SlideShare a Scribd company logo
1 of 27
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
PHẠM ANH TÚ
GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC
CẢNH QUAN KHU GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO -
KHU CÔNG NGHỆ CAO HÒA LẠC
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ
Hà nội, năm 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
-------------------------------------------
PHẠM ANH TÚ
KHÓA: 2011 – 2013
GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC
CẢNH QUAN KHU GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO -
KHU CÔNG NGHỆ CAO HÒA LẠC
Chuyên ngành: Quy hoạch vùng và đô thị
Mã số: 60.58.01.05
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS.KTS NGUYỄN XUÂN HINH
Hà Nội – Năm 2014
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo: TS. KTS. Nguyễn
Xuân Hinh, người đã tận tình hướng dẫn và khích lệ tôi trong suốt quá trình thực
hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Khoa Sau đại học, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
và các thầy cô giáo trong hội đồng khoa học đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ
và đóng góp những ý kiến quý báu cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Sau cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo và cán bộ Viện Nghiên Cứu
Thiết Kế Trường Học đã ủng hộ và tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận văn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ là công trình nghiên cứu khoa học độc
lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và
có nguồn gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Phạm Anh Tú
MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu
Danh mục các hình minh họa
A.PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài 1
Mục đích nghiên cứu 3
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
Phương pháp nghiên cứu 4
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4
Cấu trúc luận văn 4
Các khái niệm, thuật ngữ liên quan trong luận văn 5
B.PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KTCQ CỦA KHU
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – KHU CNC HÒA LẠC
1.1 Giới thiệu về Khu Giáo Dục và Đào tạo trong KCN Hòa Lạc
1.1.1 Khái quát vệ Khu Công Nghệ Cao Hòa Lạc 8
1.1.2 Tình hình quy hoạch Khu Công Nghệ Cao Hòa Lạc 9
1.1.3 Mục tiêu, nhiệm vụ quy hoạch Khu GD – ĐT 11
1.1.4 Vị trí và quy mô nghiên cứu Khu GD- ĐT 12
1.2 Điều kiện tự nhiên và hiện trạng kinh tế - xã hội
1.2.1 Điều kiện tự nhiên 14
1.2.2 Hiện trạng vè Kinh tế - xã hội 16
1.3 Thực trạng công tác quy hoạch và tổ chức KTCQ Khu GD – ĐT
1.3.1 Về Kiến trúc cảnh quan 17
1.3.2 Về Quy hoạch 22
1.4 Các vấn đề cần nghiên cứu về tổ chức KG KTCQ Khu GD- ĐT 26
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KTCQ
KHU GD VÀ ĐT – KHU CÔNG NGHỆ CAO HÒA LẠC
2.1 Cơ sở lý luận về quy hoạch đô thị và tổ chức KG KTCQ
2.1.1 Cơ sở về Quy Hoạch Đô Thị 28
2.1.2 Cơ sở Thiết kế Kiến trúc cảnh quan 33
2.1.3 Cơ sở về Thiết kế đô thị 38
2.1.4 Xu hướng thiết kế (tố chức KG KTCQ) của Khu GD- ĐT 43
2.2 Cơ sở về pháp lý
2.2.1 Các văn bản pháp lý liên quan đến Quy hoạch, KTCQ và TKĐT 47
2.2.2 Định hướng quy hoạch phát triển đại học của Việt Nam 48
2.2.3 Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Quy hoạch xây dựng 49
2.3 Các yếu tố tác động đến việc tổ chức KG KTCQ Khu GD – ĐT
2.3.1 Địa hình và cảnh quan tự nhiên 50
2.3.2 Tính chất và quy mô của Khu GD- ĐT 51
2.3.3 Cây xanh mặt nước 52
2.3.4 Đặc trưng của môi trường GD- ĐT 53
2.3.5 Yếu tố văn hóa – lịch sử 54
2.4 Các kinh nghiệm về tổ chức KG KTCQ Khu GD - ĐT
2.4.1 Kinh nghiệm trên thế giới 55
2.4.2 Kinh nghiệm tại Việt Nam 63
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KTC KHU GD VÀ
ĐT – KHU CÔNG NGHỆ CAO HÒA LẠC
3.1 Quan điểm, mục tiêu và nguyên tắc đề xuất giải pháp tổ chức không
gian kiến trúc cảnh quan Khu GD – ĐT
3.1.1 Quan điểm 67
3.1.2 Mục tiêu 69
3.1.3 Nguyên tắc 70
3.2 Giải pháp tổ chức KG KTCQ Khu GD và ĐT
3.2.1 Giải pháp quy hoạch tổng thể Khu GD và ĐT 71
3.2.2 Giải pháp cho các khu chức năng 74
3.2.3 Giải pháp cho các không gian mở 82
3.2.4 Giải pháp cho các không gian đặc trưng 84
3.2.5 Giải pháp cho không gian cây xanh 86
3.2.6 Giải pháp cho không gian mặt nước 90
3.3 Giải pháp thiết kế HT HTKT đáp ứng yêu cầu thiết kế KTCQ
3.3.1 Giải pháp thiết kế hệ thống giao thông 93
3.3.2 Giải pháp thiết kế chiếu sáng 100
3.3.3 Giải pháp thiết kế tiện ích đô thị 101
C.PHẦN KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
Kết Luận 104
Kiến nghị 105
D.PHẦN TÀI LIỆU THAM KHẢO
E. PHẦN PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt Cụm từ viết tắt
BXD Bộ xây dựng
ĐKTN Điều kiện tự nhiên
ĐT Đô thị
NQ-CP Nghị quyết-Chính phủ
QCXDVN Quy chuẩn xây dựng Việt Nam
QĐ-TTg Quyết định-Thủ tướng
QĐ-UBND Quyết định- Ủy ban nhân dân
QL Quốc lộ
QH Quy hoạch
QHXD Quy hoạch xây dựng
TB/TU Thông báo/Tỉnh ủy
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
Khu GD - ĐT Khu Giáo Dục và Đào Tạo
KTCQ Kiến trúc cảnh quan
Khu CNC Khu Công Nghệ Cao
KG Không gian
USTH Đại học Khoa học công nghệ Hà nội
HUPI Viện Quy Hoạch Xây dựng Hà Nội
NCTKTH Viện Nghiên cứu Thiết Kế Trường Học
HT HTKT Hệ thống hạ tầng kỹ thuật
DANH MỤC HÌNH MINH HỌA
Số hiệu
hình
Tên hình Trang
Hình 1. 1 Sơ đồ vị trí Khu công nghệ cao Hòa Lạc 8
Hình 1. 2
Sơ đồ vị trí khu GD - ĐT trong QHC khu công nghệ cao
Hòa Lạc 12
Hình 1. 3 Một số hình ảnh cảnh quan tự nhiên khu vực nghiên cứu 16
Hình 1. 4 Bản đồ đánh giá sử dụng đất hiện trạng khu vực nghiên cứu 18
Hình 1. 5
Sơ đồ cơ cấu sử dụng đất Khu Giáo dục và Đào tạo 25
Hình 1. 6 Mặt Bằng tố chức không gian KTCQ Khu GD- ĐT 25
Hình 1. 7 Phối cảnh minh họa tổng thể Khu GD - ĐT 26
Hình 2.1 Sơ đồ phân khu chức năng khu đất xây dựng trường đại học 30
Hình 2.2
Biểu đồ tỷ trọng phân khu chức năng trong mộ trường đại
học
31
Hình 2.3 Sơ đồ cơ cấu chức năng trong trường đại học đơn nghành 31
Hình 2.4 Sơ đồ cơ cấu chức năng trong trường đại học đa nghành 32
Hình 2.5 Sơ đồ mô hình tổ hợp trường đại học độc lập tối đa 32
Hình 2.6
Sơ đồ mô hình liên hợp các trường đại học độc lập về cơ sở
đào tạo
33
Hình 2.7 –
2.12
Ảnh minh họa các hoạt động đặc trưng của Khu GD- ĐT 34 - 35
Hình 2.13 Năm nhân tố hình ảnh đô thị do Kevin Lynch đề xuất
39
Hình 2.14
Mặt bằng tổ chức không gian KTCQ Khu GD- ĐT (nhóm
Dian Kusumaningtyas )
43
Hình 2.15
Sơ đồ phân khu chức năng Khu GD – ĐT
(liên danh Nihon sekkei và Viện NCTK Trường Học )
44
Hình 2.16
Mặ bằng tổ chức không gian KTCQ Khu GD-ĐT
(liên danh Nihon sekkei và Viện NCTK Trường Học )
45
Hình 2.17
Phối cảnh minh họa tổng thể Khu GD-ĐT
(Phương án Viện NCTK TH)
46
Hình 2.18 Các yếu tố tự nhiên tác động đến Khu đất nghiên cứu 50
Hình 2.19 Sơ đồ phân khu chức năng Khu GD - ĐT 52
Hình 2.20 Thành phố khoa học Tsukuba – Nhật Bản 58
Hình 2.21
Sơ đồ phân tích mạng giao thong chính và trục cảnh quan
chính trong đô thị đại học Tsukuba - Nhật Bản
58
Hình 2.22 Khuôn viên khu đô thị đại học Tsukuba - Nhật Bản 58
Hình 2.23 Khuôn viên đại học Harvard- Mỹ 59
Hình 2.24 Sơ đồ các khu chức năng trong đại học Harvard 60
Hình 2.25
Bản đồ tổ chức không gian KTCQ Khu đô thị đại học
Quảng Châu – Trung Quốc
62
Hình 2.26 Phân khu chức năng Khu Đô thị đại học Quảng Châu 62
Hình 2.27 Sơ đổ phân khu chức năng 66
Hình 2.28 Mặt bằng tổ chức không gian KTCQ 66
Hình 2.29 Phối cảnh tổng thể 66
Hình 3.1 Sử dụng yếu tố tự nhiên nhằm khai thác KTCQ 69
Hình 3.2 Giải pháp tổng thể tổ chức không gian Khu GD-ĐT 73
Hình 3.3 Mô hình tổ chức không gian đệm trong công trình 74
Hình 3.4 Sơ dồ các nhân tố tạo cảnh quan cho các khu chức năng 74
Hình 3.5 Giải pháp của phương án thiết kế của đồ án 76
Hình 3.6 Giải pháp đề xuất 76
Hình 3.7 Hình minh họa không gian KTCQ khu học tập 79
Hình 3.8
Hình minh họa không gian KTCQ Khu nội trú sinh viên - ở
công vụ
81
Hình 3.9 Sơ đồ phân loại không gian trống 82
Hình 3.10
Một số hình ảnh minh họa giải pháp tổ chức không gian
Forum, Quảng trường lớn, sân khánh tiết.
84
Hình 3.11
Một số hình ảnh minh họa giải pháp tổ chức hệ thống dịch
vụ tiện ích, điểm nghỉ chân
85
Hình 3.12 Một số hình ảnh minh họa giải pháp tổ chức cột mốc 86
Hình 3.13
Tác dụng của không gian xanh với việc cản nắng, gió và cải
tạo vi khí hậu
87
Hình 3.14 Ảnh hưởng của không gian xanh đến môi trường gió 87
Hình 3.15 Thủ pháp bố cục cây xanh 88
Hình 3.16 Thủ pháp bố cục cây xanh cơ sở kết hợp cây xanh theo cụm 88
Hình 3.17
Một số hình ảnh minh họa giải pháp tổ chức không gian cây
xanh
90
Hình 3.18
Một số hình ảnh minh họa giải pháp tổ chức không gian mặt
nước
93
Hình 3.19 Sơ đổ phân loại giao thông trong trường Đại học 93
Hình 3.20
Sơ đồ mô phỏng giao thông không khói trong nội khu chức
năng
95
Hình 3.21
Một số hình ảnh minh họa giải pháp tổ chức không gian
giao thông đường nhánh
98
Hình 3.22 Sơ đồ giao thông nút 99
Hình 3.23
Một số hình ảnh minh họa giải pháp tổ chức giao thông
khác cốt
100
Hình 3.24 Mốt số hình ảnh minh họa giải pháp tổ chức biển báo 102
Hình 3.25
Một số hình ảnh minh họa các thiết bị đô thị dùng trong khu
trung tâm công cộng
103
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Sốhiệu
bảng, biểu
Tên bảng, biểu Trang
Bảng 1. 1 Thống kê tổng hợp hiện trạng sử dụng đất 17 - 18
Bảng 1.2
Bảng phân khu chức năng các thành phần trong Khu
Giáo dục và Đào tạo
24 - 25
Bảng 2.1 Bảng nguyên tắc phân khu chức năng 29- 30
Bảng 2.2
Bảng thống kê và minh họa các hoạt động đặc trưng của
Khu GD-ĐT
34 - 35
Bảng 3.1 Giái pháp bố cục cây xanh 89
Bảng 3.2 Giải pháp bố cục mặt nước 92
Bảng 3.3 Sơ đồ tổ chức đường trục chính 96-97
Bảng 3.4 Sơ đồ tổ chức đường nhánh 97
1
A. PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Việc xây dựng Khu công nghệ cao là một trong những giải pháp đột phá,
nhằm nâng cao năng lực công nghệ nội sinh của quốc gia, giúp Việt Nam nhanh
chóng rút ngắn khoảng cách về kinh tế và khoa học công nghệ với các nước trong
khu vực và trên thế giới đồng thời làm đòn bẩy góp phần phát triển kinh tế Việt
Nam và đưa đất nước hội nhập hiệu quả vào nền kinh tế toàn cầu đầy thách thức
hiện nay.
Khu Công nghệ cao Hoà Lạc được xây dựng theo mô hình trung tâm nghiên
cứu phát triển và ứng dụng công nghệ cao tầm cỡ quốc gia, nơi ươm tạo doanh
nghiệp công nghệ cao, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển sản xuất, kinh doanh sản
phẩm công nghệ cao, bao gồm các khu chức năng: Khu Giáo dục và đào tạo, Khu
Phần mềm, Khu Nghiên cứu và triển khai, Khu Công nghiệp công nghệ cao, Khu
Trung tâm, Khu Dịch vụ tổng hợp, Khu Nhà ở kết hợp văn phòng, Khu Chung cư,
Khu Tiện ích, Khu Giải trí, thể dục thể thao. Trong đó chức năng giáo dục – đào tạo
đóng vai trò quan trọng trong việc chủ động đào tạo nguồn nhân lực cho khu công
nghệ cao có thể hoạt động hiệu quả.
Theo quyết định số 621/QĐ-TTg ngày 23 tháng 05 năm 2008 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu
Công nghệ cao Hoà Lạc đã xác định : “…Khu Giáo dục và đào tạo có quy mô 108
ha, bố trí tại phía Bắc Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, cạnh đường quốc lộ 21, tại đây
phát triển các trường đại học, các trung tâm giáo dục, đào tạo và dạy nghề, là nơi
cung cấp đội ngũ nhân lực có tay nghề cao…”
Theo xu hướng thời đại về phát triển đô thị, việc nghiên cứu đề xuất tố chức
kiến trúc cảnh quan trong quy hoạch xây dựng là bước triển khai cần được coi trọng
đúng mức nhằm tìm ra một cơ chế, một mô hình tổ chức không gian thích hợp sẽ là
2
điều kiện tiên quyết thành công, để tạo ra một không gian chức năng hợp lý của các
trường đại học, một không gian sống và làm việc hài hòa với thiên nhiên và môi
trường hiện hữu, tăng tính hữu cơ giữa các khu chức năng chính, khi đó đại học sẽ
trở nên hấp dẫn, đô thị sẽ có thêm động lực phát triển.
Hiện tại công tác quy hoạch chi tiết Khu giáo dục và đào tạo tuy đã có nhưng
vấn đề tổ chức không gian kiến trúc, cảnh quan chưa được chú trọng, một cách
đúng mức. Viêc tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan chưa thể hiện được tính
đặc trưng của khu vực, cũng như tính đặc thù của không gian đặc thù phục vụ cho
công tác giáo dục đào tạo.
Trước đây, đã có một số để tài nghiên cứu khoa học hoặc luận văn nghiên
cứu không gian kiến trúc cảnh quan trong trường Đại học như để tài nghiên cứu
khoa học cấp cơ sở “Nghiên cứu tổ chức giao thông – tuyến liên kết trong Quy
hoạch trường và cụm trường” do THs.KTS Nguyến Đỗ Quyên làm chủ nhiệm đề tài
(Viện Nghiên Cứu và Thiết Kế Trường Học – 03/2012), luận văn thạc sĩ “Tổ chức
không gian kiến trúc , cảnh quan Trường Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn –
Hòa Lạc – Hà Nội” của tác giả Lý Thị Thu Trang (trường Đại học Kiến trúc HN -
2011) hay đề tài luận văn thạc sĩ “Quy hoạch cấu trúc khu đô thị Đại học Vĩnh Phúc
dựa trên điều kiện địa hình và cảnh quan tự nhiên” của tác giả Lê Tuấn Ngọc
(trường Đại học Kiến trúc HN - 2013 ), trong các đề tài nghiên cứu khoa học, luận
văn này đã đề cập đến các giải pháp tố chức không gian kiến trúc cảnh quan của
một trường đại học cụ thể, hoặc đưa ra giải pháp mang tính khái quát của khu đô
thị đại học có quy mô rất lớn hoặc đơn thuần nghiên cứu về yếu tố giao thông trong
trường đại học mà chưa để cập sâu sắc tới giải pháp tổ chức không gian kiến trúc
cảnh quan cho khu vực nhiều hợp phần (có nhiều hơn một trường đại học, các trung
tâm đào tạo, viện nghiên cứu,….)
Việc nghiên cứu, đề xuất không gian kiến trúc cảnh quan để hình thành
không gian đô thị tại khu giáo dục đào tạo là hết sức quan trọng và cẩn thiết, với
3
mong muốn tạo nên một không gian tốt về nhiều mặt trong xã hội, để từ đó làm bài
học kinh nghiệm, áp dụng cho Khu giáo dục đào tạo – Khu công nghệ cao hòa lạc
nói riêng và các khu giáo dục đào tạo khác.
Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng Khu giáo dục và đào tạo về các yếu tố: Tự nhiên, kinh tế
xã hội; yêu cầu đào tạo; tâm lý của giáo viên, sinh viên; kết hợp xem xét quy hoạch
chi tiết Khu Giáo dục và đào tạo .Nghiên cứu sơ sở khoa học về lý luận , thực tiễn
và các yếu tố tác động đến Kiến trúc cảnh quan để đề xuất giải pháp tổ chức không
gian kiến trúc cảnh quan Khu Giáo dục và Đào tạo – khu công nghệ cao hòa lạc
nhằm đảm bảo một môi trường giáo dục thân thiện với môi trường và phát triển bền
vững.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan Khu Giáo dục và Đào
tạo – Khu công nghệ cao Hòa Lạc.
- Phạm vi: Khu Giáo dục và Đào tạo – Khu công nghệ cao Hòa Lạc- Thạch
Thất – Hà Nội.
- Quy mô : 125,9 ha (trong đó bao gồm 14,2 ha mặt nước hiện trạng theo
QHC điều chỉnh của Khu công nghệ cao Hòa Lạc)
- Ranh giới được xác định :
Phía Bắc: Giáp ranh giới phía Bắc của Khu công nghệ cao Hòa Lạc
Phía Nam: Giáp đường E hiện trạng và Khu Dịch vụ tổng hợp 2 của Khu
công nghệ cao Hòa Lạc
Phía Đông:Giáp đường 01 và khu Tiện ích của Khu công nghệ cao Hòa Lạc
Phía Tây : Giáp Quốc lộ 21
- Thời gian nghiên cứu: Theo Quy hoạch chung điều chỉnh Khu công nghệ
cao Hòa Lạc đến năm 2030
4
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập thông tin : Tiến hành thu thập thông tin, tài liệu tiếp
cận với tình hình quy hoạch tổ chức không gian trường Đại học tại Việt Nam và
một số nước trên thế giới.
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Phân chia cái toàn thể của đối tượng
nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn
để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó
giúp chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được
cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy sau đó tổng hợp là quá trình ngược
với quá trình phân tích, nhưng lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung
cái khái quát.
- Phương pháp chuyên gia: Thu thập ý kiến của các chuyên gia trong và
ngoài nước theo những mẫu câu hỏi được in sẵn sau đó thu thập tổng hợp kết quả để
có những câu trả lời thiết thực.
- Phương pháp điều tra cộng đồng: Thu thập ý kiến của các đối tượng liên
quan, giáo viên, sinh viên, người dân và chính quyền địa phương về việc quy hoạch
Khu Giáo dục và Đào tạo – Khu công nghệ cao Hòa Lạc..
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Góp phần xây dựng, hoàn thiện các cơ sở khoa học cho việc đưa ra các giải
pháp tổ chức kiến trúc cảnh quan Khu Giáo dục và Đào tạo.
- Đề tài là cơ sở tham khảo cho việc nghiên cứu , tư vấn thiết kế và quản lý
không gian kiến trúc cảnh quan khu giáo dục có điều kiện tương tự.
Cấu trúc luận văn
Bao gồm: 4 phần
Phần 1 : Mở đầu
Phần 2 : nội dung (có 3 chương)
- Chương 1: Thực trạng tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan của Khu
Giáo dục và Đào tạo – Khu Công nghệ cao Hòa Lạc.
5
- Chương 2: Cơ sở khoa học tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan Khu
Giáo dục và Đào tạo – Khu Công nghệ cao Hòa Lạc.
- Chương 3: Giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan Khu Giáo dục
và Đào tạo – Khu Công nghệ cao Hòa Lạc.
Phần 3: Kết luận- kiến nghị,
Phần 4: Tài liệu tham khảo và phụ lục
Các khái niệm, thuật ngữ liên quan trong luận văn
a. Kiến trúc cảnh quan:
Theo PGS.KTS Hàn Tất Ngạn, “ Kiến trúc cảnh quan là một trong những dạng
hoạt động kiến trúc của con người nhằm đáp ứng các yêu cầu về thẩm mỹ, tạo lập
một môi trường hài hòa bao quanh con người, có ý nghĩa sử dụng và tư tưởng nhất
định.”
“KTCQ là một môn khoa học tổng hợp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều
chuyên ngành khác nhau như quy hoạch không gian, quy hoạch hạ tầng kỹ thuật,
kiến trúc công trình, điêu khắc, hội họa,...nhằm giải quyết những vấn đề tổ chức
môi trường nghỉ ngơi giải trí, thiết lập và cải thiện môi sinh, bảo vệ môi trường, tổ
chức nghệ thuật kiến trúc”.
“KTCQ là hoạt động định hướng của con người tác động vào môi trường nhân
tạo để làm cân bằng mối quan hệ qua lại giữa các yếu tố thiên nhiên và nhân tạo, tạo
nên sự tổng hòa giữa chúng”.
KTCQ bao gồm cảnh quan tự nhiên (địa hình, mặt nước, cây xanh, con nước
và động vật, không trung) và cảnh quan nhân tạo (kiến trúc công trình, giao thông,
trang thiết bị hoàn thiện kỹ thuật, tranh tượng hoành tráng trang trí). Mối tương
quan tỷ lệ về thành phần cùng quan hệ tương hỗ giữa hai thành phần này luôn biến
đổi theo thời gian, điều này làm cho cảnh quan kiến trúc luôn vận động và phát
triển.[10]
b. Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan:
Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan là một hoạt động định hướng của con
người nhằm mục đích tạo dựng, tổ hợp và liên kết các không gian chức năng trên cơ
6
sở tạo ra sự cân bằng và mối quan hệ tổng hòa của hai nhóm thành phần tự nhiên và
nhân tạo của KTCQ.
Những nhân tố chính ảnh hưởng đến Tổ chức không gian KTCQ bao gồm:
+ Các thành phần của KTCQ: thành phần tự nhiên và thành phần nhân tạo.
+ Các yêu cầu của không gian KTCQ: yêu cầu công năng, yêu cầu thẩm mỹ, yêu
cầu môi sinh.
+ Quy luật tổ chức không gian:
 Cơ sở bố cục cảnh quan: Giá trị thẩm mỹ của không gian KTCQ được con
người cảm thụ thông qua các giác quan, trong đó cảm thụ bằng thị giác là chủ yếu.
Về mặt thị giác, ba yếu tố có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả cảm nhận và là cơ sở cho
bố cục cảnh quan gồm có: điểm nhìn, tầm nhìn và góc nhìn.
 Tạo hình không gian: Tất cả các không gian tự nhiên và không gian nhân tạo
đều được tạo thành từ ba yếu tố cơ bản là: mặt nền, trần và tường để ngăn không
gian. Tùy theo thành phần về ba yếu tố trên, không gian nói chung có thể chia thành
ba loại chính sau: không gian đóng, không gian mở và không gian nửa đóng nửa mở.
Tạo cho không gian một hình dáng phù hợp, quy mô, tính chất hợp lý với chức năng
sử dụng và nhu cầu thẩm mỹ của con người là vấn đề quan trọng trong việc tổ chức
không gian KTCQ. [10]
 Các quy luật bố cục cơ bản như: bố cục cân xứng, bố cục tự do, Trục và trung
tâm bố cục chính phụ, Tỷ lệ, Tương phản, Tương tự, Đồng nhất, Sáng tối, Màu sắc.
[10]
c. Trường Đại học:
Theo quan điểm chung hiện nay, trường Đại học được đinh nghĩa là nơi truyền
thụ những tri thức cao nhất mà xã hội tích lũy được, là nơi sang tạo nên những phát
minh, sang tạo mới cần thiết cho sự phát triển khoa học, kinh tế, kỹ thuật, văn hóa
nghệ thuật của xã hội…Trường Đại học là nơi đào tạo các trình độ cao đẳng , đại
học, thạc sĩ, tiến sĩ theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.Trường Đại học là cơ thể
sống động luôn phát triển, diễn ra quá trình đào tạo như quá trình sản xuất mà
nguyên liệu và sản phẩm là các chuyên gia khoa học kỹ thuật [6]
7
d. Khu Công nghệ cao:
Khu công nghệ cao là khu tập trung các doanh nghiệp công nghiệp kỹ thuật
cao, các đơn vị nghiên cứu- triển khai về khoa học công nghệ, đào tạo lao động và
các dịch vụ có liên quan.
Trong khu công nghệ cao có thê có doanh nghiệp chế xuất.
Trong khu công nghệ cao có các công trình nhà ở, nghỉ ngơi và phục vụ công
cộng khác.[9]
e. Khu Đại học tập trung:
Khu Đại học tập trung là tổ hợp của hai Trường Đại học trở lên trên cùng một
khu đất.
Xét về tính chất cũng có thể phân Khu ĐHTT thành hai thể loại :
- Đứng cạnh nhau do vị trí trong cùng khu chức năng của thành phố.
- Có những phần tử chung nhau. [2]
f. Quy hoạch đô thị:
Theo Luật Quy hoạch đô thị (2009), Quy hoạch đô thị là việc tổ chức không
gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ
tầng xã hội và nhà ở để tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong
đô thị, được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị.
THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email: digilib.hau@gmail.com
TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN
104
C. PHẦN KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
Kết luận
Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta “ Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Các
trường Đại học bao gồm nhiều loại, trong đó Khoa học Kỹ thuật công nghệ - chiếm
vai trò quan trọng trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo và mang ý nghĩa vô cùng
quan trọng.
Trường học là nơi đào tạo ra các nhân tài của đất nước. Một ngôi trường đẹp
không chỉ công trình kiến trúc đẹp mà còn có các cảnh quan xung quanh. Do đó khi
thực hiện đầu tư tổ chức không gian kiến trúc, cảnh quan cho Khu GD – ĐT cần
chú ý nghiên cứu cụ thể điều kiện tự nhiên, tính đặc thù của các trường thành viên,
tâm tư nguyện vọng của các thầy cô và bạn sinh viên học tập. Đặc biệt các không
gian cảnh quan là các yếu tố không thể thiếu trong quá trình thiết kế. Phải được
quan tâm đặc biệt và hết sức chú trọng đến từng hạng mục và các yếu tố đi kèm.
Đây cũng là nền tảng của giáo dục đầu tư tri thức cho tương lai.
Để xây dựng được một cơ sở tốt và vững mạnh thì phải dựa vào các cơ sở lý
luận, cơ sở thực tiễn và các đồ án của Khu GD- ĐT làm tiền đề để nghiên cứu và
phân tích.
Ngoài những cơ sở lý luận còn có các yếu tố điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
của khu vực tác động lớn đến việc xây dựng và tổ chức không gian kiến trúc, cảnh
quan Khu GD – ĐT tại Hòa Lạc.
Việc Tổ chức không gian kiến trúc, cảnh quan Khu GD – ĐT phải được xây
dựng trên các quan điểm và mục tiêu cơ bản như: phát triển bền vững,...
Giải pháp đã triển khai cần được thực hiện theo các khu chức năng.Tuy nhiên,
có những giải pháp chung cho các Khu GD – ĐT có điều kiện tương tự.
Một số khu chức năng có những giải pháp riêng về Tổ chức không gian kiến
trúc, cảnh quan, bao gồm các yếu tố về màu sắc, ánh sáng, vật liệu, mật độ, sử dụng
cây xanh...
105
Kiến nghị
Việc tổ chức không gian kiến trúc, cảnh quan trong các Trường Đại học trong
Khu GD – ĐT cần được coi trọng như một yếu tố không thể thiếu trong quá trình
thiết kế. Cần được thiết kế song song và tiến hành đồng bộ với quá trình thiết kế
quy hoạch tổng thể. Và việc tổ chức không gian kiến trúc,cảnh quan phải được quan
tâm đến từng hạng mục như không gian cây xanh,mặt nước, hình thức công
trình...trong từng khu vực chức năng riêng biệt.
Đảng và Nhà nước, mọi cơ quan tổ chức, các cấp có thẩm quyền, các bậc phụ
huynh cần quan tâm, đầu tư, tạo điều kiện nâng cao chất lượng môi trường học
đường.
Giáo viên, sinh viên trong Trường có quyền lợi và trách nhiệm tham gia vào
quá trình thiết kế, xây dựng và quản lý trong sử dụng hệ thống không gian kiến trúc,
cảnh quan Trường.
D. PHẦN TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Nguyễn Thế Bá, Lê Trọng Bình, Trần Trọng Hanh, Nguyễn Tố Lăng (2004)
“Quy Hoạch xây dựng phát triển đô thị” NXB Xây dựng.
2. Trần Thanh Bình , “Khu đại học tập trung - xu hướng và kinh nghiệm”, Tạp chí
Kiến trúc Việt Nam số 4/2011.
3. Trần Thanh Bình, “Tổ chức không gian khu đại học tập trung - cơ sở và giải
pháp”, Tạp chí Kiến trúc Việt Nam số 5/2011.
4. Trần Thanh Bình (2012) , "Khu Đại học Quảng Châu - bài học kinh nghiệm",
Báo cáo tham luận Hội thảo khoa học “Kiến trúc Trường học và hội nhập” .
5. Trần Thanh Bình (2012), “Tổ chức không gian tuyến liên kết trong quy hoạch
trường đại học ở Việt Nam” , Đề tài NCKH cấp Viện.
6. Nguyến Tiến Đạt (2000), “Thuật ngữ trường Đại học và trường cao đẳng ở Việt
Nam và nước ngoài”, Tạp chí Đại học và giáo dục chuyên nghiệp.
7. Đặng Thái Hoàng(2004) ” Hợp tuyển thiết kế đô thị” , NXB Xây dựng.
8. Nguyễn Xuân Hinh ”Tập bài giảng Thiết kế đô thị” Trường đại học Kiến trúc Hà
Nội 2010.
9. Nguyễn Xuân Hinh (2003), “Quy Hoạch Xây dựng và phát triển Khu Công
Nghiệp Việt Nam trong thời kỳ đổi mới”, Luận văn Tiến sĩ kiến trúc, Đại học
Xây dựng Hà Nội.
10. Hàn Tất Ngạn(2002) ” Kiến trúc cảnh quan” Trường đại học Kiến trúc Hà Nội.
11. Phạm Đức Nguyên , Bùi Ngọc Trang , Đặng Hồng Hạnh - Bùi Thanh Việt
Hùng (2012), "Nghiên cứu các giải pháp thiết kế kiến trúc trường học để sử
dụng tối đa ánh sáng tự nhiên" , Báo cáo tham luận Hội thảo khoa học “Kiến trúc
Trường học và hội nhập” .
12. Lê Tuấn Ngọc (2013) “Quy Hoạch cấu trúc khu Đô thị Đại Học Vĩnh Phúc dựa
trên điều kiện địa hình và cảnh quan tự nhiên”, Luận văn thạc sĩ Quy Hoạch ,
Đại Học Kiến Trúc Hà Nội.
13. Kim Quảng Quân (2012), “Thiết kế đô thị có minh họa”, NXB Xây dựng.
14. Đàm Thu Trang (2013), “Thiết kế kiến trúc cảnh quan khu ở”,NXB Xây dựng.
15. Lê Anh Tú (2001), Tổ chức không gian kiến trúc thư viện trong các trường ĐH
và cao đẳng ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Kiến trúc, Đại Học Kiến Trúc Hà Nội.
16. Lý Thị Thu Trang (2011), “Tổ chức không gian kiến trúc, cảnh quanTrường
Đại Học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn tại Hòa Lạc – Hà Nội”, Luận văn thạc
sĩ Quy Hoạch , Đại Học Kiến Trúc Hà Nội
17. Nguyễn Anh Văn (2001), “Giải quyết tổ chức không gian kiến trúc giảng
đường lớn trường cao đẳng và ĐH”, Luận văn thạc sĩ Kiến trúc, Đại Học Kiến
Trúc Hà Nội.
18. Hoàng Lưu Vinh (2011) , “Mô hình Khu Đại học tập trung ở Việt Nam”, Đề tài
NCKH cấp Bộ.
19. Các tài liệu về hiện trạng kinh tế - xã hội của khu vực lập quy hoạch và các tài
liệu, số liệu khác có liên quan.
20. Quyết định số 700/QĐ-TTg V/v Phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch xây dựng hệ
thống các trường đại học – cao đẳng tại vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2025 và
tầm nhìn đến năm 2050
21. Quyết định số 183/QĐ – CNCHHL Phê duyệt Nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch
phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu Giáo Dục và Đào Tạo thuộc Khu Công Nghệ cao Hòa
Lạc.
22. Viện Quy Hoạch Xây Dựng Hà Nội (2013), Quy hoạch chi tiết xây dựng
Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội Tỉ lệ:1/500 Gia Lâm – Hà Nội.
23. Viện Nghiên Cứu Thiết Kế Trường Học (2013), Quy hoạch phân khu điều
chỉnh Khu Giáo Dục và Đào Tạo (Tỷ lệ 1/2000) thuộc Khu Công Nghệ cao Hòa
Lạc – Hà Nội.
Tiếng Anh
24. Guangzhou Higher Education Mega Center Construction headquarters for
GHEMC 2004 (China)
25. Guangzhou_university_town_four_villages (Som.com)
26. Ian L. McHarg, “Design with nature”.

More Related Content

What's hot

Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp Chung cư cao tầng
Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp Chung cư cao tầngThuyết minh Đồ án tốt nghiệp Chung cư cao tầng
Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp Chung cư cao tầngluongthuykhe
 
KIẾN TRÚC CẬN ĐẠI
KIẾN TRÚC CẬN ĐẠIKIẾN TRÚC CẬN ĐẠI
KIẾN TRÚC CẬN ĐẠIluongthuykhe
 
Chuyên đề Thư viện Thiết kế thư viện
Chuyên đề Thư viện Thiết kế thư việnChuyên đề Thư viện Thiết kế thư viện
Chuyên đề Thư viện Thiết kế thư việnluongthuykhe
 
Chuyên đề 6 sự biến đổi yếu tố thị giác trong không gian trưng bày
Chuyên đề 6   sự biến đổi yếu tố thị giác trong không gian trưng bàyChuyên đề 6   sự biến đổi yếu tố thị giác trong không gian trưng bày
Chuyên đề 6 sự biến đổi yếu tố thị giác trong không gian trưng bàyAnh Phương
 
Đề cương tốt nghiệp: Chung cư cao tầng
Đề cương tốt nghiệp: Chung cư cao tầngĐề cương tốt nghiệp: Chung cư cao tầng
Đề cương tốt nghiệp: Chung cư cao tầngluongthuykhe
 
PHÒNG NGỦ TRONG RESORT
PHÒNG NGỦ TRONG RESORTPHÒNG NGỦ TRONG RESORT
PHÒNG NGỦ TRONG RESORTluongthuykhe
 
Giáo trình kiến trúc công nghiệp
Giáo trình kiến trúc công nghiệpGiáo trình kiến trúc công nghiệp
Giáo trình kiến trúc công nghiệpshare-connect Blog
 
Quy trình làm đồ án kiến trúc
Quy trình làm đồ án kiến trúcQuy trình làm đồ án kiến trúc
Quy trình làm đồ án kiến trúcnganha20792
 
Thuyết minh dự án viện dưỡng lão
Thuyết minh dự án viện dưỡng lãoThuyết minh dự án viện dưỡng lão
Thuyết minh dự án viện dưỡng lãoLẬP DỰ ÁN VIỆT
 
Kiến trúc hà nội qua các thời kỳ.
Kiến trúc hà nội qua các thời kỳ.Kiến trúc hà nội qua các thời kỳ.
Kiến trúc hà nội qua các thời kỳ.Zbrush tiếng Việt
 
Giới thiệu về LOTUS Homes - Hệ thống tiêu chí công trình xanh cho nhà ở đơn lẻ
Giới thiệu về LOTUS Homes - Hệ thống tiêu chí công trình xanh cho nhà ở đơn lẻGiới thiệu về LOTUS Homes - Hệ thống tiêu chí công trình xanh cho nhà ở đơn lẻ
Giới thiệu về LOTUS Homes - Hệ thống tiêu chí công trình xanh cho nhà ở đơn lẻVietnam Green Building Council
 

What's hot (20)

KIẾN TRÚC THIÊN CHÚA GIÁO TIÊN KỲ
KIẾN TRÚC THIÊN CHÚA GIÁO TIÊN KỲKIẾN TRÚC THIÊN CHÚA GIÁO TIÊN KỲ
KIẾN TRÚC THIÊN CHÚA GIÁO TIÊN KỲ
 
Đề tài: Trung tâm nghiên cứu, bảo tồn và nhân giống thủy sản
Đề tài: Trung tâm nghiên cứu, bảo tồn và nhân giống thủy sảnĐề tài: Trung tâm nghiên cứu, bảo tồn và nhân giống thủy sản
Đề tài: Trung tâm nghiên cứu, bảo tồn và nhân giống thủy sản
 
Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp Chung cư cao tầng
Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp Chung cư cao tầngThuyết minh Đồ án tốt nghiệp Chung cư cao tầng
Thuyết minh Đồ án tốt nghiệp Chung cư cao tầng
 
Luận văn: Quản lý dự án xây dựng công trình nhà thi đấu đa năng
Luận văn: Quản lý dự án xây dựng công trình nhà thi đấu đa năngLuận văn: Quản lý dự án xây dựng công trình nhà thi đấu đa năng
Luận văn: Quản lý dự án xây dựng công trình nhà thi đấu đa năng
 
07.quy hoach giao thong do thi
07.quy hoach giao thong do thi07.quy hoach giao thong do thi
07.quy hoach giao thong do thi
 
KIẾN TRÚC CẬN ĐẠI
KIẾN TRÚC CẬN ĐẠIKIẾN TRÚC CẬN ĐẠI
KIẾN TRÚC CẬN ĐẠI
 
Đồ án tốt nghiệp: Thư viện tổng hợp, HAY
Đồ án tốt nghiệp: Thư viện tổng hợp, HAYĐồ án tốt nghiệp: Thư viện tổng hợp, HAY
Đồ án tốt nghiệp: Thư viện tổng hợp, HAY
 
Luận văn tốt nghiệp: Khách sạn tổng hợp Hải Phòng, HAY
Luận văn tốt nghiệp: Khách sạn tổng hợp Hải Phòng, HAYLuận văn tốt nghiệp: Khách sạn tổng hợp Hải Phòng, HAY
Luận văn tốt nghiệp: Khách sạn tổng hợp Hải Phòng, HAY
 
Chuyên đề Thư viện Thiết kế thư viện
Chuyên đề Thư viện Thiết kế thư việnChuyên đề Thư viện Thiết kế thư viện
Chuyên đề Thư viện Thiết kế thư viện
 
Nguyên lý thiết kế kiến trúc nhà ở
Nguyên lý thiết kế kiến trúc nhà ởNguyên lý thiết kế kiến trúc nhà ở
Nguyên lý thiết kế kiến trúc nhà ở
 
Chuyên đề 6 sự biến đổi yếu tố thị giác trong không gian trưng bày
Chuyên đề 6   sự biến đổi yếu tố thị giác trong không gian trưng bàyChuyên đề 6   sự biến đổi yếu tố thị giác trong không gian trưng bày
Chuyên đề 6 sự biến đổi yếu tố thị giác trong không gian trưng bày
 
Đề cương tốt nghiệp: Chung cư cao tầng
Đề cương tốt nghiệp: Chung cư cao tầngĐề cương tốt nghiệp: Chung cư cao tầng
Đề cương tốt nghiệp: Chung cư cao tầng
 
PHÒNG NGỦ TRONG RESORT
PHÒNG NGỦ TRONG RESORTPHÒNG NGỦ TRONG RESORT
PHÒNG NGỦ TRONG RESORT
 
Luận văn: Quản lý chất lượng xây dựng công trình dân dụng, HAY
Luận văn: Quản lý chất lượng xây dựng công trình dân dụng, HAYLuận văn: Quản lý chất lượng xây dựng công trình dân dụng, HAY
Luận văn: Quản lý chất lượng xây dựng công trình dân dụng, HAY
 
Giáo trình kiến trúc công nghiệp
Giáo trình kiến trúc công nghiệpGiáo trình kiến trúc công nghiệp
Giáo trình kiến trúc công nghiệp
 
KIẾN TRÚC LA MÃ CỔ ĐẠI
KIẾN TRÚC LA MÃ CỔ ĐẠIKIẾN TRÚC LA MÃ CỔ ĐẠI
KIẾN TRÚC LA MÃ CỔ ĐẠI
 
Quy trình làm đồ án kiến trúc
Quy trình làm đồ án kiến trúcQuy trình làm đồ án kiến trúc
Quy trình làm đồ án kiến trúc
 
Thuyết minh dự án viện dưỡng lão
Thuyết minh dự án viện dưỡng lãoThuyết minh dự án viện dưỡng lão
Thuyết minh dự án viện dưỡng lão
 
Kiến trúc hà nội qua các thời kỳ.
Kiến trúc hà nội qua các thời kỳ.Kiến trúc hà nội qua các thời kỳ.
Kiến trúc hà nội qua các thời kỳ.
 
Giới thiệu về LOTUS Homes - Hệ thống tiêu chí công trình xanh cho nhà ở đơn lẻ
Giới thiệu về LOTUS Homes - Hệ thống tiêu chí công trình xanh cho nhà ở đơn lẻGiới thiệu về LOTUS Homes - Hệ thống tiêu chí công trình xanh cho nhà ở đơn lẻ
Giới thiệu về LOTUS Homes - Hệ thống tiêu chí công trình xanh cho nhà ở đơn lẻ
 

Similar to Luận văn: Tổ chức không gian kiến trúc khu giáo dục và đào tạo

Sư phạm tương tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật điện tại trường Cao ...
Sư phạm tương tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật điện tại trường Cao ...Sư phạm tương tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật điện tại trường Cao ...
Sư phạm tương tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật điện tại trường Cao ...Man_Ebook
 
Luan van tien si kinh te quoc dan neu (1)
Luan van tien si kinh te quoc dan neu (1)Luan van tien si kinh te quoc dan neu (1)
Luan van tien si kinh te quoc dan neu (1)Nguyễn Công Huy
 
Luận văn tốt nghiệp thiết kế và chế tạo mô hình băng tải ống
Luận văn tốt nghiệp thiết kế và chế tạo mô hình băng tải ốngLuận văn tốt nghiệp thiết kế và chế tạo mô hình băng tải ống
Luận văn tốt nghiệp thiết kế và chế tạo mô hình băng tải ốngnataliej4
 
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...jackjohn45
 

Similar to Luận văn: Tổ chức không gian kiến trúc khu giáo dục và đào tạo (20)

Luận văn: Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật Khu nhà ở Trung Văn
Luận văn: Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật Khu nhà ở Trung VănLuận văn: Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật Khu nhà ở Trung Văn
Luận văn: Quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật Khu nhà ở Trung Văn
 
Luận văn: Quản lý kiến trúc, cảnh quan khu đô thị Mai Trai, HAY
Luận văn: Quản lý kiến trúc, cảnh quan khu đô thị Mai Trai, HAYLuận văn: Quản lý kiến trúc, cảnh quan khu đô thị Mai Trai, HAY
Luận văn: Quản lý kiến trúc, cảnh quan khu đô thị Mai Trai, HAY
 
Luận văn: Quản lý dự án đầu tư xây dựng Trường ĐH Điện Lực
Luận văn: Quản lý dự án đầu tư xây dựng Trường ĐH Điện LựcLuận văn: Quản lý dự án đầu tư xây dựng Trường ĐH Điện Lực
Luận văn: Quản lý dự án đầu tư xây dựng Trường ĐH Điện Lực
 
Sư phạm tương tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật điện tại trường Cao ...
Sư phạm tương tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật điện tại trường Cao ...Sư phạm tương tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật điện tại trường Cao ...
Sư phạm tương tác và ứng dụng trong dạy học môn Kỹ thuật điện tại trường Cao ...
 
Quản lý xây dựng theo quy hoạch khu công nghiệp tại Lào Cai
Quản lý xây dựng theo quy hoạch khu công nghiệp tại Lào CaiQuản lý xây dựng theo quy hoạch khu công nghiệp tại Lào Cai
Quản lý xây dựng theo quy hoạch khu công nghiệp tại Lào Cai
 
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt thị xã Phúc Yên, HAY
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt thị xã Phúc Yên, HAYLuận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt thị xã Phúc Yên, HAY
Luận văn: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt thị xã Phúc Yên, HAY
 
Luan van tien si kinh te quoc dan neu (1)
Luan van tien si kinh te quoc dan neu (1)Luan van tien si kinh te quoc dan neu (1)
Luan van tien si kinh te quoc dan neu (1)
 
Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp, HAYLuận văn: Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp, HAY
Luận văn: Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp, HAY
 
Luận văn: Quản lý dự án tại ban quản lý các dự án xây dựng, 9đ
Luận văn: Quản lý dự án tại ban quản lý các dự án xây dựng, 9đLuận văn: Quản lý dự án tại ban quản lý các dự án xây dựng, 9đ
Luận văn: Quản lý dự án tại ban quản lý các dự án xây dựng, 9đ
 
Quản lý không gian kiến trúc hai bên trục đường giải phóng Hà Nội
Quản lý không gian kiến trúc hai bên trục đường giải phóng Hà NộiQuản lý không gian kiến trúc hai bên trục đường giải phóng Hà Nội
Quản lý không gian kiến trúc hai bên trục đường giải phóng Hà Nội
 
Luận văn tốt nghiệp thiết kế và chế tạo mô hình băng tải ống
Luận văn tốt nghiệp thiết kế và chế tạo mô hình băng tải ốngLuận văn tốt nghiệp thiết kế và chế tạo mô hình băng tải ống
Luận văn tốt nghiệp thiết kế và chế tạo mô hình băng tải ống
 
Luận văn: Xây dựng theo quy hoạch khu đô thị mới Phú Lương
Luận văn: Xây dựng theo quy hoạch khu đô thị mới Phú LươngLuận văn: Xây dựng theo quy hoạch khu đô thị mới Phú Lương
Luận văn: Xây dựng theo quy hoạch khu đô thị mới Phú Lương
 
Luận văn: Nghiên cứu tính toán kết cấu dàn không gian nhịp lớn
Luận văn: Nghiên cứu tính toán kết cấu dàn không gian nhịp lớnLuận văn: Nghiên cứu tính toán kết cấu dàn không gian nhịp lớn
Luận văn: Nghiên cứu tính toán kết cấu dàn không gian nhịp lớn
 
Luận văn: Quản lý dự án xây dựng thành phố Bắc Ninh, HAY
Luận văn: Quản lý dự án xây dựng thành phố Bắc Ninh, HAYLuận văn: Quản lý dự án xây dựng thành phố Bắc Ninh, HAY
Luận văn: Quản lý dự án xây dựng thành phố Bắc Ninh, HAY
 
Luận án: Xây dựng mô hình TP ảo cho công tác quy hoạch đô thị
Luận án: Xây dựng mô hình TP ảo cho công tác quy hoạch đô thịLuận án: Xây dựng mô hình TP ảo cho công tác quy hoạch đô thị
Luận án: Xây dựng mô hình TP ảo cho công tác quy hoạch đô thị
 
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
 
Nâng cao độ chính xác tra cứu ảnh dựa vào nội dung sử dụng kỹ thuật
Nâng cao độ chính xác tra cứu ảnh dựa vào nội dung sử dụng kỹ thuậtNâng cao độ chính xác tra cứu ảnh dựa vào nội dung sử dụng kỹ thuật
Nâng cao độ chính xác tra cứu ảnh dựa vào nội dung sử dụng kỹ thuật
 
Luận văn: Đánh giá kiến trúc trung tâm hành chính tập trung cấp tỉnh
Luận văn: Đánh giá kiến trúc trung tâm hành chính tập trung cấp tỉnhLuận văn: Đánh giá kiến trúc trung tâm hành chính tập trung cấp tỉnh
Luận văn: Đánh giá kiến trúc trung tâm hành chính tập trung cấp tỉnh
 
Kiến trúc cảnh quan trục đường Hoàng Văn Thụ tỉnh Thái Nguyên
Kiến trúc cảnh quan trục đường Hoàng Văn Thụ tỉnh Thái NguyênKiến trúc cảnh quan trục đường Hoàng Văn Thụ tỉnh Thái Nguyên
Kiến trúc cảnh quan trục đường Hoàng Văn Thụ tỉnh Thái Nguyên
 
Luận văn: Giải pháp thoát nước mưa cho khu đô thị tại Thái Nguyên
Luận văn: Giải pháp thoát nước mưa cho khu đô thị tại Thái NguyênLuận văn: Giải pháp thoát nước mưa cho khu đô thị tại Thái Nguyên
Luận văn: Giải pháp thoát nước mưa cho khu đô thị tại Thái Nguyên
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-KhnhHuyn546843
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgsNmmeomeo
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
cac-cau-noi-tthcm.pdf-cac-cau-noi-tthcm-
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 

Luận văn: Tổ chức không gian kiến trúc khu giáo dục và đào tạo

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI PHẠM ANH TÚ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN KHU GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - KHU CÔNG NGHỆ CAO HÒA LẠC LUẬN VĂN THẠC SĨ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ Hà nội, năm 2014
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ------------------------------------------- PHẠM ANH TÚ KHÓA: 2011 – 2013 GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN KHU GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - KHU CÔNG NGHỆ CAO HÒA LẠC Chuyên ngành: Quy hoạch vùng và đô thị Mã số: 60.58.01.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.KTS NGUYỄN XUÂN HINH Hà Nội – Năm 2014
  • 3. LỜI CẢM ƠN Đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo: TS. KTS. Nguyễn Xuân Hinh, người đã tận tình hướng dẫn và khích lệ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn Khoa Sau đại học, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội và các thầy cô giáo trong hội đồng khoa học đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ và đóng góp những ý kiến quý báu cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Sau cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo và cán bộ Viện Nghiên Cứu Thiết Kế Trường Học đã ủng hộ và tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận văn. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
  • 4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Phạm Anh Tú
  • 5. MỤC LỤC Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng, biểu Danh mục các hình minh họa A.PHẦN MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài 1 Mục đích nghiên cứu 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 Phương pháp nghiên cứu 4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4 Cấu trúc luận văn 4 Các khái niệm, thuật ngữ liên quan trong luận văn 5 B.PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KTCQ CỦA KHU GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – KHU CNC HÒA LẠC 1.1 Giới thiệu về Khu Giáo Dục và Đào tạo trong KCN Hòa Lạc 1.1.1 Khái quát vệ Khu Công Nghệ Cao Hòa Lạc 8 1.1.2 Tình hình quy hoạch Khu Công Nghệ Cao Hòa Lạc 9 1.1.3 Mục tiêu, nhiệm vụ quy hoạch Khu GD – ĐT 11 1.1.4 Vị trí và quy mô nghiên cứu Khu GD- ĐT 12 1.2 Điều kiện tự nhiên và hiện trạng kinh tế - xã hội 1.2.1 Điều kiện tự nhiên 14
  • 6. 1.2.2 Hiện trạng vè Kinh tế - xã hội 16 1.3 Thực trạng công tác quy hoạch và tổ chức KTCQ Khu GD – ĐT 1.3.1 Về Kiến trúc cảnh quan 17 1.3.2 Về Quy hoạch 22 1.4 Các vấn đề cần nghiên cứu về tổ chức KG KTCQ Khu GD- ĐT 26 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KTCQ KHU GD VÀ ĐT – KHU CÔNG NGHỆ CAO HÒA LẠC 2.1 Cơ sở lý luận về quy hoạch đô thị và tổ chức KG KTCQ 2.1.1 Cơ sở về Quy Hoạch Đô Thị 28 2.1.2 Cơ sở Thiết kế Kiến trúc cảnh quan 33 2.1.3 Cơ sở về Thiết kế đô thị 38 2.1.4 Xu hướng thiết kế (tố chức KG KTCQ) của Khu GD- ĐT 43 2.2 Cơ sở về pháp lý 2.2.1 Các văn bản pháp lý liên quan đến Quy hoạch, KTCQ và TKĐT 47 2.2.2 Định hướng quy hoạch phát triển đại học của Việt Nam 48 2.2.3 Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Quy hoạch xây dựng 49 2.3 Các yếu tố tác động đến việc tổ chức KG KTCQ Khu GD – ĐT 2.3.1 Địa hình và cảnh quan tự nhiên 50 2.3.2 Tính chất và quy mô của Khu GD- ĐT 51 2.3.3 Cây xanh mặt nước 52 2.3.4 Đặc trưng của môi trường GD- ĐT 53 2.3.5 Yếu tố văn hóa – lịch sử 54 2.4 Các kinh nghiệm về tổ chức KG KTCQ Khu GD - ĐT
  • 7. 2.4.1 Kinh nghiệm trên thế giới 55 2.4.2 Kinh nghiệm tại Việt Nam 63 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KTC KHU GD VÀ ĐT – KHU CÔNG NGHỆ CAO HÒA LẠC 3.1 Quan điểm, mục tiêu và nguyên tắc đề xuất giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan Khu GD – ĐT 3.1.1 Quan điểm 67 3.1.2 Mục tiêu 69 3.1.3 Nguyên tắc 70 3.2 Giải pháp tổ chức KG KTCQ Khu GD và ĐT 3.2.1 Giải pháp quy hoạch tổng thể Khu GD và ĐT 71 3.2.2 Giải pháp cho các khu chức năng 74 3.2.3 Giải pháp cho các không gian mở 82 3.2.4 Giải pháp cho các không gian đặc trưng 84 3.2.5 Giải pháp cho không gian cây xanh 86 3.2.6 Giải pháp cho không gian mặt nước 90 3.3 Giải pháp thiết kế HT HTKT đáp ứng yêu cầu thiết kế KTCQ 3.3.1 Giải pháp thiết kế hệ thống giao thông 93 3.3.2 Giải pháp thiết kế chiếu sáng 100 3.3.3 Giải pháp thiết kế tiện ích đô thị 101 C.PHẦN KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ Kết Luận 104 Kiến nghị 105 D.PHẦN TÀI LIỆU THAM KHẢO E. PHẦN PHỤ LỤC
  • 8. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Cụm từ viết tắt BXD Bộ xây dựng ĐKTN Điều kiện tự nhiên ĐT Đô thị NQ-CP Nghị quyết-Chính phủ QCXDVN Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QĐ-TTg Quyết định-Thủ tướng QĐ-UBND Quyết định- Ủy ban nhân dân QL Quốc lộ QH Quy hoạch QHXD Quy hoạch xây dựng TB/TU Thông báo/Tỉnh ủy TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam Khu GD - ĐT Khu Giáo Dục và Đào Tạo KTCQ Kiến trúc cảnh quan Khu CNC Khu Công Nghệ Cao KG Không gian USTH Đại học Khoa học công nghệ Hà nội
  • 9. HUPI Viện Quy Hoạch Xây dựng Hà Nội NCTKTH Viện Nghiên cứu Thiết Kế Trường Học HT HTKT Hệ thống hạ tầng kỹ thuật
  • 10. DANH MỤC HÌNH MINH HỌA Số hiệu hình Tên hình Trang Hình 1. 1 Sơ đồ vị trí Khu công nghệ cao Hòa Lạc 8 Hình 1. 2 Sơ đồ vị trí khu GD - ĐT trong QHC khu công nghệ cao Hòa Lạc 12 Hình 1. 3 Một số hình ảnh cảnh quan tự nhiên khu vực nghiên cứu 16 Hình 1. 4 Bản đồ đánh giá sử dụng đất hiện trạng khu vực nghiên cứu 18 Hình 1. 5 Sơ đồ cơ cấu sử dụng đất Khu Giáo dục và Đào tạo 25 Hình 1. 6 Mặt Bằng tố chức không gian KTCQ Khu GD- ĐT 25 Hình 1. 7 Phối cảnh minh họa tổng thể Khu GD - ĐT 26 Hình 2.1 Sơ đồ phân khu chức năng khu đất xây dựng trường đại học 30 Hình 2.2 Biểu đồ tỷ trọng phân khu chức năng trong mộ trường đại học 31 Hình 2.3 Sơ đồ cơ cấu chức năng trong trường đại học đơn nghành 31 Hình 2.4 Sơ đồ cơ cấu chức năng trong trường đại học đa nghành 32 Hình 2.5 Sơ đồ mô hình tổ hợp trường đại học độc lập tối đa 32 Hình 2.6 Sơ đồ mô hình liên hợp các trường đại học độc lập về cơ sở đào tạo 33
  • 11. Hình 2.7 – 2.12 Ảnh minh họa các hoạt động đặc trưng của Khu GD- ĐT 34 - 35 Hình 2.13 Năm nhân tố hình ảnh đô thị do Kevin Lynch đề xuất 39 Hình 2.14 Mặt bằng tổ chức không gian KTCQ Khu GD- ĐT (nhóm Dian Kusumaningtyas ) 43 Hình 2.15 Sơ đồ phân khu chức năng Khu GD – ĐT (liên danh Nihon sekkei và Viện NCTK Trường Học ) 44 Hình 2.16 Mặ bằng tổ chức không gian KTCQ Khu GD-ĐT (liên danh Nihon sekkei và Viện NCTK Trường Học ) 45 Hình 2.17 Phối cảnh minh họa tổng thể Khu GD-ĐT (Phương án Viện NCTK TH) 46 Hình 2.18 Các yếu tố tự nhiên tác động đến Khu đất nghiên cứu 50 Hình 2.19 Sơ đồ phân khu chức năng Khu GD - ĐT 52 Hình 2.20 Thành phố khoa học Tsukuba – Nhật Bản 58 Hình 2.21 Sơ đồ phân tích mạng giao thong chính và trục cảnh quan chính trong đô thị đại học Tsukuba - Nhật Bản 58 Hình 2.22 Khuôn viên khu đô thị đại học Tsukuba - Nhật Bản 58 Hình 2.23 Khuôn viên đại học Harvard- Mỹ 59 Hình 2.24 Sơ đồ các khu chức năng trong đại học Harvard 60 Hình 2.25 Bản đồ tổ chức không gian KTCQ Khu đô thị đại học Quảng Châu – Trung Quốc 62 Hình 2.26 Phân khu chức năng Khu Đô thị đại học Quảng Châu 62 Hình 2.27 Sơ đổ phân khu chức năng 66
  • 12. Hình 2.28 Mặt bằng tổ chức không gian KTCQ 66 Hình 2.29 Phối cảnh tổng thể 66 Hình 3.1 Sử dụng yếu tố tự nhiên nhằm khai thác KTCQ 69 Hình 3.2 Giải pháp tổng thể tổ chức không gian Khu GD-ĐT 73 Hình 3.3 Mô hình tổ chức không gian đệm trong công trình 74 Hình 3.4 Sơ dồ các nhân tố tạo cảnh quan cho các khu chức năng 74 Hình 3.5 Giải pháp của phương án thiết kế của đồ án 76 Hình 3.6 Giải pháp đề xuất 76 Hình 3.7 Hình minh họa không gian KTCQ khu học tập 79 Hình 3.8 Hình minh họa không gian KTCQ Khu nội trú sinh viên - ở công vụ 81 Hình 3.9 Sơ đồ phân loại không gian trống 82 Hình 3.10 Một số hình ảnh minh họa giải pháp tổ chức không gian Forum, Quảng trường lớn, sân khánh tiết. 84 Hình 3.11 Một số hình ảnh minh họa giải pháp tổ chức hệ thống dịch vụ tiện ích, điểm nghỉ chân 85 Hình 3.12 Một số hình ảnh minh họa giải pháp tổ chức cột mốc 86 Hình 3.13 Tác dụng của không gian xanh với việc cản nắng, gió và cải tạo vi khí hậu 87 Hình 3.14 Ảnh hưởng của không gian xanh đến môi trường gió 87 Hình 3.15 Thủ pháp bố cục cây xanh 88 Hình 3.16 Thủ pháp bố cục cây xanh cơ sở kết hợp cây xanh theo cụm 88 Hình 3.17 Một số hình ảnh minh họa giải pháp tổ chức không gian cây xanh 90 Hình 3.18 Một số hình ảnh minh họa giải pháp tổ chức không gian mặt nước 93 Hình 3.19 Sơ đổ phân loại giao thông trong trường Đại học 93
  • 13. Hình 3.20 Sơ đồ mô phỏng giao thông không khói trong nội khu chức năng 95 Hình 3.21 Một số hình ảnh minh họa giải pháp tổ chức không gian giao thông đường nhánh 98 Hình 3.22 Sơ đồ giao thông nút 99 Hình 3.23 Một số hình ảnh minh họa giải pháp tổ chức giao thông khác cốt 100 Hình 3.24 Mốt số hình ảnh minh họa giải pháp tổ chức biển báo 102 Hình 3.25 Một số hình ảnh minh họa các thiết bị đô thị dùng trong khu trung tâm công cộng 103
  • 14. DANH MỤC BẢNG, BIỂU Sốhiệu bảng, biểu Tên bảng, biểu Trang Bảng 1. 1 Thống kê tổng hợp hiện trạng sử dụng đất 17 - 18 Bảng 1.2 Bảng phân khu chức năng các thành phần trong Khu Giáo dục và Đào tạo 24 - 25 Bảng 2.1 Bảng nguyên tắc phân khu chức năng 29- 30 Bảng 2.2 Bảng thống kê và minh họa các hoạt động đặc trưng của Khu GD-ĐT 34 - 35 Bảng 3.1 Giái pháp bố cục cây xanh 89 Bảng 3.2 Giải pháp bố cục mặt nước 92 Bảng 3.3 Sơ đồ tổ chức đường trục chính 96-97 Bảng 3.4 Sơ đồ tổ chức đường nhánh 97
  • 15. 1 A. PHẦN MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Việc xây dựng Khu công nghệ cao là một trong những giải pháp đột phá, nhằm nâng cao năng lực công nghệ nội sinh của quốc gia, giúp Việt Nam nhanh chóng rút ngắn khoảng cách về kinh tế và khoa học công nghệ với các nước trong khu vực và trên thế giới đồng thời làm đòn bẩy góp phần phát triển kinh tế Việt Nam và đưa đất nước hội nhập hiệu quả vào nền kinh tế toàn cầu đầy thách thức hiện nay. Khu Công nghệ cao Hoà Lạc được xây dựng theo mô hình trung tâm nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ cao tầm cỡ quốc gia, nơi ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển sản xuất, kinh doanh sản phẩm công nghệ cao, bao gồm các khu chức năng: Khu Giáo dục và đào tạo, Khu Phần mềm, Khu Nghiên cứu và triển khai, Khu Công nghiệp công nghệ cao, Khu Trung tâm, Khu Dịch vụ tổng hợp, Khu Nhà ở kết hợp văn phòng, Khu Chung cư, Khu Tiện ích, Khu Giải trí, thể dục thể thao. Trong đó chức năng giáo dục – đào tạo đóng vai trò quan trọng trong việc chủ động đào tạo nguồn nhân lực cho khu công nghệ cao có thể hoạt động hiệu quả. Theo quyết định số 621/QĐ-TTg ngày 23 tháng 05 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu Công nghệ cao Hoà Lạc đã xác định : “…Khu Giáo dục và đào tạo có quy mô 108 ha, bố trí tại phía Bắc Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, cạnh đường quốc lộ 21, tại đây phát triển các trường đại học, các trung tâm giáo dục, đào tạo và dạy nghề, là nơi cung cấp đội ngũ nhân lực có tay nghề cao…” Theo xu hướng thời đại về phát triển đô thị, việc nghiên cứu đề xuất tố chức kiến trúc cảnh quan trong quy hoạch xây dựng là bước triển khai cần được coi trọng đúng mức nhằm tìm ra một cơ chế, một mô hình tổ chức không gian thích hợp sẽ là
  • 16. 2 điều kiện tiên quyết thành công, để tạo ra một không gian chức năng hợp lý của các trường đại học, một không gian sống và làm việc hài hòa với thiên nhiên và môi trường hiện hữu, tăng tính hữu cơ giữa các khu chức năng chính, khi đó đại học sẽ trở nên hấp dẫn, đô thị sẽ có thêm động lực phát triển. Hiện tại công tác quy hoạch chi tiết Khu giáo dục và đào tạo tuy đã có nhưng vấn đề tổ chức không gian kiến trúc, cảnh quan chưa được chú trọng, một cách đúng mức. Viêc tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan chưa thể hiện được tính đặc trưng của khu vực, cũng như tính đặc thù của không gian đặc thù phục vụ cho công tác giáo dục đào tạo. Trước đây, đã có một số để tài nghiên cứu khoa học hoặc luận văn nghiên cứu không gian kiến trúc cảnh quan trong trường Đại học như để tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở “Nghiên cứu tổ chức giao thông – tuyến liên kết trong Quy hoạch trường và cụm trường” do THs.KTS Nguyến Đỗ Quyên làm chủ nhiệm đề tài (Viện Nghiên Cứu và Thiết Kế Trường Học – 03/2012), luận văn thạc sĩ “Tổ chức không gian kiến trúc , cảnh quan Trường Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn – Hòa Lạc – Hà Nội” của tác giả Lý Thị Thu Trang (trường Đại học Kiến trúc HN - 2011) hay đề tài luận văn thạc sĩ “Quy hoạch cấu trúc khu đô thị Đại học Vĩnh Phúc dựa trên điều kiện địa hình và cảnh quan tự nhiên” của tác giả Lê Tuấn Ngọc (trường Đại học Kiến trúc HN - 2013 ), trong các đề tài nghiên cứu khoa học, luận văn này đã đề cập đến các giải pháp tố chức không gian kiến trúc cảnh quan của một trường đại học cụ thể, hoặc đưa ra giải pháp mang tính khái quát của khu đô thị đại học có quy mô rất lớn hoặc đơn thuần nghiên cứu về yếu tố giao thông trong trường đại học mà chưa để cập sâu sắc tới giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan cho khu vực nhiều hợp phần (có nhiều hơn một trường đại học, các trung tâm đào tạo, viện nghiên cứu,….) Việc nghiên cứu, đề xuất không gian kiến trúc cảnh quan để hình thành không gian đô thị tại khu giáo dục đào tạo là hết sức quan trọng và cẩn thiết, với
  • 17. 3 mong muốn tạo nên một không gian tốt về nhiều mặt trong xã hội, để từ đó làm bài học kinh nghiệm, áp dụng cho Khu giáo dục đào tạo – Khu công nghệ cao hòa lạc nói riêng và các khu giáo dục đào tạo khác. Mục đích nghiên cứu Đánh giá thực trạng Khu giáo dục và đào tạo về các yếu tố: Tự nhiên, kinh tế xã hội; yêu cầu đào tạo; tâm lý của giáo viên, sinh viên; kết hợp xem xét quy hoạch chi tiết Khu Giáo dục và đào tạo .Nghiên cứu sơ sở khoa học về lý luận , thực tiễn và các yếu tố tác động đến Kiến trúc cảnh quan để đề xuất giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan Khu Giáo dục và Đào tạo – khu công nghệ cao hòa lạc nhằm đảm bảo một môi trường giáo dục thân thiện với môi trường và phát triển bền vững. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng: Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan Khu Giáo dục và Đào tạo – Khu công nghệ cao Hòa Lạc. - Phạm vi: Khu Giáo dục và Đào tạo – Khu công nghệ cao Hòa Lạc- Thạch Thất – Hà Nội. - Quy mô : 125,9 ha (trong đó bao gồm 14,2 ha mặt nước hiện trạng theo QHC điều chỉnh của Khu công nghệ cao Hòa Lạc) - Ranh giới được xác định : Phía Bắc: Giáp ranh giới phía Bắc của Khu công nghệ cao Hòa Lạc Phía Nam: Giáp đường E hiện trạng và Khu Dịch vụ tổng hợp 2 của Khu công nghệ cao Hòa Lạc Phía Đông:Giáp đường 01 và khu Tiện ích của Khu công nghệ cao Hòa Lạc Phía Tây : Giáp Quốc lộ 21 - Thời gian nghiên cứu: Theo Quy hoạch chung điều chỉnh Khu công nghệ cao Hòa Lạc đến năm 2030
  • 18. 4 Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập thông tin : Tiến hành thu thập thông tin, tài liệu tiếp cận với tình hình quy hoạch tổ chức không gian trường Đại học tại Việt Nam và một số nước trên thế giới. - Phương pháp phân tích tổng hợp: Phân chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy sau đó tổng hợp là quá trình ngược với quá trình phân tích, nhưng lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung cái khái quát. - Phương pháp chuyên gia: Thu thập ý kiến của các chuyên gia trong và ngoài nước theo những mẫu câu hỏi được in sẵn sau đó thu thập tổng hợp kết quả để có những câu trả lời thiết thực. - Phương pháp điều tra cộng đồng: Thu thập ý kiến của các đối tượng liên quan, giáo viên, sinh viên, người dân và chính quyền địa phương về việc quy hoạch Khu Giáo dục và Đào tạo – Khu công nghệ cao Hòa Lạc.. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Góp phần xây dựng, hoàn thiện các cơ sở khoa học cho việc đưa ra các giải pháp tổ chức kiến trúc cảnh quan Khu Giáo dục và Đào tạo. - Đề tài là cơ sở tham khảo cho việc nghiên cứu , tư vấn thiết kế và quản lý không gian kiến trúc cảnh quan khu giáo dục có điều kiện tương tự. Cấu trúc luận văn Bao gồm: 4 phần Phần 1 : Mở đầu Phần 2 : nội dung (có 3 chương) - Chương 1: Thực trạng tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan của Khu Giáo dục và Đào tạo – Khu Công nghệ cao Hòa Lạc.
  • 19. 5 - Chương 2: Cơ sở khoa học tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan Khu Giáo dục và Đào tạo – Khu Công nghệ cao Hòa Lạc. - Chương 3: Giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan Khu Giáo dục và Đào tạo – Khu Công nghệ cao Hòa Lạc. Phần 3: Kết luận- kiến nghị, Phần 4: Tài liệu tham khảo và phụ lục Các khái niệm, thuật ngữ liên quan trong luận văn a. Kiến trúc cảnh quan: Theo PGS.KTS Hàn Tất Ngạn, “ Kiến trúc cảnh quan là một trong những dạng hoạt động kiến trúc của con người nhằm đáp ứng các yêu cầu về thẩm mỹ, tạo lập một môi trường hài hòa bao quanh con người, có ý nghĩa sử dụng và tư tưởng nhất định.” “KTCQ là một môn khoa học tổng hợp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều chuyên ngành khác nhau như quy hoạch không gian, quy hoạch hạ tầng kỹ thuật, kiến trúc công trình, điêu khắc, hội họa,...nhằm giải quyết những vấn đề tổ chức môi trường nghỉ ngơi giải trí, thiết lập và cải thiện môi sinh, bảo vệ môi trường, tổ chức nghệ thuật kiến trúc”. “KTCQ là hoạt động định hướng của con người tác động vào môi trường nhân tạo để làm cân bằng mối quan hệ qua lại giữa các yếu tố thiên nhiên và nhân tạo, tạo nên sự tổng hòa giữa chúng”. KTCQ bao gồm cảnh quan tự nhiên (địa hình, mặt nước, cây xanh, con nước và động vật, không trung) và cảnh quan nhân tạo (kiến trúc công trình, giao thông, trang thiết bị hoàn thiện kỹ thuật, tranh tượng hoành tráng trang trí). Mối tương quan tỷ lệ về thành phần cùng quan hệ tương hỗ giữa hai thành phần này luôn biến đổi theo thời gian, điều này làm cho cảnh quan kiến trúc luôn vận động và phát triển.[10] b. Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan: Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan là một hoạt động định hướng của con người nhằm mục đích tạo dựng, tổ hợp và liên kết các không gian chức năng trên cơ
  • 20. 6 sở tạo ra sự cân bằng và mối quan hệ tổng hòa của hai nhóm thành phần tự nhiên và nhân tạo của KTCQ. Những nhân tố chính ảnh hưởng đến Tổ chức không gian KTCQ bao gồm: + Các thành phần của KTCQ: thành phần tự nhiên và thành phần nhân tạo. + Các yêu cầu của không gian KTCQ: yêu cầu công năng, yêu cầu thẩm mỹ, yêu cầu môi sinh. + Quy luật tổ chức không gian:  Cơ sở bố cục cảnh quan: Giá trị thẩm mỹ của không gian KTCQ được con người cảm thụ thông qua các giác quan, trong đó cảm thụ bằng thị giác là chủ yếu. Về mặt thị giác, ba yếu tố có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả cảm nhận và là cơ sở cho bố cục cảnh quan gồm có: điểm nhìn, tầm nhìn và góc nhìn.  Tạo hình không gian: Tất cả các không gian tự nhiên và không gian nhân tạo đều được tạo thành từ ba yếu tố cơ bản là: mặt nền, trần và tường để ngăn không gian. Tùy theo thành phần về ba yếu tố trên, không gian nói chung có thể chia thành ba loại chính sau: không gian đóng, không gian mở và không gian nửa đóng nửa mở. Tạo cho không gian một hình dáng phù hợp, quy mô, tính chất hợp lý với chức năng sử dụng và nhu cầu thẩm mỹ của con người là vấn đề quan trọng trong việc tổ chức không gian KTCQ. [10]  Các quy luật bố cục cơ bản như: bố cục cân xứng, bố cục tự do, Trục và trung tâm bố cục chính phụ, Tỷ lệ, Tương phản, Tương tự, Đồng nhất, Sáng tối, Màu sắc. [10] c. Trường Đại học: Theo quan điểm chung hiện nay, trường Đại học được đinh nghĩa là nơi truyền thụ những tri thức cao nhất mà xã hội tích lũy được, là nơi sang tạo nên những phát minh, sang tạo mới cần thiết cho sự phát triển khoa học, kinh tế, kỹ thuật, văn hóa nghệ thuật của xã hội…Trường Đại học là nơi đào tạo các trình độ cao đẳng , đại học, thạc sĩ, tiến sĩ theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.Trường Đại học là cơ thể sống động luôn phát triển, diễn ra quá trình đào tạo như quá trình sản xuất mà nguyên liệu và sản phẩm là các chuyên gia khoa học kỹ thuật [6]
  • 21. 7 d. Khu Công nghệ cao: Khu công nghệ cao là khu tập trung các doanh nghiệp công nghiệp kỹ thuật cao, các đơn vị nghiên cứu- triển khai về khoa học công nghệ, đào tạo lao động và các dịch vụ có liên quan. Trong khu công nghệ cao có thê có doanh nghiệp chế xuất. Trong khu công nghệ cao có các công trình nhà ở, nghỉ ngơi và phục vụ công cộng khác.[9] e. Khu Đại học tập trung: Khu Đại học tập trung là tổ hợp của hai Trường Đại học trở lên trên cùng một khu đất. Xét về tính chất cũng có thể phân Khu ĐHTT thành hai thể loại : - Đứng cạnh nhau do vị trí trong cùng khu chức năng của thành phố. - Có những phần tử chung nhau. [2] f. Quy hoạch đô thị: Theo Luật Quy hoạch đô thị (2009), Quy hoạch đô thị là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị.
  • 22. THÔNG BÁO Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội. Email: digilib.hau@gmail.com TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN
  • 23. 104 C. PHẦN KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ Kết luận Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta “ Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Các trường Đại học bao gồm nhiều loại, trong đó Khoa học Kỹ thuật công nghệ - chiếm vai trò quan trọng trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo và mang ý nghĩa vô cùng quan trọng. Trường học là nơi đào tạo ra các nhân tài của đất nước. Một ngôi trường đẹp không chỉ công trình kiến trúc đẹp mà còn có các cảnh quan xung quanh. Do đó khi thực hiện đầu tư tổ chức không gian kiến trúc, cảnh quan cho Khu GD – ĐT cần chú ý nghiên cứu cụ thể điều kiện tự nhiên, tính đặc thù của các trường thành viên, tâm tư nguyện vọng của các thầy cô và bạn sinh viên học tập. Đặc biệt các không gian cảnh quan là các yếu tố không thể thiếu trong quá trình thiết kế. Phải được quan tâm đặc biệt và hết sức chú trọng đến từng hạng mục và các yếu tố đi kèm. Đây cũng là nền tảng của giáo dục đầu tư tri thức cho tương lai. Để xây dựng được một cơ sở tốt và vững mạnh thì phải dựa vào các cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và các đồ án của Khu GD- ĐT làm tiền đề để nghiên cứu và phân tích. Ngoài những cơ sở lý luận còn có các yếu tố điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của khu vực tác động lớn đến việc xây dựng và tổ chức không gian kiến trúc, cảnh quan Khu GD – ĐT tại Hòa Lạc. Việc Tổ chức không gian kiến trúc, cảnh quan Khu GD – ĐT phải được xây dựng trên các quan điểm và mục tiêu cơ bản như: phát triển bền vững,... Giải pháp đã triển khai cần được thực hiện theo các khu chức năng.Tuy nhiên, có những giải pháp chung cho các Khu GD – ĐT có điều kiện tương tự. Một số khu chức năng có những giải pháp riêng về Tổ chức không gian kiến trúc, cảnh quan, bao gồm các yếu tố về màu sắc, ánh sáng, vật liệu, mật độ, sử dụng cây xanh...
  • 24. 105 Kiến nghị Việc tổ chức không gian kiến trúc, cảnh quan trong các Trường Đại học trong Khu GD – ĐT cần được coi trọng như một yếu tố không thể thiếu trong quá trình thiết kế. Cần được thiết kế song song và tiến hành đồng bộ với quá trình thiết kế quy hoạch tổng thể. Và việc tổ chức không gian kiến trúc,cảnh quan phải được quan tâm đến từng hạng mục như không gian cây xanh,mặt nước, hình thức công trình...trong từng khu vực chức năng riêng biệt. Đảng và Nhà nước, mọi cơ quan tổ chức, các cấp có thẩm quyền, các bậc phụ huynh cần quan tâm, đầu tư, tạo điều kiện nâng cao chất lượng môi trường học đường. Giáo viên, sinh viên trong Trường có quyền lợi và trách nhiệm tham gia vào quá trình thiết kế, xây dựng và quản lý trong sử dụng hệ thống không gian kiến trúc, cảnh quan Trường.
  • 25. D. PHẦN TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Nguyễn Thế Bá, Lê Trọng Bình, Trần Trọng Hanh, Nguyễn Tố Lăng (2004) “Quy Hoạch xây dựng phát triển đô thị” NXB Xây dựng. 2. Trần Thanh Bình , “Khu đại học tập trung - xu hướng và kinh nghiệm”, Tạp chí Kiến trúc Việt Nam số 4/2011. 3. Trần Thanh Bình, “Tổ chức không gian khu đại học tập trung - cơ sở và giải pháp”, Tạp chí Kiến trúc Việt Nam số 5/2011. 4. Trần Thanh Bình (2012) , "Khu Đại học Quảng Châu - bài học kinh nghiệm", Báo cáo tham luận Hội thảo khoa học “Kiến trúc Trường học và hội nhập” . 5. Trần Thanh Bình (2012), “Tổ chức không gian tuyến liên kết trong quy hoạch trường đại học ở Việt Nam” , Đề tài NCKH cấp Viện. 6. Nguyến Tiến Đạt (2000), “Thuật ngữ trường Đại học và trường cao đẳng ở Việt Nam và nước ngoài”, Tạp chí Đại học và giáo dục chuyên nghiệp. 7. Đặng Thái Hoàng(2004) ” Hợp tuyển thiết kế đô thị” , NXB Xây dựng. 8. Nguyễn Xuân Hinh ”Tập bài giảng Thiết kế đô thị” Trường đại học Kiến trúc Hà Nội 2010. 9. Nguyễn Xuân Hinh (2003), “Quy Hoạch Xây dựng và phát triển Khu Công Nghiệp Việt Nam trong thời kỳ đổi mới”, Luận văn Tiến sĩ kiến trúc, Đại học Xây dựng Hà Nội. 10. Hàn Tất Ngạn(2002) ” Kiến trúc cảnh quan” Trường đại học Kiến trúc Hà Nội. 11. Phạm Đức Nguyên , Bùi Ngọc Trang , Đặng Hồng Hạnh - Bùi Thanh Việt Hùng (2012), "Nghiên cứu các giải pháp thiết kế kiến trúc trường học để sử dụng tối đa ánh sáng tự nhiên" , Báo cáo tham luận Hội thảo khoa học “Kiến trúc Trường học và hội nhập” . 12. Lê Tuấn Ngọc (2013) “Quy Hoạch cấu trúc khu Đô thị Đại Học Vĩnh Phúc dựa trên điều kiện địa hình và cảnh quan tự nhiên”, Luận văn thạc sĩ Quy Hoạch , Đại Học Kiến Trúc Hà Nội.
  • 26. 13. Kim Quảng Quân (2012), “Thiết kế đô thị có minh họa”, NXB Xây dựng. 14. Đàm Thu Trang (2013), “Thiết kế kiến trúc cảnh quan khu ở”,NXB Xây dựng. 15. Lê Anh Tú (2001), Tổ chức không gian kiến trúc thư viện trong các trường ĐH và cao đẳng ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Kiến trúc, Đại Học Kiến Trúc Hà Nội. 16. Lý Thị Thu Trang (2011), “Tổ chức không gian kiến trúc, cảnh quanTrường Đại Học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn tại Hòa Lạc – Hà Nội”, Luận văn thạc sĩ Quy Hoạch , Đại Học Kiến Trúc Hà Nội 17. Nguyễn Anh Văn (2001), “Giải quyết tổ chức không gian kiến trúc giảng đường lớn trường cao đẳng và ĐH”, Luận văn thạc sĩ Kiến trúc, Đại Học Kiến Trúc Hà Nội. 18. Hoàng Lưu Vinh (2011) , “Mô hình Khu Đại học tập trung ở Việt Nam”, Đề tài NCKH cấp Bộ. 19. Các tài liệu về hiện trạng kinh tế - xã hội của khu vực lập quy hoạch và các tài liệu, số liệu khác có liên quan. 20. Quyết định số 700/QĐ-TTg V/v Phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch xây dựng hệ thống các trường đại học – cao đẳng tại vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 21. Quyết định số 183/QĐ – CNCHHL Phê duyệt Nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu Giáo Dục và Đào Tạo thuộc Khu Công Nghệ cao Hòa Lạc. 22. Viện Quy Hoạch Xây Dựng Hà Nội (2013), Quy hoạch chi tiết xây dựng Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội Tỉ lệ:1/500 Gia Lâm – Hà Nội. 23. Viện Nghiên Cứu Thiết Kế Trường Học (2013), Quy hoạch phân khu điều chỉnh Khu Giáo Dục và Đào Tạo (Tỷ lệ 1/2000) thuộc Khu Công Nghệ cao Hòa Lạc – Hà Nội.
  • 27. Tiếng Anh 24. Guangzhou Higher Education Mega Center Construction headquarters for GHEMC 2004 (China) 25. Guangzhou_university_town_four_villages (Som.com) 26. Ian L. McHarg, “Design with nature”.