SlideShare a Scribd company logo
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
---    ---

Học phần
QUẢN TRỊ TÀI

CHÍNH

Chuyên đề 3
QUẢN TRỊ RỦI RO

Giảng viên hướng dẫn:

Nhóm thực hiện

PGS.TS. BÙI VĂN TRỊNH

NHÓM 01

Cần Thơ, 02/2014
Chuyên đề 3: Quản trị rủi ro

Nhóm 1

DANH SÁCH NHÓM 01

ĐÁNH GIÁ (%)
STT

MSSV

HỌ VÀ TÊN

Tham

Đóng

gia

góp

1
2

1360340102002 Nguyễn Thúy Anh
1360340102003 Đoàn Văn Bình

100
100

100
100

3
4

1360340102004 Huỳnh Hoàng Cưng
1360340102005 Nguyễn Quốc Dân

100
100

100
100

5
6

1360340102006 Nguyễn Minh Đăng
1360340102008 Nguyễn Hồng Danh

100
100

100
100

7
8

1360340102009 Nguyễn Tiến Đạt
1360340102010 Lê Văn Dễ

100
100

100
100

9
10

1360340102011 Mai Quang Định
1360340102012 Lê Hữu Tự Do

100
100

100
100

11
12

1360340102013 Lê Anh Dũng
1360340102014 Nguyễn Văn Dương

100
100

100
100

13

1360340102015 Huỳnh Thị Thùy Dương

100

100

ii
Chuyên đề 3: Quản trị rủi ro

Nhóm 1

MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT....................................................................iv
DANH MỤC BẢNG....................................................................................v
3.1 TỔNG QUAN VỀ RỦI RO..................................................................1
3.2 QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG DOANH NGHIỆP.............................9
3.3 VÍ DỤ QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA MỘT DOANH NGHIỆP .........60
3.4 CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT RỦI RO........................................65

iii
Chuyên đề 3: Quản trị rủi ro

Nhóm 1

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

- Tr.

: Trang

- VN

: Việt Nam

- QTRR

: Quản trị rủi ro

- MT

: Môi trường

- XH

: Xã hội

- RRTC

: Rủi ro tài chính

- RRTD

: Rủi ro tín dụng

- NH

: Ngân hàng

- DN

: Doanh nghiệp

- BTT

: Bao thanh toán

- ĐVXK

: Đơn vị xuất khẩu

- ĐVNK

: Đơn vị nhập khẩu

- ĐVBTTXK

: Đơn vị bao thanh toán xuất khẩu

- ĐVBTTNK

: Đơn vị bao thanh toán nhập khẩu

iv
Chuyên đề 3: Quản trị rủi ro

Nhóm 1

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.2: Quy mô dự án...........................................................................12

v
Chuyên đề 3: Quản trị rủi ro

Nhóm 1

DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1: Mô hình DN của tập đoàn VNPT............................................61
Hình 3.2: Khung quản trị rủi ro DN. [9].................................................64
Hình 3.3: Một số chiến lược và minh họa các phương pháp đối phó rủi
ro thường gặp............................................................................................68

vi
Chuyên đề 3: Quản trị rủi ro

Nhóm 1

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 3.1: Nguyên nhân gây ra rủi ro [7, tr.17]........................................5
Sơ đồ 3.2: Quy trình thực hiện bao thanh toán trong nước..................15
Sơ đồ 3.3: Quy trình thực hiện bao thanh toán quốc tế.........................16
Sơ đồ 3.4: Tình hình của công ty A và công ty B....................................23

vii
Chuyên đề 3: Quản trị rủi ro

Nhóm 1

Chuyên đề 3
QUẢN TRỊ RỦI RO
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải đối mặt với
hàng ngàn những rủi ro liên quan đến tất cả các khía cạnh của kinh doanh:
rủi ro chiến lược, rủi ro pháp lý, rủi ro tài chính, .v.v… Do đó, việc phân
tích rủi ro là một nguyên tắc cơ bản giúp nhà lãnh đạo và các doanh nghiệp
vượt qua những rủi ro gặp phải. Một lãnh đạo thành công luôn có những
giải pháp quản trị rủi ro và điều hành hiệu quả để mang lại lợi ích tối ưu
cho doanh nghiệp.
Chuyên đề quản trị rủi ro này nhằm phân tích nguồn gốc phát sinh và
chỉ ra các giải pháp phòng ngừa rủi ro tài chính, bao gồm rủi ro lãi suất và
các rủi ro ngoại hối. Chuyên đề này sẽ giúp người đọc nhận dạng và hiểu
nguyên nhân phát sinh rủi ro, nắm và biết cách ra các quyết định liên quan
đến giải pháp phòng ngừa rủi ro tài chính.
3.1 TỔNG QUAN VỀ RỦI RO
3.1.1 Khái niệm rủi ro
Theo nghĩa thông thường, rủi ro là một nhân tố gây tổn thất vật chất
có thể xảy ra. Trong kinh tế, một hoạt động kinh doanh hay đầu tư được
xem là có rủi ro khi tỷ suất lợi nhuận sinh ra từ hoạt động đó có thể biến
động. Trong lĩnh vực kinh tế, rủi ro là một nhân tố gây biến động tỷ suất lợi
nhuận có thể xảy ra [1].
Theo cách nghĩ truyền thống thì “Rủi ro là những thiệt hại, mất mát,
nguy hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn, hoặc điều
không chắc chắn có thể xảy ra cho con người”.
Ví dụ: Nếu bạn tham gia nhảy dù, có thể sẽ có điều bất ngờ đối với
cuộc sống của bạn, vì nhảy dù là môn thể thao rủi ro. Nếu bạn cá cược
những con ngựa, bạn sẽ rủi ro với số tiền của bạn. Nếu bạn đầu tư vào
những cổ phiếu đầu cơ (hay bất kỳ cổ phiếu nào) bạn sẽ rủi ro trong kỳ
vọng sẽ kiếm được lợi nhuận cao hơn. [3, tr.61]
1
Chuyên đề 3: Quản trị rủi ro

Nhóm 1

3.1.2 Phân loại rủi ro
3.1.2.1 Phân loại theo phương pháp quản trị rủi ro truyền thống
Phân loại theo phương pháp quản trị rủi ro truyền thống gồm có 4
loại rủi ro là: rủi ro thảm họa, rủi ro tài chính, rủi ro tác nghiệp và rủi ro
chiến lược.
- Rủi ro thảm họa: các thảm họa thiên nhiên, thảm họa do con người
hoặc có sự tác động gián tiếp của con người (hoả hoạn, chiến tranh, khủng
bố)…
- Rủi ro tài chính: các khoản nợ xấu, tỷ giá hối đoái, cổ phiếu hay lãi
xuất biến động…
- Rủi ro tác nghiệp: trang thiết bị, hệ thống máy tính hư hỏng, chuỗi
cung ứng hoặc qui trình hoạt động lỗi, bị gián đoạn, nhân viên bị tai nạn.…
- Rủi ro chiến lược: Chiến lược và quản trị chiến lược quyết định sự
sống còn, hưng thịnh hay suy vong của một tổ chức mà quản trị chiến lược
cũng đồng nghĩa với quản trị rủi ro chiến lược (tầm nhìn, sứ mệnh, mục
tiêu, các chính sách và biện pháp hành động). Có 7 rủi ro chiến lược: rủi ro
dự án (dự án thất bại); rủi ro từ khách hàng (khách hàng bỏ đi); rủi ro từ
chuyển đổi (sựthay đổi lớn về công nghệ hoặc hướng đi); rủi ro từ đối thủ
cạnh tranh duy nhất (xuất hiện đối thủ không thể đánh bại); rủi ro thương
hiệu (thương hiệu bị mất sức mạnh); rủi ro ngành (ngành kinh doanh trở
thành vùng phi lợi nhuận); rủi ro đình trệ (công ty không tăng trưởng, thậm
chí bị suy giảm).
3.1.2.2 Phân loại rủi ro theo nguồn gốc rủi ro
Phân loại rủi ro theo nguồn gốc rủi ro sẽ có các loại rủi ro như sau:
- Rủi ro do môi trường thiên nhiên: thường gây ra các thiệt hại to
lớn về người và của, làm cho DN, đặc biệt DN XNK, bị tổn thất nặng nề.
- Rủi ro do môi trường văn hoá: do sự thiếu hiểu biết về phong tục,
tập quán, tín ngưỡng, lối sống, nghệ thuật, đạo đức,… của dân tộc khác từ
đó có các hành xử không phù hợp, gây thiệt hại, mất mát, mất cơ hội
kinh doanh.
2
Chuyên đề 3: Quản trị rủi ro

Nhóm 1

- Rủi ro do môi trường xã hội: sự thay đổi các chuẩn mực giá trị,
hành vi của con người, cấu trúc xã hội, các định chế… là nguồn rủi ro quan
trọng. Nếu không nắm được điều này sẽ có thể gành chịu các thiệt hại nặng
nề.
- Rủi ro do môi trường chính trị: môi trường chính trị có ảnh hưởng
rất lớn đến bầu không khí kinh doanh. Môi trường chính trị ổn định sẽ giảm
thiểu rất nhiều rủi ro cho các doanh nghiệp. Doanh nghiệp nắm bắt kỹ, có
các sách lược thích hợp với môi trườngchính trị không chỉ nước mình mà
còn ở nước đến kinh doanh mới có thể thành công.
- Rủi ro do môi trường luật pháp: XH tiến bộ phát triển, các chuẩn
mực luật pháp không phù hợp không thay đổi kịp sẽ gây ra nhiều rủi ro.
Ngược lại, nếu luật pháp thay đổi quá nhiều, thường xuyên, không ổn
định cũng gây ra khó khăn. Các tổ chức không nắm vững pháp luật sẽ
gặp nhiều rủi ro.Trong kinh doanh quốc tế, MT luật pháp phức tạp hơn,
chuẩn mực của các nước khác nhau. Nếu chỉ nắm rõ và tuân thủ chuẩn mực
luật pháp của mình mà không hiểu luật pháp của đối tác, thì sẽ gặp rủi ro.
- Rủi ro do môi trường kinh tế: MT kinh tế thường vận động theo
MT chính trị, những ảnh hưởng của MT kinh tế chung của thế giới đến các
nước là rất lớn. Các động thái của các chính phủ (siêu cường) có thể ảnh
hưởng sâu sắc đến thị trường thế giới, nhưng họ không thể kiểm soát nổi
toàn bộ thị trường thế giới.
- Rủi ro do môi trường hoạt động của tổ chức: Rủi ro có thể phát sinh
ở mọi lĩnh vực: nhân sự, công nghệ, văn hoá tổ chức…Rủi ro trong MT
hoạt động của tổ chức có thể xuất hiện dưới nhiều dạng: thiếu thông tin, sự
cố của máy móc, thiết bị, tai nạn lao động, hoạt động quảng cáo sai sót…
Trong hoạt động XNK, rủi ro có thể xuất hiện trong mọi khâu của quá
trình đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu.
- Rủi ro do nhận thức của con người: Khi nhận diện và phân tích
không đúng sẽ dẫn đến kết luận sai lầm. Nếu nhận thức và thực tế hoàn
toàn khác nhau thì rủi ro càng lớn.
3
Chuyên đề 3: Quản trị rủi ro

Nhóm 1

3.1.2.3 Phân loại rủi ro theo môi trường hoạt động
Phân loại rủi ro theo môi trường hoạt động gồm có môi trường bên
trong và môi trường bên ngoài doanh nghiệp.
- Môi trường bên trong: nội tại bên trong DN. Khi nghiên cứu rủi ro
có thể chọn theo các hướng tiếp cận như: (i) Lĩnh vực: Quản trị, Marketing,
Tài chính/kế toán, sản xuất/ tác nghiệp, nghiên cứu phát triển, hệ thống
thông tin,…(ii) Theo bộ phận phòng ban…
- Môi trường bên ngoài: là những yếu tố bên ngoài, DN không thể
kiểm soát được, nhưng có ảnh hưởng tác động đến hoạt động và hiệu quả
của DN. Môi trường bên ngoài cần phân tích môi trường vĩ mô và môi
trường vi mô.
3.1.2.4 Phân loại theo đối tượng rủi ro
Theo đối tượng rủi ro có 3 loại rủi ro như sau: rủi ro về tài sản; rủi ro
về nhân lực; rủi ro về trách nhiệm.
3.1.2.5 Phân loại theo các ngành, lĩnh vực hoạt động
Phân loại theo các ngành, lĩnh vực hoạt động gồm có các rủi ro là:
- Rủi ro trong công nghiệp
- Rủi ro trong nông nghiệp
- Rủi ro trong kinh doanh thương mại
- Rủi ro trong hoạt động ngoại thương
- Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng
- Rủi ro trong kinh doanh du lịch
- Rủi ro trong đầu tư
- Rủi ro trong ngành xây dựng
- Rủi ro trong ngành giao thông vận tải
- Rủi ro trong giáo dục – đào tạo…
3.1.3 Nguyên nhân gây ra rủi ro
Qua nghiên cứu và phân tích quá trình kinh doanh của các doanh
nghiệp cho thấy các nhân tố ảnh hưởng và nguyên nhân gây ra rủi ro, tổn
thất có thể được chia thành 2 nhóm như sau:
4
Chuyên đề 3: Quản trị rủi ro

Nhóm 1

Nguyên nhân
gây ra rủi ro

Khách quan:
Môi trường tự nhiên
Môi trường chính trị
Môi trường xã hội
Môi trường pháp lý
Môi trường kỹ thuật
Chu kỳ kinh doanh
Cạnh tranh
Lạm phát
Cung cầu và giá cả
Tài chính
Tỷ giá hối đoái
Thiêu thông tin
Khách hàng hoặc người thứ ba

Chủ quan:
Thái độ đối với rủi ro
- Sai lầm trong lựa chọn chiến
lược
- Yếu kém về trình độ, năng lực
- Thiếu đạo đức
- Sự sơ suất, bất cẩn
- Rủi ro văn hoá
- Mâu thuẫn trong nội bộ doanh
nghiệp…

Sơ đồ 3.1: Nguyên nhân gây ra rủi ro [7, tr.17]
3.1.3.1. Nguyên nhân khách quan:
Nguyên nhân khách quan gây ra rủi ro, tổn thất cho doanh nghiệp là
những nhân tố thuộc môi trường tự nhiên, chính trị, xã hội, kỹ thuật, đặc
biệt là những nhân tố thuộc môi trường kinh tế tác động và nằm ngoài sự
kiểm soát của tổ chức.
Môi trường tự nhiên: hoạt động kinh doanh không thể tách rời môi
trường tự nhiên bởi môi trường tự nhiên vừa là tiền đề cho sự phát triển
kinh tế, nhưng đôi khi môi trường tự nhiên lại là nhân tố tác động làm gia
tăng nguy cơ rủi ro trong kinh doanh thông qua những hiện tượng tự nhiên
bất lợi như: bão lụt, động đất, núi lửa….
Môi trường chính trị: môi trường chính trị bất định là nguyên nhân
gây ra nhiều rủi ro không lường trước và thường là rất khó phòng tránh bởi
nó thường là những rủi ro bất khả kháng. Hậu quả của những loại rủi ro
này thường là nghiêm trọng bởi rủi ro chính trị là nguyên nhân của nhiều
nguyên nhân và kéo theo hàng loạt các rủi ro khác.
5
Chuyên đề 3: Quản trị rủi ro

Nhóm 1

Môi trường xã hội: Trong kinh doanh ngày nay không thể không đề
cập đến môi trường xã hội, nếu kinh doanh mà thiếu tri thức về xã hội
thường gặp nhiều bất trắc và rủi ro. Sự khác biệt về văn hoá, tôn giáo,
phạm trù đạo đức, tập quán luôn làm gia tăng tính bất định trong quan hệ
kinh tế giữa các doanh nghiệp với khách hàng.
Môi trường pháp lý: Sự thay đổi thất thường, thường xuyên theo
hướng bất lợi của các quy phạm, quy định của văn bản pháp lý hoặc có sự
chồng chéo giữa các văn bản pháp luật là nguyên nhân làm tăng tính bất
định, rủi ro trong kinh doanh, làm suy giảm niềm tin của các doanh nghiệp.
Môi trường kỹ thuật: Xét trên phương diện nào đó, phát triển của
khoa học kỹ thuật góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội nhưng
cũng tạo ra những rủi ro mới trong cuộc sống cũng như trong kinh doanh.
Trong kinh doanh, đôi khi công nghệ, kỹ thuật mới ra đời và nhanh chóng
được áp dụng sẽ là nguy cơ rủi ro trong đầu tư cho nhiều doanh nghiệp
đang áp dụng công nghệ, kỹ thuật cũ, làm cho sản phẩm làm ra nhanh
chóng bị loại bỏ.
Chu kỳ kinh doanh: Kinh doanh thường phát triển theo chu kỳ. Một
trong những biểu hiện của chu kỳ kinh doanh là khủng hoảng kinh tế, đây
là nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ rủi ro cho doanh nghiệp. Nhận thức
được chu kỳ kinh doanh là điều cần thiết đối với các doanh nghiệp nhằm
điều chỉnh hành vi của doanh nghiệp, qua đó hạn chế được rủi ro trong
kinh doanh.
Cạnh tranh: Cạnh tranh là những thủ pháp về kinh tế, chính trị, kỹ
thuật…để giành giật thị trường và không tránh khỏi phải sử dụng những
biện pháp quyết liệt thậm chí có khi còn thiếu lành mạnh “cá lớn nuốt cá
bé”, dẫn đến tiêu diệt lẫn nhau. Từ đó cho thấy cạnh tranh luôn tiềm ẩn
những rủi ro cho mọi doanh nghiệp.
Lạm phát: Lạm phát ngoài tầm kiểm soát của Nhà nước sẽ ảnh
hưởng xấu đến môi trường kinh doanh, làm tăng mức độ rủi ro trong kinh
doanh.
6
Chuyên đề 3: Quản trị rủi ro

Nhóm 1

Cung cầu và giá cả hàng hoá: Sự biến đổi thất thường của giá cả
hàng hoá dựa trên mối quan hệ tác động qua lại giữa cung và cầu trên thị
trường là một trong những nguyên nhân cơ bản gây ra nhiều rủi ro cho các
doanh nghiệp trong kinh doanh và cũng là một nguyên nhân rất khó chống
đỡ cho các doanh nghiệp như: tăng giá điện, tăng giá xăng dầu…
Tài chính: Biến động bất lợi về tài chính sẽ làm gia tăng mối hiểm
hoạ của môi trường kinh doanh, giảm sút đầu tư, giảm sút tăng trưởng kinh
tế, gây biến động tiền tệ vượt qua mức kiểm soát của Nhà nước.
Tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái là sự thể hiện một đơn vị tiền tệ này
đổi được bao nhiêu đơn vị tiền tệ khác. Sự biến động của tỷ giá hối đoái
cũng ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
Thiếu thông tin: không tiếp cận được nguồn thông tin hoặc thu nhận
thông tin sai lệch sẽ dẫn đến những sai lầm trong công tác xây dựng chiến
lược, đầu tư, lựa chọn thị trường, ngành hàng, vay vốn và đưa ra những
quyết định kinh doanh không phù hợp….
Khách hàng hoặc người thứ ba gây ra: Trong hoạt động sản xuất
kinh doanh, cá nhân và doanh nghiệp thường phải quan hệ với rất nhiều
người và nhiều tổ chức khác nhau. Chính từ mối quan hệ đã phát sinh các
nhân tố có thể gây ra rủi ro, tổn thất cho cá nhân hoặc doanh nghiệp. Đây là
những nguyên nhân rủi ro, tổn thất từ hành vi của đối tác trong kinh doanh
hoặc của người thứ ba gây ra (như tham nhũng, quan liêu, khủng bố…)
3.1.3.2 Nguyên nhân chủ quan
- Thái độ của doanh nghiệp với rủi ro: thái độ của doanh nghiệp với
rủi ro cũng là một nhân tố quan trọng làm tăng hoặc giảm rủi ro trong kinh
doanh. Nếu như doanh nghiệp chủ quan, không quan tâm, mất cảnh giác…
thì rủi ro sẽ xảy ra thường xuyên hơn và hậu quả của nặng nề hơn. Ngược
lại, nếu như doanh nghiệp luôn quan tâm, cảnh giác thì rủi ro sẽ ít xảy ra
hơn. Khi lo sợ và quan tâm đến rủi ro thì doanh nghiệp sẽ nghiên cứu và có
biện pháp phòng chống tốt hơn, từ đó có thể hạn chế rủi ro xảy ra.
7
Chuyên đề 3: Quản trị rủi ro

Nhóm 1

- Sai lầm trong lựa chọn chiến lược kinh doanh, chính sách và cơ chế
quản lý doanh nghiệp: những sai lầm của cá nhân, doanh nghiệp về việc lựa
chọn chiến lược kinh doanh thường gây ra những hậu quả nặng nề, kéo dài.
Những sai lầm trong việc lựa chọn chính sách, mô hình, cơ chế quản lý của
doanh nghiệp thường dẫn đến việc kinh doanh không hiệu quả. Những sai
lầm trong lựa chọn phương thức, phương án, mặt hàng, thị trường, đối
tác… kinh doanh cũng dẫn đến thất bại trong kinh doanh.
- Sự yếu kém về năng lực quản lý và trình độ chuyên môn nghiệp vụ,
tay nghề của người lao động: Trình độ, năng lực quản lý của các nhà quản
trị doanh nghiệp không tương xứng với trách nhiệm được phân công, với
quy mô của tổ chức, trình độ năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ, tay
nghề của công nhân không đáp ứng yêu cầu sản xuất, kinh doanh cũng luôn
là những nguyên nhân gây ra rủi ro và sự thất bại của các doanh nghiệp.
- Thiếu đạo đức kinh doanh: tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề
nghiệp…của mọi thành viên trong tổ chức không theo chuẩn mực chung
cũng luôn đe doạ đến mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thiếu
tinh thần trách nhiệm thường không hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao,
gây trở ngại đến công việc chung, làm mất uy tín cho doanh nghiệp. Không
có đạo đức dẫn đến bảo thủ, lừa đảo, chiếm dụng, vi phạm cam kết trong
hợp đồng kinh doanh.
- Sự sơ suất, bất cẩn của các thành viên trong doanh nghiệp: Do sự
thiếu tập trung hoặc sự căng thẳng thường xuyên quá mức của các thành
viên trong doanh nghiệp cũng dẫn đến những hành vi sai lầm trong các
quyết định quan trọng của doanh nghiệp và là nguyên nhân dẫn đến rủi ro
và thất bại trong kinh doanh. Chẳng hạn, tai nạn lao động, cháy nổ hay do
thiếu chú ý về xử lý vấn đề môi trường dẫn tới sự phản đối của dân chúng,
sự trừng phạt của luật pháp…
- Rủi ro về văn hoá: Sự khác biệt về văn hoá cũng làm tăng cơ hội
hiểu lầm đáng tiếc có thể dẫn doanh nghiệp đến chỗ bị mất thị phần tại các
thị trường mục tiêu. Rủi ro về văn hoá thường do: không am hiểu về phong
8
Chuyên đề 3: Quản trị rủi ro

Nhóm 1

tục, tập quán địa phương, quốc gia; không am hiểu về lối sống, cách sống
và ngôn ngữ sử dụng, khai thác, quảng cáo hình ảnh để kích thích sự quan
tâm của người tiêu dùng nhưng lại thể hiện quá mức gây tác dụng phản
cảm.
Khi nghiên cứu cẩn trọng về thị trường và văn hoá cộng đồng địa
phương, quốc gia nơi doanh nghiệp dự định hoạt động sẽ hạn chế những rủi
ro văn hoá này. Sự nghiên cứu về phương diện thực hành quản lý tại Mỹ,
Nhật Bản, các quốc gia phương Tây và châu Á có thể giúp cho chúng ta
hiểu được phần nào về cách quản lý để giảm thiểu rủi ro.
- Các mâu thuẫn trong nội bộ doanh nghiệp: Đây là một loại nguyên
nhân hết sức quan trọng gây ra các rủi ro cả thuần túy lẫn suy đoán trong
mỗi doanh nghiệp, bao gồm:
+ Động cơ làm việc của người lao động;
+ Cách tổ chức, quản lý trong doanh nghiệp, văn hoá doanh nghiệp;
+ Lỗi lầm của người lao động;
+ Mối quan hệ, bầu không khí trong doanh nghiệp;
+ Sức khoẻ và bệnh tật của người lao động;
+ Bản thân giám đốc doanh nghiệp (sức khoẻ, tri thức, trình độ, nhân
cách, kinh nghiệm, sự học hỏi, mối quan hệ với gia đình và xã hội, tài sản
được thừa kế, các mối quan hệ huyết thống…).
3.2 QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG DOANH NGHIỆP
3.2.1 Khái niệm
Quản trị rủi ro là xác định mức độ rủi ro mà một công ty mong
muốn, nhận diện mức độ rủi ro hiện nay của công ty đang gánh chịu và sử
dụng các công cụ phái sinh hoặc các công cụ tài chính khác để điều chỉnh
mức độ rủi ro thực sự mong muốn.
Quản trị rủi ro là nỗ lực phát hiện và quản lý các nguy cơ có thể gây
nên tác động lớn, bao gồm: đánh giá các hoạt động; phát hiện các nguy cơ
tiềm năng, khả năng xảy ra của chúng và thiệt hại; thực hiện các hành động
9
Chuyên đề 3: Quản trị rủi ro

Nhóm 1

phù hợp để xử lý các nguy cơ, tìm hiểu các nguy cơ có nhiều khả năng xảy
ra nhất và gây ra thiệt hại lớn nhất.
Quản trị rủi ro trong doanh nghiệp phụ thuộc vào các yếu tố như:
qui mô DN lớn hay nhỏ; tiềm lực DN mạnh hay yếu; môi trường DN hoạt
động đơn giản hay phức tạp; nhận thức của lãnh đạo DN…
3.2.2 Quản trị rủi ro trong doanh nghiệp phụ thuộc vào:
Quản trị rủi ro trong doanh nghiệp phụ thuộc vào các yếu tố sau đây:
- Qui mô DN lớn hay nhỏ;
- Tiềm lực DN: mạnh hay yếu;
- Môi trường DN hoạt động đơn giản hay phức tạp;
- Nhận thức của lãnh đạo DN.
3.2.3 Các loại rủi ro trong doanh nghiệp hiện nay
Quản trị rủi ro doanh nghiệp ngày nay được coi như là một bộ phận
không thể tách rời với chiến lược doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa là chiến
lược của doanh nghiệp sẽ được xem là không đầy đủ nếu thiếu vắng sự gắn
kết với quản trị rủi ro. Những rủi ro đó sẽ làm cho doanh nghiệp bị bất ngờ
và dẫn đến thiệt hại ảnh hưởng đến mục tiêu của doanh nghiệp nếu như
chúng không được doanh nghiệp lường trước. Tất cả những vấn đề đó đều
được thiết kế và soi rọi trong lăng kính của quản trị rủi ro doanh nghiệp. Có
nhiều loại rủi ro khác nhau được xâm nhập từ bên ngoài doanh nghiệp cũng
như phát sinh bên trong doanh nghiệp.
Nhóm chúng tôi đã thành 2 nhóm chính là rủi ro tài chính và rủi ro
trên thị trường chính khoán. Trong chuyên đề này nhóm chúng tôi sẽ đi sâu
vào phân tích các loại rủi ro tài chính.
3.2.4 Rủi ro tài chính
Rủi ro tài chính nói chung có thể chia thành ba loại: rủi ro tín dụng,
rủi ro lãi suất và rủi ro tỷ giá. Để đo lường rủi ro người ta dùng phân phối
xác suất với hai tham số đo lường phổ biến là kỳ vọng và độ lệch chuẩn [4,
Tr. 62]
10
Chuyên đề 3: Quản trị rủi ro

Nhóm 1

- Lợi nhuận kỳ vọng và độ lệch chuẩn
Lợi nhuận kỳ vọng, ký hiệu là E(R) được định nghĩa như sau:
n
E(R) = ∑ (Ri) (Pi)
i=1
Trong đó, Ri lợi nhuận ứng với biến cố i, Pi là xác suất xảy ra biến
cố i và n là số biến cố có thể xảy ra. Như vậy lợi nhuận kỳ vọng chẳng qua
là trung bình gia quyền của các lợi nhuận có thể xảy ra với trọng số chính
là xác suất xảy ra. Ví dụ bảng 3.1 dưới đây mô tả các lợi nhuận có thể xảy
ra và cách tính lợi nhuận kỳ vọng và phương sai:
Bảng 3.1: Cách tính lợi nhuận kỳ vọng và phương sai.
Lợi nhuận

Xác suất

(Ri)(Pi)

[Ri – E(R)]2(Pi)

(Ri)
-0,10
-0,02
0,04
0,09
0,14
0,20
0,28

(Pi)
0,05
0,10
0,20
0,30
0,20
0,10
0,05
Tổng = 1,00

-0,0050
-0,0020
0,0080
0,0270
0,0280
0,0200
0,0140
Lợi nhuận kỳ vọng

(-0,10 – 0,09)2(0,05)
(-0,02 – 0,09)2(0,10)
(0,04 – 0,09)2(0,20)
(0,09 – 0,09)2(0,30)
(0,14 – 0,09)2(0,20)
(0,20 – 0,09)2(0,10)
(0,28 – 0,09)2(0,05)
Phương sai

E(R) = 0,090
σ2 = 0,00703
Để đo lường độ phân tán hay sai biệt giữa lợi nhuận thực tế so với
lợi nhuận kỳ vọng, người ta dung độ lệch chuẩn (σ). Độ lệch chuẩn chính là
căn bậc 2 của phương sai:
σ=
Trong ví dụ trên nếu chúng ta lấy căn bậc 2 của phương sai σ2=
0,00703 thì sẽ có được giá trị của độ lệch chuẩn là 0,0838 hay 8,38%. Điều
này có nghĩa là sai biệt giữa lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận kỳ vọng là
8,38%.
- Hệ số biến đổi (Coefficient of variation)
11
Chuyên đề 3: Quản trị rủi ro

Nhóm 1

Độ lệch chuẩn đôi khi cho chúng ta những kết luận không chính xác
khi so sánh rủi ro của hai dự án nếu như chúng rất khác nhau về quy mô.
Ví dụ xem xét hai dự án đầu tư A và B có phân phối xác suất như sau:
Bảng 3.2: Quy mô dự án
Lợi nhuận kỳ vọng

Dự án A
0,08

Dự án B
0,24

E(R)
Độ lệc chuẩn σ
0,06
0,08
Hệ số biến đổi CV
0,75
0,33
Nếu nhìn vào độ lệch chuẩn chúng ta thấy rằng độ lệch chuẩn của B
lớn hơn A. Liệu có thể kết luận rằng dự án B rủi ro hơn A hay không? Nếu
chỉ đơn thuân nhìn vào độ lệch chuẩn có thể kết luận như vậy, nhưng vấn
đề ở đây là cần so sánh xem quy mô lợi nhuận kỳ vọng của hai dự án này
như thế nào. Dự án B có độ lệch chuẩn là 8% trong khi dự án A chỉ có 6%
nhưng lệch 8% của quy mô lợi nhuận kỳ vọng là 1000$ sẽ rất nhỏ so với
lệch 6% của quy mô lợi nhuận kỳ vọng triệu $. Để khắc phục tình trạng này
chúng ta dung chỉ tiêu hệ số biến đổi CV (coefficient of variation):
CV =
Trong ví dụ trên, dự án A có CV = 0,75 trong khi dự án B có CV =
0,33. Có thể nói dự án A rủi ro hơn dự án B.
Tóm lại rủi ro là sự không chắc chắn, nó chính là sự sai biệt giữa giá
trị thực tế so với giá trị kỳ vọng, xét về phương diện lợi nhuận, rủi ro ở đây
chính là sai biệt giữa lọi nhuận thực tế so với lợi nhuận kỳ vọng. Để đo
lường được rủi ro trước hết chúng ta phải xác định được lợi nhuận kỳ vọng,
kế đến xác định độ lệch chuẩn của lợi nhuận so với lợi nhuận kỳ vọng.
Ngoài ra, cần lưu ý loại trừ sự ảnh hưởng của yếu tố quy mô bằng cách sử
dụng hệ số biến đổi CV để so sánh mức độ rủi ro khác nhau khi quy mô lợi
nhuận kỳ vọng khác nhau đáng kể.
12
Chuyên đề 3: Quản trị rủi ro

Nhóm 1

Trong những phần dưới đây chúng ta sẽ lần lượt nhận dạng từng loại
rủi ro.
3.2.4.1 Rủi ro tài chính
Rủi ro tín dụng (Credit risk) là loại rủi ro phát sinh do khách nợ
không còn khả năng chi trả. Trong hoạt động của công ty rủi ro tín dụng
phát sinh khi công ty bán chịu hàng hóa và khách hàng mua chịu thất bại
trọng việc trả nợ. Trong hoạt động ngân hàng, rủi ro tín dụng xảy ra khi
khách hàng mất khả năng trả nợ một khoản vay nào đó. Lưu ý rằng trong
hoạt động tín dụng, khi ngân hàng thực hiện nghiệp vụ cho vay thì đó mới
chỉ là một giao dịch chưa hoàn thành. Giao dịch tín dụng chỉ được xem là
hoàn thành khi nào ngân hàng thu hồi về được khoản cho vay cả gốc và lãi.
Tuy nhiên, khi thực hiện giao dịch tín dụng ngân hàng không biết chắc
được giao dịch đó có hoàn thành hay không, nó có khả năng hoàn thành
cũng có khả năng không hoàn thành. Do đó rủi ro tín dụng thể hiện ở khả
năng hay xác suất hoàn thành giao dịch tín dụng đó [4, Tr.292].
- Đo lường rủi ro tín dụng đối với hoạt động bán chịu của doanh
nghiệp
Đối với DN, chính sách tín dụng thể hiện ở chính sách bán chịu của
DN, nếu không bán chịu hàng hóa sẽ mất đi cơ hội bán hàng, do đó mất đi
lợi nhuận, nếu bán chịu quá nhiều thì chi phí cho khoản phải thu tăng và
nguy cơ phát sinh các khoản nợ khó đòi, do đó rủi ro không thu hồi được
nợ cũng gia tăng. Vì vậy, DN cần xây dựng chính sách bán chịu phù hợp.
Khoản phải thu của DN nhiều hay ít phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
tình hình nền kinh tế, giá cả sản phẩm, chất lượng sản phẩm và chính sách
bán chịu của DN, trong đó chính sách bán chịu ảnh hưởng mạnh nhất thông
qua sự kiểm soát của giám đốc DN. Khi xây dựng chính sách bán chịu cần
phải xem xét: xem xét các khoản phải thu sao cho phù hợp với sự đánh đổi
giữa lợi nhuận chi phí và rủi ro; xây dựng tiêu chuẩn bán chịu (credit

13
Chuyên đề 3: Quản trị rủi ro

Nhóm 1

standards), điều khoản bán chịu (credit terms), chính sách và quy trình thu
nợ (collection policy và procedures).
Nói chung chính sách bán chịu của DN có thể chia thành một trong
hai trạng thái: chính sách thắt chặt và chính sách mở rộng.
+ Chính sách thắt chặt: tiêu chuẩn bán chịu trở nên khó khăn hơn,
thời hạn thanh toán ngắn hơn và quy trình theo dõi thu hồi nợ chặt chẽ hơn.
+ Chính sách mở rộng: tiêu chuẩn bán chịu dễ dàng hơn, thời hạn
bán chịu kéo dài hơn và quy trình thu hồi nợ thoáng hơn.
Đối với DN việc lựa chọn chính sách nào, liên quan đến sự đánh đổi
giữa lợi nhuận và rủi ro. Ngoài ra, DN có thể nhờ ngân hàng tư vấn giúp
khi xây dựng chính sách bán chịu vì ngân hàng tập trung nhiều thông tin
hơn DN về khả năng trả nợ của các DN khác, do đó ngân hàng có thể hỗ
trợ DN trong việc đánh giá và quyết định chính sách bán chịu đối với từng
khách hàng.
- Sử dụng các công cụ để quản lý rủi ro tín dụng
Thông qua ngân hàng DN có thể được hỗ trợ cho quản lý RRTD của DN
bằng cách cung cấp công cụ phòng ngừa rủi ro tín dụng. Trước hết NH
chấp nhận RRTD thay cho DN, sau đó bằng lợi thế trung gian tài chính của
mình, NH có thể hóa giải hay trung hòa rủi ro đó. Hiện nay, bao thanh toán
trong nước và quốc tế được xem là công cụ hữu hiệu phòng ngừa rủi ro tài
chính.
+ Bao thanh toán trong nước ( BTT nội địa) – công cụ phòng ngừa rủi
ro bán chịu: Là dịch vụ liên quan đến các khoản phải thu phát sinh trong
quan hệ bán chịu hàng hóa, dịch vụ giữa DN và khách hàng. NH có thể
cung cấp các dịch vụ sau: Đánh giá uy tín, tín dụng người mua, theo dõi
thu hồi nợ người mua, nhận vốn ứng trước từ NH và bảo hiểm RRTD từ
NH, đổi lại NH có thể nhận từ DN các khoản phí dịch vụ và lãi ứng trước
vốn. Quy trình thực hiện:

14
Chuyên đề 3: Quản trị rủi ro

Người bán

(6) (3)

Nhóm 1

Người mua
(1)

(2)

(4)

(5)

NGÂN HÀNG
Sơ đồ 3.2: Quy trình thực hiện bao thanh toán trong nước
Quy trình thực hiện bao thanh toán trong nước bao gồm 06 bước như
sau:
Bước 1: Bên bán giao hàng cho bên mua.
Bước 2: Bên bán xuất trình chứng từ tại NH.
Bước 3: NH ứng trước tiền cho bên bán.
Bước 4: NH tiến hành các thủ tục thu nợ từ bên mua khi đến hạn.
Bước 5: Bên mua thanh toán tiền cho NH.
Bước 6: NH tất toán phần ứng trước và thanh toán phần còn lại cho
bên bán.
+ Bao thanh toán xuất khẩu ( BTT quốc tế )– công cụ phòng ngừa rủi
ro xuất khẩu trả chậm: Là dịch vụ liên quan đến các khoản phải thu phát
sinh trong quan hệ xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ trả chậm giữa DN và
khách hàng. NH có thể cung cấp các dịch vụ sau: Đánh giá uy tín, tín dụng
bên nhập khẩu, theo dõi thu hồi nợ người nhập khẩu, nhận vốn ứng trước
từ NH và bảo hiểm RRTD từ NH, đổi lại NH có thể nhận từ DN các khoản
phí dịch vụ và lãi ứng trước vốn. Quy trình thực hiện:

15
Chuyên đề 3: Quản trị rủi ro

Nhóm 1

(1)

EXPORTER
(Client)

2

5

6

8

IMPORTER
(Client)

(7)

9

13

10

4

11

3

EXPORT
FACTOR

5
8

IMPORTER
FACTOR

12

Sơ đồ 3.3: Quy trình thực hiện bao thanh toán quốc tế
Quy trình thực hiện bao thanh toán quốc tế gồm 13 bước như sau:
Bước 1: Đơn vị xuất khẩu và nhập khẩu ký kết hợp đồng mua hàng
hóa.
Bước 2 : ĐVXK yêu cầu tín dụng đối với đơn vị BTT.
Bước 3: Đơn vị BTT tại nước XK yêu cầu tín dụng từ đơn vị BTT
nước NK.
Bước 4: ĐVBTTNK kiểm tra uy tín về mặt tín dụng của nhà NK.
Bước 5: ĐVBTTNK trả lời tín dụng cho ĐVBTTXKP.
Bước 6: ĐVBTT ký hợp đồng BTT với đơn vị NK.
Bước 7: Đơn vị xuất khẩu giao hàng.
16
Chuyên đề 3: Quản trị rủi ro

Nhóm 1

Bước 8: ĐVXK chuyển nhượng hóa đơn cho ĐVBTTXK và
ĐVBTTXK chuyển nhượng hóa đơn cho ĐVBTTNK.
Bước 9: ĐVBTT ứng trước tiền cho ĐVNK.
Bước 10: Vào ngày đáo hạn hoặc sau ngày đáo hạn một thời gian,
ĐVBTT đòi nợ ĐVNK.
Bước 11: ĐVNK thanh toán tiền cho đơn vị BTT.
Bước 12: ĐVBTTNK thanh toán tiền cho ĐVBTTXK.
Bước 13: ĐVBTTXK thanh toán phần còn lại cho ĐVXK.
- Đo lường rủi ro tín dụng đối với hoạt động cho vay của ngân
hàng
Rủi ro tín dụng xảy ra trong hoạt động cho vay của NH có thể xuất phát từ
phía người đi vay là các DN và cả ở người cho vay là các NH, nên RRTD
được nhìn nhận dưới hai gốc độ là rủi ro chủ quan và rủi ro khách quan.
+ Rủi ro khách quan:
Khi khách hàng nhận khoản giải ngân từ ngân hàng, họ sẽ dùng đồng
vốn vào mục đích kinh doanh như: Đầu tư vào dây chuyền sản xuất, đầu tư
mua nguyên vật liệu… Trong quá trình sản xuất kinh doanh tất yếu sẽ phát
sinh những rủi ro không mong muốn mà đôi khi các doanh nghiệp không
lường trước được như:
• Rủi ro do nền kinh tế không ổn định.
Khi tiến hành quá trình sản xuất kinh doanh, bao giờ doanh nghiệp
cũng tiến hành đánh giá tình hình thị trường cũng như đưa ra những dự báo
phát triển thị trường, dự báo tăng trưởng doanh số. Nếu nền kinh tế thế giới
cũng như nền kinh tế quốc nội vận hành theo quỹ đạo đã dự báo thì doanh
nghiệp sẽ thực hiện tốt các kế hoach đề ra.
Tuy nhiên, ta biết rằng: nền kinh tế nước ta hiện giờ đang phụ thuộc
nhiều vào các ngành sản xuất nông nghiệp và các ngành công nghiệp phục
vụ nông nghiệp. Mà những ngành này lại phụ thuộc nhiều vào rủi ro thời
tiết.
17
Chuyên đề 3: Quản trị rủi ro

Nhóm 1

Khi nền kinh tế thế giới bị khủng hoảng, tất yếu sẽ ảnh hưởng lớn
đối với các doanh nghiệp xuất khẩu. Những mặt hàng mà Việt Nam có thế
mạnh như dệt may, xuất khẩu hàng nông sản (xuất khẩu café, hạt điều, xuất
khẩu cá basa,..) có nguy cơ không bán được khi nền kinh tế thế giới bị
khủng hoảng. Hoặc một sự thay đổi trong chính sách nhập khẩu (tăng thuế,
giảm hạn ngạch, thay đổi tiêu chuẩn nhập khẩu) tại các nước sở tại ảnh
hưởng đến sản lượng xuất khẩu.
• Rủi ro do các thủ tục pháp lý ở các địa phương rườm rà: Sự chậm
trễ, rườm rà trong các thủ tục cấp giấy phép, các thủ tục hải quan… nhiều
lúc ảnh hưởng lớn đến cơ hội kinh doanh của các doanh nghiệp. Ta biết
rằng, cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp có tính thời điểm, nhưng nó sẽ
không thể thực hiện nhanh chóng nếu không được “cởi trói” bởi các thủ tục
pháp lý. Việc chậm trễ sẽ dẫn đến hệ quả của hàng loạt các hợp đồng kinh
tế bị đình trệ, các dự án đầu tư “buộc lòng” phải “treo” trên giấy. Điều này
gây tổn thất lớn về mặt kinh tế đối với các doanh nghiệp vay vốn.
• Rủi ro do thị trường bị bóp méo bởi hàng hóa nhập lậu: Hàng hóa
nhập lậu vào Việt Nam qua các con đường vùng biên từ lâu đã là nỗi “ám
ảnh” của các doanh nghiệp nội địa. Hàng hóa nhập lậu có ưu điểm rẻ hơn
về giá, loại hình phong phú đánh mạnh vào nhu cầu của đại bộ phận người
tiêu dùng có thu nhập thấp. Các mặt hàng về đồ điện tử, kim khí, quần áo,
mỹ phẩm là một minh chứng cho hiện tượng trên. Như vậy, Các rủi ro cơ
bản trên đã ảnh hưởng tới tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp. Một khi các đồng vốn mà doanh nghiệp đi vay đổ vào sản xuất
kinh doanh mà không thu lại được, tất yếu sẽ đẩy doanh nghiệp tới việc
mất dần khả năng trả nợ. Ngân hàng cũng đứng trước nguy cơ khó thu hồi
lại khoản cho vay này.
+ Rủi ro chủ quan:
Rủi ro chủ quan đến từ cả hai phía là ngân hàng và doanh nghiệp đi
vay:
18
Chuyên đề 3: Quản trị rủi ro

Nhóm 1

 Đối với Ngân hàng:
Ngân hàng thực hiện cho vay đối với các doanh nghiệp
Các ngành nghề của các doanh nghiệp đi vay là rất đa dạng: Đa phần
các cán bộ tín dụng ngân hàng không thể có đầy đủ thông tin cũng như hiểu
biết về các ngành nghề lĩnh vực mà doanh nghiệp đang đầu tư kinh doanh.
Hơn nữa, các cán bộ ngân hàng cũng rất khó thẩm định được số liệu tài
chính do các doanh nghiệp cung cấp có “đúng đắn” và chính xác tuyệt đối
hay không.
Ta đã biết, hiện tại các doanh nghiệp, công tác kế toán chi phí chưa
được thực hiện hóa chuyên nghiệp, ghi chép liên tục rõ ràng. Vì thế, khi
các cán bộ ngân hàng sử dụng các báo cáo tài chính do doanh nghiệp cung
cấp để phân tích trong công tác thẩm định sẽ đưa ra cái nhìn lệch lạc thiếu
chuẩn xác.
Chính vì rất khó khăn trong việc đánh giá tình hình tài chính doanh
nghiệp, nên ngân hàng thường có xu hướng ưu tiên các hồ sơ vay vốn có
tài sản thế chấp, đảm bảo. Tuy nhiên khi dẫn đến việc xử lý thu hồi nợ
cũng rất khó khăn.
Theo các văn bản hướng dẫn cưỡng chế thu hồi nợ đều ghi rõ: "Trong
trường hợp doanh nghiệp không đảm bảo khả năng thanh toán, ngân hàng
có quyền xử lý tài sản nợ vay". Trên thực tê, ngân hàng là một tổ chức kinh
tế, không phải là một cơ quan quyền lực Nhà nước, không có chức năng
cưỡng chế buộc khách hàng thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Hơn nữa các thủ tục
pháp lý kiện ra tòa án để thực hiện xử lý tài sản thế chấp cũng rất rườm rà,
gây mất chi phí đối với ngân hàng.
Trình độ của các cán bộ tín dụng đôi khi còn khá hạn chế. Ngoài ra
còn có nhiều cán bộ tín dụng vì những lợi ích vật chất sẵn sàng tiếp tay cho
các doanh nghiệp làm giả hồ sơ giấy tờ để xin vay vốn. Chính điều này đã
dẫn đến những rủi ro rất lớn ngay từ khâu giải ngân. Hơn nữa các doanh

19
Chuyên đề 3: Quản trị rủi ro

Nhóm 1

nghiệp này phần nhiều có tình hình tài chính không minh bạch, không đáp
ứng được những điều kiện giải ngân từ phía ngân hàng đề ra.
 Đối với doanh nghiệp
Nhiều doanh nghiệp không đánh giá hết được những rủi ro khi sử
dụng đồng vốn, đánh giá chi phí vốn cũng như khả năng sinh lợi của đồng
vốn. Đa phần các doanh nghiệp khi dùng vốn trong quá trình sản xuất kinh
doanh thường đầu tư vào mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư vào cơ sở vật
chất mà cái quan trọng nhất là đầu tư phát triển kỹ năng của lực lượng nhân
lực của công ty. Khi doanh nghiệp mở rộng quy mô mà tư duy quản lý
không thay đổi, trình độ của đội ngũ quản lý không được đảm bảo thì
doanh nghiệp tất yếu phải đối mặt với những rủi ro về khả năng quản lý sản
xuất, dẫn đến nhiều sai lầm trong quá trình ra quyết định quản lý kinh
doanh.
Nhiều doanh nghiệp sử dụng không đúng mục đích đăng ký ban đầu
trong hồ sơ xin vay vốn. Đồng vốn không sử dụng đúng mục đích tất yếu
sẽ khó khăn trong việc kiểm soát dòng vốn cũng như kiểm soát rủi ro của
đồng vốn.
Ví dụ: Một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khi vay vốn về đã sử
dụng một phần vốn đi vay để đầu tư vào thị trường chứng khoán. Khi thị
trường chứng khoán tụt dốc, tất yếu sẽ làm “thua lỗ” phần vốn đã rót vào.
Hệ quả là doanh nghiệp sẽ không thu được lãi từ sự đầu tư, lãi từ lĩnh vực
sản xuất không đủ bù.
- Quản lý rủi ro tín dụng đối với hoạt động cho vay của ngân hàng
Công tác quản lý rủi ro tín dụng là rất quan trọng đối với ngân hàng. Để
đảm bảo cho công tác này được thực hiện tốt, ngân hàng cần có những
bước thực hiện cụ thể:
+ Tính toán xác định rủi ro
Thẩm định đánh giá rủi ro đối với từng khoản giải ngân: Tình hình
tài chính của đối tượng xin vay vốn, phân tích đặc trưng ngành của doanh
20
Chuyên đề 3: Quản trị rủi ro

Nhóm 1

nghiệp vay, phân tích khả năng cạnh tranh, khả năng tiêu thụ sản phẩm của
doanh nghiệp so với các đối thủ cùng loại trên thị trường. Phân tích các rủi
ro hệ thống, rủi ro tình hình kinh tế...
Đánh giá năng lực lãnh đạo của các cán bộ doanh nghiệp.
+ Lượng hóa rủi ro
Sử dụng các công cụ phân tích, các chỉ báo phân tích để tính toán, đo
lường những rủi ro được thể hiện qua các con số.
+ Quản lý, giám sát
Quản lý và giám sát việc doanh nghiệp sử dụng vốn. Nếu có dấu hiệu
doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích: Ngưng việc giải ngân, đề nghị
doanh nghiệp giải trình và yêu cầu thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng
giải ngân.
Đưa ra các phương pháp giải quyết rủi ro: không giải ngân đối với các
hợp đồng không tuân thủ các điều kiện tài chính; không chấp nhận các hợp
đồng có độ rủi ro cao (tài sản thế chấp không đảm bảo, lĩnh vực đầu tư
không rõ ràng…).
3.2.4.2 Rủi ro lãi suất
Rủi ro lãi suất là loại rủi ro do sự biến động của lãi suất gây ra. Loại
rủi ro này thường phát sinh trong quan hệ tín dụng của các công ty đa quốc
gia, của các tổ chức tín dụng, và của các công ty lớn có những khoản đi vay
hoặc cho vay theo lãi suất thả nổi. Nếu công ty đi vay theo lãi suất thả nổi,
khi lãi suất thị trường tăng khiến chi phí trả lãi tăng theo. Ngược lại, nếu
công ty cho vay hay có các khoản đầu tư được nhập từ lãi của công ty
giảm. Rủi ro lãi suất đặc biệt quan trọng khi huy động vốn thông qua phát
hành trái phiếu, hoặc đầu tư tài chính với khối khá lớn và thời gian khá dài
[4, Tr.293]
- Phân tích nguồn gốc phát sinh rủi ro lãi suất
Rủi ro lãi suất liên quan đến việc thay đổi lãi suất trong hoạt động
huy động vốn hoặc đầu tư của công ty. Chẳng hạn công ty A có một khoản
21
Chuyên đề 3: Quản trị rủi ro

Nhóm 1

đầu tư dài hạn với lợi suất cố định 13,25% và huy động vốn với lãi suất thả
nổi bằng LIBOR (London Interbank Offer Rate) cộng điểm cơ bản (basic
points)1. Khả năng sinh lợi của A tùy thuộc vào lãi suất thr nổi thực tế mà
A phải trả trong thời kỳ dài. Lãi suất tăng là gánh nặng chi phí và A sẽ lỗ
nếu lãi suất LIBOR vượt quá 12,75% (3,25 – 0,50) vào ngày thanh toán.
Biết rằng rủi ro có thể đe dọa khả năng sinh lợi và ngay cả khả năng trả nợ
của công ty nên nhà quản lý phải tìm cách cát giảm rủi ro.
Giả sử rằng công ty B có một khoản vay 100 triệu USD trong thời
hạn 5 năm với lãi suất cố định. B là một công ty có danh mục đầu tư với lãi
suất bằng LIBOR cộng 75 điểm. Khả năng sinh lợi của B, do đó, tùy thuộc
vào lãi suất thả nổi mà nó có thể kiếm được từ danh mục đầu tư. Nếu
LIBOR ít hơn 10,25% vào ngày thanh toán thì B sẽ lỗ. Tình hình của A và
B được mô tả trên sơ đồ dưới đây:
Danh mục
đầu tư

Danh mục
đầu tư

100 triệu USD
Thời hạn trung
bình 5 năm

LIBOR + 0,75%
Cty B

Cty A

Đơn vị cho
LIBOR + 0,5%
vay lãi suất
thả nổi

Phát hành
trái phiếu
100 triệu USD
Thời hạn trung
bình 5 năm

1

Một điểm cơ bản (basic point) bằng 0,01%.

22
Chuyên đề 3: Quản trị rủi ro

Nhóm 1

100 triệu USD
Thời hạn trung
bình 5 năm

Sơ đồ 3.4: Tình hình của công ty A và công ty B
Tình hình của công ty A:
• Thu lãi = 13,25%.
• Chi lãi = LIBOR + 0,5.
• Ngân hàng A lỗ nếu LIBOR + 0,5 > 13,25 hay LIBOR > 12,75%.
Tình hình của ngân hàng B:
• Thu lãi = LIBOR + 0,75.
• Chi lãi = 11%
• Ngân hàng B lỗ nếu LIBOR + 0,75 < 11% hay LIBOR < 10,25%.
Qua phân tích trên đây chúng ta thấy rằng công ty A gặp rủi ro khi
lãi suất thả nổi LIBOR tăng trong khi công ty B khi lãi suất thả nổi giảm.
Nói tóm lại, do lãi suất thu được là lãi suất cố định (hoặc thả nổi) và lãi
suất chi trả là lãi suất thả nổi (hoăc cố định) nên sự biến động của lãi suất
trên thị trường làm phát sinh rủi ro lãi suất và ảnh hưởng đến khả năng sinh
lợi của A và B [4, Tr.294].
- Giải pháp phòng ngừa rủi ro lãi suất
Rủi ro lãi suất liên quan đến việc thay đổi lãi suất trong hoạt động
huy động vốn hoặc đầu tư của công ty. Do đó, Giao dịch hoán đổi lãi suất
được sử dụng như là một kỹ thuật để bảo hiểm rủi ro lãi suất. Hoán đổi lãi
suất là một hợp đồng giữa hai bên để trao đổi số lãi phải trả tính trên một
số tiền nhất định trong một thời hạn nhất định, trong đó một bên trả lãi suất
cố định trong khi bên kia trả lãi suất thả nổi theo thỏa thuận trong suốt thời
hạn hợp đồng.
23
Chuyên đề 3: Quản trị rủi ro

Nhóm 1

- Các mô số hình định lượng rủi ro lãi suất:
+ Mô hình kỳ hạn đến kỳ hạn (The Maturity Model)
Thông thường, các số liệu kế toán trong bảng cân đối tài sản của
ngân hàng thương mại là giá trị ghi sổ. Giá trị ghi sổ là giá trị lịch sử đồng
thời cũng là giá thị trường của thời điểm mua bán và cho vay. Giá cả của
tài sản đem cho vay luôn biến động theo thị trường và do vậy giá trị ghi sổ
phản ánh không kịp thời, không đúng giá trị của tài sản mà ngân hàng nắm
giữ.
Nội dung đó được hiểu là mô hình áp dụng phân tích sự không cân
xứng giữa kỳ hạn của tài sản và nguồn vốn, là phương pháp đơn giản để
lượng hóa rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Lượng hóa rủi ro lãi suất đối với một tài sản
Công thức:

P1 =

F × (1 + C )
1+ R

Trong đó:
P1: là mệnh giá trái phiếu
F: là giá thanh toán khi đến hạn
C: lãi suất Coupon
R: lãi suất thị trường
Nhận xét:
Khi lãi suất trên thị trường tăng R thì tỷ lệ % tổn thất tài sản là
P1 trong khi đó giá trị ghi sổ của trái phiếu vẫn là P1. Như vậy thưc tế
ngân hang đã bị lỗ do biến đổi lãi suất.
Với các nhân tố không đổi, đối với trái phiếu có kỳ hạn đến hạn là 2
và 3 năm khi lãi suất thị trường tăng thì giá của trái phiếu sẽ giảm nhiều
hơn.
Ví dụ về mô hình kỳ hạn đến hạn: Giả sử ngân hàng giữ một trái
phiếu đến kỳ hạn đến hạn là một năm, mức lợi tức không đổi là 10%/
24
Chuyên đề 3: Quản trị rủi ro

Nhóm 1

năm (C), mệnh giá trái phiếu được thanh toán khi đến hạn là 100 USA
(F), mức lãi suất đến hạn một năm hiện hành của thị trường là 10% năm
(R), giá trái phiếu là PB.
C
P = F + (1+R)
B

(100+10% x 100)
=

(1+10%)

= 100

Khi lãi suất thị trường tăng ngay lập thức từ 10% đến 11%, giá thị
trường của trái phiếu giảm.
C
P = F + (1+R)
B

=

(100+10% x 100)
(1+10%)

= 99,1%

Vậy ngân hàng phải chịu tổn thất tài sản là 0,9 USD trên 100USD
giá trị ghi sổ. Gọi AP1 là tỉ lệ % tổn thất tài sản.
AP1= 99,1% - 100 = -0,9%
AP1/AR = -0,9%/0,01 = -0,9 <0
Khi lãi suất thị trường tăng thì giá trị của chứng khoán có thu nhập
cố định giảm. Nếu trái phiếu có kỳ hạn đến kỳ 2 năm, các yếu tố khác như
trên. Trước khi lãi suất thị trường tăng:
(10% x 100)
P2B =

(1+10%)1

100 (1+10%)
+

(1+11%) 2

= 98,28

Khi lãi suất thị trường tăng ngay lập tức từ 10% lên 11%
(10% x 100)
B
2

P =

(1+11%)1

100 (1+11%)
+

(1+10%) 2

= 100

AP2 = 98,28 – 100 = 1,71%
AP2 – AP1 = -1,71% - (-0,9%) = -0,81%

25
Chuyên đề 3: Quản trị rủi ro

Nhóm 1

Mức giảm giá của trái phiếu có kỳ hạn 2 năm nhiều hơn là trái phiếu
có kỳ hạn 1 năm. Tương tự đối với trái phiếu có kỳ hạn 3 năm, khi lãi suất
thị truờng tăng từ 10% lên 11%, giá của nó sẽ giảm - 2,24% và do đó:
AP3 – AP2 = 2,24% - (-1,71%) = - 0,73%
|-0,73%| < |-0,81%|
Nếu kỳ hạn của tài sản càng dài thì mức độ thiệt hệ tài sản tuyệt đối
tăng lên, nhưng tỉ lệ % thiệt hại giảm dần.
Lượng hóa rủi ro lãi suất đối với một danh mục tài sản
Quy tắc chung trong quản lý rủi ro lãi suất đối với một tài sản cũng
có giá trị đối với một danh mục tài sản:
+ Sự tăng (giảm) lãi suất thị trường đều dẫn đến một sự giảm (tăng)
giá trị của danh mục tài sản.
+ Khi lãi suất thị trường tăng (giảm) thì danh mục tài sản có kỳ hạn
dài sẽ giảm (tăng) giá càng lớn.
+ Mô hình thời lượng (The Duration Model)
Nội dung: mô hình lượng hóa mức độ nhạy cảm của tài sản và nguồn
vốn đối với lãi suất đề cập đến yếu tố thời lượng của tất cả các luồng tiền
cũng như kỳ hạn đến hạn của tài sản và nguồn vốn. Khái niệm thời lượng
của một tài sản là thước đo thời gian tồn tại của luồng tiền của tài sản này,
đựoc tính trên cơ sở giá trị của nó. Thực chất đây chính là việc áp dụng
cách tính quy đổi ra kỳ hạn tring bình của các khỏan mục thuộc tài sản và
các khoản mục thuộc nguồn vốn.
n

D=

∑( PV 1 × t )
t =1

n

∑ PVt
t =1

Trong đó:
D: Thời lượng
PV1: Giá trị hiện tại của luồng tiền ban đầu
PVt: Giá trị hiện tại của luồng tiền xảy ra tại thời điểm t
26
Chuyên đề 3: Quản trị rủi ro

Nhóm 1

R: Mức lãi suất thị trường hiện hành (%/ năm)
Nhận xét:
Thời lượng D chính là phép đo độ nhạy cảm của thị giá chứng
khoán; Độ co giãn của thị giá có mối quan hệ với độ co giãn của lãi suất,
khi lãi suất thay đổi thì tỷ giá của trái phiếu biến động ngược chiều theo tỷ
lệ thuận với độ lớn của thời lượng; Thời lượng càng lớn mức dộ biến động
ngược chiều của thị giá càng cao và ngược lại.
Ví dụ mô hình thời lượng: Ngân hàng huy động vốn bằng phát hành
chứng chỉ tiền gửi với mệnh giá là 100USD, kỳ hạn 1 năm với lãi suất đơn
15%/ năm. Giả sử ngân hàng dùng vốn huy động cho các công ty vay với
mức lãi suất 15%/ năm với điều kiện gốc được thanh tóan ½ sau 06 tháng,
phần còn lại được thanh toán vào thời điểm đến hạn. Kỳ hạn đến hạn của
khoản tín dụng bằng kỳ hạn đến hạn của vôn huy động là 1 năm, luồng tiền
ngân hàng cho vay tín dụng có thể là lớn hơn hay nhỏ hơn 115USD là phụ
thuộc vào sự thay đổi lãi suất trong 06 tháng cuối năm.
Ta có luồng tiền thu về từ khoản tín dung ½ năm là CF ½ = 57,5 triệu
và luồng tiền thu về từ khoản tín dụng 1 năm là CF1 = 53,75 triệu.
Để có thể tính thời lường cả 2 luồng tiền CF ½ và CF 1 ta phải quy
giá trị của chúng về cùng 1 thời điểm, đó là thời điểm O, ta có:
57,5
CF1/2 = 57,5

PV ½ =

(1 + 15% x 1/2)1

= 53,49 triệu

53,75
CF1 = 53,75

PV =

(1 + 15% x 1/2)1

= 46,61 triệu

PV1/2 + PV1 = 100 triệu
Để tính thời lượng của 2 luồng tiền này, ta tính giá trị hiện tại của
luồng tiền, tỷ trọng giá trị hiện tại của CF ½ tại thời điểm t = ½ năm và
CF1 tại thời điểm t=1 năm
27
Chuyên đề 3: Quản trị rủi ro

Nhóm 1

Gọi X là tỉ trọng
PV1/2
X ½=

(PV1/2 + PV1)

= =

53,49

PV1
X1 =

(PV1/2 + PV1)

=

100
46,51
100

= 53,49%

= 46,51%

X ½+ X = 1
Thời lượng D của khoản tín dụng
DL =1/2 * X ½ + 1* X1
= 1/2 * 0,5349 + 1* 0,4651
= 0,7326 năm
Như vậy trong khi kỳ hạn của khoản tín dụng là 1 năm thì thời lượng
của nó chỉ là 0,7326 năm
Tính thời lượng của chứng chỉ tiền gửi có kỳ hạn 1 năm. Giá trị hiện
tại của CF1 là PV1 = CF1/ (1+15%) = 115/1,15 = 100
X1 = PV1 / PV1 = 1
DD = X1 * 1 = 1 năm
+ Mô hình định giá lại
Nội dung của mô hình định giá lại là việc phân tích các luồng tiền
dựa trên nguyên tắc giá trị ghi sổ nhằm xác đinh chênh lệch giữa lãi suất
thu được từ các khoản mục thuộc bên tài sản trong bảng cân đối kế toán và
lãi suất thanh toán cho vốn hy động sau một thời gian nhất định.
• Công thức áp dụng:
NHi = (CGAPi) x Ri = (RSAi – RSLi) x Ri
Trong đó:
NHi: là sự thay đổi thu nhập ròng từ lãi suất của nhóm i
CGAPi: là chênh lệch giá trị giữa tài sản và nguồn vốn của nhóm i
 Ri: là mức thay đổi lãi suất của nhóm i
28
Chuyên đề 3: Quản trị rủi ro

Nhóm 1

RSAi: Số dư ghi sổ của tài sản thuộc nhóm i
RSLi: Số dư ghi sổ của nguồn vốn thuộc nhóm i.
3.2.4.3 Rủi ro ngoại hối
Rủi ro ngoại hối (Foreign exchange rish) là rủi ro phát sinh do sự
biến động tỷ giá làm ảnh hưởng đến giá trị kỳ vọng trong tương lai. Rủi ro
ngoại hối có thể phát sinh trong nhiều hoạt động khác nhau của công ty.
Nhưng nhìn chung bất cứ hoạt động nào mà ngân lưu thu (inflows) phát
sinh bằng một loại đồng tiền trong khi khi ngân lưu chi (outflows) phát
sịnh một loại đồng tiền khác đều chứa đựng nguy cơ rủi ro khi tỷ giá thay
đổi. Trong phạm vi chương này chúng ta chỉ tập trung phân tích rủi ro tỷ
giá phát sinh trong hai hoạt động chủ yếu của công ty là hoạt động nhập
khẩu và xuất khẩu [3, Tr.293].
- Phân tích nguồn gốc phát sinh rủi ro ngoại hối
Nhìn vào bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty, chúng ta thấy
ngân lưu hay dòng tiền (cash flow) của công ty chủ yếu từ ba nguồn: (1)
ngân lưu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, (2) ngân lưu từ hoạt động đầu
tư, (3) ngân lưu từ hoạt động tài trợ. Tuy nhiên, trong hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty chỉ có hoạt động xuất nhập khẩu là chịu ảnh hưởng
rủi ro ngoại hối lớn nhất. Do đó, phân tích rủi ro ngoại hối ở đây chủ yếu
tập trung vào ba mặt hoạt động chính của công ty là hoạt động xuất nhập
khẩu, hoạt động đầu tư và hoạt động tín dụng[3, Tr.295].
+ Đối với hoạt động xuất nhập khẩu
Có thể nói rủi ro ngoại hối trong hoạt động xuất nhập khẩu là loại rủi
ro ngoại hối thường xuyên gặp phải và đáng lo ngại nhất đối với các công
ty có hoạt động xuất nhập khẩu mạnh. Sự thay đổi tỷ giá ngoại tệ so với nội
tệ làm thay đổi giá trị kỳ vọng của các khoản thu hoặc chi ngoại tệ trong
tương lai, khiến cho hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu bị ảnh hưởng đáng
kể và nghiêm trọng hơn có thể làm đảo lộn kết quả kinh doanh. Mặc dù
29
Chuyên đề 3: Quản trị rủi ro

Nhóm 1

trên thực tế một công ty có thể vừa hoạt động xuất khẩu vừa hoạt động
nhập khẩu nhưng để dễ dàng hình dung và tiện phân tích, chúng ta phân
tích tác động của rủi ro ngoại hối một cách riêng biệt đối với từng loại hợp
đồng xuất khẩu và nhập khẩu.
• Rủi ro ngoại hối đối với hợp đồng xuất khẩu
Giả sử ngày 04/08/200x công ty Sagonimex đang thương lượng ký
kết hợp đồng xuất khẩu trị giá 200.000 USD. Hợp đồng sẽ đến hạn thanh
toán sáu tháng sau kể từ ngày ký hợp đồng. Ở thời điểm thương lượng hợp
đồng, tỷ giá USD/VND = 15.888 trong khi tỷ giá ở thời điểm thanh toán
chưa biết, vì chưa đến hạn. Sự không chắc chắn của tỷ giá USD/VND vào
thời điểm thanh toán khiến cho hợp đồng xuất khẩu của Sagonimex chứa
đựng rủi ro ngoại hối. Nếu đến hạn thanh toán, USD tiếp tục lên giá so với
VND thì bên cạnh lợi nhuận do hoạt động xuất khẩu đem lại, công ty còn
kiếm thêm được khoản lợi nhuận tăng thêm do USD lên giá so với VND.
Ngược lại, nếu đến hạn thanh toán USD xuống giá so với VND thì doanh
thu kỳ vọng bằng VND của hợp đồng xuất khẩu giảm đi, thậm chí nghiêm
trọng hơn có thể làm cho hợp đồng trở nên lỗ, nếu như sự sụt giá USD quá
mạnh. Chẳng hạn, vào ngày thanh toán nếu USD/VND = 15.788 thì cứ
mỗi USD xuất khẩu công ty tổn thất 100 VND do USD xuống giá. Toàn bộ
hợp đồng trị giá 200.000 USD, công ty bị thiệt hại 100 x 200.000 = 2 triệu
VND. Sự thiệt hại này không lớn lắm trong phạm vi một hợp đồng, nhưng
nếu tính chung trong toàn bộ hoạt động xuất khẩu, công ty có đến hàng
trăm hợp đồng như vậy, thiệt hại sẽ lớn đáng kể.
• Rủi ro ngoại hối đối với hợp đồng nhập khẩu
Giả sử ngày 04/08/200x công ty Cholonimex đang thương lượng ký
kết hợp đồng nhập khẩu trị giá 200.000 USD. Hợp đồng sẽ đến hạn thanh
toán sáu tháng sau kể từ ngày ký kết hợp đồng. Ở thời điểm thương lượng
hợp đồng, tỷ giá USD/VND = 15.888 trong khi tỷ giá ở thời điểm thanh
toán chưa biết. Sự không chắc chắn của tỷ giá USD/VND vào thời điểm
30
Chuyên đề 3: Quản trị rủi ro

Nhóm 1

thanh toán khiến cho hợp đồng nhập khẩu của Cholonimex chứa đựng rủi
ro ngoại hối. Nếu đến hạn thanh toán, USD xuống giá so với VND thì bên
cạnh lợi nhuận do hoạt động nhập khẩu đem lại công ty còn kiếm thêm
được khoản lợi nhuận tăng thêm do USD xuống giá so với VND làm cho
chi phí nhập khẩu giảm tương đối. Ngược lại, nếu đến hạn thanh toán USD
lên giá so với VND thì chi phí nhập khẩu kỳ vọng bằng VND của hợp đồng
nhập khẩu trên tăng lên. Sự gia tăng chi phí này làm cho lợi nhuận tù hợp
đồng nhập khẩu giảm đi thậm chí khiến cho hợp đồng trở nên lỗ nếu như
sự lên giá USD quá mạnh. Chẳng hạn, vào ngày thanh toán nếu USD/VND
= 15.988 thì cứ mỗi USD nhập khẩu làm cho chi phí gia tăng 100 VND so
với tỷ giá lúc thương lượng họp đồng. Toàn bộ hợp đồng trị giá 200.000
USD, công ty bị thiệt hại 100 x 200.000 = 2 triệu VND. Sự thiệt hại này
không lớn lắm trong phạm vi một hợp đồng, nhưng nếu tính chung trong
toàn bộ hoạt động nhập khẩu, công ty có đến hàng trăm hợp đồng như vậy
hoặc hợp đồng có giá trị lớn hơn, thiệt hại sẽ lớn đáng kể.
+ Đối với hoạt động đầu tư
Rủi ro ngoại hối trong hoạt động đầu tư thường phát sinh đối với
công ty đa quốc gia (multinational corporations) hoặc đối với các nhà đầu
tư tài chính có danh mục đầu tư đa dạng hóa trên bình diện quốc tế. Chẳng
hạn Unilever hay P&G là những công ty đa quốc gia đã có mặt ở Việt Nam
rất sớm. Khi đầu tư vào Việt Nam, Unilever phải bỏ vốn ra bằng ngoại tệ
(USD) để thiết lập nhà máy, nhập khẩu nguyên vật liệu cho sản xuất. Phần
lớn sản phẩm sản xuất đều là sản phẩm tiêu dùng trên thị trường Việt Nam
và đương nhiên doanh thu bằng VND. Nếu như đại bộ phận chi phí của
Unilever phát sinh bằng ngoại tệ (ngoại trừ tiền lương cho nhân công và
cán bộ quản lý Viêt Nam), trong khi doanh thu đại bộ phận bằng VND
( ngoại trừ doanh thu xuất khẩu sang nước thứ ba) thì Unilever phải đối
mặt thường xuyên với rủi ro ngoại hối. Nếu USD lên giá so với VND thì
chi phí sản xuất gia tăng tương đối so với doanh thu. Chẳng hạn nếu trước
31
Chuyên đề 3: Quản trị rủi ro

Nhóm 1

đây tỷ giá USD/VND = 15.500, hàng năm chi phí nhập khẩu nguyên liệu
của Unilever là 1 triệu USD, tương đương với 15,5 tỷ VND. Bây giờ tỷ giá
USD/VND = 15.850 thì chi phí nhập khẩu nguyên liệu quy ra VND là
15,85 tỷ VND, tăng lên 350 đồng mỗi USD nhập khẩu. Điều này khiến cho
chi phí sản xuất tăng thêm 350 triệu đồng. Sự gia tăng này trong chừng
mực nào đó làm cho lợi nhuận giảm đi nhưng nghiêm trọng hơn có thể làm
đảo lộn kết quả kinh doanh.
Bên cạnh ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư trực tiếp như vừa phân
tích, rủi ro ngoại hối cũng có thể ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư gián tiếp,
tức là đầu tư trên thị trường tài chính. Chẳng hạn một nhà đầu tư Hongkong
vừa rút vốn đầu tư 500.000 USD khỏi thị trường Mỹ do lĩa suất USD giảm
và tình hình kinh tế Mỹ không mấy khả quan. Giả sử bây giờ, do hưởng
ứng lời kêu gọi và khuyến khích đầu tư của Chính phủ Việt Nam, nhà đầu
tư muốn đầu tư mua cổ phiếu SAM. Giá thị trường của SAM hiện tại là
30.000VND/ cổ phiếu và tỷ giá USD/VND = 15.400. Như vậy, với 500
nghìn USD nhà đầu tư có thể mua được (500.000 x 15.400)/30.000 =
256.666 cổ phiếu. Giả sử một năm sau nhà đầu tư vì lý do nào đó muốn
bán cổ phiếu SAM để rút vốn về đầu tư trong khi giá USD cũng tăng so với
VND lên đến 16.000 VND/USD. Số USD nhà đầu tư rút về bây giờ sẽ là
(256.666 x 31.000)/16.000 =

USD thấp hơn vốn đầu tư ban đầu 4000

USD mặc dù giá cổ phiếu SAM tăng 1.000 VND ! Trong trường hợp này
nhà đầu tư tổn thất 4.000 USD (giả sử bỏ qua cổ tức nhà đầu tư nhận được
sau một năm). Sự tổn thất này do biến động tỷ giá gây ra vì giá cổ phiếu
SAM tăng 1.000 đồng không đủ bù đắp sự mất giá của VND. Liệu sự mất
giá của VND có thu hút được vốn đầu tư nước ngoài và làm cho thị trường
chứng khoán Việt Nam sôi động hơn không? [4, Tr.296].
Thực tế nhà đầu tư ít khi nào dồn hết toàn bộ tài sản của mình vào
một khoản đầu tư duy nhất. Do vậy, cần bàn thêm về danh mục đầu tư và

32
Chuyên đề 3: Quản trị rủi ro

Nhóm 1

rủi ro của danh mục đầu tư. Danh mục đầu tư (portfolio) là sự kết hợp của
2 hay nhiều chứng khoán hoặc tài sản trong đầu tư.
+ Đối với hoạt động tín dụng
Bên cạnh rủi ro ngoại hối trong hoạt động đầu tư và xuất nhập khẩu
như vừa phân tích trên đây, hoạt động tín dụng cũng chứa đựng rủi ro
ngoại hối rất lớn. Điều này đặc biệt thể hiện rõ trong hoạt động tín dụng
bằng ngoại tệ của các ngân hàng thương mại. Đứng trên gốc độ doanh
nghiệp, khách hàng của các ngân hàng thương mại, việc vay vốn bằng
ngoại tệ cũng bị ảnh hưởng bởi rủi ro ngoại hối. Chẳng hạn thời điểm Ngân
hàng Dự trữ Liên Bang Mỹ đã hạ lãi suất xuống mức thấp chỉ còn
1,25%/năm là cơ hội hiếm có cho các doanh nghiệp Việt Nam có thể vay
vốn ngoại tệ với chi phí rẻ. Tuy nhiên, nếu vay USD trong thời gian tương
đối dài với số lượng lớn, doanh nghiệp cần lưu ý tác động của yếu tố rủi ro
ngoại hối.
Ví dụ công ty Giadimex đang thương lượng xin vay vốn tài trợ xuất
khẩu của HSBC số tiền 3 triệu USD để thu mua và chế biến hàng xuất
khẩu. Do lãi suất USD trên thị trường giảm nên HSBC đồng ý cho
Giadimex vay với lãi suất 3%/năm trong thời hạn 6 tháng. Ở thời điểm vay
vốn, tỷ giá USD/VND là bao nhiêu công ty chưa biết, do đó, công ty đối
mặt với rủi ro ngoại hối nếu ký kết hợp đồng vay vốn này. Công ty ước
tính, sáu tháng sau phải trả cả nợ gốc và lãi là 3 (1 +0,03) x 6/12 = 3,045
triệu USD. Với tỷ giá hiện tại công ty phải bỏ ra 3,045 x 15.381 =
46.835,145 triệu VND trả nợ và lãi. Nhưng nếu sáu tháng sau tỷ giá
USD/VND = 15.481 thì cứ mỗi USD phải trả công ty phải bỏ thêm
100VND, tổng chi phí trả nợ và lãi sẽ lên đến 3,045 x 15.481 = 47.139,645
triệu VND, tăng 47.139,645 – 46.835,145 = 304,5 triệu VND so với ước
tính.
Tóm lại, trong bất kỳ hoạt động nào của doanh nghiệp có liên quan
đến ngoại tệ khiến cho ngân lưu thu về và chi ra phát sinh không cùng một
33
Chuyên đề 3: Quản trị rủi ro

Nhóm 1

loại tiền đều chứa đựng rủi ro ngoại hối. Rủi ro ngoại hối đưa đến tổn thất
ngoại hối cho doanh nghiệp. Tổn thất này nhiều hay ít, đáng kể hay không
tùy thuộc vào (1) mức độ biến động tỷ giá lớn hay nhỏ, (2) trị giá tài sản
hay trị giá các khoản thu chi lơn hay nhỏ [3, Tr.298].
- Giải pháp phòng ngừa rủi ro ngoại hối
Như trên đã phân tích rủi ro tỷ giá tùy theo mức độ nghiêm trọng hay
không có thể dẫn đến sụt giảm lợi nhuận kỳ vọng hoặc làm đảo lộn kế quả
kinh doanh của công ty. Dù rằng rủi ro tỷ giá có thể phát sinh trong nhiều
hoạt động khác nhau, nhưng sự tác động và cách thức phòng ngừa có thể
tương tự nhau. Do vậy, trong phạm vi chuyên đề này chúng ta lấy hoạt
động xuất nhập khẩu làm điển hình trong việc thiết kế chiến lược phòng
tránh rủi ro tỷ giá.
Đối với quyết định ngăn ngừa rủ ro tỷ giá, tùy theo điều kiện và khả
năng thực hiện công ty có thể lựa chọn một trong những phương pháp sẽ
trình bày chi tiết dưới đây.
+ Sử dụng hợp đồng xuất nhập khẩu song hành
Đây là phương pháp tự bảo hiểm rủi ro tỷ giá đơn giản bằng cách
tiến hành song hành cùng một lúc cả hai hợp đồng xuất khẩu và nhập khẩu
có giá trị và thời hạn tương đương nhau. Bằng cách này, nếu USD lên giá
so với VND thì công ty sẽ sử dụng phần lãi do biến động tỷ giá từ hợp
đồng xuất khẩu để bù đắp phần tổn thất do biến động tỷ giá của hợp đồng
nhập khẩu. Ngược lại, nếu USD giảm giá so với VND thì công ty sẽ sử
dụng phần lợi nhuận do biến động tỷ giá từ hợp đồng nhập khẩu để bù đắp
thiệt hại do biến động tỷ giá của hợp đồng xuất khẩu. Kết quả là du USD
có tăng giá hay xuống giá rủi ro tỷ giá luôn được trong hòa.
+ Sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tỷ giá
Nếu công ty không thể kiếm được cùng một lúc cả hai hợp đồng xuất
khẩu và nhập khẩu có thời hạn và giá trị tương đương nhau,.
+ Sử dụng hợp đồng kỳ hạn
34
Chuyên đề 3: Quản trị rủi ro

Nhóm 1

Hợp đồng kỳ hạn là một công cụ có thể giúp công ty tránh được rủi
ro tỷ giá nhờ tỷ giá mua hoặc bán trong hợp đồng này được xác định trước
và cố định.
+ Sử dụng hợp đồng hoán đổi
Hợp đồng hoán đổi là dạng hợp đồng kết hợp giữa hợp đồng giao
ngay và hợp đồng kỳ hạn giữa hai thời điểm thỏa thuận và đáo hạn. do vậy,
nếu hợp đồng kỳ hạn có thể sử dụng như một công cụ ngừa rủi ro tỷ giá thì
hợp đồng hoán đổi cũng có thể sử dụng được như là một công cụ ngừa rủi
ro tỷ giá.
+ Sử dụng hợp đồng tương lai
Hợp đồng tương lai hay hợp đồng giao sau trên thị trường ngoại hối
cũng có thể sử dụng như một công cụ ngừa rủi ro tỷ giá.
+ Sử dụng hợp đồng quyền chọn
Về cơ bản có hai loại hợp đồng quyền chọn (options) trên thị trường
ngoại hối : quyền chọn mua (call option) và hợp đồng quyền chọn bán (put
option). Quyền chọn mua là một tài sản tài chính cho phép người mua nó
có quyền, nhưng không bắt buộc, được mua một số lượng ngoại tệ theo tỷ
giá cố định biết trước trong một thời gian nhất định. Quyền chọn bán là
một tài sản tài chính cho phép người mua nó có quyền, nhưng không bắt
buộc, được bán một số lượng ngoại tệ theo tỷ giá cố định biết trước trong
một thời gian nhất định.
Tỷ giá cố định biết trước gọi là tỷ giá thực hiện, tức là tỷ giá sẽ được
áp dụng nếu người mua quyền chọn thực hiện quyền của họ. Thời hạn nhất
định tính từ lúc mua quyền chọn cho đến khi quyền chọn hết hạn gọi là thời
hạn của quyền chọn. Để có quyền chọn người ta phải mua. Số tiền người
mua phải bỏ ra để có được quyền chọn gọi là chi phí mua quyền chọn.
Hợp đồng quyền chọn trên thị trường ngoại hối cũng có thể sử sụng
như một công cụ ngừa rủi ro tỷ giá.
+ Sử dụng thị trường tiền tệ
35
Chuyên đề 3: Quản trị rủi ro

Nhóm 1

Sử dụng thị trường tiền tệ để tự bảo hiểm rủi ro tỷ giá là cách thức
vận dụng kết hợp các giao dịch mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối
với các giao dịch vay và cho vay và cho vay trên thị trường tiền tệ để cố
định các khoản phải thu hoặc phải trả sao cho chúng khỏi thuộc vào sự biến
động tỷ giá.
Như vậy, các giải pháp phòng ngừa rủi ro ngoại hối có thể sử dụng
bao gồm: Sử dụng hợp đồng xuất nhập khẩu song hành, sử dụng quỹ dự
phòng rủi ro tỷ giá, sử dụng hợp đồng kỳ hạn, sử dụng hợp đồng hoán đổi,
sử dụng hợp đồng giao sau, sử dụng hợp đồng quyền chọn và sử dụng các
giao dịch vay/vay và mua/bán ngoại tệ trên thị trường tiền tệ. Việc lựa chọn
giải pháp nào tùy thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thê và khả năng thương
lượng giữa công ty và ngân hàng trong việc sử dụng giải pháp đó.
3.2.5 Rủi ro trên thị trường chứng khoán
3.2.5.1 Những vấn đề lý luận chung về thị trường chứng khoán.
* Định nghĩa :
Trong các nền kinh tế lớn của thế giới, thị trường chứng khoán là nơi
diễn ra sôi nôi nhất của hoạt động kinh tế. Lịch sử hình thành nên thị
trường chứng khoán đã có từ thế kỷ 18. Trong điều kiện của nền kinh tế
hiện đại ngày nay, thị trường chứng khoán được quan niệm là nơi diễn ra
các hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán trung và dài hạn. Việc mua
bán này được tiến hành ở thị trường sơ cấp khi người mua mua được chứng
khoán lần đầu từ những người phát hành, và ở những thị trường thứ cấp khi
có sự mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát hành ở thị trường sơ
cấp.
Như vậy về mặt hình thức thị trường chứng khoán chỉ là nơi diễn ra
các hoạt động trao đổi, mua bán, chuyển nhượng các loại chứng khoán, qua
đó thay đổi chủ thể nắm giữ chứng khoán .
• Thị trường sơ cấp: Là thị trường mua bán cổ phiếu mới phát
hành .Ở đây vốn từ nhà đầu tư sẽ chuyển sang nhà phát hành thông qua
36
Chuyên đề 3: Quản trị rủi ro

Nhóm 1

các cổ phiếu mới được phát hành. Đây là thị trường duy nhất đem lại
nguồn vốn cho nhà phát hành.
• Thị trường thứ cấp: là thị trường mua bán giao dịch các chứng
khoán đã được phát hành ở thị trường sơ cấp. Tại thị trường thứ cấp các
hoạt động trao đổi mua bán chứng khoán diễn ra một cách sôi nổi giữa các
nhà đẩu tư. Các nguồn vốn được luân chuyển qua tay rất nhiều nhà đầu tư
hay nói một cách khác luồng vốn này không chảy vào nhà phát hành. Thị
trường thứ cấp là bộ phận không thể thiếu cho thị trường sơ cấp. Trên thị
trường thứ cấp giá cả các loại cổ phiếu phụ thuộc nhiều vào quan hệ cung
cầu, cạnh tranh tự do và nó hoạt động liên tục .
* Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán :
Trên thị trường chứng khoán có thể chia ra làm bốn chủ thể tham gia
thị trường là: nhà phát hành, nhà đầu tư, các tổ chức kinh doanh trên thị
trường chứng khoán và các tổ chức liên quan đến thị trường chứng khoán .
a. Nhà phát hành: Là tổ chức muốn huy động vốn qua thị trường
chứng khoán bằng việc phát hành cổ phiếu, là hàng hóa của thị trường. Các
tổ chức này bao gồm :
− Chính phủ và địa phương: Là nhà phát hành trái phiếu Chính phủ
và trái phiếu địa phương. Mục đích là nhằm huy động vốn cho các dự án
của nhà nước và của địa phương. Đây là loại trái phiếu hầu như không có
rủi ro .
− Các công ty: Là những nhà phát hành các cổ phiếu chủ yếu trên thị
trường mục đích nhằm huy động vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh
của mình.
− Các tổ chức tài chính: Cũng tham gia vào việc phát hành trái
phiếu, các chứng chỉ có giá nhằm huy động vốn cho công việc, mục đích
của tổ chức.

37
Chuyên đề 3: Quản trị rủi ro

Nhóm 1

b. Nhà đầu tư: Bao gồm những nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư có
tổ chức. Nhà đầu tư chính là những người mua bán nhiều nhất chứng khoán
trên thị trường .
− Nhà đầu tư cá nhân: Là những người có vốn nhàn rỗi tạm thời
như công nhân viên chức muốn đầu tư vào thị trường chứng khoán nhằm
thu thêm lợi nhuận .
− Nhà đầu tư có tổ chức: Thường được gọi là các định chế tổ chức
thường xuyên mua bán chứng khoán với khối lượng lớn. Các tổ chức này
thông tin được thu thập một cách nhanh chóng hiệu quả với một đội ngũ
các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực chứng khoán, mục đích
nghiên cứu thị trường nhằm đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn nhất.
Các nhà đầu tư có tổ chức chủ yếu như các Quỹ đầu tư, các Công ty bảo
hiểm ....
c. Các tổ chức kinh doanh trên thị trường chứng khoán bao gồm
− Các Công ty chứng khoán: Hoạt động trên thị trường chủ yếu đảm
nhận một số nghiệp vụ chính như: bảo lãnh phát hành, môi giới, tư vấn đầu
tư và quản lý quỹ đầu tư. Để thực hiện được các nghiệp vụ của mình các
công ty chứng khoán cần có một số vốn nhất định và được các cơ quan nhà
nước cấp phép hoạt động.
− Các Quỹ đầu tư chứng khoán: Thị trường chứng khoán có rất
nhiều loại cổ phiếu thế nên cho dù chỉ tập trung vào một lĩnh vực thì nhà
đầu tư cũng không làm sao nắm bắt hết các chiều hướng chuyển biến của
nó.
Đa số các nhà đầu tư lại là những người không chuyên nghiệp, nhiều
nhà đầu tư lớn đã phải thuê các cố vấn riêng. Những nhà đầu tư khác vì lý
do nào đó không thể tự quản lý việc mua bán trong các danh mục đầu tư
của mình có thể mở các trương mục uỷ thác phân quyền hoặc những trương
mục uỷ thác toàn quyền (discretionary account) tại các trung tâm môi giới.
Và cùng với thời gian, thị trường đã hình thành một định chế giúp các nhà
38
Chuyên đề 3: Quản trị rủi ro

Nhóm 1

đầu tư, nhất là các nhà đầu tư nhỏ, thực hiện đầu tư tốt nhất vào thị trường
chứng khoán được gọi là các Quỹ đầu tư.
Nhà đầu tư không hưởng lợi trực tiếp từ các cổ phiếu được mua bán
trên thị trường chứng khoán, mà họ sẽ chia sẻ hiệu quả do một quá trình
mua bán chứng khoán tập trung của Quỹ này.
d. Các tổ chức liên quan đến thị trường chứng khoán bao gồm :
− Cơ quan quản lý Nhà nước.
− Sở giao dịch chứng khoán.
− Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán.
− Tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán.
− Công ty dịch vụ máy tính chứng khoán.
− Các tổ chức tài trợ chứng khoán.
* Các nguyên tắc hoạt động trên thị trường chứng khoán :
a. Nguyên tắc cạnh tranh: Theo nguyên tắc này giá cả các loại cổ
phiếu được quyết định theo quan hệ cung cầu về nhu cầu chứng khoán và
mối quan hệ cạnh tranh giữa các tổ chức phát hành.
- Trên thị trường sơ cấp: Có sự cạnh tranh giữa các tổ chức phát
hành mà chủ yếu là các công ty trong việc bán cổ phiếu của mình ra cho
các nhà đầu tư.
- Trên thị trường thứ cấp: Các nhà đầu tư tự do cạnh tranh tìm kiếm
lợi nhuận cao nhất và giá cả được hình thành theo nguyên tắc đấu giá.
b. Nguyên tắc công bằng: Theo nguyên tắc này tất cả các công ty,
các tổ chức phát hành, các nhà đầu tư ... tất cả đều có quyền lợi và nghĩa vụ
như nhau. Tất cả đều phải tuân thủ các quy tắc, quy định và đều bị xử phạt
nếu vi phạm.
c. Nguyên tắc công khai : Theo nguyên tắc này, mọi hoạt động mua
bán trên thị trường đều phải minh bạch. Sở giao dịch chứng khoán công bố
các thông tin về giao dịch chứng khoán trên thị truờng. Các tổ chức niêm
yết công bố công khai các thông tin tài chính định kỳ hằng năm của công
39
Chuyên đề 3: Quản trị rủi ro

Nhóm 1

ty, các sự kiện bất thuờng xảy ra đối với công ty, nắm giữ cổ phiếu của
giám đốc, người quản lý, cổ đông đa số.
d. Nguyên tắc đấu giá: Giá chứng khoán đuợc xác định thông qua
việc đấu giá giữa các lệnh mua và các lệnh bán. Tất cả các thành viên tham
gia thị truờng đều không thể can thiệp vào việc xác định giá này.
Có hai hình thức đấu giá là đấu giá trực tiếp và đấu giá tự động.
- Đấu giá trực tiếp: Là việc các nhà môi giới gặp nhau trên sàn giao
dịch và trực tiếp đấu giá.
- Đấu giá tự động: Là việc các lệnh giao dịch từ các nhà môi giới
đuợc nhập vào hệ thống máy chủ của Sở giao dịch chứng khoán. Hệ thống
máy chủ này sẽ xác định mức giá sao cho tại mức giá này, chứng khoán
giao dịch với khối luợng cao nhất.
e. Nguyên tắc trung gian: Mọi hoạt động giao dịch, mua bán chứng
khoán trên thị truờng chứng khoán đều đuợc thực hiện thông qua các trung
gian, hay còn gọi là các nhà môi giới. Các nhà môi giới thực hiện giao dịch
theo lệnh của khách hàng và hưởng hoa hồng. Ngoài ra, nhà môi giới còn
có thể cung cấp các dịch vụ khác như: cung cấp thông tin và tư vấn cho
khách hàng trong việc đầu tư... .Theo nguyên tắc trung gian, các nhà đầu
tư không thể trực tiếp thoả thuận với nhau để mua bán chứng khoán. Họ
đều phải thông qua các nhà môi giới của mình để đặt lệnh. Các nhà môi
giới sẽ nhập lệnh vào hệ thống để khớp lệnh.
Tóm lại, các nguyên tắc trên đây nhằm đảm bảo cho giá cả chứng
khoán được hình thành một cách thống nhất, công bằng cho tất cả các bên
giao dịch.
3.2.5.2 Rủi ro trên thị trường chứng khoán:
a. Định nghĩa
Như chúng ta đã biết, không có bất cứ một lĩnh vực kinh doanh nào
không có nguy cơ gặp rủi ro. Và hoạt động kinh doanh chứng khoán cũng
không nằm ngoài quy luật này. Rủi ro trên thị trường chứng khoán được
40
Chuyên đề 3: Quản trị rủi ro

Nhóm 1

hiểu là khả năng (hay xác suất) xảy ra những kết quả đầu tư ngoài dự kiến,
cụ thể hơn là khả năng làm cho mức sinh lời thực tế nhận được trong tương
lai khác với mức sinh lời dự kiến ban đầu; hay nói cách khác rủi ro trên thị
trường chứng khoán thể hiện qua sự sụt giảm, thua lỗ hoặc những biến
động thất thường về mức sinh lời của chứng khoán.
b. Phân loại rủi ro trên thị trường chứng khoán :
Có rất nhiều rủi ro có thể gặp phải trên thị trường chứng khoán và ta
có thể chia những rủi ro này thành 2 loại đó là: rủi ro hệ thống và rủi ro phi
hệ thống.
Rủi ro hệ thống (systematic risk): Là những rủi ro do các yếu tố
nằm ngoài công ty, không kiểm soát được và có ảnh hưởng rộng rãi đến cả
thị trường và tất cả mọi loại chứng khoán. Do đó, rủi ro này còn đươc gọi
là rủi ro không phân tán được hay rủi ro không thể đa dạng hoá (nondiversifiable risks).
Rủi ro hệ thống là những rủi ro từ bên ngoài của một ngành công
nghiệp hay của một doanh nghiệp, chẳng hạn như : chiến tranh, lạm phát,
sự kiện kinh tế và chính trị... Đa dạng hóa đầu tư cũng không thể loại bỏ
loại rủi ro này. Những công ty chịu ảnh hưởng cao của rủi ro hệ thống là
những công ty mà doanh số, lợi nhuận và giá chứng khoán thường theo sát
các diễn biến kinh tế và những diễn biến trên tại trường chứng khoán.
Phần lớn các công ty trong những ngành công nghiệp cơ bản và khai
khoáng, những ngành có định phí lớn hay những ngành liên quan đến sản
xuất ô tô chịu ảnh hưởng rất cao của rủi ro hệ thống, ví dụ ngành thép, cao
su, kính,...
Rủi ro hệ thống bao gồm: rủi ro thị trường, rủi ro lãi suất, rủi ro sức
mua và rủi ro chính trị.
- Rủi ro thị trường: là sự biến động giá chứng khoán do tâm lý của
các nhà đầu tư. Giá chứng khoán có thể dao động mạnh trong một khoảng
thời gian ngắn mặc dù thu nhập của DN vẫn không thay đổi. Nguyên nhân
41
Chuyên đề 3: Quản trị rủi ro

Nhóm 1

của hiện tượng này khác nhau, phụ thuộc chủ yếu vào cách nhìn nhận của
các nhà đầu tư về thị trường nói chung và một nhóm cổ phiếu nói riêng. Sự
nhìn nhận khác nhau này sẽ tác động vào giá chứng khoán và làm mức sinh
lời của chứng khoán thay đổi. Rủi ro thị trường xuất hiện khi có những
phản ứng của các nhà đầu tư trước các sự kiện có thể là hữu hình hoặc vô
hình như các sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội. Các sự kiện vô hình nảy sinh
do tâm lý của nhà đầu tư trên thị trường. Yếu tố tâm lý làm thị trường phản
ứng với mức độ vượt quá tác động của các sự kiện hữu hình. Những sự sút
giảm đầu tiên trên thị trường là nguyên nhân gây sợ hãi đối với các nhà đầu
tư và họ sẽ cố gắng rút vốn và sau đó kéo theo những phản ứng dây chuyền
(domino) làm tăng vọt số lượng bán, giá cả chứng khoán sẽ rơi xuống thấp
so với giá trị cơ sở.
Phản ứng dây chuyền làm cho thị trường luôn biến động, thiếu ổn
định. Nhiều nhà đầu tư đã lợi dụng yếu tố tâm ký này để thực hiện hành vi
thao túng giá chứng khoán. Mức độ rủi ro thị trường ở các nước khác nhau
là khác nhau. Ở các thị trường phát triển, thị trường là nơi dành cho các nhà
đầu tư lớn, nhà đầu tư có tổ chức nên rủi ro thị trường sẽ không lớn. Ngược
lại ở những thị trường mới nổi và đang phát triển, thị trường chủ yếu là các
nhà đầu tư cá nhân với quy mô nhỏ, thiếu kiến thức và bản lính đầu tư, tâm
lý ăn theo lớn làm cho rủi ro thị trường rất cao. Để giảm rủi ro thị trường,
các cơ quan quản lý nhà nước cần tăng cường hoạt động đào tạo ,bồi dưỡng
kiến thức cho nhà đầu tư, đồng thời cần minh bạch hóa về thông tin, kiểm
soát chặt chẽ nhằm hạn chế các hành vi phi đạo đức như thao túng giá, kinh
doanh nội gián, đầu cơ. Cần phát triển hoạt động tư vấn của các công ty
chứng khoán cũng như tăng số lượng và chất lượng của các nhà đầu tư có
tổ chức nhằm tăng chất lượng đầu tư.
- Rủi ro lãi suất: là sự biến động giá chứng khoán do sự thay đổi của
lãi suất gây ra. Khi đầu tư vào các chứng khoán có thu nhập cố định, nếu
lãi suất thị trường tăng lên, cơ hội đầu tư vào các tài sản có mức lợi tức cao
42
Chuyên đề 3: Quản trị rủi ro

Nhóm 1

hơn sẽ mất đi. Trong đó sự tăng lên của lãi suất, giá thị trường của tài sản
đã đầu tư sẽ bị giảm và nhà đầu tư sẽ bị thiệt về giá khi bán các tái sản đó.
Thời hạn của các tài sản đầu tư càng lớn, ảnh hưởng của lãi suất tới giá thị
trường của nó sẽ càng lớn, mức độ tổn thất giá trị của chủ đầu tư sẽ càng
cao. Điều này ít xảy ra với các chứng khoán có thu nhập biến đổi, chẳng
hạn trái phiếu có lãi suất thả nổi. Lãi suất thay đổi làm cho chi phí và doanh
thu của doanh nghiệp thay đổi. Sự thay đổi này phụ thuộc vào cơ cấu tài
sản và cơ cấu nguồn vốn của DN. Nếu DN sử dụng nhiều nợ, lãi suất tăng
lên làm tăng chi phí lãi vay phải trả và làm cho lợi nhuận của DN sụt giảm,
giá thị trường chứng khoán giảm và ngược lại. Để hạn chế rủi ro lãi suất,
nhà đầu tư cần nghiên cứu đầy đủ các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất bao
gồm: chu kỳ kinh tế, lạm phát, sự thay đổi trong chính sách tiền tệ của CP,
quan hệ cung cầu về vốn trên thị trường tài chính…. Để dự báo được sự
thay đổi của lãi suất trong tương lai; sử dụng các công cụ dẫn suất như hợp
đồng kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn…
- Rủi ro về sức mua: là sự thay đổi giá trị thực của chứng khoán do
sự thay đổi sức mua của đồng tiền. Nếu lạm phát vượt qua tỷ lệ lạm phát
dự tính, giá trị thực của đồng tiền sẽ bị giảm và làm cho giá trị thực của
khoản đầu tư bị giảm giá trị. Nếu coi khoản đầu tư là một khoản tiêu dùng
ngay, một người mua chứng khoán đã bỏ lỡ cơ hội mua hàng hóa hoặc dịch
vụ trong suốt thời gian đầu tư. Trong khoảng thời gian đó, nếu giá cả dịch
vụ tăng, nhà đầu tư sẽ mất đi một phần sức mua. Thông thường các nhà đầu
tư dự kiến trước mức độ mất giá của đồng tiền qua tỷ lệ lạm phát dự kiến
và họ sẽ chỉ chấp nhận đầu tư khi lợi tức thu được bù đắp cho họ tổn thất
này. Khi lạm phát thực tế khác với tỷ lệ lạm phát dự kiến, rủi ro sức mua sẽ
phát sinh. Nói một cách khác. Cả giảm phát và lạm phát đều tác động tới
giá chứng khoán do đó nhà đầu tư sẽ yêu cầu tỷ lệ lợi tức khác đi.
- Rủi ro chính trị: Là sự bất ổn giá chứng khoán do sự thay đổi về
môi trường chính trị xã hội, chẳng hạn: chiến tranh, bãi công, biểu tình, sự
43
Chuyên đề 3: Quản trị rủi ro

Nhóm 1

thay đổi về thể chế, chính sách… Sự thay đổi này sẽ tác động tới thu nhập
và rủi ro của luồng thu nhập của các DN, từ đó thay đổi giá trị của chứng
khoán. Sự thay đổi của chính trị cũng tác động đến tâm lý của các nhà đầu
tư, từ đó ảnh hưởng đến hành vi mua bán chứng khoán của họ.
Rủi ro phi hệ thống (unsystematic risk): Là những rủi ro có nguyên
nhân xuất phát từ nội tại của một công ty, một ngành nào đó mà không ảnh
hưởng gắn liền đến toàn bộ thị trường . Do đó ảnh hưởng của các rủi ro phi
hệ thống chỉ ảnh hưởng đến phạm vi một công ty, một ngành hay một loại
chứng khoán nào đó. Những yếu tố gây ảnh hưởng này có thể là những
biến động về lực lượng lao động, đình công, năng lực quản trị, thị hiếu tiêu
dùng, kiện tụng,… và nhiều yếu tố khác nữa.
Rủi ro phi hệ thống là một phần trong tổng rủi ro gắn liền với một
công ty hay một ngành công nghiệp cụ thể nào đó, ngoài những rủi ro gắn
liền với toàn bộ thị trường. Rủi ro phi hệ thống có thể phân tán giảm thiểu
rủi ro được thông qua mở rộng danh mục đầu tư. Do vậy, rủi ro phi hệ
thống còn được gọi là rủi ro có thể đa dạng hoá (diversifiable risks).
Rủi ro phi hệ thống thường bao gồm các loại như rủi ro kinh doanh ,
rủi ro tài chính , rủi ro quản lý...
- Rủi ro kinh doanh: Rủi ro kinh doanh là những rủi ro về sự không
ổn định của thu nhập trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp do
những bất lợi về môi trường kinh doanh hoặc cung cầu hàng hóa trên thị
trường .
Rủi ro kinh doanh có thể được chia làm hai loại cơ bản: bên ngoài và
nội tại.
+ Rủi ro kinh doanh nội tại phát sinh trong quá trình vận hành hoạt
động của công ty. Mỗi công ty có một loại rủi ro nội tại riêng và mức độ
thành công của mỗi công ty thể hiện qua hiệu quả hoạt động.
+ Mỗi công ty có một kiểu rủi ro bên ngoài riêng, phụ thuộc vào các
yếu tố môi trường kinh doanh cụ thể của công ty. Các yếu tố bên ngoài, từ
44
Chuyen de quan tri rui ro_nhom 1
Chuyen de quan tri rui ro_nhom 1
Chuyen de quan tri rui ro_nhom 1
Chuyen de quan tri rui ro_nhom 1
Chuyen de quan tri rui ro_nhom 1
Chuyen de quan tri rui ro_nhom 1
Chuyen de quan tri rui ro_nhom 1
Chuyen de quan tri rui ro_nhom 1
Chuyen de quan tri rui ro_nhom 1
Chuyen de quan tri rui ro_nhom 1
Chuyen de quan tri rui ro_nhom 1
Chuyen de quan tri rui ro_nhom 1
Chuyen de quan tri rui ro_nhom 1
Chuyen de quan tri rui ro_nhom 1
Chuyen de quan tri rui ro_nhom 1
Chuyen de quan tri rui ro_nhom 1
Chuyen de quan tri rui ro_nhom 1
Chuyen de quan tri rui ro_nhom 1
Chuyen de quan tri rui ro_nhom 1
Chuyen de quan tri rui ro_nhom 1
Chuyen de quan tri rui ro_nhom 1
Chuyen de quan tri rui ro_nhom 1
Chuyen de quan tri rui ro_nhom 1
Chuyen de quan tri rui ro_nhom 1
Chuyen de quan tri rui ro_nhom 1
Chuyen de quan tri rui ro_nhom 1

More Related Content

What's hot

Quản trị rủi ro trong doanh nghiệp
Quản trị rủi ro trong doanh nghiệpQuản trị rủi ro trong doanh nghiệp
Quản trị rủi ro trong doanh nghiệp
Tổ chức Đào tạo PTC
 
Báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xuất nhập khẩu thủy sản
Báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xuất nhập khẩu thủy sảnBáo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xuất nhập khẩu thủy sản
Báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xuất nhập khẩu thủy sản
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài thực trạng bảo hiểm hàng hóa bằng đường biển rất hay
Đề tài  thực trạng bảo hiểm hàng hóa bằng đường biển  rất hayĐề tài  thực trạng bảo hiểm hàng hóa bằng đường biển  rất hay
Đề tài thực trạng bảo hiểm hàng hóa bằng đường biển rất hay
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động quản trị nguồn nhân lực, HAY!
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động quản trị nguồn nhân lực, HAY!Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động quản trị nguồn nhân lực, HAY!
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động quản trị nguồn nhân lực, HAY!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Quảng NgãiLuận văn: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Quảng Ngãi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Bài mẫu tiểu luận về công ty đa quốc gia. HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty đa quốc gia. HAYBài mẫu tiểu luận về công ty đa quốc gia. HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty đa quốc gia. HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Khai luạn ve quan tri chien luoc fred david
Khai luạn ve quan tri chien luoc   fred davidKhai luạn ve quan tri chien luoc   fred david
Khai luạn ve quan tri chien luoc fred david
huongcomay612
 
ứNg dụng ma trận swot để hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần...
ứNg dụng ma trận swot để hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần...ứNg dụng ma trận swot để hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần...
ứNg dụng ma trận swot để hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận Văn Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Chiến Lược Kinh Doanh Của Công Ty
Luận Văn Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Chiến Lược Kinh Doanh Của Công TyLuận Văn Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Chiến Lược Kinh Doanh Của Công Ty
Luận Văn Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Chiến Lược Kinh Doanh Của Công Ty
Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
báo cáo thực tập tốt nghiệp
báo cáo thực tập tốt nghiệpbáo cáo thực tập tốt nghiệp
báo cáo thực tập tốt nghiệp
Min Enter
 
Tiểu luận xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty vinamil đến năm 2020_Nhậ...
Tiểu luận xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty vinamil đến năm 2020_Nhậ...Tiểu luận xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty vinamil đến năm 2020_Nhậ...
Tiểu luận xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty vinamil đến năm 2020_Nhậ...
Nguyễn Thị Thanh Tươi
 
Khóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yến
Khóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yếnKhóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yến
Khóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yếnHaiyen Nguyen
 
Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu mặt hàng hạt điều của Công ty ...
Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu mặt hàng hạt điều của Công ty ...Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu mặt hàng hạt điều của Công ty ...
Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu mặt hàng hạt điều của Công ty ...
anh hieu
 
Báo cáo thực tập: quy trình bán hàng bảo hiểm nhân thọ, HAY, 9đ!
Báo cáo thực tập: quy trình bán hàng bảo hiểm nhân thọ, HAY, 9đ!Báo cáo thực tập: quy trình bán hàng bảo hiểm nhân thọ, HAY, 9đ!
Báo cáo thực tập: quy trình bán hàng bảo hiểm nhân thọ, HAY, 9đ!
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Khóa luận tốt nghiệp quản trị nguồn nhân lực tại công ty hay, free
Khóa luận tốt nghiệp quản trị nguồn nhân lực tại công ty hay, freeKhóa luận tốt nghiệp quản trị nguồn nhân lực tại công ty hay, free
Khóa luận tốt nghiệp quản trị nguồn nhân lực tại công ty hay, free
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Báo cáo thực tập quản trị kinh doanh hay nhất, 2017, đạt 9 điểm!
Báo cáo thực tập quản trị kinh doanh hay nhất, 2017, đạt 9 điểm!Báo cáo thực tập quản trị kinh doanh hay nhất, 2017, đạt 9 điểm!
Báo cáo thực tập quản trị kinh doanh hay nhất, 2017, đạt 9 điểm!
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty đến 2020
Đề tài: Hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty đến 2020Đề tài: Hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty đến 2020
Đề tài: Hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty đến 2020
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn xây dựng chiến lược kinh doanh Dịch vụ logistics tại công ty
Luận văn xây dựng chiến lược kinh doanh Dịch vụ logistics tại công tyLuận văn xây dựng chiến lược kinh doanh Dịch vụ logistics tại công ty
Luận văn xây dựng chiến lược kinh doanh Dịch vụ logistics tại công ty
Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 
Luận văn: Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, 9 ĐIỂM!Luận văn: Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, 9 ĐIỂM!
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công ty vận tải Phượng ...
Đề tài: Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công ty vận tải Phượng ...Đề tài: Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công ty vận tải Phượng ...
Đề tài: Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công ty vận tải Phượng ...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (20)

Quản trị rủi ro trong doanh nghiệp
Quản trị rủi ro trong doanh nghiệpQuản trị rủi ro trong doanh nghiệp
Quản trị rủi ro trong doanh nghiệp
 
Báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xuất nhập khẩu thủy sản
Báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xuất nhập khẩu thủy sảnBáo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xuất nhập khẩu thủy sản
Báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xuất nhập khẩu thủy sản
 
Đề tài thực trạng bảo hiểm hàng hóa bằng đường biển rất hay
Đề tài  thực trạng bảo hiểm hàng hóa bằng đường biển  rất hayĐề tài  thực trạng bảo hiểm hàng hóa bằng đường biển  rất hay
Đề tài thực trạng bảo hiểm hàng hóa bằng đường biển rất hay
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động quản trị nguồn nhân lực, HAY!
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động quản trị nguồn nhân lực, HAY!Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động quản trị nguồn nhân lực, HAY!
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động quản trị nguồn nhân lực, HAY!
 
Luận văn: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Quảng NgãiLuận văn: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Quảng Ngãi
Luận văn: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Quảng Ngãi
 
Bài mẫu tiểu luận về công ty đa quốc gia. HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty đa quốc gia. HAYBài mẫu tiểu luận về công ty đa quốc gia. HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty đa quốc gia. HAY
 
Khai luạn ve quan tri chien luoc fred david
Khai luạn ve quan tri chien luoc   fred davidKhai luạn ve quan tri chien luoc   fred david
Khai luạn ve quan tri chien luoc fred david
 
ứNg dụng ma trận swot để hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần...
ứNg dụng ma trận swot để hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần...ứNg dụng ma trận swot để hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần...
ứNg dụng ma trận swot để hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần...
 
Luận Văn Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Chiến Lược Kinh Doanh Của Công Ty
Luận Văn Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Chiến Lược Kinh Doanh Của Công TyLuận Văn Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Chiến Lược Kinh Doanh Của Công Ty
Luận Văn Tốt Nghiệp Hoàn Thiện Chiến Lược Kinh Doanh Của Công Ty
 
báo cáo thực tập tốt nghiệp
báo cáo thực tập tốt nghiệpbáo cáo thực tập tốt nghiệp
báo cáo thực tập tốt nghiệp
 
Tiểu luận xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty vinamil đến năm 2020_Nhậ...
Tiểu luận xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty vinamil đến năm 2020_Nhậ...Tiểu luận xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty vinamil đến năm 2020_Nhậ...
Tiểu luận xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty vinamil đến năm 2020_Nhậ...
 
Khóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yến
Khóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yếnKhóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yến
Khóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yến
 
Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu mặt hàng hạt điều của Công ty ...
Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu mặt hàng hạt điều của Công ty ...Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu mặt hàng hạt điều của Công ty ...
Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu mặt hàng hạt điều của Công ty ...
 
Báo cáo thực tập: quy trình bán hàng bảo hiểm nhân thọ, HAY, 9đ!
Báo cáo thực tập: quy trình bán hàng bảo hiểm nhân thọ, HAY, 9đ!Báo cáo thực tập: quy trình bán hàng bảo hiểm nhân thọ, HAY, 9đ!
Báo cáo thực tập: quy trình bán hàng bảo hiểm nhân thọ, HAY, 9đ!
 
Khóa luận tốt nghiệp quản trị nguồn nhân lực tại công ty hay, free
Khóa luận tốt nghiệp quản trị nguồn nhân lực tại công ty hay, freeKhóa luận tốt nghiệp quản trị nguồn nhân lực tại công ty hay, free
Khóa luận tốt nghiệp quản trị nguồn nhân lực tại công ty hay, free
 
Báo cáo thực tập quản trị kinh doanh hay nhất, 2017, đạt 9 điểm!
Báo cáo thực tập quản trị kinh doanh hay nhất, 2017, đạt 9 điểm!Báo cáo thực tập quản trị kinh doanh hay nhất, 2017, đạt 9 điểm!
Báo cáo thực tập quản trị kinh doanh hay nhất, 2017, đạt 9 điểm!
 
Đề tài: Hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty đến 2020
Đề tài: Hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty đến 2020Đề tài: Hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty đến 2020
Đề tài: Hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty đến 2020
 
Luận văn xây dựng chiến lược kinh doanh Dịch vụ logistics tại công ty
Luận văn xây dựng chiến lược kinh doanh Dịch vụ logistics tại công tyLuận văn xây dựng chiến lược kinh doanh Dịch vụ logistics tại công ty
Luận văn xây dựng chiến lược kinh doanh Dịch vụ logistics tại công ty
 
Luận văn: Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, 9 ĐIỂM!Luận văn: Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, 9 ĐIỂM!
 
Đề tài: Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công ty vận tải Phượng ...
Đề tài: Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công ty vận tải Phượng ...Đề tài: Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công ty vận tải Phượng ...
Đề tài: Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công ty vận tải Phượng ...
 

Similar to Chuyen de quan tri rui ro_nhom 1

slide-quan-tri-rui-ro-vcu.pptx
slide-quan-tri-rui-ro-vcu.pptxslide-quan-tri-rui-ro-vcu.pptx
slide-quan-tri-rui-ro-vcu.pptx
maihuong548518
 
chuong-1.ppt
chuong-1.pptchuong-1.ppt
chuong-1.ppt
LuongMinh17
 
Quản Trị Rủi Ro Trong Hoạt Động Kinh Doanh Thẻ Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Ph...
Quản Trị Rủi Ro Trong Hoạt Động Kinh Doanh Thẻ Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Ph...Quản Trị Rủi Ro Trong Hoạt Động Kinh Doanh Thẻ Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Ph...
Quản Trị Rủi Ro Trong Hoạt Động Kinh Doanh Thẻ Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Ph...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Quản trị rủi ro trong hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
Luận văn: Quản trị rủi ro trong hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt NamLuận văn: Quản trị rủi ro trong hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
Luận văn: Quản trị rủi ro trong hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
chiến lược thương hiệu. Phân tích về các rủi ro doanh nghiệp gặp phải
chiến lược thương hiệu. Phân tích về các rủi ro doanh nghiệp gặp phảichiến lược thương hiệu. Phân tích về các rủi ro doanh nghiệp gặp phải
chiến lược thương hiệu. Phân tích về các rủi ro doanh nghiệp gặp phải
nguyenuyen25bg
 
Chuong-5-quản-Trị-Rủi-Ro-Va-Bảo-Hiểm.pptx
Chuong-5-quản-Trị-Rủi-Ro-Va-Bảo-Hiểm.pptxChuong-5-quản-Trị-Rủi-Ro-Va-Bảo-Hiểm.pptx
Chuong-5-quản-Trị-Rủi-Ro-Va-Bảo-Hiểm.pptx
TuytMaiTrn5
 
Rủi ro trong kỹ thuật cơ khí
Rủi ro trong kỹ thuật cơ khíRủi ro trong kỹ thuật cơ khí
Rủi ro trong kỹ thuật cơ khí
duongle0
 
Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Ngân Hàng Công Thương
Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Ngân Hàng Công ThươngHoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Ngân Hàng Công Thương
Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Ngân Hàng Công Thương
Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
CH1- Khai quat.pdf
CH1- Khai quat.pdfCH1- Khai quat.pdf
CH1- Khai quat.pdf
vanthin2
 
C3 moi truong quan tri - 2016
C3  moi truong quan tri - 2016C3  moi truong quan tri - 2016
C3 moi truong quan tri - 2016
Hai Nguyen
 
Guidebook of Risk and Crisis Communication
Guidebook of Risk and Crisis CommunicationGuidebook of Risk and Crisis Communication
Guidebook of Risk and Crisis Communication
Phuong Le Tran Bao
 
Chuong 2 môi trường marketing. marketing căn bản
Chuong 2   môi trường marketing. marketing căn bảnChuong 2   môi trường marketing. marketing căn bản
Chuong 2 môi trường marketing. marketing căn bảnKhanh Duy Kd
 
Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014
Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014
Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014
Duc M. Pham
 
Quantri ruiro trong_vt
Quantri ruiro trong_vtQuantri ruiro trong_vt
Quantri ruiro trong_vtDat Tien
 
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ RỦI RO TRONG DOANH NGHIỆP
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ RỦI RO TRONG DOANH NGHIỆPTÀI LIỆU HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ RỦI RO TRONG DOANH NGHIỆP
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ RỦI RO TRONG DOANH NGHIỆP
Gốm Sứ Minh Long
 
DU THAO TAI LIEU HUONG DAN DANH GIA VA QUAN LY RUI RO ATTT.PDF
DU THAO TAI LIEU HUONG DAN DANH GIA VA QUAN LY RUI RO ATTT.PDFDU THAO TAI LIEU HUONG DAN DANH GIA VA QUAN LY RUI RO ATTT.PDF
DU THAO TAI LIEU HUONG DAN DANH GIA VA QUAN LY RUI RO ATTT.PDF
Lan Anh Ngô
 
DU THAO TAI LIEU HUONG DAN DANH GIA VA QUAN LY RUI RO ATTT.PDF
DU THAO TAI LIEU HUONG DAN DANH GIA VA QUAN LY RUI RO ATTT.PDFDU THAO TAI LIEU HUONG DAN DANH GIA VA QUAN LY RUI RO ATTT.PDF
DU THAO TAI LIEU HUONG DAN DANH GIA VA QUAN LY RUI RO ATTT.PDF
HuyTrng87
 
Luận văn: Quản trị rủi ro trong các Ngân hàng thương mại Việt Nam
Luận văn: Quản trị rủi ro trong các Ngân hàng thương mại Việt NamLuận văn: Quản trị rủi ro trong các Ngân hàng thương mại Việt Nam
Luận văn: Quản trị rủi ro trong các Ngân hàng thương mại Việt Nam
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN Ô NHIỄM VÀ CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TỐI ƯU NHẤT ...
PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN Ô NHIỄM VÀ CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TỐI ƯU NHẤT ...PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN Ô NHIỄM VÀ CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TỐI ƯU NHẤT ...
PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN Ô NHIỄM VÀ CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TỐI ƯU NHẤT ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar to Chuyen de quan tri rui ro_nhom 1 (20)

slide-quan-tri-rui-ro-vcu.pptx
slide-quan-tri-rui-ro-vcu.pptxslide-quan-tri-rui-ro-vcu.pptx
slide-quan-tri-rui-ro-vcu.pptx
 
chuong-1.ppt
chuong-1.pptchuong-1.ppt
chuong-1.ppt
 
Quản Trị Rủi Ro Trong Hoạt Động Kinh Doanh Thẻ Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Ph...
Quản Trị Rủi Ro Trong Hoạt Động Kinh Doanh Thẻ Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Ph...Quản Trị Rủi Ro Trong Hoạt Động Kinh Doanh Thẻ Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Ph...
Quản Trị Rủi Ro Trong Hoạt Động Kinh Doanh Thẻ Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Ph...
 
Luận văn: Quản trị rủi ro trong hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
Luận văn: Quản trị rủi ro trong hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt NamLuận văn: Quản trị rủi ro trong hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
Luận văn: Quản trị rủi ro trong hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
 
chiến lược thương hiệu. Phân tích về các rủi ro doanh nghiệp gặp phải
chiến lược thương hiệu. Phân tích về các rủi ro doanh nghiệp gặp phảichiến lược thương hiệu. Phân tích về các rủi ro doanh nghiệp gặp phải
chiến lược thương hiệu. Phân tích về các rủi ro doanh nghiệp gặp phải
 
Chuong-5-quản-Trị-Rủi-Ro-Va-Bảo-Hiểm.pptx
Chuong-5-quản-Trị-Rủi-Ro-Va-Bảo-Hiểm.pptxChuong-5-quản-Trị-Rủi-Ro-Va-Bảo-Hiểm.pptx
Chuong-5-quản-Trị-Rủi-Ro-Va-Bảo-Hiểm.pptx
 
Rủi ro trong kỹ thuật cơ khí
Rủi ro trong kỹ thuật cơ khíRủi ro trong kỹ thuật cơ khí
Rủi ro trong kỹ thuật cơ khí
 
Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Ngân Hàng Công Thương
Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Ngân Hàng Công ThươngHoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Ngân Hàng Công Thương
Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Ngân Hàng Công Thương
 
CH1- Khai quat.pdf
CH1- Khai quat.pdfCH1- Khai quat.pdf
CH1- Khai quat.pdf
 
C3 moi truong quan tri - 2016
C3  moi truong quan tri - 2016C3  moi truong quan tri - 2016
C3 moi truong quan tri - 2016
 
Guidebook of Risk and Crisis Communication
Guidebook of Risk and Crisis CommunicationGuidebook of Risk and Crisis Communication
Guidebook of Risk and Crisis Communication
 
Chuong 2 môi trường marketing. marketing căn bản
Chuong 2   môi trường marketing. marketing căn bảnChuong 2   môi trường marketing. marketing căn bản
Chuong 2 môi trường marketing. marketing căn bản
 
Chuong 2
Chuong 2Chuong 2
Chuong 2
 
Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014
Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014
Ky yeu dien dan kinh te mua thu 2014
 
Quantri ruiro trong_vt
Quantri ruiro trong_vtQuantri ruiro trong_vt
Quantri ruiro trong_vt
 
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ RỦI RO TRONG DOANH NGHIỆP
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ RỦI RO TRONG DOANH NGHIỆPTÀI LIỆU HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ RỦI RO TRONG DOANH NGHIỆP
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ RỦI RO TRONG DOANH NGHIỆP
 
DU THAO TAI LIEU HUONG DAN DANH GIA VA QUAN LY RUI RO ATTT.PDF
DU THAO TAI LIEU HUONG DAN DANH GIA VA QUAN LY RUI RO ATTT.PDFDU THAO TAI LIEU HUONG DAN DANH GIA VA QUAN LY RUI RO ATTT.PDF
DU THAO TAI LIEU HUONG DAN DANH GIA VA QUAN LY RUI RO ATTT.PDF
 
DU THAO TAI LIEU HUONG DAN DANH GIA VA QUAN LY RUI RO ATTT.PDF
DU THAO TAI LIEU HUONG DAN DANH GIA VA QUAN LY RUI RO ATTT.PDFDU THAO TAI LIEU HUONG DAN DANH GIA VA QUAN LY RUI RO ATTT.PDF
DU THAO TAI LIEU HUONG DAN DANH GIA VA QUAN LY RUI RO ATTT.PDF
 
Luận văn: Quản trị rủi ro trong các Ngân hàng thương mại Việt Nam
Luận văn: Quản trị rủi ro trong các Ngân hàng thương mại Việt NamLuận văn: Quản trị rủi ro trong các Ngân hàng thương mại Việt Nam
Luận văn: Quản trị rủi ro trong các Ngân hàng thương mại Việt Nam
 
PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN Ô NHIỄM VÀ CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TỐI ƯU NHẤT ...
PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN Ô NHIỄM VÀ CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TỐI ƯU NHẤT ...PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN Ô NHIỄM VÀ CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TỐI ƯU NHẤT ...
PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN Ô NHIỄM VÀ CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TỐI ƯU NHẤT ...
 

Chuyen de quan tri rui ro_nhom 1

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH ---    --- Học phần QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH Chuyên đề 3 QUẢN TRỊ RỦI RO Giảng viên hướng dẫn: Nhóm thực hiện PGS.TS. BÙI VĂN TRỊNH NHÓM 01 Cần Thơ, 02/2014
  • 2. Chuyên đề 3: Quản trị rủi ro Nhóm 1 DANH SÁCH NHÓM 01 ĐÁNH GIÁ (%) STT MSSV HỌ VÀ TÊN Tham Đóng gia góp 1 2 1360340102002 Nguyễn Thúy Anh 1360340102003 Đoàn Văn Bình 100 100 100 100 3 4 1360340102004 Huỳnh Hoàng Cưng 1360340102005 Nguyễn Quốc Dân 100 100 100 100 5 6 1360340102006 Nguyễn Minh Đăng 1360340102008 Nguyễn Hồng Danh 100 100 100 100 7 8 1360340102009 Nguyễn Tiến Đạt 1360340102010 Lê Văn Dễ 100 100 100 100 9 10 1360340102011 Mai Quang Định 1360340102012 Lê Hữu Tự Do 100 100 100 100 11 12 1360340102013 Lê Anh Dũng 1360340102014 Nguyễn Văn Dương 100 100 100 100 13 1360340102015 Huỳnh Thị Thùy Dương 100 100 ii
  • 3. Chuyên đề 3: Quản trị rủi ro Nhóm 1 MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT....................................................................iv DANH MỤC BẢNG....................................................................................v 3.1 TỔNG QUAN VỀ RỦI RO..................................................................1 3.2 QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG DOANH NGHIỆP.............................9 3.3 VÍ DỤ QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA MỘT DOANH NGHIỆP .........60 3.4 CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT RỦI RO........................................65 iii
  • 4. Chuyên đề 3: Quản trị rủi ro Nhóm 1 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT  - Tr. : Trang - VN : Việt Nam - QTRR : Quản trị rủi ro - MT : Môi trường - XH : Xã hội - RRTC : Rủi ro tài chính - RRTD : Rủi ro tín dụng - NH : Ngân hàng - DN : Doanh nghiệp - BTT : Bao thanh toán - ĐVXK : Đơn vị xuất khẩu - ĐVNK : Đơn vị nhập khẩu - ĐVBTTXK : Đơn vị bao thanh toán xuất khẩu - ĐVBTTNK : Đơn vị bao thanh toán nhập khẩu iv
  • 5. Chuyên đề 3: Quản trị rủi ro Nhóm 1 DANH MỤC BẢNG Bảng 3.2: Quy mô dự án...........................................................................12 v
  • 6. Chuyên đề 3: Quản trị rủi ro Nhóm 1 DANH MỤC HÌNH  Hình 3.1: Mô hình DN của tập đoàn VNPT............................................61 Hình 3.2: Khung quản trị rủi ro DN. [9].................................................64 Hình 3.3: Một số chiến lược và minh họa các phương pháp đối phó rủi ro thường gặp............................................................................................68 vi
  • 7. Chuyên đề 3: Quản trị rủi ro Nhóm 1 DANH MỤC SƠ ĐỒ  Sơ đồ 3.1: Nguyên nhân gây ra rủi ro [7, tr.17]........................................5 Sơ đồ 3.2: Quy trình thực hiện bao thanh toán trong nước..................15 Sơ đồ 3.3: Quy trình thực hiện bao thanh toán quốc tế.........................16 Sơ đồ 3.4: Tình hình của công ty A và công ty B....................................23 vii
  • 8. Chuyên đề 3: Quản trị rủi ro Nhóm 1 Chuyên đề 3 QUẢN TRỊ RỦI RO Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải đối mặt với hàng ngàn những rủi ro liên quan đến tất cả các khía cạnh của kinh doanh: rủi ro chiến lược, rủi ro pháp lý, rủi ro tài chính, .v.v… Do đó, việc phân tích rủi ro là một nguyên tắc cơ bản giúp nhà lãnh đạo và các doanh nghiệp vượt qua những rủi ro gặp phải. Một lãnh đạo thành công luôn có những giải pháp quản trị rủi ro và điều hành hiệu quả để mang lại lợi ích tối ưu cho doanh nghiệp. Chuyên đề quản trị rủi ro này nhằm phân tích nguồn gốc phát sinh và chỉ ra các giải pháp phòng ngừa rủi ro tài chính, bao gồm rủi ro lãi suất và các rủi ro ngoại hối. Chuyên đề này sẽ giúp người đọc nhận dạng và hiểu nguyên nhân phát sinh rủi ro, nắm và biết cách ra các quyết định liên quan đến giải pháp phòng ngừa rủi ro tài chính. 3.1 TỔNG QUAN VỀ RỦI RO 3.1.1 Khái niệm rủi ro Theo nghĩa thông thường, rủi ro là một nhân tố gây tổn thất vật chất có thể xảy ra. Trong kinh tế, một hoạt động kinh doanh hay đầu tư được xem là có rủi ro khi tỷ suất lợi nhuận sinh ra từ hoạt động đó có thể biến động. Trong lĩnh vực kinh tế, rủi ro là một nhân tố gây biến động tỷ suất lợi nhuận có thể xảy ra [1]. Theo cách nghĩ truyền thống thì “Rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn, hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra cho con người”. Ví dụ: Nếu bạn tham gia nhảy dù, có thể sẽ có điều bất ngờ đối với cuộc sống của bạn, vì nhảy dù là môn thể thao rủi ro. Nếu bạn cá cược những con ngựa, bạn sẽ rủi ro với số tiền của bạn. Nếu bạn đầu tư vào những cổ phiếu đầu cơ (hay bất kỳ cổ phiếu nào) bạn sẽ rủi ro trong kỳ vọng sẽ kiếm được lợi nhuận cao hơn. [3, tr.61] 1
  • 9. Chuyên đề 3: Quản trị rủi ro Nhóm 1 3.1.2 Phân loại rủi ro 3.1.2.1 Phân loại theo phương pháp quản trị rủi ro truyền thống Phân loại theo phương pháp quản trị rủi ro truyền thống gồm có 4 loại rủi ro là: rủi ro thảm họa, rủi ro tài chính, rủi ro tác nghiệp và rủi ro chiến lược. - Rủi ro thảm họa: các thảm họa thiên nhiên, thảm họa do con người hoặc có sự tác động gián tiếp của con người (hoả hoạn, chiến tranh, khủng bố)… - Rủi ro tài chính: các khoản nợ xấu, tỷ giá hối đoái, cổ phiếu hay lãi xuất biến động… - Rủi ro tác nghiệp: trang thiết bị, hệ thống máy tính hư hỏng, chuỗi cung ứng hoặc qui trình hoạt động lỗi, bị gián đoạn, nhân viên bị tai nạn.… - Rủi ro chiến lược: Chiến lược và quản trị chiến lược quyết định sự sống còn, hưng thịnh hay suy vong của một tổ chức mà quản trị chiến lược cũng đồng nghĩa với quản trị rủi ro chiến lược (tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu, các chính sách và biện pháp hành động). Có 7 rủi ro chiến lược: rủi ro dự án (dự án thất bại); rủi ro từ khách hàng (khách hàng bỏ đi); rủi ro từ chuyển đổi (sựthay đổi lớn về công nghệ hoặc hướng đi); rủi ro từ đối thủ cạnh tranh duy nhất (xuất hiện đối thủ không thể đánh bại); rủi ro thương hiệu (thương hiệu bị mất sức mạnh); rủi ro ngành (ngành kinh doanh trở thành vùng phi lợi nhuận); rủi ro đình trệ (công ty không tăng trưởng, thậm chí bị suy giảm). 3.1.2.2 Phân loại rủi ro theo nguồn gốc rủi ro Phân loại rủi ro theo nguồn gốc rủi ro sẽ có các loại rủi ro như sau: - Rủi ro do môi trường thiên nhiên: thường gây ra các thiệt hại to lớn về người và của, làm cho DN, đặc biệt DN XNK, bị tổn thất nặng nề. - Rủi ro do môi trường văn hoá: do sự thiếu hiểu biết về phong tục, tập quán, tín ngưỡng, lối sống, nghệ thuật, đạo đức,… của dân tộc khác từ đó có các hành xử không phù hợp, gây thiệt hại, mất mát, mất cơ hội kinh doanh. 2
  • 10. Chuyên đề 3: Quản trị rủi ro Nhóm 1 - Rủi ro do môi trường xã hội: sự thay đổi các chuẩn mực giá trị, hành vi của con người, cấu trúc xã hội, các định chế… là nguồn rủi ro quan trọng. Nếu không nắm được điều này sẽ có thể gành chịu các thiệt hại nặng nề. - Rủi ro do môi trường chính trị: môi trường chính trị có ảnh hưởng rất lớn đến bầu không khí kinh doanh. Môi trường chính trị ổn định sẽ giảm thiểu rất nhiều rủi ro cho các doanh nghiệp. Doanh nghiệp nắm bắt kỹ, có các sách lược thích hợp với môi trườngchính trị không chỉ nước mình mà còn ở nước đến kinh doanh mới có thể thành công. - Rủi ro do môi trường luật pháp: XH tiến bộ phát triển, các chuẩn mực luật pháp không phù hợp không thay đổi kịp sẽ gây ra nhiều rủi ro. Ngược lại, nếu luật pháp thay đổi quá nhiều, thường xuyên, không ổn định cũng gây ra khó khăn. Các tổ chức không nắm vững pháp luật sẽ gặp nhiều rủi ro.Trong kinh doanh quốc tế, MT luật pháp phức tạp hơn, chuẩn mực của các nước khác nhau. Nếu chỉ nắm rõ và tuân thủ chuẩn mực luật pháp của mình mà không hiểu luật pháp của đối tác, thì sẽ gặp rủi ro. - Rủi ro do môi trường kinh tế: MT kinh tế thường vận động theo MT chính trị, những ảnh hưởng của MT kinh tế chung của thế giới đến các nước là rất lớn. Các động thái của các chính phủ (siêu cường) có thể ảnh hưởng sâu sắc đến thị trường thế giới, nhưng họ không thể kiểm soát nổi toàn bộ thị trường thế giới. - Rủi ro do môi trường hoạt động của tổ chức: Rủi ro có thể phát sinh ở mọi lĩnh vực: nhân sự, công nghệ, văn hoá tổ chức…Rủi ro trong MT hoạt động của tổ chức có thể xuất hiện dưới nhiều dạng: thiếu thông tin, sự cố của máy móc, thiết bị, tai nạn lao động, hoạt động quảng cáo sai sót… Trong hoạt động XNK, rủi ro có thể xuất hiện trong mọi khâu của quá trình đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu. - Rủi ro do nhận thức của con người: Khi nhận diện và phân tích không đúng sẽ dẫn đến kết luận sai lầm. Nếu nhận thức và thực tế hoàn toàn khác nhau thì rủi ro càng lớn. 3
  • 11. Chuyên đề 3: Quản trị rủi ro Nhóm 1 3.1.2.3 Phân loại rủi ro theo môi trường hoạt động Phân loại rủi ro theo môi trường hoạt động gồm có môi trường bên trong và môi trường bên ngoài doanh nghiệp. - Môi trường bên trong: nội tại bên trong DN. Khi nghiên cứu rủi ro có thể chọn theo các hướng tiếp cận như: (i) Lĩnh vực: Quản trị, Marketing, Tài chính/kế toán, sản xuất/ tác nghiệp, nghiên cứu phát triển, hệ thống thông tin,…(ii) Theo bộ phận phòng ban… - Môi trường bên ngoài: là những yếu tố bên ngoài, DN không thể kiểm soát được, nhưng có ảnh hưởng tác động đến hoạt động và hiệu quả của DN. Môi trường bên ngoài cần phân tích môi trường vĩ mô và môi trường vi mô. 3.1.2.4 Phân loại theo đối tượng rủi ro Theo đối tượng rủi ro có 3 loại rủi ro như sau: rủi ro về tài sản; rủi ro về nhân lực; rủi ro về trách nhiệm. 3.1.2.5 Phân loại theo các ngành, lĩnh vực hoạt động Phân loại theo các ngành, lĩnh vực hoạt động gồm có các rủi ro là: - Rủi ro trong công nghiệp - Rủi ro trong nông nghiệp - Rủi ro trong kinh doanh thương mại - Rủi ro trong hoạt động ngoại thương - Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng - Rủi ro trong kinh doanh du lịch - Rủi ro trong đầu tư - Rủi ro trong ngành xây dựng - Rủi ro trong ngành giao thông vận tải - Rủi ro trong giáo dục – đào tạo… 3.1.3 Nguyên nhân gây ra rủi ro Qua nghiên cứu và phân tích quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp cho thấy các nhân tố ảnh hưởng và nguyên nhân gây ra rủi ro, tổn thất có thể được chia thành 2 nhóm như sau: 4
  • 12. Chuyên đề 3: Quản trị rủi ro Nhóm 1 Nguyên nhân gây ra rủi ro Khách quan: Môi trường tự nhiên Môi trường chính trị Môi trường xã hội Môi trường pháp lý Môi trường kỹ thuật Chu kỳ kinh doanh Cạnh tranh Lạm phát Cung cầu và giá cả Tài chính Tỷ giá hối đoái Thiêu thông tin Khách hàng hoặc người thứ ba Chủ quan: Thái độ đối với rủi ro - Sai lầm trong lựa chọn chiến lược - Yếu kém về trình độ, năng lực - Thiếu đạo đức - Sự sơ suất, bất cẩn - Rủi ro văn hoá - Mâu thuẫn trong nội bộ doanh nghiệp… Sơ đồ 3.1: Nguyên nhân gây ra rủi ro [7, tr.17] 3.1.3.1. Nguyên nhân khách quan: Nguyên nhân khách quan gây ra rủi ro, tổn thất cho doanh nghiệp là những nhân tố thuộc môi trường tự nhiên, chính trị, xã hội, kỹ thuật, đặc biệt là những nhân tố thuộc môi trường kinh tế tác động và nằm ngoài sự kiểm soát của tổ chức. Môi trường tự nhiên: hoạt động kinh doanh không thể tách rời môi trường tự nhiên bởi môi trường tự nhiên vừa là tiền đề cho sự phát triển kinh tế, nhưng đôi khi môi trường tự nhiên lại là nhân tố tác động làm gia tăng nguy cơ rủi ro trong kinh doanh thông qua những hiện tượng tự nhiên bất lợi như: bão lụt, động đất, núi lửa…. Môi trường chính trị: môi trường chính trị bất định là nguyên nhân gây ra nhiều rủi ro không lường trước và thường là rất khó phòng tránh bởi nó thường là những rủi ro bất khả kháng. Hậu quả của những loại rủi ro này thường là nghiêm trọng bởi rủi ro chính trị là nguyên nhân của nhiều nguyên nhân và kéo theo hàng loạt các rủi ro khác. 5
  • 13. Chuyên đề 3: Quản trị rủi ro Nhóm 1 Môi trường xã hội: Trong kinh doanh ngày nay không thể không đề cập đến môi trường xã hội, nếu kinh doanh mà thiếu tri thức về xã hội thường gặp nhiều bất trắc và rủi ro. Sự khác biệt về văn hoá, tôn giáo, phạm trù đạo đức, tập quán luôn làm gia tăng tính bất định trong quan hệ kinh tế giữa các doanh nghiệp với khách hàng. Môi trường pháp lý: Sự thay đổi thất thường, thường xuyên theo hướng bất lợi của các quy phạm, quy định của văn bản pháp lý hoặc có sự chồng chéo giữa các văn bản pháp luật là nguyên nhân làm tăng tính bất định, rủi ro trong kinh doanh, làm suy giảm niềm tin của các doanh nghiệp. Môi trường kỹ thuật: Xét trên phương diện nào đó, phát triển của khoa học kỹ thuật góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội nhưng cũng tạo ra những rủi ro mới trong cuộc sống cũng như trong kinh doanh. Trong kinh doanh, đôi khi công nghệ, kỹ thuật mới ra đời và nhanh chóng được áp dụng sẽ là nguy cơ rủi ro trong đầu tư cho nhiều doanh nghiệp đang áp dụng công nghệ, kỹ thuật cũ, làm cho sản phẩm làm ra nhanh chóng bị loại bỏ. Chu kỳ kinh doanh: Kinh doanh thường phát triển theo chu kỳ. Một trong những biểu hiện của chu kỳ kinh doanh là khủng hoảng kinh tế, đây là nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ rủi ro cho doanh nghiệp. Nhận thức được chu kỳ kinh doanh là điều cần thiết đối với các doanh nghiệp nhằm điều chỉnh hành vi của doanh nghiệp, qua đó hạn chế được rủi ro trong kinh doanh. Cạnh tranh: Cạnh tranh là những thủ pháp về kinh tế, chính trị, kỹ thuật…để giành giật thị trường và không tránh khỏi phải sử dụng những biện pháp quyết liệt thậm chí có khi còn thiếu lành mạnh “cá lớn nuốt cá bé”, dẫn đến tiêu diệt lẫn nhau. Từ đó cho thấy cạnh tranh luôn tiềm ẩn những rủi ro cho mọi doanh nghiệp. Lạm phát: Lạm phát ngoài tầm kiểm soát của Nhà nước sẽ ảnh hưởng xấu đến môi trường kinh doanh, làm tăng mức độ rủi ro trong kinh doanh. 6
  • 14. Chuyên đề 3: Quản trị rủi ro Nhóm 1 Cung cầu và giá cả hàng hoá: Sự biến đổi thất thường của giá cả hàng hoá dựa trên mối quan hệ tác động qua lại giữa cung và cầu trên thị trường là một trong những nguyên nhân cơ bản gây ra nhiều rủi ro cho các doanh nghiệp trong kinh doanh và cũng là một nguyên nhân rất khó chống đỡ cho các doanh nghiệp như: tăng giá điện, tăng giá xăng dầu… Tài chính: Biến động bất lợi về tài chính sẽ làm gia tăng mối hiểm hoạ của môi trường kinh doanh, giảm sút đầu tư, giảm sút tăng trưởng kinh tế, gây biến động tiền tệ vượt qua mức kiểm soát của Nhà nước. Tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái là sự thể hiện một đơn vị tiền tệ này đổi được bao nhiêu đơn vị tiền tệ khác. Sự biến động của tỷ giá hối đoái cũng ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Thiếu thông tin: không tiếp cận được nguồn thông tin hoặc thu nhận thông tin sai lệch sẽ dẫn đến những sai lầm trong công tác xây dựng chiến lược, đầu tư, lựa chọn thị trường, ngành hàng, vay vốn và đưa ra những quyết định kinh doanh không phù hợp…. Khách hàng hoặc người thứ ba gây ra: Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, cá nhân và doanh nghiệp thường phải quan hệ với rất nhiều người và nhiều tổ chức khác nhau. Chính từ mối quan hệ đã phát sinh các nhân tố có thể gây ra rủi ro, tổn thất cho cá nhân hoặc doanh nghiệp. Đây là những nguyên nhân rủi ro, tổn thất từ hành vi của đối tác trong kinh doanh hoặc của người thứ ba gây ra (như tham nhũng, quan liêu, khủng bố…) 3.1.3.2 Nguyên nhân chủ quan - Thái độ của doanh nghiệp với rủi ro: thái độ của doanh nghiệp với rủi ro cũng là một nhân tố quan trọng làm tăng hoặc giảm rủi ro trong kinh doanh. Nếu như doanh nghiệp chủ quan, không quan tâm, mất cảnh giác… thì rủi ro sẽ xảy ra thường xuyên hơn và hậu quả của nặng nề hơn. Ngược lại, nếu như doanh nghiệp luôn quan tâm, cảnh giác thì rủi ro sẽ ít xảy ra hơn. Khi lo sợ và quan tâm đến rủi ro thì doanh nghiệp sẽ nghiên cứu và có biện pháp phòng chống tốt hơn, từ đó có thể hạn chế rủi ro xảy ra. 7
  • 15. Chuyên đề 3: Quản trị rủi ro Nhóm 1 - Sai lầm trong lựa chọn chiến lược kinh doanh, chính sách và cơ chế quản lý doanh nghiệp: những sai lầm của cá nhân, doanh nghiệp về việc lựa chọn chiến lược kinh doanh thường gây ra những hậu quả nặng nề, kéo dài. Những sai lầm trong việc lựa chọn chính sách, mô hình, cơ chế quản lý của doanh nghiệp thường dẫn đến việc kinh doanh không hiệu quả. Những sai lầm trong lựa chọn phương thức, phương án, mặt hàng, thị trường, đối tác… kinh doanh cũng dẫn đến thất bại trong kinh doanh. - Sự yếu kém về năng lực quản lý và trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề của người lao động: Trình độ, năng lực quản lý của các nhà quản trị doanh nghiệp không tương xứng với trách nhiệm được phân công, với quy mô của tổ chức, trình độ năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ, tay nghề của công nhân không đáp ứng yêu cầu sản xuất, kinh doanh cũng luôn là những nguyên nhân gây ra rủi ro và sự thất bại của các doanh nghiệp. - Thiếu đạo đức kinh doanh: tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp…của mọi thành viên trong tổ chức không theo chuẩn mực chung cũng luôn đe doạ đến mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thiếu tinh thần trách nhiệm thường không hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, gây trở ngại đến công việc chung, làm mất uy tín cho doanh nghiệp. Không có đạo đức dẫn đến bảo thủ, lừa đảo, chiếm dụng, vi phạm cam kết trong hợp đồng kinh doanh. - Sự sơ suất, bất cẩn của các thành viên trong doanh nghiệp: Do sự thiếu tập trung hoặc sự căng thẳng thường xuyên quá mức của các thành viên trong doanh nghiệp cũng dẫn đến những hành vi sai lầm trong các quyết định quan trọng của doanh nghiệp và là nguyên nhân dẫn đến rủi ro và thất bại trong kinh doanh. Chẳng hạn, tai nạn lao động, cháy nổ hay do thiếu chú ý về xử lý vấn đề môi trường dẫn tới sự phản đối của dân chúng, sự trừng phạt của luật pháp… - Rủi ro về văn hoá: Sự khác biệt về văn hoá cũng làm tăng cơ hội hiểu lầm đáng tiếc có thể dẫn doanh nghiệp đến chỗ bị mất thị phần tại các thị trường mục tiêu. Rủi ro về văn hoá thường do: không am hiểu về phong 8
  • 16. Chuyên đề 3: Quản trị rủi ro Nhóm 1 tục, tập quán địa phương, quốc gia; không am hiểu về lối sống, cách sống và ngôn ngữ sử dụng, khai thác, quảng cáo hình ảnh để kích thích sự quan tâm của người tiêu dùng nhưng lại thể hiện quá mức gây tác dụng phản cảm. Khi nghiên cứu cẩn trọng về thị trường và văn hoá cộng đồng địa phương, quốc gia nơi doanh nghiệp dự định hoạt động sẽ hạn chế những rủi ro văn hoá này. Sự nghiên cứu về phương diện thực hành quản lý tại Mỹ, Nhật Bản, các quốc gia phương Tây và châu Á có thể giúp cho chúng ta hiểu được phần nào về cách quản lý để giảm thiểu rủi ro. - Các mâu thuẫn trong nội bộ doanh nghiệp: Đây là một loại nguyên nhân hết sức quan trọng gây ra các rủi ro cả thuần túy lẫn suy đoán trong mỗi doanh nghiệp, bao gồm: + Động cơ làm việc của người lao động; + Cách tổ chức, quản lý trong doanh nghiệp, văn hoá doanh nghiệp; + Lỗi lầm của người lao động; + Mối quan hệ, bầu không khí trong doanh nghiệp; + Sức khoẻ và bệnh tật của người lao động; + Bản thân giám đốc doanh nghiệp (sức khoẻ, tri thức, trình độ, nhân cách, kinh nghiệm, sự học hỏi, mối quan hệ với gia đình và xã hội, tài sản được thừa kế, các mối quan hệ huyết thống…). 3.2 QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG DOANH NGHIỆP 3.2.1 Khái niệm Quản trị rủi ro là xác định mức độ rủi ro mà một công ty mong muốn, nhận diện mức độ rủi ro hiện nay của công ty đang gánh chịu và sử dụng các công cụ phái sinh hoặc các công cụ tài chính khác để điều chỉnh mức độ rủi ro thực sự mong muốn. Quản trị rủi ro là nỗ lực phát hiện và quản lý các nguy cơ có thể gây nên tác động lớn, bao gồm: đánh giá các hoạt động; phát hiện các nguy cơ tiềm năng, khả năng xảy ra của chúng và thiệt hại; thực hiện các hành động 9
  • 17. Chuyên đề 3: Quản trị rủi ro Nhóm 1 phù hợp để xử lý các nguy cơ, tìm hiểu các nguy cơ có nhiều khả năng xảy ra nhất và gây ra thiệt hại lớn nhất. Quản trị rủi ro trong doanh nghiệp phụ thuộc vào các yếu tố như: qui mô DN lớn hay nhỏ; tiềm lực DN mạnh hay yếu; môi trường DN hoạt động đơn giản hay phức tạp; nhận thức của lãnh đạo DN… 3.2.2 Quản trị rủi ro trong doanh nghiệp phụ thuộc vào: Quản trị rủi ro trong doanh nghiệp phụ thuộc vào các yếu tố sau đây: - Qui mô DN lớn hay nhỏ; - Tiềm lực DN: mạnh hay yếu; - Môi trường DN hoạt động đơn giản hay phức tạp; - Nhận thức của lãnh đạo DN. 3.2.3 Các loại rủi ro trong doanh nghiệp hiện nay Quản trị rủi ro doanh nghiệp ngày nay được coi như là một bộ phận không thể tách rời với chiến lược doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa là chiến lược của doanh nghiệp sẽ được xem là không đầy đủ nếu thiếu vắng sự gắn kết với quản trị rủi ro. Những rủi ro đó sẽ làm cho doanh nghiệp bị bất ngờ và dẫn đến thiệt hại ảnh hưởng đến mục tiêu của doanh nghiệp nếu như chúng không được doanh nghiệp lường trước. Tất cả những vấn đề đó đều được thiết kế và soi rọi trong lăng kính của quản trị rủi ro doanh nghiệp. Có nhiều loại rủi ro khác nhau được xâm nhập từ bên ngoài doanh nghiệp cũng như phát sinh bên trong doanh nghiệp. Nhóm chúng tôi đã thành 2 nhóm chính là rủi ro tài chính và rủi ro trên thị trường chính khoán. Trong chuyên đề này nhóm chúng tôi sẽ đi sâu vào phân tích các loại rủi ro tài chính. 3.2.4 Rủi ro tài chính Rủi ro tài chính nói chung có thể chia thành ba loại: rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất và rủi ro tỷ giá. Để đo lường rủi ro người ta dùng phân phối xác suất với hai tham số đo lường phổ biến là kỳ vọng và độ lệch chuẩn [4, Tr. 62] 10
  • 18. Chuyên đề 3: Quản trị rủi ro Nhóm 1 - Lợi nhuận kỳ vọng và độ lệch chuẩn Lợi nhuận kỳ vọng, ký hiệu là E(R) được định nghĩa như sau: n E(R) = ∑ (Ri) (Pi) i=1 Trong đó, Ri lợi nhuận ứng với biến cố i, Pi là xác suất xảy ra biến cố i và n là số biến cố có thể xảy ra. Như vậy lợi nhuận kỳ vọng chẳng qua là trung bình gia quyền của các lợi nhuận có thể xảy ra với trọng số chính là xác suất xảy ra. Ví dụ bảng 3.1 dưới đây mô tả các lợi nhuận có thể xảy ra và cách tính lợi nhuận kỳ vọng và phương sai: Bảng 3.1: Cách tính lợi nhuận kỳ vọng và phương sai. Lợi nhuận Xác suất (Ri)(Pi) [Ri – E(R)]2(Pi) (Ri) -0,10 -0,02 0,04 0,09 0,14 0,20 0,28 (Pi) 0,05 0,10 0,20 0,30 0,20 0,10 0,05 Tổng = 1,00 -0,0050 -0,0020 0,0080 0,0270 0,0280 0,0200 0,0140 Lợi nhuận kỳ vọng (-0,10 – 0,09)2(0,05) (-0,02 – 0,09)2(0,10) (0,04 – 0,09)2(0,20) (0,09 – 0,09)2(0,30) (0,14 – 0,09)2(0,20) (0,20 – 0,09)2(0,10) (0,28 – 0,09)2(0,05) Phương sai E(R) = 0,090 σ2 = 0,00703 Để đo lường độ phân tán hay sai biệt giữa lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận kỳ vọng, người ta dung độ lệch chuẩn (σ). Độ lệch chuẩn chính là căn bậc 2 của phương sai: σ= Trong ví dụ trên nếu chúng ta lấy căn bậc 2 của phương sai σ2= 0,00703 thì sẽ có được giá trị của độ lệch chuẩn là 0,0838 hay 8,38%. Điều này có nghĩa là sai biệt giữa lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận kỳ vọng là 8,38%. - Hệ số biến đổi (Coefficient of variation) 11
  • 19. Chuyên đề 3: Quản trị rủi ro Nhóm 1 Độ lệch chuẩn đôi khi cho chúng ta những kết luận không chính xác khi so sánh rủi ro của hai dự án nếu như chúng rất khác nhau về quy mô. Ví dụ xem xét hai dự án đầu tư A và B có phân phối xác suất như sau: Bảng 3.2: Quy mô dự án Lợi nhuận kỳ vọng Dự án A 0,08 Dự án B 0,24 E(R) Độ lệc chuẩn σ 0,06 0,08 Hệ số biến đổi CV 0,75 0,33 Nếu nhìn vào độ lệch chuẩn chúng ta thấy rằng độ lệch chuẩn của B lớn hơn A. Liệu có thể kết luận rằng dự án B rủi ro hơn A hay không? Nếu chỉ đơn thuân nhìn vào độ lệch chuẩn có thể kết luận như vậy, nhưng vấn đề ở đây là cần so sánh xem quy mô lợi nhuận kỳ vọng của hai dự án này như thế nào. Dự án B có độ lệch chuẩn là 8% trong khi dự án A chỉ có 6% nhưng lệch 8% của quy mô lợi nhuận kỳ vọng là 1000$ sẽ rất nhỏ so với lệch 6% của quy mô lợi nhuận kỳ vọng triệu $. Để khắc phục tình trạng này chúng ta dung chỉ tiêu hệ số biến đổi CV (coefficient of variation): CV = Trong ví dụ trên, dự án A có CV = 0,75 trong khi dự án B có CV = 0,33. Có thể nói dự án A rủi ro hơn dự án B. Tóm lại rủi ro là sự không chắc chắn, nó chính là sự sai biệt giữa giá trị thực tế so với giá trị kỳ vọng, xét về phương diện lợi nhuận, rủi ro ở đây chính là sai biệt giữa lọi nhuận thực tế so với lợi nhuận kỳ vọng. Để đo lường được rủi ro trước hết chúng ta phải xác định được lợi nhuận kỳ vọng, kế đến xác định độ lệch chuẩn của lợi nhuận so với lợi nhuận kỳ vọng. Ngoài ra, cần lưu ý loại trừ sự ảnh hưởng của yếu tố quy mô bằng cách sử dụng hệ số biến đổi CV để so sánh mức độ rủi ro khác nhau khi quy mô lợi nhuận kỳ vọng khác nhau đáng kể. 12
  • 20. Chuyên đề 3: Quản trị rủi ro Nhóm 1 Trong những phần dưới đây chúng ta sẽ lần lượt nhận dạng từng loại rủi ro. 3.2.4.1 Rủi ro tài chính Rủi ro tín dụng (Credit risk) là loại rủi ro phát sinh do khách nợ không còn khả năng chi trả. Trong hoạt động của công ty rủi ro tín dụng phát sinh khi công ty bán chịu hàng hóa và khách hàng mua chịu thất bại trọng việc trả nợ. Trong hoạt động ngân hàng, rủi ro tín dụng xảy ra khi khách hàng mất khả năng trả nợ một khoản vay nào đó. Lưu ý rằng trong hoạt động tín dụng, khi ngân hàng thực hiện nghiệp vụ cho vay thì đó mới chỉ là một giao dịch chưa hoàn thành. Giao dịch tín dụng chỉ được xem là hoàn thành khi nào ngân hàng thu hồi về được khoản cho vay cả gốc và lãi. Tuy nhiên, khi thực hiện giao dịch tín dụng ngân hàng không biết chắc được giao dịch đó có hoàn thành hay không, nó có khả năng hoàn thành cũng có khả năng không hoàn thành. Do đó rủi ro tín dụng thể hiện ở khả năng hay xác suất hoàn thành giao dịch tín dụng đó [4, Tr.292]. - Đo lường rủi ro tín dụng đối với hoạt động bán chịu của doanh nghiệp Đối với DN, chính sách tín dụng thể hiện ở chính sách bán chịu của DN, nếu không bán chịu hàng hóa sẽ mất đi cơ hội bán hàng, do đó mất đi lợi nhuận, nếu bán chịu quá nhiều thì chi phí cho khoản phải thu tăng và nguy cơ phát sinh các khoản nợ khó đòi, do đó rủi ro không thu hồi được nợ cũng gia tăng. Vì vậy, DN cần xây dựng chính sách bán chịu phù hợp. Khoản phải thu của DN nhiều hay ít phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tình hình nền kinh tế, giá cả sản phẩm, chất lượng sản phẩm và chính sách bán chịu của DN, trong đó chính sách bán chịu ảnh hưởng mạnh nhất thông qua sự kiểm soát của giám đốc DN. Khi xây dựng chính sách bán chịu cần phải xem xét: xem xét các khoản phải thu sao cho phù hợp với sự đánh đổi giữa lợi nhuận chi phí và rủi ro; xây dựng tiêu chuẩn bán chịu (credit 13
  • 21. Chuyên đề 3: Quản trị rủi ro Nhóm 1 standards), điều khoản bán chịu (credit terms), chính sách và quy trình thu nợ (collection policy và procedures). Nói chung chính sách bán chịu của DN có thể chia thành một trong hai trạng thái: chính sách thắt chặt và chính sách mở rộng. + Chính sách thắt chặt: tiêu chuẩn bán chịu trở nên khó khăn hơn, thời hạn thanh toán ngắn hơn và quy trình theo dõi thu hồi nợ chặt chẽ hơn. + Chính sách mở rộng: tiêu chuẩn bán chịu dễ dàng hơn, thời hạn bán chịu kéo dài hơn và quy trình thu hồi nợ thoáng hơn. Đối với DN việc lựa chọn chính sách nào, liên quan đến sự đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro. Ngoài ra, DN có thể nhờ ngân hàng tư vấn giúp khi xây dựng chính sách bán chịu vì ngân hàng tập trung nhiều thông tin hơn DN về khả năng trả nợ của các DN khác, do đó ngân hàng có thể hỗ trợ DN trong việc đánh giá và quyết định chính sách bán chịu đối với từng khách hàng. - Sử dụng các công cụ để quản lý rủi ro tín dụng Thông qua ngân hàng DN có thể được hỗ trợ cho quản lý RRTD của DN bằng cách cung cấp công cụ phòng ngừa rủi ro tín dụng. Trước hết NH chấp nhận RRTD thay cho DN, sau đó bằng lợi thế trung gian tài chính của mình, NH có thể hóa giải hay trung hòa rủi ro đó. Hiện nay, bao thanh toán trong nước và quốc tế được xem là công cụ hữu hiệu phòng ngừa rủi ro tài chính. + Bao thanh toán trong nước ( BTT nội địa) – công cụ phòng ngừa rủi ro bán chịu: Là dịch vụ liên quan đến các khoản phải thu phát sinh trong quan hệ bán chịu hàng hóa, dịch vụ giữa DN và khách hàng. NH có thể cung cấp các dịch vụ sau: Đánh giá uy tín, tín dụng người mua, theo dõi thu hồi nợ người mua, nhận vốn ứng trước từ NH và bảo hiểm RRTD từ NH, đổi lại NH có thể nhận từ DN các khoản phí dịch vụ và lãi ứng trước vốn. Quy trình thực hiện: 14
  • 22. Chuyên đề 3: Quản trị rủi ro Người bán (6) (3) Nhóm 1 Người mua (1) (2) (4) (5) NGÂN HÀNG Sơ đồ 3.2: Quy trình thực hiện bao thanh toán trong nước Quy trình thực hiện bao thanh toán trong nước bao gồm 06 bước như sau: Bước 1: Bên bán giao hàng cho bên mua. Bước 2: Bên bán xuất trình chứng từ tại NH. Bước 3: NH ứng trước tiền cho bên bán. Bước 4: NH tiến hành các thủ tục thu nợ từ bên mua khi đến hạn. Bước 5: Bên mua thanh toán tiền cho NH. Bước 6: NH tất toán phần ứng trước và thanh toán phần còn lại cho bên bán. + Bao thanh toán xuất khẩu ( BTT quốc tế )– công cụ phòng ngừa rủi ro xuất khẩu trả chậm: Là dịch vụ liên quan đến các khoản phải thu phát sinh trong quan hệ xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ trả chậm giữa DN và khách hàng. NH có thể cung cấp các dịch vụ sau: Đánh giá uy tín, tín dụng bên nhập khẩu, theo dõi thu hồi nợ người nhập khẩu, nhận vốn ứng trước từ NH và bảo hiểm RRTD từ NH, đổi lại NH có thể nhận từ DN các khoản phí dịch vụ và lãi ứng trước vốn. Quy trình thực hiện: 15
  • 23. Chuyên đề 3: Quản trị rủi ro Nhóm 1 (1) EXPORTER (Client) 2 5 6 8 IMPORTER (Client) (7) 9 13 10 4 11 3 EXPORT FACTOR 5 8 IMPORTER FACTOR 12 Sơ đồ 3.3: Quy trình thực hiện bao thanh toán quốc tế Quy trình thực hiện bao thanh toán quốc tế gồm 13 bước như sau: Bước 1: Đơn vị xuất khẩu và nhập khẩu ký kết hợp đồng mua hàng hóa. Bước 2 : ĐVXK yêu cầu tín dụng đối với đơn vị BTT. Bước 3: Đơn vị BTT tại nước XK yêu cầu tín dụng từ đơn vị BTT nước NK. Bước 4: ĐVBTTNK kiểm tra uy tín về mặt tín dụng của nhà NK. Bước 5: ĐVBTTNK trả lời tín dụng cho ĐVBTTXKP. Bước 6: ĐVBTT ký hợp đồng BTT với đơn vị NK. Bước 7: Đơn vị xuất khẩu giao hàng. 16
  • 24. Chuyên đề 3: Quản trị rủi ro Nhóm 1 Bước 8: ĐVXK chuyển nhượng hóa đơn cho ĐVBTTXK và ĐVBTTXK chuyển nhượng hóa đơn cho ĐVBTTNK. Bước 9: ĐVBTT ứng trước tiền cho ĐVNK. Bước 10: Vào ngày đáo hạn hoặc sau ngày đáo hạn một thời gian, ĐVBTT đòi nợ ĐVNK. Bước 11: ĐVNK thanh toán tiền cho đơn vị BTT. Bước 12: ĐVBTTNK thanh toán tiền cho ĐVBTTXK. Bước 13: ĐVBTTXK thanh toán phần còn lại cho ĐVXK. - Đo lường rủi ro tín dụng đối với hoạt động cho vay của ngân hàng Rủi ro tín dụng xảy ra trong hoạt động cho vay của NH có thể xuất phát từ phía người đi vay là các DN và cả ở người cho vay là các NH, nên RRTD được nhìn nhận dưới hai gốc độ là rủi ro chủ quan và rủi ro khách quan. + Rủi ro khách quan: Khi khách hàng nhận khoản giải ngân từ ngân hàng, họ sẽ dùng đồng vốn vào mục đích kinh doanh như: Đầu tư vào dây chuyền sản xuất, đầu tư mua nguyên vật liệu… Trong quá trình sản xuất kinh doanh tất yếu sẽ phát sinh những rủi ro không mong muốn mà đôi khi các doanh nghiệp không lường trước được như: • Rủi ro do nền kinh tế không ổn định. Khi tiến hành quá trình sản xuất kinh doanh, bao giờ doanh nghiệp cũng tiến hành đánh giá tình hình thị trường cũng như đưa ra những dự báo phát triển thị trường, dự báo tăng trưởng doanh số. Nếu nền kinh tế thế giới cũng như nền kinh tế quốc nội vận hành theo quỹ đạo đã dự báo thì doanh nghiệp sẽ thực hiện tốt các kế hoach đề ra. Tuy nhiên, ta biết rằng: nền kinh tế nước ta hiện giờ đang phụ thuộc nhiều vào các ngành sản xuất nông nghiệp và các ngành công nghiệp phục vụ nông nghiệp. Mà những ngành này lại phụ thuộc nhiều vào rủi ro thời tiết. 17
  • 25. Chuyên đề 3: Quản trị rủi ro Nhóm 1 Khi nền kinh tế thế giới bị khủng hoảng, tất yếu sẽ ảnh hưởng lớn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu. Những mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh như dệt may, xuất khẩu hàng nông sản (xuất khẩu café, hạt điều, xuất khẩu cá basa,..) có nguy cơ không bán được khi nền kinh tế thế giới bị khủng hoảng. Hoặc một sự thay đổi trong chính sách nhập khẩu (tăng thuế, giảm hạn ngạch, thay đổi tiêu chuẩn nhập khẩu) tại các nước sở tại ảnh hưởng đến sản lượng xuất khẩu. • Rủi ro do các thủ tục pháp lý ở các địa phương rườm rà: Sự chậm trễ, rườm rà trong các thủ tục cấp giấy phép, các thủ tục hải quan… nhiều lúc ảnh hưởng lớn đến cơ hội kinh doanh của các doanh nghiệp. Ta biết rằng, cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp có tính thời điểm, nhưng nó sẽ không thể thực hiện nhanh chóng nếu không được “cởi trói” bởi các thủ tục pháp lý. Việc chậm trễ sẽ dẫn đến hệ quả của hàng loạt các hợp đồng kinh tế bị đình trệ, các dự án đầu tư “buộc lòng” phải “treo” trên giấy. Điều này gây tổn thất lớn về mặt kinh tế đối với các doanh nghiệp vay vốn. • Rủi ro do thị trường bị bóp méo bởi hàng hóa nhập lậu: Hàng hóa nhập lậu vào Việt Nam qua các con đường vùng biên từ lâu đã là nỗi “ám ảnh” của các doanh nghiệp nội địa. Hàng hóa nhập lậu có ưu điểm rẻ hơn về giá, loại hình phong phú đánh mạnh vào nhu cầu của đại bộ phận người tiêu dùng có thu nhập thấp. Các mặt hàng về đồ điện tử, kim khí, quần áo, mỹ phẩm là một minh chứng cho hiện tượng trên. Như vậy, Các rủi ro cơ bản trên đã ảnh hưởng tới tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Một khi các đồng vốn mà doanh nghiệp đi vay đổ vào sản xuất kinh doanh mà không thu lại được, tất yếu sẽ đẩy doanh nghiệp tới việc mất dần khả năng trả nợ. Ngân hàng cũng đứng trước nguy cơ khó thu hồi lại khoản cho vay này. + Rủi ro chủ quan: Rủi ro chủ quan đến từ cả hai phía là ngân hàng và doanh nghiệp đi vay: 18
  • 26. Chuyên đề 3: Quản trị rủi ro Nhóm 1  Đối với Ngân hàng: Ngân hàng thực hiện cho vay đối với các doanh nghiệp Các ngành nghề của các doanh nghiệp đi vay là rất đa dạng: Đa phần các cán bộ tín dụng ngân hàng không thể có đầy đủ thông tin cũng như hiểu biết về các ngành nghề lĩnh vực mà doanh nghiệp đang đầu tư kinh doanh. Hơn nữa, các cán bộ ngân hàng cũng rất khó thẩm định được số liệu tài chính do các doanh nghiệp cung cấp có “đúng đắn” và chính xác tuyệt đối hay không. Ta đã biết, hiện tại các doanh nghiệp, công tác kế toán chi phí chưa được thực hiện hóa chuyên nghiệp, ghi chép liên tục rõ ràng. Vì thế, khi các cán bộ ngân hàng sử dụng các báo cáo tài chính do doanh nghiệp cung cấp để phân tích trong công tác thẩm định sẽ đưa ra cái nhìn lệch lạc thiếu chuẩn xác. Chính vì rất khó khăn trong việc đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, nên ngân hàng thường có xu hướng ưu tiên các hồ sơ vay vốn có tài sản thế chấp, đảm bảo. Tuy nhiên khi dẫn đến việc xử lý thu hồi nợ cũng rất khó khăn. Theo các văn bản hướng dẫn cưỡng chế thu hồi nợ đều ghi rõ: "Trong trường hợp doanh nghiệp không đảm bảo khả năng thanh toán, ngân hàng có quyền xử lý tài sản nợ vay". Trên thực tê, ngân hàng là một tổ chức kinh tế, không phải là một cơ quan quyền lực Nhà nước, không có chức năng cưỡng chế buộc khách hàng thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Hơn nữa các thủ tục pháp lý kiện ra tòa án để thực hiện xử lý tài sản thế chấp cũng rất rườm rà, gây mất chi phí đối với ngân hàng. Trình độ của các cán bộ tín dụng đôi khi còn khá hạn chế. Ngoài ra còn có nhiều cán bộ tín dụng vì những lợi ích vật chất sẵn sàng tiếp tay cho các doanh nghiệp làm giả hồ sơ giấy tờ để xin vay vốn. Chính điều này đã dẫn đến những rủi ro rất lớn ngay từ khâu giải ngân. Hơn nữa các doanh 19
  • 27. Chuyên đề 3: Quản trị rủi ro Nhóm 1 nghiệp này phần nhiều có tình hình tài chính không minh bạch, không đáp ứng được những điều kiện giải ngân từ phía ngân hàng đề ra.  Đối với doanh nghiệp Nhiều doanh nghiệp không đánh giá hết được những rủi ro khi sử dụng đồng vốn, đánh giá chi phí vốn cũng như khả năng sinh lợi của đồng vốn. Đa phần các doanh nghiệp khi dùng vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh thường đầu tư vào mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư vào cơ sở vật chất mà cái quan trọng nhất là đầu tư phát triển kỹ năng của lực lượng nhân lực của công ty. Khi doanh nghiệp mở rộng quy mô mà tư duy quản lý không thay đổi, trình độ của đội ngũ quản lý không được đảm bảo thì doanh nghiệp tất yếu phải đối mặt với những rủi ro về khả năng quản lý sản xuất, dẫn đến nhiều sai lầm trong quá trình ra quyết định quản lý kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp sử dụng không đúng mục đích đăng ký ban đầu trong hồ sơ xin vay vốn. Đồng vốn không sử dụng đúng mục đích tất yếu sẽ khó khăn trong việc kiểm soát dòng vốn cũng như kiểm soát rủi ro của đồng vốn. Ví dụ: Một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khi vay vốn về đã sử dụng một phần vốn đi vay để đầu tư vào thị trường chứng khoán. Khi thị trường chứng khoán tụt dốc, tất yếu sẽ làm “thua lỗ” phần vốn đã rót vào. Hệ quả là doanh nghiệp sẽ không thu được lãi từ sự đầu tư, lãi từ lĩnh vực sản xuất không đủ bù. - Quản lý rủi ro tín dụng đối với hoạt động cho vay của ngân hàng Công tác quản lý rủi ro tín dụng là rất quan trọng đối với ngân hàng. Để đảm bảo cho công tác này được thực hiện tốt, ngân hàng cần có những bước thực hiện cụ thể: + Tính toán xác định rủi ro Thẩm định đánh giá rủi ro đối với từng khoản giải ngân: Tình hình tài chính của đối tượng xin vay vốn, phân tích đặc trưng ngành của doanh 20
  • 28. Chuyên đề 3: Quản trị rủi ro Nhóm 1 nghiệp vay, phân tích khả năng cạnh tranh, khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp so với các đối thủ cùng loại trên thị trường. Phân tích các rủi ro hệ thống, rủi ro tình hình kinh tế... Đánh giá năng lực lãnh đạo của các cán bộ doanh nghiệp. + Lượng hóa rủi ro Sử dụng các công cụ phân tích, các chỉ báo phân tích để tính toán, đo lường những rủi ro được thể hiện qua các con số. + Quản lý, giám sát Quản lý và giám sát việc doanh nghiệp sử dụng vốn. Nếu có dấu hiệu doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích: Ngưng việc giải ngân, đề nghị doanh nghiệp giải trình và yêu cầu thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng giải ngân. Đưa ra các phương pháp giải quyết rủi ro: không giải ngân đối với các hợp đồng không tuân thủ các điều kiện tài chính; không chấp nhận các hợp đồng có độ rủi ro cao (tài sản thế chấp không đảm bảo, lĩnh vực đầu tư không rõ ràng…). 3.2.4.2 Rủi ro lãi suất Rủi ro lãi suất là loại rủi ro do sự biến động của lãi suất gây ra. Loại rủi ro này thường phát sinh trong quan hệ tín dụng của các công ty đa quốc gia, của các tổ chức tín dụng, và của các công ty lớn có những khoản đi vay hoặc cho vay theo lãi suất thả nổi. Nếu công ty đi vay theo lãi suất thả nổi, khi lãi suất thị trường tăng khiến chi phí trả lãi tăng theo. Ngược lại, nếu công ty cho vay hay có các khoản đầu tư được nhập từ lãi của công ty giảm. Rủi ro lãi suất đặc biệt quan trọng khi huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu, hoặc đầu tư tài chính với khối khá lớn và thời gian khá dài [4, Tr.293] - Phân tích nguồn gốc phát sinh rủi ro lãi suất Rủi ro lãi suất liên quan đến việc thay đổi lãi suất trong hoạt động huy động vốn hoặc đầu tư của công ty. Chẳng hạn công ty A có một khoản 21
  • 29. Chuyên đề 3: Quản trị rủi ro Nhóm 1 đầu tư dài hạn với lợi suất cố định 13,25% và huy động vốn với lãi suất thả nổi bằng LIBOR (London Interbank Offer Rate) cộng điểm cơ bản (basic points)1. Khả năng sinh lợi của A tùy thuộc vào lãi suất thr nổi thực tế mà A phải trả trong thời kỳ dài. Lãi suất tăng là gánh nặng chi phí và A sẽ lỗ nếu lãi suất LIBOR vượt quá 12,75% (3,25 – 0,50) vào ngày thanh toán. Biết rằng rủi ro có thể đe dọa khả năng sinh lợi và ngay cả khả năng trả nợ của công ty nên nhà quản lý phải tìm cách cát giảm rủi ro. Giả sử rằng công ty B có một khoản vay 100 triệu USD trong thời hạn 5 năm với lãi suất cố định. B là một công ty có danh mục đầu tư với lãi suất bằng LIBOR cộng 75 điểm. Khả năng sinh lợi của B, do đó, tùy thuộc vào lãi suất thả nổi mà nó có thể kiếm được từ danh mục đầu tư. Nếu LIBOR ít hơn 10,25% vào ngày thanh toán thì B sẽ lỗ. Tình hình của A và B được mô tả trên sơ đồ dưới đây: Danh mục đầu tư Danh mục đầu tư 100 triệu USD Thời hạn trung bình 5 năm LIBOR + 0,75% Cty B Cty A Đơn vị cho LIBOR + 0,5% vay lãi suất thả nổi Phát hành trái phiếu 100 triệu USD Thời hạn trung bình 5 năm 1 Một điểm cơ bản (basic point) bằng 0,01%. 22
  • 30. Chuyên đề 3: Quản trị rủi ro Nhóm 1 100 triệu USD Thời hạn trung bình 5 năm Sơ đồ 3.4: Tình hình của công ty A và công ty B Tình hình của công ty A: • Thu lãi = 13,25%. • Chi lãi = LIBOR + 0,5. • Ngân hàng A lỗ nếu LIBOR + 0,5 > 13,25 hay LIBOR > 12,75%. Tình hình của ngân hàng B: • Thu lãi = LIBOR + 0,75. • Chi lãi = 11% • Ngân hàng B lỗ nếu LIBOR + 0,75 < 11% hay LIBOR < 10,25%. Qua phân tích trên đây chúng ta thấy rằng công ty A gặp rủi ro khi lãi suất thả nổi LIBOR tăng trong khi công ty B khi lãi suất thả nổi giảm. Nói tóm lại, do lãi suất thu được là lãi suất cố định (hoặc thả nổi) và lãi suất chi trả là lãi suất thả nổi (hoăc cố định) nên sự biến động của lãi suất trên thị trường làm phát sinh rủi ro lãi suất và ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của A và B [4, Tr.294]. - Giải pháp phòng ngừa rủi ro lãi suất Rủi ro lãi suất liên quan đến việc thay đổi lãi suất trong hoạt động huy động vốn hoặc đầu tư của công ty. Do đó, Giao dịch hoán đổi lãi suất được sử dụng như là một kỹ thuật để bảo hiểm rủi ro lãi suất. Hoán đổi lãi suất là một hợp đồng giữa hai bên để trao đổi số lãi phải trả tính trên một số tiền nhất định trong một thời hạn nhất định, trong đó một bên trả lãi suất cố định trong khi bên kia trả lãi suất thả nổi theo thỏa thuận trong suốt thời hạn hợp đồng. 23
  • 31. Chuyên đề 3: Quản trị rủi ro Nhóm 1 - Các mô số hình định lượng rủi ro lãi suất: + Mô hình kỳ hạn đến kỳ hạn (The Maturity Model) Thông thường, các số liệu kế toán trong bảng cân đối tài sản của ngân hàng thương mại là giá trị ghi sổ. Giá trị ghi sổ là giá trị lịch sử đồng thời cũng là giá thị trường của thời điểm mua bán và cho vay. Giá cả của tài sản đem cho vay luôn biến động theo thị trường và do vậy giá trị ghi sổ phản ánh không kịp thời, không đúng giá trị của tài sản mà ngân hàng nắm giữ. Nội dung đó được hiểu là mô hình áp dụng phân tích sự không cân xứng giữa kỳ hạn của tài sản và nguồn vốn, là phương pháp đơn giản để lượng hóa rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Lượng hóa rủi ro lãi suất đối với một tài sản Công thức: P1 = F × (1 + C ) 1+ R Trong đó: P1: là mệnh giá trái phiếu F: là giá thanh toán khi đến hạn C: lãi suất Coupon R: lãi suất thị trường Nhận xét: Khi lãi suất trên thị trường tăng R thì tỷ lệ % tổn thất tài sản là P1 trong khi đó giá trị ghi sổ của trái phiếu vẫn là P1. Như vậy thưc tế ngân hang đã bị lỗ do biến đổi lãi suất. Với các nhân tố không đổi, đối với trái phiếu có kỳ hạn đến hạn là 2 và 3 năm khi lãi suất thị trường tăng thì giá của trái phiếu sẽ giảm nhiều hơn. Ví dụ về mô hình kỳ hạn đến hạn: Giả sử ngân hàng giữ một trái phiếu đến kỳ hạn đến hạn là một năm, mức lợi tức không đổi là 10%/ 24
  • 32. Chuyên đề 3: Quản trị rủi ro Nhóm 1 năm (C), mệnh giá trái phiếu được thanh toán khi đến hạn là 100 USA (F), mức lãi suất đến hạn một năm hiện hành của thị trường là 10% năm (R), giá trái phiếu là PB. C P = F + (1+R) B (100+10% x 100) = (1+10%) = 100 Khi lãi suất thị trường tăng ngay lập thức từ 10% đến 11%, giá thị trường của trái phiếu giảm. C P = F + (1+R) B = (100+10% x 100) (1+10%) = 99,1% Vậy ngân hàng phải chịu tổn thất tài sản là 0,9 USD trên 100USD giá trị ghi sổ. Gọi AP1 là tỉ lệ % tổn thất tài sản. AP1= 99,1% - 100 = -0,9% AP1/AR = -0,9%/0,01 = -0,9 <0 Khi lãi suất thị trường tăng thì giá trị của chứng khoán có thu nhập cố định giảm. Nếu trái phiếu có kỳ hạn đến kỳ 2 năm, các yếu tố khác như trên. Trước khi lãi suất thị trường tăng: (10% x 100) P2B = (1+10%)1 100 (1+10%) + (1+11%) 2 = 98,28 Khi lãi suất thị trường tăng ngay lập tức từ 10% lên 11% (10% x 100) B 2 P = (1+11%)1 100 (1+11%) + (1+10%) 2 = 100 AP2 = 98,28 – 100 = 1,71% AP2 – AP1 = -1,71% - (-0,9%) = -0,81% 25
  • 33. Chuyên đề 3: Quản trị rủi ro Nhóm 1 Mức giảm giá của trái phiếu có kỳ hạn 2 năm nhiều hơn là trái phiếu có kỳ hạn 1 năm. Tương tự đối với trái phiếu có kỳ hạn 3 năm, khi lãi suất thị truờng tăng từ 10% lên 11%, giá của nó sẽ giảm - 2,24% và do đó: AP3 – AP2 = 2,24% - (-1,71%) = - 0,73% |-0,73%| < |-0,81%| Nếu kỳ hạn của tài sản càng dài thì mức độ thiệt hệ tài sản tuyệt đối tăng lên, nhưng tỉ lệ % thiệt hại giảm dần. Lượng hóa rủi ro lãi suất đối với một danh mục tài sản Quy tắc chung trong quản lý rủi ro lãi suất đối với một tài sản cũng có giá trị đối với một danh mục tài sản: + Sự tăng (giảm) lãi suất thị trường đều dẫn đến một sự giảm (tăng) giá trị của danh mục tài sản. + Khi lãi suất thị trường tăng (giảm) thì danh mục tài sản có kỳ hạn dài sẽ giảm (tăng) giá càng lớn. + Mô hình thời lượng (The Duration Model) Nội dung: mô hình lượng hóa mức độ nhạy cảm của tài sản và nguồn vốn đối với lãi suất đề cập đến yếu tố thời lượng của tất cả các luồng tiền cũng như kỳ hạn đến hạn của tài sản và nguồn vốn. Khái niệm thời lượng của một tài sản là thước đo thời gian tồn tại của luồng tiền của tài sản này, đựoc tính trên cơ sở giá trị của nó. Thực chất đây chính là việc áp dụng cách tính quy đổi ra kỳ hạn tring bình của các khỏan mục thuộc tài sản và các khoản mục thuộc nguồn vốn. n D= ∑( PV 1 × t ) t =1 n ∑ PVt t =1 Trong đó: D: Thời lượng PV1: Giá trị hiện tại của luồng tiền ban đầu PVt: Giá trị hiện tại của luồng tiền xảy ra tại thời điểm t 26
  • 34. Chuyên đề 3: Quản trị rủi ro Nhóm 1 R: Mức lãi suất thị trường hiện hành (%/ năm) Nhận xét: Thời lượng D chính là phép đo độ nhạy cảm của thị giá chứng khoán; Độ co giãn của thị giá có mối quan hệ với độ co giãn của lãi suất, khi lãi suất thay đổi thì tỷ giá của trái phiếu biến động ngược chiều theo tỷ lệ thuận với độ lớn của thời lượng; Thời lượng càng lớn mức dộ biến động ngược chiều của thị giá càng cao và ngược lại. Ví dụ mô hình thời lượng: Ngân hàng huy động vốn bằng phát hành chứng chỉ tiền gửi với mệnh giá là 100USD, kỳ hạn 1 năm với lãi suất đơn 15%/ năm. Giả sử ngân hàng dùng vốn huy động cho các công ty vay với mức lãi suất 15%/ năm với điều kiện gốc được thanh tóan ½ sau 06 tháng, phần còn lại được thanh toán vào thời điểm đến hạn. Kỳ hạn đến hạn của khoản tín dụng bằng kỳ hạn đến hạn của vôn huy động là 1 năm, luồng tiền ngân hàng cho vay tín dụng có thể là lớn hơn hay nhỏ hơn 115USD là phụ thuộc vào sự thay đổi lãi suất trong 06 tháng cuối năm. Ta có luồng tiền thu về từ khoản tín dung ½ năm là CF ½ = 57,5 triệu và luồng tiền thu về từ khoản tín dụng 1 năm là CF1 = 53,75 triệu. Để có thể tính thời lường cả 2 luồng tiền CF ½ và CF 1 ta phải quy giá trị của chúng về cùng 1 thời điểm, đó là thời điểm O, ta có: 57,5 CF1/2 = 57,5 PV ½ = (1 + 15% x 1/2)1 = 53,49 triệu 53,75 CF1 = 53,75 PV = (1 + 15% x 1/2)1 = 46,61 triệu PV1/2 + PV1 = 100 triệu Để tính thời lượng của 2 luồng tiền này, ta tính giá trị hiện tại của luồng tiền, tỷ trọng giá trị hiện tại của CF ½ tại thời điểm t = ½ năm và CF1 tại thời điểm t=1 năm 27
  • 35. Chuyên đề 3: Quản trị rủi ro Nhóm 1 Gọi X là tỉ trọng PV1/2 X ½= (PV1/2 + PV1) = = 53,49 PV1 X1 = (PV1/2 + PV1) = 100 46,51 100 = 53,49% = 46,51% X ½+ X = 1 Thời lượng D của khoản tín dụng DL =1/2 * X ½ + 1* X1 = 1/2 * 0,5349 + 1* 0,4651 = 0,7326 năm Như vậy trong khi kỳ hạn của khoản tín dụng là 1 năm thì thời lượng của nó chỉ là 0,7326 năm Tính thời lượng của chứng chỉ tiền gửi có kỳ hạn 1 năm. Giá trị hiện tại của CF1 là PV1 = CF1/ (1+15%) = 115/1,15 = 100 X1 = PV1 / PV1 = 1 DD = X1 * 1 = 1 năm + Mô hình định giá lại Nội dung của mô hình định giá lại là việc phân tích các luồng tiền dựa trên nguyên tắc giá trị ghi sổ nhằm xác đinh chênh lệch giữa lãi suất thu được từ các khoản mục thuộc bên tài sản trong bảng cân đối kế toán và lãi suất thanh toán cho vốn hy động sau một thời gian nhất định. • Công thức áp dụng: NHi = (CGAPi) x Ri = (RSAi – RSLi) x Ri Trong đó: NHi: là sự thay đổi thu nhập ròng từ lãi suất của nhóm i CGAPi: là chênh lệch giá trị giữa tài sản và nguồn vốn của nhóm i  Ri: là mức thay đổi lãi suất của nhóm i 28
  • 36. Chuyên đề 3: Quản trị rủi ro Nhóm 1 RSAi: Số dư ghi sổ của tài sản thuộc nhóm i RSLi: Số dư ghi sổ của nguồn vốn thuộc nhóm i. 3.2.4.3 Rủi ro ngoại hối Rủi ro ngoại hối (Foreign exchange rish) là rủi ro phát sinh do sự biến động tỷ giá làm ảnh hưởng đến giá trị kỳ vọng trong tương lai. Rủi ro ngoại hối có thể phát sinh trong nhiều hoạt động khác nhau của công ty. Nhưng nhìn chung bất cứ hoạt động nào mà ngân lưu thu (inflows) phát sinh bằng một loại đồng tiền trong khi khi ngân lưu chi (outflows) phát sịnh một loại đồng tiền khác đều chứa đựng nguy cơ rủi ro khi tỷ giá thay đổi. Trong phạm vi chương này chúng ta chỉ tập trung phân tích rủi ro tỷ giá phát sinh trong hai hoạt động chủ yếu của công ty là hoạt động nhập khẩu và xuất khẩu [3, Tr.293]. - Phân tích nguồn gốc phát sinh rủi ro ngoại hối Nhìn vào bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty, chúng ta thấy ngân lưu hay dòng tiền (cash flow) của công ty chủ yếu từ ba nguồn: (1) ngân lưu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, (2) ngân lưu từ hoạt động đầu tư, (3) ngân lưu từ hoạt động tài trợ. Tuy nhiên, trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chỉ có hoạt động xuất nhập khẩu là chịu ảnh hưởng rủi ro ngoại hối lớn nhất. Do đó, phân tích rủi ro ngoại hối ở đây chủ yếu tập trung vào ba mặt hoạt động chính của công ty là hoạt động xuất nhập khẩu, hoạt động đầu tư và hoạt động tín dụng[3, Tr.295]. + Đối với hoạt động xuất nhập khẩu Có thể nói rủi ro ngoại hối trong hoạt động xuất nhập khẩu là loại rủi ro ngoại hối thường xuyên gặp phải và đáng lo ngại nhất đối với các công ty có hoạt động xuất nhập khẩu mạnh. Sự thay đổi tỷ giá ngoại tệ so với nội tệ làm thay đổi giá trị kỳ vọng của các khoản thu hoặc chi ngoại tệ trong tương lai, khiến cho hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu bị ảnh hưởng đáng kể và nghiêm trọng hơn có thể làm đảo lộn kết quả kinh doanh. Mặc dù 29
  • 37. Chuyên đề 3: Quản trị rủi ro Nhóm 1 trên thực tế một công ty có thể vừa hoạt động xuất khẩu vừa hoạt động nhập khẩu nhưng để dễ dàng hình dung và tiện phân tích, chúng ta phân tích tác động của rủi ro ngoại hối một cách riêng biệt đối với từng loại hợp đồng xuất khẩu và nhập khẩu. • Rủi ro ngoại hối đối với hợp đồng xuất khẩu Giả sử ngày 04/08/200x công ty Sagonimex đang thương lượng ký kết hợp đồng xuất khẩu trị giá 200.000 USD. Hợp đồng sẽ đến hạn thanh toán sáu tháng sau kể từ ngày ký hợp đồng. Ở thời điểm thương lượng hợp đồng, tỷ giá USD/VND = 15.888 trong khi tỷ giá ở thời điểm thanh toán chưa biết, vì chưa đến hạn. Sự không chắc chắn của tỷ giá USD/VND vào thời điểm thanh toán khiến cho hợp đồng xuất khẩu của Sagonimex chứa đựng rủi ro ngoại hối. Nếu đến hạn thanh toán, USD tiếp tục lên giá so với VND thì bên cạnh lợi nhuận do hoạt động xuất khẩu đem lại, công ty còn kiếm thêm được khoản lợi nhuận tăng thêm do USD lên giá so với VND. Ngược lại, nếu đến hạn thanh toán USD xuống giá so với VND thì doanh thu kỳ vọng bằng VND của hợp đồng xuất khẩu giảm đi, thậm chí nghiêm trọng hơn có thể làm cho hợp đồng trở nên lỗ, nếu như sự sụt giá USD quá mạnh. Chẳng hạn, vào ngày thanh toán nếu USD/VND = 15.788 thì cứ mỗi USD xuất khẩu công ty tổn thất 100 VND do USD xuống giá. Toàn bộ hợp đồng trị giá 200.000 USD, công ty bị thiệt hại 100 x 200.000 = 2 triệu VND. Sự thiệt hại này không lớn lắm trong phạm vi một hợp đồng, nhưng nếu tính chung trong toàn bộ hoạt động xuất khẩu, công ty có đến hàng trăm hợp đồng như vậy, thiệt hại sẽ lớn đáng kể. • Rủi ro ngoại hối đối với hợp đồng nhập khẩu Giả sử ngày 04/08/200x công ty Cholonimex đang thương lượng ký kết hợp đồng nhập khẩu trị giá 200.000 USD. Hợp đồng sẽ đến hạn thanh toán sáu tháng sau kể từ ngày ký kết hợp đồng. Ở thời điểm thương lượng hợp đồng, tỷ giá USD/VND = 15.888 trong khi tỷ giá ở thời điểm thanh toán chưa biết. Sự không chắc chắn của tỷ giá USD/VND vào thời điểm 30
  • 38. Chuyên đề 3: Quản trị rủi ro Nhóm 1 thanh toán khiến cho hợp đồng nhập khẩu của Cholonimex chứa đựng rủi ro ngoại hối. Nếu đến hạn thanh toán, USD xuống giá so với VND thì bên cạnh lợi nhuận do hoạt động nhập khẩu đem lại công ty còn kiếm thêm được khoản lợi nhuận tăng thêm do USD xuống giá so với VND làm cho chi phí nhập khẩu giảm tương đối. Ngược lại, nếu đến hạn thanh toán USD lên giá so với VND thì chi phí nhập khẩu kỳ vọng bằng VND của hợp đồng nhập khẩu trên tăng lên. Sự gia tăng chi phí này làm cho lợi nhuận tù hợp đồng nhập khẩu giảm đi thậm chí khiến cho hợp đồng trở nên lỗ nếu như sự lên giá USD quá mạnh. Chẳng hạn, vào ngày thanh toán nếu USD/VND = 15.988 thì cứ mỗi USD nhập khẩu làm cho chi phí gia tăng 100 VND so với tỷ giá lúc thương lượng họp đồng. Toàn bộ hợp đồng trị giá 200.000 USD, công ty bị thiệt hại 100 x 200.000 = 2 triệu VND. Sự thiệt hại này không lớn lắm trong phạm vi một hợp đồng, nhưng nếu tính chung trong toàn bộ hoạt động nhập khẩu, công ty có đến hàng trăm hợp đồng như vậy hoặc hợp đồng có giá trị lớn hơn, thiệt hại sẽ lớn đáng kể. + Đối với hoạt động đầu tư Rủi ro ngoại hối trong hoạt động đầu tư thường phát sinh đối với công ty đa quốc gia (multinational corporations) hoặc đối với các nhà đầu tư tài chính có danh mục đầu tư đa dạng hóa trên bình diện quốc tế. Chẳng hạn Unilever hay P&G là những công ty đa quốc gia đã có mặt ở Việt Nam rất sớm. Khi đầu tư vào Việt Nam, Unilever phải bỏ vốn ra bằng ngoại tệ (USD) để thiết lập nhà máy, nhập khẩu nguyên vật liệu cho sản xuất. Phần lớn sản phẩm sản xuất đều là sản phẩm tiêu dùng trên thị trường Việt Nam và đương nhiên doanh thu bằng VND. Nếu như đại bộ phận chi phí của Unilever phát sinh bằng ngoại tệ (ngoại trừ tiền lương cho nhân công và cán bộ quản lý Viêt Nam), trong khi doanh thu đại bộ phận bằng VND ( ngoại trừ doanh thu xuất khẩu sang nước thứ ba) thì Unilever phải đối mặt thường xuyên với rủi ro ngoại hối. Nếu USD lên giá so với VND thì chi phí sản xuất gia tăng tương đối so với doanh thu. Chẳng hạn nếu trước 31
  • 39. Chuyên đề 3: Quản trị rủi ro Nhóm 1 đây tỷ giá USD/VND = 15.500, hàng năm chi phí nhập khẩu nguyên liệu của Unilever là 1 triệu USD, tương đương với 15,5 tỷ VND. Bây giờ tỷ giá USD/VND = 15.850 thì chi phí nhập khẩu nguyên liệu quy ra VND là 15,85 tỷ VND, tăng lên 350 đồng mỗi USD nhập khẩu. Điều này khiến cho chi phí sản xuất tăng thêm 350 triệu đồng. Sự gia tăng này trong chừng mực nào đó làm cho lợi nhuận giảm đi nhưng nghiêm trọng hơn có thể làm đảo lộn kết quả kinh doanh. Bên cạnh ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư trực tiếp như vừa phân tích, rủi ro ngoại hối cũng có thể ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư gián tiếp, tức là đầu tư trên thị trường tài chính. Chẳng hạn một nhà đầu tư Hongkong vừa rút vốn đầu tư 500.000 USD khỏi thị trường Mỹ do lĩa suất USD giảm và tình hình kinh tế Mỹ không mấy khả quan. Giả sử bây giờ, do hưởng ứng lời kêu gọi và khuyến khích đầu tư của Chính phủ Việt Nam, nhà đầu tư muốn đầu tư mua cổ phiếu SAM. Giá thị trường của SAM hiện tại là 30.000VND/ cổ phiếu và tỷ giá USD/VND = 15.400. Như vậy, với 500 nghìn USD nhà đầu tư có thể mua được (500.000 x 15.400)/30.000 = 256.666 cổ phiếu. Giả sử một năm sau nhà đầu tư vì lý do nào đó muốn bán cổ phiếu SAM để rút vốn về đầu tư trong khi giá USD cũng tăng so với VND lên đến 16.000 VND/USD. Số USD nhà đầu tư rút về bây giờ sẽ là (256.666 x 31.000)/16.000 = USD thấp hơn vốn đầu tư ban đầu 4000 USD mặc dù giá cổ phiếu SAM tăng 1.000 VND ! Trong trường hợp này nhà đầu tư tổn thất 4.000 USD (giả sử bỏ qua cổ tức nhà đầu tư nhận được sau một năm). Sự tổn thất này do biến động tỷ giá gây ra vì giá cổ phiếu SAM tăng 1.000 đồng không đủ bù đắp sự mất giá của VND. Liệu sự mất giá của VND có thu hút được vốn đầu tư nước ngoài và làm cho thị trường chứng khoán Việt Nam sôi động hơn không? [4, Tr.296]. Thực tế nhà đầu tư ít khi nào dồn hết toàn bộ tài sản của mình vào một khoản đầu tư duy nhất. Do vậy, cần bàn thêm về danh mục đầu tư và 32
  • 40. Chuyên đề 3: Quản trị rủi ro Nhóm 1 rủi ro của danh mục đầu tư. Danh mục đầu tư (portfolio) là sự kết hợp của 2 hay nhiều chứng khoán hoặc tài sản trong đầu tư. + Đối với hoạt động tín dụng Bên cạnh rủi ro ngoại hối trong hoạt động đầu tư và xuất nhập khẩu như vừa phân tích trên đây, hoạt động tín dụng cũng chứa đựng rủi ro ngoại hối rất lớn. Điều này đặc biệt thể hiện rõ trong hoạt động tín dụng bằng ngoại tệ của các ngân hàng thương mại. Đứng trên gốc độ doanh nghiệp, khách hàng của các ngân hàng thương mại, việc vay vốn bằng ngoại tệ cũng bị ảnh hưởng bởi rủi ro ngoại hối. Chẳng hạn thời điểm Ngân hàng Dự trữ Liên Bang Mỹ đã hạ lãi suất xuống mức thấp chỉ còn 1,25%/năm là cơ hội hiếm có cho các doanh nghiệp Việt Nam có thể vay vốn ngoại tệ với chi phí rẻ. Tuy nhiên, nếu vay USD trong thời gian tương đối dài với số lượng lớn, doanh nghiệp cần lưu ý tác động của yếu tố rủi ro ngoại hối. Ví dụ công ty Giadimex đang thương lượng xin vay vốn tài trợ xuất khẩu của HSBC số tiền 3 triệu USD để thu mua và chế biến hàng xuất khẩu. Do lãi suất USD trên thị trường giảm nên HSBC đồng ý cho Giadimex vay với lãi suất 3%/năm trong thời hạn 6 tháng. Ở thời điểm vay vốn, tỷ giá USD/VND là bao nhiêu công ty chưa biết, do đó, công ty đối mặt với rủi ro ngoại hối nếu ký kết hợp đồng vay vốn này. Công ty ước tính, sáu tháng sau phải trả cả nợ gốc và lãi là 3 (1 +0,03) x 6/12 = 3,045 triệu USD. Với tỷ giá hiện tại công ty phải bỏ ra 3,045 x 15.381 = 46.835,145 triệu VND trả nợ và lãi. Nhưng nếu sáu tháng sau tỷ giá USD/VND = 15.481 thì cứ mỗi USD phải trả công ty phải bỏ thêm 100VND, tổng chi phí trả nợ và lãi sẽ lên đến 3,045 x 15.481 = 47.139,645 triệu VND, tăng 47.139,645 – 46.835,145 = 304,5 triệu VND so với ước tính. Tóm lại, trong bất kỳ hoạt động nào của doanh nghiệp có liên quan đến ngoại tệ khiến cho ngân lưu thu về và chi ra phát sinh không cùng một 33
  • 41. Chuyên đề 3: Quản trị rủi ro Nhóm 1 loại tiền đều chứa đựng rủi ro ngoại hối. Rủi ro ngoại hối đưa đến tổn thất ngoại hối cho doanh nghiệp. Tổn thất này nhiều hay ít, đáng kể hay không tùy thuộc vào (1) mức độ biến động tỷ giá lớn hay nhỏ, (2) trị giá tài sản hay trị giá các khoản thu chi lơn hay nhỏ [3, Tr.298]. - Giải pháp phòng ngừa rủi ro ngoại hối Như trên đã phân tích rủi ro tỷ giá tùy theo mức độ nghiêm trọng hay không có thể dẫn đến sụt giảm lợi nhuận kỳ vọng hoặc làm đảo lộn kế quả kinh doanh của công ty. Dù rằng rủi ro tỷ giá có thể phát sinh trong nhiều hoạt động khác nhau, nhưng sự tác động và cách thức phòng ngừa có thể tương tự nhau. Do vậy, trong phạm vi chuyên đề này chúng ta lấy hoạt động xuất nhập khẩu làm điển hình trong việc thiết kế chiến lược phòng tránh rủi ro tỷ giá. Đối với quyết định ngăn ngừa rủ ro tỷ giá, tùy theo điều kiện và khả năng thực hiện công ty có thể lựa chọn một trong những phương pháp sẽ trình bày chi tiết dưới đây. + Sử dụng hợp đồng xuất nhập khẩu song hành Đây là phương pháp tự bảo hiểm rủi ro tỷ giá đơn giản bằng cách tiến hành song hành cùng một lúc cả hai hợp đồng xuất khẩu và nhập khẩu có giá trị và thời hạn tương đương nhau. Bằng cách này, nếu USD lên giá so với VND thì công ty sẽ sử dụng phần lãi do biến động tỷ giá từ hợp đồng xuất khẩu để bù đắp phần tổn thất do biến động tỷ giá của hợp đồng nhập khẩu. Ngược lại, nếu USD giảm giá so với VND thì công ty sẽ sử dụng phần lợi nhuận do biến động tỷ giá từ hợp đồng nhập khẩu để bù đắp thiệt hại do biến động tỷ giá của hợp đồng xuất khẩu. Kết quả là du USD có tăng giá hay xuống giá rủi ro tỷ giá luôn được trong hòa. + Sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tỷ giá Nếu công ty không thể kiếm được cùng một lúc cả hai hợp đồng xuất khẩu và nhập khẩu có thời hạn và giá trị tương đương nhau,. + Sử dụng hợp đồng kỳ hạn 34
  • 42. Chuyên đề 3: Quản trị rủi ro Nhóm 1 Hợp đồng kỳ hạn là một công cụ có thể giúp công ty tránh được rủi ro tỷ giá nhờ tỷ giá mua hoặc bán trong hợp đồng này được xác định trước và cố định. + Sử dụng hợp đồng hoán đổi Hợp đồng hoán đổi là dạng hợp đồng kết hợp giữa hợp đồng giao ngay và hợp đồng kỳ hạn giữa hai thời điểm thỏa thuận và đáo hạn. do vậy, nếu hợp đồng kỳ hạn có thể sử dụng như một công cụ ngừa rủi ro tỷ giá thì hợp đồng hoán đổi cũng có thể sử dụng được như là một công cụ ngừa rủi ro tỷ giá. + Sử dụng hợp đồng tương lai Hợp đồng tương lai hay hợp đồng giao sau trên thị trường ngoại hối cũng có thể sử dụng như một công cụ ngừa rủi ro tỷ giá. + Sử dụng hợp đồng quyền chọn Về cơ bản có hai loại hợp đồng quyền chọn (options) trên thị trường ngoại hối : quyền chọn mua (call option) và hợp đồng quyền chọn bán (put option). Quyền chọn mua là một tài sản tài chính cho phép người mua nó có quyền, nhưng không bắt buộc, được mua một số lượng ngoại tệ theo tỷ giá cố định biết trước trong một thời gian nhất định. Quyền chọn bán là một tài sản tài chính cho phép người mua nó có quyền, nhưng không bắt buộc, được bán một số lượng ngoại tệ theo tỷ giá cố định biết trước trong một thời gian nhất định. Tỷ giá cố định biết trước gọi là tỷ giá thực hiện, tức là tỷ giá sẽ được áp dụng nếu người mua quyền chọn thực hiện quyền của họ. Thời hạn nhất định tính từ lúc mua quyền chọn cho đến khi quyền chọn hết hạn gọi là thời hạn của quyền chọn. Để có quyền chọn người ta phải mua. Số tiền người mua phải bỏ ra để có được quyền chọn gọi là chi phí mua quyền chọn. Hợp đồng quyền chọn trên thị trường ngoại hối cũng có thể sử sụng như một công cụ ngừa rủi ro tỷ giá. + Sử dụng thị trường tiền tệ 35
  • 43. Chuyên đề 3: Quản trị rủi ro Nhóm 1 Sử dụng thị trường tiền tệ để tự bảo hiểm rủi ro tỷ giá là cách thức vận dụng kết hợp các giao dịch mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối với các giao dịch vay và cho vay và cho vay trên thị trường tiền tệ để cố định các khoản phải thu hoặc phải trả sao cho chúng khỏi thuộc vào sự biến động tỷ giá. Như vậy, các giải pháp phòng ngừa rủi ro ngoại hối có thể sử dụng bao gồm: Sử dụng hợp đồng xuất nhập khẩu song hành, sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tỷ giá, sử dụng hợp đồng kỳ hạn, sử dụng hợp đồng hoán đổi, sử dụng hợp đồng giao sau, sử dụng hợp đồng quyền chọn và sử dụng các giao dịch vay/vay và mua/bán ngoại tệ trên thị trường tiền tệ. Việc lựa chọn giải pháp nào tùy thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thê và khả năng thương lượng giữa công ty và ngân hàng trong việc sử dụng giải pháp đó. 3.2.5 Rủi ro trên thị trường chứng khoán 3.2.5.1 Những vấn đề lý luận chung về thị trường chứng khoán. * Định nghĩa : Trong các nền kinh tế lớn của thế giới, thị trường chứng khoán là nơi diễn ra sôi nôi nhất của hoạt động kinh tế. Lịch sử hình thành nên thị trường chứng khoán đã có từ thế kỷ 18. Trong điều kiện của nền kinh tế hiện đại ngày nay, thị trường chứng khoán được quan niệm là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán trung và dài hạn. Việc mua bán này được tiến hành ở thị trường sơ cấp khi người mua mua được chứng khoán lần đầu từ những người phát hành, và ở những thị trường thứ cấp khi có sự mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát hành ở thị trường sơ cấp. Như vậy về mặt hình thức thị trường chứng khoán chỉ là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán, chuyển nhượng các loại chứng khoán, qua đó thay đổi chủ thể nắm giữ chứng khoán . • Thị trường sơ cấp: Là thị trường mua bán cổ phiếu mới phát hành .Ở đây vốn từ nhà đầu tư sẽ chuyển sang nhà phát hành thông qua 36
  • 44. Chuyên đề 3: Quản trị rủi ro Nhóm 1 các cổ phiếu mới được phát hành. Đây là thị trường duy nhất đem lại nguồn vốn cho nhà phát hành. • Thị trường thứ cấp: là thị trường mua bán giao dịch các chứng khoán đã được phát hành ở thị trường sơ cấp. Tại thị trường thứ cấp các hoạt động trao đổi mua bán chứng khoán diễn ra một cách sôi nổi giữa các nhà đẩu tư. Các nguồn vốn được luân chuyển qua tay rất nhiều nhà đầu tư hay nói một cách khác luồng vốn này không chảy vào nhà phát hành. Thị trường thứ cấp là bộ phận không thể thiếu cho thị trường sơ cấp. Trên thị trường thứ cấp giá cả các loại cổ phiếu phụ thuộc nhiều vào quan hệ cung cầu, cạnh tranh tự do và nó hoạt động liên tục . * Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán : Trên thị trường chứng khoán có thể chia ra làm bốn chủ thể tham gia thị trường là: nhà phát hành, nhà đầu tư, các tổ chức kinh doanh trên thị trường chứng khoán và các tổ chức liên quan đến thị trường chứng khoán . a. Nhà phát hành: Là tổ chức muốn huy động vốn qua thị trường chứng khoán bằng việc phát hành cổ phiếu, là hàng hóa của thị trường. Các tổ chức này bao gồm : − Chính phủ và địa phương: Là nhà phát hành trái phiếu Chính phủ và trái phiếu địa phương. Mục đích là nhằm huy động vốn cho các dự án của nhà nước và của địa phương. Đây là loại trái phiếu hầu như không có rủi ro . − Các công ty: Là những nhà phát hành các cổ phiếu chủ yếu trên thị trường mục đích nhằm huy động vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. − Các tổ chức tài chính: Cũng tham gia vào việc phát hành trái phiếu, các chứng chỉ có giá nhằm huy động vốn cho công việc, mục đích của tổ chức. 37
  • 45. Chuyên đề 3: Quản trị rủi ro Nhóm 1 b. Nhà đầu tư: Bao gồm những nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư có tổ chức. Nhà đầu tư chính là những người mua bán nhiều nhất chứng khoán trên thị trường . − Nhà đầu tư cá nhân: Là những người có vốn nhàn rỗi tạm thời như công nhân viên chức muốn đầu tư vào thị trường chứng khoán nhằm thu thêm lợi nhuận . − Nhà đầu tư có tổ chức: Thường được gọi là các định chế tổ chức thường xuyên mua bán chứng khoán với khối lượng lớn. Các tổ chức này thông tin được thu thập một cách nhanh chóng hiệu quả với một đội ngũ các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực chứng khoán, mục đích nghiên cứu thị trường nhằm đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn nhất. Các nhà đầu tư có tổ chức chủ yếu như các Quỹ đầu tư, các Công ty bảo hiểm .... c. Các tổ chức kinh doanh trên thị trường chứng khoán bao gồm − Các Công ty chứng khoán: Hoạt động trên thị trường chủ yếu đảm nhận một số nghiệp vụ chính như: bảo lãnh phát hành, môi giới, tư vấn đầu tư và quản lý quỹ đầu tư. Để thực hiện được các nghiệp vụ của mình các công ty chứng khoán cần có một số vốn nhất định và được các cơ quan nhà nước cấp phép hoạt động. − Các Quỹ đầu tư chứng khoán: Thị trường chứng khoán có rất nhiều loại cổ phiếu thế nên cho dù chỉ tập trung vào một lĩnh vực thì nhà đầu tư cũng không làm sao nắm bắt hết các chiều hướng chuyển biến của nó. Đa số các nhà đầu tư lại là những người không chuyên nghiệp, nhiều nhà đầu tư lớn đã phải thuê các cố vấn riêng. Những nhà đầu tư khác vì lý do nào đó không thể tự quản lý việc mua bán trong các danh mục đầu tư của mình có thể mở các trương mục uỷ thác phân quyền hoặc những trương mục uỷ thác toàn quyền (discretionary account) tại các trung tâm môi giới. Và cùng với thời gian, thị trường đã hình thành một định chế giúp các nhà 38
  • 46. Chuyên đề 3: Quản trị rủi ro Nhóm 1 đầu tư, nhất là các nhà đầu tư nhỏ, thực hiện đầu tư tốt nhất vào thị trường chứng khoán được gọi là các Quỹ đầu tư. Nhà đầu tư không hưởng lợi trực tiếp từ các cổ phiếu được mua bán trên thị trường chứng khoán, mà họ sẽ chia sẻ hiệu quả do một quá trình mua bán chứng khoán tập trung của Quỹ này. d. Các tổ chức liên quan đến thị trường chứng khoán bao gồm : − Cơ quan quản lý Nhà nước. − Sở giao dịch chứng khoán. − Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán. − Tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán. − Công ty dịch vụ máy tính chứng khoán. − Các tổ chức tài trợ chứng khoán. * Các nguyên tắc hoạt động trên thị trường chứng khoán : a. Nguyên tắc cạnh tranh: Theo nguyên tắc này giá cả các loại cổ phiếu được quyết định theo quan hệ cung cầu về nhu cầu chứng khoán và mối quan hệ cạnh tranh giữa các tổ chức phát hành. - Trên thị trường sơ cấp: Có sự cạnh tranh giữa các tổ chức phát hành mà chủ yếu là các công ty trong việc bán cổ phiếu của mình ra cho các nhà đầu tư. - Trên thị trường thứ cấp: Các nhà đầu tư tự do cạnh tranh tìm kiếm lợi nhuận cao nhất và giá cả được hình thành theo nguyên tắc đấu giá. b. Nguyên tắc công bằng: Theo nguyên tắc này tất cả các công ty, các tổ chức phát hành, các nhà đầu tư ... tất cả đều có quyền lợi và nghĩa vụ như nhau. Tất cả đều phải tuân thủ các quy tắc, quy định và đều bị xử phạt nếu vi phạm. c. Nguyên tắc công khai : Theo nguyên tắc này, mọi hoạt động mua bán trên thị trường đều phải minh bạch. Sở giao dịch chứng khoán công bố các thông tin về giao dịch chứng khoán trên thị truờng. Các tổ chức niêm yết công bố công khai các thông tin tài chính định kỳ hằng năm của công 39
  • 47. Chuyên đề 3: Quản trị rủi ro Nhóm 1 ty, các sự kiện bất thuờng xảy ra đối với công ty, nắm giữ cổ phiếu của giám đốc, người quản lý, cổ đông đa số. d. Nguyên tắc đấu giá: Giá chứng khoán đuợc xác định thông qua việc đấu giá giữa các lệnh mua và các lệnh bán. Tất cả các thành viên tham gia thị truờng đều không thể can thiệp vào việc xác định giá này. Có hai hình thức đấu giá là đấu giá trực tiếp và đấu giá tự động. - Đấu giá trực tiếp: Là việc các nhà môi giới gặp nhau trên sàn giao dịch và trực tiếp đấu giá. - Đấu giá tự động: Là việc các lệnh giao dịch từ các nhà môi giới đuợc nhập vào hệ thống máy chủ của Sở giao dịch chứng khoán. Hệ thống máy chủ này sẽ xác định mức giá sao cho tại mức giá này, chứng khoán giao dịch với khối luợng cao nhất. e. Nguyên tắc trung gian: Mọi hoạt động giao dịch, mua bán chứng khoán trên thị truờng chứng khoán đều đuợc thực hiện thông qua các trung gian, hay còn gọi là các nhà môi giới. Các nhà môi giới thực hiện giao dịch theo lệnh của khách hàng và hưởng hoa hồng. Ngoài ra, nhà môi giới còn có thể cung cấp các dịch vụ khác như: cung cấp thông tin và tư vấn cho khách hàng trong việc đầu tư... .Theo nguyên tắc trung gian, các nhà đầu tư không thể trực tiếp thoả thuận với nhau để mua bán chứng khoán. Họ đều phải thông qua các nhà môi giới của mình để đặt lệnh. Các nhà môi giới sẽ nhập lệnh vào hệ thống để khớp lệnh. Tóm lại, các nguyên tắc trên đây nhằm đảm bảo cho giá cả chứng khoán được hình thành một cách thống nhất, công bằng cho tất cả các bên giao dịch. 3.2.5.2 Rủi ro trên thị trường chứng khoán: a. Định nghĩa Như chúng ta đã biết, không có bất cứ một lĩnh vực kinh doanh nào không có nguy cơ gặp rủi ro. Và hoạt động kinh doanh chứng khoán cũng không nằm ngoài quy luật này. Rủi ro trên thị trường chứng khoán được 40
  • 48. Chuyên đề 3: Quản trị rủi ro Nhóm 1 hiểu là khả năng (hay xác suất) xảy ra những kết quả đầu tư ngoài dự kiến, cụ thể hơn là khả năng làm cho mức sinh lời thực tế nhận được trong tương lai khác với mức sinh lời dự kiến ban đầu; hay nói cách khác rủi ro trên thị trường chứng khoán thể hiện qua sự sụt giảm, thua lỗ hoặc những biến động thất thường về mức sinh lời của chứng khoán. b. Phân loại rủi ro trên thị trường chứng khoán : Có rất nhiều rủi ro có thể gặp phải trên thị trường chứng khoán và ta có thể chia những rủi ro này thành 2 loại đó là: rủi ro hệ thống và rủi ro phi hệ thống. Rủi ro hệ thống (systematic risk): Là những rủi ro do các yếu tố nằm ngoài công ty, không kiểm soát được và có ảnh hưởng rộng rãi đến cả thị trường và tất cả mọi loại chứng khoán. Do đó, rủi ro này còn đươc gọi là rủi ro không phân tán được hay rủi ro không thể đa dạng hoá (nondiversifiable risks). Rủi ro hệ thống là những rủi ro từ bên ngoài của một ngành công nghiệp hay của một doanh nghiệp, chẳng hạn như : chiến tranh, lạm phát, sự kiện kinh tế và chính trị... Đa dạng hóa đầu tư cũng không thể loại bỏ loại rủi ro này. Những công ty chịu ảnh hưởng cao của rủi ro hệ thống là những công ty mà doanh số, lợi nhuận và giá chứng khoán thường theo sát các diễn biến kinh tế và những diễn biến trên tại trường chứng khoán. Phần lớn các công ty trong những ngành công nghiệp cơ bản và khai khoáng, những ngành có định phí lớn hay những ngành liên quan đến sản xuất ô tô chịu ảnh hưởng rất cao của rủi ro hệ thống, ví dụ ngành thép, cao su, kính,... Rủi ro hệ thống bao gồm: rủi ro thị trường, rủi ro lãi suất, rủi ro sức mua và rủi ro chính trị. - Rủi ro thị trường: là sự biến động giá chứng khoán do tâm lý của các nhà đầu tư. Giá chứng khoán có thể dao động mạnh trong một khoảng thời gian ngắn mặc dù thu nhập của DN vẫn không thay đổi. Nguyên nhân 41
  • 49. Chuyên đề 3: Quản trị rủi ro Nhóm 1 của hiện tượng này khác nhau, phụ thuộc chủ yếu vào cách nhìn nhận của các nhà đầu tư về thị trường nói chung và một nhóm cổ phiếu nói riêng. Sự nhìn nhận khác nhau này sẽ tác động vào giá chứng khoán và làm mức sinh lời của chứng khoán thay đổi. Rủi ro thị trường xuất hiện khi có những phản ứng của các nhà đầu tư trước các sự kiện có thể là hữu hình hoặc vô hình như các sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội. Các sự kiện vô hình nảy sinh do tâm lý của nhà đầu tư trên thị trường. Yếu tố tâm lý làm thị trường phản ứng với mức độ vượt quá tác động của các sự kiện hữu hình. Những sự sút giảm đầu tiên trên thị trường là nguyên nhân gây sợ hãi đối với các nhà đầu tư và họ sẽ cố gắng rút vốn và sau đó kéo theo những phản ứng dây chuyền (domino) làm tăng vọt số lượng bán, giá cả chứng khoán sẽ rơi xuống thấp so với giá trị cơ sở. Phản ứng dây chuyền làm cho thị trường luôn biến động, thiếu ổn định. Nhiều nhà đầu tư đã lợi dụng yếu tố tâm ký này để thực hiện hành vi thao túng giá chứng khoán. Mức độ rủi ro thị trường ở các nước khác nhau là khác nhau. Ở các thị trường phát triển, thị trường là nơi dành cho các nhà đầu tư lớn, nhà đầu tư có tổ chức nên rủi ro thị trường sẽ không lớn. Ngược lại ở những thị trường mới nổi và đang phát triển, thị trường chủ yếu là các nhà đầu tư cá nhân với quy mô nhỏ, thiếu kiến thức và bản lính đầu tư, tâm lý ăn theo lớn làm cho rủi ro thị trường rất cao. Để giảm rủi ro thị trường, các cơ quan quản lý nhà nước cần tăng cường hoạt động đào tạo ,bồi dưỡng kiến thức cho nhà đầu tư, đồng thời cần minh bạch hóa về thông tin, kiểm soát chặt chẽ nhằm hạn chế các hành vi phi đạo đức như thao túng giá, kinh doanh nội gián, đầu cơ. Cần phát triển hoạt động tư vấn của các công ty chứng khoán cũng như tăng số lượng và chất lượng của các nhà đầu tư có tổ chức nhằm tăng chất lượng đầu tư. - Rủi ro lãi suất: là sự biến động giá chứng khoán do sự thay đổi của lãi suất gây ra. Khi đầu tư vào các chứng khoán có thu nhập cố định, nếu lãi suất thị trường tăng lên, cơ hội đầu tư vào các tài sản có mức lợi tức cao 42
  • 50. Chuyên đề 3: Quản trị rủi ro Nhóm 1 hơn sẽ mất đi. Trong đó sự tăng lên của lãi suất, giá thị trường của tài sản đã đầu tư sẽ bị giảm và nhà đầu tư sẽ bị thiệt về giá khi bán các tái sản đó. Thời hạn của các tài sản đầu tư càng lớn, ảnh hưởng của lãi suất tới giá thị trường của nó sẽ càng lớn, mức độ tổn thất giá trị của chủ đầu tư sẽ càng cao. Điều này ít xảy ra với các chứng khoán có thu nhập biến đổi, chẳng hạn trái phiếu có lãi suất thả nổi. Lãi suất thay đổi làm cho chi phí và doanh thu của doanh nghiệp thay đổi. Sự thay đổi này phụ thuộc vào cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn của DN. Nếu DN sử dụng nhiều nợ, lãi suất tăng lên làm tăng chi phí lãi vay phải trả và làm cho lợi nhuận của DN sụt giảm, giá thị trường chứng khoán giảm và ngược lại. Để hạn chế rủi ro lãi suất, nhà đầu tư cần nghiên cứu đầy đủ các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất bao gồm: chu kỳ kinh tế, lạm phát, sự thay đổi trong chính sách tiền tệ của CP, quan hệ cung cầu về vốn trên thị trường tài chính…. Để dự báo được sự thay đổi của lãi suất trong tương lai; sử dụng các công cụ dẫn suất như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn… - Rủi ro về sức mua: là sự thay đổi giá trị thực của chứng khoán do sự thay đổi sức mua của đồng tiền. Nếu lạm phát vượt qua tỷ lệ lạm phát dự tính, giá trị thực của đồng tiền sẽ bị giảm và làm cho giá trị thực của khoản đầu tư bị giảm giá trị. Nếu coi khoản đầu tư là một khoản tiêu dùng ngay, một người mua chứng khoán đã bỏ lỡ cơ hội mua hàng hóa hoặc dịch vụ trong suốt thời gian đầu tư. Trong khoảng thời gian đó, nếu giá cả dịch vụ tăng, nhà đầu tư sẽ mất đi một phần sức mua. Thông thường các nhà đầu tư dự kiến trước mức độ mất giá của đồng tiền qua tỷ lệ lạm phát dự kiến và họ sẽ chỉ chấp nhận đầu tư khi lợi tức thu được bù đắp cho họ tổn thất này. Khi lạm phát thực tế khác với tỷ lệ lạm phát dự kiến, rủi ro sức mua sẽ phát sinh. Nói một cách khác. Cả giảm phát và lạm phát đều tác động tới giá chứng khoán do đó nhà đầu tư sẽ yêu cầu tỷ lệ lợi tức khác đi. - Rủi ro chính trị: Là sự bất ổn giá chứng khoán do sự thay đổi về môi trường chính trị xã hội, chẳng hạn: chiến tranh, bãi công, biểu tình, sự 43
  • 51. Chuyên đề 3: Quản trị rủi ro Nhóm 1 thay đổi về thể chế, chính sách… Sự thay đổi này sẽ tác động tới thu nhập và rủi ro của luồng thu nhập của các DN, từ đó thay đổi giá trị của chứng khoán. Sự thay đổi của chính trị cũng tác động đến tâm lý của các nhà đầu tư, từ đó ảnh hưởng đến hành vi mua bán chứng khoán của họ. Rủi ro phi hệ thống (unsystematic risk): Là những rủi ro có nguyên nhân xuất phát từ nội tại của một công ty, một ngành nào đó mà không ảnh hưởng gắn liền đến toàn bộ thị trường . Do đó ảnh hưởng của các rủi ro phi hệ thống chỉ ảnh hưởng đến phạm vi một công ty, một ngành hay một loại chứng khoán nào đó. Những yếu tố gây ảnh hưởng này có thể là những biến động về lực lượng lao động, đình công, năng lực quản trị, thị hiếu tiêu dùng, kiện tụng,… và nhiều yếu tố khác nữa. Rủi ro phi hệ thống là một phần trong tổng rủi ro gắn liền với một công ty hay một ngành công nghiệp cụ thể nào đó, ngoài những rủi ro gắn liền với toàn bộ thị trường. Rủi ro phi hệ thống có thể phân tán giảm thiểu rủi ro được thông qua mở rộng danh mục đầu tư. Do vậy, rủi ro phi hệ thống còn được gọi là rủi ro có thể đa dạng hoá (diversifiable risks). Rủi ro phi hệ thống thường bao gồm các loại như rủi ro kinh doanh , rủi ro tài chính , rủi ro quản lý... - Rủi ro kinh doanh: Rủi ro kinh doanh là những rủi ro về sự không ổn định của thu nhập trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp do những bất lợi về môi trường kinh doanh hoặc cung cầu hàng hóa trên thị trường . Rủi ro kinh doanh có thể được chia làm hai loại cơ bản: bên ngoài và nội tại. + Rủi ro kinh doanh nội tại phát sinh trong quá trình vận hành hoạt động của công ty. Mỗi công ty có một loại rủi ro nội tại riêng và mức độ thành công của mỗi công ty thể hiện qua hiệu quả hoạt động. + Mỗi công ty có một kiểu rủi ro bên ngoài riêng, phụ thuộc vào các yếu tố môi trường kinh doanh cụ thể của công ty. Các yếu tố bên ngoài, từ 44