SlideShare a Scribd company logo
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
ĐÀO QUỐC TOẢN
CHIẾN LƢỢC BIỂN ĐÔNG CỦA TRUNG
QUỐC DƢỚI THỜI TẬP CẬN BÌNH
NHẬN VIẾT THUÊ KHOÁ LUẬN
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ : 0917.193.864
WEBSITE: VIETKHOALUAN.COM
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP CHÂU Á HỌC
Hà Nội - 2022
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
ĐÀO QUỐC TOẢN
CHIẾN LƢỢC BIỂN ĐÔNG CỦA TRUNG
QUỐC DƢỚI THỜI TẬP CẬN BÌNH
Chuyên ngành: Châu Á học
Mã số: 60310601
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP CHÂU Á HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TSKH TRẦN KHÁNH
Hà Nội - 2022
MỤC LỤC
MỤC LỤC........................................................................................................ 1
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 3
1. Lý do lựa chọn đề tài ................................................................................... 3
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài ............................................................................ 4
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ................................................................ 10
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................... 10
5. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 11
6.
Cấu trúc của khoá
luận............................................................................. 122
Chƣơng 1: CƠ SỞ TRIỂN KHAI CHIẾN LƢỢC BIỂN ĐÔNG CỦA
TRUNG QUỐC DƢỚI THỜI TẬP CẬN BÌNH CUỐI NĂM 2012 ĐẾN
2019 .....................................................................................................................
1.1.Khái quát về chiến lƣợc biển của Trung Quốc………………………13
1.2.Cơ sở lý luận .......................................................................................... 134
1.2.1. Thuyết "sức mạnh biển" của Alfred Thayer Mahan ......................... 14
1.2.2.Học thuyết không gian sinh tồn của Friedrich Zatzel (1844-1904)…16
1.2.3. Quan niệm về biển qua các thời kỳ lãnh đạo Trung Quốc ................ 17
1.3. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................ 21
1.3.1. Tình hình trong nước .......................................................................... 21
1.3.2. Tình hình quốc tế ................................................................................. 21
Chƣơng 2: NỘI DUNG VÀ CÁCH THỨC TRIỂN KHAI CHIẾN LƢỢC
BIỂN ĐÔNG CỦA TRUNG QUỐC DƢỚI THỜI TẬP CẬN BÌNH TỪ
CUỐI NĂM 2012 ĐẾN NĂM 2019.............................................................. 31
2.1.Chủ trƣơng của Trung Quốc trong vấn đề biển Đông ........................ 31
2.2.Mục tiêu của Trung Quốc ở Biển Đông ................................................ 33
2.3.Các biện pháp triển khai chiến lƣợc Biển Đông từ cuối năm 2012 đến
năm 2019 của Trung Quốc ........................................................................... 33
2.3.1. Chiến thuật vùng xám .......................................................................... 33
2.3.2. Chiến thuật “cải bắp” .......................................................................... 35
1
2.3.3 Chiến thuật “Tứ Sa” ..........................................................................................................37
2.3.4. Bồi đắp các đảo nhân tạo và hoạt động quân sự hóa ở Biển Đông .. 38
2.3.5. Phản đối quốc tế hóa vấn đề Biển Đông, gây sức ép với các nước có
liên quan .................................................................................................................................................43
2.3.6. Tiến hành tâm lý chiến ở Biển Đông.....................................................................45
2.3.7. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền chủ quyền đường “lưỡi bò”..............45
2.4. So sánh chiến lƣợc Biển Đông dƣới thời Tập Cận Bình với các thời
lãnh đạo trƣớc đó............................................................................................................................48
Chƣơng 3: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA
CHIẾN LƢỢC BIỂN ĐÔNG DƢỚI THỜI TẬP CẬN BÌNH VÀ ĐỐI
SÁCH CỦA VIỆT NAM.............................................................................................................53
3.1. Đánh giá tác động của chiến lƣợc Biển Đông dƣới thời Tập Cận Bình
từ cuối năm 2012 đến năm 2019............................................................................................53
3.1.1. Tác động đối với Trung Quốc .....................................................................................53
3.1.2. Tác động đối với Việt Nam............................................................................................57
3.1.3. Tác động đối với Phi-lip-pin và Ma-lai-xi-a ……………………….61
3.1.4. Tác động đối với tổ chức ASEAN……………………………………61
3.1.5. Tác động đối với Mỹ và khu vực................................................................................64
3.2. Xu thế phát triển chiến lƣợc Biển Đông của Trung Quốc và đối sách
của Việt Nam.......................................................................................................................................68
3.2.1. Xu thế phát triển chiến lược Biển Đông của Trung Quốc.......................68
3.2.2. Đánh giá về đối sách của Việt Nam ........................................................................73
KẾT LUẬN ..........................................................................................................................................82
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................
2
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Biển Đông (theo cách gọi của Việt Nam) hay Trung Quốc gọi là biển
Nam Trung Hoa, có tên tiếng Anh (The South China Sea) và tiếng Pháp Mer
de Chine Méridionale. Biển Đông có vị trí từ vĩ độ 3° lên đến vĩ độ 26° Bắc
và từ kinh độ 100° đến kinh độ 121° Đông, khoảng 3,5 triệu km². Biển Đông
được bao bọc bởi 9 nước là Việt Nam, Trung Quốc, Phi-lip-pin, In-đô-nê-xi-a,
Bru-nây, Ma-lai-xia, Xin-ga-po, Thái Lan, Cam-pu-chia và vùng lãnh thổ Đài
Loan. Biển Đông có tầm quan trọng chiến lược đối với các nước trong khu
vực Châu Á, Thái Bình Dương nói riêng và các quốc gia khác trên thế giới
nói chung [32]
Biển Đông không chỉ là nơi đan xen lợi ích chiến lược của các nước
trong và ngoài khu vực mà còn là điểm nhạy cảm, là vùng xoáy mâu thuẫn về
địa chính trị.
Đối với Trung Quốc, Biển Đông có tầm quan trọng đặc biệt trong việc
khẳng định cường quốc biển của nước này, mà theo các học giả Trung Quốc
thì Biển Đông là “trục hai đại dương, là hòn đá tảng về sức mạnh biển, là
đồng tiền sinh mệnh trên biển của Trung Quốc”. Trong lịch sử, người Trung
Quốc từng cho rằng Đông Nam Á, trong đó có Biển Đông là khu vực ảnh
hưởng truyền thống của họ và cũng là hướng thuận, làm ăn phát đạt. Điều này
ảnh hưởng không nhỏ đến yêu sách đòi chủ quyền và tham vọng địa chính trị
của Trung Quốc hiện nay [8]
Tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông gồm các tranh chấp về đảo và
vùng biển giữa 6 quốc gia là Trung Quốc đại lục, Việt Nam, Phi-lip-pin, Ma-
lai-xi-a và Bru-nây và vùng lãnh thổ Đài Loan. Trong những năm gần đây,
3
tranh chấp về chủ quyền và lợi ích ở Biển Đông đang bị đẩy lên mức độ xung
đột khá trầm trọng. Nguyên nhân chính không chỉ tồn tại đồng thời nhiều mâu
thuẫn, tranh chấp, sự chồng chéo, đan xen giữa các lợi ích, có nhiều đối tượng,
chủ thể tham gia hay can dự, mà còn do chưa có một cơ chế hay giải pháp có
tính khả thi được đưa ra và thực hiện. Theo đó, Trung Quốc đóng vai trò then
chốt trong việc gây lên các xung đột này, nhất là kể từ khi Tập Cận Bình lên
nắm quyền cuối năm 2012, cùng với sự thay đổi trong chiến lược biển và
chính sách ngoại giao từ “giấu mình chờ thời” chuyển sang “tích cực, chủ
động”, đặc biệt là sự lớn mạnh của nền kinh tế, chiến lược Biển Đông của
Trung Quốc ngày càng quyết liệt, cứng rắn và bành trướng hơn, thách thức và
uy hiếp nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, cũng như lợi ích của Việt
Nam và các nước có liên quan đến tranh chấp.
Trong bối cảnh đó, thực tế đặt ra đối với Việt Nam đó là, làm thế nào
nhận diện một cách đầy đủ và chính xác chiến lược ở Biển Đông của Trung
Quốc dưới thời Tập Cận Bình để có biện pháp đối phó và bảo vệ toàn vẹn chủ
quyền lãnh thổ trên biển của Việt Nam trong tương lai.
Chính vì những lý do trên, nên tôi quyết định lựa chọn đề tài nghiên
cứu “Chiến lược Biển Đông của Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình” làm
khoá luậntốt nghiệp cao học của mình.
2. Về lịch sử nghiên cứu đề tài
2.1.Tình hình nghiên cứu về chiến lược biển Đông của Trung Quốc ở
Việt Nam
Những năm gần đây, vấn đề Biển Đông luôn trở thành “tâm điểm” thu
hút sự quan tâm của các giới chuyên gia, học giả trong và ngoài nước. Có thể
đọc được những thông tin hàng ngày, thậm chí là hàng giờ về các động thái có
liên quan đến Biển Đông của Trung Quốc và các nước có liên quan trên các
trang điện tử của: Quỹ nghiên cứu Biển Đông (www.seasfoundation.org);
4
Chương trình nghiên cứu Biển Đông (http://nghiencuubiendong.vn); Quỹ hỗ
trợ nghiên cứu Biển Đông (http://fess.vn)...và nhiều nghiên cứu chính thống
khác ở Việt Nam. Dù vậy, qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu nhiều nguồn
tài liệu có liên quan, người viết chưa thấy có công trình nghiên cứu chính
thống, công khai liên quan mật thiết đến vấn đề “Chiến lược Biển Đông của
Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình”. Mặc dù vậy, cũng có rất nhiều nghiên
cứu có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến việc triển khai chiến lược Biển
Đông của Trung Quốc, trong đó đội ngũ học giả và các công trình tiêu biểu có
thể kể đến:
1/Giáo sư Tiến sĩ Đỗ Tiến Sâm với các công trình nghiên cứu tiêu biểu
như: Biển Đông lịch sử, pháp lý và quan hệ quốc tế, Nhà xuất bản Khoa học
xã hội phát hành năm 2015; Biển Đông trong xây dựng chiến lược cường quốc
biển của Trung Quốc sau Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18, đề
tài nghiên cứu cấp Bộ năm 2018...; 2/Đặng Đình Quý (chủ biên) với các công
trình nghiên cứu tiêu biểu như: Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển
trong khu vực, Nhà xuất bản Thế giới năm 2010; Tìm kiếm giải pháp vì hòa
bình và công lý ở Biển Đông, Nhà xuất bản Thế giới phát hành năm 2015;
Biển Đông địa chính trị, lợi ích, chính sách và hành động của các bên có liên
quan, Nhà xuất bản Thế giới phát hành năm 2013; Biển Đông quản lý tranh
chấp và định hướng giải pháp, Nhà xuất bản Thế giới phát hành năm 2013...;
3/Trần Ngọc Vương (chủ biên) với công trình nghiên cứu: Sự kiện giàn khoan
HD 981 và tham vọng của Trung Quốc độc chiếm Biển Đông, Nhà xuất bản
Thông tin và Truyền thông phát hành năm 2015; 4/ Quý Lân, Kim Phượng với
công trình nghiên cứu: Âm mưu thủ đoạn của Trung Quốc trên Biển Đông và
Công luận thế giới, Nhà xuất bản Văn hóa-Thông tin phát hành năm 2014;
5/Nguyễn Hồng Quân với công trình nghiên cứu: Mưu đồ độc chiếm Biển
Đông của Trung Quốc và đối sách của ASEAN, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế,
số 1 (100), năm 2015; 6/Nguyễn Hùng Sơn với công trình nghiên cứu: Bàn về
chiến lược cường quốc biển của Trung Quốc sau Đại
5
hội XVII, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 4 (99), tháng 12/2014; 7/Huỳnh
Tâm Sáng với công trình nghiên cứu: Biển Đông trong chiến lược trở thành
cường quốc biển của Trung Quốc, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố
Hồ Chí Minh năm 2018…Các nghiên cứu trên đã đề cập và làm sáng tỏ một
số vấn đề chủ yếu sau:
Một là, về chính sách của Trung Quốc đối với tranh chấp Biển Đông
Từ năm 2007 đến giữa năm 2010 Trung Quốc triển khai nhiều biện
pháp tuyên truyền về chủ quyền theo yêu sách “đường lưỡi bò” ở Biển Đông,
từng bước nội luật hóa, tăng cường ý thức của người dân về yêu sách “đường
lưỡi bò” vốn không có cơ sở pháp lý, tăng cường các hoạt động trấn áp các
quốc gia khác nhằm khẳng định yêu sách đường lưỡi bò. Trung Quốc tiến
hành nhiều biện pháp với cường độ mạnh và thái độ quyết liệt bất thường, có
sự phối hợp đồng bộ chặt chẽ của nhiều ngành, nhiều lực lượng và được đưa
tin, phổ biến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chính. Trung Quốc
đang phấn đấu trở thành một cường quốc toàn cầu coi Biển Đông là mắt xích
quan trọng trong tuyến phóng thủ hải quân chiến lược và nằm trong phạm vi
ảnh hưởng sống còn của Trung quốc, vừa là cửa ngõ chiến lược để đi ra thế
giới [18]
Hai là, Trung Quốc không từ bỏ âm mưu, mưu đồ độc chiếm Biển Đông “Giấc
mơ Trung Hoa” độc chiếm Biển Đông với yêu sách đường “lưỡi bò” là chiến
lược lâu dài của nhiều thế hệ cầm quyền Trung Quốc. Chiến lược
ấy sẽ không thay đổi, quan điểm đường lưỡi bò phi lý vẫn là cớ để Trung
Quốc làm phức tạp tình hình Biển Đông theo kiểu có lớp lang, bài bản, có thời
điểm thể hiện cụ thể, lúc căng, lúc chùng nhằm từng bước “nắn gân” dư luận
thế giới, từng bước tiến, lùi, tùy thuộc “thời tiết” chính trị thế giới” [7].
Theo đó, chính tham vọng của Trung Quốc khiến tình hình Biển Đông
cẳng thẳng. Trung Quốc thực hiện chính sách bên miệng hố chiến tranh nhằm
thực hiện âm mưu, mưu đồ thống trị của mình ở Biển Đông [20]...
6
Trung Quốc chủ trương “Gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác”
Đây là chủ trương được Trung Quốc đề xuất đã lâu, nhưng không được
Việt Nam và các bên có liên quan đến tranh chấp ở Biển Đông đồng tình ủng
hộ, bởi nó ẩn chứa nhiều bất cập, không có tính công bằng và thỏa hiệp như
nhiều trường hợp gác tranh chấp cùng khai thác khác trong khu vực và trên
thế giới. Trên thực tế, chủ trương với nội hàm không minh bạch và là cách để
Trung Quốc gây sức ép “chiếm đoạt lợi ích” của bên cùng khai thác [18]
Ba là, Trung Quốc điều chỉnh chính sách Biển Đông sau Phán quyết
của Tòa trọng tài năm 2016
Theo đó, phán quyết của Tòa Trọng tài ngày 12/7/2016 tạo ra một cục
diện pháp lý mới có lợi cho các nước đề cao vai trò của Công ước Luật biển
của Liên Hợp Quốc (UNCLOS) ở Biển Đông, buộc Trung Quốc phải chấp
nhận những điều chỉnh có tính chiến thuật để hạn chế tác động của Phán
quyết, tránh sự chú ý của công luận quốc tế, đồng thời ngăn chặn các tập hợp
lực lượng bất lợi cho Trung Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn tiếp tục mở
rộng các điểm chiếm đóng, hiện đại hóa hải quân, củng cố căn cứ địa ở Hoàng
Sa và Trường Sa, và cố tình duy trì mập mờ trong yêu sách để tạo ra cơ sở cho
các hoạt động mở rộng trong tương lai [26]
Bốn là, chiến thuật của Trung Quốc đối với các nước ASEAN trong vấn
đề Biển Đông
Theo đó, chiến thuật của Trung Quốc đối với các nước ASEAN trong
vấn đề Biển Đông, cụ thể: Trung Quốc tìm cách chia rẽ các nước ASEAN,
phản đối đàm phán đa phương với các nước ASEAN về Biển Đông, mưu toan
kiểm soát, “gặm nhấm” Biển Đông bằng sức mạnh; phản đối “quốc tế hóa”
vấn đề Biển Đông, tránh đưa các tranh chấp ra các cơ chế tài phán quốc tế
[22].
7
Như vậy, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu chính thống công
khai nào nghiên cứu về vấn đề “Chiến lược Biển Đông của Trung Quốc
dưới thời Tập Cận Bình”.
2.2.Tình hình nghiên cứu về chiến lược biển Đông của Trung Quốc trên
phạm vi quốc tế
Vấn đề Biển Đông cũng thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới học giả
và nghiên cứu quốc tế. Tuy nhiên cũng chưa có công trình nghiên cứu chính
thống công khai nào về “Chiến lược Biển Đông của Trung Quốc dưới thời
Tập Cận Bình”, mặc dù vậy cũng có nhiều công trình nghiên cứu có liên
quan, có thể kể đến:
1/Tô Quan Quần (chủ biên) với công trình nghiên cứu: Chiến lược Biển
Đông của Trung Quốc, Công ty Cổ phần Công nghệ Tú Uy, Đài Loan phát
hành năm 2013; 2/Hứa Thắng Thái với công trình nghiên cứu: Nghiên cứu
hành động chiến lược của Trung Quốc ở Biển Đông dưới thời Hồ Cẩm Đào,
luận án Tiến sĩ, trường Đại học Đạm Giang, Đài Loan công bố năm 2015;
3/Doãn Kế Vũ với công trình nghiên cứu: Tư duy chiến lược an ninh Biển
Đông của Trung Quốc: Nội hàm, diễn biến và cấu trúc, Tạp chí nghiên cứu an
ninh và biển khu vực châu Á- Thái Bình Dương, Trung Quốc, kỳ 1 năm 2015;
4/Hà Á Duy (Trung Quốc) với công trình nghiên cứu: Biền Đông và An ninh
chiến lược của Trung Quốc, Tạp chí nghiên cứu an ninh và biển khu vực châu
Á- Thái Bình Dương, Trung Quốc, kỳ 1 năm 2015; 5/ Michael Tkacik với
công trình nghiên cứu: Nhận diện chiến lược của Trung Quốc ở Biển Đông,
đăng trên Tạp chí phân tích Quốc phòng và An ninh, Mỹ, năm 2018; 6/Tố ng
Cát Phong với công trình nghiên cứu: Chiến lược hải quân Đài Loan trong
bối cảnh xung đột ở Biển Đông, Công ty Hữu hạn Cổ phần Công nghệ Thông
tin Tú Uy, Đài Loan phát hành năm 2012…các nghiên cứu trên đã đề cập đến
những vấn đề chủ yếu sau:
8
Một là, lập trường giải quyết tranh chấp Biển Đông bằng pháp luật do
Trung Quốc tự đưa ra là không đổi
Nhìn từ thực trạng phát triển sức mạnh quân sự của các nước có liên
quan đến tranh chấp Biển Đông những năm gần đây cho thấy, Trung Quốc
chính là quốc gia tích cực nhất trong việc chuẩn bị về quân sự trong số các
nước có liên quan đến tranh chấp. Trung Quốc luôn áp dụng sách lược “2
mặt”, bề ngoài thì chủ trương “gác tranh chấp, cùng nhau khai thác”, nhấn
mạnh “chính sách láng giềng hữu hảo”, mong muốn quan hệ tốt với Mỹ, Nhật
Bản, đồng ý tham gia vào đối thoại song phương, thậm chí là đa phương về
tranh chấp ở Biển Đông, nhưng mặt khác Trung Quốc lại tích cực mua sắm
trang thiết bị quân sự, phát triển mạnh mẽ lực lượng hải quân và không quân.
Năm 1992, Trung Quốc còn công bố “Luật Lãnh hải và vùng tiếp giáp” nhằm
hướng việc giải quyết tranh chấp ở Biển Đông bằng luật mà Trung Quốc đơn
phương đưa ra [50]
Hai là, về các thủ đoạn chiến lược của Trung Quốc ở Biển Đông
Cách thủ đoạn mà Trung Quốc tiến hành ở Biển Đông bao gồm: Một là,
ưu tiên thủ đoạn ngoại giao, giữ không gian trao đổi ngoại giao khi xảy ra
nguy cơ; Hai là, sử dụng lực lượng chấp pháp trên biển, tránh sử dụng tàu
quân sự; Ba là, sử dụng ngoại giao quân sự, tiến hành viếng thăm và diễn tập
quân sự với các nước có tranh chấp; Bốn là, thông qua kinh tế thương mại và
xây dựng giao thông tăng cường gắn kết với các bên có liên quan đến tranh
chấp; Năm là, nâng cao năng lực khai thác, hướng tới có thể độc lập tiến hành
ở Biển Đông; Sáu là, không ngừng tăng cường sức mạnh quân sự, chuẩn bị
nhưng chưa sử dụng; Bảy là, tận dụng ưu thế về địa duyên tiềm ẩn, tích cực
xây dựng căn cứ hải quân Tam Á [51]…tuy nhiên các thủ đoạn chiến lược
này mới được tổng kết trước năm 2013.
Ba là, các chiến thuật Trung Quốc sử dụng Biển Đông
9
Theo đó, từ nhiều năm qua, Trung Quốc đã áp dụng một chiến lược
tổng thể để thực hiện cho được mục tiêu thâu tóm Biển Đông. Trung Quốc sử
dụng tổng hợp các chiến thuật cô lập khu vực khỏi các cường quốc, trong đó
nhấn mạnh việc loại bỏ ảnh hưởng của Mỹ ở Biển Đông là quan trọng hàng
đầu [63]
Nhìn chung các nghiên cứu đã tập trung phản ánh các vấn đề liên quan
đến việc triển khai chiến lược Biển Đông của Trung Quốc từ nhiều góc tiếp
cận, nhưng chủ yếu phản ánh riêng lẻ theo từng vấn đề hoặc sự kiện hoặc giới
hạn về khung thời gian trước năm 2018, không cập nhật được tình hình đến
năm 2019.
Do đó, việc nghiên cứu chiến lược Biển Đông của Trung Quốc dưới
thời Tập Cận Bình từ năm 2012 đến 2019 vẫn là chủ đề mới mang tính thời sự,
có tính cấp thiết trong bối cảnh hiện nay khi Trung Quốc đang tích cực đẩy
mạnh các hoạt động khẳng định chủ quyền ở Biển Đông, trực tiếp và gián tiếp
tạo sức ép rất lớn đối với Việt Nam và các nước có liên quan.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khoá luậnchiến lược Biển Đông của Trung
Quốc dưới thời Tập Cận Bình.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Tập trung nghiên cứu về chiến lược Biển Đông của
Trung Quốc trong phạm vi Trung Quốc lục địa (không bao gồm Hồng Kông,
Đài Loan, Ma Cao).
- Về thời gian: Từ cuối năm 2012 đến năm 2019.
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu tổng thể về chiến lược Biển Đông của Trung Quốc từ khi
10
Tập Cận Bình lên nắm quyền đến năm 2019. Trên cơ sở này đánh giá đối sách
của Việt Nam trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài tập trung thực hiện những
nhiệm vụ sau:
- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc hoạch định và triển khai
chiến lược Biển Đông của Trung Quốc từ khi Tập Cận Bình lên nắm quyền
cuối năm 2012 đến năm 2019;
- Phân tích nội dung và cách thức triển khai chiến lược Biển Đông của
Trung Quốc từ khi Tập Cận Bình lên nắm quyền cuối năm 2012 đến năm
2019;
- Đánh giá tác động ảnh hưởng đối với Trung Quốc, tác động đối với
các nước trong khu vực, đưa ra một số dự báo về chiến lược Biển Đông của
Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình trong những năm còn lại của nhiệm kỳ 2
và các đối sách của Việt Nam
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu chuyên ngành, liên ngành cụ
thể sau:
- Phương pháp nghiên cứu định tính, là chủ yếu thông qua tham khảo
các nguồn tại liệu từ sách báo, tạp chí chuyên ngành, kỷ yếu hội thảo,
internet...có liên quan đến vấn đề nghiên cứu
- Phương pháp lịch sử xem xét quá trình thay đổi trong quan niệm về
biển của các thế hệ lãnh đạo Trung Quốc
- Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu, tư liệu thu thập được làm
nổi bật chiến lược Biển Đông của Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình
- Phương pháp đối chiếu so sánh dùng để so sánh chiến lược Biển Đông
của Trung Quốc qua các thời kỳ lãnh đạo.
11
- Phương pháp lo-gic áp dụng để nhìn ra bản chất cốt lõi của Trung
Quốc trong chiến lược Biển Đông dưới thời Tập Cận Bình.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham, Tên viết tắt và
Phụ lục, khoá luậncó kết cấu 03 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở hoạch định và triển khai chiến lƣợc Biển Đông của
Trung Quốc dƣới thời Tập Cận Bình từ cuối năm 2012 đến năm 2019
Nội dung của Chương 1 sẽ hệ thống lại cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn
để Tập Cận Bình triển khai chiến lược Biển Đông.
Chƣơng 2: Nội dung, cách thức triển khai chiến lƣợc Biển Đông của
Trung Quốc dƣới thời Tập Cận Bình từ cuối năm 2012 đến năm 2019
Nội dung của Chương 2 sẽ đi sâu phân tích các chiến thuật, nội dung
biện pháp mà Trung Quốc triển khai ở Biển Đông nhằm thực hiện tham vọng
độc chiếm Biển Đông, qua đó so sánh với với thế hệ lãnh đạo trước đó.
Chƣơng 3: Đánh giá tác động, xu thế phát triển của chiến lƣợc Biển
Đông của Trung Quốc dƣới thời Tập Cận Bình và đối sách của Việt Nam
Nội dung của Chương 3 tập trung đánh giá những tác động của chiến
lược Biển Đông dưới thời Tập Cận Bình đối với Trung Quốc, Việt Nam và
các nước trong, ngoài khu vực. Trên cơ sở đó dự báo xu thế phát triển của
chiến lược này, cũng như đánh giá đối sách của Việt Nam trong quá trình giải
quyết tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông.
12
Chƣơng 1: CƠ SỞ HOẠCH ĐỊNH VÀ TRIỂN KHAI CHIẾN LƢỢC
BIỂN ĐÔNG CỦA TRUNG QUỐC DƢỚI THỜI TẬP CẬN BÌNH
CUỐI NĂM 2012 ĐẾN 2019
Chiến lược Biển Đông của Trung Quốc nói chung và dưới thời Tập Cận
Bình nói riêng được triển khai trên cơ sở lý luận và thực tiễn, bao gồm:
1.1. Khái quát về chiến lƣợc biển của Trung Quốc
Chiến lược biển là chỉ phương lược tổng thể chỉ đạo phát triển nghề
biển của quốc gia. Chiến lược biển của Trung Quốc không chỉ bao gồm chiến
lược khống chế chủ quyền biển, mà còn bao gồm chiến lược phát triển biển
trong đó nhấn mạnh phát triển kinh tế biển và chiến lược cường quốc biển.
Chiến lược biển của Trung Quốc có ba mục tiêu chiến lược lớn, bao
gồm: Một là, bảo vệ quyền lợi biển; Hai là, phát triển kinh tế; Ba là, bảo vệ
môi trường sinh thái biển [47]
Trong đó, Trung Quốc xác định bảo vệ quyền lợi biển là nhiệm vụ hàng
đầu, phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, bảo vệ môi trường sinh thái biển
là nguyên tắc thứ nhất.
Theo đó, quyền lợi biển của Trung Quốc chủ yếu bao gồm: Bảo vệ chủ
quyền lãnh hải; bảo vệ quyền lợi chủ quyền và quyền quản hạt ở vùng đặc
quyền kinh tế, thềm lục địa; bảo vệ chủ quyền hải đảo và quyền lợi biển ở các
vùng biển xung quanh các đảo; cùng nhau hưởng quyền lợi ở vùng biển chung
và khai thác tài nguyên đáy biển quốc tế, cũng như an toàn giao thông chiến
lược biển.
Chiến lược biển của Trung Quốc có 3 nhu cầu chiến lược lớn, bao gồm:
Một là, hoàn thành thống nhất đất nước và giải quyết tranh chấp tại các đảo;
Hai là, khai thác phát triển tài nguyên biển; Ba là, kiểm soát giao thông chiến
lược trên biển [47]
Trong đó, Trung Quốc xác định bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn
13
lãnh thổ là lợi ích cốt lõi cơ bản nhất của Trung Quốc. Theo đó, biểu hiện chủ
yếu của nó là hoàn thành thống nhất đất nước và thu hồi lại chủ quyền ở các
đảo, bãi san hô, cũng như việc hoạch định biên giới trên biển. Có thể nói, bảo
vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ nằm trong chiến lược biển với
việc nắm quyền khống chế biển của Trung Quốc.
Nếu hoàn thành thống nhất đất nước là chỉ việc thống nhất Đài Loan là
một trong những nội dung cốt lõi của chiến lược biển, thì giải quyết tranh
chấp tại các đảo là một trong những nội dung quan trọng của chiến lược biển.
Trung Quốc hiểu rằng tranh chấp chủ quyền ở các đảo, trong đó có ở Biển
Đông không chỉ liên quan đến các nước có liên quan, mà còn có sự can thiệp
của lực lượng bên ngoài.
Để thực hiện được chiến lược biển, Trung Quốc áp dụng các biện pháp
tổng hợp chủ yếu bao gồm: Ưu tiên phát triển khoa học kỹ thuật biển, kiên trì
chiến lược biển thống nhất giữa lục quân và hải quân, cũng như bố trí toàn cầu.
Trong đó, chiến lược biển bố trí toàn cầu chủ yếu thể hiện ở các nội dung: Bảo
vệ chủ quyền biển gần, khai thác phát triển biển sâu, bảo vệ biển xa và lợi ích
phân bố toàn cầu hóa, lực lượng phân bố khu vực hóa [47]
Có thể thấy Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình đặc biệt coi trọng vai
trò quan trọng của chiến lược xây dựng cường quốc biển mang đặc sắc Trung
Quốc trong việc hiện thực hóa mục tiêu bá chủ khu vực và thế giới.
1.2. Cơ sở lý luận
1.2.1. Thuyết “sức mạnh biển” của Alfred Thayer Mahan (1840-1914)
Nhà tư tưởng lớn về biển có ảnh hưởng sâu sắc đến chiến lược phát
triển biển của nhiều quốc gia là Alfred Thayer Mahan, người Mỹ (1840-1914).
Ông mở đường đột phá tư duy về sức mạnh quốc gia khi cho rằng sức mạnh
trên biển mới giúp các nước trở thành cường quốc chứ không phải sức mạnh
trên đất liền.
14
Sức mạnh trên biển theo quan điểm của Alfred Mahan là hệ thống phức
tạp bao gồm những thành phần như hạm đội tàu chiến và đội thương thuyền,
cảng và căn cứ hải quân. Ông cũng chỉ ra rằng, biện pháp chính trong việc
giành quyền bá chủ trên biển và chiến thắng trong chiến tranh trên biển là đập
tan lực lượng hải quân địch trong một trận đánh tổng lực của các hải đoàn
hoặc là phong tỏa tàu địch trong những căn cứ của họ, hay kết hợp cả hai biện
pháp trên.
Đáng chú ý, Alfred Mahan chỉ ra 06 điều kiện để một quốc gia có thể
trở thành cường quốc biển, đó là:
(1) Vị trí địa lý: Với những nước nằm ở vị trí không cần phải phòng thủ
trên đất liền cũng như không tìm cách mở rộng lãnh thổ bằng đường bộ thì
mục tiêu duy nhất của nó là hướng về biển và như vậy có ưu thế hơn so với
các nước có đường biên giới trên đất liền. Vị trí địa lý của đất nước không chỉ
giúp tập trung lực lượng mà còn tạo ra lợi thế về mặt chiến lược, nó là vị trí
trung tâm và căn cứ tốt phục vụ cho những chiến dịch nhằm chống lại kẻ thù
tiềm ẩn.
(2) Điều kiện vật chất - có bờ biển có thể sử dụng được, nhiều tài
nguyên thiên nhiên và khí hậu thuận lợi: Đường bờ biển là một trong những
