SlideShare a Scribd company logo
1 of 74
Dịch vụ viết thuê giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com- Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.297.149
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÔNG Á
KHOA DU LỊCH
--------------*******--------------
NGÀNH QUẢN TRỊ DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH
ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH
“DI SẢN” ĐÀ NẴNG – HỘI AN – HUẾ - QUẢNG BÌNH
TẠI CÔNG TY VIETRAVEL CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG
Ngành Quản Trị Dịch Vụ Du Lịch Và Lữ Hành, 9 điểm
GVHD : Trần Văn Anh
SVTH :
1. Đặng Hoàng Bảo Lân
2. Hoàng Thị Hoài
3. Trần Văn Tuấn
4. Nguyễn Ngọc Lê Ly
5. Nguyễn Trần Đức Lương
Dịch vụ viết thuê giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com- Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.297.149
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và viết khóa luận nhóm tác giả đã nhận
được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô, các bạn sinh viên, các đơn vị cơ
quan và nhiều cá nhân đã tạo điều kiện và giúp đỡ nhóm tác giả trong việc
thu thập, tìm kiếm tài liệu và kiến thức để phục vụ cho bài viết
Qua đây cho tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu
nhà trường, các thầy cô giáo Trường Đại Học Đông Á với tri thức và tâm
huyết đã truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho tác giả trong bốn năm qua.
Đặc biệt tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến Thầy Trần Văn
Anh đã hướng dẫn tận tình để tác giả có thể hoàn thành bài luận văn này.
Do giới hạn về thời gian và những hạn chế về thời gian cũng như kiến
thức hạn hẹp của mình vì thế trong quá trình hình thành luận văn chắc chắn
còn nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được sự nhận xét, đóng góp, phê bình từ
các thầy cô và các bạn sinh viên để bài khóa luận của tác giả được hoàn thiện
hơn.
Cuối cùng tác giả xin gửi lời xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã động
viên và giúp đỡ tác giả rất nhiều trong thời gian học tập và rèn luyện tại
trường cũng như trong quá trình làm bài luận văn này.
Tác giả xin chân thành cảm ơn và chúc mọi người thật nhiều sức khoẻ
và thành công.
Trân Trọng!
KHOA : Du Lịch
KHÓA : K18
Sinh viên thực hiện
Dịch vụ viết thuê giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com- Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.297.149
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Xây dựng chương trình du lịch “ Di Sản” Đà
Nẵng- Hội An – Huế - Quảng Bình tại công ty Vietravel chi nhánh Đà Nẵng “là
công trình nghiên cứu của chính nhóm tôi. Nhóm đã tự đọc nghiên cứu, dịch
tài liệu và tổng hợp các kiến thức để làm nên luận văn này và đảm bảo không
sao chép ở bất cứ bài của người khác. Những lý thuyết trong luận văn đều
được sử dụng tài liệu như tôi đã tham khảo ở phần tài liệu tham khảo đã có
trong luận văn.
Sinh viên thực hiện
Đặng Hoàng Bảo Lân
Hoàng Thị Hoài
Nguyễn Ngọc Lê Ly
Trần Văn Tuấn
Nguyễn Trần Đức Lương
Dịch vụ viết thuê giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com- Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.297.149
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................................................................1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .........................................................................................................................1
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU...........................................................................2
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU..........................................................................................................3
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU...................................................................................................................3
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................................................3
6. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI.................................................................................................4
7. ĐÓNG GÓP ĐỀ TÀI..............................................................................................................................4
8. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI...............................................................................................................................4
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ........................Error! Bookmark not defined.
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH.......................Error! Bookmark not defined.
1.1.1 Khái niệm ..........................................................................Error! Bookmark not defined.
1.1.1.1 Khái niệm du lịch....................................................Error! Bookmark not defined.
1.1.1.2 Khái niệm khách du lịch....................................Error! Bookmark not defined.
1.1.1.3 Khái niệm điểm du lịch ......................................Error! Bookmark not defined.
1.1.1.4 Khái niệm tuyến du lịch.....................................Error! Bookmark not defined.
1.1.1.5 Khái niệm chương trình du lịch ..................Error! Bookmark not defined.
1.1.2 Đặc điểm chương trình du lịch.........................Error! Bookmark not defined.
1.1.3 Đặc trương chương trình du lịch....................Error! Bookmark not defined.
1.1.4 Vai trò của chương trình du lịch .....................Error! Bookmark not defined.
Dịch vụ viết thuê giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com- Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.297.149
1.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng chương trình du lịchError! Bookmark not defined.
1.1.6 Quy trình xây dựng chương trình du lịch Error! Bookmark not defined.
1.1.6.1 Nghiên cứu thị trường khách du lịch......Error! Bookmark not defined.
1.1.6.2 Xây dựng mục đích, ý tưởng của chương trình du lịchError! Bookmark not defin
1.1.6.3 Xây dựng lịch trình tour....................................Error! Bookmark not defined.
1.1.6.4 Xây dựng giá tour ...................................................Error! Bookmark not defined.
1.1.6.5 Hoàn chỉnh tour du lịch.....................................Error! Bookmark not defined.
1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN..............................................Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 2 TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH DISẢN “ĐÀ
NẴNG –HỘI AN- HUẾ - QUẢNG BÌNH” .........................................................................................................6
2.1 GIỚI THIỆU ĐÀ NẴNG - HUẾ - HỘI AN – QUẢNG BÌNH.............................................................6
2.1.1 Đà Nẵng...........................................................................................................................................................6
2.1.2 Thừa Thiên Huế........................................................................................................................................7
2.1.3 Hội An...............................................................................................................................................................7
2.1.4 Quảng Bình...................................................................................................................................................8
2.2 TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH DI SẢN TRÊN TUYẾN ĐÀ
NẴNG - HỘI AN - HUẾ - QUẢNG BÌNH......................................................................................9
2.2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn trên tuyến Đà Nẵng –
Hội An – Huế - Quảng Bình .......................................................................................................................9
2.2.1.1 Tại Đà Nẵng.............................................................................................................................................9
2.2.1.2 Tại Thừa Thiên Huế.......................................................................................................................13
2.2.1.3 Tại Hội An..............................................................................................................................................18
2.2.1.4 Tại Quảng Bình ..................................................................................................................................22
2.2.2 Điều kiện cơ sở vậtchấtvà hạ tầng Đà Nẵng – Huế - Hội An – Quảng Bình ..24
2.2.2.1 Tại Đà Nẵng.........................................................................................................................................24
2.2.2.2 Tại Thừa Thiên Huế........................................................................................................................26
2.2.2.3 Tại Hội An.............................................................................................................................................27
2.2.2.4 Tại QuảngBình ..................................................................................................................................28
2.3 THỰC TRẠNG KHAI THÁC CHƯƠNG TRÌNH DI SẢN TRÊN TUYẾN
ĐÀ NẴNG - HỘI AN - HUẾ - QUẢNG BÌNH..........................................................................28
Dịch vụ viết thuê giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com- Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.297.149
2.3.1 Khái quát công ty Vietravel....................................................................................................28
2.3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển công ty VIETRAVEL........................................28
2.3.1.2 Cơ cấu tổ chức tại công ty Vietravel chi nhánh Đà Nẵng.................................29
2.3.1.3 Chức năng của từng bộ phận..................................................................................................30
2.3.1.4 Giới thiệu bộ phận hướng dẫn của Vietravel Đà Nẵng......................................33
2.3.2 Thực trạng khai thác chương trình du lịch di sản Đà Nẵng –Hội
An- Huế - Quảng Bình................................................................................................................................34
2.3.2.1. Thực trạng khai thác chương trình du lịch Đà Nẵng – Hội An – Huế -
Quảng Bình của các công ty du lịch.....................................................................................................35
2.3.2.2. Thực trạng khai thác chương trình du lịch lịch Đà Nẵng – Hội An –
Huế -Quảng Bình tại công ty Viettravel ...........................................................................................42
2.3.2.3. Đánh giá những thành tự và hạn chế trong khai thác chương trình
lịch Đà Nẵng – Hội An – Huế -Quảng Bình .....................................................................................43
CHƯƠNG 3 XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH DI SẢN TRÊN TRUYẾN ĐÀ
NẴNG – HUẾ - HỘI AN – QUẢNG BÌNH................................................................................................44
3.1 CƠ SỞ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH............................................................................44
3.1.1. Tiềm năng – thực trạng phát triển........................................................................................44
3.1.2. Nhu cầu thị trường ............................................................................................................................45
3.1.3. Tiềm năng và điều kiện của công ty Viettravel............................................................45
3.2 XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH DI SẢN ĐÀ NẴNG - HỘI AN -
HUẾ - QUẢNG BÌNH ..............................................................................................................................46
3.2.1Cấutrúcchươngtrình du lịchdi sảnĐàNẵng- Hội An- Huế-QuảngBình(4n3đ)...................46
3.2.2 Cấutrúcchươngtrình dulịchdisảnĐàNẵng- HộiAn- Huế-QuảngBình (3n2đ)................48
3.2.2. Bảng giá Tour.........................................................................................................................................49
3.2.2. Các điều kiện/quy định thực hiện tour .............................................................................50
3.2.3. Các giải pháp thương mại hóa đã xây dựng...................................................................52
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ.......................................................................................................................................57
Dịch vụ viết thuê giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com- Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.297.149
DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu Tên hình Trang
Hình 1.1 Bản đồ các tuyến điểm du lịch Việt Nam 17
Hình 2.1 Chùa Linh Ứng 30
Dịch vụ viết thuê giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com- Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.297.149
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Hình 2.2 Chùa Thiên Mụ 31
Hình 2.3 Đại nội Huế 33
Hình 2.4 Cửu Long Ẩn Vân 34
Hình 2.5 Logo Vietravel 50
Hình 2.6 Cơ cấu tổ chức VietTravel 51
Hình 2.7 Cơ cấu tổ chức phòng HDV 55
Số hiệu bảng Tên bảng Trang
Bảng 2.1 Cơ sở vật chất phòng HDV 55
Bảng 2.2 Chương trình du lịch 5N4Đ - SaiGonTourist 56
Bảng 2.3 Chương trình du lịch 5N4Đ - DaNaTravel 57
Bảng 2.4 Chương trình du lịch 5N4Đ - VietTravel 58
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong những năm vừa qua ,cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế,
du lịch đã đạt được những thành tựu đáng kể và ngày căng có nhiều tác động
tích cực hơn đối với nền kinh tế . Sự phát triển này đem lại hiệu quả rõ rệt cho
nền kinh tế của đất nước. Theo Bộ Văn hoá thể thao và Du lịch, năm 2019 là
năm rất thành công của ngành du lịch Việt Nam, với nhiều kết quả quan trọng
như lần đầu tiên được trao giải thưởng “Điểm đến di sản hàng đầu thế giới năm
2019”, “Điểm đến ẩm thực hàng đầu châu Á” bên cạnh những giải thưởng khác
như “Điểm đến hàng đầu châu Á”, “Điểm đến văn hóa hàng đầu châu Á”, “Điểm
đến Golf tốt nhất thế giới 2019”,…. Với kết quả này, Việt Nam được đánh giá là
một trong 10 quốc gia có mức tăng trưởng du lịch nhanh nhất thế giới.
Nằm trên con đường di sản của Miền Trung, Đà Nẵng là nơi được biết
đến là thành phố trung chuyển các di sản, chính vì thế mà Đà Nẵng có rất nhiều
điều kiện để phát triển du lịch, đưa du lịch trở thanh nền kinh tế mũi nhọn cho
tỉnh nhà. Đô Thị Cổ Hội An cùng với Khu Di Tích Mỹ Sơn được UNESCO công
nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1999. Ngoài 2 di sản thế giới ở Quàng
Nam, Đà Nẵng còn gần Quần thể di tích cố đô Huế được UNESCO công nhận
năm 1993 và Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng được công nhận năm 2003.
Hiện nay tại Đà Nẵng có rất nhiều công ty du lịch mở bán chương trình du lịch
xuất phát từ Đà Nẵng tham quan Hội An ,Huế và Quảng Bình trong thời gian 4
ngày 3 đêm, nhưng bên cạnh đó có rất nhiều vấn đề xảy ra trong chương trình
tour khiến khách hàng chưa ưng ý, ví dụ như về điểm đến, về nhà hàng, về xe
vận chuyển, về đội ngũ hướng dẫn viên….
Ngoài ra khi đi du lịch, trước hết du khách muốn đảm bảo được đảm bảo
được an toàn về tính mạng và sức khỏe, sau đó là thẩm nhận và tìm hiểu văn
hóa của các quốc gia dân tộc, các vùng miền khác nhau. Du khách cũng muốn
được trải nghiệm những hình thức và cách thức tổ chức, điều phối các chương
trình du lịch tạo ra những săc thái riêng không nơi nào giống nơi này, không
2
chương trình nào giống chương trình nào. Dù nhu cầu khác nhau nhưng nhìn
chung khách đều có xu hướng tìm về chương trình du lịch di sản bởi chương
trình di sản không chỉ đơn thuần là việc thăm viếng các di tích lịch sử, văn hóa,
du lịch mà còn là sự gặp gỡ cá nhân với lịch sử, văn hóa và truyền thống của
mỗi vùng đất, mọi người cho rằng ở mỗi vùng đất hay cộng đồng đều có một
câu chuyện riêng để kể du khách.
Mặc dù, vùng này có tiềm năng rất lớn và được cả thế giới biết đến. Tuy
nhiên, số lượng khách và tác động hoạt động du lịch, tài nguyên thiên nhiên
trên tuyến chưa khai thác một cách hiệu quả. Việc khai thác tour ở tuyến di sản
vẫn còn nghèo nàn, không hấp dẫn khách và gây nhàm chán cho những ai quay
lại. Xây dựng những sản phẩm mới, làm đa dạng các sản phẩm du lịch của công
ty cũng như đa đạng hóa các chương trình du lịch ở miền Trung là một trong
những vấn đề luôn được quan tâm. Ngoài ra “Phát triển du lịch trên tuyến này
thì sẽ có những yếu tố nào chi phối ?”hay “Chương trình du lịch đóng vài trò
như thế nào để thay đổi phát triển du lịch trên tuyến di sản này?” hoặc “Giải
pháp nào để nghiên cứu hoạt động du lịch trên tuyến di sản phát triển một cách
hiệu quả” để trả lời câu hỏi nghiên cứu này, nhóm chúng tôi đã lựa chọn đề tài :
XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH DI SẢN “ĐÀ NẴNG – HỘI AN – HUẾ -
QUẢNG BÌNH “ để tạo ra một chương trình không chỉ tham quan mà còn hiểu
biết thêm về lịch sử dân tộc và bảo tồn những di tích đó
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
-Tổng hợp có chọn lọc được những vấn đề lí luận về chương trình du lịch
để vận dụng cho địa bàn nghiên cứu
-Đánh giá được tiềm năng và thực trạng phát triển chương trình du lịch
Di sản Huế - Đà Nẵng – Hội An
-Đề xuất hệ thống giải pháp để khai thác hiệu quả chương trình du lịch di
sản
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Từ việc xác định các mục tiêu trên đề tải giải quyết các vấn đề sau.
- Gỉai quyết thực trạng và tiềm năng phát triển du lịch di sản tại Đà Nẵng
3
–Hội An – Huế - Quảng Bình.
- Xác định phương hướng và giải quyết.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng: Chương trình du lịch di sản trong khu vực 4 tỉnh thành phố
Đà Nẵng – Hội An – Huế - Quảng Bình
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
-Phạm vi về mặt nội dung: chương trình du lịch di sản Đà Nẵng – Hội An
– Huế - Quảng Bình.
-Phạm vi về mặt không gian: Lãnh thổ 4 tỉnh Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam,
Quảng Bình
-Pham vi về mặt thời gian: từ 2010-2022, tầm nhìn 2030
5. PHƯƠNGPHÁP NGHIÊN CỨU
5.1. Phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu
Phương pháp này nhằm tổng hợp các thông tin, tài liệu quan trọng từ các
nguồn: như sách chuyên ngành và các tài liệu liên quan; bài khoá luận tốt
nghiệp, bài báo, văn bản, và các giáo trình…..để phân tích phục vụ cho công việc
nghiên cứu đề tài.
5.2. Phương pháp khảo sát thực địa
Phương pháp này nhằm khảo sát các tuyến điểm có đảm bảo yêu cầu hay
không: làm phiếu khảo sát khách hàng tại các điểm du lịch, thu nhập thông tin
từ người dân địa phương và chính quyền sở tại; nhà quản lý các điểm du lịch
trên địa bàn thành phố.
5.3. Phương pháp điều tra xã hội học
Điều tra dựa vào bảng hỏi, trò chuyện, thu nhập thông tin từ du khách
khi tham quan chương trình di sản để nắm bắt được nguyên nhân, yếu tố ảnh
hưởng của các yếu tố từ đó nêu ra thực trạng của chương trình
5.4. Phương pháp chuyên gia
Phương pháp thu nhập ý kiến của chuyên gia trong việc nhận định, đánh
giá trong ngành du lịch. Phương pháp này thu nhập các ý kiến khác nhau từ các
chuyên gia từ đó có thể kiểm tra lẫn nhau một cách khách quan hơn về một
hoặc nhiều vấn đề trong du lịch. Trong nghiên cứu thị trường, việc thu nhập
4
thông tin bằng phương pháp này để có thể hiểu biết chi tiết hơn về khía cạnh
hoặc vấn đề cụ thê trong du lịch.
6. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Tác giả PGS. TS Trần Thuý Anh với giáo trình “ Du lịch văn hoá với những
vấn đề lý luận và nghiệp vụ” là cuốn tài liệu do tác giả đúc ra từ kinh nghiệm
trong hoạt động văn hoá .
Tác giả Trần Quốc Vượng “ Cơ sở Văn Hoá Việt Nam” là tài liệu cung cấp
một tổng quan nhất về văn hoá Việt Nam.
Tác giả Nguyễn Kỳ Anh “ Du lịch Đà Nẵng - Những hướng đi mới “ nêu
lên những thực trạng của các loại hình du lịch cụ thể cũng như các định hướng
phát triển cho loại hình du lịch được nhắc đến
“Một số vấn đề văn hoá Việt Nam” của tác giả Võ Văn Thành nêu lên thực
trạng của từng loại hình du lịch, cụ thể những tuyến điểm cụ thể.
Tuy nhiên vấn đề bỏ ngỏ là chưa có đề tài nào nghiên cứu chuyên sâu về chương
trình du lịch di sản.Vì thế nhóm tôi quyết định thực hiện đề tài này để phát triển chương
trình du lịch di sản miền Trung “ Đà Nẵng – Hội An – Huế - Quảng Bình”
Tài liệu tham khảo: Đường đến các di sản miền Trung – Trần Huy Hùng
Cường
7. ĐÓNG GÓP ĐỀ TÀI
Với quá trình 4 tháng ,nhóm tôi đã có nhìn tổng quan và mạnh dạn đưa
ra các giải pháp và kiến nghị nhằm giúp chương trình du lịch hoản thiện hơn.
Nhóm tôi đã tổng hợp được các lý luận cơ bản về chương trình du lịch để làm
tài liệu tham khảo cho các cho những người quan tâm, nghiên cứu trong học
tập và cũng như kinh doanh du lịch, thiết kế tour. Thông qua việc phân tích
đánh giá tiềm năng góp phần nâng cao chất lượng du lịch thúc đẩy sự phát triển
du lịch địa phương. Vì vậy, nghiên cứu đề tài này là góp 1 phần nhỏ vào khai
thác tiềm năng hiệu quả nhất
8. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung đề tài
đuợc trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn.
5
Chương 2: Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch tuyến Đà Nẵng – Hội
An – Huế- Quảng Bình
Chương 3 : Xây dựng chương trình du lịch di sản Đà Nẵng – Hội An – Huế-
Quảng Bình và giải pháp khai thác.
6
CHƯƠNG 2:
TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
DI SẢN “ĐÀ NẴNG –HỘI AN- HUẾ - QUẢNG BÌNH”
2.1 GIỚI THIỆU ĐÀ NẴNG - HUẾ - HỘI AN – QUẢNG BÌNH
2.1.1 Đà Nẵng
2.1.1.1 Vị trí địa lí Thành phố Đà Nẵng
Đà Nẵng nằm ở trung tâm địa lý Việt Nam và thuộc trong 5 thành phố Trung
Ương. Đà Nẵng có 6 quận và 2 huyện lần lượt là: Q. Hải Châu ( là quận trung tâm
của thành phố), Q. Sơn Trà, Q. Ngũ Hành Sơn, Q. Thanh Khê, Q. Cẩm Lệ, Q. Liên
Chiểu, H. Hòa Vang và H. Hoàng Sa. Đà Nẵng phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên -
Huế, Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam, Đông giáp Biển Đông.Ngoài ra, Đà Nẵng
còn là trung điểm của 3 di sản văn hóa thế giới nổi tiếng đó là Cố đô Huế, Phố cổ
Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn.. Nằm ở vào trung độ của đất nước, trên trục giao
thông Bắc - Nam về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, cách
Thủ đô Hà Nội 764km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 964 km về phía
Nam [5]
2.1.1.2 Lịch sử hình thành Thành phố Đà Nẵng
Thành phố Đà Nẵng nằm trong vùng đất xứ Quảng, nơi các cư dân cổ
thuộc Văn hóa Sa Huỳnh đã định cư từ hàng nghìn năm trước. Đồng bằng xứ Quảng
đã dựng lên một nền văn minh lúa nước và dâu tằm nổi tiếng.
Vào năm 1306, thông qua cuộc hôn nhân của Vua Jayasimhavarman III (Chế
Mân) với Công chúa Huyền Trân bằng việc nhượng hai châu Ô, Lý cho nhà Trần,
thì các làng xóm của người Việt bắt đầu được hình thành.
Thời các Chúa Nguyễn, vùng đất này đã được khai phá và trở nên trù phú
thịnh vượng; các thương nhân cùng tàu thuyền nước ngoài thường xuyên ra vào
mua bán, trao đổi hàng hóa. Giữa thế kỷ XVI, khi Hội An là trung tâm buôn bán
sầm uất ở phía nam thì Đà Nẵng nằm ở vị trí tiền cảng với vai trò trung chuyển
hàng hóa, tu sửa tàu thuyền. Đầu thế kỷ XVIII, vị trí tiền cảng của Đà Nẵng dần dần
trở thành thương cảng thay thế cho Hội An, nhất là khi kỹ thuật đóng tàu ở châu
Âu phát triển; những loại tàu thuyền lớn, đáy sâu có thể ra vào vịnh Đà Nẵng dễ
dàng.
7
Ngày 6 tháng 11 năm 1996, tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa IX đã thông
qua nghị quyết cho phép tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng tách thành tỉnh Quảng Nam và
thành phố Đà Nẵng trực thuộc trung ương. [.4]
2.1.2 Thừa Thiên Huế
2.1.2.1 Vị trí địa lí tỉnh Thừa Thiên Huế
Vị trí địa lý: Huế là vùng đất có bề dày lịch sử - văn hóa lâu đời của triều
đại phong kiến Việt Nam. Huế là một tỉnh nằm ven biển ở cực nam của duyên
hải Bắc Trung Bộ. Huế có ranh giới phía Bắc là Quảng Trị, phía Nam là Đà Nẵng,
phía đông là Biển Đông, phía Tây là dãy Trường Sơn.[5]
2.1.2.2 Lịch sử hình thành tỉnh Thừa Thiên Huế
Thời Hồng Bàng ( 2879 – 258 tr C.N ), đất Huế thuộc bộ Việt Thường.
Đến năm 248, người Lâm Ap đánh chiếm huyện tây Quyễn, phá thành cũ của
nhà Hán, lập thành mới đặt tên là Khu Túc ( Thành Lồi ). Năm 1306, vua Trần
Anh Tông gả em gái mình là Huyền Trân Công Chúa cho vua Chiêm Thành là
Chế Mân. Quà sính lể của vua Chế Mân là hai châu Ô, Lý.háng 10/1558, chúa
Nguyễn Hoàng vào trấn đất Thuận Hóa, từ sông Gianh trở vào gọi là Đàng
Trong. Năm 1802, Nguyễn Ánhlên ngôi, lấy hiệu là Gia Long, lập ra triều
Nguyễn, đóng đô tại Phú Xuân,. Chiều 30.8.1945 hàng vạn người đã mít-ting trước
cửa Ngọ Môn nghe Bảo Đại đọc lời thoái vị và nộp ấn kiếm cho chính quyền cách
mạngTrongc uộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu thân 1968 quân giải phóng
đã làm chủ ở Huế 25 ngày. Vào 10 giờ 30 phút ngày 25.3.1975 thành phố Huế được
hoàn toàn giải phóng [.3]
2.1.3 Hội An
2.1.3.1 Vị trí địa lí Thành phố Hội An
Hội An ngày nay chính là vùng đất thuộc Chăm Pa ngày xưa, do quá trình
biến thiên của lịch Nam tiến Đại Việt nơi đây đã trở thành một địa giới hành
chính trong "Thừa tuyên Quảng Nam".Hội An xưa kia đây từng là "cảng thị" và
ngày nay là "cảng thị Châu Á được bảo tồn hoàn hảo - là minh chứng của sự
giao thoa các nền văn hoá".
Hội An: Hội tụ và an lành với mong muốn những gì tốt đẹp nhất không
phải là trung tâm hành chính tỉnh Quảng Nam nhưng nhiều người cũng mặc
8
định là trái tim, là trung tâm của Quảng Nam.Hội An cách Hà Nội 795 km về
phía Nam, cách Thành phố Hồ Chí Minh 940 km, cách Huế 122 km, cách thành
phố Đà Nẵng 30 km về phía đông nam, có vị trí địa lý: Phía đông giáp biển
Đông, Phía tây giáp thị xã Điện Bàn, Phía nam giáp huyện Duy Xuyên, Phía bắc
giáp thị xã Điện Bàn và biển Đông. [5]
2.1.3.2 Lịch sử hình thành Thành phố Hội An
Dưới thời vương quốc Champa (thế kỷ thứ II đến thế kỷ XIV) vùng đất
Hội An lúc bấy giờ có tên gọi là Lâm Ấp phố. Đầu thế kỷ thứ XIV, sau sự kiện
vua Chiêm Thành là Chế Mân cắt hai châu Ô và Lý để làm sính lễ cưới công chúa
Huyền Trân của thượng hoàng Trần Nhân Tông, biên giới phía Nam của nước
Đại Việt đã đến bờ Bắc sông Thu Bồn.
Từ giữa thế kỷ XVI, các “Chiêm cảng” ở miền Trung vốn có truyền thống
từ thời đại Champa được tái sinh. Do có vị trí địa lý thuận lợi, tiềm năng của
một xứ Quảng giàu tài nguyên, dồi dào đặc sản, nguồn nhân lực tràn đầy sinh
khí, chính sách ngoại kiều và ngoại thương khôn khéo, thoáng mở…nên cảng
thị Hội An đã tạo nên một hấp lực lớn, thu hút nhiều thuyền buôn của Bồ Đào
Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh, Pháp, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Xiêm…tấp
nập đến giao thương. Từ cuối thế kỷ XIX, do nhiều yếu tố bất lợi, “cảng thị
thuyền buồm” Hội An suy thoái dần, nhường vị thế trung tâm thương mại quốc
tế cho “cảng thị cơ khí” Đà Nẵng. Tuy nhiên, Hội An vẫn là trung tâm chính trị,
quân sự, kinh tế, văn hóa của Quảng Nam.
Sau ngày đất nước thống nhất, Hội An là thị xã thuộc tỉnh Quảng Nam-
Đà Nẵng. Ngày 6/11/1996, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
khóa IX, kỳ họp thứ 10, phê chuẩn việc tách Quảng Nam – Đà Nẵng thành 2 đơn
vị hành chính trực thuộc Trung ương là tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng.
Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/1997. Hội An là thị xã trực thuộc
