SlideShare a Scribd company logo
BÁO CÁO
RÀ SOÁT, PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ VÀ
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN
CHUỖI GIÁ TRỊ NGÀNH HÀNG ĐẬU PHỘNG
Ở TỈNH TRÀ VINH
Nhóm Tư vấn:
PGs.Ts. Nguyễn Phú Son (Tư vấn trưởng)
Ts. Huỳnh Trường Huy
Ths. Nguyễn Thị Thu An
Ths. Lê Văn Gia Nhỏ
Cn. Lê Bửu Minh Quân
Tháng 02/2016
MỤC LỤC
Tháng 02/2016......................................................................................................................i
MỤC LỤC............................................................................................................................i
DANH MỤC BẢNG..........................................................................................................iii
DANH MỤC HÌNH............................................................................................................iv
TÓM TẮT BÁO CÁO.........................................................................................................1
1. GIỚI THIỆU....................................................................................................................2
2. MỤC TIÊU......................................................................................................................3
2.1. Mục tiêu chung.............................................................................................................3
2.2. Mục tiêu cụ thể.............................................................................................................3
3. PHƯƠNG PHÁP.............................................................................................................3
Nghiên cứu này được thực hiện dựa vào khung phân tích chuỗi giá trị đậu phộng được
trình bày ở hình 1.................................................................................................................3
3.1. Khung phân tích............................................................................................................3
3.2. Thu thập thông tin.........................................................................................................4
Thông tin thứ cấp.................................................................................................................4
Thông tin sơ cấp..................................................................................................................4
.............................................................................................................................................6
4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU............................................................................................7
4.1. Tổng quan về địa bàn khảo sát sản phẩm đậu phộng....................................................7
4.1.1. Đặc điểm tự nhiên......................................................................................................7
4.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội..........................................................................................8
4.2. Thực trạng sản xuất đậu phộng Trà Vinh....................................................................12
4.3. Mô tả sơ đồ chuỗi giá trị và chức năng thị trường của các tác nhân tham gia trong
chuỗi..................................................................................................................................14
4.4. Mô tả chức năng thị trường của các tác nhân.............................................................18
4.4.1. Nông hộ trồng đậu phộng........................................................................................18
4.4.2. Thương lái/chủ vựa trong tỉnh.................................................................................22
4.4.3. Thương lái ngoài tỉnh...............................................................................................25
4.4.4. Các cơ chế biến đậu phộng rang, đậu phộng muối..................................................26
4.4.5. Đại lý/Người bán sỉ..................................................................................................26
4.4.6. Người bán lẻ............................................................................................................27
4.5. Phân tích kinh tế chuỗi...............................................................................................27
4.6. Phân tích thuận lợi và khó khăn của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị...................32
4.6.1. Thuận lợi..................................................................................................................32
4.6.2. Khó khăn..................................................................................................................34
4.7. Giải pháp nâng cấp chuỗi...........................................................................................40
4.7.1. Phân tích ma trận SWOT.........................................................................................40
4.7.2. Giải pháp cải tiến/đổi mới sản phẩm.......................................................................44
4.7.3. Giải pháp đầu tư phát triển......................................................................................45
Dựa trên cơ sở hỗ trợ của dự án AMD, SME và Chính sách Tái cơ cấu nông nghiệp để
phát triển thêm ngành ngành nghề chế biến phân bón từ việc sử dụng nguồn vỏ đậu
phộng hiện chưa được sử dụng triệt để như hiện nay tại địa phương. Qua khảo sát một số
cơ sở tuốt đậu và sản xuất đậu phộng rang ở Tây Ninh được biết, một số cơ sở này đã sử
i
dụng vỏ đậu để chế biến phân bón cho cây kiểng. Do vậy, ngành nghề này nếu được phát
triển sẽ góp phần làm gia tăng thu nhập cho các cơ sở này. Do vậy, một cách gián tiếp,
điều này sẽ là điều kiện để các cơ sở này có thể mua đậu phộng từ các hộ trồng với giá cả
cao hơn. Một mặt sẽ cung cấp thêm nguồn phân hữu cơ cho ngành cây kiểng.................47
...........................................................................................................................................47
4.7.4. Giải pháp tái phân phối............................................................................................48
4.7.5. Giải pháp cắt giảm chi phí sản xuất.........................................................................49
4.8. Kế hoạch nâng cấp chuỗi............................................................................................51
5. KẾT LUẬN....................................................................................................................73
Tài liệu tham khảo.............................................................................................................75
ii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Khung phân tích ma trận SWOT............................................................................4
Bảng 2. Cơ cấu mẫu khảo sát.............................................................................................11
Bảng 3. Tình hình sản xuất đậu phộng tỉnh Trà Vinh (giai đoạn 2010-2014)...................12
Bảng 4. Diện tích và năng suất gieo trồng đậu phộng 2012-2014.....................................13
Bảng 5. Chi phí sản xuất của người trồng đậu phộng năm 2015.......................................20
Nguồn: Kết quả khảo sát, 2015..........................................................................................20
Bảng 6. Đánh giá rủi ro trong hoạt động trồng đậu phộng của nông dân..........................21
Bảng 7. Giá trị gia tăng thuần theo kênh thị trường thu gom đậu tươi, còn vỏ.................28
Bảng 8. Giá trị gia tăng thuần theo kênh thị trường đậu nhân...........................................30
Bảng 9. Phân tích ma trận SWOT của các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị Đậu
phộng.................................................................................................................................41
iii
DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Khung phân tích CGT để xây dựng kế hoạch nâng cấp chuỗi...............................6
Hình 2. Bản đồ hành chính tỉnh Trà Vinh............................................................................7
Hình 3. Sơ đồ chuỗi giá trị đậu phộng tỉnh Trà Vinh.........................................................17
iv
TÓM TẮT BÁO CÁO
Báo cáo này được thực hiện theo Điều kiện tham chiếu (ToR) về “Rà soát,
Phân tích, Đánh giá và Xây dựng Kế hoạch Phát triển Chuỗi giá trị ngành hàng
Lúa, Gạo và Đậu phộng ở Trà Vinh” Hoạt động này thuộc Hợp phần 1 của Dự án
Thích ứng BĐKH vùng ĐBSCL tại Trà Vinh. Mục đích chính của báo cáo là trình
bày:
1. Phân tích và đánh giá hoạt động của CGT đậu phộng nhằm tìm ra các lỗ
hổng trong chuỗi giá trị;
2. Đề xuất các giải pháp để nâng cấp chuỗi giá trị đậu phộng, dựa trên phân
tích thuận lợi và khó khăn của các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị, đặc biệt là
các hộ nghèo sản xuất đậu phộng chịu ảnh hưởng của BĐKH; và
3. Xây dựng kế hoạch hành động để nâng cấp chuỗi giá trị, dựa trên các giải
pháp đã được xây dựng, nhằm tăng khả năng thích ứng với BĐKH cho các hộ sản
xuất và các tác nhân khác tham gia trong chuỗi giá trị đậu phộng ở Trà Vinh.
