SlideShare a Scribd company logo
1 of 88
Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết
https://thuviendethi.org/
Chủ đề: SỰ ĐA DẠNG CỦA CHẤT
Nội dung:
SỰ ĐA DẠNG - CÁC THỂ CỦA CHẤT. TÍNH CHẤT CỦA
CHẤT
LÝ THUYẾT
 1. Vật thể tự nhiên là vật có sẵn trong tự nhiên
Vật thể tự nhiên Vật thể nhân tạo
Là những vật thể có sẵn trong tự nhiên
Là những vật thể do con người tạo ra để phục vụ
cuộc sống
Vật hữu sinh Vật vô sinh
Là vật thể có đặc trưng sống Là vật thể không có đặc trưng sống
 2. Các thể của chất: gồm rắn, lỏng, khí
Thể rắn Thể lỏng Thể khí
Các hạt liên kết chặt chẽ; có
hình dạng và thể tích xác định;
rất khó bị nén.
Các hạt liên kết không chặt chẽ; có
hình dạng không xác định, có thể
tích xác định; khó bị nén.
Các hạt chuyển động tự do; có
hình dạng và thể tích không xác
định; dễ bị nén.
Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết
https://thuviendethi.org/
Chất lỏng dễ chảy, có hình dạng của vật chứa nó. Chất khí dễ lan tỏa, chiếm toàn bộ
hình dạng vật chứa.
Thầy cô có nhu cầu cần trọn bộ đầy đủ chuyên đề bài tập 1500 trang và 199 đề kiểm tra
KHTN 6 liên hệ Facebook:Thầy Hoàng Oppa hoặc Zalo: 0932.99.00.90
 3. Tính chất của chất
Tính chất vật lý: Những tính chất đo được, hoặc cảm nhận được bằng giác quan và những
biến đổi không xuất hiện chất mới.
Gồm: thể (rắn, lỏng, khí), màu sắc, mùi vị, hình dạng, kích thước, khối lượng riêng, tính tan
trong nước hoặc chất lỏng khác, tính nóng chảy, sôi của một chất, tính dẫn điện, dẫn nhiệt.
Tính chất hóa học: là sự biến đổi một chất tạo ra chất mới.
Gồm khả năng cháy, khả năng bị phân hủy, khả năng tác dụng được với chất khác.
Sự chuyển thể của chất
Sự nóng chảy: Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.
Sự sôi: Sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí diễn ra trong lòng hoặc bề mặt chất lỏng.
Sự bay hơi: Sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí.
Sự ngưng tụ: Sự chuyển từ thể khí sang thể lỏng.
Sự đông đặc: Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.
Ở điều kiện thích hợp, chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác. Sự nóng chảy, sôi,
đông đặc xảy ra tại nhiệt độ xác định. Sự bay hơi và ngưng tụ xảy ra tại mọi nhiệt độ.
Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết
https://thuviendethi.org/
Thầy cô có nhu cầu cần trọn bộ đầy đủ chuyên đề 1500 trang và 199 đề kiểm tra KHTN 6 liên
hệ Facebook:Thầy Hoàng Oppa hoặc Zalo: 0932.99.00.90
BÀI TẬP
Câu 1. Đặc điểm cơ bản để phân biệt vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo là
A. vật thể nhân tạo đẹp hơn vật thể tự nhiên.
B. vật thể nhân tạo do con người tạo ra.
C. vật thể tự nhiên làm từ chất, còn vật thể nhân tạo làm từ vật liệu.
D. vật thể tự nhiên làm từ các chất trong tự nhiên, vật thể nhân tạo làm từ các chất nhân
tạo.
Đáp án B
Câu 2. Đặc điểm cơ bản để phân biệt vật thể vô sinh và vật thể hữu sinh là
A. vật thể vô sinh không xuất phát từ cơ thể sống, vật thể hữu sinh xuất phát từ cơ thể
sống.
B. vật thể vô sinh không có các đặc điểm như trao đổi chất và năng lượng, sinh trưởng và
phát triển, sinh sản, cảm ứng, còn vật thể hữu sinh có các đặc điểm trên.
C. vật thể vô sinh là vật thể đã chết, vật thể hữu sinh là vật thể còn sống.
D. vật thể vô sinh là vật thể không có khả năng sinh sản, vật thể hữu sinh luôn luôn sinh
sản.
Đáp án B
Câu 3. Vật thể tự nhiên là
A. Ao, hồ, sông, suối.
B. Biển, mương, kênh, bể nước.
C. Đập nước, máng, đại dương, rạch.
D. Hồ, thác, giếng, bể bơi.
Đáp án A
Câu 4. Vật thể nhân tạo là
A. Cây lúa.
B. Cái cầu.
C. Mặt trời.
D. Con sóc.
Câu 5. Tất cả các trường hợp nào sau đây đều là chất?
A. Đường mía, muối ăn, con dao.
B. Con dao, đôi đũa, cái thìa nhôm.
C. Nhôm, muối ăn, đường mía.
D. Con dao, đôi đũa, muối ăn.
Đáp án C
Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết
https://thuviendethi.org/
Câu 6. Một số chất khí có mùi thơm toả ra từ bông hoa hồng làm ta có thể ngửi thấy mùi hoa
thơm. Điều này thể hiện tính chất nào của thể khí?
A. Dễ dàng nén được.
B. Không có hình dạng xác định.
C. Có thể lan toả trong không gian theo mọi hướng.
D. Không chảy được.
Đáp án C
Câu 7. Em hãy kể tên 4 chất ở thể rắn, 4 chất ở thể lỏng, 4 chất ở thể khí (ở điều kiện thường)
mà em biết.
Đáp án
4 chất ở thể rắn như: Muối ăn, đường, nhôm, đá vôi;
4 chất ở thể lỏng như: cồn, nước, dầu ăn, xăng;
4 chất ở thể khí như: khí oxygen, khí nitrogen, khí carbon dioxide, hơi nước.
Câu 8. Cho các từ sau: vật lí; chất; sự sống; không có; rắn, lỏng, khí; tự nhiên/ thiên nhiên;
tính chất; thể/ trạng thái; vật thể nhân tạo. Hãy chọn từ/ cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống
trong các câu sau:
a) Các chất có thể tổn tại ở ba (1)….. cơ bản khác nhau, đó là (2)…..
b) Mỗi chất có một số (3)..... khác nhau khi tồn tại ở các thể khác nhau.
c) Mọi vật thể đều do (4)..... tạo nên. Vật thể có sẵn trong (5)..... được gọi là vật thể tự nhiên;
Vật thể do con người tạo ra được gọi là (6)...
d) Vật hữu sinh là vật có các dấu hiệu của (7)…... mà vật vô sinh (8)…...
e) Chất có các tính chất (9)…... như hình dạng, kích thước, màu sắc, khối lượng riêng, nhiệt
độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, tính cứng, độ dẻo.
f) Muốn xác định tính chất (10)…... ta phải sử dụng các phép đo.
Đáp án
a) Các chất có thề tổn tại ở ba (1) thể/ trạng thái cơ bản khác nhau, đó là (2) rắn, lỏng, khí.
b) Mỗi chất có một số (3) tính chất khác nhau khi tổn tại ở các thề khác nhau.
c) Mọi vật thể đểu do (4) chất tạo nên. Vật thể có sẵn trong (5) tự nhiên/ thiên nhiên được gọi
là vật thể tự nhiên; Vật thê’ do con người tạo ra được gọi là (6) vật thể nhân tạo.
d) Vật hữu sinh là vật có các dấu hiệu của (7) sự sống mà vật vô sinh (8) không có.
e) Chất có các tính chất (9) vật lí như hình dạng, kích thước, màu sắc, khối lượng riêng, nhiệt
độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, tính cứng, độ dẻo.
f) Muốn xác định tính chất (10) vật lí ta phải sử dụng các phép đo.
Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết
https://thuviendethi.org/
Câu 9. Chất có ở khắp nơi. Ở đâu có vật thể, ở đó có chất. Em hãy nghiên cứu các vật thể sau
và cho biết chất chính tạo nên các vật thể đó.
STT Vật thể Chất
1
Tủ quần áo
2
Lốp xe ô tô
3
Móc treo
4
Dây điện
5
Đồ gia dụng
6
Cốc
Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết
https://thuviendethi.org/
7
Bút chì
Đáp án
STT Vật thể Chất
1 Tủ quần áo Cellulose
2 Lốp xe ô tô Cao su
3 Móc treo Nhôm (Alluminium)
4 Dây điện Đồng (Copper) và chất dẻo
5 Đồ gia dụng Chất dẻo
6 Cốc Thủy tinh
7 Bút chì Carbon (than chì) và cellulose
Thầy cô có nhu cầu cần trọn bộ đầy đủ chuyên đề 1500 trang và 199 đề kiểm tra KHTN 6 liên
hệ Facebook:Thầy Hoàng Oppa hoặc Zalo: 0932.99.00.90
Câu 10. Hãy gọi tên vật thể, tên chất trong các hình ảnh dưới đây:
Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4
Đáp án
Hình 1: Vật thể là cái vỏ bút bi, chất là nhựa.
Hình 2: Vật thể là cái cốc, chất là thuỷ tinh.
Hình 3: Vật thể là cái lưỡi dao, chất là sắt.
Hình 4: Vật thể là cái lốp xe, chất là cao su.
Câu 11. Hãy phân biệt những từ in nghiêng chỉ vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo hay chất
trong các câu sau:
1. Trong quả chanh có nước, citric acid và một số chất khác.
2. Cốc bằng thủy tinh dễ vỡ hơn so với cốc bằng chất dẻo.
3. Thuốc đầu que diêm được trộn một ít sulfur.
4. Quặng apatit ở Lào Cai có chứa calcium phosphate với hàm lượng cao.
5. Bóng đèn điện được chế tạo từ thủy tinh, đồng và tungsten.
Đáp án
Vật thể tự nhiên Vật thể nhân tạo Chất
Chanh Nước, citric acid
Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết
https://thuviendethi.org/
Cốc Thủy tinh, chất dẻo
Que diêm sulfur
Quặng Calcium phosphate
Bóng đèn điện Thủy tinh, đồng, tungsten
Câu 12. Mỗi chất có một tính chất nhất định. Em hãy điền trạng thái rắn, lỏng, khí cho các
chất sau đây ở điều kiện thường.
Chất Rắn Lỏng Khí
Nước
Thủy tinh
Cacbonic
Giấm
Chất dẻo
Cồn / (rượu etylic)
Nhôm
Oxi
Sắt
Muối ăn
Dầu ăn (Chất béo)
Đáp án
Chất Rắn Lỏng Khí
Nước x
Thủy tinh x
Cacbonic x
Giấm x
Chất dẻo x
Cồn (Rượu etylic) x
Nhôm x
Oxi x
Sắt x
Muối ăn x
Dầu ăn (Chất béo) x
Câu 13. Điền từ vào chỗ trống:
a) Trên trái đất, nước tồn tại ở các thể …. (1) … Nước ở sông, hồ, đại dương, ở thể …(2) …
Ở thể này, nước có khả năng … (3) … nên có thể chảy từ sông vào biển. Ở thể …(4) …, nước
không có hình dạng cố định. Khi nước ở thể …(5) …, nó có... (6) … và …(7) … Do đó khi
bị đóng băng, nước sông sẽ không thể chảy ra biển. Ta có thể đi trên mặt sông đóng băng.
b) Nhiệt độ nóng chảy của thiếc là 232o
C. Khi làm nguội thiếc lỏng đến …(8) …, thiếc sẽ
đông đặc. Ở nhiệt độ phòng, thiếc ở thể …(9) …
Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết
https://thuviendethi.org/
c) Nhiệt độ sôi của thủy ngân là -39o
C. Ở nhiệt độ phòng, thủy ngân ở thể …(10) …
Đáp án
a) (1) lỏng; (2) lỏng; (3) chảy tràn trên bề mặt; (4) khí;
(5) rắn; (6) hình dạng cố định; (7) không chảy lan;
b) (8) 232o
C; (9) rắn;
c) (10) lỏng.
Thầy cô có nhu cầu cần trọn bộ đầy đủ chuyên đề 1500 trang và 199 đề kiểm tra KHTN 6 liên
hệ Facebook:Thầy Hoàng Oppa hoặc Zalo: 0932.99.00.90
Câu 14. Giải thích các hiện tượng thực tế theo các đặc điểm thể của chất
a) Tại sao vật liệu dùng xây nhà, làm cầu đường ở thể rắn?
b) Tại sao vận chuyển dầu thô (thể lỏng) từ biển vào đất liền bằng cách đóng thùng?
c) Tại sao bơm được nước qua đường ống dẫn?
d) Tại sao mở lọ nước hoa chúng ta có thể ngửi thấy mùi nước hoa ở các phía khác nhau?
e) Tại sao có thể rèn luyện con dao (bằng sắt) rất mảnh và sắc?
f) Tại sao người thợ có thể tạo ra các đồ thủy tinh có hình thù khác nhau?
g) Tại sao ta có thể đi trên mặt nước bị đóng băng?
Đáp án
a) Vật liệu xây nhà ở thể rắn vì đặc điểm của thể rắn là có hình dạng cố định và không bị nén.
b) Dầu thô đóng thùng do đặc điểm của thể lỏng là không có hình dạng xác định.
c) Nước từ nhà máy nước được dẫn đến các hộ dân qua các đường ống thể hiện tính chất chảy
và lan truyền được của chất ở thể lỏng.
d) Khi mở lọ nước hoa, một lát sau có thể ngửi thấy mùi nước hoa. Điều này thể hiện khả
năng lan toả trong không gian theo mọi hướng của chất ở thể khí.
e) Do chất sắt có thể ở cả thể rắn và lỏng.
f) Do chất thủy tinh có thể ở cả thể rắn và lỏng.
g) Vì nước đóng băng ở thể rắn có hình dạng cố định và không bị nén.
Câu 15. Cát mịn có thể chảy được qua phần eo rất nhỏ của đồng hồ cát. Khả năng chảy của
cát mịn giống với nước lỏng.
a) Em hãy cho biết bề mặt cát và bề mặt nước đựng trong cốc có gì khác nhau.
b) Hạt cát có hình dạng riêng không?
c) Cát ở thể rắn hay thể lỏng?
Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết
https://thuviendethi.org/
Đáp án
a) Bề mặt nước ngang song song với bề mặt để đồng hồ. Còn bề mặt cát không cố định.
b) Hạt cát ở thể rắn, có hình dạng riêng, cố định.
c) Cát ở thể rắn.
Câu 16. Dãy gồm các tính chất đều thuộc tính chất vật lý là
A. Sự cháy, khối lượng riêng.
B. Nhiệt độ nóng chảy, tính tan.
C. Sự phân hủy, sự biến đổi thành chất khác.
D. Màu sắc, thể rắn – lỏng – khí.
Đáp án D
Câu 17. Hiện tượng vật lý là
A. Đốt que diêm.
B. Nước sôi.
C. Cửa sắt bị gỉ.
D. Quần áo bị phai màu.
Đáp án B
Câu 18. Quá trình thể hiện tính chất hóa học của muối ăn (sodium chloride) là
A. Hòa tan muối vào nước.
B. Rang muối tới khô.
C. Điện phân dung dịch để sản xuất sodium hydroxide trong công nghiệp.
D. Làm gia vị cho thức ăn.
Đáp án C
Câu 19. Tính chất nào sau đây là tính chất hoá học của khí carbon dioxide?
A. Chất khí, không màu.
B. Không mùi, không vị.
C. Tan rất ít trong nước.
D. Làm đục dung dịch nước vôi trong (dung dịch calcium hydroxide).
Đáp án D
Câu 20. Quá trình nào sau đây thể hiện tính chất hoá học?
A. Hoà tan đường vào nước.
B. Cô cạn nước đường thành đường.
C. Đun nóng đường tới lúc xuất hiện chất màu đen.
D. Đun nóng đường ở thể rắn để chuyển sang đường ở thể lỏng.
Đáp án C
Câu 21. Hãy cho biết trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào mô tả tính chất vật lý, tính
chất hóa học?
1. Tàu sắt bị gỉ trong không khí ẩm.
Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết
https://thuviendethi.org/
2. Thạch nhũ hình thành trong hang động núi đá vôi.
3. Kim loại nhôm màu trắng bạc, dễ dát mỏng.
4. Kim loại đồng màu đỏ, dễ kéo sợi.
5. Muối ăn khô hơn khi đun nóng.
6. Nến cháy thành khí carbon dioxide và hơi nước.
7. Bơ chảy lỏng khi để ở nhiệt độ phòng
8. Cơm nếp lên men thành rượu
Đáp án
Tính chất hóa học: 1, 2, 6, 8
Tính chất vật lý: 3, 4, 5, 7
Câu 22. Hãy chọn cặp tính chất - ứng dụng phù hợp với các chất đã cho trong bảng dưới đây.
Chất Tính chất Ứng dụng
Dây đồng 1. Có thể hoà tan nhiều chất khác a) Dùng làm dung môi
Cao su 2. Cháy được trong oxygen b) Dùng làm dây dẫn điện
Nước 3. Dẫn điện tốt c) Dùng làm nguyên liệu sản xuất lốp xe
Cồn
(ethanol)
4. Có tính đàn hồi, độ bền cơ học cao d) Dùng làm nhiên liệu
Đáp án
Dây đồng: Tính chất 3, ứng dụng b.
Cao su: Tính chất 4, ứng dụng c.
Nước: Tính chất 1, ứng dụng a.
Cồn: Tính chất 2, ứng dụng d.
Câu 23. Các chất dưới đây tồn tại ở thể nào trong điều kiện thường? Hãy liệt kê một số tính
chất vật lí của các chất đó.
a) Đường mía (sucrose).
b) Muối ăn (sodium chloride).
c) Sắt (iron).
d) Nước.
Đáp án
a) Đường mía (sucrose/ saccharose): Ở điều kiện thường nó tồn tại ở thể rắn, là chất màu trắng
(không màu), vị ngọt, tan trong nước.
b) Muối ăn (sodium chloride): Ở điều kiện thường nó tồn tại ở thể rắn, là chất màu trắng
(không màu), vị mặn, tan nhiều trong nước.
c) Sắt (iron): Ở điều kiện thường nó tồn tại ở thể rắn, màu trắng xám, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.
d) Nước: Ở điều kiện thường nó tồn tại ở thể lỏng hoặc khí (hơi), là chất không màu, không
mùi, không vị, có thể hoà tan được nhiều chất khác.
Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết
https://thuviendethi.org/
Câu 24. Giấm ăn (chứa acetic acid) có những tính chất sau: là chất lỏng, không màu, vị chua,
hoà tan được một số chất khác, làm giấy quỳ màu tím chuyển sang màu đỏ; khi cho giấm vào
bột vỏ trứng thì có hiện tượng sủi bọt khí.
Theo em, trong các tính chất trên, đâu là tính chất vật lí, đâu là tính chất hoá học của giấm ăn.
Đáp án
Tính chất vật lí: chất lỏng, không màu, vị chua, hoà tan được một số chất khác.
Tính chất hoá học: làm giấy quỳ màu tím chuyển sang màu đỏ; khi cho giấm vào bột vỏ
trứng thì có hiện tượng sủi bọt khí.
Câu 25. Cho biết nhiệt độ nóng chảy của parafin (sáp nến) là 37°C, của sulfur (lưu huỳnh) là
113o
C. Nếu trong phòng thí nghiệm không có nhiệt kế, chỉ có đèn cồn, nước và cốc thuỷ tinh,
em hãy trình bày cách tiến hành thí nghiệm để chứng tỏ parafin có nhiệt độ nóng chảy thấp
hơn lưu huỳnh.
Đáp án
Đun cho nước chuẩn bị sôi rồi chia ra 2 cốc thuỷ tinh. Cho parafin vào cốc 1, lưu huỳnh
vào cốc 2. Quan sát sẽ thấy parafin chảy ra dạng lỏng, còn lưu huỳnh vẫn nguyên thể rắn.
Như vậy, parafin nóng chảy dưới 100°C còn lưu huỳnh trên 100°C. Điều đó chứng tỏ parafin
có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn lưu huỳnh.
Câu 26. Hãy giải thích tại sao khi nhiệt độ cơ thể càng cao thì cột thuỷ ngân trong nhiệt kế
càng tăng lên.
Đáp án
Khi nhiệt độ cơ thể tăng cao thì khoảng cách giữa các hạt của chất thuỷ ngân tăng lên
làm thể tích tăng lên. Chính vì vậy, chiều cao của cột thuỷ ngân trong nhiệt kế cũng tăng lên.
Câu 27. Chọn tính chất ở cột (I) sao cho phù hợp với phương pháp xác định ở cột (II). Chỉ
nối 1 phương pháp tương ứng
Bảng 1 Bảng 2
Cột (I)
Tính chất
Cột (II)
Phương pháp xác định
Cột (I).
Thí nghiệm
Cột (II).
Hiện tượng
1. Nhiệt độ nóng chảy a) Làm thí nghiệm 1. Cho muối ăn vào nước a) Chất rắn cháy tạo khí
2. Tính tan b) Dùng nhiệt kế 2. Đốt một mẩu than b) Chất rắn tan
3. Tính dẫn điện c) Quan sát
3. Đun một cốc nước đến
1000
C
c) Chất rắn tan có tỏa nhiệt
4. Khối lượng riêng
d) Dùng ampe kế
4. Cho một mẩu vôi vào
nước
d) Chất rắn không tan
e) Nếm e) Chất lỏng bay hơi
f) Đo thể tích f) Chất lỏng đông đặc
Bảng 3
Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết
https://thuviendethi.org/
Khái niệm Hiện tượng
1. Hiện tượng hóa học a) Cồn bay hơi
2. Hiện tượng vật lý b) Sắt cháy trong không khí
3. Tính chất hóa học c) Đốt lưu huỳnh tạo ra chất có mùi hắc
4. Tính chất vật lý
d) Đun sôi nước tự nhiên
e) Ở nhiệt độ cao một số kim loại ở trạng thái lỏng
f) Sắt bị gỉ trong không khí ẩm
Đáp án
Bảng 1. 1b, 2a, 3d, 4f
Bảng 2. 1b, 2a, 3e, 4c
Bảng 3. 1f, 2a, 3c, 4e
Câu 28. Ghi đúng (Đ), sai (S) vào cột trống.
Nội dung
Vật thể được tạo nên từ chất.
Quá trình có xuất hiện chất mới nghĩa là nó thể hiện tính chất hoá học của chất.
Kích thước miếng nhôm càng to thì khối lượng riêng của nhôm càng lớn.
Tính chất của chất thay đổi theo hình dạng của nó.
Mỗi chất có những tính chất nhất định, không đổi.
Đáp án
Nội dung
Vật thể được tạo nên từ chất. Đ
Quá trình có xuất hiện chất mới nghĩa là nó thể hiện tính chất hoá học của chất. Đ
Kích thước miếng nhôm càng to thì khối lượng riêng của nhôm càng lớn. S
Tính chất của chất thay đổi theo hình dạng của nó. S
Mỗi chất có những tính chất nhất định, không đổi. Đ
Câu 29. Hiện tượng tự nhiên nào sau đây là do hơi nước ngưng tụ?
A. Tạo thành mây.
B. Gió thổi.
C. Mưa rơi.
D. Lốc xoáy.
Đáp án C
Câu 30. Hiện tượng tự nhiên do hơi nước đông đặc là
A. Băng tan.
Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết
https://thuviendethi.org/
B. Sương mù.
C. Tạo thành mây.
D. Mưa tuyết.
Đáp án D
Câu 31. Sự chuyển thể nào sau đây không xảy ra tại nhiệt độ xác định?
A. Nóng chảy.
B. Hoá hơi.
C. Sôi.
D. Bay hơi.
Đáp án D
Câu 32. Sự chuyển thể nào sau đây xảy ra tại nhiệt độ xác định?
A. Ngưng tụ.
B. Hoá hơi.
C. Sôi.
D. Bay hơi.
Đáp án C
Câu 33. Sự sôi là
A. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí diễn ra trong lòng hoặc bề mặt chất lỏng.
B. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí.
C. Sự chuyển từ thể khí sang thể lỏng.
D. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.
Đáp án A
Câu 34. Sự nóng chảy là
A. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí.
B. Sự chuyển từ thể khí sang thể lỏng.
C. Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.
D. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.
Đáp án C
Câu 35. Em hãy mô tả 2 quá trình chuyển đổi từ thể rắn sang thể lỏng và ngược lại mà em
hay gặp trong đời sống.
Đáp án
Sự chuyển thể của mỡ lợn: Khi đun nóng, mỡ lợn chuyển dần từ thể rắn sang thể lỏng;
khi để nguội và gặp lạnh, mỡ lợn lại chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.
Sự chuỵển thể của nến: Khi đốt nóng, nến chuyển dẩn từ thể rắn sang thể lỏng; khi để
nguội nến lại chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.
Câu 36. Hãy cho biết các hình ảnh dưới đây tương ứng với các quá trình chuyển thể nào của
chất (Sự sôi, sự nóng chảy, sự bay hơi, sự đông đặc, sự ngưng tụ)
Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết
https://thuviendethi.org/
1. 5.
2.
6.
3. 7.
4. 8.
Đáp án
1. Sự nóng chảy 2. Sự bay hơi 3. Sự ngưng tụ 4. Sự đông đặc
5. Sự bay hơi 6. Sự sôi 7. Sự nóng chảy 8. Sự đông đặc
Câu 37. Các quá trình thực tế dưới đây tương ứng với khái niệm nào trong số các khái niệm
sau: Sự ngưng tụ; Sự đông đặc; Sự bay hơi; Sự nóng chảy; Sự sôi.
Hiện tượng thực tế Khái niệm
1. Tơ nhện được hình thành từ một loại protein dạng lỏng trong cơ thể nhện. Khi
làm tơ, nhện nhả ra protein đó ra khỏi cơ thể, protein đó sẽ chuyển thành tơ nhện.
2. Người ta tạo ra nước cất bằng cách đun cho nước bốc hơi, sau đó dẫn hơi nước
qua ống làm lạnh sẽ thu được nước cất.
3. Người ta nấu nhôm phế liệu cho nó chuyển thành thể lỏng rồi đổ vào khuôn,
chờ nguội sẽ thu được các sản phẩm như nồi, chậu, thau,...
Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết
https://thuviendethi.org/
Đáp án
Các quá trình tương ứng với các khái niệm:
1. Sự đông đặc.
2. Sự bay hơi và sự ngưng tụ.
3. Sự nóng chảy và sự đông đặc.
Câu 38. Bạn An lấy một viên đá lạnh nhỏ ở trong tủ lạnh rồi bỏ lên chiếc đĩa. Khoảng một
giờ sau, bạn An không thấy viên đá lạnh đâu nữa mà thấy nước trải đều trên mặt đĩa. Bạn An
để luôn vậy và ra làm rau cùng mẹ. Đến trưa, bạn đến lấy chiếc đĩa ra để rửa thì không còn
thấy nước.
a) Theo em, nước đã biến đâu mất?
b) Nước có thể tồn tại ở những thể nào?
c) Hãy vẽ sơ đổ mô tả sự biến đổi giữa các thể của nước?
d) Tại sao lại có hiện tượng nước trải đều trên mặt đĩa?
e) Tại sao lúc đầu khi cho đá vào cốc thì có nước bám bên ngoài cốc?
Đáp án
a) Nước đã bốc hơi mất nên không còn trên đĩa nữa.
b) Nước tồn tại ở 3 thể khác nhau: Thể rắn (viên nước đá), thể lỏng (nước trong đĩa), thể khí
(hơi nước).
c) Sơ đồ:
d) Nước loang đều trên mặt đĩa vì các hạt liên kết lỏng lẻo nên nó trượt đều ra.
e) Có nước bám bên ngoài cốc là do đá lạnh nên môi trường xung quanh cốc lạnh hơn làm
hơi nước trong không khí ngưng tụ thành nước lỏng mà ta nhìn thấy.
Câu 39. Nếu để một cốc có chứa đá lạnh bên trong, sau một thời gian thấy có nước ở bên
ngoài cốc. Giải thích tại sao có hiện tượng đó. Hãy giải thích vì sao 1 ml nước lỏng khi chuyển
sang thể hơi lại chiếm thể tích khoảng 1300 ml (ở điểu kiện thường).
Đáp án
Có nước bám bên ngoài cốc là do đá lạnh nên môi trường xung quanh cốc lạnh hơn làm
hơi nước trong không khí ngưng tụ thành nước lỏng mà ta nhìn thấy.
Ở thể hơi (khí), các hạt cấu tạo nên chất chuyển động tự do, khoảng cách giữa các hạt rất
xa nhau làm thể tích hơi nước tăng lên rất nhiều so với thể lỏng.
Câu 40. Khi ta đốt một tờ giấy (cellulose), tờ giấy cháy sinh ra khí carbon dioxide và hơi
nước. Trường hợp này có được xem là chất chuyển từ thể rắn sang thể khí không? Giải thích.
Đáp án
Hơi nước Nước lỏng Nước đá
Ngưng tụ
Bay hơi
Đông đặc
Nóng chảy
Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết
https://thuviendethi.org/
Trường hợp này chất cellulose thể rắn bị đốt cháy chuyển thành chất khác tồn tại ở thể
khí. Đây là hai thể của hai chất khác nhau nên không phải là sự chuyển thể của chất.
Câu 41. Hình dưới được chụp tại một con đường ở Ấn Độ vào mùa hè với nhiệt độ ngoài trời
có lúc lên trên 50°C.
Hình. Đường nhựa bị chảy ra khi nắng nóng ở Ấn Độ
a) Theo em, hiện tượng nhựa đường như trên có thể gọi là hiện tượng gì?
b) Qua hiện tượng trên, em có kết luận gì vể nhiệt độ nóng chảy của nhựa đường?
c) Em hãy đề xuất một giải pháp phù hợp nhất để "cứu" mặt đường trong những trường hợp
sắp xảy ra hiện tượng như trên.
Đáp án
a) Hiện tượng nhựa đường chảy ra do nhiệt độ cao gọi là sự nóng chảy.
b) Nhiệt độ nóng chảy của nhựa đường khá thấp, chỉ khoảng 500
C.
c) Giải pháp phù hợp nhất có thể là tưới nước để giảm nhiệt độ mặt đường, tránh sự nóng
chảy của nhựa đường.
Câu 42. Ở Nga (các nước xứ lạnh), về mùa đông thường xuất hiện tuyết rơi. Thuyết đọng trên
đường gây nguy hiểm cho các phương tiện giao đông. Vì điều này, người ta dùng các xe otô
chuyên dụng rắc muối lên đường. Em hãy cho biết:
a) Tại sao băng tuyết vào mùa đông.
b) Nước muối có đông đặc tại cùng nhiệt độ với nước hay không?
c) Vì sao lại phải rắc muối lên các tuyến đường?
Đáp án
a) Vào mùa đông, các nước xử lạnh thường có nhiệt độ hạ dưới 0oC nên nước trong không
khí sẽ ngưng tụ tạo thành bang.
b) Nước muối có nhiệt độ đông đặc thấp hơn nước.
c) Vì khi rắc muối vào tuyết làm cho nhiệt độ đông đặc giảm xuống nên nước muối không
thể đông đặc, do đó làm bang tuyết tan ra.
Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết
https://thuviendethi.org/
Câu 43. Úp đĩa lên một cốc nước đường đun sôi một phút nhắc đĩa lên theo bạn, các giọt
nước đọng trên đĩa ngọt như nước đường trong cố không? Tại sao?
Đáp án
Những giọt nước đọng trên mặt đĩa không ngọt như nước đường trong cốc. Do nước
đọng lại chỉ là nước nguyên chất còn đường vẫn còn trong nước ở cốc.
Câu 44. Để tìm hiểu sự nóng chảy của nước đá diễn ra trong bao lâu, bạn Nam đã lấy đá từ
tủ lạnh cho vào một cốc thủy tinh rồi theo dõi nhiệt độ của nước đá và lập được một đồ thị
sau:
a) Lập bảng sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian.
b) Hiện tượng gì xảy ra từ phút từ 6 đến phút từ 10.
c) Tại sao người ta dung nhiệt độ cảu nước đá đang tan làm một mốc để đo nhiệt độ trong
thang đo nhiệt độ?
Đáp án
a) Bảng sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian
Thời gian (giờ) 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20
Nhiệt độ (0
C) – 6 – 3 – 1 0 0 0 2 9 14 16 20
b) Từ phút thứ 6 đến phút thứ 10 thì nước đá bắt đầu nóng chảy.
c) Vì khi nước đá đang tan nhiệt độ không đổi.
Câu 45. Theo hướng dẫn của giáo viên, bạn Hùng đã tiến hành làm thí nghiệm: Lấy một mẫu
nhỏ vôi tôi (calcium hydroxide) cỡ bằng hạt ngô cho vào cốc thuỷ tinh, cho tiếp vào cốc
khoảng 50 ml nước cất và khuấy đều. Sau đó rót toàn bộ dung dịch trong cốc vào phễu lọc đã
đặt trên bình tam giác. Khoảng 15 phút sau, bạn Hùng thu được dung dịch trong suốt trong
bình tam giác và còn một lượng vôi tôi trên phễu lọc. Bạn Hùng lấy dung dịch trong bình tam
giác cho vào 3 ống nghiệm, mỗi ống khoảng 1 ml rồi tiếp tục thí nghiệm.
-6
-3
-1
0 0 0
2
9
14
16
20
-10
-5
0
5
10
15
20
25
0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 29
S Ự T H AY Đ Ổ I N H I Ệ T Đ Ộ T H E O T H Ờ I G I AN
Giờ
Nhiệt độ
Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết
https://thuviendethi.org/
Ống nghiệm 1, bạn Hùng đun trên trên ngọn lửa đèn cồn đến vừa cạn. Kết quả là thu được
chất rắn màu trắng chính là vôi tôi.
Ống nghiệm 2, bạn Hùng dùng ống hút và thổi nhẹ vào. Kết quả là dung dịch trong suốt bị
vẫn đục do calcium hydroxide tác dụng với khí carbon dioxide sinh ra calcium carbonate (chất
rắn, màu trắng).
Ống nghiệm 3, bạn Hùng để vậy trong môi trường không khí. Kết quả là sau một thời gian
ống nghiệm cũng bị đục dần, có lớp váng mỏng màu trắng chính là calcium carbonate nổi trên
bề mặt dung dịch.
a) Nêu một số tính chất vật lí của vôi tôi (calcium hydroxide) mà em quan sát được trong thí
nghiệm.
b) Calcium hydroxide là chất tan nhiều hay tan ít trong nước?
c) Ống nghiệm nào đã thể hiện tính chất hoá học của calcium hydroxide?
d) Từ kết quả ở ống nghiệm 2 và ống nghiệm 3, em có thể kết luận trong không khí có chứa
chất gì?
Đáp án
a) Calcium hydroxide là chất rắn, màu trắng, có thể hoà tan trong nước.
b) Calcium hydroxide là chất tan ít trong nước vì đang còn một phấn lớn không tan trên phễu
lọc.
c) Ở ống nghiệm 2 và ống nghiệm 3 có xảy ra quá trình thể hiện tính chất hoá học vì có chất
mới sinh ra.
d) Kết quả thí nghiệm ở ống 2 và ống 3 đểu sinh ra calcium carbonate chứng tỏ trong không
khí có chứa carbon dioxide.
Câu 46. Đường saccharose (sucrose) là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng quan trọng cho con
người. Đường saccharose là chất rắn, màu trắng, tan nhiều trong nước, đặc biệt là nước nóng,
nóng chảy ở 185°C. Khi đun nóng, đường saccharose bị phân huỷ thành carbon và nước.
Người ta có thể sản xuất đường saccharose từ cây mía, cây củ cải đường hoặc cây thốt nốt.
Nếu sản xuất từ cây mía, khi mía đến ngày thu hoạch, người ta thu hoạch mía rổi đưa về nhà
máy ép lấy nước mía, sau đó cô cạn để làm bay hơi nước sẽ thu được đường có màu nâu đỏ.
Tiếp theo, người ta tẩy trắng đường bằng khí sulfur dioxide để thu được đường trắng.
Hình. Đường saccharose
a) Em hãy chỉ tên vật thể tự nhiên, tên chất ở những từ in đậm trong đoạn văn trên.
Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết
https://thuviendethi.org/
b) Nêu các tính chất vật lí, tính chất hoá học của đường saccharose.
c) Nếu tẩy trắng đường bằng khí sulfur dioxide thì sẽ không tốt cho môi trường. Do đó, công
nghệ hiện đại đã làm trắng đường bằng biện pháp khác. Em hãy tìm hiểu xem đó là biện pháp
nào.
Đáp án
a) Tên chất: sucrose, nước, sulfur dioxide;
Tên vật thể: con người, cây mía, cây thốt nốt, củ cải đường.
b) Tính chất vật lí: chất rắn, màu trắng, tan nhiều trong nước, nóng chảy ở 1850
C. Tính chất
hoá học: Khi đun nóng chuyển thành than và hơi nước.
c) Ngày nay, người ta không tẩy trắng đường bằng khí sulfur dioxide mà thường dùng than
hoạt tính để làm trắng đường vì nó đảm bảo an toàn cho sức khoẻ con người và giảm thiểu ô
nhiễm môi trường.
Thầy cô có nhu cầu cần trọn bộ đầy đủ chuyên đề 1500 trang và 199 đề kiểm tra KHTN 6 liên
hệ Facebook:Thầy Hoàng Oppa hoặc Zalo: 0932.99.00.90
Câu 47. Bạn Đức tiến hành thí nghiệm: Lấy một vỏ hộp sữa (bằng bìa carton) rồi cho nước
vào tới gần đầy hộp. Sau đó, bạn đun hộp đó trên bếp lửa, hộp carton không cháy mà nước lại
sôi.
a) Ở nhiệt độ nào thì nước sẽ sôi?
b) Khi nước sôi em sẽ quan sát thấy hiện tượng gì ở trên hộp sữa chứa nước?
c) Vỏ carton cháy ở nhiệt độ trên hay dưới 100°C?
d) Điều gì xảy ra nếu trong vỏ hộp sữa không chứa nước?
Đáp án
a) Nước sôi ở 100°C
b) Có hơi nước bay lên.
c) Vỏ carton cháy ở nhiệt độ trên 100°C vì ở 100°C nó vẫn bình thường.
d) Nếu trong hộp carton không chứa nước thì nó sẽ bị cháy vì nhiệt độ sẽ lên cao, đủ nhiệt độ
cháy.
Câu 48. Mô tả hiện tượng của các thí nghiệm sau đây:
Thí nghiệm Cách tiến hành Hiện tượng thí nghiệm
1. Thí nghiệm 1
Chuẩn bị 3 cốc thủy tinh sạch. Mỗi cốc rót
100 ml nước. Sau đó cho thêm các chất sau
vào mỗi cốc:
- Cốc 1: Cho 1 thìa đường
- Cốc 2: Cho 1 thìa cát
- Cốc 3: Cho 1 thìa nước cốt chanh
Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết
https://thuviendethi.org/
2. Thí nghiệm 2
Chuẩn bị một chảo sạch. Cho 2 thìa đường
vào chảo và đun nóng từ từ. Quan sát sự thay
đổi trạng thái của các hạt đường trong quá
trình đun nóng.
3. Thí nghiệm 3
Chuẩn bị một ít vỏ trứng gà hoặc vỏ trứng
vịt. Cho số vỏ trứng vào cốc thủy tinh. Rót từ
từ giấm ăn (acetic acid) vào cốc sao cho ngập
số vỏ trứng. Quan sát hiện tượng.
* Em có thể làm thí nghiệm như trên với
nguyên một quả trứng gà sống.
a) Em hãy đặt tên cho các thí nghiệm trên.
b) Em hãy cho biết các thí nghiệm trên, thí nghiệm nào thể hiện tính chất vật lý, tính chất hóa
học.
Đáp án
a)
Thí nghiệm Cách tiến hành Hiện tượng thí nghiệm
1. Thí nghiệm về
sự hòa tan của các
chất
Chuẩn bị 3 cốc thủy tinh sạch. Mỗi cốc
rót 100 ml nước. Sau đó cho thêm các
chất sau vào mỗi cốc:
- Cốc 1: Cho 1 thìa đường
- Cốc 2: Cho 1 thìa cát
- Cốc 3: Cho 1 thìa nước cốt chanh
- Cốc 1: Đường tan hoàn toàn trong nước tạo
chất lỏng trong suốt, không màu
- Cốc 2: Cát không tan trong nước, lắng xuống
đáy cốc
- Cốc 3: Nước cốt chanh tan trong nước tạo
dung dịch trong suốt, không màu, có vị chua.
2. Thí nghiệm về
sự biến đổi trạng
thái của chất
Chuẩn bị một chảo sạch. Cho 2 thìa
đường vào chảo và đun nóng từ từ.
Quan sát sự thay đổi trạng thái của các
hạt đường trong quá trình đun nóng.
Hạt đường từ thể rắn chuyển sang thể lỏng
không màu, sau đó chuyển dần sang chất lỏng
màu vàng, vàng nâu, nâu sậm,… Cuối cùng
chuyển sang màu đen.
3. Thí nghiệm về
biến đổi hóa học
Chuẩn bị một ít vỏ trứng gà hoặc vỏ
trứng vịt. Cho số vỏ trứng vào cốc thủy
tinh. Rót từ từ giấm ăn (acetic acid) vào
cốc sao cho ngập số vỏ trứng. Quan sát
hiện tượng.
* Em có thể làm thí nghiệm như trên với
nguyên một quả trứng gà sống.
Có hiện tượng sủi bọt khí thoát ra trên bề mặt
vỏ trứng.
b)
Hiện tượng vật lý: Thí nghiệm 1 và giai đoạn đầu của thí nghiệm 2.
Hiện tượng hóa học: Thí nghiệm 3 và giai đoạn đường hóa đen của thí nghiệm 2.
Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết
https://thuviendethi.org/
Câu 49. Công thức hóa học của “muối biển” là
A. NaCl2.
B. NaCl.
C. KCl.
D. Na2O.
Đáp án B
Câu 50. Theo em, phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Có hai loại sodium chloride, một loại nhân tạo và một loại có trong tự nhiên
B. Muối biển luôn luôn là dạng sodium chloride tinh khiết hơn sodium chloride nhân tạo
C. Sodium chloride nhân tạo là chất nguy hiểm vì được tạo bởi các hóa chất độc, trong
khi sử dụng muối biển hoàn toàn an toàn.
D. Không có khác biệt hóa học nào giữa sodium chloride tinh khiết từ nguồn tự nhiên
hoặc nhân tạo.
Đáp án D
Tìm hiểu thế giới xung quanh em
Bóng đèn sợi đốt
Chiếc bóng đèn sợi đốt, đèn sợi đốt hay gọi ngắn gọn hơn là bóng đèn tròn là một loại
bóng đèn dùng để chiếu sáng, dây tóc là bộ phận chính để phát ra ánh sáng, thông qua vỏ thủy
tinh trong suốt. Các dây tóc - bộ phận phát sáng chính của đèn được bảo vệ bên ngoài bằng
một lớp thủy tinh trong suốt hoặc mờ đã được rút hết không khí và bơm vào các khí trơ. Kích
cỡ bóng phải đủ lớn để không bị hơi nóng của nhiệt tỏa ra làm nổ. Hầu hết bóng đèn đều được
lắp vào trong đui đèn, dòng điện sẽ đi qua đui đèn, qua đuôi đèn kim loại, vào đến dây tóc
làm nó nóng lên và đến mức phát ra ánh sáng. Đèn sợi đốt thường ít được dùng hơn vì công
suất quá lớn (thường là 60W), hiệu suất phát quang rất thấp (chỉ khoảng 5% điện năng được
biến thành quang năng, phần còn lại tỏa nhiệt nên bóng đèn khi sờ vào có cảm giác nóng và
có thể bị bỏng).
Câu 51. Bài đọc trên cung cấp cho em kiến thức gì?
A. Cách lắp bóng đèn sợi đốt
B. Cấu tạo của bóng đèn sợi đốt, đặc biệt là dây tóc bóng đèn.
C. Cấu tạo bóng đèn sợi đốt và cơ chế phát sáng của dây tóc bóng đèn.
D. Cấu tạo bóng đèn sợi đốt và tác hại của dây tóc bóng đèn.
Đáp án C
Câu 52. Cơ chế phát quang của bóng đèn sợi đốt là
A. Sử dụng dòng điện gây ra phản ứng phát quang trong bóng đèn
B. Khi dòng điện đi qua đui đèn sẽ làm đui đèn cháy và phát sáng
C. Dùng dòng điện đi qua đuôi đèn kim loại, vào đến dây tóc bóng đèn làm nó nóng lên
đến mức phát sáng
Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết
https://thuviendethi.org/
D. Sử dụng một kim loại (làm dây tóc bóng đèn) có khả năng phát nhiệt khi có dòng điện
chạy qua
Đáp án C
Câu 53. Vì sao tungsten (W) thường được lựa chọn để chế tạo dây tóc bóng đèn?
A. Tungsten là kim loại rất dẻo
B. Tungsten có khả năng dẫn điện rất tốt
C. Tungsten là kim loại nhẹ
D. Tungsten có nhiệt độ nóng chảy cao.
Đáp án D
Câu 54. Quá trình nào sau đây thể hiện tính chất hóa học?
A. Hòa tan đường vào nước.
B. Đun nóng đường tới lúc xuất hiện chất màu đen.
C. Đun nóng đường ở thể rắn để chuyển sang đường ở thể lỏng.
D. Cô cạn nước thành đường.
Đáp án B
Câu 55. Các câu sau đây nói về tính chất vật lí của chất. Đúng hay sai?
Đúng Sai
Giấm ăn mòn bề mặt sàn gỗ.
Cao su có tính đàn hồi, độ bền cơ học cao.
Nước có thể hòa tan nhiều chất khác.
Dây đồng dẫn điện tốt.
Đáp án
Đúng Sai
Giấm ăn mòn bề mặt sàn gỗ. X
Cao su có tính đàn hồi, độ bền cơ học cao. X
Nước có thể hòa tan nhiều chất khác. X
Dây đồng dẫn điện tốt. X
Câu 56. Sự chuyển thể nào sau đây không xảy ra tại một nhiệt độ xác định?
A. Đông đặc.
B. Sôi.
C. Ngưng tụ.
D. Nóng chảy.
Đáp án C
Câu 57. Hiện tượng tự nhiên nào sau đây là do hơi nước ngưng tụ?
A. Lốc xoáy.
B. Mưa rơi.
Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết
https://thuviendethi.org/
C. Gió thổi.
D. Tạo thành mây.
Đáp án D
Câu 58. Người ta dùng chất nào sau đây để làm dây tóc bóng đèn?
A. Bạc.
B. Vonfram.
C. Đồng.
D. Thép.
Đáp án B
Thầy cô có nhu cầu cần trọn bộ đầy đủ chuyên đề 1500 trang và 199 đề kiểm tra KHTN 6 liên
hệ Facebook:Thầy Hoàng Oppa hoặc Zalo: 0932.99.00.90
Câu 59. Trường hợp nào dưới đây không xảy ra sự nóng chảy?
A. Đổ một thìa muối vào li nước.
B. Thắp nến.
C. Thả viên đá vào li nước.
D. Đúc trống đồng.
Đáp án A
Câu 60. Thể nào dưới đây không thuộc ba thể của chất?
A. Thể dẻo.
B. Thể lỏng.
C. Thể rắn.
D. Thể khí.
Đáp án A
Câu 61. Chất ở thể nào có hình dạng cố định?
A. Thể khí.
B. Thể lỏng.
C. Thể rắn.
D. Thể dẻo.
Đáp án C
Câu 62. Chất ở thể nào thì dễ dàng lan truyền trong không gian theo mọi hướng?
A. Thể dẻo.
B. Thể rắn.
C. Thể khí.
D. Thể lỏng.
Đáp án C
Câu 63. Chất ở thể nào thì dễ bị nén?
A. Thể dẻo.
Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết
https://thuviendethi.org/
B. Thể rắn.
C. Thể lỏng.
D. Thể khí.
Đáp án D
Câu 64. Chất ở thể nào thì có thể rót được và chảy tràn trên bề mặt?
A. Thể lỏng.
B. Thể khí.
C. Thể rắn.
D. Thể dẻo.
Đáp án A
Câu 65. Sự chuyển thể nào sau đây xảy ra tại nhiệt độ xác định?
A. Bay hơi.
B. Sôi.
C. Ngưng tụ.
D. Hoá hơi.
Đáp án B
Câu 66. Một số chất khí có mùi thơm toả ra từ bông hoa hồng làm ta có thể ngửi thấy mùi
hoa thơm. Điều này thể hiện tính chất nào của thể khí?
A. Dễ dàng nén được.
B. Không chảy được.
C. Không có hình dạng xác định.
D. Có thế lan toả trong không gian theo mọi hướng.
Đáp án D
Câu 67. Chọn phát biểu sai.
A. Các vật thể đều do một hoặc nhiều chất tạo nên.
B. Những gì tồn tại xung quanh ta gọi là vật thể.
C. Số lượng các vật thể là có thể đếm được.
D. Mỗi chất có thể tạo nên nhiều vật thể
Đáp án C
Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết
https://thuviendethi.org/
Chủ đề: TẾ BÀO – ĐƠN VỊ CƠ SỞ CỦA SỰ SỐNG
Nội dung:
TẾ BÀO – CẤU TẠO CHỨC NĂNG – SỰ LỚN LÊN &
SINH SẢN
LÝ THUYẾT
Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết
https://thuviendethi.org/
Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết
https://thuviendethi.org/
Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết
https://thuviendethi.org/
Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết
https://thuviendethi.org/
Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết
https://thuviendethi.org/
Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết
https://thuviendethi.org/
 Tài liệu bổ sung
Hình. Cấu tạo tế bào thực vật và động vật
Hình. Kích thước một số loại tế bào
Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết
https://thuviendethi.org/
Tế bào hồng cầu Tế bào biểu bì lá Trùng roi Tế bào thần kinh
Tế bào cơ Tế bào nấm men Liên cầu khuẩn Tế bào E. coli
Hình. Một số hình dạng tế bào
Trong cơ thể sinh vật, tế bào có hình dạng và kích thước đa dạng phù hợp với chức
năng mà chúng đảm nhận.
Tế bào biểu bì Tế bào mạch dẫn Tế bào cơ
Chức năng bảo vệ
Dẫn truyền nước, muối khoáng,
chất dinh dưỡng
Chức năng vận động
Tế bào nhân sơ
Tế bào thực vật Tế bào động vật
Tế bào nhân thực
Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết
https://thuviendethi.org/
Hình. Sự lớn lên của tế bào động vật và thực vật
Tế bào thực hiện trao đổi chất để lớn lên, khi đạt đến kích thước nhất định một số tế
bào thực hiện phân chia tạo ra các tế bào con (gọi là sự sinh sản tế bào).
Hình. Sự sinh sản của tế bào thực vật và động vật
Tế bào sinh sản bằng cách thực hiện phân chia tế bào, từ một tế bào mẹ tạo ra hai tế
bào con giống nhau và giống với tế bào mẹ ban đầu.
Công thức tính số tế bào tạo ra ở n lần: 2n
tế bào.
Hình. Sự phân chia tế bào
Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết
https://thuviendethi.org/
▪ Ở các sinh vật đa bào, sự lớn lên chủ yếu là sự tăng lên về kích thước và số lượng các
tế bào trong cơ thể.
▪ Ở các sinh vật đơn bào, sự lớn lên do sự tăng lên kích thước tế bào
Hình. Sự lớn lên và sinh sản của cơ thể sinh vật
Các loại tế bào khác nhau trong cơ thể chúng ta có thời gian phân chia khác nhau:
▪ Tế bào da khoảng 10 - 30 ngày phân chia một lần.
▪ Tế bào niêm mạc má khoảng 5 ngày phân chia một lần.
▪ Tế bào gan khoảng 1 - 2 năm phân chia một lần.
▪ Tế bào thần kinh sau khi hình thành sẽ không bao giờ phân chia.
Thầy cô có nhu cầu cần trọn bộ đầy đủ chuyên đề 1500 trang và 199 đề kiểm tra KHTN 6 liên
hệ Facebook:Thầy Hoàng Oppa hoặc Zalo: 0932.99.00.90
BÀI TẬP
Câu 1. Trong các loại tế bào dưới đây, tế bào nào dài nhất?
A. Tế bào mô phân sinh ngọn.
B. Tế bào sợi gai.
C. Tế bào thịt quả cà chua.
D. Tế bào tép bưởi.
Đáp án B
Câu 2. Trong cấu tạo của tế bào thực vật, bào quan nào thường có kích thước rất lớn, nằm ở
trung tâm tế bào và đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì áp suất thẩm thấu?
A. Nhân.
B. Không bào.
C. Ti thể.
D. Lục lạp.
Đáp án B
Câu 3. Ở tế bào thực vật, bộ phận nào là ranh giới trung gian giữa vách tế bào và chất tế bào
A. Không bào.
B. Nhân.
C. Màng sinh chất.
D. Lục lạp.
Đáp án C
Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết
https://thuviendethi.org/
Câu 4. Dịch tế bào nằm ở bộ phận nào của tế bào thực vật?
A. Không bào.
B. Nhân.
C. Màng sinh chất.
D. Lục lạp.
Đáp án A
Câu 5. Ở tế bào thực vật, bộ phận nào có chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của tế
bào?
A. Chất tế bào.
B. Vách tế bào.
C. Nhân.
D. Màng sinh chất.
Đáp án C
Câu 6. Trong các bộ phận sau, có bao nhiêu bộ phận có ở cả tế bào thực vật và tế bào động
vật?
1. Chất tế bào
2. Màng sinh chất
3. Vách tế bào
4. Nhân
A. 3
B. 2
C. 1
D. 4
Đáp án A
Câu 7. Lục lạp hàm chứa trong bộ phận nào của tế bào thực vật?
A. Chất tế bào.
B. Vách tế bào.
C. Nhân.
D. Màng sinh chất.
Đáp án A
Câu 8. Các tế bào vảy hành thường có hình lục giác, thành phần nào của chúng đã quyết
định điều đó?
A. Không bào.
B. Nhân.
C. Vách tế bào.
D. Màng sinh chất.
Đáp án C
Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết
https://thuviendethi.org/
Câu 9. Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau: ........ là nhóm tế bào có hình
dạng, cấu tạo giống nhau và cùng nhau đảm nhiệm một chức năng nhất định.
A. Bào quan.
B. Mô.
C. Hệ cơ quan.
D. Cơ thể.
Đáp án B
Câu 10. Ai là người đầu tiên phát hiện ra sự tồn tại của tế bào?
A. Antonie Leeuwenhoek.
B. Gregor Mendel.
C. Charles Darwin.
D. Robert Hook.
Đáp án D
Câu 11. Một TB mẹ sau khi phân chia (sinh sản) sẽ tạo ra bao nhiêu TB con?
A. 2
B. 1
C. 4
D. 8
Đáp án A
Câu 12. Cơ thể sinh vật lớn lên chủ yếu dựa vào những hoạt động nào dưới đây?
1. Sự hấp thụ và ứ đọng nước trong dịch TB theo thời gian.
2. Sự gia tăng số lượng TB qua quá trình phân chia.
3. Sự tăng kích thước của từng TB do trao đổi chất.
A. 1, 2, 3
B. 2, 3
C. 1, 3
D. 1, 2
Đáp án B
Câu 13. Hiện tượng nào dưới đây không phản ánh sự lớn lên và phân chia của TB?
A. Sự gia tăng diện tích bề mặt của một chiếc lá.
B. Sự xẹp, phồng của các TB khí khổng.
C. Sự tăng dần kích thước của một củ khoai lang.
D. Sự vươn cao của thân cây tre.
Đáp án B
Câu 14. Sự lớn lên của TB có liên quan mật thiết đến quá trình nào dưới đây?
A. Trao đổi chất, cảm ứng và sinh sản.
B. Trao đổi chất.
Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết
https://thuviendethi.org/
C. Sinh sản.
D. Cảm ứng.
Đáp án B
Câu 15. Một TB mô phân sinh ở thực vật tiến hành phân chia liên tiếp 4 lần. Hỏi sau quá
trình này, số TB con được tạo thành là bao nhiêu ?
A. 32 tế bào.
B. 4 tế bào.
C. 8 tế bào.
D. 16 tế bào.
Đáp án D
Câu 16. Quá trình phân chia TB gồm hai giai đoạn là:
A. Phân chia TB chất → phân chia nhân
B. Phân chia nhân → phân chia TB chất.
C. Lớn lên → phân chia nhân
D. Trao đổi chất → phân chia TB chất.
Đáp án B
Câu 17. Phát biểu nào dưới đây về quá trình lớn lên và phân chia của TB là đúng ?
A. Mọi TB lớn lên rồi đều bước vào quá trình phân chia TB.
B. Sau mỗi lần phân chia, từ một TB mẹ sẽ tạo ra 3 TB con giống hệt mình.
C. Sự phân tách chất TB là giai đoạn đầu tiên trong quá trình phân chia.
D. Phân chia và lớn lên và phân chia TB giúp sinh vật tăng kích thước, khối lượng.
Đáp án D
Câu 18. Vật nào sau đây có cấu tạo từ tế bào?
A. Xe ô tô.
B. Cây cầu.
C. Cây bạch đàn.
D. Ngôi nhà.
Đáp án C
Câu 19. Quan sát tế bào bên và cho biết mũi tên chi tiết số 3 đang chỉ vào thành phần nào của
tế bào.
A. Màng tế bào.
B. Chất tế bào.
C. Nhân tế bào.
D. Vùng nhân.
Đáp án D
Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết
https://thuviendethi.org/
Câu 20. Quan sát tế bào bên dưới và cho biết vị trí X là thành phần nào của tế bào?
A. Màng tế bào
B. Chất tế bào
C. Nhân tế bào
D. Vùng nhân
Đáp án C
Câu 21. Đặc điểm của tế bào nhân thực là
A. Có thành tế bào.
B. Có chất tế bào.
C. Có màng nhân bao bọc vật chất di truyền.
D. Có lục lạp.
Đáp án C
Câu 22. Khi một tế bào lớn lên và sinh sản sẽ có bao nhiêu tế bào mới hình thành?
A. 8
B. 6
C. 4
D. 2
Đáp án D
Câu 23. Hoàn thành các yêu cầu sau:
a) Cho biết tế bào là gì.
b) Điền thông tin còn thiếu về tế bào:
(1) ………cấu tạo nên tế bào thực hiện các chức năng khác nhau trong tế bào.
(2) ………bao bọc xung quanh và bảo vệ tế bào.
Đáp án
a) Tế bào là đơn vị cấu tạo và chức năng của sự sống.
b) (1) Các thành tế bào (2) Màng tế bào
Câu 24. Điền thông tin còn thiếu vào bảng:
Thành phần cấu tạo nên tế bào Chức năng
(1) Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
(2) Là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào.
(3) Bảo vệ và kiểm soát các chất đi vào và đi ra khỏi tế bào.
(4) Bao bọc khối vật chất di truyền.
Đáp án
(1) Nhân tế bào
(2) Chất tế bào
(3) Màng tế bào
Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết
https://thuviendethi.org/
(4) Màng nhân
Câu 25. Hình ảnh dưới đây mô tả kích thước một số tế bào người.
a) Hãy sắp xếp các tế bào trên theo thứ tự tăng dần kích thước.
b) Hãy chọn một loại tế bào và dự đoán chức năng của tế bào đó.
Đáp án
a) Tế bào hồng cầu, tế bào niêm mạc miệng, tế bào trứng, tế bào cơ.
b) Tế bào hồng cầu: vận chuyển oxygen;
Tế bào cơ: tạo ra sự co giãn trong vận động;
Tế bào trứng: tham gia vào sinh sản;
Tế bào niêm mạc miệng: bảo vệ khoang miệng.
Câu 26. Hãy nêu các hình dạng của tế bào, lấy ví dụ minh họa.
Đáp án
Tế bào có nhiều hình dạng khác nhau: hình cầu (tế bào trứng), hình đĩa (tế bào hồng
cầu), hình sợi (tế bào sợi nấm), hình sao (tế bào thần kinh), hình trụ (tế bào lót xoang mũi),
hình thoi (tế bào cơ trơn), hình nhiều cạnh (tế bào biểu bì),…..
Câu 27. Sự lớn lên và sinh sản của tế bào là một chuỗi các thay đổi về kích thước, số lượng
các thành phần trong tế bào. Ở tế bào nhân thực, sự lớn lên là một giai đoạn chuẩn bị dài, sự
sinh sản là quá trình tạo ra tế bào mới.
a) Sự lớn lên của tế bào biểu hiện như thế nào?
b) Sự sinh sản làm thay đổi số lượng thành phần nào của tế bào?
c) Một tế bào sau khi sinh sản tạo thành mười sáu tế bào con. Tế bào đó trải qua mấy lần
sinh sản?
d) Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa sự lớn lên và sự sinh sản của tế bào.
Đáp án
a) Tế bào tăng nhanh về kích thước: màng tế bào co giãn, chất tế bào nhiều thêm, nhân
tế bào lớn dần.
b) Nhân tế bào.
c) Bốn lần.
d) Tế bào (lớn lên) → Tế bào trưởng thành (sinh sản) → Tế bào mới.
Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết
https://thuviendethi.org/
Câu 28. Trong cơ thể sinh vật, ba tế bào bắt đầu quá trình sinh sản để tạo nên các tế bào mới,
nếu những tế bào này thực hiện ba lần sinh sản liên tiếp sẽ tạo ra được bao nhiêu tế bào con?
Đáp án 24 tế bào con
Câu 29. Hãy trả lời các câu hỏi sau đây:
a) Cơ thể con người được cấu tạo từ tế bào nhân sơ hay nhân thực?
b) Các nhà khoa học đã sử dụng dụng cụ gì để quan sát các tế bào sinh vật?
c) Ba đặc điểm khái quát nhất về tế bào là gì?
Đáp án
a) Tế bào nhân thực.
b) Kính hiển vi.
c) Ba đặc điểm khái quát về tế bào:
Tế bào là đơn vị cơ sở và cấu trúc của sự sống.
Tế bào là nơi diễn ra mọi hoạt động sống của cơ thể.
Tế bào được hình thành từ tế bào khác.
Câu 30. Nhận định nào đúng khi nói về hình dạng và kích thước tế bào?
A. Các loại tế bào đều có chung hình dạng và kích thước.
B. Các loại tế bào thường có hình dạng khác nhau nhưng kích thước giống nhau.
C. Các loại tế bào khác nhau thường có hình dạng và kích thước khác nhau.
D. Các loại tế bào chỉ khác nhau về kích thước, chúng giống nhau về hình dạng.
Đáp án C
Câu 31. Các nhận định sau về tế bào là đúng hay sai?
Nhận định Đúng Sai
1. Các loại tế bào đều có hình đa giác.
2. Mọi sinh vật đều được cấu tạo từ đơn vị cơ bản là tế bào.
3. Hầu hết các tế bào có thể quan sát bằng mắt thường.
4. Lớp biểu bì vảy hành được cấu tạo từ tế bào còn lá hành thì không.
Đáp án
(1) Sai (2) Đúng (3) Sai (4) Sai
Câu 32. Hãy tìm hiểu thông tin từ sách, báo và internet để trả lời các câu hỏi và thực hiện yêu
cầu sau:
a) Tại sao hầu hết tế bào có kích thước nhỏ?
b) Tế bào lớn nhất trong cơ thể em là loại tế bào nào?
c) Tế bào nào lớn nhất và tế bào nào nhỏ nhất?
d) Sưu tầm hình ảnh các loại tế bào em đã tìm hiểu được.
Đáp án
a) Dựa trên nguyên lí về tỉ lệ giữa diện tích bề mặt (S) và thể tích tế bào (V) để giải thích.
Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết
https://thuviendethi.org/
b) Tế bào thần kinh là tế nào dài nhất cơ thể người.
c) Học sinh dựa vào kiến thức tự tìm câu trả lời.
d) Học sinh tự sưu tầm.
Câu 33. Quan sát sơ đồ cấu tạo tế bào thực vật và tế bào động vật dưới đây.
Gợi ý: Thành tế bào tạo thành bộ khung tế bào có hình dạng nhất định, bảo vệ các thành phần
bên trong tế bào; Không bào chứa các chất thải, chất dự trữ.
a) Hãy chú thích tên các thành phần cấu tạo của tế bào trên và mô tả chức năng của mỗi
thành phần.
b) Xác định tên tế bào A và B.
c) Lập bảng chỉ ra 3 điểm khác nhau giữa hai tế bào.
Đáp án
a)
(1) Màng tế bào bảo vệ và kiểm soát các chất đi vào và đi ra khỏi tế bào;
(2) Chất tế bào là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào;
(3) Nhân tế bào điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào;
(4) Lục lạp thực hiện chức năng quang hợp.
b) A – Tế bào động vật, B – Tế bào thực vật.
c) Ta có bảng sau:
Đặc điểm Tế bào A Tế bào B
Thành tế bào Không có Có
Không bào Không có Có
Lục lạp Không có Có
Câu 34. Hãy tìm những từ/ cụm từ thích hợp để hoàn thành nội dung sau:
Các loại tế bào khác nhau thường có ……(1)……,…….(2)…….. và ……(3)…… khác nhau.
Màng tế bào là thành phần có ở mọi …..(4)…….giúp………(5)……..và……..(6)……….các
thành phần bên trong tế bào, đồng thời tham gia vào quá trình ……….(7)……….giữa tế bào
và môi trường.
Tế bào chất là nơi diễn ra phần lớn các hoạt động……..(8)………….của tế bào. Nhân hoặc
vùng nhân là nơi chứa….(9)……là trung tâm……..(10)……các………(11)…… của tế bào.
Đáp án
(1) hình dạng (2) kích thước (3) chức năng (4) tế bào
Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết
https://thuviendethi.org/
(5) bao học (6) bảo vệ (7) trao đổi chất
(8) trao đổi chất (9) vật chất di truyền
(10) điều khiển (11) hoạt động sống
Câu 35. Hãy tìm hiểu qua sách báo, internet về thành phần cấu trúc của tế bào để trả lời các
câu hỏi sau:
a) Thành phần nào giúp thực vật cứng cáp dù không có hệ xương nâng đỡ như động vật?
b) Thành phần nào giúp thực vật có khả năng tổng hợp chất hữu cơ?
Đáp án
a) Thành tế bào.
b) Lục lạp.
Câu 36. Quan sát hình bên dưới, so sánh lượng tế bào chất và kích thước nhân của tế bào khi
mới hình thành và tế bào trưởng thành.
Đặc điểm Tế bào chất Nhân
Tế bào mới trưởng thành
Tế bào trưởng thành
Đáp án
Đặc điểm Tế bào chất Nhân
Tế bào mới trưởng thành Ít Nhỏ
Tế bào trưởng thành Nhiều Lớn hơn (không thay đổi nhiều)
Câu 37. Quan sát hình bên dưới, hãy trình bày diễn biến của quá trình phân chia tế bào chất
bằng cách đánh số thứ tự cho các sự kiện xảy ra sao cho phù hợp.
Sự kiện Thứ tự
Hai tế bào mới tạo thành từ một tế bào ban đầu.
Từ một nhân phân chia thành nhiều nhân, tách xa nhau.
Vách tế bào hình thành ngăn đôi tế bào cũ thành hai tế bào con
Đáp án 3 – 1 – 2
Câu 38. Cây lớn lên nhờ
A. Sự lớn lên và phân chia của tế bào.
Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết
https://thuviendethi.org/
B. Sự tăng kích thước của nhân tế bào.
C. Nhiều tế bào được sinh ra từ một tế bào ban đầu.
D. Các chất dinh dưỡng bao bọc xung quanh tế bào ban đầu.
Đáp án A
Câu 39. Tìm hiểu các giai đoạn (độ tuổi) phát triển của cơ thể người, em hãy cho biết mình
đang thuộc độ tuổi nào. Tìm hiểu về tốc độ tăng trưởng thể chất trong độ tuổi này và quá trình
của tế bào tham gia vào sự tăng trưởng đó. Em hãy đưa ra các lưu ý về dinh dưỡng, chế độ
luyện tập và nghỉ ngơi để cơ thể có thể phát triển thể chất tối đa.
Đáp án
Độ tuổi dậy thì thì có tốc độ phát triển nhanh nhất nhờ quá trình lớn lên và phân chia
tế bào. Chế độ dinh dưỡng cần đa dạng, đủ chất (thịt, cá, trứng, sữa, rau xanh) và thường
xuyên tập thể dục thể thao để cơ thể phát triển tốt nhất.
Câu 40. Quan sát hình tế bào cây cà chua dưới đây, em hãy cho biết tên các tế bào đó.
Đáp án
(1) Tế bào thịt lá.
Hình. Một số tế bào ở cây cà chua
Tế bào (1)
Tế bào (2)
Tế bào (3)
Tế bào (4)
Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết
https://thuviendethi.org/
(2) Tế bào thịt quả.
(3) Tế bào ống dẫn.
(4) Tế bào lông hút.
Câu 41. Gọi tên một số tế bào ở hình bên.
Đáp án
(1) Tế bào gan.
(2) Tế bào biểu mô ruột.
(3) Tế bào cơ.
(4) Tế bào thần kinh.
(5) Tế bào hồng cầu.
(6) Tế bào xương.
Câu 42. Hãy trình bày một số chức năng của tế bào.
Đáp án
+ Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng;
+ Sinh trưởng;
+ Phát triển;
+ Vận động;
+ Cảm ứng;
+ Sinh sản….
Câu 43. Tế bào nào sau đây quan sát bằng mắt thường.
A. Tế bào trứng cá.
B. Tế bào vi khuẩn.
C. Tế bào động vật.
D. Tế bào thực vật.
Đáp án A
Câu 44. Tế bào nào sau đây quan sát bằng kính hiển vi quang học. Chọn câu sai.
A. Tế bào vi khuẩn.
B. Tế bào trứng ếch.
C. Tế bào động vật.
D. Tế bào thực vật.
Đáp án B
Câu 45. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của tế bào. Chọn câu sai.
A. Nước và muối khoáng.
B. Oxygen.
C. Kích thích.
D. Chất hữu cơ.
Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết
https://thuviendethi.org/
Đáp án C
Câu 46. Việc phân chia trong tế bào giúp cơ thể.
A. Cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động.
B. Cơ thể lớn lên và sinh sản.
C. Cơ thể phản ứng với kích thích.
D. Cơ thể bào tiết CO2.
Đáp án B
Câu 47. Nhận xét nào dưới đây là đúng.
A. Mọi cơ thể sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.
B. Trong cơ thể sinh vật, tế bào có kích thước và hình dạng đa dạng.
C. Tế bào đảm nhiệm nhiều chức năng sống của cơ thể.
D. Tất cả đáp án trên đúng.
Đáp án D.
Câu 48. Để quan sát những tế bào vô cùng nhỏ ta có thể dùng dụng cụ nào.
A. Kính lúp.
B. Kính hiển vi.
C. Mắt thường.
D. Không cần.
Đáp án B
Câu 49. Kích thước trung bình của tế bào khoảng.
A. 0,5 – 100 micromet.
B. 0,5 – 10 micromet.
C. 10 – 100 micromet.
D. 1 – 100 micromet.
Đáp án A
Câu 50. Robert Hooke lần đầu tiên quan sát thấy tế bào từ loại cây nào.
A. Cây sồi.
B. Câu táo.
C. Cây đậu.
D. Cây lúa.
Đáp án A
Câu 51. Gọi tên các loại tế bào dưới đây.
Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết
https://thuviendethi.org/
Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4 Hình 5
Hình 6 Hình 7 Hình 8 Hình 9 Hình 10
Đáp án
(1) Tế bào thần kinh. (2) Tế bào hồng cầu. (3) Tế bào gan.
(4) Tế bào cơ. (5) Tế bào vi khuẩn E.coli. (6) Tế bào trùng roi.
(7) Tế bào nấm men. (8) Tế bào biểu mô. (9) Tế bào biểu bì lá.
(10) Tế bào tinh trùng.
Câu 52. Tế bào biểu bì đảm nhiệm chức năng nào dưới đây.
A. Bảo vệ.
B. Dẫn truyền nước, muối khoáng và chất dinh dưỡng.
C. Vận động.
D. Sinh sản.
Đáp án A
Câu 53. Tế bào mạch dẫn lá thực hiện chức năng nào dưới đây.
A. Bảo vệ.
B. Sinh trưởng.
C. Vận động.
D. Dẫn truyền nước, muối khoáng và chất dinh dưỡng.
Đáp án D
Câu 54. Tế bào cơ vân thực hiện chức năng nào dưới đây.
A. Bảo vệ.
B. Dẫn truyền nước, muối khoáng và chất dinh dưỡng.
C. Vận động.
D. Cảm ứng.
Đáp án C
Câu 55. Những thành phần nào không phải của tế bào nhân sơ.
A. Màng tế bào.
B. Vùng nhân.
C. Chất tế bào.
D. Lục lạp.
Đáp án D
Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết
https://thuviendethi.org/
Câu 56. Tế bào nhân thực có kích thước gấp khoảng bao nhiêu lần tế bào nhân sơ.
A. 10 lần.
B. 100 lần.
C. 20 lần.
D. 200 lần.
Đáp án A
Câu 57. Gọi tên thành phần của tế bào nhân thực từ (1) đến (3).
Đáp án
(1) Nhân.
(2) Màng sinh chất.
(3) Tế bào chất.
Câu 58. Thành phần nào có ở tế bào thực vật mà không có ở tế
bào động vật.
A. Màng tế bào.
B. Vùng nhân.
C. Chất tế bào.
D. Lục lạp.
Đáp án D
Câu 59. Trình bày điểm khác nhau và giống nhau giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.
Đáp án
+ Giống nhau: đều có màng tế bào, tế bào chất, nhân hoặc vùng nhân.
+ Khác nhau: các thành phần cấu tạo có ở tế bào nhân thực mà không có ở tế bào nhân
sơ là ti thể, lưới nội chất, bộ máy Gongi,…
Hoặc HS có thể trình bày bảng dưới đây:
Tế bào nhân sơ Tế bào nhân thực
Giống Cả 2 loại tế bào đều có màng tế bào và tế bào chất.
Tế bào
chất
Không có hệ thống nội màng, các bào quan
không có màng bao bọc, chỉ có một bào quan
duy nhất là ribosome.
Có hệ thống nội màng, tế bào chất được chia
thành nhiều khoang, các bào quan có màng
bao bọc, có nhiều bào quan khác nhau.
Nhân Chưa hoàn chỉnh, không có màng nhân. Hoàn chỉnh: có màng ngăn.
Câu 60. Trình bày đặc điểm về thành phần cấu tạo giữa tế bào động vật và thực vật.
Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết
https://thuviendethi.org/
Đáp án
Giống nhau: đều là tế bào nhân thực. Trong cấu tạo có các thành phần: màng tế bào, tế bào
chất và nhân. Ngoài ra, còn có một số bào quan (ti thể, thể Gongi, mạng lưới nội chất,….)
Điểm khác nhau:
Đặc điểm Tế bào thực vật Tế bào động vật
Thành tế bào Có Không
Không bào To, nằm gần trung tâm Nhỏ, chỉ có một số ĐV đơn bào
Lục lạp Có Không
Câu 58. Thành phần nào có ở tế bào thực vật mà không có ở tế bào động vật.
A. Quá trình hô hấp.
B. Quá trình trao đổi chất.
C. Quá trình sinh sản.
D. Quá trình chuyển hóa.
Đáp án B
Câu 59. Tế bào có lớn lên mãi không? Vì sao?
Đáp án
Tế bào không lớn lên mãi vì đến một giới hạn đó màng tế bào sẽ vỡ. Kích thước tế bào
bị giới hạn bởi màng tế bào (và thành tế bào ở tế bào thực vật), tế bào kích thước lớn có tỉ lệ
S/V giảm; dẫn đến sự trao đổi chất của tế bào sẽ chậm lại (do sự vận chuyển các chất đến
từng phần trong tế bào sẽ chậm hơn), việc thu nhận và đáp ứng với các kích thích từ môi
trường môi trường cũng chậm hơn.
Câu 60. Sự phân bào diễn qua mấy giai đoạn.
A. 3 giai đoạn.
B. 4 giai đoạn.
C. 5 giai đoạn.
D. Tất cả đều sai.
Đáp án A
Câu 61. Tế bào da khoảng bao nhiêu ngày sẽ phân chia một lần.
A. 2 ngày.
B. 10 – 30 ngày.
C. 1 – 2 năm.
D. Không phân chia.
Đáp án B
Câu 62. Tế bào thần kinh sau khi hình thành bao lâu sẽ phân chia thêm.
A. 10 – 20 ngày.
Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết
https://thuviendethi.org/
B. 15 ngày – 30 ngày.
C. 1 – 2 năm.
D. Không phân chia nữa.
Đáp án D
Câu 63. Em hãy cho biết sự phân chia của tế bào có ý nghĩa gì đối với sinh vật.
Đáp án
Sự phân chia tế bào là cơ sở cho sự lớn lên của tế bào sinh vật, giúp thay thế tế bào bị
tổn thương hoặc tế bào chết ở sinh vật.
Câu 64. Em hãy trình bày mối quan hệ mật thiết giữa sự lớn lên và sự phân chia tế bào.
Đáp án
▪ Sự lớn lên: cung cấp nguyên liệu (tế bào trưởng thành)
cho quá trình phân chia.
▪ Sự phân chia: cung cấp nguyên liệu cho sự lớn lên của
tế bào.
Câu 65. Vì sao khi thằn lằn bị đứt đuôi, đuôi của nó có thể
tái sinh?
Đáp án
Bởi vì tế bào ở đuôi thằn lằn lớn lên và sinh sản, giúp cho
thay thế tế bào đuôi bị chết, mọc lại thành đuôi mới cho nó.
Câu 66. Quan sát cấu tạo tế bào thực vật trong hình bên dưới.
Thành phần nào là màng tế bào.
A. (1)
B. (2)
C. (3)
D. (4)
Đáp án A
Thành phần nào có chức năng điều khiển hoạt động sống của tế bào?
A. (1)
B. (2)
C. (3)
D. (4)
Đán án C
Câu 67. Tại sao nói “tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống”.
A. Vì tế bào rất nhỏ bé.
Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết
https://thuviendethi.org/
B. Vì tế bào có thể thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản: sinh sản, sinh trưởng, hấp
thụ chất dinh dưỡng, trao đổi chất,…
C. Vì tế bào không có khả năng sinh sản.
D. Vì tế bào rất vững chắc.
Đáp án B
Câu 68. Tại sao mỗi loại tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau?
A. Mỗi loại tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau để phù hợp với chức năng của
chúng.
B. Mỗi loại tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau để chúng không bị chết.
C. Mỗi loại tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau để các tế bào có thể bám vào
nhau dễ dàng.
D. Mỗi loại tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau để tạo sự đa dạng các loài sinh
vật.
Đáp án A
Câu 69. Tế bào hình bên mô tả là tế bào động vật hay thực vật? Giải thích.
Đáp án
Tế bào mô tả hình bên là tế bào thực vật vì trong tế bào
có cấu trúc thành tế bào, lục lạo, không bào đặc trưng ở thực vật.
Câu 70. Vì sao rau củ và thịt cùng được bảo quản trong ngăn đá
của tủ lạnh, khi rã đông rau củ bị dập nát còn thịt vẫn bình
thường? Từ đó hãy đưa ra cách bảo quản thực phẩm phù hợp.
Đáp án
Khi bảo quản rau củ trong ngăn đá, nước trong tế bào đông cứng, dãn nở phá vỡ cấu
trúc thành tế bào dẫn đến tế bào thực vật không còn nguyên hình dạng. Còn thịt, cấu tạo tế
bào động vật không có thành tế bào nên không xảy ra hiện tượng đó.
Chỉ nên bảo quản thịt, cá trong ngăn đá; rau nên bảo quản ở ngăn mát.
Câu 71. Cơ thể động vật lớn lên nhờ
A. Sự lớn lên của một tế bào ban đầu.
B. Sự tăng số lượng của tế bào trong cơ thể do quá trình sinh sản.
C. Sự tăng số lượng và kích thước của tế bào trong cơ thể tạo ra từ quá trình lớn lên và
phân chia tế bào.
D. Sự thay thế và bổ sung các tế bào già bằng các tế bào mới từ quá trình phân chia tế
bào.
Đáp án C
Câu 72. Từ một tế bào ban đầu, sau 3 lần phân chia sẽ tạo ra
A. 3 tế bào con.
B. 6 tế bào con.
Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết
https://thuviendethi.org/
C. 8 tế bào con.
D. 12 tế bào con.
Đáp án C
Câu 73. Ở một số loài thực vật có sự xuất hiện các khối u
sần (như bệnh sùi cành trên cây hoa hồng ở hình bên) do
chúng bị vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens xâm nhiễm.
Theo em, bệnh đó ảnh hưởng như thế nào đến sự sinh
trưởng của thực vật?
Đáp án
Vi khuẩn xâm nhập vào cây trồng khiến các tế bào tại vị trí bị tổn thương, mất khả
năng kiểm soát quá trình phân chia, do vậy các tế bào được nhân lên liên tục tạo thành các
khối u tại vị trí bệnh.
Tế bào phân chia không kiểm soát sẽ lấy mất chất dinh dưỡng của quá trình trao đổi
chất khác, đồng thời ảnh hưởng đến các quá trình vận chuyển nước và chất dinh dưỡng của
cây trồng khiến cây sinh trưởng chận, còi cọc, có thể mất khả năng ra hoa và chết.
Thầy cô có nhu cầu cần trọn bộ đầy đủ chuyên đề 1500 trang và 199 đề kiểm tra KHTN 6 liên
hệ Facebook:Thầy Hoàng Oppa hoặc Zalo: 0932.99.00.90
Câu 74. Hai bạn A và B cùng làm tiêu bản tế bào biểu bì vảy hành, khi thực hiện bước tách
vỏ củ hành, bạn A dùng kim mũi mác cắt lát mỏng, còn B dùng kim mũi mác bóc lớp vỏ nhữa.
Theo em, tiêu bản của bạn nào sẽ quan sát rõ các thành phần của tế bào hơn? Giải thích.
Đáp án
Tiêu bản của bạn B sẽ quan sát rõ hơn.
Giải thích: nếu dùng kim mũi mác cắt lớp tế bào vỏ củ hành sẽ làm cho lát cắt dày →
tiêu bản dày → các lớp tế bào sẽ chồng lên nhau → khó quan sát.
Câu 75. Trong bước thực hành quan sát tế bào biểu bì da ếch, theo em, vì sao cần phải nhuộm
tế bào biểu bì da ếch bằng xanh methylene?
Đáp án
Vì lớp biểu bì da ếch rất mỏng, trong suốt, khi nhuộm bằng thuốc nhuộm xanh
methylene sẽ làm cho nhân tế bào bắt màu giúp chúng ta quan sát rõ và phân biệt được các
thành phần cấu tạo bên tế bào.
Câu 76. Sử dụng các từ sau: tế bào, xanh methylene, idoine, cấu trúc để hoàn thành vào chỗ
trống từ (1) đến (4) trong đoạn văn dưới đây:
Thuốc nhuộm thường được sử dụng nhuộm tiêu bản hiển vi, giúp chúng ta có thể quan
sát (1)……..của (2)…………được rõ hơn. Người ta sử dụng (3)………..đối với bước nhuộm
tế bào biểu bì vảy hành và (4)……..đối với bước nhuộm tế bào biểu bì da ếch.
Đáp án
(1) Cấu trúc;
Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết
https://thuviendethi.org/
(2) Tế bào
(3) Iodine
(4) Xanh methylene
Câu 77. Nêu đặc điểm nhận biết tế bào thực vật và tế bào động vật.
Đáp án
Tế bào thực vật: có thành tế bào (tế bào có hình đa giác hoặc chữ nhật); có lục lạp và
có thể quan sát thấy không bào trung tâm có kích thước lớn.
Tế bào động vật: không có thành tế bào, bao bên ngoài là màng tế bào (tế bào thường
có dạng hình tròn hoặc không định hình); không có lục lạp.
Câu 78. Màng nhân là cấu trúc không thể quan sát thấy tế bào của nhóm sinh vật nào?
A. Động vật.
B. Thực vật.
C. Người.
D. Vi khuẩn.
Đáp án D
Câu 79. Trứng gà là một ví dụ về tế bào có kích thước lớn. Theo em, lòng đỏ và lòng trắng
của trứng gà là thành phần nào trong cấu trúc tế bào? Vai trò của chúng trong quá trình phát
triển của trứng thành gà con là gì?
Đáp án
Trứng gà là một tế bào, lòng đỏ và lòng trắng thuộc cấu trúc của tế bào chất. Nếu trứng
thụ tinh, phôi nằm ở phần lòng đỏ trứng sẽ phát triển thành gà con nhờ chất dinh dưỡng được
cung cấp lòng đỏ (chủ yếu là protein) và lòng trắng (chủ yếu là nước và muối khoàng).
Câu 80. Tế bào hồng cầu người có đường kính khoảng
A. 7 micromet.
B. 10 micromet
C. 0,7 micromet
D. 1 micromet.
Đáp án A
Câu 81. Tế bào hồng cầu có dạng hình gì?
A. Hình đĩa lõm 2 mặt.
B. Hình đĩa lồi 2 mặt.
C. Hình sao.
D. Hình liềm.
Đáp án A
Câu 82. Tế bào xương có dạng hình gì?
A. Hình liềm.
B. Hình cầu.
Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết
https://thuviendethi.org/
C. Hình sao.
D. Hình đĩa lõm.
Đáp án C
Câu 83. Chức năng của màng tế bào là
A. Nơi diễn ra hầu hết các hoạt động sống của tế bào/
B. Kiểm soát sự di chuyển của các chất vào và ra khỏi tế bào.
C. Trung tâm kiểm soát hầu hết hoạt động sống tế bào.
D. Chứa vật chất di truyền.
Đáp án B
Câu 84. Tế bào chất tồn tại dạng
A. Chất keo lỏng.
B. Dung dịch trong suốt.
C. Màu xanh.
D. Dung dịch không màu.
Đáp án A
Câu 85. Chức năng của lục lạp là
A. Kiểm soát sự di chuyển của các chất đi vào và ra khỏi tế bào.
B. Có khả năng hấp thụ ánh sáng để tổng hợp nên chất hữu cơ.
C. Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
D. Là chất làm cho cây sống không cần hấp thụ ánh sáng.
Đáp án B
Câu 86. Vai trò của thành thế bào thực vật
A. Kiểm soát sự di chuyển của các chất đi vào và ra khỏi tế bào.
B. Có khả năng hấp thụ ánh sáng để tổng hợp nên chất hữu cơ.
C. Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
D. Bảo vệ và nâng đỡ cơ thể thực vật.
Đáp án D
Câu 87. Nhân tế bào có chức năng nào sau đây:
A. Kiểm soát sự di chuyển của các chất đi vào và ra khỏi tế bào.
B. Có khả năng hấp thụ ánh sáng để tổng hợp nên chất hữu cơ.
C. Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
D. Là chất làm cho cây sống không cần hấp thụ ánh sáng.
Đáp án C
Câu 88. Nhận xét nào dưới đây là sai?
A. Tế bào là đơn vị cấu trúc của sự sống.
B. Một số hình dạng tế bào: hình cầu, hình que, nhiều cạnh,….
Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết
https://thuviendethi.org/
C. Tế bào được cấu tạo từ 3 thành phần là màng tế bào, tế bào chất và nhân hoặc vùng
nhân.
D. Thành phần làm cho tế bào thực vật khác động vật là bộ máy Gongi.
Đáp án D
Câu 89. Thuật ngữ “tế bào” theo Robert Hooke có thể hiểu là gì?
A. Nhỏ bé, tối tăm.
B. Rộng lớn, nhiều.
C. Phòng, buồng nhỏ.
D. Khu vườn, rộng lớn.
Đáp án C
Câu 90. Đổi đơn vị nào dưới đây là đúng.
A. 1 μm = 1/1000 mm
B. 1 μm = 1000 mm
C. 1 mm = 100 μm
D. 1 μm = 1/100 mm
Đáp án A
Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết
https://thuviendethi.org/
Câu 91. Dựa vào kiến thức đã học, em hãy xác định:
Hình ảnh là tế bào sinh vật Hình ảnh không là tế bào sinh vật
Đáp án
Hình ảnh là tế bào sinh vật Hình ảnh không là tế bào sinh vật
Hình 2 Hình 1
Hình 3 Hình 6
Hình 1 Hình 2
Hình 3 Hình 4
Hình 5 Hình 6
Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết
https://thuviendethi.org/
Hình 4
Hình 5
Câu 92. Nhìn vào hình eben dưới, em hãy đánh dấu X vào ô  để xác định các vật có trong
hình cấu tạo từ tế bào.
Đáp án
(1) Hình 3.
(2) Hình 5.
(3) Hình 6.
Câu 93. Dựa vào hình vẽ sau em hãy cho biết:
Hình 1. Tòa nhà Hình 2. Lọ chứa hóa chất thí nghiệm Hình 3. Trái cây
Hình 4. Bông tuyết Hình 5. Trứng gà Hình 6. Thịt bò
Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết
https://thuviendethi.org/
a) Đâu là một tế bào?
b) Những tế bào nào có thể nhìn thấy bằng mắt thường, bằng kính hiển vi?
c) Trong các tế bào trên, tế bào nào nhỏ nhất, tế bào nào lớn nhất?
Đáp án
a) Tế bào gồm: vi khuẩn, tế bào động vật, tế bào thực vật, trứng người, trứng ếch, trứng
gà, trứng đà điểu.
b) Tế bào nhìn bằng mắt thường: tế bào trứng ếch, trứng gà, trứng đà điểu.
Tế bào nhìn bằng kính hiển vi: vi khuẩn, tế bào động vật, tế bào thực vật, trứng người.
c) Tế bào nhỏ nhất: vi khuẩn. Tế bào lớn nhất: trứng đà điểu.
Câu 94. Bằng các từ có sẵn, em hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống tương ứng trong bảng
sau:
Chức năng Thành phần
Là một chất nhớt trong tế bào, nơi có sự trao đổi chất của tế bào.
Là một bộ phận của tế bào chứa vật chất di truyền.
Là một lớp bao bọc bên ngoài chắc khỏe, xuất hiện ở tế bào thực vật nhưng
không tìm thấy ở tế bào động vật.
Là một lớp màng mỏng, linh hoạt, tìm thấy xung quang tất cả tế bào.
Là một chất màu xanh tìm thấy ở một số tế bào thực vật.
Đáp án
Chức năng Thành phần
Là một chất nhớt trong tế bào, nơi có sự trao đổi chất của tế bào. Chất tế bào
Là một bộ phận của tế bào chứa vật chất di truyền. Nhân
Là một lớp bao bọc bên ngoài chắc khỏe, xuất hiện ở tế bào thực vật nhưng
không tìm thấy ở tế bào động vật.
Thành tế bào
Là một lớp màng mỏng, linh hoạt, tìm thấy xung quang tất cả tế bào. Màng tế bào
Là một chất màu xanh tìm thấy ở một số tế bào thực vật. Diệp lục
Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết
https://thuviendethi.org/
Câu 95. Trong hình sau, hình tròn màu xanh ở tế bào cây rêu là gì? Tại sao hình tròn đó có
màu xanh? Chúng có chức năng gì?
Đáp án: Hình tròn màu xanh là các hạt lục lạp. Vì chúng có chứa chất diệp lục, nên có màu
xanh lục; chúng thực hiện chức năng quang hợp cho cây.
Câu 96. Dựa vào hình vẽ dưới đây, em hãy đánh dấu X vào ô để xác định các thành phần có
trong tế bào động vật và tế bào thực vật ở bảng sau. Từ đó em hãy cho biết các thành phần
nào không có ở tế bào động vật mà chỉ có ở tế bào thực vật.
Thành phần tế bào Tế bào thực vật Tế bào động vật
Màng tế bào
Thành tế bào
Chất tế bào
Vật chất di truyền
Màng nhân
Lục lạp
Không bào
Đáp án
Thành phần tế bào Tế bào thực vật Tế bào động vật
Hình. Tế bào cây rêu
Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết
https://thuviendethi.org/
Màng tế bào X X
Thành tế bào X
Chất tế bào X X
Vật chất di truyền X X
Màng nhân X X
Lục lạp X
Không bào X X
Thành phần không có ở tế bào động vật mà chỉ có ở tế bào thực vật: thành tế bào, lục lạp.
Câu 97. Quan sát hình dưới đây:
a) Đánh dấu X vào chỗ trống bảng sau:
Thành phần cấu tạo tế bào Tế bào nhân sơ Tế bào nhân thực
Màng tế bào
Chất tế bào
Nhân
Màng nhân
Vùng nhân
Lục lạp
Không bào
Thành tế bào
b) Em hãy cho biết thành phần cấu tạo nào chỉ có ở tế bào nhân thực mà không có ở tế
bào nhân sơ?
c) Vì sao người ta gọi là tế bào nhân sơ, tế bào nhân thực?
Đáp án
a) Hoàn thành bảng:
Thành phần cấu tạo tế bào Tế bào nhân sơ Tế bào nhân thực
Màng tế bào X X
Chất tế bào X X
Nhân X
Màng nhân X
Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết
https://thuviendethi.org/
Vùng nhân X
Lục lạp X
Không bào X
Thành tế bào X
b) Thành phần cấu tạo tế bào chỉ có ở tế bào nhân thực mà không có ở tế bào nhân sơ:
Nhân, màng nhân, lục lạp, không bào, thành tế bào.
c) Tế bào nhân sơ không có màng nhân, chỉ là một vùng nhân chứa vật chất di truyền,
còn tế bào nhân thực có màng nhân trong đó chứa vật chất di truyền là trung tâm điều
khiển hoạt động sống của tế bào.
Câu 98. Cơ thể trùng giày chỉ cấu tạo bởi một tế bào, chúng là động vật đơn bào. Để tìm hiểu
về sự nhân đôi của trùng giày, bạn Hiếu thực hiện thí nghiện như sau:
+ Đầu tiên cho 5 con trùng giày vào ống nghiệm có đầy đủ chất dinh dưỡng.
+ Sau 1 ngày Hiếu thấy trong ống nghiệm xuất hiện 10 con trùng giày.
+ Đến ngày thứ hai thì đã thấy xuất hiện 20 con.
Vậy sau một tuần trong ống nghiệm lúc này tổng cộng bao nhiêu con trùng giày?
Đáp án
Cứ 1 ngày là 5 con, 2 ngày là 10 con, như vậy số lượng trùng giày theo công thức 2n
với n là số ngày. Vậy sau một tuần số lượng là: 5.27
= 640 con.
Hình. Sơ đồ mô tả một số hoạt động sống của trùng giày Hình. Sơ đồ mô tả sự sinh sản của trùng giày
Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết
https://thuviendethi.org/
Câu 99. Quan sát sự phân chia tế bào động vật và tế bào thực vật trong hình sau. Em hãy nhận
xét sự khác nhau giữa hai quá trình phân chia tế bào ở động vật và tế bào thực vật.
Đáp án
Tế bào động vật trước khi phân chia có eo thắt lại để tách ra thành 2 tế bào con. Tế bào
thực vật xuất hiện vách ngăn trước khi phân chia để tách thành 2 tế bào.
Câu 100. Em hãy cho biết nhờ đâu cơ thể sinh vật lớn lên? Để có một cơ thể phát triển tốt
nhất thì chúng ta cần làm gì?
Đáp án
Cơ thể sinh vật lớn lên nhờ sự lớn lên và phân chia tế bào. Để có một cơ thể phát triển
tốt nhất chúng ta cần ăn uống hợp lí, nghỉ ngơi và làm việc hợp lí.
Câu 101. Sau khi họ xong bài học, An và Lan tranh luận về câu hỏi: “Cơ thể chúng ta lớn lên
do đâu?”. Bạn An trả lời: “Cơ thể chúng ta lớn lên là do chúng ta ăn uống, ngủ nghỉ thì cơ
thể sẽ tự động lớn lên”. Bạn Lan không đồng ý vì cho rằng câu hỏi vì cho rằng câu trả lời của
bạn An chưa chính xác. Bạn Lan trả lời: “Cơ thể chúng ta do các tế bào lớn lên và phân chia
dẫn đến số lượng tế bào tăng, cơ thể sẽ lớn lên”. Em có nhận xét gì về câu trả lời của hai bạn?
Câu trả lời của em cho câu hỏi trên là gì?.
a) Tế bào động vật
b) Tế bào thực vật
Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết
https://thuviendethi.org/
Đáp án: Cả 2 bạn đều trả lời chưa chính xác. Theo em để cơ thể chúng ta lớn lên chúng ta
cần cung cấp chất dinh dưỡng cho các tế bào hoạt động, lớn lên và phân chia.
Câu 101. Gọi tên các hình dạng tế bào bên dưới
Hình 1 Hình 2 Hình 3
Hình 4 Hình 5 Hình 6
Đáp án
▪ Hình 1: hình đĩa
▪ Hình 2: hình nhiều cạnh
▪ Hình 3: hình sao
▪ Hình 4: hình que
▪ Hình 5: hình cầu
▪ Hình 6: hình thoi
Câu 102. Thành phần cấu tạo nào không là đặc điểm chung của tế bào nhân sơ và tế bào nhân
thực?
A. Nhân hoặc vùng nhân.
B. Tế bào chất.
C. Màng tế bào.
D. Màng nhân.
Đáp án D
Câu 103. Ở tế bào thực vật, bào quan nào chứa sắc tố giúp thực vật có khả năng hấp thụ năng
lượng ánh sáng để quang hợp?
A. Ti thể.
B. Thành tế bào.
C. Nhân tế bào.
D. Lục lạp.
Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết
https://thuviendethi.org/
Chủ đề: CÁC PHÉP ĐO
Nội dung: ĐO CHIỀU DÀI
LÝ THUYẾT
 1. Đơn vị đo chiều dài
Đơn vị đo chiều dài trong hệ thống đo lường nước ta hiện nay là mét (metre).
Kí hiệu: m
Một số đơn vị độ dài khác:
Đơn vị Kí hiệu Đổi ra mét
kilômét (kilometre) km 1 000 m
đêximét (decimetre) dm 0,1 m
centimét (centimetre) cm 0,01 m
milimét (millimetre) mm 0,001 m
micrômét (micrometre) μm 0,000 001 m
nanômét (nanometre) nm 0,000 000 001 m
Ngoài ra, một số đơn vị khác:
1 inch (in) = 0,0254 m
1 foot (ft) = 0,3048 m
Đơn vị đo thiên văn: 1 AU = 150 triệu km
Năm ánh sáng: 1 ly = 946073 triệu tỉ m
Đo kích thước vật rất nhỏ
Micrômét (μm): 1 μm = 0,000001 m = 10-6
m
Nanômét (nm): 1 nm = 0,000000001 m = 10-9
m
Angstrom (Ȧ ): 1 Ȧ = 0,0000000001 m = 10-10
m
Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết
https://thuviendethi.org/
 2. Dụng cụ đo chiều dài
Thước thẳng
Thước dây Thước cuộn
Thước kẹp
Để đo chiều dài, người ta có thể dùng thước. Trên thước có 2 giá trị:
GHĐ: chiều dài lớn nhất của thước.
ĐCNN: chiều dài giữa 2 vạch chia liên tiếp.
 3. Các bước đo chiều dài
Bước 1: Ước lượng chiều dài vật cần đo.
Bước 2: Chọn thước có GHĐ và ĐCNN phù hợp.
Bước 3: Đặt thước đo đúng cách, vạch số 0 của thước ngang với một đầu của vật.
Bước 4: Mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật.
Bước 5: Ghi kết quả đo theo ĐCNN của thước
 4. Đo thể tích
Đơn vị đo thể tích thường dùng là mét khối (m3
) và lít (L).
Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết
https://thuviendethi.org/
1 m3
= 1000 L
1 mL = 1 cm3
Cách đo thể tích của một vật rắn không thấm nước, bỏ lọt bình chia độ:
Bước 1: Đổ nước vào bình chia độ, đánh dấu thể tích nước là (V1).
Bước 2: Thả vật chìm hẳn vào nước, đánh dấu thể tích của nước và vật là (V2).
Bước 3: Tính thể tích của vật (V= V2 – V1).
Cách đo thể tích của một vật rắn không thấm nước, không bỏ lọt bình chia độ:
Bước 1: Đổ nước đầy bình tràn, đợi đến khi nước không chảy ra nữa.
Bước 2: Thả vật chìm hẳn vào bình tràn, nước dâng lên và chảy sang bình chứa.
Bước 3: Đổ nước từ bình chứa vào bình chia độ. Thể tích vật chính bằng thể tích nước
trong bình chia độ.
BÀI TẬP
Câu 1. Có 4 loại thước sau:
Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết
https://thuviendethi.org/
a) b)
c) d)
Lựa chọn loại thước phù hợp trong hình bên để đo các đối tượng sau:
1. Chiều dài cuốn sách giáo khoa (SGK) KHTN 6.
2. Bề dày gáy cuốn SGK KHTN 6.
3. Chiểu rộng phòng học.
4. Chiều cao của tủ sách.
5. Đường kính trong của miệng một cái cốc hình trụ.
6. Vòng eo của cơ thể người.
Đáp án
1 - a; 2 - d; 3 - c; 4 - c ; 5 - d; 6 - b.
Câu 2. Đo diện tích của một vườn cỏ có kích thước 25 X 30 (m). Nếu trong tay em có hai
chiếc thước: một thước gấp có giới hạn đo (GHĐ) 2 m và một thước cuộn có GHĐ 20 m. Em
sẽ dùng thước nào để cho kết quả đo chính xác hơn? Vì sao?
Đáp án
Dùng thước cuộn sẽ cho kết quả chính xác hơn vì thước cuộn có GHĐ 20 m nên chỉ cần
dùng tối đa hai lần đo cho mỗi cạnh của vườn cỏ, còn dùng thước gấp có GHĐ 2 m nên số
lẩn đo phải nhiều hơn, dẫn đến sai số lớn hơn.
Câu 3. Khi dùng thước thẳng để đo chiều dài của tấm gỗ, ba học sinh đã có ba cách đặt mắt
để đọc kết quả đo như hình dưới, học sinh nào đã có cách đặt mắt đọc kết quả đo đúng.
Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết
https://thuviendethi.org/
Đáp án
Mắt phải được đặt vuông góc với thước ⇒ HS (1) có cách đặt mắt đúng.
Câu 4. Trong tay em có một chiếc cốc như hình, một thước dây, một thước kẹp, một compa
và một thước thẳng. Em sẽ dùng thước nào để đo:
a) Chu vi ngoài của miệng cốc?
b) Độ sâu của cốc?
c) Đường kính trong của phấn thân cốc và đáy cốc?
d) Độ dày của miệng cốc?
Đáp án
a) Dùng thước dây để đo chu vi ngoài của miệng cốc.
b) Dùng thước thẳng để đo độ sâu của cốc.
c) Dùng compa và thước thẳng để đo đường kính trong của phẩn thân cốc.
d) Dùng thước kẹp để đo độ dày của miệng cốc.
Câu 5. Một trường Trung học cơ sở có 30 lớp, trung bình mỗi lớp trong một ngày tiêu thụ
120 lít nước. Biết giá nước hiện nay là 10 000 đổng/m3
.
a) Hãy tính số tiền nước mà trường học này phải trả trong một tháng (30 ngày).
b) Nếu có một khoá nước ở trường học này bị rò rỉ với tốc độ trung bình cứ 2 giọt trong 1
giây và 20 giọt nước có thể tích là 1 cm3
. Hãy tính số tiển lãng phí do để nước bị rò rỉ trong
một tháng.
Đáp án
a) Đổi: 120 lít = 0,12m3
; 1cm3
= 0,000001 m3
Số tiền nước mà trường phải trả trong một tháng là:
30. 0,120. 30. 10 000 = 1 080 000 đ.
b) Số giọt nước bị rò rỉ trong một tháng là:
2. 30. 24. 3600 = 5 184 000 giọt.
Thể tích của nước bị rò rì là:
Chuyên đề bài tập môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Có lời giải chi tiết)
Chuyên đề bài tập môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Có lời giải chi tiết)
Chuyên đề bài tập môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Có lời giải chi tiết)
Chuyên đề bài tập môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Có lời giải chi tiết)
Chuyên đề bài tập môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Có lời giải chi tiết)
Chuyên đề bài tập môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Có lời giải chi tiết)
Chuyên đề bài tập môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Có lời giải chi tiết)
Chuyên đề bài tập môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Có lời giải chi tiết)
Chuyên đề bài tập môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Có lời giải chi tiết)
Chuyên đề bài tập môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Có lời giải chi tiết)
Chuyên đề bài tập môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Có lời giải chi tiết)
Chuyên đề bài tập môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Có lời giải chi tiết)
Chuyên đề bài tập môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Có lời giải chi tiết)
Chuyên đề bài tập môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Có lời giải chi tiết)
Chuyên đề bài tập môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Có lời giải chi tiết)
Chuyên đề bài tập môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Có lời giải chi tiết)
Chuyên đề bài tập môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Có lời giải chi tiết)
Chuyên đề bài tập môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Có lời giải chi tiết)
Chuyên đề bài tập môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Có lời giải chi tiết)
Chuyên đề bài tập môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Có lời giải chi tiết)
Chuyên đề bài tập môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Có lời giải chi tiết)

More Related Content

What's hot

Trắc nghiệm sinh học đại cương
Trắc nghiệm sinh học đại cương Trắc nghiệm sinh học đại cương
Trắc nghiệm sinh học đại cương Thịnh NguyễnHuỳnh
 
Giáo trình Hóa học đại cương.pdf
Giáo trình Hóa học đại cương.pdfGiáo trình Hóa học đại cương.pdf
Giáo trình Hóa học đại cương.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình sinh học đại cương
Giáo trình sinh học đại cươngGiáo trình sinh học đại cương
Giáo trình sinh học đại cươngKhanhNgoc LiLa
 
Mẫu nguyên tử bohr và quảng phổ của hidro
Mẫu nguyên tử bohr và quảng phổ của hidroMẫu nguyên tử bohr và quảng phổ của hidro
Mẫu nguyên tử bohr và quảng phổ của hidroLinh Nguyễn
 
Cuong linh-chinh-tri-dau-tien
Cuong linh-chinh-tri-dau-tienCuong linh-chinh-tri-dau-tien
Cuong linh-chinh-tri-dau-tienkysucongtrinh
 
Bài GIảng Hóa Hữu Cơ - TS Phan Thanh Sơn Nam
Bài GIảng Hóa Hữu Cơ - TS Phan Thanh Sơn NamBài GIảng Hóa Hữu Cơ - TS Phan Thanh Sơn Nam
Bài GIảng Hóa Hữu Cơ - TS Phan Thanh Sơn NamTinpee Fi
 
Đề cương Lý Sinh Y Học - ĐHYD Thái Nguyên (pdf)
Đề cương Lý Sinh Y Học - ĐHYD Thái Nguyên (pdf)Đề cương Lý Sinh Y Học - ĐHYD Thái Nguyên (pdf)
Đề cương Lý Sinh Y Học - ĐHYD Thái Nguyên (pdf)VuKirikou
 
Giao trinh ly sinh
Giao trinh ly sinhGiao trinh ly sinh
Giao trinh ly sinhLe Tran Anh
 
Tim hieu cong nghe san xuat amoniac va oxi nito
Tim hieu cong nghe san xuat amoniac va oxi nitoTim hieu cong nghe san xuat amoniac va oxi nito
Tim hieu cong nghe san xuat amoniac va oxi nitoNguyen Thanh Tu Collection
 
1. hóa đại cương
1. hóa đại cương1. hóa đại cương
1. hóa đại cươngnguyenuyen0110
 
Sự lai hóa orbital
Sự lai hóa orbitalSự lai hóa orbital
Sự lai hóa orbitaldaodinh8
 
Orchemistry lab report methyl salicylate axit sulfanilic nerolin acetalnilit ...
Orchemistry lab report methyl salicylate axit sulfanilic nerolin acetalnilit ...Orchemistry lab report methyl salicylate axit sulfanilic nerolin acetalnilit ...
Orchemistry lab report methyl salicylate axit sulfanilic nerolin acetalnilit ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bai giang sinh hoc dai cuong
Bai giang sinh hoc dai cuongBai giang sinh hoc dai cuong
Bai giang sinh hoc dai cuongHóm Hỉnh Hoà
 
218 mau slide lam bao cao de tai nckh cua hs sv
218 mau slide lam bao cao de tai nckh cua hs sv218 mau slide lam bao cao de tai nckh cua hs sv
218 mau slide lam bao cao de tai nckh cua hs svTuan Hoang
 
Thuc tap hoa dai cuong
Thuc tap hoa dai cuongThuc tap hoa dai cuong
Thuc tap hoa dai cuongViet Pham
 
Giáo trình Thí nghiệm hóa hữu cơ - Võ Thị Ngà, Hoàng Minh Hảo, Hồ Phương.pdf
Giáo trình Thí nghiệm hóa hữu cơ - Võ Thị Ngà, Hoàng Minh Hảo, Hồ Phương.pdfGiáo trình Thí nghiệm hóa hữu cơ - Võ Thị Ngà, Hoàng Minh Hảo, Hồ Phương.pdf
Giáo trình Thí nghiệm hóa hữu cơ - Võ Thị Ngà, Hoàng Minh Hảo, Hồ Phương.pdfMan_Ebook
 
đIện hóa học day dh duoc
đIện hóa học   day dh duocđIện hóa học   day dh duoc
đIện hóa học day dh duocDinngnh
 

What's hot (20)

Trắc nghiệm sinh học đại cương
Trắc nghiệm sinh học đại cương Trắc nghiệm sinh học đại cương
Trắc nghiệm sinh học đại cương
 
Giáo trình Hóa học đại cương.pdf
Giáo trình Hóa học đại cương.pdfGiáo trình Hóa học đại cương.pdf
Giáo trình Hóa học đại cương.pdf
 
[Noitiethoc.com]giao trinh vi sinh vat
[Noitiethoc.com]giao trinh vi sinh vat[Noitiethoc.com]giao trinh vi sinh vat
[Noitiethoc.com]giao trinh vi sinh vat
 
Gthoa phan tich_1
Gthoa phan tich_1Gthoa phan tich_1
Gthoa phan tich_1
 
Giáo trình sinh học đại cương
Giáo trình sinh học đại cươngGiáo trình sinh học đại cương
Giáo trình sinh học đại cương
 
Mẫu nguyên tử bohr và quảng phổ của hidro
Mẫu nguyên tử bohr và quảng phổ của hidroMẫu nguyên tử bohr và quảng phổ của hidro
Mẫu nguyên tử bohr và quảng phổ của hidro
 
Cuong linh-chinh-tri-dau-tien
Cuong linh-chinh-tri-dau-tienCuong linh-chinh-tri-dau-tien
Cuong linh-chinh-tri-dau-tien
 
Bài GIảng Hóa Hữu Cơ - TS Phan Thanh Sơn Nam
Bài GIảng Hóa Hữu Cơ - TS Phan Thanh Sơn NamBài GIảng Hóa Hữu Cơ - TS Phan Thanh Sơn Nam
Bài GIảng Hóa Hữu Cơ - TS Phan Thanh Sơn Nam
 
Chế phẩm bt
Chế phẩm btChế phẩm bt
Chế phẩm bt
 
Đề cương Lý Sinh Y Học - ĐHYD Thái Nguyên (pdf)
Đề cương Lý Sinh Y Học - ĐHYD Thái Nguyên (pdf)Đề cương Lý Sinh Y Học - ĐHYD Thái Nguyên (pdf)
Đề cương Lý Sinh Y Học - ĐHYD Thái Nguyên (pdf)
 
Giao trinh ly sinh
Giao trinh ly sinhGiao trinh ly sinh
Giao trinh ly sinh
 
Tim hieu cong nghe san xuat amoniac va oxi nito
Tim hieu cong nghe san xuat amoniac va oxi nitoTim hieu cong nghe san xuat amoniac va oxi nito
Tim hieu cong nghe san xuat amoniac va oxi nito
 
1. hóa đại cương
1. hóa đại cương1. hóa đại cương
1. hóa đại cương
 
Sự lai hóa orbital
Sự lai hóa orbitalSự lai hóa orbital
Sự lai hóa orbital
 
Orchemistry lab report methyl salicylate axit sulfanilic nerolin acetalnilit ...
Orchemistry lab report methyl salicylate axit sulfanilic nerolin acetalnilit ...Orchemistry lab report methyl salicylate axit sulfanilic nerolin acetalnilit ...
Orchemistry lab report methyl salicylate axit sulfanilic nerolin acetalnilit ...
 
Bai giang sinh hoc dai cuong
Bai giang sinh hoc dai cuongBai giang sinh hoc dai cuong
Bai giang sinh hoc dai cuong
 
218 mau slide lam bao cao de tai nckh cua hs sv
218 mau slide lam bao cao de tai nckh cua hs sv218 mau slide lam bao cao de tai nckh cua hs sv
218 mau slide lam bao cao de tai nckh cua hs sv
 
Thuc tap hoa dai cuong
Thuc tap hoa dai cuongThuc tap hoa dai cuong
Thuc tap hoa dai cuong
 
Giáo trình Thí nghiệm hóa hữu cơ - Võ Thị Ngà, Hoàng Minh Hảo, Hồ Phương.pdf
Giáo trình Thí nghiệm hóa hữu cơ - Võ Thị Ngà, Hoàng Minh Hảo, Hồ Phương.pdfGiáo trình Thí nghiệm hóa hữu cơ - Võ Thị Ngà, Hoàng Minh Hảo, Hồ Phương.pdf
Giáo trình Thí nghiệm hóa hữu cơ - Võ Thị Ngà, Hoàng Minh Hảo, Hồ Phương.pdf
 
đIện hóa học day dh duoc
đIện hóa học   day dh duocđIện hóa học   day dh duoc
đIện hóa học day dh duoc
 

Similar to Chuyên đề bài tập môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Có lời giải chi tiết)

Thegioitronggiotnuoc -luoc trich Thong Diep cua Nuoc Masaru Emoto
Thegioitronggiotnuoc -luoc trich Thong Diep cua Nuoc Masaru EmotoThegioitronggiotnuoc -luoc trich Thong Diep cua Nuoc Masaru Emoto
Thegioitronggiotnuoc -luoc trich Thong Diep cua Nuoc Masaru EmotoLinh Hoàng
 
Giao an WORD PP theo CV 5512 Mon Hoa Hoc Lop 10 CTST Ca nam.pdf
Giao an WORD PP theo CV 5512 Mon Hoa Hoc Lop 10 CTST Ca nam.pdfGiao an WORD PP theo CV 5512 Mon Hoa Hoc Lop 10 CTST Ca nam.pdf
Giao an WORD PP theo CV 5512 Mon Hoa Hoc Lop 10 CTST Ca nam.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
Dekhohoclop4hk1 161104014410
Dekhohoclop4hk1 161104014410Dekhohoclop4hk1 161104014410
Dekhohoclop4hk1 161104014410manh nguyen
 
De kiem tra cuoi nam cac mon lop 4 phuong hoa.doc
De kiem tra cuoi nam cac mon lop 4  phuong hoa.docDe kiem tra cuoi nam cac mon lop 4  phuong hoa.doc
De kiem tra cuoi nam cac mon lop 4 phuong hoa.docuno123456
 
Hoa hoc voi doi song
Hoa hoc voi doi songHoa hoc voi doi song
Hoa hoc voi doi songBích Huệ
 
10 ĐỀ THI HK2 MÔN KHOA HỌC LỚP 4 THEO TT22 CÓ MA TRẬN +10 ĐỀ THI HK2 MÔN KHOA...
10 ĐỀ THI HK2 MÔN KHOA HỌC LỚP 4 THEO TT22 CÓ MA TRẬN +10 ĐỀ THI HK2 MÔN KHOA...10 ĐỀ THI HK2 MÔN KHOA HỌC LỚP 4 THEO TT22 CÓ MA TRẬN +10 ĐỀ THI HK2 MÔN KHOA...
10 ĐỀ THI HK2 MÔN KHOA HỌC LỚP 4 THEO TT22 CÓ MA TRẬN +10 ĐỀ THI HK2 MÔN KHOA...Bồi Dưỡng HSG Toán Lớp 3
 
On tapkiem tra co ma tran
On tapkiem tra co ma tranOn tapkiem tra co ma tran
On tapkiem tra co ma tranphanduongbn97
 
KHBD_Luuhuynh_DieuMy
KHBD_Luuhuynh_DieuMyKHBD_Luuhuynh_DieuMy
KHBD_Luuhuynh_DieuMyUyenTran162
 
Ban tay nan bot khoa hoc lop 4
Ban tay nan bot khoa hoc lop 4Ban tay nan bot khoa hoc lop 4
Ban tay nan bot khoa hoc lop 4Thương Lâm
 
Bai 5 nguyen to hoa hoc
Bai 5 nguyen to hoa hocBai 5 nguyen to hoa hoc
Bai 5 nguyen to hoa hochtpdung
 
Nộp Tiểu luận - GVPT 05.docx
Nộp Tiểu luận - GVPT 05.docxNộp Tiểu luận - GVPT 05.docx
Nộp Tiểu luận - GVPT 05.docxcuongPhamVan4
 
Bai thi dhth cacbon hoa 9 thcs dai dinh
Bai thi dhth cacbon hoa 9 thcs dai dinhBai thi dhth cacbon hoa 9 thcs dai dinh
Bai thi dhth cacbon hoa 9 thcs dai dinhChinh Bui
 
Chương 5 quang hop
Chương 5 quang hopChương 5 quang hop
Chương 5 quang hopdoivaban93
 
Chuong trinh đố vui VAS
Chuong trinh đố vui VASChuong trinh đố vui VAS
Chuong trinh đố vui VASLienminh Tran
 
Bai 1 Mo dau mon Hoa hoc.pptx
Bai 1 Mo dau mon Hoa hoc.pptxBai 1 Mo dau mon Hoa hoc.pptx
Bai 1 Mo dau mon Hoa hoc.pptxAbs Nguyen
 
Sinh 10_Đáp án trắc nghiệm_Bài 22 và 24
Sinh 10_Đáp án trắc nghiệm_Bài 22 và 24Sinh 10_Đáp án trắc nghiệm_Bài 22 và 24
Sinh 10_Đáp án trắc nghiệm_Bài 22 và 24Khánh Duyên Trần Lê
 

Similar to Chuyên đề bài tập môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Có lời giải chi tiết) (20)

Thegioitronggiotnuoc -luoc trich Thong Diep cua Nuoc Masaru Emoto
Thegioitronggiotnuoc -luoc trich Thong Diep cua Nuoc Masaru EmotoThegioitronggiotnuoc -luoc trich Thong Diep cua Nuoc Masaru Emoto
Thegioitronggiotnuoc -luoc trich Thong Diep cua Nuoc Masaru Emoto
 
Giao an WORD PP theo CV 5512 Mon Hoa Hoc Lop 10 CTST Ca nam.pdf
Giao an WORD PP theo CV 5512 Mon Hoa Hoc Lop 10 CTST Ca nam.pdfGiao an WORD PP theo CV 5512 Mon Hoa Hoc Lop 10 CTST Ca nam.pdf
Giao an WORD PP theo CV 5512 Mon Hoa Hoc Lop 10 CTST Ca nam.pdf
 
Dekhohoclop4hk1 161104014410
Dekhohoclop4hk1 161104014410Dekhohoclop4hk1 161104014410
Dekhohoclop4hk1 161104014410
 
De kiem tra cuoi nam cac mon lop 4 phuong hoa.doc
De kiem tra cuoi nam cac mon lop 4  phuong hoa.docDe kiem tra cuoi nam cac mon lop 4  phuong hoa.doc
De kiem tra cuoi nam cac mon lop 4 phuong hoa.doc
 
Hoa hoc voi doi song
Hoa hoc voi doi songHoa hoc voi doi song
Hoa hoc voi doi song
 
Cau hoi mon hoa
Cau hoi mon hoaCau hoi mon hoa
Cau hoi mon hoa
 
10 ĐỀ THI HK2 MÔN KHOA HỌC LỚP 4 THEO TT22 CÓ MA TRẬN +10 ĐỀ THI HK2 MÔN KHOA...
10 ĐỀ THI HK2 MÔN KHOA HỌC LỚP 4 THEO TT22 CÓ MA TRẬN +10 ĐỀ THI HK2 MÔN KHOA...10 ĐỀ THI HK2 MÔN KHOA HỌC LỚP 4 THEO TT22 CÓ MA TRẬN +10 ĐỀ THI HK2 MÔN KHOA...
10 ĐỀ THI HK2 MÔN KHOA HỌC LỚP 4 THEO TT22 CÓ MA TRẬN +10 ĐỀ THI HK2 MÔN KHOA...
 
On tapkiem tra co ma tran
On tapkiem tra co ma tranOn tapkiem tra co ma tran
On tapkiem tra co ma tran
 
KHBD_Luuhuynh_DieuMy
KHBD_Luuhuynh_DieuMyKHBD_Luuhuynh_DieuMy
KHBD_Luuhuynh_DieuMy
 
Ban tay nan bot khoa hoc lop 4
Ban tay nan bot khoa hoc lop 4Ban tay nan bot khoa hoc lop 4
Ban tay nan bot khoa hoc lop 4
 
Bai 5 nguyen to hoa hoc
Bai 5 nguyen to hoa hocBai 5 nguyen to hoa hoc
Bai 5 nguyen to hoa hoc
 
Nộp Tiểu luận - GVPT 05.docx
Nộp Tiểu luận - GVPT 05.docxNộp Tiểu luận - GVPT 05.docx
Nộp Tiểu luận - GVPT 05.docx
 
Bai thi dhth cacbon hoa 9 thcs dai dinh
Bai thi dhth cacbon hoa 9 thcs dai dinhBai thi dhth cacbon hoa 9 thcs dai dinh
Bai thi dhth cacbon hoa 9 thcs dai dinh
 
Chương 5 quang hop
Chương 5 quang hopChương 5 quang hop
Chương 5 quang hop
 
Giao an hoa 8 ca nam
Giao an hoa 8 ca namGiao an hoa 8 ca nam
Giao an hoa 8 ca nam
 
Chuong trinh đố vui VAS
Chuong trinh đố vui VASChuong trinh đố vui VAS
Chuong trinh đố vui VAS
 
Bai 1 Mo dau mon Hoa hoc.pptx
Bai 1 Mo dau mon Hoa hoc.pptxBai 1 Mo dau mon Hoa hoc.pptx
Bai 1 Mo dau mon Hoa hoc.pptx
 
Khbd
KhbdKhbd
Khbd
 
Sinh 10_Đáp án trắc nghiệm_Bài 22 và 24
Sinh 10_Đáp án trắc nghiệm_Bài 22 và 24Sinh 10_Đáp án trắc nghiệm_Bài 22 và 24
Sinh 10_Đáp án trắc nghiệm_Bài 22 và 24
 
trắc nghiệm giáo dục công dân 10
trắc nghiệm giáo dục công dân 10trắc nghiệm giáo dục công dân 10
trắc nghiệm giáo dục công dân 10
 

More from Lucienne Hagenes

Tổng hợp đề thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn ở TP HCM từ 2015 (Có đáp án)
Tổng hợp đề thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn ở TP HCM từ 2015 (Có đáp án)Tổng hợp đề thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn ở TP HCM từ 2015 (Có đáp án)
Tổng hợp đề thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn ở TP HCM từ 2015 (Có đáp án)Lucienne Hagenes
 
20 đề Văn nghị luận Lớp 9 chuyên ôn thi vào THPT về đoạn truyện
20 đề Văn nghị luận Lớp 9 chuyên ôn thi vào THPT về đoạn truyện20 đề Văn nghị luận Lớp 9 chuyên ôn thi vào THPT về đoạn truyện
20 đề Văn nghị luận Lớp 9 chuyên ôn thi vào THPT về đoạn truyệnLucienne Hagenes
 
Bài tập môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài tập môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Sách Kết nối tri thức với cuộc sốngBài tập môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài tập môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Sách Kết nối tri thức với cuộc sốngLucienne Hagenes
 
Bộ chuyên đề Hóa học Lớp 9 chất lượng
Bộ chuyên đề Hóa học Lớp 9 chất lượngBộ chuyên đề Hóa học Lớp 9 chất lượng
Bộ chuyên đề Hóa học Lớp 9 chất lượngLucienne Hagenes
 
310 câu trắc nghiệm Sinh học Lớp 12 (Có đáp án)
310 câu trắc nghiệm Sinh học Lớp 12 (Có đáp án)310 câu trắc nghiệm Sinh học Lớp 12 (Có đáp án)
310 câu trắc nghiệm Sinh học Lớp 12 (Có đáp án)Lucienne Hagenes
 
Giáo án Hóa học 8 (Phát triển năng lực) - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Văn Lương
Giáo án Hóa học 8 (Phát triển năng lực) - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Văn LươngGiáo án Hóa học 8 (Phát triển năng lực) - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Văn Lương
Giáo án Hóa học 8 (Phát triển năng lực) - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Văn LươngLucienne Hagenes
 
Chuyên đề bài tập Vật lý 6 (Theo định hướng phát triển năng lực học sinh)
Chuyên đề bài tập Vật lý 6 (Theo định hướng phát triển năng lực học sinh)Chuyên đề bài tập Vật lý 6 (Theo định hướng phát triển năng lực học sinh)
Chuyên đề bài tập Vật lý 6 (Theo định hướng phát triển năng lực học sinh)Lucienne Hagenes
 
51 đề kiểm tra ôn luyện học kỳ 2 môn Toán Lớp 3 - Trần Lam Giang
51 đề kiểm tra ôn luyện học kỳ 2 môn Toán Lớp 3 - Trần Lam Giang51 đề kiểm tra ôn luyện học kỳ 2 môn Toán Lớp 3 - Trần Lam Giang
51 đề kiểm tra ôn luyện học kỳ 2 môn Toán Lớp 3 - Trần Lam GiangLucienne Hagenes
 
Các đề luyện thi môn Ngữ văn Lớp 9
Các đề luyện thi môn Ngữ văn Lớp 9Các đề luyện thi môn Ngữ văn Lớp 9
Các đề luyện thi môn Ngữ văn Lớp 9Lucienne Hagenes
 

More from Lucienne Hagenes (9)

Tổng hợp đề thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn ở TP HCM từ 2015 (Có đáp án)
Tổng hợp đề thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn ở TP HCM từ 2015 (Có đáp án)Tổng hợp đề thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn ở TP HCM từ 2015 (Có đáp án)
Tổng hợp đề thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn ở TP HCM từ 2015 (Có đáp án)
 
20 đề Văn nghị luận Lớp 9 chuyên ôn thi vào THPT về đoạn truyện
20 đề Văn nghị luận Lớp 9 chuyên ôn thi vào THPT về đoạn truyện20 đề Văn nghị luận Lớp 9 chuyên ôn thi vào THPT về đoạn truyện
20 đề Văn nghị luận Lớp 9 chuyên ôn thi vào THPT về đoạn truyện
 
Bài tập môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài tập môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Sách Kết nối tri thức với cuộc sốngBài tập môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài tập môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Sách Kết nối tri thức với cuộc sống
 
Bộ chuyên đề Hóa học Lớp 9 chất lượng
Bộ chuyên đề Hóa học Lớp 9 chất lượngBộ chuyên đề Hóa học Lớp 9 chất lượng
Bộ chuyên đề Hóa học Lớp 9 chất lượng
 
310 câu trắc nghiệm Sinh học Lớp 12 (Có đáp án)
310 câu trắc nghiệm Sinh học Lớp 12 (Có đáp án)310 câu trắc nghiệm Sinh học Lớp 12 (Có đáp án)
310 câu trắc nghiệm Sinh học Lớp 12 (Có đáp án)
 
Giáo án Hóa học 8 (Phát triển năng lực) - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Văn Lương
Giáo án Hóa học 8 (Phát triển năng lực) - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Văn LươngGiáo án Hóa học 8 (Phát triển năng lực) - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Văn Lương
Giáo án Hóa học 8 (Phát triển năng lực) - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Văn Lương
 
Chuyên đề bài tập Vật lý 6 (Theo định hướng phát triển năng lực học sinh)
Chuyên đề bài tập Vật lý 6 (Theo định hướng phát triển năng lực học sinh)Chuyên đề bài tập Vật lý 6 (Theo định hướng phát triển năng lực học sinh)
Chuyên đề bài tập Vật lý 6 (Theo định hướng phát triển năng lực học sinh)
 
51 đề kiểm tra ôn luyện học kỳ 2 môn Toán Lớp 3 - Trần Lam Giang
51 đề kiểm tra ôn luyện học kỳ 2 môn Toán Lớp 3 - Trần Lam Giang51 đề kiểm tra ôn luyện học kỳ 2 môn Toán Lớp 3 - Trần Lam Giang
51 đề kiểm tra ôn luyện học kỳ 2 môn Toán Lớp 3 - Trần Lam Giang
 
Các đề luyện thi môn Ngữ văn Lớp 9
Các đề luyện thi môn Ngữ văn Lớp 9Các đề luyện thi môn Ngữ văn Lớp 9
Các đề luyện thi môn Ngữ văn Lớp 9
 

Recently uploaded

60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfLogistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfAnPhngVng
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnKabala
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...VnTh47
 

Recently uploaded (20)

60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfLogistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
22 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH TIẾNG ANH VÀO 10 SỞ GD – ĐT THÁI BÌNH NĂM HỌC 2023-2...
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
Hướng dẫn viết tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng chức danh biên tập viên hạng 3
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 11 - CÁN...
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
[123doc] - ao-dai-truyen-thong-viet-nam-va-xuong-xam-trung-quoc-trong-nen-van...
 

Chuyên đề bài tập môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 (Có lời giải chi tiết)

  • 1. Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết https://thuviendethi.org/ Chủ đề: SỰ ĐA DẠNG CỦA CHẤT Nội dung: SỰ ĐA DẠNG - CÁC THỂ CỦA CHẤT. TÍNH CHẤT CỦA CHẤT LÝ THUYẾT  1. Vật thể tự nhiên là vật có sẵn trong tự nhiên Vật thể tự nhiên Vật thể nhân tạo Là những vật thể có sẵn trong tự nhiên Là những vật thể do con người tạo ra để phục vụ cuộc sống Vật hữu sinh Vật vô sinh Là vật thể có đặc trưng sống Là vật thể không có đặc trưng sống  2. Các thể của chất: gồm rắn, lỏng, khí Thể rắn Thể lỏng Thể khí Các hạt liên kết chặt chẽ; có hình dạng và thể tích xác định; rất khó bị nén. Các hạt liên kết không chặt chẽ; có hình dạng không xác định, có thể tích xác định; khó bị nén. Các hạt chuyển động tự do; có hình dạng và thể tích không xác định; dễ bị nén.
  • 2. Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết https://thuviendethi.org/ Chất lỏng dễ chảy, có hình dạng của vật chứa nó. Chất khí dễ lan tỏa, chiếm toàn bộ hình dạng vật chứa. Thầy cô có nhu cầu cần trọn bộ đầy đủ chuyên đề bài tập 1500 trang và 199 đề kiểm tra KHTN 6 liên hệ Facebook:Thầy Hoàng Oppa hoặc Zalo: 0932.99.00.90  3. Tính chất của chất Tính chất vật lý: Những tính chất đo được, hoặc cảm nhận được bằng giác quan và những biến đổi không xuất hiện chất mới. Gồm: thể (rắn, lỏng, khí), màu sắc, mùi vị, hình dạng, kích thước, khối lượng riêng, tính tan trong nước hoặc chất lỏng khác, tính nóng chảy, sôi của một chất, tính dẫn điện, dẫn nhiệt. Tính chất hóa học: là sự biến đổi một chất tạo ra chất mới. Gồm khả năng cháy, khả năng bị phân hủy, khả năng tác dụng được với chất khác. Sự chuyển thể của chất Sự nóng chảy: Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng. Sự sôi: Sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí diễn ra trong lòng hoặc bề mặt chất lỏng. Sự bay hơi: Sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí. Sự ngưng tụ: Sự chuyển từ thể khí sang thể lỏng. Sự đông đặc: Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn. Ở điều kiện thích hợp, chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác. Sự nóng chảy, sôi, đông đặc xảy ra tại nhiệt độ xác định. Sự bay hơi và ngưng tụ xảy ra tại mọi nhiệt độ.
  • 3. Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết https://thuviendethi.org/ Thầy cô có nhu cầu cần trọn bộ đầy đủ chuyên đề 1500 trang và 199 đề kiểm tra KHTN 6 liên hệ Facebook:Thầy Hoàng Oppa hoặc Zalo: 0932.99.00.90 BÀI TẬP Câu 1. Đặc điểm cơ bản để phân biệt vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo là A. vật thể nhân tạo đẹp hơn vật thể tự nhiên. B. vật thể nhân tạo do con người tạo ra. C. vật thể tự nhiên làm từ chất, còn vật thể nhân tạo làm từ vật liệu. D. vật thể tự nhiên làm từ các chất trong tự nhiên, vật thể nhân tạo làm từ các chất nhân tạo. Đáp án B Câu 2. Đặc điểm cơ bản để phân biệt vật thể vô sinh và vật thể hữu sinh là A. vật thể vô sinh không xuất phát từ cơ thể sống, vật thể hữu sinh xuất phát từ cơ thể sống. B. vật thể vô sinh không có các đặc điểm như trao đổi chất và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng, còn vật thể hữu sinh có các đặc điểm trên. C. vật thể vô sinh là vật thể đã chết, vật thể hữu sinh là vật thể còn sống. D. vật thể vô sinh là vật thể không có khả năng sinh sản, vật thể hữu sinh luôn luôn sinh sản. Đáp án B Câu 3. Vật thể tự nhiên là A. Ao, hồ, sông, suối. B. Biển, mương, kênh, bể nước. C. Đập nước, máng, đại dương, rạch. D. Hồ, thác, giếng, bể bơi. Đáp án A Câu 4. Vật thể nhân tạo là A. Cây lúa. B. Cái cầu. C. Mặt trời. D. Con sóc. Câu 5. Tất cả các trường hợp nào sau đây đều là chất? A. Đường mía, muối ăn, con dao. B. Con dao, đôi đũa, cái thìa nhôm. C. Nhôm, muối ăn, đường mía. D. Con dao, đôi đũa, muối ăn. Đáp án C
  • 4. Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết https://thuviendethi.org/ Câu 6. Một số chất khí có mùi thơm toả ra từ bông hoa hồng làm ta có thể ngửi thấy mùi hoa thơm. Điều này thể hiện tính chất nào của thể khí? A. Dễ dàng nén được. B. Không có hình dạng xác định. C. Có thể lan toả trong không gian theo mọi hướng. D. Không chảy được. Đáp án C Câu 7. Em hãy kể tên 4 chất ở thể rắn, 4 chất ở thể lỏng, 4 chất ở thể khí (ở điều kiện thường) mà em biết. Đáp án 4 chất ở thể rắn như: Muối ăn, đường, nhôm, đá vôi; 4 chất ở thể lỏng như: cồn, nước, dầu ăn, xăng; 4 chất ở thể khí như: khí oxygen, khí nitrogen, khí carbon dioxide, hơi nước. Câu 8. Cho các từ sau: vật lí; chất; sự sống; không có; rắn, lỏng, khí; tự nhiên/ thiên nhiên; tính chất; thể/ trạng thái; vật thể nhân tạo. Hãy chọn từ/ cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau: a) Các chất có thể tổn tại ở ba (1)….. cơ bản khác nhau, đó là (2)….. b) Mỗi chất có một số (3)..... khác nhau khi tồn tại ở các thể khác nhau. c) Mọi vật thể đều do (4)..... tạo nên. Vật thể có sẵn trong (5)..... được gọi là vật thể tự nhiên; Vật thể do con người tạo ra được gọi là (6)... d) Vật hữu sinh là vật có các dấu hiệu của (7)…... mà vật vô sinh (8)…... e) Chất có các tính chất (9)…... như hình dạng, kích thước, màu sắc, khối lượng riêng, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, tính cứng, độ dẻo. f) Muốn xác định tính chất (10)…... ta phải sử dụng các phép đo. Đáp án a) Các chất có thề tổn tại ở ba (1) thể/ trạng thái cơ bản khác nhau, đó là (2) rắn, lỏng, khí. b) Mỗi chất có một số (3) tính chất khác nhau khi tổn tại ở các thề khác nhau. c) Mọi vật thể đểu do (4) chất tạo nên. Vật thể có sẵn trong (5) tự nhiên/ thiên nhiên được gọi là vật thể tự nhiên; Vật thê’ do con người tạo ra được gọi là (6) vật thể nhân tạo. d) Vật hữu sinh là vật có các dấu hiệu của (7) sự sống mà vật vô sinh (8) không có. e) Chất có các tính chất (9) vật lí như hình dạng, kích thước, màu sắc, khối lượng riêng, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, tính cứng, độ dẻo. f) Muốn xác định tính chất (10) vật lí ta phải sử dụng các phép đo.
  • 5. Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết https://thuviendethi.org/ Câu 9. Chất có ở khắp nơi. Ở đâu có vật thể, ở đó có chất. Em hãy nghiên cứu các vật thể sau và cho biết chất chính tạo nên các vật thể đó. STT Vật thể Chất 1 Tủ quần áo 2 Lốp xe ô tô 3 Móc treo 4 Dây điện 5 Đồ gia dụng 6 Cốc
  • 6. Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết https://thuviendethi.org/ 7 Bút chì Đáp án STT Vật thể Chất 1 Tủ quần áo Cellulose 2 Lốp xe ô tô Cao su 3 Móc treo Nhôm (Alluminium) 4 Dây điện Đồng (Copper) và chất dẻo 5 Đồ gia dụng Chất dẻo 6 Cốc Thủy tinh 7 Bút chì Carbon (than chì) và cellulose Thầy cô có nhu cầu cần trọn bộ đầy đủ chuyên đề 1500 trang và 199 đề kiểm tra KHTN 6 liên hệ Facebook:Thầy Hoàng Oppa hoặc Zalo: 0932.99.00.90 Câu 10. Hãy gọi tên vật thể, tên chất trong các hình ảnh dưới đây: Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4 Đáp án Hình 1: Vật thể là cái vỏ bút bi, chất là nhựa. Hình 2: Vật thể là cái cốc, chất là thuỷ tinh. Hình 3: Vật thể là cái lưỡi dao, chất là sắt. Hình 4: Vật thể là cái lốp xe, chất là cao su. Câu 11. Hãy phân biệt những từ in nghiêng chỉ vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo hay chất trong các câu sau: 1. Trong quả chanh có nước, citric acid và một số chất khác. 2. Cốc bằng thủy tinh dễ vỡ hơn so với cốc bằng chất dẻo. 3. Thuốc đầu que diêm được trộn một ít sulfur. 4. Quặng apatit ở Lào Cai có chứa calcium phosphate với hàm lượng cao. 5. Bóng đèn điện được chế tạo từ thủy tinh, đồng và tungsten. Đáp án Vật thể tự nhiên Vật thể nhân tạo Chất Chanh Nước, citric acid
  • 7. Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết https://thuviendethi.org/ Cốc Thủy tinh, chất dẻo Que diêm sulfur Quặng Calcium phosphate Bóng đèn điện Thủy tinh, đồng, tungsten Câu 12. Mỗi chất có một tính chất nhất định. Em hãy điền trạng thái rắn, lỏng, khí cho các chất sau đây ở điều kiện thường. Chất Rắn Lỏng Khí Nước Thủy tinh Cacbonic Giấm Chất dẻo Cồn / (rượu etylic) Nhôm Oxi Sắt Muối ăn Dầu ăn (Chất béo) Đáp án Chất Rắn Lỏng Khí Nước x Thủy tinh x Cacbonic x Giấm x Chất dẻo x Cồn (Rượu etylic) x Nhôm x Oxi x Sắt x Muối ăn x Dầu ăn (Chất béo) x Câu 13. Điền từ vào chỗ trống: a) Trên trái đất, nước tồn tại ở các thể …. (1) … Nước ở sông, hồ, đại dương, ở thể …(2) … Ở thể này, nước có khả năng … (3) … nên có thể chảy từ sông vào biển. Ở thể …(4) …, nước không có hình dạng cố định. Khi nước ở thể …(5) …, nó có... (6) … và …(7) … Do đó khi bị đóng băng, nước sông sẽ không thể chảy ra biển. Ta có thể đi trên mặt sông đóng băng. b) Nhiệt độ nóng chảy của thiếc là 232o C. Khi làm nguội thiếc lỏng đến …(8) …, thiếc sẽ đông đặc. Ở nhiệt độ phòng, thiếc ở thể …(9) …
  • 8. Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết https://thuviendethi.org/ c) Nhiệt độ sôi của thủy ngân là -39o C. Ở nhiệt độ phòng, thủy ngân ở thể …(10) … Đáp án a) (1) lỏng; (2) lỏng; (3) chảy tràn trên bề mặt; (4) khí; (5) rắn; (6) hình dạng cố định; (7) không chảy lan; b) (8) 232o C; (9) rắn; c) (10) lỏng. Thầy cô có nhu cầu cần trọn bộ đầy đủ chuyên đề 1500 trang và 199 đề kiểm tra KHTN 6 liên hệ Facebook:Thầy Hoàng Oppa hoặc Zalo: 0932.99.00.90 Câu 14. Giải thích các hiện tượng thực tế theo các đặc điểm thể của chất a) Tại sao vật liệu dùng xây nhà, làm cầu đường ở thể rắn? b) Tại sao vận chuyển dầu thô (thể lỏng) từ biển vào đất liền bằng cách đóng thùng? c) Tại sao bơm được nước qua đường ống dẫn? d) Tại sao mở lọ nước hoa chúng ta có thể ngửi thấy mùi nước hoa ở các phía khác nhau? e) Tại sao có thể rèn luyện con dao (bằng sắt) rất mảnh và sắc? f) Tại sao người thợ có thể tạo ra các đồ thủy tinh có hình thù khác nhau? g) Tại sao ta có thể đi trên mặt nước bị đóng băng? Đáp án a) Vật liệu xây nhà ở thể rắn vì đặc điểm của thể rắn là có hình dạng cố định và không bị nén. b) Dầu thô đóng thùng do đặc điểm của thể lỏng là không có hình dạng xác định. c) Nước từ nhà máy nước được dẫn đến các hộ dân qua các đường ống thể hiện tính chất chảy và lan truyền được của chất ở thể lỏng. d) Khi mở lọ nước hoa, một lát sau có thể ngửi thấy mùi nước hoa. Điều này thể hiện khả năng lan toả trong không gian theo mọi hướng của chất ở thể khí. e) Do chất sắt có thể ở cả thể rắn và lỏng. f) Do chất thủy tinh có thể ở cả thể rắn và lỏng. g) Vì nước đóng băng ở thể rắn có hình dạng cố định và không bị nén. Câu 15. Cát mịn có thể chảy được qua phần eo rất nhỏ của đồng hồ cát. Khả năng chảy của cát mịn giống với nước lỏng. a) Em hãy cho biết bề mặt cát và bề mặt nước đựng trong cốc có gì khác nhau. b) Hạt cát có hình dạng riêng không? c) Cát ở thể rắn hay thể lỏng?
  • 9. Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết https://thuviendethi.org/ Đáp án a) Bề mặt nước ngang song song với bề mặt để đồng hồ. Còn bề mặt cát không cố định. b) Hạt cát ở thể rắn, có hình dạng riêng, cố định. c) Cát ở thể rắn. Câu 16. Dãy gồm các tính chất đều thuộc tính chất vật lý là A. Sự cháy, khối lượng riêng. B. Nhiệt độ nóng chảy, tính tan. C. Sự phân hủy, sự biến đổi thành chất khác. D. Màu sắc, thể rắn – lỏng – khí. Đáp án D Câu 17. Hiện tượng vật lý là A. Đốt que diêm. B. Nước sôi. C. Cửa sắt bị gỉ. D. Quần áo bị phai màu. Đáp án B Câu 18. Quá trình thể hiện tính chất hóa học của muối ăn (sodium chloride) là A. Hòa tan muối vào nước. B. Rang muối tới khô. C. Điện phân dung dịch để sản xuất sodium hydroxide trong công nghiệp. D. Làm gia vị cho thức ăn. Đáp án C Câu 19. Tính chất nào sau đây là tính chất hoá học của khí carbon dioxide? A. Chất khí, không màu. B. Không mùi, không vị. C. Tan rất ít trong nước. D. Làm đục dung dịch nước vôi trong (dung dịch calcium hydroxide). Đáp án D Câu 20. Quá trình nào sau đây thể hiện tính chất hoá học? A. Hoà tan đường vào nước. B. Cô cạn nước đường thành đường. C. Đun nóng đường tới lúc xuất hiện chất màu đen. D. Đun nóng đường ở thể rắn để chuyển sang đường ở thể lỏng. Đáp án C Câu 21. Hãy cho biết trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào mô tả tính chất vật lý, tính chất hóa học? 1. Tàu sắt bị gỉ trong không khí ẩm.
  • 10. Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết https://thuviendethi.org/ 2. Thạch nhũ hình thành trong hang động núi đá vôi. 3. Kim loại nhôm màu trắng bạc, dễ dát mỏng. 4. Kim loại đồng màu đỏ, dễ kéo sợi. 5. Muối ăn khô hơn khi đun nóng. 6. Nến cháy thành khí carbon dioxide và hơi nước. 7. Bơ chảy lỏng khi để ở nhiệt độ phòng 8. Cơm nếp lên men thành rượu Đáp án Tính chất hóa học: 1, 2, 6, 8 Tính chất vật lý: 3, 4, 5, 7 Câu 22. Hãy chọn cặp tính chất - ứng dụng phù hợp với các chất đã cho trong bảng dưới đây. Chất Tính chất Ứng dụng Dây đồng 1. Có thể hoà tan nhiều chất khác a) Dùng làm dung môi Cao su 2. Cháy được trong oxygen b) Dùng làm dây dẫn điện Nước 3. Dẫn điện tốt c) Dùng làm nguyên liệu sản xuất lốp xe Cồn (ethanol) 4. Có tính đàn hồi, độ bền cơ học cao d) Dùng làm nhiên liệu Đáp án Dây đồng: Tính chất 3, ứng dụng b. Cao su: Tính chất 4, ứng dụng c. Nước: Tính chất 1, ứng dụng a. Cồn: Tính chất 2, ứng dụng d. Câu 23. Các chất dưới đây tồn tại ở thể nào trong điều kiện thường? Hãy liệt kê một số tính chất vật lí của các chất đó. a) Đường mía (sucrose). b) Muối ăn (sodium chloride). c) Sắt (iron). d) Nước. Đáp án a) Đường mía (sucrose/ saccharose): Ở điều kiện thường nó tồn tại ở thể rắn, là chất màu trắng (không màu), vị ngọt, tan trong nước. b) Muối ăn (sodium chloride): Ở điều kiện thường nó tồn tại ở thể rắn, là chất màu trắng (không màu), vị mặn, tan nhiều trong nước. c) Sắt (iron): Ở điều kiện thường nó tồn tại ở thể rắn, màu trắng xám, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt. d) Nước: Ở điều kiện thường nó tồn tại ở thể lỏng hoặc khí (hơi), là chất không màu, không mùi, không vị, có thể hoà tan được nhiều chất khác.
  • 11. Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết https://thuviendethi.org/ Câu 24. Giấm ăn (chứa acetic acid) có những tính chất sau: là chất lỏng, không màu, vị chua, hoà tan được một số chất khác, làm giấy quỳ màu tím chuyển sang màu đỏ; khi cho giấm vào bột vỏ trứng thì có hiện tượng sủi bọt khí. Theo em, trong các tính chất trên, đâu là tính chất vật lí, đâu là tính chất hoá học của giấm ăn. Đáp án Tính chất vật lí: chất lỏng, không màu, vị chua, hoà tan được một số chất khác. Tính chất hoá học: làm giấy quỳ màu tím chuyển sang màu đỏ; khi cho giấm vào bột vỏ trứng thì có hiện tượng sủi bọt khí. Câu 25. Cho biết nhiệt độ nóng chảy của parafin (sáp nến) là 37°C, của sulfur (lưu huỳnh) là 113o C. Nếu trong phòng thí nghiệm không có nhiệt kế, chỉ có đèn cồn, nước và cốc thuỷ tinh, em hãy trình bày cách tiến hành thí nghiệm để chứng tỏ parafin có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn lưu huỳnh. Đáp án Đun cho nước chuẩn bị sôi rồi chia ra 2 cốc thuỷ tinh. Cho parafin vào cốc 1, lưu huỳnh vào cốc 2. Quan sát sẽ thấy parafin chảy ra dạng lỏng, còn lưu huỳnh vẫn nguyên thể rắn. Như vậy, parafin nóng chảy dưới 100°C còn lưu huỳnh trên 100°C. Điều đó chứng tỏ parafin có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn lưu huỳnh. Câu 26. Hãy giải thích tại sao khi nhiệt độ cơ thể càng cao thì cột thuỷ ngân trong nhiệt kế càng tăng lên. Đáp án Khi nhiệt độ cơ thể tăng cao thì khoảng cách giữa các hạt của chất thuỷ ngân tăng lên làm thể tích tăng lên. Chính vì vậy, chiều cao của cột thuỷ ngân trong nhiệt kế cũng tăng lên. Câu 27. Chọn tính chất ở cột (I) sao cho phù hợp với phương pháp xác định ở cột (II). Chỉ nối 1 phương pháp tương ứng Bảng 1 Bảng 2 Cột (I) Tính chất Cột (II) Phương pháp xác định Cột (I). Thí nghiệm Cột (II). Hiện tượng 1. Nhiệt độ nóng chảy a) Làm thí nghiệm 1. Cho muối ăn vào nước a) Chất rắn cháy tạo khí 2. Tính tan b) Dùng nhiệt kế 2. Đốt một mẩu than b) Chất rắn tan 3. Tính dẫn điện c) Quan sát 3. Đun một cốc nước đến 1000 C c) Chất rắn tan có tỏa nhiệt 4. Khối lượng riêng d) Dùng ampe kế 4. Cho một mẩu vôi vào nước d) Chất rắn không tan e) Nếm e) Chất lỏng bay hơi f) Đo thể tích f) Chất lỏng đông đặc Bảng 3
  • 12. Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết https://thuviendethi.org/ Khái niệm Hiện tượng 1. Hiện tượng hóa học a) Cồn bay hơi 2. Hiện tượng vật lý b) Sắt cháy trong không khí 3. Tính chất hóa học c) Đốt lưu huỳnh tạo ra chất có mùi hắc 4. Tính chất vật lý d) Đun sôi nước tự nhiên e) Ở nhiệt độ cao một số kim loại ở trạng thái lỏng f) Sắt bị gỉ trong không khí ẩm Đáp án Bảng 1. 1b, 2a, 3d, 4f Bảng 2. 1b, 2a, 3e, 4c Bảng 3. 1f, 2a, 3c, 4e Câu 28. Ghi đúng (Đ), sai (S) vào cột trống. Nội dung Vật thể được tạo nên từ chất. Quá trình có xuất hiện chất mới nghĩa là nó thể hiện tính chất hoá học của chất. Kích thước miếng nhôm càng to thì khối lượng riêng của nhôm càng lớn. Tính chất của chất thay đổi theo hình dạng của nó. Mỗi chất có những tính chất nhất định, không đổi. Đáp án Nội dung Vật thể được tạo nên từ chất. Đ Quá trình có xuất hiện chất mới nghĩa là nó thể hiện tính chất hoá học của chất. Đ Kích thước miếng nhôm càng to thì khối lượng riêng của nhôm càng lớn. S Tính chất của chất thay đổi theo hình dạng của nó. S Mỗi chất có những tính chất nhất định, không đổi. Đ Câu 29. Hiện tượng tự nhiên nào sau đây là do hơi nước ngưng tụ? A. Tạo thành mây. B. Gió thổi. C. Mưa rơi. D. Lốc xoáy. Đáp án C Câu 30. Hiện tượng tự nhiên do hơi nước đông đặc là A. Băng tan.
  • 13. Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết https://thuviendethi.org/ B. Sương mù. C. Tạo thành mây. D. Mưa tuyết. Đáp án D Câu 31. Sự chuyển thể nào sau đây không xảy ra tại nhiệt độ xác định? A. Nóng chảy. B. Hoá hơi. C. Sôi. D. Bay hơi. Đáp án D Câu 32. Sự chuyển thể nào sau đây xảy ra tại nhiệt độ xác định? A. Ngưng tụ. B. Hoá hơi. C. Sôi. D. Bay hơi. Đáp án C Câu 33. Sự sôi là A. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí diễn ra trong lòng hoặc bề mặt chất lỏng. B. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí. C. Sự chuyển từ thể khí sang thể lỏng. D. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn. Đáp án A Câu 34. Sự nóng chảy là A. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí. B. Sự chuyển từ thể khí sang thể lỏng. C. Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng. D. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn. Đáp án C Câu 35. Em hãy mô tả 2 quá trình chuyển đổi từ thể rắn sang thể lỏng và ngược lại mà em hay gặp trong đời sống. Đáp án Sự chuyển thể của mỡ lợn: Khi đun nóng, mỡ lợn chuyển dần từ thể rắn sang thể lỏng; khi để nguội và gặp lạnh, mỡ lợn lại chuyển từ thể lỏng sang thể rắn. Sự chuỵển thể của nến: Khi đốt nóng, nến chuyển dẩn từ thể rắn sang thể lỏng; khi để nguội nến lại chuyển từ thể lỏng sang thể rắn. Câu 36. Hãy cho biết các hình ảnh dưới đây tương ứng với các quá trình chuyển thể nào của chất (Sự sôi, sự nóng chảy, sự bay hơi, sự đông đặc, sự ngưng tụ)
  • 14. Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết https://thuviendethi.org/ 1. 5. 2. 6. 3. 7. 4. 8. Đáp án 1. Sự nóng chảy 2. Sự bay hơi 3. Sự ngưng tụ 4. Sự đông đặc 5. Sự bay hơi 6. Sự sôi 7. Sự nóng chảy 8. Sự đông đặc Câu 37. Các quá trình thực tế dưới đây tương ứng với khái niệm nào trong số các khái niệm sau: Sự ngưng tụ; Sự đông đặc; Sự bay hơi; Sự nóng chảy; Sự sôi. Hiện tượng thực tế Khái niệm 1. Tơ nhện được hình thành từ một loại protein dạng lỏng trong cơ thể nhện. Khi làm tơ, nhện nhả ra protein đó ra khỏi cơ thể, protein đó sẽ chuyển thành tơ nhện. 2. Người ta tạo ra nước cất bằng cách đun cho nước bốc hơi, sau đó dẫn hơi nước qua ống làm lạnh sẽ thu được nước cất. 3. Người ta nấu nhôm phế liệu cho nó chuyển thành thể lỏng rồi đổ vào khuôn, chờ nguội sẽ thu được các sản phẩm như nồi, chậu, thau,...
  • 15. Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết https://thuviendethi.org/ Đáp án Các quá trình tương ứng với các khái niệm: 1. Sự đông đặc. 2. Sự bay hơi và sự ngưng tụ. 3. Sự nóng chảy và sự đông đặc. Câu 38. Bạn An lấy một viên đá lạnh nhỏ ở trong tủ lạnh rồi bỏ lên chiếc đĩa. Khoảng một giờ sau, bạn An không thấy viên đá lạnh đâu nữa mà thấy nước trải đều trên mặt đĩa. Bạn An để luôn vậy và ra làm rau cùng mẹ. Đến trưa, bạn đến lấy chiếc đĩa ra để rửa thì không còn thấy nước. a) Theo em, nước đã biến đâu mất? b) Nước có thể tồn tại ở những thể nào? c) Hãy vẽ sơ đổ mô tả sự biến đổi giữa các thể của nước? d) Tại sao lại có hiện tượng nước trải đều trên mặt đĩa? e) Tại sao lúc đầu khi cho đá vào cốc thì có nước bám bên ngoài cốc? Đáp án a) Nước đã bốc hơi mất nên không còn trên đĩa nữa. b) Nước tồn tại ở 3 thể khác nhau: Thể rắn (viên nước đá), thể lỏng (nước trong đĩa), thể khí (hơi nước). c) Sơ đồ: d) Nước loang đều trên mặt đĩa vì các hạt liên kết lỏng lẻo nên nó trượt đều ra. e) Có nước bám bên ngoài cốc là do đá lạnh nên môi trường xung quanh cốc lạnh hơn làm hơi nước trong không khí ngưng tụ thành nước lỏng mà ta nhìn thấy. Câu 39. Nếu để một cốc có chứa đá lạnh bên trong, sau một thời gian thấy có nước ở bên ngoài cốc. Giải thích tại sao có hiện tượng đó. Hãy giải thích vì sao 1 ml nước lỏng khi chuyển sang thể hơi lại chiếm thể tích khoảng 1300 ml (ở điểu kiện thường). Đáp án Có nước bám bên ngoài cốc là do đá lạnh nên môi trường xung quanh cốc lạnh hơn làm hơi nước trong không khí ngưng tụ thành nước lỏng mà ta nhìn thấy. Ở thể hơi (khí), các hạt cấu tạo nên chất chuyển động tự do, khoảng cách giữa các hạt rất xa nhau làm thể tích hơi nước tăng lên rất nhiều so với thể lỏng. Câu 40. Khi ta đốt một tờ giấy (cellulose), tờ giấy cháy sinh ra khí carbon dioxide và hơi nước. Trường hợp này có được xem là chất chuyển từ thể rắn sang thể khí không? Giải thích. Đáp án Hơi nước Nước lỏng Nước đá Ngưng tụ Bay hơi Đông đặc Nóng chảy
  • 16. Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết https://thuviendethi.org/ Trường hợp này chất cellulose thể rắn bị đốt cháy chuyển thành chất khác tồn tại ở thể khí. Đây là hai thể của hai chất khác nhau nên không phải là sự chuyển thể của chất. Câu 41. Hình dưới được chụp tại một con đường ở Ấn Độ vào mùa hè với nhiệt độ ngoài trời có lúc lên trên 50°C. Hình. Đường nhựa bị chảy ra khi nắng nóng ở Ấn Độ a) Theo em, hiện tượng nhựa đường như trên có thể gọi là hiện tượng gì? b) Qua hiện tượng trên, em có kết luận gì vể nhiệt độ nóng chảy của nhựa đường? c) Em hãy đề xuất một giải pháp phù hợp nhất để "cứu" mặt đường trong những trường hợp sắp xảy ra hiện tượng như trên. Đáp án a) Hiện tượng nhựa đường chảy ra do nhiệt độ cao gọi là sự nóng chảy. b) Nhiệt độ nóng chảy của nhựa đường khá thấp, chỉ khoảng 500 C. c) Giải pháp phù hợp nhất có thể là tưới nước để giảm nhiệt độ mặt đường, tránh sự nóng chảy của nhựa đường. Câu 42. Ở Nga (các nước xứ lạnh), về mùa đông thường xuất hiện tuyết rơi. Thuyết đọng trên đường gây nguy hiểm cho các phương tiện giao đông. Vì điều này, người ta dùng các xe otô chuyên dụng rắc muối lên đường. Em hãy cho biết: a) Tại sao băng tuyết vào mùa đông. b) Nước muối có đông đặc tại cùng nhiệt độ với nước hay không? c) Vì sao lại phải rắc muối lên các tuyến đường? Đáp án a) Vào mùa đông, các nước xử lạnh thường có nhiệt độ hạ dưới 0oC nên nước trong không khí sẽ ngưng tụ tạo thành bang. b) Nước muối có nhiệt độ đông đặc thấp hơn nước. c) Vì khi rắc muối vào tuyết làm cho nhiệt độ đông đặc giảm xuống nên nước muối không thể đông đặc, do đó làm bang tuyết tan ra.
  • 17. Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết https://thuviendethi.org/ Câu 43. Úp đĩa lên một cốc nước đường đun sôi một phút nhắc đĩa lên theo bạn, các giọt nước đọng trên đĩa ngọt như nước đường trong cố không? Tại sao? Đáp án Những giọt nước đọng trên mặt đĩa không ngọt như nước đường trong cốc. Do nước đọng lại chỉ là nước nguyên chất còn đường vẫn còn trong nước ở cốc. Câu 44. Để tìm hiểu sự nóng chảy của nước đá diễn ra trong bao lâu, bạn Nam đã lấy đá từ tủ lạnh cho vào một cốc thủy tinh rồi theo dõi nhiệt độ của nước đá và lập được một đồ thị sau: a) Lập bảng sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian. b) Hiện tượng gì xảy ra từ phút từ 6 đến phút từ 10. c) Tại sao người ta dung nhiệt độ cảu nước đá đang tan làm một mốc để đo nhiệt độ trong thang đo nhiệt độ? Đáp án a) Bảng sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian Thời gian (giờ) 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 Nhiệt độ (0 C) – 6 – 3 – 1 0 0 0 2 9 14 16 20 b) Từ phút thứ 6 đến phút thứ 10 thì nước đá bắt đầu nóng chảy. c) Vì khi nước đá đang tan nhiệt độ không đổi. Câu 45. Theo hướng dẫn của giáo viên, bạn Hùng đã tiến hành làm thí nghiệm: Lấy một mẫu nhỏ vôi tôi (calcium hydroxide) cỡ bằng hạt ngô cho vào cốc thuỷ tinh, cho tiếp vào cốc khoảng 50 ml nước cất và khuấy đều. Sau đó rót toàn bộ dung dịch trong cốc vào phễu lọc đã đặt trên bình tam giác. Khoảng 15 phút sau, bạn Hùng thu được dung dịch trong suốt trong bình tam giác và còn một lượng vôi tôi trên phễu lọc. Bạn Hùng lấy dung dịch trong bình tam giác cho vào 3 ống nghiệm, mỗi ống khoảng 1 ml rồi tiếp tục thí nghiệm. -6 -3 -1 0 0 0 2 9 14 16 20 -10 -5 0 5 10 15 20 25 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 29 S Ự T H AY Đ Ổ I N H I Ệ T Đ Ộ T H E O T H Ờ I G I AN Giờ Nhiệt độ
  • 18. Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết https://thuviendethi.org/ Ống nghiệm 1, bạn Hùng đun trên trên ngọn lửa đèn cồn đến vừa cạn. Kết quả là thu được chất rắn màu trắng chính là vôi tôi. Ống nghiệm 2, bạn Hùng dùng ống hút và thổi nhẹ vào. Kết quả là dung dịch trong suốt bị vẫn đục do calcium hydroxide tác dụng với khí carbon dioxide sinh ra calcium carbonate (chất rắn, màu trắng). Ống nghiệm 3, bạn Hùng để vậy trong môi trường không khí. Kết quả là sau một thời gian ống nghiệm cũng bị đục dần, có lớp váng mỏng màu trắng chính là calcium carbonate nổi trên bề mặt dung dịch. a) Nêu một số tính chất vật lí của vôi tôi (calcium hydroxide) mà em quan sát được trong thí nghiệm. b) Calcium hydroxide là chất tan nhiều hay tan ít trong nước? c) Ống nghiệm nào đã thể hiện tính chất hoá học của calcium hydroxide? d) Từ kết quả ở ống nghiệm 2 và ống nghiệm 3, em có thể kết luận trong không khí có chứa chất gì? Đáp án a) Calcium hydroxide là chất rắn, màu trắng, có thể hoà tan trong nước. b) Calcium hydroxide là chất tan ít trong nước vì đang còn một phấn lớn không tan trên phễu lọc. c) Ở ống nghiệm 2 và ống nghiệm 3 có xảy ra quá trình thể hiện tính chất hoá học vì có chất mới sinh ra. d) Kết quả thí nghiệm ở ống 2 và ống 3 đểu sinh ra calcium carbonate chứng tỏ trong không khí có chứa carbon dioxide. Câu 46. Đường saccharose (sucrose) là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng quan trọng cho con người. Đường saccharose là chất rắn, màu trắng, tan nhiều trong nước, đặc biệt là nước nóng, nóng chảy ở 185°C. Khi đun nóng, đường saccharose bị phân huỷ thành carbon và nước. Người ta có thể sản xuất đường saccharose từ cây mía, cây củ cải đường hoặc cây thốt nốt. Nếu sản xuất từ cây mía, khi mía đến ngày thu hoạch, người ta thu hoạch mía rổi đưa về nhà máy ép lấy nước mía, sau đó cô cạn để làm bay hơi nước sẽ thu được đường có màu nâu đỏ. Tiếp theo, người ta tẩy trắng đường bằng khí sulfur dioxide để thu được đường trắng. Hình. Đường saccharose a) Em hãy chỉ tên vật thể tự nhiên, tên chất ở những từ in đậm trong đoạn văn trên.
  • 19. Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết https://thuviendethi.org/ b) Nêu các tính chất vật lí, tính chất hoá học của đường saccharose. c) Nếu tẩy trắng đường bằng khí sulfur dioxide thì sẽ không tốt cho môi trường. Do đó, công nghệ hiện đại đã làm trắng đường bằng biện pháp khác. Em hãy tìm hiểu xem đó là biện pháp nào. Đáp án a) Tên chất: sucrose, nước, sulfur dioxide; Tên vật thể: con người, cây mía, cây thốt nốt, củ cải đường. b) Tính chất vật lí: chất rắn, màu trắng, tan nhiều trong nước, nóng chảy ở 1850 C. Tính chất hoá học: Khi đun nóng chuyển thành than và hơi nước. c) Ngày nay, người ta không tẩy trắng đường bằng khí sulfur dioxide mà thường dùng than hoạt tính để làm trắng đường vì nó đảm bảo an toàn cho sức khoẻ con người và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Thầy cô có nhu cầu cần trọn bộ đầy đủ chuyên đề 1500 trang và 199 đề kiểm tra KHTN 6 liên hệ Facebook:Thầy Hoàng Oppa hoặc Zalo: 0932.99.00.90 Câu 47. Bạn Đức tiến hành thí nghiệm: Lấy một vỏ hộp sữa (bằng bìa carton) rồi cho nước vào tới gần đầy hộp. Sau đó, bạn đun hộp đó trên bếp lửa, hộp carton không cháy mà nước lại sôi. a) Ở nhiệt độ nào thì nước sẽ sôi? b) Khi nước sôi em sẽ quan sát thấy hiện tượng gì ở trên hộp sữa chứa nước? c) Vỏ carton cháy ở nhiệt độ trên hay dưới 100°C? d) Điều gì xảy ra nếu trong vỏ hộp sữa không chứa nước? Đáp án a) Nước sôi ở 100°C b) Có hơi nước bay lên. c) Vỏ carton cháy ở nhiệt độ trên 100°C vì ở 100°C nó vẫn bình thường. d) Nếu trong hộp carton không chứa nước thì nó sẽ bị cháy vì nhiệt độ sẽ lên cao, đủ nhiệt độ cháy. Câu 48. Mô tả hiện tượng của các thí nghiệm sau đây: Thí nghiệm Cách tiến hành Hiện tượng thí nghiệm 1. Thí nghiệm 1 Chuẩn bị 3 cốc thủy tinh sạch. Mỗi cốc rót 100 ml nước. Sau đó cho thêm các chất sau vào mỗi cốc: - Cốc 1: Cho 1 thìa đường - Cốc 2: Cho 1 thìa cát - Cốc 3: Cho 1 thìa nước cốt chanh
  • 20. Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết https://thuviendethi.org/ 2. Thí nghiệm 2 Chuẩn bị một chảo sạch. Cho 2 thìa đường vào chảo và đun nóng từ từ. Quan sát sự thay đổi trạng thái của các hạt đường trong quá trình đun nóng. 3. Thí nghiệm 3 Chuẩn bị một ít vỏ trứng gà hoặc vỏ trứng vịt. Cho số vỏ trứng vào cốc thủy tinh. Rót từ từ giấm ăn (acetic acid) vào cốc sao cho ngập số vỏ trứng. Quan sát hiện tượng. * Em có thể làm thí nghiệm như trên với nguyên một quả trứng gà sống. a) Em hãy đặt tên cho các thí nghiệm trên. b) Em hãy cho biết các thí nghiệm trên, thí nghiệm nào thể hiện tính chất vật lý, tính chất hóa học. Đáp án a) Thí nghiệm Cách tiến hành Hiện tượng thí nghiệm 1. Thí nghiệm về sự hòa tan của các chất Chuẩn bị 3 cốc thủy tinh sạch. Mỗi cốc rót 100 ml nước. Sau đó cho thêm các chất sau vào mỗi cốc: - Cốc 1: Cho 1 thìa đường - Cốc 2: Cho 1 thìa cát - Cốc 3: Cho 1 thìa nước cốt chanh - Cốc 1: Đường tan hoàn toàn trong nước tạo chất lỏng trong suốt, không màu - Cốc 2: Cát không tan trong nước, lắng xuống đáy cốc - Cốc 3: Nước cốt chanh tan trong nước tạo dung dịch trong suốt, không màu, có vị chua. 2. Thí nghiệm về sự biến đổi trạng thái của chất Chuẩn bị một chảo sạch. Cho 2 thìa đường vào chảo và đun nóng từ từ. Quan sát sự thay đổi trạng thái của các hạt đường trong quá trình đun nóng. Hạt đường từ thể rắn chuyển sang thể lỏng không màu, sau đó chuyển dần sang chất lỏng màu vàng, vàng nâu, nâu sậm,… Cuối cùng chuyển sang màu đen. 3. Thí nghiệm về biến đổi hóa học Chuẩn bị một ít vỏ trứng gà hoặc vỏ trứng vịt. Cho số vỏ trứng vào cốc thủy tinh. Rót từ từ giấm ăn (acetic acid) vào cốc sao cho ngập số vỏ trứng. Quan sát hiện tượng. * Em có thể làm thí nghiệm như trên với nguyên một quả trứng gà sống. Có hiện tượng sủi bọt khí thoát ra trên bề mặt vỏ trứng. b) Hiện tượng vật lý: Thí nghiệm 1 và giai đoạn đầu của thí nghiệm 2. Hiện tượng hóa học: Thí nghiệm 3 và giai đoạn đường hóa đen của thí nghiệm 2.
  • 21. Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết https://thuviendethi.org/ Câu 49. Công thức hóa học của “muối biển” là A. NaCl2. B. NaCl. C. KCl. D. Na2O. Đáp án B Câu 50. Theo em, phát biểu nào dưới đây là đúng? A. Có hai loại sodium chloride, một loại nhân tạo và một loại có trong tự nhiên B. Muối biển luôn luôn là dạng sodium chloride tinh khiết hơn sodium chloride nhân tạo C. Sodium chloride nhân tạo là chất nguy hiểm vì được tạo bởi các hóa chất độc, trong khi sử dụng muối biển hoàn toàn an toàn. D. Không có khác biệt hóa học nào giữa sodium chloride tinh khiết từ nguồn tự nhiên hoặc nhân tạo. Đáp án D Tìm hiểu thế giới xung quanh em Bóng đèn sợi đốt Chiếc bóng đèn sợi đốt, đèn sợi đốt hay gọi ngắn gọn hơn là bóng đèn tròn là một loại bóng đèn dùng để chiếu sáng, dây tóc là bộ phận chính để phát ra ánh sáng, thông qua vỏ thủy tinh trong suốt. Các dây tóc - bộ phận phát sáng chính của đèn được bảo vệ bên ngoài bằng một lớp thủy tinh trong suốt hoặc mờ đã được rút hết không khí và bơm vào các khí trơ. Kích cỡ bóng phải đủ lớn để không bị hơi nóng của nhiệt tỏa ra làm nổ. Hầu hết bóng đèn đều được lắp vào trong đui đèn, dòng điện sẽ đi qua đui đèn, qua đuôi đèn kim loại, vào đến dây tóc làm nó nóng lên và đến mức phát ra ánh sáng. Đèn sợi đốt thường ít được dùng hơn vì công suất quá lớn (thường là 60W), hiệu suất phát quang rất thấp (chỉ khoảng 5% điện năng được biến thành quang năng, phần còn lại tỏa nhiệt nên bóng đèn khi sờ vào có cảm giác nóng và có thể bị bỏng). Câu 51. Bài đọc trên cung cấp cho em kiến thức gì? A. Cách lắp bóng đèn sợi đốt B. Cấu tạo của bóng đèn sợi đốt, đặc biệt là dây tóc bóng đèn. C. Cấu tạo bóng đèn sợi đốt và cơ chế phát sáng của dây tóc bóng đèn. D. Cấu tạo bóng đèn sợi đốt và tác hại của dây tóc bóng đèn. Đáp án C Câu 52. Cơ chế phát quang của bóng đèn sợi đốt là A. Sử dụng dòng điện gây ra phản ứng phát quang trong bóng đèn B. Khi dòng điện đi qua đui đèn sẽ làm đui đèn cháy và phát sáng C. Dùng dòng điện đi qua đuôi đèn kim loại, vào đến dây tóc bóng đèn làm nó nóng lên đến mức phát sáng
  • 22. Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết https://thuviendethi.org/ D. Sử dụng một kim loại (làm dây tóc bóng đèn) có khả năng phát nhiệt khi có dòng điện chạy qua Đáp án C Câu 53. Vì sao tungsten (W) thường được lựa chọn để chế tạo dây tóc bóng đèn? A. Tungsten là kim loại rất dẻo B. Tungsten có khả năng dẫn điện rất tốt C. Tungsten là kim loại nhẹ D. Tungsten có nhiệt độ nóng chảy cao. Đáp án D Câu 54. Quá trình nào sau đây thể hiện tính chất hóa học? A. Hòa tan đường vào nước. B. Đun nóng đường tới lúc xuất hiện chất màu đen. C. Đun nóng đường ở thể rắn để chuyển sang đường ở thể lỏng. D. Cô cạn nước thành đường. Đáp án B Câu 55. Các câu sau đây nói về tính chất vật lí của chất. Đúng hay sai? Đúng Sai Giấm ăn mòn bề mặt sàn gỗ. Cao su có tính đàn hồi, độ bền cơ học cao. Nước có thể hòa tan nhiều chất khác. Dây đồng dẫn điện tốt. Đáp án Đúng Sai Giấm ăn mòn bề mặt sàn gỗ. X Cao su có tính đàn hồi, độ bền cơ học cao. X Nước có thể hòa tan nhiều chất khác. X Dây đồng dẫn điện tốt. X Câu 56. Sự chuyển thể nào sau đây không xảy ra tại một nhiệt độ xác định? A. Đông đặc. B. Sôi. C. Ngưng tụ. D. Nóng chảy. Đáp án C Câu 57. Hiện tượng tự nhiên nào sau đây là do hơi nước ngưng tụ? A. Lốc xoáy. B. Mưa rơi.
  • 23. Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết https://thuviendethi.org/ C. Gió thổi. D. Tạo thành mây. Đáp án D Câu 58. Người ta dùng chất nào sau đây để làm dây tóc bóng đèn? A. Bạc. B. Vonfram. C. Đồng. D. Thép. Đáp án B Thầy cô có nhu cầu cần trọn bộ đầy đủ chuyên đề 1500 trang và 199 đề kiểm tra KHTN 6 liên hệ Facebook:Thầy Hoàng Oppa hoặc Zalo: 0932.99.00.90 Câu 59. Trường hợp nào dưới đây không xảy ra sự nóng chảy? A. Đổ một thìa muối vào li nước. B. Thắp nến. C. Thả viên đá vào li nước. D. Đúc trống đồng. Đáp án A Câu 60. Thể nào dưới đây không thuộc ba thể của chất? A. Thể dẻo. B. Thể lỏng. C. Thể rắn. D. Thể khí. Đáp án A Câu 61. Chất ở thể nào có hình dạng cố định? A. Thể khí. B. Thể lỏng. C. Thể rắn. D. Thể dẻo. Đáp án C Câu 62. Chất ở thể nào thì dễ dàng lan truyền trong không gian theo mọi hướng? A. Thể dẻo. B. Thể rắn. C. Thể khí. D. Thể lỏng. Đáp án C Câu 63. Chất ở thể nào thì dễ bị nén? A. Thể dẻo.
  • 24. Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết https://thuviendethi.org/ B. Thể rắn. C. Thể lỏng. D. Thể khí. Đáp án D Câu 64. Chất ở thể nào thì có thể rót được và chảy tràn trên bề mặt? A. Thể lỏng. B. Thể khí. C. Thể rắn. D. Thể dẻo. Đáp án A Câu 65. Sự chuyển thể nào sau đây xảy ra tại nhiệt độ xác định? A. Bay hơi. B. Sôi. C. Ngưng tụ. D. Hoá hơi. Đáp án B Câu 66. Một số chất khí có mùi thơm toả ra từ bông hoa hồng làm ta có thể ngửi thấy mùi hoa thơm. Điều này thể hiện tính chất nào của thể khí? A. Dễ dàng nén được. B. Không chảy được. C. Không có hình dạng xác định. D. Có thế lan toả trong không gian theo mọi hướng. Đáp án D Câu 67. Chọn phát biểu sai. A. Các vật thể đều do một hoặc nhiều chất tạo nên. B. Những gì tồn tại xung quanh ta gọi là vật thể. C. Số lượng các vật thể là có thể đếm được. D. Mỗi chất có thể tạo nên nhiều vật thể Đáp án C
  • 25. Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết https://thuviendethi.org/ Chủ đề: TẾ BÀO – ĐƠN VỊ CƠ SỞ CỦA SỰ SỐNG Nội dung: TẾ BÀO – CẤU TẠO CHỨC NĂNG – SỰ LỚN LÊN & SINH SẢN LÝ THUYẾT
  • 26. Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết https://thuviendethi.org/
  • 27. Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết https://thuviendethi.org/
  • 28. Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết https://thuviendethi.org/
  • 29. Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết https://thuviendethi.org/
  • 30. Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết https://thuviendethi.org/
  • 31. Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết https://thuviendethi.org/  Tài liệu bổ sung Hình. Cấu tạo tế bào thực vật và động vật Hình. Kích thước một số loại tế bào
  • 32. Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết https://thuviendethi.org/ Tế bào hồng cầu Tế bào biểu bì lá Trùng roi Tế bào thần kinh Tế bào cơ Tế bào nấm men Liên cầu khuẩn Tế bào E. coli Hình. Một số hình dạng tế bào Trong cơ thể sinh vật, tế bào có hình dạng và kích thước đa dạng phù hợp với chức năng mà chúng đảm nhận. Tế bào biểu bì Tế bào mạch dẫn Tế bào cơ Chức năng bảo vệ Dẫn truyền nước, muối khoáng, chất dinh dưỡng Chức năng vận động Tế bào nhân sơ Tế bào thực vật Tế bào động vật Tế bào nhân thực
  • 33. Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết https://thuviendethi.org/ Hình. Sự lớn lên của tế bào động vật và thực vật Tế bào thực hiện trao đổi chất để lớn lên, khi đạt đến kích thước nhất định một số tế bào thực hiện phân chia tạo ra các tế bào con (gọi là sự sinh sản tế bào). Hình. Sự sinh sản của tế bào thực vật và động vật Tế bào sinh sản bằng cách thực hiện phân chia tế bào, từ một tế bào mẹ tạo ra hai tế bào con giống nhau và giống với tế bào mẹ ban đầu. Công thức tính số tế bào tạo ra ở n lần: 2n tế bào. Hình. Sự phân chia tế bào
  • 34. Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết https://thuviendethi.org/ ▪ Ở các sinh vật đa bào, sự lớn lên chủ yếu là sự tăng lên về kích thước và số lượng các tế bào trong cơ thể. ▪ Ở các sinh vật đơn bào, sự lớn lên do sự tăng lên kích thước tế bào Hình. Sự lớn lên và sinh sản của cơ thể sinh vật Các loại tế bào khác nhau trong cơ thể chúng ta có thời gian phân chia khác nhau: ▪ Tế bào da khoảng 10 - 30 ngày phân chia một lần. ▪ Tế bào niêm mạc má khoảng 5 ngày phân chia một lần. ▪ Tế bào gan khoảng 1 - 2 năm phân chia một lần. ▪ Tế bào thần kinh sau khi hình thành sẽ không bao giờ phân chia. Thầy cô có nhu cầu cần trọn bộ đầy đủ chuyên đề 1500 trang và 199 đề kiểm tra KHTN 6 liên hệ Facebook:Thầy Hoàng Oppa hoặc Zalo: 0932.99.00.90 BÀI TẬP Câu 1. Trong các loại tế bào dưới đây, tế bào nào dài nhất? A. Tế bào mô phân sinh ngọn. B. Tế bào sợi gai. C. Tế bào thịt quả cà chua. D. Tế bào tép bưởi. Đáp án B Câu 2. Trong cấu tạo của tế bào thực vật, bào quan nào thường có kích thước rất lớn, nằm ở trung tâm tế bào và đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì áp suất thẩm thấu? A. Nhân. B. Không bào. C. Ti thể. D. Lục lạp. Đáp án B Câu 3. Ở tế bào thực vật, bộ phận nào là ranh giới trung gian giữa vách tế bào và chất tế bào A. Không bào. B. Nhân. C. Màng sinh chất. D. Lục lạp. Đáp án C
  • 35. Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết https://thuviendethi.org/ Câu 4. Dịch tế bào nằm ở bộ phận nào của tế bào thực vật? A. Không bào. B. Nhân. C. Màng sinh chất. D. Lục lạp. Đáp án A Câu 5. Ở tế bào thực vật, bộ phận nào có chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào? A. Chất tế bào. B. Vách tế bào. C. Nhân. D. Màng sinh chất. Đáp án C Câu 6. Trong các bộ phận sau, có bao nhiêu bộ phận có ở cả tế bào thực vật và tế bào động vật? 1. Chất tế bào 2. Màng sinh chất 3. Vách tế bào 4. Nhân A. 3 B. 2 C. 1 D. 4 Đáp án A Câu 7. Lục lạp hàm chứa trong bộ phận nào của tế bào thực vật? A. Chất tế bào. B. Vách tế bào. C. Nhân. D. Màng sinh chất. Đáp án A Câu 8. Các tế bào vảy hành thường có hình lục giác, thành phần nào của chúng đã quyết định điều đó? A. Không bào. B. Nhân. C. Vách tế bào. D. Màng sinh chất. Đáp án C
  • 36. Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết https://thuviendethi.org/ Câu 9. Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau: ........ là nhóm tế bào có hình dạng, cấu tạo giống nhau và cùng nhau đảm nhiệm một chức năng nhất định. A. Bào quan. B. Mô. C. Hệ cơ quan. D. Cơ thể. Đáp án B Câu 10. Ai là người đầu tiên phát hiện ra sự tồn tại của tế bào? A. Antonie Leeuwenhoek. B. Gregor Mendel. C. Charles Darwin. D. Robert Hook. Đáp án D Câu 11. Một TB mẹ sau khi phân chia (sinh sản) sẽ tạo ra bao nhiêu TB con? A. 2 B. 1 C. 4 D. 8 Đáp án A Câu 12. Cơ thể sinh vật lớn lên chủ yếu dựa vào những hoạt động nào dưới đây? 1. Sự hấp thụ và ứ đọng nước trong dịch TB theo thời gian. 2. Sự gia tăng số lượng TB qua quá trình phân chia. 3. Sự tăng kích thước của từng TB do trao đổi chất. A. 1, 2, 3 B. 2, 3 C. 1, 3 D. 1, 2 Đáp án B Câu 13. Hiện tượng nào dưới đây không phản ánh sự lớn lên và phân chia của TB? A. Sự gia tăng diện tích bề mặt của một chiếc lá. B. Sự xẹp, phồng của các TB khí khổng. C. Sự tăng dần kích thước của một củ khoai lang. D. Sự vươn cao của thân cây tre. Đáp án B Câu 14. Sự lớn lên của TB có liên quan mật thiết đến quá trình nào dưới đây? A. Trao đổi chất, cảm ứng và sinh sản. B. Trao đổi chất.
  • 37. Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết https://thuviendethi.org/ C. Sinh sản. D. Cảm ứng. Đáp án B Câu 15. Một TB mô phân sinh ở thực vật tiến hành phân chia liên tiếp 4 lần. Hỏi sau quá trình này, số TB con được tạo thành là bao nhiêu ? A. 32 tế bào. B. 4 tế bào. C. 8 tế bào. D. 16 tế bào. Đáp án D Câu 16. Quá trình phân chia TB gồm hai giai đoạn là: A. Phân chia TB chất → phân chia nhân B. Phân chia nhân → phân chia TB chất. C. Lớn lên → phân chia nhân D. Trao đổi chất → phân chia TB chất. Đáp án B Câu 17. Phát biểu nào dưới đây về quá trình lớn lên và phân chia của TB là đúng ? A. Mọi TB lớn lên rồi đều bước vào quá trình phân chia TB. B. Sau mỗi lần phân chia, từ một TB mẹ sẽ tạo ra 3 TB con giống hệt mình. C. Sự phân tách chất TB là giai đoạn đầu tiên trong quá trình phân chia. D. Phân chia và lớn lên và phân chia TB giúp sinh vật tăng kích thước, khối lượng. Đáp án D Câu 18. Vật nào sau đây có cấu tạo từ tế bào? A. Xe ô tô. B. Cây cầu. C. Cây bạch đàn. D. Ngôi nhà. Đáp án C Câu 19. Quan sát tế bào bên và cho biết mũi tên chi tiết số 3 đang chỉ vào thành phần nào của tế bào. A. Màng tế bào. B. Chất tế bào. C. Nhân tế bào. D. Vùng nhân. Đáp án D
  • 38. Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết https://thuviendethi.org/ Câu 20. Quan sát tế bào bên dưới và cho biết vị trí X là thành phần nào của tế bào? A. Màng tế bào B. Chất tế bào C. Nhân tế bào D. Vùng nhân Đáp án C Câu 21. Đặc điểm của tế bào nhân thực là A. Có thành tế bào. B. Có chất tế bào. C. Có màng nhân bao bọc vật chất di truyền. D. Có lục lạp. Đáp án C Câu 22. Khi một tế bào lớn lên và sinh sản sẽ có bao nhiêu tế bào mới hình thành? A. 8 B. 6 C. 4 D. 2 Đáp án D Câu 23. Hoàn thành các yêu cầu sau: a) Cho biết tế bào là gì. b) Điền thông tin còn thiếu về tế bào: (1) ………cấu tạo nên tế bào thực hiện các chức năng khác nhau trong tế bào. (2) ………bao bọc xung quanh và bảo vệ tế bào. Đáp án a) Tế bào là đơn vị cấu tạo và chức năng của sự sống. b) (1) Các thành tế bào (2) Màng tế bào Câu 24. Điền thông tin còn thiếu vào bảng: Thành phần cấu tạo nên tế bào Chức năng (1) Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào. (2) Là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào. (3) Bảo vệ và kiểm soát các chất đi vào và đi ra khỏi tế bào. (4) Bao bọc khối vật chất di truyền. Đáp án (1) Nhân tế bào (2) Chất tế bào (3) Màng tế bào
  • 39. Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết https://thuviendethi.org/ (4) Màng nhân Câu 25. Hình ảnh dưới đây mô tả kích thước một số tế bào người. a) Hãy sắp xếp các tế bào trên theo thứ tự tăng dần kích thước. b) Hãy chọn một loại tế bào và dự đoán chức năng của tế bào đó. Đáp án a) Tế bào hồng cầu, tế bào niêm mạc miệng, tế bào trứng, tế bào cơ. b) Tế bào hồng cầu: vận chuyển oxygen; Tế bào cơ: tạo ra sự co giãn trong vận động; Tế bào trứng: tham gia vào sinh sản; Tế bào niêm mạc miệng: bảo vệ khoang miệng. Câu 26. Hãy nêu các hình dạng của tế bào, lấy ví dụ minh họa. Đáp án Tế bào có nhiều hình dạng khác nhau: hình cầu (tế bào trứng), hình đĩa (tế bào hồng cầu), hình sợi (tế bào sợi nấm), hình sao (tế bào thần kinh), hình trụ (tế bào lót xoang mũi), hình thoi (tế bào cơ trơn), hình nhiều cạnh (tế bào biểu bì),….. Câu 27. Sự lớn lên và sinh sản của tế bào là một chuỗi các thay đổi về kích thước, số lượng các thành phần trong tế bào. Ở tế bào nhân thực, sự lớn lên là một giai đoạn chuẩn bị dài, sự sinh sản là quá trình tạo ra tế bào mới. a) Sự lớn lên của tế bào biểu hiện như thế nào? b) Sự sinh sản làm thay đổi số lượng thành phần nào của tế bào? c) Một tế bào sau khi sinh sản tạo thành mười sáu tế bào con. Tế bào đó trải qua mấy lần sinh sản? d) Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa sự lớn lên và sự sinh sản của tế bào. Đáp án a) Tế bào tăng nhanh về kích thước: màng tế bào co giãn, chất tế bào nhiều thêm, nhân tế bào lớn dần. b) Nhân tế bào. c) Bốn lần. d) Tế bào (lớn lên) → Tế bào trưởng thành (sinh sản) → Tế bào mới.
  • 40. Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết https://thuviendethi.org/ Câu 28. Trong cơ thể sinh vật, ba tế bào bắt đầu quá trình sinh sản để tạo nên các tế bào mới, nếu những tế bào này thực hiện ba lần sinh sản liên tiếp sẽ tạo ra được bao nhiêu tế bào con? Đáp án 24 tế bào con Câu 29. Hãy trả lời các câu hỏi sau đây: a) Cơ thể con người được cấu tạo từ tế bào nhân sơ hay nhân thực? b) Các nhà khoa học đã sử dụng dụng cụ gì để quan sát các tế bào sinh vật? c) Ba đặc điểm khái quát nhất về tế bào là gì? Đáp án a) Tế bào nhân thực. b) Kính hiển vi. c) Ba đặc điểm khái quát về tế bào: Tế bào là đơn vị cơ sở và cấu trúc của sự sống. Tế bào là nơi diễn ra mọi hoạt động sống của cơ thể. Tế bào được hình thành từ tế bào khác. Câu 30. Nhận định nào đúng khi nói về hình dạng và kích thước tế bào? A. Các loại tế bào đều có chung hình dạng và kích thước. B. Các loại tế bào thường có hình dạng khác nhau nhưng kích thước giống nhau. C. Các loại tế bào khác nhau thường có hình dạng và kích thước khác nhau. D. Các loại tế bào chỉ khác nhau về kích thước, chúng giống nhau về hình dạng. Đáp án C Câu 31. Các nhận định sau về tế bào là đúng hay sai? Nhận định Đúng Sai 1. Các loại tế bào đều có hình đa giác. 2. Mọi sinh vật đều được cấu tạo từ đơn vị cơ bản là tế bào. 3. Hầu hết các tế bào có thể quan sát bằng mắt thường. 4. Lớp biểu bì vảy hành được cấu tạo từ tế bào còn lá hành thì không. Đáp án (1) Sai (2) Đúng (3) Sai (4) Sai Câu 32. Hãy tìm hiểu thông tin từ sách, báo và internet để trả lời các câu hỏi và thực hiện yêu cầu sau: a) Tại sao hầu hết tế bào có kích thước nhỏ? b) Tế bào lớn nhất trong cơ thể em là loại tế bào nào? c) Tế bào nào lớn nhất và tế bào nào nhỏ nhất? d) Sưu tầm hình ảnh các loại tế bào em đã tìm hiểu được. Đáp án a) Dựa trên nguyên lí về tỉ lệ giữa diện tích bề mặt (S) và thể tích tế bào (V) để giải thích.
  • 41. Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết https://thuviendethi.org/ b) Tế bào thần kinh là tế nào dài nhất cơ thể người. c) Học sinh dựa vào kiến thức tự tìm câu trả lời. d) Học sinh tự sưu tầm. Câu 33. Quan sát sơ đồ cấu tạo tế bào thực vật và tế bào động vật dưới đây. Gợi ý: Thành tế bào tạo thành bộ khung tế bào có hình dạng nhất định, bảo vệ các thành phần bên trong tế bào; Không bào chứa các chất thải, chất dự trữ. a) Hãy chú thích tên các thành phần cấu tạo của tế bào trên và mô tả chức năng của mỗi thành phần. b) Xác định tên tế bào A và B. c) Lập bảng chỉ ra 3 điểm khác nhau giữa hai tế bào. Đáp án a) (1) Màng tế bào bảo vệ và kiểm soát các chất đi vào và đi ra khỏi tế bào; (2) Chất tế bào là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào; (3) Nhân tế bào điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào; (4) Lục lạp thực hiện chức năng quang hợp. b) A – Tế bào động vật, B – Tế bào thực vật. c) Ta có bảng sau: Đặc điểm Tế bào A Tế bào B Thành tế bào Không có Có Không bào Không có Có Lục lạp Không có Có Câu 34. Hãy tìm những từ/ cụm từ thích hợp để hoàn thành nội dung sau: Các loại tế bào khác nhau thường có ……(1)……,…….(2)…….. và ……(3)…… khác nhau. Màng tế bào là thành phần có ở mọi …..(4)…….giúp………(5)……..và……..(6)……….các thành phần bên trong tế bào, đồng thời tham gia vào quá trình ……….(7)……….giữa tế bào và môi trường. Tế bào chất là nơi diễn ra phần lớn các hoạt động……..(8)………….của tế bào. Nhân hoặc vùng nhân là nơi chứa….(9)……là trung tâm……..(10)……các………(11)…… của tế bào. Đáp án (1) hình dạng (2) kích thước (3) chức năng (4) tế bào
  • 42. Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết https://thuviendethi.org/ (5) bao học (6) bảo vệ (7) trao đổi chất (8) trao đổi chất (9) vật chất di truyền (10) điều khiển (11) hoạt động sống Câu 35. Hãy tìm hiểu qua sách báo, internet về thành phần cấu trúc của tế bào để trả lời các câu hỏi sau: a) Thành phần nào giúp thực vật cứng cáp dù không có hệ xương nâng đỡ như động vật? b) Thành phần nào giúp thực vật có khả năng tổng hợp chất hữu cơ? Đáp án a) Thành tế bào. b) Lục lạp. Câu 36. Quan sát hình bên dưới, so sánh lượng tế bào chất và kích thước nhân của tế bào khi mới hình thành và tế bào trưởng thành. Đặc điểm Tế bào chất Nhân Tế bào mới trưởng thành Tế bào trưởng thành Đáp án Đặc điểm Tế bào chất Nhân Tế bào mới trưởng thành Ít Nhỏ Tế bào trưởng thành Nhiều Lớn hơn (không thay đổi nhiều) Câu 37. Quan sát hình bên dưới, hãy trình bày diễn biến của quá trình phân chia tế bào chất bằng cách đánh số thứ tự cho các sự kiện xảy ra sao cho phù hợp. Sự kiện Thứ tự Hai tế bào mới tạo thành từ một tế bào ban đầu. Từ một nhân phân chia thành nhiều nhân, tách xa nhau. Vách tế bào hình thành ngăn đôi tế bào cũ thành hai tế bào con Đáp án 3 – 1 – 2 Câu 38. Cây lớn lên nhờ A. Sự lớn lên và phân chia của tế bào.
  • 43. Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết https://thuviendethi.org/ B. Sự tăng kích thước của nhân tế bào. C. Nhiều tế bào được sinh ra từ một tế bào ban đầu. D. Các chất dinh dưỡng bao bọc xung quanh tế bào ban đầu. Đáp án A Câu 39. Tìm hiểu các giai đoạn (độ tuổi) phát triển của cơ thể người, em hãy cho biết mình đang thuộc độ tuổi nào. Tìm hiểu về tốc độ tăng trưởng thể chất trong độ tuổi này và quá trình của tế bào tham gia vào sự tăng trưởng đó. Em hãy đưa ra các lưu ý về dinh dưỡng, chế độ luyện tập và nghỉ ngơi để cơ thể có thể phát triển thể chất tối đa. Đáp án Độ tuổi dậy thì thì có tốc độ phát triển nhanh nhất nhờ quá trình lớn lên và phân chia tế bào. Chế độ dinh dưỡng cần đa dạng, đủ chất (thịt, cá, trứng, sữa, rau xanh) và thường xuyên tập thể dục thể thao để cơ thể phát triển tốt nhất. Câu 40. Quan sát hình tế bào cây cà chua dưới đây, em hãy cho biết tên các tế bào đó. Đáp án (1) Tế bào thịt lá. Hình. Một số tế bào ở cây cà chua Tế bào (1) Tế bào (2) Tế bào (3) Tế bào (4)
  • 44. Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết https://thuviendethi.org/ (2) Tế bào thịt quả. (3) Tế bào ống dẫn. (4) Tế bào lông hút. Câu 41. Gọi tên một số tế bào ở hình bên. Đáp án (1) Tế bào gan. (2) Tế bào biểu mô ruột. (3) Tế bào cơ. (4) Tế bào thần kinh. (5) Tế bào hồng cầu. (6) Tế bào xương. Câu 42. Hãy trình bày một số chức năng của tế bào. Đáp án + Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng; + Sinh trưởng; + Phát triển; + Vận động; + Cảm ứng; + Sinh sản…. Câu 43. Tế bào nào sau đây quan sát bằng mắt thường. A. Tế bào trứng cá. B. Tế bào vi khuẩn. C. Tế bào động vật. D. Tế bào thực vật. Đáp án A Câu 44. Tế bào nào sau đây quan sát bằng kính hiển vi quang học. Chọn câu sai. A. Tế bào vi khuẩn. B. Tế bào trứng ếch. C. Tế bào động vật. D. Tế bào thực vật. Đáp án B Câu 45. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của tế bào. Chọn câu sai. A. Nước và muối khoáng. B. Oxygen. C. Kích thích. D. Chất hữu cơ.
  • 45. Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết https://thuviendethi.org/ Đáp án C Câu 46. Việc phân chia trong tế bào giúp cơ thể. A. Cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động. B. Cơ thể lớn lên và sinh sản. C. Cơ thể phản ứng với kích thích. D. Cơ thể bào tiết CO2. Đáp án B Câu 47. Nhận xét nào dưới đây là đúng. A. Mọi cơ thể sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào. B. Trong cơ thể sinh vật, tế bào có kích thước và hình dạng đa dạng. C. Tế bào đảm nhiệm nhiều chức năng sống của cơ thể. D. Tất cả đáp án trên đúng. Đáp án D. Câu 48. Để quan sát những tế bào vô cùng nhỏ ta có thể dùng dụng cụ nào. A. Kính lúp. B. Kính hiển vi. C. Mắt thường. D. Không cần. Đáp án B Câu 49. Kích thước trung bình của tế bào khoảng. A. 0,5 – 100 micromet. B. 0,5 – 10 micromet. C. 10 – 100 micromet. D. 1 – 100 micromet. Đáp án A Câu 50. Robert Hooke lần đầu tiên quan sát thấy tế bào từ loại cây nào. A. Cây sồi. B. Câu táo. C. Cây đậu. D. Cây lúa. Đáp án A Câu 51. Gọi tên các loại tế bào dưới đây.
  • 46. Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết https://thuviendethi.org/ Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4 Hình 5 Hình 6 Hình 7 Hình 8 Hình 9 Hình 10 Đáp án (1) Tế bào thần kinh. (2) Tế bào hồng cầu. (3) Tế bào gan. (4) Tế bào cơ. (5) Tế bào vi khuẩn E.coli. (6) Tế bào trùng roi. (7) Tế bào nấm men. (8) Tế bào biểu mô. (9) Tế bào biểu bì lá. (10) Tế bào tinh trùng. Câu 52. Tế bào biểu bì đảm nhiệm chức năng nào dưới đây. A. Bảo vệ. B. Dẫn truyền nước, muối khoáng và chất dinh dưỡng. C. Vận động. D. Sinh sản. Đáp án A Câu 53. Tế bào mạch dẫn lá thực hiện chức năng nào dưới đây. A. Bảo vệ. B. Sinh trưởng. C. Vận động. D. Dẫn truyền nước, muối khoáng và chất dinh dưỡng. Đáp án D Câu 54. Tế bào cơ vân thực hiện chức năng nào dưới đây. A. Bảo vệ. B. Dẫn truyền nước, muối khoáng và chất dinh dưỡng. C. Vận động. D. Cảm ứng. Đáp án C Câu 55. Những thành phần nào không phải của tế bào nhân sơ. A. Màng tế bào. B. Vùng nhân. C. Chất tế bào. D. Lục lạp. Đáp án D
  • 47. Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết https://thuviendethi.org/ Câu 56. Tế bào nhân thực có kích thước gấp khoảng bao nhiêu lần tế bào nhân sơ. A. 10 lần. B. 100 lần. C. 20 lần. D. 200 lần. Đáp án A Câu 57. Gọi tên thành phần của tế bào nhân thực từ (1) đến (3). Đáp án (1) Nhân. (2) Màng sinh chất. (3) Tế bào chất. Câu 58. Thành phần nào có ở tế bào thực vật mà không có ở tế bào động vật. A. Màng tế bào. B. Vùng nhân. C. Chất tế bào. D. Lục lạp. Đáp án D Câu 59. Trình bày điểm khác nhau và giống nhau giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực. Đáp án + Giống nhau: đều có màng tế bào, tế bào chất, nhân hoặc vùng nhân. + Khác nhau: các thành phần cấu tạo có ở tế bào nhân thực mà không có ở tế bào nhân sơ là ti thể, lưới nội chất, bộ máy Gongi,… Hoặc HS có thể trình bày bảng dưới đây: Tế bào nhân sơ Tế bào nhân thực Giống Cả 2 loại tế bào đều có màng tế bào và tế bào chất. Tế bào chất Không có hệ thống nội màng, các bào quan không có màng bao bọc, chỉ có một bào quan duy nhất là ribosome. Có hệ thống nội màng, tế bào chất được chia thành nhiều khoang, các bào quan có màng bao bọc, có nhiều bào quan khác nhau. Nhân Chưa hoàn chỉnh, không có màng nhân. Hoàn chỉnh: có màng ngăn. Câu 60. Trình bày đặc điểm về thành phần cấu tạo giữa tế bào động vật và thực vật.
  • 48. Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết https://thuviendethi.org/ Đáp án Giống nhau: đều là tế bào nhân thực. Trong cấu tạo có các thành phần: màng tế bào, tế bào chất và nhân. Ngoài ra, còn có một số bào quan (ti thể, thể Gongi, mạng lưới nội chất,….) Điểm khác nhau: Đặc điểm Tế bào thực vật Tế bào động vật Thành tế bào Có Không Không bào To, nằm gần trung tâm Nhỏ, chỉ có một số ĐV đơn bào Lục lạp Có Không Câu 58. Thành phần nào có ở tế bào thực vật mà không có ở tế bào động vật. A. Quá trình hô hấp. B. Quá trình trao đổi chất. C. Quá trình sinh sản. D. Quá trình chuyển hóa. Đáp án B Câu 59. Tế bào có lớn lên mãi không? Vì sao? Đáp án Tế bào không lớn lên mãi vì đến một giới hạn đó màng tế bào sẽ vỡ. Kích thước tế bào bị giới hạn bởi màng tế bào (và thành tế bào ở tế bào thực vật), tế bào kích thước lớn có tỉ lệ S/V giảm; dẫn đến sự trao đổi chất của tế bào sẽ chậm lại (do sự vận chuyển các chất đến từng phần trong tế bào sẽ chậm hơn), việc thu nhận và đáp ứng với các kích thích từ môi trường môi trường cũng chậm hơn. Câu 60. Sự phân bào diễn qua mấy giai đoạn. A. 3 giai đoạn. B. 4 giai đoạn. C. 5 giai đoạn. D. Tất cả đều sai. Đáp án A Câu 61. Tế bào da khoảng bao nhiêu ngày sẽ phân chia một lần. A. 2 ngày. B. 10 – 30 ngày. C. 1 – 2 năm. D. Không phân chia. Đáp án B Câu 62. Tế bào thần kinh sau khi hình thành bao lâu sẽ phân chia thêm. A. 10 – 20 ngày.
  • 49. Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết https://thuviendethi.org/ B. 15 ngày – 30 ngày. C. 1 – 2 năm. D. Không phân chia nữa. Đáp án D Câu 63. Em hãy cho biết sự phân chia của tế bào có ý nghĩa gì đối với sinh vật. Đáp án Sự phân chia tế bào là cơ sở cho sự lớn lên của tế bào sinh vật, giúp thay thế tế bào bị tổn thương hoặc tế bào chết ở sinh vật. Câu 64. Em hãy trình bày mối quan hệ mật thiết giữa sự lớn lên và sự phân chia tế bào. Đáp án ▪ Sự lớn lên: cung cấp nguyên liệu (tế bào trưởng thành) cho quá trình phân chia. ▪ Sự phân chia: cung cấp nguyên liệu cho sự lớn lên của tế bào. Câu 65. Vì sao khi thằn lằn bị đứt đuôi, đuôi của nó có thể tái sinh? Đáp án Bởi vì tế bào ở đuôi thằn lằn lớn lên và sinh sản, giúp cho thay thế tế bào đuôi bị chết, mọc lại thành đuôi mới cho nó. Câu 66. Quan sát cấu tạo tế bào thực vật trong hình bên dưới. Thành phần nào là màng tế bào. A. (1) B. (2) C. (3) D. (4) Đáp án A Thành phần nào có chức năng điều khiển hoạt động sống của tế bào? A. (1) B. (2) C. (3) D. (4) Đán án C Câu 67. Tại sao nói “tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống”. A. Vì tế bào rất nhỏ bé.
  • 50. Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết https://thuviendethi.org/ B. Vì tế bào có thể thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản: sinh sản, sinh trưởng, hấp thụ chất dinh dưỡng, trao đổi chất,… C. Vì tế bào không có khả năng sinh sản. D. Vì tế bào rất vững chắc. Đáp án B Câu 68. Tại sao mỗi loại tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau? A. Mỗi loại tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau để phù hợp với chức năng của chúng. B. Mỗi loại tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau để chúng không bị chết. C. Mỗi loại tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau để các tế bào có thể bám vào nhau dễ dàng. D. Mỗi loại tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau để tạo sự đa dạng các loài sinh vật. Đáp án A Câu 69. Tế bào hình bên mô tả là tế bào động vật hay thực vật? Giải thích. Đáp án Tế bào mô tả hình bên là tế bào thực vật vì trong tế bào có cấu trúc thành tế bào, lục lạo, không bào đặc trưng ở thực vật. Câu 70. Vì sao rau củ và thịt cùng được bảo quản trong ngăn đá của tủ lạnh, khi rã đông rau củ bị dập nát còn thịt vẫn bình thường? Từ đó hãy đưa ra cách bảo quản thực phẩm phù hợp. Đáp án Khi bảo quản rau củ trong ngăn đá, nước trong tế bào đông cứng, dãn nở phá vỡ cấu trúc thành tế bào dẫn đến tế bào thực vật không còn nguyên hình dạng. Còn thịt, cấu tạo tế bào động vật không có thành tế bào nên không xảy ra hiện tượng đó. Chỉ nên bảo quản thịt, cá trong ngăn đá; rau nên bảo quản ở ngăn mát. Câu 71. Cơ thể động vật lớn lên nhờ A. Sự lớn lên của một tế bào ban đầu. B. Sự tăng số lượng của tế bào trong cơ thể do quá trình sinh sản. C. Sự tăng số lượng và kích thước của tế bào trong cơ thể tạo ra từ quá trình lớn lên và phân chia tế bào. D. Sự thay thế và bổ sung các tế bào già bằng các tế bào mới từ quá trình phân chia tế bào. Đáp án C Câu 72. Từ một tế bào ban đầu, sau 3 lần phân chia sẽ tạo ra A. 3 tế bào con. B. 6 tế bào con.
  • 51. Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết https://thuviendethi.org/ C. 8 tế bào con. D. 12 tế bào con. Đáp án C Câu 73. Ở một số loài thực vật có sự xuất hiện các khối u sần (như bệnh sùi cành trên cây hoa hồng ở hình bên) do chúng bị vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens xâm nhiễm. Theo em, bệnh đó ảnh hưởng như thế nào đến sự sinh trưởng của thực vật? Đáp án Vi khuẩn xâm nhập vào cây trồng khiến các tế bào tại vị trí bị tổn thương, mất khả năng kiểm soát quá trình phân chia, do vậy các tế bào được nhân lên liên tục tạo thành các khối u tại vị trí bệnh. Tế bào phân chia không kiểm soát sẽ lấy mất chất dinh dưỡng của quá trình trao đổi chất khác, đồng thời ảnh hưởng đến các quá trình vận chuyển nước và chất dinh dưỡng của cây trồng khiến cây sinh trưởng chận, còi cọc, có thể mất khả năng ra hoa và chết. Thầy cô có nhu cầu cần trọn bộ đầy đủ chuyên đề 1500 trang và 199 đề kiểm tra KHTN 6 liên hệ Facebook:Thầy Hoàng Oppa hoặc Zalo: 0932.99.00.90 Câu 74. Hai bạn A và B cùng làm tiêu bản tế bào biểu bì vảy hành, khi thực hiện bước tách vỏ củ hành, bạn A dùng kim mũi mác cắt lát mỏng, còn B dùng kim mũi mác bóc lớp vỏ nhữa. Theo em, tiêu bản của bạn nào sẽ quan sát rõ các thành phần của tế bào hơn? Giải thích. Đáp án Tiêu bản của bạn B sẽ quan sát rõ hơn. Giải thích: nếu dùng kim mũi mác cắt lớp tế bào vỏ củ hành sẽ làm cho lát cắt dày → tiêu bản dày → các lớp tế bào sẽ chồng lên nhau → khó quan sát. Câu 75. Trong bước thực hành quan sát tế bào biểu bì da ếch, theo em, vì sao cần phải nhuộm tế bào biểu bì da ếch bằng xanh methylene? Đáp án Vì lớp biểu bì da ếch rất mỏng, trong suốt, khi nhuộm bằng thuốc nhuộm xanh methylene sẽ làm cho nhân tế bào bắt màu giúp chúng ta quan sát rõ và phân biệt được các thành phần cấu tạo bên tế bào. Câu 76. Sử dụng các từ sau: tế bào, xanh methylene, idoine, cấu trúc để hoàn thành vào chỗ trống từ (1) đến (4) trong đoạn văn dưới đây: Thuốc nhuộm thường được sử dụng nhuộm tiêu bản hiển vi, giúp chúng ta có thể quan sát (1)……..của (2)…………được rõ hơn. Người ta sử dụng (3)………..đối với bước nhuộm tế bào biểu bì vảy hành và (4)……..đối với bước nhuộm tế bào biểu bì da ếch. Đáp án (1) Cấu trúc;
  • 52. Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết https://thuviendethi.org/ (2) Tế bào (3) Iodine (4) Xanh methylene Câu 77. Nêu đặc điểm nhận biết tế bào thực vật và tế bào động vật. Đáp án Tế bào thực vật: có thành tế bào (tế bào có hình đa giác hoặc chữ nhật); có lục lạp và có thể quan sát thấy không bào trung tâm có kích thước lớn. Tế bào động vật: không có thành tế bào, bao bên ngoài là màng tế bào (tế bào thường có dạng hình tròn hoặc không định hình); không có lục lạp. Câu 78. Màng nhân là cấu trúc không thể quan sát thấy tế bào của nhóm sinh vật nào? A. Động vật. B. Thực vật. C. Người. D. Vi khuẩn. Đáp án D Câu 79. Trứng gà là một ví dụ về tế bào có kích thước lớn. Theo em, lòng đỏ và lòng trắng của trứng gà là thành phần nào trong cấu trúc tế bào? Vai trò của chúng trong quá trình phát triển của trứng thành gà con là gì? Đáp án Trứng gà là một tế bào, lòng đỏ và lòng trắng thuộc cấu trúc của tế bào chất. Nếu trứng thụ tinh, phôi nằm ở phần lòng đỏ trứng sẽ phát triển thành gà con nhờ chất dinh dưỡng được cung cấp lòng đỏ (chủ yếu là protein) và lòng trắng (chủ yếu là nước và muối khoàng). Câu 80. Tế bào hồng cầu người có đường kính khoảng A. 7 micromet. B. 10 micromet C. 0,7 micromet D. 1 micromet. Đáp án A Câu 81. Tế bào hồng cầu có dạng hình gì? A. Hình đĩa lõm 2 mặt. B. Hình đĩa lồi 2 mặt. C. Hình sao. D. Hình liềm. Đáp án A Câu 82. Tế bào xương có dạng hình gì? A. Hình liềm. B. Hình cầu.
  • 53. Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết https://thuviendethi.org/ C. Hình sao. D. Hình đĩa lõm. Đáp án C Câu 83. Chức năng của màng tế bào là A. Nơi diễn ra hầu hết các hoạt động sống của tế bào/ B. Kiểm soát sự di chuyển của các chất vào và ra khỏi tế bào. C. Trung tâm kiểm soát hầu hết hoạt động sống tế bào. D. Chứa vật chất di truyền. Đáp án B Câu 84. Tế bào chất tồn tại dạng A. Chất keo lỏng. B. Dung dịch trong suốt. C. Màu xanh. D. Dung dịch không màu. Đáp án A Câu 85. Chức năng của lục lạp là A. Kiểm soát sự di chuyển của các chất đi vào và ra khỏi tế bào. B. Có khả năng hấp thụ ánh sáng để tổng hợp nên chất hữu cơ. C. Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào. D. Là chất làm cho cây sống không cần hấp thụ ánh sáng. Đáp án B Câu 86. Vai trò của thành thế bào thực vật A. Kiểm soát sự di chuyển của các chất đi vào và ra khỏi tế bào. B. Có khả năng hấp thụ ánh sáng để tổng hợp nên chất hữu cơ. C. Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào. D. Bảo vệ và nâng đỡ cơ thể thực vật. Đáp án D Câu 87. Nhân tế bào có chức năng nào sau đây: A. Kiểm soát sự di chuyển của các chất đi vào và ra khỏi tế bào. B. Có khả năng hấp thụ ánh sáng để tổng hợp nên chất hữu cơ. C. Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào. D. Là chất làm cho cây sống không cần hấp thụ ánh sáng. Đáp án C Câu 88. Nhận xét nào dưới đây là sai? A. Tế bào là đơn vị cấu trúc của sự sống. B. Một số hình dạng tế bào: hình cầu, hình que, nhiều cạnh,….
  • 54. Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết https://thuviendethi.org/ C. Tế bào được cấu tạo từ 3 thành phần là màng tế bào, tế bào chất và nhân hoặc vùng nhân. D. Thành phần làm cho tế bào thực vật khác động vật là bộ máy Gongi. Đáp án D Câu 89. Thuật ngữ “tế bào” theo Robert Hooke có thể hiểu là gì? A. Nhỏ bé, tối tăm. B. Rộng lớn, nhiều. C. Phòng, buồng nhỏ. D. Khu vườn, rộng lớn. Đáp án C Câu 90. Đổi đơn vị nào dưới đây là đúng. A. 1 μm = 1/1000 mm B. 1 μm = 1000 mm C. 1 mm = 100 μm D. 1 μm = 1/100 mm Đáp án A
  • 55. Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết https://thuviendethi.org/ Câu 91. Dựa vào kiến thức đã học, em hãy xác định: Hình ảnh là tế bào sinh vật Hình ảnh không là tế bào sinh vật Đáp án Hình ảnh là tế bào sinh vật Hình ảnh không là tế bào sinh vật Hình 2 Hình 1 Hình 3 Hình 6 Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4 Hình 5 Hình 6
  • 56. Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết https://thuviendethi.org/ Hình 4 Hình 5 Câu 92. Nhìn vào hình eben dưới, em hãy đánh dấu X vào ô  để xác định các vật có trong hình cấu tạo từ tế bào. Đáp án (1) Hình 3. (2) Hình 5. (3) Hình 6. Câu 93. Dựa vào hình vẽ sau em hãy cho biết: Hình 1. Tòa nhà Hình 2. Lọ chứa hóa chất thí nghiệm Hình 3. Trái cây Hình 4. Bông tuyết Hình 5. Trứng gà Hình 6. Thịt bò
  • 57. Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết https://thuviendethi.org/ a) Đâu là một tế bào? b) Những tế bào nào có thể nhìn thấy bằng mắt thường, bằng kính hiển vi? c) Trong các tế bào trên, tế bào nào nhỏ nhất, tế bào nào lớn nhất? Đáp án a) Tế bào gồm: vi khuẩn, tế bào động vật, tế bào thực vật, trứng người, trứng ếch, trứng gà, trứng đà điểu. b) Tế bào nhìn bằng mắt thường: tế bào trứng ếch, trứng gà, trứng đà điểu. Tế bào nhìn bằng kính hiển vi: vi khuẩn, tế bào động vật, tế bào thực vật, trứng người. c) Tế bào nhỏ nhất: vi khuẩn. Tế bào lớn nhất: trứng đà điểu. Câu 94. Bằng các từ có sẵn, em hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống tương ứng trong bảng sau: Chức năng Thành phần Là một chất nhớt trong tế bào, nơi có sự trao đổi chất của tế bào. Là một bộ phận của tế bào chứa vật chất di truyền. Là một lớp bao bọc bên ngoài chắc khỏe, xuất hiện ở tế bào thực vật nhưng không tìm thấy ở tế bào động vật. Là một lớp màng mỏng, linh hoạt, tìm thấy xung quang tất cả tế bào. Là một chất màu xanh tìm thấy ở một số tế bào thực vật. Đáp án Chức năng Thành phần Là một chất nhớt trong tế bào, nơi có sự trao đổi chất của tế bào. Chất tế bào Là một bộ phận của tế bào chứa vật chất di truyền. Nhân Là một lớp bao bọc bên ngoài chắc khỏe, xuất hiện ở tế bào thực vật nhưng không tìm thấy ở tế bào động vật. Thành tế bào Là một lớp màng mỏng, linh hoạt, tìm thấy xung quang tất cả tế bào. Màng tế bào Là một chất màu xanh tìm thấy ở một số tế bào thực vật. Diệp lục
  • 58. Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết https://thuviendethi.org/ Câu 95. Trong hình sau, hình tròn màu xanh ở tế bào cây rêu là gì? Tại sao hình tròn đó có màu xanh? Chúng có chức năng gì? Đáp án: Hình tròn màu xanh là các hạt lục lạp. Vì chúng có chứa chất diệp lục, nên có màu xanh lục; chúng thực hiện chức năng quang hợp cho cây. Câu 96. Dựa vào hình vẽ dưới đây, em hãy đánh dấu X vào ô để xác định các thành phần có trong tế bào động vật và tế bào thực vật ở bảng sau. Từ đó em hãy cho biết các thành phần nào không có ở tế bào động vật mà chỉ có ở tế bào thực vật. Thành phần tế bào Tế bào thực vật Tế bào động vật Màng tế bào Thành tế bào Chất tế bào Vật chất di truyền Màng nhân Lục lạp Không bào Đáp án Thành phần tế bào Tế bào thực vật Tế bào động vật Hình. Tế bào cây rêu
  • 59. Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết https://thuviendethi.org/ Màng tế bào X X Thành tế bào X Chất tế bào X X Vật chất di truyền X X Màng nhân X X Lục lạp X Không bào X X Thành phần không có ở tế bào động vật mà chỉ có ở tế bào thực vật: thành tế bào, lục lạp. Câu 97. Quan sát hình dưới đây: a) Đánh dấu X vào chỗ trống bảng sau: Thành phần cấu tạo tế bào Tế bào nhân sơ Tế bào nhân thực Màng tế bào Chất tế bào Nhân Màng nhân Vùng nhân Lục lạp Không bào Thành tế bào b) Em hãy cho biết thành phần cấu tạo nào chỉ có ở tế bào nhân thực mà không có ở tế bào nhân sơ? c) Vì sao người ta gọi là tế bào nhân sơ, tế bào nhân thực? Đáp án a) Hoàn thành bảng: Thành phần cấu tạo tế bào Tế bào nhân sơ Tế bào nhân thực Màng tế bào X X Chất tế bào X X Nhân X Màng nhân X
  • 60. Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết https://thuviendethi.org/ Vùng nhân X Lục lạp X Không bào X Thành tế bào X b) Thành phần cấu tạo tế bào chỉ có ở tế bào nhân thực mà không có ở tế bào nhân sơ: Nhân, màng nhân, lục lạp, không bào, thành tế bào. c) Tế bào nhân sơ không có màng nhân, chỉ là một vùng nhân chứa vật chất di truyền, còn tế bào nhân thực có màng nhân trong đó chứa vật chất di truyền là trung tâm điều khiển hoạt động sống của tế bào. Câu 98. Cơ thể trùng giày chỉ cấu tạo bởi một tế bào, chúng là động vật đơn bào. Để tìm hiểu về sự nhân đôi của trùng giày, bạn Hiếu thực hiện thí nghiện như sau: + Đầu tiên cho 5 con trùng giày vào ống nghiệm có đầy đủ chất dinh dưỡng. + Sau 1 ngày Hiếu thấy trong ống nghiệm xuất hiện 10 con trùng giày. + Đến ngày thứ hai thì đã thấy xuất hiện 20 con. Vậy sau một tuần trong ống nghiệm lúc này tổng cộng bao nhiêu con trùng giày? Đáp án Cứ 1 ngày là 5 con, 2 ngày là 10 con, như vậy số lượng trùng giày theo công thức 2n với n là số ngày. Vậy sau một tuần số lượng là: 5.27 = 640 con. Hình. Sơ đồ mô tả một số hoạt động sống của trùng giày Hình. Sơ đồ mô tả sự sinh sản của trùng giày
  • 61. Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết https://thuviendethi.org/ Câu 99. Quan sát sự phân chia tế bào động vật và tế bào thực vật trong hình sau. Em hãy nhận xét sự khác nhau giữa hai quá trình phân chia tế bào ở động vật và tế bào thực vật. Đáp án Tế bào động vật trước khi phân chia có eo thắt lại để tách ra thành 2 tế bào con. Tế bào thực vật xuất hiện vách ngăn trước khi phân chia để tách thành 2 tế bào. Câu 100. Em hãy cho biết nhờ đâu cơ thể sinh vật lớn lên? Để có một cơ thể phát triển tốt nhất thì chúng ta cần làm gì? Đáp án Cơ thể sinh vật lớn lên nhờ sự lớn lên và phân chia tế bào. Để có một cơ thể phát triển tốt nhất chúng ta cần ăn uống hợp lí, nghỉ ngơi và làm việc hợp lí. Câu 101. Sau khi họ xong bài học, An và Lan tranh luận về câu hỏi: “Cơ thể chúng ta lớn lên do đâu?”. Bạn An trả lời: “Cơ thể chúng ta lớn lên là do chúng ta ăn uống, ngủ nghỉ thì cơ thể sẽ tự động lớn lên”. Bạn Lan không đồng ý vì cho rằng câu hỏi vì cho rằng câu trả lời của bạn An chưa chính xác. Bạn Lan trả lời: “Cơ thể chúng ta do các tế bào lớn lên và phân chia dẫn đến số lượng tế bào tăng, cơ thể sẽ lớn lên”. Em có nhận xét gì về câu trả lời của hai bạn? Câu trả lời của em cho câu hỏi trên là gì?. a) Tế bào động vật b) Tế bào thực vật
  • 62. Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết https://thuviendethi.org/ Đáp án: Cả 2 bạn đều trả lời chưa chính xác. Theo em để cơ thể chúng ta lớn lên chúng ta cần cung cấp chất dinh dưỡng cho các tế bào hoạt động, lớn lên và phân chia. Câu 101. Gọi tên các hình dạng tế bào bên dưới Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4 Hình 5 Hình 6 Đáp án ▪ Hình 1: hình đĩa ▪ Hình 2: hình nhiều cạnh ▪ Hình 3: hình sao ▪ Hình 4: hình que ▪ Hình 5: hình cầu ▪ Hình 6: hình thoi Câu 102. Thành phần cấu tạo nào không là đặc điểm chung của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực? A. Nhân hoặc vùng nhân. B. Tế bào chất. C. Màng tế bào. D. Màng nhân. Đáp án D Câu 103. Ở tế bào thực vật, bào quan nào chứa sắc tố giúp thực vật có khả năng hấp thụ năng lượng ánh sáng để quang hợp? A. Ti thể. B. Thành tế bào. C. Nhân tế bào. D. Lục lạp.
  • 63. Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết https://thuviendethi.org/ Chủ đề: CÁC PHÉP ĐO Nội dung: ĐO CHIỀU DÀI LÝ THUYẾT  1. Đơn vị đo chiều dài Đơn vị đo chiều dài trong hệ thống đo lường nước ta hiện nay là mét (metre). Kí hiệu: m Một số đơn vị độ dài khác: Đơn vị Kí hiệu Đổi ra mét kilômét (kilometre) km 1 000 m đêximét (decimetre) dm 0,1 m centimét (centimetre) cm 0,01 m milimét (millimetre) mm 0,001 m micrômét (micrometre) μm 0,000 001 m nanômét (nanometre) nm 0,000 000 001 m Ngoài ra, một số đơn vị khác: 1 inch (in) = 0,0254 m 1 foot (ft) = 0,3048 m Đơn vị đo thiên văn: 1 AU = 150 triệu km Năm ánh sáng: 1 ly = 946073 triệu tỉ m Đo kích thước vật rất nhỏ Micrômét (μm): 1 μm = 0,000001 m = 10-6 m Nanômét (nm): 1 nm = 0,000000001 m = 10-9 m Angstrom (Ȧ ): 1 Ȧ = 0,0000000001 m = 10-10 m
  • 64. Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết https://thuviendethi.org/  2. Dụng cụ đo chiều dài Thước thẳng Thước dây Thước cuộn Thước kẹp Để đo chiều dài, người ta có thể dùng thước. Trên thước có 2 giá trị: GHĐ: chiều dài lớn nhất của thước. ĐCNN: chiều dài giữa 2 vạch chia liên tiếp.  3. Các bước đo chiều dài Bước 1: Ước lượng chiều dài vật cần đo. Bước 2: Chọn thước có GHĐ và ĐCNN phù hợp. Bước 3: Đặt thước đo đúng cách, vạch số 0 của thước ngang với một đầu của vật. Bước 4: Mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật. Bước 5: Ghi kết quả đo theo ĐCNN của thước  4. Đo thể tích Đơn vị đo thể tích thường dùng là mét khối (m3 ) và lít (L).
  • 65. Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết https://thuviendethi.org/ 1 m3 = 1000 L 1 mL = 1 cm3 Cách đo thể tích của một vật rắn không thấm nước, bỏ lọt bình chia độ: Bước 1: Đổ nước vào bình chia độ, đánh dấu thể tích nước là (V1). Bước 2: Thả vật chìm hẳn vào nước, đánh dấu thể tích của nước và vật là (V2). Bước 3: Tính thể tích của vật (V= V2 – V1). Cách đo thể tích của một vật rắn không thấm nước, không bỏ lọt bình chia độ: Bước 1: Đổ nước đầy bình tràn, đợi đến khi nước không chảy ra nữa. Bước 2: Thả vật chìm hẳn vào bình tràn, nước dâng lên và chảy sang bình chứa. Bước 3: Đổ nước từ bình chứa vào bình chia độ. Thể tích vật chính bằng thể tích nước trong bình chia độ. BÀI TẬP Câu 1. Có 4 loại thước sau:
  • 66. Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết https://thuviendethi.org/ a) b) c) d) Lựa chọn loại thước phù hợp trong hình bên để đo các đối tượng sau: 1. Chiều dài cuốn sách giáo khoa (SGK) KHTN 6. 2. Bề dày gáy cuốn SGK KHTN 6. 3. Chiểu rộng phòng học. 4. Chiều cao của tủ sách. 5. Đường kính trong của miệng một cái cốc hình trụ. 6. Vòng eo của cơ thể người. Đáp án 1 - a; 2 - d; 3 - c; 4 - c ; 5 - d; 6 - b. Câu 2. Đo diện tích của một vườn cỏ có kích thước 25 X 30 (m). Nếu trong tay em có hai chiếc thước: một thước gấp có giới hạn đo (GHĐ) 2 m và một thước cuộn có GHĐ 20 m. Em sẽ dùng thước nào để cho kết quả đo chính xác hơn? Vì sao? Đáp án Dùng thước cuộn sẽ cho kết quả chính xác hơn vì thước cuộn có GHĐ 20 m nên chỉ cần dùng tối đa hai lần đo cho mỗi cạnh của vườn cỏ, còn dùng thước gấp có GHĐ 2 m nên số lẩn đo phải nhiều hơn, dẫn đến sai số lớn hơn. Câu 3. Khi dùng thước thẳng để đo chiều dài của tấm gỗ, ba học sinh đã có ba cách đặt mắt để đọc kết quả đo như hình dưới, học sinh nào đã có cách đặt mắt đọc kết quả đo đúng.
  • 67. Chuyên đề bài tập khoa học tự nhiên 6 có lời giải chi tiết https://thuviendethi.org/ Đáp án Mắt phải được đặt vuông góc với thước ⇒ HS (1) có cách đặt mắt đúng. Câu 4. Trong tay em có một chiếc cốc như hình, một thước dây, một thước kẹp, một compa và một thước thẳng. Em sẽ dùng thước nào để đo: a) Chu vi ngoài của miệng cốc? b) Độ sâu của cốc? c) Đường kính trong của phấn thân cốc và đáy cốc? d) Độ dày của miệng cốc? Đáp án a) Dùng thước dây để đo chu vi ngoài của miệng cốc. b) Dùng thước thẳng để đo độ sâu của cốc. c) Dùng compa và thước thẳng để đo đường kính trong của phẩn thân cốc. d) Dùng thước kẹp để đo độ dày của miệng cốc. Câu 5. Một trường Trung học cơ sở có 30 lớp, trung bình mỗi lớp trong một ngày tiêu thụ 120 lít nước. Biết giá nước hiện nay là 10 000 đổng/m3 . a) Hãy tính số tiền nước mà trường học này phải trả trong một tháng (30 ngày). b) Nếu có một khoá nước ở trường học này bị rò rỉ với tốc độ trung bình cứ 2 giọt trong 1 giây và 20 giọt nước có thể tích là 1 cm3 . Hãy tính số tiển lãng phí do để nước bị rò rỉ trong một tháng. Đáp án a) Đổi: 120 lít = 0,12m3 ; 1cm3 = 0,000001 m3 Số tiền nước mà trường phải trả trong một tháng là: 30. 0,120. 30. 10 000 = 1 080 000 đ. b) Số giọt nước bị rò rỉ trong một tháng là: 2. 30. 24. 3600 = 5 184 000 giọt. Thể tích của nước bị rò rì là: