các hoài nghi chung quanh các nội dung: liệu xã hội hóa các dịch vụ công có đem lại hiệu quả bền vững? Nên xã hội hóa dịch vụ công ở mức độ nào? Nhà nước có bảo đảm được vai trò quản lý của mình khi các dịch vụ này được xã hội hóa rộng rãi? Cần thiết phải xác định rõ, mục tiêu mà công cuộc cải cách dịch vụ công hướng tới là tăng cường khả năng cung cấp và chất lượng của dịch vụ chứ không phải là mức độ xã hội hóa. Xã hội hóa chỉ là phương thức để đạt được số lượng và chất lượng dịch vụ công theo mong muốn của Nhà nước và đáp ứng các đòi hỏi ngày càng cao của xã hội. Ở nhiều nước phát triển, xu thế chuyển giao dịch vụ công cho các tổ chức khu vực tư ngày càng được áp dụng nhiều dưới những hình thức khác
  • 41. 32 nhau. Nhà nước chỉ chịu trách nhiệm cung cấp những lĩnh vực mà khu vực tư không hoặc chưa tham gia. Đối với Việt Nam, hiện nay cung ứng dịch vụ công vẫn phụ thuộc phần lớn vào Nhà nước vì khu vực tư chưa đủ năng lực để cung cấp tốt các dịch vụ này. Do vậy, cần phải xác định được lĩnh vực nào cần xã hội hóa, và xã hội hóa ở cấp độ nào thì đem lại hiệu quả tốt nhất cho người dân, chứ không vì tiêu chí xã hội hóa mà thiếu quan tâm tới chất lượng dịch vụ. Thông thường, các doanh nghiệp trong khu vực tư nhân chú trọng nhiều đến lợi nhuận, luôn có xu hướng đẩy giá dịch vụ lên cao, các loại phí dịch vụ bị điều chỉnh tùy tiện, chất lượng dịch vụ thấp, cơ chế tài chính không minh bạch. Vẫn còn nhiều cơ sở tư nhân được thành lập dưới dạng tự phát nên khó kiểm soát chất lượng. Tất cả đang đặt ra vấn đề về kiểm soát chất lượng đối với các dịch vụ được khối tư nhân cung ứng cho xã hội. Có thể nhận thấy rõ ràng rằng, tình trạng kém chất lượng trong cung ứng dịch vụ không bắt nguồn từ việc xã hội hóa, song mức độ xã hội hóa ồ ạt, không rõ ràng và thiếu kiểm soát đã tác động tiêu cực đến quyền lợi của người thụ hưởng dịch vụ và ảnh hưởng tới chất lượng xã hội hóa. 1.2.2. Khái niệm và ý nghĩa của xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới 1.2.2.1. Khái niệm Công tác đăng kiểm xe cơ giới được thực hiện ở mọi quốc gia trên thế giới nhưng dưới những hình thức hết sức khác nhau. Ở một số nước, việc đăng kiểm này hoàn toàn do Nhà nước thực hiện như Trung Quốc, Thái Lan và hầu hết các nước Đông Âu, ngay cả Việt Nam trước năm 2005 cũng vậy; một số nước khác lại hoàn toàn do tư nhân đảm nhiệm như Úc, Singapore,… nhưng ở nhiều nước do cả nhà nước và tư nhân cùng thực hiện (Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Pháp,…) [6].
  • 42. 33 Giống như nhiều hoạt động khác do nhà nước chịu trách nhiệm thực hiện, cùng với xu hướng tăng cường sự tham gia của tư nhân vào giải quyết các vấn đề quản lý và cung cấp dịch vụ trong xã hội, đưa vai trò của nhà nước từ “người chèo thuyền” (tự mình sản xuất và cung ứng hàng hóa và dịch vụ) sang “người lái thuyền” (điều tiết, định hướng, dẫn dắt và hỗ trợ), công tác đăng kiểm cũng đang từng bước thay đổi. Tốc độ tăng trưởng số lượng các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ tăng nhanh dẫn tới các đơn vị đăng kiểm của nhà nước trước đây không đáp ứng được hết các nhu cầu đăng kiểm của các tổ chức và cá nhân người có phương tiện gây nên tình trạng quá tải, ùn tắc và chờ đợi khiến cho tiêu cực trong công tác đăng kiểm có cơ hội phát sinh và khó kiểm soát. Chính vì vậy, việc nhà nước và tư nhân cùng chia sẻ, vận hành các trạm đăng kiểm đã được nghiên cứu triển khai. Với sự cho phép của Nhà nước, các thành phần kinh tế khác, chủ yếu là các doanh nghiệp tư nhân đang ngày càng tích cực tham gia vào hoạt động này. Việc lôi cuốn tư nhân tham gia cùng với nhà nước trong hoạt động kiểm định xe cơ giới được gọi là xã hội hóa kiểm định xe cơ giới. Xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới là một bộ phận của xã hội hóa, là quá trình lôi cuốn người dân và các tổ chức trong toàn xã hội tham gia vào công tác đăng kiểm vốn do nhà nước hoàn toàn đảm nhận trước đây. 1.2.2.2. Quá trình triển khai hoạt động xã hội hóa đăng kiểm xe cơ giới Trong những năm vừa qua, cùng với việc triển khai mạnh mẽ sự nghiệp xã hội hóa nói chung của Đảng và Nhà nước, xã hội hóa đăng kiểm xe cơ giới đã từng bước được hình thành và triển khai mạnh mẽ. Dịch vụ đăng kiểm xe cơ giới đường bộ được bắt đầu đề xuất thí điểm xã hội hóa từ năm 2005 theo Đề án “Xã hội hóa đăng kiểm xe cơ giới đang lưu hành” của Bộ Giao thông vận tải. Cùng với việc triển khai Đề án, nhiều Trung
  • 43. 34 tâm đăng kiểm xe cơ giới đường bộ có sự tham gia của tư nhân đã được phê duyệt xây dựng và đi vào hoạt động. Chỉ hai năm sau khi Đề án được thông qua, vào năm 2007 đã có 9 trung tâm đi vào hoạt động trên cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Trung tâm đăng kiểm tư nhân 6004D là trung tâm đăng kiểm xe cơ giới đầu tiên do tư nhân xây dựng và vận hành bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 08 tháng 3 năm 2007 tại Đồng Nai. Trung tâm có diện tích 7300m2 nằm cạnh khu công nghiệp Biên Hòa do Công ty tư nhân Quốc Tuấn đầu tư với dây chuyền đăng kiểm xe du lịch và xe tải do Đức sản xuất. Tính tới nay đã có hơn 20 doanh nghiệp đăng ký thành lập Trung tâm đăng kiểm và nhiều Trung tâm Đăng kiểm tư nhân đã được xây dựng và đưa vào hoạt động ở nhiều địa phương khác nhau như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Ninh Thuận, Bà Rịa- Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương. Tính đến năm 2016, cả nước có 135 đơn vị đăng kiểm xe cơ giới. Như vậy, từ khi thực hiện Đề án “Xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới đang lưu hành” và Đề án “Quy hoạch tổng thể các trung tâm đăng kiểm và dây chuyền kiểm định xe cơ giới đến năm 2020, tầm nhìn 2030” đến nay, số trung tâm đăng kiểm xã hội hóa là 73 đơn vị, trong đó 57 đơn vị đã hoạt động và 16 đơn vị đang xây dựng (14 đơn vị đi vào hoạt động năm 2016 và 02 đơn vị đang được xây dựng, sẽ đưa vào hoạt động năm 2017) [17]. Cục ĐKVN tiếp tục phối hợp với các địa phương thực hiện Đề án “Xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới đang lưu hành” theo chủ trương xã hội hóa công tác đăng kiểm của Chính phủ và Bộ Giao thông vận tải. Từ khi Đề án được phê duyệt, không có đơn vị đăng kiểm nào của Nhà nước được thành lập. Năm đơn vị được Cục ĐKVN chuyển cho tư nhân quản lý và thực hiện đăng kiểm [17].
  • 44. 35 1.2.2.3. Các mô hình cơ bản để kiểm định xe cơ giới đường bộ Hiện nay, tùy theo mức độ xã hội hóa khác nhau, các Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới được tổ chức và hoạt động theo nhiều mô hình khác nhau, từ mô hình nhà nước tổ chức và vận hành toàn bộ đến tư nhân tổ chức và vận hành toàn bộ. Thực hiện Quyết định số 1658/QĐ-BGTVT ngày 16/5/2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt Đề án “Xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới đang lưu hành”, Cục Đăng kiểm đã thí điểm thành lập một số trung tâm đăng kiểm theo hai mô hình chủ yếu: - Mô hình thứ nhất theo hướng các thành phần kinh tế ngoài nhà nước (doanh nghiệp) đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trung tâm đăng kiểm và trực tiếp tuyển dụng nhân sự (có sát hạch, đánh giá của Cục Đăng kiểm Việt Nam) để tổ chức thực hiện công tác kiểm định xe cơ giới. Mô hình này được thực hiện chủ yếu trong giai đoạn 2005-2008 (với 9 trung tâm đăng kiểm trên cả nước). Hiện nay chỉ còn 5 trung tâm hoạt động theo mô hình này vì 02 trung tâm đã dừng hoạt động từ năm 2011 và 02 trung tâm chuyển đổi sang mô hình thứ hai dưới đây [6]. - Mô hình thứ hai được triển khai thực hiện từ 2009 đến nay đi theo hướng các thành phần kinh tế (doanh nghiệp) đầu tư xây dựng cơ sở vật chất nhưng nhân viên đăng kiểm không phải là do doanh nghiệp tuyển dụng mà đăng kiểm viên là viên chức, công chức thuộc các sở Giao thông vận tải hoặc Cục Đăng kiểm Việt Nam (trong trường hợp các Sở Giao thông vận tải không đảm nhận) thực hiện công tác kiểm định và cấp giấy chứng nhận. Đánh giá về các mô hình thí điểm này, Cục Đăng kiểm cho biết, cả hai mô hình đều có ưu điểm huy động được các nguồn lực, tiềm lực của xã hội đầu tư cho hoạt động kiểm định, giảm chi ngân sách nhà nước, đáp ứng từng bước
  • 45. 36 nhu cầu kiểm định tăng lên do tăng trưởng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trong những năm gần đây [6]. Tuy nhiên, thực tế cho thấy tại các trung tâm kiểm định được xã hội hóa này vẫn luôn tồn tại những nhược điểm nhất định cần khắc phục: các doanh nghiệp thường đặt mục tiêu lợi nhuận lên cao, do vậy đã có tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, hạ thấp tiêu chuẩn không thực hiện đúng, đủ quy trình kiểm định, việc sử dụng cán bộ đăng kiểm của một số đơn vị chưa đúng tiêu chuẩn, thiếu kiến thức thực tế. Đối với mô hình cử công chức viên chức của các Sở Giao thông vận tải tham gia thực hiện công tác kiểm định mặc dù có kết quả hơn, đó là hạn chế được mặt tiêu cực của các doanh nghiệp tới các hoạt động kiểm định, bảo đảm tính khách quan của kết quả kiểm tra, nhưng hạn chế nếu chiếu theo luật công chức viên chức thì không phù hợp. 1.2.2.4. Ưu và nhược điểm của việc xã hội hóa dịch vụ đăng kiểm xe cơ giới đường bộ Việc xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới đã mang lại nhiều thành công, từng bước đáp ứng tốt hơn các yêu cầu về đăng kiểm ngày càng gia tăng hiện nay do số lượng phương tiện tham gia giao thông ngày càng nhiều; huy động được sự đóng góp của toàn dân vào công tác đăng kiểm, giảm nhẹ gánh năng tài chính cho ngân sách nhà nước và từng bước tạo nên sự cạnh tranh lành mạnh giúp cho việc tăng cường chất lượng hoạt động kiểm định. Thực hiện chủ trương xã hội hóa, bước đầu các trung tâm đã đi vào hoạt động và được đánh giá khá hiệu quả, huy động được nguồn vốn từ các thành phần kinh tế trong xã hội, giảm áp lực về đăng kiểm tại các thành phố lớn [23],[29]. Nhìn chung, các Trung tâm đăng kiểm xã hội hóa ra đời đã mang lại một luồng sinh khí mới cho công tác đăng kiểm, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo thuận lợi hơn cho người dân khi tiếp cận dịch vụ đăng kiểm và
  • 46. 37 giảm gánh nặng của nhà nước. Những ưu điểm chủ yếu của xã hội hóa dịch vụ đăng kiểm xe cơ giới thể hiện chủ yếu trên các mặt sau: Thứ nhất, đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của hoạt đông kiểm định. Mức độ phát triển kinh tế-xã hội ngày càng cao nên số lượng phương tiện được đưa vào swrt dụng sản xuất, kinh doanh và phục vụ đi lại của người dân ngày càng gia tăng. Thứ hai, việc huy động các thành phần ngoài nhà nước, trước hết là khu vực tư nhân, tham gia cùng với nhà nước trong việc cung ứng dịch vụ đăng kiểm đã phát huy được tiềm năng của toàn xã hội vào quá trình phát triển, tăng nguồn đầu tư cho việc cung ứng dịch vụ đăng kiểm. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh ngân sách nhà nước ngày càng eo hẹp. Thứ ba, xã hội hóa giúp các đơn vị cung ứng dịch vụ đăng kiểm của nhà nước trở nên năng động hơn, có cơ hội tiếp cận các trang thiết bị kỹ thuật mới và đáp ứng các nhu cầu đăng kiểm ngày càng gia tăng. Thứ tư, thông qua quá trình xã hội hóa, hoạt động của nhà nước được giảm tải, bộ máy nhà nước trở nên tinh gọn hơn, giảm chi ngân sách. Đây cũng là giải pháp quan trọng để thực hiện chính sách công bằng xã hội trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của Đảng và Nhà nước vì nhà nước có thể dành nguồn ngân sách vốn hạn hẹp để đầu tư cho các vùng khó khăn, các đối tượng chính sách. Thứ năm, xã hội hóa dịch vụ công nói chung và dịch vụ đăng kiểm nói riêng nâng cao ý thức sử dụng dịch vụ của người dân, xây dựng cộng đồng trách nhiệm và mở rộng sự tham gia của người dân góp phần vào quá trình xây dựng đất nước. Chất lượng kiểm định cũng từng bước được nâng cao thông qua sự cạnh tranh công bằng giữa nhà nước và tư nhân.
  • 47. 38 Xã hội hoá không có nghĩa là giảm nhẹ trách nhiệm của nhà nước, trái lại, nhà nước cần tăng cường khả năng kiểm soát số lượng và chất lượng dịch vụ, nhất là đối với các cơ sở cung cấp dịch vụ ngoài nhà nước, tức là nhà nước trở nên “nhỏ hơn” nhưng “mạnh hơn”. Việc thực hiện xã hội hóa hoạt động kiểm định xe cơ giới đã giảm hẳn phiền hà, bớt chi phí ngân sách Nhà nước, chất lượng đăng kiểm thời gian qua được nâng lên rõ. Tuy nhiên, hiện nay, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, hoạt động xã hội hóa trong cung cấp dịch vụ công ở Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn. Trước hết, quá trình xã hội hóa công tác đăng kiểm mặc dù đã được triển khai hơn 10 năm nay nhưng vẫn diễn ra rất chậm: Cho tới nay, phần lớn các trung tâm đăng kiểm vẫn là các trung tâm của nhà nước do các Sở Giao thông vận tải các tỉnh và Cục Đăng kiểm Việt Nam thành lập và điều hành hoạt động. Vì nhiều lý do khác nhau, cả chủ quan và khách quan, việc tham gia cung cấp dịch vụ công của khu vực ngoài nhà nước còn khá hạn chế và phát sinh nhiều vấn đề phải giải quyết. Cho tới nay cũng mới chỉ có 73 trung tâm đăng kiểm xã hội hóa được thành lập và tổ chức hoạt động. Thứ hai, mức độ xã hội hóa đăng kiểm diễn ra không đồng đều ở các vùng khác nhau: thường các cá nhân và tổ chức ngoài nhà nước chỉ chú trọng đầu tư vào các trạm đăng kiểm tại các khu vực thuận lợi như các thành phố lớn, nơi đông dân cư và thu nhập cao, ít quan tâm tới các khu vực chậm phát triển. Nguyên nhân là nhà nước vẫn còn thiếu những chính sách khuyến khích rõ ràng và cụ thể, chưa có được quy hoạch chung để định hướng và lên kế hoạch triển khai xã hội hóa cho các vùng cụ thể [6].
