SlideShare a Scribd company logo
1 of 184
https://baigiang.co/
Ngày soạn:
Ngày dạy:
TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Hiểu được sơ lược thế nào là tục ngữ
- Hiểu được nội dung, một số hình thức nghệ thuật và ý nghĩa của những câu tục
ngữ trong bài học.
2. Kỹ năng: Hiểu và phân tích tục ngữ
3. Thái độ : - Yêu quý và tôn trọng những kinh nghiệm quý báu của cha ông.
- Tích hợp với việc bảo vệ môi trường
II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC:
1.Chuẩn bị của thầy:
- Soạn bài, chuẩn bị tư liệu về văn bản, đọc văn bản,đọc tài liệu tham khảo,chuẩn
kiến thức kĩ năng...
2. Chuẩn bị của trò:
- Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến văn bản, đọc văn bản, soạn bài,tìm đọc Tục
ngữ VN.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1.Ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số:
2.Kiểm tra bài cũ:
Giáo viên kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh, giới thiệu chương trình.
3.Bài mới:
Hầu như dân tộc nào cũng có kho tàng tục ngữ của mình. Tục ngữ biểu hiện kinh
nghiệm và tâm hồn của nhân dân. Nó có ý nghĩa rất sâu sắc. Nó là sản phẩm của kinh
nghiệm và là kết quả, kinh nghiệm của nhân dân.
HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
HĐ1. HD đọc và tìm hiểu chú thích.
- GV đọc mẫu, hướng dẫn HS cách đọc
rõ ràng, khúc triết
- Giáo viên nhân xét:
- GVgọi1 HS đọc phần chú thích (*)
- GV diễn giảng, lấy ví dụ chứng minh và
gọi HS lấy ví dụ
* Khái niệm tục ngữ: SGK T3
- Về hình thức: Tục ngữ là một câu nói có
đặc điểm ngắn gọn, có kết cấu bền vững,
có hình ảnh và nhịp điệu→ dễ nhớ, dễ lưu
truyền.
- Về nội dung: Tục ngữ diễn đạt những
kinh nghiệm và cách nhìn nhận của nhân
dân đối với thiên nhiên và lao động, con
người, xã hội.
Có nhiều câu tục ngữ chỉ nghĩa đen nhưng
I. Đọc, tìm hiểu chú thích
1.Đọc
2.Chú thích:
a. Khái niệm tục ngữ:
Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn
gọn, thường có vần điệu, nhịp điệu, hình
ảnh thể hiện những kinh ngiệm của nhân
dân về mọi mặt( tự nhiên, lao động sản
xuất, xã hội), được nhân dân vận dụng vào
đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói
hằng ngày. Đây là một thể loại văn học
dân gian.
https://baigiang.co/
có những câu tục ngữ chỉ cả nghĩa đen và
nghĩa bóng.
- Về sử dụng: Tục ngữ được nhân dân sử
dụng vào trong lao động đời sống để nhìn
nhận, ứng xử, thực hành và để cho lời nói
thêm hay, thêm sinh động sâu sắc.
- Giáo viên giải thích những từ khó học
sinh chưa hiểu.
HĐ2. HD đọc hiểu văn bản:
CH: Tục ngữ thuộc phương thức biểu đạt
nào?
CH: Phân nhóm nội dung cụ thể cho các
câu tục ngữ?
- GV gọi HS đọc câu tục ngữ thứ nhất?
? Nhận xét về hình thức và biện pháp nghệ
thuật được sử dụng trong câu tục ngữ?
? Em hiểu nghĩa của câu tục ngữ như thế
nào?
? Có thể vận dụng kinh nghiệm của câu
tục ngữ vào việc gì?
? Giá trị kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể
hiện là gì?
b. Từ khó
- Thì: ở đây là thời vụ thích hợp nhất cho
việc trồng trọt; mùa nào trồng cây ấy lúc
thời tiết thích hợp.
- Thục: cày đi bừa lại để có đất tốt, thuận
lợi cho sự phát triển của các loại cây
trồng.
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Kiểu văn bản : Nghị luận
- Thể loại: Tục ngữ.
2. Bố cục : Chia làm 2 nhóm
Nhóm 1: Câu 1 – câu 4: Tục ngữ về thiên
nhiên
Nhóm 2: Câu 5 – câu 8: Tục ngữ về lao
động sản xuất
3 .Phân tích:
a. Tục ngữ về thiên nhiên:
* Câu 1:
Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối
- Hình thức: Giống 2 câu thơ thất ngôn:
nhịp
3/ 4, vần lưng, vần bằng: năm - nằm
mười - cười
- Biện pháp nghệ thuật:
+ Phép đối (đối xứng và đối lập)
+ Phóng đại:
Chưa nằm đã sáng
Chưa cười đã tối
- Ý Nghĩa:
+ Tháng năm (âm lịch) đêm ngắn ngày dài
+ Tháng mười (âm lịch) ngày ngắn đêm
dài
- Vận dụng: Tính toán, sắp xếp công việc
hoặc giữ gìn sức khoẻ trong mùa hè và
mùa đông
- Giá trị: Giúp con người có ý thức chủ
động để nhìn nhận, sử dụng thời gian,
công việc, sức lao động vào thời điểm
https://baigiang.co/
- GV gọi 1 HS đọc câu tục ngữ 2
?Nhận xét về hình thức và nội dung của
câu tục ngữ?
? Nêu cơ sở thực tiễn của câu tục ngữ?
?Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ?
*HS đọc câu tục ngữ 3
? So sánh về ND, hình thức với 2 câu trên?
- Liên hệ với:
+ Bài ca nhà tranh…phá
+ Sơn Tinh Thuỷ Tinh
? Nêu giá trị của câu tục ngữ?
?Xác định nghĩa của câu tục ngữ?
*HS đọc câu tục ngữ 4
H: Em hiểu nội dung câu TN như thế nào?
?Câu tục ngữ dựa trên cơ sở nào?
? Giá trị của câu tục ngữ?
? Bốn câu vừa tìm hiểu có đặc điểm gì
chung?
* Học sinh đọc câu 5
?Nhận xét về hình thức, nội dung của câu
tục ngữ?Biện pháp nghệ thuật?
- GV bình giảng thêm về “Tấc đất tấc
khác nhau trong 1 năm
* Câu 2: Mau sao thì nắng, vắng sao thì
mưa
- Nội dung: Nói về thời tiết
- Hình thức: Vần lưng, phép đối, kết cấu:
2 câu đối xứng, đối lập nhau từng từ, vế,
cấu trúc theo kiểu: điều kiện - kết quả
(A1 thì B1, A2 thì B2: Chặt chẽ, dứt
khoát, khẳng định)
- Cơ sở: Trời nhiều sao→ ít mây → nắng
Trời ít sao → nhiều mây → mưa
* ý nghĩa: Nhận xét về cách dự đoán nắng,
mưa dựa trên cơ sở xem sao trên trời. Từ
đó góp phần sắp xếp công việc hợp lí.
* Câu 3: Ráng mở gà, có nhà thì giữ
- Vẫn là kinh nghiệm về thời tiết: Dự đoán
bão, hiện tượng thiên nhiên dữ dội, hiểm
hoạ cho dân nghèo, cho những đất nước
ven biển.
+ Nhìn ráng mỡ gà (ẩn dụ) -> có bão
-> Giông bão là thiên tặc, hiện tượng thiên
nhiên nguy hiểm khôn lường.
- Giá trị: Biết nhìn nhận thời tiết, có ý
thức chủ động, giữ gìn nhà cửa, hoa
màu…
* Câu 4:
Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt
- Nghĩa: Kiến bò nhiều vào tháng 7 (âm
lịch) thường là bò lên cao → điểm báo
sắp có lụt
- Cơ sở: Được nhân dân tổng kết qua
quan sát.
- Giá trị: Nhân dân có ý thức dự bão lũ lụt
từ rất nhiều hiện tượng tự nhiên để chủ
động phòng chống.
- Hé mở tâm trạng lo lắng, sợ hãi, bồn
chồn của người nông dân.
=> Bốn câu đúc kết kinh nghiệm về thời
gian, thời tiết, bão lụt, cho thấy phần nào
cuộc sống vất vả, thiên nhiên khắc nghiệt
ở nước ta.
b. Tục ngữ về lao động sản xuất
* Câu 5: Tấc đất, tấc vàng
- Là 1 trong những câu tục ngữ ngắn gọn
nhất (4 tiếng 2 vế)
https://baigiang.co/
vàng”
? Vì sao đất lại được so sánh với thứ quý
giá như vậy?
→ Đất nuôi sống con người, là nơi ở.
→ Là tài sản vô giá.
→ Con người phải mất bao công sức
mới có đất.
?Vậy chúng ta có thể sử dụng câu tục ngữ
này trong trường hợp nào?
*HS đọc câu 6
? Nêu nét ngệ thuật tiêu biểu và nghĩa của
câu tục ngữ này ?
? Theo em ba nghề nhất là những nghề
nào?
?Cơ sở của câu tục ngữ?
?Câu tục ngữ được vận dụng ở đâu?
? Giá trị của câu tục ngữ?
* HS đọc câu tục ngữ 7
? Ý nghÜa cña c©u tôc ng÷ ?
Bæ sung:
"Mét l-ît t¸t, mét b¸t c¬m"
"Ng-êi ®Ñp v× lôa, lóa tèt v× ph©n"
*HS đọc câu tục ngữ 8
? Nêu nét ngệ thuật tiêu biểu và nghĩa của
câu tục ngữ này ?
? Trình bày những nét đặc sắc về nội dung,
nghệ thuật của những câu tục ngữ vừa
- Biện pháp nghệ thuật: ẩn dụ, phóng đại
- Nội dung: Giá trị của đất, vai trò của đất
đai với người nông dân: Đất ở, đất cày,
làm ăn, nuôi sống con người.
- Sử dụng câu tục ngữ trong trường hợp
+ Phê phán hiện tượng lãng phí đất
+ Đề cao giá trị cuả đất
* Câu 6:
Nhất canh trì, nhì canh viên, tam canh
điền
- Hình thức: Nói bằng từ Hán Việt
- Nghĩa:
Nói về thứ tự các nghề, các công việc đem
lại lợi ích kinh tế cho con người cao nhất
trong xã hội xưa:
+ Đầu tiên là nuôi cá (canh trì) → làm
vườn (canh viên) → làm ruộng (canh
điền)
- Cơ sở: Từ thực tế của các nghề đem lại.
- Vận dụng: Chỉ ở vùng có điều kiện phát
triển ba nghề trên
- Giá trị: Giúp con người khai thác tốt
điều kiện tự nhiên để phát triển kinh tế
* Câu 7: Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ
giống
- ý nghÜa: Kh¼ng ®Þnh thø tù quan träng
cña c¸c yÕu tè (n-íc, ph©n, lao ®éng,
gièng) ®èi víi nghÒ trång lóa
* Câu 8: Nhất thì, nhì thục
- Kết cấu ngắn gọn (1/2 số tiếng)
+ Tuân thủ thời vụ là điều quan trọng đối
với nghề trồng lúa nước (nhất thì)
Cày, bừa, gieo, cấy phải đúng lịch
+ Chuyên cần, kĩ lưỡng, thành thạo (nhì
thục)
- Ý nghĩa: Khẳng định tầm quan trọng
của thời vụ và của đất đai đã được khai
phá, sự chăm bón thuần thuộc của con
người.
https://baigiang.co/
học?
- 1 HS đọc ghi nhớ SGK
- GV hướng dẫn HS thực hiện ở nhà
- HS đọc phần đọc thêm T5,6 SGK
4. Tổng kết:
a. Hình thức: Ngắn gọn
- Thường có vần, đối
- Giàu hình ảnh, lập luận chặt chẽ
b. Nội dung:
- Kinh nghiệm về thời gian, thời tiết, các
hiện tượng bão, lụt.
- Kinh nghiệm về sản xuất nông nghiệp
*Ghi nhớ SGK/
4. Củng cố, luyện tập:
- Khái niệm về tục ngữ.
- Trong những câu tục ngữ trên, em thích nhất là câu tục ngữ nào? Vì sao?
5. Hướng dẫn về nhà:
- Ôn lại nội dung bài học. Làm các bài tập trong sách bài tập T 3,4
- Sưu tầm các câu tục ngữ nói về thiên nhiên và lao động sản xuất, tập giải nghĩa và
chỉ ra giá trị nội dung của những câu tục ngữ sưu tầm được.
- Chuẩn bị bài: Chương trình địa phương (Phần TLV và văn)
**********************************
Ngày soạn:
Ngày dạy:
TIẾT 74. CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN VĂN VÀ TẬP LÀM VĂN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Biết cách sưu tầm ca dao, tục ngữ theo chủ đề và bước đầu nắm được cách chọn
lọc ca dao, tục ngữ về địa phương mình.
2. Kỹ năng:
- Sưu tầm, chọn lọc, sắp xếp ca dao, tục ngữ địa phương theo thứ tự nhất định.
3. Thái độ :
- Ý thức ham học hỏi, yêu và gắn bó với quê hương mình.
Tích hợp bảo vệ môi trường
II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC:
1.Chuẩn bị của thầy:
- Soạn bài, chuẩn bị tư liệu về văn bản, đọc văn bản,đọc tài liệu tham khảo,chuẩn
kiến thức kĩ năng...
2. Chuẩn bị của trò:
- Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến văn bản, đọc văn bản, soạn bài,tìm đọc Tục
ngữ VN.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1.Ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số:
https://baigiang.co/
2.Kiểm tra bài cũ:
H: Đọc thuộc các câu tục ngữ? phân nhóm? Nêu ý nghĩa của các câu tục ngữ?
3. Bài mới:
Mỗi địa phương có đặc sắc riêng về kho tàng ca dao tục ngữ của mình? Bài học hôm nay
các em sẽ tìm hiểu kho tàng ca dao, dân ca, tục ngữ của địa phương mình.
HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
HĐ1.HD HS chuẩn bị:
- GVnêu những yêu cầu về nội dung sưu
tầm.
- GV cho HS ôn lại “thế nào là ca dao, dân
ca, tục ngữ” để HS tìm đúng thể loại yêu
cầu.
- GV hướng dẫn HS cách sưu tầm.
* Lưu ý: Mỗi lần sưu tầm được thì chép
ngay vào sổ tay và vở bài tập để trách thất
lạc.
HĐ2.HD HS sưu tầm ca dao dân ca, tục
ngữ:
GV hướng dẫn cách sắp xếp
GVhướng dẫn cách tổng hợp, sắp xếp
chung.
- GV chỉ định nhóm biên tập, tổng hợp kết
quả.
I. Xác định nội dung thực hiện
1. Thể loại sưu tầm: Sưu tầm ca dao, dân
ca, tục ngữ
đặc sắc mang tính địa phương, lưu hành ở
địa phương.
- Chủ đề: + Về đất nước, con người.
+ Về kinh nghiệm tự nhiên, xã
hội.
+ Về tình cảm gia đình.
2. Về số lượng: từ 20 → 30 câu/ 1 HS
II. Hướng dẫn phương pháp thực hiện
1. Cách sưu tầm:
- Tìm hỏi người địa phương; người thân;
người già cả, các nghệ nhân, nhà văn (nếu
có)
- Lục tìm trong sách báo địa phương
- Tìm trong bộ sưu tập lớn về tục ngữ, ca
dao, dân ca, những câu hát về địa phương
mình.
2. Cách sắp xếp:
- Ca dao riêng, tục ngữ riêng, theo trật tự
A,B,C của chữ cái đầu câu.
3. Cách tổng hợp, sắp xếp chung:
Đến tuần thứ 32 lớp thành lập nhóm biên
tập, tổng hợp kết quả sưu tập.
- Loại bỏ câu trùng lặp, sắp xếp theo trật tự
A,B,C của từng thể loại, trong một bản sưu
tập chung.
4. Củng cố và vận dụng:
- Thể loại là ca dao, tục ngữ lưu hành ở địa phương và nói về địa phương.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Nghiêm túc, chịu khó sưu tầm theo yêu cầu bài học.
- Chuẩn bị bài: “Tìm hiểu chung về văn nghị luận”
************************************
Ngày soạn:
https://baigiang.co/
Ngày dạy:
TIẾT 75. TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Hiểu được sơ lược thế nào là văn nghị luận và nhu cầu của văn nghị luận trong đời
sống và đặc điểm chung của văn bản nghị luận.
2. Kỹ năng:
- Phân tích văn bản nghị luận và xác định văn bản nghị luận
3.Thái độ:
- Có ý thức học tập bộ môn, tìm hiểu bản chất của văn nghị luận.
II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC:
1.Chuẩn bị của thầy:
- Soạn bài, chuẩn bị tư liệu về văn bản, đọc văn bản,đọc tài liệu tham khảo,chuẩn
kiến thức kĩ năng...
2. Chuẩn bị của trò:
- Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến văn bản, đọc văn bản, soạn bài.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1.Ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số:
2.Kiểm tra bài cũ:
H: Đọc thuộc các câu tục ngữ.Nêu các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong các
câu tục ngữ đã học?
3 Bài mới:
- GV giới thiệu về văn nghị luận một kiểu văn bản trọng tâm của chương trình Ngữ
văn THCS.
HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
HĐ1.HD HS tìm hiểu nhu cầu nghị luận:
- GV gọi HS đọc câu hỏi SGK phần 1a
? Em hãy nêu thêm các câu hỏi tương tự?
+ Vì sao thích đọc sách?
+ Vì sao thích xem ti vi..?
? Gặp các vấn đề và câu hỏi đó, em trả lời
bằng cách nào? Tự sự, miêu tả hay biểu
cảm? Giải thích vì sao?
b, Trả lời các câu hỏi trên không thể bằng
tự sự, miêu tả hay biểu cảm vì:
- Kể chuyện, miêu tả không thích hợp với
câu hỏi.
- Văn biểu cảm chỉ giúp ích phần nào.
-> Chỉ trả lời bằng văn nghị luận vì:
I.Nhu cầu nghị luận và văn bản nghị
luận
1. Nhu cầu nghị luận:
a, Câu hỏi:
- Vì sao em đi học?
- Vì sao con người cần có bạn bè?
- Theo em, thế nào là sống đẹp?
- Hút thuốc lá tốt hay xấu, lợi hay hại?
- Những câu hỏi trên rất hay.Nó cũng
chính là những vấn đề đc đặt ra trong cuộc
sống hàng ngày khiến người ta phải bận
tâm, phải tìm cách giải quyết.
- Trả lời bằng cách dùng lí lẽ, khái niệm có
sức thuyết phục → Nghị luận.
- Văn bản nghị luận:
+ Bình luận thể thao, các bài xã hội, bài
phát biểu ý kiến…
https://baigiang.co/
+Tự sự thuật, kể câu chuyện dù đời thường
hay tưởng tượng, dù hấp dẫn, sinh động
đến đâu vẫn mang tính cụ thể, hình ảnh
vẫn chưa mang tính khái quát, chưa có khả
năng thuyết phục nguời nghe làm cho họ
thấu tình đạt lý.
+ Miêu tả: Dựng chân dung, người, cảnh,
sự vật, sự việc…
+ Biểu cảm, đánh giá: Có dùng lý lẽ, lập
luận nhưng chủ yếu là tình cảm, cảm xúc,
tâm trạng mang tính chủ quan, cảm tính
nên không có khả năng giải quyết các vấn
đề trên.
? Để trả lời những câu hỏi như thế hằng
ngày trên báo chí, qua đài phát thanh,
truyền hình, em thường gặp những kiểu
văn bản nào? ? Kể tên một vài kiểu văn
bản mà em biết?
GV: nói về:
- Xã luận (báo Nhân dân)
- Bình luận ( Thời sự - Đài THVN)
- Phê bình văn học (báo Văn nghệ...)
* GV gọi HS đọc văn bản trong SGK.
? Bác Hồ viết bài này nhằm mục đích gì?
? Để thực hiện mục đích ấy bài viết nêu ra
những ý kiến nào?
? Những ý kiến ấy được diễn đạt thành
những luận điểm nào? Tìm các câu văn
mang luận điểm?
? Câu luận điểm có đặc điểm gì?Thể hiện
quan điểm tư tưởng của tác giả.
? Để có ý kiến có sức thuyết phục, bài viết
đã nêu lên những lí lẽ nào? Hãy liệt kê các
lí lẽ đó?
+ Các mục nghiên cứu, phê bình ...
2. Thế nào là văn bản nghị luận:
a. Bài tập: Văn bản: Chống nạn thất học
- Mục đích: Chống nạn thất học trong
người dân
- Ý kiến:
+ Thực dân Pháp tiến hành ngu dân, để cai
trị dân ta.
+ Cần phải xoá nạn thất học, xoá mù chữ
+ Những cách chống nạn thất học
- Luận điểm của Bác Hồ nêu ra:
+ Một trong những công việc phải thực
hiện cấp tốc trong lúc này là nâng cao dân
trí.
+ Mọi người Việt phải biết quyền lợi quốc
ngữ.….viết chữ
→ Là những câu khẳng định một ý kiến,
một tư tưởng.
- Lí lẽ:
+ Tình trạng thất học, lạc hậu trước cách
mạng tháng Tám.
+ Những điều kiện cần phải có để người
dân tham gia xây dựng nước nhà
https://baigiang.co/
? Vậy những câu văn như thế nào thì được
gọi là luận điểm?
? Cách tìm ra luận điểm của văn bản nghị
luận:
=> Thế nào là văn bản nghị luận
? Những tư tưởng, quan điểm trong bài văn
nghị luận cần đạt được những yêu cầu gì?
- Gọi 2 HS đọc phần ghi nhớ
+ Những khả năng thực tế trong việc chống
nạn thất học.
→ Luận điểm: Mang quan điểm của tác giả
→ Câu có luận điểm: Là những câu khẳng
định một ý kiến, một tư tưởng.
→ Trả lời câu hỏi: Văn bản nói cái gì?
b. Kết luận:
- Các dạng của văn nghị luận: ý kiến trong
các cuộc họp, xã luận, bình luận, bài phát
biểu trên báo chí, ti vi.
- Văn nghị luận là văn được viết ra nhằm
xác lập cho người đọc, người nghe 1 tư
tưởng, quan điểm nào đó.
- Phải có luận điểm rõ ràng, lý lẽ, dẫn
chứng thuyết phục.
- Những tư tưởng, quan điểm phải hướng
tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong đời
sống.
* Ghi nhớ: SGK trang 9
4. Củng cố và vận dung:
- Thế nào là văn bản nghị luận?
- Vai trò của văn bản nghị luận trong cuộc sống?
5. Hướng dẫn về nhà:
- Ôn nội dung bài học, học thuộc lòng phần Ghi nhớ.
- Đọc các bài nghị luận trên báo.
- Nghe các bài bình luận trên ti vi (Thể thao, Sự kiện - bình luận, Tiêu điểm)
- Tập viết văn nghị luận.
- Chuẩn bị trước bài luyện tập.
*******************************************
Ngày soạn:
Ngày dạy:
TIẾT 76. TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN(TIẾP)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Nắm vững khái niệm về văn nghị luận.
- Vận dụng lý thuyết vào việc giải các bài tập thực hành.
https://baigiang.co/
2. Kỹ năng:
- Nhận biết và viết văn nghị luận
3.Thái độ:
- Có ý thức học tập môn học, ý thức tìm hiểu bản chất của văn nghị luận, tập làm
văn nghị luận.
II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC:
1.Chuẩn bị của thầy:
- Soạn bài, chuẩn bị tư liệu về văn bản, đọc văn bản,đọc tài liệu tham khảo,chuẩn
kiến thức kĩ năng...
2. Chuẩn bị của trò:
- Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến văn bản, đọc văn bản, soạn bài.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1.Ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số:
2.Kiểm tra bài cũ:
H: Em hiểu thế nào là văn nghị luận? Cho ví dụ?
3 Bài mới:
- Ở giờ trước các em đã hiểu được thế nào là văn nghị luận, bài học hôm nay sẽ giúp
các em nắm chắc hơn đặc điểm của kiểu văn bản này thông qua việc giải các bài tập thực
hành.
HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
HĐ1. HD ôn lí thuyết:
CH1: Khi nào thì con người phải sử dụng
văn bản nghị luận?
CH2: Những văn bản nghị luận thường
gặp?
CH3: Luận điểm là gì?
CH4: Khái niệm về văn nghị luận
HĐ 2. HDHS luyện tập:
- GV gọi 1 HS đọc bài tập 1 SGK T 9
H:Đây có phải là văn bản nghị luận
không? Vì sao?
? Tác giả đề xuất ý kiến gì?
I. Ôn lý thuyết
II. Luyên tập:
1. Bài tập 1:
a. Đây là một bài văn nghị luận vì:
- Vấn đề nêu ra để bàn luận, giải quyết là 1
một vấn đề xã hội. Cần tạo ra thói quen tốt
trong đời sống xã hội - 1 vấn đề thuộc về
lối sống đạo đức.
- Để giải quyết vấn đề trên, tác giả sử dụng
khá nhiều lý lẽ, lập luận và dẫn chứng để
trình bày, bảo vệ quan điểm của mình.
=> VB trên từ nhan đề -> MB, TB, KL đều
thể hiện rõ nét tính nghị luận.
b. Tác giả đề xuất ý kiến:
- Cần phân biệt thói quen tốt, thói quen xấu
- Cần tạo thói quen tốt, khắc phục thói
quen xấu trong đời sống từ những việc nhỏ.
https://baigiang.co/
? Những dòng, câu nào thể hiện ý kiến đó?
? Để thuyết phục người đọc, tác giả nêu ra
những lí lẽ và dẫn chứng nào?
? Bài văn nghị luận này có nhằm giải quyết
vấn đề trong thực tế không?
H: Em có tán thành với ý kiến của bài viết
này không? Tại sao?
? Hãy tìm ra bố cục của bài văn trên?
- GV hướng dẫn HS cách sưu tầm
- GVgọi HS đọc bài văn “Hai biển hồ”
?Bài văn là văn bản nghị luận hay văn bản
c. Những câu văn biểu hiện ý kiến trên:
- Có thói quen tốt và thói quen xấu…có
người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã
thành thói quen nên rất khó bỏ. Thói quen
thành tệ nạn…tạo thành thói quen tốt là rất
khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì
dễ,…cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy
tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn
minh cho xã hội.
-> Đó là những lý lẽ chủ yếu của người
viết.
d.Những dẫn chứng trong bài khá phong
phú, cách nêu dẫn khá linh hoạt.
Những biểu hiện trong cuộc sống hàng
ngày của và thói quen xấu:
- Thói quen xấu:
+ Gạt tàn thuốc lá bừa bãi
+ Vứt vỏ chuối ra đường
+ Rác ùn lên cả mương nhỏ.
+ Ném chai, cóc vỡ ra đường → cụ già, em
nhỏ giẫm phải, chảy máu chân.
- Thói quen tốt:
+ Luôn dậy sớm,
+ Luôn đúng hẹn,
+ Giữ lời hứa,
+ Luôn đọc sách
=> Bài văn nhằm rất trúng vấn đề có trong
thực tế, khơi rất đúng, trúng vấn đề nhạy
cảm và không dễ giải quyết một sớm một
chiều.
- Về cơ bản, tán thành bài viết vì tác giả
nêu ra các vấn đề đều đúng đắn và cụ thể.
2. Bài tập 2:
- Gồm 3 phần
+ Mở bài: Giới thiệu thói quen xấu, tốt.
(đặt vấn đề)
+ Thân bài:Trình bày những thói quen xấu
cần được loại bỏ. (Giải quyết vấn đề)
+ Kết bài: Đề xuất hướng phấn đấu tự giác
của mọi người để có nếp sống đẹp (Kết
thúc vấn đề)
3. Bài tập 3:
- Sưu tầm trong sách báo
4. Bài tập 4:
- Bài văn là văn bản nghị luận
https://baigiang.co/
tự sự? - Bài văn kể về chuyên đề nghị luận. Hai
cái hồ có ý nghĩa tượng trưng, từ đây mà
người ta nghĩ ra hai cách sống của con
người.
4. Củng cố, luyện tập:
- GV nhắc lại nội dung chính của bài học
5. Hướng dẫn về nhà:
- Ôn nội dung bài học
- Làm bài tập 3 và sưu tầm các bài văn nghị luận
- Tập viết một số đoạn văn nghị luận.
- Chuẩn bị bài: “Tục ngữ về con người và xã hội”
********************************
Ngày soạn:
Ngày dạy:
TIẾT 77. TỤC NGỮ VỀ CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Hiểu nội dung, ý nghĩa về một số hình thức diễn đạt của những câu tục ngữ trong bài
học về chủ đề con người và xã hội.
2. Kỹ năng:
- Tìm hiểu phân tích và biết cách vận dụng những kinh nghiệm hay vào thực tế.
3.Thái độ:
- Học những điều hay lẽ phải trong cuộc sống.
- Biết tự giác rèn luyện đạo đức bản thân.
II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC:
1.Chuẩn bị của thầy:
- Soạn bài, chuẩn bị tư liệu về văn bản, đọc văn bản,đọc tài liệu tham khảo,chuẩn kiến
thức kĩ năng...
2. Chuẩn bị của trò:
- Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến văn bản, đọc văn bản, soạn bài.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1.Ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số:
2.Kiểm tra bài cũ:
- Đọc thuộc lòng các câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất?
- Cho biết những câu tục ngữ đó cung cấp cho em điều gì?
- Đọc những câu tục ngữ sưu tầm trong dân gian, trong sách báo?
3 Bài mới:
- Người bình dân Việt Nam nhìn nhận và đúc kết những gì về chính mình và cuộc sống
xã hội của mình qua những câu tục ngữ ?
HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
HĐ 1. HĐ đọc và tìm hiểu chú thích:
- GV đọc mẫu
I. Đọc và tìm hiểu chú thích:
1. Đọc:
https://baigiang.co/
- 2 HS đọc lại
- Gọi HS đọc chú thích
H: Em hiểu như thế nào là “mặt người”,
“mặt của”, “không tày”
HĐ2. Đọc - hiểu văn bản:
- HS: đọc câu1 và trả lời câu hỏi:
?Nghĩa của câu tục ngữ thứ nhất là gì?
- GV hướng dẫn HS cách đọc, cách ngắt
nhịp của từng câu tục ngữ.
? Biện pháp nghệ thuật nào được sử
dụng ở câu tục ngữ này?
H: Tìm những câu tục ngữ tương tự:
- Người sống đống vàng
- Người là vàng, của là ngãi
- Người làm ra của chứ của không là ra
người
- Lấy của che thân chứ ai lấy thân che
của
Nêu giá trị của câu tục ngữ?
? Câu tục ngữ có nghĩa là gì?
? Tìm những câu ca dao, tục ngữ tương tự
? Nêu giá trị được rút ra từ ý nghĩa của
câu tục ngữ ?
H: Câu tục nghĩa có có mấy nghĩa? Đó
là những nghĩa nào?
CH: Câu tục ngữ khuyên nhủ giáo dục ta
điều gì?
CH:Tìm câu tục ngữ tương tự?
- No nên bụt, đói nên ma
- Giấy rách phải giữ lấy lề.
? Cấu tạo của câu tục ngữ?
H: Thế nào là học ăn, học nói?
2. Chú thích
- Mặt người: Chỉ con người (hoán dụ)
- Mặt của: Chỉ của cải, vật chất
- Không tay → không bằng
II. Đọc - hiểu văn bản:
1. Phân tích:
Câu1:
- Người qúy gấp nhiều lần của cải, con
người được đạt lên trên thứ của cải.
- Biện pháp so sánh, đối lập(người - của;
1>< 10)-nhiều- ít.
- Giá trị quyết định tư tưởng: thái độ coi
trọng con người, giá trị con người của nhân
dân ta.
Câu2:
- Nghĩa: Răng và tóc đều thể hiện sức khoẻ,
hình thức, tính tình, tư cách của con người.
- Sử dụng:
+Khuyên nhủ, nhắc nhở con người phải
biết giữ gìn răng, tóc cho đẹp, phù hợp với
bản thân.
+ Thể hiện cách nhìn nhận, đánh giá, bình
phẩm con người của nhân dân.
Câu3:
- Hai lớp nghĩa
+Nghĩa đen: Dù có đói, rách cũng phải ăn
mặc cho sạch sẽ, thơm tho.
+ Nghĩa bóng: Dù nghèo khổ, thiếu thốn
vẫn phải sống cho trong sạch, không vì
nghèo khổ mà làm điều xấu xa, tội lỗi.
→ Giá trị: giáo dục con người phải có lòng
tự trọng, giữ gìn nhân cách, phẩm giá trọng
mọi hoàn cảnh, tình huống.
Câu4:
- Có 4 vế, vừa đẳng lập vừa bổ sung cho
nhau.
- Điệp: học (4 lần) nhấn mạnh, mở ra
https://baigiang.co/
Vì sao phải học ăn, học nói?
Hiểu thế nào là học gói, học mở?
CH: Câu tục ngữ khuyên nhủ con người
điều gì?
CH: Nghĩa của câu tục ngữ là gì?
Câu tục ngữ giáo dục điều gì?
Câu tục ngữ hay ở chỗ nào?
Tìm những câu tục ngữ, thành ngữ
tương tự?
- Muốn sang thì bắc cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.
- Nhất tự … sư
CH: Tìm nghĩa của câu tục ngữ?
? Câu tục ngữ muốn gửi gắm điều gì?
CH:Câu tục ngữ khuyên nhủ ta điều gì ?
Tìm những câu tục ngữ, thành ngữ tương
tự?
những điều con người phải học.
a. Học ăn học nói vì:
- Cách ăn nói thể hiện trình độ văn hoá, nếp
sống, tính cách, tâm hồn con người.
- Ăn nói phải có nghệ thuật, được rèn luyện
suốt đời.
-> Ăn nói phải học nghiêm chỉnh.
+ Học ăn: Học từ cách cầm đũa, thìa, gắp
thức ăn, và cơm lên miệng, nhai cơm, uống
nước.
-> Vì ăn là một nghệ thuật - văn hoá ẩm
thực
+ Học nói: Xác định nói với ai, nói cái gì,
nói để làm gì? nói như thế nào? ở đâu? lúc
nào?
-> Giao tiếp là một nghệ thuật - văn hoá
giao tiếp, ứng xử
b. Học gói, học mở:
- Nghĩa đen: Học gói trong lá (xưa: gói
nước chấm vào lá chuối) -> mở ra sao cho
không đổ, không bắn tung toé.
- Nghĩa bóng: Học để biết làm, biết giữ
mình, biết giao tiếp với người khác.
=>Mọi người cần phải học để chứng tỏ
mình là người lịch sự, tế nhị, thành thạo
công việc,biết đối nhân xử thế, tức là có
văn hoá, có nhân cách.
=> Sống có văn hoá, lịch sự thì phải cần
học từ cái nhỏ -> cái lớn
Câu 5:
- Nghĩa: Khẳng định vai trò công ơn của
thầy
- Giáo dục: Phải biết kính trọng thầy, tìm
thầy mà học
- Cái hay câu tục ngữ: Cách diễn đạt suồng
sã (mày), vừa thách thức như 1 lời đố, theo
công thức A không đố B.
Câu6:
- Nghĩa: Đề cao vai trò, ý nghĩa của việc
học bạn
- Khuyến khích mở rộng đối tượng, phạm
vi và cách học hỏi, khuyên như về việc kết
bạn, có tình bạn đẹp,học tập ở bản điều hay
lẽ phải.
https://baigiang.co/
- Lá lành đùm lá rách
- Tiên trách kỉ, hậu trách nhân
- Bầu ơi …. một giàn
CH: Bài học rút ra từ câu tục ngữ?
? Em hiểu câu tục ngữ như thế nào?
? Câu tục ngữ được vận dụng trong hoàn
cảnh nào?
Tìm câu tục ngữ phê phán thái độ đó?
(Ăn cháo đá bát, ăn cây táo rào cây
sung, qua cầu rút ván)
? Biện pháp nghệ thuật sử dụng ở đây là
gì?
?Tìm những câu tượng tự?
- Thuận vợ … cạn
- Đoàn kết là sức mạnh vô địch
- Nghĩa của câu tục ngữ?
- Câu tục ngữ khẳng định điều gì?
Giáo viên gọi 1 học sinh đọc phần ghi
nhớ SKH?
Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện
theo nhóm
HĐ3. Luyện tập:
Câu7:
- Khuyên như con người thương yêu người
khác như chính bản thân mình.
Thương người -> đặt trước thương thân để
nhấn mạnh đối tượng đồng cảm thương yêu
-> Triết lý đầy nhân văn về cách sống, cách
ứng xử trong quan hệ người - người
- Cách ứng xử trong quan hệ giữa con
người với con người.
Câu 8:
- Nghĩa đen: Khi được ăn quả -> nhớ người
trồng cây.
- Nghĩa bóng: Khi được hưởng thụ -> biết
ơn người cống hiến, gây dựng nên.
-> Quan niệm về cống hiến, hưởng thụ
- Vận dụng trong hoàn cảnh: Thể hiện
tình cảm của con cháu đối với ông bà cha
mẹ; của học trò đối với thầy cô; của nhân
dân đối với những người anh hùng, liệt
sĩ…
Câu9:
- Câu lục bát.
- Căn cứ vào nghĩa đen -> Câu tục ngữ vô
nghĩa: 1 cây không thể làm nên rừng chứ
sao lại nên non? 3 cây chụm lại làm nên
rừng chứ sao lại nên hòn núi cao?
- Đây là ẩn dụ - so sánh -> ý nghĩa tượng
trưng
- Một người lẻ loi không thể làm nên việc
lớn, việc khó, nhiều người hợp sức sẽ làm
được việc cần làm.
- Khẳng định chân lí về sức mạnh của đoàn
kết.
2. Tổng kết:
- Nghệ thuật: Giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ,
hàm xúc.
- Nội dung
+ Chú ý tôn vinh giá trị con người
+ Nhận xét, khuyên về phẩm chất lối sống
con người cần phải có.
Ghi nhớ SGK
III.Luyện tập
Ví dụ: Câu 1: Đồng nghĩa: Người sống
hơn đống vàng.
Trái nghĩa: Của trọng hơn người.
https://baigiang.co/
4. Củng cố , luyện tâp:
- Sau khi học xong những câu tục ngữ về con người và xã hội em đã rút ra được những
bài học gì trong cuộc sống.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Ôn nội dung bài học: sưu tầm các câu tục ngữ về con người và xã hội.
- Chuẩn bị bài: Rút gọn câu hỏi.
*************************************
Ngày soạn:
Ngày dạy:
TIẾT 78. RÚT GỌN CÂU
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Năm được cách rút gọn câu và tác dụng của câu rút gọn.
2. Kỹ năng:
- Biết cách rút gọn câu hợp lí và hiệu quả.
3.Thái độ:
- Yêu thích môn học, có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt.
II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC:
1.Chuẩn bị của thầy:
- Soạn bài, chuẩn bị tư liệu về văn bản, đọc tài liệu tham khảo,chuẩn kiến thức kĩ năng...
2. Chuẩn bị của trò:
- Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến văn bản, xem trước các bài tập.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1.Ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số:
2.Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra việc chuẩn bị bài, vở ghi.
3 Bài mới:
- Có những câu khi giao tiếp ta không cần diễn đạt dài dòng mà cần rút gọn để tránh
rườm rà.Vậy thế nào là rút gọn câu?
HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
HĐ 1. Thế nào là rút gọn:
- Giáo viên gọi học sinh đọc bài tập 1
CH: Tìm những tư thế có làm chủ ngữ
trong câu a?(Học sinh tìm ra phiếu học
tập)
CH: Cấu tạo 2 câu tục ngữ a và b có giá
trị khác nhau?
CH:Theo em vì sao chủ ngữ trong câu a bị
lược bỏ?
I.Thế nào là rút gọn câu:
1. Bài tập
a. Bài tập 1:
Câu a: Vắng chủ ngữ
Câu b: Có chủ ngữ (chúng ta)
b.Bài tập 2:
Những từ có thế làm chủ ngữ cho câu a là:
- Em...
- Chúng em...
https://baigiang.co/
CH:Tìm thành phần câu bị lược bỏ?
CH. Thêm những từ ngữ thích hợp vào
những câu in đậm cho đầy đủ nghĩa?
CH:Tại sao có thể lược bỏ cả thành phần
chủ ngữ và CN,VN ở 2 ví dụ trên?