Nội dung chính của báo cáo bao gồm 03 thành phần: (i) đánh giá thực trạng
sản xuất và tiêu thụ đậu phộng ở Trà Vinh, (ii) Mô tả chức năng thị trường của các
tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị đậu phộng, (iii) Phân tích những thuận lợi và
khó khăn của các tác nhân trong chuỗi giá trị đậu phộng, (iv) Đề xuất giải pháp
nâng cấp chuỗi giá trị và (v) Xây dựng kế hoạch nâng cấp chuỗi giá trị. Đậu
phộng. Phạm vi rà soát, phân tích chuỗi giá trị đậu phộng của tỉnh; được thực hiện
trên địa bàn của 2 huyện Cầu Ngang và Duyên Hải. Đây là 2 huyện có qui mô sản
xuất đậu phộng lớn nhất tỉnh và có truyền thống sản xuất lâu năm.
Kết quả rà soát và phân tích chuỗi giá trị đã đưa ra được 11 giải pháp để nâng
cấp chuỗi giá trị, bao gốm: Phát triển dịch vụ chế biến và tồn trữ đậu phộng; Bố trí
lại lịch thời vụ sản xuất theo hướng rải vụ trong vụ Đông Xuân và tăng diện tích
gieo trồng vụ Thu Đông và Hè Thu; Đầu tư hệ thống tưới tiêu; Phát triển các tổ
chức kinh tế hợp tác; Phát triển các hình thức liên kết dọc giữa các tác nhân trong
chuỗi giá trị đậu phộng; Thúc đẩy DNNVV phát triển thương hiệu sản phẩm.;
1
Nghiên cứu đầu tư máy tuốt đậu phộng; Sản xuất phân bón từ vỏ đậu phộng; Nâng
cao trình độ và nhận thức sử dụng phân hữu cơ vi sinh và thuốc BVTV cho các hộ
sản xuất đậu phộng và nâng cao năng lực sản xuất cho các hộ trồng đậu phộng.
1. GIỚI THIỆU
Dự án Thích ứng biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long tại tỉnh
Trà Vinh (Dự án AMD Trà Vinh) do Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế tài trợ
(IFAD). Mục tiêu tổng thể của dự án là xây dựng sinh kế bền vững cho người
nghèo nông thôn trong điều kiện biến đổi khí hậu. Mục tiêu cụ thể là nâng cao
năng lực thích ứng của cộng đồng để tăng cường khả năng ứng phó biến đổi khí
hậu. Đối tượng của dự án là hộ nghèo và cận nghèo, hộ do phụ nữ làm chủ và hộ
người dân tộc khmer sẽ được ưu tiên.
Dự án có 3 hợp phần chính: Hợp phần 1 “Nâng cao kiến thức về biến đổi khí
hậu”; Hợp phần 2 “Đầu tư cho sinh kế bền vững” và Hợp phần 3 “Quản lý dự án”.
Hoạt động tư vấn này thuộc khuôn khổ của hợp phần 2.Mục tiêu của hợp phần là
nâng cấp tính bền vững và hiệu quả của các khoản đầu tư thích ứng với BĐKH.
Hợp phần này có 2 tiểu hợp phần:
Tài chính nông thôn để cải thiện sinh kế; gồm các hoạt động: (a) thành lập
các Tổ tiết kiệm và tín dụng mới (SCG), (b) chuyển đổi các mạng lưới tín dụng
thành các Tổ chức tài chính vi mô (MFI), (c) hỗ trợ vốn cho đầu tư vào thích ứng
biến đổi khí hậu và chuỗi giá trị;
Đầu tư thích ứng BĐKH: gồm các hoạt động (a) Xây dựng cơ sở hạ tầng cho
cộng đồng nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu, (b) Đồng tài trợ cho hoạt động
thích ứng với biến đổi khí hậu, (c) Quỹ Hợp tác Công - Tư (PPP).
Hoạt động “Rà soát, Phân tích, Đánh giá và Xây dựng Kế hoạch Phát triển
Chuỗi giá trị ngành hàng Lúa, Gạo và Đậu phộng ở Trà Vinh” được thực hiện
trong khuôn khổ của hợp phân 1, nhằm làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch
nâng cấp chuỗi giá trị giúp cho các hộ sản xuất đậu phộng thích ứng tốt hơn với
tác động của BĐKH.
2
2. MỤC TIÊU
2.1. Mục tiêu chung
Xây dựng giải pháp và kế hoạch nâng cấp chuỗi giá trị đậu phộng ở Trà
Vinh, nhằm giúp cho các hộ sản xuất đậu phộng thích ứng tốt hơn dưới tác động
của BĐKH.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Mô tả sơ đồ CGT của sản phẩm được lựa chọn.
