SlideShare a Scribd company logo
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC                 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
      VIỆT NAM                            Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
        --------                                   ---------------
    Số: 06/2012/TT-NHNN                                Hà Nội, ngày 16 tháng 3 năm 2012




                                        THÔNG TƯ

         QUY ĐỊNH VỀ CHO VAY ĐẶC BIỆT ĐỐI VỚI TỔ CHỨC TÍN DỤNG

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 96/2008/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế;

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư quy định về cho vay đặc biệt
đối với tổ chức tín dụng.

Chương I

                                   QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về việc cho vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây
gọi là Ngân hàng Nhà nước), tổ chức tín dụng khác đối với các tổ chức tín dụng lâm vào tình
trạng mất khả năng chi trả, tác động đến sự ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng hoặc tổ
chức tín dụng có nguy cơ mất khả năng chi trả do sự cố nghiêm trọng khác.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Các tổ chức tín dụng thành lập và hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng, các tổ chức và
cá nhân có liên quan.

Điều 3. Nguyên tắc của khoản cho vay đặc biệt

1. Khoản cho vay đặc biệt được ưu tiên hoàn trả trước tất cả các khoản nợ khác của tổ chức
tín dụng, kể cả các khoản nợ có tài sản bảo đảm.

2. Tổ chức tín dụng chỉ được sử dụng khoản cho vay đặc biệt để chi trả tiền gửi của người gửi
tiền là cá nhân tại tổ chức tín dụng. Việc sử dụng khoản cho vay đặc biệt để chi trả tiền gửi
của các đối tượng khác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng trường hợp
cụ thể.
3. Nghiêm cấm tổ chức tín dụng sử dụng khoản cho vay đặc biệt này để chi trả tiền gửi của
người có liên quan của tổ chức tín dụng theo quy định tại Khoản 28 Điều 4 Luật Các tổ chức
tín dụng.

Điều 4. Thẩm quyền quyết định cho vay đặc biệt

Ngân hàng Nhà nước quyết định khoản cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng hoặc yêu
cầu tổ chức tín dụng khác cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng.

Điều 5. Thẩm quyền ký văn bản đề nghị cho vay đặc biệt

Thẩm quyền ký các văn bản đề nghị cho vay đặc biệt của tổ chức tín dụng là người đại diện
theo pháp luật của tổ chức tín dụng được quy định tại Điều 12 Luật Các tổ chức tín dụng.

Trường hợp người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng bị đình chỉ, tạm đình chỉ việc
thực thi quyền và nghĩa vụ, việc ký các văn bản này sẽ do người đại diện tổ chức tín dụng
theo quy định của pháp luật về kiểm soát đặc biệt thực hiện.

Điều 6. Trình tự xem xét cho vay đặc biệt

1. Tổ chức tín dụng đề nghị vay đặc biệt gửi 04 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện
đến Ngân hàng Nhà nước (Vụ Chính sách tiền tệ).

2. Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị cho vay đặc
biệt, Vụ Chính sách tiền tệ gửi hồ sơ đến Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Vụ Tín
dụng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi tổ chức tín dụng đặt trụ sở chính
(sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố) để cho ý kiến.

3. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của Vụ Chính sách tiền tệ:

a) Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có ý kiến về tình hình hoạt động, thanh khoản và
đề nghị vay vốn của tổ chức tín dụng;

b) Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố có ý kiến về tình hình hoạt động, thanh
khoản và đề nghị vay vốn của tổ chức tín dụng (trừ trường hợp quy định tại mục 2 Chương II
Thông tư này);

c) Vụ Tín dụng có ý kiến về đề nghị vay vốn của tổ chức tín dụng.

4. Trên cơ sở hồ sơ đề nghị cho vay đặc biệt và ý kiến của các đơn vị liên quan, trong thời
hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của các đơn vị,

Vụ Chính sách tiền tệ trình Thống đốc xem xét, quyết định:

a) Ngân hàng Nhà nước cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng, trường hợp này, Ngân
hàng Nhà nước ra Quyết định cho vay đặc biệt theo quy định tại Điều 7 Thông tư này; hoặc

b) Chỉ định tổ chức tín dụng khác cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng. Trường hợp này,
Ngân hàng Nhà nước có văn bản chỉ định tổ chức tín dụng khác cho vay đặc biệt. Văn bản
chỉ định gồm các nội dung cơ bản sau: tên tổ chức tín dụng đề nghị vay đặc biệt; tên tổ chức
tín dụng cho vay đặc biệt; mức cho vay; thời hạn cho vay; lãi suất cho vay; quyền và nghĩa
vụ của tổ chức tín dụng đề nghị vay; quyền và nghĩa vụ của tổ chức tín dụng cho vay.

Tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước chỉ định cho vay đặc biệt thực hiện ký kết hợp
đồng cho vay đặc biệt với tổ chức tín dụng đề nghị vay. Hợp đồng cho vay đặc biệt phải phù
hợp với quy định của pháp luật về hợp đồng dân sự, các quy định của pháp luật có liên quan
và được lập thành 04 bản, mỗi bên giữ 01 bản và 02 bản chuyển cho Ngân hàng Nhà nước
(Vụ Chính sách tiền tệ 01 bản, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố 01 bản).

5. Trường hợp không cho vay đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước có văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 7. Quyết định cho vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước

1. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định cho vay đặc biệt. Quyết định cho
vay đặc biệt được lập thành 05 bản, Ngân hàng Nhà nước (Vụ Chính sách tiền tệ, Sở Giao
dịch, Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố)
giữ 04 bản và tổ chức tín dụng đề nghị vay giữ 01 bản.

2. Quyết định cho vay đặc biệt bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

a) Tên tổ chức tín dụng được cho vay đặc biệt;

b) Mức cho vay, lãi suất vay;

c) Thời hạn cho vay, kỳ hạn trả nợ, thời hạn giải ngân;

d) Quyền và nghĩa vụ của tổ chức tín dụng;

đ) Quyền và nghĩa vụ của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước;

e) Chấm dứt cho vay.

3. Căn cứ Quyết định cho vay đặc biệt và các quy định tại Thông tư này, Sở Giao dịch hoặc
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố thực hiện giải ngân khoản vay, theo dõi và
thu hồi nợ vay.

Điều 8. Mức cho vay

Ngân hàng Nhà nước quyết định mức cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng trên cơ sở
mất khả năng chi trả của tổ chức tín dụng.

Điều 9. Thu nợ và xử lý đối với khoản cho vay đặc biệt mà tổ chức tín dụng không trả
nợ đúng hạn

1. Khi có nguồn trả nợ, tổ chức tín dụng chủ động trả nợ Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín
dụng cho vay kể cả trường hợp các khoản vay chưa đến thời hạn trả nợ.

2. Đến thời hạn trả nợ, tổ chức tín dụng có trách nhiệm hoàn trả nợ đầy đủ gốc và lãi cho
Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng cho vay.
3. Dư nợ khoản vay đặc biệt không hoàn trả đúng hạn sẽ được Ngân hàng Nhà nước, tổ chức
tín dụng cho vay chuyển sang nợ quá hạn kể từ ngày quá hạn.

4. Tổ chức tín dụng không trả được nợ gốc và lãi khi đến thời hạn trả nợ, Ngân hàng Nhà
nước hoặc tổ chức tín dụng cho vay đề nghị Ngân hàng Nhà nước thực hiện các biện pháp
sau đây để thu hồi nợ gốc và lãi:

a) Trích tài khoản tiền gửi của tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước để thu nợ;

b) Từ các nguồn khác của tổ chức tín dụng.

5. Khoản cho vay đặc biệt được chuyển thành khoản góp vốn, mua cổ phần của Ngân hàng
Nhà nước, tổ chức tín dụng khác tại tổ chức tín dụng thực hiện theo quyết định của Thủ
tướng Chính phủ.

Điều 10. Chấm dứt khoản cho vay đặc biệt

1. Tổ chức tín dụng hoàn trả đầy đủ nợ gốc và lãi của khoản cho vay đặc biệt.

2. Theo đề nghị của Ban kiểm soát đặc biệt trường hợp cho vay đối với tổ chức tín dụng lâm
vào tình trạng mất khả năng chi trả, đe dọa sự ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng.

3. Khoản cho vay đặc biệt được chuyển đổi thành vốn góp, vốn cổ phần của Ngân hàng Nhà
nước, tổ chức tín dụng khác tại tổ chức tín dụng.

Chương II

                                    QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Mục 1. CHO VAY ĐẶC BIỆT ĐỐI VỚI TỔ CHỨC TÍN DỤNG LÂM VÀO TÌNH
TRẠNG MẤT KHẢ NĂNG CHI TRẢ, ĐE DỌA SỰ ỔN ĐỊNH CỦA HỆ THỐNG CÁC
TỔ CHỨC TÍN DỤNG

Điều 11. Điều kiện cho vay đặc biệt

Tổ chức tín dụng được vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước, của tổ chức tín dụng khác phải
có đủ các điều kiện sau:

1. Tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả, đe dọa sự ổn định của hệ thống
các tổ chức tín dụng.

2. Tổ chức tín dụng được đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt.

Điều 12. Hồ sơ đề nghị cho vay đặc biệt

1. Giấy đề nghị cho vay đặc biệt.

2. Bảng cân đối tài khoản kế toán của tổ chức tín dụng đến ngày đề nghị vay.

3. Văn bản của Ban kiểm soát đặc biệt đề nghị cho tổ chức tín dụng được vay đặc biệt.
4. Báo cáo khả năng chi trả; các biện pháp đã áp dụng của tổ chức tín dụng nhằm đảm bảo
khả năng chi trả và thực trạng của tổ chức tín dụng đến ngày đề nghị vay có xác nhận của
Ban kiểm soát đặc biệt.

