SlideShare a Scribd company logo
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
ĐỀ TÀI
HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA LY HÔN THEO LUẬT HÔN
NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2014
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU......................................................................... Error! Bookmark not defined.
1. Lý do chọn đề tài......................................................... Error! Bookmark not defined.
3. Mục đích nghiên cứu đề tài......................................... Error! Bookmark not defined.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài. ............. Error! Bookmark not defined.
5. Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong đề tài. .......... Error! Bookmark not defined.
6. Kết cấu của báo cáo..................................................... Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT PHƯỜNG 7, QUẬN 8, TP. HCM...................................... 1
1.1.Về địa lý hành chính và dân cư................................................................................... 1
1.2.Tình hình kinh tế xã hội .............................................................................................. 1
1.3.Công tác giáo dục - đào tạo......................................................................................... 2
1.4.Công tác quản lý TTXD - Đô thị ................................................................................ 3
1.5.Cơ cấu các thành viên UBND:.................................................................................... 5
1.6. Cơ cấu các phòng ban UBND Phường 7 ................................................................... 7
CHƯƠNG 2: QUAN HỆ HÔN NHÂN THEO LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH VÀ
HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA VIỆC LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA
ĐÌNH NĂM 2014............................................................................................................ 10
2.1. Pháp luật hộ tịch về đăng ký kết hôn ....................................................................... 10
2.1.1. Những quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn............................................. 10
2.1.2. Những hạn chế của pháp luật về điều kiện kết hôn............................................... 12
2.1.3. Về quan hệ hôn nhân............................................................................................. 15
2.2.Chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn. ....................................................................... 16
2.2.1.Các nguyên tắc và căn cứ chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn. ........................... 16
2.2.2.Đối với tài sản chung của vợ chồng....................................................................... 18
2.2.3.1.Xác định tài sản riêng của vợ, chồng.................................................................. 20
2.2.3.2.Chia tài sản riêng của vợ, chồng khi ly hôn........................................................ 21
2.2.4.Nhà ở, quyền sử dụng đất là tài sản riêng của vợ, chồng....................................... 22
2.3.Giải quyết vấn đề cấp dưỡng vợ chồng khi ly hôn. .................................................. 23
2.3.1.Cơ sở của việc quy định về quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ chồng khi ly
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
hôn................................................................................................................................... 23
2.3.2.Điều kiện cần và đủ để giải quyết cấp dưỡng giữa vợ chồng khi ly hôn............... 23
+ Bên được yêu cầu cấp dưỡng có khả năng kinh tế để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng:25
2.3.3.Các quy định cụ thể về cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly hôn. .......................... 25
2.3.3.1. Mức cấp dưỡng................................................................................................... 25
2.3.3.3.Về phương thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.................................................. 27
CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ MỘT SỐ KIÉN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA LY HÔN................... 31
3.1.Thực tiễn áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về hậu quả pháp lý của ly hôn
......................................................................................................................................... 31
3.1.1.Về quan hệ nhân thân giữa vợ chồng khi ly hôn.................................................... 33
3.1.2.Về chia tài sản chung của vợ chồng sau khi ly hôn. .............................................. 33
3.1.4.Về cấp dưỡng giữa vợ chồng với nhau khi ly hôn................................................. 37
3.1.5.Về quan hệ giữa cha mẹ và con khi ly hôn............................................................ 38
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP
LUẬT VỀ HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA LY HÔN. ........................................................ 40
4.1. Phương hướng hoàn thiện quy định của Luật hôn nhân và gia đình về điều kiện
kết hôn............................................................................. Error! Bookmark not defined.
4.2.Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về hậu quả pháp lý của ly
hôn................................................................................... Error! Bookmark not defined.
4.2.1.Vấn đề xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng khi ly hônError! Bookmark not def
4.2.2.Vấn đề cấp dưỡng giữa vợ chồng khi ly hôn......... Error! Bookmark not defined.
4.3.3.Vấn đề thời điểm cấp dưỡng và mức cấp dưỡng giữa cha mẹ và con khi vợ
chồng ly hôn.................................................................... Error! Bookmark not defined.
4.3.4.Về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con khi ly hôn.Error! Bookmark not defined.
4.3.5.Giải quyết hậu quả pháp lý của ly hôn cần được xem xét trên cơ sở “lỗi” của vợ,
chồng. .............................................................................. Error! Bookmark not defined.
4.3.6.Công tác xét xử và tổng kết công tác xét xử của Tòa án.Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN..................................................................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC VĂN BẢN PHÁP LUẬT VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO ................Error!
Bookmark not defined.
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
Hậu quả pháp lý của việc ly hôn GVHD:Trần Văn Bình
SVTH: Nguyễn Tấn Phát 1 Lớp: 164PL2
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT PHƯỜNG 7, QUẬN 8, TP. HCM
1.1.Về địa lý hành chính và dân cư.
Phường 7 có diện tích hơn 23ha được bao bọc bởi các tuyến đường chính gồm
Phía Đông giáp với phường 3, phía Tây giáp phường 11, phía Nam giáp phường 7 và
phía Bắc giáp phường 9. Là nơi đặt trụ sở của Quận ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban
nhân dân và các ban ngành đoàn thể Quận 8. Phường được chia thành 7 khu phố, 44
tổ dân phố; dân cư gồm 2395 hộ và 8772 nhân khẩu.
Là một Phường thuộc UBND Quận 8. Thành lập chính thức đi vào hoạt động
01-04-1998
Căn cứ luật tổ chức Hội đồng nhân dân và UBND ngày 26/11/1998
Căn cứ nghị định số 02/1998/NĐ - CP ngày 05/01/1998 của Chính phủ và
quyết định số 153/ QĐ - UB ngày 09/03/1998 của UBND Quận 8 về việc thành lập
Phường 7.
Trên địa bàn phường có nhiều các trường Đại học và các cơ quan của Trung
Ương và Thành phố đóng trên địa bàn.
Phường có 55 tổ dân phố, có 26 chi bộ dân cư. Trong đó có 3 chi bộ là cơ
quan Trường). Hệ thống chính trị Phường tới chi bộ dân cư được tổ chức chặt chẽ và
hoạt động có hiệu quả, các chi bộ dân cư đều chịu sự lãnh đạo của các chi bộ Đảng.
Mỗi chi bộ dân cư có một ban công tác mặt trận tập hợp các chi bộ hội đoàn thể: chi
hội phụ nữ, chi hội Cựu chiến binh, chi hội người cao tuổi, chi hội chữ thập đỏ, chi
hội khuyến học, và chi đoàn thanh niên.
Nhân dân Phường 7 vốn có truyền thống yêu nước từ bao đời nay nhiều tấm
gương hy sinh của các liệt sỹ đã làm rạng rỡ truyền thống cách mạng.
Với đội ngũ cán bộ công chức hoạt động trong lĩnh vực công chức nhà nước như
hiện nay của phường đã góp phần thúc đẩy sự phát triển mọi mặt đời sống của nhân
dân Phường 7.
1.2.Tình hình kinh tế xã hội
Thực hiện Nghị quyết của Đảng ủy, Hội đồng nhân dân Phường phát huy
những kết quả thành tích đã đạt được năm 2014. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân
Phường đã có nhiều nỗ lực và quyết tâm cao để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ công
tác năm 2015.
Hậu quả pháp lý của việc ly hôn GVHD:Trần Văn Bình
SVTH: Nguyễn Tấn Phát 2 Lớp: 164PL2
Với nỗ lực cố gắng của toàn thể đội ngũ cán bộ và Nhân dân địa phương
phường đã đạt được những kết quả như sau:
Trong những năm qua chương trình phát triển kinh tế của Phường 7 đã đạt
được những thành tựu nổi bật. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm sau luôn cao hơn năm
trước, đạt chỉ tiêu quận giao.
1.3.Công tác giáo dục - đào tạo
Trường tiểu học Phạm Hồng Thái, Trường THPT Trần Quốc Toản đã hoàn
thành tốt nhiệm vụ năm học 2015 – 2018 với tỷ lệ học sinh lên lớp đạt trên 96%
trong đó có 87,4% đạt loại khá giỏi, triển khai đồng bộ nhiệm vụ năm học 2015-
2018: Trường tiểu học Phạm Hồng Thái vẫn giữ danh hiệu trường “tiên tiến, xuất
sắc” cấp thành phố.
Trường TH Trần Quốc Toản trong năm được công nhận trường chuẩn quốc
gia giai đoạn 2014-2018, trường đã tham gia có hiệu quả các hoạt động văn hóa, văn
nghệ, thể dục thể thao do quận tổ chức.
Công tác y tế, dân số - Gia Đình Và Trẻ Em
Chương trình quốc gia về y tế tiếp tục được duy trì; đẩy mạnh công tác vệ
sinh phòng dịch mùa hè, vệ sinh an toàn thực phẩm, quản lý hành nghề y dược tư
nhân. Tổ chức kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm được 518 lượt cơ sở sản xuất, kinh
doanh, phối hợp với hội đông y quận tổ chức khám bệnh và cấp thuốc cho 117 đối
tượng chính sách nhân kỷ niệm Thương binh liệt sỹ. Triển khai chiến dịch vi chất
dinh dưỡng uống Vitamin A đạt 100%, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng là 9,6%(chỉ tiêu
quận giao là 9,7%, giảm 0,1% ) duy trì thường xuyên công tác tiêm chủng 7 loại
vacxin cho trẻ dưới 1 tuổi và tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ có thai đạt 100%.
UBND Phường triển khai các biện pháp phòng chống dịch cúm gia cầm trên
địa bàn phường tổ công tác của Phường đã thu 134,5 kg gà và 1500 quả trứng không
rõ nguồn gốc bàn giao công ty môi trường để tiêu hủy theo quy định.
Hoạt động văn hóa thông tin
Các hoạt động thông tin tuyên truyền được triển khai sâu rộng đảm bảo phục
vụ tố các ngày lễ lớn của đất nước. Các nhiệm vụ chính trị của phường chào mừng
TP bầu cử Quốc Hội. Các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao được tổ chức
sôi nổi, rộng khắp như: Tham gia giải bóng bàn do quận tổ chức đạt giả nhất toàn
Hậu quả pháp lý của việc ly hôn GVHD:Trần Văn Bình
SVTH: Nguyễn Tấn Phát 3 Lớp: 164PL2
đoàn, hội diễn ca múa nhạc do Quận tổ chức chức đạt giả nhì và giả đơn vị có phong
trào quần chúng tốt. Tổ chức tốt câu lạc bộ sinh hoạt thơ ca ngày 15 hàng tháng.
Công đoàn phường đã tổ chức cho đoàn viên giao hữu bóng đá, bóng bàn, cầu lông
với Hội CCB và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn: Tổ chức hội thi “ Tổ trưởng dân
phố giỏi” đạt kết quả tốt.
Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tiếp tục được
đẩy mạnh tại các khu dân cư, số hộ gia đình đăng ký danh hiệu văn hóa đạt tỷ lệ
93,7% số hộ gia đình đạt gia đình văn hóa là 2898 hộ 3262 đạt 88,8%, có 4354 tổ đạt
tổ dân phố văn hóa đạt 80%.
Công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực văn hóa thông tin được tăng cường,
chấn chỉnh các hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa, qua kiểm tra tổ công tác của
phường đã lập biển bản vi phạm hành chính chính 10 trường hợp, cảnh cáo 13
trường hợp, tháo rở 32 băng zôn và quảng cáo sai quy định, xóa quảng cáo giao vặt,
các số điện thoại in trên tường dọc các tuyến đường trên địa bàn.
Công tác quản lý đất đai.
UBND Phường đã triển khai tốt việc hướng dẫn các tổ chức, doanh nghiệp kê
khai và thực hiện các nghĩa vụ bảo vệ tài nguyên nước và quản lý nước thải theo
quyết định số195/2013/QD-UB ngày 22/11/2013 của UBND Thành phố. Hoàn thành
công tác kê khai tài sản công theo quyết định số196/QD-UB ngày 23/11/2013 của
UBND Thành phố.
UBND Phường đã tổ chức các cuộc họp xét phân loại sơ cấp giấy chứng nhận
QSDĐ theo nghị định số 60/CP tính đến ngày 20/5/2018 đã xét duyệt và trình quận
được 338 hồ sơ đủ điều kiện, 139 hồ sơ chưa đủ điều, xác nhận 272 hồ sơ đề nghị
bán nhà theo nghị định 61/CP.
1.4.Công tác quản lý TTXD - Đô thị
Được chỉ đạo quyết liệt, tăng cường công tác tuyên truyền, kiểm tra và sử lý
nên dần đã đi vào lề nếp. Tính đến ngày 20/5/2018, toàn Phường có 96 trường hợp vi
phạm trật tự xây dựng, trong đó lập biên bản 63 trường hợp vi phạm, dỡ bỏ ngay 6
vụ, trong đó: xây dựng không phép 48 trường hợp, sai phép 3 trường hợp, tổ số
trường hợp phải cưỡng chế dỡ bỏ là 12 vụ, cảnh cáo 24 trường hợp, phạt tiền 27
trường hợp với tổng số tiền 25 triệu 600 nghìn đồng.
Hậu quả pháp lý của việc ly hôn GVHD:Trần Văn Bình
SVTH: Nguyễn Tấn Phát 4 Lớp: 164PL2
Thực hiện chỉ đạo của UBND Quận 8 về tiếp tục thực hiện xây dựng các
tuyến đường “An toàn-văn minh đô thị”. UBND Phường đã phối hợp với các ngành
chức năng của quận ra quân tiến hành chính giải tỏa các vi phạm về trật tự xây dựng
đô thị trên địa bàn Phường, đã dỡ bỏ 30 lều lán, nhà tạm trên nhiều tuyến phố.
Duy trì tốt phong trào tổng vệ sinh môi trường hàng tuần trên địa bàn Phường.
Công tác Tư Pháp – Hộ tịch.
Ủy ban nhân dân phường đã chỉ đạo Ban Tư Pháp phường giải quyết các hồ
sơ,giấy tờ và tiếp dân theo đúng quy định. Kết quả: đăng ký kết hôn 94 đôi, khai tử
39 trường hợp, khai sinh 203 trường hợp hòa giải thành 76 vụ đạt 81,72% hòa giải
không thành 14 vụ, đang giải quyết 3 vụ:
Công tác An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Công tác an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn Phường được
giữa vững và ổn định. Lực lượng Công an phường bảo vệ tuyệt đối an toàn các các
mục tiêu quan trong của các Cơ quan và khu dân cư.
Công tác đấu tranh và phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội được đẩy mạnh,
phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc ” được triển khai rộng khắp: công tác
nắm tình hình, quản lý nhân khẩu, hộ khẩu, quản lý học sinh sinh viên được duy trì
thường xuyên. Trong năm, trên địa bàn phường xảy ra 114 vụ phạm pháp hình sự, đã
điều tra và làm rõ được 84 vụ, tỷ lệ điều tra khám phá đạt 73%, tỷ lệ trọng án đạt
87%. Công an Phường đã được UBND Thành phố và Quận tặng bằng khen hàng
năm về thành tích đấu tranh phòng chống tội phạm.
Công an Phường đã kiểm tra, xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông 486
trường hợp phạt : số tiền là 48 triệu 795 nghìn đồng, phạt vi phạm vệ sinh môi
trường 4200 trường hợp với tổng số tiền phạt là 413 triệu đồng.
Công tác Quân sự địa phương.
UBND Phường triển khai kế hoạch bảo vệ an ninh chính trị vì trật tự an toàn
xã hội trên địa bàn đảm bảo tuyệt đối an toàn các sự kiện chính trị của đất nước và
Thành phố. Làm tốt công tác động viên tuyển chọn gọi công dân nhập ngũ đợt
I/2015 đảm bảo đủ số lượng và chất lượng, đăng ký nghĩa vụ quân sự cho nam thanh
niên 17 tuổi theo quy định. Công tác huấn luyện dân quân tự vệ, dân quân mở rộng
được Ban chỉ huy quân sự quận đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ. Tổ chức tốt cuộc
Hậu quả pháp lý của việc ly hôn GVHD:Trần Văn Bình
SVTH: Nguyễn Tấn Phát 5 Lớp: 164PL2
diễn tập chiến đấy trị an gắn với diễn tập phòng không nhân dân, phòng chống thảm
họa, cứu hộ, cứu nạn trên địa bàn Phường. Tổ chức hội nghị quán triệt thực hiện
Quyết định số 290/QĐ - TTCP của thủ tướng Chính phủ về giải quyết chế độ chính
sách cho các đối tượng kháng chiến chống Mỹ đạt kết quả tốt.Tổ chức tốt lớp học
bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho đối tượng 5. Tham gia Hội thao lực lượng vũ
trang tháng 4 năm 2015 đạt giải Nhất toàn đoàn. Triển khai tốt kế hoạch phòng
chống lụt bão, chuận bị lực lượng, phương tiện sẵn sàng ứng trực khi có bão lụt xảy
ra.
Như vậy trong những năm qua UBND Phường 7 đã đạt được nhiều thành tựu
khả quan trên con đường phát triển, song vẫn còn nhiều tồn tại trong công tác quản
lý đòi hỏi toàn thể cán bộ và nhân dân cùng nỗi lực hơn nữa để xây dựng phường
ngày càng phát triển hơn.
1.5.Cơ cấu các thành viên UBND:
UBND Phường có 5 thành viên được phân công phụ trách các mặt công tác theo quy
định tại Nghị định 107/2004/NĐ - CP ngày 1/4/2004 của chính phủ như sau: 1 Chủ
tịch, 2 phó chủ tịch, 2 ủy viên.
Chủ tịch UBND Phường 7 phụ trách trực tiếp công tác nội chính, qui hoạch
và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội
Phó chủ tịch phụ trách khối kinh tế – tài chính, xây dựng cơ sở hạ tầng khoa
học công nghệ, nhà đất tài nguyên môi trường
Phó chủ tịch phụ trách khối văn hóa xã hội và các lĩnh vực xã hội khác
Ủy viên phụ trách quân sự
Ủy viên phụ trách công an
Mỗi ủy viên UBND Phường 7 chịu trách nhiệm trước HĐND và UBND cùng
cấp về kết quả công việc của phần công tác được chủ tịch phân công; đồng thời chịu
trách nhiệm tập thể trước HĐND cấp mình và cơ quan nhà nước cấp trên và hoạt
động của UBND.
Chủ tịch UBND Phường là đại biểu HĐND Phường. Còn các thành viên khác
của UBND không nhất thiết phải là đại biểu HĐND .
Nhiệm vụ quyền hạn của Chủ tịch UBND Phường theo luật tổ chức UBND
sửa đổi gồm:
Hậu quả pháp lý của việc ly hôn GVHD:Trần Văn Bình
SVTH: Nguyễn Tấn Phát 6 Lớp: 164PL2
*Lãnh đạo và điều hành chính công việc của UBND Phường, các thành viên
của UBND, các chuyên môn thuộc UBND.
*Đôn đốc kiểm tra công tác của các bộ phận chuyên môn thuộc UBND
Phường trong việc thực hiện hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước
cấp trên, nghị quyết của HĐND Phường và quyết định của UBND Phường.
+ Quyết định các vấn đề nhiệm vụ, quyền hạn của UBND Phường
+ Tổ chức việc tiếp dân, xem xét giải quyết các kiến nghị, khiếu nại tố cáo
của nhân dân trên địa bàn Phường theo qui định của pháp luật.
+ Triệu tập và chủ tọa các phiên họp của UBND.
*Trách nhiệm quyền hạn của các phó chủ tịch:
+ Các phó chủ tịch được UBND phân công trực tiếp phụ trách một số lĩnh vực
công tác; chỉ đạo bộ phận chuyên môn và hoạt động của một tổ dân phố được phân
công phụ trách.
+ Các phó chủ tịch thay mặt chủ tịch, giải quyết các công việc thuộc phạm vi
được phân công và chịu trách nhiệm cá nhân trước chủ tịc, tập thể UBND và HĐND
cùng cấp về những qui định, kiến nghị chủ đạo, điều hành cũng như những kết quả
công việc thuộc các lĩnh vực được phân công.
+ Các phó chủ tịch ký các văn bản thuộc thẩm quyền và thuộc các lĩnh vực
công tác được phân công phụ trách.
* Căn cứ NĐ số 121/2003/NĐ - CP của chính phủ và thông tư liên tịch số
34/2004/TTLT – BNV – TC – NĐTB và xã hội của liên Bộ: Nội vụ, Tài chính, Lao động
– Thương binh và Xã hội về chế độ chính sách đối với Cán bộ công chức xã, phường, thị
trấn. Những trường hợp sau đây gọi là Cán bộ chuyên trách:
1. Bí thư Đảng ủy
2. Phó bí thư Đảng ủy hoặc thường trực Đảng ủy
3. Chủ tịch HĐND (do bí thư Đảng ủy kiêm nhiệm hoặc không kiêm nhiệm)
4. Phó chủ tịch HĐND
5. Chủ tịch HĐND
6. Phó chủ tịch HĐND
7. Chủ tịch ủy ban Mặt Trận Tổ Quốc
8. Chủ tịch Hội liên hiệp Phụ Nữ
Hậu quả pháp lý của việc ly hôn GVHD:Trần Văn Bình
SVTH: Nguyễn Tấn Phát 7 Lớp: 164PL2
9. Chủ tịch Hội nông dân
10. Chủ tịch hội Cựu Chiến Binh
11. Bí thư đoàn TNCSHCM
UBND Phường 7 thực hiện theo đúng nghị định 121/2003/NĐ - CP và các văn bản
hướng dẫn và thi hành của UBND Thành phố Hồ Chí Minh.
1.6. Cơ cấu các phòng ban UBND Phường 7
UBND Phường 7 gồm các phòng ban sau:
+ Văn phòng – thống kê
+ Địa chính – Xây dựng
+ Tài chính – Kế toán
+ Tư pháp – Hộ tịch
+ Văn hóa – xã hội
Văn phòng thống kê là cơ quan giúp việc của HĐND và UBND Phường có
chức năng tham mưu đề xuất các chương trình công tác thường trực HĐND Phường
và UBND Phường. Đảm bảo các điều kiện vật chất kỹ thuật kinh phí phục vụ hoạt
động chỉ đạo điều hành của UBND Phường, UBND Phường và các phòng ban của
UBND Phường. Phòng tiếp dân của UBND Phường tiếp nhận các đơn thư của công
dân, chuyển các đơn thư tới các phòng ban và trả lời cho công dân kết quả giải
quyết.
Công chức làm việc ở văn phòng thống kê chịu sự hướng dẫn về chuyên môn
nghiệp vụ của HĐND và UBND Quận 8 có nhiệm vụ giúp UBND phường 7 thực
hiện các việc sau:
-Tổ chức tiếp dân, làm thường trực của bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ hành
chính theo cơ chế ” Một cửa”
- Tổ chức công tác văn thư lưu trữ, quản lý con dấu, quản lý hồ sơ sổ sách và
các tài liệu khác.
- Kiểm tra các văn bản trình UBND Phường ký đặc biệt tính chuẩn xác về mặt
thủ tục hành chính và tính pháp lý của văn bản trước khi ban hành.
- Tiếp nhận đơn thư dân nguyện, khiếu nại tố cáo, đề xuất biện pháp giải
quyết, trình chủ tịch UBND phường quyết định.
-Tổng hợp tình hình thực hiện nhiệm vụ các lĩnh vực công tác của UBND phường.
Hậu quả pháp lý của việc ly hôn GVHD:Trần Văn Bình
SVTH: Nguyễn Tấn Phát 8 Lớp: 164PL2
- Lập kế hoạch thực hiện công tác thuộc lĩnh vực công tác văn phòng thống
kê; thực hiện điều tra, lập báo cáo thông kê theo yêu cầu của phòng thống kê Quận.
* Địa chính – Xây dựng chịu xự hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của
phòng Địa Chính Xây dựng quận. Hoạt động của phòng Địa chính – Xây dựng
Phường 7 trong thời gian này tập trung vào việc tuyên truyền các hộ dân trên địa bàn
phường đều phải xin phép khi xây dựng, xử lý các hộ xây dựng không phép, trái
phép, cưỡng chế các hộ cố tính vi phạm. Quý I/2015 UBND Phường 7 đã xác nhận
hồ sơ xin phép xây dựng cho 13 trường hợp và tham gia giải quyết tranh chấp khiểu
kiện về xây dựng 5 trường hợp.
*Tư pháp – Hộ Tịch : chịu sự quản lý chuyên môn, nghiệp vụ của tổ chức các
cuộc thi tìm hiểu pháp luật, pháp lệnh và các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật
theo sự hướng dẫn của UBND quận.
Quản lý và thực hiện công tác đăng ký và quản lý hộ tịch. Trong trường hợp,
nam là 62 trường hợp, đăng ký kết hôn cho 94 đôi, đăng ký khải tử cho 39 trường
hợp.
Ghi vào sổ đăng ký hộ tịch về các việc lý hôn, xác định cha mẹ, con, thay đổi
quốc tịch, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự,
hủy hôn nhân trái pháp luật, hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên
và những sự kiện hộ tịch khác theo quy định của pháp luật.
Xác nhận tình trạng hôn nhân, cấp bảng sao các giấy tờ hộ tịch từ sổ gốc, lưu
trữ sổ sách, hồ sơ hộ tịch.
Thụ lý hồ sơ báo cáco UBND xác nhận về chỗ ở việc làm, thu nhập hợp pháp
hoặc tình trạng tài sản tại Việt Nam cho người nước ngoài thường trú tại địa phương
khi xin nhập quốc tịch Việt Nam.
Kiểm tra thụ lý hồ sơ và chuẩn bị nội dung chứng thực chữ ký của công dân
Việt Nam trong các giấy tờ phục vụ cho việc giao dịch dân sự ở trong nước.
Phối hợp chặt chẽ với mặt trận tổ quốc và các thành viên của Mặt Trận xây
dựng, củng cố hoạt động của Tổ hòa giải.
Thực hiện công tác thi hành án.
*Tài Chính – Kế toán: chịu sự quản lý về chuyên môn nghiệp vụ của phòng tài
chính quận.
Hậu quả pháp lý của việc ly hôn GVHD:Trần Văn Bình
SVTH: Nguyễn Tấn Phát 9 Lớp: 164PL2
+Có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch tài chính, dự toán, quyết toán và phương án
thu chi phân bổ ngân sách, điều chỉnh ngân sách hàng năm của Phường; tổ chức thu
chi ngân sách của Phường; phối hợp với cơ quan nhà nước cấp trên trong việc quản
lý kiểm tra hướng dẫn sử dụng ngân sách; tổng hợp tình hình thu chi ngân sách
chuẩn bị văn bản trình Chủ tịch UBND Phường để báo cáo với UBND Quận
+ Công tác thu thuế (tính đến ngày 12/6/2015): Đã thu được 3 tỷ 470 triệu
đồng, đạt 107.8% thu ngân sách 4 tỷ 800 triệu đồng, đạt 484% phí, lệ phí thu được
49 triệu 600 nghìn đồng đạt 124%; chi ngân sách 3 tỷ 170 triệu đồng đạt 366%.
+Thu các loại quỹ: Quỹ Phòng chống lụt bão: 24 triệu đồng đạt 120%; quỹ
Bảo trợ trẻ em: 27 triệu 330 nghìn đồng đạt 137%; quỹ Đền ơn đáp nghĩa: 29 triệu
960 nghìn đồng, đạt 150% kế hoạch năm; quỹ An ninh trật tự thu được : 84 nghìn
đồng; quỹ Vì người nghèo 21 triệu 565 nghìn đồng.
* Văn hóa – Xã hội: chịu sự hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của phòng
Văn hóa thông tin thể thao và phòng Lao động Thương binh và xã hội quận( Gồm
công tác Văn hóa – Thông tin và công tác Thương Binh xã hội.
*Công tác Văn hóa thông tin – thể dục thể thao: Tổ chức tuyên truyền đường
lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chủ trương, Nghị quyết và Quyết
định của Chính quyền địa phương. Tuyên truyền việc xây dựng nếp sống văn minh
Gia định văn hóa, chống mê tín dị đoan, tệ nạn xã hội. UBND Phường đã duy trì
phát thanh tuyên truyền trên hệ thống đài truyền thanh Phường các chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước.
*Công tác Lao động – Thương binh xã hội.
+Tổ chức tuyên truyền phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp
luật và các chế độ chính sách của Nhà nước về lĩnh vực Lao động Thương binh và xã
hội cho nhân dân trên địa bàn.
+Lập kế hoạch thực hiện công tác Lao động Thương binh và xã hội trình
UBND Phường phê duyệt và tổ chức thực hiện.
Hậu quả pháp lý của việc ly hôn GVHD:Trần Văn Bình
SVTH: Nguyễn Tấn Phát 10 Lớp: 164PL2
CHƯƠNG 2
QUAN HỆ HÔN NHÂN THEO LUẬT HÔN NHÂN GIA
ĐÌNH VÀ HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA VIỆC LY HÔN THEO
LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014
2.1. Pháp luật hộ tịch về đăng ký kết hôn
2.1.1. Những quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn
Điều kiện kết hôn theo pháp luật quy định được ghi nhận ở Điều 7 và Điều 10
của Luật hôn nhân và gia đình (Luật HN&GĐ) năm 2014
Điều 9 Luật hôn nhân và Gia đình năm 2014 có quy định về các điều kiện kết
hôn như sau :
“ Nam nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
1. Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên;
2. Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc,
lừa dối bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở;
3. Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn quy định tại Điều
10 của Luật này.”
Các trường hợp bị cấm kết hôn theo Điều 10 Luật hôn nhân và gia đình là các
trường hợp sau :
“1. Người đang có vợ hoặc có chồng;
2. Người mất năng lực hành vi dân sự;
3. Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm
vi ba đời;
4. Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi,
bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với
con riêng của chồng;
5. Giữa những người cùng giới tính.”
Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình
- Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.
- Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa người theo tôn
giáo với người không theo tôn giáo, giữa người có tín ngưỡng với người không có
Hậu quả pháp lý của việc ly hôn GVHD:Trần Văn Bình
SVTH: Nguyễn Tấn Phát 11 Lớp: 164PL2
tín ngưỡng, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được
pháp luật bảo vệ.
- Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; các thành viên gia đình có nghĩa vụ
tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; không phân biệt đối xử giữa các con.
- Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em, người cao tuổi,
người khuyết tật thực hiện các quyền về hôn nhân và gia đình; giúp đỡ các bà mẹ
thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ; thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
- Kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam về
hôn nhân và gia đình.
Điều kiện đăng ký kết hôn
Căn cứ tại Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy đinh:
Nam nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
- Thứ nhất, nam từ đủ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ đủ mười tám tuổi trở lên:
Theo quy định thì bắt buộc nam phải từ đủ hai mươi tuổi trở lên, nữ phải từ
đủ mười tám tuổi trở lên mới được kết hôn; do đó, nam đã bước sang tuổi hai mươi,
nữ đã bước sang tuổi mười tám mà kết hôn là chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định
pháp luật.
- Thứ hai, việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào
được ép buộc, lừa dối bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở. Những trường
hợp vi phạm điều kiên kết hôn tại điểm b, khoản 1, điều 8 Luật hôn nhân gia đình
2014:
+ Một bên ép buộc (ví dụ: đe doạ dùng vũ lực hoặc uy hiếp tinh thần hoặc
dùng vật chất...) nên buộc bên bị ép buộc đồng ý kết hôn;
+ Một bên lừa dối (ví dụ: lừa dối là nếu kết hôn sẽ xin việc làm phù hợp hoặc
nếu kết hôn sẽ bảo lãnh ra nước ngoài; không có khả năng sinh lý nhưng cố tình
giấu; biết mình bị nhiễm HIV nhưng cố tình giấu...) nên bên bị lừa dối đã đồng ý kết
hôn;
+ Một bên hoặc cả hai bên nam và nữ bị người khác cưỡng ép (ví dụ: bố mẹ
của người nữ do nợ của người nam một khoản tiền nên cưỡng ép người nữ phải kết
hôn với người nam để trừ nợ; do bố mẹ của hai bên có hứa hẹn với nhau nên cưỡng
ép con của họ phải kết hôn với nhau...) buộc người bị cưỡng ép kết hôn trái với
Hậu quả pháp lý của việc ly hôn GVHD:Trần Văn Bình
SVTH: Nguyễn Tấn Phát 12 Lớp: 164PL2
nguyện vọng của họ.
- Thứ ba, Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
- Thứ ba, việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn
quy định tại Luật Hôn nhân gia đình 2014
Trường hợp cấm kết hôn
Theo quy định tại điều 5 luật hôn nhân gia đình 2014 thì việc kết hôn bị cấm
trong những trường hợp sau đây:
a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với
người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ
chồng với người đang có chồng, có vợ;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu
về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con
nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ
với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
2.1.2. Những hạn chế của pháp luật về điều kiện kết hôn
Thứ 1, về điều kiện kết hôn được quy định trong Điều 9 Luật hôn nhân
và gia đình
Điều kiện về tuổi kết hôn : Theo quy định về khoản 1 Điều 9 luật HN&GĐ
năm 2014, tuổi kết hôn là “nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở
lên”. Theo quy định này thì “không bắt buộc nam phải đủ từ hai mươi tuổi trở lên, nữ
từ mười tám tuổI trở lên mới được kết hôn; do đó nam đã bước sang tuổi hai mươi,
nữ đã bước sang tuổi mười tám mà kết hôn là không vi phạm điều kiện về độ tuổi kết
hôn” (mục 1 điểm a Nghị quyết số 02/2014/NQ-HDTP ngày 23/12/2014 của Hội
đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của
Luật HN&GĐ năm 2014). Ví dụ: chị Nguyễn Thị A sinh ngày 26/3/1983 thì đến
ngày 26/3/2014 chị A tròn 17 tuổI. Từ sau ngày 26/3/2014 coi như chị A bước sang
tuổi mười tám và được phép kết hôn.
Luật HN&GĐ quy định độ tuổi kết hôn tối thiểu như vậy là phù hợp với sự phát
triển tâm sinh lý của con người, phù hợp với thực tiễn đời sống HN&GĐ của xã hội
Hậu quả pháp lý của việc ly hôn GVHD:Trần Văn Bình
SVTH: Nguyễn Tấn Phát 13 Lớp: 164PL2
Việt Nam. Quy định này thể hiện sự quan tâm của Nhà nước ta đối với sức khỏe của
nam và nữ, đảm bảo cho nam nữ có thể đảm đương được trách nhiệm của mình đối
với gia đình, đồng thời còn đảm bảo cho con cái sinh ra được khỏe mạnh về thể lực
lẫn trí tuệ.Tuy nhiên, cách quy định độ tuổi kết hôn như hiện nay đã dẫn tới những
cách tính tuổi không thống nhất trong thực tiễn xét xử. Trên thực tế có hai cách tính
tuổi:
+ Một là tính theo tuổi tròn: nghĩa là khi đủ 12 tháng mới được tính là một
tuổi, căn cứ vào ngày, tháng, năm sinh ghi trong giấy tờ hộ tịch để tính.
+ Hai là tính tuổi theo ngày đầu năm dương lịch: nghĩa là chỉ căn cứ vào năm
sinh, cứ qua ngày 1 tháng 1 đầu năm dương lịch được tính thêm một tuổi.
Lâu nay các cơ quan hộ tịch ở nước ta thường hiểu theo cách thứ nhất. Trong khi đó,
Nghị quyết số 02/2014NQ-HĐTP ngày 23-12-2014 của Hội đồng thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật HN&GĐ năm 2014
quy định như sau “ nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên không bắt buộc nam
phải từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ phải từ đủ 18 tuổi trở lên mới được kết hôn”. Bên cạnh
đó, theo quy định tại Bộ luật dân sự (BLDS) năm 2015, nếu nữ chưa đủ 18 tuổi là
người chưa thành niên, khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại
diện theo pháp luật đồng ý (Điều 20). Người vợ 17 tuổi 1 ngày theo Luật HN&GĐ
có các quyền và nghĩa vụ về tài sản như quyền có tài sản riêng, quyền chiếm hữu, sử
dụng, định đoạt tài sản riêng...Nhưng theo BLDS thì người vợ này vẫn là chưa thành
niên khi thực hiện các quyền về tài sản của mình. Khi họ xác lập, thực hiện các giao
dịch dân sự phải được sự đồng ý của cha mẹ là người đại diện theo pháp luật (Điều
22 BLDS 2015). Pháp luật mới chỉ đề cập đến năng lực pháp luật mà chưa đề cập
đến năng lực hành vi của người vợ 17 tuổi 1 ngày này. Mặt khác, quy định về tuổi
trong Luật HN&GĐ sẽ mâu thuẫn với với Bộ luật hình sự năm 1999 về tội tảo hôn (
Điều 148 ). Vì vậy, luật HN&GĐ cần xem xét lại việc quy định độ tuổi kết hôn này
cho phù hợp, tránh những vấn đề phức tạp xảy ra trong việc sở hữu và quản lý tài sản
trong hôn nhân.
Điều kiện về sự tự nguyện của các bên: Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ là một
trong những nguyên tắc cơ bản của Luật HN&GĐ. Thực hiện hôn nhân tự nguyện
Luật HN&GĐ năm 2014 cấm “lừa dối để kết hôn”. Nghị quyết số 02/2014/NQ-
Hậu quả pháp lý của việc ly hôn GVHD:Trần Văn Bình
SVTH: Nguyễn Tấn Phát 14 Lớp: 164PL2
HĐTP cũng đã hướng dẫn về những trường hợp được coi là “một bên lừa dối”.
Nhưng khi hướng dẫn về vấn đề này, Hội đồng thẩm phán chỉ liệt kê một số hành vi
thể hiện sự lừa dối: “ví dụ: lừa dối là nếu kết hôn sẽ xin việc làm phù hợp, hoặc nếu
kết hôn sẽ bảo lãnh ra nước ngoài..” mà không đưa ra những tiêu chí để xác định như
thế nào là “lừa dối”. Việc hướng dẫn như vậy không khái quát hết được những hành
vi lừa dối để kết hôn xảy ra trong thực tiễn, trong khi các mối quan hệ trong thực tế
đời sống rất đa dạng. Đồng thời, cũng theo hướng dẫn này, ngoài những trường hợp
đã được nêu ví dụ, nhiều trường hợp khác tương tự cũng được coi là hành vi lừa dối
vi phạm nguyên tắc tự nguyện trong việc kết hôn. Điều này sẽ dẫn đến những cách
hiểu không thống nhất khi đánh giá những hành vi có tính chất tương tự, hành vi nào
là lừa dối hay không phải là lừa dối. Vì vậy, Luật HN&GĐ cần quy định rõ vấn đề
này.
Thứ 2, Những trường hợp bị cấm kết hôn theo quy định của Điều 10 Luật hôn
nhân và gia đình
Luật hôn nhân và gia đình cấm người mất năng lực hành vi dân sự kết hôn.
Nếu vào thời điểm đăng kí kết hôn, quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự
của tòa án có hiệu lực pháp luật thì việc kết hôn của họ là trái pháp luật. Việc quy
định như vậy là cần thiết bởi trong trường hợp này, người mất năng lực hành vi dân
sự không thể nhận thức và thực hiện được các nghĩa vụ của mình, không có khả năng
gánh vác những nghĩa vụ chung trong đời sống gia đình. Quy định này nhằm đảm
bảo hạnh phúc của vợ chồng, con cái trong quan hệ gia đình. Song thực tiễn ở nước
ta hiện nay, với truyền thống đạo đức tốt đẹp của người Việt, có những người vì tình
yêu thương chân thành và trách nhiệm sẵn sàng chia sẻ cuộc sống với những người
mất khả năng nhận thức, tự nguyện gắn bó với họ để bù đắp phần nào những tổn thất
cho họ. Trong hoàn cảnh này, người bị mất năng lực hành vi dân sự cũng rất cần có
người yêu thương, chăm sóc, ở bên và giúp đỡ trong cuộc sống. Đây là một vấn đề
nhân đạo mà thực tiễn đặt ra, đòi hỏi pháp luật cần giải quyết sao cho hợp với đạo lý.
Một vấn đề gây tranh cãi và đang có nhiều cách giải quyết khác nhau trên thế
giới đó là việc kết hôn giữa những người cùng giới tính. Ở nước ta, quan hệ đồng
giới tính không còn là hiện tượng mới mẻ, đã xuất hiện những trường hợp các cặp
nam nữ đồng giới tính chung sống như vợ chồng một cách công khai. Đây là hiện
Hậu quả pháp lý của việc ly hôn GVHD:Trần Văn Bình
SVTH: Nguyễn Tấn Phát 15 Lớp: 164PL2
tượng trái với thuần phong mỹ tục của nước ta, hơn nữa, xét về mặt khoa học nó
không đảm bảo được chức năng gia đình là tái sản xuất ra con người để duy trì nòi
giống. Trong trường hợp họ đã được đăng kí kết hôn, sau đó mới có chứng cứ cho
rằng họ cùng giới tính thì có thể hủy việc kết hôn trái pháp luật của họ theo yêu cầu
của các cá nhân hoặc các cơ quan nhà nước. Trên thực tế, có người ngay từ lúc sinh
ra đã bị xác định nhầm giới tính. Thông thường, khi mới sinh ra, việc ghi nhận giới
tính được xác định theo cảm quan của viên chức hộ tịch (bằng quan sát). Bên cạnh
đó, y học hiện đại cũng có thể phẫu thuật chuyển đổi giởi tính. Vậy, Nhà nước sẽ
công nhận hay không công nhận giới tính mới của họ và việc kết hôn đổng giới tính?
Vấn đề này cần được hoàn thiện trong Luật hôn nhân và gia đình.
2.1.3. Về quan hệ hôn nhân
Quan hệ giữa vợ và chồng được quy định tại Chương III Luật HN&GĐ 2014 đã
mang tính khái quát cao, bởi quan hệ vợ, chồng không chỉ là quyền và nghĩa vụ
đối với nhau mà nó còn là tình cảm cao đẹp. Chương này gồm có 16 điều từ Điều
18 đến Điều 33, nhiều hơn 7 điều so với Luật HN&GĐ năm 2000 là một số quy
định mới về quyền nhân thân và tài sản nhằm cụ thể hóa hơn quan hệ nhân thân
cũng như quan hệ tài sản giữa vợ chồng, qua đó khẳng định sự bình đẳng, bình
quyền trong quan hệ giữa vợ và chồng
Quan hệ nhân thân giữa vợ chồng mang yếu tố tình cảm là nét đặc trưng gắn liền
với bản thân họ mà không thể chuyển giao cho người khác được. Bởi các quan hệ
này phát sinh từ lợi ích tinh thần của mỗi cá nhân, gắn liền với một chủ thể nhất
định và không mang nội dung kinh tế như quan hệ tài sản. Nó chiếm vị trí quan
trọng trong đời sống vợ chồng.
Theo nguyên tắc chung, khi phán quyết ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật,
quan hệ hôn nhân chấm dứt trước pháp luật. Kể từ thời điểm này, người vợ, người
chồng đã ly hôn có quyền kết hôn với người khác mà không chịu bất kỳ sự ràng buộc
nào từ phía bên kia. Sau khi ly hôn, các quyền và nghĩa vụ về nhân thân giữa vợ và
chồng sẽ đương nhiên chấm dứt mà không phụ thuộc vào sự thoả thuận của các bên.
Nghĩa là các quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ chồng phát sinh từ khi kết hôn
và gắn bó trong suốt thời kỳ hôn nhân, như: nghĩa vụ yêu thương quý trọng, chăm
sóc, giúp đỡ nhau tiến bộ, nghĩa vụ chung thủy giữa vợ chồng… sẽ đương nhiên mất
Hậu quả pháp lý của việc ly hôn GVHD:Trần Văn Bình
SVTH: Nguyễn Tấn Phát 16 Lớp: 164PL2
đi. Nhưng một số quyền về nhân thân khác mà vợ chồng với tư cách là công dân thì
vẫn không thay đổi dù họ đã ly hôn, như: họ tên, quốc tịch, dân tộc, tôn giáo, nghề
nghiệp… sẽ do các bên tự quyết định. Như vậy, quan hệ nhân thân giữa vợ chồng chỉ
tồn tại và được pháp luật bảo vệ khi họ là vợ chồng hợp pháp của nhau. Nên sau khi
ly hôn, các quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ chồng sẽ chấm dứt.
Sau khi phán quyết ly hôn của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng vì lý do hay
động cơ nào đó, mà vợ chồng quay trở về chung sống với nhau thì họ vẫn phải
đăng ký kết hôn theo luật định. Tuy nhiên, trên thực tế có không ít trường hợp vợ
chồng đã ly hôn sau đó trở về chung sống với nhau nhưng không đăng ký kết hôn,
giữa họ lại có con chung, tài sản chung và sau đó họ lại yêu cầu Toà án giải quyết ly
hôn. Theo Điều 57 BLDS năm 2015, khoản 1 Điều 11 Luật HN&GĐ năm 2014: “vợ
chồng đã ly hôn muốn kết hôn lại với nhau cũng phải đăng ký kết hôn”. Trong
trường hợp này, nếu có yêu cầu ly hôn thì Tòa án sẽ không giải quyết việc ly hôn
nữa. Theo hướng dẫn tại Nghị quyết 35/2014/QH ngày 9/6/2014 và Nghị quyết
02/2014/NQ - HĐTP thì: “nếu có tranh chấp liên quan đến việc sống chung này,
Tòa án tuyên bố không công nhận họ là vợ chồng, nếu có tranh chấp liên quan đến
tài sản và con thì giải quyết như trường hợp hủy kết hôn trái pháp luật theo quy định
tại Khoản 2, 3 Điều 17 Luật HN&GĐ”. Việc không thừa nhận quan hệ hôn nhân
trong trường hợp này là hợp lý, góp phần nâng cao ý thức pháp luật nói chung và
pháp luật về HN&GĐ nói riêng của người dân. Đồng thời, bảo vệ quyền và lợi ích
của các bên, bảo vệ lợi ích của gia đình và xã hội.
2.2.Chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn.
2.2.1.Các nguyên tắc và căn cứ chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn.
Trên cơ sở xác định sở hữu chung, riêng của vợ chồng, việc chia tài sản chung
khi ly hôn phải đảm bảo theo pháp luật quy định: Luật, các văn bản dưới luật.
Cần quán triệt các nguyên tắc và các căn cứ khi chia tài sản của vợ
chồng:
+ Nguyên tắc:
- Bình đẳng, tự nguyện, tự định đoạt.
- Bảo vệ quyền lợi chính đáng của người vợ và các con chua thành niên.
- Bảo vệ lợi ích chính đáng của sản xuất và nghề nghiệp.
Hậu quả pháp lý của việc ly hôn GVHD:Trần Văn Bình
SVTH: Nguyễn Tấn Phát 17 Lớp: 164PL2
+ Căn cứ:
Tình hình tài sản; tình trạng cụ thể của gia đình; công sức đóng góp của mỗi bên.
Theo quy định của Điều 95, việc chia tài sản khi ly hôn theo nguyên tắc do các bên
thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Quy định này
thể hiện quyền tự định đoạt và tôn trọng nguyên tắc tự nguyện của vợ chồng. So với
Điều 42 Luật HN&GĐ năm 2000 “ việc chia tài sản do hai bên thỏa thuận và phải
được Tòa án nhân dân công nhận”, thì Điều 95 Luật HN&GĐ năm 2014 đã đề cao
hơn nữa ý chí của các bên khi không cần sự công nhận của Tòa án. Điều này nhằm
tạo điều kiện thuận lợi cho việc thi hành án, bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng
của cả vợ chồng. Tuy nhiên, việc thỏa thuận của vợ chồng không được trái với
nguyên tắc mà pháp luật đã đề ra, với mục đích nhằm tẩu tán tài sản, lẩn tránh nghĩa
vụ tài sản với Nhà nước hoặc bên thứ ba hữu của bên đó, tài sản chung sẽ được chia
đôi nhưng có xem xét đến công sức đóng góp và hoàn cảnh của mỗi bên cũng như
việc đảm bảo quyền lợi của vợ và các con. Mặt khác, khi chia tài sản cũng phải chú ý
tới việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề
nghiệp để họ có điều kiện để tiếp tục lao động tạo thu nhập, tránh tình trạng làm
mất hoặc giảm giá trị, công dụng của tài sản như phá hỏng tài sản, nhà cửa, tư liệu
sản xuất làm ảnh hưởng tới sản xuất kinh doanh của các bên.
Nếu vợ chồng không thỏa thuận được do mâu thuẫn trầm trọng và thiếu sự hợp tác,
lúc đó Luật quy định: “ nếu vợ chồng không thỏa thuận được với nhau thì yêu cầu
Tòa án giải quyết”. Tòa sẽ áp dụng Điều 95 của Luật HN&GĐ năm 2014 để chia, kết
hợp với từng trường hợp cụ thể được quy định tại các Điều 96, 97, 98 và 99 của Luật
HN&GĐ năm 2014 để bảo vệ quyền lợi chính đáng về tài sản của các bên. Khi ly
hôn tài sản của vợ chồng có thể được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị, nếu có sự
chênh lệch thì người nào được chia tài sản có giá trị lớn hơn phần mà mình được
hưởng phải thanh toán cho bên kia khoản tiền tương ứng với phần chênh lệch. Giá trị
tài sản được xác định theo giá thị trường tại thời điểm chia. Trên thực tế, Tòa án
thường gặp rất nhiều vướng mắc khi giải quyết hậu quả pháp lý về tài sản giữa vợ
chồng. Để đảm bảo tài sản được chia công bằng, hợp lý, bảo vệ quyền và lợi ích
chính đáng của các bên, nâng cao hiệu quả việc giải quyết các tranh chấp liên quan
đến tài sản vợ chồng. Tòa án phải xác định rõ các chứng cứ mà đương sự cung cấp,
Hậu quả pháp lý của việc ly hôn GVHD:Trần Văn Bình
SVTH: Nguyễn Tấn Phát 18 Lớp: 164PL2
vận dụng đúng đắn, linh hoạt các nguyên tắc cơ bản của Luật HN&GĐ, nguyên tắc
chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn. Qua đó, xác định rõ nguồn gốc, giá trị, số lượng
tài sản, tình hình tài sản khi ly hôn, tình trạng cụ thể của gia đình, công sức đóng
góp của mỗi bên trong quá trình vợ chồng chung sống như thế nào?… Có như thế
mới có thể giải quyết vấn đề tài sản một cách thấu tình đạt lý, bảo vệ được quyền lợi
của các bên, lợi ích của gia đình và xã hội.
2.2.2.Đối với tài sản chung của vợ chồng.
+ Xác định khối tài sản chung của vợ chồng
Chế độ tài sản của vợ chồng là một trong những vấn đề quan trọng của Luật
HN&GĐ. Nó góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc, dân chủ, hoà thuận và bình
đẳng, góp phần bảo vệ những quyền lợi chính đáng của công dân. Tài sản của vợ
chồng không chỉ là vấn đề sở hữu của cải vật chất liên quan đến lợi ích riêng của
vợ chồng. Gắn với tài sản của vợ chồng là những quan hệ xã hội cần giải quyết
trong đời sống gia đình có liên quan đến lợi ích của các thành viên khác. Chính vì
vậy tài sản của vợ chồng được Nhà nước quy định trong pháp luật thành chế độ
pháp lý tài sản của vợ chồng, đó là một quy định cần thiết nhằm điều chỉnh những
quan hệ tài sản trong đời sống gia đình.
Luật HN&GĐ năm 1959, Luật HN&GĐ năm 2000 và Luật HN&GĐ năm 2014
đều quy định chế độ tài sản của vợ chồng là chế độ tài sản chung. Song phạm vi
tài sản chung của vợ chồng quy định trong Luật HN&GĐ cụ thể và hoàn thiện
như sau:
+ Tài sản do vợ, chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân.
+ Thu nhập về nghề nghiệp và những thu nhập hợp pháp khác hoặc không
chứng minh được là tài sản riêng. .
+ Tài sản của vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung
hoặc cả hai thỏa thuận đó là tài sản chung.
Tài sản chung của vợ chồng bao gồm các khoản sau:
+ Tiền lương, tiền thưởng, tiền trợ cấp, tiền hưu trí, các thu nhập về sản
xuất ở gia đình và các thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng, không phân biệt
thu nhập của mỗi bên.
+ Các tài sản mà vợ chồng mua sắm được bằng những thu nhập nói trên.
Hậu quả pháp lý của việc ly hôn GVHD:Trần Văn Bình
SVTH: Nguyễn Tấn Phát 19 Lớp: 164PL2
+ Tài sản mà vợ chồng được tặng cho hoặc thừa kế chung.
+ Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản
chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi
kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thỏa thuận.
Để xác định chế độ tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân phải
căn cứ vào nguồn gốc phát sinh và thời điểm hình thành tài sản. Theo quy định tại
khoản 1 Điều 27 Luật HN&GĐ năm 2014 thì tài sản chung vợ chồng bao gồm: “
Tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh
và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kì hôn nhân; tài sản
mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản
khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung
của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn,
được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thỏa thuận”
Ngoài ra, tài sản chung vợ chồng còn bao gồm các tài sản mà vợ chồng
mua sắm được bằng thu nhập nói trên, tiền tiết kiệm là tài sản chung vợ chồng gửi
ở ngân hàng, những khoản nợ mà vợ chồng đã vay trước đó sử dụng vào đời sống
chung cần phải trả, những khoản nợ mà vợ chồng cho người khác vay có quyền
đòi,…Các tài sản chung của vợ chồng phải là tài sản đó phải hiện còn trong gia
đình tại thời điểm Toà án giải quyết cho vợ chồng ly hôn.
Riêng đối với các tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật
quy định phải đăng kí quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận phải ghi tên sở hữu
của cả hai bên vợ chồng .Tài sản đó có thể là Quyền sử dụng đất (QSDĐ), ôtô,
xe máy, tàu biển, … Như vậy, đây là quy định mới, tiến bộ hơn so với Luật
HN&GĐ năm 2000. Quy định này, giúp Toà án tháo gỡ những vướng mắc, khó
khăn khi giải quyết các tranh chấp về tài sản góp phần bảo vệ quyền và lợi ích
chính đáng của các bên vợ chồng khi ly hôn. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi để
vợ, chồng chứng minh đâu là tài sản chung, đâu là tài sản riêng của mình.
Trong các loại tài sản trên thì Quyền sử dụng đất, nhà ở là loại tài sản mang
nét đặc thù riêng. Nó thường là tài sản có giá trị lớn hoặc đem lại thu nhập
chính cho vợ chồng nên khi ly hôn thường xảy ra tranh chấp. Vì vậy Toà án cần
Hậu quả pháp lý của việc ly hôn GVHD:Trần Văn Bình
SVTH: Nguyễn Tấn Phát 20 Lớp: 164PL2
phải xác định rõ nó là tài sản riêng hay tài sản chung vợ chồng để bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của các bên.
+ Chia tài sản chung vợ chồng:
Theo quy định tại Điều 219 Bộ luật Dân sự năm 2015 và khoản 1 Điều 27
Luật HN&GĐ thì “tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất”
Do vậy, tài sản chung của vợ chồng không nhất thiết phải do hai bên cùng tạo ra
một cách trực tiếp, không phụ thuộc vào công sức đóng góp giữa vợ chồng nhiều
hay ít… Mà do tính chất đặc biệt của quan hệ hôn nhân nên pháp luật luôn ghi
nhận công sức đóng góp để xác định tài sản chung của vợ chồng là “ như nhau”,
vợ chồng có toàn quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản một cách bình
đẳng. Vì vậy, khi ly hôn về nguyên tắc pháp luật tôn trọng sự thoả thuận của các
bên, nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết. Quy định này, là
điểm mới so với trước kia thể hiện sự tôn trọng và đề cao quyền tự định đoạt của
vợ chồng đối với tài sản chung. Nhưng họ không được lạm dụng quyền này nhằm
“trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ về tài sản” gây hậu quả xấu, xâm phạm lợi ích
hợp pháp khác được pháp luật bảo vệ. Như vậy, về nguyên tắc: phần của vợ
chồng trong khối tài sản chung là bằng nhau, không phân biệt công sức đóng góp
nhiều hay ít của mỗi bên
2.2.3.Đối với tài sản riêng của vợ, chồng.
2.2.3.1.Xác định tài sản riêng của vợ, chồng.
Việc quy định trong gia đình, vợ chồng đều có quyền có tài sản riêng là hoàn
toàn hợp lý, phù hợp với tâm lý và nguyện vọng của nhân dân, phù hợp với
nguyên tắc về quyền sở hữu, về quyền tự định đoạt của nhân dân. Việc xác định
tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng có ý nghĩa thực tế khi xảy ra tranh chấp
về tài sản hoặc khi cần chia tài sản chung không chỉ cần thiết khi có sự kiện ly hôn
mà còn quan trọng ngay cả đối với trường hợp hôn nhân còn tồn tại mà một bên
yêu cầu có lý do chính đáng hoặc khi một bên chết trước nếu cần chia thì cũng
được chia theo quy định của pháp luật. Vợ, chồng với tư cách là công dân, họ có
toàn quyền sở hữu riêng đối với những tài sản mà họ có được từ trước khi kết hôn,
hoặc được thừa kế riêng, tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân. Ngoài tài sản
chung của vợ chồng thì luật còn quy định tại Điều 32 Luật HN&GĐ năm 2014, vợ
Hậu quả pháp lý của việc ly hôn GVHD:Trần Văn Bình
SVTH: Nguyễn Tấn Phát 21 Lớp: 164PL2
hoặc chồng có quyền có tài sản riêng; tài sản riêng bao gồm:
+ Tài sản mà vợ, chồng có trước khi kết hôn.
+ Tài sản được tặng cho riêng hoặc được thừa kế riêng trong thời kỳ hôn
nhân. Tài sản được chia riêng cho vợ, chồng từ tài sản chung.
+ Tài sản được phía bên kia thừa nhận hoặc các giấy tờ sở hữu xác định là
tài sản riêng của vợ, chồng.
Do những tài sản này, không phải do vợ chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân,
không chịu sự tác động của chế độ cộng đồng về tài sản của quan hệ hôn nhân;
nên khi ly hôn những tài sản đó vẫn thuộc sở hữu riêng của mỗi bên. Việc quy
định quyền sở hữu riêng của vợ, chồng về tài sản là sự cụ thể hóa quy định quyền
sở hữu riêng về tài sản của công dân theo Hiến pháp năm 1992 [1, Điều 58]. Quy
định này, hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc tự định đoạt về tài sản của công dân,
góp phần ngăn chặn hiện tượng kết hôn vì mục đích kinh tế và đảm bảo cho vợ
chồng thực hiện các nghĩa vụ về tài sản một cách độc lập.
2.2.3.2.Chia tài sản riêng của vợ, chồng khi ly hôn.
Về nguyên tắc, khi vợ chồng ly hôn “Việc chia tài sản khi ly hôn do các bên
thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Tài sản
riêng của bên nào vẫn thuộc quyền sở hữu của bên đó” [2,Điều 95]. Như vậy, khi
ly hôn, tài sản riêng của bên nào vẫn thuộc quyền sở hữu của bên đó và có quyền
lấy về. Nhưng tài sản đó phải hiện còn, nếu đã chi dùng cho gia đình thì người
có tài sản không được đòi lại nữa. Tuy nhiên, người có tài sản riêng phải chứng
minh tài sản đó thuộc quyền sở hữu riêng của mình dựa trên cơ sở các quy định
về tài sản riêng (Điều 32 Luật HN&GĐ năm 2014) hoặc thông qua sự thừa nhận
của bên kia, hoặc bằng các giấy tờ xác nhận quyền sở hữu của vợ chồng như: Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, di chúc, quyết định của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền… Nếu người có tài sản riêng không chứng minh