- Phân tích kinh tế chuỗi của sản phẩm được lựa chọn.
- Phân tích những thuận lợi và khó khăn của các tác nhân tham gia trong CGT của
sản phẩm được lựa chọn.
- Xây dựng các giải pháp và kế hoạch nâng cấp CGT sản phẩm được lựa chọn.
3. PHƯƠNG PHÁP
Nghiên cứu này được thực hiện dựa vào khung phân tích chuỗi giá trị đậu
phộng được trình bày ở hình 1.
3.1. Khung phân tích
Công cụ chính được sử dụng trong nghiên cứu này là Phân tích ma trận
SWOT - như đã được trình bày trong bảng 1. Phân tích ma trận SWOT được sử
dụng để đưa ra các đề xuất giải pháp nâng cấp, dựa vào sự kết hợp giữa các điểm
mạnh (S) và cơ hội (O) để hình thành nhóm giải pháp công kích (SO); giữa các
điểm mạnh (S) với thách thức (T) để hình thành nhóm giải pháp thích ứng (ST);
giữa các điểm yếu với cơ hội để hình thành nhóm giải pháp điều chỉnh (WO) và
giữa các điểm yếu (W) với thách thức (T) để hình thành nhóm giải pháp phòng thủ
(WT).
3
Bảng 1. Khung phân tích ma trận SWOT
O: Cơ hội
O1
O2
……….
Ok
T: Thách thức
T1
T2
……
Tl
S: Điểm mạnh
S1
S2
……
Sm
SmOk : Giải pháp công kich
Tận dụng điểm mạnh để đeo
đuổi cơ hội
SmTl: Giải pháp thích ứng
Tận dụng điểm mạnh để hạn
chế những rủi ro bên ngoài có
thể xảy ra
W: Điểm yếu
W1
W2
…….
Wn
WnOk: Giải pháp điều chỉnh
Tận dụng cơ hội để khắc phục
những điểm yếu
WnTl: Giải pháp phòng thủ
Giải pháp vừa khắc phục
những điểm yếu, vừa hạn chế
những rủi ro có thể xảy ra
3.2. Thu thập thông tin
Thông tin thứ cấp
Những thông tin thứ cấp được sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ
các báo thường niên của Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn (SNN&PTNT),
Phòng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn (PNN&PTNT) của các huyện trong
tỉnh, Niên giám thống kê của tỉnh Trà Vinh và một số nghiên cứu sẵn có trước đây
có liên quan đến việc sản xuất và tiêu thụ đậu phộng tại Trà Vinh.
Thông tin sơ cấp
Xác định cỡ mẫu nghiên cứu
Tổng số quan sát được phỏng vấn trực tiếp trong nghiên cứu bao gồm: 8 đại
lý bán phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; 83 hộ sản xuất đậu phộng tại 2 huyện
4
Duyên Hải và Cầu Ngang; 13 thương lái (cũng là những người cung cấp đậu
giống); 6 đại lý/cửa hàng bán phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, 2 chủ vựa (bán
đậu nhân); 2 cơ sở sản xuất đậu phộng rang và đậu phộng muối; 4 doanh nghiệp
sản xuất kẹo và 4 người bán lẻ. Ngoài ra, nghiên cứu cũng đã thực hiện những
cuộc phỏng vấn chuyên sâu với các chuyên gia có liên quan đến các đơn vị hỗ
trợ/thúc đẩy CGT đậu phộng thuộc SNN&PTNT, PNN&PTNT tại 4 huyện Cầu
Ngang, Duyên Hải, Trà Cú và Châu Thành và UBND các xã: Mỹ Long Bắc (Cầu
Ngang), Ngũ Lạc (Duyên Hải), Ngọc Biên (Trà Cú) và Hưng Mỹ (Châu Thành).
Thêm vào đó, nghiên cứu còn thực hiện 4 cuộc thảo luận nhóm tại 4 xã kể trên để
lấy thông tin chung.
Phương pháp lấy mẫu
Đối với tác nhân hộ sản xuất, phương pháp lấy mẫu thuận tiện được áp
dụng. Các tác nhân còn lại trong chuỗi được lựa chọn khảo sát theo phương pháp
liên kết chuỗi. Các chuyên gia được phỏng vấn. cũng như các hộ nông dân tham
gia trong các buổi thảo luận nhóm được lựa chọn có chủ đích (là những người am
tường và có trải nghiệm trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đậu phộng.
5
Hình 1. Khung phân tích CGT để xây dựng kế hoạch nâng cấp chuỗi
6
4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
4.1. Tổng quan về địa bàn khảo sát sản phẩm đậu phộng
4.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Trà vinh giáp với Vĩnh Long ở phía tây. Phía đông giáp giáp với Biển
Đông. Nam giáp với Sóc Trăng và phía bắc giáp với Bến Tre. Trà Vinh có 01 thành
phố và 07 huyện trực thuộc là thành phố Trà Vinh, các huyện Càng Long, Tiểu
Cần, Cầu Kè, Trà Cú, Châu Thành, Cầu Ngang và Duyên Hải.
Diện tích tự nhiên: 2.341 km2, được bao bọc bởi sông Tiền, sông Hậu với
02 cửa Cung Hầu và Định An, có 65 km bờ biển nên giao thông đường thủy có
điều kiện phát triển.
Hình 2. Bản đồ hành chính tỉnh Trà Vinh
Thời tiết, khí hậu: Trà Vinh nằm trong vùng nhiệt đới có khí hậu mát mẻ
quanh năm, nhiệt độ trung bình từ 26 – 270C, độ ẩm trung bình 83 - 85%/năm,
7
lượng mưa trung bình 1.500 mm, ít bị ảnh hưởng bởi bão, lũ và rất thuận lợi cho
đầu tư, sản xuất kinh doanh.
