SlideShare a Scribd company logo
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA DƯỢC – ĐIỀU DƯỠNG
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH DƯỢC HỌC
MÃ SỐ: 52720401
PHÂN TÍCH VIỆC THỰC HIỆN
TIÊU CHUẨN THỰC HÀNH TỐT NHÀ
THUỐC (GPP) TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN HÒN ĐẤT
TỈNH KIÊN GIANG NĂM 2017
Sinh viên thực hiện
HUỲNH KHÁNH LAM
MSSV: 12D720401121
LỚP: ĐẠI HỌC DƯỢC 7B
Cán bộ hướng dẫn
Ths. NGUYỄN THỊ THÚY LAN
Cần Thơ, năm 2017
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA DƯỢC – ĐIỀU DƯỠNG
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH DƯỢC HỌC
MÃ SỐ: 52720401
PHÂN TÍCH VIỆC THỰC HIỆN
TIÊU CHUẨN THỰC HÀNH TỐT NHÀ
THUỐC (GPP) TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN HÒN ĐẤT
TỈNH KIÊN GIANG NĂM 2017
Cán bộ hướng dẫn
Ths. NGUYỄN THỊ THÚY LAN
Sinh viên thực hiện
HUỲNH KHÁNH LAM
MSSV: 12D720401121
LỚP: ĐẠI HỌC DƯỢC 7B
Cần Thơ, năm 2017
i
LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này em đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt
tình từ gia đình, thầy cô, cá nhân, tổ chức và bạn bè.
Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng tri ân sâu sắc đến quý
Thầy, Cô trong Trường Đại Học Tây Đô đã tận tình truyền đạt kiến thức trong những
năm em học tập. Vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học tập không chỉ là nền
tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quý báu để em bước vào
đời một cách vững chắc và tự tin.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy, cô trong khoa Dược - Điều
dưỡng đặc biệt là Cô Nguyễn Thị Thúy Lan người đã trực tiếp hướng dẫn tận tình, chu
đáo luôn quan tâm và giúp đỡ khi em gặp khó khănthắc mắc trong quá trình nghiên
cứu và thực hiện đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn chú Bùi Văn Thành đã giúp đỡ và tạo điều kiện tốt
nhất cho em trong thời gian thu thập số liệu của Phòng Y tế huyện Hòn Đất.
Em xin chân thành cảm ơn chú Đỗ Văn Tân phó chủ tịch huyện Hòn Đất đã cung
cấp số liệu cho em trong quá trình thu thập số liệu về huyện Hòn Đất.
Con xin cảm ơn ba mẹ người đã luôn quan tâm, chăm sóc, dìu dắt tạo mọi điều
kiện tốt nhất và là điểm tựa cho con trong suốt thời gian qua.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè đã luôn tạo điều kiện cổ vũ, đóng
góp ý kiến, chia sẻ niềm vui nỗi buồn, ủng hộ em trong suốt quá trình học tập, nghiên
cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình.
Khóa luận này như thành quả đúc kết trong suốt 5 năm ngồi trên ghế nhà trường.
Mặc dù quyết tâm nỗ lực hoàn thành khóa luận trong khả năng của mình nhưng do lần
đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học còn hạn chế về kinh nghiệm nên
khóaluậnvẫn còn nhiều thiếu sót mà bản thân chưa nhìn thấy được. Em rất mong nhận
được sự đóng góp ý kiến quý báu của quý thầy cô để bổ sung vào vốn kiến thức còn
hạn hẹp của mình.
Em xin kính chúc quý thầy cô dồi dào sức khỏe, công tác tốt, tiếp tục đạt được
nhiều thành công trong sự nghiệp cao quý.
Em xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày…….tháng……năm 2017
Sinh viên thực hiện
Huỳnh Khánh Lam
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Cần Thơ, ngày……tháng…..năm 2017
Sinh viên thực hiện
Huỳnh Khánh Lam
iii
TÓM TẮT
Nhằm mục đích nâng cao chất lượng dịch vụ của các cơ sở bán lẻ thuốc trên toàn
quốc để phục vụ cho nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân, ngày 24/01/2007, Bộ
trưởng Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 11/2007/QĐ-BYT về việc ban hành nguyên
tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc-GPP”(Good Pharmacy Practice). Đến ngày
21/12/2011 Bộ Y tế đã nâng tầm Quyết định số 11/2007/QĐ-BYT thành Thông tư số
46/2011/TTBYT.Huyện Hòn Đất tỉnh Kiên Giang cũng theo xu hướng chung của cả
nước đã và đang thực hiện GPP. Tính đến cuối năm 2016 cả huyện có 138 cơ sở bán lẻ
thuốc: Trong đó không có nhà thuốc, có 43/59 quầy thuốc đạt chuẩn GPP còn lại là đại
lý thuốc và tủ thuốc của trạm y tế. Để thấy rõ hơn thực trạng và hiệu quả hoạt động
của các cơ sở kinh doanh thuốc sau khi đạt GPP, nghiên cứu được tiến hành với tên đề
tài “Phân tích việc thực hiện tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc (GPP) trên địa
bàn huyện Hòn Đất tỉnh Kiên Giang năm 2017”nhằm:
 Phân tích việc duy trì GPP thông qua kết quả thanh, kiểm tra các quầy
thuốc trong năm 2016.
 Khảo sát hoạt động hỏi, tư vấn và cấp phát thuốc của người bán thuốc tại
một số cơ sở bán lẻ thuốc đạt tiêu chuẩn GPP trên địa bàn huyện Hòn Đất
tỉnh Kiên Giang năm 2017.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp mô tả hồi cứu
Phương pháp mô tả cắt ngang
Cỡ mẫu
Tất cả cơ sở bán lẻ thuốc đạt chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc - GPP” trên địa bàn
huyện Hòn Đất - Kiên Giang.
Kết quả
Thực tế sau khi đạt GPP tinh thần duy trì GPP của các cơ sở kinh doanh là rất
thấp. Một số vi phạm thường gặp là:
 Thực hiện việc mặc áo blouse vào đeo biển tên.
 Niêm yết giá thuốc.
 Bán thuốc kê đơn mà không có đơn thuốc.
 Không có dược sĩ vẫn bán thuốc theo đơn.
 Hóa đơn chứng từ khi mua thuốc.
 Không tư vấn đầy đủ thông tin cho người mua thuốc.
 Duy trì nhiệt độ, độ ẩm.
 Việc ghi chép hồ sơ, sổ sách.
iv
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM TẠ................................................................................................................. i
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... ii
TÓM TẮT .................................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................... viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...................................................................................... ix
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU .................................................................................................1
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................3
2.1 Thực hành tốt nhà thuốc và vai trò của dược sĩ trong hoạt động của nhà thuốc...3
2.1.1 Giải thích từ ngữ.............................................................................................3
2.1.2 Khái niệm, nguyên tắc thực hành tốt nhà thuốc – GPP(Bộ Y tế, 2011) ........4
2.1.3 Tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc ở Việt Nam............................................5
2.1.4 Các hoạt động chủ yếu của cơ sở bán lẻ thuốc...............................................8
2.1.5 Phạm vi hoạt động của cơ sở bán lẻ thuốc (Bộ Y tế, 2010b).......................11
2.2 Tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc.......................................................................12
2.3 Đánh giá, kiểm tra việc thực hiện GPP (Bộ Y tế, 2011) .....................................13
2.3.1 Nguyên tắc chấm điểm.................................................................................13
2.3.2 Cách tính điểm..............................................................................................13
2.3.3 Cách kết luận ................................................................................................13
2.4 Một số nghiên cứu trước đây về việc thực hiện GPP. Đôi nét tình hình kinh
doanh thuốc và quản lý giá thuốc ở Việt Nam ..........................................................14
2.4.1 Một số nghiên cứu trước đây về việc thực hiện GPP...................................14
2.4.2 Tình hình kinh doanh thuốc ở Việt Nam......................................................15
2.4.3 Quản lý giá thuốc (Bộ Y tế, 2015) ..............................................................16
2.4.4 Đặc điểm chung của huyện Hòn Đất và Y tế huyện Hòn Đất tỉnh Kiên
Giang .....................................................................................................................18
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................22
3.1 Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................22
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu...................................................................................22
3.1.2 Địa điểm nghiên cứu ....................................................................................22
3.1.3 Thời gian nghiên cứu....................................................................................22
3.1.4 Tiêu chuẩn chọn mẫu....................................................................................22
v
3.1.5 Tiêu chuẩn loại trừ........................................................................................22
3.2 Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................22
3.2.1 Phương pháp nghiên cứu..............................................................................22
3.2.2 Mẫu nghiên cứu............................................................................................23
3.2.3 Phương pháp chọn mẫu ................................................................................23
3.2.4 Nội dung nghiên cứu ....................................................................................23
3.2.5 Xử lý số liệu .................................................................................................27
3.3 Người đi thu thập số liệu .....................................................................................27
3.4 Sai số và khắc phục sai số ...................................................................................27
3.4.1 Sai số ............................................................................................................27
3.4.2 Khắc khục sai số...........................................................................................28
3.5 Y đức trong nghiên cứu.......................................................................................28
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ..............................................................................................29
4.1 Thực trạng hoạt động, kết quả thẩm định và thanh kiểm tra cơ sở kinh doanh
thuốc huyện Hòn Đất năm 2016................................................................................29
4.1.1 Số lượng cơ sở bán lẻ thuốc .........................................................................29
4.1.2 Số lượng và tỷ lệ cơ sở kinh doanh thuốc đạt GPP trong quá trình thẩm định
...............................................................................................................................30
4.1.3 Số lượng cơ sở kinh doanh thuốc được thanh kiểm tra trong năm 2016 .....31
4.2 Kết quả khảo sát việc chấp hành nguyên tắc GPP sau khi đạt chuẩn GPP .........31
4.2.1 Số liệu thống kê qua phiếu khảo sát.............................................................31
4.2.2 Kết quả khảo sát dựa vào bảng tự quan sát ..................................................43
4.2.3 Đánh giá một số kỹ năng thực hành nghề nghiệp của nhân viên bán thuốc 45
CHƯƠNG 5. THẢO LUẬN........................................................................................50
5.1 Thực trạng hoạt động, kết quả thẩm định và thanh kiểm tra cơ sở kinh doanh
thuốc huyện Hòn Đất năm 2016................................................................................50
5.1.1 Sự phát triển của các cơ sở bán lẻ thuốc ......................................................50
5.1.2 Về các tiêu chuẩn GPP trong quá trình thẩm định tại thực địa ....................51
5.1.3 Số lượng cơ sở kinh doanh thuốc được thanh kiểm tra trong năm 2016 .....51
5.2 Việc chấp hành nguyên tắc GPP sau khi đạt chuẩn GPP ....................................51
5.2.1 Về nhân sự....................................................................................................51
5.2.2 Về cơ sở vật chất, cách bố trí các khu vực tại cơ sở ....................................52
5.2.3 Trang thiết bị tại cơ sở..................................................................................54
5.2.4 Về hồ sơ, sổ sách tài liệu chuyên môn và các quy trình thao tác chuẩn (SOP)
...............................................................................................................................55
5.2.5 Về việc bán thuốc theo đơn tại các cơ sở đạt GPP.......................................57
5.2.6 Nguồn thuốc .................................................................................................58
vi
5.2.7 Kiểm tra, kiểm soát đảm bảo chất lượng thuốc............................................58
5.2.8 Thực hiện các quy chế chuyên môn và thực hành nghề nghiệp...................59
5.2.9 Tiêu chuẩn giải quyết thuốc bị khiếu nại, thu hồi ........................................60
5.2.10 Về kỹ năng tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc của người bán thuốc ..........60
5.3 Hạn chế của đề tài................................................................................................62
CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ..................................................................64
6.1 Kết luận................................................................................................................64
6.1.1 Thực trạng hoạt động và kết quả thanh kiểm tra cơ sở kinh doanh thuốc năm
2016 .......................................................................................................................64
6.1.2 Số liệu thống kê qua phiếu khảo sát cơ sở kinh doanh thuốc sau khi đạt GPP
...............................................................................................................................64
6.1.3 Kết quả khảo sát dựa vào bảng tự quan sát ..................................................66
6.1.4 Đánh giá một số kỹ năng thực hành nghề nghiệp của nhân viên bán thuốc 67
6.1.5 Kết luận chung..............................................................................................67
6.2 Đề nghị ................................................................................................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................71
PHỤ LỤC 1, 2, 3, 4, 5
vii
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Các nội dung thuộc về lỗi không chấp thuận................................................14
Bảng 2.2. Sự phát triển của các hình thức kinh doanh thuốc 2010 – 2014...................16
Bảng 4.1. Số lượng các cơ sở bán lẻ thuốc tại huyện Hòn Đất năm 2016 ....................29
Bảng 4.2. Số lượng và tỷ lệ điểm đạt được sau quá trình thẩm định ............................30
Bảng 4.3. Kết quả thanh kiểm tra cơ sở kinh doanh thuốc............................................31
Bảng 4.4. Kết quả khảo sát diện tích tại các cơ sở bán lẻ thuốc đã đạt GPP trên địa bàn
huyện Hòn Đất năm 2016..............................................................................................32
Bảng 4.5. Kết quả khảo sát vế bố trí các khu vực theo GPP.........................................33
Bảng 4.6. Kết quả khảo sát về trang thiết bị, dụng cụ...................................................34
Bảng 4.7. Kết quả khảo sát các loại hồ sơ, sổ sách và tài liệu chuyên môn tại các cơ sở
đạt GPP..........................................................................................................................35
Bảng 4.8. Kết quả khảo sát việc xây dựng các quy trình thao tác chuẩn ......................36
Bảng 4.9. Kết quả khảo sát việc sắp xếp thuốc, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm tại các
cơ sở đạt GPP ................................................................................................................37
Bảng 4.10. Kết quả khảo sát nội dung thuộc tiêu chuẩn nguồn thuốc ..........................38
Bảng 4.11. Thực hiện kiểm tra, kiểm soát đảm bảo chất lượng thuốc..........................39
Bảng 4.12. Khảo sát kết quả thực hiện quy chế chuyên môn và thực hành nghề nghiệp
.......................................................................................................................................40
Bảng 4.13. Tổng hợp ý kiến các chủ cơ sở bán lẻ thuốc về động lực chủ yếu nhất thúc
đẩy họ hướng tới thực hiện GPP ...................................................................................41
Bảng 4.14. Kết quả khảo sát nội dung thuộc tiêu chuẩn giải quyết đối với thuốc bị
khiếu nại, thu hồi ...........................................................................................................42
Bảng 4.15. Trách nhiệm nhân sự của cơ sở kinh doanh thuốc đạt GPP........................43
Bảng 4.16. Số liệu thực hiện đúng quy định về nội dung biển hiệu tại cơ sở bán lẻ
thuốc năm 2016 .............................................................................................................44
Bảng 4.17. Số liệu thực hiện việc niêm yết giá thuốc ...................................................45
Bảng 4.18. Những câu hỏi của nhân viên cơ sở kinh doanh thuốc đưa ra đối với khách
hàng ...............................................................................................................................46
Bảng 4.19. Những lời khuyên của nhân viên cơ sở kinh doanh thuốc đối với khách
hàng ...............................................................................................................................47
Bảng 4.20. Những tư vấn dùng thuốc của nhân viên bán thuốc với khách hàng..........48
viii
DANH MỤCHÌNH
Trang
Hình 2.1. Vị trí của huyện Hòn Đất...............................................................................18
Hình 4.1. Biểu diễn số lượng các cơ sở bán lẻ thuốc tại huyện Hòn Đất năm 2016.....29
Hình 4.2. Biểu diễn kết quả thanh kiểm tra cơ sở kinh doanh thuốc ............................31
Hình 4.3. Biểu diễn về diện tích mặt bằng của các cơ sở bán lẻ thuốc .........................32
Hình 4.4. Biểu diễn việc bố trí các khu vực trong các cơ sở bán lẻ thuốc ....................33
Hình 4.5. Biểu diễn động lực thúc đẩy các cơ sở bán lẻ thuốc thực hiện GPP.............41
Hình 4.6. Biểu diễn kết quả giải quyết đối với thuốc bị khiếu nại, thu hồi...................42
Hình 4.7. Biểu diễn nội dung biển hiệu tại cơ sở bán lẻ thuốc năm 2016.....................44
Hình 4.8. Biểu diễn việc thực hiện niêm yết giá thuốc của các cơ sở bán lẻ ................45
Hình 4.9. Biểu diễn khả năng hỏi của nhân viên bán thuốc..........................................46
Hình 4.10. Biểu diễn khả năng đưa ra lời khuyên của nhân viên bán thuốc.................47
Hình 4.11. Biểu diễn khả năng tư vấn của nhân viên bán thuốc...................................48
ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ
ADR Phản ứng bất lợi của thuốc(Adverse Drug Reaction)
BCT Bộ công thương
BHYT Bảo hiểm y tế
BTC Bộ tài chính
BYT
ctv
Bộ Y tế
Cộng tác viên
CP Chính phủ
ĐKKD Đăng ký kinh doanh
FIP Hiệp hội Dược thế giới
(Federation Internationale Pharmaceutique)
GCNĐĐKKDT Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc
GDP Thực hành tốt phân phối thuốc
(Good Distribution Practices)
GMP Thực hành tốt sản xuất thuốc
(Good Manufacturing Practice)
GPP Thực hành tốt nhà thuốc
(Good Pharmacy Practice)
GSP Thực hành tốt bảo quản thuốc
(Good Storage Practices)
NĐ Nghị định
NSNN Ngân sách nhà nước
QĐ Quyết định
SĐK Số đăng ký
SOP Quy trình thao tác chuẩn
SPSS Phần mềm chương trình thống kê xã hội học
(Statistical Package for the Social Sciences)
Stt Số thứ tự
TT
TTg
Thông tư
Thủ tướng
TTLT Thông tư liên tịch
UBND Ủy ban nhân dân
WHO Tổ chức Y tế thế giới(World Health Organization)
1
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
Tại Việt Nam, khi gặp vấn đề về sức khỏe đa số người dân sẽ đến các cơ sở bán
lẻ thuốc thay vì đến bệnh viện để khám và điều trị bệnh. Đặc biệt tại các vùng nông
thôn xa xôi, hẻo lánh thì hiệu thuốc luôn là sự lựa chọn hàng đầu của người dân. Một
phần là do sự thuận tiện trong mua bán và thói quen tự ý sử dụng thuốc của người
dân.Kinh doanh thuốc là một ngành kinh doanh đặc biệt phải đáp ứng đầy đủ các yêu
cầu, tiêu chuẩn, quy định của ngành y tế.
Thuốc là chế phẩm có chứa dược chất hoặc dược liệu dùng cho người nhằm mục
đích phòng bệnh, chẩn đoán bệnh, chữa bệnh, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh, điều chỉnh
chức năng sinh lý cơ thể người bao gồm thuốc hóa dược, thuốc dược liệu, thuốc cổ
truyền, vắc xin và sinh phẩm(Quốc hội, 2016).
Từ năm 2007, Bộ Y tế đã ban hành nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà
thuốc - GPP” để góp phần nâng cao chất lượng của hệ thống bán lẻ thuốc.“Thực hành
tốt nhà thuốc - GPP” là quy định bắt buộc chung cho tất cả các cơ sở bán lẻ thuốc, là
tiêu chuẩn có tính hệ thống và thống nhất trên toàn quốc.
Nhiều nghiên cứu đã được tiến hành nhằm đánh giá hoạt động hỏi, khuyên và
hướng dẫn sử dụng thuốc của nhân viên bán thuốc đối với khách hàng mua thuốc
nhưng kết quả thu được cho thấy dường như việc thực hiện GPP chỉ mang tính “hình
thức”, phần lớn đã đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhưng chất lượng
trong hoạt động chuyên môn và quá trình tư vấn sức khỏe cho người bệnh còn rất hạn
chế(Trần Thị Phương, 2016).
“Thực hành tốt nhà thuốc - GPP” có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo chất
lượng thuốc từ khi sản xuất, lưu thông phân phối đến khi đến tay người tiêu dùng.
Ngoài ra, “Thực hành tốt nhà thuốc - GPP” giúp ích cho việc ổn định và kiểm soát giá
thuốc, giúp người bệnh có thêm kiến thức về sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.
Thị trường thuốc hiện nay rất đa dạng và phong phú đòi hỏi cần phải chấn chỉnh
lại khâu bán lẻ, đảm bảo thuốc đến tay người tiêu dùng an toàn, hiệu quả, giá cả hợp
lý. Vấn đề đặt ra trước hết người hành nghề phải có ý thức thực hiện nghiêm túc các
quy định của GPP, đồng thời cơ quan quản lý phải tăng cường công tác hậu kiểm, xử
lý vi phạm nếu không các cơ sở thực hiện GPP chỉ mang tính chất đối phó.
Tại Việt Nam, nguồn nhân lực dược còn thiếu, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa. Sự
phân bố cơ sở bán lẻ thuốc không đồng đều, lực lượng dược sĩ đại học tập trung nhiều
ở một vài thành phố lớn(Bộ Y tế, 2010a).
2
Huyện Hòn Đất tỉnh Kiên Giang cũng theo xu hướng chung của cả nước, đã và
đang thực hiện Thông tư số 46/2011/TT-BYT ngày 21 tháng 12 năm 2011 của Bộ Y tế
về việc ban hành nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc”.
Để thấy rõ hơn thực trạng và hiệu quả hoạt động của các cơ sở kinh doanh thuốc
sau khi đạt GPP, đề tài “Phân tích việc thực hiện tiêu chuẩn thực hành tốt nhà
thuốc (GPP) trên địa bàn huyện Hòn Đất tỉnh Kiên Giang năm 2017”được thực hiện
nhằm:
 Phân tích việc duy trì GPP thông qua kết quả thanh, kiểm tra các quầy
thuốc trong năm 2016.
 Khảo sát hoạt động hỏi, tư vấn và cấp phát thuốc của người bán thuốc tại
một số cơ sở bán lẻ thuốc đạt tiêu chuẩn GPP trên địa bàn huyện Hòn Đất
tỉnh Kiên Giang năm 2017.
Từđó rút ra một số kiến nghị và đề xuất, nhằm nâng cao chất lượng hoạt động
của các nhà thuốc, quầy thuốc đạt GPP trên địa bàn huyện Hòn Đất tỉnh Kiên Giang.
3
CHƯƠNG 2.TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Thực hành tốt nhà thuốc và vai trò của dược sĩ trong hoạt động của nhà thuốc
2.1.1 Giải thích từ ngữ
Dược là thuốc và nguyên liệu làm thuốc(Quốc hội, 2016).
Thuốc là chế phẩm có chứa dược chất hoặc dược liệu dùng cho người nhằm mục đích
phòng bệnh, chẩn đoán bệnh, chữa bệnh, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh, điều chỉnh
chức năng sinh lý cơ thể người bao gồm thuốc hóa dược, thuốc dược liệu, thuốc cổ
truyền, vắc xin và sinh phẩm(Quốc hội, 2016).
Thuốc không kê đơn là thuốc khi cấp phát, bán lẻ và sử dụng không cần đơn thuốc
thuộc Danh mục thuốc không kê đơn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành(Quốc hội, 2016).
Thuốc kê đơn là thuốc khi cấp phát, bán lẻ và sử dụng phải có đơn thuốc, nếu sử dụng
không theo đúng chỉ định của người kê đơn thì có thể nguy hiểm tới tính mạng, sức
khỏe(Quốc hội, 2016).
Thuốc thiết yếu là thuốc đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của đa số nhân dân
thuộc Danh mục thuốc thiết yếu do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành(Quốc hội, 2016).
Thuốc hiếm là thuốc để phòng, chẩn đoán, điều trị bệnh hiếm gặp hoặc thuốc không
sẵn có theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế(Quốc hội, 2016).
Hạn dùng của thuốc là thời gian sử dụng ấn định cho thuốc mà sau thời hạn này
thuốc không được phép sử dụng(Quốc hội, 2016).
Hạn dùng của thuốc được thể hiện bằng khoảng thời gian tính từ ngày sản xuất đến
ngày hết hạn hoặc thể hiện bằng ngày, tháng, năm hết hạn. Trường hợp hạn dùng chỉ
thể hiện tháng, năm thì hạn dùng được tính đến ngày cuối cùng của tháng hết
hạn(Quốc hội, 2016).
Hành nghề dược là việc sử dụng trình độ chuyên môn của cá nhân để kinh doanh
dược và hoạt động dược lâm sàng(Quốc hội, 2016).
Thực hành tốt là bộ nguyên tắc, tiêu chuẩn về sản xuất, bảo quản, kiểm nghiệm, lưu
thông thuốc, kê đơn thuốc, thử thuốc trên lâm sàng, nuôi trồng, thu hái dược liệu và
các bộ nguyên tắc, tiêu chuẩn khác do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành hoặc công bố áp
dụng trên cơ sở hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới hoặc của các tổ chức quốc tế
khác mà Việt Nam là thành viên hoặc công nhận(Quốc hội, 2016).
Kinh doanh dược là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá
trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ liên quan đến
thuốc và nguyên liệu làm thuốc trên thị trường nhằm mục đích sinh lời(Quốc hội,
2016).
4
Người bán lẻ là dược sĩ đại học và những người được đào tạo về dược, hoạt động tại
cơ sở bán lẻ thuốc, bao gồm dược sĩ trung học, dược tá, y sĩ giữ tủ thuốc của trạm y tế
và người bán lẻ thuốc thành phẩm đông y, thuốc thành phẩm từ dược liệu(Bộ Y tế,
2011).
Nhân viên nhà thuốc là dược sĩ chủ nhà thuốc hoặc người phụ trách chuyên môn và
các nhân viên có bằng cấp chuyên môn về dược hoạt động tại nhà thuốc(Bộ Y tế,
2011).
Bán thuốc là hoạt động chuyên môn của nhà thuốc bao gồm việc cung cấp thuốc kèm
theo việc tư vấn và hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn và có hiệu quả cho người sử
dụng(Bộ Y tế, 2011).
Nhãn thuốc là bản in, bản vẽ của chữ, hình vẽ, hình ảnh, dấu hiệu được in, dập trực
tiếp trên bao bì thương phẩm của thuốc hoặc được dán, đính, gắn chắc chắn trên bao bì
thương phẩm của thuốc, bao gồm cả tờ hướng dẫn sử dụng, nhãn phụ(Bộ Y tế, 2016).
Ghi nhãn thuốc là việc thể hiện nội dung cần thiết, cơ bản lên nhãn thuốc(Bộ Y tế,
2016).
Số đăng ký là ký hiệu bao gồm các chữ và số được các đơn vị chức năng của Bộ Y tế
quy định cho một thuốc hoặc sinh phẩm chẩn đoán in vitro để chứng nhận thuốc hoặc
sinh phẩm chẩn đoán in vitro đó đã được phép lưu hành tại Việt Nam(Bộ Y tế, 2016).
Niêm yết giá thuốc là việc cơ sở kinh doanh thuốc công khai giá bán thuốc bằng cách
in, dán, ghi giá bán lên bao bì chứa đựng thuốc hoặc bao bì ngoài của thuốc hoặc
thông báo công khai trên bảng, trên giấy hoặc bằng các hình thức khác được đặt, để,
treo, dán tại nơi bán, cung ứng thuốc theo hướng dẫn(Bộ Y tế - Bộ Tài chính - Bộ
Công thương, 2011)
2.1.2 Khái niệm, nguyên tắc thực hành tốt nhà thuốc – GPP(Bộ Y tế, 2011)
Tại Việt Nam, tháng 01 năm 2007, Bộ Y tế chính thức ban hành và áp dụng
nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc” viết tắt là GPP trên cơ sở bộ tiêu
chuẩn GPP của FIP/WHO.
Đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, có hiệu quả là một trong hai mục tiêu cơ
bản của Chính sách Quốc gia về thuốc của Việt Nam. Mọi nguồn thuốc sản xuất trong
nước hay nhập khẩu đến được tay người sử dụng hầu hết đều trực tiếp qua hoạt động
của các cơ sở bán lẻ thuốc.
“Thực hành tốt nhà thuốc” (Good Pharmacy Practice, viết tắt: GPP) là văn bản
đưa ra các nguyên tắc, tiêu chuẩn cơ bản trong thực hành nghề nghiệp tại nhà thuốc
của dược sĩ và nhân sự dược trên cơ sở tự nguyện tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức và
chuyên môn ở mức cao hơn những yêu cầu pháp lý tối thiểu.
Thực hành nhà thuốc tốt phải đảm bảo thực hiện các nguyên tắc sau đây
 Đặt lợi ích của người bệnh và sức khỏe cộng đồng lên trên hết.
5
 Cung cấp thuốc đảm bảo chất lượng kèm theo thông tin về thuốc, tư vấn
thích hợp cho người sử dụng, theo dõi việc sử dụng của họ.
 Tham gia vào hoạt động tự điều trị, bảo đảm cung cấp thuốc và tư vấn dùng
thuốc, tự điều trị triệu chứng của các bệnh đơn giản.
 Góp phần đẩy mạnh việc kê đơn phù hợp, kinh tế và việc sử dụng thuốc an
toàn, hợp lý và có hiệu quả.
Với nguyên tắc cơ bản, đầu tiên và quan trọng nhất được đưa ra trong tiêu chuẩn
GPP của Việt Nam hay bất cứ quốc gia nào trên thế giới luôn là “phải đặt lợi ích của
người bệnh và sức khoẻ cộng đồng lên trên hết”. Chính vì vậy, các quy định trong tiêu
chuẩn GPP được xây dựng đều hướng tới nguyên tắc này.
2.1.3 Tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc ở Việt Nam
2.1.3.1 Nhân sự(Bộ Y tế, 2011)
 Người phụ trách chuyên môn hoặc chủ cơ sở bán lẻ phải có Chứng chỉ hành
nghề dược theo quy định hiện hành.
 Cơ sở bán lẻ có nguồn nhân lực thích hợp (số lượng, bằng cấp, kinh nghiệm
nghề nghiệp) để đáp ứng quy mô hoạt động.
 Nhân viên trực tiếp tham gia bán thuốc, giao nhận, bảo quản thuốc, quản lý chất
lượng thuốc, pha chế thuốc phải đáp ứng các điều kiện sau:
o Có bằng cấp chuyên môn dược và có thời gian thực hành nghề nghiệp
phù hợp với công việc được giao.
o Có đủ sức khoẻ, không đang bị mắc bệnh truyền nhiễm.
o Không đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên có
liên quan đến chuyên môn y, dược.
2.1.3.2 Cơ sở vật chất, kỹ thuật(Bộ Y tế, 2011)
Xây dựng và thiết kế
 Địa điểm cố định, riêng biệt, bố trí ở nơi cao ráo, thoáng mát, an toàn, cách xa
nguồn ô nhiễm.
 Xây dựng chắc chắn, có trần chống bụi, tường và nền nhà phải dễ làm vệ sinh,
đủ ánh sáng nhưng không để thuốc bị tác động trực tiếp của ánh sáng mặt trời.
Diện tích
 Diện tích phù hợp với quy mô kinh doanh nhưng tối thiểu là 10m2
, phải có khu
vực để trưng bày, bảo quản thuốc và khu vực để người mua thuốc tiếp xúc và
trao đổi thông tin về việc sử dụng thuốc với người bán lẻ.
 Phải bố trí thêm diện tích cho những hoạt động khác như:
o Phòng pha chế theo đơn nếu có tổ chức pha chế theo đơn.
o Phòng ra lẻ các thuốc không còn bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc để
bán lẻ trực tiếp cho người bệnh.
6
o Nơi rửa tay cho người bán lẻ và người mua thuốc.
o Kho bảo quản thuốc riêng (nếu cần).
o Phòng hoặc khu vực tư vấn riêng cho bệnh nhân và ghế cho người mua
thuốc trong thời gian chờ đợi.
 Trường hợp kinh doanh thêm mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dụng cụ y tế thì
phải có khu vực riêng, không bày bán cùng với thuốc và không gây ảnh hưởng
đến thuốc.
 Nhà thuốc có pha chế theo đơn hoặc có phòng ra lẻ thuốc không còn bao bì tiếp
xúc trực tiếp với thuốc:
o Phòng pha chế thuốc theo đơn hoặc ra lẻ thuốc thuốc không còn bao bì
tiếp xúc trực tiếp với thuốc có trần chống bụi, nền và tường nhà bằng vật
liệu dễ vệ sinh lau rửa, khi cần thiết có thể thực hiện công việc tẩy trùng.
o Có chỗ rửa tay, rửa dụng cụ pha chế.
o Bố trí chỗ ngồi cho người mua thuốc ngoài khu vực phòng pha chế.
Thiết bị bảo quản thuốc tại cơ sở bán lẻ thuốc
 Có đủ thiết bị để bảo quản thuốc tránh được các ảnh hưởng bất lợi của ánh
sáng, nhiệt độ, độ ẩm, sự ô nhiễm, sự xâm nhập của côn trùng, bao gồm:
o Tủ, quầy, giá kệ chắc chắn, trơn nhẵn, dễ vệ sinh, thuận tiện cho bày
bán, bảo quản thuốc và đảm bảo thẩm mỹ.
o Nhiệt kế, ẩm kế để kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm tại cơ sở bán lẻ thuốc. Có
hệ thống chiếu sáng, quạt thông gió.
 Thiết bị bảo quản thuốc phù hợp với yêu cầu bảo quản ghi trên nhãn thuốc.
Điều kiện bảo quản ở nhiệt độ phòng duy trì ở nhiệt độ dưới 30o
C, độ ẩm không
vượt quá 75 %.
 Có các dụng cụ ra lẻ và bao bì ra lẻ phù hợp với điều kiện bảo quản thuốc, bao
gồm:
o Trường hợp ra lẻ thuốc mà không còn bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc
phải dùng đồ bao gói kín khí, khuyến khích dùng các đồ bao gói cứng,
có nút kín để trẻ nhỏ không tiếp xúc trực tiếp được với thuốc. Tốt nhất là
dùng đồ bao gói nguyên của nhà sản xuất. Có thể sử dụng lại đồ bao gói
sau khi đã được xử lý theo đúng quy trình xử lý bao bì.
o Không dùng các bao bì ra lẻ thuốc có chứa nội dung quảng cáo các thuốc
khác để làm túi đựng thuốc.
o Thuốc dùng ngoài/thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần cần được
đóng trong bao bì dễ phân biệt.
7
o Thuốc pha chế theo đơn cần được đựng trong bao bì dược dụng để
không ảnh hưởng đến chất lượng thuốc và dễ phân biệt với các sản phẩm
không phải thuốc - như đồ uống/thức ăn.
Ghi nhãn thuốc
 Đối với trường hợp thuốc bán lẻ không đựng trong bao bì ngoài của thuốc thì
phải ghi rõ: Tên thuốc, dạng bào chế, nồng độ, hàm lượng thuốc, trường hợp
không có đơn thuốc đi kèm phải ghi thêm liều dùng, số lần dùng và cách dùng.
 Thuốc pha chế theo đơn: Ngoài việc phải ghi đầy đủ các quy định trên phải ghi
thêm ngày pha chế; ngày hết hạn, tên bệnh nhân, tên và địa chỉ cơ sở pha chế
thuốc, các cảnh báo an toàn cho trẻ em (nếu có).
 Nhà thuốc có pha chế thuốc theo đơn phải có hoá chất, các dụng cụ phục vụ cho
pha chế, có thiết bị để tiệt trùng dụng cụ (tủ sấy, nồi hấp), bàn pha chế phải dễ
vệ sinh, lau rửa.
Hồ sơ, sổ sách và tài liệu chuyên môn của cơ sở bán lẻ thuốc
 Có các tài liệu hướng dẫn sử dụng thuốc, các quy chế dược hiện hành để các
người bán lẻ có thể tra cứu và sử dụng khi cần.
 Các hồ sơ, sổ sách liên quan đến hoạt động kinh doanh thuốc, bao gồm:
o Sổ sách hoặc máy tính để quản lý thuốc tồn trữ (bảo quản), theo dõi số
lô, hạn dùng của thuốc và các vấn đề khác có liên quan. Khuyến khích
các cơ sở bán lẻ có hệ thống máy tính và phần mềm để quản lý các hoạt
động và lưu trữ các dữ liệu.
o Hồ sơ hoặc sổ sách lưu trữ các dữ liệu liên quan đến bệnh nhân (bệnh
nhân có đơn thuốc hoặc các trường hợp đặc biệt) đặt tại nơi bảo đảm để
có thể tra cứu kịp thời khi cần.
o Sổ sách, hồ sơ và thường xuyên ghi chép hoạt động mua thuốc, bán
thuốc, bảo quản thuốc đối với thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần
và tiền chất theo quy định của Quy chế quản lý thuốc gây nghiện và Quy
chế quản lý thuốc hướng tâm thần, sổ pha chế thuốc trong trường hợp có
tổ chức pha chế theo đơn.
 Hồ sơ, sổ sách lưu giữ ít nhất một năm kể từ khi thuốc hết hạn.
 Xây dựng và thực hiện theo các quy trình thao tác chuẩn dưới dạng văn bản cho
tất cả các hoạt động chuyên môn để mọi nhân viên áp dụng, tối thiểu phải có
các quy trình sau:
o Quy trình mua thuốc và kiểm soát chất lượng.
o Quy trình bán thuốc theo đơn.
o Quy trình bán thuốc không kê đơn.
o Quy trình bảo quản và theo dõi chất lượng.
8
o Quy trình giải quyết đối với thuốc bị khiếu nại hoặc thu hồi.
o Quy trình pha chế thuốc theo đơn trong trường hợp có tổ chức pha chế
theo đơn.
o Các quy trình khác có liên quan.
2.1.4 Các hoạt động chủ yếu của cơ sở bán lẻ thuốc
2.1.4.1 Mua thuốc(Bộ Y tế, 2011)
 Nguồn thuốc được mua tại các cơ sở kinh doanh thuốc hợp pháp.
 Có hồsơ theo dõi, lựa chọn các nhà cung cấp có uy tín, đảm bảo chất lượng
thuốc trong quá trình kinh doanh.
 Chỉ mua các thuốc được phép lưu hành (thuốc có số đăng ký hoặc thuốc chưa
có số đăng ký được phép nhập khẩu theo nhu cầu điều trị). Thuốc mua còn
nguyên vẹn và có đầy đủ bao gói của nhà sản xuất, nhãn đúng quy định theo
quy chế hiện hành. Có đủ hoá đơn, chứng từ hợp lệ của thuốc mua về.
 Khi nhập thuốc, người bán lẻ kiểm tra hạn dùng, kiểm tra các thông tin trên
nhãn thuốc theo quy chế ghi nhãn, kiểm tra chất lượng (bằng cảm quan, nhất là
với các thuốc dễ có biến đổi chất lượng) và có kiểm soát trong suốt quá trình
bảo quản.
 Nhà thuốc phải có đủ thuốc thuộc Danh mục thuốc thiết yếu dùng cho tuyến C
trong Danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam do Sở Y tế địa phương quy định.
2.1.4.2 Bán thuốc(Bộ Y tế, 2011)
Các bước cơ bản trong hoạt động bán thuốc, bao gồm
 Người bán lẻ hỏi người mua những câu hỏi liên quan đến bệnh, đến thuốc mà
người mua yêu cầu.
 Người bán lẻ tư vấn cho người mua về lựa chọn thuốc, cách dùng thuốc, hướng
dẫn cách sử dụng thuốc bằng lời nói. Trường hợp không có đơn thuốc kèm
theo, người bán lẻ phải hướng dẫn sử dụng thuốc thêm bằng cách viết tay hoặc
đánh máy, in gắn lên đồ bao gói.
 Người bán lẻ cung cấp các thuốc phù hợp, kiểm tra, đối chiếu thuốc bán ra
vềnhãn thuốc, cảm quan về chất lượng, số lượng, chủng loại.
9
Các quy định về tư vấn cho người mua, bao gồm
 Người mua thuốc cần nhận được sự tư vấn đúng đắn, đảm bảo hiệu quả điều
trị và phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng.
 Người bán lẻ phải xác định rõ trường hợp nào cần có tư vấn của người có
chuyên môn phù hợp với loại thuốc cung cấp để tư vấn cho người mua thông
tin về thuốc, giá cả và lựa chọn các thuốc không cần kê đơn.
 Đối với người bệnh đòi hỏi phải có chẩn đoán của thầy thuốc mới có thể dùng
thuốc, người bán lẻ cần tư vấn để bệnh nhân tới khám thầy thuốc chuyên khoa
thích hợp hoặc bác sĩ điều trị.
 Đối với những người mua thuốc chưa cần thiết phải dùng thuốc, nhân viên bán
thuốc cần giải thích rõ cho họ hiểu và tự chăm sóc, tự theo dõi triệu chứng
bệnh.
 Đối với bệnh nhân nghèo, không đủ khả năng chi trả thì người bán lẻ cần tư
vấn lựa chọn loại thuốc có giá cả hợp lý, đảm bảo điều trị bệnh và giảm tới
mức thấp nhất khả năng chi phí.
 Không được tiến hành các hoạt động thông tin, quảng cáo thuốc tại nơi bán
thuốc trái với quy định về thông tin quảng cáo thuốc; khuyến khích người mua
coi thuốc là hàng hoá thông thường và khuyến khích người mua mua thuốc
nhiều hơn cần thiết.
Bán thuốc theo đơn
 Khi bán các thuốc theo đơn phải có sự tham gia trực tiếp người bán lẻ có trình
độ chuyên môn phù hợp và tuân thủ theo các quy định, quy chế hiện hành của
Bộ Y tế về bán thuốc theo đơn.
 Người bán lẻ phải bán theo đúng đơn thuốc. Trường hợp phát hiện đơn thuốc
không rõ ràng về tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, số lượng, hoặc có sai phạm
về pháp lý, chuyên môn hoặc ảnh hưởng đến sức khoẻ người bệnh, Người bán
lẻ phải thông báo lại cho người kê đơn biết.
 Người bán lẻ giải thích rõ cho người mua và có quyền từ chối bán thuốc theo
đơn trong các trường hợp đơn thuốc không hợp lệ, đơn thuốc có sai sót hoặc
nghi vấn, đơn thuốc kê không nhằm cụ đích chữa bệnh.
 Người bán lẻ là dược sĩ đại học có quyền thay thế thuốc bằng một thuốc khác
có cùng hoạt chất, dạng bào chế, cùng liều lượng khi có sự đồng ý của người
mua.
 Người bán lẻ hướng dẫn người mua về cách sử dụng thuốc, nhắc nhở người
mua thực hiện đúng đơn thuốc.
10
 Sau khi bán thuốc gây nghiện, nhân viên nhà thuốc phải vào sổ, lưu đơn thuốc
bản chính.
2.1.4.3 Bảo quản thuốc(Bộ Y tế, 2011)
 Thuốc phải được bảo quản theo yêu cầu ghi trên nhãn thuốc.
 Thuốc nên được sắp xếp theo nhóm tác dụng dược lý.
 Các thuốc kê đơn nếu được bày bán và bảo quản tại khu vực riêng có ghi rõ
“Thuốc kê đơn” hoặc trong cùng một khu vực phải để riêng các thuốc bán theo
đơn. Việc sắp xếp đảm bảo sự thuận lợi, tránh gây nhầm lẫn.
2.1.4.4 Yêu cầu đối với người bán lẻ trong thực hành nghề nghiệp (Bộ Y tế, 2011)
Đối với người làm việc trong cơ sở bán lẻ thuốc
 Có thái độ hoà nhã, lịch sự khi tiếp xúc với người mua thuốc, bệnh nhân.
 Hướng dẫn, giải thích, cung cấp thông tin và lời khuyên đúng đắn về cách
dùng thuốc cho người mua hoặc bệnh nhân và có các tư vấn cần thiết nhằm
đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả.
 Giữ bí mật các thông tin của người bệnh trong quá trình hành nghề như bệnh
tật, các thông tin người bệnh yêu cầu.
 Trang phục áo blouse trắng, sạch sẽ, gọn gàng, có đeo biển ghi rõ tên, chức
danh.
 Thực hiện đúng các quy chế dược, tự nguyện tuân thủ đạo đức hành nghề
dược.
 Tham gia các lớp đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn và pháp luật y tế.
Đối với người quản lý chuyên môn hoặc chủ cơ sở bán lẻ thuốc
 Phải thường xuyên có mặt trong thời gian hoạt động và chịu trách nhiệm trước
pháp luật về mọi mặt hoạt động của cơ sở, trong trường hợp vắng mặt phải uỷ
quyền cho nhân viên có trình độ chuyên môn tương đương trở lên điều hành
theo quy định.
 Trực tiếp tham gia việc bán các thuốc kê đơn, tư vấn cho người mua.
 Liên hệ với bác sĩ kê đơn trong các trường hợp cần thiết để giải quyết các tình
huống xảy ra.
 Kiểm soát chất lượng thuốc mua về, thuốc bảo quản tại nhà thuốc.
 Thường xuyên cập nhật các kiến thức chuyên môn, văn bản quy phạm pháp
luật về hành nghề dược và không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ cung
ứng thuốc.
 Đào tạo, hướng dẫn các nhân viên tại cơ sở bán lẻ về chuyên môn cũng như
đạo đức hành nghề dược.
11
 Cộng tác với y tế cơ sở và nhân viên y tế cơ sở trên địa bàn dân cư, phối hợp
cung cấp thuốc thiết yếu, tham gia truyền thông giáo dục về thuốc cho cộng
đồng và các hoạt động khác.
 Theo dõi và thông báo cho cơ quan y tế về các tác dụng không mong muốn
của thuốc.
Các hoạt động cơ sở bán lẻ cần phải làm đối với thuốc bị khiếu nại hoặc thu hồi
 Phải có hệ thống lưu giữ các thông tin, thông báo về thuốc khiếu nại, thuốc
không được phép lưu hành, thuốc phải thu hồi.
 Có thông báo thu hồi cho khách hàng. Kiểm tra và trực tiếp thu hồi, biệt trữ
các thuốc phải thu hồi để chờ xử lý.
 Có hồ sơ ghi rõ về việc khiếu nại và biện pháp giải quyết cho người mua về
khiếu nại hoặc thu hồi thuốc.
 Nếu huỷ thuốc phải có biên bản theo quy chế quản lý chất lượng thuốc.
 Có báo cáo các cấp theo quy định.
2.1.5 Phạm vi hoạt động của cơ sở bán lẻ thuốc(Bộ Y tế, 2010b)
Phạm vi hoạt động của nhà thuốc
 Nhà thuốc đạt GPP được bán lẻ thuốc thành phẩm, pha chế thuốc theo đơn
(nếu có bố trí hoạt động pha chế theo đơn).
 Nhà thuốc chưa đạt GPP chỉ được phép bán lẻ thuốc thuộc Danh mục thuốc
không kê đơn ban hành kèm theo Thông tư số23/2014/TT-BYT ngày
30/6/2014 của Bộ Y tế.
 Tại địa bàn chưa có nhà thuốc đạt GPP mà cần đặt điểm bán lẻ thuốc gây
nghiện, giao cho Sở Y tế chỉ định nhà thuốc bán lẻ thuốc gây nghiện.
Phạm vi hoạt động của quầy thuốc
 Quầy thuốc đạt GPP được bán lẻ thuốc thành phẩm.
 Trường hợp quầy thuốc thuộc doanh nghiệp đang bán lẻ thuốc gây nghiện phải
đạt GPP mới được tiếp tục uỷ quyền bán lẻ thuốc gây nghiện.
 Quầy thuốc chưa đạt GPP chỉ được phép bán lẻ thuốc thuộc Danh mục thuốc
không kê đơn ban hành kèm theo theo Thông tư số 23/2014/TT-BYT ngày
30/6/2014 của Bộ Y tế.
Phạm vi hoạt động của đại lý bán thuốc của doanh nghiệp, tủ thuốc của trạm y tế và
cơ sở bán lẻ chuyên bán thuốc đông y, thuốc từ dược liệu:
 Đại lý bán thuốc của doanh nghiệp được bán lẻ thuốc thuộc danh mục thuốc
thiết yếu (trừ thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm
thuốc và các thuốc kê đơn).
12
 Tủ thuốc của trạm y tế được bán lẻ thuốc thiết yếu thuộc danh mục thuốc thiết
yếu tuyến C (trừ thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng
làm thuốc và các thuốc kê đơn).
 Cơ sở bán lẻ chuyên bán thuốc đông y, thuốc từ dược liệu được bán lẻ thuốc
đông y, thuốc từ dược liệu.
2.2 Tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc
Tại nhà thuốc tư nhân, khách hàng thường là bệnh nhân ngoại trú, mua thuốc
theo đơn bác sĩ. Phần lớn, thuốc được bán theo yêu cầu của người mua. Vì vậy cần chú
ý đến những điều sau:
Hướng dẫn bệnh nhân các vấn đề liên quan đến thuốc(Hoàng Thị Kim Huyền,
2010)
 Sử dụng thuốc như thế nào là đúng.
 Thời gian tái khám.
 Các biện pháp theo dõi hiệu quả của thuốc.
 Cách phát hiện và ghi nhận tác dụng phụ của thuốc.
 Địa điểm có thể mua/lĩnh thuốc.
 Biệt dược cùng loại có thể thay thế.
Tư vấn về cách dùng thuốc(Hoàng Thị Kim Huyền, 2010)
 Tư vấn về cách dùng thuốc để đảm bảo hiệu quả điều trị, tránh tai biến do
dùng thuốc không đúng cách.
 Cách dùng thuốc.
 Cách sử dụng các dụng cụ đưa thuốc vào cơ thể.
 Cách sử dụng các dạng bào chếđặc biệt.
 Cách tiêm thuốc.
 Các tương tác và tương kỵ cần tránh.
 Thời gian dùng thuốc.
Thông báo về những tác dụng không mong muốn của thuốc đã biết cho bệnh
nhân(Hoàng Thị Kim Huyền, 2010)
 Giúp bệnh nhân an tâm khi điều trị, các dấu hiệu có thể gặp của phản ứng có
hại.
 Giúp bệnh nhân tuân thủ điều trị, tránh tự ý bỏ thuốc.
Tìm giải pháp để đạt hiệu quả sử dụng thuốc tốt nhất(Hoàng Thị Kim Huyền, 2010)
 Hướng dẫn giờ uống thuốc sao cho có hiệu quả và tránh được tương tác thuốc.
 Hướng dẫn cho bệnh nhân những biện pháp điều trị hỗ trợ không dùng thuốc
nhằm giảm được liều lượng thuốc.
13
 Hướng dẫn cho bệnh nhân cách đánh giá hiệu quả điều trị và phát hiện các dấu
hiệu bất thường do thuốc.
2.3 Đánh giá, kiểm tra việc thực hiện GPP(Bộ Y tế, 2011)
2.3.1 Nguyên tắc chấm điểm
 Tổng số điểm chuẩn nếu cơ sở có đủ các hoạt động trong GPP (bao gồm cả
pha chế theo đơn và có kho bảo quản thuốc) là 100 điểm.
 Điểm chuẩn được xây dựng trong khoảng từ 0,5 đến 2 tùy thuộc từng tiêu chí
(nguyên tắc triển khai từng bước).
 Các tiêu chí cần chú ý:
o Cho điểm cộng (điểm khuyến khích) nếu cơ sở thực hiện cao hơn các
quy định tối thiểu. Tổng số có 10 nội dung áp dụng điểm.
o Cho điểm trừ nếu cơ sở có thực hiện tuy nhiên còn có nhiều tồn tại. Tổng
số có 9 nội dung áp dụng điểm trừ.
 Cho điểm không chấp thuận nếu cơ sở không thực hiện một số tiêu chí.Tổng
số có 9 nội dung không chấp thuận trong danh mục.
 Những phần in nghiêng: Kiểm tra thêm bằng hình thức phỏng vấn.
2.3.2 Cách tính điểm
 Cho điểm tối đa, không cho điểm trung gian.
 Những hoạt động cơ sở không có, ví dụ: Không pha chế theo đơn, không có
kho bảo quản trừ điểm chuẩn, cụ thể(Bộ Y tế, 2011):
o Không có pha chế theo đơn điểm chuẩn: 95
o Không có kho bảo quản điểm chuẩn: 98
o Không có cả pha chế theo đơn và kho điểm chuẩn: 93
 Đối với cơ sở đang hoạt động việc kiểm tra, chấm điểm được tính trên hoạt
động thực tế tại cơ sở.
 Đối với cơ sở mới thành lập, chưa hoạt động:
o Những tiêu chí đã được triển khai trong quá trình chuẩn bị: Tính điểm
trên kết quả thực tế.
o Những tiêu chí chỉ khi hoạt động mới diễn ra: Được tính điểm nếu tiêu
chí đó đã được quy định trong các hồ sơ tài liệu, các văn bản, các quy
trình thao tác chuẩn, các biểu mẫu,... để triển khai hoạt động và đã được
người có thẩm quyền ký duyệt ban hành, nhân viên cơ sở được đào tạo,
nắm được và thực hành đúng.
2.3.3 Cách kết luận
 Cơ sở không mắc lỗi nào thuộc điểm không chấp thuận.
14
 Từ 90 % điểm trở lên: Cơ sở được xét công nhận. Nếu có tồn tại, đề nghị khắc
phục tồn tại trong thực hiện GPP và làm căn cứ cho những lần thanh tra, kiểm
tra kế tiếp.
 Từ 80 % đến 89 % điểm: Cơ sở cần khắc phục và có báo cáo bằng văn bản
trong vòng 30 ngày để đoàn kiểm tra xem xét đề nghị cấp Giấy chứng nhận đạt
GPP. Nếu sau 30 ngày cơ sở chưa khắc phục được và cơ sở vẫn muốn hành
nghề thì cần phải nộp hồ sơ để được kiểm tra lại.
 Dưới 80 % điểm: Cơ sở cần khắc phục để kiểm tra lại.
 Cơ sở mắc một lỗi thuộc điểm không chấp thuận: Cơ sở cần khắc phục để kiểm
tra lại.
Bảng 2.1. Các nội dung thuộc về lỗi không chấp thuận
Stt Lỗi không chấp thuận
1 Dược sĩ không có mặt khi cơ sở bán lẻ hoạt động hoặc không thực hiện ủy quyền
theo quy định.
2 Khu trưng bày bảo quản nhỏ hơn 10m2
.
3 Có tổ chức pha chế theo đơn nhưng không có phòng riêng để pha chế, không có nơi
rửa dụng cụ pha chế.
4 Nếu có kho bảo quản thì kho không đạt yêu cầu bảo quản thuốc.
5 Cơ sở không có thiết bị bảo quản để đáp ứng với yêu cầu bảo quản ghi trên nhãn.
6 Nơi bán thuốc không được duy trì ở nhiệt độ dưới 30o
C, độ ẩm bằng hoặc dưới
75 % và thỏa mãn điều kiện bảo quản thuốc.
7 Thiếu các giấy tờ pháp lý như ĐKKD, chứng chỉ hành nghề của dược sĩphụ trách
chuyên môn, GCNĐĐKKDT (đối với cơ sở đang hoạt động).
8 Có thuốc tại nhà thuốc là thuốc được lưu hành bất hợp pháp (không có SĐK, hoặc
không có sổ giấy phép nhập khẩu).
9 Tại thời điểm kiểm tra phát hiện các loại thuốc sau: Thuốc quá hạn dùng, thuốc
không có số đăng ký, thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ, thuốc gây nghiện (đối với
cơ sở không được phép bán) thuốc hướng tâmthần (đối với cơ sở không được duyệt
mua) thuốc bị đình chỉ và thu hồi nhưng không được phát hiện và không biệt trữ.
2.4 Một số nghiên cứu trước đây về việc thực hiện GPP. Đôi nét tình hình kinh
doanh thuốc và quản lý giá thuốc ở Việt Nam
2.4.1 Một số nghiên cứu trước đây về việc thực hiện GPP
Một số kết quả nghiên cứu về thực trạng hoạt động bán lẻ thuốc tại nhà thuốc đạt GPP
ở nước ta trong những năm gần đây:
 Năm 2012, Võ Hùng Cường, luận văn chuyên khoa cấp I với đề tài “Khảo sát tình
hình duy trì thực hiện GPP tại các nhà thuốc tư nhân trên địa bàn quận Ninh Kiều
thành phố Cần Thơ”. Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả. Nguồn thu thập
thông tin quan sát thực tế, phỏng vấn theo bảng câu hỏi chấm điểm GPP.
15
 Năm 2015, Trần Thị Kim Niên, khóa luận tốt nghiệp dược sĩ cao đẳng với đề tài
“Khảo sát hoạt động một số nhà thuốc đạt chuẩn GPP tại thị trấn Lấp Vò, huyện
Lấp Vò, Đồng Tháp”. Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả hồi cứu. Nguồn
thu thập thông tin từ khảo sát tình hình thực tế, thu thập số liệu từ hình y dược của
trạm y tế Lấp Vò và biên bản kiểm tra của phòng y tế Lấp Vò, thu thập số liệu từ
sổ sách ghi chép lưu tại quầy.
 Năm 2016, Kha Vĩnh Xuyên, khóa luận tốt nghiệp dược sĩ chuyên khoa cấp I với
đề tài “Phân tích việc thực hiện các tiêu chuẩn thực hành tốt - GPPtại các nhà thuốc
trên địa bàn tỉnh Kiên Giang”. Phương pháp: Mô tả hồi cứu. Nguồn thu thập thông
tin từ biên bản thẩm định nhà thuốc GPP, biên bản thanh tra nhà thuốc GPP.
 Năm 2016, Trần Thị Phương, khóa luận tốt nghiệp dược sĩ với đề tài “Khảo sát
thực trạng hoạt động bán thuốc tại một số cơ sở bán lẻthuốc đạt tiêu chuẩn GPP
trên địa bàn Hà Nội 2016”. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Nguồn dữ
liệu được thu thập thông qua việc quan sát hoạt động bán thuốc (bao gồm hoạt
động hỏi, tư vấn sử dụng, cấp phát thuốc) của người bán hàng, ghi âm cuộc trao đổi
giữa khách hàng và người mua (nếu được đồng ý), phỏng vấn nhằm tìm hiểu hiểu
biết của khách hàng ngay sau khi mua thuốc, các thông tin liên quan đến thuốc vừa
được bán.
 Năm 2015, Đinh Thu Trang, luận văn chuyên khoa 1 với đề tài “Phân tích hoạt
động của các nhà thuốc đạt tiêu chuẩn "Thực hành tốt nhà thuốc" GPP trên địa bàn
thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương năm 2014”. Phương pháp nghiên cứu
Mô tả hồi cứu, mô tả cắt ngang. Nguồn thu thập: Biên bản thẩm định nhà thuốc
GPP,biên bản thanh tra nhà thuốc GPP,phiếu thu thập thông tin về kỹ năng thực
hành.
2.4.2 Tình hình kinh doanh thuốc ở Việt Nam
Khả năng tiếp cận thuốc ở Việt Nam ngày càng được củng cố và hoàn thiện theo
hướng thuận tiện hơn (mật độ trung bình đạt khoảng 2123 người có 1 cơ sở bán lẻ
thuốc). Hệ thống cung ứng thuốc phủ rộng khắp toàn quốc, bảo đảm cung ứng đủ
thuốc đến cả các khu vực biển đảo, vùng sâu, vùng xa(Bộ Y tế, 2015).
16
Bảng 2.2.Sự phát triển của các hình thức kinh doanh thuốc 2010 – 2014
Các hình thức kinh doanh thuốc 2010 2011 2012 2013 2014
Số lượng cơ sở sản xuất thuốc tân dược đạt GMP 101 109 119 123 131
Số lượng cơ sở sản xuất vắc xin, sinh phẩm y tế
đạt GMP
4 4 4 4 4
Sốlượng cơ sở sản xuất thuốc từ dược liệu đạt
GMP
0 24*
Sốlượng cơ sở xuất nhập khẩu thuốc đạt GSP 0 174
Sốlượng cơ sởlàm dịch vụ bảo quản thuốc đạt
GSP
0 3
Sốlượng cơ sởbán buôn thuốc đạt GDP 0 1900
Sốlượng cơ sởbán lẻ thuốc 43629 39172 39124 42626
Số dân bình quân cơ sở bán lẻ thuốc 1993 2242 2269 2123
*Ghi chú: Trong đó có 10 cơ sở sản xuất đồng thời thuốc tân dược và thuốc từ
dược liệu
Nguồn: Số liệu thống kê của Cục Quản lý Dược và Viện Kiểm nghiệm thuốc
trung ương; Báo cáo tổng kết công tác năm 2014 và kế hoạch 2015 của Cục Quản lý
Dược; Niên giám thống kê y tế các năm.
Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và
tầm nhìn đến năm 2030 chú trọng việc phát triển sản xuất thuốc trong nước, đặc biệt là
thuốc thiết yếu, thuốc generic, thuốc đông y, thuốc từ dược liệu(Bộ Y tế, 2015).
Số liệu thống kê của Cục Quản lý Dược cho thấy, mức chi tiền thuốc bình quân
đầu người liên tục tăng trưởng dương và ổn định.Chỉ số này phản ánh nhu cầu chăm
sóc và nâng cao sức khỏe của người dân ngày càng được quan tâm. Năm 2005, con số
này là 9,85 USD/người, đến năm 2010 là 22,25 USD/người và năm 2014 là 34,48
USD/người(Bộ Y tế, 2015).
2.4.3 Quản lý giá thuốc(Bộ Y tế, 2015)
Kế hoạch 5 năm 2011 -2015 đề ra nhiệm vụ “Triển khai các giải pháp quản lý giá
thuốc,tiêu chuẩn hóa thủ tục và cơ chế đấu thầu mua sắm và cung cấp thuốc,tăng
cường giám sát, kiểm tra việc ổn định giá thuốc”.
Kết quả thực hiện
Trong bối cảnh kinh tế, xã hội có nhiều biến động, quản lý giá thuốc, triển khai
các biện pháp hữu hiệu để bình ổn giá thuốc là công việc được quan tâm thực
hiện.BộY tế đã chỉ đạo quyết liệt thực hiện Thông tư liên tịch số 50/2011/TTLT/BYT-
BTC-BCT của liên Bộ Y tế- Bộ Tài chính - Bộ Công thương, Thông tư liên tịch số
01/2012/TTLT/BYT-BTC của Bộ Y tế - Bộ Tài chính, Thông tư liên tịch số
36/2013/TTLT-BYT-BTC của liên Bộ Y tế và Tài chính, Thông tư số 37/2013/TT-
17
BYT của Bộ Y tế và Thông tư số 31/2014/TT-BYT của Bộ Y tế hướng dẫn lập hồ sơ
mời thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế.
Kết quả là thuốc cung ứng cho bệnh viện đạt cả 2 yếu tố chất lượng và chi phí
tiền thuốc. Theo kết quả trúng thầu đối với các mặt hàng chứa 20 hoạt chất có tỷ trọng
sử dụng cao nhất (chiếm khoảng 30 % trị giá thuốc trúng thầu tại các bệnh viện) tại 26
bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ và Sở Y tế báo cáo về Bộ Y tế: So sánh
trị giá tiền mua thuốc theo số lượng đấu thầu và theo giá thuốc trúng thầu theo quy
định mới (năm 2013) với việc mua sắm các mặt hàng này theo quy định cũ (năm 2012)
cho thấy giá thuốc trúng thầu giảm 35,33 %.
Theo quy định của pháp luật về giá, doanh nghiệp kinh doanh tự định giá, cạnh
tranh về giá và chịu sự giám sát của cơ quan quản lý thông qua việc kê khai, niêm yết
giá và không bán vượt quá giá niêm yết.Trong thời gian 2011 - 2015, nhìn chung thị
trường dược phẩm được duy trì ổn định và không xảy ra tình trạng tăng giá đột biến,
bất hợp lý ảnh hưởng tới công tác phòng bệnh, chữa bệnh của nhân dân.
Khó khăn, hạn chế
Luật Dược 2005 quy định việc kê khai và kê khai lại giá thuốc phải “bảo đảm giá
thuốc không cao hơn giá thuốc tại các nước trong khu vực có điều kiện y tế, thương
mại tương tự như Việt Nam”. Trên cơ sở đó, Nghị định số 79/2006/NĐ-CP của Chính
phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược quy định: “Bộ Y tế chủ trì,
phối hợp với Bộ Thương mại và các Bộ, ngành liên quan công bố cụ thể danh sách các
nước trong khu vực có điều kiện y tế, thương mại tương tự Việt Nam”. Tuy nhiên, đến
nay liên Bộ vẫn chưa ban hành được văn bản hướng dẫn nội dung trên do khó khăn
trong việc xác định điều kiện y tế, thương mại của các quốc gia tương tự Việt Nam,
đồng thời việc tham khảo giá thuốc tại các nước không có ý nghĩa đối với những mặt
hàng cung ứng cho thị trường Việt Nam nhưng không bán tại các nước tham khảo.
Ngay đối với quy định tại điểm d khoản 2 Điều 5 Luật Dược “Cơ quan nhà nước
có thẩm quyền thông báo công khai giá thuốc được kê khai; định kỳ công bố giá tối đa
đối với các loại thuốc do NSNN và BHYT chi trả” đến nay vẫn chưa thực hiện được
do số lượng thuốc sản xuất, lưu hành tại Việt Nam hiện có khoảng 25000 mặt hàng với
trên 1500 hoạt chất. Mỗi hoạt chất có rất nhiều chủng loại, hàm lượng, quy cách đóng
gói, dạng bào chế, nhà sản xuất khác nhau nên việc xác định mức giá tối đa cho tất cả
các mặt hàng thuốc là rất khó khăn và không khả thi, và có thể dẫn giá thuốc tăng lên
tới mức tối đa.
Luật Dược 2005 chỉ giao Bộ Y tế làm đầu mối mà không phân công nhiệm vụ
giữa các bộ, ngành trong quản lý giá thuốc hoặc thành lập một Hội đồng/Ủy ban liên
ngành về quản lý giá thuốc làm cho quá trình thực hiện gặp nhiều khó khăn, chưa bảo
18
đảm tính công khai, minh bạch trong hoạt động quản lý giá vì giá thuốc cần phải phối
hợp đa ngành.
2.4.4 Đặc điểm chung của huyện Hòn Đất và Y tế huyện Hòn Đất tỉnh Kiên Giang
Đặc điểm chung của huyện Hòn Đất:
 Hòn Đất là huyện có diện tích tự nhiên lớn nhất của tỉnh Kiên Giang (trước
đây nằm trong huyện Châu Thành thuộc tỉnh Rạch Giá và sau đó thuộc
tỉnh Kiên Giang),huyện lỵlà thị trấn Hòn Đất
(https://hondat.kiengiang.gov.vn).
 Diện tích: 1.039,57 km²(Hòn Đất, 2016).
 Dân số trung bình: 174.818 người(Hòn Đất, 2016).
 Mật độ dân số: 168 người/km2
(Hòn Đất, 2016).
 Huyện có 2 thị trấn và 12 xã (với 75 ấp, 12 khu phố): Thị trấn Sóc Sơn, Thị
trấn Hòn Đất, xã Bình Sơn, xã Bình Giang, xã Mỹ Hiệp Sơn, xã Lình Huỳnh,
xã Mỹ Phước, xã Mỹ Lâm, xã Mỹ Thuận, xã Mỹ Thái, xã Sơn Bình, xã Nam
Thái Sơn, xã Thổ Sơn, xã Sơn Kiên(Hòn Đất, 2016).
 Vịtrí của huyện: Phía tây nam giáp vịnh Thái Lan, phía tây bắc giáp
huyện Kiên Lương, phía đông nam giáp thành phố Rạch Giá, phía đông giáp
huyệnTân Hiệp, đông bắc giáp huyện Thoại Sơn (tỉnh An Giang). Trên địa bàn
huyện có một hòn cùng tên là Hòn Đấtcao 260m
(https://hondat.kiengiang.gov.vn).
Hình 2.1. Vị trí của huyện Hòn Đất
19
Theo Quyết định số 1085/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội huyện Hòn Đất đến năm 2020 đã đề ra mục tiêu phát triển kinh tế - xã
hội như sau:
Về phát triển kinh tế(Thủ tướng chính phủ, 2014)
 Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 13 % - 13,5 % thời kỳ 2011 - 2015 và 12,5 %
- 13 % thời kỳ 2016-2020. GDP bình quân đầu người đến năm 2015 đạt
2.300 USD và 3.620 USD năm 2020.
 Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực bền vững, đến năm 2015 cơ
cấu các ngành nông nghiệp, công nghiệp - xây dựng, dịch vụ lần lượt là 68 %
- 10,7 % - 21,3 %; đến năm 2020 là 53,1 % - 15,7 % - 31,2 %.
 Năm 2015, sản lượng lúa đạt 1.037.980 tấn, sản lượng thủy sản đạt 84.990
tấn, đến năm 2020, sản lượng lúa đạt 1.050.582 tấn, sản lượng thủy sản đạt
111.451 tấn.
 Đến năm 2015, có 3 xã (Mỹ Lâm, Sơn Kiên, Thổ Sơn) đạt xã nông thôn mới,
các xã còn lại đạt 50 % tiêu chí trở lên. Đến năm 2020, có thêm 9 xã đạt tiêu
chí nông thôn mới.
Về phát triển xã hội(Thủ tướng chính phủ, 2014)
 Giảm tỷ lệ sinh bình quân hàng năm từ 0,2‰ để đến năm 2015 tỷ lệ tăng dân
số tự nhiên còn 9,4‰, đến năm 2020 là 8,8‰.
 Đến năm 2015: Đạt chuẩn phổ cập mẫu giáo 5 tuổi, 100 % trạm y tế có bác
sĩ. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn 7 % vào năm 2015 và 3 %
năm 2020.
 Hàng năm giải quyết việc làm cho 3.000 - 3.500 lao động, phấn đấu tỷ lệ lao
động qua đào tạo đạt 46 % vào năm 2015 và 66 % năm 2020, trong đó đào
tạo nghề là 40 % - 56 %(Thủ tướng chính phủ, 2014).
 Tỷ lệ dân số được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh là 85 % vào năm 2015 và
98 % vào năm 2020. Tỷ lệ hộ được sử dụng điện đến năm 2015 là 98 %, đến
năm 2020 là 99 %.
 Năm 2020 có trên 80 % nhà kiên cố và bán kiên cố.
 Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đến năm 2015 là 75 % và 90 % vào năm
2020.
 Đến năm 2020, các cụm công nghiệp, bệnh viện, khu đô thị mới có hệ thống
xử lý chất thải, nước thải đảm bảo tiêu chuẩn. Các hộ dân cư có nhà vệ sinh
và chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh.
Dự kiến nhu cầu vốn đầu tư để phát triển kinh tế - xã hội huyện Hòn Đất đến
năm 2020 là 38.013 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 2011 - 2015 là 12.546 tỷ đồng, giai
đoạn 2016 - 2020 là 25.467 tỷ đồng, bao gồm các nguồn: Vốn ngân sách nhà nước
20
chiếm 30 % tổng vốn đầu tư, chủ yếu tập trung đầu tư các công trình trọng điểm về kết
cấu hạ tầng xã hội, tạo động lực cho phát triển; nguồn vốn dân doanh có tác động lớn
trong đầu tư phát triển kinh tế của huyện, chiếm trên 45 % tổng vốn đầu tư; nguồn vốn
kêu gọi đầu tư chủ yếu đầu tư các dự án trong cụm công nghiệp, khu đô thị, dân cư và
một số dự án sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện, chiếm khoảng 25 % tổng vốn
đầu tư.
Y tế
 Tính đến năm 2015 trên địa bàn huyện có 1 bệnh viện, 2 phòng khám đa khoa
khu vực, 12 trạm y tế xã phường. Không có nhà hộ sinh và trạm y tế của cơ
quan xí nghiệp(Hòn Đất, 2016).
 Số lượng cán bộ ngành y năm 2015 tổng số 324 người trong đó có: 47 bác sĩ,
152 y sĩ, 8 y tá, 45 hộ sinh còn lại 72 người có chuyên môn khác(Hòn Đất,
2016).
 Theo thống kê của Phòng Y tế huyện Hòn Đất năm 2016 trên địa bàn huyện
hiện có 126 cơ sở kinh doanh thuốc gồm quầy thuốc và đại lý bán thuốc, không
có nhà thuốc do số lượng dược sĩ đại học trở về huyện để làm việc sau khi học
xong là không có. Số lượng quầy thuốc hiện đang hoạt động là 59 quầy trong
đó chỉ có 43 quầy thuốc đạt GPP (ngoại trừ 1 quầy thuốc bệnh viện), số còn lại
là đại lý thuốc(Phòng Y tế, 2016).
 Địa bàn huyện Hòn Đất có tất cả 2 thị trấn và 12 xã tuy nhiên theo thống kê của
Phòng Y tế huyện Hòn Đất chỉ có 2 thị trấn là thị trấn Hòn Đất, thị trấn Sóc Sơn
và 5 xã bao gồm: Xã Mỹ Lâm, xã Nam Thái Sơn, xã Sơn Bình, xã Sơn Kiên, xã
Bình Sơn là có quầy thuốc đạt GPP. Còn lại 7 xã bao gồm: Xã Bình Giang, xã
Mỹ Hiệp Sơn, xã Lình Huỳnh, xã Mỹ Phước, xã Mỹ Thuận, xã Mỹ Thái, xã
Thổ Sơn chưa có quầy thuốc nào đạt GPP, cơ sở bán lẻ ở đây chủ yếu là đại lý
thuốc (Phòng Y tế, 2016).
Trước tình hình đó Quyết định số 1085/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội huyện Hòn Đất đến năm 2020đã đề ra phương hướng tăng
cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, quan tâm đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ
cán bộ y tế. Đầu tư, nâng cao chất lượng điều trị của bệnh viện huyện, củng cố, tăng
cường tuyến y tế cơ sở, phấn đấu 100 % trạm y tế có bác sĩ, nâng cao hiệu quả hoạt
động các tổ y tế ấp. Thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia, chăm sóc sức khỏe
ban đầu. Tăng cường chất lượng và trách nhiệm của đội ngũ y, bác sĩ. Vận động nhân
dân mua bảo hiểm y tế và hỗ trợ mua bảo hiểm y tế tự nguyện cho hộ cận nghèo, tiến
tới bảo hiểm y tế toàn dân. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa để huy động các nguồn lực
đầu tư phát triển sự nghiệp y tế, tăng cường quản lý nhà nước đối với các cơ sở hành
nghề y dược tư nhân, đảm bảo hoạt động theo đúng pháp luật. Đầu tư, tăng cường
21
trang thiết bị và đội ngũ cán bộ y tếbệnh viện huyện, trạm y tế các xã, phấn đấu đến
năm 2020 là 17,2 giường và 4,7 bác sĩ/vạn dân (Thủ tướng chính phủ, 2014).
22
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu
 Phòng Y tế huyện Hòn Đất tỉnh Kiên Giang.
 Cơ sở bán lẻ thuốc đạt GPP trong huyện Hòn Đất tỉnh Kiên Giang.
 Đối tượng phỏng vấn: Người phụ trách chuyên môn tại cơ sở.
 Không tiến hành khảo sát quầy thuốc bệnh viện vì bệnh viện đang trong quá trình
thanh kiểm tra và đồng thời việc khảo sát có tiến hành khảo sát kỹ năng thực
hành của nhân viên bán thuốc bằng phương pháp đóng vai mua thuốc huyết áp là
thuốc kê đơn nhưng không có đơn thuốc thì bệnh viện sẽ từ chối bán.
3.1.2 Địa điểm nghiên cứu
 Huyện Hòn Đất tỉnh Kiên Giang.
3.1.3 Thời gian nghiên cứu
 Từ tháng 11/2016 đến tháng 5/2017
 Nghiên cứu tiến hành khảo sát tại các nhà thuốc/quầy thuốc trong thời gian từ
tháng 3 đến tháng 5/2017.
3.1.4 Tiêu chuẩn chọn mẫu
 Nghiên cứu lựa chọn nhà thuốc/quầy thuốc đạt yêu cầu, phương pháp chọn mẫu
thuận tiện.
 Tất cả cơ sở bán lẻ thuốc đạt chuẩn thực hành tốt nhà thuốc trên địa bàn huyện
Hòn Đất – Kiên Giang trong năm 2016.
 Đang hoạt động.
3.1.5 Tiêu chuẩn loại trừ
 Các cơ sở không còn hoạt động.
 Quầy thuốc bệnh viện.
 Quầy thuốc không đồng ý tiến hành khảo sát.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp mô tả hồi cứu
Thu thập, hồi cứu các sốliệu có sẵn tại phòng Y tế huyện Hòn Đất đểmô tảsựphát
triển của mạng lưới bán lẻ thuốc trên địa bàn huyện Hòn Đất.
23
Phương pháp mô tả cắt ngang
Dựa vào bộ câu hỏi đã được thiết kế định hướng theo các tiêu chuẩn GPP, các
điều tra viên trực tiếp phỏng vấn hoặc gửi “Phiếu khảo sát” đến từng chủ cơ sở bán lẻ
thuốc trong mẫu nghiên cứu thu nhập các thông tin liên quan đến nhân sự, cơ sở vật
chất, trang thiết bị bảo quản thuốc, hồ sơ, sổ sách, tài liệu chuyên môn, việc thực hiện
các quy chế dược và phân tích việc tuân thủ nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà
thuốc - GPP” của mạng lưới bán lẻ thuốc trên địa bàn huyện Hòn Đất.
Từ danh sách các cơ sở bán lẻ thuốc đạt GPP điều tra viên đến khảo sát trực tiếp
và đóng vai khách hàng đến đánh giá các chỉ tiêu trong “Phiếu thu thập thông tin về kỹ
năng thực hành của nhân viên bán thuốc” đồng thời quan sát thực tế cơ sở kinh doanh
thuốc và đánh giá kết quả vào bảng “Tự quan sát”.
Đóng vai người mua thuốc tim mạch (thuốc hạ huyết áp) đánh giá các chỉ tiêu
trong phiếu thu thập thông tin về kỹ năng thực hành của nhân viên cơ sở kinh doanh
thuốc.
3.2.2 Mẫu nghiên cứu
Tất cả cơ sở bán lẻ thuốc đạt chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc - GPP” trên địa bàn
huyện Hòn Đất - Kiên Giang: 42 cơ sở là quầy thuốc đạt GPP trong số 59 cơ sở là
quầy thuốc đang hoạt động. Không bao gồm 1 cơ sở là quầy thuốc bệnh viện Đa khoa
huyện Hòn Đất.
3.2.3 Phương pháp chọn mẫu
Chọn tất cả cơ sở bán lẻ thuốc đạt chuẩn thực hành tốt nhà thuốc trên địa bàn
huyện Hòn Đất - Kiên Giang năm 2016 ngoại trừ quầy thuốc bệnh viện.
3.2.4 Nội dung nghiên cứu
3.2.4.1 Cách tiến hành.
Tra cứu danh sách các cơ sở bán lẻ thuốc đã đạt GPP tại Phòng Y tế huyện Hòn
Đất tỉnh Kiên Giang.
Tra cứu kết quả thẩm định các cơ sở bán lẻ đạt GPP.
Tra cứu kết quả thanh kiểm tra các cơ sở bán lẻ đạt GPP.
Dựa vào bảng checklist của Bộ Y tế để hình thành bảng câu hỏi và bảng tự quan
sát. Bộ câu hỏi được thiết kế dưới dạng câu hỏi đóng, câu hỏi mở. Câu hỏi đóng là
dạng câu hỏi đề xuất lựa chọn hay các câu trả lời để người trả lời tự chọn, người trả lời
phải chọn một câu. Câu hỏi mở cho phép người trả lời tự trả lời theo ngôn từ của họ
người phỏng vấn ghi lại câu trả lời.
Phỏng vấn trực tiếp:Người phỏng vấn điền thông tin vào phiếu khảo sát hoặc
đưaphiếu khảo sát cho chủ cơ sở kinh doanh thuốc điền thông tin (khi khảo sát đối
tượng phỏng vấn không có thời gian trả lời trực tiếp) rồi hẹn ngày thu lại phiếu khảo
sát.
24
Quan sát và đánh giá một số đặc điểm của cơ sở kinh doanh thuốc vào bảng tự
quan sát.
Đóng vai người mua thuốc tim mạch (thuốc hạ huyết áp) đánh giá các chỉ tiêu
trong phiếu thu thập thông tin về kỹ năng thực hành của nhân viên cơ sở kinh doanh
thuốc.
3.2.4.2 Các tiêu chuẩn nội dung cần phỏng vấn và quan sát thực tế
Tiêu chuẩn cần phỏng vấn: Đưa ra tình huống giả làm khách hàng mua thuốc hạ
huyết áp. Mua thuốc cho người nhà lớn tuổi bị tăng huyết áp. Chấp nhận bất cứ lời đề
nghị nào mà cơ sở kinh doanh thuốc đưa ra.
Tiêu chuẩn cần quan sát thực tế: Địa điểm, diện tích, biển hiệu, nhân sự, bố trí
các khu vực trong cơ sở, trang thiết bị bảo quản thuốc, tồn trữ bảo quản, bày bán, sắp
xếp thuốc, niêm yết giá thuốc.
Tiêu chuẩn nhân sự
 Người quản lý chuyên môn
 Có mặt tại cơ sở bán lẻ hoạt động hoặc ủy quyền theo quy định.
 Có trực tiếp tham gia bán thuốc kê đơn.
 Có thường xuyên cập nhật kiến thức chuyên môn.
 Có đào tạo, hướng dẫn nhân viên quy chế. Thực hiện kiến thức chuyên môn.
 Người bán lẻ
 Có đủ nhân viên thực hiện cho các hoạt động của cơ sở kinh doanh.
 Có mặc áo blouse và đeo biển tên ghi rõ họ tên, chức danh.
 Tất cả các nhân viên được huấn luyện để hiểu rõ và thực hiện đúng các nguyên
tắc “Thực hành tốt nhà thuốc”.
 Được đào tạo cập nhật kiến thức chuyên môn và pháp luật y tế.
 Có thái độ hòa nhã, lịch sự khi tiếp xúc với khách hàng.
Tiêu chuẩn cơ sở vật chất
 Xây dựng và thiết kế
 Địa điểm cố định, riêng biệt, khu trưng bày bảo quản riêng biệt đảm bảo kiểm
soát được môi trường bảo quản thuốc.
 Cơ sở kinh doanh có mội trường riêng biệt hoàn toàn.
 Bố trí cao ráo thoáng mát cách xa nguồn ô nhiễm.
 Trần nhà có chống bụi.
 Tường và nền phẳng nhẵn dễ vệ sinh lau rửa.
 Diện tích và bố trí
 Khu trưng bày, bảo quản tối thiểu 10m2
.
 Có khu vực để người mua tiếp xúc trao đổi thông tin.
25
 Bồn rửa tay cho nhân viên và người mua thuốc.
 Phân khu vực để mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dụng cụ y tế.
 Nếu có tổ chức pha chế theo đơn thì có phòng pha chế và nơi rửa dụng cụ pha
chế.
 Có khu vực riêng để ra lẻ.
 Khu vực ra lẻ cách ly với khu vực bảo quản và trưng bày.
 Nếu có kho bảo quản thì kho đạt yêu cầu bảo quản thuốc.
 Có khu vực tư vấn.
 Mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dụng cụ y tế có khu vực riêng không ảnh
hưởng đến thuốc.
Tiêu chuẩn trang thiết bị bảo quản, bao bì
 Thiết bị bảo quản thuốc
 Nhiệt kế, ẩm kế, sổ theo dõi ghi chép.
 Nơi bán thuốc đủ ánh sáng đảm bảo các thao tác diễn ra thuận lợi và không bị
nhầm lẫn.
 Ánh sáng mặt trời không chiếu trực tiếp vào khu vực trưng bày, bảo quản
thuốc.
 Thiết bị bảo quản thuốc đáp ứng yêu cầu ghi trên nhãn.
 Nơi bán thuốc có duy trì nhiệt độ dưới 30o
C và độ ẩm bằng hoặc dưới 75 %
như quy định.
 Dụng cụ, bao bì ra lẻ và pha chế theo đơn
 Có bao bì ra lẻ thuốc.
 Bao bì có kín khí cho thuốc không còn bao bì trực tiếp.
 Thuốc bán lẻ không đựng trong bao bì mang tên thuốc khác hoặc có chứa nội
dung quảng cáo của một thuốc khác.
Tiêu chuẩn ghi nhãn thuốc
 Thuốc bán lẻ không còn bao bì ngoài của thuốc được đính kèm theo các thông
tin sau: Tên thuốc, dạng bào chế, nồng độ, hàm lượng. Nếu không có đơn
thuốc, không có hướng dẫn sử dụng, bán số lượng quá ít phải có thêm thông
tin: Cách dùng, liều dùng, số lần dùng.
 Thuốc pha chế theo đơn ngoài quy định như phần trên, có các thông tin sau:
Ngày pha chế, ngày hết hạn sử dụng, tên bệnh nhân, tên và địa chỉ nơi pha
chế, cảnh báo an toàn cho trẻ em (nếu có).
26
Tiêu chuẩn hồ sơ sổ sách và tài liệu chuyên môn
 Hồ sơ pháp lý có các giấy tờ pháp lý như: Giấy đăng ký kinh doanh, chứng chỉ
hành nghề của dược sĩ phụ trách chuyên môn, giấy chứng nhận đủ điều kiện
kinh doanh thuốc.
 Tài liệu hướng dẫn sử dụng thuốc.
 Hồ sơ sổ sách liên quan đế hoạt động kinh doanh thuốc: Theo dõi số lô, hạn
dùng và các vấn đề có liên quan. Lưu giữ hồ sơ sổ sách ít nhất 1 năm kể từ khi
thuốc hết hạn dùng. Hồ sơ, sổ sách có thể tra cứu kịp thời khi cần thiết.
 Xây dựng và thực hiện các quy trình thao tác chuẩn: Có đủ các quy trình theo
yêu cầu, nhân viên bán thuốc áp dụng thực hiện đầy đủ các quy trình.
Tiêu chuẩn nguồn thuốc
 Có hồ sơ các nhà cung ứng thuốc có uy tín.
 Có lưu trữ hóa đơn mua hàng hợp lệ.
 Tất cả các thuốc là thuốc được lưu hành hợp pháp (có số đăng ký hoặc có số
giấy phép nhập khẩu).
 Có đầy đủ thuốc dùng cho tuyến C trong danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam.
Tiêu chuẩn thực hiện quy chế chuyên môn, thực hành nghề nghiệp
 Quản lý mua bán thuốc gây nghiện, hướng tâm thần và tiền chất theo quy
định.
 Kiểm tra đối chiếu số lượng thuốc gây nghiện, hướng tâm thần, tiền chất trên
sổ sách và thực tế khớp.
 Nhân viên nắm được quy chế kê đơn và biết tra cứu danh mục thuốc không kê
đơn.
 Khi bán thuốc người bán lẻ hỏi người mua các thông tin về triệu chứng bệnh,
tình trạng người dùng thuốc để tránh rủi ro khi dùng thuốc.
 Người bán lẻ có trình độ chuyên môn phù hợp để bán loại thuốc kê trong đơn
thuốc: Có kiểm tra thuốc trước khi bán, có biện pháp theo dõi việc bán thuốc
kê đơn, nếu đơn thuốc không hợp lệ người bán thuốc có hỏi lại người kê đơn,
thông báo cho bệnh nhân và từ chối bán. Chỉ dược sĩ đại học mới có quyền
thay thế thuốc trong đơn.
 Khi bán thuốc người bán lẻ có tư vấn và thông báo cho người mua lựa chọn
thuốc phù hợp với khả năng tài chính, cách dùng thuốc, thông tin về thuốc, tác
dụng phụ, cảnh báo, tương tác thuốc. Những trường hợp cần có sự chẩn đoán
của thầy thuốc mới được dùng thuốc, những trường hợp không cần sử dụng
thuốc.
 Hướng dẫn sử dụng thuốc vừa bằng lời nói, vừa ghi nhãn theo quy định.
27
 Khi giao thuốc cho người mua người bán có kiểm tra đối chiếu các thông tin:
Nhãn thuốc, chất lượng thuốc bằng cảm quan, chủng loại thuốc, số lượng.
 Người bán lẻ, cơ sở bán lẻ không tiến hành các hoạt động thông tin quảng cáo
thuốc trái quy định. Người bán lẻ không khuyến khích người mua mua nhiều
thuốc hơn mức cần thiết.
 Thuốc có đủ nhãn. Nhãn thuốc và thuốc bên trong phải khớp với nhau.
 Sắp xếp thuốc gọn gàng dễ lấy, tránh nhầm lẫn, sắp xếp theo điều kiện bảo
quản ghi trên nhãn. Có khu vực riêng cho thuốc kê đơn.
 Thực hiện niêm yết giá thuốc theo đúng quy định và bán không cao hơn giá
thuốc đã niêm yết.
Tiêu chuẩn kiểm tra, đảm bảo chất lượng thuốc
 Có kiểm tra, kiểm soát khi nhập thuốc
 Hạn dùng của thuốc, thuốc còn nguyên vẹn trong bao bì gốc của nhà sản xuất,
các thông tin trên nhãn thuốc, có kiểm soát chất lượng bằng cảm quan.
 Có tiến hành kiểm soát chất lượng thuốc định kỳ và đột xuất.
 Giải quyết thuốc bị khiếu nại, thu hồi
 Có tiếp nhận thông tin thuốc và thông báo về thuốc bị khiếu nại, thu hồi, thuốc
không được phép lưu hành.
 Có thu hồi và lập hồ sơ thu hồi theo quy định. Có kiểm kê đối với thuốc khiếu
nại, thuốc bị thu hồi.
 Có thông báo thu hồi cho khách hàng.
 Có trả lại nơi mua hoặc hủy.
3.2.5 Xử lý số liệu
Kết quả thu thập được sẽ được xử lý bằng Microsoft office Excel 2007,
Microsoft office Word 2007, SPSS 22 để có thông tin trình bày trên bảng và biểu đồ
(hình).
3.3 Người đi thu thập số liệu
Tác giả của luận văn sau khi soạn thảo phiếu điều tra, bảng tự quan sát, phiếu thu
thập thông tin về kỹ năng thực hành của nhân viên bán thuốc sẽ tiến hành điều tra.
3.4 Sai số và khắc phục sai số
3.4.1 Sai số
 Thời gian phỏng vấn còn hạn chế dẫn tới thông tin có thể sai sót.
 Đối tượng nghiên cứu không nhớ rõ những số liệu dẫn đến trả lời không chính
xác.
 Người phỏng vấn đặt câu hỏi không rõ ràng, đối tượng phỏng vấn hiểu lầm và trả
lời sai.
28
 Đối tượng nghiên cứu trả lời không thật lòng.
 Người khảo sát hỏi thiếu câu hỏi, bỏ sót thông tin, ghi sai thông tin.
3.4.2 Khắc khục sai số
 Có thể gửi lại bảng câu hỏi và hẹn ngày lấy sau.
 Đặt câu hỏi rõ ràng, dễ hiểu.
 Các số liệu được nhập mỗi ngày để dễ theo dõi.
 Đối chiếu kiểm tra số liệu để tránh sai sót.
3.5 Y đức trong nghiên cứu
 Thực hiện đề tài nhằm phân tích hoạt động của cơ sở bán lẻ thuốc đạt GPP trên
địa bàn huyện Hòn Đất – Kiên Giang nhằm giúp cơ quan chức năng có chính
sách phù hợp để giúp cơ sở đạt và duy trì tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc”
một cách ổn định, lâu dài.
 Các thông tin khảo sát phục vụ cho nghiên cứu khoa học, mọi thông tin đều được
bảo mật.Người tham gia nghiên cứu trên tinh thần tự nguyện.Danh sách đối
tượng tham gia đều được mã hóa.
 Các đối tượng phỏng vấn sẽ được người phỏng vấn giải thích mục tiêu, ý nghĩa
của nghiên cứu và đồng ý tham gia nghiên cứu.
 Tôn trọng người được phỏng vấn, không có thái độ xem thường, tôn trọng sự lựa
chọn và quyền tự quyết của người được phỏng vấn.
29
42,75 %
48,55 %
8,7 %
Quầy thuốc
Đại lý bán thuốc
Tủ thuốc trạm y tế
CHƯƠNG 4.KẾT QUẢ
4.1 Thực trạng hoạt động, kết quả thẩm định và thanh kiểm tra cơ sở kinh doanh
thuốc huyện Hòn Đất năm 2016
4.1.1 Số lượng cơ sở bán lẻ thuốc
Kết quả nghiên cứu số lượng các cơ sở bán lẻ thuốc tại huyện Hòn Đất năm 2016
thu được như sau:
Bảng 4.1. Số lượng các cơ sở bán lẻ thuốc tại huyện Hòn Đất năm 2016
Stt Các loại hình bán lẻ thuốc
Năm 2016 Đạt GPP
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)
1 Nhà thuốc 0 0 0 0
2 Quầy thuốc 59 42,75 43 72,88
3 Đại lý bán thuốc 67 48,55
4 Tủ thuốc trạm y tế 12 8,70
Tổng 138 100
(Nguồn: Phòng Y tế huyện Hòn Đất)
Nhận xét
 Trên địa bàn huyện Hòn Đất theo thống kê đến tháng 12 năm 2016 có 138 cơ sở
bán lẻ thuốc phục vụ cho 174.818 dân số trên toàn huyện (1 cơ sở bán thuốc phục
vụ 1.267 người dân) tỷ lệ này khá cao so với mặt bằng chung (1 cơ sở bán thuốc
không phục vụ quá 2000 dân).
 Nhà thuốc trong huyện không có do nguồn nhân lực thiếu dược sĩ đại học.
 Số lượng quầy thuốc đạt GPP là 43/59 cơ sở chiếm tỷ lệ 72,88 % trong đó có 1
quầy thuốc bệnh viện.
Hình 4.1. Biểu diễn số lượng các cơ sở bán lẻ thuốc tại huyện Hòn Đất năm 2016
30
 Số lượng đại lý thuốc trong huyệnlà 67 cơ sở chiếm tỷ lệ 48,55 % trên tổng số
các cơ sở bán lẻ thuốc trên toàn huyện, loại hình này chưa đạt GPP.
4.1.2 Số lượng và tỷ lệ cơ sở kinh doanh thuốc đạt GPP trong quá trình thẩm định
Trong 43 biên bản thẩm định được chọn để phân tích sự đáp ứng về các tiêu
chuẩn GPP thì tổng hợp được kết quả như sau:
Bảng 4.2.Số lượng và tỷ lệ điểm đạt được sau quá trình thẩm định
Loại Cơ sở
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
1 Đạt tỷ lệ điểm từ 100 % trở lên không có tồn tại 0 0
2 Đạt tỷ lệ điểm từ 100 % trở lên có tồn tại 0 0
3 Đạt tỷ lệ điểm từ 90 % có tồn tại và khắc phục tại cơ sở 33 76,74
4 Đạt tỷ lệ điểm từ 80 - 90 % có tồn tại và báo cáo khắc phục
gửi về Phòng Y tế trong vòng 30 ngày (nếu không báo cáo
khắc phục trong vòng 30 ngày thì tiến hành thẩm định lại )
10 23,26
5 Đạt tỷ lệ điểm dưới 80 %hoặc có ít nhất 01 điểm không chấp
thuận (phải thẩm định lại)
0 0
Tổng 43
(Nguồn: Phòng Y tế huyện Hòn Đất)
Nhận xét
 Số lượng cơ sở kinh doanh thuốc đạt loại 1 là 0, chiếm tỷ lệ 0 %.
 Số lượng cơ sở kinh doanh thuốc đạt loại 2 là 0, chiếm tỷ lệ 0 %.
 Số lượng cơ sở kinh doanh thuốc đạt loại 3 là 33, chiếm tỷ lệ 76,74 %.
 Số lượng cơ sở kinh doanh thuốc đạt loại 4 là 10, chiếm tỷ lệ 23,26 %.
 Số lượng cơ sở kinh doanh thuốc đạt loại 5 phải tiến hành thẩm định lại do có
một điểm không chấp thuận là 0, chiếm tỷ lệ 0 %.
31
34,38 %
65,62 %
Tỷ lệ vi phạm
Tỷ lệ không vi phạm
4.1.3 Số lượng cơ sở kinh doanh thuốc được thanh kiểm tra trong năm 2016
Kết quả nghiên cứu số lượng cơ sở kinh doanh thuốc được thanh kiểm tratại
huyện Hòn Đất năm 2016 thu được như sau:
Bảng 4.3. Kết quả thanh kiểm tra cơ sở kinh doanh thuốc
Số lượt kiểm tra Số lượt vi phạm Tỷ lệ vi phạm
32 11 34,38 %
(Nguồn: PhòngY tế huyện Hòn Đất)
Nhận xét
 Tỷ lệ vi phạm tương đối cao chiếm 34,38 %.
4.2 Kết quả khảo sát việc chấp hành nguyên tắc GPP sau khi đạt chuẩn GPP
Tiến hành khảo sát 42/43 quầy thuốc đạt GPP (không tiến hành khảo sát quầy
thuốc bệnh viện) cho kết quả khảo sát trình bày như sau:
4.2.1 Số liệu thống kê qua phiếu khảo sát
4.2.1.1 Về diện tích cơ sở
Theo Thông tư 46/2011/TT-BYT hướng dẫn về thực hiện GPP có một số “điểm
không chấp thuận” nếu cơ sở không đạt vào một trong các điều trên thì cơ sở sẽ không
được cấp giấy chứng nhận GPP.Một trong 9 “điểm không chấp thuận” có phần diện
tích trưng bày của cơ sở.Kết quả khảo sát diện tích của các cơ sở bán lẻ thuốc đạt GPP
thông qua bảng khảo sát với kết quả được tổng hợp trong bảng sau:
Hình 4.2. Biểu diễn kết quả thanh kiểm tra cơ sở kinh doanh thuốc
32
0 %
69 %
31 %
0 %
< 10 m2
10 - 19 m2
20 - 29 m2
> 30 m2
Bảng 4.4. Kết quả khảo sát diện tích tại các cơ sở bán lẻ thuốc đã đạt GPP trên địa bàn
huyện Hòn Đất năm 2016
Diện tích 10 - 19 m2 Diện tích 20 - 29 m2
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)
29 69 13 31
Nhận xét
 Do yêu cầu về diện tích cơ sở là 1 trong 9 “điểm không chấp thuận” trong việc
được cấp giấy chứng nhận GPP nên việc chấp hành tương đối tốt.
 Như vậy, 100 % các cơ sở bán lẻ thuốc có diện tích lớn hơn hoặc bằng 10m2
.
 Trong đó cơ sở có diện tích từ 10 -19 m2
chiếm 69 %. Còn lại cơ sở có diện tích
từ 20 - 29 m2
chiếm 31 %. Đây là một trong những yếu tố rất thuận lợi cho việc
hướng tới áp dụng tiêu chuẩn GPP trên địa bàn huyện Hòn Đất.
4.2.1.2Về việc bố trí các khu vực trong cơ sở bán lẻ thuốc đạt GPP
Để thực hiện “Thực hành tốt nhà thuốc - GPP” các cơ sở bán lẻ thuốc cần phải bố
trí tối thiểu các khu vực sau:
 Khu vực trưng bày thuốc;
 Khu vực bán lẻ thuốc;
 Khu vực bảo quản thuốc;
 Khu vực rửa tay;
 Khu vực tư vấn;
 Ghế ngồi đợi cho khách hàng.
Hình 4.3. Biểu diễn về diện tích mặt bằng của các cơ sở bán lẻ thuốc
Đề tài: Thực hiện tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc tại Kiên Giang
Đề tài: Thực hiện tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc tại Kiên Giang
Đề tài: Thực hiện tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc tại Kiên Giang
Đề tài: Thực hiện tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc tại Kiên Giang
Đề tài: Thực hiện tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc tại Kiên Giang
Đề tài: Thực hiện tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc tại Kiên Giang
Đề tài: Thực hiện tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc tại Kiên Giang
Đề tài: Thực hiện tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc tại Kiên Giang
Đề tài: Thực hiện tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc tại Kiên Giang
Đề tài: Thực hiện tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc tại Kiên Giang
Đề tài: Thực hiện tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc tại Kiên Giang
Đề tài: Thực hiện tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc tại Kiên Giang
Đề tài: Thực hiện tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc tại Kiên Giang
Đề tài: Thực hiện tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc tại Kiên Giang
Đề tài: Thực hiện tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc tại Kiên Giang
Đề tài: Thực hiện tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc tại Kiên Giang
Đề tài: Thực hiện tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc tại Kiên Giang
Đề tài: Thực hiện tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc tại Kiên Giang
Đề tài: Thực hiện tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc tại Kiên Giang
Đề tài: Thực hiện tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc tại Kiên Giang
Đề tài: Thực hiện tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc tại Kiên Giang
Đề tài: Thực hiện tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc tại Kiên Giang
Đề tài: Thực hiện tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc tại Kiên Giang
Đề tài: Thực hiện tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc tại Kiên Giang
Đề tài: Thực hiện tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc tại Kiên Giang
Đề tài: Thực hiện tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc tại Kiên Giang
Đề tài: Thực hiện tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc tại Kiên Giang
Đề tài: Thực hiện tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc tại Kiên Giang
Đề tài: Thực hiện tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc tại Kiên Giang
Đề tài: Thực hiện tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc tại Kiên Giang
Đề tài: Thực hiện tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc tại Kiên Giang
Đề tài: Thực hiện tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc tại Kiên Giang
Đề tài: Thực hiện tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc tại Kiên Giang
Đề tài: Thực hiện tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc tại Kiên Giang
Đề tài: Thực hiện tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc tại Kiên Giang
Đề tài: Thực hiện tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc tại Kiên Giang
Đề tài: Thực hiện tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc tại Kiên Giang
Đề tài: Thực hiện tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc tại Kiên Giang
Đề tài: Thực hiện tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc tại Kiên Giang
Đề tài: Thực hiện tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc tại Kiên Giang
Đề tài: Thực hiện tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc tại Kiên Giang
Đề tài: Thực hiện tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc tại Kiên Giang
Đề tài: Thực hiện tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc tại Kiên Giang
Đề tài: Thực hiện tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc tại Kiên Giang
Đề tài: Thực hiện tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc tại Kiên Giang
Đề tài: Thực hiện tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc tại Kiên Giang
Đề tài: Thực hiện tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc tại Kiên Giang
Đề tài: Thực hiện tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc tại Kiên Giang
Đề tài: Thực hiện tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc tại Kiên Giang
Đề tài: Thực hiện tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc tại Kiên Giang
Đề tài: Thực hiện tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc tại Kiên Giang
Đề tài: Thực hiện tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc tại Kiên Giang
Đề tài: Thực hiện tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc tại Kiên Giang
Đề tài: Thực hiện tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc tại Kiên Giang
Đề tài: Thực hiện tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc tại Kiên Giang
Đề tài: Thực hiện tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc tại Kiên Giang
Đề tài: Thực hiện tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc tại Kiên Giang
Đề tài: Thực hiện tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc tại Kiên Giang
Đề tài: Thực hiện tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc tại Kiên Giang
Đề tài: Thực hiện tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc tại Kiên Giang
Đề tài: Thực hiện tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc tại Kiên Giang

More Related Content

What's hot

N1T1-Triển khai hoạt động thông tin thuốc tại BV
N1T1-Triển khai hoạt động thông tin thuốc tại BVN1T1-Triển khai hoạt động thông tin thuốc tại BV
N1T1-Triển khai hoạt động thông tin thuốc tại BV
HA VO THI
 
Mẫu bài báo cáo thực tập tại Nhà Thuốc điểm cao, hay nhất
Mẫu bài báo cáo thực tập tại Nhà Thuốc điểm cao, hay nhấtMẫu bài báo cáo thực tập tại Nhà Thuốc điểm cao, hay nhất
Mẫu bài báo cáo thực tập tại Nhà Thuốc điểm cao, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Báo cáo thực tập tại bệnh viện, RẤT HAY, 9 ĐIỂM!
Báo cáo thực tập tại bệnh viện, RẤT HAY, 9 ĐIỂM! Báo cáo thực tập tại bệnh viện, RẤT HAY, 9 ĐIỂM!
Báo cáo thực tập tại bệnh viện, RẤT HAY, 9 ĐIỂM!
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Hướng dẫn nguyên tắc tiêu chuẩn GSP cho khoa dược (Dự thảo 11.07.2018)
Hướng dẫn nguyên tắc tiêu chuẩn GSP cho khoa dược (Dự thảo 11.07.2018)Hướng dẫn nguyên tắc tiêu chuẩn GSP cho khoa dược (Dự thảo 11.07.2018)
Hướng dẫn nguyên tắc tiêu chuẩn GSP cho khoa dược (Dự thảo 11.07.2018)
Công ty cổ phần GMPc Việt Nam | Tư vấn GMP, HS GMP, CGMP ASEAN, EU GMP, WHO GMP
 
Đề tài: Đánh giá tình hình sử dụng thuốc tân dược của người dân
Đề tài: Đánh giá tình hình sử dụng thuốc tân dược của người dânĐề tài: Đánh giá tình hình sử dụng thuốc tân dược của người dân
Đề tài: Đánh giá tình hình sử dụng thuốc tân dược của người dân
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kn do on dinh va tuoi tho thuoc
Kn do on dinh va tuoi tho thuocKn do on dinh va tuoi tho thuoc
Kn do on dinh va tuoi tho thuoc
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Ky thuat bao che thuoc bot vien tron
Ky thuat bao che thuoc bot vien tronKy thuat bao che thuoc bot vien tron
Ky thuat bao che thuoc bot vien tron
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Hướng dẫn thực hành tốt sản xuất thuốc của pics
Hướng dẫn thực hành tốt sản xuất thuốc của picsHướng dẫn thực hành tốt sản xuất thuốc của pics
Hướng dẫn thực hành tốt sản xuất thuốc của pics
Công ty cổ phần GMPc Việt Nam | Tư vấn GMP, HS GMP, CGMP ASEAN, EU GMP, WHO GMP
 
N5T1- Hoạt động thông tin thuốc
N5T1- Hoạt động thông tin thuốcN5T1- Hoạt động thông tin thuốc
N5T1- Hoạt động thông tin thuốc
HA VO THI
 
Bc tot nghiep
Bc tot nghiepBc tot nghiep
Bc tot nghiepTu Sắc
 
Báo cáo thực tập tại nhà thuốc, bệnh viện
Báo cáo thực tập tại nhà thuốc, bệnh việnBáo cáo thực tập tại nhà thuốc, bệnh viện
Báo cáo thực tập tại nhà thuốc, bệnh viện
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Điều kiện đối với dịch vụ bảo quản thuốc
Điều kiện đối với dịch vụ bảo quản thuốcĐiều kiện đối với dịch vụ bảo quản thuốc
Điều kiện đối với dịch vụ bảo quản thuốc
Công ty cổ phần GMPc Việt Nam | Tư vấn GMP, HS GMP, CGMP ASEAN, EU GMP, WHO GMP
 
Tài liệu hướng dẫn Thực hành dược lâm sàng.V2
Tài liệu hướng dẫn Thực hành dược lâm sàng.V2Tài liệu hướng dẫn Thực hành dược lâm sàng.V2
Tài liệu hướng dẫn Thực hành dược lâm sàng.V2
HA VO THI
 
báo cáo thực tập tại nhà thuốc và thông tin về những nhóm thuốc thông dụng ở ...
báo cáo thực tập tại nhà thuốc và thông tin về những nhóm thuốc thông dụng ở ...báo cáo thực tập tại nhà thuốc và thông tin về những nhóm thuốc thông dụng ở ...
báo cáo thực tập tại nhà thuốc và thông tin về những nhóm thuốc thông dụng ở ...
hieu anh
 
Báo cáo thực tập dược tại Bệnh viên, Công ty Dược, Nhà thuốc, HAY
Báo cáo thực tập dược tại Bệnh viên, Công ty Dược, Nhà thuốc, HAYBáo cáo thực tập dược tại Bệnh viên, Công ty Dược, Nhà thuốc, HAY
Báo cáo thực tập dược tại Bệnh viên, Công ty Dược, Nhà thuốc, HAY
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Báo cáo thực tập tại NHÀ THUỐC, Đại học ĐẠI NAM, HAY!
Báo cáo thực tập tại NHÀ THUỐC, Đại học ĐẠI NAM, HAY!Báo cáo thực tập tại NHÀ THUỐC, Đại học ĐẠI NAM, HAY!
Báo cáo thực tập tại NHÀ THUỐC, Đại học ĐẠI NAM, HAY!
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Giới thiệu một số nguồn thông tin thuốc và TLTK trong thực hành Dược lâm sàng
Giới thiệu một số nguồn thông tin thuốc và TLTK  trong thực hành Dược lâm sàngGiới thiệu một số nguồn thông tin thuốc và TLTK  trong thực hành Dược lâm sàng
Giới thiệu một số nguồn thông tin thuốc và TLTK trong thực hành Dược lâm sàng
clbsvduoclamsang
 
Báo cáo thực tập tại Trung tâm y tế dự phòng, 9 Điểm, HAY!
Báo cáo thực tập tại Trung tâm y tế dự phòng, 9 Điểm, HAY!Báo cáo thực tập tại Trung tâm y tế dự phòng, 9 Điểm, HAY!
Báo cáo thực tập tại Trung tâm y tế dự phòng, 9 Điểm, HAY!
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Xây dựng kế hoạch kinh doanh nhà thuốc đạt chuẩn GPP, HOT, ĐIỂM 8
Xây dựng kế hoạch kinh doanh nhà thuốc đạt chuẩn GPP, HOT, ĐIỂM 8Xây dựng kế hoạch kinh doanh nhà thuốc đạt chuẩn GPP, HOT, ĐIỂM 8
Xây dựng kế hoạch kinh doanh nhà thuốc đạt chuẩn GPP, HOT, ĐIỂM 8
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

What's hot (20)

N1T1-Triển khai hoạt động thông tin thuốc tại BV
N1T1-Triển khai hoạt động thông tin thuốc tại BVN1T1-Triển khai hoạt động thông tin thuốc tại BV
N1T1-Triển khai hoạt động thông tin thuốc tại BV
 
Mẫu bài báo cáo thực tập tại Nhà Thuốc điểm cao, hay nhất
Mẫu bài báo cáo thực tập tại Nhà Thuốc điểm cao, hay nhấtMẫu bài báo cáo thực tập tại Nhà Thuốc điểm cao, hay nhất
Mẫu bài báo cáo thực tập tại Nhà Thuốc điểm cao, hay nhất
 
Báo cáo thực tập tại bệnh viện, RẤT HAY, 9 ĐIỂM!
Báo cáo thực tập tại bệnh viện, RẤT HAY, 9 ĐIỂM! Báo cáo thực tập tại bệnh viện, RẤT HAY, 9 ĐIỂM!
Báo cáo thực tập tại bệnh viện, RẤT HAY, 9 ĐIỂM!
 
Hướng dẫn nguyên tắc tiêu chuẩn GSP cho khoa dược (Dự thảo 11.07.2018)
Hướng dẫn nguyên tắc tiêu chuẩn GSP cho khoa dược (Dự thảo 11.07.2018)Hướng dẫn nguyên tắc tiêu chuẩn GSP cho khoa dược (Dự thảo 11.07.2018)
Hướng dẫn nguyên tắc tiêu chuẩn GSP cho khoa dược (Dự thảo 11.07.2018)
 
Đề tài: Đánh giá tình hình sử dụng thuốc tân dược của người dân
Đề tài: Đánh giá tình hình sử dụng thuốc tân dược của người dânĐề tài: Đánh giá tình hình sử dụng thuốc tân dược của người dân
Đề tài: Đánh giá tình hình sử dụng thuốc tân dược của người dân
 
Kn do on dinh va tuoi tho thuoc
Kn do on dinh va tuoi tho thuocKn do on dinh va tuoi tho thuoc
Kn do on dinh va tuoi tho thuoc
 
Nguyên tắc, tiêu chuẩn GPP (qd11 GPP)
Nguyên tắc, tiêu chuẩn GPP (qd11 GPP)Nguyên tắc, tiêu chuẩn GPP (qd11 GPP)
Nguyên tắc, tiêu chuẩn GPP (qd11 GPP)
 
Ky thuat bao che thuoc bot vien tron
Ky thuat bao che thuoc bot vien tronKy thuat bao che thuoc bot vien tron
Ky thuat bao che thuoc bot vien tron
 
Hướng dẫn thực hành tốt sản xuất thuốc của pics
Hướng dẫn thực hành tốt sản xuất thuốc của picsHướng dẫn thực hành tốt sản xuất thuốc của pics
Hướng dẫn thực hành tốt sản xuất thuốc của pics
 
N5T1- Hoạt động thông tin thuốc
N5T1- Hoạt động thông tin thuốcN5T1- Hoạt động thông tin thuốc
N5T1- Hoạt động thông tin thuốc
 
Bc tot nghiep
Bc tot nghiepBc tot nghiep
Bc tot nghiep
 
Báo cáo thực tập tại nhà thuốc, bệnh viện
Báo cáo thực tập tại nhà thuốc, bệnh việnBáo cáo thực tập tại nhà thuốc, bệnh viện
Báo cáo thực tập tại nhà thuốc, bệnh viện
 
Điều kiện đối với dịch vụ bảo quản thuốc
Điều kiện đối với dịch vụ bảo quản thuốcĐiều kiện đối với dịch vụ bảo quản thuốc
Điều kiện đối với dịch vụ bảo quản thuốc
 
Tài liệu hướng dẫn Thực hành dược lâm sàng.V2
Tài liệu hướng dẫn Thực hành dược lâm sàng.V2Tài liệu hướng dẫn Thực hành dược lâm sàng.V2
Tài liệu hướng dẫn Thực hành dược lâm sàng.V2
 
báo cáo thực tập tại nhà thuốc và thông tin về những nhóm thuốc thông dụng ở ...
báo cáo thực tập tại nhà thuốc và thông tin về những nhóm thuốc thông dụng ở ...báo cáo thực tập tại nhà thuốc và thông tin về những nhóm thuốc thông dụng ở ...
báo cáo thực tập tại nhà thuốc và thông tin về những nhóm thuốc thông dụng ở ...
 
Báo cáo thực tập dược tại Bệnh viên, Công ty Dược, Nhà thuốc, HAY
Báo cáo thực tập dược tại Bệnh viên, Công ty Dược, Nhà thuốc, HAYBáo cáo thực tập dược tại Bệnh viên, Công ty Dược, Nhà thuốc, HAY
Báo cáo thực tập dược tại Bệnh viên, Công ty Dược, Nhà thuốc, HAY
 
Báo cáo thực tập tại NHÀ THUỐC, Đại học ĐẠI NAM, HAY!
Báo cáo thực tập tại NHÀ THUỐC, Đại học ĐẠI NAM, HAY!Báo cáo thực tập tại NHÀ THUỐC, Đại học ĐẠI NAM, HAY!
Báo cáo thực tập tại NHÀ THUỐC, Đại học ĐẠI NAM, HAY!
 
Giới thiệu một số nguồn thông tin thuốc và TLTK trong thực hành Dược lâm sàng
Giới thiệu một số nguồn thông tin thuốc và TLTK  trong thực hành Dược lâm sàngGiới thiệu một số nguồn thông tin thuốc và TLTK  trong thực hành Dược lâm sàng
Giới thiệu một số nguồn thông tin thuốc và TLTK trong thực hành Dược lâm sàng
 
Báo cáo thực tập tại Trung tâm y tế dự phòng, 9 Điểm, HAY!
Báo cáo thực tập tại Trung tâm y tế dự phòng, 9 Điểm, HAY!Báo cáo thực tập tại Trung tâm y tế dự phòng, 9 Điểm, HAY!
Báo cáo thực tập tại Trung tâm y tế dự phòng, 9 Điểm, HAY!
 
Xây dựng kế hoạch kinh doanh nhà thuốc đạt chuẩn GPP, HOT, ĐIỂM 8
Xây dựng kế hoạch kinh doanh nhà thuốc đạt chuẩn GPP, HOT, ĐIỂM 8Xây dựng kế hoạch kinh doanh nhà thuốc đạt chuẩn GPP, HOT, ĐIỂM 8
Xây dựng kế hoạch kinh doanh nhà thuốc đạt chuẩn GPP, HOT, ĐIỂM 8
 

Similar to Đề tài: Thực hiện tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc tại Kiên Giang

Tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường
Tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đườngTình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường
Tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2
Sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2Sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2
Sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện ...
Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện ...Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện ...
Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn thạc sĩ dược học.
Luận văn thạc sĩ dược học.Luận văn thạc sĩ dược học.
Luận văn thạc sĩ dược học.
ssuser499fca
 
Giảm đau trong chuyển dạ của phương pháp gây tê ngoài màng cứng
Giảm đau trong chuyển dạ của phương pháp gây tê ngoài màng cứngGiảm đau trong chuyển dạ của phương pháp gây tê ngoài màng cứng
Giảm đau trong chuyển dạ của phương pháp gây tê ngoài màng cứng
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 ở bệnh nhân cao tuổi - Gửi miễn ...
Sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 ở bệnh nhân cao tuổi - Gửi miễn ...Sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 ở bệnh nhân cao tuổi - Gửi miễn ...
Sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 ở bệnh nhân cao tuổi - Gửi miễn ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2, 9đ
Đề tài: Tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2, 9đĐề tài: Tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2, 9đ
Đề tài: Tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Thực trạng khám chữa bệnh theo BHYT tỉnh Đồng Tháp
Đề tài: Thực trạng khám chữa bệnh theo BHYT tỉnh Đồng ThápĐề tài: Thực trạng khám chữa bệnh theo BHYT tỉnh Đồng Tháp
Đề tài: Thực trạng khám chữa bệnh theo BHYT tỉnh Đồng Tháp
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Thực trạng khám chữa bệnh theo bảo hiểm y tế tại bệnh viện
Đề tài: Thực trạng khám chữa bệnh theo bảo hiểm y tế tại bệnh việnĐề tài: Thực trạng khám chữa bệnh theo bảo hiểm y tế tại bệnh viện
Đề tài: Thực trạng khám chữa bệnh theo bảo hiểm y tế tại bệnh viện
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Các hoạt động thông tin thuốc, dược lâm sàng, cảnh giác dược triển khai tại b...
Các hoạt động thông tin thuốc, dược lâm sàng, cảnh giác dược triển khai tại b...Các hoạt động thông tin thuốc, dược lâm sàng, cảnh giác dược triển khai tại b...
Các hoạt động thông tin thuốc, dược lâm sàng, cảnh giác dược triển khai tại b...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói Liên hệ Zalo/Tele: 0917.193.864
 
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP BỆNH VIỆN RĂNG HÀM MẶT
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP BỆNH VIỆN RĂNG HÀM MẶTBÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP BỆNH VIỆN RĂNG HÀM MẶT
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP BỆNH VIỆN RĂNG HÀM MẶT
anh hieu
 
báo cáo thực tập tốt nghiệp bệnh viện răng hàm mặt
báo cáo thực tập tốt nghiệp bệnh viện răng hàm mặtbáo cáo thực tập tốt nghiệp bệnh viện răng hàm mặt
báo cáo thực tập tốt nghiệp bệnh viện răng hàm mặt
hieu anh
 
Luận án: Tình trạng dinh dưỡng sắt, Vit.A ở phụ nữ mang thai
Luận án: Tình trạng dinh dưỡng sắt, Vit.A ở phụ nữ mang thaiLuận án: Tình trạng dinh dưỡng sắt, Vit.A ở phụ nữ mang thai
Luận án: Tình trạng dinh dưỡng sắt, Vit.A ở phụ nữ mang thai
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Nghiên cứu một số chỉ số hóa sinh liên quan đến tình trạng dinh dưỡng...
Đề tài: Nghiên cứu một số chỉ số hóa sinh liên quan đến tình trạng dinh dưỡng...Đề tài: Nghiên cứu một số chỉ số hóa sinh liên quan đến tình trạng dinh dưỡng...
Đề tài: Nghiên cứu một số chỉ số hóa sinh liên quan đến tình trạng dinh dưỡng...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành dược Trường đại học Đại Nam.docx
Báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành dược Trường đại học Đại Nam.docxBáo cáo thực tập tốt nghiệp ngành dược Trường đại học Đại Nam.docx
Báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành dược Trường đại học Đại Nam.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 📢📢📢 Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149
 
Luận văn: Mô tả hoạt động nghề nghiệp của người bán thuốc tại cơ sở bán lẻ đạ...
Luận văn: Mô tả hoạt động nghề nghiệp của người bán thuốc tại cơ sở bán lẻ đạ...Luận văn: Mô tả hoạt động nghề nghiệp của người bán thuốc tại cơ sở bán lẻ đạ...
Luận văn: Mô tả hoạt động nghề nghiệp của người bán thuốc tại cơ sở bán lẻ đạ...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Báo Cáo Tốt Nghiệp Đại Học Đại Nam Tại Nhà Thuốc.docx
Báo Cáo Tốt Nghiệp Đại Học Đại Nam Tại Nhà Thuốc.docxBáo Cáo Tốt Nghiệp Đại Học Đại Nam Tại Nhà Thuốc.docx
Báo Cáo Tốt Nghiệp Đại Học Đại Nam Tại Nhà Thuốc.docx
Nhận viết đề tài trọn gói Số điện thoại / zalo / tele: 0917.193.864
 
Đề tài: Báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành dược học tại Nhà thuốc Hằng Ngọc
Đề tài: Báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành dược học tại Nhà thuốc Hằng NgọcĐề tài: Báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành dược học tại Nhà thuốc Hằng Ngọc
Đề tài: Báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành dược học tại Nhà thuốc Hằng Ngọc
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.doc
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.docKhảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.doc
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.doc
Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Ảnh hưởng của mỹ phẩm có Corticoid ở bệnh nhân bị mụn trứng cá - Gửi miễn phí...
Ảnh hưởng của mỹ phẩm có Corticoid ở bệnh nhân bị mụn trứng cá - Gửi miễn phí...Ảnh hưởng của mỹ phẩm có Corticoid ở bệnh nhân bị mụn trứng cá - Gửi miễn phí...
Ảnh hưởng của mỹ phẩm có Corticoid ở bệnh nhân bị mụn trứng cá - Gửi miễn phí...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar to Đề tài: Thực hiện tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc tại Kiên Giang (20)

Tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường
Tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đườngTình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường
Tình hình sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường
 
Sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2
Sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2Sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2
Sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2
 
Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện ...
Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện ...Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện ...
Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa khu vực huyện ...
 
Luận văn thạc sĩ dược học.
Luận văn thạc sĩ dược học.Luận văn thạc sĩ dược học.
Luận văn thạc sĩ dược học.
 
Giảm đau trong chuyển dạ của phương pháp gây tê ngoài màng cứng
Giảm đau trong chuyển dạ của phương pháp gây tê ngoài màng cứngGiảm đau trong chuyển dạ của phương pháp gây tê ngoài màng cứng
Giảm đau trong chuyển dạ của phương pháp gây tê ngoài màng cứng
 
Sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 ở bệnh nhân cao tuổi - Gửi miễn ...
Sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 ở bệnh nhân cao tuổi - Gửi miễn ...Sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 ở bệnh nhân cao tuổi - Gửi miễn ...
Sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2 ở bệnh nhân cao tuổi - Gửi miễn ...
 
Đề tài: Tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2, 9đ
Đề tài: Tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2, 9đĐề tài: Tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2, 9đ
Đề tài: Tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường type 2, 9đ
 
Đề tài: Thực trạng khám chữa bệnh theo BHYT tỉnh Đồng Tháp
Đề tài: Thực trạng khám chữa bệnh theo BHYT tỉnh Đồng ThápĐề tài: Thực trạng khám chữa bệnh theo BHYT tỉnh Đồng Tháp
Đề tài: Thực trạng khám chữa bệnh theo BHYT tỉnh Đồng Tháp
 
Đề tài: Thực trạng khám chữa bệnh theo bảo hiểm y tế tại bệnh viện
Đề tài: Thực trạng khám chữa bệnh theo bảo hiểm y tế tại bệnh việnĐề tài: Thực trạng khám chữa bệnh theo bảo hiểm y tế tại bệnh viện
Đề tài: Thực trạng khám chữa bệnh theo bảo hiểm y tế tại bệnh viện
 
Các hoạt động thông tin thuốc, dược lâm sàng, cảnh giác dược triển khai tại b...
Các hoạt động thông tin thuốc, dược lâm sàng, cảnh giác dược triển khai tại b...Các hoạt động thông tin thuốc, dược lâm sàng, cảnh giác dược triển khai tại b...
Các hoạt động thông tin thuốc, dược lâm sàng, cảnh giác dược triển khai tại b...
 
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP BỆNH VIỆN RĂNG HÀM MẶT
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP BỆNH VIỆN RĂNG HÀM MẶTBÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP BỆNH VIỆN RĂNG HÀM MẶT
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP BỆNH VIỆN RĂNG HÀM MẶT
 
báo cáo thực tập tốt nghiệp bệnh viện răng hàm mặt
báo cáo thực tập tốt nghiệp bệnh viện răng hàm mặtbáo cáo thực tập tốt nghiệp bệnh viện răng hàm mặt
báo cáo thực tập tốt nghiệp bệnh viện răng hàm mặt
 
Luận án: Tình trạng dinh dưỡng sắt, Vit.A ở phụ nữ mang thai
Luận án: Tình trạng dinh dưỡng sắt, Vit.A ở phụ nữ mang thaiLuận án: Tình trạng dinh dưỡng sắt, Vit.A ở phụ nữ mang thai
Luận án: Tình trạng dinh dưỡng sắt, Vit.A ở phụ nữ mang thai
 
Đề tài: Nghiên cứu một số chỉ số hóa sinh liên quan đến tình trạng dinh dưỡng...
Đề tài: Nghiên cứu một số chỉ số hóa sinh liên quan đến tình trạng dinh dưỡng...Đề tài: Nghiên cứu một số chỉ số hóa sinh liên quan đến tình trạng dinh dưỡng...
Đề tài: Nghiên cứu một số chỉ số hóa sinh liên quan đến tình trạng dinh dưỡng...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành dược Trường đại học Đại Nam.docx
Báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành dược Trường đại học Đại Nam.docxBáo cáo thực tập tốt nghiệp ngành dược Trường đại học Đại Nam.docx
Báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành dược Trường đại học Đại Nam.docx
 
Luận văn: Mô tả hoạt động nghề nghiệp của người bán thuốc tại cơ sở bán lẻ đạ...
Luận văn: Mô tả hoạt động nghề nghiệp của người bán thuốc tại cơ sở bán lẻ đạ...Luận văn: Mô tả hoạt động nghề nghiệp của người bán thuốc tại cơ sở bán lẻ đạ...
Luận văn: Mô tả hoạt động nghề nghiệp của người bán thuốc tại cơ sở bán lẻ đạ...
 
Báo Cáo Tốt Nghiệp Đại Học Đại Nam Tại Nhà Thuốc.docx
Báo Cáo Tốt Nghiệp Đại Học Đại Nam Tại Nhà Thuốc.docxBáo Cáo Tốt Nghiệp Đại Học Đại Nam Tại Nhà Thuốc.docx
Báo Cáo Tốt Nghiệp Đại Học Đại Nam Tại Nhà Thuốc.docx
 
Đề tài: Báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành dược học tại Nhà thuốc Hằng Ngọc
Đề tài: Báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành dược học tại Nhà thuốc Hằng NgọcĐề tài: Báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành dược học tại Nhà thuốc Hằng Ngọc
Đề tài: Báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành dược học tại Nhà thuốc Hằng Ngọc
 
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.doc
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.docKhảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.doc
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.doc
 
Ảnh hưởng của mỹ phẩm có Corticoid ở bệnh nhân bị mụn trứng cá - Gửi miễn phí...
Ảnh hưởng của mỹ phẩm có Corticoid ở bệnh nhân bị mụn trứng cá - Gửi miễn phí...Ảnh hưởng của mỹ phẩm có Corticoid ở bệnh nhân bị mụn trứng cá - Gửi miễn phí...
Ảnh hưởng của mỹ phẩm có Corticoid ở bệnh nhân bị mụn trứng cá - Gửi miễn phí...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ htiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
huynhanhthu082007
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
QucHHunhnh
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
khanhthy3000
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
SmartBiz
 
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdfDANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
thanhluan21
 
Từ vay mượn trong tiếng Anh trên các phương tiện tin đại chúng
Từ vay mượn trong tiếng Anh trên các phương tiện tin đại chúngTừ vay mượn trong tiếng Anh trên các phương tiện tin đại chúng
Từ vay mượn trong tiếng Anh trên các phương tiện tin đại chúng
MinhSangPhmHunh
 
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
AnhPhm265031
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
NamNguynHi23
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
hieutrinhvan27052005
 
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
my21xn0084
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
HngL891608
 
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủYHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
duyanh05052004
 
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Bồi Dưỡng HSG Toán Lớp 3
 
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdfTừ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Man_Ebook
 
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docxbài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
HiYnThTh
 

Recently uploaded (19)

tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ htiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
 
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdfDANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
 
Từ vay mượn trong tiếng Anh trên các phương tiện tin đại chúng
Từ vay mượn trong tiếng Anh trên các phương tiện tin đại chúngTừ vay mượn trong tiếng Anh trên các phương tiện tin đại chúng
Từ vay mượn trong tiếng Anh trên các phương tiện tin đại chúng
 
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
 
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
 
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
 
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủYHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
 
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
 
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdfTừ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
 
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docxbài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
 

Đề tài: Thực hiện tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc tại Kiên Giang

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA DƯỢC – ĐIỀU DƯỠNG KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH DƯỢC HỌC MÃ SỐ: 52720401 PHÂN TÍCH VIỆC THỰC HIỆN TIÊU CHUẨN THỰC HÀNH TỐT NHÀ THUỐC (GPP) TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÒN ĐẤT TỈNH KIÊN GIANG NĂM 2017 Sinh viên thực hiện HUỲNH KHÁNH LAM MSSV: 12D720401121 LỚP: ĐẠI HỌC DƯỢC 7B Cán bộ hướng dẫn Ths. NGUYỄN THỊ THÚY LAN Cần Thơ, năm 2017
  • 2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA DƯỢC – ĐIỀU DƯỠNG KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH DƯỢC HỌC MÃ SỐ: 52720401 PHÂN TÍCH VIỆC THỰC HIỆN TIÊU CHUẨN THỰC HÀNH TỐT NHÀ THUỐC (GPP) TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÒN ĐẤT TỈNH KIÊN GIANG NĂM 2017 Cán bộ hướng dẫn Ths. NGUYỄN THỊ THÚY LAN Sinh viên thực hiện HUỲNH KHÁNH LAM MSSV: 12D720401121 LỚP: ĐẠI HỌC DƯỢC 7B Cần Thơ, năm 2017
  • 3. i LỜI CẢM TẠ Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này em đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình từ gia đình, thầy cô, cá nhân, tổ chức và bạn bè. Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng tri ân sâu sắc đến quý Thầy, Cô trong Trường Đại Học Tây Đô đã tận tình truyền đạt kiến thức trong những năm em học tập. Vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học tập không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quý báu để em bước vào đời một cách vững chắc và tự tin. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy, cô trong khoa Dược - Điều dưỡng đặc biệt là Cô Nguyễn Thị Thúy Lan người đã trực tiếp hướng dẫn tận tình, chu đáo luôn quan tâm và giúp đỡ khi em gặp khó khănthắc mắc trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài. Em xin chân thành cảm ơn chú Bùi Văn Thành đã giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho em trong thời gian thu thập số liệu của Phòng Y tế huyện Hòn Đất. Em xin chân thành cảm ơn chú Đỗ Văn Tân phó chủ tịch huyện Hòn Đất đã cung cấp số liệu cho em trong quá trình thu thập số liệu về huyện Hòn Đất. Con xin cảm ơn ba mẹ người đã luôn quan tâm, chăm sóc, dìu dắt tạo mọi điều kiện tốt nhất và là điểm tựa cho con trong suốt thời gian qua. Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè đã luôn tạo điều kiện cổ vũ, đóng góp ý kiến, chia sẻ niềm vui nỗi buồn, ủng hộ em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình. Khóa luận này như thành quả đúc kết trong suốt 5 năm ngồi trên ghế nhà trường. Mặc dù quyết tâm nỗ lực hoàn thành khóa luận trong khả năng của mình nhưng do lần đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học còn hạn chế về kinh nghiệm nên khóaluậnvẫn còn nhiều thiếu sót mà bản thân chưa nhìn thấy được. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến quý báu của quý thầy cô để bổ sung vào vốn kiến thức còn hạn hẹp của mình. Em xin kính chúc quý thầy cô dồi dào sức khỏe, công tác tốt, tiếp tục đạt được nhiều thành công trong sự nghiệp cao quý. Em xin chân thành cảm ơn! Cần Thơ, ngày…….tháng……năm 2017 Sinh viên thực hiện Huỳnh Khánh Lam
  • 4. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Cần Thơ, ngày……tháng…..năm 2017 Sinh viên thực hiện Huỳnh Khánh Lam
  • 5. iii TÓM TẮT Nhằm mục đích nâng cao chất lượng dịch vụ của các cơ sở bán lẻ thuốc trên toàn quốc để phục vụ cho nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân, ngày 24/01/2007, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 11/2007/QĐ-BYT về việc ban hành nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc-GPP”(Good Pharmacy Practice). Đến ngày 21/12/2011 Bộ Y tế đã nâng tầm Quyết định số 11/2007/QĐ-BYT thành Thông tư số 46/2011/TTBYT.Huyện Hòn Đất tỉnh Kiên Giang cũng theo xu hướng chung của cả nước đã và đang thực hiện GPP. Tính đến cuối năm 2016 cả huyện có 138 cơ sở bán lẻ thuốc: Trong đó không có nhà thuốc, có 43/59 quầy thuốc đạt chuẩn GPP còn lại là đại lý thuốc và tủ thuốc của trạm y tế. Để thấy rõ hơn thực trạng và hiệu quả hoạt động của các cơ sở kinh doanh thuốc sau khi đạt GPP, nghiên cứu được tiến hành với tên đề tài “Phân tích việc thực hiện tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc (GPP) trên địa bàn huyện Hòn Đất tỉnh Kiên Giang năm 2017”nhằm:  Phân tích việc duy trì GPP thông qua kết quả thanh, kiểm tra các quầy thuốc trong năm 2016.  Khảo sát hoạt động hỏi, tư vấn và cấp phát thuốc của người bán thuốc tại một số cơ sở bán lẻ thuốc đạt tiêu chuẩn GPP trên địa bàn huyện Hòn Đất tỉnh Kiên Giang năm 2017. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp mô tả hồi cứu Phương pháp mô tả cắt ngang Cỡ mẫu Tất cả cơ sở bán lẻ thuốc đạt chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc - GPP” trên địa bàn huyện Hòn Đất - Kiên Giang. Kết quả Thực tế sau khi đạt GPP tinh thần duy trì GPP của các cơ sở kinh doanh là rất thấp. Một số vi phạm thường gặp là:  Thực hiện việc mặc áo blouse vào đeo biển tên.  Niêm yết giá thuốc.  Bán thuốc kê đơn mà không có đơn thuốc.  Không có dược sĩ vẫn bán thuốc theo đơn.  Hóa đơn chứng từ khi mua thuốc.  Không tư vấn đầy đủ thông tin cho người mua thuốc.  Duy trì nhiệt độ, độ ẩm.  Việc ghi chép hồ sơ, sổ sách.
  • 6. iv MỤC LỤC Trang LỜI CẢM TẠ................................................................................................................. i LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... ii TÓM TẮT .................................................................................................................... iii DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... vii DANH MỤC HÌNH ................................................................................................... viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...................................................................................... ix CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU .................................................................................................1 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................3 2.1 Thực hành tốt nhà thuốc và vai trò của dược sĩ trong hoạt động của nhà thuốc...3 2.1.1 Giải thích từ ngữ.............................................................................................3 2.1.2 Khái niệm, nguyên tắc thực hành tốt nhà thuốc – GPP(Bộ Y tế, 2011) ........4 2.1.3 Tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc ở Việt Nam............................................5 2.1.4 Các hoạt động chủ yếu của cơ sở bán lẻ thuốc...............................................8 2.1.5 Phạm vi hoạt động của cơ sở bán lẻ thuốc (Bộ Y tế, 2010b).......................11 2.2 Tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc.......................................................................12 2.3 Đánh giá, kiểm tra việc thực hiện GPP (Bộ Y tế, 2011) .....................................13 2.3.1 Nguyên tắc chấm điểm.................................................................................13 2.3.2 Cách tính điểm..............................................................................................13 2.3.3 Cách kết luận ................................................................................................13 2.4 Một số nghiên cứu trước đây về việc thực hiện GPP. Đôi nét tình hình kinh doanh thuốc và quản lý giá thuốc ở Việt Nam ..........................................................14 2.4.1 Một số nghiên cứu trước đây về việc thực hiện GPP...................................14 2.4.2 Tình hình kinh doanh thuốc ở Việt Nam......................................................15 2.4.3 Quản lý giá thuốc (Bộ Y tế, 2015) ..............................................................16 2.4.4 Đặc điểm chung của huyện Hòn Đất và Y tế huyện Hòn Đất tỉnh Kiên Giang .....................................................................................................................18 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................22 3.1 Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................22 3.1.1 Đối tượng nghiên cứu...................................................................................22 3.1.2 Địa điểm nghiên cứu ....................................................................................22 3.1.3 Thời gian nghiên cứu....................................................................................22 3.1.4 Tiêu chuẩn chọn mẫu....................................................................................22
  • 7. v 3.1.5 Tiêu chuẩn loại trừ........................................................................................22 3.2 Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................22 3.2.1 Phương pháp nghiên cứu..............................................................................22 3.2.2 Mẫu nghiên cứu............................................................................................23 3.2.3 Phương pháp chọn mẫu ................................................................................23 3.2.4 Nội dung nghiên cứu ....................................................................................23 3.2.5 Xử lý số liệu .................................................................................................27 3.3 Người đi thu thập số liệu .....................................................................................27 3.4 Sai số và khắc phục sai số ...................................................................................27 3.4.1 Sai số ............................................................................................................27 3.4.2 Khắc khục sai số...........................................................................................28 3.5 Y đức trong nghiên cứu.......................................................................................28 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ..............................................................................................29 4.1 Thực trạng hoạt động, kết quả thẩm định và thanh kiểm tra cơ sở kinh doanh thuốc huyện Hòn Đất năm 2016................................................................................29 4.1.1 Số lượng cơ sở bán lẻ thuốc .........................................................................29 4.1.2 Số lượng và tỷ lệ cơ sở kinh doanh thuốc đạt GPP trong quá trình thẩm định ...............................................................................................................................30 4.1.3 Số lượng cơ sở kinh doanh thuốc được thanh kiểm tra trong năm 2016 .....31 4.2 Kết quả khảo sát việc chấp hành nguyên tắc GPP sau khi đạt chuẩn GPP .........31 4.2.1 Số liệu thống kê qua phiếu khảo sát.............................................................31 4.2.2 Kết quả khảo sát dựa vào bảng tự quan sát ..................................................43 4.2.3 Đánh giá một số kỹ năng thực hành nghề nghiệp của nhân viên bán thuốc 45 CHƯƠNG 5. THẢO LUẬN........................................................................................50 5.1 Thực trạng hoạt động, kết quả thẩm định và thanh kiểm tra cơ sở kinh doanh thuốc huyện Hòn Đất năm 2016................................................................................50 5.1.1 Sự phát triển của các cơ sở bán lẻ thuốc ......................................................50 5.1.2 Về các tiêu chuẩn GPP trong quá trình thẩm định tại thực địa ....................51 5.1.3 Số lượng cơ sở kinh doanh thuốc được thanh kiểm tra trong năm 2016 .....51 5.2 Việc chấp hành nguyên tắc GPP sau khi đạt chuẩn GPP ....................................51 5.2.1 Về nhân sự....................................................................................................51 5.2.2 Về cơ sở vật chất, cách bố trí các khu vực tại cơ sở ....................................52 5.2.3 Trang thiết bị tại cơ sở..................................................................................54 5.2.4 Về hồ sơ, sổ sách tài liệu chuyên môn và các quy trình thao tác chuẩn (SOP) ...............................................................................................................................55 5.2.5 Về việc bán thuốc theo đơn tại các cơ sở đạt GPP.......................................57 5.2.6 Nguồn thuốc .................................................................................................58
  • 8. vi 5.2.7 Kiểm tra, kiểm soát đảm bảo chất lượng thuốc............................................58 5.2.8 Thực hiện các quy chế chuyên môn và thực hành nghề nghiệp...................59 5.2.9 Tiêu chuẩn giải quyết thuốc bị khiếu nại, thu hồi ........................................60 5.2.10 Về kỹ năng tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc của người bán thuốc ..........60 5.3 Hạn chế của đề tài................................................................................................62 CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ..................................................................64 6.1 Kết luận................................................................................................................64 6.1.1 Thực trạng hoạt động và kết quả thanh kiểm tra cơ sở kinh doanh thuốc năm 2016 .......................................................................................................................64 6.1.2 Số liệu thống kê qua phiếu khảo sát cơ sở kinh doanh thuốc sau khi đạt GPP ...............................................................................................................................64 6.1.3 Kết quả khảo sát dựa vào bảng tự quan sát ..................................................66 6.1.4 Đánh giá một số kỹ năng thực hành nghề nghiệp của nhân viên bán thuốc 67 6.1.5 Kết luận chung..............................................................................................67 6.2 Đề nghị ................................................................................................................68 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................71 PHỤ LỤC 1, 2, 3, 4, 5
  • 9. vii DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 2.1. Các nội dung thuộc về lỗi không chấp thuận................................................14 Bảng 2.2. Sự phát triển của các hình thức kinh doanh thuốc 2010 – 2014...................16 Bảng 4.1. Số lượng các cơ sở bán lẻ thuốc tại huyện Hòn Đất năm 2016 ....................29 Bảng 4.2. Số lượng và tỷ lệ điểm đạt được sau quá trình thẩm định ............................30 Bảng 4.3. Kết quả thanh kiểm tra cơ sở kinh doanh thuốc............................................31 Bảng 4.4. Kết quả khảo sát diện tích tại các cơ sở bán lẻ thuốc đã đạt GPP trên địa bàn huyện Hòn Đất năm 2016..............................................................................................32 Bảng 4.5. Kết quả khảo sát vế bố trí các khu vực theo GPP.........................................33 Bảng 4.6. Kết quả khảo sát về trang thiết bị, dụng cụ...................................................34 Bảng 4.7. Kết quả khảo sát các loại hồ sơ, sổ sách và tài liệu chuyên môn tại các cơ sở đạt GPP..........................................................................................................................35 Bảng 4.8. Kết quả khảo sát việc xây dựng các quy trình thao tác chuẩn ......................36 Bảng 4.9. Kết quả khảo sát việc sắp xếp thuốc, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm tại các cơ sở đạt GPP ................................................................................................................37 Bảng 4.10. Kết quả khảo sát nội dung thuộc tiêu chuẩn nguồn thuốc ..........................38 Bảng 4.11. Thực hiện kiểm tra, kiểm soát đảm bảo chất lượng thuốc..........................39 Bảng 4.12. Khảo sát kết quả thực hiện quy chế chuyên môn và thực hành nghề nghiệp .......................................................................................................................................40 Bảng 4.13. Tổng hợp ý kiến các chủ cơ sở bán lẻ thuốc về động lực chủ yếu nhất thúc đẩy họ hướng tới thực hiện GPP ...................................................................................41 Bảng 4.14. Kết quả khảo sát nội dung thuộc tiêu chuẩn giải quyết đối với thuốc bị khiếu nại, thu hồi ...........................................................................................................42 Bảng 4.15. Trách nhiệm nhân sự của cơ sở kinh doanh thuốc đạt GPP........................43 Bảng 4.16. Số liệu thực hiện đúng quy định về nội dung biển hiệu tại cơ sở bán lẻ thuốc năm 2016 .............................................................................................................44 Bảng 4.17. Số liệu thực hiện việc niêm yết giá thuốc ...................................................45 Bảng 4.18. Những câu hỏi của nhân viên cơ sở kinh doanh thuốc đưa ra đối với khách hàng ...............................................................................................................................46 Bảng 4.19. Những lời khuyên của nhân viên cơ sở kinh doanh thuốc đối với khách hàng ...............................................................................................................................47 Bảng 4.20. Những tư vấn dùng thuốc của nhân viên bán thuốc với khách hàng..........48
  • 10. viii DANH MỤCHÌNH Trang Hình 2.1. Vị trí của huyện Hòn Đất...............................................................................18 Hình 4.1. Biểu diễn số lượng các cơ sở bán lẻ thuốc tại huyện Hòn Đất năm 2016.....29 Hình 4.2. Biểu diễn kết quả thanh kiểm tra cơ sở kinh doanh thuốc ............................31 Hình 4.3. Biểu diễn về diện tích mặt bằng của các cơ sở bán lẻ thuốc .........................32 Hình 4.4. Biểu diễn việc bố trí các khu vực trong các cơ sở bán lẻ thuốc ....................33 Hình 4.5. Biểu diễn động lực thúc đẩy các cơ sở bán lẻ thuốc thực hiện GPP.............41 Hình 4.6. Biểu diễn kết quả giải quyết đối với thuốc bị khiếu nại, thu hồi...................42 Hình 4.7. Biểu diễn nội dung biển hiệu tại cơ sở bán lẻ thuốc năm 2016.....................44 Hình 4.8. Biểu diễn việc thực hiện niêm yết giá thuốc của các cơ sở bán lẻ ................45 Hình 4.9. Biểu diễn khả năng hỏi của nhân viên bán thuốc..........................................46 Hình 4.10. Biểu diễn khả năng đưa ra lời khuyên của nhân viên bán thuốc.................47 Hình 4.11. Biểu diễn khả năng tư vấn của nhân viên bán thuốc...................................48
  • 11. ix DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ ADR Phản ứng bất lợi của thuốc(Adverse Drug Reaction) BCT Bộ công thương BHYT Bảo hiểm y tế BTC Bộ tài chính BYT ctv Bộ Y tế Cộng tác viên CP Chính phủ ĐKKD Đăng ký kinh doanh FIP Hiệp hội Dược thế giới (Federation Internationale Pharmaceutique) GCNĐĐKKDT Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc GDP Thực hành tốt phân phối thuốc (Good Distribution Practices) GMP Thực hành tốt sản xuất thuốc (Good Manufacturing Practice) GPP Thực hành tốt nhà thuốc (Good Pharmacy Practice) GSP Thực hành tốt bảo quản thuốc (Good Storage Practices) NĐ Nghị định NSNN Ngân sách nhà nước QĐ Quyết định SĐK Số đăng ký SOP Quy trình thao tác chuẩn SPSS Phần mềm chương trình thống kê xã hội học (Statistical Package for the Social Sciences) Stt Số thứ tự TT TTg Thông tư Thủ tướng TTLT Thông tư liên tịch UBND Ủy ban nhân dân WHO Tổ chức Y tế thế giới(World Health Organization)
  • 12. 1 CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU Tại Việt Nam, khi gặp vấn đề về sức khỏe đa số người dân sẽ đến các cơ sở bán lẻ thuốc thay vì đến bệnh viện để khám và điều trị bệnh. Đặc biệt tại các vùng nông thôn xa xôi, hẻo lánh thì hiệu thuốc luôn là sự lựa chọn hàng đầu của người dân. Một phần là do sự thuận tiện trong mua bán và thói quen tự ý sử dụng thuốc của người dân.Kinh doanh thuốc là một ngành kinh doanh đặc biệt phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu, tiêu chuẩn, quy định của ngành y tế. Thuốc là chế phẩm có chứa dược chất hoặc dược liệu dùng cho người nhằm mục đích phòng bệnh, chẩn đoán bệnh, chữa bệnh, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người bao gồm thuốc hóa dược, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, vắc xin và sinh phẩm(Quốc hội, 2016). Từ năm 2007, Bộ Y tế đã ban hành nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc - GPP” để góp phần nâng cao chất lượng của hệ thống bán lẻ thuốc.“Thực hành tốt nhà thuốc - GPP” là quy định bắt buộc chung cho tất cả các cơ sở bán lẻ thuốc, là tiêu chuẩn có tính hệ thống và thống nhất trên toàn quốc. Nhiều nghiên cứu đã được tiến hành nhằm đánh giá hoạt động hỏi, khuyên và hướng dẫn sử dụng thuốc của nhân viên bán thuốc đối với khách hàng mua thuốc nhưng kết quả thu được cho thấy dường như việc thực hiện GPP chỉ mang tính “hình thức”, phần lớn đã đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhưng chất lượng trong hoạt động chuyên môn và quá trình tư vấn sức khỏe cho người bệnh còn rất hạn chế(Trần Thị Phương, 2016). “Thực hành tốt nhà thuốc - GPP” có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng thuốc từ khi sản xuất, lưu thông phân phối đến khi đến tay người tiêu dùng. Ngoài ra, “Thực hành tốt nhà thuốc - GPP” giúp ích cho việc ổn định và kiểm soát giá thuốc, giúp người bệnh có thêm kiến thức về sử dụng thuốc an toàn, hợp lý. Thị trường thuốc hiện nay rất đa dạng và phong phú đòi hỏi cần phải chấn chỉnh lại khâu bán lẻ, đảm bảo thuốc đến tay người tiêu dùng an toàn, hiệu quả, giá cả hợp lý. Vấn đề đặt ra trước hết người hành nghề phải có ý thức thực hiện nghiêm túc các quy định của GPP, đồng thời cơ quan quản lý phải tăng cường công tác hậu kiểm, xử lý vi phạm nếu không các cơ sở thực hiện GPP chỉ mang tính chất đối phó. Tại Việt Nam, nguồn nhân lực dược còn thiếu, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa. Sự phân bố cơ sở bán lẻ thuốc không đồng đều, lực lượng dược sĩ đại học tập trung nhiều ở một vài thành phố lớn(Bộ Y tế, 2010a).
  • 13. 2 Huyện Hòn Đất tỉnh Kiên Giang cũng theo xu hướng chung của cả nước, đã và đang thực hiện Thông tư số 46/2011/TT-BYT ngày 21 tháng 12 năm 2011 của Bộ Y tế về việc ban hành nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc”. Để thấy rõ hơn thực trạng và hiệu quả hoạt động của các cơ sở kinh doanh thuốc sau khi đạt GPP, đề tài “Phân tích việc thực hiện tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc (GPP) trên địa bàn huyện Hòn Đất tỉnh Kiên Giang năm 2017”được thực hiện nhằm:  Phân tích việc duy trì GPP thông qua kết quả thanh, kiểm tra các quầy thuốc trong năm 2016.  Khảo sát hoạt động hỏi, tư vấn và cấp phát thuốc của người bán thuốc tại một số cơ sở bán lẻ thuốc đạt tiêu chuẩn GPP trên địa bàn huyện Hòn Đất tỉnh Kiên Giang năm 2017. Từđó rút ra một số kiến nghị và đề xuất, nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của các nhà thuốc, quầy thuốc đạt GPP trên địa bàn huyện Hòn Đất tỉnh Kiên Giang.
  • 14. 3 CHƯƠNG 2.TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Thực hành tốt nhà thuốc và vai trò của dược sĩ trong hoạt động của nhà thuốc 2.1.1 Giải thích từ ngữ Dược là thuốc và nguyên liệu làm thuốc(Quốc hội, 2016). Thuốc là chế phẩm có chứa dược chất hoặc dược liệu dùng cho người nhằm mục đích phòng bệnh, chẩn đoán bệnh, chữa bệnh, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người bao gồm thuốc hóa dược, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, vắc xin và sinh phẩm(Quốc hội, 2016). Thuốc không kê đơn là thuốc khi cấp phát, bán lẻ và sử dụng không cần đơn thuốc thuộc Danh mục thuốc không kê đơn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành(Quốc hội, 2016). Thuốc kê đơn là thuốc khi cấp phát, bán lẻ và sử dụng phải có đơn thuốc, nếu sử dụng không theo đúng chỉ định của người kê đơn thì có thể nguy hiểm tới tính mạng, sức khỏe(Quốc hội, 2016). Thuốc thiết yếu là thuốc đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của đa số nhân dân thuộc Danh mục thuốc thiết yếu do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành(Quốc hội, 2016). Thuốc hiếm là thuốc để phòng, chẩn đoán, điều trị bệnh hiếm gặp hoặc thuốc không sẵn có theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế(Quốc hội, 2016). Hạn dùng của thuốc là thời gian sử dụng ấn định cho thuốc mà sau thời hạn này thuốc không được phép sử dụng(Quốc hội, 2016). Hạn dùng của thuốc được thể hiện bằng khoảng thời gian tính từ ngày sản xuất đến ngày hết hạn hoặc thể hiện bằng ngày, tháng, năm hết hạn. Trường hợp hạn dùng chỉ thể hiện tháng, năm thì hạn dùng được tính đến ngày cuối cùng của tháng hết hạn(Quốc hội, 2016). Hành nghề dược là việc sử dụng trình độ chuyên môn của cá nhân để kinh doanh dược và hoạt động dược lâm sàng(Quốc hội, 2016). Thực hành tốt là bộ nguyên tắc, tiêu chuẩn về sản xuất, bảo quản, kiểm nghiệm, lưu thông thuốc, kê đơn thuốc, thử thuốc trên lâm sàng, nuôi trồng, thu hái dược liệu và các bộ nguyên tắc, tiêu chuẩn khác do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành hoặc công bố áp dụng trên cơ sở hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới hoặc của các tổ chức quốc tế khác mà Việt Nam là thành viên hoặc công nhận(Quốc hội, 2016). Kinh doanh dược là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ liên quan đến thuốc và nguyên liệu làm thuốc trên thị trường nhằm mục đích sinh lời(Quốc hội, 2016).
  • 15. 4 Người bán lẻ là dược sĩ đại học và những người được đào tạo về dược, hoạt động tại cơ sở bán lẻ thuốc, bao gồm dược sĩ trung học, dược tá, y sĩ giữ tủ thuốc của trạm y tế và người bán lẻ thuốc thành phẩm đông y, thuốc thành phẩm từ dược liệu(Bộ Y tế, 2011). Nhân viên nhà thuốc là dược sĩ chủ nhà thuốc hoặc người phụ trách chuyên môn và các nhân viên có bằng cấp chuyên môn về dược hoạt động tại nhà thuốc(Bộ Y tế, 2011). Bán thuốc là hoạt động chuyên môn của nhà thuốc bao gồm việc cung cấp thuốc kèm theo việc tư vấn và hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn và có hiệu quả cho người sử dụng(Bộ Y tế, 2011). Nhãn thuốc là bản in, bản vẽ của chữ, hình vẽ, hình ảnh, dấu hiệu được in, dập trực tiếp trên bao bì thương phẩm của thuốc hoặc được dán, đính, gắn chắc chắn trên bao bì thương phẩm của thuốc, bao gồm cả tờ hướng dẫn sử dụng, nhãn phụ(Bộ Y tế, 2016). Ghi nhãn thuốc là việc thể hiện nội dung cần thiết, cơ bản lên nhãn thuốc(Bộ Y tế, 2016). Số đăng ký là ký hiệu bao gồm các chữ và số được các đơn vị chức năng của Bộ Y tế quy định cho một thuốc hoặc sinh phẩm chẩn đoán in vitro để chứng nhận thuốc hoặc sinh phẩm chẩn đoán in vitro đó đã được phép lưu hành tại Việt Nam(Bộ Y tế, 2016). Niêm yết giá thuốc là việc cơ sở kinh doanh thuốc công khai giá bán thuốc bằng cách in, dán, ghi giá bán lên bao bì chứa đựng thuốc hoặc bao bì ngoài của thuốc hoặc thông báo công khai trên bảng, trên giấy hoặc bằng các hình thức khác được đặt, để, treo, dán tại nơi bán, cung ứng thuốc theo hướng dẫn(Bộ Y tế - Bộ Tài chính - Bộ Công thương, 2011) 2.1.2 Khái niệm, nguyên tắc thực hành tốt nhà thuốc – GPP(Bộ Y tế, 2011) Tại Việt Nam, tháng 01 năm 2007, Bộ Y tế chính thức ban hành và áp dụng nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc” viết tắt là GPP trên cơ sở bộ tiêu chuẩn GPP của FIP/WHO. Đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, có hiệu quả là một trong hai mục tiêu cơ bản của Chính sách Quốc gia về thuốc của Việt Nam. Mọi nguồn thuốc sản xuất trong nước hay nhập khẩu đến được tay người sử dụng hầu hết đều trực tiếp qua hoạt động của các cơ sở bán lẻ thuốc. “Thực hành tốt nhà thuốc” (Good Pharmacy Practice, viết tắt: GPP) là văn bản đưa ra các nguyên tắc, tiêu chuẩn cơ bản trong thực hành nghề nghiệp tại nhà thuốc của dược sĩ và nhân sự dược trên cơ sở tự nguyện tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức và chuyên môn ở mức cao hơn những yêu cầu pháp lý tối thiểu. Thực hành nhà thuốc tốt phải đảm bảo thực hiện các nguyên tắc sau đây  Đặt lợi ích của người bệnh và sức khỏe cộng đồng lên trên hết.
  • 16. 5  Cung cấp thuốc đảm bảo chất lượng kèm theo thông tin về thuốc, tư vấn thích hợp cho người sử dụng, theo dõi việc sử dụng của họ.  Tham gia vào hoạt động tự điều trị, bảo đảm cung cấp thuốc và tư vấn dùng thuốc, tự điều trị triệu chứng của các bệnh đơn giản.  Góp phần đẩy mạnh việc kê đơn phù hợp, kinh tế và việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và có hiệu quả. Với nguyên tắc cơ bản, đầu tiên và quan trọng nhất được đưa ra trong tiêu chuẩn GPP của Việt Nam hay bất cứ quốc gia nào trên thế giới luôn là “phải đặt lợi ích của người bệnh và sức khoẻ cộng đồng lên trên hết”. Chính vì vậy, các quy định trong tiêu chuẩn GPP được xây dựng đều hướng tới nguyên tắc này. 2.1.3 Tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc ở Việt Nam 2.1.3.1 Nhân sự(Bộ Y tế, 2011)  Người phụ trách chuyên môn hoặc chủ cơ sở bán lẻ phải có Chứng chỉ hành nghề dược theo quy định hiện hành.  Cơ sở bán lẻ có nguồn nhân lực thích hợp (số lượng, bằng cấp, kinh nghiệm nghề nghiệp) để đáp ứng quy mô hoạt động.  Nhân viên trực tiếp tham gia bán thuốc, giao nhận, bảo quản thuốc, quản lý chất lượng thuốc, pha chế thuốc phải đáp ứng các điều kiện sau: o Có bằng cấp chuyên môn dược và có thời gian thực hành nghề nghiệp phù hợp với công việc được giao. o Có đủ sức khoẻ, không đang bị mắc bệnh truyền nhiễm. o Không đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên có liên quan đến chuyên môn y, dược. 2.1.3.2 Cơ sở vật chất, kỹ thuật(Bộ Y tế, 2011) Xây dựng và thiết kế  Địa điểm cố định, riêng biệt, bố trí ở nơi cao ráo, thoáng mát, an toàn, cách xa nguồn ô nhiễm.  Xây dựng chắc chắn, có trần chống bụi, tường và nền nhà phải dễ làm vệ sinh, đủ ánh sáng nhưng không để thuốc bị tác động trực tiếp của ánh sáng mặt trời. Diện tích  Diện tích phù hợp với quy mô kinh doanh nhưng tối thiểu là 10m2 , phải có khu vực để trưng bày, bảo quản thuốc và khu vực để người mua thuốc tiếp xúc và trao đổi thông tin về việc sử dụng thuốc với người bán lẻ.  Phải bố trí thêm diện tích cho những hoạt động khác như: o Phòng pha chế theo đơn nếu có tổ chức pha chế theo đơn. o Phòng ra lẻ các thuốc không còn bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc để bán lẻ trực tiếp cho người bệnh.
  • 17. 6 o Nơi rửa tay cho người bán lẻ và người mua thuốc. o Kho bảo quản thuốc riêng (nếu cần). o Phòng hoặc khu vực tư vấn riêng cho bệnh nhân và ghế cho người mua thuốc trong thời gian chờ đợi.  Trường hợp kinh doanh thêm mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dụng cụ y tế thì phải có khu vực riêng, không bày bán cùng với thuốc và không gây ảnh hưởng đến thuốc.  Nhà thuốc có pha chế theo đơn hoặc có phòng ra lẻ thuốc không còn bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc: o Phòng pha chế thuốc theo đơn hoặc ra lẻ thuốc thuốc không còn bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc có trần chống bụi, nền và tường nhà bằng vật liệu dễ vệ sinh lau rửa, khi cần thiết có thể thực hiện công việc tẩy trùng. o Có chỗ rửa tay, rửa dụng cụ pha chế. o Bố trí chỗ ngồi cho người mua thuốc ngoài khu vực phòng pha chế. Thiết bị bảo quản thuốc tại cơ sở bán lẻ thuốc  Có đủ thiết bị để bảo quản thuốc tránh được các ảnh hưởng bất lợi của ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, sự ô nhiễm, sự xâm nhập của côn trùng, bao gồm: o Tủ, quầy, giá kệ chắc chắn, trơn nhẵn, dễ vệ sinh, thuận tiện cho bày bán, bảo quản thuốc và đảm bảo thẩm mỹ. o Nhiệt kế, ẩm kế để kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm tại cơ sở bán lẻ thuốc. Có hệ thống chiếu sáng, quạt thông gió.  Thiết bị bảo quản thuốc phù hợp với yêu cầu bảo quản ghi trên nhãn thuốc. Điều kiện bảo quản ở nhiệt độ phòng duy trì ở nhiệt độ dưới 30o C, độ ẩm không vượt quá 75 %.  Có các dụng cụ ra lẻ và bao bì ra lẻ phù hợp với điều kiện bảo quản thuốc, bao gồm: o Trường hợp ra lẻ thuốc mà không còn bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc phải dùng đồ bao gói kín khí, khuyến khích dùng các đồ bao gói cứng, có nút kín để trẻ nhỏ không tiếp xúc trực tiếp được với thuốc. Tốt nhất là dùng đồ bao gói nguyên của nhà sản xuất. Có thể sử dụng lại đồ bao gói sau khi đã được xử lý theo đúng quy trình xử lý bao bì. o Không dùng các bao bì ra lẻ thuốc có chứa nội dung quảng cáo các thuốc khác để làm túi đựng thuốc. o Thuốc dùng ngoài/thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần cần được đóng trong bao bì dễ phân biệt.
  • 18. 7 o Thuốc pha chế theo đơn cần được đựng trong bao bì dược dụng để không ảnh hưởng đến chất lượng thuốc và dễ phân biệt với các sản phẩm không phải thuốc - như đồ uống/thức ăn. Ghi nhãn thuốc  Đối với trường hợp thuốc bán lẻ không đựng trong bao bì ngoài của thuốc thì phải ghi rõ: Tên thuốc, dạng bào chế, nồng độ, hàm lượng thuốc, trường hợp không có đơn thuốc đi kèm phải ghi thêm liều dùng, số lần dùng và cách dùng.  Thuốc pha chế theo đơn: Ngoài việc phải ghi đầy đủ các quy định trên phải ghi thêm ngày pha chế; ngày hết hạn, tên bệnh nhân, tên và địa chỉ cơ sở pha chế thuốc, các cảnh báo an toàn cho trẻ em (nếu có).  Nhà thuốc có pha chế thuốc theo đơn phải có hoá chất, các dụng cụ phục vụ cho pha chế, có thiết bị để tiệt trùng dụng cụ (tủ sấy, nồi hấp), bàn pha chế phải dễ vệ sinh, lau rửa. Hồ sơ, sổ sách và tài liệu chuyên môn của cơ sở bán lẻ thuốc  Có các tài liệu hướng dẫn sử dụng thuốc, các quy chế dược hiện hành để các người bán lẻ có thể tra cứu và sử dụng khi cần.  Các hồ sơ, sổ sách liên quan đến hoạt động kinh doanh thuốc, bao gồm: o Sổ sách hoặc máy tính để quản lý thuốc tồn trữ (bảo quản), theo dõi số lô, hạn dùng của thuốc và các vấn đề khác có liên quan. Khuyến khích các cơ sở bán lẻ có hệ thống máy tính và phần mềm để quản lý các hoạt động và lưu trữ các dữ liệu. o Hồ sơ hoặc sổ sách lưu trữ các dữ liệu liên quan đến bệnh nhân (bệnh nhân có đơn thuốc hoặc các trường hợp đặc biệt) đặt tại nơi bảo đảm để có thể tra cứu kịp thời khi cần. o Sổ sách, hồ sơ và thường xuyên ghi chép hoạt động mua thuốc, bán thuốc, bảo quản thuốc đối với thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất theo quy định của Quy chế quản lý thuốc gây nghiện và Quy chế quản lý thuốc hướng tâm thần, sổ pha chế thuốc trong trường hợp có tổ chức pha chế theo đơn.  Hồ sơ, sổ sách lưu giữ ít nhất một năm kể từ khi thuốc hết hạn.  Xây dựng và thực hiện theo các quy trình thao tác chuẩn dưới dạng văn bản cho tất cả các hoạt động chuyên môn để mọi nhân viên áp dụng, tối thiểu phải có các quy trình sau: o Quy trình mua thuốc và kiểm soát chất lượng. o Quy trình bán thuốc theo đơn. o Quy trình bán thuốc không kê đơn. o Quy trình bảo quản và theo dõi chất lượng.
  • 19. 8 o Quy trình giải quyết đối với thuốc bị khiếu nại hoặc thu hồi. o Quy trình pha chế thuốc theo đơn trong trường hợp có tổ chức pha chế theo đơn. o Các quy trình khác có liên quan. 2.1.4 Các hoạt động chủ yếu của cơ sở bán lẻ thuốc 2.1.4.1 Mua thuốc(Bộ Y tế, 2011)  Nguồn thuốc được mua tại các cơ sở kinh doanh thuốc hợp pháp.  Có hồsơ theo dõi, lựa chọn các nhà cung cấp có uy tín, đảm bảo chất lượng thuốc trong quá trình kinh doanh.  Chỉ mua các thuốc được phép lưu hành (thuốc có số đăng ký hoặc thuốc chưa có số đăng ký được phép nhập khẩu theo nhu cầu điều trị). Thuốc mua còn nguyên vẹn và có đầy đủ bao gói của nhà sản xuất, nhãn đúng quy định theo quy chế hiện hành. Có đủ hoá đơn, chứng từ hợp lệ của thuốc mua về.  Khi nhập thuốc, người bán lẻ kiểm tra hạn dùng, kiểm tra các thông tin trên nhãn thuốc theo quy chế ghi nhãn, kiểm tra chất lượng (bằng cảm quan, nhất là với các thuốc dễ có biến đổi chất lượng) và có kiểm soát trong suốt quá trình bảo quản.  Nhà thuốc phải có đủ thuốc thuộc Danh mục thuốc thiết yếu dùng cho tuyến C trong Danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam do Sở Y tế địa phương quy định. 2.1.4.2 Bán thuốc(Bộ Y tế, 2011) Các bước cơ bản trong hoạt động bán thuốc, bao gồm  Người bán lẻ hỏi người mua những câu hỏi liên quan đến bệnh, đến thuốc mà người mua yêu cầu.  Người bán lẻ tư vấn cho người mua về lựa chọn thuốc, cách dùng thuốc, hướng dẫn cách sử dụng thuốc bằng lời nói. Trường hợp không có đơn thuốc kèm theo, người bán lẻ phải hướng dẫn sử dụng thuốc thêm bằng cách viết tay hoặc đánh máy, in gắn lên đồ bao gói.  Người bán lẻ cung cấp các thuốc phù hợp, kiểm tra, đối chiếu thuốc bán ra vềnhãn thuốc, cảm quan về chất lượng, số lượng, chủng loại.
  • 20. 9 Các quy định về tư vấn cho người mua, bao gồm  Người mua thuốc cần nhận được sự tư vấn đúng đắn, đảm bảo hiệu quả điều trị và phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng.  Người bán lẻ phải xác định rõ trường hợp nào cần có tư vấn của người có chuyên môn phù hợp với loại thuốc cung cấp để tư vấn cho người mua thông tin về thuốc, giá cả và lựa chọn các thuốc không cần kê đơn.  Đối với người bệnh đòi hỏi phải có chẩn đoán của thầy thuốc mới có thể dùng thuốc, người bán lẻ cần tư vấn để bệnh nhân tới khám thầy thuốc chuyên khoa thích hợp hoặc bác sĩ điều trị.  Đối với những người mua thuốc chưa cần thiết phải dùng thuốc, nhân viên bán thuốc cần giải thích rõ cho họ hiểu và tự chăm sóc, tự theo dõi triệu chứng bệnh.  Đối với bệnh nhân nghèo, không đủ khả năng chi trả thì người bán lẻ cần tư vấn lựa chọn loại thuốc có giá cả hợp lý, đảm bảo điều trị bệnh và giảm tới mức thấp nhất khả năng chi phí.  Không được tiến hành các hoạt động thông tin, quảng cáo thuốc tại nơi bán thuốc trái với quy định về thông tin quảng cáo thuốc; khuyến khích người mua coi thuốc là hàng hoá thông thường và khuyến khích người mua mua thuốc nhiều hơn cần thiết. Bán thuốc theo đơn  Khi bán các thuốc theo đơn phải có sự tham gia trực tiếp người bán lẻ có trình độ chuyên môn phù hợp và tuân thủ theo các quy định, quy chế hiện hành của Bộ Y tế về bán thuốc theo đơn.  Người bán lẻ phải bán theo đúng đơn thuốc. Trường hợp phát hiện đơn thuốc không rõ ràng về tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, số lượng, hoặc có sai phạm về pháp lý, chuyên môn hoặc ảnh hưởng đến sức khoẻ người bệnh, Người bán lẻ phải thông báo lại cho người kê đơn biết.  Người bán lẻ giải thích rõ cho người mua và có quyền từ chối bán thuốc theo đơn trong các trường hợp đơn thuốc không hợp lệ, đơn thuốc có sai sót hoặc nghi vấn, đơn thuốc kê không nhằm cụ đích chữa bệnh.  Người bán lẻ là dược sĩ đại học có quyền thay thế thuốc bằng một thuốc khác có cùng hoạt chất, dạng bào chế, cùng liều lượng khi có sự đồng ý của người mua.  Người bán lẻ hướng dẫn người mua về cách sử dụng thuốc, nhắc nhở người mua thực hiện đúng đơn thuốc.
  • 21. 10  Sau khi bán thuốc gây nghiện, nhân viên nhà thuốc phải vào sổ, lưu đơn thuốc bản chính. 2.1.4.3 Bảo quản thuốc(Bộ Y tế, 2011)  Thuốc phải được bảo quản theo yêu cầu ghi trên nhãn thuốc.  Thuốc nên được sắp xếp theo nhóm tác dụng dược lý.  Các thuốc kê đơn nếu được bày bán và bảo quản tại khu vực riêng có ghi rõ “Thuốc kê đơn” hoặc trong cùng một khu vực phải để riêng các thuốc bán theo đơn. Việc sắp xếp đảm bảo sự thuận lợi, tránh gây nhầm lẫn. 2.1.4.4 Yêu cầu đối với người bán lẻ trong thực hành nghề nghiệp (Bộ Y tế, 2011) Đối với người làm việc trong cơ sở bán lẻ thuốc  Có thái độ hoà nhã, lịch sự khi tiếp xúc với người mua thuốc, bệnh nhân.  Hướng dẫn, giải thích, cung cấp thông tin và lời khuyên đúng đắn về cách dùng thuốc cho người mua hoặc bệnh nhân và có các tư vấn cần thiết nhằm đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả.  Giữ bí mật các thông tin của người bệnh trong quá trình hành nghề như bệnh tật, các thông tin người bệnh yêu cầu.  Trang phục áo blouse trắng, sạch sẽ, gọn gàng, có đeo biển ghi rõ tên, chức danh.  Thực hiện đúng các quy chế dược, tự nguyện tuân thủ đạo đức hành nghề dược.  Tham gia các lớp đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn và pháp luật y tế. Đối với người quản lý chuyên môn hoặc chủ cơ sở bán lẻ thuốc  Phải thường xuyên có mặt trong thời gian hoạt động và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi mặt hoạt động của cơ sở, trong trường hợp vắng mặt phải uỷ quyền cho nhân viên có trình độ chuyên môn tương đương trở lên điều hành theo quy định.  Trực tiếp tham gia việc bán các thuốc kê đơn, tư vấn cho người mua.  Liên hệ với bác sĩ kê đơn trong các trường hợp cần thiết để giải quyết các tình huống xảy ra.  Kiểm soát chất lượng thuốc mua về, thuốc bảo quản tại nhà thuốc.  Thường xuyên cập nhật các kiến thức chuyên môn, văn bản quy phạm pháp luật về hành nghề dược và không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng thuốc.  Đào tạo, hướng dẫn các nhân viên tại cơ sở bán lẻ về chuyên môn cũng như đạo đức hành nghề dược.
  • 22. 11  Cộng tác với y tế cơ sở và nhân viên y tế cơ sở trên địa bàn dân cư, phối hợp cung cấp thuốc thiết yếu, tham gia truyền thông giáo dục về thuốc cho cộng đồng và các hoạt động khác.  Theo dõi và thông báo cho cơ quan y tế về các tác dụng không mong muốn của thuốc. Các hoạt động cơ sở bán lẻ cần phải làm đối với thuốc bị khiếu nại hoặc thu hồi  Phải có hệ thống lưu giữ các thông tin, thông báo về thuốc khiếu nại, thuốc không được phép lưu hành, thuốc phải thu hồi.  Có thông báo thu hồi cho khách hàng. Kiểm tra và trực tiếp thu hồi, biệt trữ các thuốc phải thu hồi để chờ xử lý.  Có hồ sơ ghi rõ về việc khiếu nại và biện pháp giải quyết cho người mua về khiếu nại hoặc thu hồi thuốc.  Nếu huỷ thuốc phải có biên bản theo quy chế quản lý chất lượng thuốc.  Có báo cáo các cấp theo quy định. 2.1.5 Phạm vi hoạt động của cơ sở bán lẻ thuốc(Bộ Y tế, 2010b) Phạm vi hoạt động của nhà thuốc  Nhà thuốc đạt GPP được bán lẻ thuốc thành phẩm, pha chế thuốc theo đơn (nếu có bố trí hoạt động pha chế theo đơn).  Nhà thuốc chưa đạt GPP chỉ được phép bán lẻ thuốc thuộc Danh mục thuốc không kê đơn ban hành kèm theo Thông tư số23/2014/TT-BYT ngày 30/6/2014 của Bộ Y tế.  Tại địa bàn chưa có nhà thuốc đạt GPP mà cần đặt điểm bán lẻ thuốc gây nghiện, giao cho Sở Y tế chỉ định nhà thuốc bán lẻ thuốc gây nghiện. Phạm vi hoạt động của quầy thuốc  Quầy thuốc đạt GPP được bán lẻ thuốc thành phẩm.  Trường hợp quầy thuốc thuộc doanh nghiệp đang bán lẻ thuốc gây nghiện phải đạt GPP mới được tiếp tục uỷ quyền bán lẻ thuốc gây nghiện.  Quầy thuốc chưa đạt GPP chỉ được phép bán lẻ thuốc thuộc Danh mục thuốc không kê đơn ban hành kèm theo theo Thông tư số 23/2014/TT-BYT ngày 30/6/2014 của Bộ Y tế. Phạm vi hoạt động của đại lý bán thuốc của doanh nghiệp, tủ thuốc của trạm y tế và cơ sở bán lẻ chuyên bán thuốc đông y, thuốc từ dược liệu:  Đại lý bán thuốc của doanh nghiệp được bán lẻ thuốc thuộc danh mục thuốc thiết yếu (trừ thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc và các thuốc kê đơn).
  • 23. 12  Tủ thuốc của trạm y tế được bán lẻ thuốc thiết yếu thuộc danh mục thuốc thiết yếu tuyến C (trừ thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc và các thuốc kê đơn).  Cơ sở bán lẻ chuyên bán thuốc đông y, thuốc từ dược liệu được bán lẻ thuốc đông y, thuốc từ dược liệu. 2.2 Tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc Tại nhà thuốc tư nhân, khách hàng thường là bệnh nhân ngoại trú, mua thuốc theo đơn bác sĩ. Phần lớn, thuốc được bán theo yêu cầu của người mua. Vì vậy cần chú ý đến những điều sau: Hướng dẫn bệnh nhân các vấn đề liên quan đến thuốc(Hoàng Thị Kim Huyền, 2010)  Sử dụng thuốc như thế nào là đúng.  Thời gian tái khám.  Các biện pháp theo dõi hiệu quả của thuốc.  Cách phát hiện và ghi nhận tác dụng phụ của thuốc.  Địa điểm có thể mua/lĩnh thuốc.  Biệt dược cùng loại có thể thay thế. Tư vấn về cách dùng thuốc(Hoàng Thị Kim Huyền, 2010)  Tư vấn về cách dùng thuốc để đảm bảo hiệu quả điều trị, tránh tai biến do dùng thuốc không đúng cách.  Cách dùng thuốc.  Cách sử dụng các dụng cụ đưa thuốc vào cơ thể.  Cách sử dụng các dạng bào chếđặc biệt.  Cách tiêm thuốc.  Các tương tác và tương kỵ cần tránh.  Thời gian dùng thuốc. Thông báo về những tác dụng không mong muốn của thuốc đã biết cho bệnh nhân(Hoàng Thị Kim Huyền, 2010)  Giúp bệnh nhân an tâm khi điều trị, các dấu hiệu có thể gặp của phản ứng có hại.  Giúp bệnh nhân tuân thủ điều trị, tránh tự ý bỏ thuốc. Tìm giải pháp để đạt hiệu quả sử dụng thuốc tốt nhất(Hoàng Thị Kim Huyền, 2010)  Hướng dẫn giờ uống thuốc sao cho có hiệu quả và tránh được tương tác thuốc.  Hướng dẫn cho bệnh nhân những biện pháp điều trị hỗ trợ không dùng thuốc nhằm giảm được liều lượng thuốc.
  • 24. 13  Hướng dẫn cho bệnh nhân cách đánh giá hiệu quả điều trị và phát hiện các dấu hiệu bất thường do thuốc. 2.3 Đánh giá, kiểm tra việc thực hiện GPP(Bộ Y tế, 2011) 2.3.1 Nguyên tắc chấm điểm  Tổng số điểm chuẩn nếu cơ sở có đủ các hoạt động trong GPP (bao gồm cả pha chế theo đơn và có kho bảo quản thuốc) là 100 điểm.  Điểm chuẩn được xây dựng trong khoảng từ 0,5 đến 2 tùy thuộc từng tiêu chí (nguyên tắc triển khai từng bước).  Các tiêu chí cần chú ý: o Cho điểm cộng (điểm khuyến khích) nếu cơ sở thực hiện cao hơn các quy định tối thiểu. Tổng số có 10 nội dung áp dụng điểm. o Cho điểm trừ nếu cơ sở có thực hiện tuy nhiên còn có nhiều tồn tại. Tổng số có 9 nội dung áp dụng điểm trừ.  Cho điểm không chấp thuận nếu cơ sở không thực hiện một số tiêu chí.Tổng số có 9 nội dung không chấp thuận trong danh mục.  Những phần in nghiêng: Kiểm tra thêm bằng hình thức phỏng vấn. 2.3.2 Cách tính điểm  Cho điểm tối đa, không cho điểm trung gian.  Những hoạt động cơ sở không có, ví dụ: Không pha chế theo đơn, không có kho bảo quản trừ điểm chuẩn, cụ thể(Bộ Y tế, 2011): o Không có pha chế theo đơn điểm chuẩn: 95 o Không có kho bảo quản điểm chuẩn: 98 o Không có cả pha chế theo đơn và kho điểm chuẩn: 93  Đối với cơ sở đang hoạt động việc kiểm tra, chấm điểm được tính trên hoạt động thực tế tại cơ sở.  Đối với cơ sở mới thành lập, chưa hoạt động: o Những tiêu chí đã được triển khai trong quá trình chuẩn bị: Tính điểm trên kết quả thực tế. o Những tiêu chí chỉ khi hoạt động mới diễn ra: Được tính điểm nếu tiêu chí đó đã được quy định trong các hồ sơ tài liệu, các văn bản, các quy trình thao tác chuẩn, các biểu mẫu,... để triển khai hoạt động và đã được người có thẩm quyền ký duyệt ban hành, nhân viên cơ sở được đào tạo, nắm được và thực hành đúng. 2.3.3 Cách kết luận  Cơ sở không mắc lỗi nào thuộc điểm không chấp thuận.
  • 25. 14  Từ 90 % điểm trở lên: Cơ sở được xét công nhận. Nếu có tồn tại, đề nghị khắc phục tồn tại trong thực hiện GPP và làm căn cứ cho những lần thanh tra, kiểm tra kế tiếp.  Từ 80 % đến 89 % điểm: Cơ sở cần khắc phục và có báo cáo bằng văn bản trong vòng 30 ngày để đoàn kiểm tra xem xét đề nghị cấp Giấy chứng nhận đạt GPP. Nếu sau 30 ngày cơ sở chưa khắc phục được và cơ sở vẫn muốn hành nghề thì cần phải nộp hồ sơ để được kiểm tra lại.  Dưới 80 % điểm: Cơ sở cần khắc phục để kiểm tra lại.  Cơ sở mắc một lỗi thuộc điểm không chấp thuận: Cơ sở cần khắc phục để kiểm tra lại. Bảng 2.1. Các nội dung thuộc về lỗi không chấp thuận Stt Lỗi không chấp thuận 1 Dược sĩ không có mặt khi cơ sở bán lẻ hoạt động hoặc không thực hiện ủy quyền theo quy định. 2 Khu trưng bày bảo quản nhỏ hơn 10m2 . 3 Có tổ chức pha chế theo đơn nhưng không có phòng riêng để pha chế, không có nơi rửa dụng cụ pha chế. 4 Nếu có kho bảo quản thì kho không đạt yêu cầu bảo quản thuốc. 5 Cơ sở không có thiết bị bảo quản để đáp ứng với yêu cầu bảo quản ghi trên nhãn. 6 Nơi bán thuốc không được duy trì ở nhiệt độ dưới 30o C, độ ẩm bằng hoặc dưới 75 % và thỏa mãn điều kiện bảo quản thuốc. 7 Thiếu các giấy tờ pháp lý như ĐKKD, chứng chỉ hành nghề của dược sĩphụ trách chuyên môn, GCNĐĐKKDT (đối với cơ sở đang hoạt động). 8 Có thuốc tại nhà thuốc là thuốc được lưu hành bất hợp pháp (không có SĐK, hoặc không có sổ giấy phép nhập khẩu). 9 Tại thời điểm kiểm tra phát hiện các loại thuốc sau: Thuốc quá hạn dùng, thuốc không có số đăng ký, thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ, thuốc gây nghiện (đối với cơ sở không được phép bán) thuốc hướng tâmthần (đối với cơ sở không được duyệt mua) thuốc bị đình chỉ và thu hồi nhưng không được phát hiện và không biệt trữ. 2.4 Một số nghiên cứu trước đây về việc thực hiện GPP. Đôi nét tình hình kinh doanh thuốc và quản lý giá thuốc ở Việt Nam 2.4.1 Một số nghiên cứu trước đây về việc thực hiện GPP Một số kết quả nghiên cứu về thực trạng hoạt động bán lẻ thuốc tại nhà thuốc đạt GPP ở nước ta trong những năm gần đây:  Năm 2012, Võ Hùng Cường, luận văn chuyên khoa cấp I với đề tài “Khảo sát tình hình duy trì thực hiện GPP tại các nhà thuốc tư nhân trên địa bàn quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ”. Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả. Nguồn thu thập thông tin quan sát thực tế, phỏng vấn theo bảng câu hỏi chấm điểm GPP.
  • 26. 15  Năm 2015, Trần Thị Kim Niên, khóa luận tốt nghiệp dược sĩ cao đẳng với đề tài “Khảo sát hoạt động một số nhà thuốc đạt chuẩn GPP tại thị trấn Lấp Vò, huyện Lấp Vò, Đồng Tháp”. Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả hồi cứu. Nguồn thu thập thông tin từ khảo sát tình hình thực tế, thu thập số liệu từ hình y dược của trạm y tế Lấp Vò và biên bản kiểm tra của phòng y tế Lấp Vò, thu thập số liệu từ sổ sách ghi chép lưu tại quầy.  Năm 2016, Kha Vĩnh Xuyên, khóa luận tốt nghiệp dược sĩ chuyên khoa cấp I với đề tài “Phân tích việc thực hiện các tiêu chuẩn thực hành tốt - GPPtại các nhà thuốc trên địa bàn tỉnh Kiên Giang”. Phương pháp: Mô tả hồi cứu. Nguồn thu thập thông tin từ biên bản thẩm định nhà thuốc GPP, biên bản thanh tra nhà thuốc GPP.  Năm 2016, Trần Thị Phương, khóa luận tốt nghiệp dược sĩ với đề tài “Khảo sát thực trạng hoạt động bán thuốc tại một số cơ sở bán lẻthuốc đạt tiêu chuẩn GPP trên địa bàn Hà Nội 2016”. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Nguồn dữ liệu được thu thập thông qua việc quan sát hoạt động bán thuốc (bao gồm hoạt động hỏi, tư vấn sử dụng, cấp phát thuốc) của người bán hàng, ghi âm cuộc trao đổi giữa khách hàng và người mua (nếu được đồng ý), phỏng vấn nhằm tìm hiểu hiểu biết của khách hàng ngay sau khi mua thuốc, các thông tin liên quan đến thuốc vừa được bán.  Năm 2015, Đinh Thu Trang, luận văn chuyên khoa 1 với đề tài “Phân tích hoạt động của các nhà thuốc đạt tiêu chuẩn "Thực hành tốt nhà thuốc" GPP trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương năm 2014”. Phương pháp nghiên cứu Mô tả hồi cứu, mô tả cắt ngang. Nguồn thu thập: Biên bản thẩm định nhà thuốc GPP,biên bản thanh tra nhà thuốc GPP,phiếu thu thập thông tin về kỹ năng thực hành. 2.4.2 Tình hình kinh doanh thuốc ở Việt Nam Khả năng tiếp cận thuốc ở Việt Nam ngày càng được củng cố và hoàn thiện theo hướng thuận tiện hơn (mật độ trung bình đạt khoảng 2123 người có 1 cơ sở bán lẻ thuốc). Hệ thống cung ứng thuốc phủ rộng khắp toàn quốc, bảo đảm cung ứng đủ thuốc đến cả các khu vực biển đảo, vùng sâu, vùng xa(Bộ Y tế, 2015).
  • 27. 16 Bảng 2.2.Sự phát triển của các hình thức kinh doanh thuốc 2010 – 2014 Các hình thức kinh doanh thuốc 2010 2011 2012 2013 2014 Số lượng cơ sở sản xuất thuốc tân dược đạt GMP 101 109 119 123 131 Số lượng cơ sở sản xuất vắc xin, sinh phẩm y tế đạt GMP 4 4 4 4 4 Sốlượng cơ sở sản xuất thuốc từ dược liệu đạt GMP 0 24* Sốlượng cơ sở xuất nhập khẩu thuốc đạt GSP 0 174 Sốlượng cơ sởlàm dịch vụ bảo quản thuốc đạt GSP 0 3 Sốlượng cơ sởbán buôn thuốc đạt GDP 0 1900 Sốlượng cơ sởbán lẻ thuốc 43629 39172 39124 42626 Số dân bình quân cơ sở bán lẻ thuốc 1993 2242 2269 2123 *Ghi chú: Trong đó có 10 cơ sở sản xuất đồng thời thuốc tân dược và thuốc từ dược liệu Nguồn: Số liệu thống kê của Cục Quản lý Dược và Viện Kiểm nghiệm thuốc trung ương; Báo cáo tổng kết công tác năm 2014 và kế hoạch 2015 của Cục Quản lý Dược; Niên giám thống kê y tế các năm. Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 chú trọng việc phát triển sản xuất thuốc trong nước, đặc biệt là thuốc thiết yếu, thuốc generic, thuốc đông y, thuốc từ dược liệu(Bộ Y tế, 2015). Số liệu thống kê của Cục Quản lý Dược cho thấy, mức chi tiền thuốc bình quân đầu người liên tục tăng trưởng dương và ổn định.Chỉ số này phản ánh nhu cầu chăm sóc và nâng cao sức khỏe của người dân ngày càng được quan tâm. Năm 2005, con số này là 9,85 USD/người, đến năm 2010 là 22,25 USD/người và năm 2014 là 34,48 USD/người(Bộ Y tế, 2015). 2.4.3 Quản lý giá thuốc(Bộ Y tế, 2015) Kế hoạch 5 năm 2011 -2015 đề ra nhiệm vụ “Triển khai các giải pháp quản lý giá thuốc,tiêu chuẩn hóa thủ tục và cơ chế đấu thầu mua sắm và cung cấp thuốc,tăng cường giám sát, kiểm tra việc ổn định giá thuốc”. Kết quả thực hiện Trong bối cảnh kinh tế, xã hội có nhiều biến động, quản lý giá thuốc, triển khai các biện pháp hữu hiệu để bình ổn giá thuốc là công việc được quan tâm thực hiện.BộY tế đã chỉ đạo quyết liệt thực hiện Thông tư liên tịch số 50/2011/TTLT/BYT- BTC-BCT của liên Bộ Y tế- Bộ Tài chính - Bộ Công thương, Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT/BYT-BTC của Bộ Y tế - Bộ Tài chính, Thông tư liên tịch số 36/2013/TTLT-BYT-BTC của liên Bộ Y tế và Tài chính, Thông tư số 37/2013/TT-
  • 28. 17 BYT của Bộ Y tế và Thông tư số 31/2014/TT-BYT của Bộ Y tế hướng dẫn lập hồ sơ mời thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế. Kết quả là thuốc cung ứng cho bệnh viện đạt cả 2 yếu tố chất lượng và chi phí tiền thuốc. Theo kết quả trúng thầu đối với các mặt hàng chứa 20 hoạt chất có tỷ trọng sử dụng cao nhất (chiếm khoảng 30 % trị giá thuốc trúng thầu tại các bệnh viện) tại 26 bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ và Sở Y tế báo cáo về Bộ Y tế: So sánh trị giá tiền mua thuốc theo số lượng đấu thầu và theo giá thuốc trúng thầu theo quy định mới (năm 2013) với việc mua sắm các mặt hàng này theo quy định cũ (năm 2012) cho thấy giá thuốc trúng thầu giảm 35,33 %. Theo quy định của pháp luật về giá, doanh nghiệp kinh doanh tự định giá, cạnh tranh về giá và chịu sự giám sát của cơ quan quản lý thông qua việc kê khai, niêm yết giá và không bán vượt quá giá niêm yết.Trong thời gian 2011 - 2015, nhìn chung thị trường dược phẩm được duy trì ổn định và không xảy ra tình trạng tăng giá đột biến, bất hợp lý ảnh hưởng tới công tác phòng bệnh, chữa bệnh của nhân dân. Khó khăn, hạn chế Luật Dược 2005 quy định việc kê khai và kê khai lại giá thuốc phải “bảo đảm giá thuốc không cao hơn giá thuốc tại các nước trong khu vực có điều kiện y tế, thương mại tương tự như Việt Nam”. Trên cơ sở đó, Nghị định số 79/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dược quy định: “Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Thương mại và các Bộ, ngành liên quan công bố cụ thể danh sách các nước trong khu vực có điều kiện y tế, thương mại tương tự Việt Nam”. Tuy nhiên, đến nay liên Bộ vẫn chưa ban hành được văn bản hướng dẫn nội dung trên do khó khăn trong việc xác định điều kiện y tế, thương mại của các quốc gia tương tự Việt Nam, đồng thời việc tham khảo giá thuốc tại các nước không có ý nghĩa đối với những mặt hàng cung ứng cho thị trường Việt Nam nhưng không bán tại các nước tham khảo. Ngay đối với quy định tại điểm d khoản 2 Điều 5 Luật Dược “Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo công khai giá thuốc được kê khai; định kỳ công bố giá tối đa đối với các loại thuốc do NSNN và BHYT chi trả” đến nay vẫn chưa thực hiện được do số lượng thuốc sản xuất, lưu hành tại Việt Nam hiện có khoảng 25000 mặt hàng với trên 1500 hoạt chất. Mỗi hoạt chất có rất nhiều chủng loại, hàm lượng, quy cách đóng gói, dạng bào chế, nhà sản xuất khác nhau nên việc xác định mức giá tối đa cho tất cả các mặt hàng thuốc là rất khó khăn và không khả thi, và có thể dẫn giá thuốc tăng lên tới mức tối đa. Luật Dược 2005 chỉ giao Bộ Y tế làm đầu mối mà không phân công nhiệm vụ giữa các bộ, ngành trong quản lý giá thuốc hoặc thành lập một Hội đồng/Ủy ban liên ngành về quản lý giá thuốc làm cho quá trình thực hiện gặp nhiều khó khăn, chưa bảo
  • 29. 18 đảm tính công khai, minh bạch trong hoạt động quản lý giá vì giá thuốc cần phải phối hợp đa ngành. 2.4.4 Đặc điểm chung của huyện Hòn Đất và Y tế huyện Hòn Đất tỉnh Kiên Giang Đặc điểm chung của huyện Hòn Đất:  Hòn Đất là huyện có diện tích tự nhiên lớn nhất của tỉnh Kiên Giang (trước đây nằm trong huyện Châu Thành thuộc tỉnh Rạch Giá và sau đó thuộc tỉnh Kiên Giang),huyện lỵlà thị trấn Hòn Đất (https://hondat.kiengiang.gov.vn).  Diện tích: 1.039,57 km²(Hòn Đất, 2016).  Dân số trung bình: 174.818 người(Hòn Đất, 2016).  Mật độ dân số: 168 người/km2 (Hòn Đất, 2016).  Huyện có 2 thị trấn và 12 xã (với 75 ấp, 12 khu phố): Thị trấn Sóc Sơn, Thị trấn Hòn Đất, xã Bình Sơn, xã Bình Giang, xã Mỹ Hiệp Sơn, xã Lình Huỳnh, xã Mỹ Phước, xã Mỹ Lâm, xã Mỹ Thuận, xã Mỹ Thái, xã Sơn Bình, xã Nam Thái Sơn, xã Thổ Sơn, xã Sơn Kiên(Hòn Đất, 2016).  Vịtrí của huyện: Phía tây nam giáp vịnh Thái Lan, phía tây bắc giáp huyện Kiên Lương, phía đông nam giáp thành phố Rạch Giá, phía đông giáp huyệnTân Hiệp, đông bắc giáp huyện Thoại Sơn (tỉnh An Giang). Trên địa bàn huyện có một hòn cùng tên là Hòn Đấtcao 260m (https://hondat.kiengiang.gov.vn). Hình 2.1. Vị trí của huyện Hòn Đất
  • 30. 19 Theo Quyết định số 1085/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Hòn Đất đến năm 2020 đã đề ra mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội như sau: Về phát triển kinh tế(Thủ tướng chính phủ, 2014)  Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 13 % - 13,5 % thời kỳ 2011 - 2015 và 12,5 % - 13 % thời kỳ 2016-2020. GDP bình quân đầu người đến năm 2015 đạt 2.300 USD và 3.620 USD năm 2020.  Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực bền vững, đến năm 2015 cơ cấu các ngành nông nghiệp, công nghiệp - xây dựng, dịch vụ lần lượt là 68 % - 10,7 % - 21,3 %; đến năm 2020 là 53,1 % - 15,7 % - 31,2 %.  Năm 2015, sản lượng lúa đạt 1.037.980 tấn, sản lượng thủy sản đạt 84.990 tấn, đến năm 2020, sản lượng lúa đạt 1.050.582 tấn, sản lượng thủy sản đạt 111.451 tấn.  Đến năm 2015, có 3 xã (Mỹ Lâm, Sơn Kiên, Thổ Sơn) đạt xã nông thôn mới, các xã còn lại đạt 50 % tiêu chí trở lên. Đến năm 2020, có thêm 9 xã đạt tiêu chí nông thôn mới. Về phát triển xã hội(Thủ tướng chính phủ, 2014)  Giảm tỷ lệ sinh bình quân hàng năm từ 0,2‰ để đến năm 2015 tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn 9,4‰, đến năm 2020 là 8,8‰.  Đến năm 2015: Đạt chuẩn phổ cập mẫu giáo 5 tuổi, 100 % trạm y tế có bác sĩ. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn 7 % vào năm 2015 và 3 % năm 2020.  Hàng năm giải quyết việc làm cho 3.000 - 3.500 lao động, phấn đấu tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 46 % vào năm 2015 và 66 % năm 2020, trong đó đào tạo nghề là 40 % - 56 %(Thủ tướng chính phủ, 2014).  Tỷ lệ dân số được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh là 85 % vào năm 2015 và 98 % vào năm 2020. Tỷ lệ hộ được sử dụng điện đến năm 2015 là 98 %, đến năm 2020 là 99 %.  Năm 2020 có trên 80 % nhà kiên cố và bán kiên cố.  Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đến năm 2015 là 75 % và 90 % vào năm 2020.  Đến năm 2020, các cụm công nghiệp, bệnh viện, khu đô thị mới có hệ thống xử lý chất thải, nước thải đảm bảo tiêu chuẩn. Các hộ dân cư có nhà vệ sinh và chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh. Dự kiến nhu cầu vốn đầu tư để phát triển kinh tế - xã hội huyện Hòn Đất đến năm 2020 là 38.013 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 2011 - 2015 là 12.546 tỷ đồng, giai đoạn 2016 - 2020 là 25.467 tỷ đồng, bao gồm các nguồn: Vốn ngân sách nhà nước
  • 31. 20 chiếm 30 % tổng vốn đầu tư, chủ yếu tập trung đầu tư các công trình trọng điểm về kết cấu hạ tầng xã hội, tạo động lực cho phát triển; nguồn vốn dân doanh có tác động lớn trong đầu tư phát triển kinh tế của huyện, chiếm trên 45 % tổng vốn đầu tư; nguồn vốn kêu gọi đầu tư chủ yếu đầu tư các dự án trong cụm công nghiệp, khu đô thị, dân cư và một số dự án sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện, chiếm khoảng 25 % tổng vốn đầu tư. Y tế  Tính đến năm 2015 trên địa bàn huyện có 1 bệnh viện, 2 phòng khám đa khoa khu vực, 12 trạm y tế xã phường. Không có nhà hộ sinh và trạm y tế của cơ quan xí nghiệp(Hòn Đất, 2016).  Số lượng cán bộ ngành y năm 2015 tổng số 324 người trong đó có: 47 bác sĩ, 152 y sĩ, 8 y tá, 45 hộ sinh còn lại 72 người có chuyên môn khác(Hòn Đất, 2016).  Theo thống kê của Phòng Y tế huyện Hòn Đất năm 2016 trên địa bàn huyện hiện có 126 cơ sở kinh doanh thuốc gồm quầy thuốc và đại lý bán thuốc, không có nhà thuốc do số lượng dược sĩ đại học trở về huyện để làm việc sau khi học xong là không có. Số lượng quầy thuốc hiện đang hoạt động là 59 quầy trong đó chỉ có 43 quầy thuốc đạt GPP (ngoại trừ 1 quầy thuốc bệnh viện), số còn lại là đại lý thuốc(Phòng Y tế, 2016).  Địa bàn huyện Hòn Đất có tất cả 2 thị trấn và 12 xã tuy nhiên theo thống kê của Phòng Y tế huyện Hòn Đất chỉ có 2 thị trấn là thị trấn Hòn Đất, thị trấn Sóc Sơn và 5 xã bao gồm: Xã Mỹ Lâm, xã Nam Thái Sơn, xã Sơn Bình, xã Sơn Kiên, xã Bình Sơn là có quầy thuốc đạt GPP. Còn lại 7 xã bao gồm: Xã Bình Giang, xã Mỹ Hiệp Sơn, xã Lình Huỳnh, xã Mỹ Phước, xã Mỹ Thuận, xã Mỹ Thái, xã Thổ Sơn chưa có quầy thuốc nào đạt GPP, cơ sở bán lẻ ở đây chủ yếu là đại lý thuốc (Phòng Y tế, 2016). Trước tình hình đó Quyết định số 1085/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Hòn Đất đến năm 2020đã đề ra phương hướng tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, quan tâm đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ y tế. Đầu tư, nâng cao chất lượng điều trị của bệnh viện huyện, củng cố, tăng cường tuyến y tế cơ sở, phấn đấu 100 % trạm y tế có bác sĩ, nâng cao hiệu quả hoạt động các tổ y tế ấp. Thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia, chăm sóc sức khỏe ban đầu. Tăng cường chất lượng và trách nhiệm của đội ngũ y, bác sĩ. Vận động nhân dân mua bảo hiểm y tế và hỗ trợ mua bảo hiểm y tế tự nguyện cho hộ cận nghèo, tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa để huy động các nguồn lực đầu tư phát triển sự nghiệp y tế, tăng cường quản lý nhà nước đối với các cơ sở hành nghề y dược tư nhân, đảm bảo hoạt động theo đúng pháp luật. Đầu tư, tăng cường
  • 32. 21 trang thiết bị và đội ngũ cán bộ y tếbệnh viện huyện, trạm y tế các xã, phấn đấu đến năm 2020 là 17,2 giường và 4,7 bác sĩ/vạn dân (Thủ tướng chính phủ, 2014).
  • 33. 22 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng nghiên cứu 3.1.1 Đối tượng nghiên cứu  Phòng Y tế huyện Hòn Đất tỉnh Kiên Giang.  Cơ sở bán lẻ thuốc đạt GPP trong huyện Hòn Đất tỉnh Kiên Giang.  Đối tượng phỏng vấn: Người phụ trách chuyên môn tại cơ sở.  Không tiến hành khảo sát quầy thuốc bệnh viện vì bệnh viện đang trong quá trình thanh kiểm tra và đồng thời việc khảo sát có tiến hành khảo sát kỹ năng thực hành của nhân viên bán thuốc bằng phương pháp đóng vai mua thuốc huyết áp là thuốc kê đơn nhưng không có đơn thuốc thì bệnh viện sẽ từ chối bán. 3.1.2 Địa điểm nghiên cứu  Huyện Hòn Đất tỉnh Kiên Giang. 3.1.3 Thời gian nghiên cứu  Từ tháng 11/2016 đến tháng 5/2017  Nghiên cứu tiến hành khảo sát tại các nhà thuốc/quầy thuốc trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 5/2017. 3.1.4 Tiêu chuẩn chọn mẫu  Nghiên cứu lựa chọn nhà thuốc/quầy thuốc đạt yêu cầu, phương pháp chọn mẫu thuận tiện.  Tất cả cơ sở bán lẻ thuốc đạt chuẩn thực hành tốt nhà thuốc trên địa bàn huyện Hòn Đất – Kiên Giang trong năm 2016.  Đang hoạt động. 3.1.5 Tiêu chuẩn loại trừ  Các cơ sở không còn hoạt động.  Quầy thuốc bệnh viện.  Quầy thuốc không đồng ý tiến hành khảo sát. 3.2 Phương pháp nghiên cứu 3.2.1 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp mô tả hồi cứu Thu thập, hồi cứu các sốliệu có sẵn tại phòng Y tế huyện Hòn Đất đểmô tảsựphát triển của mạng lưới bán lẻ thuốc trên địa bàn huyện Hòn Đất.
  • 34. 23 Phương pháp mô tả cắt ngang Dựa vào bộ câu hỏi đã được thiết kế định hướng theo các tiêu chuẩn GPP, các điều tra viên trực tiếp phỏng vấn hoặc gửi “Phiếu khảo sát” đến từng chủ cơ sở bán lẻ thuốc trong mẫu nghiên cứu thu nhập các thông tin liên quan đến nhân sự, cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo quản thuốc, hồ sơ, sổ sách, tài liệu chuyên môn, việc thực hiện các quy chế dược và phân tích việc tuân thủ nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc - GPP” của mạng lưới bán lẻ thuốc trên địa bàn huyện Hòn Đất. Từ danh sách các cơ sở bán lẻ thuốc đạt GPP điều tra viên đến khảo sát trực tiếp và đóng vai khách hàng đến đánh giá các chỉ tiêu trong “Phiếu thu thập thông tin về kỹ năng thực hành của nhân viên bán thuốc” đồng thời quan sát thực tế cơ sở kinh doanh thuốc và đánh giá kết quả vào bảng “Tự quan sát”. Đóng vai người mua thuốc tim mạch (thuốc hạ huyết áp) đánh giá các chỉ tiêu trong phiếu thu thập thông tin về kỹ năng thực hành của nhân viên cơ sở kinh doanh thuốc. 3.2.2 Mẫu nghiên cứu Tất cả cơ sở bán lẻ thuốc đạt chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc - GPP” trên địa bàn huyện Hòn Đất - Kiên Giang: 42 cơ sở là quầy thuốc đạt GPP trong số 59 cơ sở là quầy thuốc đang hoạt động. Không bao gồm 1 cơ sở là quầy thuốc bệnh viện Đa khoa huyện Hòn Đất. 3.2.3 Phương pháp chọn mẫu Chọn tất cả cơ sở bán lẻ thuốc đạt chuẩn thực hành tốt nhà thuốc trên địa bàn huyện Hòn Đất - Kiên Giang năm 2016 ngoại trừ quầy thuốc bệnh viện. 3.2.4 Nội dung nghiên cứu 3.2.4.1 Cách tiến hành. Tra cứu danh sách các cơ sở bán lẻ thuốc đã đạt GPP tại Phòng Y tế huyện Hòn Đất tỉnh Kiên Giang. Tra cứu kết quả thẩm định các cơ sở bán lẻ đạt GPP. Tra cứu kết quả thanh kiểm tra các cơ sở bán lẻ đạt GPP. Dựa vào bảng checklist của Bộ Y tế để hình thành bảng câu hỏi và bảng tự quan sát. Bộ câu hỏi được thiết kế dưới dạng câu hỏi đóng, câu hỏi mở. Câu hỏi đóng là dạng câu hỏi đề xuất lựa chọn hay các câu trả lời để người trả lời tự chọn, người trả lời phải chọn một câu. Câu hỏi mở cho phép người trả lời tự trả lời theo ngôn từ của họ người phỏng vấn ghi lại câu trả lời. Phỏng vấn trực tiếp:Người phỏng vấn điền thông tin vào phiếu khảo sát hoặc đưaphiếu khảo sát cho chủ cơ sở kinh doanh thuốc điền thông tin (khi khảo sát đối tượng phỏng vấn không có thời gian trả lời trực tiếp) rồi hẹn ngày thu lại phiếu khảo sát.
  • 35. 24 Quan sát và đánh giá một số đặc điểm của cơ sở kinh doanh thuốc vào bảng tự quan sát. Đóng vai người mua thuốc tim mạch (thuốc hạ huyết áp) đánh giá các chỉ tiêu trong phiếu thu thập thông tin về kỹ năng thực hành của nhân viên cơ sở kinh doanh thuốc. 3.2.4.2 Các tiêu chuẩn nội dung cần phỏng vấn và quan sát thực tế Tiêu chuẩn cần phỏng vấn: Đưa ra tình huống giả làm khách hàng mua thuốc hạ huyết áp. Mua thuốc cho người nhà lớn tuổi bị tăng huyết áp. Chấp nhận bất cứ lời đề nghị nào mà cơ sở kinh doanh thuốc đưa ra. Tiêu chuẩn cần quan sát thực tế: Địa điểm, diện tích, biển hiệu, nhân sự, bố trí các khu vực trong cơ sở, trang thiết bị bảo quản thuốc, tồn trữ bảo quản, bày bán, sắp xếp thuốc, niêm yết giá thuốc. Tiêu chuẩn nhân sự  Người quản lý chuyên môn  Có mặt tại cơ sở bán lẻ hoạt động hoặc ủy quyền theo quy định.  Có trực tiếp tham gia bán thuốc kê đơn.  Có thường xuyên cập nhật kiến thức chuyên môn.  Có đào tạo, hướng dẫn nhân viên quy chế. Thực hiện kiến thức chuyên môn.  Người bán lẻ  Có đủ nhân viên thực hiện cho các hoạt động của cơ sở kinh doanh.  Có mặc áo blouse và đeo biển tên ghi rõ họ tên, chức danh.  Tất cả các nhân viên được huấn luyện để hiểu rõ và thực hiện đúng các nguyên tắc “Thực hành tốt nhà thuốc”.  Được đào tạo cập nhật kiến thức chuyên môn và pháp luật y tế.  Có thái độ hòa nhã, lịch sự khi tiếp xúc với khách hàng. Tiêu chuẩn cơ sở vật chất  Xây dựng và thiết kế  Địa điểm cố định, riêng biệt, khu trưng bày bảo quản riêng biệt đảm bảo kiểm soát được môi trường bảo quản thuốc.  Cơ sở kinh doanh có mội trường riêng biệt hoàn toàn.  Bố trí cao ráo thoáng mát cách xa nguồn ô nhiễm.  Trần nhà có chống bụi.  Tường và nền phẳng nhẵn dễ vệ sinh lau rửa.  Diện tích và bố trí  Khu trưng bày, bảo quản tối thiểu 10m2 .  Có khu vực để người mua tiếp xúc trao đổi thông tin.
  • 36. 25  Bồn rửa tay cho nhân viên và người mua thuốc.  Phân khu vực để mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dụng cụ y tế.  Nếu có tổ chức pha chế theo đơn thì có phòng pha chế và nơi rửa dụng cụ pha chế.  Có khu vực riêng để ra lẻ.  Khu vực ra lẻ cách ly với khu vực bảo quản và trưng bày.  Nếu có kho bảo quản thì kho đạt yêu cầu bảo quản thuốc.  Có khu vực tư vấn.  Mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dụng cụ y tế có khu vực riêng không ảnh hưởng đến thuốc. Tiêu chuẩn trang thiết bị bảo quản, bao bì  Thiết bị bảo quản thuốc  Nhiệt kế, ẩm kế, sổ theo dõi ghi chép.  Nơi bán thuốc đủ ánh sáng đảm bảo các thao tác diễn ra thuận lợi và không bị nhầm lẫn.  Ánh sáng mặt trời không chiếu trực tiếp vào khu vực trưng bày, bảo quản thuốc.  Thiết bị bảo quản thuốc đáp ứng yêu cầu ghi trên nhãn.  Nơi bán thuốc có duy trì nhiệt độ dưới 30o C và độ ẩm bằng hoặc dưới 75 % như quy định.  Dụng cụ, bao bì ra lẻ và pha chế theo đơn  Có bao bì ra lẻ thuốc.  Bao bì có kín khí cho thuốc không còn bao bì trực tiếp.  Thuốc bán lẻ không đựng trong bao bì mang tên thuốc khác hoặc có chứa nội dung quảng cáo của một thuốc khác. Tiêu chuẩn ghi nhãn thuốc  Thuốc bán lẻ không còn bao bì ngoài của thuốc được đính kèm theo các thông tin sau: Tên thuốc, dạng bào chế, nồng độ, hàm lượng. Nếu không có đơn thuốc, không có hướng dẫn sử dụng, bán số lượng quá ít phải có thêm thông tin: Cách dùng, liều dùng, số lần dùng.  Thuốc pha chế theo đơn ngoài quy định như phần trên, có các thông tin sau: Ngày pha chế, ngày hết hạn sử dụng, tên bệnh nhân, tên và địa chỉ nơi pha chế, cảnh báo an toàn cho trẻ em (nếu có).
  • 37. 26 Tiêu chuẩn hồ sơ sổ sách và tài liệu chuyên môn  Hồ sơ pháp lý có các giấy tờ pháp lý như: Giấy đăng ký kinh doanh, chứng chỉ hành nghề của dược sĩ phụ trách chuyên môn, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc.  Tài liệu hướng dẫn sử dụng thuốc.  Hồ sơ sổ sách liên quan đế hoạt động kinh doanh thuốc: Theo dõi số lô, hạn dùng và các vấn đề có liên quan. Lưu giữ hồ sơ sổ sách ít nhất 1 năm kể từ khi thuốc hết hạn dùng. Hồ sơ, sổ sách có thể tra cứu kịp thời khi cần thiết.  Xây dựng và thực hiện các quy trình thao tác chuẩn: Có đủ các quy trình theo yêu cầu, nhân viên bán thuốc áp dụng thực hiện đầy đủ các quy trình. Tiêu chuẩn nguồn thuốc  Có hồ sơ các nhà cung ứng thuốc có uy tín.  Có lưu trữ hóa đơn mua hàng hợp lệ.  Tất cả các thuốc là thuốc được lưu hành hợp pháp (có số đăng ký hoặc có số giấy phép nhập khẩu).  Có đầy đủ thuốc dùng cho tuyến C trong danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam. Tiêu chuẩn thực hiện quy chế chuyên môn, thực hành nghề nghiệp  Quản lý mua bán thuốc gây nghiện, hướng tâm thần và tiền chất theo quy định.  Kiểm tra đối chiếu số lượng thuốc gây nghiện, hướng tâm thần, tiền chất trên sổ sách và thực tế khớp.  Nhân viên nắm được quy chế kê đơn và biết tra cứu danh mục thuốc không kê đơn.  Khi bán thuốc người bán lẻ hỏi người mua các thông tin về triệu chứng bệnh, tình trạng người dùng thuốc để tránh rủi ro khi dùng thuốc.  Người bán lẻ có trình độ chuyên môn phù hợp để bán loại thuốc kê trong đơn thuốc: Có kiểm tra thuốc trước khi bán, có biện pháp theo dõi việc bán thuốc kê đơn, nếu đơn thuốc không hợp lệ người bán thuốc có hỏi lại người kê đơn, thông báo cho bệnh nhân và từ chối bán. Chỉ dược sĩ đại học mới có quyền thay thế thuốc trong đơn.  Khi bán thuốc người bán lẻ có tư vấn và thông báo cho người mua lựa chọn thuốc phù hợp với khả năng tài chính, cách dùng thuốc, thông tin về thuốc, tác dụng phụ, cảnh báo, tương tác thuốc. Những trường hợp cần có sự chẩn đoán của thầy thuốc mới được dùng thuốc, những trường hợp không cần sử dụng thuốc.  Hướng dẫn sử dụng thuốc vừa bằng lời nói, vừa ghi nhãn theo quy định.
  • 38. 27  Khi giao thuốc cho người mua người bán có kiểm tra đối chiếu các thông tin: Nhãn thuốc, chất lượng thuốc bằng cảm quan, chủng loại thuốc, số lượng.  Người bán lẻ, cơ sở bán lẻ không tiến hành các hoạt động thông tin quảng cáo thuốc trái quy định. Người bán lẻ không khuyến khích người mua mua nhiều thuốc hơn mức cần thiết.  Thuốc có đủ nhãn. Nhãn thuốc và thuốc bên trong phải khớp với nhau.  Sắp xếp thuốc gọn gàng dễ lấy, tránh nhầm lẫn, sắp xếp theo điều kiện bảo quản ghi trên nhãn. Có khu vực riêng cho thuốc kê đơn.  Thực hiện niêm yết giá thuốc theo đúng quy định và bán không cao hơn giá thuốc đã niêm yết. Tiêu chuẩn kiểm tra, đảm bảo chất lượng thuốc  Có kiểm tra, kiểm soát khi nhập thuốc  Hạn dùng của thuốc, thuốc còn nguyên vẹn trong bao bì gốc của nhà sản xuất, các thông tin trên nhãn thuốc, có kiểm soát chất lượng bằng cảm quan.  Có tiến hành kiểm soát chất lượng thuốc định kỳ và đột xuất.  Giải quyết thuốc bị khiếu nại, thu hồi  Có tiếp nhận thông tin thuốc và thông báo về thuốc bị khiếu nại, thu hồi, thuốc không được phép lưu hành.  Có thu hồi và lập hồ sơ thu hồi theo quy định. Có kiểm kê đối với thuốc khiếu nại, thuốc bị thu hồi.  Có thông báo thu hồi cho khách hàng.  Có trả lại nơi mua hoặc hủy. 3.2.5 Xử lý số liệu Kết quả thu thập được sẽ được xử lý bằng Microsoft office Excel 2007, Microsoft office Word 2007, SPSS 22 để có thông tin trình bày trên bảng và biểu đồ (hình). 3.3 Người đi thu thập số liệu Tác giả của luận văn sau khi soạn thảo phiếu điều tra, bảng tự quan sát, phiếu thu thập thông tin về kỹ năng thực hành của nhân viên bán thuốc sẽ tiến hành điều tra. 3.4 Sai số và khắc phục sai số 3.4.1 Sai số  Thời gian phỏng vấn còn hạn chế dẫn tới thông tin có thể sai sót.  Đối tượng nghiên cứu không nhớ rõ những số liệu dẫn đến trả lời không chính xác.  Người phỏng vấn đặt câu hỏi không rõ ràng, đối tượng phỏng vấn hiểu lầm và trả lời sai.
  • 39. 28  Đối tượng nghiên cứu trả lời không thật lòng.  Người khảo sát hỏi thiếu câu hỏi, bỏ sót thông tin, ghi sai thông tin. 3.4.2 Khắc khục sai số  Có thể gửi lại bảng câu hỏi và hẹn ngày lấy sau.  Đặt câu hỏi rõ ràng, dễ hiểu.  Các số liệu được nhập mỗi ngày để dễ theo dõi.  Đối chiếu kiểm tra số liệu để tránh sai sót. 3.5 Y đức trong nghiên cứu  Thực hiện đề tài nhằm phân tích hoạt động của cơ sở bán lẻ thuốc đạt GPP trên địa bàn huyện Hòn Đất – Kiên Giang nhằm giúp cơ quan chức năng có chính sách phù hợp để giúp cơ sở đạt và duy trì tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc” một cách ổn định, lâu dài.  Các thông tin khảo sát phục vụ cho nghiên cứu khoa học, mọi thông tin đều được bảo mật.Người tham gia nghiên cứu trên tinh thần tự nguyện.Danh sách đối tượng tham gia đều được mã hóa.  Các đối tượng phỏng vấn sẽ được người phỏng vấn giải thích mục tiêu, ý nghĩa của nghiên cứu và đồng ý tham gia nghiên cứu.  Tôn trọng người được phỏng vấn, không có thái độ xem thường, tôn trọng sự lựa chọn và quyền tự quyết của người được phỏng vấn.
  • 40. 29 42,75 % 48,55 % 8,7 % Quầy thuốc Đại lý bán thuốc Tủ thuốc trạm y tế CHƯƠNG 4.KẾT QUẢ 4.1 Thực trạng hoạt động, kết quả thẩm định và thanh kiểm tra cơ sở kinh doanh thuốc huyện Hòn Đất năm 2016 4.1.1 Số lượng cơ sở bán lẻ thuốc Kết quả nghiên cứu số lượng các cơ sở bán lẻ thuốc tại huyện Hòn Đất năm 2016 thu được như sau: Bảng 4.1. Số lượng các cơ sở bán lẻ thuốc tại huyện Hòn Đất năm 2016 Stt Các loại hình bán lẻ thuốc Năm 2016 Đạt GPP Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Nhà thuốc 0 0 0 0 2 Quầy thuốc 59 42,75 43 72,88 3 Đại lý bán thuốc 67 48,55 4 Tủ thuốc trạm y tế 12 8,70 Tổng 138 100 (Nguồn: Phòng Y tế huyện Hòn Đất) Nhận xét  Trên địa bàn huyện Hòn Đất theo thống kê đến tháng 12 năm 2016 có 138 cơ sở bán lẻ thuốc phục vụ cho 174.818 dân số trên toàn huyện (1 cơ sở bán thuốc phục vụ 1.267 người dân) tỷ lệ này khá cao so với mặt bằng chung (1 cơ sở bán thuốc không phục vụ quá 2000 dân).  Nhà thuốc trong huyện không có do nguồn nhân lực thiếu dược sĩ đại học.  Số lượng quầy thuốc đạt GPP là 43/59 cơ sở chiếm tỷ lệ 72,88 % trong đó có 1 quầy thuốc bệnh viện. Hình 4.1. Biểu diễn số lượng các cơ sở bán lẻ thuốc tại huyện Hòn Đất năm 2016
  • 41. 30  Số lượng đại lý thuốc trong huyệnlà 67 cơ sở chiếm tỷ lệ 48,55 % trên tổng số các cơ sở bán lẻ thuốc trên toàn huyện, loại hình này chưa đạt GPP. 4.1.2 Số lượng và tỷ lệ cơ sở kinh doanh thuốc đạt GPP trong quá trình thẩm định Trong 43 biên bản thẩm định được chọn để phân tích sự đáp ứng về các tiêu chuẩn GPP thì tổng hợp được kết quả như sau: Bảng 4.2.Số lượng và tỷ lệ điểm đạt được sau quá trình thẩm định Loại Cơ sở Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Đạt tỷ lệ điểm từ 100 % trở lên không có tồn tại 0 0 2 Đạt tỷ lệ điểm từ 100 % trở lên có tồn tại 0 0 3 Đạt tỷ lệ điểm từ 90 % có tồn tại và khắc phục tại cơ sở 33 76,74 4 Đạt tỷ lệ điểm từ 80 - 90 % có tồn tại và báo cáo khắc phục gửi về Phòng Y tế trong vòng 30 ngày (nếu không báo cáo khắc phục trong vòng 30 ngày thì tiến hành thẩm định lại ) 10 23,26 5 Đạt tỷ lệ điểm dưới 80 %hoặc có ít nhất 01 điểm không chấp thuận (phải thẩm định lại) 0 0 Tổng 43 (Nguồn: Phòng Y tế huyện Hòn Đất) Nhận xét  Số lượng cơ sở kinh doanh thuốc đạt loại 1 là 0, chiếm tỷ lệ 0 %.  Số lượng cơ sở kinh doanh thuốc đạt loại 2 là 0, chiếm tỷ lệ 0 %.  Số lượng cơ sở kinh doanh thuốc đạt loại 3 là 33, chiếm tỷ lệ 76,74 %.  Số lượng cơ sở kinh doanh thuốc đạt loại 4 là 10, chiếm tỷ lệ 23,26 %.  Số lượng cơ sở kinh doanh thuốc đạt loại 5 phải tiến hành thẩm định lại do có một điểm không chấp thuận là 0, chiếm tỷ lệ 0 %.
  • 42. 31 34,38 % 65,62 % Tỷ lệ vi phạm Tỷ lệ không vi phạm 4.1.3 Số lượng cơ sở kinh doanh thuốc được thanh kiểm tra trong năm 2016 Kết quả nghiên cứu số lượng cơ sở kinh doanh thuốc được thanh kiểm tratại huyện Hòn Đất năm 2016 thu được như sau: Bảng 4.3. Kết quả thanh kiểm tra cơ sở kinh doanh thuốc Số lượt kiểm tra Số lượt vi phạm Tỷ lệ vi phạm 32 11 34,38 % (Nguồn: PhòngY tế huyện Hòn Đất) Nhận xét  Tỷ lệ vi phạm tương đối cao chiếm 34,38 %. 4.2 Kết quả khảo sát việc chấp hành nguyên tắc GPP sau khi đạt chuẩn GPP Tiến hành khảo sát 42/43 quầy thuốc đạt GPP (không tiến hành khảo sát quầy thuốc bệnh viện) cho kết quả khảo sát trình bày như sau: 4.2.1 Số liệu thống kê qua phiếu khảo sát 4.2.1.1 Về diện tích cơ sở Theo Thông tư 46/2011/TT-BYT hướng dẫn về thực hiện GPP có một số “điểm không chấp thuận” nếu cơ sở không đạt vào một trong các điều trên thì cơ sở sẽ không được cấp giấy chứng nhận GPP.Một trong 9 “điểm không chấp thuận” có phần diện tích trưng bày của cơ sở.Kết quả khảo sát diện tích của các cơ sở bán lẻ thuốc đạt GPP thông qua bảng khảo sát với kết quả được tổng hợp trong bảng sau: Hình 4.2. Biểu diễn kết quả thanh kiểm tra cơ sở kinh doanh thuốc
  • 43. 32 0 % 69 % 31 % 0 % < 10 m2 10 - 19 m2 20 - 29 m2 > 30 m2 Bảng 4.4. Kết quả khảo sát diện tích tại các cơ sở bán lẻ thuốc đã đạt GPP trên địa bàn huyện Hòn Đất năm 2016 Diện tích 10 - 19 m2 Diện tích 20 - 29 m2 Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 29 69 13 31 Nhận xét  Do yêu cầu về diện tích cơ sở là 1 trong 9 “điểm không chấp thuận” trong việc được cấp giấy chứng nhận GPP nên việc chấp hành tương đối tốt.  Như vậy, 100 % các cơ sở bán lẻ thuốc có diện tích lớn hơn hoặc bằng 10m2 .  Trong đó cơ sở có diện tích từ 10 -19 m2 chiếm 69 %. Còn lại cơ sở có diện tích từ 20 - 29 m2 chiếm 31 %. Đây là một trong những yếu tố rất thuận lợi cho việc hướng tới áp dụng tiêu chuẩn GPP trên địa bàn huyện Hòn Đất. 4.2.1.2Về việc bố trí các khu vực trong cơ sở bán lẻ thuốc đạt GPP Để thực hiện “Thực hành tốt nhà thuốc - GPP” các cơ sở bán lẻ thuốc cần phải bố trí tối thiểu các khu vực sau:  Khu vực trưng bày thuốc;  Khu vực bán lẻ thuốc;  Khu vực bảo quản thuốc;  Khu vực rửa tay;  Khu vực tư vấn;  Ghế ngồi đợi cho khách hàng. Hình 4.3. Biểu diễn về diện tích mặt bằng của các cơ sở bán lẻ thuốc