SlideShare a Scribd company logo
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
BÙI THANH PHƢƠNG
TéI MUA B¸N, §¸NH TR¸O HOÆC CHIÕM §O¹T TRÎ EM
TRONG LUËT H×NH Sù VIÖT NAM
(trªn c¬ së thùc tiÔn ®Þa bµn tØnh Hµ Giang)
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2016
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
BÙI THANH PHƢƠNG
TéI MUA B¸N, §¸NH TR¸O HOÆC CHIÕM §O¹T TRÎ EM
TRONG LUËT H×NH Sù VIÖT NAM
(trªn c¬ së thùc tiÔn ®Þa bµn tØnh Hµ Giang)
Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 60 38 01 04
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS TRỊNH QUỐC TOẢN
HÀ NỘI - 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của
riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn bảo đảm độ
tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của luận
văn chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ CỦA LUẬN VĂN
Bùi Thanh Phƣơng
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
MỞ ĐẦU ................................................................................................1
Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI MUA BÁN, ĐÁNH
TRÁO HOẶC CHIẾM ĐOẠT TRẺ EM THEO LUẬT HÌNH
SỰ VIỆT NAM......................................................................................... 8
1.1. KHÁI NIỆM TỘI MUA BÁN, ĐÁNH TRÁO, CHIẾM ĐOẠT
TRẺ EM VÀ SỰ CẦN THIẾT BẢO VỆ TRẺ EM BẰNG
CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM..................8
1.1.1. Khái niệm Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em ........8
1.1.2. Sự cần thiết bảo vệ trẻ em bằng các quy định của Luật hình sự
Việt Nam ...........................................................................................12
1.2. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM QUY
ĐỊNH TỘI MUA BÁN, ĐÁNH TRÁO, CHIẾM ĐOẠT TRẺ EM....17
1.3. TỘI MUA BÁN, ĐÁNH TRÁO, CHIẾM ĐOẠT TRẺ EM
TRONG LUẬT HÌNH SỰ MỘT SỐ NƢỚC.....................................22
1.3.1. Luật hình sự Liên bang Nga..............................................................22
1.3.2. Luật hình sự Cộng hoà nhân dân Trung Hoa....................................24
1.3.3. Luật hình sự Malaysia.......................................................................25
1.3.4. Luật hình sự Campuchia ...................................................................26
1.3.5. Luật hình sự Thái Lan.......................................................................28
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................32
Chƣơng 2: QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 VỀ
TỘI MUA BÁN, ĐÁNH TRÁO HOẶC CHIẾM ĐOẠT TRẺ
EM VÀ THỰC TIỄN ĐIỀU TRA, TRUY TỐ VÀ XÉT XỬ
TỘI PHẠM NÀY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG TỪ
NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2015.......................................................34
2.1. CÁC DẤU HIỆU PHÁP LÝ ĐẶC TRƢNG CỦA TỘI MUA
BÁN, ĐÁNH TRÁO HOẶC CHIẾM ĐOẠT TRẺ EM VÀ
ĐƢỜNG LỐI XỬ LÝ ĐỐI VỚI TỘI NÀY........................................34
2.1.1. Các dấu hiệu pháp lý đặc trƣng của Tội mua bán, đánh tráo hoặc
chiếm đoạt trẻ em..............................................................................34
2.1.2. Đƣờng lối xử lý đối với tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt
trẻ em.................................................................................................41
2.2. THỰC TIỄN ĐIỀU TRA, TRUY TỐ, XÉT XỬ TỘI MUA BÁN,
ĐÁNH TRÁO, CHIẾM ĐOẠT TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
HÀ GIANG TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2015 ..................................45
2.2.1. Tình hình có liên quan đến tội mua bán, đánh tráo hoặc
chiếm đoạt trẻ em trên địa bàn tỉnh Hà Giang ..........................45
2.2.2. Thực tiễn điều tra các vụ án tội mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt
trẻ em trên địa bàn tỉnh Hà Giang (số liệu từ năm 2010 - 2015)......48
2.2.3. Thực tiễn truy tố, xét xử đối với tội mua bán, đánh tráo, chiếm
đoạt trẻ em trên địa bàn tỉnh Hà Giang từ năm 2010 – 2015............57
2.3. MỘT SỐ TỒN TẠI VÀ HẠN CHẾ TRONG ĐIỀU TRA,
TRUY TỐ, XÉT XỬ VỀ TỘI MUA BÁN, ĐÁNH TRÁO,
CHIẾM ĐOẠT TRẺ EM VÀ NGUYÊN NHÂN.............................65
2.3.1. Một số tồn tại, hạn chế trong điều tra, truy tố, xét xử về Tội mua
bán, chiếm đoạt trẻ em ......................................................................65
2.3.2. Một số nguyên nhân cơ bản của tồn tại, hạn chế trong điều tra,
truy tố, xét xử các vụ án mua bán, chiếm đoạt trẻ em trên địa
bàn tỉnh Hà Giang .............................................................................68
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ......................................................................70
Chƣơng 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH
CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 VỀ TỘI MUA BÁN,
ĐÁNH TRÁO HOẶC CHIẾM ĐOẠT TRẺ EM VÀ GIẢI
PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG ..............................72
3.1. TÌNH HÌNH TỘI MUA BÁN, ĐÁNH TRÁO, CHIẾM ĐOẠT
TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG TRONG THỜI
GIAN TỚI .........................................................................................72
3.2. HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ
VIỆT NAM VỀ TỘI MUA BÁN, ĐÁNH TRÁO HOẶC CHIẾM
ĐOẠT TRẺ EM.................................................................................75
3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG
CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI MUA BÁN,
ĐÁNH TRÁO, CHIẾM ĐOẠT TRẺ EM.........................................84
3.3.1. Tăng cƣờng công tác hƣớng dẫn của các cơ quan chức năng về
áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự ........................................84
3.3.2. Đẩy mạnh công tác đào tạo cho đội ngũ cán bộ làm công tác
điều tra, truy tố, xét xử các cấp.........................................................86
3.3.3. Tăng cƣờng phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành, đoàn thể,
chính trị xã hội ..................................................................................87
3.3.4. Nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền cho nhân dân..........90
3.3.5. Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các cơ
quan tố tụng.......................................................................................91
3.3.6. Nâng cao hiệu quả các hoạt động hợp tác quốc tế............................92
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ......................................................................95
KẾT LUẬN..........................................................................................97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................99
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLHS: Bộ luật hình sự
CHND: Cộng hòa nhân dân
MBCĐTE: Mua bán, chiếm đoạt trẻ em
MBĐTCĐ: Mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em
TNHS: Trách nhiệm hình sự
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu bảng Tên bảng Trang
Bảng 2.1:
Số vụ mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em phát
hiện trên địa bàn tỉnh Hà Giang từ năm 2010 – 2015 49
Bảng 2.2:
Số vụ, số đối tƣợng mua bán, chiếm đoạt trẻ em do
cơ quan công an phát hiện và khởi tố điều tra trên
địa bàn tỉnh Hà Giang từ năm 2010 – 2015 56
Bảng 2.3:
Số vụ truy tố, số vụ xét xử đối với tội mua bán,
chiếm đoạt trẻ em trên địa bàn tỉnh Hà Giang từ năm
2010 – 2015 58
Bảng 2.4:
Tuổi của bị cáo tội mua bán, chiếm đoạt trẻ em trên
địa bàn tỉnh Hà Giang từ năm 2010 – 2015 60
Bảng 2.5:
Số nạn nhân và tuổi của nạn nhân do lực lƣợng công
an phát hiện trong các vụ án MBTE 62
Bảng 2.6:
Thống kê số nạn nhân theo mục đích mua bán của
tội phạm mua bán, chiếm đoạt trẻ em trên địa bàn
tỉnh Hà Giang từ năm 2010- 2015 63
Bảng 2.7:
Khung hình phạt đối với các bị cáo tội mua bán,
chiếm đoạt trẻ em tỉnh Hà Giang năm 2010 – 2015 65
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Số hiệu biểu đồ Tên biểu đồ Trang
Biểu 2.1: Tỷ lệ số vụ án mua bán, chiếm đoạt trẻ em trên
địa bàn tỉnh Hà Giang từ năm 2011 đến năm 2015 55
Biểu 2.2: Tỷ lệ số đối tƣợng phạm tội mua bán trẻ em trên
địa bàn tỉnh Hà Giang từ năm 2011 đến năm 2015 55
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Trong những năm gần đây, tình hình An ninh chính trị và trật tự an toàn
xã hội trên thế giới có nhiều biến động, diễn biến phức tạp, khó lƣờng. Tình
hình xung đột vũ trang, xung đột sắc tộc, tôn giáo, khủng bố đã mang tính
chất toàn cầu buộc các quốc gia phải cùng nhau liên kết để giải quyết, tháo gỡ
và tìm tiếng nói chung. Tình hình tội phạm diễn ra ngày càng phức tạp,
nghiêm trọng và có xu hƣớng gia tăng đột biến, có nhiều loại tội phạm mới
xuất hiện với thủ đoạn ngày càng tinh vi và xảo quyệt hơn, tính chất của tội
phạm ngày càng manh động, đặc biệt là tội phạm buôn bán ngƣời, buôn bán
trẻ em. Tình hình buôn bán trẻ em, buôn bán ngƣời đã vi phạm nghiêm trọng
quyền con ngƣời – một trong những quyền cơ bản nhất của công dân. Tình
hình buôn bán trẻ em xảy ra trên phạm vi nhiều nƣớc và là một trong những
thách thức lớn đối với các quốc gia đang phát triển và đang ngày càng mang
tính chất quốc tế hóa.
Ở Việt Nam, tình hình tội phạm ngày càng biến động, có xu hƣớng gia
tăng, có nhiều loại tội phạm mới xuất hiện, đặc biệt tội buôn bán trẻ em có
những diễn biến phức tạp, có xu hƣớng gia tăng và quốc tế hóa. Một bộ phận
trẻ em bị lừa, chiếm đoạt, buôn bán… ở trong nƣớc, chủ yếu từ các vùng nông
thôn, miền núi ra thành phố, thị xã để làm gái mại dâm; bóc lột sức lao động;
phần lớn số còn lại bị buôn bán ra nƣớc ngoài với nhiều hình thức và mục
đích khác nhau. Tệ nạn buôn bán trẻ em đã trở thành vấn đề nóng bỏng, nhức
nhối ảnh hƣởng xấu đến đời sống sinh hoạt của nhân dân, phong tục tập quán,
đạo đức xã hội, pháp luật của nhà nƣớc, phá vỡ, cƣớp đi hạnh phúc của nhiều
gia đình và tiềm ẩn những nhân tố mất ổn định về an ninh chính trị và trật tự
an toàn xã hội.
2
Ở nƣớc ta, trẻ em luôn là đối tƣợng đƣợc toàn xã hội quan tâm, chăm
sóc đặc biệt. Phát huy đạo lý truyền thống của dân tộc và thấm nhuần sâu sắc
tƣ tƣởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh coi việc chăm lo, bồi dƣỡng cho các thế
hệ cách mạng đời sau để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là một nhiệm vụ hết sức
quan trọng và cần thiết. Trong những năm qua, Đảng, Nhà nƣớc, các tổ chức
xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp và nhân dân ta luôn luôn dành cho trẻ em -
chủ nhân tƣơng lai của đất nƣớc - những gì tốt đẹp nhất. Đảng ta đã đƣa ra
nhiều chủ trƣơng, đƣờng lối và Nhà nƣớc cũng đã xây dựng, ban hành nhiều
văn bản pháp luật quy định về vấn đề chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em.
Nhiều chƣơng trình hành động vì trẻ em đã và đang đƣợc các gia đình, nhà
trƣờng, các tổ chức, đoàn thể cũng nhƣ toàn xã hội hƣởng ứng và tham gia
một cách tích cực, có hiệu quả. Việt Nam là một trong những quốc gia đi tiên
phong trong việc ký và phê chuẩn Công ƣớc quốc tế về quyền trẻ em của Liên
hợp quốc ngày 20/2/1990.
Qua nhiều năm đổi mới, dƣới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt
Nam, đất nƣớc ta đang tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện, sâu sắc trên tất
cả các mặt, các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, xây dựng Nhà
nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Diện mạo đất nƣớc đã thay đổi
rõ rệt, vị trí của Việt Nam đƣợc nâng cao trên trƣờng quốc tế. Nhà nƣớc đã
xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn thiện để nâng cao hiệu quả công tác
quản lý và điều hành đất nƣớc, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công
dân; các quyền cơ bản của con ngƣời, đặc biệt là của trẻ em luôn đƣợc tôn
trọng và ngày càng đƣợc đảm bảo bằng các thiết chế kinh tế, giáo dục, pháp
luật... Chúng ta đã đạt đƣợc nhiều thành tựu to lớn trong công tác chăm sóc,
giáo dục, bảo vệ trẻ em và đƣợc cộng đồng quốc tế công nhận.
Tuy nhiên, việc chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em ở nƣớc ta hiện nay
cũng còn có nhiều thách thức nhƣ: nhiều trẻ em phải lao động vất vả để mƣu
3
sinh thay vì đƣợc cắp sách đến trƣờng; nhiều trẻ em do gia đình nghèo không
đủ điều kiện đi học; nhiều quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các em bị
xâm hại nghiêm trọng; tình trạng trẻ em bị xâm hại về tính mạng, sức khỏe,
danh dự, nhân phẩm đang có xu hƣớng gia tăng. Đặc biệt, trong những năm
gần đây tội mua bán, chiếm đoạt trẻ em xảy ra nhiều tại khu vực các tỉnh biên
giới (nhất là các tỉnh biên giới phía Bắc giáp Trung Quốc) gây ra những lo
lắng, tổn thất cho các gia đình bị hại và gây bức xúc trong dƣ luận xã hội.
Hà Giang là một tỉnh miền núi cực bắc của đất nƣớc với địa bàn rộng,
địa hình phức tạp, nhiều núi đá hiểm trở, đi lại khó khăn, có trên 277,525 km
đƣờng biên giới giáp với Trung Quốc, 7/11 huyện biên giới với 34 xã biên
giới. Với đặc điểm địa hình nhƣ vậy, tại vùng biên giới Hà Giang gần đây
đang nóng lên tội phạm mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em để bán
qua biên giới. Chỉ trong một thời gian ngắn, trên địa bàn các huyện biên giới
tỉnh Hà Giang đã liên tiếp xảy ra các vụ chiếm đoạt trẻ em để bán sang Trung
Quốc. Các đối tƣợng thực hiện hành vi phạm tội một cách liều lĩnh, táo bạo,
có sử dụng hung khí với phƣơng thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt.
Các vụ án chiếm đoạt trẻ em xảy ra ở khu vực biên giới tỉnh Hà Giang
đã và đang gây hoang mang, lo lắng, bức xúc và lên án mạnh mẽ trong dƣ
luận nhân dân, thể hiện sự coi thƣờng tính mạng, sức khỏe của con ngƣời, là
sự thách thức đối với các cơ quan thực thi pháp luật. Đó cũng là lý do tác giả
chọn vấn đề “Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em trong Luật
hình sự Việt Nam (Trên cơ sở thực tiễn tại địa bàn tỉnh Hà Giang)” làm đề
tài luận văn thạc sĩ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong thời gian qua, đã có nhiều đề tài khoa học về tội mua bán ngƣời,
mua bán trẻ em đƣợc các nhà nghiên cứu lý luận và cán bộ thực tiễn thực
hiện. Có một số đề tài nghiên cứu nhƣ: Trần Minh Hƣởng, Phát hiện điều tra
4
các tội phạm buôn bán phụ nữ trẻ em qua biên giới của Lực lượng CSND,
Luận văn tiến sĩ Luật học của giảng viên Học viện CSND (2006); Thƣợng
Tiến Dũng (2010), Điều tra tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em qua biên giới
do người dân tộc thiểu số gây ra trên địa bàn tỉnh Hà Giang, Luận văn Thạc
sĩ Luật học, Hà Nội…
Tuy nhiên, đối với tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em có rất
ít đề tài nghiên cứu với tƣ cách là một tội danh độc lập.
Về phƣơng diện lý luận, tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em
đƣợc phân tích trong trong các giáo trình, các sách chuyên khảo nhƣ: Lê Cảm
(2003), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm), NXB Đại học
quốc gia Hà Nội, Hà Nội; Lê Cảm (chủ biên) (2001), Giáo trình Luật Hình sự
Việt Nam (Phần chung), NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội; Trƣờng Đại
học Luật Hà Nội (2010), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, 2 tập, NXB Công
an nhân dân, Hà Nội...
Về phƣơng diện nghiên cứu kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, có một
số công trình khoa học nhƣ: Lê Việt Hà (2009), Tội mua bán, đánh tráo
hoặc chiếm đoạt trẻ em trong Luật hình sự Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ Luật
học; Trần Thị Quế (2014), Tội mua bán người, mua bán trẻ em trên địa bàn
tỉnh Hà Giang - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn thạc sỹ Luật
học, Hà Nội...
Hà Giang là một trong những tỉnh giáp biên giới với Trung Quốc, có
đƣờng biên giới dài, tình hình tội mua bán, đánh tráo chiếm đoạt trẻ em diễn
ra phức tạp và có chiều hƣớng gia tăng cả về số vụ, số đối tƣợng phạm tội.
Đối với địa bàn tỉnh Hà Giang, chƣa có một công trình khoa học nào nghiên
cứu một cách có hệ thống, toàn diện và chuyên sâu về tình hình tội mua bán,
đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em để từ đó đƣa ra các giải pháp cụ thể nhằm
nâng cao hiệu quả đối với loại tội này. Vì vậy tác giả đã chọn đề tài này làm
luận văn Thạc sỹ Luật học của mình.
5
Quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả có kế thừa, khai thác kết quả các
công trình nói trên, đồng thời tập trung đi sâu nghiên cứu những vẫn đề lý
luận và thực tiễn về tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em trên địa
bàn tỉnh Hà Giang.
3. Mục đích, nhiệm vụ và đối tƣợng của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu một cách có hệ thống về những vấn đề pháp lý cơ
bản của Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em; phân tích, làm sáng
tỏ cơ sở lý luận về tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em, về thực
trạng xét xử Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em vùng biên giới
Hà Giang; trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật và giải
pháp nâng cao hiệu quả xử lý Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu, luận văn tập trung giải quyết các
nhiệm vụ sau đây:
- Phân tích, làm rõ cơ sở lý luận về trẻ em, về tội mua bán, đánh tráo hoặc
chiếm đoạt trẻ em và thực tiễn quy định tội này trong Luật hình sự Việt Nam;
- Phân tích thực trạng tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em
vùng biên giới tỉnh Hà Giang trong những năm qua; thực trạng công tác xử lý
Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em trên địa bàn tỉnh Hà Giang từ
năm 2010 đến năm 2015;
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp
dụng các quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 trong xử lý Tội mua bán,
đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em.
3.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn đúng nhƣ tên gọi của nó: Tội mua
bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em trong Luật hình sự Việt Nam (Trên cơ
sở thực tiễn tại địa bàn tỉnh Hà Giang).
6
4. Cơ sở lý luận và các phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận của luận văn là tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và các quan điểm,
đƣờng lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ
em, về đấu tranh phòng chống các loại tội phạm; các quy định của pháp luật
liên quan đến tội mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em. Bên cạnh đó, các
quan điểm, kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn về tình hình tội mua bán,
đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em và công tác phòng ngừa loại tội này của các tác
giả đi trƣớc cũng là cơ sở lý luận quan trọng của luận văn.
4.2. Các phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, luận văn sử dụng các
phƣơng pháp lịch sử, phân tích và tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa... để
nghiên cứu các vấn đề lý luận; sử dụng phƣơng pháp thu thập các thông tin,
số liệu thực tế ở địa phƣơng phục vụ cho việc đánh giá thực trạng, nguyên
nhân của vấn đề nghiên cứu và luận chứng tính khả thi của các giải pháp mà
luận văn đề xuất.
5. Những điểm mới của luận văn
- Luận văn đã nghiên cứu lý luận một cách tƣơng đối toàn diện, có hệ
thống về Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em;
- Đánh giá đƣợc tình hình tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ
em ở vùng biên giới tỉnh Hà Giang giai đoạn 2010 - 2015, thực trạng xét xử
loại tội này của các cơ quan chức năng tỉnh Hà Giang trong những năm qua,
chỉ ra đƣợc những thành công cũng nhƣ những hạn chế, bất cập còn tồn tại và
nguyên nhân của nó trong công tác này;
- Đề xuất những giải pháp hoàn thiện pháp luật và những giải pháp
khác nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự về tội
mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em ở khía cạnh lập pháp và việc áp
dụng trong thực tiễn.
7
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
đƣợc kết cấu thành 3 chƣơng.
Chương 1. Một số vấn đề chung về Tội mua bán, đánh tráo hoặc
chiếm đoạt trẻ em theo Luật hình sự Việt Nam.
Chương 2. Quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 về Tội mua bán,
đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em và thực tiễn điều tra, truy
tố, xét xử tội phạm này trên địa bàn tỉnh Hà Giang từ năm
2010 đến năm 2015.
Chương 3. Một số kiến nghị hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình
sự năm 1999 về Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt
trẻ em và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng.
8
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
VỀ TỘI MUA BÁN, ĐÁNH TRÁO HOẶC CHIẾM ĐOẠT TRẺ EM
THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1. KHÁI NIỆM TỘI MUA BÁN, ĐÁNH TRÁO, CHIẾM ĐOẠT
TRẺ EM VÀ SỰ CẦN THIẾT BẢO VỆ TRẺ EM BẰNG CÁC QUY ĐỊNH
CỦA LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1.1. Khái niệm Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em
Ở tất cả các quốc gia trên toàn thế giới, trẻ em luôn là đối tƣợng đặc
biệt, nhận đƣợc sự quan tâm đặc biệt về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của gia
đình, nhà nƣớc và xã hội. Trong Tuyên ngôn Thế giới về Quyền con ngƣời và
các Công ƣớc quốc tế về Quyền con ngƣời, Liên Hợp Quốc đã công bố rằng,
trẻ em có quyền đƣợc chăm sóc và giúp đỡ đặc biệt. Tuyên ngôn về Quyền trẻ
em đã chỉ ra rằng: “do còn non nớt về thể chất và trí tuệ, trẻ em cần được bảo
vệ và chăm sóc đặc biệt, kể cả sự bảo vệ thích hợp về mặt pháp lý trước cũng
như sau khi ra đời” [38]. Công ƣớc Quốc tế về Quyền trẻ em đã đƣợc Đại
Hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua và mở cho các nƣớc ký, phê chuẩn theo
Nghị quyết số 44/25 ngày 20/11/1989.
Ở Việt Nam, việc nuôi dƣỡng, bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em để
các em phát triển toàn diện, trở thành ngƣời công dân có ích cho xã hội,
đƣợc xem là quốc sách hàng đầu. Bên cạnh đó, một hệ thống các văn bản
pháp luật về quyền trẻ em đã lần lƣợt đƣợc Quốc hội phê chuẩn, thông qua,
tạo nên một hệ thống pháp luật về trẻ em, có đƣợc sự hài hòa nhất định giữa
pháp luật quốc gia và Công ƣớc Quốc tế về Quyền trẻ em, xây dựng đƣợc
một khung pháp lý bảo đảm cho việc thực thi có hiệu quả các quyền cơ bản
của trẻ em trong cuộc sống.
9
Trong hệ thống pháp luật hiện hành của nƣớc ta, có rất nhiều Bộ luật,
Luật đề cập tới trẻ em nhằm đảm bảo các quyền, lợi ích hợp pháp của các em
cũng nhƣ sự quan tâm, ƣu đãi nhất định mà Nhà nƣớc và xã hội dành cho các
em trong nhiều lĩnh vực, nhƣ Bộ Luật Hình sự, Bộ Luật Lao động, Luật Bảo
vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật Giao thông đƣờng bộ... Tuy nhiên,
cũng chính trong các luật này, giới hạn đến một độ tuổi nhất định để xác định
một ngƣời là trẻ em lại đang có sự chênh lệch nhau khá nhiều; thậm chí, cùng
một độ tuổi, ở luật này đƣợc xác định là trẻ em, nhƣng ở luật khác thì không
còn là trẻ em nữa, mà đã thành ngƣời lớn, điều đó đã gây những khó khăn,
vƣớng mắc nhất định cho việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn vấn đề trẻ em.
Theo Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, trẻ em đƣợc hiểu là ngƣời
dƣới 16 tuổi [56]; theo Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính (quy định
không xử phạt trẻ em dƣới 14 tuổi) thì độ tuổi của một ngƣời để đƣợc coi là
trẻ em lại là dƣới 14 tuổi. Nhƣ vậy, ngay trong các văn bản quy phạm pháp
luật của nƣớc ta đã không có sự thống nhất xung quanh cách hiểu về trẻ em.
Theo quy định tại Điều 1 Công ƣớc của Liên hợp quốc về quyền trẻ em
ngày 20/11/1989: “Trong phạm vi của Công ước này, trẻ em có nghĩa là mọi
người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em đó quy định
tuổi thành niên sớm hơn” [43]. Các văn kiện, công ƣớc quốc tế liên quan đến
việc bảo vệ quyền con ngƣời, quyền của phụ nữ và trẻ em mà Việt Nam đã
tham gia ký kết và là thành viên nhƣ: Công ƣớc về xóa bỏ tất cả các hình thức
phân biệt đối xử với phụ nữ, Công ƣớc về Quyền trẻ em, Nghị định thƣ không
bắt buộc (bổ sung cho Công ƣớc về Quyền trẻ em) về buôn bán trẻ em, mại
dâm trẻ em và văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em, các thỏa thuận, ghi nhớ với
một số nƣớc có chung đƣờng biên giới với nƣớc ta về hợp tác chống buôn bán
phụ nữ, trẻ em, và hiện Việt Nam đang nghiên cứu các điều kiện để phê chuẩn
Công ƣớc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và các Nghị định thƣ
10
bổ sung về chống buôn bán phụ nữ, trẻ em và chống đƣa ngƣời di cƣ trái
phép... cũng đều quy định trẻ em là những ngƣời dƣới 18 tuổi. Trong khi đó,
định nghĩa trẻ em của pháp luật Việt Nam vẫn coi trẻ em là ngƣời dƣới 16
tuổi. Đây chính là một dạng xung đột pháp luật và nhất thiết phải có sự hóa
giải để đảm bảo tính khả thi của pháp luật.
Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam không quy định cụ thể độ tuổi để
xác định một ngƣời là trẻ em. Trong hệ thống pháp luật hiện hành của nƣớc
ta, đạo luật dành riêng cho trẻ em là Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ
em. Vì vậy, trong khi chờ Nhà nƣớc hóa giải những xung đột pháp luật liên
quan tới quy định về độ tuổi trẻ em, tạo sự tƣơng thích giữa pháp luật quốc
nội và pháp luật quốc tế, để tạo sự thống nhất trong quan niệm về trẻ em,
chúng ta nên căn cứ vào định nghĩa trẻ em đƣợc nêu trong Luật bảo vệ, chăm
sóc và giáo dục trẻ em: “Trẻ em quy định trong Luật này là công dân Việt
Nam dưới mười sáu tuổi” [56].
Điều 120 Bộ luật hình sự 1999 không đƣa ra định nghĩa về các hành vi
mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em, mà chỉ đƣa ra điều văn “người nào mua
bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em dưới bất kỳ hình thức nào” [59, tr. 97]
đều bị coi là tội phạm.
Ngoài ra, các văn bản hƣớng dẫn, cũng không có một văn bản nào đƣa ra
khái niệm mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em. Theo Thông tƣ 01/2013/TTLB-
TANDTC-VKSNDTC- BCA- BQP –BTP, tại Điều 4, các thuật ngữ ở đây cần
đƣợc hiểu nhƣ sau:
1. Mua bán trẻ em là hành vi dùng tiền, tài sản hoặc lợi ích
vật chất khác để trao đổi trẻ em (ngƣời dƣới 16 tuổi) nhƣ một loại
hàng hóa; cụ thể là một trong các hành vi sau đây:
a) Bán trẻ em cho ngƣời khác, không phụ thuộc vào mục đích
của ngƣời mua;
11
b) Mua bán trẻ em để bán lại cho ngƣời khác, không phân
biệt bán lại cho ai và mục đích của ngƣời mua sau này nhƣ thế nào;
c) Dùng trẻ em làm phƣơng tiện để trao đổi, thanh toán;
d) Mua trẻ em để bóc lột, cƣỡng bức lao động hoặc vì mục
đích trái pháp luật khác.
2. “Đánh tráo trẻ em” là hành vi thay thế trẻ em này bằng trẻ
em khác ngoài ý muốn của cha mẹ, ngƣời nuôi dƣỡng hoặc ngƣời
quản lý hợp pháp của một hoặc cả hai đứa trẻ.
3. “Chiếm đoạt trẻ em” là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng
vũ lực, bắt trộm, lừa đảo, lợi dụng tình trạng khó khăn, sự lệ thuộc
của cha mẹ hoặc của ngƣời nuôi dƣỡng trẻ em nhằm chiếm giữ
đứa trẻ hoặc giao cho ngƣời khác chiếm giữ đứa trẻ đó.
4. Ngƣời tổ chức, ngƣời xúi dục, ngƣời giúp sức cho ngƣời thực
hiện một trong các hành vi đƣợc hƣớng dẫn tại các khoản 1, 2 và 3
Điều này bị truy cứu trách nhiệm hình sự với vai trò đồng phạm [65].
Trong số ba hành vi quy định tại Điều 120, chỉ có hành vi chiếm đoạt
trẻ em nhà làm luật mới quy định “dƣới bất kỳ hình thức nào”, còn hành vi
mua bán và hành vi đánh tráo thì không thể quy định mua bán hoặc đánh
tráo dƣới bất kỳ hình thức nào. Quy định “chiếm đoạt trẻ em dƣới bất kỳ
hình thức nào” [59, tr. 97] là để phân biệt với trƣờng hợp “bắt trộm trẻ em”
quy định trong Bộ luật hình sự năm 1985 mới chỉ nói lên hình thức lén lút;
còn trên thực tế, ngƣời phạm tội không chỉ lén lút, mà còn dùng vũ lực, đe
dọa dùng vũ lực, dùng thủ đoạn gian dối, công nhiên hoặc thủ đoạn khác để
chiếm đoạt trẻ em.
Từ Điều 120 Bộ luật hình sự năm 1999, qua nghiên cứu lý luận và thực
tiễn về tội phạm mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em, có thể đƣa ra định
nghĩa nhƣ sau:
12
Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em là những
hành vi nguy hiểm cho xã hội, do ngƣời có năng lực trách nhiệm
hình sự thực hiện một cách cố ý xâm phạm quyền tự do thân thể,
tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm và quyền đƣợc quản lý,
bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em... Ngƣời phạm tội mua
bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em phải bị xử lý bằng hình phạt [59].
1.1.2. Sự cần thiết bảo vệ trẻ em bằng các quy định của Luật hình
sự Việt Nam
Trẻ em luôn là đối tƣợng đƣợc quan tâm của gia đình, nhà nƣớc và xã
hội, trẻ em là đối tƣợng đặc biệt cần đƣợc sự bảo vệ của pháp luật. Sinh thời,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quan niệm “trẻ em nhƣ búp trên cành” và đó cũng
là quan niệm của cả dân tộc ta về thiếu niên nhi đồng. Chăm sóc, giáo dục và
bảo vệ trẻ em là chăm lo cho hạnh phúc của chính chúng ta hôm nay, của
tƣơng lai chúng ta mai sau, và mãi là truyền thống, đạo lý tốt đẹp của dân tộc
ta. Việc quan tâm, chăm sóc, bồi dƣỡng thế hệ trẻ đã đƣợc Đảng và Nhà nƣớc
ta chú ý từ rất sớm thể hiện trong nhiều Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng trong
đó đều thống nhất khẳng định đây là trách nhiệm to lớn của Đảng, toàn dân.
Từ năm 1945 đến nay, trải qua nhiều năm xây dựng và phát triển của đất
nƣớc, cùng với việc dần hoàn thiện hệ thống pháp luật, Nhà nƣớc ta đã ban
hành nhiều chủ trƣơng, chính sách hƣớng tới mục tiêu vì lợi ích tốt nhất cho sự
phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần và đạo đức của trẻ em; đã tổ chức
thực hiện nhiều chính sách tầm chiến lƣợc, nhiều chƣơng trình đào tạo, bồi
dƣỡng để đảm bảo mọi trẻ em đều có quyền đƣợc sống, phát triển, tham gia và
đƣợc bảo vệ không bị xâm hại trong môi trƣờng an toàn, lành mạnh và thân
thiện, không bị phân biệt đối xử. Năm 1990, Nhà nƣớc ta đã phê chuẩn Công
ƣớc quốc tế về Quyền trẻ em (ngày 20 tháng 2 năm 1990), Việt Nam là quốc
gia đầu tiên ở Châu Á và thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ƣớc này [43].
13
Với quan điểm coi đầu tƣ nguồn lực con ngƣời vừa là mục tiêu, vừa là
động lực của sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nƣớc theo định hƣớng Xã
hội chủ nghĩa và trẻ em là chủ nhân tƣơng lai của đất nƣớc, Nhà nƣớc ta đã
luôn đặt lợi ích tốt nhất của trẻ em lên hàng đầu trong các quyết định liên
quan đến phát triển kinh tế, xã hội của đất nƣớc, cộng đồng và gia đình. Công
tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là đảm bảo cho an toàn xã hội, phát
triển con ngƣời và cho sự phát triển bền vững của đất nƣớc. Có thể khẳng
định, bảo vệ trẻ em là bảo vệ quyền con ngƣời.
Hệ thống pháp luật Việt Nam bao gồm nhiều ngành luật, có đối tƣợng
điều chỉnh là các nhóm quan hệ xã hội thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Trẻ
em với tính cách là một chủ thể pháp luật, các quan hệ xã hội về trẻ em cũng
là một trong những đối tƣợng điều chỉnh của các ngành luật thuộc hệ thống
pháp luật nƣớc ta. Pháp luật về trẻ em có phạm vi điều chỉnh rộng, liên quan
đến nhiều nhóm quan hệ xã hội, đến nhiều ngành luật khác nhau. Các ngành
luật thuộc hệ thống pháp luật Việt Nam đều bảo vệ quyền trẻ em theo một đặc
thù riêng của ngành luật mình. “Ví dụ: trong lĩnh vực Luật Hiến pháp, trẻ em
đƣợc xem nhƣ một công dân đặc biệt, vấn đề bảo vệ quyền trẻ em đƣợc điều
chỉnh dƣới góc độ phạm trù quyền con ngƣời. Do vậy, Luật Hiến pháp bảo vệ
quyền trẻ em bằng việc quy định các quyền cơ bản nhất của trẻ em, bao gồm
quyền đƣợc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục. Đồng thời, Luật Hiến pháp cũng quy
định trách nhiệm của gia đình, Nhà nƣớc và xã hội trong việc bảo vệ các
quyền cơ bản này” [30, tr. 10].
Quốc tịch là một trong những quyền cơ bản và thiêng liêng nhất của trẻ
em; là căn cứ để trẻ em đƣợc hƣởng sự bảo hộ pháp lý của Nhà nƣớc, là một
trong những điều kiện cơ bản để xác định tình trạng nhân thân của một con
ngƣời từ khi sinh ra cho đến khi chết. Rõ ràng, Luật Quốc tịch có ý nghĩa rất
quan trọng trong việc bảo vệ quyền trẻ em.
14
Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 là văn bản chuyên
biệt có hiệu lực pháp lý cao nhất quy định cụ thể về quyền và bổn phận của
trẻ em, trách nhiệm của gia đình, nhà trƣờng và của toàn xã hội trong việc bảo
vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Luật này đã xác định:
Trẻ em, không phân biệt gái, trai, con trong giá thú, con
ngoài giá thú, con đẻ, con nuôi, con riêng, con chung; không phân
biệt dân tộc, tín ngƣỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội, chính
kiến của cha mẹ hoặc ngƣời giám hộ, đều đƣợc bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục, đƣợc hƣởng các quyền theo quy định của pháp luật [56].
Tình hình vi phạm về quyền của trẻ em diễn ra ngày càng phức tạp và
có chiều hƣớng gia tăng nhƣ: nạn bạo hành trẻ em xảy ra nhiều nơi nhƣ ở nhà
(thậm chí ngay trong chính gia đình của các em), ở nơi làm thuê, trong các
trƣờng học và cơ sở nuôi dạy trẻ, trẻ em bị bắt cóc, lừa bán… gây nên những
làn sóng bức xúc mạnh mẽ trong công luận và trong xã hội.
Trẻ em là một chủ thể đặc biệt của pháp luật hình sự. Pháp luật hình sự
có chính sách hình sự riêng đối với trẻ em nhằm bảo vệ trẻ em khi họ là đối
tƣợng bị tội phạm xâm hại, đồng thời cũng quy định TNHS nhƣng theo hƣớng
giảm nhẹ đối với ngƣời chƣa thành niên khi họ chính là ngƣời thực hiện tội
phạm. Chính sách hình sự đối với ngƣời chƣa thành niên phạm tội thể hiện
thống nhất trong những quy định cụ thể của pháp luật hình sự về TNHS, về
nguyên tắc xử lý, về hệ thống hình phạt và các biện pháp tƣ pháp khác. Đặc
biệt, luật hình sự quy định những hình phạt nghiêm khắc đối với các tội phạm
xâm hại đến quyền của trẻ em.
Một trong những quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em có nguy cơ lớn và
trên thực tế bị xâm hại khá nặng nề bởi các loại tội phạm là xâm hại đến tính
mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của các em. Công cụ pháp lý quan trọng
nhất đƣợc Nhà nƣớc ta sử dụng để bảo vệ trẻ em tránh khỏi những nguy cơ
15
xâm hại kể trên, đồng thời cũng là căn cứ pháp lý để trừng phạt nghiêm khắc
các đối tƣợng phạm tội trong lĩnh vực này là các tội phạm quy định tại
chƣơng XII Bộ luật hình sự năm 1999, bao gồm: Điều 93. Tội giết ngƣời,
khoản 1, điểm c, giết trẻ em; Điều 94. Tội giết con mới đẻ; Điều 103. Tội đe
dọa giết ngƣời, khoản 2, điểm c, đối với trẻ em; Điều 104. Tội cố ý gây
thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của ngƣời khác, khoản 1, điểm d,
đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai...; Điều 110. Tội hành hạ ngƣời khác,
khoản 2, điểm a, đối với ngƣời già, trẻ em, phụ nữ có thai hoặc ngƣời tàn tật;
Điều 112. Tội hiếp dâm trẻ em; Điều 114. Tội cƣỡng dâm trẻ em; Điều 115.
Tội giao cấu với trẻ em; Điều 116. Tội dâm ô đối với trẻ em và Điều 120. Tội
mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em [59].
Trong những năm gần đây, tình trạng mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt
trẻ em diễn biến ngày càng phức tạp và có chiều hƣớng gia tăng cả về số vụ
và số đối tƣợng phạm tội với tính chất ngày càng nghiêm trọng, nhất là tại các
tỉnh biên giới phía Bắc giáp Trung Quốc. Đảng và Nhà nƣớc đã có các chính
sách, biện pháp mạnh mẽ nằm ngăn chặn, phòng ngừa loại tội phạm này.
Ngày 17/9/1997, Thủ tƣớng Chính phủ đã ra Chỉ thị 776/TTg về “Tăng cƣờng
trách nhiệm thực hiện các biện pháp ngăn chặn việc đƣa trái phép phụ nữ và
trẻ em ra nƣớc ngoài”. Trong Chƣơng trình quốc gia phòng chống tội phạm
đƣợc ban hành theo Nghị quyết số 09/1998/NQ-CP ngày 31/7/1998 của Chính
phủ đã đƣa ra 4 Đề án; trong đó có Đề án 4 quy định một số nội dung về đấu
tranh phòng chống các tội phạm xâm phạm trẻ em và tội phạm do ngƣời chƣa
thành niên gây ra. Đặc biệt, Quyết định số 130/2004/QĐ-TTg ngày 14/7/2004
của Thủ tƣớng Chính phủ về Chƣơng trình hành động phòng chống tội phạm
buôn bán phụ nữ và trẻ em từ năm 2004 đến 2010 đã quy định cụ thể chức
năng, nhiệm vụ của các cơ quan, ban, ngành trong phòng chống tội phạm mua
bán phụ nữ, trẻ em. Ngày 30 tháng 11 năm 2005 Thủ tƣớng Chính phủ đã có
16
Quyết định số 312/2005/QĐ-TTg về việc phê duyệt các đề án thuộc Chƣơng
trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em từ năm 2005
đến năm 2010......
Việc trẻ em bị chiếm đoạt, mua bán, đánh tráo trẻ em thực sự là tội ác,
gây nhức nhối cho toàn xã hội và là sự quan tâm đặc biệt của cả xã hội. Trẻ em
bị buôn bán đã phải rơi vào những hoàn cảnh sống rất thƣơng tâm, bị méo mó
nhân cách và ảnh hƣởng nặng nề về tâm lý, ảnh hƣởng trực tiếp đến cuộc sống,
sức khỏe, nhân phẩm, tinh thần của trẻ mà còn tác động tiêu cực đến xã hội.
Bên cạnh đó, hiện nay đã xuất hiện những tổ chức, đƣờng dây buôn bán ngƣời
hoạt động xuyên quốc gia, đe dọa nghiêm trọng đến quyền đƣợc bảo vệ, đƣợc
sống hạnh phúc của con ngƣời nói chung và của trẻ em nói riêng. Trƣớc thực
trạng đó, việc tiếp tục áp dụng chế tài pháp lý của các ngành luật tƣơng ứng
khác ít nghiêm khắc hơn luật hình sự đối với hành vi mua bán, đánh tráo hoặc
chiếm đoạt trẻ em sẽ không còn đủ sức ngăn chặn nữa. Do đó, việc bảo vệ trẻ
em bằng Luật Hình sự với các chế tài nghiêm khắc là hết sức cần thiết. BLHS
năm 1985 đã tội phạm hóa những hành vi này thành tội bắt trộm, mua bán hoặc
đánh tráo trẻ em quy định tại Chƣơng các tội xâm phạm chế độ hôn nhân gia
đình và các tội phạm đối với ngƣời chƣa thành niên. Đến lần pháp điển hóa thứ
hai, BLHS năm 1999 đã đƣa tội này về Chƣơng các tội xâm phạm tính mạng,
sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con ngƣời với tội danh mua bán, đánh tráo
hoặc chiếm đoạt trẻ em cho phù hợp với khách thể loại bị xâm phạm. Việc quy
định tội phạm này trong BLHS là hết sức quan trọng, tạo cơ sở pháp lý cho
công tác phòng, chống, bảo vệ trẻ em khỏi nạn buôn bán ngƣời. BLHS năm
1999 coi tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em là tội phạm hết sức
nghiêm trọng xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con
ngƣời thể hiện ở mức hình phạt quy định đối với tội phạm này rất nghiêm khắc,
hình phạt cao nhất đƣợc quy định là tù chung thân.
17
1.2. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM QUY ĐỊNH
TỘI MUA BÁN, ĐÁNH TRÁO, CHIẾM ĐOẠT TRẺ EM
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, sau khi giành đƣợc chính
quyền những tàn dƣ, hủ tục của xã hội phong kiến từng bƣớc bị xoá bỏ, thay
vào đó là các quyền cơ bản của công dân đƣợc pháp luật ghi nhận và đảm
bảo, mọi công dân bình đẳng trƣớc pháp luật, trong đó có trẻ em.
Ngay tại Điều 1, Hiến pháp năm 1946 – Hiến pháp đầu tiên của nƣớc ta
quy định:
"Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không
phân biệt nòi giống, trai, gái, giàu, nghèo, giai cấp, tôn giáo" [49, tr. 316].
Trong những ngày đầu mới thành lập, Nhà nƣớc Việt Nam Dân chủ cộng hòa
vừa phải đối phó với thù trong, giặc ngoài, vừa từng bƣớc tổ chức xây dựng
xã hội mới. Để ổn định tình hình đất nƣớc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc
lệnh số 47/SL ngày 10/10/1945 cho phép áp dụng một số văn bản pháp luật
của đế quốc, phong kiến với điều kiện là không trái với nguyên tắc độc lập
của nƣớc Việt Nam và chính thể Dân chủ cộng hòa. Đây là biện pháp mang
tính tình thế cấp bách để ổn định tình hình đất nƣớc. Trong kháng chiến
chống thực dân Pháp, những khu căn cứ cách mạng, những vùng do cách
mạng quản lý thì những vụ phạm tội đƣợc áp dụng theo Sắc lệnh số 27/SL
ngày 28/2/1946 truy tố các tội bắt cóc, tống tiền và ám sát; Thông tƣ số
442/TTg ngày 19/1/1955 về trừng trị một số tội phạm. Những vùng thuộc
chính quyền thực dân Pháp quản lý thì áp dụng theo ba bộ luật cũ ở ba miền:
Bắc, Trung, Nam. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta đã
thắng lợi, hoà bình đƣợc lập lại, cách mạng chuyển sang giai đoạn mới, vì
vậy, những văn bản pháp luật của đế quốc và phong kiến mặc dù đƣợc áp
dụng với tinh thần mới vẫn không còn thích hợp nữa. Vì vậy, Bộ Tƣ pháp đã
có Thông tƣ số 19/VHH-HS ngày 30/6/1955 yêu cầu các toà án không áp
18
dụng luật lệ của đế quốc và phong kiến nữa. Văn bản pháp lý này đã tạo cho
pháp luật hình sự Việt Nam nói chung cũng nhƣ pháp luật quy định các tội
xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm con ngƣời sang một giai đoạn
mới. Toà án xét xử tội phạm này căn cứ vào đƣờng lối, chính sách và những
văn bản pháp luật do Toà án nhân dân tối cao ban hành.
Nhìn chung, pháp luật trong giai đoạn sau cách mạng tháng Tám đến
trƣớc khi ban hành BLHS năm 1985, do những điều kiện lịch sử hạn chế nên
còn thiếu nhiều, chủ yếu là xét xử theo án lệ thông qua công tác tổng kết và
hƣớng dẫn của Toà án nhân dân tối cao. Nghiên cứu pháp luật hình sự Việt
Nam giai đoạn này, chƣa có điều luật cụ thể quy định về tội mua bán, đánh
tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em.
Bộ luật Hình sự năm 1985 ra đời và qua bốn lần sửa đổi là công cụ
quan trọng góp phần xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc
Xã hội chủ nghĩa. Bộ luật Hình sự đƣợc Quốc hội thông qua ngày 27 - 6 -
1985 và có hiệu lực từ ngày 01/01/1985 (gọi tắt là BLHS năm 1985) là một
dấu mốc quan trọng nhất trong sự phát triển của pháp luật hình sự Việt Nam.
Nó là công cụ quan trọng để đấu tranh chống tội phạm trong đó có tội mua
bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em. Trong BLHS năm 1985, tại Chƣơng
các tội xâm phạm chế độ hôn nhân gia đình và các tội phạm đối với ngƣời
chƣa thành niên, điều 149 quy định về tội bắt trộm, mua bán hoặc đánh tráo
trẻ em. Tội này xâm phạm trực tiếp quan hệ gia đình giữa cha mẹ và con cái
(quyền của các em đƣợc sống yên vui và phát triển lành mạnh trong sự chăm
sóc của gia đình, quyền và nghĩa vụ của cha mẹ về việc chăm sóc, giáo dục và
bảo vệ con cái) cũng nhƣ trật tự an toàn xã hội. Trẻ em quy định tại điều luật
này bao gồm "các em từ mới sinh đến 15 tuổi” [53].
Điều 149 BLHS năm 1985 quy định về tội này nhƣ sau:
Ngƣời nào bắt trộm, mua bán hoặc đánh tráo trẻ em thì bị phạt
19
tù từ một năm đến bảy năm; phạt tù từ năm năm đến hai mƣơi năm
nếu thuộc một trong các trƣờng hợp: có tổ chức; để đƣa ra nƣớc
ngoài; bắt trộm, mua bán hoặc đánh tráo nhiều trẻ em hoặc gây ra
hậu quả nghiêm trọng khác; tái phạm nguy hiểm [53, Điều 149].
Về mặt khách quan, Điều 149 BLHS năm 1985 quy định các hành vi
sau đây:
- Hành vi bắt trộm trẻ em: Là hành vi làm cho trẻ em phải rời
bỏ hẳn gia đình hoặc nơi đang ở đi theo mình mà không có sự thoả
thuận của cha, mẹ hoặc của ngƣời có trách nhiệm chăm sóc, quản lý
với mục đích lấy con của ngƣời khác không kể thủ đoạn thực hiện
nhƣ thế nào. Hành vi này thông thƣờng và phổ biến đƣợc thực hiện
một cách lén lút, bí mật đối với gia đình hoặc ngƣời chăm sóc đứa
trẻ nhƣ lợi dụng lúc ngƣời lớn vắng mặt, trẻ em không có ai trông
coi hoặc lợi dụng lúc trẻ em bị lạc mà bắt đi, hành vi này đƣợc gọi
là bắt trộm trẻ em, xét về bản chất, hành vi này mang tính chất
chiếm đoạt là chủ yếu. Việc bản thân trẻ em có đồng ý đi theo hay
không cũng không có ý nghĩa về mặt định tội. Tội phạm coi nhƣ
hoàn thành khi đã thực hiện hành vi bắt trẻ em.
- Hành vi mua bán trẻ em: là hành vi mua hoặc bán trẻ em
nhằm kiếm lời, không kể là mua của chính ngƣời có con mang bán
hoặc mua bán của kẻ đã bắt trộm. Cũng có thể chỉ là hành vi mua
nhƣ trƣờng hợp mua trẻ em biết rằng đã bị bắt trộm dù rằng chỉ để
về nuôi hoặc chỉ là hành vi bán nhƣ trƣờng hợp dì ghẻ bán con
riêng của chồng vì thù ghét hay nhƣ trƣờng hợp ngƣời bố do ăn
chơi sa đoạ đã mang bán con mình cho bọn biết rõ là buôn trẻ em
để lấy tiền rƣợu chè, cờ bạc. Tội phạm hoàn thành khi đã có hành vi
mua hoặc bán.
20
- Hành vi đánh tráo trẻ em: là hành vi đổi trẻ em của ngƣời này
lấy trẻ em của ngƣời khác. Trên thực tế, việc đánh tráo này chỉ có thể
thực hiện đối với trẻ mới sinh và ở những nơi có nhiều sản phụ nằm
đẻ cùng một thời gian nhƣ ở các nhà hộ sinh, bệnh viện. Thông
thƣờng là đổi trẻ em gái mới sinh lấy trẻ em trai mới sinh hoặc ngƣợc
lại, hoặc đổi một em có tật bẩm sinh lấy một em khoẻ mạnh hơn. Tội
phạm hoàn thành khi đã có hành vi đánh tráo [53, Điều 149].
Theo quy định của Điều 149 BLHS năm 1985, chủ thể của các tội này
là bất kỳ ngƣời nào có năng lực trách nhiệm hình sự theo nguyên tắc chung.
Riêng đối với tội đánh tráo trẻ em thì trên thực tế, chủ thể chủ yếu là ngƣời có
trách nhiệm ở các nơi có sản phụ sinh nở (nhân viên y tế, các hộ sinh ở bệnh
viện) vì chỉ có họ mới có điều kiện đánh tráo đƣợc trẻ em. Ngƣời có hành vi
mua chuộc ngƣời đó, thƣờng là sản phụ hoặc ngƣời thân của sản phụ là đồng
phạm. Ngoài ra, họ còn có thể phạm thêm cả tội đƣa và nhận hối lộ để làm
một việc mà theo trách nhiệm không đƣợc phép làm [53].
Về mặt chủ quan, các tội này đƣợc thực hiện do lỗi cố ý. Động cơ rất
đa dạng, không ảnh hƣởng đến việc định tội nhƣng có ý nghĩa quan trọng đến
việc quyết định biện pháp và mức độ xử lý. Thông thƣờng là vì tƣ lợi nhƣ bắt
trộm trẻ em để mang bán, mua trẻ em để bán kiếm lời, nhận đánh tráo trẻ em
để đƣợc tiền hoặc vì lạc hậu nhƣ bắt trộm trẻ em hay mua trẻ em bị bắt trộm
để về nuôi vì hiếm con, thuê đánh tráo lấy con trai vì tƣ tƣởng trọng nam
khinh nữ. Cũng có những trƣờng hợp vì động cơ đê hèn nhƣ do thù hằn mà
bắt trộm con ngƣời khác để phá hoại hạnh phúc gia đình họ… Trƣờng hợp bắt
trộm trẻ em không nhằm chiếm đoạt mà chỉ nhằm đòi tiền chuộc thì không
phạm tội bắt trộm trẻ em mà là phạm tội “bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản của
công dân” (Điều 132 BLHS năm 1985) [53].
Về hình phạt, theo quy định tại Điều 149 BLHS năm 1985, các tội nói
21
trên có hai khung hình phạt và là những tội có mức hình phạt nặng nhất (đến
20 năm tù) so với tất cả các tội ở chƣơng này, do tính chất rất nguy hiểm,
không chỉ có khả năng gây tác hại lớn đối với sự phát triển lành mạnh của trẻ
em và đối với hạnh phúc gia đình mà còn cả đối với trật tự an toàn xã hội, gây
căm phẫn chính đáng trong dƣ luận quần chúng.
Đối tƣợng bị xử lý nghiêm khắc là bọn vì tƣ lợi hoặc vì động cơ đê hèn
mà gây nên những cảnh chia ly. Những ngƣời vì lạc hậu mà phạm tội bị xử lý
nhẹ hơn và cách thức họ nuôi dƣỡng đứa trẻ bị bắt trộm nhƣ thế nào thƣờng là
một tình tiết đƣợc xem xét để cân nhắc mức xử phạt thích hợp.
Trên tinh thần chính sách xử lý có phân biệt các đối tƣợng nói trên
khoản 2 Điều 149 BLHS năm 1985 có quy định những trƣờng hợp phải xử
phạt nặng. Trong số này, ngoài những tình tiết thƣờng gặp ở một số tội phạm
khác nhƣ phạm tội có tổ chức, tái phạm nguy hiểm, đáng chú ý là tình tiết “để
đƣa ra nƣớc ngoài” nhằm vào bọn bắt trộm hoặc mua trẻ em để bán ra nƣớc
ngoài, kể cả trƣờng hợp bán cho ngƣời nƣớc ngoài biết rõ để họ đƣa ra nƣớc
ngoài và tình tiết “gây hậu quả nghiêm trọng khác” nhằm vào bọn tội phạm đã
gây tác hại lớn đến sự phát triển lành mạnh của các em bị bắt trộm (nhƣ gây
ốm đau, bệnh tật, thất học, sa đoạ…) hoặc đến hạnh phúc gia đình của ngƣời
thân (nhƣ vì con bị bắt trộm, bị mua bán, bị đánh tráo mà bố mẹ của đứa trẻ bị
lâm bệnh nặng, ảnh hƣởng đến sức khoẻ và sức lao động, ảnh hƣởng đến cuộc
sống bình thƣờng của gia đình nạn nhân…).
Ngoài ra, Điều 150 BLHS năm 1985 còn quy định hình phạt bổ sung
đối với trƣờng hợp tái phạm nguy hiểm quy định tại điểm d khoản 2 Điều
149 thì “bị phạt quản chế từ một năm đến năm năm” [53]. Đến khi ban hành
BLHS năm 1999, do việc nhìn nhận lại khách thể loại của tội phạm này
không chỉ xâm hại đến quan hệ gia đình giữa cha mẹ và con cái mà còn xâm
hại một cách trực tiếp đến quyền của trẻ em đƣợc chăm sóc, bảo vệ về tính
22
mạng, sức khỏe và đƣợc phát triển trong môi trƣờng lành mạnh, hạnh phúc
nên tội phạm này đã đƣợc đƣa về Chƣơng “Các tội xâm phạm tính mạng,
sức khỏe, nhân phẩm” [59].
1.3. TỘI MUA BÁN, ĐÁNH TRÁO, CHIẾM ĐOẠT TRẺ EM TRONG
LUẬT HÌNH SỰ MỘT SỐ NƢỚC
1.3.1. Luật hình sự Liên bang Nga
Bộ luật hình sự Liên bang Nga (có hiệu lực từ ngày 01-01-1997) tội
buôn bán trẻ em và tội đánh tráo trẻ em có hai điều luật đƣợc quy định tại
Chƣơng các tội xâm phạm gia đình và ngƣời chƣa thành niên [63].
Tại Điều 152 Bộ luật hình sự Liên bang Nga quy định về tội buôn bán
trẻ em nhƣ sau:
Mua, bán ngƣời chƣa thành niên hoặc thực hiện các hợp đồng
khác liên quan đến ngƣời chƣa thành niên dƣới hình thức chuyển
giao và chiếm đoạt ngƣời chƣa thành niên thì bị phạt lao động bắt
buộc từ 180 giờ đến 240 giờ hoặc bị phạt lao động cải tạo từ 1 năm
đến 2 năm hoặc bị phạt hạn chế tự do đến 3 năm hoặc bị phạt tù đến
5 năm [63, tr. 90].
Cũng hành vi mua, bán ngƣời chƣa thành niên hoặc thực hiện các hợp
đồng khác liên quan đến ngƣời chƣa thành niên nếu đƣợc thực hiện nhiều
lần; hoặc đƣợc thực hiện đối với hai ngƣời chƣa thành niên trở lên; hoặc do
một nhóm ngƣời, một nhóm ngƣời có thoả thuận trƣớc hoặc một nhóm
ngƣời có tổ chức thực hiện; hoặc do ngƣời lợi dụng cƣơng vị công tác của
mình thực hiện; hoặc đƣa trái pháp luật ngƣời chƣa thành niên ra nƣớc ngoài
hoặc đƣa trái pháp luật ngƣời chƣa thành niên từ nƣớc ngoài về; hoặc đƣợc
thực hiện với mục đích lôi kéo ngƣời chƣa thành niên thực hiện tội phạm
hoặc thực hiện các hành vi chống đối xã hội; hoặc đƣợc thực hiện nhằm mục
đích chiếm một cơ quan hoặc các mô của cơ thể ngƣời chƣa thành niên để
23
cấy ghép, "thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm". Những hành vi nêu trên nếu
làm chết ngƣời chƣa thành niên hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt
tù từ 5 năm đến 15 năm [30]; [63].
Tại Điều 153 Bộ luật hình sự Liên bang Nga quy định về tội đánh tráo
trẻ em nhƣ sau: “Đánh tráo trẻ em vì động cơ vụ lợi hoặc động cơ bất chính
khác thì bị phạt tù đến 5 năm, kèm theo bị phạt tiền từ 200 lần đến 500 lần
mức thu nhập tối thiểu hay mức lương hay thu nhập khác của người bị kết án
trong thời gian từ 2 tháng đến 5 tháng” [30]; [63, tr. 90].
Bộ luật hình sự Liên bang Nga quy định các hành vi mua bán, đánh tráo
trẻ em thành những điều luật riêng biệt và không có tội chiếm đoạt trẻ em mà
"chiếm đoạt" là một trong hai hình thức của tội mua, bán trẻ em (cùng với
hình thức"chuyển giao"). Khoảng cách giữa các khung hình phạt cũng không
quá lớn nhƣ quy định tại Điều 120 BLHS năm 1999 của nƣớc ta. Khoản 2
Điều 152 BLHS Liên bang Nga quy định khá đầy đủ các tình tiết định khung
tăng nặng. Hình phạt cao nhất đối với tội mua bán trẻ em theo quy định của
BLHS Liên bang Nga là "đến 15 năm tù" [30, tr. 28].
Tuy nhiên, Điều 152 BLHS Liên bang Nga cũng chƣa quy định đầy đủ
các hành vi của tội mua bán trẻ em theo quy định của pháp luật quốc tế cũng
nhƣ không quy định mục đích "để bóc lột" là một trong những yếu tố bắt
buộc để cấu thành tội mua bán trẻ em. Đối với tội đánh tráo trẻ em, Điều 153
BLHS Liên bang Nga quy định yếu tố mục đích "vì động cơ vụ lợi hoặc
động cơ bất chính khác" là yếu tố bắt buộc để cấu thành tội đánh tráo trẻ em.
Hình phạt cao nhất đối với tội này là "phạt tù đến 5 năm, kèm theo bị phạt
tiền từ 200 lần đến 500 lần mức thu nhập tối thiểu hay mức lƣơng hay thu
nhập khác của ngƣời bị kết án trong thời gian từ 2 tháng đến 5 tháng". So
với Điều 120 BLHS năm 1999 của Việt Nam thì quy định của BLHS Liên
bang Nga nhẹ hơn rất nhiều [30, tr. 29].
24
1.3.2. Luật hình sự Cộng hoà nhân dân Trung Hoa
Bộ luật Hình sự CHND Trung Hoa đƣợc Quốc hội thông qua ngày 1-
7-1979, đã đƣợc sửa đổi, bổ sung vào năm 1982. Tội mua bán trẻ em đƣợc
quy định tại Chƣơng 4 "Tội xâm phạm quyền tự do cá nhân và quyền dân
chủ của công dân" [30, tr. 29].
Tại điều 240 quy định:
Ngƣời nào buôn bán phụ nữ, trẻ em thì bị phạt tù từ năm năm
đến mƣời năm và phạt tiền; bị phạt tù từ mƣời năm trở lên, hoặc tù
chung thân, phạt tiền và tịch thu tài sản nếu phạm tội thuộc một trong
những tình tiết dƣới đây: ngƣời cầm đầu tổ chức buôn bán phụ nữ,
trẻ em; buôn bán phụ nữ, trẻ em từ ba ngƣời trở lên; hiếp dâm phụ nữ
bị đem bán; lừa gạt, cƣỡng bức những phụ nữ bị đem bán phải bán
dâm hoặc bán họ cho ngƣời khác mà những ngƣời này cƣỡng bức họ
phải bán dâm; dùng bạo lực, ép buộc hoặc các biện pháp gây mê để
bắt cóc phụ nữ, trẻ em để bán họ; bắt cóc trẻ em vì mục đích để đem
bán; nếu gây ra cho phụ nữ, trẻ em bị đem bán hoặc những ngƣời
thân của họ bị chết hoặc những hậu quả nghiêm trọng khác; đƣa phụ
nữ, trẻ em đem bán ra nƣớc ngoài. Nếu có tình tiết đặc biệt nghiêm
trọng thì bị xử tử hình và tịch thu tài sản [30, tr. 29].
Tội buôn bán phụ nữ, trẻ em theo BLHS CHND Trung Hoa là một trong
những tội lừa gạt, bắt cóc, mua chuộc, tiếp đón, trung chuyển phụ nữ, trẻ em.
Điều 241 BLHS CHND Trung Hoa quy định hình phạt đối với hành vi
mua phụ nữ, trẻ em nhƣ sau: "người nào phạm tội mua phụ nữ, trẻ em bị đem
bán thì bị phạt tù đến ba năm, bị giam giữ hoặc quản chế” [50]. Phạm tội
mua phụ nữ bị đem bán, cƣỡng chế để quan hệ tình dục với họ thì bị xử phạt
theo quy định của Điều 236 Bộ luật này. Ngƣời nào có những hành vi phạm
tội nhƣ mua phụ nữ, trẻ em bị đem bán rồi tƣớc đoạt, hạn chế trái phép quyền
25
tự do thân thể hoặc làm tổn hại, làm nhục nạn nhân, thì bị xử phạt theo quy
định của những điều luật có liên quan của Bộ luật này. Ngƣời nào mua phụ
nữ, trẻ em bị đem bán và phạm các tội quy định ở các khoản 2 và 3 của Điều
này sẽ bị trừng phạt về phạm nhiều tội cùng một lúc. Phạm tội mua phụ nữ,
trẻ em và bán họ, thì bị xử phạt theo quy định của Điều 240 Bộ luật này.
Ngƣời nào mua phụ nữ, trẻ em bị đem bán nhƣng không cản trở phụ nữ bị
đem bán trở về quê cũ theo nguyện vọng của họ, hoặc không lạm dụng trẻ em
bị đem bán hoặc không ngăn cản các nỗ lực giải thoát số trẻ em đó thì có thể
không bị truy cứu trách nhiệm hình sự [63]; [30, tr. 29].
Bộ luật hình sự của nƣớc CHND Trung Hoa không quy định riêng về
tội mua bán trẻ em, tội đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em mà quy định chung thành
tội buôn bán phụ nữ, trẻ em. Ngoài ra, luật còn có quy định đối với hành vi
ngăn cản việc giải thoát cho phụ nữ, trẻ em bị đem bán; trừng phạt rất nghiêm
khắc đối với loại tội phạm này, hình phạt cao nhất đƣợc quy định là tử hình.
Ngoài ra ngƣời phạm tội còn bị tịch thu tài sản [30, tr. 29].
1.3.3. Luật hình sự Malaysia
Trong BLHS Malaysia, có hai điều luật quy định về tội bán trẻ em và
tội mua trẻ em cho mục đích mại dâm là Điều 372 và Điều 373 - trẻ em trong
luật hình sự của Malaysia là ngƣời dƣới 21 tuổi.
Điều 372 quy định về tội bán trẻ em cho mục đích mại dâm cụ thể nhƣ sau:
Ngƣời nào bán, cho thuê hoặc có các hành vi tƣơng tự khác
đối với ngƣời dƣới 21 tuổi với dụng ý để ngƣời đó bị sử dụng vào
mục đích mại dâm hoặc giao cấu bất hợp pháp với ngƣời khác hoặc
vì các mục đích trái pháp luật hoặc phi đạo đức khác, thì bị phạt tù
đến 10 năm kèm theo hình phạt tiền [30]; [63, tr. 37].
Điều 373 quy định về tội mua trẻ em cho mục đích mại dâm...:
Ngƣời nào mua, thuê hoặc bằng cách khác có đƣợc ngƣời
26
dƣới 21 tuổi với dụng ý để ngƣời đó bị sử dụng vào mục đích mại
dâm hoặc giao cấu bất hợp pháp với ngƣời khác hoặc vì các mục
đích trái pháp luật hoặc phi đạo đức khác, thì bị phạt tù đến 10 năm
kèm theo hình phạt tiền [30]; [63, tr. 37].
Bộ luật Hình sự Malaysia chỉ quy định hai tội bán và mua trẻ em mà
không quy định tội đánh tráo và chiếm đoạt trẻ em. Phạm vi điều chỉnh của
hai tội này cũng rất hẹp, chỉ điều chỉnh hành vi mua và bán trẻ em “cho mục
đích mại dâm” [30, tr. 31].
Malayxia là điểm đến của nạn buôn bán ngƣời, hiện tại chƣa có báo cáo
về cấp độ và quy mô tình trạng buôn bán ngƣời ở Malayxia nhƣng các báo
cáo của Ủy ban quyền con ngƣời Malayxia (SUHAKAM) đã cảnh báo về một
số lƣợng lớn ngƣời nƣớc ngoài bị tạm giam tại các nhà tù dành cho phụ nữ.
Khuôn khổ chính sách quốc gia của Malayxia chủ yếu giải quyết vấn đề buôn
bán ngƣời qua các vấn đề nhập cƣ.
Về hợp tác quốc tế, Malayxia đã tham gia nhiều Hiệp ƣớc liên quan
đến buôn bán ngƣời nhƣ: Công ƣớc của Liên hợp quốc về chống tội phạm
có tổ chức xuyên quốc gia; Công ƣớc về quyền trẻ em; Công ƣớc số 182 về
nghiêm cấm và hành động khẩn cấp xoá bỏ các hình thức lao động trẻ em
tồi tệ nhất [52, tr. 46].
Tuy nhiên trong luật pháp Malayxia không có tội danh buôn bán ngƣời,
chỉ có những hành vi liên quan đến buôn bán ngƣời có thể đƣợc sử dụng nhƣ:
- Thƣờng xuyên buôn bán nô lệ.
- Buôn bán trẻ em, bắt cóc trẻ em và tham gia vào mại dâm trẻ em.
- Thuê mƣớn trẻ em thành lực lƣợng lao động.
1.3.4. Luật hình sự Campuchia
Campuchia là đất nƣớc trung gian thƣờng nằm trong đƣờng dây vận
chuyển ngƣời của các đối tƣợng mua bán ngƣời, mua bán trẻ em trái phép,
27
Campuchia phải đối mặt với nhiều nguy cơ liên quan đến bóc lột ngƣời nhằm
phục vụ nhu cầu tình dục, lao động cƣỡng bức. Phụ nữ và trẻ em Campuchia bị
bóc lột để phục vụ ngành công nghiệp tình dục ở nƣớc này cũng nhƣ các quốc
gia Đông Nam Á khác. Bên cạnh đó, phụ nữ, nam giới và trẻ em còn bị đƣa sang
các đô thị ở Thái Lan để ăn xin, bán dâm hoặc cƣỡng ép lao động [52, tr. 42].
Chính từ thực trạng đó, Campuchia là một trong những nƣớc tích cực
trong công tác phòng chống mua bán ngƣời, mua bán trẻ em. Campuchia là
thành viên ký kết nhiều Công ƣớc, hiệp định liên quan đến phòng chống mua
bán ngƣời nhƣ Hiệp ƣớc quốc tế về quyền chính trị và dân sự, Công ƣớc về
quyền trẻ em, Công ƣớc xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ
nữ, Công ƣớc liên quan đến cƣỡng bức lao động, Công ƣớc số 182 của ILO
về nghiêm cấm và hành động khẩn cấp xoá bỏ các hình thức lao động trẻ em
tồi tệ nhất …
Hiến pháp Campuchia bảo vệ quyền của mọi công dân và ngăn chặn
buôn bán ngƣời, khai thác qua mại dâm và khiêu dâm. Luật nghiêm cấm các
hành vi bắt cóc, buôn bán và bóc lột con ngƣời năm 1996 quy định các hành
vi bị ngăn cấm là:
- Dụ dỗ một ngƣời bằng tiền hay bạo lực, đe dọa hoặc ma túy nhằm bắt
cóc ngƣời đó cho mục đích buôn bán hoặc mại dâm (với hình phạt từ 15 đến
20 năm tù giam).
- Mua hoặc bán nạn nhân bị buôn bán (với hình phạt từ 15 đến 20 năm
tù giam).
- Là chủ chứa, bao gồm có thu nhập từ kinh doanh mại dâm, xúi giục
mọi ngƣời hành nghề mại dâm và giam giữ ngƣời ở bất kỳ địa điểm nào
nhằm mục đích ép buộc họ hành nghề mại dâm (với hình phạt từ 05 đến 10
năm tù giam).
- Là chủ chứa mà nạn nhân là một trong những thành phần sau: trẻ em
28
dƣới 15 tuổi; bị bạo lực, bị ép buộc hoặc đe dọa bạo lực; chồng/ vợ hoặc con
của chủ chứa; ngƣời mang quốc tịch nƣớc ngoài bị buộc hành nghề mại dâm
trong địa phận Campuchia; công dân Campuchia bị buộc hành nghề mại dâm
ngoài biên giới Campuchia (với hình phạt từ 10 đến 20 năm tù giam).
- Có những hành vi trụy lạc đối với trẻ em dƣới 15 tuổi hoặc mua trẻ
em từ chủ chứa (với hình phạt từ 10 đến 20 năm tù giam).
Luật hôn nhân và gia đình năm 1989 của Campuchia cấm hôn nhân
cƣỡng ép, cho phép một nạn nhân đƣợc hủy hôn nhân nếu có đơn trong vòng
06 tháng sau khi kết hôn. Nhƣ vậy, xét về tính chặt chẽ trong các quy định của
luật pháp về phòng chống mua bán ngƣời, mua bán trẻ em ở Campuchia có thể
thấy các quy định vẫn nghiêng về bảo vệ nạn nhân trƣớc nguy cơ xâm hại tình
dục. Điều này là dễ hiểu ở một quốc gia chịu áp lực của nạn buôn bán phụ nữ
và trẻ em vì mục đích mại dâm. Mặt khác, pháp luật Campuchia chƣa có luật
bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân buôn bán ngƣời. Đây là một thiệt thòi lớn cho các
nạn nhân và Chính phủ Campuchia cần nhanh chóng bổ sung để hoàn chỉnh hệ
thống luật pháp, nâng cao hiệu quả chống mua bán ngƣời, mua bán trẻ em.
1.3.5. Luật hình sự Thái Lan
Thái Lan là một điểm nóng trong khu vực Đông Nam Á về buôn bán
ngƣời, là nơi xuất phát, trung chuyển và là điểm đến của các nạn nhân bị buôn
bán. Thái Lan đã trở thành một địa điểm phức tạp của nạn buôn bán ngƣời với
nhiều mục đích trong đó chủ yếu phục vụ ngành “công nghiệp tình dục” của
Thái Lan. Do vậy, Thái Lan là một trong các quốc gia tiến hành làm việc với
các vấn đề về buôn bán ngƣời sớm nhất trên thế giới. Chính sách quốc gia của
Thái Lan hiện thức hóa bằng Kế hoạch và chính sách quốc gia ngăn chặn, giải
quyết các vấn đề buôn bán phụ nữ và trẻ em trong nƣớc và qua biên giới năm
2003. Thái Lan có một tiểu ban phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em
xuyên quốc gia dƣới sự chỉ đạo của Bộ phát triển xã hội và an ninh con ngƣời.
29
Thái Lan tham gia rất nhiều Hiệp ƣớc quốc tế về buôn bán ngƣời nhƣ: Nghị
định thƣ về phòng ngừa, trấn áp và trừng trị tội phạm buôn bán ngƣời, đặc
biệt là phụ nữ và trẻ em, bổ sung cho Công ƣớc của Liên hợp quốc về chống
tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia; Nghị định thƣ không bắt buộc bổ sung
cho Công ƣớc về quyền trẻ em, về buôn bán trẻ em, mua dâm trẻ em và văn
hoá phẩm khiêu dâm trẻ em; Công ƣớc về quyền trẻ em; Công ƣớc về xoá bỏ
tất cả các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ; Công ƣớc số 182 về nghiêm
cấm và hành động khẩn cấp xoá bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất.
Về pháp luật quốc gia, Thái Lan có một Bộ luật riêng về buôn bán phụ
nữ, trẻ em và hệ thống luật liên quan. Bộ luật hình sự năm 1997 bổ sung các
tội danh liên quan buôn bán ngƣời đó là:
- Đẩy trẻ em vào các hành vi tình dục đồi bại, thậm chí đứa trẻ có thể
đồng ý (hình phạt 07 năm tù).
- Đẩy một ngƣời vào các hành vi tình dục đồi bại bằng cách sử dụng
các hình thức lừa dối, dọa nạt, tra tấn về thể xác, tác động trái đạo lý, hoặc ép
buộc về tinh thần (hình phạt từ 01 đến 10 năm).
- Tiếp nhận, bán, dẫn dắt, dụ dỗ hoặc buôn bán ngƣời dƣới 18 tuổi,
ngay cả khi có sự đồng tình của nạn nhân (hình phạt 07 năm).
Bên cạnh Luật phòng chống buôn bán ngƣời, Thái Lan còn có Luật
nhận con nuôi năm 1979.
Nhƣ vậy, trên phƣơng diện luật pháp quốc tế, sự ra đời của Nghị định
thƣ Palermo về đấu tranh chống tội phạm buôn bán ngƣời đặc biệt là phụ nữ
và trẻ em đƣợc Liên hợp quốc thông qua ngày 15 tháng 11 năm 2000 và có
hiệu lực từ ngày 25 tháng 12 năm 2003 là một bƣớc phát triển về mặt lý luận,
cung cấp khái niệm mang tính chuẩn mực làm cơ sở cho các quốc gia đƣa ra
quy định pháp luật riêng phù hợp với điều kiện của nƣớc mình. Theo đó,
khách thể của tội phạm trẻ em là Con ngƣời (cả nam và nữ) bị coi là hàng hóa
30
để mua bán, trao đổi kiếm lời. Tội phạm mua bán trẻ em xâm phạm quyền bất
khả xâm phạm thân thể, nhân phẩm, danh dự, quyền tự do của con ngƣời. Về
mặt khách quan của tội phạm thể hiện ở hành vi dùng tiền hoặc lợi ích vật
chất khác để trao đổi, mua bán trẻ em nhƣ một thứ hàng hóa. Hậu quả của
hành vi mua bán trẻ em là con ngƣời bị đem ra mua bán, trao đổi nhƣ hàng
hóa, danh dự nhân phẩm bị chà đạp, bị cƣỡng bức lao động, bóc lột tình dục.
Mua bán trẻ em theo pháp luật Việt Nam chỉ bao gồm hai loại hành vi
“mua” và “bán” (tức là việc dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác để đổi lấy
ngƣời), không bao gồm các hành vi tuyển mộ, vận chuyển, chuyển giao, chứa
chấp và nhận ngƣời (là những hành vi khác bên cạnh hành vi mua bán xảy ra
trong toàn bộ quá trình mua bán trẻ em). Pháp luật Việt Nam coi hành vi
tuyển mộ, vận chuyển, chuyển giao, chứa chấp (che giấu) và nhận ngƣời là
các hành vi giúp sức và tạo điều kiện cho việc mua bán trẻ em. Trên thực tế,