tỉnh Quảng Nam. [.5]
2.1.4 Quảng Bình
2.1.4.1 Vị trí địa lí tỉnh Quảng Bình
.Quảng Bình là vùng đất được Chúa Nguyễn Hoàng đặt tên năm từ 1558,.
Năm 1604, đổi tên là tỉnh Quảng Bình.Quảng có nghĩa mở rộng, Bình có nghĩa là
9
bằng. Vùng đất vừa mở rộng vừa bằng với ý nghĩa mở rộng vùng cai quản đất
Chàm rộng lớn nhưng bằng phẳng. Quảng Bình giáp Hà Tĩnh ở phía Bắc với dãy
Hoành Sơn là ranh giới tự nhiên; giáp Quảng Trị về phía nam; giáp Biển Đông
về phía đông ,phía tây là tỉnh Khăm Muộn và tây nam là tỉnh Savannakhet
của Lào với dãy Trường Sơn là biên giới tự nhiên.
2.1.4.2 Lịch sử hình thành tỉnh Quảng Bình
Trong lịch sử hình thành và phát triển dân tộc, Quảng Bình luôn là một
phần đất thiêng liêng của lãnh thổ Việt Nam. Vùng đất Quảng Bình hôm nay đã
trải qua nhiều lần thay đổi cương vực (địa giới lãnh thổ) và tên gọi. Theo thư
tịch cũ, thuở vua Hùng lập quốc, Quảng Bình thuộc bộ Việt Thường, một trong
15 bộ của nước Văn LangNăm 192 triều đại Đông Hán bị đánh bại phải rút quân
về nước, Quảng Bình nằm trong lãnh thổ Lâm Ấp.
Năm 1069, để phá tan âm mưu cấu kết giữa quân xâm lược nhà Tống và
Chiêm Thành, một đạo quân Đại Việt do Lý Thánh Tông cầm đầu và tướng Lý
Thường Kiệt chỉ huy, đã tiến đánh vào tận kinh thành Chăm-pa, bắt được vua
Chiêm là Chế Củ. Để chuộc tội, vua Chiêm cắt dâng 3 châu: Bố Chính, Ma Linh,
Địa Lý (gồm Quảng Bình - Quảng Trị) cho nhà Lý. Quảng Bình trở về với cội
nguồn Đại Việt từ đó.
Từ ngày 20 tháng 9 năm 1975 Trung ương có quyết định nhập Quảng
Bình với Quảng Trị và Thừa Thiên thành tỉnh Bình - Trị - Thiên, lấy thành phố
Huế làm tỉnh lị. Đáp ứng nguyện vọng của Đảng bộ và nhân dân Bình Trị Thiên,
ngày 1-7-1989 Trung ương Đảng đã có quyết định tách 3 tỉnh về địa giới cũ.
Quảng Bình phục hồi lại vị trí các huyện như trước khi nhập tỉnh
2.2 TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH DI SẢN TRÊN
TUYẾN ĐÀ NẴNG - HỘI AN - HUẾ - QUẢNG BÌNH
2.2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn trên tuyến Đà Nẵng –
Hội An – Huế - Quảng Bình
2.2.1.1 Tại Đà Nẵng
Đà Nẵng là thành phố đáng sống mà nơi đây sở hữu được nguồn tài
nguyên thiên nhiên và văn hóa vô cùng đa dạng. Nhắc đến Đà Nẵng thì du
khách nghĩ ngay đến là thành phố có bờ biển dài ngoài ra còn có núi, đồng bằng
10
và sông ngoài. Chính vì thế mà Đà Nẵng được nhiều thuận lợi cho việc phát
triển du lịch. Được thiên nhiên ban tặng nhiều như thế nên đã tạo nên nhiều
cảnh quan, doanh thắng và nhiều điểm du lịch nổi tiếng điển hình như là:
* Hải vân quan: Đèo Hải Vân ( hay còn gọi là Ải Vân) là ranh giới tự nhiên
giữa hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Thành phố Đà Nẵng với chiều dài. Đèo Hải Vân
(có nghĩa là biển và mây vì sóng biển vỗ chân đèo và quanh năm mây mù bao
phủ trên đỉnh). Đỉnh đèo Hải Vân ở độ cao 496m so với mực nước biển cách
Huế 77,3km về phía Nam và cách Đà Nẵng 28,7km về phía bắc
*Khu du lịch Bà Nà: Bà Nà là khu du lịch toạ lạc xã Hòa Ninh, huyện Hòa
Vang, cách Đà Nẵng 35 km về phía Tây Nam. Trung tâm du lịch của Bà Nà nằm
trên đỉnh Núi Chúa có độ cao 1489 m so với mực nước biển. Về cách giải thích
về gọi ”Bà Nà“, có người cho rằng khi người Pháp đặt chân lần đầu lên đây, thấy
núi có nhiều chuối nên đặt là ”banane”, lâu ngày người ta Việt hóa thành Bà Nà.
Còn theo nhà văn Nguyên Ngọc, Bà Nà là tiếng người Katu, có nghĩa là ”nhà của
tôi”. Ngoài ra, ”Bà Nà” còn do người dân địa phương đặt tên,”Bà” chỉ các con vật
linh thiêng,”Nà”là khu đất rộng ở trên các triền núi, hay có giả thuyết nói rằng
Bà Nà là tên gọi tắc của thánh mẫu Y A Na hoặc bà Ponaga. Cho đến ngày hôm
nay, tại Bà nà đã có đến 5 tuyến cáp treo được hoành thành và đưa vào sử
dụng:
 TUYẾN CÁP TREO SUỐI MƠ – BÀ NÀ
 TUYẾN CÁP TREO DE BAY – MORIN
 TUYẾN CÁP TREO THÁC TÓC TIÊN – L’ INDOCHINE
 TUYẾN CÁP TREO HỘI AN – MARSEILLE
 TUYẾN CÁP TREO BORDEAUX – LOUVRE
*Bán đảo Sơn Trà: Tổng diện tích bán đảo: 60 km2, chiều dài khoảng
13km, chiều rộng khoảng 5km, chỗ hẹp nhất là 2km. Sơn Trà là lá phổi xanh,
điều hoà không khí, cũng là tấm bình phong che chắn bão tố phong ba. Đối với
người dân Đà Nẵng đây cũng là ghi đậm ký ức người Pháp xâm lược 1858. Ngày
nay Sơn Trà có trạm radar được gọi cặp mắt thần Đông Dương, đỉnh Bàn Cờ,
Cây Đa, Mũi Nghê... là những điểm thu hút du lịch rất tuyệt vời.
Ngoài các tài nguyên tự nhiên ở trên, Đà Nẵng còn có: Khu du lịch Núi
11
Thần Tài, Khu du tích danh thắng Ngũ Hành Sơn,….
Đà Nẵng không chỉ nổi tiếng về tài nguyên thiên nhiên mà Đà Nẵng còn
có sở hữu nhiều tài nguyên nhân văn có giá trị nữa như là ẩm thực, lễ hội, bảo
tàng... ví dụ như là:
*Bảo tàng điêu khắc Chăm: Bảo tàng được xây dựng 1915 -1919 từ ý
tưởng Henri Parmentier, thiết kế tòa nhà ban đầu là của hai kiến trúc sư người
Pháp, Delaval và Auclair. Trong khuôn viên bảo tàng các bộ sưu tập được phân
thành 12 phòng tương ứng với các khu vực địa lý nơi bộ sưu tập được phát
hiện, gồm: Trà Kiệu, Mỹ Sơn, Đồng Dương, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên
Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Tháp Mẫm, Bình Định, Kon Tum; và 04
phòng trưng bày chuyên đề là Văn khắc Champa, Gốm Sa Huỳnh – Champa, Lễ
hội và Nghề truyền thống của đồng bào Chăm tại Ninh Thuận,
*Danh thắng Ngũ Hành Sơn: Quần Thể 6 ngọn núi, nhưng phần tham
quan chính trong ngọn Thuỷ Sơn Ngũ Hành Sơn hình thành do quá trình biển
lùi, những cá thể san hô 4 mặt cách đây khoảng 3-400 triệu năm về trước chính
là những ngọn núi như ngày nay Tên gọi ban đầu Ngũ Hoa Uẩn Chỉ Sơn, cư dân
Đà Nẵng vẫn nhìn về ngọn núi nhấp nhô cạnh bờ biển nên gọi là "Non Nước".
Đây là tên thân thương với cư dân xứ Quảng đến tận ngày nay
*Di tích Thành Điện Hải: Công trình được xây dựng từ thời Vua Gia Long
1813 có tên đồn Điện Hải. Đến đời Vua Minh Mạng 1823 dời vị trí và cho xây
dựng mới Thành Điện Hải ở vị trí ngày nay. Vào năm 1835 đổi tên Thành Điện
Hải. Đây là công trình gắn với cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược 1858 của
quân và dân Đà Nẵng xưa. Tuy nhiên vì nhiều lý do khác nhau bị tàn phá nặng
nề khi Pháp xâm lược và chiến tranh sau này.
*Chùa Linh Ứng – Sơn Trà: Chùa Linh Ứng Bãi Bụt xây dựng năm 2004
2010. Tại đây có Tượng phật Quan Thế Âm ca 67m trước đây là tượng phật cao
nhất Việt Nam xây dựng 2005 - 2010.
12
Hình 2.1: Chùa Linh Ứng
* Lễ hội:
+ Lễ hội pháo hoa Thành phố Đà Nẵng: Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng
là một trong những lễ hội ở đà nẵng được nhiều du khách yêu thích nhất. Lễ hội
do Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Nẵng tổ chức lần đầu tiên vào năm 2008.
Hàng năm, vào dịp tháng 3, hoặc ngày kỷ niệm thành phố Đà Nẵng giải phóng,
hay dịp lễ 30/4 - 1/5, bên bờ sông Hàn du khách có thể tham gia lễ hội này. Đây
là một lễ hội lớn, với sự tham gia của nhiều quốc gia trên thế giới
+ Lễ hội Quán Thế Âm Đà Nẵng: Lễ hội Quán Thế Âm là lễ hội dân gian
mang đậm nét truyền thống tín ngưỡng tôn giáo. Lễ hội tổ chức vào ngày 17,
18, 19 tháng Hai Âm Lịch hàng năm tại núi Ngũ Hành. Lễ hội Quán Thế Âm
cũng là dịp cho các phật tử mười phương dâng lòng thành kính cầu bình an,
hạnh phúc, cầu cho mưa thuận gió hòa. Lễ hội mang một nét văn hóa đặc trưng
của người dân Đà Nẵng, góp phần xây dựng truyền thống dân tộc Việt Nam
.
* Ẩm thực:
+ Bánh tráng cuốn thịt heo nổi tiếng nhất là ở Đà Nẵng. Những miếng thịt
heo giòn bì hay miếng thịt heo luộc thái mỏng cuốn với các loại rau như: kinh
13
giới, xà lách, rau thơm, tía tô,... cùng với đồ chua và chấm mắm nên ngon thanh
mát.
+ Nước mắm Nam Ô: nước mắm truyền thống lâu đời còn tồn tại trên cả
nước. Hàng trăm năm nay, những người làm nước mắm Nam Ô đã quen với
cách làm “3 cá 1 muối” để cho ra thành phẩm mang mùi thơm mặn mòi vị biển.
Nhắc đến vùng đất Nam Ô, nhiều người nhớ ngay đến câu “Nước mắm Nam
Ô/Cá rô Xuân Thiều” với hàm ý cá rô ở Xuân Thiều mình mẩy, thịt thơm chấm
với nước mắm làng Nam Ô là không đâu ngon bằng
*Làng nghề:
+ Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước: Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước
nằm ngay dưới chân núi Ngũ Hành Sơn thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành
Sơn, Đà Nẵng. Làng nghề Non Nước có từ rất lâu đời, được bảo tồn cho đến
bâygiờ cũng đã được hơn 200 năm.
+Làng nước mắm Nam Ô: Làng nước mắm Nam Ô thuộc phường Hòa
Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng, đây là nơi cho ra đời thứ đặc sản
thơm ngon tuyệt hảo của thành phố biển – nước mắm Nam Ô thơm ngon tinh
khiết. Làng nghề nước mắn này mới được hình thành từ thế kỷ 20.
2.2.1.2 Tại Thừa Thiên Huế
Huế là vùng đất chứa đựng nhiều lịch sử hào hùng dân tộc Việt Nam. Huế
có vị trí địa lý rất thuận lợi khi sở hữu từ đồng bằng, ven biển, miền núi, sông
ngoài... Nơi đây giống như là nơi hội tụ đủ mọi thế mạnh để khai du lịch. Nhắc
đến Huế thì ta nghĩ ngay đến những âm tiết nhẹ nhàng, thơ mộng của cố đô
mang lại không chỉ thu hút bởi tinh hóa văn hóa lịch sử mà còn thu phục tâm
hồn kẻ lữ khách bởi tình người và vẻ bình lắng, hữu tình.
+ Sông Hương – Núi Ngự:
*Sông Hương là con sông lớn chảy qua giữa lòng Thành phố Huế, nổi
tiếng có vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình. Sông có nhiều tên gọi: Lô Dung, Linh, Dinh,
Kim Trà, Hương.
* Núi Ngự Bình (còn gọi là Bằng Sơn) cao 104 m, dáng cân đối uy nghi.
Vương triều Nguyễn khi xây dựng kinh thành Huế đã chọn núi này làm tiền án
14
của hệ thống phòng thành đồ sộ, kiên cố và đổi tên cho ngọn núi này là Ngự
Bình.
*Chùa Thiên Mụ: nằm cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5km, trên
đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương. Đây được xem là một ngôi chùa linh thiêng cổ
kính và đẹp bậc nhất xứ đàng trong.
“Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương”
Hình 2.2 Chùa Thiên Mụ
*Quần thể di tích cố đô Huế
- Kinh thành Huế: được vua Gia Long xây dựng năm 1805 và hoàn thành
năm 1833. Kinh thành Huế có diện tích 520 hec ta, gồm 3 vòng thành, Kinh
Thành -Hoàng Thành -Tử cấm Thành. Unesco công nhận di sản văn hoá đầu
tiên tại Việt Nam năm 1993
+Kỳ đài: được xây dựng vào năm 1907 cùng với Kinh Thành Huế, là nơi
treo cờ của triều đình và được đặt vị trí chính Nam của Kinh Thành. Đài cờ cao
17,5m gồm 3 tầng cấp tượng trưng cho thuyết Tam tài thiên thời, địa lợi, nhân
hòa.
+Cửu vị thần công: Khi đánh bại quân Tây Sơn, vua Gia Long liền cho
tập trung tất cả các nghệ nhân đúc đồng nổi tiếng thời bấy giờ ở đất kinh
15
thành gop tất cả binh khi và vật dụng bằng đồng đúc thành 9 khẩu thần công.
Sau khi đúc xong và đặt vào vị trí vua Gia Long đã phong thần cho 9 khẩu thần
công “Thần Oai Vô Địch Thượng Tướng Quân”.
+ Cửa Ngọ Môn – lầu Ngũ Phụng:
Cửa Ngọ Môn: Vào thời Gia Long, Nam Khuyết Đài được xây dựng tại vị
trí của Ngọ Môn ngày nay. Năm 1833, vua Minh Mạng cho quy hoạch và xây
dựng của Ngọ Môn trên nền cũ của Nam Khuyết đài. Ngọ Môn được xây dựng
trên trục chính (đường Trung đạo). Ngọ Môn: Cổng xoay về hướng Ngọ
Lầu Ngũ Phụng: Tại lầu Ngũ Phụng đã chứng kiến nhiều biến cố lịch sử
trong đó có sự kiện ngày 30/8/1945 vua Bảo Đại vị vua cuối cùng của triều
Nguyễn thoái vị trao trả ấn kiếm cho chính phủ lâm thời Việt Nam Dân Chủ
Cộng Hòa.
Hình 2.3 Đại Nội Huế
+ Thế Miếu: Thế Miếu được xây dựng năm 1821. Thế Miếu ban đầu chỉ
để thờ vua Gia Long và hoàng hậu nên gọi là Thế Tổ Miếu, sau này Thế Miếu
dùng để thờ tất cả các vị vua triều Nguyễn. Trong Thế Miếu ngoài án thờ vua
Gia Long và hoàng hậu ở gian giữa thì án thờ các vị vua khác cũng được đặt
theo nguyên tắc “tả chiêu, hữu mục”. Trước năm 1958 Thế Miếu chỉ có 7 án
16
thờ đó là: Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Kiến Phúc, Đồng Khánh,
Khải Định.Đến năm 1958 thì án thờ của 3 vị vua có tinh thần chống pháp đó là
Hàm Nghi,Thành Thái,Duy Tân được đưa vào Thế Miếu để thờ. Còn 3 vị vua
còn lại là Dục Đức, Hiệp Hòa, Bảo Đại thì vẫn chưa được đưa vào thờ vì lý do
thoái vị.
+ Cửu Đỉnh: Là 9 đỉnh đồng lớn nhất VN được đặt trước Hiển Lâm Các,
là sản phẩm của thợ thủ công nổi tiếng phường đúc Huế được đúc từ năm
1835 - 1837. Mỗi đỉnh có 1 tên riêng ứng với niên hiệu của mỗi vị vua. .
*Lăng Tự Đức: khi xây dựng xong lăng nhà vua còn sống thêm 16 năm
31 nữa (1883). Lăng Tự Đức còn gọi là Khiêm Cung, Khiêm Lăng xây dựng ở
làng Dương Xuân Thượng. Mỗi công trình kiến trúc trong lăng Tự Đức đều
mang những đường nét khác nhau về nghệ thuật tạo hình, không trùng lặp, rất
sinh động.
*Lăng Khải Định: công trình xây dựng lăng Khải Định đòi hỏi về thời
gian nhiều nhất, đến 11 năm ( 1920-1931 ). Lăng này đánh dấu kiến trúc mới
lạ
trong lịch sử mỹ thuật Việt Nam như d ng vật liệu bê tông, trang trí nổi b ng
cách ghép mảnh sành sứ và thủy tinh. Khải Định chọn núi Châu Chữ để làm
17
lăng
cho mình. Trong lăng Khải Định nổi tiếng nhất là bức”Cửu long ẩn vân” của
nghệ nhân Phan Văn Tánh.
Hình 2.4 Cửu Long Ẩn Vân
*Cầu Trường Tiền: Theo năm tháng trôi qua,sử sách ghi lại lịc sử của
chiếc cầu này rất ít ỏi.Chỉ biết rằng,đến đời vua Thành Thái thứ 9 tức năm
1897, khi ấy giặc Pháp đã thôn tính toàn bộ nước Việt Nam ta.Chúng giao cho
một hang chuyên xây dựng các công trình lớn là hãng Eiffel thiết kế và khởi
công xây dựng lại bằng sắt.Đến năm 1899 cầu được hoàn thành và mang tên là
cầu Thành Thái.
Bên cạnh đó, không thể không nhắc đến những lễ hội, những món ăn đặc
sản nổi tiếng khắp cả nước, hay những giá trị văn hóa lịch sử to lớn được cả thế
giới công nhận.
* Lễ hội:
+ Lễ hội điện Hòn chén: diễn ra 1 năm 2 kỳ: tháng 2 (lễ Xuân tế), tháng 7
(lễ Thu tế). Lễ hội điện Hòn Chén được tổ chức trên ngọn núi Ngọc Trản và
đình làng Hải Cát - huyện Hương Trà.
+ Festival Huế được tổ chức 2 năm một lần, là một sự kiện văn hóa lớn
được tổ chức tại Huế vào các năm chẵn nh m mục đích tưởng nhớ về những giá
trị truyền thống tại cố đô Huế. Tham gia lễ hội này, du khách sẽ được thưởng
thức những màn biểu diễn nghệ thuật đường phố, ngâm thơ, các buổi trưng bày
đầy màu sắc, hòa nhạc, chơi trống và xem các bộ phim lịch sử
* Ẩm thực:
+ Cơm hến: Cơm nguội với những con hến nhỏ là vị chủ của cơm hến,
hến
được xào kèm theo bún tàu (miến), măng khô và thịt heo thái chỉ.
+ Bún bò Huế: Bún làm bằng gạo xay có pha ít bột lọc nên con bún trắng
hơi trong và săn hơn, chất nước ngon ngọt và thơm. Nước bún nấu với những
18
miếng móng giò heo mềm nhừ, với màu xanh của rau sống, thêm gia vị để vừa
cay, vừa nóng, vừa nghe vị ngọt của nước bún của thịt.
* Làng nghề:
-Làng nghề ở Huế: 07 làng nghề truyền thống mang hơi thở Cố đô:
+Làng Sình: làng Sình cách Huế khoảng 8km về phía hạ lưu sông Hương,
thuộc xã Phú Mậu, huyện Phú Vang. Làng nổi tiếng làm nghề in tranh rất phát triển.
+Làng nghề nón lá: Từ lâu, chiếc nón lá đã được xem là một biểu tượng
đẹp gắn với hình ảnh của xứ Huế thơ mộng. Ở Huế có nhiều làng nón nổi tiếng
như Dạ Lê, Đốc Sơ, Phú Cam, Kim Long, Triều Tây… được hình thành cách đây
mấy trăm năm và phát triển cho đến bây giờ..
+Làng nghề đúc đồng: Làng nghề đúc đồng ở Huế vốn được biết đến với
cái tên “Phường Đúc”. Phường Đúc ở Huế có nguồn gốc từ tổ chức của những
thợ thuyền cùng nghề đúc dưới thời Chúa Nguyễn. Hai làng nghề đúc đồng lớn
nhất và có danh tiếng nhất là Kinh Nhơn và Bổn Bộ.
+Làng nghề gốm Phước Tích: Làng Phước Tích n m trên ranh giới giữa
Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, cách trung tâm Huế khoảng chừng 45km. Nơi
đây được biết đến bởi sản phẩm gốm cổ truyền. Ngày trước, gốm Phước Tích là
một sản phẩm đặc biệt được cống nạp cho các triều đại nhà Nguyễn để nấu cơm
cho vua ăn.
+Làng nghề kim hoàn Kế Môn: Làng kim hoàn Kế Môn thuộc xã Điền
Môn, huyện Phong Điền. Nghề kim hoàn ở nơi đây là nghề gia công cổ truyền đồ
trang sức, trang trí bằng chất liệu vàng hoặc bạc.
+Làng nghề hoa giấy Thanh Tiên: Thuộc xã Phú Mậu, Phú Vang, tỉnh
Thừa Thiên Huế, Làng Thanh Tiên vốn có truyền thống làm nghề nông.
+Làng Hương Thủy Xuân: Làng Hương Thủy Xuân nằm cách trung tâm
thành phố khoảng 7 km về phía Tây Nam, đây là làng hương lớn nhất của Huế
2.2.1.3 Tại Hội An
Đến với Hội An thì du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẽ đẹp cổ kính nơi
đây mang lại với kiến trúc được xây từ thế kỷ 16 vẫn còn được lưu giữ đến tận
bây giờ vẫn không phai đi. Được biết khi xưa Hội An là một trung tâm thương
cảng phồn thịnh nhất xứ đàng trong lúc bấy giờ vì được thiên nhiên ưu ái cho,
19
với địa lý rất thuận lợi. Với vẻ đẹp kiến trúc hài hòa với những ngôi nhà, bức
tường và cả những con đường nơi đây vẫn luôn đững vững sau những thăng
trầm lịch sử vẫn luôn giữ được vẻ đẹp xưa cổ ấy.
* Khu dữ trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm: Cù lao Chàm là một cụm
đảo, về mặt hành chính trực thuộc xã đảo Tân Hiệp, thành phố Hội An, nằm
cách bờ biển Cửa Đại 16 km và đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh
quyển thế giới. Cù lao Chàm bao gồm 8 đảo (hòn): Hòn Lao, Hòn Khô Mẹ, Hòn
Khô Con, Hòn Lá, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Tai, Hòn Ông.
* Rừng dừa Bảy Mẫu: Rừng Dừa Bảy Mẫu hoặc là Căn cứ địa Cách mạng
Rừng Dừa Bảy Mẫu. Rừng dừa Bảy Mẫu là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn, được
ví như “Miền tây trong lòng phố Hội” với không gian xanh mát của bạt ngàn
dừa nước, trải rộng tới tận Cửa Đại. Đây là nơi “hội thủy” của ba con sông lớn ở
Quảng Nam đó là Thu Bồn, Trường Giang, sông Đế Võng (sông Cổ Cò chảy qua
Hội An gọi là sông Đế Võng) trước khi đổ ra Cửa Đại.
* Chùa Cầu: Mọt trong như
̃ ng cong trình còn nguyen vẹn và nỏi bạt tại
Họi An, đó chính là Chùa Càu. Chiếc cầu cổ duy nhất còn lại ở Hội An ngày nay.
Là nơi ngăn cách khu phố người Hoa và người Nhật Bản, cầu bắc qua một
nhánh nhỏ của sông Thu Bồn tên là Khe Ao Ao. Cây cầu này dài khoảng 18 mét,
bắc qua một lạch nước nhỏ chảy ra sông Thu Bồn, nối liền đường Trần Phú với
đường Nguyễn Thị Minh Khai.
20
Hình 2.5 Chùa Cầu
* Nhà cổ Phùng Hưng: Là ngôi nhà cổ trên 200 năm, chứng kiến sự ra đời
của 8 thế hệ gia đình Phùng Hưng. Là ngôi nhà có lối kiến trúc cổ đẹp nhất tại
Hội An. Năm 1985, ngôi nhà này được xếp hạng nhất ở Việt Nam như một mẫu
kiến trúc truyền thống có giá trị văn hóa cao. Ngôi nhà này tổng hợp 3 trường
phái kiến trúc Việt Nam, Nhật Bản và Trung Quốc
* Nhà cổ Quân Thắng: Là một trong những nhà cổ được đánh giá là đẹp
nhất Hội An hiện nay. Ngôi nhà có niên đại hơn 150 năm, mang phong cách
kiến trúc vùng Hoa Hạ Trung Hoa. Qua năm tháng, ngôi nhà vẫn được bảo tồn
khá nguyên trạng về kiểu dáng kiến trúc và các bài trí nội thất, giúp ta hình
dung được phần nào lối sống của các thế hệ chủ nhân, những người thuộc tầng
lớp thương gia ở thương cảng Hội An trước đây.
* Hội quán Quảng Đông: Hội quán Quảng Đông được xây dựng vào
khoảng cuối thế kỷ XIX (theo sách cổ ghi chép lại là vào năm 1885) bởi cộng
đồng bang hội thương nhân Quảng Đông. Ban đầu, hội quán là nơi để ban thờ
Thánh Mẫu Thiên Hậu và Đức Khổng Tử. Tuy nhiên từ sau năm 1911 thì nơi
này chuyển sang thờ Quan Công và Tiền Hiền.
* Hội quán Phúc Kiến: Trong năm hội quán ở Hội An, Phúc Kiến là hội
quán lớn nhất, nằm ở số 46 đường Trần Phú. Hội Quán Phúc Kiến – Một công
trình kiến trúc độc đáo theo kiểu Trung Hoa tại Hội An. Cổng chính của Hội
quán Phúc Kiến trên đường Trần Phú. Hội quán Phúc Kiến nỗi tiếng bởi vẻ đẹp
nguy nga, tráng lệ, uy nghiêm trong một không gian rộng lớn, kiến trúc đặc sắc
kiểu Trung Hoa và sự linh thiêng của nó.
Ngoài những kiến trúc cổ xưa ra thì Hội An còn là nơi chứa đựng nhiều
tài nguyên nhân vân vì nơi đây khi xưa là nơi giao thương buôn bán của nhiều
quốc gia các nhau nên các nên văn hóa giao thoa với nhau chắc sẽ còn để lại
những dấu ấn văn hóa nơi này.
*Lễ hội
21
+ Lễ vía bà Thiên Hậu: Lễ vía bà Thiên Hậu có nguồn gốc từ Trung Hoa,
đây là một trong những lễ hội lớn ở Hội An được diễn ra vào ngày 23/3 âm lịch
hàng năm. Lễ vía bà Thiên Hậu được tổ chức nhằm mục đích tưởng nhớ và biết
ơn bà Thiên Hậu đã phù hộ cho một năm mưa thuận gió hòa ở ngoài khơi cho
các thương lái làm ăn yên ổn. Trong lễ vía bà Thiên Hậu sẽ diễn ra các hoạt
động nhộn nhịp như múa lân, văn nghệ, xin xăm/quẻ.
+ Lễ rước Long Chu – Hội An: Lễ rước Long Chu hay còn gọi là lễ hội
thuyền rồng là một trong những lễ hội nổi tiếng ở Hội An, lễ rước Long Chu
được diễn ra vào 2 dịp trong năm là r m tháng Giêng và r m tháng 7, lễ rước
Long Chu mang ý nghĩa rước vua chúa để xua đuổi tà ma, bảo vệ cho người dân
được sống an lành, hạnh phúc.
* Ẩm thực:
+ Mỳ Quảng: Mì Quảng thường được làm từ bột gạo xay mịn lẫn nước từ
hạt dành dành và trứng cho có màu vàng và tráng thành từng lớp bánh mỏng,
sau đó thái theo chiều ngang để có những sợi mì mỏng khoảng 5 -10mm. Dưới
lớp mì là các loại rau sống, Mì Quảng phải ăn kèm với rau sống 9 vị thì mới tạo
nên được hương vị nồng nàn: húng quế, xà lách tươi, cải non mới nụ, giá trắng
có thể được trụng chín hoặc để sống, ngò rí , rau răm với hành hoa thái nhỏ và
thêm hoa chuối cắt mỏng. Trên mì là thịt heo, tôm, thịt gà, thịt ếch, thịt cá lóc
(đôi khi có trứng luộc) cùng với nước dùng được hầm từ xương heo.
+ Cao Lầu: Đây được xem là món ăn đặc sản của thành phố Hội An. Món
mì này có sợi mì màu vàng, được d ng với tôm, thịt heo, các loại rau sống và rất
ít nước dùng. Sợi mì màu vàng là do được trộn với tro từ một loại cây ở địa 40
phương. Mới đầu nhìn sẽ nghĩ đây là một món mì, nhưng cao lầu cũng không
hẳn là mì, sợi bánh màu vàng nhạt, dày sợi và ngắn hơn so với sợi mì thông
thường. Giống với mì Quảng, cao lầu Hội An là một món trộn với ít nước d ng,
ăn kèm thịt heo xá xíu, tép mỡ, giá trụng, lạc rang và các loại rau sống
* Làng nghề:
+ Làng mộc Kim Bồng: Nằm ở hữu ngạn hạ lưu sông Thu Bồn, bên kia
sông là khu phố cổ Hội An nên đây là vị trí thuận lợi cho việc vận chuyển vật
liệu bằng đường thủy. Đặt chân lên làng mộc, không khó để nghe thấy tiếng đục
22
đẽo, khoan cắt. Những âm thanh này có lẽ đã trở thành một phần của đời sống
người dân làng mộc.
+Làng gốm Thanh Hà: Nhắc đến Hội An là nhắc đến làng gốm Thanh Hà,
bởi đồ gốm là một hình ảnh gắn liền với phố cổ. Nằm cách Hội An khoảng 3 km
về hướng tây, làng gốm đã trở thành địa điểm thu hút không ít khách du lịch
bởi vẻ đẹp bình dị, mộc mạc, không gian nơi đây như mang hơi thở của đất.
2.2.1.4 Tại Quảng Bình
Quảng Bình là vùng đất mang nhiều vẻ đẹp thiên nhiên, các thắng cảnh
rất hoang sơ. Quảng Bình được thiên nhiên ưu đãi, có biển, có rừng, có núi, có
sông ngoài, với đường bờ biển biển dài có nhiều bãi tắm đẹp. Đặc biệt hơn nữa
nơi đây còn được biết đến với tên gọi khác là vương quốc hang động hơn 400
hang động lớn nhỏ.
* Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng: Vườn quốc gia Phong Nha -Kẻ
Bàng có tổng diện tích 1.223km2 được thành lập năm 2001. Vườn được công
nhận DSTN Thế giới 02 lần, lần 1 vào năm 2003 nhờ vào yếu tố địa chất địa
mạo, lần 2 vào năm 2005 với yếu tố đa dạng sinh học. Vườn có nhiều điểm
tham quan hết sức hấp dẫn như Hang Phong Nha, Hang Tiên Sơn, Sơn Đòong,
Hang Én… Khu vực này bao phủ biên giới Việt Lào với vườn quốc gia Hin
Namno tỉnh Khăm Muộn (thuộc Lào) cũng được công nhận là di sản thiên nhiên
thế giới.
*Động Thiên Đường : Động Thiên Đường: Được mệnh danh là “hoàng
cung trong lòng đất”. được Hiệp hội hang động Hoàng gia Anh đánh giá là hang
động khô dài nhất Châu Á. Hiện nay chiều dài đo được 31.4km và khai thác du
lịch phổ thông 1km, ngoài ra có thể khám phá mạo hiểm 7km trong thời gian 1
ngày. Động này do ông Hồ Khanh tìm ra và hiệp hội địa lý Hoàng gia Anh khảo
sát, hiện nay tập đoàn Trường Thịnh khai thác từ 2009.
*Tượng đài mẹ Suốt: Mẹ tên thật Nguyễn Thị Suốt 1908 -1968 , bà là nữ
anh hùng lao động trong chiến tranh khi chèo đò chở bộ đội qua sông vào miền
nam, bà đi vào với bài thơ “Mẹ Suốt” của tác giả Tố Hữu năm 1965 Ngày nay
tượng đài được xây dựng và hoàn thành năm 2003, toạ lạc tại đường Trương
Pháp - phía bắc sông Nhật Lệ, trước mặt khách sạn Vinpaerl Đồng Hới - chợ
23
Đồng Hới Tượng đài Mẹ Suốt được phác họa bởi nhà điêu khắc Phan Đình Tiến,
cao 7 mét bao gồm cả bệ.
*Mộ Đại Tướng Võ Nguyên Giáp: Vũng Chùa-Đảo Yến: Nằm cách Đèo
Ngang 7km về phía nam. Nơi an nghỉ cuối cùng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Khu mộ đại tướng Võ Nguyên Giáp: Hoàn thành năm 2013, thuộc khu vực Vũng
Chùa Đảo Yến. Dọc con đường vào viếng mộ Đại tướng có 103 bậc thang bằng
gỗ, 103 cây hoa mai và 103 cây hoa ban Điện Biên tượng trưng cho 103 tuổi
của Đại tướng.
Ngoài những vẽ đẹp tài nguyên thiên nhiên ấy Quảng Bình còn có những
lễ hội, ẩm thực rất thu hút được du khách khi đến đây
* Lễ hội:
+ Lễ hội trỉa lúa: Hay còn gọi là lễ hội lấp lỗ được tổ chức vào ngày 11 -
14/7 âm lịch của người dân tộc Bru-Vân Kiều. Đây là lễ hội gắn liền với người
dân này với mục đích cầu xin thần linh ban cho may mắn, sức khỏe, cuộc sống
ấm no, mùa màng luôn tốt tươi
+ Lễ hội hang động Quảng Bình: Một trong những lễ hội Quảng Bình vô
cùng đặc sắc được nhiều người chờ đợi hàng năm là Lễ hội hang động. Được tổ
chức tại nhiều địa điểm với một chuỗi các hoạt động nhằm quảng bá du lịch
Quảng Bình, nét văn hóa Quảng Bình. Đến với lễ hội hang động Quảng Bình, bạn
có cơ hội được tham gia những hoạt động nghệ thuật đường phố, tìm hiểu về
du lịch - văn hóa hóa - di sản Quảng Bình và nhận được những ưu đãi hấp dẫn ở
các điểm tham quan.
* Ẩm thực:
+ Cháo canh: Cháo canh là một trong những món ăn quen thuộc mang
hương vị quê hương đối với mỗi người dân Quảng Bình. Những nguyên liệu
không thể thiếu trong mỗi tô cháo gồm sợi mì/gạo, thịt nạc và cá lóc đặc biệt ăn
kèm với ram (nem, chả giò) - tên gọi đậm chất mộc mạc của người dân nơi đây
làm. Hương vị ngon ngọt của nước dùng hòa quyện cùng những sợi mỳ và thớ
thịt chắc chắn sẽ làm bạn xiêu lòng
+ Bánh khoái: Với cái tên nghe rất lạ tai nhưng đây là món ăn mà khi
nhắc đến Quảng Bình, các tín đồ yêu thích các bánh chiên sẽ nghĩ ngay tới loại
24
bánh này. Bánh khoái có nhiều nét tương đồng với bánh xèo nhưng hương vị
mới làm nên sự khác biệt. Vỏ bên ngoài giòn tan được chế biến khá cầu kỳ, bên
trong là nhân bánh gồm thịt nạc băm nhỏ, tôm và giá đỗ. Khi ăn sẽ ăn kèm cùng
bánh cuốn, rau dưa các loại và nước lèo - một phần quan trọng của món ăn tạo
nên hương vị đậm đà riêng.
* Làng nghề:
+ Làng nghề bánh tráng Tân An: Làng Tân An từ xưa có tên gọi khác là
làng Ba Phường, cũng có người gọi là Lộc Điền hay là phường bún bánh, đến
nay vẫn mang những nét độc đáo của một làng quê truyền thống Việt Nam gắn
liền với nghề làm bánh tráng. Làng Tân An nằm nép mình bên dòng sông Gianh
thơ mộng, phong cảnh rất thanh bình, đây chính là tiềm năng và thế mạnh rất
lớn để phát triển du lịch làng nghề Quảng Bình.
+ Làng chiếu cói An Xá: Nghề làm chiếu cói có từ lâu lắm, khoảng trên
600 năm về trước. Người An Xá xưa vốn cần cù, chăm chỉ, thông minh và trí tuệ,
biết khai thác và giữ gìn đồng cói ven bờ Hạc Hải, nguồn tài nguyên vô tận trời
cho làm của riêng mình để dệt thành những chiếc chiếu đẹp, bền, bán phục vụ
mọi tầng lớp nhân dân trong vùng. Còn ngày nay, người An Xá đã biết chủ động
nguồn nguyên liệu chất lượng phục vụ sản xuất quanh năm bằng việc tự tay
mình trồng lên cây cói.
2.2.2 Điều kiện cơ sở vật chất và hạ tầng Đà Nẵng – Huế - Hội An – Quảng Bình
2.2.2.1 Tại Đà Nẵng
Hệ thống đường giao thông trong và ngoài thành phố không ngừng được
mở rộng và xây mới, không chỉ tạo điều kiện thuận lợi về giao thông và phát
triển du lịch mà còn tạo cảnh quan, làm thay đổi cơ bản diện mạo của một đô
thị thuộc loại sầm uất nhất ở miền Trung Việt Nam. Trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng có 1.303,574km đường bộ, trong đó: Quốc lộ 119,276km; đường đô thị
954,348km; đường tỉnh 75,210 km; đường huyện, xã 110,744 km; đường
chuyên dùng 43,996km (số liệu đến 12-2018).
Chạy suốt theo chiều dài thành phố, dòng sông Hàn chia Đà Nẵng thành 2
nửa Đông – Tây. Với 09 cây cầu bắc ngang, hai bờ sông Hàn được kết nối, giao