Tài nguyên thiên nhiên
Tỉnh có 234.115 ha. Trong đó, đất nông nghiệp: 185.868 ha. Đặc biệt có đất
giồng cát rất phù hợp cho việc canh tác cây đậu phộng; đất lâm nghiệp: 6.745 ha;
đất chuyên dùng: 12.880 ha, đất ở nông thôn: 3.845 ha, đất ở thành thị: 566 ha, đất
chưa sử dụng: 900 ha, trong đó có đất cát giồng chiếm 6,62%. Diện tích rừng là
6.745 ha, nằm dọc bờ biển tại các huyện: Duyên Hải, Cầu Ngang, Trà Cú với các
loại cây như: bần, đước, mắm, dừa nước, chà là,… đất bãi bồi: 1.138 ha. Diện tích
đất và mặt nước nuôi trồng thủy sản khoảng 51.600 ha (diện tích nuôi tôm sú
29.000 ha).
4.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Tăng trưởng kinh tế
Mức tăng trưởng kinh tế thời kỳ 1996 - 2000 đạt 8,87%; thời kỳ 2001- 2005
đạt 11,64%; thời kỳ 2006 - 2010 đạt 11,64%. Dự báo thời kỳ 2010 – 2015 đạt
14%. Với mức tăng trưởng này đã dẫn đến thu nhập của người dân cũng gia tăng,
và do vậy làm tăng sức mua của người dân nói chung.
Cơ cấu kinh tế
 Nông nghiệp - thủy sản
- Nông nghiệp
Tốc độ tăng trưởng hàng năm ngành nông nghiệp: 2%
+ Lúa: Diện tích: 90.000 ha. Sản lượng hàng năm: 1,15 triệu tấn, trong đó
lúa cao sản 50.000 ha, sản lượng 360.000 tấn.
8
+ Cây dừa: Diện tích: 14.500 ha, có trên 03 triệu cây với sản lượng 130
triệu trái là nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến như: Tơ xơ dừa,
mùn dừa, than hoạt tính, than gáo dừa, cơm dừa nạo sấy, phân vi sinh, thảm xơ
dừa.
+ Cây mía: Diện tích khoảng 6.500 ha. Năng suất 100 tấn/ha tập trung tại
các vùng Trà Cú, Tiểu Cần.
+ Cây đậu phộng: Diện tích: 4.500 ha. Sản lượng bình quân hàng năm
khoảng 22 nghìn tấn, tập trung tại các huyện Cầu Ngang, Duyên Hải và một số ít ở
Trà Cú và Châu Thành.
+ Cây bắp: Diện tích: 5.700 ha. Sản lượng hàng năm: 28.000 tấn, tập trung
tại các huyện Trà Cú, Cầu Ngang.
+ Cây ăn quả: Diện tích: 19.200 ha. Sản lượng hàng năm: 198.000 tấn.
Gồm các loại: xoài Châu Nghệ, bưởi năm roi, cam, quýt đường Nhị Long, nhãn,
chôm chôm, sầu riêng, măng cụt Tân Quy,...
+ Chăn nuôi: Đàn heo: 420.000 con/năm, trên 95% là giống heo lai kinh tế,
đàn bò: 160.000 con/năm, đàn trâu: 2.000 con, đàn dê: 8.000 con, đàn gia cầm:
5.300.000 con.
 Về công nghiệp
Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của ngành là 15%. Các ngành công
nghiệp chủ lực: Công nghệ cao (hóa chất cơ bản, dược phẩm, mỹ phẩm, điện tử…)
và các ngành công nghiệp khác như chế biến nông thủy hải sản, chế biến dừa, mía
đường, hạt điều, thức ăn chăn nuôi, giày da, may mặc, bánh kẹo (trong đó có bánh
kẹo sử dụng nguyên liệu đậu phộng). Các làng nghề, hợp tác xã sản xuất hàng thủ
công mỹ nghệ: dệt chiếu, đan đát, sản phẩm quà lưu niệm.
9
 Thương mại - dịch vụ
Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 20%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa hàng
năm tăng bình quân 14%. Trên địa bàn tỉnh có trên 1.000 doanh nghiệp và hộ kinh
doanh hoạt động trên lĩnh vực thương mại với khoảng trên 3.000 cửa hàng đại lý
bán lẻ. Tỉnh đã hoàn thành quy hoạch phát triển mạng lưới chợ, siêu thị và trung
tâm thương mại đến năm 2020. Các hệ thống siêu thị bán lẽ như COOP MART,
VINATEX đã triển khai dự án đầu tư và hoạt động rất hiệu quả tại tỉnh.
Xã hội
 Dân số và lao động
- Dân số khoảng 1,1 triệu người với 03 dân tộc chính: Kinh, Khmer, Hoa, trong
đó dân tộc Khmer chiếm khoảng 30% dân số.
- Lao động trong độ tuổi trên 70%, trong đó có 34% đã qua đào tạo sẽ là nguồn
cung cấp lao động tốt cho các cơ sở sản xuất công nghiệp, nhất là các ngành có
nhu cầu sử dụng nhiều lao động.
 Mạng lưới đào tạo:
Tỉnh có Trường Đại học Trà Vinh, Trường Cao đẳng y tế, Trường Trung cấp
Văn hóa nghệ thuật, Trường Trung cấp nghề, Trung tâm công nghệ thông tin quốc
tế NIIT, Trung tâm Tin học - Ngoại ngữ và 08 trung tâm dạy nghề, 02 trung tâm kỹ
thuật tổng hợp - hướng nghiệp, 04 trung tâm giáo dục thường xuyên, trên 40
trường trung học phổ thông.
Kết cấu hạ tầng
 Giao thông đường bộ
- Toàn tỉnh có 03 Quốc lộ chính là 53, 54 và 60 hiện nay đang được nâng cấp
lên cấp 3 đồng bằng nối Trà Vinh với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh đồng
bằng sông Cửu Long.
10
- Từ Trà Vinh đi thành phố Hồ Chí Minh theo Quốc lộ 60 qua đường cao tốc
Trung Lương dài 130 km
- Từ Trà Vinh đi thành phố Hồ Chí Minh theo Quốc lộ 53 qua Quốc lộ 1A dài
200 km
- Từ Trà Vinh đi thành phố Cần Thơ theo Quốc lộ 53 qua Quốc lộ 1A dài 100
km
 Giao thông đường thủy
Trà Vinh hiện tại có 02 cửa biển chính: Cửa Cung Hầu (sông Tiền) và cửa
Định An (sông Hậu) nối liền các tỉnh trong khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long và
thành phố Hồ Chí Minh cho phép tàu 5..000 tấn cập cảng Cần Thơ và cảng Sài
Gòn để thông thương với quốc tế.
Bảng 2. Cơ cấu mẫu khảo sát
Tác nhân tham gia Số quan sát
Đại lý/ cửa hàng vật tư nông nghiệp 6
Nông dân 83
Thương lái 8
Chủ vựa 2
Cơ sở sơ chế 1
Cơ sở chế biến 4
Bán sỉ 1
Bán lẻ 3
Tổng 117
Tổng số quan sát điều tra tất cả các tác nhân là 117 quan sát, bắt đầu từ những
đại lý, cửa hàng vật tư nông nghiệp, nhà cung cấp đầu vào phân bón, thuốc nông
dược phục vụ cho việc sản xuất đến những người trồng đậu phộng sau đó là các
tác nhân thu mua bao gồm thương lái, chủ vựa đến các cơ sở sơ chế, chế biến và
cuối cùng là người bán sĩ và bán lẻ trước khi sản phẩm đậu đến tay người tiêu
dùng cuối cùng.
11
4.2. Thực trạng sản xuất đậu phộng Trà Vinh
Trà Vinh là một tỉnh nằm trong vùng sản xuất lúa trọng điểm của cả nước –
vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Nhưng một số huyện có diện đất giồng cát, triền
giồng (Duyên Hải, Cầu Ngang, Trà Cú và Châu Thành), việc sản xuất lúa của bà
con những khu vựa này thường không mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đổi lại, nó
rất phù hợp cho các loại cây màu phát triển, do đất không bị ngập úng trong đó cây
đậu phộng được các nông hộ đánh giá là cây dễ trồng mang lại hiệu quả kinh tế
cao. Đậu phộng được sản xuất từ 01 đến 03 vụ trong năm tùy vào chất lượng đất
và việc trồng xem canh hoa màu trong năm. Thời gian gieo trồng chính (vụ Đông
Xuân) thường bắt đầu vào khoảng tháng 12 dương lịch hàng năm và thu hoạch vào
tháng 03 dương lịch năm sau. Vụ phụ Hè Thu bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 8 và vụ
Thu Đông từ tháng 09 đến tháng 12 dương lịch.
Bảng 3. Tình hình sản xuất đậu phộng tỉnh Trà Vinh (giai đoạn 2010-2014)
Chỉ
tiêu
Thực
hiện
2005
5 năm thực hiện QH chuyển đổi
BQ 5
năm
2010-
2014
Tăng
BQ
2010-
2014
(%/năm)
2010 2011 2012 2013 2014
DT 3.555 4.396 4.513 4.662 4.642 4.610 4.565 1,20
NS 3,81 4,39 4,66 4,73 5,08 5,09 4,79 3,77
Chỉ
tiểu
Thực
hiện
2005
5 năm thực hiện QH chuyển đổi
BQ 5
năm
2010-
2014
Tăng
BQ
2010-
2014
(%/năm)
2010 2011 2012 2013 2014
SL 13.559 19.296 21.035 22.057 23.561 23.465 21.883 5,01
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Trà Vinh, 2014
So với các năm trước những năm gần đây năng suất đậu đã được cải thiện,
một phần nhờ đất trồng phù hợp và thời tiết thuận lợi. Bên cạnh đó, nhờ việc lựa
chọn giống đậu cao sản và chủ động học hỏi kỹ thuật của cán bộ tại địa phương từ
sự hỗ trợ của các phòng NN&PTNT các huyện.
12
Năm 2005 diện tích trồng đậu phộng đạt 3.555 ha; năm 2010 tăng lên đến
4.396 ha; năm 2014 đạt 4.610 ha, BQ 5 năm thực hiện quy hoạch chuyển đổi cơ
cấu sản xuất nông nghiệp (2010-2014) mỗi năm trồng 4.565 ha, tăng 1,2% mỗi
năm. Năng suất đậu phộng ở Trà Vinh thuộc loại khá cao: năm 2005 đạt 3,81
tấn/ha, đến 2014 đạt 4,39 tấn/ha. Sản lượng đạt tương đối ổn định, mỗi năm trên
22.000 tấn. Trong những năm tới, sẽ tập trung phát triển thâm canh, mở rộng diện
tích trồng để tăng năng suất.
Bảng 4. Diện tích và năng suất gieo trồng đậu phộng 2012-2014
Diện tích (ha) Năng suất (tấn/ha)
Năm 2012 2013 2014 2012 2013 2014
Toàn tỉnh 4.662 4.642 4.610 4,73 5,08 5,09
Thành phố Trà Vinh
Huyện Càng Long
Huyện Cầu Kè
Huyện Tiểu Cần
Huyện Châu Thành
Huyện Cầu Ngang
Huyện Trà Cú
Huyện Duyên Hải
30
57
100
2
238
3.237
177
821
23
59
89
1
248
3.245
145
830
26
60
88
3
243
3.365
109
722
3,47
2,54
4,19
3,00
4,41
4,47
6,18
5,82
3,35
2,64
4,38
3,00
4,88
4,98
5,21
5,79
3,54
2,75
4,43
2,00
4,63
4,90
5,20
6,65
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Trà Vinh 2014.
Diện tích gieo trồng đậu phộng chung của tỉnh qua các năm 2012 – 2014 tuy
có biến động nhưng với mức độ không nhiều, dao động ở mức 4.600 ha. Các huyện
có diện tích trồng nhiều là huyện Châu Thành, huyện Cầu Ngang, huyện Trà Cú và
huyện Duyên Hải có diện tích trồng đậu phộng cao nhất toàn tỉnh, trong đó tập
trung nhiều ở huyện Cầu Ngang với diện tích chiếm khoảng 69,4% trong tổng diện
13
tích trồng đậu phộng năm 2012 của tỉnh, chiếm khoảng 72,9% trong năm 2014.
Huyện Duyên Hải bên cạnh diện tích canh tác thì năng suất đạt cao nhất năm 2014
với 6,65 tấn/ha, theo sau đó là các huyện Trà Cú và Cầu Ngang
Chính sách hỗ trợ:
Hình thức hỗ trợ cho nông hộ sản xuất đậu phộng hiện nay ở các huyện chỉ
về mặt kỹ thuật vào đầu vụ sản xuất.
Riêng huyện Cầu Ngang tổ chức mô hình sản xuất giống ở xã Long Sơn với
diện tích 40-50 ha, 10-20 ha xã Mỹ Long Bắc và Mỹ Long Nam). Công ty ADC đầu
tư sản xuất tại xã Mỹ Hòa với hình thức đầu tư vật tư nông nghiệp đầu vào cho
nông dân. Nông dân có thể thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt hoặc có thể trả sau
vào cuối vụ.
Khảo sát tại huyện Trà Cú còn ghi nhận được những hộ thuộc vùng được
khuyến khích chuyển đổi mô hình canh tác sẽ được hỗ trợ 40% chi phí giống, 20%
chi phí phân bón, song song đó cơ quan chức năng địa phương cũng có hỗ trợ tìm
kiếm đầu ra thông qua việc tham quan, tổ chức hội thảo tại các vùng lân cận.
Định hướng phát triển sản xuất đậu phộng:
Các huyện chủ yếu sẽ duy trì cơ cấu diện tích hiện tại và thực hiện theo quy
hoạch sử dụng đất thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới tuy nhiên phần lớn
có sự luân canh giữa các loại cây màu (đặc biệt là giữa bắp giống và đậu phộng) tùy
theo chính sách việc có nhận được các chính sách hỗ trợ hay không, xu hướng giá
cả như thế nào. Tại huyện Cầu Ngang ngoài việc khuyến khích người dân chuyển
đổi từ vụ lúa năng suất thấp sang cây màu, người nông dân còn được khuyến khích
phát triển sản xuất đậu giống.
4.3. Mô tả sơ đồ chuỗi giá trị và chức năng thị trường của các tác nhân tham
gia trong chuỗi
14
Để thấy đường đường đi của sản phẩm đậu phộng được sản xuất bởi các hộ
nông dân đến người tiêu dùng (công nghiệp và cuối cùng) như thế nào. Đồng thời
để xác định những kênh thị trường chính của sản phẩm đậu phộng ở Trà Vinh bao
gồm những kênh thị trường nào, chuỗi giá trị sản phẩm đậu phộng được mô tả qua
hình 3. Sơ đồ CGT cũng cho thấy được những tác nhân nào tham gia trong CGT
và chức năng thị trường của các tác nhân như thế nào. Ngoài ra, sơ đồ CGT còn
cho thấy những đơn vị/tổ chức nào đóng vai trò hỗ trợ/thúc đẩy chuỗi, trong khâu
nào và mức độ hỗ trợ ra sao.
Hình 3 cho thấy, phần lớn đậu phộng được sản xuất ra bởi các hộ nông dân
được bán cho các thương lái trong tỉnh (83%). Trong đó có cả một số thương lái
Trung Quốc đến.tận các huyện có trồng đậu phộng để mua (có nhờ một người dân
trong tỉnh đứng ra để mua hộ. Sau đó, phần lớn lượng đậu phộng này được bán
các thương lái/chủ vựa ngoài tỉnh như Bình Dương, Daklak, Tây Ninh (khoảng
65,4%). Cộng với một ít lượng hàng mua từ các chủ vựa ở Trà Vinh, những
thương lái/chủ vựa ngoài tỉnh dành hết toàn bộ lượng đậu phộng mua được từ các
thương lái ở Trà Vinh để bán cho người tiêu dùng công nghiệp (sử dụng đậu phộng
để chế biến ra phân bón, bánh kẹo, ép dầu phộng), hoặc bán cho các công ty chế
biến xuất khẩu. Như vậy, có thể nói đây là 1 trong những kênh phân phối chính
của CGT đậu phộng. Một lượng sản phẩm đậu phộng khác (khoảng 11% trong số
83%) được bán cho các cơ sở chế biến đậu rang và đậu muối trong tỉnh. Những
sản phẩm này được xem là những sản phẩm GTGT và được bán cho các đại
lý/người bán sỉ trong tỉnh, kế đó đến tay người tiêu dùng cuối cùng sau khi được
bán qua người bán lẻ trong tỉnh. Vậy đây được xem là kênh thị trường chính thứ
hai của CGT đậu. Kênh chính thứ ba là kênh mà ở đó đậu của nông dân làm ra
được bán cho các chủ vựa trong tỉnh (khoảng 14%). Sau đó, những chủ vựa này
bán lại cho các siêu thị, trước khi đến tay người tiêu dùng.
