SlideShare a Scribd company logo
3
CHƯƠNG 1
DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU
TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
1.1. Dự án đầu tư xây dựng cơ bản và các loại dự án đầu tư xây dựng cơ bản
1.1.1. Khái niệm về dự án đầu tư xây dựng cơ bản
Dự án đầu tư là một tập hợp những đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để
tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt được sự
tăng trưởng về số lượng hoặc duy trì, cải tiến, nâng cao chất lượng của sản phẩm
hoặc dịch vụ trong một khoảng thời gian xác định (chỉ bao gồm hoạt động đầu tư
trực tiếp).
Công trình xây dựng là sản phẩm của dự án được tạo thành bởi sức lao dộng
của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định
vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt
nước và phần trên mặt nước và được xây dựng theo thiết kế.
Các công trình XDCB thường có giá trị lớn, thời gian thi công lâu, địa điểm
thi công cố định, có dự toán, thiết kế và phương pháp thi công riêng.
1.1.2. Các loại dự án đầu tư xây dựng cơ bản
Dự án XDCB có nhiều loại, muốn quản lý tốt thì ta phải biết được các loại
dự án đầu tư xây dựng cơ bản.
* Phân loại dự án đầu tư xây dựng cơ bản
- Nếu theo tính chất của dự án và qui mô đầu tư, dự án được chia ra
thành ba loại:
+ Dự án nhóm A: Đây là nhóm các dự án có vốn đầu tư rất lớn hoặc có tính
chất quan trọng của quốc gia không kể mức vốn đầu tư.
Đây là loại dự án có vốn đầu tư lớn và quan trọng của quốc gia. Mức vốn
đầu tư được qui định có sự thay đổi theo từng thời kỳ. Các dự án loại này hiện nay
đang bắt buộc phải kiểm toán độc lập báo cáo quyết toán dự án đầu tư xây dựng cơ
bản hoàn thành.
+ Dự án nhóm B: Đây là nhóm các dự án có vốn đầu tư nhỏ hơn nhóm A
được qui định cụ thể thông qua mức vốn đầu tư.
4
+ Dự án nhóm C: Đây là những dự án có vốn đầu tư nhỏ hơn nhóm B và nó
được qui định một cách cụ thể thông qua mức vốn đầu tư.
- Nếu phân loại dự án theo nguồn vốn chia ra:
+ Dự án được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước cấp.
+ Dự án được đầu tư bằng nguồn vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh.
+ Dự án được đầu tư bằng nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà
nước.
+ Dự án được đầu tư bằng nguồn vốn tự có của doanh nghiệp Nhà nước.
- Nếu theo đặc điểm kỹ thuật của dự án chia ra.
+ Dự án xây dựng dân dụng và dự án xây dựng công nghiệp.
+ Dự án xây dựng cầu, đường, sân bay, hầm lò.
+ Dự án xây dựng bến cảng, đê điều, kè, nhà máy thuỷ điện, các dàn khoan
dầu khí, nạo vét lòng sông...
+ Dự án xây dựng các công trình cấp thoát nước, cải tạo môi trường, trồng
cây gây rừng.
+ Dự án xây dựng công trình cơ khí, chế tạo máy, điều khiển tự động.
- Nếu phân loại dự án theo tính chất kinh tế chia ra:
+ Dự án sản xuất kinh doanh.
+ Dự án phi sản xuất kinh doanh.
- Phân loại dự án theo yêu cầu phạm vi quản lý chia ra:
+ Dự án do trung ương quản lý.
+ Dự án do địa phương quản lý.
Dự án xây dựng cơ bản chứa đựng rất đa dạng các hoạt động và ý tưởng của
con người như dự án trường học phải chứa đựng tư tưởng giáo dục, dự án khách
sạn phải chứa đựng những tư tưởng du lịch,... Thực tế thật khó khăn khi phân loại
một cách ngắn gọn và đầy đủ hình ảnh rộng lớn của các dự án xây dựng cơ bản.
Trên thế giới người ta thường căn cứ vào qui mô, nguồn vốn, mức độ ảnh hưởng
của dự án đến tình hình kinh tế, xã hội, mức độ phức tạp của công nghệ và đặc
trưng kinh tế kỹ thuật của dự án để phân chia ra bốn loại phổ biến như sau:
Loại thứ nhất: dự án nhà ở: Đây là dự án được phân loại theo quan điểm của
người sử dụng, dự án này tạo nên các công trình ngôi nhà một hộ, các cư xá, các
5
nhà cao tầng, các khu công sở... tất cả loại này khi thi công đều nổi bật lên kỹ thuật
của việc xây dựng nhà ở, đôi khi cũng được kết hợp với mục đích khác như mục
đích thương mại, kinh doanh. Các công trình này thường được đầu tư bằng nguồn
vốn cá nhân hoặc Nhà nước.
Hiện nay, hội nhập kinh tế Quốc tế, Việt Nam đang thi công xây dựng nhiều
loại dự án loại này rất phổ biến tại các thành phố lớn như Hà nội, Thành phố Hồ
Chí Minh,....
Loại thứ hai: Các dự án công trình kiến trúc thượng tầng, chủ yếu phục vụ
cho các hoạt động văn hoá, xã hội, vui chơi, giải trí... Loại này là các công trình
tương đối phức tạp hơn loại thứ nhất kể cả về kỹ thuật và ý tưởng kiến trúc của con
người như các trường học, bệnh viện, nhà hát, nhà thờ, khu thương mại, siêu thị,
khu vui chơi giải trí,... loại này thường được đầu tư bằng nguồn vốn Nhà nước, như
vốn từ Ngân sách Nhà nước, vốn Nhà nước vay, Nhà nước bảo lãnh tín dụng, vốn
của các tập đoàn Nhà nước,...
Loại thứ ba: Các dự án công trình thuộc hạ tầng cơ sở: Đây là các công trình
có kỹ thuật phức tạp, có tính đặc thù về chuyên môn theo ngành nghề. Loại này khi
thi công thường phải sử dụng kỹ thuật tổng hợp, các thiết bị và phương tiện chuyên
dụng như các công trình cầu, đường, hầm cống, bến cảng, sân bay, đê đập, nhà
máy thuỷ điện, bến cảng, đường ống, công trình cấp thoát nước, các đường dây tải
điện, mạng lưới thông tin... Các dự án, công trình này thông thường phải được tổ
chức đấu thầu cạnh tranh, tổ chức thiết kế là các cơ quan tổ chức thiết kế Nhà
nước. Các nhà thầu này phải là những người am hiểu chuyên môn và có trình độ kỹ
thuật cao hơn xây dựng nhà ở. Các loại dự án công trình này thường được đầu tư
bằng nguồn vốn Nhà nước, vốn vay của các tổ chức nước ngoài hoặc nguồn vốn
của các doanh nghiệp, của tập đoàn.....
Loại thứ tư: Các dự án công trình công nghiệp: Loại dự án công trình này
thường phải do các công ty xây dựng chuyên nghiệp lớn, có đủ trình độ chuyên
môn và các phương tiện kỹ thuật, kể cả vốn để thi công. Các loại dự án công trình
này chủ yếu được đầu tư bằng nguồn vốn Nhà nước. Tuy nhiên nó cũng được đầu
tư bằng nhiều nguồn khác. Các dự án công trình này cũng có thể được thực hiện
theo phương thức đấu thầu hoặc chỉ định thầu, như công trình lọc dầu, hoá dầu, các
6
nhà máy nhiên liệu tổng hợp, nhà máy điện nguyên tử, công trình khai thác mỏ,
công trình luyện kim, công trình công nghiệp nặng, giàn khoan,...
Các dự án công trình trên đây khi tiến hành đầu tư người ta cũng nhìn nhận
đánh giá khác nhau, song thường có cách nhìn để đánh giá cho hai loại công trình
đó là:
- Dự án công trình có tính chất sản xuất kinh doanh: Loại này khi phân tích,
đánh giá để đầu tư, thường người ta quan tâm đến lợi ích kinh tế do dự án công
trình sinh ra, như doanh thu hàng năm, giá thành sản xuất , kết quả, khả năng thanh
toán trả nợ về vốn vay đầu tư. Đồng thời, người ta cũng cân nhắc và phân tích kỹ
về tổng số vốn đầu tư và nguồn đầu tư có kết hợp một số yếu tố khác như môi
trường sinh thái, quy hoạch, xã hội,...
Ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế Quốc tế hiện nay những loại dự
án kiểu này không ít. Việc quyết định đầu tư những loại dự án này rất cảm tính
chưa thực sự hiệu quả và kinh tế vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó có
nguyên nhân lợi ích nhóm thậm chí là lợi ích cá nhân làm ảnh hưởng không nhỏ
đến tính hiệu quả, kinh tế của dự án. Trên thế giới các dự án loaị này khi quyết
định đầu tư thường phải bắt buộc kiểm toán hoạt động các dự án này và các dự án
này chỉ được quyết định đầu tư khi có kết quả kiểm toán hoạt động. Tuy nhiên ở
Việt Nam hiện nay, các dự án công trình loại này đang thi công chưa hề có chuyên
gia kiểm toán hoạt động thực hiện kiểm toán để đưa ra các giải pháp tối ưu. Việc
xây dựng, thi công các công trình dự án loại này nhiều khi phụ thuộc vào sự quyết
định của người có thẩm quyền dẫn đến dự án, công trình kém hiệu quả, thậm chí là
lãng phí nhiều tỷ đồng của Nhà nước.
- Đối với dự án công trình phi sản xuất kinh doanh: Loại dự án công trình
này khi đầu tư, vốn thường được lấy từ Ngân sách Nhà nước hoặc vay từ các tổ
chức quốc tế hoặc quốc gia khác. Khi đầu tư, người ta chỉ xem xét về lợi ích kinh
tế, lợi ích xã hội, môi trường sinh thái, khả năng trả vốn từ lĩnh vực khác, nguồn
khác. Nói tóm lại, các công trình này chủ yếu đánh giá trên cơ sở lợi ích công cộng
và xã hội, đó là lợi ích gián tiếp.
Ở các nước đang phát triển, các công trình hạ tầng cơ sở thường không tạo
thu nhập trực tiếp nhưng vốn đầu tư lại lớn. Do vậy, Nhà nước thường sử dụng vốn
7
vay từ các tổ chức tài chính Quốc tế như quỹ phát triển hỗ trợ chính thức (ODA);
Quỹ cho vay ưu đãi (LOAN); Quỹ phát triển và hỗ trợ Hải ngoại (OECF)... Khi sử
dụng vốn đầu tư này, bắt buộc phải tuân theo những quy định của các tổ chức cho
vay.
1.2. Đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng và quản lý dự án đầu tư xây
dựng cơ bản
Đặc điểm quá trình đầu tư dự án XDCB xuất phát từ đặc điểm của ngành,
của sản phẩm dự án XDCB và đặc điểm của quá trình đầu tư XDCB. Chính những
đặc điểm này quyết định đến đặc điểm quá trình đầu tư và quản lý dự án đầu tư
XDCB.
1.2.1. Đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng cơ bản
Đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) được thể hiện thông
qua đặc điểm của ngành, của sản phẩm dự án XDCB và đặc điểm của quá trình đầu
tư dự án XDCB. Chính những đặc điểm này quyết định đến đặc điểm quá trình
quản lý dự án đầu tư XDCB.
XDCB là một ngành sản xuất vật chất chịu tác động của điều kiện tự nhiên.
Sản phẩm của ngành XDCB và dự án xây dựng cơ bản là những công trình, hạng
mục công trình (HMCT) được tạo nên bởi nhiều bên có liên quan đến công trình và
dự án. Sản phẩm của dự án xây dựng cơ bản khi đưa vào sử dụng có liên quan đến
nhiều ngành nghề trong nền kinh tế quốc dân.
Sản phẩm của dự án XDCB quyết định đến qui mô của các ngành sản xuất
khác, đồng thời sản phẩm dự án XDCB cũng phản ánh trình độ phát triển kinh tế
xã hội và năng lực sản xuất của một đất nước.
Sản phẩm dự án XDCB là những công trình, HMCT được tạo nên từ vật liệu
xây dựng, thiết bị, lao động gắn liền với đất, khoảng không, mặt nước, mặt biển và
thềm lục địa. Các công trình, HMCT cũng là sản phẩm của dự án, đồng thời cũng
là sản phẩm của công nghệ xây lắp nó được tạo ra nhằm để sản xuất ra những sản
phẩm cụ thể đã nêu ra trong dự án.
Như vậy, công trình XDCB là sản phẩm tất yếu của giai đoạn thứ hai (giai
đoạn thực hiện đầu tư của dự án) và thông qua đó nhằm đạt được mục tiêu cuối
cùng đã nêu ra trong dự án đó là sự tăng trưởng về số lượng, hoặc duy trì, cải tiến,
8
nâng cao chất lượng của sản phẩm dịch vụ nào đó trong một khoảng thời gian xác
định đã được dự án nêu ra.
1.2.2. Trình tự đầu tư dự án xây dựng xây dựng cơ bản
Đặc điểm quá trình đầu tư dự án xây dựng cơ bản được thể hiện thông qua
