SlideShare a Scribd company logo
DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC
Nguyễn Thiện Giáp (Chủ biên)(2008), Dẫn luận Ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục Việt Nam.
1. Khái niệm ngôn ngữ; Bản chất xã hội của ngôn ngữ
- Ngôn ngữ là một hệ thống những đơn vị vật chất và những quy tắc hoạt động của chúng,
dùng làm công cụ giao tiếp của con người và được phản ánh trong ý thức tập thể, độc lập với ý
tưởng, tình cảm và nguyện vọng cụ thể của con người, trừu tượng hóa khỏi những tư tưởng, tình
cảm và nguyện vọng đó.
- Bản chất xã hội của ngôn ngữ:
+ NN là một hiện tượng xã hội vì trước hết, nó không phải là hiện tượng tự nhiên (vốn là
những hiện tượng tồn tại một cách khách quan, không lệ thuộc vào ý muốn chủ quan của con
người). Ngôn ngữ chỉ sinh ra và phát triển trong xã hội loài người, do ý muốn và nhu cầu giao tiếp
của con người.
+ Ngôn ngữ cũng không phải là hiện tượng của cá nhân anh và cá nhân tôi, mà nó là của
chúng ta. Chính vì nó là cái chung của xã hội nên chúng ta mới hiểu và giao tiếp nhau.
+ Ngôn ngữ cũng không phải là hiện tượng sinh vật vì nó không mang tính di truyền. Người
ta có được ngôn ngữ nhờ quá trình học tập, tiếp thu từ những người cùng sống ở xung quanh.
+ Chẳng những ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội mà còn là một hiện tượng xã hội đặc
biệt, thể hiện ở chỗ nó không phụ thuộc về kiến trúc thượng tầng của riêng một xã hội nào.
2. Ký hiệu ngôn ngữ và các đặc trưng
- Ngôn ngữ là một hệ thống ký hiệu đặc biệt. Mỗi ký hiệu ngôn ngữ là sự kết hợp giữa cái
biểu đạt - hình thức ngữ âm và cái đạt biểu đạt - khái niệm hay đối tượng biểu thị.
- Ký hiệu ngôn ngữ có các đặc trưng cơ bản như sau:
(1) Tính võ đoán. Ví dụ: Cùng một đối tượng “thực vật có rễ, thân, lá rõ rệt” nhưng tiếng
Việt gọi là “cây”, tiếng Anh gọi là “tree”. Như vậy, ta thấy mối qua hệ giữa cái biểu đạt và cái
được biểu đạt có tính võ đoán với nhau.
(2) Đặc trưng tuyến tính của cái biểu đạt: Ví dụ: Tôi – đi – học (Khi đi vào hoạt động,
các tín hiệu ngôn ngữ xuất hiện kế tiếp nhau tạo thành chuỗi theo 1 chiều của thời gian).
(3) Tính quy ước: Dùng âm này hay âm kia để biểu thị ý nghĩa này hay ý nghĩa khác,…
tất cả đều do quy ước, do thói quen của tập thể cộng đồng. “cây” hay “tree” ở trên là một ví dụ
như thế.
(4) Tính đa trị: Thường gặp ở từ đồng âm và từ đa nghĩa. Ví dụ từ “chân”. Nghĩa gốc: Bộ
phận thân thể động vật phía dưới cùng, để đỡ thân thể đứng yên hoặc vận động dời chỗ. Nghĩa 2:
Cương vị, phận sự của một người với tư cách là thành viên của một tổ chức.
(5) Tính bất biến đồng đại: Tín hiệu ngôn ngữ có giá trị đồng đại, tức là được sáng tạo ra
để phục vụ nhu cầu nào đó của con người trong một giai đoạn nhất định.
(6) Khả năng biến đổi lịch đại: Ngôn ngữ biến đổi theo thời gian, ví dụ: Blời – Trời;
Mlăng- Trăng,…
3. Sự phân biệt giữa ngôn ngữ và lời nói
Ngôn ngữ có tính chất xã hội, cộng đồng. Lời nói có tính chất cá nhân. Ngôn ngữ và lời
nói thống nhất nhưng không đồng nhất.
+ Lời nói là sản phẩm riêng của mỗi cá nhân tạo ra trong hoạt động giao tiếp, có nội dung
cụ thể.
+ Ngôn ngữ: là phương tiện giao tiếp ở dạng tiềm tàng trừu tượng khỏi bất kì vận dụng nào
trong hoạt động ngôn ngữ. Ngôn ngữ mang tính khái quát, chung cho toàn xã hội, là cơ sở tạo ra
lời nói và tiếp nhận lời nói
=> Giữa ngôn ngữ và lời nói có mối quan hệ mật thiết. Lời nói vừa là công cụ vừa là sản
phẩm của ngôn ngữ. Nghiên cứu ngôn ngữ là xuất phát từ lời nói. Lời nói chính là ngôn ngữ đang
hành chức (ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp nói hoặc viết).
2. Các đơn vị trong hệ thống ngôn ngữ
Theo trình tự từ nhỏ đến lớn, chúng ta có thể kể ra các đơn vị ngôn ngữ gồm: âm vị, hình
vị và từ.
- Âm vị là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất mà người ta có thể phân biệt được trong chuỗi lời nói,
hoàn toàn không thể chia nhỏ chúng hơn nữa. Ví dụ: /m/; /n/; /a/,...
- Hình vị: Là một hoặc chuỗi kết hợp một vài âm vị, biểu thị một khái niệm. Nó là đơn vị
nhỏ nhất có ý nghĩa. Chức năng của hình vị là chức năng ngữ nghĩa. Ví dụ: teach/er; quốc/gia,...
- Từ là chuỗi kết hợp của một hoặc một vài hình vị mang chức năng gọi tên và chức năng
ngữ nghĩa. Ví dụ: Teach, house, nhà, núi, sông,...
- Câu là chuỗi kết hợp của một hay nhiều từ, chức năng của nó là chức năng thông báo. Ví
dụ: Tôi đi học,... (Hiện nay, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, câu là đơn vị của lời nói chứ không
phải của ngôn ngữ, vì câu không phải là đơn vị có sẵn trong ngôn ngữ).
3. Các quan hệ trong hệ thống ngôn ngữ
- Quan hệ tuyến tính (Quan hệ kết hợp): Là quan hệ nối kết các đơn vị ngôn ngữ thành
chuỗi khi ngôn ngữ đi vào hoạt động. Cơ sở của nó chính là tính hình tuyến của ngôn ngữ. Tính
chất này bắt buộc các đơn vị ngôn ngữ phải nối tiếp nhau lần lượt trong ngữ lưu để cho ta những
kết hợp gọi là ngữ đoạn. Ví dụ: Bàn tay ta làm nên tất cả, có sức người sỏi đá cũng thành công.
- Quan hệ liên tưởng (đối vị): là quan hệ “xâu chuỗi” một yếu tố xuất hiện với những yếu
tố khiếm diện đứng sau lưng nó và về nguyên tắc có thể thay thế cho nó. Sự liên tưởng có thể
được tiến hành dựa trên tính tương đồng hoặc tính tương phản. Ví dụ: Tôi đi chợ/ siêu thị/ cửa
hàng tiện lợi,...
- Quan hệ tôn ti (quan hệ bao hàm): Quan hệ này thể hiện ở chỗ: đơn vị thuộc cấp độ cao
hơn bao giờ cũng bao hàm đơn vị thuộc cấp độ thấp hơn, ngược lại, các đơn vị thấp hơn bao giờ
cũng nằm trong đơn vị cấp độ cao hơn.
4. Âm vị và biến thể âm vị
Âm vị là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất mà người ta có thể phân biệt được trong chuỗi lời nói,
hoàn toàn không thể chia nhỏ chúng hơn nữa. Ví dụ: /m/; /n/; /a/,...
Âm vị được thể hiện ra bằng các âm tố và âm tố là sự thể hiện của âm vị. Những âm tố
cùng thể hiện một âm vị được gọi là các biến thể của âm vị. Các biến thể thường được phân chia
làm 2 loại: Các biến thể kết hợp và các biến thể tự do.
Biến thể kết hợp là biến thể bị quy định bởi vị trí, bối cảnh ngữ âm. [m] trong “màn” và
[m] trong “mũ” là hai biến thể của âm vị /m/. Biến thể thứ 2 do đi trước nguyên âm tròn môi [u]
nên bị môi hóa. Đó là biến thể kết hợp. Biến thể tự do, ngược lại, là biến thể không bị quy định
bởi bối cảnh ngữ âm. Từ “mẹ” chẳng hạn, có người phát âm với một âm mở to gần như [æ], lại
có người phát âm hẹp gần như [e]. Đó là những biến thể tự do của âm vị /ɛ/.
Lưu ý: Âm vị ký hiệu /…/; còn âm tố ký hiệu […].
5. Nguyên âm và tiêu chí phân loại
Nguyên âm là những âm khi phát âm luồng hơi đi ra không bị cản trở. Ví dụ /a/, /e/, /o/,...
Khi miêu tả và phân loại các nguyên âm, người ta thường dựa vào các tiêu chuẩn chính
như: vị trí của lưỡi, độ mở của miệng và hình dáng của môi.
- Vị trí của lưỡi:
+ Các nguyên âm dòng trước: [i], [e],...
+ Các nguyên âm dòng sau: [a], [u], [o],...
+ Các nguyên âm dòng giữa:
- Độ mở của miệng:
+ Các nguyên âm có độ mở rộng: [a], [ă],...
+ Nguyên âm có độ mở hẹp: [i]; [u],...
Ngoài ra, còn có thể có loại hơi rộng, hơi hẹp nếu phân chia một cách chi tiết hơn nữa.
- Hình dáng của môi:
+ Các nguyên âm không tròn môi: [i], [e], [a],...
+ Các nguyên âm tròn môi: [u], [o],...
Ví dụ: Miêu tả [i]: là một nguyên âm có độ mở hẹp, hàng trước, không tròn môi.
6. Phụ âm và tiêu chí phân loại
Phụ âm là những âm mà khi phát âm luồng hơi đi ra bị cản trở một phần hay hoàn toàn. Ví
dụ: /b/, /m/, /p/, /t/,...
Khi miêu tả và phân loại các phụ âm, người ta thường dựa vào các tiêu chuẩn:
- Phương thức cấu âm:
+ Các âm tắc: Khi phát âm không khí đi ra bị cản trở hoàn toàn, phải phá vỡ sự cản trở ấy
để ra ngoài và gây nên tiếng nổ. Ví dụ /p/, /t/, /k/,…
+ Các âm xát: Không khí đi ra bị cản trở không hoàn toàn, phải lách qua một khe hở nhỏ
giữa hai cơ quan cấu âm, gây nên tiếng xát nhẹ. Ví dụ: /v/, /f/, /h/,...
+ Các âm rung: Tiếng Việt không có.
- Vị trí cấu âm:
+ Các âm môi: /b/, /m/, /f/, /v/
+ Các âm đầu lưỡi: /t/, /d/, /n/, /s/, /l/,…
+ Các âm mặt lưỡi: /c/; nh - viết bằng con chữ, không phải âm
+ Các âm gốc lưỡi: /k/; ng, kh - viết bằng con chữ, không phải âm
+ Các âm thanh hầu: /h/, /? - tắc thanh hầu/.
7. Hình vị và phân loại
Hình vị là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có nghĩa, có chức năng cấu tạo nên từ. Căn cứ vào ý
nghĩa mà người ta chia các hình vị thành 2 loại: Chính tố và phụ tố. Chính tố: là hình vị mang ý
nghĩa từ vựng; Còn phụ tố là hình vị mang từ vựng bổ sung hoặc ý nghĩa ngữ pháp. Ví dụ: teach/er;
wanted,...
Phụ tố lại chia thành phụ tố cấu tạo từ và biến tố. Phụ tố cấu tạo từ (tiền tố, hậu tố và trung
tố) biểu thị ý nghĩa từ vựng bổ sung hoặc ý nghĩa ngữ pháp, ví dụ er - hậu tố; un - tiền tố,... Còn
biến tố là phụ tố chỉ xuất hiện ở những từ có biến đổi hình thái, chức năng của nó là biểu thị mối
quan hệ cú pháp của các từ ở trong câu, ví dụ: love - loves - love’s,...
8. Từ và phân loại
Từ là đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ, độc lập về ý nghĩa và hình thức. Căn cứ vào cấu tạo
của từ, có thể chia ra các kiểu từ sau:
+ Từ đơn: Là từ chỉ có một hình vị chính tố, ví dụ: cat, house, teach,...
+ Từ phái sinh: Là từ gồm chính tố kết hợp với phụ tố cấu tạo từ, ví dụ: homeless, maker,...
+ Từ phức: Là sự kết hợp của hai hay hơn hai chính tố, ví dụ tiếng Nga, tiếng Đức,...
+ Từ ghép (đẳng lập; chính phụ): Là những từ cấu tạo bằng cách ghép hai hay hơn hai từ
độc lập, ví dụ: butter/fly; hard/ware, black/board,...
+ Từ láy (láy hoàn toàn, láy bộ phận): Là những từ cấu tạo bằng cách lặp lại thành phần
âm thanh của một hình vị hoặc một từ.
9. Các phương thức cấu tạo từ
- Dùng một hình vị tạo thành một từ:
Phương thức này thực chất là người ta cấp cho một hình vị cái tư cách đầy đủ của một từ,
vì thế, cũng không có gì khác nếu ta gọi đây là phương thức từ hóa hình vị. Ví dụ các từ: nhà,
người, đẹp, ngon, viết, ngủ,… của tiếng Việt; các từ: in, of, with, and,… của tiếng Anh là những
từ được cấu tạo theo phương thức này.
- Tổ hợp hai hay nhiều hình vị để tạo thành từ:
+ Phương thức phụ gia: Phụ thêm tiền tố vào gốc từ hoặc một từ có sẵn. Ví dụ: foreign –
antiforeign, possible – impossible: Phụ thêm hậu tố, ví dụ: player, kindness, homeless…; Phụ thêm
trung tố, ví dụ: trung tố -n của tiếng Khmer trong các từ kout (thắt, buộc) – khnout (cái nút), back
(chia) – phnack (phần bộ phận)…
+ Ghép các yếu tố (hình vị) gốc từ (phương thức hợp thành), ví dụ trong tiếng Anh:
homeland, newspaper, inkpot;… trong tiếng Việt: đường sắt, cá vàng, sân bay…
+ Phương thức láy: Thực chất của phương thức này là lặp lại toàn bộ một phần của từ,
hình vị ban đầu trong một số lần nào đó theo quy tắc cho phép, để cho một từ mới. Ví dụ như
những từ: co ro, lúng túng, giỏi giang, vành vạnh… của tiếng Việt.
10. Ngữ đoạn và câu
Ngữ là cụm từ sẵn có trong ngôn ngữ, có giá trị tương đương với từ, có nhiều đặc điểm
giống với từ: (1) Chúng có thể tái hiện trong lời nói như các từ; (2) Về mặt ngữ pháp, chúng cũng
có thể làm thành phần câu, cũng có thể là cơ sở để cấu tạo từ mới; (3) Về ngữ nghĩa: Chúng cũng
biểu hiện những thực tế của hiện tượng khách quan, gắn liền với những kiểu hoạt động khác nhau
của con người.
Hai đặc trưng quan trọng của ngữ là tính cố định (của đáng tội, mặt trái xoan,…) và tính
thành ngữ (mẹ tròn con vuông, cành vàng lá ngọc,…).
Câu là đơn vị của ngôn ngữ có cấu tạo ngữ pháp (bên trong và bên ngoài) tự lập và có ngữ
điệu kết thúc, mang một tư tưởng tương đối trọn vẹn có kèm thái độ của người nói, giúp hình
thành và biểu hiện, truyền đạt tư tưởng, tình cảm với tư cách là đơn vị thông báo nhỏ nhất.
Phân loại câu:
- Theo mục đích nói: câu tường thuật, câu nghi vấn, câu mệnh lệnh, câu cảm thán,…