Tóm lại, có 4 kênh thị trường chính của chuỗi giá trị đậu phộng như sau:
15
Kênh 1: Nông dân  Thương lái trong tỉnh (đậu tươi, còn vỏ)  Chủ vựa/Thương
lái ngoài tỉnh  Người tiêu dùng công nghiệp/Xuất khẩu
Kênh 2: Nông dân  Thương lái trong tỉnh (đậu nhân)  Chủ vựa trong tỉnh (đậu
nhân)  Người tiêu dùng công nghiệp/Xuất khẩu
Kênh 3: Nông dân  Thương lái trong tỉnh (đậu nhân)  Cơ sở chế biến  Đại
lý/Người bán sỉ  Người bán lẻ  Người tiêu dùng cuối cùng
Kênh 4: Nông dân  Chủ vựa trong tỉnh (đậu tươi, còn vỏ)  Chủ vựa/Thương
lái ngoài tỉnh  Người tiêu dùng công nghiệp/Xuất khẩu
16
17
5,4%
75,5%
8,2%
12,4%
2,4%
9,1%
11,8%
6%
0,6% 0,6%
0,9%
91%
Cung cấp
đầu vào
Nông
dân
cá thể/
Tổ
hợp
tác
Thương lái/Chủ
vựa trong tỉnh
cung cấp giống
Thương lái/Chủ
vựa ngoài tỉnh
cung cấp giống
Cửa hàng/Đại lý
trong tỉnh cung
cấp phân bón &
thuốc BVTV
Công ty Kinh
doanh Vật tư
Nông nghiệp
Thương
lái
trong
tỉnh
Chủ vựa/
Thương lái
ngoài tỉnh
Cơ sở
chế
biến
(đậu
rang,
đậu
muối)
Đại lý/
Người
bán sỉ
Nhà hàng/Quán ăn
Người
tiêu
dùng
cuối
cùng
Người
tiêu
dùng
cuối
cùng
Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông
thôn
Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông
thôn
Liên minh
Hợp tác xã
Liên minh
Hợp tác xã
Sở Công thương
Sở Công thương
Hiệp hội doanh nghiệp
Hiệp hội doanh nghiệp
Dự án IMPP
Dự án IMPP
Chủ vựa
trong tỉnh
(đậu nhân)
Chủ vựa
trong tỉnh
(đậu vỏ) Siêu thị
Ngườ
i bán
lẻ
3%
0,9%
Người
tiêu
dùng
công
nghiệp
/
Xuất
khẩu
Người
tiêu
dùng
công
nghiệp
/
Xuất
khẩu
Sản
xuất
Thu gom Sơ chế,
Chế biến
Thương mại Tiêu dùng
70,1%
14,8%
0,9%
12,4%
Hình 3. Sơ đồ chuỗi giá trị đậu phộng tỉnh Trà Vinh
11,4%
76,8%
7,6%
11,8%
2,3%
8,5%
11,1%
14%
0,6% 0,6%
0,9%
83%
Cung cấp
đầu vào
Nông
dân
cá thể/
Tổ
hợp
tác
Nông
dân
cá thể/
Tổ
hợp
tác
Thương lái/Chủ
vựa trong tỉnh
cung cấp giống
Thương lái/Chủ
vựa trong tỉnh
cung cấp giống
Thương lái/Chủ
vựa ngoài tỉnh
cung cấp giống
Thương lái/Chủ
vựa ngoài tỉnh
cung cấp giống
Cửa hàng/Đại lý
trong tỉnh cung
cấp phân bón &
thuốc BVTV
Cửa hàng/Đại lý
trong tỉnh cung
cấp phân bón &
thuốc BVTV
Công ty Kinh
doanh Vật tư
Nông nghiệp
Công ty Kinh
doanh Vật tư
Nông nghiệp
Thương
lái
trong
tỉnh
Thương
lái
trong
tỉnh
Chủ vựa/
Thương lái
ngoài tỉnh
Chủ vựa/
Thương lái
ngoài tỉnh
Cơ sở
chế
biến
(đậu
rang,
đậu
muối)
Cơ sở
chế
biến
(đậu
rang,
đậu
muối)
Đại lý/
Người
bán sỉ
Đại lý/
Người
bán sỉ
Nhà hàng/Quán ăn
Nhà hàng/Quán ăn
Người
tiêu
dùng
cuối
cùng
Người
tiêu
dùng
cuối
cùng
Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông
thôn
Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông
thôn
Liên minh
Hợp tác xã
Liên minh
Hợp tác xã
Sở Công thương
Sở Công thương
Hiệp hội doanh nghiệp
Hiệp hội doanh nghiệp
Dự án IMPP
Dự án IMPP
Chủ vựa
trong tỉnh
(đậu nhân)
Chủ vựa
trong tỉnh
(đậu nhân)
Chủ vựa
trong tỉnh
(đậu vỏ)
Chủ vựa
trong tỉnh
(đậu vỏ) Siêu thị
Siêu thị
Người
bán lẻ
Người
bán lẻ
3%
0,9%
Người
tiêu
dùng
công
nghiệp
/
Xuất
khẩu
Người
tiêu
dùng
công
nghiệp
/
Xuất
khẩu
Sản
xuất
Thu gom Sơ chế,
Chế biến
Thương mại Tiêu dùng
65,4%
14,1%
0,9%
11,8%
2,0%
4.4. Mô tả chức năng thị trường của các tác nhân
4.4.1. Nông hộ trồng đậu phộng
4.4.1.1. Đặc điểm hộ trồng đậu phộng
Qua khảo sát 115 nông dân trồng đậu phộng (62% nam giới, 38% nữ giới)
cho thấy, có 70% người trồng đậu là dân tộc Khmer, 30% dân tộc Kinh. Người
trồng đậu có độ tuổi trung bình là 45 tuổi (± 12 tuổi) và có trung bình 8 năm kinh
nghiệm trồng đậu phộng (36% nông dân có từ 8 năm kinh nghiệm trở lên). Trình
độ học vấn của người nông trồng đậu phộng khá thấp (42% cấp I, 33% cấp II và
10% có trình độ học vấn cấp III) và cũng có nông dân không được đi học (15%).