những ngƣời thực hiện các hành vi nêu trên sẽ bị trừng trị theo các quy định
pháp luật tƣơng ứng.
Về phƣơng thức, thủ đoạn mua bán trẻ em, pháp luật Việt Nam không
quy định phƣơng thức bọn tội phạm sử dụng để thực hiện hành vi phạm tội,
hay nói cách khác là động cơ, mục đích, thủ đoạn không phải là yếu tố bắt
buộc để cấu thành tội phạm mua bán trẻ em. Điều này có nghĩa là chỉ cần có
hành vi dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác để đổi lấy trẻ em là sẽ cấu thành
tội mua bán trẻ em, kể cả trong trƣờng hợp nạn nhân hoàn toàn đồng ý với
việc mua bán (mặc dù điều này trong thực tiễn hầu nhƣ không xảy ra, nạn
nhân chỉ có thể đồng ý ban đầu do nhận thức sai về việc mình bị mua bán chứ
nếu biết hoàn cảnh thật thì họ không bao giờ đồng ý).
Về mục đích mua bán trẻ em, theo pháp luật hình sự Việt Nam khi xác
định đối tƣợng có hành vi mua bán trẻ em thì chỉ cần xác định là hành vi
chuyển giao trẻ em từ một ngƣời/nhóm ngƣời này sang một ngƣời/nhóm
ngƣời khác để đổi lấy tiền hoặc lợi ích vật chất.
31
Về đối tƣợng bị buôn bán, đối tƣợng bị buôn bán/mua bán theo quy
định của Nghị định thƣ về chống mua bán trẻ em và pháp luật Việt Nam bao
gồm cả nam giới, phụ nữ và trẻ em. Định nghĩa “trẻ em” của pháp luật Việt
Nam coi trẻ em là ngƣời dƣới 16 tuổi.
Với những quy định rõ ràng của pháp luật Việt Nam, trải qua quá trình
hình thành và phát triển lâu dài đã xây dựng nên hệ thống pháp luật về phòng
chống mua bán trẻ em. Với những quy định đã đƣợc sửa đổi, bổ sung trên cơ
sở cập nhật các quy định của quốc tế, Việt Nam hoàn toàn có đủ những căn cứ
cần thiết để đấu tranh quyết liệt với tội phạm mua bán trẻ em.
32
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Có thể nhận thấy rằng, ở tất cả các quốc gia trên phạm vi toàn thế giới,
trẻ em luôn là đối tƣợng đặc biệt, nhận đƣợc sự quan tâm đặc biệt, giúp đỡ
đặc biệt về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của gia đình, nhà nƣớc và toàn thể
xã hội. Tuyên ngôn về Quyền trẻ em đã chỉ ra rằng: “do còn non nớt về thể
chất và trí tuệ, trẻ em cần đƣợc bảo vệ và chăm sóc đặc biệt, kể cả sự bảo vệ
thích hợp về mặt pháp lý trƣớc cũng nhƣ sau khi ra đời”.
Đối với Việt Nam, vấn đề phát triển con ngƣời ở vị trí trung tâm trong
chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Việc nuôi dƣỡng, bảo vệ,
chăm sóc, giáo dục trẻ em để các em phát triển toàn diện, trở thành ngƣời
công dân có ích cho xã hội, đƣợc xem là quốc sách hàng đầu trong công cuộc
công nghiệp hóa – hiện đại hóa, đổi mới và xây dựng đất nƣớc. Ở nƣớc ta,
hiện tƣợng buôn bán ngƣời đã xuất hiện từ lâu và bị lên án một cách mạnh
mẽ. Buôn bán trẻ em thực sự là tội ác, gây nhức nhối cho toàn xã hội, từ lâu
đã trở thành mối quan tâm của cả cộng đồng. Trẻ em bị buôn bán đã phải rơi
vào những hoàn cảnh sống rất thƣơng tâm. Các em bị bóc lột và bị lạm dụng
về tình dục một cách thậm tệ, đôi khi còn ở ngay cả những nơi làm việc thông
thƣờng nhƣ lao động trong nhà máy, giúp việc trong gia đình... Buôn bán trẻ
em không chỉ tác động trực tiếp đến cuộc sống, sức khỏe, nhân phẩm, tinh
thần của trẻ mà còn tác động tiêu cực đến xã hội trên nhiều phƣơng diện khác
nhau nhƣ: ảnh hƣởng đến tình hình kinh tế, đời sống văn hóa, tinh thần, quan
hệ gia đình và các dịch vụ xã hội khác. Bên cạnh đó, hiện nay đã xuất hiện
những tổ chức, đƣờng dây buôn bán ngƣời hoạt động xuyên quốc gia, đe dọa
nghiêm trọng đến quyền đƣợc bảo vệ, đƣợc sống hạnh phúc của con ngƣời
nói chung và của trẻ em nói riêng. Trƣớc thực trạng đó, việc tiếp tục áp dụng
chế tài pháp lý của các ngành luật tƣơng ứng khác ít nghiêm khắc hơn luật
hình sự đối với hành vi mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em sẽ không
33
còn đủ sức ngăn chặn nữa. Do đó, việc bảo vệ trẻ em bằng Luật Hình sự với
các chế tài nghiêm khắc là hết sức cần thiết.
Mua bán trẻ em là hành vi dùng tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác
để trao đổi trẻ em (ngƣời dƣới 16 tuổi) nhƣ một loại hàng hóa; Đánh tráo trẻ
em là hành vi thay thế trẻ em này bằng trẻ em khác ngoài ý muốn của cha mẹ,
ngƣời nuôi dƣỡng hoặc ngƣời quản lý hợp pháp của một hoặc cả hai đứa trẻ;
Chiếm đoạt trẻ em là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, bắt trộm, lừa
đảo, lợi dụng tình trạng khó khăn, sự lệ thuộc của cha mẹ hoặc của ngƣời nuôi
dƣỡng trẻ em nhằm chiếm giữ đứa trẻ hoặc giao cho ngƣời khác chiếm giữ
đứa trẻ đó.
Từ Điều 120 Bộ luật hình sự năm 1999, qua nghiên cứu lý luận và thực
tiễn về tội phạm mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em, có thể đƣa ra định
nghĩa nhƣ sau:
Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em là những
hành vi nguy hiểm cho xã hội, do ngƣời có năng lực trách nhiệm
hình sự thực hiện một cách cố ý xâm phạm quyền tự do thân thể,
tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm và quyền đƣợc quản lý,
bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em... Ngƣời phạm tội mua
bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em phải bị xử lý bằng hình phạt [59].
34
Chương 2
QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 VỀ TỘI MUA BÁN,
ĐÁNH TRÁO HOẶC CHIẾM ĐOẠT TRẺ EM VÀ THỰC TIỄN ĐIỀU
TRA, TRUY TỐ VÀ XÉT XỬ TỘI PHẠM NÀY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
HÀ GIANG TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2015
2.1. CÁC DẤU HIỆU PHÁP LÝ ĐẶC TRƢNG CỦA TỘI MUA BÁN,
ĐÁNH TRÁO HOẶC CHIẾM ĐOẠT TRẺ EM VÀ ĐƢỜNG LỐI XỬ LÝ ĐỐI
VỚI TỘI NÀY
2.1.1. Các dấu hiệu pháp lý đặc trƣng của Tội mua bán, đánh tráo
hoặc chiếm đoạt trẻ em
- Khách thể của tội phạm
Khách thể của tội phạm là những quan hệ xã hội đƣợc Luật hình sự bảo
vệ bị xâm hại bởi tội phạm. Khách thể của tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm
đoạt trẻ em là quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm,
danh dự của trẻ em; quyền của các em đƣợc nuôi dƣỡng, quản lý, chăm sóc,
giáo dục bởi gia đình (cha mẹ, ngƣời thân, ngƣời giám hộ, đơn vị nuôi
dƣỡng...), nhà trƣờng, các cơ quan chức năng cũng nhƣ toàn xã hội. Ngƣời
phạm tội đã coi trẻ em nhƣ một thứ công cụ, phƣơng tiện hay nhƣ một thứ
“hàng hóa” mà chúng muốn chiếm đoạt để khai thác, sử dụng vào những mục
đích nhất định, nhƣ trực tiếp nuôi làm con nuôi, bán lấy tiền hoặc lợi ích vật
chất khác, khai thác tình dục, bóc lột sức lao động bằng cách bắt các em làm
các công việc khổ sai, nặng nhọc...
Đối tƣợng bị xâm hại bởi tội phạm mua bán, đánh tráo hoặc chiếm
đoạt trẻ em là trẻ em- những ngƣời dƣới 16 tuổi, bao gồm cả giới tính nam
và giới tính nữ.
35
- Mặt khách quan của tội phạm
Về hành vi khách quan, tội phạm mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt
trẻ em thể hiện ở hành vi dùng các thủ đoạn khác nhau để tách chuyển trái
phép ngƣời dƣới 16 tuổi khỏi sự quản lý, chăm sóc, nuôi dƣỡng, bảo hộ của
gia đình, bố mẹ, ngƣời thân, ngƣời quản lý hợp pháp để thiết lập sự quản lý
đứa trẻ cho mình, khiến trẻ em phải lệ thuộc hoàn toàn vào mình rồi tùy ý
khai thác, sử dụng theo những mục đích nhất định. Đây là hành vi nguy hiểm
cho xã hội quy định tại Điều 120, Bộ luật hình sự năm 1999, có hình thức thể
hiện là hành động. Tuổi của ngƣời bị hại là một tình tiết thuộc yếu tố khách
quan, không phụ thuộc vào ý thức chủ quan của ngƣời phạm tội; chỉ cần xác
định ngƣời bị hại là ngƣời dƣới 16 tuổi mà ngƣời phạm tội chiếm đoạt là
phạm tội chiếm đoạt trẻ em rồi.
Thực chất của tội mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em theo Điều 120
Bộ luật hình sự năm 1999 chính là ba tội cụ thể, đó là tội mua bán trẻ em, tội
đánh tráo trẻ em và tội chiếm đoạt trẻ em.
Mua bán trẻ em là hành vi dùng tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác
để trao đổi trẻ em (ngƣời dƣới 16 tuổi) nhƣ một loại hàng hóa cụ thể: Bán trẻ
em cho ngƣời khác, không phụ thuộc vào mục đích của ngƣời mua; Mua bán
trẻ em để bán lại cho ngƣời khác, không phân biệt bán lại cho ai và mục đích
của ngƣời mua sau này nhƣ thế nào; Dùng trẻ em làm phƣơng tiện để trao đổi,
thanh toán; Mua trẻ em để bóc lột, cƣỡng bức lao động hoặc vì mục đích trái
pháp luật khác. Ngƣời phạm tội có thể sử dụng nhiều thủ đoạn khác nhau nhƣ
dùng vũ lực bắt cóc, rủ rê, lôi kéo, lừa dối để trẻ em theo mình để đem bán
cho ngƣời khác...
Ngày 26/12/2011, Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang xét xử vụ án Tẩn
Tấn Quán sinh năm 1978 trú tại xã Phú Lũng, huyện Yên Minh, tỉnh Hà
Giang; Phàn Cù Páo, sinh năm 1986 trú tại xã Bát Đại Sơn, huyện Quản Bạ,
36
Hà Giang; Thào Chúng Vàng sinh năm 1985 trú tại xã Thắng Mố, huyện Yên
Minh, tỉnh Hà Giang về tội Mua bán trẻ em. Khoảng tháng 8/2010, Thào
Chúng Vàng đi chợ Bạch Đích, huyện Yên Minh có quen với Sính Trí là
ngƣời Trung Quốc và bàn việc tìm phụ nữ trẻ đƣa sang Trung Quốc bán cho
Trí sẽ đƣợc trả 12.000 NDT/1 ngƣời. Khoảng tháng 9/2010, Phàn Cù Páo,
Tẩn Tấn Quán, Thào Chúng Vàng do quen biết từ trƣớc đã hẹn nhau ở xã Cán
Tỷ, huyện Quản Bạ và cùng rủ nhau tìm ngƣời bán sang Trung Quốc để lấy
tiền chia nhau. Ngày 19/9/2010, Phàn Cù Páo rủ Hầu Thị Dúa sinh năm 1995
là ngƣời cùng xóm sang xã Phú Lũng, huyện Yên Minh chơi. Páo đƣa Dúa
đến nhà của Quán, Quán nói với Páo “Bây giờ mày cứ giả vờ đƣa nó về và đi
chậm thôi, tao sẽ bảo hai ngƣời đuổi theo cƣớp con Dúa mày đừng chống lại
nhé”. Thào Chúng Vàng đã đèo Giàng Chúng Tú đi xe máy bắt Dúa đi lên xã
Phố Cáo, huyện Đồng Văn đến khu vực biên giới bán cho Sính Trí với giá
12.000 NDT nhƣng Sính trí mới trả đƣợc 10.000 NDT còn 2.000 NDT hẹn
hai tuần sau sẽ trả. Số tiền bán Dúa, Quán chia cho Tú, Páo và Vàng mỗi
ngƣời 3.000 NDT. Sau khi không thấy con trở về, gia đình Dúa đã đi tìm và
báo cáo với cấp ủy, chính quyền địa phƣơng và đồn Biên phòng. Đến thời
điểm bị bán, Dúa hơn 15 tuổi. Căn cứ điểm e, khoản 2, Điều 120 Bộ luật hình
sự, Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang đã tuyên bố Quán, Vàng, Páo phạm tội
mua bán trẻ em và tuyên phạt Vàng 11 năm tù, Quán 10 năm tù, Páo 8 năm tù
và phải bồi thƣờng thiệt hại cho gia đình ngƣời bị hại.
Theo Điều 6 Thông tƣ 01/2013/TTLT- TANDTC - VKSNDTC - BCA
- BQP - BTP quy định một số trƣờng hợp sau là phạm tội mua bán trẻ em và
bị xử lý theo Điều 120 BLHS, đó là:
a) Trƣờng hợp ngƣời môi giới biết việc nhận con nuôi là
nhằm bóc lột, cƣỡng bức lao động đối với trẻ em hoặc vì mục đích
trái pháp luật khác nhƣng đã sử dụng thủ đoạn môi giới nuôi con
37
nuôi để chuyển giao trẻ em cho ngƣời đó nhằm nhận tiền, tài sản
hoặc lợi ích vật chất khác thì ngƣời môi giới và ngƣời nhận nuôi
con nuôi phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trẻ em
theo Điều 120 của Bộ luật hình sự;
b) Trƣờng hợp ngƣời môi giới nuôi con nuôi biết mục đích
của ngƣời nhận con nuôi là sau khi đứa trẻ sẽ bán đứa trẻ đó cho
ngƣời khác thì ngƣời môi giới và ngƣời nhận nuôi con nuôi phải bị
truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trẻ em theo quy định
tại Điều 120 của Bộ luật hình sự.
c) Trƣờng hợp ngƣời có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức
vụ, quyền hạn của mình nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác
để môi giới nhận nuôi con nuôi trái phép (không thực hiện đúng các
quy định của pháp luật về cho, nhận con nuôi) hoặc tạo điều kiện
cho việc môi giới, nhận nuôi con nuôi trái phép mà biết mục đích
của ngƣời nhận nuôi con nuôi là nhằm bóc lột, cƣỡng bức lao động
hoặc vì mục đích trái pháp luật khác thì bị truy cứu trách nhiệm
hình sự về tội mua bán trẻ em theo quy định tại Điều 120 của Bộ
luật hình sự [65].
Trƣờng hợp một ngƣời biết ngƣời khác thực sự có nhu cầu nuôi con
nuôi (do hiếm muộn hoặc có lòng yêu trẻ) đã giới thiệu ngƣời đó với ngƣời
muốn cho con của chính họ đi làm con nuôi vì hoàn cảnh khó khăn, không có
điều kiện nuôi dƣỡng đứa trẻ, mong muốn đứa trẻ đƣợc nuôi dƣỡng tốt hơn và
đã nhận một khoản tiền, đồng thời ngƣời môi giới cũng đƣợc nhận một khoản
tiền cho việc môi giới, thì ngƣời môi giới, ngƣời cho con mình đi làm con
nuôi và ngƣời nhận nuôi con nuôi không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về
tội mua bán trẻ em theo quy định tại Điều 120 của Bộ luật hình sự.
Còn trong trƣờng hợp ngƣời có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức
38
vụ, quyền hạn của mình nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác để môi
giới nhận con nuôi trái phép (không thực hiện đúng các quy định của pháp
luật về cho, nhận con nuôi) hoặc tạo điều kiện cho việc môi giới, nhận nuôi
con nuôi trái phép nhƣng không biết ngƣời nhận nuôi con nuôi nhằm bóc lột,
cƣỡng bức lao động hoặc có mục đích trái pháp luật khác thì không bị truy cứu
trách nhiệm hình sự về tội mua bán trẻ em. Tùy từng trƣờng hợp cụ thể, ngƣời
đó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn
trong khi thi hành công vụ (Điều 281) [59, tr. 219], Tội lợi dụng chức vụ,
quyền hạn gây ảnh hƣởng đến ngƣời khác để trục lợi (Điều 283) [59, tr. 283]
hoặc tội danh khác theo quy định của Bộ luật hình sự.
Đánh tráo trẻ em là hành vi thay thế trẻ em này bằng trẻ em khác ngoài
ý muốn của cha mẹ, ngƣời nuôi dƣỡng hoặc ngƣời quản lý hợp pháp của một
hoặc cả hai đứa trẻ đều không biết. Đối tƣợng đánh tráo là trẻ em mới sinh.
Chiếm đoạt trẻ em là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, bắt
trộm, lừa đảo, lợi dụng tình trạng khó khăn, sự lệ thuộc của cha mẹ hoặc của
ngƣời nuôi dƣỡng trẻ em nhằm chiếm giữ đứa trẻ hoặc giao cho ngƣời khác
chiếm giữ đứa trẻ đó. Hành vi chiếm đoạt trẻ em đƣợc thể hiện trong một vụ
án đã xảy ra trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
Ngày 15/06/2010, Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang đã xét xử vụ án Vừ
Mí Ly sinh năm 1970 tại Huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang; Ly Pà Tủa sinh
năm 1975 tại Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng phạm tội Chiếm đoạt, mua bán trẻ em.
Ngày 01/09/2008, Vừ Mí Ly gặp Sùng Mí Hờ sinh năm 1981 tại
Thƣợng Phùng, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang tại chợ. Cả hai uống rƣợu và
Hờ rủ Ly tìm trẻ em để đƣa sang Trung Quốc bán lấy tiền. Ly nói chỉ dám bắt
trộm Bò thôi, không dám bắt trẻ em đâu vì rất sợ, Hờ nói bắt trẻ em bán đƣợc
thì mới nhanh giàu. Sau khi về nhà, đến 17h cùng ngày Ly gặp Sùng Mí Hờ
và Vừ Mí Cáy sinh năm 1981 trú tại Xóm Làn Chải, xã Cán Chu Phìn, huyện
39
Mèo Vạc và mời Hờ và Cáy đến nhà Ly để ăn cơm và bàn bạc việc bắt trộm
trẻ em. Cả ba đã thống nhất bắt trộm trẻ em ở xóm bên cạnh do nhà đó ở độc
lập, không có nhà xung quanh và không nuôi chó. Đến khoảng 21h cùng ngày
sau khi ăn cơm xong Ly, Hờ, Cáy đi xe máy đến nhà Thò Mí Thề ở xóm Po
Qua, xã Niêm Tòng, huyện Mèo Vạc để bắt trộm con của Thề. Đến gần nhà
Thể, cả bọn để xe máy ở ngoài và đi bộ vào nhà. Ly vào cửa chính đứng gác,
Hờ tự mở cửa đi vào trong nhà bật đèn pin soi rồi cúi xuống nhẹ nhàng bế
cháu Thò Mí Lử sinh năm 2004 đang ngủ dƣới đất cùng bà nội lên tay rồi đi
ra ngoài và đƣa cháu bé cho Cáy bế. Cáy và Hờ mang cháu bé sang Trung
Quốc bán. Số tiền bán cháu bé Ly, Tủa, Cáy đƣợc Hờ trả cho 5.600.000đ. Sau
khi bán cháu bé, Tủa chuyển cả gia đình sang Bảo Lâm, Cao Bằng ở sau đó bị
bắt. Ly, Cáy, Tủa bỏ trốn, ngày 05/2/2010 thì Vừ Mí Ly bị bắt. Tại phiên tòa
các đối tƣợng đã khai toàn bộ sự thật. Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang đã
quyết định tuyên bố Mừ Mí Ly, Ly Pà Tủa phạm tội Chiếm đoạt, mua bán trẻ
em, xử phạt Vừ Mí Ly 13 năm tù, xử phạt Ly Pà Tủa 10 năm tù.
Về thủ đoạn phạm tội, đối với tội phạm mua bán, đánh tráo hoặc chiếm
đoạt trẻ em, nhà làm luật xác định thủ đoạn phạm tội là “dƣới bất kỳ hình thức
nào”. Các đối tƣợng phạm tội thƣờng sử dụng các thủ đoạn gian dối (rủ rê, lừa
gạt, dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác để dụ dỗ trẻ em đi theo chúng); dùng
thủ đoạn lén lút để bắt trộm trẻ em; dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực để công
nhiên chiếm đoạt trẻ em...; nghĩa là bọn tội phạm không từ một thủ đoạn nào,
kể cả giết ngƣời để chiếm đoạt trẻ em.
Về hậu quả, hậu quả trực tiếp trƣớc tiên mà tội phạm mua bán, đánh
tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em gây ra là tách chuyển trái phép trẻ em khỏi sự
chăm sóc, quản lý của gia đình hoặc ngƣời quản lý hợp pháp, nghĩa là các em
bị mất đi quyền đƣợc chăm sóc, nuôi dƣỡng, giáo dục, bị đẩy ra khỏi mái ấm
gia đình. Những hậu quả tiếp theo mà tội phạm có thể gây ra là đe dọa đến
Luận văn: Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em, HOT
Luận văn: Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em, HOT
Luận văn: Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em, HOT
Luận văn: Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em, HOT
Luận văn: Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em, HOT
Luận văn: Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em, HOT
Luận văn: Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em, HOT
Luận văn: Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em, HOT
Luận văn: Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em, HOT
Luận văn: Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em, HOT
Luận văn: Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em, HOT
Luận văn: Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em, HOT
Luận văn: Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em, HOT
Luận văn: Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em, HOT
Luận văn: Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em, HOT
Luận văn: Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em, HOT
Luận văn: Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em, HOT
Luận văn: Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em, HOT
Luận văn: Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em, HOT
Luận văn: Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em, HOT
Luận văn: Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em, HOT
Luận văn: Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em, HOT
Luận văn: Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em, HOT
Luận văn: Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em, HOT
Luận văn: Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em, HOT
Luận văn: Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em, HOT
Luận văn: Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em, HOT
Luận văn: Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em, HOT
Luận văn: Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em, HOT
Luận văn: Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em, HOT
Luận văn: Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em, HOT
Luận văn: Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em, HOT
Luận văn: Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em, HOT
Luận văn: Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em, HOT
Luận văn: Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em, HOT
Luận văn: Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em, HOT
Luận văn: Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em, HOT
Luận văn: Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em, HOT
Luận văn: Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em, HOT
Luận văn: Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em, HOT
Luận văn: Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em, HOT
Luận văn: Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em, HOT
Luận văn: Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em, HOT
Luận văn: Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em, HOT
Luận văn: Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em, HOT
Luận văn: Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em, HOT
Luận văn: Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em, HOT
Luận văn: Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em, HOT
Luận văn: Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em, HOT
Luận văn: Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em, HOT
Luận văn: Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em, HOT
Luận văn: Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em, HOT
Luận văn: Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em, HOT
Luận văn: Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em, HOT
Luận văn: Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em, HOT
Luận văn: Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em, HOT
Luận văn: Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em, HOT
Luận văn: Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em, HOT
Luận văn: Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em, HOT
Luận văn: Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em, HOT
Luận văn: Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em, HOT
Luận văn: Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em, HOT
Luận văn: Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em, HOT
Luận văn: Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em, HOT
Luận văn: Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em, HOT