  • 48. 39 Thứ ba, việc kiểm soát chất lượng dịch vụ và xử lý vi phạm của các đơn vị cung cấp dịch vụ đăng kiểm ngoài nhà nước chưa được thực hiện chặt chẽ và nghiêm túc. Một số trung tâm cạnh tranh không lành mạnh, tự ý hạ thấp tiêu chuẩn, không thực hiện đúng, đủ quy trình, nội dung kiểm tra. Có trung tâm lại thiếu đăng kiểm viên mặc dù lúc xin phép thành lập ghi đủ số lượng. Có trung tâm thì ngay cả lãnh đạo, đăng kiểm viên, nhân viên đều được chủ đầu tư bố trí làm việc theo hợp đồng, dẫn đến tình trạng hoạt động kiểm định phải làm theo ý chỉ đạo của chủ đầu tư, cho nên chất lượng kiểm định chưa đúng quy định. Những sai phạm phát sinh trong công tác đăng kiểm gần đây phần lớn là tại các cơ sở đăng kiểm tư nhân này. Trong năm 2014, thực hiện hoạt động kiểm tra đột xuất tại các Trung tâm đăng kiểm ở các tỉnh, Cục Đăng kiểm Việt Nam đã phát hiện nhiều sat sót và đã phải tạm đình chi hoạt động của 68 trường hợp đăng kiểm viên vi phạm công tác kiểm định; đình chỉ có thời hạn ba trung tâm đăng kiểm, trong đó có hai trung tâm đăng kiểm xã hội hóa, một trung tâm đăng kiểm thuộc Sở Giao thông vận tải Bình Thuận. Trưởng phòng kiểm định xe cơ giới (thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam) Ngô Hồng Hệ cho biết: "Đến trung tuần tháng 5-2015, Cục Đăng kiểm Việt Nam đã đình chỉ 18 trường hợp đăng kiểm viên vi phạm về kiểm tra, đánh giá sai quy trình công tác kiểm định, một số đăng kiểm viên khi thực hiện nhiệm vụ kiểm tra các xe ô-tô bỏ qua một số công đoạn kiểm định theo quy định để cấp giấy chứng nhận, tem kiểm định đạt tiêu chuẩn lưu hành. Hành vi của các đăng kiểm viên nêu trên vi phạm Thông tư số 42/2012/TT- BGTVT, ngày 16- 10-2012, của Bộ trưởng Giao thông vận tải, quy định trách nhiệm và xử lý vi phạm trong công tác đăng kiểm. Cục ĐKVN đã kiên quyết đình chỉ chức danh
  • 49. 40 đối với các đăng kiểm viên nói trên và đình chỉ chức danh một tháng đối với Giám đốc Trung tâm đăng kiểm 8802D” [41]. Trong năm 2016, Cục đã thực hiện 274 đợt kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, phát hiện và xử lý vi phạm 77 đăng kiểm viên của 48 đơn vị, trong đó có 41 đăng kiểm viên thuộc các doanh nghiệp xã hội hóa, 11 đăng kiểm viên thuộc Cục và 25 đăng kiểm viên thuộc các Sở GTVT; đình chỉ hoạt động có thời hạn 04 trung tâm. Qua kiểm tra, giám sát ở tất cả các lĩnh vực công tác đăng kiểm và việc chấp hành các chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của Ngành, Cục ĐKVN đã xử lý kỷ luật đối với 03 đơn vị và 25 cá nhân trong Cục: buộc thôi việc 02 cá nhân, cảnh cáo 11 cá nhân, khiển trách 12 cá nhân và cảnh cáo 03 đơn vị [17]. Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này là do thiếu các quy định cần thiết và ý thức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức làm nhiệm vụ kiểm soát chưa tốt. Các nhà đầu tư tư nhân thường chú trọng nhiều đến lợi nhuận, luôn có xu hướng đẩy giá dịch vụ lên cao để tận thu nên các loại phí dịch vụ bị điều chỉnh tùy tiện, để có thể cạnh tranh với các đơn vị đăng kiểm khác, các đơn vị đăng kiểm được xã hội hóa thường có xu hướng giảm chất lượng dịch vụ, dẫn tới chất lượng đăng kiểm tại các cơ sở này khá thấp và ảnh hưởng tới mức độ an toàn của phương tiện khi tham gia giao thông. Các tiêu cực phát sinh chủ yếu tại các trung tâm đăng kiểm được xã hội hóa: để nhanh chóng thu hồi vốn trong khi phí đăng kiểm các loại phương tiện quá thấp khiến cho việc đầu tư dây chuyền đăng kiểm không có lợi cho các nhà đầu tư tư nhân nên chưa khuyến khích được họ tham gia một cách tích cực. Thứ tư, các doanh nghiệp tham gia vào quá trình xã hội hóa công tác đăng kiểm phần lớn là các doanh nghiệp nhỏ lẻ với khả năng đầu tư thấp và mong muốn thu hồi vốn nhanh do đó khi trung tâm đăng kiểm hoạt động không