được đó là tài sản riêng của mình thì xác định đó là tài sản chung của vợ chồng để
chia .Trường hợp, vợ chồng đã tự nguyện nhập tài sản riêng vào tài sản chung của
vợ chồng hoặc tài sản riêng đã chi dùng cho gia đình mà không còn nữa thì người
có tài sản riêng không có quyền đòi lại hoặc đền bù. Khi ly hôn, những tài sản đó
được xác định là tài sản thuộc khối tài sản chung của vợ chồng để chia. Riêng
Hậu quả pháp lý của việc ly hôn GVHD:Trần Văn Bình
SVTH: Nguyễn Tấn Phát 22 Lớp: 164PL2
đối với tài sản thuộc sở hữu riêng của một bên đã được tu sửa bằng tài sản chung
làm tăng giá trị tài sản lên nhiều lần thì khi ly hôn, Tòa án cần xác định phần giá
trị tăng lên để nhập vào tài sản chung để chia. Trường hợp con đã thành niên có
công sức đóng góp đáng kể vào việc tạo lập và phát triển tài sản của cha mẹ thì khi
cha mẹ ly hôn, nếu có yêu cầu Tòa án sẽ trích một phần tài sản của gia đình chia
theo công sức đóng góp của người con. Con chưa thành niên hoặc con đã thành
niên mất năng lực hành vi dân sự mà có tài sản thì Tòa án không chia mà sẽ giao
cho người nào trực tiếp nuôi con sẽ quản lý tài sản của con.
2.2.4.Nhà ở, quyền sử dụng đất là tài sản riêng của vợ, chồng.
Nhà ở: Nhà ở là tài sản riêng của vợ hoặc chồng có thể được tặng cho riêng, được
thừa kế riêng hoặc mua trước khi kết hôn. Khi kết hôn, vợ chồng cùng sống
chungtrong ngôi nhà tức “ sử dụng chung” nhưng không đồng nghĩa là đã “nhập”
vào khối tài sản chung vợ chồng. Do vậy, khi vợ chồng ly hôn, nếu nhà ở thuộc sở
hữu riêng của một bên mà ðã được đưa vào sử dụng chung thì nguyên tắc nhà ðó
vẫn thuộc sở hữuriêng của chủ sở hữu nhà nên không chia. Tuy nhiên, nếu bên kia
có công sức bảo dưỡng, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa nhà thì sẽ được bên chủ sở
hữu thanh toán một phần giá trị nhà tương xứng với đóng góp củahọ [2, Điều 99].
Tuy vậy để xác định công sức của bên không phải là chủ sở hữu nhà trong việc
nâng cấp, cải tạo, sửa chữa nhà là hết sức khó khăn và phức tạp, đồng thời xác
định phần giá trị nhà mà họ được hưởng cũng là công việc khó khăn. Cần phải có
những hướng dẫn chi tiết và cụ thể hơn nữa để giúp Tòa án giải quyết tốt những
vướngmắc trên.
Quyền sử dụng đất: Theo nguyên tắc Quyền sử dụng đất riêng của bên nào thì khi
ly hôn vẫn thuộc về bên ấy. Theo Điều 95 Luật HN&GĐ năm 2014 thì các bên tự
thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Do tính chất
đặc biệt của Quyền sử dụng đất là phải có giấy tờ đứng tên chủ quyền sử dụng
đất. Dựa trên nguyên tắc tài sản riêng của bên nào thì vẫn thuộc quyền sở hữu của
bên đấy, sau khi ly hôn thi tài sản đó sẽ được người đứng tên tài sản riêng lấy về.
Tuy nhiên, đối với Quyền sử dụng đất nếu có tranh chấp, thì người có tài sản riêng
là Quyền sử dụng đất phải chứng minh được đó là tài sản riêng của mình; việc
chứng minh dựa trên giấy tờ đứng tên sở hữu Quyền sử dụng đất đó.
Hậu quả pháp lý của việc ly hôn GVHD:Trần Văn Bình
SVTH: Nguyễn Tấn Phát 23 Lớp: 164PL2
Quyền sử dụng đất là tài sản riêng ở đây là Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng
có được trước khi kết hôn, đươc thừa kế riêng, tặng cho riêng, hoặc được chia từ
khối tài sản chung và có giấy tờ đăng ký đứng tên chủ sở hữu.
2.3.Giải quyết vấn đề cấp dưỡng vợ chồng khi ly hôn.
2.3.1.Cơ sở của việc quy định về quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ
chồng khi ly hôn.
Khi hôn nhân còn tồn tại, vợ chồng có nghĩa vụ quan tâm, chăm sóc lẫn nhau.
Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng được đặt ra trong trường hợp vì lý do nào
đó nên họ không cùng chung sống mà một trong hai bên ốm đau, tàn tật, có khó
khăn túng thiếu cần được chăm sóc nhưng bên kia không quan tâm chăm sóc.
Nếu người có khó khăn túng thiếu yêu cầu được cấp dưỡng thì nghĩa vụ giữa vợ
và chồng trong thời kỳ hôn nhân mới được đạt ra. Vì vậy, để đảm bảo cho người
có khó khăn, túng thiếu ổn định cuộc sống, pháp luật quy định bên có khó khăn,
túng thiếu có quyền được yêu cầu bên kia cấp dưỡng và bên kia có nghĩa vụ cấp
dưỡng theo khả năng của mình. Cũng vì lý do đạo đức và nhân văn cao cả của
pháp luật Việt nam; tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách nên pháp
luật đã quy định rõ, vợ chồng phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho nhau khi ly
hôn [2, Điều 60]. Như vậy, cơ sở pháp lý của việc quy định nghĩa vụ cấp dưỡng
giữa vợ chồng khi ly hôn được xác định trên cơ sở quyền và nghĩa vụ giữa vợ
chồng. Tức là, nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ chồng khi ly hôn là nghĩa vụ của
những người đã từng là vợ chồng của nhau nhằm đảm bảo cho bên có khó khăn,
túng thiếu có thể ổn định cuộc sống sau khi ly hôn. Quy định này thể hiện đạo lý,
truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam và hoàn toàn phù hợp với thực tế
cuộc sống hiện nay.
2.3.2.Điều kiện cần và đủ để giải quyết cấp dưỡng giữa vợ chồng khi ly
hôn.
+ Bên có khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính
đáng:
Theo quy định của pháp luật thì người có yêu cầu được cấp dưỡng khi
ly hôn phải có khó khăn, túng thiếu và có lý do chính đáng. Nhưng pháp luật
lại không quy định cụ thể việc đánh giá sự “khó khăn, túng thiếu” của người
Hậu quả pháp lý của việc ly hôn GVHD:Trần Văn Bình
SVTH: Nguyễn Tấn Phát 24 Lớp: 164PL2
có yêu cầu cấp dưỡng dựa vào tiêu chí nào và khi nào thì sự “ khó khăn, túng
thiếu” của họ được coi là có “lý do chính đáng” ? Vì thực tế, có nhiều trường
hợp người có yêu cầu cấp dưỡng nhưng cuộc sống không khó khăn đến mức
được cấp dưỡng; lại có trường hợp bên yêu cầu cấp dưỡng thực sự gặp khó
khăn trong cuộc sống và cần được cấp dưỡng nhưng khi xem
xét khả năng cấp dưỡng của bên kia, Toà án cho rằng họ không có khả năng
để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng,… do vậy, yêu cầu của họ không được chấp
nhận.
Theo chúng tôi, việc xác định bên có yêu cầu cấp dưỡng có khó khăn,
túng thiếu khi ly hôn để xác định họ có được cấp dưỡng hay không, có thể căn
cứ vào: khả năng lao động của người có yêu cầu cấp dưỡng, thu nhập thực tế,
khả năng tài sản và nhu cầu thiết yếu của người có yêu cầu cấp dưỡng, tài sản
mà họ đã được chia từ khối tài sản chung vợ chồng,… Mặt khác, pháp luật đòi
hỏi sự khó khăn, túng thiếu này phải có lý do chính đáng. Vậy lý do chính
đáng là gì? Luật HN&GĐ năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành không
quy định cụ thể khi nào thì “khó khăn, túng thiếu” được coi là có lý do chính
đáng. Nếu một người có khả năng và điều kiện lao động nhưng do lười lao
động, nghiện ngập, cờ bạc,… mà gặp khó khăn, túng thiếu thì có coi đó là lý do
chính đáng hay không? Trước đây, Nghị quyết số 01/NQ – HĐTP ngày
20/01/1988 quy định: “trường hợp túng thiếu phải do ốm đau, già yếu không
đủ sức lao động hoặc không còn khả năng lao động để sinh sống”
Thực tế hiện nay cho thấy, nếu chỉ coi các trường hợp này là có lý do
chính đáng để giải quyết yêu cầu cấp dưỡng là chưa thoả đáng. Vì có rất nhiều
trường hợp bên có yêu cầu được cấp dưỡng không thuộc các trường hợp trên
nhưng lý do mà họ đưa ra là chính đáng như: bên trực tiếp nuôi con chung phải
dành toàn bộ thời gian chăm sóc con nên họ không thể tham gia lao động dù họ
có đủ sức khoẻ để lao động; hoặc họ có khả năng lao động, có công việc ổn
định nhưng họ nghỉ việc theo yêu cầu của bên kia để chăm sóc gia đình, khi ly
hôn họ không có cơ hội tìm việc làm nữa,…Tôi cho rằng, người có yêu cầu
cấp dưỡng có khó khăn, túng thiếu và có lý do chính đáng nếu thuộc một trong
các trường hợp sau:
Hậu quả pháp lý của việc ly hôn GVHD:Trần Văn Bình
SVTH: Nguyễn Tấn Phát 25 Lớp: 164PL2
- Do phụ nữ mang thai, sinh đẻ hoặc một bên phải chăm sóc, nuôi dưỡng
con chung nên ảnh hưởng tới hiệu quả lao động hoặc không thể tham gia quá
trình lao động.
- Do tuổi cao, do ốm đau, tàn tật nên không thể lao động để có thu nhập.
- Đã có đóng góp đáng kể công sức vào việc xác lập tài sản trong thời kì
hôn nhân và nay cuộc sống thực sự có khó khăn.
- Trước đây có việc làm nhưng do yêu cầu của gia đình nên đã nghỉ việc,
khi ly hôn không còn cơ hội có việc làm.
Thiết nghĩ, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần ban hành văn bản hướng
dẫn xác định thế nào là tình trạng “khó khăn túng thiếu”, lý do chính đáng là
những lý do gì,… tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng giải quyết các trường
hợp cụ thể.
+ Bên được yêu cầu cấp dưỡng có khả năng kinh tế để thực hiện nghĩa
vụ cấp dưỡng:
Yêu cầu cấp dưỡng của một bên chỉ được đáp ứng khi bên kia có khả năng để
cấp dưỡng. Theo quy định tại Điều 16, Nghị định số 70/2001/NĐ-CP thì người có
khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng là người “có thu nhập thường xuyên hoặc
tuy không có thu nhập thường xuyên nhưng còn tài sản sau khi đã trừ đi chi phí
thông thường, cần thiết cho cuộc sống của người đó” [6]. Người có khả năng cấp
dưỡng phải là người ngoài việc đảm bảo nhu cầu sinh hoạt bình thường của mình
còn phải giúp đỡ bên có yêu cầu cấp dưỡng những nhu cầu thiết yếu nhất trong
cuộc sống. Tuy nhiên, việc xác định tài sản hoặc thu nhập của người có nghĩa vụ
cấp dưỡng là một vấn đề nan giải, nhất là đối với những người làm nghề tự do,
buôn bán nhỏ,… Thực tế, đã có rất nhiều trường hợp, khi có yêu cầu cấp dưỡng
của vợ chồng thì bên kia từ chối với lý do không có khả năng cấp dưỡng do không
có thu nhập hoặc thu nhập không ổn định. Việc xác định khả năng cấp dưỡng của
người phải cấp dưỡng qua sự chứng minh của người có yêu cầu cấp dưỡng hoặc
sự chứng minh về khả năng tài sản và thu nhập của chính người cấp dưỡng.
2.3.3.Các quy định cụ thể về cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly hôn.
2.3.3.1. Mức cấp dưỡng.
Hậu quả pháp lý của việc ly hôn GVHD:Trần Văn Bình
SVTH: Nguyễn Tấn Phát 26 Lớp: 164PL2
Trước hết, mức cấp dưỡng sẽ do vợ chồng tự thỏa thuận, nếu không thỏa thuận
được, khi có yêu cầu thì Tòa án sẽ giải quyết. Tòa án quyết định mức cấp dưỡng
giữa vợ chồng khi ly hôn, căn cứ vào tình hình thực tế của cả hai vợ chồng: Bên
túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng cần một khoản tiền cấp dưỡng là bao nhiêu?
Bên có nghĩa vụ cấp dưỡng thì khả năng thực hiện cấp dưỡng như thế nào? Tòa án
cần xem xét vợ, chồng làm nghề gì? Thu nhập thực tế như thế nào?... từ đó quyết
định mức cấp dưỡng cho hợp lý. Mức cấp dưỡng tối thiểu bao gồm các chi phí cần
thiết, thiết yếu của người được cấp dưỡng. Khi quyết định mức cấp dưỡng, Tòa án
cũng cần xem xét đến cuộc sống sinh hoạt theo từng vùng, miền để quyết định
mức cấp dưỡng hợp lý. Khoản cấp dưỡng có thể là tiền hoặc tài sản khác để thực
hiện nhiệm vụ cấp dưỡng.
Do vậy theo quy định của Luật HN&GĐ năm 2014, mức cấp dưỡng sẽ do
vợ chồng thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ
cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng. Khi có lý do chính
đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi theo sự thỏa thuận của các bên hoặc do Tòa
án quyết định nếu các bên không thỏa thuận được [2, Điều 53].
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì khi ly hôn vợ chồng có nghĩa vụ
cấp dưỡng cho nhau nhưng trên thực tế vấn đề này rất ít xảy ra, thường chiếm tỷ
lệ rất nhỏ so với tỷ lệ ly hôn nhất là đối với vùng nông thôn, miền núi. Có nhiều
nguyên nhân khiến vợ chồng không yêu cầu cấp dưỡng khi ly hôn như do tự ái, sĩ
diện, hoặc do bên có khó khăn không muốn thừa nhận mình có khó khăn vì sợ
mình không được nuôi con,…. Hiện nay, phổ biến là các trường hợp một bên vợ
hoặc chồng tự nguyện cấp dưỡng cho bên kia, thường là cấp dưỡng một lần và
được bên kia chấp nhận. Những hành vi này, xuất phát từ truyền thống tốt đẹp của
người Việt Nam “vợ chồng một ngày cũng nên nghĩa”, pháp luật nên khuyến
khích và chấp nhận sự tự nguyện đó của các bên. Mặc dù, bên có khó khăn,
túng thiếu không có yêu cầu cấp dưỡng nhưng bên kia tự nguyện đề nghị việc cấp
dưỡng và được người đó chập nhận thì Tòa án có thể công nhận sự tự nguyện đó.
Ví dụ: Sau khi ly hôn, do có điều kiện kinh tế anh A đã tự nguyện cấp dưỡng
cho chị K ( chị K là vợ anh A ) là 10 triệu đồng để giúp chị K ổn định cuộc sống
và chị K đồng ý. Yêu cầu này của anh được Tòa án chấp nhận.
Hậu quả pháp lý của việc ly hôn GVHD:Trần Văn Bình
SVTH: Nguyễn Tấn Phát 27 Lớp: 164PL2
2.3.3.2.Về thời hạn cấp dưỡng.
Thời hạn cấp dưỡng được hiểu là khoảng thời gian thực hiện nghĩa vụ cấp
dưỡng giữa vợ chồng khi ly hôn theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của Tòa án.
Cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly hôn thông thường được thực hiện theo
hàng tháng hoặc theo thời vụ. Trong trường hợp cụ thể, nếu các bên thỏa thuận
được thì có thể thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng một lần. Xét trên thực tế, nghĩa vụ
cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly hôn thực hiện một lần là hàn toàn phù hợp với
đặc điểm tâm lý của vợ, chồng khi đã ly hôn.
Luật HN&GĐ năm 2014 không quy định về thời gian cấp dưỡng giữa vợ và
chồng khi ly hôn mà tùy theo từng trường hợp, các bên có thể thỏa thuận hoặc Tòa
án quyết định thời hạn cấp dưỡng, theo Điều 61 Luật HN&GĐ 2014. Trong
trường hợp chưa hết thời hạn cấp dưỡng mà các bên thỏa thuận hoặc Tòa án quyết
định nhưng nếu bên được cấp dưỡng sau khi li hôn đã kết hôn với người khác hoặc
người được cấp dưỡng có thu nhập hoặc có tài sản để tự nuôi mình thì nghĩa vụ
cấp dưỡng được chấm dứt. Tòa án có thể ra quyết định tạm ngừng hoặc chấm dứt
nghĩa vụ cấp dưỡng khi có yêu cầu.
2.3.3.3.Về phương thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.
Về phương thức thực hiện cấp dưỡng có thể theo định kì hàng tháng, hàng
quý, nửa năm, hàng năm và một lần. Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được
thì Tòa án sẽ quyết định phương thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ
chồng khi ly hôn theo hàng tháng.
Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp
dưỡng nếu người có nghĩa vụ cấp dưỡng gặp khó khăn về kinh tế không có khả
năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Hoặc có thể yêu cầu Tòa án giải quyết việc
thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng việc cấp dưỡng nếu họ không thỏa
thuận được. Khi xem xét vấn đề này, Tòa án phải tìm hiểu thật kỹ và chỉ cho phép
tạm ngừng cấp dưỡng khi khó khăn kinh tế là có thật và ví lý do chính đáng như
ốm đau, thiên tai, tai nạn,… Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ chồng sau khi ly hôn sẽ
chấm dứt nếu bên được cấp dưỡng đã kết hôn với người khác.
Cấp dưỡng giữa vợ chồng khi ly hôn thông thường được thực hiện theo
hàng tháng hoặc theo thời vụ. Trong trường hợp cụ thể, nếu các bên thỏa thuận
Hậu quả pháp lý của việc ly hôn GVHD:Trần Văn Bình
SVTH: Nguyễn Tấn Phát 28 Lớp: 164PL2
được thì có thể thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng một lần. Trên thực tế, việc cấp
dưỡng một lần rất phù hợp với các đặc điểm tâm lý của cả hai vợ chồng khi ly
hôn. Phương thức cấp dưỡng một lần cũng nhằm đảm bảo lợi ích của người được
cấp dưỡng, việc cấp dưỡng một lần chỉ có thể thực hiện được trong các trường hợp
sau:
+ Do người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận
với người có nghĩa vụ cấp dưỡng.
+Theo yêu cầu của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và Tòa án chấp thuận.
+ Theo yêu cầu của người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người
đó và được Tòa án chấp nhận khi người có nghĩa vụ cấp dưỡng có hành vi tẩu tán
tài sản hoặc cố tình trốn tránh nghĩa vụ mà hiện thời có tài sản để thực hiện việc
cấp dưỡng một lần.
+ Theo yêu cầu của người trực tiếp nuôi con khi vợ chồng ly hôn mà có thể
trích từ phần tài sản được chia của bên có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
Do khoản cấp dưỡng một lần thường là tương đối lớn, vì thế khoản cấp
dưỡng này cần phải quản lý chu đáo nhằm tránh mất mát, thất thoát đẫn tới quyền
lợi của người được cấp dưỡng không được bảo đảm.
2.3.3.4.Thay đổi vấn đề cấp dưỡng giữa vợ chồng sau khi ly hôn.
Cũng chính vì nghĩa vụ cấp dưỡng là nghĩa vụ nhân thân có tính tài sản,
việc thực hiện xong nghĩa vụ cấp dưỡng một lần không hoàn toàn đồng nghĩa với
việc chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng giữa các bên với nhau. Ở đây muốn nói đến
việc cấp dưỡng bổ sung cho người được cấp dưỡng. Điều này xảy ra khi người
được cấp dưỡng một lần lâm vào tình trạng khó khăn trầm trọng do bị tai nạn hặc
mắc bệnh hiểm nghèo mà người đã thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng có khả năng để
cấp dưỡng ở mức cao hơn, thì phải cấp dưỡng bổ sung theo yêu cầu của người
được cấp dưỡng.
Nghị định số 70/2001/NĐ-CP cũng đã quy định khá cụ thể và chi tiết việc
thay đổi vấn đề cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau khi ly hôn. Xuất phát từ quan
điểm và lối sống của người Việt nam là tình nghĩa và tinh thần đùm bọc nhau lúc
khó khăn. Do vậy việc thay đổi vấn đề cấp dưỡng được quy định, mà ở đây là việc
bổ sung cấp dưỡng khi người được cấp dưỡng có khó khăn trầm trọng xảy ra. Tuy
Hậu quả pháp lý của việc ly hôn GVHD:Trần Văn Bình
SVTH: Nguyễn Tấn Phát 29 Lớp: 164PL2
nhiên, về mặt nguyên lý thì nếu việc bổ sung cấp dưỡng được thực hiện thì việc “
cấp dưỡng một lần” sẽ không có ý nghĩa. “ Cấp dưỡng một lần” được hiểu là sau
khi hoàn thành việc cấp dưỡng thì sẽ chấm dứt hoàn toàn nghĩa vụ cấp dưỡng giữa
vợ và chồng. Đây là một vấn đề theo cá nhân tôi là còn tồn tại và chưa hợp lý. Cần
loại bỏ thuật ngữ “ Cấp dưỡng một lần” nếu vẫn tiếp tục thực hiện việc bổ sung
cấp dưỡng.
2.3.3.5.Chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau khi ly hôn.
Chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng là việc người phải cấp dưỡng ngừng việc
đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người được cấp
dưỡng. Theo khoản 5,6,7 Điều 61 Luật HN&GĐ năm 2014, nghĩa vụ cấp dưỡng
giữa vợ và chồng chấm dứt trong các trường hợp sau:
+ Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết.
Nghĩa vụ cấp dưỡng có đặc điểm là gắn với nhân thân của mỗi người (
người được cấp dưỡng và người phải cấp dưỡng ) mà không thể chuyển giao cho
người khác. Vì vậy khi người được cấp dưỡng hoặc người phải cấp dưỡng chết thì
nghĩa vụ cấp dưỡng đương nhiên chấm dứt.
+ Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn với người khác.
Trường hợp người được cấp dưỡng sau khi ly hôn kết hôn với người khác
thì nghĩa vụ cấp dưỡng cũng được chấm dứt. Bởi vì khi người được cấp dưỡng đã
kết hôn với người khác thì vợ hoặc chồng mới của họ có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi
dưỡng họ chứ không phải người vợ hoặc chồng đã ly hôn. Do vậy, việc cấp dưỡng
trong trường hợp này chấm dứt.
+ Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Ngoài các trường hợp trên, nghĩa vụ cấp dưỡng còn có thể được chấm dứt
khi người phải cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế và không thể có
khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Xác định tình trạng khó khăn về sức
khỏe của người phải cấp dưỡng dựa vào tình trạng sức khỏe, khả năng lao động
và mức thu nhập của người đó. Nếu một người trước đây có sức khỏe, có khả năng
lao động và có thu nhập nên được xác định là có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp
dưỡng, nhưng nay tình trạng sức khỏe của họ giảm sút, nếu họ tiếp tục phải cấp
dưỡng thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của chinh họ. Đối với những trường
Hậu quả pháp lý của việc ly hôn GVHD:Trần Văn Bình
SVTH: Nguyễn Tấn Phát 30 Lớp: 164PL2
hợp này, nghĩa vụ cấp dưỡng của họ bị chấm dứt hoặc có thể tạm hoãn thực hiện
nghĩa vụ cấp dưỡng. Vì vấn đề cấp dưỡng giữa vợ chồng được thực hiện theo
khả năng thực tế của các bên, nên khi không đáp ứng được các điều kiện theo
quyết định của pháp luật thì nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ được chấm dứt.
Ví dụ: Người được cấp dưỡng đã có khả năng lao động, có công việc tạo
thu nhập ổn định cuộc sống hoặc người có nghĩa vụ cấp dưỡng đau ốm, tai nạn,
mất việc làm, không có hoặc không còn khả năng thực hiện nghĩa cụ cấp dưỡng
nữa...
Hậu quả pháp lý của việc ly hôn GVHD:Trần Văn Bình
SVTH: Nguyễn Tấn Phát 31 Lớp: 164PL2
CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ MỘT SỐ KIÉN NGHỊ
NHẰM HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HẬU
QUẢ PHÁP LÝ CỦA LY HÔN
3.1.Thực tiễn áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về hậu quả pháp lý
của ly hôn
Trong lịch sử phát triển Luật HN&GĐ Việt Nam, Luật HN&GĐ năm 2014
được coi là đạo luật hoàn thiện nhất cả về nội dung và kỹ thuật lập pháp. Có thể nói,
các quy định của Luật HN&GĐ năm 2014 đã kịp thời bổ sung những thiếu sót và cụ
thể hóa các quy định của pháp luật HN&GĐ trước đây để điều chỉnh các quan hệ mới
phát sinh trong lĩnh vực này. Các quy định về việc giải quyết hậu quả pháp lý của ly
hôn đã góp phần bảo vệ tốt các quyền và nghĩa vụ của các bên cũng như các thành
viên khác trong gia đình.
Qua công tác tổng kết hoạt động xét xử của ngành Tòa án, có thể thấy trong
những năm gần đây, tình trạng ly hôn ở nước ta ngày càng gia tăng về số lượng,
phức tạp về tính chất tranh chấp.
Theo thống kê của ngành Tòa án thì đến năm 2017: Thực tiễn xét xử các vụ
án về HN&GĐ cho thấy, số lượng các vụ án phải xem xét lại theo trình tự phúc
thẩm, giám đốc thẩm vẫn còn nhiều, tỷ lệ án phải cải sửa vẫn còn.
Theo báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án năm tính từ năm 2011 đến
năm 2017, cụ thể:
Bảng 3.1: Tổng số án ly hôn được giải quyết qua các năm 2011 đến năm 2017.
Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Sơ thẩm 65.317 61.231 69.485 84.305 94.106 115.331 130.860
Phúc thẩm 2544 2544 2529 2380 2264 2666 2663
Hậu quả pháp lý của việc ly hôn GVHD:Trần Văn Bình
SVTH: Nguyễn Tấn Phát 32 Lớp: 164PL2
Bảng 3.2: Tổng số án ly hôn có tranh chấp về tài sản.
Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Sơ thẩm 404 452 449 538 404 564 625
Phúc thẩm 129 148 181 169 129 200 218
Bảng 3.3: Tổng số án ly hôn có tranh chấp về cấp dưỡng.
Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Sơ thẩm 501 403 494 506 501 560 578
Phúc thẩm 46 42 56 53 46 74 68
Bảng 3.4: Tổng số án ly hôn có tranh chấp về quyền nuôi con.
Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Sơ thẩm 1033 794 796 814 800 1245 1178
Phúc thẩm 67 70 74 41 55 128 112
Nguồn: Theo báo cáo Tổng kết công tác và đề ra nhiệm vụ trọng tâm qua các năm
từ năm 2011 đến năm 2017 của Tòa án nhân dân Tối cao.
Nhìn chung, Toà án nhân dân các cấp khi xét xử các vụ án về HN&GĐ đều
cố gắng bám sát các quy định của Bộ luật Dân sự, Luật HN&GĐ và vận dụng
đúng đắn các văn bản hướng dẫn có liên quan trong việc giải quyết các vụ án cụ
thể. Vì vậy, đã hoàn thành tốt công tác xét xử trong năm, chất lượng xét xử các vụ
án ngày càng nâng cao. Tuy nhiên, qua báo cáo tổng kết công tác xét xử của Toà
án Nhân dân Tối cao cho thấy, việc giải quyết hậu quả pháp lý của ly hôn vẫn còn
nhiều vướng mắc và bất cập.
Nguyên nhân chủ yếu là do việc điều tra, xác minh nguồn gốc của tài sản,
định giá tài sản còn nhiều thiếu sót, các phán quyết của Toà án trong nhiều trường
hợp chưa đủ căn cứ xác thực về nguồn gốc tài sản, quyền lợi của các bên chưa
được giải quyết một cách thoả đáng, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.
Ngoài ra, còn một số nguyên nhân quan trọng khác là do Luật HN&GĐ
hiện hành- cơ sở pháp lý cơ bản cho việc giải quyết các tranh chấp phát sinh còn
quy định một cách chung chung hoặc do trình độ xét xử của đội ngũ Thẩm phán
Hậu quả pháp lý của việc ly hôn GVHD:Trần Văn Bình
SVTH: Nguyễn Tấn Phát 33 Lớp: 164PL2
chưa đồng đều hoặc do đương sự cố tình không khai hết các loại tài sản, các nghĩa
vụ dân sự chung nhằm trốn tránh án phí. Nên nhiều vụ án phải xử đi, xử lại nhiều
lần, hoặc phán quyết của Toà án chưa đủ sức thuyết phục, chất lượng xét xử chưa
cao.
Từ thực tế trên, có thể nêu một số vướng mắc trong việc áp dụng các quy định
của Luật HN&GĐ hiện hành trong việc giải quyết hậu quả pháp lý của ly hôn.
3.1.1.Về quan hệ nhân thân giữa vợ chồng khi ly hôn.
Kể từ khi phán quyết ly hôn của Tòa án có hiệu lực, quan hệ vợ chồng
chấm dứt, vợ chồng đã ly hôn có quyền kết hôn với người khác. Trường hợp, vợ
chồng đã ly hôn nhưng vì lý do nào đó họ trở về sống chung với nhau thì phải tiến
hành đăng kí kết hôn theo quy định của pháp luật. Thực tế có không ít trường hợp
vợ chồng đã ly hôn sau đó trở về chung sống với nhau nhưng không đăng kí kết
hôn, khi có tranh chấp xảy ra thì việc bảo vệ quyền lợi của họ gặp rất nhiều khó
khăn.
Ví dụ trên cho thấy, việc pháp luật quy định vợ chồng đã ly hôn sau đó lại
về chung sống với nhau phải đăng kí kết hôn là hoàn toàn phù hợp với thực tế hiện
nay, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, lợi ích của gia đình và xã
hội.
3.1.2.Về chia tài sản chung của vợ chồng sau khi ly hôn.
Mặc dù Luật HN&GĐ hiện hành, đã quy định chi tiết, cụ thể hơn Luật
HN&GĐ 2000 về việc xác định đâu là tài sản riêng, đâu là tài sản chung vợ chồng,
quyền và lợi ích chính đáng của các bên về vấn đề tài sản đã được đảm bảo.
Nhưng trên thực tế, việc áp dụng các quy định này vào giải quyết các vụ án cụ thể
còn nhiều khó khăn.
Đối với chia tài sản chung vợ chồng khi ly hôn: Theo quy định của pháp luật, thì
về nguyên tắc khi ly hôn, tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, khi chia phải
xem xét công sức đóng góp của các bên vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối
tài sản chung, bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em. Tuy nhiên, trên thực tế
không phải Toà án nào cũng vận dụng đúng đắn, linh hoạt các nguyên tắc này khi
chia tài sản của vợ chồng làm ảnh hưởng tới quyền lợi của họ.
Ví dụ: Anh Nguyễn Minh Tuấn và chị Nguyễn Minh Yến tự nguyện kết hôn năm
Hậu quả pháp lý của ly hôn theo luật hôn nhân và gia đình việt nam năm 2014.docx
Hậu quả pháp lý của ly hôn theo luật hôn nhân và gia đình việt nam năm 2014.docx
Hậu quả pháp lý của ly hôn theo luật hôn nhân và gia đình việt nam năm 2014.docx
Hậu quả pháp lý của ly hôn theo luật hôn nhân và gia đình việt nam năm 2014.docx
Hậu quả pháp lý của ly hôn theo luật hôn nhân và gia đình việt nam năm 2014.docx
Hậu quả pháp lý của ly hôn theo luật hôn nhân và gia đình việt nam năm 2014.docx
Hậu quả pháp lý của ly hôn theo luật hôn nhân và gia đình việt nam năm 2014.docx