- Theo mối quan hệ với hiện thực: câu khẳng định, câu phủ định
- Theo cấu tạo: Câu đơn và câu ghép.
11. Các ý nghĩa ngữ pháp
Ý nghĩa ngữ pháp là loại ý nghĩa chung cho hàng loạt đơn vị ngôn ngữ và được thể hiện
bằng những phương tiện ngữ pháp nhất định, gồm:
- Ý nghĩa quan hệ
- Ý nghĩa tự thân thường trực
- Ý nghĩa tự thân không thường trực.
12. Các phương thức ngữ pháp
Phương thức ngữ pháp là những biện pháp hình thức chung nhất thể hiện ý nghĩa ngữ pháp,
gồm:
- Phương thức phụ tố (tiếng Anh, Pháp, Đức, Nga): Phụ tố có thể được dùng để bổ sung
ý nghĩa từ vựng cho chính tố nhằm tạo nên một từ mới. Nó cũng có thể được sử dụng để biểu thị
ý nghĩa ngữ pháp của từ.
- Phương thức biến dạng chính tố (biến tố bên trong): Biến đổi một bộ phận của chính tố
để thể hiện sự thay đổi ngữ pháp, ví dụ: foot - feet, tooth - teeth, man - men,...
- Phương thức thay chính tố: Thay đổi hoàn toàn vỏ ngữ âm của một từ để biểu thị sự
thay đổi ý nghĩa ngữ pháp, ví dụ; good - better, bad - worse,...
- Phương thức trọng âm (tiếng Nga): Trọng âm có thể được sử dụng để phân biệt ý nghĩa
từ vựng của từ hay để phân biệt ý nghĩa ngữ pháp của các dạng thức từ.
- Phương thức lặp: lặp lại toàn bộ hay một bộ phận vỏ ngữ âm của chính tố để tạo nên
một từ mới hoặc một dạng thức mới của từ. Khi phép lặp được sử dụng để biểu thị sự thay đổi ý
nghĩa ngữ pháp thì phép lặp ấy là một phương thức ngữ pháp, ví dụ: người - người người, nhà -
nhà nhà,...
- Phương thức hư từ: Hư từ là những từ không biểu thị ý nghĩa từ vựng mà chuyên dùng
để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp. Dùng hư từ để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp là một phương thức rất phổ
biến trong các ngôn ngữ đơn lập: tiếng Việt, Hán, Thái,...
- Phương thức trật tự từ: Theo phương thức này, ý nghĩa ngữ pháp được thể hiện bằng
thứ tự sắp xếp các từ trong câu. Trật tự từ thường biểu thị các ý nghĩa quan hệ của từ như: chủ
ngữ, bổ ngữ,... Ví dụ: Con yêu mẹ,...
- Phương thức ngữ điệu: Ngữ điệu được coi là một phương thức ngữ pháp khi người ta
sử dụng nó để biểu thị các ý nghĩa tình thái của câu như tường thuật, nghi vấn, khẳng định, phủ
định,....
13. Các phạm trù ngữ pháp
Phạm trù ngữ pháp là thể thống nhất của những ý nghĩa ngữ pháp đối lập nhau, được thể
hiện ra ở những dạng thức đối lập nhau, gồm:
- Phạm trù số: Số ít, số nhiều/ số đơn, số phức, ví dụ book - books,…
- Phạm trù giống: Giống đực, giống cái, giống trung, ví dụ tiếng Pháp: la lune (mặt trăng,
giống cái) - le soleil (mặt trời, giống đực),…
- Phạm trù cách (điển hình ở tiếng Nga): là phạm trù ngữ pháp của danh từ, biểu thị mối
quan hệ ngữ pháp giữa danh từ với các từ khác trong cụm từ hoặc câu.
- Phạm trù ngôi: Là phạm trù ngữ pháp của động từ, biểu thị vai giao tiếp của chủ thể hoạt
động (ngôi 1, 2, 3).
- Phạm trù thời: Là phạm trù ngữ pháp của động từ, biểu thị quan hệ giữa hành động với
thời điểm phát ngôn hoặc với một thời điểm nhất định nêu ra trong lời nói (thời quá khứ, thời hiện
tại, thời tương lai).
- Phạm trù thể: Là phạm trù ngữ pháp của động từ, biểu thị cấu trúc thời gian bên trong
của hoạt động với tính chất là những quá trình có khởi đầu, tiếp diễn, kết thúc (Thể hoàn thành,
thể không hoàn thành).
- Phạm trù thức: Là phạm trù ngữ pháp của động từ, biểu thị quan hệ giữa hành động với
thực tế khách quan và với người nói (thức trần thuật, thức mệnh lệnh, thức giả định, thức điều
kiện).
- Phạm trù dạng: Là phạm trù ngữ pháp của động từ, biểu thị quan hệ giữa hoạt động với
các sự vật nói ở chủ ngữ và bổ ngữ của động từ ấy (chủ động - bị động).
14. Các quan hệ ngữ pháp
Quan hệ ngữ pháp là quan hệ hình tuyến giữa các từ tạo ra các tổ hợp từ có khả năng được
vận dụng độc lập, được xem như là dạng rút gọn của một kết cấu phức tạp hơn, và có ít nhất một
thành tố có khả năng được thay thế bằng từ nghi vấn.
- Quan hệ đẳng lập: là quan hệ giữa các thành tố không phụ thuộc vào nhau, trong đó chức
vụ cú pháp của các thành tố chỉ được xác định khi đặt toàn bộ tổ hợp do chúng tạo nên vào một
kết cấu lớn hơn. Ví dụ: anh em, nhà cửa, sông núi,...
- Quan hệ chính phụ: là quan hệ phụ thuộc một chiều giữa một thành tố chính với một
thành tố phụ, trong đó chức vụ cú pháp của thành tố chính chỉ được xác định khi đặt toàn bộ tổ
hợp chính phụ vào một kết cấu lớn hơn, còn chức vụ của thành tố phụ có thể được xác định mà
không cần điều kiện ấy. Ví dụ: đọc sách, ghế mây,...
- Quan hệ chủ vị: là quan hệ giữa hai thành tố phụ thuộc lẫn nhau, trong đó chức vụ cú
pháp của cả hai đều có thể được xác định mà không cần đặt tổ hợp do chúng tạo nên vào một kết
cấu nào lớn hơn. Ví dụ: Tôi đi học,...
15. Đồng nghĩa và trái nghĩa
Đồng nghĩa
Đồng nghĩa là những từ tương đồng với nhau về nghĩa, nhưng khác nhau về âm thanh và
có sự phân biệt với nhau về một vài sắc thái ngữ nghĩa hoặc sắc thái phong cách,… nào đó, hoặc
đồng thời cả hai. Ví dụ: start, commence, begin,… trong tiếng Anh; cố, gắng, cố gắng,… trong
tiếng Việt là những từ đồng nghĩa.
Những từ đồng nghĩa với nhau không nhất thiết phải tương đương với nhau về số lượng
nghĩa, tức là các từ trong một nhóm đồng nghĩa không nhất thiết phải có dung lượng nghĩa bằng
nhau: từ này có thể có một hoặc hai nghĩa nhưng từ kia có thể có đến năm, bảy nghĩa. Thông
thường các từ chỉ đồng nghĩa ở một nghĩa nào đó.
Trái nghĩa
Trái nghĩa là những từ có nghĩa đối lập nhau trong mối quan hệ tương liên. Chúng khác
nhau về ngữ âm và phản ánh những khái niệm tương phản về logic. Ví dụ: “Cao” và “Thấp” trong
câu dưới đây là từ trái nghĩa: “Bây giờ chồng thấp vợ cao, Như đôi đũa lệch so sao cho bằng”.
Lưu ý: Các từ đối lập nhưng biểu hiện các khái niệm không tương liên thì không phải là
các từ trái nghĩa. Ví dụ: Nhà này tuy bé mà xinh thì bé - xinh có vẻ đối lập nhau nhưng không phải
là những hiện tượng trái nghĩa vì không nằm trong quan hệ tương liên.