đường biên giới quốc gia, và đường qua biên giới càng dễ dàng thì mong
muốn được giao thương với các nước khác bằng đường biển càng cao. Nhưng
nếu có bờ biển dài nhưng hoàn toàn không có hải cảng thì nước đó sẽ không
có ngoại thương bằng đường biển, không có tàu vận tải biển và không có hải
quân. Thế nên nhiều cảng và cảng sâu là một trong nguồn gốc của sức mạnh
và của cải.
(3) Quy mô lãnh thổ: Đây là điều kiện ảnh hưởng đến sức mạnh trên
biển của quốc gia. Sự phát triển của sức mạnh trên biển thì điều quan trọng
không phải là diện tích tính bằng dặm vuông mà là chiều dài của bờ biển và
15
đặc điểm hải cảng của nó. Nếu điều kiện địa lý và vật lý như nhau, chiều dài
bờ biển là nguồn sức mạnh hay điểm yếu, tùy thuộc dân số nhiều hay ít.
(4) Quy mô dân số: Sự phát triển của sức mạnh trên biển còn liên quan
đến nhân tố dân số, tuy nhiên cần phải tính đến không chỉ tổng dân số mà phải
tính đến cả số người theo nghề biển hoặc ít nhất là sẵn sàng tham gia làm việc
trên tàu hay tham gia vào việc sản xuất hàng hóa cho hải quân. Nói cách khác,
phần lớn những người làm nghề liên quan tới biển là thành tố quan trọng đối
với sức mạnh trên biển.
(5) Đặc điểm người dân: Xu hướng thích hoạt động kinh doanh, kéo
theo nhu cầu sản xuất những sản phẩm để có thể trao đổi là đặc điểm dân tộc
quan trọng nhất đối với sự phát triển của lực lượng trên biển.
(6) Đặc điểm chính phủ: Có một chính phủ đủ năng lực để làm chủ biển
bởi với những hình thức chính phủ cụ thể, với những thể chế tương ứng của
nó và đặc điểm của người cầm quyền trong những giai đoạn khác nhau có ảnh
hưởng rất rõ đối với sự phát triển của sức mạnh trên biển [11]
Thực tế cho thấy, để có được sức mạnh biển đòi hỏi phải có sự kết hợp
đúng đắn của nhiều nhân tố cả khách quan - như dân số, địa lý, môi trường
quốc tế thuận lợi và chủ quan - như nhận thức và chính sách đúng đắn của
chính phủ và người dân, cũng như tầm nhìn và chiến lược biển phù hợp với
đặc thù quốc gia và hoàn cảnh của thời đại.
Dựa theo quan điểm của Alfred Mahan, Trung Quốc có đầy đủ các điều
kiện để trở thành cường quốc biển. Đây cũng là một tró cũng là một trong
nhưng lí do để Trung Quốc theo đuổi mục tiêu phát triển thành cường quốc
biển.
1.2.2.Học thuyết không gian sinh tồn của Friedrich Zatzel (1844-
1904)
Không gian sinh tồn, tạm dịch từ “L’Espace Vital – Lebensraum ”, tác
phẩm nghiên cứu về “địa lý chính trị” nổi tiếng của Friedrich Ratzel xuất bản
16
năm 1902, đề cập đến bảy định luật liên quan đến sự hình thành của một đại
cường quốc, bao gồm: Một là, không gian (sinh tồn) của một dân tộc được mở
rộng đồng thời với văn minh của dân tộc đó. Một dân tộc có nền văn minh
tiến bộ sẽ đồng hóa các dân tộc kém văn minh hơn; Hai là, lãnh thổ quốc gia
sẽ phát triển theo tỉ lệ thuận với sức mạnh kinh tế và đội ngũ thương buôn của
quốc gia cũng như chủ thuyết phát triển quốc gia. Việc bành trướng vì thế chỉ
tùy thuộc vào ý chí và phương tiện; Ba là, việc bành trướng của cường quốc
được thực hiện qua phương cách “ hấp thụ và tiêu hóa” các nước nhỏ; Bốn là,
đường biên giới quốc gia không xác định. Biên giới xác định chỉ có giá trị tạm
thời, chỉ để đánh dấu giữa hai giai đoạn bành trướng; Năm là, trong quá trình
bành trướng, đất (bây giờ là biển) là mục tiêu chính; Sáu là, mục tiêu bành
trướng là các quốc gia yếu kém ở kế cận. Sự bành trướng của cường quốc
không thể thực hiện nếu quốc gia bên cạnh cũng là cường quốc; Bảy là, hiện
tượng bành trướng có khuynh hướng lan rộng do việc tranh giành lãnh thổ của
các quốc gia [65]
Học thuyết này có thể sẽ được Trung Quốc lợi dụng làm căn cứ biện
minh cho việc triển khai chiến lược bành trướng, xâm chiếm chủ quyền của
các nước có liên quan ở Biển Đông.
1.2.3. Quan niệm về biển qua các thời kỳ lãnh đạo của Trung Quốc
Tôn Trung Sơn là người đầu tiên đưa ra một hệ thống tư tưởng biển đặc
thù và hoàn chỉnh cho Trung Quốc với năm nội dung chính: Một là, “dĩ hải vi
bản” - coi hải dương là gốc cho sự hưng thịnh hoặc suy vong của một dân tộc;
Hai là, hải quyền là một bộ phận cấu thành quan trọng của chủ quyền quốc
gia; Ba là, tư tưởng “hải phòng” - bao gồm chủ trương xây dựng hạm đội hải
quân lớn mạnh và quân cảng để bảo vệ hải quyền Trung Quốc; Bốn là, tư
tưởng “hải quân” - xây dựng lực lượng hải quân lớn mạnh là nhiệm vụ hàng
đầu của quốc phòng và là sách lược quan trọng để bảo vệ hải quyền Trung
17
Quốc; Năm là, “dĩ hải hưng quốc” - coi quyền quản lý, khai thác và sử dụng
biển là nội dung của chiến lược phát triển đất nước, coi việc quy hoạch cảng
biển là mấu chốt để phát triển ngành công thương nghiệp biển, và phát triển
ngành vận tải biển, nhất là vận tải viễn dương, là biện pháp thúc đẩy phát triển
kinh tế đất nước [26]
Nếu như mục tiêu chiến lược biển của Trung Quốc thời kỳ trước 1985
chỉ đơn thuần là phòng vệ bờ biển thì sau năm 1985, mục tiêu này được phát
triển thành phòng vệ biển gần và từ giữa những năm 2000 cho đến nay là hoạt
động biển xa.
Sự điều chỉnh mục tiêu chiến lược biển như vậy gắn liền với sự mở rộng
của nội hàm quan niệm về hải dương của Trung Quốc, từ chỗ coi hải dương
chỉ là vùng biển gần bờ, vùng tiếp giáp và đặc quyền kinh tế, sau đó nhấn
mạnh khả năng đi ra vùng biển quốc tế và phát triển tài nguyên đại dương,
đến hiện nay là mở rộng sang quyền cho tàu bè quân sự tự do đi lại trên biển,
khai thác tài nguyên biển, bảo vệ các tuyến hàng hải quan trọng trong trường
hợp chiến tranh và cản trở khả năng hoạt động tự do của hải quân các nước
đối thủ.
Thời kỳ Đặng Tiểu Bình, cùng với quá trình cải cách mở cửa, chiến
lược biển nói chung và các biện pháp đấu tranh chính trị liên quan đến biển
được chú trọng. Quan niệm về biển của Đặng Tiểu Bình gồm ba nội dung cơ
bản: (1) Tư tưởng chiến lược trong phòng vệ biển là “phòng ngự biển gần”;
(2) “Tinh gọn” và “hữu dụng” là phương châm xây dựng hải quân; (3) “Gác
tranh chấp chủ quyền, cùng khai thác” là chủ trương xử lý các vấn đề tranh
chấp trên biển. Trong đó, “Gác tranh chấp chủ quyền, cùng khai thác” vẫn là
một nội dung quan trọng trong quan niệm biển của Trung Quốc hiện nay [5]
Thời kỳ Giang Trạch Dân, ông là người đầu tiên trong các thế hệ lãnh
đạo Trung Quốc đưa ra tư tưởng mới “gắn khái niệm biển với quan
18
niệm về an ninh toàn diện”, theo đó an ninh biển không chỉ đơn thuần là
an ninh chính trị biển và an ninh quân sự biển, mà còn bao hàm an ninh
kinh tế biển, an ninh khoa học biển và an ninh môi trường biển, trong đó
an ninh kinh tế biển giữ vị trí hạt nhân trong quan niệm về an ninh tổng
hợp. Giang Trạch Dân nhấn mạnh sự cần thiết phải có chiến lược khai
thác biển và bảo vệ an ninh biển trong môi trường an ninh quốc tế mới
được đặc trưng bởi xu thế đa dạng hóa nhân tố an ninh, đa nguyên hóa lợi
ích an ninh, đa phương hóa quan hệ an ninh và quốc tế hóa vấn đề an ninh.
Thời kỳ Hồ Cẩm Đào, quan niệm biển của Trung Quốc đã phát triển
thêm một bước với bốn nội dung tư tưởng chiến lược quan trọng gồm: (1)
Phòng ngự biển xa; (2) Hải dương hài hòa; (3) Xây dựng hải quân lớn mạnh;
(4) Xây dựng cường quốc biển [5]. Đáng chú ý là cả bốn nội dung này đều thể
hiện nhu cầu, khả năng, tầm nhìn và tham vọng của một nước Trung Quốc đã
lớn mạnh khác trước đây.
Sách trắng quốc phòng của Trung Quốc năm 2010 từng viết rằng: “Sự
phát triển của lợi ích quốc gia đã đặt ra yêu cầu mới càng cao hơn đối với
việc xây dựng năng lực trên biển. Bám sát chiến trường, tìm tòi con đường
chiến thắng, nhanh chóng chuyển đổi mô hình năng lực chiến đấu, thực hiện
huấn luyện từ biển gần chuyển sang biển xa, trở thành nhiệm vụ trọng tâm
của các đơn vị hải quân” [35]
Trong thời kỳ Hồ Cẩm Đào quan niệm và mục tiêu chiến lược biển đánh
dấu mốc phát triển lịch sử, đó là việc Trung Quốc đưa ra chiến lược xây dựng
cường quốc biển. Chiến lược này lần đầu tiên được đưa vào Báo cáo chính trị
tại Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18 năm
2012. Theo đó, Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào đã kêu gọi “xây dựng Trung Quốc
trở thành cường quốc biển”. Thuật ngữ này đã nhấn mạnh mục tiêu xây dựng
cường quốc biển được Trung Quốc nâng cấp thành ưu tiên quốc gia, đồng
19
thời Báo cáo chính trị chỉ rõ: “Cần nâng cao năng lực khai thác tài nguyên
biển, kiên quyết bảo vệ quyền lợi biển quốc gia, xây dựng cường quốc biển”
[59].
Thời kỳ Tập Cận Bình, sau Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản
Trung Quốc lần thứ 18, Trung Quốc đã chính thức đưa vấn đề phát triển biển
trở thành chiến lược phát triển quốc gia, nhấn mạnh việc xây dựng cường
quốc biển là sự lựa chọn tất yếu để bảo vệ lợi ích quốc gia và thực hiện phục
hưng dân tộc Trung Hoa. Do đó, sau khi lên nắm quyền, Tập Cận Bình đặc
biệt coi trọng việc mở rộng không gian chiến lược hướng biển nhằm duy trì sự
phát triển kinh tế và bảo đảm an ninh quốc gia.
Để đạt được các mục tiêu chiến lược quốc gia trung và dài hạn: “Xây
dựng một xã hội khá giả toàn diện” đến năm 2021 kỷ niệm 100 năm thành lập
Đảng Cộng sản Trung Quốc và “phục hưng dân tộc Trung Hoa vĩ đại” đến
năm 2049 kỷ niệm 100 năm thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa,
Tháng 7/2013, trong phiên họp của Bộ Chính trị về các vấn đề trên biển, Tập
Cận Bình đã đã nhấn mạnh rằng: Cường quốc biển đóng vai trò chủ đạo cho
sự “phát triển kinh tế bền vững và thịnh vượng” và “bảo vệ các lợi ích về chủ
quyền quốc gia, an ninh và phát triển”. với hàm ý lợi ích quốc gia của Trung
Quốc đã mở rộng ra biển và trở thành cường quốc biển là một bước trên con
đường vươn tới địa vị cường quốc thế giới của Trung Quốc, là nhân tố quan
trọng để đạt được một xã hội thịnh vượng hài hòa và phục hưng Trung Hoa.
Tiếp đó, “Báo cáo phát triển chiến lược biển Trung Quốc năm 2014”
do Viện Nghiên cứu chiến lược phát triển biển thuộc Cục Hải dương quốc gia
Trung Quốc công bố vào tháng 4/2014 đã bổ sung thêm nội dung “Xây dựng
cường quốc biển mang đặc sắc Trung Quốc”. Nội dung xây dựng cường quốc
biển gồm tư duy lý luận xây dựng cường quốc biển và biện pháp xây dựng
cường quốc biển đặc sắc Trung Quốc. Chỉ có xây dựng được cường quốc biển
20
thì mới có khả năng bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia, các quyền lợi trên
biển và an ninh nhà nước, mới có bảo đảm cho sự phát triển kinh tế và xã hội
[57]
1.3. Cơ sở thực tiễn
1.3.1.Tình hình trong nước
Chiến lược biển Đông của Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình từ cuối
năm 2012 đến năm 2019 chịu sự chi phối của các nhân tố trong nước bao gồm:
Một là, mục tiêu trở thành cường quốc biển là cơ sở thực tiễn quan
trọng nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến chiến lược Biển Đông của Tập Cận Bình
Cường quốc biển được hiểu là quốc gia có sức mạnh vượt trội về biển.
Sức mạnh biển có thể được định nghĩa là sức mạnh tổng hợp của một quốc gia
để bảo vệ lợi ích biển của quốc gia đó, để sử dụng biển vào các mục tiêu
chính trị, kinh tế và quân sự trong thời bình và thời chiến, bao gồm hải quân,
khoa học biển, công nghiệp biển và thương mại biển [14]
“Báo cáo phát triển chiến lược biển Trung Quốc năm 2014” đã thêm
phần “Xây dựng cường quốc biển” và trình bày khá chi tiết về mục tiêu chiến
lược xây dựng cường quốc biển
Các nhiệm vụ chính về biển của Trung Quốc trong tương lai gồm: Bảo
vệ nguồn lực về biển của Trung Quốc đối với “các vùng nước liên quan”;
phát triển kinh tế biển; tăng cường việc sử dụng biển và quản lý các đảo; duy
trì môi trường biển; phát triển các ngành công nghiệp biển và khoa học về
biển; nâng cao sự đóng góp của Trung Quốc vào hải dương học toàn cầu.
Qua đó có thể thấy, Trung Quốc coi trọng vị trí, vai trò hàng đầu của
biển trong chiến lược quốc gia. Trung Quốc nhấn mạnh, xây dựng cường quốc
biển có ý nghĩa trọng đại đối với việc thúc đẩy kinh tế phát triển lành mạnh,
bảo vệ chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển, góp phần hoàn thành mục tiêu
xây dựng xã hội toàn diện và giàu có, thực hiện công cuộc phục
21
hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa...
Xây dựng cường quốc biển đã trở thành quyết sách lớn và chiến lược
của Đảng Cộng sản Trung Quốc với mục tiêu “dựa vào biển làm cho đất nước
mạnh lên”. Dựa vào lợi thế biển, Trung Quốc đã thực thi chiến lược kinh tế,
an ninh từ biển, kết hợp giữa phát triển kinh tế biển với quốc phòng - an ninh,
tăng cường sức mạnh quân sự [47].
Hai là, sự thay đổi trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc
Trước khi Tập Cận Bình lên nắm quyền, Trung Quốc theo đuổi thuyết
“Trỗi dậy hòa bình”. Từ năm 2004, học thuyết này đã được gọi bằng cái tên
“phát triển hòa bình”. Nội hàm của nó là: (1) Trung Quốc sẽ không tham vọng
quyền bá chủ; (2) Sự trỗi dậy về kinh tế và quân sự của họ sẽ không đe dọa
tới an ninh và ổn định của khu vực cũng như của thế giới; (3) Các nước khác
sẽ được hưởng lợi từ việc Trung Quốc gia tăng sức mạnh và tầm ảnh hưởng.
Để hiện thực hóa mục tiêu này, Trung Quốc tập trung phát triển quyền lực
mềm và cho rằng thúc đẩy mối quan hệ tốt với các nước láng giềng sẽ không
những không làm suy yếu mà ngược lại còn cải thiện sức mạnh quốc gia toàn
diện của Trung Quốc. Trong giai đoạn này, Trung Quốc nỗ lực kiềm chế các
hoạt động liên quan đến chủ quyền lãnh thổ để tạo cho cộng đồng quốc tế
niềm tin về một Trung Quốc phát triển trong hòa bình.
Tuy nhiên, kể từ khi Tập Cận Bình lên nắm quyền, Trung Quốc đã
chuyển sang “hậu trỗi dậy hòa bình”, theo đó nước này tập trung gia tăng nỗ
lực thực hiện và củng cố sự kiểm soát trên thực tế đối với các đảo cũng như
vùng biển bên trong “đường lưỡi bò”. Do đó, chiến lược Biển Đông của
Trung Quốc cũng đã có những điều chỉnh tương đương, phù hợp với chính
sách phát triển ngoại giao của mình.
Ba là, sáng kiến “Con đường tơ lụa trên biển”
Tháng 10/2013, trong chuyến thăm chính thức Ma-lai-xi-a và In-đô-nê-
22
xi-a, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đưa ra sáng kiến phục hồi cái gọi
là "Con đường tơ lụa trên biển" với các mục đích: (1) Hỗ trợ mạng lưới sản
xuất chung của khu vực, thúc đẩy trao đổi thương mại và nâng cao vai trò của
Trung Quốc như một cơ hội đầu tư, nguồn vốn trong mắt các nước ASEAN;
(2) Mở rộng và liên kết hệ thống các cảng biển, tăng cường vai trò của cộng
đồng người Hoa tại nước ngoài; (3) Tăng cường độ tin cậy để làm giảm
những căng thẳng khu vực về tranh chấp lãnh thổ và những nhạy cảm lịch sử.
Việc phục hồi con đường tơ lụa trên biển nhằm tạo một vành đai kinh tế
tăng trưởng mới ở phía bờ Tây Thái Bình Dương để đối phó với sáng kiến
Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) và chiến lược
xoay trục châu Á của Mỹ, góp phần tăng thêm sức mạnh và ảnh hưởng của
Trung Quốc ở khu vực. Đồng thời, được nhìn nhận trong tổng thể chiến lược
tiến ra Biển Đông, mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc thông qua việc củng
cố sự hiện diện, củng cố yêu sách phi lý của cái gọi là “đường lưỡi bò” mà
Trung Quốc đưa ra.
1.3.2.Tình hình quốc tế
Thứ nhất, lợi ích và sự can thiệp của Mỹ, Nhật, Nga, Ấn Độ, Úc,
ASEAN..., đặc biệt là của Mỹ trong vấn đề Biển Đông.
Biển Đông không chỉ có vị trí quan trọng đối với các cường quốc hàng
hải trên thế giới, mà còn là trọng điểm cạnh tranh chiến lược của các nước lớn.
Đối với Mỹ, từ cuối thể kỷ 19, Biển Đông đã trở thành mục tiêu chiến
của Mỹ và thực tế trở thành “ao nhà” của họ khi Mỹ thế chân Tây Ban Nha
cai quản quần đảo Phi-lip-pin. Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, hải quân Mỹ ở
khu vực này là Hạm đội 7 đã làm chủ Biển Đông. Từ thập niên 90, Mỹ có
phần lơi là với khu vực Biển Đông, nhưng chưa bao giờ họ coi nhẹ vùng biển
này bởi lợi ích kinh tế và chiến lược của họ ở Tây Thái Bình Dương.
23
Về lợi ích, biển Đông có vai trò quan trọng đối với Mỹ trên phương
diện quân sự và kinh tế, hầu hết các đồng minh của Mỹ ở Biển Đông đều dựa
vào tuyến đường hàng hải để di chuyển các lực lượng hải quân và hàng hoá
thương mại. Điều này thể hiện rõ nét khi Mỹ ưu tiên duy trì tự do hàng hải ở
Biển Đông (gọi tắt là FONOP).
Nhìn tổng thể, lợi ích quốc gia quan trọng của Mỹ ở Biển Đông, bao
gồm: (1) Xuất phát từ chiến lược quyền lực biển truyền thống của nước này.
Biển Đông không chỉ là tuyến hàng hải quan trọng, mà còn chốt giữ các eo
biển quan trọng như Malacca; (2) Mỹ muốn thông qua việc can dự vào vấn đề
Biển Đông để kiềm chế Trung Quốc trỗi dậy; (3) Can dự vấn đề Biển Đông là
con đường ngắn nhất để Mỹ khẳng định vai trò nước lớn trong khu vực châu
Á - Thái Bình Dương.
Quan điểm của Mỹ đối với tranh chấp Biển Đông: Sau chiến tranh lạnh,
quan điểm của Mỹ đối với tranh chấp Biển Đông đã có sự thay đổi từ trung
lập, không can dự sang can dự nhưng không lún sâu. Những năm gần đây, tư
tưởng can thiệp trong tranh luận về chính sách Biển Đông của Mỹ ngày càng
mạnh lên, khiến xuất hiện một số tư duy mới và chiều hướng mới đáng quan
tâm trong chính giới của Mỹ, đó là nhằm thay đổi chính sách Biển Đông hiện
hành của Mỹ để phù hợp với tình hình của khu vực Biển Đông.
Sách lược của Mỹ về Biển Đông: Thứ nhất, là thay đổi lập trường trung
lập trước đây, gia tăng mức độ can dự bằng nhiều hình thức khác nhau. Thứ
hai, là phản đối việc Trung Quốc khẳng định chủ quyền trái với luật pháp
quốc tế, ngăn chặn Trung Quốc độc chiếm Biển Đông, nỗ lực duy trì hiện
trạng sao cho các đảo ở Biển Đông được nhiều nước chiếm lĩnh. Thứ ba, là
chủ trương giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán đa phương, tích cực ủng
hộ chủ trương ASEAN hóa, khu vực hóa, quốc tế hóa vấn đề Biển Đông của
Việt Nam, Phi-lip-pin và các nước tuyên bố chủ quyền khác. Mỹ không chấp
24
nhận Trung Quốc công bố chủ quyền phi lý trên Biển Đông, coi những hành
động ngang ngược của Trung Quốc là nhân tố gây mất ổn định trong khu vực
[12]
Chính sách can dự vào vấn đề biển Đông được chính quyền Tổng thống
Obama thực hiện và tiếp tục dưới chính quyền Tổng thống Trump thông qua các
phương thức như: (1) Tăng cường sự hiện diện quân sự ở Biển Đông thông qua
các cuộc diễn tập quân sự hỗn hợp giữa Mỹ với các quốc gia ven Biển Đông
nhiều về số lượng, lớn về quy mô, nâng cấp hơn về nội dung diễn tập từ bắn đạn
thật, chiến thuật tổng hợp truyền thống đến chiếm đảo, bảo vệ đảo, chống tàu
ngầm, tàu chiến mặt nước v.v…Các cuộc diễn tập quân sự kiểu này rõ ràng
không phải nhằm để chống khủng bố mà giống như một cuộc hải chiến lớn với
một nước lớn nào khác; (2) Tăng cường hoạt động đối ngoại, phản ứng mạnh mẽ
hành động sai trái của Trung Quốc, bảo vệ đồng minh; (3) Tăng cường quan hệ
kinh tế thương mại và hợp tác khai thác dầu khí trên biển với các nước tranh
chấp có liên quan; (4) Tăng cường hợp tác với các nước ngoài khu vực như Nhật
Bản, Ấn Độ để can thiệp vào tình hình Biển Đông…
- Đối với Nhật Bản: Sự an toàn và thông suốt trong vận chuyển qua Biển
Đông còn quan trọng hơn cả Mỹ. Hơn nữa, khu vực này cũng là nơi có khả năng
cung cấp nguồn tài nguyên bổ sung lớn và là thị trường truyền thống của Nhật
Bản. Thêm vào đó, sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc và những hành
động quyết đoán của họ trong yêu sách đòi chủ quyền trên biển, cả ở Biển Đông
và biển Hoa Đông, đang tạo ra sức ép địa chính trị đối với Nhật Bản. Đó là lí do
khiến Nhật Bản quan tâm nhiều hơn về an ninh ở Biển Đông.
- Đối với Ấn Độ: Mối quan tâm của nước này đối với Biển Đông cũng
gia tăng nhanh chóng không chỉ bắt nguồn từ quan hệ truyền thống hàng ngàn
năm trước với khu vực này mà còn do nhu cầu mở rộng không gian chiến
lược của Ấn Độ về phía Đông nhằm nâng cao sức cạnh tranh với Trung Quốc.
25
- Đối với Nga và Úc thì Biển Đông cũng là một trong những phạm vi
địa chính trị truyền thống của họ. Nga là nước chủ chốt đang thăm dò và khai
thác dầu khí với Việt Nam ở ngoài khơi Biển Đông. Còn Úc là nước láng
giềng có vùng biển nối với Biển Đông, có quan hệ mật thiết với các nước
Đông Nam Á.
- Đối với ASEAN: ASEAN đang đóng vai trò xây dựng trong việc gắn
kết Trung Quốc và các nước có liên quan vào một cơ chế chung để cùng nhau
giải quyết vấn đề tranh chấp ở Biển Đông, trong đó có Tuyên bố về ứng xử
giữa các bên ở Biển Đông (DOC) được ký kết vào năm 2002 nhưng không
mang tính ràng buộc. Hiện hai bên đang tích cực thảo luận Bộ Quy tắc ứng xử
ở Biển Đông (COC), trong đó Trung Quốc thể hiện rõ kỳ vọng hoàn thành Bộ
quy tắc này vào năm 2021 theo như phát biểu của Thủ tướng Trung Quốc Lý
Khắc Cường tại Hội nghị Cấp cao ASEAN tổ chức tại Thái Lan năm 2019. Sự
thay đổi trong thái độ về COC của Trung Quốc cũng là một điều đáng chú ý,
mà một trong số lí do đó là Trung Quốc muốn tận dụng vai trò của Phi-lip-pin
với tư cách là điều phối viên của ASEAN để đối thoại với Trung Quốc từ năm
2018. Rõ ràng, Trung Quốc muốn hoàn tất việc đàm phán và soạn thảo COC
trước khi Phi-lip-pin hết nhiệm kỳ vào năm 2021. Để thực hiện được mục tiêu
này thì phụ thuộc rất lớn vào vai trò của ASEAN trong việc điều phối quyền
lợi của các thành viên trong khối có liên quan đến tranh chấp với Trung Quốc
ở Biển Đông. Hay nói cách khác, thành bại của COC phụ thuộc vào vai trò
điều phối lợi ích giữa các thành viên trong khối, lợi ích của cả khối trong
tương quan mối quan hệ với Trung Quốc không chỉ bó hẹp trong vấn đề Biển
Đông. Đây được coi là một thách thức không nhỏ của ASEAN, và Trung
Quốc đang tìm mọi cách để hướng ASEAN đi theo “quỹ đạo” mà mình đặt ra
trong quá trình đàm phán COC. Do đó, ASEAN cũng sẽ là một trở ngại mà
Trung Quốc phải vượt qua nếu muốn đưa COC theo ý đồ của mình.
26
Thứ hai, Việt Nam và Phi-lip-pin – hai nước được Trung Quốc xác định
là nhân tố cản trở lớn nhất trong số cho nước này trong việc thực hiện tham
vọng độc chiếm Biển Đông.
Trong số các nước có liên quan đến tranh chấp ở Biển Đông mà Trung
Quốc cần phải đàm phán tìm cách giải quyết. Ngoài các nước như: In-đô-nê-
xi-a hay Ma-lai-xi-a, Bru-nây…thì Việt Nam và Phi-lip-pin được coi là “trở
ngại” lớn nhất trong tiến trình biến tham vọng độc chiếm Biển Đông thành
hiện thực của Trung Quốc, dù rằng Trung Quốc gần như đã “khuất phục”
được Phi-lip-pin dưới thời của Tổng thống đương nhiệm Duterte.
- Việt Nam: Trên bước đường thực hiện tham vọng độc chiếm Biển
Đông của Trung Quốc, bên cạnh ảnh hưởng của nhân tố Mỹ thì lập trường,
chính sách của Việt Nam là một trong những trở ngại lớn đối với Trung Quốc,
bởi chúng ta luôn khẳng định và kiên trì chủ quyền không thể chối cãi theo
Luật quốc tế ở biển Đông, cụ thể: Chủ trương nhất quán của Việt Nam về giải
quyết các tranh chấp ở Biển Đông là bằng biện pháp hòa bình, trên tinh thần
hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công ước
của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Theo đó, đối với các vấn đề chỉ
liên quan đến Việt Nam và một quốc gia khác thì giải quyết song phương. Với
các vấn đề liên quan đến nhiều nước, nhiều bên, liên quan đến tự do, an toàn
hàng hải thì cần sự bàn bạc của các bên liên quan. Trong trường hợp các bên
không giải quyết được bằng cơ chế đàm phán thì cần phải thực hiện bằng các
phương thức khác, như: Trung gian, hòa giải hoặc các cơ chế tài phán quốc tế.
Trong khi chờ một giải pháp cơ bản, lâu dài cho vấn đề Biển Đông, các bên
liên quan cần nghiêm chỉnh thực hiện Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở
Biển Đông (DOC); nỗ lực duy trì hòa bình, ổn định trên cơ sở giữ nguyên
trạng, không làm phức tạp hóa tình hình, không có hành động vũ lực hoặc đe
dọa sử dụng vũ lực.
27
- Phi-lip-pin: Dưới chính quyền Tổng thống Benigno Aquino theo đuổi
chính sách cứng rắn ở Biển Đông, chủ động khởi kiện Trung Quốc lên tòa
Trọng tài Thường trực (PCA) và củng cố liên minh với Mỹ nhằm mục tiêu
ngăn chặn Bắc Kinh xâm phạm các lợi ích của mình và phán quyết của Tòa
Trọng tài quốc tế ngày 12/07/2016 được coi là thắng lợi của nước này trước
Trung Quốc.
Tuy vậy, sau khi ông Duterte lên nắm quyền, chính sách Biển Đông của
Phi-lip-pin đã có sự thay đổi rất lớn, quan hệ đối đầu trong vấn đề Biển Đông
với Trung Quốc thời Aquino dần được thay thế bằng xu thế hòa hoãn và quan
hệ song phương Trung Quốc và Phi-lip-pin ngày càng trở lên thân thiết bất
chấp sự phản đối của lực lượng đối lập ở Phi-lip-pin về sự “nhượng bộ” mà
ông Duterte giành cho Trung Quốc.
Có thể thấy, việc điều chỉnh chính sách Biển Đông của Tổng thống
Duterte xuất phát từ nhiều lí do, trong đó mong muốn cải thiện quan hệ với
Trung Quốc để thúc đẩy phát triển kinh tế, phục vụ lợi ích quốc gia, dân tộc là
quan trọng nhất. Tuy vậy, quan sát những diễn biến trong quan hệ hai nước
xung quanh vấn đề Biển Đông thời gian qua cho thấy, Tổng thống Duterte
vẫn có những tính toán chiến lược của mình khi ông này vẫn coi Phán quyết
của Tòa Trọng tài quốc tế làm con bài đàm phán với Trung Quốc.
Do đó, với sự “thiếu nhất quán” trong đường lối ngoại giao của ông
Duterte cùng với sức ép đến từ nội bộ của Phi-lip-pin thì việc lôi kéo Phi-lip-
pin trong giải quyết vấn đề Biển Đông của Trung Quốc vẫn phải đối mặt với
những thách thức không nhỏ.
Thứ ba, phán quyết của Tòa Trọng tài quốc tế ngày 12/07/2016 sau vụ
kiện của Phi-lip-pin.
Tòa kết luận rằng, giữa Phi-lip-pin và Trung Quốc không có căn cứ
pháp lý nào để Trung Quốc yêu sách các quyền lịch sử, bên ngoài những
28
quyền quy định trong Công ước, tại các vùng biển nằm bên trong “đường lưỡi
bò”. Nói cách khác yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông là bất hợp pháp
và xác nhận các quyền của Phi-lip-pin trong Vùng đặc quyền kinh tế của nước
này, Trung Quốc đã đáp lại với “ba không”: không công nhận, không tham
gia và không tuân thủ phán quyết. Dù vậy, phán quyết này được coi là một
“cú sốc” đối với Trung Quốc vốn luôn tự cho mình quyền “cầm trịch” trong
các cuộc đàm phán song phương với các nước có liên quan. Nó phần nào
khiến Trung Quốc phải cẩn trọng hơn trong quá trình giải quyết tranh chấp
với các nước có liên quan.
Như vậy, Biển Đông không chỉ là nơi đan xen lợi ích chiến lược của các
nước trong và ngoài khu vực, nhất là lợi ích về an ninh, tự do hàng hải, mà còn
là điểm nhạy cảm, là “vùng xoáy” mâu thuẫn về địa chính trị. Việc Trung
Quốc trỗi dậy cùng với hàng loạt hành động cứng rắn nhằm kiểm soát Biển
Đông đang thách thức lợi ích chiến lược của nhiều nước, trong đó có Mỹ, Nhật
Bản, Ấn Độ và Nga. Điều này đang dẫn đến nguy cơ thổi bùng lên xung đột
chính trị ở Biển Đông cũng như ở toàn khu vực Tây Thái Bình Dương, trong
đó Đông Nam Á là vùng trọng điểm chiến lược.
Có thể thấy lợi ích và sự can thiệp của các nước Mỹ, Nhật, Nga, Ấn Độ,
Úc, ASEAN..., đặc biệt là của Mỹ trong vấn đề Biển Đông và chính sách Biển
Đông của Việt Nam và Phi-lip-pin, cũng như phán quyết của Tòa Trọng tài
quốc tế năm 2016 là những nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đối với chiến lược
Biển Đông của Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình, đồng thời trở thành “rào
chắn” hữu hiệu để Trung Quốc không thể tùy ý lộng hành và thao túng vấn đề
Biển Đông.
TIỂU KẾT
Có thể thấy rằng chiến lược Biển Đông của Trung Quốc dưới thời Tập
Cận Bình xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn cụ thể từ nhu cầu phát
triển kinh tế xã hội của Trung Quốc trong tình hình mới. Trong đó, mục tiêu
29
trở thành cường quốc biển cũng như sự điều chỉnh trong chính sách đối ngoại,
chiến lược phát triển trung và dài hạn của Trung Quốc là các nhân tố then
chốt thúc đẩy Tập Cận Bình thực hiện chiến lược Biển Đông cứng rắn và
bành trướng hơn trong thời gian qua. Những nhân tố này cũng sẽ ảnh hưởng
trực tiếp đến chiến lược Biển Đông của Trung Quốc trong những năm còn lại
của nhiệm kỳ 2 của Tập Cận Bình, đồng thời cũng trở thành thách thức lớn
đối với các nước có liên quan đến tranh chấp, trong đó có Việt Nam.
30
Chƣơng 2: NỘI DUNG VÀ CÁCH THỨC TRIỂN KHAI CHIẾN
LƢỢC BIỂN ĐÔNG CỦA TRUNG QUỐC DƢỚI THỜI TẬP CẬN
