SlideShare a Scribd company logo
1
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP
HUYỆN CÓ ĐÁP ÁP
Môn: Ngữ văn - Lớp 8
MÃ TÀI LIỆU : 0022
Kết bạn zalo tải tài liệu : 0936 8484 22
Tham khảo giá dịch vụ viết báo cáo theo yêu cầu:
Luanvantrust.com
2
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
HUYỆN KHOÁI CHÂU
(Đề thi gồm có 01 trang)
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
Năm học 2011 - 2012
Môn: Ngữ văn - Lớp 8
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1 (2,0 điểm):
Đọc kĩ đoạn văn dưới đây:
“ Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn
dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi… toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ
là những người đáng thương; không bao giờ ta thương…”.
( Lão Hạc – Nam Cao)
Đoạn văn gợi cho em những suy nghĩ gì ?
Câu 2 (2,0 điểm )
Cảm nhận cái hay của đoạn thơ sau:
“Con là lửa ấm quanh đời mẹ mãi
Con là trái xanh mùa gieo vãi
Mẹ nâng niu. Nhưng giặc Mĩ đến nhà
Nắng đã chiều… vẫn muốn hắt tia xa!”
( Mẹ - Phạm Ngọc Cảnh )
Câu 3 ( 6,0 điểm):
Nhận xét về một trong những cảm hứng của Thơ mới Việt Nam giai đoạn 1930- 1945, có ý kiến
nhận xét : “Tình yêu quê hương đất nước chiếm một khoảng rộng trong trái tim của thơ mới.”
Bằng hiểu biết của mình về hai bài thơ “ Nhớ rừng” của Thế Lữ và “ Quê hương” của Tế
Hanh em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
-------------Hết------------
ĐỀ CHÍNH THỨC
3
Họ và tên thí sinh:……………………………………….…Số báo danh:…………………
Chữ ký của giám thị số 1:………………………………………….……………………….
Ghi chú: - Thí sinh không sử dụng tài liệu.
- Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
TẠO KHOÁI CHÂU
HƯỚNG DẪN CHÂM CHO ĐỀ THI CHỌN HSG HUYỆN
KHOÁI CHÂU
NĂM HỌC 2011- 2012
Môn thi: Ngữ văn 8
--------------------------------------------------------------------------------
Câu 1 (2,0 điểm):
* Về nội dung : HS trình bày suy nghĩ cần đáp ứng yêu câu cơ bản sau:
- Giới thiệu khái quát về vị trí của đoạn văn là lời của ông giáo (thực chất là lời của
Nam Cao) khi ông đã chứng kiến những khổ đau bất hạnh cũng nh­ vẻ đẹp của nhân vật
Lão Hạc. Đoạn văn nằm ở phần cuối truyện Lão Hạc.
0,25 đ
+ Đây là lời nói có tính chất triết lý lẫn cảm xúc trữ tình xót xa của Nam Cao. 0,25 đ
+ Nam Cao muốn khẳng định một thái độ, một cách ứng xử mang tinh thần nhân đạo,
không nhìn những người xung quanh bằng cách nhìn phiến diện, bằng cặp mắt lạnh
lùng, vô cảm, mà phải nhìn nhận bằng sự thông cảm, thấu hiểu bằng lòng nhân ái của
con người.
0,5 đ
+ Con người chỉ xứng đáng với danh nghĩa con người khi biết đồng cảm với mọi người
xung quanh, khi biết phát hiện và nâng niu, trân trọng những điều đáng quí ở họ. 0,25 đ
+ Đó là quan điểm đúng đắn, sâu sắc và toàn diện khi đánh giá con người. 0,25 đ
* Về hình thức: Đoạn văn diễn đạt mạch lạc, trong sáng, rõ ràng, không sai mắc các
lỗi.
0,5 đ
Câu 2 (2,0 điểm )
ĐỀ CHÍNH THỨC
4
* Về nội dung: HS có thể cảm nhận vẻ đẹp của những câu thơ theo cách riêng nhưng
cần đảm bảo các ý sau:
- Ba dòng đầu : Tình cảm mẹ dành cho con yêu dấu thông qua hình ảnh so sánh : “Con là
lửa ấm, con là trái xanh mùa gieo vãi”. Con là lửa ấm là tình yêu, là hạnh phúc là tất cả
cuộc sống của mẹ. Con là trái xanh, là hạt giống là niềm tin niềm hi vọng của mẹ. Mẹ
yêu con, nâng niu, chăm sóc dành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho con.
0,5 đ
- Hai dòng cuối : Tình cảm của mẹ với quê hương đất nước .
+ Ở phần này học sinh phải khai thác được tác dụng của dấu chấm câu ở giữa dòng thơ
thứ 3 và từ “ nhưng” ngăn cách hai ý tưởng như đối lập nhưng lại thống nhất bền chặt
với nhau. Đó là tình cảm mẹ con và tình yêu quê hương đất nước.
+ Hình ảnh ẩn dụ : “ Nắng đã chiều… vẫn muốn hắt tia xa!”. Mẹ tuy đã già, mẹ rất yêu
con, rất cần có con bên cạnh nhưng nếu tổ quốc cần, đất nước có ngoại xâm, mẹ sẵn sàng
động viên con lên đường vì nghĩa lớn, vì tiếng gọi của quê hương. Vẫn biết rằng tiễn con
đi có thể không có ngày trở lại.
0,25đ
0,5 đ
- Đoạn thơ là biểu tượng đẹp về người mẹ Việt Nam anh hùng trong những năm kháng
chiến chống đế quốc Mĩ.
0,25đ
* Yêu cầu hình thức : Văn viết mượt mà, trong sáng mạch lạc, sáng rõ, hình ảnh, không
mắc lỗi chính tả, dùng từ, viết câu.
0,5đ
Câu 3 (6,0 điểm)
A. Yêu cầu:
1. Về kỹ năng
Hiểu đúng yêu cầu của đề bài. Biết cách làm bài văn nghị luận văn học bố cục rõ ràng, kết cấu
hợp lí, diễn đạt tốt, không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
2. Về nội dung
Học sinh có thể sắp xếp trình bày theo nhiều cách khác nhau, có thể có những cảm nhận riêng,
miễn là phải bám sát tác phẩm, tránh suy diễn tùy tiện và có sức thuyết phục người đọc. Cần làm
nổi bật được tình quê hương đất nước qua hai bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ và “ Quê hương ”
của Tế Hanh. Cần đảm bảo được một số ý cơ bản sau:
a. Khái quát về tình quê hương đất nước trong “Thơ mới”.
“Thơ mới” ra đời trong hoàn cảnh đất nước chìm trong chế độ thực dân nửa phong kiến. Các
nhà thơ mới nhận thức rõ nỗi đau mất nước, chán ghét thực tại nên họ gửi gắm nỗi niềm về đất
nước, quê hương vào những vần thơ. Tình quê hương đất nước trong “Thơ mới” thể hiện ở nhiều
cung bậc khác nhau: lúc ca ngợi cảnh đẹp của quê hương, lúc nhớ quê hương da diết, lúc hoài niệm
ngưỡng mộ và tiếc nuối một nét đẹp văn hóa trong quá khứ, lúc gửi gắm niềm tâm sự thầm kín…
5
b.Tình quê hương đất nước qua hai bài thơ “Nhớ rừng” và “Quê hương”
b1. Ca ngợi cảnh đẹp thiên nhiên.
- Bức tranh hoành tráng của rừng thẳm oai linh, của gió gào ngàn, nguồn hét núi, bóng cả, cây
già. Trong cảnh thiên nhiên kỳ vĩ thâm nghiêm ấy làm nền cho hình bóng của chúa sơn lâm mang
vẻ đẹp dõng dạc, đường hoàng với những đêm vàng, sáng xanh, chiều đỏ, tiếng chim ca tất cả mang
vẻ đẹp lãng mạn, muôn màu muôn vẻ của thiên nhiên của cách nhìn lãng mạn và bút pháp lãng mạn
( dẫn chứng phân tích trong Nhớ rừng - Thế Lữ ).
- Hình ảnh làng chài ven biển đẹp, trong trẻo thoáng đãng ( dẫn chứng , phân tích trong “ Quê
hương” của Tế Hanh )
b2 Gửi gắm tâm sự thầm kín
- Thế Lữ gửi lòng yêu nước vào tâm sự thầm kín của con hổ trong bài thơ “Nhớ rừng”, nhớ biết
bao nhiêu thời vàng son oanh liệt. Ta nghe đó như chính là nỗi nhớ lịch sử vàng son oanh liệt của
đất nước. Tâm trạng của con hổ là một ẩn dụ thể hiện tâm trạng của tác giả của người dân Việt Nam
lúc đó.
b3. Tình yêu và nỗi nhớ quê hương
- Với tấm lòng yêu quê hương sâu sắc ấy, bức tranh làng chài thật sinh động và đậm nét qua cảm
xúc của nhà thơ. Khi tả cảnh dân chài bơi thuyền đi đánh cá Tế Hanh đã dựng lên một không gian
trong trẻo gió nhẹ rực rỡ nắng hồng… Con thuyền dũng mãnh vượt Trường Giang với sức sống
mạnh mẽ mang một vẻ đẹp hùng tráng, bất ngờ hiếm thấy trong thơ mới, một bức tranh lao động
đầy hứng khởi và đầy sức sống trong thơ mới. Phải cảm nhận được sức sống lao động của làng quê
bằng cả tâm hồn thiết tha gắn bó mới viết được những câu thơ “ Cánh buồm giương to như mảnh
hồn làng / Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”. Mảnh hồn làng ấy chính là nơi cho tâm hồn nghệ
sỹ neo đậu với tấm lòng tha thiết nhớ thương về quê hương.
- Nối nhớ thiết tha trong xa cách, nhớ “ màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi” cùng với con
thuyền rẽ sóng trong hương vị mùi nồng mặn đặc trưng của quê hương cái hương vị đầy quyến rũ,
là chất thơ đày bình dị mà khỏe khoắn toát lên từ bức tranh thiên nhiên tươi sáng thơ mộng.
c. Đánh giá
- Cái “tôi” trong mỗi tác giả vừa được giải phóng tỏa hương thành vườn hoa đầy hương sắc
của Thơ mới, vẫn dào dạt một nỗi niềm chung đó là tình yêu quê hương đất nước.
- Tình quê hương đất nước trong các bài thơ tuy chưa tích cực như thơ văn Cách mạng
nhưng đáng trân trọng. Đó là một khoảng rộng trong trái tim yêu dào dạt của các nhà thơ mới trong
đó có Thế Lữ và Tế Hanh.
Điểm 6: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên; văn viết có cảm xúc, hình ảnh; dẫn chứng phong
6
phú; phân tích sâu sắc; diễn đạt tốt, chữ viết sạch sẽ, rõ ràng.
Điểm 4,5 Đáp ứng cơ bản các yêu cầu trên; văn viết có cảm xúc; dẫn chứng phong phú, diễn
đạt tốt, chữ viết sạch sẽ, rõ ràng có thể còn một vài lỗi nhỏ về chính tả, diễn đạt.
Điểm 3 Đáp ứng được khoảng một nửa số ý trên hoặc đủ ý nhưng dẫn chứng còn hạn chế,
diễn đạt chưa tốt nhưng rõ ý; còn mắc một số lỗi dùng từ, chính tả, ngữ pháp.
Điểm 1,2 Năng lực cảm nhận còn hạn chế; phân tích còn sơ sài; còn mắc nhiều lỗi chính tả,
diễn đạt.
Điểm 0 Hoàn toàn lạc đề.
-------------------------------------------------------------------------
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2011 – 2012
----------------- Khóa ngày 06/11/2011
ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN LỚP 8
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề)
A. VĂN – TIẾNG VIỆT (6 điểm):
Câu 1: (2,0 điểm)
Qua ba văn bản truyện ký Việt Nam: “Trong lòng mẹ”, “Tức nước vỡ bờ” và “Lão Hạc”, em thấy
có những đặc điểm gì giống và khác nhau ? Hãy phân tích để làm sáng tỏ.
A. VĂN – TIẾNG VIỆT (6 điểm):
Câu 1: (2,0 điểm)
a. Giống nhau: (1,0 điểm)
- Thời gian sáng tác: Cùng giai đoạn 1930 – 1945. - Phương thức biểu đạt: tự sự.
- Nội dung: Cả 3 văn bản đều phản ánh cuộc sống khổ cực của con người trong xã hội đương thời
chứa chan tinh thần nhân đạo. - Nghệ thuật: Đều có lối viết chân thực, gần gũi, sinh động.
b. Khác nhau: (1,0 điểm)
- Thể loại: Mỗi văn bản viết theo một thể loại: Trong lòng mẹ (Hồi kí), Lão Hạc (Truyện ngắn), Tức
nước vỡ bờ (Tiểu thuyết)
- Đều biểu đạt phương thức tự sự nhưng mỗi văn bản yếu tố miêu tả, biểu cảm có sự đậm nhạt khác
nhau. - Mỗi văn bản viết về những con người với số phận và những nỗi khổ riêng.
7
PHÒNG GD-ĐT .Tp Buôn ma thuột
THCS PHAN CHU TRINH
THI THÔNG TIN PHÁT HIỆN HỌC SINH GIỎI LỚP 8
Năm học 2008- 2009
MÔN : NGỮ VĂN - Thời gian: 90 phút.
Câu 2 ( 3 điẻm) Tiếng Việt
Tục ngữ phương Tây có câu:” Im lặng là vàng”. Nhưng nhà thơ Tố Hữu lại viết:
Khóc là nhục. Rên, hèn. Van, yếu đuối.
Và dại khờ là những lũ người câm. Câu 1 (5 điểm) Văn bản
a. Chép lại bản phiên âm bài thơ “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh
b. Hoàn cảnh sáng tác?
c. Nội dung chính của bài thơ?
d. Em hãy kể tên một số bài thơ khác của Bác cũng nói về trăng.
Trên đường đi như những bóng âm thầm.
Nhận đau khổ mà gửi vào im lặng.
( Liên hiệp lại)
Theo em , mỗi nhận xét trên đúng trong những trường hợp nào?
Câu 3 ( 12 điểm) Tập làm văn
Văn bản ” Thuế máu” là một thứ thuế dã man nhất, tàn bạo nhất của chính quyền thực dân
đối với các nước thuộc địa , đồng thời thể hiện tấm lòng của Nguyễn Ái Quốc.
Dựa vào sự hiểu biết của em về văn bản ấy , hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
************************************
8
PHÒNG GD-ĐT .Tp Buôn ma thuột
THCS PHAN CHU TRINH
THI THÔNG TIN PHÁT HIỆN HỌC SINH GIỎI LỚP 8
Năm học 2008- 2009
MÔN : NGỮ VĂN - Thời gian: 90 phút.
Câu 1: (5 điểm)
a.Phiên âm: (1 điểm)
Vọng nguyệt.
Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,
Đối thử lương tiêu nại nhược hà?
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song khích khán thi gia.
( Hồ Chí Minh)
b. Hoàn cảnh sáng tác: Bác sáng tác bài thơ trong hoàn cảnh tù đày, vô cùng gian
khổ, thiếu thốn- ngắm trăng qua song sắt nhà tù. (1 điểm)
c. Nội dung: “Ngắm trăng” là bài thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc, cho thấy tình yêu
thiên nhiên say đắm và phong thái ung dung của Bác ngay cả trong cảnh ngục tù cực
khổ, tối tăm. (2,5 điểm)
d. Rằm tháng giêng, Tin thắng trận, Cảnh khuya .... (0,5 điểm)
Câu 2. ( 3 điểm)
Cả hai nhận xét đều đúng, mỗi nhận xét đúng với mỗi hoàn cảnh khác nhau. ( 0,5 điểm)
- “Im lặng là vàng” là im lặng để giũ bí mật nào đó thật cần thiết, im lặng thể hiện sự tôn
trọng đối với người khác, im lặng để đảm bảo sự tế nhị trong giao tiếp. ( 1 điểm)
9
Nếu im lặng trước những bất công, sai trái , bạo ngược . .. thì đó là im lặng của sự hèn nhát. ( 0,5
điểm)
- Còn im lặng trong câu thơ của Tố Hữu:” . . . Nhận đau khổ mà gửi vào im lặng” là sự im
lặng cần thiết, sẵn sàng im lặng để chấp nhận gian khổ, hy sinh vì mục đích cao cả, vì lí tưởng cách
mạng. ( 1 điẻm)
Câu 3 ( 12 điểm)
Yêu cầu: Học sinh cần xác định rõ về thể loại và phương thức làm bài đúng.
- Thể loại chứng minh.
- Nội dung:
a. Làm sáng tỏ” thuế máu” là thứ thuế dã man, tàn bạo của chính quyền thực dân.
Dựa vào ba phần của văn bản:
+ Thủ đoạn phỉnh nịnh của bọn thực dân để mộ lính ở các nước thuộc địa ( trước và khi có
chiến tranh).
+ Thủ đoạn dùng vũ lực để bắt lính.
+ Sự bạc đãi, tráo trở của bọn thực dân sau khi kết thúc chiến tranh.
b. Tấm lòng của tác gỉa Nguyễn Ái Quốc:
+ Vạch trần sự thực vớ tấm lòng của một người yêu nước.
+ Lời văn có vẻ khách quan nhưng vẫn chứa sự căm hờn, sự thương cảm.
ĐIỂM:
12 điểm: Bài viết thể hiện sự hiểu biết sâu săc về văn bản.
Biết cách diễn đạt văn chứng minh.
Lời văn trôi chảy- không sai nhiều lỗi quan trọng.
10 điểm: Nêu được trọng tâm của đề- Biết cách chứng minh một vấn đề có liên quan
đến văn bản.
Biết cách diễn đạt- sai một số lỗi.
08 điểm: Hiểu nội dung bài, trình bày chưa rõ với phương thức chứng minh.
Còn sai nhiều lỗi nhưng không đáng kể.
06 điểm – 04 điểm: Chưa hiểu cách trình bày- dừng lại kể sự việc.
02 điểm: Bài làm còn yếu, chưa xác định rõ.
Lưu ý: Giáo viên khi chấm bài có thể linh động về nội dung và sự hiểu của học sinh khi trình bày
bài viết.
10
**********************************
Đề thi học sinh giỏi huyện năm 2003 - 2004
Câu 1: Chỉ ra và phân tích giá trị biểu cảm của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:
'' Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chéo vội cã vượt trường giang
Cánh buồn to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió''
(Sách Ngữ văn 8, tập 2)
1. Đoạn thơ trên trích ở bài thơ nào? Giới thiệu vài nét về tác giả, hoàn cảnh sáng tác bài thơ đó?
2. Nếu viết:''Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng.'' tổ hợp từ trên đã thành câu chưa? Vì sao?
3. Tìm 2 từ cùng trường nghĩa với từ ''Rướn'' trong câu thơ ''Rướn thân trắng bao la thâu góp gió''; so sánh
sắc thái nghĩa của từ '' Rướn'' với các từ đó.
4. Trong đoạn thơ trên, tác giả đã sử dụng các biện pháp tu từ nào? Phân tích giá trị biểu cảm của các biện pháp
tu từ đó.
Câu 2:
1. Tóm tắt truyện ngắn '' Lão Hạc'' của nhà văn Nam Cao trong khoảng 10 câu.
2. Trình bày cảm nhận của em về cái chết của nhân vật Lão Hạc trong truyện đó.
Câu 3:
Em hãy viết bài thuyết minh về những đổi mới của quê hương để giới thiệu với các
đoàn khách nhân dịp kỉ niệm 100 năm ngày sinh đồng chí Trần Phú - Tổng bí thư đầu tiện của Đảng.
************** Hết ***************
Hướng dẫn chấm
Câu 1: (6đ)
1. - Đoạn thơ trích ở bài '' Quê hương'' của nhà thơ Tế Hanh (0,5đ).
- Nêu được những nét chính về tác giả, hoàn cảnh sáng bài thơ (SGK NV8) (1đ).
2. Chưa thành câu (0,5đ) Vì tổ hợp từ đó chỉ mới là thành phần trạng ngữ (0,5đ).
3. Tìm được 2 từ cùng trường nghĩa với từ '' Rướn'' (1đ).
11
So sánh được sắc thái nghĩa (rướn: cố vươn lên cao về phía trước) (1đ)
4. Biện pháp tu từ: so sánh ( Chiếc thuyền .... như con tuấn mã, cánh buồn gương to như mảnh hồn làng''(1đ).
Phân tích giá trị biểu cảm của các biện pháp tu từ đó: (2đ)
Câu 2: (7đ)
1. Tóm tắt: đủ các chi tiết chính của truyện trong khoảng 10 câu: (2đ).
2. Cảm nhận về cái chết của Lão Hạc: (5đ)
- Thương Lão Hạc phải chết một cách đau đớn. (1,5đ)
- Nguyên nhân cái chết của Lão Hạc: tự tìm đến cái chết vì không muốn sống vào số tiền dành dụm cho con;
không muốn làm phiền mọi người.... (2đ).
- Cái chết của Lão hạc ó ý nghĩa tố cáo xã hội cũ .....(1,5đ).
- Ngoài các ý kiến trên, HS có thể nêu cảm nhận theo ý khác nhưng phải đảm bảo tính hợp lí. ( Cho điểm theo
mức độ trên nếu bài viết không sa vào kể lại câu chuyện. Văn viết có cảm xúc, đúng ngữ pháp...).
Câu 3: (7đ)
Viết đúng kiểu bài thuyết minh. Đối tượng nghe đọc là khachs đến tham quan nhân dịp kỉ niệm 100 năm ngày
sinh đồng chí Trần Phú. Nội dung thể hiện được sự đổi thay
của quê hương(xã huyện): bộ mặt nông thôn mới, trường học, đường sá, nhà cửa, đồng ruộng, nhà máy....
Văn viết đúng ngữ pháp, diễn dạt mạch lạc, có hình ảnh, cảm xúc....
Phần mở bài; 1đ.
Phần thân bài: 5đ
Phần kết bài:1đ
Ghi chú: Người chấm có thể linh động trong quá trình chấm theo hướng khuyến khích vai trò sáng tạo của HS
trong viết bài và kĩ năng cảm thụ cũng như viết văn của HS
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO KỲ THI HSG LÊ QUÝ ĐÔN
HÀM THUẬN BẮC ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN LỚP 8
Thời gian làm bài : 120 phút
(không kể thời gian phát đề)
12
PHẦN I: Cảm thụ văn học
CÂU 1: (2 điểm)
Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
“ Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…..”
( Quê Hương – Tế Hanh)
CÂU 2 : (1 điểm) Phân tích giá trị biểu đạt của các từ : già, xưa, cũ trong những câu thơ sau :
– Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
– Năm nay đào lại nở,
Không thấy ông đồ xưa.
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ ?
(Trích Ông đồ - Vũ Đình Liên)
PHẦN II: Bài làm văn (7 điểm)
Bằng những hiểu biết về các văn bản truyện đã học ở chương trình Ngữ văn lớp 8, em hãy chứng
minh rằng văn học của dân tộc ta luôn ca ngợi tình yêu thương giữa người với người.
HẾT
13
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 8
Câu 1 : 2 điểm
a. Yêu cầu chung: Học sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹp của đoạn thơ, biết cách trình bày dưới dạng
một bài văn cảm thụ ngắn.
b.Yêu cầu về nội dung: HS trình bày được các ý cơ bản sau:
* Giới thiệu xuất xứ đoạn thơ: Tác giả - tác phẩm, vị trí của đoạn thơ.(0.5 đ)
- Hình ảnh con thuyền và cánh buồm được miêu tả với nhiều sáng tạo.
* So sánh con thuyền với tuấn mã cùng với các từ : “ Hăng”, “ Phẳng”, “ Vượt” đã diễn tả khí thế dũng
mãnh của con thuyền đè sóng ra khơi, (0.5đ)
- Con thuyền cũng trẻ trung, cường tráng như những trai làng ra khơi đánh cá phấn khởi tự tin.
* Hình ảnh “ Cánh buồm” trắng căng phồng, no gió ra khơi được so sánh với mảnh hồn làng” sáng lên
với vẻ đẹp lãng mạn với nhiều liên tưởng thú vị.(0.5đ)
* Đó là tình quê, tình yêu làng trong sáng của Tế Hanh.(0.5đ)
Câu 2 : 1 điểm
_ Các từ già, xưa,cũ trong các câu thơ đã cho cùng một trường từ vựng,cùng chỉ một đối tượng : ông
đồ (0,25điểm).
_ Già – cao tuổi , vẫn sống – đang tồn tại.
Xưa- đã khuất - thời quá khứ trái nghĩa với nay.
Cũ - gần nghĩa với xưa, đối lập vối mới- hiện tại. (0,25điểm)
_ Ý nghĩa của các cách biểu đạt đó : Qua những từ này khiến cho người đọc cảm nhận được sự vô
thường, biến đổi, nỗi ngậm ngùi đầy thương cảm trước một lớp người đang tàn tạ : ông đồ ( 0,5
điểm)
1.Yêu cầu cần đạt :
a. Thể loại : Sử dụng thao tác lập luận chứng minh.HS cần thực hiện tốt các kĩ năng làm văn nghị
luận đã được học ở lớp 7 và lớp 8 : dựng đoạn, nêu và phân tích dẫn chứng,vận dụng kết hợp đưa các
yếu tố miêu tả, tự sự và biểu cảm vào bài văn nghị luận.
b. Nội dung : Văn học của dân tộc ta luôn đề cao tình yêu thương giữa người với người.
_ HS cần nắm vững nội dung ý nghĩa và tìm dẫn chứng phù hợp với nội dung vấn đề cần giải quyết.
_ Hệ thống các dẫn chứng tìm được sắp xếp theo từng phạm vi nội dung, tránh lan man, trùng lặp.
14
_ Dẫn chứng lấy trong các văn bản truyện đã học ở chương trình Ngữ văn 8,chủ yếu là phần văn học
hiện thực.
c. Về hình thức : Bài viết có bố cục chặt chẽ, đủ ba phần ; dẫn chứng chính xác ; văn viết trong
sáng, có cảm xúc ; không mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt ; trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng.
*Dàn ý tham khảo :
a) Mở bài :
_ Có thể nêu mục đích của văn chương ( văn chương hướng người đọc đến với sự hiểu biết và tình
yêu thương)
_ Giới thiệu vấn đề cần giải quyết.
b)Thân bài : Tình yêu thương giữa người với người thể hiện qua nhiều mối quan hệ xã hội .
_ Tình cảm xóm giềng :
+ Bà lão láng giềng với vợ chồng chị Dậu ( Tức nước vỡ bờ- Ngô Tất Tố).
+ Ông giáo với lão Hạc( Lão Hạc – Nam Cao).
_ Tình cảm gia đình :
+ Tình cảm vợ chồng : Chị Dậu ân cần chăm sóc chồng chu đáo, quên mình bảo vệ chồng (Tức nước
vỡ bờ - Ngô Tất Tố).
+ Tình cảm cha mẹ và con cái :
• Người mẹ âu yếm đưa con đến trường ( Tôi đi học- Thanh Tịnh) ; Lão Hạc thương con (Lão Hạc-
Nam Cao).
• Con trai lão Hạc thương cha ( Lão Hạc- Nam Cao) ; bé Hồng thông cảm, bênh vực, bảo vệ mẹ
(Trong lòng mẹ- Nguyên Hồng).
c)Kết bài : Nêu tác dụng của văn chương ( khơi dậy tình cảm nhân ái cho con người để con người
sống tốt đẹp hơn).
2. Thang điểm :
_ Điểm 6-7 : Đạt được các yêu cầu về nội dung và hình thức nêu trên.
_ Điểm 4-5 : Đạt được các yêu cầu cơ bản về nội dung và hình thức nêu trên (chứng minh luận điểm rõ
ràng - nổi bật trọng tâm, sắp xếp hợp lí, dẫn chứng chính xác)
_ Các thang điểm khác : Tùy theo mức độ đạt được của bài viết, người chấm vận dụng linh hoạt nội
dung hướng dẫn chấm để ghi điểm phù hợp.
* Lưu ý : Điểm toàn bài tính đến số thập phân 0,25.
15
PHÒNG GD&ĐT ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8
NGA SƠN Năm học 2010-2011
Môn thi: Ngữ văn
Thời gian làm bài :150 phút ( Không kể thời gian giao đề)
SBD:…… Ngày thi: 16 tháng 4 năm 2011
ĐỀ BÀI
Câu 1: ( 2 điểm )
Em hãy giải thích nhan đề “ Tức nước vỡ bờ ” ( trích “ Tắt đèn ” của nhà văn Ngô Tất Tố- Ngữ văn
8, tập 1)
Câu 2: ( 2 điểm )
Trong truyện ngắn Lão Hạc của nhà văn Nam Cao ( Ngữ văn 8, tập 1), nếu bỏ chi tiết Lão Hạc tự
tử bằng bả chó thì giá trị nghệ thuật của tác phẩm có bị giảm sút không ? Vì sao ?
Câu 3: ( 3 điểm )
Có ý kiến cho rằng: Ý thức dân tộc trong đoạn trích “ Nước Đại Việt ta” là sự tiếp nối và phát triển
ý thức dân tộc trong bài thơ “ Sông núi nước Nam ”. Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 10 đến 15 câu
để làm rõ ý kiến trên.
Câu 4: (5 điểm)
Từ ý nghĩa của câu văn: “ Giữa một vùng sỏi đá khô cằn, có những loài cây vẫn mọc lên và nở
những chùm hoa thật đẹp.”
Em hãy viết một bài văn ngắn- một bức thông điệp gửi đến các bạn học sinh Nhật Bản là nạn nhân
của động đất và sóng thần ngày 11 tháng 3 năm 2011 vừa qua. ( Bài viết không quá một trang giấy thi.)
Câu 5: (8 điểm)
Cảm nhận của em về cuộc đời và tính cách người nông dân xã hội cũ qua đoạn trích Tức nước vỡ
bờ của Ngô Tất Tố và truyện ngắn Lão Hạc của Nan Cao.
Đề chính thức
16
Đề thi gồm có 01 trang
PHÒNG GD&ĐT HƯỚNG DẪN CHẤM
NGA SƠN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8
Năm học: 2010-2011
Môn thi: Ngữ văn
Đáp án gồm có 02 trang
Câu I: (2 điểm)
- Đặt tên cho đoạn trích là Tức nước vỡ bờ rất thoả đáng. Nhan đề này cho thấy đầy đủ ý nghĩa của văn
bản. ( 0,5 điểm)
- Người nông dân lao động vốn hiền lành nhẫn nhục nhưng nếu bị đẩy đến cùng tất sẽ Tức nước vỡ bờ,
họ sẽ vùng lên kháng cự, không chút run sợ. Hành động vùng lên đánh bại cai lệ và tên người nhà lý