More Related Content

Similar to Hậu quả pháp lý của ly hôn theo luật hôn nhân và gia đình việt nam năm 2014.docx

Luận văn: Đăng ký Kết hôn có yếu tố nước ngoài, HOT!
Luận văn: Đăng ký Kết hôn có yếu tố nước ngoài, HOT!Luận văn: Đăng ký Kết hôn có yếu tố nước ngoài, HOT!
Luận văn: Đăng ký Kết hôn có yếu tố nước ngoài, HOT!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Giải pháp cải cách thủ tục hành chính tại ủy ban nhân dân huyện Kim Động.docx
Giải pháp cải cách thủ tục hành chính tại ủy ban nhân dân huyện Kim Động.docxGiải pháp cải cách thủ tục hành chính tại ủy ban nhân dân huyện Kim Động.docx
Giải pháp cải cách thủ tục hành chính tại ủy ban nhân dân huyện Kim Động.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥳🥳 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
Chuyên Đề Thực Tập Pháp Luật Về Thủ Tục Đăng Ký Kết Hôn tại Phường 5.docx
Chuyên Đề Thực Tập Pháp Luật  Về Thủ Tục Đăng Ký Kết Hôn tại Phường 5.docxChuyên Đề Thực Tập Pháp Luật  Về Thủ Tục Đăng Ký Kết Hôn tại Phường 5.docx
Chuyên Đề Thực Tập Pháp Luật Về Thủ Tục Đăng Ký Kết Hôn tại Phường 5.docx
Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi chính đáng của vợ và các con khi vợ chồng ly hôn ...
Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi chính đáng của vợ và các con khi vợ chồng ly hôn ...Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi chính đáng của vợ và các con khi vợ chồng ly hôn ...
Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi chính đáng của vợ và các con khi vợ chồng ly hôn ...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Các Yếu Tố Tác Động Đến Tình Trạng Thừa Cân, Béo Phì Củahọc Sinh.doc
Các Yếu Tố Tác Động Đến Tình Trạng Thừa Cân, Béo Phì Củahọc Sinh.docCác Yếu Tố Tác Động Đến Tình Trạng Thừa Cân, Béo Phì Củahọc Sinh.doc
Các Yếu Tố Tác Động Đến Tình Trạng Thừa Cân, Béo Phì Củahọc Sinh.doc
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói Liên hệ Zalo/Tele: 0917.193.864
 
Quản Lý Ngân Sách Nhà Nước Cấp Xã Tại Huyện Thanh Bình, Tỉnh Đồng Tháp
Quản Lý Ngân Sách Nhà Nước Cấp Xã Tại Huyện Thanh Bình, Tỉnh Đồng ThápQuản Lý Ngân Sách Nhà Nước Cấp Xã Tại Huyện Thanh Bình, Tỉnh Đồng Tháp
Quản Lý Ngân Sách Nhà Nước Cấp Xã Tại Huyện Thanh Bình, Tỉnh Đồng Tháp
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Báo Cáo Tốt Nghiệp Khoa Luật Tại Tòa Án Nhân Dân Thành Phố Biên Hòa
Báo Cáo Tốt Nghiệp Khoa Luật Tại Tòa Án Nhân Dân Thành Phố Biên HòaBáo Cáo Tốt Nghiệp Khoa Luật Tại Tòa Án Nhân Dân Thành Phố Biên Hòa
Báo Cáo Tốt Nghiệp Khoa Luật Tại Tòa Án Nhân Dân Thành Phố Biên Hòa
Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.doc
Phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.docPhát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.doc
Phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.doc
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số, 9 ĐIỂM
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số, 9 ĐIỂMLuận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số, 9 ĐIỂM
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Bài mẫu Khóa luận quản lý nhà nước về thủy sản, HAY
Bài mẫu Khóa luận quản lý nhà nước về thủy sản, HAYBài mẫu Khóa luận quản lý nhà nước về thủy sản, HAY
Bài mẫu Khóa luận quản lý nhà nước về thủy sản, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Khóa Luận Giải Quyết Huỷ Việc Kết Hôn Trái Pháp Luật.doc
Khóa Luận Giải Quyết Huỷ Việc Kết Hôn Trái Pháp Luật.docKhóa Luận Giải Quyết Huỷ Việc Kết Hôn Trái Pháp Luật.doc
Khóa Luận Giải Quyết Huỷ Việc Kết Hôn Trái Pháp Luật.doc
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Luận Văn Pháp Luật Về Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân, 9 điểm.docx
Luận Văn Pháp Luật Về Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân, 9 điểm.docxLuận Văn Pháp Luật Về Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân, 9 điểm.docx
Luận Văn Pháp Luật Về Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân, 9 điểm.docx
luanvantrust.com DV viết bài trọn gói: 0917193864
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di ChúcKhoá Luận Tốt Nghiệp Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc
Nhận Viết Thuê Đề Tài Vietkhoaluan.com / Zalo : 0917.193.864
 
Luận Văn Ngành Quản Lý Đất Đai Thực Trạng Chuyển Đổi Mục Đích Sử Dụng Đất Nôn...
Luận Văn Ngành Quản Lý Đất Đai Thực Trạng Chuyển Đổi Mục Đích Sử Dụng Đất Nôn...Luận Văn Ngành Quản Lý Đất Đai Thực Trạng Chuyển Đổi Mục Đích Sử Dụng Đất Nôn...
Luận Văn Ngành Quản Lý Đất Đai Thực Trạng Chuyển Đổi Mục Đích Sử Dụng Đất Nôn...
luanvantrust.com DV viết bài trọn gói: 0917193864
 
Luận Văn Thạc Sĩ Phân Cấp Nguồn Thu Và Nhiệm Vụ Chi Cho Ngân Sách Cấp Xã.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Phân Cấp Nguồn Thu Và Nhiệm Vụ Chi Cho Ngân Sách Cấp Xã.docLuận Văn Thạc Sĩ Phân Cấp Nguồn Thu Và Nhiệm Vụ Chi Cho Ngân Sách Cấp Xã.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Phân Cấp Nguồn Thu Và Nhiệm Vụ Chi Cho Ngân Sách Cấp Xã.doc
Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn quận 4, thành phố hồ chí...
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn quận 4, thành phố hồ chí...Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn quận 4, thành phố hồ chí...
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn quận 4, thành phố hồ chí...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 👍👍 Liên hệ Zalo/Tele: 0917.193.864
 
Thực trạng công tác quản lý văn bản hành chính của UBND xã Ia Krêl, huyện Đức...
Thực trạng công tác quản lý văn bản hành chính của UBND xã Ia Krêl, huyện Đức...Thực trạng công tác quản lý văn bản hành chính của UBND xã Ia Krêl, huyện Đức...
Thực trạng công tác quản lý văn bản hành chính của UBND xã Ia Krêl, huyện Đức...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥰🥰 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trên địa bàn xã Hà Thái, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trên địa bàn xã Hà Thái, HAYĐề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trên địa bàn xã Hà Thái, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trên địa bàn xã Hà Thái, HAY
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Báo cáo tốt nghiệp Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn – Thực tiễn thi...
Báo cáo tốt nghiệp Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn – Thực tiễn thi...Báo cáo tốt nghiệp Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn – Thực tiễn thi...
Báo cáo tốt nghiệp Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn – Thực tiễn thi...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Báo cáo thực tập tại toà án nhân dân huyện thoại sơn
 Báo cáo thực tập tại toà án nhân dân huyện thoại sơn  Báo cáo thực tập tại toà án nhân dân huyện thoại sơn
Báo cáo thực tập tại toà án nhân dân huyện thoại sơn
Luanvantot.com 0934.573.149
 

Similar to Hậu quả pháp lý của ly hôn theo luật hôn nhân và gia đình việt nam năm 2014.docx (20)

Luận văn: Đăng ký Kết hôn có yếu tố nước ngoài, HOT!
Luận văn: Đăng ký Kết hôn có yếu tố nước ngoài, HOT!Luận văn: Đăng ký Kết hôn có yếu tố nước ngoài, HOT!
Luận văn: Đăng ký Kết hôn có yếu tố nước ngoài, HOT!
 
Giải pháp cải cách thủ tục hành chính tại ủy ban nhân dân huyện Kim Động.docx
Giải pháp cải cách thủ tục hành chính tại ủy ban nhân dân huyện Kim Động.docxGiải pháp cải cách thủ tục hành chính tại ủy ban nhân dân huyện Kim Động.docx
Giải pháp cải cách thủ tục hành chính tại ủy ban nhân dân huyện Kim Động.docx
 
Chuyên Đề Thực Tập Pháp Luật Về Thủ Tục Đăng Ký Kết Hôn tại Phường 5.docx
Chuyên Đề Thực Tập Pháp Luật  Về Thủ Tục Đăng Ký Kết Hôn tại Phường 5.docxChuyên Đề Thực Tập Pháp Luật  Về Thủ Tục Đăng Ký Kết Hôn tại Phường 5.docx
Chuyên Đề Thực Tập Pháp Luật Về Thủ Tục Đăng Ký Kết Hôn tại Phường 5.docx
 
Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi chính đáng của vợ và các con khi vợ chồng ly hôn ...
Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi chính đáng của vợ và các con khi vợ chồng ly hôn ...Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi chính đáng của vợ và các con khi vợ chồng ly hôn ...
Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi chính đáng của vợ và các con khi vợ chồng ly hôn ...
 
Các Yếu Tố Tác Động Đến Tình Trạng Thừa Cân, Béo Phì Củahọc Sinh.doc
Các Yếu Tố Tác Động Đến Tình Trạng Thừa Cân, Béo Phì Củahọc Sinh.docCác Yếu Tố Tác Động Đến Tình Trạng Thừa Cân, Béo Phì Củahọc Sinh.doc
Các Yếu Tố Tác Động Đến Tình Trạng Thừa Cân, Béo Phì Củahọc Sinh.doc
 
Quản Lý Ngân Sách Nhà Nước Cấp Xã Tại Huyện Thanh Bình, Tỉnh Đồng Tháp
Quản Lý Ngân Sách Nhà Nước Cấp Xã Tại Huyện Thanh Bình, Tỉnh Đồng ThápQuản Lý Ngân Sách Nhà Nước Cấp Xã Tại Huyện Thanh Bình, Tỉnh Đồng Tháp
Quản Lý Ngân Sách Nhà Nước Cấp Xã Tại Huyện Thanh Bình, Tỉnh Đồng Tháp
 
Báo Cáo Tốt Nghiệp Khoa Luật Tại Tòa Án Nhân Dân Thành Phố Biên Hòa
Báo Cáo Tốt Nghiệp Khoa Luật Tại Tòa Án Nhân Dân Thành Phố Biên HòaBáo Cáo Tốt Nghiệp Khoa Luật Tại Tòa Án Nhân Dân Thành Phố Biên Hòa
Báo Cáo Tốt Nghiệp Khoa Luật Tại Tòa Án Nhân Dân Thành Phố Biên Hòa
 
Phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.doc
Phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.docPhát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.doc
Phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.doc
 
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số, 9 ĐIỂM
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số, 9 ĐIỂMLuận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số, 9 ĐIỂM
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số, 9 ĐIỂM
 
Bài mẫu Khóa luận quản lý nhà nước về thủy sản, HAY
Bài mẫu Khóa luận quản lý nhà nước về thủy sản, HAYBài mẫu Khóa luận quản lý nhà nước về thủy sản, HAY
Bài mẫu Khóa luận quản lý nhà nước về thủy sản, HAY
 
Khóa Luận Giải Quyết Huỷ Việc Kết Hôn Trái Pháp Luật.doc
Khóa Luận Giải Quyết Huỷ Việc Kết Hôn Trái Pháp Luật.docKhóa Luận Giải Quyết Huỷ Việc Kết Hôn Trái Pháp Luật.doc
Khóa Luận Giải Quyết Huỷ Việc Kết Hôn Trái Pháp Luật.doc
 
Luận Văn Pháp Luật Về Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân, 9 điểm.docx
Luận Văn Pháp Luật Về Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân, 9 điểm.docxLuận Văn Pháp Luật Về Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân, 9 điểm.docx
Luận Văn Pháp Luật Về Quản Lý Thuế Thu Nhập Cá Nhân, 9 điểm.docx
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di ChúcKhoá Luận Tốt Nghiệp Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc
Khoá Luận Tốt Nghiệp Giải Quyết Tranh Chấp Thừa Kế Theo Di Chúc
 
Luận Văn Ngành Quản Lý Đất Đai Thực Trạng Chuyển Đổi Mục Đích Sử Dụng Đất Nôn...
Luận Văn Ngành Quản Lý Đất Đai Thực Trạng Chuyển Đổi Mục Đích Sử Dụng Đất Nôn...Luận Văn Ngành Quản Lý Đất Đai Thực Trạng Chuyển Đổi Mục Đích Sử Dụng Đất Nôn...
Luận Văn Ngành Quản Lý Đất Đai Thực Trạng Chuyển Đổi Mục Đích Sử Dụng Đất Nôn...
 
Luận Văn Thạc Sĩ Phân Cấp Nguồn Thu Và Nhiệm Vụ Chi Cho Ngân Sách Cấp Xã.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Phân Cấp Nguồn Thu Và Nhiệm Vụ Chi Cho Ngân Sách Cấp Xã.docLuận Văn Thạc Sĩ Phân Cấp Nguồn Thu Và Nhiệm Vụ Chi Cho Ngân Sách Cấp Xã.doc
Luận Văn Thạc Sĩ Phân Cấp Nguồn Thu Và Nhiệm Vụ Chi Cho Ngân Sách Cấp Xã.doc
 
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn quận 4, thành phố hồ chí...
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn quận 4, thành phố hồ chí...Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn quận 4, thành phố hồ chí...
Quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững trên địa bàn quận 4, thành phố hồ chí...
 
Thực trạng công tác quản lý văn bản hành chính của UBND xã Ia Krêl, huyện Đức...
Thực trạng công tác quản lý văn bản hành chính của UBND xã Ia Krêl, huyện Đức...Thực trạng công tác quản lý văn bản hành chính của UBND xã Ia Krêl, huyện Đức...
Thực trạng công tác quản lý văn bản hành chính của UBND xã Ia Krêl, huyện Đức...
 
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trên địa bàn xã Hà Thái, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trên địa bàn xã Hà Thái, HAYĐề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trên địa bàn xã Hà Thái, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa trên địa bàn xã Hà Thái, HAY
 
Báo cáo tốt nghiệp Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn – Thực tiễn thi...
Báo cáo tốt nghiệp Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn – Thực tiễn thi...Báo cáo tốt nghiệp Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn – Thực tiễn thi...
Báo cáo tốt nghiệp Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn – Thực tiễn thi...
 