BÌNH TỪ CUỐI NĂM 2012 ĐẾN NĂM 2019
2.1. Về chủ trƣơng của Trung Quốc trong vấn đề biển Đông
Những năm 1980, liên quan đến vấn đề tranh chấp chủ quyền các đảo ở
Biển Đông, Đặng Tiểu Bình đã chỉ rõ: “Gác vấn đề tranh chấp chủ quyền,
cùng nhau khai thác”. Như vậy có thể xóa bỏ được các vấn đề tồn tại bao
nhiêu năm qua. Theo tư tưởng này, những năm 1990, chính phủ Trung Quốc
đã đưa ra phương châm 16 chữ trong giải quyết vấn đề Biển Đông “Chủ quyền
thuộc mình, giải quyết hòa bình, gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác” .
Trong đợt học tập lần thứ 8 của Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng
sản Trung Quốc, Tập Cận Bình chủ trì và chỉ rõ: Phải làm tốt công tác chuẩn
bị đối phó với cục diện phức tạp, nâng cao năng lực bảo vệ chủ quyền biển,
kiên trì bảo vệ quyền lợi biển, kiên trì phương châm “Chủ quyền thuộc mình,
giải quyết hòa bình, gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác”, thúc đẩy hợp
tác hữu hảo cùng có lợi, tìm kiếm và mở rộng điểm chung về lợi ích.
Trên thực tế, ý tưởng “gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác” được
Đặng Tiểu Bình nêu ra từ cuối những năm 70 của thế kỷ 20. Trong suốt hơn
40 năm qua, “gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác" đã trở thành một chủ
trương lớn trong triển khai chiến lược biển của Trung Quốc. Các thế hệ lãnh
đạo Trung Quốc luôn tìm mọi cách để áp đặt ý tưởng và chủ trương này đối
với các nước láng giềng và ASEAN, trong đó có Việt Nam.
Tuy nhiên, ý tưởng “gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác” của
Trung Quốc không được đa số các nước ASEAN hưởng ứng, do các nước đều
hiểu rõ bản chất của ý tưởng này là: Biến khu vực không tranh chấp thành
vùng tranh chấp để thực hiện “cùng khai thác” tại vùng biển và thềm lục địa
của các nước khác nằm trong phạm vi yêu sách “đường lưỡi bò”
31
Để tranh thủ sự ủng hộ của các nước ASEAN, Trung Quốc đã nhiều lần
điều chỉnh câu chữ của ý tưởng “gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác”.
Ban đầu là “chủ quyền thuộc Trung Quốc, gác lại tranh chấp, cùng nhau khai
thác”, sau đó thì rút gọn lại là “gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác” và
gần đây là “khai thác chung” hay “cùng khai thác”.
Hơn thế nữa, Trung Quốc đang muốn đánh đồng đề xuất “gác lại tranh
chấp, cùng nhau khai thác” với giải pháp tạm thời “cùng khai thác” vùng biển
chồng lấn, có ý nghĩa thực tế theo quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về
Luật Biển năm 1982. Bằng cách đánh tráo các khái niệm này, Trung Quốc âm
mưu áp dụng cho hầu như toàn bộ khu vực Biển Đông nằm trong yêu sách
“đường lưỡi bò”.
Mặc dù luôn luôn khẳng định chủ trương “cùng khai thác” không làm
ảnh hưởng đến yêu sách chủ quyền và quyền tài phán quốc gia, song ý đồ sâu
xa của Trung Quốc là muốn thông qua “cùng khai thác” để hợp pháp hóa các
yêu sách phi lý và phi pháp của mình trong Biển Đông. Trung Quốc muốn
dùng vấn đề “cùng khai thác” để phân hóa, chia rẽ các nước ASEAN và cộng
đồng quốc tế. Thời gian qua, nước này luôn lớn tiếng rằng “cùng khai thác” là
biện pháp duy nhất để duy trì hòa bình ổn định ở Biển Đông, cho rằng đề xuất
này thể hiện thiện chí lớn của phía Trung Quốc, có cơ sở pháp lý, không đụng
chạm đến quan điểm của mỗi bên về vấn đề chủ quyền.
Trung Quốc lập luận "gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác" có tính
xây dựng, thực tế và tính khả thi nhất, tạo điều kiện cho các bên khai thác tài
nguyên phát triển kinh tế, tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác, cũng như
góp phần giữ gìn môi trường hòa bình và ổn định trên biển…
Thực tế cho thấy, chủ trương “gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác”
vừa nhằm duy trì và củng cố yêu sách mở rộng phạm vi biển theo đường "lưỡi
bò” trong Biển Đông, vừa nhằm mục đích chiếm đoạt tài nguyên phục vụ phát
32
triển kinh tế, đảm bảo an ninh năng lượng. Đồng thời họ còn nhắm mục tiêu
giữ được bộ mặt “hòa bình”, tranh thủ dư luận, tăng cường ảnh hưởng chinh
trị đối với khu vực, hạn chế vai trò của các cường quốc khác.
Như vậy, đề xuất “gác tranh chấp, cùng khai thác” của Trung Quốc
thực chất là một cái “bẫy” pháp lý cực kỳ nguy hiểm [33].
2.2. Mục tiêu của Trung Quốc ở Biển Đông
Mục tiêu lớn nhất của Trung Quốc đó là độc chiếm Biển Đông, biến
Biển Đông thành “ao nhà” của mình. Đây là mục tiêu xuyên suốt và sẽ không
thay đổi dù Trung Quốc có trải qua các thế hệ lãnh đạo khác nhau.
Chiến lược Biển Đông là một phần trong chiến lược lớn hơn nhằm xây
dựng Trung Quốc trở thành cường quốc biển. Đây là mục tiêu cuối cùng mà
các nhà lãnh đạo Trung Quốc theo đuổi, đồng thời là một thành tố cần thiết
trong chiến lược tổng thể nhằm phục hưng dân tộc Trung Hoa.
Tại Đại hội 19 năm 2017, Báo cáo chính trị được Tập Cận Bình trình
bày đã thể hiện quyết tâm không nhượng bộ của Trung Quốc trong vấn đề chủ
quyền lãnh thổ, cùng với mục tiêu xây dựng quân đội Trung Quốc trở thành
số 1 thế giới vào giữa thế kỷ 21. Đây sẽ là cơ sở để Tập Cận Bình tiếp tục
theo đuổi mục tiêu nắm quyền kiểm soát, tiến tới độc chiếm, biến Biển Đông
thành “ao nhà” của Trung Quốc trong những năm còn lại của nhiệm kỳ 2
2.3. Các biện pháp triển khai chiến lƣợc Biển Đông từ cuối năm
2012 đến năm 2019 của Trung Quốc
2.3.1. Chiến thuật vùng xám
Chiến thuật vùng xám được hiểu là hoạt động gây hấn, cưỡng chế, làm
gia tăng căng thẳng nhưng lại duy trì nó ở dưới ngưỡng xung đột quân sự
thông thường. Hay còn gọi là chiến thuật tiệm tiến cưỡng bức, thường được
các nước lớn sử dụng để đạt được lợi ích mà không cần dùng tới biện pháp vũ
lực trực tiếp. Đặc trưng cơ bản của chiến thuật này là không để xung đột vượt
33
ngưỡng và tiến từng bước nhỏ. Trong đó, lực lượng “dân quân biển” được
xem là mũi nhọn trong việc thực hiện chiến thuật này.
Điển hình của chiến thuật này là sự kiện bãi Tư Chính gần đây khi
Trung Quốc cố tình tạo ra tình các tình huống căng thẳng, leo thang ở Biển
Đông nhằm vào Việt Nam nhưng không đẩy thành tranh chấp quân sự.
Chiến thuật vùng xám được triển khai bằng các cách sau:
Một là, triển khai các đội “dân quân biển” dưới danh nghĩa ngư dân
đánh bắt cá trên các vùng biển tranh chấp.
Trong quá trình đánh bắt cá, các đội dân quân này thực hiện các hành
động xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các nước
có liên quan, từng bước xâm lấn và chiếm đóng các thực thể tranh chấp trên
Biển Đông nếu không bị cản trở, ngăn chặn.
Giáo sư Carl Thayer - Học viện Quốc phòng Australia đánh giá: Trung
Quốc đã cơ cấu một số nhóm trong “hạm đội tàu cá chiến lược” của họ thành
các nhóm “dân quân biển”. Những thành viên của các nhóm này có thể phút
trước còn là những ngư dân hết sức bình thường, phút sau đã trở thành lực
lượng bán quân sự khoác trên mình những bộ quân phục. Đội “dân quân biển”
này không chỉ xâm phạm nguồn tài nguyên biển mà còn gây ra các hoạt động
đâm va, làm hư hại các tàu cá và xua đuổi ngư dân Việt Nam [44].
Việc đặt lực lượng dân quân biển trong bóng tối sẽ giúp Trung Quốc có
thể thực hiện các hoạt động đâm va và quấy rối các tàu nước ngoài với danh
nghĩa “tai nạn hàng hải thông thường” trong khu vực đường “lưỡi bò” mà
Trung Quốc đơn phương vẽ ra.
Hai là, sử dụng các lực lượng chấp pháp trên biển, phần lớn được phân
bổ vào lực lượng Cảnh sát biển để thúc đẩy các tuyên bố chủ quyền đơn
phương ở Biển Đông
34
Cảnh sát biển đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc triển khai
“chiến thuật vùng xám” của Trung Quốc. Đây được xem là lực lượng chấp
pháp “bán quân sự”, có thể can thiệp vào bất cứ va chạm nào ở Biển Đông.
Chiến thuật vùng xám được Trung Quốc sử dụng nhằm các mục đích
như tuần tra, thiết lập sự hiện diện, trinh sát, giám sát và quấy rối các hoạt
động khai thác dầu khí của nước ngoài ở Biển Đông….
Với chiến thuật này, Trung Quốc đã, đang xem nhẹ luật pháp và các
quy chuẩn quốc tế, đe dọa biến trật tự được thiết lập bởi các quy tắc hiện nay
trở thành “luật riêng” của Trung Quốc ở Biển Đông.
2.3.2. Chiến thuật “cải bắp”
Từ năm 2012, Trung Quốc đã bắt đầu triển khai chiến thuật “cải bắp”
nhằm thực hiện mục tiêu độc chiếm Biển Đông.
Chiến thuật “cải bắp” thực chất là việc Trung Quốc bố trí nhiều lớp tàu
khác nhau, tương tự như các lớp lá của cải bắp để bao vây một khu vực đảo
hay một bãi cạn nào đó, nhằm góp phần hiện thực hóa tham vọng chủ quyền
“đường lưỡi bò” mà Trung Quốc đơn phương tuyên bố ở Biển Đông.
Theo đó, để thực hiện chiến thuật này, Trung Quốc sử dụng 3 lớp tàu
các loại: Lớp đầu tiên ở sát trong cùng, Trung Quốc sử dụng một lực lượng
tàu cá lớn của nước này “dàn hàng ngang” bao vây các đảo, bãi cạn với hình
thức là đánh cá, thực chất là bao vây, kiềm tỏa; Lớp thứ 2 là lớp tàu cá của
ngư dân, Trung Quốc sử dụng các tàu chấp pháp dân sự như tàu Hải tuần, Hải
cảnh, Ngư Chính; Lớp thứ 3 ở bên ngoài là tàu hải quân của quân đội Trung
Quốc.
Với việc bố trí 3 lớp tàu như hình cải bắp, Trung Quốc đang đang thực
hiện kế sách “một mũi tên trúng hai đích: Một mặt, lực lượng tàu hải quân của
quân đội Trung Quốc ở lớp ngoài lấy lý do bảo vệ các hoạt động đánh bắt cá
của ngư dân để ngăn cản lực lượng hải quân các nước tuyên bố chủ quyền
trên các vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố là có tranh chấp. Nếu lực lượng
35
của các nước tuyên bố chủ quyền là dân sự (cảnh sát biển, kiểm ngư…), thì sẽ
sử dụng các tàu ở vòng giữa chốt chặn; Mặt khác, sử dụng lực lượng lớn tàu
cá của ngư dân bao vây đảo, bãi cạn ở vòng trong nhằm cắt đứt con đường
vận chuyển, tiếp vận lương thực, nhu yếu phẩm cần thiết cho lực lượng quân
đội và nhân dân các nước có tuyên bố chủ quyền trên các đảo, bãi cạn.
Trên thực tế, Trung Quốc dùng chiến thuật “cải bắp” bảo vệ giàn khoan
HD 981 khi xâm phạm vùng biển Việt Nam vào tháng 05/2014. Khi đó, cùng
với việc đưa giàn khoan HD 981 vào sâu trong thềm lục địa của Việt Nam,
Trung Quốc đã điều khoảng 100 tàu, trong đó có tàu chấp pháp, tàu phục vụ,
tàu kéo, tàu chiến, tàu cá vỏ sắt và các máy bay tuần thám bao vây giàn khoan,
ngăn cản tàu chấp pháp, tàu cá Việt Nam hoạt động trong vùng biển thuộc chủ
quyền của Việt Nam và duy trì hoạt động trong bán kính 6,5 hải lý quanh giàn
khoan HD 981, chia thành các tuyến bảo vệ, khi tàu của ngư dân và tàu chấp
pháp Việt Nam tiếp cận giàn khoan HD 981 thì các tàu này sẽ ngăn cản và sẵn
sàng va chạm với tàu Việt Nam [35]
Dư luận cho rằng, chiến thuật “cải bắp” này hiện được Trung Quốc rất
coi trọng triển khai, bởi vì: (1) Tránh bị quốc tế chỉ trích làm leo thang căng
thẳng ở Biển Đông. Việc dùng tàu chấp pháp và tàu dân sự ở phía trước đối
đầu tạo cơ hội cho Trung Quốc đổ lỗi cho đối phương nếu các nước khác tấn
công trước; (2) Trung Quốc luôn hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra xung đột quân
sự với Mỹ bằng cách gia tăng quyền kiểm soát các đảo, đá trên biển theo
cách tiến từng bước nhỏ, tạo thành “sự đã rồi” và đặt các bên liên quan vào
thế buộc phải chấp nhận không thể thay đổi.
Có thể nói, chiến thuật “cải bắp” là rất nguy hiểm, gây lên rất nhiều khó
khăn cho Việt Nam và các nước có liên quan trong việc triển khai các biện
pháp đối phó.
36
2.3.3 Chiến thuật “Tứ Sa”
Trung Quốc đã đưa ra quan điểm về yêu sách chủ quyền đối với “Tứ Sa”
thông qua một số lập luận pháp lý thay thế cho yêu sách “đường đứt đoạn”
trong một đối thoại kín giữa quan chức Trung Quốc và Mỹ về luật pháp quốc tế
cuối tháng 8/2017.
Thông qua yêu sách này, Trung Quốc khẳng định chủ quyền đối với
“Tứ Sa” bao gồm bốn nhóm đảo: Đông Sa (Pratas), Tây Sa (Hoàng Sa), Nam
Sa (Trường Sa) và Trung Sa (Macclesfield); đồng thời, cũng đòi hỏi quyền
được hưởng vùng biển rộng lớn (gần như toàn bộ Biển Đông) xung quanh bốn
khu vực quần đảo này. Trung Quốc nhấn mạnh khu vực này là vùng nước
lãnh hải lịch sử và là một phần của vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của
Trung Quốc. Trung Quốc cũng yêu sách quyền sở hữu bằng việc khẳng định
“Tứ Sa” là một phần của thềm lục địa mở rộng của Trung Quốc.
Như vậy, lập luận pháp lý mà Trung Quốc đưa ra chủ yếu dựa trên: Một
là, yêu sách “vùng nước lãnh hải lịch sử” của Trung Quốc; Hai là, cho rằng
khu vực này thuộc vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý, được xác định từ phần
lãnh thổ Trung Quốc có chủ quyền; Ba là, đáng chú ý Trung Quốc cũng đòi
hỏi yêu sách chủ quyền thông qua việc khẳng định “Tứ Sa” là một phần thuộc
thềm lục địa mở rộng của Trung Quốc [10].
Nội hàm của yêu sách “Tứ Sa” thực chất phản ánh tham vọng không
bao giờ thay đổi, đó là “độc chiếm” hoàn toàn Biển Đông của Trung Quốc.
Thông qua việc khẳng định chủ quyền với “Tứ Sa” và việc kết luận rằng các
cấu trúc tại đây có nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh
tế và thềm lục địa, có thể thấy chiến thuật “Tứ Sa” giúp cho Trung Quốc yêu
sách vùng biển có phạm vi gần như không khác biệt nhiều so với chiến thuật
“đường đứt đoạn” trước đây.
37
Bước chuyển chiến thuật về yêu sách và diễn giải yêu sách tại Biển
Đông lần này của Trung Quốc đem đến một số hàm ý chính sách quan trọng.
Một là, Trung Quốc đang sử dụng sự “mập mờ” trong yêu sách chủ quyền để
có thể biến hóa nhiều cách diễn giải khác nhau; Hai là, hiện nay Trung Quốc
đang tiến hành “mặt trận pháp lý” ở Biển Đông, biến pháp lý trở thành công
cụ trong chính sách Biển Đông, từng bước “hợp thức hóa” yêu sách chủ
quyền, và tuyên truyền Luật biển theo quan điểm của Trung Quốc; Ba là,
Trung Quốc đang tính đến khả năng vẽ đường cơ sở đối với 3 trong số 4 quần
đảo còn lại thuộc “Tứ Sa” (như đã làm đối với quần đảo Hoàng Sa), và đưa ra
yêu sách đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được xác định dựa
trên đường cơ sở quần đảo này. Như vậy vùng biển mà Trung Quốc yêu sách
được tạo ra từ đường cơ sở thẳng của các quần đảo này sẽ có phạm vi rộng
hơn cả vùng biển tạo ra bởi yêu sách “đường đứt đoạn” trước đây – vùng biển
của Trung Sa sẽ bao gồm cả bãi cạn Scarborough và điểm cực Nam của Trung
Quốc sẽ đến tận Bãi Tăng Mẫu (James Shoal), thuộc vùng biển Trường Sa
[13].
2.3.4.Bồi đắp các đảo nhân tạo và tiến hành các hoạt động quân sự
hóa ở Biển Đông
Về hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo ở Biển Đông
Bắt đầu từ khoảng cuối năm 2013 đầu năm 2014, đặc biệt sang năm
2015, Trung Quốc tăng cường xây dựng, tôn tạo và bồi đắp các cấu trúc địa lý
mà nước này đang chiếm đóng trái phép tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường
Sa của Việt Nam.
Trung Quốc tiến hành các hoạt động nạo vét, lấn biển để bồi đắp, cải tạo
nhằm mở rộng diện tích các vị trí chiếm đóng trái phép tại 05 điểm đảo: Châu
Viên, Chữ Thập, Gạc Ma, Ga Ven và Ken Nan của Việt Nam từ tháng 9/2013.
Từ đầu năm 2014, Trung Quốc lại ráo riết thúc đẩy các hoạt động này
38
hơn nữa, huy động một lượng lớn máy móc, trang thiết bị để đồng loạt đẩy
mạnh xây dựng. So với quần đảo Hoàng Sa, các cấu trúc địa lý ở quần đảo
Trường Sa được chú trọng đẩy mạnh cải tạo hơn.
Về tốc độ cải tạo, Trung Quốc đã tiến hành cải tạo với tốc độ rất nhanh,
“trung bình cứ mỗi ngày ngủ dậy Trung Quốc đã xây dựng thêm 96,5m2
diện
tích Biển Đông” [21]
Theo ảnh chụp vệ tinh vào tháng 5/2015, Trung Quốc đã xây dựng các
cấu trúc địa lý rộng hơn gấp 20 lần diện tích ban đầu chỉ trong vòng ba năm.
Theo Báo cáo thường niên của Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 8/5/2015 thì Trung
Quốc “đã mở rộng diện tích các đảo họ đang chiếm trong Biển Đông lên
khoảng 400 lần” tương đương với 800 ha kể từ tháng 01/2014, trong đó có
đến ¾ diện tích này được thực hiện từ đầu năm 2015 đến nay.
Về quy mô, tại quần đảo Hoàng Sa, Trung Quốc tiến hành xây dựng tại
một số điểm, đảo như: Xây mới đường băng dài 2.920 m thay thế cho đường
băng cũ dài 2.400m tại đảo Phú Lâm, mở rộng khu vực hậu cần cho máy bay
tại đảo Phú Lâm, xây dựng một doanh trại quân đội, đê chắn biển và một số
các công trình trên đảo Quang Hòa, mở rộng diện tích đảo này lên 50% so với
diện tích vào tháng 01/2014 và xây dựng các tòa nhà trên đảo Duy Mộng...
[21].
Tại quần đảo Trường Sa, Trung Quốc tiến hành cải tạo trên toàn bộ 07
cấu trúc địa lý mà nước này hiện đang chiếm đóng trái phép của Việt Nam.
Đến nay, Trung Quốc đã hoàn thành giai đoạn nạo vét, tôn tạo, kè bao và
đang tập trung xây dựng công trình tại Gạc Ma, Huy Gơ, Châu Viên và Ga
Ven, đồng thời tiếp tục triển khai tôn tạo với quy mô, tiến độ ngày càng lớn
tại Chữ Thập, Xu Bi và Vành Khăn.
Đáng chú ý, hoạt động bồi đắp đảo, quân sự hóa một số cấu trúc địa lý
mà Trung Quốc đang chiếm đóng trái phép ở Biển Đông được lãnh đạo Trung
39
Quốc công khai thừa nhận trên các diễn đàn quốc tế, đặc biệt được coi là một
trong những "thành tựu" trong Báo cáo chính trị Đại hội 19 khiến dư luận khu
vực lo ngại.
Các hoạt động này của Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ
quyền của Việt Nam, vi phạm các cam kết khu vực của nước này, cũng như vi
phạm luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển
1982 (UNCLOS) mà Trung Quốc là thành viên, gây mất ổn định và đe dọa an
ninh, an toàn hàng hải và hàng không trong khu vực Biển Đông. Các hành
động này đã gặp phải sự chỉ trích và phản đối gay gắt từ phía Việt Nam cũng
như các nước có quyền và lợi ích ở Biển Đông.
Về hoạt động quân sự hóa trên Biển Đông
Năm 2015, Tập Cận Bình đã từng cam kết là không quân sự hóa các
đảo và tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc rằng các cơ sở hạ tầng phòng
thủ cần thiết này được cung cấp chủ yếu để đảm bảo an toàn hàng hải và cứu
trợ thiên tai.
Tuy nhiên, trên thực tế kể từ năm 2013, Trung Quốc đã triển khai lắp
đặt hàng loạt thiết bị cảm biến tầm xa, cơ sở hạ tầng cảng biển, đường băng,
và các kho nhiên liệu và vũ khí kiên cố hiện nằm rải rác trên các khu vực đảo
nhân tạo mà nước này tiến hành bồi đắp, mở rộng [63].
Tại Đối thoại Shangri-La năm 2018, trước chỉ trích về các hành động
quân sự hóa trên Biển Đông của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis,
Trưởng đoàn đại biểu của Trung Quốc, Trung tướng Hà Lôi cho rằng việc
triển khai binh sĩ và vũ khí trên các đảo ở Biển Đông là "nằm trong quyền chủ
quyền của Trung Quốc và được luật pháp quốc tế cho phép" [8], thậm chí còn
so sánh việc đưa quân tới các tiền đồn trên Biển Đông cũng giống như việc
Trung Quốc triển khai lực lượng đồn trú sau khi tiếp quản Hồng Kông năm
1997, nhằm thể hiện cái gọi là "chủ quyền" của Trung Quốc trong khu vực.
40
Theo các chuyên gia phân tích quốc tế, tuyên bố của ông Hà Lôi cũng
là lần đầu tiên Trung Quốc công khai thừa nhận kế hoạch triển khai lực lượng,
khí tài tới các đảo tự nhiên và nhân tạo bồi đắp phi pháp thuộc hai quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam [60]. Nó cho thấy sự leo thang trong
các hoạt động quân sự của Trung Quốc nhằm khẳng định chủ quyền ở Biển
Đông.
Ngoài việc xây dựng hạ tầng, cơ sở vật chất, xây dựng đường băng, nhà
chứa máy bay..., Trung Quốc còn điều động tên lửa, chiến đấu cơ đến các
thực thể ở Biển Đông như đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa, bãi đá Chữ Thập,
Vành Khăn và Xu Bi thuộc quần đảo Trường Sa…nhằm hình thành thế trận
hỏa lực hải quân – không quân trên biển sẵn sàng triển khai các hoạt động
quân sự trên Biển Đông khi cần thiết, cụ thể:
Về tên lửa thì có hành trình chống hạm J-12B (tầm bắn 400 km), tên
lửa chống hạm YJ-6 (tầm bắn có thể lên đến 200 km, tùy phiên bản), hệ thống
tên lửa đối không HQ-9B và HQ-9 được xem là “S-300 phiên bản ” có tầm
bắn 200 km chuyên dụng đánh chặn máy bay và tên lửa.
Về máy bay quân sự thì có máy bay chiến đấu ném bom JH-7, máy bay
không người lái trinh sát tầm xa Harbin BZK-005, các loại máy bay J-10, J11,
H-6K. Các nhà chứa máy bay được xây dựng ở 3 bãi đá Chữ Thập, Vành
Khăn và Xu Bi còn đủ sức chứa máy bay ném bom H-6, máy bay tiếp liệu H-
6U, máy bay vận tải Y-8 và máy bay KJ-200 chuyên trinh sát cảnh báo sớm
[29]. Kèm theo đó còn là nhiều hệ thống ra đa, thiết bị giám sát tối tân. Vì thế,
những phương tiện, khí tài trên giúp Trung Quốc hình thành mạng lưới hỏa lực
tác chiến trên không lẫn trên biển và tấn công đảo.
Bên cạnh tên lửa và máy bay, Trung Quốc còn triển khai một mặt trận
khác tiềm ẩn nhiều mối đe dọa hơn nhưng ít được bàn luận tới, đó chính là
môi trường dưới lòng biển. Quân đội Trung Quốc hiện đang rất tích cực đẩy
41
mạnh phát triển hệ thống các phương tiện dưới lòng biển. Nước này đã chế
tạo các tàu lặn không người lái (UUV) có thể lặn sâu tới 6 km để triển khai
những biện pháp chống sonar, theo dõi các mục tiêu trên mặt nước và dưới
lòng biển hoặc xây dựng một mạng lưới giám sát cho phép phóng ngư lôi qua
đường chân trời.
Ngoài ra, còn xuất hiện những thông tin cho rằng đang thiết lập một
"Vạn lý trường thành" dưới lòng biển gồm rất nhiều các cảm biến đặt dưới
đáy đại dương truyền thông tin về các trạm cáp quang bố trí ở những bãi đá
mà nước này đang triển khai các tên lửa gần đây.
Bên cạnh đó, quân đội Trung Quốc liên tục tổ chức các đợt diễn tập,
huấn luyện quân sự ở Biển Đông nhằm phô trương sức mạnh quân sự, cảnh
báo và đe dọa các nước có liên quan
Hàng năm, Trung Quốc đều tổ chức nhiều đợt diễn tập, huấn luyện
quân sự, bắn đạn thật ở Biển Đông với tần suất khá lớn. Mục đích của các
hoạt động này là nhằm phô trương sức mạnh quân sự, đặc biệt là sức mạnh về
hải quân, không quân, qua đó đe dọa các nước có liên quan đến tranh chấp
chủ quyền ở Biển Đông, cũng như cảnh báo đối với Mỹ về các hoạt động ở
Biển Đông, điển hình: Tháng 3/2013, hải quân Trung Quốc lần đầu tiên tiến
hành tập trận đánh chiếm đảo ở Bãi Tăng Mẫu (James Shoal) ở cực Nam của
“đường lưỡi bò”, cách bờ biển của Ma-lai-xi-a chỉ khoảng 43 hải lý và tháng
5/2013, Trung Quốc lần đầu tiên tập trận 3 hạm đội Bắc Hải, Nam Hải và
Đông Hải nhằm “kiểm soát” tàu bè quốc tế tại eo biển Bashi giữa Phi-lip-pin
và Đài Loan, nối Biển Đông và Thái Bình Dương nhằm cho các nước thấy
rằng, Trung Quốc có khả năng ngăn chặn tự do hàng hải qua Biển Đông.
Từ đầu năm 2019 đến nay, Trung Quốc liên tiếp tập trận trái phép ở
vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) nhằm mục
đích nâng cao năng lực tác chiến, đồng thời đe dọa các nước có liên quan đến
42
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chiến Lược Biển Đông Của Trung Quốc Dưới Thời Tập Cận Bình
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chiến Lược Biển Đông Của Trung Quốc Dưới Thời Tập Cận Bình
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chiến Lược Biển Đông Của Trung Quốc Dưới Thời Tập Cận Bình
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chiến Lược Biển Đông Của Trung Quốc Dưới Thời Tập Cận Bình
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chiến Lược Biển Đông Của Trung Quốc Dưới Thời Tập Cận Bình
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chiến Lược Biển Đông Của Trung Quốc Dưới Thời Tập Cận Bình
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chiến Lược Biển Đông Của Trung Quốc Dưới Thời Tập Cận Bình
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chiến Lược Biển Đông Của Trung Quốc Dưới Thời Tập Cận Bình
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chiến Lược Biển Đông Của Trung Quốc Dưới Thời Tập Cận Bình
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chiến Lược Biển Đông Của Trung Quốc Dưới Thời Tập Cận Bình
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chiến Lược Biển Đông Của Trung Quốc Dưới Thời Tập Cận Bình
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chiến Lược Biển Đông Của Trung Quốc Dưới Thời Tập Cận Bình
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chiến Lược Biển Đông Của Trung Quốc Dưới Thời Tập Cận Bình
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chiến Lược Biển Đông Của Trung Quốc Dưới Thời Tập Cận Bình
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chiến Lược Biển Đông Của Trung Quốc Dưới Thời Tập Cận Bình
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chiến Lược Biển Đông Của Trung Quốc Dưới Thời Tập Cận Bình
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chiến Lược Biển Đông Của Trung Quốc Dưới Thời Tập Cận Bình
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chiến Lược Biển Đông Của Trung Quốc Dưới Thời Tập Cận Bình
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chiến Lược Biển Đông Của Trung Quốc Dưới Thời Tập Cận Bình
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chiến Lược Biển Đông Của Trung Quốc Dưới Thời Tập Cận Bình
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chiến Lược Biển Đông Của Trung Quốc Dưới Thời Tập Cận Bình
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chiến Lược Biển Đông Của Trung Quốc Dưới Thời Tập Cận Bình
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chiến Lược Biển Đông Của Trung Quốc Dưới Thời Tập Cận Bình
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chiến Lược Biển Đông Của Trung Quốc Dưới Thời Tập Cận Bình
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chiến Lược Biển Đông Của Trung Quốc Dưới Thời Tập Cận Bình
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chiến Lược Biển Đông Của Trung Quốc Dưới Thời Tập Cận Bình
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chiến Lược Biển Đông Của Trung Quốc Dưới Thời Tập Cận Bình
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chiến Lược Biển Đông Của Trung Quốc Dưới Thời Tập Cận Bình
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chiến Lược Biển Đông Của Trung Quốc Dưới Thời Tập Cận Bình
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chiến Lược Biển Đông Của Trung Quốc Dưới Thời Tập Cận Bình
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chiến Lược Biển Đông Của Trung Quốc Dưới Thời Tập Cận Bình
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chiến Lược Biển Đông Của Trung Quốc Dưới Thời Tập Cận Bình
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chiến Lược Biển Đông Của Trung Quốc Dưới Thời Tập Cận Bình
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chiến Lược Biển Đông Của Trung Quốc Dưới Thời Tập Cận Bình
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chiến Lược Biển Đông Của Trung Quốc Dưới Thời Tập Cận Bình
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chiến Lược Biển Đông Của Trung Quốc Dưới Thời Tập Cận Bình
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chiến Lược Biển Đông Của Trung Quốc Dưới Thời Tập Cận Bình
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chiến Lược Biển Đông Của Trung Quốc Dưới Thời Tập Cận Bình
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chiến Lược Biển Đông Của Trung Quốc Dưới Thời Tập Cận Bình
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chiến Lược Biển Đông Của Trung Quốc Dưới Thời Tập Cận Bình
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chiến Lược Biển Đông Của Trung Quốc Dưới Thời Tập Cận Bình
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chiến Lược Biển Đông Của Trung Quốc Dưới Thời Tập Cận Bình
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chiến Lược Biển Đông Của Trung Quốc Dưới Thời Tập Cận Bình
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chiến Lược Biển Đông Của Trung Quốc Dưới Thời Tập Cận Bình
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chiến Lược Biển Đông Của Trung Quốc Dưới Thời Tập Cận Bình
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chiến Lược Biển Đông Của Trung Quốc Dưới Thời Tập Cận Bình
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chiến Lược Biển Đông Của Trung Quốc Dưới Thời Tập Cận Bình
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chiến Lược Biển Đông Của Trung Quốc Dưới Thời Tập Cận Bình
Khoá Luận Tốt Nghiệp Chiến Lược Biển Đông Của Trung Quốc Dưới Thời Tập Cận Bình