5. Bảng kê các khoản tiền gửi đến hạn trong 10 ngày tiếp theo kể từ ngày đề nghị vay.

6. Kế hoạch chi trả tiền gửi.

7. Kế hoạch, phương án trả nợ vay.

8. Bản cam kết của tổ chức tín dụng về việc sử dụng tiền vay đúng mục đích và trả nợ vay
đúng thời hạn.

Điều 13. Lãi suất cho vay

1. Lãi suất cho vay đặc biệt do Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng trường hợp cụ thể.

2. Lãi suất nợ quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay tại Quyết định cho vay đặc biệt đối với
trường hợp Ngân hàng Nhà nước cho vay, tại Hợp đồng cho vay đặc biệt đối với trường hợp
tổ chức tín dụng khác cho vay.

Điều 14. Thời hạn cho vay

1. Căn cứ vào đề nghị của tổ chức tín dụng, tình hình khả năng chi trả thực tế của tổ chức tín
dụng, Ngân hàng Nhà nước quyết định thời hạn cho vay, kỳ hạn trả nợ trong từng trường hợp
cụ thể, nhưng thời hạn cho vay tối đa là 2 năm. Trường hợp ngày đến hạn trả nợ trùng vào
ngày nghỉ, nghỉ lễ thì thời hạn vay được kéo dài sang ngày làm việc tiếp theo.

2. Ngân hàng Nhà nước có thể xem xét gia hạn khoản cho vay đặc biệt trên cơ sở tình hình
khả năng chi trả thực tế của tổ chức tín dụng, nhưng thời gian gia hạn từng lần không vượt
quá thời hạn cho vay lần đầu.

3. Trình tự, thủ tục gia hạn khoản vay đặc biệt

Khi có nhu cầu đề nghị gia hạn khoản vay, trong thời hạn tối thiểu 05 ngày làm việc trước
ngày đến hạn trả nợ, tổ chức tín dụng phải gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ
đề nghị gia hạn đến Ngân hàng Nhà nước (Vụ Chính sách tiền tệ), bao gồm:

a) Văn bản đề nghị gia hạn (nêu rõ lý do đề nghị gia hạn);

b) Các tài liệu quy định tại Khoản 2, 3, 4, 7 và 8 Điều 12 Thông tư này cập nhật đến ngày đề
nghị gia hạn.

Trong thời hạn tối đa 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ gia hạn, Ngân
hàng Nhà nước có văn bản quyết định gia hạn khoản vay cho tổ chức tín dụng hoặc yêu cầu
tổ chức tín dụng cho vay gia hạn khoản vay.

Trường hợp không gia hạn khoản vay, Ngân hàng Nhà nước có văn bản và nêu rõ lý do.
Mục 2. CHO VAY ĐẶC BIỆT ĐỐI VỚI TỔ CHỨC TÍN DỤNG CÓ NGUY CƠ MẤT
KHẢ NĂNG CHI TRẢ DO SỰ CỐ NGHIÊM TRỌNG

Điều 15. Điều kiện cho vay

Tổ chức tín dụng được vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước, của tổ chức tín dụng khác phải
có đủ các điều kiện sau:

1. Tổ chức tín dụng có nguy cơ mất khả năng chi trả do các sự cố nghiêm trọng.

2. Tổ chức tín dụng không bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt.

Điều 16. Hồ sơ đề nghị cho vay đặc biệt

1. Giấy đề nghị cho vay đặc biệt.

2. Bảng cân đối tài khoản kế toán của tổ chức tín dụng đến ngày đề nghị vay.

3. Văn bản đề nghị của Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố.

4. Báo cáo khả năng chi trả, các biện pháp đã áp dụng của tổ chức tín dụng nhằm đảm bảo
khả năng chi trả và thực trạng của tổ chức tín dụng đến ngày đề nghị vay có xác nhận của
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố.

5. Bảng kê các khoản tiền gửi đến hạn trong 10 ngày tiếp theo kể từ ngày đề nghị vay.

6. Kế hoạch chi trả tiền gửi.

7. Kế hoạch, phương án trả nợ vay.

8. Bản cam kết của tổ chức tín dụng về việc sử dụng tiền vay đúng mục đích và trả nợ vay
đúng thời hạn.

Điều 17. Lãi suất vay

1. Lãi suất cho vay là lãi suất tái cấp vốn được Ngân hàng Nhà nước công bố trong từng thời
kỳ.

2. Lãi suất nợ quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay tại Quyết định cho vay đặc biệt đối với
trường hợp Ngân hàng Nhà nước cho tổ chức tín dụng vay hoặc Hợp đồng cho vay đặc biệt
đối với trường hợp tổ chức tín dụng khác cho tổ chức tín dụng vay.

Điều 18. Thời hạn cho vay

1. Căn cứ vào đề nghị của tổ chức tín dụng, tình hình khả năng chi trả thực tế của tổ chức tín
dụng, Ngân hàng Nhà nước quyết định thời hạn cho vay, kỳ hạn trả nợ trong từng trường hợp
cụ thể, nhưng thời hạn cho vay tối đa là dưới 1 năm. Trường hợp ngày đến hạn trả nợ trùng
vào ngày nghỉ, nghỉ lễ thì thời hạn cho vay được kéo dài sang ngày làm việc tiếp theo.
2. Ngân hàng Nhà nước có thể xem xét gia hạn khoản cho vay đặc biệt trên cơ sở tình hình
khả năng chi trả thực tế của tổ chức tín dụng, nhưng thời gian gia hạn từng lần không vượt
quá thời hạn cho vay lần đầu và tổng thời hạn cho vay và gia hạn nợ không quá 2 năm.

3. Trình tự, thủ tục gia hạn khoản vay đặc biệt

Khi có nhu cầu đề nghị gia hạn khoản vay, trong thời hạn tối thiểu 05 ngày làm việc trước
ngày đến hạn trả nợ, tổ chức tín dụng phải gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ
đề nghị gia hạn đến Ngân hàng Nhà nước (Vụ Chính sách tiền tệ), bao gồm:

a) Văn bản đề nghị gia hạn (nêu rõ lý do đề nghị gia hạn);

b) Các tài liệu quy định tại Khoản 2, 3, 4, 7 và 8 Điều 16 Thông tư này cập nhật đến ngày đề
nghị gia hạn.

Trong thời hạn tối đa 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ gia hạn, Ngân
hàng Nhà nước có văn bản quyết định gia hạn khoản vay cho tổ chức tín dụng hoặc yêu cầu
tổ chức tín dụng cho vay gia hạn khoản vay.

Trường hợp không gia hạn khoản vay, Ngân hàng Nhà nước có văn bản và nêu rõ lý do.

Chương III

                 TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC ĐƠN VỊ CÓ LIÊN QUAN

Điều 19. Trách nhiệm của tổ chức tín dụng đề nghị vay

1. Thực hiện các cam kết trong hồ sơ vay vốn, sử dụng vốn vay đúng mục đích và trả nợ vay
đúng hạn.

2. Định kỳ hàng tuần hoặc khi cần thiết, báo cáo Ngân hàng Nhà nước về tình hình khả năng
chi trả, tình hình sử dụng khoản cho vay đặc biệt và việc trả nợ đối với khoản cho vay đặc
biệt.

3. Có phương án và biện pháp cụ thể để hoàn trả nợ vay đúng thời hạn.

4. Thực hiện các yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại Điều 9 Thông tư này.

Điều 20. Trách nhiệm của tổ chức tín dụng cho vay

1. Định kỳ hàng tuần hoặc khi cần thiết, báo cáo Ngân hàng Nhà nước về hoạt động cho vay,
tình hình trả nợ của tổ chức tín dụng.

2. Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro đối với các khoản cho vay đặc biệt theo quy định
của pháp luật.

3. Theo dõi việc sử dụng vốn vay của tổ chức tín dụng đề nghị vay.

Điều 21. Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước
1. Vụ Chính sách tiền tệ

a) Làm đầu mối, phối hợp với các đơn vị liên quan xử lý đề nghị cho vay đặc biệt và gia hạn
cho vay đặc biệt, trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định;

b) Làm đầu mối, phối hợp với các đơn vị có liên quan trình Thống đốc quyết định tổ chức tín
dụng khác cho tổ chức tín dụng vay đặc biệt;

c) Chuyển hồ sơ cho vay đã được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt tới Sở giao
dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố hoặc tổ chức tín dụng khác được Ngân
hàng Nhà nước chỉ định cho vay để thực hiện cho vay;

d) Tổng hợp tình hình thực hiện cho vay đặc biệt từ Sở Giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi
nhánh tỉnh, thành phố và tổ chức tín dụng khác để báo cáo Thống đốc;

đ) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát
sinh trong quá trình thực hiện cho vay, thu hồi nợ cho vay.

2. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng

a) Phối hợp với Vụ Chính sách tiền tệ xử lý đề nghị cho vay đặc biệt và gia hạn cho vay đặc
biệt, xử lý vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện cho vay;

b) Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay;

c) Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị Thống đốc xử lý các trường hợp vi phạm tại Thông
tư này;

d) Phối hợp với các đơn vị liên quan trình Thống đốc biện pháp xử lý đối với trường hợp tổ
chức tín dụng không hoàn trả được khoản vay đặc biệt;

đ) Theo dõi, báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước diễn biến, tình hình hoạt động của các
tổ chức tín dụng đề nghị vay.