More Related Content

Similar to DECUONG-DANLUANNNH-TDH Khoa học Xã hội&Nhân Văn

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfMan_Ebook
 
T vva ppgdtvotieuhoc
T vva ppgdtvotieuhocT vva ppgdtvotieuhoc
T vva ppgdtvotieuhocDuy Vọng
 
DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC_TỪ VỰNG
DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC_TỪ VỰNG DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC_TỪ VỰNG
DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC_TỪ VỰNG Lê Thương
 
Kết quả phân loại ngôn ngữ theo LOẠI HÌNH (6).pptx
Kết quả phân loại ngôn ngữ theo LOẠI HÌNH (6).pptxKết quả phân loại ngôn ngữ theo LOẠI HÌNH (6).pptx
Kết quả phân loại ngôn ngữ theo LOẠI HÌNH (6).pptxtruongmyanh120904
 
Ngonnguhocdoichieudanluanngonngu
NgonnguhocdoichieudanluanngonnguNgonnguhocdoichieudanluanngonngu
Ngonnguhocdoichieudanluanngonnguminhhdthvn
 
Bài Giảng Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (NXB Đà Nẵng 2018) - Nguyễn Ngọc Chinh_ 91 T...
Bài Giảng Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (NXB Đà Nẵng 2018) - Nguyễn Ngọc Chinh_ 91 T...Bài Giảng Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (NXB Đà Nẵng 2018) - Nguyễn Ngọc Chinh_ 91 T...
Bài Giảng Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (NXB Đà Nẵng 2018) - Nguyễn Ngọc Chinh_ 91 T...ChungDung4
 
Ngôn ngữ học đối chiếu - Dành cho SV ngoại ngữ - Dẫn luận ngôn ngữ ...
Ngôn ngữ học đối chiếu - Dành cho SV ngoại ngữ - Dẫn luận ngôn ngữ ...Ngôn ngữ học đối chiếu - Dành cho SV ngoại ngữ - Dẫn luận ngôn ngữ ...
Ngôn ngữ học đối chiếu - Dành cho SV ngoại ngữ - Dẫn luận ngôn ngữ ...Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
FREE Dẫn luận ngôn ngữ. Các phương thức ngữ pháp có trong tiếng Anh,...
FREE Dẫn luận ngôn ngữ. Các phương thức ngữ pháp có trong tiếng Anh,...FREE Dẫn luận ngôn ngữ. Các phương thức ngữ pháp có trong tiếng Anh,...
FREE Dẫn luận ngôn ngữ. Các phương thức ngữ pháp có trong tiếng Anh,...Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
dan luan ngon ngu - DH Hue.ppt
dan luan ngon ngu - DH Hue.pptdan luan ngon ngu - DH Hue.ppt
dan luan ngon ngu - DH Hue.pptatcak11
 
DẫN LuậN NgôN Ngữ nhóm 4 phần 2
DẫN LuậN NgôN Ngữ nhóm 4 phần 2DẫN LuậN NgôN Ngữ nhóm 4 phần 2
DẫN LuậN NgôN Ngữ nhóm 4 phần 2atcak11
 
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dínhTiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dínhOnTimeVitThu
 
cac lop tu vung trong tieng viet
cac lop tu vung trong tieng vietcac lop tu vung trong tieng viet
cac lop tu vung trong tieng vietatcak11
 
Tieng Viet
Tieng VietTieng Viet
Tieng Vietphn8401
 
BAI_GING_NGON_NG_HC_DI_CHIU_CONTRAS.pdf
BAI_GING_NGON_NG_HC_DI_CHIU_CONTRAS.pdfBAI_GING_NGON_NG_HC_DI_CHIU_CONTRAS.pdf
BAI_GING_NGON_NG_HC_DI_CHIU_CONTRAS.pdfLinhPhuong78
 
dẫn luận ngôn ngữ
dẫn luận ngôn ngữdẫn luận ngôn ngữ
dẫn luận ngôn ngữHuỳnh Nhã
 
Tiểu luận môn dẫn luận ngôn ngữ âm tiết và âm tố trong tiếng việt
Tiểu luận môn dẫn luận ngôn ngữ   âm tiết và âm tố trong tiếng việtTiểu luận môn dẫn luận ngôn ngữ   âm tiết và âm tố trong tiếng việt
Tiểu luận môn dẫn luận ngôn ngữ âm tiết và âm tố trong tiếng việthttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Âm tiết và âm tố trong tiếng việt - nhóm 2
Âm tiết và âm tố trong tiếng việt - nhóm 2Âm tiết và âm tố trong tiếng việt - nhóm 2
Âm tiết và âm tố trong tiếng việt - nhóm 2QuangLong Dinh
 
T vva ppgdtvotieuhoc16
T vva ppgdtvotieuhoc16T vva ppgdtvotieuhoc16
T vva ppgdtvotieuhoc16Duy Vọng
 

Similar to DECUONG-DANLUANNNH-TDH Khoa học Xã hội&Nhân Văn (20)

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
 
T vva ppgdtvotieuhoc
T vva ppgdtvotieuhocT vva ppgdtvotieuhoc
T vva ppgdtvotieuhoc
 
DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC_TỪ VỰNG
DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC_TỪ VỰNG DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC_TỪ VỰNG
DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC_TỪ VỰNG
 
Introduction to Linguistics
Introduction to LinguisticsIntroduction to Linguistics
Introduction to Linguistics
 
Kết quả phân loại ngôn ngữ theo LOẠI HÌNH (6).pptx
Kết quả phân loại ngôn ngữ theo LOẠI HÌNH (6).pptxKết quả phân loại ngôn ngữ theo LOẠI HÌNH (6).pptx
Kết quả phân loại ngôn ngữ theo LOẠI HÌNH (6).pptx
 
Ngonnguhocdoichieudanluanngonngu
NgonnguhocdoichieudanluanngonnguNgonnguhocdoichieudanluanngonngu
Ngonnguhocdoichieudanluanngonngu
 
Bài Giảng Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (NXB Đà Nẵng 2018) - Nguyễn Ngọc Chinh_ 91 T...
Bài Giảng Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (NXB Đà Nẵng 2018) - Nguyễn Ngọc Chinh_ 91 T...Bài Giảng Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (NXB Đà Nẵng 2018) - Nguyễn Ngọc Chinh_ 91 T...
Bài Giảng Ngôn Ngữ Học Đối Chiếu (NXB Đà Nẵng 2018) - Nguyễn Ngọc Chinh_ 91 T...
 
Ngôn ngữ học đối chiếu - Dành cho SV ngoại ngữ - Dẫn luận ngôn ngữ ...
Ngôn ngữ học đối chiếu - Dành cho SV ngoại ngữ - Dẫn luận ngôn ngữ ...Ngôn ngữ học đối chiếu - Dành cho SV ngoại ngữ - Dẫn luận ngôn ngữ ...
Ngôn ngữ học đối chiếu - Dành cho SV ngoại ngữ - Dẫn luận ngôn ngữ ...
 
FREE Dẫn luận ngôn ngữ. Các phương thức ngữ pháp có trong tiếng Anh,...
FREE Dẫn luận ngôn ngữ. Các phương thức ngữ pháp có trong tiếng Anh,...FREE Dẫn luận ngôn ngữ. Các phương thức ngữ pháp có trong tiếng Anh,...
FREE Dẫn luận ngôn ngữ. Các phương thức ngữ pháp có trong tiếng Anh,...
 
dan luan ngon ngu - DH Hue.ppt
dan luan ngon ngu - DH Hue.pptdan luan ngon ngu - DH Hue.ppt
dan luan ngon ngu - DH Hue.ppt
 
DẫN LuậN NgôN Ngữ nhóm 4 phần 2
DẫN LuậN NgôN Ngữ nhóm 4 phần 2DẫN LuậN NgôN Ngữ nhóm 4 phần 2
DẫN LuậN NgôN Ngữ nhóm 4 phần 2
 
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dínhTiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
Tiểu luận tiếng nhật, Đề tài ngôn ngữ chấp dính
 
cac lop tu vung trong tieng viet
cac lop tu vung trong tieng vietcac lop tu vung trong tieng viet
cac lop tu vung trong tieng viet
 
Tieng Viet
Tieng VietTieng Viet
Tieng Viet
 
BAI_GING_NGON_NG_HC_DI_CHIU_CONTRAS.pdf
BAI_GING_NGON_NG_HC_DI_CHIU_CONTRAS.pdfBAI_GING_NGON_NG_HC_DI_CHIU_CONTRAS.pdf
BAI_GING_NGON_NG_HC_DI_CHIU_CONTRAS.pdf
 
dẫn luận ngôn ngữ
dẫn luận ngôn ngữdẫn luận ngôn ngữ
dẫn luận ngôn ngữ
 
Tiểu luận môn dẫn luận ngôn ngữ âm tiết và âm tố trong tiếng việt
Tiểu luận môn dẫn luận ngôn ngữ   âm tiết và âm tố trong tiếng việtTiểu luận môn dẫn luận ngôn ngữ   âm tiết và âm tố trong tiếng việt
Tiểu luận môn dẫn luận ngôn ngữ âm tiết và âm tố trong tiếng việt
 
Âm tiết và âm tố trong tiếng việt - nhóm 2
Âm tiết và âm tố trong tiếng việt - nhóm 2Âm tiết và âm tố trong tiếng việt - nhóm 2
Âm tiết và âm tố trong tiếng việt - nhóm 2
 
Tiểu Luận Triết Học Những Vấn Đề Cơ Bản Của Triết Học Ngôn Ngữ .doc
Tiểu Luận Triết Học Những Vấn Đề Cơ Bản Của Triết Học Ngôn Ngữ .docTiểu Luận Triết Học Những Vấn Đề Cơ Bản Của Triết Học Ngôn Ngữ .doc
Tiểu Luận Triết Học Những Vấn Đề Cơ Bản Của Triết Học Ngôn Ngữ .doc
 
T vva ppgdtvotieuhoc16
T vva ppgdtvotieuhoc16T vva ppgdtvotieuhoc16
T vva ppgdtvotieuhoc16
 

Recently uploaded

GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doc
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doconluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doc
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.docQuynhAnhV
 
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
slide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hust
slide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hustslide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hust
slide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hustCngV201176
 
Thực hành lễ tân ngoại giao - công tác NG
Thực hành lễ tân ngoại giao - công tác NGThực hành lễ tân ngoại giao - công tác NG
Thực hành lễ tân ngoại giao - công tác NGMeiMei949309
 
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsbkjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsbhoangphuc12ta6
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfthanhluan21
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfLngHu10
 
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptxBài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptxduongchausky
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdf
xemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdfxemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdf
xemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdfXem Số Mệnh
 
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx
2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx
2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptxNguynThnh809779
 

Recently uploaded (18)

GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doc
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doconluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doc
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doc
 
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
 
slide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hust
slide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hustslide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hust
slide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hust
 
Thực hành lễ tân ngoại giao - công tác NG
Thực hành lễ tân ngoại giao - công tác NGThực hành lễ tân ngoại giao - công tác NG
Thực hành lễ tân ngoại giao - công tác NG
 
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
 
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...
 
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsbkjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
 
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
 
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptxBài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
 
xemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdf
xemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdfxemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdf
xemsomenh.com-Bố cục của lá số tử vi như thế nào.pdf
 
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
 
Talk Academy Presentation 2024 (ENG) MICE.pdf
Talk Academy Presentation 2024 (ENG) MICE.pdfTalk Academy Presentation 2024 (ENG) MICE.pdf
Talk Academy Presentation 2024 (ENG) MICE.pdf
 
2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx
2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx
2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx
 

DECUONG-DANLUANNNH-TDH Khoa học Xã hội&Nhân Văn

  • 1. DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC Nguyễn Thiện Giáp (Chủ biên)(2008), Dẫn luận Ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục Việt Nam. 1. Khái niệm ngôn ngữ; Bản chất xã hội của ngôn ngữ - Ngôn ngữ là một hệ thống những đơn vị vật chất và những quy tắc hoạt động của chúng, dùng làm công cụ giao tiếp của con người và được phản ánh trong ý thức tập thể, độc lập với ý tưởng, tình cảm và nguyện vọng cụ thể của con người, trừu tượng hóa khỏi những tư tưởng, tình cảm và nguyện vọng đó. - Bản chất xã hội của ngôn ngữ: + NN là một hiện tượng xã hội vì trước hết, nó không phải là hiện tượng tự nhiên (vốn là những hiện tượng tồn tại một cách khách quan, không lệ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người). Ngôn ngữ chỉ sinh ra và phát triển trong xã hội loài người, do ý muốn và nhu cầu giao tiếp của con người. + Ngôn ngữ cũng không phải là hiện tượng của cá nhân anh và cá nhân tôi, mà nó là của chúng ta. Chính vì nó là cái chung của xã hội nên chúng ta mới hiểu và giao tiếp nhau. + Ngôn ngữ cũng không phải là hiện tượng sinh vật vì nó không mang tính di truyền. Người ta có được ngôn ngữ nhờ quá trình học tập, tiếp thu từ những người cùng sống ở xung quanh. + Chẳng những ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội mà còn là một hiện tượng xã hội đặc biệt, thể hiện ở chỗ nó không phụ thuộc về kiến trúc thượng tầng của riêng một xã hội nào. 2. Ký hiệu ngôn ngữ và các đặc trưng - Ngôn ngữ là một hệ thống ký hiệu đặc biệt. Mỗi ký hiệu ngôn ngữ là sự kết hợp giữa cái biểu đạt - hình thức ngữ âm và cái đạt biểu đạt - khái niệm hay đối tượng biểu thị. - Ký hiệu ngôn ngữ có các đặc trưng cơ bản như sau: (1) Tính võ đoán. Ví dụ: Cùng một đối tượng “thực vật có rễ, thân, lá rõ rệt” nhưng tiếng Việt gọi là “cây”, tiếng Anh gọi là “tree”. Như vậy, ta thấy mối qua hệ giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt có tính võ đoán với nhau. (2) Đặc trưng tuyến tính của cái biểu đạt: Ví dụ: Tôi – đi – học (Khi đi vào hoạt động, các tín hiệu ngôn ngữ xuất hiện kế tiếp nhau tạo thành chuỗi theo 1 chiều của thời gian). (3) Tính quy ước: Dùng âm này hay âm kia để biểu thị ý nghĩa này hay ý nghĩa khác,… tất cả đều do quy ước, do thói quen của tập thể cộng đồng. “cây” hay “tree” ở trên là một ví dụ như thế.
  • 2. (4) Tính đa trị: Thường gặp ở từ đồng âm và từ đa nghĩa. Ví dụ từ “chân”. Nghĩa gốc: Bộ phận thân thể động vật phía dưới cùng, để đỡ thân thể đứng yên hoặc vận động dời chỗ. Nghĩa 2: Cương vị, phận sự của một người với tư cách là thành viên của một tổ chức. (5) Tính bất biến đồng đại: Tín hiệu ngôn ngữ có giá trị đồng đại, tức là được sáng tạo ra để phục vụ nhu cầu nào đó của con người trong một giai đoạn nhất định. (6) Khả năng biến đổi lịch đại: Ngôn ngữ biến đổi theo thời gian, ví dụ: Blời – Trời; Mlăng- Trăng,… 3. Sự phân biệt giữa ngôn ngữ và lời nói Ngôn ngữ có tính chất xã hội, cộng đồng. Lời nói có tính chất cá nhân. Ngôn ngữ và lời nói thống nhất nhưng không đồng nhất. + Lời nói là sản phẩm riêng của mỗi cá nhân tạo ra trong hoạt động giao tiếp, có nội dung cụ thể. + Ngôn ngữ: là phương tiện giao tiếp ở dạng tiềm tàng trừu tượng khỏi bất kì vận dụng nào trong hoạt động ngôn ngữ. Ngôn ngữ mang tính khái quát, chung cho toàn xã hội, là cơ sở tạo ra lời nói và tiếp nhận lời nói => Giữa ngôn ngữ và lời nói có mối quan hệ mật thiết. Lời nói vừa là công cụ vừa là sản phẩm của ngôn ngữ. Nghiên cứu ngôn ngữ là xuất phát từ lời nói. Lời nói chính là ngôn ngữ đang hành chức (ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp nói hoặc viết). 2. Các đơn vị trong hệ thống ngôn ngữ Theo trình tự từ nhỏ đến lớn, chúng ta có thể kể ra các đơn vị ngôn ngữ gồm: âm vị, hình vị và từ. - Âm vị là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất mà người ta có thể phân biệt được trong chuỗi lời nói, hoàn toàn không thể chia nhỏ chúng hơn nữa. Ví dụ: /m/; /n/; /a/,... - Hình vị: Là một hoặc chuỗi kết hợp một vài âm vị, biểu thị một khái niệm. Nó là đơn vị nhỏ nhất có ý nghĩa. Chức năng của hình vị là chức năng ngữ nghĩa. Ví dụ: teach/er; quốc/gia,... - Từ là chuỗi kết hợp của một hoặc một vài hình vị mang chức năng gọi tên và chức năng ngữ nghĩa. Ví dụ: Teach, house, nhà, núi, sông,... - Câu là chuỗi kết hợp của một hay nhiều từ, chức năng của nó là chức năng thông báo. Ví dụ: Tôi đi học,... (Hiện nay, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, câu là đơn vị của lời nói chứ không phải của ngôn ngữ, vì câu không phải là đơn vị có sẵn trong ngôn ngữ).
  • 3. 3. Các quan hệ trong hệ thống ngôn ngữ - Quan hệ tuyến tính (Quan hệ kết hợp): Là quan hệ nối kết các đơn vị ngôn ngữ thành chuỗi khi ngôn ngữ đi vào hoạt động. Cơ sở của nó chính là tính hình tuyến của ngôn ngữ. Tính chất này bắt buộc các đơn vị ngôn ngữ phải nối tiếp nhau lần lượt trong ngữ lưu để cho ta những kết hợp gọi là ngữ đoạn. Ví dụ: Bàn tay ta làm nên tất cả, có sức người sỏi đá cũng thành công. - Quan hệ liên tưởng (đối vị): là quan hệ “xâu chuỗi” một yếu tố xuất hiện với những yếu tố khiếm diện đứng sau lưng nó và về nguyên tắc có thể thay thế cho nó. Sự liên tưởng có thể được tiến hành dựa trên tính tương đồng hoặc tính tương phản. Ví dụ: Tôi đi chợ/ siêu thị/ cửa hàng tiện lợi,... - Quan hệ tôn ti (quan hệ bao hàm): Quan hệ này thể hiện ở chỗ: đơn vị thuộc cấp độ cao hơn bao giờ cũng bao hàm đơn vị thuộc cấp độ thấp hơn, ngược lại, các đơn vị thấp hơn bao giờ cũng nằm trong đơn vị cấp độ cao hơn. 4. Âm vị và biến thể âm vị Âm vị là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất mà người ta có thể phân biệt được trong chuỗi lời nói, hoàn toàn không thể chia nhỏ chúng hơn nữa. Ví dụ: /m/; /n/; /a/,... Âm vị được thể hiện ra bằng các âm tố và âm tố là sự thể hiện của âm vị. Những âm tố cùng thể hiện một âm vị được gọi là các biến thể của âm vị. Các biến thể thường được phân chia làm 2 loại: Các biến thể kết hợp và các biến thể tự do. Biến thể kết hợp là biến thể bị quy định bởi vị trí, bối cảnh ngữ âm. [m] trong “màn” và [m] trong “mũ” là hai biến thể của âm vị /m/. Biến thể thứ 2 do đi trước nguyên âm tròn môi [u] nên bị môi hóa. Đó là biến thể kết hợp. Biến thể tự do, ngược lại, là biến thể không bị quy định bởi bối cảnh ngữ âm. Từ “mẹ” chẳng hạn, có người phát âm với một âm mở to gần như [æ], lại có người phát âm hẹp gần như [e]. Đó là những biến thể tự do của âm vị /ɛ/. Lưu ý: Âm vị ký hiệu /…/; còn âm tố ký hiệu […]. 5. Nguyên âm và tiêu chí phân loại Nguyên âm là những âm khi phát âm luồng hơi đi ra không bị cản trở. Ví dụ /a/, /e/, /o/,... Khi miêu tả và phân loại các nguyên âm, người ta thường dựa vào các tiêu chuẩn chính như: vị trí của lưỡi, độ mở của miệng và hình dáng của môi. - Vị trí của lưỡi: + Các nguyên âm dòng trước: [i], [e],... + Các nguyên âm dòng sau: [a], [u], [o],...
  • 4. + Các nguyên âm dòng giữa: - Độ mở của miệng: + Các nguyên âm có độ mở rộng: [a], [ă],... + Nguyên âm có độ mở hẹp: [i]; [u],... Ngoài ra, còn có thể có loại hơi rộng, hơi hẹp nếu phân chia một cách chi tiết hơn nữa. - Hình dáng của môi: + Các nguyên âm không tròn môi: [i], [e], [a],... + Các nguyên âm tròn môi: [u], [o],... Ví dụ: Miêu tả [i]: là một nguyên âm có độ mở hẹp, hàng trước, không tròn môi. 6. Phụ âm và tiêu chí phân loại Phụ âm là những âm mà khi phát âm luồng hơi đi ra bị cản trở một phần hay hoàn toàn. Ví dụ: /b/, /m/, /p/, /t/,... Khi miêu tả và phân loại các phụ âm, người ta thường dựa vào các tiêu chuẩn: - Phương thức cấu âm: + Các âm tắc: Khi phát âm không khí đi ra bị cản trở hoàn toàn, phải phá vỡ sự cản trở ấy để ra ngoài và gây nên tiếng nổ. Ví dụ /p/, /t/, /k/,… + Các âm xát: Không khí đi ra bị cản trở không hoàn toàn, phải lách qua một khe hở nhỏ giữa hai cơ quan cấu âm, gây nên tiếng xát nhẹ. Ví dụ: /v/, /f/, /h/,... + Các âm rung: Tiếng Việt không có. - Vị trí cấu âm: + Các âm môi: /b/, /m/, /f/, /v/ + Các âm đầu lưỡi: /t/, /d/, /n/, /s/, /l/,… + Các âm mặt lưỡi: /c/; nh - viết bằng con chữ, không phải âm + Các âm gốc lưỡi: /k/; ng, kh - viết bằng con chữ, không phải âm + Các âm thanh hầu: /h/, /? - tắc thanh hầu/. 7. Hình vị và phân loại
  • 5. Hình vị là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có nghĩa, có chức năng cấu tạo nên từ. Căn cứ vào ý nghĩa mà người ta chia các hình vị thành 2 loại: Chính tố và phụ tố. Chính tố: là hình vị mang ý nghĩa từ vựng; Còn phụ tố là hình vị mang từ vựng bổ sung hoặc ý nghĩa ngữ pháp. Ví dụ: teach/er; wanted,... Phụ tố lại chia thành phụ tố cấu tạo từ và biến tố. Phụ tố cấu tạo từ (tiền tố, hậu tố và trung tố) biểu thị ý nghĩa từ vựng bổ sung hoặc ý nghĩa ngữ pháp, ví dụ er - hậu tố; un - tiền tố,... Còn biến tố là phụ tố chỉ xuất hiện ở những từ có biến đổi hình thái, chức năng của nó là biểu thị mối quan hệ cú pháp của các từ ở trong câu, ví dụ: love - loves - love’s,... 8. Từ và phân loại Từ là đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ, độc lập về ý nghĩa và hình thức. Căn cứ vào cấu tạo của từ, có thể chia ra các kiểu từ sau: + Từ đơn: Là từ chỉ có một hình vị chính tố, ví dụ: cat, house, teach,... + Từ phái sinh: Là từ gồm chính tố kết hợp với phụ tố cấu tạo từ, ví dụ: homeless, maker,... + Từ phức: Là sự kết hợp của hai hay hơn hai chính tố, ví dụ tiếng Nga, tiếng Đức,... + Từ ghép (đẳng lập; chính phụ): Là những từ cấu tạo bằng cách ghép hai hay hơn hai từ độc lập, ví dụ: butter/fly; hard/ware, black/board,... + Từ láy (láy hoàn toàn, láy bộ phận): Là những từ cấu tạo bằng cách lặp lại thành phần âm thanh của một hình vị hoặc một từ. 9. Các phương thức cấu tạo từ - Dùng một hình vị tạo thành một từ: Phương thức này thực chất là người ta cấp cho một hình vị cái tư cách đầy đủ của một từ, vì thế, cũng không có gì khác nếu ta gọi đây là phương thức từ hóa hình vị. Ví dụ các từ: nhà, người, đẹp, ngon, viết, ngủ,… của tiếng Việt; các từ: in, of, with, and,… của tiếng Anh là những từ được cấu tạo theo phương thức này. - Tổ hợp hai hay nhiều hình vị để tạo thành từ: + Phương thức phụ gia: Phụ thêm tiền tố vào gốc từ hoặc một từ có sẵn. Ví dụ: foreign – antiforeign, possible – impossible: Phụ thêm hậu tố, ví dụ: player, kindness, homeless…; Phụ thêm trung tố, ví dụ: trung tố -n của tiếng Khmer trong các từ kout (thắt, buộc) – khnout (cái nút), back (chia) – phnack (phần bộ phận)… + Ghép các yếu tố (hình vị) gốc từ (phương thức hợp thành), ví dụ trong tiếng Anh: homeland, newspaper, inkpot;… trong tiếng Việt: đường sắt, cá vàng, sân bay…
  • 6. + Phương thức láy: Thực chất của phương thức này là lặp lại toàn bộ một phần của từ, hình vị ban đầu trong một số lần nào đó theo quy tắc cho phép, để cho một từ mới. Ví dụ như những từ: co ro, lúng túng, giỏi giang, vành vạnh… của tiếng Việt. 10. Ngữ đoạn và câu Ngữ là cụm từ sẵn có trong ngôn ngữ, có giá trị tương đương với từ, có nhiều đặc điểm giống với từ: (1) Chúng có thể tái hiện trong lời nói như các từ; (2) Về mặt ngữ pháp, chúng cũng có thể làm thành phần câu, cũng có thể là cơ sở để cấu tạo từ mới; (3) Về ngữ nghĩa: Chúng cũng biểu hiện những thực tế của hiện tượng khách quan, gắn liền với những kiểu hoạt động khác nhau của con người. Hai đặc trưng quan trọng của ngữ là tính cố định (của đáng tội, mặt trái xoan,…) và tính thành ngữ (mẹ tròn con vuông, cành vàng lá ngọc,…). Câu là đơn vị của ngôn ngữ có cấu tạo ngữ pháp (bên trong và bên ngoài) tự lập và có ngữ điệu kết thúc, mang một tư tưởng tương đối trọn vẹn có kèm thái độ của người nói, giúp hình thành và biểu hiện, truyền đạt tư tưởng, tình cảm với tư cách là đơn vị thông báo nhỏ nhất. Phân loại câu: - Theo mục đích nói: câu tường thuật, câu nghi vấn, câu mệnh lệnh, câu cảm thán,… - Theo mối quan hệ với hiện thực: câu khẳng định, câu phủ định - Theo cấu tạo: Câu đơn và câu ghép. 11. Các ý nghĩa ngữ pháp Ý nghĩa ngữ pháp là loại ý nghĩa chung cho hàng loạt đơn vị ngôn ngữ và được thể hiện bằng những phương tiện ngữ pháp nhất định, gồm: - Ý nghĩa quan hệ - Ý nghĩa tự thân thường trực - Ý nghĩa tự thân không thường trực. 12. Các phương thức ngữ pháp Phương thức ngữ pháp là những biện pháp hình thức chung nhất thể hiện ý nghĩa ngữ pháp, gồm: - Phương thức phụ tố (tiếng Anh, Pháp, Đức, Nga): Phụ tố có thể được dùng để bổ sung ý nghĩa từ vựng cho chính tố nhằm tạo nên một từ mới. Nó cũng có thể được sử dụng để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp của từ.
  • 7. - Phương thức biến dạng chính tố (biến tố bên trong): Biến đổi một bộ phận của chính tố để thể hiện sự thay đổi ngữ pháp, ví dụ: foot - feet, tooth - teeth, man - men,... - Phương thức thay chính tố: Thay đổi hoàn toàn vỏ ngữ âm của một từ để biểu thị sự thay đổi ý nghĩa ngữ pháp, ví dụ; good - better, bad - worse,... - Phương thức trọng âm (tiếng Nga): Trọng âm có thể được sử dụng để phân biệt ý nghĩa từ vựng của từ hay để phân biệt ý nghĩa ngữ pháp của các dạng thức từ. - Phương thức lặp: lặp lại toàn bộ hay một bộ phận vỏ ngữ âm của chính tố để tạo nên một từ mới hoặc một dạng thức mới của từ. Khi phép lặp được sử dụng để biểu thị sự thay đổi ý nghĩa ngữ pháp thì phép lặp ấy là một phương thức ngữ pháp, ví dụ: người - người người, nhà - nhà nhà,... - Phương thức hư từ: Hư từ là những từ không biểu thị ý nghĩa từ vựng mà chuyên dùng để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp. Dùng hư từ để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp là một phương thức rất phổ biến trong các ngôn ngữ đơn lập: tiếng Việt, Hán, Thái,... - Phương thức trật tự từ: Theo phương thức này, ý nghĩa ngữ pháp được thể hiện bằng thứ tự sắp xếp các từ trong câu. Trật tự từ thường biểu thị các ý nghĩa quan hệ của từ như: chủ ngữ, bổ ngữ,... Ví dụ: Con yêu mẹ,... - Phương thức ngữ điệu: Ngữ điệu được coi là một phương thức ngữ pháp khi người ta sử dụng nó để biểu thị các ý nghĩa tình thái của câu như tường thuật, nghi vấn, khẳng định, phủ định,.... 13. Các phạm trù ngữ pháp Phạm trù ngữ pháp là thể thống nhất của những ý nghĩa ngữ pháp đối lập nhau, được thể hiện ra ở những dạng thức đối lập nhau, gồm: - Phạm trù số: Số ít, số nhiều/ số đơn, số phức, ví dụ book - books,… - Phạm trù giống: Giống đực, giống cái, giống trung, ví dụ tiếng Pháp: la lune (mặt trăng, giống cái) - le soleil (mặt trời, giống đực),… - Phạm trù cách (điển hình ở tiếng Nga): là phạm trù ngữ pháp của danh từ, biểu thị mối quan hệ ngữ pháp giữa danh từ với các từ khác trong cụm từ hoặc câu. - Phạm trù ngôi: Là phạm trù ngữ pháp của động từ, biểu thị vai giao tiếp của chủ thể hoạt động (ngôi 1, 2, 3).
  • 8. - Phạm trù thời: Là phạm trù ngữ pháp của động từ, biểu thị quan hệ giữa hành động với thời điểm phát ngôn hoặc với một thời điểm nhất định nêu ra trong lời nói (thời quá khứ, thời hiện tại, thời tương lai). - Phạm trù thể: Là phạm trù ngữ pháp của động từ, biểu thị cấu trúc thời gian bên trong của hoạt động với tính chất là những quá trình có khởi đầu, tiếp diễn, kết thúc (Thể hoàn thành, thể không hoàn thành). - Phạm trù thức: Là phạm trù ngữ pháp của động từ, biểu thị quan hệ giữa hành động với thực tế khách quan và với người nói (thức trần thuật, thức mệnh lệnh, thức giả định, thức điều kiện). - Phạm trù dạng: Là phạm trù ngữ pháp của động từ, biểu thị quan hệ giữa hoạt động với các sự vật nói ở chủ ngữ và bổ ngữ của động từ ấy (chủ động - bị động). 14. Các quan hệ ngữ pháp Quan hệ ngữ pháp là quan hệ hình tuyến giữa các từ tạo ra các tổ hợp từ có khả năng được vận dụng độc lập, được xem như là dạng rút gọn của một kết cấu phức tạp hơn, và có ít nhất một thành tố có khả năng được thay thế bằng từ nghi vấn. - Quan hệ đẳng lập: là quan hệ giữa các thành tố không phụ thuộc vào nhau, trong đó chức vụ cú pháp của các thành tố chỉ được xác định khi đặt toàn bộ tổ hợp do chúng tạo nên vào một kết cấu lớn hơn. Ví dụ: anh em, nhà cửa, sông núi,... - Quan hệ chính phụ: là quan hệ phụ thuộc một chiều giữa một thành tố chính với một thành tố phụ, trong đó chức vụ cú pháp của thành tố chính chỉ được xác định khi đặt toàn bộ tổ hợp chính phụ vào một kết cấu lớn hơn, còn chức vụ của thành tố phụ có thể được xác định mà không cần điều kiện ấy. Ví dụ: đọc sách, ghế mây,... - Quan hệ chủ vị: là quan hệ giữa hai thành tố phụ thuộc lẫn nhau, trong đó chức vụ cú pháp của cả hai đều có thể được xác định mà không cần đặt tổ hợp do chúng tạo nên vào một kết cấu nào lớn hơn. Ví dụ: Tôi đi học,... 15. Đồng nghĩa và trái nghĩa Đồng nghĩa Đồng nghĩa là những từ tương đồng với nhau về nghĩa, nhưng khác nhau về âm thanh và có sự phân biệt với nhau về một vài sắc thái ngữ nghĩa hoặc sắc thái phong cách,… nào đó, hoặc đồng thời cả hai. Ví dụ: start, commence, begin,… trong tiếng Anh; cố, gắng, cố gắng,… trong tiếng Việt là những từ đồng nghĩa.
  • 9. Những từ đồng nghĩa với nhau không nhất thiết phải tương đương với nhau về số lượng nghĩa, tức là các từ trong một nhóm đồng nghĩa không nhất thiết phải có dung lượng nghĩa bằng nhau: từ này có thể có một hoặc hai nghĩa nhưng từ kia có thể có đến năm, bảy nghĩa. Thông thường các từ chỉ đồng nghĩa ở một nghĩa nào đó. Trái nghĩa Trái nghĩa là những từ có nghĩa đối lập nhau trong mối quan hệ tương liên. Chúng khác nhau về ngữ âm và phản ánh những khái niệm tương phản về logic. Ví dụ: “Cao” và “Thấp” trong câu dưới đây là từ trái nghĩa: “Bây giờ chồng thấp vợ cao, Như đôi đũa lệch so sao cho bằng”. Lưu ý: Các từ đối lập nhưng biểu hiện các khái niệm không tương liên thì không phải là các từ trái nghĩa. Ví dụ: Nhà này tuy bé mà xinh thì bé - xinh có vẻ đối lập nhau nhưng không phải là những hiện tượng trái nghĩa vì không nằm trong quan hệ tương liên.