SlideShare a Scribd company logo
1 of 70
Download to read offline
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do –Hạnh phúc
-----------    ----------
THUYẾT MINH DỰ ÁN
TRỒNG CAO SU KẾT HỢP
CHĂN NUÔI CÔNG NGHỆ MỚI
ĐỊA ĐIỂM : LIÊNG SRÔNH, ĐAM RÔNG, LÂM ĐỒNG
CHỦ ĐẦU TƯ : CÔNG TY TNHH SX TM PHƯỚC LÂM
Lâm Đồng - Tháng 7 năm 2012
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do –Hạnh phúc
-----------    ----------
THUYẾT MINH DỰ ÁN
TRỒNG CAO SU KẾT HỢP
CHĂN NUÔI CÔNG NGHỆ MỚI
CHỦ ĐẦU TƯ
CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT
THƯƠNG MẠI PHƯỚC LÂM
ĐƠN VỊ TƯ VẤN
CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ
THẢO NGUYÊN XANH
PHẠM THỊ TUYẾT HẠNH NGUYỄN VĂN MAI
Lâm Đồng - Tháng 7 năm 2012
MỤC LỤC
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN..............................................1
I.1. Giới thiệu về chủ đầu tư ..........................................................................................1
I.2. Mô tả sơ bộ thông tin dự án.....................................................................................1
I.3. Cơ sở pháp lý...........................................................................................................1
CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG..............................................................4
II.1 Hiện trạng ngành chăn nuôi bò ở Việt Nam............................................................4
II.1.1. Vị trí của bò thịt trong hệ thống nông nghiệp Việt Nam ....................................4
II.1.2. Sản xuất và tiêu thu bò chất lượng cao ở Việt Nam............................................5
II.1.3. Chiến lược phát triển chăn nuôi đến 2020 của Chính phủ..................................6
II.2. Hiện trạng ngành cao su Việt Nam ........................................................................7
II.2.1. Diễn biến chung ngành cao su.............................................................................7
II.2.2. Ảnh hưởng của thị trường dầu mỏ đến thị trường cao su ...................................7
II.2.3. Thị trường tiêu thụ cao su của Việt Nam sau khi ra nhập WTO.........................8
CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ.............................................10
III.1. Điều kiện tự nhiên...............................................................................................10
III.1.1. Vị trí địa lý .......................................................................................................10
III.1.2. Địa hình............................................................................................................11
III.1.3. Khí hậu.............................................................................................................11
III.2. Hạ tầng khu đất xây dựng dự án .........................................................................11
III.2.1. Hiện trạng sử dụng đất.....................................................................................11
III.2.2. Đường giao thông ............................................................................................12
III.2.3. Hiện trạng thông tin liên lạc.............................................................................12
III.2.4. Hạ tầng khác....................................................................................................12
III.3. Kinh tế - xã hội....................................................................................................12
III.3.1 Về kinh tế..........................................................................................................12
III.3.2. Các chỉ tiêu về xã hội.......................................................................................13
III.3.3. Chương trình trọng tâm....................................................................................13
III.3.4. Công trình trọng điểm:.....................................................................................13
III.4. Nhận xét chung ...................................................................................................13
CHƯƠNG IV: SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ .................................................................14
IV.1. Sự cần thiết đầu tư dự án ....................................................................................14
IV.2. Mục tiêu của dự án..............................................................................................14
CHƯƠNG V: GIẢI PHÁP THỰC HIỆN DỰ ÁN......................................................15
V.1. Về chăn nuôi bò thịt............................................................................................15
V.1.1. Giống bò thịt .....................................................................................................15
V.1.2. Nguồn thức ăn...................................................................................................16
V.1.3. Chăm sóc và nuôi dưỡng...................................................................................20
V.2. Về trồng cao su.....................................................................................................24
V.2.1. Đặc điểm thực vật học.......................................................................................24
V.2.2. Giống cao su......................................................................................................25
V.2.3. Kỹ thuật trồng ...................................................................................................25
V.2.4. Chăm sóc vườn cây kiến thiết cơ bản (KTCB).................................................27
V.2.5. Chăm sóc vườn cây kinh doanh........................................................................28
V.2.6. Quản lý và khai thác vườn cao su kinh doanh ..................................................30
VI.1.Giải pháp thiết kế mặt bằng.................................................................................36
VI.1.1. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của dự án............................................................36
VI.1.2. Giải pháp quy hoạch ........................................................................................36
VI.1.3. Giải pháp kết cấu .............................................................................................37
VI.1.4. Giải pháp kỹ thuật............................................................................................38
VI.1.5 Kết luận.............................................................................................................38
VI.2. Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật .................................................................39
VI.2.1. Đường giao thông ............................................................................................39
VI.2.2. Hệ thống thoát nước mặt..................................................................................39
VI.2.3. Hệ thống thoát nước bẩn – vệ sinh môi trường ...............................................39
VI.2.4. Hệ thống cấp nước...........................................................................................39
VI.2.5. Hệ thống cấp điện – chiếu sáng công cộng .....................................................39
CHƯƠNG VII: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG........................................40
VII.1. Đánh giá tác động môi trường...........................................................................40
VII.1.1. Giới thiệu chung.............................................................................................40
VII.1.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường..............................................40
VII.2. Các tác động môi trường ...................................................................................40
VII.2.1. Các loại chất thải phát sinh.............................................................................40
VII.2.2. Khí thải ...........................................................................................................41
VII.2.3. Nước thải ........................................................................................................42
VII.2.4. Chất thải rắn ...................................................................................................43
VII.3. Biện pháp giảm thiểu tác động môi trường.......................................................43
VII.3.1. Xử lý chất thải rắn ..........................................................................................43
VII.3.2. Xử lý nước thải...............................................................................................44
VII.3.3. Xử lý khí thải, mùi hôi ...................................................................................45
VII.3.4. Giảm thiểu các tác động khác.........................................................................45
VII.4. Kết luận .............................................................................................................45
CHƯƠNG VIII: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN.......................................................46
VIII.1. Cơ sở lập tổng mức đầu tư ...............................................................................46
VIII.2. Nội dung tổng mức đầu tư ...............................................................................46
VIII.2.1. Nội dung........................................................................................................46
VIII.2.2. Kết quả tổng mức đầu tư...............................................................................51
CHƯƠNG IX: NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ THỰC HIỆN DỰ ÁN................................52
IX.1. Nguồn vốn đầu tư của dự án...............................................................................52
IX.1.1. Cấu trúc nguồn vốn và phân bổ vốn đầu tư.....................................................52
IX.1.2. Tiến độ sử dụng vốn ........................................................................................52
IX.1.3. Nguồn vốn thực hiện dự án..............................................................................53
IX.1.4. Phương án hoàn trả vốn vay và chi phí lãi vay................................................53
IX.2. Tính toán chi phí của dự án ................................................................................54
IX.2.1. Chi phí nhân công............................................................................................54
IX.2.2. Chi phí hoạt động.............................................................................................55
CHƯƠNG X: HIỆU QUẢ KINH TẾ -TÀI CHÍNH ...................................................58
X.1. Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán................................................................58
X.2. Doanh thu từ dự án...............................................................................................58
X.3. Các chỉ tiêu kinh tế của dự án..............................................................................61
X.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội .......................................................................63
CHƯƠNG XI: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................64
XI.1. Kết luận...............................................................................................................64
XI.2. Kiến nghị.............................................................................................................64
---------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh
1
DỰ ÁN TRỒNG CAO SU KẾT HỢP CHĂN NUÔI CÔNG NGHỆ MỚI
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN
I.1. Giới thiệu về chủ đầu tư
 Chủ đầu tư : Công ty TNHH SX TM PHƯỚC LÂM
 Giấy phép ĐKKD : 5800517702
 Ngày đăng ký lần 1 : 9/1/2007
 Ngày đăng ký lần 3 : 19/6/2012
 Đại diện pháp luật : Phạm Thị Tuyết Hạnh Chức vụ : Giám đốc
 Địa chỉ trụ sở : Số 130, thôn P’Ré, Xã Phú Hội, Đức Trọng, Lâm Đồng
 Ngành nghề chính :
- Trồng rừng, chăm sóc rừng
- Chăn nuôi
 Vốn điều lệ : 8.500.000.000 VNĐ (Tám tỷ năm trăm triệu đồng)
I.2. Mô tả sơ bộ thông tin dự án
 Tên dự án : Trồng cao su kết hợp chăn nuôi công nghệ mới
 Địa điểm xây dựng : xã Liêng Srônh, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng
 Hình thức đầu tư : Đầu tư xây dựng mới
 Hình thức quản lý : Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thông qua ban Quản lý dự
án do chủ đầu tư thành lập.
I.3. Cơ sở pháp lý
 Văn bản pháp lý
 Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 17/6/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt
Nam;
 Luật Đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt
Nam;
 Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt
Nam;
 Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước
CHXHCN Việt Nam;
 Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN
Việt Nam;
 Luật Kinh doanh Bất động sản 63/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc Hội nước
CHXHCN Việt Nam;
 Luật Nhà ở 56/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt
Nam;
 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội
nước CHXHCN Việt Nam;
 Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước
CHXHCN Việt Nam;
 Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt
Nam;
---------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh
2
DỰ ÁN TRỒNG CAO SU KẾT HỢP CHĂN NUÔI CÔNG NGHỆ MỚI
 Luật thuế Giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước
CHXHCN Việt Nam;
 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về việc Quản lý dự án
đầu tư xây dựng công trình;
 Nghị định số 124/2008 NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính Phủ về thuế
thu nhập doanh nghiệp;
 Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ Qui định chi tiết thi
hành Luật Thuế giá trị gia tăng;
 Nghị định 140/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22 tháng 11 năm 2006 quy định việc
bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến
lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển;
 Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc qui
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;
 Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một
số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
 Thông tư số 12/2008/TT-BXD ngày 07/05/2008 của Bộ xây dựng hướng dẫn việc lập
và quản lý chi phí khảo sát xây dựng;
 Thông tư số 05/2009/TT-BXD ngày 15/04/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn điều
chỉnh dự toán xây dựng công trình;
 Thông tư số 12/2008/TT-BXD ngày 07/05/2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn việc lập
và quản lý chi phí khảo sát xây dựng;
 Thông tư số 33/2007/TT-BTC ngày 09/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn quyết
toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước;
 Công văn số 1777/BXD-VP ngày 16/08/2007 của Bộ Xây dựng về việc công bố định
mức dự toán xây dựng công trình - Phần lắp đặt hệ thống điện trong công trình, ống và phụ
tùng ống, bảo ôn đường ống, phụ tùng và thiết bị khai thác nước ngầm;
 Công văn số 1779/BXD-VP ngày 16/08/2007 của Bộ Xây dựng về việc công bố định
mức dự toán xây dựng công trình - Phần Khảo sát xây dựng;
 Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết
bảo vệ môi trường;
 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của Chính phủ về việc Quản lý dự án
đầu tư và xây dựng công trình;
 Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về việc Quản lý chất
lượng công trình xây dựng và Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/04/2008 của Chính
phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 2009/2004/NĐ-CP;
 Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo Quyết định số
957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng;
 Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu
tư xây dựng công trình;
 Quyết định số 252/QĐ-UBND tỉnh Lâm Đồng cấp ngày 25/1/2011;
 Các văn bản khác của Nhà nước liên quan đến lập Tổng mức đầu tư, tổng dự toán và
dự toán công trình.
---------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh
3
DỰ ÁN TRỒNG CAO SU KẾT HỢP CHĂN NUÔI CÔNG NGHỆ MỚI
 Các tiêu chuẩn Việt Nam
Dự án Trồng cao su kết hợp chăn nuôi công nghệ mới được thực hiện trên những tiêu
chuẩn, quy chuẩn chính như sau:
 Quy chuẩn xây dựng Việt Nam (tập 1, 2, 3 xuất bản 1997-BXD);
 Quyết định số 04 /2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008. Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật
Quốc gia về Quy hoạch xây dựng (QCVN: 01/2008/BXD);
 TCVN 2737-1995 : Tải trọng và tác động- Tiêu chuẩn thiết kế;
 TCXD 229-1999 : Chỉ dẫn tính toán thành phần động của tải trọng gió theo
TCVN 2737 -1995;
 TCVN 375-2006 : Thiết kế công trình chống động đất;
 TCXD 45-1978 : Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình;
 TCVN 5760-1993 : Hệ thống chữa cháy - Yêu cầu chung thiết kế lắp đặt và sử
dụng;
 TCVN 5738-2001 : Hệ thống báo cháy tự động - Yêu cầu kỹ thuật;
 TCVN-62:1995 : Hệ thống PCCC chất cháy bột, khí;
 TCVN 6160 – 1996 : Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt, sử dụng hệ thống chữa
cháy;
 TCVN 6305.1-1997 : (ISO 6182.1-92)
 TCVN 6305.2-1997 : (ISO 6182.2-93);
 TCVN 4760-1993 : Hệ thống PCCC - Yêu cầu chung về thiết kế;
 TCXD 33-1985 : Cấp nước - mạng lưới bên ngoài và công trình - Tiêu chuẩn
thiết kế;
 TCVN 5576-1991 : Hệ thống cấp thoát nước - quy phạm quản lý kỹ thuật;
 TCXD 51-1984 : Thoát nước - mạng lưới bên trong và ngoài công trình - Tiêu
chuẩn thiết kế;
 TCVN 5687-1992 : Tiêu chuẩn thiết kế thông gió - điều tiết không khí - sưởi ấm;
 TCXDVN 175:2005 : Tiêu chuẩn thiết kế độ ồn tối đa cho phép;
 11TCN 19-84 : Đường dây điện;
 11TCN 21-84 : Thiết bị phân phối và trạm biến thế;
 TCXD 95-1983 : Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng nhân tạo bên ngoài công trình
dân dụng;
 TCXD 25-1991 : Tiêu chuẩn đặt đường dây dẫn điện trong nhà ở và công trình
công cộng;
 TCVN-46-89 : Chống sét cho các công trình xây dựng;
---------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh
4
DỰ ÁN TRỒNG CAO SU KẾT HỢP CHĂN NUÔI CÔNG NGHỆ MỚI
CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG
II.1 Hiện trạng ngành chăn nuôi bò ở Việt Nam
II.1.1. Vị trí của bò thịt trong hệ thống nông nghiệp Việt Nam
Vốn là một nước nông nghiệp lạc hậu với cây lúa nước là cây trồng chính, vì thế vị
trí con bò trong hệ thống nông nghiệp của nước ta cũng có vai trò rất khiêm tốn. Bò được
nuôi trong mỗi gia đình nông dân với mục đích trước hết là phục vụ cho sản xuất nông
nghiệp như cày ruộng, lấy phân bón ruộng, sau đó mới sử dụng bò vào mục đích kéo xe,
mà cũng chỉ một số ít nơi biết chế ra xe cho bò kéo. Với mục đích cày ruộng nên trâu được
nuôi nhiều ở vùng trũng, đất thịt nặng. Bò được nuôi nhiều ở vùng trung du, ven biển đất
cát nhẹ. Nuôi trâu bò với phương thức chủ yếu là tận dụng nguồn thức ăn sẵn có từ bãi cỏ
tự nhiên và rơm rạ dự trữ cho mùa khan hiếm thức ăn.
Mùa Đông ở miền Bắc và mùa khô ở miền Nam là thời gian bò bị thiếu hụt thức ăn
trầm trọng và phải sống trong môi trường sống bất lợi như quá lạnh, quá nóng, bệnh dịch
và thiếu nước. Có những năm trâu bò đổ ngã lên tới trên 20% tổng đàn tại một số tỉnh vùng
núi phía Bắc hay Ninh Thuận ở miền Trung. Trong cuộc sống tự nhiên khắc nghiệt như vậy
chỉ những con bò có khối lượng nhỏ mới có cơ hội tồn tại vì chúng cần ít dinh dưỡng hơn
cho duy trì sự sống. Quá trình thích nghi và chọn lọc tự nhiên này đã hình thành nên giống
trâu bò địa phương của ta nhỏ con, dễ nuôi, sinh ra để “cày ruộng”.
Sau ngày miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, chính sách ưu tiên phát triển nông
nghiệp của nhà nước đã coi trâu bò là tư liệu sản xuất (như là máy cày vậy). Nhiều chính
sách đã ban hành nhằm duy trì và phát triển đàn trâu bò để tạo nguồn sức kéo cho nông
nghiệp. Việc giết mổ trâu bò là phạm pháp, những con trâu bò già không còn khả năng cày
kéo khi đổ ngã muốn giết thịt cũng phải xin phép chính quyền địa phương. Sự kiện giết mổ
chia thịt trâu bò già thời đó là ngày vui hiếm hoi ở những vùng quê nghèo.
Từ năm 1995, đất nước bước vào giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa, trâu bò
cũng đang được chuyển dần từ mục đích cày kéo sang mục đích sản xuất thịt và sữa. Mặc
dầu vậy, một nước chủ yếu là nông nghiệp như nước ta, với người nông dân, con trâu, con
bò vẫn giữ một vị trí quan trọng trong hệ thống sản xuất nông nghiệp với những lợi ích như
sau:
+ Tăng sản phẩm thịt, sữa cho xã hội, do vậy mà giảm nhập khẩu sữa bột, thịt đỏ
(thịt trâu và bò). Tăng thu nhập từ bán bê giống, bò thịt cho người chăn nuôi.
+ Giải quyết sức kéo: Kéo cày, kéo xe cho nhiều vùng chưa có điều kiện cơ khí
hóa.
+ Cung cấp nguồn phân bón hữu cơ cho trồng trọt.
+ Tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có, tận dụng được các phụ phế phẩm nông
nghiệp và công nghiệp chế biến như rơm rạ, thân cây ngô, hèm bia, vỏ quả dứa, ngọn và lá
mía… và chuyển chúng thành thịt bò.
+ Chăn nuôi bò còn góp phần giải quyết việc làm cho lao động phụ hay lao động
nhàn rỗi trong gia đình.
---------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh
5
DỰ ÁN TRỒNG CAO SU KẾT HỢP CHĂN NUÔI CÔNG NGHỆ MỚI
II.1.2. Sản xuất và tiêu thu bò chất lượng cao ở Việt Nam
Năm 2005, nước ta có gần 3 triệu con trâu và trên 5 triệu con bò. Đàn trâu tập trung
nhiều ở vùng Đông Bắc và vùng Bắc Trung Bộ. Các tỉnh có đàn trâu trên 200 ngàn con là:
Nghệ An, Thanh Hóa và Lạng Sơn. Những năm gần đây số lượng đàn trâu có sự giảm nhẹ,
trong khi đó số lượng đàn bò tăng từ 3-4% mỗi năm.
Số lượng đàn bò và sản phẩm chăn nuôi bò qua các năm
Năm Bò(ngàn con) Thịt hơi(ngàn tấn)
1990 3,117 111.9
1995 3,639 118.0
2000 4,127 184.6
2005 5,540 220.2
Nguồn : FAO 2007
Đàn bò tập trung nhiều ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và Bắc Trung Bộ. Các tỉnh
có đàn bò nhiều hơn 200 ngàn con là: Gia Lai, Nghệ An, Thanh Hóa, Bình Định, Quảng
Nam và Quảng Ngãi. Vì số đầu con tăng chậm nên sản lượng thịt bò cũng ít có sự biến
động qua các năm, dao động vào khoảng 120-220 ngàn tấn thịt hơi mỗi năm.
Trâu bò đưa vào giết thịt gồm đủ lọai từ bò đực tơ, bò đực già đã thiến hoặc chưa
thiến loại thải, bò cái tơ và bò cái sinh sản già loại thải. Bao gồm đủ các giống từ bò Vàng,
bò lai Sind, bò lai thịt và bò lai sữa. Từ nguồn cung cấp thịt bò như trên cho thấy chỉ có rất
ít bò tơ được giết thịt trong giai đoạn từ 18-24 tháng tuổi để đạt tiêu chuẩn chất lượng thịt
cao. Chính vì chất lượng không phân định như vậy nên giá thịt bò nạc ở ta cũng chỉ cao
hơn từ 2 đến 2.5 lần thịt nạc heo. Giá thịt bò ngon ở các nước chăn nuôi bò thịt tiên tiến rất
cao, khoảng 10 USD/kg, khi nhập vào Việt Nam giá có thể lên tới 15-16 USD/kg. Một loại
thịt bò chất lượng cao như vậy hiện chưa được sản xuất ở trong nước. Hàng năm chúng ta
phải nhập một lượng lớn thịt bò chất lượng cao phục vụ cho các khách sạn nhà hàng cao
cấp hay người nước ngoài đang công tác tại Việt Nam. Mấy năm trước đây mỗi năm ta
nhập từ 200-300 tấn. Năm 2006 ước nhập 17,000 tấn, chủ yếu từ úc, Argentina và Mỹ. Thịt
bò loại ngon bán trong siêu thị liên tục tăng, giá cao nhất từ 270 ngàn đồng/kg (tháng
12/2006) lên tới 350 ngàn đồng/kg (tháng 3/2007).
Mỗi năm nước ta giết thịt trên 600 ngàn con bò (năm 2004 là 696 ngàn con) và trên
450 ngàn con trâu (năm 2004 là 470 ngàn). Tổng khối lượng thịt hơi cả trâu và bò mỗi năm
cũng chỉ đạt trên dưới 200 ngàn tấn, năm 2005 đạt 220 ngàn tấn, như vậy bình quân đầu
người trong một năm thịt trâu và bò cũng mới đạt khoảng 2.4- 2.6kg thịt hơi. Nếu tỷ lệ thịt
tinh đạt 40% so với thịt hơi thì trung bình mỗi người dân nước ta được hơn 1kg thịt tinh
mỗi năm, nghĩa là còn rất thấp so với các nước trong khu vực. Nhu cầu thịt bò trong nước
rất lớn, chỉ riêng thành phố Hồ Chí Minh mỗi ngày bình quân tiêu thụ gần 160 tấn thịt trâu
bò các loại. Giá thịt bò khá ổn định, nên so với một số ngành chăn nuôi khác thì chăn nuôi
bò bán thịt ổn định hơn. Tất cả những số liệu trên cho thấy tiềm năng thị trường to lớn của
ngành chăn nuôi bò thịt tương lai.
---------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh
6
DỰ ÁN TRỒNG CAO SU KẾT HỢP CHĂN NUÔI CÔNG NGHỆ MỚI
II.1.3. Chiến lược phát triển chăn nuôi đến 2020 của Chính phủ
Theo Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16/1/2008 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 với quan điểm phát triển
ngành chăn nuôi trở thành ngành sản xuất hàng hoá, từng bước đáp ứng nhu cầu thực phẩm
cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Tập trung phát triển sản phẩm chăn nuôi có lợi thế
và khả năng cạnh tranh như lợn, gia cầm, bò. Đồng thời phát triển sản phẩm chăn nuôi đặc
sản của vùng, địa phương. Khuyến khích các tổ chức và cá nhân đầu tư phát triển chăn
nuôi theo hướng trang trại, công nghiệp, đồng thời hỗ trợ, tạo điều kiện hộ chăn nuôi theo
phương thức truyền thống chuyển dần sang phương thức chăn nuôi trang trại, công nghiệp.
Với mục tiêu phát triển cụ thể như sau: Giai đoạn 2010 - 2015 đạt khoảng 6 - 7%
năm và giai đoạn 2015 - 2020 đạt khoảng 5 - 6% năm. Sản lượng thịt xẻ các loại đến năm
2010 đạt khoảng 3,200 ngàn tấn, trong đó thịt bò chiếm 3%. Đến năm 2020 đạt khoảng
5,500 ngàn tấn, trong đó thịt bò 4%. Định hướng phát triển đến năm 2020, tổng đàn bò sữa
tăng bình quân trên 11% năm, đạt khoảng 500 ngàn con, trong đó 100% số lượng bò sữa
được nuôi thâm canh và bán thâm canh.
Chăn nuôi bò thịt tập trung ở Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây
Nguyên, Đông Nam Bộ và một số vùng có kinh nghiệm chăn nuôi và khả năng đầu tư. Cải
tiến nâng cao tầm vóc đàn bò theo hướng Zêbu hoá trên cơ sở phát triển nhanh mạng lưới
thụ tinh nhân tạo và sử dụng bò đực giống tốt đã qua chọn lọc cho nhân giống ở những nơi
chưa có điều kiện làm thụ tinh nhân tạo. Chọn lọc trong sản xuất các giống bò Zebu, bò sữa
cao sản và nhập nội bổ sung một số giống bò có khả năng thích nghi với điều kiện sinh thái
trong nước để tạo đàn cái nền phục vụ cho lai tạo giống bò sữa và bò thịt chất lượng cao,
cung cấp bê đực cho nuôi vỗ béo bò thịt. Nhập bổ sung tinh bò thịt cao sản, bò sữa năng
suất cao và một số bò đực cao sản để sản xuất tinh.
+ Về tài chính: Ngân sách Nhà nước sẽ hỗ trợ cơ sở hạ tầng, con giống cho các
vùng sâu vùng xa, thức ăn cho gia súc, hỗ trợ cho việc tổ chức hội chợ, triển lãm, hội thi và
đấu giá giống vật nuôi. Nhà nước hỗ trợ cho vay đầu tư dự án phát triển giống vật nuôi, xây
dựng mới, mở rộng cơ sở chăn nuôi gia súc gia cầm, cơ sở cơ sở giết mổ, chế biến gia súc,
gia cầm theo hướng công nghiệp. Các ngân hàng thương mại bảo đảm vốn vay cho các tổ
chức, cá nhân vay để đầu tư cơ sở vật chất, đổi mới công nghệ, con giống phát triển chăn
nuôi và giết mổ, bảo quản, chế biến công nghiệp.
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ điều kiện cụ thể
từng địa phương trình Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có chính
sách hỗ trợ lãi suất tiền vay cho các dự án đầu tư phát triển chăn nuôi, giết mổ, bảo quản,
chế biến công nghiệp trên địa bàn. Xây dựng chính sách bảo hiểm sản xuất vật nuôi để
khắc phục rủi ro về thiên tai, dịch bệnh, giá cả... theo nguyên tắc: ngân sách nhà nước hỗ
trợ một phần, nguời chăn nuôi tham gia đóng góp và nguồn hợp pháp khác.
+ Về thương mại: Tổ chức lại hệ thống tiêu thụ sản phẩm, khuyến khích tổ chức, cá
nhân đầu tư xây dựng chợ đấu giá giống vật nuôi, sản phẩm chăn nuôi và kiot tiêu thụ sản
phẩm chăn nuôi. Triển khai có hiệu quả chương trình xúc tiến thương mại, tổ chức hội chợ,
triển lãm, phát triển thị trường.
---------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh
7
DỰ ÁN TRỒNG CAO SU KẾT HỢP CHĂN NUÔI CÔNG NGHỆ MỚI
+ Về đất đai: Chủ cơ sở chăn nuôi trang trại, tập trung công nghiệp và giết mổ, bảo
quản, chế biến công nghiệp được hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi giao đất, thuê đất theo quy
định của pháp luật về đất đai, được ưu đãi cao nhất về thu tiền sử dụng đất và thời gian sử
dụng đất.
+ Về thức ăn: Xây dựng chương trình phát triển thức ăn và nuôi dưỡng vật nuôi
theo hướng sử dụng thức ăn, các chất dinh dưỡng, phụ gia và kháng sinh trong khẩu phần
chăn nuôi phải đảm bảo nhu cầu sinh trưởng, phát triển, sản xuất của vật nuôi và an toàn
thú y, an toàn vệ sinh thực phẩm. Phát triển phương thức chăn nuôi theo hướng sử dụng
thức ăn chăn nuôi công nghiệp và qua chế biến. Nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi phải
được kiểm soát, đảm bảo chất lượng trước khi sử dụng cho vật nuôi. Đối với thức ăn chăn
nuôi công nghiệp phải có nguồn gốc nơi sản xuất, nhà cung cấp, có nhãn mác chất lượng,
bao bì quy cách theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất phù hợp với tiêu chuẩn được cơ quan
quản lý nhà nước công nhận.
II.2. Hiện trạng ngành cao su Việt Nam
II.2.1. Diễn biến chung ngành cao su
Trong những năm gần đây mức sản xuất và tiêu thụ cao su tự nhiên trên thế giới có
xu hướng ngày càng tăng gắn liền với xu hướng tăng trưởng kinh tế thế giới và nhu cầu
phát triển các ngành kỹ thuật. Nước đứng đầu là Thái Lan, kế đến là Indonesia, Malaysia,
Ấn Độ, Trung Quốc và Việt Nam. Nhìn chung cung đáp ứng đủ cho cầu, không có sự mất
cân đối đáng kể.
Theo báo cáo của IRSG (Tập đoàn nghiên cứu cao su Quốc tế), mức tiêu thụ cao su
trên toàn thế giới ước tính tăng trung bình 2.3%/năm. Trong năm 2007, mức tiêu thụ này
đạt khoảng 22.873 triệu tấn (trong đó cao su tổng hợp chiếm 57.2% và cao su thiên nhiên
chiếm 42.8%). Trong các năm gần đây, sản lượng tiêu thụ của khu vực châu Á-Thái Bình
Dương, đặc biệt là Ấn Độ và Trung Quốc, tăng khá nhanh (khoảng 7%/năm).
II.2.2. Ảnh hưởng của thị trường dầu mỏ đến thị trường cao su
Năm 2005, do giá dầu biến động mạnh đã phần nào lý giải cho việc tăng trưởng
chậm của nhu cầu cao su tổng hợp chỉ 0.84%, trong khi đó nhu cầu cao su tự nhiên tăng
cao (từ 4.91% năm 2004 lên 5.28% năm 2005). Từ năm 2006 và 2007 nhu cầu cao su tổng
hợp bắt đầu có xu hướng tăng trở lại ngày càng cạnh tranh gay gắt với cao su tự nhiên.
Nhìn chung, nhu cầu sản xuất và tiêu thụ cao su (tự nhiên và nhân tạo) thế giới trên dưới 20
triệu tấn/năm, trong đó cao su tổng hợp chiếm tỷ lệ tương đối lớn (khoảng 60%, được sản
xuất từ nguồn nguyên liệu chính là dầu mỏ - sản phẩm cạnh tranh trực tiếp với cao su tự
nhiên). Vì vậy, biến động của giá dầu thế giới đã tác động không nhỏ đến nhu cầu tiêu thụ
cao su tự nhiên của thế giới. Giá dầu thô từ năm 2003 có xu hướng tăng mạnh mẽ, đặc biệt
là từ năm 2007 đến những tháng giữa 2008. Nguyên nhân chính là do nhu cầu tiêu thụ và
tình trạng đầu cơ của thế giới (trên 80 triệu thùng/ngày) dẫn tới việc giá dầu vượt xa mức
40-50 USD/thùng.
Một vài yếu tố quan trọng khác dẫn tới sự tăng lên của giá dầu là sự suy yếu của
đồng USD và sự phát triển liên tục và nhanh chóng của các nền kinh tế châu Á nhất là hai
nước lớn và đông dân là Trung Quốc và Ấn Ðộ với mức tăng trưởng kinh tế hàng năm lên
---------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh
8
DỰ ÁN TRỒNG CAO SU KẾT HỢP CHĂN NUÔI CÔNG NGHỆ MỚI
đến gần 10%. Trong khi đó mức sản xuất không thể tăng kịp vì các quốc gia sở hữu các mỏ
dầu không thể đầu tư nhanh để kịp gia tăng sản lượng. Thêm nữa, các trận bão nhiệt đới
năm 2005 đã gây nên tổn thất cho hệ thống lọc dầu của Mỹ và các nước khác, cộng với
việc chuyển từ việc sử dụng hỗn hợp ête, butila và metal sang sử dụng công nghệ ethanol
cũng đóng góp vào sự tăng giá dầu.
II.2.3. Thị trường tiêu thụ cao su của Việt Nam sau khi ra nhập WTO
Cao su luôn là ngành xuất khẩu mũi nhọn của nước ta. Đồng thời, việc gia nhập
WTO đã mang lại những ảnh hưởng tích cực và tạo ra điều kiện thuận lợi cho việc xuất
khẩu các sản phẩm cao su của Việt Nam. Các tác động của gia nhập WTO đối với ngành
cao su Việt Nam là:
• Gia nhập WTO Việt Nam sẽ được hưởng ưu đãi về thuế khi xuất khẩu sang nhiều
nước và có nhiều cơ hội tốt để thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ từ các nước phát
triển. Các doanh nghiệp sản xuất cao su của Việt Nam sẽ có cơ hội hợp tác với các nhà đầu
tư nước ngoài xây dựng các nhà máy chế biến cao su để có thể sản xuất cao su có giá trị
cao, tạo điều kiện chuyển đổi thị trường.
• Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam phát triển mạnh cũng đang làm tăng giá trị cho
ngành cao su, giảm xuất khẩu nguyên liệu thô, tăng tỷ lệ xuất khẩu các sản phẩm có giá trị
kinh tế.
• Việt Nam được nhóm 3 nước sản xuất cao su hàng đầu thế giới (Thái Lan,
Indonesia và Malaysia) mời gia nhập Consortium cao su quốc tế (IRCO) để cùng hợp tác
giữ bình ổn giá cao su thiên nhiên trên thị trường thế giới. Đây là một thuận lợi lớn cho
ngành xuất khẩu cao su Việt Nam bởi vì IRCO hiện đang chiếm 75% tổng sản lượng cao
su tự nhiên thế giới, với sự tham gia của Việt Nam, thị phần của IRCO sẽ tăng lên 80%.
• Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam là đơn vị chính cung ứng gần như tất cả
sản lượng mủ cao su xuất khẩu cũng như tiêu thụ trong và ngoài nước, chiếm tỷ trọng quy
mô trên 70% toàn ngành cao su Việt Nam, là hạt nhân phát triển cao su của Việt Nam. Đặc
biệt, Tập đoàn còn được Chính phủ giao trách nhiệm phát triển 150,000 ha cao su tại Lào
và Campuchia, 50,000 ha cao su tại Tây Nguyên, 100,000 ha cao su tại Tây Bắc.
• Việt Nam đứng hàng thứ 4 về xuất khẩu với sản lượng tăng dần qua các năm với
tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao su của Việt Nam giai đoạn 2001-2006 bình quân đạt
17.66%/năm, cao hơn mức bình quân của thế giới khoảng 2%/năm (trong khi Thái Lan:
2.37%, Indonesia: 5.27%, Malaysia: 3.52%). Từ năm 2002-2007, sản lượng xuất khẩu cao
su của Việt Nam tăng 173%, doanh thu tăng gần 600%. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu tăng
trưởng rất cao nhưng chủ yếu do giá xuất khẩu tăng đột biến còn sản lượng xuất khẩu tăng
không đáng kể, chỉ khoảng 10%.
• Trong kim ngạch xuất khẩu cao su Việt Nam, cao su chế biến mới chỉ đạt 150 triệu
USD trong năm 2007, với mặt hàng chính là săm lốp chiếm 11% doanh thu. Mặt khác, giá
cao su xuất khẩu bình quân năm 2007 đạt khoảng 1944 USD/tấn, kim ngạch gần 1.4 tỷ
USD. Hiện nay, Việt Nam có gần 10 chủng loại cao su xuất khẩu, nhưng cao su khối SVR
3L vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất (70%). Đây cũng là chủng loại cao su xuất được giá cao nhất
hiện nay. Trong năm 2007, cao su khối SVR 3L là chủng loại xuất khẩu chiếm tỉ trọng cao
nhất (chiếm 42.78% tổng lượng cao su xuất khẩu), đạt 308,58 ngàn tấn. Giá xuất khẩu
trung bình đạt 2078 USD/tấn .
---------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh
9
DỰ ÁN TRỒNG CAO SU KẾT HỢP CHĂN NUÔI CÔNG NGHỆ MỚI
• Việt Nam xuất khẩu cao su đến 40 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới nhưng thị
trường xuất khẩu lớn nhất là Trung Quốc (chiếm tới 60% lượng xuất khẩu). Năm 2006, Giá
xuất khẩu trung bình đạt 1,300 USD/tấn, tăng 4.25% so với xuất khẩu trung bình năm
2006. Loại cao su này được xuất chủ yếu sang các thị trường Bỉ, Hàn Quốc, Mỹ, Trung
Quốc. Năm 2007, xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc đạt 415.7 ngàn tấn với trị
giá 816.7 triệu USD.
• Trong khi nhiều thị trường có xu hướng giảm xuất khẩu thì đáng chú ý năm 2007
xuất khẩu cao su sang thị trường Malaysia tăng rất mạnh, đạt 34,000 tấn (tăng tới 236.6%
về lượng và 254.07% về trị giá so với 2006). Điều đó là do xuất khẩu cao su của Việt Nam
rất lớn nhưng chủ yếu nguyên liệu thô (hơn 90%). Do đó, lợi nhuận từ cao su thấp hơn rất
nhiều so với Malaysia hay Thái Lan. Mặt khác, hình thức gia công quy mô sản xuất nhỏ và
năng suất thấp không đáp ứng được nhu cầu của những sản phẩm có giá cao trên thị
trường. Trong khi đó các loại SVR 3L giá thấp, thị trường trên thế giới cần ít (ngoài Trung
Quốc có nhu cầu nhập khẩu nhiều) nên Việt Nam bị phụ thuộc rất lớn vào thị trường này.
Một điểm yếu nữa của cao su Việt Nam là hầu như không có thương hiệu trên thị trường
nên luôn phải bán với giá thấp hơn so với các nước khác.
• Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan trong 10 tháng đầu năm 2008 thị trường
xuất khẩu cao su của Việt Nam đã có ở 35 nước với lượng xuất là 516,038 tấn, trị giá 1.37
tỷ đô-la, đơn giá bình quân là 2.662 USD/tấn, giảm 9,2% về lượng nhưng tăng 27,4% về trị
giá và tăng 40.2% về đơn giá so với cùng kỳ năm trước. Thị trường xuất khẩu cao su trong
10 tháng đầu năm dẫn đầu là Trung Quốc (331,942 tấn, chiếm 64.3% tổng sản lượng xuất
khẩu). Kế đến là thị trường Hàn Quốc (3.8%), Đức (3.5%), Đài Loan (2.9%) và Malaysia
(2.9%). Riêng trong tháng 10, xuất khẩu sang Hoa Kỳ lại tăng nhanh, chiếm 5.6%. Dự kiến
xuất khẩu cao su của Việt Nam cả năm 2008 đạt 780 nghìn tấn với kim ngạch 1.8 tỉ USD..
• Do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu nên giá cao su thiên nhiên đang giảm
do giá dầu giảm mạnh khiến cho nhu cầu sử dụng cao su tự nhiên tụt giảm. Theo Hiệp hội
Cao su Việt Nam, nguyên nhân khiến giá cao su giảm mạnh do giá dầu thô thế giới giảm
mạnh khiến xu hướng sử dụng cao su tổng hợp từ dầu (chiếm khoảng 50%) trở lại, đã làm
giảm một phần nhu cầu cao su thiên nhiên. Quan trọng hơn, cuộc khủng hoảng tài chính tại
Mỹ và các nước châu Âu đã làm chậm tốc độ phát triển kinh tế, lượng mua sắm ôtô và săm
lốp ở các nước phát triển chững lại làm cho sức mua cao su giảm. Bên cạnh đó, hiện cao su
Việt Nam đang bước vào thời kỳ tăng sản lượng của cao su (từ tháng 9 đến tháng 12) nên
lượng mủ cao su bán ra trên thị trường tăng mạnh làm cho giá mua mủ cao su tuột thê
thảm.
---------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh
10
DỰ ÁN TRỒNG CAO SU KẾT HỢP CHĂN NUÔI CÔNG NGHỆ MỚI
CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ
III.1. Điều kiện tự nhiên
III.1.1. Vị trí địa lý
Dự án “Trồng cao su kết hợp chăn nuôi công nghệ mới” được xây dựng tại: một
phần tiểu khu 176 (thửa số 01, tờ BĐDC số 4), và một phần tiểu khu 177 (thửa số 01, tờ
BĐDC số 5) xã Liêng Srônh nằm ở phía Tây Bắc huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng.
Hình: Vị trí xây dựng dự án từ ảnh vệ tinh
Huyện Đam Rông là một huyện mới được thành lập theo Nghị định số
189/2004/NĐ-CP ngày 17/11/2004 của chính phủ trên cơ sở tách 05 xã phía bắc của huyện
Lâm Hà và 03 xã của huyện Lạc Dương. Có tổng diện tích 89,220 ha dân số 30,633 người
có đường quốc lộ chạy qua thông với tỉnh Đắc Lắc, là cửa ngõ nối với các tỉnh Tây
Nguyên, là khu vực trọng yếu của tỉnh Lâm Đồng nói riêng và khu vực nam Tây Nguyên
nói chung Huyện Đam Rông gồm 8 xã: xã Đạ K’Nàng, Phi Liêng, Liêng Srônh, Đạ Rsal,
Rô Men, Đạ Mrông, Đạ Tông, Đạ Long.
---------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh
11
DỰ ÁN TRỒNG CAO SU KẾT HỢP CHĂN NUÔI CÔNG NGHỆ MỚI
Xã Liêng Srônh, huyện Đam Rông là vùng có địa hình tương đối bằng phẳng, với
80% diện tích là đất rừng, nhiều đồng cỏ tự nhiên dưới tán rừng rất lớn thuận lợi cho phát
triển chăn nuôi đại gia súc, đặc biệt là nuôi bò. Mùa mưa ở đây kéo dài tới 6 tháng với
lượng mưa lớn, chiếm trên 90% lượng mưa của cả năm. Vào mùa mưa, khí hậu ôn hòa, dịu
mát, cây cỏ xanh tươi, phát triển mạnh là ưu điểm thuận lợi nhất cho việc phát triển đồng
cỏ chăn nuôi bò.
III.1.2. Địa hình
Khu vực xây dựng dự án có độ cao trung bình từ 500-650 mét so với mặt nước biển.
và bị chia cắt mạnh.
III.1.3. Khí hậu
Mang đặc trưng của vùng chuyển tiếp từ khí hậu nhiệt đới vùng núi cao mát lạnh
quanh năm xuống vùng khí hậu nhiệt đới núi thấp nằm sâu trong nội địa phân hóa khá rõ
thành 02 tiểu vùng :
Tiểu vùng phía Nam: khí hậu mát và ôn hòa quanh năm, nhiệt độ trung bình từ 20.5
– 21.5O
C, thích hợp với cây trồng xứ lạnh: cà phê, chè.
Tiểu vùng phía Bắc: nhiệt độ trung bình khoảng 22 - 23o
C thích hợp với các loại cây
trồng nhiệt đới.
III.2. Hạ tầng khu đất xây dựng dự án
III.2.1. Hiện trạng sử dụng đất
---------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh
12
DỰ ÁN TRỒNG CAO SU KẾT HỢP CHĂN NUÔI CÔNG NGHỆ MỚI
Khu đất dự kiến xây dựng dự án có diện tích 136.18 ha, trong đó :
+ Tiểu khu 176 : 89.25 ha trong đó : đất rừng 86.08 ha, đất không có rừng 3.17 ha
+ Tiểu khu 177 : 46.93 ha trong đó : đất rừng 45.74 ha, đất không có rừng là 1.19
ha.
Hai thửa đất này đều là đất rừng sản xuất để thực hiện dự án đầu tư trồng rừng, quản
lý bảo vệ rừng kết hợp chăn nuôi gia súc tại huyện Đam Rông.
III.2.2. Đường giao thông
Khu dự án cách Quốc lộ 27 khoảng 10 km đường đất. Ngoài ra, có thể tận dụng
đường sông Đa RMăng để đi ra quốc lộ 27 bằng phương tiện thuyền máy nhỏ. Nhìn chung
giao thông trong vùng rất thuận tiện cho việc thực hiện dự án.
III.2.3. Hiện trạng thông tin liên lạc
Điện sử dụng hệ thống điện lưới quốc gia được quản lý sử dụng bởi Công ty Điện
lực Đam Rông. Nước sạch được cung cấp bởi giếng khoan và giếng đào. Mạng lưới bưu
chính viễn thông đáp ứng nhu cầu cho mọi đối tượng sử dụng trong và ngoài nước, 8/8 xã
có Bưu điện văn hóa xã, tất cá các xã có báo đọc hàng ngày, các điểm bưu điện văn hóa
đều có kết nối internet.
III.2.4. Hạ tầng khác.
Về giáo dục: Trên địa bàn huyện có trung tâm học tập cộng đồng… Hệ thống trường
phổ thông các cấp đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân tại thị trấn, xã..
Về y tế: có Trung tâm y tế huyện, trạm xá trên địa bàn các xã. Đáp ứng nhu cầu
khám, điều trị cơ bản cho nhân dân.
III.3. Kinh tế - xã hội
III.3.1 Về kinh tế
-Tốc độ tăng trưởng GDP đạt 24.9%.
- Cơ cấu kinh tế: Công nghiệp - Xây dựng chiếm 10.8%, Nông Lâm nghiệp chiếm
66.8%, Dịch vụ - Thương mại chiếm 22.4% .
+ Giá trị sản xuất ngành công nghiệp (giá so sánh 1994) năm 2010 đạt 58,640 triệu
đồng. Trên địa bàn hiện có 07 cơ sở sản xuất. Sản phẩm chủ yếu: lâm sản, cửa sắt, tôn,
nông cụ, khoáng sản, thủy điện, cà phê.
+ Diện tích một số cây trồng chủ yếu:
- Diện tích cây lương thực 4,415.9 ha.
- Diện tích cây thực phẩm 318 ha.
- Diện tích cây tinh bột lấy củ 994.6 ha.
- Diện tích cây công nghiệp ngắn ngày 139.4 ha.
- Diện tích cây cà phê 5,839.8 ha.
- GDP bình quân đầu người 10.853 triệu đồng/người/năm.
- Tổng thu ngân sách địa phương quản lý 18,250 triệu đồng, chi ngân sách địa
phương 200,364 triệu đồng.
---------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh
13
DỰ ÁN TRỒNG CAO SU KẾT HỢP CHĂN NUÔI CÔNG NGHỆ MỚI
III.3.2. Các chỉ tiêu về xã hội
- Tỷ lệ hộ nghèo còn 26% (theo tiêu chí cũ).
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1.83%.
- Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi còn dưới 23%.
- Tỷ lệ hộ dân sử dụng điện lưới quốc gia đạt trên 95%.
- Tỷ lệ dân số dùng nước sạch là 74%.
III.3.3. Chương trình trọng tâm
- Điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2010 – 2015, tầm nhìn
2020.
- Thực hiện Đề án 30a.
- Lập dự án đầu tư xây chợ, bến xe Bằng Lăng.
III.3.4. Công trình trọng điểm:
- Đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình xây dựng cơ bản.
- Xây dựng nông thôn mới.
III.4. Nhận xét chung
Từ những phân tích trên, chủ đầu tư nhận thấy rằng khu đất xây dựng dự án rất
thuận lợi để tiến hành thực hiện. Các yếu tố về tự nhiên, kinh tế, hạ tầng là những yếu tố
làm nên sự thành công của một dự án đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi trang trại bò và trồng
cây cao su.
---------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh
14
DỰ ÁN TRỒNG CAO SU KẾT HỢP CHĂN NUÔI CÔNG NGHỆ MỚI
CHƯƠNG IV: SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ
IV.1. Sự cần thiết đầu tư dự án
Việc chăn nuôi bò và trồng cao su cần có vốn đầu tư ban đầu khá cao, có vị trí địa lý
thuận lợi về khí hậu, đất đai, nguồn nước… ngoài ra cần phải có kinh nghiệm và tay nghề
kỹ thuật của chuyên gia trồng cao su và chuyên gia thú y thì lúc đó mới phát triển bền vững
được. Vì vậy sau nhiều năm nỗ lực, sản lượng cao su và bò thịt vẫn chưa đáp ứng đủ nhu
cầu. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến ngành chăn nuôi và chế biến cao su tại địa phương.
Đứng trước nguy cơ đó, chính quyền phải tìm cách đẩy mạnh sự phát triển của
ngành công nghiệp trồng cây lâu năm cao su và chăn nuôi bò thịt trong nước. Dự án tăng
đàn bò thịt, và trồng cao su là một chiến lược cần thiết về lâu dài để Việt Nam nói chung,
tỉnh Lâm Đồng nói riêng nhằm chủ động cũng như đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ thịt bò,
và cao su ngày càng tăng của thị trường trong nước.
Sau khi nghiên cứu và nắm vững các yếu tố kinh tế và kỹ thuật trong lĩnh vực này,
Công ty TNHH SX TM PHƯỚC LÂM chúng tôi quyết định đầu tư xây dựng Dự án Trồng
cao su kết hợp chăn nuôi công nghệ mới tại Đam Rông tỉnh Lâm Đồng, một nơi có khí hậu
ôn hòa, nguồn nước dồi dào và đất đai màu mỡ. Vùng đất này hứa hẹn sẽ là khu liên hợp
lớn nhất, hiện đại nhất tỉnh Lâm Đồng bằng việc áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất hiện
nay. Từ đó chúng tôi tin tưởng rằng không bao lâu nữa nhân dân tỉnh Lâm Đồng và các
tỉnh trong khu vực sẽ được hưởng thụ các sản phẩm từ thịt tốt nhất, lượng cao su tốt nhất
mà dự án đem lại với chất lượng và giá cả cạnh tranh.
Với niềm tin sản phẩm do chúng tôi tạo ra sẽ được người tiêu dùng trong tỉnh và
khu vực ưa chuộng, với niềm tự hào sẽ góp phần tăng giá trị tổng sản phẩm nông nghiệp,
tăng thu nhập và nâng cao đời sống của nhân dân đồng thời tạo việc làm cho lao động tại
địa phương, chúng tôi tin rằng dự án dựng Dự án Trồng cao su kết hợp chăn nuôi công
nghệ mới tại Đam Rông tỉnh Lâm Đồng là sự đầu tư cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
IV.2. Mục tiêu của dự án
Dự án Trồng cao su kết hợp chăn nuôi công nghệ mới tại Đam Rông tỉnh Lâm Đồng
theo mô hình khép kín từ trồng trọt, chăn nuôi đến chế biến nhằm cung cấp một lượng lớn
thịt bò tươi cũng như các sản phẩm từ cao su với chất lượng cao, giá thành thấp cho
nhân dân tỉnh Lâm Đồng và cả Việt Nam.
Vì vậy, để phát triển và đạt hiệu quả cao trong thời gian tới, dự án cần thực hiện
những mục tiêu sau:
- Tổ chức Dự án Trồng cao su kết hợp chăn nuôi công nghệ mới tại Đam Rông tỉnh
Lâm Đồng theo phương châm "năng suất cao - chi phí thấp - phát triển bền vững".
- Nâng cao chất lượng thịt cho người tiêu dùng, giá thành sản phẩm thấp. Xây dựng
thương hiệu của công ty lớn mạnh và có tầm cỡ.
- Xây dựng mô hình chăn nuôi theo hướng chuyên nghiệp, áp dụng công nghệ cao,
tập trung giảm chi phí, tăng hiệu quả, giúp ngành chăn nuôi bò thịt, trồng cao su phát triển
bền vững.
---------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh
15
DỰ ÁN TRỒNG CAO SU KẾT HỢP CHĂN NUÔI CÔNG NGHỆ MỚI
CHƯƠNG V: GIẢI PHÁP THỰC HIỆN DỰ ÁN
V.1. Về chăn nuôi bò thịt
V.1.1. Giống bò thịt
 Chọn bò đực giống
Những con bò có khối lượng sơ sinh, cai sữa cao, khả năng sinh trưởng tốt, tiêu tốn
thức ăn cho 1 kg tăng trọng thấp, không có bệnh và có tính hăng của của con đực.
Những con bò đực truyền giống trực tiếp không nên sử dụng quá 2 - 3 năm. Đời con
dễ bị đồng huyết. Nên đổi bò đực giống nơi này với nơi khác.
 Chọn bò cái
Những bò cái được giữ lại làm sinh sản có khối lượng sơ sinh, cai sữa cao. Vì nó có
tương quan thuận với tốc độ sinh trưởng khi được nuôi dưỡng tốt; có ngoại hình cân đối, to
mông, rộng háng, tuổi phối giống lần đầu 15 - 18 tháng. Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ 13 - 15
tháng thì bê con sinh ra tăng trọng nhanh, không bị bệnh, những bò cái không thoả mãn
yêu cầu trên phải loại thải để giết thịt, không bán bò cái kém chất lượng cho các hộ gia
đình khác.
---------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh
16
DỰ ÁN TRỒNG CAO SU KẾT HỢP CHĂN NUÔI CÔNG NGHỆ MỚI
V.1.2. Nguồn thức ăn
 Thức ăn thô xanh
Thức ăn thô xanh là tên gọi chung của các loại cỏ xanh, thân lá cây còn xanh, kể cả
một số loại rau xanh và vỏ của những quả nhiều nước....Đặc điểm của thức ăn thô xanh là
chứa nhiều nước, dễ tiêu hóa, có tính ngon miệng và gia súc thích ăn. Nói chung thức ăn
xanh có tỷ lệ cân đối giữa các chất dinh dưỡng, chứa nhiều protein và vitamin chất lượng
cao. Cụ thể, nguồn thức ăn chủ yếu nuôi bò là cỏ tự nhiên và cỏ trồng.
Cỏ tự nhiên là hỗn hợp các loại cỏ hòa thảo, chủ yếu là cỏ gà, cỏ lá tre, cỏ mật.... Cỏ
tự nhiên mọc trên các gò, bãi, bờ đê, bờ ruộng, trong vườn cây, công viên,... Cỏ tự nhiên có
thể được sử dụng cho bò ngay trên đồng bãi dưới hình thức chăn thả hoặc cũng có thể thu
cắt về và cho ăn tại chuồng. Thành phần dinh dưỡng và chất lượng cỏ tự nhiên biến động
rất lớn và tùy thuộc vào mùa vụ trong năm, nơi cỏ mọc, giai đoạn phát triển của cỏ (non
hay già) và thành phần các loại cỏ trong thảm cỏ. Khi sử dụng cỏ tự nhiên cần lưu ý tránh
cho bò bị rối loạn tiêu hóa hoặc ngộ độc bằng cách sau khi thu cắt về phải rửa sạch cỏ để
loại cỏ bụi bẩn, các hóa chất độc hại, thuốc trừ sâu. Loại cỏ còn non hoặc cỏ thu cắt ngay
sau khi mua cần phải được phơi ngay để đề phòng bò bị chướng bụng đầy hơi.
Cỏ là thức ăn quan trọng không thể thiếu trong quá trình chăn nuôi bò, cung cấp
chất xơ cho bò. Dưới đây là các loại cỏ cho bò:
Cỏ voi (Penisetum purpuseum): thuộc họ hoà thảo sống lưu niên. Thân rễ cứng, hoá
gỗ, mang nhiều rễ khoẻ và ăn sâu; thân đứng giống cây mía, cao 3-4m, mọc thành bụi dài
rỗng ruột, có nhiều đốt. Cỏ voi được trồng bằng hom thân, mọc rất nhanh và khoẻ, trồng
một lần thu hoạch 4-5 năm mới phải trồng lại, mỗi năm cắt được 7-8 lứa, năng suất cỏ tươi
đạt 120-150 tấn/ha/năm. Trồng thâm canh và thu cắt kịp thời năng suất gấp đôi, thậm chí
có thể đạt 400 tấn/ha/năm như ở Gia Lâm (Hà Nội) Củ Chi, Hóc Môn (TP. Hồ Chí Minh).
Cỏ sả (Panicum maximum): Mọc thành bụi như cây sả, còn gọi là cỏ Ghi – Nê vì có
nguồn gốc từ Ghi – Nê được nhập vào nước ta từ 50-60 năm nay và đã trở thành cỏ mọc tự
nhiên ở nhiều địa phương trong cả nước. Cỏ sả được trồng làm thức ăn xanh thô cho trâu,
bò, ngựa ở dạng tươi ngoài bãi chăn hoặc ủ xanh và phơi khô dự trữ. Trồng một lần có thể
thu hoạch 3-4 năm, mỗi năm cắt 8-10 lứa. Nếu chăm sóc tốt có thể đạt 280-300 tấn/ha/năm.
Cỏ Stylo (Stylosathes hamata): Là giống cỏ họ đậu, thân đứng, phân nhiều cành, có
thể cao tới 1 m. Bộ rễ rất phát triển ăn sâu xuống đất khoảng 70cm, do đó nhiều nơi còn
trồng để chống xói mòn đất, bảo vệ thân đê đập rất tốt. đây là loại thức ăn xanh rất tốt cho
gia súc và gia cầm vì có tỷ lệ đạm cao và chúng thích ăn. Cỏ Stylo trồng một lần có thể thu
hoạch 4-5 năm, năng suất có thể đạt 90- 100 tấn/ha/ năm nếu được chăm sóc, thâm canh
tốt.
Cỏ họ đậu (Centro sema và Centro cavalcade): Cỏ họ đậu thường cho năng suất cao
ở mọi loại đất, mọi điều kiện khí hậu. Cả họ đậu mọc dày thành lớp nên có thể trồng thành
đồng cỏ chăn thả hoặc cắt làm cỏ khô dự trữ qua đông cho bò rất tốt. Mặt khác cỏ họ đậu
có khả năng cố định đạm cho đất rất lớn (120kg nitrogen/ha) nên vừa có giá trị cải tạo đất
vừa dùng làm thức ăn cho gia súc, đặc biệt là chăn nuôi bò. Có thể trồng xen cỏ họ đậu với
các loại cỏ khác. Gieo trồng chủ yếu bằng hạt với lượng 3kg/ha để làm đồng cỏ chăn thả
hoặc 10kg/ha nếu trồng để cắt cỏ làm cỏ khô.
Cỏ Pát (Paspalum Attratum) thuộc loại cỏ bụi thân cao. Có thể sinh trưởng tốt ở
những chân đất nghèo dinh dưỡng và đất chua có độ pH < 4. Cỏ Pát thích hợp với khí hậu
---------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh
17
DỰ ÁN TRỒNG CAO SU KẾT HỢP CHĂN NUÔI CÔNG NGHỆ MỚI
ẩm, thích nghi với những vùng thường bị ngập lụt. Lượng chất xanh cao, bò rất thích ăn.
Có thể trồng bằng thân hom hoặc gieo hạt với lượng 5-6 kg/ha. Trồng một lần thu hoặc liên
tục 3 năm mới trồng lại.
Cỏ Signal (Brachiaria dicumben): Thích nghi rộng với nhiều điều kiện khí hậu, đất
đai nhiều nơi ở nước ta. Cỏ Signal có thể sinh trưởng tốt ở những vùng đất nghèo dinh
dưỡng và vùng đất chua phèn (pH<4) Những nơi có mùa khô kéo dài chúng vẫn giữ được
màu xanh, cạnh tranh với cỏ dại, chịu được sự dẫm đạp của gia súc nên thích hợp cho xây
dựng đồng cỏ chăn thả thường xuyên.
Việc trồng cỏ rất quan trọng, đặc biệt là trong chăn nuôi thâm canh và chăn nuôi
theo quy mô trang trại. Trồng cỏ bảo đảm chủ động có nguồn thức ăn thô xanh chất lượng
và ổn định quanh năm. Lượng cỏ cho bò thay đổi tùy theo từng đối tượng, trung bình mỗi
ngày có thể cho một con ăn một lượng cỏ tươi bằng 10 - 12% thể trọng của nó.
---------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh
18
DỰ ÁN TRỒNG CAO SU KẾT HỢP CHĂN NUÔI CÔNG NGHỆ MỚI
 Thức ăn tinh
Là những thức ăn có khối lượng nhỏ nhưng hàm lượng chất dinh dưỡng cao. Nhóm
thức ăn này bao gồm các loại hạt ngũ cốc và bột của chúng (ngô, mì, gạo,..), bột của các
cây có củ, các loại hạt của cây họ đậu và các loại thức ăn tinh hỗn hợp được sản xuất công
nghiệp.
Đặc điểm của thức ăn tinh là hàm lượng nước và xơ đều thấp, chứa nhiều chất dinh
dưỡng quan trọng như protein, chất bột đường, chất béo, các chất khoáng và vitamin. Tỷ lệ
tiêu hóa các chất dinh dưỡng khá cao.
Thông thường người ta thường sử dụng thức ăn tinh để hoàn thiện các khẩu phần ăn
cấu thành từ thức ăn thô. Mặc dù, thức ăn tinh có hàm lượng các chất dinh dưỡng cao
nhưng không thể chỉ dùng một mình nó để nuôi bò mà phải dùng cả các loại thức ăn thô để
bảo đảm cho quá trình tiêu hóa diễn ra bình thường.
Bột ngô: Là loại thức ăn tinh quan trọng trong chăn nuôi bò. Bột ngô có hàm lượng
tinh bột cao và được sử dụng như một nguồn cung cấp năng lượng. Tuy nhiên, cũng như
cám gạo, không nên chỉ sử dụng bột ngô như một nguồn thức ăn tinh duy nhất mà phải trộn
thêm bột xương, bột sò và muối ăn vào khẩu phần, bởi vì hàm lượng các chất khoáng nhất
là canxi và photpho trong bột ngô thấp.
Bột sắn: Bột sắn được sản xuất ra từ sắn củ thái thành lát và phơi khô. Bột sắn là
loại thức ăn tinh giàu chất đường và tinh bột nhưng lại nghèo chất protein, canxi và
photpho. Vì vậy, khi sử dụng bột sắn cần bổ sung thêm urê, các loại thức ăn giàu protein
như bã đậu nành, bã bia và các chất khoáng để nâng cao giá trị dinh dưỡng của khẩu phần
và làm cho khẩu phần cân đối hơn. Bột sắn là loại thức ăn rẻ, lát sắn phơi khô có thể bảo
quản dễ dàng quanh năm. Một điểm bất lợi của sắn là có chứa axít HCl độc đối với gia súc.
Để làm giảm hàm lượng của loại axít này nên sử dụng củ sắn bóc vỏ, ngâm vào nước và
---------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh
19
DỰ ÁN TRỒNG CAO SU KẾT HỢP CHĂN NUÔI CÔNG NGHỆ MỚI
thay nước nhiều lần trước khi thái thành lát và phơi khô. Cũng có thể nấu chín để loại bỏ
HCl.
 Thức ăn ủ ướp
Là loại thức ăn được tạo ra thông qua quá trình dự trữ các loại thức ăn thô xanh dưới
hình thức ủ chua. Nhờ ủ chua, người ta có thể bảo quản thức ăn trong thời gian dài, chủ
động có thức ăn cho bò, nhất là vào thời kì khan hiếm cỏ tự nhiên. Ngoài ra, ủ chua còn
làm tăng tỷ lệ tiêu hóa cho thức ăn, do các chất khó tiêu trong thức ăn bị mềm ra hoặc
chuyển sang dạng dễ tiêu.
Thức ăn ủ chua tốt có đặc tính sau:
- Có mùi thơm dễ chịu (Nếu có mùi khó ngửi chứng tỏ bị thối hỏng)
- Có vị hơi chua, không đắng và không chua gắt.
- Màu đồng đều, gần tương tự như màu của cây trước khi đem ủ (hơi nhạt hơn một
chút).
- Không có nấm mốc.
- Gia súc thích ăn.
Về nguyên tắc, người ta có thể ủ chua các loại thức ăn xanh, kể cả thức ăn hạt và củ
quả. Nhưng thông thường người ta thường ủ chua thân cây, lá cây ngô, cỏ voi, cỏ tự nhiên
và trong khi ủ người ta thường thêm rỉ mật đường và muối. Có thể sử dụng thức ăn ủ chua
để thay thế một phần cỏ tươi. Lượng thay thế khoảng 15 – 20kg.
 Thức ăn bổ sung
Là những thức ăn được thêm vào khẩu phần với số lượng nhỏ để cân bằng một số
chất dinh dưỡng thiếu hụt như: Protein, khoáng và vitamin. Trong số các loại thức ăn bổ
sung, quan trọng nhất là Urê và hỗn hợp khoáng.
Trong đó Urê là một trong những chất chứa Nitơ phi protein đã được sử dụng từ lâu
và rộng rãi trong chăn nuôi bò. Sở dĩ loài gia sức nhai lại sử dụng được Urê vì trong dạ cỏ
của chúng có các quần thể vi sinh vật có khả năng biến đổi, phân giải nito trong urê và tổng
hợp nên các chất protein có giá trị sinh vật học cao cung cấp cho cơ thể.
Người ta có thể sử dụng urê theo 4 cách: trộn vào thức ăn hỗn hợp, trộn vào rỉ mật
đường, trộn với một số thành phần làm bánh dinh dưỡng và trộn ủ với cỏ hoặc rơm. Khi sử
dụng urê cần chú ý một số vấn đề sau:
- Chỉ bổ sung urê khi khẩu phần cơ sở thiếu N cần cho vi sinh vật dạ cỏ. Chú ý, bổ
sung 1g Urê cung cấp thêm được 1.45g PDIN.
- Phải đảm bảo có đủ Gluxit dễ lên men trong khẩu phần của bò nhằm giúp cho vi
sinh vật trong dạ cỏ có đủ năng lượng để sử dụng amoniac phân giải ra từ urê và tổng hợp
nên protein vi sinh vật.
- Đối với những con bò trước đó chưa ăn urê thì cần có thời gian tập làm quen bằng
cách hàng ngày cho ăn từng ít một và thời gian kéo dài từ 5 đến 10 ngày.
- Chỉ sử dụng urê cho bò đã lớn, không sử dụng cho bê non vì hệ vi sinh vật dạ cỏ của
chúng chưa phát triển hoàn chỉnh.
- Khi bổ sung urê vào khẩu phần có thể bò không thích ăn, vì vậy cần trộn urê với
một số loại thức ăn khác. Có thể cho thêm rỉ mật đường để gia súc dễ ăn và cho ăn làm
nhiều lần trong ngày, mỗi lần 1 ít.
---------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh
20
DỰ ÁN TRỒNG CAO SU KẾT HỢP CHĂN NUÔI CÔNG NGHỆ MỚI
- Không hòa urê vào nước cho bò uống.
 Cám gạo
Cám gạo là phụ phẩm của xay xát gạo và được dùng phổ biến trong chăn nuôi gia
súc nhai lại. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của cám gạo phụ thuộc vào quy
trình xay xát thóc, thời gian bảo quản cám. Cám gạo còn có mùi thơm, vị ngọt, gia súc nhai
lại thích ăn. Nhưng cám gạo để lâu, nhất là trong điều kiện bảo quản kém, dầu trong cám sẽ
bị oxy hóa, cám trở nên hôi, khét, có vị đắng, thậm chí bị vón cục, bị mốc và không dùng
được nữa.
Cám gạo có thể được coi là loại thức ăn cung cấp năng lượng và protein. Tuy nhiên
không nên chỉ sử dụng cám gạo trong khẩu phần, bởi vì hàm lượng canxi trong cám quá
thấp. Cần bổ sung bột xương, bột sò và muối ăn vào khẩu phần chứa nhiều cám gạo.
 Nguồn nước
Loại “thức ăn” mà bò sữa cần rất lớn so với bò không cho sữa đó là nước uống.
Điều này cũng dễ hiểu vì thành phần nước có trong sữa bò chiếm đến 87.5%. Như vậy bò
sản xuất càng nhiều sữa, nhu cầu về lượng nước uống vào sẽ càng cao. Một bò cạn sữa nhu
cầu nước mỗi ngày chỉ từ 40 – 70 lít/con trong khi một bò đang vắt sữa với sản lượng 20
kg/ngày cần đến 200 lít nước/ ngày.
V.1.3. Chăm sóc và nuôi dưỡng
 Nuôi bò cái sinh sản để có bê nuôi thịt
Trong kỹ thuật nuôi bò thịt, nuôi bò cái sinh sản và nuôi bê lấy thịt có mối quan hệ
mật thiết và hỗ trợ lẫn nhau, vì muốn có đàn bê nuôi thịt phải có đàn bò cái sinh sản có tỷ
lệ đẻ cao, nuôi con tốt, có nhiều bê đưa vào nuôi thịt thì hiệu suất sản xuất thịt của một bò
cái sinh sản mới cao, vì vậy trong tổ chức nuôi bò thịt cũng phải chú ý đến cơ cấu đàn.
Nếu trong trang trại vừa nuôi bò mẹ vừa nuôi bê thịt thì cơ cấu đàn ít nhất phải có
trên 40% bò cái sinh sản và 10 - 12% bò cái hậu bị. Nếu bê sinh ra nuôi đến 6 tháng hoặc 7
- 8 tháng tuổi, bán giống hoặc chuyển qua nơi khác nuôi thịt, thì trong cơ cấu đàn phải có
55 - 60% bò cái sinh sản và 12 - 15% bò cái hậu bị. Tất cả những bò già, ốm yếu đẻ ít, nân
sỗi nên loại khỏi đàn.
Đực giống có vai trò quyết định trong phát triển tăng đầu con, nếu cần được nuôi
dưỡng tốt (ngoài cỏ tươi, mỗi ngày mỗi đực giống ăn 4 - 6kg thức ăn tinh hoặc cám) và sử
dụng hợp lý. Đực giống trưởng thành một ngày cho phối giống 2 - 3 lần với thời gian nghỉ
1 - 2 ngày. Đực giống to cho phối 1 - 2 lần trong ngày với khoảng cách 2 ngày.
Sau mỗi lần phối giống phải cho bò ăn bồi dưỡng thêm thức ăn tinh. Mỗi đực giống
dùng phối giống không quá 40 - 50 con bò cái sinh sản trong một mùa phối giống.
Nuôi bò sinh sản cho sữa hay nuôi bò sinh sản lấy thịt, muốn có năng suất sữa và
thịt cao, bò mẹ phải được phối giống có chữa sau khi đẻ 2 - 3 tháng.
Nuôi bò mẹ trong thời kỳ có chữa: Sinh trưởng của bê sau cai sữa phụ thuộc rất
nhiều vào việc nuôi dưỡng, chăm sóc bò mẹ lúc có chữa. Tiêu chuẩn và khẩu phần ăn cho
bò cái được xây dựng dựa trên cơ sở nhu cầu dinh dưỡng cho duy trì, nuôi thai, tiết sữa và
khả năng cung cấp thức ăn hiện có của từng vùng.
---------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh
21
DỰ ÁN TRỒNG CAO SU KẾT HỢP CHĂN NUÔI CÔNG NGHỆ MỚI
Nhu cầu dinh dưỡng của bò cái sinh sản
Khối lượng
bò (kg)
Tăng trọng
(g/ngày)
VCK ăn vào
(kg)
Quy ra cỏ
tươi (kg)
200
000 4,0 20
250 4,9 24,5
500 5,6 28
250
000 4,8 24
250 5,8 29
500 6,2 31
300
000 5,5 27,5
250 6,7 33,5
500 7,1 35,5
Nhu cầu dinh dưỡng bò cái có chữa
200 600 5,2 26
250 600 6,5 32,5
300 600 7,4 37
Nhu cầu dinh dưỡng bò cái nuôi con
200 - 5,1 25,5
250 - 6,4 32
300 - 7,3 36,5
Khẩu phần nuôi dưỡng bò cái 200 - 220kg như sau :
- Chăn thả hàng ngày: 7 - 8 giờ.
- Cỏ xanh: 10kg.
- Bột sắn hoặc cám: 1kg.
- Khô dầu lạc: 0.2kg.
- Premix khoáng - vitamin 20g.
Khi bò có chữa hoặc nuôi con nên cho ăn thay thế khô dầu bằng bột cá nhằm tăng
lượng protein trong khẩu phần để bò cái nuôi thai và tạo sữa cho con bú.
 Nuôi dưỡng bê con giai đoạn bú sữa
Nuôi dưỡng bê con là một trong những công việc dễ làm tốt vì bê con bú mẹ trực
tiếp. Khi bê con bú mẹ trực tiếp thì việc nuôi bê trở nên đơn giản hơn nhiều, chính vì đơn
giản nên nó cũng là một công việc ít được quan tâm. Nhiều bê con bị chết trong tuần đầu
mới sinh có nguyên nhân không được chăm sóc tốt.
Sau khi sanh bê phải được bú sữa đầu từ mẹ nó, vì sữa đầu cung cấp chất dinh
dưỡng đặc biệt cao cho bê con, sữa đầu còn cung cấp kháng thể giúp bê chống lại bệnh và
vì trong sữa đầu có những chất giúp bê tống chất thải ở đường tiêu hóa ra ngoài. Nếu vì
một lí do nào đó bò mẹ sau khi sanh không đủ sữa đầu cho con bú thì việc cho bê bú sữa
đầu từ con bò mẹ khác (nếu được) là việc cần thiết. Trong khoảng 10 ngày đầu bê còn
yếu, nên nhốt bò mẹ cùng với bê con tại chuồng hoặc cột dưới bóng cây râm mát sạch sẽ,
không thả bò mẹ dẫn theo bê ra đồng. Bê con được bú mẹ tự do, thường thì bê có thể bú 3-
---------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh
22
DỰ ÁN TRỒNG CAO SU KẾT HỢP CHĂN NUÔI CÔNG NGHỆ MỚI
4 lần/ngày. Sau 2 tuần tuổi bê bắt đầu tập ăn rơm cỏ, có thể dùng cỏ non phơi héo dành cho
bê tập ăn. Phải luôn có máng uống trong đó có đủ nước sạch cho bê uống, nhất là vào
những ngày nắng nóng. Nhu cầu nước của bê sau 1 tháng tuổi có thể từ 5-10 lít mỗi ngày.
Mặc dù trong sữa có khá đầy đủ các chất dinh dưỡng nhưng so với yêu cầu của bê
con thì sữa vẫn thiếu một số khoáng chất và vitamin, nhất là sắt và vitamin D.
Vì vậy nên bổ sung thêm khoáng dưới dạng đá liếm và cho bê vận động dưới ánh
nắng mặt trời buổi sáng. Tập cho bê con ăn cỏ non và thức ăn hỗn hợp từ tuần thứ 4. Điều
này có 2 điểm lợi, thứ nhất là dạ cỏ phát triển tốt giúp bê ăn được nhiều thức ăn thô sau
này, thứ 2 là bò mẹ đỡ hao mòn cơ thể và nhanh lên giống trở lại. Đến tháng tuổi thứ 4
giảm số lần bú mẹ chỉ cho bú một lần/ngày và sau 5 tháng tuổi thì cai sữa hẳn. Trước và
sau khi cai sữa phải chắc chắn rằng bê được ăn khoảng 1-1,2kg thức ăn tinh mỗi ngày.
Không trộn lẫn thức ăn tinh với nước, làm như vậy thức ăn sẽ bị chua dễ gây ra bệnh
đường tiêu hóa. Khẩu phần nuôi dưỡng bê thịt giai đoạn bú sữa xem bảng 7.4- 7.6.
Sức khỏe của bê là điều cần phải hết sức quan tâm. Khi nuôi dưỡng không đúng, bê
thiếu chất dinh dưỡng sẽ có biểu hiện: lông thô nhám không bóng mượt, thay đổi màu sắc
và độ sáng của lông, rụng lông, các khớp xương phình to hơn bình thường. Chuồng trại
sạch sẽ, không khí trong lành và đủ nước sạch lúc nào cũng là yêu cầu thiết yếu để bê có
sức khỏe tốt. Cho ăn thất thường, chất lượng thức ăn kém, thiếu nước uống bê có thể biểu
hiện ưa nằm, tiêu chảy hoặc nôn mửa.
Để có một con bê lớn nhanh, khỏe mạnh cần nuôi dưỡng tốt ngay khi bò mẹ có thai
và vệ sinh tốt khi bò mẹ sanh bê. Bê sanh ra phải được bú sữa đầu sớm và đầy đủ thức ăn
thô chất lượng tốt, thức ăn tinh, khoáng và vitamin. Chuồng trại luôn khô ráo và sạch sẽ.
Bê lai giữa bò Vàng ta với bò đực Sind nếu nuôi dưỡng tốt thì sau 5 tháng tuổi đạt trên
dưới 90kg.
Có thể tham khảo công thức phối hợp sau:
+40% Bắp vàng
+25% Tấm gạo
+25% Khô dầu nành hoặc hạt nành rang
+7% Rỉ mật
+1,8 % Bột xương
+1,2% Hỗn hợp muối ăn, khoáng vi lượng và vitamin A và D
Bê được cho ăn tự do từ tuần tuổi thứ 2. Khi nào bê ăn được 0,5 kg/ngày thì giảm
dần sữa. Khi bê đã ăn được 1,0-1,5 kg cám mỗi ngày thì dừng hẳn sữa. Khi bê đã được 3
tháng tuổi thì thức ăn tinh cho bê không cần cho thêm kháng sinh. Sau 6 tháng tuổi thì thức
ăn tinh có thể cho thêm ure, hoặc cho ăn thức ăn tinh của bò lớn.
 Nuôi bê sau giai đoạn cai sữa đến 12 tháng tuổi
Đối với những trang trại chăn nuôi với số lượng lớn thì bê con sau khi tách mẹ phải
nuôi thành từng nhóm có cùng lứa tuổi, hoặc chênh lệch nhau tối đa 2 tháng tuổi. Chuồng
nuôi bê phải có tiểu khí hậu tốt, thông thoáng và nền chuồng không lầy lội vào mùa mưa,
quá lồi lõm vào mùa khô. Chuồng bê phải cách rời chuồng bò lớn để giảm thiểu sự nhiễm
kí sinh trùng, giảm sự lây lan bệnh và cho phép ta kiểm soát được việc chăm sóc nuôi
dưỡng. Có khu đất được rào quây lại cho bê vận động.
Cần chú ý rằng, sau cai sữa (5 tháng) dạ cỏ của bê chưa phát triển hoàn thiện vì vậy
---------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh
23
DỰ ÁN TRỒNG CAO SU KẾT HỢP CHĂN NUÔI CÔNG NGHỆ MỚI
chúng không thể sinh trưởng và phát triển tốt với nguồn thức ăn duy nhất là cỏ và rơm. Sau
6 tháng tuổi, khi mà chức năng dạ cỏ đã hoàn thiện thì bê cũng không thể tự kiếm sống
bằng lượng cỏ chúng ăn được ngoài bãi chăn. Chính vì vậy từ sau cai sữa đến khoảng 12
tháng tuổi, ngoài thời gian chăn thả ngoài đồng, bê phải được bổ sung thêm cỏ xanh non
chất lượng cao tại chuồng (ăn tự do) và tối thiểu 1kg thức ăn tinh mỗi ngày.
Sau 12 tháng tuổi tùy theo ngoại hình vóc dáng của bê mà giảm hoặc ngừng hẳn
việc bổ sung thức ăn tinh. Tăng dần lượng thức ăn thô chất lượng thấp như rơmrạ. Có thể
tham khảo tiêu chuẩn, khẩu phần ăn cho bê lai ở bảng 7.7- 7.8 để làm căncứ nuôi dưỡng.
Nuôi dưỡng tốt thì bê lai Sind đạt khối lượng 180-190kg và bê lai 75% máu bò chuyên thịt
có thể đạt khối lượng 260-270kg vào lúc 12 tháng tuổi. Bê cáiđạt khốilượng phối giống lúc
17-18 tháng tuổi. Trong giai đoạn 10-12 tháng tuổi nhiều bê đã thành thục về tính vì vậy
phải thiến bê đực hoặc nuôi tách riêng bê đực khỏi đàn cái.
 Nuôi bê cái hậu bị từ 13 tháng tuổi đến trước khi đẻ lứa đầu
Bê cái có thể dễ dàng đạt tăng trọng trung bình 350g/ngày giai đoạn sau 12 tháng
tuổi. Bê cái lai hướng chuyên thịt có thể đạt 450 g/ngày. Giai đoạn này nhiều bê cái lên
giống lần đầu, tuy vậy ta không phối giống lần đầu sớm khi tuổi bê và khối lượng chưa đạt.
Chỉ phối giống lần đầu tiên cho bê cái khi bê đã được 17-18 tháng tuổi và đạt khối lượng
bằng 70% khối lượng lúc trưởng thành. Thí dụ bò cái lai trưởng thành 270kg thì sẽ phối
giống cho bò tơ lần đầu khi đạt khối lượng 180-190kg. Trường hợp bê cái đạt khối lượng
phối giống trước khi tuổi còn non (12-13 tháng) ta vẫn chưa phối cho bê mà đợi đến 15-16
tháng mới phối. Phối trễ thì bò mẹ sau này lớn con và nuôi bê nhanh lớn hơn.
Những đàn không sử dụng phối giống nhân tạo, sự phối giống của bò đực cần được
kiểm soát bằng cách tách riêng bò đực khỏi đàn bò cái, bò cái được đem đến chỗ bò đực để
phối. Chỉ gieo tinh các giống bò sữa, bò thịt cao sản cho bò cái lai Sind từ lứa đẻ thứ 2 và
trên những bò cái có khối lượng từ 250kg trở lên. Khi bê cái mang thai lứa đầu, cơ thể vẫn
tiếp tục lớn, vì vậy phải chăm sóc nuôi dưỡng bê cái thật tốt để sau này trở thành bò mẹ
lớn con và bê con sinh ra cũng nặng cân, nhanh lớn.
Khẩu phần ăn của bê cái mang thai lứa đầu giống như khẩu phần ăn của bê cái
18 tháng tuổi tăng trọng 300-350g/ngày.
 Nuôi bò đực giống
Chọn bê đực làm giống phải chọn từ lúc sơ sinh. Chỉ chọn những bê có lí lịch rõ
ràng, chắc chắn chúng được sinh ra từ những con mẹ và con bố tốt nhất. Khối lượng sơ
sinh và khối lượng khi cai sữa phải vượt trội so với những con khác trong đàn. Từ sơ sinh
đến 12 tháng tuổi bê phải được nuôi với chế độ đặc biệt để đạt mức tăng trọng tối đa. Sau
12 tháng tách riêng khỏi đàn cái và nuôi theo chế độ đực giống.
Khẩu phần đảm bảo duy trì thể trạng không mập quá nhưng không gày ốm. Về
ngoại hình chọn những con nhìn bề ngoài có nét đặc trưng của giống đực, không nhầm lẫn
với con cái, có tính hăng nhưng không hung dữ, hai hòn cà to và cân đối, bắp thịt nổi rõ,
chân và móng thẳng, khỏe, bước đi chắc chắn, hùng dũng.
Khẩu phần chia làm 2 lần cho ăn vào buổi sáng và buổi chiều. Sau mỗi lần
phốigiống cần bồi dưỡng cho bò đực ăn cỏ tươi, thức ăn tinh, bánh dinh dưỡng, đá liếm. Bò
đực nuôi nhốt cần cho vận động mỗi ngày hoặc thả tự do trong sân chơi để bò tắm nắng và
---------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh
24
DỰ ÁN TRỒNG CAO SU KẾT HỢP CHĂN NUÔI CÔNG NGHỆ MỚI
tự vận động.
 Vỗ béo bò và bê
Những bê cái và bê đực không giữ làm giống, muốn bán thịt thì cần áp dụng kỹ
thuật vỗ béo. Có 2 phương pháp vỗ béo được áp dụng. Phương pháp vỗ béo ngắn và
phương pháp vỗ béo dài. Vỗ béo ngắn áp dụng cho bò tơ khoảng 18 tháng tuổi hoặc bò
sinh sản già loại thải. Thời gian vỗ béo kéo dài khoảng 80-90 ngày, khẩu phần có tỷ lệ thức
ăn tinh cao, nuôi nhốt. Vỗ béo dài ngày áp dụng cho bò tơ khoảng 12 tháng tuổi. Thời gian
vỗ béo kéo dài cả 6 tháng, chăn thả và bổ sung thức ăn tại chuồng. Khẩu phần có tỷ lệ thức
ăn tinh thấp hơn so với phương pháp vỗ béo ngắn ngày nuôi nhốt.
Mục đích vỗ béo là rút ngắn thời gian nuôi, để đạt tăng trọng cao nhất trong thời
gian ngắn nhất nhằm nâng cao số lượng và chất lượng thịt. Sau đây giới thiệu khẩu phần vỗ
béo bê với khối lượng và yêu cầu tăng trọng khác nhau. Trước khi vỗ béo cần được tẩy
giun sán bắng các loại thuốc như Fasiolanida hoặc Fasinex (liều lượng theo hướng dẫn ghi
trên bao bì sản phẩm). Những ngày đầu vỗ béo không cho ăn khẩu phần vỗ béo ngay, tuần
đầu tăng dần thức ăn tinh lên tối đa 1,5kg để tránh rối loạn tiêu hóa. Tuần thứ 2 tăng thức
ăn tinh tối đa 3kg, tuần thứ 3 tăng tối đa lên 6-7kg. Tùy mục tiêu tăng trọng mà khối lượng
thức ăn tinh của khẩu phần khác nhau, vì vậy thời gian làm quen khẩu phần vỗ béo có thể
kéo dài từ 2-3 tuần.
Thức ăn tinh vỗ béo bò gầy, bê đực không cần hàm lượng protein cao như thức ăn
cho bò tơ. Tự phối hợp từ cám gạo, khoai mì lát thêm ure và rỉ mật sẽ giảm chi phí thức ăn
và tăng thêm lợi nhuận (xem công thức phối trộn ở phần trên).
Những nơi có sẵn rỉ mật đường, giá rẻ thì sử dụng rỉ mật đường chiếm từ 20-30%
trong thức ăn tinh để vỗ béo bò. Công thức thức ăn tinh như sau: 50% sắn lát, 20% rỉ mật,
cám gạo 27%, urea 1,5%, muối ăn 0,5%, bột xương 1%.
V.2. Về trồng cao su
V.2.1. Đặc điểm thực vật học
Cây Cao su xuất xứ là cây rừng hoang dại, thân cao trên 30m, vanh thân có thể đạt
tới 5m, tán lá rộng và có thể sống trên 100 năm. Cây cao su trồng trong sản xuất đại trà
thường là cây đã được ghép của những dòng vô tính đã được chọn lọc để bảo đảm tính
tương đối và đồng nhất của vườn cây và ổn định năng suất.
Rễ: Cao su vừa có rễ cọc vừa có rễ bàng, rễ cọc cắm sâu vào đất, chống đỗ ngã và
hút nước, dinh dưỡng từ tầng đất sâu. Hệ thống rễ bàng phát triển rất rộng và phần lớn tập
trung ở tầng canh tác, nhiệm vụ chủ yếu là hút nước và hút dinh dưỡng.
Thân: Bộ phận kinh tế nhất của cây Cao su là phần thân cây với lớp vỏ mang những
ống chứa mủ, đây là nơi khai thác mủ sau đó là khai thác gỗ.
Lá: Loại lá kép có ba lá chét với phiến lá nguyên, mọc cách và mọc thành từng tầng.
Từ năm thứ 3 trở đi, cây có giai đoạn rụng lá qua đông tập trung ở những vùng có mùa khô
rõ rệt.
Hoa, quả và hạt: Hoa cao su là hoa đơn tính đồng chu, phát hoa hình chùm mọc ở
đầu cành sau giai đoạn thay lá hằng năm; quả hình tròn hơi dẹp, quả có 3 ngăn, mỗi ngăn
chứa một hạt, hạt cao su có chứa tỷ lệ dầu khá cao nên thời gian bảo quản hạt trước khi
gieo tương đối ngắn.
---------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh
25
DỰ ÁN TRỒNG CAO SU KẾT HỢP CHĂN NUÔI CÔNG NGHỆ MỚI
V.2.2. Giống cao su
Dự án sử dụng giống PB 260 để trồng cao su. Đây là dòng vô tính được tạo tuyển ở
Malaysia từ tổ hợp lai PB 5/51 x PB 49, kháng gió khá tại Malaysia nhưng kém ở Côte
D''''Ivoire, được khuyến cáo trồng diện rộng trên nhiều nước. PB 260 được nhập vào Việt
Nam năm 1978, được khuyến cáo trồng quy mô vừa từ 1994 và được sản xuất rộng từ
1997. PB 260 sinh trưởng trung bình ở Đông Nam Bộ chỉ tương đuơng với GT1, nhưng
năng suất cao hơn, trung bình 5 năm đạt 1.1 – 1.7 tấn/ha/năm. Ở Tây Nguyên cao 600 - 700
m, PB 260 sinh trưởng khá và sản lượng vượt hơn GT1, PB 235. Giống này tăng trưởng
khi cạo trung bình, nhiễm nhẹ bệnh nấm hồng, rụng lá mùa mưa, nhiễm nhẹ đến trung
bình bệnh phấn trắng và loét sọc mặt cạo, dễ khô mủ, phản ứng mạnh khi cạo phạm xuất
hiện các bướu trên vỏ tái sinh. PB 260 được khuyến cáo các qui mô lớn ở Đông Nam Bộ và
Tây Nguyên, qui mô vừa ở miền Trung, nên tránh vùng có gió mạnh.
Hình: Giống cao su PB 260
V.2.3. Kỹ thuật trồng
 Điều kiện sinh thái để trồng cây cao su
Đất canh tác có tầng sâu trên 1.5m không bị úng thủy, không đụng đá kết von, đá
bàn, cao trình dưới 600m so mực nước biển.
Khí hậu có nhiệt độ trung bình hàng năm từ 25-28o
C, lượng mưa bình quân hằng
năm 1,500mm phân bố mưa từ 5-6 tháng trong năm.
 Chuẩn bị đất
Công tác chuẩn bị đất: phải hoàn chỉnh trước vụ trồng mới trên 60 ngày, cho rà gốc,
gom dọn sạch rễ, chồi sau khi cày đất.
Đất chuẩn bị trồng cần phải đảm bảo yêu cầu bảo vệ đất màu, chống úng, chống xói
---------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh
26
DỰ ÁN TRỒNG CAO SU KẾT HỢP CHĂN NUÔI CÔNG NGHỆ MỚI
mòn, có mương thoát nước và xây dựng hệ thống đường đi.
 Thiết kế hàng trồng
Đất dốc <50
trồng thẳng hàng theo hướng Bắc Nam
Đất dốc từ 50
- 200
trồng theo đường đồng mức chủ đạo.
 Mật độ và khoảng cách trồng
Đất đỏ: 7m x 3m tương ứng với 476 cây/ha
 Phương pháp trồng
Quy cách hố trồng: 60x60x60 cm (Khoan máy hoặc đào bằng tay).
Sau khi đào hố để ải 15 ngày, lấp hố bằng lớp đất mặt khoảng ½ hố, bón lót 2kg
phân hữu cơ vi sinh (hay 1-1.5kg phân hữu cơ vi sinh Komix) + 300 gr lân + lớp đất mặt
lấp đầy hố, cắm cọc giữa hố để đánh dấu điểm trồng sau này.
+ Trồng cây bầu
Lấy cuốc móc đất lấp trong hố lên, có độ sâu bằng chiều cao bầu cây con; dùng dao
bén cắt bỏ đáy bầu 1 lớp khoảng 1-2 cm; cắt bỏ phần rễ cọc nhú ra khỏi bầu, hoặc bị xoắn
trong đáy bầu, sau đó đặt bầu xuống hố, mắt ghép quay về hướng gió chính, mí dưới mắt
ghép ngang với mặt đất, dùng dao bén rọc túi bầu Pe từ phía dưới lên cuốn nhẹ từ từ túi
bầu, cuốn lên tới đâu lấp đất tới đó, ém giữ cho bầu đất không bị vỡ, cuối cùng cho lấp đất
quanh gốc bầu phủ kín cổ rễ, nhưng không lấp mắt ghép.
+ Trồng cây stum trần
Dùng cuốc móc đất lấp hố lên, có độ sâu dài hơn rễ đuôi chuột cây stump; đặt tum
thẳng xuống hố, mắt ghép quay về hướng gió chính lấp hố lại từng lớp đất, lấp tới đâu dậm
kỹ tới đó để đất lắp chắt gốc tum; sau cùng lấp đất mặt cho cho đến ngang mí dưới mắt
ghép, không để lồi cổ rễ lên mặt đất.
---------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh
27
DỰ ÁN TRỒNG CAO SU KẾT HỢP CHĂN NUÔI CÔNG NGHỆ MỚI
+ Trồng dặm: Phải trồng dặm và định hình vườn cây từ năm thứ nhất
20 ngày sau trồng phải kiểm tra, trồng dặm lại những cây chết hoặc mắt ghép chết.
Để đảm bảo vườn cây đồng đều, phải chuẩn bị 15% đối với vườn cây trồng bầu và
25 % vườn cây trồng trần trồng dặm, so với cây trồng mới.
Có thể trồng dặm bằng tum trần, bầu cắt ngọn, bầu 1-2 tầng lá hoặc Stump bầu có
hai tầng lá ổn định.
Trồng dặm bằng cây con đúng giống đã trồng trên vườn cây.
 Thời vụ trồng
Trồng mới khi thời tiết thuận lợi, đất có đủ độ ẩm
Miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên
+ Trồng tum trần từ 1/6 - 15/7 (Dương lịch)
+ Trồng bầu từ 15/5 - 31/8 (Dương lịch)
Trồng dặm cũng được thực hiện theo thời vụ trên
V.2.4. Chăm sóc vườn cây kiến thiết cơ bản (KTCB)
 Làm cỏ
+ Làm cỏ trên hàng
Năm thứ nhất: làm cỏ cách gốc cao su mỗi bên 1m, 3 lần/năm, cỏ sát gốc cao su
phải nhổ bằng tay, không làm bằng cuốc vì dễ gây vết thương cho cây, nơi đất dốc phải
làm cỏ theo từng bồn cây để giảm bớt xói mòn, khi làm cỏ lưu ý không kéo đất ra khỏi gốc
cao su.
Từ năm thứ hai đến năm thứ 5 làm cỏ 4 lần/năm, năm thứ sáu đến năm thứ tám làm
cỏ 2 lần/năm.
Hạn chế làm cỏ thủ công trên hàng, ưu tiên sử dụng thuốc diệt cỏ để giảm công lao
động.
+ Làm có giữa hàng
Phát dọn cỏ, chồi giữa hai hàng cao su, duy trì thảm cỏ mặt đất khoảng 15-20cm,
năm thứ nhất phát cỏ 2 lần/năm, năm thứ hai đến thứ tư phát 4lần/năm, hoặc sử dụng thuốc
diệt cỏ thì giảm số lần phát cỏ.
Hạn chế cày đất từ năm thứ hai trở đi, tuyết đối không cày ở vùng có độ dốc lớn hơn
8%.
 Tủ gốc giữ ẩm
Thực hiện trong năm đầu vào cuối mùa khô, giúp cho rễ cao su phát triển tốt, giữ ẩm
chống hạn. Sử dụng thân các loại cây họ đậu, cây phân xanh, rơm rạ, thân cỏ dại... tủ gốc
sau khi đã phúp bồn, xới váng. Tủ cách gốc 10 cm, bán kính tủ 1 m, dày tối thiểu 10 cm.
Phủ một lớp đất dày 5 cm che kín lên trên bề mặt.
 Tỉa chồi
Sau khi trồng phải cắt chồi thực sinh và chồi ngang kịp thời, để cho chồi ghép phát
triển tốt.
Tỉa cành tạo tán: cần thường xuyên kiểm tra cắt bỏ những cành lệch tán, cành mọc
tập trung.
---------------------------------------------------------------------------
Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh
28
DỰ ÁN TRỒNG CAO SU KẾT HỢP CHĂN NUÔI CÔNG NGHỆ MỚI
Vùng thuận lợi tạo tán ở độ cao 3m trở lên.
 Phòng chống cháy
Phát dọn sạch cỏ quanh bìa lô cao su thành hàng rộng 10m, dọn cỏ đường luồng, quét lá
sạch cách hàng cao su 2m để tránh cháy lan, tuyệt đối không đốt lửa trong lô cao su.
 Bón phân cho vườn cao su KTCB
Bón thúc phân vô cơ
Bảng 1: Lượng phân vô cơ bón thúc cho vườn cao su KTCB
Loại đất
Năm
tuổi
Urê Lân nung chảy Clorua kali
g/cây kg/ha g/cây kg/ha g/cây kg/ha
Đất xám
555
cây/ha
(6m x3m)
1
2
3
4 - 8
90
198
234
50
110
130
140
270
595
721
150
330
400
430
27
54
63
15
30
35
40
Cách bón như sau
+ Từ năm thứ nhất đến năm thứ tư: cuốc rãnh hình vành khăn hoặc bấu bốn lỗ
quanh gốc, theo hình chiếu của tán, rãnh rộng 20 cm, sâu 10 cm. Rải đều phân bón vào
rãnh, lấp đất vùi kín phân. Năm đầu bón phân cách gốc cao su 30  40 cm, mỗi năm sau
nới rộng vùng bón phân ra xa hơn năm trước 20 cm.
+ Khi vườn cao su giao tán trở về sau: Rải đều phân thành băng rộng 1m giữa hai
hàng cao su, xới nhẹ lấp phân, tránh làm đứt rễ.
Trong hai năm đầu trồng mới cần bổ sung thêm phân bón qua lá (Komix - Rb qua lá
pha với nồng độ 1/200 phun đều lên hai mặt lá, phun 4-6 lần/năm) sau khi cây đã đạt trên
một tầng lá ổn định để cây mau bén rễ đâm chồi. Nhu cầu dinh dưỡng trong giai đoạn từ
năm thứ ba đến năm thứ sáu tăng rất nhanh để đáp ứng cho việc hình thành bộ tán lá và
phát triển vòng thân.
Ngoài sử dụng phân bón thúc vô cơ trên có thể sử dụng phân Komix chuyên dùng
cho cao su kiến thiết cơ bản (5-5-3)
Bảng 2: Qui trình bón phân Komix cho cao su KTCB
Loại phân
Loại
đất
Năm
trồng
Lượng bón (g/cây/lần)
Komix
chuyên dùng
cho cao su
KTCB (5-5-3)
Đỏ
Lần 1 Lần 2
1 200-300 (bón 3 lần/năm)
2 800-1000 600-800
3-6 1200 800
Xám
1 200-300 (bón 3 lần/năm)
2 1000-1200 700-900
3-6 1400 1000
V.2.5. Chăm sóc vườn cây kinh doanh
 Làm cỏ hàng và cỏ giữa hàng
- Làm cỏ hàng: Làm sạch cỏ cách cây cao su mỗi bên 1m, đối với đất dốc chỉ làm cỏ
Thuyết minh dự án Trồng cao su kết hợp chăn nuôi công nghệ mới 0918755356
Thuyết minh dự án Trồng cao su kết hợp chăn nuôi công nghệ mới 0918755356
Thuyết minh dự án Trồng cao su kết hợp chăn nuôi công nghệ mới 0918755356
Thuyết minh dự án Trồng cao su kết hợp chăn nuôi công nghệ mới 0918755356
Thuyết minh dự án Trồng cao su kết hợp chăn nuôi công nghệ mới 0918755356
Thuyết minh dự án Trồng cao su kết hợp chăn nuôi công nghệ mới 0918755356
Thuyết minh dự án Trồng cao su kết hợp chăn nuôi công nghệ mới 0918755356
Thuyết minh dự án Trồng cao su kết hợp chăn nuôi công nghệ mới 0918755356
Thuyết minh dự án Trồng cao su kết hợp chăn nuôi công nghệ mới 0918755356
Thuyết minh dự án Trồng cao su kết hợp chăn nuôi công nghệ mới 0918755356
Thuyết minh dự án Trồng cao su kết hợp chăn nuôi công nghệ mới 0918755356
Thuyết minh dự án Trồng cao su kết hợp chăn nuôi công nghệ mới 0918755356
Thuyết minh dự án Trồng cao su kết hợp chăn nuôi công nghệ mới 0918755356
Thuyết minh dự án Trồng cao su kết hợp chăn nuôi công nghệ mới 0918755356
Thuyết minh dự án Trồng cao su kết hợp chăn nuôi công nghệ mới 0918755356
Thuyết minh dự án Trồng cao su kết hợp chăn nuôi công nghệ mới 0918755356
Thuyết minh dự án Trồng cao su kết hợp chăn nuôi công nghệ mới 0918755356
Thuyết minh dự án Trồng cao su kết hợp chăn nuôi công nghệ mới 0918755356
Thuyết minh dự án Trồng cao su kết hợp chăn nuôi công nghệ mới 0918755356
Thuyết minh dự án Trồng cao su kết hợp chăn nuôi công nghệ mới 0918755356
Thuyết minh dự án Trồng cao su kết hợp chăn nuôi công nghệ mới 0918755356
Thuyết minh dự án Trồng cao su kết hợp chăn nuôi công nghệ mới 0918755356
Thuyết minh dự án Trồng cao su kết hợp chăn nuôi công nghệ mới 0918755356
Thuyết minh dự án Trồng cao su kết hợp chăn nuôi công nghệ mới 0918755356
Thuyết minh dự án Trồng cao su kết hợp chăn nuôi công nghệ mới 0918755356
Thuyết minh dự án Trồng cao su kết hợp chăn nuôi công nghệ mới 0918755356
Thuyết minh dự án Trồng cao su kết hợp chăn nuôi công nghệ mới 0918755356
Thuyết minh dự án Trồng cao su kết hợp chăn nuôi công nghệ mới 0918755356
Thuyết minh dự án Trồng cao su kết hợp chăn nuôi công nghệ mới 0918755356
Thuyết minh dự án Trồng cao su kết hợp chăn nuôi công nghệ mới 0918755356
Thuyết minh dự án Trồng cao su kết hợp chăn nuôi công nghệ mới 0918755356
Thuyết minh dự án Trồng cao su kết hợp chăn nuôi công nghệ mới 0918755356
Thuyết minh dự án Trồng cao su kết hợp chăn nuôi công nghệ mới 0918755356
Thuyết minh dự án Trồng cao su kết hợp chăn nuôi công nghệ mới 0918755356
Thuyết minh dự án Trồng cao su kết hợp chăn nuôi công nghệ mới 0918755356
Thuyết minh dự án Trồng cao su kết hợp chăn nuôi công nghệ mới 0918755356
Thuyết minh dự án Trồng cao su kết hợp chăn nuôi công nghệ mới 0918755356

More Related Content

What's hot

Thiet lap va_tham_dinh_du_an
Thiet lap va_tham_dinh_du_anThiet lap va_tham_dinh_du_an
Thiet lap va_tham_dinh_du_anSmall Nguyễn
 
Du an nuoi tom the chan trang
Du an nuoi tom the chan trangDu an nuoi tom the chan trang
Du an nuoi tom the chan trangThaoNguyenXanh2
 
ĐTM Cấp Sở | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Nhà máy sản xuất các...
ĐTM Cấp Sở | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Nhà máy sản xuất các...ĐTM Cấp Sở | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Nhà máy sản xuất các...
ĐTM Cấp Sở | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Nhà máy sản xuất các...Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Dự Án Việt
 
Bài 01 tram dung ban me (25112014 21h10)
Bài 01  tram dung ban me (25112014 21h10)Bài 01  tram dung ban me (25112014 21h10)
Bài 01 tram dung ban me (25112014 21h10)Tài Bùi
 
Du an trung tam giong lua
Du an trung tam giong lua Du an trung tam giong lua
Du an trung tam giong lua duan viet
 
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Cụm công trình Khu Thương mại - Dịch vụ - Văn...
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Cụm công trình Khu Thương mại - Dịch vụ - Văn...DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Cụm công trình Khu Thương mại - Dịch vụ - Văn...
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Cụm công trình Khu Thương mại - Dịch vụ - Văn...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Kho sỉ than và Nhà máy vật liệu xâ...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Kho sỉ than và Nhà máy vật liệu xâ...Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Kho sỉ than và Nhà máy vật liệu xâ...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Kho sỉ than và Nhà máy vật liệu xâ...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡng lấn biển Phú Hài" tỉnh...
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡng lấn biển Phú Hài" tỉnh...DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡng lấn biển Phú Hài" tỉnh...
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡng lấn biển Phú Hài" tỉnh...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 

What's hot (20)

Thiet lap va_tham_dinh_du_an
Thiet lap va_tham_dinh_du_anThiet lap va_tham_dinh_du_an
Thiet lap va_tham_dinh_du_an
 
Dự án đầu tư xây dựng trạm dừng chân
Dự án đầu tư xây dựng trạm dừng chânDự án đầu tư xây dựng trạm dừng chân
Dự án đầu tư xây dựng trạm dừng chân
 
Nhà máy xử lý rác thành phân vi sinh compost tỉnh Long An - 0918755356
Nhà máy xử lý rác thành phân vi sinh compost tỉnh Long An - 0918755356Nhà máy xử lý rác thành phân vi sinh compost tỉnh Long An - 0918755356
Nhà máy xử lý rác thành phân vi sinh compost tỉnh Long An - 0918755356
 
ĐTM Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón
ĐTM Mở rộng nhà máy sản xuất phân bónĐTM Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón
ĐTM Mở rộng nhà máy sản xuất phân bón
 
ĐTM Khu du lịch nghỉ dưỡng Bình Minh Bà Rịa Vũng Tàu
ĐTM Khu du lịch nghỉ dưỡng Bình Minh Bà Rịa Vũng TàuĐTM Khu du lịch nghỉ dưỡng Bình Minh Bà Rịa Vũng Tàu
ĐTM Khu du lịch nghỉ dưỡng Bình Minh Bà Rịa Vũng Tàu
 
Du an nuoi tom the chan trang
Du an nuoi tom the chan trangDu an nuoi tom the chan trang
Du an nuoi tom the chan trang
 
ĐTM Nhà máy sản xuất Phân Bón Việt Mỹ - Long An - duanviet.com.vn 0918755356
ĐTM Nhà máy sản xuất Phân Bón Việt Mỹ - Long An - duanviet.com.vn 0918755356ĐTM Nhà máy sản xuất Phân Bón Việt Mỹ - Long An - duanviet.com.vn 0918755356
ĐTM Nhà máy sản xuất Phân Bón Việt Mỹ - Long An - duanviet.com.vn 0918755356
 
Thuyet minh lap du an xay dung khu can ho
Thuyet minh lap du an xay dung khu can hoThuyet minh lap du an xay dung khu can ho
Thuyet minh lap du an xay dung khu can ho
 
ĐTM CỤM CÔNG TRÌNH TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ - KHÁCH SẠN- VĂN PHÒNG - CĂ...
ĐTM CỤM CÔNG TRÌNH TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ - KHÁCH SẠN- VĂN PHÒNG - CĂ...ĐTM CỤM CÔNG TRÌNH TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ - KHÁCH SẠN- VĂN PHÒNG - CĂ...
ĐTM CỤM CÔNG TRÌNH TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ - KHÁCH SẠN- VĂN PHÒNG - CĂ...
 
ĐTM Cấp Sở | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Nhà máy sản xuất các...
ĐTM Cấp Sở | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Nhà máy sản xuất các...ĐTM Cấp Sở | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Nhà máy sản xuất các...
ĐTM Cấp Sở | Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Nhà máy sản xuất các...
 
Bài 01 tram dung ban me (25112014 21h10)
Bài 01  tram dung ban me (25112014 21h10)Bài 01  tram dung ban me (25112014 21h10)
Bài 01 tram dung ban me (25112014 21h10)
 
Dự án xây dựng trường trung học cơ sở
Dự án xây dựng trường trung học cơ sởDự án xây dựng trường trung học cơ sở
Dự án xây dựng trường trung học cơ sở
 
Du an trung tam giong lua
Du an trung tam giong lua Du an trung tam giong lua
Du an trung tam giong lua
 
Dự án Nhà máy sấy kho tồn trữ xay xát lúa gạo xuất khẩu 0903034381
Dự án Nhà máy sấy kho tồn trữ xay xát lúa gạo xuất khẩu 0903034381Dự án Nhà máy sấy kho tồn trữ xay xát lúa gạo xuất khẩu 0903034381
Dự án Nhà máy sấy kho tồn trữ xay xát lúa gạo xuất khẩu 0903034381
 
ĐTM Khu chung cư cao tầng kết hợp thương mại và dịch vụ quận 8 TPHCM
ĐTM Khu chung cư cao tầng kết hợp thương mại và dịch vụ quận 8 TPHCMĐTM Khu chung cư cao tầng kết hợp thương mại và dịch vụ quận 8 TPHCM
ĐTM Khu chung cư cao tầng kết hợp thương mại và dịch vụ quận 8 TPHCM
 
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Cụm công trình Khu Thương mại - Dịch vụ - Văn...
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Cụm công trình Khu Thương mại - Dịch vụ - Văn...DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Cụm công trình Khu Thương mại - Dịch vụ - Văn...
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Cụm công trình Khu Thương mại - Dịch vụ - Văn...
 
Thuyết minh trung tâm thể thao phức hợp Long Thới
Thuyết minh trung tâm thể thao phức hợp Long ThớiThuyết minh trung tâm thể thao phức hợp Long Thới
Thuyết minh trung tâm thể thao phức hợp Long Thới
 
Dự án xây dựng công viên lịch sử văn hóa dân tộc TPHCM 0903034381
Dự án xây dựng công viên lịch sử văn hóa dân tộc TPHCM 0903034381Dự án xây dựng công viên lịch sử văn hóa dân tộc TPHCM 0903034381
Dự án xây dựng công viên lịch sử văn hóa dân tộc TPHCM 0903034381
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Kho sỉ than và Nhà máy vật liệu xâ...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Kho sỉ than và Nhà máy vật liệu xâ...Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Kho sỉ than và Nhà máy vật liệu xâ...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Kho sỉ than và Nhà máy vật liệu xâ...
 
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡng lấn biển Phú Hài" tỉnh...
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡng lấn biển Phú Hài" tỉnh...DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡng lấn biển Phú Hài" tỉnh...
DTM Cấp Sở | Báo cáo ĐTM dự án "Khu du lịch nghỉ dưỡng lấn biển Phú Hài" tỉnh...
 

Similar to Thuyết minh dự án Trồng cao su kết hợp chăn nuôi công nghệ mới 0918755356

Dự án: Trang trại nuôi heo gia công, công nghiệp kín lạnh, HAY
Dự án: Trang trại nuôi heo gia công, công nghiệp kín lạnh, HAYDự án: Trang trại nuôi heo gia công, công nghiệp kín lạnh, HAY
Dự án: Trang trại nuôi heo gia công, công nghiệp kín lạnh, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng: Trang trại nuôi heo gia công công nghiệp k...
Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng: Trang trại nuôi heo gia công công nghiệp k...Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng: Trang trại nuôi heo gia công công nghiệp k...
Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng: Trang trại nuôi heo gia công công nghiệp k...Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
luân văn ĐẦU TƢ XÂY DỰNG TRANG TRẠI CHĂN NUÔI HEO GIA CÔNG, CÔNG NGHIỆP KÍN LẠNH
luân văn ĐẦU TƢ XÂY DỰNG TRANG TRẠI CHĂN NUÔI HEO GIA CÔNG, CÔNG NGHIỆP KÍN LẠNHluân văn ĐẦU TƢ XÂY DỰNG TRANG TRẠI CHĂN NUÔI HEO GIA CÔNG, CÔNG NGHIỆP KÍN LẠNH
luân văn ĐẦU TƢ XÂY DỰNG TRANG TRẠI CHĂN NUÔI HEO GIA CÔNG, CÔNG NGHIỆP KÍN LẠNHhieu anh
 
Du an trang_trai_chan_nuoi_heo_gia_cong_cong_nghiep_kin_lanh
Du an trang_trai_chan_nuoi_heo_gia_cong_cong_nghiep_kin_lanhDu an trang_trai_chan_nuoi_heo_gia_cong_cong_nghiep_kin_lanh
Du an trang_trai_chan_nuoi_heo_gia_cong_cong_nghiep_kin_lanhThaoNguyenXanh2
 
Dự án Mở rộng sản xuất nông nghiệp và thu mua nông sản tỉnh Trà Vinh, Vĩnh Lo...
Dự án Mở rộng sản xuất nông nghiệp và thu mua nông sản tỉnh Trà Vinh, Vĩnh Lo...Dự án Mở rộng sản xuất nông nghiệp và thu mua nông sản tỉnh Trà Vinh, Vĩnh Lo...
Dự án Mở rộng sản xuất nông nghiệp và thu mua nông sản tỉnh Trà Vinh, Vĩnh Lo...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Nhà máy sản xuất thuốc bông sen và Trung tâm cai nghiện ma túy - dạy nghề tỉn...
Nhà máy sản xuất thuốc bông sen và Trung tâm cai nghiện ma túy - dạy nghề tỉn...Nhà máy sản xuất thuốc bông sen và Trung tâm cai nghiện ma túy - dạy nghề tỉn...
Nhà máy sản xuất thuốc bông sen và Trung tâm cai nghiện ma túy - dạy nghề tỉn...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Thuyết minh dự án Nhà máy xử lý chất thải Gia Viễn - Ninh Bình 0918755356
Thuyết minh dự án Nhà máy xử lý chất thải Gia Viễn - Ninh Bình 0918755356Thuyết minh dự án Nhà máy xử lý chất thải Gia Viễn - Ninh Bình 0918755356
Thuyết minh dự án Nhà máy xử lý chất thải Gia Viễn - Ninh Bình 0918755356CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Dự án đầu tư trang trại chăn nuôi tôm thẻ chân trắng tỉnh Bến Tre 0903034381
Dự án đầu tư trang trại chăn nuôi tôm thẻ chân trắng tỉnh Bến Tre 0903034381Dự án đầu tư trang trại chăn nuôi tôm thẻ chân trắng tỉnh Bến Tre 0903034381
Dự án đầu tư trang trại chăn nuôi tôm thẻ chân trắng tỉnh Bến Tre 0903034381CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nước tinh khiết Tháp Chàm 0918755356
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nước tinh khiết Tháp Chàm 0918755356Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nước tinh khiết Tháp Chàm 0918755356
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nước tinh khiết Tháp Chàm 0918755356CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Thuyết minh dự án Nhà máy xử lý chất thải Ninh Bình - www.lapduandautu.vn - 0...
Thuyết minh dự án Nhà máy xử lý chất thải Ninh Bình - www.lapduandautu.vn - 0...Thuyết minh dự án Nhà máy xử lý chất thải Ninh Bình - www.lapduandautu.vn - 0...
Thuyết minh dự án Nhà máy xử lý chất thải Ninh Bình - www.lapduandautu.vn - 0...Dịch vụ Lập dự án chuyên nghiệp
 
Lap du an dau tu sua chua nha xuong
Lap du an dau tu sua chua nha xuongLap du an dau tu sua chua nha xuong
Lap du an dau tu sua chua nha xuongThaoNguyenXanh2
 

Similar to Thuyết minh dự án Trồng cao su kết hợp chăn nuôi công nghệ mới 0918755356 (20)

Du an trong cao su ket hop chan nuoi cong nghe moi tinh lam dong
Du an trong cao su ket hop chan nuoi cong nghe moi tinh lam dongDu an trong cao su ket hop chan nuoi cong nghe moi tinh lam dong
Du an trong cao su ket hop chan nuoi cong nghe moi tinh lam dong
 
Dự án: Trang trại nuôi heo gia công, công nghiệp kín lạnh, HAY
Dự án: Trang trại nuôi heo gia công, công nghiệp kín lạnh, HAYDự án: Trang trại nuôi heo gia công, công nghiệp kín lạnh, HAY
Dự án: Trang trại nuôi heo gia công, công nghiệp kín lạnh, HAY
 
Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng: Trang trại nuôi heo gia công công nghiệp k...
Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng: Trang trại nuôi heo gia công công nghiệp k...Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng: Trang trại nuôi heo gia công công nghiệp k...
Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng: Trang trại nuôi heo gia công công nghiệp k...
 
luân văn ĐẦU TƢ XÂY DỰNG TRANG TRẠI CHĂN NUÔI HEO GIA CÔNG, CÔNG NGHIỆP KÍN LẠNH
luân văn ĐẦU TƢ XÂY DỰNG TRANG TRẠI CHĂN NUÔI HEO GIA CÔNG, CÔNG NGHIỆP KÍN LẠNHluân văn ĐẦU TƢ XÂY DỰNG TRANG TRẠI CHĂN NUÔI HEO GIA CÔNG, CÔNG NGHIỆP KÍN LẠNH
luân văn ĐẦU TƢ XÂY DỰNG TRANG TRẠI CHĂN NUÔI HEO GIA CÔNG, CÔNG NGHIỆP KÍN LẠNH
 
Du an trang_trai_chan_nuoi_heo_gia_cong_cong_nghiep_kin_lanh
Du an trang_trai_chan_nuoi_heo_gia_cong_cong_nghiep_kin_lanhDu an trang_trai_chan_nuoi_heo_gia_cong_cong_nghiep_kin_lanh
Du an trang_trai_chan_nuoi_heo_gia_cong_cong_nghiep_kin_lanh
 
Thuyết minh dự án Bệnh viện đa khoa Huyện Bình Chánh TPHCM 0918755356
Thuyết minh dự án Bệnh viện đa khoa Huyện Bình Chánh TPHCM 0918755356Thuyết minh dự án Bệnh viện đa khoa Huyện Bình Chánh TPHCM 0918755356
Thuyết minh dự án Bệnh viện đa khoa Huyện Bình Chánh TPHCM 0918755356
 
Dự án Mở rộng sản xuất nông nghiệp và thu mua nông sản tỉnh Trà Vinh, Vĩnh Lo...
Dự án Mở rộng sản xuất nông nghiệp và thu mua nông sản tỉnh Trà Vinh, Vĩnh Lo...Dự án Mở rộng sản xuất nông nghiệp và thu mua nông sản tỉnh Trà Vinh, Vĩnh Lo...
Dự án Mở rộng sản xuất nông nghiệp và thu mua nông sản tỉnh Trà Vinh, Vĩnh Lo...
 
Nhà máy sản xuất thuốc bông sen và Trung tâm cai nghiện ma túy - dạy nghề tỉn...
Nhà máy sản xuất thuốc bông sen và Trung tâm cai nghiện ma túy - dạy nghề tỉn...Nhà máy sản xuất thuốc bông sen và Trung tâm cai nghiện ma túy - dạy nghề tỉn...
Nhà máy sản xuất thuốc bông sen và Trung tâm cai nghiện ma túy - dạy nghề tỉn...
 
Dự án đầu tư xây dựng Trang trại chăn nuôi bò sữa Đăk Nông 0918755356
Dự án đầu tư xây dựng Trang trại chăn nuôi bò sữa Đăk Nông 0918755356Dự án đầu tư xây dựng Trang trại chăn nuôi bò sữa Đăk Nông 0918755356
Dự án đầu tư xây dựng Trang trại chăn nuôi bò sữa Đăk Nông 0918755356
 
Dự án đầu tư xây dựng công trình khu nghỉ dưỡng thể thao giải trí TPHCM 09187...
Dự án đầu tư xây dựng công trình khu nghỉ dưỡng thể thao giải trí TPHCM 09187...Dự án đầu tư xây dựng công trình khu nghỉ dưỡng thể thao giải trí TPHCM 09187...
Dự án đầu tư xây dựng công trình khu nghỉ dưỡng thể thao giải trí TPHCM 09187...
 
Du an dau tu xay dung benh vien quoc te
Du an dau tu xay dung benh vien quoc teDu an dau tu xay dung benh vien quoc te
Du an dau tu xay dung benh vien quoc te
 
Nông trại bò sữa Cẩm Thủy - Thanh Hóa- duanviet.com.vn - Dịch vụ lập dự án đầ...
Nông trại bò sữa Cẩm Thủy - Thanh Hóa- duanviet.com.vn - Dịch vụ lập dự án đầ...Nông trại bò sữa Cẩm Thủy - Thanh Hóa- duanviet.com.vn - Dịch vụ lập dự án đầ...
Nông trại bò sữa Cẩm Thủy - Thanh Hóa- duanviet.com.vn - Dịch vụ lập dự án đầ...
 
Nhà máy xử lý chất thải Gia Viễn - duanviet.com.vn - Dịch vụ lập dự án đầu tư...
Nhà máy xử lý chất thải Gia Viễn - duanviet.com.vn - Dịch vụ lập dự án đầu tư...Nhà máy xử lý chất thải Gia Viễn - duanviet.com.vn - Dịch vụ lập dự án đầu tư...
Nhà máy xử lý chất thải Gia Viễn - duanviet.com.vn - Dịch vụ lập dự án đầu tư...
 
Thuyết minh dự án Nhà máy xử lý chất thải Gia Viễn - Ninh Bình 0918755356
Thuyết minh dự án Nhà máy xử lý chất thải Gia Viễn - Ninh Bình 0918755356Thuyết minh dự án Nhà máy xử lý chất thải Gia Viễn - Ninh Bình 0918755356
Thuyết minh dự án Nhà máy xử lý chất thải Gia Viễn - Ninh Bình 0918755356
 
Nhà máy xử lý chất thải Gia Viễn - Ninh Bình - duanviet.com.vn 0918755356
Nhà máy xử lý chất thải Gia Viễn - Ninh Bình - duanviet.com.vn 0918755356Nhà máy xử lý chất thải Gia Viễn - Ninh Bình - duanviet.com.vn 0918755356
Nhà máy xử lý chất thải Gia Viễn - Ninh Bình - duanviet.com.vn 0918755356
 
Dự án đầu tư trang trại chăn nuôi tôm thẻ chân trắng tỉnh Bến Tre 0903034381
Dự án đầu tư trang trại chăn nuôi tôm thẻ chân trắng tỉnh Bến Tre 0903034381Dự án đầu tư trang trại chăn nuôi tôm thẻ chân trắng tỉnh Bến Tre 0903034381
Dự án đầu tư trang trại chăn nuôi tôm thẻ chân trắng tỉnh Bến Tre 0903034381
 
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nước tinh khiết Tháp Chàm 0918755356
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nước tinh khiết Tháp Chàm 0918755356Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nước tinh khiết Tháp Chàm 0918755356
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất nước tinh khiết Tháp Chàm 0918755356
 
Nhà máy sơ chế thanh long tỉnh Bình Thuận 0903034381
Nhà máy sơ chế thanh long tỉnh Bình Thuận 0903034381Nhà máy sơ chế thanh long tỉnh Bình Thuận 0903034381
Nhà máy sơ chế thanh long tỉnh Bình Thuận 0903034381
 
Thuyết minh dự án Nhà máy xử lý chất thải Ninh Bình - www.lapduandautu.vn - 0...
Thuyết minh dự án Nhà máy xử lý chất thải Ninh Bình - www.lapduandautu.vn - 0...Thuyết minh dự án Nhà máy xử lý chất thải Ninh Bình - www.lapduandautu.vn - 0...
Thuyết minh dự án Nhà máy xử lý chất thải Ninh Bình - www.lapduandautu.vn - 0...
 
Lap du an dau tu sua chua nha xuong
Lap du an dau tu sua chua nha xuongLap du an dau tu sua chua nha xuong
Lap du an dau tu sua chua nha xuong
 

More from CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH

Báo cáo Thẩm định dự án Công ty Phát triển Khoa học Quốc tế Trường Sinh
Báo cáo Thẩm định dự án Công ty Phát triển Khoa học Quốc tế Trường Sinh Báo cáo Thẩm định dự án Công ty Phát triển Khoa học Quốc tế Trường Sinh
Báo cáo Thẩm định dự án Công ty Phát triển Khoa học Quốc tế Trường Sinh CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Xưởng sản xuất bột xốp PU và Gia c...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Xưởng sản xuất bột xốp PU và Gia c...Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Xưởng sản xuất bột xốp PU và Gia c...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Xưởng sản xuất bột xốp PU và Gia c...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Tư vấn lập dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi tỉnh Sóc T...
Tư vấn lập dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi tỉnh Sóc T...Tư vấn lập dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi tỉnh Sóc T...
Tư vấn lập dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi tỉnh Sóc T...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Thuyết minh dự án Sản xuất Kinh doanh Chế biến gỗ tỉnh Nghệ An - 0903034381
Thuyết minh dự án Sản xuất Kinh doanh Chế biến gỗ tỉnh Nghệ An - 0903034381Thuyết minh dự án Sản xuất Kinh doanh Chế biến gỗ tỉnh Nghệ An - 0903034381
Thuyết minh dự án Sản xuất Kinh doanh Chế biến gỗ tỉnh Nghệ An - 0903034381CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Tư vấn lập dự án Xây dựng Khu sản xuất Nông nghiệp công nghệ cao trong nhà mà...
Tư vấn lập dự án Xây dựng Khu sản xuất Nông nghiệp công nghệ cao trong nhà mà...Tư vấn lập dự án Xây dựng Khu sản xuất Nông nghiệp công nghệ cao trong nhà mà...
Tư vấn lập dự án Xây dựng Khu sản xuất Nông nghiệp công nghệ cao trong nhà mà...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Tư vấn lập dự án Sản xuất Nông nghiệp Công nghệ cao kết hợp Điện mặt trời - 0...
Tư vấn lập dự án Sản xuất Nông nghiệp Công nghệ cao kết hợp Điện mặt trời - 0...Tư vấn lập dự án Sản xuất Nông nghiệp Công nghệ cao kết hợp Điện mặt trời - 0...
Tư vấn lập dự án Sản xuất Nông nghiệp Công nghệ cao kết hợp Điện mặt trời - 0...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Lập Dự Án Đầu Tư Khu trang trại chăn nuôi khép kín kết hợp trồng cây dược liệ...
Lập Dự Án Đầu Tư Khu trang trại chăn nuôi khép kín kết hợp trồng cây dược liệ...Lập Dự Án Đầu Tư Khu trang trại chăn nuôi khép kín kết hợp trồng cây dược liệ...
Lập Dự Án Đầu Tư Khu trang trại chăn nuôi khép kín kết hợp trồng cây dược liệ...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Tư Vấn Lập Dự Án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án điện mặt trời - 0903034381
Tư Vấn Lập Dự Án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án điện mặt trời - 0903034381Tư Vấn Lập Dự Án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án điện mặt trời - 0903034381
Tư Vấn Lập Dự Án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án điện mặt trời - 0903034381CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Dự án Trung tâm Hoạt động Chữ thập đỏ Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam 0903034381
Dự án Trung tâm Hoạt động Chữ thập đỏ Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam 0903034381Dự án Trung tâm Hoạt động Chữ thập đỏ Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam 0903034381
Dự án Trung tâm Hoạt động Chữ thập đỏ Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam 0903034381CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Dự án Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ Khu vực Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam ...
Dự án Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ Khu vực Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam ...Dự án Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ Khu vực Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam ...
Dự án Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ Khu vực Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam ...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
ĐTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Bệnh viện Shing Mark 1500 giườ...
ĐTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Bệnh viện Shing Mark 1500 giườ...ĐTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Bệnh viện Shing Mark 1500 giườ...
ĐTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Bệnh viện Shing Mark 1500 giườ...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Thủy điện Sông Tranh tỉnh Quản...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Thủy điện Sông Tranh tỉnh Quản...DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Thủy điện Sông Tranh tỉnh Quản...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Thủy điện Sông Tranh tỉnh Quản...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến c...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến c...DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến c...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến c...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Phân xưởng xử lý chất ...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Phân xưởng xử lý chất ...DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Phân xưởng xử lý chất ...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Phân xưởng xử lý chất ...CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 

More from CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH (20)

Báo cáo Thẩm định dự án Công ty Phát triển Khoa học Quốc tế Trường Sinh
Báo cáo Thẩm định dự án Công ty Phát triển Khoa học Quốc tế Trường Sinh Báo cáo Thẩm định dự án Công ty Phát triển Khoa học Quốc tế Trường Sinh
Báo cáo Thẩm định dự án Công ty Phát triển Khoa học Quốc tế Trường Sinh
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Xưởng sản xuất bột xốp PU và Gia c...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Xưởng sản xuất bột xốp PU và Gia c...Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Xưởng sản xuất bột xốp PU và Gia c...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Xưởng sản xuất bột xốp PU và Gia c...
 
Kế hoạch bảo vệ môi trường Dự án xưởng dệt may tai TPHCM 0903034381
Kế hoạch bảo vệ môi trường Dự án xưởng dệt may tai TPHCM 0903034381Kế hoạch bảo vệ môi trường Dự án xưởng dệt may tai TPHCM 0903034381
Kế hoạch bảo vệ môi trường Dự án xưởng dệt may tai TPHCM 0903034381
 
Tư vấn lập dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi tỉnh Sóc T...
Tư vấn lập dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi tỉnh Sóc T...Tư vấn lập dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi tỉnh Sóc T...
Tư vấn lập dự án Xây dựng nhà máy chế biến nông sản liên kết chuỗi tỉnh Sóc T...
 
Tư vấn Lập dự án Chăn nuôi heo thịt tỉnh Vĩnh Phúc - 0903034381
Tư vấn Lập dự án Chăn nuôi heo thịt tỉnh Vĩnh Phúc - 0903034381Tư vấn Lập dự án Chăn nuôi heo thịt tỉnh Vĩnh Phúc - 0903034381
Tư vấn Lập dự án Chăn nuôi heo thịt tỉnh Vĩnh Phúc - 0903034381
 
Thuyết minh dự án Xử lý chất thải Formosa tỉnh Hà Tĩnh - 0903034381
Thuyết minh dự án Xử lý chất thải Formosa tỉnh Hà Tĩnh - 0903034381Thuyết minh dự án Xử lý chất thải Formosa tỉnh Hà Tĩnh - 0903034381
Thuyết minh dự án Xử lý chất thải Formosa tỉnh Hà Tĩnh - 0903034381
 
Thuyết minh dự án Sản xuất Kinh doanh Chế biến gỗ tỉnh Nghệ An - 0903034381
Thuyết minh dự án Sản xuất Kinh doanh Chế biến gỗ tỉnh Nghệ An - 0903034381Thuyết minh dự án Sản xuất Kinh doanh Chế biến gỗ tỉnh Nghệ An - 0903034381
Thuyết minh dự án Sản xuất Kinh doanh Chế biến gỗ tỉnh Nghệ An - 0903034381
 
Tư vấn lập dự án Xây dựng Khu sản xuất Nông nghiệp công nghệ cao trong nhà mà...
Tư vấn lập dự án Xây dựng Khu sản xuất Nông nghiệp công nghệ cao trong nhà mà...Tư vấn lập dự án Xây dựng Khu sản xuất Nông nghiệp công nghệ cao trong nhà mà...
Tư vấn lập dự án Xây dựng Khu sản xuất Nông nghiệp công nghệ cao trong nhà mà...
 
Tư vấn lập dự án Sản xuất Nông nghiệp Công nghệ cao kết hợp Điện mặt trời - 0...
Tư vấn lập dự án Sản xuất Nông nghiệp Công nghệ cao kết hợp Điện mặt trời - 0...Tư vấn lập dự án Sản xuất Nông nghiệp Công nghệ cao kết hợp Điện mặt trời - 0...
Tư vấn lập dự án Sản xuất Nông nghiệp Công nghệ cao kết hợp Điện mặt trời - 0...
 
Lập Dự Án Đầu Tư Khu trang trại chăn nuôi khép kín kết hợp trồng cây dược liệ...
Lập Dự Án Đầu Tư Khu trang trại chăn nuôi khép kín kết hợp trồng cây dược liệ...Lập Dự Án Đầu Tư Khu trang trại chăn nuôi khép kín kết hợp trồng cây dược liệ...
Lập Dự Án Đầu Tư Khu trang trại chăn nuôi khép kín kết hợp trồng cây dược liệ...
 
Tư Vấn Lập Dự Án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án điện mặt trời - 0903034381
Tư Vấn Lập Dự Án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án điện mặt trời - 0903034381Tư Vấn Lập Dự Án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án điện mặt trời - 0903034381
Tư Vấn Lập Dự Án Nông lâm nghiệp thuộc cụm dự án điện mặt trời - 0903034381
 
Dự án Trung tâm Hoạt động Chữ thập đỏ Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam 0903034381
Dự án Trung tâm Hoạt động Chữ thập đỏ Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam 0903034381Dự án Trung tâm Hoạt động Chữ thập đỏ Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam 0903034381
Dự án Trung tâm Hoạt động Chữ thập đỏ Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam 0903034381
 
Tư vấn lập dự án Phòng khám nha khoa 0903034381
Tư vấn lập dự án Phòng khám nha khoa 0903034381Tư vấn lập dự án Phòng khám nha khoa 0903034381
Tư vấn lập dự án Phòng khám nha khoa 0903034381
 
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng tỉnh Tây Ninh 0903034381
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng tỉnh Tây Ninh 0903034381Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng tỉnh Tây Ninh 0903034381
Thuyết minh dự án Chuyển đổi cây trồng tỉnh Tây Ninh 0903034381
 
Dự án Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ Khu vực Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam ...
Dự án Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ Khu vực Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam ...Dự án Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ Khu vực Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam ...
Dự án Trung tâm hoạt động chữ thập đỏ Khu vực Đồng bằng Sông Hồng tại Hà Nam ...
 
ĐTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Bệnh viện Shing Mark 1500 giườ...
ĐTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Bệnh viện Shing Mark 1500 giườ...ĐTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Bệnh viện Shing Mark 1500 giườ...
ĐTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Bệnh viện Shing Mark 1500 giườ...
 
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Thủy điện Sông Tranh tỉnh Quản...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Thủy điện Sông Tranh tỉnh Quản...DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Thủy điện Sông Tranh tỉnh Quản...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Thủy điện Sông Tranh tỉnh Quản...
 
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...
 
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến c...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến c...DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến c...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến c...
 
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Phân xưởng xử lý chất ...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Phân xưởng xử lý chất ...DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Phân xưởng xử lý chất ...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Phân xưởng xử lý chất ...
 

Thuyết minh dự án Trồng cao su kết hợp chăn nuôi công nghệ mới 0918755356

  • 1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do –Hạnh phúc -----------    ---------- THUYẾT MINH DỰ ÁN TRỒNG CAO SU KẾT HỢP CHĂN NUÔI CÔNG NGHỆ MỚI ĐỊA ĐIỂM : LIÊNG SRÔNH, ĐAM RÔNG, LÂM ĐỒNG CHỦ ĐẦU TƯ : CÔNG TY TNHH SX TM PHƯỚC LÂM Lâm Đồng - Tháng 7 năm 2012
  • 2. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do –Hạnh phúc -----------    ---------- THUYẾT MINH DỰ ÁN TRỒNG CAO SU KẾT HỢP CHĂN NUÔI CÔNG NGHỆ MỚI CHỦ ĐẦU TƯ CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI PHƯỚC LÂM ĐƠN VỊ TƯ VẤN CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH PHẠM THỊ TUYẾT HẠNH NGUYỄN VĂN MAI Lâm Đồng - Tháng 7 năm 2012
  • 3. MỤC LỤC CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN..............................................1 I.1. Giới thiệu về chủ đầu tư ..........................................................................................1 I.2. Mô tả sơ bộ thông tin dự án.....................................................................................1 I.3. Cơ sở pháp lý...........................................................................................................1 CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG..............................................................4 II.1 Hiện trạng ngành chăn nuôi bò ở Việt Nam............................................................4 II.1.1. Vị trí của bò thịt trong hệ thống nông nghiệp Việt Nam ....................................4 II.1.2. Sản xuất và tiêu thu bò chất lượng cao ở Việt Nam............................................5 II.1.3. Chiến lược phát triển chăn nuôi đến 2020 của Chính phủ..................................6 II.2. Hiện trạng ngành cao su Việt Nam ........................................................................7 II.2.1. Diễn biến chung ngành cao su.............................................................................7 II.2.2. Ảnh hưởng của thị trường dầu mỏ đến thị trường cao su ...................................7 II.2.3. Thị trường tiêu thụ cao su của Việt Nam sau khi ra nhập WTO.........................8 CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ.............................................10 III.1. Điều kiện tự nhiên...............................................................................................10 III.1.1. Vị trí địa lý .......................................................................................................10 III.1.2. Địa hình............................................................................................................11 III.1.3. Khí hậu.............................................................................................................11 III.2. Hạ tầng khu đất xây dựng dự án .........................................................................11 III.2.1. Hiện trạng sử dụng đất.....................................................................................11 III.2.2. Đường giao thông ............................................................................................12 III.2.3. Hiện trạng thông tin liên lạc.............................................................................12 III.2.4. Hạ tầng khác....................................................................................................12 III.3. Kinh tế - xã hội....................................................................................................12 III.3.1 Về kinh tế..........................................................................................................12 III.3.2. Các chỉ tiêu về xã hội.......................................................................................13 III.3.3. Chương trình trọng tâm....................................................................................13 III.3.4. Công trình trọng điểm:.....................................................................................13 III.4. Nhận xét chung ...................................................................................................13 CHƯƠNG IV: SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ .................................................................14 IV.1. Sự cần thiết đầu tư dự án ....................................................................................14 IV.2. Mục tiêu của dự án..............................................................................................14 CHƯƠNG V: GIẢI PHÁP THỰC HIỆN DỰ ÁN......................................................15 V.1. Về chăn nuôi bò thịt............................................................................................15 V.1.1. Giống bò thịt .....................................................................................................15 V.1.2. Nguồn thức ăn...................................................................................................16 V.1.3. Chăm sóc và nuôi dưỡng...................................................................................20 V.2. Về trồng cao su.....................................................................................................24 V.2.1. Đặc điểm thực vật học.......................................................................................24 V.2.2. Giống cao su......................................................................................................25
  • 4. V.2.3. Kỹ thuật trồng ...................................................................................................25 V.2.4. Chăm sóc vườn cây kiến thiết cơ bản (KTCB).................................................27 V.2.5. Chăm sóc vườn cây kinh doanh........................................................................28 V.2.6. Quản lý và khai thác vườn cao su kinh doanh ..................................................30 VI.1.Giải pháp thiết kế mặt bằng.................................................................................36 VI.1.1. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của dự án............................................................36 VI.1.2. Giải pháp quy hoạch ........................................................................................36 VI.1.3. Giải pháp kết cấu .............................................................................................37 VI.1.4. Giải pháp kỹ thuật............................................................................................38 VI.1.5 Kết luận.............................................................................................................38 VI.2. Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật .................................................................39 VI.2.1. Đường giao thông ............................................................................................39 VI.2.2. Hệ thống thoát nước mặt..................................................................................39 VI.2.3. Hệ thống thoát nước bẩn – vệ sinh môi trường ...............................................39 VI.2.4. Hệ thống cấp nước...........................................................................................39 VI.2.5. Hệ thống cấp điện – chiếu sáng công cộng .....................................................39 CHƯƠNG VII: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG........................................40 VII.1. Đánh giá tác động môi trường...........................................................................40 VII.1.1. Giới thiệu chung.............................................................................................40 VII.1.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường..............................................40 VII.2. Các tác động môi trường ...................................................................................40 VII.2.1. Các loại chất thải phát sinh.............................................................................40 VII.2.2. Khí thải ...........................................................................................................41 VII.2.3. Nước thải ........................................................................................................42 VII.2.4. Chất thải rắn ...................................................................................................43 VII.3. Biện pháp giảm thiểu tác động môi trường.......................................................43 VII.3.1. Xử lý chất thải rắn ..........................................................................................43 VII.3.2. Xử lý nước thải...............................................................................................44 VII.3.3. Xử lý khí thải, mùi hôi ...................................................................................45 VII.3.4. Giảm thiểu các tác động khác.........................................................................45 VII.4. Kết luận .............................................................................................................45 CHƯƠNG VIII: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN.......................................................46 VIII.1. Cơ sở lập tổng mức đầu tư ...............................................................................46 VIII.2. Nội dung tổng mức đầu tư ...............................................................................46 VIII.2.1. Nội dung........................................................................................................46 VIII.2.2. Kết quả tổng mức đầu tư...............................................................................51 CHƯƠNG IX: NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ THỰC HIỆN DỰ ÁN................................52 IX.1. Nguồn vốn đầu tư của dự án...............................................................................52 IX.1.1. Cấu trúc nguồn vốn và phân bổ vốn đầu tư.....................................................52 IX.1.2. Tiến độ sử dụng vốn ........................................................................................52 IX.1.3. Nguồn vốn thực hiện dự án..............................................................................53 IX.1.4. Phương án hoàn trả vốn vay và chi phí lãi vay................................................53 IX.2. Tính toán chi phí của dự án ................................................................................54
  • 5. IX.2.1. Chi phí nhân công............................................................................................54 IX.2.2. Chi phí hoạt động.............................................................................................55 CHƯƠNG X: HIỆU QUẢ KINH TẾ -TÀI CHÍNH ...................................................58 X.1. Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán................................................................58 X.2. Doanh thu từ dự án...............................................................................................58 X.3. Các chỉ tiêu kinh tế của dự án..............................................................................61 X.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội .......................................................................63 CHƯƠNG XI: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................64 XI.1. Kết luận...............................................................................................................64 XI.2. Kiến nghị.............................................................................................................64
  • 6. --------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 1 DỰ ÁN TRỒNG CAO SU KẾT HỢP CHĂN NUÔI CÔNG NGHỆ MỚI CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN I.1. Giới thiệu về chủ đầu tư  Chủ đầu tư : Công ty TNHH SX TM PHƯỚC LÂM  Giấy phép ĐKKD : 5800517702  Ngày đăng ký lần 1 : 9/1/2007  Ngày đăng ký lần 3 : 19/6/2012  Đại diện pháp luật : Phạm Thị Tuyết Hạnh Chức vụ : Giám đốc  Địa chỉ trụ sở : Số 130, thôn P’Ré, Xã Phú Hội, Đức Trọng, Lâm Đồng  Ngành nghề chính : - Trồng rừng, chăm sóc rừng - Chăn nuôi  Vốn điều lệ : 8.500.000.000 VNĐ (Tám tỷ năm trăm triệu đồng) I.2. Mô tả sơ bộ thông tin dự án  Tên dự án : Trồng cao su kết hợp chăn nuôi công nghệ mới  Địa điểm xây dựng : xã Liêng Srônh, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng  Hình thức đầu tư : Đầu tư xây dựng mới  Hình thức quản lý : Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thông qua ban Quản lý dự án do chủ đầu tư thành lập. I.3. Cơ sở pháp lý  Văn bản pháp lý  Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 17/6/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật Đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật Kinh doanh Bất động sản 63/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật Nhà ở 56/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
  • 7. --------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 2 DỰ ÁN TRỒNG CAO SU KẾT HỢP CHĂN NUÔI CÔNG NGHỆ MỚI  Luật thuế Giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;  Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về việc Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;  Nghị định số 124/2008 NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính Phủ về thuế thu nhập doanh nghiệp;  Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ Qui định chi tiết thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng;  Nghị định 140/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22 tháng 11 năm 2006 quy định việc bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển;  Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;  Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;  Thông tư số 12/2008/TT-BXD ngày 07/05/2008 của Bộ xây dựng hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí khảo sát xây dựng;  Thông tư số 05/2009/TT-BXD ngày 15/04/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn điều chỉnh dự toán xây dựng công trình;  Thông tư số 12/2008/TT-BXD ngày 07/05/2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí khảo sát xây dựng;  Thông tư số 33/2007/TT-BTC ngày 09/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước;  Công văn số 1777/BXD-VP ngày 16/08/2007 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức dự toán xây dựng công trình - Phần lắp đặt hệ thống điện trong công trình, ống và phụ tùng ống, bảo ôn đường ống, phụ tùng và thiết bị khai thác nước ngầm;  Công văn số 1779/BXD-VP ngày 16/08/2007 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức dự toán xây dựng công trình - Phần Khảo sát xây dựng;  Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường;  Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của Chính phủ về việc Quản lý dự án đầu tư và xây dựng công trình;  Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về việc Quản lý chất lượng công trình xây dựng và Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/04/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 2009/2004/NĐ-CP;  Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng;  Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;  Quyết định số 252/QĐ-UBND tỉnh Lâm Đồng cấp ngày 25/1/2011;  Các văn bản khác của Nhà nước liên quan đến lập Tổng mức đầu tư, tổng dự toán và dự toán công trình.
  • 8. --------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 3 DỰ ÁN TRỒNG CAO SU KẾT HỢP CHĂN NUÔI CÔNG NGHỆ MỚI  Các tiêu chuẩn Việt Nam Dự án Trồng cao su kết hợp chăn nuôi công nghệ mới được thực hiện trên những tiêu chuẩn, quy chuẩn chính như sau:  Quy chuẩn xây dựng Việt Nam (tập 1, 2, 3 xuất bản 1997-BXD);  Quyết định số 04 /2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008. Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng (QCVN: 01/2008/BXD);  TCVN 2737-1995 : Tải trọng và tác động- Tiêu chuẩn thiết kế;  TCXD 229-1999 : Chỉ dẫn tính toán thành phần động của tải trọng gió theo TCVN 2737 -1995;  TCVN 375-2006 : Thiết kế công trình chống động đất;  TCXD 45-1978 : Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình;  TCVN 5760-1993 : Hệ thống chữa cháy - Yêu cầu chung thiết kế lắp đặt và sử dụng;  TCVN 5738-2001 : Hệ thống báo cháy tự động - Yêu cầu kỹ thuật;  TCVN-62:1995 : Hệ thống PCCC chất cháy bột, khí;  TCVN 6160 – 1996 : Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt, sử dụng hệ thống chữa cháy;  TCVN 6305.1-1997 : (ISO 6182.1-92)  TCVN 6305.2-1997 : (ISO 6182.2-93);  TCVN 4760-1993 : Hệ thống PCCC - Yêu cầu chung về thiết kế;  TCXD 33-1985 : Cấp nước - mạng lưới bên ngoài và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế;  TCVN 5576-1991 : Hệ thống cấp thoát nước - quy phạm quản lý kỹ thuật;  TCXD 51-1984 : Thoát nước - mạng lưới bên trong và ngoài công trình - Tiêu chuẩn thiết kế;  TCVN 5687-1992 : Tiêu chuẩn thiết kế thông gió - điều tiết không khí - sưởi ấm;  TCXDVN 175:2005 : Tiêu chuẩn thiết kế độ ồn tối đa cho phép;  11TCN 19-84 : Đường dây điện;  11TCN 21-84 : Thiết bị phân phối và trạm biến thế;  TCXD 95-1983 : Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng nhân tạo bên ngoài công trình dân dụng;  TCXD 25-1991 : Tiêu chuẩn đặt đường dây dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng;  TCVN-46-89 : Chống sét cho các công trình xây dựng;
  • 9. --------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 4 DỰ ÁN TRỒNG CAO SU KẾT HỢP CHĂN NUÔI CÔNG NGHỆ MỚI CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG II.1 Hiện trạng ngành chăn nuôi bò ở Việt Nam II.1.1. Vị trí của bò thịt trong hệ thống nông nghiệp Việt Nam Vốn là một nước nông nghiệp lạc hậu với cây lúa nước là cây trồng chính, vì thế vị trí con bò trong hệ thống nông nghiệp của nước ta cũng có vai trò rất khiêm tốn. Bò được nuôi trong mỗi gia đình nông dân với mục đích trước hết là phục vụ cho sản xuất nông nghiệp như cày ruộng, lấy phân bón ruộng, sau đó mới sử dụng bò vào mục đích kéo xe, mà cũng chỉ một số ít nơi biết chế ra xe cho bò kéo. Với mục đích cày ruộng nên trâu được nuôi nhiều ở vùng trũng, đất thịt nặng. Bò được nuôi nhiều ở vùng trung du, ven biển đất cát nhẹ. Nuôi trâu bò với phương thức chủ yếu là tận dụng nguồn thức ăn sẵn có từ bãi cỏ tự nhiên và rơm rạ dự trữ cho mùa khan hiếm thức ăn. Mùa Đông ở miền Bắc và mùa khô ở miền Nam là thời gian bò bị thiếu hụt thức ăn trầm trọng và phải sống trong môi trường sống bất lợi như quá lạnh, quá nóng, bệnh dịch và thiếu nước. Có những năm trâu bò đổ ngã lên tới trên 20% tổng đàn tại một số tỉnh vùng núi phía Bắc hay Ninh Thuận ở miền Trung. Trong cuộc sống tự nhiên khắc nghiệt như vậy chỉ những con bò có khối lượng nhỏ mới có cơ hội tồn tại vì chúng cần ít dinh dưỡng hơn cho duy trì sự sống. Quá trình thích nghi và chọn lọc tự nhiên này đã hình thành nên giống trâu bò địa phương của ta nhỏ con, dễ nuôi, sinh ra để “cày ruộng”. Sau ngày miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, chính sách ưu tiên phát triển nông nghiệp của nhà nước đã coi trâu bò là tư liệu sản xuất (như là máy cày vậy). Nhiều chính sách đã ban hành nhằm duy trì và phát triển đàn trâu bò để tạo nguồn sức kéo cho nông nghiệp. Việc giết mổ trâu bò là phạm pháp, những con trâu bò già không còn khả năng cày kéo khi đổ ngã muốn giết thịt cũng phải xin phép chính quyền địa phương. Sự kiện giết mổ chia thịt trâu bò già thời đó là ngày vui hiếm hoi ở những vùng quê nghèo. Từ năm 1995, đất nước bước vào giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa, trâu bò cũng đang được chuyển dần từ mục đích cày kéo sang mục đích sản xuất thịt và sữa. Mặc dầu vậy, một nước chủ yếu là nông nghiệp như nước ta, với người nông dân, con trâu, con bò vẫn giữ một vị trí quan trọng trong hệ thống sản xuất nông nghiệp với những lợi ích như sau: + Tăng sản phẩm thịt, sữa cho xã hội, do vậy mà giảm nhập khẩu sữa bột, thịt đỏ (thịt trâu và bò). Tăng thu nhập từ bán bê giống, bò thịt cho người chăn nuôi. + Giải quyết sức kéo: Kéo cày, kéo xe cho nhiều vùng chưa có điều kiện cơ khí hóa. + Cung cấp nguồn phân bón hữu cơ cho trồng trọt. + Tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có, tận dụng được các phụ phế phẩm nông nghiệp và công nghiệp chế biến như rơm rạ, thân cây ngô, hèm bia, vỏ quả dứa, ngọn và lá mía… và chuyển chúng thành thịt bò. + Chăn nuôi bò còn góp phần giải quyết việc làm cho lao động phụ hay lao động nhàn rỗi trong gia đình.
  • 10. --------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 5 DỰ ÁN TRỒNG CAO SU KẾT HỢP CHĂN NUÔI CÔNG NGHỆ MỚI II.1.2. Sản xuất và tiêu thu bò chất lượng cao ở Việt Nam Năm 2005, nước ta có gần 3 triệu con trâu và trên 5 triệu con bò. Đàn trâu tập trung nhiều ở vùng Đông Bắc và vùng Bắc Trung Bộ. Các tỉnh có đàn trâu trên 200 ngàn con là: Nghệ An, Thanh Hóa và Lạng Sơn. Những năm gần đây số lượng đàn trâu có sự giảm nhẹ, trong khi đó số lượng đàn bò tăng từ 3-4% mỗi năm. Số lượng đàn bò và sản phẩm chăn nuôi bò qua các năm Năm Bò(ngàn con) Thịt hơi(ngàn tấn) 1990 3,117 111.9 1995 3,639 118.0 2000 4,127 184.6 2005 5,540 220.2 Nguồn : FAO 2007 Đàn bò tập trung nhiều ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và Bắc Trung Bộ. Các tỉnh có đàn bò nhiều hơn 200 ngàn con là: Gia Lai, Nghệ An, Thanh Hóa, Bình Định, Quảng Nam và Quảng Ngãi. Vì số đầu con tăng chậm nên sản lượng thịt bò cũng ít có sự biến động qua các năm, dao động vào khoảng 120-220 ngàn tấn thịt hơi mỗi năm. Trâu bò đưa vào giết thịt gồm đủ lọai từ bò đực tơ, bò đực già đã thiến hoặc chưa thiến loại thải, bò cái tơ và bò cái sinh sản già loại thải. Bao gồm đủ các giống từ bò Vàng, bò lai Sind, bò lai thịt và bò lai sữa. Từ nguồn cung cấp thịt bò như trên cho thấy chỉ có rất ít bò tơ được giết thịt trong giai đoạn từ 18-24 tháng tuổi để đạt tiêu chuẩn chất lượng thịt cao. Chính vì chất lượng không phân định như vậy nên giá thịt bò nạc ở ta cũng chỉ cao hơn từ 2 đến 2.5 lần thịt nạc heo. Giá thịt bò ngon ở các nước chăn nuôi bò thịt tiên tiến rất cao, khoảng 10 USD/kg, khi nhập vào Việt Nam giá có thể lên tới 15-16 USD/kg. Một loại thịt bò chất lượng cao như vậy hiện chưa được sản xuất ở trong nước. Hàng năm chúng ta phải nhập một lượng lớn thịt bò chất lượng cao phục vụ cho các khách sạn nhà hàng cao cấp hay người nước ngoài đang công tác tại Việt Nam. Mấy năm trước đây mỗi năm ta nhập từ 200-300 tấn. Năm 2006 ước nhập 17,000 tấn, chủ yếu từ úc, Argentina và Mỹ. Thịt bò loại ngon bán trong siêu thị liên tục tăng, giá cao nhất từ 270 ngàn đồng/kg (tháng 12/2006) lên tới 350 ngàn đồng/kg (tháng 3/2007). Mỗi năm nước ta giết thịt trên 600 ngàn con bò (năm 2004 là 696 ngàn con) và trên 450 ngàn con trâu (năm 2004 là 470 ngàn). Tổng khối lượng thịt hơi cả trâu và bò mỗi năm cũng chỉ đạt trên dưới 200 ngàn tấn, năm 2005 đạt 220 ngàn tấn, như vậy bình quân đầu người trong một năm thịt trâu và bò cũng mới đạt khoảng 2.4- 2.6kg thịt hơi. Nếu tỷ lệ thịt tinh đạt 40% so với thịt hơi thì trung bình mỗi người dân nước ta được hơn 1kg thịt tinh mỗi năm, nghĩa là còn rất thấp so với các nước trong khu vực. Nhu cầu thịt bò trong nước rất lớn, chỉ riêng thành phố Hồ Chí Minh mỗi ngày bình quân tiêu thụ gần 160 tấn thịt trâu bò các loại. Giá thịt bò khá ổn định, nên so với một số ngành chăn nuôi khác thì chăn nuôi bò bán thịt ổn định hơn. Tất cả những số liệu trên cho thấy tiềm năng thị trường to lớn của ngành chăn nuôi bò thịt tương lai.
  • 11. --------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 6 DỰ ÁN TRỒNG CAO SU KẾT HỢP CHĂN NUÔI CÔNG NGHỆ MỚI II.1.3. Chiến lược phát triển chăn nuôi đến 2020 của Chính phủ Theo Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16/1/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 với quan điểm phát triển ngành chăn nuôi trở thành ngành sản xuất hàng hoá, từng bước đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Tập trung phát triển sản phẩm chăn nuôi có lợi thế và khả năng cạnh tranh như lợn, gia cầm, bò. Đồng thời phát triển sản phẩm chăn nuôi đặc sản của vùng, địa phương. Khuyến khích các tổ chức và cá nhân đầu tư phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại, công nghiệp, đồng thời hỗ trợ, tạo điều kiện hộ chăn nuôi theo phương thức truyền thống chuyển dần sang phương thức chăn nuôi trang trại, công nghiệp. Với mục tiêu phát triển cụ thể như sau: Giai đoạn 2010 - 2015 đạt khoảng 6 - 7% năm và giai đoạn 2015 - 2020 đạt khoảng 5 - 6% năm. Sản lượng thịt xẻ các loại đến năm 2010 đạt khoảng 3,200 ngàn tấn, trong đó thịt bò chiếm 3%. Đến năm 2020 đạt khoảng 5,500 ngàn tấn, trong đó thịt bò 4%. Định hướng phát triển đến năm 2020, tổng đàn bò sữa tăng bình quân trên 11% năm, đạt khoảng 500 ngàn con, trong đó 100% số lượng bò sữa được nuôi thâm canh và bán thâm canh. Chăn nuôi bò thịt tập trung ở Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và một số vùng có kinh nghiệm chăn nuôi và khả năng đầu tư. Cải tiến nâng cao tầm vóc đàn bò theo hướng Zêbu hoá trên cơ sở phát triển nhanh mạng lưới thụ tinh nhân tạo và sử dụng bò đực giống tốt đã qua chọn lọc cho nhân giống ở những nơi chưa có điều kiện làm thụ tinh nhân tạo. Chọn lọc trong sản xuất các giống bò Zebu, bò sữa cao sản và nhập nội bổ sung một số giống bò có khả năng thích nghi với điều kiện sinh thái trong nước để tạo đàn cái nền phục vụ cho lai tạo giống bò sữa và bò thịt chất lượng cao, cung cấp bê đực cho nuôi vỗ béo bò thịt. Nhập bổ sung tinh bò thịt cao sản, bò sữa năng suất cao và một số bò đực cao sản để sản xuất tinh. + Về tài chính: Ngân sách Nhà nước sẽ hỗ trợ cơ sở hạ tầng, con giống cho các vùng sâu vùng xa, thức ăn cho gia súc, hỗ trợ cho việc tổ chức hội chợ, triển lãm, hội thi và đấu giá giống vật nuôi. Nhà nước hỗ trợ cho vay đầu tư dự án phát triển giống vật nuôi, xây dựng mới, mở rộng cơ sở chăn nuôi gia súc gia cầm, cơ sở cơ sở giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm theo hướng công nghiệp. Các ngân hàng thương mại bảo đảm vốn vay cho các tổ chức, cá nhân vay để đầu tư cơ sở vật chất, đổi mới công nghệ, con giống phát triển chăn nuôi và giết mổ, bảo quản, chế biến công nghiệp. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ điều kiện cụ thể từng địa phương trình Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có chính sách hỗ trợ lãi suất tiền vay cho các dự án đầu tư phát triển chăn nuôi, giết mổ, bảo quản, chế biến công nghiệp trên địa bàn. Xây dựng chính sách bảo hiểm sản xuất vật nuôi để khắc phục rủi ro về thiên tai, dịch bệnh, giá cả... theo nguyên tắc: ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần, nguời chăn nuôi tham gia đóng góp và nguồn hợp pháp khác. + Về thương mại: Tổ chức lại hệ thống tiêu thụ sản phẩm, khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng chợ đấu giá giống vật nuôi, sản phẩm chăn nuôi và kiot tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi. Triển khai có hiệu quả chương trình xúc tiến thương mại, tổ chức hội chợ, triển lãm, phát triển thị trường.
  • 12. --------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 7 DỰ ÁN TRỒNG CAO SU KẾT HỢP CHĂN NUÔI CÔNG NGHỆ MỚI + Về đất đai: Chủ cơ sở chăn nuôi trang trại, tập trung công nghiệp và giết mổ, bảo quản, chế biến công nghiệp được hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi giao đất, thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai, được ưu đãi cao nhất về thu tiền sử dụng đất và thời gian sử dụng đất. + Về thức ăn: Xây dựng chương trình phát triển thức ăn và nuôi dưỡng vật nuôi theo hướng sử dụng thức ăn, các chất dinh dưỡng, phụ gia và kháng sinh trong khẩu phần chăn nuôi phải đảm bảo nhu cầu sinh trưởng, phát triển, sản xuất của vật nuôi và an toàn thú y, an toàn vệ sinh thực phẩm. Phát triển phương thức chăn nuôi theo hướng sử dụng thức ăn chăn nuôi công nghiệp và qua chế biến. Nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi phải được kiểm soát, đảm bảo chất lượng trước khi sử dụng cho vật nuôi. Đối với thức ăn chăn nuôi công nghiệp phải có nguồn gốc nơi sản xuất, nhà cung cấp, có nhãn mác chất lượng, bao bì quy cách theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất phù hợp với tiêu chuẩn được cơ quan quản lý nhà nước công nhận. II.2. Hiện trạng ngành cao su Việt Nam II.2.1. Diễn biến chung ngành cao su Trong những năm gần đây mức sản xuất và tiêu thụ cao su tự nhiên trên thế giới có xu hướng ngày càng tăng gắn liền với xu hướng tăng trưởng kinh tế thế giới và nhu cầu phát triển các ngành kỹ thuật. Nước đứng đầu là Thái Lan, kế đến là Indonesia, Malaysia, Ấn Độ, Trung Quốc và Việt Nam. Nhìn chung cung đáp ứng đủ cho cầu, không có sự mất cân đối đáng kể. Theo báo cáo của IRSG (Tập đoàn nghiên cứu cao su Quốc tế), mức tiêu thụ cao su trên toàn thế giới ước tính tăng trung bình 2.3%/năm. Trong năm 2007, mức tiêu thụ này đạt khoảng 22.873 triệu tấn (trong đó cao su tổng hợp chiếm 57.2% và cao su thiên nhiên chiếm 42.8%). Trong các năm gần đây, sản lượng tiêu thụ của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đặc biệt là Ấn Độ và Trung Quốc, tăng khá nhanh (khoảng 7%/năm). II.2.2. Ảnh hưởng của thị trường dầu mỏ đến thị trường cao su Năm 2005, do giá dầu biến động mạnh đã phần nào lý giải cho việc tăng trưởng chậm của nhu cầu cao su tổng hợp chỉ 0.84%, trong khi đó nhu cầu cao su tự nhiên tăng cao (từ 4.91% năm 2004 lên 5.28% năm 2005). Từ năm 2006 và 2007 nhu cầu cao su tổng hợp bắt đầu có xu hướng tăng trở lại ngày càng cạnh tranh gay gắt với cao su tự nhiên. Nhìn chung, nhu cầu sản xuất và tiêu thụ cao su (tự nhiên và nhân tạo) thế giới trên dưới 20 triệu tấn/năm, trong đó cao su tổng hợp chiếm tỷ lệ tương đối lớn (khoảng 60%, được sản xuất từ nguồn nguyên liệu chính là dầu mỏ - sản phẩm cạnh tranh trực tiếp với cao su tự nhiên). Vì vậy, biến động của giá dầu thế giới đã tác động không nhỏ đến nhu cầu tiêu thụ cao su tự nhiên của thế giới. Giá dầu thô từ năm 2003 có xu hướng tăng mạnh mẽ, đặc biệt là từ năm 2007 đến những tháng giữa 2008. Nguyên nhân chính là do nhu cầu tiêu thụ và tình trạng đầu cơ của thế giới (trên 80 triệu thùng/ngày) dẫn tới việc giá dầu vượt xa mức 40-50 USD/thùng. Một vài yếu tố quan trọng khác dẫn tới sự tăng lên của giá dầu là sự suy yếu của đồng USD và sự phát triển liên tục và nhanh chóng của các nền kinh tế châu Á nhất là hai nước lớn và đông dân là Trung Quốc và Ấn Ðộ với mức tăng trưởng kinh tế hàng năm lên
  • 13. --------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 8 DỰ ÁN TRỒNG CAO SU KẾT HỢP CHĂN NUÔI CÔNG NGHỆ MỚI đến gần 10%. Trong khi đó mức sản xuất không thể tăng kịp vì các quốc gia sở hữu các mỏ dầu không thể đầu tư nhanh để kịp gia tăng sản lượng. Thêm nữa, các trận bão nhiệt đới năm 2005 đã gây nên tổn thất cho hệ thống lọc dầu của Mỹ và các nước khác, cộng với việc chuyển từ việc sử dụng hỗn hợp ête, butila và metal sang sử dụng công nghệ ethanol cũng đóng góp vào sự tăng giá dầu. II.2.3. Thị trường tiêu thụ cao su của Việt Nam sau khi ra nhập WTO Cao su luôn là ngành xuất khẩu mũi nhọn của nước ta. Đồng thời, việc gia nhập WTO đã mang lại những ảnh hưởng tích cực và tạo ra điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu các sản phẩm cao su của Việt Nam. Các tác động của gia nhập WTO đối với ngành cao su Việt Nam là: • Gia nhập WTO Việt Nam sẽ được hưởng ưu đãi về thuế khi xuất khẩu sang nhiều nước và có nhiều cơ hội tốt để thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển. Các doanh nghiệp sản xuất cao su của Việt Nam sẽ có cơ hội hợp tác với các nhà đầu tư nước ngoài xây dựng các nhà máy chế biến cao su để có thể sản xuất cao su có giá trị cao, tạo điều kiện chuyển đổi thị trường. • Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam phát triển mạnh cũng đang làm tăng giá trị cho ngành cao su, giảm xuất khẩu nguyên liệu thô, tăng tỷ lệ xuất khẩu các sản phẩm có giá trị kinh tế. • Việt Nam được nhóm 3 nước sản xuất cao su hàng đầu thế giới (Thái Lan, Indonesia và Malaysia) mời gia nhập Consortium cao su quốc tế (IRCO) để cùng hợp tác giữ bình ổn giá cao su thiên nhiên trên thị trường thế giới. Đây là một thuận lợi lớn cho ngành xuất khẩu cao su Việt Nam bởi vì IRCO hiện đang chiếm 75% tổng sản lượng cao su tự nhiên thế giới, với sự tham gia của Việt Nam, thị phần của IRCO sẽ tăng lên 80%. • Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam là đơn vị chính cung ứng gần như tất cả sản lượng mủ cao su xuất khẩu cũng như tiêu thụ trong và ngoài nước, chiếm tỷ trọng quy mô trên 70% toàn ngành cao su Việt Nam, là hạt nhân phát triển cao su của Việt Nam. Đặc biệt, Tập đoàn còn được Chính phủ giao trách nhiệm phát triển 150,000 ha cao su tại Lào và Campuchia, 50,000 ha cao su tại Tây Nguyên, 100,000 ha cao su tại Tây Bắc. • Việt Nam đứng hàng thứ 4 về xuất khẩu với sản lượng tăng dần qua các năm với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao su của Việt Nam giai đoạn 2001-2006 bình quân đạt 17.66%/năm, cao hơn mức bình quân của thế giới khoảng 2%/năm (trong khi Thái Lan: 2.37%, Indonesia: 5.27%, Malaysia: 3.52%). Từ năm 2002-2007, sản lượng xuất khẩu cao su của Việt Nam tăng 173%, doanh thu tăng gần 600%. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng rất cao nhưng chủ yếu do giá xuất khẩu tăng đột biến còn sản lượng xuất khẩu tăng không đáng kể, chỉ khoảng 10%. • Trong kim ngạch xuất khẩu cao su Việt Nam, cao su chế biến mới chỉ đạt 150 triệu USD trong năm 2007, với mặt hàng chính là săm lốp chiếm 11% doanh thu. Mặt khác, giá cao su xuất khẩu bình quân năm 2007 đạt khoảng 1944 USD/tấn, kim ngạch gần 1.4 tỷ USD. Hiện nay, Việt Nam có gần 10 chủng loại cao su xuất khẩu, nhưng cao su khối SVR 3L vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất (70%). Đây cũng là chủng loại cao su xuất được giá cao nhất hiện nay. Trong năm 2007, cao su khối SVR 3L là chủng loại xuất khẩu chiếm tỉ trọng cao nhất (chiếm 42.78% tổng lượng cao su xuất khẩu), đạt 308,58 ngàn tấn. Giá xuất khẩu trung bình đạt 2078 USD/tấn .
  • 14. --------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 9 DỰ ÁN TRỒNG CAO SU KẾT HỢP CHĂN NUÔI CÔNG NGHỆ MỚI • Việt Nam xuất khẩu cao su đến 40 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới nhưng thị trường xuất khẩu lớn nhất là Trung Quốc (chiếm tới 60% lượng xuất khẩu). Năm 2006, Giá xuất khẩu trung bình đạt 1,300 USD/tấn, tăng 4.25% so với xuất khẩu trung bình năm 2006. Loại cao su này được xuất chủ yếu sang các thị trường Bỉ, Hàn Quốc, Mỹ, Trung Quốc. Năm 2007, xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc đạt 415.7 ngàn tấn với trị giá 816.7 triệu USD. • Trong khi nhiều thị trường có xu hướng giảm xuất khẩu thì đáng chú ý năm 2007 xuất khẩu cao su sang thị trường Malaysia tăng rất mạnh, đạt 34,000 tấn (tăng tới 236.6% về lượng và 254.07% về trị giá so với 2006). Điều đó là do xuất khẩu cao su của Việt Nam rất lớn nhưng chủ yếu nguyên liệu thô (hơn 90%). Do đó, lợi nhuận từ cao su thấp hơn rất nhiều so với Malaysia hay Thái Lan. Mặt khác, hình thức gia công quy mô sản xuất nhỏ và năng suất thấp không đáp ứng được nhu cầu của những sản phẩm có giá cao trên thị trường. Trong khi đó các loại SVR 3L giá thấp, thị trường trên thế giới cần ít (ngoài Trung Quốc có nhu cầu nhập khẩu nhiều) nên Việt Nam bị phụ thuộc rất lớn vào thị trường này. Một điểm yếu nữa của cao su Việt Nam là hầu như không có thương hiệu trên thị trường nên luôn phải bán với giá thấp hơn so với các nước khác. • Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan trong 10 tháng đầu năm 2008 thị trường xuất khẩu cao su của Việt Nam đã có ở 35 nước với lượng xuất là 516,038 tấn, trị giá 1.37 tỷ đô-la, đơn giá bình quân là 2.662 USD/tấn, giảm 9,2% về lượng nhưng tăng 27,4% về trị giá và tăng 40.2% về đơn giá so với cùng kỳ năm trước. Thị trường xuất khẩu cao su trong 10 tháng đầu năm dẫn đầu là Trung Quốc (331,942 tấn, chiếm 64.3% tổng sản lượng xuất khẩu). Kế đến là thị trường Hàn Quốc (3.8%), Đức (3.5%), Đài Loan (2.9%) và Malaysia (2.9%). Riêng trong tháng 10, xuất khẩu sang Hoa Kỳ lại tăng nhanh, chiếm 5.6%. Dự kiến xuất khẩu cao su của Việt Nam cả năm 2008 đạt 780 nghìn tấn với kim ngạch 1.8 tỉ USD.. • Do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu nên giá cao su thiên nhiên đang giảm do giá dầu giảm mạnh khiến cho nhu cầu sử dụng cao su tự nhiên tụt giảm. Theo Hiệp hội Cao su Việt Nam, nguyên nhân khiến giá cao su giảm mạnh do giá dầu thô thế giới giảm mạnh khiến xu hướng sử dụng cao su tổng hợp từ dầu (chiếm khoảng 50%) trở lại, đã làm giảm một phần nhu cầu cao su thiên nhiên. Quan trọng hơn, cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ và các nước châu Âu đã làm chậm tốc độ phát triển kinh tế, lượng mua sắm ôtô và săm lốp ở các nước phát triển chững lại làm cho sức mua cao su giảm. Bên cạnh đó, hiện cao su Việt Nam đang bước vào thời kỳ tăng sản lượng của cao su (từ tháng 9 đến tháng 12) nên lượng mủ cao su bán ra trên thị trường tăng mạnh làm cho giá mua mủ cao su tuột thê thảm.
  • 15. --------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 10 DỰ ÁN TRỒNG CAO SU KẾT HỢP CHĂN NUÔI CÔNG NGHỆ MỚI CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ III.1. Điều kiện tự nhiên III.1.1. Vị trí địa lý Dự án “Trồng cao su kết hợp chăn nuôi công nghệ mới” được xây dựng tại: một phần tiểu khu 176 (thửa số 01, tờ BĐDC số 4), và một phần tiểu khu 177 (thửa số 01, tờ BĐDC số 5) xã Liêng Srônh nằm ở phía Tây Bắc huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng. Hình: Vị trí xây dựng dự án từ ảnh vệ tinh Huyện Đam Rông là một huyện mới được thành lập theo Nghị định số 189/2004/NĐ-CP ngày 17/11/2004 của chính phủ trên cơ sở tách 05 xã phía bắc của huyện Lâm Hà và 03 xã của huyện Lạc Dương. Có tổng diện tích 89,220 ha dân số 30,633 người có đường quốc lộ chạy qua thông với tỉnh Đắc Lắc, là cửa ngõ nối với các tỉnh Tây Nguyên, là khu vực trọng yếu của tỉnh Lâm Đồng nói riêng và khu vực nam Tây Nguyên nói chung Huyện Đam Rông gồm 8 xã: xã Đạ K’Nàng, Phi Liêng, Liêng Srônh, Đạ Rsal, Rô Men, Đạ Mrông, Đạ Tông, Đạ Long.
  • 16. --------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 11 DỰ ÁN TRỒNG CAO SU KẾT HỢP CHĂN NUÔI CÔNG NGHỆ MỚI Xã Liêng Srônh, huyện Đam Rông là vùng có địa hình tương đối bằng phẳng, với 80% diện tích là đất rừng, nhiều đồng cỏ tự nhiên dưới tán rừng rất lớn thuận lợi cho phát triển chăn nuôi đại gia súc, đặc biệt là nuôi bò. Mùa mưa ở đây kéo dài tới 6 tháng với lượng mưa lớn, chiếm trên 90% lượng mưa của cả năm. Vào mùa mưa, khí hậu ôn hòa, dịu mát, cây cỏ xanh tươi, phát triển mạnh là ưu điểm thuận lợi nhất cho việc phát triển đồng cỏ chăn nuôi bò. III.1.2. Địa hình Khu vực xây dựng dự án có độ cao trung bình từ 500-650 mét so với mặt nước biển. và bị chia cắt mạnh. III.1.3. Khí hậu Mang đặc trưng của vùng chuyển tiếp từ khí hậu nhiệt đới vùng núi cao mát lạnh quanh năm xuống vùng khí hậu nhiệt đới núi thấp nằm sâu trong nội địa phân hóa khá rõ thành 02 tiểu vùng : Tiểu vùng phía Nam: khí hậu mát và ôn hòa quanh năm, nhiệt độ trung bình từ 20.5 – 21.5O C, thích hợp với cây trồng xứ lạnh: cà phê, chè. Tiểu vùng phía Bắc: nhiệt độ trung bình khoảng 22 - 23o C thích hợp với các loại cây trồng nhiệt đới. III.2. Hạ tầng khu đất xây dựng dự án III.2.1. Hiện trạng sử dụng đất
  • 17. --------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 12 DỰ ÁN TRỒNG CAO SU KẾT HỢP CHĂN NUÔI CÔNG NGHỆ MỚI Khu đất dự kiến xây dựng dự án có diện tích 136.18 ha, trong đó : + Tiểu khu 176 : 89.25 ha trong đó : đất rừng 86.08 ha, đất không có rừng 3.17 ha + Tiểu khu 177 : 46.93 ha trong đó : đất rừng 45.74 ha, đất không có rừng là 1.19 ha. Hai thửa đất này đều là đất rừng sản xuất để thực hiện dự án đầu tư trồng rừng, quản lý bảo vệ rừng kết hợp chăn nuôi gia súc tại huyện Đam Rông. III.2.2. Đường giao thông Khu dự án cách Quốc lộ 27 khoảng 10 km đường đất. Ngoài ra, có thể tận dụng đường sông Đa RMăng để đi ra quốc lộ 27 bằng phương tiện thuyền máy nhỏ. Nhìn chung giao thông trong vùng rất thuận tiện cho việc thực hiện dự án. III.2.3. Hiện trạng thông tin liên lạc Điện sử dụng hệ thống điện lưới quốc gia được quản lý sử dụng bởi Công ty Điện lực Đam Rông. Nước sạch được cung cấp bởi giếng khoan và giếng đào. Mạng lưới bưu chính viễn thông đáp ứng nhu cầu cho mọi đối tượng sử dụng trong và ngoài nước, 8/8 xã có Bưu điện văn hóa xã, tất cá các xã có báo đọc hàng ngày, các điểm bưu điện văn hóa đều có kết nối internet. III.2.4. Hạ tầng khác. Về giáo dục: Trên địa bàn huyện có trung tâm học tập cộng đồng… Hệ thống trường phổ thông các cấp đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân tại thị trấn, xã.. Về y tế: có Trung tâm y tế huyện, trạm xá trên địa bàn các xã. Đáp ứng nhu cầu khám, điều trị cơ bản cho nhân dân. III.3. Kinh tế - xã hội III.3.1 Về kinh tế -Tốc độ tăng trưởng GDP đạt 24.9%. - Cơ cấu kinh tế: Công nghiệp - Xây dựng chiếm 10.8%, Nông Lâm nghiệp chiếm 66.8%, Dịch vụ - Thương mại chiếm 22.4% . + Giá trị sản xuất ngành công nghiệp (giá so sánh 1994) năm 2010 đạt 58,640 triệu đồng. Trên địa bàn hiện có 07 cơ sở sản xuất. Sản phẩm chủ yếu: lâm sản, cửa sắt, tôn, nông cụ, khoáng sản, thủy điện, cà phê. + Diện tích một số cây trồng chủ yếu: - Diện tích cây lương thực 4,415.9 ha. - Diện tích cây thực phẩm 318 ha. - Diện tích cây tinh bột lấy củ 994.6 ha. - Diện tích cây công nghiệp ngắn ngày 139.4 ha. - Diện tích cây cà phê 5,839.8 ha. - GDP bình quân đầu người 10.853 triệu đồng/người/năm. - Tổng thu ngân sách địa phương quản lý 18,250 triệu đồng, chi ngân sách địa phương 200,364 triệu đồng.
  • 18. --------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 13 DỰ ÁN TRỒNG CAO SU KẾT HỢP CHĂN NUÔI CÔNG NGHỆ MỚI III.3.2. Các chỉ tiêu về xã hội - Tỷ lệ hộ nghèo còn 26% (theo tiêu chí cũ). - Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1.83%. - Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi còn dưới 23%. - Tỷ lệ hộ dân sử dụng điện lưới quốc gia đạt trên 95%. - Tỷ lệ dân số dùng nước sạch là 74%. III.3.3. Chương trình trọng tâm - Điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2010 – 2015, tầm nhìn 2020. - Thực hiện Đề án 30a. - Lập dự án đầu tư xây chợ, bến xe Bằng Lăng. III.3.4. Công trình trọng điểm: - Đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình xây dựng cơ bản. - Xây dựng nông thôn mới. III.4. Nhận xét chung Từ những phân tích trên, chủ đầu tư nhận thấy rằng khu đất xây dựng dự án rất thuận lợi để tiến hành thực hiện. Các yếu tố về tự nhiên, kinh tế, hạ tầng là những yếu tố làm nên sự thành công của một dự án đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi trang trại bò và trồng cây cao su.
  • 19. --------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 14 DỰ ÁN TRỒNG CAO SU KẾT HỢP CHĂN NUÔI CÔNG NGHỆ MỚI CHƯƠNG IV: SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ IV.1. Sự cần thiết đầu tư dự án Việc chăn nuôi bò và trồng cao su cần có vốn đầu tư ban đầu khá cao, có vị trí địa lý thuận lợi về khí hậu, đất đai, nguồn nước… ngoài ra cần phải có kinh nghiệm và tay nghề kỹ thuật của chuyên gia trồng cao su và chuyên gia thú y thì lúc đó mới phát triển bền vững được. Vì vậy sau nhiều năm nỗ lực, sản lượng cao su và bò thịt vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến ngành chăn nuôi và chế biến cao su tại địa phương. Đứng trước nguy cơ đó, chính quyền phải tìm cách đẩy mạnh sự phát triển của ngành công nghiệp trồng cây lâu năm cao su và chăn nuôi bò thịt trong nước. Dự án tăng đàn bò thịt, và trồng cao su là một chiến lược cần thiết về lâu dài để Việt Nam nói chung, tỉnh Lâm Đồng nói riêng nhằm chủ động cũng như đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ thịt bò, và cao su ngày càng tăng của thị trường trong nước. Sau khi nghiên cứu và nắm vững các yếu tố kinh tế và kỹ thuật trong lĩnh vực này, Công ty TNHH SX TM PHƯỚC LÂM chúng tôi quyết định đầu tư xây dựng Dự án Trồng cao su kết hợp chăn nuôi công nghệ mới tại Đam Rông tỉnh Lâm Đồng, một nơi có khí hậu ôn hòa, nguồn nước dồi dào và đất đai màu mỡ. Vùng đất này hứa hẹn sẽ là khu liên hợp lớn nhất, hiện đại nhất tỉnh Lâm Đồng bằng việc áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất hiện nay. Từ đó chúng tôi tin tưởng rằng không bao lâu nữa nhân dân tỉnh Lâm Đồng và các tỉnh trong khu vực sẽ được hưởng thụ các sản phẩm từ thịt tốt nhất, lượng cao su tốt nhất mà dự án đem lại với chất lượng và giá cả cạnh tranh. Với niềm tin sản phẩm do chúng tôi tạo ra sẽ được người tiêu dùng trong tỉnh và khu vực ưa chuộng, với niềm tự hào sẽ góp phần tăng giá trị tổng sản phẩm nông nghiệp, tăng thu nhập và nâng cao đời sống của nhân dân đồng thời tạo việc làm cho lao động tại địa phương, chúng tôi tin rằng dự án dựng Dự án Trồng cao su kết hợp chăn nuôi công nghệ mới tại Đam Rông tỉnh Lâm Đồng là sự đầu tư cần thiết trong giai đoạn hiện nay. IV.2. Mục tiêu của dự án Dự án Trồng cao su kết hợp chăn nuôi công nghệ mới tại Đam Rông tỉnh Lâm Đồng theo mô hình khép kín từ trồng trọt, chăn nuôi đến chế biến nhằm cung cấp một lượng lớn thịt bò tươi cũng như các sản phẩm từ cao su với chất lượng cao, giá thành thấp cho nhân dân tỉnh Lâm Đồng và cả Việt Nam. Vì vậy, để phát triển và đạt hiệu quả cao trong thời gian tới, dự án cần thực hiện những mục tiêu sau: - Tổ chức Dự án Trồng cao su kết hợp chăn nuôi công nghệ mới tại Đam Rông tỉnh Lâm Đồng theo phương châm "năng suất cao - chi phí thấp - phát triển bền vững". - Nâng cao chất lượng thịt cho người tiêu dùng, giá thành sản phẩm thấp. Xây dựng thương hiệu của công ty lớn mạnh và có tầm cỡ. - Xây dựng mô hình chăn nuôi theo hướng chuyên nghiệp, áp dụng công nghệ cao, tập trung giảm chi phí, tăng hiệu quả, giúp ngành chăn nuôi bò thịt, trồng cao su phát triển bền vững.
  • 20. --------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 15 DỰ ÁN TRỒNG CAO SU KẾT HỢP CHĂN NUÔI CÔNG NGHỆ MỚI CHƯƠNG V: GIẢI PHÁP THỰC HIỆN DỰ ÁN V.1. Về chăn nuôi bò thịt V.1.1. Giống bò thịt  Chọn bò đực giống Những con bò có khối lượng sơ sinh, cai sữa cao, khả năng sinh trưởng tốt, tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng thấp, không có bệnh và có tính hăng của của con đực. Những con bò đực truyền giống trực tiếp không nên sử dụng quá 2 - 3 năm. Đời con dễ bị đồng huyết. Nên đổi bò đực giống nơi này với nơi khác.  Chọn bò cái Những bò cái được giữ lại làm sinh sản có khối lượng sơ sinh, cai sữa cao. Vì nó có tương quan thuận với tốc độ sinh trưởng khi được nuôi dưỡng tốt; có ngoại hình cân đối, to mông, rộng háng, tuổi phối giống lần đầu 15 - 18 tháng. Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ 13 - 15 tháng thì bê con sinh ra tăng trọng nhanh, không bị bệnh, những bò cái không thoả mãn yêu cầu trên phải loại thải để giết thịt, không bán bò cái kém chất lượng cho các hộ gia đình khác.
  • 21. --------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 16 DỰ ÁN TRỒNG CAO SU KẾT HỢP CHĂN NUÔI CÔNG NGHỆ MỚI V.1.2. Nguồn thức ăn  Thức ăn thô xanh Thức ăn thô xanh là tên gọi chung của các loại cỏ xanh, thân lá cây còn xanh, kể cả một số loại rau xanh và vỏ của những quả nhiều nước....Đặc điểm của thức ăn thô xanh là chứa nhiều nước, dễ tiêu hóa, có tính ngon miệng và gia súc thích ăn. Nói chung thức ăn xanh có tỷ lệ cân đối giữa các chất dinh dưỡng, chứa nhiều protein và vitamin chất lượng cao. Cụ thể, nguồn thức ăn chủ yếu nuôi bò là cỏ tự nhiên và cỏ trồng. Cỏ tự nhiên là hỗn hợp các loại cỏ hòa thảo, chủ yếu là cỏ gà, cỏ lá tre, cỏ mật.... Cỏ tự nhiên mọc trên các gò, bãi, bờ đê, bờ ruộng, trong vườn cây, công viên,... Cỏ tự nhiên có thể được sử dụng cho bò ngay trên đồng bãi dưới hình thức chăn thả hoặc cũng có thể thu cắt về và cho ăn tại chuồng. Thành phần dinh dưỡng và chất lượng cỏ tự nhiên biến động rất lớn và tùy thuộc vào mùa vụ trong năm, nơi cỏ mọc, giai đoạn phát triển của cỏ (non hay già) và thành phần các loại cỏ trong thảm cỏ. Khi sử dụng cỏ tự nhiên cần lưu ý tránh cho bò bị rối loạn tiêu hóa hoặc ngộ độc bằng cách sau khi thu cắt về phải rửa sạch cỏ để loại cỏ bụi bẩn, các hóa chất độc hại, thuốc trừ sâu. Loại cỏ còn non hoặc cỏ thu cắt ngay sau khi mua cần phải được phơi ngay để đề phòng bò bị chướng bụng đầy hơi. Cỏ là thức ăn quan trọng không thể thiếu trong quá trình chăn nuôi bò, cung cấp chất xơ cho bò. Dưới đây là các loại cỏ cho bò: Cỏ voi (Penisetum purpuseum): thuộc họ hoà thảo sống lưu niên. Thân rễ cứng, hoá gỗ, mang nhiều rễ khoẻ và ăn sâu; thân đứng giống cây mía, cao 3-4m, mọc thành bụi dài rỗng ruột, có nhiều đốt. Cỏ voi được trồng bằng hom thân, mọc rất nhanh và khoẻ, trồng một lần thu hoạch 4-5 năm mới phải trồng lại, mỗi năm cắt được 7-8 lứa, năng suất cỏ tươi đạt 120-150 tấn/ha/năm. Trồng thâm canh và thu cắt kịp thời năng suất gấp đôi, thậm chí có thể đạt 400 tấn/ha/năm như ở Gia Lâm (Hà Nội) Củ Chi, Hóc Môn (TP. Hồ Chí Minh). Cỏ sả (Panicum maximum): Mọc thành bụi như cây sả, còn gọi là cỏ Ghi – Nê vì có nguồn gốc từ Ghi – Nê được nhập vào nước ta từ 50-60 năm nay và đã trở thành cỏ mọc tự nhiên ở nhiều địa phương trong cả nước. Cỏ sả được trồng làm thức ăn xanh thô cho trâu, bò, ngựa ở dạng tươi ngoài bãi chăn hoặc ủ xanh và phơi khô dự trữ. Trồng một lần có thể thu hoạch 3-4 năm, mỗi năm cắt 8-10 lứa. Nếu chăm sóc tốt có thể đạt 280-300 tấn/ha/năm. Cỏ Stylo (Stylosathes hamata): Là giống cỏ họ đậu, thân đứng, phân nhiều cành, có thể cao tới 1 m. Bộ rễ rất phát triển ăn sâu xuống đất khoảng 70cm, do đó nhiều nơi còn trồng để chống xói mòn đất, bảo vệ thân đê đập rất tốt. đây là loại thức ăn xanh rất tốt cho gia súc và gia cầm vì có tỷ lệ đạm cao và chúng thích ăn. Cỏ Stylo trồng một lần có thể thu hoạch 4-5 năm, năng suất có thể đạt 90- 100 tấn/ha/ năm nếu được chăm sóc, thâm canh tốt. Cỏ họ đậu (Centro sema và Centro cavalcade): Cỏ họ đậu thường cho năng suất cao ở mọi loại đất, mọi điều kiện khí hậu. Cả họ đậu mọc dày thành lớp nên có thể trồng thành đồng cỏ chăn thả hoặc cắt làm cỏ khô dự trữ qua đông cho bò rất tốt. Mặt khác cỏ họ đậu có khả năng cố định đạm cho đất rất lớn (120kg nitrogen/ha) nên vừa có giá trị cải tạo đất vừa dùng làm thức ăn cho gia súc, đặc biệt là chăn nuôi bò. Có thể trồng xen cỏ họ đậu với các loại cỏ khác. Gieo trồng chủ yếu bằng hạt với lượng 3kg/ha để làm đồng cỏ chăn thả hoặc 10kg/ha nếu trồng để cắt cỏ làm cỏ khô. Cỏ Pát (Paspalum Attratum) thuộc loại cỏ bụi thân cao. Có thể sinh trưởng tốt ở những chân đất nghèo dinh dưỡng và đất chua có độ pH < 4. Cỏ Pát thích hợp với khí hậu
  • 22. --------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 17 DỰ ÁN TRỒNG CAO SU KẾT HỢP CHĂN NUÔI CÔNG NGHỆ MỚI ẩm, thích nghi với những vùng thường bị ngập lụt. Lượng chất xanh cao, bò rất thích ăn. Có thể trồng bằng thân hom hoặc gieo hạt với lượng 5-6 kg/ha. Trồng một lần thu hoặc liên tục 3 năm mới trồng lại. Cỏ Signal (Brachiaria dicumben): Thích nghi rộng với nhiều điều kiện khí hậu, đất đai nhiều nơi ở nước ta. Cỏ Signal có thể sinh trưởng tốt ở những vùng đất nghèo dinh dưỡng và vùng đất chua phèn (pH<4) Những nơi có mùa khô kéo dài chúng vẫn giữ được màu xanh, cạnh tranh với cỏ dại, chịu được sự dẫm đạp của gia súc nên thích hợp cho xây dựng đồng cỏ chăn thả thường xuyên. Việc trồng cỏ rất quan trọng, đặc biệt là trong chăn nuôi thâm canh và chăn nuôi theo quy mô trang trại. Trồng cỏ bảo đảm chủ động có nguồn thức ăn thô xanh chất lượng và ổn định quanh năm. Lượng cỏ cho bò thay đổi tùy theo từng đối tượng, trung bình mỗi ngày có thể cho một con ăn một lượng cỏ tươi bằng 10 - 12% thể trọng của nó.
  • 23. --------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 18 DỰ ÁN TRỒNG CAO SU KẾT HỢP CHĂN NUÔI CÔNG NGHỆ MỚI  Thức ăn tinh Là những thức ăn có khối lượng nhỏ nhưng hàm lượng chất dinh dưỡng cao. Nhóm thức ăn này bao gồm các loại hạt ngũ cốc và bột của chúng (ngô, mì, gạo,..), bột của các cây có củ, các loại hạt của cây họ đậu và các loại thức ăn tinh hỗn hợp được sản xuất công nghiệp. Đặc điểm của thức ăn tinh là hàm lượng nước và xơ đều thấp, chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như protein, chất bột đường, chất béo, các chất khoáng và vitamin. Tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng khá cao. Thông thường người ta thường sử dụng thức ăn tinh để hoàn thiện các khẩu phần ăn cấu thành từ thức ăn thô. Mặc dù, thức ăn tinh có hàm lượng các chất dinh dưỡng cao nhưng không thể chỉ dùng một mình nó để nuôi bò mà phải dùng cả các loại thức ăn thô để bảo đảm cho quá trình tiêu hóa diễn ra bình thường. Bột ngô: Là loại thức ăn tinh quan trọng trong chăn nuôi bò. Bột ngô có hàm lượng tinh bột cao và được sử dụng như một nguồn cung cấp năng lượng. Tuy nhiên, cũng như cám gạo, không nên chỉ sử dụng bột ngô như một nguồn thức ăn tinh duy nhất mà phải trộn thêm bột xương, bột sò và muối ăn vào khẩu phần, bởi vì hàm lượng các chất khoáng nhất là canxi và photpho trong bột ngô thấp. Bột sắn: Bột sắn được sản xuất ra từ sắn củ thái thành lát và phơi khô. Bột sắn là loại thức ăn tinh giàu chất đường và tinh bột nhưng lại nghèo chất protein, canxi và photpho. Vì vậy, khi sử dụng bột sắn cần bổ sung thêm urê, các loại thức ăn giàu protein như bã đậu nành, bã bia và các chất khoáng để nâng cao giá trị dinh dưỡng của khẩu phần và làm cho khẩu phần cân đối hơn. Bột sắn là loại thức ăn rẻ, lát sắn phơi khô có thể bảo quản dễ dàng quanh năm. Một điểm bất lợi của sắn là có chứa axít HCl độc đối với gia súc. Để làm giảm hàm lượng của loại axít này nên sử dụng củ sắn bóc vỏ, ngâm vào nước và
  • 24. --------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 19 DỰ ÁN TRỒNG CAO SU KẾT HỢP CHĂN NUÔI CÔNG NGHỆ MỚI thay nước nhiều lần trước khi thái thành lát và phơi khô. Cũng có thể nấu chín để loại bỏ HCl.  Thức ăn ủ ướp Là loại thức ăn được tạo ra thông qua quá trình dự trữ các loại thức ăn thô xanh dưới hình thức ủ chua. Nhờ ủ chua, người ta có thể bảo quản thức ăn trong thời gian dài, chủ động có thức ăn cho bò, nhất là vào thời kì khan hiếm cỏ tự nhiên. Ngoài ra, ủ chua còn làm tăng tỷ lệ tiêu hóa cho thức ăn, do các chất khó tiêu trong thức ăn bị mềm ra hoặc chuyển sang dạng dễ tiêu. Thức ăn ủ chua tốt có đặc tính sau: - Có mùi thơm dễ chịu (Nếu có mùi khó ngửi chứng tỏ bị thối hỏng) - Có vị hơi chua, không đắng và không chua gắt. - Màu đồng đều, gần tương tự như màu của cây trước khi đem ủ (hơi nhạt hơn một chút). - Không có nấm mốc. - Gia súc thích ăn. Về nguyên tắc, người ta có thể ủ chua các loại thức ăn xanh, kể cả thức ăn hạt và củ quả. Nhưng thông thường người ta thường ủ chua thân cây, lá cây ngô, cỏ voi, cỏ tự nhiên và trong khi ủ người ta thường thêm rỉ mật đường và muối. Có thể sử dụng thức ăn ủ chua để thay thế một phần cỏ tươi. Lượng thay thế khoảng 15 – 20kg.  Thức ăn bổ sung Là những thức ăn được thêm vào khẩu phần với số lượng nhỏ để cân bằng một số chất dinh dưỡng thiếu hụt như: Protein, khoáng và vitamin. Trong số các loại thức ăn bổ sung, quan trọng nhất là Urê và hỗn hợp khoáng. Trong đó Urê là một trong những chất chứa Nitơ phi protein đã được sử dụng từ lâu và rộng rãi trong chăn nuôi bò. Sở dĩ loài gia sức nhai lại sử dụng được Urê vì trong dạ cỏ của chúng có các quần thể vi sinh vật có khả năng biến đổi, phân giải nito trong urê và tổng hợp nên các chất protein có giá trị sinh vật học cao cung cấp cho cơ thể. Người ta có thể sử dụng urê theo 4 cách: trộn vào thức ăn hỗn hợp, trộn vào rỉ mật đường, trộn với một số thành phần làm bánh dinh dưỡng và trộn ủ với cỏ hoặc rơm. Khi sử dụng urê cần chú ý một số vấn đề sau: - Chỉ bổ sung urê khi khẩu phần cơ sở thiếu N cần cho vi sinh vật dạ cỏ. Chú ý, bổ sung 1g Urê cung cấp thêm được 1.45g PDIN. - Phải đảm bảo có đủ Gluxit dễ lên men trong khẩu phần của bò nhằm giúp cho vi sinh vật trong dạ cỏ có đủ năng lượng để sử dụng amoniac phân giải ra từ urê và tổng hợp nên protein vi sinh vật. - Đối với những con bò trước đó chưa ăn urê thì cần có thời gian tập làm quen bằng cách hàng ngày cho ăn từng ít một và thời gian kéo dài từ 5 đến 10 ngày. - Chỉ sử dụng urê cho bò đã lớn, không sử dụng cho bê non vì hệ vi sinh vật dạ cỏ của chúng chưa phát triển hoàn chỉnh. - Khi bổ sung urê vào khẩu phần có thể bò không thích ăn, vì vậy cần trộn urê với một số loại thức ăn khác. Có thể cho thêm rỉ mật đường để gia súc dễ ăn và cho ăn làm nhiều lần trong ngày, mỗi lần 1 ít.
  • 25. --------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 20 DỰ ÁN TRỒNG CAO SU KẾT HỢP CHĂN NUÔI CÔNG NGHỆ MỚI - Không hòa urê vào nước cho bò uống.  Cám gạo Cám gạo là phụ phẩm của xay xát gạo và được dùng phổ biến trong chăn nuôi gia súc nhai lại. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của cám gạo phụ thuộc vào quy trình xay xát thóc, thời gian bảo quản cám. Cám gạo còn có mùi thơm, vị ngọt, gia súc nhai lại thích ăn. Nhưng cám gạo để lâu, nhất là trong điều kiện bảo quản kém, dầu trong cám sẽ bị oxy hóa, cám trở nên hôi, khét, có vị đắng, thậm chí bị vón cục, bị mốc và không dùng được nữa. Cám gạo có thể được coi là loại thức ăn cung cấp năng lượng và protein. Tuy nhiên không nên chỉ sử dụng cám gạo trong khẩu phần, bởi vì hàm lượng canxi trong cám quá thấp. Cần bổ sung bột xương, bột sò và muối ăn vào khẩu phần chứa nhiều cám gạo.  Nguồn nước Loại “thức ăn” mà bò sữa cần rất lớn so với bò không cho sữa đó là nước uống. Điều này cũng dễ hiểu vì thành phần nước có trong sữa bò chiếm đến 87.5%. Như vậy bò sản xuất càng nhiều sữa, nhu cầu về lượng nước uống vào sẽ càng cao. Một bò cạn sữa nhu cầu nước mỗi ngày chỉ từ 40 – 70 lít/con trong khi một bò đang vắt sữa với sản lượng 20 kg/ngày cần đến 200 lít nước/ ngày. V.1.3. Chăm sóc và nuôi dưỡng  Nuôi bò cái sinh sản để có bê nuôi thịt Trong kỹ thuật nuôi bò thịt, nuôi bò cái sinh sản và nuôi bê lấy thịt có mối quan hệ mật thiết và hỗ trợ lẫn nhau, vì muốn có đàn bê nuôi thịt phải có đàn bò cái sinh sản có tỷ lệ đẻ cao, nuôi con tốt, có nhiều bê đưa vào nuôi thịt thì hiệu suất sản xuất thịt của một bò cái sinh sản mới cao, vì vậy trong tổ chức nuôi bò thịt cũng phải chú ý đến cơ cấu đàn. Nếu trong trang trại vừa nuôi bò mẹ vừa nuôi bê thịt thì cơ cấu đàn ít nhất phải có trên 40% bò cái sinh sản và 10 - 12% bò cái hậu bị. Nếu bê sinh ra nuôi đến 6 tháng hoặc 7 - 8 tháng tuổi, bán giống hoặc chuyển qua nơi khác nuôi thịt, thì trong cơ cấu đàn phải có 55 - 60% bò cái sinh sản và 12 - 15% bò cái hậu bị. Tất cả những bò già, ốm yếu đẻ ít, nân sỗi nên loại khỏi đàn. Đực giống có vai trò quyết định trong phát triển tăng đầu con, nếu cần được nuôi dưỡng tốt (ngoài cỏ tươi, mỗi ngày mỗi đực giống ăn 4 - 6kg thức ăn tinh hoặc cám) và sử dụng hợp lý. Đực giống trưởng thành một ngày cho phối giống 2 - 3 lần với thời gian nghỉ 1 - 2 ngày. Đực giống to cho phối 1 - 2 lần trong ngày với khoảng cách 2 ngày. Sau mỗi lần phối giống phải cho bò ăn bồi dưỡng thêm thức ăn tinh. Mỗi đực giống dùng phối giống không quá 40 - 50 con bò cái sinh sản trong một mùa phối giống. Nuôi bò sinh sản cho sữa hay nuôi bò sinh sản lấy thịt, muốn có năng suất sữa và thịt cao, bò mẹ phải được phối giống có chữa sau khi đẻ 2 - 3 tháng. Nuôi bò mẹ trong thời kỳ có chữa: Sinh trưởng của bê sau cai sữa phụ thuộc rất nhiều vào việc nuôi dưỡng, chăm sóc bò mẹ lúc có chữa. Tiêu chuẩn và khẩu phần ăn cho bò cái được xây dựng dựa trên cơ sở nhu cầu dinh dưỡng cho duy trì, nuôi thai, tiết sữa và khả năng cung cấp thức ăn hiện có của từng vùng.
  • 26. --------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 21 DỰ ÁN TRỒNG CAO SU KẾT HỢP CHĂN NUÔI CÔNG NGHỆ MỚI Nhu cầu dinh dưỡng của bò cái sinh sản Khối lượng bò (kg) Tăng trọng (g/ngày) VCK ăn vào (kg) Quy ra cỏ tươi (kg) 200 000 4,0 20 250 4,9 24,5 500 5,6 28 250 000 4,8 24 250 5,8 29 500 6,2 31 300 000 5,5 27,5 250 6,7 33,5 500 7,1 35,5 Nhu cầu dinh dưỡng bò cái có chữa 200 600 5,2 26 250 600 6,5 32,5 300 600 7,4 37 Nhu cầu dinh dưỡng bò cái nuôi con 200 - 5,1 25,5 250 - 6,4 32 300 - 7,3 36,5 Khẩu phần nuôi dưỡng bò cái 200 - 220kg như sau : - Chăn thả hàng ngày: 7 - 8 giờ. - Cỏ xanh: 10kg. - Bột sắn hoặc cám: 1kg. - Khô dầu lạc: 0.2kg. - Premix khoáng - vitamin 20g. Khi bò có chữa hoặc nuôi con nên cho ăn thay thế khô dầu bằng bột cá nhằm tăng lượng protein trong khẩu phần để bò cái nuôi thai và tạo sữa cho con bú.  Nuôi dưỡng bê con giai đoạn bú sữa Nuôi dưỡng bê con là một trong những công việc dễ làm tốt vì bê con bú mẹ trực tiếp. Khi bê con bú mẹ trực tiếp thì việc nuôi bê trở nên đơn giản hơn nhiều, chính vì đơn giản nên nó cũng là một công việc ít được quan tâm. Nhiều bê con bị chết trong tuần đầu mới sinh có nguyên nhân không được chăm sóc tốt. Sau khi sanh bê phải được bú sữa đầu từ mẹ nó, vì sữa đầu cung cấp chất dinh dưỡng đặc biệt cao cho bê con, sữa đầu còn cung cấp kháng thể giúp bê chống lại bệnh và vì trong sữa đầu có những chất giúp bê tống chất thải ở đường tiêu hóa ra ngoài. Nếu vì một lí do nào đó bò mẹ sau khi sanh không đủ sữa đầu cho con bú thì việc cho bê bú sữa đầu từ con bò mẹ khác (nếu được) là việc cần thiết. Trong khoảng 10 ngày đầu bê còn yếu, nên nhốt bò mẹ cùng với bê con tại chuồng hoặc cột dưới bóng cây râm mát sạch sẽ, không thả bò mẹ dẫn theo bê ra đồng. Bê con được bú mẹ tự do, thường thì bê có thể bú 3-
  • 27. --------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 22 DỰ ÁN TRỒNG CAO SU KẾT HỢP CHĂN NUÔI CÔNG NGHỆ MỚI 4 lần/ngày. Sau 2 tuần tuổi bê bắt đầu tập ăn rơm cỏ, có thể dùng cỏ non phơi héo dành cho bê tập ăn. Phải luôn có máng uống trong đó có đủ nước sạch cho bê uống, nhất là vào những ngày nắng nóng. Nhu cầu nước của bê sau 1 tháng tuổi có thể từ 5-10 lít mỗi ngày. Mặc dù trong sữa có khá đầy đủ các chất dinh dưỡng nhưng so với yêu cầu của bê con thì sữa vẫn thiếu một số khoáng chất và vitamin, nhất là sắt và vitamin D. Vì vậy nên bổ sung thêm khoáng dưới dạng đá liếm và cho bê vận động dưới ánh nắng mặt trời buổi sáng. Tập cho bê con ăn cỏ non và thức ăn hỗn hợp từ tuần thứ 4. Điều này có 2 điểm lợi, thứ nhất là dạ cỏ phát triển tốt giúp bê ăn được nhiều thức ăn thô sau này, thứ 2 là bò mẹ đỡ hao mòn cơ thể và nhanh lên giống trở lại. Đến tháng tuổi thứ 4 giảm số lần bú mẹ chỉ cho bú một lần/ngày và sau 5 tháng tuổi thì cai sữa hẳn. Trước và sau khi cai sữa phải chắc chắn rằng bê được ăn khoảng 1-1,2kg thức ăn tinh mỗi ngày. Không trộn lẫn thức ăn tinh với nước, làm như vậy thức ăn sẽ bị chua dễ gây ra bệnh đường tiêu hóa. Khẩu phần nuôi dưỡng bê thịt giai đoạn bú sữa xem bảng 7.4- 7.6. Sức khỏe của bê là điều cần phải hết sức quan tâm. Khi nuôi dưỡng không đúng, bê thiếu chất dinh dưỡng sẽ có biểu hiện: lông thô nhám không bóng mượt, thay đổi màu sắc và độ sáng của lông, rụng lông, các khớp xương phình to hơn bình thường. Chuồng trại sạch sẽ, không khí trong lành và đủ nước sạch lúc nào cũng là yêu cầu thiết yếu để bê có sức khỏe tốt. Cho ăn thất thường, chất lượng thức ăn kém, thiếu nước uống bê có thể biểu hiện ưa nằm, tiêu chảy hoặc nôn mửa. Để có một con bê lớn nhanh, khỏe mạnh cần nuôi dưỡng tốt ngay khi bò mẹ có thai và vệ sinh tốt khi bò mẹ sanh bê. Bê sanh ra phải được bú sữa đầu sớm và đầy đủ thức ăn thô chất lượng tốt, thức ăn tinh, khoáng và vitamin. Chuồng trại luôn khô ráo và sạch sẽ. Bê lai giữa bò Vàng ta với bò đực Sind nếu nuôi dưỡng tốt thì sau 5 tháng tuổi đạt trên dưới 90kg. Có thể tham khảo công thức phối hợp sau: +40% Bắp vàng +25% Tấm gạo +25% Khô dầu nành hoặc hạt nành rang +7% Rỉ mật +1,8 % Bột xương +1,2% Hỗn hợp muối ăn, khoáng vi lượng và vitamin A và D Bê được cho ăn tự do từ tuần tuổi thứ 2. Khi nào bê ăn được 0,5 kg/ngày thì giảm dần sữa. Khi bê đã ăn được 1,0-1,5 kg cám mỗi ngày thì dừng hẳn sữa. Khi bê đã được 3 tháng tuổi thì thức ăn tinh cho bê không cần cho thêm kháng sinh. Sau 6 tháng tuổi thì thức ăn tinh có thể cho thêm ure, hoặc cho ăn thức ăn tinh của bò lớn.  Nuôi bê sau giai đoạn cai sữa đến 12 tháng tuổi Đối với những trang trại chăn nuôi với số lượng lớn thì bê con sau khi tách mẹ phải nuôi thành từng nhóm có cùng lứa tuổi, hoặc chênh lệch nhau tối đa 2 tháng tuổi. Chuồng nuôi bê phải có tiểu khí hậu tốt, thông thoáng và nền chuồng không lầy lội vào mùa mưa, quá lồi lõm vào mùa khô. Chuồng bê phải cách rời chuồng bò lớn để giảm thiểu sự nhiễm kí sinh trùng, giảm sự lây lan bệnh và cho phép ta kiểm soát được việc chăm sóc nuôi dưỡng. Có khu đất được rào quây lại cho bê vận động. Cần chú ý rằng, sau cai sữa (5 tháng) dạ cỏ của bê chưa phát triển hoàn thiện vì vậy
  • 28. --------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 23 DỰ ÁN TRỒNG CAO SU KẾT HỢP CHĂN NUÔI CÔNG NGHỆ MỚI chúng không thể sinh trưởng và phát triển tốt với nguồn thức ăn duy nhất là cỏ và rơm. Sau 6 tháng tuổi, khi mà chức năng dạ cỏ đã hoàn thiện thì bê cũng không thể tự kiếm sống bằng lượng cỏ chúng ăn được ngoài bãi chăn. Chính vì vậy từ sau cai sữa đến khoảng 12 tháng tuổi, ngoài thời gian chăn thả ngoài đồng, bê phải được bổ sung thêm cỏ xanh non chất lượng cao tại chuồng (ăn tự do) và tối thiểu 1kg thức ăn tinh mỗi ngày. Sau 12 tháng tuổi tùy theo ngoại hình vóc dáng của bê mà giảm hoặc ngừng hẳn việc bổ sung thức ăn tinh. Tăng dần lượng thức ăn thô chất lượng thấp như rơmrạ. Có thể tham khảo tiêu chuẩn, khẩu phần ăn cho bê lai ở bảng 7.7- 7.8 để làm căncứ nuôi dưỡng. Nuôi dưỡng tốt thì bê lai Sind đạt khối lượng 180-190kg và bê lai 75% máu bò chuyên thịt có thể đạt khối lượng 260-270kg vào lúc 12 tháng tuổi. Bê cáiđạt khốilượng phối giống lúc 17-18 tháng tuổi. Trong giai đoạn 10-12 tháng tuổi nhiều bê đã thành thục về tính vì vậy phải thiến bê đực hoặc nuôi tách riêng bê đực khỏi đàn cái.  Nuôi bê cái hậu bị từ 13 tháng tuổi đến trước khi đẻ lứa đầu Bê cái có thể dễ dàng đạt tăng trọng trung bình 350g/ngày giai đoạn sau 12 tháng tuổi. Bê cái lai hướng chuyên thịt có thể đạt 450 g/ngày. Giai đoạn này nhiều bê cái lên giống lần đầu, tuy vậy ta không phối giống lần đầu sớm khi tuổi bê và khối lượng chưa đạt. Chỉ phối giống lần đầu tiên cho bê cái khi bê đã được 17-18 tháng tuổi và đạt khối lượng bằng 70% khối lượng lúc trưởng thành. Thí dụ bò cái lai trưởng thành 270kg thì sẽ phối giống cho bò tơ lần đầu khi đạt khối lượng 180-190kg. Trường hợp bê cái đạt khối lượng phối giống trước khi tuổi còn non (12-13 tháng) ta vẫn chưa phối cho bê mà đợi đến 15-16 tháng mới phối. Phối trễ thì bò mẹ sau này lớn con và nuôi bê nhanh lớn hơn. Những đàn không sử dụng phối giống nhân tạo, sự phối giống của bò đực cần được kiểm soát bằng cách tách riêng bò đực khỏi đàn bò cái, bò cái được đem đến chỗ bò đực để phối. Chỉ gieo tinh các giống bò sữa, bò thịt cao sản cho bò cái lai Sind từ lứa đẻ thứ 2 và trên những bò cái có khối lượng từ 250kg trở lên. Khi bê cái mang thai lứa đầu, cơ thể vẫn tiếp tục lớn, vì vậy phải chăm sóc nuôi dưỡng bê cái thật tốt để sau này trở thành bò mẹ lớn con và bê con sinh ra cũng nặng cân, nhanh lớn. Khẩu phần ăn của bê cái mang thai lứa đầu giống như khẩu phần ăn của bê cái 18 tháng tuổi tăng trọng 300-350g/ngày.  Nuôi bò đực giống Chọn bê đực làm giống phải chọn từ lúc sơ sinh. Chỉ chọn những bê có lí lịch rõ ràng, chắc chắn chúng được sinh ra từ những con mẹ và con bố tốt nhất. Khối lượng sơ sinh và khối lượng khi cai sữa phải vượt trội so với những con khác trong đàn. Từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi bê phải được nuôi với chế độ đặc biệt để đạt mức tăng trọng tối đa. Sau 12 tháng tách riêng khỏi đàn cái và nuôi theo chế độ đực giống. Khẩu phần đảm bảo duy trì thể trạng không mập quá nhưng không gày ốm. Về ngoại hình chọn những con nhìn bề ngoài có nét đặc trưng của giống đực, không nhầm lẫn với con cái, có tính hăng nhưng không hung dữ, hai hòn cà to và cân đối, bắp thịt nổi rõ, chân và móng thẳng, khỏe, bước đi chắc chắn, hùng dũng. Khẩu phần chia làm 2 lần cho ăn vào buổi sáng và buổi chiều. Sau mỗi lần phốigiống cần bồi dưỡng cho bò đực ăn cỏ tươi, thức ăn tinh, bánh dinh dưỡng, đá liếm. Bò đực nuôi nhốt cần cho vận động mỗi ngày hoặc thả tự do trong sân chơi để bò tắm nắng và
  • 29. --------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 24 DỰ ÁN TRỒNG CAO SU KẾT HỢP CHĂN NUÔI CÔNG NGHỆ MỚI tự vận động.  Vỗ béo bò và bê Những bê cái và bê đực không giữ làm giống, muốn bán thịt thì cần áp dụng kỹ thuật vỗ béo. Có 2 phương pháp vỗ béo được áp dụng. Phương pháp vỗ béo ngắn và phương pháp vỗ béo dài. Vỗ béo ngắn áp dụng cho bò tơ khoảng 18 tháng tuổi hoặc bò sinh sản già loại thải. Thời gian vỗ béo kéo dài khoảng 80-90 ngày, khẩu phần có tỷ lệ thức ăn tinh cao, nuôi nhốt. Vỗ béo dài ngày áp dụng cho bò tơ khoảng 12 tháng tuổi. Thời gian vỗ béo kéo dài cả 6 tháng, chăn thả và bổ sung thức ăn tại chuồng. Khẩu phần có tỷ lệ thức ăn tinh thấp hơn so với phương pháp vỗ béo ngắn ngày nuôi nhốt. Mục đích vỗ béo là rút ngắn thời gian nuôi, để đạt tăng trọng cao nhất trong thời gian ngắn nhất nhằm nâng cao số lượng và chất lượng thịt. Sau đây giới thiệu khẩu phần vỗ béo bê với khối lượng và yêu cầu tăng trọng khác nhau. Trước khi vỗ béo cần được tẩy giun sán bắng các loại thuốc như Fasiolanida hoặc Fasinex (liều lượng theo hướng dẫn ghi trên bao bì sản phẩm). Những ngày đầu vỗ béo không cho ăn khẩu phần vỗ béo ngay, tuần đầu tăng dần thức ăn tinh lên tối đa 1,5kg để tránh rối loạn tiêu hóa. Tuần thứ 2 tăng thức ăn tinh tối đa 3kg, tuần thứ 3 tăng tối đa lên 6-7kg. Tùy mục tiêu tăng trọng mà khối lượng thức ăn tinh của khẩu phần khác nhau, vì vậy thời gian làm quen khẩu phần vỗ béo có thể kéo dài từ 2-3 tuần. Thức ăn tinh vỗ béo bò gầy, bê đực không cần hàm lượng protein cao như thức ăn cho bò tơ. Tự phối hợp từ cám gạo, khoai mì lát thêm ure và rỉ mật sẽ giảm chi phí thức ăn và tăng thêm lợi nhuận (xem công thức phối trộn ở phần trên). Những nơi có sẵn rỉ mật đường, giá rẻ thì sử dụng rỉ mật đường chiếm từ 20-30% trong thức ăn tinh để vỗ béo bò. Công thức thức ăn tinh như sau: 50% sắn lát, 20% rỉ mật, cám gạo 27%, urea 1,5%, muối ăn 0,5%, bột xương 1%. V.2. Về trồng cao su V.2.1. Đặc điểm thực vật học Cây Cao su xuất xứ là cây rừng hoang dại, thân cao trên 30m, vanh thân có thể đạt tới 5m, tán lá rộng và có thể sống trên 100 năm. Cây cao su trồng trong sản xuất đại trà thường là cây đã được ghép của những dòng vô tính đã được chọn lọc để bảo đảm tính tương đối và đồng nhất của vườn cây và ổn định năng suất. Rễ: Cao su vừa có rễ cọc vừa có rễ bàng, rễ cọc cắm sâu vào đất, chống đỗ ngã và hút nước, dinh dưỡng từ tầng đất sâu. Hệ thống rễ bàng phát triển rất rộng và phần lớn tập trung ở tầng canh tác, nhiệm vụ chủ yếu là hút nước và hút dinh dưỡng. Thân: Bộ phận kinh tế nhất của cây Cao su là phần thân cây với lớp vỏ mang những ống chứa mủ, đây là nơi khai thác mủ sau đó là khai thác gỗ. Lá: Loại lá kép có ba lá chét với phiến lá nguyên, mọc cách và mọc thành từng tầng. Từ năm thứ 3 trở đi, cây có giai đoạn rụng lá qua đông tập trung ở những vùng có mùa khô rõ rệt. Hoa, quả và hạt: Hoa cao su là hoa đơn tính đồng chu, phát hoa hình chùm mọc ở đầu cành sau giai đoạn thay lá hằng năm; quả hình tròn hơi dẹp, quả có 3 ngăn, mỗi ngăn chứa một hạt, hạt cao su có chứa tỷ lệ dầu khá cao nên thời gian bảo quản hạt trước khi gieo tương đối ngắn.
  • 30. --------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 25 DỰ ÁN TRỒNG CAO SU KẾT HỢP CHĂN NUÔI CÔNG NGHỆ MỚI V.2.2. Giống cao su Dự án sử dụng giống PB 260 để trồng cao su. Đây là dòng vô tính được tạo tuyển ở Malaysia từ tổ hợp lai PB 5/51 x PB 49, kháng gió khá tại Malaysia nhưng kém ở Côte D''''Ivoire, được khuyến cáo trồng diện rộng trên nhiều nước. PB 260 được nhập vào Việt Nam năm 1978, được khuyến cáo trồng quy mô vừa từ 1994 và được sản xuất rộng từ 1997. PB 260 sinh trưởng trung bình ở Đông Nam Bộ chỉ tương đuơng với GT1, nhưng năng suất cao hơn, trung bình 5 năm đạt 1.1 – 1.7 tấn/ha/năm. Ở Tây Nguyên cao 600 - 700 m, PB 260 sinh trưởng khá và sản lượng vượt hơn GT1, PB 235. Giống này tăng trưởng khi cạo trung bình, nhiễm nhẹ bệnh nấm hồng, rụng lá mùa mưa, nhiễm nhẹ đến trung bình bệnh phấn trắng và loét sọc mặt cạo, dễ khô mủ, phản ứng mạnh khi cạo phạm xuất hiện các bướu trên vỏ tái sinh. PB 260 được khuyến cáo các qui mô lớn ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, qui mô vừa ở miền Trung, nên tránh vùng có gió mạnh. Hình: Giống cao su PB 260 V.2.3. Kỹ thuật trồng  Điều kiện sinh thái để trồng cây cao su Đất canh tác có tầng sâu trên 1.5m không bị úng thủy, không đụng đá kết von, đá bàn, cao trình dưới 600m so mực nước biển. Khí hậu có nhiệt độ trung bình hàng năm từ 25-28o C, lượng mưa bình quân hằng năm 1,500mm phân bố mưa từ 5-6 tháng trong năm.  Chuẩn bị đất Công tác chuẩn bị đất: phải hoàn chỉnh trước vụ trồng mới trên 60 ngày, cho rà gốc, gom dọn sạch rễ, chồi sau khi cày đất. Đất chuẩn bị trồng cần phải đảm bảo yêu cầu bảo vệ đất màu, chống úng, chống xói
  • 31. --------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 26 DỰ ÁN TRỒNG CAO SU KẾT HỢP CHĂN NUÔI CÔNG NGHỆ MỚI mòn, có mương thoát nước và xây dựng hệ thống đường đi.  Thiết kế hàng trồng Đất dốc <50 trồng thẳng hàng theo hướng Bắc Nam Đất dốc từ 50 - 200 trồng theo đường đồng mức chủ đạo.  Mật độ và khoảng cách trồng Đất đỏ: 7m x 3m tương ứng với 476 cây/ha  Phương pháp trồng Quy cách hố trồng: 60x60x60 cm (Khoan máy hoặc đào bằng tay). Sau khi đào hố để ải 15 ngày, lấp hố bằng lớp đất mặt khoảng ½ hố, bón lót 2kg phân hữu cơ vi sinh (hay 1-1.5kg phân hữu cơ vi sinh Komix) + 300 gr lân + lớp đất mặt lấp đầy hố, cắm cọc giữa hố để đánh dấu điểm trồng sau này. + Trồng cây bầu Lấy cuốc móc đất lấp trong hố lên, có độ sâu bằng chiều cao bầu cây con; dùng dao bén cắt bỏ đáy bầu 1 lớp khoảng 1-2 cm; cắt bỏ phần rễ cọc nhú ra khỏi bầu, hoặc bị xoắn trong đáy bầu, sau đó đặt bầu xuống hố, mắt ghép quay về hướng gió chính, mí dưới mắt ghép ngang với mặt đất, dùng dao bén rọc túi bầu Pe từ phía dưới lên cuốn nhẹ từ từ túi bầu, cuốn lên tới đâu lấp đất tới đó, ém giữ cho bầu đất không bị vỡ, cuối cùng cho lấp đất quanh gốc bầu phủ kín cổ rễ, nhưng không lấp mắt ghép. + Trồng cây stum trần Dùng cuốc móc đất lấp hố lên, có độ sâu dài hơn rễ đuôi chuột cây stump; đặt tum thẳng xuống hố, mắt ghép quay về hướng gió chính lấp hố lại từng lớp đất, lấp tới đâu dậm kỹ tới đó để đất lắp chắt gốc tum; sau cùng lấp đất mặt cho cho đến ngang mí dưới mắt ghép, không để lồi cổ rễ lên mặt đất.
  • 32. --------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 27 DỰ ÁN TRỒNG CAO SU KẾT HỢP CHĂN NUÔI CÔNG NGHỆ MỚI + Trồng dặm: Phải trồng dặm và định hình vườn cây từ năm thứ nhất 20 ngày sau trồng phải kiểm tra, trồng dặm lại những cây chết hoặc mắt ghép chết. Để đảm bảo vườn cây đồng đều, phải chuẩn bị 15% đối với vườn cây trồng bầu và 25 % vườn cây trồng trần trồng dặm, so với cây trồng mới. Có thể trồng dặm bằng tum trần, bầu cắt ngọn, bầu 1-2 tầng lá hoặc Stump bầu có hai tầng lá ổn định. Trồng dặm bằng cây con đúng giống đã trồng trên vườn cây.  Thời vụ trồng Trồng mới khi thời tiết thuận lợi, đất có đủ độ ẩm Miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên + Trồng tum trần từ 1/6 - 15/7 (Dương lịch) + Trồng bầu từ 15/5 - 31/8 (Dương lịch) Trồng dặm cũng được thực hiện theo thời vụ trên V.2.4. Chăm sóc vườn cây kiến thiết cơ bản (KTCB)  Làm cỏ + Làm cỏ trên hàng Năm thứ nhất: làm cỏ cách gốc cao su mỗi bên 1m, 3 lần/năm, cỏ sát gốc cao su phải nhổ bằng tay, không làm bằng cuốc vì dễ gây vết thương cho cây, nơi đất dốc phải làm cỏ theo từng bồn cây để giảm bớt xói mòn, khi làm cỏ lưu ý không kéo đất ra khỏi gốc cao su. Từ năm thứ hai đến năm thứ 5 làm cỏ 4 lần/năm, năm thứ sáu đến năm thứ tám làm cỏ 2 lần/năm. Hạn chế làm cỏ thủ công trên hàng, ưu tiên sử dụng thuốc diệt cỏ để giảm công lao động. + Làm có giữa hàng Phát dọn cỏ, chồi giữa hai hàng cao su, duy trì thảm cỏ mặt đất khoảng 15-20cm, năm thứ nhất phát cỏ 2 lần/năm, năm thứ hai đến thứ tư phát 4lần/năm, hoặc sử dụng thuốc diệt cỏ thì giảm số lần phát cỏ. Hạn chế cày đất từ năm thứ hai trở đi, tuyết đối không cày ở vùng có độ dốc lớn hơn 8%.  Tủ gốc giữ ẩm Thực hiện trong năm đầu vào cuối mùa khô, giúp cho rễ cao su phát triển tốt, giữ ẩm chống hạn. Sử dụng thân các loại cây họ đậu, cây phân xanh, rơm rạ, thân cỏ dại... tủ gốc sau khi đã phúp bồn, xới váng. Tủ cách gốc 10 cm, bán kính tủ 1 m, dày tối thiểu 10 cm. Phủ một lớp đất dày 5 cm che kín lên trên bề mặt.  Tỉa chồi Sau khi trồng phải cắt chồi thực sinh và chồi ngang kịp thời, để cho chồi ghép phát triển tốt. Tỉa cành tạo tán: cần thường xuyên kiểm tra cắt bỏ những cành lệch tán, cành mọc tập trung.
  • 33. --------------------------------------------------------------------------- Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh 28 DỰ ÁN TRỒNG CAO SU KẾT HỢP CHĂN NUÔI CÔNG NGHỆ MỚI Vùng thuận lợi tạo tán ở độ cao 3m trở lên.  Phòng chống cháy Phát dọn sạch cỏ quanh bìa lô cao su thành hàng rộng 10m, dọn cỏ đường luồng, quét lá sạch cách hàng cao su 2m để tránh cháy lan, tuyệt đối không đốt lửa trong lô cao su.  Bón phân cho vườn cao su KTCB Bón thúc phân vô cơ Bảng 1: Lượng phân vô cơ bón thúc cho vườn cao su KTCB Loại đất Năm tuổi Urê Lân nung chảy Clorua kali g/cây kg/ha g/cây kg/ha g/cây kg/ha Đất xám 555 cây/ha (6m x3m) 1 2 3 4 - 8 90 198 234 50 110 130 140 270 595 721 150 330 400 430 27 54 63 15 30 35 40 Cách bón như sau + Từ năm thứ nhất đến năm thứ tư: cuốc rãnh hình vành khăn hoặc bấu bốn lỗ quanh gốc, theo hình chiếu của tán, rãnh rộng 20 cm, sâu 10 cm. Rải đều phân bón vào rãnh, lấp đất vùi kín phân. Năm đầu bón phân cách gốc cao su 30 40 cm, mỗi năm sau nới rộng vùng bón phân ra xa hơn năm trước 20 cm. + Khi vườn cao su giao tán trở về sau: Rải đều phân thành băng rộng 1m giữa hai hàng cao su, xới nhẹ lấp phân, tránh làm đứt rễ. Trong hai năm đầu trồng mới cần bổ sung thêm phân bón qua lá (Komix - Rb qua lá pha với nồng độ 1/200 phun đều lên hai mặt lá, phun 4-6 lần/năm) sau khi cây đã đạt trên một tầng lá ổn định để cây mau bén rễ đâm chồi. Nhu cầu dinh dưỡng trong giai đoạn từ năm thứ ba đến năm thứ sáu tăng rất nhanh để đáp ứng cho việc hình thành bộ tán lá và phát triển vòng thân. Ngoài sử dụng phân bón thúc vô cơ trên có thể sử dụng phân Komix chuyên dùng cho cao su kiến thiết cơ bản (5-5-3) Bảng 2: Qui trình bón phân Komix cho cao su KTCB Loại phân Loại đất Năm trồng Lượng bón (g/cây/lần) Komix chuyên dùng cho cao su KTCB (5-5-3) Đỏ Lần 1 Lần 2 1 200-300 (bón 3 lần/năm) 2 800-1000 600-800 3-6 1200 800 Xám 1 200-300 (bón 3 lần/năm) 2 1000-1200 700-900 3-6 1400 1000 V.2.5. Chăm sóc vườn cây kinh doanh  Làm cỏ hàng và cỏ giữa hàng - Làm cỏ hàng: Làm sạch cỏ cách cây cao su mỗi bên 1m, đối với đất dốc chỉ làm cỏ