3. Vụ Tín dụng

Phối hợp với Vụ Chính sách tiền tệ xử lý đề nghị cho vay đặc biệt và gia hạn cho vay đặc
biệt, xử lý vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện cho vay.

4. Vụ Tài chính - Kế toán

Hướng dẫn quy trình hạch toán kế toán liên quan đến nghiệp vụ cho vay đặc biệt.

5. Sở giao dịch

a) Thực hiện giải ngân khoản vay; theo dõi, đôn đốc và thu hồi nợ căn cứ vào Quyết định cho
vay đặc biệt;

b) Định kỳ hàng tuần tổng hợp các thông tin, số liệu về khoản cho vay đặc biệt phát sinh tại
Sở giao dịch gửi Vụ Chính sách tiền tệ để tổng hợp, báo cáo Thống đốc;
c) Kịp thời báo cáo các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong việc cho vay, thu hồi nợ vay và
đề xuất biện pháp xử lý.

6. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố

a) Phối hợp với các đơn vị liên quan xem xét, xử lý đề nghị cho vay đặc biệt và gia hạn khoản
cho vay đặc biệt;

b) Thực hiện giải ngân khoản vay; theo dõi, đôn đốc và thu hồi nợ căn cứ vào Quyết định cho
vay đặc biệt;

c) Kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay và các khoản thu tại các tổ chức tín dụng để thu
hồi nợ vay;

d) Kiến nghị Thống đốc xử lý các trường hợp vi phạm theo thẩm quyền và kịp thời báo cáo
các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong việc cho vay, thu hồi nợ vay và đề xuất biện pháp
xử lý;

đ) Định kỳ hàng tuần tổng hợp các thông tin, số liệu về khoản cho vay đặc biệt phát sinh tại
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố gửi Vụ Chính sách tiền tệ để tổng hợp, báo
cáo Thống đốc.

7. Ban kiểm soát đặc biệt

a) Đề xuất, kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc cho vay đặc biệt, gia hạn cho
vay đặc biệt và chấm dứt khoản cho vay đặc biệt trường hợp cho vay các tổ chức tín dụng
lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả, đe dọa sự ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng;

b) Kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay và các khoản thu của các tổ chức tín dụng để đảm
bảo nguồn thu nợ của Ngân hàng Nhà nước trường hợp cho vay các tổ chức tín dụng lâm vào
tình trạng mất khả năng chi trả, đe dọa sự ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng.

Chương IV

                                ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 22. Điều khoản chuyển tiếp

1. Các khoản cho vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng khác đối với các tổ
chức tín dụng trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành được tiếp tục thực hiện theo
Quyết định cho vay đặc biệt hoặc hợp đồng cho vay đặc biệt đã ký cho đến khi Ngân hàng
Nhà nước, tổ chức tín dụng khác thu hồi hết nợ gốc và lãi. Các Quyết định cho vay đặc biệt,
hợp đồng cho vay đặc biệt nêu trên được sửa đổi, bổ sung nếu nội dung sửa đổi, bổ sung phù
hợp với Thông tư này.

2. Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định chuyển các khoản cho vay lại theo hồ sơ tín
dụng của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng nhằm hỗ trợ khả năng thanh
khoản cho tổ chức tín dụng thành các khoản cho vay đặc biệt theo quy định tại Thông tư này.

Điều 23. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2012. Bãi bỏ Quyết định số
18/1998/QĐ-NHNN1 ngày 01/9/1998 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy
chế cho vay thu nợ từ quỹ cho vay hỗ trợ các tổ chức tín dụng cổ phần và Quyết định số
18/1999/QĐ-NHNN1-Tym ngày 11/11/1999 về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số
18/1998/QĐ-NHNN1 ngày 01/9/1998.

2. Chánh văn phòng, Vụ trưởng Vụ Chính tiền tệ và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng
Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố; Chủ tịch Hội đồng
quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc

(Giám đốc) các tổ chức tín dụng và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi
hành Thông tư này./.
CIRCULAR 06/2012/TT-NHTT OF SPECIAL LENDING FOR CREDIT
                     INSTITUTIONS AND ITS EFFECTS

1. Overview of Circular 06/2012/TT-NHNN

- The circular says the State Bank will approve special loans for local

banks or request other stronger banks to finance these banks with

poor liquidity. Banks are only allowed to use the special loans to pay

individual depositors.

This is considered the first legal framework restructuring the weak

commercial banks as 254 Government scheme has issued.

( 254 Scheme: Fundamental restructuring, thorough and comprehensive

system of credit institutions to develop a system of credit institutions

towards modern versatile, safe operation, consistent with structural

efficiency diversified ownership structure, size and type capable of

greater competition and technology-based, advanced bank management

practices consistent with, international standards of banking operations

to meet needs to better financial services and banking in the economy by

2020)

- The meaning of this Circular

The banks lose their ability to pay debt( not lose their liquidity

temporarily) means their own capital also get trouble- not in safe

condition. When banks fall into this situation but the depositors want

to withdraw their money back, there is a need of a special policy to

help these banks get over difficulties. If there is no method, bankruptcy

happens can cause negative impacts on banking sector as well as

economy.

- Some typical information from circular 06:

+ Highest priority
( Art 3, section 1: special loans are repaid with priority before all other

debts of credit institution, including debts with security assets.)

+ Only for individuals’ s deposits ( have no relationship with these weak

banks)

( Art 3, section 2)

+ Limit for lending from SBV: depend on SBV

( Art 8)

+ Interest rate:

• Decided by SBC in each specific case

• Overdue debt interest are equal to 150% of lending rate



+ Maturity: under 2 years

( Art 14)

- Attention:

Outstanding special loans are not repaid on time will be moved to overdue debts by

the central bank, lending banks from maturity day.

Banks are unable to repay when the repayment period, central bank or financial

institutions suggest the following measures to recover the principal and interest:

+ Quote of the bank deposit accounts at central bank to collect debt

+ From the other sources of financial institutions

+ Special loans are transformed into capital contribution, purchasing of shares

of central bank, other banks in financial institutions comply with the decision of

the Prime Minister

In particular, This circular open up new mechanisms in the commercial banking

system structure is to allow the central bank, the lending banks could become

shareholders owning shares equal the lending rate if weak banks do not have

repayment capacity.
II. EFFECTS OF CIRCULAR 06/2012/TT-NHTT

  -   During a long period of crisis over the world, particularly in 5 years recently
      with high inflation in our country, there has been a lot of fears concerning the
      collapse of series of credit institutions because of very large bad loans made
      in the system.

      (Trong 1 khoảng thời gian dài xảy ra đại khủng hoảng trên toàn thế giới và
      đặc biệt trong suốt hơn 5 năm qua với lạm phát cao ở nước ta, đã có rất
      nhiều nỗi lo ngại sự cố đổ vỡ hàng loạt các TCTD vì những khoản nợ xấu rất
      lớn đã được cấu thành trong hệ thống.)

  -   Therefore Circular 06 is considered as the first legal framework to restructure
      poor commercial banks according to Scheme 254 of the government to
      prevent that systematic collapse and save the economy from this chronic
      “inflation disease”.

      (Vì vậy, thông tư 06 được xem là hành lang pháp lý đầu tiên cơ cấu các ngân
      hàng thương mại yếu kém theo Đề án 254 của Chính phủ vừa ban hành để
      ngăn chặn trước 1 sự đổ vỡ có tính hệ thống đó và cứu vớt nền kinh tế ra
      khỏi căn bệnh lạm phát kinh niên này.)

  -   Firstly, for banks that are given special loans:

      + Gains: These banks can solve problems of solvency. They will get money to
      pay for their clients. Banking is a very dangerous sector that if customers
      doubt about the ability of payment from banks, they will take all their money
      back in a short time. So special loans can help poor banks get out from
      bankruptcy.

      + Loss: Banks have to accept close monitoring from SBV, even special
      control. They have to accept lending rates that are decided by SBV and
      lending credit institutions, and if they can not pay special loans in required
      time, they will face more difficulties with overdue debt interest that is equal to
      150% of lending rate.

  -   Secondly, for public:

      + Special loans ensure the right and interests of depositors.
      + Shareholders of financial institutions would suffer losses to their capital
      contributions.

      (Đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền.

      Cổ đông của định chế tài chính sẽ phải chịu tổn thất thua lỗ với số vốn góp
      của họ)

  -   Thirdly, for lending institutions and economy:
+ Improve the safety and operational efficiency of borrowing credit institutions.
+ Ensure the stability of the system of credit institutions.

+ Initially handle with bad debt, dirty debt in financial markets

+ Restructure the financial situation and shakeout the financial market.

+ Improve the market’s order and discipline in banking activities.

+ Open a new mechanism in the structure of commercial banking system
through allowing SBV and lending credit institutions to become shareholders
owning shares equal to their lending rate if the poor credit institution can not
afford repayments.

(Đối với định chế cho vay và nền kinh tế:

- Cải thiện mức độ an toàn và hiệu quả hoạt động của tổ chức tín dụng đi vay

- Đảm bảo tính bền vững của hệ thống tổ chức tín dụng

- Bước đầu để xử lý nợ xấu, nợ bẩn trong thị trường tài chính

- Cơ cấu lại tài chính, lành mạnh hóa thị trường tài chính

- Nâng cao trật tự, kỷ cương và nguyên tắc thị trường trong hoạt động ngân
hàng

- Mở ra cơ chế mới trong việc cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại là cho
phép ngân hàng nhà nước, tổ chức tín dụng cho vay có thể trở thành cổ đông
sở hữu cổ phần tương đương với tỷ lệ vốn vay nếu tổ chức tín dụng yếu kém
không có khả năng trả nợ.)

- However, if the borrowing banks still have trouble in the structure of their
debt and unable to pay debts to SBV and lending credit institutions, SBV and
lending credit institutions will suffer capital losses while the credit system still
be affected because of the risk of borrowing bank’s bankruptcy. Besides, the
special lending can make some poor banks depend on the State or misuse
the loans for irrelevant activities.
Therefore, banks and other lending institutions must assess and evaluate
carefully before giving poor banks with special loans, and consider
restructuring or M&A if necessary.

(Tuy nhiên, nếu ngân hàng đi vay đặc biệt vẫn gặp khó khăn trong việc cơ
cấu nguồn nợ của mình và không thể trả nợ cho NHNN và tổ chức tín dụng
cho vay, NHNN và tổ chức tín dụng cho vay sẽ bị tổn thất một khoản vốn
không nhỏ trong khi hệ thống tín dụng vẫn bị ảnh hưởng ít nhiều vì nguy cơ
phá sản của ngân hàng đi vay. Bên cạnh đó, việc NHNN cho vay đặc biệt có
thể khiến 1 số ngân hàng hoạt động yếu kém vẫn ỷ lại, phụ thuộc vào nhà
nước và có thể xảy ra việc lạm dụng nguồn vốn vay đặc biệt vào những việc
không thích hợp.

Do đó, NHNN và các tổ chức cho vay cần đánh giá, xem xét kĩ càng trước khi
cho ngân hàng yếu kém vay đặc biệt, và cân nhắc tái cấu trúc, sáp nhập nếu
cần thiết.)

More Related Content

What's hot

Tt 15 kem 01
Tt 15 kem 01Tt 15 kem 01
Tt 15 kem 01hacuoi1
 
Hoan thien hop dong vay
Hoan thien hop dong vayHoan thien hop dong vay
Hoan thien hop dong vay
Hung Nguyen
 
luật số 47 của quốc hội l47 qh
luật số 47 của quốc hội l47 qhluật số 47 của quốc hội l47 qh
luật số 47 của quốc hội l47 qhhacuoi
 
02 2013-tt-nhnn
02 2013-tt-nhnn02 2013-tt-nhnn
02 2013-tt-nhnn
Nam Long Nguyen Hoang
 
Luat cac tctd 2010
Luat cac tctd 2010Luat cac tctd 2010
Luat cac tctd 2010hacuoi1
 
Đề tài: Bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ tại tổ chức tín dụng, HAY
Đề tài: Bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ tại tổ chức tín dụng, HAYĐề tài: Bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ tại tổ chức tín dụng, HAY
Đề tài: Bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ tại tổ chức tín dụng, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Thực trạng hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại VIỆT NAM
Thực trạng hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại VIỆT NAMThực trạng hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại VIỆT NAM
Thực trạng hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại VIỆT NAM
nataliej4
 
Nghiệp vụ ngân hàng thương mại
Nghiệp vụ ngân hàng thương mạiNghiệp vụ ngân hàng thương mại
Nghiệp vụ ngân hàng thương mại
Digiword Ha Noi
 
Nghiep vu ngan_hang_thuong_mai
Nghiep vu ngan_hang_thuong_maiNghiep vu ngan_hang_thuong_mai
Nghiep vu ngan_hang_thuong_maiThu Nguyen
 
Thông tư 07/2015/TT-NHNN về việc bảo lãnh bất động sản của ngân hàng
Thông tư 07/2015/TT-NHNN về việc bảo lãnh bất động sản của ngân hàngThông tư 07/2015/TT-NHNN về việc bảo lãnh bất động sản của ngân hàng
Thông tư 07/2015/TT-NHNN về việc bảo lãnh bất động sản của ngân hàng
infochungcu
 
C3 tong quan ve tin dung ngan hang
C3   tong quan ve tin dung ngan hangC3   tong quan ve tin dung ngan hang
C3 tong quan ve tin dung ngan hangBUG Corporation
 
127 2005 qd-nhnn_52831
127 2005 qd-nhnn_52831127 2005 qd-nhnn_52831
127 2005 qd-nhnn_52831
cactus1412
 
Nghị định 1602006 nđ cp 028
Nghị định 1602006 nđ cp 028Nghị định 1602006 nđ cp 028
Nghị định 1602006 nđ cp 028
Hải Đào
 
10 2014-tt-nhnn
10 2014-tt-nhnn10 2014-tt-nhnn
4. nđ 95 2018 phát hành niêm yết lưu ký...
4. nđ 95 2018 phát hành niêm yết lưu ký...4. nđ 95 2018 phát hành niêm yết lưu ký...
4. nđ 95 2018 phát hành niêm yết lưu ký...
NgocNguyenThiVan
 
6. 06 vbhn thành lập quản lý quỹ mở
6. 06 vbhn  thành lập quản lý quỹ mở6. 06 vbhn  thành lập quản lý quỹ mở
6. 06 vbhn thành lập quản lý quỹ mở
NgocNguyenThiVan
 

What's hot (20)

Tt 15 kem 01
Tt 15 kem 01Tt 15 kem 01
Tt 15 kem 01
 
Hoan thien hop dong vay
Hoan thien hop dong vayHoan thien hop dong vay
Hoan thien hop dong vay
 
luật số 47 của quốc hội l47 qh
luật số 47 của quốc hội l47 qhluật số 47 của quốc hội l47 qh
luật số 47 của quốc hội l47 qh
 
Tt 02 03
Tt 02 03Tt 02 03
Tt 02 03
 
02 2013-tt-nhnn
02 2013-tt-nhnn02 2013-tt-nhnn
02 2013-tt-nhnn
 
Luat cac tctd 2010
Luat cac tctd 2010Luat cac tctd 2010
Luat cac tctd 2010
 
Đề tài: Bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ tại tổ chức tín dụng, HAY
Đề tài: Bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ tại tổ chức tín dụng, HAYĐề tài: Bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ tại tổ chức tín dụng, HAY
Đề tài: Bảo đảm tiền vay bằng quyền đòi nợ tại tổ chức tín dụng, HAY
 
Guarantee contract
Guarantee contractGuarantee contract
Guarantee contract
 
Thực trạng hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại VIỆT NAM
Thực trạng hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại VIỆT NAMThực trạng hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại VIỆT NAM
Thực trạng hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại VIỆT NAM
 
Nghiệp vụ ngân hàng thương mại
Nghiệp vụ ngân hàng thương mạiNghiệp vụ ngân hàng thương mại
Nghiệp vụ ngân hàng thương mại
 
Hop dong-bao-dam-tien-vay
Hop dong-bao-dam-tien-vayHop dong-bao-dam-tien-vay
Hop dong-bao-dam-tien-vay
 
Nghiep vu ngan_hang_thuong_mai
Nghiep vu ngan_hang_thuong_maiNghiep vu ngan_hang_thuong_mai
Nghiep vu ngan_hang_thuong_mai
 
Thông tư 07/2015/TT-NHNN về việc bảo lãnh bất động sản của ngân hàng
Thông tư 07/2015/TT-NHNN về việc bảo lãnh bất động sản của ngân hàngThông tư 07/2015/TT-NHNN về việc bảo lãnh bất động sản của ngân hàng
Thông tư 07/2015/TT-NHNN về việc bảo lãnh bất động sản của ngân hàng
 
C3 tong quan ve tin dung ngan hang
C3   tong quan ve tin dung ngan hangC3   tong quan ve tin dung ngan hang
C3 tong quan ve tin dung ngan hang
 
Tín dụng ngân hàng
Tín dụng ngân hàngTín dụng ngân hàng
Tín dụng ngân hàng
 
127 2005 qd-nhnn_52831
127 2005 qd-nhnn_52831127 2005 qd-nhnn_52831
127 2005 qd-nhnn_52831
 
Nghị định 1602006 nđ cp 028
Nghị định 1602006 nđ cp 028Nghị định 1602006 nđ cp 028
Nghị định 1602006 nđ cp 028
 
10 2014-tt-nhnn
10 2014-tt-nhnn10 2014-tt-nhnn
10 2014-tt-nhnn
 
4. nđ 95 2018 phát hành niêm yết lưu ký...
4. nđ 95 2018 phát hành niêm yết lưu ký...4. nđ 95 2018 phát hành niêm yết lưu ký...
4. nđ 95 2018 phát hành niêm yết lưu ký...
 
6. 06 vbhn thành lập quản lý quỹ mở
6. 06 vbhn  thành lập quản lý quỹ mở6. 06 vbhn  thành lập quản lý quỹ mở
6. 06 vbhn thành lập quản lý quỹ mở
 

Viewers also liked

[입시의 정석]1편
[입시의 정석]1편[입시의 정석]1편
[입시의 정석]1편논술코치
 
서울대 정시 지원자수
서울대 정시 지원자수서울대 정시 지원자수
서울대 정시 지원자수
논술코치
 
Win8 rtm-ent eval
Win8 rtm-ent evalWin8 rtm-ent eval
Win8 rtm-ent eval
agustiranto
 
Portfolio tentia
Portfolio tentiaPortfolio tentia
Portfolio tentia
José Luis Navia
 
Isometrias mariana
Isometrias marianaIsometrias mariana
Isometrias mariana
Mariana Sofia
 
Masurari dimensionale
Masurari dimensionaleMasurari dimensionale
Masurari dimensionalegelu2001
 
Marimi mecanice 1
Marimi mecanice 1Marimi mecanice 1
Marimi mecanice 1gelu2001
 

Viewers also liked (7)

[입시의 정석]1편
[입시의 정석]1편[입시의 정석]1편
[입시의 정석]1편
 
서울대 정시 지원자수
서울대 정시 지원자수서울대 정시 지원자수
서울대 정시 지원자수
 
Win8 rtm-ent eval
Win8 rtm-ent evalWin8 rtm-ent eval
Win8 rtm-ent eval
 
Portfolio tentia
Portfolio tentiaPortfolio tentia
Portfolio tentia
 
Isometrias mariana
Isometrias marianaIsometrias mariana
Isometrias mariana
 
Masurari dimensionale
Masurari dimensionaleMasurari dimensionale
Masurari dimensionale
 
Marimi mecanice 1
Marimi mecanice 1Marimi mecanice 1
Marimi mecanice 1
 

Similar to Effects of circular 06

1. C1 TONGQUAN NHTM CONGTACTHAMDINHTINDUNG.pdf
1. C1 TONGQUAN NHTM CONGTACTHAMDINHTINDUNG.pdf1. C1 TONGQUAN NHTM CONGTACTHAMDINHTINDUNG.pdf
1. C1 TONGQUAN NHTM CONGTACTHAMDINHTINDUNG.pdf
4112C10NguynHunhThoV
 
PHÁP LUẬT HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.doc
PHÁP LUẬT HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.docPHÁP LUẬT HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.doc
PHÁP LUẬT HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.doc
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
PL về hoat dong NH 24.pptx #ngan hang, #tai chinh,
PL về hoat dong NH 24.pptx #ngan hang, #tai chinh,PL về hoat dong NH 24.pptx #ngan hang, #tai chinh,
PL về hoat dong NH 24.pptx #ngan hang, #tai chinh,
HuynNguynKhnh30
 
Các dk không duoc vay
Các dk không duoc vayCác dk không duoc vay
Các dk không duoc vayNgựa Con Bg
 
Cơ Sở Lý Luận Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Tín Dụng Qua Thực Tiễn Xét Xử...
Cơ Sở Lý Luận Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Tín Dụng Qua Thực Tiễn Xét Xử...Cơ Sở Lý Luận Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Tín Dụng Qua Thực Tiễn Xét Xử...
Cơ Sở Lý Luận Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Tín Dụng Qua Thực Tiễn Xét Xử...
Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài 0934.573.149 / Luanvantot.com
 
Thông tư 04.2010.tt.nhnn
Thông tư 04.2010.tt.nhnnThông tư 04.2010.tt.nhnn
Thông tư 04.2010.tt.nhnn
Hung Nguyen
 
Thực trạng cho vay hợp vốn đối với các dự án lớn tại Việt Nam
Thực trạng cho vay hợp vốn đối với các dự án lớn tại Việt NamThực trạng cho vay hợp vốn đối với các dự án lớn tại Việt Nam
Thực trạng cho vay hợp vốn đối với các dự án lớn tại Việt Nam
Tien Tran Thi Xuan
 
Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV
Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDVQuy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV
Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV
dissapointed
 
Công ty tài chính
Công ty tài chínhCông ty tài chính
Công ty tài chính
Khải Đoàn
 
PL về TCTD-24- 1.sua.pptx, pháp luật về tctd
PL về TCTD-24- 1.sua.pptx, pháp luật về tctdPL về TCTD-24- 1.sua.pptx, pháp luật về tctd
PL về TCTD-24- 1.sua.pptx, pháp luật về tctd
HuynNguynKhnh30
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân HàngLuận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Nghị quyết số 42-2017-QH14.docx
Nghị quyết số 42-2017-QH14.docxNghị quyết số 42-2017-QH14.docx
Nghị quyết số 42-2017-QH14.docx
DuongPhan56
 
Tín dụng và rũi do trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại.
Tín dụng và rũi do trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại.Tín dụng và rũi do trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại.
Tín dụng và rũi do trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại.
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tham-dinh-tin-dung_On-tap-2018.docx
Tham-dinh-tin-dung_On-tap-2018.docxTham-dinh-tin-dung_On-tap-2018.docx
Tham-dinh-tin-dung_On-tap-2018.docx
TrngThThanhTrang
 
Chuyen de
Chuyen deChuyen de
Chuyen deDat Vo
 
Thế Chấp Tài Sản - Biện Pháp Đảm Bảo Tiền Vay Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thƣ...
Thế Chấp Tài Sản - Biện Pháp Đảm Bảo Tiền Vay Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thƣ...Thế Chấp Tài Sản - Biện Pháp Đảm Bảo Tiền Vay Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thƣ...
Thế Chấp Tài Sản - Biện Pháp Đảm Bảo Tiền Vay Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thƣ...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
quản lý nợ nước ngoài
quản lý nợ nước ngoài quản lý nợ nước ngoài
quản lý nợ nước ngoài Trang Toét
 

Similar to Effects of circular 06 (20)

Hop dong-tin-dung-ngan-han-dong-viet-nam
Hop dong-tin-dung-ngan-han-dong-viet-namHop dong-tin-dung-ngan-han-dong-viet-nam
Hop dong-tin-dung-ngan-han-dong-viet-nam
 
1. C1 TONGQUAN NHTM CONGTACTHAMDINHTINDUNG.pdf
1. C1 TONGQUAN NHTM CONGTACTHAMDINHTINDUNG.pdf1. C1 TONGQUAN NHTM CONGTACTHAMDINHTINDUNG.pdf
1. C1 TONGQUAN NHTM CONGTACTHAMDINHTINDUNG.pdf
 
PHÁP LUẬT HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.doc
PHÁP LUẬT HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.docPHÁP LUẬT HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.doc
PHÁP LUẬT HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.doc
 
PL về hoat dong NH 24.pptx #ngan hang, #tai chinh,
PL về hoat dong NH 24.pptx #ngan hang, #tai chinh,PL về hoat dong NH 24.pptx #ngan hang, #tai chinh,
PL về hoat dong NH 24.pptx #ngan hang, #tai chinh,
 
Các dk không duoc vay
Các dk không duoc vayCác dk không duoc vay
Các dk không duoc vay
 
Cơ Sở Lý Luận Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Tín Dụng Qua Thực Tiễn Xét Xử...
Cơ Sở Lý Luận Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Tín Dụng Qua Thực Tiễn Xét Xử...Cơ Sở Lý Luận Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Tín Dụng Qua Thực Tiễn Xét Xử...
Cơ Sở Lý Luận Giải Quyết Tranh Chấp Hợp Đồng Tín Dụng Qua Thực Tiễn Xét Xử...
 
Thông tư 04.2010.tt.nhnn
Thông tư 04.2010.tt.nhnnThông tư 04.2010.tt.nhnn
Thông tư 04.2010.tt.nhnn
 
Lv hoan chinh
Lv hoan chinhLv hoan chinh
Lv hoan chinh
 
Thực trạng cho vay hợp vốn đối với các dự án lớn tại Việt Nam
Thực trạng cho vay hợp vốn đối với các dự án lớn tại Việt NamThực trạng cho vay hợp vốn đối với các dự án lớn tại Việt Nam
Thực trạng cho vay hợp vốn đối với các dự án lớn tại Việt Nam
 
Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV
Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDVQuy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV
Quy định về trinh tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ của BIDV
 
Công ty tài chính
Công ty tài chínhCông ty tài chính
Công ty tài chính
 
PL về TCTD-24- 1.sua.pptx, pháp luật về tctd
PL về TCTD-24- 1.sua.pptx, pháp luật về tctdPL về TCTD-24- 1.sua.pptx, pháp luật về tctd
PL về TCTD-24- 1.sua.pptx, pháp luật về tctd
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân HàngLuận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng
 
Nghị quyết số 42-2017-QH14.docx
Nghị quyết số 42-2017-QH14.docxNghị quyết số 42-2017-QH14.docx
Nghị quyết số 42-2017-QH14.docx
 
Tín dụng và rũi do trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại.
Tín dụng và rũi do trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại.Tín dụng và rũi do trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại.
Tín dụng và rũi do trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại.
 
Tham-dinh-tin-dung_On-tap-2018.docx
Tham-dinh-tin-dung_On-tap-2018.docxTham-dinh-tin-dung_On-tap-2018.docx
Tham-dinh-tin-dung_On-tap-2018.docx
 
Chuyen de
Chuyen deChuyen de
Chuyen de
 
Thế Chấp Tài Sản - Biện Pháp Đảm Bảo Tiền Vay Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thƣ...
Thế Chấp Tài Sản - Biện Pháp Đảm Bảo Tiền Vay Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thƣ...Thế Chấp Tài Sản - Biện Pháp Đảm Bảo Tiền Vay Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thƣ...
Thế Chấp Tài Sản - Biện Pháp Đảm Bảo Tiền Vay Qua Thực Tiễn Tại Ngân Hàng Thƣ...
 
quản lý nợ nước ngoài
quản lý nợ nước ngoài quản lý nợ nước ngoài
quản lý nợ nước ngoài
 
C4 tin dung ngan han
C4   tin dung ngan hanC4   tin dung ngan han
C4 tin dung ngan han
 

Effects of circular 06

  • 1. NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -------- --------------- Số: 06/2012/TT-NHNN Hà Nội, ngày 16 tháng 3 năm 2012 THÔNG TƯ QUY ĐỊNH VỀ CHO VAY ĐẶC BIỆT ĐỐI VỚI TỔ CHỨC TÍN DỤNG Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010; Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010; Căn cứ Nghị định số 96/2008/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư quy định về cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng. Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Thông tư này quy định về việc cho vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước), tổ chức tín dụng khác đối với các tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả, tác động đến sự ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng hoặc tổ chức tín dụng có nguy cơ mất khả năng chi trả do sự cố nghiêm trọng khác. Điều 2. Đối tượng áp dụng Các tổ chức tín dụng thành lập và hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng, các tổ chức và cá nhân có liên quan. Điều 3. Nguyên tắc của khoản cho vay đặc biệt 1. Khoản cho vay đặc biệt được ưu tiên hoàn trả trước tất cả các khoản nợ khác của tổ chức tín dụng, kể cả các khoản nợ có tài sản bảo đảm. 2. Tổ chức tín dụng chỉ được sử dụng khoản cho vay đặc biệt để chi trả tiền gửi của người gửi tiền là cá nhân tại tổ chức tín dụng. Việc sử dụng khoản cho vay đặc biệt để chi trả tiền gửi của các đối tượng khác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng trường hợp cụ thể.
  • 2. 3. Nghiêm cấm tổ chức tín dụng sử dụng khoản cho vay đặc biệt này để chi trả tiền gửi của người có liên quan của tổ chức tín dụng theo quy định tại Khoản 28 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng. Điều 4. Thẩm quyền quyết định cho vay đặc biệt Ngân hàng Nhà nước quyết định khoản cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng hoặc yêu cầu tổ chức tín dụng khác cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng. Điều 5. Thẩm quyền ký văn bản đề nghị cho vay đặc biệt Thẩm quyền ký các văn bản đề nghị cho vay đặc biệt của tổ chức tín dụng là người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng được quy định tại Điều 12 Luật Các tổ chức tín dụng. Trường hợp người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng bị đình chỉ, tạm đình chỉ việc thực thi quyền và nghĩa vụ, việc ký các văn bản này sẽ do người đại diện tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật về kiểm soát đặc biệt thực hiện. Điều 6. Trình tự xem xét cho vay đặc biệt 1. Tổ chức tín dụng đề nghị vay đặc biệt gửi 04 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Ngân hàng Nhà nước (Vụ Chính sách tiền tệ). 2. Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị cho vay đặc biệt, Vụ Chính sách tiền tệ gửi hồ sơ đến Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Vụ Tín dụng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi tổ chức tín dụng đặt trụ sở chính (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố) để cho ý kiến. 3. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của Vụ Chính sách tiền tệ: a) Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có ý kiến về tình hình hoạt động, thanh khoản và đề nghị vay vốn của tổ chức tín dụng; b) Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố có ý kiến về tình hình hoạt động, thanh khoản và đề nghị vay vốn của tổ chức tín dụng (trừ trường hợp quy định tại mục 2 Chương II Thông tư này); c) Vụ Tín dụng có ý kiến về đề nghị vay vốn của tổ chức tín dụng. 4. Trên cơ sở hồ sơ đề nghị cho vay đặc biệt và ý kiến của các đơn vị liên quan, trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của các đơn vị, Vụ Chính sách tiền tệ trình Thống đốc xem xét, quyết định: a) Ngân hàng Nhà nước cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng, trường hợp này, Ngân hàng Nhà nước ra Quyết định cho vay đặc biệt theo quy định tại Điều 7 Thông tư này; hoặc b) Chỉ định tổ chức tín dụng khác cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng. Trường hợp này, Ngân hàng Nhà nước có văn bản chỉ định tổ chức tín dụng khác cho vay đặc biệt. Văn bản chỉ định gồm các nội dung cơ bản sau: tên tổ chức tín dụng đề nghị vay đặc biệt; tên tổ chức
  • 3. tín dụng cho vay đặc biệt; mức cho vay; thời hạn cho vay; lãi suất cho vay; quyền và nghĩa vụ của tổ chức tín dụng đề nghị vay; quyền và nghĩa vụ của tổ chức tín dụng cho vay. Tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước chỉ định cho vay đặc biệt thực hiện ký kết hợp đồng cho vay đặc biệt với tổ chức tín dụng đề nghị vay. Hợp đồng cho vay đặc biệt phải phù hợp với quy định của pháp luật về hợp đồng dân sự, các quy định của pháp luật có liên quan và được lập thành 04 bản, mỗi bên giữ 01 bản và 02 bản chuyển cho Ngân hàng Nhà nước (Vụ Chính sách tiền tệ 01 bản, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố 01 bản). 5. Trường hợp không cho vay đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước có văn bản và nêu rõ lý do. Điều 7. Quyết định cho vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước 1. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định cho vay đặc biệt. Quyết định cho vay đặc biệt được lập thành 05 bản, Ngân hàng Nhà nước (Vụ Chính sách tiền tệ, Sở Giao dịch, Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố) giữ 04 bản và tổ chức tín dụng đề nghị vay giữ 01 bản. 2. Quyết định cho vay đặc biệt bao gồm các nội dung chủ yếu sau: a) Tên tổ chức tín dụng được cho vay đặc biệt; b) Mức cho vay, lãi suất vay; c) Thời hạn cho vay, kỳ hạn trả nợ, thời hạn giải ngân; d) Quyền và nghĩa vụ của tổ chức tín dụng; đ) Quyền và nghĩa vụ của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước; e) Chấm dứt cho vay. 3. Căn cứ Quyết định cho vay đặc biệt và các quy định tại Thông tư này, Sở Giao dịch hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố thực hiện giải ngân khoản vay, theo dõi và thu hồi nợ vay. Điều 8. Mức cho vay Ngân hàng Nhà nước quyết định mức cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng trên cơ sở mất khả năng chi trả của tổ chức tín dụng. Điều 9. Thu nợ và xử lý đối với khoản cho vay đặc biệt mà tổ chức tín dụng không trả nợ đúng hạn 1. Khi có nguồn trả nợ, tổ chức tín dụng chủ động trả nợ Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng cho vay kể cả trường hợp các khoản vay chưa đến thời hạn trả nợ. 2. Đến thời hạn trả nợ, tổ chức tín dụng có trách nhiệm hoàn trả nợ đầy đủ gốc và lãi cho Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng cho vay.
  • 4. 3. Dư nợ khoản vay đặc biệt không hoàn trả đúng hạn sẽ được Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng cho vay chuyển sang nợ quá hạn kể từ ngày quá hạn. 4. Tổ chức tín dụng không trả được nợ gốc và lãi khi đến thời hạn trả nợ, Ngân hàng Nhà nước hoặc tổ chức tín dụng cho vay đề nghị Ngân hàng Nhà nước thực hiện các biện pháp sau đây để thu hồi nợ gốc và lãi: a) Trích tài khoản tiền gửi của tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước để thu nợ; b) Từ các nguồn khác của tổ chức tín dụng. 5. Khoản cho vay đặc biệt được chuyển thành khoản góp vốn, mua cổ phần của Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng khác tại tổ chức tín dụng thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Điều 10. Chấm dứt khoản cho vay đặc biệt 1. Tổ chức tín dụng hoàn trả đầy đủ nợ gốc và lãi của khoản cho vay đặc biệt. 2. Theo đề nghị của Ban kiểm soát đặc biệt trường hợp cho vay đối với tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả, đe dọa sự ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng. 3. Khoản cho vay đặc biệt được chuyển đổi thành vốn góp, vốn cổ phần của Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng khác tại tổ chức tín dụng. Chương II QUY ĐỊNH CỤ THỂ Mục 1. CHO VAY ĐẶC BIỆT ĐỐI VỚI TỔ CHỨC TÍN DỤNG LÂM VÀO TÌNH TRẠNG MẤT KHẢ NĂNG CHI TRẢ, ĐE DỌA SỰ ỔN ĐỊNH CỦA HỆ THỐNG CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG Điều 11. Điều kiện cho vay đặc biệt Tổ chức tín dụng được vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước, của tổ chức tín dụng khác phải có đủ các điều kiện sau: 1. Tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả, đe dọa sự ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng. 2. Tổ chức tín dụng được đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt. Điều 12. Hồ sơ đề nghị cho vay đặc biệt 1. Giấy đề nghị cho vay đặc biệt. 2. Bảng cân đối tài khoản kế toán của tổ chức tín dụng đến ngày đề nghị vay. 3. Văn bản của Ban kiểm soát đặc biệt đề nghị cho tổ chức tín dụng được vay đặc biệt.
  • 5. 4. Báo cáo khả năng chi trả; các biện pháp đã áp dụng của tổ chức tín dụng nhằm đảm bảo khả năng chi trả và thực trạng của tổ chức tín dụng đến ngày đề nghị vay có xác nhận của Ban kiểm soát đặc biệt. 5. Bảng kê các khoản tiền gửi đến hạn trong 10 ngày tiếp theo kể từ ngày đề nghị vay. 6. Kế hoạch chi trả tiền gửi. 7. Kế hoạch, phương án trả nợ vay. 8. Bản cam kết của tổ chức tín dụng về việc sử dụng tiền vay đúng mục đích và trả nợ vay đúng thời hạn. Điều 13. Lãi suất cho vay 1. Lãi suất cho vay đặc biệt do Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng trường hợp cụ thể. 2. Lãi suất nợ quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay tại Quyết định cho vay đặc biệt đối với trường hợp Ngân hàng Nhà nước cho vay, tại Hợp đồng cho vay đặc biệt đối với trường hợp tổ chức tín dụng khác cho vay. Điều 14. Thời hạn cho vay 1. Căn cứ vào đề nghị của tổ chức tín dụng, tình hình khả năng chi trả thực tế của tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước quyết định thời hạn cho vay, kỳ hạn trả nợ trong từng trường hợp cụ thể, nhưng thời hạn cho vay tối đa là 2 năm. Trường hợp ngày đến hạn trả nợ trùng vào ngày nghỉ, nghỉ lễ thì thời hạn vay được kéo dài sang ngày làm việc tiếp theo. 2. Ngân hàng Nhà nước có thể xem xét gia hạn khoản cho vay đặc biệt trên cơ sở tình hình khả năng chi trả thực tế của tổ chức tín dụng, nhưng thời gian gia hạn từng lần không vượt quá thời hạn cho vay lần đầu. 3. Trình tự, thủ tục gia hạn khoản vay đặc biệt Khi có nhu cầu đề nghị gia hạn khoản vay, trong thời hạn tối thiểu 05 ngày làm việc trước ngày đến hạn trả nợ, tổ chức tín dụng phải gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ đề nghị gia hạn đến Ngân hàng Nhà nước (Vụ Chính sách tiền tệ), bao gồm: a) Văn bản đề nghị gia hạn (nêu rõ lý do đề nghị gia hạn); b) Các tài liệu quy định tại Khoản 2, 3, 4, 7 và 8 Điều 12 Thông tư này cập nhật đến ngày đề nghị gia hạn. Trong thời hạn tối đa 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ gia hạn, Ngân hàng Nhà nước có văn bản quyết định gia hạn khoản vay cho tổ chức tín dụng hoặc yêu cầu tổ chức tín dụng cho vay gia hạn khoản vay. Trường hợp không gia hạn khoản vay, Ngân hàng Nhà nước có văn bản và nêu rõ lý do.
  • 6. Mục 2. CHO VAY ĐẶC BIỆT ĐỐI VỚI TỔ CHỨC TÍN DỤNG CÓ NGUY CƠ MẤT KHẢ NĂNG CHI TRẢ DO SỰ CỐ NGHIÊM TRỌNG Điều 15. Điều kiện cho vay Tổ chức tín dụng được vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước, của tổ chức tín dụng khác phải có đủ các điều kiện sau: 1. Tổ chức tín dụng có nguy cơ mất khả năng chi trả do các sự cố nghiêm trọng. 2. Tổ chức tín dụng không bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt. Điều 16. Hồ sơ đề nghị cho vay đặc biệt 1. Giấy đề nghị cho vay đặc biệt. 2. Bảng cân đối tài khoản kế toán của tổ chức tín dụng đến ngày đề nghị vay. 3. Văn bản đề nghị của Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố. 4. Báo cáo khả năng chi trả, các biện pháp đã áp dụng của tổ chức tín dụng nhằm đảm bảo khả năng chi trả và thực trạng của tổ chức tín dụng đến ngày đề nghị vay có xác nhận của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố. 5. Bảng kê các khoản tiền gửi đến hạn trong 10 ngày tiếp theo kể từ ngày đề nghị vay. 6. Kế hoạch chi trả tiền gửi. 7. Kế hoạch, phương án trả nợ vay. 8. Bản cam kết của tổ chức tín dụng về việc sử dụng tiền vay đúng mục đích và trả nợ vay đúng thời hạn. Điều 17. Lãi suất vay 1. Lãi suất cho vay là lãi suất tái cấp vốn được Ngân hàng Nhà nước công bố trong từng thời kỳ. 2. Lãi suất nợ quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay tại Quyết định cho vay đặc biệt đối với trường hợp Ngân hàng Nhà nước cho tổ chức tín dụng vay hoặc Hợp đồng cho vay đặc biệt đối với trường hợp tổ chức tín dụng khác cho tổ chức tín dụng vay. Điều 18. Thời hạn cho vay 1. Căn cứ vào đề nghị của tổ chức tín dụng, tình hình khả năng chi trả thực tế của tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước quyết định thời hạn cho vay, kỳ hạn trả nợ trong từng trường hợp cụ thể, nhưng thời hạn cho vay tối đa là dưới 1 năm. Trường hợp ngày đến hạn trả nợ trùng vào ngày nghỉ, nghỉ lễ thì thời hạn cho vay được kéo dài sang ngày làm việc tiếp theo.
  • 7. 2. Ngân hàng Nhà nước có thể xem xét gia hạn khoản cho vay đặc biệt trên cơ sở tình hình khả năng chi trả thực tế của tổ chức tín dụng, nhưng thời gian gia hạn từng lần không vượt quá thời hạn cho vay lần đầu và tổng thời hạn cho vay và gia hạn nợ không quá 2 năm. 3. Trình tự, thủ tục gia hạn khoản vay đặc biệt Khi có nhu cầu đề nghị gia hạn khoản vay, trong thời hạn tối thiểu 05 ngày làm việc trước ngày đến hạn trả nợ, tổ chức tín dụng phải gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ đề nghị gia hạn đến Ngân hàng Nhà nước (Vụ Chính sách tiền tệ), bao gồm: a) Văn bản đề nghị gia hạn (nêu rõ lý do đề nghị gia hạn); b) Các tài liệu quy định tại Khoản 2, 3, 4, 7 và 8 Điều 16 Thông tư này cập nhật đến ngày đề nghị gia hạn. Trong thời hạn tối đa 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ gia hạn, Ngân hàng Nhà nước có văn bản quyết định gia hạn khoản vay cho tổ chức tín dụng hoặc yêu cầu tổ chức tín dụng cho vay gia hạn khoản vay. Trường hợp không gia hạn khoản vay, Ngân hàng Nhà nước có văn bản và nêu rõ lý do. Chương III TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC ĐƠN VỊ CÓ LIÊN QUAN Điều 19. Trách nhiệm của tổ chức tín dụng đề nghị vay 1. Thực hiện các cam kết trong hồ sơ vay vốn, sử dụng vốn vay đúng mục đích và trả nợ vay đúng hạn. 2. Định kỳ hàng tuần hoặc khi cần thiết, báo cáo Ngân hàng Nhà nước về tình hình khả năng chi trả, tình hình sử dụng khoản cho vay đặc biệt và việc trả nợ đối với khoản cho vay đặc biệt. 3. Có phương án và biện pháp cụ thể để hoàn trả nợ vay đúng thời hạn. 4. Thực hiện các yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại Điều 9 Thông tư này. Điều 20. Trách nhiệm của tổ chức tín dụng cho vay 1. Định kỳ hàng tuần hoặc khi cần thiết, báo cáo Ngân hàng Nhà nước về hoạt động cho vay, tình hình trả nợ của tổ chức tín dụng. 2. Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro đối với các khoản cho vay đặc biệt theo quy định của pháp luật. 3. Theo dõi việc sử dụng vốn vay của tổ chức tín dụng đề nghị vay. Điều 21. Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước
  • 8. 1. Vụ Chính sách tiền tệ a) Làm đầu mối, phối hợp với các đơn vị liên quan xử lý đề nghị cho vay đặc biệt và gia hạn cho vay đặc biệt, trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định; b) Làm đầu mối, phối hợp với các đơn vị có liên quan trình Thống đốc quyết định tổ chức tín dụng khác cho tổ chức tín dụng vay đặc biệt; c) Chuyển hồ sơ cho vay đã được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt tới Sở giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố hoặc tổ chức tín dụng khác được Ngân hàng Nhà nước chỉ định cho vay để thực hiện cho vay; d) Tổng hợp tình hình thực hiện cho vay đặc biệt từ Sở Giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố và tổ chức tín dụng khác để báo cáo Thống đốc; đ) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện cho vay, thu hồi nợ cho vay. 2. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng a) Phối hợp với Vụ Chính sách tiền tệ xử lý đề nghị cho vay đặc biệt và gia hạn cho vay đặc biệt, xử lý vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện cho vay; b) Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay; c) Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị Thống đốc xử lý các trường hợp vi phạm tại Thông tư này; d) Phối hợp với các đơn vị liên quan trình Thống đốc biện pháp xử lý đối với trường hợp tổ chức tín dụng không hoàn trả được khoản vay đặc biệt; đ) Theo dõi, báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước diễn biến, tình hình hoạt động của các tổ chức tín dụng đề nghị vay. 3. Vụ Tín dụng Phối hợp với Vụ Chính sách tiền tệ xử lý đề nghị cho vay đặc biệt và gia hạn cho vay đặc biệt, xử lý vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện cho vay. 4. Vụ Tài chính - Kế toán Hướng dẫn quy trình hạch toán kế toán liên quan đến nghiệp vụ cho vay đặc biệt. 5. Sở giao dịch a) Thực hiện giải ngân khoản vay; theo dõi, đôn đốc và thu hồi nợ căn cứ vào Quyết định cho vay đặc biệt; b) Định kỳ hàng tuần tổng hợp các thông tin, số liệu về khoản cho vay đặc biệt phát sinh tại Sở giao dịch gửi Vụ Chính sách tiền tệ để tổng hợp, báo cáo Thống đốc;