CH:Tác dụng của việc gút gọn câu?
Học sinh đọc ghi nhớ 1 SGK- T 15
HĐ 2. HD sử dụng câu rút gọn:
- Giáo viên gọi 1 học sinh đọc bài tập 1
CH:Các câu in đẩm thiếu thành phần
nào?
Có nên rút gọn như vậy không? vì sao?
CH:Câu thêm những từ ngữ nào vào câu
rút gọn trong bài tập để thể hiện thái độ lễ
phép?
CH:Từ hai bài tập trên hãy cho biết: Khi
gút gọn câu chú ý những điểm gì?
- Người Việt Nam...
Mọi người…
c. Bài tập 3:
- Vì đây là một câu tục ngữ đưa ra lời
khuyên cho mọi người hoặc nêu một nhận
xét chung về đặc điểm của người Việt Nam
ta.
d. Bài tập 4:
- Thành phần lược bỏ:
Đuổi theo nó
Mình đi Hà Nội
a. Hai, ba mgười đuổi theo nó. Rồi ba, bốn
người, sáu, bảy người đuổi theo nó.
b. Ngày mai mình đi Hà Nội
- Lược bỏ được thành phần câu là do có
ngữ cảnh vẫn đảm bảo lượng thông tin
truyền đạt
- Tác dụng: Làm cho câu gọn hơn
Kết luận:
Khi nói hoặc viết, có thể lược bỏ một số
thành phần câu, tạo thành câu rút gọn.
* Tác dụng:
- Làm câu gọn hơn, thông tin nhanh, tránh
lặp từ ngữ.
- Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu
là của chung mọi người (lược bỏ CN)
* Ghi nhớ: SGK trang 15
II.Cách dùng câu rút gọn:
1. Bài tập:
Bài tập 1:
- Các câu đều thiếu chủ ngữ
- Không nên rút gọn như vậy vì nó làm cho
câu văn khó hiểu.
Bài tập2:
b. Cần thêm từ "mẹ ạ"
Bài kiểm tra toán mẹ ạ!
https://baigiang.co/
- Một học sinh đọc ghi nhớ SGK
HĐ 3. HD luyện tập:
- Giáo viên chia lớp thành các nhóm để
thực hiện phần luyện tập
- Nhóm 1: Câu 1 a, b
- Nhóm 2: Câu 1 c,d
HD làm bài tập 2
Nhóm 3: Câu 2 a
- Nhóm 4: Câu 2 b
- Nhóm 5: Câu 3
Học sinh thảo luận
Nhóm trưởng trình bày
Các nhóm nhận xét
Giáo viên chốt
- HD làm tập 3
2.Kết luận:
Khi rút gọn câu, cần:
- Không làm người đọc, người nghe hiểu
sai hoặc không hiểu đầy đủ nội dung câu
nói.
- Không biến câu nói thành câu cộc lốc,
khiếm nhã.
2. Kết luận: Ghi nhớ: SGK trang 16
III. Luyện tập:
Bài tập 1:
- Câu b,c là câu gút gọn
+ Câu c: Rút gọn chủ ngữ
- Câu d: rút gọn nòng cốt câu
=> Là câu tục ngữ, nó nêu lên quy tắc ứng
xử chung cho mọi người.
Bài tập 2:
a. (a, (Tôi) bước tới…
(thấy) cỏ cây…
…. lom khom…
….. lác đác…
Tôi (như) em…nước
Tôi (như) cái gia gia…nhà
(Tôi) dừng chân…
(Tôi cảm thấy chỉ có) một mảnh…
b,
(Người ta) đồn rằng…
(Vua) ban khen…
(Quan tướng) đánh giặc…
(Quan tướng) trở về…
→Trong thơ, ca dao thường gặp những câu
gút gọn bởi thơ, bởi thơ ca dao chuộng lối
diễn đạt súc tích và số chữ trong một dòng
rất hạn chế
3. Bài tập 3:
- Vì chú bé đã dùng ba câu rút gọn khiến
người khách hiểu sai ý nghĩa.
+ Mất rồi (ý cậu bé: Tờ giấy mất rồi.
Người khách hiểu: Bố cậu bé mất rồi)
+ Thưa … tối hôm qua (ý cậu bé: Tờ giấy
mất tối hôm qua. Người khách hiểu: Bố cậu
bé mất tối hôm qua)
+ Cháy ạ (ý cậu bé: Tờ giấy mất vì cháy.
Người khách hiểu: Bố cậu bé mất vì cháy)
- Cần cẩn thận khi dùng câu gút gọn vì
https://baigiang.co/
dùng câu rút gọn không đúng sẽ gây hiểu
lầm.
4. Củng cố luyện tập - Thế nào là câu rút gọn?
- Khi sử dụng câu rút gọn cần chú ý điều gì?
- Lấy ví dụ về câu rút gọn?
5. Hướng dẫn về nhà:- Ôn nội dung bài học
- Làm bài tập số 4. - Chuẩn bị bài tập: Đặc điểm của văn bản nghị luận.
*******************************
Ngày soạn:
Ngày dạy:
TIẾT 79. ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Nắm được đặc điểm của văn bản nghị luận.
2. Kỹ năng:
+ Nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận.
+ Biết xác định luận điểm, luận cứ, lập luận trong VB mẫu
+ Biết xây dựng luận điểm, luận cứ và triển khai lập luận cho một đề bài
3.Thái độ:
- Yêu thích môn học, có ý thức tìm hiểu và rèn kĩ năng làm văn nghị luận.
II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC:
1.Chuẩn bị của thầy:
- Soạn bài, chuẩn bị tư liệu về bài học,đọc tài liệu tham khảo,chuẩn kiến thức kĩ năng...
2. Chuẩn bị của trò:
- Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến văn bản, xem trước các bài tập.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1.Ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số:
2.Kiểm tra bài cũ:
H:Văn nghị luận là kiểu văn bản như thế nào?Văn nghị luận khác văn tự sự, văn biểu
cảm ở chỗ nào?
3. Bài mới:
- Mỗi kiểu văn bản có một đặc điểm riêng, văn bản nghị luận cũng vậy. Tiết học ngày
hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu đặc điểm của văn nghị luận.
HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
HĐ1.HD HS tìm hiểu luận điểm, luận cứ
và lập luận:
H: Thế nào là luận điểm?
- Giáo viên gọi học sinh đọc lại bài văn
chống nạn thất học.
H: Luận điểm chính của văn bản“Chống
I. Luận điểm, luân cư và lâp luận:
1. Luận điểm:
a. Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng,
quan điểm trong bài văn nghị luận.
b.Văn bản: Chống nạn thất học:
- Luận điểm chính: Chống nạn thất học
https://baigiang.co/
nạn thất học, là gì?”
H: Lụân điểm đó được nêu ra dưới dạng
nào? Và cụ thể hoá thành những câu văn
nào?
H: Luận điểm đóng vai trò gì trong bài văn
nghị luận?
H:Luận điểm muốn thuyết phục người đọc
thì phải đạt yêu cầu gì?
H: Luận điểm là gì? Luận điểm được thể
hiện ở đâu? căn cứ vào đâu để xác định
luận điểm?
H: Thế nào là luận cứ?
H: Luận cứ thường trả lời cho những câu
hỏi như thế nào?
H:Em hãy chỉ ra những luận cứ trong văn
bản “chống nạn thất học”?
H: Những luận cứ ấy đóng vai trò gì?
(Làm cơ sở cho luận điểm)
H:Muốn có sức thuyết phục thì luận cứ
phải đạt yêu cầu gì?
- Luận điểm này được trình bày dưới dạng
khẳng định đầy đủ ở câu: "Mọi người Việt
Nam … chữ quốc ngữ" -> Cụ thể hoá:
+ Những người biết chữ dạy những người
chưa biết chữ.
+ Những người chưa biết hãy gắng sức mà
học cho biết.
+ Phụ nữ lại càng cần phải học như thế tức
là chống nạn thất học một việc phải làm
ngay.
* Vai trò của lụân điểm:Thống nhất các
đoạn văn thành một khối.
c.Luận điểm cẩn phải:
- Đúng đắn, chân thực, sáng tỏ, dễ hiểu
*Kết luận:
- Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng của
bài văn nghị luận.
- Luận điểm được thể hiện dưới dạng câu
khẳng định nhiệm vụ chung (luận điểm
chính).
2. Luận cứ;
- Luận cứ là lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm
cơ sở cho luận điểm, dẫn đến luận điểm
như là kết luận của những lí lẽ và dẫn
chứng đó.
- Luận cứ trả lời các câu hỏi
+Vì sao phải nêu ra luận điểm?
+ Nêu ra để làm gì?
+ Luận điểm ấy có đáng tin cậy không?
* Trong văn bản: Chống nạn thất học
- Luận cứ:
+ Lí lẽ 1: Do chính sách ngu dân của TD
pháp làm cho hầu hết người Việt Nam mù
chữ nước Việt Nam không tiến bộ được
(…………)
+ Lĩ lẽ 2: Nay nước độc lập, muốn tiến bộ
thì phải cấp tối nâng cao dân trí → đề ra
nhiệm vụ( mọi người Việt Nam phải biết
đọc, biết chữ quốc ngữ đưa ra cách chống
nạn thất học)
+ Dẫn chứng: Đi đôi với lí lẽ
- Luận cứ phải chân thực, đúng đắn, tiêu
biểu
*Kết luận:
https://baigiang.co/
H:Thế nào là lập luận cho bài văn nghị
luận?
H:Em hãy chỉ ra trình tự lập luận của văn
bản “chống nạn thất học”
H:Chỉ ra ưu điểm của cách lập luận trên?
Giáo viên gọi một học sinh đọc rõ ràng
phần ghi nhớ SGK.
- Giáo viên gọi một học sinh đọc bài tập.
H: Chỉ ra luận điểm, luận cứ và lập luận
trong bài “ Cần tạo ra thói quen tốt trong
đời sống”
H: Nhận xét sức thuyết phục của bài văn.
- Ý 3 của ghi nhớ.
3. Lập luận:
- Là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận
điểm.
- Trong văn bản “ Chống nạn thất học”
+ Chống nạn thất học bằng cách nào?
- Yêu cầu: Luận điểm phải chặt chẽ, hợp lí.
Tác dụng: Làm cho văn bản chặt chẽ, lôgic
- Kết luận: ý 4, ghi nhớ (SGK T19)
* Kết luận chung:( ghi nhớ SGK)
- Luận điểm: Cần tạo ra thói quen tốt
trong đời sống xã hội.
- Luận cứ:
+ Có thói quen tốt và thói quen xấu
+ Có người biết phân biệt tốt, xấu nhưng
vì đã thành thói quen nên khó bỏ, khó sửa.
+ Tạo được thói quen tốt là rất khó, những
nhiễm thói quen xấu thì dễ.
- Lập luận:
+ Mở bài: Giới thiệu về thói quen tốt và
xấu
+ Thân bài: Dẫn chứng về thói quen xấu và
thái độ phê phán.
+ Kết bài: Đề ra hướng có thói quen tốt.
4. Củng cố, luyện tập:
H:Thế nào là luận điểm, luận cứ và lập luận trong văn bản nghị luận.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Ôn nội dung bài học, học thuộc phần ghi nhớ.
- Làm bài tập chỉ ra luận điểm, luận cứ và lập luận trong văn bản “ Học thấy, học
bạn.
- Chuẩn bị bài: Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận.
**************************************
Ngày soạn:
Ngày dạy:
TIẾT 80. ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN VÀ VIỆC LẬP Ý CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Học sinh làm quen với các đề văn nghị luận, hiểu biết đế và cách lập ý cho đề văn
nghị luận.
https://baigiang.co/
2. Kỹ năng:
- Nhận biết đề văn nghị luận. Kỹ năng tìm hiểu đề, lập ý cho bài văn nghị luận.
3.Thái độ:
II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC:
1.Chuẩn bị của thầy:
- Soạn bài, chuẩn bị tư liệu về bài học,đọc tài liệu tham khảo,chuẩn kiến thức kĩ năng...
2. Chuẩn bị của trò:
- Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến văn bản, xem trước các bài tập.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1.Ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số:
2.Kiểm tra bài cũ:
H:Thế nào là văn nghị luận? Thế nào là luận điểm, luận cứ và lập luận trong văn nghị
luận.
3. Bài mới:
- Với VB tự sự, miêu tả, biểu cảm…trước khi làm bài, người viết phải tìm hiểu kĩ đề bài
và yêu cầu của đề, yêu cầu đề. Với văn nghị luận cũng vậy. Tuy nhiên yêu cầu của bài
nghị luận có những đặc điểm riêng.
HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
HĐ1. HDHS tìm hiểu đề văn nghị luận:
- Giáo viên gọi học sinh đọc đề trong mục
I1 SGK
H:Các đề văn nêu trên có thể xem là đề
bài, đầu đề được không?
H: Căn cứ vào đâu để nhận ra các đề trên
là đề nghị luận?
H: Hãy nêu một cách nhận biết một đề văn
nghị luận.
I.Tìm hiểu đề văn nghị luận:
1.Nội dụng và tính chất của đề văn ghị
luận.
- Xét các đề văn SGK T21
a. Có thể xem là đầu đề, đề bài và có thể
dùng làm đề bài cho bài văn sắp viết.
b. Căn cứ: Mỗi đề đều nêu ra một khái
niệm một vấn đề lí luận.
VD: “Lối sống giản dị”
“Tiếng Việt giàu đẹp”
Đó là những nhận định, những quan điểm,
luận điểm.
"Thuốc đắng giã tật" -> 1 tư tưởng
"Hãy biết giữ thời gian" -> lời kêu gọi
mang một tư tưởng.
c.Tính chất của đề như 1 lời khuyên, tranh
luận, giải thích ... -> có tính định hướng
cho bài viết, chuẩn bị cho học sinh 1 thái
độ, 1 giọng điệu. (đồng tình, phản bác, lật
ngược vấn đề…)
* Kết luận: ý 1 phần ghi nhớ
2.Tìm hiểu đề văn nghị luận:
a. Bài tập: Tìm hiểu đề “Chớ nên tự phụ”
https://baigiang.co/
H: Đề bài nêu lên vấn đề gì?
H: Đối tượng và phạm vi nghị luận ở đây
là gì?
H: Khuynh hướng và tư tưởng của đề là
gì?
H:Đề này đỏi hỏi người viết phải làm gì?
H: Tính chất của đề văn có ý nghĩa gì đối
với việc làm văn?
H:Từ việc tìm hiểu đề trên hay cho biết:
Trước một đề văn muốn làm bài tốt cần
tìm hiểu điều gì trong đề?
HĐ2. HDHS tìm hiểu đề văn nghị luận:
- Giáo viên đọc và nêu câu hỏi mục II
1SGK
H: Hãy nêu ra các luận điểm gần gũi với
luận điểm của đề bài?
H:Làm thế nào để tìm được luận cứ cho đề
trên?
Ví dụ:
+Từ phụ là cách đánh giá quá cao tài năng,
thành tích của mình, do đó coi thường mọi
người.
+ Khuyên chế nên tự phụ: → mình không
biết mình → bị mọi người xa lánh
+ Từ phụ có hại:
→ Khi khó khăn không có người giúp đỡ…
→ Gây nên nỗi buồn cho chính mình
→ Khi thất bại thường tự ti
H:Thế nào là lập ý cho bài văn nghị luận?
- Đề nêu lên vấn đề: không nên tự phụ
- Đối tượng và phạm vị nghị luận:Tự do
- Khuynh hướng:
+ Khẳng định đức tính cần phải khiêm tốn
+ Phủ định thái độ tự phụ.
- Viết theo lối khuyên nhủ, phân tích: chỉ ra
và có thái độ phê phán thói tự phụ, kiêu
căng và khẳng định sự khiêm tốn, học hỏi
b. Kết luận:
- Ý2 phần ghi nhớ SGK - T23.
II. Lập ý cho bài văn nghị luận:
1.Đề bài: Chớ nên tự phụ
1. Xác lập luận điểm
- Luận điểm chính: Tự phụ là một thói
quen xấu của con người bao nhiêu thì từ
phụ lại làm xấu nhân cách con người bấy
nhiêu.
- Luận điểm phụ
+Tự phụ khiến cho bản thân không biết
mình là ai.
+Tự phụ luôn đi kèm với thái độ khinh bỉ,
thiếu tôn trong người khác.
+Tự phụ khiến cho bản thân phải bị chê
trách, mọi người xa lánh.
2.Tìm hiểu luận cứ:
- Bằng cách trả lời các câu hỏi (kèm theo
dẫn chứng)
-Tự phụ là gì?
-Vì sao khuyên chớ nên tự phụ?
- Tự phụ có hại như thế nào? hại cho ai?
3. Xây dựng lập luận:
- Có thể bắt đầu từ việc định nghĩa “ tự
https://baigiang.co/
- Giáo viên gọi một học sinh đọc mục ghi
nhớ SGK
HĐ3. HDHS luyện tập:
- Tìm hiểu đề và tìm ý cho đề bài?
- Nhận xét, bổ sung.
H:Em sẽ chọn lí lẽ và dẫn chứng nào làm
luận cứ cho bài viết?
phụ→ sau đó làm nổi bật một số nét tính
cách cơ bản của kẻ tự phụ → Tác hại của
nó.
=>KL: ý 3 ghi nhớ.
* Kết luận chung:
*Ghi nhớ SGk T 23
III.Luyện tập:
- Định hướng dựa vào bài đọc thêm
- Đề bài: Sách là người bạn lớn của con
người
- Con người sống không thể không có bạn
- Người ta cần bạn để làm gì?
- Sách thoa mãn những yêu cầu nào, được
coi là người bạn lớn.
* Luận điểm:
Lợi ích việc đọc sách: Sách thoả mãn nhu
cầu hưởng thụ và phát triển tâm hồn.
* Luận điểm nhỏ:
(1) Giúp học tập, rèn luyện hàng ngày
(2)Mở mang trí tuệ, hiểu biết
(3) Nối liền quá khứ, hiện tại, tương lai
(4) Cảm thông, chia sẻ với con người, dân
tộc, nhân loại.
(5) Giúp thư giãn, thưởng thức trò chơi
(6) Cần biết chọn sách, biết cách đọc sách,
trân trọng sách tốt.
* Dàn ý:
- Mở bài: Khẳng định vai trò quan trọng
của sách đối với con người và đưa ra luận
điểm : “ Cuốn sách là người bạn lớn của
con người”
- Thân bài:
+ ý (1)
+ ý (2)
+ ý (3), + ý (4), + ý (5)
Kết bài: Phải biết quý trọng sách và chọn
đọc sách cho phù hợp. (ý 6)
4.Củng cố, luyện tập: Đề văn nghị luận phải đảm bảo yêu cầu nào?
Đề lập ý cho văn nghị luận cần qua các bước nào?
5. Hướng dẫn vê nhà: Ôn bài học thuộc phần ghi nhớ. Đọc bài tham khảo
- Chuẩn bị bài: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
https://baigiang.co/
***************************************
Ngày soạn:
Ngày dạy:
TIẾT 81. TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA
(Hồ Chí Minh)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Hiểu được tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc ta.
- Nắm được nghệ thuật nghị luận chặt chẽ, sáng, gọn, có tính mẫu mực của bài văn.
2. Kỹ năng:
- Đọc, tìm hiểu, phân tích bố cục, cách nêu luận điểm,các luận chứng trong bài nghị
luận CM.
3.Thái độ:
- Bồi dưỡng tinh thần yêu nước.
II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC:
1.Chuẩn bị của thầy:
- Soạn bài, chuẩn bị tư liệu về bài học,đọc tài liệu tham khảo,chuẩn kiến thức kĩ năng...
2. Chuẩn bị của trò:
- Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến văn bản, đọc văn bản, trả lời các câu hỏi đọc hiểu.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1.Ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số:
2.Kiểm tra bài cũ:
H: Đọc thuộc lòng các câu tục ngữ về con người và xã hội ? Thế nào là văn nghị luận?
Thế nào là luận điểm,luận cứ và lập luận trong văn nghị luận?
3. Bài mới:
Mùa xuân 1957, tại Việt Bắc, Đại hội Đảng LĐ Việt Nam lần II được tổ chức. Hồ Chủ
Tịch thay mặt BCH TW Đảng đọc Báo cáo chính trị quan trọng. Trong đó có đoạn “Tinh
thần yêu nước của nhân dân ta”.
HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
HĐ1. HD đọc và tìm hiểu chú thích:
Giáo viên hướng dẫn cách đọc.
- Giáo viên đọc mẫu một đoạn → gọi học
sinh.
HS đọc chú thích
H: Quyên là gì?
Nồng nàn nghĩa là gì?
HĐ2. HD đọc - hiểu văn bản:
CH:Xác định kiểu văn bản?
I. Đọc, tìm hiểu chú thích:
1.Đọc:
- Đọc diễn cảm, Giọng mạch lạc, rõ ràng,
dứt khoát.
2. Chú thích:
- Quyên: Gọi, động viên đóng góp, ủng hộ
tiền bạc, của cải vật chất… 1 cách tự
nguyện, tuỳ lòng để làm một việc gì đó có
ý nghĩa.
- Nồng nàn: Tình cảm, cảm xúc sôi nổi,
mạnh mẽ, dâng trào.
II.Tìm hiểu văn bản:
1.Kiểu văn bản: Văn bản nghị luận -
https://baigiang.co/
CH:Nêu đại ý của bài?
(Bài văn khặng đinh và ca ngợi lòng nồng
nàn yêu nước và tinh thần bất khuất,ý chí
chống xâm lăng là một truyền thống quý
báu của dân tộc ta.)
CH:Xác định bố cục của văn bản?
- Cho học sinh đọc lại đoạn một.
CH:Vấn đề chủ chốt tác giả nêu ra để nghị
luận là vấn đề gì? được thể hiện trong
những câu văn nào?
CH: Tác giả nêu vấn đề bằng cách nào?
Tác dụng của cách nêu ấy ?
CH. Trong đoạn văn s/d ng/thuật tiêu biểu
nào? T/D?
CH:Nhận xét về cách nêu vấn đề của tác
giả?
chứng minh một vấn đề chính trị, xã hội.
2.Bố cục: 3 Phần
- Mở bài: Đầu… “lũ cướp nước” nêu vấn
đề n ghị luận
- Thân bài: “Lịch sử nước ta… nồng nàn
yêu nước”: GQVĐề
- Kết bài: Còn lại: KTVĐề.
3. Phân tích:
a. Đoạn 1: Nêu vấn đề: ( đoạn 1)
- Vấn đề nghị luận: Truyền thống yêu nước
của nhân dân ta.
-Vấn đề được thể hiện ở hai câu đầu.
- Cách nêu trực tiếp, rõ ràng, dứt khoát và
theo hướng khẳng đinh, cụ thể hoá,( các
từ: nồng nàn, truyền thống quý báu).
- Nghệ thuật :
+ So sánh
Tinh thần yêu nước(trừu tượng) – làn sóng
( cụ thể)
-> Hình ảnh so sánh chính xác, mới mẻ ->
hình dung sức mạnh to lớn, vô tận, tất yếu
của lòng yêu nước trong công cuộc chống
ngoại xâm.
+ Động từ: lướt, nhấn chìm → thấy được
tính linh hoạt vừa mềm dẻo vừa mạnh mẽ
và nhanh chóng của tinh thần yêu nước khi
được phát động.
→ Cách nêu vấn đề ngắn gọn, sinh động
khẳng định vấn đề như một chân lí theo
mạch trung gian.
* Sơ đồ hoá:
(1) Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ->
(2) Truyền thống quý báu ->
(3) Từ xưa -> nay -> lướt qua mọi nguy
hiểm khó khăn (Thời gian lịch sử)
- Làn sóng (mạnh mẽ, to lớn) -> nhấn chìm
… cướp nước.
- Mỗi khi TQ bị xâm lăng – (điều kiện kích
https://baigiang.co/
CH: Đoạn 2 chứng minh bằng cách lập
luận và dẫn chứng như thế nào?
CH: Cách nêu ở câu 1.
CH. Nhận xét về cách nêu ở câu 2,3. Chú ý
những nét nghệ thuật tiêu biểu và tác
dụng?
CH:Đoạn 3 tác giả đã lập luận như thế
nào?
+ Câu 1 có chức năng ntn trong đoạn văn?
+ Chức năng của các câu tiếp theo ntn?
? Nhận xét về cách liệt kê dẫn chứng và
giọng văn của tác giả?
H:Nhận xét về các lí lẽ và các lập luận
trong đoạn văn.
(Trước khi đề ra nhiệm vụ Bác Hồ đã phân
tích sâu hơn những biểu hiện khác nhau
của tinh thân yêu nước.Đó là những biểu
hiện gi? được so sánh bằng những hình
ảnh nào?)
thích, phát triển)
b.Giải quyết vấn đề ( đoạn 2 +3)
* Đoạn 2 chứng minh tinh thần yêu nước
đã trở thành truyền thống quý báu của dân
tộc.
- Câu 1: Nêu ý khái quát mang tính giới
thiệu, trình bày.
- Câu 2: Nêu dẫn chứng chứng minh bằng
cách liệt kê các Anh hùng dân tộc theo
diễn biến lịch sử để khơi được lòng tự hào,
phấn đấu.Chỉ nhắc dẫn chứng điển hình vì
tác giả:
+ Dành cho hiện tại
+ Các sự tích thần kỳ của họ trở nên thân
thiện
Câu 3: Chơi chữ thú vị -> ghi nhớ công lao
các anh hùng dân tộc.
anh hùng dân tộc – dân tộc anh hùng
DT -> TT DT -> TT
- Điệp ngữ:
Chúng ta có quyền
Chúng ta phải ghi nhớ
-> Kêu gọi, mệnh lệnh thiêng liêng, tiếng
nói của hồn thiêng sông núi, của cha
ông…hoà trong tiếng nói của Bác.
* Đoạn 3: Gồm 5 câu liên kết chặt chẽ,
mạch lạc
- Câu 1: So sánh câu đối từng cặp, từng vế
-> Chuyển ý, chuyển đoạn gọn, khéo, nêu ý
khái quát cho cả đoạn.
- Câu 2, 3, 4: Cách nêu dẫn chứng theo
phép liệt kê:
+ Lứa tuổi: Cụ già tóc bạc -> nhi đồng trẻ
thơ
+ Không gian:
-> Trong – ngoài nước: Kiều bào nước
ngoài - đồng bào vùng tạm chiếm
-> Vùng miền: miền ngược – miền xuôi,
tiền tuyến, hậu phương
+ Nhiệm vụ, công việc: Chiến đấu – sản
xuất
+ Tầng lớp, nghề nghiệp: Bộ đội, CN, phụ
nữ…
+ Việc làm thể hiện lòng yêu nước: Chịu
https://baigiang.co/
CH: Cuối bài tác giả đề ra nhiệm vụ gì?
CH; Em có nhận xét gì về cách kết thúc
bài?
CH. Nêu giá trị nội dung và nghệ thật của
văn bản?
Giáo viên hướng dẫn Hs thực hiện ở nhà.
đói, nhịn ăn, diệt giặc, vận tải…
- Câu 5: Khái quát, đánh giá chung
=> Cách liệt kê dẫn chứng của tác giả
phong phú, toàn diện, liên tục không rối,
vừa khái quát vừa cụ thể, hệ thống rành
mạch.
=> Giọng văn: Liền mạch, dồn dập, khẩn
trương, tràn đầy tinh thần bình tĩnh, tự tin
của dân tộc anh hùng, tin tưởng vào cuộc
kháng chiến chống Pháp nhất định thắng
lợi
=> Lý lẽ, lập luận giản dị, chủ yếu là dẫn
chứng. Tác giả cố ý để cho sự việc, con
người, sự thật cuộc sống là những minh
chứng hùng hồn và hết sức thuyết phục.
c. Kết thúc vấn đề (Đoạn 4):
- Phân tích sâu hơn những biểu hiện khác
nhau của tinh thần yêu nước.
- Biện pháp so sánh của tinh thần yêu nước
–> các thứ của quý ( có khi)
- Đề ra nhiệm vụ cho cán bộ Đảng viên là
phải phát hiện, kích thích, khởi động tinh
thần yêu nước của tất cả mọi người để họ
làm công việc yêu nước và tham gia vào
cuộc kháng chiến.
→ Kết thúc vấn đề tự nhiên, hợp lí, sâu sắc,
sát với thực tế và đầy sức thuyết phục.
4. Tổng kết:
- Nội dung: Bài văn làm sáng tỏ chân lý
"Dân ta…của ta"
- Nghệ thuật:
+ Lập luận chặt chẽ
+ Diễn đạt phong phú, linh hoạt, chặt chẽ
Phối hợp câu ngắn, câu dài
Sử dụng hình ảnh so sánh, liệt kê
Lời văn rõ ràng, giản dị, cụ thể
- Bố cục rõ ràng
- Dẫn chứng toàn diện, đầy đủ, thuyết phục
* Ghi nhớ: SGK trang 27
III. Luyện tập:
4. Củng cố luyện tập:
- Nêu nhận xét của em về văn bản nghị luận này?
- Qua văn bản này, em hãy rút ra bài học cho bản thân?
5. Hướng dẫn về nhà:
- Ôn nội dung học bài, học thuộc phần ghi nhớ
https://baigiang.co/
- Thuộc lòng đoạn trích
- Tìm đọc các bài viết của Bác -> nghiên cứu kỹ phương pháp lập luận và phong cách
nghị luận
- Viết đoạn văn nghị luận về tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
- Đọc: Câu đặc biệt
************************************
Ngày soạn:
Ngày dạy:
TIẾT 82. CÂU ĐẶC BIỆT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Nắm được khái niệm câu đặc biệt và tác dụng của câu đặc biệt.
2. Kỹ năng:
- Biết cách sử dụng câu đặc biệt trong những tình huống nói viết cụ thể.
3.Thái độ:
- Có ý giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC:
1.Chuẩn bị của thầy:
- Soạn bài, chuẩn bị tư liệu về bài học,đọc tài liệu tham khảo,chuẩn kiến thức kĩ năng...
2. Chuẩn bị của trò:
- Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến văn bản, trả lời các câu hỏi bài tập.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1.Ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số:
2.Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là rút gọn câu? Tác dụng của câu rút gọn? Cho ví dụ?
- Khi sử dụng câu rút gọn cần chú ý điều gì?
3. Bài mới:
- Trong giao tiếp có kiểu câu có vai trò thông báo về sự tồn tại của sự vật hiện tượng:
Mưa! hay nói về tậm trạng! Buồn quá...Ngoài câu rút gọn ta còn có những dạng câu có
cấu tạo đặc biệt , đó là câu đặc biệt.
HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
HĐ 1. HD HS hình thành khái niệm
- Giáo viên gọi học sinh đọc bài tập
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận
theo nhóm bàn.
- Đại diện học sinh các nhóm phát biểu ý
kiến?
CH:Từ bài tập trên hãy cho em biết thế nào
là câu đặc biệt?
I.Thế nào là câu đặc biệt:
1. Bài tập:
- Ôi, em Thuỷ!
+ Không phải là câu rút gọn vì không thể
khôi phục được thành phần lược bỏ.
-> Là câu đặc biệt vì không thể có CN và
VN.
2. Kết luận:
- Ghi nhớ 1: SGK
https://baigiang.co/
-HS: Đọc ghi nhớ một sách giáo khoa
HĐ 2. HD HS tìm hiểu tác dụng của câu
đặc biệt:
HS: Thực hiện theo yêu cầu đề.
CH:Căn cứ vào kết quả ở bảng trên, hãy
nêu tác dụng của câu đặc biệt.
- GVlấy ví dụ minh hoạ
Giáo viên có thể đọc bài tập nhanh trong
sách thiết kế và yêu cầu học sinh xác định
tác dụng của các câu đặc biệt
- Giáo viên gọi một học sinh đọc ghi nhớ 2
HĐ 3. HD HS luyện tập:
- Gọi hs đọc xác định yêu cầu bài tập
Tìm câu đặc biệt - câu rút gọn
- Gọi hs đọc xác định yêu cầu bài tập 2
- Nêu tác dụng của các câu đặc biệt
* Chú ý phân biệt với câu bình thường và
câu rút gọn.
II.Tác dụng của câu đặc biệt:
1. Bài tập:
- Một đêm mùa xuân-> Xác định thời gian
-Tiếng reo.Tiếng vỗ tay->Liệt kê thông báo
về sự khác của sự vật, hiện tượng
- Trời ơi!-> Bộc lộ cảm xúc
- Sơn! Em Sơn! Sơn ơi! Chị An ơi! -> Gọi
đáp
2.Kết luận:
Ghi nhớ 2: SGK T 29
III Luyện tập:
1. Bài1:
a. Không có câu đặc biệt:
- Có câu gút gọn
+ Có khi được…. dễ thấy
+ Nhưng cũng có khi…. trong hòm
+ Nghĩa là có ra sức…. kháng chiến.
b. Câu đặc biệt:
+ Ba giây … bốn giây….. năm giây…lâu
quá!
- Không có câu rút gọn.
c.Câu đặc biệt:
Một hồi còi
- Không có câu rút gọn
d. Câu đặc biệt: Lá ơi!
- Các câu rút gọn:
+ Hãy kể chuyện … nghe đi!
+ Bình thường lắm, chẳng … đâu!
2. Bài 2: Tác dụng.
- Các câu đặc biệt
+ Xác định thời gian ( 3 câu đầu trong
bài)
+ Bộc lộ cảm xúc ( câu 4 trong bài)
+ Liệt kê, thông báo về sự khác của sự vật,
hoạt động( câu c)
+ Giải đáp (câu d)
- Tác dụng của các câu rút gọn
a. Làm cho câu gọn hơn, tránh lặp từ ngữ
đã xuất hiện trong câu đứng trước.
+ Câu 1 (d): Làm cho câu gọn hơn
+ Câu 2 ( d): Làm cho câu gọn hơn, tránh
lặp từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng
https://baigiang.co/
trước.
4. Củng cố , luyện tập:
- Nêu khái niệm và tác dụng của câu đặt biệt
- Nên dùng câu đặc biệt như thế nào?
5. Hướng dẫn về nhà:
Học thuộc 2 ghi nhớ SGK - Ôn nội dung bài học
Hoàn thiện bài mới 3 SGK + làm bài tập sách bài tập
Chuẩn bị bài: Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận.
*****************************************************
Ngày soạn:
Ngày dạy:
TIẾT 83. TỰ HỌC CÓ HƯỚNG DẪN: BỐ CỤC VÀ PHƯƠNG PHÁP
LẬP LUẬN TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Nắm được mối quan hệ giữa bố cục và phương pháp lập luận của bài
văn nghị luận.
2. Kỹ năng:
- Biết cách lập bố cục và lập luận trong bài văn nghị luận.
3.Thái độ:
- Ý thức học tập bộ môn nghiêm túc
II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC:
1.Chuẩn bị của thầy:
- Soạn bài, chuẩn bị tư liệu về bài học,đọc tài liệu tham khảo,chuẩn kiến thức kĩ năng...
2. Chuẩn bị của trò:
- Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến văn bản, trả lời các câu hỏi bài tập.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1.Ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số:
2.Kiểm tra bài cũ:
- Hãy nêu cách nhận biết một đề văn nghị luận? Cho ví dụ một đề văn nghị luận và
xác định yêu cầu của đề đó.
- Muốn lập ý cho đề văn nghị luận ta phải làm gì?
3. Bài mới:
- Với VB tự sự, miêu tả, biểu cảm…trước khi làm bài, người viết phải tìm hiểu kĩ đề
bài và yêu cầu của đề, yêu cầu đề. Với văn nghị luận cũng vậy. Tuy nhiên yêu cầu của bài
nghị luận có những đặc điểm riêng.
HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
HĐ1. HD tìm hiểu mối quan hệ giữa bố
cục và lập luận:
H: Em hãy cho biết bố cục trong các bài
văn là gi?
I. Mối quan hệ giữa bố cục và lập luận:
* Bố cục:Là sự bố trí, sắp xếp các phần các
đoạn theo một trình tự, một hệ thống rành
https://baigiang.co/
* Giáo viên gọi một học sinh đọc văn bản
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
H: Bài có mấy phần? Mỗi phần phần có
mấy đoạn? mỗi đoạn có những nội dung và
chức năng gì?
CH:Nhắc lại lập luận là gi?
CH: Qua sơ đồ em có nhận xét gì cách lập
luận của bài văn?
mạch và hợp lí
* Trong văn bản: Tinh thần yêu nước của
nhân dân ta.
1. Bố cục: 3 phần
- Mở bài: Đặt vấn đề
C1: Nêu vấn đề trực tiếp
C2: Khẳng định giá trị vấn đề
C3: So sánh, mở rộng và xác định phạm vi
biểu hiện nổi bật của vấn đề trong cuộc
kháng chiến chống xâm lược.
- Thân bài: Chứng minh lòng yêu nước:
+ Lòng yêu nước của nhân dân ta trong
quá khứ.
C1: Giới thiệu khái quát và chuyển ý
C2: Liệt kê dẫn chứng - xác định tình cảm
thái độ.
C3: Xác định tình cảm, thái độ: ghi nhớ
công lao
+ Trong thực tế cuộc kháng chiến chống
Pháp hiện tại (5 câu):
C1: Khái quát, chuyển ý
C2, 3, 4: Liệt kê dẫn chứng theo các bình
diện, các mặt khác nhau. Kết nối dẫn chứng
bằng cặp QHT: Từ … đến.
C5: Khái quát nhận định, đánh giá
- Kết bài: (4 câu):
C1: So sánh khái quát giá trị của tinh thần
yêu nước
C2,3: Hai biểu hiện khác nhau của lòng yêu
nước
C4: Xác định trách nhiệm, bổn phận của
chúng ta
* Toàn đoạn gồm 15 câu.
Câu1- Nêu vđ.
Câu 15 xác định nhiệm vụ cho mọi người
trên cơ sở hiểu sâu sắc, tự nguyện
Tác giả dùng 14 câu làm rõ vấn đề.
→ đó là bố cục và lập luận
2. Các phương pháp lập luận trong bài:
- Hàng ngang 1: quan hệ nhân - quả
Hàng ngang 2: quan hệ nhân - quả
Hàng ngang 3: Tổng - phân - hợp
Hàng ngang 4: Suy luận tương đồng
- Hàng dọc 1: suy luận tương đồng theo
https://baigiang.co/
CH:Từ bài tập trên hãy chỉ ra bố cục và
lập luận có mối quan hệ như thế nào?
HĐ2. HD tìm hiểu mối quan hệ giữa bố
cục và lập luận:
Giáo viên gọi học sinh đọc bài văn và câu
hỏi?
H:Bài văn nêu lên tư tưởng nào?Tư tưởng
ấy được thực hiện ở những luận điểm
nào?
CH:Tìm những câu văn mang luận điểm?
Giáo viên cho học sinh tìm và nhận xét.
CH: Bài có bố cục mấy phần?hãy cho biết
cách lập luận được sử dụng ở trong bài?
thời gian.
Hàng dọc 2: suy luận tương đồng theo
thời gian
Hàng dọc 3: Quan hệ so sánh, nhân quả,
suy lý
- Cách lập luận: Đi từ luận điểm → luận
điểm chứng → kết luận tạo ra một mối
quan hệ rết chặt chẽ, hàm chứa một sự
thống nhất trong suy luận, đi từ khả năng
→ hiện thực, từ quá khứ đến hiện tại
3.Kết luận:
*Ghi nhớ: SGk/31
II.Luyện tập:
a.Luận điểm chính:
- Học cơ bản mới có thể trở thành tài lớn.
-Tư tưởng ấy được thể hiện ở những luận
điểm sau ( điểm nhỏ)
+Ở đời có nhiều người đi học những ít ai
biết học cho thành tài.
+Nếu không có công luyện tập thì không
vẽ đúng được đâu.
+Chỉ có thầy giỏi thì mới đào tạo được trò
giỏi.
b. Bố cục: 3 phần
- Mở bài: ở đời có nhiều…. thành tài
- Kết bài: Đoạn còn lại
- Mỗi đoạn có một cách lập luận riêng.
+ Đoạn 1:Theo quan hệ tương phản “
nhiều người -– ít ai”
+Đoạn 2: mượn câu chuyện của L. Đơ-
vanh-xi làm dẫn chứng minh hoạ cho luận
điểm trong phần kết luận.
+ Đoạn 3: Lập luận theo quan hệ nhân quả.
4.Củng cố, luyện tập:
CH: Chỉ ra mối quan hệ giữa bố cục và phương pháp lập luận.
CH: Chỉ ra một bố cục của một bài văn nghị luận và các phương pháp lập luận trong
bài văn nghị luận.
5.Hướng dẫn về nhà:
- Ôn nội dung bài học, học thuộc ghi nhớ SGK
- Chuẩn bị bài mới:
- Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận.
https://baigiang.co/
************************************
Ngày soạn:
Ngày dạy:
TIẾT 84. LUYỆN TẬP VỀ PHƯƠNG PHÁP LẬP LUẬN
TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Khắc sâu kiến thức về khái niệm lập luận trong văn nghị luận.
2. Kỹ năng:
- Lập luận điểm, luân cứ và lập luận.
3.Thái độ:
- Ý thức học tập bộ môn nghiêm túc,có ý thức rèn kĩ năng làm văn nghị luận.
II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC:
1.Chuẩn bị của thầy:
- Soạn bài, chuẩn bị tư liệu về bài học,đọc tài liệu tham khảo,chuẩn kiến thức kĩ năng...
2. Chuẩn bị của trò:
- Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến văn bản, trả lời các câu hỏi bài tập.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1.Ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số:
2.Kiểm tra bài cũ:
H: Bố cục là gì? Lập luận là gì? Mối quan hệ giữa bố cục và lập luận ntn?
H: Các phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận.
3. Bài mới:
- Các em đã nắm đc thế nào là bố cục,các lập luận trong bài văn nghị luận . Giờ học
này chúng ta cùng luyện tập về phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận (luyện tập
củng cố về bố cục của bài văn nghị luận)
HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
HĐ1. HD xác định luận cứ và lập luận:
- Giáo viên gọi học sinh đọc các ví dụ
trong mục I 1SGK
CH:Xác định luận cứ → kết luận trong
các ví dú trên.
CH:Vị trí của luận cứ và kết luận có thể
thay đổi cho nhau không?
I. Lập luận trong đời sống:
1.Xác định luân cứ, lập luận và mối quan
hệ của chúng.
a. Hôm nay trời mưa, chúng ta không đi
chơi nữa
Luận cứ Kết luận
b. Em rất thích đọc sách, vì qua sách em
học được
nhiều điều.
Kết luận Luận cứ
c.Trời nóng quá, đi ăn kem đi
Luận cứ Kết luận
- Luận cứ và kết luận ,chúng có mối quan
hệ nguyên nhân kết quả
https://baigiang.co/
- Giáo viên gọi học sinh tìm các luận cứ.
- Giáo viên yêu cầu học sinh bổ sung kết
luận cho các luận cứ?
HĐ2. HD củng cố kiến thức về lập luận:
H:so sánh kết luận ở mục I.2 để nhận ra
đặc điểm của luận điểm trong bài văn nghị
luận?
1. So sánh kết luận ở I2 với các luận điểm
của mục II
- Giáo viên chốt: Lập luận trong đời sống
thường diễn đạt dưới hình thức 1 câu, còn
trong văn nghị luận thường đọc diễn đạt
dưới hình thức 1 tập hợp câu
CH: Tác dụng của luận điểm trong văn
bản nghị luận?
CH:Rút ra nhận xét về lập luận trong đời
sống luận cứ,kết luận trong một câu.
HĐ3. HD củng cố kiến thức về lập luận:
- Giáo viên đọc yêu cầu bài tập
CH: Em hãy lập luận cho luận điểm “sách
là người bạn lớn của con người”
- Cách trả lời các câu hỏi trên?
Hs: Thực hiện theo nhóm ,
- Có thể thay đổi được vị trí của luận cứ và
kết luận.
2.Bổ sung luận cứ cho các kết luận
a.Em rất yêu trường em, vì ở đó có các bạn
mà em yêu quý.
b. Nói dối rất có hại, vì nói biến con người
ta trở thành không trung thực.
c.Tôi rất mệt rồi, nghỉ một lát nghe nhạc
thôi
d.ở nhà, trẻ em cần biết nghe lời cha mẹ.
e. Những ngày nghỉ, em rất thích đi tham
quan
3.Viết tiếp kết luận cho các luận cứ:
a. ……. đi chơi đi
b. ……chẳng biết học môn nào trước.
c………ai cũng khó chịu
d……... Thì phải gương mẫu chứ.
e. …….. nên chẳng chú ý đến việc học.
II. Lập luận trong văn nghị luận:
- So sánh:
1. Giống nhau: đều là những kết luận
2. Khác nhau:
a, Về hình thức:
- Lập luận trong đời sống hàng ngày
thường được diễn đạt bằng một câu.
- Lập luận trong văn nghị luận thường được
diễn đạt bằng một tập hợp câu.
b, Về nội dung ý nghĩa:
- Trong đời sống, lập luận thường mang
cảm tính, tính hàm ẩn, không tường minh.
- Lập luận trong văn nghị luận đòi hỏi có
tính lý luận, chặt chẽ,khái quát, và tường
minh.
=>Tác dụng
- Là cơ sở để triển khai luận cứ
- Là kết luận của lập luận.
III.Luyện tâp:
1.Bài tập:
Lập luận bằng cách trả lời các câu hỏi.
CH:1Vì sao mà phải nêu ra luận điểm đó?
CH:2 Luận điểm đó có những nội dung gì?
https://baigiang.co/
- Mỗi nhóm trả lời một câu hỏi.
- Các nhóm nhận xét và tham khảo?
- HD hs lập dàn bài:
CH:3 Luận điểm đó có cơ sở thực tế
không?
*Dàn bài gợi ý:
a.Mở bài:
- Nhu cầu ý 2 của việc đọc sách trong đời
sống con người
- Vai trò to lớn của sách: là người bạn lớn
của con người.
b.Thân bài:
- Giới thiệu vì sao sách là người bạn lớn.
+ Con người ta sống không thể thiếu bạn
sách cũng được coi là một người bạn thậm
chí là người bạn lớn của con người.
Tại sao lại như vậy?
+ Bố mẹ, thầy cô giáo vẫn được gọi là
người bạn lớn (vì sao?)
+Sách cũng là người bạn lớn như bố mẹ,
thầy cô là bởi sự gần gũi và ích lợi của
sách.
- Chứng minh sách là người bạn lớn của
con người.
+ Sách mở rộng hiểu biết cho con người
→ hiểu biết về lịch sử, địa lí…
→ Hiểu biết về khoa học…
+ Sách bồi dưỡng tình cảm cho người đọc
→ Lòng nhân ái biết yêu thương con
người.
→ ý thức trách nhiệm với người thân, đất
nước.. (chứng mình bằng một số tác phẩm
văn học trong chương trình)
c.Kết bài:
- Sách là báu vật, là người bạn lớn không
thể thiếu phải biết trân trọng, yêu quý, nâng
niu sách phải biết chọn sách mà đọc cũng
như chọn bạn mà chơi.
https://baigiang.co/
4.Củng cố, luyện tập:
H:Chỉ ra sự khác và giống nhau của lập luận trong đời sống và lập luận trong văn
nghị luận.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Ôn nội dung bài học.
- Thực hiện bài tập II3 SGK- T 34.
* Lưu ý: Hãy đọc kỹ tác phẩm mà mình định thực hiện sau đó rút ra kết luận thành
luận điểm và lập cho luận điểm đó.
- Chuẩn bị bài: Sự giàu đẹp của tiếng việt.
*****************************************
Ngày soạn:
Ngày dạy:
TIẾT 85. SỰ GIÀU ĐẸP CỦA TIẾNG VIỆT
(Đặng Thai Mai)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Hiểu được sự giàu đẹp của Tiếng Việt qua sự phân tích, chứng minh trong bài nghị luận
giàu sức thuyết phục của Đặng Thai Mai.
- Nắm được những điểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận của bài văn.
2. Kỹ năng:
- Tìm hiểu, phân tích một văn bản nghị luận hình thành kỹ năng viết văn bản nghị luận.
3.Thái độ:
- Có thức thức trân trọng, giữa gìn và phát huy sự trong sáng giàu đẹp của tiếng việt.
II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC:
1.Chuẩn bị của thầy:
- Soạn bài, chuẩn bị tư liệu về bài học,đọc tài liệu tham khảo,chuẩn kiến thức kĩ năng...
2. Chuẩn bị của trò:
- Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến văn bản, trả lời các câu hỏi bài tập.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1.Ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số:
2.Kiểm tra bài cũ:
CH:1 Để chứng minh vấn đề “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” Hồ Chí Minh
đã thực hiện cách lập luận như thế nào?Tác dụng của cách lập luận đó?
CH2: Em hiểu ý của Bác Hồ “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý…trong
hòm” như thế nào?Em có nhận xét gì về cách so sánh ấy?
3. Bài mới:
Trải qua hàng nghìn năm bị phong kiến phương bắc đô hộ,nhưng dân tộc ta vẫn giữ
đựợc tiếng nói của riêng mình. Tiếng Việt là tài sản vô giá của dân tộc ta cần bảo vệ và
https://baigiang.co/
phát huy. Bàu học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về sự giàu đẹp của TV qua bài viết
của tác giả Đặng Thai Mai.
HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
HĐ1.HD HS đọc và tìm hiểu chú thích:
- Giáo viên nêu yêu cầu đọc:
- Giáo viên đọc một đoạn 3 học sinh đọc
tiếp, giáo viên nhận xét.
CH: Dựa vào phần chú thích, nêu vài nét
tiêu biểu về tác giả?
- GV củng cố và cho HS xem ảnh chân
dung Đặng Thai Mai.
H: Nêu xuất xứ của văn bản này?
- Giáo viên giải thích những thắc mắc của
học sinh.
HĐ2.HD HS đọc - hiểu văn bản:
- CH: Xác định kiểu văn bản?
CH: Luận đề của văn bản?
CH:Xác định bố cục của văn bản?
CH: Câu hỏi 1,2 trong đoạn nói lên điều
gì?
CH:Câu văn nào nêu lên luận đề chính của
văn bản?
I.Đọc, tìm hiểu chú thích:
1.Đọc: Rõ ràng, mạnh lạc, chú ý nhấn
mạnh các câu mở đầu, kết luận.
2. Chú thích
a.Tác giả: Đặng Thai Mai : 1902-1948.
- Quê: Làng Lương Điền - xã Thạch Xuân-
Huyện Thanh Chương – Tỉnh Nghệ An.
- Ông là nhà văn, nhà nghiên cứu khoa học
nổi tiếng của Việt Nam.
- Ông được nhà nước phong tặng giải
thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật
b.Tác phẩm:
- Đoạn trích phần đầu của bài nghiên cứu
Tiếng Việt, Một biểu hiện hùng hồn của
sức sống dân tộc.
c.Từ khó: SGK
II.Tìm hiểu văn bản:
1. Kiểu văn bản: Nghị luận chứng minh.
- Luận đề: Sự giàu đẹp của Tiếng Việt
2.Bố cục:
a. Mở bài: Người Vịêt Nam... các thời kỳ
lịch sử: Nêu luận đề và luận điểm chủ đạo..
b.Thân bài: Tiếng Việt trong … văn nghệ:
chứng minh luận điểm.
c. Kết bài: còn lại: Sơ bộ kết luận về sức
sống của tiếng Việt.
3.Phân tích:
a. Đoạn 1: Nêu vấn đề:
- Câu 1,2 mang tính chất gợi dẫn vào vấn
đề, khiến cho người đọc phải đặt ra các câu
hỏi.
→ Những lí do đầy đủ và vững chắc ấy là
gì?
→ Vì sao chúng ta lại tự hào và tin tưởng
vào tương lai của tiếng việt.?
Câu3: Giới thiệu trực tiếp vấn đề của bài:
“Tiếng việt có những đặc sắc của một thứ
tiếng đẹp, một thứ tiếng hay”
https://baigiang.co/
CH: Luận đề ấy gồm mấy luận điểm?
CH:Những câu tiếp theo có tác dụng
gì?cách viết như thế nào?
CH: Tác giả mở rộng ý văn ở những
phương diện nào?
- Giáo viên giải thêm về cách mở rộng ý
văn
CH:Em có nhận xét gì về cách nêu vấn đề
trên? Giáo viên nêu lưu ý về hiện tại của
văn bản?
- Giáo viên gọi học sinh đọc từ đầu đoạn
2 → chất nhạc.
CH:Để chứng minh cho vẻ đẹp của tiếng
Việt, tác giả đã đưa ra những chứng cứ gì?
Và sắp xếp các chứng cứ ấy như thế nào?
GV:
- Hệ thống nguyên âm, phụ âm khá phong
phú
+ 11 nguyên âm: a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư, i, e, ê
+ 3 cặp nguyên âm đôi: iê, uô, uô
+ Phụ âm: k, q, l, m, r, s, x, t, v, p, h, th, kh,
ph, tr, ch, ng (ngh)…
- Giàu thanh điệu:
+ 2 thanh bằng: (-, o)
+ 4 thanh trắc: (?, ~, ', .)
CH:Em có nhận xét gì về cách tác giả nêu
ra dẫn chứng về cách nhận định của người
nước ngoài về Tiếng Việt? Sao không phải
là nhận định của người Việt Nam.?
Giáo viên gọi học sinh đọc phần còn lại
→ Chứa 2 luận điểm: Tiếng Việt đẹp
Tiếng Việt rất hay
Câu 4,5: Giải thích thêm , ngắn gọn về
hai luận điểm đó bằng cách sử dụng hai
điệp ngữ.
+ Nói thế có nghĩa là nói rằng
+ Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng
→ Mở rộng ý văn bằng cái nhìn khoa học,
văn hoá:
- Tiếng Việt có khả năng diễn đạt tình
cảm, tư tưởng của người Việt Nam.
 Cách nêu vấn đề mạch lạc, mẫu mực
thể hiện trong cách nhìn nhận vấn đề của
Đặng Thai Mai
b. Đoạn 2:Giải quyết vấn đề:Chứng minh
luận điểm.
* Tiếng Việt: Một thứ tiếng đẹp.
- Thể hiện qua các mặt: ngữ âm, từ vựng
và ngữ pháp.
- Về mặt ngữ âm:
+Nhận xét của người nước ngoài: Tiếng
việt giàu chất nhạc.
+ Hệ thống nguyên âm và phụ âm phong
phú.
+ Giàu thanh điệu: ( 2 thanh bằng, 4 thanh
trắc).
- Về mặt từ ngữ:dồi dào giá trị thơ, nhạc,
hoạ.
- Về ngữ pháp: uyển chuyển, cân đối nhịp
nhàng trong cách diễn đạt.
* Tiếng Việt: Một thứ tiếng hay ( giàu).
- Tác giả kết hợp giải thích và chứng
minh.
- Tiếng Việt hay và nó đáp ứng được rất
tốt, rất hiệu quả và thoả mãn yêu cầu giao
lưu tình cảm, ý nghĩ giữa người với người
trong xã hội.
- Tiếng Việt có khả năng dồi dào về phần
cấu tạo từ ngữ và hình thức diễn đạt.
→ Cấu tạo từ ngữ: mỗi ngày một tăng lên,
tạo ra những từ mới, những cách nói
mới.
→ Diễn đạt: ngày càng uyển chuyển, chính
xác hơn.
c. Đoạn 3: Kết thúc vấn đề:
https://baigiang.co/
CH: Tác giả giải thích chứng minh luẩn
điểm như thế nào?
CH: Tác giả đã kết thúc vấn đề như thế
nào?
CH:Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật
tiêu biểu của văn bản?
Học sinh trả lời:
- Giáo viên gọi 1 học sinh đọc mục ghi
nhớ.
=>Giáo viên chốt theo nội dung ghi nhớ.
HĐ2.HD HS đọc - hiểu văn bản:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện ở
nhà.
- Bằng lời khẳng định sức sống mạnh mẽ
và lâu bền của Tiếng Việt.
4. Tổng kết:
a, Nội dung: Chứng minh sự giàu có và đẹp
đẽ của Tiếng Việt với phẩm chất bền vững
và giàu khả năng sáng tạo - là biểu hiện
hùng hồn sức sống dân tộc.
b, Nghệ thuật:
- Kết hợp giải thích + chứng minh + bình
luận. - Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng bao
quát, sử dụng biện pháp mở rộng câu hiệu
quả.
* Ghi nhớ: SGK trang 37
III. Luyện tập:
4.Củng cố, luyện tập:
- Luận điểm cần chứng minh là gì? Nêu ngắn gọn cách lập luận của bài văn?
- Kể chuyện Bác Hồ dùng tiếng Việt
5.Hướng dẫn về nhà:
- Ôn nội dung bài học.
- Học thuộc nội dung phần ghi nhớ
- Làm bài tập số 1,2 phần luyện tập
***************************************************
Ngày soạn:
Ngày dạy:
TIẾT 86. THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Học sinh nắm được kiến thức trong trạng ngữ cấu trúc câu.
- Biết phận loại trạng ngữ theo nội dung mà có biểu thị.
- Ôn lại các loại trạng ngữ được học ở bậc tiểu học.
2. Kỹ năng:
Rèn kĩ năng nhận biết và sử dụng trạng ngữ phù hợp với hoàn cảnh
3.Thái độ:
- Có niềm yêu thích môn học, có ý thức học tập nghiêm túc tích cực.
II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC:
1.Chuẩn bị của thầy:
- Soạn bài, chuẩn bị tư liệu về bài học,đọc tài liệu tham khảo,chuẩn kiến thức kĩ năng...
2. Chuẩn bị của trò:
https://baigiang.co/
- Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến văn bản, trả lời các câu hỏi bài tập.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1.Ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số:
2.Kiểm tra bài cũ:
1.Câu đặc biệt là gì?Tác dụng của câu đặc biệt? Cho ví dụ?
2.Kiểm tra bài tập học sinh làm ở nhà.
3. Bài mới:
- Khi muốn bổ sung cho câu những ý nghĩa về thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục
đích,...người ta bỏ sung thêm cho câu một thành phần phụ- trạng ngữ. Vậy trạng ngữ là gì
? trạng ngữ có tác dụng gì chúng ta cùng tìm hiểu bài học.
HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
HĐ 1. HDHS tìm hiểu đặc điểm của
trạng ngữ:
- Giáo viên yêu cầu một học sinh đọc bài
tập 1
- Giáo viên treo bảng phụ có chép đoạn
trích lên bảng
CH:Hãy xác lập trạng ngữ cho mỗi câu
trên?
CH:Các trạng ngữ vừa trên được bổ sung
cho câu nào nội dung gì?
CH: Có thể chuyển các trạng ngữ nói trên
sang những ví trí nào trong câu?
- Giáo viên cho học sinh thay đổi vị trí và
rút ra kết luận?
- Giáo viên có thể đưa ra bảng phụ có ghi
các ví dụ, cho học sinh nhận diện trạng
ngữ?
CH: Từ các bài tập hãy rút ra kết luận về
khía cạnh ý nghĩa, hình thức của trạng
ngữ.
- Học sinh trả lời.
Giáo viên cho một học sinh đọc ghi nhớ
SGK
-> Giáo viên chốt.
BT nhanh: Trong 2 sặp câu sau câu nào có
TN?
Cặp 1: a, Tôi đọc báo hôm nay
b, Hôm nay, tôi đọc báo
Cặp 2:
a, Thầy giáo giảng bài hai giờ
b, Hai giờ, thầy giáo giảng bài
I.Đặc điểm của trạng ngữ:
1. Bài tập:
* Xác định trạng ngữ:
- Dưới bóng tre xanh → bổ sung về: địa
điểm
- đã từ lâu đời → bổ sung về thời gian
- Từ nghìn đời nay → bổ sung về thời
gian.
→ TN có thể đứng ở đầu câu, cuối câu hay
giữa câu, thường nhận biết bằng một quãng
ngắt hơi khi nói, dấu phảy khi viết.
2. Kết luận:
* Ghi nhớ:SGK
https://baigiang.co/
Hs: Câu b cả 2 cặp có TN
Câu a cả 2 cặp không có TN
1a: Hôm nay là định ngữ
2b: Hai giờ là bổ ngữ
Gv: Khi viết cần phân biệt TN ở vị trí cuối
câu với các TP khác, ta cần đặt dấu phảy
giữa nòng cốt câu với TN
HĐ 1. HDHS tìm hiểu đặc điểm của
trạng ngữ:
- Học sinh thực hiện theo nhóm
+ Nhóm 1; câu 1 ab
+ Nhóm 2: câu 1cd
+Nhóm 3: câu 2a
+Nhóm 4: câu 2b
Nhóm trưởng pháp biểu
- Học sinh nhận xét chung
Giáo viên chốt và sửa sai ( nếu có)
- Sau khi thực hiện xong bài tập 1,2,
Giáo viên gọi học sinh trả lời BT3
CH: Kể thêm các loại TN khác mà em biết?
II. Luyện tập:
1. Bài tập1: Cụm từ mùa xuân lần lượt:
Mùa xuân 4: vị ngữ
a. Mùa xuân (1,2,3): Chủ ngữ
b. Trạng ngữ
c. Phụ ngữ trong cụm động từ
d. Câu đặc biệt:
2. Bài tập 2,3
a Như báo trước… tinh khiết→ TRN cách
thức
+Trong cái vỏ xanh kia → TRN nơi chốn
+Dưới ánh nắng → TRN nơi chốn
b.Với khả năng thích ứng.. trên đây.→
TRN chỉ phương tiện.
* Các loại trạng ngữ khác:
- Trạng ngữ chỉ mục đích:
Vd: Các anh cháên sĩ hy sinh anh dũng để
bảo vệ tổ quốc.
- Trạng ngữ chỉ nguyên nhân:
Ví dụ: Con gà tốt mã vì lông
- TR chỉ phương tiện: Ông tôi thường đi
dạo bằng chiếc xe đạp cũ.
4: Củng cố, luyện tập:
- Nêu ý nghĩa và hình thức của trạng ngữ?
- Nêu một vài loại trạng ngữ thường gặp? Cho ví dụ?
5. Hướng dẫn về nhà:
- Ôn nội dung bài học, học thuộc phần ghi nhớ.
- Tìm thêm các loại trạng ngữ khác, cho ví dụ minh hoạ
- Chuẩn bị bài:Tìm hiểu chung về pháp luật chứng minh.
********************************************
Ngày soạn:
Ngày dạy:
TIẾT 87. TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHÉP LẬP LUẬN CHỨNG MINH
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
https://baigiang.co/
1. Kiến thức:
- Nắm được mục đích, tính chất và các yếu tố của phép luận chứng minh.
- Tích hợp với Văn ở VB Sự giàu đẹp của Tiếng Việt, với Tiếng Việt ở: Thêm trạng
ngữ cho câu.
2. Kỹ năng:
- Nhận diện và phân tích một đề, một văn bản nghị luận chứng minh.
- Vận dụng xây dựng dàn ý một đề văn chứng minh.
3.Thái độ:
- Có niềm yêu thích môn học, có ý thức học tập nghiêm túc tích cực.
II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC:
1.Chuẩn bị của thầy:
- Soạn bài, chuẩn bị tư liệu về bài học,đọc tài liệu tham khảo,chuẩn kiến thức kĩ năng...
2. Chuẩn bị của trò:
- Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến văn bản, trả lời các câu hỏi bài tập.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1.Ổn định tổ chức
- Kiểm tra sĩ số:
2.Kiểm tra 15 phút:
Câu 1: Thế nào là luận điểm, luận cứ, lập luận?
Câu 2: Phân biêt lập luận trong đời sống và trong văn nghị luận
Câu 3 : Nêu các luận điểm trong văn bản: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta? Chỉ ra
các cách lập luận trong bài văn?
Đáp án biểu điểm:
Câu 1: ( 3 điểm)
- Luận điểm là những ý chính của bài văn nghị luận. Đó là những quan điểm tư tưởng của
người viết về vấn đề đang bàn bạc.
- Luận cứ bao gồm lí lẽ và dẫn chứng
- Cách nêu luận cứ để dẫn dắt đến luận điểm đc gọi là lập luận
Câu 2:
- So sánh:
1. Giống nhau: đều là những kết luận(0.5 điểm)
2. Khác nhau:
a, Về hình thức:(1.25 đ)
- Lập luận trong đời sống hàng ngày thường được diễn đạt bằng một câu.
- Lập luận trong văn nghị luận thường được diễn đạt bằng một tập hợp câu( đoạn văn)
b, Về nội dung ý nghĩa:(1.25 đ)
- Trong đời sống, lập luận thường mang cảm tính, tính hàm ẩn,không tường minh.
- Lập luận trong văn nghị luận đòi hỏi có tính lý luận, chặt chẽ,khái quát, và tường minh.
Câu 3:
* Hệ thống luận điểm:(2 điểm)
Lđ 1:( cơ sử xuất phát) Dân ta có một lòng nồng nà yêu nước.Đó là truyền thống quý báu
của ta.
- Luận đ 2: Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến ví đại chứng tr tinh thần yêu nước của
dân ta.
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết

More Related Content

Similar to Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết

Tích hợp liên môn lịch sử, giáo dục công dân, âm nhạc, mĩ thuật, địa lí... kh...
Tích hợp liên môn lịch sử, giáo dục công dân, âm nhạc, mĩ thuật, địa lí... kh...Tích hợp liên môn lịch sử, giáo dục công dân, âm nhạc, mĩ thuật, địa lí... kh...
Tích hợp liên môn lịch sử, giáo dục công dân, âm nhạc, mĩ thuật, địa lí... kh...jackjohn45
 
Tổng quan về học thực địa
Tổng quan về học thực địa Tổng quan về học thực địa
Tổng quan về học thực địa Thành Nguyễn
 
ngu_van_10_1645463768.pptx
ngu_van_10_1645463768.pptxngu_van_10_1645463768.pptx
ngu_van_10_1645463768.pptxstudywell4
 
TÀI LIỆU ÔN TẬP THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN Năm 2018
TÀI LIỆU ÔN TẬP THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN Năm 2018 TÀI LIỆU ÔN TẬP THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN Năm 2018
TÀI LIỆU ÔN TẬP THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN Năm 2018 nataliej4
 
Giáo án Tiếng việt Lớp 2 - Sách Cánh diều - Học kỳ 2 Kế hoạch giảng dạy môn M...
Giáo án Tiếng việt Lớp 2 - Sách Cánh diều - Học kỳ 2 Kế hoạch giảng dạy môn M...Giáo án Tiếng việt Lớp 2 - Sách Cánh diều - Học kỳ 2 Kế hoạch giảng dạy môn M...
Giáo án Tiếng việt Lớp 2 - Sách Cánh diều - Học kỳ 2 Kế hoạch giảng dạy môn M...Silas Ernser
 
Các đề luyện thi môn Ngữ văn Lớp 9
Các đề luyện thi môn Ngữ văn Lớp 9Các đề luyện thi môn Ngữ văn Lớp 9
Các đề luyện thi môn Ngữ văn Lớp 9Lucienne Hagenes
 
Ngu van 6 tiet 96 - luyen noi ve van mieu ta
Ngu van 6   tiet 96 - luyen noi  ve van mieu taNgu van 6   tiet 96 - luyen noi  ve van mieu ta
Ngu van 6 tiet 96 - luyen noi ve van mieu taDân Phạm Việt
 
3. Chương trình môn Tiếng việt-1.pdf
3. Chương trình môn Tiếng việt-1.pdf3. Chương trình môn Tiếng việt-1.pdf
3. Chương trình môn Tiếng việt-1.pdflinhngo638312
 
Giáo án Ngữ văn Lớp 7 (Sách Kết nối tri thức) - Học kỳ 1
Giáo án Ngữ văn Lớp 7 (Sách Kết nối tri thức) - Học kỳ 1Giáo án Ngữ văn Lớp 7 (Sách Kết nối tri thức) - Học kỳ 1
Giáo án Ngữ văn Lớp 7 (Sách Kết nối tri thức) - Học kỳ 1Jada Harber
 
Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn Lớp 9 - Học kỳ 1
Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn Lớp 9 - Học kỳ 1Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn Lớp 9 - Học kỳ 1
Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn Lớp 9 - Học kỳ 1Wava O'Kon
 
Giao an ngu van 9 ky ii
Giao an ngu van 9 ky iiGiao an ngu van 9 ky ii
Giao an ngu van 9 ky iiTam Vu Minh
 
Bài giảng đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
Bài giảng đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viếtBài giảng đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
Bài giảng đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viếtjackjohn45
 
GIÁO ÁN BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI VĂN 9 ( 2017- 2018)
GIÁO ÁN BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI VĂN 9 ( 2017- 2018) GIÁO ÁN BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI VĂN 9 ( 2017- 2018)
GIÁO ÁN BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI VĂN 9 ( 2017- 2018) nataliej4
 
5-chuyen-de-trong-tam-boi-duong-thpt-quoc-gia-ngu-van-12
5-chuyen-de-trong-tam-boi-duong-thpt-quoc-gia-ngu-van-125-chuyen-de-trong-tam-boi-duong-thpt-quoc-gia-ngu-van-12
5-chuyen-de-trong-tam-boi-duong-thpt-quoc-gia-ngu-van-12toantieuhociq
 
Sổ tay từ ngữ văn hóa truyền thống Hàn Quốc
Sổ tay từ ngữ văn hóa truyền thống Hàn QuốcSổ tay từ ngữ văn hóa truyền thống Hàn Quốc
Sổ tay từ ngữ văn hóa truyền thống Hàn Quốchieu anh
 
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ NGỮ VĂN 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO (WORD + POWERPOINT) THEO CÔNG...
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ NGỮ VĂN 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO (WORD + POWERPOINT) THEO CÔNG...GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ NGỮ VĂN 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO (WORD + POWERPOINT) THEO CÔNG...
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ NGỮ VĂN 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO (WORD + POWERPOINT) THEO CÔNG...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Similar to Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết (20)

On thi thptqg
On thi thptqgOn thi thptqg
On thi thptqg
 
Tích hợp liên môn lịch sử, giáo dục công dân, âm nhạc, mĩ thuật, địa lí... kh...
Tích hợp liên môn lịch sử, giáo dục công dân, âm nhạc, mĩ thuật, địa lí... kh...Tích hợp liên môn lịch sử, giáo dục công dân, âm nhạc, mĩ thuật, địa lí... kh...
Tích hợp liên môn lịch sử, giáo dục công dân, âm nhạc, mĩ thuật, địa lí... kh...
 
Tổng quan về học thực địa
Tổng quan về học thực địa Tổng quan về học thực địa
Tổng quan về học thực địa
 
ngu_van_10_1645463768.pptx
ngu_van_10_1645463768.pptxngu_van_10_1645463768.pptx
ngu_van_10_1645463768.pptx
 
TÀI LIỆU ÔN TẬP THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN Năm 2018
TÀI LIỆU ÔN TẬP THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN Năm 2018 TÀI LIỆU ÔN TẬP THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN Năm 2018
TÀI LIỆU ÔN TẬP THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN Năm 2018
 
Giáo án Tiếng việt Lớp 2 - Sách Cánh diều - Học kỳ 2 Kế hoạch giảng dạy môn M...
Giáo án Tiếng việt Lớp 2 - Sách Cánh diều - Học kỳ 2 Kế hoạch giảng dạy môn M...Giáo án Tiếng việt Lớp 2 - Sách Cánh diều - Học kỳ 2 Kế hoạch giảng dạy môn M...
Giáo án Tiếng việt Lớp 2 - Sách Cánh diều - Học kỳ 2 Kế hoạch giảng dạy môn M...
 
Các đề luyện thi môn Ngữ văn Lớp 9
Các đề luyện thi môn Ngữ văn Lớp 9Các đề luyện thi môn Ngữ văn Lớp 9
Các đề luyện thi môn Ngữ văn Lớp 9
 
Ngu van 6 tiet 96 - luyen noi ve van mieu ta
Ngu van 6   tiet 96 - luyen noi  ve van mieu taNgu van 6   tiet 96 - luyen noi  ve van mieu ta
Ngu van 6 tiet 96 - luyen noi ve van mieu ta
 
3. Chương trình môn Tiếng việt-1.pdf
3. Chương trình môn Tiếng việt-1.pdf3. Chương trình môn Tiếng việt-1.pdf
3. Chương trình môn Tiếng việt-1.pdf
 
Giáo án Ngữ văn Lớp 7 (Sách Kết nối tri thức) - Học kỳ 1
Giáo án Ngữ văn Lớp 7 (Sách Kết nối tri thức) - Học kỳ 1Giáo án Ngữ văn Lớp 7 (Sách Kết nối tri thức) - Học kỳ 1
Giáo án Ngữ văn Lớp 7 (Sách Kết nối tri thức) - Học kỳ 1
 
Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn Lớp 9 - Học kỳ 1
Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn Lớp 9 - Học kỳ 1Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn Lớp 9 - Học kỳ 1
Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn Lớp 9 - Học kỳ 1
 
Giao an ngu van 9 ky ii
Giao an ngu van 9 ky iiGiao an ngu van 9 ky ii
Giao an ngu van 9 ky ii
 
Bài giảng đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
Bài giảng đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viếtBài giảng đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
Bài giảng đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
 
GIÁO ÁN BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI VĂN 9 ( 2017- 2018)
GIÁO ÁN BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI VĂN 9 ( 2017- 2018) GIÁO ÁN BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI VĂN 9 ( 2017- 2018)
GIÁO ÁN BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI VĂN 9 ( 2017- 2018)
 
5-chuyen-de-trong-tam-boi-duong-thpt-quoc-gia-ngu-van-12
5-chuyen-de-trong-tam-boi-duong-thpt-quoc-gia-ngu-van-125-chuyen-de-trong-tam-boi-duong-thpt-quoc-gia-ngu-van-12
5-chuyen-de-trong-tam-boi-duong-thpt-quoc-gia-ngu-van-12
 
Đề tài sổ tay từ ngữ văn hóa truyền thống Hàn Quốc, 2018
Đề tài  sổ tay từ ngữ văn hóa truyền thống Hàn Quốc,  2018Đề tài  sổ tay từ ngữ văn hóa truyền thống Hàn Quốc,  2018
Đề tài sổ tay từ ngữ văn hóa truyền thống Hàn Quốc, 2018
 
Sổ tay từ ngữ văn hóa truyền thống Hàn Quốc
Sổ tay từ ngữ văn hóa truyền thống Hàn QuốcSổ tay từ ngữ văn hóa truyền thống Hàn Quốc
Sổ tay từ ngữ văn hóa truyền thống Hàn Quốc
 
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ NGỮ VĂN 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO (WORD + POWERPOINT) THEO CÔNG...
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ NGỮ VĂN 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO (WORD + POWERPOINT) THEO CÔNG...GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ NGỮ VĂN 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO (WORD + POWERPOINT) THEO CÔNG...
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ NGỮ VĂN 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO (WORD + POWERPOINT) THEO CÔNG...
 
Hsg6huyen
Hsg6huyenHsg6huyen
Hsg6huyen
 
De thi van 7
De thi van 7De thi van 7
De thi van 7
 

More from Jada Harber

Kế hoạch bài dạy môn Ngữ văn 6 (Kết nối tri thức) - Học kỳ 1 - Vũ Thị Minh Thuận
Kế hoạch bài dạy môn Ngữ văn 6 (Kết nối tri thức) - Học kỳ 1 - Vũ Thị Minh ThuậnKế hoạch bài dạy môn Ngữ văn 6 (Kết nối tri thức) - Học kỳ 1 - Vũ Thị Minh Thuận
Kế hoạch bài dạy môn Ngữ văn 6 (Kết nối tri thức) - Học kỳ 1 - Vũ Thị Minh ThuậnJada Harber
 
Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình đầy đủ cả năm
Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình đầy đủ cả nămGiáo án dạy thêm môn Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình đầy đủ cả năm
Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình đầy đủ cả nămJada Harber
 
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Sách Chân trời sáng tạo - Bản đầy đủ chi tiết cả ...
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Sách Chân trời sáng tạo - Bản đầy đủ chi tiết cả ...Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Sách Chân trời sáng tạo - Bản đầy đủ chi tiết cả ...
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Sách Chân trời sáng tạo - Bản đầy đủ chi tiết cả ...Jada Harber
 
Kế hoạch bài dạy môn Ngữ văn 6 (Kết nối tri thức) - Học kỳ 2 - Vũ Thị Minh Thuận
Kế hoạch bài dạy môn Ngữ văn 6 (Kết nối tri thức) - Học kỳ 2 - Vũ Thị Minh ThuậnKế hoạch bài dạy môn Ngữ văn 6 (Kết nối tri thức) - Học kỳ 2 - Vũ Thị Minh Thuận
Kế hoạch bài dạy môn Ngữ văn 6 (Kết nối tri thức) - Học kỳ 2 - Vũ Thị Minh ThuậnJada Harber
 
Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn Lớp 7 - Chương trình đầy đủ cả năm học
Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn Lớp 7 - Chương trình đầy đủ cả năm họcGiáo án dạy thêm môn Ngữ văn Lớp 7 - Chương trình đầy đủ cả năm học
Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn Lớp 7 - Chương trình đầy đủ cả năm họcJada Harber
 
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 1 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 1 đầy đủ chi tiếtGiáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 1 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 1 đầy đủ chi tiếtJada Harber
 
Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 7 - Bộ sách Cánh diều - Chương trình cả năm
Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 7 - Bộ sách Cánh diều - Chương trình cả nămGiáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 7 - Bộ sách Cánh diều - Chương trình cả năm
Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 7 - Bộ sách Cánh diều - Chương trình cả nămJada Harber
 
Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 7 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống ...
Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 7 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống ...Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 7 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống ...
Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 7 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống ...Jada Harber
 

More from Jada Harber (8)

Kế hoạch bài dạy môn Ngữ văn 6 (Kết nối tri thức) - Học kỳ 1 - Vũ Thị Minh Thuận
Kế hoạch bài dạy môn Ngữ văn 6 (Kết nối tri thức) - Học kỳ 1 - Vũ Thị Minh ThuậnKế hoạch bài dạy môn Ngữ văn 6 (Kết nối tri thức) - Học kỳ 1 - Vũ Thị Minh Thuận
Kế hoạch bài dạy môn Ngữ văn 6 (Kết nối tri thức) - Học kỳ 1 - Vũ Thị Minh Thuận
 
Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình đầy đủ cả năm
Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình đầy đủ cả nămGiáo án dạy thêm môn Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình đầy đủ cả năm
Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình đầy đủ cả năm
 
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Sách Chân trời sáng tạo - Bản đầy đủ chi tiết cả ...
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Sách Chân trời sáng tạo - Bản đầy đủ chi tiết cả ...Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Sách Chân trời sáng tạo - Bản đầy đủ chi tiết cả ...
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Sách Chân trời sáng tạo - Bản đầy đủ chi tiết cả ...
 
Kế hoạch bài dạy môn Ngữ văn 6 (Kết nối tri thức) - Học kỳ 2 - Vũ Thị Minh Thuận
Kế hoạch bài dạy môn Ngữ văn 6 (Kết nối tri thức) - Học kỳ 2 - Vũ Thị Minh ThuậnKế hoạch bài dạy môn Ngữ văn 6 (Kết nối tri thức) - Học kỳ 2 - Vũ Thị Minh Thuận
Kế hoạch bài dạy môn Ngữ văn 6 (Kết nối tri thức) - Học kỳ 2 - Vũ Thị Minh Thuận
 
Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn Lớp 7 - Chương trình đầy đủ cả năm học
Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn Lớp 7 - Chương trình đầy đủ cả năm họcGiáo án dạy thêm môn Ngữ văn Lớp 7 - Chương trình đầy đủ cả năm học
Giáo án dạy thêm môn Ngữ văn Lớp 7 - Chương trình đầy đủ cả năm học
 
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 1 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 1 đầy đủ chi tiếtGiáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 1 đầy đủ chi tiết
Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 1 đầy đủ chi tiết
 
Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 7 - Bộ sách Cánh diều - Chương trình cả năm
Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 7 - Bộ sách Cánh diều - Chương trình cả nămGiáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 7 - Bộ sách Cánh diều - Chương trình cả năm
Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 7 - Bộ sách Cánh diều - Chương trình cả năm
 
Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 7 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống ...
Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 7 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống ...Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 7 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống ...
Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 7 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống ...
 

Recently uploaded

BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGhoinnhgtctat
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANGPHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG Ở TUYÊN QUANG
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ 2 đầy đủ chi tiết

  • 1. https://baigiang.co/ Ngày soạn: Ngày dạy: TIẾT 73. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu được sơ lược thế nào là tục ngữ - Hiểu được nội dung, một số hình thức nghệ thuật và ý nghĩa của những câu tục ngữ trong bài học. 2. Kỹ năng: Hiểu và phân tích tục ngữ 3. Thái độ : - Yêu quý và tôn trọng những kinh nghiệm quý báu của cha ông. - Tích hợp với việc bảo vệ môi trường II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC: 1.Chuẩn bị của thầy: - Soạn bài, chuẩn bị tư liệu về văn bản, đọc văn bản,đọc tài liệu tham khảo,chuẩn kiến thức kĩ năng... 2. Chuẩn bị của trò: - Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến văn bản, đọc văn bản, soạn bài,tìm đọc Tục ngữ VN. III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1.Ổn định tổ chức - Kiểm tra sĩ số: 2.Kiểm tra bài cũ: Giáo viên kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh, giới thiệu chương trình. 3.Bài mới: Hầu như dân tộc nào cũng có kho tàng tục ngữ của mình. Tục ngữ biểu hiện kinh nghiệm và tâm hồn của nhân dân. Nó có ý nghĩa rất sâu sắc. Nó là sản phẩm của kinh nghiệm và là kết quả, kinh nghiệm của nhân dân. HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT HĐ1. HD đọc và tìm hiểu chú thích. - GV đọc mẫu, hướng dẫn HS cách đọc rõ ràng, khúc triết - Giáo viên nhân xét: - GVgọi1 HS đọc phần chú thích (*) - GV diễn giảng, lấy ví dụ chứng minh và gọi HS lấy ví dụ * Khái niệm tục ngữ: SGK T3 - Về hình thức: Tục ngữ là một câu nói có đặc điểm ngắn gọn, có kết cấu bền vững, có hình ảnh và nhịp điệu→ dễ nhớ, dễ lưu truyền. - Về nội dung: Tục ngữ diễn đạt những kinh nghiệm và cách nhìn nhận của nhân dân đối với thiên nhiên và lao động, con người, xã hội. Có nhiều câu tục ngữ chỉ nghĩa đen nhưng I. Đọc, tìm hiểu chú thích 1.Đọc 2.Chú thích: a. Khái niệm tục ngữ: Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, thường có vần điệu, nhịp điệu, hình ảnh thể hiện những kinh ngiệm của nhân dân về mọi mặt( tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội), được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hằng ngày. Đây là một thể loại văn học dân gian.
  • 2. https://baigiang.co/ có những câu tục ngữ chỉ cả nghĩa đen và nghĩa bóng. - Về sử dụng: Tục ngữ được nhân dân sử dụng vào trong lao động đời sống để nhìn nhận, ứng xử, thực hành và để cho lời nói thêm hay, thêm sinh động sâu sắc. - Giáo viên giải thích những từ khó học sinh chưa hiểu. HĐ2. HD đọc hiểu văn bản: CH: Tục ngữ thuộc phương thức biểu đạt nào? CH: Phân nhóm nội dung cụ thể cho các câu tục ngữ? - GV gọi HS đọc câu tục ngữ thứ nhất? ? Nhận xét về hình thức và biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu tục ngữ? ? Em hiểu nghĩa của câu tục ngữ như thế nào? ? Có thể vận dụng kinh nghiệm của câu tục ngữ vào việc gì? ? Giá trị kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện là gì? b. Từ khó - Thì: ở đây là thời vụ thích hợp nhất cho việc trồng trọt; mùa nào trồng cây ấy lúc thời tiết thích hợp. - Thục: cày đi bừa lại để có đất tốt, thuận lợi cho sự phát triển của các loại cây trồng. II. Tìm hiểu văn bản: 1. Kiểu văn bản : Nghị luận - Thể loại: Tục ngữ. 2. Bố cục : Chia làm 2 nhóm Nhóm 1: Câu 1 – câu 4: Tục ngữ về thiên nhiên Nhóm 2: Câu 5 – câu 8: Tục ngữ về lao động sản xuất 3 .Phân tích: a. Tục ngữ về thiên nhiên: * Câu 1: Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối - Hình thức: Giống 2 câu thơ thất ngôn: nhịp 3/ 4, vần lưng, vần bằng: năm - nằm mười - cười - Biện pháp nghệ thuật: + Phép đối (đối xứng và đối lập) + Phóng đại: Chưa nằm đã sáng Chưa cười đã tối - Ý Nghĩa: + Tháng năm (âm lịch) đêm ngắn ngày dài + Tháng mười (âm lịch) ngày ngắn đêm dài - Vận dụng: Tính toán, sắp xếp công việc hoặc giữ gìn sức khoẻ trong mùa hè và mùa đông - Giá trị: Giúp con người có ý thức chủ động để nhìn nhận, sử dụng thời gian, công việc, sức lao động vào thời điểm
  • 3. https://baigiang.co/ - GV gọi 1 HS đọc câu tục ngữ 2 ?Nhận xét về hình thức và nội dung của câu tục ngữ? ? Nêu cơ sở thực tiễn của câu tục ngữ? ?Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ? *HS đọc câu tục ngữ 3 ? So sánh về ND, hình thức với 2 câu trên? - Liên hệ với: + Bài ca nhà tranh…phá + Sơn Tinh Thuỷ Tinh ? Nêu giá trị của câu tục ngữ? ?Xác định nghĩa của câu tục ngữ? *HS đọc câu tục ngữ 4 H: Em hiểu nội dung câu TN như thế nào? ?Câu tục ngữ dựa trên cơ sở nào? ? Giá trị của câu tục ngữ? ? Bốn câu vừa tìm hiểu có đặc điểm gì chung? * Học sinh đọc câu 5 ?Nhận xét về hình thức, nội dung của câu tục ngữ?Biện pháp nghệ thuật? - GV bình giảng thêm về “Tấc đất tấc khác nhau trong 1 năm * Câu 2: Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa - Nội dung: Nói về thời tiết - Hình thức: Vần lưng, phép đối, kết cấu: 2 câu đối xứng, đối lập nhau từng từ, vế, cấu trúc theo kiểu: điều kiện - kết quả (A1 thì B1, A2 thì B2: Chặt chẽ, dứt khoát, khẳng định) - Cơ sở: Trời nhiều sao→ ít mây → nắng Trời ít sao → nhiều mây → mưa * ý nghĩa: Nhận xét về cách dự đoán nắng, mưa dựa trên cơ sở xem sao trên trời. Từ đó góp phần sắp xếp công việc hợp lí. * Câu 3: Ráng mở gà, có nhà thì giữ - Vẫn là kinh nghiệm về thời tiết: Dự đoán bão, hiện tượng thiên nhiên dữ dội, hiểm hoạ cho dân nghèo, cho những đất nước ven biển. + Nhìn ráng mỡ gà (ẩn dụ) -> có bão -> Giông bão là thiên tặc, hiện tượng thiên nhiên nguy hiểm khôn lường. - Giá trị: Biết nhìn nhận thời tiết, có ý thức chủ động, giữ gìn nhà cửa, hoa màu… * Câu 4: Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt - Nghĩa: Kiến bò nhiều vào tháng 7 (âm lịch) thường là bò lên cao → điểm báo sắp có lụt - Cơ sở: Được nhân dân tổng kết qua quan sát. - Giá trị: Nhân dân có ý thức dự bão lũ lụt từ rất nhiều hiện tượng tự nhiên để chủ động phòng chống. - Hé mở tâm trạng lo lắng, sợ hãi, bồn chồn của người nông dân. => Bốn câu đúc kết kinh nghiệm về thời gian, thời tiết, bão lụt, cho thấy phần nào cuộc sống vất vả, thiên nhiên khắc nghiệt ở nước ta. b. Tục ngữ về lao động sản xuất * Câu 5: Tấc đất, tấc vàng - Là 1 trong những câu tục ngữ ngắn gọn nhất (4 tiếng 2 vế)
  • 4. https://baigiang.co/ vàng” ? Vì sao đất lại được so sánh với thứ quý giá như vậy? → Đất nuôi sống con người, là nơi ở. → Là tài sản vô giá. → Con người phải mất bao công sức mới có đất. ?Vậy chúng ta có thể sử dụng câu tục ngữ này trong trường hợp nào? *HS đọc câu 6 ? Nêu nét ngệ thuật tiêu biểu và nghĩa của câu tục ngữ này ? ? Theo em ba nghề nhất là những nghề nào? ?Cơ sở của câu tục ngữ? ?Câu tục ngữ được vận dụng ở đâu? ? Giá trị của câu tục ngữ? * HS đọc câu tục ngữ 7 ? Ý nghÜa cña c©u tôc ng÷ ? Bæ sung: "Mét l-ît t¸t, mét b¸t c¬m" "Ng-êi ®Ñp v× lôa, lóa tèt v× ph©n" *HS đọc câu tục ngữ 8 ? Nêu nét ngệ thuật tiêu biểu và nghĩa của câu tục ngữ này ? ? Trình bày những nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của những câu tục ngữ vừa - Biện pháp nghệ thuật: ẩn dụ, phóng đại - Nội dung: Giá trị của đất, vai trò của đất đai với người nông dân: Đất ở, đất cày, làm ăn, nuôi sống con người. - Sử dụng câu tục ngữ trong trường hợp + Phê phán hiện tượng lãng phí đất + Đề cao giá trị cuả đất * Câu 6: Nhất canh trì, nhì canh viên, tam canh điền - Hình thức: Nói bằng từ Hán Việt - Nghĩa: Nói về thứ tự các nghề, các công việc đem lại lợi ích kinh tế cho con người cao nhất trong xã hội xưa: + Đầu tiên là nuôi cá (canh trì) → làm vườn (canh viên) → làm ruộng (canh điền) - Cơ sở: Từ thực tế của các nghề đem lại. - Vận dụng: Chỉ ở vùng có điều kiện phát triển ba nghề trên - Giá trị: Giúp con người khai thác tốt điều kiện tự nhiên để phát triển kinh tế * Câu 7: Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống - ý nghÜa: Kh¼ng ®Þnh thø tù quan träng cña c¸c yÕu tè (n-íc, ph©n, lao ®éng, gièng) ®èi víi nghÒ trång lóa * Câu 8: Nhất thì, nhì thục - Kết cấu ngắn gọn (1/2 số tiếng) + Tuân thủ thời vụ là điều quan trọng đối với nghề trồng lúa nước (nhất thì) Cày, bừa, gieo, cấy phải đúng lịch + Chuyên cần, kĩ lưỡng, thành thạo (nhì thục) - Ý nghĩa: Khẳng định tầm quan trọng của thời vụ và của đất đai đã được khai phá, sự chăm bón thuần thuộc của con người.
  • 5. https://baigiang.co/ học? - 1 HS đọc ghi nhớ SGK - GV hướng dẫn HS thực hiện ở nhà - HS đọc phần đọc thêm T5,6 SGK 4. Tổng kết: a. Hình thức: Ngắn gọn - Thường có vần, đối - Giàu hình ảnh, lập luận chặt chẽ b. Nội dung: - Kinh nghiệm về thời gian, thời tiết, các hiện tượng bão, lụt. - Kinh nghiệm về sản xuất nông nghiệp *Ghi nhớ SGK/ 4. Củng cố, luyện tập: - Khái niệm về tục ngữ. - Trong những câu tục ngữ trên, em thích nhất là câu tục ngữ nào? Vì sao? 5. Hướng dẫn về nhà: - Ôn lại nội dung bài học. Làm các bài tập trong sách bài tập T 3,4 - Sưu tầm các câu tục ngữ nói về thiên nhiên và lao động sản xuất, tập giải nghĩa và chỉ ra giá trị nội dung của những câu tục ngữ sưu tầm được. - Chuẩn bị bài: Chương trình địa phương (Phần TLV và văn) ********************************** Ngày soạn: Ngày dạy: TIẾT 74. CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN VĂN VÀ TẬP LÀM VĂN I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Biết cách sưu tầm ca dao, tục ngữ theo chủ đề và bước đầu nắm được cách chọn lọc ca dao, tục ngữ về địa phương mình. 2. Kỹ năng: - Sưu tầm, chọn lọc, sắp xếp ca dao, tục ngữ địa phương theo thứ tự nhất định. 3. Thái độ : - Ý thức ham học hỏi, yêu và gắn bó với quê hương mình. Tích hợp bảo vệ môi trường II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC: 1.Chuẩn bị của thầy: - Soạn bài, chuẩn bị tư liệu về văn bản, đọc văn bản,đọc tài liệu tham khảo,chuẩn kiến thức kĩ năng... 2. Chuẩn bị của trò: - Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến văn bản, đọc văn bản, soạn bài,tìm đọc Tục ngữ VN. III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1.Ổn định tổ chức - Kiểm tra sĩ số:
  • 6. https://baigiang.co/ 2.Kiểm tra bài cũ: H: Đọc thuộc các câu tục ngữ? phân nhóm? Nêu ý nghĩa của các câu tục ngữ? 3. Bài mới: Mỗi địa phương có đặc sắc riêng về kho tàng ca dao tục ngữ của mình? Bài học hôm nay các em sẽ tìm hiểu kho tàng ca dao, dân ca, tục ngữ của địa phương mình. HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT HĐ1.HD HS chuẩn bị: - GVnêu những yêu cầu về nội dung sưu tầm. - GV cho HS ôn lại “thế nào là ca dao, dân ca, tục ngữ” để HS tìm đúng thể loại yêu cầu. - GV hướng dẫn HS cách sưu tầm. * Lưu ý: Mỗi lần sưu tầm được thì chép ngay vào sổ tay và vở bài tập để trách thất lạc. HĐ2.HD HS sưu tầm ca dao dân ca, tục ngữ: GV hướng dẫn cách sắp xếp GVhướng dẫn cách tổng hợp, sắp xếp chung. - GV chỉ định nhóm biên tập, tổng hợp kết quả. I. Xác định nội dung thực hiện 1. Thể loại sưu tầm: Sưu tầm ca dao, dân ca, tục ngữ đặc sắc mang tính địa phương, lưu hành ở địa phương. - Chủ đề: + Về đất nước, con người. + Về kinh nghiệm tự nhiên, xã hội. + Về tình cảm gia đình. 2. Về số lượng: từ 20 → 30 câu/ 1 HS II. Hướng dẫn phương pháp thực hiện 1. Cách sưu tầm: - Tìm hỏi người địa phương; người thân; người già cả, các nghệ nhân, nhà văn (nếu có) - Lục tìm trong sách báo địa phương - Tìm trong bộ sưu tập lớn về tục ngữ, ca dao, dân ca, những câu hát về địa phương mình. 2. Cách sắp xếp: - Ca dao riêng, tục ngữ riêng, theo trật tự A,B,C của chữ cái đầu câu. 3. Cách tổng hợp, sắp xếp chung: Đến tuần thứ 32 lớp thành lập nhóm biên tập, tổng hợp kết quả sưu tập. - Loại bỏ câu trùng lặp, sắp xếp theo trật tự A,B,C của từng thể loại, trong một bản sưu tập chung. 4. Củng cố và vận dụng: - Thể loại là ca dao, tục ngữ lưu hành ở địa phương và nói về địa phương. 5. Hướng dẫn về nhà: - Nghiêm túc, chịu khó sưu tầm theo yêu cầu bài học. - Chuẩn bị bài: “Tìm hiểu chung về văn nghị luận” ************************************ Ngày soạn:
  • 7. https://baigiang.co/ Ngày dạy: TIẾT 75. TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu được sơ lược thế nào là văn nghị luận và nhu cầu của văn nghị luận trong đời sống và đặc điểm chung của văn bản nghị luận. 2. Kỹ năng: - Phân tích văn bản nghị luận và xác định văn bản nghị luận 3.Thái độ: - Có ý thức học tập bộ môn, tìm hiểu bản chất của văn nghị luận. II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC: 1.Chuẩn bị của thầy: - Soạn bài, chuẩn bị tư liệu về văn bản, đọc văn bản,đọc tài liệu tham khảo,chuẩn kiến thức kĩ năng... 2. Chuẩn bị của trò: - Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến văn bản, đọc văn bản, soạn bài. III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1.Ổn định tổ chức - Kiểm tra sĩ số: 2.Kiểm tra bài cũ: H: Đọc thuộc các câu tục ngữ.Nêu các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong các câu tục ngữ đã học? 3 Bài mới: - GV giới thiệu về văn nghị luận một kiểu văn bản trọng tâm của chương trình Ngữ văn THCS. HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT HĐ1.HD HS tìm hiểu nhu cầu nghị luận: - GV gọi HS đọc câu hỏi SGK phần 1a ? Em hãy nêu thêm các câu hỏi tương tự? + Vì sao thích đọc sách? + Vì sao thích xem ti vi..? ? Gặp các vấn đề và câu hỏi đó, em trả lời bằng cách nào? Tự sự, miêu tả hay biểu cảm? Giải thích vì sao? b, Trả lời các câu hỏi trên không thể bằng tự sự, miêu tả hay biểu cảm vì: - Kể chuyện, miêu tả không thích hợp với câu hỏi. - Văn biểu cảm chỉ giúp ích phần nào. -> Chỉ trả lời bằng văn nghị luận vì: I.Nhu cầu nghị luận và văn bản nghị luận 1. Nhu cầu nghị luận: a, Câu hỏi: - Vì sao em đi học? - Vì sao con người cần có bạn bè? - Theo em, thế nào là sống đẹp? - Hút thuốc lá tốt hay xấu, lợi hay hại? - Những câu hỏi trên rất hay.Nó cũng chính là những vấn đề đc đặt ra trong cuộc sống hàng ngày khiến người ta phải bận tâm, phải tìm cách giải quyết. - Trả lời bằng cách dùng lí lẽ, khái niệm có sức thuyết phục → Nghị luận. - Văn bản nghị luận: + Bình luận thể thao, các bài xã hội, bài phát biểu ý kiến…
  • 8. https://baigiang.co/ +Tự sự thuật, kể câu chuyện dù đời thường hay tưởng tượng, dù hấp dẫn, sinh động đến đâu vẫn mang tính cụ thể, hình ảnh vẫn chưa mang tính khái quát, chưa có khả năng thuyết phục nguời nghe làm cho họ thấu tình đạt lý. + Miêu tả: Dựng chân dung, người, cảnh, sự vật, sự việc… + Biểu cảm, đánh giá: Có dùng lý lẽ, lập luận nhưng chủ yếu là tình cảm, cảm xúc, tâm trạng mang tính chủ quan, cảm tính nên không có khả năng giải quyết các vấn đề trên. ? Để trả lời những câu hỏi như thế hằng ngày trên báo chí, qua đài phát thanh, truyền hình, em thường gặp những kiểu văn bản nào? ? Kể tên một vài kiểu văn bản mà em biết? GV: nói về: - Xã luận (báo Nhân dân) - Bình luận ( Thời sự - Đài THVN) - Phê bình văn học (báo Văn nghệ...) * GV gọi HS đọc văn bản trong SGK. ? Bác Hồ viết bài này nhằm mục đích gì? ? Để thực hiện mục đích ấy bài viết nêu ra những ý kiến nào? ? Những ý kiến ấy được diễn đạt thành những luận điểm nào? Tìm các câu văn mang luận điểm? ? Câu luận điểm có đặc điểm gì?Thể hiện quan điểm tư tưởng của tác giả. ? Để có ý kiến có sức thuyết phục, bài viết đã nêu lên những lí lẽ nào? Hãy liệt kê các lí lẽ đó? + Các mục nghiên cứu, phê bình ... 2. Thế nào là văn bản nghị luận: a. Bài tập: Văn bản: Chống nạn thất học - Mục đích: Chống nạn thất học trong người dân - Ý kiến: + Thực dân Pháp tiến hành ngu dân, để cai trị dân ta. + Cần phải xoá nạn thất học, xoá mù chữ + Những cách chống nạn thất học - Luận điểm của Bác Hồ nêu ra: + Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này là nâng cao dân trí. + Mọi người Việt phải biết quyền lợi quốc ngữ.….viết chữ → Là những câu khẳng định một ý kiến, một tư tưởng. - Lí lẽ: + Tình trạng thất học, lạc hậu trước cách mạng tháng Tám. + Những điều kiện cần phải có để người dân tham gia xây dựng nước nhà
  • 9. https://baigiang.co/ ? Vậy những câu văn như thế nào thì được gọi là luận điểm? ? Cách tìm ra luận điểm của văn bản nghị luận: => Thế nào là văn bản nghị luận ? Những tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận cần đạt được những yêu cầu gì? - Gọi 2 HS đọc phần ghi nhớ + Những khả năng thực tế trong việc chống nạn thất học. → Luận điểm: Mang quan điểm của tác giả → Câu có luận điểm: Là những câu khẳng định một ý kiến, một tư tưởng. → Trả lời câu hỏi: Văn bản nói cái gì? b. Kết luận: - Các dạng của văn nghị luận: ý kiến trong các cuộc họp, xã luận, bình luận, bài phát biểu trên báo chí, ti vi. - Văn nghị luận là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe 1 tư tưởng, quan điểm nào đó. - Phải có luận điểm rõ ràng, lý lẽ, dẫn chứng thuyết phục. - Những tư tưởng, quan điểm phải hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong đời sống. * Ghi nhớ: SGK trang 9 4. Củng cố và vận dung: - Thế nào là văn bản nghị luận? - Vai trò của văn bản nghị luận trong cuộc sống? 5. Hướng dẫn về nhà: - Ôn nội dung bài học, học thuộc lòng phần Ghi nhớ. - Đọc các bài nghị luận trên báo. - Nghe các bài bình luận trên ti vi (Thể thao, Sự kiện - bình luận, Tiêu điểm) - Tập viết văn nghị luận. - Chuẩn bị trước bài luyện tập. ******************************************* Ngày soạn: Ngày dạy: TIẾT 76. TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN(TIẾP) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Nắm vững khái niệm về văn nghị luận. - Vận dụng lý thuyết vào việc giải các bài tập thực hành.
  • 10. https://baigiang.co/ 2. Kỹ năng: - Nhận biết và viết văn nghị luận 3.Thái độ: - Có ý thức học tập môn học, ý thức tìm hiểu bản chất của văn nghị luận, tập làm văn nghị luận. II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC: 1.Chuẩn bị của thầy: - Soạn bài, chuẩn bị tư liệu về văn bản, đọc văn bản,đọc tài liệu tham khảo,chuẩn kiến thức kĩ năng... 2. Chuẩn bị của trò: - Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến văn bản, đọc văn bản, soạn bài. III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1.Ổn định tổ chức - Kiểm tra sĩ số: 2.Kiểm tra bài cũ: H: Em hiểu thế nào là văn nghị luận? Cho ví dụ? 3 Bài mới: - Ở giờ trước các em đã hiểu được thế nào là văn nghị luận, bài học hôm nay sẽ giúp các em nắm chắc hơn đặc điểm của kiểu văn bản này thông qua việc giải các bài tập thực hành. HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT HĐ1. HD ôn lí thuyết: CH1: Khi nào thì con người phải sử dụng văn bản nghị luận? CH2: Những văn bản nghị luận thường gặp? CH3: Luận điểm là gì? CH4: Khái niệm về văn nghị luận HĐ 2. HDHS luyện tập: - GV gọi 1 HS đọc bài tập 1 SGK T 9 H:Đây có phải là văn bản nghị luận không? Vì sao? ? Tác giả đề xuất ý kiến gì? I. Ôn lý thuyết II. Luyên tập: 1. Bài tập 1: a. Đây là một bài văn nghị luận vì: - Vấn đề nêu ra để bàn luận, giải quyết là 1 một vấn đề xã hội. Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội - 1 vấn đề thuộc về lối sống đạo đức. - Để giải quyết vấn đề trên, tác giả sử dụng khá nhiều lý lẽ, lập luận và dẫn chứng để trình bày, bảo vệ quan điểm của mình. => VB trên từ nhan đề -> MB, TB, KL đều thể hiện rõ nét tính nghị luận. b. Tác giả đề xuất ý kiến: - Cần phân biệt thói quen tốt, thói quen xấu - Cần tạo thói quen tốt, khắc phục thói quen xấu trong đời sống từ những việc nhỏ.
  • 11. https://baigiang.co/ ? Những dòng, câu nào thể hiện ý kiến đó? ? Để thuyết phục người đọc, tác giả nêu ra những lí lẽ và dẫn chứng nào? ? Bài văn nghị luận này có nhằm giải quyết vấn đề trong thực tế không? H: Em có tán thành với ý kiến của bài viết này không? Tại sao? ? Hãy tìm ra bố cục của bài văn trên? - GV hướng dẫn HS cách sưu tầm - GVgọi HS đọc bài văn “Hai biển hồ” ?Bài văn là văn bản nghị luận hay văn bản c. Những câu văn biểu hiện ý kiến trên: - Có thói quen tốt và thói quen xấu…có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ. Thói quen thành tệ nạn…tạo thành thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ,…cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội. -> Đó là những lý lẽ chủ yếu của người viết. d.Những dẫn chứng trong bài khá phong phú, cách nêu dẫn khá linh hoạt. Những biểu hiện trong cuộc sống hàng ngày của và thói quen xấu: - Thói quen xấu: + Gạt tàn thuốc lá bừa bãi + Vứt vỏ chuối ra đường + Rác ùn lên cả mương nhỏ. + Ném chai, cóc vỡ ra đường → cụ già, em nhỏ giẫm phải, chảy máu chân. - Thói quen tốt: + Luôn dậy sớm, + Luôn đúng hẹn, + Giữ lời hứa, + Luôn đọc sách => Bài văn nhằm rất trúng vấn đề có trong thực tế, khơi rất đúng, trúng vấn đề nhạy cảm và không dễ giải quyết một sớm một chiều. - Về cơ bản, tán thành bài viết vì tác giả nêu ra các vấn đề đều đúng đắn và cụ thể. 2. Bài tập 2: - Gồm 3 phần + Mở bài: Giới thiệu thói quen xấu, tốt. (đặt vấn đề) + Thân bài:Trình bày những thói quen xấu cần được loại bỏ. (Giải quyết vấn đề) + Kết bài: Đề xuất hướng phấn đấu tự giác của mọi người để có nếp sống đẹp (Kết thúc vấn đề) 3. Bài tập 3: - Sưu tầm trong sách báo 4. Bài tập 4: - Bài văn là văn bản nghị luận
  • 12. https://baigiang.co/ tự sự? - Bài văn kể về chuyên đề nghị luận. Hai cái hồ có ý nghĩa tượng trưng, từ đây mà người ta nghĩ ra hai cách sống của con người. 4. Củng cố, luyện tập: - GV nhắc lại nội dung chính của bài học 5. Hướng dẫn về nhà: - Ôn nội dung bài học - Làm bài tập 3 và sưu tầm các bài văn nghị luận - Tập viết một số đoạn văn nghị luận. - Chuẩn bị bài: “Tục ngữ về con người và xã hội” ******************************** Ngày soạn: Ngày dạy: TIẾT 77. TỤC NGỮ VỀ CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu nội dung, ý nghĩa về một số hình thức diễn đạt của những câu tục ngữ trong bài học về chủ đề con người và xã hội. 2. Kỹ năng: - Tìm hiểu phân tích và biết cách vận dụng những kinh nghiệm hay vào thực tế. 3.Thái độ: - Học những điều hay lẽ phải trong cuộc sống. - Biết tự giác rèn luyện đạo đức bản thân. II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC: 1.Chuẩn bị của thầy: - Soạn bài, chuẩn bị tư liệu về văn bản, đọc văn bản,đọc tài liệu tham khảo,chuẩn kiến thức kĩ năng... 2. Chuẩn bị của trò: - Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến văn bản, đọc văn bản, soạn bài. III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1.Ổn định tổ chức - Kiểm tra sĩ số: 2.Kiểm tra bài cũ: - Đọc thuộc lòng các câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất? - Cho biết những câu tục ngữ đó cung cấp cho em điều gì? - Đọc những câu tục ngữ sưu tầm trong dân gian, trong sách báo? 3 Bài mới: - Người bình dân Việt Nam nhìn nhận và đúc kết những gì về chính mình và cuộc sống xã hội của mình qua những câu tục ngữ ? HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT HĐ 1. HĐ đọc và tìm hiểu chú thích: - GV đọc mẫu I. Đọc và tìm hiểu chú thích: 1. Đọc:
  • 13. https://baigiang.co/ - 2 HS đọc lại - Gọi HS đọc chú thích H: Em hiểu như thế nào là “mặt người”, “mặt của”, “không tày” HĐ2. Đọc - hiểu văn bản: - HS: đọc câu1 và trả lời câu hỏi: ?Nghĩa của câu tục ngữ thứ nhất là gì? - GV hướng dẫn HS cách đọc, cách ngắt nhịp của từng câu tục ngữ. ? Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng ở câu tục ngữ này? H: Tìm những câu tục ngữ tương tự: - Người sống đống vàng - Người là vàng, của là ngãi - Người làm ra của chứ của không là ra người - Lấy của che thân chứ ai lấy thân che của Nêu giá trị của câu tục ngữ? ? Câu tục ngữ có nghĩa là gì? ? Tìm những câu ca dao, tục ngữ tương tự ? Nêu giá trị được rút ra từ ý nghĩa của câu tục ngữ ? H: Câu tục nghĩa có có mấy nghĩa? Đó là những nghĩa nào? CH: Câu tục ngữ khuyên nhủ giáo dục ta điều gì? CH:Tìm câu tục ngữ tương tự? - No nên bụt, đói nên ma - Giấy rách phải giữ lấy lề. ? Cấu tạo của câu tục ngữ? H: Thế nào là học ăn, học nói? 2. Chú thích - Mặt người: Chỉ con người (hoán dụ) - Mặt của: Chỉ của cải, vật chất - Không tay → không bằng II. Đọc - hiểu văn bản: 1. Phân tích: Câu1: - Người qúy gấp nhiều lần của cải, con người được đạt lên trên thứ của cải. - Biện pháp so sánh, đối lập(người - của; 1>< 10)-nhiều- ít. - Giá trị quyết định tư tưởng: thái độ coi trọng con người, giá trị con người của nhân dân ta. Câu2: - Nghĩa: Răng và tóc đều thể hiện sức khoẻ, hình thức, tính tình, tư cách của con người. - Sử dụng: +Khuyên nhủ, nhắc nhở con người phải biết giữ gìn răng, tóc cho đẹp, phù hợp với bản thân. + Thể hiện cách nhìn nhận, đánh giá, bình phẩm con người của nhân dân. Câu3: - Hai lớp nghĩa +Nghĩa đen: Dù có đói, rách cũng phải ăn mặc cho sạch sẽ, thơm tho. + Nghĩa bóng: Dù nghèo khổ, thiếu thốn vẫn phải sống cho trong sạch, không vì nghèo khổ mà làm điều xấu xa, tội lỗi. → Giá trị: giáo dục con người phải có lòng tự trọng, giữ gìn nhân cách, phẩm giá trọng mọi hoàn cảnh, tình huống. Câu4: - Có 4 vế, vừa đẳng lập vừa bổ sung cho nhau. - Điệp: học (4 lần) nhấn mạnh, mở ra
  • 14. https://baigiang.co/ Vì sao phải học ăn, học nói? Hiểu thế nào là học gói, học mở? CH: Câu tục ngữ khuyên nhủ con người điều gì? CH: Nghĩa của câu tục ngữ là gì? Câu tục ngữ giáo dục điều gì? Câu tục ngữ hay ở chỗ nào? Tìm những câu tục ngữ, thành ngữ tương tự? - Muốn sang thì bắc cầu Kiều Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy. - Nhất tự … sư CH: Tìm nghĩa của câu tục ngữ? ? Câu tục ngữ muốn gửi gắm điều gì? CH:Câu tục ngữ khuyên nhủ ta điều gì ? Tìm những câu tục ngữ, thành ngữ tương tự? những điều con người phải học. a. Học ăn học nói vì: - Cách ăn nói thể hiện trình độ văn hoá, nếp sống, tính cách, tâm hồn con người. - Ăn nói phải có nghệ thuật, được rèn luyện suốt đời. -> Ăn nói phải học nghiêm chỉnh. + Học ăn: Học từ cách cầm đũa, thìa, gắp thức ăn, và cơm lên miệng, nhai cơm, uống nước. -> Vì ăn là một nghệ thuật - văn hoá ẩm thực + Học nói: Xác định nói với ai, nói cái gì, nói để làm gì? nói như thế nào? ở đâu? lúc nào? -> Giao tiếp là một nghệ thuật - văn hoá giao tiếp, ứng xử b. Học gói, học mở: - Nghĩa đen: Học gói trong lá (xưa: gói nước chấm vào lá chuối) -> mở ra sao cho không đổ, không bắn tung toé. - Nghĩa bóng: Học để biết làm, biết giữ mình, biết giao tiếp với người khác. =>Mọi người cần phải học để chứng tỏ mình là người lịch sự, tế nhị, thành thạo công việc,biết đối nhân xử thế, tức là có văn hoá, có nhân cách. => Sống có văn hoá, lịch sự thì phải cần học từ cái nhỏ -> cái lớn Câu 5: - Nghĩa: Khẳng định vai trò công ơn của thầy - Giáo dục: Phải biết kính trọng thầy, tìm thầy mà học - Cái hay câu tục ngữ: Cách diễn đạt suồng sã (mày), vừa thách thức như 1 lời đố, theo công thức A không đố B. Câu6: - Nghĩa: Đề cao vai trò, ý nghĩa của việc học bạn - Khuyến khích mở rộng đối tượng, phạm vi và cách học hỏi, khuyên như về việc kết bạn, có tình bạn đẹp,học tập ở bản điều hay lẽ phải.
  • 15. https://baigiang.co/ - Lá lành đùm lá rách - Tiên trách kỉ, hậu trách nhân - Bầu ơi …. một giàn CH: Bài học rút ra từ câu tục ngữ? ? Em hiểu câu tục ngữ như thế nào? ? Câu tục ngữ được vận dụng trong hoàn cảnh nào? Tìm câu tục ngữ phê phán thái độ đó? (Ăn cháo đá bát, ăn cây táo rào cây sung, qua cầu rút ván) ? Biện pháp nghệ thuật sử dụng ở đây là gì? ?Tìm những câu tượng tự? - Thuận vợ … cạn - Đoàn kết là sức mạnh vô địch - Nghĩa của câu tục ngữ? - Câu tục ngữ khẳng định điều gì? Giáo viên gọi 1 học sinh đọc phần ghi nhớ SKH? Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện theo nhóm HĐ3. Luyện tập: Câu7: - Khuyên như con người thương yêu người khác như chính bản thân mình. Thương người -> đặt trước thương thân để nhấn mạnh đối tượng đồng cảm thương yêu -> Triết lý đầy nhân văn về cách sống, cách ứng xử trong quan hệ người - người - Cách ứng xử trong quan hệ giữa con người với con người. Câu 8: - Nghĩa đen: Khi được ăn quả -> nhớ người trồng cây. - Nghĩa bóng: Khi được hưởng thụ -> biết ơn người cống hiến, gây dựng nên. -> Quan niệm về cống hiến, hưởng thụ - Vận dụng trong hoàn cảnh: Thể hiện tình cảm của con cháu đối với ông bà cha mẹ; của học trò đối với thầy cô; của nhân dân đối với những người anh hùng, liệt sĩ… Câu9: - Câu lục bát. - Căn cứ vào nghĩa đen -> Câu tục ngữ vô nghĩa: 1 cây không thể làm nên rừng chứ sao lại nên non? 3 cây chụm lại làm nên rừng chứ sao lại nên hòn núi cao? - Đây là ẩn dụ - so sánh -> ý nghĩa tượng trưng - Một người lẻ loi không thể làm nên việc lớn, việc khó, nhiều người hợp sức sẽ làm được việc cần làm. - Khẳng định chân lí về sức mạnh của đoàn kết. 2. Tổng kết: - Nghệ thuật: Giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ, hàm xúc. - Nội dung + Chú ý tôn vinh giá trị con người + Nhận xét, khuyên về phẩm chất lối sống con người cần phải có. Ghi nhớ SGK III.Luyện tập Ví dụ: Câu 1: Đồng nghĩa: Người sống hơn đống vàng. Trái nghĩa: Của trọng hơn người.
  • 16. https://baigiang.co/ 4. Củng cố , luyện tâp: - Sau khi học xong những câu tục ngữ về con người và xã hội em đã rút ra được những bài học gì trong cuộc sống. 5. Hướng dẫn về nhà: - Ôn nội dung bài học: sưu tầm các câu tục ngữ về con người và xã hội. - Chuẩn bị bài: Rút gọn câu hỏi. ************************************* Ngày soạn: Ngày dạy: TIẾT 78. RÚT GỌN CÂU I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Năm được cách rút gọn câu và tác dụng của câu rút gọn. 2. Kỹ năng: - Biết cách rút gọn câu hợp lí và hiệu quả. 3.Thái độ: - Yêu thích môn học, có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt. II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC: 1.Chuẩn bị của thầy: - Soạn bài, chuẩn bị tư liệu về văn bản, đọc tài liệu tham khảo,chuẩn kiến thức kĩ năng... 2. Chuẩn bị của trò: - Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến văn bản, xem trước các bài tập. III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1.Ổn định tổ chức - Kiểm tra sĩ số: 2.Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra việc chuẩn bị bài, vở ghi. 3 Bài mới: - Có những câu khi giao tiếp ta không cần diễn đạt dài dòng mà cần rút gọn để tránh rườm rà.Vậy thế nào là rút gọn câu? HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT HĐ 1. Thế nào là rút gọn: - Giáo viên gọi học sinh đọc bài tập 1 CH: Tìm những tư thế có làm chủ ngữ trong câu a?(Học sinh tìm ra phiếu học tập) CH: Cấu tạo 2 câu tục ngữ a và b có giá trị khác nhau? CH:Theo em vì sao chủ ngữ trong câu a bị lược bỏ? I.Thế nào là rút gọn câu: 1. Bài tập a. Bài tập 1: Câu a: Vắng chủ ngữ Câu b: Có chủ ngữ (chúng ta) b.Bài tập 2: Những từ có thế làm chủ ngữ cho câu a là: - Em... - Chúng em...
  • 17. https://baigiang.co/ CH:Tìm thành phần câu bị lược bỏ? CH. Thêm những từ ngữ thích hợp vào những câu in đậm cho đầy đủ nghĩa? CH:Tại sao có thể lược bỏ cả thành phần chủ ngữ và CN,VN ở 2 ví dụ trên? CH:Tác dụng của việc gút gọn câu? Học sinh đọc ghi nhớ 1 SGK- T 15 HĐ 2. HD sử dụng câu rút gọn: - Giáo viên gọi 1 học sinh đọc bài tập 1 CH:Các câu in đẩm thiếu thành phần nào? Có nên rút gọn như vậy không? vì sao? CH:Câu thêm những từ ngữ nào vào câu rút gọn trong bài tập để thể hiện thái độ lễ phép? CH:Từ hai bài tập trên hãy cho biết: Khi gút gọn câu chú ý những điểm gì? - Người Việt Nam... Mọi người… c. Bài tập 3: - Vì đây là một câu tục ngữ đưa ra lời khuyên cho mọi người hoặc nêu một nhận xét chung về đặc điểm của người Việt Nam ta. d. Bài tập 4: - Thành phần lược bỏ: Đuổi theo nó Mình đi Hà Nội a. Hai, ba mgười đuổi theo nó. Rồi ba, bốn người, sáu, bảy người đuổi theo nó. b. Ngày mai mình đi Hà Nội - Lược bỏ được thành phần câu là do có ngữ cảnh vẫn đảm bảo lượng thông tin truyền đạt - Tác dụng: Làm cho câu gọn hơn Kết luận: Khi nói hoặc viết, có thể lược bỏ một số thành phần câu, tạo thành câu rút gọn. * Tác dụng: - Làm câu gọn hơn, thông tin nhanh, tránh lặp từ ngữ. - Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người (lược bỏ CN) * Ghi nhớ: SGK trang 15 II.Cách dùng câu rút gọn: 1. Bài tập: Bài tập 1: - Các câu đều thiếu chủ ngữ - Không nên rút gọn như vậy vì nó làm cho câu văn khó hiểu. Bài tập2: b. Cần thêm từ "mẹ ạ" Bài kiểm tra toán mẹ ạ!
  • 18. https://baigiang.co/ - Một học sinh đọc ghi nhớ SGK HĐ 3. HD luyện tập: - Giáo viên chia lớp thành các nhóm để thực hiện phần luyện tập - Nhóm 1: Câu 1 a, b - Nhóm 2: Câu 1 c,d HD làm bài tập 2 Nhóm 3: Câu 2 a - Nhóm 4: Câu 2 b - Nhóm 5: Câu 3 Học sinh thảo luận Nhóm trưởng trình bày Các nhóm nhận xét Giáo viên chốt - HD làm tập 3 2.Kết luận: Khi rút gọn câu, cần: - Không làm người đọc, người nghe hiểu sai hoặc không hiểu đầy đủ nội dung câu nói. - Không biến câu nói thành câu cộc lốc, khiếm nhã. 2. Kết luận: Ghi nhớ: SGK trang 16 III. Luyện tập: Bài tập 1: - Câu b,c là câu gút gọn + Câu c: Rút gọn chủ ngữ - Câu d: rút gọn nòng cốt câu => Là câu tục ngữ, nó nêu lên quy tắc ứng xử chung cho mọi người. Bài tập 2: a. (a, (Tôi) bước tới… (thấy) cỏ cây… …. lom khom… ….. lác đác… Tôi (như) em…nước Tôi (như) cái gia gia…nhà (Tôi) dừng chân… (Tôi cảm thấy chỉ có) một mảnh… b, (Người ta) đồn rằng… (Vua) ban khen… (Quan tướng) đánh giặc… (Quan tướng) trở về… →Trong thơ, ca dao thường gặp những câu gút gọn bởi thơ, bởi thơ ca dao chuộng lối diễn đạt súc tích và số chữ trong một dòng rất hạn chế 3. Bài tập 3: - Vì chú bé đã dùng ba câu rút gọn khiến người khách hiểu sai ý nghĩa. + Mất rồi (ý cậu bé: Tờ giấy mất rồi. Người khách hiểu: Bố cậu bé mất rồi) + Thưa … tối hôm qua (ý cậu bé: Tờ giấy mất tối hôm qua. Người khách hiểu: Bố cậu bé mất tối hôm qua) + Cháy ạ (ý cậu bé: Tờ giấy mất vì cháy. Người khách hiểu: Bố cậu bé mất vì cháy) - Cần cẩn thận khi dùng câu gút gọn vì
  • 19. https://baigiang.co/ dùng câu rút gọn không đúng sẽ gây hiểu lầm. 4. Củng cố luyện tập - Thế nào là câu rút gọn? - Khi sử dụng câu rút gọn cần chú ý điều gì? - Lấy ví dụ về câu rút gọn? 5. Hướng dẫn về nhà:- Ôn nội dung bài học - Làm bài tập số 4. - Chuẩn bị bài tập: Đặc điểm của văn bản nghị luận. ******************************* Ngày soạn: Ngày dạy: TIẾT 79. ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN NGHỊ LUẬN I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Nắm được đặc điểm của văn bản nghị luận. 2. Kỹ năng: + Nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận. + Biết xác định luận điểm, luận cứ, lập luận trong VB mẫu + Biết xây dựng luận điểm, luận cứ và triển khai lập luận cho một đề bài 3.Thái độ: - Yêu thích môn học, có ý thức tìm hiểu và rèn kĩ năng làm văn nghị luận. II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC: 1.Chuẩn bị của thầy: - Soạn bài, chuẩn bị tư liệu về bài học,đọc tài liệu tham khảo,chuẩn kiến thức kĩ năng... 2. Chuẩn bị của trò: - Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến văn bản, xem trước các bài tập. III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1.Ổn định tổ chức - Kiểm tra sĩ số: 2.Kiểm tra bài cũ: H:Văn nghị luận là kiểu văn bản như thế nào?Văn nghị luận khác văn tự sự, văn biểu cảm ở chỗ nào? 3. Bài mới: - Mỗi kiểu văn bản có một đặc điểm riêng, văn bản nghị luận cũng vậy. Tiết học ngày hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu đặc điểm của văn nghị luận. HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT HĐ1.HD HS tìm hiểu luận điểm, luận cứ và lập luận: H: Thế nào là luận điểm? - Giáo viên gọi học sinh đọc lại bài văn chống nạn thất học. H: Luận điểm chính của văn bản“Chống I. Luận điểm, luân cư và lâp luận: 1. Luận điểm: a. Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận. b.Văn bản: Chống nạn thất học: - Luận điểm chính: Chống nạn thất học
  • 20. https://baigiang.co/ nạn thất học, là gì?” H: Lụân điểm đó được nêu ra dưới dạng nào? Và cụ thể hoá thành những câu văn nào? H: Luận điểm đóng vai trò gì trong bài văn nghị luận? H:Luận điểm muốn thuyết phục người đọc thì phải đạt yêu cầu gì? H: Luận điểm là gì? Luận điểm được thể hiện ở đâu? căn cứ vào đâu để xác định luận điểm? H: Thế nào là luận cứ? H: Luận cứ thường trả lời cho những câu hỏi như thế nào? H:Em hãy chỉ ra những luận cứ trong văn bản “chống nạn thất học”? H: Những luận cứ ấy đóng vai trò gì? (Làm cơ sở cho luận điểm) H:Muốn có sức thuyết phục thì luận cứ phải đạt yêu cầu gì? - Luận điểm này được trình bày dưới dạng khẳng định đầy đủ ở câu: "Mọi người Việt Nam … chữ quốc ngữ" -> Cụ thể hoá: + Những người biết chữ dạy những người chưa biết chữ. + Những người chưa biết hãy gắng sức mà học cho biết. + Phụ nữ lại càng cần phải học như thế tức là chống nạn thất học một việc phải làm ngay. * Vai trò của lụân điểm:Thống nhất các đoạn văn thành một khối. c.Luận điểm cẩn phải: - Đúng đắn, chân thực, sáng tỏ, dễ hiểu *Kết luận: - Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng của bài văn nghị luận. - Luận điểm được thể hiện dưới dạng câu khẳng định nhiệm vụ chung (luận điểm chính). 2. Luận cứ; - Luận cứ là lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm, dẫn đến luận điểm như là kết luận của những lí lẽ và dẫn chứng đó. - Luận cứ trả lời các câu hỏi +Vì sao phải nêu ra luận điểm? + Nêu ra để làm gì? + Luận điểm ấy có đáng tin cậy không? * Trong văn bản: Chống nạn thất học - Luận cứ: + Lí lẽ 1: Do chính sách ngu dân của TD pháp làm cho hầu hết người Việt Nam mù chữ nước Việt Nam không tiến bộ được (…………) + Lĩ lẽ 2: Nay nước độc lập, muốn tiến bộ thì phải cấp tối nâng cao dân trí → đề ra nhiệm vụ( mọi người Việt Nam phải biết đọc, biết chữ quốc ngữ đưa ra cách chống nạn thất học) + Dẫn chứng: Đi đôi với lí lẽ - Luận cứ phải chân thực, đúng đắn, tiêu biểu *Kết luận:
  • 21. https://baigiang.co/ H:Thế nào là lập luận cho bài văn nghị luận? H:Em hãy chỉ ra trình tự lập luận của văn bản “chống nạn thất học” H:Chỉ ra ưu điểm của cách lập luận trên? Giáo viên gọi một học sinh đọc rõ ràng phần ghi nhớ SGK. - Giáo viên gọi một học sinh đọc bài tập. H: Chỉ ra luận điểm, luận cứ và lập luận trong bài “ Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống” H: Nhận xét sức thuyết phục của bài văn. - Ý 3 của ghi nhớ. 3. Lập luận: - Là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm. - Trong văn bản “ Chống nạn thất học” + Chống nạn thất học bằng cách nào? - Yêu cầu: Luận điểm phải chặt chẽ, hợp lí. Tác dụng: Làm cho văn bản chặt chẽ, lôgic - Kết luận: ý 4, ghi nhớ (SGK T19) * Kết luận chung:( ghi nhớ SGK) - Luận điểm: Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội. - Luận cứ: + Có thói quen tốt và thói quen xấu + Có người biết phân biệt tốt, xấu nhưng vì đã thành thói quen nên khó bỏ, khó sửa. + Tạo được thói quen tốt là rất khó, những nhiễm thói quen xấu thì dễ. - Lập luận: + Mở bài: Giới thiệu về thói quen tốt và xấu + Thân bài: Dẫn chứng về thói quen xấu và thái độ phê phán. + Kết bài: Đề ra hướng có thói quen tốt. 4. Củng cố, luyện tập: H:Thế nào là luận điểm, luận cứ và lập luận trong văn bản nghị luận. 5. Hướng dẫn về nhà: - Ôn nội dung bài học, học thuộc phần ghi nhớ. - Làm bài tập chỉ ra luận điểm, luận cứ và lập luận trong văn bản “ Học thấy, học bạn. - Chuẩn bị bài: Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận. ************************************** Ngày soạn: Ngày dạy: TIẾT 80. ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN VÀ VIỆC LẬP Ý CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Học sinh làm quen với các đề văn nghị luận, hiểu biết đế và cách lập ý cho đề văn nghị luận.
  • 22. https://baigiang.co/ 2. Kỹ năng: - Nhận biết đề văn nghị luận. Kỹ năng tìm hiểu đề, lập ý cho bài văn nghị luận. 3.Thái độ: II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC: 1.Chuẩn bị của thầy: - Soạn bài, chuẩn bị tư liệu về bài học,đọc tài liệu tham khảo,chuẩn kiến thức kĩ năng... 2. Chuẩn bị của trò: - Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến văn bản, xem trước các bài tập. III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1.Ổn định tổ chức - Kiểm tra sĩ số: 2.Kiểm tra bài cũ: H:Thế nào là văn nghị luận? Thế nào là luận điểm, luận cứ và lập luận trong văn nghị luận. 3. Bài mới: - Với VB tự sự, miêu tả, biểu cảm…trước khi làm bài, người viết phải tìm hiểu kĩ đề bài và yêu cầu của đề, yêu cầu đề. Với văn nghị luận cũng vậy. Tuy nhiên yêu cầu của bài nghị luận có những đặc điểm riêng. HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT HĐ1. HDHS tìm hiểu đề văn nghị luận: - Giáo viên gọi học sinh đọc đề trong mục I1 SGK H:Các đề văn nêu trên có thể xem là đề bài, đầu đề được không? H: Căn cứ vào đâu để nhận ra các đề trên là đề nghị luận? H: Hãy nêu một cách nhận biết một đề văn nghị luận. I.Tìm hiểu đề văn nghị luận: 1.Nội dụng và tính chất của đề văn ghị luận. - Xét các đề văn SGK T21 a. Có thể xem là đầu đề, đề bài và có thể dùng làm đề bài cho bài văn sắp viết. b. Căn cứ: Mỗi đề đều nêu ra một khái niệm một vấn đề lí luận. VD: “Lối sống giản dị” “Tiếng Việt giàu đẹp” Đó là những nhận định, những quan điểm, luận điểm. "Thuốc đắng giã tật" -> 1 tư tưởng "Hãy biết giữ thời gian" -> lời kêu gọi mang một tư tưởng. c.Tính chất của đề như 1 lời khuyên, tranh luận, giải thích ... -> có tính định hướng cho bài viết, chuẩn bị cho học sinh 1 thái độ, 1 giọng điệu. (đồng tình, phản bác, lật ngược vấn đề…) * Kết luận: ý 1 phần ghi nhớ 2.Tìm hiểu đề văn nghị luận: a. Bài tập: Tìm hiểu đề “Chớ nên tự phụ”
  • 23. https://baigiang.co/ H: Đề bài nêu lên vấn đề gì? H: Đối tượng và phạm vi nghị luận ở đây là gì? H: Khuynh hướng và tư tưởng của đề là gì? H:Đề này đỏi hỏi người viết phải làm gì? H: Tính chất của đề văn có ý nghĩa gì đối với việc làm văn? H:Từ việc tìm hiểu đề trên hay cho biết: Trước một đề văn muốn làm bài tốt cần tìm hiểu điều gì trong đề? HĐ2. HDHS tìm hiểu đề văn nghị luận: - Giáo viên đọc và nêu câu hỏi mục II 1SGK H: Hãy nêu ra các luận điểm gần gũi với luận điểm của đề bài? H:Làm thế nào để tìm được luận cứ cho đề trên? Ví dụ: +Từ phụ là cách đánh giá quá cao tài năng, thành tích của mình, do đó coi thường mọi người. + Khuyên chế nên tự phụ: → mình không biết mình → bị mọi người xa lánh + Từ phụ có hại: → Khi khó khăn không có người giúp đỡ… → Gây nên nỗi buồn cho chính mình → Khi thất bại thường tự ti H:Thế nào là lập ý cho bài văn nghị luận? - Đề nêu lên vấn đề: không nên tự phụ - Đối tượng và phạm vị nghị luận:Tự do - Khuynh hướng: + Khẳng định đức tính cần phải khiêm tốn + Phủ định thái độ tự phụ. - Viết theo lối khuyên nhủ, phân tích: chỉ ra và có thái độ phê phán thói tự phụ, kiêu căng và khẳng định sự khiêm tốn, học hỏi b. Kết luận: - Ý2 phần ghi nhớ SGK - T23. II. Lập ý cho bài văn nghị luận: 1.Đề bài: Chớ nên tự phụ 1. Xác lập luận điểm - Luận điểm chính: Tự phụ là một thói quen xấu của con người bao nhiêu thì từ phụ lại làm xấu nhân cách con người bấy nhiêu. - Luận điểm phụ +Tự phụ khiến cho bản thân không biết mình là ai. +Tự phụ luôn đi kèm với thái độ khinh bỉ, thiếu tôn trong người khác. +Tự phụ khiến cho bản thân phải bị chê trách, mọi người xa lánh. 2.Tìm hiểu luận cứ: - Bằng cách trả lời các câu hỏi (kèm theo dẫn chứng) -Tự phụ là gì? -Vì sao khuyên chớ nên tự phụ? - Tự phụ có hại như thế nào? hại cho ai? 3. Xây dựng lập luận: - Có thể bắt đầu từ việc định nghĩa “ tự
  • 24. https://baigiang.co/ - Giáo viên gọi một học sinh đọc mục ghi nhớ SGK HĐ3. HDHS luyện tập: - Tìm hiểu đề và tìm ý cho đề bài? - Nhận xét, bổ sung. H:Em sẽ chọn lí lẽ và dẫn chứng nào làm luận cứ cho bài viết? phụ→ sau đó làm nổi bật một số nét tính cách cơ bản của kẻ tự phụ → Tác hại của nó. =>KL: ý 3 ghi nhớ. * Kết luận chung: *Ghi nhớ SGk T 23 III.Luyện tập: - Định hướng dựa vào bài đọc thêm - Đề bài: Sách là người bạn lớn của con người - Con người sống không thể không có bạn - Người ta cần bạn để làm gì? - Sách thoa mãn những yêu cầu nào, được coi là người bạn lớn. * Luận điểm: Lợi ích việc đọc sách: Sách thoả mãn nhu cầu hưởng thụ và phát triển tâm hồn. * Luận điểm nhỏ: (1) Giúp học tập, rèn luyện hàng ngày (2)Mở mang trí tuệ, hiểu biết (3) Nối liền quá khứ, hiện tại, tương lai (4) Cảm thông, chia sẻ với con người, dân tộc, nhân loại. (5) Giúp thư giãn, thưởng thức trò chơi (6) Cần biết chọn sách, biết cách đọc sách, trân trọng sách tốt. * Dàn ý: - Mở bài: Khẳng định vai trò quan trọng của sách đối với con người và đưa ra luận điểm : “ Cuốn sách là người bạn lớn của con người” - Thân bài: + ý (1) + ý (2) + ý (3), + ý (4), + ý (5) Kết bài: Phải biết quý trọng sách và chọn đọc sách cho phù hợp. (ý 6) 4.Củng cố, luyện tập: Đề văn nghị luận phải đảm bảo yêu cầu nào? Đề lập ý cho văn nghị luận cần qua các bước nào? 5. Hướng dẫn vê nhà: Ôn bài học thuộc phần ghi nhớ. Đọc bài tham khảo - Chuẩn bị bài: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
  • 25. https://baigiang.co/ *************************************** Ngày soạn: Ngày dạy: TIẾT 81. TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA (Hồ Chí Minh) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu được tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc ta. - Nắm được nghệ thuật nghị luận chặt chẽ, sáng, gọn, có tính mẫu mực của bài văn. 2. Kỹ năng: - Đọc, tìm hiểu, phân tích bố cục, cách nêu luận điểm,các luận chứng trong bài nghị luận CM. 3.Thái độ: - Bồi dưỡng tinh thần yêu nước. II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC: 1.Chuẩn bị của thầy: - Soạn bài, chuẩn bị tư liệu về bài học,đọc tài liệu tham khảo,chuẩn kiến thức kĩ năng... 2. Chuẩn bị của trò: - Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến văn bản, đọc văn bản, trả lời các câu hỏi đọc hiểu. III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1.Ổn định tổ chức - Kiểm tra sĩ số: 2.Kiểm tra bài cũ: H: Đọc thuộc lòng các câu tục ngữ về con người và xã hội ? Thế nào là văn nghị luận? Thế nào là luận điểm,luận cứ và lập luận trong văn nghị luận? 3. Bài mới: Mùa xuân 1957, tại Việt Bắc, Đại hội Đảng LĐ Việt Nam lần II được tổ chức. Hồ Chủ Tịch thay mặt BCH TW Đảng đọc Báo cáo chính trị quan trọng. Trong đó có đoạn “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”. HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT HĐ1. HD đọc và tìm hiểu chú thích: Giáo viên hướng dẫn cách đọc. - Giáo viên đọc mẫu một đoạn → gọi học sinh. HS đọc chú thích H: Quyên là gì? Nồng nàn nghĩa là gì? HĐ2. HD đọc - hiểu văn bản: CH:Xác định kiểu văn bản? I. Đọc, tìm hiểu chú thích: 1.Đọc: - Đọc diễn cảm, Giọng mạch lạc, rõ ràng, dứt khoát. 2. Chú thích: - Quyên: Gọi, động viên đóng góp, ủng hộ tiền bạc, của cải vật chất… 1 cách tự nguyện, tuỳ lòng để làm một việc gì đó có ý nghĩa. - Nồng nàn: Tình cảm, cảm xúc sôi nổi, mạnh mẽ, dâng trào. II.Tìm hiểu văn bản: 1.Kiểu văn bản: Văn bản nghị luận -
  • 26. https://baigiang.co/ CH:Nêu đại ý của bài? (Bài văn khặng đinh và ca ngợi lòng nồng nàn yêu nước và tinh thần bất khuất,ý chí chống xâm lăng là một truyền thống quý báu của dân tộc ta.) CH:Xác định bố cục của văn bản? - Cho học sinh đọc lại đoạn một. CH:Vấn đề chủ chốt tác giả nêu ra để nghị luận là vấn đề gì? được thể hiện trong những câu văn nào? CH: Tác giả nêu vấn đề bằng cách nào? Tác dụng của cách nêu ấy ? CH. Trong đoạn văn s/d ng/thuật tiêu biểu nào? T/D? CH:Nhận xét về cách nêu vấn đề của tác giả? chứng minh một vấn đề chính trị, xã hội. 2.Bố cục: 3 Phần - Mở bài: Đầu… “lũ cướp nước” nêu vấn đề n ghị luận - Thân bài: “Lịch sử nước ta… nồng nàn yêu nước”: GQVĐề - Kết bài: Còn lại: KTVĐề. 3. Phân tích: a. Đoạn 1: Nêu vấn đề: ( đoạn 1) - Vấn đề nghị luận: Truyền thống yêu nước của nhân dân ta. -Vấn đề được thể hiện ở hai câu đầu. - Cách nêu trực tiếp, rõ ràng, dứt khoát và theo hướng khẳng đinh, cụ thể hoá,( các từ: nồng nàn, truyền thống quý báu). - Nghệ thuật : + So sánh Tinh thần yêu nước(trừu tượng) – làn sóng ( cụ thể) -> Hình ảnh so sánh chính xác, mới mẻ -> hình dung sức mạnh to lớn, vô tận, tất yếu của lòng yêu nước trong công cuộc chống ngoại xâm. + Động từ: lướt, nhấn chìm → thấy được tính linh hoạt vừa mềm dẻo vừa mạnh mẽ và nhanh chóng của tinh thần yêu nước khi được phát động. → Cách nêu vấn đề ngắn gọn, sinh động khẳng định vấn đề như một chân lí theo mạch trung gian. * Sơ đồ hoá: (1) Tinh thần yêu nước của nhân dân ta -> (2) Truyền thống quý báu -> (3) Từ xưa -> nay -> lướt qua mọi nguy hiểm khó khăn (Thời gian lịch sử) - Làn sóng (mạnh mẽ, to lớn) -> nhấn chìm … cướp nước. - Mỗi khi TQ bị xâm lăng – (điều kiện kích
  • 27. https://baigiang.co/ CH: Đoạn 2 chứng minh bằng cách lập luận và dẫn chứng như thế nào? CH: Cách nêu ở câu 1. CH. Nhận xét về cách nêu ở câu 2,3. Chú ý những nét nghệ thuật tiêu biểu và tác dụng? CH:Đoạn 3 tác giả đã lập luận như thế nào? + Câu 1 có chức năng ntn trong đoạn văn? + Chức năng của các câu tiếp theo ntn? ? Nhận xét về cách liệt kê dẫn chứng và giọng văn của tác giả? H:Nhận xét về các lí lẽ và các lập luận trong đoạn văn. (Trước khi đề ra nhiệm vụ Bác Hồ đã phân tích sâu hơn những biểu hiện khác nhau của tinh thân yêu nước.Đó là những biểu hiện gi? được so sánh bằng những hình ảnh nào?) thích, phát triển) b.Giải quyết vấn đề ( đoạn 2 +3) * Đoạn 2 chứng minh tinh thần yêu nước đã trở thành truyền thống quý báu của dân tộc. - Câu 1: Nêu ý khái quát mang tính giới thiệu, trình bày. - Câu 2: Nêu dẫn chứng chứng minh bằng cách liệt kê các Anh hùng dân tộc theo diễn biến lịch sử để khơi được lòng tự hào, phấn đấu.Chỉ nhắc dẫn chứng điển hình vì tác giả: + Dành cho hiện tại + Các sự tích thần kỳ của họ trở nên thân thiện Câu 3: Chơi chữ thú vị -> ghi nhớ công lao các anh hùng dân tộc. anh hùng dân tộc – dân tộc anh hùng DT -> TT DT -> TT - Điệp ngữ: Chúng ta có quyền Chúng ta phải ghi nhớ -> Kêu gọi, mệnh lệnh thiêng liêng, tiếng nói của hồn thiêng sông núi, của cha ông…hoà trong tiếng nói của Bác. * Đoạn 3: Gồm 5 câu liên kết chặt chẽ, mạch lạc - Câu 1: So sánh câu đối từng cặp, từng vế -> Chuyển ý, chuyển đoạn gọn, khéo, nêu ý khái quát cho cả đoạn. - Câu 2, 3, 4: Cách nêu dẫn chứng theo phép liệt kê: + Lứa tuổi: Cụ già tóc bạc -> nhi đồng trẻ thơ + Không gian: -> Trong – ngoài nước: Kiều bào nước ngoài - đồng bào vùng tạm chiếm -> Vùng miền: miền ngược – miền xuôi, tiền tuyến, hậu phương + Nhiệm vụ, công việc: Chiến đấu – sản xuất + Tầng lớp, nghề nghiệp: Bộ đội, CN, phụ nữ… + Việc làm thể hiện lòng yêu nước: Chịu
  • 28. https://baigiang.co/ CH: Cuối bài tác giả đề ra nhiệm vụ gì? CH; Em có nhận xét gì về cách kết thúc bài? CH. Nêu giá trị nội dung và nghệ thật của văn bản? Giáo viên hướng dẫn Hs thực hiện ở nhà. đói, nhịn ăn, diệt giặc, vận tải… - Câu 5: Khái quát, đánh giá chung => Cách liệt kê dẫn chứng của tác giả phong phú, toàn diện, liên tục không rối, vừa khái quát vừa cụ thể, hệ thống rành mạch. => Giọng văn: Liền mạch, dồn dập, khẩn trương, tràn đầy tinh thần bình tĩnh, tự tin của dân tộc anh hùng, tin tưởng vào cuộc kháng chiến chống Pháp nhất định thắng lợi => Lý lẽ, lập luận giản dị, chủ yếu là dẫn chứng. Tác giả cố ý để cho sự việc, con người, sự thật cuộc sống là những minh chứng hùng hồn và hết sức thuyết phục. c. Kết thúc vấn đề (Đoạn 4): - Phân tích sâu hơn những biểu hiện khác nhau của tinh thần yêu nước. - Biện pháp so sánh của tinh thần yêu nước –> các thứ của quý ( có khi) - Đề ra nhiệm vụ cho cán bộ Đảng viên là phải phát hiện, kích thích, khởi động tinh thần yêu nước của tất cả mọi người để họ làm công việc yêu nước và tham gia vào cuộc kháng chiến. → Kết thúc vấn đề tự nhiên, hợp lí, sâu sắc, sát với thực tế và đầy sức thuyết phục. 4. Tổng kết: - Nội dung: Bài văn làm sáng tỏ chân lý "Dân ta…của ta" - Nghệ thuật: + Lập luận chặt chẽ + Diễn đạt phong phú, linh hoạt, chặt chẽ Phối hợp câu ngắn, câu dài Sử dụng hình ảnh so sánh, liệt kê Lời văn rõ ràng, giản dị, cụ thể - Bố cục rõ ràng - Dẫn chứng toàn diện, đầy đủ, thuyết phục * Ghi nhớ: SGK trang 27 III. Luyện tập: 4. Củng cố luyện tập: - Nêu nhận xét của em về văn bản nghị luận này? - Qua văn bản này, em hãy rút ra bài học cho bản thân? 5. Hướng dẫn về nhà: - Ôn nội dung học bài, học thuộc phần ghi nhớ
  • 29. https://baigiang.co/ - Thuộc lòng đoạn trích - Tìm đọc các bài viết của Bác -> nghiên cứu kỹ phương pháp lập luận và phong cách nghị luận - Viết đoạn văn nghị luận về tinh thần yêu nước của nhân dân ta. - Đọc: Câu đặc biệt ************************************ Ngày soạn: Ngày dạy: TIẾT 82. CÂU ĐẶC BIỆT I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Nắm được khái niệm câu đặc biệt và tác dụng của câu đặc biệt. 2. Kỹ năng: - Biết cách sử dụng câu đặc biệt trong những tình huống nói viết cụ thể. 3.Thái độ: - Có ý giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC: 1.Chuẩn bị của thầy: - Soạn bài, chuẩn bị tư liệu về bài học,đọc tài liệu tham khảo,chuẩn kiến thức kĩ năng... 2. Chuẩn bị của trò: - Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến văn bản, trả lời các câu hỏi bài tập. III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1.Ổn định tổ chức - Kiểm tra sĩ số: 2.Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là rút gọn câu? Tác dụng của câu rút gọn? Cho ví dụ? - Khi sử dụng câu rút gọn cần chú ý điều gì? 3. Bài mới: - Trong giao tiếp có kiểu câu có vai trò thông báo về sự tồn tại của sự vật hiện tượng: Mưa! hay nói về tậm trạng! Buồn quá...Ngoài câu rút gọn ta còn có những dạng câu có cấu tạo đặc biệt , đó là câu đặc biệt. HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT HĐ 1. HD HS hình thành khái niệm - Giáo viên gọi học sinh đọc bài tập - Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận theo nhóm bàn. - Đại diện học sinh các nhóm phát biểu ý kiến? CH:Từ bài tập trên hãy cho em biết thế nào là câu đặc biệt? I.Thế nào là câu đặc biệt: 1. Bài tập: - Ôi, em Thuỷ! + Không phải là câu rút gọn vì không thể khôi phục được thành phần lược bỏ. -> Là câu đặc biệt vì không thể có CN và VN. 2. Kết luận: - Ghi nhớ 1: SGK
  • 30. https://baigiang.co/ -HS: Đọc ghi nhớ một sách giáo khoa HĐ 2. HD HS tìm hiểu tác dụng của câu đặc biệt: HS: Thực hiện theo yêu cầu đề. CH:Căn cứ vào kết quả ở bảng trên, hãy nêu tác dụng của câu đặc biệt. - GVlấy ví dụ minh hoạ Giáo viên có thể đọc bài tập nhanh trong sách thiết kế và yêu cầu học sinh xác định tác dụng của các câu đặc biệt - Giáo viên gọi một học sinh đọc ghi nhớ 2 HĐ 3. HD HS luyện tập: - Gọi hs đọc xác định yêu cầu bài tập Tìm câu đặc biệt - câu rút gọn - Gọi hs đọc xác định yêu cầu bài tập 2 - Nêu tác dụng của các câu đặc biệt * Chú ý phân biệt với câu bình thường và câu rút gọn. II.Tác dụng của câu đặc biệt: 1. Bài tập: - Một đêm mùa xuân-> Xác định thời gian -Tiếng reo.Tiếng vỗ tay->Liệt kê thông báo về sự khác của sự vật, hiện tượng - Trời ơi!-> Bộc lộ cảm xúc - Sơn! Em Sơn! Sơn ơi! Chị An ơi! -> Gọi đáp 2.Kết luận: Ghi nhớ 2: SGK T 29 III Luyện tập: 1. Bài1: a. Không có câu đặc biệt: - Có câu gút gọn + Có khi được…. dễ thấy + Nhưng cũng có khi…. trong hòm + Nghĩa là có ra sức…. kháng chiến. b. Câu đặc biệt: + Ba giây … bốn giây….. năm giây…lâu quá! - Không có câu rút gọn. c.Câu đặc biệt: Một hồi còi - Không có câu rút gọn d. Câu đặc biệt: Lá ơi! - Các câu rút gọn: + Hãy kể chuyện … nghe đi! + Bình thường lắm, chẳng … đâu! 2. Bài 2: Tác dụng. - Các câu đặc biệt + Xác định thời gian ( 3 câu đầu trong bài) + Bộc lộ cảm xúc ( câu 4 trong bài) + Liệt kê, thông báo về sự khác của sự vật, hoạt động( câu c) + Giải đáp (câu d) - Tác dụng của các câu rút gọn a. Làm cho câu gọn hơn, tránh lặp từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước. + Câu 1 (d): Làm cho câu gọn hơn + Câu 2 ( d): Làm cho câu gọn hơn, tránh lặp từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng
  • 31. https://baigiang.co/ trước. 4. Củng cố , luyện tập: - Nêu khái niệm và tác dụng của câu đặt biệt - Nên dùng câu đặc biệt như thế nào? 5. Hướng dẫn về nhà: Học thuộc 2 ghi nhớ SGK - Ôn nội dung bài học Hoàn thiện bài mới 3 SGK + làm bài tập sách bài tập Chuẩn bị bài: Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận. ***************************************************** Ngày soạn: Ngày dạy: TIẾT 83. TỰ HỌC CÓ HƯỚNG DẪN: BỐ CỤC VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP LUẬN TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: Nắm được mối quan hệ giữa bố cục và phương pháp lập luận của bài văn nghị luận. 2. Kỹ năng: - Biết cách lập bố cục và lập luận trong bài văn nghị luận. 3.Thái độ: - Ý thức học tập bộ môn nghiêm túc II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC: 1.Chuẩn bị của thầy: - Soạn bài, chuẩn bị tư liệu về bài học,đọc tài liệu tham khảo,chuẩn kiến thức kĩ năng... 2. Chuẩn bị của trò: - Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến văn bản, trả lời các câu hỏi bài tập. III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1.Ổn định tổ chức - Kiểm tra sĩ số: 2.Kiểm tra bài cũ: - Hãy nêu cách nhận biết một đề văn nghị luận? Cho ví dụ một đề văn nghị luận và xác định yêu cầu của đề đó. - Muốn lập ý cho đề văn nghị luận ta phải làm gì? 3. Bài mới: - Với VB tự sự, miêu tả, biểu cảm…trước khi làm bài, người viết phải tìm hiểu kĩ đề bài và yêu cầu của đề, yêu cầu đề. Với văn nghị luận cũng vậy. Tuy nhiên yêu cầu của bài nghị luận có những đặc điểm riêng. HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT HĐ1. HD tìm hiểu mối quan hệ giữa bố cục và lập luận: H: Em hãy cho biết bố cục trong các bài văn là gi? I. Mối quan hệ giữa bố cục và lập luận: * Bố cục:Là sự bố trí, sắp xếp các phần các đoạn theo một trình tự, một hệ thống rành
  • 32. https://baigiang.co/ * Giáo viên gọi một học sinh đọc văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. H: Bài có mấy phần? Mỗi phần phần có mấy đoạn? mỗi đoạn có những nội dung và chức năng gì? CH:Nhắc lại lập luận là gi? CH: Qua sơ đồ em có nhận xét gì cách lập luận của bài văn? mạch và hợp lí * Trong văn bản: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. 1. Bố cục: 3 phần - Mở bài: Đặt vấn đề C1: Nêu vấn đề trực tiếp C2: Khẳng định giá trị vấn đề C3: So sánh, mở rộng và xác định phạm vi biểu hiện nổi bật của vấn đề trong cuộc kháng chiến chống xâm lược. - Thân bài: Chứng minh lòng yêu nước: + Lòng yêu nước của nhân dân ta trong quá khứ. C1: Giới thiệu khái quát và chuyển ý C2: Liệt kê dẫn chứng - xác định tình cảm thái độ. C3: Xác định tình cảm, thái độ: ghi nhớ công lao + Trong thực tế cuộc kháng chiến chống Pháp hiện tại (5 câu): C1: Khái quát, chuyển ý C2, 3, 4: Liệt kê dẫn chứng theo các bình diện, các mặt khác nhau. Kết nối dẫn chứng bằng cặp QHT: Từ … đến. C5: Khái quát nhận định, đánh giá - Kết bài: (4 câu): C1: So sánh khái quát giá trị của tinh thần yêu nước C2,3: Hai biểu hiện khác nhau của lòng yêu nước C4: Xác định trách nhiệm, bổn phận của chúng ta * Toàn đoạn gồm 15 câu. Câu1- Nêu vđ. Câu 15 xác định nhiệm vụ cho mọi người trên cơ sở hiểu sâu sắc, tự nguyện Tác giả dùng 14 câu làm rõ vấn đề. → đó là bố cục và lập luận 2. Các phương pháp lập luận trong bài: - Hàng ngang 1: quan hệ nhân - quả Hàng ngang 2: quan hệ nhân - quả Hàng ngang 3: Tổng - phân - hợp Hàng ngang 4: Suy luận tương đồng - Hàng dọc 1: suy luận tương đồng theo
  • 33. https://baigiang.co/ CH:Từ bài tập trên hãy chỉ ra bố cục và lập luận có mối quan hệ như thế nào? HĐ2. HD tìm hiểu mối quan hệ giữa bố cục và lập luận: Giáo viên gọi học sinh đọc bài văn và câu hỏi? H:Bài văn nêu lên tư tưởng nào?Tư tưởng ấy được thực hiện ở những luận điểm nào? CH:Tìm những câu văn mang luận điểm? Giáo viên cho học sinh tìm và nhận xét. CH: Bài có bố cục mấy phần?hãy cho biết cách lập luận được sử dụng ở trong bài? thời gian. Hàng dọc 2: suy luận tương đồng theo thời gian Hàng dọc 3: Quan hệ so sánh, nhân quả, suy lý - Cách lập luận: Đi từ luận điểm → luận điểm chứng → kết luận tạo ra một mối quan hệ rết chặt chẽ, hàm chứa một sự thống nhất trong suy luận, đi từ khả năng → hiện thực, từ quá khứ đến hiện tại 3.Kết luận: *Ghi nhớ: SGk/31 II.Luyện tập: a.Luận điểm chính: - Học cơ bản mới có thể trở thành tài lớn. -Tư tưởng ấy được thể hiện ở những luận điểm sau ( điểm nhỏ) +Ở đời có nhiều người đi học những ít ai biết học cho thành tài. +Nếu không có công luyện tập thì không vẽ đúng được đâu. +Chỉ có thầy giỏi thì mới đào tạo được trò giỏi. b. Bố cục: 3 phần - Mở bài: ở đời có nhiều…. thành tài - Kết bài: Đoạn còn lại - Mỗi đoạn có một cách lập luận riêng. + Đoạn 1:Theo quan hệ tương phản “ nhiều người -– ít ai” +Đoạn 2: mượn câu chuyện của L. Đơ- vanh-xi làm dẫn chứng minh hoạ cho luận điểm trong phần kết luận. + Đoạn 3: Lập luận theo quan hệ nhân quả. 4.Củng cố, luyện tập: CH: Chỉ ra mối quan hệ giữa bố cục và phương pháp lập luận. CH: Chỉ ra một bố cục của một bài văn nghị luận và các phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận. 5.Hướng dẫn về nhà: - Ôn nội dung bài học, học thuộc ghi nhớ SGK - Chuẩn bị bài mới: - Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận.
  • 34. https://baigiang.co/ ************************************ Ngày soạn: Ngày dạy: TIẾT 84. LUYỆN TẬP VỀ PHƯƠNG PHÁP LẬP LUẬN TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Khắc sâu kiến thức về khái niệm lập luận trong văn nghị luận. 2. Kỹ năng: - Lập luận điểm, luân cứ và lập luận. 3.Thái độ: - Ý thức học tập bộ môn nghiêm túc,có ý thức rèn kĩ năng làm văn nghị luận. II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC: 1.Chuẩn bị của thầy: - Soạn bài, chuẩn bị tư liệu về bài học,đọc tài liệu tham khảo,chuẩn kiến thức kĩ năng... 2. Chuẩn bị của trò: - Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến văn bản, trả lời các câu hỏi bài tập. III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1.Ổn định tổ chức - Kiểm tra sĩ số: 2.Kiểm tra bài cũ: H: Bố cục là gì? Lập luận là gì? Mối quan hệ giữa bố cục và lập luận ntn? H: Các phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận. 3. Bài mới: - Các em đã nắm đc thế nào là bố cục,các lập luận trong bài văn nghị luận . Giờ học này chúng ta cùng luyện tập về phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận (luyện tập củng cố về bố cục của bài văn nghị luận) HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT HĐ1. HD xác định luận cứ và lập luận: - Giáo viên gọi học sinh đọc các ví dụ trong mục I 1SGK CH:Xác định luận cứ → kết luận trong các ví dú trên. CH:Vị trí của luận cứ và kết luận có thể thay đổi cho nhau không? I. Lập luận trong đời sống: 1.Xác định luân cứ, lập luận và mối quan hệ của chúng. a. Hôm nay trời mưa, chúng ta không đi chơi nữa Luận cứ Kết luận b. Em rất thích đọc sách, vì qua sách em học được nhiều điều. Kết luận Luận cứ c.Trời nóng quá, đi ăn kem đi Luận cứ Kết luận - Luận cứ và kết luận ,chúng có mối quan hệ nguyên nhân kết quả
  • 35. https://baigiang.co/ - Giáo viên gọi học sinh tìm các luận cứ. - Giáo viên yêu cầu học sinh bổ sung kết luận cho các luận cứ? HĐ2. HD củng cố kiến thức về lập luận: H:so sánh kết luận ở mục I.2 để nhận ra đặc điểm của luận điểm trong bài văn nghị luận? 1. So sánh kết luận ở I2 với các luận điểm của mục II - Giáo viên chốt: Lập luận trong đời sống thường diễn đạt dưới hình thức 1 câu, còn trong văn nghị luận thường đọc diễn đạt dưới hình thức 1 tập hợp câu CH: Tác dụng của luận điểm trong văn bản nghị luận? CH:Rút ra nhận xét về lập luận trong đời sống luận cứ,kết luận trong một câu. HĐ3. HD củng cố kiến thức về lập luận: - Giáo viên đọc yêu cầu bài tập CH: Em hãy lập luận cho luận điểm “sách là người bạn lớn của con người” - Cách trả lời các câu hỏi trên? Hs: Thực hiện theo nhóm , - Có thể thay đổi được vị trí của luận cứ và kết luận. 2.Bổ sung luận cứ cho các kết luận a.Em rất yêu trường em, vì ở đó có các bạn mà em yêu quý. b. Nói dối rất có hại, vì nói biến con người ta trở thành không trung thực. c.Tôi rất mệt rồi, nghỉ một lát nghe nhạc thôi d.ở nhà, trẻ em cần biết nghe lời cha mẹ. e. Những ngày nghỉ, em rất thích đi tham quan 3.Viết tiếp kết luận cho các luận cứ: a. ……. đi chơi đi b. ……chẳng biết học môn nào trước. c………ai cũng khó chịu d……... Thì phải gương mẫu chứ. e. …….. nên chẳng chú ý đến việc học. II. Lập luận trong văn nghị luận: - So sánh: 1. Giống nhau: đều là những kết luận 2. Khác nhau: a, Về hình thức: - Lập luận trong đời sống hàng ngày thường được diễn đạt bằng một câu. - Lập luận trong văn nghị luận thường được diễn đạt bằng một tập hợp câu. b, Về nội dung ý nghĩa: - Trong đời sống, lập luận thường mang cảm tính, tính hàm ẩn, không tường minh. - Lập luận trong văn nghị luận đòi hỏi có tính lý luận, chặt chẽ,khái quát, và tường minh. =>Tác dụng - Là cơ sở để triển khai luận cứ - Là kết luận của lập luận. III.Luyện tâp: 1.Bài tập: Lập luận bằng cách trả lời các câu hỏi. CH:1Vì sao mà phải nêu ra luận điểm đó? CH:2 Luận điểm đó có những nội dung gì?
  • 36. https://baigiang.co/ - Mỗi nhóm trả lời một câu hỏi. - Các nhóm nhận xét và tham khảo? - HD hs lập dàn bài: CH:3 Luận điểm đó có cơ sở thực tế không? *Dàn bài gợi ý: a.Mở bài: - Nhu cầu ý 2 của việc đọc sách trong đời sống con người - Vai trò to lớn của sách: là người bạn lớn của con người. b.Thân bài: - Giới thiệu vì sao sách là người bạn lớn. + Con người ta sống không thể thiếu bạn sách cũng được coi là một người bạn thậm chí là người bạn lớn của con người. Tại sao lại như vậy? + Bố mẹ, thầy cô giáo vẫn được gọi là người bạn lớn (vì sao?) +Sách cũng là người bạn lớn như bố mẹ, thầy cô là bởi sự gần gũi và ích lợi của sách. - Chứng minh sách là người bạn lớn của con người. + Sách mở rộng hiểu biết cho con người → hiểu biết về lịch sử, địa lí… → Hiểu biết về khoa học… + Sách bồi dưỡng tình cảm cho người đọc → Lòng nhân ái biết yêu thương con người. → ý thức trách nhiệm với người thân, đất nước.. (chứng mình bằng một số tác phẩm văn học trong chương trình) c.Kết bài: - Sách là báu vật, là người bạn lớn không thể thiếu phải biết trân trọng, yêu quý, nâng niu sách phải biết chọn sách mà đọc cũng như chọn bạn mà chơi.
  • 37. https://baigiang.co/ 4.Củng cố, luyện tập: H:Chỉ ra sự khác và giống nhau của lập luận trong đời sống và lập luận trong văn nghị luận. 5. Hướng dẫn về nhà: - Ôn nội dung bài học. - Thực hiện bài tập II3 SGK- T 34. * Lưu ý: Hãy đọc kỹ tác phẩm mà mình định thực hiện sau đó rút ra kết luận thành luận điểm và lập cho luận điểm đó. - Chuẩn bị bài: Sự giàu đẹp của tiếng việt. ***************************************** Ngày soạn: Ngày dạy: TIẾT 85. SỰ GIÀU ĐẸP CỦA TIẾNG VIỆT (Đặng Thai Mai) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hiểu được sự giàu đẹp của Tiếng Việt qua sự phân tích, chứng minh trong bài nghị luận giàu sức thuyết phục của Đặng Thai Mai. - Nắm được những điểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận của bài văn. 2. Kỹ năng: - Tìm hiểu, phân tích một văn bản nghị luận hình thành kỹ năng viết văn bản nghị luận. 3.Thái độ: - Có thức thức trân trọng, giữa gìn và phát huy sự trong sáng giàu đẹp của tiếng việt. II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC: 1.Chuẩn bị của thầy: - Soạn bài, chuẩn bị tư liệu về bài học,đọc tài liệu tham khảo,chuẩn kiến thức kĩ năng... 2. Chuẩn bị của trò: - Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến văn bản, trả lời các câu hỏi bài tập. III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1.Ổn định tổ chức - Kiểm tra sĩ số: 2.Kiểm tra bài cũ: CH:1 Để chứng minh vấn đề “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” Hồ Chí Minh đã thực hiện cách lập luận như thế nào?Tác dụng của cách lập luận đó? CH2: Em hiểu ý của Bác Hồ “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý…trong hòm” như thế nào?Em có nhận xét gì về cách so sánh ấy? 3. Bài mới: Trải qua hàng nghìn năm bị phong kiến phương bắc đô hộ,nhưng dân tộc ta vẫn giữ đựợc tiếng nói của riêng mình. Tiếng Việt là tài sản vô giá của dân tộc ta cần bảo vệ và
  • 38. https://baigiang.co/ phát huy. Bàu học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về sự giàu đẹp của TV qua bài viết của tác giả Đặng Thai Mai. HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT HĐ1.HD HS đọc và tìm hiểu chú thích: - Giáo viên nêu yêu cầu đọc: - Giáo viên đọc một đoạn 3 học sinh đọc tiếp, giáo viên nhận xét. CH: Dựa vào phần chú thích, nêu vài nét tiêu biểu về tác giả? - GV củng cố và cho HS xem ảnh chân dung Đặng Thai Mai. H: Nêu xuất xứ của văn bản này? - Giáo viên giải thích những thắc mắc của học sinh. HĐ2.HD HS đọc - hiểu văn bản: - CH: Xác định kiểu văn bản? CH: Luận đề của văn bản? CH:Xác định bố cục của văn bản? CH: Câu hỏi 1,2 trong đoạn nói lên điều gì? CH:Câu văn nào nêu lên luận đề chính của văn bản? I.Đọc, tìm hiểu chú thích: 1.Đọc: Rõ ràng, mạnh lạc, chú ý nhấn mạnh các câu mở đầu, kết luận. 2. Chú thích a.Tác giả: Đặng Thai Mai : 1902-1948. - Quê: Làng Lương Điền - xã Thạch Xuân- Huyện Thanh Chương – Tỉnh Nghệ An. - Ông là nhà văn, nhà nghiên cứu khoa học nổi tiếng của Việt Nam. - Ông được nhà nước phong tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật b.Tác phẩm: - Đoạn trích phần đầu của bài nghiên cứu Tiếng Việt, Một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc. c.Từ khó: SGK II.Tìm hiểu văn bản: 1. Kiểu văn bản: Nghị luận chứng minh. - Luận đề: Sự giàu đẹp của Tiếng Việt 2.Bố cục: a. Mở bài: Người Vịêt Nam... các thời kỳ lịch sử: Nêu luận đề và luận điểm chủ đạo.. b.Thân bài: Tiếng Việt trong … văn nghệ: chứng minh luận điểm. c. Kết bài: còn lại: Sơ bộ kết luận về sức sống của tiếng Việt. 3.Phân tích: a. Đoạn 1: Nêu vấn đề: - Câu 1,2 mang tính chất gợi dẫn vào vấn đề, khiến cho người đọc phải đặt ra các câu hỏi. → Những lí do đầy đủ và vững chắc ấy là gì? → Vì sao chúng ta lại tự hào và tin tưởng vào tương lai của tiếng việt.? Câu3: Giới thiệu trực tiếp vấn đề của bài: “Tiếng việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay”
  • 39. https://baigiang.co/ CH: Luận đề ấy gồm mấy luận điểm? CH:Những câu tiếp theo có tác dụng gì?cách viết như thế nào? CH: Tác giả mở rộng ý văn ở những phương diện nào? - Giáo viên giải thêm về cách mở rộng ý văn CH:Em có nhận xét gì về cách nêu vấn đề trên? Giáo viên nêu lưu ý về hiện tại của văn bản? - Giáo viên gọi học sinh đọc từ đầu đoạn 2 → chất nhạc. CH:Để chứng minh cho vẻ đẹp của tiếng Việt, tác giả đã đưa ra những chứng cứ gì? Và sắp xếp các chứng cứ ấy như thế nào? GV: - Hệ thống nguyên âm, phụ âm khá phong phú + 11 nguyên âm: a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư, i, e, ê + 3 cặp nguyên âm đôi: iê, uô, uô + Phụ âm: k, q, l, m, r, s, x, t, v, p, h, th, kh, ph, tr, ch, ng (ngh)… - Giàu thanh điệu: + 2 thanh bằng: (-, o) + 4 thanh trắc: (?, ~, ', .) CH:Em có nhận xét gì về cách tác giả nêu ra dẫn chứng về cách nhận định của người nước ngoài về Tiếng Việt? Sao không phải là nhận định của người Việt Nam.? Giáo viên gọi học sinh đọc phần còn lại → Chứa 2 luận điểm: Tiếng Việt đẹp Tiếng Việt rất hay Câu 4,5: Giải thích thêm , ngắn gọn về hai luận điểm đó bằng cách sử dụng hai điệp ngữ. + Nói thế có nghĩa là nói rằng + Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng → Mở rộng ý văn bằng cái nhìn khoa học, văn hoá: - Tiếng Việt có khả năng diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam.  Cách nêu vấn đề mạch lạc, mẫu mực thể hiện trong cách nhìn nhận vấn đề của Đặng Thai Mai b. Đoạn 2:Giải quyết vấn đề:Chứng minh luận điểm. * Tiếng Việt: Một thứ tiếng đẹp. - Thể hiện qua các mặt: ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp. - Về mặt ngữ âm: +Nhận xét của người nước ngoài: Tiếng việt giàu chất nhạc. + Hệ thống nguyên âm và phụ âm phong phú. + Giàu thanh điệu: ( 2 thanh bằng, 4 thanh trắc). - Về mặt từ ngữ:dồi dào giá trị thơ, nhạc, hoạ. - Về ngữ pháp: uyển chuyển, cân đối nhịp nhàng trong cách diễn đạt. * Tiếng Việt: Một thứ tiếng hay ( giàu). - Tác giả kết hợp giải thích và chứng minh. - Tiếng Việt hay và nó đáp ứng được rất tốt, rất hiệu quả và thoả mãn yêu cầu giao lưu tình cảm, ý nghĩ giữa người với người trong xã hội. - Tiếng Việt có khả năng dồi dào về phần cấu tạo từ ngữ và hình thức diễn đạt. → Cấu tạo từ ngữ: mỗi ngày một tăng lên, tạo ra những từ mới, những cách nói mới. → Diễn đạt: ngày càng uyển chuyển, chính xác hơn. c. Đoạn 3: Kết thúc vấn đề:
  • 40. https://baigiang.co/ CH: Tác giả giải thích chứng minh luẩn điểm như thế nào? CH: Tác giả đã kết thúc vấn đề như thế nào? CH:Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật tiêu biểu của văn bản? Học sinh trả lời: - Giáo viên gọi 1 học sinh đọc mục ghi nhớ. =>Giáo viên chốt theo nội dung ghi nhớ. HĐ2.HD HS đọc - hiểu văn bản: - Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện ở nhà. - Bằng lời khẳng định sức sống mạnh mẽ và lâu bền của Tiếng Việt. 4. Tổng kết: a, Nội dung: Chứng minh sự giàu có và đẹp đẽ của Tiếng Việt với phẩm chất bền vững và giàu khả năng sáng tạo - là biểu hiện hùng hồn sức sống dân tộc. b, Nghệ thuật: - Kết hợp giải thích + chứng minh + bình luận. - Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng bao quát, sử dụng biện pháp mở rộng câu hiệu quả. * Ghi nhớ: SGK trang 37 III. Luyện tập: 4.Củng cố, luyện tập: - Luận điểm cần chứng minh là gì? Nêu ngắn gọn cách lập luận của bài văn? - Kể chuyện Bác Hồ dùng tiếng Việt 5.Hướng dẫn về nhà: - Ôn nội dung bài học. - Học thuộc nội dung phần ghi nhớ - Làm bài tập số 1,2 phần luyện tập *************************************************** Ngày soạn: Ngày dạy: TIẾT 86. THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Học sinh nắm được kiến thức trong trạng ngữ cấu trúc câu. - Biết phận loại trạng ngữ theo nội dung mà có biểu thị. - Ôn lại các loại trạng ngữ được học ở bậc tiểu học. 2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng nhận biết và sử dụng trạng ngữ phù hợp với hoàn cảnh 3.Thái độ: - Có niềm yêu thích môn học, có ý thức học tập nghiêm túc tích cực. II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC: 1.Chuẩn bị của thầy: - Soạn bài, chuẩn bị tư liệu về bài học,đọc tài liệu tham khảo,chuẩn kiến thức kĩ năng... 2. Chuẩn bị của trò:
  • 41. https://baigiang.co/ - Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến văn bản, trả lời các câu hỏi bài tập. III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1.Ổn định tổ chức - Kiểm tra sĩ số: 2.Kiểm tra bài cũ: 1.Câu đặc biệt là gì?Tác dụng của câu đặc biệt? Cho ví dụ? 2.Kiểm tra bài tập học sinh làm ở nhà. 3. Bài mới: - Khi muốn bổ sung cho câu những ý nghĩa về thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích,...người ta bỏ sung thêm cho câu một thành phần phụ- trạng ngữ. Vậy trạng ngữ là gì ? trạng ngữ có tác dụng gì chúng ta cùng tìm hiểu bài học. HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT HĐ 1. HDHS tìm hiểu đặc điểm của trạng ngữ: - Giáo viên yêu cầu một học sinh đọc bài tập 1 - Giáo viên treo bảng phụ có chép đoạn trích lên bảng CH:Hãy xác lập trạng ngữ cho mỗi câu trên? CH:Các trạng ngữ vừa trên được bổ sung cho câu nào nội dung gì? CH: Có thể chuyển các trạng ngữ nói trên sang những ví trí nào trong câu? - Giáo viên cho học sinh thay đổi vị trí và rút ra kết luận? - Giáo viên có thể đưa ra bảng phụ có ghi các ví dụ, cho học sinh nhận diện trạng ngữ? CH: Từ các bài tập hãy rút ra kết luận về khía cạnh ý nghĩa, hình thức của trạng ngữ. - Học sinh trả lời. Giáo viên cho một học sinh đọc ghi nhớ SGK -> Giáo viên chốt. BT nhanh: Trong 2 sặp câu sau câu nào có TN? Cặp 1: a, Tôi đọc báo hôm nay b, Hôm nay, tôi đọc báo Cặp 2: a, Thầy giáo giảng bài hai giờ b, Hai giờ, thầy giáo giảng bài I.Đặc điểm của trạng ngữ: 1. Bài tập: * Xác định trạng ngữ: - Dưới bóng tre xanh → bổ sung về: địa điểm - đã từ lâu đời → bổ sung về thời gian - Từ nghìn đời nay → bổ sung về thời gian. → TN có thể đứng ở đầu câu, cuối câu hay giữa câu, thường nhận biết bằng một quãng ngắt hơi khi nói, dấu phảy khi viết. 2. Kết luận: * Ghi nhớ:SGK
  • 42. https://baigiang.co/ Hs: Câu b cả 2 cặp có TN Câu a cả 2 cặp không có TN 1a: Hôm nay là định ngữ 2b: Hai giờ là bổ ngữ Gv: Khi viết cần phân biệt TN ở vị trí cuối câu với các TP khác, ta cần đặt dấu phảy giữa nòng cốt câu với TN HĐ 1. HDHS tìm hiểu đặc điểm của trạng ngữ: - Học sinh thực hiện theo nhóm + Nhóm 1; câu 1 ab + Nhóm 2: câu 1cd +Nhóm 3: câu 2a +Nhóm 4: câu 2b Nhóm trưởng pháp biểu - Học sinh nhận xét chung Giáo viên chốt và sửa sai ( nếu có) - Sau khi thực hiện xong bài tập 1,2, Giáo viên gọi học sinh trả lời BT3 CH: Kể thêm các loại TN khác mà em biết? II. Luyện tập: 1. Bài tập1: Cụm từ mùa xuân lần lượt: Mùa xuân 4: vị ngữ a. Mùa xuân (1,2,3): Chủ ngữ b. Trạng ngữ c. Phụ ngữ trong cụm động từ d. Câu đặc biệt: 2. Bài tập 2,3 a Như báo trước… tinh khiết→ TRN cách thức +Trong cái vỏ xanh kia → TRN nơi chốn +Dưới ánh nắng → TRN nơi chốn b.Với khả năng thích ứng.. trên đây.→ TRN chỉ phương tiện. * Các loại trạng ngữ khác: - Trạng ngữ chỉ mục đích: Vd: Các anh cháên sĩ hy sinh anh dũng để bảo vệ tổ quốc. - Trạng ngữ chỉ nguyên nhân: Ví dụ: Con gà tốt mã vì lông - TR chỉ phương tiện: Ông tôi thường đi dạo bằng chiếc xe đạp cũ. 4: Củng cố, luyện tập: - Nêu ý nghĩa và hình thức của trạng ngữ? - Nêu một vài loại trạng ngữ thường gặp? Cho ví dụ? 5. Hướng dẫn về nhà: - Ôn nội dung bài học, học thuộc phần ghi nhớ. - Tìm thêm các loại trạng ngữ khác, cho ví dụ minh hoạ - Chuẩn bị bài:Tìm hiểu chung về pháp luật chứng minh. ******************************************** Ngày soạn: Ngày dạy: TIẾT 87. TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHÉP LẬP LUẬN CHỨNG MINH I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
  • 43. https://baigiang.co/ 1. Kiến thức: - Nắm được mục đích, tính chất và các yếu tố của phép luận chứng minh. - Tích hợp với Văn ở VB Sự giàu đẹp của Tiếng Việt, với Tiếng Việt ở: Thêm trạng ngữ cho câu. 2. Kỹ năng: - Nhận diện và phân tích một đề, một văn bản nghị luận chứng minh. - Vận dụng xây dựng dàn ý một đề văn chứng minh. 3.Thái độ: - Có niềm yêu thích môn học, có ý thức học tập nghiêm túc tích cực. II. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC: 1.Chuẩn bị của thầy: - Soạn bài, chuẩn bị tư liệu về bài học,đọc tài liệu tham khảo,chuẩn kiến thức kĩ năng... 2. Chuẩn bị của trò: - Chuẩn bị bài,tư liệu liên quan đến văn bản, trả lời các câu hỏi bài tập. III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1.Ổn định tổ chức - Kiểm tra sĩ số: 2.Kiểm tra 15 phút: Câu 1: Thế nào là luận điểm, luận cứ, lập luận? Câu 2: Phân biêt lập luận trong đời sống và trong văn nghị luận Câu 3 : Nêu các luận điểm trong văn bản: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta? Chỉ ra các cách lập luận trong bài văn? Đáp án biểu điểm: Câu 1: ( 3 điểm) - Luận điểm là những ý chính của bài văn nghị luận. Đó là những quan điểm tư tưởng của người viết về vấn đề đang bàn bạc. - Luận cứ bao gồm lí lẽ và dẫn chứng - Cách nêu luận cứ để dẫn dắt đến luận điểm đc gọi là lập luận Câu 2: - So sánh: 1. Giống nhau: đều là những kết luận(0.5 điểm) 2. Khác nhau: a, Về hình thức:(1.25 đ) - Lập luận trong đời sống hàng ngày thường được diễn đạt bằng một câu. - Lập luận trong văn nghị luận thường được diễn đạt bằng một tập hợp câu( đoạn văn) b, Về nội dung ý nghĩa:(1.25 đ) - Trong đời sống, lập luận thường mang cảm tính, tính hàm ẩn,không tường minh. - Lập luận trong văn nghị luận đòi hỏi có tính lý luận, chặt chẽ,khái quát, và tường minh. Câu 3: * Hệ thống luận điểm:(2 điểm) Lđ 1:( cơ sử xuất phát) Dân ta có một lòng nồng nà yêu nước.Đó là truyền thống quý báu của ta. - Luận đ 2: Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến ví đại chứng tr tinh thần yêu nước của dân ta.