SlideShare a Scribd company logo
1 of 10
Download to read offline
1
HÌNH TƯỢNG HỒ LÔ TRONG VĂN HÓA TRUNG HOA
ThS. Nguyễn Ngọc Thơ
(Đại học Quốc gia TP.HCM)
Đã đăng trên Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn, Trường ĐH KHXH&NV, tháng 9/2007
I. Hồ lô và hình tượng hồ lô – những vấn đề chung
1. Hồ lô
a. Hồ lô thiên nhiên
Hồ lô là một loại quả thực vật, họ bầu bí [hình 1], được trồng rộng rãi ở các vùng nhiệt, cận
nhiệt đới trên khắp thế giới. Qua tư liệu khảo cổ cho thấy các vùng đất Nam Trung Hoa, Đông
Nam Á, Ấn Độ, Trung Mỹ, Nam Mỹ, đồng bằng sông Nile… đều có sự hiện diện của quả hồ lô
[Du Tu Linh 2001: 10]. Ở Việt Nam, hồ lô xuất hiện khắp nơi, từ Bắc chí Nam, từ đồng bằng
đến vùng núi cao.
b. Về tên gọi hồ lô
Về tên gọi tiếng Trung, phổ biến nhất là hồ lô /húlu/ với nhiều cách viết: 葫芦, 壶卢, 胡卢,
ngoài ra còn được biết đến với tên gọi phố lô (蒲芦/púlu/) v.v.. Tên gọi hồ lô thể hiện ý nghĩa
may mắn. Theo lối hài âm, hồ đọc là /hú/ gần với phúc /fú/, lô đọc là /lu/ gần âm với lộc /lù/.
Trong văn hoá dân gian, người dân mượn hình ảnh quả hồ lô căng tròn để gửi gắm ước vọng
phúc lộc song tiến. Ngoài ra, khèn hồ lô gọi là sênh (笙/sheng/), trùng âm với từ sinh (sôi)
(生/sheng/) trong sinh cơ (生机/shengji/) hay thăng tiến (升/sheng/) [Triệu Thân 2001: 80].
Trong tiếng Anh, hồ lô là calabash, tiếng Tây Ban Nha là shekere, tiếng Sanscrit là tumba, trong
tiếng Việt là bầu (bí)v.v…
c. Phân loại
- Về phân loại, theo Bản Thảo Cương Mục của Lý Thời Trân (1518-1593) dựa vào hình
dáng, kích cỡ quả hồ lô, có thể phân hồ lô ra năm loại tiêu biểu sau: (1) Hồ (瓠): hình trụ tròn,
2
dài, đáy lõm vào giữa; (2) Huyền hồ (悬瓠): hồ lô đầu nhỏ, phần dưới phình to, đáy lõm vào
giữa; (3) Hồ (壶): hồ lô hình quả tim ngược; (4) Bào (匏): hồ lô hình quả bưởi; (5) Phố lô
(蒲芦): hình hồ lô có hai phần trên, dưới phình to, eo nhỏ [hình 5].
- Còn nếu phân loại theo đặc điểm vị ngọt – đắng thì có thể phân ra hai loại: hồ (瓠) - hồ lô
ngọt; và bào (匏) – hồ lô đắng.
d. Lịch sử xuất hiện quả hồ lô ở Trung Quốc:
Không ai biết hồ lô được thuần dưỡng tự bao giờ. Qua nghiên cứu khảo cổ ở di chỉ Hà Mẫu
Độ (河姆渡,lưu vực sông Dương Tử) cho thấy hồ lô đã được trồng ở Đông Nam Á cổ từ hơn
7000 năm trước. Chủ nhân của chúng là các tiền dân Bách Việt, Miêu Man, Bách Bộc. Giáp Cốt
Văn thể hiện chữ hồ 壶 (tức hồ lô) bằng hình ảnh một chiếc bình có nắp đậy và có quai cầm
[hình 2]. Có lẽ phần nút đậy bằng cành trúc đồng thời cũng là tay xách khi mang đi. Phần quai
cầm được gắn thêm vào để tiện rót nước, rượu hay các vật đựng bên trong. Thời Tây Chu, hồ lô
bắt đầu đi vào văn học nghệ thuật, được Khổng Tử thể hiện trong bộ Kinh Thi “Tháng bảy hái
ăn, tháng tám lấy quả, tháng chín dựng lại giàn” (“七月食瓜,八月断壶,九月筑场圃thất
nguyệt thực qua, bát nguyệt đoạn hồ, cửu nguyệt trường phố” bài Thất Nguyệt, chương U Phong)
[Triệu Thân 2001: 87]. Thời Đông Chu, do kỹ thuật vun trồng được cải tiến, nhiều giống hồ lô
mới, quả to được trồng khắp nơi, kể cả ở vùng Hoa Bắc. Từ Hán – Đường về sau, người ta đã có
thể trồng các loại hồ lô quả cực to. Ngày nay, một số vùng Ngũ Lĩnh, Vân Quý, Hải Nam.. nhiều
nhà trồng giàn hồ lô trước sân nhà.
Có thể quả hồ lô đã trở nên quen thuộc với con người từ thưở mông muội, khi mà hoạt động
hái lượm hay thu hoạch các loại sản phẩm từ thực vật trở nên phổ biến. So với việc săn bắt động
vật thì việc sử dụng sản phẩm thực vật tự nhiên có ưu thế hơn. Các tính năng đặc biệt đã làm cho
quả hồ lô dần dà thoát khỏi cái “vỏ tự nhiên”, khiến nó được con người “nhân cách hóa”, “thần
bí hóa” và tạo ra muôn vàn thần thoại, truyền thuyết gắn với chúng.
e. Công năng của quả hồ lô
* Phần ruột:
(1) Dùng làm thực phẩm. Phần hoa, đọt non, ruột, vỏ quả hồ lô non có thể được dùng chế
biến món rau bổ sung lượng chất xơ và vitamin đáng kể cho cơ thể con người (trừ loại hồ lô
đắng). Hồ lô non còn có thể được phơi khô dùng làm “rau khô” trong suốt mùa đông băng giá.
(2) Dùng làm dược phẩm. Loại được dùng làm dược phẩm chủ yếu là loại hồ lô đắng. Hồ lô
đắng có dược tính đặc biệt, chủ yếu là tính hàn. Theo ghi nhận, có hơn 30 loại thảo dược có dùng
dược liệu từ hồ lô. Cụ thể trong Bản Thảo Cương Mục có ghi nhận thảo dược hồ lô chủ tiêu khát,
giải nhiệt, giải tâm nhiệt, lợi tiểu tràng, lợi tiểu, nhuận tâm phổi, trừ phiền muộn [Vương Thế
Tương 2001: 4]. Chính nhờ đặc tính này, vỏ hồ lô được các thầy lang dân gian dùng để đựng
dược liệu [hình 3]. Một số loại hồ lô đắng qua chế biến có thể dùng thay thế trà [Lâm Hà 2001:
145].
* Phần vỏ
3
(1) Dụng cụ chứa đựng. Bình hồ lô có thể dùng để đựng nước, rượu, gạo, thức ăn, dược liệu
v.v.. [hình 3]. Vỏ hồ lô khô có thể cắt làm bát, đĩa, bôi trong ăn uống. Trong cuốn Hàn Phi Tử có
viết “Hồ lô đực thuộc hàng quý, có thể dùng để chứa đựng” (夫瓠所贵者,谓其可以盛也Phu
hồ sở quý giả, vị kì khả dĩ thịnh dã)[Từ Kiệt Thuấn 2001: 92]. Trong hôn nhân của người tiền
Hán, người ta lấy chiếc hồ lô cán dài xẻ đôi thành hai cái “bao cẩn” (包卺) [hình 4], dùng trong
nghi thức uống rượu giao bôi. Từ đó, thành ngữ “hợp cẩn giao bôi” (合卺交杯) được sử dụng
phổ biến. Ngoài ra, hồ lô nhỏ còn được chế tác thành dụng cụ hút thuốc tương tự như dụng cụ
hút thuốc lào ở Việt Nam.
Xuất phát từ việc sử dụng hồ lô làm vật dụng chứa đựng, dần dà người nguyên thủy đã phát
minh, chế tác các loại đồ gốm dùng để chứa dựng có hình dáng mô phỏng hồ lô [hình 5]. Hiện
tại, thuyết “đồ gốm phỏng hồ lô” đã được giới nghiên cứu công nhận rộng rãi [Từ Kiệt Thuấn
2001: 92; Sơn Mạn 2001: 107]. Quá trình biến đổi từ sử dụng hồ lô tự nhiên sang chế tác các loại
đồ gốm phỏng hình hồ lô hoàn toàn hợp với quá trình diễn hóa văn hóa.
(2) Công cụ giao thông thủy: nhờ đặc điểm rỗng ruột, chỉ cần bịt kín phần miệng, hồ lô sẽ trở
thành một loại “phao” đặc biệt. Các sách Kinh Thi, Trang Tử, Quốc Ngữ đều có nhắc đến loại
“công cụ” giúp người qua sông, suối này. Dân gian Trung Hoa gọi loại “công cụ” đặc biệt này là
“thuyền eo” (腰舟yếu chu) [hình 6]. Ngày nay, vùng nông thôn Hà Nam, Sơn Đông, Tứ Xuyên
vẫn còn dùng loại công cụ này khi qua sông, suối nhỏ. Người Khách Gia ở Quảng Đông khi
đánh cá dưới sông đeo quanh eo vài chiếc hồ lô cứu sinh. Trẻ em đeo vài chiếc hồ lô nhỏ quanh
thân ngụ ý trừ tà, đồng thời sẽ giúp cứu trẻ trong trường hợp bị rơi xuống nước. Ở đảo Hải Nam,
người Lê dùng một quả hồ lô to rỗng, bịt kín miệng, thả xuống sông, suối, ôm trầm lấy mà bơi
qua. Ở Đài Loan, người Amei, người Cao Sơn cũng làm cách này [Tống Triệu Lân 2001: 19-20,
4
38-39]. Ở một số vùng khác, người ta làm bè hồ lô qua vượt qua những khúc sông có quá nhiều
ghềnh thác. Trong thần thoại, hồ lô rỗng với đặc tính nổi trên mặt nước đã được mượn làm biểu
tượng cứu sống nhân loại. Học giả Văn Nhất Đa (1899-1946) tiến hành phân tích 49 thần thoại
hồng thủy của các dân tộc thiểu số kết luận rằng hồ lô là dụng cụ cứu sinh phổ biến nhất (chiếm
57,2% trong số các dụng cụ hồ lô, thùng gỗ, giường, trống, thuyền v.v..; xem phần sau) [Tống
Triệu Lân 2001: 35].
(3) Nông ngư cụ. Trong nông nghiệp, không ít nông dân dùng bình hồ lô đầu nhọn, khoét