trình tự các bước đầu tư dự án xây dựng cơ bản. Trên thế giới quá trình đầu tư
XDCB thường tiến hành qua 6 bước, đó là:
Bước 1: Nghiên cứu luận chứng và tính khả thi của dự án.
Bước 2: Thiết kế, lập dự toán và tính toán chi tiết các đặc điểm kinh tế kỹ
thuật công trình.
Bước 3: Cung ứng dịch vụ, vật tư, trang thiết bị, công nghệ.
Bước 4: Xây dựng. (Thực hiện đầu tư)
Bước 5: Vận hành thử và bổ sung.
Bước 6: Sử dụng công trình.
Ở nước ta trình tự tiến hành đầu tư được thực hiện qua 3 giai đoạn đó là:
- Giai đoạn 1: Chuẩn bị đầu tư.
- Giai đoạn 2: Thực hiện đầu tư.
- Giai đoạn 3: Kết thúc xây dựng, đưa công trình vào khai thác sử dụng.
Trong chương trình kiểm toán báo cáo quyết toán dự án đầu tư xây dựng cơ
bản hoàn thành chỉ đề cập đến giai đoạn thứ 4 của quốc tế hay giai đoạn thứ 2 của
quá trình đầu tư dự án của nước ta. Đây là giai đoạn tạo ra công trình xây dựng là
sản phẩm của quá trình xây lắp tạo bởi vật tư, lao động và thiết bị. Trong giai đoạn
thực hiện đầu tư và giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai thác sử
dụng có thể được thực hiện theo trình tự hoặc xen kẽ gối đầu tuỳ từng loại dự án
công trình. Cụ thể về các giai đoạn của quá trình đầu tư XDCB trên thế giới như
sau:
Bước 1: Nghiên cứu luận chứng và tính khả thi của dự án: Thông thường ở
các quốc gia trên thế giới, khi đầu tư vào một lĩnh vực nào đó, nhà quản lý phải
chịu trách nhiệm và tập trung nghiên cứu về việc lập kế hoạch đầu tư (Ở Việt Nam
gọi là lập dự án – lập báo cáo tiền khả thi, khả thi). Trong giai đoạn này, các nhà
quản lý thường phân tích, nghiên cứu về hiệu quả của dự án, nghiên cứu về tính
khả thi và sự ảnh hưởng của dự án đầu tư đối với các vấn đề xung quanh như môi
9
trường, xã hội, an ninh,...hay nói cách khác, nghiên cứu về lợi ích do công trình
đem lại trên nhiều giác độ như kinh tế, chính trị, xã hội, môi trường sinh thái,...
Trong bước này, người ta tính toán và phân tích cả đến địa điểm thi công xây
dựng, địa điểm này có ảnh hưởng trực tiếp tới việc lựa chọn khả năng cung cấp vật
tư, thiết bị, nhân công địa phương, năng lượng, khả năng tiêu thụ sản phẩm, quá
trình vận chuyển hàng hoá tiêu thụ, thị trường. Xa hơn nữa là các yếu tố tác động
của quá trình quản lý đầu tư đến việc thực thi dự án, bối cảnh kinh tế, chính trị, xã
hội, mức độ tiêu thụ, xu hướng phát triển của các vùng lân cận...
Bước 2: Thiết kế, lập dự toán và tính toán chi tiết các đặc điểm kinh tế, kỹ
thuật công trình. Việc thiết kế phải đáp ứng yêu cầu về mặt chuyên môn, nhưng lại
xuất phát từ yêu cầu định hướng của chủ đầu tư. Trong giai đoạn thiết kế có hai
bước, đó là thiết kế sơ bộ và thiết kế chi tiết. Thiết kế sơ bộ thường đi sâu nhấn
mạnh về lĩnh vực kiến trúc tổng thể, hình thức bên ngoài, đánh giá về mặt kỹ thuật,
kích thước và năng lực của công trình cùng việc nghiên cứu so sánh tính kinh tế.
Thiết kế chi tiết thường đi sâu vào phân tích chi tiết các công trình, HMCT phải
đảm bảo kỹ thuật và phù hợp với tiêu chuẩn hiện hành, nó được thể hiện thông qua
các dạng bản vẽ chi tiết và thuyết minh kỹ thuật thuận lợi cho bên thi công. Các
bản thiết kế kỹ thuật hoàn chỉnh thường là sản phẩm của cả nhóm chuyên gia nhiều
lĩnh vực. Dựa trên các bản vẽ thiết kế chi tiết người ta tính ra khối lượng công việc
kết hợp với đơn giá quy định của khu vực thi công để xây dựng nên dự toán công
trình.
Bước 3: Thực hiện cung ứng dịch vụ, vật tư, trang thiết bị công nghệ. Trong
bước này thực hiện 2 nội dung:
- Ký kết hợp đồng phục vụ thi công xây dựng.
- Tiếp nhận vật liệu, trang thiết bị, công nghệ của dự án.
Trong bước này, hầu hết các công trình đều được ký hợp đồng thi công
thông qua đấu thầu thi công theo luật đấu thầu. Tuy nhiên việc đấu thầu ở Việt
Nam hiện nay thực hiện theo luật đấu thầu 2005 rất hình thức mà các hiện tượng
phổ biến là chạy thầu. Các hiện tượng chạy thầu ở Việt Nam hiện nay rất tinh vi và
phức tạp và khó có thể giải quyết dứt điểm về các hiện tượng này. Các công trình
10
có tính chất cấp bách như thiên tai, lũ lụt, địch hoạ, nghiên cứu, thí nghiệm.... thì
được Chính phủ trực tiếp chỉ định thầu.
Trên thế giới, công việc cung cấp, tiếp nhận vật liệu, thiết bị, công nghệ xây
dựng và ký kết hợp đồng chủ yếu được thực hiện thông qua đấu thầu, cạnh tranh
của những nhà thầu chính có đủ điều kiện, tiêu chuẩn và uy tín. Sau đó nhà thầu
chính sẽ ký kết hợp đồng kinh tế với các nhà thầu phụ trong việc cung cấp vật liệu,
thiết bị xây dựng cơ bản theo tiến độ thi công tuân thủ thiết kế kỹ thuật và dự toán
được phê duyệt. Nhà thầu phụ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà thầu chính về
việc cung cấp vật tư, thiết bị và công nghệ, nhưng nhà thầu chính lại hoàn toàn
chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư, pháp luật về chất lượng của công trình và dự án.
Trên thế giới, việc xây dựng và giữ uy tín của nhà thầu là sự sống còn nên chất
lượng vật tư, thiết bị luôn được đảm bảo. Còn ở Việt Nam, khó có thể nói được
chất lượng thông qua sự ký kết hợp đồng như vây.
Bước 4: Xây dựng: Đây là giai đoạn biến thiết kế kỹ thuật thành công trình
cụ thể đã được xác định. Các nguồn lao động, thiết bị, công nghệ,... trong giai đoạn
này sẽ được kết hợp chặt chẽ với nhau đảm bảo thi công hoàn thành công trình
đúng theo tiến độ, tuân thủ qui định về trình tự và thủ tục đầu tư xây dựng của Nhà
nước. Trong giai đoạn xây dựng này, chủ yếu là do các nhà thầu thực hiện với lực
lượng lao động, thiết bị... có sự quản lý và điều phối một cách chặt chẽ. Tuy nhiên,
giai đoạn này cũng không thể bỏ qua sự kiểm soát về tài chính để thanh toán đúng
yêu cầu và về chất lượng công trình. Sự giám sát này được tiến hành bởi nhiều bên
như thiết kế, nhà quản lý xây dựng, chủ đầu tư, kể cả các nhà vận tải, tổ chức cung
cấp thiết bị, vật liệu...
Bước 5: Vận hành thử và bổ sung: Giai đoạn này còn gọi là chạy thử máy và
qui trình sau khi đã qua công tác lắp đặt. Đây là giai đoạn tất yếu phải được kiểm
tra nhằm đảm bảo chắc chắn qui trình công nghệ lắp đặt cùng các bộ phận của
công trình ăn khớp và hoạt động đồng bộ nhịp nhàng. Đối với các công trình, dự án
quan trọng đây là giai đoạn bảo hành với một thời gian qui định. Trong thời gian
này, các nhà thầu, nhà thiết kế có thể bị gọi quay trở lại để xử lý, hiệu chỉnh các
vấn đề cần khắc phục.
11
Bước 6: Sử dụng công trình: Đây là giai đoạn đưa công trình vào sản xuất,
sử dụng theo đúng chức năng và mục tiêu của dự án. Việc sử dụng công trình phải
tuân theo những qui định riêng của nó với những đặc tính trong quá trình sử dụng
và một thời gian hoặc tuổi thọ đã được qui định trong thiết kế.
Ở nước ta, đặc trưng của giai đoạn thực hiện đầu tư để tạo ra công trình bao
gồm các công việc cụ thể như sau:
- Xin giao đất hoặc thuê đất (đối với dự án có sử dụng đất).
- Xin giấy phép xây dựng (nếu yêu cầu phải có giấy phép xây dựng).
- Thực hiện việc đền bù, giải phóng mặt bằng, thực hiện kế hoạch tái định cư
và phục hồi (đối với các dự án có yêu cầu tái định cư và phục hồi), chuẩn bị mặt
bằng xây dựng nếu có.
- Mua sắm thiết bị và công nghệ.
- Thực hiện việc khảo sát, thiết kế xây dựng.
- Thẩm định phê duyệt thiết kế và tổng dự toán, dự toán công trình.
- Tiến hành thi công xây lắp.
- Kiểm tra và thực hiện các hợp đồng.
- Quản lý kỹ thuật, chất lượng thiết bị và chất lượng xây dựng.
- Vận hành thử, nghiệm thu, quyết toán vốn đầu tư, bàn giao và thực hiện
bảo hành công trình, sản phẩm.
Việc lựa chọn các nhà thầu để thực hiện các nội dung này đối với các công
trình đấu thầu hay chỉ định thâù phải tuân theo các qui định của luật đấu thầu 2005,
Nghị định số 111/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 09 năm 2006 của Chính phủ vế
hướng dẫn thi hành luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo luật xây
dựng và những qui định trong Nghị định số 07/2003/NĐ-CP ngày 30 tháng 01 năm
2003 của Chính phủ vế sửa đổi, bổ sung một số điều của qui chế quản lý đầu tư và
xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 07 năm
1999 và Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 05 tháng 05 năm 2000 của Chính phủ.
1.2.3. Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản
Để quản lý và thực hiện các dự án, các công trình xây dựng, có rất nhiều
kiểu khác nhau. Mỗi kiểu đều có ưu nhược điểm riêng. Ở các nước phát triển
người ta thường áp dụng một cách xen kẽ tuỳ từng dự án công trình, từng công
12
việc để nhằm phát huy tính hiệu quả trong quản lý và thực thi đối với dự án công
trình. Vì vậy, khi nhìn vào kiểu tổ chức quản lý và thực thi các dự án, các công
trình thì rất khó đánh giá và xác định nó là một kiểu riêng biệt nào. Cho dù như
vậy, song thực tế hiện nay trên thế giới đang nổi lên bốn kiểu điển hình đó là: Kiểu
truyền thống, kiểu chía khoá trao tay, kiểu chủ đầu tư tự làm và kiểu quản lý xây
dựng chuyên nghiệp.
* Kiểu thứ nhất: Kiểu quản lý truyền thống
Đây là kiểu mà chủ đầu tư đi thuê nhà thiết kế để tiến hành về thiết kế kỹ
thuật và thiết kế thi công, sau đó nhà thiết kế này phải tham gia việc kiểm soát,
giám sát kỹ thuật và kiểm tra chất lượng cùng chủ đầu tư trong quá trình thi công
xây dựng. Về phía thi công xây dựng, chủ đầu tư sẽ ký hợp đồng với một nhà thầu
chính. Nhiều công trình, nhà thầu chính không đảm đương hết được sẽ ký lại với
nhà thầu phụ, song nhà thầu chính sẽ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về toàn bộ
khối lượng của nhà thầu phụ trước chủ đầu tư như đã trình bày ở phần trên.
Khi áp dụng kiểu quản lý truyền thống, chủ đầu tư thường thực hiện một
trong các loại hợp đồng như sau để ký kết giữa hai bên chủ đầu tư (Bên A) và bên
nhận thầu thi công xây lắp (Bên B).
- Loại hợp đồng đơn giá cố định: Theo loại này, khi thi công xây dựng dự án
công trình, nhà thầu sẽ có sự thoả thuận với chủ đầu tư về một mức giá cố định
trước khi xây dựng, trong đó có cả lợi nhuận. Cũng có trường hợp công trình sẽ ký
hợp đồng với nhiều nhà thầu phụ. Trên cơ sở hợp đồng chính và các yêu cầu chi
tiết trong thiết kế kỹ thuật. Mặc dù đơn giá cố định nhưng vẫn có một khoản được
thanh toán bổ sung ngoài hợp đồng, nhưng khối lượng này chỉ có giới hạn nhất
định cho phép. Những đặc điểm nổi bật của loại hợp đồng này là:
+ Lập trường, quan điểm chủ đầu tư thường trái ngược với bên tổng thầu.
+ Nhà thiết kế thường bất đồng với nhà thầu và chủ đầu tư thường là người
đứng ra giải quyết bất đồng này.
+ Mặc dù là đơn giá cố định được xác định trước, nhưng thực tế thường có
những phát sinh có thể do chủ đầu tư hoặc do khách quan không lường trước
được, nên thường dẫn đến sự tranh chấp và làm tăng chi phí.
13
- Loại hợp đồng thoả thuận theo giá thành cộng thêm phần thù lao: Đây là