  • 9. c) Kịp thời báo cáo các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong việc cho vay, thu hồi nợ vay và đề xuất biện pháp xử lý. 6. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố a) Phối hợp với các đơn vị liên quan xem xét, xử lý đề nghị cho vay đặc biệt và gia hạn khoản cho vay đặc biệt; b) Thực hiện giải ngân khoản vay; theo dõi, đôn đốc và thu hồi nợ căn cứ vào Quyết định cho vay đặc biệt; c) Kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay và các khoản thu tại các tổ chức tín dụng để thu hồi nợ vay; d) Kiến nghị Thống đốc xử lý các trường hợp vi phạm theo thẩm quyền và kịp thời báo cáo các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong việc cho vay, thu hồi nợ vay và đề xuất biện pháp xử lý; đ) Định kỳ hàng tuần tổng hợp các thông tin, số liệu về khoản cho vay đặc biệt phát sinh tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố gửi Vụ Chính sách tiền tệ để tổng hợp, báo cáo Thống đốc. 7. Ban kiểm soát đặc biệt a) Đề xuất, kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc cho vay đặc biệt, gia hạn cho vay đặc biệt và chấm dứt khoản cho vay đặc biệt trường hợp cho vay các tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả, đe dọa sự ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng; b) Kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay và các khoản thu của các tổ chức tín dụng để đảm bảo nguồn thu nợ của Ngân hàng Nhà nước trường hợp cho vay các tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả, đe dọa sự ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng. Chương IV ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 22. Điều khoản chuyển tiếp 1. Các khoản cho vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng khác đối với các tổ chức tín dụng trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành được tiếp tục thực hiện theo Quyết định cho vay đặc biệt hoặc hợp đồng cho vay đặc biệt đã ký cho đến khi Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng khác thu hồi hết nợ gốc và lãi. Các Quyết định cho vay đặc biệt, hợp đồng cho vay đặc biệt nêu trên được sửa đổi, bổ sung nếu nội dung sửa đổi, bổ sung phù hợp với Thông tư này. 2. Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định chuyển các khoản cho vay lại theo hồ sơ tín dụng của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng nhằm hỗ trợ khả năng thanh khoản cho tổ chức tín dụng thành các khoản cho vay đặc biệt theo quy định tại Thông tư này. Điều 23. Hiệu lực thi hành
  • 10. 1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2012. Bãi bỏ Quyết định số 18/1998/QĐ-NHNN1 ngày 01/9/1998 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy chế cho vay thu nợ từ quỹ cho vay hỗ trợ các tổ chức tín dụng cổ phần và Quyết định số 18/1999/QĐ-NHNN1-Tym ngày 11/11/1999 về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 18/1998/QĐ-NHNN1 ngày 01/9/1998. 2. Chánh văn phòng, Vụ trưởng Vụ Chính tiền tệ và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố; Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
  • 11. CIRCULAR 06/2012/TT-NHTT OF SPECIAL LENDING FOR CREDIT INSTITUTIONS AND ITS EFFECTS 1. Overview of Circular 06/2012/TT-NHNN - The circular says the State Bank will approve special loans for local banks or request other stronger banks to finance these banks with poor liquidity. Banks are only allowed to use the special loans to pay individual depositors. This is considered the first legal framework restructuring the weak commercial banks as 254 Government scheme has issued. ( 254 Scheme: Fundamental restructuring, thorough and comprehensive system of credit institutions to develop a system of credit institutions towards modern versatile, safe operation, consistent with structural efficiency diversified ownership structure, size and type capable of greater competition and technology-based, advanced bank management practices consistent with, international standards of banking operations to meet needs to better financial services and banking in the economy by 2020) - The meaning of this Circular The banks lose their ability to pay debt( not lose their liquidity temporarily) means their own capital also get trouble- not in safe condition. When banks fall into this situation but the depositors want to withdraw their money back, there is a need of a special policy to help these banks get over difficulties. If there is no method, bankruptcy happens can cause negative impacts on banking sector as well as economy. - Some typical information from circular 06: + Highest priority
  • 12. ( Art 3, section 1: special loans are repaid with priority before all other debts of credit institution, including debts with security assets.) + Only for individuals’ s deposits ( have no relationship with these weak banks) ( Art 3, section 2) + Limit for lending from SBV: depend on SBV ( Art 8) + Interest rate: • Decided by SBC in each specific case • Overdue debt interest are equal to 150% of lending rate + Maturity: under 2 years ( Art 14) - Attention: Outstanding special loans are not repaid on time will be moved to overdue debts by the central bank, lending banks from maturity day. Banks are unable to repay when the repayment period, central bank or financial institutions suggest the following measures to recover the principal and interest: + Quote of the bank deposit accounts at central bank to collect debt + From the other sources of financial institutions + Special loans are transformed into capital contribution, purchasing of shares of central bank, other banks in financial institutions comply with the decision of the Prime Minister In particular, This circular open up new mechanisms in the commercial banking system structure is to allow the central bank, the lending banks could become shareholders owning shares equal the lending rate if weak banks do not have repayment capacity.
  • 13. II. EFFECTS OF CIRCULAR 06/2012/TT-NHTT - During a long period of crisis over the world, particularly in 5 years recently with high inflation in our country, there has been a lot of fears concerning the collapse of series of credit institutions because of very large bad loans made in the system. (Trong 1 khoảng thời gian dài xảy ra đại khủng hoảng trên toàn thế giới và đặc biệt trong suốt hơn 5 năm qua với lạm phát cao ở nước ta, đã có rất nhiều nỗi lo ngại sự cố đổ vỡ hàng loạt các TCTD vì những khoản nợ xấu rất lớn đã được cấu thành trong hệ thống.) - Therefore Circular 06 is considered as the first legal framework to restructure poor commercial banks according to Scheme 254 of the government to prevent that systematic collapse and save the economy from this chronic “inflation disease”. (Vì vậy, thông tư 06 được xem là hành lang pháp lý đầu tiên cơ cấu các ngân hàng thương mại yếu kém theo Đề án 254 của Chính phủ vừa ban hành để ngăn chặn trước 1 sự đổ vỡ có tính hệ thống đó và cứu vớt nền kinh tế ra khỏi căn bệnh lạm phát kinh niên này.) - Firstly, for banks that are given special loans: + Gains: These banks can solve problems of solvency. They will get money to pay for their clients. Banking is a very dangerous sector that if customers doubt about the ability of payment from banks, they will take all their money back in a short time. So special loans can help poor banks get out from bankruptcy. + Loss: Banks have to accept close monitoring from SBV, even special control. They have to accept lending rates that are decided by SBV and lending credit institutions, and if they can not pay special loans in required time, they will face more difficulties with overdue debt interest that is equal to 150% of lending rate. - Secondly, for public: + Special loans ensure the right and interests of depositors. + Shareholders of financial institutions would suffer losses to their capital contributions. (Đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền. Cổ đông của định chế tài chính sẽ phải chịu tổn thất thua lỗ với số vốn góp của họ) - Thirdly, for lending institutions and economy:
  • 14. + Improve the safety and operational efficiency of borrowing credit institutions. + Ensure the stability of the system of credit institutions. + Initially handle with bad debt, dirty debt in financial markets + Restructure the financial situation and shakeout the financial market. + Improve the market’s order and discipline in banking activities. + Open a new mechanism in the structure of commercial banking system through allowing SBV and lending credit institutions to become shareholders owning shares equal to their lending rate if the poor credit institution can not afford repayments. (Đối với định chế cho vay và nền kinh tế: - Cải thiện mức độ an toàn và hiệu quả hoạt động của tổ chức tín dụng đi vay - Đảm bảo tính bền vững của hệ thống tổ chức tín dụng - Bước đầu để xử lý nợ xấu, nợ bẩn trong thị trường tài chính - Cơ cấu lại tài chính, lành mạnh hóa thị trường tài chính - Nâng cao trật tự, kỷ cương và nguyên tắc thị trường trong hoạt động ngân hàng - Mở ra cơ chế mới trong việc cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại là cho phép ngân hàng nhà nước, tổ chức tín dụng cho vay có thể trở thành cổ đông sở hữu cổ phần tương đương với tỷ lệ vốn vay nếu tổ chức tín dụng yếu kém không có khả năng trả nợ.) - However, if the borrowing banks still have trouble in the structure of their debt and unable to pay debts to SBV and lending credit institutions, SBV and lending credit institutions will suffer capital losses while the credit system still be affected because of the risk of borrowing bank’s bankruptcy. Besides, the special lending can make some poor banks depend on the State or misuse the loans for irrelevant activities. Therefore, banks and other lending institutions must assess and evaluate carefully before giving poor banks with special loans, and consider restructuring or M&A if necessary. (Tuy nhiên, nếu ngân hàng đi vay đặc biệt vẫn gặp khó khăn trong việc cơ cấu nguồn nợ của mình và không thể trả nợ cho NHNN và tổ chức tín dụng cho vay, NHNN và tổ chức tín dụng cho vay sẽ bị tổn thất một khoản vốn không nhỏ trong khi hệ thống tín dụng vẫn bị ảnh hưởng ít nhiều vì nguy cơ phá sản của ngân hàng đi vay. Bên cạnh đó, việc NHNN cho vay đặc biệt có thể khiến 1 số ngân hàng hoạt động yếu kém vẫn ỷ lại, phụ thuộc vào nhà
  • 15. nước và có thể xảy ra việc lạm dụng nguồn vốn vay đặc biệt vào những việc không thích hợp. Do đó, NHNN và các tổ chức cho vay cần đánh giá, xem xét kĩ càng trước khi cho ngân hàng yếu kém vay đặc biệt, và cân nhắc tái cấu trúc, sáp nhập nếu cần thiết.)