SlideShare a Scribd company logo
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
Đặng Thanh Hoa
THỦ TỤC RÚT GỌN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
KINH DOANH, THƯƠNG MẠI TRONG PHÁP LUẬT
TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
Đặng Thanh Hoa
THỦ TỤC RÚT GỌN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
KINH DOANH, THƯƠNG MẠI TRONG PHÁP LUẬT
TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM
Chuyên ngành: LUẬT KINH TẾ
Mã số: 62.380.107
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. NGUYỄN VĂN TIẾN
2. TS. NGUYỄN VĂN CƯỜNG
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
nêu trong Luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của Luận án
chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào của ai khác. Nếu có
sự gian dối, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Tác giả Luận án
Đặng Thanh Hoa
!
!
!
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................. v!
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1!
1.!Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1!
2.!Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài..................................................... 4!
2.1.! Mục đích nghiên cứu..................................................................................................4!
2.2.! Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................................4!
3.!Phạm vi, đối tượng nghiên cứu............................................................................ 5!
3.1.! Phạm vi nghiên cứu....................................................................................................5!
3.2.! Đối tượng nghiên cứu.................................................................................................5!
4.!Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài............................................................ 6!
5.!Kết cấu của Luận án ............................................................................................. 6!
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................................................... 8!
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ......................................................................... 8!
1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ..........................................................................8!
1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam...........................................................................11!
1.3. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu ..............................................................15!
2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu ................................................... 16!
2.1. Cơ sở lý thuyết..........................................................................................................16!
2.2. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................16!
3. Giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu.................................................. 17!
3.1.! Giả thuyết nghiên cứu..............................................................................................17!
3.2.! Câu hỏi nghiên cứu.................................................................................................17!
NỘI DUNG, KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................... 19!
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỦ TỤC RÚT GỌN TRONG TỐ TỤNG
DÂN SỰ .................................................................................................................... 19!
1.1. Khái niệm và ý nghĩa của thủ tục rút gọn ..............................................................19!
1.1.1. Khái niệm thủ tục rút gọn ......................................................................................19!
1.1.2. Ý nghĩa của thủ tục rút gọn ...................................................................................24!
1.2. Cơ sở pháp lý và định hướng xây dựng thủ tục rút gọn........................................30!
1.2.1. Cơ sở pháp lý của việc xây dựng thủ tục rút gọn ..................................................30!
1.2.2. Định hướng xây dựng thủ tục rút gọn...................................................................31!
1.2.3. Mối quan hệ giữa thủ tục rút gọn với các nguyên tắc xét xử cơ bản....................33!
1.3.! Đặc điểm của thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự...............................................40!
1.3.1.!Thủ tục rút gọn chỉ áp dụng đối với một số vụ án nhất định................................41!
1.3.2. Rút gọn về thành phần tham gia giải quyết tranh chấp........................................48!
1.3.3.!Rút gọn về trình tự và các bước tố tụng ................................................................49!
1.3.4.!Rút gọn về cấp xét xử.............................................................................................57!
1.3.5.!Rút gọn về thời gian giải quyết tranh chấp ...........................................................60!
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1........................................................................................ 62!
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG THỦ TỤC RÚT
GỌN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH, THƯƠNG MẠI ............ 64!
2.1. !Xây dựng thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại từ thực
trạng pháp luật tố tụng dân sự.......................................................................................65!
2.1.1. Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm ..................................................65!
2.1.2.!Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp phúc thẩm..............................................78!
2.2.! Xây dựng thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại từ thực
tiễn xét xử của Tòa án .....................................................................................................83!
2.2.1.!Đối với tranh chấp mà đương sự thừa nhận toàn bộ nghĩa vụ ............................83!
2.2.2.!Đối với tranh chấp đơn giản, giá ngạch thấp và chứng cứ rõ ràng .....................92!
2.2.3. Đối với tranh chấp đơn giản, chứng cứ rõ ràng nhưng giá ngạch lớn ................99!
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2...................................................................................... 102!
CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ VỀ XÂY DỰNG THỦ TỤC RÚT GỌN GIẢI
QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH, THƯƠNG MẠI............................... 105!
3.1.! Giải pháp xây dựng thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương
mại 105!
3.1.1.!Về tiêu chí xác định loại vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn.................107!
3.1.2.!Về rút gọn thành phần tham gia giải quyết tranh chấp......................................117!
3.1.3.!Về rút gọn trình tự, thủ tục giải quyết vụ án.......................................................121!
3.1.4.!Về rút gọn thời gian giải quyết vụ án ..................................................................127!
3.2.! Giải pháp về hoàn thiện pháp luật về thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh
doanh, thương mại ........................................................................................................135!
3.2.1.!Sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng dân sự .............................................................135!
3.2.2.!Ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi ..........138!
3.3.! Giải pháp về thi hành các quy định về thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh
doanh, thương mại ........................................................................................................139!
3.3.1.!Quán triệt nhận thức về ý nghĩa và yêu cầu của thủ tục rút gọn .......................139!
3.3.2.!Xây dựng cơ chế, tổ chức, nguồn lực và chế tài bảo đảm thực hiện các quy định
về thủ tục rút gọn............................................................................................................140!
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3...................................................................................... 142!
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 144!
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ..................................................................................................... i!
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................. ii!
SỐ LIỆU THỐNG KÊ KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT CÁC VỤ KINH DOANH
THƯƠNG MẠI CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN....................................................... xiv!
KẾT QUẢ ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC.................................................................. xix!
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BLTTDS : Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành
BLTTDSSĐ : Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi năm 2015
HP 2013 : Hiến pháp năm 2013
HĐTPTANDTC : Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
NQ49/TW : Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02-6-2005 của Bộ
Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm
2020
TANDTC : Tòa án nhân dân tối cao
TAND : Tòa án nhân dân
TCDS : Tranh chấp dân sự
TCKDTM : Tranh chấp kinh doanh, thương mại
TTDS : Tố tụng dân sự
TTRG : Thủ tục rút gọn
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1.!Tính cấp thiết của đề tài
Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02-6-2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược
cải cách tư pháp đến năm 2020 (NQ49/TW) đã chỉ rõ quan điểm về việc xây
dựng thủ tục rút gọn: “… Xây dựng cơ chế xét xử theo thủ tục rút gọn đối với
những vụ án có đủ một số điều kiện nhất định”. NQ49/TW cũng quy định:
“Cải cách tư pháp phải xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội… tiếp
thu có chọn lọc những kinh nghiệm của nước ngoài phù hợp với hoàn cảnh
của nước ta và yêu cầu chủ động hội nhập quốc tế…” Vì vậy, việc xây dựng
TTRG trong TTDS là đáp ứng đòi hỏi của yêu cầu cải cách tư pháp hiện nay.
Hiến pháp 2013 (HP 2013) quy định rõ về việc áp dụng TTRG để giải
quyết một số loại vụ án. Để triển khai thi hành HP 2013, việc bổ sung các quy
định về TTRG trong TTDS giải quyết một số loại vụ án về TCDS, trong đó
bao gồm TCKDTM, là cấp thiết. Vì vậy, việc xây dựng TTRG trong TTDS là
một trong những nhiệm vụ cấp thiết để triển khai thi hành HP 2013.
Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành (BLTTDS), các tranh
chấp dân sự (TCDS) nói chung, cũng như các tranh chấp kinh doanh, thương
mại (TCKDTM) nói riêng thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án1
đều được
giải quyết bằng một trình tự thủ tục tố tụng thông thường, áp dụng chung mà
không phân biệt giá trị tranh chấp, tính phức tạp hoặc đơn giản của tranh
chấp, có sự thừa nhận nghĩa vụ của đương sự... Bên cạnh đó, việc quy định về
thời hạn giải quyết các tranh chấp này như hiện nay là không hợp lý. Bởi lẽ,
1
Điều 29 BLTTDS quy định TCKDTM là: 1. Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh,
thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận bao
gồm: a) Mua bán hàng hóa; b) Cung ứng dịch vụ; c) Phân phối; d) Đại diện, đại lý; đ) Ký gửi; e) Thuê,
cho thuê, thuê mua; g) Xây dựng; h) Tư vấn, kỹ thuật; i) Vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường
sắt, đường bộ, đường thủy nội địa; k) Vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường hàng không, đường
biển; l) Mua bán cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác; m) Đầu tư, tài chính, ngân hàng; n) Bảo
hiểm; o) Thăm dò, khai thác. 2. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân,
tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận. 3. Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công
ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập,
hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty. 4. Các tranh chấp khác về kinh doanh,
thương mại mà pháp luật có quy định.
2
đối với những tranh chấp phức tạp, thời hạn tối đa mà pháp luật quy định là
cứng nhắc, khó thực thi và gây nhiều khó khăn đối với các Tòa án,2
còn đối
với những tranh chấp đơn giản, không nhất thiết cần thời hạn dài như vậy.
Ví dụ: doanh nghiệp A ký kết hợp đồng tín dụng hoàn toàn đúng pháp luật
với một ngân hàng, tuy nhiên doanh nghiệp A (bên vay) đã cố tình không
thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Khi thụ lý và giải quyết yêu cầu đòi nợ của
ngân hàng (bên cho vay), Tòa án vẫn phải thực hiện một số thủ tục không cần
thiết như hòa giải, thu thập chứng cứ theo quy định, phải hoãn phiên tòa lần
đầu khi một trong các đương sự hoặc người đại diện của họ được triệu tập
hợp lệ mà vắng mặt dù không có lý do chính đáng và phiên tòa vẫn phải được
xét xử bởi một hội đồng gồm ba thành viên… Ngoài ra, ngay cả khi vụ án đã
được Tòa án cấp sơ thẩm quyết định theo hướng buộc bên vay phải thực hiện
đúng nghĩa vụ mà bên vay đã thừa nhận, bên vay vẫn có quyền kháng cáo dù
chỉ nhằm kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ; và trong trường hợp đó Tòa án
cấp phúc thẩm vẫn phải giải quyết vụ án theo thời hạn và thủ tục thông
thường…
Như vậy, từ thực tiễn giải quyết các TCDS nói chung, đặc biệt đối với các
TCKDTM, cho thấy “thủ tục nặng nề, thời gian giải quyết kéo dài,”3
việc áp
dụng tất cả các thủ tục tố tụng như nhau mà không phân biệt tranh chấp phức
tạp, chứng cứ không rõ ràng, đương sự không thừa nhận quyền và nghĩa vụ
của nhau… với những tranh chấp đơn giản, chứng cứ rõ ràng, đương sự thừa
nhận nghĩa vụ… là bất hợp lý.
Rõ ràng, với quy định như vậy, vô hình chung làm ảnh hưởng trực tiếp đến
quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, môi trường kinh doanh và làm tăng
chi phí trong hoạt động kinh doanh. Chính quy định thời hạn giải quyết kéo
dài vài tháng (mà thực tiễn xét xử có khi lên đến cả năm) của pháp luật tố
2
Tòa án nhân dân tối cao (2015), Báo cáo Tổng kết thực tiễn 10 năm thi hành Bộ luật tố tụng dân sự, Hà
Nội, tr.16.
3
Ngô Anh Dũng (2002), “Sự cần thiết phải quy định thủ tục rút ngắn trong pháp luật dân sự”, Tạp chí
Tòa án nhân dân, (04), tr.10.
3
tụng dân sự (TTDS) hiện hành đã có những tác động không tốt đến quá trình
quay vòng của đồng vốn nếu tranh chấp trong vụ kiện có liên quan đến tài
sản, tiền, vàng… trong khi đó giá cả trong nền kinh tế thị trường luôn luôn
biến động.4
Ngoài ra, trong xu thế chung, các nước trên thế giới đều tìm cách giải
quyết nhanh các TCKDTM, vì đối với doanh nghiệp thời gian là tiền bạc, là
cơ hội kinh doanh, là sự phát triển của nền kinh tế đất nước, của xã hội, không
thể để doanh nghiệp phải mất quá nhiều thời gian cho một vụ kiện.5
Bên cạnh
đó, thủ tục tố tụng cồng kềnh không cần thiết trong giải quyết một số vụ án về
TCDS, trong đó bao gồm TCKDTM, làm lãng phí nguồn lực xã hội, như đội
ngũ Thẩm phán, Kiểm sát viên, Thư ký Tòa án…6
Vì vậy, việc “đơn giản hóa thủ tục, quy trình và rút ngắn thời gian giải
quyết tranh chấp thương mại xuống còn tối đa 200 ngày (hiện nay là 400
ngày), nhất là đối với tranh chấp quy mô nhỏ và giữa các doanh nghiệp nhỏ
và vừa thông qua Tòa án”7
là một nhu cầu thực sự cần thiết và cấp bách trong
bối cảnh đòi hỏi cải thiện môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh hiện
nay.
Trên thế giới, bên cạnh thủ tục tố tụng thông thường, nhiều nước đã xây
dựng thủ tục rút gọn (summary procedure) hay còn gọi là thủ tục giản lược
(simplified procedure) để áp dụng xử lý những vi phạm pháp luật nhỏ, giải
quyết những tranh chấp, khiếu kiện có giá trị thấp, những vụ việc đơn giản,
4
Ngô Anh Dũng, (03), tr.10.
5
Tưởng Duy Lượng (2015), Báo cáo khảo sát về chỉ số giải quyết tranh chấp hợp đồng, Hội thảo tham
vấn hoàn thiện Bộ luật tố tụng dân sự để cải thiện môi trường kinh doanh do Cơ quan Phát triển Quốc tế
Hoa Kỳ (USAID) tổ chức ngày 1-10-2015, Hà Nội, tr.13.
6
Theo số liệu thống kê: ở các đô thị lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, trung bình một Thẩm phán một
tháng phải giải quyết từ 10 vụ việc trở lên. Tại “Án dân sự: Có nên xử rút gọn?”.
[http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/TT_TINLAPPHAP/View_Detail.aspx?ItemID=812] (truy
cập ngày 28-1-2014).
7
Xem: II.2.b, Nghị quyết số 19/NQ-CP của Chính phủ ngày 12-3-2015 “Về những nhiệm vụ, giải pháp
chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2015 –
2016”.
4
chứng cứ rõ ràng,8
được thừa nhận và áp dụng rộng rãi ở nhiều nước.9
Chính
vì vậy, việc nghiên cứu và xây dựng thủ tục rút gọn (TTRG) để giải quyết một
số vụ án về TCDS nói chung và TCKDTM nói riêng là điều cần thiết trong
bối cảnh hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay.
Do đó, đề tài: “Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương
mại trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam” thực sự là cần thiết và cấp thiết
trong bối cảnh trên.
2.!Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1.! Mục đích nghiên cứu
Tác giả nghiên cứu luận án này (“Luận án”) nhằm đạt được những mục
đích sau đây:
Một là, làm sáng tỏ cơ sở lý luận về TTRG trong TTDS;
Hai là, phân tích thực trạng pháp luật và thực tiễn giải quyết TCKDTM tại
Tòa án Việt Nam làm cơ sở xây dựng TTRG giải quyết TCKDTM;
Ba là, làm rõ các yêu cầu và đưa ra các đề xuất xây dựng TTRG giải quyết
TCKDTM tại Tòa án Việt Nam.
2.2.! Nhiệm vụ nghiên cứu!
Để đạt được mục đích trên, tác giả đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
Thứ nhất, phân tích và làm sáng tỏ cơ sở lý luận về TTRG trong TTDS và
thực tiễn áp dụng TTRG ở một số quốc gia trên thế giới;
Thứ hai, phân tích thực trạng pháp luật TTDS và thực tiễn giải quyết
TCKDTM làm cơ sở cho việc xây dựng TTRG giải quyết TCKDTM;
Thứ ba, xây dựng các tiêu chí xác định các vụ án được giải quyết theo
TTRG có tính đến đặc thù áp dụng đối với TCKDTM;
8
Trương Hòa Bình (2014), “Vấn đề áp dụng thủ tục rút gọn trong xét xử và thành lập Tòa giản lược
trong hệ thống Tòa án nhân dân”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (04), tr.1.
9
Nguyễn Ngọc Khánh (2005), Bộ luật tố tụng dân sự Liên bang Nga, NXB Tư pháp, Hà Nội; Dự án
VIE/95/017 (2000), Bộ luật tố tụng dân sự của Cộng hòa Pháp, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội;
Michael Bogdan (1994), Luật so sánh, Kluwer Norstedts Juridik Tano (Người dịch: Lê Hồng Hạnh và
Dương Thị Hiền), tr.149.
5
Thứ tư, đề xuất xây dựng TTRG và các giải pháp hoàn thiện pháp luật và
cơ chế áp dụng TTRG giải quyết một số vụ án về TCDS nói chung và
TCKDTM nói riêng.
3.!!Phạm vi, đối tượng nghiên cứu
3.1.! Phạm vi nghiên cứu!
Mặc dù Luận án có tên gọi “Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh
doanh, thương mại trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam” nhưng phạm vi
nghiên cứu của Luận án không chỉ giới hạn nghiên cứu TTRG giải quyết
TCKDTM mà còn phải bao gồm TTRG giải quyết TCDS nói chung. Bởi lẽ:
thứ nhất, các quy định trong BLTTDS, về cơ bản, đang được áp dụng cho các
vụ án dân sự nói chung (bao gồm cả các vụ án về TCKDTM)10
và chỉ có một
số quy định riêng áp dụng cho việc giải quyết các vụ án về TCKDTM; thứ
hai, pháp luật tố tụng hiện nay cũng chưa có quy định về TTRG trong TTDS
nên cần thiết phải nghiên cứu về TTRG áp dụng chung trong TTDS vì TTRG
giải quyết TCKDTM phải dựa trên nền tảng TTRG giải quyết TCDS nói
chung.
Ngoài ra, phạm vi nghiên cứu của Luận án cũng chỉ giới hạn ở TTRG giải
quyết vụ án dân sự (tương ứng với tranh chấp) mà không bao gồm giải quyết
việc dân sự (tương ứng với yêu cầu). Cuối cùng, TTRG trong phạm vi nghiên
cứu của Luận án cũng chỉ giới hạn đối với TCKDTM được giải quyết tại Tòa
án chứ không bao gồm các cơ chế ngoài Tòa án như tại các tổ chức trọng tài
thương mại hoặc các cơ chế giải quyết tranh chấp khác.
3.2.! Đối tượng nghiên cứu!
Với cách tiếp cận về phạm vi nghiên cứu nêu trên, đối tượng nghiên cứu
của Luận án bao gồm:
10
Xem: Điều 1 BLTTDS quy định về phạm vi điều chỉnh và nhiệm vụ của BLTTDS: “Bộ luật tố tụng
dân sự quy định những nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự; trình tự, thủ tục khởi kiện để Tòa án giải
quyết các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (sau đây
gọi chung là vụ án dân sự)…”.
6
-! Các Nghị quyết của Đảng, Hiến pháp, BLTTDS và các văn bản pháp
luật của Việt Nam liên quan đến TTDS và TTRG;
-! Thực trạng giải quyết TCKDTM tại Tòa án;
-! TTRG trong TTDS của một số quốc gia trên thế giới;
-! Các quy định về TTRG và các quy định liên quan trong Dự thảo
BLTTDSSĐ.
4.! Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Luận án “Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại
trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam” là một công trình nghiên cứu
chuyên sâu ở Việt Nam. Đây là luận án tiến sĩ đầu tiên nghiên cứu về TTRG
trong TTDS nói chung và trong giải quyết TCKDTM nói riêng. Kết quả
nghiên cứu của Luận án sẽ cung cấp những nội dung, thông tin quan trọng, tin
cậy và có giá trị về cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn cho việc xây dựng TTRG
trong TTDS tại Việt Nam, trong đó có tham khảo kinh nghiệm nước ngoài. Vì
vậy, Luận án có giá trị tham khảo, phục vụ cho công việc nghiên cứu, giảng
dạy và học tập.
Ngoài ra, Luận án cũng phân tích thực tiễn giải quyết TCKDTM trong đó
có các tranh chấp đơn giản, giá ngạch thấp, đương sự thừa nhận nghĩa vụ hoặc
chứng cứ rõ ràng theo thủ tục tố tụng hiện nay làm cơ sở xây dựng TTRG giải
quyết các loại tranh chấp này.
Kết quả Luận án đưa ra các đề xuất và giải pháp xây dựng TTRG giải
quyết một số vụ án về TCDS nói chung và TCKDTM nói riêng. Vì vậy, trong
chừng mực nào đó, Luận án đóng góp cho việc xây dựng các quy định về
TTRG nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xét xử, tạo điều kiện hơn nữa cho
người dân tiếp cận công lý, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
5.!Kết cấu của Luận án
Ngoài Phần mở đầu, Tổng quan nghiên cứu, Những công trình liên quan
7
đến Luận án đã được công bố, Danh mục tài liệu tham khảo, Phần nội dung
của Luận án bao gồm các chương sau đây:
Chương 1: Cơ sở lý luận về thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự.
Chương 2: Cơ sở thực tiễn của việc xây dựng thủ tục rút gọn giải quyết
tranh chấp kinh doanh, thương mại.
Chương 3: Kiến nghị về xây dựng thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp
kinh doanh, thương mại.
8
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.! Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.!Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Hiện nay có khá nhiều công trình, bài viết ở nước ngoài nghiên cứu về
TTRG trong TTDS nói chung nhưng có ít công trình nghiên cứu về TTRG
giải quyết TCKDTM. Các tài liệu nước ngoài nêu trên có thể chia ra làm ba
nhóm sau: (i) những vấn đề chung của TTRG; (ii) tính hiệu quả của TTRG; và
(iii) các tiêu chí xác định một vụ án được giải quyết theo TTRG; trình tự, thủ
tục và thời hạn giải quyết vụ án theo TTRG.
Thứ nhất, nhóm tài liệu liên quan đến một số vấn đề chung của TTRG gồm
một số bài viết phân tích về TTRG như là một thủ tục đơn giản, gọn nhẹ hơn
thủ tục thông thường. Các tác giả đã giới thiệu về mô hình Tòa giản lược, các
loại vụ việc được áp dụng TTRG và xu hướng áp dụng TTRG của từng nước
được đề cập tương ứng. Qua đó cho thấy TTRG đã được áp dụng tại Tòa án
khá lâu và ngày càng có xu hướng áp dụng rộng rãi.
Các tài liệu chính về nhóm vấn đề này bao gồm: bài viết “The Pragmatic
Court: Reinterpreting the Supreme Court of China” (Tòa án thực dụng: Giải
thích lại Tòa án tối cao của Trung Quốc) của tác giả Taisu Zhang;11
bài viết
“Simplified Procedure for Court Determination of Disputes Under New
York’s Civil Practice Law and Rules” (Thủ tục đơn giản cho Tòa án xác định
tranh chấp theo Luật dân sự thực hành của New York) của tác giả Jay C.
Carlisle;12
bài viết “When Should a Case be Dismissed? The Economics of
Pleading and Summary Judgment Standards” (Khi nào thì một vụ kiện bị đình
chỉ? Tính kinh tế của việc khởi kiện và tiêu chuẩn bản án giản lược) của tác
giả Keith N. Hylton;13
bài viết “Summary Judgment is Constitutional” (Các
bản án giản lược là hợp hiến) của tác giả Edward Brunet.14
11
Taisu Zhang (2012), “The Pragmatic Court: Reinterpreting the Supreme Court of China”, 25 Colum. J.
Asian L. 1, p.7.
12
Jay C. Carlisle (1988-1989), “Simplified Procedure for Court Determination of Disputes under New
York’s Civil Practice Law and Rules”, 54 Brook. L. Rev. 95, p.126.
13
Keith N. Hylton (2008), “When Should a Case be Dismissed? The Economics of Pleading and
Summary Judgment Standards”, 16 Sup. Ct. Econ. Rev. 39, 62.
14
Edward Brunet (2008), “Summary Judgment is Constitutional”, 92 Iowa L. Rev. 162.
9
Thứ hai, nhóm các tài liệu liên quan đến tính hiệu quả của TTRG bao gồm
nhóm tài liệu phân tích về trường phái kinh tế luật và nhóm tài liệu lý giải về
tính ưu việt của TTRG.
Về kinh tế luật, có hai công trình khoa học chính là cuốn sách của Thẩm
phán R. Posner về “Economic Analys of Law”14
(Phân tích kinh tế của pháp
luật) và bài viết “The Great Recession and the Rhetorical Canons of Law and
Economics”15
(Đại khủng hoảng và các quy tắc hùng biện của pháp luật và
kinh tế) của Giáo sư Michael D. Murray. Thẩm phán Posner đã sử dụng triết lý
kinh tế luật để minh chứng rằng mục đích của hệ thống tố tụng nhìn từ góc độ
kinh tế học là nhằm giảm thiểu tối đa các khinh xuất, sơ sót trong quá trình
xét xử và chi phí để vận hành bộ máy và công tác xét xử; và một thủ tục tố
tụng phù hợp cần phải cân nhắc hài hòa giữa các chi phí đi tìm và bảo vệ công
lý với các chi phí vận hành bộ máy tố tụng. Còn theo Giáo sư Michael D.
Murray, trường phái kinh tế luật càng được ứng dụng trong những năm suy
thoái kinh tế không chỉ bởi các nhà làm luật, các nhà kinh tế mà còn bởi các
Thẩm phán, Luật sư, các cán bộ pháp chế của chính phủ… trong quá trình tư
duy và đưa ra các giải pháp, quyết định của mình.
Về tính ưu việt của TTRG, có bài viết “Consumer Dispute Resolution and
Redress in the Global Marketplace”16
(Giải quyết tranh chấp của người tiêu
dùng và chế tài trong thị trường toàn cầu), trong đó tác giả Edward Brunet
cho rằng Tòa án giải quyết các yêu cầu khởi kiện có giá ngạch thấp bằng thủ
tục đơn giản, có giá trị ràng buộc thi hành vẫn sẽ bảo đảm được công lý và
yêu cầu của nền tư pháp mà không tốn chi phí cao và không mất thời gian như
các thủ tục thông thường hiện đang áp dụng một cách khá phức tạp; và bài
14
R. Posner (1986), Economic Analysis of Law, Third Edition.
15
Michael D. Murray, “The Great Recession and the Rhetorical Canons of Law and Economics”, 58
Loy. L. Rev. 615, p.3.
16
Edward Brunet, Organisation for Economic Co-operation and Development (2006), Consumer Dispute
Resolution and Redress in the Global Marketplace 24.
[http://www.oecd.org/internet/consumer/36456184.pdf] (truy cập ngày 12-12-2014).
10
viết “Three American Ventures in Summary Civil Procedure”17
(Ba mạo hiểm
đối với nước Mỹ trong thủ tục tố tụng dân sự giản lược), tác giả Robert
Wyness Millar xem xét đánh giá các thủ tục giản lược đang được áp dụng ở
Hoa Kỳ, nêu các điểm ưu việt và xu hướng ngày càng áp dụng phổ biến hơn
của các thủ tục đó.
Các công trình nghiên cứu nêu trên tiếp cận pháp luật nói chung và TTRG
từ khía cạnh kinh tế luật. Việc giải quyết các TCKDTM cũng không nằm
ngoài xu hướng và yêu cầu đảm bảo tính hiệu quả, nhanh, gọn, giảm thiểu tối
đa các chi phí mà vẫn đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên tranh
chấp. Đây chính là một trong những yêu cầu quan trọng mà mỗi quốc gia khi
xây dựng cơ chế giải quyết TCKDTM đều phải tính đến. Các tài liệu ít nhiều
đều đề cập và khẳng định việc áp dụng TTRG là nhằm giảm thiểu các chi phí,
thời gian cho các chủ thể tham gia tố tụng.
Thứ ba, nhóm các tài liệu liên quan đến các tiêu chí xác định một vụ án được
giải quyết theo TTRG và trình tự, thủ tục, thời hạn giải quyết tranh chấp theo
TTRG, bao gồm hàng loạt các văn bản pháp luật tố tụng của một số nước như:
các Bộ luật tố tụng dân sự của Pháp, Đức, Nhật v.v.
Ngoài ra còn có một số công trình, bài viết như: cuốn sách “Japanese Law”18
(Pháp luật Nhật Bản) của Hiroshi Oda, trong đó tác giả giới thiệu về TTRG
của Nhật Bản, các tiêu chí và trình tự rút gọn; cuốn sách “Civil Procedure”19
(Tố tụng dân sự) của Mary Kay Kane, trong đó tác giả phân tích về các
trường hợp áp dụng TTRG trong TTDS của Hoa Kỳ; công trình nghiên cứu
“A Comparative Study between the Civil Procedures of France, Germany, and
China”20
(Nghiên cứu so sánh giữa thủ tục tố tụng dân sự của Pháp, Đức và
17
Robert Wyness Millar (1928-1929), “Three American Ventures in Summary Civil Procedure”, 38 Yale
L. J. pp.193, 194.
18
Hiroshi Oda (2009), Japanese Law, Third Edition, Oxford University Press, pp.409-426.
19
Mary Kay Kane (2003), Civil Procedure, Fifth Edition, Thompson West, pp.160-167.
20
Paul Ranjard (2011), A Comparative Study between the Civil Procedures of France, Germany, and
China.[http://www.ipr2.org/storage/Comparative_Study_on_Civil_Procedures_of_France,_Germany_and
11
Trung Quốc), trong đó tác giả Paul Ranjard phân tích so sánh về việc áp dụng
TTRG tại các nước nêu trên về các tiêu chí áp dụng TTRG; tài liệu “Civil
Justice Reform Summit Report”21
(Báo cáo Hội nghị thượng đỉnh về cải cách
tư pháp dân sự), trong đó giới thiệu kinh nghiệm của nhiều quốc gia về việc
giải quyết một số vụ án dân sự theo thủ tục giản lược hơn dựa trên giá trị bằng
tiền của yêu cầu khởi kiện; và một số nguồn thông tin khác được khai thác
trên các trang web.
1.2.!Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Tại Việt Nam, TTRG trong TTDS đã được một số nhà nghiên cứu quan
tâm ở các cấp độ khác nhau thể hiện tại một số công trình theo các nhóm vấn
đề sau đây: (i) yêu cầu về tính hiệu quả của việc giải quyết TCKDTM; (ii)
nhu cầu và quan điểm về việc xây dựng TTRG ở Việt Nam; (iii) xác định cơ
sở lý luận và thực tiễn để xây dựng TTRG trong TTDS tại Việt Nam; và (iv)
giới thiệu kinh nghiệm nước ngoài về TTRG, bao gồm tiêu chí xác định vụ án
được giải quyết theo TTRG, trình tự, thủ tục và thời hạn giải quyết vụ án theo
TTRG.
Thứ nhất, có một số ít tài liệu liên quan đến yêu cầu về tính hiệu quả của
việc giải quyết TCKDTM đều chung quan điểm giải quyết TCKDTM phải
đảm bảo tính hiệu quả, ngắn, gọn…
Các quan điểm trên được thể hiện ở một số công trình chính sau đây: cuốn
sách “Hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay”22
của tác giả Đào Văn Hội, trong đó tác giả phân tích về yêu cầu cần phải xây
dựng cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế một cách đơn giản, hiệu quả và hấp
dẫn đối với nhà đầu tư, kinh doanh; đề tài nghiên cứu khoa học về “Thực tiễn
_China-EN1067.pdf] (truy cập ngày 12-12-2014).
21
Civil Justice Reform Summit Report (2007), Institute for the Advancement of the American Legal
System, University of Denver.
22
Đào Văn Hội (2004), Hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay, NXB
Chính trị quốc gia.
12
tranh chấp kinh tế với việc hoàn thiện pháp luật kinh doanh”23
do
GS.TS.NGƯT. Mai Hồng Quỳ làm chủ nhiệm đề tài, trong đó đưa ra quan
điểm về yêu cầu giải quyết TCKDTM một cách hiệu quả để phù hợp với hội
nhập kinh tế quốc tế; cuốn sách “Kinh tế luật” của TS. Lê Nết,24
trong đó tác
giả giới thiệu và phân tích về trường phái kinh tế luật và ứng dụng của các
phân tích kinh tế học trong các ngành luật và trong việc giải quyết tranh chấp.
Ngoài ra còn có một số bài viết, kết quả nghiên cứu phục vụ Hội thảo
“Tham vấn hoàn thiện Bộ luật tố tụng dân sự để cải thiện môi trường kinh
doanh” do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức ngày 1-10-
2015 tại Hà Nội, trong đó đề cập đến thực trạng giải quyết TCKDTM kém hiệu
quả hiện nay và đề xuất một số khuyến nghị cải thiện môi trường kinh doanh
thông qua cơ chế giải quyết tranh chấp có hiệu quả hơn.
Thứ hai, nhóm tài liệu về nhu cầu và quan điểm về việc xây dựng TTRG ở
Việt Nam gồm một số bài viết được đăng trên tạp chí đề cập đến các vấn đề
khác nhau của TTRG như nhu cầu xây dựng TTRG, phạm vi loại việc được
áp dụng TTRG, mối liên hệ của việc xây dựng TTRG với một số nguyên tắc
cơ bản của luật TTDS và kinh nghiệm từ một số quốc gia có quy định TTRG
trong TTDS...
Về nhóm vấn đề này, có thể kể đến bài viết “Vấn đề áp dụng thủ tục rút
gọn trong xét xử và thành lập Tòa giản lược trong hệ thống Tòa án nhân
dân”,25
trong đó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Trương Hòa Bình đã phân
tích tóm tắt tiền đề của việc quy định TTRG trong pháp luật tố tụng Việt Nam
(tố tụng dân sự, tố tụng hình sự và tố tụng hành chính) và giới thiệu kinh
nghiệm về TTRG, mô hình Tòa giản lược ở một số nước trên thế giới, như:
Nhật Bản, Trung Quốc và Pháp; bài viết “Cần có quy định thủ tục rút gọn
23
Mai Hồng Quỳ (chủ nhiệm đề tài) (1999), “Thực tiễn tranh chấp kinh tế với việc hoàn thiện pháp luật
kinh doanh”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Thành phố Hồ Chí Minh.
24
Lê Nết (2006), Kinh tế luật, NXB Tri thức.
25
Trương Hòa Bình, (8), tr.1-7.
13
trong Bộ luật tố tụng dân sự”26
của Đỗ Văn Chỉnh và Phạm Thị Hằng, trong
đó nhóm tác giả đã phân tích các quy định về TTRG và khả năng áp dụng
TTRG trong TTDS Việt Nam.
Ngoài ra còn có “Báo cáo nghiên cứu và đề xuất cơ chế, mô hình giải
quyết tranh chấp dân sự theo thủ tục rút gọn tại Tòa án Việt Nam” là một
công trình nghiên cứu do nhóm chuyên gia của Dự án Tăng cường tiếp cận
công lý và bảo vệ quyền thực hiện năm 2015, bao gồm phân tích mô hình
TTDS Việt Nam hiện nay, một số vấn đề lý luận về TTRG giải quyết các
TCDS, kinh nghiệm của một số nước áp dụng TTRG, phân tích kết quả điều
tra xã hội học về một số vấn đề liên quan đến TTRG và đề xuất khuyến nghị
cho việc xây dựng mô hình giải quyết TCDS theo TTRG tại Tòa án Việt
Nam.27
Thứ ba, nhóm tài liệu xác định cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng
TTRG trong TTDS tại Việt Nam.
Về vấn đề này có hai đề tài: đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ “Một số
vấn đề về cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng Bộ luật tố tụng dân
sự”28
do Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) thực hiện năm 1996 có đề cập
về TTRG, cụ thể về các loại việc phát sinh từ thực tiễn có thể giải quyết theo
TTRG; và đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ “Vấn đề xây dựng thủ tục tố
tụng dân sự rút gọn theo yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập kinh tế quốc tế
hiện nay - Thực trạng và giải pháp” do TS. Trần Anh Tuấn làm chủ nhiệm đề
tài thực hiện năm 201429
được coi là một công trình khá công phu về lý luận
26
Đỗ Văn Chỉnh & Phạm Thị Hằng (2013), “Cần có quy định thủ tục rút gọn trong Bộ luật tố tụng dân
sự”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (03), tr.14-21.
27
Dự án Tăng cường tiếp cận công lý và bảo vệ quyền tại Việt Nam (2015), Báo cáo nghiên cứu và đề
xuất cơ chế, mô hình giải quyết tranh chấp dân sự theo thủ tục rút gọn tại Việt Nam, Hà Nội.
28
Tòa án nhân dân tối cao (1996), “Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thủ tục giải quyết vụ việc dân sự
theo định hướng cải cách tư pháp”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, tr.70-74 & 302-303.
29
Trần Anh Tuấn (chủ nhiệm đề tài) (2014), “Vấn đề xây dựng thủ tục tố tụng dân sự rút gọn theo yêu
cầu cải cách tư pháp và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay - Thực trạng và giải pháp”, Đề tài nghiên cứu
khoa học cấp bộ, Hà Nội.
14
và thực tiễn, làm rõ yêu cầu và cơ sở khoa học của việc xây dựng TTRG và đề
xuất các giải pháp xây dựng thủ tục này ở Việt Nam. Tuy nhiên, vì phạm vi
nghiên cứu của đề tài chỉ tập trung đến việc xây dựng TTRG trong pháp luật
TTDS tại Việt Nam nên không có nội dung nào đề cập đến những yêu cầu đặc
thù khi áp dụng TTRG để giải quyết một số vụ án về TCKDTM tại Việt Nam.
Ngoài ra, có một số đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở cũng đề cập đến
việc cần thiết phải xây dựng TTRG tại Việt Nam, như: (i) đề tài: “Hoàn thiện
pháp luật Việt Nam về thủ tục giải quyết vụ việc dân sự theo định hướng cải
cách tư pháp”30
do TS. Trần Anh Tuấn làm chủ nhiệm đề tài năm 2010; và (ii)
đề tài: “Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với tổ chức cá nhân kinh
doanh bằng thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự”31
do Thạc sỹ Đặng Thanh
Hoa làm chủ nhiệm đề tài năm 2013.
Thứ tư, nhóm tài liệu giới thiệu kinh nghiệm áp dụng TTRG về tiêu chí
xác định một vụ án có thể giải quyết theo TTRG, trình tự, thủ tục và thời hạn
giải quyết vụ án theo TTRG của một số nước trên thế giới bằng tiếng Việt.
Nhóm tài liệu này bao gồm: cuốn sách “Japanese Law” (Luật Nhật Bản)
phân tích hệ thống Tòa án Nhật Bản, mô hình Tòa giản lược trong pháp luật
Nhật Bản và các quy định về phạm vi loại việc được áp dụng thủ tục đơn giản
trong pháp luật tố tụng dân sự Nhật Bản;32
bài viết “Mô hình Tòa án đơn giản
ở Nhật Bản” của tác giả Ngô Cường;33
hai cuốn kỷ yếu: “Hội thảo pháp luật về
tố tụng dân sự ngày 9&10-11-2000”34
và “Hội thảo pháp luật về tố tụng dân sự
30
Trần Anh Tuấn (chủ nhiệm đề tài) (2010), “Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thủ tục giải quyết vụ
việc dân sự theo định hướng cải cách tư pháp”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Trường Đại học
Luật Hà Nội.
31
Đặng Thanh Hoa (chủ nhiệm đề tài) (2013), “Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với tổ chức
cá nhân kinh doanh bằng thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở,
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.
32
JICA (1998), Japanese law (Luật Nhật Bản), tập III, NXB Thanh niên, Hà Nội.
33
Ngô Cường (2014), “Mô hình Tòa án đơn giản ở Nhật Bản”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (16).
34
Jean-Marie Coulon (2000), Hội thảo pháp luật về tố tụng dân sự ngày 9&10-11-2000, Nhà Pháp luật
Việt - Pháp, Hà Nội.
15
ngày 29&30-10-2001”35
của cùng tác giả Jean-Marie Coulon đã giới thiệu
TTRG tại Pháp và trình bày quan điểm của tác giả liên quan đến ưu điểm và
nhược điểm của các quy định về TTRG trong Dự thảo BLTTDS của Việt Nam.
1.3.!Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu
Qua tổng quan nghiên cứu, tác giả nhận thấy rằng những vấn đề, nội dung
sau đây của TTRG đã được các công trình khoa học nghiên cứu:
Một là, nhu cầu, xu hướng áp dụng TTRG trong việc giải quyết một số
loại tranh chấp tại Tòa án;
Hai là, mô tả kinh nghiệm của một số nước về áp dụng TTRG giải quyết
một số loại tranh chấp tại Tòa án;
Ba là, các quan điểm và đề xuất xây dựng TTRG ở Việt Nam.
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trước đây còn chưa đề cập một số
nội dung sau liên quan đến TTRG:
Một là, phân tích tương đối cặn kẽ tính hiệu quả của TTRG trong mối
tương quan với yêu cầu bảo đảm công lý và các nguyên tắc tư pháp cơ bản;
Hai là, giới thiệu TTRG của nước ngoài kết hợp có sự lý giải về bối cảnh,
cơ sở, lý do của các quy định về TTRG hoặc đưa ra quan sát, đánh giá, lý giải
và đúc rút về những điểm tương đồng của kinh nghiệm quốc tế đó;
Ba là, phân tích một cách mạch lạc và làm rõ các tiêu chí lựa chọn một vụ
án được giải quyết theo TTRG; các nội dung của TTRG và việc có nhất thiết
phải rút gọn tất cả hay chỉ cần một hoặc một số nội dung đó trong quá trình
giải quyết vụ án theo TTRG;
Bốn là, đánh giá và phân tích thực tiễn giải quyết TCKDTM thông qua các
vụ án cụ thể nhìn từ góc độ nhu cầu áp dụng TTRG và khả năng có thể áp
dụng TTRG qua thực tế giải quyết TCKDTM; và từ đó lý giải các đề xuất xây
dựng TTRG mang tính khoa học dựa trên cơ sở thực tiễn.
35
Jean-Marie Coulon (2001), Hội thảo pháp luật về tố tụng dân sự ngày 29&30-10-2001, Nhà Pháp luật
Việt - Pháp, Hà Nội.
16
Do đó, đây là đề tài nghiên cứu đầu tiên về TTRG trong giải quyết
TCKDTM một cách khá toàn diện và tổng thể về lý luận và thực tiễn.
2.!Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
2.1.!Cơ sở lý thuyết !
Luận án được nghiên cứu dựa trên các cơ sở lý thuyết sau:
Một là, các quan điểm của Đảng về yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập
kinh tế quốc tế và về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa;
Hai là, các tư tưởng, học thuyết về nhà nước và pháp luật nói chung và về
pháp luật TTDS nói riêng;
Ba là, các nguyên tắc hiến định, các lý thuyết liên quan đến pháp luật
TTDS của Việt Nam và một số nước, ảnh hưởng đến việc xây dựng TTRG
giải quyết một số TCDS nói chung và TCKDTM nói riêng;
Bốn là, triết lý kinh tế luật trong việc xây dựng pháp luật tố tụng;
Năm là, quan điểm lập pháp của Việt Nam giải quyết TCKDTM tại Tòa án
dựa trên nền tảng thủ tục tố tụng chung nhưng thời hạn giải quyết ngắn hơn.
2.2.!Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích và nhiệm vụ nêu trên, tác giả sử dụng các
phương pháp nghiên cứu phổ biến và điển hình trong lĩnh vực luật học như
sau:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp được sử dụng xuyên suốt Luận án để
nhận thức từ chi tiết đến khái quát vấn đề được nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu, các công trình đã được công bố trước
đây ở trong và ngoài nước để tiếp thu các kiến thức, thành tựu của các nhà
khoa học đã đạt được về vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp giải thích luật được sử dụng để làm rõ ý nghĩa của các khái
niệm, thuật ngữ về thủ tục tố tụng, TTRG, thủ tục đơn giản, thủ tục giản lược
của một số nước.
17
- Phương pháp so sánh được sử dụng để tìm ra sự tương đồng và khác biệt
giữa TTRG của một số nước nhằm đưa ra các kiến nghị xây dựng TTRG
trong TTDS nói chung và có tính đến đặc thù của TCKDTM nói riêng.
- Phương pháp nghiên cứu một số vụ án cụ thể để phân tích thực trạng áp
dụng thủ tục TTDS thông thường đối với một số TCKDTM có thể giải quyết
theo TTRG.
- Phương pháp điều tra xã hội học nhằm tìm hiểu quan điểm, ý kiến của
một số đối tượng liên quan (Thẩm phán, Thư ký Tòa án, Hội thẩm nhân dân,
Kiểm sát viên, Luật sư và một số nhà quản lý, nhân viên các doanh nghiệp...)
về thủ tục giải quyết TCKDTM hiện nay và kỳ vọng, mong đợi của họ về việc
giải quyết TCKDTM như thế nào theo họ là hợp lý, những tranh chấp nào có
thể áp dụng TTRG và nội dung TTRG cần được áp dụng...
3.!Giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
3.1.! Giả thuyết nghiên cứu
Luận án “Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại
trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam” được nghiên cứu dựa trên giả thuyết:
giải quyết TCKDTM theo thủ tục tố tụng hiện nay tại Tòa án là dài, phức tạp,
không hiệu quả và chưa đáp ứng được yêu cầu cần phải được giải quyết nhanh,
gọn và dứt điểm.
Giả thuyết trên được tác giả xây dựng dựa trên các cơ sở sau đây:
Thứ nhất, qua quá trình nghiên cứu và giảng dạy, tác giả nhận thấy thực
trạng quy định của pháp luật TTDS còn nhiều bất cập;
Thứ hai, qua khảo sát và trao đổi với những người làm trong ngành tư pháp
(Tòa án, Viện Kiểm sát, cơ quan tư pháp địa phương), Luật sư và doanh nghiệp
cho thấy thực tiễn giải quyết các TCKDTM thường bị kéo dài và kém hiệu quả.
3.2.! Câu hỏi nghiên cứu
Xuất phát từ phạm vi nghiên cứu, cơ sở lý thuyết đã nêu ở trên, tác giả đặt
18
ra hai câu hỏi nghiên cứu trọng tâm của Luận án là: (i) các tiêu chí cần thiết
để xác định một TCDS, bao gồm TCKDTM, được giải quyết theo TTRG là
gì?; và (ii) TTRG gồm có những đặc điểm nào?
Ngoài ra, tác giả đặt ra một số câu hỏi liên quan sau:
Thứ nhất, có tiêu chí riêng nào xác định TCKDTM được giải quyết theo
TTRG hay không?
Thứ hai, thành phần tham gia giải quyết vụ án theo TTRG được rút gọn
như thế nào?
Thứ ba, các trình tự, thủ tục tố tụng nào được rút gọn trong quá trình giải
quyết vụ án theo TTRG?
Thứ tư, thời hạn giải quyết vụ án theo TTRG được rút ngắn như thế nào?
Thứ năm, giải quyết vụ án theo TTRG có nhất thiết phải rút gọn tất cả các
nội dung của TTRG? Thời điểm áp dụng TTRG?
Thứ sáu, trong những trường hợp nào chuyển đổi từ TTRG sang thủ tục
thông thường và khi nào chuyển đổi?
19
NỘI DUNG, KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỦ TỤC RÚT GỌN
TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ
1.1. Khái niệm và ý nghĩa của thủ tục rút gọn
1.1.1. Khái niệm thủ tục rút gọn
Thuật ngữ thủ tục rút gọn không phải là thuật ngữ duy nhất được sử dụng
khi bàn về giải quyết một số loại tranh chấp đơn giản. Ngoài thuật ngữ nêu
trên, còn có các thuật ngữ tương tự có liên quan được sử dụng như: thủ tục
đơn giản hay thủ tục giản lược...
“Thủ tục rút gọn”, “thủ tục đơn giản” hay “thủ tục giản lược” (procédure
sommaire/summary procedure, simplified procedure) theo pháp luật Pháp là
“thủ tục tố tụng theo đó các thủ tục được đơn giản hóa hơn so với thủ tục tố
tụng thông thường, được áp dụng trước các Tòa án theo thông luật hoặc
trước các Tòa án có thẩm quyền chung trong những trường hợp đặc biệt.”36
Thủ tục tố tụng giản lược theo pháp luật Hoa Kỳ được hiểu là một thủ tục đơn
giản hóa so với thủ tục thông thường, chỉ được áp dụng trong một số trường
hợp nhất định, xét xử không có bồi thẩm đoàn, được áp dụng “để giải quyết
các tranh chấp hoặc kết thúc vụ kiện một cách tương đối nhanh chóng và đơn
giản.”37
TTRG được đề cập với tên gọi là thủ tục giản lược hay thủ tục đơn giản
được quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự Pháp. Trong suốt quá trình phát
triển pháp luật tố tụng của Pháp kể từ năm 1806 khi lần đầu tiên ban hành Bộ
luật tố tụng dân sự, TTRG luôn được quy định theo hướng TTRG chỉ áp dụng
cho một số loại vụ việc đáp ứng điều kiện theo luật định với trình tự giải
quyết được rút gọn, đơn giản hơn so với thủ tục tố tụng thông thường.
36
Nguyễn Văn Bình (chủ biên) (2009), Từ điển thuật ngữ pháp luật Pháp - Việt, Nhà pháp luật Việt -
Pháp, NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội, tr.706.
37
Bryan A. Garner (2009), Black’s Law Dictionary, 9th Edition, St. Paul, MN: West, p.559 (“Summary
proceeding: A nonjury proceeding that settles a controversy or diposes of a case in a relatively prompt
and simple manner”).
20
Khác với Pháp, TTRG ở Hoa Kỳ không được quy định tại một đạo luật tố
tụng thành văn như tại Bộ luật tố tụng dân sự của Pháp nhưng được xây dựng
trên nền tảng thực tiễn xét xử, thể hiện tại các quy tắc tố tụng dân sự của Tòa
án và ngày càng được áp dụng phổ biến.38
Edward Brunet cho rằng Tòa án
giải quyết các yêu cầu khởi kiện có giá ngạch thấp bằng thủ tục đơn giản, có
giá trị ràng buộc thi hành là hợp hiến,39
bảo đảm được công lý, yêu cầu của
nền tư pháp mà không tốn chi phí cao và không mất thời gian như các thủ tục
thông thường hiện đang áp dụng một cách khá phức tạp.40
Như vậy, TTRG, thủ tục đơn giản hay thủ tục giản lược theo cách hiểu của
hai nước đại diện cho hai trường phái pháp luật phổ biến trên thế giới, đều có
nghĩa là một thủ tục tố tụng riêng biệt so với thủ tục thông thường nhằm giải
quyết một số loại vụ án nhanh gọn hơn thủ tục thông thường nhưng vẫn bảo
đảm công lý.
Ngoài hai nước đại diện cho hai hệ thống pháp luật phổ biến của thế giới
nêu trên, nhiều nước khác cho dù thuộc hệ thống pháp luật nào, với điều kiện
kinh tế - xã hội, kinh nghiệm lập pháp, trình độ dân trí... không giống nhau
nhưng đều xác định TTRG trong TTDS là một thủ tục riêng biệt, độc lập bên
cạnh thủ tục tố tụng thông thường, áp dụng để giải quyết một số loại tranh
chấp đơn giản bởi thành phần giải quyết rút gọn, trình tự và thời gian giải
quyết đơn giản hơn so với thủ tục thông thường.41
Từ điển Tiếng Việt không có thuật ngữ “thủ tục rút gọn” hay “thủ tục giản
38
Xem: Robert Wyness Millar, (19), p.221 và Jay C. Carlisle, (12), p.126. Theo đó, Robert Wyness
Millar chứng minh rằng các thủ tục giản lược hiện đang áp dụng ở Hoa Kỳ có những tác dụng tốt và sẽ
được áp dụng phổ biến hơn. Jay C. Carlisle cho rằng thủ tục đơn giản đang áp dụng tại New York rất
thích hợp để xử lý các tranh chấp đơn giản và thủ tục này nên được sử dụng thường xuyên hơn nữa.
39
Edward Brunet cho rằng theo hệ thống Thông luật, việc sử dụng một số trình tự, thủ tục tố tụng
mang tính đơn giản tương tự như việc đưa ra bản án giản lược là hợp hiến, bởi lẽ cần phải tiếp cận và
giải thích Hiến pháp một cách thực dụng hơn theo hướng cho phép đổi mới thủ tục một cách phù hợp
hơn. Xem: Edward Brunet (2008), (14), p.162.
40
Edward Brunet (2008), (14), p.24.
41
Nhận định này được thể hiện khá thống nhất trong hàng loạt các ấn phẩm về TTRG. Xem: Nguyễn
Ngọc Khánh (2005), (9); Dự án VIE/95/017 (2000), (9); Michael Bogdan (1994), (9), tr.149.
21
lược”. Khái niệm TTRG chỉ có thể được diễn giải thông qua tìm hiểu khái
niệm của cụm từ ghép “thủ tục” và “rút gọn”; theo đó “thủ tục” là: “những
việc cụ thể phải làm theo một trật tự quy định, để tiến hành một công việc có
tính chất chính thức” và “rút gọn” là: “làm cho có hình thức ngắn gọn, đơn
giản hơn”.42
Như vậy, theo cách giải thích này, TTRG có thể được hiểu là
những việc cụ thể được xác định một chủ thể phải làm để tiến hành một công
việc có tính chất chính thức theo một trật tự quy định ngắn gọn, đơn giản.
Ở Việt Nam, TTRG là một khái niệm khá mới mẻ và được du nhập từ bên
ngoài. Ngay tại một trong những công trình nghiên cứu về TTDS đầu tiên ở
nước ta khi đề cập đến một thủ tục tố tụng khác bên cạnh thủ tục tố tụng
thông thường đã dẫn chiếu đến thủ tục giản lược của nước ngoài (Pháp): “thủ
tục giản lược (procédure sommaire) là một thủ tục ít nệ thức, đỡ tốn kém, và
mau chóng hơn, được nhà lập pháp dự liệu như biệt lệ đối với thủ tục tố tụng
thông thường”.43
Tuy nhiên, một số nội dung của TTRG cũng đã được thể hiện trong pháp
luật của Việt Nam ngay từ trước năm 1945 khi quy định về giải quyết một số
loại vụ án có giá ngạch thấp bởi Tòa án cấp sơ thẩm và không được phép
kháng cáo.44
Sau đó, Sắc lệnh 185/SL ngày 26-5-1948 có quy định về rút gọn
42
Hoàng Phê (chủ biên) (2004), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, tr.960.
43
Nguyễn Huy Đẩu (1962), Luật dân sự tố tụng Việt Nam, xuất bản dưới sự bảo trợ của Bộ Tư pháp, Sài
Gòn, tr.503.
44
Tòa án nhân dân tối cao (2014), Báo cáo về khả năng áp dụng thủ tục đơn giản trong giải quyết một số
loại vụ việc dân sự cụ thể và đề xuất mô hình khả thi cho Tòa án Việt Nam, Tài liệu hội thảo do Tòa án
nhân dân tối cao tổ chức tháng 11 năm 2014 tại Thành phố Hồ Chí Minh, tr.30. Ví dụ, theo Bắc kỳ viện
biên chế, Tòa án cấp sơ thẩm có thẩm quyền giải quyết sơ thẩm và chung thẩm nếu giá ngạch không
quá 30 đồng bạc (Điều 6, Nghị định ngày 2-12-1921, Bắc kỳ Pháp viện biên chế công bố); Tòa án tỉnh có
thẩm quyền giải quyết sơ thẩm và chung thẩm nếu giá ngạch quá 30 đồng bạc và không tới 100 đồng
bạc (Điều 13, Nghị định ngày 2-12-1921, Bắc kỳ Pháp viện biên chế công bố). Tại miền Trung Việt
Nam, các Tòa đệ nhị cấp xử chung thẩm và các việc tương tranh động sản hoặc đối với người, việc
thương sự, việc đòi tiền bồi hoàn hay bồi thường với giá ngạch trên 500$ nhưng dưới 1.500$, về bất
động sản theo giá ngạch đồng niên không quá 150$ (Điều 19, Nghị định ngày 20-10-1947 của Hội đồng
chánh lâm thời Trung kỳ về sửa đổi giá ngạch cũ). Tại miền Nam Việt Nam, Tòa xử sơ thẩm và chung
thẩm các tố quyền đối nhân và động sản đến mức 7.500 quan tức 750$ hay 750 giạ lúa (mỗi giạ trọng
lượng độ 20 kg), các tố quyền bất động sản lợi tức đồng niên 40 giạ lúa hay 300 quan hay 30$ mỗi năm
(Sắc lệnh ngày 27-12-1943).
22
theo hướng không cho phép kháng cáo các phán quyết dân sự có giá trị nhỏ.45
Khoản 3 Điều 11 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989 quy
định TANDTC có quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm đồng thời chung
thẩm các vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp dưới mà TANDTC lấy lên
để giải quyết. Một nội dung khác của TTRG cũng đã từng được quy định
trong Sắc lệnh 13/SL ngày 24-1-1946 về rút gọn thành phần xét xử khi giải
quyết một số TCDS có giá trị nhỏ và đơn giản.46
Điều 14 LTCTAND năm
1960 quy định rằng trong một số loại vụ án nhỏ, giản đơn và không quan
trọng, Tòa án có thể xét xử không có Hội thẩm nhân dân.
Trong khoa học tố tụng hình sự, TTRG được cho là “thủ tục đặc biệt trong
tố tụng hình sự được áp dụng đối với những vụ án về tội phạm ít nghiêm
trọng, sự việc phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng; người thực hiện hành vi
phạm tội bị bắt quả tang, có căn cước, lai lịch rõ ràng”.47
Về phạm vi áp
dụng, TTRG không được áp dụng với tất cả các giai đoạn của tố tụng hình sự
mà chỉ được áp dụng trong các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm theo
quy định tại Điều 318 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.
Trong khoa học TTDS, TTRG được đề cập đến trong một công trình
nghiên cứu khoa học cấp bộ gần đây theo hướng thiên về xác định loại việc
được giải quyết theo TTRG: “Thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự là thủ tục
tố tụng để giải quyết đối với những tranh chấp nhỏ, đơn giản và có chứng cứ
45
Về dân sự, Tòa án sơ cấp có thẩm quyền xử chung thẩm: những việc kiện dân sự, thương sự về động
sản mà giá ngạch do nguyên đơn định không quá 150 đồng (Sắc lệnh 185 ngày 26-5-1948 tăng lên 300
đồng); hoặc những việc kiện về các khoản lệ phí đã phát sinh ra trước Tòa án ấy không cứ giá ngạch nào.
Đối với Tòa đệ nhị cấp cũng có quyền xét xử chung thẩm với những việc kiện về bất động sản mà giá
ngạch theo thời giá hôm khởi tố hay theo văn tự là không quá 150 đồng (Sắc lệnh 185 ngày 26-5-1948
tăng lên 300 đồng), những việc kiện về động sản mà giá ngạch trên 450 đồng và dưới 750 đồng (Sắc lệnh
185 ngày 26-5-1948 bỏ loại việc này).
46
Cụ thể, về thẩm quyền của Tòa án sơ cấp khi xét xử việc hộ và việc hình, Điều thứ 10 Sắc lệnh
13/SL ngày 24-1-1946 quy định: “Mỗi tuần lễ, ít ra phải có hai phiên tòa công khai: một phiên hộ và
một phiên hình. Tại phiên tòa, Thẩm phán xét xử một mình, lục sự giữ bút ký, lập biên bản án”. Đối với
Tòa đệ nhị cấp khi xét xử các về dân sự, thương sự và đối với các vụ án tiểu hình, Điều thứ 17 Sắc lệnh
13/SL ngày 24-1-1946 quy định: “Về dân sự và thương sự, Chánh án xử một mình.”
47
Hoàng Thị Minh Sơn (chủ biên) (2013), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, NXB Công an nhân
dân, Hà Nội, tr.535.
23
rõ ràng...”.48
Tuy nhiên, trong một công trình nghiên cứu khoa học khác,
TTRG được tiếp cận một cách khá cụ thể và chi tiết hơn: “Thủ tục tố tụng dân
sự rút gọn là loại hình thủ tục tố tụng được giản lược, do một Thẩm phán tiến
hành giải quyết đối với các vụ kiện dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh,
thương mại, lao động có nội dung đơn giản, rõ ràng hoặc có giá trị nhỏ theo
một trình tự tố tụng đơn giản, nhanh chóng, phán quyết của Tòa án có hiệu
lực pháp luật ngay hoặc có thể bị phản kháng để giải quyết theo thủ tục sơ
thẩm thông thường hoặc thủ tục phúc thẩm được giản lược”.49
Trong văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam, TTRG được đề cập trong
NQ49/TW như sau: “… Xây dựng cơ chế xét xử theo thủ tục rút gọn đối với
những vụ án có đủ một số điều kiện nhất định.” Trong văn bản pháp lý, “thủ
tục đơn giản” lần đầu tiên được đề cập tại Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng được Quốc hội Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 17-11-
2010 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01-7-2011. Tuy nhiên, cả văn kiện của
Đảng và luật nêu trên đều không đưa ra khái niệm thế nào là TTRG hoặc thủ
tục đơn giản. Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng chỉ đưa ra tiêu chí
áp dụng thủ tục đơn giản50
để giải quyết các vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng chứ chưa quy định về thủ tục giải quyết.
Gần đây TTRG được chính thức đề cập trong HP 2013 tại Điều 103 về
nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân và sau đó được quy
định tương ứng tại Điều 8 và Điều 10 LTCTAND năm 2014: “Việc xét xử sơ
thẩm của Tòa án nhân dân có Hội thẩm tham gia, trừ trường hợp xét xử theo
thủ tục rút gọn” và “Tòa án nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số,
trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn”. Tuy nhiên, cả trong HP 2013 và
48
Nguyễn Công Bình (2014), “Chuyên đề 1: Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của thủ tục tố tụng dân sự
rút gọn”, trích Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ “Vấn đề xây dựng thủ tục tố tụng dân sự rút gọn theo
yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay - Thực trạng và giải pháp”, do Trần Anh
Tuấn làm chủ nhiệm đề tài, Hà Nội, tr.133.
49
Trần Anh Tuấn (2014), (30), tr.15.
50
Điều 41 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định về các tiêu chí sau:“Cá nhân là người tiêu
dùng khởi kiện; tổ chức, cá nhân trực tiếp cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng bị khởi kiện;
Vụ án đơn giản, chứng cứ rõ ràng; Giá trị giao dịch dưới 100 triệu đồng”.
24
LTCTAND năm 2014 cũng chỉ sử dụng cụm từ “thủ tục rút gọn” chứ không
đưa ra khái niệm cụ thể của TTRG.
Khái niệm TTRG lần đầu tiên được diễn giải trong một dự thảo văn bản
quy phạm pháp luật của Việt Nam (Điều 311, Dự thảo BLTTDSSĐ) là: “thủ
tục tố tụng được áp dụng để giải quyết các vụ án dân sự có đủ điều kiện theo
quy định của Bộ luật này với trình tự đơn giản so với thủ tục giải quyết các vụ
án dân sự thông thường nhằm giải quyết vụ án nhanh chóng nhưng vẫn bảo
đảm đúng pháp luật”.51
Như vậy, với các tài liệu mà tác giả được tiếp cận nghiên cứu, kể cả nước
ngoài hay Việt Nam, dù là thủ tục giản lược, thủ tục đơn giản hay TTRG được
dẫn chiếu khi bàn về thủ tục giải quyết các tranh chấp đơn giản hoặc có giá trị
nhỏ đều được hiểu là một thủ tục mang tính rút gọn hơn, giản đơn hơn so với
thủ tục thông thường từ hai khía cạnh: (i) thành phần giải quyết tranh chấp; và
(ii) trình tự, thủ tục, thời gian giải quyết. Nói cách khác, TTRG có thể được
hiểu là một thủ tục đơn giản, gọn nhẹ hơn so với thủ tục TTDS thông thường
về mặt thành phần, trình tự, thủ tục và thời gian giải quyết tranh chấp, được
áp dụng đối với một số loại tranh chấp đơn giản hoặc có giá trị thấp.
1.1.2. Ý nghĩa của thủ tục rút gọn
Xây dựng thủ tục tố tụng nói chung và thủ tục tố tụng đơn giản, gọn nhẹ
và nhanh chóng nói riêng, ngoài mục đích để bảo đảm công lý còn phải được
xem xét từ khía cạnh thời gian và chi phí tố tụng. Tại nội dung dưới đây của
Luận án, tác giả sẽ cố gắng xem xét tính hiệu quả của thủ tục rút gọn trong
mối quan hệ với bảo vệ công lý từ góc độ phân tích kinh tế học hay còn được
gọi là “triết lý kinh tế luật”.
Triết lý kinh tế luật (law and economics) được xuất hiện vào những năm
1960 mà theo đó các lý thuyết về kinh tế được sử dụng khi nghiên cứu các
chế định luật truyền thống: quyền sở hữu, hợp đồng, bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng v.v.52
51
Điều 316 khoản 1 Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi năm 2015 (BLTTDSSĐ) vẫn giữa nguyên nội dung này.
52
Lê Nết, (24), tr.15.
25
Hai nhà kinh tế có công khai phá và phát triển học thuyết này là Ronald
Coase và Guico Calbresi,53
dựa trên các nền móng được xây dựng từ thế kỷ
18 và 19 bởi hai học giả nổi tiếng nhất là Adam Smith và Karl Marx.54
Kinh
tế học giúp lý giải các điều kiện pháp lý và các tác động pháp lý thông qua
những phân tích về “incentives and costs” (lợi ích và chi phí) để hiểu đúng và
tốt hơn các mặt mạnh và mặt yếu của pháp luật, chính sách và hành động
pháp lý. Những người hành nghề pháp luật ngày càng cân nhắc lợi ích và chi
phí, tính hiệu quả và lý thuyết “rational choice” (sự lựa chọn hợp lý)55
trong
quá trình đưa ra các giải pháp và quyết định của mình.56
Ngay trong “Tinh
thần pháp luật” Montesquieu cũng đã đề cập đến tính đơn giản hóa các luật lệ
và hình thức xét xử.57
Hiệu quả là một trong những mục tiêu cơ bản của kinh tế học. Hiệu quả
trong giải quyết tranh chấp là một trong những tiêu điểm của kinh tế luật. Lập
luận của nhà kinh tế học Ronald Coase về giải quyết tranh chấp giữa Nhà máy
bột giặt Unix xả khói làm ám vải dệt lụa đang phơi của Nhà máy dệt Tân
Châu mà theo đó Ronal Coase cho rằng giải pháp tối ưu nhất là Unix bồi
thường cho Tân Châu 750 ngàn đô la Mỹ (USD) để Tân Châu tự trang bị cho
mình thiết bị sấy lụa trong nhà và như vậy Unix không phải tốn 1 triệu USD
để trang bị một thiết bị lọc khí và các thiết bị bảo vệ môi trường khác, đã
53
R. Coase (1960), “The Problems of Social Cost”, 3 Journal of Law and Economics 1; G. Calabresi
(1961), “Some thoughts on Risk Distribution and the Law of Torts”, 70 Yale Law Journal 499.
54
Trước đó David Hume nói về tương tác trong các mối quan hệ (game theory) và Rosseau đề cập đến
cuộc đấu trí săn hươu. Sau đó, Adam Smith đã giải thích rằng thị trường với bàn tay vô hình tự nó giải
quyết được nhiều vấn đề mà pháp luật không giải quyết được. Marx trong bộ Tư bản luận vào năm 1859
cho rằng vì quyền lợi được xây dựng trên các điều kiện kinh tế - xã hội (cơ sở hạ tầng) nên pháp luật
(thượng tầng kiến trúc) không thể tách rời hạ tầng cơ sở. Xem: Lê Nết, (24), tr.22.
55
Lê Nết trong cuốn sách “Kinh tế luật” nêu trên sử dụng thuật ngữ “Lựa chọn duy ý chí” khi nhắc đến
lý thuyết “rational choice”. Xem: Lê Nết, (24), tr.30. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng sử dụng thuật ngữ
“lựa chọn hợp lý” là phù hợp hơn.
56
Michael D. Murray cho rằng trường phái kinh tế luật càng được ứng dụng trong những năm suy thoái
kinh tế không chỉ bởi các nhà làm luật, các nhà kinh tế mà còn bởi các Thẩm phán, Luật sư, các cán bộ
pháp chế của chính phủ… trong quá trình tư duy, cân nhắc đưa ra các giải pháp và quyết định của mình.
Xem: Michael D. Murray, (14), p.3.
57
Montesquieu dành một quyển (Quyển thứ VI) với tiêu đề nêu rõ về đơn giản hóa luật lệ và hình thức
xét xử. Xem: Montesquieu (1996), Tinh thần pháp luật, Bản dịch của Hoàng Thanh Đạm, NXB Giáo dục,
tr.75.
26
mang lại cho Ronald Coase giải Nobel kinh tế năm 1991.58
Như vậy, khi đối
mặt với một tranh chấp, các bên thường cân nhắc các lợi ích, chi phí và tính
hiệu quả nếu đưa tranh chấp đó ra Tòa án giải quyết.
Thẩm phán Posner – người quảng bá tích cực cho trường phái kinh tế luật
trong tố tụng tại Tòa án cho rằng các phân tích về trình tự, thủ tục pháp lý
cũng tương tự như nhà quản lý kinh doanh tính toán về hiệu quả của hoạt
động kinh doanh của công ty mình.59
Theo Posner, mục đích của hệ thống tố
tụng nhìn từ góc độ kinh tế học là nhằm giảm thiểu tối đa các khinh xuất, sơ
sót trong quá trình xét xử và chi phí để vận hành bộ máy và công tác xét xử.60
Nghĩa là, theo Poster, thủ tục tố tụng phù hợp cần phải cân nhắc “hài hòa giữa
chi phí đi tìm và bảo vệ công lý với chi phí vận hành bộ máy tố tụng.”61
Trước khi Tòa án ra đời, việc giải quyết tranh chấp trong đời sống một
cách hiệu quả khởi thủy được thực hiện thông qua trọng tài.62
Holdsworth khi
bàn về lịch sử trọng tài cho rằng: “Có thể nói rằng thực tiễn trọng tài đã đi
vào các bộ luật nguyên thủy; và sau khi các Tòa án được các quốc gia thành
lập ra […] thì hoạt động trọng tài vẫn tiếp tục vì các bên tranh chấp muốn giải
quyết tranh chấp với thủ tục đơn giản hơn và ít tốn kèm hơn so với giải quyết
tranh chấp tại Tòa án.”63
Ở Việt Nam, ngay từ những năm đầu tiên chuyển đổi cơ chế giải quyết
tranh chấp kinh tế từ cơ quan trọng tài kinh tế nhà nước trước kia sang Tòa
kinh tế, nhiều học giả đã thể hiện quan điểm về tính hiệu quả của giải quyết
các TCKDTM tại Tòa án. GS.TS.NGƯT. Mai Hồng Quỳ khẳng định, trong
58
Lê Nết, (24), tr.20.
59
Larry L. Chubb, “Economic Analysis in the Courts: Limits and Constraints”, 64 Ind. L.J. 769, p.3
60
R. Posner, (14), p.517.
61
Larry L. Chubb, (58), p.3.
62
Đỗ Văn Đại và Trần Hoàng Hải (2011), Pháp luật Việt Nam về Trọng tài thương mại, NXB Chính trị
quốc gia, tr.15.
63
Alan Redfern, Martin Hunter, Nigel Blackaby (2004), Constantine Partasides, Pháp luật và thực tiễn
Trọng tài thương mại quốc tế, NXB Thomson, Sweet & Maxwell, tr.3 (Bản dịch của Phòng Thương mại
và Công nghiệp Việt Nam năm 2009). Xem: Đỗ Văn Đại và Trần Hoàng Hải, (62), tr.18, về các ưu điểm
khác của phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài.
27
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao hiệu quả và chất lượng xét xử có
vai trò quan trọng không kém nhiệm vụ hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế.
Tác giả cũng cho rằng “hiệu quả của hoạt động xét xử không chỉ dừng lại ở
việc giải quyết tốt các mối xung đột, bất đồng trong quá trình kinh doanh”64
mà còn là một trong những phương pháp để đánh giá hiệu quả của các quy
phạm pháp luật. Rõ ràng như vậy, trước hết các quy phạm pháp luật tố tụng
phải được thiết kế theo hướng bảo đảm tính hiệu quả trong hoạt động xét xử
của Tòa án.
Giải quyết TCKDTM phải “phù hợp với nền kinh tế thị trường” với cơ chế
“linh hoạt, mềm dẻo, nhanh gọn và hiệu quả kinh tế cao” để tạo được niềm tin
cho các doanh nghiệp, doanh nhân an tâm đầu tư, phát triển sản xuất…65
Giải
quyết tranh chấp kéo dài, không dứt điểm sẽ làm lỡ cơ hội kinh doanh của
đương sự và như vậy có thể giảm thiểu hoặc làm mất đi nhu cầu đưa tranh
chấp ra Tòa án giải quyết.66
Nhiều nền kinh tế trên thế giới gần đây cũng tiến hành các cải cách thủ tục
TTDS giải quyết tranh chấp dân sự, kinh doanh, thương mại theo hướng đơn
giản, hiệu quả và dễ tiếp cận hơn cho người dân.67
Các quốc gia mặc dù có
những quan điểm khác biệt về triết lý phát triển một nền tư pháp có hiệu quả
nhưng dường như đồng nhất với nhau về việc xây dựng một hệ thống xét xử
64
Mai Hồng Quỳ, (23), tr.89.
65
Đào Văn Hội chỉ ra rằng một trong những nhiệm vụ tối quan trọng của việc thiết kế cơ chế giải quyết
tranh chấp bởi Tòa án là phải chú trọng đến cơ chế, trình tự, thủ tục giải quyết thật linh hoạt, nhanh gọn
và dứt điểm. Xem: Đào Văn Hội, (22), tr.52 - 54.
66
Việc rút ngắn thời gian giải quyết tranh chấp, đơn giản thủ tục và quy trình giải quyết tranh chấp cũng
được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực
canh tranh quốc gia của Việt Nam (Điều III.11 của NQ 19 đưa ra yêu cầu về việc rút ngắn thời gian giải
quyết tranh chấp thương mại, nhất là các tranh chấp có quy mô nhỏ, thông qua Tòa án xuống còn tối đa
200 ngày).
67
Xem: “Doing Business Reforms” (Cải cách kinh doanh) – Dự án của Ngân hàng Thế giới nghiên cứu
môi trường kinh doanh của 189 nước trên thế giới, theo đó Dự án phân tích các nguyên nhân của những
hạn chế, cản trở môi trường kinh doanh và phân tích về những cải cách đang diễn ra ở các nền kinh tế đó,
trong đó có những cải cách về thủ tục tố tụng để làm giảm thiểu thời gian và chi phí tố tụng giải quyết các
tranh chấp kinh doanh, thương mại [http://www.doingbusiness.org/data/exploretopics/enforcing-
contracts/reforms] (truy cập ngày 15-10-2015).
28
có thủ tục đơn giản, nhanh chóng, hiệu quả và đem lại công bằng cho người
dân và hấp dẫn đối với các đương sự.68
Việc xây dựng TTRG trong TTDS giúp tiết kiệm thời gian và chi phí tố
tụng. Có một sự thừa nhận chung rằng, nếu áp dụng một thủ tục tố tụng chung
với tất cả các TCDS nói chung và TCKDTM nói riêng mà không phân biệt
tính chất đơn giản, phức tạp, giá trị tranh chấp nhỏ hoặc lớn, hay có hoặc
không sự thừa nhận nghĩa vụ của các đương sự sẽ gây lãng phí về thời gian và
chi phí do quá trình giải quyết bị kéo dài. Vì vậy, việc rút ngắn thời gian giải
quyết các vụ án áp dụng TTRG được xem là một đặc trưng quan trọng khi xây
dựng TTRG ở nhiều nước nhằm mục đích giúp cho đương sự, Tòa án và xã
hội tiết kiệm các chi phí phát sinh trong quá trình giải quyết, hạn chế gián
đoạn và tránh bỏ lỡ chi phí cơ hội trong hoạt động kinh doanh của đương sự.
TTRG cũng mang lại sự thuận lợi cho đương sự trong việc tiếp cận công
lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ đồng thời giúp nâng cao hiệu quả
hoạt động và chất lượng công việc của Tòa án. Chính việc áp dụng TTRG tiết
kiệm được thời gian và chi phí nên không những tránh được tâm lý e ngại tiếp
cận đến Tòa án mà còn khuyến khích các bên tranh chấp sử dụng cơ chế hợp
pháp (Tòa án) để giải quyết các xung đột. Điều này góp phần hạn chế việc
đương sự sử dụng các phương thức tiêu cực nhằm giải quyết các tranh chấp
của mình như: bắt cóc, tống tiền, đòi nợ thuê, hình sự hóa tranh chấp kinh
doanh, thương mại...69
Điều quan trọng hơn cả là quy định TTRG được giản lược về thủ tục,
rút ngắn về thời gian, rút gọn về thành phần xét xử và thành phần tham gia tố
tụng mà vẫn đảm bảo việc giải quyết vụ án một cách đúng đắn, chính xác và
bảo đảm công lý sẽ giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của Tòa án. Trong một
68
Simon Djankov và các tác giả khác trong quá trình xây dựng phương pháp luận cho Ngân hàng Thế
giới nghiên cứu về môi trường kinh doanh đã chỉ ra rõ tính hiệu quả của công tác xét xử là một trong
những mục đích hàng đầu của các cải cách tư pháp của các nước trên thế
giới.[http://www.doingbusiness.org/methodology/media] (truy cập ngày 15-10-2015).
69
Tòa án nhân dân tối cao, (2014), (44), tr.28.
29
nghiên cứu gần đây do Corina D. Gerety và Richard P. Holme của Viện phát
triển Hệ thống Pháp lý Hoa Kỳ thuộc Đại học Denver thực hiện, cho thấy, có
đến 91% Thẩm phán và 98% Luật sư được hỏi đều cho rằng TTRG làm giảm
bớt thời gian và chi phí tố tụng nhưng vẫn bảo đảm sự công bằng trong việc
giải quyết tranh chấp.70
Tuy nhiên, quá trình áp dụng TTRG không phải ở đâu và lúc nào cũng
thành công. Ở Đức ban đầu giao cho Tòa vi cảnh – Tòa án cấp thấp nhất có
thẩm quyền áp dụng TTRG để giải quyết vụ việc dân sự nhưng sau đó đã phải
chuyển toàn bộ thẩm quyền của Tòa án này cho Tòa sơ thẩm, bởi lẽ nhân sự
của Tòa vi cảnh không đáp ứng được yêu cầu về trình độ và kỹ năng giải quyết
vụ án theo TTRG và khả năng giải trình khi các quyết định của mình bị kháng
cáo.71
Ở Nhật Bản, không có nhiều vụ án được giải quyết theo TTRG.72
Do đó,
hiệu quả của TTRG trong giải quyết tranh chấp còn phụ thuộc vào chính “hiệu
quả” áp dụng TTRG trên thực tế. Các nhà lập pháp và những người hành nghề
luật ở Hòa Kỳ cũng đã từng thách thức ý tưởng áp dụng TTRG ở cấp liên bang
khi họ yêu cầu cần lý giải: “Liệu đưa ra một bộ quy tắc đơn giản nhưng cuối
cùng chẳng có mấy vụ án như vậy được kiện ra Tòa?”73
Ở nước ta, xây dựng TTRG trong TTDS đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp
đã được Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ rõ: “cải cách mạnh mẽ
các thủ tục tố tụng tư pháp theo hướng dân chủ, bình đẳng, công khai, minh
bạch, chặt chẽ, nhưng thuận tiện, bảo đảm sự tham gia và giám sát của nhân
dân đối với hoạt động tư pháp…”74
và “cải cách tư pháp phải xuất phát từ
yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh; góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội…; tiếp thu có chọn lọc
70
Rihard P. Holme and Corina D. Gerety (2011), “Simplified Procedure in the Real World under
C.R.C.P, 16.1”, 40 Colo. Law. 23, p.24.
71
Dự án Tăng cường tiếp cận công lý và bảo vệ quyền tại Việt Nam (2015), (27), tr.51.
72
Hiroshi Oda, (18), p.411.
73
Eward H. Cooper (2001), “Simplified Rules of Federal Procedure?”, 100 Mich. L. Rev. 1794, p.1797.
74
Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), “Nghị quyết số 48-NQ/TƯ ngày 24-5-2005 về Chiến lược xây dựng
và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020”, Hà Nội, tr.5.
30
những kinh nghiệm của nước ngoài phù hợp với hoàn cảnh của nước ta và
yêu cầu chủ động hội nhập quốc tế…”75
Như vậy, TTRG có ý nghĩa cơ bản là tiết kiệm thời gian và chi phí tố tụng
mà vẫn đảm bảo công lý và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
Để đạt được ý nghĩa đó, cần thiết phải cân bằng giữa tăng cường tính hiệu
quả của giải quyết tranh chấp theo TTRG với sự tuân thủ các yêu cầu để đảm
bảo công lý. Chính vì vậy, xây dựng TTRG phải cân nhắc đến các nguyên tắc
cơ bản trong hoạt động xét xử.
1.2. Cơ sở pháp lý và định hướng xây dựng thủ tục rút gọn!
1.2.1. Cơ sở pháp lý của việc xây dựng thủ tục rút gọn
Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã chỉ rõ:
“Hoạt động tư pháp phải nhằm... bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công
dân... Nghiên cứu áp dụng thủ tục rút gọn để xét xử kịp thời một số vụ án đơn
giản, rõ ràng.”76
HP 2013 đã quy định về việc áp dụng TTRG giải quyết một số vụ án theo
quy định của pháp luật. Đây là cơ sở pháp lý cao nhất để có thể xây dựng và
áp dụng TTRG giải quyết TCDS nói chung, trong đó có TCKDTM.
Như vậy, cơ sở chính trị pháp lý của việc xây dựng TTRG tại Việt Nam là
các nghị quyết của Đảng như đã đề cập ở trên và HP 2013.
Ngoài ra, riêng đối với việc giải quyết TCKDTM, nhu cầu cần phải đơn
giản hoá thủ tục quy trình và rút ngắn thời gian giải quyết cũng đã được thể
hiện rất rõ và cụ thể tại Nghị quyết số 19/NQ-CP của Chính phủ ngày 12-03-
2015 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh
doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2015 – 2016. Tại mục
II.2.b của Nghị quyết đã chỉ rõ phải “rút ngắn thời gian giải quyết tranh chấp
75
Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), “Nghị quyết 49-NQ/TƯ ngày 2-6-2005 về Chiến lược cải cách tư
pháp đến năm 2020”, Hà Nội, tr.2.
76
Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII về chiến lược cán bộ thời
kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ngày 18-6-1997, Hà Nội, tr.57.
31
thương mại xuống còn tối đa 200 ngày (hiện nay là 400 ngày)..., nhất là đối
với tranh chấp quy mô nhỏ và giữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua
Tòa án”.
1.2.2. Định hướng xây dựng thủ tục rút gọn
NQ49/TW nêu rõ: “Xây dựng cơ chế xét xử theo thủ tục rút gọn đối với
những vụ án có đủ một số điều kiện nhất định”. Như vậy, quan điểm chỉ đạo
của Đảng là TTRG được xây dựng trên tinh thần chỉ áp dụng đối với một số
vụ án đơn giản, rõ ràng nhưng cũng phải bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp
của công dân trong hoạt động tư pháp.
Trong bối cảnh nêu trên, tác giả cho rằng việc xây dựng TTRG trong
TTDS nói chung và áp dụng đối với các TCKDTM nói riêng cần phải dựa
trên các quan điểm chỉ đạo sau đây:
Một là: Tiếp tục thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng về cải
cách tư pháp, của Bộ Chính trị và Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI; trong
đó, xác định yêu cầu đổi mới tổ chức phiên tòa xét xử, xác định rõ hơn vị trí,
quyền hạn, trách nhiệm của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố
tụng; tạo điều kiện cho các đương sự chủ động thu thập chứng cứ, bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của mình; hoàn thiện thủ tục giám đốc thẩm, tái
thẩm; xây dựng cơ chế xét xử theo TTRG đối với những vụ án có đủ một số
điều kiện nhất định.77
Hai là: Hài hòa việc tăng cường hiệu quả hoạt động xét xử thông qua
TTRG đồng thời phải bảo đảm các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động xét xử,
bảo đảm công lý và các quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Cụ thể: Xây
dựng TTRG giải quyết vụ án dân sự trong giai đoạn hiện nay phải đảm bảo
các nguyên tắc cơ bản sau đây: (i) chế độ hai cấp xét xử mà Hiến pháp đã quy
định;78
và (ii) việc xét xử phải được thực hiện trực tiếp thông qua phiên tòa.79
77
Tờ trình số 03/Tr-TANDTC ngày 9-4-2015 về Dự thảo BLTTDSSĐ.
78
Theo kinh nghiệm nước ngoài, tác giả cho rằng, về lâu dài cần cân nhắc việc không cho phép kháng
cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đối với các vụ án TCKDTM áp dụng TTRG (xem thêm nội dung
32
Ba là: Việc xây dựng TTRG phải được tiến hành trên cơ sở tổng kết thực
tiễn thi hành các quy định của BLTTDS hiện hành nhằm khắc phục những
hạn chế, vướng mắc, bất cập, kế thừa những quy định còn phù hợp; đồng thời,
tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm liên quan của các quốc gia trên thế giới.
Bốn là: Việc xây dựng TTRG đối với việc giải quyết các vụ án dân sự nói
chung và giải quyết các TCKDTM nói riêng phải phù hợp với hoàn cảnh, điều
kiện phát triển kinh tế, xã hội hiện nay có tính đến sự ổn định về pháp luật,
bảo đảm tính khả thi trong quá trình áp dụng và tính đồng bộ trong hệ thống
pháp luật.
Căn cứ vào các quan điểm chỉ đạo và các yêu cầu cụ thể đối với việc xây
dựng TTRG nêu trên, theo tác giả việc xây dựng TTRG trong TTDS nói
chung và đối với việc giải quyết các TCKDTM nói riêng được thực hiện theo
các định hướng sau đây:
Thứ nhất, xuất phát từ đặc thù của TTRG là một thủ tục độc lập nhưng
không tách rời thủ tục TTDS, nhằm giải quyết một số loại vụ án có những
điều kiện nhất định nhưng đồng thời vẫn đảm bảo được sự thống nhất của
pháp luật tố tụng nói chung, TTRG cần phải được quy định trong BLTTDS.
Thứ hai, để bảo đảm tính khả thi khi triển khai áp dụng, TTRG cần phải
được quy định chi tiết và cụ thể. Do đó, TTRG cần phải được xây dựng trong
BLTTDSSĐ tại một chương riêng như là một thủ tục riêng biệt so với các thủ
tục tố tụng khác và đồng thời phải xây dựng các văn bản hướng dẫn phù hợp
nhằm triển khai có hiệu quả ngay khi BLTTDSSĐ có hiệu lực thi hành.
này tại tiểu mục 1.2.2.3 của Luận án). Nhưng vẫn rất cần thiết quy định thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm
cho tất cả các loại vụ án để bảo đảm có một cơ chế cuối cùng để sửa sai.
79
Theo tác giả, trước mắt việc giải quyết các TCDS nói chung và các TCKDTM nói riêng theo TTRG
cũng vẫn phải được thực hiện thông qua việc mở các phiên tòa (nhưng cần phải quy định sao cho phiên
tòa đơn giản, gọn nhẹ, rút gọn được bước nào thì nên rút gọn như kinh nghiệm của các nước theo hệ
thống Thông luật như Anh, Mỹ). Mặc dù về lâu dài không nhất thiết phải mở phiên tòa để giải quyết các
tranh chấp đó (kinh nghiệm của một số nước như Pháp, Đức mà tác giả nghiên cứu, giới thiệu và phân
tích tại tiểu mục 1.2.2.2 của Luận án cũng quy định như vậy), vì về bản chất TTRG khi áp dụng giải quyết
các vụ án không nhất thiết phải mở phiên tòa. Tuy nhiên, để có thể thực hiện được điều này thì cần phải
sửa đổi các quy định tương ứng của Hiến pháp.
33
Thứ ba, vì TTRG là một thủ tục sẽ áp dụng lần đầu tiên trong hoạt động
xét xử các vụ án dân sự, chắc chắn sẽ có những bất cập trong quá trình thực
thi. Do đó, vừa để bảo đảm sự ổn định của pháp luật tố tụng vừa đảm bảo tính
khả thi, cần thiết khi xây dựng các quy định về TTRG một mặt nên đầy đủ và
chi tiết nhưng mặt khác các quy định cũng cần phải mang tính mở và tính
nguyên tắc.
Thứ tư, TTRG có tính đến đặc thù của các loại tranh chấp khác nhau, trong
đó bao gồm cả TCKDTM nhằm thông qua việc giải quyết TCKDTM sẽ hỗ trợ
và thúc đẩy hoạt động kinh doanh và phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
1.2.3. Mối quan hệ giữa thủ tục rút gọn với các nguyên tắc xét xử cơ bản
TTRG được xây dựng dựa trên các nguyên tắc cơ bản mà từng quốc gia
quy định trong hoạt động tư pháp. Ở Việt Nam, theo tác giả, trước mắt các
nguyên tắc cơ bản sau đây của Hiến pháp phải được bảo đảm khi xây dựng
TTRG: xét xử công khai và bảo đảm tranh tụng, chế độ xét xử sơ thẩm và
phúc thẩm và Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát hoạt động tư pháp. Về lâu dài,
sau một thời gian TTRG được kiểm chứng qua thực tiễn áp dụng sẽ cân nhắc
và đánh giá liệu có cần thiết tiếp tục áp dụng các nguyên tắc hiến định nêu
trên đối với việc giải quyết các vụ án theo TTRG hay không để đề xuất sửa
đổi Hiến pháp theo hướng phù hợp làm cơ sở cho việc tiếp tục đơn giản và
gọn nhẹ TTRG. Đối với các nguyên tắc luật định sau đây, không nhất thiết
phải tuân thủ khi xây dựng TTRG: giám đốc việc xét xử, quyền quyết định và
tự định đoạt của đương sự, hòa giải trong TTDS.
Thứ nhất, nguyên tắc Tòa án xét xử công khai và nguyên tắc tranh tụng
trong xét xử được bảo đảm
Khoản 3 và khoản 5 Điều 103 HP 2013 quy định: “Tòa án nhân dân xét xử
công khai. Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong,
mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật đời tư theo
yêu cầu chính đáng của đương sự, Tòa án nhân dân có thể xét xử kín”; và
“Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được đảm bảo”.
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY
Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY

More Related Content

What's hot

Luận văn: Hợp đồng mua bán tài sản hình thành trong tương lai, 9đ
Luận văn: Hợp đồng mua bán tài sản hình thành trong tương lai, 9đLuận văn: Hợp đồng mua bán tài sản hình thành trong tương lai, 9đ
Luận văn: Hợp đồng mua bán tài sản hình thành trong tương lai, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Tội trốn thuế trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trốn thuế trong luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Tội trốn thuế trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trốn thuế trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn thạc sĩ: Đương sự trong vụ án dân sự, HAY
Luận văn thạc sĩ: Đương sự trong vụ án dân sự, HAYLuận văn thạc sĩ: Đương sự trong vụ án dân sự, HAY
Luận văn thạc sĩ: Đương sự trong vụ án dân sự, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Vấn đề đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án Luật Tố tụng, HOT
Luận văn: Vấn đề đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án Luật Tố tụng, HOTLuận văn: Vấn đề đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án Luật Tố tụng, HOT
Luận văn: Vấn đề đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án Luật Tố tụng, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo luật hình sự, HOTLuận văn: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo luật hình sự, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa
Luận văn: Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóaLuận văn: Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa
Luận văn: Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo Luật
Luận văn: Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo LuậtLuận văn: Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo Luật
Luận văn: Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo Luật
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Hỏi cung bị can trong Luật tố tụng hình sự, HAY
Luận văn: Hỏi cung bị can trong Luật tố tụng hình sự, HAYLuận văn: Hỏi cung bị can trong Luật tố tụng hình sự, HAY
Luận văn: Hỏi cung bị can trong Luật tố tụng hình sự, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu, HAY
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu, HAYLuận văn: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu, HAY
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Khóa luận: Pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp, 9đ
Khóa luận: Pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp, 9đKhóa luận: Pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp, 9đ
Khóa luận: Pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp, 9đ
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn: Đăng ký Kết hôn có yếu tố nước ngoài, HOT!
Luận văn: Đăng ký Kết hôn có yếu tố nước ngoài, HOT!Luận văn: Đăng ký Kết hôn có yếu tố nước ngoài, HOT!
Luận văn: Đăng ký Kết hôn có yếu tố nước ngoài, HOT!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Trách nhiệm của pháp nhân thương mại theo pháp luật
Luận văn: Trách nhiệm của pháp nhân thương mại theo pháp luậtLuận văn: Trách nhiệm của pháp nhân thương mại theo pháp luật
Luận văn: Trách nhiệm của pháp nhân thương mại theo pháp luật
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Thực trạng về Pháp luật thi hành án dân sự, HOT
Luận văn: Thực trạng về Pháp luật thi hành án dân sự, HOTLuận văn: Thực trạng về Pháp luật thi hành án dân sự, HOT
Luận văn: Thực trạng về Pháp luật thi hành án dân sự, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Giáo dục pháp luật cho phạm nhân ở các trại giam, HOT
Luận văn: Giáo dục pháp luật cho phạm nhân ở các trại giam, HOTLuận văn: Giáo dục pháp luật cho phạm nhân ở các trại giam, HOT
Luận văn: Giáo dục pháp luật cho phạm nhân ở các trại giam, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Tiểu Luận Kỹ Năng Đàm Phán, Soạn Thảo Và Ký Kết Hợp Đồng Dân Sự.docx
Tiểu Luận Kỹ Năng Đàm Phán, Soạn Thảo Và Ký Kết Hợp Đồng Dân Sự.docxTiểu Luận Kỹ Năng Đàm Phán, Soạn Thảo Và Ký Kết Hợp Đồng Dân Sự.docx
Tiểu Luận Kỹ Năng Đàm Phán, Soạn Thảo Và Ký Kết Hợp Đồng Dân Sự.docx
Zalo/Tele: 0973.287.149 Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh doanh, thương mại
Luận văn: Giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh doanh, thương mạiLuận văn: Giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh doanh, thương mại
Luận văn: Giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh doanh, thương mại
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp giữa các thành viên trong công ty
Luận văn: Giải quyết tranh chấp giữa các thành viên trong công tyLuận văn: Giải quyết tranh chấp giữa các thành viên trong công ty
Luận văn: Giải quyết tranh chấp giữa các thành viên trong công ty
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Pháp luật về phòng, chống gian lận thương mại, HAY
Luận văn: Pháp luật về phòng, chống gian lận thương mại, HAYLuận văn: Pháp luật về phòng, chống gian lận thương mại, HAY
Luận văn: Pháp luật về phòng, chống gian lận thương mại, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp Hợp đồng kinh doanh bất động sản
Luận văn: Giải quyết tranh chấp Hợp đồng kinh doanh bất động sảnLuận văn: Giải quyết tranh chấp Hợp đồng kinh doanh bất động sản
Luận văn: Giải quyết tranh chấp Hợp đồng kinh doanh bất động sản
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Hiệu lực thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng, HOT
Đề tài: Hiệu lực thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng, HOTĐề tài: Hiệu lực thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng, HOT
Đề tài: Hiệu lực thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

What's hot (20)

Luận văn: Hợp đồng mua bán tài sản hình thành trong tương lai, 9đ
Luận văn: Hợp đồng mua bán tài sản hình thành trong tương lai, 9đLuận văn: Hợp đồng mua bán tài sản hình thành trong tương lai, 9đ
Luận văn: Hợp đồng mua bán tài sản hình thành trong tương lai, 9đ
 
Luận văn: Tội trốn thuế trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trốn thuế trong luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Tội trốn thuế trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội trốn thuế trong luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn thạc sĩ: Đương sự trong vụ án dân sự, HAY
Luận văn thạc sĩ: Đương sự trong vụ án dân sự, HAYLuận văn thạc sĩ: Đương sự trong vụ án dân sự, HAY
Luận văn thạc sĩ: Đương sự trong vụ án dân sự, HAY
 
Luận văn: Vấn đề đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án Luật Tố tụng, HOT
Luận văn: Vấn đề đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án Luật Tố tụng, HOTLuận văn: Vấn đề đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án Luật Tố tụng, HOT
Luận văn: Vấn đề đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án Luật Tố tụng, HOT
 
Luận văn: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo luật hình sự, HOTLuận văn: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo luật hình sự, HOT
 
Luận văn: Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa
Luận văn: Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóaLuận văn: Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa
Luận văn: Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa
 
Luận văn: Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo Luật
Luận văn: Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo LuậtLuận văn: Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo Luật
Luận văn: Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo Luật
 
Luận văn: Hỏi cung bị can trong Luật tố tụng hình sự, HAY
Luận văn: Hỏi cung bị can trong Luật tố tụng hình sự, HAYLuận văn: Hỏi cung bị can trong Luật tố tụng hình sự, HAY
Luận văn: Hỏi cung bị can trong Luật tố tụng hình sự, HAY
 
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu, HAY
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu, HAYLuận văn: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu, HAY
Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu, HAY
 
Khóa luận: Pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp, 9đ
Khóa luận: Pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp, 9đKhóa luận: Pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp, 9đ
Khóa luận: Pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp, 9đ
 
Luận văn: Đăng ký Kết hôn có yếu tố nước ngoài, HOT!
Luận văn: Đăng ký Kết hôn có yếu tố nước ngoài, HOT!Luận văn: Đăng ký Kết hôn có yếu tố nước ngoài, HOT!
Luận văn: Đăng ký Kết hôn có yếu tố nước ngoài, HOT!
 
Luận văn: Trách nhiệm của pháp nhân thương mại theo pháp luật
Luận văn: Trách nhiệm của pháp nhân thương mại theo pháp luậtLuận văn: Trách nhiệm của pháp nhân thương mại theo pháp luật
Luận văn: Trách nhiệm của pháp nhân thương mại theo pháp luật
 
Luận văn: Thực trạng về Pháp luật thi hành án dân sự, HOT
Luận văn: Thực trạng về Pháp luật thi hành án dân sự, HOTLuận văn: Thực trạng về Pháp luật thi hành án dân sự, HOT
Luận văn: Thực trạng về Pháp luật thi hành án dân sự, HOT
 
Luận văn: Giáo dục pháp luật cho phạm nhân ở các trại giam, HOT
Luận văn: Giáo dục pháp luật cho phạm nhân ở các trại giam, HOTLuận văn: Giáo dục pháp luật cho phạm nhân ở các trại giam, HOT
Luận văn: Giáo dục pháp luật cho phạm nhân ở các trại giam, HOT
 
Tiểu Luận Kỹ Năng Đàm Phán, Soạn Thảo Và Ký Kết Hợp Đồng Dân Sự.docx
Tiểu Luận Kỹ Năng Đàm Phán, Soạn Thảo Và Ký Kết Hợp Đồng Dân Sự.docxTiểu Luận Kỹ Năng Đàm Phán, Soạn Thảo Và Ký Kết Hợp Đồng Dân Sự.docx
Tiểu Luận Kỹ Năng Đàm Phán, Soạn Thảo Và Ký Kết Hợp Đồng Dân Sự.docx
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh doanh, thương mại
Luận văn: Giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh doanh, thương mạiLuận văn: Giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh doanh, thương mại
Luận văn: Giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh doanh, thương mại
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp giữa các thành viên trong công ty
Luận văn: Giải quyết tranh chấp giữa các thành viên trong công tyLuận văn: Giải quyết tranh chấp giữa các thành viên trong công ty
Luận văn: Giải quyết tranh chấp giữa các thành viên trong công ty
 
Luận văn: Pháp luật về phòng, chống gian lận thương mại, HAY
Luận văn: Pháp luật về phòng, chống gian lận thương mại, HAYLuận văn: Pháp luật về phòng, chống gian lận thương mại, HAY
Luận văn: Pháp luật về phòng, chống gian lận thương mại, HAY
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp Hợp đồng kinh doanh bất động sản
Luận văn: Giải quyết tranh chấp Hợp đồng kinh doanh bất động sảnLuận văn: Giải quyết tranh chấp Hợp đồng kinh doanh bất động sản
Luận văn: Giải quyết tranh chấp Hợp đồng kinh doanh bất động sản
 
Đề tài: Hiệu lực thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng, HOT
Đề tài: Hiệu lực thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng, HOTĐề tài: Hiệu lực thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng, HOT
Đề tài: Hiệu lực thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng, HOT
 

Similar to Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY

Đề tài: Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự trong pháp luật dân sự Việt Nam hiện...
Đề tài: Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự trong pháp luật dân sự Việt Nam hiện...Đề tài: Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự trong pháp luật dân sự Việt Nam hiện...
Đề tài: Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự trong pháp luật dân sự Việt Nam hiện...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận án tiến sĩ luật học thủ tục phá sản các tổ chức tín dụng theo pháp luật ...
Luận án tiến sĩ luật học thủ tục phá sản các tổ chức tín dụng theo pháp luật ...Luận án tiến sĩ luật học thủ tục phá sản các tổ chức tín dụng theo pháp luật ...
Luận án tiến sĩ luật học thủ tục phá sản các tổ chức tín dụng theo pháp luật ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Thủ tục phá sản các tổ chức tín dụng theo pháp luật, HAY
Đề tài: Thủ tục phá sản các tổ chức tín dụng theo pháp luật, HAYĐề tài: Thủ tục phá sản các tổ chức tín dụng theo pháp luật, HAY
Đề tài: Thủ tục phá sản các tổ chức tín dụng theo pháp luật, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Pháp luật về tổ chức hành nghề công chứng tại Phú Yên
Đề tài: Pháp luật về tổ chức hành nghề công chứng tại Phú YênĐề tài: Pháp luật về tổ chức hành nghề công chứng tại Phú Yên
Đề tài: Pháp luật về tổ chức hành nghề công chứng tại Phú Yên
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Một số giải pháp giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại tại tòa án...
Đề tài: Một số giải pháp giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại tại tòa án...Đề tài: Một số giải pháp giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại tại tòa án...
Đề tài: Một số giải pháp giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại tại tòa án...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Đề tài: Giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài, HOT
Đề tài: Giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài, HOTĐề tài: Giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài, HOT
Đề tài: Giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, HOT
Đề tài: Hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, HOTĐề tài: Hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, HOT
Đề tài: Hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại bằng phương t...
Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại bằng phương t...Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại bằng phương t...
Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại bằng phương t...
nataliej4
 
Luận văn: Biện pháp khẩn cấp tạm thời tiền tố tụng, HOT, HAY
Luận văn: Biện pháp khẩn cấp tạm thời tiền tố tụng, HOT, HAYLuận văn: Biện pháp khẩn cấp tạm thời tiền tố tụng, HOT, HAY
Luận văn: Biện pháp khẩn cấp tạm thời tiền tố tụng, HOT, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Pháp luật về giải quyết tranh chấp nội bộ công ty, HOT
Đề tài: Pháp luật về giải quyết tranh chấp nội bộ công ty, HOTĐề tài: Pháp luật về giải quyết tranh chấp nội bộ công ty, HOT
Đề tài: Pháp luật về giải quyết tranh chấp nội bộ công ty, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Pháp luật về chào bán Chứng khoán ra công chúng ở việt nam.doc
Pháp luật về chào bán Chứng khoán ra công chúng ở việt nam.docPháp luật về chào bán Chứng khoán ra công chúng ở việt nam.doc
Pháp luật về chào bán Chứng khoán ra công chúng ở việt nam.doc
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Khóa luận Giải thích pháp luật ở Việt Nam hiện nay sdt/ ZALO 09345 497 28
Khóa luận Giải thích pháp luật ở Việt Nam hiện nay  sdt/ ZALO 09345 497 28	Khóa luận Giải thích pháp luật ở Việt Nam hiện nay  sdt/ ZALO 09345 497 28
Khóa luận Giải thích pháp luật ở Việt Nam hiện nay sdt/ ZALO 09345 497 28
Thư viện Tài liệu mẫu
 
Đề tài: Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại bằng tòa án từ thực tiễn...
Đề tài: Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại bằng tòa án từ thực tiễn...Đề tài: Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại bằng tòa án từ thực tiễn...
Đề tài: Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại bằng tòa án từ thực tiễn...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Những người tiến hành tố tụng trong Cơ quan điều tra
Luận văn: Những người tiến hành tố tụng trong Cơ quan điều traLuận văn: Những người tiến hành tố tụng trong Cơ quan điều tra
Luận văn: Những người tiến hành tố tụng trong Cơ quan điều tra
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá, HOT
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá, HOTĐề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá, HOT
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Hòa giải các tranh chấp hợp đồng thương mại, HOT
Luận văn: Hòa giải các tranh chấp hợp đồng thương mại, HOTLuận văn: Hòa giải các tranh chấp hợp đồng thương mại, HOT
Luận văn: Hòa giải các tranh chấp hợp đồng thương mại, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Thủ tục tố tụng dân sự rút gọn ở Việt Nam.doc
Thủ tục tố tụng dân sự rút gọn ở Việt Nam.docThủ tục tố tụng dân sự rút gọn ở Việt Nam.doc
Thủ tục tố tụng dân sự rút gọn ở Việt Nam.doc
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận án: Chế định biện pháp tư pháp trong luật hình sự Việt Nam – những vấn đ...
Luận án: Chế định biện pháp tư pháp trong luật hình sự Việt Nam – những vấn đ...Luận án: Chế định biện pháp tư pháp trong luật hình sự Việt Nam – những vấn đ...
Luận án: Chế định biện pháp tư pháp trong luật hình sự Việt Nam – những vấn đ...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Thực Hiện Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa Theo Pháp Luật Việt Nam.doc
Thực Hiện Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa Theo Pháp Luật Việt Nam.docThực Hiện Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa Theo Pháp Luật Việt Nam.doc
Thực Hiện Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa Theo Pháp Luật Việt Nam.doc
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Pháp Luật Về Kê Khai Tài Sản, Thu Nhập Cá Nhân Của Cán Bộ, Công Chức Trong Bố...
Pháp Luật Về Kê Khai Tài Sản, Thu Nhập Cá Nhân Của Cán Bộ, Công Chức Trong Bố...Pháp Luật Về Kê Khai Tài Sản, Thu Nhập Cá Nhân Của Cán Bộ, Công Chức Trong Bố...
Pháp Luật Về Kê Khai Tài Sản, Thu Nhập Cá Nhân Của Cán Bộ, Công Chức Trong Bố...
Dịch vụ viết đề tài trọn gói Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149
 

Similar to Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY (20)

Đề tài: Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự trong pháp luật dân sự Việt Nam hiện...
Đề tài: Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự trong pháp luật dân sự Việt Nam hiện...Đề tài: Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự trong pháp luật dân sự Việt Nam hiện...
Đề tài: Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự trong pháp luật dân sự Việt Nam hiện...
 
Luận án tiến sĩ luật học thủ tục phá sản các tổ chức tín dụng theo pháp luật ...
Luận án tiến sĩ luật học thủ tục phá sản các tổ chức tín dụng theo pháp luật ...Luận án tiến sĩ luật học thủ tục phá sản các tổ chức tín dụng theo pháp luật ...
Luận án tiến sĩ luật học thủ tục phá sản các tổ chức tín dụng theo pháp luật ...
 
Đề tài: Thủ tục phá sản các tổ chức tín dụng theo pháp luật, HAY
Đề tài: Thủ tục phá sản các tổ chức tín dụng theo pháp luật, HAYĐề tài: Thủ tục phá sản các tổ chức tín dụng theo pháp luật, HAY
Đề tài: Thủ tục phá sản các tổ chức tín dụng theo pháp luật, HAY
 
Đề tài: Pháp luật về tổ chức hành nghề công chứng tại Phú Yên
Đề tài: Pháp luật về tổ chức hành nghề công chứng tại Phú YênĐề tài: Pháp luật về tổ chức hành nghề công chứng tại Phú Yên
Đề tài: Pháp luật về tổ chức hành nghề công chứng tại Phú Yên
 
Đề tài: Một số giải pháp giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại tại tòa án...
Đề tài: Một số giải pháp giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại tại tòa án...Đề tài: Một số giải pháp giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại tại tòa án...
Đề tài: Một số giải pháp giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại tại tòa án...
 
Đề tài: Giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài, HOT
Đề tài: Giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài, HOTĐề tài: Giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài, HOT
Đề tài: Giải quyết tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài, HOT
 
Đề tài: Hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, HOT
Đề tài: Hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, HOTĐề tài: Hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, HOT
Đề tài: Hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, HOT
 
Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại bằng phương t...
Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại bằng phương t...Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại bằng phương t...
Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại bằng phương t...
 
Luận văn: Biện pháp khẩn cấp tạm thời tiền tố tụng, HOT, HAY
Luận văn: Biện pháp khẩn cấp tạm thời tiền tố tụng, HOT, HAYLuận văn: Biện pháp khẩn cấp tạm thời tiền tố tụng, HOT, HAY
Luận văn: Biện pháp khẩn cấp tạm thời tiền tố tụng, HOT, HAY
 
Đề tài: Pháp luật về giải quyết tranh chấp nội bộ công ty, HOT
Đề tài: Pháp luật về giải quyết tranh chấp nội bộ công ty, HOTĐề tài: Pháp luật về giải quyết tranh chấp nội bộ công ty, HOT
Đề tài: Pháp luật về giải quyết tranh chấp nội bộ công ty, HOT
 
Pháp luật về chào bán Chứng khoán ra công chúng ở việt nam.doc
Pháp luật về chào bán Chứng khoán ra công chúng ở việt nam.docPháp luật về chào bán Chứng khoán ra công chúng ở việt nam.doc
Pháp luật về chào bán Chứng khoán ra công chúng ở việt nam.doc
 
Khóa luận Giải thích pháp luật ở Việt Nam hiện nay sdt/ ZALO 09345 497 28
Khóa luận Giải thích pháp luật ở Việt Nam hiện nay  sdt/ ZALO 09345 497 28	Khóa luận Giải thích pháp luật ở Việt Nam hiện nay  sdt/ ZALO 09345 497 28
Khóa luận Giải thích pháp luật ở Việt Nam hiện nay sdt/ ZALO 09345 497 28
 
Đề tài: Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại bằng tòa án từ thực tiễn...
Đề tài: Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại bằng tòa án từ thực tiễn...Đề tài: Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại bằng tòa án từ thực tiễn...
Đề tài: Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại bằng tòa án từ thực tiễn...
 
Luận văn: Những người tiến hành tố tụng trong Cơ quan điều tra
Luận văn: Những người tiến hành tố tụng trong Cơ quan điều traLuận văn: Những người tiến hành tố tụng trong Cơ quan điều tra
Luận văn: Những người tiến hành tố tụng trong Cơ quan điều tra
 
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá, HOT
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá, HOTĐề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá, HOT
Đề tài: Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá, HOT
 
Luận văn: Hòa giải các tranh chấp hợp đồng thương mại, HOT
Luận văn: Hòa giải các tranh chấp hợp đồng thương mại, HOTLuận văn: Hòa giải các tranh chấp hợp đồng thương mại, HOT
Luận văn: Hòa giải các tranh chấp hợp đồng thương mại, HOT
 
Thủ tục tố tụng dân sự rút gọn ở Việt Nam.doc
Thủ tục tố tụng dân sự rút gọn ở Việt Nam.docThủ tục tố tụng dân sự rút gọn ở Việt Nam.doc
Thủ tục tố tụng dân sự rút gọn ở Việt Nam.doc
 
Luận án: Chế định biện pháp tư pháp trong luật hình sự Việt Nam – những vấn đ...
Luận án: Chế định biện pháp tư pháp trong luật hình sự Việt Nam – những vấn đ...Luận án: Chế định biện pháp tư pháp trong luật hình sự Việt Nam – những vấn đ...
Luận án: Chế định biện pháp tư pháp trong luật hình sự Việt Nam – những vấn đ...
 
Thực Hiện Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa Theo Pháp Luật Việt Nam.doc
Thực Hiện Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa Theo Pháp Luật Việt Nam.docThực Hiện Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa Theo Pháp Luật Việt Nam.doc
Thực Hiện Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa Theo Pháp Luật Việt Nam.doc
 
Pháp Luật Về Kê Khai Tài Sản, Thu Nhập Cá Nhân Của Cán Bộ, Công Chức Trong Bố...
Pháp Luật Về Kê Khai Tài Sản, Thu Nhập Cá Nhân Của Cán Bộ, Công Chức Trong Bố...Pháp Luật Về Kê Khai Tài Sản, Thu Nhập Cá Nhân Của Cán Bộ, Công Chức Trong Bố...
Pháp Luật Về Kê Khai Tài Sản, Thu Nhập Cá Nhân Của Cán Bộ, Công Chức Trong Bố...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
LngHu10
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
thanhluan21
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CNGTRC3
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (11)

GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 

Đề tài: Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, HAY

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặng Thanh Hoa THỦ TỤC RÚT GỌN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH, THƯƠNG MẠI TRONG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2015
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH Đặng Thanh Hoa THỦ TỤC RÚT GỌN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH, THƯƠNG MẠI TRONG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM Chuyên ngành: LUẬT KINH TẾ Mã số: 62.380.107 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. NGUYỄN VĂN TIẾN 2. TS. NGUYỄN VĂN CƯỜNG TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2015
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong Luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của Luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào của ai khác. Nếu có sự gian dối, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Tác giả Luận án Đặng Thanh Hoa ! ! !
  • 4. MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................. v! PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1! 1.!Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1! 2.!Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài..................................................... 4! 2.1.! Mục đích nghiên cứu..................................................................................................4! 2.2.! Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................................4! 3.!Phạm vi, đối tượng nghiên cứu............................................................................ 5! 3.1.! Phạm vi nghiên cứu....................................................................................................5! 3.2.! Đối tượng nghiên cứu.................................................................................................5! 4.!Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài............................................................ 6! 5.!Kết cấu của Luận án ............................................................................................. 6! TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................................................... 8! 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ......................................................................... 8! 1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ..........................................................................8! 1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam...........................................................................11! 1.3. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu ..............................................................15! 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu ................................................... 16! 2.1. Cơ sở lý thuyết..........................................................................................................16! 2.2. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................16! 3. Giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu.................................................. 17! 3.1.! Giả thuyết nghiên cứu..............................................................................................17! 3.2.! Câu hỏi nghiên cứu.................................................................................................17! NỘI DUNG, KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................... 19! CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỦ TỤC RÚT GỌN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ .................................................................................................................... 19!
  • 5. 1.1. Khái niệm và ý nghĩa của thủ tục rút gọn ..............................................................19! 1.1.1. Khái niệm thủ tục rút gọn ......................................................................................19! 1.1.2. Ý nghĩa của thủ tục rút gọn ...................................................................................24! 1.2. Cơ sở pháp lý và định hướng xây dựng thủ tục rút gọn........................................30! 1.2.1. Cơ sở pháp lý của việc xây dựng thủ tục rút gọn ..................................................30! 1.2.2. Định hướng xây dựng thủ tục rút gọn...................................................................31! 1.2.3. Mối quan hệ giữa thủ tục rút gọn với các nguyên tắc xét xử cơ bản....................33! 1.3.! Đặc điểm của thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự...............................................40! 1.3.1.!Thủ tục rút gọn chỉ áp dụng đối với một số vụ án nhất định................................41! 1.3.2. Rút gọn về thành phần tham gia giải quyết tranh chấp........................................48! 1.3.3.!Rút gọn về trình tự và các bước tố tụng ................................................................49! 1.3.4.!Rút gọn về cấp xét xử.............................................................................................57! 1.3.5.!Rút gọn về thời gian giải quyết tranh chấp ...........................................................60! KẾT LUẬN CHƯƠNG 1........................................................................................ 62! CHƯƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG THỦ TỤC RÚT GỌN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH, THƯƠNG MẠI ............ 64! 2.1. !Xây dựng thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại từ thực trạng pháp luật tố tụng dân sự.......................................................................................65! 2.1.1. Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm ..................................................65! 2.1.2.!Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp phúc thẩm..............................................78! 2.2.! Xây dựng thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại từ thực tiễn xét xử của Tòa án .....................................................................................................83! 2.2.1.!Đối với tranh chấp mà đương sự thừa nhận toàn bộ nghĩa vụ ............................83! 2.2.2.!Đối với tranh chấp đơn giản, giá ngạch thấp và chứng cứ rõ ràng .....................92! 2.2.3. Đối với tranh chấp đơn giản, chứng cứ rõ ràng nhưng giá ngạch lớn ................99! KẾT LUẬN CHƯƠNG 2...................................................................................... 102! CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ VỀ XÂY DỰNG THỦ TỤC RÚT GỌN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH, THƯƠNG MẠI............................... 105!
  • 6. 3.1.! Giải pháp xây dựng thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại 105! 3.1.1.!Về tiêu chí xác định loại vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn.................107! 3.1.2.!Về rút gọn thành phần tham gia giải quyết tranh chấp......................................117! 3.1.3.!Về rút gọn trình tự, thủ tục giải quyết vụ án.......................................................121! 3.1.4.!Về rút gọn thời gian giải quyết vụ án ..................................................................127! 3.2.! Giải pháp về hoàn thiện pháp luật về thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại ........................................................................................................135! 3.2.1.!Sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng dân sự .............................................................135! 3.2.2.!Ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi ..........138! 3.3.! Giải pháp về thi hành các quy định về thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại ........................................................................................................139! 3.3.1.!Quán triệt nhận thức về ý nghĩa và yêu cầu của thủ tục rút gọn .......................139! 3.3.2.!Xây dựng cơ chế, tổ chức, nguồn lực và chế tài bảo đảm thực hiện các quy định về thủ tục rút gọn............................................................................................................140! KẾT LUẬN CHƯƠNG 3...................................................................................... 142! KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 144! DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ..................................................................................................... i! DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................. ii! SỐ LIỆU THỐNG KÊ KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT CÁC VỤ KINH DOANH THƯƠNG MẠI CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN....................................................... xiv! KẾT QUẢ ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC.................................................................. xix!
  • 7. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BLTTDS : Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành BLTTDSSĐ : Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi năm 2015 HP 2013 : Hiến pháp năm 2013 HĐTPTANDTC : Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao NQ49/TW : Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02-6-2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 TANDTC : Tòa án nhân dân tối cao TAND : Tòa án nhân dân TCDS : Tranh chấp dân sự TCKDTM : Tranh chấp kinh doanh, thương mại TTDS : Tố tụng dân sự TTRG : Thủ tục rút gọn
  • 8. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1.!Tính cấp thiết của đề tài Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02-6-2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 (NQ49/TW) đã chỉ rõ quan điểm về việc xây dựng thủ tục rút gọn: “… Xây dựng cơ chế xét xử theo thủ tục rút gọn đối với những vụ án có đủ một số điều kiện nhất định”. NQ49/TW cũng quy định: “Cải cách tư pháp phải xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội… tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của nước ngoài phù hợp với hoàn cảnh của nước ta và yêu cầu chủ động hội nhập quốc tế…” Vì vậy, việc xây dựng TTRG trong TTDS là đáp ứng đòi hỏi của yêu cầu cải cách tư pháp hiện nay. Hiến pháp 2013 (HP 2013) quy định rõ về việc áp dụng TTRG để giải quyết một số loại vụ án. Để triển khai thi hành HP 2013, việc bổ sung các quy định về TTRG trong TTDS giải quyết một số loại vụ án về TCDS, trong đó bao gồm TCKDTM, là cấp thiết. Vì vậy, việc xây dựng TTRG trong TTDS là một trong những nhiệm vụ cấp thiết để triển khai thi hành HP 2013. Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành (BLTTDS), các tranh chấp dân sự (TCDS) nói chung, cũng như các tranh chấp kinh doanh, thương mại (TCKDTM) nói riêng thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án1 đều được giải quyết bằng một trình tự thủ tục tố tụng thông thường, áp dụng chung mà không phân biệt giá trị tranh chấp, tính phức tạp hoặc đơn giản của tranh chấp, có sự thừa nhận nghĩa vụ của đương sự... Bên cạnh đó, việc quy định về thời hạn giải quyết các tranh chấp này như hiện nay là không hợp lý. Bởi lẽ, 1 Điều 29 BLTTDS quy định TCKDTM là: 1. Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận bao gồm: a) Mua bán hàng hóa; b) Cung ứng dịch vụ; c) Phân phối; d) Đại diện, đại lý; đ) Ký gửi; e) Thuê, cho thuê, thuê mua; g) Xây dựng; h) Tư vấn, kỹ thuật; i) Vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường sắt, đường bộ, đường thủy nội địa; k) Vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường hàng không, đường biển; l) Mua bán cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác; m) Đầu tư, tài chính, ngân hàng; n) Bảo hiểm; o) Thăm dò, khai thác. 2. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận. 3. Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty. 4. Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại mà pháp luật có quy định.
  • 9. 2 đối với những tranh chấp phức tạp, thời hạn tối đa mà pháp luật quy định là cứng nhắc, khó thực thi và gây nhiều khó khăn đối với các Tòa án,2 còn đối với những tranh chấp đơn giản, không nhất thiết cần thời hạn dài như vậy. Ví dụ: doanh nghiệp A ký kết hợp đồng tín dụng hoàn toàn đúng pháp luật với một ngân hàng, tuy nhiên doanh nghiệp A (bên vay) đã cố tình không thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Khi thụ lý và giải quyết yêu cầu đòi nợ của ngân hàng (bên cho vay), Tòa án vẫn phải thực hiện một số thủ tục không cần thiết như hòa giải, thu thập chứng cứ theo quy định, phải hoãn phiên tòa lần đầu khi một trong các đương sự hoặc người đại diện của họ được triệu tập hợp lệ mà vắng mặt dù không có lý do chính đáng và phiên tòa vẫn phải được xét xử bởi một hội đồng gồm ba thành viên… Ngoài ra, ngay cả khi vụ án đã được Tòa án cấp sơ thẩm quyết định theo hướng buộc bên vay phải thực hiện đúng nghĩa vụ mà bên vay đã thừa nhận, bên vay vẫn có quyền kháng cáo dù chỉ nhằm kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ; và trong trường hợp đó Tòa án cấp phúc thẩm vẫn phải giải quyết vụ án theo thời hạn và thủ tục thông thường… Như vậy, từ thực tiễn giải quyết các TCDS nói chung, đặc biệt đối với các TCKDTM, cho thấy “thủ tục nặng nề, thời gian giải quyết kéo dài,”3 việc áp dụng tất cả các thủ tục tố tụng như nhau mà không phân biệt tranh chấp phức tạp, chứng cứ không rõ ràng, đương sự không thừa nhận quyền và nghĩa vụ của nhau… với những tranh chấp đơn giản, chứng cứ rõ ràng, đương sự thừa nhận nghĩa vụ… là bất hợp lý. Rõ ràng, với quy định như vậy, vô hình chung làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, môi trường kinh doanh và làm tăng chi phí trong hoạt động kinh doanh. Chính quy định thời hạn giải quyết kéo dài vài tháng (mà thực tiễn xét xử có khi lên đến cả năm) của pháp luật tố 2 Tòa án nhân dân tối cao (2015), Báo cáo Tổng kết thực tiễn 10 năm thi hành Bộ luật tố tụng dân sự, Hà Nội, tr.16. 3 Ngô Anh Dũng (2002), “Sự cần thiết phải quy định thủ tục rút ngắn trong pháp luật dân sự”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (04), tr.10.
  • 10. 3 tụng dân sự (TTDS) hiện hành đã có những tác động không tốt đến quá trình quay vòng của đồng vốn nếu tranh chấp trong vụ kiện có liên quan đến tài sản, tiền, vàng… trong khi đó giá cả trong nền kinh tế thị trường luôn luôn biến động.4 Ngoài ra, trong xu thế chung, các nước trên thế giới đều tìm cách giải quyết nhanh các TCKDTM, vì đối với doanh nghiệp thời gian là tiền bạc, là cơ hội kinh doanh, là sự phát triển của nền kinh tế đất nước, của xã hội, không thể để doanh nghiệp phải mất quá nhiều thời gian cho một vụ kiện.5 Bên cạnh đó, thủ tục tố tụng cồng kềnh không cần thiết trong giải quyết một số vụ án về TCDS, trong đó bao gồm TCKDTM, làm lãng phí nguồn lực xã hội, như đội ngũ Thẩm phán, Kiểm sát viên, Thư ký Tòa án…6 Vì vậy, việc “đơn giản hóa thủ tục, quy trình và rút ngắn thời gian giải quyết tranh chấp thương mại xuống còn tối đa 200 ngày (hiện nay là 400 ngày), nhất là đối với tranh chấp quy mô nhỏ và giữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua Tòa án”7 là một nhu cầu thực sự cần thiết và cấp bách trong bối cảnh đòi hỏi cải thiện môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh hiện nay. Trên thế giới, bên cạnh thủ tục tố tụng thông thường, nhiều nước đã xây dựng thủ tục rút gọn (summary procedure) hay còn gọi là thủ tục giản lược (simplified procedure) để áp dụng xử lý những vi phạm pháp luật nhỏ, giải quyết những tranh chấp, khiếu kiện có giá trị thấp, những vụ việc đơn giản, 4 Ngô Anh Dũng, (03), tr.10. 5 Tưởng Duy Lượng (2015), Báo cáo khảo sát về chỉ số giải quyết tranh chấp hợp đồng, Hội thảo tham vấn hoàn thiện Bộ luật tố tụng dân sự để cải thiện môi trường kinh doanh do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức ngày 1-10-2015, Hà Nội, tr.13. 6 Theo số liệu thống kê: ở các đô thị lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, trung bình một Thẩm phán một tháng phải giải quyết từ 10 vụ việc trở lên. Tại “Án dân sự: Có nên xử rút gọn?”. [http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/TT_TINLAPPHAP/View_Detail.aspx?ItemID=812] (truy cập ngày 28-1-2014). 7 Xem: II.2.b, Nghị quyết số 19/NQ-CP của Chính phủ ngày 12-3-2015 “Về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2015 – 2016”.
  • 11. 4 chứng cứ rõ ràng,8 được thừa nhận và áp dụng rộng rãi ở nhiều nước.9 Chính vì vậy, việc nghiên cứu và xây dựng thủ tục rút gọn (TTRG) để giải quyết một số vụ án về TCDS nói chung và TCKDTM nói riêng là điều cần thiết trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay. Do đó, đề tài: “Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam” thực sự là cần thiết và cấp thiết trong bối cảnh trên. 2.!Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 2.1.! Mục đích nghiên cứu Tác giả nghiên cứu luận án này (“Luận án”) nhằm đạt được những mục đích sau đây: Một là, làm sáng tỏ cơ sở lý luận về TTRG trong TTDS; Hai là, phân tích thực trạng pháp luật và thực tiễn giải quyết TCKDTM tại Tòa án Việt Nam làm cơ sở xây dựng TTRG giải quyết TCKDTM; Ba là, làm rõ các yêu cầu và đưa ra các đề xuất xây dựng TTRG giải quyết TCKDTM tại Tòa án Việt Nam. 2.2.! Nhiệm vụ nghiên cứu! Để đạt được mục đích trên, tác giả đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau: Thứ nhất, phân tích và làm sáng tỏ cơ sở lý luận về TTRG trong TTDS và thực tiễn áp dụng TTRG ở một số quốc gia trên thế giới; Thứ hai, phân tích thực trạng pháp luật TTDS và thực tiễn giải quyết TCKDTM làm cơ sở cho việc xây dựng TTRG giải quyết TCKDTM; Thứ ba, xây dựng các tiêu chí xác định các vụ án được giải quyết theo TTRG có tính đến đặc thù áp dụng đối với TCKDTM; 8 Trương Hòa Bình (2014), “Vấn đề áp dụng thủ tục rút gọn trong xét xử và thành lập Tòa giản lược trong hệ thống Tòa án nhân dân”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (04), tr.1. 9 Nguyễn Ngọc Khánh (2005), Bộ luật tố tụng dân sự Liên bang Nga, NXB Tư pháp, Hà Nội; Dự án VIE/95/017 (2000), Bộ luật tố tụng dân sự của Cộng hòa Pháp, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội; Michael Bogdan (1994), Luật so sánh, Kluwer Norstedts Juridik Tano (Người dịch: Lê Hồng Hạnh và Dương Thị Hiền), tr.149.
  • 12. 5 Thứ tư, đề xuất xây dựng TTRG và các giải pháp hoàn thiện pháp luật và cơ chế áp dụng TTRG giải quyết một số vụ án về TCDS nói chung và TCKDTM nói riêng. 3.!!Phạm vi, đối tượng nghiên cứu 3.1.! Phạm vi nghiên cứu! Mặc dù Luận án có tên gọi “Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam” nhưng phạm vi nghiên cứu của Luận án không chỉ giới hạn nghiên cứu TTRG giải quyết TCKDTM mà còn phải bao gồm TTRG giải quyết TCDS nói chung. Bởi lẽ: thứ nhất, các quy định trong BLTTDS, về cơ bản, đang được áp dụng cho các vụ án dân sự nói chung (bao gồm cả các vụ án về TCKDTM)10 và chỉ có một số quy định riêng áp dụng cho việc giải quyết các vụ án về TCKDTM; thứ hai, pháp luật tố tụng hiện nay cũng chưa có quy định về TTRG trong TTDS nên cần thiết phải nghiên cứu về TTRG áp dụng chung trong TTDS vì TTRG giải quyết TCKDTM phải dựa trên nền tảng TTRG giải quyết TCDS nói chung. Ngoài ra, phạm vi nghiên cứu của Luận án cũng chỉ giới hạn ở TTRG giải quyết vụ án dân sự (tương ứng với tranh chấp) mà không bao gồm giải quyết việc dân sự (tương ứng với yêu cầu). Cuối cùng, TTRG trong phạm vi nghiên cứu của Luận án cũng chỉ giới hạn đối với TCKDTM được giải quyết tại Tòa án chứ không bao gồm các cơ chế ngoài Tòa án như tại các tổ chức trọng tài thương mại hoặc các cơ chế giải quyết tranh chấp khác. 3.2.! Đối tượng nghiên cứu! Với cách tiếp cận về phạm vi nghiên cứu nêu trên, đối tượng nghiên cứu của Luận án bao gồm: 10 Xem: Điều 1 BLTTDS quy định về phạm vi điều chỉnh và nhiệm vụ của BLTTDS: “Bộ luật tố tụng dân sự quy định những nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự; trình tự, thủ tục khởi kiện để Tòa án giải quyết các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (sau đây gọi chung là vụ án dân sự)…”.
  • 13. 6 -! Các Nghị quyết của Đảng, Hiến pháp, BLTTDS và các văn bản pháp luật của Việt Nam liên quan đến TTDS và TTRG; -! Thực trạng giải quyết TCKDTM tại Tòa án; -! TTRG trong TTDS của một số quốc gia trên thế giới; -! Các quy định về TTRG và các quy định liên quan trong Dự thảo BLTTDSSĐ. 4.! Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Luận án “Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam” là một công trình nghiên cứu chuyên sâu ở Việt Nam. Đây là luận án tiến sĩ đầu tiên nghiên cứu về TTRG trong TTDS nói chung và trong giải quyết TCKDTM nói riêng. Kết quả nghiên cứu của Luận án sẽ cung cấp những nội dung, thông tin quan trọng, tin cậy và có giá trị về cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn cho việc xây dựng TTRG trong TTDS tại Việt Nam, trong đó có tham khảo kinh nghiệm nước ngoài. Vì vậy, Luận án có giá trị tham khảo, phục vụ cho công việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập. Ngoài ra, Luận án cũng phân tích thực tiễn giải quyết TCKDTM trong đó có các tranh chấp đơn giản, giá ngạch thấp, đương sự thừa nhận nghĩa vụ hoặc chứng cứ rõ ràng theo thủ tục tố tụng hiện nay làm cơ sở xây dựng TTRG giải quyết các loại tranh chấp này. Kết quả Luận án đưa ra các đề xuất và giải pháp xây dựng TTRG giải quyết một số vụ án về TCDS nói chung và TCKDTM nói riêng. Vì vậy, trong chừng mực nào đó, Luận án đóng góp cho việc xây dựng các quy định về TTRG nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xét xử, tạo điều kiện hơn nữa cho người dân tiếp cận công lý, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình. 5.!Kết cấu của Luận án Ngoài Phần mở đầu, Tổng quan nghiên cứu, Những công trình liên quan
  • 14. 7 đến Luận án đã được công bố, Danh mục tài liệu tham khảo, Phần nội dung của Luận án bao gồm các chương sau đây: Chương 1: Cơ sở lý luận về thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự. Chương 2: Cơ sở thực tiễn của việc xây dựng thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại. Chương 3: Kiến nghị về xây dựng thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại.
  • 15. 8 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.! Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.!Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Hiện nay có khá nhiều công trình, bài viết ở nước ngoài nghiên cứu về TTRG trong TTDS nói chung nhưng có ít công trình nghiên cứu về TTRG giải quyết TCKDTM. Các tài liệu nước ngoài nêu trên có thể chia ra làm ba nhóm sau: (i) những vấn đề chung của TTRG; (ii) tính hiệu quả của TTRG; và (iii) các tiêu chí xác định một vụ án được giải quyết theo TTRG; trình tự, thủ tục và thời hạn giải quyết vụ án theo TTRG. Thứ nhất, nhóm tài liệu liên quan đến một số vấn đề chung của TTRG gồm một số bài viết phân tích về TTRG như là một thủ tục đơn giản, gọn nhẹ hơn thủ tục thông thường. Các tác giả đã giới thiệu về mô hình Tòa giản lược, các loại vụ việc được áp dụng TTRG và xu hướng áp dụng TTRG của từng nước được đề cập tương ứng. Qua đó cho thấy TTRG đã được áp dụng tại Tòa án khá lâu và ngày càng có xu hướng áp dụng rộng rãi. Các tài liệu chính về nhóm vấn đề này bao gồm: bài viết “The Pragmatic Court: Reinterpreting the Supreme Court of China” (Tòa án thực dụng: Giải thích lại Tòa án tối cao của Trung Quốc) của tác giả Taisu Zhang;11 bài viết “Simplified Procedure for Court Determination of Disputes Under New York’s Civil Practice Law and Rules” (Thủ tục đơn giản cho Tòa án xác định tranh chấp theo Luật dân sự thực hành của New York) của tác giả Jay C. Carlisle;12 bài viết “When Should a Case be Dismissed? The Economics of Pleading and Summary Judgment Standards” (Khi nào thì một vụ kiện bị đình chỉ? Tính kinh tế của việc khởi kiện và tiêu chuẩn bản án giản lược) của tác giả Keith N. Hylton;13 bài viết “Summary Judgment is Constitutional” (Các bản án giản lược là hợp hiến) của tác giả Edward Brunet.14 11 Taisu Zhang (2012), “The Pragmatic Court: Reinterpreting the Supreme Court of China”, 25 Colum. J. Asian L. 1, p.7. 12 Jay C. Carlisle (1988-1989), “Simplified Procedure for Court Determination of Disputes under New York’s Civil Practice Law and Rules”, 54 Brook. L. Rev. 95, p.126. 13 Keith N. Hylton (2008), “When Should a Case be Dismissed? The Economics of Pleading and Summary Judgment Standards”, 16 Sup. Ct. Econ. Rev. 39, 62. 14 Edward Brunet (2008), “Summary Judgment is Constitutional”, 92 Iowa L. Rev. 162.
  • 16. 9 Thứ hai, nhóm các tài liệu liên quan đến tính hiệu quả của TTRG bao gồm nhóm tài liệu phân tích về trường phái kinh tế luật và nhóm tài liệu lý giải về tính ưu việt của TTRG. Về kinh tế luật, có hai công trình khoa học chính là cuốn sách của Thẩm phán R. Posner về “Economic Analys of Law”14 (Phân tích kinh tế của pháp luật) và bài viết “The Great Recession and the Rhetorical Canons of Law and Economics”15 (Đại khủng hoảng và các quy tắc hùng biện của pháp luật và kinh tế) của Giáo sư Michael D. Murray. Thẩm phán Posner đã sử dụng triết lý kinh tế luật để minh chứng rằng mục đích của hệ thống tố tụng nhìn từ góc độ kinh tế học là nhằm giảm thiểu tối đa các khinh xuất, sơ sót trong quá trình xét xử và chi phí để vận hành bộ máy và công tác xét xử; và một thủ tục tố tụng phù hợp cần phải cân nhắc hài hòa giữa các chi phí đi tìm và bảo vệ công lý với các chi phí vận hành bộ máy tố tụng. Còn theo Giáo sư Michael D. Murray, trường phái kinh tế luật càng được ứng dụng trong những năm suy thoái kinh tế không chỉ bởi các nhà làm luật, các nhà kinh tế mà còn bởi các Thẩm phán, Luật sư, các cán bộ pháp chế của chính phủ… trong quá trình tư duy và đưa ra các giải pháp, quyết định của mình. Về tính ưu việt của TTRG, có bài viết “Consumer Dispute Resolution and Redress in the Global Marketplace”16 (Giải quyết tranh chấp của người tiêu dùng và chế tài trong thị trường toàn cầu), trong đó tác giả Edward Brunet cho rằng Tòa án giải quyết các yêu cầu khởi kiện có giá ngạch thấp bằng thủ tục đơn giản, có giá trị ràng buộc thi hành vẫn sẽ bảo đảm được công lý và yêu cầu của nền tư pháp mà không tốn chi phí cao và không mất thời gian như các thủ tục thông thường hiện đang áp dụng một cách khá phức tạp; và bài 14 R. Posner (1986), Economic Analysis of Law, Third Edition. 15 Michael D. Murray, “The Great Recession and the Rhetorical Canons of Law and Economics”, 58 Loy. L. Rev. 615, p.3. 16 Edward Brunet, Organisation for Economic Co-operation and Development (2006), Consumer Dispute Resolution and Redress in the Global Marketplace 24. [http://www.oecd.org/internet/consumer/36456184.pdf] (truy cập ngày 12-12-2014).
  • 17. 10 viết “Three American Ventures in Summary Civil Procedure”17 (Ba mạo hiểm đối với nước Mỹ trong thủ tục tố tụng dân sự giản lược), tác giả Robert Wyness Millar xem xét đánh giá các thủ tục giản lược đang được áp dụng ở Hoa Kỳ, nêu các điểm ưu việt và xu hướng ngày càng áp dụng phổ biến hơn của các thủ tục đó. Các công trình nghiên cứu nêu trên tiếp cận pháp luật nói chung và TTRG từ khía cạnh kinh tế luật. Việc giải quyết các TCKDTM cũng không nằm ngoài xu hướng và yêu cầu đảm bảo tính hiệu quả, nhanh, gọn, giảm thiểu tối đa các chi phí mà vẫn đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên tranh chấp. Đây chính là một trong những yêu cầu quan trọng mà mỗi quốc gia khi xây dựng cơ chế giải quyết TCKDTM đều phải tính đến. Các tài liệu ít nhiều đều đề cập và khẳng định việc áp dụng TTRG là nhằm giảm thiểu các chi phí, thời gian cho các chủ thể tham gia tố tụng. Thứ ba, nhóm các tài liệu liên quan đến các tiêu chí xác định một vụ án được giải quyết theo TTRG và trình tự, thủ tục, thời hạn giải quyết tranh chấp theo TTRG, bao gồm hàng loạt các văn bản pháp luật tố tụng của một số nước như: các Bộ luật tố tụng dân sự của Pháp, Đức, Nhật v.v. Ngoài ra còn có một số công trình, bài viết như: cuốn sách “Japanese Law”18 (Pháp luật Nhật Bản) của Hiroshi Oda, trong đó tác giả giới thiệu về TTRG của Nhật Bản, các tiêu chí và trình tự rút gọn; cuốn sách “Civil Procedure”19 (Tố tụng dân sự) của Mary Kay Kane, trong đó tác giả phân tích về các trường hợp áp dụng TTRG trong TTDS của Hoa Kỳ; công trình nghiên cứu “A Comparative Study between the Civil Procedures of France, Germany, and China”20 (Nghiên cứu so sánh giữa thủ tục tố tụng dân sự của Pháp, Đức và 17 Robert Wyness Millar (1928-1929), “Three American Ventures in Summary Civil Procedure”, 38 Yale L. J. pp.193, 194. 18 Hiroshi Oda (2009), Japanese Law, Third Edition, Oxford University Press, pp.409-426. 19 Mary Kay Kane (2003), Civil Procedure, Fifth Edition, Thompson West, pp.160-167. 20 Paul Ranjard (2011), A Comparative Study between the Civil Procedures of France, Germany, and China.[http://www.ipr2.org/storage/Comparative_Study_on_Civil_Procedures_of_France,_Germany_and
  • 18. 11 Trung Quốc), trong đó tác giả Paul Ranjard phân tích so sánh về việc áp dụng TTRG tại các nước nêu trên về các tiêu chí áp dụng TTRG; tài liệu “Civil Justice Reform Summit Report”21 (Báo cáo Hội nghị thượng đỉnh về cải cách tư pháp dân sự), trong đó giới thiệu kinh nghiệm của nhiều quốc gia về việc giải quyết một số vụ án dân sự theo thủ tục giản lược hơn dựa trên giá trị bằng tiền của yêu cầu khởi kiện; và một số nguồn thông tin khác được khai thác trên các trang web. 1.2.!Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam Tại Việt Nam, TTRG trong TTDS đã được một số nhà nghiên cứu quan tâm ở các cấp độ khác nhau thể hiện tại một số công trình theo các nhóm vấn đề sau đây: (i) yêu cầu về tính hiệu quả của việc giải quyết TCKDTM; (ii) nhu cầu và quan điểm về việc xây dựng TTRG ở Việt Nam; (iii) xác định cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng TTRG trong TTDS tại Việt Nam; và (iv) giới thiệu kinh nghiệm nước ngoài về TTRG, bao gồm tiêu chí xác định vụ án được giải quyết theo TTRG, trình tự, thủ tục và thời hạn giải quyết vụ án theo TTRG. Thứ nhất, có một số ít tài liệu liên quan đến yêu cầu về tính hiệu quả của việc giải quyết TCKDTM đều chung quan điểm giải quyết TCKDTM phải đảm bảo tính hiệu quả, ngắn, gọn… Các quan điểm trên được thể hiện ở một số công trình chính sau đây: cuốn sách “Hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay”22 của tác giả Đào Văn Hội, trong đó tác giả phân tích về yêu cầu cần phải xây dựng cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế một cách đơn giản, hiệu quả và hấp dẫn đối với nhà đầu tư, kinh doanh; đề tài nghiên cứu khoa học về “Thực tiễn _China-EN1067.pdf] (truy cập ngày 12-12-2014). 21 Civil Justice Reform Summit Report (2007), Institute for the Advancement of the American Legal System, University of Denver. 22 Đào Văn Hội (2004), Hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay, NXB Chính trị quốc gia.
  • 19. 12 tranh chấp kinh tế với việc hoàn thiện pháp luật kinh doanh”23 do GS.TS.NGƯT. Mai Hồng Quỳ làm chủ nhiệm đề tài, trong đó đưa ra quan điểm về yêu cầu giải quyết TCKDTM một cách hiệu quả để phù hợp với hội nhập kinh tế quốc tế; cuốn sách “Kinh tế luật” của TS. Lê Nết,24 trong đó tác giả giới thiệu và phân tích về trường phái kinh tế luật và ứng dụng của các phân tích kinh tế học trong các ngành luật và trong việc giải quyết tranh chấp. Ngoài ra còn có một số bài viết, kết quả nghiên cứu phục vụ Hội thảo “Tham vấn hoàn thiện Bộ luật tố tụng dân sự để cải thiện môi trường kinh doanh” do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức ngày 1-10- 2015 tại Hà Nội, trong đó đề cập đến thực trạng giải quyết TCKDTM kém hiệu quả hiện nay và đề xuất một số khuyến nghị cải thiện môi trường kinh doanh thông qua cơ chế giải quyết tranh chấp có hiệu quả hơn. Thứ hai, nhóm tài liệu về nhu cầu và quan điểm về việc xây dựng TTRG ở Việt Nam gồm một số bài viết được đăng trên tạp chí đề cập đến các vấn đề khác nhau của TTRG như nhu cầu xây dựng TTRG, phạm vi loại việc được áp dụng TTRG, mối liên hệ của việc xây dựng TTRG với một số nguyên tắc cơ bản của luật TTDS và kinh nghiệm từ một số quốc gia có quy định TTRG trong TTDS... Về nhóm vấn đề này, có thể kể đến bài viết “Vấn đề áp dụng thủ tục rút gọn trong xét xử và thành lập Tòa giản lược trong hệ thống Tòa án nhân dân”,25 trong đó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Trương Hòa Bình đã phân tích tóm tắt tiền đề của việc quy định TTRG trong pháp luật tố tụng Việt Nam (tố tụng dân sự, tố tụng hình sự và tố tụng hành chính) và giới thiệu kinh nghiệm về TTRG, mô hình Tòa giản lược ở một số nước trên thế giới, như: Nhật Bản, Trung Quốc và Pháp; bài viết “Cần có quy định thủ tục rút gọn 23 Mai Hồng Quỳ (chủ nhiệm đề tài) (1999), “Thực tiễn tranh chấp kinh tế với việc hoàn thiện pháp luật kinh doanh”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Thành phố Hồ Chí Minh. 24 Lê Nết (2006), Kinh tế luật, NXB Tri thức. 25 Trương Hòa Bình, (8), tr.1-7.
  • 20. 13 trong Bộ luật tố tụng dân sự”26 của Đỗ Văn Chỉnh và Phạm Thị Hằng, trong đó nhóm tác giả đã phân tích các quy định về TTRG và khả năng áp dụng TTRG trong TTDS Việt Nam. Ngoài ra còn có “Báo cáo nghiên cứu và đề xuất cơ chế, mô hình giải quyết tranh chấp dân sự theo thủ tục rút gọn tại Tòa án Việt Nam” là một công trình nghiên cứu do nhóm chuyên gia của Dự án Tăng cường tiếp cận công lý và bảo vệ quyền thực hiện năm 2015, bao gồm phân tích mô hình TTDS Việt Nam hiện nay, một số vấn đề lý luận về TTRG giải quyết các TCDS, kinh nghiệm của một số nước áp dụng TTRG, phân tích kết quả điều tra xã hội học về một số vấn đề liên quan đến TTRG và đề xuất khuyến nghị cho việc xây dựng mô hình giải quyết TCDS theo TTRG tại Tòa án Việt Nam.27 Thứ ba, nhóm tài liệu xác định cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng TTRG trong TTDS tại Việt Nam. Về vấn đề này có hai đề tài: đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ “Một số vấn đề về cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng Bộ luật tố tụng dân sự”28 do Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) thực hiện năm 1996 có đề cập về TTRG, cụ thể về các loại việc phát sinh từ thực tiễn có thể giải quyết theo TTRG; và đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ “Vấn đề xây dựng thủ tục tố tụng dân sự rút gọn theo yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay - Thực trạng và giải pháp” do TS. Trần Anh Tuấn làm chủ nhiệm đề tài thực hiện năm 201429 được coi là một công trình khá công phu về lý luận 26 Đỗ Văn Chỉnh & Phạm Thị Hằng (2013), “Cần có quy định thủ tục rút gọn trong Bộ luật tố tụng dân sự”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (03), tr.14-21. 27 Dự án Tăng cường tiếp cận công lý và bảo vệ quyền tại Việt Nam (2015), Báo cáo nghiên cứu và đề xuất cơ chế, mô hình giải quyết tranh chấp dân sự theo thủ tục rút gọn tại Việt Nam, Hà Nội. 28 Tòa án nhân dân tối cao (1996), “Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thủ tục giải quyết vụ việc dân sự theo định hướng cải cách tư pháp”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, tr.70-74 & 302-303. 29 Trần Anh Tuấn (chủ nhiệm đề tài) (2014), “Vấn đề xây dựng thủ tục tố tụng dân sự rút gọn theo yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay - Thực trạng và giải pháp”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Hà Nội.
  • 21. 14 và thực tiễn, làm rõ yêu cầu và cơ sở khoa học của việc xây dựng TTRG và đề xuất các giải pháp xây dựng thủ tục này ở Việt Nam. Tuy nhiên, vì phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ tập trung đến việc xây dựng TTRG trong pháp luật TTDS tại Việt Nam nên không có nội dung nào đề cập đến những yêu cầu đặc thù khi áp dụng TTRG để giải quyết một số vụ án về TCKDTM tại Việt Nam. Ngoài ra, có một số đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở cũng đề cập đến việc cần thiết phải xây dựng TTRG tại Việt Nam, như: (i) đề tài: “Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thủ tục giải quyết vụ việc dân sự theo định hướng cải cách tư pháp”30 do TS. Trần Anh Tuấn làm chủ nhiệm đề tài năm 2010; và (ii) đề tài: “Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với tổ chức cá nhân kinh doanh bằng thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự”31 do Thạc sỹ Đặng Thanh Hoa làm chủ nhiệm đề tài năm 2013. Thứ tư, nhóm tài liệu giới thiệu kinh nghiệm áp dụng TTRG về tiêu chí xác định một vụ án có thể giải quyết theo TTRG, trình tự, thủ tục và thời hạn giải quyết vụ án theo TTRG của một số nước trên thế giới bằng tiếng Việt. Nhóm tài liệu này bao gồm: cuốn sách “Japanese Law” (Luật Nhật Bản) phân tích hệ thống Tòa án Nhật Bản, mô hình Tòa giản lược trong pháp luật Nhật Bản và các quy định về phạm vi loại việc được áp dụng thủ tục đơn giản trong pháp luật tố tụng dân sự Nhật Bản;32 bài viết “Mô hình Tòa án đơn giản ở Nhật Bản” của tác giả Ngô Cường;33 hai cuốn kỷ yếu: “Hội thảo pháp luật về tố tụng dân sự ngày 9&10-11-2000”34 và “Hội thảo pháp luật về tố tụng dân sự 30 Trần Anh Tuấn (chủ nhiệm đề tài) (2010), “Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thủ tục giải quyết vụ việc dân sự theo định hướng cải cách tư pháp”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Trường Đại học Luật Hà Nội. 31 Đặng Thanh Hoa (chủ nhiệm đề tài) (2013), “Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với tổ chức cá nhân kinh doanh bằng thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh. 32 JICA (1998), Japanese law (Luật Nhật Bản), tập III, NXB Thanh niên, Hà Nội. 33 Ngô Cường (2014), “Mô hình Tòa án đơn giản ở Nhật Bản”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (16). 34 Jean-Marie Coulon (2000), Hội thảo pháp luật về tố tụng dân sự ngày 9&10-11-2000, Nhà Pháp luật Việt - Pháp, Hà Nội.
  • 22. 15 ngày 29&30-10-2001”35 của cùng tác giả Jean-Marie Coulon đã giới thiệu TTRG tại Pháp và trình bày quan điểm của tác giả liên quan đến ưu điểm và nhược điểm của các quy định về TTRG trong Dự thảo BLTTDS của Việt Nam. 1.3.!Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu Qua tổng quan nghiên cứu, tác giả nhận thấy rằng những vấn đề, nội dung sau đây của TTRG đã được các công trình khoa học nghiên cứu: Một là, nhu cầu, xu hướng áp dụng TTRG trong việc giải quyết một số loại tranh chấp tại Tòa án; Hai là, mô tả kinh nghiệm của một số nước về áp dụng TTRG giải quyết một số loại tranh chấp tại Tòa án; Ba là, các quan điểm và đề xuất xây dựng TTRG ở Việt Nam. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trước đây còn chưa đề cập một số nội dung sau liên quan đến TTRG: Một là, phân tích tương đối cặn kẽ tính hiệu quả của TTRG trong mối tương quan với yêu cầu bảo đảm công lý và các nguyên tắc tư pháp cơ bản; Hai là, giới thiệu TTRG của nước ngoài kết hợp có sự lý giải về bối cảnh, cơ sở, lý do của các quy định về TTRG hoặc đưa ra quan sát, đánh giá, lý giải và đúc rút về những điểm tương đồng của kinh nghiệm quốc tế đó; Ba là, phân tích một cách mạch lạc và làm rõ các tiêu chí lựa chọn một vụ án được giải quyết theo TTRG; các nội dung của TTRG và việc có nhất thiết phải rút gọn tất cả hay chỉ cần một hoặc một số nội dung đó trong quá trình giải quyết vụ án theo TTRG; Bốn là, đánh giá và phân tích thực tiễn giải quyết TCKDTM thông qua các vụ án cụ thể nhìn từ góc độ nhu cầu áp dụng TTRG và khả năng có thể áp dụng TTRG qua thực tế giải quyết TCKDTM; và từ đó lý giải các đề xuất xây dựng TTRG mang tính khoa học dựa trên cơ sở thực tiễn. 35 Jean-Marie Coulon (2001), Hội thảo pháp luật về tố tụng dân sự ngày 29&30-10-2001, Nhà Pháp luật Việt - Pháp, Hà Nội.
  • 23. 16 Do đó, đây là đề tài nghiên cứu đầu tiên về TTRG trong giải quyết TCKDTM một cách khá toàn diện và tổng thể về lý luận và thực tiễn. 2.!Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1.!Cơ sở lý thuyết ! Luận án được nghiên cứu dựa trên các cơ sở lý thuyết sau: Một là, các quan điểm của Đảng về yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập kinh tế quốc tế và về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; Hai là, các tư tưởng, học thuyết về nhà nước và pháp luật nói chung và về pháp luật TTDS nói riêng; Ba là, các nguyên tắc hiến định, các lý thuyết liên quan đến pháp luật TTDS của Việt Nam và một số nước, ảnh hưởng đến việc xây dựng TTRG giải quyết một số TCDS nói chung và TCKDTM nói riêng; Bốn là, triết lý kinh tế luật trong việc xây dựng pháp luật tố tụng; Năm là, quan điểm lập pháp của Việt Nam giải quyết TCKDTM tại Tòa án dựa trên nền tảng thủ tục tố tụng chung nhưng thời hạn giải quyết ngắn hơn. 2.2.!Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện được mục đích và nhiệm vụ nêu trên, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu phổ biến và điển hình trong lĩnh vực luật học như sau: - Phương pháp phân tích và tổng hợp được sử dụng xuyên suốt Luận án để nhận thức từ chi tiết đến khái quát vấn đề được nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu, các công trình đã được công bố trước đây ở trong và ngoài nước để tiếp thu các kiến thức, thành tựu của các nhà khoa học đã đạt được về vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp giải thích luật được sử dụng để làm rõ ý nghĩa của các khái niệm, thuật ngữ về thủ tục tố tụng, TTRG, thủ tục đơn giản, thủ tục giản lược của một số nước.
  • 24. 17 - Phương pháp so sánh được sử dụng để tìm ra sự tương đồng và khác biệt giữa TTRG của một số nước nhằm đưa ra các kiến nghị xây dựng TTRG trong TTDS nói chung và có tính đến đặc thù của TCKDTM nói riêng. - Phương pháp nghiên cứu một số vụ án cụ thể để phân tích thực trạng áp dụng thủ tục TTDS thông thường đối với một số TCKDTM có thể giải quyết theo TTRG. - Phương pháp điều tra xã hội học nhằm tìm hiểu quan điểm, ý kiến của một số đối tượng liên quan (Thẩm phán, Thư ký Tòa án, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên, Luật sư và một số nhà quản lý, nhân viên các doanh nghiệp...) về thủ tục giải quyết TCKDTM hiện nay và kỳ vọng, mong đợi của họ về việc giải quyết TCKDTM như thế nào theo họ là hợp lý, những tranh chấp nào có thể áp dụng TTRG và nội dung TTRG cần được áp dụng... 3.!Giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 3.1.! Giả thuyết nghiên cứu Luận án “Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam” được nghiên cứu dựa trên giả thuyết: giải quyết TCKDTM theo thủ tục tố tụng hiện nay tại Tòa án là dài, phức tạp, không hiệu quả và chưa đáp ứng được yêu cầu cần phải được giải quyết nhanh, gọn và dứt điểm. Giả thuyết trên được tác giả xây dựng dựa trên các cơ sở sau đây: Thứ nhất, qua quá trình nghiên cứu và giảng dạy, tác giả nhận thấy thực trạng quy định của pháp luật TTDS còn nhiều bất cập; Thứ hai, qua khảo sát và trao đổi với những người làm trong ngành tư pháp (Tòa án, Viện Kiểm sát, cơ quan tư pháp địa phương), Luật sư và doanh nghiệp cho thấy thực tiễn giải quyết các TCKDTM thường bị kéo dài và kém hiệu quả. 3.2.! Câu hỏi nghiên cứu Xuất phát từ phạm vi nghiên cứu, cơ sở lý thuyết đã nêu ở trên, tác giả đặt
  • 25. 18 ra hai câu hỏi nghiên cứu trọng tâm của Luận án là: (i) các tiêu chí cần thiết để xác định một TCDS, bao gồm TCKDTM, được giải quyết theo TTRG là gì?; và (ii) TTRG gồm có những đặc điểm nào? Ngoài ra, tác giả đặt ra một số câu hỏi liên quan sau: Thứ nhất, có tiêu chí riêng nào xác định TCKDTM được giải quyết theo TTRG hay không? Thứ hai, thành phần tham gia giải quyết vụ án theo TTRG được rút gọn như thế nào? Thứ ba, các trình tự, thủ tục tố tụng nào được rút gọn trong quá trình giải quyết vụ án theo TTRG? Thứ tư, thời hạn giải quyết vụ án theo TTRG được rút ngắn như thế nào? Thứ năm, giải quyết vụ án theo TTRG có nhất thiết phải rút gọn tất cả các nội dung của TTRG? Thời điểm áp dụng TTRG? Thứ sáu, trong những trường hợp nào chuyển đổi từ TTRG sang thủ tục thông thường và khi nào chuyển đổi?
  • 26. 19 NỘI DUNG, KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỦ TỤC RÚT GỌN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ 1.1. Khái niệm và ý nghĩa của thủ tục rút gọn 1.1.1. Khái niệm thủ tục rút gọn Thuật ngữ thủ tục rút gọn không phải là thuật ngữ duy nhất được sử dụng khi bàn về giải quyết một số loại tranh chấp đơn giản. Ngoài thuật ngữ nêu trên, còn có các thuật ngữ tương tự có liên quan được sử dụng như: thủ tục đơn giản hay thủ tục giản lược... “Thủ tục rút gọn”, “thủ tục đơn giản” hay “thủ tục giản lược” (procédure sommaire/summary procedure, simplified procedure) theo pháp luật Pháp là “thủ tục tố tụng theo đó các thủ tục được đơn giản hóa hơn so với thủ tục tố tụng thông thường, được áp dụng trước các Tòa án theo thông luật hoặc trước các Tòa án có thẩm quyền chung trong những trường hợp đặc biệt.”36 Thủ tục tố tụng giản lược theo pháp luật Hoa Kỳ được hiểu là một thủ tục đơn giản hóa so với thủ tục thông thường, chỉ được áp dụng trong một số trường hợp nhất định, xét xử không có bồi thẩm đoàn, được áp dụng “để giải quyết các tranh chấp hoặc kết thúc vụ kiện một cách tương đối nhanh chóng và đơn giản.”37 TTRG được đề cập với tên gọi là thủ tục giản lược hay thủ tục đơn giản được quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự Pháp. Trong suốt quá trình phát triển pháp luật tố tụng của Pháp kể từ năm 1806 khi lần đầu tiên ban hành Bộ luật tố tụng dân sự, TTRG luôn được quy định theo hướng TTRG chỉ áp dụng cho một số loại vụ việc đáp ứng điều kiện theo luật định với trình tự giải quyết được rút gọn, đơn giản hơn so với thủ tục tố tụng thông thường. 36 Nguyễn Văn Bình (chủ biên) (2009), Từ điển thuật ngữ pháp luật Pháp - Việt, Nhà pháp luật Việt - Pháp, NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội, tr.706. 37 Bryan A. Garner (2009), Black’s Law Dictionary, 9th Edition, St. Paul, MN: West, p.559 (“Summary proceeding: A nonjury proceeding that settles a controversy or diposes of a case in a relatively prompt and simple manner”).
  • 27. 20 Khác với Pháp, TTRG ở Hoa Kỳ không được quy định tại một đạo luật tố tụng thành văn như tại Bộ luật tố tụng dân sự của Pháp nhưng được xây dựng trên nền tảng thực tiễn xét xử, thể hiện tại các quy tắc tố tụng dân sự của Tòa án và ngày càng được áp dụng phổ biến.38 Edward Brunet cho rằng Tòa án giải quyết các yêu cầu khởi kiện có giá ngạch thấp bằng thủ tục đơn giản, có giá trị ràng buộc thi hành là hợp hiến,39 bảo đảm được công lý, yêu cầu của nền tư pháp mà không tốn chi phí cao và không mất thời gian như các thủ tục thông thường hiện đang áp dụng một cách khá phức tạp.40 Như vậy, TTRG, thủ tục đơn giản hay thủ tục giản lược theo cách hiểu của hai nước đại diện cho hai trường phái pháp luật phổ biến trên thế giới, đều có nghĩa là một thủ tục tố tụng riêng biệt so với thủ tục thông thường nhằm giải quyết một số loại vụ án nhanh gọn hơn thủ tục thông thường nhưng vẫn bảo đảm công lý. Ngoài hai nước đại diện cho hai hệ thống pháp luật phổ biến của thế giới nêu trên, nhiều nước khác cho dù thuộc hệ thống pháp luật nào, với điều kiện kinh tế - xã hội, kinh nghiệm lập pháp, trình độ dân trí... không giống nhau nhưng đều xác định TTRG trong TTDS là một thủ tục riêng biệt, độc lập bên cạnh thủ tục tố tụng thông thường, áp dụng để giải quyết một số loại tranh chấp đơn giản bởi thành phần giải quyết rút gọn, trình tự và thời gian giải quyết đơn giản hơn so với thủ tục thông thường.41 Từ điển Tiếng Việt không có thuật ngữ “thủ tục rút gọn” hay “thủ tục giản 38 Xem: Robert Wyness Millar, (19), p.221 và Jay C. Carlisle, (12), p.126. Theo đó, Robert Wyness Millar chứng minh rằng các thủ tục giản lược hiện đang áp dụng ở Hoa Kỳ có những tác dụng tốt và sẽ được áp dụng phổ biến hơn. Jay C. Carlisle cho rằng thủ tục đơn giản đang áp dụng tại New York rất thích hợp để xử lý các tranh chấp đơn giản và thủ tục này nên được sử dụng thường xuyên hơn nữa. 39 Edward Brunet cho rằng theo hệ thống Thông luật, việc sử dụng một số trình tự, thủ tục tố tụng mang tính đơn giản tương tự như việc đưa ra bản án giản lược là hợp hiến, bởi lẽ cần phải tiếp cận và giải thích Hiến pháp một cách thực dụng hơn theo hướng cho phép đổi mới thủ tục một cách phù hợp hơn. Xem: Edward Brunet (2008), (14), p.162. 40 Edward Brunet (2008), (14), p.24. 41 Nhận định này được thể hiện khá thống nhất trong hàng loạt các ấn phẩm về TTRG. Xem: Nguyễn Ngọc Khánh (2005), (9); Dự án VIE/95/017 (2000), (9); Michael Bogdan (1994), (9), tr.149.
  • 28. 21 lược”. Khái niệm TTRG chỉ có thể được diễn giải thông qua tìm hiểu khái niệm của cụm từ ghép “thủ tục” và “rút gọn”; theo đó “thủ tục” là: “những việc cụ thể phải làm theo một trật tự quy định, để tiến hành một công việc có tính chất chính thức” và “rút gọn” là: “làm cho có hình thức ngắn gọn, đơn giản hơn”.42 Như vậy, theo cách giải thích này, TTRG có thể được hiểu là những việc cụ thể được xác định một chủ thể phải làm để tiến hành một công việc có tính chất chính thức theo một trật tự quy định ngắn gọn, đơn giản. Ở Việt Nam, TTRG là một khái niệm khá mới mẻ và được du nhập từ bên ngoài. Ngay tại một trong những công trình nghiên cứu về TTDS đầu tiên ở nước ta khi đề cập đến một thủ tục tố tụng khác bên cạnh thủ tục tố tụng thông thường đã dẫn chiếu đến thủ tục giản lược của nước ngoài (Pháp): “thủ tục giản lược (procédure sommaire) là một thủ tục ít nệ thức, đỡ tốn kém, và mau chóng hơn, được nhà lập pháp dự liệu như biệt lệ đối với thủ tục tố tụng thông thường”.43 Tuy nhiên, một số nội dung của TTRG cũng đã được thể hiện trong pháp luật của Việt Nam ngay từ trước năm 1945 khi quy định về giải quyết một số loại vụ án có giá ngạch thấp bởi Tòa án cấp sơ thẩm và không được phép kháng cáo.44 Sau đó, Sắc lệnh 185/SL ngày 26-5-1948 có quy định về rút gọn 42 Hoàng Phê (chủ biên) (2004), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, tr.960. 43 Nguyễn Huy Đẩu (1962), Luật dân sự tố tụng Việt Nam, xuất bản dưới sự bảo trợ của Bộ Tư pháp, Sài Gòn, tr.503. 44 Tòa án nhân dân tối cao (2014), Báo cáo về khả năng áp dụng thủ tục đơn giản trong giải quyết một số loại vụ việc dân sự cụ thể và đề xuất mô hình khả thi cho Tòa án Việt Nam, Tài liệu hội thảo do Tòa án nhân dân tối cao tổ chức tháng 11 năm 2014 tại Thành phố Hồ Chí Minh, tr.30. Ví dụ, theo Bắc kỳ viện biên chế, Tòa án cấp sơ thẩm có thẩm quyền giải quyết sơ thẩm và chung thẩm nếu giá ngạch không quá 30 đồng bạc (Điều 6, Nghị định ngày 2-12-1921, Bắc kỳ Pháp viện biên chế công bố); Tòa án tỉnh có thẩm quyền giải quyết sơ thẩm và chung thẩm nếu giá ngạch quá 30 đồng bạc và không tới 100 đồng bạc (Điều 13, Nghị định ngày 2-12-1921, Bắc kỳ Pháp viện biên chế công bố). Tại miền Trung Việt Nam, các Tòa đệ nhị cấp xử chung thẩm và các việc tương tranh động sản hoặc đối với người, việc thương sự, việc đòi tiền bồi hoàn hay bồi thường với giá ngạch trên 500$ nhưng dưới 1.500$, về bất động sản theo giá ngạch đồng niên không quá 150$ (Điều 19, Nghị định ngày 20-10-1947 của Hội đồng chánh lâm thời Trung kỳ về sửa đổi giá ngạch cũ). Tại miền Nam Việt Nam, Tòa xử sơ thẩm và chung thẩm các tố quyền đối nhân và động sản đến mức 7.500 quan tức 750$ hay 750 giạ lúa (mỗi giạ trọng lượng độ 20 kg), các tố quyền bất động sản lợi tức đồng niên 40 giạ lúa hay 300 quan hay 30$ mỗi năm (Sắc lệnh ngày 27-12-1943).
  • 29. 22 theo hướng không cho phép kháng cáo các phán quyết dân sự có giá trị nhỏ.45 Khoản 3 Điều 11 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989 quy định TANDTC có quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm đồng thời chung thẩm các vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp dưới mà TANDTC lấy lên để giải quyết. Một nội dung khác của TTRG cũng đã từng được quy định trong Sắc lệnh 13/SL ngày 24-1-1946 về rút gọn thành phần xét xử khi giải quyết một số TCDS có giá trị nhỏ và đơn giản.46 Điều 14 LTCTAND năm 1960 quy định rằng trong một số loại vụ án nhỏ, giản đơn và không quan trọng, Tòa án có thể xét xử không có Hội thẩm nhân dân. Trong khoa học tố tụng hình sự, TTRG được cho là “thủ tục đặc biệt trong tố tụng hình sự được áp dụng đối với những vụ án về tội phạm ít nghiêm trọng, sự việc phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng; người thực hiện hành vi phạm tội bị bắt quả tang, có căn cước, lai lịch rõ ràng”.47 Về phạm vi áp dụng, TTRG không được áp dụng với tất cả các giai đoạn của tố tụng hình sự mà chỉ được áp dụng trong các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm theo quy định tại Điều 318 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Trong khoa học TTDS, TTRG được đề cập đến trong một công trình nghiên cứu khoa học cấp bộ gần đây theo hướng thiên về xác định loại việc được giải quyết theo TTRG: “Thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự là thủ tục tố tụng để giải quyết đối với những tranh chấp nhỏ, đơn giản và có chứng cứ 45 Về dân sự, Tòa án sơ cấp có thẩm quyền xử chung thẩm: những việc kiện dân sự, thương sự về động sản mà giá ngạch do nguyên đơn định không quá 150 đồng (Sắc lệnh 185 ngày 26-5-1948 tăng lên 300 đồng); hoặc những việc kiện về các khoản lệ phí đã phát sinh ra trước Tòa án ấy không cứ giá ngạch nào. Đối với Tòa đệ nhị cấp cũng có quyền xét xử chung thẩm với những việc kiện về bất động sản mà giá ngạch theo thời giá hôm khởi tố hay theo văn tự là không quá 150 đồng (Sắc lệnh 185 ngày 26-5-1948 tăng lên 300 đồng), những việc kiện về động sản mà giá ngạch trên 450 đồng và dưới 750 đồng (Sắc lệnh 185 ngày 26-5-1948 bỏ loại việc này). 46 Cụ thể, về thẩm quyền của Tòa án sơ cấp khi xét xử việc hộ và việc hình, Điều thứ 10 Sắc lệnh 13/SL ngày 24-1-1946 quy định: “Mỗi tuần lễ, ít ra phải có hai phiên tòa công khai: một phiên hộ và một phiên hình. Tại phiên tòa, Thẩm phán xét xử một mình, lục sự giữ bút ký, lập biên bản án”. Đối với Tòa đệ nhị cấp khi xét xử các về dân sự, thương sự và đối với các vụ án tiểu hình, Điều thứ 17 Sắc lệnh 13/SL ngày 24-1-1946 quy định: “Về dân sự và thương sự, Chánh án xử một mình.” 47 Hoàng Thị Minh Sơn (chủ biên) (2013), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, tr.535.
  • 30. 23 rõ ràng...”.48 Tuy nhiên, trong một công trình nghiên cứu khoa học khác, TTRG được tiếp cận một cách khá cụ thể và chi tiết hơn: “Thủ tục tố tụng dân sự rút gọn là loại hình thủ tục tố tụng được giản lược, do một Thẩm phán tiến hành giải quyết đối với các vụ kiện dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động có nội dung đơn giản, rõ ràng hoặc có giá trị nhỏ theo một trình tự tố tụng đơn giản, nhanh chóng, phán quyết của Tòa án có hiệu lực pháp luật ngay hoặc có thể bị phản kháng để giải quyết theo thủ tục sơ thẩm thông thường hoặc thủ tục phúc thẩm được giản lược”.49 Trong văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam, TTRG được đề cập trong NQ49/TW như sau: “… Xây dựng cơ chế xét xử theo thủ tục rút gọn đối với những vụ án có đủ một số điều kiện nhất định.” Trong văn bản pháp lý, “thủ tục đơn giản” lần đầu tiên được đề cập tại Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được Quốc hội Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 17-11- 2010 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01-7-2011. Tuy nhiên, cả văn kiện của Đảng và luật nêu trên đều không đưa ra khái niệm thế nào là TTRG hoặc thủ tục đơn giản. Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng chỉ đưa ra tiêu chí áp dụng thủ tục đơn giản50 để giải quyết các vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng chứ chưa quy định về thủ tục giải quyết. Gần đây TTRG được chính thức đề cập trong HP 2013 tại Điều 103 về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân và sau đó được quy định tương ứng tại Điều 8 và Điều 10 LTCTAND năm 2014: “Việc xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân có Hội thẩm tham gia, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn” và “Tòa án nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn”. Tuy nhiên, cả trong HP 2013 và 48 Nguyễn Công Bình (2014), “Chuyên đề 1: Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của thủ tục tố tụng dân sự rút gọn”, trích Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ “Vấn đề xây dựng thủ tục tố tụng dân sự rút gọn theo yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay - Thực trạng và giải pháp”, do Trần Anh Tuấn làm chủ nhiệm đề tài, Hà Nội, tr.133. 49 Trần Anh Tuấn (2014), (30), tr.15. 50 Điều 41 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định về các tiêu chí sau:“Cá nhân là người tiêu dùng khởi kiện; tổ chức, cá nhân trực tiếp cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng bị khởi kiện; Vụ án đơn giản, chứng cứ rõ ràng; Giá trị giao dịch dưới 100 triệu đồng”.
  • 31. 24 LTCTAND năm 2014 cũng chỉ sử dụng cụm từ “thủ tục rút gọn” chứ không đưa ra khái niệm cụ thể của TTRG. Khái niệm TTRG lần đầu tiên được diễn giải trong một dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam (Điều 311, Dự thảo BLTTDSSĐ) là: “thủ tục tố tụng được áp dụng để giải quyết các vụ án dân sự có đủ điều kiện theo quy định của Bộ luật này với trình tự đơn giản so với thủ tục giải quyết các vụ án dân sự thông thường nhằm giải quyết vụ án nhanh chóng nhưng vẫn bảo đảm đúng pháp luật”.51 Như vậy, với các tài liệu mà tác giả được tiếp cận nghiên cứu, kể cả nước ngoài hay Việt Nam, dù là thủ tục giản lược, thủ tục đơn giản hay TTRG được dẫn chiếu khi bàn về thủ tục giải quyết các tranh chấp đơn giản hoặc có giá trị nhỏ đều được hiểu là một thủ tục mang tính rút gọn hơn, giản đơn hơn so với thủ tục thông thường từ hai khía cạnh: (i) thành phần giải quyết tranh chấp; và (ii) trình tự, thủ tục, thời gian giải quyết. Nói cách khác, TTRG có thể được hiểu là một thủ tục đơn giản, gọn nhẹ hơn so với thủ tục TTDS thông thường về mặt thành phần, trình tự, thủ tục và thời gian giải quyết tranh chấp, được áp dụng đối với một số loại tranh chấp đơn giản hoặc có giá trị thấp. 1.1.2. Ý nghĩa của thủ tục rút gọn Xây dựng thủ tục tố tụng nói chung và thủ tục tố tụng đơn giản, gọn nhẹ và nhanh chóng nói riêng, ngoài mục đích để bảo đảm công lý còn phải được xem xét từ khía cạnh thời gian và chi phí tố tụng. Tại nội dung dưới đây của Luận án, tác giả sẽ cố gắng xem xét tính hiệu quả của thủ tục rút gọn trong mối quan hệ với bảo vệ công lý từ góc độ phân tích kinh tế học hay còn được gọi là “triết lý kinh tế luật”. Triết lý kinh tế luật (law and economics) được xuất hiện vào những năm 1960 mà theo đó các lý thuyết về kinh tế được sử dụng khi nghiên cứu các chế định luật truyền thống: quyền sở hữu, hợp đồng, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng v.v.52 51 Điều 316 khoản 1 Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi năm 2015 (BLTTDSSĐ) vẫn giữa nguyên nội dung này. 52 Lê Nết, (24), tr.15.
  • 32. 25 Hai nhà kinh tế có công khai phá và phát triển học thuyết này là Ronald Coase và Guico Calbresi,53 dựa trên các nền móng được xây dựng từ thế kỷ 18 và 19 bởi hai học giả nổi tiếng nhất là Adam Smith và Karl Marx.54 Kinh tế học giúp lý giải các điều kiện pháp lý và các tác động pháp lý thông qua những phân tích về “incentives and costs” (lợi ích và chi phí) để hiểu đúng và tốt hơn các mặt mạnh và mặt yếu của pháp luật, chính sách và hành động pháp lý. Những người hành nghề pháp luật ngày càng cân nhắc lợi ích và chi phí, tính hiệu quả và lý thuyết “rational choice” (sự lựa chọn hợp lý)55 trong quá trình đưa ra các giải pháp và quyết định của mình.56 Ngay trong “Tinh thần pháp luật” Montesquieu cũng đã đề cập đến tính đơn giản hóa các luật lệ và hình thức xét xử.57 Hiệu quả là một trong những mục tiêu cơ bản của kinh tế học. Hiệu quả trong giải quyết tranh chấp là một trong những tiêu điểm của kinh tế luật. Lập luận của nhà kinh tế học Ronald Coase về giải quyết tranh chấp giữa Nhà máy bột giặt Unix xả khói làm ám vải dệt lụa đang phơi của Nhà máy dệt Tân Châu mà theo đó Ronal Coase cho rằng giải pháp tối ưu nhất là Unix bồi thường cho Tân Châu 750 ngàn đô la Mỹ (USD) để Tân Châu tự trang bị cho mình thiết bị sấy lụa trong nhà và như vậy Unix không phải tốn 1 triệu USD để trang bị một thiết bị lọc khí và các thiết bị bảo vệ môi trường khác, đã 53 R. Coase (1960), “The Problems of Social Cost”, 3 Journal of Law and Economics 1; G. Calabresi (1961), “Some thoughts on Risk Distribution and the Law of Torts”, 70 Yale Law Journal 499. 54 Trước đó David Hume nói về tương tác trong các mối quan hệ (game theory) và Rosseau đề cập đến cuộc đấu trí săn hươu. Sau đó, Adam Smith đã giải thích rằng thị trường với bàn tay vô hình tự nó giải quyết được nhiều vấn đề mà pháp luật không giải quyết được. Marx trong bộ Tư bản luận vào năm 1859 cho rằng vì quyền lợi được xây dựng trên các điều kiện kinh tế - xã hội (cơ sở hạ tầng) nên pháp luật (thượng tầng kiến trúc) không thể tách rời hạ tầng cơ sở. Xem: Lê Nết, (24), tr.22. 55 Lê Nết trong cuốn sách “Kinh tế luật” nêu trên sử dụng thuật ngữ “Lựa chọn duy ý chí” khi nhắc đến lý thuyết “rational choice”. Xem: Lê Nết, (24), tr.30. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng sử dụng thuật ngữ “lựa chọn hợp lý” là phù hợp hơn. 56 Michael D. Murray cho rằng trường phái kinh tế luật càng được ứng dụng trong những năm suy thoái kinh tế không chỉ bởi các nhà làm luật, các nhà kinh tế mà còn bởi các Thẩm phán, Luật sư, các cán bộ pháp chế của chính phủ… trong quá trình tư duy, cân nhắc đưa ra các giải pháp và quyết định của mình. Xem: Michael D. Murray, (14), p.3. 57 Montesquieu dành một quyển (Quyển thứ VI) với tiêu đề nêu rõ về đơn giản hóa luật lệ và hình thức xét xử. Xem: Montesquieu (1996), Tinh thần pháp luật, Bản dịch của Hoàng Thanh Đạm, NXB Giáo dục, tr.75.
  • 33. 26 mang lại cho Ronald Coase giải Nobel kinh tế năm 1991.58 Như vậy, khi đối mặt với một tranh chấp, các bên thường cân nhắc các lợi ích, chi phí và tính hiệu quả nếu đưa tranh chấp đó ra Tòa án giải quyết. Thẩm phán Posner – người quảng bá tích cực cho trường phái kinh tế luật trong tố tụng tại Tòa án cho rằng các phân tích về trình tự, thủ tục pháp lý cũng tương tự như nhà quản lý kinh doanh tính toán về hiệu quả của hoạt động kinh doanh của công ty mình.59 Theo Posner, mục đích của hệ thống tố tụng nhìn từ góc độ kinh tế học là nhằm giảm thiểu tối đa các khinh xuất, sơ sót trong quá trình xét xử và chi phí để vận hành bộ máy và công tác xét xử.60 Nghĩa là, theo Poster, thủ tục tố tụng phù hợp cần phải cân nhắc “hài hòa giữa chi phí đi tìm và bảo vệ công lý với chi phí vận hành bộ máy tố tụng.”61 Trước khi Tòa án ra đời, việc giải quyết tranh chấp trong đời sống một cách hiệu quả khởi thủy được thực hiện thông qua trọng tài.62 Holdsworth khi bàn về lịch sử trọng tài cho rằng: “Có thể nói rằng thực tiễn trọng tài đã đi vào các bộ luật nguyên thủy; và sau khi các Tòa án được các quốc gia thành lập ra […] thì hoạt động trọng tài vẫn tiếp tục vì các bên tranh chấp muốn giải quyết tranh chấp với thủ tục đơn giản hơn và ít tốn kèm hơn so với giải quyết tranh chấp tại Tòa án.”63 Ở Việt Nam, ngay từ những năm đầu tiên chuyển đổi cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế từ cơ quan trọng tài kinh tế nhà nước trước kia sang Tòa kinh tế, nhiều học giả đã thể hiện quan điểm về tính hiệu quả của giải quyết các TCKDTM tại Tòa án. GS.TS.NGƯT. Mai Hồng Quỳ khẳng định, trong 58 Lê Nết, (24), tr.20. 59 Larry L. Chubb, “Economic Analysis in the Courts: Limits and Constraints”, 64 Ind. L.J. 769, p.3 60 R. Posner, (14), p.517. 61 Larry L. Chubb, (58), p.3. 62 Đỗ Văn Đại và Trần Hoàng Hải (2011), Pháp luật Việt Nam về Trọng tài thương mại, NXB Chính trị quốc gia, tr.15. 63 Alan Redfern, Martin Hunter, Nigel Blackaby (2004), Constantine Partasides, Pháp luật và thực tiễn Trọng tài thương mại quốc tế, NXB Thomson, Sweet & Maxwell, tr.3 (Bản dịch của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam năm 2009). Xem: Đỗ Văn Đại và Trần Hoàng Hải, (62), tr.18, về các ưu điểm khác của phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài.
  • 34. 27 quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao hiệu quả và chất lượng xét xử có vai trò quan trọng không kém nhiệm vụ hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế. Tác giả cũng cho rằng “hiệu quả của hoạt động xét xử không chỉ dừng lại ở việc giải quyết tốt các mối xung đột, bất đồng trong quá trình kinh doanh”64 mà còn là một trong những phương pháp để đánh giá hiệu quả của các quy phạm pháp luật. Rõ ràng như vậy, trước hết các quy phạm pháp luật tố tụng phải được thiết kế theo hướng bảo đảm tính hiệu quả trong hoạt động xét xử của Tòa án. Giải quyết TCKDTM phải “phù hợp với nền kinh tế thị trường” với cơ chế “linh hoạt, mềm dẻo, nhanh gọn và hiệu quả kinh tế cao” để tạo được niềm tin cho các doanh nghiệp, doanh nhân an tâm đầu tư, phát triển sản xuất…65 Giải quyết tranh chấp kéo dài, không dứt điểm sẽ làm lỡ cơ hội kinh doanh của đương sự và như vậy có thể giảm thiểu hoặc làm mất đi nhu cầu đưa tranh chấp ra Tòa án giải quyết.66 Nhiều nền kinh tế trên thế giới gần đây cũng tiến hành các cải cách thủ tục TTDS giải quyết tranh chấp dân sự, kinh doanh, thương mại theo hướng đơn giản, hiệu quả và dễ tiếp cận hơn cho người dân.67 Các quốc gia mặc dù có những quan điểm khác biệt về triết lý phát triển một nền tư pháp có hiệu quả nhưng dường như đồng nhất với nhau về việc xây dựng một hệ thống xét xử 64 Mai Hồng Quỳ, (23), tr.89. 65 Đào Văn Hội chỉ ra rằng một trong những nhiệm vụ tối quan trọng của việc thiết kế cơ chế giải quyết tranh chấp bởi Tòa án là phải chú trọng đến cơ chế, trình tự, thủ tục giải quyết thật linh hoạt, nhanh gọn và dứt điểm. Xem: Đào Văn Hội, (22), tr.52 - 54. 66 Việc rút ngắn thời gian giải quyết tranh chấp, đơn giản thủ tục và quy trình giải quyết tranh chấp cũng được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực canh tranh quốc gia của Việt Nam (Điều III.11 của NQ 19 đưa ra yêu cầu về việc rút ngắn thời gian giải quyết tranh chấp thương mại, nhất là các tranh chấp có quy mô nhỏ, thông qua Tòa án xuống còn tối đa 200 ngày). 67 Xem: “Doing Business Reforms” (Cải cách kinh doanh) – Dự án của Ngân hàng Thế giới nghiên cứu môi trường kinh doanh của 189 nước trên thế giới, theo đó Dự án phân tích các nguyên nhân của những hạn chế, cản trở môi trường kinh doanh và phân tích về những cải cách đang diễn ra ở các nền kinh tế đó, trong đó có những cải cách về thủ tục tố tụng để làm giảm thiểu thời gian và chi phí tố tụng giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại [http://www.doingbusiness.org/data/exploretopics/enforcing- contracts/reforms] (truy cập ngày 15-10-2015).
  • 35. 28 có thủ tục đơn giản, nhanh chóng, hiệu quả và đem lại công bằng cho người dân và hấp dẫn đối với các đương sự.68 Việc xây dựng TTRG trong TTDS giúp tiết kiệm thời gian và chi phí tố tụng. Có một sự thừa nhận chung rằng, nếu áp dụng một thủ tục tố tụng chung với tất cả các TCDS nói chung và TCKDTM nói riêng mà không phân biệt tính chất đơn giản, phức tạp, giá trị tranh chấp nhỏ hoặc lớn, hay có hoặc không sự thừa nhận nghĩa vụ của các đương sự sẽ gây lãng phí về thời gian và chi phí do quá trình giải quyết bị kéo dài. Vì vậy, việc rút ngắn thời gian giải quyết các vụ án áp dụng TTRG được xem là một đặc trưng quan trọng khi xây dựng TTRG ở nhiều nước nhằm mục đích giúp cho đương sự, Tòa án và xã hội tiết kiệm các chi phí phát sinh trong quá trình giải quyết, hạn chế gián đoạn và tránh bỏ lỡ chi phí cơ hội trong hoạt động kinh doanh của đương sự. TTRG cũng mang lại sự thuận lợi cho đương sự trong việc tiếp cận công lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ đồng thời giúp nâng cao hiệu quả hoạt động và chất lượng công việc của Tòa án. Chính việc áp dụng TTRG tiết kiệm được thời gian và chi phí nên không những tránh được tâm lý e ngại tiếp cận đến Tòa án mà còn khuyến khích các bên tranh chấp sử dụng cơ chế hợp pháp (Tòa án) để giải quyết các xung đột. Điều này góp phần hạn chế việc đương sự sử dụng các phương thức tiêu cực nhằm giải quyết các tranh chấp của mình như: bắt cóc, tống tiền, đòi nợ thuê, hình sự hóa tranh chấp kinh doanh, thương mại...69 Điều quan trọng hơn cả là quy định TTRG được giản lược về thủ tục, rút ngắn về thời gian, rút gọn về thành phần xét xử và thành phần tham gia tố tụng mà vẫn đảm bảo việc giải quyết vụ án một cách đúng đắn, chính xác và bảo đảm công lý sẽ giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của Tòa án. Trong một 68 Simon Djankov và các tác giả khác trong quá trình xây dựng phương pháp luận cho Ngân hàng Thế giới nghiên cứu về môi trường kinh doanh đã chỉ ra rõ tính hiệu quả của công tác xét xử là một trong những mục đích hàng đầu của các cải cách tư pháp của các nước trên thế giới.[http://www.doingbusiness.org/methodology/media] (truy cập ngày 15-10-2015). 69 Tòa án nhân dân tối cao, (2014), (44), tr.28.
  • 36. 29 nghiên cứu gần đây do Corina D. Gerety và Richard P. Holme của Viện phát triển Hệ thống Pháp lý Hoa Kỳ thuộc Đại học Denver thực hiện, cho thấy, có đến 91% Thẩm phán và 98% Luật sư được hỏi đều cho rằng TTRG làm giảm bớt thời gian và chi phí tố tụng nhưng vẫn bảo đảm sự công bằng trong việc giải quyết tranh chấp.70 Tuy nhiên, quá trình áp dụng TTRG không phải ở đâu và lúc nào cũng thành công. Ở Đức ban đầu giao cho Tòa vi cảnh – Tòa án cấp thấp nhất có thẩm quyền áp dụng TTRG để giải quyết vụ việc dân sự nhưng sau đó đã phải chuyển toàn bộ thẩm quyền của Tòa án này cho Tòa sơ thẩm, bởi lẽ nhân sự của Tòa vi cảnh không đáp ứng được yêu cầu về trình độ và kỹ năng giải quyết vụ án theo TTRG và khả năng giải trình khi các quyết định của mình bị kháng cáo.71 Ở Nhật Bản, không có nhiều vụ án được giải quyết theo TTRG.72 Do đó, hiệu quả của TTRG trong giải quyết tranh chấp còn phụ thuộc vào chính “hiệu quả” áp dụng TTRG trên thực tế. Các nhà lập pháp và những người hành nghề luật ở Hòa Kỳ cũng đã từng thách thức ý tưởng áp dụng TTRG ở cấp liên bang khi họ yêu cầu cần lý giải: “Liệu đưa ra một bộ quy tắc đơn giản nhưng cuối cùng chẳng có mấy vụ án như vậy được kiện ra Tòa?”73 Ở nước ta, xây dựng TTRG trong TTDS đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp đã được Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ rõ: “cải cách mạnh mẽ các thủ tục tố tụng tư pháp theo hướng dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch, chặt chẽ, nhưng thuận tiện, bảo đảm sự tham gia và giám sát của nhân dân đối với hoạt động tư pháp…”74 và “cải cách tư pháp phải xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội…; tiếp thu có chọn lọc 70 Rihard P. Holme and Corina D. Gerety (2011), “Simplified Procedure in the Real World under C.R.C.P, 16.1”, 40 Colo. Law. 23, p.24. 71 Dự án Tăng cường tiếp cận công lý và bảo vệ quyền tại Việt Nam (2015), (27), tr.51. 72 Hiroshi Oda, (18), p.411. 73 Eward H. Cooper (2001), “Simplified Rules of Federal Procedure?”, 100 Mich. L. Rev. 1794, p.1797. 74 Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), “Nghị quyết số 48-NQ/TƯ ngày 24-5-2005 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020”, Hà Nội, tr.5.
  • 37. 30 những kinh nghiệm của nước ngoài phù hợp với hoàn cảnh của nước ta và yêu cầu chủ động hội nhập quốc tế…”75 Như vậy, TTRG có ý nghĩa cơ bản là tiết kiệm thời gian và chi phí tố tụng mà vẫn đảm bảo công lý và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Để đạt được ý nghĩa đó, cần thiết phải cân bằng giữa tăng cường tính hiệu quả của giải quyết tranh chấp theo TTRG với sự tuân thủ các yêu cầu để đảm bảo công lý. Chính vì vậy, xây dựng TTRG phải cân nhắc đến các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động xét xử. 1.2. Cơ sở pháp lý và định hướng xây dựng thủ tục rút gọn! 1.2.1. Cơ sở pháp lý của việc xây dựng thủ tục rút gọn Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã chỉ rõ: “Hoạt động tư pháp phải nhằm... bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân... Nghiên cứu áp dụng thủ tục rút gọn để xét xử kịp thời một số vụ án đơn giản, rõ ràng.”76 HP 2013 đã quy định về việc áp dụng TTRG giải quyết một số vụ án theo quy định của pháp luật. Đây là cơ sở pháp lý cao nhất để có thể xây dựng và áp dụng TTRG giải quyết TCDS nói chung, trong đó có TCKDTM. Như vậy, cơ sở chính trị pháp lý của việc xây dựng TTRG tại Việt Nam là các nghị quyết của Đảng như đã đề cập ở trên và HP 2013. Ngoài ra, riêng đối với việc giải quyết TCKDTM, nhu cầu cần phải đơn giản hoá thủ tục quy trình và rút ngắn thời gian giải quyết cũng đã được thể hiện rất rõ và cụ thể tại Nghị quyết số 19/NQ-CP của Chính phủ ngày 12-03- 2015 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2015 – 2016. Tại mục II.2.b của Nghị quyết đã chỉ rõ phải “rút ngắn thời gian giải quyết tranh chấp 75 Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), “Nghị quyết 49-NQ/TƯ ngày 2-6-2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”, Hà Nội, tr.2. 76 Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ngày 18-6-1997, Hà Nội, tr.57.
  • 38. 31 thương mại xuống còn tối đa 200 ngày (hiện nay là 400 ngày)..., nhất là đối với tranh chấp quy mô nhỏ và giữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua Tòa án”. 1.2.2. Định hướng xây dựng thủ tục rút gọn NQ49/TW nêu rõ: “Xây dựng cơ chế xét xử theo thủ tục rút gọn đối với những vụ án có đủ một số điều kiện nhất định”. Như vậy, quan điểm chỉ đạo của Đảng là TTRG được xây dựng trên tinh thần chỉ áp dụng đối với một số vụ án đơn giản, rõ ràng nhưng cũng phải bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trong hoạt động tư pháp. Trong bối cảnh nêu trên, tác giả cho rằng việc xây dựng TTRG trong TTDS nói chung và áp dụng đối với các TCKDTM nói riêng cần phải dựa trên các quan điểm chỉ đạo sau đây: Một là: Tiếp tục thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng về cải cách tư pháp, của Bộ Chính trị và Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI; trong đó, xác định yêu cầu đổi mới tổ chức phiên tòa xét xử, xác định rõ hơn vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng; tạo điều kiện cho các đương sự chủ động thu thập chứng cứ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; hoàn thiện thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm; xây dựng cơ chế xét xử theo TTRG đối với những vụ án có đủ một số điều kiện nhất định.77 Hai là: Hài hòa việc tăng cường hiệu quả hoạt động xét xử thông qua TTRG đồng thời phải bảo đảm các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động xét xử, bảo đảm công lý và các quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Cụ thể: Xây dựng TTRG giải quyết vụ án dân sự trong giai đoạn hiện nay phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản sau đây: (i) chế độ hai cấp xét xử mà Hiến pháp đã quy định;78 và (ii) việc xét xử phải được thực hiện trực tiếp thông qua phiên tòa.79 77 Tờ trình số 03/Tr-TANDTC ngày 9-4-2015 về Dự thảo BLTTDSSĐ. 78 Theo kinh nghiệm nước ngoài, tác giả cho rằng, về lâu dài cần cân nhắc việc không cho phép kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đối với các vụ án TCKDTM áp dụng TTRG (xem thêm nội dung
  • 39. 32 Ba là: Việc xây dựng TTRG phải được tiến hành trên cơ sở tổng kết thực tiễn thi hành các quy định của BLTTDS hiện hành nhằm khắc phục những hạn chế, vướng mắc, bất cập, kế thừa những quy định còn phù hợp; đồng thời, tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm liên quan của các quốc gia trên thế giới. Bốn là: Việc xây dựng TTRG đối với việc giải quyết các vụ án dân sự nói chung và giải quyết các TCKDTM nói riêng phải phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện phát triển kinh tế, xã hội hiện nay có tính đến sự ổn định về pháp luật, bảo đảm tính khả thi trong quá trình áp dụng và tính đồng bộ trong hệ thống pháp luật. Căn cứ vào các quan điểm chỉ đạo và các yêu cầu cụ thể đối với việc xây dựng TTRG nêu trên, theo tác giả việc xây dựng TTRG trong TTDS nói chung và đối với việc giải quyết các TCKDTM nói riêng được thực hiện theo các định hướng sau đây: Thứ nhất, xuất phát từ đặc thù của TTRG là một thủ tục độc lập nhưng không tách rời thủ tục TTDS, nhằm giải quyết một số loại vụ án có những điều kiện nhất định nhưng đồng thời vẫn đảm bảo được sự thống nhất của pháp luật tố tụng nói chung, TTRG cần phải được quy định trong BLTTDS. Thứ hai, để bảo đảm tính khả thi khi triển khai áp dụng, TTRG cần phải được quy định chi tiết và cụ thể. Do đó, TTRG cần phải được xây dựng trong BLTTDSSĐ tại một chương riêng như là một thủ tục riêng biệt so với các thủ tục tố tụng khác và đồng thời phải xây dựng các văn bản hướng dẫn phù hợp nhằm triển khai có hiệu quả ngay khi BLTTDSSĐ có hiệu lực thi hành. này tại tiểu mục 1.2.2.3 của Luận án). Nhưng vẫn rất cần thiết quy định thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm cho tất cả các loại vụ án để bảo đảm có một cơ chế cuối cùng để sửa sai. 79 Theo tác giả, trước mắt việc giải quyết các TCDS nói chung và các TCKDTM nói riêng theo TTRG cũng vẫn phải được thực hiện thông qua việc mở các phiên tòa (nhưng cần phải quy định sao cho phiên tòa đơn giản, gọn nhẹ, rút gọn được bước nào thì nên rút gọn như kinh nghiệm của các nước theo hệ thống Thông luật như Anh, Mỹ). Mặc dù về lâu dài không nhất thiết phải mở phiên tòa để giải quyết các tranh chấp đó (kinh nghiệm của một số nước như Pháp, Đức mà tác giả nghiên cứu, giới thiệu và phân tích tại tiểu mục 1.2.2.2 của Luận án cũng quy định như vậy), vì về bản chất TTRG khi áp dụng giải quyết các vụ án không nhất thiết phải mở phiên tòa. Tuy nhiên, để có thể thực hiện được điều này thì cần phải sửa đổi các quy định tương ứng của Hiến pháp.
  • 40. 33 Thứ ba, vì TTRG là một thủ tục sẽ áp dụng lần đầu tiên trong hoạt động xét xử các vụ án dân sự, chắc chắn sẽ có những bất cập trong quá trình thực thi. Do đó, vừa để bảo đảm sự ổn định của pháp luật tố tụng vừa đảm bảo tính khả thi, cần thiết khi xây dựng các quy định về TTRG một mặt nên đầy đủ và chi tiết nhưng mặt khác các quy định cũng cần phải mang tính mở và tính nguyên tắc. Thứ tư, TTRG có tính đến đặc thù của các loại tranh chấp khác nhau, trong đó bao gồm cả TCKDTM nhằm thông qua việc giải quyết TCKDTM sẽ hỗ trợ và thúc đẩy hoạt động kinh doanh và phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. 1.2.3. Mối quan hệ giữa thủ tục rút gọn với các nguyên tắc xét xử cơ bản TTRG được xây dựng dựa trên các nguyên tắc cơ bản mà từng quốc gia quy định trong hoạt động tư pháp. Ở Việt Nam, theo tác giả, trước mắt các nguyên tắc cơ bản sau đây của Hiến pháp phải được bảo đảm khi xây dựng TTRG: xét xử công khai và bảo đảm tranh tụng, chế độ xét xử sơ thẩm và phúc thẩm và Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát hoạt động tư pháp. Về lâu dài, sau một thời gian TTRG được kiểm chứng qua thực tiễn áp dụng sẽ cân nhắc và đánh giá liệu có cần thiết tiếp tục áp dụng các nguyên tắc hiến định nêu trên đối với việc giải quyết các vụ án theo TTRG hay không để đề xuất sửa đổi Hiến pháp theo hướng phù hợp làm cơ sở cho việc tiếp tục đơn giản và gọn nhẹ TTRG. Đối với các nguyên tắc luật định sau đây, không nhất thiết phải tuân thủ khi xây dựng TTRG: giám đốc việc xét xử, quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự, hòa giải trong TTDS. Thứ nhất, nguyên tắc Tòa án xét xử công khai và nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm Khoản 3 và khoản 5 Điều 103 HP 2013 quy định: “Tòa án nhân dân xét xử công khai. Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự, Tòa án nhân dân có thể xét xử kín”; và “Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được đảm bảo”.