loại hợp đồng mà chủ đầu tư thoả thuận để thanh toán cho nhà thầu các chi phí đã
bỏ ra theo giá hiện thời, còn khoản thù lao được tính trên tỉ lệ phần trăm của giá
thành có khuyến khích và tính đến yếu tố hạ giá thành và tiến độ thời gian thi công.
Loại hợp đồng này ít được sử dụng vì khi áp dụng phải có sự hiểu biết và qui định
chặt chẽ về giá thành, tránh trường hợp ghi tăng giá thành không hợp lý. Trường
hợp này phải có qui định loại khỏi giá thành những chi phí không hợp lý do nhà
thầu gây ra. Bên cạnh đó, khoản thù lao phải được xem xét tính cho từng loại công
trình xét về mặt qui mô, tầm cỡ và mức độ phức tạp của công trình. Tuy nhiên, loại
hợp đồng này vẫn được sử dụng cho những công việc làm thêm giờ, hoặc những
công việc phụ có tính chất không rõ ràng. Những đặc điểm cơ bản của loại hợp
đồng này như sau:
+ Hình thức này sẽ bất lợi cho chủ đầu tư thiếu kinh nghiệm. Các nhà thầu
sẽ lạm dụng sự thiếu kinh nghiệm và thiếu cẩn thận của chủ đầu tư nhất là các nhà
thầu làm ăn không muốn giữ uy tín, chưa nói đến các nhà thầu thiếu nghiêm túc và
thiếu trách nhiệm.
+ Khi áp dụng hình thức này, chủ chủ đầu tư phải tăng cường giám sát rất
nhiều, nó không hiệu quả như phương pháp khoán gọn.
+ Các thủ tục và qui chế thay đổi, nhiều khi tác động rất lớn đến giá thành để
thanh toán.
+ Trong cơ chế thị trường cạnh tranh, hình thức này chưa phải là một hình
thức hợp đồng kinh tế có tính chất khuyến khích tích cực.
- Hợp đồng khoán giá thành đảm bảo tối đa: Đây là một hình thức mà nhà
thầu sẽ đồng ý làm cho chủ đầu tư với một khoản thù lao cố định, sẽ thi công công
trình theo một giá không vượt quá mức tối đa đã được xác định trước. Các khoản
chi phí vượt mức này nhà thầu sẽ hoàn toàn gánh chịu, còn nếu nhà thầu tiết kiệm
được càng nhiều chi phí so với mức tối đa có thể được chủ đầu tư trả lại toàn bộ
cho bên nhà thầu hay trả một phần tuỳ thoả thuận. Đây là một kiểu hợp đồng có
nhiều nét đặc trưng để khuyến khích nhà thầu cạnh tranh, tích cực và phát huy tính
hiệu quả, nó có nhiều điểm theo kiểu khoán gọn công trình và khắc phục được
nhiều nhược điểm theo kiểu hợp đồng theo giá thành cộng thêm phần thù lao.
14
* Kiểu thứ hai: Kiểu tự làm
Đây là kiểu chủ đầu tư kiêm luôn chức năng của nhà thầu. Theo hình thức
này, ở các nước phát triển, các chủ đầu tư có thể thực hiện một phần hoặc toàn bộ
công việc xây dựng, thậm chí cả công việc thiết kế. Trường hợp này, các chủ đầu
tư có thể thuê cả nhà thầu, tư vấn một hoặc một số phần việc cụ thể người ta vẫn
gọi là phương thức tự làm. Theo kiểu tự làm này, chủ đầu tư sử dụng nhiều loại
hợp đồng như kiểu truyền thống. Thực tế hiện nay trên thế giới lại thiên về kiểu
quản lý chuyên nghiệp.
Đặc trưng của kiểu tự làm là những công trình nhỏ, kỹ thuật đơn giản, thời
gian thi công nhanh và chủ đầu tư phải có lực lượng thi công đủ trình độ năng lực
và kinh nghiệm cần thiết cho công trình tự làm.
* Kiểu thứ ba: Kiểu "chìa khoá trao tay"
Hình thức này người ta còn gọi là thiết kế kiêm xây dựng hoặc thiết kế kiêm
quản lý. Theo hình thức này, toàn bộ các giai đoạn của dự án từ luận chứng đến
thiết kế, xây dựng đều do một tổ chức đảm nhận.
Nếu thiết kế kiêm thi công thì nhà thầu chính là chủ trì thực hiện kiểm soát
tất cả các nhà thầu phụ. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp hợp đồng có sự thoả
thuận giữa người xây dựng kiêm thiết kế và chủ đầu tư.
Trường hợp thiết kế kiêm quản lý thì công việc thi công sẽ được thực hiện
bởi một số nhà thầu độc lập như quản lý xây dựng chuyên nghiệp. Phương thức
này hiện nay đang được áp dụng phổ biến tại Mỹ cho các dự án phục vụ ngành
công nghiệp nặng.
Theo phương thức này thường sử dụng các loại hợp đồng đã nói ở trên như
hợp đồng khoán gọn toàn bộ; kiểu giá thành cộng thêm phần thù lao cố định; giá
thành cộng với phần thù lao khuyến khích hay giá thành đảm bảo lớn nhất. Các
loại hợp đồng này không thực sự phù hợp với kiểu chìa khoá trao tay, song những
năm gần đây người ta áp dụng phổ biến các hợp đồng kiểu giá thành cộng thêm
khoản thù lao cho hình thức chìa khoá trao tay. Theo kiểu này chủ đầu tư có nhiều
thuận lợi, như ít phải quan tâm tới quá trình thi công, nhất là chủ đầu tư ít hiểu biết
về xây dựng, rút ngắn thời gian thi công, hạn chế việc thay đổi về thiết kế, về xây
dựng, loại này thường chỉ có một loại hợp đồng tổng hợp. Nhưng kiểu quản lý này
15
cũng có bất lợi về giá dự toán khó xác định, chất lượng công trình phụ thuộc vào
bên thi công, có thể kết quả ngoài mong đợi.
* Kiểu thứ tư: Kiểu quản lý xây dựng chuyên nghiệp
Đây là cách quản lý có sự liên kết chặt chẽ ba bên với nhau đó là chủ đầu tư,
người thiết kế và nhà quản lý xây dựng. Cách quản lý này có thể cạnh tranh với tất
cả các kiểu quản lý trên. Nó tạo điều kiện cho các bên tham gia đầy đủ vào quá
trình thi công công trình. Phương pháp này thường đề cao một số dạng hợp đồng
khoán toàn bộ, riêng rẽ, hoặc hợp đồng xây dựng theo đơn giá mà trong mọi
trường hợp nó tỏ ra có ưu thế hơn so với hợp đồng tổng thầu hoặc hợp đồng theo
giá thành cộng thêm khoản thù lao. Các kiểu hợp đồng sử dụng: Trong hình thức
quản lý xây dựng chuyên nghiệp người ta thoả thuận và hợp đồng với chủ đầu tư
để chủ đầu tư trả lại toàn bộ các chi phí trên công trường và trả thêm một khoản
thù lao cố định. Một hình thức hợp đồng khác được ưa thích, hay sử dụng trong
một số trường hợp đó là cung cấp khoản tiền hoàn trả lại các chi phí ở cơ quan
cộng với một khoản thù lao cố định để bù đắp cho lợi nhuận mà thôi.
Ưu điểm của hình thức này đó là:
- Tận dụng mọi kỹ năng xây dựng ở tất cả các khâu mà không gây ra tranh
chấp về quyền lợi giữa chủ đầu tư và thiết kế.
- Các chi phí, tiến độ và toàn bộ công việc thi công, kể cả việc thay đổi sửa
chữa trong khi thi công sẽ được đánh giá một cách độc lập nên các quyết định
thường có lợi cho chủ đầu tư.
- Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa thiết kế và chủ thầu xây dựng.
- Có thể thực hiện được thời gian thiết kế, thi công ngắn nhất thông qua việc
sử dụng kỹ thuật thi công phân giai đoạn.
- Tăng cường sự cạnh tranh giữa các nhà thầu, có lợi cho chủ đầu tư.
Những nhược điểm của hình thức này theo phía chủ đầu tư thường gắn trách
nhiệm của chủ đầu tư với một số công việc nhất định, sự thành công của phương
thức quản lý này phụ thuộc rất lớn vào trình độ và kỹ năng của bộ phận quản lý
chuyên nghiệp. Mặt khác người quản lý xây dựng chuyên nghiệp không chịu trách
nhiệm về tổng giá thành và chất lượng công trình.
16
Ở Việt nam ta hiện nay việc quản lý xây dựng thực hiện dự án được chia ra
2 hình thức đó là :
- Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án.
- Thuê tổ chức tư vấn quản lý dự án.
Đối với các dự án công trình sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng
đầu tư của Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, chủ đầu tư phải trình
người có thẩm quyền quyết định đầu tư quyết định hình thức quản lý thực hiện dự
án. Cụ thể: (Kinh phí quản lý thực hiện dự án do Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính và Bộ
kế hoạch đầu tư thống nhất quy định theo Thông tư số 10/TT-BTC ngày 26 tháng
01 năm 2011 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, sử dụng chi phí quản lý dự án
của các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước và Nghị định số
03/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 07 tháng 01 năm 2008 về sửa đổi, bổ sung
một số điều của nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 06 năm 2007 của
Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình).
1- Hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án:
Áp dụng hình thức này phải có các điều kiện sau:
- Chủ đầu tư phải có bộ máy quản lý đủ năng lực hoặc thành lập ban quản lý
dự án để quản lý dự án.
- Chủ đầu tư hoặc ban quản lý dự án phải đăng ký hoạt động tại cơ quan có
thẩm quyền.
Dựa trên các điều kiện này, nếu công trình đầu tư bằng nguồn vốn Nhà nước
nhưng không phải nguồn vốn của doanh nghiệp Nhà nước thì phải có quyết định
về hình thức đầu tư của người có thẩm quyền mới được thực hiện.
2 - Hình thức thuê tổ chức tư vấn quản lý dự án:
Hình thức này có các điều kiện như sau:
- Chủ đầu tư không có điều kiện trực tiếp quản lý thực hiện dự án. Do vậy,
chủ đầu tư phải thuê tổ chức chuyên môn hoặc giao cho ban quản lý chuyên ngành
làm nhiệm vụ điều hành dự án. Chủ đầu tư phải trình người có thẩm quyền quyết
định đầu tư phê duyệt về tổ chức điều hành dự án.
- Chủ nhiệm điều hành dự án là một pháp nhân có năng lực và có đăng ký về
tư vấn đầu tư và xây dựng.
17
- Tổ chức tư vấn quản lý dự án có nhiệm vụ:
+ Trực tiếp ký và thanh toán hợp đồng nếu được chủ đầu tư giao hoặc giao
dịch để chủ đầu tư ký kết hợp đồng và thanh toán hợp đồng với các tổ chức khảo
sát, thiết kế, cung ứng vật tư, thiết bị, xây lắp và thanh toán hợp đồng với các nhà
thầu dựa trên cơ sở xác nhận của chủ điều hành dự án.
+ Chịu trách nhiệm thay mặt chủ đầu tư giám sát quản lý toàn bộ quá trình
thực hiện dự án, chịu trách nhiệm về tốc, tiến độ thi công và chất lượng công trình.
+ Chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và luật pháp về việc quản lý thực hiện
dự án và đưa dự án vào khai thác sử dụng.
Câu hỏi ôn tập chương 1
Câu 1: Thế nào là dự án dự án đầu tư xây dựng cơ bản? Thế nào là công
trình xây dựng cơ bản? Phân biệt dự án và công trình đầu tư xây dựng cơ bản?
Câu 2: Các loại dự án đầu tư xây dựng cơ bản? Trên thế giới thường phân
chia dự án đầu tư xây dựng cơ bản như thế nào? Ở Việt Nam hiện nay phấn chia
các dự án đầu tư xây dựng cơ bản theo tiêu thức gì, hãy chỉ ra những điểm khác
nhau cơ bản về tiêu thức trong việc phân chia dự án giữa Việt Nam và thế giới?
Câu 3: Các bước đầu tư xây dựng cơ bản của một dự án? Trên thế giới đầu
tư một dự án xây dựng cơ bản được thực hiện qua mấy bước? Nội dung cơ bản của
mỗi bước? Ở Việt Nam việc đầu tư dự án xây dựng cơ bản được tiến hành qua mấy
bước? Tại sao lại có sự khác biệt này?
Câu 4: Hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản là gì? Trên thế giới
thường quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ bản thông qua mấy hình thức?
Nội dung cơ bản và ưu nhược điểm của mỗi hình thức quản lý dự án? Ở Việt Nam
hiện nay đang thực hiện quản lý dự án theo mấy hình thức? Nội dung cơ bản và
điều kiện thực hiện của mỗi hình thức? Tại sao ở Việt Nam lại có sự khác biệt này
so với quản lý đầu tư dự án xây dựng cơ bản trên thế giới? Hình thức quản lý dự
án đầu tư xây dựng cơ bản nào sẽ hợp lý hơn ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay?