More Related Content

What's hot

Luận văn: Giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá trong WTO
Luận văn: Giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá trong WTOLuận văn: Giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá trong WTO
Luận văn: Giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá trong WTO
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Hoàn thiện chế định hòa giải trong luật tố tụng dân sự, HOT
Đề tài: Hoàn thiện chế định hòa giải trong luật tố tụng dân sự, HOTĐề tài: Hoàn thiện chế định hòa giải trong luật tố tụng dân sự, HOT
Đề tài: Hoàn thiện chế định hòa giải trong luật tố tụng dân sự, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng, HOT
Luận văn: Giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng, HOTLuận văn: Giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng, HOT
Luận văn: Giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Bài mẫu tiểu luận về Luật hôn nhân và gia đình, HAY
Bài mẫu tiểu luận về Luật hôn nhân và gia đình, HAYBài mẫu tiểu luận về Luật hôn nhân và gia đình, HAY
Bài mẫu tiểu luận về Luật hôn nhân và gia đình, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Luận văn: Chế tài Hủy hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, 9đ
Luận văn: Chế tài Hủy hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, 9đLuận văn: Chế tài Hủy hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, 9đ
Luận văn: Chế tài Hủy hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Câu hỏi ôn tập môn luật ngân hàng có dan an
Câu hỏi ôn tập môn luật ngân hàng có dan anCâu hỏi ôn tập môn luật ngân hàng có dan an
Câu hỏi ôn tập môn luật ngân hàng có dan an
anh hieu
 
đIều ước quốc tế mà việt nam tham gia
đIều ước quốc tế mà việt nam tham giađIều ước quốc tế mà việt nam tham gia
đIều ước quốc tế mà việt nam tham giaDoan Tran Ngocvu
 
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân, HOT
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân, HOTLuận văn: Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân, HOT
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Vấn đề bảo lưu điều ước quốc tế trong luật quốc tế
Luận văn: Vấn đề bảo lưu điều ước quốc tế trong luật quốc tế Luận văn: Vấn đề bảo lưu điều ước quốc tế trong luật quốc tế
Luận văn: Vấn đề bảo lưu điều ước quốc tế trong luật quốc tế
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Hợp tác khai thác chung ở vùng biển chồng lấn, HOT
Luận văn: Hợp tác khai thác chung ở vùng biển chồng lấn, HOTLuận văn: Hợp tác khai thác chung ở vùng biển chồng lấn, HOT
Luận văn: Hợp tác khai thác chung ở vùng biển chồng lấn, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp trên biển bằng Luật biển, HOT
Luận văn: Giải quyết tranh chấp trên biển bằng Luật biển, HOTLuận văn: Giải quyết tranh chấp trên biển bằng Luật biển, HOT
Luận văn: Giải quyết tranh chấp trên biển bằng Luật biển, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản trong hoạt động VOV
Luận án: Giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản trong hoạt động VOVLuận án: Giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản trong hoạt động VOV
Luận án: Giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản trong hoạt động VOV
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Các dấu hiệu của lỗi cố ý và vô ý theo Luật hình sự, HOT
Luận văn: Các dấu hiệu của lỗi cố ý và vô ý theo Luật hình sự, HOTLuận văn: Các dấu hiệu của lỗi cố ý và vô ý theo Luật hình sự, HOT
Luận văn: Các dấu hiệu của lỗi cố ý và vô ý theo Luật hình sự, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdfGiáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Man_Ebook
 
Luận văn: Quản lý và xử lý tài sản phá sản theo luật phá sản
Luận văn: Quản lý và xử lý tài sản phá sản theo luật phá sảnLuận văn: Quản lý và xử lý tài sản phá sản theo luật phá sản
Luận văn: Quản lý và xử lý tài sản phá sản theo luật phá sản
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Thời cơ, thách thức tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN
Đề tài: Thời cơ, thách thức tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEANĐề tài: Thời cơ, thách thức tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN
Đề tài: Thời cơ, thách thức tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Pháp luật hòa giải tranh chấp kinh doanh thương mại
Luận văn: Pháp luật hòa giải tranh chấp kinh doanh thương mạiLuận văn: Pháp luật hòa giải tranh chấp kinh doanh thương mại
Luận văn: Pháp luật hòa giải tranh chấp kinh doanh thương mại
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Văn bản quy phạm pháp luật - Vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Văn bản quy phạm pháp luật - Vấn đề lý luận và thực tiễnLuận văn: Văn bản quy phạm pháp luật - Vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Văn bản quy phạm pháp luật - Vấn đề lý luận và thực tiễn
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Hành vi trục lợi của Doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường
Hành vi trục lợi của Doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trườngHành vi trục lợi của Doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường
Hành vi trục lợi của Doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, HAY
Luận văn: Thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, HAYLuận văn: Thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, HAY
Luận văn: Thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

What's hot (20)

Luận văn: Giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá trong WTO
Luận văn: Giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá trong WTOLuận văn: Giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá trong WTO
Luận văn: Giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá trong WTO
 
Đề tài: Hoàn thiện chế định hòa giải trong luật tố tụng dân sự, HOT
Đề tài: Hoàn thiện chế định hòa giải trong luật tố tụng dân sự, HOTĐề tài: Hoàn thiện chế định hòa giải trong luật tố tụng dân sự, HOT
Đề tài: Hoàn thiện chế định hòa giải trong luật tố tụng dân sự, HOT
 
Luận văn: Giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng, HOT
Luận văn: Giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng, HOTLuận văn: Giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng, HOT
Luận văn: Giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng, HOT
 
Bài mẫu tiểu luận về Luật hôn nhân và gia đình, HAY
Bài mẫu tiểu luận về Luật hôn nhân và gia đình, HAYBài mẫu tiểu luận về Luật hôn nhân và gia đình, HAY
Bài mẫu tiểu luận về Luật hôn nhân và gia đình, HAY
 
Luận văn: Chế tài Hủy hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, 9đ
Luận văn: Chế tài Hủy hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, 9đLuận văn: Chế tài Hủy hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, 9đ
Luận văn: Chế tài Hủy hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, 9đ
 
Câu hỏi ôn tập môn luật ngân hàng có dan an
Câu hỏi ôn tập môn luật ngân hàng có dan anCâu hỏi ôn tập môn luật ngân hàng có dan an
Câu hỏi ôn tập môn luật ngân hàng có dan an
 
đIều ước quốc tế mà việt nam tham gia
đIều ước quốc tế mà việt nam tham giađIều ước quốc tế mà việt nam tham gia
đIều ước quốc tế mà việt nam tham gia
 
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân, HOT
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân, HOTLuận văn: Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân, HOT
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân, HOT
 
Luận văn: Vấn đề bảo lưu điều ước quốc tế trong luật quốc tế
Luận văn: Vấn đề bảo lưu điều ước quốc tế trong luật quốc tế Luận văn: Vấn đề bảo lưu điều ước quốc tế trong luật quốc tế
Luận văn: Vấn đề bảo lưu điều ước quốc tế trong luật quốc tế
 
Luận văn: Hợp tác khai thác chung ở vùng biển chồng lấn, HOT
Luận văn: Hợp tác khai thác chung ở vùng biển chồng lấn, HOTLuận văn: Hợp tác khai thác chung ở vùng biển chồng lấn, HOT
Luận văn: Hợp tác khai thác chung ở vùng biển chồng lấn, HOT
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp trên biển bằng Luật biển, HOT
Luận văn: Giải quyết tranh chấp trên biển bằng Luật biển, HOTLuận văn: Giải quyết tranh chấp trên biển bằng Luật biển, HOT
Luận văn: Giải quyết tranh chấp trên biển bằng Luật biển, HOT
 
Luận án: Giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản trong hoạt động VOV
Luận án: Giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản trong hoạt động VOVLuận án: Giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản trong hoạt động VOV
Luận án: Giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản trong hoạt động VOV
 
Luận văn: Các dấu hiệu của lỗi cố ý và vô ý theo Luật hình sự, HOT
Luận văn: Các dấu hiệu của lỗi cố ý và vô ý theo Luật hình sự, HOTLuận văn: Các dấu hiệu của lỗi cố ý và vô ý theo Luật hình sự, HOT
Luận văn: Các dấu hiệu của lỗi cố ý và vô ý theo Luật hình sự, HOT
 
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdfGiáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
Giáo trình công pháp quốc tế, Q.1.pdf
 
Luận văn: Quản lý và xử lý tài sản phá sản theo luật phá sản
Luận văn: Quản lý và xử lý tài sản phá sản theo luật phá sảnLuận văn: Quản lý và xử lý tài sản phá sản theo luật phá sản
Luận văn: Quản lý và xử lý tài sản phá sản theo luật phá sản
 
Đề tài: Thời cơ, thách thức tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN
Đề tài: Thời cơ, thách thức tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEANĐề tài: Thời cơ, thách thức tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN
Đề tài: Thời cơ, thách thức tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN
 
Luận văn: Pháp luật hòa giải tranh chấp kinh doanh thương mại
Luận văn: Pháp luật hòa giải tranh chấp kinh doanh thương mạiLuận văn: Pháp luật hòa giải tranh chấp kinh doanh thương mại
Luận văn: Pháp luật hòa giải tranh chấp kinh doanh thương mại
 
Luận văn: Văn bản quy phạm pháp luật - Vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Văn bản quy phạm pháp luật - Vấn đề lý luận và thực tiễnLuận văn: Văn bản quy phạm pháp luật - Vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Văn bản quy phạm pháp luật - Vấn đề lý luận và thực tiễn
 
Hành vi trục lợi của Doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường
Hành vi trục lợi của Doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trườngHành vi trục lợi của Doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường
Hành vi trục lợi của Doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường
 
Luận văn: Thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, HAY
Luận văn: Thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, HAYLuận văn: Thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, HAY
Luận văn: Thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, HAY
 

Similar to Khoá Luận Tốt Nghiệp Chiến Lược Biển Đông Của Trung Quốc Dưới Thời Tập Cận Bình

Ngoại giao kinh tế trong sáng kiến Vành đai và con đường của Trung Quốc.pdf
Ngoại giao kinh tế trong sáng kiến Vành đai và con đường của Trung Quốc.pdfNgoại giao kinh tế trong sáng kiến Vành đai và con đường của Trung Quốc.pdf
Ngoại giao kinh tế trong sáng kiến Vành đai và con đường của Trung Quốc.pdf
HanaTiti
 
Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.
ssuser499fca
 
Sáng kiến “một vành đai, một con đường” của trung quốc và tác động đối với cạ...
Sáng kiến “một vành đai, một con đường” của trung quốc và tác động đối với cạ...Sáng kiến “một vành đai, một con đường” của trung quốc và tác động đối với cạ...
Sáng kiến “một vành đai, một con đường” của trung quốc và tác động đối với cạ...
jackjohn45
 
Quá trình bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam từ 1986 đến 2015
Quá trình bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam từ 1986 đến 2015Quá trình bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam từ 1986 đến 2015
Quá trình bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam từ 1986 đến 2015
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ngoại Giao Văn Hoá Của Việt Nam Nhìn Từ Góc Độ Quyền Lự...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ngoại Giao Văn Hoá Của Việt Nam  Nhìn Từ Góc Độ Quyền Lự...Khoá Luận Tốt Nghiệp Ngoại Giao Văn Hoá Của Việt Nam  Nhìn Từ Góc Độ Quyền Lự...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ngoại Giao Văn Hoá Của Việt Nam Nhìn Từ Góc Độ Quyền Lự...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tác động của cạnh tranh Mỹ - Trung ở Đông Nam Á giai đoạn 2001-2016 đến an ni...
Tác động của cạnh tranh Mỹ - Trung ở Đông Nam Á giai đoạn 2001-2016 đến an ni...Tác động của cạnh tranh Mỹ - Trung ở Đông Nam Á giai đoạn 2001-2016 đến an ni...
Tác động của cạnh tranh Mỹ - Trung ở Đông Nam Á giai đoạn 2001-2016 đến an ni...
nataliej4
 
Tác động của cạnh tranh Mỹ - Trung ở Đông Nam Á giai đoạn 2001-2016 đến an ni...
Tác động của cạnh tranh Mỹ - Trung ở Đông Nam Á giai đoạn 2001-2016 đến an ni...Tác động của cạnh tranh Mỹ - Trung ở Đông Nam Á giai đoạn 2001-2016 đến an ni...
Tác động của cạnh tranh Mỹ - Trung ở Đông Nam Á giai đoạn 2001-2016 đến an ni...
nataliej4
 
QUÁ TRÌNH PHÂN ĐỊNH BIỂN GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC Ở VỊNH BẮC BỘ (1993 - 20...
QUÁ TRÌNH PHÂN ĐỊNH BIỂN GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC Ở VỊNH BẮC BỘ (1993 - 20...QUÁ TRÌNH PHÂN ĐỊNH BIỂN GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC Ở VỊNH BẮC BỘ (1993 - 20...
QUÁ TRÌNH PHÂN ĐỊNH BIỂN GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC Ở VỊNH BẮC BỘ (1993 - 20...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Đề tài: Nhận thức về vấn đề chủ quyền biển đảo của sinh viên
Đề tài: Nhận thức về vấn đề chủ quyền biển đảo của sinh viên Đề tài: Nhận thức về vấn đề chủ quyền biển đảo của sinh viên
Đề tài: Nhận thức về vấn đề chủ quyền biển đảo của sinh viên
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Kinh nghiệm của ASEAN về giải quyết tranh chấp lãnh thổ biển
Kinh nghiệm của ASEAN về giải quyết tranh chấp lãnh thổ biểnKinh nghiệm của ASEAN về giải quyết tranh chấp lãnh thổ biển
Kinh nghiệm của ASEAN về giải quyết tranh chấp lãnh thổ biển
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Khoá Luận Chiến Lược Hai Hành Lang, Một Vành Đai Kinh Tế Trong Quan Hệ Việt N...
Khoá Luận Chiến Lược Hai Hành Lang, Một Vành Đai Kinh Tế Trong Quan Hệ Việt N...Khoá Luận Chiến Lược Hai Hành Lang, Một Vành Đai Kinh Tế Trong Quan Hệ Việt N...
Khoá Luận Chiến Lược Hai Hành Lang, Một Vành Đai Kinh Tế Trong Quan Hệ Việt N...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo tổ quốc cho thanh niên
Giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo tổ quốc cho thanh niênGiáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo tổ quốc cho thanh niên
Giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo tổ quốc cho thanh niên
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Chính sách đối ngoại với Trung Quốc
Chính sách đối ngoại với Trung QuốcChính sách đối ngoại với Trung Quốc
Chính sách đối ngoại với Trung Quốc
Hoai Dang
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vấn Đề Đài Loan Trong Chính Sách Đối Ngoại Của Trung Qu...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vấn Đề Đài Loan Trong Chính Sách  Đối Ngoại Của Trung Qu...Khoá Luận Tốt Nghiệp Vấn Đề Đài Loan Trong Chính Sách  Đối Ngoại Của Trung Qu...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vấn Đề Đài Loan Trong Chính Sách Đối Ngoại Của Trung Qu...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Đông Nam Á Trong Chính Sách Đối Ngoại Của Nhật Bản Giai Đoạn 1992 – 2002 Một ...
Đông Nam Á Trong Chính Sách Đối Ngoại Của Nhật Bản Giai Đoạn 1992 – 2002 Một ...Đông Nam Á Trong Chính Sách Đối Ngoại Của Nhật Bản Giai Đoạn 1992 – 2002 Một ...
Đông Nam Á Trong Chính Sách Đối Ngoại Của Nhật Bản Giai Đoạn 1992 – 2002 Một ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Của Trung Quốc Với Hàn Quốc (1992 – 2015)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Của Trung Quốc Với Hàn Quốc (1992 – 2015)Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Của Trung Quốc Với Hàn Quốc (1992 – 2015)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Của Trung Quốc Với Hàn Quốc (1992 – 2015)
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo phương thức phi tài phán
Giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo phương thức phi tài phánGiải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo phương thức phi tài phán
Giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo phương thức phi tài phán
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.
ssuser499fca
 
Luận án: Quan hệ Nhật Bản với chính quyền Việt Nam (1954-1975)
Luận án: Quan hệ Nhật Bản với chính quyền Việt Nam (1954-1975)Luận án: Quan hệ Nhật Bản với chính quyền Việt Nam (1954-1975)
Luận án: Quan hệ Nhật Bản với chính quyền Việt Nam (1954-1975)
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Khoá Luận Chính Sách Của Hàn Quốc Đối Với Trung Quốc Từ Năm 2000 Đến Năm 2016
Khoá Luận Chính Sách Của Hàn Quốc Đối Với Trung Quốc Từ Năm 2000 Đến Năm 2016Khoá Luận Chính Sách Của Hàn Quốc Đối Với Trung Quốc Từ Năm 2000 Đến Năm 2016
Khoá Luận Chính Sách Của Hàn Quốc Đối Với Trung Quốc Từ Năm 2000 Đến Năm 2016
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

Similar to Khoá Luận Tốt Nghiệp Chiến Lược Biển Đông Của Trung Quốc Dưới Thời Tập Cận Bình (20)

Ngoại giao kinh tế trong sáng kiến Vành đai và con đường của Trung Quốc.pdf
Ngoại giao kinh tế trong sáng kiến Vành đai và con đường của Trung Quốc.pdfNgoại giao kinh tế trong sáng kiến Vành đai và con đường của Trung Quốc.pdf
Ngoại giao kinh tế trong sáng kiến Vành đai và con đường của Trung Quốc.pdf
 
Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.
 
Sáng kiến “một vành đai, một con đường” của trung quốc và tác động đối với cạ...
Sáng kiến “một vành đai, một con đường” của trung quốc và tác động đối với cạ...Sáng kiến “một vành đai, một con đường” của trung quốc và tác động đối với cạ...
Sáng kiến “một vành đai, một con đường” của trung quốc và tác động đối với cạ...
 
Quá trình bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam từ 1986 đến 2015
Quá trình bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam từ 1986 đến 2015Quá trình bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam từ 1986 đến 2015
Quá trình bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam từ 1986 đến 2015
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ngoại Giao Văn Hoá Của Việt Nam Nhìn Từ Góc Độ Quyền Lự...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ngoại Giao Văn Hoá Của Việt Nam  Nhìn Từ Góc Độ Quyền Lự...Khoá Luận Tốt Nghiệp Ngoại Giao Văn Hoá Của Việt Nam  Nhìn Từ Góc Độ Quyền Lự...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Ngoại Giao Văn Hoá Của Việt Nam Nhìn Từ Góc Độ Quyền Lự...
 
Tác động của cạnh tranh Mỹ - Trung ở Đông Nam Á giai đoạn 2001-2016 đến an ni...
Tác động của cạnh tranh Mỹ - Trung ở Đông Nam Á giai đoạn 2001-2016 đến an ni...Tác động của cạnh tranh Mỹ - Trung ở Đông Nam Á giai đoạn 2001-2016 đến an ni...
Tác động của cạnh tranh Mỹ - Trung ở Đông Nam Á giai đoạn 2001-2016 đến an ni...
 
Tác động của cạnh tranh Mỹ - Trung ở Đông Nam Á giai đoạn 2001-2016 đến an ni...
Tác động của cạnh tranh Mỹ - Trung ở Đông Nam Á giai đoạn 2001-2016 đến an ni...Tác động của cạnh tranh Mỹ - Trung ở Đông Nam Á giai đoạn 2001-2016 đến an ni...
Tác động của cạnh tranh Mỹ - Trung ở Đông Nam Á giai đoạn 2001-2016 đến an ni...
 
QUÁ TRÌNH PHÂN ĐỊNH BIỂN GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC Ở VỊNH BẮC BỘ (1993 - 20...
QUÁ TRÌNH PHÂN ĐỊNH BIỂN GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC Ở VỊNH BẮC BỘ (1993 - 20...QUÁ TRÌNH PHÂN ĐỊNH BIỂN GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC Ở VỊNH BẮC BỘ (1993 - 20...
QUÁ TRÌNH PHÂN ĐỊNH BIỂN GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC Ở VỊNH BẮC BỘ (1993 - 20...
 
Đề tài: Nhận thức về vấn đề chủ quyền biển đảo của sinh viên
Đề tài: Nhận thức về vấn đề chủ quyền biển đảo của sinh viên Đề tài: Nhận thức về vấn đề chủ quyền biển đảo của sinh viên
Đề tài: Nhận thức về vấn đề chủ quyền biển đảo của sinh viên
 
Kinh nghiệm của ASEAN về giải quyết tranh chấp lãnh thổ biển
Kinh nghiệm của ASEAN về giải quyết tranh chấp lãnh thổ biểnKinh nghiệm của ASEAN về giải quyết tranh chấp lãnh thổ biển
Kinh nghiệm của ASEAN về giải quyết tranh chấp lãnh thổ biển
 
Khoá Luận Chiến Lược Hai Hành Lang, Một Vành Đai Kinh Tế Trong Quan Hệ Việt N...
Khoá Luận Chiến Lược Hai Hành Lang, Một Vành Đai Kinh Tế Trong Quan Hệ Việt N...Khoá Luận Chiến Lược Hai Hành Lang, Một Vành Đai Kinh Tế Trong Quan Hệ Việt N...
Khoá Luận Chiến Lược Hai Hành Lang, Một Vành Đai Kinh Tế Trong Quan Hệ Việt N...
 
Giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo tổ quốc cho thanh niên
Giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo tổ quốc cho thanh niênGiáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo tổ quốc cho thanh niên
Giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo tổ quốc cho thanh niên
 
Chính sách đối ngoại với Trung Quốc
Chính sách đối ngoại với Trung QuốcChính sách đối ngoại với Trung Quốc
Chính sách đối ngoại với Trung Quốc
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vấn Đề Đài Loan Trong Chính Sách Đối Ngoại Của Trung Qu...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vấn Đề Đài Loan Trong Chính Sách  Đối Ngoại Của Trung Qu...Khoá Luận Tốt Nghiệp Vấn Đề Đài Loan Trong Chính Sách  Đối Ngoại Của Trung Qu...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Vấn Đề Đài Loan Trong Chính Sách Đối Ngoại Của Trung Qu...
 
Đông Nam Á Trong Chính Sách Đối Ngoại Của Nhật Bản Giai Đoạn 1992 – 2002 Một ...
Đông Nam Á Trong Chính Sách Đối Ngoại Của Nhật Bản Giai Đoạn 1992 – 2002 Một ...Đông Nam Á Trong Chính Sách Đối Ngoại Của Nhật Bản Giai Đoạn 1992 – 2002 Một ...
Đông Nam Á Trong Chính Sách Đối Ngoại Của Nhật Bản Giai Đoạn 1992 – 2002 Một ...
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Của Trung Quốc Với Hàn Quốc (1992 – 2015)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Của Trung Quốc Với Hàn Quốc (1992 – 2015)Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Của Trung Quốc Với Hàn Quốc (1992 – 2015)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Của Trung Quốc Với Hàn Quốc (1992 – 2015)
 
Giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo phương thức phi tài phán
Giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo phương thức phi tài phánGiải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo phương thức phi tài phán
Giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo phương thức phi tài phán
 
Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.
 
Luận án: Quan hệ Nhật Bản với chính quyền Việt Nam (1954-1975)
Luận án: Quan hệ Nhật Bản với chính quyền Việt Nam (1954-1975)Luận án: Quan hệ Nhật Bản với chính quyền Việt Nam (1954-1975)
Luận án: Quan hệ Nhật Bản với chính quyền Việt Nam (1954-1975)
 
Khoá Luận Chính Sách Của Hàn Quốc Đối Với Trung Quốc Từ Năm 2000 Đến Năm 2016
Khoá Luận Chính Sách Của Hàn Quốc Đối Với Trung Quốc Từ Năm 2000 Đến Năm 2016Khoá Luận Chính Sách Của Hàn Quốc Đối Với Trung Quốc Từ Năm 2000 Đến Năm 2016
Khoá Luận Chính Sách Của Hàn Quốc Đối Với Trung Quốc Từ Năm 2000 Đến Năm 2016
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTUChuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
nvlinhchi1612
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docxHỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
giangnguyen312210254
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
nhanviet247
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
Qucbo964093
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 

Recently uploaded (12)

Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTUChuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docxHỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 

Khoá Luận Tốt Nghiệp Chiến Lược Biển Đông Của Trung Quốc Dưới Thời Tập Cận Bình

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐÀO QUỐC TOẢN CHIẾN LƢỢC BIỂN ĐÔNG CỦA TRUNG QUỐC DƢỚI THỜI TẬP CẬN BÌNH NHẬN VIẾT THUÊ KHOÁ LUẬN ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ : 0917.193.864 WEBSITE: VIETKHOALUAN.COM KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP CHÂU Á HỌC Hà Nội - 2022
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐÀO QUỐC TOẢN CHIẾN LƢỢC BIỂN ĐÔNG CỦA TRUNG QUỐC DƢỚI THỜI TẬP CẬN BÌNH Chuyên ngành: Châu Á học Mã số: 60310601 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP CHÂU Á HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TSKH TRẦN KHÁNH Hà Nội - 2022
  • 3. MỤC LỤC MỤC LỤC........................................................................................................ 1 MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 3 1. Lý do lựa chọn đề tài ................................................................................... 3 2. Lịch sử nghiên cứu đề tài ............................................................................ 4 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ................................................................ 10 4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................... 10 5. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 11 6. Cấu trúc của khoá luận............................................................................. 122 Chƣơng 1: CƠ SỞ TRIỂN KHAI CHIẾN LƢỢC BIỂN ĐÔNG CỦA TRUNG QUỐC DƢỚI THỜI TẬP CẬN BÌNH CUỐI NĂM 2012 ĐẾN 2019 ..................................................................................................................... 1.1.Khái quát về chiến lƣợc biển của Trung Quốc………………………13 1.2.Cơ sở lý luận .......................................................................................... 134 1.2.1. Thuyết "sức mạnh biển" của Alfred Thayer Mahan ......................... 14 1.2.2.Học thuyết không gian sinh tồn của Friedrich Zatzel (1844-1904)…16 1.2.3. Quan niệm về biển qua các thời kỳ lãnh đạo Trung Quốc ................ 17 1.3. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................ 21 1.3.1. Tình hình trong nước .......................................................................... 21 1.3.2. Tình hình quốc tế ................................................................................. 21 Chƣơng 2: NỘI DUNG VÀ CÁCH THỨC TRIỂN KHAI CHIẾN LƢỢC BIỂN ĐÔNG CỦA TRUNG QUỐC DƢỚI THỜI TẬP CẬN BÌNH TỪ CUỐI NĂM 2012 ĐẾN NĂM 2019.............................................................. 31 2.1.Chủ trƣơng của Trung Quốc trong vấn đề biển Đông ........................ 31 2.2.Mục tiêu của Trung Quốc ở Biển Đông ................................................ 33 2.3.Các biện pháp triển khai chiến lƣợc Biển Đông từ cuối năm 2012 đến năm 2019 của Trung Quốc ........................................................................... 33 2.3.1. Chiến thuật vùng xám .......................................................................... 33 2.3.2. Chiến thuật “cải bắp” .......................................................................... 35 1
  • 4. 2.3.3 Chiến thuật “Tứ Sa” ..........................................................................................................37 2.3.4. Bồi đắp các đảo nhân tạo và hoạt động quân sự hóa ở Biển Đông .. 38 2.3.5. Phản đối quốc tế hóa vấn đề Biển Đông, gây sức ép với các nước có liên quan .................................................................................................................................................43 2.3.6. Tiến hành tâm lý chiến ở Biển Đông.....................................................................45 2.3.7. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền chủ quyền đường “lưỡi bò”..............45 2.4. So sánh chiến lƣợc Biển Đông dƣới thời Tập Cận Bình với các thời lãnh đạo trƣớc đó............................................................................................................................48 Chƣơng 3: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA CHIẾN LƢỢC BIỂN ĐÔNG DƢỚI THỜI TẬP CẬN BÌNH VÀ ĐỐI SÁCH CỦA VIỆT NAM.............................................................................................................53 3.1. Đánh giá tác động của chiến lƣợc Biển Đông dƣới thời Tập Cận Bình từ cuối năm 2012 đến năm 2019............................................................................................53 3.1.1. Tác động đối với Trung Quốc .....................................................................................53 3.1.2. Tác động đối với Việt Nam............................................................................................57 3.1.3. Tác động đối với Phi-lip-pin và Ma-lai-xi-a ……………………….61 3.1.4. Tác động đối với tổ chức ASEAN……………………………………61 3.1.5. Tác động đối với Mỹ và khu vực................................................................................64 3.2. Xu thế phát triển chiến lƣợc Biển Đông của Trung Quốc và đối sách của Việt Nam.......................................................................................................................................68 3.2.1. Xu thế phát triển chiến lược Biển Đông của Trung Quốc.......................68 3.2.2. Đánh giá về đối sách của Việt Nam ........................................................................73 KẾT LUẬN ..........................................................................................................................................82 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................ 2
  • 5. MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Biển Đông (theo cách gọi của Việt Nam) hay Trung Quốc gọi là biển Nam Trung Hoa, có tên tiếng Anh (The South China Sea) và tiếng Pháp Mer de Chine Méridionale. Biển Đông có vị trí từ vĩ độ 3° lên đến vĩ độ 26° Bắc và từ kinh độ 100° đến kinh độ 121° Đông, khoảng 3,5 triệu km². Biển Đông được bao bọc bởi 9 nước là Việt Nam, Trung Quốc, Phi-lip-pin, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Ma-lai-xia, Xin-ga-po, Thái Lan, Cam-pu-chia và vùng lãnh thổ Đài Loan. Biển Đông có tầm quan trọng chiến lược đối với các nước trong khu vực Châu Á, Thái Bình Dương nói riêng và các quốc gia khác trên thế giới nói chung [32] Biển Đông không chỉ là nơi đan xen lợi ích chiến lược của các nước trong và ngoài khu vực mà còn là điểm nhạy cảm, là vùng xoáy mâu thuẫn về địa chính trị. Đối với Trung Quốc, Biển Đông có tầm quan trọng đặc biệt trong việc khẳng định cường quốc biển của nước này, mà theo các học giả Trung Quốc thì Biển Đông là “trục hai đại dương, là hòn đá tảng về sức mạnh biển, là đồng tiền sinh mệnh trên biển của Trung Quốc”. Trong lịch sử, người Trung Quốc từng cho rằng Đông Nam Á, trong đó có Biển Đông là khu vực ảnh hưởng truyền thống của họ và cũng là hướng thuận, làm ăn phát đạt. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến yêu sách đòi chủ quyền và tham vọng địa chính trị của Trung Quốc hiện nay [8] Tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông gồm các tranh chấp về đảo và vùng biển giữa 6 quốc gia là Trung Quốc đại lục, Việt Nam, Phi-lip-pin, Ma- lai-xi-a và Bru-nây và vùng lãnh thổ Đài Loan. Trong những năm gần đây, 3
  • 6. tranh chấp về chủ quyền và lợi ích ở Biển Đông đang bị đẩy lên mức độ xung đột khá trầm trọng. Nguyên nhân chính không chỉ tồn tại đồng thời nhiều mâu thuẫn, tranh chấp, sự chồng chéo, đan xen giữa các lợi ích, có nhiều đối tượng, chủ thể tham gia hay can dự, mà còn do chưa có một cơ chế hay giải pháp có tính khả thi được đưa ra và thực hiện. Theo đó, Trung Quốc đóng vai trò then chốt trong việc gây lên các xung đột này, nhất là kể từ khi Tập Cận Bình lên nắm quyền cuối năm 2012, cùng với sự thay đổi trong chiến lược biển và chính sách ngoại giao từ “giấu mình chờ thời” chuyển sang “tích cực, chủ động”, đặc biệt là sự lớn mạnh của nền kinh tế, chiến lược Biển Đông của Trung Quốc ngày càng quyết liệt, cứng rắn và bành trướng hơn, thách thức và uy hiếp nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, cũng như lợi ích của Việt Nam và các nước có liên quan đến tranh chấp. Trong bối cảnh đó, thực tế đặt ra đối với Việt Nam đó là, làm thế nào nhận diện một cách đầy đủ và chính xác chiến lược ở Biển Đông của Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình để có biện pháp đối phó và bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ trên biển của Việt Nam trong tương lai. Chính vì những lý do trên, nên tôi quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu “Chiến lược Biển Đông của Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình” làm khoá luậntốt nghiệp cao học của mình. 2. Về lịch sử nghiên cứu đề tài 2.1.Tình hình nghiên cứu về chiến lược biển Đông của Trung Quốc ở Việt Nam Những năm gần đây, vấn đề Biển Đông luôn trở thành “tâm điểm” thu hút sự quan tâm của các giới chuyên gia, học giả trong và ngoài nước. Có thể đọc được những thông tin hàng ngày, thậm chí là hàng giờ về các động thái có liên quan đến Biển Đông của Trung Quốc và các nước có liên quan trên các trang điện tử của: Quỹ nghiên cứu Biển Đông (www.seasfoundation.org); 4
  • 7. Chương trình nghiên cứu Biển Đông (http://nghiencuubiendong.vn); Quỹ hỗ trợ nghiên cứu Biển Đông (http://fess.vn)...và nhiều nghiên cứu chính thống khác ở Việt Nam. Dù vậy, qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu nhiều nguồn tài liệu có liên quan, người viết chưa thấy có công trình nghiên cứu chính thống, công khai liên quan mật thiết đến vấn đề “Chiến lược Biển Đông của Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình”. Mặc dù vậy, cũng có rất nhiều nghiên cứu có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến việc triển khai chiến lược Biển Đông của Trung Quốc, trong đó đội ngũ học giả và các công trình tiêu biểu có thể kể đến: 1/Giáo sư Tiến sĩ Đỗ Tiến Sâm với các công trình nghiên cứu tiêu biểu như: Biển Đông lịch sử, pháp lý và quan hệ quốc tế, Nhà xuất bản Khoa học xã hội phát hành năm 2015; Biển Đông trong xây dựng chiến lược cường quốc biển của Trung Quốc sau Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18, đề tài nghiên cứu cấp Bộ năm 2018...; 2/Đặng Đình Quý (chủ biên) với các công trình nghiên cứu tiêu biểu như: Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực, Nhà xuất bản Thế giới năm 2010; Tìm kiếm giải pháp vì hòa bình và công lý ở Biển Đông, Nhà xuất bản Thế giới phát hành năm 2015; Biển Đông địa chính trị, lợi ích, chính sách và hành động của các bên có liên quan, Nhà xuất bản Thế giới phát hành năm 2013; Biển Đông quản lý tranh chấp và định hướng giải pháp, Nhà xuất bản Thế giới phát hành năm 2013...; 3/Trần Ngọc Vương (chủ biên) với công trình nghiên cứu: Sự kiện giàn khoan HD 981 và tham vọng của Trung Quốc độc chiếm Biển Đông, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông phát hành năm 2015; 4/ Quý Lân, Kim Phượng với công trình nghiên cứu: Âm mưu thủ đoạn của Trung Quốc trên Biển Đông và Công luận thế giới, Nhà xuất bản Văn hóa-Thông tin phát hành năm 2014; 5/Nguyễn Hồng Quân với công trình nghiên cứu: Mưu đồ độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc và đối sách của ASEAN, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 1 (100), năm 2015; 6/Nguyễn Hùng Sơn với công trình nghiên cứu: Bàn về chiến lược cường quốc biển của Trung Quốc sau Đại 5
  • 8. hội XVII, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 4 (99), tháng 12/2014; 7/Huỳnh Tâm Sáng với công trình nghiên cứu: Biển Đông trong chiến lược trở thành cường quốc biển của Trung Quốc, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh năm 2018…Các nghiên cứu trên đã đề cập và làm sáng tỏ một số vấn đề chủ yếu sau: Một là, về chính sách của Trung Quốc đối với tranh chấp Biển Đông Từ năm 2007 đến giữa năm 2010 Trung Quốc triển khai nhiều biện pháp tuyên truyền về chủ quyền theo yêu sách “đường lưỡi bò” ở Biển Đông, từng bước nội luật hóa, tăng cường ý thức của người dân về yêu sách “đường lưỡi bò” vốn không có cơ sở pháp lý, tăng cường các hoạt động trấn áp các quốc gia khác nhằm khẳng định yêu sách đường lưỡi bò. Trung Quốc tiến hành nhiều biện pháp với cường độ mạnh và thái độ quyết liệt bất thường, có sự phối hợp đồng bộ chặt chẽ của nhiều ngành, nhiều lực lượng và được đưa tin, phổ biến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chính. Trung Quốc đang phấn đấu trở thành một cường quốc toàn cầu coi Biển Đông là mắt xích quan trọng trong tuyến phóng thủ hải quân chiến lược và nằm trong phạm vi ảnh hưởng sống còn của Trung quốc, vừa là cửa ngõ chiến lược để đi ra thế giới [18] Hai là, Trung Quốc không từ bỏ âm mưu, mưu đồ độc chiếm Biển Đông “Giấc mơ Trung Hoa” độc chiếm Biển Đông với yêu sách đường “lưỡi bò” là chiến lược lâu dài của nhiều thế hệ cầm quyền Trung Quốc. Chiến lược ấy sẽ không thay đổi, quan điểm đường lưỡi bò phi lý vẫn là cớ để Trung Quốc làm phức tạp tình hình Biển Đông theo kiểu có lớp lang, bài bản, có thời điểm thể hiện cụ thể, lúc căng, lúc chùng nhằm từng bước “nắn gân” dư luận thế giới, từng bước tiến, lùi, tùy thuộc “thời tiết” chính trị thế giới” [7]. Theo đó, chính tham vọng của Trung Quốc khiến tình hình Biển Đông cẳng thẳng. Trung Quốc thực hiện chính sách bên miệng hố chiến tranh nhằm thực hiện âm mưu, mưu đồ thống trị của mình ở Biển Đông [20]... 6
  • 9. Trung Quốc chủ trương “Gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác” Đây là chủ trương được Trung Quốc đề xuất đã lâu, nhưng không được Việt Nam và các bên có liên quan đến tranh chấp ở Biển Đông đồng tình ủng hộ, bởi nó ẩn chứa nhiều bất cập, không có tính công bằng và thỏa hiệp như nhiều trường hợp gác tranh chấp cùng khai thác khác trong khu vực và trên thế giới. Trên thực tế, chủ trương với nội hàm không minh bạch và là cách để Trung Quốc gây sức ép “chiếm đoạt lợi ích” của bên cùng khai thác [18] Ba là, Trung Quốc điều chỉnh chính sách Biển Đông sau Phán quyết của Tòa trọng tài năm 2016 Theo đó, phán quyết của Tòa Trọng tài ngày 12/7/2016 tạo ra một cục diện pháp lý mới có lợi cho các nước đề cao vai trò của Công ước Luật biển của Liên Hợp Quốc (UNCLOS) ở Biển Đông, buộc Trung Quốc phải chấp nhận những điều chỉnh có tính chiến thuật để hạn chế tác động của Phán quyết, tránh sự chú ý của công luận quốc tế, đồng thời ngăn chặn các tập hợp lực lượng bất lợi cho Trung Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn tiếp tục mở rộng các điểm chiếm đóng, hiện đại hóa hải quân, củng cố căn cứ địa ở Hoàng Sa và Trường Sa, và cố tình duy trì mập mờ trong yêu sách để tạo ra cơ sở cho các hoạt động mở rộng trong tương lai [26] Bốn là, chiến thuật của Trung Quốc đối với các nước ASEAN trong vấn đề Biển Đông Theo đó, chiến thuật của Trung Quốc đối với các nước ASEAN trong vấn đề Biển Đông, cụ thể: Trung Quốc tìm cách chia rẽ các nước ASEAN, phản đối đàm phán đa phương với các nước ASEAN về Biển Đông, mưu toan kiểm soát, “gặm nhấm” Biển Đông bằng sức mạnh; phản đối “quốc tế hóa” vấn đề Biển Đông, tránh đưa các tranh chấp ra các cơ chế tài phán quốc tế [22]. 7
  • 10. Như vậy, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu chính thống công khai nào nghiên cứu về vấn đề “Chiến lược Biển Đông của Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình”. 2.2.Tình hình nghiên cứu về chiến lược biển Đông của Trung Quốc trên phạm vi quốc tế Vấn đề Biển Đông cũng thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới học giả và nghiên cứu quốc tế. Tuy nhiên cũng chưa có công trình nghiên cứu chính thống công khai nào về “Chiến lược Biển Đông của Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình”, mặc dù vậy cũng có nhiều công trình nghiên cứu có liên quan, có thể kể đến: 1/Tô Quan Quần (chủ biên) với công trình nghiên cứu: Chiến lược Biển Đông của Trung Quốc, Công ty Cổ phần Công nghệ Tú Uy, Đài Loan phát hành năm 2013; 2/Hứa Thắng Thái với công trình nghiên cứu: Nghiên cứu hành động chiến lược của Trung Quốc ở Biển Đông dưới thời Hồ Cẩm Đào, luận án Tiến sĩ, trường Đại học Đạm Giang, Đài Loan công bố năm 2015; 3/Doãn Kế Vũ với công trình nghiên cứu: Tư duy chiến lược an ninh Biển Đông của Trung Quốc: Nội hàm, diễn biến và cấu trúc, Tạp chí nghiên cứu an ninh và biển khu vực châu Á- Thái Bình Dương, Trung Quốc, kỳ 1 năm 2015; 4/Hà Á Duy (Trung Quốc) với công trình nghiên cứu: Biền Đông và An ninh chiến lược của Trung Quốc, Tạp chí nghiên cứu an ninh và biển khu vực châu Á- Thái Bình Dương, Trung Quốc, kỳ 1 năm 2015; 5/ Michael Tkacik với công trình nghiên cứu: Nhận diện chiến lược của Trung Quốc ở Biển Đông, đăng trên Tạp chí phân tích Quốc phòng và An ninh, Mỹ, năm 2018; 6/Tố ng Cát Phong với công trình nghiên cứu: Chiến lược hải quân Đài Loan trong bối cảnh xung đột ở Biển Đông, Công ty Hữu hạn Cổ phần Công nghệ Thông tin Tú Uy, Đài Loan phát hành năm 2012…các nghiên cứu trên đã đề cập đến những vấn đề chủ yếu sau: 8
  • 11. Một là, lập trường giải quyết tranh chấp Biển Đông bằng pháp luật do Trung Quốc tự đưa ra là không đổi Nhìn từ thực trạng phát triển sức mạnh quân sự của các nước có liên quan đến tranh chấp Biển Đông những năm gần đây cho thấy, Trung Quốc chính là quốc gia tích cực nhất trong việc chuẩn bị về quân sự trong số các nước có liên quan đến tranh chấp. Trung Quốc luôn áp dụng sách lược “2 mặt”, bề ngoài thì chủ trương “gác tranh chấp, cùng nhau khai thác”, nhấn mạnh “chính sách láng giềng hữu hảo”, mong muốn quan hệ tốt với Mỹ, Nhật Bản, đồng ý tham gia vào đối thoại song phương, thậm chí là đa phương về tranh chấp ở Biển Đông, nhưng mặt khác Trung Quốc lại tích cực mua sắm trang thiết bị quân sự, phát triển mạnh mẽ lực lượng hải quân và không quân. Năm 1992, Trung Quốc còn công bố “Luật Lãnh hải và vùng tiếp giáp” nhằm hướng việc giải quyết tranh chấp ở Biển Đông bằng luật mà Trung Quốc đơn phương đưa ra [50] Hai là, về các thủ đoạn chiến lược của Trung Quốc ở Biển Đông Cách thủ đoạn mà Trung Quốc tiến hành ở Biển Đông bao gồm: Một là, ưu tiên thủ đoạn ngoại giao, giữ không gian trao đổi ngoại giao khi xảy ra nguy cơ; Hai là, sử dụng lực lượng chấp pháp trên biển, tránh sử dụng tàu quân sự; Ba là, sử dụng ngoại giao quân sự, tiến hành viếng thăm và diễn tập quân sự với các nước có tranh chấp; Bốn là, thông qua kinh tế thương mại và xây dựng giao thông tăng cường gắn kết với các bên có liên quan đến tranh chấp; Năm là, nâng cao năng lực khai thác, hướng tới có thể độc lập tiến hành ở Biển Đông; Sáu là, không ngừng tăng cường sức mạnh quân sự, chuẩn bị nhưng chưa sử dụng; Bảy là, tận dụng ưu thế về địa duyên tiềm ẩn, tích cực xây dựng căn cứ hải quân Tam Á [51]…tuy nhiên các thủ đoạn chiến lược này mới được tổng kết trước năm 2013. Ba là, các chiến thuật Trung Quốc sử dụng Biển Đông 9
  • 12. Theo đó, từ nhiều năm qua, Trung Quốc đã áp dụng một chiến lược tổng thể để thực hiện cho được mục tiêu thâu tóm Biển Đông. Trung Quốc sử dụng tổng hợp các chiến thuật cô lập khu vực khỏi các cường quốc, trong đó nhấn mạnh việc loại bỏ ảnh hưởng của Mỹ ở Biển Đông là quan trọng hàng đầu [63] Nhìn chung các nghiên cứu đã tập trung phản ánh các vấn đề liên quan đến việc triển khai chiến lược Biển Đông của Trung Quốc từ nhiều góc tiếp cận, nhưng chủ yếu phản ánh riêng lẻ theo từng vấn đề hoặc sự kiện hoặc giới hạn về khung thời gian trước năm 2018, không cập nhật được tình hình đến năm 2019. Do đó, việc nghiên cứu chiến lược Biển Đông của Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình từ năm 2012 đến 2019 vẫn là chủ đề mới mang tính thời sự, có tính cấp thiết trong bối cảnh hiện nay khi Trung Quốc đang tích cực đẩy mạnh các hoạt động khẳng định chủ quyền ở Biển Đông, trực tiếp và gián tiếp tạo sức ép rất lớn đối với Việt Nam và các nước có liên quan. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của khoá luậnchiến lược Biển Đông của Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Tập trung nghiên cứu về chiến lược Biển Đông của Trung Quốc trong phạm vi Trung Quốc lục địa (không bao gồm Hồng Kông, Đài Loan, Ma Cao). - Về thời gian: Từ cuối năm 2012 đến năm 2019. 4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu tổng thể về chiến lược Biển Đông của Trung Quốc từ khi 10
  • 13. Tập Cận Bình lên nắm quyền đến năm 2019. Trên cơ sở này đánh giá đối sách của Việt Nam trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài tập trung thực hiện những nhiệm vụ sau: - Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc hoạch định và triển khai chiến lược Biển Đông của Trung Quốc từ khi Tập Cận Bình lên nắm quyền cuối năm 2012 đến năm 2019; - Phân tích nội dung và cách thức triển khai chiến lược Biển Đông của Trung Quốc từ khi Tập Cận Bình lên nắm quyền cuối năm 2012 đến năm 2019; - Đánh giá tác động ảnh hưởng đối với Trung Quốc, tác động đối với các nước trong khu vực, đưa ra một số dự báo về chiến lược Biển Đông của Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình trong những năm còn lại của nhiệm kỳ 2 và các đối sách của Việt Nam 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu chuyên ngành, liên ngành cụ thể sau: - Phương pháp nghiên cứu định tính, là chủ yếu thông qua tham khảo các nguồn tại liệu từ sách báo, tạp chí chuyên ngành, kỷ yếu hội thảo, internet...có liên quan đến vấn đề nghiên cứu - Phương pháp lịch sử xem xét quá trình thay đổi trong quan niệm về biển của các thế hệ lãnh đạo Trung Quốc - Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu, tư liệu thu thập được làm nổi bật chiến lược Biển Đông của Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình - Phương pháp đối chiếu so sánh dùng để so sánh chiến lược Biển Đông của Trung Quốc qua các thời kỳ lãnh đạo. 11
  • 14. - Phương pháp lo-gic áp dụng để nhìn ra bản chất cốt lõi của Trung Quốc trong chiến lược Biển Đông dưới thời Tập Cận Bình. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham, Tên viết tắt và Phụ lục, khoá luậncó kết cấu 03 chương: Chƣơng 1: Cơ sở hoạch định và triển khai chiến lƣợc Biển Đông của Trung Quốc dƣới thời Tập Cận Bình từ cuối năm 2012 đến năm 2019 Nội dung của Chương 1 sẽ hệ thống lại cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn để Tập Cận Bình triển khai chiến lược Biển Đông. Chƣơng 2: Nội dung, cách thức triển khai chiến lƣợc Biển Đông của Trung Quốc dƣới thời Tập Cận Bình từ cuối năm 2012 đến năm 2019 Nội dung của Chương 2 sẽ đi sâu phân tích các chiến thuật, nội dung biện pháp mà Trung Quốc triển khai ở Biển Đông nhằm thực hiện tham vọng độc chiếm Biển Đông, qua đó so sánh với với thế hệ lãnh đạo trước đó. Chƣơng 3: Đánh giá tác động, xu thế phát triển của chiến lƣợc Biển Đông của Trung Quốc dƣới thời Tập Cận Bình và đối sách của Việt Nam Nội dung của Chương 3 tập trung đánh giá những tác động của chiến lược Biển Đông dưới thời Tập Cận Bình đối với Trung Quốc, Việt Nam và các nước trong, ngoài khu vực. Trên cơ sở đó dự báo xu thế phát triển của chiến lược này, cũng như đánh giá đối sách của Việt Nam trong quá trình giải quyết tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông. 12
  • 15. Chƣơng 1: CƠ SỞ HOẠCH ĐỊNH VÀ TRIỂN KHAI CHIẾN LƢỢC BIỂN ĐÔNG CỦA TRUNG QUỐC DƢỚI THỜI TẬP CẬN BÌNH CUỐI NĂM 2012 ĐẾN 2019 Chiến lược Biển Đông của Trung Quốc nói chung và dưới thời Tập Cận Bình nói riêng được triển khai trên cơ sở lý luận và thực tiễn, bao gồm: 1.1. Khái quát về chiến lƣợc biển của Trung Quốc Chiến lược biển là chỉ phương lược tổng thể chỉ đạo phát triển nghề biển của quốc gia. Chiến lược biển của Trung Quốc không chỉ bao gồm chiến lược khống chế chủ quyền biển, mà còn bao gồm chiến lược phát triển biển trong đó nhấn mạnh phát triển kinh tế biển và chiến lược cường quốc biển. Chiến lược biển của Trung Quốc có ba mục tiêu chiến lược lớn, bao gồm: Một là, bảo vệ quyền lợi biển; Hai là, phát triển kinh tế; Ba là, bảo vệ môi trường sinh thái biển [47] Trong đó, Trung Quốc xác định bảo vệ quyền lợi biển là nhiệm vụ hàng đầu, phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, bảo vệ môi trường sinh thái biển là nguyên tắc thứ nhất. Theo đó, quyền lợi biển của Trung Quốc chủ yếu bao gồm: Bảo vệ chủ quyền lãnh hải; bảo vệ quyền lợi chủ quyền và quyền quản hạt ở vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa; bảo vệ chủ quyền hải đảo và quyền lợi biển ở các vùng biển xung quanh các đảo; cùng nhau hưởng quyền lợi ở vùng biển chung và khai thác tài nguyên đáy biển quốc tế, cũng như an toàn giao thông chiến lược biển. Chiến lược biển của Trung Quốc có 3 nhu cầu chiến lược lớn, bao gồm: Một là, hoàn thành thống nhất đất nước và giải quyết tranh chấp tại các đảo; Hai là, khai thác phát triển tài nguyên biển; Ba là, kiểm soát giao thông chiến lược trên biển [47] Trong đó, Trung Quốc xác định bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn 13
  • 16. lãnh thổ là lợi ích cốt lõi cơ bản nhất của Trung Quốc. Theo đó, biểu hiện chủ yếu của nó là hoàn thành thống nhất đất nước và thu hồi lại chủ quyền ở các đảo, bãi san hô, cũng như việc hoạch định biên giới trên biển. Có thể nói, bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ nằm trong chiến lược biển với việc nắm quyền khống chế biển của Trung Quốc. Nếu hoàn thành thống nhất đất nước là chỉ việc thống nhất Đài Loan là một trong những nội dung cốt lõi của chiến lược biển, thì giải quyết tranh chấp tại các đảo là một trong những nội dung quan trọng của chiến lược biển. Trung Quốc hiểu rằng tranh chấp chủ quyền ở các đảo, trong đó có ở Biển Đông không chỉ liên quan đến các nước có liên quan, mà còn có sự can thiệp của lực lượng bên ngoài. Để thực hiện được chiến lược biển, Trung Quốc áp dụng các biện pháp tổng hợp chủ yếu bao gồm: Ưu tiên phát triển khoa học kỹ thuật biển, kiên trì chiến lược biển thống nhất giữa lục quân và hải quân, cũng như bố trí toàn cầu. Trong đó, chiến lược biển bố trí toàn cầu chủ yếu thể hiện ở các nội dung: Bảo vệ chủ quyền biển gần, khai thác phát triển biển sâu, bảo vệ biển xa và lợi ích phân bố toàn cầu hóa, lực lượng phân bố khu vực hóa [47] Có thể thấy Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình đặc biệt coi trọng vai trò quan trọng của chiến lược xây dựng cường quốc biển mang đặc sắc Trung Quốc trong việc hiện thực hóa mục tiêu bá chủ khu vực và thế giới. 1.2. Cơ sở lý luận 1.2.1. Thuyết “sức mạnh biển” của Alfred Thayer Mahan (1840-1914) Nhà tư tưởng lớn về biển có ảnh hưởng sâu sắc đến chiến lược phát triển biển của nhiều quốc gia là Alfred Thayer Mahan, người Mỹ (1840-1914). Ông mở đường đột phá tư duy về sức mạnh quốc gia khi cho rằng sức mạnh trên biển mới giúp các nước trở thành cường quốc chứ không phải sức mạnh trên đất liền. 14
  • 17. Sức mạnh trên biển theo quan điểm của Alfred Mahan là hệ thống phức tạp bao gồm những thành phần như hạm đội tàu chiến và đội thương thuyền, cảng và căn cứ hải quân. Ông cũng chỉ ra rằng, biện pháp chính trong việc giành quyền bá chủ trên biển và chiến thắng trong chiến tranh trên biển là đập tan lực lượng hải quân địch trong một trận đánh tổng lực của các hải đoàn hoặc là phong tỏa tàu địch trong những căn cứ của họ, hay kết hợp cả hai biện pháp trên. Đáng chú ý, Alfred Mahan chỉ ra 06 điều kiện để một quốc gia có thể trở thành cường quốc biển, đó là: (1) Vị trí địa lý: Với những nước nằm ở vị trí không cần phải phòng thủ trên đất liền cũng như không tìm cách mở rộng lãnh thổ bằng đường bộ thì mục tiêu duy nhất của nó là hướng về biển và như vậy có ưu thế hơn so với các nước có đường biên giới trên đất liền. Vị trí địa lý của đất nước không chỉ giúp tập trung lực lượng mà còn tạo ra lợi thế về mặt chiến lược, nó là vị trí trung tâm và căn cứ tốt phục vụ cho những chiến dịch nhằm chống lại kẻ thù tiềm ẩn. (2) Điều kiện vật chất - có bờ biển có thể sử dụng được, nhiều tài nguyên thiên nhiên và khí hậu thuận lợi: Đường bờ biển là một trong những đường biên giới quốc gia, và đường qua biên giới càng dễ dàng thì mong muốn được giao thương với các nước khác bằng đường biển càng cao. Nhưng nếu có bờ biển dài nhưng hoàn toàn không có hải cảng thì nước đó sẽ không có ngoại thương bằng đường biển, không có tàu vận tải biển và không có hải quân. Thế nên nhiều cảng và cảng sâu là một trong nguồn gốc của sức mạnh và của cải. (3) Quy mô lãnh thổ: Đây là điều kiện ảnh hưởng đến sức mạnh trên biển của quốc gia. Sự phát triển của sức mạnh trên biển thì điều quan trọng không phải là diện tích tính bằng dặm vuông mà là chiều dài của bờ biển và 15
  • 18. đặc điểm hải cảng của nó. Nếu điều kiện địa lý và vật lý như nhau, chiều dài bờ biển là nguồn sức mạnh hay điểm yếu, tùy thuộc dân số nhiều hay ít. (4) Quy mô dân số: Sự phát triển của sức mạnh trên biển còn liên quan đến nhân tố dân số, tuy nhiên cần phải tính đến không chỉ tổng dân số mà phải tính đến cả số người theo nghề biển hoặc ít nhất là sẵn sàng tham gia làm việc trên tàu hay tham gia vào việc sản xuất hàng hóa cho hải quân. Nói cách khác, phần lớn những người làm nghề liên quan tới biển là thành tố quan trọng đối với sức mạnh trên biển. (5) Đặc điểm người dân: Xu hướng thích hoạt động kinh doanh, kéo theo nhu cầu sản xuất những sản phẩm để có thể trao đổi là đặc điểm dân tộc quan trọng nhất đối với sự phát triển của lực lượng trên biển. (6) Đặc điểm chính phủ: Có một chính phủ đủ năng lực để làm chủ biển bởi với những hình thức chính phủ cụ thể, với những thể chế tương ứng của nó và đặc điểm của người cầm quyền trong những giai đoạn khác nhau có ảnh hưởng rất rõ đối với sự phát triển của sức mạnh trên biển [11] Thực tế cho thấy, để có được sức mạnh biển đòi hỏi phải có sự kết hợp đúng đắn của nhiều nhân tố cả khách quan - như dân số, địa lý, môi trường quốc tế thuận lợi và chủ quan - như nhận thức và chính sách đúng đắn của chính phủ và người dân, cũng như tầm nhìn và chiến lược biển phù hợp với đặc thù quốc gia và hoàn cảnh của thời đại. Dựa theo quan điểm của Alfred Mahan, Trung Quốc có đầy đủ các điều kiện để trở thành cường quốc biển. Đây cũng là một tró cũng là một trong nhưng lí do để Trung Quốc theo đuổi mục tiêu phát triển thành cường quốc biển. 1.2.2.Học thuyết không gian sinh tồn của Friedrich Zatzel (1844- 1904) Không gian sinh tồn, tạm dịch từ “L’Espace Vital – Lebensraum ”, tác phẩm nghiên cứu về “địa lý chính trị” nổi tiếng của Friedrich Ratzel xuất bản 16
  • 19. năm 1902, đề cập đến bảy định luật liên quan đến sự hình thành của một đại cường quốc, bao gồm: Một là, không gian (sinh tồn) của một dân tộc được mở rộng đồng thời với văn minh của dân tộc đó. Một dân tộc có nền văn minh tiến bộ sẽ đồng hóa các dân tộc kém văn minh hơn; Hai là, lãnh thổ quốc gia sẽ phát triển theo tỉ lệ thuận với sức mạnh kinh tế và đội ngũ thương buôn của quốc gia cũng như chủ thuyết phát triển quốc gia. Việc bành trướng vì thế chỉ tùy thuộc vào ý chí và phương tiện; Ba là, việc bành trướng của cường quốc được thực hiện qua phương cách “ hấp thụ và tiêu hóa” các nước nhỏ; Bốn là, đường biên giới quốc gia không xác định. Biên giới xác định chỉ có giá trị tạm thời, chỉ để đánh dấu giữa hai giai đoạn bành trướng; Năm là, trong quá trình bành trướng, đất (bây giờ là biển) là mục tiêu chính; Sáu là, mục tiêu bành trướng là các quốc gia yếu kém ở kế cận. Sự bành trướng của cường quốc không thể thực hiện nếu quốc gia bên cạnh cũng là cường quốc; Bảy là, hiện tượng bành trướng có khuynh hướng lan rộng do việc tranh giành lãnh thổ của các quốc gia [65] Học thuyết này có thể sẽ được Trung Quốc lợi dụng làm căn cứ biện minh cho việc triển khai chiến lược bành trướng, xâm chiếm chủ quyền của các nước có liên quan ở Biển Đông. 1.2.3. Quan niệm về biển qua các thời kỳ lãnh đạo của Trung Quốc Tôn Trung Sơn là người đầu tiên đưa ra một hệ thống tư tưởng biển đặc thù và hoàn chỉnh cho Trung Quốc với năm nội dung chính: Một là, “dĩ hải vi bản” - coi hải dương là gốc cho sự hưng thịnh hoặc suy vong của một dân tộc; Hai là, hải quyền là một bộ phận cấu thành quan trọng của chủ quyền quốc gia; Ba là, tư tưởng “hải phòng” - bao gồm chủ trương xây dựng hạm đội hải quân lớn mạnh và quân cảng để bảo vệ hải quyền Trung Quốc; Bốn là, tư tưởng “hải quân” - xây dựng lực lượng hải quân lớn mạnh là nhiệm vụ hàng đầu của quốc phòng và là sách lược quan trọng để bảo vệ hải quyền Trung 17
  • 20. Quốc; Năm là, “dĩ hải hưng quốc” - coi quyền quản lý, khai thác và sử dụng biển là nội dung của chiến lược phát triển đất nước, coi việc quy hoạch cảng biển là mấu chốt để phát triển ngành công thương nghiệp biển, và phát triển ngành vận tải biển, nhất là vận tải viễn dương, là biện pháp thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước [26] Nếu như mục tiêu chiến lược biển của Trung Quốc thời kỳ trước 1985 chỉ đơn thuần là phòng vệ bờ biển thì sau năm 1985, mục tiêu này được phát triển thành phòng vệ biển gần và từ giữa những năm 2000 cho đến nay là hoạt động biển xa. Sự điều chỉnh mục tiêu chiến lược biển như vậy gắn liền với sự mở rộng của nội hàm quan niệm về hải dương của Trung Quốc, từ chỗ coi hải dương chỉ là vùng biển gần bờ, vùng tiếp giáp và đặc quyền kinh tế, sau đó nhấn mạnh khả năng đi ra vùng biển quốc tế và phát triển tài nguyên đại dương, đến hiện nay là mở rộng sang quyền cho tàu bè quân sự tự do đi lại trên biển, khai thác tài nguyên biển, bảo vệ các tuyến hàng hải quan trọng trong trường hợp chiến tranh và cản trở khả năng hoạt động tự do của hải quân các nước đối thủ. Thời kỳ Đặng Tiểu Bình, cùng với quá trình cải cách mở cửa, chiến lược biển nói chung và các biện pháp đấu tranh chính trị liên quan đến biển được chú trọng. Quan niệm về biển của Đặng Tiểu Bình gồm ba nội dung cơ bản: (1) Tư tưởng chiến lược trong phòng vệ biển là “phòng ngự biển gần”; (2) “Tinh gọn” và “hữu dụng” là phương châm xây dựng hải quân; (3) “Gác tranh chấp chủ quyền, cùng khai thác” là chủ trương xử lý các vấn đề tranh chấp trên biển. Trong đó, “Gác tranh chấp chủ quyền, cùng khai thác” vẫn là một nội dung quan trọng trong quan niệm biển của Trung Quốc hiện nay [5] Thời kỳ Giang Trạch Dân, ông là người đầu tiên trong các thế hệ lãnh đạo Trung Quốc đưa ra tư tưởng mới “gắn khái niệm biển với quan 18
  • 21. niệm về an ninh toàn diện”, theo đó an ninh biển không chỉ đơn thuần là an ninh chính trị biển và an ninh quân sự biển, mà còn bao hàm an ninh kinh tế biển, an ninh khoa học biển và an ninh môi trường biển, trong đó an ninh kinh tế biển giữ vị trí hạt nhân trong quan niệm về an ninh tổng hợp. Giang Trạch Dân nhấn mạnh sự cần thiết phải có chiến lược khai thác biển và bảo vệ an ninh biển trong môi trường an ninh quốc tế mới được đặc trưng bởi xu thế đa dạng hóa nhân tố an ninh, đa nguyên hóa lợi ích an ninh, đa phương hóa quan hệ an ninh và quốc tế hóa vấn đề an ninh. Thời kỳ Hồ Cẩm Đào, quan niệm biển của Trung Quốc đã phát triển thêm một bước với bốn nội dung tư tưởng chiến lược quan trọng gồm: (1) Phòng ngự biển xa; (2) Hải dương hài hòa; (3) Xây dựng hải quân lớn mạnh; (4) Xây dựng cường quốc biển [5]. Đáng chú ý là cả bốn nội dung này đều thể hiện nhu cầu, khả năng, tầm nhìn và tham vọng của một nước Trung Quốc đã lớn mạnh khác trước đây. Sách trắng quốc phòng của Trung Quốc năm 2010 từng viết rằng: “Sự phát triển của lợi ích quốc gia đã đặt ra yêu cầu mới càng cao hơn đối với việc xây dựng năng lực trên biển. Bám sát chiến trường, tìm tòi con đường chiến thắng, nhanh chóng chuyển đổi mô hình năng lực chiến đấu, thực hiện huấn luyện từ biển gần chuyển sang biển xa, trở thành nhiệm vụ trọng tâm của các đơn vị hải quân” [35] Trong thời kỳ Hồ Cẩm Đào quan niệm và mục tiêu chiến lược biển đánh dấu mốc phát triển lịch sử, đó là việc Trung Quốc đưa ra chiến lược xây dựng cường quốc biển. Chiến lược này lần đầu tiên được đưa vào Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18 năm 2012. Theo đó, Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào đã kêu gọi “xây dựng Trung Quốc trở thành cường quốc biển”. Thuật ngữ này đã nhấn mạnh mục tiêu xây dựng cường quốc biển được Trung Quốc nâng cấp thành ưu tiên quốc gia, đồng 19
  • 22. thời Báo cáo chính trị chỉ rõ: “Cần nâng cao năng lực khai thác tài nguyên biển, kiên quyết bảo vệ quyền lợi biển quốc gia, xây dựng cường quốc biển” [59]. Thời kỳ Tập Cận Bình, sau Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18, Trung Quốc đã chính thức đưa vấn đề phát triển biển trở thành chiến lược phát triển quốc gia, nhấn mạnh việc xây dựng cường quốc biển là sự lựa chọn tất yếu để bảo vệ lợi ích quốc gia và thực hiện phục hưng dân tộc Trung Hoa. Do đó, sau khi lên nắm quyền, Tập Cận Bình đặc biệt coi trọng việc mở rộng không gian chiến lược hướng biển nhằm duy trì sự phát triển kinh tế và bảo đảm an ninh quốc gia. Để đạt được các mục tiêu chiến lược quốc gia trung và dài hạn: “Xây dựng một xã hội khá giả toàn diện” đến năm 2021 kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc và “phục hưng dân tộc Trung Hoa vĩ đại” đến năm 2049 kỷ niệm 100 năm thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Tháng 7/2013, trong phiên họp của Bộ Chính trị về các vấn đề trên biển, Tập Cận Bình đã đã nhấn mạnh rằng: Cường quốc biển đóng vai trò chủ đạo cho sự “phát triển kinh tế bền vững và thịnh vượng” và “bảo vệ các lợi ích về chủ quyền quốc gia, an ninh và phát triển”. với hàm ý lợi ích quốc gia của Trung Quốc đã mở rộng ra biển và trở thành cường quốc biển là một bước trên con đường vươn tới địa vị cường quốc thế giới của Trung Quốc, là nhân tố quan trọng để đạt được một xã hội thịnh vượng hài hòa và phục hưng Trung Hoa. Tiếp đó, “Báo cáo phát triển chiến lược biển Trung Quốc năm 2014” do Viện Nghiên cứu chiến lược phát triển biển thuộc Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc công bố vào tháng 4/2014 đã bổ sung thêm nội dung “Xây dựng cường quốc biển mang đặc sắc Trung Quốc”. Nội dung xây dựng cường quốc biển gồm tư duy lý luận xây dựng cường quốc biển và biện pháp xây dựng cường quốc biển đặc sắc Trung Quốc. Chỉ có xây dựng được cường quốc biển 20
  • 23. thì mới có khả năng bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia, các quyền lợi trên biển và an ninh nhà nước, mới có bảo đảm cho sự phát triển kinh tế và xã hội [57] 1.3. Cơ sở thực tiễn 1.3.1.Tình hình trong nước Chiến lược biển Đông của Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình từ cuối năm 2012 đến năm 2019 chịu sự chi phối của các nhân tố trong nước bao gồm: Một là, mục tiêu trở thành cường quốc biển là cơ sở thực tiễn quan trọng nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến chiến lược Biển Đông của Tập Cận Bình Cường quốc biển được hiểu là quốc gia có sức mạnh vượt trội về biển. Sức mạnh biển có thể được định nghĩa là sức mạnh tổng hợp của một quốc gia để bảo vệ lợi ích biển của quốc gia đó, để sử dụng biển vào các mục tiêu chính trị, kinh tế và quân sự trong thời bình và thời chiến, bao gồm hải quân, khoa học biển, công nghiệp biển và thương mại biển [14] “Báo cáo phát triển chiến lược biển Trung Quốc năm 2014” đã thêm phần “Xây dựng cường quốc biển” và trình bày khá chi tiết về mục tiêu chiến lược xây dựng cường quốc biển Các nhiệm vụ chính về biển của Trung Quốc trong tương lai gồm: Bảo vệ nguồn lực về biển của Trung Quốc đối với “các vùng nước liên quan”; phát triển kinh tế biển; tăng cường việc sử dụng biển và quản lý các đảo; duy trì môi trường biển; phát triển các ngành công nghiệp biển và khoa học về biển; nâng cao sự đóng góp của Trung Quốc vào hải dương học toàn cầu. Qua đó có thể thấy, Trung Quốc coi trọng vị trí, vai trò hàng đầu của biển trong chiến lược quốc gia. Trung Quốc nhấn mạnh, xây dựng cường quốc biển có ý nghĩa trọng đại đối với việc thúc đẩy kinh tế phát triển lành mạnh, bảo vệ chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển, góp phần hoàn thành mục tiêu xây dựng xã hội toàn diện và giàu có, thực hiện công cuộc phục 21
  • 24. hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa... Xây dựng cường quốc biển đã trở thành quyết sách lớn và chiến lược của Đảng Cộng sản Trung Quốc với mục tiêu “dựa vào biển làm cho đất nước mạnh lên”. Dựa vào lợi thế biển, Trung Quốc đã thực thi chiến lược kinh tế, an ninh từ biển, kết hợp giữa phát triển kinh tế biển với quốc phòng - an ninh, tăng cường sức mạnh quân sự [47]. Hai là, sự thay đổi trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc Trước khi Tập Cận Bình lên nắm quyền, Trung Quốc theo đuổi thuyết “Trỗi dậy hòa bình”. Từ năm 2004, học thuyết này đã được gọi bằng cái tên “phát triển hòa bình”. Nội hàm của nó là: (1) Trung Quốc sẽ không tham vọng quyền bá chủ; (2) Sự trỗi dậy về kinh tế và quân sự của họ sẽ không đe dọa tới an ninh và ổn định của khu vực cũng như của thế giới; (3) Các nước khác sẽ được hưởng lợi từ việc Trung Quốc gia tăng sức mạnh và tầm ảnh hưởng. Để hiện thực hóa mục tiêu này, Trung Quốc tập trung phát triển quyền lực mềm và cho rằng thúc đẩy mối quan hệ tốt với các nước láng giềng sẽ không những không làm suy yếu mà ngược lại còn cải thiện sức mạnh quốc gia toàn diện của Trung Quốc. Trong giai đoạn này, Trung Quốc nỗ lực kiềm chế các hoạt động liên quan đến chủ quyền lãnh thổ để tạo cho cộng đồng quốc tế niềm tin về một Trung Quốc phát triển trong hòa bình. Tuy nhiên, kể từ khi Tập Cận Bình lên nắm quyền, Trung Quốc đã chuyển sang “hậu trỗi dậy hòa bình”, theo đó nước này tập trung gia tăng nỗ lực thực hiện và củng cố sự kiểm soát trên thực tế đối với các đảo cũng như vùng biển bên trong “đường lưỡi bò”. Do đó, chiến lược Biển Đông của Trung Quốc cũng đã có những điều chỉnh tương đương, phù hợp với chính sách phát triển ngoại giao của mình. Ba là, sáng kiến “Con đường tơ lụa trên biển” Tháng 10/2013, trong chuyến thăm chính thức Ma-lai-xi-a và In-đô-nê- 22
  • 25. xi-a, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đưa ra sáng kiến phục hồi cái gọi là "Con đường tơ lụa trên biển" với các mục đích: (1) Hỗ trợ mạng lưới sản xuất chung của khu vực, thúc đẩy trao đổi thương mại và nâng cao vai trò của Trung Quốc như một cơ hội đầu tư, nguồn vốn trong mắt các nước ASEAN; (2) Mở rộng và liên kết hệ thống các cảng biển, tăng cường vai trò của cộng đồng người Hoa tại nước ngoài; (3) Tăng cường độ tin cậy để làm giảm những căng thẳng khu vực về tranh chấp lãnh thổ và những nhạy cảm lịch sử. Việc phục hồi con đường tơ lụa trên biển nhằm tạo một vành đai kinh tế tăng trưởng mới ở phía bờ Tây Thái Bình Dương để đối phó với sáng kiến Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) và chiến lược xoay trục châu Á của Mỹ, góp phần tăng thêm sức mạnh và ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực. Đồng thời, được nhìn nhận trong tổng thể chiến lược tiến ra Biển Đông, mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc thông qua việc củng cố sự hiện diện, củng cố yêu sách phi lý của cái gọi là “đường lưỡi bò” mà Trung Quốc đưa ra. 1.3.2.Tình hình quốc tế Thứ nhất, lợi ích và sự can thiệp của Mỹ, Nhật, Nga, Ấn Độ, Úc, ASEAN..., đặc biệt là của Mỹ trong vấn đề Biển Đông. Biển Đông không chỉ có vị trí quan trọng đối với các cường quốc hàng hải trên thế giới, mà còn là trọng điểm cạnh tranh chiến lược của các nước lớn. Đối với Mỹ, từ cuối thể kỷ 19, Biển Đông đã trở thành mục tiêu chiến của Mỹ và thực tế trở thành “ao nhà” của họ khi Mỹ thế chân Tây Ban Nha cai quản quần đảo Phi-lip-pin. Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, hải quân Mỹ ở khu vực này là Hạm đội 7 đã làm chủ Biển Đông. Từ thập niên 90, Mỹ có phần lơi là với khu vực Biển Đông, nhưng chưa bao giờ họ coi nhẹ vùng biển này bởi lợi ích kinh tế và chiến lược của họ ở Tây Thái Bình Dương. 23
  • 26. Về lợi ích, biển Đông có vai trò quan trọng đối với Mỹ trên phương diện quân sự và kinh tế, hầu hết các đồng minh của Mỹ ở Biển Đông đều dựa vào tuyến đường hàng hải để di chuyển các lực lượng hải quân và hàng hoá thương mại. Điều này thể hiện rõ nét khi Mỹ ưu tiên duy trì tự do hàng hải ở Biển Đông (gọi tắt là FONOP). Nhìn tổng thể, lợi ích quốc gia quan trọng của Mỹ ở Biển Đông, bao gồm: (1) Xuất phát từ chiến lược quyền lực biển truyền thống của nước này. Biển Đông không chỉ là tuyến hàng hải quan trọng, mà còn chốt giữ các eo biển quan trọng như Malacca; (2) Mỹ muốn thông qua việc can dự vào vấn đề Biển Đông để kiềm chế Trung Quốc trỗi dậy; (3) Can dự vấn đề Biển Đông là con đường ngắn nhất để Mỹ khẳng định vai trò nước lớn trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Quan điểm của Mỹ đối với tranh chấp Biển Đông: Sau chiến tranh lạnh, quan điểm của Mỹ đối với tranh chấp Biển Đông đã có sự thay đổi từ trung lập, không can dự sang can dự nhưng không lún sâu. Những năm gần đây, tư tưởng can thiệp trong tranh luận về chính sách Biển Đông của Mỹ ngày càng mạnh lên, khiến xuất hiện một số tư duy mới và chiều hướng mới đáng quan tâm trong chính giới của Mỹ, đó là nhằm thay đổi chính sách Biển Đông hiện hành của Mỹ để phù hợp với tình hình của khu vực Biển Đông. Sách lược của Mỹ về Biển Đông: Thứ nhất, là thay đổi lập trường trung lập trước đây, gia tăng mức độ can dự bằng nhiều hình thức khác nhau. Thứ hai, là phản đối việc Trung Quốc khẳng định chủ quyền trái với luật pháp quốc tế, ngăn chặn Trung Quốc độc chiếm Biển Đông, nỗ lực duy trì hiện trạng sao cho các đảo ở Biển Đông được nhiều nước chiếm lĩnh. Thứ ba, là chủ trương giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán đa phương, tích cực ủng hộ chủ trương ASEAN hóa, khu vực hóa, quốc tế hóa vấn đề Biển Đông của Việt Nam, Phi-lip-pin và các nước tuyên bố chủ quyền khác. Mỹ không chấp 24
  • 27. nhận Trung Quốc công bố chủ quyền phi lý trên Biển Đông, coi những hành động ngang ngược của Trung Quốc là nhân tố gây mất ổn định trong khu vực [12] Chính sách can dự vào vấn đề biển Đông được chính quyền Tổng thống Obama thực hiện và tiếp tục dưới chính quyền Tổng thống Trump thông qua các phương thức như: (1) Tăng cường sự hiện diện quân sự ở Biển Đông thông qua các cuộc diễn tập quân sự hỗn hợp giữa Mỹ với các quốc gia ven Biển Đông nhiều về số lượng, lớn về quy mô, nâng cấp hơn về nội dung diễn tập từ bắn đạn thật, chiến thuật tổng hợp truyền thống đến chiếm đảo, bảo vệ đảo, chống tàu ngầm, tàu chiến mặt nước v.v…Các cuộc diễn tập quân sự kiểu này rõ ràng không phải nhằm để chống khủng bố mà giống như một cuộc hải chiến lớn với một nước lớn nào khác; (2) Tăng cường hoạt động đối ngoại, phản ứng mạnh mẽ hành động sai trái của Trung Quốc, bảo vệ đồng minh; (3) Tăng cường quan hệ kinh tế thương mại và hợp tác khai thác dầu khí trên biển với các nước tranh chấp có liên quan; (4) Tăng cường hợp tác với các nước ngoài khu vực như Nhật Bản, Ấn Độ để can thiệp vào tình hình Biển Đông… - Đối với Nhật Bản: Sự an toàn và thông suốt trong vận chuyển qua Biển Đông còn quan trọng hơn cả Mỹ. Hơn nữa, khu vực này cũng là nơi có khả năng cung cấp nguồn tài nguyên bổ sung lớn và là thị trường truyền thống của Nhật Bản. Thêm vào đó, sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc và những hành động quyết đoán của họ trong yêu sách đòi chủ quyền trên biển, cả ở Biển Đông và biển Hoa Đông, đang tạo ra sức ép địa chính trị đối với Nhật Bản. Đó là lí do khiến Nhật Bản quan tâm nhiều hơn về an ninh ở Biển Đông. - Đối với Ấn Độ: Mối quan tâm của nước này đối với Biển Đông cũng gia tăng nhanh chóng không chỉ bắt nguồn từ quan hệ truyền thống hàng ngàn năm trước với khu vực này mà còn do nhu cầu mở rộng không gian chiến lược của Ấn Độ về phía Đông nhằm nâng cao sức cạnh tranh với Trung Quốc. 25
  • 28. - Đối với Nga và Úc thì Biển Đông cũng là một trong những phạm vi địa chính trị truyền thống của họ. Nga là nước chủ chốt đang thăm dò và khai thác dầu khí với Việt Nam ở ngoài khơi Biển Đông. Còn Úc là nước láng giềng có vùng biển nối với Biển Đông, có quan hệ mật thiết với các nước Đông Nam Á. - Đối với ASEAN: ASEAN đang đóng vai trò xây dựng trong việc gắn kết Trung Quốc và các nước có liên quan vào một cơ chế chung để cùng nhau giải quyết vấn đề tranh chấp ở Biển Đông, trong đó có Tuyên bố về ứng xử giữa các bên ở Biển Đông (DOC) được ký kết vào năm 2002 nhưng không mang tính ràng buộc. Hiện hai bên đang tích cực thảo luận Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), trong đó Trung Quốc thể hiện rõ kỳ vọng hoàn thành Bộ quy tắc này vào năm 2021 theo như phát biểu của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tại Hội nghị Cấp cao ASEAN tổ chức tại Thái Lan năm 2019. Sự thay đổi trong thái độ về COC của Trung Quốc cũng là một điều đáng chú ý, mà một trong số lí do đó là Trung Quốc muốn tận dụng vai trò của Phi-lip-pin với tư cách là điều phối viên của ASEAN để đối thoại với Trung Quốc từ năm 2018. Rõ ràng, Trung Quốc muốn hoàn tất việc đàm phán và soạn thảo COC trước khi Phi-lip-pin hết nhiệm kỳ vào năm 2021. Để thực hiện được mục tiêu này thì phụ thuộc rất lớn vào vai trò của ASEAN trong việc điều phối quyền lợi của các thành viên trong khối có liên quan đến tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông. Hay nói cách khác, thành bại của COC phụ thuộc vào vai trò điều phối lợi ích giữa các thành viên trong khối, lợi ích của cả khối trong tương quan mối quan hệ với Trung Quốc không chỉ bó hẹp trong vấn đề Biển Đông. Đây được coi là một thách thức không nhỏ của ASEAN, và Trung Quốc đang tìm mọi cách để hướng ASEAN đi theo “quỹ đạo” mà mình đặt ra trong quá trình đàm phán COC. Do đó, ASEAN cũng sẽ là một trở ngại mà Trung Quốc phải vượt qua nếu muốn đưa COC theo ý đồ của mình. 26
  • 29. Thứ hai, Việt Nam và Phi-lip-pin – hai nước được Trung Quốc xác định là nhân tố cản trở lớn nhất trong số cho nước này trong việc thực hiện tham vọng độc chiếm Biển Đông. Trong số các nước có liên quan đến tranh chấp ở Biển Đông mà Trung Quốc cần phải đàm phán tìm cách giải quyết. Ngoài các nước như: In-đô-nê- xi-a hay Ma-lai-xi-a, Bru-nây…thì Việt Nam và Phi-lip-pin được coi là “trở ngại” lớn nhất trong tiến trình biến tham vọng độc chiếm Biển Đông thành hiện thực của Trung Quốc, dù rằng Trung Quốc gần như đã “khuất phục” được Phi-lip-pin dưới thời của Tổng thống đương nhiệm Duterte. - Việt Nam: Trên bước đường thực hiện tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc, bên cạnh ảnh hưởng của nhân tố Mỹ thì lập trường, chính sách của Việt Nam là một trong những trở ngại lớn đối với Trung Quốc, bởi chúng ta luôn khẳng định và kiên trì chủ quyền không thể chối cãi theo Luật quốc tế ở biển Đông, cụ thể: Chủ trương nhất quán của Việt Nam về giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông là bằng biện pháp hòa bình, trên tinh thần hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Theo đó, đối với các vấn đề chỉ liên quan đến Việt Nam và một quốc gia khác thì giải quyết song phương. Với các vấn đề liên quan đến nhiều nước, nhiều bên, liên quan đến tự do, an toàn hàng hải thì cần sự bàn bạc của các bên liên quan. Trong trường hợp các bên không giải quyết được bằng cơ chế đàm phán thì cần phải thực hiện bằng các phương thức khác, như: Trung gian, hòa giải hoặc các cơ chế tài phán quốc tế. Trong khi chờ một giải pháp cơ bản, lâu dài cho vấn đề Biển Đông, các bên liên quan cần nghiêm chỉnh thực hiện Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC); nỗ lực duy trì hòa bình, ổn định trên cơ sở giữ nguyên trạng, không làm phức tạp hóa tình hình, không có hành động vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực. 27