miệng vừa đủ để rót hạt giống. Trong ngư nghiệp, vỏ hồ lô khô còn được dùng làm phao nổi mắc
vào lưới, giúp ngư dân định vị được vị trí mảnh lưới của mình trên mặt nước.
(4) Chế tác vũ khí. Lịch sử chiến tranh ở đất Trung Hoa xưa đã từng tồn tại loại vũ khí đả
thương có tên gọi là “hồ lô hỏa dược”. Có thể phân ra các loại: Hồ lô hỏa hoành trận
(衡阵火葫芦); Hồ lô đối mã thiêu nhân (对马烧人葫芦); Pháo lôi qua (雷瓜炮); Lạn cốt qua
dầu thần (烂骨瓜油神); Hỏa dược phi lôi (火药飞雷) v.v.. dùng trong chiến tranh, khai phá đất
đai và săn bắt thú rừng [Tống Triệu Lâm 2001: 20-21].
(5) Chế tác nhạc khí. Hồ lô khô rỗng ruột khi vỗ sẽ phát ra một loại âm thanh khá đặc trưng,
được các tộc người ở Trung Hoa chọn làm một trong “bát âm” phổ biến, gồm kim loại, đá, tơ,
trúc, bào, đất, da thuộc và cây. Trong đó, bào (匏) chính là cái khèn (笙竿sênh can / 竽vu) [hình
7]. Từ thời Chiến Quốc đến Tây Hán, vùng cao nguyên Vân Quý đã mô phỏng khèn hô lô tự
nhiên để chế tác loại kèn hồ lô đồng (khai quật được ở vùng Giang Xuyên, Ninh Phổ - Vân
Nam). Điều này cho thấy hồ lô tự nhiên đã được chế tác thành nhạc khí từ rất lâu trước đó. Trong
các sách Man Thư, Tân Đường Thư, Lĩnh Ngoại Đại Đáp.. đều có phần ghi chép về loại nhạc cụ
này [Tống Triệu Lân 2001: 20-21]. Trong nghi lễ rước linh hồn người chết vào hồ lô tổ linh của
dân tộc Di (Vân Nam), các vu sư phải thổi khèn hồ lô để múa cúng tế. Tộc người La Hô (拉祜)
có 136 bộ múa khèn, và hơn 400 bài múa có sử dụng khèn hòa tấu [www.cwineasy.com].
(6) Dùng làm tang cụ. Một số dân tộc như người Di, Thủy, La Hô dùng bình hồ lô chứa
xương tro của người chết với hy vọng linh hồn người chết sẽ được “quay về” nguồn cội. Loại hồ
lô này được gọi là “hồ lô tổ linh” (祖灵葫芦).
5
(7) Đồ thưởng ngoạn. Chủ yếu là các loại hồ lô nhỏ, qua bàn tay chế tác, họa vẽ của nghệ
nhân có thể trở thành một loại hàng mỹ nghệ để trưng bày, trang trí hay chứa đựng những thứ
quý giá trong nhà.
(8) Các dụng cụ khác: Vỏ hồ lô còn dùng làm bát nến, đồ đo lường (rượu, giấm, dầu), nuôi
dế.
2. Chủ thể văn hóa hồ lô
Hiện có ít nhất 26 dân tộc ở Trung Quốc có tục sùng bái hồ lô hay có thần thoại hồ lô, gồm
Hán, Thái, Di, Lật Túc, Miêu, Dao, Xá, Tạng, Bạch, Hồi, Hà Nhì, Choang, Cơ Nặc, Đức Ngang,
Bố Y, Ngõa, Lê, Thủy, Cách Lao, Nộ, Đồng, Cao Sơn, A Xương, Nạp Tây, Cảnh Pha, La Hô
[www.nikerchina.com]. Về không gian, ngoài tộc người Hán, các tộc người nói trên đa số phân
bố ở các khu vực cao nguyên Vân Quý, lòng chảo Tứ Xuyên, cao nguyên Thanh Tạng, Lĩnh
Nam. Một số tộc người sống rải rác ở vùng Hoa Đông, Tây Bắc và đảo Đài Loan.
Theo lịch sử, vùng đất phía Nam Dương Tử vốn là khu vực cư trú của ba tập đoàn lớn: Bách
Bộc ở vùng Tây Nam; Bách Việt ở vùng Đông Nam; Miêu Man ở phía đông cao nguyên Vân
Quý và vùng phụ cận. Tác giả Lâm Hà [2001: 152-153] thì cho rằng chủ thể văn hóa hồ lô chính
là tập đoàn Bách Bộc. Ông cho rằng Bách Việt là hậu duệ của Bách Bộc – một quan điểm hiếm
thấy trong giới nghiên cứu. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi không tập trung vào mối
quan hệ giữa Bách Bộc và Bách Việt mà chỉ khẳng định rằng cả hai nhóm này đều là chủ thể của
văn hóa hồ lô.
6
Sách Sở Từ có viết “Bộc tại Sở Tây Nam” (仆在楚西南), “Bộc nhân vi đan sa”
(仆人为丹砂), “Bộc nhân vi thần sa” (仆人为神砂) [Lâm Hà 2001: 153]. Có thể thấy, cư dân
vùng đất rộng lớn phía tây nam nước Sở gọi chung là Bộc nhân (仆人). Trong lịch sử, khu vực
này vốn dĩ phức tạp vì cả ba tập đoàn lớn Bách Bộc, Bách Việt, Miêu Man cùng cộng cư, cùng
giao thoa văn hóa. Tù nhân, nô lệ gốc ở ba tập đoàn này đều bị người Trung Nguyên gọi chung
là “nô bộc” (奴仆) một cách rất phiếm diện.
Trong Giáp Cốt Văn, từ bộc xuất hiện sớm [hình 11]. Chữ bộc bao gồm năm phần chính:
phần thân người, phần “đuôi”, phần đội đầu, phần cầm trên tay, và các hạt li ti. Hiện có hai cách
diễn giải ý nghĩa của chữ bộc như sau [hình 12]:
STT Bộ phận Diễn giải của các tác giả
người Hán
Diễn giải của tác giả Lâm Hà
[2001]
1 Thân người Người: nô bộc (tôi tớ) Người: vu sư
2 “Đuôi” Phần kéo dài của trang
phục (lụa, lông trĩ..)
Tàn dư của đuôi chó thần – vật
tổ của Bộc nhân
3 Phần đội đầu Hình cụ Mão có biểu tượng ngọn lửa
thiêng của vu sư đội khi cúng tế
4 Phần cầm trên
tay
Cái ki rác Quả hồ lô lễ thần – biểu tượng
linh thiêng trừ tà ma và phồn
thực
5 Các hạt li ti Bụi Hương thơm của món dâng thần
linh trong hồ lô
Bảng 1: Diễn giải hình tượng chữ bộc trên Giáp Cốt Văn
Có thể thấy hai cách diễn giải rất khác nhau do được nhìn nhận từ hai góc độ rất khác biệt.
Theo cách diễn giải của các tác giả người Hán đại diện là Văn Nhất Đa [2001] thì danh từ Bộc
nhân mang ý nghĩa nô bộc nên nhìn đâu cũng ra nô bộc (quan điểm vô thần). Còn tác giả Lâm
An thì đứng ở góc độ chủ nghĩa duy vật lịch sử để quan sát nên cho kết quả khác. Theo chúng
tôi, thứ chữ này do tiền nhân người Hán tạo ra (Giáp Cốt Văn) nên ít nhiều nó mang quan niệm
“dĩ Trung Nguyên vi trung” của mình. Song, ở một khía cạnh khác, Giáp Cốt Văn là loại chữ
tượng hình, chủ yếu dựa vào hình dáng của vật thể tự nhiên để cách điệu tạo chữ viết nên có thể
chữ bộc này thể hiện hình ảnh của một vu sư đang tiến hành nghi lễ. Cơ sở của ý kiến này nằm ở
các khía cạnh sau:
1/ Phần đuôi không thể là phần kéo dài của trang phục. Người nô lệ không thể mang theo
phần đuôi này khi đang làm việc.
2/ Phần đội đầu cho là hình cụ thì không thể lý giải nổi tại sao “người nô bộc này” vừa cầm
ki vừa đội hình cụ?
7
3/ Nếu phần tay cầm là cái ki rác thì người nô bộc không thể nâng ki rác cao đến như thế, vì
như vậy sẽ là vô lễ đối với giới chủ.
4/ Một số tác giả người Hán chưa giải nghĩa hết ý nghĩa của chữ Bộc (仆). Bộc không chỉ có
nghĩa là nô bộc, mà còn là hồ lô. Bộc nhân: dân tộc hồ lô (theo quan niệm của Lâm An [2001],
Diệp Minh Giám [2001]). Còn từ Bộc trên Giáp Cốt văn được tạo thành từ cách mượn âm diễn ý
của người Hán. Gốc ban đầu của từ bộc có âm đọc là Bu, Bô, Bua, Pu, Po…[xem mục hình
tượng hồ lô trong ngôn ngữ].
II. Hình tượng hồ lô trong văn hóa Trung Hoa
1. Hình tượng hồ lô trong ngôn ngữ - văn học dân gian
a. Trong ngôn ngữ
Trong tiếng Hán hiện đại có không ít tục ngữ, thành ngữ mượn hình ảnh và ý nghĩa của chiếc
hồ lô để diễn đạt. Dưới đây là một vài ví dụ tiêu biểu:
Tục ngữ / thành ngữ Chữ Hán Ý nghĩa
Nhất hồ thiên địa 一壶天地 Chiếc hồ lô chứa cả vũ trụ
Vẽ cái gáo theo hình hồ lô 照着葫芦画瓢 Mô phỏng đơn giản
Theo hình mà vẽ hồ lô 依样画葫芦 Mô phỏng đơn giản
Đông nói hồ lô tây nóigáo 东指葫芦西指瓢 Huyên thuyên bất tận
Đè hồ lô xuống thì gáo nổi
lên
按下葫芦瓢起来 Việc này chưa xong việc
khác lại đến
Không biết trong hồ lô bán
loại thuốc gì
不知葫芦里卖的什么药 Không biết anh ấy / cô ấy /
họ đang nghĩ gì
Hồ lô trộn cà tím 葫芦搅茄子 Thị phi hỗn độn / Vàng thau
lẫn lộn
Cưỡi trên chiếc hồ lô mà
đầu óc hỗn độn
骑着葫芦头乱转转 Chủ ý bất định
Chỉ chiếc hồ lô ấy mà đầu
nảy ra vàng
指着那个葫芦头开金 Dựa dẫm vào ai đó làm việc
gì đó
Bảng 2: Thành ngữ, tục ngữ có mượn hình ảnh hồ lô
Có thể thấy hình ảnh hồ lô trong các thành ngữ, tục ngữ nói trên được sử dụng phổ biến với
phạm vi ý nghĩa rộng, song hàm ý đều mang tính tích cực. Chẳng hạn ở câu “hồ lô trộn cà tím”
(thị phi hỗn độn) thì hình ảnh hồ lô được hiểu là đối tượng tích cực (thị), còn cà tím – một loại cà
tầm thường – mang biểu trưng tiêu cực (phi).
Trong ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số miền Nam và Tây Nam Trung Hoa, hồ lô được gọi
là Bộc (bo/bu/pu). Khái niệm Bộc nhân để chỉ dân tộc hồ lô. Tác giả Lâm Hà [2001: 154] dẫn ra
rằng các từ bà (婆), ba (爸), phụ (父), bào (胞, đồng bào), bát (钵) (bát đựng cơm của sư sãi)
8
v.v. đều có gốc chung là từ bo/bu/pu mà ra. Ngày nay, các tộc người thiểu số vùng Tây Nam,
Đông Nam Trung Quốc tự xưng tộc danh của mình với gốc từ bo (仆bộc), ví dụ:
Tộc danh
chuẩn
Tộc danh tự
xưng
Chữ Hán Tộc danh
chuẩn
Tộc danh tự
xưng
Chữ Hán
Đồng Bộc Giám / 仆鉴/ 仆鉴 Miêu Bộc Giám 仆鉴/仆鉴
Choang Bộc Choang 仆壮 Dao Bộc Giám 仆鉴
Bố Y Bộc Y 仆依 Thổ Gia Ba Bộc 巴仆
Bảng 3: Tộc danh gắn với tên gọi hồ lô ở Trung Hoa
Có thể thấy các từ bô, bua, bu, po, pu.. rất gần âm với từ pò (chỉ thủ lĩnh) của một số dân tộc
thuộc các nhóm Việt – Mường, Tày – Thái có ở Đông Nam Á. Chẳng hạn, từ vua Hùng âm Việt
cổ là pò khun. Người Thái Tây Bắc cũng gọi thủ lĩnh là pò khun [Trần Ngọc Thêm 2004: 81].
Cũng ở tình huống tương tự, các từ bô, bua, bu, po, pu… chỉ hồ lô cũng đồng/gần âm với từ bô
trong tiếng Việt cổ - từ về sau phát triển thành hai từ vua và bố [Trần Ngọc Thêm 2004: 206].
Trong phương ngữ Mân Nam vùng Phúc Kiến thì từ bô biến âm thành bou [po*1], chỉ bố
[Nguyễn Đức Hiệp 2007].
b. Hình tượng hồ lô trong văn học dân gian
Là một biểu tượng văn hóa dân gian, hồ lô đã đi vào văn học dân gian từ rất sớm. Tiêu biểu
nhất là hai thể loại thần thoại và cổ tích. Trong đó, ở thể loại thần thoại là đặc sắc hơn cả.
Học giả Văn Nhất Đa (1899-1946) trong tác phẩm Phục Hy khảo liệt kê được 49 loại thần
thoại có liên quan đến hồ lô. Hiện nay, giới nghiên cứu văn hóa Trung Quốc thống kê được hơn
119 loại [www.nikerchina.com]. Xét ở khía cạnh vai trò tham gia của hình tượng hồ lô thì trên
đại thể có thể xếp vào hai nhóm chính sau: 1) một là chất liệu tạo nhân sinh; 2) hai là công cụ tị
nạn
Ở nhóm thứ nhất lại chia ra hai tiểu nhóm: hồ lô trực tiếp sinh người; và hồ lô gián tiếp sinh
người.
* Hồ lô trực tiếp sinh người:
STT Tộc
người
Nguồn gốc xuất phát hồ
lô
Đối tượng sinh ra
từ hồ lô
Phối hôn và sản sinh
nhân loại
1 A
Xương
Thiên Công - Địa Mẫu:
mang thai 9 năm, sinh
một hạt hồ lô
9 em bé Tự phối hôn, sản sinh
loài người
2 Cơ Nặc x Mã Hắc ( 玛黑),
Mã Tổ (玛祖)
Mã Hắc + Mã Tổ sinh
ra loài người
3 Hán,
Miêu
Hai gia đình Giang,
Chiêu trồng hồ lô
Nhị Lang Thần Nhị Lang Thần lấy con
gái Thái Thượng Lão
Quân sinh ra loài
người.
9
4 La Hô Thần linh gieo trồng, quả
bị chuột cắn
Một nam một nữ Hai thủy tổ kết hôn
sản sinh nhân loại
5 Lật Túc Từ trên trời rơi xuống 2
chiếc
1 chiếc sinh Tây
Tát (西萨, nam);
1 chiếc sinh Nặc
Tát (诺萨, nữ).
Tây Tát, Nặc Tát kết
hôn, sinh 9 cặp nam,
nữ. 9 cặp phối hôn
sinh nhân loại.
6 Nộ Âu Tát (欧萨) trồng hồ
lô. Hồ lô sinh người. Đại
Hồng Thủy dâng, nhân
loại chết.
Hai anh em sống
sót nhờ nấp vào
quả hồ lô
Hai anh em phối hôn
sinh nhân loại
7 Thái Từ chân trời trôi đến Tám nam. Tiên
nữ biến bốn trong
số họ thành phụ
nữ
Bốn cặp phối hôn sinh
nhân loại.
Bảng 4: Thần thoại hồ lô trực tiếp sinh người
* Hồ lô gián tiếp sinh người:
Miêu,
Dao,
Xá
Một phụ nữ tộc Cao Tân thị sinh một con trùng to, thân hình chiếc đĩa (bàn 盘),
sau hóa thân thành chó thần, gọi là Bàn Hồ. Giặc Nhung Ngô xâm lấn, triều đình
ra lệnh ai diệt được giặc thì trọng thưởng, gả con gái. Bàn Hồ xin đi và chiến
thắng trở về. Quần thần cho rằng Bàn Hồ là thú nên không giữ lời hứa. Tuy nhiên,
công chúa nhất mực theo Bàn Hồ. Cả hai lên núi, sống trong thạch thất, sau ba
năm sinh ra sáu nam sáu nữ. Sau khi Bàn Hồ qua đời, sáu nam sáu nữ phối hôn,
sinh ra các dân tộc Hán, Ba, Thục, Di, Miêu Man v.v…
Bảng 5: Thần thoại hồ lô gián tiếp sinh người
Trên thế giới không chỉ có Trung Quốc mới có thần thoại hồ lô (trực tiếp, gián tiếp) sinh ra
nhân loại mà các vùng Đông Nam Á, Nam Á, châu Mỹ… cũng có những ý niệm, thần thoại
tương tự. Chẳng hạn:
Trong văn hóa Ấn Độ, tiêu biểu là Sử thi Ramayana: Thiên thứ nhất, chương 37 có dẫn hình
ảnh chiếc hồ lô như sau:
“Sumatis tu naravyaghra garbhatumba vyajayata sastih putrasahasrani tumbabhedad
vinihsrtah” (“Hỡi thần Sumatis … Người sinh một chiếc hồ lô dài. Bổ chiếc hồ lô ra. Sáu
mươi ngàn người con xuất hiện” [Kỳ Mộ Hiền 2001: 136]
Trong tiến Phạn cổ, hồ lô được gọi là tumba. Trong đoạn sử thi trên, danh từ garbhatumba
mang ý nghĩa là bào thai hồ lô. Bào thai hồ lô này rất thần bí, cùng lúc sinh ra sáu mươi ngàn
đứa con trai.
Còn trong thần thoại Kelah ở Nam Mỹ cũng có chi tiết tương đồng:
Tải bản FULL (20 trang): https://bit.ly/3vqytN1
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
10
Nhật thần mang một chiếc hồ lô đi tắm. Một cô gái từ trong hồ lô bước ra. Nhật thần và
nguyệt thần tranh giành cô gái. Nhật thần tặng cô gái cho nguyệt thần, tự mình tìm thêm một cô
gái khác từ trong hồ lô. Về sau, các gia đình nhật thần, nguyệt thần sinh ra nhân loại [Lâm Hà
2001: 139].
Ở nhóm thứ hai, mô típ đại hồng thủy – hồ lô cứu sinh – anh em phối hôn tái tạo nhân sinh
hầu như thống nhất trong các thần thoại tiêu biểu sau:
STT Tộc
người
Nhân vật thủy tổ Thủy tai và hồ lô cứu
sinh
Phối hôn, sản sinh
nhân loại
1
Đồng,
Cách
Lao,
Thổ
Gia
Tổ mẫu ấp trứng, sinh
Tùng Tang
(松桑nam) và Tùng
Tư (松斯nữ). Hai thần
kết hôn, sinh lôi, rồng,
hổ, rắn, nhân thần.. 12
loại thần, trong đó Na
Huynh Na Muội
(傩兄傩妹) nhỏ nhất.
Các thần tranh chấp,
lôi lên trời, rồng
xuống biển, hổ lên
rừng, rắn vào động.
Lôi dâng lũ trả thù,
tiêu diệt con cháu
nhân thần. Na Huynh
Na Muội được thần
mách, trốn trong hồ
lô, thoát nạn
Na Huynh Na Muội kết
hôn, 3 năm sinh ra túi
thịt, chặt thành mảnh,
mỗi mảnh biến thành
một tộc người: thịt à
người Đồng (da trắng);
ruột à Miêu (thẳng
tính); xương à Dao (rắn
rỏi, lao khổ); tim à Hán
(khôn lanh)…
2 Thủy Á Oa (亚娲) sáng tạo
ra lôi, rồng, hổ và
người.
Nhân thần tranh
giành. Lôi thần dâng
nước báo thù. Chỉ hai
anh em trú trong hồ
lô do Á Oa tạo ra,
thoát nạn.
Hai anh em kết hôn
sinh túi thịt, chặt thành
mảnh. Gan biến thành
người Thủy; phổi à Bố
Y; ruột à Miêu; xương
à Hán...
3 Miêu Cây phong sinh Hồ
Điệp Ma Ma (mẹ
bướm), kết hôn với bọt
biển (泡沫) sinh 12
trứng, nở ra Khương
(姜, anh), Ương (央,
em gái), lôi, hổ, rồng…
Nhân thần tranh chấp,
lôi dâng lũ tiêu diệt
loài người. Khương,
Ương nấp trong hồ lô
thoát nạn
Khương, Ương kết hôn
sinh ra túi thịt. Chặt
mảnh, mỗi mảnh hóa
thân thành một tộc
người.
4 Bạch Thiên thần A Tỷ (阿仳)
báo cho loài người biết
về trận hồng thủy sắp
tới nhưng mọi người
không tin.
Duy chỉ có hai anh
em A Công (阿公), A
Bà (阿婆) nghe theo,
nấp trong quả hồ lô
nên thoát mạng.
Hai anh em kết hôn, tái
sinh nhân loại.
5 Hán Một người đàn ông có
hai con trai, gái. Người
anh em của ông này vì
hận thù đã cho dâng
nước để trả thù
Hai anh em vì được
tiên mách bảo (hoặc
bằng dự đoán) nấp
vào trong hồ lô mà
thoát nạn
Hai anh em kết hôn, tái
tạo nhân sinh
6845861

More Related Content

Similar to HÌNH TƯỢNG HỒ LÔ TRONG VĂN HÓA TRUNG HOA.pdf

Học tốt ngữ văn 10 nâng caotruonghocso.com
Học tốt ngữ văn 10 nâng caotruonghocso.comHọc tốt ngữ văn 10 nâng caotruonghocso.com
Học tốt ngữ văn 10 nâng caotruonghocso.com
Thế Giới Tinh Hoa
 
Học tốt ngữ văn 10 nâng
Học tốt ngữ văn 10 nângHọc tốt ngữ văn 10 nâng
Học tốt ngữ văn 10 nâng
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khai quat van hoa trung quoc - lich su 10
Khai quat van hoa trung quoc - lich su 10Khai quat van hoa trung quoc - lich su 10
Khai quat van hoa trung quoc - lich su 10
Thien Nguyen Q.
 
giáo trình cơ sở văn hóa việt nam
giáo trình cơ sở văn hóa việt namgiáo trình cơ sở văn hóa việt nam
giáo trình cơ sở văn hóa việt nam
MChau NTr
 

Similar to HÌNH TƯỢNG HỒ LÔ TRONG VĂN HÓA TRUNG HOA.pdf (20)

Đạo Đức Kinh _ Lão Tử
Đạo Đức Kinh _ Lão TửĐạo Đức Kinh _ Lão Tử
Đạo Đức Kinh _ Lão Tử
 
Dai cuong-van-hoa-viet-nam-thuyet-trinh-17
Dai cuong-van-hoa-viet-nam-thuyet-trinh-17Dai cuong-van-hoa-viet-nam-thuyet-trinh-17
Dai cuong-van-hoa-viet-nam-thuyet-trinh-17
 
Học tốt ngữ văn 10 nâng caotruonghocso.com
Học tốt ngữ văn 10 nâng caotruonghocso.comHọc tốt ngữ văn 10 nâng caotruonghocso.com
Học tốt ngữ văn 10 nâng caotruonghocso.com
 
Tìm lại tục vái lạy tổ tiên của người Việt
Tìm lại tục vái lạy tổ tiên của người ViệtTìm lại tục vái lạy tổ tiên của người Việt
Tìm lại tục vái lạy tổ tiên của người Việt
 
CHUYÊN ĐỀ BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ KHAI CHIẾM_10592612092019
CHUYÊN ĐỀ BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ KHAI CHIẾM_10592612092019CHUYÊN ĐỀ BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ KHAI CHIẾM_10592612092019
CHUYÊN ĐỀ BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ KHAI CHIẾM_10592612092019
 
Triết học cổ đại
Triết học cổ đạiTriết học cổ đại
Triết học cổ đại
 
Daoduckinh
DaoduckinhDaoduckinh
Daoduckinh
 
Bàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồngBàn về 12 luận điểm trống đồng
Bàn về 12 luận điểm trống đồng
 
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Pháp luật văn hóa và xã hội
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Pháp luật văn hóa và xã hộiVăn hiến Việt Nam - Chuyên đề Pháp luật văn hóa và xã hội
Văn hiến Việt Nam - Chuyên đề Pháp luật văn hóa và xã hội
 
Nha ca-intro
Nha ca-introNha ca-intro
Nha ca-intro
 
Lịch sử Việt Nam Toàn Tập
Lịch sử Việt Nam Toàn Tập Lịch sử Việt Nam Toàn Tập
Lịch sử Việt Nam Toàn Tập
 
Vhoa thời đại hùng vương
Vhoa thời đại hùng vươngVhoa thời đại hùng vương
Vhoa thời đại hùng vương
 
Học tốt ngữ văn 10 nâng
Học tốt ngữ văn 10 nângHọc tốt ngữ văn 10 nâng
Học tốt ngữ văn 10 nâng
 
Đền Tân La trong đời sống của người dân xã Bảo Khê, Hưng Yên
Đền Tân La trong đời sống của người dân xã Bảo Khê, Hưng YênĐền Tân La trong đời sống của người dân xã Bảo Khê, Hưng Yên
Đền Tân La trong đời sống của người dân xã Bảo Khê, Hưng Yên
 
Tỉnh Thanh Hóa - CHARLES ROBEQUAIN, 1929.pdf
Tỉnh Thanh Hóa - CHARLES ROBEQUAIN, 1929.pdfTỉnh Thanh Hóa - CHARLES ROBEQUAIN, 1929.pdf
Tỉnh Thanh Hóa - CHARLES ROBEQUAIN, 1929.pdf
 
Luận văn: Đặc điểm du ký biển đảo Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX
Luận văn: Đặc điểm du ký biển đảo Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XXLuận văn: Đặc điểm du ký biển đảo Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX
Luận văn: Đặc điểm du ký biển đảo Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX
 
Luận văn: Diện mạo và đặc điểm du ký biển đảo Nam Bộ, HAY
Luận văn: Diện mạo và đặc điểm du ký biển đảo Nam Bộ, HAYLuận văn: Diện mạo và đặc điểm du ký biển đảo Nam Bộ, HAY
Luận văn: Diện mạo và đặc điểm du ký biển đảo Nam Bộ, HAY
 
Khai quat van hoa trung quoc - lich su 10
Khai quat van hoa trung quoc - lich su 10Khai quat van hoa trung quoc - lich su 10
Khai quat van hoa trung quoc - lich su 10
 
File 7 a phú yên thập cảnh đề vịnh
File 7 a phú yên thập cảnh đề vịnhFile 7 a phú yên thập cảnh đề vịnh
File 7 a phú yên thập cảnh đề vịnh
 
giáo trình cơ sở văn hóa việt nam
giáo trình cơ sở văn hóa việt namgiáo trình cơ sở văn hóa việt nam
giáo trình cơ sở văn hóa việt nam
 

More from NuioKila

More from NuioKila (20)

Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdfPháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
 
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
 
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
 
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
 
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
 
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdfNhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
 
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdfKẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
 
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdfKIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
 
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfQUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
 
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
 
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
 
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
 
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
 
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdfAn evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
 
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
 
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
 
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdfPhân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
 
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdfNgói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
 
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
 

Recently uploaded

26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 

Recently uploaded (20)

26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgspowerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
powerpoint mẫu họp phụ huynh cuối kì 2 học sinh lớp 7 bgs
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 

HÌNH TƯỢNG HỒ LÔ TRONG VĂN HÓA TRUNG HOA.pdf

  • 1. 1 HÌNH TƯỢNG HỒ LÔ TRONG VĂN HÓA TRUNG HOA ThS. Nguyễn Ngọc Thơ (Đại học Quốc gia TP.HCM) Đã đăng trên Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn, Trường ĐH KHXH&NV, tháng 9/2007 I. Hồ lô và hình tượng hồ lô – những vấn đề chung 1. Hồ lô a. Hồ lô thiên nhiên Hồ lô là một loại quả thực vật, họ bầu bí [hình 1], được trồng rộng rãi ở các vùng nhiệt, cận nhiệt đới trên khắp thế giới. Qua tư liệu khảo cổ cho thấy các vùng đất Nam Trung Hoa, Đông Nam Á, Ấn Độ, Trung Mỹ, Nam Mỹ, đồng bằng sông Nile… đều có sự hiện diện của quả hồ lô [Du Tu Linh 2001: 10]. Ở Việt Nam, hồ lô xuất hiện khắp nơi, từ Bắc chí Nam, từ đồng bằng đến vùng núi cao. b. Về tên gọi hồ lô Về tên gọi tiếng Trung, phổ biến nhất là hồ lô /húlu/ với nhiều cách viết: 葫芦, 壶卢, 胡卢, ngoài ra còn được biết đến với tên gọi phố lô (蒲芦/púlu/) v.v.. Tên gọi hồ lô thể hiện ý nghĩa may mắn. Theo lối hài âm, hồ đọc là /hú/ gần với phúc /fú/, lô đọc là /lu/ gần âm với lộc /lù/. Trong văn hoá dân gian, người dân mượn hình ảnh quả hồ lô căng tròn để gửi gắm ước vọng phúc lộc song tiến. Ngoài ra, khèn hồ lô gọi là sênh (笙/sheng/), trùng âm với từ sinh (sôi) (生/sheng/) trong sinh cơ (生机/shengji/) hay thăng tiến (升/sheng/) [Triệu Thân 2001: 80]. Trong tiếng Anh, hồ lô là calabash, tiếng Tây Ban Nha là shekere, tiếng Sanscrit là tumba, trong tiếng Việt là bầu (bí)v.v… c. Phân loại - Về phân loại, theo Bản Thảo Cương Mục của Lý Thời Trân (1518-1593) dựa vào hình dáng, kích cỡ quả hồ lô, có thể phân hồ lô ra năm loại tiêu biểu sau: (1) Hồ (瓠): hình trụ tròn,
  • 2. 2 dài, đáy lõm vào giữa; (2) Huyền hồ (悬瓠): hồ lô đầu nhỏ, phần dưới phình to, đáy lõm vào giữa; (3) Hồ (壶): hồ lô hình quả tim ngược; (4) Bào (匏): hồ lô hình quả bưởi; (5) Phố lô (蒲芦): hình hồ lô có hai phần trên, dưới phình to, eo nhỏ [hình 5]. - Còn nếu phân loại theo đặc điểm vị ngọt – đắng thì có thể phân ra hai loại: hồ (瓠) - hồ lô ngọt; và bào (匏) – hồ lô đắng. d. Lịch sử xuất hiện quả hồ lô ở Trung Quốc: Không ai biết hồ lô được thuần dưỡng tự bao giờ. Qua nghiên cứu khảo cổ ở di chỉ Hà Mẫu Độ (河姆渡,lưu vực sông Dương Tử) cho thấy hồ lô đã được trồng ở Đông Nam Á cổ từ hơn 7000 năm trước. Chủ nhân của chúng là các tiền dân Bách Việt, Miêu Man, Bách Bộc. Giáp Cốt Văn thể hiện chữ hồ 壶 (tức hồ lô) bằng hình ảnh một chiếc bình có nắp đậy và có quai cầm [hình 2]. Có lẽ phần nút đậy bằng cành trúc đồng thời cũng là tay xách khi mang đi. Phần quai cầm được gắn thêm vào để tiện rót nước, rượu hay các vật đựng bên trong. Thời Tây Chu, hồ lô bắt đầu đi vào văn học nghệ thuật, được Khổng Tử thể hiện trong bộ Kinh Thi “Tháng bảy hái ăn, tháng tám lấy quả, tháng chín dựng lại giàn” (“七月食瓜,八月断壶,九月筑场圃thất nguyệt thực qua, bát nguyệt đoạn hồ, cửu nguyệt trường phố” bài Thất Nguyệt, chương U Phong) [Triệu Thân 2001: 87]. Thời Đông Chu, do kỹ thuật vun trồng được cải tiến, nhiều giống hồ lô mới, quả to được trồng khắp nơi, kể cả ở vùng Hoa Bắc. Từ Hán – Đường về sau, người ta đã có thể trồng các loại hồ lô quả cực to. Ngày nay, một số vùng Ngũ Lĩnh, Vân Quý, Hải Nam.. nhiều nhà trồng giàn hồ lô trước sân nhà. Có thể quả hồ lô đã trở nên quen thuộc với con người từ thưở mông muội, khi mà hoạt động hái lượm hay thu hoạch các loại sản phẩm từ thực vật trở nên phổ biến. So với việc săn bắt động vật thì việc sử dụng sản phẩm thực vật tự nhiên có ưu thế hơn. Các tính năng đặc biệt đã làm cho quả hồ lô dần dà thoát khỏi cái “vỏ tự nhiên”, khiến nó được con người “nhân cách hóa”, “thần bí hóa” và tạo ra muôn vàn thần thoại, truyền thuyết gắn với chúng. e. Công năng của quả hồ lô * Phần ruột: (1) Dùng làm thực phẩm. Phần hoa, đọt non, ruột, vỏ quả hồ lô non có thể được dùng chế biến món rau bổ sung lượng chất xơ và vitamin đáng kể cho cơ thể con người (trừ loại hồ lô đắng). Hồ lô non còn có thể được phơi khô dùng làm “rau khô” trong suốt mùa đông băng giá. (2) Dùng làm dược phẩm. Loại được dùng làm dược phẩm chủ yếu là loại hồ lô đắng. Hồ lô đắng có dược tính đặc biệt, chủ yếu là tính hàn. Theo ghi nhận, có hơn 30 loại thảo dược có dùng dược liệu từ hồ lô. Cụ thể trong Bản Thảo Cương Mục có ghi nhận thảo dược hồ lô chủ tiêu khát, giải nhiệt, giải tâm nhiệt, lợi tiểu tràng, lợi tiểu, nhuận tâm phổi, trừ phiền muộn [Vương Thế Tương 2001: 4]. Chính nhờ đặc tính này, vỏ hồ lô được các thầy lang dân gian dùng để đựng dược liệu [hình 3]. Một số loại hồ lô đắng qua chế biến có thể dùng thay thế trà [Lâm Hà 2001: 145]. * Phần vỏ
  • 3. 3 (1) Dụng cụ chứa đựng. Bình hồ lô có thể dùng để đựng nước, rượu, gạo, thức ăn, dược liệu v.v.. [hình 3]. Vỏ hồ lô khô có thể cắt làm bát, đĩa, bôi trong ăn uống. Trong cuốn Hàn Phi Tử có viết “Hồ lô đực thuộc hàng quý, có thể dùng để chứa đựng” (夫瓠所贵者,谓其可以盛也Phu hồ sở quý giả, vị kì khả dĩ thịnh dã)[Từ Kiệt Thuấn 2001: 92]. Trong hôn nhân của người tiền Hán, người ta lấy chiếc hồ lô cán dài xẻ đôi thành hai cái “bao cẩn” (包卺) [hình 4], dùng trong nghi thức uống rượu giao bôi. Từ đó, thành ngữ “hợp cẩn giao bôi” (合卺交杯) được sử dụng phổ biến. Ngoài ra, hồ lô nhỏ còn được chế tác thành dụng cụ hút thuốc tương tự như dụng cụ hút thuốc lào ở Việt Nam. Xuất phát từ việc sử dụng hồ lô làm vật dụng chứa đựng, dần dà người nguyên thủy đã phát minh, chế tác các loại đồ gốm dùng để chứa dựng có hình dáng mô phỏng hồ lô [hình 5]. Hiện tại, thuyết “đồ gốm phỏng hồ lô” đã được giới nghiên cứu công nhận rộng rãi [Từ Kiệt Thuấn 2001: 92; Sơn Mạn 2001: 107]. Quá trình biến đổi từ sử dụng hồ lô tự nhiên sang chế tác các loại đồ gốm phỏng hình hồ lô hoàn toàn hợp với quá trình diễn hóa văn hóa. (2) Công cụ giao thông thủy: nhờ đặc điểm rỗng ruột, chỉ cần bịt kín phần miệng, hồ lô sẽ trở thành một loại “phao” đặc biệt. Các sách Kinh Thi, Trang Tử, Quốc Ngữ đều có nhắc đến loại “công cụ” giúp người qua sông, suối này. Dân gian Trung Hoa gọi loại “công cụ” đặc biệt này là “thuyền eo” (腰舟yếu chu) [hình 6]. Ngày nay, vùng nông thôn Hà Nam, Sơn Đông, Tứ Xuyên vẫn còn dùng loại công cụ này khi qua sông, suối nhỏ. Người Khách Gia ở Quảng Đông khi đánh cá dưới sông đeo quanh eo vài chiếc hồ lô cứu sinh. Trẻ em đeo vài chiếc hồ lô nhỏ quanh thân ngụ ý trừ tà, đồng thời sẽ giúp cứu trẻ trong trường hợp bị rơi xuống nước. Ở đảo Hải Nam, người Lê dùng một quả hồ lô to rỗng, bịt kín miệng, thả xuống sông, suối, ôm trầm lấy mà bơi qua. Ở Đài Loan, người Amei, người Cao Sơn cũng làm cách này [Tống Triệu Lân 2001: 19-20,
  • 4. 4 38-39]. Ở một số vùng khác, người ta làm bè hồ lô qua vượt qua những khúc sông có quá nhiều ghềnh thác. Trong thần thoại, hồ lô rỗng với đặc tính nổi trên mặt nước đã được mượn làm biểu tượng cứu sống nhân loại. Học giả Văn Nhất Đa (1899-1946) tiến hành phân tích 49 thần thoại hồng thủy của các dân tộc thiểu số kết luận rằng hồ lô là dụng cụ cứu sinh phổ biến nhất (chiếm 57,2% trong số các dụng cụ hồ lô, thùng gỗ, giường, trống, thuyền v.v..; xem phần sau) [Tống Triệu Lân 2001: 35]. (3) Nông ngư cụ. Trong nông nghiệp, không ít nông dân dùng bình hồ lô đầu nhọn, khoét miệng vừa đủ để rót hạt giống. Trong ngư nghiệp, vỏ hồ lô khô còn được dùng làm phao nổi mắc vào lưới, giúp ngư dân định vị được vị trí mảnh lưới của mình trên mặt nước. (4) Chế tác vũ khí. Lịch sử chiến tranh ở đất Trung Hoa xưa đã từng tồn tại loại vũ khí đả thương có tên gọi là “hồ lô hỏa dược”. Có thể phân ra các loại: Hồ lô hỏa hoành trận (衡阵火葫芦); Hồ lô đối mã thiêu nhân (对马烧人葫芦); Pháo lôi qua (雷瓜炮); Lạn cốt qua dầu thần (烂骨瓜油神); Hỏa dược phi lôi (火药飞雷) v.v.. dùng trong chiến tranh, khai phá đất đai và săn bắt thú rừng [Tống Triệu Lâm 2001: 20-21]. (5) Chế tác nhạc khí. Hồ lô khô rỗng ruột khi vỗ sẽ phát ra một loại âm thanh khá đặc trưng, được các tộc người ở Trung Hoa chọn làm một trong “bát âm” phổ biến, gồm kim loại, đá, tơ, trúc, bào, đất, da thuộc và cây. Trong đó, bào (匏) chính là cái khèn (笙竿sênh can / 竽vu) [hình 7]. Từ thời Chiến Quốc đến Tây Hán, vùng cao nguyên Vân Quý đã mô phỏng khèn hô lô tự nhiên để chế tác loại kèn hồ lô đồng (khai quật được ở vùng Giang Xuyên, Ninh Phổ - Vân Nam). Điều này cho thấy hồ lô tự nhiên đã được chế tác thành nhạc khí từ rất lâu trước đó. Trong các sách Man Thư, Tân Đường Thư, Lĩnh Ngoại Đại Đáp.. đều có phần ghi chép về loại nhạc cụ này [Tống Triệu Lân 2001: 20-21]. Trong nghi lễ rước linh hồn người chết vào hồ lô tổ linh của dân tộc Di (Vân Nam), các vu sư phải thổi khèn hồ lô để múa cúng tế. Tộc người La Hô (拉祜) có 136 bộ múa khèn, và hơn 400 bài múa có sử dụng khèn hòa tấu [www.cwineasy.com]. (6) Dùng làm tang cụ. Một số dân tộc như người Di, Thủy, La Hô dùng bình hồ lô chứa xương tro của người chết với hy vọng linh hồn người chết sẽ được “quay về” nguồn cội. Loại hồ lô này được gọi là “hồ lô tổ linh” (祖灵葫芦).
  • 5. 5 (7) Đồ thưởng ngoạn. Chủ yếu là các loại hồ lô nhỏ, qua bàn tay chế tác, họa vẽ của nghệ nhân có thể trở thành một loại hàng mỹ nghệ để trưng bày, trang trí hay chứa đựng những thứ quý giá trong nhà. (8) Các dụng cụ khác: Vỏ hồ lô còn dùng làm bát nến, đồ đo lường (rượu, giấm, dầu), nuôi dế. 2. Chủ thể văn hóa hồ lô Hiện có ít nhất 26 dân tộc ở Trung Quốc có tục sùng bái hồ lô hay có thần thoại hồ lô, gồm Hán, Thái, Di, Lật Túc, Miêu, Dao, Xá, Tạng, Bạch, Hồi, Hà Nhì, Choang, Cơ Nặc, Đức Ngang, Bố Y, Ngõa, Lê, Thủy, Cách Lao, Nộ, Đồng, Cao Sơn, A Xương, Nạp Tây, Cảnh Pha, La Hô [www.nikerchina.com]. Về không gian, ngoài tộc người Hán, các tộc người nói trên đa số phân bố ở các khu vực cao nguyên Vân Quý, lòng chảo Tứ Xuyên, cao nguyên Thanh Tạng, Lĩnh Nam. Một số tộc người sống rải rác ở vùng Hoa Đông, Tây Bắc và đảo Đài Loan. Theo lịch sử, vùng đất phía Nam Dương Tử vốn là khu vực cư trú của ba tập đoàn lớn: Bách Bộc ở vùng Tây Nam; Bách Việt ở vùng Đông Nam; Miêu Man ở phía đông cao nguyên Vân Quý và vùng phụ cận. Tác giả Lâm Hà [2001: 152-153] thì cho rằng chủ thể văn hóa hồ lô chính là tập đoàn Bách Bộc. Ông cho rằng Bách Việt là hậu duệ của Bách Bộc – một quan điểm hiếm thấy trong giới nghiên cứu. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi không tập trung vào mối quan hệ giữa Bách Bộc và Bách Việt mà chỉ khẳng định rằng cả hai nhóm này đều là chủ thể của văn hóa hồ lô.
  • 6. 6 Sách Sở Từ có viết “Bộc tại Sở Tây Nam” (仆在楚西南), “Bộc nhân vi đan sa” (仆人为丹砂), “Bộc nhân vi thần sa” (仆人为神砂) [Lâm Hà 2001: 153]. Có thể thấy, cư dân vùng đất rộng lớn phía tây nam nước Sở gọi chung là Bộc nhân (仆人). Trong lịch sử, khu vực này vốn dĩ phức tạp vì cả ba tập đoàn lớn Bách Bộc, Bách Việt, Miêu Man cùng cộng cư, cùng giao thoa văn hóa. Tù nhân, nô lệ gốc ở ba tập đoàn này đều bị người Trung Nguyên gọi chung là “nô bộc” (奴仆) một cách rất phiếm diện. Trong Giáp Cốt Văn, từ bộc xuất hiện sớm [hình 11]. Chữ bộc bao gồm năm phần chính: phần thân người, phần “đuôi”, phần đội đầu, phần cầm trên tay, và các hạt li ti. Hiện có hai cách diễn giải ý nghĩa của chữ bộc như sau [hình 12]: STT Bộ phận Diễn giải của các tác giả người Hán Diễn giải của tác giả Lâm Hà [2001] 1 Thân người Người: nô bộc (tôi tớ) Người: vu sư 2 “Đuôi” Phần kéo dài của trang phục (lụa, lông trĩ..) Tàn dư của đuôi chó thần – vật tổ của Bộc nhân 3 Phần đội đầu Hình cụ Mão có biểu tượng ngọn lửa thiêng của vu sư đội khi cúng tế 4 Phần cầm trên tay Cái ki rác Quả hồ lô lễ thần – biểu tượng linh thiêng trừ tà ma và phồn thực 5 Các hạt li ti Bụi Hương thơm của món dâng thần linh trong hồ lô Bảng 1: Diễn giải hình tượng chữ bộc trên Giáp Cốt Văn Có thể thấy hai cách diễn giải rất khác nhau do được nhìn nhận từ hai góc độ rất khác biệt. Theo cách diễn giải của các tác giả người Hán đại diện là Văn Nhất Đa [2001] thì danh từ Bộc nhân mang ý nghĩa nô bộc nên nhìn đâu cũng ra nô bộc (quan điểm vô thần). Còn tác giả Lâm An thì đứng ở góc độ chủ nghĩa duy vật lịch sử để quan sát nên cho kết quả khác. Theo chúng tôi, thứ chữ này do tiền nhân người Hán tạo ra (Giáp Cốt Văn) nên ít nhiều nó mang quan niệm “dĩ Trung Nguyên vi trung” của mình. Song, ở một khía cạnh khác, Giáp Cốt Văn là loại chữ tượng hình, chủ yếu dựa vào hình dáng của vật thể tự nhiên để cách điệu tạo chữ viết nên có thể chữ bộc này thể hiện hình ảnh của một vu sư đang tiến hành nghi lễ. Cơ sở của ý kiến này nằm ở các khía cạnh sau: 1/ Phần đuôi không thể là phần kéo dài của trang phục. Người nô lệ không thể mang theo phần đuôi này khi đang làm việc. 2/ Phần đội đầu cho là hình cụ thì không thể lý giải nổi tại sao “người nô bộc này” vừa cầm ki vừa đội hình cụ?
  • 7. 7 3/ Nếu phần tay cầm là cái ki rác thì người nô bộc không thể nâng ki rác cao đến như thế, vì như vậy sẽ là vô lễ đối với giới chủ. 4/ Một số tác giả người Hán chưa giải nghĩa hết ý nghĩa của chữ Bộc (仆). Bộc không chỉ có nghĩa là nô bộc, mà còn là hồ lô. Bộc nhân: dân tộc hồ lô (theo quan niệm của Lâm An [2001], Diệp Minh Giám [2001]). Còn từ Bộc trên Giáp Cốt văn được tạo thành từ cách mượn âm diễn ý của người Hán. Gốc ban đầu của từ bộc có âm đọc là Bu, Bô, Bua, Pu, Po…[xem mục hình tượng hồ lô trong ngôn ngữ]. II. Hình tượng hồ lô trong văn hóa Trung Hoa 1. Hình tượng hồ lô trong ngôn ngữ - văn học dân gian a. Trong ngôn ngữ Trong tiếng Hán hiện đại có không ít tục ngữ, thành ngữ mượn hình ảnh và ý nghĩa của chiếc hồ lô để diễn đạt. Dưới đây là một vài ví dụ tiêu biểu: Tục ngữ / thành ngữ Chữ Hán Ý nghĩa Nhất hồ thiên địa 一壶天地 Chiếc hồ lô chứa cả vũ trụ Vẽ cái gáo theo hình hồ lô 照着葫芦画瓢 Mô phỏng đơn giản Theo hình mà vẽ hồ lô 依样画葫芦 Mô phỏng đơn giản Đông nói hồ lô tây nóigáo 东指葫芦西指瓢 Huyên thuyên bất tận Đè hồ lô xuống thì gáo nổi lên 按下葫芦瓢起来 Việc này chưa xong việc khác lại đến Không biết trong hồ lô bán loại thuốc gì 不知葫芦里卖的什么药 Không biết anh ấy / cô ấy / họ đang nghĩ gì Hồ lô trộn cà tím 葫芦搅茄子 Thị phi hỗn độn / Vàng thau lẫn lộn Cưỡi trên chiếc hồ lô mà đầu óc hỗn độn 骑着葫芦头乱转转 Chủ ý bất định Chỉ chiếc hồ lô ấy mà đầu nảy ra vàng 指着那个葫芦头开金 Dựa dẫm vào ai đó làm việc gì đó Bảng 2: Thành ngữ, tục ngữ có mượn hình ảnh hồ lô Có thể thấy hình ảnh hồ lô trong các thành ngữ, tục ngữ nói trên được sử dụng phổ biến với phạm vi ý nghĩa rộng, song hàm ý đều mang tính tích cực. Chẳng hạn ở câu “hồ lô trộn cà tím” (thị phi hỗn độn) thì hình ảnh hồ lô được hiểu là đối tượng tích cực (thị), còn cà tím – một loại cà tầm thường – mang biểu trưng tiêu cực (phi). Trong ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số miền Nam và Tây Nam Trung Hoa, hồ lô được gọi là Bộc (bo/bu/pu). Khái niệm Bộc nhân để chỉ dân tộc hồ lô. Tác giả Lâm Hà [2001: 154] dẫn ra rằng các từ bà (婆), ba (爸), phụ (父), bào (胞, đồng bào), bát (钵) (bát đựng cơm của sư sãi)
  • 8. 8 v.v. đều có gốc chung là từ bo/bu/pu mà ra. Ngày nay, các tộc người thiểu số vùng Tây Nam, Đông Nam Trung Quốc tự xưng tộc danh của mình với gốc từ bo (仆bộc), ví dụ: Tộc danh chuẩn Tộc danh tự xưng Chữ Hán Tộc danh chuẩn Tộc danh tự xưng Chữ Hán Đồng Bộc Giám / 仆鉴/ 仆鉴 Miêu Bộc Giám 仆鉴/仆鉴 Choang Bộc Choang 仆壮 Dao Bộc Giám 仆鉴 Bố Y Bộc Y 仆依 Thổ Gia Ba Bộc 巴仆 Bảng 3: Tộc danh gắn với tên gọi hồ lô ở Trung Hoa Có thể thấy các từ bô, bua, bu, po, pu.. rất gần âm với từ pò (chỉ thủ lĩnh) của một số dân tộc thuộc các nhóm Việt – Mường, Tày – Thái có ở Đông Nam Á. Chẳng hạn, từ vua Hùng âm Việt cổ là pò khun. Người Thái Tây Bắc cũng gọi thủ lĩnh là pò khun [Trần Ngọc Thêm 2004: 81]. Cũng ở tình huống tương tự, các từ bô, bua, bu, po, pu… chỉ hồ lô cũng đồng/gần âm với từ bô trong tiếng Việt cổ - từ về sau phát triển thành hai từ vua và bố [Trần Ngọc Thêm 2004: 206]. Trong phương ngữ Mân Nam vùng Phúc Kiến thì từ bô biến âm thành bou [po*1], chỉ bố [Nguyễn Đức Hiệp 2007]. b. Hình tượng hồ lô trong văn học dân gian Là một biểu tượng văn hóa dân gian, hồ lô đã đi vào văn học dân gian từ rất sớm. Tiêu biểu nhất là hai thể loại thần thoại và cổ tích. Trong đó, ở thể loại thần thoại là đặc sắc hơn cả. Học giả Văn Nhất Đa (1899-1946) trong tác phẩm Phục Hy khảo liệt kê được 49 loại thần thoại có liên quan đến hồ lô. Hiện nay, giới nghiên cứu văn hóa Trung Quốc thống kê được hơn 119 loại [www.nikerchina.com]. Xét ở khía cạnh vai trò tham gia của hình tượng hồ lô thì trên đại thể có thể xếp vào hai nhóm chính sau: 1) một là chất liệu tạo nhân sinh; 2) hai là công cụ tị nạn Ở nhóm thứ nhất lại chia ra hai tiểu nhóm: hồ lô trực tiếp sinh người; và hồ lô gián tiếp sinh người. * Hồ lô trực tiếp sinh người: STT Tộc người Nguồn gốc xuất phát hồ lô Đối tượng sinh ra từ hồ lô Phối hôn và sản sinh nhân loại 1 A Xương Thiên Công - Địa Mẫu: mang thai 9 năm, sinh một hạt hồ lô 9 em bé Tự phối hôn, sản sinh loài người 2 Cơ Nặc x Mã Hắc ( 玛黑), Mã Tổ (玛祖) Mã Hắc + Mã Tổ sinh ra loài người 3 Hán, Miêu Hai gia đình Giang, Chiêu trồng hồ lô Nhị Lang Thần Nhị Lang Thần lấy con gái Thái Thượng Lão Quân sinh ra loài người.
  • 9. 9 4 La Hô Thần linh gieo trồng, quả bị chuột cắn Một nam một nữ Hai thủy tổ kết hôn sản sinh nhân loại 5 Lật Túc Từ trên trời rơi xuống 2 chiếc 1 chiếc sinh Tây Tát (西萨, nam); 1 chiếc sinh Nặc Tát (诺萨, nữ). Tây Tát, Nặc Tát kết hôn, sinh 9 cặp nam, nữ. 9 cặp phối hôn sinh nhân loại. 6 Nộ Âu Tát (欧萨) trồng hồ lô. Hồ lô sinh người. Đại Hồng Thủy dâng, nhân loại chết. Hai anh em sống sót nhờ nấp vào quả hồ lô Hai anh em phối hôn sinh nhân loại 7 Thái Từ chân trời trôi đến Tám nam. Tiên nữ biến bốn trong số họ thành phụ nữ Bốn cặp phối hôn sinh nhân loại. Bảng 4: Thần thoại hồ lô trực tiếp sinh người * Hồ lô gián tiếp sinh người: Miêu, Dao, Xá Một phụ nữ tộc Cao Tân thị sinh một con trùng to, thân hình chiếc đĩa (bàn 盘), sau hóa thân thành chó thần, gọi là Bàn Hồ. Giặc Nhung Ngô xâm lấn, triều đình ra lệnh ai diệt được giặc thì trọng thưởng, gả con gái. Bàn Hồ xin đi và chiến thắng trở về. Quần thần cho rằng Bàn Hồ là thú nên không giữ lời hứa. Tuy nhiên, công chúa nhất mực theo Bàn Hồ. Cả hai lên núi, sống trong thạch thất, sau ba năm sinh ra sáu nam sáu nữ. Sau khi Bàn Hồ qua đời, sáu nam sáu nữ phối hôn, sinh ra các dân tộc Hán, Ba, Thục, Di, Miêu Man v.v… Bảng 5: Thần thoại hồ lô gián tiếp sinh người Trên thế giới không chỉ có Trung Quốc mới có thần thoại hồ lô (trực tiếp, gián tiếp) sinh ra nhân loại mà các vùng Đông Nam Á, Nam Á, châu Mỹ… cũng có những ý niệm, thần thoại tương tự. Chẳng hạn: Trong văn hóa Ấn Độ, tiêu biểu là Sử thi Ramayana: Thiên thứ nhất, chương 37 có dẫn hình ảnh chiếc hồ lô như sau: “Sumatis tu naravyaghra garbhatumba vyajayata sastih putrasahasrani tumbabhedad vinihsrtah” (“Hỡi thần Sumatis … Người sinh một chiếc hồ lô dài. Bổ chiếc hồ lô ra. Sáu mươi ngàn người con xuất hiện” [Kỳ Mộ Hiền 2001: 136] Trong tiến Phạn cổ, hồ lô được gọi là tumba. Trong đoạn sử thi trên, danh từ garbhatumba mang ý nghĩa là bào thai hồ lô. Bào thai hồ lô này rất thần bí, cùng lúc sinh ra sáu mươi ngàn đứa con trai. Còn trong thần thoại Kelah ở Nam Mỹ cũng có chi tiết tương đồng: Tải bản FULL (20 trang): https://bit.ly/3vqytN1 Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 10. 10 Nhật thần mang một chiếc hồ lô đi tắm. Một cô gái từ trong hồ lô bước ra. Nhật thần và nguyệt thần tranh giành cô gái. Nhật thần tặng cô gái cho nguyệt thần, tự mình tìm thêm một cô gái khác từ trong hồ lô. Về sau, các gia đình nhật thần, nguyệt thần sinh ra nhân loại [Lâm Hà 2001: 139]. Ở nhóm thứ hai, mô típ đại hồng thủy – hồ lô cứu sinh – anh em phối hôn tái tạo nhân sinh hầu như thống nhất trong các thần thoại tiêu biểu sau: STT Tộc người Nhân vật thủy tổ Thủy tai và hồ lô cứu sinh Phối hôn, sản sinh nhân loại 1 Đồng, Cách Lao, Thổ Gia Tổ mẫu ấp trứng, sinh Tùng Tang (松桑nam) và Tùng Tư (松斯nữ). Hai thần kết hôn, sinh lôi, rồng, hổ, rắn, nhân thần.. 12 loại thần, trong đó Na Huynh Na Muội (傩兄傩妹) nhỏ nhất. Các thần tranh chấp, lôi lên trời, rồng xuống biển, hổ lên rừng, rắn vào động. Lôi dâng lũ trả thù, tiêu diệt con cháu nhân thần. Na Huynh Na Muội được thần mách, trốn trong hồ lô, thoát nạn Na Huynh Na Muội kết hôn, 3 năm sinh ra túi thịt, chặt thành mảnh, mỗi mảnh biến thành một tộc người: thịt à người Đồng (da trắng); ruột à Miêu (thẳng tính); xương à Dao (rắn rỏi, lao khổ); tim à Hán (khôn lanh)… 2 Thủy Á Oa (亚娲) sáng tạo ra lôi, rồng, hổ và người. Nhân thần tranh giành. Lôi thần dâng nước báo thù. Chỉ hai anh em trú trong hồ lô do Á Oa tạo ra, thoát nạn. Hai anh em kết hôn sinh túi thịt, chặt thành mảnh. Gan biến thành người Thủy; phổi à Bố Y; ruột à Miêu; xương à Hán... 3 Miêu Cây phong sinh Hồ Điệp Ma Ma (mẹ bướm), kết hôn với bọt biển (泡沫) sinh 12 trứng, nở ra Khương (姜, anh), Ương (央, em gái), lôi, hổ, rồng… Nhân thần tranh chấp, lôi dâng lũ tiêu diệt loài người. Khương, Ương nấp trong hồ lô thoát nạn Khương, Ương kết hôn sinh ra túi thịt. Chặt mảnh, mỗi mảnh hóa thân thành một tộc người. 4 Bạch Thiên thần A Tỷ (阿仳) báo cho loài người biết về trận hồng thủy sắp tới nhưng mọi người không tin. Duy chỉ có hai anh em A Công (阿公), A Bà (阿婆) nghe theo, nấp trong quả hồ lô nên thoát mạng. Hai anh em kết hôn, tái sinh nhân loại. 5 Hán Một người đàn ông có hai con trai, gái. Người anh em của ông này vì hận thù đã cho dâng nước để trả thù Hai anh em vì được tiên mách bảo (hoặc bằng dự đoán) nấp vào trong hồ lô mà thoát nạn Hai anh em kết hôn, tái tạo nhân sinh 6845861