More Related Content

Similar to Luận văn: Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em, HOT

Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfBảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfTÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

Similar to Luận văn: Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em, HOT (20)

Luận văn: Các tội xâm hại tình dục trẻ em theo pháp luật, HOT
Luận văn: Các tội xâm hại tình dục trẻ em theo pháp luật, HOTLuận văn: Các tội xâm hại tình dục trẻ em theo pháp luật, HOT
Luận văn: Các tội xâm hại tình dục trẻ em theo pháp luật, HOT
 
BÀI MẪU Khóa luận Luật tố tụng hình sự, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận Luật tố tụng hình sự, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận Luật tố tụng hình sự, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận Luật tố tụng hình sự, HAY, 9 ĐIỂM
 
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfBảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
 
Luận văn: Phòng, chống buôn bán người ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Phòng, chống buôn bán người ở Việt Nam, HOTLuận văn: Phòng, chống buôn bán người ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Phòng, chống buôn bán người ở Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Tội giao cấu với trẻ em trong luật hình sự, HAY
Luận văn: Tội giao cấu với trẻ em trong luật hình sự, HAYLuận văn: Tội giao cấu với trẻ em trong luật hình sự, HAY
Luận văn: Tội giao cấu với trẻ em trong luật hình sự, HAY
 
Luận văn: Tội giao cấu với trẻ em trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội giao cấu với trẻ em trong luật hình sự Việt NamLuận văn: Tội giao cấu với trẻ em trong luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội giao cấu với trẻ em trong luật hình sự Việt Nam
 
Đề cương nghiên cứu thực trạng bạo hành trẻ em tại TPHCM.docx
Đề cương nghiên cứu thực trạng bạo hành trẻ em tại TPHCM.docxĐề cương nghiên cứu thực trạng bạo hành trẻ em tại TPHCM.docx
Đề cương nghiên cứu thực trạng bạo hành trẻ em tại TPHCM.docx
 
Luận văn: Người giúp sức trong đồng phạm theo luật hình sự
Luận văn: Người giúp sức trong đồng phạm theo luật hình sựLuận văn: Người giúp sức trong đồng phạm theo luật hình sự
Luận văn: Người giúp sức trong đồng phạm theo luật hình sự
 
Đề tài: Người giúp sức trong đồng phạm theo luật hình sự, HOT
Đề tài: Người giúp sức trong đồng phạm theo luật hình sự, HOTĐề tài: Người giúp sức trong đồng phạm theo luật hình sự, HOT
Đề tài: Người giúp sức trong đồng phạm theo luật hình sự, HOT
 
Luận văn: Tội cướp tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội cướp tài sản theo pháp luật hình sự Việt NamLuận văn: Tội cướp tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội cướp tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam
 
Luận văn: Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sự
Luận văn: Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sựLuận văn: Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sự
Luận văn: Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sự
 
Luận văn: Pháp luật về phòng, chống mua bán người, HOT
Luận văn: Pháp luật về phòng, chống mua bán người, HOTLuận văn: Pháp luật về phòng, chống mua bán người, HOT
Luận văn: Pháp luật về phòng, chống mua bán người, HOT
 
Tội tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả theo luật hình sự, HOT
Tội tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả theo luật hình sự, HOTTội tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả theo luật hình sự, HOT
Tội tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả theo luật hình sự, HOT
 
Luận văn: Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, HOT
Luận văn: Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, HOTLuận văn: Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, HOT
Luận văn: Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, HOT
 
Luận văn: Điều kiện của tình hình tội trộm cắp tài sản tỉnh Hậu Giang
Luận văn: Điều kiện của tình hình tội trộm cắp tài sản tỉnh Hậu GiangLuận văn: Điều kiện của tình hình tội trộm cắp tài sản tỉnh Hậu Giang
Luận văn: Điều kiện của tình hình tội trộm cắp tài sản tỉnh Hậu Giang
 
Luận văn: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em theo luật tại TPHCM
Luận văn: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em theo luật tại TPHCMLuận văn: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em theo luật tại TPHCM
Luận văn: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em theo luật tại TPHCM
 
Luận văn: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HOT
Luận văn: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HOTLuận văn: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HOT
Luận văn: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HOT
 
Luận văn: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HOT
Luận văn: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HOTLuận văn: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HOT
Luận văn: Hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, HOT
 
Đề tài: Tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người, HOTĐề tài: Tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người, HOT
Đề tài: Tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người, HOT
 
Luận văn: Tội mua bán người theo luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tội mua bán người theo luật hình sự Việt Nam, HAYLuận văn: Tội mua bán người theo luật hình sự Việt Nam, HAY
Luận văn: Tội mua bán người theo luật hình sự Việt Nam, HAY
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

3000 từ thông dụng tiếng anh quốc tế Effortless
3000 từ thông dụng tiếng anh quốc tế Effortless3000 từ thông dụng tiếng anh quốc tế Effortless
3000 từ thông dụng tiếng anh quốc tế EffortlessGiaHuy391318
 
slide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hust
slide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hustslide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hust
slide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hustCngV201176
 
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfthanhluan21
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doc
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doconluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doc
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.docQuynhAnhV
 
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsbkjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsbhoangphuc12ta6
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptxBài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptxduongchausky
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx
2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx
2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptxNguynThnh809779
 
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfLngHu10
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thực hành lễ tân ngoại giao - công tác NG
Thực hành lễ tân ngoại giao - công tác NGThực hành lễ tân ngoại giao - công tác NG
Thực hành lễ tân ngoại giao - công tác NGMeiMei949309
 

Recently uploaded (18)

3000 từ thông dụng tiếng anh quốc tế Effortless
3000 từ thông dụng tiếng anh quốc tế Effortless3000 từ thông dụng tiếng anh quốc tế Effortless
3000 từ thông dụng tiếng anh quốc tế Effortless
 
slide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hust
slide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hustslide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hust
slide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hust
 
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doc
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doconluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doc
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doc
 
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
 
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsbkjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptxBài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
 
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
 
2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx
2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx
2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx
 
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Thực hành lễ tân ngoại giao - công tác NG
Thực hành lễ tân ngoại giao - công tác NGThực hành lễ tân ngoại giao - công tác NG
Thực hành lễ tân ngoại giao - công tác NG
 

Luận văn: Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em, HOT

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT BÙI THANH PHƢƠNG TéI MUA B¸N, §¸NH TR¸O HOÆC CHIÕM §O¹T TRÎ EM TRONG LUËT H×NH Sù VIÖT NAM (trªn c¬ së thùc tiÔn ®Þa bµn tØnh Hµ Giang) LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2016
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT BÙI THANH PHƢƠNG TéI MUA B¸N, §¸NH TR¸O HOÆC CHIÕM §O¹T TRÎ EM TRONG LUËT H×NH Sù VIÖT NAM (trªn c¬ së thùc tiÔn ®Þa bµn tØnh Hµ Giang) Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số: 60 38 01 04 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS TRỊNH QUỐC TOẢN HÀ NỘI - 2016
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn bảo đảm độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ CỦA LUẬN VĂN Bùi Thanh Phƣơng
  • 4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ MỞ ĐẦU ................................................................................................1 Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI MUA BÁN, ĐÁNH TRÁO HOẶC CHIẾM ĐOẠT TRẺ EM THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM......................................................................................... 8 1.1. KHÁI NIỆM TỘI MUA BÁN, ĐÁNH TRÁO, CHIẾM ĐOẠT TRẺ EM VÀ SỰ CẦN THIẾT BẢO VỆ TRẺ EM BẰNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM..................8 1.1.1. Khái niệm Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em ........8 1.1.2. Sự cần thiết bảo vệ trẻ em bằng các quy định của Luật hình sự Việt Nam ...........................................................................................12 1.2. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM QUY ĐỊNH TỘI MUA BÁN, ĐÁNH TRÁO, CHIẾM ĐOẠT TRẺ EM....17 1.3. TỘI MUA BÁN, ĐÁNH TRÁO, CHIẾM ĐOẠT TRẺ EM TRONG LUẬT HÌNH SỰ MỘT SỐ NƢỚC.....................................22 1.3.1. Luật hình sự Liên bang Nga..............................................................22 1.3.2. Luật hình sự Cộng hoà nhân dân Trung Hoa....................................24 1.3.3. Luật hình sự Malaysia.......................................................................25 1.3.4. Luật hình sự Campuchia ...................................................................26 1.3.5. Luật hình sự Thái Lan.......................................................................28 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................32
  • 5. Chƣơng 2: QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 VỀ TỘI MUA BÁN, ĐÁNH TRÁO HOẶC CHIẾM ĐOẠT TRẺ EM VÀ THỰC TIỄN ĐIỀU TRA, TRUY TỐ VÀ XÉT XỬ TỘI PHẠM NÀY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2015.......................................................34 2.1. CÁC DẤU HIỆU PHÁP LÝ ĐẶC TRƢNG CỦA TỘI MUA BÁN, ĐÁNH TRÁO HOẶC CHIẾM ĐOẠT TRẺ EM VÀ ĐƢỜNG LỐI XỬ LÝ ĐỐI VỚI TỘI NÀY........................................34 2.1.1. Các dấu hiệu pháp lý đặc trƣng của Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em..............................................................................34 2.1.2. Đƣờng lối xử lý đối với tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em.................................................................................................41 2.2. THỰC TIỄN ĐIỀU TRA, TRUY TỐ, XÉT XỬ TỘI MUA BÁN, ĐÁNH TRÁO, CHIẾM ĐOẠT TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2015 ..................................45 2.2.1. Tình hình có liên quan đến tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em trên địa bàn tỉnh Hà Giang ..........................45 2.2.2. Thực tiễn điều tra các vụ án tội mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em trên địa bàn tỉnh Hà Giang (số liệu từ năm 2010 - 2015)......48 2.2.3. Thực tiễn truy tố, xét xử đối với tội mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em trên địa bàn tỉnh Hà Giang từ năm 2010 – 2015............57 2.3. MỘT SỐ TỒN TẠI VÀ HẠN CHẾ TRONG ĐIỀU TRA, TRUY TỐ, XÉT XỬ VỀ TỘI MUA BÁN, ĐÁNH TRÁO, CHIẾM ĐOẠT TRẺ EM VÀ NGUYÊN NHÂN.............................65 2.3.1. Một số tồn tại, hạn chế trong điều tra, truy tố, xét xử về Tội mua bán, chiếm đoạt trẻ em ......................................................................65 2.3.2. Một số nguyên nhân cơ bản của tồn tại, hạn chế trong điều tra, truy tố, xét xử các vụ án mua bán, chiếm đoạt trẻ em trên địa bàn tỉnh Hà Giang .............................................................................68 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ......................................................................70
  • 6. Chƣơng 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 VỀ TỘI MUA BÁN, ĐÁNH TRÁO HOẶC CHIẾM ĐOẠT TRẺ EM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG ..............................72 3.1. TÌNH HÌNH TỘI MUA BÁN, ĐÁNH TRÁO, CHIẾM ĐOẠT TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG TRONG THỜI GIAN TỚI .........................................................................................72 3.2. HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TỘI MUA BÁN, ĐÁNH TRÁO HOẶC CHIẾM ĐOẠT TRẺ EM.................................................................................75 3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI MUA BÁN, ĐÁNH TRÁO, CHIẾM ĐOẠT TRẺ EM.........................................84 3.3.1. Tăng cƣờng công tác hƣớng dẫn của các cơ quan chức năng về áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự ........................................84 3.3.2. Đẩy mạnh công tác đào tạo cho đội ngũ cán bộ làm công tác điều tra, truy tố, xét xử các cấp.........................................................86 3.3.3. Tăng cƣờng phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành, đoàn thể, chính trị xã hội ..................................................................................87 3.3.4. Nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền cho nhân dân..........90 3.3.5. Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các cơ quan tố tụng.......................................................................................91 3.3.6. Nâng cao hiệu quả các hoạt động hợp tác quốc tế............................92 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ......................................................................95 KẾT LUẬN..........................................................................................97 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................99
  • 7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BLHS: Bộ luật hình sự CHND: Cộng hòa nhân dân MBCĐTE: Mua bán, chiếm đoạt trẻ em MBĐTCĐ: Mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em TNHS: Trách nhiệm hình sự
  • 8. DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang Bảng 2.1: Số vụ mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em phát hiện trên địa bàn tỉnh Hà Giang từ năm 2010 – 2015 49 Bảng 2.2: Số vụ, số đối tƣợng mua bán, chiếm đoạt trẻ em do cơ quan công an phát hiện và khởi tố điều tra trên địa bàn tỉnh Hà Giang từ năm 2010 – 2015 56 Bảng 2.3: Số vụ truy tố, số vụ xét xử đối với tội mua bán, chiếm đoạt trẻ em trên địa bàn tỉnh Hà Giang từ năm 2010 – 2015 58 Bảng 2.4: Tuổi của bị cáo tội mua bán, chiếm đoạt trẻ em trên địa bàn tỉnh Hà Giang từ năm 2010 – 2015 60 Bảng 2.5: Số nạn nhân và tuổi của nạn nhân do lực lƣợng công an phát hiện trong các vụ án MBTE 62 Bảng 2.6: Thống kê số nạn nhân theo mục đích mua bán của tội phạm mua bán, chiếm đoạt trẻ em trên địa bàn tỉnh Hà Giang từ năm 2010- 2015 63 Bảng 2.7: Khung hình phạt đối với các bị cáo tội mua bán, chiếm đoạt trẻ em tỉnh Hà Giang năm 2010 – 2015 65
  • 9. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Số hiệu biểu đồ Tên biểu đồ Trang Biểu 2.1: Tỷ lệ số vụ án mua bán, chiếm đoạt trẻ em trên địa bàn tỉnh Hà Giang từ năm 2011 đến năm 2015 55 Biểu 2.2: Tỷ lệ số đối tƣợng phạm tội mua bán trẻ em trên địa bàn tỉnh Hà Giang từ năm 2011 đến năm 2015 55
  • 10. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Trong những năm gần đây, tình hình An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên thế giới có nhiều biến động, diễn biến phức tạp, khó lƣờng. Tình hình xung đột vũ trang, xung đột sắc tộc, tôn giáo, khủng bố đã mang tính chất toàn cầu buộc các quốc gia phải cùng nhau liên kết để giải quyết, tháo gỡ và tìm tiếng nói chung. Tình hình tội phạm diễn ra ngày càng phức tạp, nghiêm trọng và có xu hƣớng gia tăng đột biến, có nhiều loại tội phạm mới xuất hiện với thủ đoạn ngày càng tinh vi và xảo quyệt hơn, tính chất của tội phạm ngày càng manh động, đặc biệt là tội phạm buôn bán ngƣời, buôn bán trẻ em. Tình hình buôn bán trẻ em, buôn bán ngƣời đã vi phạm nghiêm trọng quyền con ngƣời – một trong những quyền cơ bản nhất của công dân. Tình hình buôn bán trẻ em xảy ra trên phạm vi nhiều nƣớc và là một trong những thách thức lớn đối với các quốc gia đang phát triển và đang ngày càng mang tính chất quốc tế hóa. Ở Việt Nam, tình hình tội phạm ngày càng biến động, có xu hƣớng gia tăng, có nhiều loại tội phạm mới xuất hiện, đặc biệt tội buôn bán trẻ em có những diễn biến phức tạp, có xu hƣớng gia tăng và quốc tế hóa. Một bộ phận trẻ em bị lừa, chiếm đoạt, buôn bán… ở trong nƣớc, chủ yếu từ các vùng nông thôn, miền núi ra thành phố, thị xã để làm gái mại dâm; bóc lột sức lao động; phần lớn số còn lại bị buôn bán ra nƣớc ngoài với nhiều hình thức và mục đích khác nhau. Tệ nạn buôn bán trẻ em đã trở thành vấn đề nóng bỏng, nhức nhối ảnh hƣởng xấu đến đời sống sinh hoạt của nhân dân, phong tục tập quán, đạo đức xã hội, pháp luật của nhà nƣớc, phá vỡ, cƣớp đi hạnh phúc của nhiều gia đình và tiềm ẩn những nhân tố mất ổn định về an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
  • 11. 2 Ở nƣớc ta, trẻ em luôn là đối tƣợng đƣợc toàn xã hội quan tâm, chăm sóc đặc biệt. Phát huy đạo lý truyền thống của dân tộc và thấm nhuần sâu sắc tƣ tƣởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh coi việc chăm lo, bồi dƣỡng cho các thế hệ cách mạng đời sau để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là một nhiệm vụ hết sức quan trọng và cần thiết. Trong những năm qua, Đảng, Nhà nƣớc, các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp và nhân dân ta luôn luôn dành cho trẻ em - chủ nhân tƣơng lai của đất nƣớc - những gì tốt đẹp nhất. Đảng ta đã đƣa ra nhiều chủ trƣơng, đƣờng lối và Nhà nƣớc cũng đã xây dựng, ban hành nhiều văn bản pháp luật quy định về vấn đề chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em. Nhiều chƣơng trình hành động vì trẻ em đã và đang đƣợc các gia đình, nhà trƣờng, các tổ chức, đoàn thể cũng nhƣ toàn xã hội hƣởng ứng và tham gia một cách tích cực, có hiệu quả. Việt Nam là một trong những quốc gia đi tiên phong trong việc ký và phê chuẩn Công ƣớc quốc tế về quyền trẻ em của Liên hợp quốc ngày 20/2/1990. Qua nhiều năm đổi mới, dƣới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, đất nƣớc ta đang tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện, sâu sắc trên tất cả các mặt, các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Diện mạo đất nƣớc đã thay đổi rõ rệt, vị trí của Việt Nam đƣợc nâng cao trên trƣờng quốc tế. Nhà nƣớc đã xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn thiện để nâng cao hiệu quả công tác quản lý và điều hành đất nƣớc, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; các quyền cơ bản của con ngƣời, đặc biệt là của trẻ em luôn đƣợc tôn trọng và ngày càng đƣợc đảm bảo bằng các thiết chế kinh tế, giáo dục, pháp luật... Chúng ta đã đạt đƣợc nhiều thành tựu to lớn trong công tác chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em và đƣợc cộng đồng quốc tế công nhận. Tuy nhiên, việc chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em ở nƣớc ta hiện nay cũng còn có nhiều thách thức nhƣ: nhiều trẻ em phải lao động vất vả để mƣu
  • 12. 3 sinh thay vì đƣợc cắp sách đến trƣờng; nhiều trẻ em do gia đình nghèo không đủ điều kiện đi học; nhiều quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các em bị xâm hại nghiêm trọng; tình trạng trẻ em bị xâm hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm đang có xu hƣớng gia tăng. Đặc biệt, trong những năm gần đây tội mua bán, chiếm đoạt trẻ em xảy ra nhiều tại khu vực các tỉnh biên giới (nhất là các tỉnh biên giới phía Bắc giáp Trung Quốc) gây ra những lo lắng, tổn thất cho các gia đình bị hại và gây bức xúc trong dƣ luận xã hội. Hà Giang là một tỉnh miền núi cực bắc của đất nƣớc với địa bàn rộng, địa hình phức tạp, nhiều núi đá hiểm trở, đi lại khó khăn, có trên 277,525 km đƣờng biên giới giáp với Trung Quốc, 7/11 huyện biên giới với 34 xã biên giới. Với đặc điểm địa hình nhƣ vậy, tại vùng biên giới Hà Giang gần đây đang nóng lên tội phạm mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em để bán qua biên giới. Chỉ trong một thời gian ngắn, trên địa bàn các huyện biên giới tỉnh Hà Giang đã liên tiếp xảy ra các vụ chiếm đoạt trẻ em để bán sang Trung Quốc. Các đối tƣợng thực hiện hành vi phạm tội một cách liều lĩnh, táo bạo, có sử dụng hung khí với phƣơng thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt. Các vụ án chiếm đoạt trẻ em xảy ra ở khu vực biên giới tỉnh Hà Giang đã và đang gây hoang mang, lo lắng, bức xúc và lên án mạnh mẽ trong dƣ luận nhân dân, thể hiện sự coi thƣờng tính mạng, sức khỏe của con ngƣời, là sự thách thức đối với các cơ quan thực thi pháp luật. Đó cũng là lý do tác giả chọn vấn đề “Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em trong Luật hình sự Việt Nam (Trên cơ sở thực tiễn tại địa bàn tỉnh Hà Giang)” làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong thời gian qua, đã có nhiều đề tài khoa học về tội mua bán ngƣời, mua bán trẻ em đƣợc các nhà nghiên cứu lý luận và cán bộ thực tiễn thực hiện. Có một số đề tài nghiên cứu nhƣ: Trần Minh Hƣởng, Phát hiện điều tra
  • 13. 4 các tội phạm buôn bán phụ nữ trẻ em qua biên giới của Lực lượng CSND, Luận văn tiến sĩ Luật học của giảng viên Học viện CSND (2006); Thƣợng Tiến Dũng (2010), Điều tra tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em qua biên giới do người dân tộc thiểu số gây ra trên địa bàn tỉnh Hà Giang, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Hà Nội… Tuy nhiên, đối với tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em có rất ít đề tài nghiên cứu với tƣ cách là một tội danh độc lập. Về phƣơng diện lý luận, tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em đƣợc phân tích trong trong các giáo trình, các sách chuyên khảo nhƣ: Lê Cảm (2003), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm), NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội; Lê Cảm (chủ biên) (2001), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (Phần chung), NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội; Trƣờng Đại học Luật Hà Nội (2010), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, 2 tập, NXB Công an nhân dân, Hà Nội... Về phƣơng diện nghiên cứu kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, có một số công trình khoa học nhƣ: Lê Việt Hà (2009), Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em trong Luật hình sự Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ Luật học; Trần Thị Quế (2014), Tội mua bán người, mua bán trẻ em trên địa bàn tỉnh Hà Giang - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn thạc sỹ Luật học, Hà Nội... Hà Giang là một trong những tỉnh giáp biên giới với Trung Quốc, có đƣờng biên giới dài, tình hình tội mua bán, đánh tráo chiếm đoạt trẻ em diễn ra phức tạp và có chiều hƣớng gia tăng cả về số vụ, số đối tƣợng phạm tội. Đối với địa bàn tỉnh Hà Giang, chƣa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện và chuyên sâu về tình hình tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em để từ đó đƣa ra các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả đối với loại tội này. Vì vậy tác giả đã chọn đề tài này làm luận văn Thạc sỹ Luật học của mình.
  • 14. 5 Quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả có kế thừa, khai thác kết quả các công trình nói trên, đồng thời tập trung đi sâu nghiên cứu những vẫn đề lý luận và thực tiễn về tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em trên địa bàn tỉnh Hà Giang. 3. Mục đích, nhiệm vụ và đối tƣợng của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn nghiên cứu một cách có hệ thống về những vấn đề pháp lý cơ bản của Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em; phân tích, làm sáng tỏ cơ sở lý luận về tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em, về thực trạng xét xử Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em vùng biên giới Hà Giang; trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật và giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu, luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau đây: - Phân tích, làm rõ cơ sở lý luận về trẻ em, về tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em và thực tiễn quy định tội này trong Luật hình sự Việt Nam; - Phân tích thực trạng tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em vùng biên giới tỉnh Hà Giang trong những năm qua; thực trạng công tác xử lý Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em trên địa bàn tỉnh Hà Giang từ năm 2010 đến năm 2015; - Đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 trong xử lý Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em. 3.3. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn đúng nhƣ tên gọi của nó: Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em trong Luật hình sự Việt Nam (Trên cơ sở thực tiễn tại địa bàn tỉnh Hà Giang).
  • 15. 6 4. Cơ sở lý luận và các phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Cơ sở lý luận của luận văn là tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, đƣờng lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em, về đấu tranh phòng chống các loại tội phạm; các quy định của pháp luật liên quan đến tội mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em. Bên cạnh đó, các quan điểm, kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn về tình hình tội mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em và công tác phòng ngừa loại tội này của các tác giả đi trƣớc cũng là cơ sở lý luận quan trọng của luận văn. 4.2. Các phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, luận văn sử dụng các phƣơng pháp lịch sử, phân tích và tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa... để nghiên cứu các vấn đề lý luận; sử dụng phƣơng pháp thu thập các thông tin, số liệu thực tế ở địa phƣơng phục vụ cho việc đánh giá thực trạng, nguyên nhân của vấn đề nghiên cứu và luận chứng tính khả thi của các giải pháp mà luận văn đề xuất. 5. Những điểm mới của luận văn - Luận văn đã nghiên cứu lý luận một cách tƣơng đối toàn diện, có hệ thống về Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em; - Đánh giá đƣợc tình hình tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em ở vùng biên giới tỉnh Hà Giang giai đoạn 2010 - 2015, thực trạng xét xử loại tội này của các cơ quan chức năng tỉnh Hà Giang trong những năm qua, chỉ ra đƣợc những thành công cũng nhƣ những hạn chế, bất cập còn tồn tại và nguyên nhân của nó trong công tác này; - Đề xuất những giải pháp hoàn thiện pháp luật và những giải pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự về tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em ở khía cạnh lập pháp và việc áp dụng trong thực tiễn.
  • 16. 7 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc kết cấu thành 3 chƣơng. Chương 1. Một số vấn đề chung về Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em theo Luật hình sự Việt Nam. Chương 2. Quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 về Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em và thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử tội phạm này trên địa bàn tỉnh Hà Giang từ năm 2010 đến năm 2015. Chương 3. Một số kiến nghị hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng.
  • 17. 8 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI MUA BÁN, ĐÁNH TRÁO HOẶC CHIẾM ĐOẠT TRẺ EM THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1.1. KHÁI NIỆM TỘI MUA BÁN, ĐÁNH TRÁO, CHIẾM ĐOẠT TRẺ EM VÀ SỰ CẦN THIẾT BẢO VỆ TRẺ EM BẰNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1.1.1. Khái niệm Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em Ở tất cả các quốc gia trên toàn thế giới, trẻ em luôn là đối tƣợng đặc biệt, nhận đƣợc sự quan tâm đặc biệt về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của gia đình, nhà nƣớc và xã hội. Trong Tuyên ngôn Thế giới về Quyền con ngƣời và các Công ƣớc quốc tế về Quyền con ngƣời, Liên Hợp Quốc đã công bố rằng, trẻ em có quyền đƣợc chăm sóc và giúp đỡ đặc biệt. Tuyên ngôn về Quyền trẻ em đã chỉ ra rằng: “do còn non nớt về thể chất và trí tuệ, trẻ em cần được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt, kể cả sự bảo vệ thích hợp về mặt pháp lý trước cũng như sau khi ra đời” [38]. Công ƣớc Quốc tế về Quyền trẻ em đã đƣợc Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua và mở cho các nƣớc ký, phê chuẩn theo Nghị quyết số 44/25 ngày 20/11/1989. Ở Việt Nam, việc nuôi dƣỡng, bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em để các em phát triển toàn diện, trở thành ngƣời công dân có ích cho xã hội, đƣợc xem là quốc sách hàng đầu. Bên cạnh đó, một hệ thống các văn bản pháp luật về quyền trẻ em đã lần lƣợt đƣợc Quốc hội phê chuẩn, thông qua, tạo nên một hệ thống pháp luật về trẻ em, có đƣợc sự hài hòa nhất định giữa pháp luật quốc gia và Công ƣớc Quốc tế về Quyền trẻ em, xây dựng đƣợc một khung pháp lý bảo đảm cho việc thực thi có hiệu quả các quyền cơ bản của trẻ em trong cuộc sống.
  • 18. 9 Trong hệ thống pháp luật hiện hành của nƣớc ta, có rất nhiều Bộ luật, Luật đề cập tới trẻ em nhằm đảm bảo các quyền, lợi ích hợp pháp của các em cũng nhƣ sự quan tâm, ƣu đãi nhất định mà Nhà nƣớc và xã hội dành cho các em trong nhiều lĩnh vực, nhƣ Bộ Luật Hình sự, Bộ Luật Lao động, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật Giao thông đƣờng bộ... Tuy nhiên, cũng chính trong các luật này, giới hạn đến một độ tuổi nhất định để xác định một ngƣời là trẻ em lại đang có sự chênh lệch nhau khá nhiều; thậm chí, cùng một độ tuổi, ở luật này đƣợc xác định là trẻ em, nhƣng ở luật khác thì không còn là trẻ em nữa, mà đã thành ngƣời lớn, điều đó đã gây những khó khăn, vƣớng mắc nhất định cho việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn vấn đề trẻ em. Theo Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, trẻ em đƣợc hiểu là ngƣời dƣới 16 tuổi [56]; theo Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính (quy định không xử phạt trẻ em dƣới 14 tuổi) thì độ tuổi của một ngƣời để đƣợc coi là trẻ em lại là dƣới 14 tuổi. Nhƣ vậy, ngay trong các văn bản quy phạm pháp luật của nƣớc ta đã không có sự thống nhất xung quanh cách hiểu về trẻ em. Theo quy định tại Điều 1 Công ƣớc của Liên hợp quốc về quyền trẻ em ngày 20/11/1989: “Trong phạm vi của Công ước này, trẻ em có nghĩa là mọi người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn” [43]. Các văn kiện, công ƣớc quốc tế liên quan đến việc bảo vệ quyền con ngƣời, quyền của phụ nữ và trẻ em mà Việt Nam đã tham gia ký kết và là thành viên nhƣ: Công ƣớc về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ, Công ƣớc về Quyền trẻ em, Nghị định thƣ không bắt buộc (bổ sung cho Công ƣớc về Quyền trẻ em) về buôn bán trẻ em, mại dâm trẻ em và văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em, các thỏa thuận, ghi nhớ với một số nƣớc có chung đƣờng biên giới với nƣớc ta về hợp tác chống buôn bán phụ nữ, trẻ em, và hiện Việt Nam đang nghiên cứu các điều kiện để phê chuẩn Công ƣớc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và các Nghị định thƣ
  • 19. 10 bổ sung về chống buôn bán phụ nữ, trẻ em và chống đƣa ngƣời di cƣ trái phép... cũng đều quy định trẻ em là những ngƣời dƣới 18 tuổi. Trong khi đó, định nghĩa trẻ em của pháp luật Việt Nam vẫn coi trẻ em là ngƣời dƣới 16 tuổi. Đây chính là một dạng xung đột pháp luật và nhất thiết phải có sự hóa giải để đảm bảo tính khả thi của pháp luật. Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam không quy định cụ thể độ tuổi để xác định một ngƣời là trẻ em. Trong hệ thống pháp luật hiện hành của nƣớc ta, đạo luật dành riêng cho trẻ em là Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Vì vậy, trong khi chờ Nhà nƣớc hóa giải những xung đột pháp luật liên quan tới quy định về độ tuổi trẻ em, tạo sự tƣơng thích giữa pháp luật quốc nội và pháp luật quốc tế, để tạo sự thống nhất trong quan niệm về trẻ em, chúng ta nên căn cứ vào định nghĩa trẻ em đƣợc nêu trong Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em: “Trẻ em quy định trong Luật này là công dân Việt Nam dưới mười sáu tuổi” [56]. Điều 120 Bộ luật hình sự 1999 không đƣa ra định nghĩa về các hành vi mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em, mà chỉ đƣa ra điều văn “người nào mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em dưới bất kỳ hình thức nào” [59, tr. 97] đều bị coi là tội phạm. Ngoài ra, các văn bản hƣớng dẫn, cũng không có một văn bản nào đƣa ra khái niệm mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em. Theo Thông tƣ 01/2013/TTLB- TANDTC-VKSNDTC- BCA- BQP –BTP, tại Điều 4, các thuật ngữ ở đây cần đƣợc hiểu nhƣ sau: 1. Mua bán trẻ em là hành vi dùng tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác để trao đổi trẻ em (ngƣời dƣới 16 tuổi) nhƣ một loại hàng hóa; cụ thể là một trong các hành vi sau đây: a) Bán trẻ em cho ngƣời khác, không phụ thuộc vào mục đích của ngƣời mua;
  • 20. 11 b) Mua bán trẻ em để bán lại cho ngƣời khác, không phân biệt bán lại cho ai và mục đích của ngƣời mua sau này nhƣ thế nào; c) Dùng trẻ em làm phƣơng tiện để trao đổi, thanh toán; d) Mua trẻ em để bóc lột, cƣỡng bức lao động hoặc vì mục đích trái pháp luật khác. 2. “Đánh tráo trẻ em” là hành vi thay thế trẻ em này bằng trẻ em khác ngoài ý muốn của cha mẹ, ngƣời nuôi dƣỡng hoặc ngƣời quản lý hợp pháp của một hoặc cả hai đứa trẻ. 3. “Chiếm đoạt trẻ em” là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, bắt trộm, lừa đảo, lợi dụng tình trạng khó khăn, sự lệ thuộc của cha mẹ hoặc của ngƣời nuôi dƣỡng trẻ em nhằm chiếm giữ đứa trẻ hoặc giao cho ngƣời khác chiếm giữ đứa trẻ đó. 4. Ngƣời tổ chức, ngƣời xúi dục, ngƣời giúp sức cho ngƣời thực hiện một trong các hành vi đƣợc hƣớng dẫn tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này bị truy cứu trách nhiệm hình sự với vai trò đồng phạm [65]. Trong số ba hành vi quy định tại Điều 120, chỉ có hành vi chiếm đoạt trẻ em nhà làm luật mới quy định “dƣới bất kỳ hình thức nào”, còn hành vi mua bán và hành vi đánh tráo thì không thể quy định mua bán hoặc đánh tráo dƣới bất kỳ hình thức nào. Quy định “chiếm đoạt trẻ em dƣới bất kỳ hình thức nào” [59, tr. 97] là để phân biệt với trƣờng hợp “bắt trộm trẻ em” quy định trong Bộ luật hình sự năm 1985 mới chỉ nói lên hình thức lén lút; còn trên thực tế, ngƣời phạm tội không chỉ lén lút, mà còn dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, dùng thủ đoạn gian dối, công nhiên hoặc thủ đoạn khác để chiếm đoạt trẻ em. Từ Điều 120 Bộ luật hình sự năm 1999, qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn về tội phạm mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em, có thể đƣa ra định nghĩa nhƣ sau:
  • 21. 12 Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, do ngƣời có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý xâm phạm quyền tự do thân thể, tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm và quyền đƣợc quản lý, bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em... Ngƣời phạm tội mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em phải bị xử lý bằng hình phạt [59]. 1.1.2. Sự cần thiết bảo vệ trẻ em bằng các quy định của Luật hình sự Việt Nam Trẻ em luôn là đối tƣợng đƣợc quan tâm của gia đình, nhà nƣớc và xã hội, trẻ em là đối tƣợng đặc biệt cần đƣợc sự bảo vệ của pháp luật. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quan niệm “trẻ em nhƣ búp trên cành” và đó cũng là quan niệm của cả dân tộc ta về thiếu niên nhi đồng. Chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em là chăm lo cho hạnh phúc của chính chúng ta hôm nay, của tƣơng lai chúng ta mai sau, và mãi là truyền thống, đạo lý tốt đẹp của dân tộc ta. Việc quan tâm, chăm sóc, bồi dƣỡng thế hệ trẻ đã đƣợc Đảng và Nhà nƣớc ta chú ý từ rất sớm thể hiện trong nhiều Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng trong đó đều thống nhất khẳng định đây là trách nhiệm to lớn của Đảng, toàn dân. Từ năm 1945 đến nay, trải qua nhiều năm xây dựng và phát triển của đất nƣớc, cùng với việc dần hoàn thiện hệ thống pháp luật, Nhà nƣớc ta đã ban hành nhiều chủ trƣơng, chính sách hƣớng tới mục tiêu vì lợi ích tốt nhất cho sự phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần và đạo đức của trẻ em; đã tổ chức thực hiện nhiều chính sách tầm chiến lƣợc, nhiều chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng để đảm bảo mọi trẻ em đều có quyền đƣợc sống, phát triển, tham gia và đƣợc bảo vệ không bị xâm hại trong môi trƣờng an toàn, lành mạnh và thân thiện, không bị phân biệt đối xử. Năm 1990, Nhà nƣớc ta đã phê chuẩn Công ƣớc quốc tế về Quyền trẻ em (ngày 20 tháng 2 năm 1990), Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở Châu Á và thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ƣớc này [43].
  • 22. 13 Với quan điểm coi đầu tƣ nguồn lực con ngƣời vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nƣớc theo định hƣớng Xã hội chủ nghĩa và trẻ em là chủ nhân tƣơng lai của đất nƣớc, Nhà nƣớc ta đã luôn đặt lợi ích tốt nhất của trẻ em lên hàng đầu trong các quyết định liên quan đến phát triển kinh tế, xã hội của đất nƣớc, cộng đồng và gia đình. Công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là đảm bảo cho an toàn xã hội, phát triển con ngƣời và cho sự phát triển bền vững của đất nƣớc. Có thể khẳng định, bảo vệ trẻ em là bảo vệ quyền con ngƣời. Hệ thống pháp luật Việt Nam bao gồm nhiều ngành luật, có đối tƣợng điều chỉnh là các nhóm quan hệ xã hội thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Trẻ em với tính cách là một chủ thể pháp luật, các quan hệ xã hội về trẻ em cũng là một trong những đối tƣợng điều chỉnh của các ngành luật thuộc hệ thống pháp luật nƣớc ta. Pháp luật về trẻ em có phạm vi điều chỉnh rộng, liên quan đến nhiều nhóm quan hệ xã hội, đến nhiều ngành luật khác nhau. Các ngành luật thuộc hệ thống pháp luật Việt Nam đều bảo vệ quyền trẻ em theo một đặc thù riêng của ngành luật mình. “Ví dụ: trong lĩnh vực Luật Hiến pháp, trẻ em đƣợc xem nhƣ một công dân đặc biệt, vấn đề bảo vệ quyền trẻ em đƣợc điều chỉnh dƣới góc độ phạm trù quyền con ngƣời. Do vậy, Luật Hiến pháp bảo vệ quyền trẻ em bằng việc quy định các quyền cơ bản nhất của trẻ em, bao gồm quyền đƣợc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục. Đồng thời, Luật Hiến pháp cũng quy định trách nhiệm của gia đình, Nhà nƣớc và xã hội trong việc bảo vệ các quyền cơ bản này” [30, tr. 10]. Quốc tịch là một trong những quyền cơ bản và thiêng liêng nhất của trẻ em; là căn cứ để trẻ em đƣợc hƣởng sự bảo hộ pháp lý của Nhà nƣớc, là một trong những điều kiện cơ bản để xác định tình trạng nhân thân của một con ngƣời từ khi sinh ra cho đến khi chết. Rõ ràng, Luật Quốc tịch có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo vệ quyền trẻ em.
  • 23. 14 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 là văn bản chuyên biệt có hiệu lực pháp lý cao nhất quy định cụ thể về quyền và bổn phận của trẻ em, trách nhiệm của gia đình, nhà trƣờng và của toàn xã hội trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Luật này đã xác định: Trẻ em, không phân biệt gái, trai, con trong giá thú, con ngoài giá thú, con đẻ, con nuôi, con riêng, con chung; không phân biệt dân tộc, tín ngƣỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội, chính kiến của cha mẹ hoặc ngƣời giám hộ, đều đƣợc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, đƣợc hƣởng các quyền theo quy định của pháp luật [56]. Tình hình vi phạm về quyền của trẻ em diễn ra ngày càng phức tạp và có chiều hƣớng gia tăng nhƣ: nạn bạo hành trẻ em xảy ra nhiều nơi nhƣ ở nhà (thậm chí ngay trong chính gia đình của các em), ở nơi làm thuê, trong các trƣờng học và cơ sở nuôi dạy trẻ, trẻ em bị bắt cóc, lừa bán… gây nên những làn sóng bức xúc mạnh mẽ trong công luận và trong xã hội. Trẻ em là một chủ thể đặc biệt của pháp luật hình sự. Pháp luật hình sự có chính sách hình sự riêng đối với trẻ em nhằm bảo vệ trẻ em khi họ là đối tƣợng bị tội phạm xâm hại, đồng thời cũng quy định TNHS nhƣng theo hƣớng giảm nhẹ đối với ngƣời chƣa thành niên khi họ chính là ngƣời thực hiện tội phạm. Chính sách hình sự đối với ngƣời chƣa thành niên phạm tội thể hiện thống nhất trong những quy định cụ thể của pháp luật hình sự về TNHS, về nguyên tắc xử lý, về hệ thống hình phạt và các biện pháp tƣ pháp khác. Đặc biệt, luật hình sự quy định những hình phạt nghiêm khắc đối với các tội phạm xâm hại đến quyền của trẻ em. Một trong những quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em có nguy cơ lớn và trên thực tế bị xâm hại khá nặng nề bởi các loại tội phạm là xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của các em. Công cụ pháp lý quan trọng nhất đƣợc Nhà nƣớc ta sử dụng để bảo vệ trẻ em tránh khỏi những nguy cơ
  • 24. 15 xâm hại kể trên, đồng thời cũng là căn cứ pháp lý để trừng phạt nghiêm khắc các đối tƣợng phạm tội trong lĩnh vực này là các tội phạm quy định tại chƣơng XII Bộ luật hình sự năm 1999, bao gồm: Điều 93. Tội giết ngƣời, khoản 1, điểm c, giết trẻ em; Điều 94. Tội giết con mới đẻ; Điều 103. Tội đe dọa giết ngƣời, khoản 2, điểm c, đối với trẻ em; Điều 104. Tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của ngƣời khác, khoản 1, điểm d, đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai...; Điều 110. Tội hành hạ ngƣời khác, khoản 2, điểm a, đối với ngƣời già, trẻ em, phụ nữ có thai hoặc ngƣời tàn tật; Điều 112. Tội hiếp dâm trẻ em; Điều 114. Tội cƣỡng dâm trẻ em; Điều 115. Tội giao cấu với trẻ em; Điều 116. Tội dâm ô đối với trẻ em và Điều 120. Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em [59]. Trong những năm gần đây, tình trạng mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em diễn biến ngày càng phức tạp và có chiều hƣớng gia tăng cả về số vụ và số đối tƣợng phạm tội với tính chất ngày càng nghiêm trọng, nhất là tại các tỉnh biên giới phía Bắc giáp Trung Quốc. Đảng và Nhà nƣớc đã có các chính sách, biện pháp mạnh mẽ nằm ngăn chặn, phòng ngừa loại tội phạm này. Ngày 17/9/1997, Thủ tƣớng Chính phủ đã ra Chỉ thị 776/TTg về “Tăng cƣờng trách nhiệm thực hiện các biện pháp ngăn chặn việc đƣa trái phép phụ nữ và trẻ em ra nƣớc ngoài”. Trong Chƣơng trình quốc gia phòng chống tội phạm đƣợc ban hành theo Nghị quyết số 09/1998/NQ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ đã đƣa ra 4 Đề án; trong đó có Đề án 4 quy định một số nội dung về đấu tranh phòng chống các tội phạm xâm phạm trẻ em và tội phạm do ngƣời chƣa thành niên gây ra. Đặc biệt, Quyết định số 130/2004/QĐ-TTg ngày 14/7/2004 của Thủ tƣớng Chính phủ về Chƣơng trình hành động phòng chống tội phạm buôn bán phụ nữ và trẻ em từ năm 2004 đến 2010 đã quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, ban, ngành trong phòng chống tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em. Ngày 30 tháng 11 năm 2005 Thủ tƣớng Chính phủ đã có
  • 25. 16 Quyết định số 312/2005/QĐ-TTg về việc phê duyệt các đề án thuộc Chƣơng trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em từ năm 2005 đến năm 2010...... Việc trẻ em bị chiếm đoạt, mua bán, đánh tráo trẻ em thực sự là tội ác, gây nhức nhối cho toàn xã hội và là sự quan tâm đặc biệt của cả xã hội. Trẻ em bị buôn bán đã phải rơi vào những hoàn cảnh sống rất thƣơng tâm, bị méo mó nhân cách và ảnh hƣởng nặng nề về tâm lý, ảnh hƣởng trực tiếp đến cuộc sống, sức khỏe, nhân phẩm, tinh thần của trẻ mà còn tác động tiêu cực đến xã hội. Bên cạnh đó, hiện nay đã xuất hiện những tổ chức, đƣờng dây buôn bán ngƣời hoạt động xuyên quốc gia, đe dọa nghiêm trọng đến quyền đƣợc bảo vệ, đƣợc sống hạnh phúc của con ngƣời nói chung và của trẻ em nói riêng. Trƣớc thực trạng đó, việc tiếp tục áp dụng chế tài pháp lý của các ngành luật tƣơng ứng khác ít nghiêm khắc hơn luật hình sự đối với hành vi mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em sẽ không còn đủ sức ngăn chặn nữa. Do đó, việc bảo vệ trẻ em bằng Luật Hình sự với các chế tài nghiêm khắc là hết sức cần thiết. BLHS năm 1985 đã tội phạm hóa những hành vi này thành tội bắt trộm, mua bán hoặc đánh tráo trẻ em quy định tại Chƣơng các tội xâm phạm chế độ hôn nhân gia đình và các tội phạm đối với ngƣời chƣa thành niên. Đến lần pháp điển hóa thứ hai, BLHS năm 1999 đã đƣa tội này về Chƣơng các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con ngƣời với tội danh mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em cho phù hợp với khách thể loại bị xâm phạm. Việc quy định tội phạm này trong BLHS là hết sức quan trọng, tạo cơ sở pháp lý cho công tác phòng, chống, bảo vệ trẻ em khỏi nạn buôn bán ngƣời. BLHS năm 1999 coi tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em là tội phạm hết sức nghiêm trọng xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con ngƣời thể hiện ở mức hình phạt quy định đối với tội phạm này rất nghiêm khắc, hình phạt cao nhất đƣợc quy định là tù chung thân.
  • 26. 17 1.2. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM QUY ĐỊNH TỘI MUA BÁN, ĐÁNH TRÁO, CHIẾM ĐOẠT TRẺ EM Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, sau khi giành đƣợc chính quyền những tàn dƣ, hủ tục của xã hội phong kiến từng bƣớc bị xoá bỏ, thay vào đó là các quyền cơ bản của công dân đƣợc pháp luật ghi nhận và đảm bảo, mọi công dân bình đẳng trƣớc pháp luật, trong đó có trẻ em. Ngay tại Điều 1, Hiến pháp năm 1946 – Hiến pháp đầu tiên của nƣớc ta quy định: "Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, trai, gái, giàu, nghèo, giai cấp, tôn giáo" [49, tr. 316]. Trong những ngày đầu mới thành lập, Nhà nƣớc Việt Nam Dân chủ cộng hòa vừa phải đối phó với thù trong, giặc ngoài, vừa từng bƣớc tổ chức xây dựng xã hội mới. Để ổn định tình hình đất nƣớc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 47/SL ngày 10/10/1945 cho phép áp dụng một số văn bản pháp luật của đế quốc, phong kiến với điều kiện là không trái với nguyên tắc độc lập của nƣớc Việt Nam và chính thể Dân chủ cộng hòa. Đây là biện pháp mang tính tình thế cấp bách để ổn định tình hình đất nƣớc. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, những khu căn cứ cách mạng, những vùng do cách mạng quản lý thì những vụ phạm tội đƣợc áp dụng theo Sắc lệnh số 27/SL ngày 28/2/1946 truy tố các tội bắt cóc, tống tiền và ám sát; Thông tƣ số 442/TTg ngày 19/1/1955 về trừng trị một số tội phạm. Những vùng thuộc chính quyền thực dân Pháp quản lý thì áp dụng theo ba bộ luật cũ ở ba miền: Bắc, Trung, Nam. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta đã thắng lợi, hoà bình đƣợc lập lại, cách mạng chuyển sang giai đoạn mới, vì vậy, những văn bản pháp luật của đế quốc và phong kiến mặc dù đƣợc áp dụng với tinh thần mới vẫn không còn thích hợp nữa. Vì vậy, Bộ Tƣ pháp đã có Thông tƣ số 19/VHH-HS ngày 30/6/1955 yêu cầu các toà án không áp
  • 27. 18 dụng luật lệ của đế quốc và phong kiến nữa. Văn bản pháp lý này đã tạo cho pháp luật hình sự Việt Nam nói chung cũng nhƣ pháp luật quy định các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm con ngƣời sang một giai đoạn mới. Toà án xét xử tội phạm này căn cứ vào đƣờng lối, chính sách và những văn bản pháp luật do Toà án nhân dân tối cao ban hành. Nhìn chung, pháp luật trong giai đoạn sau cách mạng tháng Tám đến trƣớc khi ban hành BLHS năm 1985, do những điều kiện lịch sử hạn chế nên còn thiếu nhiều, chủ yếu là xét xử theo án lệ thông qua công tác tổng kết và hƣớng dẫn của Toà án nhân dân tối cao. Nghiên cứu pháp luật hình sự Việt Nam giai đoạn này, chƣa có điều luật cụ thể quy định về tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em. Bộ luật Hình sự năm 1985 ra đời và qua bốn lần sửa đổi là công cụ quan trọng góp phần xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Xã hội chủ nghĩa. Bộ luật Hình sự đƣợc Quốc hội thông qua ngày 27 - 6 - 1985 và có hiệu lực từ ngày 01/01/1985 (gọi tắt là BLHS năm 1985) là một dấu mốc quan trọng nhất trong sự phát triển của pháp luật hình sự Việt Nam. Nó là công cụ quan trọng để đấu tranh chống tội phạm trong đó có tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em. Trong BLHS năm 1985, tại Chƣơng các tội xâm phạm chế độ hôn nhân gia đình và các tội phạm đối với ngƣời chƣa thành niên, điều 149 quy định về tội bắt trộm, mua bán hoặc đánh tráo trẻ em. Tội này xâm phạm trực tiếp quan hệ gia đình giữa cha mẹ và con cái (quyền của các em đƣợc sống yên vui và phát triển lành mạnh trong sự chăm sóc của gia đình, quyền và nghĩa vụ của cha mẹ về việc chăm sóc, giáo dục và bảo vệ con cái) cũng nhƣ trật tự an toàn xã hội. Trẻ em quy định tại điều luật này bao gồm "các em từ mới sinh đến 15 tuổi” [53]. Điều 149 BLHS năm 1985 quy định về tội này nhƣ sau: Ngƣời nào bắt trộm, mua bán hoặc đánh tráo trẻ em thì bị phạt
  • 28. 19 tù từ một năm đến bảy năm; phạt tù từ năm năm đến hai mƣơi năm nếu thuộc một trong các trƣờng hợp: có tổ chức; để đƣa ra nƣớc ngoài; bắt trộm, mua bán hoặc đánh tráo nhiều trẻ em hoặc gây ra hậu quả nghiêm trọng khác; tái phạm nguy hiểm [53, Điều 149]. Về mặt khách quan, Điều 149 BLHS năm 1985 quy định các hành vi sau đây: - Hành vi bắt trộm trẻ em: Là hành vi làm cho trẻ em phải rời bỏ hẳn gia đình hoặc nơi đang ở đi theo mình mà không có sự thoả thuận của cha, mẹ hoặc của ngƣời có trách nhiệm chăm sóc, quản lý với mục đích lấy con của ngƣời khác không kể thủ đoạn thực hiện nhƣ thế nào. Hành vi này thông thƣờng và phổ biến đƣợc thực hiện một cách lén lút, bí mật đối với gia đình hoặc ngƣời chăm sóc đứa trẻ nhƣ lợi dụng lúc ngƣời lớn vắng mặt, trẻ em không có ai trông coi hoặc lợi dụng lúc trẻ em bị lạc mà bắt đi, hành vi này đƣợc gọi là bắt trộm trẻ em, xét về bản chất, hành vi này mang tính chất chiếm đoạt là chủ yếu. Việc bản thân trẻ em có đồng ý đi theo hay không cũng không có ý nghĩa về mặt định tội. Tội phạm coi nhƣ hoàn thành khi đã thực hiện hành vi bắt trẻ em. - Hành vi mua bán trẻ em: là hành vi mua hoặc bán trẻ em nhằm kiếm lời, không kể là mua của chính ngƣời có con mang bán hoặc mua bán của kẻ đã bắt trộm. Cũng có thể chỉ là hành vi mua nhƣ trƣờng hợp mua trẻ em biết rằng đã bị bắt trộm dù rằng chỉ để về nuôi hoặc chỉ là hành vi bán nhƣ trƣờng hợp dì ghẻ bán con riêng của chồng vì thù ghét hay nhƣ trƣờng hợp ngƣời bố do ăn chơi sa đoạ đã mang bán con mình cho bọn biết rõ là buôn trẻ em để lấy tiền rƣợu chè, cờ bạc. Tội phạm hoàn thành khi đã có hành vi mua hoặc bán.
  • 29. 20 - Hành vi đánh tráo trẻ em: là hành vi đổi trẻ em của ngƣời này lấy trẻ em của ngƣời khác. Trên thực tế, việc đánh tráo này chỉ có thể thực hiện đối với trẻ mới sinh và ở những nơi có nhiều sản phụ nằm đẻ cùng một thời gian nhƣ ở các nhà hộ sinh, bệnh viện. Thông thƣờng là đổi trẻ em gái mới sinh lấy trẻ em trai mới sinh hoặc ngƣợc lại, hoặc đổi một em có tật bẩm sinh lấy một em khoẻ mạnh hơn. Tội phạm hoàn thành khi đã có hành vi đánh tráo [53, Điều 149]. Theo quy định của Điều 149 BLHS năm 1985, chủ thể của các tội này là bất kỳ ngƣời nào có năng lực trách nhiệm hình sự theo nguyên tắc chung. Riêng đối với tội đánh tráo trẻ em thì trên thực tế, chủ thể chủ yếu là ngƣời có trách nhiệm ở các nơi có sản phụ sinh nở (nhân viên y tế, các hộ sinh ở bệnh viện) vì chỉ có họ mới có điều kiện đánh tráo đƣợc trẻ em. Ngƣời có hành vi mua chuộc ngƣời đó, thƣờng là sản phụ hoặc ngƣời thân của sản phụ là đồng phạm. Ngoài ra, họ còn có thể phạm thêm cả tội đƣa và nhận hối lộ để làm một việc mà theo trách nhiệm không đƣợc phép làm [53]. Về mặt chủ quan, các tội này đƣợc thực hiện do lỗi cố ý. Động cơ rất đa dạng, không ảnh hƣởng đến việc định tội nhƣng có ý nghĩa quan trọng đến việc quyết định biện pháp và mức độ xử lý. Thông thƣờng là vì tƣ lợi nhƣ bắt trộm trẻ em để mang bán, mua trẻ em để bán kiếm lời, nhận đánh tráo trẻ em để đƣợc tiền hoặc vì lạc hậu nhƣ bắt trộm trẻ em hay mua trẻ em bị bắt trộm để về nuôi vì hiếm con, thuê đánh tráo lấy con trai vì tƣ tƣởng trọng nam khinh nữ. Cũng có những trƣờng hợp vì động cơ đê hèn nhƣ do thù hằn mà bắt trộm con ngƣời khác để phá hoại hạnh phúc gia đình họ… Trƣờng hợp bắt trộm trẻ em không nhằm chiếm đoạt mà chỉ nhằm đòi tiền chuộc thì không phạm tội bắt trộm trẻ em mà là phạm tội “bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản của công dân” (Điều 132 BLHS năm 1985) [53]. Về hình phạt, theo quy định tại Điều 149 BLHS năm 1985, các tội nói
  • 30. 21 trên có hai khung hình phạt và là những tội có mức hình phạt nặng nhất (đến 20 năm tù) so với tất cả các tội ở chƣơng này, do tính chất rất nguy hiểm, không chỉ có khả năng gây tác hại lớn đối với sự phát triển lành mạnh của trẻ em và đối với hạnh phúc gia đình mà còn cả đối với trật tự an toàn xã hội, gây căm phẫn chính đáng trong dƣ luận quần chúng. Đối tƣợng bị xử lý nghiêm khắc là bọn vì tƣ lợi hoặc vì động cơ đê hèn mà gây nên những cảnh chia ly. Những ngƣời vì lạc hậu mà phạm tội bị xử lý nhẹ hơn và cách thức họ nuôi dƣỡng đứa trẻ bị bắt trộm nhƣ thế nào thƣờng là một tình tiết đƣợc xem xét để cân nhắc mức xử phạt thích hợp. Trên tinh thần chính sách xử lý có phân biệt các đối tƣợng nói trên khoản 2 Điều 149 BLHS năm 1985 có quy định những trƣờng hợp phải xử phạt nặng. Trong số này, ngoài những tình tiết thƣờng gặp ở một số tội phạm khác nhƣ phạm tội có tổ chức, tái phạm nguy hiểm, đáng chú ý là tình tiết “để đƣa ra nƣớc ngoài” nhằm vào bọn bắt trộm hoặc mua trẻ em để bán ra nƣớc ngoài, kể cả trƣờng hợp bán cho ngƣời nƣớc ngoài biết rõ để họ đƣa ra nƣớc ngoài và tình tiết “gây hậu quả nghiêm trọng khác” nhằm vào bọn tội phạm đã gây tác hại lớn đến sự phát triển lành mạnh của các em bị bắt trộm (nhƣ gây ốm đau, bệnh tật, thất học, sa đoạ…) hoặc đến hạnh phúc gia đình của ngƣời thân (nhƣ vì con bị bắt trộm, bị mua bán, bị đánh tráo mà bố mẹ của đứa trẻ bị lâm bệnh nặng, ảnh hƣởng đến sức khoẻ và sức lao động, ảnh hƣởng đến cuộc sống bình thƣờng của gia đình nạn nhân…). Ngoài ra, Điều 150 BLHS năm 1985 còn quy định hình phạt bổ sung đối với trƣờng hợp tái phạm nguy hiểm quy định tại điểm d khoản 2 Điều 149 thì “bị phạt quản chế từ một năm đến năm năm” [53]. Đến khi ban hành BLHS năm 1999, do việc nhìn nhận lại khách thể loại của tội phạm này không chỉ xâm hại đến quan hệ gia đình giữa cha mẹ và con cái mà còn xâm hại một cách trực tiếp đến quyền của trẻ em đƣợc chăm sóc, bảo vệ về tính
  • 31. 22 mạng, sức khỏe và đƣợc phát triển trong môi trƣờng lành mạnh, hạnh phúc nên tội phạm này đã đƣợc đƣa về Chƣơng “Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm” [59]. 1.3. TỘI MUA BÁN, ĐÁNH TRÁO, CHIẾM ĐOẠT TRẺ EM TRONG LUẬT HÌNH SỰ MỘT SỐ NƢỚC 1.3.1. Luật hình sự Liên bang Nga Bộ luật hình sự Liên bang Nga (có hiệu lực từ ngày 01-01-1997) tội buôn bán trẻ em và tội đánh tráo trẻ em có hai điều luật đƣợc quy định tại Chƣơng các tội xâm phạm gia đình và ngƣời chƣa thành niên [63]. Tại Điều 152 Bộ luật hình sự Liên bang Nga quy định về tội buôn bán trẻ em nhƣ sau: Mua, bán ngƣời chƣa thành niên hoặc thực hiện các hợp đồng khác liên quan đến ngƣời chƣa thành niên dƣới hình thức chuyển giao và chiếm đoạt ngƣời chƣa thành niên thì bị phạt lao động bắt buộc từ 180 giờ đến 240 giờ hoặc bị phạt lao động cải tạo từ 1 năm đến 2 năm hoặc bị phạt hạn chế tự do đến 3 năm hoặc bị phạt tù đến 5 năm [63, tr. 90]. Cũng hành vi mua, bán ngƣời chƣa thành niên hoặc thực hiện các hợp đồng khác liên quan đến ngƣời chƣa thành niên nếu đƣợc thực hiện nhiều lần; hoặc đƣợc thực hiện đối với hai ngƣời chƣa thành niên trở lên; hoặc do một nhóm ngƣời, một nhóm ngƣời có thoả thuận trƣớc hoặc một nhóm ngƣời có tổ chức thực hiện; hoặc do ngƣời lợi dụng cƣơng vị công tác của mình thực hiện; hoặc đƣa trái pháp luật ngƣời chƣa thành niên ra nƣớc ngoài hoặc đƣa trái pháp luật ngƣời chƣa thành niên từ nƣớc ngoài về; hoặc đƣợc thực hiện với mục đích lôi kéo ngƣời chƣa thành niên thực hiện tội phạm hoặc thực hiện các hành vi chống đối xã hội; hoặc đƣợc thực hiện nhằm mục đích chiếm một cơ quan hoặc các mô của cơ thể ngƣời chƣa thành niên để
  • 32. 23 cấy ghép, "thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm". Những hành vi nêu trên nếu làm chết ngƣời chƣa thành niên hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 5 năm đến 15 năm [30]; [63]. Tại Điều 153 Bộ luật hình sự Liên bang Nga quy định về tội đánh tráo trẻ em nhƣ sau: “Đánh tráo trẻ em vì động cơ vụ lợi hoặc động cơ bất chính khác thì bị phạt tù đến 5 năm, kèm theo bị phạt tiền từ 200 lần đến 500 lần mức thu nhập tối thiểu hay mức lương hay thu nhập khác của người bị kết án trong thời gian từ 2 tháng đến 5 tháng” [30]; [63, tr. 90]. Bộ luật hình sự Liên bang Nga quy định các hành vi mua bán, đánh tráo trẻ em thành những điều luật riêng biệt và không có tội chiếm đoạt trẻ em mà "chiếm đoạt" là một trong hai hình thức của tội mua, bán trẻ em (cùng với hình thức"chuyển giao"). Khoảng cách giữa các khung hình phạt cũng không quá lớn nhƣ quy định tại Điều 120 BLHS năm 1999 của nƣớc ta. Khoản 2 Điều 152 BLHS Liên bang Nga quy định khá đầy đủ các tình tiết định khung tăng nặng. Hình phạt cao nhất đối với tội mua bán trẻ em theo quy định của BLHS Liên bang Nga là "đến 15 năm tù" [30, tr. 28]. Tuy nhiên, Điều 152 BLHS Liên bang Nga cũng chƣa quy định đầy đủ các hành vi của tội mua bán trẻ em theo quy định của pháp luật quốc tế cũng nhƣ không quy định mục đích "để bóc lột" là một trong những yếu tố bắt buộc để cấu thành tội mua bán trẻ em. Đối với tội đánh tráo trẻ em, Điều 153 BLHS Liên bang Nga quy định yếu tố mục đích "vì động cơ vụ lợi hoặc động cơ bất chính khác" là yếu tố bắt buộc để cấu thành tội đánh tráo trẻ em. Hình phạt cao nhất đối với tội này là "phạt tù đến 5 năm, kèm theo bị phạt tiền từ 200 lần đến 500 lần mức thu nhập tối thiểu hay mức lƣơng hay thu nhập khác của ngƣời bị kết án trong thời gian từ 2 tháng đến 5 tháng". So với Điều 120 BLHS năm 1999 của Việt Nam thì quy định của BLHS Liên bang Nga nhẹ hơn rất nhiều [30, tr. 29].
  • 33. 24 1.3.2. Luật hình sự Cộng hoà nhân dân Trung Hoa Bộ luật Hình sự CHND Trung Hoa đƣợc Quốc hội thông qua ngày 1- 7-1979, đã đƣợc sửa đổi, bổ sung vào năm 1982. Tội mua bán trẻ em đƣợc quy định tại Chƣơng 4 "Tội xâm phạm quyền tự do cá nhân và quyền dân chủ của công dân" [30, tr. 29]. Tại điều 240 quy định: Ngƣời nào buôn bán phụ nữ, trẻ em thì bị phạt tù từ năm năm đến mƣời năm và phạt tiền; bị phạt tù từ mƣời năm trở lên, hoặc tù chung thân, phạt tiền và tịch thu tài sản nếu phạm tội thuộc một trong những tình tiết dƣới đây: ngƣời cầm đầu tổ chức buôn bán phụ nữ, trẻ em; buôn bán phụ nữ, trẻ em từ ba ngƣời trở lên; hiếp dâm phụ nữ bị đem bán; lừa gạt, cƣỡng bức những phụ nữ bị đem bán phải bán dâm hoặc bán họ cho ngƣời khác mà những ngƣời này cƣỡng bức họ phải bán dâm; dùng bạo lực, ép buộc hoặc các biện pháp gây mê để bắt cóc phụ nữ, trẻ em để bán họ; bắt cóc trẻ em vì mục đích để đem bán; nếu gây ra cho phụ nữ, trẻ em bị đem bán hoặc những ngƣời thân của họ bị chết hoặc những hậu quả nghiêm trọng khác; đƣa phụ nữ, trẻ em đem bán ra nƣớc ngoài. Nếu có tình tiết đặc biệt nghiêm trọng thì bị xử tử hình và tịch thu tài sản [30, tr. 29]. Tội buôn bán phụ nữ, trẻ em theo BLHS CHND Trung Hoa là một trong những tội lừa gạt, bắt cóc, mua chuộc, tiếp đón, trung chuyển phụ nữ, trẻ em. Điều 241 BLHS CHND Trung Hoa quy định hình phạt đối với hành vi mua phụ nữ, trẻ em nhƣ sau: "người nào phạm tội mua phụ nữ, trẻ em bị đem bán thì bị phạt tù đến ba năm, bị giam giữ hoặc quản chế” [50]. Phạm tội mua phụ nữ bị đem bán, cƣỡng chế để quan hệ tình dục với họ thì bị xử phạt theo quy định của Điều 236 Bộ luật này. Ngƣời nào có những hành vi phạm tội nhƣ mua phụ nữ, trẻ em bị đem bán rồi tƣớc đoạt, hạn chế trái phép quyền