trưởng của chi Dậu ở đây tuy liều lĩng, cô độc và tự phát nhưng đã thể hiện được sức mạnh tiềm tàng,
tinh thần kiên cường của người nông dân Việt Nam nói chung, người phụ nữ Việt Nam nói riêng, Chính
hành động ấy phản ánh một quy luật xã hội là Tức nước vỡ bờ. Ở đâu có áp bức ở đó có đấu tranh.
( 1,5 điểm)
Câu II: ( 2 điểm)
1.Yêu cầu về hình thức: Yêu cầu học sinh trình bày dưới dạng một văn bản ngắn hoặc một đoạn văn
tương đối hoàn chỉnh ( 0,5 điểm)
1. Yêu cầu về nội dung:
- Chi tiết lão Hạc tự tử bằng bả chó là một chi tiết quan trọng góp phần tạo nên đặc sắc nghệ thuật của
tác phẩm. (0,5 điểm)
- Nếu không có chi tiết này thì việc kết thúc truyện sẽ mất tính bất ngờ và không trở thành một sự kiện
để Ông giáo đưa ra những suy ngẫm của mình. ( 0,5 điểm)
Đề chính thức
17
- Đó là cái chết khiến người đọc xót xa trước thân phận của con người, kính trọng những nhân cách
cao đẹp như lão Hạc. ( 0,5 điểm)
Câu III. ( 3 điểm)
1. Yêu cầu về hình thức: Là một đoạn văn tương đối hoàn chỉnh ( 0,5 điểm)
2. Yêu cầu về nội dung:
- Bài thơ Sông núi nước Nam được coi như bản tuyên ngôn đầu tiên của dân tộc ta. Trong bài thơ này,
ý thức của dân tộc được xác định dựa trên các yếu tố lãnh thổ và chủ quyền (Sông núi nước Nam vua
Nam ở/Rành rành định phận tại sách trời)(1 đ)
- Trong đoạn trích Nước Đại Việt ta, Nguyễn Trãi đã đưa ra những yếu tố căn bản sau để xác định độc
lập, chủ quyền của dân tộc: ( 1 điểm)
+ Nền văn hiến lâu đời ( Vốn xưng nền văn hiến đã lâu )
+ Cương vực lãnh thổ ( Núi sông bờ cõi đã chia )
+ Phong tục tập quán riêng ( Phong tục Bắc Nam cũng khác )
+ Lịch sử riêng, chế độ riêng ( Từ Triệu, Đinh..cùng Hán, Đường…)
Như vậy, ý thức dân tộc trong Nước Đại Việt ta vừa có sự kế thừa ( lãnh thổ, chủ quyền ), vừa có sự
phát triển cho hoàn chỉnh hơn, toàn diện hơn ( văn hiến, phong tục, lịch sử ).
( 0,5 điểm)
Câu IV. ( 5 điểm)
1. Yêu cầu về kỹ năng trình bầy: Đảm bảo một bài văn nghị luận kết hợp tự sự, biểu cảm, có bố cục
rõ ràng, hành văn trôi chảy, văn viết giầu tình cảm, chữ viết rõ ràng, cẩn thận, ít sai lỗi chính tả, dùng từ,
diễn đạt. ( 0,5 điểm)
2. Yêu cầu về kiến thức:
- Giải thích ý nghĩa câu văn, lấy đó làm thông điệp gửi đến các bạn học sinh Nhật Bản – nạn nhân của
động đất và sóng thần…
+ Giữa một vùng sỏi đá khô cằn…thật đẹp: Đây là sự thích nghi của vạn vật, đối với môi trường sống.
( 0,5 điểm)
+ Câu văn mang nghĩa ẩn dụ: Sự lạc quan, niềm tin của con người khi sống trong những điều kiện thiên
nhiên khắc nghiệt. Đó cũng là nghị lực, sự trỗi dậy, vươn lên lhắc phục khó khăn trở ngại trong cuộc
sống. ( 0,5 điểm)
- Nêu những hiểu biết của bản thân về đất nước Nhật Bản và trận động đất, sóng thần tại đất nước Hoa
anh đào ngày 11 tháng 3 năm 2011 vừa qua. ( 0,5 điểm)
18
- Tình cảm và thái độ của bản thân khi chứng kiến trước những mất mát to lớn cả vật chất và tinh thần
của nhân dân Nhật Bản nói chung, các bạn học sinh Nhật Bản nói riêng qua trận động đất và sóng thần.
( 1 điểm)
- Động viên, khích lệ tinh thần cho các bạn học sinh Nhật Bản: lạc quan, tin tưởng vào ý chí và nghị
lực của chính các bạn, của dân tộc Nhật Bản. ( 1 điểm)
- Tích cực ủng hộ và vận động bạn bè cũng như cộng đồng chung tay giúp đỡ các bạn học sinh và nhân
dân Nhật Bản trong lúc khó khăn hoạn nạn, để xoa dụi nỗi mất mát, đau thương vừa qua.
( 1 điểm)
Lưu ý chung
- Giáo viên căn cứ vào mức độ hiểu biết và tình cảm của học sinh trong bài làm để cho điểm phù
hợp.
Câu V. ( 8 điểm)
1. Yêu cầu về kỹ năng trình bầy: Đây là dạng bài tổng hợp, yêu cầu bài viết có bố cục rõ ràng, hành
văn trôi chảy, chữ viết mạch lạc, cẩn thận, ít sai lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt.
( 1 điểm)
2. Yêu cầu về kiến thức:
- Từ đoạn trích Tức nước vỡ bờ và truỵen ngắn Lão Hạc, người đọc thấy được tình cảnh túng quẫn,
nghèo khổ cùng đường của tầng lớp nông dân bần cùng trong xã hội thực đân nửa phong kiến.
( 2 điểm)
- Lấp lánh trong từng trang văn ấy là vẻ đẹp tâm hồn cao quý, lòng tận tuỵ hy sinh vì người thân ruột
thịt của con người lam lũ, cùng khổ nhưng rất đáng kính trọng ấy.
( 2 điểm)
- Khẳng định: Nếu vẻ đẹp tâm hồn của chị Dậu là sức mạnh của tình yêu thương, của tiềm năng phản
kháng thì vẻ đẹp của lão Hạc là vẻ đẹp của nhân cách, của hoa sen nở cánh trong bùn, của con cò lộn cổ
xuống ao dù chết cũng muốn chết trong sạch. (
3 điểm)
Lưu ý chung
19
* Khuyến khích những bài có những ý tưởng sáng tạo, những phát hiện độc đáo mà hợp lý, có sức
thuyết phục, bài viết có cá tính, giọng điệu, cảm xúc riêng.
20
21
22
23
24
25
26
27
28
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2012 - 2013
MÔN: NGỮ VĂN- LỚP 8
(Thời gian làm bài 120 phút không kể giao đề)
(Đề thi gồm 01 trang)
Câu 1. (2,0 điểm):
Người xưa nói " Thi trung hữu họa".
Em hãy viết đoạn văn quy nạp làm sáng tỏ điều ấy qua bộ tranh tứ bình trong bài "Nhớ rừng"
của Thế Lữ.
Câu 2. (3,0 điểm):
Ngạn ngữ Hi Lạp có câu: "Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả lại ngọt ngào".
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy nói rõ quan niệm của em về vấn đề này.
Câu 3. (5,0 điểm):
ĐỀ CHÍNH THỨC
29
" Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹp
Ánh đèn tỏa rạng mái đầu xanh
Vần thơ của Bác vần thơ thép
Mà vẫn mênh mông bát ngát tình".
(Hoàng Trung Thông)
Em hiểu thế nào về chất thép, chất tình trong đoạn thơ trên? Bằng hai bài thơ "Ngắm trăng", "Đi
đường" trong tập "Nhật kí trong tù" của Hồ Chí Minh em hãy làm sáng tỏ vấn đề đó.
...... Hết .....
Họ tên thí sinh:……………………………………Số báo danh:…………………...
Chữ kí giám thị 1: …………………… Chữ kí giám thị 2:…………………………
HƯỚNG DẪN CHẤM HỌC SINH GIỎI
NĂM HỌC 2012 - 2013
Môn : Ngữ Văn - Lớp 8
Câu Yêu cầu cần đạt Điểm
Câu 1
(2 điểm)
*Yêu cầu về kĩ năng: học sinh trình bày thành đoạn văn quy nạp.
* Yêu cầu về kiến thức:
- "Thi trung hữu họa" - Trong thơ có tranh. Thế Lữ bằng chất liệu ngôn ngữ đã vẽ
nên bộ tranh tứ bình về "chúa sơn lâm" khá hoàn hảo.
+ " Nào đâu ... trăng tan" : Cảnh đêm trăng trên dòng suối đại ngàn. Hổ no mồi say
sưa ngắm cảnh đẹp huyền ảo.
+ " Đâu những ngày ... đổi mới": Cảnh mưa rung chuyển đại ngàn. Hổ lặng ngắm
giang sơn đổi mới.
+" Đâu những bình minh ... tưng bừng" : bình minh tinh khôi, mới mẻ. Hổ vẫn ngủ
"tưng bừng" khi mọi vật đã thức dậy.
+ " Đâu những chiều ... gay gắt": Hổ là mãnh thú uy nghi đợi màn đêm buông xuống,
nó sẽ là chúa tể của muôn loài.
- Nghệ thuật: phối cảnh hài hòa, bố cục thẩm mĩ, đường nét thanh tao, gam màu
chuẩn xác, kết hợp với các phép tu từ: điệp ngữ, ẩn dụ, nhân hóa, câu hỏi tu từ ... tạo
0,5 đ
0.25đ
0.25 đ
0.25 đ
0.25 đ
0.5 đ
30
nên bộ tranh bằng ngôn ngữ độc đáo, đặc sắc.
* Lưu ý: Trong trường hợp học sinh không viết thành đoạn văn quy nạp thì giám
khảo trừ 0,5 điểm.
Câu 2
(3 điểm)
*Yêu cầu về kĩ năng: học sinh trình bày thành bài văn nghị luận giải thích kết hợp
trình bày quan điểm của bản thân.
* Yêu cầu về kiến thức:
a. Ý nghĩa câu ngạn ngữ:
- Câu ngạn ngữ có phép ẩn dụ: chùm rễ đắng cay, hoa quả ngọt ngào- tạo nên nghĩa
hàm súc, cô đọng.
- Học vấn được hiểu là trình độ hiểu biết của người có học.
- Con đường đi tới học vấn đầy khó khăn, gian khổ (những chùm rễ đắng cay).
- Học vấn mang lại niềm vui và hạnh phúc cho con người (hoa quả ngọt ngào).
- Phải nhìn thấy cả hai mặt của vấn đề và cần xác định rõ chỉ có không ngại khó,
chúng ta mới có thể thành công trong học tập.
b. Khẳng định chân lí trong câu ngạn ngữ:
- Có học vấn thì con người mới có đủ khả năng làm chủ thiên nhiên, làm chủ xã hội,
nhất là làm chủ vận mệnh của mình. Trên cơ sở ấy, đời sống vật chất và tinh thần
mới được nâng cao.
- Muốn có học vấn cao phải nỗ lực không ngừng. Lao động trí óc vất vả, phải lao tâm
khổ trí.
- Cần có thái độ khó khăn mấy cũng không lùi bước. Thắng không kiêu, bại không
nản.
- Tấm gương tiêu biểu vượt khó trong học tập: Bác Hồ nghiêm túc trong học tập nên
đã đạt tới trình độ học vấn cao, giáo sư Ngô Bảo Châu đạt giải toán học lừng danh
trên thế giới, các thủ khoa trong các đợt thi vào đại học hàng năm...Lấy dẫn chứng
trong học tập và rèn luyện của bản thân, của những người mà mình biết để làm sáng
tỏ thêm chân lí trong câu ngạn ngữ trên.
c. Mở rộng và nâng cao (bày tỏ quan điểm):
- Học vấn không chỉ là tri thức mà còn bao gồm cả việc rèn luyện tư tưởng, tình cảm,
đạo đức, nhân cách cao quý. Để đạt được những điều đó, chúng ta cần cố gắng rất
31
nhiều. Từ bỏ một thói xấu, làm một việc tốt cũng cần phải đấu tranh với bản thân,
vượt qua khó khăn, thử thách.
- Không phải khi nào trong quá trình học tập cay đắng cũng đến trước, ngọt ngào đến
sau. Trong học tập nhiều lúc vừa có nỗi khổ vừa có niềm vui. Khi đã ham học, chăm
học thì sự say mê sẽ làm ta quên cả mệt nhọc. Những lúc đó, kết quả học tập đạt
được sẽ rất cao.
* Tiêu chuẩn cho điểm câu 2:
- Điểm 3: Bài viết đảm bảo đầy đủ yêu cầu về kiến thức và kĩ năng. Lập luận chặt
chẽ, lí lẽ sắc sảo, dẫn chứng hợp lí, tiêu biểu.
- Điểm 2: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, diễn đạt mạch lạc, luận điểm rõ
ràng.
- Điểm 1: Bài viết còn sơ sài, mắc một số lỗi về câu, từ, chính tả.
- Điểm 0: Không làm bài hoặc làm sai lạc hoàn toàn với yêu cầu của đề bài.
Giám khảo cho điểm linh hoạt các điểm lẻ còn lại.
Câu 3
(5 điểm)
a. Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận giải thích vấn đề
gợi ra từ một câu tục ngữ; kết hợp bày tỏ quan điểm của bản thân.
- Lí lẽ, dẫn chứng tiêu biểu, bố cục hợp lí; diễn đạt rõ ràng, mạch lạc.
b. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh nêu được những ý sau:
* Giải thích:
- Thép: Tinh thần "thép" vượt lên trên hoàn cảnh; sự tự do về mặt tinh thần, tinh thần
lớn lao, cao cả; lạc quan tin tưởng vào thắng lợi của cách mạng.
- Tình: vẻ đẹp tâm hồn nghệ sĩ nhạy cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên, yêu thiên
nhiên tha thiết, mãnh liệt.
* Chứng minh: h/s có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song đảm bảo các ý
sau:
- Bài "Ngắm trăng":
+ Thép là cuộc vượt ngục về mặt tinh thần, lạc quan yêu đời.
+ Tình: yêu trăng, băn khoăn, bối rối không biết lấy gì để thưởng trăng, cho xứng với
vẻ đẹp có trăng; trăng và thi nhân có cuộc giao cảm độc đáo...
- Bài "Đi đường".
+ Thép: vượt lên trên hoàn cảnh gian khó của quãng đường đèo núi khi bị giải từ nhà
lao này đến nhà lao khác.
32
+ Tình: mãn nguyện với cảnh đẹp thiên nhiên mở ra khi lên đến đỉnh cao nhất.
+ Lớp nghĩa ẩn dụ bộc lộ chất thép: tin tưởng vào thắng lợi to lớn của cách mạng sau
khi trải qua muôn vàn khó khăn, thử thách...
* Đánh giá:
- Chất thép chất tình hòa quyện trong thơ Bác, có mối quan hệ độc đáo. Đó cũng là
vẻ đẹp "chiến sĩ" và "thi sĩ" trong thơ Bác.
(Đan xen phân tích giá trị nghệ thuật của hai bài thơ)
* Tiêu chuẩn cho điểm câu 3:
- Điểm 5: Bài viết đảm bảo đầy đủ yêu cầu về kiến thức và kĩ năng, sử dụng lí lẽ, dẫn chứng hợp lí,
tiêu biểu. Xây dựng hệ thống luận điểm rõ ràng, văn viết có cảm xúc.
- Điểm 4: Đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về kiến thức, còn một số lỗi sai về dùng từ, câu, chính tả.
- Điểm 3: Làm đúng bài văn nghị luận song chưa sử dụng được nhiều lí lẽ, dẫn chứng sắc sảo, diễn
đạt khá.
- Điểm 2: Bài văn nghị luận còn sơ sài, còn mắc một số lỗi về câu, từ, chính tả.
- Điểm 1: Trình bày sơ sài, chưa biết phân tích, nhận xét, đánh giá…
- Điểm 0: Không làm bài hoặc làm sai lạc hoàn toàn với yêu cầu của đề bài.
Giám khảo cho điểm linh hoạt các điểm lẻ còn lại.
----------------Hết-----------------

More Related Content

What's hot

321+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Văn Học – Điểm Cao Nhất Hiện Nay!
321+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Văn Học – Điểm Cao Nhất Hiện Nay!321+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Văn Học – Điểm Cao Nhất Hiện Nay!
321+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Văn Học – Điểm Cao Nhất Hiện Nay!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận án: Tư tưởng dung thông Nho, Phật, Đạo của Nguyễn Bỉnh Khiêm
Luận án: Tư tưởng dung thông Nho, Phật, Đạo của Nguyễn Bỉnh KhiêmLuận án: Tư tưởng dung thông Nho, Phật, Đạo của Nguyễn Bỉnh Khiêm
Luận án: Tư tưởng dung thông Nho, Phật, Đạo của Nguyễn Bỉnh Khiêm
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
THI HÀO NGUYỄN KHUYẾN ĐỜI VÀ THƠ
THI HÀO NGUYỄN KHUYẾN ĐỜI VÀ THƠ THI HÀO NGUYỄN KHUYẾN ĐỜI VÀ THƠ
THI HÀO NGUYỄN KHUYẾN ĐỜI VÀ THƠ
nataliej4
 
Cái bi và nghệ thuật bi kịch của shakespear qua các vở bi kịch rômeo juliet...
Cái bi và nghệ thuật bi kịch của shakespear qua các vở bi kịch rômeo   juliet...Cái bi và nghệ thuật bi kịch của shakespear qua các vở bi kịch rômeo   juliet...
Cái bi và nghệ thuật bi kịch của shakespear qua các vở bi kịch rômeo juliet...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phong Cách Thơ Haiku của Matsuo Basho, Yosa Buson và Kobayashi Issa
Phong Cách Thơ Haiku của Matsuo Basho, Yosa Buson và Kobayashi IssaPhong Cách Thơ Haiku của Matsuo Basho, Yosa Buson và Kobayashi Issa
Phong Cách Thơ Haiku của Matsuo Basho, Yosa Buson và Kobayashi Issa
Nguyễn Duy Bình
 
Đề tài viết về thiếu niên qua ba tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh
Đề tài viết về thiếu niên qua ba tác phẩm của Nguyễn Nhật ÁnhĐề tài viết về thiếu niên qua ba tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh
Đề tài viết về thiếu niên qua ba tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Biểu tượng nước và đá trong thơ Hồ Xuân Hương, 9đ
Luận văn: Biểu tượng nước và đá trong thơ Hồ Xuân Hương, 9đLuận văn: Biểu tượng nước và đá trong thơ Hồ Xuân Hương, 9đ
Luận văn: Biểu tượng nước và đá trong thơ Hồ Xuân Hương, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIXLuận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy Tự
Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy TựTìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy Tự
Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy Tự
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn: Quyền sống của con người trong truyện kiều của nguyễn du
Luận văn: Quyền sống của con người trong truyện kiều của nguyễn duLuận văn: Quyền sống của con người trong truyện kiều của nguyễn du
Luận văn: Quyền sống của con người trong truyện kiều của nguyễn du
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Khóa luận: Nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt, HAY
Khóa luận: Nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt, HAYKhóa luận: Nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt, HAY
Khóa luận: Nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Luận văn: Thi pháp chân không trong tiểu thuyết Kawabata Yasunari
Luận văn: Thi pháp chân không trong tiểu thuyết Kawabata YasunariLuận văn: Thi pháp chân không trong tiểu thuyết Kawabata Yasunari
Luận văn: Thi pháp chân không trong tiểu thuyết Kawabata Yasunari
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Lược đồ văn học quốc ngữ việt nam nhìn từ quá trình hình thành và tương tác t...
Lược đồ văn học quốc ngữ việt nam nhìn từ quá trình hình thành và tương tác t...Lược đồ văn học quốc ngữ việt nam nhìn từ quá trình hình thành và tương tác t...
Lược đồ văn học quốc ngữ việt nam nhìn từ quá trình hình thành và tương tác t...Thế Giới Tinh Hoa
 
MỘT SỐ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU NHÂN CÁCH
MỘT SỐ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU NHÂN CÁCH MỘT SỐ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU NHÂN CÁCH
MỘT SỐ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU NHÂN CÁCH
nataliej4
 
Ngôn ngữ văn chương
Ngôn ngữ văn chươngNgôn ngữ văn chương
Ngôn ngữ văn chươngChamcham239
 
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh ChâuLuận văn: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG.pdf
AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG.pdfAI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG.pdf
AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG.pdf
ngTrang74
 
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAYLuận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Th s33.002 nhân vật nữ trong sáng tác của võ thị hảo
Th s33.002 nhân vật nữ trong sáng tác của võ thị hảoTh s33.002 nhân vật nữ trong sáng tác của võ thị hảo
Th s33.002 nhân vật nữ trong sáng tác của võ thị hảo
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bước đầu tìm hiểu ảnh hưởng của văn học pháp đối với văn học lãng mạn việt na...
Bước đầu tìm hiểu ảnh hưởng của văn học pháp đối với văn học lãng mạn việt na...Bước đầu tìm hiểu ảnh hưởng của văn học pháp đối với văn học lãng mạn việt na...
Bước đầu tìm hiểu ảnh hưởng của văn học pháp đối với văn học lãng mạn việt na...
jackjohn45
 

What's hot (20)

321+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Văn Học – Điểm Cao Nhất Hiện Nay!
321+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Văn Học – Điểm Cao Nhất Hiện Nay!321+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Văn Học – Điểm Cao Nhất Hiện Nay!
321+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Văn Học – Điểm Cao Nhất Hiện Nay!
 
Luận án: Tư tưởng dung thông Nho, Phật, Đạo của Nguyễn Bỉnh Khiêm
Luận án: Tư tưởng dung thông Nho, Phật, Đạo của Nguyễn Bỉnh KhiêmLuận án: Tư tưởng dung thông Nho, Phật, Đạo của Nguyễn Bỉnh Khiêm
Luận án: Tư tưởng dung thông Nho, Phật, Đạo của Nguyễn Bỉnh Khiêm
 
THI HÀO NGUYỄN KHUYẾN ĐỜI VÀ THƠ
THI HÀO NGUYỄN KHUYẾN ĐỜI VÀ THƠ THI HÀO NGUYỄN KHUYẾN ĐỜI VÀ THƠ
THI HÀO NGUYỄN KHUYẾN ĐỜI VÀ THƠ
 
Cái bi và nghệ thuật bi kịch của shakespear qua các vở bi kịch rômeo juliet...
Cái bi và nghệ thuật bi kịch của shakespear qua các vở bi kịch rômeo   juliet...Cái bi và nghệ thuật bi kịch của shakespear qua các vở bi kịch rômeo   juliet...
Cái bi và nghệ thuật bi kịch của shakespear qua các vở bi kịch rômeo juliet...
 
Phong Cách Thơ Haiku của Matsuo Basho, Yosa Buson và Kobayashi Issa
Phong Cách Thơ Haiku của Matsuo Basho, Yosa Buson và Kobayashi IssaPhong Cách Thơ Haiku của Matsuo Basho, Yosa Buson và Kobayashi Issa
Phong Cách Thơ Haiku của Matsuo Basho, Yosa Buson và Kobayashi Issa
 
Đề tài viết về thiếu niên qua ba tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh
Đề tài viết về thiếu niên qua ba tác phẩm của Nguyễn Nhật ÁnhĐề tài viết về thiếu niên qua ba tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh
Đề tài viết về thiếu niên qua ba tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh
 
Luận văn: Biểu tượng nước và đá trong thơ Hồ Xuân Hương, 9đ
Luận văn: Biểu tượng nước và đá trong thơ Hồ Xuân Hương, 9đLuận văn: Biểu tượng nước và đá trong thơ Hồ Xuân Hương, 9đ
Luận văn: Biểu tượng nước và đá trong thơ Hồ Xuân Hương, 9đ
 
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIXLuận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
Luận văn: Thơ ngôn chí của tác giả nhà nho hành đạo nửa sau XIX
 
Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy Tự
Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy TựTìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy Tự
Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật truyện hoa tiên của Nguyễn Huy Tự
 
Luận văn: Quyền sống của con người trong truyện kiều của nguyễn du
Luận văn: Quyền sống của con người trong truyện kiều của nguyễn duLuận văn: Quyền sống của con người trong truyện kiều của nguyễn du
Luận văn: Quyền sống của con người trong truyện kiều của nguyễn du
 
Khóa luận: Nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt, HAY
Khóa luận: Nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt, HAYKhóa luận: Nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt, HAY
Khóa luận: Nhân vật nữ trong truyền thuyết dân gian người Việt, HAY
 
Luận văn: Thi pháp chân không trong tiểu thuyết Kawabata Yasunari
Luận văn: Thi pháp chân không trong tiểu thuyết Kawabata YasunariLuận văn: Thi pháp chân không trong tiểu thuyết Kawabata Yasunari
Luận văn: Thi pháp chân không trong tiểu thuyết Kawabata Yasunari
 
Lược đồ văn học quốc ngữ việt nam nhìn từ quá trình hình thành và tương tác t...
Lược đồ văn học quốc ngữ việt nam nhìn từ quá trình hình thành và tương tác t...Lược đồ văn học quốc ngữ việt nam nhìn từ quá trình hình thành và tương tác t...
Lược đồ văn học quốc ngữ việt nam nhìn từ quá trình hình thành và tương tác t...
 
MỘT SỐ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU NHÂN CÁCH
MỘT SỐ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU NHÂN CÁCH MỘT SỐ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU NHÂN CÁCH
MỘT SỐ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU NHÂN CÁCH
 
Ngôn ngữ văn chương
Ngôn ngữ văn chươngNgôn ngữ văn chương
Ngôn ngữ văn chương
 
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh ChâuLuận văn: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
 
AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG.pdf
AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG.pdfAI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG.pdf
AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG.pdf
 
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAYLuận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
Luận văn: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Nhật Ánh, HAY
 
Th s33.002 nhân vật nữ trong sáng tác của võ thị hảo
Th s33.002 nhân vật nữ trong sáng tác của võ thị hảoTh s33.002 nhân vật nữ trong sáng tác của võ thị hảo
Th s33.002 nhân vật nữ trong sáng tác của võ thị hảo
 
Bước đầu tìm hiểu ảnh hưởng của văn học pháp đối với văn học lãng mạn việt na...
Bước đầu tìm hiểu ảnh hưởng của văn học pháp đối với văn học lãng mạn việt na...Bước đầu tìm hiểu ảnh hưởng của văn học pháp đối với văn học lãng mạn việt na...
Bước đầu tìm hiểu ảnh hưởng của văn học pháp đối với văn học lãng mạn việt na...
 

Similar to Đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 8 có giải - hay

Tuyển tập các đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 7 (kèm đáp án chi tiết)
Tuyển tập các đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 7 (kèm đáp án chi tiết)Tuyển tập các đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 7 (kèm đáp án chi tiết)
Tuyển tập các đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 7 (kèm đáp án chi tiết)
nataliej4
 
110 bai tap doc hieu chon loc co loi giai chi tiet
110 bai tap doc hieu chon loc co loi giai chi tiet 110 bai tap doc hieu chon loc co loi giai chi tiet
110 bai tap doc hieu chon loc co loi giai chi tiet
onthi360
 
Đề Thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 7 năm 2015 huyện hoằng hóa, thanh hóa
Đề Thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 7 năm 2015 huyện hoằng hóa, thanh hóaĐề Thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 7 năm 2015 huyện hoằng hóa, thanh hóa
Đề Thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 7 năm 2015 huyện hoằng hóa, thanh hóa
mcbooksjsc
 
De dapan van 10
De dapan van 10De dapan van 10
De dapan van 10
Nguyen Van Tai
 
Hhhhh1
Hhhhh1Hhhhh1
đề Thi tuyển sinh vào lớp 10 môn ngữ văn đề chính thứctruonghocso.com
đề Thi tuyển sinh vào lớp 10 môn ngữ văn   đề chính thứctruonghocso.comđề Thi tuyển sinh vào lớp 10 môn ngữ văn   đề chính thứctruonghocso.com
đề Thi tuyển sinh vào lớp 10 môn ngữ văn đề chính thứctruonghocso.comThế Giới Tinh Hoa
 
Đề thi tuyển sinh vào 10 Môn Ngữ Hà Nội văn 2011- 2012
Đề thi tuyển sinh vào 10  Môn Ngữ Hà Nội  văn  2011- 2012 Đề thi tuyển sinh vào 10  Môn Ngữ Hà Nội  văn  2011- 2012
Đề thi tuyển sinh vào 10 Môn Ngữ Hà Nội văn 2011- 2012
tieuhocvn .info
 
Đề thi Ngữ Văn vào 10 Hồ Chí Minh 2012
Đề thi Ngữ Văn vào 10 Hồ Chí Minh 2012Đề thi Ngữ Văn vào 10 Hồ Chí Minh 2012
Đề thi Ngữ Văn vào 10 Hồ Chí Minh 2012
tieuhocvn .info
 
Dap an-de-thi-tot-nghiep-thpt-mon-van-2013
Dap an-de-thi-tot-nghiep-thpt-mon-van-2013Dap an-de-thi-tot-nghiep-thpt-mon-van-2013
Dap an-de-thi-tot-nghiep-thpt-mon-van-2013
Linh Nguyễn
 
De thi thu vao lop 10 mon van nam 2013 1
De thi thu vao lop 10 mon van nam 2013   1De thi thu vao lop 10 mon van nam 2013   1
De thi thu vao lop 10 mon van nam 2013 1adminseo
 
Đề thi HSG môn Ngữ văn Lớp 7 (30 đề + đáp án chi tiết)
Đề thi HSG môn Ngữ văn Lớp 7 (30 đề + đáp án chi tiết)Đề thi HSG môn Ngữ văn Lớp 7 (30 đề + đáp án chi tiết)
Đề thi HSG môn Ngữ văn Lớp 7 (30 đề + đáp án chi tiết)
nataliej4
 
88 đề văn cảm thụ lớp 5
88 đề văn cảm thụ lớp 588 đề văn cảm thụ lớp 5
88 đề văn cảm thụ lớp 5
dung nguyễn
 
Tuyển tập 50 đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 7 (Có đáp án chi tiết)
Tuyển tập 50 đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 7 (Có đáp án chi tiết)Tuyển tập 50 đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 7 (Có đáp án chi tiết)
Tuyển tập 50 đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 7 (Có đáp án chi tiết)
Wava O'Kon
 
Hsg6huyen
Hsg6huyenHsg6huyen
Hsg6huyen
hạnh hạnh
 
Tai lieu luyen thi dai hoc de thi dh mon van khoi c - nam 2010
Tai lieu luyen thi dai hoc   de thi dh mon van khoi c - nam 2010Tai lieu luyen thi dai hoc   de thi dh mon van khoi c - nam 2010
Tai lieu luyen thi dai hoc de thi dh mon van khoi c - nam 2010
Trungtâmluyệnthi Qsc
 
De thi thu dh khoi d 2013 van
De thi thu dh khoi d 2013   vanDe thi thu dh khoi d 2013   van
De thi thu dh khoi d 2013 vanadminseo
 
Dap an-de-thi-tot-nghiep-thpt-mon-van-2013
Dap an-de-thi-tot-nghiep-thpt-mon-van-2013Dap an-de-thi-tot-nghiep-thpt-mon-van-2013
Dap an-de-thi-tot-nghiep-thpt-mon-van-2013
Hương Lan Hoàng
 
Vantieuhoc.com de thi ngu van lop 9 hoc ki 2 de 4
Vantieuhoc.com   de thi ngu van lop 9  hoc ki 2 de 4Vantieuhoc.com   de thi ngu van lop 9  hoc ki 2 de 4
Vantieuhoc.com de thi ngu van lop 9 hoc ki 2 de 4
Dân Phạm Việt
 
Giao an day them van 8
Giao an day them van 8Giao an day them van 8
Giao an day them van 8
DoKo.VN Channel
 

Similar to Đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 8 có giải - hay (20)

Tuyển tập các đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 7 (kèm đáp án chi tiết)
Tuyển tập các đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 7 (kèm đáp án chi tiết)Tuyển tập các đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 7 (kèm đáp án chi tiết)
Tuyển tập các đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 7 (kèm đáp án chi tiết)
 
110 bai tap doc hieu chon loc co loi giai chi tiet
110 bai tap doc hieu chon loc co loi giai chi tiet 110 bai tap doc hieu chon loc co loi giai chi tiet
110 bai tap doc hieu chon loc co loi giai chi tiet
 
Đề Thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 7 năm 2015 huyện hoằng hóa, thanh hóa
Đề Thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 7 năm 2015 huyện hoằng hóa, thanh hóaĐề Thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 7 năm 2015 huyện hoằng hóa, thanh hóa
Đề Thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 7 năm 2015 huyện hoằng hóa, thanh hóa
 
De dapan van 10
De dapan van 10De dapan van 10
De dapan van 10
 
Hhhhh1
Hhhhh1Hhhhh1
Hhhhh1
 
đề Thi tuyển sinh vào lớp 10 môn ngữ văn đề chính thứctruonghocso.com
đề Thi tuyển sinh vào lớp 10 môn ngữ văn   đề chính thứctruonghocso.comđề Thi tuyển sinh vào lớp 10 môn ngữ văn   đề chính thứctruonghocso.com
đề Thi tuyển sinh vào lớp 10 môn ngữ văn đề chính thứctruonghocso.com
 
De thi thu thpt qg lan 2
De thi thu thpt qg lan 2De thi thu thpt qg lan 2
De thi thu thpt qg lan 2
 
Đề thi tuyển sinh vào 10 Môn Ngữ Hà Nội văn 2011- 2012
Đề thi tuyển sinh vào 10  Môn Ngữ Hà Nội  văn  2011- 2012 Đề thi tuyển sinh vào 10  Môn Ngữ Hà Nội  văn  2011- 2012
Đề thi tuyển sinh vào 10 Môn Ngữ Hà Nội văn 2011- 2012
 
Đề thi Ngữ Văn vào 10 Hồ Chí Minh 2012
Đề thi Ngữ Văn vào 10 Hồ Chí Minh 2012Đề thi Ngữ Văn vào 10 Hồ Chí Minh 2012
Đề thi Ngữ Văn vào 10 Hồ Chí Minh 2012
 
Dap an-de-thi-tot-nghiep-thpt-mon-van-2013
Dap an-de-thi-tot-nghiep-thpt-mon-van-2013Dap an-de-thi-tot-nghiep-thpt-mon-van-2013
Dap an-de-thi-tot-nghiep-thpt-mon-van-2013
 
De thi thu vao lop 10 mon van nam 2013 1
De thi thu vao lop 10 mon van nam 2013   1De thi thu vao lop 10 mon van nam 2013   1
De thi thu vao lop 10 mon van nam 2013 1
 
Đề thi HSG môn Ngữ văn Lớp 7 (30 đề + đáp án chi tiết)
Đề thi HSG môn Ngữ văn Lớp 7 (30 đề + đáp án chi tiết)Đề thi HSG môn Ngữ văn Lớp 7 (30 đề + đáp án chi tiết)
Đề thi HSG môn Ngữ văn Lớp 7 (30 đề + đáp án chi tiết)
 
88 đề văn cảm thụ lớp 5
88 đề văn cảm thụ lớp 588 đề văn cảm thụ lớp 5
88 đề văn cảm thụ lớp 5
 
Tuyển tập 50 đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 7 (Có đáp án chi tiết)
Tuyển tập 50 đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 7 (Có đáp án chi tiết)Tuyển tập 50 đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 7 (Có đáp án chi tiết)
Tuyển tập 50 đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 7 (Có đáp án chi tiết)
 
Hsg6huyen
Hsg6huyenHsg6huyen
Hsg6huyen
 
Tai lieu luyen thi dai hoc de thi dh mon van khoi c - nam 2010
Tai lieu luyen thi dai hoc   de thi dh mon van khoi c - nam 2010Tai lieu luyen thi dai hoc   de thi dh mon van khoi c - nam 2010
Tai lieu luyen thi dai hoc de thi dh mon van khoi c - nam 2010
 
De thi thu dh khoi d 2013 van
De thi thu dh khoi d 2013   vanDe thi thu dh khoi d 2013   van
De thi thu dh khoi d 2013 van
 
Dap an-de-thi-tot-nghiep-thpt-mon-van-2013
Dap an-de-thi-tot-nghiep-thpt-mon-van-2013Dap an-de-thi-tot-nghiep-thpt-mon-van-2013
Dap an-de-thi-tot-nghiep-thpt-mon-van-2013
 
Vantieuhoc.com de thi ngu van lop 9 hoc ki 2 de 4
Vantieuhoc.com   de thi ngu van lop 9  hoc ki 2 de 4Vantieuhoc.com   de thi ngu van lop 9  hoc ki 2 de 4
Vantieuhoc.com de thi ngu van lop 9 hoc ki 2 de 4
 
Giao an day them van 8
Giao an day them van 8Giao an day them van 8
Giao an day them van 8
 

More from YenPhuong16

Dự án xây dựng Khu nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi
Dự án xây dựng Khu nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khoẻ người cao tuổiDự án xây dựng Khu nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi
Dự án xây dựng Khu nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi
YenPhuong16
 
Sáng kiến kinh nghiệm mầm non - giáo dục trẻ mầm non 5 tuổi
Sáng kiến kinh nghiệm mầm non - giáo dục trẻ mầm non 5 tuổiSáng kiến kinh nghiệm mầm non - giáo dục trẻ mầm non 5 tuổi
Sáng kiến kinh nghiệm mầm non - giáo dục trẻ mầm non 5 tuổi
YenPhuong16
 
Intership report at English Center - NEW
Intership report  at English Center - NEWIntership report  at English Center - NEW
Intership report at English Center - NEW
YenPhuong16
 
Tài liệu ôn thi công chức ngành giáo dục
Tài liệu ôn thi công chức ngành giáo dụcTài liệu ôn thi công chức ngành giáo dục
Tài liệu ôn thi công chức ngành giáo dục
YenPhuong16
 
Tiểu luận Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính về tranh chấp đất đai
Tiểu luận Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính về tranh chấp đất đaiTiểu luận Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính về tranh chấp đất đai
Tiểu luận Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính về tranh chấp đất đai
YenPhuong16
 
Phân tích chiến lược kinh doanh Highland Coffee
Phân tích chiến lược kinh doanh Highland CoffeePhân tích chiến lược kinh doanh Highland Coffee
Phân tích chiến lược kinh doanh Highland Coffee
YenPhuong16
 
NGHIÊN CỨU, TRIỂN KHAI CÔNG NGHỆ QRADAR CHO VIỆC GIÁM SÁT AN NINH MẠNG CNTT
NGHIÊN CỨU, TRIỂN KHAI CÔNG NGHỆ QRADAR  CHO VIỆC GIÁM SÁT AN NINH MẠNG CNTTNGHIÊN CỨU, TRIỂN KHAI CÔNG NGHỆ QRADAR  CHO VIỆC GIÁM SÁT AN NINH MẠNG CNTT
NGHIÊN CỨU, TRIỂN KHAI CÔNG NGHỆ QRADAR CHO VIỆC GIÁM SÁT AN NINH MẠNG CNTT
YenPhuong16
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại khách sạn InterContinental Danang Sun Peninsu...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại khách sạn InterContinental Danang Sun Peninsu...Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại khách sạn InterContinental Danang Sun Peninsu...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại khách sạn InterContinental Danang Sun Peninsu...
YenPhuong16
 
Tiểu luận xử lý vi phạm người cho mượn thẻ bảo hiểm y tế tại bệnh viện
Tiểu luận xử lý vi phạm người cho mượn thẻ bảo hiểm y tế tại bệnh việnTiểu luận xử lý vi phạm người cho mượn thẻ bảo hiểm y tế tại bệnh viện
Tiểu luận xử lý vi phạm người cho mượn thẻ bảo hiểm y tế tại bệnh viện
YenPhuong16
 
Tiểu luận thực trạng xây dựng nền dân chủ cách mạng XHCN ở Việt Nam
Tiểu luận thực trạng xây dựng nền dân chủ cách mạng XHCN ở Việt NamTiểu luận thực trạng xây dựng nền dân chủ cách mạng XHCN ở Việt Nam
Tiểu luận thực trạng xây dựng nền dân chủ cách mạng XHCN ở Việt Nam
YenPhuong16
 
Báo cáo thực tập dược tại khoa dược bệnh viện
Báo cáo thực tập dược tại khoa dược bệnh việnBáo cáo thực tập dược tại khoa dược bệnh viện
Báo cáo thực tập dược tại khoa dược bệnh viện
YenPhuong16
 
Báo cáo thực tập tour du lịch tại Đà Lạt
Báo cáo thực tập tour du lịch tại Đà LạtBáo cáo thực tập tour du lịch tại Đà Lạt
Báo cáo thực tập tour du lịch tại Đà Lạt
YenPhuong16
 
Báo cáo thực tập ngành công nghệ thông tin tại công ty Mtech
Báo cáo thực tập ngành công nghệ thông tin tại công ty MtechBáo cáo thực tập ngành công nghệ thông tin tại công ty Mtech
Báo cáo thực tập ngành công nghệ thông tin tại công ty Mtech
YenPhuong16
 
Tiểu luận lập kế hoạch kinh doanh quán cà phê - hay
Tiểu luận lập kế hoạch kinh doanh quán cà phê - hayTiểu luận lập kế hoạch kinh doanh quán cà phê - hay
Tiểu luận lập kế hoạch kinh doanh quán cà phê - hay
YenPhuong16
 
Hội nhập kinh tế quốc tế và vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Vi...
Hội nhập kinh tế quốc tế và vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Vi...Hội nhập kinh tế quốc tế và vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Vi...
Hội nhập kinh tế quốc tế và vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Vi...
YenPhuong16
 
Kế toán thuế tại công ty TNHH Công Nghệ Tin Học Minh Khôi
Kế toán thuế  tại công ty TNHH Công Nghệ Tin Học Minh KhôiKế toán thuế  tại công ty TNHH Công Nghệ Tin Học Minh Khôi
Kế toán thuế tại công ty TNHH Công Nghệ Tin Học Minh Khôi
YenPhuong16
 
Chiến lược Marketing Mix của Toyota Việt Nam
Chiến lược Marketing Mix của Toyota Việt NamChiến lược Marketing Mix của Toyota Việt Nam
Chiến lược Marketing Mix của Toyota Việt Nam
YenPhuong16
 
Đề án thành lập trung tư vấn du học Nhật Bản
Đề án thành lập trung tư vấn du học Nhật BảnĐề án thành lập trung tư vấn du học Nhật Bản
Đề án thành lập trung tư vấn du học Nhật Bản
YenPhuong16
 
Tiểu luận Các phong cách đàm phán trong kinh doanh
Tiểu luận  Các phong cách đàm phán trong kinh doanhTiểu luận  Các phong cách đàm phán trong kinh doanh
Tiểu luận Các phong cách đàm phán trong kinh doanh
YenPhuong16
 
Giải pháp marketing phát triển thị trường giầy dép của công ty Biti’s
Giải pháp marketing phát triển thị trường giầy dép của  công ty Biti’sGiải pháp marketing phát triển thị trường giầy dép của  công ty Biti’s
Giải pháp marketing phát triển thị trường giầy dép của công ty Biti’s
YenPhuong16
 

More from YenPhuong16 (20)

Dự án xây dựng Khu nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi
Dự án xây dựng Khu nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khoẻ người cao tuổiDự án xây dựng Khu nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi
Dự án xây dựng Khu nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi
 
Sáng kiến kinh nghiệm mầm non - giáo dục trẻ mầm non 5 tuổi
Sáng kiến kinh nghiệm mầm non - giáo dục trẻ mầm non 5 tuổiSáng kiến kinh nghiệm mầm non - giáo dục trẻ mầm non 5 tuổi
Sáng kiến kinh nghiệm mầm non - giáo dục trẻ mầm non 5 tuổi
 
Intership report at English Center - NEW
Intership report  at English Center - NEWIntership report  at English Center - NEW
Intership report at English Center - NEW
 
Tài liệu ôn thi công chức ngành giáo dục
Tài liệu ôn thi công chức ngành giáo dụcTài liệu ôn thi công chức ngành giáo dục
Tài liệu ôn thi công chức ngành giáo dục
 
Tiểu luận Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính về tranh chấp đất đai
Tiểu luận Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính về tranh chấp đất đaiTiểu luận Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính về tranh chấp đất đai
Tiểu luận Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính về tranh chấp đất đai
 
Phân tích chiến lược kinh doanh Highland Coffee
Phân tích chiến lược kinh doanh Highland CoffeePhân tích chiến lược kinh doanh Highland Coffee
Phân tích chiến lược kinh doanh Highland Coffee
 
NGHIÊN CỨU, TRIỂN KHAI CÔNG NGHỆ QRADAR CHO VIỆC GIÁM SÁT AN NINH MẠNG CNTT
NGHIÊN CỨU, TRIỂN KHAI CÔNG NGHỆ QRADAR  CHO VIỆC GIÁM SÁT AN NINH MẠNG CNTTNGHIÊN CỨU, TRIỂN KHAI CÔNG NGHỆ QRADAR  CHO VIỆC GIÁM SÁT AN NINH MẠNG CNTT
NGHIÊN CỨU, TRIỂN KHAI CÔNG NGHỆ QRADAR CHO VIỆC GIÁM SÁT AN NINH MẠNG CNTT
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại khách sạn InterContinental Danang Sun Peninsu...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại khách sạn InterContinental Danang Sun Peninsu...Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại khách sạn InterContinental Danang Sun Peninsu...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại khách sạn InterContinental Danang Sun Peninsu...
 
Tiểu luận xử lý vi phạm người cho mượn thẻ bảo hiểm y tế tại bệnh viện
Tiểu luận xử lý vi phạm người cho mượn thẻ bảo hiểm y tế tại bệnh việnTiểu luận xử lý vi phạm người cho mượn thẻ bảo hiểm y tế tại bệnh viện
Tiểu luận xử lý vi phạm người cho mượn thẻ bảo hiểm y tế tại bệnh viện
 
Tiểu luận thực trạng xây dựng nền dân chủ cách mạng XHCN ở Việt Nam
Tiểu luận thực trạng xây dựng nền dân chủ cách mạng XHCN ở Việt NamTiểu luận thực trạng xây dựng nền dân chủ cách mạng XHCN ở Việt Nam
Tiểu luận thực trạng xây dựng nền dân chủ cách mạng XHCN ở Việt Nam
 
Báo cáo thực tập dược tại khoa dược bệnh viện
Báo cáo thực tập dược tại khoa dược bệnh việnBáo cáo thực tập dược tại khoa dược bệnh viện
Báo cáo thực tập dược tại khoa dược bệnh viện
 
Báo cáo thực tập tour du lịch tại Đà Lạt
Báo cáo thực tập tour du lịch tại Đà LạtBáo cáo thực tập tour du lịch tại Đà Lạt
Báo cáo thực tập tour du lịch tại Đà Lạt
 
Báo cáo thực tập ngành công nghệ thông tin tại công ty Mtech
Báo cáo thực tập ngành công nghệ thông tin tại công ty MtechBáo cáo thực tập ngành công nghệ thông tin tại công ty Mtech
Báo cáo thực tập ngành công nghệ thông tin tại công ty Mtech
 
Tiểu luận lập kế hoạch kinh doanh quán cà phê - hay
Tiểu luận lập kế hoạch kinh doanh quán cà phê - hayTiểu luận lập kế hoạch kinh doanh quán cà phê - hay
Tiểu luận lập kế hoạch kinh doanh quán cà phê - hay
 
Hội nhập kinh tế quốc tế và vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Vi...
Hội nhập kinh tế quốc tế và vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Vi...Hội nhập kinh tế quốc tế và vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Vi...
Hội nhập kinh tế quốc tế và vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Vi...
 
Kế toán thuế tại công ty TNHH Công Nghệ Tin Học Minh Khôi
Kế toán thuế  tại công ty TNHH Công Nghệ Tin Học Minh KhôiKế toán thuế  tại công ty TNHH Công Nghệ Tin Học Minh Khôi
Kế toán thuế tại công ty TNHH Công Nghệ Tin Học Minh Khôi
 
Chiến lược Marketing Mix của Toyota Việt Nam
Chiến lược Marketing Mix của Toyota Việt NamChiến lược Marketing Mix của Toyota Việt Nam
Chiến lược Marketing Mix của Toyota Việt Nam
 
Đề án thành lập trung tư vấn du học Nhật Bản
Đề án thành lập trung tư vấn du học Nhật BảnĐề án thành lập trung tư vấn du học Nhật Bản
Đề án thành lập trung tư vấn du học Nhật Bản
 
Tiểu luận Các phong cách đàm phán trong kinh doanh
Tiểu luận  Các phong cách đàm phán trong kinh doanhTiểu luận  Các phong cách đàm phán trong kinh doanh
Tiểu luận Các phong cách đàm phán trong kinh doanh
 
Giải pháp marketing phát triển thị trường giầy dép của công ty Biti’s
Giải pháp marketing phát triển thị trường giầy dép của  công ty Biti’sGiải pháp marketing phát triển thị trường giầy dép của  công ty Biti’s
Giải pháp marketing phát triển thị trường giầy dép của công ty Biti’s
 

Recently uploaded

Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
Qucbo964093
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (10)

Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 

Đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 8 có giải - hay

  • 1. 1 ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN CÓ ĐÁP ÁP Môn: Ngữ văn - Lớp 8 MÃ TÀI LIỆU : 0022 Kết bạn zalo tải tài liệu : 0936 8484 22 Tham khảo giá dịch vụ viết báo cáo theo yêu cầu: Luanvantrust.com
  • 2. 2 PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN KHOÁI CHÂU (Đề thi gồm có 01 trang) ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN Năm học 2011 - 2012 Môn: Ngữ văn - Lớp 8 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (2,0 điểm): Đọc kĩ đoạn văn dưới đây: “ Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi… toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương…”. ( Lão Hạc – Nam Cao) Đoạn văn gợi cho em những suy nghĩ gì ? Câu 2 (2,0 điểm ) Cảm nhận cái hay của đoạn thơ sau: “Con là lửa ấm quanh đời mẹ mãi Con là trái xanh mùa gieo vãi Mẹ nâng niu. Nhưng giặc Mĩ đến nhà Nắng đã chiều… vẫn muốn hắt tia xa!” ( Mẹ - Phạm Ngọc Cảnh ) Câu 3 ( 6,0 điểm): Nhận xét về một trong những cảm hứng của Thơ mới Việt Nam giai đoạn 1930- 1945, có ý kiến nhận xét : “Tình yêu quê hương đất nước chiếm một khoảng rộng trong trái tim của thơ mới.” Bằng hiểu biết của mình về hai bài thơ “ Nhớ rừng” của Thế Lữ và “ Quê hương” của Tế Hanh em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. -------------Hết------------ ĐỀ CHÍNH THỨC
  • 3. 3 Họ và tên thí sinh:……………………………………….…Số báo danh:………………… Chữ ký của giám thị số 1:………………………………………….………………………. Ghi chú: - Thí sinh không sử dụng tài liệu. - Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHOÁI CHÂU HƯỚNG DẪN CHÂM CHO ĐỀ THI CHỌN HSG HUYỆN KHOÁI CHÂU NĂM HỌC 2011- 2012 Môn thi: Ngữ văn 8 -------------------------------------------------------------------------------- Câu 1 (2,0 điểm): * Về nội dung : HS trình bày suy nghĩ cần đáp ứng yêu câu cơ bản sau: - Giới thiệu khái quát về vị trí của đoạn văn là lời của ông giáo (thực chất là lời của Nam Cao) khi ông đã chứng kiến những khổ đau bất hạnh cũng nh­ vẻ đẹp của nhân vật Lão Hạc. Đoạn văn nằm ở phần cuối truyện Lão Hạc. 0,25 đ + Đây là lời nói có tính chất triết lý lẫn cảm xúc trữ tình xót xa của Nam Cao. 0,25 đ + Nam Cao muốn khẳng định một thái độ, một cách ứng xử mang tinh thần nhân đạo, không nhìn những người xung quanh bằng cách nhìn phiến diện, bằng cặp mắt lạnh lùng, vô cảm, mà phải nhìn nhận bằng sự thông cảm, thấu hiểu bằng lòng nhân ái của con người. 0,5 đ + Con người chỉ xứng đáng với danh nghĩa con người khi biết đồng cảm với mọi người xung quanh, khi biết phát hiện và nâng niu, trân trọng những điều đáng quí ở họ. 0,25 đ + Đó là quan điểm đúng đắn, sâu sắc và toàn diện khi đánh giá con người. 0,25 đ * Về hình thức: Đoạn văn diễn đạt mạch lạc, trong sáng, rõ ràng, không sai mắc các lỗi. 0,5 đ Câu 2 (2,0 điểm ) ĐỀ CHÍNH THỨC
  • 4. 4 * Về nội dung: HS có thể cảm nhận vẻ đẹp của những câu thơ theo cách riêng nhưng cần đảm bảo các ý sau: - Ba dòng đầu : Tình cảm mẹ dành cho con yêu dấu thông qua hình ảnh so sánh : “Con là lửa ấm, con là trái xanh mùa gieo vãi”. Con là lửa ấm là tình yêu, là hạnh phúc là tất cả cuộc sống của mẹ. Con là trái xanh, là hạt giống là niềm tin niềm hi vọng của mẹ. Mẹ yêu con, nâng niu, chăm sóc dành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho con. 0,5 đ - Hai dòng cuối : Tình cảm của mẹ với quê hương đất nước . + Ở phần này học sinh phải khai thác được tác dụng của dấu chấm câu ở giữa dòng thơ thứ 3 và từ “ nhưng” ngăn cách hai ý tưởng như đối lập nhưng lại thống nhất bền chặt với nhau. Đó là tình cảm mẹ con và tình yêu quê hương đất nước. + Hình ảnh ẩn dụ : “ Nắng đã chiều… vẫn muốn hắt tia xa!”. Mẹ tuy đã già, mẹ rất yêu con, rất cần có con bên cạnh nhưng nếu tổ quốc cần, đất nước có ngoại xâm, mẹ sẵn sàng động viên con lên đường vì nghĩa lớn, vì tiếng gọi của quê hương. Vẫn biết rằng tiễn con đi có thể không có ngày trở lại. 0,25đ 0,5 đ - Đoạn thơ là biểu tượng đẹp về người mẹ Việt Nam anh hùng trong những năm kháng chiến chống đế quốc Mĩ. 0,25đ * Yêu cầu hình thức : Văn viết mượt mà, trong sáng mạch lạc, sáng rõ, hình ảnh, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, viết câu. 0,5đ Câu 3 (6,0 điểm) A. Yêu cầu: 1. Về kỹ năng Hiểu đúng yêu cầu của đề bài. Biết cách làm bài văn nghị luận văn học bố cục rõ ràng, kết cấu hợp lí, diễn đạt tốt, không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 2. Về nội dung Học sinh có thể sắp xếp trình bày theo nhiều cách khác nhau, có thể có những cảm nhận riêng, miễn là phải bám sát tác phẩm, tránh suy diễn tùy tiện và có sức thuyết phục người đọc. Cần làm nổi bật được tình quê hương đất nước qua hai bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ và “ Quê hương ” của Tế Hanh. Cần đảm bảo được một số ý cơ bản sau: a. Khái quát về tình quê hương đất nước trong “Thơ mới”. “Thơ mới” ra đời trong hoàn cảnh đất nước chìm trong chế độ thực dân nửa phong kiến. Các nhà thơ mới nhận thức rõ nỗi đau mất nước, chán ghét thực tại nên họ gửi gắm nỗi niềm về đất nước, quê hương vào những vần thơ. Tình quê hương đất nước trong “Thơ mới” thể hiện ở nhiều cung bậc khác nhau: lúc ca ngợi cảnh đẹp của quê hương, lúc nhớ quê hương da diết, lúc hoài niệm ngưỡng mộ và tiếc nuối một nét đẹp văn hóa trong quá khứ, lúc gửi gắm niềm tâm sự thầm kín…
  • 5. 5 b.Tình quê hương đất nước qua hai bài thơ “Nhớ rừng” và “Quê hương” b1. Ca ngợi cảnh đẹp thiên nhiên. - Bức tranh hoành tráng của rừng thẳm oai linh, của gió gào ngàn, nguồn hét núi, bóng cả, cây già. Trong cảnh thiên nhiên kỳ vĩ thâm nghiêm ấy làm nền cho hình bóng của chúa sơn lâm mang vẻ đẹp dõng dạc, đường hoàng với những đêm vàng, sáng xanh, chiều đỏ, tiếng chim ca tất cả mang vẻ đẹp lãng mạn, muôn màu muôn vẻ của thiên nhiên của cách nhìn lãng mạn và bút pháp lãng mạn ( dẫn chứng phân tích trong Nhớ rừng - Thế Lữ ). - Hình ảnh làng chài ven biển đẹp, trong trẻo thoáng đãng ( dẫn chứng , phân tích trong “ Quê hương” của Tế Hanh ) b2 Gửi gắm tâm sự thầm kín - Thế Lữ gửi lòng yêu nước vào tâm sự thầm kín của con hổ trong bài thơ “Nhớ rừng”, nhớ biết bao nhiêu thời vàng son oanh liệt. Ta nghe đó như chính là nỗi nhớ lịch sử vàng son oanh liệt của đất nước. Tâm trạng của con hổ là một ẩn dụ thể hiện tâm trạng của tác giả của người dân Việt Nam lúc đó. b3. Tình yêu và nỗi nhớ quê hương - Với tấm lòng yêu quê hương sâu sắc ấy, bức tranh làng chài thật sinh động và đậm nét qua cảm xúc của nhà thơ. Khi tả cảnh dân chài bơi thuyền đi đánh cá Tế Hanh đã dựng lên một không gian trong trẻo gió nhẹ rực rỡ nắng hồng… Con thuyền dũng mãnh vượt Trường Giang với sức sống mạnh mẽ mang một vẻ đẹp hùng tráng, bất ngờ hiếm thấy trong thơ mới, một bức tranh lao động đầy hứng khởi và đầy sức sống trong thơ mới. Phải cảm nhận được sức sống lao động của làng quê bằng cả tâm hồn thiết tha gắn bó mới viết được những câu thơ “ Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng / Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”. Mảnh hồn làng ấy chính là nơi cho tâm hồn nghệ sỹ neo đậu với tấm lòng tha thiết nhớ thương về quê hương. - Nối nhớ thiết tha trong xa cách, nhớ “ màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi” cùng với con thuyền rẽ sóng trong hương vị mùi nồng mặn đặc trưng của quê hương cái hương vị đầy quyến rũ, là chất thơ đày bình dị mà khỏe khoắn toát lên từ bức tranh thiên nhiên tươi sáng thơ mộng. c. Đánh giá - Cái “tôi” trong mỗi tác giả vừa được giải phóng tỏa hương thành vườn hoa đầy hương sắc của Thơ mới, vẫn dào dạt một nỗi niềm chung đó là tình yêu quê hương đất nước. - Tình quê hương đất nước trong các bài thơ tuy chưa tích cực như thơ văn Cách mạng nhưng đáng trân trọng. Đó là một khoảng rộng trong trái tim yêu dào dạt của các nhà thơ mới trong đó có Thế Lữ và Tế Hanh. Điểm 6: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên; văn viết có cảm xúc, hình ảnh; dẫn chứng phong
  • 6. 6 phú; phân tích sâu sắc; diễn đạt tốt, chữ viết sạch sẽ, rõ ràng. Điểm 4,5 Đáp ứng cơ bản các yêu cầu trên; văn viết có cảm xúc; dẫn chứng phong phú, diễn đạt tốt, chữ viết sạch sẽ, rõ ràng có thể còn một vài lỗi nhỏ về chính tả, diễn đạt. Điểm 3 Đáp ứng được khoảng một nửa số ý trên hoặc đủ ý nhưng dẫn chứng còn hạn chế, diễn đạt chưa tốt nhưng rõ ý; còn mắc một số lỗi dùng từ, chính tả, ngữ pháp. Điểm 1,2 Năng lực cảm nhận còn hạn chế; phân tích còn sơ sài; còn mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt. Điểm 0 Hoàn toàn lạc đề. ------------------------------------------------------------------------- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2011 – 2012 ----------------- Khóa ngày 06/11/2011 ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN LỚP 8 Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề) A. VĂN – TIẾNG VIỆT (6 điểm): Câu 1: (2,0 điểm) Qua ba văn bản truyện ký Việt Nam: “Trong lòng mẹ”, “Tức nước vỡ bờ” và “Lão Hạc”, em thấy có những đặc điểm gì giống và khác nhau ? Hãy phân tích để làm sáng tỏ. A. VĂN – TIẾNG VIỆT (6 điểm): Câu 1: (2,0 điểm) a. Giống nhau: (1,0 điểm) - Thời gian sáng tác: Cùng giai đoạn 1930 – 1945. - Phương thức biểu đạt: tự sự. - Nội dung: Cả 3 văn bản đều phản ánh cuộc sống khổ cực của con người trong xã hội đương thời chứa chan tinh thần nhân đạo. - Nghệ thuật: Đều có lối viết chân thực, gần gũi, sinh động. b. Khác nhau: (1,0 điểm) - Thể loại: Mỗi văn bản viết theo một thể loại: Trong lòng mẹ (Hồi kí), Lão Hạc (Truyện ngắn), Tức nước vỡ bờ (Tiểu thuyết) - Đều biểu đạt phương thức tự sự nhưng mỗi văn bản yếu tố miêu tả, biểu cảm có sự đậm nhạt khác nhau. - Mỗi văn bản viết về những con người với số phận và những nỗi khổ riêng.
  • 7. 7 PHÒNG GD-ĐT .Tp Buôn ma thuột THCS PHAN CHU TRINH THI THÔNG TIN PHÁT HIỆN HỌC SINH GIỎI LỚP 8 Năm học 2008- 2009 MÔN : NGỮ VĂN - Thời gian: 90 phút. Câu 2 ( 3 điẻm) Tiếng Việt Tục ngữ phương Tây có câu:” Im lặng là vàng”. Nhưng nhà thơ Tố Hữu lại viết: Khóc là nhục. Rên, hèn. Van, yếu đuối. Và dại khờ là những lũ người câm. Câu 1 (5 điểm) Văn bản a. Chép lại bản phiên âm bài thơ “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh b. Hoàn cảnh sáng tác? c. Nội dung chính của bài thơ? d. Em hãy kể tên một số bài thơ khác của Bác cũng nói về trăng. Trên đường đi như những bóng âm thầm. Nhận đau khổ mà gửi vào im lặng. ( Liên hiệp lại) Theo em , mỗi nhận xét trên đúng trong những trường hợp nào? Câu 3 ( 12 điểm) Tập làm văn Văn bản ” Thuế máu” là một thứ thuế dã man nhất, tàn bạo nhất của chính quyền thực dân đối với các nước thuộc địa , đồng thời thể hiện tấm lòng của Nguyễn Ái Quốc. Dựa vào sự hiểu biết của em về văn bản ấy , hãy làm sáng tỏ nhận định trên. ************************************
  • 8. 8 PHÒNG GD-ĐT .Tp Buôn ma thuột THCS PHAN CHU TRINH THI THÔNG TIN PHÁT HIỆN HỌC SINH GIỎI LỚP 8 Năm học 2008- 2009 MÔN : NGỮ VĂN - Thời gian: 90 phút. Câu 1: (5 điểm) a.Phiên âm: (1 điểm) Vọng nguyệt. Ngục trung vô tửu diệc vô hoa, Đối thử lương tiêu nại nhược hà? Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt, Nguyệt tòng song khích khán thi gia. ( Hồ Chí Minh) b. Hoàn cảnh sáng tác: Bác sáng tác bài thơ trong hoàn cảnh tù đày, vô cùng gian khổ, thiếu thốn- ngắm trăng qua song sắt nhà tù. (1 điểm) c. Nội dung: “Ngắm trăng” là bài thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc, cho thấy tình yêu thiên nhiên say đắm và phong thái ung dung của Bác ngay cả trong cảnh ngục tù cực khổ, tối tăm. (2,5 điểm) d. Rằm tháng giêng, Tin thắng trận, Cảnh khuya .... (0,5 điểm) Câu 2. ( 3 điểm) Cả hai nhận xét đều đúng, mỗi nhận xét đúng với mỗi hoàn cảnh khác nhau. ( 0,5 điểm) - “Im lặng là vàng” là im lặng để giũ bí mật nào đó thật cần thiết, im lặng thể hiện sự tôn trọng đối với người khác, im lặng để đảm bảo sự tế nhị trong giao tiếp. ( 1 điểm)
  • 9. 9 Nếu im lặng trước những bất công, sai trái , bạo ngược . .. thì đó là im lặng của sự hèn nhát. ( 0,5 điểm) - Còn im lặng trong câu thơ của Tố Hữu:” . . . Nhận đau khổ mà gửi vào im lặng” là sự im lặng cần thiết, sẵn sàng im lặng để chấp nhận gian khổ, hy sinh vì mục đích cao cả, vì lí tưởng cách mạng. ( 1 điẻm) Câu 3 ( 12 điểm) Yêu cầu: Học sinh cần xác định rõ về thể loại và phương thức làm bài đúng. - Thể loại chứng minh. - Nội dung: a. Làm sáng tỏ” thuế máu” là thứ thuế dã man, tàn bạo của chính quyền thực dân. Dựa vào ba phần của văn bản: + Thủ đoạn phỉnh nịnh của bọn thực dân để mộ lính ở các nước thuộc địa ( trước và khi có chiến tranh). + Thủ đoạn dùng vũ lực để bắt lính. + Sự bạc đãi, tráo trở của bọn thực dân sau khi kết thúc chiến tranh. b. Tấm lòng của tác gỉa Nguyễn Ái Quốc: + Vạch trần sự thực vớ tấm lòng của một người yêu nước. + Lời văn có vẻ khách quan nhưng vẫn chứa sự căm hờn, sự thương cảm. ĐIỂM: 12 điểm: Bài viết thể hiện sự hiểu biết sâu săc về văn bản. Biết cách diễn đạt văn chứng minh. Lời văn trôi chảy- không sai nhiều lỗi quan trọng. 10 điểm: Nêu được trọng tâm của đề- Biết cách chứng minh một vấn đề có liên quan đến văn bản. Biết cách diễn đạt- sai một số lỗi. 08 điểm: Hiểu nội dung bài, trình bày chưa rõ với phương thức chứng minh. Còn sai nhiều lỗi nhưng không đáng kể. 06 điểm – 04 điểm: Chưa hiểu cách trình bày- dừng lại kể sự việc. 02 điểm: Bài làm còn yếu, chưa xác định rõ. Lưu ý: Giáo viên khi chấm bài có thể linh động về nội dung và sự hiểu của học sinh khi trình bày bài viết.
  • 10. 10 ********************************** Đề thi học sinh giỏi huyện năm 2003 - 2004 Câu 1: Chỉ ra và phân tích giá trị biểu cảm của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau: '' Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chéo vội cã vượt trường giang Cánh buồn to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió'' (Sách Ngữ văn 8, tập 2) 1. Đoạn thơ trên trích ở bài thơ nào? Giới thiệu vài nét về tác giả, hoàn cảnh sáng tác bài thơ đó? 2. Nếu viết:''Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng.'' tổ hợp từ trên đã thành câu chưa? Vì sao? 3. Tìm 2 từ cùng trường nghĩa với từ ''Rướn'' trong câu thơ ''Rướn thân trắng bao la thâu góp gió''; so sánh sắc thái nghĩa của từ '' Rướn'' với các từ đó. 4. Trong đoạn thơ trên, tác giả đã sử dụng các biện pháp tu từ nào? Phân tích giá trị biểu cảm của các biện pháp tu từ đó. Câu 2: 1. Tóm tắt truyện ngắn '' Lão Hạc'' của nhà văn Nam Cao trong khoảng 10 câu. 2. Trình bày cảm nhận của em về cái chết của nhân vật Lão Hạc trong truyện đó. Câu 3: Em hãy viết bài thuyết minh về những đổi mới của quê hương để giới thiệu với các đoàn khách nhân dịp kỉ niệm 100 năm ngày sinh đồng chí Trần Phú - Tổng bí thư đầu tiện của Đảng. ************** Hết *************** Hướng dẫn chấm Câu 1: (6đ) 1. - Đoạn thơ trích ở bài '' Quê hương'' của nhà thơ Tế Hanh (0,5đ). - Nêu được những nét chính về tác giả, hoàn cảnh sáng bài thơ (SGK NV8) (1đ). 2. Chưa thành câu (0,5đ) Vì tổ hợp từ đó chỉ mới là thành phần trạng ngữ (0,5đ). 3. Tìm được 2 từ cùng trường nghĩa với từ '' Rướn'' (1đ).
  • 11. 11 So sánh được sắc thái nghĩa (rướn: cố vươn lên cao về phía trước) (1đ) 4. Biện pháp tu từ: so sánh ( Chiếc thuyền .... như con tuấn mã, cánh buồn gương to như mảnh hồn làng''(1đ). Phân tích giá trị biểu cảm của các biện pháp tu từ đó: (2đ) Câu 2: (7đ) 1. Tóm tắt: đủ các chi tiết chính của truyện trong khoảng 10 câu: (2đ). 2. Cảm nhận về cái chết của Lão Hạc: (5đ) - Thương Lão Hạc phải chết một cách đau đớn. (1,5đ) - Nguyên nhân cái chết của Lão Hạc: tự tìm đến cái chết vì không muốn sống vào số tiền dành dụm cho con; không muốn làm phiền mọi người.... (2đ). - Cái chết của Lão hạc ó ý nghĩa tố cáo xã hội cũ .....(1,5đ). - Ngoài các ý kiến trên, HS có thể nêu cảm nhận theo ý khác nhưng phải đảm bảo tính hợp lí. ( Cho điểm theo mức độ trên nếu bài viết không sa vào kể lại câu chuyện. Văn viết có cảm xúc, đúng ngữ pháp...). Câu 3: (7đ) Viết đúng kiểu bài thuyết minh. Đối tượng nghe đọc là khachs đến tham quan nhân dịp kỉ niệm 100 năm ngày sinh đồng chí Trần Phú. Nội dung thể hiện được sự đổi thay của quê hương(xã huyện): bộ mặt nông thôn mới, trường học, đường sá, nhà cửa, đồng ruộng, nhà máy.... Văn viết đúng ngữ pháp, diễn dạt mạch lạc, có hình ảnh, cảm xúc.... Phần mở bài; 1đ. Phần thân bài: 5đ Phần kết bài:1đ Ghi chú: Người chấm có thể linh động trong quá trình chấm theo hướng khuyến khích vai trò sáng tạo của HS trong viết bài và kĩ năng cảm thụ cũng như viết văn của HS PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO KỲ THI HSG LÊ QUÝ ĐÔN HÀM THUẬN BẮC ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN LỚP 8 Thời gian làm bài : 120 phút (không kể thời gian phát đề)
  • 12. 12 PHẦN I: Cảm thụ văn học CÂU 1: (2 điểm) Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau: “ Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang. Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…..” ( Quê Hương – Tế Hanh) CÂU 2 : (1 điểm) Phân tích giá trị biểu đạt của các từ : già, xưa, cũ trong những câu thơ sau : – Mỗi năm hoa đào nở Lại thấy ông đồ già – Năm nay đào lại nở, Không thấy ông đồ xưa. Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ ? (Trích Ông đồ - Vũ Đình Liên) PHẦN II: Bài làm văn (7 điểm) Bằng những hiểu biết về các văn bản truyện đã học ở chương trình Ngữ văn lớp 8, em hãy chứng minh rằng văn học của dân tộc ta luôn ca ngợi tình yêu thương giữa người với người. HẾT
  • 13. 13 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 8 Câu 1 : 2 điểm a. Yêu cầu chung: Học sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹp của đoạn thơ, biết cách trình bày dưới dạng một bài văn cảm thụ ngắn. b.Yêu cầu về nội dung: HS trình bày được các ý cơ bản sau: * Giới thiệu xuất xứ đoạn thơ: Tác giả - tác phẩm, vị trí của đoạn thơ.(0.5 đ) - Hình ảnh con thuyền và cánh buồm được miêu tả với nhiều sáng tạo. * So sánh con thuyền với tuấn mã cùng với các từ : “ Hăng”, “ Phẳng”, “ Vượt” đã diễn tả khí thế dũng mãnh của con thuyền đè sóng ra khơi, (0.5đ) - Con thuyền cũng trẻ trung, cường tráng như những trai làng ra khơi đánh cá phấn khởi tự tin. * Hình ảnh “ Cánh buồm” trắng căng phồng, no gió ra khơi được so sánh với mảnh hồn làng” sáng lên với vẻ đẹp lãng mạn với nhiều liên tưởng thú vị.(0.5đ) * Đó là tình quê, tình yêu làng trong sáng của Tế Hanh.(0.5đ) Câu 2 : 1 điểm _ Các từ già, xưa,cũ trong các câu thơ đã cho cùng một trường từ vựng,cùng chỉ một đối tượng : ông đồ (0,25điểm). _ Già – cao tuổi , vẫn sống – đang tồn tại. Xưa- đã khuất - thời quá khứ trái nghĩa với nay. Cũ - gần nghĩa với xưa, đối lập vối mới- hiện tại. (0,25điểm) _ Ý nghĩa của các cách biểu đạt đó : Qua những từ này khiến cho người đọc cảm nhận được sự vô thường, biến đổi, nỗi ngậm ngùi đầy thương cảm trước một lớp người đang tàn tạ : ông đồ ( 0,5 điểm) 1.Yêu cầu cần đạt : a. Thể loại : Sử dụng thao tác lập luận chứng minh.HS cần thực hiện tốt các kĩ năng làm văn nghị luận đã được học ở lớp 7 và lớp 8 : dựng đoạn, nêu và phân tích dẫn chứng,vận dụng kết hợp đưa các yếu tố miêu tả, tự sự và biểu cảm vào bài văn nghị luận. b. Nội dung : Văn học của dân tộc ta luôn đề cao tình yêu thương giữa người với người. _ HS cần nắm vững nội dung ý nghĩa và tìm dẫn chứng phù hợp với nội dung vấn đề cần giải quyết. _ Hệ thống các dẫn chứng tìm được sắp xếp theo từng phạm vi nội dung, tránh lan man, trùng lặp.
  • 14. 14 _ Dẫn chứng lấy trong các văn bản truyện đã học ở chương trình Ngữ văn 8,chủ yếu là phần văn học hiện thực. c. Về hình thức : Bài viết có bố cục chặt chẽ, đủ ba phần ; dẫn chứng chính xác ; văn viết trong sáng, có cảm xúc ; không mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt ; trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng. *Dàn ý tham khảo : a) Mở bài : _ Có thể nêu mục đích của văn chương ( văn chương hướng người đọc đến với sự hiểu biết và tình yêu thương) _ Giới thiệu vấn đề cần giải quyết. b)Thân bài : Tình yêu thương giữa người với người thể hiện qua nhiều mối quan hệ xã hội . _ Tình cảm xóm giềng : + Bà lão láng giềng với vợ chồng chị Dậu ( Tức nước vỡ bờ- Ngô Tất Tố). + Ông giáo với lão Hạc( Lão Hạc – Nam Cao). _ Tình cảm gia đình : + Tình cảm vợ chồng : Chị Dậu ân cần chăm sóc chồng chu đáo, quên mình bảo vệ chồng (Tức nước vỡ bờ - Ngô Tất Tố). + Tình cảm cha mẹ và con cái : • Người mẹ âu yếm đưa con đến trường ( Tôi đi học- Thanh Tịnh) ; Lão Hạc thương con (Lão Hạc- Nam Cao). • Con trai lão Hạc thương cha ( Lão Hạc- Nam Cao) ; bé Hồng thông cảm, bênh vực, bảo vệ mẹ (Trong lòng mẹ- Nguyên Hồng). c)Kết bài : Nêu tác dụng của văn chương ( khơi dậy tình cảm nhân ái cho con người để con người sống tốt đẹp hơn). 2. Thang điểm : _ Điểm 6-7 : Đạt được các yêu cầu về nội dung và hình thức nêu trên. _ Điểm 4-5 : Đạt được các yêu cầu cơ bản về nội dung và hình thức nêu trên (chứng minh luận điểm rõ ràng - nổi bật trọng tâm, sắp xếp hợp lí, dẫn chứng chính xác) _ Các thang điểm khác : Tùy theo mức độ đạt được của bài viết, người chấm vận dụng linh hoạt nội dung hướng dẫn chấm để ghi điểm phù hợp. * Lưu ý : Điểm toàn bài tính đến số thập phân 0,25.
  • 15. 15 PHÒNG GD&ĐT ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8 NGA SƠN Năm học 2010-2011 Môn thi: Ngữ văn Thời gian làm bài :150 phút ( Không kể thời gian giao đề) SBD:…… Ngày thi: 16 tháng 4 năm 2011 ĐỀ BÀI Câu 1: ( 2 điểm ) Em hãy giải thích nhan đề “ Tức nước vỡ bờ ” ( trích “ Tắt đèn ” của nhà văn Ngô Tất Tố- Ngữ văn 8, tập 1) Câu 2: ( 2 điểm ) Trong truyện ngắn Lão Hạc của nhà văn Nam Cao ( Ngữ văn 8, tập 1), nếu bỏ chi tiết Lão Hạc tự tử bằng bả chó thì giá trị nghệ thuật của tác phẩm có bị giảm sút không ? Vì sao ? Câu 3: ( 3 điểm ) Có ý kiến cho rằng: Ý thức dân tộc trong đoạn trích “ Nước Đại Việt ta” là sự tiếp nối và phát triển ý thức dân tộc trong bài thơ “ Sông núi nước Nam ”. Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 10 đến 15 câu để làm rõ ý kiến trên. Câu 4: (5 điểm) Từ ý nghĩa của câu văn: “ Giữa một vùng sỏi đá khô cằn, có những loài cây vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp.” Em hãy viết một bài văn ngắn- một bức thông điệp gửi đến các bạn học sinh Nhật Bản là nạn nhân của động đất và sóng thần ngày 11 tháng 3 năm 2011 vừa qua. ( Bài viết không quá một trang giấy thi.) Câu 5: (8 điểm) Cảm nhận của em về cuộc đời và tính cách người nông dân xã hội cũ qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố và truyện ngắn Lão Hạc của Nan Cao. Đề chính thức
  • 16. 16 Đề thi gồm có 01 trang PHÒNG GD&ĐT HƯỚNG DẪN CHẤM NGA SƠN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8 Năm học: 2010-2011 Môn thi: Ngữ văn Đáp án gồm có 02 trang Câu I: (2 điểm) - Đặt tên cho đoạn trích là Tức nước vỡ bờ rất thoả đáng. Nhan đề này cho thấy đầy đủ ý nghĩa của văn bản. ( 0,5 điểm) - Người nông dân lao động vốn hiền lành nhẫn nhục nhưng nếu bị đẩy đến cùng tất sẽ Tức nước vỡ bờ, họ sẽ vùng lên kháng cự, không chút run sợ. Hành động vùng lên đánh bại cai lệ và tên người nhà lý trưởng của chi Dậu ở đây tuy liều lĩng, cô độc và tự phát nhưng đã thể hiện được sức mạnh tiềm tàng, tinh thần kiên cường của người nông dân Việt Nam nói chung, người phụ nữ Việt Nam nói riêng, Chính hành động ấy phản ánh một quy luật xã hội là Tức nước vỡ bờ. Ở đâu có áp bức ở đó có đấu tranh. ( 1,5 điểm) Câu II: ( 2 điểm) 1.Yêu cầu về hình thức: Yêu cầu học sinh trình bày dưới dạng một văn bản ngắn hoặc một đoạn văn tương đối hoàn chỉnh ( 0,5 điểm) 1. Yêu cầu về nội dung: - Chi tiết lão Hạc tự tử bằng bả chó là một chi tiết quan trọng góp phần tạo nên đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm. (0,5 điểm) - Nếu không có chi tiết này thì việc kết thúc truyện sẽ mất tính bất ngờ và không trở thành một sự kiện để Ông giáo đưa ra những suy ngẫm của mình. ( 0,5 điểm) Đề chính thức
  • 17. 17 - Đó là cái chết khiến người đọc xót xa trước thân phận của con người, kính trọng những nhân cách cao đẹp như lão Hạc. ( 0,5 điểm) Câu III. ( 3 điểm) 1. Yêu cầu về hình thức: Là một đoạn văn tương đối hoàn chỉnh ( 0,5 điểm) 2. Yêu cầu về nội dung: - Bài thơ Sông núi nước Nam được coi như bản tuyên ngôn đầu tiên của dân tộc ta. Trong bài thơ này, ý thức của dân tộc được xác định dựa trên các yếu tố lãnh thổ và chủ quyền (Sông núi nước Nam vua Nam ở/Rành rành định phận tại sách trời)(1 đ) - Trong đoạn trích Nước Đại Việt ta, Nguyễn Trãi đã đưa ra những yếu tố căn bản sau để xác định độc lập, chủ quyền của dân tộc: ( 1 điểm) + Nền văn hiến lâu đời ( Vốn xưng nền văn hiến đã lâu ) + Cương vực lãnh thổ ( Núi sông bờ cõi đã chia ) + Phong tục tập quán riêng ( Phong tục Bắc Nam cũng khác ) + Lịch sử riêng, chế độ riêng ( Từ Triệu, Đinh..cùng Hán, Đường…) Như vậy, ý thức dân tộc trong Nước Đại Việt ta vừa có sự kế thừa ( lãnh thổ, chủ quyền ), vừa có sự phát triển cho hoàn chỉnh hơn, toàn diện hơn ( văn hiến, phong tục, lịch sử ). ( 0,5 điểm) Câu IV. ( 5 điểm) 1. Yêu cầu về kỹ năng trình bầy: Đảm bảo một bài văn nghị luận kết hợp tự sự, biểu cảm, có bố cục rõ ràng, hành văn trôi chảy, văn viết giầu tình cảm, chữ viết rõ ràng, cẩn thận, ít sai lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt. ( 0,5 điểm) 2. Yêu cầu về kiến thức: - Giải thích ý nghĩa câu văn, lấy đó làm thông điệp gửi đến các bạn học sinh Nhật Bản – nạn nhân của động đất và sóng thần… + Giữa một vùng sỏi đá khô cằn…thật đẹp: Đây là sự thích nghi của vạn vật, đối với môi trường sống. ( 0,5 điểm) + Câu văn mang nghĩa ẩn dụ: Sự lạc quan, niềm tin của con người khi sống trong những điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt. Đó cũng là nghị lực, sự trỗi dậy, vươn lên lhắc phục khó khăn trở ngại trong cuộc sống. ( 0,5 điểm) - Nêu những hiểu biết của bản thân về đất nước Nhật Bản và trận động đất, sóng thần tại đất nước Hoa anh đào ngày 11 tháng 3 năm 2011 vừa qua. ( 0,5 điểm)
  • 18. 18 - Tình cảm và thái độ của bản thân khi chứng kiến trước những mất mát to lớn cả vật chất và tinh thần của nhân dân Nhật Bản nói chung, các bạn học sinh Nhật Bản nói riêng qua trận động đất và sóng thần. ( 1 điểm) - Động viên, khích lệ tinh thần cho các bạn học sinh Nhật Bản: lạc quan, tin tưởng vào ý chí và nghị lực của chính các bạn, của dân tộc Nhật Bản. ( 1 điểm) - Tích cực ủng hộ và vận động bạn bè cũng như cộng đồng chung tay giúp đỡ các bạn học sinh và nhân dân Nhật Bản trong lúc khó khăn hoạn nạn, để xoa dụi nỗi mất mát, đau thương vừa qua. ( 1 điểm) Lưu ý chung - Giáo viên căn cứ vào mức độ hiểu biết và tình cảm của học sinh trong bài làm để cho điểm phù hợp. Câu V. ( 8 điểm) 1. Yêu cầu về kỹ năng trình bầy: Đây là dạng bài tổng hợp, yêu cầu bài viết có bố cục rõ ràng, hành văn trôi chảy, chữ viết mạch lạc, cẩn thận, ít sai lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt. ( 1 điểm) 2. Yêu cầu về kiến thức: - Từ đoạn trích Tức nước vỡ bờ và truỵen ngắn Lão Hạc, người đọc thấy được tình cảnh túng quẫn, nghèo khổ cùng đường của tầng lớp nông dân bần cùng trong xã hội thực đân nửa phong kiến. ( 2 điểm) - Lấp lánh trong từng trang văn ấy là vẻ đẹp tâm hồn cao quý, lòng tận tuỵ hy sinh vì người thân ruột thịt của con người lam lũ, cùng khổ nhưng rất đáng kính trọng ấy. ( 2 điểm) - Khẳng định: Nếu vẻ đẹp tâm hồn của chị Dậu là sức mạnh của tình yêu thương, của tiềm năng phản kháng thì vẻ đẹp của lão Hạc là vẻ đẹp của nhân cách, của hoa sen nở cánh trong bùn, của con cò lộn cổ xuống ao dù chết cũng muốn chết trong sạch. ( 3 điểm) Lưu ý chung
  • 19. 19 * Khuyến khích những bài có những ý tưởng sáng tạo, những phát hiện độc đáo mà hợp lý, có sức thuyết phục, bài viết có cá tính, giọng điệu, cảm xúc riêng.
  • 20. 20
  • 21. 21
  • 22. 22
  • 23. 23
  • 24. 24
  • 25. 25
  • 26. 26
  • 27. 27
  • 28. 28 ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2012 - 2013 MÔN: NGỮ VĂN- LỚP 8 (Thời gian làm bài 120 phút không kể giao đề) (Đề thi gồm 01 trang) Câu 1. (2,0 điểm): Người xưa nói " Thi trung hữu họa". Em hãy viết đoạn văn quy nạp làm sáng tỏ điều ấy qua bộ tranh tứ bình trong bài "Nhớ rừng" của Thế Lữ. Câu 2. (3,0 điểm): Ngạn ngữ Hi Lạp có câu: "Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả lại ngọt ngào". Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy nói rõ quan niệm của em về vấn đề này. Câu 3. (5,0 điểm): ĐỀ CHÍNH THỨC
  • 29. 29 " Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹp Ánh đèn tỏa rạng mái đầu xanh Vần thơ của Bác vần thơ thép Mà vẫn mênh mông bát ngát tình". (Hoàng Trung Thông) Em hiểu thế nào về chất thép, chất tình trong đoạn thơ trên? Bằng hai bài thơ "Ngắm trăng", "Đi đường" trong tập "Nhật kí trong tù" của Hồ Chí Minh em hãy làm sáng tỏ vấn đề đó. ...... Hết ..... Họ tên thí sinh:……………………………………Số báo danh:…………………... Chữ kí giám thị 1: …………………… Chữ kí giám thị 2:………………………… HƯỚNG DẪN CHẤM HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2012 - 2013 Môn : Ngữ Văn - Lớp 8 Câu Yêu cầu cần đạt Điểm Câu 1 (2 điểm) *Yêu cầu về kĩ năng: học sinh trình bày thành đoạn văn quy nạp. * Yêu cầu về kiến thức: - "Thi trung hữu họa" - Trong thơ có tranh. Thế Lữ bằng chất liệu ngôn ngữ đã vẽ nên bộ tranh tứ bình về "chúa sơn lâm" khá hoàn hảo. + " Nào đâu ... trăng tan" : Cảnh đêm trăng trên dòng suối đại ngàn. Hổ no mồi say sưa ngắm cảnh đẹp huyền ảo. + " Đâu những ngày ... đổi mới": Cảnh mưa rung chuyển đại ngàn. Hổ lặng ngắm giang sơn đổi mới. +" Đâu những bình minh ... tưng bừng" : bình minh tinh khôi, mới mẻ. Hổ vẫn ngủ "tưng bừng" khi mọi vật đã thức dậy. + " Đâu những chiều ... gay gắt": Hổ là mãnh thú uy nghi đợi màn đêm buông xuống, nó sẽ là chúa tể của muôn loài. - Nghệ thuật: phối cảnh hài hòa, bố cục thẩm mĩ, đường nét thanh tao, gam màu chuẩn xác, kết hợp với các phép tu từ: điệp ngữ, ẩn dụ, nhân hóa, câu hỏi tu từ ... tạo 0,5 đ 0.25đ 0.25 đ 0.25 đ 0.25 đ 0.5 đ
  • 30. 30 nên bộ tranh bằng ngôn ngữ độc đáo, đặc sắc. * Lưu ý: Trong trường hợp học sinh không viết thành đoạn văn quy nạp thì giám khảo trừ 0,5 điểm. Câu 2 (3 điểm) *Yêu cầu về kĩ năng: học sinh trình bày thành bài văn nghị luận giải thích kết hợp trình bày quan điểm của bản thân. * Yêu cầu về kiến thức: a. Ý nghĩa câu ngạn ngữ: - Câu ngạn ngữ có phép ẩn dụ: chùm rễ đắng cay, hoa quả ngọt ngào- tạo nên nghĩa hàm súc, cô đọng. - Học vấn được hiểu là trình độ hiểu biết của người có học. - Con đường đi tới học vấn đầy khó khăn, gian khổ (những chùm rễ đắng cay). - Học vấn mang lại niềm vui và hạnh phúc cho con người (hoa quả ngọt ngào). - Phải nhìn thấy cả hai mặt của vấn đề và cần xác định rõ chỉ có không ngại khó, chúng ta mới có thể thành công trong học tập. b. Khẳng định chân lí trong câu ngạn ngữ: - Có học vấn thì con người mới có đủ khả năng làm chủ thiên nhiên, làm chủ xã hội, nhất là làm chủ vận mệnh của mình. Trên cơ sở ấy, đời sống vật chất và tinh thần mới được nâng cao. - Muốn có học vấn cao phải nỗ lực không ngừng. Lao động trí óc vất vả, phải lao tâm khổ trí. - Cần có thái độ khó khăn mấy cũng không lùi bước. Thắng không kiêu, bại không nản. - Tấm gương tiêu biểu vượt khó trong học tập: Bác Hồ nghiêm túc trong học tập nên đã đạt tới trình độ học vấn cao, giáo sư Ngô Bảo Châu đạt giải toán học lừng danh trên thế giới, các thủ khoa trong các đợt thi vào đại học hàng năm...Lấy dẫn chứng trong học tập và rèn luyện của bản thân, của những người mà mình biết để làm sáng tỏ thêm chân lí trong câu ngạn ngữ trên. c. Mở rộng và nâng cao (bày tỏ quan điểm): - Học vấn không chỉ là tri thức mà còn bao gồm cả việc rèn luyện tư tưởng, tình cảm, đạo đức, nhân cách cao quý. Để đạt được những điều đó, chúng ta cần cố gắng rất
  • 31. 31 nhiều. Từ bỏ một thói xấu, làm một việc tốt cũng cần phải đấu tranh với bản thân, vượt qua khó khăn, thử thách. - Không phải khi nào trong quá trình học tập cay đắng cũng đến trước, ngọt ngào đến sau. Trong học tập nhiều lúc vừa có nỗi khổ vừa có niềm vui. Khi đã ham học, chăm học thì sự say mê sẽ làm ta quên cả mệt nhọc. Những lúc đó, kết quả học tập đạt được sẽ rất cao. * Tiêu chuẩn cho điểm câu 2: - Điểm 3: Bài viết đảm bảo đầy đủ yêu cầu về kiến thức và kĩ năng. Lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc sảo, dẫn chứng hợp lí, tiêu biểu. - Điểm 2: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, diễn đạt mạch lạc, luận điểm rõ ràng. - Điểm 1: Bài viết còn sơ sài, mắc một số lỗi về câu, từ, chính tả. - Điểm 0: Không làm bài hoặc làm sai lạc hoàn toàn với yêu cầu của đề bài. Giám khảo cho điểm linh hoạt các điểm lẻ còn lại. Câu 3 (5 điểm) a. Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận giải thích vấn đề gợi ra từ một câu tục ngữ; kết hợp bày tỏ quan điểm của bản thân. - Lí lẽ, dẫn chứng tiêu biểu, bố cục hợp lí; diễn đạt rõ ràng, mạch lạc. b. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh nêu được những ý sau: * Giải thích: - Thép: Tinh thần "thép" vượt lên trên hoàn cảnh; sự tự do về mặt tinh thần, tinh thần lớn lao, cao cả; lạc quan tin tưởng vào thắng lợi của cách mạng. - Tình: vẻ đẹp tâm hồn nghệ sĩ nhạy cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên, yêu thiên nhiên tha thiết, mãnh liệt. * Chứng minh: h/s có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song đảm bảo các ý sau: - Bài "Ngắm trăng": + Thép là cuộc vượt ngục về mặt tinh thần, lạc quan yêu đời. + Tình: yêu trăng, băn khoăn, bối rối không biết lấy gì để thưởng trăng, cho xứng với vẻ đẹp có trăng; trăng và thi nhân có cuộc giao cảm độc đáo... - Bài "Đi đường". + Thép: vượt lên trên hoàn cảnh gian khó của quãng đường đèo núi khi bị giải từ nhà lao này đến nhà lao khác.
  • 32. 32 + Tình: mãn nguyện với cảnh đẹp thiên nhiên mở ra khi lên đến đỉnh cao nhất. + Lớp nghĩa ẩn dụ bộc lộ chất thép: tin tưởng vào thắng lợi to lớn của cách mạng sau khi trải qua muôn vàn khó khăn, thử thách... * Đánh giá: - Chất thép chất tình hòa quyện trong thơ Bác, có mối quan hệ độc đáo. Đó cũng là vẻ đẹp "chiến sĩ" và "thi sĩ" trong thơ Bác. (Đan xen phân tích giá trị nghệ thuật của hai bài thơ) * Tiêu chuẩn cho điểm câu 3: - Điểm 5: Bài viết đảm bảo đầy đủ yêu cầu về kiến thức và kĩ năng, sử dụng lí lẽ, dẫn chứng hợp lí, tiêu biểu. Xây dựng hệ thống luận điểm rõ ràng, văn viết có cảm xúc. - Điểm 4: Đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về kiến thức, còn một số lỗi sai về dùng từ, câu, chính tả. - Điểm 3: Làm đúng bài văn nghị luận song chưa sử dụng được nhiều lí lẽ, dẫn chứng sắc sảo, diễn đạt khá. - Điểm 2: Bài văn nghị luận còn sơ sài, còn mắc một số lỗi về câu, từ, chính tả. - Điểm 1: Trình bày sơ sài, chưa biết phân tích, nhận xét, đánh giá… - Điểm 0: Không làm bài hoặc làm sai lạc hoàn toàn với yêu cầu của đề bài. Giám khảo cho điểm linh hoạt các điểm lẻ còn lại. ----------------Hết-----------------