More Related Content

Similar to Chương 1 - Kiểm toán XDCB và NS (1).pdf

Đề tài: Đầu tư xây dựng các công trình tại Hà Tĩnh bằng vốn Ngân sách
Đề tài: Đầu tư xây dựng các công trình tại Hà Tĩnh bằng vốn Ngân sáchĐề tài: Đầu tư xây dựng các công trình tại Hà Tĩnh bằng vốn Ngân sách
Đề tài: Đầu tư xây dựng các công trình tại Hà Tĩnh bằng vốn Ngân sách
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại NHN...
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại NHN...Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại NHN...
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại NHN...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Cơ sở khoa học về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước.docx
Cơ sở khoa học về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước.docxCơ sở khoa học về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước.docx
Cơ sở khoa học về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
Bai giang-nguyen-ly-kinh-te-va-quan-ly-xay-dung-pgs.-luong-duc-long
Bai giang-nguyen-ly-kinh-te-va-quan-ly-xay-dung-pgs.-luong-duc-longBai giang-nguyen-ly-kinh-te-va-quan-ly-xay-dung-pgs.-luong-duc-long
Bai giang-nguyen-ly-kinh-te-va-quan-ly-xay-dung-pgs.-luong-duc-long
tinh vo
 
Chương 1.pdf
Chương 1.pdfChương 1.pdf
Chương 1.pdf
Dung270452
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.docx
Quản lý đầu tư công trình xây dựng bằng ngân sách của tp Đà Nẵng
Quản lý đầu tư công trình xây dựng bằng ngân sách của tp Đà NẵngQuản lý đầu tư công trình xây dựng bằng ngân sách của tp Đà Nẵng
Quản lý đầu tư công trình xây dựng bằng ngân sách của tp Đà Nẵng
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Từ Ngân Sách Nh...
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Từ Ngân Sách Nh...Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Từ Ngân Sách Nh...
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Từ Ngân Sách Nh...
Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 
DA_kinh_te_dau_tu.docx
DA_kinh_te_dau_tu.docxDA_kinh_te_dau_tu.docx
DA_kinh_te_dau_tu.docx
NghaKiu
 
Giáo trình quản trị dự án đầu tư
Giáo trình quản trị dự án đầu tưGiáo trình quản trị dự án đầu tư
Giáo trình quản trị dự án đầu tư
CleverCFO Education
 
Bài giảng lập và quản lý dự án đầu tư
Bài giảng lập và quản lý dự án đầu tưBài giảng lập và quản lý dự án đầu tư
Bài giảng lập và quản lý dự án đầu tư
Share Tài Liệu Đại Học
 
Cơ sở lý thuyết về lập và thẩm định dự án đầu tư.docx
Cơ sở lý thuyết về lập và thẩm định dự án đầu tư.docxCơ sở lý thuyết về lập và thẩm định dự án đầu tư.docx
Cơ sở lý thuyết về lập và thẩm định dự án đầu tư.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
Nd12 10-02-2009-qlda dau tu xd
Nd12 10-02-2009-qlda dau tu xdNd12 10-02-2009-qlda dau tu xd
Nd12 10-02-2009-qlda dau tu xdrobinking277
 
Cơ sở lý luận về dự án đầu tư, tín dụng đầu tư phát triển và rủi ro.docx
Cơ sở lý luận về dự án đầu tư, tín dụng đầu tư phát triển và rủi ro.docxCơ sở lý luận về dự án đầu tư, tín dụng đầu tư phát triển và rủi ro.docx
Cơ sở lý luận về dự án đầu tư, tín dụng đầu tư phát triển và rủi ro.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
Đăng powerpoint demo đây
Đăng powerpoint demo đâyĐăng powerpoint demo đây
Đăng powerpoint demo đây
Bloom Fashḭon
 
Cơ sở khoa học về quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách...
Cơ sở khoa học về quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách...Cơ sở khoa học về quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách...
Cơ sở khoa học về quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
KẾ TOÁN XÂY DỰNG CƠ BẢN (KẾ TOÁN CHỦ ĐẦU TƯ)
KẾ TOÁN XÂY DỰNG CƠ BẢN (KẾ TOÁN CHỦ ĐẦU TƯ) KẾ TOÁN XÂY DỰNG CƠ BẢN (KẾ TOÁN CHỦ ĐẦU TƯ)
KẾ TOÁN XÂY DỰNG CƠ BẢN (KẾ TOÁN CHỦ ĐẦU TƯ)
Tuấn Anh
 
KẾ TOÁN XÂY DỰNG CƠ BẢN (KẾ TOÁN CHỦ ĐẦU TƯ)
KẾ TOÁN XÂY DỰNG CƠ BẢN (KẾ TOÁN CHỦ ĐẦU TƯ) KẾ TOÁN XÂY DỰNG CƠ BẢN (KẾ TOÁN CHỦ ĐẦU TƯ)
KẾ TOÁN XÂY DỰNG CƠ BẢN (KẾ TOÁN CHỦ ĐẦU TƯ)
AskSock Ngô Quang Đạo
 
Tài liệu về lập và thẩm định dự án đầu tư xây dựng
Tài liệu về lập và thẩm định dự án đầu tư xây dựngTài liệu về lập và thẩm định dự án đầu tư xây dựng
Tài liệu về lập và thẩm định dự án đầu tư xây dựng
minhphuongcorp
 

Similar to Chương 1 - Kiểm toán XDCB và NS (1).pdf (20)

Đề tài: Đầu tư xây dựng các công trình tại Hà Tĩnh bằng vốn Ngân sách
Đề tài: Đầu tư xây dựng các công trình tại Hà Tĩnh bằng vốn Ngân sáchĐề tài: Đầu tư xây dựng các công trình tại Hà Tĩnh bằng vốn Ngân sách
Đề tài: Đầu tư xây dựng các công trình tại Hà Tĩnh bằng vốn Ngân sách
 
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại NHN...
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại NHN...Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại NHN...
Đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại NHN...
 
Cơ sở khoa học về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước.docx
Cơ sở khoa học về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước.docxCơ sở khoa học về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước.docx
Cơ sở khoa học về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước.docx
 
Bai giang-nguyen-ly-kinh-te-va-quan-ly-xay-dung-pgs.-luong-duc-long
Bai giang-nguyen-ly-kinh-te-va-quan-ly-xay-dung-pgs.-luong-duc-longBai giang-nguyen-ly-kinh-te-va-quan-ly-xay-dung-pgs.-luong-duc-long
Bai giang-nguyen-ly-kinh-te-va-quan-ly-xay-dung-pgs.-luong-duc-long
 
Chương 1.pdf
Chương 1.pdfChương 1.pdf
Chương 1.pdf
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.docx
 
Quản lý đầu tư công trình xây dựng bằng ngân sách của tp Đà Nẵng
Quản lý đầu tư công trình xây dựng bằng ngân sách của tp Đà NẵngQuản lý đầu tư công trình xây dựng bằng ngân sách của tp Đà Nẵng
Quản lý đầu tư công trình xây dựng bằng ngân sách của tp Đà Nẵng
 
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Từ Ngân Sách Nh...
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Từ Ngân Sách Nh...Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Từ Ngân Sách Nh...
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Từ Ngân Sách Nh...
 
DA_kinh_te_dau_tu.docx
DA_kinh_te_dau_tu.docxDA_kinh_te_dau_tu.docx
DA_kinh_te_dau_tu.docx
 
Giáo trình quản trị dự án đầu tư
Giáo trình quản trị dự án đầu tưGiáo trình quản trị dự án đầu tư
Giáo trình quản trị dự án đầu tư
 
Qtdadt
QtdadtQtdadt
Qtdadt
 
Bài giảng lập và quản lý dự án đầu tư
Bài giảng lập và quản lý dự án đầu tưBài giảng lập và quản lý dự án đầu tư
Bài giảng lập và quản lý dự án đầu tư
 
Cơ sở lý thuyết về lập và thẩm định dự án đầu tư.docx
Cơ sở lý thuyết về lập và thẩm định dự án đầu tư.docxCơ sở lý thuyết về lập và thẩm định dự án đầu tư.docx
Cơ sở lý thuyết về lập và thẩm định dự án đầu tư.docx
 
Nd12 10-02-2009-qlda dau tu xd
Nd12 10-02-2009-qlda dau tu xdNd12 10-02-2009-qlda dau tu xd
Nd12 10-02-2009-qlda dau tu xd
 
Cơ sở lý luận về dự án đầu tư, tín dụng đầu tư phát triển và rủi ro.docx
Cơ sở lý luận về dự án đầu tư, tín dụng đầu tư phát triển và rủi ro.docxCơ sở lý luận về dự án đầu tư, tín dụng đầu tư phát triển và rủi ro.docx
Cơ sở lý luận về dự án đầu tư, tín dụng đầu tư phát triển và rủi ro.docx
 
Đăng powerpoint demo đây
Đăng powerpoint demo đâyĐăng powerpoint demo đây
Đăng powerpoint demo đây
 
Cơ sở khoa học về quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách...
Cơ sở khoa học về quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách...Cơ sở khoa học về quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách...
Cơ sở khoa học về quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách...
 
KẾ TOÁN XÂY DỰNG CƠ BẢN (KẾ TOÁN CHỦ ĐẦU TƯ)
KẾ TOÁN XÂY DỰNG CƠ BẢN (KẾ TOÁN CHỦ ĐẦU TƯ) KẾ TOÁN XÂY DỰNG CƠ BẢN (KẾ TOÁN CHỦ ĐẦU TƯ)
KẾ TOÁN XÂY DỰNG CƠ BẢN (KẾ TOÁN CHỦ ĐẦU TƯ)
 
KẾ TOÁN XÂY DỰNG CƠ BẢN (KẾ TOÁN CHỦ ĐẦU TƯ)
KẾ TOÁN XÂY DỰNG CƠ BẢN (KẾ TOÁN CHỦ ĐẦU TƯ) KẾ TOÁN XÂY DỰNG CƠ BẢN (KẾ TOÁN CHỦ ĐẦU TƯ)
KẾ TOÁN XÂY DỰNG CƠ BẢN (KẾ TOÁN CHỦ ĐẦU TƯ)
 
Tài liệu về lập và thẩm định dự án đầu tư xây dựng
Tài liệu về lập và thẩm định dự án đầu tư xây dựngTài liệu về lập và thẩm định dự án đầu tư xây dựng
Tài liệu về lập và thẩm định dự án đầu tư xây dựng
 

Recently uploaded

Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
LngHu10
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CNGTRC3
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
thanhluan21
 

Recently uploaded (11)

Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
 

Chương 1 - Kiểm toán XDCB và NS (1).pdf

  • 1. 3 CHƯƠNG 1 DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN 1.1. Dự án đầu tư xây dựng cơ bản và các loại dự án đầu tư xây dựng cơ bản 1.1.1. Khái niệm về dự án đầu tư xây dựng cơ bản Dự án đầu tư là một tập hợp những đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng hoặc duy trì, cải tiến, nâng cao chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ trong một khoảng thời gian xác định (chỉ bao gồm hoạt động đầu tư trực tiếp). Công trình xây dựng là sản phẩm của dự án được tạo thành bởi sức lao dộng của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước và được xây dựng theo thiết kế. Các công trình XDCB thường có giá trị lớn, thời gian thi công lâu, địa điểm thi công cố định, có dự toán, thiết kế và phương pháp thi công riêng. 1.1.2. Các loại dự án đầu tư xây dựng cơ bản Dự án XDCB có nhiều loại, muốn quản lý tốt thì ta phải biết được các loại dự án đầu tư xây dựng cơ bản. * Phân loại dự án đầu tư xây dựng cơ bản - Nếu theo tính chất của dự án và qui mô đầu tư, dự án được chia ra thành ba loại: + Dự án nhóm A: Đây là nhóm các dự án có vốn đầu tư rất lớn hoặc có tính chất quan trọng của quốc gia không kể mức vốn đầu tư. Đây là loại dự án có vốn đầu tư lớn và quan trọng của quốc gia. Mức vốn đầu tư được qui định có sự thay đổi theo từng thời kỳ. Các dự án loại này hiện nay đang bắt buộc phải kiểm toán độc lập báo cáo quyết toán dự án đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành. + Dự án nhóm B: Đây là nhóm các dự án có vốn đầu tư nhỏ hơn nhóm A được qui định cụ thể thông qua mức vốn đầu tư.
  • 2. 4 + Dự án nhóm C: Đây là những dự án có vốn đầu tư nhỏ hơn nhóm B và nó được qui định một cách cụ thể thông qua mức vốn đầu tư. - Nếu phân loại dự án theo nguồn vốn chia ra: + Dự án được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước cấp. + Dự án được đầu tư bằng nguồn vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh. + Dự án được đầu tư bằng nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước. + Dự án được đầu tư bằng nguồn vốn tự có của doanh nghiệp Nhà nước. - Nếu theo đặc điểm kỹ thuật của dự án chia ra. + Dự án xây dựng dân dụng và dự án xây dựng công nghiệp. + Dự án xây dựng cầu, đường, sân bay, hầm lò. + Dự án xây dựng bến cảng, đê điều, kè, nhà máy thuỷ điện, các dàn khoan dầu khí, nạo vét lòng sông... + Dự án xây dựng các công trình cấp thoát nước, cải tạo môi trường, trồng cây gây rừng. + Dự án xây dựng công trình cơ khí, chế tạo máy, điều khiển tự động. - Nếu phân loại dự án theo tính chất kinh tế chia ra: + Dự án sản xuất kinh doanh. + Dự án phi sản xuất kinh doanh. - Phân loại dự án theo yêu cầu phạm vi quản lý chia ra: + Dự án do trung ương quản lý. + Dự án do địa phương quản lý. Dự án xây dựng cơ bản chứa đựng rất đa dạng các hoạt động và ý tưởng của con người như dự án trường học phải chứa đựng tư tưởng giáo dục, dự án khách sạn phải chứa đựng những tư tưởng du lịch,... Thực tế thật khó khăn khi phân loại một cách ngắn gọn và đầy đủ hình ảnh rộng lớn của các dự án xây dựng cơ bản. Trên thế giới người ta thường căn cứ vào qui mô, nguồn vốn, mức độ ảnh hưởng của dự án đến tình hình kinh tế, xã hội, mức độ phức tạp của công nghệ và đặc trưng kinh tế kỹ thuật của dự án để phân chia ra bốn loại phổ biến như sau: Loại thứ nhất: dự án nhà ở: Đây là dự án được phân loại theo quan điểm của người sử dụng, dự án này tạo nên các công trình ngôi nhà một hộ, các cư xá, các
  • 3. 5 nhà cao tầng, các khu công sở... tất cả loại này khi thi công đều nổi bật lên kỹ thuật của việc xây dựng nhà ở, đôi khi cũng được kết hợp với mục đích khác như mục đích thương mại, kinh doanh. Các công trình này thường được đầu tư bằng nguồn vốn cá nhân hoặc Nhà nước. Hiện nay, hội nhập kinh tế Quốc tế, Việt Nam đang thi công xây dựng nhiều loại dự án loại này rất phổ biến tại các thành phố lớn như Hà nội, Thành phố Hồ Chí Minh,.... Loại thứ hai: Các dự án công trình kiến trúc thượng tầng, chủ yếu phục vụ cho các hoạt động văn hoá, xã hội, vui chơi, giải trí... Loại này là các công trình tương đối phức tạp hơn loại thứ nhất kể cả về kỹ thuật và ý tưởng kiến trúc của con người như các trường học, bệnh viện, nhà hát, nhà thờ, khu thương mại, siêu thị, khu vui chơi giải trí,... loại này thường được đầu tư bằng nguồn vốn Nhà nước, như vốn từ Ngân sách Nhà nước, vốn Nhà nước vay, Nhà nước bảo lãnh tín dụng, vốn của các tập đoàn Nhà nước,... Loại thứ ba: Các dự án công trình thuộc hạ tầng cơ sở: Đây là các công trình có kỹ thuật phức tạp, có tính đặc thù về chuyên môn theo ngành nghề. Loại này khi thi công thường phải sử dụng kỹ thuật tổng hợp, các thiết bị và phương tiện chuyên dụng như các công trình cầu, đường, hầm cống, bến cảng, sân bay, đê đập, nhà máy thuỷ điện, bến cảng, đường ống, công trình cấp thoát nước, các đường dây tải điện, mạng lưới thông tin... Các dự án, công trình này thông thường phải được tổ chức đấu thầu cạnh tranh, tổ chức thiết kế là các cơ quan tổ chức thiết kế Nhà nước. Các nhà thầu này phải là những người am hiểu chuyên môn và có trình độ kỹ thuật cao hơn xây dựng nhà ở. Các loại dự án công trình này thường được đầu tư bằng nguồn vốn Nhà nước, vốn vay của các tổ chức nước ngoài hoặc nguồn vốn của các doanh nghiệp, của tập đoàn..... Loại thứ tư: Các dự án công trình công nghiệp: Loại dự án công trình này thường phải do các công ty xây dựng chuyên nghiệp lớn, có đủ trình độ chuyên môn và các phương tiện kỹ thuật, kể cả vốn để thi công. Các loại dự án công trình này chủ yếu được đầu tư bằng nguồn vốn Nhà nước. Tuy nhiên nó cũng được đầu tư bằng nhiều nguồn khác. Các dự án công trình này cũng có thể được thực hiện theo phương thức đấu thầu hoặc chỉ định thầu, như công trình lọc dầu, hoá dầu, các
  • 4. 6 nhà máy nhiên liệu tổng hợp, nhà máy điện nguyên tử, công trình khai thác mỏ, công trình luyện kim, công trình công nghiệp nặng, giàn khoan,... Các dự án công trình trên đây khi tiến hành đầu tư người ta cũng nhìn nhận đánh giá khác nhau, song thường có cách nhìn để đánh giá cho hai loại công trình đó là: - Dự án công trình có tính chất sản xuất kinh doanh: Loại này khi phân tích, đánh giá để đầu tư, thường người ta quan tâm đến lợi ích kinh tế do dự án công trình sinh ra, như doanh thu hàng năm, giá thành sản xuất , kết quả, khả năng thanh toán trả nợ về vốn vay đầu tư. Đồng thời, người ta cũng cân nhắc và phân tích kỹ về tổng số vốn đầu tư và nguồn đầu tư có kết hợp một số yếu tố khác như môi trường sinh thái, quy hoạch, xã hội,... Ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế Quốc tế hiện nay những loại dự án kiểu này không ít. Việc quyết định đầu tư những loại dự án này rất cảm tính chưa thực sự hiệu quả và kinh tế vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó có nguyên nhân lợi ích nhóm thậm chí là lợi ích cá nhân làm ảnh hưởng không nhỏ đến tính hiệu quả, kinh tế của dự án. Trên thế giới các dự án loaị này khi quyết định đầu tư thường phải bắt buộc kiểm toán hoạt động các dự án này và các dự án này chỉ được quyết định đầu tư khi có kết quả kiểm toán hoạt động. Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay, các dự án công trình loại này đang thi công chưa hề có chuyên gia kiểm toán hoạt động thực hiện kiểm toán để đưa ra các giải pháp tối ưu. Việc xây dựng, thi công các công trình dự án loại này nhiều khi phụ thuộc vào sự quyết định của người có thẩm quyền dẫn đến dự án, công trình kém hiệu quả, thậm chí là lãng phí nhiều tỷ đồng của Nhà nước. - Đối với dự án công trình phi sản xuất kinh doanh: Loại dự án công trình này khi đầu tư, vốn thường được lấy từ Ngân sách Nhà nước hoặc vay từ các tổ chức quốc tế hoặc quốc gia khác. Khi đầu tư, người ta chỉ xem xét về lợi ích kinh tế, lợi ích xã hội, môi trường sinh thái, khả năng trả vốn từ lĩnh vực khác, nguồn khác. Nói tóm lại, các công trình này chủ yếu đánh giá trên cơ sở lợi ích công cộng và xã hội, đó là lợi ích gián tiếp. Ở các nước đang phát triển, các công trình hạ tầng cơ sở thường không tạo thu nhập trực tiếp nhưng vốn đầu tư lại lớn. Do vậy, Nhà nước thường sử dụng vốn
  • 5. 7 vay từ các tổ chức tài chính Quốc tế như quỹ phát triển hỗ trợ chính thức (ODA); Quỹ cho vay ưu đãi (LOAN); Quỹ phát triển và hỗ trợ Hải ngoại (OECF)... Khi sử dụng vốn đầu tư này, bắt buộc phải tuân theo những quy định của các tổ chức cho vay. 1.2. Đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng và quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản Đặc điểm quá trình đầu tư dự án XDCB xuất phát từ đặc điểm của ngành, của sản phẩm dự án XDCB và đặc điểm của quá trình đầu tư XDCB. Chính những đặc điểm này quyết định đến đặc điểm quá trình đầu tư và quản lý dự án đầu tư XDCB. 1.2.1. Đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng cơ bản Đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) được thể hiện thông qua đặc điểm của ngành, của sản phẩm dự án XDCB và đặc điểm của quá trình đầu tư dự án XDCB. Chính những đặc điểm này quyết định đến đặc điểm quá trình quản lý dự án đầu tư XDCB. XDCB là một ngành sản xuất vật chất chịu tác động của điều kiện tự nhiên. Sản phẩm của ngành XDCB và dự án xây dựng cơ bản là những công trình, hạng mục công trình (HMCT) được tạo nên bởi nhiều bên có liên quan đến công trình và dự án. Sản phẩm của dự án xây dựng cơ bản khi đưa vào sử dụng có liên quan đến nhiều ngành nghề trong nền kinh tế quốc dân. Sản phẩm của dự án XDCB quyết định đến qui mô của các ngành sản xuất khác, đồng thời sản phẩm dự án XDCB cũng phản ánh trình độ phát triển kinh tế xã hội và năng lực sản xuất của một đất nước. Sản phẩm dự án XDCB là những công trình, HMCT được tạo nên từ vật liệu xây dựng, thiết bị, lao động gắn liền với đất, khoảng không, mặt nước, mặt biển và thềm lục địa. Các công trình, HMCT cũng là sản phẩm của dự án, đồng thời cũng là sản phẩm của công nghệ xây lắp nó được tạo ra nhằm để sản xuất ra những sản phẩm cụ thể đã nêu ra trong dự án. Như vậy, công trình XDCB là sản phẩm tất yếu của giai đoạn thứ hai (giai đoạn thực hiện đầu tư của dự án) và thông qua đó nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng đã nêu ra trong dự án đó là sự tăng trưởng về số lượng, hoặc duy trì, cải tiến,
  • 6. 8 nâng cao chất lượng của sản phẩm dịch vụ nào đó trong một khoảng thời gian xác định đã được dự án nêu ra. 1.2.2. Trình tự đầu tư dự án xây dựng xây dựng cơ bản Đặc điểm quá trình đầu tư dự án xây dựng cơ bản được thể hiện thông qua trình tự các bước đầu tư dự án xây dựng cơ bản. Trên thế giới quá trình đầu tư XDCB thường tiến hành qua 6 bước, đó là: Bước 1: Nghiên cứu luận chứng và tính khả thi của dự án. Bước 2: Thiết kế, lập dự toán và tính toán chi tiết các đặc điểm kinh tế kỹ thuật công trình. Bước 3: Cung ứng dịch vụ, vật tư, trang thiết bị, công nghệ. Bước 4: Xây dựng. (Thực hiện đầu tư) Bước 5: Vận hành thử và bổ sung. Bước 6: Sử dụng công trình. Ở nước ta trình tự tiến hành đầu tư được thực hiện qua 3 giai đoạn đó là: - Giai đoạn 1: Chuẩn bị đầu tư. - Giai đoạn 2: Thực hiện đầu tư. - Giai đoạn 3: Kết thúc xây dựng, đưa công trình vào khai thác sử dụng. Trong chương trình kiểm toán báo cáo quyết toán dự án đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành chỉ đề cập đến giai đoạn thứ 4 của quốc tế hay giai đoạn thứ 2 của quá trình đầu tư dự án của nước ta. Đây là giai đoạn tạo ra công trình xây dựng là sản phẩm của quá trình xây lắp tạo bởi vật tư, lao động và thiết bị. Trong giai đoạn thực hiện đầu tư và giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai thác sử dụng có thể được thực hiện theo trình tự hoặc xen kẽ gối đầu tuỳ từng loại dự án công trình. Cụ thể về các giai đoạn của quá trình đầu tư XDCB trên thế giới như sau: Bước 1: Nghiên cứu luận chứng và tính khả thi của dự án: Thông thường ở các quốc gia trên thế giới, khi đầu tư vào một lĩnh vực nào đó, nhà quản lý phải chịu trách nhiệm và tập trung nghiên cứu về việc lập kế hoạch đầu tư (Ở Việt Nam gọi là lập dự án – lập báo cáo tiền khả thi, khả thi). Trong giai đoạn này, các nhà quản lý thường phân tích, nghiên cứu về hiệu quả của dự án, nghiên cứu về tính khả thi và sự ảnh hưởng của dự án đầu tư đối với các vấn đề xung quanh như môi
  • 7. 9 trường, xã hội, an ninh,...hay nói cách khác, nghiên cứu về lợi ích do công trình đem lại trên nhiều giác độ như kinh tế, chính trị, xã hội, môi trường sinh thái,... Trong bước này, người ta tính toán và phân tích cả đến địa điểm thi công xây dựng, địa điểm này có ảnh hưởng trực tiếp tới việc lựa chọn khả năng cung cấp vật tư, thiết bị, nhân công địa phương, năng lượng, khả năng tiêu thụ sản phẩm, quá trình vận chuyển hàng hoá tiêu thụ, thị trường. Xa hơn nữa là các yếu tố tác động của quá trình quản lý đầu tư đến việc thực thi dự án, bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội, mức độ tiêu thụ, xu hướng phát triển của các vùng lân cận... Bước 2: Thiết kế, lập dự toán và tính toán chi tiết các đặc điểm kinh tế, kỹ thuật công trình. Việc thiết kế phải đáp ứng yêu cầu về mặt chuyên môn, nhưng lại xuất phát từ yêu cầu định hướng của chủ đầu tư. Trong giai đoạn thiết kế có hai bước, đó là thiết kế sơ bộ và thiết kế chi tiết. Thiết kế sơ bộ thường đi sâu nhấn mạnh về lĩnh vực kiến trúc tổng thể, hình thức bên ngoài, đánh giá về mặt kỹ thuật, kích thước và năng lực của công trình cùng việc nghiên cứu so sánh tính kinh tế. Thiết kế chi tiết thường đi sâu vào phân tích chi tiết các công trình, HMCT phải đảm bảo kỹ thuật và phù hợp với tiêu chuẩn hiện hành, nó được thể hiện thông qua các dạng bản vẽ chi tiết và thuyết minh kỹ thuật thuận lợi cho bên thi công. Các bản thiết kế kỹ thuật hoàn chỉnh thường là sản phẩm của cả nhóm chuyên gia nhiều lĩnh vực. Dựa trên các bản vẽ thiết kế chi tiết người ta tính ra khối lượng công việc kết hợp với đơn giá quy định của khu vực thi công để xây dựng nên dự toán công trình. Bước 3: Thực hiện cung ứng dịch vụ, vật tư, trang thiết bị công nghệ. Trong bước này thực hiện 2 nội dung: - Ký kết hợp đồng phục vụ thi công xây dựng. - Tiếp nhận vật liệu, trang thiết bị, công nghệ của dự án. Trong bước này, hầu hết các công trình đều được ký hợp đồng thi công thông qua đấu thầu thi công theo luật đấu thầu. Tuy nhiên việc đấu thầu ở Việt Nam hiện nay thực hiện theo luật đấu thầu 2005 rất hình thức mà các hiện tượng phổ biến là chạy thầu. Các hiện tượng chạy thầu ở Việt Nam hiện nay rất tinh vi và phức tạp và khó có thể giải quyết dứt điểm về các hiện tượng này. Các công trình
  • 8. 10 có tính chất cấp bách như thiên tai, lũ lụt, địch hoạ, nghiên cứu, thí nghiệm.... thì được Chính phủ trực tiếp chỉ định thầu. Trên thế giới, công việc cung cấp, tiếp nhận vật liệu, thiết bị, công nghệ xây dựng và ký kết hợp đồng chủ yếu được thực hiện thông qua đấu thầu, cạnh tranh của những nhà thầu chính có đủ điều kiện, tiêu chuẩn và uy tín. Sau đó nhà thầu chính sẽ ký kết hợp đồng kinh tế với các nhà thầu phụ trong việc cung cấp vật liệu, thiết bị xây dựng cơ bản theo tiến độ thi công tuân thủ thiết kế kỹ thuật và dự toán được phê duyệt. Nhà thầu phụ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà thầu chính về việc cung cấp vật tư, thiết bị và công nghệ, nhưng nhà thầu chính lại hoàn toàn chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư, pháp luật về chất lượng của công trình và dự án. Trên thế giới, việc xây dựng và giữ uy tín của nhà thầu là sự sống còn nên chất lượng vật tư, thiết bị luôn được đảm bảo. Còn ở Việt Nam, khó có thể nói được chất lượng thông qua sự ký kết hợp đồng như vây. Bước 4: Xây dựng: Đây là giai đoạn biến thiết kế kỹ thuật thành công trình cụ thể đã được xác định. Các nguồn lao động, thiết bị, công nghệ,... trong giai đoạn này sẽ được kết hợp chặt chẽ với nhau đảm bảo thi công hoàn thành công trình đúng theo tiến độ, tuân thủ qui định về trình tự và thủ tục đầu tư xây dựng của Nhà nước. Trong giai đoạn xây dựng này, chủ yếu là do các nhà thầu thực hiện với lực lượng lao động, thiết bị... có sự quản lý và điều phối một cách chặt chẽ. Tuy nhiên, giai đoạn này cũng không thể bỏ qua sự kiểm soát về tài chính để thanh toán đúng yêu cầu và về chất lượng công trình. Sự giám sát này được tiến hành bởi nhiều bên như thiết kế, nhà quản lý xây dựng, chủ đầu tư, kể cả các nhà vận tải, tổ chức cung cấp thiết bị, vật liệu... Bước 5: Vận hành thử và bổ sung: Giai đoạn này còn gọi là chạy thử máy và qui trình sau khi đã qua công tác lắp đặt. Đây là giai đoạn tất yếu phải được kiểm tra nhằm đảm bảo chắc chắn qui trình công nghệ lắp đặt cùng các bộ phận của công trình ăn khớp và hoạt động đồng bộ nhịp nhàng. Đối với các công trình, dự án quan trọng đây là giai đoạn bảo hành với một thời gian qui định. Trong thời gian này, các nhà thầu, nhà thiết kế có thể bị gọi quay trở lại để xử lý, hiệu chỉnh các vấn đề cần khắc phục.
  • 9. 11 Bước 6: Sử dụng công trình: Đây là giai đoạn đưa công trình vào sản xuất, sử dụng theo đúng chức năng và mục tiêu của dự án. Việc sử dụng công trình phải tuân theo những qui định riêng của nó với những đặc tính trong quá trình sử dụng và một thời gian hoặc tuổi thọ đã được qui định trong thiết kế. Ở nước ta, đặc trưng của giai đoạn thực hiện đầu tư để tạo ra công trình bao gồm các công việc cụ thể như sau: - Xin giao đất hoặc thuê đất (đối với dự án có sử dụng đất). - Xin giấy phép xây dựng (nếu yêu cầu phải có giấy phép xây dựng). - Thực hiện việc đền bù, giải phóng mặt bằng, thực hiện kế hoạch tái định cư và phục hồi (đối với các dự án có yêu cầu tái định cư và phục hồi), chuẩn bị mặt bằng xây dựng nếu có. - Mua sắm thiết bị và công nghệ. - Thực hiện việc khảo sát, thiết kế xây dựng. - Thẩm định phê duyệt thiết kế và tổng dự toán, dự toán công trình. - Tiến hành thi công xây lắp. - Kiểm tra và thực hiện các hợp đồng. - Quản lý kỹ thuật, chất lượng thiết bị và chất lượng xây dựng. - Vận hành thử, nghiệm thu, quyết toán vốn đầu tư, bàn giao và thực hiện bảo hành công trình, sản phẩm. Việc lựa chọn các nhà thầu để thực hiện các nội dung này đối với các công trình đấu thầu hay chỉ định thâù phải tuân theo các qui định của luật đấu thầu 2005, Nghị định số 111/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 09 năm 2006 của Chính phủ vế hướng dẫn thi hành luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo luật xây dựng và những qui định trong Nghị định số 07/2003/NĐ-CP ngày 30 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ vế sửa đổi, bổ sung một số điều của qui chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 07 năm 1999 và Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 05 tháng 05 năm 2000 của Chính phủ. 1.2.3. Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản Để quản lý và thực hiện các dự án, các công trình xây dựng, có rất nhiều kiểu khác nhau. Mỗi kiểu đều có ưu nhược điểm riêng. Ở các nước phát triển người ta thường áp dụng một cách xen kẽ tuỳ từng dự án công trình, từng công
  • 10. 12 việc để nhằm phát huy tính hiệu quả trong quản lý và thực thi đối với dự án công trình. Vì vậy, khi nhìn vào kiểu tổ chức quản lý và thực thi các dự án, các công trình thì rất khó đánh giá và xác định nó là một kiểu riêng biệt nào. Cho dù như vậy, song thực tế hiện nay trên thế giới đang nổi lên bốn kiểu điển hình đó là: Kiểu truyền thống, kiểu chía khoá trao tay, kiểu chủ đầu tư tự làm và kiểu quản lý xây dựng chuyên nghiệp. * Kiểu thứ nhất: Kiểu quản lý truyền thống Đây là kiểu mà chủ đầu tư đi thuê nhà thiết kế để tiến hành về thiết kế kỹ thuật và thiết kế thi công, sau đó nhà thiết kế này phải tham gia việc kiểm soát, giám sát kỹ thuật và kiểm tra chất lượng cùng chủ đầu tư trong quá trình thi công xây dựng. Về phía thi công xây dựng, chủ đầu tư sẽ ký hợp đồng với một nhà thầu chính. Nhiều công trình, nhà thầu chính không đảm đương hết được sẽ ký lại với nhà thầu phụ, song nhà thầu chính sẽ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về toàn bộ khối lượng của nhà thầu phụ trước chủ đầu tư như đã trình bày ở phần trên. Khi áp dụng kiểu quản lý truyền thống, chủ đầu tư thường thực hiện một trong các loại hợp đồng như sau để ký kết giữa hai bên chủ đầu tư (Bên A) và bên nhận thầu thi công xây lắp (Bên B). - Loại hợp đồng đơn giá cố định: Theo loại này, khi thi công xây dựng dự án công trình, nhà thầu sẽ có sự thoả thuận với chủ đầu tư về một mức giá cố định trước khi xây dựng, trong đó có cả lợi nhuận. Cũng có trường hợp công trình sẽ ký hợp đồng với nhiều nhà thầu phụ. Trên cơ sở hợp đồng chính và các yêu cầu chi tiết trong thiết kế kỹ thuật. Mặc dù đơn giá cố định nhưng vẫn có một khoản được thanh toán bổ sung ngoài hợp đồng, nhưng khối lượng này chỉ có giới hạn nhất định cho phép. Những đặc điểm nổi bật của loại hợp đồng này là: + Lập trường, quan điểm chủ đầu tư thường trái ngược với bên tổng thầu. + Nhà thiết kế thường bất đồng với nhà thầu và chủ đầu tư thường là người đứng ra giải quyết bất đồng này. + Mặc dù là đơn giá cố định được xác định trước, nhưng thực tế thường có những phát sinh có thể do chủ đầu tư hoặc do khách quan không lường trước được, nên thường dẫn đến sự tranh chấp và làm tăng chi phí.
  • 11. 13 - Loại hợp đồng thoả thuận theo giá thành cộng thêm phần thù lao: Đây là loại hợp đồng mà chủ đầu tư thoả thuận để thanh toán cho nhà thầu các chi phí đã bỏ ra theo giá hiện thời, còn khoản thù lao được tính trên tỉ lệ phần trăm của giá thành có khuyến khích và tính đến yếu tố hạ giá thành và tiến độ thời gian thi công. Loại hợp đồng này ít được sử dụng vì khi áp dụng phải có sự hiểu biết và qui định chặt chẽ về giá thành, tránh trường hợp ghi tăng giá thành không hợp lý. Trường hợp này phải có qui định loại khỏi giá thành những chi phí không hợp lý do nhà thầu gây ra. Bên cạnh đó, khoản thù lao phải được xem xét tính cho từng loại công trình xét về mặt qui mô, tầm cỡ và mức độ phức tạp của công trình. Tuy nhiên, loại hợp đồng này vẫn được sử dụng cho những công việc làm thêm giờ, hoặc những công việc phụ có tính chất không rõ ràng. Những đặc điểm cơ bản của loại hợp đồng này như sau: + Hình thức này sẽ bất lợi cho chủ đầu tư thiếu kinh nghiệm. Các nhà thầu sẽ lạm dụng sự thiếu kinh nghiệm và thiếu cẩn thận của chủ đầu tư nhất là các nhà thầu làm ăn không muốn giữ uy tín, chưa nói đến các nhà thầu thiếu nghiêm túc và thiếu trách nhiệm. + Khi áp dụng hình thức này, chủ chủ đầu tư phải tăng cường giám sát rất nhiều, nó không hiệu quả như phương pháp khoán gọn. + Các thủ tục và qui chế thay đổi, nhiều khi tác động rất lớn đến giá thành để thanh toán. + Trong cơ chế thị trường cạnh tranh, hình thức này chưa phải là một hình thức hợp đồng kinh tế có tính chất khuyến khích tích cực. - Hợp đồng khoán giá thành đảm bảo tối đa: Đây là một hình thức mà nhà thầu sẽ đồng ý làm cho chủ đầu tư với một khoản thù lao cố định, sẽ thi công công trình theo một giá không vượt quá mức tối đa đã được xác định trước. Các khoản chi phí vượt mức này nhà thầu sẽ hoàn toàn gánh chịu, còn nếu nhà thầu tiết kiệm được càng nhiều chi phí so với mức tối đa có thể được chủ đầu tư trả lại toàn bộ cho bên nhà thầu hay trả một phần tuỳ thoả thuận. Đây là một kiểu hợp đồng có nhiều nét đặc trưng để khuyến khích nhà thầu cạnh tranh, tích cực và phát huy tính hiệu quả, nó có nhiều điểm theo kiểu khoán gọn công trình và khắc phục được nhiều nhược điểm theo kiểu hợp đồng theo giá thành cộng thêm phần thù lao.
  • 12. 14 * Kiểu thứ hai: Kiểu tự làm Đây là kiểu chủ đầu tư kiêm luôn chức năng của nhà thầu. Theo hình thức này, ở các nước phát triển, các chủ đầu tư có thể thực hiện một phần hoặc toàn bộ công việc xây dựng, thậm chí cả công việc thiết kế. Trường hợp này, các chủ đầu tư có thể thuê cả nhà thầu, tư vấn một hoặc một số phần việc cụ thể người ta vẫn gọi là phương thức tự làm. Theo kiểu tự làm này, chủ đầu tư sử dụng nhiều loại hợp đồng như kiểu truyền thống. Thực tế hiện nay trên thế giới lại thiên về kiểu quản lý chuyên nghiệp. Đặc trưng của kiểu tự làm là những công trình nhỏ, kỹ thuật đơn giản, thời gian thi công nhanh và chủ đầu tư phải có lực lượng thi công đủ trình độ năng lực và kinh nghiệm cần thiết cho công trình tự làm. * Kiểu thứ ba: Kiểu "chìa khoá trao tay" Hình thức này người ta còn gọi là thiết kế kiêm xây dựng hoặc thiết kế kiêm quản lý. Theo hình thức này, toàn bộ các giai đoạn của dự án từ luận chứng đến thiết kế, xây dựng đều do một tổ chức đảm nhận. Nếu thiết kế kiêm thi công thì nhà thầu chính là chủ trì thực hiện kiểm soát tất cả các nhà thầu phụ. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp hợp đồng có sự thoả thuận giữa người xây dựng kiêm thiết kế và chủ đầu tư. Trường hợp thiết kế kiêm quản lý thì công việc thi công sẽ được thực hiện bởi một số nhà thầu độc lập như quản lý xây dựng chuyên nghiệp. Phương thức này hiện nay đang được áp dụng phổ biến tại Mỹ cho các dự án phục vụ ngành công nghiệp nặng. Theo phương thức này thường sử dụng các loại hợp đồng đã nói ở trên như hợp đồng khoán gọn toàn bộ; kiểu giá thành cộng thêm phần thù lao cố định; giá thành cộng với phần thù lao khuyến khích hay giá thành đảm bảo lớn nhất. Các loại hợp đồng này không thực sự phù hợp với kiểu chìa khoá trao tay, song những năm gần đây người ta áp dụng phổ biến các hợp đồng kiểu giá thành cộng thêm khoản thù lao cho hình thức chìa khoá trao tay. Theo kiểu này chủ đầu tư có nhiều thuận lợi, như ít phải quan tâm tới quá trình thi công, nhất là chủ đầu tư ít hiểu biết về xây dựng, rút ngắn thời gian thi công, hạn chế việc thay đổi về thiết kế, về xây dựng, loại này thường chỉ có một loại hợp đồng tổng hợp. Nhưng kiểu quản lý này
  • 13. 15 cũng có bất lợi về giá dự toán khó xác định, chất lượng công trình phụ thuộc vào bên thi công, có thể kết quả ngoài mong đợi. * Kiểu thứ tư: Kiểu quản lý xây dựng chuyên nghiệp Đây là cách quản lý có sự liên kết chặt chẽ ba bên với nhau đó là chủ đầu tư, người thiết kế và nhà quản lý xây dựng. Cách quản lý này có thể cạnh tranh với tất cả các kiểu quản lý trên. Nó tạo điều kiện cho các bên tham gia đầy đủ vào quá trình thi công công trình. Phương pháp này thường đề cao một số dạng hợp đồng khoán toàn bộ, riêng rẽ, hoặc hợp đồng xây dựng theo đơn giá mà trong mọi trường hợp nó tỏ ra có ưu thế hơn so với hợp đồng tổng thầu hoặc hợp đồng theo giá thành cộng thêm khoản thù lao. Các kiểu hợp đồng sử dụng: Trong hình thức quản lý xây dựng chuyên nghiệp người ta thoả thuận và hợp đồng với chủ đầu tư để chủ đầu tư trả lại toàn bộ các chi phí trên công trường và trả thêm một khoản thù lao cố định. Một hình thức hợp đồng khác được ưa thích, hay sử dụng trong một số trường hợp đó là cung cấp khoản tiền hoàn trả lại các chi phí ở cơ quan cộng với một khoản thù lao cố định để bù đắp cho lợi nhuận mà thôi. Ưu điểm của hình thức này đó là: - Tận dụng mọi kỹ năng xây dựng ở tất cả các khâu mà không gây ra tranh chấp về quyền lợi giữa chủ đầu tư và thiết kế. - Các chi phí, tiến độ và toàn bộ công việc thi công, kể cả việc thay đổi sửa chữa trong khi thi công sẽ được đánh giá một cách độc lập nên các quyết định thường có lợi cho chủ đầu tư. - Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa thiết kế và chủ thầu xây dựng. - Có thể thực hiện được thời gian thiết kế, thi công ngắn nhất thông qua việc sử dụng kỹ thuật thi công phân giai đoạn. - Tăng cường sự cạnh tranh giữa các nhà thầu, có lợi cho chủ đầu tư. Những nhược điểm của hình thức này theo phía chủ đầu tư thường gắn trách nhiệm của chủ đầu tư với một số công việc nhất định, sự thành công của phương thức quản lý này phụ thuộc rất lớn vào trình độ và kỹ năng của bộ phận quản lý chuyên nghiệp. Mặt khác người quản lý xây dựng chuyên nghiệp không chịu trách nhiệm về tổng giá thành và chất lượng công trình.
  • 14. 16 Ở Việt nam ta hiện nay việc quản lý xây dựng thực hiện dự án được chia ra 2 hình thức đó là : - Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án. - Thuê tổ chức tư vấn quản lý dự án. Đối với các dự án công trình sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, chủ đầu tư phải trình người có thẩm quyền quyết định đầu tư quyết định hình thức quản lý thực hiện dự án. Cụ thể: (Kinh phí quản lý thực hiện dự án do Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính và Bộ kế hoạch đầu tư thống nhất quy định theo Thông tư số 10/TT-BTC ngày 26 tháng 01 năm 2011 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, sử dụng chi phí quản lý dự án của các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước và Nghị định số 03/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 07 tháng 01 năm 2008 về sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 06 năm 2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình). 1- Hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án: Áp dụng hình thức này phải có các điều kiện sau: - Chủ đầu tư phải có bộ máy quản lý đủ năng lực hoặc thành lập ban quản lý dự án để quản lý dự án. - Chủ đầu tư hoặc ban quản lý dự án phải đăng ký hoạt động tại cơ quan có thẩm quyền. Dựa trên các điều kiện này, nếu công trình đầu tư bằng nguồn vốn Nhà nước nhưng không phải nguồn vốn của doanh nghiệp Nhà nước thì phải có quyết định về hình thức đầu tư của người có thẩm quyền mới được thực hiện. 2 - Hình thức thuê tổ chức tư vấn quản lý dự án: Hình thức này có các điều kiện như sau: - Chủ đầu tư không có điều kiện trực tiếp quản lý thực hiện dự án. Do vậy, chủ đầu tư phải thuê tổ chức chuyên môn hoặc giao cho ban quản lý chuyên ngành làm nhiệm vụ điều hành dự án. Chủ đầu tư phải trình người có thẩm quyền quyết định đầu tư phê duyệt về tổ chức điều hành dự án. - Chủ nhiệm điều hành dự án là một pháp nhân có năng lực và có đăng ký về tư vấn đầu tư và xây dựng.
  • 15. 17 - Tổ chức tư vấn quản lý dự án có nhiệm vụ: + Trực tiếp ký và thanh toán hợp đồng nếu được chủ đầu tư giao hoặc giao dịch để chủ đầu tư ký kết hợp đồng và thanh toán hợp đồng với các tổ chức khảo sát, thiết kế, cung ứng vật tư, thiết bị, xây lắp và thanh toán hợp đồng với các nhà thầu dựa trên cơ sở xác nhận của chủ điều hành dự án. + Chịu trách nhiệm thay mặt chủ đầu tư giám sát quản lý toàn bộ quá trình thực hiện dự án, chịu trách nhiệm về tốc, tiến độ thi công và chất lượng công trình. + Chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và luật pháp về việc quản lý thực hiện dự án và đưa dự án vào khai thác sử dụng. Câu hỏi ôn tập chương 1 Câu 1: Thế nào là dự án dự án đầu tư xây dựng cơ bản? Thế nào là công trình xây dựng cơ bản? Phân biệt dự án và công trình đầu tư xây dựng cơ bản? Câu 2: Các loại dự án đầu tư xây dựng cơ bản? Trên thế giới thường phân chia dự án đầu tư xây dựng cơ bản như thế nào? Ở Việt Nam hiện nay phấn chia các dự án đầu tư xây dựng cơ bản theo tiêu thức gì, hãy chỉ ra những điểm khác nhau cơ bản về tiêu thức trong việc phân chia dự án giữa Việt Nam và thế giới? Câu 3: Các bước đầu tư xây dựng cơ bản của một dự án? Trên thế giới đầu tư một dự án xây dựng cơ bản được thực hiện qua mấy bước? Nội dung cơ bản của mỗi bước? Ở Việt Nam việc đầu tư dự án xây dựng cơ bản được tiến hành qua mấy bước? Tại sao lại có sự khác biệt này? Câu 4: Hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản là gì? Trên thế giới thường quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ bản thông qua mấy hình thức? Nội dung cơ bản và ưu nhược điểm của mỗi hình thức quản lý dự án? Ở Việt Nam hiện nay đang thực hiện quản lý dự án theo mấy hình thức? Nội dung cơ bản và điều kiện thực hiện của mỗi hình thức? Tại sao ở Việt Nam lại có sự khác biệt này so với quản lý đầu tư dự án xây dựng cơ bản trên thế giới? Hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản nào sẽ hợp lý hơn ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay?