SlideShare a Scribd company logo
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
VŨ THỊ PHƯƠNG
KHUNG PHÁP LUẬT ASEAN VỀ HỢP TÁC PHÁT
TRIỂN DỊCH VỤ DU LỊCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Hà Nội – 2020
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
VŨ THỊ PHƯƠNG
KHUNG PHÁP LUẬT ASEAN VỀ HỢP TÁC PHÁT
TRIỂN DỊCH VỤ DU LỊCH
Chuyên ngành: Luật quốc tế
Mã số: 8380101.06
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Như Hà
Hà Nội – 2020
2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học của
riêng tôi. Các kết quả trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công
trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin
cậy, chính xác và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh
toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật – Đại học Quốc
gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét đề nghị để tôi
có thể bảo vệ luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Vũ Thị Phương
3
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 8
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu .......................................................................8
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..........................................................................9
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu......................................................10
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu………………………………….11
5. Những đóng góp của luận văn ..............................................................................11
6. Kết cấu của luận văn .............................................................................................12
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ASEAN VÀ CƠ CHẾ HỢP TÁC PHÁT TRIỂN
DỊCH VỤ DU LỊCH CỦA ASEAN………………………………………………13
1.1. Khái quát chung về ASEAN ..............................................................................13
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của ASEAN……………………………..13
1.1.2. Cơ cấu tổ chức của ASEAN………………………………………………….18
1.1.3 Mục đích và nguyên tắc hoạt động của ASEAN .............................................22
1.1.4 Vai trò của ASEAN..........................................................................................25
1.2. Cơ chế hợp tác quốc tế phát triển dịch vụ du lịch của ASEAN.........................29
1.2.1 Giải thích từ ngữ ..............................................................................................29
1.2.2 Khái quát quá trình hợp tác phát triển du lịch trong Cộng đồng ASEAN.......30
1.2.3 Các nội dung chính trong hợp tác quốc tế phát triển dịch vụ du lịch của ASEAN
...................................................................................................................................33
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 40
CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT ASEAN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH
VỤ DU LỊCH...........................................................................................................42
2.1 Các cam kết, thỏa thuận trong Cộng đồng ASEAN............................................42
2.1.1 Hiến chương ASEAN.......................................................................................42
2.1.2 Hiệp định khung về dịch vụ ASEAN...............................................................44
2.1.3 Hiệp định ASEAN về du lịch...........................................................................47
2.1.4 Nghị định thư hội nhập ngành du lịch ASEAN ...............................................51
2.1.6 Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về hành nghề Du lịch (MRA-TP)..................56
4
2.2 Các cam kết, thỏa thuận giữa ASEAN và đối tác ...............................................60
2.2.1 ASEAN + 1 ......................................................................................................60
2.2.2 ASEAN + 3 ......................................................................................................64
2.3 Tác động của các cam kết, thỏa thuận đến hợp tác phát triển dịch vụ du lịch của
các quốc gia thành viên ASEAN...............................................................................66
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KHUNG PHÁP
LUẬT ASEAN VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM....................70
3.1 Những thành tựu đã đạt được..............................................................................70
3.1.1 Về tạo thuận lợi cho Du lịch trong ASEAN ....................................................70
3.1.2 Về thực hiện MRA-TP.....................................................................................72
3.2. Những hạn chế còn tồn tại ................................................................................72
3.2.1 Đối với hoạt động triển khai thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau...........................72
3.2.2 Đối với hoạt động xúc tiến du lịch...................................................................73
3.2.3 Đối với đầu tư về du lịch.................................................................................74
3.3 Định hướng và giải pháp hoàn thiện khung pháp luật ASEAN về hợp tác phát
triển dịch vụ du lịch...................................................................................................75
3.3.1 Triển vọng và xu hướng hợp tác quốc tế phát triển dịch vụ du lịch của ASEAN
...................................................................................................................................75
3.3.2 Phương hướng và giải pháp hoàn thiện khung pháp luật ASEAN về hợp tác
quốc tế phát triển dịch vụ du lịch..............................................................................77
3.4. Một số khuyến nghị nâng cao vai trò của Việt Nam trong hợp tác phát triển dịch
vụ du lịch của ASEAN..............................................................................................78
3.4.1. Những tác động của quá trình hợp tác phát triển du lịch ASEAN đến Việt Nam
...................................................................................................................................79
3.4.2. Đóng góp của Việt Nam trong tiến trình xây dựng các cam kết hợp tác phát
triển dịch vụ du lịch của ASEAN..............................................................................82
3.4.3. Đóng góp của Việt Nam trong tiến trình thực hiện các cam kết hợp tác phát
triển dịch vụ du lịch của ASEAN..............................................................................85
5
3.4.4 Một số khuyến nghị nhằm tăng cường vai trò của Việt Nam trong hợp tác phát
triển dịch vụ du lịch ASEAN ....................................................................................86
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3........................................................................................89
KẾT LUẬN CHUNG...............................................................................................90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................92
6
DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT
TẮT
NGUYÊN VĂN
ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
AFTA Khu vực thương mại tự do ASEAN
CEPT
Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có
hiệu lực chung
ARF Diễn đàn Khu vực ASEAN
MRA –TP Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau
AFAS Hiệp định Khung về Dịch vụ của ASEAN
NTOs Các cơ quan du lịch quốc gia ASEAN
ASCC Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN
AEC Cộng đồng kinh tế ASEAN
APSC Cộng đồng chính trị - an ninh ASEAN
CCS Ủy ban Điều phối về Dịch vụ
CCI Ủy ban Điều phối về Đầu tư
ACCSTP
Bộ tiêu chuẩn nghề trong dịch vụ khách sạn và lữ
hành
TPCB Hội đồng cấp chứng chỉ nghề du lịch
NTPB Hội đồng nghề du lịch quốc gia
ATPRS Trung tâm đăng ký lao động ASEAN
ATPMC Ủy ban giám sát nghề du lịch ASEAN
7
CATC Chương trình du lịch chung ASEAN
8
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Đối với Việt Nam nói riêng và khu vực ASEAN nói chung, trong những
năm gần đây, du lịch ngày càng khẳng định vị trí của một ngành kinh tế mũi
nhọn, đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế các quốc gia.
Chính phủ các nước thành viên ASEAN đã dành nhiều quan tâm và đầu tư phát
triển du lịch. Hoạt động du lịch diễn ra sôi động, góp phần tạo thêm việc làm,
thu nhập cho các tầng lớp dân cư trong xã hội, xoá đói giảm nghèo, góp phần
thực hiện mục tiêu Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc. Thực tế cũng cho thấy,
ngành du lịch của ASEAN những năm gần đây liên tục tăng trưởng ổn định bất
chấp những khó khăn của nền kinh tế toàn cầu. Trong cuộc khủng hoảng vừa
qua, ngành du lịch vẫn chứng tỏ là động lực thúc đẩy sự phát triển của ASEAN,
đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế và là điểm kết nối các giá trị văn
hóa, tinh thần cũng như nâng cao hiểu biết giữa các quốc gia.
Thời gian qua, hình ảnh du lịch ASEAN không ngừng được củng cố và trở
thành điểm hấp dẫn, thân thiện đối với du khách trong và ngoài khu vực. Kể từ
khi Việt Nam chính thức là thành viên ASEAN, du lịch Việt Nam đã tích cực
hợp tác trong khuôn khổ song phương cũng như đa phương, đóng góp nhiều
sáng kiến thiết thực cho việc triển khai các chương trình hành động, dự án hợp
tác, lộ trình hội nhập trong khu vực ASEAN, phấn đấu vì sự thịnh vượng chung
của toàn khu vực.
Với tình hình hoạt động dịch vụ du lịch ASEAN mang lại nhiều lợi ích
để phát triển kinh tế như hiện nay thì yêu cầu thiết yếu là phải xây dựng một
khung pháp luật phù hợp để phát triển dịch vụ du lịch nội khối và ngoại khối
9
một cách hiệu quả và bền vững. Đẩy mạnh liên kết hợp tác trong và ngoài khu
vực, đặc biệt trong lĩnh vực du lịch là một trong những hướng ưu tiên phát triển
của mỗi nước ASEAN. Điều này đã được thể hiện qua các văn bản như Hiệp
định Du lịch ASEAN, Chiến lược Hội nhập Du lịch ASEAN, Thoả thuận công
nhận lẫn nhau MRA đã được ký kết và từng bước triển khai. Hơn nữa, các nước
trong khu vực có nhiều điểm chung thuận lợi cho việc hợp tác cùng phát triển
du lịch như giao thông thuận tiện, nhiều nét văn hóa tương đồng, có nhiều di
sản tự nhiên và nhân văn, điều kiện phát triển có thể bổ sung cho nhau, liên kết
tour tuyến thuận lợi…
Hơn nữa, các quốc gia có quan hệ hợp tác với các thành viên ASEAN
như ASEAN +1, ASEAN +3, ASEAN+6 đều có ngành du lịch phát triển mạnh
và ưu tiên hợp tác phát triển du lịch với ASEAN thì việc hoàn thiện khung pháp
luật của ASEAN về hợp tác quốc tế trong phát triển dịch vụ du lịch là một việc
vô cùng cấp thiết để đẩy mạnh phát triển du lịch nội khối và ngoại khối
ASEAN;
Vì vậy, tác giả đã chọn đề tài “Khung pháp luật ASEAN về hợp tác phát
triển dịch vụ du lịch” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu:
Từ tình hình nghiên cứu trên và sự cần thiết tổng hợp khung pháp lý điều
chỉnh về hợp tác phát triển dịch vụ du lịch trong khuôn khổ ASEAN, tác giả đã
chọn đề tài nghiên cứu về khung pháp luật điều chỉnh hợp tác trong lĩnh vực
phát triển du lịch nội khối, ngoại khối ASEAN để làm luận văn thạc sĩ của
mình. Mục đích nghiên cứu là tìm hiểu các quy định của pháp luật ASEAN về
hợp tác phát triển dịch vụ du lịch trong khuôn khổ Hiệp định khung về dịch vụ
ASEAN (AFAS) và Hiệp định ASEAN về Du lịch, đồng thời tìm hiểu những
10
đóng góp của Việt Nam trong việc thiết lập và thực thi các hiệp định trong
khuôn khổ ASEAN để rút ra bài học hoàn thiện chế định pháp lý cho hoạt động
du lịch nội khối và ngoại khối ASEAN.
Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài :
+ Tìm hiểu khung pháp luật ASEAN về phát triển dịch vụ du lịch nội
khối, hợp tác quốc tế về du lịch ASEAN qua các Hiệp định : Hiến chương
ASEAN, Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ, Hiệp định ASEAN về du lịch,
Nghị định thư hội nhập ngành du lịch ASEAN.
+ Tìm hiểu nội dung hợp tác phát triển dịch vụ du lịch của ASEAN với
các đối tác ASEAN +1 như Hoa Kỳ, Ấn Độ, Nga; ASEAN +3 (Hàn Quốc,
Trung Quốc, Nhật Bản),…
+ Đánh giá thực tiễn khung pháp lý về hoạt động du lịch trong khuôn
khổ ASEAN, những thành tựu đã đạt được và những khó khăn, vướng mắc
trong quá trình thực thi.
+ Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật ASEAN
về hợp tác quốc tế phát triển dịch vụ du lịch, và biện pháp nâng cao vai trò của
Việt Nam trong hợp tác quốc tế phát triển dịch vụ du lịch của ASEAN.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
- Luận văn nghiên cứu quá trình hợp tác phát triển dịch vụ du lịch trong
khuôn khổ ASEAN, khung pháp luật ASEAN điều chỉnh quan hệ hợp tác phát
triển dịch vụ du lịch giữa các thành viên ASEAN với nhau, và giữa ASEAN
với các quốc gia có quan hệ đối tác ASEAN +1, ASEAN+3.
- Đánh giá các quy định hiện hành của pháp luật ASEAN, thực tiễn triển
khai các cam kết về phát triển dịch vụ du lịch nội khối, ngoại khối và đưa ra
11
phương hướng hoàn thiện khung pháp luật ASEAN về hợp tác quốc tế phát
triển dịch vụ du lịch.
Phạm vi nghiên cứu:
Tại luận văn này, tác giả nghiên cứu trong phạm vi sau: Khái quát chung về
ASEAN, khái quát quá trình hợp tác phát triển du lịch trong Cộng đồng
ASEAN; Các cam kết, thỏa thuận trong Cộng đồng ASEAN về hợp tác phát
triển dịch vụ du lịch; Các cam kết, thỏa thuận của ASEAN với các đối tác; Thực
tiễn triển khai các cam kết và vai trò của Việt Nam trong thiết lập và thực thi
các cam kết đó; Triển vọng, xu hướng phát hợp tác quốc tế phát triển dịch cụ
du lịch trong cộng đồng ASEAN; Yêu cầu đặt ra và phương hướng hoàn thiện
khung pháp luật ASEAN về hợp tác quốc tế phát triển dịch vụ du lịch.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, cùng với việc vận dụng các phương pháp
nghiên cứu khoa học như: duy vật lịch sử, duy vật biện chứng… tác giả chú
trọng sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể như: so
sánh, phân tích, tổng hợp,…
5. Những đóng góp của luận văn
Về mặt lý luận:
Luận văn đã làm rõ thêm nhiều vấn đề về quá trình hợp tác phát triển du
lịch của các thành viên ASEAN và khung pháp luật điều chỉnh hợp tác quốc tế
phát triển dịch vụ du lịch ASEAN
Về mặt thực tiễn:
Luận văn đã phân tích có hệ thống các quy định của pháp luật ASEAN liên
quan đến hợp tác phát triển dịch vụ du lịch; đánh giá quá trình hợp tác phát
triển dịch vụ du lịch của các quốc gia thành viên ASEAN, từ đó nêu ra những
thành tựu đã đạt được, cũng như những khó khăn cần phải vượt qua trong thời
12
gian tới để hội nhập ngành du lịch cũng như phát triển kinh tế ngành du lịch
của các quốc gia thành viên.
Luận văn cũng đã nêu ra định hướng và giải pháp hoàn thiện khung pháp
luật ASEAN về hợp tác phát triển dịch vụ du lịch nội khối và ngoại khối với
các nội dung: triển vọng và xu hướng hợp tác quốc tế phát triển dịch vụ du lịch
của ASEAN, yêu cầu đặt ra và phương hướng hoàn thiện khung pháp luật về
hợp tác quốc tế phát triển dịch vụ du lịch. Đồng thời, luận văn cũng đã khuyến
nghị một số biện pháp nhằm tăng cường vai trò của Việt Nam trong hợp tác
quốc tế phát triển dịch vụ du lịch của ASEAN.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo. Nội dung của
luận văn kết cấu gồm 3 chương, như sau:
Chương 1: Tổng quan ASEAN và cơ chế hợp tác phát triển dịch vụ du lịch
của ASEAN;
Chương 2: Quy định của pháp luật ASEAN về phát triển dịch vụ du lịch;
Chương 3: Định hướng, giải pháp hoàn thiện khung pháp luật ASEAN và
một số khuyến nghị cho Việt Nam;
13
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN ASEAN VÀ CƠ CHẾ HỢP TÁC PHÁT TRIỂNDỊCH VỤ
DU LỊCH CỦA ASEAN
Hội nhập quốc tế về du lịch của Việt Nam thời gian qua được triển khai theo
hướng thúc đẩy ký kết và thực hiện các hiệp định thỏa thuận hợp tác cấp chính
phủ, cấp ngành song phương và đa phương, tranh thủ hợp tác, hỗ trợ của các
nước thông qua các chương trình, dự án cụ thể và các cam kết mở cửa tự do
hóa thương mại dịch vụ du lịch trong các khuôn khổ WTO, ASEAN, APEC,
GMS.... Trong đó, hợp tác với các nước thành viên ASEAN là một trong những
khuôn khổ hợp tác mà Du lịch Việt Nam tham gia sâu rộng và có hiệu quả nhất.
Quá trình hợp tác phát triển dịch vụ du lịch của các thành viên ASEAN từ
khi thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 1967 đến nay
luôn được các quốc gia thành viên chú trọng. Trong phạm vi chương 1, cùng
với nội dung Tổng quan về ASEAN, tác giả trình bày một số điểm lý luận chung
về hơp tác phát triển dịch vụ du lịch; khái quát quá trình hợp tác phát triển dịch
vụ du lịch trong Cộng đồng ASEAN và các nội dung chính trong việc hợp tác
phát triển dịch vụ du lịch ASEAN.
1.1. Khái quát chung về ASEAN
Nghiên cứu về nội dung hợp tác phát triển dịch vụ du lịch của ASEAN không thể
không có những hiểu biết khái quát về cơ chế hợp tác ASEAN và quá trình hình thành
và phát triển của ASEAN. Tại mục này, tác giả trình bày các nội dung: Quá trình hình
thành và phát triển của ASEAN; Cơ cấu tổ chức của ASEAN; Mục đích và nguyên
tắc hoạt động của ASEAN; và Vai trò của ASEAN.
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của ASEAN
14
ASEAN ra đời vào ngày 08/08/1967 trên cơ sở Tuyên bố Bangkok được
thông qua tại Hội nghị bộ trưởng ngoại giao 5 quốc gia là Thái Lan, Malaysia,
Indonesia, Singapore và Philippines. Sự hình thành ASEAN đã đặt nền móng
cho sự hợp tác và phát triển trong mọi lĩnh vực của các quốc gia Đông Nam Á
trong những năm sau này. Quá trình hình thành và phát triển ASEAN có thể
chia làm 4 giai đoạn: Giai đoạn hình thành và phát triển; Giai đoạn củng cố cơ
cấu tổ chức và tiến lên hợp tác toàn diện nội khối và bước đầu phát triển hợp
tác ngoại khối; Giai đoạn trở thành ASEAN 10 và hợp tác toàn diện mà trọng
tâm là hợp tác kinh tế; Giai đoạn xây dựng Cộng đồng ASEAN.
Giai đoạn từ khi thành lập đến trước Hội nghị Bali năm 1976 (Giai
đoạn hình thành và định hướng phát triển): Ở giai đoạn này, cơ cấu tổ chức
của ASEAN còn chưa hoàn chỉnh, thậm chí Ban thư ký – cơ quan thường trực
mà bất kỳ tổ chức quốc tế nào cũng có còn chưa được thành lập. Đây là một
trong những lý do mà thời kỳ này, ASEAN bị giới quan sát quốc tế chỉ coi là
“liên minh chính trị lỏng lẻo”.
Do nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan khác nhau nên giai đoạn
này, ASEAN hầu như chưa có hoạt động nào đáng kể, trừ một số hoạt động
đáng lưu ý sau:
- Thông qua tuyên bố ZOPFAN (A Zone of Peace, Freedom and Neutrality) về
khu vực hòa bình, tự do, trung lập tại Kuala Lumpur ngày 17/11/1971, mở ra
thời kỳ mới cho sự phát triển của ASEAN, thể hiện mong muốn xây dựng
Đông Nam Á thành khu vực trung lập, hòa bình, ổn định mà không có bất cứ
hình thức can thiệp nào từ phía bên ngoài.
- Thực hiện một số hoạt động ngoại giao, kinh tế đơn lẻ: Đồng loạt công nhận
quan hệ ngoại giao với Việt Nam và Bangladesh, cùng thỏa thuận ý kiến trước
khi biểu quyết những vấn đề cụ thể ở Liên hợp quốc hoặc cùng phối hợp lên
tiếng phản đối một cách có kết quả chống lại việc cao su tổng hợp của Nhật
15
Bản cạnh tranh cao với cao su tự nhiên vốn là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của
nhiều quốc gia trong khối.
Tóm lại, trong giai đoạn đầu sau khi thành lập, các hoạt động của ASEAN
mới chỉ dừng lại ở mức độ tạo ra nền tảng hợp tác lâu dài và khởi động các hoạt
động hợp tác bằng một số hoạt động chung (chủ yếu nhằm giải quyết các vấn
đề chính trị trong và ngoài nước) nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau.
Giai đoạn từ Hội nghị Bali 1976 đến trước Hội nghị thượng đỉnh lần thứ
tư năm 1992 (giai đoạn củng cố cơ cấu tổ chức và tiến lên hợp tác toàn diện
nội khối và bước đầu phát triển hợp tác ngoại khối): Trong giai đoạn này,
ASEAN đạt được một số kết quả đáng chú ý:
- Xác lập các nguyên tắc tổ chức, hoạt động và hợp tác của ASEAN.
- Thông qua các văn kiện pháp lý quan trọng làm nền tảng cho sự hợp tác và
phát triển của ASEAN như Hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam Á (Hiệp
ước Bali năm 1976), Tuyên bố về sự hòa hợp ASEAN năm 1976, Hiệp định
thành lập Ban thư ký ASEAN năm 1976, Tuyên bố Manila năm 1987, Hiệp
ước Khuyến khích và bảo hộ đầu tư và Nghị định thư về mở rộng danh mục
thuế ưu đãi theo thỏa thuận ưu đãi buôn bán ASEAN 1987.
- Mở rộng lĩnh vực hợp tác nội khối đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại, đầu
tư. Điển hình là 3 kế hoạch lớn đã được thông qua và đưa vào triển khai:
Dự án công nghiệp ASEAN – AIPs năm 1976, Kế hoạch bổ sung công
nghiệp – AIC 1981, các liên Doanh công nghiệp ASEAN – AIJV năm 1983;
Ký Thỏa thuận thương mại ưu đãi PTA cho cả khối; chủ trương thiết lập
AFTA.
- Bước đầu phát triển hợp tác ngoại khối (thiết lập cơ chế đối thoại với các quốc
gia công nghiệp phát triển). Trong những năm đầu của giai đoạn này, ASEAN
liên tục thiết lập và đối thoại đầy đủ với các quốc gia như Mỹ, Nhật Bản,
Canada, New Zealand, EEC và tổ chức của Liên hợp quốc (thông qua Chương
trình phát triển của Liên hợp quốc –UNDP). Các hoạt động hợp tác được triển
16
khai qua 3 kênh: Hội nghị sau Hội nghị ngoại trưởng, các cuộc họp giữa
ASEAN với các bên đối thoại, Ủy ban ASEAN ở thủ đô quốc gia đối thoại.
- Củng cố cơ cấu tổ chức: Hình thành cơ chế Hội nghị liên bộ trưởng, thành lập
Ban thư ký và kết nạp Brunei (năm 1984).
Giai đoạn từ Hội nghị thượng đỉnh lần thứ tư năm 1992 đến trước thời
điểm thành lập Cộng đồng ASEAN 2003 (giai đoạn trở thành ASEAN 10 và
hợp tác toàn diện mà trọng tâm là hợp tác kinh tế): Đây là giai đoạn mà ASEAN
đạt được nhiều thành tựu to lớn, tiến hành hợp tác trên tất cả các lĩnh vực, thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội, phát triển văn hóa và tăng cường hòa
bình, ổn định khu vực. Những thành tựu của ASEAN thể hiện thông qua một
số hoạt động chủ yếu sau:
- Kết nạp thành viên mới gồm: Việt Nam (1995), Lào, Myanmar (1997),
Campuchia (1999), nâng ASEAN từ ASEAN 6 trở thành ASEAN 10.
- Xây dựng khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA)1
.
- Thành lập diễn đàn khu vực ASEAN – ARF năm 19942
.
- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức.
- Thông qua các văn kiện pháp lý quốc tế quan trọng như: Hiệp định khung về
tăng cường hợp tác kinh tế ASEAN năm 1992, Hiệp định về chương trình ưu
đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) năm 1992, Tuyên bố về Biển Đông
năm 1992, Hiệp định khung về hợp tác nông nghiệp AICO, Tầm nhìn ASEAN
1
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) là một hiệp định thương mại tự do đa phương giữa các nước trong
khối ASEAN. Theo đó sẽ thực hiện tiến trình giảm dần thuế quan xuống 0-5%, loại bỏ dần hàng rào thuế quan
đối với đa phần các nhóm hàng và hài hòa hóa thủ tục hải quan giữa các nước. Hiệp định về AFTA được ký
kết vào năm 1992 tại Singapore, ban đầu chỉ có 6 nước ASEAN -6. Các nước CLMV được yêu cầu tham gia
AFTA khi được kết nạp vào khối này.
2
ARF (ASEAN Regional Forum) được thành lập nhằm thúc đẩy cơ chế đối thoại và tham vấn về các vấn đề
an ninh và chính trị trong khu vực, xây dựng long tin và phát triển ngoại giao phòng ngừa. Khẩu hiệu của ARF
là “Xúc tiến hòa bình và an ninh qua đối thoại và hợp tác ở Châu Á – Thái Bình Dương”. ARF gồm 27 quốc
gia cùng có mối quan tâm đến an ninh khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Đó là 10 quốc gia thành viên của
ASEAN; 10 nước đối tác đối thoại của ASEAN (bao gồm Úc, Canada, Trung Quốc, EU, Ấn Độ, Nhật Bản,
New Zealand, Hàn Quốc, Nga và Hoa Kỳ), một quan sát viên của ASEAN là Papua New Guinea, cùng với
Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, Mông Cổ và Pakistan. Đông Timo được kết nạp và ARF năm 2005.
17
2020 năm 1997, Tuyên bố Hà Nội năm 1998, Chương trình hành động Hà Nội
năm 1998, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông năm 2002.
- Tổ chức Hội nghị cấp cao Đông Nam Á (EAS) lần đầu tiên tại Kuala Lampur
năm 2005, với sự tham gia của ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,
Ấn Độ, Australia và New Zealand.
Giai đoạn từ thời điểm thành lập Cộng đồng ASEAN năm 2003 đến nay
(Giai đoạn xây dựng Cộng đồng ASEAN): Trong giai đoạn này, ASEAN đã
có những bước tiến quan trọng thúc đẩy hợp tác của ASEAN lên tầm cao mới,
tăng cường tổ chức và hiệu quả hợp tác nội khối, tạo thể chế và địa vị pháp lý
cho quan hệ hợp tác của ASEAN với bên ngoài.
- Tại Hội nghị cấp cao lần thứ 9 (tháng 10/2003), các thành viên ASEAN đã
thông qua Tuyên bố về sự hòa hợp ASEAN (Tuyên bố Bali II), tái khẳng định
những mục tiêu và nguyên tắc cơ bản của Hiệp hội, tăng cường đoàn kết tiến
tới việc hình thành Cộng đồng ASEAN vững mạnh, liên kết chặt chẽ, tự cường
và năng động, hành động hiệu quả như đã nêu trong văn kiện Tầm nhìn
ASEAN 2020 và Chương trình hành động Hà Nội năm 1998. Cộng đồng
ASEAN được xây dựng dựa trên ba trụ cột là: Cộng đồng chính trị - an ninh,
Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng Văn hóa – xã hội. Các quốc gia thành viên
đang nỗ lực đạt những mục tiêu trong Tầm nhìn ASEAN 2020 vào năm 2015
(tiến trình rút ngắn 5 năm so với dự định).
- Một trong những bước phát triển quan trọng của ASEAN là thông qua Hiến
chương ASEAN (Hiến chương được ký ngày 20/11/2007 và có hiệu lực từ
ngày 15/12/2008), chính thức trao tư cách pháp nhân cho tổ chức ASEAN, tạo
nền tảng pháp lý và thể chế để ASEAN xây dựng thành công Cộng đồng
ASEAN.
- Tháng 2/2009, tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 14 tại Hua Hin (Thái Lan),
Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN đã được thông qua, bao gồm kế hoạch
tổng thể xây dựng các trụ cột cộng đồng, Cộng đồng Chính trị - an ninh, Cộng
đồng Kinh tế và Cộng đồng Văn hóa – xã hội ASEAN.
18
Có thể thấy rằng quá trình hình thành ASEAN trong hơn 50 năm qua là
thắng lợi lớn của tư tưởng hòa bình, tự cường dân tộc kết hợp với tự cường khu
vực, của những tư tưởng hợp tác và phát triển. ASEAN có vị thế quốc tế như
ngày nay bởi đã hoạch định đường lối xây dựng và phát triển phù hợp với xu
thế của thời đại.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thắng lợi của ASEAN là việc Tổ chức này
luôn bám sát tôn chỉ, mục đích và nguyên tắc của mình, trong đó nguyên tắc
quan trọng nhất là tôn trọng nền độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia của các
quốc gia thành viên, không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia thành
viên dưới bất kỳ hình thức nào.
50 năm là chặng đường dài nhưng so với lịch sử của mỗi dân tộc, lịch sử
của khu vực 50 năm mới chỉ là những bước đi ban đầu còn khiêm tốn. Trải qua
nhiều thăng trầm, vượt lên tất cả thách thức, ASEAN đã và đang tiếp tục xây
dựng Đông Nam Á trở thành khu vực hòa bình – tự do – trung lập, không vũ
khí hạt nhân, cộng đồng của các dân tộc đoàn kết, gắn bó với nhau vì vận mệnh
chung, vượt qua đói nghèo, tiến tới phồn vinh, thịnh vượng. ASEAN đã trở
thành thực thể chính trị - kinh tế quan trọng ở Châu Á – Thái Bình Dương và
là đối tác không thể thiếu trong chính sách khu vực của các quốc gia lớn và tổ
chức quan trọng. [14,tr14-15]
1.1.2 Cơ cấu tổ chức của ASEAN
Hiện nay, ASEAN có 10 quốc gia thành viên trong đó gồm 5 quốc gia
sang lập (Vương quốc Thái Lan, Cộng hòa Singapore, Liên bang Malaysia,
Cộng hòa Indonesia, Cộng hòa Philippines) và 5 quốc gia là thành viên gia nhập
(Vương quốc Brunei, Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Liên bang
Myanmar, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Vương quốc Campuchia). Không
19
phụ thuộc và tư cách thành viên (sáng lập hay gia nhập), các thành viên ASEAN
đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
Hiến chương ASEAN ra đời không chỉ kế thừa Tuyên bố Bangkok mà
còn cụ thể hóa các điều kiện để trở thành thành viên của Tổ chức, cụ thể:
- Có vị trí nằm trong khu vực địa lý Đông Nam Á;
- Được tất cả quốc gia thành viên ASEAN công nhận;
- Chấp nhận sự ràng buộc và tuân thủ Hiến chương ASEAN;
- Có khả năng và sẵn sàng thực hiện các nghĩa vụ thành viên.
ASEAN là tổ chức quốc tế có sự cải tổ thường xuyên cơ cấu tổ chức của
mình trong quá trình tồn tại và phát triển. Chính sự thay đổi về cơ cấu tổ chức
của ASEAN cũng thể hiện tiến trình, mức độ và phạm vi hợp tác trong từng
giai đoạn phát triển cũng như tính mềm dẻo, linh hoạt của ASEAN. Từ khi ra
đời đến nay, cơ cấu tổ chức của ASEAN được thay đổi, hoàn thiện dần qua
từng giai đoạn.
Giai đoạn từ 1967 đến 1976: Trong gần 10 năm đầu thành lập và hoạt
động, cơ cấu của ASEAN còn khá lỏng lẻo, chỉ đủ để duy trì hoạt động hợp
tác giữa các quốc gia khi cần thiết. Thậm chí, Ban thư ký chung của ASEAN
còn chưa được thành lập mà chỉ có ban thư ký của các quốc gia thành viên.
Theo quyên bố Bangkok 1967, bộ máy của ASEAN thời kỳ này gồm: Hội
nghị ngoại trưởng, Ủy ban thường trực, Ban thư ký quốc gia. Ngoài ra, để
phục vụ các hoạt động hợp tác của mình, các thành viên ASEAN còn thỏa
thuận thành lập một số ủy ban thường trực, ủy ban ad-hoc.
Giai đoạn từ 1976-1992: Để tăng cường hợp tác về chính trị, nâng cao
hiệu quả hoạt động của ASEAN, trong Tuyên bố về sự hòa hợp ASEAN năm
1976, các quốc gia ASEAN đã nhất trí về việc cải tiến cơ cấu tổ chức của
ASEAN. Sau tuyên bố này, cơ cấu của ASEAN bao gồm: Hội nghị ngoại
20
trưởng, các hội nghị bộ trưởng khác (Hội nghị bộ trưởng kinh tế, Hội nghị bộ
trưởng lao động, Hội nghị bộ trưởng phúc lợi xã hội, Hội nghị bộ trưởng giáo
dục, Hội nghị bộ trưởng thông tin), Ban thư ký ASEAN (cơ quan hành chính
của ASEAN thành lập theo Hiệp định về ban thư ký ASEAN năm 1976).
Ngoài ra còn có 9 ủy ban khác ra đời thay thế Ủy ban thường trực và các ủy
ban ad-hoc trước đó. Các cơ quan này thực hiện chức năng trong lĩnh vực
kinh tế, văn hóa – xã hội.
Giai đoạn từ năm 1992 đến trước thời điểm Hiến chương có hiệu lực
năm 2008: Hội nghị thưởng đỉnh ASEAN lần thứ 4 tại Singapore năm 1992
được đánh giá là dấu mốc quan trọng trong con đường phát triển của ASEAN
cả về cơ cấu tổ chức và mực độ hợp tác. Để tăng cường hợp tác và phát huy
thành tựu đạt được trong 25 năm, không chỉ kế thừa một số thiết chế, ASEAN
đã quyết định cơ cấu lại bộ máy bao gồm: Hội nghị cấp cao ASEAN, Hội nghị
Ngoại trưởng ASEAN, Hội nghị bộ trưởng các ngành khác, các cuộc họp cao
cấp, các ủy ban ASEAN, Ban Thư ký ASEAN.
Giai đoạn từ khi Hiến chương có hiệu lực đến nay: Trong hơn 40 năm
hình thành và phát triển, ASEAN đã tiến hành những cải cách nhất định về
cơ cấu tổ chức. Tuy nhiên, với những thay đổi của đời sống chính trị, kinh tế
của thế giới và khu vực, để đạt được mục tiêu, tôn chỉ của mình trong tình
hình mới, ASEAN phải tiếp tục cơ cấu lại bộ máy theo hướng tăng cường
hiệu quả hoạt động của tổ chức, cụ thể như sau:
- Pháp điển hóa các quy định về bộ máy của ASEAN vào Hiến chương. Bằng
cách này, ASEAN sẽ được vận hành ổn định và chủ động hơn. Việc phải có
những quy định ngoài Hiến chương về cơ cấu và chức năng quyền hạn của các
cơ quan sẽ chỉ đặt ra trong những trường hợp đặc biệt cần thiết hoặc khi những
quy định liên quan trong Hiến chương mới chỉ dừng ở mức độ mang tính
21
nguyên tắc (ví dụ như quy định về Cơ quan nhân quyền ASEAN theo điều 14
Hiến chương).
- Hệ thống các cơ quan của ASEAN theo Hiến chương được cơ cấu bám sát các
mục tiêu của Tổ chức, khắc phục đáng kể sự phân tán của thời kỳ trước đây.
Điều này thể hiện rõ nét ở Hội đồng cộng đồng chính trị - an ninh, Hội đồng
cộng đồng kinh tế và Hội đồng cộng đồng văn hóa – xã hội.
- Quy định về hoạt động của mỗi cơ quan thuộc bộ máy của ASEAN cũng được
thiết kế đảm bảo tính thường xuyên liên tục nhằm đáp ứng kịp thời các yêu
cầu hợp tác trong các lĩnh vực. Cụ thể, ngoài các cơ quan thường trực của
ASEAN như Ban thư ký ASEAN, thời gian làm việc của các cơ quan không
thường trực của ASEAN như Cấp cao ASEAN, Hội đồng điều phối ASEAN,
Các hội đồng cộng đồng ASEAN đã được gia tăng đáng kể (các phiên định kỳ
đều được tổ chức 2 lần/năm)3
.[14,tr16]
Hiến chương ASEAN quy định bộ máy tổ chức của ASEAN gồm các cơ
quan chính sau:
1) Cấp cao ASEAN là cơ quan hoạch định chính sách tối cao của ASEAN, bao
gồm những Người đứng đầu Nhà nước hoặc Chính phủ các quốc gia thành
viên. Hội nghị Cấp cao ASEAN được tổ chức mỗi năm 2 lần4
.
2) Hội đồng Điều phối ASEAN (ACC) gồm các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN,
họp ít nhất 2 lần một năm, có nhiệm vụ điều phối các hoạt động hợp tác
ASEAN nói chung và chuẩn bị cho các Hội nghị Cấp cao5
.
3) Các Hội đồng Cộng đồng ASEAN bao gồm Hội đồng Cộng đồng Chính trị -
An ninh ASEAN (APSCC), Hội đồng Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AECC) và
Hội đồng Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN (ASCCC), họp ít nhất 2 lần
một năm, do Bộ trưởng có liên quan của quốc gia đang giữ cương vị Chủ tịch
3
Theo Khoản 5, Điều 9 Hiến chương ASEAN, các Hội đồng Cộng đồng họp ít nhất 02 lần một năm và sẽ do
Bộ trưởng có liên quan của Quốc gia thành viên đang giữ cương vị Chủ tịch ASEAN chủ trì.
4
Điều 7, Hiến chương ASEAN
5
Điều 8, Sđd.
22
ASEAN chủ trì, có nhiệm vụ theo dõi và điều phối hợp tác ASEAN trên từng
trụ cột Cộng đồng mình phụ trách6
.
4) Ủy ban các Đại diện thường trực ASEAN (CPR) đặt tại Gia-các-ta, đóng vai
trò là cơ quan đầu mối, theo dõi và điều phối các hoạt động hợp tác hàng ngày
của ASEAN7
.
5) Tổng thư ký ASEAN và Ban thư ký ASEAN đặt tại Gia-các-ta, đóng vai trò
là cơ quan hỗ trợ hành chính cho các hoạt động hợp tác ASEAN8
.
6) Ban thư ký ASEAN Quốc gia, nằm trong Bộ Ngoại giao của các nước thành
viên, chịu trách nhiệm theo dõi và điều phối các hoạt động hợp tác ASEAN ở
cấp quốc gia9
.
1.1.3 Mục đích và nguyên tắc hoạt động của ASEAN
Mục đích:
Điều 1 Hiến chương ASEAN đã xác định mục đích của ASEAN về Anh
ninh – chính trị; về văn hóa – xã hội; và về kinh tế:
Mục đích về an ninh - chính trị:
1) Duy trì, thúc đẩy hòa bình, an ninh và ổn định, tăng cường hơn nữa các giá trị
hướng tới hòa bình trong khu vực;
2) Nâng cao khả năng tự cường khu vực thông qua đẩy mạnh hợp tác an ninh -
chính trị, kinh tế và văn hóa - xã hội;
3) Duy trì Đông Nam Á là khu vực không có vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí
hủy diệt hàng loạt khác;
4) Đối phó hữu hiệu với tất cả mối đe dọa, các loại tội phạm xuyên quốc gia và
thách thức xuyên biên giới, phù hợp với nguyên tác an ninh toàn diện;
5) Tăng cường hợp tác trong việc xây dựng cho người dân ASEAN môi trường
an toàn, an ninh và không có ma túy;
6
Điều 9, Sđd.
7
Điều 12, Sđd.
8
Điều 11, Sđd.
9
Điều 13, Sđd.
23
6) Duy trì vai trò trung tâm và chủ động của ASEAN như một động lực chủ chốt
trong quan hệ và hợp tác với các đối tác bên ngoài trong cấu trúc khu vực mở, minh
bạch và thu nạp.
Mục đích về kinh tế:
ASEAN được thành lập với mục đích kinh tế là xây dựng thị trường và
cơ sở sản xuất duy nhất với sự ổn định, thịnh vượng, khả năng cạnh tranh và
liên kết kinh tế cao, tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư, bao gồm sự chu
chuyển tự do hàng hóa, dịch vụ và dòng đầu tư; di chuyển thuận lợi của các
doanh nhân, người có chuyên môn cao, người có tài năng và lực lượng lao
động; sự chu chuyển tự do hơn các dòng vốn.
Mục đích về văn hóa xã hội:
1) Đảm bảo rằng nhân dân và các quốc gia thành viên ASEAN được sống hòa
bình với toàn thế giới, trong môi trường công bằng, dân chủ và hòa hợp;
2) Giảm nghèo và thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN thông qua hợp
tác và giúp đỡ lẫn nhau;
3) Tăng cường dân chủ, thúc đẩy quản trị tốt và pháp quyền; thúc đẩy và bảo vệ
nhân quyền các quyền tự do cơ bản với sự tôn trọng thích đáng quyền và trách nhiệm
của các quốc gia thành viên ASEAN;
4) Thúc đẩy phát triển bền vững nhằm bảo vệ môi trường khu vực, tính bền vững
của các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn di sản văn hóa và chất lượng cuộc sống
cao của người dân khu vực;
5) Phát triển nguồn nhân lực thông qua hợp tác chặt chẽ hơn trong lĩnh vực giáo
dục và đào tạo lâu dài, trong khoa học và công nghệ để tăng cường quyền năng cho
người dân ASEAN và thúc đẩy cộng đồng ASEAN;
6) Nâng cao phúc lợi và đời sống của người dân ASEAN thông qua việc tạo điều
kiện để họ tiếp cận bình đẳng các cơ hội về phát triển con người, phúc lợi và công
bằng xã hội;
24
7) Thúc đẩy hình thành ASEAN hướng về nhân dân, trong đó khuyến khích mọi
thành phần xã hội tham gia và hưởng lợi từ tiến trình liên kết, xây dựng cộng đồng
ASEAN;
8) Đề cao bản sắc ASEAN thông qua việc nâng cao hơn nữa nhận thức về sự đa
dạng văn hóa và các di sản của khu vực.
Những mục đích nêu trên của ASEAN nhằm hình thành liên minh chính
trị, kinh tế và văn hóa với tính chất của tổ chức quốc tế khu vực, tạo dựng sự
hợp tác về mọi mặt giữa các quốc gia để đưa Đông Nam Á trở thành khu vực
hòa bình, phát triển và là đối tác quan trọng trong tương quan lực lượng trên
trường quốc tế. [16,tr21]
Nguyên tắc hoạt động:
Theo điều 2 hiến chương ASEAN để có thể đạt được các mục đích của
ASEAN, các quốc gia thành viên tiếp tục tuân thủ các nguyên tắc đã được ghi
nhận trong những văn kiện của ASEAN trước hiến chương. Hệ thống nguyên
tắc tại khoản 2 điều 2 hiến chương gồm 14 nguyên tắc trong đó có thể chia làm
2 nhóm:
Thứ nhất, nhóm các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế. Cụ thể:
1) Nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản
sắc dân tộc của các quốc gia thành viên;
2) Nguyên tắc không xâm lược, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực hay các hành
động khác dưới bất kỳ hình thức nào trái với pháp luật quốc tế;
3) Nguyên tắc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình;
4) Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia thành viên
ASEAN;
5) Nguyên tắc tôn trọng quyền của các quốc gia thành viên được quyết định vận
mệnh của mình mà không có sự can thiệp, lật đổ và áp đặt từ bên ngoài
25
Thứ hai, nhóm các nguyên tắc đặc thù điều chỉnh quan hệ giữa các quốc
gia thành viên ASEAN. Cụ thể:
1) Nguyên tắc cùng cam kết và chia sẻ trách nhiệm tập thể trong việc thúc đẩy
hòa bình, an ninh và thịnh vượng ở khu vực;
2) Nguyên tắc tăng cường tham vấn về các vấn đề có ảnh hưởng nghiêm trọng
đến lợi ích chung của ASEAN;
3) Nguyên tắc tuân thủ pháp quyền, quản trị tốt các nguyên tắc của nền dân chủ
và chính quyền hợp hiến;
4) Nguyên tắc tôn trọng các quyền tự do cơ bản, thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền,
công bằng xã hội;
5) Nguyên tắc đề cao hiến chương liên hợp quốc và pháp luật quốc tế bao gồm
cả luật nhân đạo quốc tế mà các quốc gia thành viên đã tham gia;
6) Nguyên tắc tôn trọng sự khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ và tôn giáo của người
dân ASEAN đồng thời nhấn mạnh những giá trị chung trên tinh thần thống nhất trong
đa dạng;
7) Nguyên tắc giữ vững vai trò trung tâm của ASEAN trong các quan hệ về chính
trị, kinh tế, văn hóa và xã hội với bên ngoài đồng thời vẫn duy trì tính chủ động,
hướng ra bên ngoài, thu nạp và không phân biệt đối xử;
8) Nguyên tắc tuân thủ các nguyên tắc thương mại đa biên và các cơ chế dựa trên
luật lệ ASEAN.
1.1.4 Vai trò của ASEAN
ASEAN ngày càng đóng vai trò quan trọng trong ổn định và phát triển
khu vực châu Á- Thái Bình Dương và trên thế giới. Vai trò của ASEAN thể
hiện:
Đóng góp cho nền hoà bình bền vững trong khu vực và thế giới:
ASEAN là nhân tố quan trọng bảo đảm hoà bình và ổn định ở khu vực. Trước
hết, sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau giữa các nước thành viên ASEAN ngày
26
càng gia tăng thông qua nhiều hoạt động đa dạng, trong đó có việc duy trì tiếp
xúc thường xuyên ở các cấp, nhất là giữa các vị Lãnh đạo Cấp cao. ASEAN
chủ động đề xướng và tích cực phát huy tác dụng của nhiều cơ chế bảo đảm
hoà bình và an ninh khu vực như: Tuyên bố Đông Nam Á là Khu vực Hoà Bình,
Tự do và Trung Lập (ZOPFAN) năm 1971; Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở
Đông Nam Á (TAC) ký năm 1976 và đến nay đã trở thành Bộ quy tắc ứng xử
chỉ đạo mối quan hệ không chỉ giữa các nước Đông Nam Á mà cả giữa các
nước ASEAN và các đối tác bên ngoài; Hiệp ước khu vực Đông Nam Á không
có vũ khí hạt nhân (SEANWSZ) năm 1995; Tuyên bố của các bên liên quan về
cách ứng xử ở Biển Đông (DOC) năm 2002, là bước quan trọng tiến tới Bộ quy
tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) nhằm duy trì hòa bình và ổn định trên Biển
đông…
ASEAN khởi xướng lập Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) để tạo khuôn
khổ thích hợp cho ASEAN và các đối tác bên ngoài tiến hành đối thoại và hợp
tác về các vấn đề chính trị an ninh ở Châu Á- Thái Bình Dương. ASEAN cũng
tích cực đẩy mạnh hợp tác với nhau và với các đối tác bên ngoài thông qua
nhiều khuôn khổ, hình thức và biện pháp khác nhau, nhằm đối phó với những
thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống như khủng bố quốc tế, tội
phạm xuyên quốc gia, thiên tai…
ASEAN có vai trò to lớn trong giải quyết tranh chấp Biển đông, ổn định
tình hình chính trị khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, giảm căng thẳng và đối
đầu giữa các lớn như Trung Quốc và Mỹ. Sự kiện gần đây khi xảy ra tranh chấp
trên biển Hoa Đông và Biển Đông, ASEAN đã thể hiện rõ lập trường và cách
thức giải quyết xung đột theo những thoả thuận mà ASEAN và Trung Quốc đã
cam kết.
27
Thúc đẩy tăng trưởng và bền vững kinh tế khu vực và thế giới: Hợp
tác vì mục tiêu phát triển kinh tế bền vững là một trong những định hướng ưu
tiên của ASEAN. Đến nay, ASEAN đã cơ bản hoàn tất các cam kết về hình
thành Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (gọi tắt là AFTA), với hầu hết các dòng
thuế đã được giảm xuống mức 0-5%. Tiếp đó, ASEAN đã xác định 12 lĩnh vực
ưu tiên hội nhập sớm để đẩy mạnh hơn nữa thương mại nội khối. Kim ngạch
thương mại nội khối hiện đạt khoảng 300 tỷ USD và chiếm khoảng 25% tổng
kim ngạch thương mại của ASEAN.
Việc thực hiện các thoả thuận về Khu vực đầu tư ASEAN (AIA) đạt
những tiến triển quan trọng. Hợp tác ASEAN cũng được đẩy mạnh và mở rộng
trong nhiều lĩnh vực kinh tế như công nghiệp, nông nghiệp, tài chính, giao
thông vận tải, hải quan, thông tin viễn thông, tiêu chuẩn đo lường chất
lượng…Đồng thời, ASEAN cũng tích cực tăng cường hợp tác kinh tế- thương
mại với các đối tác bên ngoài, nhất là việc thiết lập các khu vực mậu dịch tự do
(FTA) với hầu hết các nước đối thoại của ASEAN, như Trung Quốc, Nhật Bản,
Hàn Quốc, Ấn Độ, Ốt-xtrâylia và Niu Di Lân…ASEAN cũng coi trọng đẩy
mạnh thực hiện mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN, nhất là
thông qua việc triển khai Sáng kiến liên kết ASEAN (IAI) về hỗ trợ các nước
thành viên mới (Campuchia, Lào, Mianma và Việt nam) hội nhập khu vực.
Sự phát triển nhanh chóng và năng động của ASEAN trong 2 thập niên
gần đây có những đóng góp thiết thực vào ổn định và tăng trưởng kinh tế thế
giới. Hiện nay, ASEAN là đối tác kinh tế quan trọng của hầu hết các quốc gia
và khối kinh tế trên thế giới.
Hợp tác về sự gắn kết cộng đồng và lợi ích cho người dân: Hợp tác trong
lĩnh vực văn hoá- xã hội ngày càng được mở rộng với rất nhiều chương trình/dự
án khác nhau trên các lĩnh vực văn hoá, giáo dục- đào tạo, khoa học- công nghệ,
môi trường, y tế, phòng chống ma tuý, buôn bán phụ nữ và trẻ em, HIV/AIDS,
28
bệnh dịch…Các hoạt động hợp tác này đã hỗ trợ cho các nước thành viên nâng
cao khả năng giải quyết các vấn đề liên quan, đồng thời giúp tạp dựng thói quen
hợp tác khu vực, nâng cao nhận thức và ý thức cộng đồng ASEAN. ASEAN
đang phấn đấu xây dựng một cộng đồng các dân tộc hài hoà đoàn kết, sống đùm
bọc và chia sẻ. Đảm bảo sự “thống nhất trong đa dạng” trở thành một đặc thù
riêng có của ASEAN, một bản sắc khu vực mà các nước ASEAN luôn trân
trọng giữ gìn.
Mở rộng quan hệ đối ngoại: Quan hệ đối ngoại của ASEAN phát triển
mạnh, thông qua đó ASEAN đã tranh thủ được sự hợp tác và hỗ trợ thiết thực
từ các đối tác bên ngoài, phục vụ mục tiêu an ninh và phát triển của Hiệp hội,
đồng thời góp phần quan trọng thúc đẩy và kết nối các mối liên kết khu vực với
nhiều tầng nấc khác nhau ở Châu Á- Thái Bình Dương.
ASEAN đã tạo dựng được quan hệ hợp tác nhiều mặt với nhiều đối tác
quan trọng trên thế giới thông qua khuôn khổ ASEAN+1 với 12 đối tác quan
trọng bên ngoài, đồng thời khởi xướng thành công và giữ vai trò chủ đạo trong
một số khuôn khổ hợp tác khu vực ở Châu Á- Thái Bình Dương như
ASEAN+3, Cấp cao Đông Á (EAS) và Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF).
Ngoài ra, ASEAN còn là nhân tố quan trọng của các khuôn khổ hợp tác khu
vực và liên khu vực khác như Diễn đàn hợp tác Kinh tế Châu Á- Thái Bình
Dương (APEC), Hội nghị Á-Âu (ASEM) và Diễn đàn Hợp tác Đông Á- Mỹ La
Tinh (FEALAC).
Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đã đạt được đến nay, ASEAN
vẫn là một hiệp hội chưa chặt chẽ, tính liên kết khu vực còn thấp; sự đa dạng
vẫn còn lớn, nhất là về chế độ chính trị- xã hội và trình độ phát triển giữa các
nước thành viên. ASEAN đề ra nhiều chương trình và kế hoạch hợp tác nhưng
kết quả thực hiện còn hạn chế; tổ chức bộ máy và phương thức hoạt động cồng
kềnh, kém hiệu quả, nhất là việc tổ chức và giám sát thực hiện cam kết.
29
Bên cạnh đó, việc duy trì đoàn kết và thống nhất ASEAN cũng như vai
trò chủ đạo của Hiệp hội ở khu vực thường gặp không ít khó khăn và thách
thức, do tác động của nhiều nhân tố khác nhau. Tình hình nội bộ của một số
nước cũng như quan hệ giữa các nước thành viên với nhau thường này sinh
những vấn đề phức tạp, ảnh hưởng đến đoàn kết, hợp tác và uy tín của ASEAN.
1.2 Cơ chế hợp tác quốc tế phát triển dịch vụ du lịch của ASEAN
Tại mục này, tác giả trình bày khái quát quá trình hợp tác phát triển du lịch trong
Cộng đồng ASEAN từ khi thành lập ASEAN năm 1967 đến nay; và các nội dung
chính của việc hợp tác phát triển dịch vụ du lịch trong ASEAN, bao gồm: Xúc tiến
du lịch; Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, Thu hút đầu tư về du lịch và Chất lượng
du lịch.
1.2.1 Giải thích từ ngữ
Hợp tác là chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh
vực nào đó vì lợi ích chung. Hợp tác dựa trên cơ sở tự do bình đẳng, hai bên cùng có
lợi, không hại đến lợi ích của người khác.
Hợp tác quốc tế là hợp tác để cùng nhau giải quyết những vấn đề bức xúc mang
tính toàn cầu; giúp đỡ tạo điều kiện cho các nước nghèo phát triển; và hợp tác để đạt
được mục tiêu hòa bình cho nhân loại.
Dịch vụ du lịch được hiểu là việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển,
lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn và những dịch vụ khác nhằm
đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.10
Dịch vụ du lịch là sự kết hợp những dịch vụ và
phương tiện vật chất trên cơ sở khai thác các tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho
khách một khoảng thời gian thú vị, một kinh nghiệm du lịch trọn vẹn và sự hài lòng.
Nói một cách đơn giản, thì dịch vụ du lịch chính là tài nguyên du lịch kết hợp với các
dịch vụ và hàng hóa du lịch.
Phát triển dịch vụ là việc mở rộng các loại hình dịch vụ gắn liền với đổi mới
và hoàn thiện cơ cấu dịch vụ nhằm đảm bảo cho dịch vụ đó thích ứng với sự thay đổi
10
Theo Luật Du lịch 2014- Điều 4
30
của môi trường kinh doanh và phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của khách hàng mục
tiêu. Dịch vụ du lịch là một loại dịch vụ, quá trình phát triển dịch vụ du lịch cũng
nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch và giúp doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ
du lịch thích ứng với sự thay đổi của môi trường kinh doanh. Cụ thể, phát triển dịch
vụ du lịch là hệ thống biện pháp, phương pháp nhằm gia tăng không chỉ số lượng loại
hình dịch vụ mà còn nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch nhằm cung ứng tốt hơn cho
du khách và đem lại lợi ích ngày càng cao cho đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch.
1.2.2 Khái quát quá trình hợp tác phát triển du lịch trong Cộng đồng ASEAN
Từ khi thành lập ASEAN ngày 8/8/1967 trên cơ sở Tuyên bố Bangkok, phát
triển thương mại dịch vụ nói chung và phát triển dịch vụ du lịch nói riêng đã
được các nước thành viên đặc biệt chú trọng. Những ngày đầu thành lập, liên
kết phát triển dịch vụ du lịch của các thành viên ASEAN còn mờ nhạt, chưa
hiệu quả. Từ năm 1981, Diễn đàn du lịch ASEAN (ATF) được thành lập, chính
thức đánh dấu bước đầu trong quá trình hợp tác phát triển dịch vụ du lịch nội
khối và ngoại khối ASEAN. ATF là sự kiện lớn có ý nghĩa kinh tế, chính trị,
xã hội nhằm xây dựng ASEAN thành một điểm du lịch chung, phát triển du
lịch theo hướng bền vững, góp phần thúc đẩy trao đổi , hợp tác hữu nghị, giao
lưu văn hóa, củng cố hòa bình và phát triển thịnh vượng trong khu vực. Kể từ
khi thành lập cùng với sụ nỗ lực của mình, ATF đã luôn thu hút sự quan tâm
của các nước thành viên.
Ngày 15/12/1995: Các nước ASEAN ký Hiệp định Khung về Dịch vụ
của ASEAN (AFAS). Hiệp định AFAS với các nội dung tương tự Hiệp định
Chung về Thương mại Dịch vụ của WTO làm tiền đề cho các vòng đàm phán
từng bước tự do hóa thương mại dịch vụ giữa các nước ASEAN. Từ 1996 –
2015: Các nước ASEAN đã tiến hành đàm phán và đưa ra 9 Gói cam kết về
dịch vụ, 6 Gói cam kết về dịch vụ tài chính và 8 Gói cam kết về dịch vụ vận tải
hàng không.
31
Dịch vụ du lịch là dịch vụ nằm trong gói cam kết thứ 8 của ASEAN và
là ngành dịch vụ ưu tiên. Cách tiếp cận về mở cửa thị trường đối với dịch vụ
du lịch trong AFAS là AFAS đưa du lịch là một trong 6 dịch vụ ưu tiên phát
triển của khối; Thực hiện cách tiếp cận truyền thống giao thương hàng hóa dẫn
tới gia tăng phát triển dịch vụ có liên quan như giao thông, du lịch, logistics …
Tuyên bố Hà Nội (Việt Nam ngày 16/12/1998 – Hội nghị thượng đỉnh
ASEAN lần thứ 6) đã xác định hợp tác du lịch là một nội dung quan trọng trong
hợp tác phát triển của các quốc gia thành viên ASEAN. Tại Hội nghị thượng
đỉnh lần thứ 7 ngày 4 tháng 11 năm 2001 tại Brunei, các quốc gia thành viên
của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã quyết định ký kết một
thỏa thuận ASEAN về du lịch. Hiệp định thừa nhận tầm quan trọng chiến lược
của ngành công nghiệp du lịch đối với sự tăng trưởng bền vững kinh tế - xã hội
của các nước thành viên ASEAN và sự đa dạng về văn hóa, kinh tế và những
lợi thế bổ sung trên toàn khu vực có lợi cho sự phát triển du lịch của ASEAN
trong việc đạt đến chất lượng cuộc sống, hòa bình và sự phồn vinh của khu vực
đã được cải thiện. Hiệp định bao gồm 12 Điều quy định về Mục tiêu của Hiệp
định; Tạo thuận lợi cho du lịch trong khu vực ASEAN; Tiếp cận thị trường;
Chất lượng du lịch; An toàn và an ninh du lịch; Phối hợp tiếp thị và xúc tiến du
lịch; Phát triển nguồn nhân lực du lịch ASEAN; Giải quyết tranh chấp giữa các
nước thành viên; và Hiệu lực của Hiệp định. Hiệp định khẳng định lại cam kết
đối với các quy định và nguyên tắc của Hiệp định chung về Thương mại dịch
vụ và chính sách của các nước thành viên ASEAN với việc áp dụng các quy
định và nguyên tắc của Hiệp định vào công nghiệp du lịch và lữ hành.
Các nước thành viên ASEAN mong muốn Cộng đồng kinh tế ASEAN
sẽ đưa ASEAN trở thành một thị trường và cơ sở sản xuất chung, biến sự đa
dạng vốn là nét đặc trưng của khu vực thành những cơ hội và sự bổ trợ về kinh
doanh nhằm làm cho ASEAN trở hành một mắt xích phát triển năng động và
32
mạnh mẽ hơn trong chuỗi cung cấp toàn cầu. Từ đó, các thành viên đã tiến hành
các cuộc đàm phán ban đầu và hoàn thành lộ trình hội nhập toàn diện ngành du
lịch trong ASEAN được quy định trong Nghị định thư hội nhập ngành du lịch
ASEAN, được ký kết ngày 29/11/2004.
Ngày 19/11/2012 tại Phnom Penh (Campuchia) với mục tiêu dỡ bỏ các
rào cản đối với việc di chuyển lao động tạm thời qua biên giới của các thể nhân
tham gia vào thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư giữa các nước ASEAN,
Hiệp định ASEAN về di chuyển thể nhân (MNP) đã được ký kết.
Hiệp định này áp dụng đối với các quy định ảnh hưởng tới việc di chuyển
tạm thời qua biên giới của thể nhân của một nước ASEAN sang lãnh thổ của
nước ASEAN khác trong các trường hợp:
1) Khách kinh doanh (business visitors)
2) Người di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp
3) Người cung cấp dịch vụ theo hợp đồng
4) Một số trường hợp khác quy định cụ thể trong Biểu lộ trình cam kết về Di
chuyển thể nhân của mỗi nước đính kèm theo Hiệp định này.
Hiệp định không áp dụng đối với các quy định của một nước ASEAN
liên quan tới việc hạn chế tiếp cận thị trường lao động của người lao động các
nước ASEAN khác. Việc mở cửa thị trường lao động của mỗi nước chỉ áp dụng
cho các ngành nghề được quy định cụ thể trong Biểu lộ trình cam kết của nước
đó và thuộc một trong 4 trường hợp trên.
Tháng 1 năm 2006, các bộ trưởng du lịch ASEAN đã ủng hộ quyết định
của Các cơ quan du lịch quốc gia ASEAN (NTOs) về việc thành lập Nhóm
công tác về phát triển nguồn nhân lực Du lịch để chuẩn bị cho một Thỏa thuận
thừa nhận lẫn nhau (MRA –TP) cho các nghề Du lịch trong ASEAN. MRA
33
dành cho các nghề Du lịch ASEAN đã được ký bởi các Bộ trưởng Du lịch
ASEAN trong năm 2009.
Đến nay, các quốc gia vẫn tiếp tục đẩy mạnh quá trình thực thi các cam
kết về dịch vụ du lịch trong khuôn khổ ASEAN. Diễn đàn du lịch ASEAN
(ATF) đã diễn ra đến năm 2019 là lần thứ 29, được tổ chức tại Hạ Long, Quảng
Ninh – Việt Nam. Tại Hội nghị lần này, Việt Nam đã có sáng kiến kết nối di
sản để phát triển du lịch ASEAN trong thời đại số. Đây là thông điệp hành động
để ASEAN và các quốc gia thành viên cùng chung tay tạo dựng hệ thống cơ sở
dữ liệu số lưu trữ thông tin, giới thiệu về hệ thống di sản thế giới của ASEAN
để phát triển du lịch thông qua công nghệ thực tế ảo. Diễn đàn cũng thống nhất
thông qua các thông cáo Báo chí về hợp tác và phát triển du lịch ASEAN và
giữa ASEAN với các nước đối tác, trong đó nêu sáng kiến của Việt Nam về
việc kết nối di sản để phát triển du lịch ASEAN trong thời đại số. Diễn đàn đã
thông qua chương trình hợp tác cụ thể hưởng ứng Năm Du lịch ASEAN-Ấn Độ
2019. Diễn đàn đã đặt ra các mục tiêu về tăng trưởng du lịch cho toàn khối
ASEAN nhằm cụ thể hóa Chiến lược phát triển du lịch ASEAN giai đoạn 2016-
2025
1.2.3 Các nội dung chính trong hợp tác quốc tế phát triển dịch vụ du lịch của
ASEAN
a. Hoạt động xúc tiến du lịch
Xúc tiến du lịch là hoạt động nghiên cứu thị trường, tổ chức tuyên truyền,
quảng bá, vận động nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội phát triển và thu hút khách
du lịch. Hoạt động xúc tiến du lịch trong nội dung hợp tác quốc tế phát triển
dịch vụ du lịch của ASEAN được chú trọng và đề cập đến tại Hiệp định du lịch
ASEAN. Tại điều 7 của Hiệp định này quy định Các nước thành viên tăng
cường phối hợp tiếp thị và xúc tiến du lịch từ ngoài vào ASEAN và trong phạm
vi ASEAN với các nội dung:
34
1) Hỗ trợ Chiến dịch tham quan ASEAN yêu cầu các gói tour du lịch theo chủ
đề và các điểm hấp dẫn để khuyến khích du khách tập trung vào các lĩnh
vực quan tâm cụ thể;
2) Phát huy thiên nhiên, văn hóa và nghệ thuật đa dạng của ASEAN;
3) Tăng cường hợp tác giữa các tổ chức du lịch quốc gia ASEAN và các ngành
công nghiệp du lịch, đặc biệt là các hãng hàng không, khách sạn, khu du
lịch, đại lý lữ hành và nhà điều hành tour du lịch, trong việc tiếp thị và
quảng bá các gói tour du lịch xuyên quốc gia, bao gồm cả các khu vực tăng
trưởng tiểu vùng;
4) Kêu gọi các hãng hàng không của các nước thành viên mở rộng các chương
trình quảng bá du lịch của họ;
5) Tổ chức sự kiện quảng bá rộng khắp ASEAN trong khu vực và ở nước
ngoài;
6) Mở rộng và tăng cường hợp tác ASEAN trong các thị trường nước ngoài
và hội chợ du lịch và lữ hành - thương mại lớn quy mô quốc tế;
7) Đẩy mạnh ASEAN trở thành một thương hiệu trên thị trường quốc tế;
8) Tăng cường hỗ trợ cho Diễn đàn Du lịch ASEAN;
9) Thúc đẩy cơ hội đầu tư trong ngành công nghiệp du lịch của ASEAN;
10)Hợp tác trong việc sử dụng công nghệ thông tin trong ngành công nghiệp
du lịch và lữ hành - thương mại ASEAN; và
11) Thúc đẩy quan hệ đối tác công-tư trong tiếp thị và xúc tiến du lịch trong
hợp tác với các tổ chức du lịch quốc tế và khu vực và các cơ quan khác có
liên quan.
Xúc tiến du lịch ASEAN được thực hiện theo các nội dung và lộ trình quy
định tại Phụ lục Lộ trình hội nhập ngành du lịch ASEAN – Nghị định thư hội nhập
ngành Du lịch ASEAN, với các nội dung cụ thể sau:
a) Khuyến khích khu vực tư nhân tham gia vào các chương trình xúc tiến và
marketing chung đối với các hoạt động du lịch ASEAN như tổ chức
ASEAN Hip Hop Pass;
35
b) Thực hiện các hoạt động đa dạng thu hút du lịch ASEAN thông qua việc
thúc đẩy đưa ra một chương trình du lịch trọn gói bao gồm ngoài các thị
trường khác, các thị trường chính Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn
Độ;
c) Các nước thành viên sử dụng chung lô gô Chiến dịch Du lịch ASEAN trong
các triển lãm, phương tiện truyền thông, và ấn phẩm trong chiến dịch nâng
cao hình ảnh của ASEAN như là một điểm đến du lịch chung;
d) Tổ chức chung một Khu vực Du lịch ASEAN trong các hội chợ du lịch
quốc tế nhằm liên tục nâng cao hình ảnh của ASEAN như là một điểm đến
du lịch chung;
e) Cùng hướng tới chương trình quảng bá được Lãnh đạo các nước ASEAN
giới thiệu trên truyền hình như là một điểm đến chung đối với du lịch và
đầu tư tại các hội nghị thượng đỉnh ASEAN;
f) Xây dựng các tiêu chí cho khu vực Di sản Du lịch ASEAN và các thủ tục
đối với Danh hiệu Di sản ASEAN.
b. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch
Khái niệm sản phẩm du lịch là tổng thể tất cả những thứ nhằm đáp ứng nhu
cầu và mong muốn của khách du lịch. Nó bao hàm các dịch vụ du lịch, các hàng
hóa, tiện nghi cung cấp cho du khách, được tạo nên do các yếu tố tự nhiên và
trên cơ sở vật chất kỹ thuật, lao động du lịch tại một vùng hay tại một cơ sở
kinh doanh nào đó. Theo nghĩa rộng, sản phẩm du lịch bao gồm toàn bộ những
thứ mà người ta phục vụ cho khách và khách phải trả tiền, có nghĩa là từ các
phương tiện đi lại, khách sạn, nhà hang ăn uống các dịch vụ sinh sống, vui chơi
giải trí, hang lưu niệm, nơi khách đến tham quan… đều là sản phẩm du lịch.
Theo nghĩa hẹp thì nhấn mạnh những hang hóa đặc biệt của mỗi vùng du lịch,
hay nói cách khác là sự giàu có của mỗi vùng, sự phong phú, hấp dẫn của mỗi
36
vùng, và cả những thứ có thể mua mang đi được nhất là những thứ mang giá trị
văn hóa tiêu biểu của vùng đó và nổi tiếng.
Đa dạng hóa sản phẩm du lịch được các thành viên ASEAN thống nhất với
nội dung: “ASEAN sẽ trở thành điểm đến du lịch chất lượng cao, đem lại cho
du khách những trải nghiệm đa dạng và độc đáo. ASEAN phát triển du lịch
theo hướng bền vững, có trách nhiệm, toàn diện, cân bằng; đóng góp đáng kể
đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của người dân trong khu vực” đã được
hoạch định trong Kế hoạch chiến lược du lịch ASEAN (ATSP) giai đoạn 2016-
2025 và là một trong các nội dung quan trọng trong quá trình hợp tác quốc tế
phát triển dịch vụ du lịch của ASEAN. [15,tr46]
Tại diễn đàn du lịch ASEAN (ATF) 2019 diễn ra tại Hạ Long, Quảng Ninh,
các nước thành viên ASEAN đã thống nhất thực hiện Chiến lược xúc tiến Du
lịch ASEAN 2020; hướng đến đa dạng hóa sản phẩm du lịch ASEAN, thông
qua phát triển các gói du lịch ASEAN mới bao gồm hơn 130 sản phẩm du lịch
kết hơp điểm đến trong ASEAN. Du lịch lễ hội, phật giáo và tàu biển cũng được
chú trọng.
c. Thu hút đầu tư về du lịch
Đầu tư là việc một hoặc nhiều cá nhân tổ chức sử dụng nguồn tiền, đất đai
hoặc các tài sản khác có giá trị để thực hiện một hoặc nhiều hoạt động kinh tế
nhằm mục đích tạo ra lợi nhuận. Mục đích lợi nhuận là yếu tố quan trọng mà
các nhà đầu tư hướng đến khi thực hiện hoạt động đầu tư. Như vậy, thu hút đầu
tư về du lịch tức là thu hút nguồn lực tài chính vào ngành du lịch để tạo ra lợi
nhuận, từ đó phát triển kinh tế.
Trong những năm qua, ASEAN đã theo đuổi các sáng kiến để xúc tiến
ASEAN như điểm đến đầu tư nói chung và với du lịch là một trong những
ngành ưu tiên phát triển các khoản đầu tư như thông tin trên trang web chính
37
thức của đầu tư ASEAN11
. Tại Phụ lục Lộ trình hội nhập ngành du lịch của
Nghị định thư hội nhập ngành du lịch ASEAN, các nước thành viên ASEAN
đã thống nhất nội dung thực hiện các biện pháp xúc tiến và tạo thuận lợi chung
trong ASEAN hiệu quả hơn và phát triển các nguồn mới của đầu tư trực tiếp
nước ngoài vào nội khối, đặc biệt là các nước tiềm năng như Cộng hòa Nhân
dân Trung Hoa, Ấn Độ và Cộng hòa Hàn Quốc sẽ được Hội dồng Tư vấn kinh
doanh ASEAN (ASEAN-BAC) và ASEAN-CCI thực hiện một cách thường
xuyên
d. Chất lượng nhân lực du lịch
Theo giáo trình Kinh tế Nguồn nhân lực của Trường Đại học kinh tế Quốc dân do
PGS.TS Trần Xuân Cầu và PGS.TS Mai Quốc Chánh chủ biên, in năm 2008 thì:
“Nguồn nhân lực là nguồn lực con người có khả năng sang tạo ra của cải vật chất và
tinh thần cho xã hội được biểu hiện ra là số lượng và chất lượng nhất định tại một
thời điểm nhất định.” Có thể hiểu, nguồn nhân lực là tổng hòa các tiêu chí bao gồm
thể lực, trí lực, và tâm lực từ đó tạo nên năng lực bản thân mỗi con người và được xã
hội tiếp nhận vào quá trình lao động, tạo ra của cải vật chất cho sự phát triển chung
của xã hội. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chính là tăng cường sức mạnh và kỹ
năng hoạt động sáng tạo của năng lực thể chất và năng lực tinh thần của người lao
động lên đến một trình độ nhất định để lực lượng này có thể hoàn thành được nhiệm
vụ phát triển kinh tế - xã hội trong một giai đoạn phát triển nhất định của một quốc
gia, một doanh nghiệp. Do đó, chất lượng nguồn nhân lực chính là động lực trực tiếp
cho sự phát triển kinh tế -xã hội.
Khi AEC được thành lập, có 8 ngành nghề lao động trong các nước ASEAN
được tự do di chuyển thông qua các thỏa thuận công nhận tay nghề tương đương, bao
gồm kế toán, kiến trúc sư, nha sĩ, bác sĩ, kỹ sư, y tá, vận chuyển và nhân viên ngành
du lịch. Lực lượng lao động này đòi hỏi phải có chất lượng cao, đặc biệt là nguồn
11
Địa chỉ: http://investasean.asean.org là trang web chính thức về xúc tiến đầu tư của ASEAN bao gồm các
cam kết, chính sách và tất cả các thông tin có liên quan về việc đầu tư vào các nước ASEAN.
38
nhân lực phải được đào tạo chuyên môn hoặc có trình độ từ đại học trở lên, thông
thạo ngoại ngữ nhất là tiếng Anh sẽ được di chuyển tự do hơn.
Theo Nghị định thư hội nhập du lịch ASEAN, phát triển nguồn nhân lực với
nội dung: phát triển và nâng cao các kỹ năng và nâng cao năng lực thông qua
các hội thảo và chương trình đào tạo chung được Hội nghị Quan chức Cấp cao
về lao động (SLOM) chú trọng và triển khai thường xuyên12
.
Theo thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau giữa các quốc gia về nghề du lịch trong
ASEAN đã quy định chi tiết về Bộ tiêu chuẩn chung về nghề du lịch trong
ASEAN, trong đó quy định cụ thể về năng lực chính, năng lực phổ thông, năng
lực chức năng; khung trình độ chuyên môn khu vực và hệ thống thừa nhận các
kỹ năng. Trong đó, đáng chú ý là Chương trình du lịch chung ASEAN
(CATC)13
là chương trình chung đã được phê duyệt cho Nghề Du lịch ASEAN
theo thỏa thuận lẫn nhau của các Bộ trưởng Du lịch ASEAN. CATC được lập
ra dựa trên 6 hình thức lao động (6 ngành): Front Office (bộ phận lễ tân),
Housekeeping (bộ phận buồng phòng), bộ phận bếp (nấu nướng), bộ phận ăn
uống, bộ phận đại lý và bộ phận tổ chức tour với khung chương trình đào tạo
được chia thành các loại cụ thể như sau:
Khung đào tạo CATC căn bản chia thành 3 loại như sau:
(1) Khung được định hướng theo các ngành công nghiệp - các đơn vị năng
lực và nội dung học cho mỗi đơn vị được quy định theo từng ngành: bằng cấp
khác nhau sẽ phù hợp với các ngành công nghiệp khác nhau. Điều này tránh
tình trạng làm trái ngành và mang lại lợi ích cho cả sinh viên và các ngành công
nghiệp;
12
Theo mục IV – Phát triển nguồn nhân lực – Phụ lục về lộ trình hội nhập ngành du lịch, Nghị định thư Hội
nhập ngành du lịch ASEAN.
13
Chương trình du lịch chung ASEAN (CATC) là chương trình chung đã được phê duyệt cho Nghề du lịch
ASEAN theo thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau của các Bộ trưởng du lịch ASEAN theo đề nghị của các Cơ quan
du lịch quốc gia ASEAN. Khái niệm này được xây dựng dựa trên một số sáng kiến, bao gồm chương trình
hành động Viên Chăn (VAP), Hiệp định du lịch ASEAN (ATA) và lộ trìn Hội nhập ngành du lịch (RITS).
CACT được liên kết với Khung trình độ chuyên môn khu vực và Hệ thống kỹ năng thừa nhận (RQFSRS).
39
(2) Khung linh hoạt: cho phép sinh viên, các ngành công nghiệp và các nhà
cung cấp dịch vụ đào tạo sự linh hoạt trong việc lựa chọn các đơn vị cho từng
trình độ chuyên môn mà tùy vào từng bên liên quan. Các cá nhân có thể xác
định trên cơ sở từng trường hợp cụ thể mà pha trộn các học phần dựa theo thực
tế của đơn vị để đóng gói ra được một gói văn bằng hoàn chỉnh;
(3) Khung cấu trúc bền vững: Khung này là sự kết hợp hợp lý giữa các trình
độ với nhau: loại hình này tạo điều kiện cho sinh viên, người học nâng cấp trình
độ, di chuyển giữa các trình độ và cho phép sinh viên đạt được trình độ quản lý
cấp cao hơn trong khi vẫn tập trung vào hoạt động thực tiễn.
Căn cứ vào mức độ của từng khung và các chỉ số đánh giá của từng mức độ
trong khung đào tạo CATC, để hội nhập vào Cộng đồng AEC và thực hiện các thỏa
thuận lẫn nhau về ngành Du lịch trong khối thì đòi hỏi công tác đào tạo nguồn nhân
lực du lịch của các nước thành viên phải đáp ứng được năng lực sử dụng ở mỗi cấp
độ cụ thể như trên.
40
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian
Nations, viết tắt là ASEAN) là tổ chức liên chính phủ được thành lập ngày
8/8/1967 tại Bangkok, Thái Lan trên cơ sở Tuyên bố Bangkok với 5 thành viên
ban đầu, với mục tiêu tăng cường hợp tác chính trị, an ninh, kinh tế và văn hoá
- xã hội giữa các nước thành viên, tạo điều kiện hội nhập sâu hơn với khu vực
và thế giới. Qua quá trình phát triển, ASEAN đã mở rộng bao gồm 10 quốc gia
ở Đông Nam Á. Sau hơn 5 thập kỷ tồn tại và phát triển, ASEAN đã lớn mạnh
thành một trở thành một thực thể chính trị - kinh tế gắn kết, có vai trò quan
trọng đóng góp cho hòa bình, ổn định và hợp tác ở khu vực và là đối tác không
thể thiếu của các nước và các tổ chức lớn trên thế giới. Trên nền tảng đó,
ASEAN đã xây dựng một Cộng đồng ASEAN vững mạnh dựa trên ba trụ cột
là Chính trị-An ninh, Kinh tế và Văn hóa-Xã hội vào năm 2015.
- Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN nhằm mục tiêu tạo dựng một môi
trường hòa bình và an ninh cho phát triển ở khu vực Đông Nam Á thông qua
việc nâng hợp tác chính trị-an ninh ASEAN lên tầm cao mới, với sự tham gia
và đóng góp xây dựng của cả các đối tác bên ngoài.
- Cộng đồng Kinh tế ASEAN nhằm mục tiêu tạo ra một thị trường chung
duy nhất và cơ sở sản xuất thống nhất, trong đó có sự lưu chuyển tự do của
hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, vốn và lao động; từ đó nâng cao tính cạnh tranh và
thúc đẩy sự thịnh vượng chung cho cả khu vực; tạo ra sự hấp dẫn với đầu tư-
kinh doanh từ bên ngoài.
- Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN với mục tiêu tổng quát là phục vụ
và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân ASEAN, tập trung xử lý các
vấn đề liên quan đến bình đẳng và công bằng xã hội, bản sắc văn hóa, môi
trường, tác động của toàn cầu hóa và cách mạng khoa học công nghệ.
41
Ngày 15/12/1995: Các nước ASEAN ký Hiệp định Khung về Dịch vụ của
ASEAN (AFAS). Hiệp định AFAS với các nội dung tương tự Hiệp định Chung
về Thương mại Dịch vụ của WTO làm tiền đề cho các vòng đàm phán từng
bước tự do hóa thương mại dịch vụ giữa các nước ASEAN. Từ 1996 – 2015:
Các nước ASEAN đã tiến hành đàm phán và đưa ra 9 Gói cam kết về dịch vụ,
6 Gói cam kết về dịch vụ tài chính và 8 Gói cam kết về dịch vụ vận tải hàng
không.
Dịch vụ du lịch là dịch vụ nằm trong gói cam kết thứ 8 của ASEAN và là
ngành dịch vụ ưu tiên. Cách tiếp cận về mở cửa thị trường đối với dịch vụ du
lịch trong AFAS là AFAS đưa du lịch là một trong 6 dịch vụ ưu tiên phát triển
của khối; Thực hiện cách tiếp cận truyền thống giao thương hàng hóa dẫn tới
gia tăng phát triển dịch vụ có liên quan như giao thông, du lịch, logistics …
Trong chương 1, tác giả tập trung nghiên cứu Tổng quan về ASEAN với các
nội dung Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của ASEAN, Cơ cấu
tổ chức, Mục đích và nguyên tắc hoạt động, Vai trò của ASEAN; và Tổng quan
cơ chế hợp tác phát triển dịch vụ du lịch của ASEAN bao gồm các nội dung:
Khái quát quá trình hợp tác phát triển dịch vụ du lịch của ASEAN, Các nội
dung chính trong hợp tác quốc tế phát triển dịch vụ du lịch ASEAN. Từ đó, tác
giả trình bày khuôn khổ pháp lý điều chỉnh hợp tác phát triển dịch vụ du lịch
ASEAN và những đóng góp của Việt Nam tại các chương sau.
42
CHƯƠNG 2
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT ASEAN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ
DU LỊCH
Trên cơ sở các nội dung chính hợp tác quốc tế phát triển dịch vụ du lịch
ASEAN đã trình bày ở chương 1, mục này tác giả trình bày về khuôn khổ pháp
lý về hợp tác quốc tế phát triển dịch vụ du lịch của ASEAN với các nội dung
chính như sau: Các cam kết, thỏa thuận trong cộng đồng ASEAN như Hiến
chương ASEAN, Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ, Hiệp định ASEAN về
du lịch, Nghị định thư hội nhập du lịch ASEAN, Hiệp định di chuyển thể nhân
và Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về hành nghề du lịch; Các cam kết, thỏa
thuận của ASEAN với một số đối tác ASEAN+1, ASEAN+3; và đánh giá tác
động của các cam kết, thỏa thuận đó đến quá trình hợp tác phát triển dịch vụ du
lịch của các quốc gia thành viên ASEAN.
2.1 Các cam kết, thỏa thuận trong Cộng đồng ASEAN
2.1.1 Hiến chương ASEAN
Hiến chương ASEAN là một văn kiện pháp lý quan trọng nhất của ASEAN,
được 10 quốc gia thành viên thông qua năm 2007, gồm Lời nói đầu và 13
Chương, 55 Điều, với các nội dung lần lượt là: Mục đích - Nguyên tắc hoạt
động; Tư cách pháp nhân; Quy chế thành viên; Cơ cấu tổ chức; Các thể chế
liên quan tới ASEAN; Các ưu đãi miễn trừ; Ra quyết định; Giải quyết tranh
chấp; Tài chính-ngân sách; Các vấn đề hành chính-thủ tục; Biểu trưng và Biểu
tượng; Quan hệ đối ngoại và Các điều khoản chung. Hiến chương ASEAN là
khung pháp lý cao nhất của pháp luật ASEAN, tất cả các hiệp định, các thỏa
thuận được ký kết giữa các thành viên ASEAN đều phải tuân thủ nguyên tắc đã
được ghi trong Hiến chương.
43
Nội dung Hiến chương có một số điểm đáng chú ý sau:
- Về Mục đích - nguyên tắc (Chương I): Khẳng định lại các mục đích và
nguyên tắc cơ bản của ASEAN, nhất là mục đích hòa bình, an ninh, ổn định và
hợp tác khu vực cũng như nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và không
can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; đồng thời bổ sung một số mục đích
và nguyên tắc mới cho phù hợp với tình hình, trong đó có những mục tiêu về
liên kết ASEAN, thu hẹp khoảng cách phát triển, hướng về nhân dân và vai trò
trung tâm của ASEAN ở khu vực, có nguyên tắc về việc các nước không tham
gia và không cho phép bất kỳ quốc gia/đối tượng nào được sử dụng lãnh thổ
của một nước thành viên để chống lại một nước thành viên khác.
- Về tính chất (Chương II):ASEAN là một tổ chức hợp tác khu vực liên
Chính phủ và có tư cách pháp nhân.
- Về cơ cấu tổ chức (Chương IV): Bộ máy chính sẽ bao gồm Hội nghị
Cấp cao (là cơ quan quyết định chính sách cao nhất, họp 2 lần một năm); 4 Hội
đồng cấp Bộ trưởng, trong đó 3 Hội đồng về từng trụ cột của Cộng đồng
ASEAN (Chính trị - An ninh, Kinh tế, Văn hoá - Xã hội) và 1 Hội đồng Điều
phối chung (gồm các Ngoại trưởng); các Hội nghị Bộ trưởng chuyên ngành;
Ủy ban các Đại diện Thường trực của các nước tại ASEAN (CPR), thường trú
tại Gia-các-ta, In-đô-nê-xia; Ban Thư ký ASEAN và Tổng Thư ký ASEAN;
Ban Thư ký ASEAN Quốc gia. Ngoài ra, ASEAN cũng sẽ lập Cơ quan nhân
quyền ASEAN và quy định Cơ quan này sẽ phải hoạt động phù hợp với Điều
khoản tham chiếu (TOR) do các Ngoại trưởng quyết định sau, trong đó xác định
rõ tính chất, chức năng, nhiệm vụ và nguyên tắc của Cơ quan này.
- Về cách thức ra quyết định (Chương VII): nguyên tắc chủ đạo là đồng
thuận; khi không đạt đồng thuận, Cấp cao sẽ quyết định về cách thức ra quyết
44
định phù hợp. Về thực thi các quyết định trong lĩnh vực kinh tế, có thể áp dụng
công thức linh hoạt ASEAN-X, theo đó sẽ cho phép các nước có điều kiện, thực
hiện việc mở cửa kinh tế, thị trường trước, nhưng phải trên cơ sở có đồng thuận
về việc áp dụng phương thức đó.
- Giải quyết tranh chấp, bất đồng (Chương VIII): thực hiện nguyên tắc
giải quyết hòa bình, thông qua thương lượng các tranh chấp, bất đồng giữa các
nước thành viên và dựa trên các thỏa thuận đã có của ASEAN. Trường hợp bất
đồng không giải quyết được hoặc có vi phạm nghiêm trọng Hiến chương, vấn
đề sẽ được trình lên Cấp cao quyết định.
- Qui định về ký, phê chuẩn, hiệu lực và thực hiện (Chương XIII): Hiến
Chương ASEAN sẽ do những người đứng đầu Nhà nước hoặc Chính phủ nhân
danh Nhà nước các nước thành viên ký; Hiến chương sẽ phải được phê chuẩn
và sẽ có hiệu lực 30 ngày sau khi tất cả các quốc gia thành viên ASEAN phê
chuẩn. Hiến chương sẽ được xem xét, bổ sung, sửa đổi để phù hợp với tình hình
thực tế 5 năm một lần.
2.1.2 Hiệp định khung về dịch vụ ASEAN
Ngày 15/12/1995: Các nước ASEAN ký Hiệp định Khung về Dịch vụ của
ASEAN (AFAS). Hiệp định AFAS với các nội dung tương tự Hiệp định Chung
về Thương mại Dịch vụ của WTO làm tiền đề cho các vòng đàm phán từng
bước tự do hóa thương mại dịch vụ giữa các nước ASEAN.
1996 – 2015: Các nước ASEAN đã tiến hành đàm phán và đưa ra 9 Gói cam
kết về dịch vụ, 6 Gói cam kết về dịch vụ tài chính và 8 Gói cam kết về dịch vụ
vận tải hàng không.
AFAS được ký kết với mục đích thúc đẩy hợp tác trong nội bộ khu vực
ASEAN nhằm đảm bảo một khuôn khổ mậu dịch tự do cho thương mại dịch
45
vụ, điều này sẽ củng cố và đẩy mạnh thương mại dịch vụ giữa các nước thành
viên ASEAN. Đồng thời thể hiện mong muốn huy động các khu vực tư nhân
trong quá trình thực hiện phát triển kinh tế của các nước thành viên ASEAN
nhằm cải thiện hiệu quả và nâng cao khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực dịch
vụ của các nước.
Nguyên tắc đàm phán: Đàm phán dịch vụ trong khuôn khổ AFAS được
thực hiện theo hình thức Chọn – Cho giống WTO, tức là tất cả các ngành/lĩnh
vực có cam kết mở cửa thì sẽ được đưa vào trong các Gói cam kết, còn trường
hợp không đưa vào là không có cam kết gì.
Mục tiêu tự do hóa trong khuôn khổ AFAS đã được nêu trong Kế hoạch
tổng thể xây dựng AEC (AEC Blueprint). AEC Blueprint đặt ra các yêu cầu về
tự do hóa đối với cả 4 phương thức cung cấp dịch vụ là: Phương thức (1) –
Cung cấp dịch vụ qua biên giới, Phương thức (2) – Tiêu dùng ở nước ngoài,
Phương thức (3) – Hiện diện thương mại, và Phương thức (4) – Hiện diện thể
nhân. Tuy nhiên, các Gói cam kết trong khuôn khổ Hiệp định AFAS chỉ đề cập
đến 3 Phương thức 1,2,3 còn Phương thức 4 được tách ra đàm phán riêng trong
Hiệp định về di chuyển thể nhân ASEAN (MNP) vào năm 2012.
Đối với 3 Phương thức cung cấp dịch vụ 1,2,3, AEC Blueprint đặt ra mục
tiêu:
+ Đối với Phương thức 1 và 2: Không có hạn chế nào, ngoại trừ các
trường hợp có lý do hợp lý (như bảo vệ cộng đồng) và được sự đồng ý của tất
cả các Thành viên ASEAN trong từng trường hợp cụ thể.
+ Đối với Phương thức 3: Cho phép tỷ lệ góp vốn của các nhà đầu tư
nước ngoài thuộc khu vực ASEAN trong các doanh nghiệp lên tới 70% vào
năm 2015 đối với tất cả các lĩnh vực và từng bước loại bỏ các rào cản khác.
46
Tuy nhiên, cho tới thời điểm 31/12/2015 thì các nước ASEAN vẫn chưa đạt
được đầy đủ các mục tiêu kể trên.
Dịch vụ du lịch là dịch vụ nằm trong gói cam kết thứ 8 của ASEAN và là
ngành dịch vụ ưu tiên. Cách tiếp cận về mở cửa thị trường đối với dịch vụ du
lịch trong AFAS là AFAS đưa du lịch là một trong 6 dịch vụ ưu tiên phát triển
của khối; Thực hiện cách tiếp cận truyền thống giao thương hàng hóa dẫn tới
gia tăng phát triển dịch vụ có liên quan như giao thông, du lịch, logistics …
Các cam kết cụ thể về dịch vụ du lịch trong AFAS:
1) Khách sạn và nhà hàng bao gồm:
- Dịch vụ xếp chỗ ở khách sạn (CPC 64110)
- Dịch vụ cung cấp thức ăn (CPC 642) và đồ uống (CPC 643).
Tiếp cận thị trường: (1) Không hạn chế (2) Không hạn chế (3) Không
hạn chế, ngoại trừ trong vòng 8 năm kể từ ngày gia nhập, việc cung cấp dịch
vụ cần tiến hành song song với đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo hoặc mua
lại khách sạn. Sau đó không hạn chế (4) Chưa cam kết, trừ các cam kết chung
Đối xử quốc gia: 1) Không hạn chế (2) Không hạn chế (3) Không hạn
chế (4) Chưa cam kết, trừ các cam kết chung.
2) Dịch vụ đại lý lữ hành và điều hành tour (CPC 7471)
Hạn chế tiếp cận thị trường: (1) Không hạn chế (2) Không hạn chế (3)
Không hạn chế, ngoại trừ: Nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được phép cung
cấp dịch vụ thông qua hình thức liên doanh với đối tác Việt Nam. Không hạn
chế tỷ lệ vốn góp của phía nước ngoài trong liên doanh.
Đối xử quốc gia: (1) Không hạn chế (2) Không hạn chế
47
(3) Hướng dẫn viên du lịch trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
phải là công dân Việt Nam
2.1.3 Hiệp định ASEAN về du lịch
Tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 7 ngày 4 tháng 11 năm 2001 tại Brunei,
các quốc gia thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã
quyết định ký kết một thỏa thuận ASEAN về du lịch. Hiệp định thừa nhận tầm
quan trọng chiến lược của ngành công nghiệp du lịch đối với sự tăng trưởng
bền vững kinh tế - xã hội của các nước thành viên ASEAN và sự đa dạng về
văn hóa, kinh tế và những lợi thế bổ sung trên toàn khu vực có lợi cho sự phát
triển du lịch của ASEAN trong việc đạt đến chất lượng cuộc sống, hòa bình và
sự phồn vinh của khu vực đã được cải thiện. Hiệp định bao gồm 12 Điều quy
định về Mục tiêu của Hiệp định; Tạo thuận lợi cho du lịch trong khu vực
ASEAN; Tiếp cận thị trường; Chất lượng du lịch; An toàn và an ninh du lịch;
Phối hợp tiếp thị và xúc tiến du lịch; Phát triển nguồn nhân lực du lịch ASEAN;
Giải quyết tranh chấp giữa các nước thành viên; và Hiệu lực của Hiệp định.
Hiệp định ASEAN về du lịch được coi là khung pháp lý quan trọng nhất
trong việc điều chỉnh các quan hệ hợp tác phát triển dịch vụ du lịch trong khuôn
khổ ASEAN. Hiệp định khẳng định lại cam kết đối với các quy định và nguyên
tắc của Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ và chính sách của các nước
thành viên ASEAN với việc áp dụng các quy định và nguyên tắc của Hiệp định
vào công nghiệp du lịch và lữ hành. Hiệp định cũng nhấn mạnh sự cần thiết
phải tăng cường, đào sâu và mở rộng hợp tác về du lịch giữa các nước thành
viên ASEAN và giữa các khu vực tư nhân của các nước sau khi xem xét tính
chất bổ sung của những điểm du lịch của họ; nhấn mạnh sự cần thiết phải hợp
tác ASEAN giúp cho du lịch từ các nước vào ASEAN và trong phạm vi ASEAN
dễ dàng hơn, hiệu quả hơn. Cụ thể:
48
Mục tiêu của Hiệp định là:
1) Hợp tác trong việc tạo điều kiện cho du lịch đến ASEAN và trong phạm vi
ASEAN;
2) Tăng cường hợp tác trong công nghiệp du lịch giữa các nước ASEAN nhằm
nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh;
3) Giảm thiểu đáng kể các hạn chế đối với Thương mại dịch vụ du lịch và lữ hành
giữa các nước thành viên ASEAN;
4) Thiết lập một mạng tich hợp các dịch vụ du lịch và lữ hành nhằm phát huy tối
đa tính hỗ trợ lẫn nhau của các điểm du lịch của khu vực;
5) Tăng cường phát triển và quảng bá ASEAN như một điểm đến du lịch thống
nhất với các tiêu chuẩn, thiết bị và các điểm tham quan đẳng cấp thế giới;
6) Tăng cường hỗ trợ lẫn nhau trong phát triển nguồn nhân lực và tăng cường
hợp tác để phát triển, nâng cấp và mở rộng cơ sở vật chất và dịch vụ du lịch
và lữ hành trong ASEAN; và
7) Tạo điều kiện thuận lợi cho các lĩnh vực công cộng và tư nhân tham gia sâu
hơn vào phát triển du lịch, lữ hành trong nội bộ ASEAN và đầu tư vào các
dịch vụ và cơ sở vật chất đối với du lịch.
Hiệp định cũng quy định các nước thành viên có trách nhiệm tạo điều kiện
cho du lịch trong khu vực ASEAN và du lịch từ ngoài vào ASEAN như sau:
1) Mở rộng việc miễn thị thực cho công dân của các nước thành viên ASEAN đi
lại trong khu vực trên cơ sở các thỏa thuận miễn thị thực song phương được
ký kết giữa các nước thành viên sẵn sang thực hiện;
2) Hài hòa các thủ tục cấp thị thực cho du khách quốc tế;
3) Loại bỏ dần các loại thuế du lịch đối với công dân các nước thành viên ASEAN
khi đi đến các nước thành viên khác
4) Khuyến khích viêc sử dụng thẻ thông minh đối với doanh nghiệp của ASEAN
và du khách thường xuyên và, khi thích hợp, đối với việc đi lại qua biên giới
Khung pháp luật ASEAN về hợp tác phát triển dịch vụ du lịch.pdf
Khung pháp luật ASEAN về hợp tác phát triển dịch vụ du lịch.pdf
Khung pháp luật ASEAN về hợp tác phát triển dịch vụ du lịch.pdf
Khung pháp luật ASEAN về hợp tác phát triển dịch vụ du lịch.pdf
Khung pháp luật ASEAN về hợp tác phát triển dịch vụ du lịch.pdf
Khung pháp luật ASEAN về hợp tác phát triển dịch vụ du lịch.pdf

More Related Content

Similar to Khung pháp luật ASEAN về hợp tác phát triển dịch vụ du lịch.pdf

Khoá Luận Tốt Nghiệp Hợp Tác Văn Hoá Việt Nam - Asean Từ 1995 Đến Nay
Khoá Luận Tốt Nghiệp Hợp Tác Văn Hoá Việt Nam - Asean Từ  1995 Đến NayKhoá Luận Tốt Nghiệp Hợp Tác Văn Hoá Việt Nam - Asean Từ  1995 Đến Nay
Khoá Luận Tốt Nghiệp Hợp Tác Văn Hoá Việt Nam - Asean Từ 1995 Đến Nay
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Năng lực cạnh tranh của công ty hàng không việt nam, 9 ĐIỂM
Luận văn: Năng lực cạnh tranh của công ty hàng không việt nam, 9 ĐIỂMLuận văn: Năng lực cạnh tranh của công ty hàng không việt nam, 9 ĐIỂM
Luận văn: Năng lực cạnh tranh của công ty hàng không việt nam, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Phát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương trong hội nhập kinh tế, HAY
Phát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương trong hội nhập kinh tế, HAYPhát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương trong hội nhập kinh tế, HAY
Phát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương trong hội nhập kinh tế, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Ngoại giao kinh tế trong sáng kiến Vành đai và con đường của Trung Quốc.pdf
Ngoại giao kinh tế trong sáng kiến Vành đai và con đường của Trung Quốc.pdfNgoại giao kinh tế trong sáng kiến Vành đai và con đường của Trung Quốc.pdf
Ngoại giao kinh tế trong sáng kiến Vành đai và con đường của Trung Quốc.pdf
HanaTiti
 
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEANTự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận án: Phát triển du lịch MICE ở một số nước châu Á, HAY
Luận án: Phát triển du lịch MICE ở một số nước châu Á, HAYLuận án: Phát triển du lịch MICE ở một số nước châu Á, HAY
Luận án: Phát triển du lịch MICE ở một số nước châu Á, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận án: Chính sách phát triển kinh tế biển và hải đảo, HAY, 9đ
Luận án: Chính sách phát triển kinh tế biển và hải đảo, HAY, 9đLuận án: Chính sách phát triển kinh tế biển và hải đảo, HAY, 9đ
Luận án: Chính sách phát triển kinh tế biển và hải đảo, HAY, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Vai trò của Nhật Bản trong tiến trình liên kết kinh tế Đông Á
Luận án: Vai trò của Nhật Bản trong tiến trình liên kết kinh tế Đông ÁLuận án: Vai trò của Nhật Bản trong tiến trình liên kết kinh tế Đông Á
Luận án: Vai trò của Nhật Bản trong tiến trình liên kết kinh tế Đông Á
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận án: Quan hệ Campuchia - Việt Nam (1993 - 2010), HAY
Luận án: Quan hệ Campuchia - Việt Nam (1993 - 2010), HAYLuận án: Quan hệ Campuchia - Việt Nam (1993 - 2010), HAY
Luận án: Quan hệ Campuchia - Việt Nam (1993 - 2010), HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản lý tài chính tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính
Luận văn: Quản lý tài chính tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chínhLuận văn: Quản lý tài chính tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính
Luận văn: Quản lý tài chính tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn:Giải quyết việc làm cho lao động 16 xã vùng biển,Quảng Trị
Luận văn:Giải quyết việc làm cho lao động 16 xã vùng biển,Quảng TrịLuận văn:Giải quyết việc làm cho lao động 16 xã vùng biển,Quảng Trị
Luận văn:Giải quyết việc làm cho lao động 16 xã vùng biển,Quảng Trị
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAYLuận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở Hà Nội, HAYLuận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở Hà Nội, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tác Động Của Quá Trình Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế Tới Ngàn...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tác Động Của Quá Trình Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế Tới Ngàn...Khoá Luận Tốt Nghiệp Tác Động Của Quá Trình Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế Tới Ngàn...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tác Động Của Quá Trình Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế Tới Ngàn...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – LIÊN MINH CHÂU ÂU (EVFTA) VÀ NHỮNG VẤN ...
HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – LIÊN MINH CHÂU ÂU (EVFTA) VÀ NHỮNG VẤN ...HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – LIÊN MINH CHÂU ÂU (EVFTA) VÀ NHỮNG VẤN ...
HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – LIÊN MINH CHÂU ÂU (EVFTA) VÀ NHỮNG VẤN ...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng, 9đLuận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng, 9đ
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ quản lý văn hoá xây dựng đời sống văn hoá
Luận văn thạc sĩ quản lý văn hoá xây dựng đời sống văn hoáLuận văn thạc sĩ quản lý văn hoá xây dựng đời sống văn hoá
Luận văn thạc sĩ quản lý văn hoá xây dựng đời sống văn hoá
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á, HOT
Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á, HOTChiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á, HOT
Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ về cấu trúc vốn, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ về cấu trúc vốn, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ về cấu trúc vốn, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ về cấu trúc vốn, HAY, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
đề Tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...
đề Tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...đề Tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...
đề Tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...
jackjohn45
 

Similar to Khung pháp luật ASEAN về hợp tác phát triển dịch vụ du lịch.pdf (20)

Khoá Luận Tốt Nghiệp Hợp Tác Văn Hoá Việt Nam - Asean Từ 1995 Đến Nay
Khoá Luận Tốt Nghiệp Hợp Tác Văn Hoá Việt Nam - Asean Từ  1995 Đến NayKhoá Luận Tốt Nghiệp Hợp Tác Văn Hoá Việt Nam - Asean Từ  1995 Đến Nay
Khoá Luận Tốt Nghiệp Hợp Tác Văn Hoá Việt Nam - Asean Từ 1995 Đến Nay
 
Luận văn: Năng lực cạnh tranh của công ty hàng không việt nam, 9 ĐIỂM
Luận văn: Năng lực cạnh tranh của công ty hàng không việt nam, 9 ĐIỂMLuận văn: Năng lực cạnh tranh của công ty hàng không việt nam, 9 ĐIỂM
Luận văn: Năng lực cạnh tranh của công ty hàng không việt nam, 9 ĐIỂM
 
Phát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương trong hội nhập kinh tế, HAY
Phát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương trong hội nhập kinh tế, HAYPhát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương trong hội nhập kinh tế, HAY
Phát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương trong hội nhập kinh tế, HAY
 
Ngoại giao kinh tế trong sáng kiến Vành đai và con đường của Trung Quốc.pdf
Ngoại giao kinh tế trong sáng kiến Vành đai và con đường của Trung Quốc.pdfNgoại giao kinh tế trong sáng kiến Vành đai và con đường của Trung Quốc.pdf
Ngoại giao kinh tế trong sáng kiến Vành đai và con đường của Trung Quốc.pdf
 
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEANTự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hoá di chuyển lao động có chuyên môn trong Cộng đồng kinh tế ASEAN
 
Luận án: Phát triển du lịch MICE ở một số nước châu Á, HAY
Luận án: Phát triển du lịch MICE ở một số nước châu Á, HAYLuận án: Phát triển du lịch MICE ở một số nước châu Á, HAY
Luận án: Phát triển du lịch MICE ở một số nước châu Á, HAY
 
Luận án: Chính sách phát triển kinh tế biển và hải đảo, HAY, 9đ
Luận án: Chính sách phát triển kinh tế biển và hải đảo, HAY, 9đLuận án: Chính sách phát triển kinh tế biển và hải đảo, HAY, 9đ
Luận án: Chính sách phát triển kinh tế biển và hải đảo, HAY, 9đ
 
Luận án: Vai trò của Nhật Bản trong tiến trình liên kết kinh tế Đông Á
Luận án: Vai trò của Nhật Bản trong tiến trình liên kết kinh tế Đông ÁLuận án: Vai trò của Nhật Bản trong tiến trình liên kết kinh tế Đông Á
Luận án: Vai trò của Nhật Bản trong tiến trình liên kết kinh tế Đông Á
 
Luận án: Quan hệ Campuchia - Việt Nam (1993 - 2010), HAY
Luận án: Quan hệ Campuchia - Việt Nam (1993 - 2010), HAYLuận án: Quan hệ Campuchia - Việt Nam (1993 - 2010), HAY
Luận án: Quan hệ Campuchia - Việt Nam (1993 - 2010), HAY
 
Luận văn: Quản lý tài chính tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính
Luận văn: Quản lý tài chính tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chínhLuận văn: Quản lý tài chính tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính
Luận văn: Quản lý tài chính tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính
 
Luận văn:Giải quyết việc làm cho lao động 16 xã vùng biển,Quảng Trị
Luận văn:Giải quyết việc làm cho lao động 16 xã vùng biển,Quảng TrịLuận văn:Giải quyết việc làm cho lao động 16 xã vùng biển,Quảng Trị
Luận văn:Giải quyết việc làm cho lao động 16 xã vùng biển,Quảng Trị
 
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAYLuận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh tại Tp Hà Nội, HAY
 
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở Hà Nội, HAYLuận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở Hà Nội, HAY
Luận án: Quản lý đầu tư phát triển đô thị xanh ở Hà Nội, HAY
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tác Động Của Quá Trình Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế Tới Ngàn...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tác Động Của Quá Trình Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế Tới Ngàn...Khoá Luận Tốt Nghiệp Tác Động Của Quá Trình Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế Tới Ngàn...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tác Động Của Quá Trình Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế Tới Ngàn...
 
HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – LIÊN MINH CHÂU ÂU (EVFTA) VÀ NHỮNG VẤN ...
HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – LIÊN MINH CHÂU ÂU (EVFTA) VÀ NHỮNG VẤN ...HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – LIÊN MINH CHÂU ÂU (EVFTA) VÀ NHỮNG VẤN ...
HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – LIÊN MINH CHÂU ÂU (EVFTA) VÀ NHỮNG VẤN ...
 
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng, 9đLuận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng, 9đ
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng, 9đ
 
Luận văn thạc sĩ quản lý văn hoá xây dựng đời sống văn hoá
Luận văn thạc sĩ quản lý văn hoá xây dựng đời sống văn hoáLuận văn thạc sĩ quản lý văn hoá xây dựng đời sống văn hoá
Luận văn thạc sĩ quản lý văn hoá xây dựng đời sống văn hoá
 
Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á, HOT
Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á, HOTChiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á, HOT
Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á, HOT
 
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ về cấu trúc vốn, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ về cấu trúc vốn, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ về cấu trúc vốn, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ về cấu trúc vốn, HAY, 9 ĐIỂM
 
đề Tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...
đề Tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...đề Tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...
đề Tài nghiên cứu phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố vũng tàu đến...
 

More from HanaTiti

TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdfTRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
HanaTiti
 
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdfTRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
HanaTiti
 
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
HanaTiti
 
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
HanaTiti
 
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
HanaTiti
 
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdfNhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
HanaTiti
 
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdfPháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
HanaTiti
 
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
HanaTiti
 
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
HanaTiti
 
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdfDeteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
HanaTiti
 
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdfPhát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
HanaTiti
 
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
HanaTiti
 
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdfQuản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
HanaTiti
 
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdfSự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
HanaTiti
 
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
HanaTiti
 
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdfĐánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
HanaTiti
 
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
HanaTiti
 
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
HanaTiti
 
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdfPHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
HanaTiti
 
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdfENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
HanaTiti
 

More from HanaTiti (20)

TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdfTRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
TRUYỀN THÔNG TRONG CÁC SỰ KIỆN NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM NĂM 2012.pdf
 
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdfTRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
TRỊ LIỆU TÂM LÝ CHO MỘT TRƢỜNG HỢP TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CÓ TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM.pdf
 
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
IMPACTS OF FINANCIAL DEPTH AND DOMESTIC CREDIT ON ECONOMIC GROWTH - THE CASES...
 
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
THE LINKAGE BETWEEN CORRUPTION AND CARBON DIOXIDE EMISSION - EVIDENCE FROM AS...
 
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhậ...
 
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdfNhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
Nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn.pdf
 
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdfPháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam.pdf
 
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
Tổ chức dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 theo hướng phát triển năng lực vận dụ...
 
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
The impact of education on unemployment incidence - micro evidence from Vietn...
 
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdfDeteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
Deteminants of brand loyalty in the Vietnamese neer industry.pdf
 
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdfPhát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
Phát triển hoạt động môi giới chứng khoán của CTCP Alpha.pdf
 
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
The current situation of English language teaching in the light of CLT to the...
 
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdfQuản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
Quản lý chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Ba Vì.pdf
 
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdfSự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
Sự tiếp nhận đối với Hàng không giá rẻ của khách hàng Việt Nam.pdf
 
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
An Investigation into the Effect of Matching Exercises on the 10th form Stude...
 
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdfĐánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
Đánh giá chất lượng truyền tin multicast trên tầng ứng dụng.pdf
 
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
Quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo hướng...
 
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
Nghiên cứu và đề xuất mô hình nuôi tôm bền vững vùng ven biển huyện Thái Thụy...
 
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdfPHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH.pdf
 
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdfENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
ENERGY CONSUMPTION AND REAL GDP IN ASEAN.pdf
 

Recently uploaded

DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
thanhluan21
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
LngHu10
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CNGTRC3
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (11)

DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
 

Khung pháp luật ASEAN về hợp tác phát triển dịch vụ du lịch.pdf

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT VŨ THỊ PHƯƠNG KHUNG PHÁP LUẬT ASEAN VỀ HỢP TÁC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ DU LỊCH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội – 2020
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT VŨ THỊ PHƯƠNG KHUNG PHÁP LUẬT ASEAN VỀ HỢP TÁC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ DU LỊCH Chuyên ngành: Luật quốc tế Mã số: 8380101.06 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Như Hà Hà Nội – 2020
  • 3. 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các kết quả trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét đề nghị để tôi có thể bảo vệ luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Vũ Thị Phương
  • 4. 3 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 8 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu .......................................................................8 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..........................................................................9 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu......................................................10 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu………………………………….11 5. Những đóng góp của luận văn ..............................................................................11 6. Kết cấu của luận văn .............................................................................................12 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ASEAN VÀ CƠ CHẾ HỢP TÁC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ DU LỊCH CỦA ASEAN………………………………………………13 1.1. Khái quát chung về ASEAN ..............................................................................13 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của ASEAN……………………………..13 1.1.2. Cơ cấu tổ chức của ASEAN………………………………………………….18 1.1.3 Mục đích và nguyên tắc hoạt động của ASEAN .............................................22 1.1.4 Vai trò của ASEAN..........................................................................................25 1.2. Cơ chế hợp tác quốc tế phát triển dịch vụ du lịch của ASEAN.........................29 1.2.1 Giải thích từ ngữ ..............................................................................................29 1.2.2 Khái quát quá trình hợp tác phát triển du lịch trong Cộng đồng ASEAN.......30 1.2.3 Các nội dung chính trong hợp tác quốc tế phát triển dịch vụ du lịch của ASEAN ...................................................................................................................................33 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 40 CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT ASEAN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ DU LỊCH...........................................................................................................42 2.1 Các cam kết, thỏa thuận trong Cộng đồng ASEAN............................................42 2.1.1 Hiến chương ASEAN.......................................................................................42 2.1.2 Hiệp định khung về dịch vụ ASEAN...............................................................44 2.1.3 Hiệp định ASEAN về du lịch...........................................................................47 2.1.4 Nghị định thư hội nhập ngành du lịch ASEAN ...............................................51 2.1.6 Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về hành nghề Du lịch (MRA-TP)..................56
  • 5. 4 2.2 Các cam kết, thỏa thuận giữa ASEAN và đối tác ...............................................60 2.2.1 ASEAN + 1 ......................................................................................................60 2.2.2 ASEAN + 3 ......................................................................................................64 2.3 Tác động của các cam kết, thỏa thuận đến hợp tác phát triển dịch vụ du lịch của các quốc gia thành viên ASEAN...............................................................................66 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KHUNG PHÁP LUẬT ASEAN VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM....................70 3.1 Những thành tựu đã đạt được..............................................................................70 3.1.1 Về tạo thuận lợi cho Du lịch trong ASEAN ....................................................70 3.1.2 Về thực hiện MRA-TP.....................................................................................72 3.2. Những hạn chế còn tồn tại ................................................................................72 3.2.1 Đối với hoạt động triển khai thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau...........................72 3.2.2 Đối với hoạt động xúc tiến du lịch...................................................................73 3.2.3 Đối với đầu tư về du lịch.................................................................................74 3.3 Định hướng và giải pháp hoàn thiện khung pháp luật ASEAN về hợp tác phát triển dịch vụ du lịch...................................................................................................75 3.3.1 Triển vọng và xu hướng hợp tác quốc tế phát triển dịch vụ du lịch của ASEAN ...................................................................................................................................75 3.3.2 Phương hướng và giải pháp hoàn thiện khung pháp luật ASEAN về hợp tác quốc tế phát triển dịch vụ du lịch..............................................................................77 3.4. Một số khuyến nghị nâng cao vai trò của Việt Nam trong hợp tác phát triển dịch vụ du lịch của ASEAN..............................................................................................78 3.4.1. Những tác động của quá trình hợp tác phát triển du lịch ASEAN đến Việt Nam ...................................................................................................................................79 3.4.2. Đóng góp của Việt Nam trong tiến trình xây dựng các cam kết hợp tác phát triển dịch vụ du lịch của ASEAN..............................................................................82 3.4.3. Đóng góp của Việt Nam trong tiến trình thực hiện các cam kết hợp tác phát triển dịch vụ du lịch của ASEAN..............................................................................85
  • 6. 5 3.4.4 Một số khuyến nghị nhằm tăng cường vai trò của Việt Nam trong hợp tác phát triển dịch vụ du lịch ASEAN ....................................................................................86 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3........................................................................................89 KẾT LUẬN CHUNG...............................................................................................90 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................92
  • 7. 6 DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT NGUYÊN VĂN ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á AFTA Khu vực thương mại tự do ASEAN CEPT Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung ARF Diễn đàn Khu vực ASEAN MRA –TP Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau AFAS Hiệp định Khung về Dịch vụ của ASEAN NTOs Các cơ quan du lịch quốc gia ASEAN ASCC Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN AEC Cộng đồng kinh tế ASEAN APSC Cộng đồng chính trị - an ninh ASEAN CCS Ủy ban Điều phối về Dịch vụ CCI Ủy ban Điều phối về Đầu tư ACCSTP Bộ tiêu chuẩn nghề trong dịch vụ khách sạn và lữ hành TPCB Hội đồng cấp chứng chỉ nghề du lịch NTPB Hội đồng nghề du lịch quốc gia ATPRS Trung tâm đăng ký lao động ASEAN ATPMC Ủy ban giám sát nghề du lịch ASEAN
  • 8. 7 CATC Chương trình du lịch chung ASEAN
  • 9. 8 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Đối với Việt Nam nói riêng và khu vực ASEAN nói chung, trong những năm gần đây, du lịch ngày càng khẳng định vị trí của một ngành kinh tế mũi nhọn, đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế các quốc gia. Chính phủ các nước thành viên ASEAN đã dành nhiều quan tâm và đầu tư phát triển du lịch. Hoạt động du lịch diễn ra sôi động, góp phần tạo thêm việc làm, thu nhập cho các tầng lớp dân cư trong xã hội, xoá đói giảm nghèo, góp phần thực hiện mục tiêu Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc. Thực tế cũng cho thấy, ngành du lịch của ASEAN những năm gần đây liên tục tăng trưởng ổn định bất chấp những khó khăn của nền kinh tế toàn cầu. Trong cuộc khủng hoảng vừa qua, ngành du lịch vẫn chứng tỏ là động lực thúc đẩy sự phát triển của ASEAN, đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế và là điểm kết nối các giá trị văn hóa, tinh thần cũng như nâng cao hiểu biết giữa các quốc gia. Thời gian qua, hình ảnh du lịch ASEAN không ngừng được củng cố và trở thành điểm hấp dẫn, thân thiện đối với du khách trong và ngoài khu vực. Kể từ khi Việt Nam chính thức là thành viên ASEAN, du lịch Việt Nam đã tích cực hợp tác trong khuôn khổ song phương cũng như đa phương, đóng góp nhiều sáng kiến thiết thực cho việc triển khai các chương trình hành động, dự án hợp tác, lộ trình hội nhập trong khu vực ASEAN, phấn đấu vì sự thịnh vượng chung của toàn khu vực. Với tình hình hoạt động dịch vụ du lịch ASEAN mang lại nhiều lợi ích để phát triển kinh tế như hiện nay thì yêu cầu thiết yếu là phải xây dựng một khung pháp luật phù hợp để phát triển dịch vụ du lịch nội khối và ngoại khối
  • 10. 9 một cách hiệu quả và bền vững. Đẩy mạnh liên kết hợp tác trong và ngoài khu vực, đặc biệt trong lĩnh vực du lịch là một trong những hướng ưu tiên phát triển của mỗi nước ASEAN. Điều này đã được thể hiện qua các văn bản như Hiệp định Du lịch ASEAN, Chiến lược Hội nhập Du lịch ASEAN, Thoả thuận công nhận lẫn nhau MRA đã được ký kết và từng bước triển khai. Hơn nữa, các nước trong khu vực có nhiều điểm chung thuận lợi cho việc hợp tác cùng phát triển du lịch như giao thông thuận tiện, nhiều nét văn hóa tương đồng, có nhiều di sản tự nhiên và nhân văn, điều kiện phát triển có thể bổ sung cho nhau, liên kết tour tuyến thuận lợi… Hơn nữa, các quốc gia có quan hệ hợp tác với các thành viên ASEAN như ASEAN +1, ASEAN +3, ASEAN+6 đều có ngành du lịch phát triển mạnh và ưu tiên hợp tác phát triển du lịch với ASEAN thì việc hoàn thiện khung pháp luật của ASEAN về hợp tác quốc tế trong phát triển dịch vụ du lịch là một việc vô cùng cấp thiết để đẩy mạnh phát triển du lịch nội khối và ngoại khối ASEAN; Vì vậy, tác giả đã chọn đề tài “Khung pháp luật ASEAN về hợp tác phát triển dịch vụ du lịch” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Từ tình hình nghiên cứu trên và sự cần thiết tổng hợp khung pháp lý điều chỉnh về hợp tác phát triển dịch vụ du lịch trong khuôn khổ ASEAN, tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu về khung pháp luật điều chỉnh hợp tác trong lĩnh vực phát triển du lịch nội khối, ngoại khối ASEAN để làm luận văn thạc sĩ của mình. Mục đích nghiên cứu là tìm hiểu các quy định của pháp luật ASEAN về hợp tác phát triển dịch vụ du lịch trong khuôn khổ Hiệp định khung về dịch vụ ASEAN (AFAS) và Hiệp định ASEAN về Du lịch, đồng thời tìm hiểu những
  • 11. 10 đóng góp của Việt Nam trong việc thiết lập và thực thi các hiệp định trong khuôn khổ ASEAN để rút ra bài học hoàn thiện chế định pháp lý cho hoạt động du lịch nội khối và ngoại khối ASEAN. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài : + Tìm hiểu khung pháp luật ASEAN về phát triển dịch vụ du lịch nội khối, hợp tác quốc tế về du lịch ASEAN qua các Hiệp định : Hiến chương ASEAN, Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ, Hiệp định ASEAN về du lịch, Nghị định thư hội nhập ngành du lịch ASEAN. + Tìm hiểu nội dung hợp tác phát triển dịch vụ du lịch của ASEAN với các đối tác ASEAN +1 như Hoa Kỳ, Ấn Độ, Nga; ASEAN +3 (Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản),… + Đánh giá thực tiễn khung pháp lý về hoạt động du lịch trong khuôn khổ ASEAN, những thành tựu đã đạt được và những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực thi. + Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật ASEAN về hợp tác quốc tế phát triển dịch vụ du lịch, và biện pháp nâng cao vai trò của Việt Nam trong hợp tác quốc tế phát triển dịch vụ du lịch của ASEAN. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: - Luận văn nghiên cứu quá trình hợp tác phát triển dịch vụ du lịch trong khuôn khổ ASEAN, khung pháp luật ASEAN điều chỉnh quan hệ hợp tác phát triển dịch vụ du lịch giữa các thành viên ASEAN với nhau, và giữa ASEAN với các quốc gia có quan hệ đối tác ASEAN +1, ASEAN+3. - Đánh giá các quy định hiện hành của pháp luật ASEAN, thực tiễn triển khai các cam kết về phát triển dịch vụ du lịch nội khối, ngoại khối và đưa ra
  • 12. 11 phương hướng hoàn thiện khung pháp luật ASEAN về hợp tác quốc tế phát triển dịch vụ du lịch. Phạm vi nghiên cứu: Tại luận văn này, tác giả nghiên cứu trong phạm vi sau: Khái quát chung về ASEAN, khái quát quá trình hợp tác phát triển du lịch trong Cộng đồng ASEAN; Các cam kết, thỏa thuận trong Cộng đồng ASEAN về hợp tác phát triển dịch vụ du lịch; Các cam kết, thỏa thuận của ASEAN với các đối tác; Thực tiễn triển khai các cam kết và vai trò của Việt Nam trong thiết lập và thực thi các cam kết đó; Triển vọng, xu hướng phát hợp tác quốc tế phát triển dịch cụ du lịch trong cộng đồng ASEAN; Yêu cầu đặt ra và phương hướng hoàn thiện khung pháp luật ASEAN về hợp tác quốc tế phát triển dịch vụ du lịch. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, cùng với việc vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học như: duy vật lịch sử, duy vật biện chứng… tác giả chú trọng sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể như: so sánh, phân tích, tổng hợp,… 5. Những đóng góp của luận văn Về mặt lý luận: Luận văn đã làm rõ thêm nhiều vấn đề về quá trình hợp tác phát triển du lịch của các thành viên ASEAN và khung pháp luật điều chỉnh hợp tác quốc tế phát triển dịch vụ du lịch ASEAN Về mặt thực tiễn: Luận văn đã phân tích có hệ thống các quy định của pháp luật ASEAN liên quan đến hợp tác phát triển dịch vụ du lịch; đánh giá quá trình hợp tác phát triển dịch vụ du lịch của các quốc gia thành viên ASEAN, từ đó nêu ra những thành tựu đã đạt được, cũng như những khó khăn cần phải vượt qua trong thời
  • 13. 12 gian tới để hội nhập ngành du lịch cũng như phát triển kinh tế ngành du lịch của các quốc gia thành viên. Luận văn cũng đã nêu ra định hướng và giải pháp hoàn thiện khung pháp luật ASEAN về hợp tác phát triển dịch vụ du lịch nội khối và ngoại khối với các nội dung: triển vọng và xu hướng hợp tác quốc tế phát triển dịch vụ du lịch của ASEAN, yêu cầu đặt ra và phương hướng hoàn thiện khung pháp luật về hợp tác quốc tế phát triển dịch vụ du lịch. Đồng thời, luận văn cũng đã khuyến nghị một số biện pháp nhằm tăng cường vai trò của Việt Nam trong hợp tác quốc tế phát triển dịch vụ du lịch của ASEAN. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo. Nội dung của luận văn kết cấu gồm 3 chương, như sau: Chương 1: Tổng quan ASEAN và cơ chế hợp tác phát triển dịch vụ du lịch của ASEAN; Chương 2: Quy định của pháp luật ASEAN về phát triển dịch vụ du lịch; Chương 3: Định hướng, giải pháp hoàn thiện khung pháp luật ASEAN và một số khuyến nghị cho Việt Nam;
  • 14. 13 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN ASEAN VÀ CƠ CHẾ HỢP TÁC PHÁT TRIỂNDỊCH VỤ DU LỊCH CỦA ASEAN Hội nhập quốc tế về du lịch của Việt Nam thời gian qua được triển khai theo hướng thúc đẩy ký kết và thực hiện các hiệp định thỏa thuận hợp tác cấp chính phủ, cấp ngành song phương và đa phương, tranh thủ hợp tác, hỗ trợ của các nước thông qua các chương trình, dự án cụ thể và các cam kết mở cửa tự do hóa thương mại dịch vụ du lịch trong các khuôn khổ WTO, ASEAN, APEC, GMS.... Trong đó, hợp tác với các nước thành viên ASEAN là một trong những khuôn khổ hợp tác mà Du lịch Việt Nam tham gia sâu rộng và có hiệu quả nhất. Quá trình hợp tác phát triển dịch vụ du lịch của các thành viên ASEAN từ khi thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 1967 đến nay luôn được các quốc gia thành viên chú trọng. Trong phạm vi chương 1, cùng với nội dung Tổng quan về ASEAN, tác giả trình bày một số điểm lý luận chung về hơp tác phát triển dịch vụ du lịch; khái quát quá trình hợp tác phát triển dịch vụ du lịch trong Cộng đồng ASEAN và các nội dung chính trong việc hợp tác phát triển dịch vụ du lịch ASEAN. 1.1. Khái quát chung về ASEAN Nghiên cứu về nội dung hợp tác phát triển dịch vụ du lịch của ASEAN không thể không có những hiểu biết khái quát về cơ chế hợp tác ASEAN và quá trình hình thành và phát triển của ASEAN. Tại mục này, tác giả trình bày các nội dung: Quá trình hình thành và phát triển của ASEAN; Cơ cấu tổ chức của ASEAN; Mục đích và nguyên tắc hoạt động của ASEAN; và Vai trò của ASEAN. 1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của ASEAN
  • 15. 14 ASEAN ra đời vào ngày 08/08/1967 trên cơ sở Tuyên bố Bangkok được thông qua tại Hội nghị bộ trưởng ngoại giao 5 quốc gia là Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Singapore và Philippines. Sự hình thành ASEAN đã đặt nền móng cho sự hợp tác và phát triển trong mọi lĩnh vực của các quốc gia Đông Nam Á trong những năm sau này. Quá trình hình thành và phát triển ASEAN có thể chia làm 4 giai đoạn: Giai đoạn hình thành và phát triển; Giai đoạn củng cố cơ cấu tổ chức và tiến lên hợp tác toàn diện nội khối và bước đầu phát triển hợp tác ngoại khối; Giai đoạn trở thành ASEAN 10 và hợp tác toàn diện mà trọng tâm là hợp tác kinh tế; Giai đoạn xây dựng Cộng đồng ASEAN. Giai đoạn từ khi thành lập đến trước Hội nghị Bali năm 1976 (Giai đoạn hình thành và định hướng phát triển): Ở giai đoạn này, cơ cấu tổ chức của ASEAN còn chưa hoàn chỉnh, thậm chí Ban thư ký – cơ quan thường trực mà bất kỳ tổ chức quốc tế nào cũng có còn chưa được thành lập. Đây là một trong những lý do mà thời kỳ này, ASEAN bị giới quan sát quốc tế chỉ coi là “liên minh chính trị lỏng lẻo”. Do nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan khác nhau nên giai đoạn này, ASEAN hầu như chưa có hoạt động nào đáng kể, trừ một số hoạt động đáng lưu ý sau: - Thông qua tuyên bố ZOPFAN (A Zone of Peace, Freedom and Neutrality) về khu vực hòa bình, tự do, trung lập tại Kuala Lumpur ngày 17/11/1971, mở ra thời kỳ mới cho sự phát triển của ASEAN, thể hiện mong muốn xây dựng Đông Nam Á thành khu vực trung lập, hòa bình, ổn định mà không có bất cứ hình thức can thiệp nào từ phía bên ngoài. - Thực hiện một số hoạt động ngoại giao, kinh tế đơn lẻ: Đồng loạt công nhận quan hệ ngoại giao với Việt Nam và Bangladesh, cùng thỏa thuận ý kiến trước khi biểu quyết những vấn đề cụ thể ở Liên hợp quốc hoặc cùng phối hợp lên tiếng phản đối một cách có kết quả chống lại việc cao su tổng hợp của Nhật
  • 16. 15 Bản cạnh tranh cao với cao su tự nhiên vốn là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của nhiều quốc gia trong khối. Tóm lại, trong giai đoạn đầu sau khi thành lập, các hoạt động của ASEAN mới chỉ dừng lại ở mức độ tạo ra nền tảng hợp tác lâu dài và khởi động các hoạt động hợp tác bằng một số hoạt động chung (chủ yếu nhằm giải quyết các vấn đề chính trị trong và ngoài nước) nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau. Giai đoạn từ Hội nghị Bali 1976 đến trước Hội nghị thượng đỉnh lần thứ tư năm 1992 (giai đoạn củng cố cơ cấu tổ chức và tiến lên hợp tác toàn diện nội khối và bước đầu phát triển hợp tác ngoại khối): Trong giai đoạn này, ASEAN đạt được một số kết quả đáng chú ý: - Xác lập các nguyên tắc tổ chức, hoạt động và hợp tác của ASEAN. - Thông qua các văn kiện pháp lý quan trọng làm nền tảng cho sự hợp tác và phát triển của ASEAN như Hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam Á (Hiệp ước Bali năm 1976), Tuyên bố về sự hòa hợp ASEAN năm 1976, Hiệp định thành lập Ban thư ký ASEAN năm 1976, Tuyên bố Manila năm 1987, Hiệp ước Khuyến khích và bảo hộ đầu tư và Nghị định thư về mở rộng danh mục thuế ưu đãi theo thỏa thuận ưu đãi buôn bán ASEAN 1987. - Mở rộng lĩnh vực hợp tác nội khối đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại, đầu tư. Điển hình là 3 kế hoạch lớn đã được thông qua và đưa vào triển khai: Dự án công nghiệp ASEAN – AIPs năm 1976, Kế hoạch bổ sung công nghiệp – AIC 1981, các liên Doanh công nghiệp ASEAN – AIJV năm 1983; Ký Thỏa thuận thương mại ưu đãi PTA cho cả khối; chủ trương thiết lập AFTA. - Bước đầu phát triển hợp tác ngoại khối (thiết lập cơ chế đối thoại với các quốc gia công nghiệp phát triển). Trong những năm đầu của giai đoạn này, ASEAN liên tục thiết lập và đối thoại đầy đủ với các quốc gia như Mỹ, Nhật Bản, Canada, New Zealand, EEC và tổ chức của Liên hợp quốc (thông qua Chương trình phát triển của Liên hợp quốc –UNDP). Các hoạt động hợp tác được triển
  • 17. 16 khai qua 3 kênh: Hội nghị sau Hội nghị ngoại trưởng, các cuộc họp giữa ASEAN với các bên đối thoại, Ủy ban ASEAN ở thủ đô quốc gia đối thoại. - Củng cố cơ cấu tổ chức: Hình thành cơ chế Hội nghị liên bộ trưởng, thành lập Ban thư ký và kết nạp Brunei (năm 1984). Giai đoạn từ Hội nghị thượng đỉnh lần thứ tư năm 1992 đến trước thời điểm thành lập Cộng đồng ASEAN 2003 (giai đoạn trở thành ASEAN 10 và hợp tác toàn diện mà trọng tâm là hợp tác kinh tế): Đây là giai đoạn mà ASEAN đạt được nhiều thành tựu to lớn, tiến hành hợp tác trên tất cả các lĩnh vực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội, phát triển văn hóa và tăng cường hòa bình, ổn định khu vực. Những thành tựu của ASEAN thể hiện thông qua một số hoạt động chủ yếu sau: - Kết nạp thành viên mới gồm: Việt Nam (1995), Lào, Myanmar (1997), Campuchia (1999), nâng ASEAN từ ASEAN 6 trở thành ASEAN 10. - Xây dựng khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA)1 . - Thành lập diễn đàn khu vực ASEAN – ARF năm 19942 . - Hoàn thiện cơ cấu tổ chức. - Thông qua các văn kiện pháp lý quốc tế quan trọng như: Hiệp định khung về tăng cường hợp tác kinh tế ASEAN năm 1992, Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) năm 1992, Tuyên bố về Biển Đông năm 1992, Hiệp định khung về hợp tác nông nghiệp AICO, Tầm nhìn ASEAN 1 Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) là một hiệp định thương mại tự do đa phương giữa các nước trong khối ASEAN. Theo đó sẽ thực hiện tiến trình giảm dần thuế quan xuống 0-5%, loại bỏ dần hàng rào thuế quan đối với đa phần các nhóm hàng và hài hòa hóa thủ tục hải quan giữa các nước. Hiệp định về AFTA được ký kết vào năm 1992 tại Singapore, ban đầu chỉ có 6 nước ASEAN -6. Các nước CLMV được yêu cầu tham gia AFTA khi được kết nạp vào khối này. 2 ARF (ASEAN Regional Forum) được thành lập nhằm thúc đẩy cơ chế đối thoại và tham vấn về các vấn đề an ninh và chính trị trong khu vực, xây dựng long tin và phát triển ngoại giao phòng ngừa. Khẩu hiệu của ARF là “Xúc tiến hòa bình và an ninh qua đối thoại và hợp tác ở Châu Á – Thái Bình Dương”. ARF gồm 27 quốc gia cùng có mối quan tâm đến an ninh khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Đó là 10 quốc gia thành viên của ASEAN; 10 nước đối tác đối thoại của ASEAN (bao gồm Úc, Canada, Trung Quốc, EU, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand, Hàn Quốc, Nga và Hoa Kỳ), một quan sát viên của ASEAN là Papua New Guinea, cùng với Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, Mông Cổ và Pakistan. Đông Timo được kết nạp và ARF năm 2005.
  • 18. 17 2020 năm 1997, Tuyên bố Hà Nội năm 1998, Chương trình hành động Hà Nội năm 1998, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông năm 2002. - Tổ chức Hội nghị cấp cao Đông Nam Á (EAS) lần đầu tiên tại Kuala Lampur năm 2005, với sự tham gia của ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia và New Zealand. Giai đoạn từ thời điểm thành lập Cộng đồng ASEAN năm 2003 đến nay (Giai đoạn xây dựng Cộng đồng ASEAN): Trong giai đoạn này, ASEAN đã có những bước tiến quan trọng thúc đẩy hợp tác của ASEAN lên tầm cao mới, tăng cường tổ chức và hiệu quả hợp tác nội khối, tạo thể chế và địa vị pháp lý cho quan hệ hợp tác của ASEAN với bên ngoài. - Tại Hội nghị cấp cao lần thứ 9 (tháng 10/2003), các thành viên ASEAN đã thông qua Tuyên bố về sự hòa hợp ASEAN (Tuyên bố Bali II), tái khẳng định những mục tiêu và nguyên tắc cơ bản của Hiệp hội, tăng cường đoàn kết tiến tới việc hình thành Cộng đồng ASEAN vững mạnh, liên kết chặt chẽ, tự cường và năng động, hành động hiệu quả như đã nêu trong văn kiện Tầm nhìn ASEAN 2020 và Chương trình hành động Hà Nội năm 1998. Cộng đồng ASEAN được xây dựng dựa trên ba trụ cột là: Cộng đồng chính trị - an ninh, Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng Văn hóa – xã hội. Các quốc gia thành viên đang nỗ lực đạt những mục tiêu trong Tầm nhìn ASEAN 2020 vào năm 2015 (tiến trình rút ngắn 5 năm so với dự định). - Một trong những bước phát triển quan trọng của ASEAN là thông qua Hiến chương ASEAN (Hiến chương được ký ngày 20/11/2007 và có hiệu lực từ ngày 15/12/2008), chính thức trao tư cách pháp nhân cho tổ chức ASEAN, tạo nền tảng pháp lý và thể chế để ASEAN xây dựng thành công Cộng đồng ASEAN. - Tháng 2/2009, tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 14 tại Hua Hin (Thái Lan), Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN đã được thông qua, bao gồm kế hoạch tổng thể xây dựng các trụ cột cộng đồng, Cộng đồng Chính trị - an ninh, Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng Văn hóa – xã hội ASEAN.
  • 19. 18 Có thể thấy rằng quá trình hình thành ASEAN trong hơn 50 năm qua là thắng lợi lớn của tư tưởng hòa bình, tự cường dân tộc kết hợp với tự cường khu vực, của những tư tưởng hợp tác và phát triển. ASEAN có vị thế quốc tế như ngày nay bởi đã hoạch định đường lối xây dựng và phát triển phù hợp với xu thế của thời đại. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thắng lợi của ASEAN là việc Tổ chức này luôn bám sát tôn chỉ, mục đích và nguyên tắc của mình, trong đó nguyên tắc quan trọng nhất là tôn trọng nền độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia của các quốc gia thành viên, không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia thành viên dưới bất kỳ hình thức nào. 50 năm là chặng đường dài nhưng so với lịch sử của mỗi dân tộc, lịch sử của khu vực 50 năm mới chỉ là những bước đi ban đầu còn khiêm tốn. Trải qua nhiều thăng trầm, vượt lên tất cả thách thức, ASEAN đã và đang tiếp tục xây dựng Đông Nam Á trở thành khu vực hòa bình – tự do – trung lập, không vũ khí hạt nhân, cộng đồng của các dân tộc đoàn kết, gắn bó với nhau vì vận mệnh chung, vượt qua đói nghèo, tiến tới phồn vinh, thịnh vượng. ASEAN đã trở thành thực thể chính trị - kinh tế quan trọng ở Châu Á – Thái Bình Dương và là đối tác không thể thiếu trong chính sách khu vực của các quốc gia lớn và tổ chức quan trọng. [14,tr14-15] 1.1.2 Cơ cấu tổ chức của ASEAN Hiện nay, ASEAN có 10 quốc gia thành viên trong đó gồm 5 quốc gia sang lập (Vương quốc Thái Lan, Cộng hòa Singapore, Liên bang Malaysia, Cộng hòa Indonesia, Cộng hòa Philippines) và 5 quốc gia là thành viên gia nhập (Vương quốc Brunei, Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Liên bang Myanmar, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Vương quốc Campuchia). Không
  • 20. 19 phụ thuộc và tư cách thành viên (sáng lập hay gia nhập), các thành viên ASEAN đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Hiến chương ASEAN ra đời không chỉ kế thừa Tuyên bố Bangkok mà còn cụ thể hóa các điều kiện để trở thành thành viên của Tổ chức, cụ thể: - Có vị trí nằm trong khu vực địa lý Đông Nam Á; - Được tất cả quốc gia thành viên ASEAN công nhận; - Chấp nhận sự ràng buộc và tuân thủ Hiến chương ASEAN; - Có khả năng và sẵn sàng thực hiện các nghĩa vụ thành viên. ASEAN là tổ chức quốc tế có sự cải tổ thường xuyên cơ cấu tổ chức của mình trong quá trình tồn tại và phát triển. Chính sự thay đổi về cơ cấu tổ chức của ASEAN cũng thể hiện tiến trình, mức độ và phạm vi hợp tác trong từng giai đoạn phát triển cũng như tính mềm dẻo, linh hoạt của ASEAN. Từ khi ra đời đến nay, cơ cấu tổ chức của ASEAN được thay đổi, hoàn thiện dần qua từng giai đoạn. Giai đoạn từ 1967 đến 1976: Trong gần 10 năm đầu thành lập và hoạt động, cơ cấu của ASEAN còn khá lỏng lẻo, chỉ đủ để duy trì hoạt động hợp tác giữa các quốc gia khi cần thiết. Thậm chí, Ban thư ký chung của ASEAN còn chưa được thành lập mà chỉ có ban thư ký của các quốc gia thành viên. Theo quyên bố Bangkok 1967, bộ máy của ASEAN thời kỳ này gồm: Hội nghị ngoại trưởng, Ủy ban thường trực, Ban thư ký quốc gia. Ngoài ra, để phục vụ các hoạt động hợp tác của mình, các thành viên ASEAN còn thỏa thuận thành lập một số ủy ban thường trực, ủy ban ad-hoc. Giai đoạn từ 1976-1992: Để tăng cường hợp tác về chính trị, nâng cao hiệu quả hoạt động của ASEAN, trong Tuyên bố về sự hòa hợp ASEAN năm 1976, các quốc gia ASEAN đã nhất trí về việc cải tiến cơ cấu tổ chức của ASEAN. Sau tuyên bố này, cơ cấu của ASEAN bao gồm: Hội nghị ngoại
  • 21. 20 trưởng, các hội nghị bộ trưởng khác (Hội nghị bộ trưởng kinh tế, Hội nghị bộ trưởng lao động, Hội nghị bộ trưởng phúc lợi xã hội, Hội nghị bộ trưởng giáo dục, Hội nghị bộ trưởng thông tin), Ban thư ký ASEAN (cơ quan hành chính của ASEAN thành lập theo Hiệp định về ban thư ký ASEAN năm 1976). Ngoài ra còn có 9 ủy ban khác ra đời thay thế Ủy ban thường trực và các ủy ban ad-hoc trước đó. Các cơ quan này thực hiện chức năng trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa – xã hội. Giai đoạn từ năm 1992 đến trước thời điểm Hiến chương có hiệu lực năm 2008: Hội nghị thưởng đỉnh ASEAN lần thứ 4 tại Singapore năm 1992 được đánh giá là dấu mốc quan trọng trong con đường phát triển của ASEAN cả về cơ cấu tổ chức và mực độ hợp tác. Để tăng cường hợp tác và phát huy thành tựu đạt được trong 25 năm, không chỉ kế thừa một số thiết chế, ASEAN đã quyết định cơ cấu lại bộ máy bao gồm: Hội nghị cấp cao ASEAN, Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN, Hội nghị bộ trưởng các ngành khác, các cuộc họp cao cấp, các ủy ban ASEAN, Ban Thư ký ASEAN. Giai đoạn từ khi Hiến chương có hiệu lực đến nay: Trong hơn 40 năm hình thành và phát triển, ASEAN đã tiến hành những cải cách nhất định về cơ cấu tổ chức. Tuy nhiên, với những thay đổi của đời sống chính trị, kinh tế của thế giới và khu vực, để đạt được mục tiêu, tôn chỉ của mình trong tình hình mới, ASEAN phải tiếp tục cơ cấu lại bộ máy theo hướng tăng cường hiệu quả hoạt động của tổ chức, cụ thể như sau: - Pháp điển hóa các quy định về bộ máy của ASEAN vào Hiến chương. Bằng cách này, ASEAN sẽ được vận hành ổn định và chủ động hơn. Việc phải có những quy định ngoài Hiến chương về cơ cấu và chức năng quyền hạn của các cơ quan sẽ chỉ đặt ra trong những trường hợp đặc biệt cần thiết hoặc khi những quy định liên quan trong Hiến chương mới chỉ dừng ở mức độ mang tính
  • 22. 21 nguyên tắc (ví dụ như quy định về Cơ quan nhân quyền ASEAN theo điều 14 Hiến chương). - Hệ thống các cơ quan của ASEAN theo Hiến chương được cơ cấu bám sát các mục tiêu của Tổ chức, khắc phục đáng kể sự phân tán của thời kỳ trước đây. Điều này thể hiện rõ nét ở Hội đồng cộng đồng chính trị - an ninh, Hội đồng cộng đồng kinh tế và Hội đồng cộng đồng văn hóa – xã hội. - Quy định về hoạt động của mỗi cơ quan thuộc bộ máy của ASEAN cũng được thiết kế đảm bảo tính thường xuyên liên tục nhằm đáp ứng kịp thời các yêu cầu hợp tác trong các lĩnh vực. Cụ thể, ngoài các cơ quan thường trực của ASEAN như Ban thư ký ASEAN, thời gian làm việc của các cơ quan không thường trực của ASEAN như Cấp cao ASEAN, Hội đồng điều phối ASEAN, Các hội đồng cộng đồng ASEAN đã được gia tăng đáng kể (các phiên định kỳ đều được tổ chức 2 lần/năm)3 .[14,tr16] Hiến chương ASEAN quy định bộ máy tổ chức của ASEAN gồm các cơ quan chính sau: 1) Cấp cao ASEAN là cơ quan hoạch định chính sách tối cao của ASEAN, bao gồm những Người đứng đầu Nhà nước hoặc Chính phủ các quốc gia thành viên. Hội nghị Cấp cao ASEAN được tổ chức mỗi năm 2 lần4 . 2) Hội đồng Điều phối ASEAN (ACC) gồm các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN, họp ít nhất 2 lần một năm, có nhiệm vụ điều phối các hoạt động hợp tác ASEAN nói chung và chuẩn bị cho các Hội nghị Cấp cao5 . 3) Các Hội đồng Cộng đồng ASEAN bao gồm Hội đồng Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN (APSCC), Hội đồng Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AECC) và Hội đồng Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN (ASCCC), họp ít nhất 2 lần một năm, do Bộ trưởng có liên quan của quốc gia đang giữ cương vị Chủ tịch 3 Theo Khoản 5, Điều 9 Hiến chương ASEAN, các Hội đồng Cộng đồng họp ít nhất 02 lần một năm và sẽ do Bộ trưởng có liên quan của Quốc gia thành viên đang giữ cương vị Chủ tịch ASEAN chủ trì. 4 Điều 7, Hiến chương ASEAN 5 Điều 8, Sđd.
  • 23. 22 ASEAN chủ trì, có nhiệm vụ theo dõi và điều phối hợp tác ASEAN trên từng trụ cột Cộng đồng mình phụ trách6 . 4) Ủy ban các Đại diện thường trực ASEAN (CPR) đặt tại Gia-các-ta, đóng vai trò là cơ quan đầu mối, theo dõi và điều phối các hoạt động hợp tác hàng ngày của ASEAN7 . 5) Tổng thư ký ASEAN và Ban thư ký ASEAN đặt tại Gia-các-ta, đóng vai trò là cơ quan hỗ trợ hành chính cho các hoạt động hợp tác ASEAN8 . 6) Ban thư ký ASEAN Quốc gia, nằm trong Bộ Ngoại giao của các nước thành viên, chịu trách nhiệm theo dõi và điều phối các hoạt động hợp tác ASEAN ở cấp quốc gia9 . 1.1.3 Mục đích và nguyên tắc hoạt động của ASEAN Mục đích: Điều 1 Hiến chương ASEAN đã xác định mục đích của ASEAN về Anh ninh – chính trị; về văn hóa – xã hội; và về kinh tế: Mục đích về an ninh - chính trị: 1) Duy trì, thúc đẩy hòa bình, an ninh và ổn định, tăng cường hơn nữa các giá trị hướng tới hòa bình trong khu vực; 2) Nâng cao khả năng tự cường khu vực thông qua đẩy mạnh hợp tác an ninh - chính trị, kinh tế và văn hóa - xã hội; 3) Duy trì Đông Nam Á là khu vực không có vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt khác; 4) Đối phó hữu hiệu với tất cả mối đe dọa, các loại tội phạm xuyên quốc gia và thách thức xuyên biên giới, phù hợp với nguyên tác an ninh toàn diện; 5) Tăng cường hợp tác trong việc xây dựng cho người dân ASEAN môi trường an toàn, an ninh và không có ma túy; 6 Điều 9, Sđd. 7 Điều 12, Sđd. 8 Điều 11, Sđd. 9 Điều 13, Sđd.
  • 24. 23 6) Duy trì vai trò trung tâm và chủ động của ASEAN như một động lực chủ chốt trong quan hệ và hợp tác với các đối tác bên ngoài trong cấu trúc khu vực mở, minh bạch và thu nạp. Mục đích về kinh tế: ASEAN được thành lập với mục đích kinh tế là xây dựng thị trường và cơ sở sản xuất duy nhất với sự ổn định, thịnh vượng, khả năng cạnh tranh và liên kết kinh tế cao, tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư, bao gồm sự chu chuyển tự do hàng hóa, dịch vụ và dòng đầu tư; di chuyển thuận lợi của các doanh nhân, người có chuyên môn cao, người có tài năng và lực lượng lao động; sự chu chuyển tự do hơn các dòng vốn. Mục đích về văn hóa xã hội: 1) Đảm bảo rằng nhân dân và các quốc gia thành viên ASEAN được sống hòa bình với toàn thế giới, trong môi trường công bằng, dân chủ và hòa hợp; 2) Giảm nghèo và thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN thông qua hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau; 3) Tăng cường dân chủ, thúc đẩy quản trị tốt và pháp quyền; thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền các quyền tự do cơ bản với sự tôn trọng thích đáng quyền và trách nhiệm của các quốc gia thành viên ASEAN; 4) Thúc đẩy phát triển bền vững nhằm bảo vệ môi trường khu vực, tính bền vững của các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn di sản văn hóa và chất lượng cuộc sống cao của người dân khu vực; 5) Phát triển nguồn nhân lực thông qua hợp tác chặt chẽ hơn trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo lâu dài, trong khoa học và công nghệ để tăng cường quyền năng cho người dân ASEAN và thúc đẩy cộng đồng ASEAN; 6) Nâng cao phúc lợi và đời sống của người dân ASEAN thông qua việc tạo điều kiện để họ tiếp cận bình đẳng các cơ hội về phát triển con người, phúc lợi và công bằng xã hội;
  • 25. 24 7) Thúc đẩy hình thành ASEAN hướng về nhân dân, trong đó khuyến khích mọi thành phần xã hội tham gia và hưởng lợi từ tiến trình liên kết, xây dựng cộng đồng ASEAN; 8) Đề cao bản sắc ASEAN thông qua việc nâng cao hơn nữa nhận thức về sự đa dạng văn hóa và các di sản của khu vực. Những mục đích nêu trên của ASEAN nhằm hình thành liên minh chính trị, kinh tế và văn hóa với tính chất của tổ chức quốc tế khu vực, tạo dựng sự hợp tác về mọi mặt giữa các quốc gia để đưa Đông Nam Á trở thành khu vực hòa bình, phát triển và là đối tác quan trọng trong tương quan lực lượng trên trường quốc tế. [16,tr21] Nguyên tắc hoạt động: Theo điều 2 hiến chương ASEAN để có thể đạt được các mục đích của ASEAN, các quốc gia thành viên tiếp tục tuân thủ các nguyên tắc đã được ghi nhận trong những văn kiện của ASEAN trước hiến chương. Hệ thống nguyên tắc tại khoản 2 điều 2 hiến chương gồm 14 nguyên tắc trong đó có thể chia làm 2 nhóm: Thứ nhất, nhóm các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế. Cụ thể: 1) Nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của các quốc gia thành viên; 2) Nguyên tắc không xâm lược, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực hay các hành động khác dưới bất kỳ hình thức nào trái với pháp luật quốc tế; 3) Nguyên tắc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; 4) Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia thành viên ASEAN; 5) Nguyên tắc tôn trọng quyền của các quốc gia thành viên được quyết định vận mệnh của mình mà không có sự can thiệp, lật đổ và áp đặt từ bên ngoài
  • 26. 25 Thứ hai, nhóm các nguyên tắc đặc thù điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia thành viên ASEAN. Cụ thể: 1) Nguyên tắc cùng cam kết và chia sẻ trách nhiệm tập thể trong việc thúc đẩy hòa bình, an ninh và thịnh vượng ở khu vực; 2) Nguyên tắc tăng cường tham vấn về các vấn đề có ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích chung của ASEAN; 3) Nguyên tắc tuân thủ pháp quyền, quản trị tốt các nguyên tắc của nền dân chủ và chính quyền hợp hiến; 4) Nguyên tắc tôn trọng các quyền tự do cơ bản, thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền, công bằng xã hội; 5) Nguyên tắc đề cao hiến chương liên hợp quốc và pháp luật quốc tế bao gồm cả luật nhân đạo quốc tế mà các quốc gia thành viên đã tham gia; 6) Nguyên tắc tôn trọng sự khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ và tôn giáo của người dân ASEAN đồng thời nhấn mạnh những giá trị chung trên tinh thần thống nhất trong đa dạng; 7) Nguyên tắc giữ vững vai trò trung tâm của ASEAN trong các quan hệ về chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội với bên ngoài đồng thời vẫn duy trì tính chủ động, hướng ra bên ngoài, thu nạp và không phân biệt đối xử; 8) Nguyên tắc tuân thủ các nguyên tắc thương mại đa biên và các cơ chế dựa trên luật lệ ASEAN. 1.1.4 Vai trò của ASEAN ASEAN ngày càng đóng vai trò quan trọng trong ổn định và phát triển khu vực châu Á- Thái Bình Dương và trên thế giới. Vai trò của ASEAN thể hiện: Đóng góp cho nền hoà bình bền vững trong khu vực và thế giới: ASEAN là nhân tố quan trọng bảo đảm hoà bình và ổn định ở khu vực. Trước hết, sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau giữa các nước thành viên ASEAN ngày
  • 27. 26 càng gia tăng thông qua nhiều hoạt động đa dạng, trong đó có việc duy trì tiếp xúc thường xuyên ở các cấp, nhất là giữa các vị Lãnh đạo Cấp cao. ASEAN chủ động đề xướng và tích cực phát huy tác dụng của nhiều cơ chế bảo đảm hoà bình và an ninh khu vực như: Tuyên bố Đông Nam Á là Khu vực Hoà Bình, Tự do và Trung Lập (ZOPFAN) năm 1971; Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC) ký năm 1976 và đến nay đã trở thành Bộ quy tắc ứng xử chỉ đạo mối quan hệ không chỉ giữa các nước Đông Nam Á mà cả giữa các nước ASEAN và các đối tác bên ngoài; Hiệp ước khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân (SEANWSZ) năm 1995; Tuyên bố của các bên liên quan về cách ứng xử ở Biển Đông (DOC) năm 2002, là bước quan trọng tiến tới Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) nhằm duy trì hòa bình và ổn định trên Biển đông… ASEAN khởi xướng lập Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) để tạo khuôn khổ thích hợp cho ASEAN và các đối tác bên ngoài tiến hành đối thoại và hợp tác về các vấn đề chính trị an ninh ở Châu Á- Thái Bình Dương. ASEAN cũng tích cực đẩy mạnh hợp tác với nhau và với các đối tác bên ngoài thông qua nhiều khuôn khổ, hình thức và biện pháp khác nhau, nhằm đối phó với những thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống như khủng bố quốc tế, tội phạm xuyên quốc gia, thiên tai… ASEAN có vai trò to lớn trong giải quyết tranh chấp Biển đông, ổn định tình hình chính trị khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, giảm căng thẳng và đối đầu giữa các lớn như Trung Quốc và Mỹ. Sự kiện gần đây khi xảy ra tranh chấp trên biển Hoa Đông và Biển Đông, ASEAN đã thể hiện rõ lập trường và cách thức giải quyết xung đột theo những thoả thuận mà ASEAN và Trung Quốc đã cam kết.
  • 28. 27 Thúc đẩy tăng trưởng và bền vững kinh tế khu vực và thế giới: Hợp tác vì mục tiêu phát triển kinh tế bền vững là một trong những định hướng ưu tiên của ASEAN. Đến nay, ASEAN đã cơ bản hoàn tất các cam kết về hình thành Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (gọi tắt là AFTA), với hầu hết các dòng thuế đã được giảm xuống mức 0-5%. Tiếp đó, ASEAN đã xác định 12 lĩnh vực ưu tiên hội nhập sớm để đẩy mạnh hơn nữa thương mại nội khối. Kim ngạch thương mại nội khối hiện đạt khoảng 300 tỷ USD và chiếm khoảng 25% tổng kim ngạch thương mại của ASEAN. Việc thực hiện các thoả thuận về Khu vực đầu tư ASEAN (AIA) đạt những tiến triển quan trọng. Hợp tác ASEAN cũng được đẩy mạnh và mở rộng trong nhiều lĩnh vực kinh tế như công nghiệp, nông nghiệp, tài chính, giao thông vận tải, hải quan, thông tin viễn thông, tiêu chuẩn đo lường chất lượng…Đồng thời, ASEAN cũng tích cực tăng cường hợp tác kinh tế- thương mại với các đối tác bên ngoài, nhất là việc thiết lập các khu vực mậu dịch tự do (FTA) với hầu hết các nước đối thoại của ASEAN, như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Ốt-xtrâylia và Niu Di Lân…ASEAN cũng coi trọng đẩy mạnh thực hiện mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN, nhất là thông qua việc triển khai Sáng kiến liên kết ASEAN (IAI) về hỗ trợ các nước thành viên mới (Campuchia, Lào, Mianma và Việt nam) hội nhập khu vực. Sự phát triển nhanh chóng và năng động của ASEAN trong 2 thập niên gần đây có những đóng góp thiết thực vào ổn định và tăng trưởng kinh tế thế giới. Hiện nay, ASEAN là đối tác kinh tế quan trọng của hầu hết các quốc gia và khối kinh tế trên thế giới. Hợp tác về sự gắn kết cộng đồng và lợi ích cho người dân: Hợp tác trong lĩnh vực văn hoá- xã hội ngày càng được mở rộng với rất nhiều chương trình/dự án khác nhau trên các lĩnh vực văn hoá, giáo dục- đào tạo, khoa học- công nghệ, môi trường, y tế, phòng chống ma tuý, buôn bán phụ nữ và trẻ em, HIV/AIDS,
  • 29. 28 bệnh dịch…Các hoạt động hợp tác này đã hỗ trợ cho các nước thành viên nâng cao khả năng giải quyết các vấn đề liên quan, đồng thời giúp tạp dựng thói quen hợp tác khu vực, nâng cao nhận thức và ý thức cộng đồng ASEAN. ASEAN đang phấn đấu xây dựng một cộng đồng các dân tộc hài hoà đoàn kết, sống đùm bọc và chia sẻ. Đảm bảo sự “thống nhất trong đa dạng” trở thành một đặc thù riêng có của ASEAN, một bản sắc khu vực mà các nước ASEAN luôn trân trọng giữ gìn. Mở rộng quan hệ đối ngoại: Quan hệ đối ngoại của ASEAN phát triển mạnh, thông qua đó ASEAN đã tranh thủ được sự hợp tác và hỗ trợ thiết thực từ các đối tác bên ngoài, phục vụ mục tiêu an ninh và phát triển của Hiệp hội, đồng thời góp phần quan trọng thúc đẩy và kết nối các mối liên kết khu vực với nhiều tầng nấc khác nhau ở Châu Á- Thái Bình Dương. ASEAN đã tạo dựng được quan hệ hợp tác nhiều mặt với nhiều đối tác quan trọng trên thế giới thông qua khuôn khổ ASEAN+1 với 12 đối tác quan trọng bên ngoài, đồng thời khởi xướng thành công và giữ vai trò chủ đạo trong một số khuôn khổ hợp tác khu vực ở Châu Á- Thái Bình Dương như ASEAN+3, Cấp cao Đông Á (EAS) và Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF). Ngoài ra, ASEAN còn là nhân tố quan trọng của các khuôn khổ hợp tác khu vực và liên khu vực khác như Diễn đàn hợp tác Kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương (APEC), Hội nghị Á-Âu (ASEM) và Diễn đàn Hợp tác Đông Á- Mỹ La Tinh (FEALAC). Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đã đạt được đến nay, ASEAN vẫn là một hiệp hội chưa chặt chẽ, tính liên kết khu vực còn thấp; sự đa dạng vẫn còn lớn, nhất là về chế độ chính trị- xã hội và trình độ phát triển giữa các nước thành viên. ASEAN đề ra nhiều chương trình và kế hoạch hợp tác nhưng kết quả thực hiện còn hạn chế; tổ chức bộ máy và phương thức hoạt động cồng kềnh, kém hiệu quả, nhất là việc tổ chức và giám sát thực hiện cam kết.
  • 30. 29 Bên cạnh đó, việc duy trì đoàn kết và thống nhất ASEAN cũng như vai trò chủ đạo của Hiệp hội ở khu vực thường gặp không ít khó khăn và thách thức, do tác động của nhiều nhân tố khác nhau. Tình hình nội bộ của một số nước cũng như quan hệ giữa các nước thành viên với nhau thường này sinh những vấn đề phức tạp, ảnh hưởng đến đoàn kết, hợp tác và uy tín của ASEAN. 1.2 Cơ chế hợp tác quốc tế phát triển dịch vụ du lịch của ASEAN Tại mục này, tác giả trình bày khái quát quá trình hợp tác phát triển du lịch trong Cộng đồng ASEAN từ khi thành lập ASEAN năm 1967 đến nay; và các nội dung chính của việc hợp tác phát triển dịch vụ du lịch trong ASEAN, bao gồm: Xúc tiến du lịch; Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, Thu hút đầu tư về du lịch và Chất lượng du lịch. 1.2.1 Giải thích từ ngữ Hợp tác là chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì lợi ích chung. Hợp tác dựa trên cơ sở tự do bình đẳng, hai bên cùng có lợi, không hại đến lợi ích của người khác. Hợp tác quốc tế là hợp tác để cùng nhau giải quyết những vấn đề bức xúc mang tính toàn cầu; giúp đỡ tạo điều kiện cho các nước nghèo phát triển; và hợp tác để đạt được mục tiêu hòa bình cho nhân loại. Dịch vụ du lịch được hiểu là việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn và những dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.10 Dịch vụ du lịch là sự kết hợp những dịch vụ và phương tiện vật chất trên cơ sở khai thác các tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho khách một khoảng thời gian thú vị, một kinh nghiệm du lịch trọn vẹn và sự hài lòng. Nói một cách đơn giản, thì dịch vụ du lịch chính là tài nguyên du lịch kết hợp với các dịch vụ và hàng hóa du lịch. Phát triển dịch vụ là việc mở rộng các loại hình dịch vụ gắn liền với đổi mới và hoàn thiện cơ cấu dịch vụ nhằm đảm bảo cho dịch vụ đó thích ứng với sự thay đổi 10 Theo Luật Du lịch 2014- Điều 4
  • 31. 30 của môi trường kinh doanh và phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của khách hàng mục tiêu. Dịch vụ du lịch là một loại dịch vụ, quá trình phát triển dịch vụ du lịch cũng nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch và giúp doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch thích ứng với sự thay đổi của môi trường kinh doanh. Cụ thể, phát triển dịch vụ du lịch là hệ thống biện pháp, phương pháp nhằm gia tăng không chỉ số lượng loại hình dịch vụ mà còn nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch nhằm cung ứng tốt hơn cho du khách và đem lại lợi ích ngày càng cao cho đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch. 1.2.2 Khái quát quá trình hợp tác phát triển du lịch trong Cộng đồng ASEAN Từ khi thành lập ASEAN ngày 8/8/1967 trên cơ sở Tuyên bố Bangkok, phát triển thương mại dịch vụ nói chung và phát triển dịch vụ du lịch nói riêng đã được các nước thành viên đặc biệt chú trọng. Những ngày đầu thành lập, liên kết phát triển dịch vụ du lịch của các thành viên ASEAN còn mờ nhạt, chưa hiệu quả. Từ năm 1981, Diễn đàn du lịch ASEAN (ATF) được thành lập, chính thức đánh dấu bước đầu trong quá trình hợp tác phát triển dịch vụ du lịch nội khối và ngoại khối ASEAN. ATF là sự kiện lớn có ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội nhằm xây dựng ASEAN thành một điểm du lịch chung, phát triển du lịch theo hướng bền vững, góp phần thúc đẩy trao đổi , hợp tác hữu nghị, giao lưu văn hóa, củng cố hòa bình và phát triển thịnh vượng trong khu vực. Kể từ khi thành lập cùng với sụ nỗ lực của mình, ATF đã luôn thu hút sự quan tâm của các nước thành viên. Ngày 15/12/1995: Các nước ASEAN ký Hiệp định Khung về Dịch vụ của ASEAN (AFAS). Hiệp định AFAS với các nội dung tương tự Hiệp định Chung về Thương mại Dịch vụ của WTO làm tiền đề cho các vòng đàm phán từng bước tự do hóa thương mại dịch vụ giữa các nước ASEAN. Từ 1996 – 2015: Các nước ASEAN đã tiến hành đàm phán và đưa ra 9 Gói cam kết về dịch vụ, 6 Gói cam kết về dịch vụ tài chính và 8 Gói cam kết về dịch vụ vận tải hàng không.
  • 32. 31 Dịch vụ du lịch là dịch vụ nằm trong gói cam kết thứ 8 của ASEAN và là ngành dịch vụ ưu tiên. Cách tiếp cận về mở cửa thị trường đối với dịch vụ du lịch trong AFAS là AFAS đưa du lịch là một trong 6 dịch vụ ưu tiên phát triển của khối; Thực hiện cách tiếp cận truyền thống giao thương hàng hóa dẫn tới gia tăng phát triển dịch vụ có liên quan như giao thông, du lịch, logistics … Tuyên bố Hà Nội (Việt Nam ngày 16/12/1998 – Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 6) đã xác định hợp tác du lịch là một nội dung quan trọng trong hợp tác phát triển của các quốc gia thành viên ASEAN. Tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 7 ngày 4 tháng 11 năm 2001 tại Brunei, các quốc gia thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã quyết định ký kết một thỏa thuận ASEAN về du lịch. Hiệp định thừa nhận tầm quan trọng chiến lược của ngành công nghiệp du lịch đối với sự tăng trưởng bền vững kinh tế - xã hội của các nước thành viên ASEAN và sự đa dạng về văn hóa, kinh tế và những lợi thế bổ sung trên toàn khu vực có lợi cho sự phát triển du lịch của ASEAN trong việc đạt đến chất lượng cuộc sống, hòa bình và sự phồn vinh của khu vực đã được cải thiện. Hiệp định bao gồm 12 Điều quy định về Mục tiêu của Hiệp định; Tạo thuận lợi cho du lịch trong khu vực ASEAN; Tiếp cận thị trường; Chất lượng du lịch; An toàn và an ninh du lịch; Phối hợp tiếp thị và xúc tiến du lịch; Phát triển nguồn nhân lực du lịch ASEAN; Giải quyết tranh chấp giữa các nước thành viên; và Hiệu lực của Hiệp định. Hiệp định khẳng định lại cam kết đối với các quy định và nguyên tắc của Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ và chính sách của các nước thành viên ASEAN với việc áp dụng các quy định và nguyên tắc của Hiệp định vào công nghiệp du lịch và lữ hành. Các nước thành viên ASEAN mong muốn Cộng đồng kinh tế ASEAN sẽ đưa ASEAN trở thành một thị trường và cơ sở sản xuất chung, biến sự đa dạng vốn là nét đặc trưng của khu vực thành những cơ hội và sự bổ trợ về kinh doanh nhằm làm cho ASEAN trở hành một mắt xích phát triển năng động và
  • 33. 32 mạnh mẽ hơn trong chuỗi cung cấp toàn cầu. Từ đó, các thành viên đã tiến hành các cuộc đàm phán ban đầu và hoàn thành lộ trình hội nhập toàn diện ngành du lịch trong ASEAN được quy định trong Nghị định thư hội nhập ngành du lịch ASEAN, được ký kết ngày 29/11/2004. Ngày 19/11/2012 tại Phnom Penh (Campuchia) với mục tiêu dỡ bỏ các rào cản đối với việc di chuyển lao động tạm thời qua biên giới của các thể nhân tham gia vào thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư giữa các nước ASEAN, Hiệp định ASEAN về di chuyển thể nhân (MNP) đã được ký kết. Hiệp định này áp dụng đối với các quy định ảnh hưởng tới việc di chuyển tạm thời qua biên giới của thể nhân của một nước ASEAN sang lãnh thổ của nước ASEAN khác trong các trường hợp: 1) Khách kinh doanh (business visitors) 2) Người di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp 3) Người cung cấp dịch vụ theo hợp đồng 4) Một số trường hợp khác quy định cụ thể trong Biểu lộ trình cam kết về Di chuyển thể nhân của mỗi nước đính kèm theo Hiệp định này. Hiệp định không áp dụng đối với các quy định của một nước ASEAN liên quan tới việc hạn chế tiếp cận thị trường lao động của người lao động các nước ASEAN khác. Việc mở cửa thị trường lao động của mỗi nước chỉ áp dụng cho các ngành nghề được quy định cụ thể trong Biểu lộ trình cam kết của nước đó và thuộc một trong 4 trường hợp trên. Tháng 1 năm 2006, các bộ trưởng du lịch ASEAN đã ủng hộ quyết định của Các cơ quan du lịch quốc gia ASEAN (NTOs) về việc thành lập Nhóm công tác về phát triển nguồn nhân lực Du lịch để chuẩn bị cho một Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau (MRA –TP) cho các nghề Du lịch trong ASEAN. MRA
  • 34. 33 dành cho các nghề Du lịch ASEAN đã được ký bởi các Bộ trưởng Du lịch ASEAN trong năm 2009. Đến nay, các quốc gia vẫn tiếp tục đẩy mạnh quá trình thực thi các cam kết về dịch vụ du lịch trong khuôn khổ ASEAN. Diễn đàn du lịch ASEAN (ATF) đã diễn ra đến năm 2019 là lần thứ 29, được tổ chức tại Hạ Long, Quảng Ninh – Việt Nam. Tại Hội nghị lần này, Việt Nam đã có sáng kiến kết nối di sản để phát triển du lịch ASEAN trong thời đại số. Đây là thông điệp hành động để ASEAN và các quốc gia thành viên cùng chung tay tạo dựng hệ thống cơ sở dữ liệu số lưu trữ thông tin, giới thiệu về hệ thống di sản thế giới của ASEAN để phát triển du lịch thông qua công nghệ thực tế ảo. Diễn đàn cũng thống nhất thông qua các thông cáo Báo chí về hợp tác và phát triển du lịch ASEAN và giữa ASEAN với các nước đối tác, trong đó nêu sáng kiến của Việt Nam về việc kết nối di sản để phát triển du lịch ASEAN trong thời đại số. Diễn đàn đã thông qua chương trình hợp tác cụ thể hưởng ứng Năm Du lịch ASEAN-Ấn Độ 2019. Diễn đàn đã đặt ra các mục tiêu về tăng trưởng du lịch cho toàn khối ASEAN nhằm cụ thể hóa Chiến lược phát triển du lịch ASEAN giai đoạn 2016- 2025 1.2.3 Các nội dung chính trong hợp tác quốc tế phát triển dịch vụ du lịch của ASEAN a. Hoạt động xúc tiến du lịch Xúc tiến du lịch là hoạt động nghiên cứu thị trường, tổ chức tuyên truyền, quảng bá, vận động nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội phát triển và thu hút khách du lịch. Hoạt động xúc tiến du lịch trong nội dung hợp tác quốc tế phát triển dịch vụ du lịch của ASEAN được chú trọng và đề cập đến tại Hiệp định du lịch ASEAN. Tại điều 7 của Hiệp định này quy định Các nước thành viên tăng cường phối hợp tiếp thị và xúc tiến du lịch từ ngoài vào ASEAN và trong phạm vi ASEAN với các nội dung:
  • 35. 34 1) Hỗ trợ Chiến dịch tham quan ASEAN yêu cầu các gói tour du lịch theo chủ đề và các điểm hấp dẫn để khuyến khích du khách tập trung vào các lĩnh vực quan tâm cụ thể; 2) Phát huy thiên nhiên, văn hóa và nghệ thuật đa dạng của ASEAN; 3) Tăng cường hợp tác giữa các tổ chức du lịch quốc gia ASEAN và các ngành công nghiệp du lịch, đặc biệt là các hãng hàng không, khách sạn, khu du lịch, đại lý lữ hành và nhà điều hành tour du lịch, trong việc tiếp thị và quảng bá các gói tour du lịch xuyên quốc gia, bao gồm cả các khu vực tăng trưởng tiểu vùng; 4) Kêu gọi các hãng hàng không của các nước thành viên mở rộng các chương trình quảng bá du lịch của họ; 5) Tổ chức sự kiện quảng bá rộng khắp ASEAN trong khu vực và ở nước ngoài; 6) Mở rộng và tăng cường hợp tác ASEAN trong các thị trường nước ngoài và hội chợ du lịch và lữ hành - thương mại lớn quy mô quốc tế; 7) Đẩy mạnh ASEAN trở thành một thương hiệu trên thị trường quốc tế; 8) Tăng cường hỗ trợ cho Diễn đàn Du lịch ASEAN; 9) Thúc đẩy cơ hội đầu tư trong ngành công nghiệp du lịch của ASEAN; 10)Hợp tác trong việc sử dụng công nghệ thông tin trong ngành công nghiệp du lịch và lữ hành - thương mại ASEAN; và 11) Thúc đẩy quan hệ đối tác công-tư trong tiếp thị và xúc tiến du lịch trong hợp tác với các tổ chức du lịch quốc tế và khu vực và các cơ quan khác có liên quan. Xúc tiến du lịch ASEAN được thực hiện theo các nội dung và lộ trình quy định tại Phụ lục Lộ trình hội nhập ngành du lịch ASEAN – Nghị định thư hội nhập ngành Du lịch ASEAN, với các nội dung cụ thể sau: a) Khuyến khích khu vực tư nhân tham gia vào các chương trình xúc tiến và marketing chung đối với các hoạt động du lịch ASEAN như tổ chức ASEAN Hip Hop Pass;
  • 36. 35 b) Thực hiện các hoạt động đa dạng thu hút du lịch ASEAN thông qua việc thúc đẩy đưa ra một chương trình du lịch trọn gói bao gồm ngoài các thị trường khác, các thị trường chính Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ; c) Các nước thành viên sử dụng chung lô gô Chiến dịch Du lịch ASEAN trong các triển lãm, phương tiện truyền thông, và ấn phẩm trong chiến dịch nâng cao hình ảnh của ASEAN như là một điểm đến du lịch chung; d) Tổ chức chung một Khu vực Du lịch ASEAN trong các hội chợ du lịch quốc tế nhằm liên tục nâng cao hình ảnh của ASEAN như là một điểm đến du lịch chung; e) Cùng hướng tới chương trình quảng bá được Lãnh đạo các nước ASEAN giới thiệu trên truyền hình như là một điểm đến chung đối với du lịch và đầu tư tại các hội nghị thượng đỉnh ASEAN; f) Xây dựng các tiêu chí cho khu vực Di sản Du lịch ASEAN và các thủ tục đối với Danh hiệu Di sản ASEAN. b. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch Khái niệm sản phẩm du lịch là tổng thể tất cả những thứ nhằm đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách du lịch. Nó bao hàm các dịch vụ du lịch, các hàng hóa, tiện nghi cung cấp cho du khách, được tạo nên do các yếu tố tự nhiên và trên cơ sở vật chất kỹ thuật, lao động du lịch tại một vùng hay tại một cơ sở kinh doanh nào đó. Theo nghĩa rộng, sản phẩm du lịch bao gồm toàn bộ những thứ mà người ta phục vụ cho khách và khách phải trả tiền, có nghĩa là từ các phương tiện đi lại, khách sạn, nhà hang ăn uống các dịch vụ sinh sống, vui chơi giải trí, hang lưu niệm, nơi khách đến tham quan… đều là sản phẩm du lịch. Theo nghĩa hẹp thì nhấn mạnh những hang hóa đặc biệt của mỗi vùng du lịch, hay nói cách khác là sự giàu có của mỗi vùng, sự phong phú, hấp dẫn của mỗi
  • 37. 36 vùng, và cả những thứ có thể mua mang đi được nhất là những thứ mang giá trị văn hóa tiêu biểu của vùng đó và nổi tiếng. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch được các thành viên ASEAN thống nhất với nội dung: “ASEAN sẽ trở thành điểm đến du lịch chất lượng cao, đem lại cho du khách những trải nghiệm đa dạng và độc đáo. ASEAN phát triển du lịch theo hướng bền vững, có trách nhiệm, toàn diện, cân bằng; đóng góp đáng kể đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của người dân trong khu vực” đã được hoạch định trong Kế hoạch chiến lược du lịch ASEAN (ATSP) giai đoạn 2016- 2025 và là một trong các nội dung quan trọng trong quá trình hợp tác quốc tế phát triển dịch vụ du lịch của ASEAN. [15,tr46] Tại diễn đàn du lịch ASEAN (ATF) 2019 diễn ra tại Hạ Long, Quảng Ninh, các nước thành viên ASEAN đã thống nhất thực hiện Chiến lược xúc tiến Du lịch ASEAN 2020; hướng đến đa dạng hóa sản phẩm du lịch ASEAN, thông qua phát triển các gói du lịch ASEAN mới bao gồm hơn 130 sản phẩm du lịch kết hơp điểm đến trong ASEAN. Du lịch lễ hội, phật giáo và tàu biển cũng được chú trọng. c. Thu hút đầu tư về du lịch Đầu tư là việc một hoặc nhiều cá nhân tổ chức sử dụng nguồn tiền, đất đai hoặc các tài sản khác có giá trị để thực hiện một hoặc nhiều hoạt động kinh tế nhằm mục đích tạo ra lợi nhuận. Mục đích lợi nhuận là yếu tố quan trọng mà các nhà đầu tư hướng đến khi thực hiện hoạt động đầu tư. Như vậy, thu hút đầu tư về du lịch tức là thu hút nguồn lực tài chính vào ngành du lịch để tạo ra lợi nhuận, từ đó phát triển kinh tế. Trong những năm qua, ASEAN đã theo đuổi các sáng kiến để xúc tiến ASEAN như điểm đến đầu tư nói chung và với du lịch là một trong những ngành ưu tiên phát triển các khoản đầu tư như thông tin trên trang web chính
  • 38. 37 thức của đầu tư ASEAN11 . Tại Phụ lục Lộ trình hội nhập ngành du lịch của Nghị định thư hội nhập ngành du lịch ASEAN, các nước thành viên ASEAN đã thống nhất nội dung thực hiện các biện pháp xúc tiến và tạo thuận lợi chung trong ASEAN hiệu quả hơn và phát triển các nguồn mới của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nội khối, đặc biệt là các nước tiềm năng như Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Ấn Độ và Cộng hòa Hàn Quốc sẽ được Hội dồng Tư vấn kinh doanh ASEAN (ASEAN-BAC) và ASEAN-CCI thực hiện một cách thường xuyên d. Chất lượng nhân lực du lịch Theo giáo trình Kinh tế Nguồn nhân lực của Trường Đại học kinh tế Quốc dân do PGS.TS Trần Xuân Cầu và PGS.TS Mai Quốc Chánh chủ biên, in năm 2008 thì: “Nguồn nhân lực là nguồn lực con người có khả năng sang tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội được biểu hiện ra là số lượng và chất lượng nhất định tại một thời điểm nhất định.” Có thể hiểu, nguồn nhân lực là tổng hòa các tiêu chí bao gồm thể lực, trí lực, và tâm lực từ đó tạo nên năng lực bản thân mỗi con người và được xã hội tiếp nhận vào quá trình lao động, tạo ra của cải vật chất cho sự phát triển chung của xã hội. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chính là tăng cường sức mạnh và kỹ năng hoạt động sáng tạo của năng lực thể chất và năng lực tinh thần của người lao động lên đến một trình độ nhất định để lực lượng này có thể hoàn thành được nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong một giai đoạn phát triển nhất định của một quốc gia, một doanh nghiệp. Do đó, chất lượng nguồn nhân lực chính là động lực trực tiếp cho sự phát triển kinh tế -xã hội. Khi AEC được thành lập, có 8 ngành nghề lao động trong các nước ASEAN được tự do di chuyển thông qua các thỏa thuận công nhận tay nghề tương đương, bao gồm kế toán, kiến trúc sư, nha sĩ, bác sĩ, kỹ sư, y tá, vận chuyển và nhân viên ngành du lịch. Lực lượng lao động này đòi hỏi phải có chất lượng cao, đặc biệt là nguồn 11 Địa chỉ: http://investasean.asean.org là trang web chính thức về xúc tiến đầu tư của ASEAN bao gồm các cam kết, chính sách và tất cả các thông tin có liên quan về việc đầu tư vào các nước ASEAN.
  • 39. 38 nhân lực phải được đào tạo chuyên môn hoặc có trình độ từ đại học trở lên, thông thạo ngoại ngữ nhất là tiếng Anh sẽ được di chuyển tự do hơn. Theo Nghị định thư hội nhập du lịch ASEAN, phát triển nguồn nhân lực với nội dung: phát triển và nâng cao các kỹ năng và nâng cao năng lực thông qua các hội thảo và chương trình đào tạo chung được Hội nghị Quan chức Cấp cao về lao động (SLOM) chú trọng và triển khai thường xuyên12 . Theo thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau giữa các quốc gia về nghề du lịch trong ASEAN đã quy định chi tiết về Bộ tiêu chuẩn chung về nghề du lịch trong ASEAN, trong đó quy định cụ thể về năng lực chính, năng lực phổ thông, năng lực chức năng; khung trình độ chuyên môn khu vực và hệ thống thừa nhận các kỹ năng. Trong đó, đáng chú ý là Chương trình du lịch chung ASEAN (CATC)13 là chương trình chung đã được phê duyệt cho Nghề Du lịch ASEAN theo thỏa thuận lẫn nhau của các Bộ trưởng Du lịch ASEAN. CATC được lập ra dựa trên 6 hình thức lao động (6 ngành): Front Office (bộ phận lễ tân), Housekeeping (bộ phận buồng phòng), bộ phận bếp (nấu nướng), bộ phận ăn uống, bộ phận đại lý và bộ phận tổ chức tour với khung chương trình đào tạo được chia thành các loại cụ thể như sau: Khung đào tạo CATC căn bản chia thành 3 loại như sau: (1) Khung được định hướng theo các ngành công nghiệp - các đơn vị năng lực và nội dung học cho mỗi đơn vị được quy định theo từng ngành: bằng cấp khác nhau sẽ phù hợp với các ngành công nghiệp khác nhau. Điều này tránh tình trạng làm trái ngành và mang lại lợi ích cho cả sinh viên và các ngành công nghiệp; 12 Theo mục IV – Phát triển nguồn nhân lực – Phụ lục về lộ trình hội nhập ngành du lịch, Nghị định thư Hội nhập ngành du lịch ASEAN. 13 Chương trình du lịch chung ASEAN (CATC) là chương trình chung đã được phê duyệt cho Nghề du lịch ASEAN theo thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau của các Bộ trưởng du lịch ASEAN theo đề nghị của các Cơ quan du lịch quốc gia ASEAN. Khái niệm này được xây dựng dựa trên một số sáng kiến, bao gồm chương trình hành động Viên Chăn (VAP), Hiệp định du lịch ASEAN (ATA) và lộ trìn Hội nhập ngành du lịch (RITS). CACT được liên kết với Khung trình độ chuyên môn khu vực và Hệ thống kỹ năng thừa nhận (RQFSRS).
  • 40. 39 (2) Khung linh hoạt: cho phép sinh viên, các ngành công nghiệp và các nhà cung cấp dịch vụ đào tạo sự linh hoạt trong việc lựa chọn các đơn vị cho từng trình độ chuyên môn mà tùy vào từng bên liên quan. Các cá nhân có thể xác định trên cơ sở từng trường hợp cụ thể mà pha trộn các học phần dựa theo thực tế của đơn vị để đóng gói ra được một gói văn bằng hoàn chỉnh; (3) Khung cấu trúc bền vững: Khung này là sự kết hợp hợp lý giữa các trình độ với nhau: loại hình này tạo điều kiện cho sinh viên, người học nâng cấp trình độ, di chuyển giữa các trình độ và cho phép sinh viên đạt được trình độ quản lý cấp cao hơn trong khi vẫn tập trung vào hoạt động thực tiễn. Căn cứ vào mức độ của từng khung và các chỉ số đánh giá của từng mức độ trong khung đào tạo CATC, để hội nhập vào Cộng đồng AEC và thực hiện các thỏa thuận lẫn nhau về ngành Du lịch trong khối thì đòi hỏi công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch của các nước thành viên phải đáp ứng được năng lực sử dụng ở mỗi cấp độ cụ thể như trên.
  • 41. 40 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations, viết tắt là ASEAN) là tổ chức liên chính phủ được thành lập ngày 8/8/1967 tại Bangkok, Thái Lan trên cơ sở Tuyên bố Bangkok với 5 thành viên ban đầu, với mục tiêu tăng cường hợp tác chính trị, an ninh, kinh tế và văn hoá - xã hội giữa các nước thành viên, tạo điều kiện hội nhập sâu hơn với khu vực và thế giới. Qua quá trình phát triển, ASEAN đã mở rộng bao gồm 10 quốc gia ở Đông Nam Á. Sau hơn 5 thập kỷ tồn tại và phát triển, ASEAN đã lớn mạnh thành một trở thành một thực thể chính trị - kinh tế gắn kết, có vai trò quan trọng đóng góp cho hòa bình, ổn định và hợp tác ở khu vực và là đối tác không thể thiếu của các nước và các tổ chức lớn trên thế giới. Trên nền tảng đó, ASEAN đã xây dựng một Cộng đồng ASEAN vững mạnh dựa trên ba trụ cột là Chính trị-An ninh, Kinh tế và Văn hóa-Xã hội vào năm 2015. - Cộng đồng Chính trị-An ninh ASEAN nhằm mục tiêu tạo dựng một môi trường hòa bình và an ninh cho phát triển ở khu vực Đông Nam Á thông qua việc nâng hợp tác chính trị-an ninh ASEAN lên tầm cao mới, với sự tham gia và đóng góp xây dựng của cả các đối tác bên ngoài. - Cộng đồng Kinh tế ASEAN nhằm mục tiêu tạo ra một thị trường chung duy nhất và cơ sở sản xuất thống nhất, trong đó có sự lưu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, vốn và lao động; từ đó nâng cao tính cạnh tranh và thúc đẩy sự thịnh vượng chung cho cả khu vực; tạo ra sự hấp dẫn với đầu tư- kinh doanh từ bên ngoài. - Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN với mục tiêu tổng quát là phục vụ và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân ASEAN, tập trung xử lý các vấn đề liên quan đến bình đẳng và công bằng xã hội, bản sắc văn hóa, môi trường, tác động của toàn cầu hóa và cách mạng khoa học công nghệ.
  • 42. 41 Ngày 15/12/1995: Các nước ASEAN ký Hiệp định Khung về Dịch vụ của ASEAN (AFAS). Hiệp định AFAS với các nội dung tương tự Hiệp định Chung về Thương mại Dịch vụ của WTO làm tiền đề cho các vòng đàm phán từng bước tự do hóa thương mại dịch vụ giữa các nước ASEAN. Từ 1996 – 2015: Các nước ASEAN đã tiến hành đàm phán và đưa ra 9 Gói cam kết về dịch vụ, 6 Gói cam kết về dịch vụ tài chính và 8 Gói cam kết về dịch vụ vận tải hàng không. Dịch vụ du lịch là dịch vụ nằm trong gói cam kết thứ 8 của ASEAN và là ngành dịch vụ ưu tiên. Cách tiếp cận về mở cửa thị trường đối với dịch vụ du lịch trong AFAS là AFAS đưa du lịch là một trong 6 dịch vụ ưu tiên phát triển của khối; Thực hiện cách tiếp cận truyền thống giao thương hàng hóa dẫn tới gia tăng phát triển dịch vụ có liên quan như giao thông, du lịch, logistics … Trong chương 1, tác giả tập trung nghiên cứu Tổng quan về ASEAN với các nội dung Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của ASEAN, Cơ cấu tổ chức, Mục đích và nguyên tắc hoạt động, Vai trò của ASEAN; và Tổng quan cơ chế hợp tác phát triển dịch vụ du lịch của ASEAN bao gồm các nội dung: Khái quát quá trình hợp tác phát triển dịch vụ du lịch của ASEAN, Các nội dung chính trong hợp tác quốc tế phát triển dịch vụ du lịch ASEAN. Từ đó, tác giả trình bày khuôn khổ pháp lý điều chỉnh hợp tác phát triển dịch vụ du lịch ASEAN và những đóng góp của Việt Nam tại các chương sau.
  • 43. 42 CHƯƠNG 2 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT ASEAN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ DU LỊCH Trên cơ sở các nội dung chính hợp tác quốc tế phát triển dịch vụ du lịch ASEAN đã trình bày ở chương 1, mục này tác giả trình bày về khuôn khổ pháp lý về hợp tác quốc tế phát triển dịch vụ du lịch của ASEAN với các nội dung chính như sau: Các cam kết, thỏa thuận trong cộng đồng ASEAN như Hiến chương ASEAN, Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ, Hiệp định ASEAN về du lịch, Nghị định thư hội nhập du lịch ASEAN, Hiệp định di chuyển thể nhân và Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về hành nghề du lịch; Các cam kết, thỏa thuận của ASEAN với một số đối tác ASEAN+1, ASEAN+3; và đánh giá tác động của các cam kết, thỏa thuận đó đến quá trình hợp tác phát triển dịch vụ du lịch của các quốc gia thành viên ASEAN. 2.1 Các cam kết, thỏa thuận trong Cộng đồng ASEAN 2.1.1 Hiến chương ASEAN Hiến chương ASEAN là một văn kiện pháp lý quan trọng nhất của ASEAN, được 10 quốc gia thành viên thông qua năm 2007, gồm Lời nói đầu và 13 Chương, 55 Điều, với các nội dung lần lượt là: Mục đích - Nguyên tắc hoạt động; Tư cách pháp nhân; Quy chế thành viên; Cơ cấu tổ chức; Các thể chế liên quan tới ASEAN; Các ưu đãi miễn trừ; Ra quyết định; Giải quyết tranh chấp; Tài chính-ngân sách; Các vấn đề hành chính-thủ tục; Biểu trưng và Biểu tượng; Quan hệ đối ngoại và Các điều khoản chung. Hiến chương ASEAN là khung pháp lý cao nhất của pháp luật ASEAN, tất cả các hiệp định, các thỏa thuận được ký kết giữa các thành viên ASEAN đều phải tuân thủ nguyên tắc đã được ghi trong Hiến chương.
  • 44. 43 Nội dung Hiến chương có một số điểm đáng chú ý sau: - Về Mục đích - nguyên tắc (Chương I): Khẳng định lại các mục đích và nguyên tắc cơ bản của ASEAN, nhất là mục đích hòa bình, an ninh, ổn định và hợp tác khu vực cũng như nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; đồng thời bổ sung một số mục đích và nguyên tắc mới cho phù hợp với tình hình, trong đó có những mục tiêu về liên kết ASEAN, thu hẹp khoảng cách phát triển, hướng về nhân dân và vai trò trung tâm của ASEAN ở khu vực, có nguyên tắc về việc các nước không tham gia và không cho phép bất kỳ quốc gia/đối tượng nào được sử dụng lãnh thổ của một nước thành viên để chống lại một nước thành viên khác. - Về tính chất (Chương II):ASEAN là một tổ chức hợp tác khu vực liên Chính phủ và có tư cách pháp nhân. - Về cơ cấu tổ chức (Chương IV): Bộ máy chính sẽ bao gồm Hội nghị Cấp cao (là cơ quan quyết định chính sách cao nhất, họp 2 lần một năm); 4 Hội đồng cấp Bộ trưởng, trong đó 3 Hội đồng về từng trụ cột của Cộng đồng ASEAN (Chính trị - An ninh, Kinh tế, Văn hoá - Xã hội) và 1 Hội đồng Điều phối chung (gồm các Ngoại trưởng); các Hội nghị Bộ trưởng chuyên ngành; Ủy ban các Đại diện Thường trực của các nước tại ASEAN (CPR), thường trú tại Gia-các-ta, In-đô-nê-xia; Ban Thư ký ASEAN và Tổng Thư ký ASEAN; Ban Thư ký ASEAN Quốc gia. Ngoài ra, ASEAN cũng sẽ lập Cơ quan nhân quyền ASEAN và quy định Cơ quan này sẽ phải hoạt động phù hợp với Điều khoản tham chiếu (TOR) do các Ngoại trưởng quyết định sau, trong đó xác định rõ tính chất, chức năng, nhiệm vụ và nguyên tắc của Cơ quan này. - Về cách thức ra quyết định (Chương VII): nguyên tắc chủ đạo là đồng thuận; khi không đạt đồng thuận, Cấp cao sẽ quyết định về cách thức ra quyết
  • 45. 44 định phù hợp. Về thực thi các quyết định trong lĩnh vực kinh tế, có thể áp dụng công thức linh hoạt ASEAN-X, theo đó sẽ cho phép các nước có điều kiện, thực hiện việc mở cửa kinh tế, thị trường trước, nhưng phải trên cơ sở có đồng thuận về việc áp dụng phương thức đó. - Giải quyết tranh chấp, bất đồng (Chương VIII): thực hiện nguyên tắc giải quyết hòa bình, thông qua thương lượng các tranh chấp, bất đồng giữa các nước thành viên và dựa trên các thỏa thuận đã có của ASEAN. Trường hợp bất đồng không giải quyết được hoặc có vi phạm nghiêm trọng Hiến chương, vấn đề sẽ được trình lên Cấp cao quyết định. - Qui định về ký, phê chuẩn, hiệu lực và thực hiện (Chương XIII): Hiến Chương ASEAN sẽ do những người đứng đầu Nhà nước hoặc Chính phủ nhân danh Nhà nước các nước thành viên ký; Hiến chương sẽ phải được phê chuẩn và sẽ có hiệu lực 30 ngày sau khi tất cả các quốc gia thành viên ASEAN phê chuẩn. Hiến chương sẽ được xem xét, bổ sung, sửa đổi để phù hợp với tình hình thực tế 5 năm một lần. 2.1.2 Hiệp định khung về dịch vụ ASEAN Ngày 15/12/1995: Các nước ASEAN ký Hiệp định Khung về Dịch vụ của ASEAN (AFAS). Hiệp định AFAS với các nội dung tương tự Hiệp định Chung về Thương mại Dịch vụ của WTO làm tiền đề cho các vòng đàm phán từng bước tự do hóa thương mại dịch vụ giữa các nước ASEAN. 1996 – 2015: Các nước ASEAN đã tiến hành đàm phán và đưa ra 9 Gói cam kết về dịch vụ, 6 Gói cam kết về dịch vụ tài chính và 8 Gói cam kết về dịch vụ vận tải hàng không. AFAS được ký kết với mục đích thúc đẩy hợp tác trong nội bộ khu vực ASEAN nhằm đảm bảo một khuôn khổ mậu dịch tự do cho thương mại dịch
  • 46. 45 vụ, điều này sẽ củng cố và đẩy mạnh thương mại dịch vụ giữa các nước thành viên ASEAN. Đồng thời thể hiện mong muốn huy động các khu vực tư nhân trong quá trình thực hiện phát triển kinh tế của các nước thành viên ASEAN nhằm cải thiện hiệu quả và nâng cao khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ của các nước. Nguyên tắc đàm phán: Đàm phán dịch vụ trong khuôn khổ AFAS được thực hiện theo hình thức Chọn – Cho giống WTO, tức là tất cả các ngành/lĩnh vực có cam kết mở cửa thì sẽ được đưa vào trong các Gói cam kết, còn trường hợp không đưa vào là không có cam kết gì. Mục tiêu tự do hóa trong khuôn khổ AFAS đã được nêu trong Kế hoạch tổng thể xây dựng AEC (AEC Blueprint). AEC Blueprint đặt ra các yêu cầu về tự do hóa đối với cả 4 phương thức cung cấp dịch vụ là: Phương thức (1) – Cung cấp dịch vụ qua biên giới, Phương thức (2) – Tiêu dùng ở nước ngoài, Phương thức (3) – Hiện diện thương mại, và Phương thức (4) – Hiện diện thể nhân. Tuy nhiên, các Gói cam kết trong khuôn khổ Hiệp định AFAS chỉ đề cập đến 3 Phương thức 1,2,3 còn Phương thức 4 được tách ra đàm phán riêng trong Hiệp định về di chuyển thể nhân ASEAN (MNP) vào năm 2012. Đối với 3 Phương thức cung cấp dịch vụ 1,2,3, AEC Blueprint đặt ra mục tiêu: + Đối với Phương thức 1 và 2: Không có hạn chế nào, ngoại trừ các trường hợp có lý do hợp lý (như bảo vệ cộng đồng) và được sự đồng ý của tất cả các Thành viên ASEAN trong từng trường hợp cụ thể. + Đối với Phương thức 3: Cho phép tỷ lệ góp vốn của các nhà đầu tư nước ngoài thuộc khu vực ASEAN trong các doanh nghiệp lên tới 70% vào năm 2015 đối với tất cả các lĩnh vực và từng bước loại bỏ các rào cản khác.
  • 47. 46 Tuy nhiên, cho tới thời điểm 31/12/2015 thì các nước ASEAN vẫn chưa đạt được đầy đủ các mục tiêu kể trên. Dịch vụ du lịch là dịch vụ nằm trong gói cam kết thứ 8 của ASEAN và là ngành dịch vụ ưu tiên. Cách tiếp cận về mở cửa thị trường đối với dịch vụ du lịch trong AFAS là AFAS đưa du lịch là một trong 6 dịch vụ ưu tiên phát triển của khối; Thực hiện cách tiếp cận truyền thống giao thương hàng hóa dẫn tới gia tăng phát triển dịch vụ có liên quan như giao thông, du lịch, logistics … Các cam kết cụ thể về dịch vụ du lịch trong AFAS: 1) Khách sạn và nhà hàng bao gồm: - Dịch vụ xếp chỗ ở khách sạn (CPC 64110) - Dịch vụ cung cấp thức ăn (CPC 642) và đồ uống (CPC 643). Tiếp cận thị trường: (1) Không hạn chế (2) Không hạn chế (3) Không hạn chế, ngoại trừ trong vòng 8 năm kể từ ngày gia nhập, việc cung cấp dịch vụ cần tiến hành song song với đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo hoặc mua lại khách sạn. Sau đó không hạn chế (4) Chưa cam kết, trừ các cam kết chung Đối xử quốc gia: 1) Không hạn chế (2) Không hạn chế (3) Không hạn chế (4) Chưa cam kết, trừ các cam kết chung. 2) Dịch vụ đại lý lữ hành và điều hành tour (CPC 7471) Hạn chế tiếp cận thị trường: (1) Không hạn chế (2) Không hạn chế (3) Không hạn chế, ngoại trừ: Nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được phép cung cấp dịch vụ thông qua hình thức liên doanh với đối tác Việt Nam. Không hạn chế tỷ lệ vốn góp của phía nước ngoài trong liên doanh. Đối xử quốc gia: (1) Không hạn chế (2) Không hạn chế
  • 48. 47 (3) Hướng dẫn viên du lịch trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải là công dân Việt Nam 2.1.3 Hiệp định ASEAN về du lịch Tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 7 ngày 4 tháng 11 năm 2001 tại Brunei, các quốc gia thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã quyết định ký kết một thỏa thuận ASEAN về du lịch. Hiệp định thừa nhận tầm quan trọng chiến lược của ngành công nghiệp du lịch đối với sự tăng trưởng bền vững kinh tế - xã hội của các nước thành viên ASEAN và sự đa dạng về văn hóa, kinh tế và những lợi thế bổ sung trên toàn khu vực có lợi cho sự phát triển du lịch của ASEAN trong việc đạt đến chất lượng cuộc sống, hòa bình và sự phồn vinh của khu vực đã được cải thiện. Hiệp định bao gồm 12 Điều quy định về Mục tiêu của Hiệp định; Tạo thuận lợi cho du lịch trong khu vực ASEAN; Tiếp cận thị trường; Chất lượng du lịch; An toàn và an ninh du lịch; Phối hợp tiếp thị và xúc tiến du lịch; Phát triển nguồn nhân lực du lịch ASEAN; Giải quyết tranh chấp giữa các nước thành viên; và Hiệu lực của Hiệp định. Hiệp định ASEAN về du lịch được coi là khung pháp lý quan trọng nhất trong việc điều chỉnh các quan hệ hợp tác phát triển dịch vụ du lịch trong khuôn khổ ASEAN. Hiệp định khẳng định lại cam kết đối với các quy định và nguyên tắc của Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ và chính sách của các nước thành viên ASEAN với việc áp dụng các quy định và nguyên tắc của Hiệp định vào công nghiệp du lịch và lữ hành. Hiệp định cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường, đào sâu và mở rộng hợp tác về du lịch giữa các nước thành viên ASEAN và giữa các khu vực tư nhân của các nước sau khi xem xét tính chất bổ sung của những điểm du lịch của họ; nhấn mạnh sự cần thiết phải hợp tác ASEAN giúp cho du lịch từ các nước vào ASEAN và trong phạm vi ASEAN dễ dàng hơn, hiệu quả hơn. Cụ thể:
  • 49. 48 Mục tiêu của Hiệp định là: 1) Hợp tác trong việc tạo điều kiện cho du lịch đến ASEAN và trong phạm vi ASEAN; 2) Tăng cường hợp tác trong công nghiệp du lịch giữa các nước ASEAN nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh; 3) Giảm thiểu đáng kể các hạn chế đối với Thương mại dịch vụ du lịch và lữ hành giữa các nước thành viên ASEAN; 4) Thiết lập một mạng tich hợp các dịch vụ du lịch và lữ hành nhằm phát huy tối đa tính hỗ trợ lẫn nhau của các điểm du lịch của khu vực; 5) Tăng cường phát triển và quảng bá ASEAN như một điểm đến du lịch thống nhất với các tiêu chuẩn, thiết bị và các điểm tham quan đẳng cấp thế giới; 6) Tăng cường hỗ trợ lẫn nhau trong phát triển nguồn nhân lực và tăng cường hợp tác để phát triển, nâng cấp và mở rộng cơ sở vật chất và dịch vụ du lịch và lữ hành trong ASEAN; và 7) Tạo điều kiện thuận lợi cho các lĩnh vực công cộng và tư nhân tham gia sâu hơn vào phát triển du lịch, lữ hành trong nội bộ ASEAN và đầu tư vào các dịch vụ và cơ sở vật chất đối với du lịch. Hiệp định cũng quy định các nước thành viên có trách nhiệm tạo điều kiện cho du lịch trong khu vực ASEAN và du lịch từ ngoài vào ASEAN như sau: 1) Mở rộng việc miễn thị thực cho công dân của các nước thành viên ASEAN đi lại trong khu vực trên cơ sở các thỏa thuận miễn thị thực song phương được ký kết giữa các nước thành viên sẵn sang thực hiện; 2) Hài hòa các thủ tục cấp thị thực cho du khách quốc tế; 3) Loại bỏ dần các loại thuế du lịch đối với công dân các nước thành viên ASEAN khi đi đến các nước thành viên khác 4) Khuyến khích viêc sử dụng thẻ thông minh đối với doanh nghiệp của ASEAN và du khách thường xuyên và, khi thích hợp, đối với việc đi lại qua biên giới