thông thuận tiện hơn, kinh tế các vùng của thành phố ngày càng phát triển
25
đồng đều, các tiềm năng du lịch, kinh tế được thành phố khai thác:Cầu Rồng;
Cầu Thuận Phước; Cầu Sông Hàn; Cầu Nguyễn Văn Trỗi; Cầu Trần Thị Lý; Cầu
Tiên Sơn; Cầu Cẩm Lệ; Cầu Hòa Xuân.
Tuyến đường sắt Bắc Nam chạy ngang qua thành phố Đà Nẵng có chiều
dài khoảng 30 km, với các ga Đà Nẵng, Thanh Khê, Kim Liên, Hải Vân Nam.
Trong đó, ga Đà Nẵng là một trong những ga lớn của Việt Nam.
Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng là chi nhánh của Tổng Công ty Cảng
hàng không Việt Nam (ACV) – một trong ba cảng hàng không quốc tế nhộn
nhịp nhát tại Việt Nam sau Cảng hàng khong Quóc té Nọi Bài và Cảng hàng
khong Quóc té Tan Sơn Nhát. San bay Đà Nẵng hiện đóng vai trò chuyển tiếp
quan trọng cho các tuyến bay quốc nội từ Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đi
các tỉnh khu vực miền Trung, nối hai đầu đất nước với các địa phương xa xôi,
đồng thời là cửa ngõ hàng không quốc tế lớn nhát tại miền Trung Việt Nam.
Hình: Số phòng các khách sạn và khu nghỉ dưỡng tại Đà Nẵng
Báo cáo của Sở Du lịch TP. Đà Nẵng cho biết, tổng số cơ sở lưu trú du lịch
trên địa bàn Thành phố ước tính đến tháng 6/2019 là 820 cơ sở với 37.432
phòng, tăng 100 cơ sở với 5.901 phòng so với cùng kỳ năm 2018.
So với con số 435 cơ sở lưu trú với 15.625 phòng năm 2014, trung bình
trong giai đoạn 5 năm qua, mỗi năm TP. Đà Nẵng tăng bình quân khoảng 100
cơ sở lưu trú. Trong đó, các cơ sở lưu trú dưới 3 sao, đặc biệt là phân khúc 2
sao có số lượng tăng lớn nhất. Cụ thể, thống kê của Sở Du lịch TP. Đà Nẵng cho
thấy, trong tổng số 820 cơ sở lưu trú tại Đà Nẵng, tính đến đầu tháng 6/2019,
26
có đến hơn 700 khách sạn từ 1 - 3 sao và tương đương. Trong khi đó, khách sạn
4, 5 sao và tương đương chỉ có hơn 82 cơ sở.
2.2.2.2Tại Thừa Thiên Huế
Hệ thống giao thông thuận lợi về cả đường bộ, đường sắt, đường thủy và
đường hàng không gồm các tuyến đường Quốc lộ 1A, Quốc lộ 49, đường Hồ Chí
Minh, đường sắt xuyên Việt; đặc biệt hầm Hải Vân - hầm đường bộ lớn nhất
Đông Nam Á nối Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng, là công trình giao thông quan trọng
cho giao thương giữa các vùng trong khu vực. Cảng nước sâu Chân Mây có thể
đón tàu du lịch sức chứa 3.000 khách, tàu hàng trọng tải đến 50.000 tấn; Sân
bay quốc tế Phú Bài đảm bảo cho may bay Airbus A320, Boeing 747 cất hạ cánh
an toàn trong mọi thời tiết, ...
Mạng lưới truyền tải điện với đường dây 110kV, 220kV và 500kV thông
qua hệ thống thuỷ điện quốc gia cùng với hệ thống nhà máy thuỷ điện đang
được xây dựng nhằm đảm bảo cung cấp ổn định và chất lượng tốt, đáp ứng mọi
nhu cầu về điện cho các nhà đầu tư.
Bưu chính viễn thông đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng
kinh tế. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế 100% thôn có máy điện
thoại, 100% UBND, HĐND xã đã được kết nối Internet, mật độ điện thoại đạt
85,93 máy/100 dan (phấn đấu đến cuối năm 2009 đạt 100 máy/100 dân); có 4
doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực Bưu chính: Bưu điện Thừa Thiên Huế,
Bưu chính Viettel, Công ty chuyển phát nhanh EPS, Sai Gon Postel; các đơn vị
tham gia dịch vụ Bưu chính viễn thông không ngừng phát triển, mở rộng vùng
phủ sóng và phạm vi hoạt động đáp ứng được như cầu cũng như bảo đảm tốt
chất lượng dịch vụ.
Bệnh viện Trung ương Huế là một trong ba trung tâm y tế chuyên sâu
của cả nước, đã ứng dụng kỹ thuật cao thành công trong ghép thận, tuỷ, mổ tim
hở, nối bắt cầu động mạch vành, phẫu thuật nội soi; Bệnh viện Đại học Y Dược
Huế ứng dụng công nghệ phẫu thuật bằng Dao Gamma định vị 3 chiều, Bệnh
viện mắt, bên cạnh đó là Bệnh viện chấn thương chỉnh hình, .... và các trung tâm
y học chuyên ngành khác.
27
Cơ sở vật chất của Huế cũng không ngừng phát triển. Theo Phòng Quản
lý Lưu trú, Sở Du lịch, tính đến đầu năm 2021, trên địa bàn tỉnh có 806 cơ sở
lưu trú, với 13.043 phòng và 21.327 giường; trong đó, số khách sạn từ 1 - 5 sao
là 66 cơ sở với 4.399 phòng và 7.305 giường. Riêng khách sạn từ 3 – 5 sao có
26 cơ sở với 3.321 phòng, 5.497 giường. Hiện, trong tổng số 421 khách sạn trên
địa bàn có 144 khách sạn đã được công nhận hạng từ 1 sao đến 5 sao.
2.2.2.3Tại Hội An
Hội An có điều kiện giao thông liên vùng rất thuận lợi với hệ thống
đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường biển thuộc trục giao thông
quốc gia:Đường Hàng không: Nằm giữa 2 sân bay quốc tế lớn của Miền Trung là
sân bay Đà Nẵng và sân bay Chu Lai, trong đó sân bay Đà Nẵng có các tuyến bay
quốc tế trực tiếp đi các nước trong khu vực như Trung Quốc, Hàn Quốc,
Singapore, Liên bang Nga...Sân bay Chu Lai đang được nghiên cứu lập quy
hoạch xây dựng thành sân bay trung chuyển hàng hoá quốc tế cấp 4F và trung
tâm sửa chữa, bảo dưỡng máy bay hạng nặng duy nhất của Việt Nam.
Đường bộ: Nằm trên trục giao thông chính của quốc gia với hệ thống
Quốc lộ 1A, đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Nam – Quảng Ngãi, đường ven biển
Đà Nẵng – Hội An – Chu Lai, Các tuyến quốc lộ thuộc Hành lang kinh tế Đông –
Tây nối với các tỉnh Tây Nguyên, Nam Lào và Đông Bắc Thái Lan, đảm bảo giao
thông thông suốt với tất cả các tỉnh thành trong nước và quốc tế.
Đường sắt: Hệ thống đường sắt xuyên Việt đảm bảo vận chuyển hành
khách và hàng hoá đi tất cả các địa phương trong nước.Hạ tầng điện, nước, viễn
thông đáp ứng đầy đủ nhu cầu các dự án đầu tư; được đầu tư đến ranh giới dự
án hoặc đến hàng rào các nhà máy trong khu công nghiệp. Phần lớn các khu
công nghiệp đều có hệ thống xử lý nước thải; hệ thống thu gom xử lý chất thải
rắn theo quy định.
Toàn TP.Hội An có tổng cộng 649 cơ sở lưu trú đang hoạt động với
10.575 phòng. Trong đó, 153 khách sạn với 7.662 phòng (chiếm tỷ trọng
72,45% tổng số phòng), 188 biệt thự du lịch với 1.608 phòng (chiếm tỷ trọng
15,2%), 302 cơ sở homestay với 1.187 phòng (chiếm tỷ trọng 11,22%). Cạnh
đó còn có một số cơ sở nhà nghỉ và loại hình khác.
28
2.2.2.4Tại Quảng Bình
Về giao thông vận tải: Đến năm 2010: 100% xã, phường, thị trấn có
đường ô tô đến trung tâm xã. Toàn tỉnh có 4.655 km đường bộ, trong đó có 736
km đường quốc lộ, 335 km đường tỉnh lộ, 923 km đường huyện và 2.661 km
đường liên thôn, liên xã, trong đó có gần 300 km đã được rãi nhựa. Có 160 km
đường sắt đi suốt chiều dài của tỉnh với 17ga. Có 116 km bờ biển, 364 km
đường sông. Đã khôi phục, nâng cấp cảng Gianh cho tàu 1.000 tấn vào được với
năng lực bốc xếp 100.000 tấn/năm, đã đưa cảng Hòn La vào hoạt động với tàu
1 vạn tấn vận chuyển hàng hóa ra vào cảng, đang chuẩn bị địa điểm để chuyển
cảng Nhật Lệ ra ngoài trung tâm thành phố. Sân bay Đồng Hới đã được đưa vào
sử dụng với năng lực 500.000 hành khách/năm.
Trên địa bàn tỉnh Quảng Bình có 469 cơ sở lưu trú du lịch. Trong đó, có 3
khách sạn 5 sao, 6 khách sạn 4 sao, 11 khách sạn 3 sao, 17 khách sạn 2 sao, 14
khách sạn 1 sao và hệ thống các nhà nghỉ du lịch, homestay, farmstay với
khoảng 6.200 buồng và 12.400 giường.
2.3 THỰC TRẠNG KHAI THÁC CHƯƠNG TRÌNH DI SẢN TRÊN TUYẾN ĐÀ
NẴNG - HỘI AN - HUẾ - QUẢNG BÌNH
2.3.1 Khái quát công ty Vietravel
2.3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển công ty VIETRAVEL
Công ty Vietravel chi nhánh Đà Nẵng nằm ở địa chỉ số 58 Pasteur, Quận
Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng, được thành lập vào ngày 15 tháng 11 năm 1999
với 75 nhân viên thộc 8 phòng ban khác nhau. Với đội ngũ nhân viên được đào
tạo chuyên nghiệp, trẻ trung và giàu nhiệt huyết đã nổ lực hết mình để hoàn
thành nhiệm vụ của chi nhánh Đà Nẵng nói riêng và cả công ty nói chung.
• Tên giao dịch: Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị GTVT Việt Nam.
• Tên giao dịch bằng tiếng Anh: Vietnam Travel and Marketing Transports Company.
• Tên viết tắt bằng tiếng Anh: Vietravel.
• Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc: Ông Nguyễn Quốc Kỳ.
• Văn phòng đại diện: 190 Pasteur, P.6, Q.3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt
Nam.
• Điện thoại: (84-28) 38 668 999.
29
• Fax: (84-28) 38 29 9142.
• Email: info@vietravel.com.
• Logo
Hình 2.5: LOGO VIETRAVEL
• Ngoài ra còn hơn 40 chi nhánh và văn phòng đại diện trên khắp cả
nước và ở nước ngoài. Công ty Vietravel chi nhánh Đà Nẵng là đơn vị quản lí
các chi nhánh khác ở khu vực miền trung, vì vậy đây là đơn vị rất quan trọng tại
khu vực, với nhiệm vụ điều phối và quản lí các chi nhánh khác hoạt động hiệu
quả. Sau hơn 20 năm hoạt động, chi nhánh Đà Nẵng đã vượt qua bao khó khăn
thử thách để tạo nên những bước đột phá thần kì trong chiến lược kinh doanh,
đã dần khảng đinh mình trên cương vị là đơn vi ̣ dẫn đầu trong hoạt động du
lịch của toàn bộ khu vực miền Trung. Với sứ mệnh “Nhà tổ chức du lịch chuyên
nghiệp”. Chuyên nghiệp trong phong cách phục vụ , chuyên nghiệp trong công
ty và chuyên nghiệp trong các mối quan hệ nội bộ giữa các phòng ban và các
nhân viên.
2.3.1.2 Cơ cấu tổ chức tại công ty Vietravel chi nhánh Đà Nẵng
Hình 2.6 Cơ cấu tổ chức Vietravel
Giám đốc chi nhánh
Phòng
hướng dẫn
viên
Phòng điều
hành
Phòng kế
toàn hành
chính
Phòng
truyền
thông
Phòng
khách lẻ
Phòng
khách đoàn
Phó giám đốc điều hành Phó giám đốc kinh doanh
30
2.3.1.3 Chức năng của từng bộ phận.
 Ban lãnh đạo
- Ban lãnh đạo là người trực tiếp điều hành công việc, chịu trách nhiệm
về kết quả kinh doanh và hoạt động trước giám đốc và ban lãnh đạo của tổng
công ty; là người lập kế hoạch hoạt động cho doanh nghiệp cũng như thay mặt
cho công ty đàm phán với đối tác. Bên cạnh đó còn có trách nhiệm tham mưu
cho ban lãnh đạo tổng công ty.
 Phòng điều hành
- Được coi như bộ phận tổ chức sản xuất của Công ty lữ hành, bộ phận
tiến hành cáccông việc để đảm bảo thực hiện các sản phẩm của Công ty. Phòng
điều hành như cầu nối giữa Công ty lữ hành với thị trường cung cấp dịch vụ du
lịch. Do vậy, phòng điều hành Vietravel chi nhánh Đà Nẵng được tổ chức theo
các nhóm công việc, theo các tuyến điểm du lịch chủ yếu, dựa trên các sản
phẩm chủ yếu của công ty, phòng điều hành có nhiệm vụ:
- Là đầu mối triển khai toàn bộ công việc điều hành các chương trình,
cung cấp các dịch vụ du lịch trên cơ sở các kế hoạch, thông báo về khách do
phòng thị trường gửi tới.
- Lập kế hoạch, triển khai các công việc liên quan đến việc thực hiện các
chương trình du lịch như đăng ký chỗ trong khách sạn visa, vận chuyển… đảm
bảo các yêu cầu về thời gian, chất lượng.
- Thiết lập, duy trì mối quan hệ mật thiết với các cơ quan hữu quan ký
hợp đồng với các nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ du lịch. Lựa chọn các nhà
cung cấp có những sản phẩm đảm bảo uy tín chất lượng.
- Theo dõi quá trình thực hiện các chương trình du lịch, phối hợp với bộ
phận kế toán thực hiện các hoạt động thanh toán với các công ty gửi khách và
các nhà cung cấp du lịch. Nhanh chóng xử lý các trường hợp bất thường xảy ra
trong quá trình thực hiện các chương trình du lịch.
 Phòng hành chính
Thực thi những công việc chủ yếu trong việc xây dựng đội ngũ lao động
của công ty. Thực hiện các quy chế, nội quy, khen thưởng, kỷ luật, chế độ tiền
31
lương, thay đổi đội ngũ đào tạo,… Phòng này còn đảm bảo thực hiện những
công việc văn phòng của doanh nghiệp trong những điều kiện nhất định.
 Phòng kế toán
- Tổ chức thực hiện các công việc tài chính như theo dõi, ghi chép chi tiêu
của doanh nghiệp theo đúng hệ thống thanh khoản và kế toán của nhà nước.
- Theo dõi và phản ánh tình hình sử dụng vốn, tài sản của doanh nghiệp.
- Báo cáo định kì tình hình công ty theo quy định.
- Các phòng ban khác đều có mối quan hệ mật thiết với bộ phận này vì
đây là bộ phận nắm giữ hệ thống tài chính của công ty. Hướng dẫn viên muốn
ứng tiền hay quyết toán tour đều phải thông qua bộ phận này
 Phòng kinh doanh – sale FIT
- Tổ chức thực hiện các công việc tài chính như theo dõi, ghi chép chi tiêu
của doanh nghiệp theo đúng hệ thống thanh khoản và kế toán của nhà nước.
- Theo dõi và phản ánh tình hình sử dụng vốn, tài sản của doanh nghiệp
- Báo cáo định kì tình hình công ty theo quy định
- Các phòng ban khác đều có mối quan hệ mậ t thiết với bộ phận này vì
đây là bộ phận nắm giữ hệ thống tài chính của công ty. Hướng dẫn viên muốn
ứng tiền hay quyết toán tour đều phải thông qua bộ phận này
 Phòng kinh doanh – sale GIT
- Là phòng sale cho khách đoàn ( Group Inclusive Tour), chuyên trách
mảng tư vấn và chào bán tour cho 1 đoàn khách. Thường là các công ty, tổ chức
đi theo nhóm 20 người trở lên.
- Bộ phận phòng sale cho khách đoàn thường sẽ lấy ý kiến của trưởng
đoàn và sắp xếp tour theo ý của đối tác đưa ra sao cho hợp lí nhất. Sau khi thiết
kế và đi ̣nh giá sẽ chào đoàn và cho đối tác chọn hướng dẫn theo danh sách gợi
ý của công ty, đôi khi phải đấu thầu để giành được hợp đồng tour. Bộ phận này
chi ̣u rất nhiều áp lực vì phải cạnh tranh gay gắt với những công ty khác
- Phối hợp với những phòng ban liên quan để hoạt động tốt.
 Phòng hướng dẫn viên
- Nhiệm vụ của phòng này là sắp xếp hướng dẫn hợp phù hợp với các
chương trình du lịch. Để đảm bảo rằng tất cả đội ngũ hướng dẫn viên đều được
32
xoay vòng tour trong tháng, phù hợp với các yêu cầu của khách hàng, phù hợp
với các quy định của công ty.
- Giải quyết những vấn đề khẩn cấp có liên quan đến hướng dẫn (công
tác phí, phương tiện đi lại, ngày đi tour,…)
- Trả lời các mail và phản hồi của hướng dẫn. Sau đó ra đưa các biện
pháp xử lí. - Phụ trách mảng đào tạo hướng dẫn của công ty. Hàng tháng sẽ có
những buổi đào tạo để củng cố kiến thức cho bộ phận anh em hướng dẫn. Đây
là mà điều rất tốt mà phòng hướng dẫn viên của chi nhanh đã và đang làm
được và phát huy.
- Là đại diện của công ty khi tiếp xúc với khách, quảng bá các tour khác cho
khách
- Sự đánh giá của khách hàng về chuyến đi chính là hướng dân viên nói
riêng hay bộ phận hướng dẫn viên nói chung.
- Đặc biệt phòng hướng dẫn hằng năm đều có cuộc thi xếp tour để liên
tục củng cố kiến thức của các hướng dẫn viên. Và dựa vào số sao có được sẽ xếp
tour và công tác phí phù hợp. Do đó trong công ty không có tình trạng đấu đá
nhau mà chỉ có sự thi đua về kiến thức với nhau
 Phòng truyền thông – Marketing
- Chịu trách nhiệm chính các hoạt động truyền thông, quảng cáo, khuyến
mãi, quà tặng và chăm sóc khách hàng của công ty.
- Phối hợp với phòng khách đoàn và khách lẻ truyền thông bằng các kênh
điện tử. Thiết kế các mẫu quảng cáo trên trang web của công ty. Tổ chức các
chương trình liên quan đến các sự kiện của công ty.
 Phòng IT
- Phòng IT tại Vietravel Đà Nẵng chưa có nhiều nhân lực, chỉ mới có 1 nhân viên
duy nhất đảm trách tất cả các nhiệm vụ có liên quan đến việc bảo đảm cho các
thiết bị công nghệ thông tin trong công ty vận hành tốt nhất, hỗ trợ đắc lực cho
các công việc của tất cả các phòng ban trong công ty.
 Phòng vé máy bay
- Chuyên đặt giữ chỗ và các công việc có liên quan đến việc đặt vé máy bay cho
khách du lịch.
33
2.3.1.4 Giới thiệu bộ phận hướng dẫn của Vietravel Đà Nẵng
2.3.1.4.1. Chức năng và nhiệm vụ bộ phận.
- Phòng HDV chịu trách nhiệm quản lý đội ngũ HDV, phân công công việc,
theo dõi quá trình thực hiện các chương trình du lịch, nhận thông tin từ hướng
dẫn viên báo về và giải quyết mọi yêu cầu của khách du lịch và những yêu cầu
khác phát sinh cũng như nhanh chóng xử lý các trường hợp bất thường xảy ra
trong quá trình thực hiện các chương trình du lịch.
- Về công tác quản lý khiếu nại và những vấn đề phát sinh :
- Giải quyết những vấn đề khẩn cấp có liên quan đến hướng dẫn (công
tác phí, phương tiện đi lại, ngày đi tour,…) Trả lời các mail và phàn nàn của
hướng dẫn. Sau đó ra đưa các biện pháp xử lí. Phụ trách mảng đào tạo hướng
dẫn HDV của công ty.
- Về công tác thực hiện chương trình du lịch: Quảng bá các tour tiềm
năng cho khách hàng.
- Về công tác đào tạo và đánh giá :
Tiêu chí đánh giá hoạt động của HDV hay bộ phận HDV sẽ dựa trên sự
hài lòng và đánh giá của khách hàng. Đặc biệt, tại phòng hướng dẫn, hằng năm
đều có cuộc thi xếp sao (Theo chuẩn 2,3,4,5 sao, phụ thuộc vào mức độ hiểu
biết trên toàn lãnh thổ Việt Nam) để liên tục thúc đẩy việc trau dồi kiến thức
của các HDV. Và dựa vào số sao có được sẽ xếp tour và công tác phí phù hợp
2.3.1.4.2 Cơ cấu tổ chức của bộ phận hướng dẫn
TRƯỞNG PHÒNG HƯỚNG DẪN
VIÊN
34
Hình 2.7 Cơ cấu tổ chức Phòng HDV
Với yêu cầu chuyên môn và nghiệp vụ, phòng HDV với cơ cấu tổ chức thể
hiện ở sơ ồ 2.7. Bộ phận phòng HDV bao gồm một trưởng phòng hướng dẫn có
nhiệm vụ sắp xếp, giám sát, xử lý các vấn đề phát sinh trong chương trình du
lịch đang thực hiện. Một điều phối viên có nhiệm vụ điều phối, phân loại
chương trình du lịch sắp được thực hiện.
2.3.1.4.3 Lao động tại bộ phận bộ phận phòng hướng dẫn.
Hiện nay có 120 HDV gồm nội địa, inbound và outbound: Nam – Nữ: 94
nam – 26 nữ được chia làm 4 cấp: Chính thức, cộng tác dài hạn, Cộng tác viên
thường xuyên và cộng tác, hỗ trợ viên.
2.3.1.4.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật tại bộ phận hướng dẫn
Trang thiết
bị
Số lượng
Chất lượng sản phẩm
Tốt Hỏng Thay thế
Máy điều hòa 1 1 - -
Máy vi tính 1 1 - -
Điện thoại 2 2 - -
Máy in 2 2 - -
Bảng 2.1 : Cơ sở vật chất tại phòng HDV
Qua bảng mô tả trên thì ta có thể thấy được cơ sở vật chất tại phòng ban
như vậy thì đã phù hợp với cơ cấu tổ chức của phòng ban. Các trang thiết bị đều
còn rất mới, không xảy ra hiện tượng hỏng hóc.
2.3.2 Thực trạng khai thác chương trình du lịch di sản Đà Nẵng –Hội
An- Huế - Quảng Bình
ĐIỀU PHỐI VIÊN
HƯỚNG DẪN VIÊN CỘNG TÁC VIÊN
35
2.3.2.1. Thực trạng khai thác chương trình du lịch Đà Nẵng – Hội An
– Huế -Quảng Bình của các công ty du lịch
Với những giá trị nhờ vậy là điều kiện để phát triển loại hình du lịch di sản
trên một vùng đất đầy tiềm năng này. Các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của
Việt Nam đặc biệt trở thành nguồn tài nguyên vô giá để phát triển du lịch. Du lịch
di sản nhằm mục đích phát triển du lịch mang đậm bản sắc dân tộc là yếu tố cuốn
hút của khách du lịch khi đến Việt Nam cũng là sức cạnh tranh của du lịch Việt
Nam với các quốc gia trong khu vực và thế giới Tuy nhiên, trên thực tế thì những
tiềm năng này vẫn đang còn bỏ ngỏ, chưa tương xứng. Có chăng cũng là việc khai
thác một số điểm tạo nên một số tour, tuyến du lịch về nguồn hay văn hóa một số
công ty du lịch trong và ngoài tỉnh.
Tính chung quý I năm 2022, khách quốc tế đến nước ta ước đạt gần 91
nghìn lượt người, tăng 89,1% so với cùng kỳ năm trước. Hoạt động thăm quan
di sản tại Việt Nam là hoạt động được khách du lịch quốc tế ưu thích thứ 2 chỉ
sau nghỉ dưỡng tắm biển. Doanh thu du lịch qua bán vé tại các điểm du lịch Di
Sản cũng ngày càng tăng, góp phần không nhỏ vào việc tăng trưởng kinh tế, tạo
thêm việc làm cho người dân địa phương.
Bảng: Lượng khách du du lịch Đà Nẵng năm 2015 - 2019
(đơn vị: nghìn lượt khách)
Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 2019
Tổng KDL 4.600 5.510 6.600 7.600 8.700
Quốc tế 1.250 1.660 2.300 2.800 3.550
Nội địa 3.500 3.850 4.300 4.700 5.150
(Nguồn: Sở Văn Hóa – Thể Thao và Du Lịch Đà Nẵng
Nhìn bảng ta có thể thấy, số lượng khách du lu lịch từ 4,6 triệu lượt
(2015) tăng lên 8,7 triệu lượt (2019). Trong vòng 5 năm lượng khách tăng gấp
2,3 lần. Khách quốc tế ngày càng tăng nhanh từ 1,2 triệu (2015) lên năm 2019
đạt 3,5 triệu tăng hơn 2,3 triệu lượt. Khách nội địa cũng tăng 1,8 triệu so với
năm 2015
36
Bảng: Lượng khách du du lịch Huế năm 2015 - 2019
(đơn vị: nghìn lượt khách)
Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 2019
Tổng KDL 3.126 3.250 3.800 4.250 4.810
Quốc tế 1.023 1.080 1.501 1.950 2.816
Nội địa 2.103 2.710 2.298 2.300 2.623
(Nguồn: Sở Văn Hóa – Thể Thao và Du Lịch Huế)
Từ 3,1 triệu lượt (2015) lên đến hơn 4,8 triệu lượt (2019). Trong vòng 5
năm, lượng khách tăng gấp 1,55 lần so với năm 2015. Trong đó, khách quốc tế
ngày càng tăng nhanh, từ 1.023.015 lượt năm 2015 lên 2.186.747 lượt năm
2019, tăng hơn 1.163.732 so với năm 2015. Khách nội địa cũng ngày càng tăng
mạnh, tăng nhẹ 519.773 nghìn lượt. Kết quả cho thấy, lượng khách quốc tế đến
Huế năm 2019 tăng lên nhanh.
Còn ở Hội An vào năm 2017, trong 3,22 triệu lượt khách đến Hội An có
1,78 triệu lượt khách quốc tế và 1,44 triệu lượt khách nội địa. Năm 2020, do
ảnh hưởng của dịch COVID-19 trong thời gian chịu ảnh hưởng dịch bệnh từ nơi
khác, khu vực phố cổ có sụt giảm về lượng khách mua vé tham quan. Tuy nhiên,
những ngày gần đây, bình quân mỗi ngày có hơn 3.000 du khách, chủ yếu là
khách đến từ thị trường châu Âu, Bắc Mỹ mua vé tham quan khu di sản. Hiện
nay, khách lưu trú tại Hội An bình quân mỗi đêm có hơn 10.000 khách, trong
đó, hơn 90% là khách quốc tế, chủ yếu là khách châu Âu, Bắc Mỹ, công suất sử
dụng phòng đạt xấp xỉ 50%. []
Còn đối với tỉnh Quảng Bình, năm 2021 số lượng khách du lịch gần như bằng
0 do ảnh hưởng của dịch Covid 19. Nhưng trong 3 tháng đầu năm 2022, đã có hơn
40.000 lượt khách ghé thăm Quảng Bình. Hứa hẹn sẽ đạt được mục tiêu thu hút 2
triệu lượt khách ( gồm 1.990.000 lượt khách nội địa và 10.000 lượt khách quốc tế)
năm 2022
37
Bảng: Các khu điểm du lịch miền Trung
(Nguồn: (Xử lý số liệu điều tra của tác giả, 2022)
Bảng: Số lần du khách đi tham quan chương trình di sản
Nguồn: (Xử lý số liệu điều tra của tác giả, 2022)
Thông qua bảng khảo sát trên 120 lượt khách trong đó chỉ số dựa trên số lần
khách đến tham quan chương trình du lịch miền Trung là 1 lần chiếm đến 52,5% và
21,7% là đến từ 2 lần cũng như một con số lớn đến 18,3% đến đây từ 3 lần trở lên.
Qua đó du khách đã đặt chân đến với chương trình di sản, tôi thu được kết
quả rằng: Du khách đến với chương trình di sản chú trọng đến những điểm, khu du
lịch trọng điểm là Khu đô thị cổ Hội An với 73,26%, tiếp đến là Chùa Thiên Mụ
chiếm 45,16 % và Hoàng Thành Huế chiếm 41,15%, cùng với đó là sự lựa chọn đến
Ngũ Hành Sơn và Thành cổ Quảng Trị cũng chiếm lần lượt là 37,13% và 21,8% lựa
chọn trong chuyến đi.
41, 15%
15, 5%
73, 26%
15, 5%
17, 6%
21, 8%
45, 16%
15, 5%
37, 13%
1, 1%
Hoàng thành huế
Khu đền tháp mỹ sơn
Khu đô thị cổ hội an
Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
Động Thiên Đường
Thành cổ Quảng Trị
Chùa Thiên Mụ
Khu du lịch Bà Nà Hill
Ngũ Hành Sơn
Điểm du lịch khác
38
Từ dữ kiện trên tác giả nhận định rằng du khách thường lựa chọn những
điểm đến nằm trên cung đường di chuyển thuận lợi cũng như các địa điểm đều gần
nhau.
Chỉ tiêu Số lượng Phần trăm (%)
Giới tính 120 100%
- Nam 74 61.7%
- Nữ 46 38.3%
Độ tuổi 120 100%
- 18 – 29 Tuổi 87 72.5%
- 30 – 44 Tuổi 20 16.7%
- 45 – 60 Tuổi 9 7.5%
- Trên 60 Tuổi 4 7.5%
Nghề nghiệp 120 100%
- Học sinh – sinh viên 65 54.2%
- Công nhân -viên chức 39 32.5%
39
- Nội trợ 9 7.5%
- Đã về hưu 5 4.2%
- Khác 2 1.6%
Trình đô học vấn 120 100%
- Trung học phổ thông 4 3.3%
- Trung cấp – Cao đẳng 4 3.3%
- Đại học 87 72.5%
- Trên đại học 25 20.8%
Tình trạng hôn nhân 120 100%
- Độc thân 88 73.3%
- Đã kết hôn 32 26.7%
Bảng: Mô tả khảo sát khách du lịch
Nguồn: (Xử lý số liệu điều tra của tác giả, 2022)
Theo đánh giá khảo sát trên 120 khách du lịch theo bảng 5 nhận được giới
tính khách hàng chủ yếu là nam chiếm 61.7% trên tổng số 100% khách du lịch. Độ
tuổi nằm trong khoảng từ 18 – 29 tuổi chiếm 72.5% và nhóm tuổi từ 30 – 44 tuổi
chiếm 16.7%, trong đó nghề nghiệp chủ yếu là học sinh – sinh viên và công nhân
40
viên chức chiếm tổng số phần trăm lần lượt là 54.2% và 32.5% và 11.7% theo
ngành nghề khác. Trình độ học vấn chủ yếu chiếm tỉ phần cao là từ Đại học trở lên
đạt được 72.5% và trên đại học chiếm 20.8%. với tình trạng hôn nhân đạt 73.3%.
Qua đó tác giả nhận thấy rằng đa số khách du lịch đến với Chương trình di sản
nhằm phục vụ cho công tác tham quan và khám phá là chủ yếu
Hiện nay, môi trường kinh doanh dịch vụ du lịch này càng phát triển và
thuận lợi, thủ tục hành chính được sửa đổi theo hướng thông thoáng hơn tạo điều
kiện tăng nhanh về số lượng doanh nghiệp lữ hành mới được thành lập. Theo báo
cáo thường niên của Tổng cục du lịch (2019), số lượng doanh nghiệp thuộc 2 loại
hình Trách nhiệm hữu hạn và Cổ phần chiếm tỉ lệ cao nhất, lần lượt đạt 62,4% và
36,3%.
Theo sự đánh giá của Tổng cục du lịch và sự đánh giá của Cộng đồng
Reviews – Chia sẻ - xếp hạng Top Việt Nam (2020), dịch bệnh Covid đã gây nên
nhiều những tổn thất nặng nề cho ngành du lịch. Tuy nhiên, Việt Nam là một trong
số những quốc gia trên thế giới với những chính sách kiểm soát phù hợp nên ngành
du lịch đã tìm kiếm những thời cơ trong thách thức, chủ động đối mặt với những
khó khăn và khẳng định vị trí. Với sự đánh giá của những công ty lữ hành lớn và
chất lượng đảm bảo về dịch vụ tại Việt Nam phải kể đến một số doanh nghiệp như:
- Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông Vận tải Việt Nam
(Vietravel).
- Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên dịch vụ lữ hành Sài Gòn
(Saigontourist).
- Công ty dịch vụ Du lịch BenThanh Tourist.
- Công ty Bến Thành Tourist.
41
Hiện nay ở miền Trung, có rất nhiều công ty khai thác chương trình du
lịch di sản miền Trung nhưng du khách vẫn ưu tiên lựa chọn dịch vụ du lịch của
2 công ty Vietravel và Saigontourist trên địa bàn thành phố Đà Nẵng vì cho rằng
hai công ty có thương hiệu uy tín, sản phẩm chất lượng và làm hài lòng du
khách. Nhóm chúng tôi đã đưa ra 2 chương trình di sản của 2 công ty
Saigontourist và Danatravel ở bảng phụ lục
Biến quan sát Điểm đánh giá trung bình
Vị trí điểm đến dễ tiếp cận 3.11
Cảnh quan tự nhiên hùng vĩ 4.38
Môi trường trong lành, sạch sẽ 4.38
Hệ sinh thái động vật và thực vật đa dạng, phong
phú
4.26
Điểm đến tham quan có nhiều dịch vụ tiện ích 3.94
Các địa điểm tham quan hấp dẫn 4.38
Bảng: Thang đo về đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Nguồn: (Xử lý số liệu điều tra của tác giả, 2022)
Dựa trên tiêu chí đánh giá về đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên trong
chương trình di sản miền Trung Nông tác giả đã đưa ra đánh gia bao gồm về mặt vị
trí địa lý điểm đến tham quan du lịch theo sự đánh giá dựa trên thang đo mức độ hài
lòng từ 1 - 5 của khách du lịch đến đây cho thấy đều trên mức trung bình thấp nhất
là 3.11 với vị trí không được khách du lịch đánh giá cao bởi những địa điểm tham
quan trong chương trình di sản miền Trung rất xa nhau dẫn đến việc di chuyển giữa
Khóa Luận Ngành Quản Trị Dịch Vụ Du Lịch Và Lữ Hành, 9 điểm.docx
Khóa Luận Ngành Quản Trị Dịch Vụ Du Lịch Và Lữ Hành, 9 điểm.docx
Khóa Luận Ngành Quản Trị Dịch Vụ Du Lịch Và Lữ Hành, 9 điểm.docx
Khóa Luận Ngành Quản Trị Dịch Vụ Du Lịch Và Lữ Hành, 9 điểm.docx
Khóa Luận Ngành Quản Trị Dịch Vụ Du Lịch Và Lữ Hành, 9 điểm.docx
Khóa Luận Ngành Quản Trị Dịch Vụ Du Lịch Và Lữ Hành, 9 điểm.docx
Khóa Luận Ngành Quản Trị Dịch Vụ Du Lịch Và Lữ Hành, 9 điểm.docx
Khóa Luận Ngành Quản Trị Dịch Vụ Du Lịch Và Lữ Hành, 9 điểm.docx
Khóa Luận Ngành Quản Trị Dịch Vụ Du Lịch Và Lữ Hành, 9 điểm.docx
Khóa Luận Ngành Quản Trị Dịch Vụ Du Lịch Và Lữ Hành, 9 điểm.docx
Khóa Luận Ngành Quản Trị Dịch Vụ Du Lịch Và Lữ Hành, 9 điểm.docx
Khóa Luận Ngành Quản Trị Dịch Vụ Du Lịch Và Lữ Hành, 9 điểm.docx
Khóa Luận Ngành Quản Trị Dịch Vụ Du Lịch Và Lữ Hành, 9 điểm.docx
Khóa Luận Ngành Quản Trị Dịch Vụ Du Lịch Và Lữ Hành, 9 điểm.docx
Khóa Luận Ngành Quản Trị Dịch Vụ Du Lịch Và Lữ Hành, 9 điểm.docx
Khóa Luận Ngành Quản Trị Dịch Vụ Du Lịch Và Lữ Hành, 9 điểm.docx
Khóa Luận Ngành Quản Trị Dịch Vụ Du Lịch Và Lữ Hành, 9 điểm.docx
Khóa Luận Ngành Quản Trị Dịch Vụ Du Lịch Và Lữ Hành, 9 điểm.docx
Khóa Luận Ngành Quản Trị Dịch Vụ Du Lịch Và Lữ Hành, 9 điểm.docx
Khóa Luận Ngành Quản Trị Dịch Vụ Du Lịch Và Lữ Hành, 9 điểm.docx
Khóa Luận Ngành Quản Trị Dịch Vụ Du Lịch Và Lữ Hành, 9 điểm.docx
Khóa Luận Ngành Quản Trị Dịch Vụ Du Lịch Và Lữ Hành, 9 điểm.docx
Khóa Luận Ngành Quản Trị Dịch Vụ Du Lịch Và Lữ Hành, 9 điểm.docx
Khóa Luận Ngành Quản Trị Dịch Vụ Du Lịch Và Lữ Hành, 9 điểm.docx
Khóa Luận Ngành Quản Trị Dịch Vụ Du Lịch Và Lữ Hành, 9 điểm.docx