  • 34. 25 tự do thân thể hoặc làm tổn hại, làm nhục nạn nhân, thì bị xử phạt theo quy định của những điều luật có liên quan của Bộ luật này. Ngƣời nào mua phụ nữ, trẻ em bị đem bán và phạm các tội quy định ở các khoản 2 và 3 của Điều này sẽ bị trừng phạt về phạm nhiều tội cùng một lúc. Phạm tội mua phụ nữ, trẻ em và bán họ, thì bị xử phạt theo quy định của Điều 240 Bộ luật này. Ngƣời nào mua phụ nữ, trẻ em bị đem bán nhƣng không cản trở phụ nữ bị đem bán trở về quê cũ theo nguyện vọng của họ, hoặc không lạm dụng trẻ em bị đem bán hoặc không ngăn cản các nỗ lực giải thoát số trẻ em đó thì có thể không bị truy cứu trách nhiệm hình sự [63]; [30, tr. 29]. Bộ luật hình sự của nƣớc CHND Trung Hoa không quy định riêng về tội mua bán trẻ em, tội đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em mà quy định chung thành tội buôn bán phụ nữ, trẻ em. Ngoài ra, luật còn có quy định đối với hành vi ngăn cản việc giải thoát cho phụ nữ, trẻ em bị đem bán; trừng phạt rất nghiêm khắc đối với loại tội phạm này, hình phạt cao nhất đƣợc quy định là tử hình. Ngoài ra ngƣời phạm tội còn bị tịch thu tài sản [30, tr. 29]. 1.3.3. Luật hình sự Malaysia Trong BLHS Malaysia, có hai điều luật quy định về tội bán trẻ em và tội mua trẻ em cho mục đích mại dâm là Điều 372 và Điều 373 - trẻ em trong luật hình sự của Malaysia là ngƣời dƣới 21 tuổi. Điều 372 quy định về tội bán trẻ em cho mục đích mại dâm cụ thể nhƣ sau: Ngƣời nào bán, cho thuê hoặc có các hành vi tƣơng tự khác đối với ngƣời dƣới 21 tuổi với dụng ý để ngƣời đó bị sử dụng vào mục đích mại dâm hoặc giao cấu bất hợp pháp với ngƣời khác hoặc vì các mục đích trái pháp luật hoặc phi đạo đức khác, thì bị phạt tù đến 10 năm kèm theo hình phạt tiền [30]; [63, tr. 37]. Điều 373 quy định về tội mua trẻ em cho mục đích mại dâm...: Ngƣời nào mua, thuê hoặc bằng cách khác có đƣợc ngƣời
  • 35. 26 dƣới 21 tuổi với dụng ý để ngƣời đó bị sử dụng vào mục đích mại dâm hoặc giao cấu bất hợp pháp với ngƣời khác hoặc vì các mục đích trái pháp luật hoặc phi đạo đức khác, thì bị phạt tù đến 10 năm kèm theo hình phạt tiền [30]; [63, tr. 37]. Bộ luật Hình sự Malaysia chỉ quy định hai tội bán và mua trẻ em mà không quy định tội đánh tráo và chiếm đoạt trẻ em. Phạm vi điều chỉnh của hai tội này cũng rất hẹp, chỉ điều chỉnh hành vi mua và bán trẻ em “cho mục đích mại dâm” [30, tr. 31]. Malayxia là điểm đến của nạn buôn bán ngƣời, hiện tại chƣa có báo cáo về cấp độ và quy mô tình trạng buôn bán ngƣời ở Malayxia nhƣng các báo cáo của Ủy ban quyền con ngƣời Malayxia (SUHAKAM) đã cảnh báo về một số lƣợng lớn ngƣời nƣớc ngoài bị tạm giam tại các nhà tù dành cho phụ nữ. Khuôn khổ chính sách quốc gia của Malayxia chủ yếu giải quyết vấn đề buôn bán ngƣời qua các vấn đề nhập cƣ. Về hợp tác quốc tế, Malayxia đã tham gia nhiều Hiệp ƣớc liên quan đến buôn bán ngƣời nhƣ: Công ƣớc của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia; Công ƣớc về quyền trẻ em; Công ƣớc số 182 về nghiêm cấm và hành động khẩn cấp xoá bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất [52, tr. 46]. Tuy nhiên trong luật pháp Malayxia không có tội danh buôn bán ngƣời, chỉ có những hành vi liên quan đến buôn bán ngƣời có thể đƣợc sử dụng nhƣ: - Thƣờng xuyên buôn bán nô lệ. - Buôn bán trẻ em, bắt cóc trẻ em và tham gia vào mại dâm trẻ em. - Thuê mƣớn trẻ em thành lực lƣợng lao động. 1.3.4. Luật hình sự Campuchia Campuchia là đất nƣớc trung gian thƣờng nằm trong đƣờng dây vận chuyển ngƣời của các đối tƣợng mua bán ngƣời, mua bán trẻ em trái phép,
  • 36. 27 Campuchia phải đối mặt với nhiều nguy cơ liên quan đến bóc lột ngƣời nhằm phục vụ nhu cầu tình dục, lao động cƣỡng bức. Phụ nữ và trẻ em Campuchia bị bóc lột để phục vụ ngành công nghiệp tình dục ở nƣớc này cũng nhƣ các quốc gia Đông Nam Á khác. Bên cạnh đó, phụ nữ, nam giới và trẻ em còn bị đƣa sang các đô thị ở Thái Lan để ăn xin, bán dâm hoặc cƣỡng ép lao động [52, tr. 42]. Chính từ thực trạng đó, Campuchia là một trong những nƣớc tích cực trong công tác phòng chống mua bán ngƣời, mua bán trẻ em. Campuchia là thành viên ký kết nhiều Công ƣớc, hiệp định liên quan đến phòng chống mua bán ngƣời nhƣ Hiệp ƣớc quốc tế về quyền chính trị và dân sự, Công ƣớc về quyền trẻ em, Công ƣớc xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ, Công ƣớc liên quan đến cƣỡng bức lao động, Công ƣớc số 182 của ILO về nghiêm cấm và hành động khẩn cấp xoá bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất … Hiến pháp Campuchia bảo vệ quyền của mọi công dân và ngăn chặn buôn bán ngƣời, khai thác qua mại dâm và khiêu dâm. Luật nghiêm cấm các hành vi bắt cóc, buôn bán và bóc lột con ngƣời năm 1996 quy định các hành vi bị ngăn cấm là: - Dụ dỗ một ngƣời bằng tiền hay bạo lực, đe dọa hoặc ma túy nhằm bắt cóc ngƣời đó cho mục đích buôn bán hoặc mại dâm (với hình phạt từ 15 đến 20 năm tù giam). - Mua hoặc bán nạn nhân bị buôn bán (với hình phạt từ 15 đến 20 năm tù giam). - Là chủ chứa, bao gồm có thu nhập từ kinh doanh mại dâm, xúi giục mọi ngƣời hành nghề mại dâm và giam giữ ngƣời ở bất kỳ địa điểm nào nhằm mục đích ép buộc họ hành nghề mại dâm (với hình phạt từ 05 đến 10 năm tù giam). - Là chủ chứa mà nạn nhân là một trong những thành phần sau: trẻ em
  • 37. 28 dƣới 15 tuổi; bị bạo lực, bị ép buộc hoặc đe dọa bạo lực; chồng/ vợ hoặc con của chủ chứa; ngƣời mang quốc tịch nƣớc ngoài bị buộc hành nghề mại dâm trong địa phận Campuchia; công dân Campuchia bị buộc hành nghề mại dâm ngoài biên giới Campuchia (với hình phạt từ 10 đến 20 năm tù giam). - Có những hành vi trụy lạc đối với trẻ em dƣới 15 tuổi hoặc mua trẻ em từ chủ chứa (với hình phạt từ 10 đến 20 năm tù giam). Luật hôn nhân và gia đình năm 1989 của Campuchia cấm hôn nhân cƣỡng ép, cho phép một nạn nhân đƣợc hủy hôn nhân nếu có đơn trong vòng 06 tháng sau khi kết hôn. Nhƣ vậy, xét về tính chặt chẽ trong các quy định của luật pháp về phòng chống mua bán ngƣời, mua bán trẻ em ở Campuchia có thể thấy các quy định vẫn nghiêng về bảo vệ nạn nhân trƣớc nguy cơ xâm hại tình dục. Điều này là dễ hiểu ở một quốc gia chịu áp lực của nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em vì mục đích mại dâm. Mặt khác, pháp luật Campuchia chƣa có luật bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân buôn bán ngƣời. Đây là một thiệt thòi lớn cho các nạn nhân và Chính phủ Campuchia cần nhanh chóng bổ sung để hoàn chỉnh hệ thống luật pháp, nâng cao hiệu quả chống mua bán ngƣời, mua bán trẻ em. 1.3.5. Luật hình sự Thái Lan Thái Lan là một điểm nóng trong khu vực Đông Nam Á về buôn bán ngƣời, là nơi xuất phát, trung chuyển và là điểm đến của các nạn nhân bị buôn bán. Thái Lan đã trở thành một địa điểm phức tạp của nạn buôn bán ngƣời với nhiều mục đích trong đó chủ yếu phục vụ ngành “công nghiệp tình dục” của Thái Lan. Do vậy, Thái Lan là một trong các quốc gia tiến hành làm việc với các vấn đề về buôn bán ngƣời sớm nhất trên thế giới. Chính sách quốc gia của Thái Lan hiện thức hóa bằng Kế hoạch và chính sách quốc gia ngăn chặn, giải quyết các vấn đề buôn bán phụ nữ và trẻ em trong nƣớc và qua biên giới năm 2003. Thái Lan có một tiểu ban phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em xuyên quốc gia dƣới sự chỉ đạo của Bộ phát triển xã hội và an ninh con ngƣời.
  • 38. 29 Thái Lan tham gia rất nhiều Hiệp ƣớc quốc tế về buôn bán ngƣời nhƣ: Nghị định thƣ về phòng ngừa, trấn áp và trừng trị tội phạm buôn bán ngƣời, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, bổ sung cho Công ƣớc của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia; Nghị định thƣ không bắt buộc bổ sung cho Công ƣớc về quyền trẻ em, về buôn bán trẻ em, mua dâm trẻ em và văn hoá phẩm khiêu dâm trẻ em; Công ƣớc về quyền trẻ em; Công ƣớc về xoá bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ; Công ƣớc số 182 về nghiêm cấm và hành động khẩn cấp xoá bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất. Về pháp luật quốc gia, Thái Lan có một Bộ luật riêng về buôn bán phụ nữ, trẻ em và hệ thống luật liên quan. Bộ luật hình sự năm 1997 bổ sung các tội danh liên quan buôn bán ngƣời đó là: - Đẩy trẻ em vào các hành vi tình dục đồi bại, thậm chí đứa trẻ có thể đồng ý (hình phạt 07 năm tù). - Đẩy một ngƣời vào các hành vi tình dục đồi bại bằng cách sử dụng các hình thức lừa dối, dọa nạt, tra tấn về thể xác, tác động trái đạo lý, hoặc ép buộc về tinh thần (hình phạt từ 01 đến 10 năm). - Tiếp nhận, bán, dẫn dắt, dụ dỗ hoặc buôn bán ngƣời dƣới 18 tuổi, ngay cả khi có sự đồng tình của nạn nhân (hình phạt 07 năm). Bên cạnh Luật phòng chống buôn bán ngƣời, Thái Lan còn có Luật nhận con nuôi năm 1979. Nhƣ vậy, trên phƣơng diện luật pháp quốc tế, sự ra đời của Nghị định thƣ Palermo về đấu tranh chống tội phạm buôn bán ngƣời đặc biệt là phụ nữ và trẻ em đƣợc Liên hợp quốc thông qua ngày 15 tháng 11 năm 2000 và có hiệu lực từ ngày 25 tháng 12 năm 2003 là một bƣớc phát triển về mặt lý luận, cung cấp khái niệm mang tính chuẩn mực làm cơ sở cho các quốc gia đƣa ra quy định pháp luật riêng phù hợp với điều kiện của nƣớc mình. Theo đó, khách thể của tội phạm trẻ em là Con ngƣời (cả nam và nữ) bị coi là hàng hóa
  • 39. 30 để mua bán, trao đổi kiếm lời. Tội phạm mua bán trẻ em xâm phạm quyền bất khả xâm phạm thân thể, nhân phẩm, danh dự, quyền tự do của con ngƣời. Về mặt khách quan của tội phạm thể hiện ở hành vi dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác để trao đổi, mua bán trẻ em nhƣ một thứ hàng hóa. Hậu quả của hành vi mua bán trẻ em là con ngƣời bị đem ra mua bán, trao đổi nhƣ hàng hóa, danh dự nhân phẩm bị chà đạp, bị cƣỡng bức lao động, bóc lột tình dục. Mua bán trẻ em theo pháp luật Việt Nam chỉ bao gồm hai loại hành vi “mua” và “bán” (tức là việc dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác để đổi lấy ngƣời), không bao gồm các hành vi tuyển mộ, vận chuyển, chuyển giao, chứa chấp và nhận ngƣời (là những hành vi khác bên cạnh hành vi mua bán xảy ra trong toàn bộ quá trình mua bán trẻ em). Pháp luật Việt Nam coi hành vi tuyển mộ, vận chuyển, chuyển giao, chứa chấp (che giấu) và nhận ngƣời là các hành vi giúp sức và tạo điều kiện cho việc mua bán trẻ em. Trên thực tế, những ngƣời thực hiện các hành vi nêu trên sẽ bị trừng trị theo các quy định pháp luật tƣơng ứng. Về phƣơng thức, thủ đoạn mua bán trẻ em, pháp luật Việt Nam không quy định phƣơng thức bọn tội phạm sử dụng để thực hiện hành vi phạm tội, hay nói cách khác là động cơ, mục đích, thủ đoạn không phải là yếu tố bắt buộc để cấu thành tội phạm mua bán trẻ em. Điều này có nghĩa là chỉ cần có hành vi dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác để đổi lấy trẻ em là sẽ cấu thành tội mua bán trẻ em, kể cả trong trƣờng hợp nạn nhân hoàn toàn đồng ý với việc mua bán (mặc dù điều này trong thực tiễn hầu nhƣ không xảy ra, nạn nhân chỉ có thể đồng ý ban đầu do nhận thức sai về việc mình bị mua bán chứ nếu biết hoàn cảnh thật thì họ không bao giờ đồng ý). Về mục đích mua bán trẻ em, theo pháp luật hình sự Việt Nam khi xác định đối tƣợng có hành vi mua bán trẻ em thì chỉ cần xác định là hành vi chuyển giao trẻ em từ một ngƣời/nhóm ngƣời này sang một ngƣời/nhóm ngƣời khác để đổi lấy tiền hoặc lợi ích vật chất.
  • 40. 31 Về đối tƣợng bị buôn bán, đối tƣợng bị buôn bán/mua bán theo quy định của Nghị định thƣ về chống mua bán trẻ em và pháp luật Việt Nam bao gồm cả nam giới, phụ nữ và trẻ em. Định nghĩa “trẻ em” của pháp luật Việt Nam coi trẻ em là ngƣời dƣới 16 tuổi. Với những quy định rõ ràng của pháp luật Việt Nam, trải qua quá trình hình thành và phát triển lâu dài đã xây dựng nên hệ thống pháp luật về phòng chống mua bán trẻ em. Với những quy định đã đƣợc sửa đổi, bổ sung trên cơ sở cập nhật các quy định của quốc tế, Việt Nam hoàn toàn có đủ những căn cứ cần thiết để đấu tranh quyết liệt với tội phạm mua bán trẻ em.
  • 41. 32 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 Có thể nhận thấy rằng, ở tất cả các quốc gia trên phạm vi toàn thế giới, trẻ em luôn là đối tƣợng đặc biệt, nhận đƣợc sự quan tâm đặc biệt, giúp đỡ đặc biệt về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của gia đình, nhà nƣớc và toàn thể xã hội. Tuyên ngôn về Quyền trẻ em đã chỉ ra rằng: “do còn non nớt về thể chất và trí tuệ, trẻ em cần đƣợc bảo vệ và chăm sóc đặc biệt, kể cả sự bảo vệ thích hợp về mặt pháp lý trƣớc cũng nhƣ sau khi ra đời”. Đối với Việt Nam, vấn đề phát triển con ngƣời ở vị trí trung tâm trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Việc nuôi dƣỡng, bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em để các em phát triển toàn diện, trở thành ngƣời công dân có ích cho xã hội, đƣợc xem là quốc sách hàng đầu trong công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa, đổi mới và xây dựng đất nƣớc. Ở nƣớc ta, hiện tƣợng buôn bán ngƣời đã xuất hiện từ lâu và bị lên án một cách mạnh mẽ. Buôn bán trẻ em thực sự là tội ác, gây nhức nhối cho toàn xã hội, từ lâu đã trở thành mối quan tâm của cả cộng đồng. Trẻ em bị buôn bán đã phải rơi vào những hoàn cảnh sống rất thƣơng tâm. Các em bị bóc lột và bị lạm dụng về tình dục một cách thậm tệ, đôi khi còn ở ngay cả những nơi làm việc thông thƣờng nhƣ lao động trong nhà máy, giúp việc trong gia đình... Buôn bán trẻ em không chỉ tác động trực tiếp đến cuộc sống, sức khỏe, nhân phẩm, tinh thần của trẻ mà còn tác động tiêu cực đến xã hội trên nhiều phƣơng diện khác nhau nhƣ: ảnh hƣởng đến tình hình kinh tế, đời sống văn hóa, tinh thần, quan hệ gia đình và các dịch vụ xã hội khác. Bên cạnh đó, hiện nay đã xuất hiện những tổ chức, đƣờng dây buôn bán ngƣời hoạt động xuyên quốc gia, đe dọa nghiêm trọng đến quyền đƣợc bảo vệ, đƣợc sống hạnh phúc của con ngƣời nói chung và của trẻ em nói riêng. Trƣớc thực trạng đó, việc tiếp tục áp dụng chế tài pháp lý của các ngành luật tƣơng ứng khác ít nghiêm khắc hơn luật hình sự đối với hành vi mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em sẽ không
  • 42. 33 còn đủ sức ngăn chặn nữa. Do đó, việc bảo vệ trẻ em bằng Luật Hình sự với các chế tài nghiêm khắc là hết sức cần thiết. Mua bán trẻ em là hành vi dùng tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác để trao đổi trẻ em (ngƣời dƣới 16 tuổi) nhƣ một loại hàng hóa; Đánh tráo trẻ em là hành vi thay thế trẻ em này bằng trẻ em khác ngoài ý muốn của cha mẹ, ngƣời nuôi dƣỡng hoặc ngƣời quản lý hợp pháp của một hoặc cả hai đứa trẻ; Chiếm đoạt trẻ em là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, bắt trộm, lừa đảo, lợi dụng tình trạng khó khăn, sự lệ thuộc của cha mẹ hoặc của ngƣời nuôi dƣỡng trẻ em nhằm chiếm giữ đứa trẻ hoặc giao cho ngƣời khác chiếm giữ đứa trẻ đó. Từ Điều 120 Bộ luật hình sự năm 1999, qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn về tội phạm mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em, có thể đƣa ra định nghĩa nhƣ sau: Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, do ngƣời có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý xâm phạm quyền tự do thân thể, tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm và quyền đƣợc quản lý, bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em... Ngƣời phạm tội mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em phải bị xử lý bằng hình phạt [59].
  • 43. 34 Chương 2 QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 VỀ TỘI MUA BÁN, ĐÁNH TRÁO HOẶC CHIẾM ĐOẠT TRẺ EM VÀ THỰC TIỄN ĐIỀU TRA, TRUY TỐ VÀ XÉT XỬ TỘI PHẠM NÀY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2015 2.1. CÁC DẤU HIỆU PHÁP LÝ ĐẶC TRƢNG CỦA TỘI MUA BÁN, ĐÁNH TRÁO HOẶC CHIẾM ĐOẠT TRẺ EM VÀ ĐƢỜNG LỐI XỬ LÝ ĐỐI VỚI TỘI NÀY 2.1.1. Các dấu hiệu pháp lý đặc trƣng của Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em - Khách thể của tội phạm Khách thể của tội phạm là những quan hệ xã hội đƣợc Luật hình sự bảo vệ bị xâm hại bởi tội phạm. Khách thể của tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em là quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của trẻ em; quyền của các em đƣợc nuôi dƣỡng, quản lý, chăm sóc, giáo dục bởi gia đình (cha mẹ, ngƣời thân, ngƣời giám hộ, đơn vị nuôi dƣỡng...), nhà trƣờng, các cơ quan chức năng cũng nhƣ toàn xã hội. Ngƣời phạm tội đã coi trẻ em nhƣ một thứ công cụ, phƣơng tiện hay nhƣ một thứ “hàng hóa” mà chúng muốn chiếm đoạt để khai thác, sử dụng vào những mục đích nhất định, nhƣ trực tiếp nuôi làm con nuôi, bán lấy tiền hoặc lợi ích vật chất khác, khai thác tình dục, bóc lột sức lao động bằng cách bắt các em làm các công việc khổ sai, nặng nhọc... Đối tƣợng bị xâm hại bởi tội phạm mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em là trẻ em- những ngƣời dƣới 16 tuổi, bao gồm cả giới tính nam và giới tính nữ.
  • 44. 35 - Mặt khách quan của tội phạm Về hành vi khách quan, tội phạm mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em thể hiện ở hành vi dùng các thủ đoạn khác nhau để tách chuyển trái phép ngƣời dƣới 16 tuổi khỏi sự quản lý, chăm sóc, nuôi dƣỡng, bảo hộ của gia đình, bố mẹ, ngƣời thân, ngƣời quản lý hợp pháp để thiết lập sự quản lý đứa trẻ cho mình, khiến trẻ em phải lệ thuộc hoàn toàn vào mình rồi tùy ý khai thác, sử dụng theo những mục đích nhất định. Đây là hành vi nguy hiểm cho xã hội quy định tại Điều 120, Bộ luật hình sự năm 1999, có hình thức thể hiện là hành động. Tuổi của ngƣời bị hại là một tình tiết thuộc yếu tố khách quan, không phụ thuộc vào ý thức chủ quan của ngƣời phạm tội; chỉ cần xác định ngƣời bị hại là ngƣời dƣới 16 tuổi mà ngƣời phạm tội chiếm đoạt là phạm tội chiếm đoạt trẻ em rồi. Thực chất của tội mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em theo Điều 120 Bộ luật hình sự năm 1999 chính là ba tội cụ thể, đó là tội mua bán trẻ em, tội đánh tráo trẻ em và tội chiếm đoạt trẻ em. Mua bán trẻ em là hành vi dùng tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác để trao đổi trẻ em (ngƣời dƣới 16 tuổi) nhƣ một loại hàng hóa cụ thể: Bán trẻ em cho ngƣời khác, không phụ thuộc vào mục đích của ngƣời mua; Mua bán trẻ em để bán lại cho ngƣời khác, không phân biệt bán lại cho ai và mục đích của ngƣời mua sau này nhƣ thế nào; Dùng trẻ em làm phƣơng tiện để trao đổi, thanh toán; Mua trẻ em để bóc lột, cƣỡng bức lao động hoặc vì mục đích trái pháp luật khác. Ngƣời phạm tội có thể sử dụng nhiều thủ đoạn khác nhau nhƣ dùng vũ lực bắt cóc, rủ rê, lôi kéo, lừa dối để trẻ em theo mình để đem bán cho ngƣời khác... Ngày 26/12/2011, Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang xét xử vụ án Tẩn Tấn Quán sinh năm 1978 trú tại xã Phú Lũng, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang; Phàn Cù Páo, sinh năm 1986 trú tại xã Bát Đại Sơn, huyện Quản Bạ,
  • 45. 36 Hà Giang; Thào Chúng Vàng sinh năm 1985 trú tại xã Thắng Mố, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang về tội Mua bán trẻ em. Khoảng tháng 8/2010, Thào Chúng Vàng đi chợ Bạch Đích, huyện Yên Minh có quen với Sính Trí là ngƣời Trung Quốc và bàn việc tìm phụ nữ trẻ đƣa sang Trung Quốc bán cho Trí sẽ đƣợc trả 12.000 NDT/1 ngƣời. Khoảng tháng 9/2010, Phàn Cù Páo, Tẩn Tấn Quán, Thào Chúng Vàng do quen biết từ trƣớc đã hẹn nhau ở xã Cán Tỷ, huyện Quản Bạ và cùng rủ nhau tìm ngƣời bán sang Trung Quốc để lấy tiền chia nhau. Ngày 19/9/2010, Phàn Cù Páo rủ Hầu Thị Dúa sinh năm 1995 là ngƣời cùng xóm sang xã Phú Lũng, huyện Yên Minh chơi. Páo đƣa Dúa đến nhà của Quán, Quán nói với Páo “Bây giờ mày cứ giả vờ đƣa nó về và đi chậm thôi, tao sẽ bảo hai ngƣời đuổi theo cƣớp con Dúa mày đừng chống lại nhé”. Thào Chúng Vàng đã đèo Giàng Chúng Tú đi xe máy bắt Dúa đi lên xã Phố Cáo, huyện Đồng Văn đến khu vực biên giới bán cho Sính Trí với giá 12.000 NDT nhƣng Sính trí mới trả đƣợc 10.000 NDT còn 2.000 NDT hẹn hai tuần sau sẽ trả. Số tiền bán Dúa, Quán chia cho Tú, Páo và Vàng mỗi ngƣời 3.000 NDT. Sau khi không thấy con trở về, gia đình Dúa đã đi tìm và báo cáo với cấp ủy, chính quyền địa phƣơng và đồn Biên phòng. Đến thời điểm bị bán, Dúa hơn 15 tuổi. Căn cứ điểm e, khoản 2, Điều 120 Bộ luật hình sự, Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang đã tuyên bố Quán, Vàng, Páo phạm tội mua bán trẻ em và tuyên phạt Vàng 11 năm tù, Quán 10 năm tù, Páo 8 năm tù và phải bồi thƣờng thiệt hại cho gia đình ngƣời bị hại. Theo Điều 6 Thông tƣ 01/2013/TTLT- TANDTC - VKSNDTC - BCA - BQP - BTP quy định một số trƣờng hợp sau là phạm tội mua bán trẻ em và bị xử lý theo Điều 120 BLHS, đó là: a) Trƣờng hợp ngƣời môi giới biết việc nhận con nuôi là nhằm bóc lột, cƣỡng bức lao động đối với trẻ em hoặc vì mục đích trái pháp luật khác nhƣng đã sử dụng thủ đoạn môi giới nuôi con
  • 46. 37 nuôi để chuyển giao trẻ em cho ngƣời đó nhằm nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác thì ngƣời môi giới và ngƣời nhận nuôi con nuôi phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trẻ em theo Điều 120 của Bộ luật hình sự; b) Trƣờng hợp ngƣời môi giới nuôi con nuôi biết mục đích của ngƣời nhận con nuôi là sau khi đứa trẻ sẽ bán đứa trẻ đó cho ngƣời khác thì ngƣời môi giới và ngƣời nhận nuôi con nuôi phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trẻ em theo quy định tại Điều 120 của Bộ luật hình sự. c) Trƣờng hợp ngƣời có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác để môi giới nhận nuôi con nuôi trái phép (không thực hiện đúng các quy định của pháp luật về cho, nhận con nuôi) hoặc tạo điều kiện cho việc môi giới, nhận nuôi con nuôi trái phép mà biết mục đích của ngƣời nhận nuôi con nuôi là nhằm bóc lột, cƣỡng bức lao động hoặc vì mục đích trái pháp luật khác thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trẻ em theo quy định tại Điều 120 của Bộ luật hình sự [65]. Trƣờng hợp một ngƣời biết ngƣời khác thực sự có nhu cầu nuôi con nuôi (do hiếm muộn hoặc có lòng yêu trẻ) đã giới thiệu ngƣời đó với ngƣời muốn cho con của chính họ đi làm con nuôi vì hoàn cảnh khó khăn, không có điều kiện nuôi dƣỡng đứa trẻ, mong muốn đứa trẻ đƣợc nuôi dƣỡng tốt hơn và đã nhận một khoản tiền, đồng thời ngƣời môi giới cũng đƣợc nhận một khoản tiền cho việc môi giới, thì ngƣời môi giới, ngƣời cho con mình đi làm con nuôi và ngƣời nhận nuôi con nuôi không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trẻ em theo quy định tại Điều 120 của Bộ luật hình sự. Còn trong trƣờng hợp ngƣời có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức
  • 47. 38 vụ, quyền hạn của mình nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác để môi giới nhận con nuôi trái phép (không thực hiện đúng các quy định của pháp luật về cho, nhận con nuôi) hoặc tạo điều kiện cho việc môi giới, nhận nuôi con nuôi trái phép nhƣng không biết ngƣời nhận nuôi con nuôi nhằm bóc lột, cƣỡng bức lao động hoặc có mục đích trái pháp luật khác thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trẻ em. Tùy từng trƣờng hợp cụ thể, ngƣời đó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (Điều 281) [59, tr. 219], Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hƣởng đến ngƣời khác để trục lợi (Điều 283) [59, tr. 283] hoặc tội danh khác theo quy định của Bộ luật hình sự. Đánh tráo trẻ em là hành vi thay thế trẻ em này bằng trẻ em khác ngoài ý muốn của cha mẹ, ngƣời nuôi dƣỡng hoặc ngƣời quản lý hợp pháp của một hoặc cả hai đứa trẻ đều không biết. Đối tƣợng đánh tráo là trẻ em mới sinh. Chiếm đoạt trẻ em là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, bắt trộm, lừa đảo, lợi dụng tình trạng khó khăn, sự lệ thuộc của cha mẹ hoặc của ngƣời nuôi dƣỡng trẻ em nhằm chiếm giữ đứa trẻ hoặc giao cho ngƣời khác chiếm giữ đứa trẻ đó. Hành vi chiếm đoạt trẻ em đƣợc thể hiện trong một vụ án đã xảy ra trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Ngày 15/06/2010, Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang đã xét xử vụ án Vừ Mí Ly sinh năm 1970 tại Huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang; Ly Pà Tủa sinh năm 1975 tại Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng phạm tội Chiếm đoạt, mua bán trẻ em. Ngày 01/09/2008, Vừ Mí Ly gặp Sùng Mí Hờ sinh năm 1981 tại Thƣợng Phùng, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang tại chợ. Cả hai uống rƣợu và Hờ rủ Ly tìm trẻ em để đƣa sang Trung Quốc bán lấy tiền. Ly nói chỉ dám bắt trộm Bò thôi, không dám bắt trẻ em đâu vì rất sợ, Hờ nói bắt trẻ em bán đƣợc thì mới nhanh giàu. Sau khi về nhà, đến 17h cùng ngày Ly gặp Sùng Mí Hờ và Vừ Mí Cáy sinh năm 1981 trú tại Xóm Làn Chải, xã Cán Chu Phìn, huyện
  • 48. 39 Mèo Vạc và mời Hờ và Cáy đến nhà Ly để ăn cơm và bàn bạc việc bắt trộm trẻ em. Cả ba đã thống nhất bắt trộm trẻ em ở xóm bên cạnh do nhà đó ở độc lập, không có nhà xung quanh và không nuôi chó. Đến khoảng 21h cùng ngày sau khi ăn cơm xong Ly, Hờ, Cáy đi xe máy đến nhà Thò Mí Thề ở xóm Po Qua, xã Niêm Tòng, huyện Mèo Vạc để bắt trộm con của Thề. Đến gần nhà Thể, cả bọn để xe máy ở ngoài và đi bộ vào nhà. Ly vào cửa chính đứng gác, Hờ tự mở cửa đi vào trong nhà bật đèn pin soi rồi cúi xuống nhẹ nhàng bế cháu Thò Mí Lử sinh năm 2004 đang ngủ dƣới đất cùng bà nội lên tay rồi đi ra ngoài và đƣa cháu bé cho Cáy bế. Cáy và Hờ mang cháu bé sang Trung Quốc bán. Số tiền bán cháu bé Ly, Tủa, Cáy đƣợc Hờ trả cho 5.600.000đ. Sau khi bán cháu bé, Tủa chuyển cả gia đình sang Bảo Lâm, Cao Bằng ở sau đó bị bắt. Ly, Cáy, Tủa bỏ trốn, ngày 05/2/2010 thì Vừ Mí Ly bị bắt. Tại phiên tòa các đối tƣợng đã khai toàn bộ sự thật. Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang đã quyết định tuyên bố Mừ Mí Ly, Ly Pà Tủa phạm tội Chiếm đoạt, mua bán trẻ em, xử phạt Vừ Mí Ly 13 năm tù, xử phạt Ly Pà Tủa 10 năm tù. Về thủ đoạn phạm tội, đối với tội phạm mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em, nhà làm luật xác định thủ đoạn phạm tội là “dƣới bất kỳ hình thức nào”. Các đối tƣợng phạm tội thƣờng sử dụng các thủ đoạn gian dối (rủ rê, lừa gạt, dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác để dụ dỗ trẻ em đi theo chúng); dùng thủ đoạn lén lút để bắt trộm trẻ em; dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực để công nhiên chiếm đoạt trẻ em...; nghĩa là bọn tội phạm không từ một thủ đoạn nào, kể cả giết ngƣời để chiếm đoạt trẻ em. Về hậu quả, hậu quả trực tiếp trƣớc tiên mà tội phạm mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em gây ra là tách chuyển trái phép trẻ em khỏi sự chăm sóc, quản lý của gia đình hoặc ngƣời quản lý hợp pháp, nghĩa là các em bị mất đi quyền đƣợc chăm sóc, nuôi dƣỡng, giáo dục, bị đẩy ra khỏi mái ấm gia đình. Những hậu quả tiếp theo mà tội phạm có thể gây ra là đe dọa đến