Báo cáo thực tập tại toà án nhân dân huyện thoại sơn
 Báo cáo thực tập tại toà án nhân dân huyện thoại sơn  Báo cáo thực tập tại toà án nhân dân huyện thoại sơn
Báo cáo thực tập tại toà án nhân dân huyện thoại sơn
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 😊 Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149

Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty kinh doanh thời trang Huỳnh An.docx
Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty kinh doanh thời trang Huỳnh An.docxPhân tích hoạt động kinh doanh của công ty kinh doanh thời trang Huỳnh An.docx
Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty kinh doanh thời trang Huỳnh An.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 😊 Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149
 
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động huy động vốn tại ngân hàng BIDV.docx
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động huy động vốn tại ngân hàng BIDV.docxMột số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động huy động vốn tại ngân hàng BIDV.docx
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động huy động vốn tại ngân hàng BIDV.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 😊 Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149
 
Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Sài Gòn.doc
Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Sài Gòn.docGiải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Sài Gòn.doc
Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Sài Gòn.doc
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 😊 Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149
 
Công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cung cấ...
Công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cung cấ...Công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cung cấ...
Công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cung cấ...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 😊 Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149
 
Chuyên đề Pháp luật huỷ bỏ hợp đồng và đơn phương chấm dứt hợp đồng theo blds...
Chuyên đề Pháp luật huỷ bỏ hợp đồng và đơn phương chấm dứt hợp đồng theo blds...Chuyên đề Pháp luật huỷ bỏ hợp đồng và đơn phương chấm dứt hợp đồng theo blds...
Chuyên đề Pháp luật huỷ bỏ hợp đồng và đơn phương chấm dứt hợp đồng theo blds...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 😊 Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149
 
Phân tích hoạt động xuất khẩu hàng container tại công ty vận chuyển quốc tế s...
Phân tích hoạt động xuất khẩu hàng container tại công ty vận chuyển quốc tế s...Phân tích hoạt động xuất khẩu hàng container tại công ty vận chuyển quốc tế s...
Phân tích hoạt động xuất khẩu hàng container tại công ty vận chuyển quốc tế s...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 😊 Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149
 
Hoàn thiện quy trình xuất khẩu các sản phẩm cơ khí chế tạo của công ty lama i...
Hoàn thiện quy trình xuất khẩu các sản phẩm cơ khí chế tạo của công ty lama i...Hoàn thiện quy trình xuất khẩu các sản phẩm cơ khí chế tạo của công ty lama i...
Hoàn thiện quy trình xuất khẩu các sản phẩm cơ khí chế tạo của công ty lama i...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 😊 Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149
 
Hoàn thiện cơ chế pháp lý về Giải quyết tranh chấp đất đai.docx
Hoàn thiện cơ chế pháp lý về Giải quyết tranh chấp đất đai.docxHoàn thiện cơ chế pháp lý về Giải quyết tranh chấp đất đai.docx
Hoàn thiện cơ chế pháp lý về Giải quyết tranh chấp đất đai.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 😊 Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149
 
Hoàn thiện chính sách đạo tạo nguồn nhân lực buồng phòng tại khách sạn lavand...
Hoàn thiện chính sách đạo tạo nguồn nhân lực buồng phòng tại khách sạn lavand...Hoàn thiện chính sách đạo tạo nguồn nhân lực buồng phòng tại khách sạn lavand...
Hoàn thiện chính sách đạo tạo nguồn nhân lực buồng phòng tại khách sạn lavand...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 😊 Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149
 
Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty Việt Thắ...
Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty Việt Thắ...Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty Việt Thắ...
Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty Việt Thắ...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 😊 Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149
 
Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại c...
Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại c...Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại c...
Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại c...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 😊 Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149
 
Hoàn thiện hoạt động kinh doanh nhập khẩu thiết bị y tế ở Công ty thiết bị y ...
Hoàn thiện hoạt động kinh doanh nhập khẩu thiết bị y tế ở Công ty thiết bị y ...Hoàn thiện hoạt động kinh doanh nhập khẩu thiết bị y tế ở Công ty thiết bị y ...
Hoàn thiện hoạt động kinh doanh nhập khẩu thiết bị y tế ở Công ty thiết bị y ...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 😊 Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149
 
Hoàn thiện công tác tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công Ty sản ...
Hoàn thiện công tác tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công Ty sản ...Hoàn thiện công tác tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công Ty sản ...
Hoàn thiện công tác tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công Ty sản ...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 😊 Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149
 
Hoàn thiện công tác quản trị bán hàng tại công ty cổ phần Thực phẩm Công nghệ...
Hoàn thiện công tác quản trị bán hàng tại công ty cổ phần Thực phẩm Công nghệ...Hoàn thiện công tác quản trị bán hàng tại công ty cổ phần Thực phẩm Công nghệ...
Hoàn thiện công tác quản trị bán hàng tại công ty cổ phần Thực phẩm Công nghệ...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 😊 Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149
 
Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc của phòng lao động - thương ...
Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc của phòng lao động - thương ...Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc của phòng lao động - thương ...
Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc của phòng lao động - thương ...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 😊 Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149
 
Hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng của VNPT Long An.doc
Hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng của VNPT Long An.docHoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng của VNPT Long An.doc
Hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng của VNPT Long An.doc
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 😊 Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149
 
Hoàn thiện và phát triển hệ thống mạng lưới phân phối sản phẩm phomai con bò ...
Hoàn thiện và phát triển hệ thống mạng lưới phân phối sản phẩm phomai con bò ...Hoàn thiện và phát triển hệ thống mạng lưới phân phối sản phẩm phomai con bò ...
Hoàn thiện và phát triển hệ thống mạng lưới phân phối sản phẩm phomai con bò ...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 😊 Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149
 
Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất của công ty công nghiệp hỗ trợ Minh...
Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất của công ty công nghiệp hỗ trợ Minh...Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất của công ty công nghiệp hỗ trợ Minh...
Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất của công ty công nghiệp hỗ trợ Minh...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 😊 Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149
 
Báo Cáo Thực Tập Ngành Kế Toán Quản Trị Trường Cao Đẳng Công Nghệ Quốc Tế.docx
Báo Cáo Thực Tập Ngành Kế Toán Quản Trị Trường Cao Đẳng Công Nghệ Quốc Tế.docxBáo Cáo Thực Tập Ngành Kế Toán Quản Trị Trường Cao Đẳng Công Nghệ Quốc Tế.docx
Báo Cáo Thực Tập Ngành Kế Toán Quản Trị Trường Cao Đẳng Công Nghệ Quốc Tế.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 😊 Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149
 
Hoàn thiện quy trình tuyển dụng nhân lực tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển c...
Hoàn thiện quy trình tuyển dụng nhân lực tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển c...Hoàn thiện quy trình tuyển dụng nhân lực tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển c...
Hoàn thiện quy trình tuyển dụng nhân lực tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển c...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 😊 Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 😊 Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 (20)

Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty kinh doanh thời trang Huỳnh An.docx
Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty kinh doanh thời trang Huỳnh An.docxPhân tích hoạt động kinh doanh của công ty kinh doanh thời trang Huỳnh An.docx
Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty kinh doanh thời trang Huỳnh An.docx
 
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động huy động vốn tại ngân hàng BIDV.docx
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động huy động vốn tại ngân hàng BIDV.docxMột số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động huy động vốn tại ngân hàng BIDV.docx
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động huy động vốn tại ngân hàng BIDV.docx
 
Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Sài Gòn.doc
Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Sài Gòn.docGiải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Sài Gòn.doc
Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại Sài Gòn.doc
 
Công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cung cấ...
Công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cung cấ...Công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cung cấ...
Công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cung cấ...
 
Chuyên đề Pháp luật huỷ bỏ hợp đồng và đơn phương chấm dứt hợp đồng theo blds...
Chuyên đề Pháp luật huỷ bỏ hợp đồng và đơn phương chấm dứt hợp đồng theo blds...Chuyên đề Pháp luật huỷ bỏ hợp đồng và đơn phương chấm dứt hợp đồng theo blds...
Chuyên đề Pháp luật huỷ bỏ hợp đồng và đơn phương chấm dứt hợp đồng theo blds...
 
Phân tích hoạt động xuất khẩu hàng container tại công ty vận chuyển quốc tế s...
Phân tích hoạt động xuất khẩu hàng container tại công ty vận chuyển quốc tế s...Phân tích hoạt động xuất khẩu hàng container tại công ty vận chuyển quốc tế s...
Phân tích hoạt động xuất khẩu hàng container tại công ty vận chuyển quốc tế s...
 
Hoàn thiện quy trình xuất khẩu các sản phẩm cơ khí chế tạo của công ty lama i...
Hoàn thiện quy trình xuất khẩu các sản phẩm cơ khí chế tạo của công ty lama i...Hoàn thiện quy trình xuất khẩu các sản phẩm cơ khí chế tạo của công ty lama i...
Hoàn thiện quy trình xuất khẩu các sản phẩm cơ khí chế tạo của công ty lama i...
 
Hoàn thiện cơ chế pháp lý về Giải quyết tranh chấp đất đai.docx
Hoàn thiện cơ chế pháp lý về Giải quyết tranh chấp đất đai.docxHoàn thiện cơ chế pháp lý về Giải quyết tranh chấp đất đai.docx
Hoàn thiện cơ chế pháp lý về Giải quyết tranh chấp đất đai.docx
 
Hoàn thiện chính sách đạo tạo nguồn nhân lực buồng phòng tại khách sạn lavand...
Hoàn thiện chính sách đạo tạo nguồn nhân lực buồng phòng tại khách sạn lavand...Hoàn thiện chính sách đạo tạo nguồn nhân lực buồng phòng tại khách sạn lavand...
Hoàn thiện chính sách đạo tạo nguồn nhân lực buồng phòng tại khách sạn lavand...
 
Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty Việt Thắ...
Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty Việt Thắ...Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty Việt Thắ...
Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty Việt Thắ...
 
Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại c...
Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại c...Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại c...
Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại c...
 
Hoàn thiện hoạt động kinh doanh nhập khẩu thiết bị y tế ở Công ty thiết bị y ...
Hoàn thiện hoạt động kinh doanh nhập khẩu thiết bị y tế ở Công ty thiết bị y ...Hoàn thiện hoạt động kinh doanh nhập khẩu thiết bị y tế ở Công ty thiết bị y ...
Hoàn thiện hoạt động kinh doanh nhập khẩu thiết bị y tế ở Công ty thiết bị y ...
 
Hoàn thiện công tác tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công Ty sản ...
Hoàn thiện công tác tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công Ty sản ...Hoàn thiện công tác tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công Ty sản ...
Hoàn thiện công tác tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công Ty sản ...
 
Hoàn thiện công tác quản trị bán hàng tại công ty cổ phần Thực phẩm Công nghệ...
Hoàn thiện công tác quản trị bán hàng tại công ty cổ phần Thực phẩm Công nghệ...Hoàn thiện công tác quản trị bán hàng tại công ty cổ phần Thực phẩm Công nghệ...
Hoàn thiện công tác quản trị bán hàng tại công ty cổ phần Thực phẩm Công nghệ...
 
Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc của phòng lao động - thương ...
Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc của phòng lao động - thương ...Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc của phòng lao động - thương ...
Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc của phòng lao động - thương ...
 
Hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng của VNPT Long An.doc
Hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng của VNPT Long An.docHoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng của VNPT Long An.doc
Hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng của VNPT Long An.doc
 
Hoàn thiện và phát triển hệ thống mạng lưới phân phối sản phẩm phomai con bò ...
Hoàn thiện và phát triển hệ thống mạng lưới phân phối sản phẩm phomai con bò ...Hoàn thiện và phát triển hệ thống mạng lưới phân phối sản phẩm phomai con bò ...
Hoàn thiện và phát triển hệ thống mạng lưới phân phối sản phẩm phomai con bò ...
 
Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất của công ty công nghiệp hỗ trợ Minh...
Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất của công ty công nghiệp hỗ trợ Minh...Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất của công ty công nghiệp hỗ trợ Minh...
Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất của công ty công nghiệp hỗ trợ Minh...
 
Báo Cáo Thực Tập Ngành Kế Toán Quản Trị Trường Cao Đẳng Công Nghệ Quốc Tế.docx
Báo Cáo Thực Tập Ngành Kế Toán Quản Trị Trường Cao Đẳng Công Nghệ Quốc Tế.docxBáo Cáo Thực Tập Ngành Kế Toán Quản Trị Trường Cao Đẳng Công Nghệ Quốc Tế.docx
Báo Cáo Thực Tập Ngành Kế Toán Quản Trị Trường Cao Đẳng Công Nghệ Quốc Tế.docx
 
Hoàn thiện quy trình tuyển dụng nhân lực tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển c...
Hoàn thiện quy trình tuyển dụng nhân lực tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển c...Hoàn thiện quy trình tuyển dụng nhân lực tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển c...
Hoàn thiện quy trình tuyển dụng nhân lực tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển c...
 

Recently uploaded

Các bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdf
Các bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdfCác bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdf
Các bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdf
linhlevietdav
 
CHỮ “TRÍ” THEO TƯ TƯỞNG NHO GIÁO VÀ Ý NGHĨA TRONG ĐỔI MỚI GIAÓ DỤC Ở VIỆT NAM...
CHỮ “TRÍ” THEO TƯ TƯỞNG NHO GIÁO VÀ Ý NGHĨA TRONG ĐỔI MỚI GIAÓ DỤC Ở VIỆT NAM...CHỮ “TRÍ” THEO TƯ TƯỞNG NHO GIÁO VÀ Ý NGHĨA TRONG ĐỔI MỚI GIAÓ DỤC Ở VIỆT NAM...
CHỮ “TRÍ” THEO TƯ TƯỞNG NHO GIÁO VÀ Ý NGHĨA TRONG ĐỔI MỚI GIAÓ DỤC Ở VIỆT NAM...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
AnhPhm265031
 
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ htiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
huynhanhthu082007
 
TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...
TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...
TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHIẾN LƯỢC DẠY TIẾNG ANH THEO CHƯƠNG TRÌNH GD 2018 CHO HỌC SINH TRUNG BÌNH YẾ...
CHIẾN LƯỢC DẠY TIẾNG ANH THEO CHƯƠNG TRÌNH GD 2018 CHO HỌC SINH TRUNG BÌNH YẾ...CHIẾN LƯỢC DẠY TIẾNG ANH THEO CHƯƠNG TRÌNH GD 2018 CHO HỌC SINH TRUNG BÌNH YẾ...
CHIẾN LƯỢC DẠY TIẾNG ANH THEO CHƯƠNG TRÌNH GD 2018 CHO HỌC SINH TRUNG BÌNH YẾ...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Tai-lieu-Boi-Duong-HSG-môn-Ngữ-Văn-THPT-Tập-1.docx
Tai-lieu-Boi-Duong-HSG-môn-Ngữ-Văn-THPT-Tập-1.docxTai-lieu-Boi-Duong-HSG-môn-Ngữ-Văn-THPT-Tập-1.docx
Tai-lieu-Boi-Duong-HSG-môn-Ngữ-Văn-THPT-Tập-1.docx
NhNguynTQunh
 
Hành vi tình dục không an toàn và các yếu tố liên quan trong nhóm nam quan hệ...
Hành vi tình dục không an toàn và các yếu tố liên quan trong nhóm nam quan hệ...Hành vi tình dục không an toàn và các yếu tố liên quan trong nhóm nam quan hệ...
Hành vi tình dục không an toàn và các yếu tố liên quan trong nhóm nam quan hệ...
Man_Ebook
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT - Luận Văn Uy Tín.docx
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT - Luận Văn Uy Tín.docxLUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT - Luận Văn Uy Tín.docx
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT - Luận Văn Uy Tín.docx
Luận Văn Uy Tín
 
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
my21xn0084
 
thuvienhoclieu.com-De-thi-thu-TN-THPT-2024-Tieng-Anh-phat-trien-tu-de-minh-ho...
thuvienhoclieu.com-De-thi-thu-TN-THPT-2024-Tieng-Anh-phat-trien-tu-de-minh-ho...thuvienhoclieu.com-De-thi-thu-TN-THPT-2024-Tieng-Anh-phat-trien-tu-de-minh-ho...
thuvienhoclieu.com-De-thi-thu-TN-THPT-2024-Tieng-Anh-phat-trien-tu-de-minh-ho...
HngNguyn2390
 
kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...
kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...
kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...
Luận Văn Uy Tín
 
TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ.pdf
TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ.pdfTRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ.pdf
TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ.pdf
Man_Ebook
 
Bài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docx
Bài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docxBài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docx
Bài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docx
gorse871
 
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Bồi Dưỡng HSG Toán Lớp 3
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdfTừ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Man_Ebook
 
Từ khoá Địa Lí giup ban dat 9 diem .docx
Từ khoá Địa Lí giup ban dat 9 diem .docxTừ khoá Địa Lí giup ban dat 9 diem .docx
Từ khoá Địa Lí giup ban dat 9 diem .docx
Nguyntrnhnganh
 
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdfDANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
thanhluan21
 

Recently uploaded (20)

Các bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdf
Các bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdfCác bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdf
Các bình diện Ngôn ngữ học đối chiếu.pdf
 
CHỮ “TRÍ” THEO TƯ TƯỞNG NHO GIÁO VÀ Ý NGHĨA TRONG ĐỔI MỚI GIAÓ DỤC Ở VIỆT NAM...
CHỮ “TRÍ” THEO TƯ TƯỞNG NHO GIÁO VÀ Ý NGHĨA TRONG ĐỔI MỚI GIAÓ DỤC Ở VIỆT NAM...CHỮ “TRÍ” THEO TƯ TƯỞNG NHO GIÁO VÀ Ý NGHĨA TRONG ĐỔI MỚI GIAÓ DỤC Ở VIỆT NAM...
CHỮ “TRÍ” THEO TƯ TƯỞNG NHO GIÁO VÀ Ý NGHĨA TRONG ĐỔI MỚI GIAÓ DỤC Ở VIỆT NAM...
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
 
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ htiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
 
TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...
TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...
TỔNG HỢP 135 CÂU HỎI DI TRUYỀN PHÂN TỬ LUYỆN THI HỌC SINH GIỎI THPT MÔN SINH ...
 
CHIẾN LƯỢC DẠY TIẾNG ANH THEO CHƯƠNG TRÌNH GD 2018 CHO HỌC SINH TRUNG BÌNH YẾ...
CHIẾN LƯỢC DẠY TIẾNG ANH THEO CHƯƠNG TRÌNH GD 2018 CHO HỌC SINH TRUNG BÌNH YẾ...CHIẾN LƯỢC DẠY TIẾNG ANH THEO CHƯƠNG TRÌNH GD 2018 CHO HỌC SINH TRUNG BÌNH YẾ...
CHIẾN LƯỢC DẠY TIẾNG ANH THEO CHƯƠNG TRÌNH GD 2018 CHO HỌC SINH TRUNG BÌNH YẾ...
 
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
 
Tai-lieu-Boi-Duong-HSG-môn-Ngữ-Văn-THPT-Tập-1.docx
Tai-lieu-Boi-Duong-HSG-môn-Ngữ-Văn-THPT-Tập-1.docxTai-lieu-Boi-Duong-HSG-môn-Ngữ-Văn-THPT-Tập-1.docx
Tai-lieu-Boi-Duong-HSG-môn-Ngữ-Văn-THPT-Tập-1.docx
 
Hành vi tình dục không an toàn và các yếu tố liên quan trong nhóm nam quan hệ...
Hành vi tình dục không an toàn và các yếu tố liên quan trong nhóm nam quan hệ...Hành vi tình dục không an toàn và các yếu tố liên quan trong nhóm nam quan hệ...
Hành vi tình dục không an toàn và các yếu tố liên quan trong nhóm nam quan hệ...
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT - Luận Văn Uy Tín.docx
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT - Luận Văn Uy Tín.docxLUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT - Luận Văn Uy Tín.docx
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT - Luận Văn Uy Tín.docx
 
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
 
thuvienhoclieu.com-De-thi-thu-TN-THPT-2024-Tieng-Anh-phat-trien-tu-de-minh-ho...
thuvienhoclieu.com-De-thi-thu-TN-THPT-2024-Tieng-Anh-phat-trien-tu-de-minh-ho...thuvienhoclieu.com-De-thi-thu-TN-THPT-2024-Tieng-Anh-phat-trien-tu-de-minh-ho...
thuvienhoclieu.com-De-thi-thu-TN-THPT-2024-Tieng-Anh-phat-trien-tu-de-minh-ho...
 
kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...
kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...
kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...
 
TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ.pdf
TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ.pdfTRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ.pdf
TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ.pdf
 
Bài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docx
Bài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docxBài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docx
Bài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docx
 
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
 
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdfTừ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
 
Từ khoá Địa Lí giup ban dat 9 diem .docx
Từ khoá Địa Lí giup ban dat 9 diem .docxTừ khoá Địa Lí giup ban dat 9 diem .docx
Từ khoá Địa Lí giup ban dat 9 diem .docx
 
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdfDANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
 

Hậu quả pháp lý của ly hôn theo luật hôn nhân và gia đình việt nam năm 2014.docx

  • 1. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 ĐỀ TÀI HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2014
  • 2. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 MỤC LỤC MỞ ĐẦU......................................................................... Error! Bookmark not defined. 1. Lý do chọn đề tài......................................................... Error! Bookmark not defined. 3. Mục đích nghiên cứu đề tài......................................... Error! Bookmark not defined. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài. ............. Error! Bookmark not defined. 5. Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong đề tài. .......... Error! Bookmark not defined. 6. Kết cấu của báo cáo..................................................... Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT PHƯỜNG 7, QUẬN 8, TP. HCM...................................... 1 1.1.Về địa lý hành chính và dân cư................................................................................... 1 1.2.Tình hình kinh tế xã hội .............................................................................................. 1 1.3.Công tác giáo dục - đào tạo......................................................................................... 2 1.4.Công tác quản lý TTXD - Đô thị ................................................................................ 3 1.5.Cơ cấu các thành viên UBND:.................................................................................... 5 1.6. Cơ cấu các phòng ban UBND Phường 7 ................................................................... 7 CHƯƠNG 2: QUAN HỆ HÔN NHÂN THEO LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH VÀ HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA VIỆC LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014............................................................................................................ 10 2.1. Pháp luật hộ tịch về đăng ký kết hôn ....................................................................... 10 2.1.1. Những quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn............................................. 10 2.1.2. Những hạn chế của pháp luật về điều kiện kết hôn............................................... 12 2.1.3. Về quan hệ hôn nhân............................................................................................. 15 2.2.Chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn. ....................................................................... 16 2.2.1.Các nguyên tắc và căn cứ chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn. ........................... 16 2.2.2.Đối với tài sản chung của vợ chồng....................................................................... 18 2.2.3.1.Xác định tài sản riêng của vợ, chồng.................................................................. 20 2.2.3.2.Chia tài sản riêng của vợ, chồng khi ly hôn........................................................ 21 2.2.4.Nhà ở, quyền sử dụng đất là tài sản riêng của vợ, chồng....................................... 22 2.3.Giải quyết vấn đề cấp dưỡng vợ chồng khi ly hôn. .................................................. 23 2.3.1.Cơ sở của việc quy định về quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ chồng khi ly
  • 3. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 hôn................................................................................................................................... 23 2.3.2.Điều kiện cần và đủ để giải quyết cấp dưỡng giữa vợ chồng khi ly hôn............... 23 + Bên được yêu cầu cấp dưỡng có khả năng kinh tế để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng:25 2.3.3.Các quy định cụ thể về cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly hôn. .......................... 25 2.3.3.1. Mức cấp dưỡng................................................................................................... 25 2.3.3.3.Về phương thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.................................................. 27 CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ MỘT SỐ KIÉN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA LY HÔN................... 31 3.1.Thực tiễn áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về hậu quả pháp lý của ly hôn ......................................................................................................................................... 31 3.1.1.Về quan hệ nhân thân giữa vợ chồng khi ly hôn.................................................... 33 3.1.2.Về chia tài sản chung của vợ chồng sau khi ly hôn. .............................................. 33 3.1.4.Về cấp dưỡng giữa vợ chồng với nhau khi ly hôn................................................. 37 3.1.5.Về quan hệ giữa cha mẹ và con khi ly hôn............................................................ 38 CHƯƠNG 4: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA LY HÔN. ........................................................ 40 4.1. Phương hướng hoàn thiện quy định của Luật hôn nhân và gia đình về điều kiện kết hôn............................................................................. Error! Bookmark not defined. 4.2.Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về hậu quả pháp lý của ly hôn................................................................................... Error! Bookmark not defined. 4.2.1.Vấn đề xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng khi ly hônError! Bookmark not def 4.2.2.Vấn đề cấp dưỡng giữa vợ chồng khi ly hôn......... Error! Bookmark not defined. 4.3.3.Vấn đề thời điểm cấp dưỡng và mức cấp dưỡng giữa cha mẹ và con khi vợ chồng ly hôn.................................................................... Error! Bookmark not defined. 4.3.4.Về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con khi ly hôn.Error! Bookmark not defined. 4.3.5.Giải quyết hậu quả pháp lý của ly hôn cần được xem xét trên cơ sở “lỗi” của vợ, chồng. .............................................................................. Error! Bookmark not defined. 4.3.6.Công tác xét xử và tổng kết công tác xét xử của Tòa án.Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN..................................................................... Error! Bookmark not defined. DANH MỤC VĂN BẢN PHÁP LUẬT VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO ................Error! Bookmark not defined.
  • 4. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
  • 5. Hậu quả pháp lý của việc ly hôn GVHD:Trần Văn Bình SVTH: Nguyễn Tấn Phát 1 Lớp: 164PL2 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT PHƯỜNG 7, QUẬN 8, TP. HCM 1.1.Về địa lý hành chính và dân cư. Phường 7 có diện tích hơn 23ha được bao bọc bởi các tuyến đường chính gồm Phía Đông giáp với phường 3, phía Tây giáp phường 11, phía Nam giáp phường 7 và phía Bắc giáp phường 9. Là nơi đặt trụ sở của Quận ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và các ban ngành đoàn thể Quận 8. Phường được chia thành 7 khu phố, 44 tổ dân phố; dân cư gồm 2395 hộ và 8772 nhân khẩu. Là một Phường thuộc UBND Quận 8. Thành lập chính thức đi vào hoạt động 01-04-1998 Căn cứ luật tổ chức Hội đồng nhân dân và UBND ngày 26/11/1998 Căn cứ nghị định số 02/1998/NĐ - CP ngày 05/01/1998 của Chính phủ và quyết định số 153/ QĐ - UB ngày 09/03/1998 của UBND Quận 8 về việc thành lập Phường 7. Trên địa bàn phường có nhiều các trường Đại học và các cơ quan của Trung Ương và Thành phố đóng trên địa bàn. Phường có 55 tổ dân phố, có 26 chi bộ dân cư. Trong đó có 3 chi bộ là cơ quan Trường). Hệ thống chính trị Phường tới chi bộ dân cư được tổ chức chặt chẽ và hoạt động có hiệu quả, các chi bộ dân cư đều chịu sự lãnh đạo của các chi bộ Đảng. Mỗi chi bộ dân cư có một ban công tác mặt trận tập hợp các chi bộ hội đoàn thể: chi hội phụ nữ, chi hội Cựu chiến binh, chi hội người cao tuổi, chi hội chữ thập đỏ, chi hội khuyến học, và chi đoàn thanh niên. Nhân dân Phường 7 vốn có truyền thống yêu nước từ bao đời nay nhiều tấm gương hy sinh của các liệt sỹ đã làm rạng rỡ truyền thống cách mạng. Với đội ngũ cán bộ công chức hoạt động trong lĩnh vực công chức nhà nước như hiện nay của phường đã góp phần thúc đẩy sự phát triển mọi mặt đời sống của nhân dân Phường 7. 1.2.Tình hình kinh tế xã hội Thực hiện Nghị quyết của Đảng ủy, Hội đồng nhân dân Phường phát huy những kết quả thành tích đã đạt được năm 2014. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Phường đã có nhiều nỗ lực và quyết tâm cao để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ công tác năm 2015.
  • 6. Hậu quả pháp lý của việc ly hôn GVHD:Trần Văn Bình SVTH: Nguyễn Tấn Phát 2 Lớp: 164PL2 Với nỗ lực cố gắng của toàn thể đội ngũ cán bộ và Nhân dân địa phương phường đã đạt được những kết quả như sau: Trong những năm qua chương trình phát triển kinh tế của Phường 7 đã đạt được những thành tựu nổi bật. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm sau luôn cao hơn năm trước, đạt chỉ tiêu quận giao. 1.3.Công tác giáo dục - đào tạo Trường tiểu học Phạm Hồng Thái, Trường THPT Trần Quốc Toản đã hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học 2015 – 2018 với tỷ lệ học sinh lên lớp đạt trên 96% trong đó có 87,4% đạt loại khá giỏi, triển khai đồng bộ nhiệm vụ năm học 2015- 2018: Trường tiểu học Phạm Hồng Thái vẫn giữ danh hiệu trường “tiên tiến, xuất sắc” cấp thành phố. Trường TH Trần Quốc Toản trong năm được công nhận trường chuẩn quốc gia giai đoạn 2014-2018, trường đã tham gia có hiệu quả các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao do quận tổ chức. Công tác y tế, dân số - Gia Đình Và Trẻ Em Chương trình quốc gia về y tế tiếp tục được duy trì; đẩy mạnh công tác vệ sinh phòng dịch mùa hè, vệ sinh an toàn thực phẩm, quản lý hành nghề y dược tư nhân. Tổ chức kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm được 518 lượt cơ sở sản xuất, kinh doanh, phối hợp với hội đông y quận tổ chức khám bệnh và cấp thuốc cho 117 đối tượng chính sách nhân kỷ niệm Thương binh liệt sỹ. Triển khai chiến dịch vi chất dinh dưỡng uống Vitamin A đạt 100%, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng là 9,6%(chỉ tiêu quận giao là 9,7%, giảm 0,1% ) duy trì thường xuyên công tác tiêm chủng 7 loại vacxin cho trẻ dưới 1 tuổi và tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ có thai đạt 100%. UBND Phường triển khai các biện pháp phòng chống dịch cúm gia cầm trên địa bàn phường tổ công tác của Phường đã thu 134,5 kg gà và 1500 quả trứng không rõ nguồn gốc bàn giao công ty môi trường để tiêu hủy theo quy định. Hoạt động văn hóa thông tin Các hoạt động thông tin tuyên truyền được triển khai sâu rộng đảm bảo phục vụ tố các ngày lễ lớn của đất nước. Các nhiệm vụ chính trị của phường chào mừng TP bầu cử Quốc Hội. Các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao được tổ chức sôi nổi, rộng khắp như: Tham gia giải bóng bàn do quận tổ chức đạt giả nhất toàn
  • 7. Hậu quả pháp lý của việc ly hôn GVHD:Trần Văn Bình SVTH: Nguyễn Tấn Phát 3 Lớp: 164PL2 đoàn, hội diễn ca múa nhạc do Quận tổ chức chức đạt giả nhì và giả đơn vị có phong trào quần chúng tốt. Tổ chức tốt câu lạc bộ sinh hoạt thơ ca ngày 15 hàng tháng. Công đoàn phường đã tổ chức cho đoàn viên giao hữu bóng đá, bóng bàn, cầu lông với Hội CCB và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn: Tổ chức hội thi “ Tổ trưởng dân phố giỏi” đạt kết quả tốt. Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tiếp tục được đẩy mạnh tại các khu dân cư, số hộ gia đình đăng ký danh hiệu văn hóa đạt tỷ lệ 93,7% số hộ gia đình đạt gia đình văn hóa là 2898 hộ 3262 đạt 88,8%, có 4354 tổ đạt tổ dân phố văn hóa đạt 80%. Công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực văn hóa thông tin được tăng cường, chấn chỉnh các hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa, qua kiểm tra tổ công tác của phường đã lập biển bản vi phạm hành chính chính 10 trường hợp, cảnh cáo 13 trường hợp, tháo rở 32 băng zôn và quảng cáo sai quy định, xóa quảng cáo giao vặt, các số điện thoại in trên tường dọc các tuyến đường trên địa bàn. Công tác quản lý đất đai. UBND Phường đã triển khai tốt việc hướng dẫn các tổ chức, doanh nghiệp kê khai và thực hiện các nghĩa vụ bảo vệ tài nguyên nước và quản lý nước thải theo quyết định số195/2013/QD-UB ngày 22/11/2013 của UBND Thành phố. Hoàn thành công tác kê khai tài sản công theo quyết định số196/QD-UB ngày 23/11/2013 của UBND Thành phố. UBND Phường đã tổ chức các cuộc họp xét phân loại sơ cấp giấy chứng nhận QSDĐ theo nghị định số 60/CP tính đến ngày 20/5/2018 đã xét duyệt và trình quận được 338 hồ sơ đủ điều kiện, 139 hồ sơ chưa đủ điều, xác nhận 272 hồ sơ đề nghị bán nhà theo nghị định 61/CP. 1.4.Công tác quản lý TTXD - Đô thị Được chỉ đạo quyết liệt, tăng cường công tác tuyên truyền, kiểm tra và sử lý nên dần đã đi vào lề nếp. Tính đến ngày 20/5/2018, toàn Phường có 96 trường hợp vi phạm trật tự xây dựng, trong đó lập biên bản 63 trường hợp vi phạm, dỡ bỏ ngay 6 vụ, trong đó: xây dựng không phép 48 trường hợp, sai phép 3 trường hợp, tổ số trường hợp phải cưỡng chế dỡ bỏ là 12 vụ, cảnh cáo 24 trường hợp, phạt tiền 27 trường hợp với tổng số tiền 25 triệu 600 nghìn đồng.
  • 8. Hậu quả pháp lý của việc ly hôn GVHD:Trần Văn Bình SVTH: Nguyễn Tấn Phát 4 Lớp: 164PL2 Thực hiện chỉ đạo của UBND Quận 8 về tiếp tục thực hiện xây dựng các tuyến đường “An toàn-văn minh đô thị”. UBND Phường đã phối hợp với các ngành chức năng của quận ra quân tiến hành chính giải tỏa các vi phạm về trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn Phường, đã dỡ bỏ 30 lều lán, nhà tạm trên nhiều tuyến phố. Duy trì tốt phong trào tổng vệ sinh môi trường hàng tuần trên địa bàn Phường. Công tác Tư Pháp – Hộ tịch. Ủy ban nhân dân phường đã chỉ đạo Ban Tư Pháp phường giải quyết các hồ sơ,giấy tờ và tiếp dân theo đúng quy định. Kết quả: đăng ký kết hôn 94 đôi, khai tử 39 trường hợp, khai sinh 203 trường hợp hòa giải thành 76 vụ đạt 81,72% hòa giải không thành 14 vụ, đang giải quyết 3 vụ: Công tác An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Công tác an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn Phường được giữa vững và ổn định. Lực lượng Công an phường bảo vệ tuyệt đối an toàn các các mục tiêu quan trong của các Cơ quan và khu dân cư. Công tác đấu tranh và phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội được đẩy mạnh, phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc ” được triển khai rộng khắp: công tác nắm tình hình, quản lý nhân khẩu, hộ khẩu, quản lý học sinh sinh viên được duy trì thường xuyên. Trong năm, trên địa bàn phường xảy ra 114 vụ phạm pháp hình sự, đã điều tra và làm rõ được 84 vụ, tỷ lệ điều tra khám phá đạt 73%, tỷ lệ trọng án đạt 87%. Công an Phường đã được UBND Thành phố và Quận tặng bằng khen hàng năm về thành tích đấu tranh phòng chống tội phạm. Công an Phường đã kiểm tra, xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông 486 trường hợp phạt : số tiền là 48 triệu 795 nghìn đồng, phạt vi phạm vệ sinh môi trường 4200 trường hợp với tổng số tiền phạt là 413 triệu đồng. Công tác Quân sự địa phương. UBND Phường triển khai kế hoạch bảo vệ an ninh chính trị vì trật tự an toàn xã hội trên địa bàn đảm bảo tuyệt đối an toàn các sự kiện chính trị của đất nước và Thành phố. Làm tốt công tác động viên tuyển chọn gọi công dân nhập ngũ đợt I/2015 đảm bảo đủ số lượng và chất lượng, đăng ký nghĩa vụ quân sự cho nam thanh niên 17 tuổi theo quy định. Công tác huấn luyện dân quân tự vệ, dân quân mở rộng được Ban chỉ huy quân sự quận đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ. Tổ chức tốt cuộc
  • 9. Hậu quả pháp lý của việc ly hôn GVHD:Trần Văn Bình SVTH: Nguyễn Tấn Phát 5 Lớp: 164PL2 diễn tập chiến đấy trị an gắn với diễn tập phòng không nhân dân, phòng chống thảm họa, cứu hộ, cứu nạn trên địa bàn Phường. Tổ chức hội nghị quán triệt thực hiện Quyết định số 290/QĐ - TTCP của thủ tướng Chính phủ về giải quyết chế độ chính sách cho các đối tượng kháng chiến chống Mỹ đạt kết quả tốt.Tổ chức tốt lớp học bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho đối tượng 5. Tham gia Hội thao lực lượng vũ trang tháng 4 năm 2015 đạt giải Nhất toàn đoàn. Triển khai tốt kế hoạch phòng chống lụt bão, chuận bị lực lượng, phương tiện sẵn sàng ứng trực khi có bão lụt xảy ra. Như vậy trong những năm qua UBND Phường 7 đã đạt được nhiều thành tựu khả quan trên con đường phát triển, song vẫn còn nhiều tồn tại trong công tác quản lý đòi hỏi toàn thể cán bộ và nhân dân cùng nỗi lực hơn nữa để xây dựng phường ngày càng phát triển hơn. 1.5.Cơ cấu các thành viên UBND: UBND Phường có 5 thành viên được phân công phụ trách các mặt công tác theo quy định tại Nghị định 107/2004/NĐ - CP ngày 1/4/2004 của chính phủ như sau: 1 Chủ tịch, 2 phó chủ tịch, 2 ủy viên. Chủ tịch UBND Phường 7 phụ trách trực tiếp công tác nội chính, qui hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội Phó chủ tịch phụ trách khối kinh tế – tài chính, xây dựng cơ sở hạ tầng khoa học công nghệ, nhà đất tài nguyên môi trường Phó chủ tịch phụ trách khối văn hóa xã hội và các lĩnh vực xã hội khác Ủy viên phụ trách quân sự Ủy viên phụ trách công an Mỗi ủy viên UBND Phường 7 chịu trách nhiệm trước HĐND và UBND cùng cấp về kết quả công việc của phần công tác được chủ tịch phân công; đồng thời chịu trách nhiệm tập thể trước HĐND cấp mình và cơ quan nhà nước cấp trên và hoạt động của UBND. Chủ tịch UBND Phường là đại biểu HĐND Phường. Còn các thành viên khác của UBND không nhất thiết phải là đại biểu HĐND . Nhiệm vụ quyền hạn của Chủ tịch UBND Phường theo luật tổ chức UBND sửa đổi gồm:
  • 10. Hậu quả pháp lý của việc ly hôn GVHD:Trần Văn Bình SVTH: Nguyễn Tấn Phát 6 Lớp: 164PL2 *Lãnh đạo và điều hành chính công việc của UBND Phường, các thành viên của UBND, các chuyên môn thuộc UBND. *Đôn đốc kiểm tra công tác của các bộ phận chuyên môn thuộc UBND Phường trong việc thực hiện hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của HĐND Phường và quyết định của UBND Phường. + Quyết định các vấn đề nhiệm vụ, quyền hạn của UBND Phường + Tổ chức việc tiếp dân, xem xét giải quyết các kiến nghị, khiếu nại tố cáo của nhân dân trên địa bàn Phường theo qui định của pháp luật. + Triệu tập và chủ tọa các phiên họp của UBND. *Trách nhiệm quyền hạn của các phó chủ tịch: + Các phó chủ tịch được UBND phân công trực tiếp phụ trách một số lĩnh vực công tác; chỉ đạo bộ phận chuyên môn và hoạt động của một tổ dân phố được phân công phụ trách. + Các phó chủ tịch thay mặt chủ tịch, giải quyết các công việc thuộc phạm vi được phân công và chịu trách nhiệm cá nhân trước chủ tịc, tập thể UBND và HĐND cùng cấp về những qui định, kiến nghị chủ đạo, điều hành cũng như những kết quả công việc thuộc các lĩnh vực được phân công. + Các phó chủ tịch ký các văn bản thuộc thẩm quyền và thuộc các lĩnh vực công tác được phân công phụ trách. * Căn cứ NĐ số 121/2003/NĐ - CP của chính phủ và thông tư liên tịch số 34/2004/TTLT – BNV – TC – NĐTB và xã hội của liên Bộ: Nội vụ, Tài chính, Lao động – Thương binh và Xã hội về chế độ chính sách đối với Cán bộ công chức xã, phường, thị trấn. Những trường hợp sau đây gọi là Cán bộ chuyên trách: 1. Bí thư Đảng ủy 2. Phó bí thư Đảng ủy hoặc thường trực Đảng ủy 3. Chủ tịch HĐND (do bí thư Đảng ủy kiêm nhiệm hoặc không kiêm nhiệm) 4. Phó chủ tịch HĐND 5. Chủ tịch HĐND 6. Phó chủ tịch HĐND 7. Chủ tịch ủy ban Mặt Trận Tổ Quốc 8. Chủ tịch Hội liên hiệp Phụ Nữ
  • 11. Hậu quả pháp lý của việc ly hôn GVHD:Trần Văn Bình SVTH: Nguyễn Tấn Phát 7 Lớp: 164PL2 9. Chủ tịch Hội nông dân 10. Chủ tịch hội Cựu Chiến Binh 11. Bí thư đoàn TNCSHCM UBND Phường 7 thực hiện theo đúng nghị định 121/2003/NĐ - CP và các văn bản hướng dẫn và thi hành của UBND Thành phố Hồ Chí Minh. 1.6. Cơ cấu các phòng ban UBND Phường 7 UBND Phường 7 gồm các phòng ban sau: + Văn phòng – thống kê + Địa chính – Xây dựng + Tài chính – Kế toán + Tư pháp – Hộ tịch + Văn hóa – xã hội Văn phòng thống kê là cơ quan giúp việc của HĐND và UBND Phường có chức năng tham mưu đề xuất các chương trình công tác thường trực HĐND Phường và UBND Phường. Đảm bảo các điều kiện vật chất kỹ thuật kinh phí phục vụ hoạt động chỉ đạo điều hành của UBND Phường, UBND Phường và các phòng ban của UBND Phường. Phòng tiếp dân của UBND Phường tiếp nhận các đơn thư của công dân, chuyển các đơn thư tới các phòng ban và trả lời cho công dân kết quả giải quyết. Công chức làm việc ở văn phòng thống kê chịu sự hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của HĐND và UBND Quận 8 có nhiệm vụ giúp UBND phường 7 thực hiện các việc sau: -Tổ chức tiếp dân, làm thường trực của bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ hành chính theo cơ chế ” Một cửa” - Tổ chức công tác văn thư lưu trữ, quản lý con dấu, quản lý hồ sơ sổ sách và các tài liệu khác. - Kiểm tra các văn bản trình UBND Phường ký đặc biệt tính chuẩn xác về mặt thủ tục hành chính và tính pháp lý của văn bản trước khi ban hành. - Tiếp nhận đơn thư dân nguyện, khiếu nại tố cáo, đề xuất biện pháp giải quyết, trình chủ tịch UBND phường quyết định. -Tổng hợp tình hình thực hiện nhiệm vụ các lĩnh vực công tác của UBND phường.
  • 12. Hậu quả pháp lý của việc ly hôn GVHD:Trần Văn Bình SVTH: Nguyễn Tấn Phát 8 Lớp: 164PL2 - Lập kế hoạch thực hiện công tác thuộc lĩnh vực công tác văn phòng thống kê; thực hiện điều tra, lập báo cáo thông kê theo yêu cầu của phòng thống kê Quận. * Địa chính – Xây dựng chịu xự hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của phòng Địa Chính Xây dựng quận. Hoạt động của phòng Địa chính – Xây dựng Phường 7 trong thời gian này tập trung vào việc tuyên truyền các hộ dân trên địa bàn phường đều phải xin phép khi xây dựng, xử lý các hộ xây dựng không phép, trái phép, cưỡng chế các hộ cố tính vi phạm. Quý I/2015 UBND Phường 7 đã xác nhận hồ sơ xin phép xây dựng cho 13 trường hợp và tham gia giải quyết tranh chấp khiểu kiện về xây dựng 5 trường hợp. *Tư pháp – Hộ Tịch : chịu sự quản lý chuyên môn, nghiệp vụ của tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, pháp lệnh và các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo sự hướng dẫn của UBND quận. Quản lý và thực hiện công tác đăng ký và quản lý hộ tịch. Trong trường hợp, nam là 62 trường hợp, đăng ký kết hôn cho 94 đôi, đăng ký khải tử cho 39 trường hợp. Ghi vào sổ đăng ký hộ tịch về các việc lý hôn, xác định cha mẹ, con, thay đổi quốc tịch, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự, hủy hôn nhân trái pháp luật, hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên và những sự kiện hộ tịch khác theo quy định của pháp luật. Xác nhận tình trạng hôn nhân, cấp bảng sao các giấy tờ hộ tịch từ sổ gốc, lưu trữ sổ sách, hồ sơ hộ tịch. Thụ lý hồ sơ báo cáco UBND xác nhận về chỗ ở việc làm, thu nhập hợp pháp hoặc tình trạng tài sản tại Việt Nam cho người nước ngoài thường trú tại địa phương khi xin nhập quốc tịch Việt Nam. Kiểm tra thụ lý hồ sơ và chuẩn bị nội dung chứng thực chữ ký của công dân Việt Nam trong các giấy tờ phục vụ cho việc giao dịch dân sự ở trong nước. Phối hợp chặt chẽ với mặt trận tổ quốc và các thành viên của Mặt Trận xây dựng, củng cố hoạt động của Tổ hòa giải. Thực hiện công tác thi hành án. *Tài Chính – Kế toán: chịu sự quản lý về chuyên môn nghiệp vụ của phòng tài chính quận.
  • 13. Hậu quả pháp lý của việc ly hôn GVHD:Trần Văn Bình SVTH: Nguyễn Tấn Phát 9 Lớp: 164PL2 +Có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch tài chính, dự toán, quyết toán và phương án thu chi phân bổ ngân sách, điều chỉnh ngân sách hàng năm của Phường; tổ chức thu chi ngân sách của Phường; phối hợp với cơ quan nhà nước cấp trên trong việc quản lý kiểm tra hướng dẫn sử dụng ngân sách; tổng hợp tình hình thu chi ngân sách chuẩn bị văn bản trình Chủ tịch UBND Phường để báo cáo với UBND Quận + Công tác thu thuế (tính đến ngày 12/6/2015): Đã thu được 3 tỷ 470 triệu đồng, đạt 107.8% thu ngân sách 4 tỷ 800 triệu đồng, đạt 484% phí, lệ phí thu được 49 triệu 600 nghìn đồng đạt 124%; chi ngân sách 3 tỷ 170 triệu đồng đạt 366%. +Thu các loại quỹ: Quỹ Phòng chống lụt bão: 24 triệu đồng đạt 120%; quỹ Bảo trợ trẻ em: 27 triệu 330 nghìn đồng đạt 137%; quỹ Đền ơn đáp nghĩa: 29 triệu 960 nghìn đồng, đạt 150% kế hoạch năm; quỹ An ninh trật tự thu được : 84 nghìn đồng; quỹ Vì người nghèo 21 triệu 565 nghìn đồng. * Văn hóa – Xã hội: chịu sự hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của phòng Văn hóa thông tin thể thao và phòng Lao động Thương binh và xã hội quận( Gồm công tác Văn hóa – Thông tin và công tác Thương Binh xã hội. *Công tác Văn hóa thông tin – thể dục thể thao: Tổ chức tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chủ trương, Nghị quyết và Quyết định của Chính quyền địa phương. Tuyên truyền việc xây dựng nếp sống văn minh Gia định văn hóa, chống mê tín dị đoan, tệ nạn xã hội. UBND Phường đã duy trì phát thanh tuyên truyền trên hệ thống đài truyền thanh Phường các chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. *Công tác Lao động – Thương binh xã hội. +Tổ chức tuyên truyền phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật và các chế độ chính sách của Nhà nước về lĩnh vực Lao động Thương binh và xã hội cho nhân dân trên địa bàn. +Lập kế hoạch thực hiện công tác Lao động Thương binh và xã hội trình UBND Phường phê duyệt và tổ chức thực hiện.
  • 14. Hậu quả pháp lý của việc ly hôn GVHD:Trần Văn Bình SVTH: Nguyễn Tấn Phát 10 Lớp: 164PL2 CHƯƠNG 2 QUAN HỆ HÔN NHÂN THEO LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH VÀ HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA VIỆC LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014 2.1. Pháp luật hộ tịch về đăng ký kết hôn 2.1.1. Những quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn Điều kiện kết hôn theo pháp luật quy định được ghi nhận ở Điều 7 và Điều 10 của Luật hôn nhân và gia đình (Luật HN&GĐ) năm 2014 Điều 9 Luật hôn nhân và Gia đình năm 2014 có quy định về các điều kiện kết hôn như sau : “ Nam nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây: 1. Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên; 2. Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở; 3. Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn quy định tại Điều 10 của Luật này.” Các trường hợp bị cấm kết hôn theo Điều 10 Luật hôn nhân và gia đình là các trường hợp sau : “1. Người đang có vợ hoặc có chồng; 2. Người mất năng lực hành vi dân sự; 3. Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; 4. Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; 5. Giữa những người cùng giới tính.” Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình - Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng. - Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người có tín ngưỡng với người không có
  • 15. Hậu quả pháp lý của việc ly hôn GVHD:Trần Văn Bình SVTH: Nguyễn Tấn Phát 11 Lớp: 164PL2 tín ngưỡng, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. - Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; các thành viên gia đình có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; không phân biệt đối xử giữa các con. - Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật thực hiện các quyền về hôn nhân và gia đình; giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ; thực hiện kế hoạch hóa gia đình. - Kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam về hôn nhân và gia đình. Điều kiện đăng ký kết hôn Căn cứ tại Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy đinh: Nam nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây: - Thứ nhất, nam từ đủ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ đủ mười tám tuổi trở lên: Theo quy định thì bắt buộc nam phải từ đủ hai mươi tuổi trở lên, nữ phải từ đủ mười tám tuổi trở lên mới được kết hôn; do đó, nam đã bước sang tuổi hai mươi, nữ đã bước sang tuổi mười tám mà kết hôn là chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định pháp luật. - Thứ hai, việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở. Những trường hợp vi phạm điều kiên kết hôn tại điểm b, khoản 1, điều 8 Luật hôn nhân gia đình 2014: + Một bên ép buộc (ví dụ: đe doạ dùng vũ lực hoặc uy hiếp tinh thần hoặc dùng vật chất...) nên buộc bên bị ép buộc đồng ý kết hôn; + Một bên lừa dối (ví dụ: lừa dối là nếu kết hôn sẽ xin việc làm phù hợp hoặc nếu kết hôn sẽ bảo lãnh ra nước ngoài; không có khả năng sinh lý nhưng cố tình giấu; biết mình bị nhiễm HIV nhưng cố tình giấu...) nên bên bị lừa dối đã đồng ý kết hôn; + Một bên hoặc cả hai bên nam và nữ bị người khác cưỡng ép (ví dụ: bố mẹ của người nữ do nợ của người nam một khoản tiền nên cưỡng ép người nữ phải kết hôn với người nam để trừ nợ; do bố mẹ của hai bên có hứa hẹn với nhau nên cưỡng ép con của họ phải kết hôn với nhau...) buộc người bị cưỡng ép kết hôn trái với
  • 16. Hậu quả pháp lý của việc ly hôn GVHD:Trần Văn Bình SVTH: Nguyễn Tấn Phát 12 Lớp: 164PL2 nguyện vọng của họ. - Thứ ba, Không bị mất năng lực hành vi dân sự; - Thứ ba, việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn quy định tại Luật Hôn nhân gia đình 2014 Trường hợp cấm kết hôn Theo quy định tại điều 5 luật hôn nhân gia đình 2014 thì việc kết hôn bị cấm trong những trường hợp sau đây: a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo; b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn; c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ; d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; 2.1.2. Những hạn chế của pháp luật về điều kiện kết hôn Thứ 1, về điều kiện kết hôn được quy định trong Điều 9 Luật hôn nhân và gia đình Điều kiện về tuổi kết hôn : Theo quy định về khoản 1 Điều 9 luật HN&GĐ năm 2014, tuổi kết hôn là “nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên”. Theo quy định này thì “không bắt buộc nam phải đủ từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổI trở lên mới được kết hôn; do đó nam đã bước sang tuổi hai mươi, nữ đã bước sang tuổi mười tám mà kết hôn là không vi phạm điều kiện về độ tuổi kết hôn” (mục 1 điểm a Nghị quyết số 02/2014/NQ-HDTP ngày 23/12/2014 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật HN&GĐ năm 2014). Ví dụ: chị Nguyễn Thị A sinh ngày 26/3/1983 thì đến ngày 26/3/2014 chị A tròn 17 tuổI. Từ sau ngày 26/3/2014 coi như chị A bước sang tuổi mười tám và được phép kết hôn. Luật HN&GĐ quy định độ tuổi kết hôn tối thiểu như vậy là phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của con người, phù hợp với thực tiễn đời sống HN&GĐ của xã hội
  • 17. Hậu quả pháp lý của việc ly hôn GVHD:Trần Văn Bình SVTH: Nguyễn Tấn Phát 13 Lớp: 164PL2 Việt Nam. Quy định này thể hiện sự quan tâm của Nhà nước ta đối với sức khỏe của nam và nữ, đảm bảo cho nam nữ có thể đảm đương được trách nhiệm của mình đối với gia đình, đồng thời còn đảm bảo cho con cái sinh ra được khỏe mạnh về thể lực lẫn trí tuệ.Tuy nhiên, cách quy định độ tuổi kết hôn như hiện nay đã dẫn tới những cách tính tuổi không thống nhất trong thực tiễn xét xử. Trên thực tế có hai cách tính tuổi: + Một là tính theo tuổi tròn: nghĩa là khi đủ 12 tháng mới được tính là một tuổi, căn cứ vào ngày, tháng, năm sinh ghi trong giấy tờ hộ tịch để tính. + Hai là tính tuổi theo ngày đầu năm dương lịch: nghĩa là chỉ căn cứ vào năm sinh, cứ qua ngày 1 tháng 1 đầu năm dương lịch được tính thêm một tuổi. Lâu nay các cơ quan hộ tịch ở nước ta thường hiểu theo cách thứ nhất. Trong khi đó, Nghị quyết số 02/2014NQ-HĐTP ngày 23-12-2014 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật HN&GĐ năm 2014 quy định như sau “ nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên không bắt buộc nam phải từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ phải từ đủ 18 tuổi trở lên mới được kết hôn”. Bên cạnh đó, theo quy định tại Bộ luật dân sự (BLDS) năm 2015, nếu nữ chưa đủ 18 tuổi là người chưa thành niên, khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý (Điều 20). Người vợ 17 tuổi 1 ngày theo Luật HN&GĐ có các quyền và nghĩa vụ về tài sản như quyền có tài sản riêng, quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng...Nhưng theo BLDS thì người vợ này vẫn là chưa thành niên khi thực hiện các quyền về tài sản của mình. Khi họ xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự phải được sự đồng ý của cha mẹ là người đại diện theo pháp luật (Điều 22 BLDS 2015). Pháp luật mới chỉ đề cập đến năng lực pháp luật mà chưa đề cập đến năng lực hành vi của người vợ 17 tuổi 1 ngày này. Mặt khác, quy định về tuổi trong Luật HN&GĐ sẽ mâu thuẫn với với Bộ luật hình sự năm 1999 về tội tảo hôn ( Điều 148 ). Vì vậy, luật HN&GĐ cần xem xét lại việc quy định độ tuổi kết hôn này cho phù hợp, tránh những vấn đề phức tạp xảy ra trong việc sở hữu và quản lý tài sản trong hôn nhân. Điều kiện về sự tự nguyện của các bên: Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ là một trong những nguyên tắc cơ bản của Luật HN&GĐ. Thực hiện hôn nhân tự nguyện Luật HN&GĐ năm 2014 cấm “lừa dối để kết hôn”. Nghị quyết số 02/2014/NQ-
  • 18. Hậu quả pháp lý của việc ly hôn GVHD:Trần Văn Bình SVTH: Nguyễn Tấn Phát 14 Lớp: 164PL2 HĐTP cũng đã hướng dẫn về những trường hợp được coi là “một bên lừa dối”. Nhưng khi hướng dẫn về vấn đề này, Hội đồng thẩm phán chỉ liệt kê một số hành vi thể hiện sự lừa dối: “ví dụ: lừa dối là nếu kết hôn sẽ xin việc làm phù hợp, hoặc nếu kết hôn sẽ bảo lãnh ra nước ngoài..” mà không đưa ra những tiêu chí để xác định như thế nào là “lừa dối”. Việc hướng dẫn như vậy không khái quát hết được những hành vi lừa dối để kết hôn xảy ra trong thực tiễn, trong khi các mối quan hệ trong thực tế đời sống rất đa dạng. Đồng thời, cũng theo hướng dẫn này, ngoài những trường hợp đã được nêu ví dụ, nhiều trường hợp khác tương tự cũng được coi là hành vi lừa dối vi phạm nguyên tắc tự nguyện trong việc kết hôn. Điều này sẽ dẫn đến những cách hiểu không thống nhất khi đánh giá những hành vi có tính chất tương tự, hành vi nào là lừa dối hay không phải là lừa dối. Vì vậy, Luật HN&GĐ cần quy định rõ vấn đề này. Thứ 2, Những trường hợp bị cấm kết hôn theo quy định của Điều 10 Luật hôn nhân và gia đình Luật hôn nhân và gia đình cấm người mất năng lực hành vi dân sự kết hôn. Nếu vào thời điểm đăng kí kết hôn, quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự của tòa án có hiệu lực pháp luật thì việc kết hôn của họ là trái pháp luật. Việc quy định như vậy là cần thiết bởi trong trường hợp này, người mất năng lực hành vi dân sự không thể nhận thức và thực hiện được các nghĩa vụ của mình, không có khả năng gánh vác những nghĩa vụ chung trong đời sống gia đình. Quy định này nhằm đảm bảo hạnh phúc của vợ chồng, con cái trong quan hệ gia đình. Song thực tiễn ở nước ta hiện nay, với truyền thống đạo đức tốt đẹp của người Việt, có những người vì tình yêu thương chân thành và trách nhiệm sẵn sàng chia sẻ cuộc sống với những người mất khả năng nhận thức, tự nguyện gắn bó với họ để bù đắp phần nào những tổn thất cho họ. Trong hoàn cảnh này, người bị mất năng lực hành vi dân sự cũng rất cần có người yêu thương, chăm sóc, ở bên và giúp đỡ trong cuộc sống. Đây là một vấn đề nhân đạo mà thực tiễn đặt ra, đòi hỏi pháp luật cần giải quyết sao cho hợp với đạo lý. Một vấn đề gây tranh cãi và đang có nhiều cách giải quyết khác nhau trên thế giới đó là việc kết hôn giữa những người cùng giới tính. Ở nước ta, quan hệ đồng giới tính không còn là hiện tượng mới mẻ, đã xuất hiện những trường hợp các cặp nam nữ đồng giới tính chung sống như vợ chồng một cách công khai. Đây là hiện
  • 19. Hậu quả pháp lý của việc ly hôn GVHD:Trần Văn Bình SVTH: Nguyễn Tấn Phát 15 Lớp: 164PL2 tượng trái với thuần phong mỹ tục của nước ta, hơn nữa, xét về mặt khoa học nó không đảm bảo được chức năng gia đình là tái sản xuất ra con người để duy trì nòi giống. Trong trường hợp họ đã được đăng kí kết hôn, sau đó mới có chứng cứ cho rằng họ cùng giới tính thì có thể hủy việc kết hôn trái pháp luật của họ theo yêu cầu của các cá nhân hoặc các cơ quan nhà nước. Trên thực tế, có người ngay từ lúc sinh ra đã bị xác định nhầm giới tính. Thông thường, khi mới sinh ra, việc ghi nhận giới tính được xác định theo cảm quan của viên chức hộ tịch (bằng quan sát). Bên cạnh đó, y học hiện đại cũng có thể phẫu thuật chuyển đổi giởi tính. Vậy, Nhà nước sẽ công nhận hay không công nhận giới tính mới của họ và việc kết hôn đổng giới tính? Vấn đề này cần được hoàn thiện trong Luật hôn nhân và gia đình. 2.1.3. Về quan hệ hôn nhân Quan hệ giữa vợ và chồng được quy định tại Chương III Luật HN&GĐ 2014 đã mang tính khái quát cao, bởi quan hệ vợ, chồng không chỉ là quyền và nghĩa vụ đối với nhau mà nó còn là tình cảm cao đẹp. Chương này gồm có 16 điều từ Điều 18 đến Điều 33, nhiều hơn 7 điều so với Luật HN&GĐ năm 2000 là một số quy định mới về quyền nhân thân và tài sản nhằm cụ thể hóa hơn quan hệ nhân thân cũng như quan hệ tài sản giữa vợ chồng, qua đó khẳng định sự bình đẳng, bình quyền trong quan hệ giữa vợ và chồng Quan hệ nhân thân giữa vợ chồng mang yếu tố tình cảm là nét đặc trưng gắn liền với bản thân họ mà không thể chuyển giao cho người khác được. Bởi các quan hệ này phát sinh từ lợi ích tinh thần của mỗi cá nhân, gắn liền với một chủ thể nhất định và không mang nội dung kinh tế như quan hệ tài sản. Nó chiếm vị trí quan trọng trong đời sống vợ chồng. Theo nguyên tắc chung, khi phán quyết ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật, quan hệ hôn nhân chấm dứt trước pháp luật. Kể từ thời điểm này, người vợ, người chồng đã ly hôn có quyền kết hôn với người khác mà không chịu bất kỳ sự ràng buộc nào từ phía bên kia. Sau khi ly hôn, các quyền và nghĩa vụ về nhân thân giữa vợ và chồng sẽ đương nhiên chấm dứt mà không phụ thuộc vào sự thoả thuận của các bên. Nghĩa là các quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ chồng phát sinh từ khi kết hôn và gắn bó trong suốt thời kỳ hôn nhân, như: nghĩa vụ yêu thương quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau tiến bộ, nghĩa vụ chung thủy giữa vợ chồng… sẽ đương nhiên mất
  • 20. Hậu quả pháp lý của việc ly hôn GVHD:Trần Văn Bình SVTH: Nguyễn Tấn Phát 16 Lớp: 164PL2 đi. Nhưng một số quyền về nhân thân khác mà vợ chồng với tư cách là công dân thì vẫn không thay đổi dù họ đã ly hôn, như: họ tên, quốc tịch, dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp… sẽ do các bên tự quyết định. Như vậy, quan hệ nhân thân giữa vợ chồng chỉ tồn tại và được pháp luật bảo vệ khi họ là vợ chồng hợp pháp của nhau. Nên sau khi ly hôn, các quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa vợ chồng sẽ chấm dứt. Sau khi phán quyết ly hôn của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng vì lý do hay động cơ nào đó, mà vợ chồng quay trở về chung sống với nhau thì họ vẫn phải đăng ký kết hôn theo luật định. Tuy nhiên, trên thực tế có không ít trường hợp vợ chồng đã ly hôn sau đó trở về chung sống với nhau nhưng không đăng ký kết hôn, giữa họ lại có con chung, tài sản chung và sau đó họ lại yêu cầu Toà án giải quyết ly hôn. Theo Điều 57 BLDS năm 2015, khoản 1 Điều 11 Luật HN&GĐ năm 2014: “vợ chồng đã ly hôn muốn kết hôn lại với nhau cũng phải đăng ký kết hôn”. Trong trường hợp này, nếu có yêu cầu ly hôn thì Tòa án sẽ không giải quyết việc ly hôn nữa. Theo hướng dẫn tại Nghị quyết 35/2014/QH ngày 9/6/2014 và Nghị quyết 02/2014/NQ - HĐTP thì: “nếu có tranh chấp liên quan đến việc sống chung này, Tòa án tuyên bố không công nhận họ là vợ chồng, nếu có tranh chấp liên quan đến tài sản và con thì giải quyết như trường hợp hủy kết hôn trái pháp luật theo quy định tại Khoản 2, 3 Điều 17 Luật HN&GĐ”. Việc không thừa nhận quan hệ hôn nhân trong trường hợp này là hợp lý, góp phần nâng cao ý thức pháp luật nói chung và pháp luật về HN&GĐ nói riêng của người dân. Đồng thời, bảo vệ quyền và lợi ích của các bên, bảo vệ lợi ích của gia đình và xã hội. 2.2.Chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn. 2.2.1.Các nguyên tắc và căn cứ chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn. Trên cơ sở xác định sở hữu chung, riêng của vợ chồng, việc chia tài sản chung khi ly hôn phải đảm bảo theo pháp luật quy định: Luật, các văn bản dưới luật. Cần quán triệt các nguyên tắc và các căn cứ khi chia tài sản của vợ chồng: + Nguyên tắc: - Bình đẳng, tự nguyện, tự định đoạt. - Bảo vệ quyền lợi chính đáng của người vợ và các con chua thành niên. - Bảo vệ lợi ích chính đáng của sản xuất và nghề nghiệp.
  • 21. Hậu quả pháp lý của việc ly hôn GVHD:Trần Văn Bình SVTH: Nguyễn Tấn Phát 17 Lớp: 164PL2 + Căn cứ: Tình hình tài sản; tình trạng cụ thể của gia đình; công sức đóng góp của mỗi bên. Theo quy định của Điều 95, việc chia tài sản khi ly hôn theo nguyên tắc do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Quy định này thể hiện quyền tự định đoạt và tôn trọng nguyên tắc tự nguyện của vợ chồng. So với Điều 42 Luật HN&GĐ năm 2000 “ việc chia tài sản do hai bên thỏa thuận và phải được Tòa án nhân dân công nhận”, thì Điều 95 Luật HN&GĐ năm 2014 đã đề cao hơn nữa ý chí của các bên khi không cần sự công nhận của Tòa án. Điều này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thi hành án, bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của cả vợ chồng. Tuy nhiên, việc thỏa thuận của vợ chồng không được trái với nguyên tắc mà pháp luật đã đề ra, với mục đích nhằm tẩu tán tài sản, lẩn tránh nghĩa vụ tài sản với Nhà nước hoặc bên thứ ba hữu của bên đó, tài sản chung sẽ được chia đôi nhưng có xem xét đến công sức đóng góp và hoàn cảnh của mỗi bên cũng như việc đảm bảo quyền lợi của vợ và các con. Mặt khác, khi chia tài sản cũng phải chú ý tới việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để họ có điều kiện để tiếp tục lao động tạo thu nhập, tránh tình trạng làm mất hoặc giảm giá trị, công dụng của tài sản như phá hỏng tài sản, nhà cửa, tư liệu sản xuất làm ảnh hưởng tới sản xuất kinh doanh của các bên. Nếu vợ chồng không thỏa thuận được do mâu thuẫn trầm trọng và thiếu sự hợp tác, lúc đó Luật quy định: “ nếu vợ chồng không thỏa thuận được với nhau thì yêu cầu Tòa án giải quyết”. Tòa sẽ áp dụng Điều 95 của Luật HN&GĐ năm 2014 để chia, kết hợp với từng trường hợp cụ thể được quy định tại các Điều 96, 97, 98 và 99 của Luật HN&GĐ năm 2014 để bảo vệ quyền lợi chính đáng về tài sản của các bên. Khi ly hôn tài sản của vợ chồng có thể được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị, nếu có sự chênh lệch thì người nào được chia tài sản có giá trị lớn hơn phần mà mình được hưởng phải thanh toán cho bên kia khoản tiền tương ứng với phần chênh lệch. Giá trị tài sản được xác định theo giá thị trường tại thời điểm chia. Trên thực tế, Tòa án thường gặp rất nhiều vướng mắc khi giải quyết hậu quả pháp lý về tài sản giữa vợ chồng. Để đảm bảo tài sản được chia công bằng, hợp lý, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các bên, nâng cao hiệu quả việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến tài sản vợ chồng. Tòa án phải xác định rõ các chứng cứ mà đương sự cung cấp,
  • 22. Hậu quả pháp lý của việc ly hôn GVHD:Trần Văn Bình SVTH: Nguyễn Tấn Phát 18 Lớp: 164PL2 vận dụng đúng đắn, linh hoạt các nguyên tắc cơ bản của Luật HN&GĐ, nguyên tắc chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn. Qua đó, xác định rõ nguồn gốc, giá trị, số lượng tài sản, tình hình tài sản khi ly hôn, tình trạng cụ thể của gia đình, công sức đóng góp của mỗi bên trong quá trình vợ chồng chung sống như thế nào?… Có như thế mới có thể giải quyết vấn đề tài sản một cách thấu tình đạt lý, bảo vệ được quyền lợi của các bên, lợi ích của gia đình và xã hội. 2.2.2.Đối với tài sản chung của vợ chồng. + Xác định khối tài sản chung của vợ chồng Chế độ tài sản của vợ chồng là một trong những vấn đề quan trọng của Luật HN&GĐ. Nó góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc, dân chủ, hoà thuận và bình đẳng, góp phần bảo vệ những quyền lợi chính đáng của công dân. Tài sản của vợ chồng không chỉ là vấn đề sở hữu của cải vật chất liên quan đến lợi ích riêng của vợ chồng. Gắn với tài sản của vợ chồng là những quan hệ xã hội cần giải quyết trong đời sống gia đình có liên quan đến lợi ích của các thành viên khác. Chính vì vậy tài sản của vợ chồng được Nhà nước quy định trong pháp luật thành chế độ pháp lý tài sản của vợ chồng, đó là một quy định cần thiết nhằm điều chỉnh những quan hệ tài sản trong đời sống gia đình. Luật HN&GĐ năm 1959, Luật HN&GĐ năm 2000 và Luật HN&GĐ năm 2014 đều quy định chế độ tài sản của vợ chồng là chế độ tài sản chung. Song phạm vi tài sản chung của vợ chồng quy định trong Luật HN&GĐ cụ thể và hoàn thiện như sau: + Tài sản do vợ, chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân. + Thu nhập về nghề nghiệp và những thu nhập hợp pháp khác hoặc không chứng minh được là tài sản riêng. . + Tài sản của vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung hoặc cả hai thỏa thuận đó là tài sản chung. Tài sản chung của vợ chồng bao gồm các khoản sau: + Tiền lương, tiền thưởng, tiền trợ cấp, tiền hưu trí, các thu nhập về sản xuất ở gia đình và các thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng, không phân biệt thu nhập của mỗi bên. + Các tài sản mà vợ chồng mua sắm được bằng những thu nhập nói trên.
  • 23. Hậu quả pháp lý của việc ly hôn GVHD:Trần Văn Bình SVTH: Nguyễn Tấn Phát 19 Lớp: 164PL2 + Tài sản mà vợ chồng được tặng cho hoặc thừa kế chung. + Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thỏa thuận. Để xác định chế độ tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân phải căn cứ vào nguồn gốc phát sinh và thời điểm hình thành tài sản. Theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật HN&GĐ năm 2014 thì tài sản chung vợ chồng bao gồm: “ Tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kì hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thỏa thuận” Ngoài ra, tài sản chung vợ chồng còn bao gồm các tài sản mà vợ chồng mua sắm được bằng thu nhập nói trên, tiền tiết kiệm là tài sản chung vợ chồng gửi ở ngân hàng, những khoản nợ mà vợ chồng đã vay trước đó sử dụng vào đời sống chung cần phải trả, những khoản nợ mà vợ chồng cho người khác vay có quyền đòi,…Các tài sản chung của vợ chồng phải là tài sản đó phải hiện còn trong gia đình tại thời điểm Toà án giải quyết cho vợ chồng ly hôn. Riêng đối với các tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng kí quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận phải ghi tên sở hữu của cả hai bên vợ chồng .Tài sản đó có thể là Quyền sử dụng đất (QSDĐ), ôtô, xe máy, tàu biển, … Như vậy, đây là quy định mới, tiến bộ hơn so với Luật HN&GĐ năm 2000. Quy định này, giúp Toà án tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn khi giải quyết các tranh chấp về tài sản góp phần bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các bên vợ chồng khi ly hôn. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi để vợ, chồng chứng minh đâu là tài sản chung, đâu là tài sản riêng của mình. Trong các loại tài sản trên thì Quyền sử dụng đất, nhà ở là loại tài sản mang nét đặc thù riêng. Nó thường là tài sản có giá trị lớn hoặc đem lại thu nhập chính cho vợ chồng nên khi ly hôn thường xảy ra tranh chấp. Vì vậy Toà án cần
  • 24. Hậu quả pháp lý của việc ly hôn GVHD:Trần Văn Bình SVTH: Nguyễn Tấn Phát 20 Lớp: 164PL2 phải xác định rõ nó là tài sản riêng hay tài sản chung vợ chồng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên. + Chia tài sản chung vợ chồng: Theo quy định tại Điều 219 Bộ luật Dân sự năm 2015 và khoản 1 Điều 27 Luật HN&GĐ thì “tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất” Do vậy, tài sản chung của vợ chồng không nhất thiết phải do hai bên cùng tạo ra một cách trực tiếp, không phụ thuộc vào công sức đóng góp giữa vợ chồng nhiều hay ít… Mà do tính chất đặc biệt của quan hệ hôn nhân nên pháp luật luôn ghi nhận công sức đóng góp để xác định tài sản chung của vợ chồng là “ như nhau”, vợ chồng có toàn quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản một cách bình đẳng. Vì vậy, khi ly hôn về nguyên tắc pháp luật tôn trọng sự thoả thuận của các bên, nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết. Quy định này, là điểm mới so với trước kia thể hiện sự tôn trọng và đề cao quyền tự định đoạt của vợ chồng đối với tài sản chung. Nhưng họ không được lạm dụng quyền này nhằm “trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ về tài sản” gây hậu quả xấu, xâm phạm lợi ích hợp pháp khác được pháp luật bảo vệ. Như vậy, về nguyên tắc: phần của vợ chồng trong khối tài sản chung là bằng nhau, không phân biệt công sức đóng góp nhiều hay ít của mỗi bên 2.2.3.Đối với tài sản riêng của vợ, chồng. 2.2.3.1.Xác định tài sản riêng của vợ, chồng. Việc quy định trong gia đình, vợ chồng đều có quyền có tài sản riêng là hoàn toàn hợp lý, phù hợp với tâm lý và nguyện vọng của nhân dân, phù hợp với nguyên tắc về quyền sở hữu, về quyền tự định đoạt của nhân dân. Việc xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng có ý nghĩa thực tế khi xảy ra tranh chấp về tài sản hoặc khi cần chia tài sản chung không chỉ cần thiết khi có sự kiện ly hôn mà còn quan trọng ngay cả đối với trường hợp hôn nhân còn tồn tại mà một bên yêu cầu có lý do chính đáng hoặc khi một bên chết trước nếu cần chia thì cũng được chia theo quy định của pháp luật. Vợ, chồng với tư cách là công dân, họ có toàn quyền sở hữu riêng đối với những tài sản mà họ có được từ trước khi kết hôn, hoặc được thừa kế riêng, tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân. Ngoài tài sản chung của vợ chồng thì luật còn quy định tại Điều 32 Luật HN&GĐ năm 2014, vợ
  • 25. Hậu quả pháp lý của việc ly hôn GVHD:Trần Văn Bình SVTH: Nguyễn Tấn Phát 21 Lớp: 164PL2 hoặc chồng có quyền có tài sản riêng; tài sản riêng bao gồm: + Tài sản mà vợ, chồng có trước khi kết hôn. + Tài sản được tặng cho riêng hoặc được thừa kế riêng trong thời kỳ hôn nhân. Tài sản được chia riêng cho vợ, chồng từ tài sản chung. + Tài sản được phía bên kia thừa nhận hoặc các giấy tờ sở hữu xác định là tài sản riêng của vợ, chồng. Do những tài sản này, không phải do vợ chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân, không chịu sự tác động của chế độ cộng đồng về tài sản của quan hệ hôn nhân; nên khi ly hôn những tài sản đó vẫn thuộc sở hữu riêng của mỗi bên. Việc quy định quyền sở hữu riêng của vợ, chồng về tài sản là sự cụ thể hóa quy định quyền sở hữu riêng về tài sản của công dân theo Hiến pháp năm 1992 [1, Điều 58]. Quy định này, hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc tự định đoạt về tài sản của công dân, góp phần ngăn chặn hiện tượng kết hôn vì mục đích kinh tế và đảm bảo cho vợ chồng thực hiện các nghĩa vụ về tài sản một cách độc lập. 2.2.3.2.Chia tài sản riêng của vợ, chồng khi ly hôn. Về nguyên tắc, khi vợ chồng ly hôn “Việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Tài sản riêng của bên nào vẫn thuộc quyền sở hữu của bên đó” [2,Điều 95]. Như vậy, khi ly hôn, tài sản riêng của bên nào vẫn thuộc quyền sở hữu của bên đó và có quyền lấy về. Nhưng tài sản đó phải hiện còn, nếu đã chi dùng cho gia đình thì người có tài sản không được đòi lại nữa. Tuy nhiên, người có tài sản riêng phải chứng minh tài sản đó thuộc quyền sở hữu riêng của mình dựa trên cơ sở các quy định về tài sản riêng (Điều 32 Luật HN&GĐ năm 2014) hoặc thông qua sự thừa nhận của bên kia, hoặc bằng các giấy tờ xác nhận quyền sở hữu của vợ chồng như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, di chúc, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền… Nếu người có tài sản riêng không chứng minh được đó là tài sản riêng của mình thì xác định đó là tài sản chung của vợ chồng để chia .Trường hợp, vợ chồng đã tự nguyện nhập tài sản riêng vào tài sản chung của vợ chồng hoặc tài sản riêng đã chi dùng cho gia đình mà không còn nữa thì người có tài sản riêng không có quyền đòi lại hoặc đền bù. Khi ly hôn, những tài sản đó được xác định là tài sản thuộc khối tài sản chung của vợ chồng để chia. Riêng
  • 26. Hậu quả pháp lý của việc ly hôn GVHD:Trần Văn Bình SVTH: Nguyễn Tấn Phát 22 Lớp: 164PL2 đối với tài sản thuộc sở hữu riêng của một bên đã được tu sửa bằng tài sản chung làm tăng giá trị tài sản lên nhiều lần thì khi ly hôn, Tòa án cần xác định phần giá trị tăng lên để nhập vào tài sản chung để chia. Trường hợp con đã thành niên có công sức đóng góp đáng kể vào việc tạo lập và phát triển tài sản của cha mẹ thì khi cha mẹ ly hôn, nếu có yêu cầu Tòa án sẽ trích một phần tài sản của gia đình chia theo công sức đóng góp của người con. Con chưa thành niên hoặc con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự mà có tài sản thì Tòa án không chia mà sẽ giao cho người nào trực tiếp nuôi con sẽ quản lý tài sản của con. 2.2.4.Nhà ở, quyền sử dụng đất là tài sản riêng của vợ, chồng. Nhà ở: Nhà ở là tài sản riêng của vợ hoặc chồng có thể được tặng cho riêng, được thừa kế riêng hoặc mua trước khi kết hôn. Khi kết hôn, vợ chồng cùng sống chungtrong ngôi nhà tức “ sử dụng chung” nhưng không đồng nghĩa là đã “nhập” vào khối tài sản chung vợ chồng. Do vậy, khi vợ chồng ly hôn, nếu nhà ở thuộc sở hữu riêng của một bên mà ðã được đưa vào sử dụng chung thì nguyên tắc nhà ðó vẫn thuộc sở hữuriêng của chủ sở hữu nhà nên không chia. Tuy nhiên, nếu bên kia có công sức bảo dưỡng, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa nhà thì sẽ được bên chủ sở hữu thanh toán một phần giá trị nhà tương xứng với đóng góp củahọ [2, Điều 99]. Tuy vậy để xác định công sức của bên không phải là chủ sở hữu nhà trong việc nâng cấp, cải tạo, sửa chữa nhà là hết sức khó khăn và phức tạp, đồng thời xác định phần giá trị nhà mà họ được hưởng cũng là công việc khó khăn. Cần phải có những hướng dẫn chi tiết và cụ thể hơn nữa để giúp Tòa án giải quyết tốt những vướngmắc trên. Quyền sử dụng đất: Theo nguyên tắc Quyền sử dụng đất riêng của bên nào thì khi ly hôn vẫn thuộc về bên ấy. Theo Điều 95 Luật HN&GĐ năm 2014 thì các bên tự thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Do tính chất đặc biệt của Quyền sử dụng đất là phải có giấy tờ đứng tên chủ quyền sử dụng đất. Dựa trên nguyên tắc tài sản riêng của bên nào thì vẫn thuộc quyền sở hữu của bên đấy, sau khi ly hôn thi tài sản đó sẽ được người đứng tên tài sản riêng lấy về. Tuy nhiên, đối với Quyền sử dụng đất nếu có tranh chấp, thì người có tài sản riêng là Quyền sử dụng đất phải chứng minh được đó là tài sản riêng của mình; việc chứng minh dựa trên giấy tờ đứng tên sở hữu Quyền sử dụng đất đó.
  • 27. Hậu quả pháp lý của việc ly hôn GVHD:Trần Văn Bình SVTH: Nguyễn Tấn Phát 23 Lớp: 164PL2 Quyền sử dụng đất là tài sản riêng ở đây là Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, đươc thừa kế riêng, tặng cho riêng, hoặc được chia từ khối tài sản chung và có giấy tờ đăng ký đứng tên chủ sở hữu. 2.3.Giải quyết vấn đề cấp dưỡng vợ chồng khi ly hôn. 2.3.1.Cơ sở của việc quy định về quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ chồng khi ly hôn. Khi hôn nhân còn tồn tại, vợ chồng có nghĩa vụ quan tâm, chăm sóc lẫn nhau. Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng được đặt ra trong trường hợp vì lý do nào đó nên họ không cùng chung sống mà một trong hai bên ốm đau, tàn tật, có khó khăn túng thiếu cần được chăm sóc nhưng bên kia không quan tâm chăm sóc. Nếu người có khó khăn túng thiếu yêu cầu được cấp dưỡng thì nghĩa vụ giữa vợ và chồng trong thời kỳ hôn nhân mới được đạt ra. Vì vậy, để đảm bảo cho người có khó khăn, túng thiếu ổn định cuộc sống, pháp luật quy định bên có khó khăn, túng thiếu có quyền được yêu cầu bên kia cấp dưỡng và bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình. Cũng vì lý do đạo đức và nhân văn cao cả của pháp luật Việt nam; tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách nên pháp luật đã quy định rõ, vợ chồng phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho nhau khi ly hôn [2, Điều 60]. Như vậy, cơ sở pháp lý của việc quy định nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ chồng khi ly hôn được xác định trên cơ sở quyền và nghĩa vụ giữa vợ chồng. Tức là, nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ chồng khi ly hôn là nghĩa vụ của những người đã từng là vợ chồng của nhau nhằm đảm bảo cho bên có khó khăn, túng thiếu có thể ổn định cuộc sống sau khi ly hôn. Quy định này thể hiện đạo lý, truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam và hoàn toàn phù hợp với thực tế cuộc sống hiện nay. 2.3.2.Điều kiện cần và đủ để giải quyết cấp dưỡng giữa vợ chồng khi ly hôn. + Bên có khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng: Theo quy định của pháp luật thì người có yêu cầu được cấp dưỡng khi ly hôn phải có khó khăn, túng thiếu và có lý do chính đáng. Nhưng pháp luật lại không quy định cụ thể việc đánh giá sự “khó khăn, túng thiếu” của người
  • 28. Hậu quả pháp lý của việc ly hôn GVHD:Trần Văn Bình SVTH: Nguyễn Tấn Phát 24 Lớp: 164PL2 có yêu cầu cấp dưỡng dựa vào tiêu chí nào và khi nào thì sự “ khó khăn, túng thiếu” của họ được coi là có “lý do chính đáng” ? Vì thực tế, có nhiều trường hợp người có yêu cầu cấp dưỡng nhưng cuộc sống không khó khăn đến mức được cấp dưỡng; lại có trường hợp bên yêu cầu cấp dưỡng thực sự gặp khó khăn trong cuộc sống và cần được cấp dưỡng nhưng khi xem xét khả năng cấp dưỡng của bên kia, Toà án cho rằng họ không có khả năng để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng,… do vậy, yêu cầu của họ không được chấp nhận. Theo chúng tôi, việc xác định bên có yêu cầu cấp dưỡng có khó khăn, túng thiếu khi ly hôn để xác định họ có được cấp dưỡng hay không, có thể căn cứ vào: khả năng lao động của người có yêu cầu cấp dưỡng, thu nhập thực tế, khả năng tài sản và nhu cầu thiết yếu của người có yêu cầu cấp dưỡng, tài sản mà họ đã được chia từ khối tài sản chung vợ chồng,… Mặt khác, pháp luật đòi hỏi sự khó khăn, túng thiếu này phải có lý do chính đáng. Vậy lý do chính đáng là gì? Luật HN&GĐ năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành không quy định cụ thể khi nào thì “khó khăn, túng thiếu” được coi là có lý do chính đáng. Nếu một người có khả năng và điều kiện lao động nhưng do lười lao động, nghiện ngập, cờ bạc,… mà gặp khó khăn, túng thiếu thì có coi đó là lý do chính đáng hay không? Trước đây, Nghị quyết số 01/NQ – HĐTP ngày 20/01/1988 quy định: “trường hợp túng thiếu phải do ốm đau, già yếu không đủ sức lao động hoặc không còn khả năng lao động để sinh sống” Thực tế hiện nay cho thấy, nếu chỉ coi các trường hợp này là có lý do chính đáng để giải quyết yêu cầu cấp dưỡng là chưa thoả đáng. Vì có rất nhiều trường hợp bên có yêu cầu được cấp dưỡng không thuộc các trường hợp trên nhưng lý do mà họ đưa ra là chính đáng như: bên trực tiếp nuôi con chung phải dành toàn bộ thời gian chăm sóc con nên họ không thể tham gia lao động dù họ có đủ sức khoẻ để lao động; hoặc họ có khả năng lao động, có công việc ổn định nhưng họ nghỉ việc theo yêu cầu của bên kia để chăm sóc gia đình, khi ly hôn họ không có cơ hội tìm việc làm nữa,…Tôi cho rằng, người có yêu cầu cấp dưỡng có khó khăn, túng thiếu và có lý do chính đáng nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
  • 29. Hậu quả pháp lý của việc ly hôn GVHD:Trần Văn Bình SVTH: Nguyễn Tấn Phát 25 Lớp: 164PL2 - Do phụ nữ mang thai, sinh đẻ hoặc một bên phải chăm sóc, nuôi dưỡng con chung nên ảnh hưởng tới hiệu quả lao động hoặc không thể tham gia quá trình lao động. - Do tuổi cao, do ốm đau, tàn tật nên không thể lao động để có thu nhập. - Đã có đóng góp đáng kể công sức vào việc xác lập tài sản trong thời kì hôn nhân và nay cuộc sống thực sự có khó khăn. - Trước đây có việc làm nhưng do yêu cầu của gia đình nên đã nghỉ việc, khi ly hôn không còn cơ hội có việc làm. Thiết nghĩ, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần ban hành văn bản hướng dẫn xác định thế nào là tình trạng “khó khăn túng thiếu”, lý do chính đáng là những lý do gì,… tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng giải quyết các trường hợp cụ thể. + Bên được yêu cầu cấp dưỡng có khả năng kinh tế để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng: Yêu cầu cấp dưỡng của một bên chỉ được đáp ứng khi bên kia có khả năng để cấp dưỡng. Theo quy định tại Điều 16, Nghị định số 70/2001/NĐ-CP thì người có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng là người “có thu nhập thường xuyên hoặc tuy không có thu nhập thường xuyên nhưng còn tài sản sau khi đã trừ đi chi phí thông thường, cần thiết cho cuộc sống của người đó” [6]. Người có khả năng cấp dưỡng phải là người ngoài việc đảm bảo nhu cầu sinh hoạt bình thường của mình còn phải giúp đỡ bên có yêu cầu cấp dưỡng những nhu cầu thiết yếu nhất trong cuộc sống. Tuy nhiên, việc xác định tài sản hoặc thu nhập của người có nghĩa vụ cấp dưỡng là một vấn đề nan giải, nhất là đối với những người làm nghề tự do, buôn bán nhỏ,… Thực tế, đã có rất nhiều trường hợp, khi có yêu cầu cấp dưỡng của vợ chồng thì bên kia từ chối với lý do không có khả năng cấp dưỡng do không có thu nhập hoặc thu nhập không ổn định. Việc xác định khả năng cấp dưỡng của người phải cấp dưỡng qua sự chứng minh của người có yêu cầu cấp dưỡng hoặc sự chứng minh về khả năng tài sản và thu nhập của chính người cấp dưỡng. 2.3.3.Các quy định cụ thể về cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly hôn. 2.3.3.1. Mức cấp dưỡng.
  • 30. Hậu quả pháp lý của việc ly hôn GVHD:Trần Văn Bình SVTH: Nguyễn Tấn Phát 26 Lớp: 164PL2 Trước hết, mức cấp dưỡng sẽ do vợ chồng tự thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được, khi có yêu cầu thì Tòa án sẽ giải quyết. Tòa án quyết định mức cấp dưỡng giữa vợ chồng khi ly hôn, căn cứ vào tình hình thực tế của cả hai vợ chồng: Bên túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng cần một khoản tiền cấp dưỡng là bao nhiêu? Bên có nghĩa vụ cấp dưỡng thì khả năng thực hiện cấp dưỡng như thế nào? Tòa án cần xem xét vợ, chồng làm nghề gì? Thu nhập thực tế như thế nào?... từ đó quyết định mức cấp dưỡng cho hợp lý. Mức cấp dưỡng tối thiểu bao gồm các chi phí cần thiết, thiết yếu của người được cấp dưỡng. Khi quyết định mức cấp dưỡng, Tòa án cũng cần xem xét đến cuộc sống sinh hoạt theo từng vùng, miền để quyết định mức cấp dưỡng hợp lý. Khoản cấp dưỡng có thể là tiền hoặc tài sản khác để thực hiện nhiệm vụ cấp dưỡng. Do vậy theo quy định của Luật HN&GĐ năm 2014, mức cấp dưỡng sẽ do vợ chồng thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi theo sự thỏa thuận của các bên hoặc do Tòa án quyết định nếu các bên không thỏa thuận được [2, Điều 53]. Như vậy, theo quy định của pháp luật thì khi ly hôn vợ chồng có nghĩa vụ cấp dưỡng cho nhau nhưng trên thực tế vấn đề này rất ít xảy ra, thường chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với tỷ lệ ly hôn nhất là đối với vùng nông thôn, miền núi. Có nhiều nguyên nhân khiến vợ chồng không yêu cầu cấp dưỡng khi ly hôn như do tự ái, sĩ diện, hoặc do bên có khó khăn không muốn thừa nhận mình có khó khăn vì sợ mình không được nuôi con,…. Hiện nay, phổ biến là các trường hợp một bên vợ hoặc chồng tự nguyện cấp dưỡng cho bên kia, thường là cấp dưỡng một lần và được bên kia chấp nhận. Những hành vi này, xuất phát từ truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam “vợ chồng một ngày cũng nên nghĩa”, pháp luật nên khuyến khích và chấp nhận sự tự nguyện đó của các bên. Mặc dù, bên có khó khăn, túng thiếu không có yêu cầu cấp dưỡng nhưng bên kia tự nguyện đề nghị việc cấp dưỡng và được người đó chập nhận thì Tòa án có thể công nhận sự tự nguyện đó. Ví dụ: Sau khi ly hôn, do có điều kiện kinh tế anh A đã tự nguyện cấp dưỡng cho chị K ( chị K là vợ anh A ) là 10 triệu đồng để giúp chị K ổn định cuộc sống và chị K đồng ý. Yêu cầu này của anh được Tòa án chấp nhận.
  • 31. Hậu quả pháp lý của việc ly hôn GVHD:Trần Văn Bình SVTH: Nguyễn Tấn Phát 27 Lớp: 164PL2 2.3.3.2.Về thời hạn cấp dưỡng. Thời hạn cấp dưỡng được hiểu là khoảng thời gian thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ chồng khi ly hôn theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của Tòa án. Cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly hôn thông thường được thực hiện theo hàng tháng hoặc theo thời vụ. Trong trường hợp cụ thể, nếu các bên thỏa thuận được thì có thể thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng một lần. Xét trên thực tế, nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly hôn thực hiện một lần là hàn toàn phù hợp với đặc điểm tâm lý của vợ, chồng khi đã ly hôn. Luật HN&GĐ năm 2014 không quy định về thời gian cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly hôn mà tùy theo từng trường hợp, các bên có thể thỏa thuận hoặc Tòa án quyết định thời hạn cấp dưỡng, theo Điều 61 Luật HN&GĐ 2014. Trong trường hợp chưa hết thời hạn cấp dưỡng mà các bên thỏa thuận hoặc Tòa án quyết định nhưng nếu bên được cấp dưỡng sau khi li hôn đã kết hôn với người khác hoặc người được cấp dưỡng có thu nhập hoặc có tài sản để tự nuôi mình thì nghĩa vụ cấp dưỡng được chấm dứt. Tòa án có thể ra quyết định tạm ngừng hoặc chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng khi có yêu cầu. 2.3.3.3.Về phương thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Về phương thức thực hiện cấp dưỡng có thể theo định kì hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm và một lần. Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ quyết định phương thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ chồng khi ly hôn theo hàng tháng. Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng nếu người có nghĩa vụ cấp dưỡng gặp khó khăn về kinh tế không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Hoặc có thể yêu cầu Tòa án giải quyết việc thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng việc cấp dưỡng nếu họ không thỏa thuận được. Khi xem xét vấn đề này, Tòa án phải tìm hiểu thật kỹ và chỉ cho phép tạm ngừng cấp dưỡng khi khó khăn kinh tế là có thật và ví lý do chính đáng như ốm đau, thiên tai, tai nạn,… Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ chồng sau khi ly hôn sẽ chấm dứt nếu bên được cấp dưỡng đã kết hôn với người khác. Cấp dưỡng giữa vợ chồng khi ly hôn thông thường được thực hiện theo hàng tháng hoặc theo thời vụ. Trong trường hợp cụ thể, nếu các bên thỏa thuận
  • 32. Hậu quả pháp lý của việc ly hôn GVHD:Trần Văn Bình SVTH: Nguyễn Tấn Phát 28 Lớp: 164PL2 được thì có thể thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng một lần. Trên thực tế, việc cấp dưỡng một lần rất phù hợp với các đặc điểm tâm lý của cả hai vợ chồng khi ly hôn. Phương thức cấp dưỡng một lần cũng nhằm đảm bảo lợi ích của người được cấp dưỡng, việc cấp dưỡng một lần chỉ có thể thực hiện được trong các trường hợp sau: + Do người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận với người có nghĩa vụ cấp dưỡng. +Theo yêu cầu của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và Tòa án chấp thuận. + Theo yêu cầu của người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó và được Tòa án chấp nhận khi người có nghĩa vụ cấp dưỡng có hành vi tẩu tán tài sản hoặc cố tình trốn tránh nghĩa vụ mà hiện thời có tài sản để thực hiện việc cấp dưỡng một lần. + Theo yêu cầu của người trực tiếp nuôi con khi vợ chồng ly hôn mà có thể trích từ phần tài sản được chia của bên có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Do khoản cấp dưỡng một lần thường là tương đối lớn, vì thế khoản cấp dưỡng này cần phải quản lý chu đáo nhằm tránh mất mát, thất thoát đẫn tới quyền lợi của người được cấp dưỡng không được bảo đảm. 2.3.3.4.Thay đổi vấn đề cấp dưỡng giữa vợ chồng sau khi ly hôn. Cũng chính vì nghĩa vụ cấp dưỡng là nghĩa vụ nhân thân có tính tài sản, việc thực hiện xong nghĩa vụ cấp dưỡng một lần không hoàn toàn đồng nghĩa với việc chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng giữa các bên với nhau. Ở đây muốn nói đến việc cấp dưỡng bổ sung cho người được cấp dưỡng. Điều này xảy ra khi người được cấp dưỡng một lần lâm vào tình trạng khó khăn trầm trọng do bị tai nạn hặc mắc bệnh hiểm nghèo mà người đã thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng có khả năng để cấp dưỡng ở mức cao hơn, thì phải cấp dưỡng bổ sung theo yêu cầu của người được cấp dưỡng. Nghị định số 70/2001/NĐ-CP cũng đã quy định khá cụ thể và chi tiết việc thay đổi vấn đề cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau khi ly hôn. Xuất phát từ quan điểm và lối sống của người Việt nam là tình nghĩa và tinh thần đùm bọc nhau lúc khó khăn. Do vậy việc thay đổi vấn đề cấp dưỡng được quy định, mà ở đây là việc bổ sung cấp dưỡng khi người được cấp dưỡng có khó khăn trầm trọng xảy ra. Tuy
  • 33. Hậu quả pháp lý của việc ly hôn GVHD:Trần Văn Bình SVTH: Nguyễn Tấn Phát 29 Lớp: 164PL2 nhiên, về mặt nguyên lý thì nếu việc bổ sung cấp dưỡng được thực hiện thì việc “ cấp dưỡng một lần” sẽ không có ý nghĩa. “ Cấp dưỡng một lần” được hiểu là sau khi hoàn thành việc cấp dưỡng thì sẽ chấm dứt hoàn toàn nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng. Đây là một vấn đề theo cá nhân tôi là còn tồn tại và chưa hợp lý. Cần loại bỏ thuật ngữ “ Cấp dưỡng một lần” nếu vẫn tiếp tục thực hiện việc bổ sung cấp dưỡng. 2.3.3.5.Chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau khi ly hôn. Chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng là việc người phải cấp dưỡng ngừng việc đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng. Theo khoản 5,6,7 Điều 61 Luật HN&GĐ năm 2014, nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng chấm dứt trong các trường hợp sau: + Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết. Nghĩa vụ cấp dưỡng có đặc điểm là gắn với nhân thân của mỗi người ( người được cấp dưỡng và người phải cấp dưỡng ) mà không thể chuyển giao cho người khác. Vì vậy khi người được cấp dưỡng hoặc người phải cấp dưỡng chết thì nghĩa vụ cấp dưỡng đương nhiên chấm dứt. + Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn với người khác. Trường hợp người được cấp dưỡng sau khi ly hôn kết hôn với người khác thì nghĩa vụ cấp dưỡng cũng được chấm dứt. Bởi vì khi người được cấp dưỡng đã kết hôn với người khác thì vợ hoặc chồng mới của họ có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng họ chứ không phải người vợ hoặc chồng đã ly hôn. Do vậy, việc cấp dưỡng trong trường hợp này chấm dứt. + Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. Ngoài các trường hợp trên, nghĩa vụ cấp dưỡng còn có thể được chấm dứt khi người phải cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế và không thể có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Xác định tình trạng khó khăn về sức khỏe của người phải cấp dưỡng dựa vào tình trạng sức khỏe, khả năng lao động và mức thu nhập của người đó. Nếu một người trước đây có sức khỏe, có khả năng lao động và có thu nhập nên được xác định là có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, nhưng nay tình trạng sức khỏe của họ giảm sút, nếu họ tiếp tục phải cấp dưỡng thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của chinh họ. Đối với những trường
  • 34. Hậu quả pháp lý của việc ly hôn GVHD:Trần Văn Bình SVTH: Nguyễn Tấn Phát 30 Lớp: 164PL2 hợp này, nghĩa vụ cấp dưỡng của họ bị chấm dứt hoặc có thể tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Vì vấn đề cấp dưỡng giữa vợ chồng được thực hiện theo khả năng thực tế của các bên, nên khi không đáp ứng được các điều kiện theo quyết định của pháp luật thì nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ được chấm dứt. Ví dụ: Người được cấp dưỡng đã có khả năng lao động, có công việc tạo thu nhập ổn định cuộc sống hoặc người có nghĩa vụ cấp dưỡng đau ốm, tai nạn, mất việc làm, không có hoặc không còn khả năng thực hiện nghĩa cụ cấp dưỡng nữa...
  • 35. Hậu quả pháp lý của việc ly hôn GVHD:Trần Văn Bình SVTH: Nguyễn Tấn Phát 31 Lớp: 164PL2 CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ MỘT SỐ KIÉN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA LY HÔN 3.1.Thực tiễn áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về hậu quả pháp lý của ly hôn Trong lịch sử phát triển Luật HN&GĐ Việt Nam, Luật HN&GĐ năm 2014 được coi là đạo luật hoàn thiện nhất cả về nội dung và kỹ thuật lập pháp. Có thể nói, các quy định của Luật HN&GĐ năm 2014 đã kịp thời bổ sung những thiếu sót và cụ thể hóa các quy định của pháp luật HN&GĐ trước đây để điều chỉnh các quan hệ mới phát sinh trong lĩnh vực này. Các quy định về việc giải quyết hậu quả pháp lý của ly hôn đã góp phần bảo vệ tốt các quyền và nghĩa vụ của các bên cũng như các thành viên khác trong gia đình. Qua công tác tổng kết hoạt động xét xử của ngành Tòa án, có thể thấy trong những năm gần đây, tình trạng ly hôn ở nước ta ngày càng gia tăng về số lượng, phức tạp về tính chất tranh chấp. Theo thống kê của ngành Tòa án thì đến năm 2017: Thực tiễn xét xử các vụ án về HN&GĐ cho thấy, số lượng các vụ án phải xem xét lại theo trình tự phúc thẩm, giám đốc thẩm vẫn còn nhiều, tỷ lệ án phải cải sửa vẫn còn. Theo báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án năm tính từ năm 2011 đến năm 2017, cụ thể: Bảng 3.1: Tổng số án ly hôn được giải quyết qua các năm 2011 đến năm 2017. Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Sơ thẩm 65.317 61.231 69.485 84.305 94.106 115.331 130.860 Phúc thẩm 2544 2544 2529 2380 2264 2666 2663
  • 36. Hậu quả pháp lý của việc ly hôn GVHD:Trần Văn Bình SVTH: Nguyễn Tấn Phát 32 Lớp: 164PL2 Bảng 3.2: Tổng số án ly hôn có tranh chấp về tài sản. Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Sơ thẩm 404 452 449 538 404 564 625 Phúc thẩm 129 148 181 169 129 200 218 Bảng 3.3: Tổng số án ly hôn có tranh chấp về cấp dưỡng. Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Sơ thẩm 501 403 494 506 501 560 578 Phúc thẩm 46 42 56 53 46 74 68 Bảng 3.4: Tổng số án ly hôn có tranh chấp về quyền nuôi con. Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Sơ thẩm 1033 794 796 814 800 1245 1178 Phúc thẩm 67 70 74 41 55 128 112 Nguồn: Theo báo cáo Tổng kết công tác và đề ra nhiệm vụ trọng tâm qua các năm từ năm 2011 đến năm 2017 của Tòa án nhân dân Tối cao. Nhìn chung, Toà án nhân dân các cấp khi xét xử các vụ án về HN&GĐ đều cố gắng bám sát các quy định của Bộ luật Dân sự, Luật HN&GĐ và vận dụng đúng đắn các văn bản hướng dẫn có liên quan trong việc giải quyết các vụ án cụ thể. Vì vậy, đã hoàn thành tốt công tác xét xử trong năm, chất lượng xét xử các vụ án ngày càng nâng cao. Tuy nhiên, qua báo cáo tổng kết công tác xét xử của Toà án Nhân dân Tối cao cho thấy, việc giải quyết hậu quả pháp lý của ly hôn vẫn còn nhiều vướng mắc và bất cập. Nguyên nhân chủ yếu là do việc điều tra, xác minh nguồn gốc của tài sản, định giá tài sản còn nhiều thiếu sót, các phán quyết của Toà án trong nhiều trường hợp chưa đủ căn cứ xác thực về nguồn gốc tài sản, quyền lợi của các bên chưa được giải quyết một cách thoả đáng, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Ngoài ra, còn một số nguyên nhân quan trọng khác là do Luật HN&GĐ hiện hành- cơ sở pháp lý cơ bản cho việc giải quyết các tranh chấp phát sinh còn quy định một cách chung chung hoặc do trình độ xét xử của đội ngũ Thẩm phán
  • 37. Hậu quả pháp lý của việc ly hôn GVHD:Trần Văn Bình SVTH: Nguyễn Tấn Phát 33 Lớp: 164PL2 chưa đồng đều hoặc do đương sự cố tình không khai hết các loại tài sản, các nghĩa vụ dân sự chung nhằm trốn tránh án phí. Nên nhiều vụ án phải xử đi, xử lại nhiều lần, hoặc phán quyết của Toà án chưa đủ sức thuyết phục, chất lượng xét xử chưa cao. Từ thực tế trên, có thể nêu một số vướng mắc trong việc áp dụng các quy định của Luật HN&GĐ hiện hành trong việc giải quyết hậu quả pháp lý của ly hôn. 3.1.1.Về quan hệ nhân thân giữa vợ chồng khi ly hôn. Kể từ khi phán quyết ly hôn của Tòa án có hiệu lực, quan hệ vợ chồng chấm dứt, vợ chồng đã ly hôn có quyền kết hôn với người khác. Trường hợp, vợ chồng đã ly hôn nhưng vì lý do nào đó họ trở về sống chung với nhau thì phải tiến hành đăng kí kết hôn theo quy định của pháp luật. Thực tế có không ít trường hợp vợ chồng đã ly hôn sau đó trở về chung sống với nhau nhưng không đăng kí kết hôn, khi có tranh chấp xảy ra thì việc bảo vệ quyền lợi của họ gặp rất nhiều khó khăn. Ví dụ trên cho thấy, việc pháp luật quy định vợ chồng đã ly hôn sau đó lại về chung sống với nhau phải đăng kí kết hôn là hoàn toàn phù hợp với thực tế hiện nay, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, lợi ích của gia đình và xã hội. 3.1.2.Về chia tài sản chung của vợ chồng sau khi ly hôn. Mặc dù Luật HN&GĐ hiện hành, đã quy định chi tiết, cụ thể hơn Luật HN&GĐ 2000 về việc xác định đâu là tài sản riêng, đâu là tài sản chung vợ chồng, quyền và lợi ích chính đáng của các bên về vấn đề tài sản đã được đảm bảo. Nhưng trên thực tế, việc áp dụng các quy định này vào giải quyết các vụ án cụ thể còn nhiều khó khăn. Đối với chia tài sản chung vợ chồng khi ly hôn: Theo quy định của pháp luật, thì về nguyên tắc khi ly hôn, tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, khi chia phải xem xét công sức đóng góp của các bên vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung, bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em. Tuy nhiên, trên thực tế không phải Toà án nào cũng vận dụng đúng đắn, linh hoạt các nguyên tắc này khi chia tài sản của vợ chồng làm ảnh hưởng tới quyền lợi của họ. Ví dụ: Anh Nguyễn Minh Tuấn và chị Nguyễn Minh Yến tự nguyện kết hôn năm