More Related Content

Similar to Khóa Luận Ngành Quản Trị Dịch Vụ Du Lịch Và Lữ Hành, 9 điểm.docx

Similar to Khóa Luận Ngành Quản Trị Dịch Vụ Du Lịch Và Lữ Hành, 9 điểm.docx (20)

Khóa Luận Tiềm Năng Và Một Số Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Huyện Vân Đồn - Qu...
Khóa Luận Tiềm Năng Và Một Số Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Huyện Vân Đồn - Qu...Khóa Luận Tiềm Năng Và Một Số Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Huyện Vân Đồn - Qu...
Khóa Luận Tiềm Năng Và Một Số Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Huyện Vân Đồn - Qu...
 
Luận văn Thạc sĩ Đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn của thành phố Hưng Yên
 Luận văn Thạc sĩ Đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn của thành phố Hưng Yên Luận văn Thạc sĩ Đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn của thành phố Hưng Yên
Luận văn Thạc sĩ Đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn của thành phố Hưng Yên
 
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái dọc đường Hồ Chí Minh đoạn qua huyện ...
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái dọc đường Hồ Chí Minh đoạn qua huyện ...Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái dọc đường Hồ Chí Minh đoạn qua huyện ...
Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái dọc đường Hồ Chí Minh đoạn qua huyện ...
 
Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Huyện Lập Thạch, Tỉnh Vĩnh Phúc.doc
Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Huyện Lập Thạch, Tỉnh Vĩnh Phúc.docPhát Triển Kinh Tế Trang Trại Huyện Lập Thạch, Tỉnh Vĩnh Phúc.doc
Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Huyện Lập Thạch, Tỉnh Vĩnh Phúc.doc
 
Nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa container xuất nhập khẩu bằng ...
Nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa container xuất nhập khẩu bằng ...Nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa container xuất nhập khẩu bằng ...
Nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa container xuất nhập khẩu bằng ...
 
Khóa Luận Tiềm Năng, Hiện Trạng, Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Huyện Tiên Lãng...
Khóa Luận Tiềm Năng, Hiện Trạng, Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Huyện Tiên Lãng...Khóa Luận Tiềm Năng, Hiện Trạng, Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Huyện Tiên Lãng...
Khóa Luận Tiềm Năng, Hiện Trạng, Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Huyện Tiên Lãng...
 
Khoá Luận Phát Triển Du Lịch Tâm Linh Ở Quảng Ninh, 9 Điểm.doc
Khoá Luận Phát Triển Du Lịch Tâm Linh Ở Quảng Ninh, 9 Điểm.docKhoá Luận Phát Triển Du Lịch Tâm Linh Ở Quảng Ninh, 9 Điểm.doc
Khoá Luận Phát Triển Du Lịch Tâm Linh Ở Quảng Ninh, 9 Điểm.doc
 
Phát triển du lịch thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 - 2017.doc
Phát triển du lịch thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 - 2017.docPhát triển du lịch thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 - 2017.doc
Phát triển du lịch thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 - 2017.doc
 
luan van thac si khai thac nha tho bac trach phuc vu du lich
luan van thac si khai thac nha tho bac trach phuc vu du lichluan van thac si khai thac nha tho bac trach phuc vu du lich
luan van thac si khai thac nha tho bac trach phuc vu du lich
 
Góp phần bảo tồn và phát triển “Thăng Long Tứ trấn” thành sản phẩm du lịch đặ...
Góp phần bảo tồn và phát triển “Thăng Long Tứ trấn” thành sản phẩm du lịch đặ...Góp phần bảo tồn và phát triển “Thăng Long Tứ trấn” thành sản phẩm du lịch đặ...
Góp phần bảo tồn và phát triển “Thăng Long Tứ trấn” thành sản phẩm du lịch đặ...
 
luan van thac si khai thac van hoa dan toc nguoi hmong o sapa
luan van thac si khai thac van hoa dan toc nguoi hmong o sapaluan van thac si khai thac van hoa dan toc nguoi hmong o sapa
luan van thac si khai thac van hoa dan toc nguoi hmong o sapa
 
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn, 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn, 9 ĐIỂMLuận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn, 9 ĐIỂM
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái miệt vườn, 9 ĐIỂM
 
Khóa Luận Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Văn Hóa Tại Khu Du Lịch Đặng Thùy Trâm...
Khóa Luận Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Văn Hóa Tại Khu Du Lịch Đặng Thùy Trâm...Khóa Luận Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Văn Hóa Tại Khu Du Lịch Đặng Thùy Trâm...
Khóa Luận Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Văn Hóa Tại Khu Du Lịch Đặng Thùy Trâm...
 
Tìm hiểu về nghiệp vụ điều hành tour tại công ty du lịch Nụ Cười Việt.docx
Tìm hiểu về nghiệp vụ điều hành tour tại công ty du lịch Nụ Cười Việt.docxTìm hiểu về nghiệp vụ điều hành tour tại công ty du lịch Nụ Cười Việt.docx
Tìm hiểu về nghiệp vụ điều hành tour tại công ty du lịch Nụ Cười Việt.docx
 
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Của Một Số Công Ty Du Lịc...
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Của Một Số Công Ty Du Lịc...Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Của Một Số Công Ty Du Lịc...
Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Của Một Số Công Ty Du Lịc...
 
Luận văn Thạc sĩ Đánh giá hiện trạng môi trường nước nuôi trồng thủy sản ven ...
Luận văn Thạc sĩ Đánh giá hiện trạng môi trường nước nuôi trồng thủy sản ven ...Luận văn Thạc sĩ Đánh giá hiện trạng môi trường nước nuôi trồng thủy sản ven ...
Luận văn Thạc sĩ Đánh giá hiện trạng môi trường nước nuôi trồng thủy sản ven ...
 
Khóa Luận Tìm Hiểu Dịch Vụ Vui Chơi Giải Trí Phục Vụ Khách Du Lịch Tại Sunwor...
Khóa Luận Tìm Hiểu Dịch Vụ Vui Chơi Giải Trí Phục Vụ Khách Du Lịch Tại Sunwor...Khóa Luận Tìm Hiểu Dịch Vụ Vui Chơi Giải Trí Phục Vụ Khách Du Lịch Tại Sunwor...
Khóa Luận Tìm Hiểu Dịch Vụ Vui Chơi Giải Trí Phục Vụ Khách Du Lịch Tại Sunwor...
 
Khóa Luận Phát Triển Loại Hình Du Lịch Homestay Theo Hướng Bền Vững Tại Làng ...
Khóa Luận Phát Triển Loại Hình Du Lịch Homestay Theo Hướng Bền Vững Tại Làng ...Khóa Luận Phát Triển Loại Hình Du Lịch Homestay Theo Hướng Bền Vững Tại Làng ...
Khóa Luận Phát Triển Loại Hình Du Lịch Homestay Theo Hướng Bền Vững Tại Làng ...
 
Phát Triển Du Lịch Biển Đảo Vịnh Bái Tử Long, Tỉnh Quảng Ninh.doc
Phát Triển Du Lịch Biển Đảo Vịnh Bái Tử Long, Tỉnh Quảng Ninh.docPhát Triển Du Lịch Biển Đảo Vịnh Bái Tử Long, Tỉnh Quảng Ninh.doc
Phát Triển Du Lịch Biển Đảo Vịnh Bái Tử Long, Tỉnh Quảng Ninh.doc
 
Khóa Luận Tiềm Năng Du Lịch Và Giải Pháp Nhằm Phát Triển Du Lịch Bền Vững Tại...
Khóa Luận Tiềm Năng Du Lịch Và Giải Pháp Nhằm Phát Triển Du Lịch Bền Vững Tại...Khóa Luận Tiềm Năng Du Lịch Và Giải Pháp Nhằm Phát Triển Du Lịch Bền Vững Tại...
Khóa Luận Tiềm Năng Du Lịch Và Giải Pháp Nhằm Phát Triển Du Lịch Bền Vững Tại...
 

More from DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149

More from DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149 (20)

Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...
Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...
Ảnh Hưởng Của Marketing Quan Hệ Đến Lòng Trung Thành Của Khách Hàng.Tình Huốn...
 
Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...
Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...
Phát triển nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi...
 
Báo cáo tốt Nghiệp tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...
Báo cáo tốt Nghiệp  tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...Báo cáo tốt Nghiệp  tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...
Báo cáo tốt Nghiệp tài chính hợp nhất tại tổng công ty Indochina gol...
 
Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...
Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...
Tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt...
 
Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...
Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...
Phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Na...
 
Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...
Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...
Giải pháp phát triển cho vay xuất nhập khẩu tại ngân hàng NN&PTNN ch...
 
Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...
Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...
Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại tổng công ...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ  Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.docLuận Văn Thạc Sĩ  Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Quản trị thành tích nhân viên tại Cục Hải quan TP Đà Nẵng.doc
 
Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...
Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...
Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại cục thuế Tỉ...
 
Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....
Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....
Đề Tài Phát triển bền vững nông nghiệp Huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi....
 
Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...
Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...
Hoàn thiện công tác bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện Phong Điền, tỉnh Thừa T...
 
Đề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.doc
Đề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.docĐề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.doc
Đề Tài Luận VănPhát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng.doc
 
Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...
Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...
Đào tạo nghề cho lao động thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Thàn...
 
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Xây dựng chính sách Marketing tạ...
 
Đề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docx
Đề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docxĐề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docx
Đề Tài Nghiên cứu rủi ro cảm nhận đối với mua hàng thời trang trực tuyến.docx
 
Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...
Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...
Giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty khai...
 
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
 
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng đầu ...
 
Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...
Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...
Quản trị quan hệ khách hàng tại Chi nhánh Viettel Đà Nẵng – Tập đoàn Viễn thô...
 
Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...
Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...
Đề Tài Đánh giá thành tích đội ngũ giảng viên trường Đại Học Phạm ...
 

Recently uploaded

Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 

Recently uploaded (20)

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 

Khóa Luận Ngành Quản Trị Dịch Vụ Du Lịch Và Lữ Hành, 9 điểm.docx

  • 1. Dịch vụ viết thuê giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com- Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.297.149 TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÔNG Á KHOA DU LỊCH --------------*******-------------- NGÀNH QUẢN TRỊ DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH “DI SẢN” ĐÀ NẴNG – HỘI AN – HUẾ - QUẢNG BÌNH TẠI CÔNG TY VIETRAVEL CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG Ngành Quản Trị Dịch Vụ Du Lịch Và Lữ Hành, 9 điểm GVHD : Trần Văn Anh SVTH : 1. Đặng Hoàng Bảo Lân 2. Hoàng Thị Hoài 3. Trần Văn Tuấn 4. Nguyễn Ngọc Lê Ly 5. Nguyễn Trần Đức Lương
  • 2. Dịch vụ viết thuê giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com- Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.297.149 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu và viết khóa luận nhóm tác giả đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô, các bạn sinh viên, các đơn vị cơ quan và nhiều cá nhân đã tạo điều kiện và giúp đỡ nhóm tác giả trong việc thu thập, tìm kiếm tài liệu và kiến thức để phục vụ cho bài viết Qua đây cho tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô giáo Trường Đại Học Đông Á với tri thức và tâm huyết đã truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho tác giả trong bốn năm qua. Đặc biệt tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến Thầy Trần Văn Anh đã hướng dẫn tận tình để tác giả có thể hoàn thành bài luận văn này. Do giới hạn về thời gian và những hạn chế về thời gian cũng như kiến thức hạn hẹp của mình vì thế trong quá trình hình thành luận văn chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được sự nhận xét, đóng góp, phê bình từ các thầy cô và các bạn sinh viên để bài khóa luận của tác giả được hoàn thiện hơn. Cuối cùng tác giả xin gửi lời xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên và giúp đỡ tác giả rất nhiều trong thời gian học tập và rèn luyện tại trường cũng như trong quá trình làm bài luận văn này. Tác giả xin chân thành cảm ơn và chúc mọi người thật nhiều sức khoẻ và thành công. Trân Trọng! KHOA : Du Lịch KHÓA : K18 Sinh viên thực hiện
  • 3. Dịch vụ viết thuê giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com- Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.297.149 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Xây dựng chương trình du lịch “ Di Sản” Đà Nẵng- Hội An – Huế - Quảng Bình tại công ty Vietravel chi nhánh Đà Nẵng “là công trình nghiên cứu của chính nhóm tôi. Nhóm đã tự đọc nghiên cứu, dịch tài liệu và tổng hợp các kiến thức để làm nên luận văn này và đảm bảo không sao chép ở bất cứ bài của người khác. Những lý thuyết trong luận văn đều được sử dụng tài liệu như tôi đã tham khảo ở phần tài liệu tham khảo đã có trong luận văn. Sinh viên thực hiện Đặng Hoàng Bảo Lân Hoàng Thị Hoài Nguyễn Ngọc Lê Ly Trần Văn Tuấn Nguyễn Trần Đức Lương
  • 4. Dịch vụ viết thuê giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com- Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.297.149 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................................................................1 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .........................................................................................................................1 2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU...........................................................................2 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU..........................................................................................................3 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU...................................................................................................................3 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................................................3 6. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI.................................................................................................4 7. ĐÓNG GÓP ĐỀ TÀI..............................................................................................................................4 8. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI...............................................................................................................................4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ........................Error! Bookmark not defined. 1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH.......................Error! Bookmark not defined. 1.1.1 Khái niệm ..........................................................................Error! Bookmark not defined. 1.1.1.1 Khái niệm du lịch....................................................Error! Bookmark not defined. 1.1.1.2 Khái niệm khách du lịch....................................Error! Bookmark not defined. 1.1.1.3 Khái niệm điểm du lịch ......................................Error! Bookmark not defined. 1.1.1.4 Khái niệm tuyến du lịch.....................................Error! Bookmark not defined. 1.1.1.5 Khái niệm chương trình du lịch ..................Error! Bookmark not defined. 1.1.2 Đặc điểm chương trình du lịch.........................Error! Bookmark not defined. 1.1.3 Đặc trương chương trình du lịch....................Error! Bookmark not defined. 1.1.4 Vai trò của chương trình du lịch .....................Error! Bookmark not defined.
  • 5. Dịch vụ viết thuê giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com- Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.297.149 1.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng chương trình du lịchError! Bookmark not defined. 1.1.6 Quy trình xây dựng chương trình du lịch Error! Bookmark not defined. 1.1.6.1 Nghiên cứu thị trường khách du lịch......Error! Bookmark not defined. 1.1.6.2 Xây dựng mục đích, ý tưởng của chương trình du lịchError! Bookmark not defin 1.1.6.3 Xây dựng lịch trình tour....................................Error! Bookmark not defined. 1.1.6.4 Xây dựng giá tour ...................................................Error! Bookmark not defined. 1.1.6.5 Hoàn chỉnh tour du lịch.....................................Error! Bookmark not defined. 1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN..............................................Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG 2 TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH DISẢN “ĐÀ NẴNG –HỘI AN- HUẾ - QUẢNG BÌNH” .........................................................................................................6 2.1 GIỚI THIỆU ĐÀ NẴNG - HUẾ - HỘI AN – QUẢNG BÌNH.............................................................6 2.1.1 Đà Nẵng...........................................................................................................................................................6 2.1.2 Thừa Thiên Huế........................................................................................................................................7 2.1.3 Hội An...............................................................................................................................................................7 2.1.4 Quảng Bình...................................................................................................................................................8 2.2 TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH DI SẢN TRÊN TUYẾN ĐÀ NẴNG - HỘI AN - HUẾ - QUẢNG BÌNH......................................................................................9 2.2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn trên tuyến Đà Nẵng – Hội An – Huế - Quảng Bình .......................................................................................................................9 2.2.1.1 Tại Đà Nẵng.............................................................................................................................................9 2.2.1.2 Tại Thừa Thiên Huế.......................................................................................................................13 2.2.1.3 Tại Hội An..............................................................................................................................................18 2.2.1.4 Tại Quảng Bình ..................................................................................................................................22 2.2.2 Điều kiện cơ sở vậtchấtvà hạ tầng Đà Nẵng – Huế - Hội An – Quảng Bình ..24 2.2.2.1 Tại Đà Nẵng.........................................................................................................................................24 2.2.2.2 Tại Thừa Thiên Huế........................................................................................................................26 2.2.2.3 Tại Hội An.............................................................................................................................................27 2.2.2.4 Tại QuảngBình ..................................................................................................................................28 2.3 THỰC TRẠNG KHAI THÁC CHƯƠNG TRÌNH DI SẢN TRÊN TUYẾN ĐÀ NẴNG - HỘI AN - HUẾ - QUẢNG BÌNH..........................................................................28
  • 6. Dịch vụ viết thuê giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com- Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.297.149 2.3.1 Khái quát công ty Vietravel....................................................................................................28 2.3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển công ty VIETRAVEL........................................28 2.3.1.2 Cơ cấu tổ chức tại công ty Vietravel chi nhánh Đà Nẵng.................................29 2.3.1.3 Chức năng của từng bộ phận..................................................................................................30 2.3.1.4 Giới thiệu bộ phận hướng dẫn của Vietravel Đà Nẵng......................................33 2.3.2 Thực trạng khai thác chương trình du lịch di sản Đà Nẵng –Hội An- Huế - Quảng Bình................................................................................................................................34 2.3.2.1. Thực trạng khai thác chương trình du lịch Đà Nẵng – Hội An – Huế - Quảng Bình của các công ty du lịch.....................................................................................................35 2.3.2.2. Thực trạng khai thác chương trình du lịch lịch Đà Nẵng – Hội An – Huế -Quảng Bình tại công ty Viettravel ...........................................................................................42 2.3.2.3. Đánh giá những thành tự và hạn chế trong khai thác chương trình lịch Đà Nẵng – Hội An – Huế -Quảng Bình .....................................................................................43 CHƯƠNG 3 XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH DI SẢN TRÊN TRUYẾN ĐÀ NẴNG – HUẾ - HỘI AN – QUẢNG BÌNH................................................................................................44 3.1 CƠ SỞ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH............................................................................44 3.1.1. Tiềm năng – thực trạng phát triển........................................................................................44 3.1.2. Nhu cầu thị trường ............................................................................................................................45 3.1.3. Tiềm năng và điều kiện của công ty Viettravel............................................................45 3.2 XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH DI SẢN ĐÀ NẴNG - HỘI AN - HUẾ - QUẢNG BÌNH ..............................................................................................................................46 3.2.1Cấutrúcchươngtrình du lịchdi sảnĐàNẵng- Hội An- Huế-QuảngBình(4n3đ)...................46 3.2.2 Cấutrúcchươngtrình dulịchdisảnĐàNẵng- HộiAn- Huế-QuảngBình (3n2đ)................48 3.2.2. Bảng giá Tour.........................................................................................................................................49 3.2.2. Các điều kiện/quy định thực hiện tour .............................................................................50 3.2.3. Các giải pháp thương mại hóa đã xây dựng...................................................................52 KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ.......................................................................................................................................57
  • 7. Dịch vụ viết thuê giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com- Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.297.149 DANH MỤC CÁC HÌNH Số hiệu Tên hình Trang Hình 1.1 Bản đồ các tuyến điểm du lịch Việt Nam 17 Hình 2.1 Chùa Linh Ứng 30
  • 8. Dịch vụ viết thuê giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com- Tải miễn phí - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.297.149 DANH MỤC BẢNG BIỂU Hình 2.2 Chùa Thiên Mụ 31 Hình 2.3 Đại nội Huế 33 Hình 2.4 Cửu Long Ẩn Vân 34 Hình 2.5 Logo Vietravel 50 Hình 2.6 Cơ cấu tổ chức VietTravel 51 Hình 2.7 Cơ cấu tổ chức phòng HDV 55 Số hiệu bảng Tên bảng Trang Bảng 2.1 Cơ sở vật chất phòng HDV 55 Bảng 2.2 Chương trình du lịch 5N4Đ - SaiGonTourist 56 Bảng 2.3 Chương trình du lịch 5N4Đ - DaNaTravel 57 Bảng 2.4 Chương trình du lịch 5N4Đ - VietTravel 58
  • 9. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong những năm vừa qua ,cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế, du lịch đã đạt được những thành tựu đáng kể và ngày căng có nhiều tác động tích cực hơn đối với nền kinh tế . Sự phát triển này đem lại hiệu quả rõ rệt cho nền kinh tế của đất nước. Theo Bộ Văn hoá thể thao và Du lịch, năm 2019 là năm rất thành công của ngành du lịch Việt Nam, với nhiều kết quả quan trọng như lần đầu tiên được trao giải thưởng “Điểm đến di sản hàng đầu thế giới năm 2019”, “Điểm đến ẩm thực hàng đầu châu Á” bên cạnh những giải thưởng khác như “Điểm đến hàng đầu châu Á”, “Điểm đến văn hóa hàng đầu châu Á”, “Điểm đến Golf tốt nhất thế giới 2019”,…. Với kết quả này, Việt Nam được đánh giá là một trong 10 quốc gia có mức tăng trưởng du lịch nhanh nhất thế giới. Nằm trên con đường di sản của Miền Trung, Đà Nẵng là nơi được biết đến là thành phố trung chuyển các di sản, chính vì thế mà Đà Nẵng có rất nhiều điều kiện để phát triển du lịch, đưa du lịch trở thanh nền kinh tế mũi nhọn cho tỉnh nhà. Đô Thị Cổ Hội An cùng với Khu Di Tích Mỹ Sơn được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1999. Ngoài 2 di sản thế giới ở Quàng Nam, Đà Nẵng còn gần Quần thể di tích cố đô Huế được UNESCO công nhận năm 1993 và Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng được công nhận năm 2003. Hiện nay tại Đà Nẵng có rất nhiều công ty du lịch mở bán chương trình du lịch xuất phát từ Đà Nẵng tham quan Hội An ,Huế và Quảng Bình trong thời gian 4 ngày 3 đêm, nhưng bên cạnh đó có rất nhiều vấn đề xảy ra trong chương trình tour khiến khách hàng chưa ưng ý, ví dụ như về điểm đến, về nhà hàng, về xe vận chuyển, về đội ngũ hướng dẫn viên…. Ngoài ra khi đi du lịch, trước hết du khách muốn đảm bảo được đảm bảo được an toàn về tính mạng và sức khỏe, sau đó là thẩm nhận và tìm hiểu văn hóa của các quốc gia dân tộc, các vùng miền khác nhau. Du khách cũng muốn được trải nghiệm những hình thức và cách thức tổ chức, điều phối các chương trình du lịch tạo ra những săc thái riêng không nơi nào giống nơi này, không
  • 10. 2 chương trình nào giống chương trình nào. Dù nhu cầu khác nhau nhưng nhìn chung khách đều có xu hướng tìm về chương trình du lịch di sản bởi chương trình di sản không chỉ đơn thuần là việc thăm viếng các di tích lịch sử, văn hóa, du lịch mà còn là sự gặp gỡ cá nhân với lịch sử, văn hóa và truyền thống của mỗi vùng đất, mọi người cho rằng ở mỗi vùng đất hay cộng đồng đều có một câu chuyện riêng để kể du khách. Mặc dù, vùng này có tiềm năng rất lớn và được cả thế giới biết đến. Tuy nhiên, số lượng khách và tác động hoạt động du lịch, tài nguyên thiên nhiên trên tuyến chưa khai thác một cách hiệu quả. Việc khai thác tour ở tuyến di sản vẫn còn nghèo nàn, không hấp dẫn khách và gây nhàm chán cho những ai quay lại. Xây dựng những sản phẩm mới, làm đa dạng các sản phẩm du lịch của công ty cũng như đa đạng hóa các chương trình du lịch ở miền Trung là một trong những vấn đề luôn được quan tâm. Ngoài ra “Phát triển du lịch trên tuyến này thì sẽ có những yếu tố nào chi phối ?”hay “Chương trình du lịch đóng vài trò như thế nào để thay đổi phát triển du lịch trên tuyến di sản này?” hoặc “Giải pháp nào để nghiên cứu hoạt động du lịch trên tuyến di sản phát triển một cách hiệu quả” để trả lời câu hỏi nghiên cứu này, nhóm chúng tôi đã lựa chọn đề tài : XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH DI SẢN “ĐÀ NẴNG – HỘI AN – HUẾ - QUẢNG BÌNH “ để tạo ra một chương trình không chỉ tham quan mà còn hiểu biết thêm về lịch sử dân tộc và bảo tồn những di tích đó 2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 2.1 Mục tiêu nghiên cứu -Tổng hợp có chọn lọc được những vấn đề lí luận về chương trình du lịch để vận dụng cho địa bàn nghiên cứu -Đánh giá được tiềm năng và thực trạng phát triển chương trình du lịch Di sản Huế - Đà Nẵng – Hội An -Đề xuất hệ thống giải pháp để khai thác hiệu quả chương trình du lịch di sản 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu - Từ việc xác định các mục tiêu trên đề tải giải quyết các vấn đề sau. - Gỉai quyết thực trạng và tiềm năng phát triển du lịch di sản tại Đà Nẵng
  • 11. 3 –Hội An – Huế - Quảng Bình. - Xác định phương hướng và giải quyết. 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đối tượng: Chương trình du lịch di sản trong khu vực 4 tỉnh thành phố Đà Nẵng – Hội An – Huế - Quảng Bình 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU -Phạm vi về mặt nội dung: chương trình du lịch di sản Đà Nẵng – Hội An – Huế - Quảng Bình. -Phạm vi về mặt không gian: Lãnh thổ 4 tỉnh Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Bình -Pham vi về mặt thời gian: từ 2010-2022, tầm nhìn 2030 5. PHƯƠNGPHÁP NGHIÊN CỨU 5.1. Phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu Phương pháp này nhằm tổng hợp các thông tin, tài liệu quan trọng từ các nguồn: như sách chuyên ngành và các tài liệu liên quan; bài khoá luận tốt nghiệp, bài báo, văn bản, và các giáo trình…..để phân tích phục vụ cho công việc nghiên cứu đề tài. 5.2. Phương pháp khảo sát thực địa Phương pháp này nhằm khảo sát các tuyến điểm có đảm bảo yêu cầu hay không: làm phiếu khảo sát khách hàng tại các điểm du lịch, thu nhập thông tin từ người dân địa phương và chính quyền sở tại; nhà quản lý các điểm du lịch trên địa bàn thành phố. 5.3. Phương pháp điều tra xã hội học Điều tra dựa vào bảng hỏi, trò chuyện, thu nhập thông tin từ du khách khi tham quan chương trình di sản để nắm bắt được nguyên nhân, yếu tố ảnh hưởng của các yếu tố từ đó nêu ra thực trạng của chương trình 5.4. Phương pháp chuyên gia Phương pháp thu nhập ý kiến của chuyên gia trong việc nhận định, đánh giá trong ngành du lịch. Phương pháp này thu nhập các ý kiến khác nhau từ các chuyên gia từ đó có thể kiểm tra lẫn nhau một cách khách quan hơn về một hoặc nhiều vấn đề trong du lịch. Trong nghiên cứu thị trường, việc thu nhập
  • 12. 4 thông tin bằng phương pháp này để có thể hiểu biết chi tiết hơn về khía cạnh hoặc vấn đề cụ thê trong du lịch. 6. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Tác giả PGS. TS Trần Thuý Anh với giáo trình “ Du lịch văn hoá với những vấn đề lý luận và nghiệp vụ” là cuốn tài liệu do tác giả đúc ra từ kinh nghiệm trong hoạt động văn hoá . Tác giả Trần Quốc Vượng “ Cơ sở Văn Hoá Việt Nam” là tài liệu cung cấp một tổng quan nhất về văn hoá Việt Nam. Tác giả Nguyễn Kỳ Anh “ Du lịch Đà Nẵng - Những hướng đi mới “ nêu lên những thực trạng của các loại hình du lịch cụ thể cũng như các định hướng phát triển cho loại hình du lịch được nhắc đến “Một số vấn đề văn hoá Việt Nam” của tác giả Võ Văn Thành nêu lên thực trạng của từng loại hình du lịch, cụ thể những tuyến điểm cụ thể. Tuy nhiên vấn đề bỏ ngỏ là chưa có đề tài nào nghiên cứu chuyên sâu về chương trình du lịch di sản.Vì thế nhóm tôi quyết định thực hiện đề tài này để phát triển chương trình du lịch di sản miền Trung “ Đà Nẵng – Hội An – Huế - Quảng Bình” Tài liệu tham khảo: Đường đến các di sản miền Trung – Trần Huy Hùng Cường 7. ĐÓNG GÓP ĐỀ TÀI Với quá trình 4 tháng ,nhóm tôi đã có nhìn tổng quan và mạnh dạn đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm giúp chương trình du lịch hoản thiện hơn. Nhóm tôi đã tổng hợp được các lý luận cơ bản về chương trình du lịch để làm tài liệu tham khảo cho các cho những người quan tâm, nghiên cứu trong học tập và cũng như kinh doanh du lịch, thiết kế tour. Thông qua việc phân tích đánh giá tiềm năng góp phần nâng cao chất lượng du lịch thúc đẩy sự phát triển du lịch địa phương. Vì vậy, nghiên cứu đề tài này là góp 1 phần nhỏ vào khai thác tiềm năng hiệu quả nhất 8. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung đề tài đuợc trình bày trong 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn.
  • 13. 5 Chương 2: Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch tuyến Đà Nẵng – Hội An – Huế- Quảng Bình Chương 3 : Xây dựng chương trình du lịch di sản Đà Nẵng – Hội An – Huế- Quảng Bình và giải pháp khai thác.
  • 14. 6 CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH DI SẢN “ĐÀ NẴNG –HỘI AN- HUẾ - QUẢNG BÌNH” 2.1 GIỚI THIỆU ĐÀ NẴNG - HUẾ - HỘI AN – QUẢNG BÌNH 2.1.1 Đà Nẵng 2.1.1.1 Vị trí địa lí Thành phố Đà Nẵng Đà Nẵng nằm ở trung tâm địa lý Việt Nam và thuộc trong 5 thành phố Trung Ương. Đà Nẵng có 6 quận và 2 huyện lần lượt là: Q. Hải Châu ( là quận trung tâm của thành phố), Q. Sơn Trà, Q. Ngũ Hành Sơn, Q. Thanh Khê, Q. Cẩm Lệ, Q. Liên Chiểu, H. Hòa Vang và H. Hoàng Sa. Đà Nẵng phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam, Đông giáp Biển Đông.Ngoài ra, Đà Nẵng còn là trung điểm của 3 di sản văn hóa thế giới nổi tiếng đó là Cố đô Huế, Phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn.. Nằm ở vào trung độ của đất nước, trên trục giao thông Bắc - Nam về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, cách Thủ đô Hà Nội 764km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 964 km về phía Nam [5] 2.1.1.2 Lịch sử hình thành Thành phố Đà Nẵng Thành phố Đà Nẵng nằm trong vùng đất xứ Quảng, nơi các cư dân cổ thuộc Văn hóa Sa Huỳnh đã định cư từ hàng nghìn năm trước. Đồng bằng xứ Quảng đã dựng lên một nền văn minh lúa nước và dâu tằm nổi tiếng. Vào năm 1306, thông qua cuộc hôn nhân của Vua Jayasimhavarman III (Chế Mân) với Công chúa Huyền Trân bằng việc nhượng hai châu Ô, Lý cho nhà Trần, thì các làng xóm của người Việt bắt đầu được hình thành. Thời các Chúa Nguyễn, vùng đất này đã được khai phá và trở nên trù phú thịnh vượng; các thương nhân cùng tàu thuyền nước ngoài thường xuyên ra vào mua bán, trao đổi hàng hóa. Giữa thế kỷ XVI, khi Hội An là trung tâm buôn bán sầm uất ở phía nam thì Đà Nẵng nằm ở vị trí tiền cảng với vai trò trung chuyển hàng hóa, tu sửa tàu thuyền. Đầu thế kỷ XVIII, vị trí tiền cảng của Đà Nẵng dần dần trở thành thương cảng thay thế cho Hội An, nhất là khi kỹ thuật đóng tàu ở châu Âu phát triển; những loại tàu thuyền lớn, đáy sâu có thể ra vào vịnh Đà Nẵng dễ dàng.
  • 15. 7 Ngày 6 tháng 11 năm 1996, tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa IX đã thông qua nghị quyết cho phép tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng tách thành tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng trực thuộc trung ương. [.4] 2.1.2 Thừa Thiên Huế 2.1.2.1 Vị trí địa lí tỉnh Thừa Thiên Huế Vị trí địa lý: Huế là vùng đất có bề dày lịch sử - văn hóa lâu đời của triều đại phong kiến Việt Nam. Huế là một tỉnh nằm ven biển ở cực nam của duyên hải Bắc Trung Bộ. Huế có ranh giới phía Bắc là Quảng Trị, phía Nam là Đà Nẵng, phía đông là Biển Đông, phía Tây là dãy Trường Sơn.[5] 2.1.2.2 Lịch sử hình thành tỉnh Thừa Thiên Huế Thời Hồng Bàng ( 2879 – 258 tr C.N ), đất Huế thuộc bộ Việt Thường. Đến năm 248, người Lâm Ap đánh chiếm huyện tây Quyễn, phá thành cũ của nhà Hán, lập thành mới đặt tên là Khu Túc ( Thành Lồi ). Năm 1306, vua Trần Anh Tông gả em gái mình là Huyền Trân Công Chúa cho vua Chiêm Thành là Chế Mân. Quà sính lể của vua Chế Mân là hai châu Ô, Lý.háng 10/1558, chúa Nguyễn Hoàng vào trấn đất Thuận Hóa, từ sông Gianh trở vào gọi là Đàng Trong. Năm 1802, Nguyễn Ánhlên ngôi, lấy hiệu là Gia Long, lập ra triều Nguyễn, đóng đô tại Phú Xuân,. Chiều 30.8.1945 hàng vạn người đã mít-ting trước cửa Ngọ Môn nghe Bảo Đại đọc lời thoái vị và nộp ấn kiếm cho chính quyền cách mạngTrongc uộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu thân 1968 quân giải phóng đã làm chủ ở Huế 25 ngày. Vào 10 giờ 30 phút ngày 25.3.1975 thành phố Huế được hoàn toàn giải phóng [.3] 2.1.3 Hội An 2.1.3.1 Vị trí địa lí Thành phố Hội An Hội An ngày nay chính là vùng đất thuộc Chăm Pa ngày xưa, do quá trình biến thiên của lịch Nam tiến Đại Việt nơi đây đã trở thành một địa giới hành chính trong "Thừa tuyên Quảng Nam".Hội An xưa kia đây từng là "cảng thị" và ngày nay là "cảng thị Châu Á được bảo tồn hoàn hảo - là minh chứng của sự giao thoa các nền văn hoá". Hội An: Hội tụ và an lành với mong muốn những gì tốt đẹp nhất không phải là trung tâm hành chính tỉnh Quảng Nam nhưng nhiều người cũng mặc
  • 16. 8 định là trái tim, là trung tâm của Quảng Nam.Hội An cách Hà Nội 795 km về phía Nam, cách Thành phố Hồ Chí Minh 940 km, cách Huế 122 km, cách thành phố Đà Nẵng 30 km về phía đông nam, có vị trí địa lý: Phía đông giáp biển Đông, Phía tây giáp thị xã Điện Bàn, Phía nam giáp huyện Duy Xuyên, Phía bắc giáp thị xã Điện Bàn và biển Đông. [5] 2.1.3.2 Lịch sử hình thành Thành phố Hội An Dưới thời vương quốc Champa (thế kỷ thứ II đến thế kỷ XIV) vùng đất Hội An lúc bấy giờ có tên gọi là Lâm Ấp phố. Đầu thế kỷ thứ XIV, sau sự kiện vua Chiêm Thành là Chế Mân cắt hai châu Ô và Lý để làm sính lễ cưới công chúa Huyền Trân của thượng hoàng Trần Nhân Tông, biên giới phía Nam của nước Đại Việt đã đến bờ Bắc sông Thu Bồn. Từ giữa thế kỷ XVI, các “Chiêm cảng” ở miền Trung vốn có truyền thống từ thời đại Champa được tái sinh. Do có vị trí địa lý thuận lợi, tiềm năng của một xứ Quảng giàu tài nguyên, dồi dào đặc sản, nguồn nhân lực tràn đầy sinh khí, chính sách ngoại kiều và ngoại thương khôn khéo, thoáng mở…nên cảng thị Hội An đã tạo nên một hấp lực lớn, thu hút nhiều thuyền buôn của Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh, Pháp, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Xiêm…tấp nập đến giao thương. Từ cuối thế kỷ XIX, do nhiều yếu tố bất lợi, “cảng thị thuyền buồm” Hội An suy thoái dần, nhường vị thế trung tâm thương mại quốc tế cho “cảng thị cơ khí” Đà Nẵng. Tuy nhiên, Hội An vẫn là trung tâm chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa của Quảng Nam. Sau ngày đất nước thống nhất, Hội An là thị xã thuộc tỉnh Quảng Nam- Đà Nẵng. Ngày 6/11/1996, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khóa IX, kỳ họp thứ 10, phê chuẩn việc tách Quảng Nam – Đà Nẵng thành 2 đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương là tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng. Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/1997. Hội An là thị xã trực thuộc tỉnh Quảng Nam. [.5] 2.1.4 Quảng Bình 2.1.4.1 Vị trí địa lí tỉnh Quảng Bình .Quảng Bình là vùng đất được Chúa Nguyễn Hoàng đặt tên năm từ 1558,. Năm 1604, đổi tên là tỉnh Quảng Bình.Quảng có nghĩa mở rộng, Bình có nghĩa là
  • 17. 9 bằng. Vùng đất vừa mở rộng vừa bằng với ý nghĩa mở rộng vùng cai quản đất Chàm rộng lớn nhưng bằng phẳng. Quảng Bình giáp Hà Tĩnh ở phía Bắc với dãy Hoành Sơn là ranh giới tự nhiên; giáp Quảng Trị về phía nam; giáp Biển Đông về phía đông ,phía tây là tỉnh Khăm Muộn và tây nam là tỉnh Savannakhet của Lào với dãy Trường Sơn là biên giới tự nhiên. 2.1.4.2 Lịch sử hình thành tỉnh Quảng Bình Trong lịch sử hình thành và phát triển dân tộc, Quảng Bình luôn là một phần đất thiêng liêng của lãnh thổ Việt Nam. Vùng đất Quảng Bình hôm nay đã trải qua nhiều lần thay đổi cương vực (địa giới lãnh thổ) và tên gọi. Theo thư tịch cũ, thuở vua Hùng lập quốc, Quảng Bình thuộc bộ Việt Thường, một trong 15 bộ của nước Văn LangNăm 192 triều đại Đông Hán bị đánh bại phải rút quân về nước, Quảng Bình nằm trong lãnh thổ Lâm Ấp. Năm 1069, để phá tan âm mưu cấu kết giữa quân xâm lược nhà Tống và Chiêm Thành, một đạo quân Đại Việt do Lý Thánh Tông cầm đầu và tướng Lý Thường Kiệt chỉ huy, đã tiến đánh vào tận kinh thành Chăm-pa, bắt được vua Chiêm là Chế Củ. Để chuộc tội, vua Chiêm cắt dâng 3 châu: Bố Chính, Ma Linh, Địa Lý (gồm Quảng Bình - Quảng Trị) cho nhà Lý. Quảng Bình trở về với cội nguồn Đại Việt từ đó. Từ ngày 20 tháng 9 năm 1975 Trung ương có quyết định nhập Quảng Bình với Quảng Trị và Thừa Thiên thành tỉnh Bình - Trị - Thiên, lấy thành phố Huế làm tỉnh lị. Đáp ứng nguyện vọng của Đảng bộ và nhân dân Bình Trị Thiên, ngày 1-7-1989 Trung ương Đảng đã có quyết định tách 3 tỉnh về địa giới cũ. Quảng Bình phục hồi lại vị trí các huyện như trước khi nhập tỉnh 2.2 TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH DI SẢN TRÊN TUYẾN ĐÀ NẴNG - HỘI AN - HUẾ - QUẢNG BÌNH 2.2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn trên tuyến Đà Nẵng – Hội An – Huế - Quảng Bình 2.2.1.1 Tại Đà Nẵng Đà Nẵng là thành phố đáng sống mà nơi đây sở hữu được nguồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa vô cùng đa dạng. Nhắc đến Đà Nẵng thì du khách nghĩ ngay đến là thành phố có bờ biển dài ngoài ra còn có núi, đồng bằng
  • 18. 10 và sông ngoài. Chính vì thế mà Đà Nẵng được nhiều thuận lợi cho việc phát triển du lịch. Được thiên nhiên ban tặng nhiều như thế nên đã tạo nên nhiều cảnh quan, doanh thắng và nhiều điểm du lịch nổi tiếng điển hình như là: * Hải vân quan: Đèo Hải Vân ( hay còn gọi là Ải Vân) là ranh giới tự nhiên giữa hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Thành phố Đà Nẵng với chiều dài. Đèo Hải Vân (có nghĩa là biển và mây vì sóng biển vỗ chân đèo và quanh năm mây mù bao phủ trên đỉnh). Đỉnh đèo Hải Vân ở độ cao 496m so với mực nước biển cách Huế 77,3km về phía Nam và cách Đà Nẵng 28,7km về phía bắc *Khu du lịch Bà Nà: Bà Nà là khu du lịch toạ lạc xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang, cách Đà Nẵng 35 km về phía Tây Nam. Trung tâm du lịch của Bà Nà nằm trên đỉnh Núi Chúa có độ cao 1489 m so với mực nước biển. Về cách giải thích về gọi ”Bà Nà“, có người cho rằng khi người Pháp đặt chân lần đầu lên đây, thấy núi có nhiều chuối nên đặt là ”banane”, lâu ngày người ta Việt hóa thành Bà Nà. Còn theo nhà văn Nguyên Ngọc, Bà Nà là tiếng người Katu, có nghĩa là ”nhà của tôi”. Ngoài ra, ”Bà Nà” còn do người dân địa phương đặt tên,”Bà” chỉ các con vật linh thiêng,”Nà”là khu đất rộng ở trên các triền núi, hay có giả thuyết nói rằng Bà Nà là tên gọi tắc của thánh mẫu Y A Na hoặc bà Ponaga. Cho đến ngày hôm nay, tại Bà nà đã có đến 5 tuyến cáp treo được hoành thành và đưa vào sử dụng:  TUYẾN CÁP TREO SUỐI MƠ – BÀ NÀ  TUYẾN CÁP TREO DE BAY – MORIN  TUYẾN CÁP TREO THÁC TÓC TIÊN – L’ INDOCHINE  TUYẾN CÁP TREO HỘI AN – MARSEILLE  TUYẾN CÁP TREO BORDEAUX – LOUVRE *Bán đảo Sơn Trà: Tổng diện tích bán đảo: 60 km2, chiều dài khoảng 13km, chiều rộng khoảng 5km, chỗ hẹp nhất là 2km. Sơn Trà là lá phổi xanh, điều hoà không khí, cũng là tấm bình phong che chắn bão tố phong ba. Đối với người dân Đà Nẵng đây cũng là ghi đậm ký ức người Pháp xâm lược 1858. Ngày nay Sơn Trà có trạm radar được gọi cặp mắt thần Đông Dương, đỉnh Bàn Cờ, Cây Đa, Mũi Nghê... là những điểm thu hút du lịch rất tuyệt vời. Ngoài các tài nguyên tự nhiên ở trên, Đà Nẵng còn có: Khu du lịch Núi
  • 19. 11 Thần Tài, Khu du tích danh thắng Ngũ Hành Sơn,…. Đà Nẵng không chỉ nổi tiếng về tài nguyên thiên nhiên mà Đà Nẵng còn có sở hữu nhiều tài nguyên nhân văn có giá trị nữa như là ẩm thực, lễ hội, bảo tàng... ví dụ như là: *Bảo tàng điêu khắc Chăm: Bảo tàng được xây dựng 1915 -1919 từ ý tưởng Henri Parmentier, thiết kế tòa nhà ban đầu là của hai kiến trúc sư người Pháp, Delaval và Auclair. Trong khuôn viên bảo tàng các bộ sưu tập được phân thành 12 phòng tương ứng với các khu vực địa lý nơi bộ sưu tập được phát hiện, gồm: Trà Kiệu, Mỹ Sơn, Đồng Dương, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Tháp Mẫm, Bình Định, Kon Tum; và 04 phòng trưng bày chuyên đề là Văn khắc Champa, Gốm Sa Huỳnh – Champa, Lễ hội và Nghề truyền thống của đồng bào Chăm tại Ninh Thuận, *Danh thắng Ngũ Hành Sơn: Quần Thể 6 ngọn núi, nhưng phần tham quan chính trong ngọn Thuỷ Sơn Ngũ Hành Sơn hình thành do quá trình biển lùi, những cá thể san hô 4 mặt cách đây khoảng 3-400 triệu năm về trước chính là những ngọn núi như ngày nay Tên gọi ban đầu Ngũ Hoa Uẩn Chỉ Sơn, cư dân Đà Nẵng vẫn nhìn về ngọn núi nhấp nhô cạnh bờ biển nên gọi là "Non Nước". Đây là tên thân thương với cư dân xứ Quảng đến tận ngày nay *Di tích Thành Điện Hải: Công trình được xây dựng từ thời Vua Gia Long 1813 có tên đồn Điện Hải. Đến đời Vua Minh Mạng 1823 dời vị trí và cho xây dựng mới Thành Điện Hải ở vị trí ngày nay. Vào năm 1835 đổi tên Thành Điện Hải. Đây là công trình gắn với cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược 1858 của quân và dân Đà Nẵng xưa. Tuy nhiên vì nhiều lý do khác nhau bị tàn phá nặng nề khi Pháp xâm lược và chiến tranh sau này. *Chùa Linh Ứng – Sơn Trà: Chùa Linh Ứng Bãi Bụt xây dựng năm 2004 2010. Tại đây có Tượng phật Quan Thế Âm ca 67m trước đây là tượng phật cao nhất Việt Nam xây dựng 2005 - 2010.
  • 20. 12 Hình 2.1: Chùa Linh Ứng * Lễ hội: + Lễ hội pháo hoa Thành phố Đà Nẵng: Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng là một trong những lễ hội ở đà nẵng được nhiều du khách yêu thích nhất. Lễ hội do Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Nẵng tổ chức lần đầu tiên vào năm 2008. Hàng năm, vào dịp tháng 3, hoặc ngày kỷ niệm thành phố Đà Nẵng giải phóng, hay dịp lễ 30/4 - 1/5, bên bờ sông Hàn du khách có thể tham gia lễ hội này. Đây là một lễ hội lớn, với sự tham gia của nhiều quốc gia trên thế giới + Lễ hội Quán Thế Âm Đà Nẵng: Lễ hội Quán Thế Âm là lễ hội dân gian mang đậm nét truyền thống tín ngưỡng tôn giáo. Lễ hội tổ chức vào ngày 17, 18, 19 tháng Hai Âm Lịch hàng năm tại núi Ngũ Hành. Lễ hội Quán Thế Âm cũng là dịp cho các phật tử mười phương dâng lòng thành kính cầu bình an, hạnh phúc, cầu cho mưa thuận gió hòa. Lễ hội mang một nét văn hóa đặc trưng của người dân Đà Nẵng, góp phần xây dựng truyền thống dân tộc Việt Nam . * Ẩm thực: + Bánh tráng cuốn thịt heo nổi tiếng nhất là ở Đà Nẵng. Những miếng thịt heo giòn bì hay miếng thịt heo luộc thái mỏng cuốn với các loại rau như: kinh
  • 21. 13 giới, xà lách, rau thơm, tía tô,... cùng với đồ chua và chấm mắm nên ngon thanh mát. + Nước mắm Nam Ô: nước mắm truyền thống lâu đời còn tồn tại trên cả nước. Hàng trăm năm nay, những người làm nước mắm Nam Ô đã quen với cách làm “3 cá 1 muối” để cho ra thành phẩm mang mùi thơm mặn mòi vị biển. Nhắc đến vùng đất Nam Ô, nhiều người nhớ ngay đến câu “Nước mắm Nam Ô/Cá rô Xuân Thiều” với hàm ý cá rô ở Xuân Thiều mình mẩy, thịt thơm chấm với nước mắm làng Nam Ô là không đâu ngon bằng *Làng nghề: + Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước: Làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước nằm ngay dưới chân núi Ngũ Hành Sơn thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng. Làng nghề Non Nước có từ rất lâu đời, được bảo tồn cho đến bâygiờ cũng đã được hơn 200 năm. +Làng nước mắm Nam Ô: Làng nước mắm Nam Ô thuộc phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng, đây là nơi cho ra đời thứ đặc sản thơm ngon tuyệt hảo của thành phố biển – nước mắm Nam Ô thơm ngon tinh khiết. Làng nghề nước mắn này mới được hình thành từ thế kỷ 20. 2.2.1.2 Tại Thừa Thiên Huế Huế là vùng đất chứa đựng nhiều lịch sử hào hùng dân tộc Việt Nam. Huế có vị trí địa lý rất thuận lợi khi sở hữu từ đồng bằng, ven biển, miền núi, sông ngoài... Nơi đây giống như là nơi hội tụ đủ mọi thế mạnh để khai du lịch. Nhắc đến Huế thì ta nghĩ ngay đến những âm tiết nhẹ nhàng, thơ mộng của cố đô mang lại không chỉ thu hút bởi tinh hóa văn hóa lịch sử mà còn thu phục tâm hồn kẻ lữ khách bởi tình người và vẻ bình lắng, hữu tình. + Sông Hương – Núi Ngự: *Sông Hương là con sông lớn chảy qua giữa lòng Thành phố Huế, nổi tiếng có vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình. Sông có nhiều tên gọi: Lô Dung, Linh, Dinh, Kim Trà, Hương. * Núi Ngự Bình (còn gọi là Bằng Sơn) cao 104 m, dáng cân đối uy nghi. Vương triều Nguyễn khi xây dựng kinh thành Huế đã chọn núi này làm tiền án
  • 22. 14 của hệ thống phòng thành đồ sộ, kiên cố và đổi tên cho ngọn núi này là Ngự Bình. *Chùa Thiên Mụ: nằm cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5km, trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương. Đây được xem là một ngôi chùa linh thiêng cổ kính và đẹp bậc nhất xứ đàng trong. “Gió đưa cành trúc la đà Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương” Hình 2.2 Chùa Thiên Mụ *Quần thể di tích cố đô Huế - Kinh thành Huế: được vua Gia Long xây dựng năm 1805 và hoàn thành năm 1833. Kinh thành Huế có diện tích 520 hec ta, gồm 3 vòng thành, Kinh Thành -Hoàng Thành -Tử cấm Thành. Unesco công nhận di sản văn hoá đầu tiên tại Việt Nam năm 1993 +Kỳ đài: được xây dựng vào năm 1907 cùng với Kinh Thành Huế, là nơi treo cờ của triều đình và được đặt vị trí chính Nam của Kinh Thành. Đài cờ cao 17,5m gồm 3 tầng cấp tượng trưng cho thuyết Tam tài thiên thời, địa lợi, nhân hòa. +Cửu vị thần công: Khi đánh bại quân Tây Sơn, vua Gia Long liền cho tập trung tất cả các nghệ nhân đúc đồng nổi tiếng thời bấy giờ ở đất kinh
  • 23. 15 thành gop tất cả binh khi và vật dụng bằng đồng đúc thành 9 khẩu thần công. Sau khi đúc xong và đặt vào vị trí vua Gia Long đã phong thần cho 9 khẩu thần công “Thần Oai Vô Địch Thượng Tướng Quân”. + Cửa Ngọ Môn – lầu Ngũ Phụng: Cửa Ngọ Môn: Vào thời Gia Long, Nam Khuyết Đài được xây dựng tại vị trí của Ngọ Môn ngày nay. Năm 1833, vua Minh Mạng cho quy hoạch và xây dựng của Ngọ Môn trên nền cũ của Nam Khuyết đài. Ngọ Môn được xây dựng trên trục chính (đường Trung đạo). Ngọ Môn: Cổng xoay về hướng Ngọ Lầu Ngũ Phụng: Tại lầu Ngũ Phụng đã chứng kiến nhiều biến cố lịch sử trong đó có sự kiện ngày 30/8/1945 vua Bảo Đại vị vua cuối cùng của triều Nguyễn thoái vị trao trả ấn kiếm cho chính phủ lâm thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Hình 2.3 Đại Nội Huế + Thế Miếu: Thế Miếu được xây dựng năm 1821. Thế Miếu ban đầu chỉ để thờ vua Gia Long và hoàng hậu nên gọi là Thế Tổ Miếu, sau này Thế Miếu dùng để thờ tất cả các vị vua triều Nguyễn. Trong Thế Miếu ngoài án thờ vua Gia Long và hoàng hậu ở gian giữa thì án thờ các vị vua khác cũng được đặt theo nguyên tắc “tả chiêu, hữu mục”. Trước năm 1958 Thế Miếu chỉ có 7 án
  • 24. 16 thờ đó là: Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Kiến Phúc, Đồng Khánh, Khải Định.Đến năm 1958 thì án thờ của 3 vị vua có tinh thần chống pháp đó là Hàm Nghi,Thành Thái,Duy Tân được đưa vào Thế Miếu để thờ. Còn 3 vị vua còn lại là Dục Đức, Hiệp Hòa, Bảo Đại thì vẫn chưa được đưa vào thờ vì lý do thoái vị. + Cửu Đỉnh: Là 9 đỉnh đồng lớn nhất VN được đặt trước Hiển Lâm Các, là sản phẩm của thợ thủ công nổi tiếng phường đúc Huế được đúc từ năm 1835 - 1837. Mỗi đỉnh có 1 tên riêng ứng với niên hiệu của mỗi vị vua. . *Lăng Tự Đức: khi xây dựng xong lăng nhà vua còn sống thêm 16 năm 31 nữa (1883). Lăng Tự Đức còn gọi là Khiêm Cung, Khiêm Lăng xây dựng ở làng Dương Xuân Thượng. Mỗi công trình kiến trúc trong lăng Tự Đức đều mang những đường nét khác nhau về nghệ thuật tạo hình, không trùng lặp, rất sinh động. *Lăng Khải Định: công trình xây dựng lăng Khải Định đòi hỏi về thời gian nhiều nhất, đến 11 năm ( 1920-1931 ). Lăng này đánh dấu kiến trúc mới lạ trong lịch sử mỹ thuật Việt Nam như d ng vật liệu bê tông, trang trí nổi b ng cách ghép mảnh sành sứ và thủy tinh. Khải Định chọn núi Châu Chữ để làm
  • 25. 17 lăng cho mình. Trong lăng Khải Định nổi tiếng nhất là bức”Cửu long ẩn vân” của nghệ nhân Phan Văn Tánh. Hình 2.4 Cửu Long Ẩn Vân *Cầu Trường Tiền: Theo năm tháng trôi qua,sử sách ghi lại lịc sử của chiếc cầu này rất ít ỏi.Chỉ biết rằng,đến đời vua Thành Thái thứ 9 tức năm 1897, khi ấy giặc Pháp đã thôn tính toàn bộ nước Việt Nam ta.Chúng giao cho một hang chuyên xây dựng các công trình lớn là hãng Eiffel thiết kế và khởi công xây dựng lại bằng sắt.Đến năm 1899 cầu được hoàn thành và mang tên là cầu Thành Thái. Bên cạnh đó, không thể không nhắc đến những lễ hội, những món ăn đặc sản nổi tiếng khắp cả nước, hay những giá trị văn hóa lịch sử to lớn được cả thế giới công nhận. * Lễ hội: + Lễ hội điện Hòn chén: diễn ra 1 năm 2 kỳ: tháng 2 (lễ Xuân tế), tháng 7 (lễ Thu tế). Lễ hội điện Hòn Chén được tổ chức trên ngọn núi Ngọc Trản và đình làng Hải Cát - huyện Hương Trà. + Festival Huế được tổ chức 2 năm một lần, là một sự kiện văn hóa lớn được tổ chức tại Huế vào các năm chẵn nh m mục đích tưởng nhớ về những giá trị truyền thống tại cố đô Huế. Tham gia lễ hội này, du khách sẽ được thưởng thức những màn biểu diễn nghệ thuật đường phố, ngâm thơ, các buổi trưng bày đầy màu sắc, hòa nhạc, chơi trống và xem các bộ phim lịch sử * Ẩm thực: + Cơm hến: Cơm nguội với những con hến nhỏ là vị chủ của cơm hến, hến được xào kèm theo bún tàu (miến), măng khô và thịt heo thái chỉ. + Bún bò Huế: Bún làm bằng gạo xay có pha ít bột lọc nên con bún trắng hơi trong và săn hơn, chất nước ngon ngọt và thơm. Nước bún nấu với những
  • 26. 18 miếng móng giò heo mềm nhừ, với màu xanh của rau sống, thêm gia vị để vừa cay, vừa nóng, vừa nghe vị ngọt của nước bún của thịt. * Làng nghề: -Làng nghề ở Huế: 07 làng nghề truyền thống mang hơi thở Cố đô: +Làng Sình: làng Sình cách Huế khoảng 8km về phía hạ lưu sông Hương, thuộc xã Phú Mậu, huyện Phú Vang. Làng nổi tiếng làm nghề in tranh rất phát triển. +Làng nghề nón lá: Từ lâu, chiếc nón lá đã được xem là một biểu tượng đẹp gắn với hình ảnh của xứ Huế thơ mộng. Ở Huế có nhiều làng nón nổi tiếng như Dạ Lê, Đốc Sơ, Phú Cam, Kim Long, Triều Tây… được hình thành cách đây mấy trăm năm và phát triển cho đến bây giờ.. +Làng nghề đúc đồng: Làng nghề đúc đồng ở Huế vốn được biết đến với cái tên “Phường Đúc”. Phường Đúc ở Huế có nguồn gốc từ tổ chức của những thợ thuyền cùng nghề đúc dưới thời Chúa Nguyễn. Hai làng nghề đúc đồng lớn nhất và có danh tiếng nhất là Kinh Nhơn và Bổn Bộ. +Làng nghề gốm Phước Tích: Làng Phước Tích n m trên ranh giới giữa Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, cách trung tâm Huế khoảng chừng 45km. Nơi đây được biết đến bởi sản phẩm gốm cổ truyền. Ngày trước, gốm Phước Tích là một sản phẩm đặc biệt được cống nạp cho các triều đại nhà Nguyễn để nấu cơm cho vua ăn. +Làng nghề kim hoàn Kế Môn: Làng kim hoàn Kế Môn thuộc xã Điền Môn, huyện Phong Điền. Nghề kim hoàn ở nơi đây là nghề gia công cổ truyền đồ trang sức, trang trí bằng chất liệu vàng hoặc bạc. +Làng nghề hoa giấy Thanh Tiên: Thuộc xã Phú Mậu, Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, Làng Thanh Tiên vốn có truyền thống làm nghề nông. +Làng Hương Thủy Xuân: Làng Hương Thủy Xuân nằm cách trung tâm thành phố khoảng 7 km về phía Tây Nam, đây là làng hương lớn nhất của Huế 2.2.1.3 Tại Hội An Đến với Hội An thì du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẽ đẹp cổ kính nơi đây mang lại với kiến trúc được xây từ thế kỷ 16 vẫn còn được lưu giữ đến tận bây giờ vẫn không phai đi. Được biết khi xưa Hội An là một trung tâm thương cảng phồn thịnh nhất xứ đàng trong lúc bấy giờ vì được thiên nhiên ưu ái cho,
  • 27. 19 với địa lý rất thuận lợi. Với vẻ đẹp kiến trúc hài hòa với những ngôi nhà, bức tường và cả những con đường nơi đây vẫn luôn đững vững sau những thăng trầm lịch sử vẫn luôn giữ được vẻ đẹp xưa cổ ấy. * Khu dữ trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm: Cù lao Chàm là một cụm đảo, về mặt hành chính trực thuộc xã đảo Tân Hiệp, thành phố Hội An, nằm cách bờ biển Cửa Đại 16 km và đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Cù lao Chàm bao gồm 8 đảo (hòn): Hòn Lao, Hòn Khô Mẹ, Hòn Khô Con, Hòn Lá, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Tai, Hòn Ông. * Rừng dừa Bảy Mẫu: Rừng Dừa Bảy Mẫu hoặc là Căn cứ địa Cách mạng Rừng Dừa Bảy Mẫu. Rừng dừa Bảy Mẫu là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn, được ví như “Miền tây trong lòng phố Hội” với không gian xanh mát của bạt ngàn dừa nước, trải rộng tới tận Cửa Đại. Đây là nơi “hội thủy” của ba con sông lớn ở Quảng Nam đó là Thu Bồn, Trường Giang, sông Đế Võng (sông Cổ Cò chảy qua Hội An gọi là sông Đế Võng) trước khi đổ ra Cửa Đại. * Chùa Cầu: Mọt trong như ̃ ng cong trình còn nguyen vẹn và nỏi bạt tại Họi An, đó chính là Chùa Càu. Chiếc cầu cổ duy nhất còn lại ở Hội An ngày nay. Là nơi ngăn cách khu phố người Hoa và người Nhật Bản, cầu bắc qua một nhánh nhỏ của sông Thu Bồn tên là Khe Ao Ao. Cây cầu này dài khoảng 18 mét, bắc qua một lạch nước nhỏ chảy ra sông Thu Bồn, nối liền đường Trần Phú với đường Nguyễn Thị Minh Khai.
  • 28. 20 Hình 2.5 Chùa Cầu * Nhà cổ Phùng Hưng: Là ngôi nhà cổ trên 200 năm, chứng kiến sự ra đời của 8 thế hệ gia đình Phùng Hưng. Là ngôi nhà có lối kiến trúc cổ đẹp nhất tại Hội An. Năm 1985, ngôi nhà này được xếp hạng nhất ở Việt Nam như một mẫu kiến trúc truyền thống có giá trị văn hóa cao. Ngôi nhà này tổng hợp 3 trường phái kiến trúc Việt Nam, Nhật Bản và Trung Quốc * Nhà cổ Quân Thắng: Là một trong những nhà cổ được đánh giá là đẹp nhất Hội An hiện nay. Ngôi nhà có niên đại hơn 150 năm, mang phong cách kiến trúc vùng Hoa Hạ Trung Hoa. Qua năm tháng, ngôi nhà vẫn được bảo tồn khá nguyên trạng về kiểu dáng kiến trúc và các bài trí nội thất, giúp ta hình dung được phần nào lối sống của các thế hệ chủ nhân, những người thuộc tầng lớp thương gia ở thương cảng Hội An trước đây. * Hội quán Quảng Đông: Hội quán Quảng Đông được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XIX (theo sách cổ ghi chép lại là vào năm 1885) bởi cộng đồng bang hội thương nhân Quảng Đông. Ban đầu, hội quán là nơi để ban thờ Thánh Mẫu Thiên Hậu và Đức Khổng Tử. Tuy nhiên từ sau năm 1911 thì nơi này chuyển sang thờ Quan Công và Tiền Hiền. * Hội quán Phúc Kiến: Trong năm hội quán ở Hội An, Phúc Kiến là hội quán lớn nhất, nằm ở số 46 đường Trần Phú. Hội Quán Phúc Kiến – Một công trình kiến trúc độc đáo theo kiểu Trung Hoa tại Hội An. Cổng chính của Hội quán Phúc Kiến trên đường Trần Phú. Hội quán Phúc Kiến nỗi tiếng bởi vẻ đẹp nguy nga, tráng lệ, uy nghiêm trong một không gian rộng lớn, kiến trúc đặc sắc kiểu Trung Hoa và sự linh thiêng của nó. Ngoài những kiến trúc cổ xưa ra thì Hội An còn là nơi chứa đựng nhiều tài nguyên nhân vân vì nơi đây khi xưa là nơi giao thương buôn bán của nhiều quốc gia các nhau nên các nên văn hóa giao thoa với nhau chắc sẽ còn để lại những dấu ấn văn hóa nơi này. *Lễ hội
  • 29. 21 + Lễ vía bà Thiên Hậu: Lễ vía bà Thiên Hậu có nguồn gốc từ Trung Hoa, đây là một trong những lễ hội lớn ở Hội An được diễn ra vào ngày 23/3 âm lịch hàng năm. Lễ vía bà Thiên Hậu được tổ chức nhằm mục đích tưởng nhớ và biết ơn bà Thiên Hậu đã phù hộ cho một năm mưa thuận gió hòa ở ngoài khơi cho các thương lái làm ăn yên ổn. Trong lễ vía bà Thiên Hậu sẽ diễn ra các hoạt động nhộn nhịp như múa lân, văn nghệ, xin xăm/quẻ. + Lễ rước Long Chu – Hội An: Lễ rước Long Chu hay còn gọi là lễ hội thuyền rồng là một trong những lễ hội nổi tiếng ở Hội An, lễ rước Long Chu được diễn ra vào 2 dịp trong năm là r m tháng Giêng và r m tháng 7, lễ rước Long Chu mang ý nghĩa rước vua chúa để xua đuổi tà ma, bảo vệ cho người dân được sống an lành, hạnh phúc. * Ẩm thực: + Mỳ Quảng: Mì Quảng thường được làm từ bột gạo xay mịn lẫn nước từ hạt dành dành và trứng cho có màu vàng và tráng thành từng lớp bánh mỏng, sau đó thái theo chiều ngang để có những sợi mì mỏng khoảng 5 -10mm. Dưới lớp mì là các loại rau sống, Mì Quảng phải ăn kèm với rau sống 9 vị thì mới tạo nên được hương vị nồng nàn: húng quế, xà lách tươi, cải non mới nụ, giá trắng có thể được trụng chín hoặc để sống, ngò rí , rau răm với hành hoa thái nhỏ và thêm hoa chuối cắt mỏng. Trên mì là thịt heo, tôm, thịt gà, thịt ếch, thịt cá lóc (đôi khi có trứng luộc) cùng với nước dùng được hầm từ xương heo. + Cao Lầu: Đây được xem là món ăn đặc sản của thành phố Hội An. Món mì này có sợi mì màu vàng, được d ng với tôm, thịt heo, các loại rau sống và rất ít nước dùng. Sợi mì màu vàng là do được trộn với tro từ một loại cây ở địa 40 phương. Mới đầu nhìn sẽ nghĩ đây là một món mì, nhưng cao lầu cũng không hẳn là mì, sợi bánh màu vàng nhạt, dày sợi và ngắn hơn so với sợi mì thông thường. Giống với mì Quảng, cao lầu Hội An là một món trộn với ít nước d ng, ăn kèm thịt heo xá xíu, tép mỡ, giá trụng, lạc rang và các loại rau sống * Làng nghề: + Làng mộc Kim Bồng: Nằm ở hữu ngạn hạ lưu sông Thu Bồn, bên kia sông là khu phố cổ Hội An nên đây là vị trí thuận lợi cho việc vận chuyển vật liệu bằng đường thủy. Đặt chân lên làng mộc, không khó để nghe thấy tiếng đục
  • 30. 22 đẽo, khoan cắt. Những âm thanh này có lẽ đã trở thành một phần của đời sống người dân làng mộc. +Làng gốm Thanh Hà: Nhắc đến Hội An là nhắc đến làng gốm Thanh Hà, bởi đồ gốm là một hình ảnh gắn liền với phố cổ. Nằm cách Hội An khoảng 3 km về hướng tây, làng gốm đã trở thành địa điểm thu hút không ít khách du lịch bởi vẻ đẹp bình dị, mộc mạc, không gian nơi đây như mang hơi thở của đất. 2.2.1.4 Tại Quảng Bình Quảng Bình là vùng đất mang nhiều vẻ đẹp thiên nhiên, các thắng cảnh rất hoang sơ. Quảng Bình được thiên nhiên ưu đãi, có biển, có rừng, có núi, có sông ngoài, với đường bờ biển biển dài có nhiều bãi tắm đẹp. Đặc biệt hơn nữa nơi đây còn được biết đến với tên gọi khác là vương quốc hang động hơn 400 hang động lớn nhỏ. * Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng: Vườn quốc gia Phong Nha -Kẻ Bàng có tổng diện tích 1.223km2 được thành lập năm 2001. Vườn được công nhận DSTN Thế giới 02 lần, lần 1 vào năm 2003 nhờ vào yếu tố địa chất địa mạo, lần 2 vào năm 2005 với yếu tố đa dạng sinh học. Vườn có nhiều điểm tham quan hết sức hấp dẫn như Hang Phong Nha, Hang Tiên Sơn, Sơn Đòong, Hang Én… Khu vực này bao phủ biên giới Việt Lào với vườn quốc gia Hin Namno tỉnh Khăm Muộn (thuộc Lào) cũng được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. *Động Thiên Đường : Động Thiên Đường: Được mệnh danh là “hoàng cung trong lòng đất”. được Hiệp hội hang động Hoàng gia Anh đánh giá là hang động khô dài nhất Châu Á. Hiện nay chiều dài đo được 31.4km và khai thác du lịch phổ thông 1km, ngoài ra có thể khám phá mạo hiểm 7km trong thời gian 1 ngày. Động này do ông Hồ Khanh tìm ra và hiệp hội địa lý Hoàng gia Anh khảo sát, hiện nay tập đoàn Trường Thịnh khai thác từ 2009. *Tượng đài mẹ Suốt: Mẹ tên thật Nguyễn Thị Suốt 1908 -1968 , bà là nữ anh hùng lao động trong chiến tranh khi chèo đò chở bộ đội qua sông vào miền nam, bà đi vào với bài thơ “Mẹ Suốt” của tác giả Tố Hữu năm 1965 Ngày nay tượng đài được xây dựng và hoàn thành năm 2003, toạ lạc tại đường Trương Pháp - phía bắc sông Nhật Lệ, trước mặt khách sạn Vinpaerl Đồng Hới - chợ
  • 31. 23 Đồng Hới Tượng đài Mẹ Suốt được phác họa bởi nhà điêu khắc Phan Đình Tiến, cao 7 mét bao gồm cả bệ. *Mộ Đại Tướng Võ Nguyên Giáp: Vũng Chùa-Đảo Yến: Nằm cách Đèo Ngang 7km về phía nam. Nơi an nghỉ cuối cùng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Khu mộ đại tướng Võ Nguyên Giáp: Hoàn thành năm 2013, thuộc khu vực Vũng Chùa Đảo Yến. Dọc con đường vào viếng mộ Đại tướng có 103 bậc thang bằng gỗ, 103 cây hoa mai và 103 cây hoa ban Điện Biên tượng trưng cho 103 tuổi của Đại tướng. Ngoài những vẽ đẹp tài nguyên thiên nhiên ấy Quảng Bình còn có những lễ hội, ẩm thực rất thu hút được du khách khi đến đây * Lễ hội: + Lễ hội trỉa lúa: Hay còn gọi là lễ hội lấp lỗ được tổ chức vào ngày 11 - 14/7 âm lịch của người dân tộc Bru-Vân Kiều. Đây là lễ hội gắn liền với người dân này với mục đích cầu xin thần linh ban cho may mắn, sức khỏe, cuộc sống ấm no, mùa màng luôn tốt tươi + Lễ hội hang động Quảng Bình: Một trong những lễ hội Quảng Bình vô cùng đặc sắc được nhiều người chờ đợi hàng năm là Lễ hội hang động. Được tổ chức tại nhiều địa điểm với một chuỗi các hoạt động nhằm quảng bá du lịch Quảng Bình, nét văn hóa Quảng Bình. Đến với lễ hội hang động Quảng Bình, bạn có cơ hội được tham gia những hoạt động nghệ thuật đường phố, tìm hiểu về du lịch - văn hóa hóa - di sản Quảng Bình và nhận được những ưu đãi hấp dẫn ở các điểm tham quan. * Ẩm thực: + Cháo canh: Cháo canh là một trong những món ăn quen thuộc mang hương vị quê hương đối với mỗi người dân Quảng Bình. Những nguyên liệu không thể thiếu trong mỗi tô cháo gồm sợi mì/gạo, thịt nạc và cá lóc đặc biệt ăn kèm với ram (nem, chả giò) - tên gọi đậm chất mộc mạc của người dân nơi đây làm. Hương vị ngon ngọt của nước dùng hòa quyện cùng những sợi mỳ và thớ thịt chắc chắn sẽ làm bạn xiêu lòng + Bánh khoái: Với cái tên nghe rất lạ tai nhưng đây là món ăn mà khi nhắc đến Quảng Bình, các tín đồ yêu thích các bánh chiên sẽ nghĩ ngay tới loại
  • 32. 24 bánh này. Bánh khoái có nhiều nét tương đồng với bánh xèo nhưng hương vị mới làm nên sự khác biệt. Vỏ bên ngoài giòn tan được chế biến khá cầu kỳ, bên trong là nhân bánh gồm thịt nạc băm nhỏ, tôm và giá đỗ. Khi ăn sẽ ăn kèm cùng bánh cuốn, rau dưa các loại và nước lèo - một phần quan trọng của món ăn tạo nên hương vị đậm đà riêng. * Làng nghề: + Làng nghề bánh tráng Tân An: Làng Tân An từ xưa có tên gọi khác là làng Ba Phường, cũng có người gọi là Lộc Điền hay là phường bún bánh, đến nay vẫn mang những nét độc đáo của một làng quê truyền thống Việt Nam gắn liền với nghề làm bánh tráng. Làng Tân An nằm nép mình bên dòng sông Gianh thơ mộng, phong cảnh rất thanh bình, đây chính là tiềm năng và thế mạnh rất lớn để phát triển du lịch làng nghề Quảng Bình. + Làng chiếu cói An Xá: Nghề làm chiếu cói có từ lâu lắm, khoảng trên 600 năm về trước. Người An Xá xưa vốn cần cù, chăm chỉ, thông minh và trí tuệ, biết khai thác và giữ gìn đồng cói ven bờ Hạc Hải, nguồn tài nguyên vô tận trời cho làm của riêng mình để dệt thành những chiếc chiếu đẹp, bền, bán phục vụ mọi tầng lớp nhân dân trong vùng. Còn ngày nay, người An Xá đã biết chủ động nguồn nguyên liệu chất lượng phục vụ sản xuất quanh năm bằng việc tự tay mình trồng lên cây cói. 2.2.2 Điều kiện cơ sở vật chất và hạ tầng Đà Nẵng – Huế - Hội An – Quảng Bình 2.2.2.1 Tại Đà Nẵng Hệ thống đường giao thông trong và ngoài thành phố không ngừng được mở rộng và xây mới, không chỉ tạo điều kiện thuận lợi về giao thông và phát triển du lịch mà còn tạo cảnh quan, làm thay đổi cơ bản diện mạo của một đô thị thuộc loại sầm uất nhất ở miền Trung Việt Nam. Trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có 1.303,574km đường bộ, trong đó: Quốc lộ 119,276km; đường đô thị 954,348km; đường tỉnh 75,210 km; đường huyện, xã 110,744 km; đường chuyên dùng 43,996km (số liệu đến 12-2018). Chạy suốt theo chiều dài thành phố, dòng sông Hàn chia Đà Nẵng thành 2 nửa Đông – Tây. Với 09 cây cầu bắc ngang, hai bờ sông Hàn được kết nối, giao thông thuận tiện hơn, kinh tế các vùng của thành phố ngày càng phát triển
  • 33. 25 đồng đều, các tiềm năng du lịch, kinh tế được thành phố khai thác:Cầu Rồng; Cầu Thuận Phước; Cầu Sông Hàn; Cầu Nguyễn Văn Trỗi; Cầu Trần Thị Lý; Cầu Tiên Sơn; Cầu Cẩm Lệ; Cầu Hòa Xuân. Tuyến đường sắt Bắc Nam chạy ngang qua thành phố Đà Nẵng có chiều dài khoảng 30 km, với các ga Đà Nẵng, Thanh Khê, Kim Liên, Hải Vân Nam. Trong đó, ga Đà Nẵng là một trong những ga lớn của Việt Nam. Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng là chi nhánh của Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) – một trong ba cảng hàng không quốc tế nhộn nhịp nhát tại Việt Nam sau Cảng hàng khong Quóc té Nọi Bài và Cảng hàng khong Quóc té Tan Sơn Nhát. San bay Đà Nẵng hiện đóng vai trò chuyển tiếp quan trọng cho các tuyến bay quốc nội từ Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đi các tỉnh khu vực miền Trung, nối hai đầu đất nước với các địa phương xa xôi, đồng thời là cửa ngõ hàng không quốc tế lớn nhát tại miền Trung Việt Nam. Hình: Số phòng các khách sạn và khu nghỉ dưỡng tại Đà Nẵng Báo cáo của Sở Du lịch TP. Đà Nẵng cho biết, tổng số cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn Thành phố ước tính đến tháng 6/2019 là 820 cơ sở với 37.432 phòng, tăng 100 cơ sở với 5.901 phòng so với cùng kỳ năm 2018. So với con số 435 cơ sở lưu trú với 15.625 phòng năm 2014, trung bình trong giai đoạn 5 năm qua, mỗi năm TP. Đà Nẵng tăng bình quân khoảng 100 cơ sở lưu trú. Trong đó, các cơ sở lưu trú dưới 3 sao, đặc biệt là phân khúc 2 sao có số lượng tăng lớn nhất. Cụ thể, thống kê của Sở Du lịch TP. Đà Nẵng cho thấy, trong tổng số 820 cơ sở lưu trú tại Đà Nẵng, tính đến đầu tháng 6/2019,
  • 34. 26 có đến hơn 700 khách sạn từ 1 - 3 sao và tương đương. Trong khi đó, khách sạn 4, 5 sao và tương đương chỉ có hơn 82 cơ sở. 2.2.2.2Tại Thừa Thiên Huế Hệ thống giao thông thuận lợi về cả đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không gồm các tuyến đường Quốc lộ 1A, Quốc lộ 49, đường Hồ Chí Minh, đường sắt xuyên Việt; đặc biệt hầm Hải Vân - hầm đường bộ lớn nhất Đông Nam Á nối Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng, là công trình giao thông quan trọng cho giao thương giữa các vùng trong khu vực. Cảng nước sâu Chân Mây có thể đón tàu du lịch sức chứa 3.000 khách, tàu hàng trọng tải đến 50.000 tấn; Sân bay quốc tế Phú Bài đảm bảo cho may bay Airbus A320, Boeing 747 cất hạ cánh an toàn trong mọi thời tiết, ... Mạng lưới truyền tải điện với đường dây 110kV, 220kV và 500kV thông qua hệ thống thuỷ điện quốc gia cùng với hệ thống nhà máy thuỷ điện đang được xây dựng nhằm đảm bảo cung cấp ổn định và chất lượng tốt, đáp ứng mọi nhu cầu về điện cho các nhà đầu tư. Bưu chính viễn thông đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế 100% thôn có máy điện thoại, 100% UBND, HĐND xã đã được kết nối Internet, mật độ điện thoại đạt 85,93 máy/100 dan (phấn đấu đến cuối năm 2009 đạt 100 máy/100 dân); có 4 doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực Bưu chính: Bưu điện Thừa Thiên Huế, Bưu chính Viettel, Công ty chuyển phát nhanh EPS, Sai Gon Postel; các đơn vị tham gia dịch vụ Bưu chính viễn thông không ngừng phát triển, mở rộng vùng phủ sóng và phạm vi hoạt động đáp ứng được như cầu cũng như bảo đảm tốt chất lượng dịch vụ. Bệnh viện Trung ương Huế là một trong ba trung tâm y tế chuyên sâu của cả nước, đã ứng dụng kỹ thuật cao thành công trong ghép thận, tuỷ, mổ tim hở, nối bắt cầu động mạch vành, phẫu thuật nội soi; Bệnh viện Đại học Y Dược Huế ứng dụng công nghệ phẫu thuật bằng Dao Gamma định vị 3 chiều, Bệnh viện mắt, bên cạnh đó là Bệnh viện chấn thương chỉnh hình, .... và các trung tâm y học chuyên ngành khác.
  • 35. 27 Cơ sở vật chất của Huế cũng không ngừng phát triển. Theo Phòng Quản lý Lưu trú, Sở Du lịch, tính đến đầu năm 2021, trên địa bàn tỉnh có 806 cơ sở lưu trú, với 13.043 phòng và 21.327 giường; trong đó, số khách sạn từ 1 - 5 sao là 66 cơ sở với 4.399 phòng và 7.305 giường. Riêng khách sạn từ 3 – 5 sao có 26 cơ sở với 3.321 phòng, 5.497 giường. Hiện, trong tổng số 421 khách sạn trên địa bàn có 144 khách sạn đã được công nhận hạng từ 1 sao đến 5 sao. 2.2.2.3Tại Hội An Hội An có điều kiện giao thông liên vùng rất thuận lợi với hệ thống đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường biển thuộc trục giao thông quốc gia:Đường Hàng không: Nằm giữa 2 sân bay quốc tế lớn của Miền Trung là sân bay Đà Nẵng và sân bay Chu Lai, trong đó sân bay Đà Nẵng có các tuyến bay quốc tế trực tiếp đi các nước trong khu vực như Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, Liên bang Nga...Sân bay Chu Lai đang được nghiên cứu lập quy hoạch xây dựng thành sân bay trung chuyển hàng hoá quốc tế cấp 4F và trung tâm sửa chữa, bảo dưỡng máy bay hạng nặng duy nhất của Việt Nam. Đường bộ: Nằm trên trục giao thông chính của quốc gia với hệ thống Quốc lộ 1A, đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Nam – Quảng Ngãi, đường ven biển Đà Nẵng – Hội An – Chu Lai, Các tuyến quốc lộ thuộc Hành lang kinh tế Đông – Tây nối với các tỉnh Tây Nguyên, Nam Lào và Đông Bắc Thái Lan, đảm bảo giao thông thông suốt với tất cả các tỉnh thành trong nước và quốc tế. Đường sắt: Hệ thống đường sắt xuyên Việt đảm bảo vận chuyển hành khách và hàng hoá đi tất cả các địa phương trong nước.Hạ tầng điện, nước, viễn thông đáp ứng đầy đủ nhu cầu các dự án đầu tư; được đầu tư đến ranh giới dự án hoặc đến hàng rào các nhà máy trong khu công nghiệp. Phần lớn các khu công nghiệp đều có hệ thống xử lý nước thải; hệ thống thu gom xử lý chất thải rắn theo quy định. Toàn TP.Hội An có tổng cộng 649 cơ sở lưu trú đang hoạt động với 10.575 phòng. Trong đó, 153 khách sạn với 7.662 phòng (chiếm tỷ trọng 72,45% tổng số phòng), 188 biệt thự du lịch với 1.608 phòng (chiếm tỷ trọng 15,2%), 302 cơ sở homestay với 1.187 phòng (chiếm tỷ trọng 11,22%). Cạnh đó còn có một số cơ sở nhà nghỉ và loại hình khác.
  • 36. 28 2.2.2.4Tại Quảng Bình Về giao thông vận tải: Đến năm 2010: 100% xã, phường, thị trấn có đường ô tô đến trung tâm xã. Toàn tỉnh có 4.655 km đường bộ, trong đó có 736 km đường quốc lộ, 335 km đường tỉnh lộ, 923 km đường huyện và 2.661 km đường liên thôn, liên xã, trong đó có gần 300 km đã được rãi nhựa. Có 160 km đường sắt đi suốt chiều dài của tỉnh với 17ga. Có 116 km bờ biển, 364 km đường sông. Đã khôi phục, nâng cấp cảng Gianh cho tàu 1.000 tấn vào được với năng lực bốc xếp 100.000 tấn/năm, đã đưa cảng Hòn La vào hoạt động với tàu 1 vạn tấn vận chuyển hàng hóa ra vào cảng, đang chuẩn bị địa điểm để chuyển cảng Nhật Lệ ra ngoài trung tâm thành phố. Sân bay Đồng Hới đã được đưa vào sử dụng với năng lực 500.000 hành khách/năm. Trên địa bàn tỉnh Quảng Bình có 469 cơ sở lưu trú du lịch. Trong đó, có 3 khách sạn 5 sao, 6 khách sạn 4 sao, 11 khách sạn 3 sao, 17 khách sạn 2 sao, 14 khách sạn 1 sao và hệ thống các nhà nghỉ du lịch, homestay, farmstay với khoảng 6.200 buồng và 12.400 giường. 2.3 THỰC TRẠNG KHAI THÁC CHƯƠNG TRÌNH DI SẢN TRÊN TUYẾN ĐÀ NẴNG - HỘI AN - HUẾ - QUẢNG BÌNH 2.3.1 Khái quát công ty Vietravel 2.3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển công ty VIETRAVEL Công ty Vietravel chi nhánh Đà Nẵng nằm ở địa chỉ số 58 Pasteur, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng, được thành lập vào ngày 15 tháng 11 năm 1999 với 75 nhân viên thộc 8 phòng ban khác nhau. Với đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp, trẻ trung và giàu nhiệt huyết đã nổ lực hết mình để hoàn thành nhiệm vụ của chi nhánh Đà Nẵng nói riêng và cả công ty nói chung. • Tên giao dịch: Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị GTVT Việt Nam. • Tên giao dịch bằng tiếng Anh: Vietnam Travel and Marketing Transports Company. • Tên viết tắt bằng tiếng Anh: Vietravel. • Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc: Ông Nguyễn Quốc Kỳ. • Văn phòng đại diện: 190 Pasteur, P.6, Q.3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. • Điện thoại: (84-28) 38 668 999.
  • 37. 29 • Fax: (84-28) 38 29 9142. • Email: info@vietravel.com. • Logo Hình 2.5: LOGO VIETRAVEL • Ngoài ra còn hơn 40 chi nhánh và văn phòng đại diện trên khắp cả nước và ở nước ngoài. Công ty Vietravel chi nhánh Đà Nẵng là đơn vị quản lí các chi nhánh khác ở khu vực miền trung, vì vậy đây là đơn vị rất quan trọng tại khu vực, với nhiệm vụ điều phối và quản lí các chi nhánh khác hoạt động hiệu quả. Sau hơn 20 năm hoạt động, chi nhánh Đà Nẵng đã vượt qua bao khó khăn thử thách để tạo nên những bước đột phá thần kì trong chiến lược kinh doanh, đã dần khảng đinh mình trên cương vị là đơn vi ̣ dẫn đầu trong hoạt động du lịch của toàn bộ khu vực miền Trung. Với sứ mệnh “Nhà tổ chức du lịch chuyên nghiệp”. Chuyên nghiệp trong phong cách phục vụ , chuyên nghiệp trong công ty và chuyên nghiệp trong các mối quan hệ nội bộ giữa các phòng ban và các nhân viên. 2.3.1.2 Cơ cấu tổ chức tại công ty Vietravel chi nhánh Đà Nẵng Hình 2.6 Cơ cấu tổ chức Vietravel Giám đốc chi nhánh Phòng hướng dẫn viên Phòng điều hành Phòng kế toàn hành chính Phòng truyền thông Phòng khách lẻ Phòng khách đoàn Phó giám đốc điều hành Phó giám đốc kinh doanh
  • 38. 30 2.3.1.3 Chức năng của từng bộ phận.  Ban lãnh đạo - Ban lãnh đạo là người trực tiếp điều hành công việc, chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh và hoạt động trước giám đốc và ban lãnh đạo của tổng công ty; là người lập kế hoạch hoạt động cho doanh nghiệp cũng như thay mặt cho công ty đàm phán với đối tác. Bên cạnh đó còn có trách nhiệm tham mưu cho ban lãnh đạo tổng công ty.  Phòng điều hành - Được coi như bộ phận tổ chức sản xuất của Công ty lữ hành, bộ phận tiến hành cáccông việc để đảm bảo thực hiện các sản phẩm của Công ty. Phòng điều hành như cầu nối giữa Công ty lữ hành với thị trường cung cấp dịch vụ du lịch. Do vậy, phòng điều hành Vietravel chi nhánh Đà Nẵng được tổ chức theo các nhóm công việc, theo các tuyến điểm du lịch chủ yếu, dựa trên các sản phẩm chủ yếu của công ty, phòng điều hành có nhiệm vụ: - Là đầu mối triển khai toàn bộ công việc điều hành các chương trình, cung cấp các dịch vụ du lịch trên cơ sở các kế hoạch, thông báo về khách do phòng thị trường gửi tới. - Lập kế hoạch, triển khai các công việc liên quan đến việc thực hiện các chương trình du lịch như đăng ký chỗ trong khách sạn visa, vận chuyển… đảm bảo các yêu cầu về thời gian, chất lượng. - Thiết lập, duy trì mối quan hệ mật thiết với các cơ quan hữu quan ký hợp đồng với các nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ du lịch. Lựa chọn các nhà cung cấp có những sản phẩm đảm bảo uy tín chất lượng. - Theo dõi quá trình thực hiện các chương trình du lịch, phối hợp với bộ phận kế toán thực hiện các hoạt động thanh toán với các công ty gửi khách và các nhà cung cấp du lịch. Nhanh chóng xử lý các trường hợp bất thường xảy ra trong quá trình thực hiện các chương trình du lịch.  Phòng hành chính Thực thi những công việc chủ yếu trong việc xây dựng đội ngũ lao động của công ty. Thực hiện các quy chế, nội quy, khen thưởng, kỷ luật, chế độ tiền
  • 39. 31 lương, thay đổi đội ngũ đào tạo,… Phòng này còn đảm bảo thực hiện những công việc văn phòng của doanh nghiệp trong những điều kiện nhất định.  Phòng kế toán - Tổ chức thực hiện các công việc tài chính như theo dõi, ghi chép chi tiêu của doanh nghiệp theo đúng hệ thống thanh khoản và kế toán của nhà nước. - Theo dõi và phản ánh tình hình sử dụng vốn, tài sản của doanh nghiệp. - Báo cáo định kì tình hình công ty theo quy định. - Các phòng ban khác đều có mối quan hệ mật thiết với bộ phận này vì đây là bộ phận nắm giữ hệ thống tài chính của công ty. Hướng dẫn viên muốn ứng tiền hay quyết toán tour đều phải thông qua bộ phận này  Phòng kinh doanh – sale FIT - Tổ chức thực hiện các công việc tài chính như theo dõi, ghi chép chi tiêu của doanh nghiệp theo đúng hệ thống thanh khoản và kế toán của nhà nước. - Theo dõi và phản ánh tình hình sử dụng vốn, tài sản của doanh nghiệp - Báo cáo định kì tình hình công ty theo quy định - Các phòng ban khác đều có mối quan hệ mậ t thiết với bộ phận này vì đây là bộ phận nắm giữ hệ thống tài chính của công ty. Hướng dẫn viên muốn ứng tiền hay quyết toán tour đều phải thông qua bộ phận này  Phòng kinh doanh – sale GIT - Là phòng sale cho khách đoàn ( Group Inclusive Tour), chuyên trách mảng tư vấn và chào bán tour cho 1 đoàn khách. Thường là các công ty, tổ chức đi theo nhóm 20 người trở lên. - Bộ phận phòng sale cho khách đoàn thường sẽ lấy ý kiến của trưởng đoàn và sắp xếp tour theo ý của đối tác đưa ra sao cho hợp lí nhất. Sau khi thiết kế và đi ̣nh giá sẽ chào đoàn và cho đối tác chọn hướng dẫn theo danh sách gợi ý của công ty, đôi khi phải đấu thầu để giành được hợp đồng tour. Bộ phận này chi ̣u rất nhiều áp lực vì phải cạnh tranh gay gắt với những công ty khác - Phối hợp với những phòng ban liên quan để hoạt động tốt.  Phòng hướng dẫn viên - Nhiệm vụ của phòng này là sắp xếp hướng dẫn hợp phù hợp với các chương trình du lịch. Để đảm bảo rằng tất cả đội ngũ hướng dẫn viên đều được
  • 40. 32 xoay vòng tour trong tháng, phù hợp với các yêu cầu của khách hàng, phù hợp với các quy định của công ty. - Giải quyết những vấn đề khẩn cấp có liên quan đến hướng dẫn (công tác phí, phương tiện đi lại, ngày đi tour,…) - Trả lời các mail và phản hồi của hướng dẫn. Sau đó ra đưa các biện pháp xử lí. - Phụ trách mảng đào tạo hướng dẫn của công ty. Hàng tháng sẽ có những buổi đào tạo để củng cố kiến thức cho bộ phận anh em hướng dẫn. Đây là mà điều rất tốt mà phòng hướng dẫn viên của chi nhanh đã và đang làm được và phát huy. - Là đại diện của công ty khi tiếp xúc với khách, quảng bá các tour khác cho khách - Sự đánh giá của khách hàng về chuyến đi chính là hướng dân viên nói riêng hay bộ phận hướng dẫn viên nói chung. - Đặc biệt phòng hướng dẫn hằng năm đều có cuộc thi xếp tour để liên tục củng cố kiến thức của các hướng dẫn viên. Và dựa vào số sao có được sẽ xếp tour và công tác phí phù hợp. Do đó trong công ty không có tình trạng đấu đá nhau mà chỉ có sự thi đua về kiến thức với nhau  Phòng truyền thông – Marketing - Chịu trách nhiệm chính các hoạt động truyền thông, quảng cáo, khuyến mãi, quà tặng và chăm sóc khách hàng của công ty. - Phối hợp với phòng khách đoàn và khách lẻ truyền thông bằng các kênh điện tử. Thiết kế các mẫu quảng cáo trên trang web của công ty. Tổ chức các chương trình liên quan đến các sự kiện của công ty.  Phòng IT - Phòng IT tại Vietravel Đà Nẵng chưa có nhiều nhân lực, chỉ mới có 1 nhân viên duy nhất đảm trách tất cả các nhiệm vụ có liên quan đến việc bảo đảm cho các thiết bị công nghệ thông tin trong công ty vận hành tốt nhất, hỗ trợ đắc lực cho các công việc của tất cả các phòng ban trong công ty.  Phòng vé máy bay - Chuyên đặt giữ chỗ và các công việc có liên quan đến việc đặt vé máy bay cho khách du lịch.
  • 41. 33 2.3.1.4 Giới thiệu bộ phận hướng dẫn của Vietravel Đà Nẵng 2.3.1.4.1. Chức năng và nhiệm vụ bộ phận. - Phòng HDV chịu trách nhiệm quản lý đội ngũ HDV, phân công công việc, theo dõi quá trình thực hiện các chương trình du lịch, nhận thông tin từ hướng dẫn viên báo về và giải quyết mọi yêu cầu của khách du lịch và những yêu cầu khác phát sinh cũng như nhanh chóng xử lý các trường hợp bất thường xảy ra trong quá trình thực hiện các chương trình du lịch. - Về công tác quản lý khiếu nại và những vấn đề phát sinh : - Giải quyết những vấn đề khẩn cấp có liên quan đến hướng dẫn (công tác phí, phương tiện đi lại, ngày đi tour,…) Trả lời các mail và phàn nàn của hướng dẫn. Sau đó ra đưa các biện pháp xử lí. Phụ trách mảng đào tạo hướng dẫn HDV của công ty. - Về công tác thực hiện chương trình du lịch: Quảng bá các tour tiềm năng cho khách hàng. - Về công tác đào tạo và đánh giá : Tiêu chí đánh giá hoạt động của HDV hay bộ phận HDV sẽ dựa trên sự hài lòng và đánh giá của khách hàng. Đặc biệt, tại phòng hướng dẫn, hằng năm đều có cuộc thi xếp sao (Theo chuẩn 2,3,4,5 sao, phụ thuộc vào mức độ hiểu biết trên toàn lãnh thổ Việt Nam) để liên tục thúc đẩy việc trau dồi kiến thức của các HDV. Và dựa vào số sao có được sẽ xếp tour và công tác phí phù hợp 2.3.1.4.2 Cơ cấu tổ chức của bộ phận hướng dẫn TRƯỞNG PHÒNG HƯỚNG DẪN VIÊN
  • 42. 34 Hình 2.7 Cơ cấu tổ chức Phòng HDV Với yêu cầu chuyên môn và nghiệp vụ, phòng HDV với cơ cấu tổ chức thể hiện ở sơ ồ 2.7. Bộ phận phòng HDV bao gồm một trưởng phòng hướng dẫn có nhiệm vụ sắp xếp, giám sát, xử lý các vấn đề phát sinh trong chương trình du lịch đang thực hiện. Một điều phối viên có nhiệm vụ điều phối, phân loại chương trình du lịch sắp được thực hiện. 2.3.1.4.3 Lao động tại bộ phận bộ phận phòng hướng dẫn. Hiện nay có 120 HDV gồm nội địa, inbound và outbound: Nam – Nữ: 94 nam – 26 nữ được chia làm 4 cấp: Chính thức, cộng tác dài hạn, Cộng tác viên thường xuyên và cộng tác, hỗ trợ viên. 2.3.1.4.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật tại bộ phận hướng dẫn Trang thiết bị Số lượng Chất lượng sản phẩm Tốt Hỏng Thay thế Máy điều hòa 1 1 - - Máy vi tính 1 1 - - Điện thoại 2 2 - - Máy in 2 2 - - Bảng 2.1 : Cơ sở vật chất tại phòng HDV Qua bảng mô tả trên thì ta có thể thấy được cơ sở vật chất tại phòng ban như vậy thì đã phù hợp với cơ cấu tổ chức của phòng ban. Các trang thiết bị đều còn rất mới, không xảy ra hiện tượng hỏng hóc. 2.3.2 Thực trạng khai thác chương trình du lịch di sản Đà Nẵng –Hội An- Huế - Quảng Bình ĐIỀU PHỐI VIÊN HƯỚNG DẪN VIÊN CỘNG TÁC VIÊN
  • 43. 35 2.3.2.1. Thực trạng khai thác chương trình du lịch Đà Nẵng – Hội An – Huế -Quảng Bình của các công ty du lịch Với những giá trị nhờ vậy là điều kiện để phát triển loại hình du lịch di sản trên một vùng đất đầy tiềm năng này. Các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của Việt Nam đặc biệt trở thành nguồn tài nguyên vô giá để phát triển du lịch. Du lịch di sản nhằm mục đích phát triển du lịch mang đậm bản sắc dân tộc là yếu tố cuốn hút của khách du lịch khi đến Việt Nam cũng là sức cạnh tranh của du lịch Việt Nam với các quốc gia trong khu vực và thế giới Tuy nhiên, trên thực tế thì những tiềm năng này vẫn đang còn bỏ ngỏ, chưa tương xứng. Có chăng cũng là việc khai thác một số điểm tạo nên một số tour, tuyến du lịch về nguồn hay văn hóa một số công ty du lịch trong và ngoài tỉnh. Tính chung quý I năm 2022, khách quốc tế đến nước ta ước đạt gần 91 nghìn lượt người, tăng 89,1% so với cùng kỳ năm trước. Hoạt động thăm quan di sản tại Việt Nam là hoạt động được khách du lịch quốc tế ưu thích thứ 2 chỉ sau nghỉ dưỡng tắm biển. Doanh thu du lịch qua bán vé tại các điểm du lịch Di Sản cũng ngày càng tăng, góp phần không nhỏ vào việc tăng trưởng kinh tế, tạo thêm việc làm cho người dân địa phương. Bảng: Lượng khách du du lịch Đà Nẵng năm 2015 - 2019 (đơn vị: nghìn lượt khách) Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 2019 Tổng KDL 4.600 5.510 6.600 7.600 8.700 Quốc tế 1.250 1.660 2.300 2.800 3.550 Nội địa 3.500 3.850 4.300 4.700 5.150 (Nguồn: Sở Văn Hóa – Thể Thao và Du Lịch Đà Nẵng Nhìn bảng ta có thể thấy, số lượng khách du lu lịch từ 4,6 triệu lượt (2015) tăng lên 8,7 triệu lượt (2019). Trong vòng 5 năm lượng khách tăng gấp 2,3 lần. Khách quốc tế ngày càng tăng nhanh từ 1,2 triệu (2015) lên năm 2019 đạt 3,5 triệu tăng hơn 2,3 triệu lượt. Khách nội địa cũng tăng 1,8 triệu so với năm 2015
  • 44. 36 Bảng: Lượng khách du du lịch Huế năm 2015 - 2019 (đơn vị: nghìn lượt khách) Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 2019 Tổng KDL 3.126 3.250 3.800 4.250 4.810 Quốc tế 1.023 1.080 1.501 1.950 2.816 Nội địa 2.103 2.710 2.298 2.300 2.623 (Nguồn: Sở Văn Hóa – Thể Thao và Du Lịch Huế) Từ 3,1 triệu lượt (2015) lên đến hơn 4,8 triệu lượt (2019). Trong vòng 5 năm, lượng khách tăng gấp 1,55 lần so với năm 2015. Trong đó, khách quốc tế ngày càng tăng nhanh, từ 1.023.015 lượt năm 2015 lên 2.186.747 lượt năm 2019, tăng hơn 1.163.732 so với năm 2015. Khách nội địa cũng ngày càng tăng mạnh, tăng nhẹ 519.773 nghìn lượt. Kết quả cho thấy, lượng khách quốc tế đến Huế năm 2019 tăng lên nhanh. Còn ở Hội An vào năm 2017, trong 3,22 triệu lượt khách đến Hội An có 1,78 triệu lượt khách quốc tế và 1,44 triệu lượt khách nội địa. Năm 2020, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 trong thời gian chịu ảnh hưởng dịch bệnh từ nơi khác, khu vực phố cổ có sụt giảm về lượng khách mua vé tham quan. Tuy nhiên, những ngày gần đây, bình quân mỗi ngày có hơn 3.000 du khách, chủ yếu là khách đến từ thị trường châu Âu, Bắc Mỹ mua vé tham quan khu di sản. Hiện nay, khách lưu trú tại Hội An bình quân mỗi đêm có hơn 10.000 khách, trong đó, hơn 90% là khách quốc tế, chủ yếu là khách châu Âu, Bắc Mỹ, công suất sử dụng phòng đạt xấp xỉ 50%. [] Còn đối với tỉnh Quảng Bình, năm 2021 số lượng khách du lịch gần như bằng 0 do ảnh hưởng của dịch Covid 19. Nhưng trong 3 tháng đầu năm 2022, đã có hơn 40.000 lượt khách ghé thăm Quảng Bình. Hứa hẹn sẽ đạt được mục tiêu thu hút 2 triệu lượt khách ( gồm 1.990.000 lượt khách nội địa và 10.000 lượt khách quốc tế) năm 2022
  • 45. 37 Bảng: Các khu điểm du lịch miền Trung (Nguồn: (Xử lý số liệu điều tra của tác giả, 2022) Bảng: Số lần du khách đi tham quan chương trình di sản Nguồn: (Xử lý số liệu điều tra của tác giả, 2022) Thông qua bảng khảo sát trên 120 lượt khách trong đó chỉ số dựa trên số lần khách đến tham quan chương trình du lịch miền Trung là 1 lần chiếm đến 52,5% và 21,7% là đến từ 2 lần cũng như một con số lớn đến 18,3% đến đây từ 3 lần trở lên. Qua đó du khách đã đặt chân đến với chương trình di sản, tôi thu được kết quả rằng: Du khách đến với chương trình di sản chú trọng đến những điểm, khu du lịch trọng điểm là Khu đô thị cổ Hội An với 73,26%, tiếp đến là Chùa Thiên Mụ chiếm 45,16 % và Hoàng Thành Huế chiếm 41,15%, cùng với đó là sự lựa chọn đến Ngũ Hành Sơn và Thành cổ Quảng Trị cũng chiếm lần lượt là 37,13% và 21,8% lựa chọn trong chuyến đi. 41, 15% 15, 5% 73, 26% 15, 5% 17, 6% 21, 8% 45, 16% 15, 5% 37, 13% 1, 1% Hoàng thành huế Khu đền tháp mỹ sơn Khu đô thị cổ hội an Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng Động Thiên Đường Thành cổ Quảng Trị Chùa Thiên Mụ Khu du lịch Bà Nà Hill Ngũ Hành Sơn Điểm du lịch khác
  • 46. 38 Từ dữ kiện trên tác giả nhận định rằng du khách thường lựa chọn những điểm đến nằm trên cung đường di chuyển thuận lợi cũng như các địa điểm đều gần nhau. Chỉ tiêu Số lượng Phần trăm (%) Giới tính 120 100% - Nam 74 61.7% - Nữ 46 38.3% Độ tuổi 120 100% - 18 – 29 Tuổi 87 72.5% - 30 – 44 Tuổi 20 16.7% - 45 – 60 Tuổi 9 7.5% - Trên 60 Tuổi 4 7.5% Nghề nghiệp 120 100% - Học sinh – sinh viên 65 54.2% - Công nhân -viên chức 39 32.5%
  • 47. 39 - Nội trợ 9 7.5% - Đã về hưu 5 4.2% - Khác 2 1.6% Trình đô học vấn 120 100% - Trung học phổ thông 4 3.3% - Trung cấp – Cao đẳng 4 3.3% - Đại học 87 72.5% - Trên đại học 25 20.8% Tình trạng hôn nhân 120 100% - Độc thân 88 73.3% - Đã kết hôn 32 26.7% Bảng: Mô tả khảo sát khách du lịch Nguồn: (Xử lý số liệu điều tra của tác giả, 2022) Theo đánh giá khảo sát trên 120 khách du lịch theo bảng 5 nhận được giới tính khách hàng chủ yếu là nam chiếm 61.7% trên tổng số 100% khách du lịch. Độ tuổi nằm trong khoảng từ 18 – 29 tuổi chiếm 72.5% và nhóm tuổi từ 30 – 44 tuổi chiếm 16.7%, trong đó nghề nghiệp chủ yếu là học sinh – sinh viên và công nhân
  • 48. 40 viên chức chiếm tổng số phần trăm lần lượt là 54.2% và 32.5% và 11.7% theo ngành nghề khác. Trình độ học vấn chủ yếu chiếm tỉ phần cao là từ Đại học trở lên đạt được 72.5% và trên đại học chiếm 20.8%. với tình trạng hôn nhân đạt 73.3%. Qua đó tác giả nhận thấy rằng đa số khách du lịch đến với Chương trình di sản nhằm phục vụ cho công tác tham quan và khám phá là chủ yếu Hiện nay, môi trường kinh doanh dịch vụ du lịch này càng phát triển và thuận lợi, thủ tục hành chính được sửa đổi theo hướng thông thoáng hơn tạo điều kiện tăng nhanh về số lượng doanh nghiệp lữ hành mới được thành lập. Theo báo cáo thường niên của Tổng cục du lịch (2019), số lượng doanh nghiệp thuộc 2 loại hình Trách nhiệm hữu hạn và Cổ phần chiếm tỉ lệ cao nhất, lần lượt đạt 62,4% và 36,3%. Theo sự đánh giá của Tổng cục du lịch và sự đánh giá của Cộng đồng Reviews – Chia sẻ - xếp hạng Top Việt Nam (2020), dịch bệnh Covid đã gây nên nhiều những tổn thất nặng nề cho ngành du lịch. Tuy nhiên, Việt Nam là một trong số những quốc gia trên thế giới với những chính sách kiểm soát phù hợp nên ngành du lịch đã tìm kiếm những thời cơ trong thách thức, chủ động đối mặt với những khó khăn và khẳng định vị trí. Với sự đánh giá của những công ty lữ hành lớn và chất lượng đảm bảo về dịch vụ tại Việt Nam phải kể đến một số doanh nghiệp như: - Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông Vận tải Việt Nam (Vietravel). - Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên dịch vụ lữ hành Sài Gòn (Saigontourist). - Công ty dịch vụ Du lịch BenThanh Tourist. - Công ty Bến Thành Tourist.
  • 49. 41 Hiện nay ở miền Trung, có rất nhiều công ty khai thác chương trình du lịch di sản miền Trung nhưng du khách vẫn ưu tiên lựa chọn dịch vụ du lịch của 2 công ty Vietravel và Saigontourist trên địa bàn thành phố Đà Nẵng vì cho rằng hai công ty có thương hiệu uy tín, sản phẩm chất lượng và làm hài lòng du khách. Nhóm chúng tôi đã đưa ra 2 chương trình di sản của 2 công ty Saigontourist và Danatravel ở bảng phụ lục Biến quan sát Điểm đánh giá trung bình Vị trí điểm đến dễ tiếp cận 3.11 Cảnh quan tự nhiên hùng vĩ 4.38 Môi trường trong lành, sạch sẽ 4.38 Hệ sinh thái động vật và thực vật đa dạng, phong phú 4.26 Điểm đến tham quan có nhiều dịch vụ tiện ích 3.94 Các địa điểm tham quan hấp dẫn 4.38 Bảng: Thang đo về đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Nguồn: (Xử lý số liệu điều tra của tác giả, 2022) Dựa trên tiêu chí đánh giá về đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên trong chương trình di sản miền Trung Nông tác giả đã đưa ra đánh gia bao gồm về mặt vị trí địa lý điểm đến tham quan du lịch theo sự đánh giá dựa trên thang đo mức độ hài lòng từ 1 - 5 của khách du lịch đến đây cho thấy đều trên mức trung bình thấp nhất là 3.11 với vị trí không được khách du lịch đánh giá cao bởi những địa điểm tham quan trong chương trình di sản miền Trung rất xa nhau dẫn đến việc di chuyển giữa