  • 30. - Phi-lip-pin: Dưới chính quyền Tổng thống Benigno Aquino theo đuổi chính sách cứng rắn ở Biển Đông, chủ động khởi kiện Trung Quốc lên tòa Trọng tài Thường trực (PCA) và củng cố liên minh với Mỹ nhằm mục tiêu ngăn chặn Bắc Kinh xâm phạm các lợi ích của mình và phán quyết của Tòa Trọng tài quốc tế ngày 12/07/2016 được coi là thắng lợi của nước này trước Trung Quốc. Tuy vậy, sau khi ông Duterte lên nắm quyền, chính sách Biển Đông của Phi-lip-pin đã có sự thay đổi rất lớn, quan hệ đối đầu trong vấn đề Biển Đông với Trung Quốc thời Aquino dần được thay thế bằng xu thế hòa hoãn và quan hệ song phương Trung Quốc và Phi-lip-pin ngày càng trở lên thân thiết bất chấp sự phản đối của lực lượng đối lập ở Phi-lip-pin về sự “nhượng bộ” mà ông Duterte giành cho Trung Quốc. Có thể thấy, việc điều chỉnh chính sách Biển Đông của Tổng thống Duterte xuất phát từ nhiều lí do, trong đó mong muốn cải thiện quan hệ với Trung Quốc để thúc đẩy phát triển kinh tế, phục vụ lợi ích quốc gia, dân tộc là quan trọng nhất. Tuy vậy, quan sát những diễn biến trong quan hệ hai nước xung quanh vấn đề Biển Đông thời gian qua cho thấy, Tổng thống Duterte vẫn có những tính toán chiến lược của mình khi ông này vẫn coi Phán quyết của Tòa Trọng tài quốc tế làm con bài đàm phán với Trung Quốc. Do đó, với sự “thiếu nhất quán” trong đường lối ngoại giao của ông Duterte cùng với sức ép đến từ nội bộ của Phi-lip-pin thì việc lôi kéo Phi-lip- pin trong giải quyết vấn đề Biển Đông của Trung Quốc vẫn phải đối mặt với những thách thức không nhỏ. Thứ ba, phán quyết của Tòa Trọng tài quốc tế ngày 12/07/2016 sau vụ kiện của Phi-lip-pin. Tòa kết luận rằng, giữa Phi-lip-pin và Trung Quốc không có căn cứ pháp lý nào để Trung Quốc yêu sách các quyền lịch sử, bên ngoài những 28
  • 31. quyền quy định trong Công ước, tại các vùng biển nằm bên trong “đường lưỡi bò”. Nói cách khác yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông là bất hợp pháp và xác nhận các quyền của Phi-lip-pin trong Vùng đặc quyền kinh tế của nước này, Trung Quốc đã đáp lại với “ba không”: không công nhận, không tham gia và không tuân thủ phán quyết. Dù vậy, phán quyết này được coi là một “cú sốc” đối với Trung Quốc vốn luôn tự cho mình quyền “cầm trịch” trong các cuộc đàm phán song phương với các nước có liên quan. Nó phần nào khiến Trung Quốc phải cẩn trọng hơn trong quá trình giải quyết tranh chấp với các nước có liên quan. Như vậy, Biển Đông không chỉ là nơi đan xen lợi ích chiến lược của các nước trong và ngoài khu vực, nhất là lợi ích về an ninh, tự do hàng hải, mà còn là điểm nhạy cảm, là “vùng xoáy” mâu thuẫn về địa chính trị. Việc Trung Quốc trỗi dậy cùng với hàng loạt hành động cứng rắn nhằm kiểm soát Biển Đông đang thách thức lợi ích chiến lược của nhiều nước, trong đó có Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Nga. Điều này đang dẫn đến nguy cơ thổi bùng lên xung đột chính trị ở Biển Đông cũng như ở toàn khu vực Tây Thái Bình Dương, trong đó Đông Nam Á là vùng trọng điểm chiến lược. Có thể thấy lợi ích và sự can thiệp của các nước Mỹ, Nhật, Nga, Ấn Độ, Úc, ASEAN..., đặc biệt là của Mỹ trong vấn đề Biển Đông và chính sách Biển Đông của Việt Nam và Phi-lip-pin, cũng như phán quyết của Tòa Trọng tài quốc tế năm 2016 là những nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đối với chiến lược Biển Đông của Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình, đồng thời trở thành “rào chắn” hữu hiệu để Trung Quốc không thể tùy ý lộng hành và thao túng vấn đề Biển Đông. TIỂU KẾT Có thể thấy rằng chiến lược Biển Đông của Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn cụ thể từ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của Trung Quốc trong tình hình mới. Trong đó, mục tiêu 29
  • 32. trở thành cường quốc biển cũng như sự điều chỉnh trong chính sách đối ngoại, chiến lược phát triển trung và dài hạn của Trung Quốc là các nhân tố then chốt thúc đẩy Tập Cận Bình thực hiện chiến lược Biển Đông cứng rắn và bành trướng hơn trong thời gian qua. Những nhân tố này cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chiến lược Biển Đông của Trung Quốc trong những năm còn lại của nhiệm kỳ 2 của Tập Cận Bình, đồng thời cũng trở thành thách thức lớn đối với các nước có liên quan đến tranh chấp, trong đó có Việt Nam. 30
  • 33. Chƣơng 2: NỘI DUNG VÀ CÁCH THỨC TRIỂN KHAI CHIẾN LƢỢC BIỂN ĐÔNG CỦA TRUNG QUỐC DƢỚI THỜI TẬP CẬN BÌNH TỪ CUỐI NĂM 2012 ĐẾN NĂM 2019 2.1. Về chủ trƣơng của Trung Quốc trong vấn đề biển Đông Những năm 1980, liên quan đến vấn đề tranh chấp chủ quyền các đảo ở Biển Đông, Đặng Tiểu Bình đã chỉ rõ: “Gác vấn đề tranh chấp chủ quyền, cùng nhau khai thác”. Như vậy có thể xóa bỏ được các vấn đề tồn tại bao nhiêu năm qua. Theo tư tưởng này, những năm 1990, chính phủ Trung Quốc đã đưa ra phương châm 16 chữ trong giải quyết vấn đề Biển Đông “Chủ quyền thuộc mình, giải quyết hòa bình, gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác” . Trong đợt học tập lần thứ 8 của Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình chủ trì và chỉ rõ: Phải làm tốt công tác chuẩn bị đối phó với cục diện phức tạp, nâng cao năng lực bảo vệ chủ quyền biển, kiên trì bảo vệ quyền lợi biển, kiên trì phương châm “Chủ quyền thuộc mình, giải quyết hòa bình, gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác”, thúc đẩy hợp tác hữu hảo cùng có lợi, tìm kiếm và mở rộng điểm chung về lợi ích. Trên thực tế, ý tưởng “gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác” được Đặng Tiểu Bình nêu ra từ cuối những năm 70 của thế kỷ 20. Trong suốt hơn 40 năm qua, “gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác" đã trở thành một chủ trương lớn trong triển khai chiến lược biển của Trung Quốc. Các thế hệ lãnh đạo Trung Quốc luôn tìm mọi cách để áp đặt ý tưởng và chủ trương này đối với các nước láng giềng và ASEAN, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, ý tưởng “gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác” của Trung Quốc không được đa số các nước ASEAN hưởng ứng, do các nước đều hiểu rõ bản chất của ý tưởng này là: Biến khu vực không tranh chấp thành vùng tranh chấp để thực hiện “cùng khai thác” tại vùng biển và thềm lục địa của các nước khác nằm trong phạm vi yêu sách “đường lưỡi bò” 31
  • 34. Để tranh thủ sự ủng hộ của các nước ASEAN, Trung Quốc đã nhiều lần điều chỉnh câu chữ của ý tưởng “gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác”. Ban đầu là “chủ quyền thuộc Trung Quốc, gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác”, sau đó thì rút gọn lại là “gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác” và gần đây là “khai thác chung” hay “cùng khai thác”. Hơn thế nữa, Trung Quốc đang muốn đánh đồng đề xuất “gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác” với giải pháp tạm thời “cùng khai thác” vùng biển chồng lấn, có ý nghĩa thực tế theo quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982. Bằng cách đánh tráo các khái niệm này, Trung Quốc âm mưu áp dụng cho hầu như toàn bộ khu vực Biển Đông nằm trong yêu sách “đường lưỡi bò”. Mặc dù luôn luôn khẳng định chủ trương “cùng khai thác” không làm ảnh hưởng đến yêu sách chủ quyền và quyền tài phán quốc gia, song ý đồ sâu xa của Trung Quốc là muốn thông qua “cùng khai thác” để hợp pháp hóa các yêu sách phi lý và phi pháp của mình trong Biển Đông. Trung Quốc muốn dùng vấn đề “cùng khai thác” để phân hóa, chia rẽ các nước ASEAN và cộng đồng quốc tế. Thời gian qua, nước này luôn lớn tiếng rằng “cùng khai thác” là biện pháp duy nhất để duy trì hòa bình ổn định ở Biển Đông, cho rằng đề xuất này thể hiện thiện chí lớn của phía Trung Quốc, có cơ sở pháp lý, không đụng chạm đến quan điểm của mỗi bên về vấn đề chủ quyền. Trung Quốc lập luận "gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác" có tính xây dựng, thực tế và tính khả thi nhất, tạo điều kiện cho các bên khai thác tài nguyên phát triển kinh tế, tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác, cũng như góp phần giữ gìn môi trường hòa bình và ổn định trên biển… Thực tế cho thấy, chủ trương “gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác” vừa nhằm duy trì và củng cố yêu sách mở rộng phạm vi biển theo đường "lưỡi bò” trong Biển Đông, vừa nhằm mục đích chiếm đoạt tài nguyên phục vụ phát 32
  • 35. triển kinh tế, đảm bảo an ninh năng lượng. Đồng thời họ còn nhắm mục tiêu giữ được bộ mặt “hòa bình”, tranh thủ dư luận, tăng cường ảnh hưởng chinh trị đối với khu vực, hạn chế vai trò của các cường quốc khác. Như vậy, đề xuất “gác tranh chấp, cùng khai thác” của Trung Quốc thực chất là một cái “bẫy” pháp lý cực kỳ nguy hiểm [33]. 2.2. Mục tiêu của Trung Quốc ở Biển Đông Mục tiêu lớn nhất của Trung Quốc đó là độc chiếm Biển Đông, biến Biển Đông thành “ao nhà” của mình. Đây là mục tiêu xuyên suốt và sẽ không thay đổi dù Trung Quốc có trải qua các thế hệ lãnh đạo khác nhau. Chiến lược Biển Đông là một phần trong chiến lược lớn hơn nhằm xây dựng Trung Quốc trở thành cường quốc biển. Đây là mục tiêu cuối cùng mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc theo đuổi, đồng thời là một thành tố cần thiết trong chiến lược tổng thể nhằm phục hưng dân tộc Trung Hoa. Tại Đại hội 19 năm 2017, Báo cáo chính trị được Tập Cận Bình trình bày đã thể hiện quyết tâm không nhượng bộ của Trung Quốc trong vấn đề chủ quyền lãnh thổ, cùng với mục tiêu xây dựng quân đội Trung Quốc trở thành số 1 thế giới vào giữa thế kỷ 21. Đây sẽ là cơ sở để Tập Cận Bình tiếp tục theo đuổi mục tiêu nắm quyền kiểm soát, tiến tới độc chiếm, biến Biển Đông thành “ao nhà” của Trung Quốc trong những năm còn lại của nhiệm kỳ 2 2.3. Các biện pháp triển khai chiến lƣợc Biển Đông từ cuối năm 2012 đến năm 2019 của Trung Quốc 2.3.1. Chiến thuật vùng xám Chiến thuật vùng xám được hiểu là hoạt động gây hấn, cưỡng chế, làm gia tăng căng thẳng nhưng lại duy trì nó ở dưới ngưỡng xung đột quân sự thông thường. Hay còn gọi là chiến thuật tiệm tiến cưỡng bức, thường được các nước lớn sử dụng để đạt được lợi ích mà không cần dùng tới biện pháp vũ lực trực tiếp. Đặc trưng cơ bản của chiến thuật này là không để xung đột vượt 33
  • 36. ngưỡng và tiến từng bước nhỏ. Trong đó, lực lượng “dân quân biển” được xem là mũi nhọn trong việc thực hiện chiến thuật này. Điển hình của chiến thuật này là sự kiện bãi Tư Chính gần đây khi Trung Quốc cố tình tạo ra tình các tình huống căng thẳng, leo thang ở Biển Đông nhằm vào Việt Nam nhưng không đẩy thành tranh chấp quân sự. Chiến thuật vùng xám được triển khai bằng các cách sau: Một là, triển khai các đội “dân quân biển” dưới danh nghĩa ngư dân đánh bắt cá trên các vùng biển tranh chấp. Trong quá trình đánh bắt cá, các đội dân quân này thực hiện các hành động xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các nước có liên quan, từng bước xâm lấn và chiếm đóng các thực thể tranh chấp trên Biển Đông nếu không bị cản trở, ngăn chặn. Giáo sư Carl Thayer - Học viện Quốc phòng Australia đánh giá: Trung Quốc đã cơ cấu một số nhóm trong “hạm đội tàu cá chiến lược” của họ thành các nhóm “dân quân biển”. Những thành viên của các nhóm này có thể phút trước còn là những ngư dân hết sức bình thường, phút sau đã trở thành lực lượng bán quân sự khoác trên mình những bộ quân phục. Đội “dân quân biển” này không chỉ xâm phạm nguồn tài nguyên biển mà còn gây ra các hoạt động đâm va, làm hư hại các tàu cá và xua đuổi ngư dân Việt Nam [44]. Việc đặt lực lượng dân quân biển trong bóng tối sẽ giúp Trung Quốc có thể thực hiện các hoạt động đâm va và quấy rối các tàu nước ngoài với danh nghĩa “tai nạn hàng hải thông thường” trong khu vực đường “lưỡi bò” mà Trung Quốc đơn phương vẽ ra. Hai là, sử dụng các lực lượng chấp pháp trên biển, phần lớn được phân bổ vào lực lượng Cảnh sát biển để thúc đẩy các tuyên bố chủ quyền đơn phương ở Biển Đông 34
  • 37. Cảnh sát biển đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc triển khai “chiến thuật vùng xám” của Trung Quốc. Đây được xem là lực lượng chấp pháp “bán quân sự”, có thể can thiệp vào bất cứ va chạm nào ở Biển Đông. Chiến thuật vùng xám được Trung Quốc sử dụng nhằm các mục đích như tuần tra, thiết lập sự hiện diện, trinh sát, giám sát và quấy rối các hoạt động khai thác dầu khí của nước ngoài ở Biển Đông…. Với chiến thuật này, Trung Quốc đã, đang xem nhẹ luật pháp và các quy chuẩn quốc tế, đe dọa biến trật tự được thiết lập bởi các quy tắc hiện nay trở thành “luật riêng” của Trung Quốc ở Biển Đông. 2.3.2. Chiến thuật “cải bắp” Từ năm 2012, Trung Quốc đã bắt đầu triển khai chiến thuật “cải bắp” nhằm thực hiện mục tiêu độc chiếm Biển Đông. Chiến thuật “cải bắp” thực chất là việc Trung Quốc bố trí nhiều lớp tàu khác nhau, tương tự như các lớp lá của cải bắp để bao vây một khu vực đảo hay một bãi cạn nào đó, nhằm góp phần hiện thực hóa tham vọng chủ quyền “đường lưỡi bò” mà Trung Quốc đơn phương tuyên bố ở Biển Đông. Theo đó, để thực hiện chiến thuật này, Trung Quốc sử dụng 3 lớp tàu các loại: Lớp đầu tiên ở sát trong cùng, Trung Quốc sử dụng một lực lượng tàu cá lớn của nước này “dàn hàng ngang” bao vây các đảo, bãi cạn với hình thức là đánh cá, thực chất là bao vây, kiềm tỏa; Lớp thứ 2 là lớp tàu cá của ngư dân, Trung Quốc sử dụng các tàu chấp pháp dân sự như tàu Hải tuần, Hải cảnh, Ngư Chính; Lớp thứ 3 ở bên ngoài là tàu hải quân của quân đội Trung Quốc. Với việc bố trí 3 lớp tàu như hình cải bắp, Trung Quốc đang đang thực hiện kế sách “một mũi tên trúng hai đích: Một mặt, lực lượng tàu hải quân của quân đội Trung Quốc ở lớp ngoài lấy lý do bảo vệ các hoạt động đánh bắt cá của ngư dân để ngăn cản lực lượng hải quân các nước tuyên bố chủ quyền trên các vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố là có tranh chấp. Nếu lực lượng 35
  • 38. của các nước tuyên bố chủ quyền là dân sự (cảnh sát biển, kiểm ngư…), thì sẽ sử dụng các tàu ở vòng giữa chốt chặn; Mặt khác, sử dụng lực lượng lớn tàu cá của ngư dân bao vây đảo, bãi cạn ở vòng trong nhằm cắt đứt con đường vận chuyển, tiếp vận lương thực, nhu yếu phẩm cần thiết cho lực lượng quân đội và nhân dân các nước có tuyên bố chủ quyền trên các đảo, bãi cạn. Trên thực tế, Trung Quốc dùng chiến thuật “cải bắp” bảo vệ giàn khoan HD 981 khi xâm phạm vùng biển Việt Nam vào tháng 05/2014. Khi đó, cùng với việc đưa giàn khoan HD 981 vào sâu trong thềm lục địa của Việt Nam, Trung Quốc đã điều khoảng 100 tàu, trong đó có tàu chấp pháp, tàu phục vụ, tàu kéo, tàu chiến, tàu cá vỏ sắt và các máy bay tuần thám bao vây giàn khoan, ngăn cản tàu chấp pháp, tàu cá Việt Nam hoạt động trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam và duy trì hoạt động trong bán kính 6,5 hải lý quanh giàn khoan HD 981, chia thành các tuyến bảo vệ, khi tàu của ngư dân và tàu chấp pháp Việt Nam tiếp cận giàn khoan HD 981 thì các tàu này sẽ ngăn cản và sẵn sàng va chạm với tàu Việt Nam [35] Dư luận cho rằng, chiến thuật “cải bắp” này hiện được Trung Quốc rất coi trọng triển khai, bởi vì: (1) Tránh bị quốc tế chỉ trích làm leo thang căng thẳng ở Biển Đông. Việc dùng tàu chấp pháp và tàu dân sự ở phía trước đối đầu tạo cơ hội cho Trung Quốc đổ lỗi cho đối phương nếu các nước khác tấn công trước; (2) Trung Quốc luôn hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra xung đột quân sự với Mỹ bằng cách gia tăng quyền kiểm soát các đảo, đá trên biển theo cách tiến từng bước nhỏ, tạo thành “sự đã rồi” và đặt các bên liên quan vào thế buộc phải chấp nhận không thể thay đổi. Có thể nói, chiến thuật “cải bắp” là rất nguy hiểm, gây lên rất nhiều khó khăn cho Việt Nam và các nước có liên quan trong việc triển khai các biện pháp đối phó. 36
  • 39. 2.3.3 Chiến thuật “Tứ Sa” Trung Quốc đã đưa ra quan điểm về yêu sách chủ quyền đối với “Tứ Sa” thông qua một số lập luận pháp lý thay thế cho yêu sách “đường đứt đoạn” trong một đối thoại kín giữa quan chức Trung Quốc và Mỹ về luật pháp quốc tế cuối tháng 8/2017. Thông qua yêu sách này, Trung Quốc khẳng định chủ quyền đối với “Tứ Sa” bao gồm bốn nhóm đảo: Đông Sa (Pratas), Tây Sa (Hoàng Sa), Nam Sa (Trường Sa) và Trung Sa (Macclesfield); đồng thời, cũng đòi hỏi quyền được hưởng vùng biển rộng lớn (gần như toàn bộ Biển Đông) xung quanh bốn khu vực quần đảo này. Trung Quốc nhấn mạnh khu vực này là vùng nước lãnh hải lịch sử và là một phần của vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Trung Quốc. Trung Quốc cũng yêu sách quyền sở hữu bằng việc khẳng định “Tứ Sa” là một phần của thềm lục địa mở rộng của Trung Quốc. Như vậy, lập luận pháp lý mà Trung Quốc đưa ra chủ yếu dựa trên: Một là, yêu sách “vùng nước lãnh hải lịch sử” của Trung Quốc; Hai là, cho rằng khu vực này thuộc vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý, được xác định từ phần lãnh thổ Trung Quốc có chủ quyền; Ba là, đáng chú ý Trung Quốc cũng đòi hỏi yêu sách chủ quyền thông qua việc khẳng định “Tứ Sa” là một phần thuộc thềm lục địa mở rộng của Trung Quốc [10]. Nội hàm của yêu sách “Tứ Sa” thực chất phản ánh tham vọng không bao giờ thay đổi, đó là “độc chiếm” hoàn toàn Biển Đông của Trung Quốc. Thông qua việc khẳng định chủ quyền với “Tứ Sa” và việc kết luận rằng các cấu trúc tại đây có nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, có thể thấy chiến thuật “Tứ Sa” giúp cho Trung Quốc yêu sách vùng biển có phạm vi gần như không khác biệt nhiều so với chiến thuật “đường đứt đoạn” trước đây. 37
  • 40. Bước chuyển chiến thuật về yêu sách và diễn giải yêu sách tại Biển Đông lần này của Trung Quốc đem đến một số hàm ý chính sách quan trọng. Một là, Trung Quốc đang sử dụng sự “mập mờ” trong yêu sách chủ quyền để có thể biến hóa nhiều cách diễn giải khác nhau; Hai là, hiện nay Trung Quốc đang tiến hành “mặt trận pháp lý” ở Biển Đông, biến pháp lý trở thành công cụ trong chính sách Biển Đông, từng bước “hợp thức hóa” yêu sách chủ quyền, và tuyên truyền Luật biển theo quan điểm của Trung Quốc; Ba là, Trung Quốc đang tính đến khả năng vẽ đường cơ sở đối với 3 trong số 4 quần đảo còn lại thuộc “Tứ Sa” (như đã làm đối với quần đảo Hoàng Sa), và đưa ra yêu sách đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được xác định dựa trên đường cơ sở quần đảo này. Như vậy vùng biển mà Trung Quốc yêu sách được tạo ra từ đường cơ sở thẳng của các quần đảo này sẽ có phạm vi rộng hơn cả vùng biển tạo ra bởi yêu sách “đường đứt đoạn” trước đây – vùng biển của Trung Sa sẽ bao gồm cả bãi cạn Scarborough và điểm cực Nam của Trung Quốc sẽ đến tận Bãi Tăng Mẫu (James Shoal), thuộc vùng biển Trường Sa [13]. 2.3.4.Bồi đắp các đảo nhân tạo và tiến hành các hoạt động quân sự hóa ở Biển Đông Về hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo ở Biển Đông Bắt đầu từ khoảng cuối năm 2013 đầu năm 2014, đặc biệt sang năm 2015, Trung Quốc tăng cường xây dựng, tôn tạo và bồi đắp các cấu trúc địa lý mà nước này đang chiếm đóng trái phép tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Trung Quốc tiến hành các hoạt động nạo vét, lấn biển để bồi đắp, cải tạo nhằm mở rộng diện tích các vị trí chiếm đóng trái phép tại 05 điểm đảo: Châu Viên, Chữ Thập, Gạc Ma, Ga Ven và Ken Nan của Việt Nam từ tháng 9/2013. Từ đầu năm 2014, Trung Quốc lại ráo riết thúc đẩy các hoạt động này 38
  • 41. hơn nữa, huy động một lượng lớn máy móc, trang thiết bị để đồng loạt đẩy mạnh xây dựng. So với quần đảo Hoàng Sa, các cấu trúc địa lý ở quần đảo Trường Sa được chú trọng đẩy mạnh cải tạo hơn. Về tốc độ cải tạo, Trung Quốc đã tiến hành cải tạo với tốc độ rất nhanh, “trung bình cứ mỗi ngày ngủ dậy Trung Quốc đã xây dựng thêm 96,5m2 diện tích Biển Đông” [21] Theo ảnh chụp vệ tinh vào tháng 5/2015, Trung Quốc đã xây dựng các cấu trúc địa lý rộng hơn gấp 20 lần diện tích ban đầu chỉ trong vòng ba năm. Theo Báo cáo thường niên của Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 8/5/2015 thì Trung Quốc “đã mở rộng diện tích các đảo họ đang chiếm trong Biển Đông lên khoảng 400 lần” tương đương với 800 ha kể từ tháng 01/2014, trong đó có đến ¾ diện tích này được thực hiện từ đầu năm 2015 đến nay. Về quy mô, tại quần đảo Hoàng Sa, Trung Quốc tiến hành xây dựng tại một số điểm, đảo như: Xây mới đường băng dài 2.920 m thay thế cho đường băng cũ dài 2.400m tại đảo Phú Lâm, mở rộng khu vực hậu cần cho máy bay tại đảo Phú Lâm, xây dựng một doanh trại quân đội, đê chắn biển và một số các công trình trên đảo Quang Hòa, mở rộng diện tích đảo này lên 50% so với diện tích vào tháng 01/2014 và xây dựng các tòa nhà trên đảo Duy Mộng... [21]. Tại quần đảo Trường Sa, Trung Quốc tiến hành cải tạo trên toàn bộ 07 cấu trúc địa lý mà nước này hiện đang chiếm đóng trái phép của Việt Nam. Đến nay, Trung Quốc đã hoàn thành giai đoạn nạo vét, tôn tạo, kè bao và đang tập trung xây dựng công trình tại Gạc Ma, Huy Gơ, Châu Viên và Ga Ven, đồng thời tiếp tục triển khai tôn tạo với quy mô, tiến độ ngày càng lớn tại Chữ Thập, Xu Bi và Vành Khăn. Đáng chú ý, hoạt động bồi đắp đảo, quân sự hóa một số cấu trúc địa lý mà Trung Quốc đang chiếm đóng trái phép ở Biển Đông được lãnh đạo Trung 39
  • 42. Quốc công khai thừa nhận trên các diễn đàn quốc tế, đặc biệt được coi là một trong những "thành tựu" trong Báo cáo chính trị Đại hội 19 khiến dư luận khu vực lo ngại. Các hoạt động này của Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, vi phạm các cam kết khu vực của nước này, cũng như vi phạm luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS) mà Trung Quốc là thành viên, gây mất ổn định và đe dọa an ninh, an toàn hàng hải và hàng không trong khu vực Biển Đông. Các hành động này đã gặp phải sự chỉ trích và phản đối gay gắt từ phía Việt Nam cũng như các nước có quyền và lợi ích ở Biển Đông. Về hoạt động quân sự hóa trên Biển Đông Năm 2015, Tập Cận Bình đã từng cam kết là không quân sự hóa các đảo và tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc rằng các cơ sở hạ tầng phòng thủ cần thiết này được cung cấp chủ yếu để đảm bảo an toàn hàng hải và cứu trợ thiên tai. Tuy nhiên, trên thực tế kể từ năm 2013, Trung Quốc đã triển khai lắp đặt hàng loạt thiết bị cảm biến tầm xa, cơ sở hạ tầng cảng biển, đường băng, và các kho nhiên liệu và vũ khí kiên cố hiện nằm rải rác trên các khu vực đảo nhân tạo mà nước này tiến hành bồi đắp, mở rộng [63]. Tại Đối thoại Shangri-La năm 2018, trước chỉ trích về các hành động quân sự hóa trên Biển Đông của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis, Trưởng đoàn đại biểu của Trung Quốc, Trung tướng Hà Lôi cho rằng việc triển khai binh sĩ và vũ khí trên các đảo ở Biển Đông là "nằm trong quyền chủ quyền của Trung Quốc và được luật pháp quốc tế cho phép" [8], thậm chí còn so sánh việc đưa quân tới các tiền đồn trên Biển Đông cũng giống như việc Trung Quốc triển khai lực lượng đồn trú sau khi tiếp quản Hồng Kông năm 1997, nhằm thể hiện cái gọi là "chủ quyền" của Trung Quốc trong khu vực. 40
  • 43. Theo các chuyên gia phân tích quốc tế, tuyên bố của ông Hà Lôi cũng là lần đầu tiên Trung Quốc công khai thừa nhận kế hoạch triển khai lực lượng, khí tài tới các đảo tự nhiên và nhân tạo bồi đắp phi pháp thuộc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam [60]. Nó cho thấy sự leo thang trong các hoạt động quân sự của Trung Quốc nhằm khẳng định chủ quyền ở Biển Đông. Ngoài việc xây dựng hạ tầng, cơ sở vật chất, xây dựng đường băng, nhà chứa máy bay..., Trung Quốc còn điều động tên lửa, chiến đấu cơ đến các thực thể ở Biển Đông như đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa, bãi đá Chữ Thập, Vành Khăn và Xu Bi thuộc quần đảo Trường Sa…nhằm hình thành thế trận hỏa lực hải quân – không quân trên biển sẵn sàng triển khai các hoạt động quân sự trên Biển Đông khi cần thiết, cụ thể: Về tên lửa thì có hành trình chống hạm J-12B (tầm bắn 400 km), tên lửa chống hạm YJ-6 (tầm bắn có thể lên đến 200 km, tùy phiên bản), hệ thống tên lửa đối không HQ-9B và HQ-9 được xem là “S-300 phiên bản ” có tầm bắn 200 km chuyên dụng đánh chặn máy bay và tên lửa. Về máy bay quân sự thì có máy bay chiến đấu ném bom JH-7, máy bay không người lái trinh sát tầm xa Harbin BZK-005, các loại máy bay J-10, J11, H-6K. Các nhà chứa máy bay được xây dựng ở 3 bãi đá Chữ Thập, Vành Khăn và Xu Bi còn đủ sức chứa máy bay ném bom H-6, máy bay tiếp liệu H- 6U, máy bay vận tải Y-8 và máy bay KJ-200 chuyên trinh sát cảnh báo sớm [29]. Kèm theo đó còn là nhiều hệ thống ra đa, thiết bị giám sát tối tân. Vì thế, những phương tiện, khí tài trên giúp Trung Quốc hình thành mạng lưới hỏa lực tác chiến trên không lẫn trên biển và tấn công đảo. Bên cạnh tên lửa và máy bay, Trung Quốc còn triển khai một mặt trận khác tiềm ẩn nhiều mối đe dọa hơn nhưng ít được bàn luận tới, đó chính là môi trường dưới lòng biển. Quân đội Trung Quốc hiện đang rất tích cực đẩy 41
  • 44. mạnh phát triển hệ thống các phương tiện dưới lòng biển. Nước này đã chế tạo các tàu lặn không người lái (UUV) có thể lặn sâu tới 6 km để triển khai những biện pháp chống sonar, theo dõi các mục tiêu trên mặt nước và dưới lòng biển hoặc xây dựng một mạng lưới giám sát cho phép phóng ngư lôi qua đường chân trời. Ngoài ra, còn xuất hiện những thông tin cho rằng đang thiết lập một "Vạn lý trường thành" dưới lòng biển gồm rất nhiều các cảm biến đặt dưới đáy đại dương truyền thông tin về các trạm cáp quang bố trí ở những bãi đá mà nước này đang triển khai các tên lửa gần đây. Bên cạnh đó, quân đội Trung Quốc liên tục tổ chức các đợt diễn tập, huấn luyện quân sự ở Biển Đông nhằm phô trương sức mạnh quân sự, cảnh báo và đe dọa các nước có liên quan Hàng năm, Trung Quốc đều tổ chức nhiều đợt diễn tập, huấn luyện quân sự, bắn đạn thật ở Biển Đông với tần suất khá lớn. Mục đích của các hoạt động này là nhằm phô trương sức mạnh quân sự, đặc biệt là sức mạnh về hải quân, không quân, qua đó đe dọa các nước có liên quan đến tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, cũng như cảnh báo đối với Mỹ về các hoạt động ở Biển Đông, điển hình: Tháng 3/2013, hải quân Trung Quốc lần đầu tiên tiến hành tập trận đánh chiếm đảo ở Bãi Tăng Mẫu (James Shoal) ở cực Nam của “đường lưỡi bò”, cách bờ biển của Ma-lai-xi-a chỉ khoảng 43 hải lý và tháng 5/2013, Trung Quốc lần đầu tiên tập trận 3 hạm đội Bắc Hải, Nam Hải và Đông Hải nhằm “kiểm soát” tàu bè quốc tế tại eo biển Bashi giữa Phi-lip-pin và Đài Loan, nối Biển Đông và Thái Bình Dương nhằm cho các nước thấy rằng, Trung Quốc có khả năng ngăn chặn tự do hàng hải qua Biển Đông. Từ đầu năm 2019 đến nay, Trung Quốc liên tiếp tập trận trái phép ở vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) nhằm mục đích nâng cao năng lực tác chiến, đồng thời đe dọa các nước có liên quan đến 42