Số nhân khẩu trung bình của hộ là 4 người (từ 4 đến 12 người), trong đó có
khoảng 3 người là lao động chính (từ 1 đến 3 người). Ngoài ra, có 19% hộ được
khảo sát thuộc nhóm hộ nghèo, 25% là hộ cận nghèo. Kết quả khảo sát cho thấy,
có 18% nông dân tham gia HTX/THT, 36% nông dân tham gia hội đoàn thể ở địa
phương (hội nông dân/hội phụ nữ).
4.4.1.2 Hoạt động trồng và bán đậu phộng
Hoạt động trồng
Đất đai: Tổng diện tích đất bình quân của hộ trồng đậu gần 6,4 công/hộ thấp
nhất là 0,5 công/hộ, cao nhất 40 công/hộ (1 công = 1.000 m2), trong đó diện tích
trồng đậu phộng bình quân là 3,7 công (chiếm 58% tổng diện tích). Có 17% hộ
trồng đậu thuê thêm đất để trồng với giá thuê trung bình 0,99 triệu đồng/công/năm.
Tất cả những hộ được khảo sát trồng 1 vụ/năm (vụ Đông Xuân) với thời gian
khoảng 3 tháng/vụ.
Nguồn nguyên liệu đầu vào:
Đậu phộng giống: Phần lớn người trồng đậu phộng mua giống từ thương lái
hoặc chủ vựa trong và ngoài tỉnh (98%). Ngoài ra, một số hộ có thể tự chủ được
nguồn giống do trồng được 3 vụ/năm và tự để giống để trồng cho vụ sau. Nhu cầu
giống bình quân 20 kg/công, chi phí giống bình quân gần 1,3 triệu đồng/công
(chiếm 28% chi phí sản xuất). Các loại giống được nông dân sử dụng là: i) Miền
đông đất đỏ (62% nông dân sử dụng), giống này được thương lái/chủ vựa mua từ
18
các tình Đắc lắc, Bình Dương, Tây Ninh,… về bán thiếu cho nông dân; ii) Đậu vồ
(12% nông dân sử dụng), giống đậu này năng suất không cao nhưng chất lượng
hạt đậu tốt hơn những giống khác; Giống MD7 (11% nông dân sử dụng), đây là
giống được nông dân đánh giá có năng suất cao nhất nhưng loại giống này hiện
nay đã bị lai tạo làm chất lượng giống giảm; iv) Các loại giống khác như đậu thồ,
đậu trung, AR7,… (15% nông dân sử dụng).
Phân bón:
Phân hữu cơ: 42% hộ trồng đậu được khảo sát có sử dụng phân bón hữu cơ
(phân bò) song song với phân bón vô cơ. Có 89% tận dụng phế phẩm từ dây đậu
phộng để nuôi bò và trong số này có 64% hộ tận dụng nguồn phân bò để bón lại
cho cây đậu phộng mà không phải mua thêm phân hữu cơ (11% hộ bán dây đậu
phộng sau khi thu hoạch). Việc sử dụng phân hữu cơ giúp giảm chi phí sản xuất,
duy trì độ màu mỡ của đất đai, giảm ô nhiễm môi trường góp một phần nhỏ giúp
giảm thiểm hiện tượng biến đổi khí hậu và đặc biệt là nông hộ có thể tận dụng
nguồn phân bò do kết hợp trồng đậu phộng với nuôi bò. Số hộ còn lại không sử
dụng phân bón hữu cơ do không biết cách ủ phân, một số hộ không nuôi bò nên
không có nguồn phân ổn định.
Phân vô cơ: Chi phí phân vô cơ trung bình của các hộ nông dân trồng đậu
phộng là 1,31 triệu đồng/công (chiếm 28% chi phí sản xuất). Trong đó 74% hộ
mua phân bón cuối vụ trả (thời hạn 3 tháng) với giá mua cao hơn trả tiền mặt trung
bình khoảng 7,5%.
Thuốc BVTV: Chi phí thuốc BVTV trung bình là 454 ngàn đồng/công
(chiếm 10% chi phí sản xuất) bao gồm thuốc trừ cỏ, thuốc bệnh, thuốc sâu và
thuốc dưỡng cây. Có 74% nông dân mua thuốc BVTV trả sau (do họ thường mua
cùng với phân bón), giá mua trả sau cao hơn so với mua trả trước trung bình
khoảng 9%.
Chi phí sản xuất: Chi phí sản xuất bình quân 4,7 triệu đồng/công (tương
đương 6,06 triệu đồng /tấn đậu tươi). Trong đó, chi phí trung gian gồm giống,
19
phân bón, thuốc BVTV chiếm 67%; chi phí trung gian gồm chi phí lao động, thu
hoạch, tưới,… chiếm 33%. Với diện tích trung bình 3,7 công/hộ thì sản lượng đậu
phộng tươi thu được sau khi trừ hao hụt khoảng 3.338 kg/hộ (năng suất bình quân
871 kg/công), lợi nhuận trung bình từ trồng đậu phộng đạt khoảng 14,95 triệu
đồng/hộ/năm. Chi phí giống, phân bón và chi phí thu hoạch chiếm tỷ trọng cao
nhất trong tổng chi phí sản xuất. Do đó, nếu nông dân chủ động được nguồn
giống, sử dụng phân hữu cơ, cơ giới hóa trong thu hoạch sẽ có cơ hội giảm chi phí
sản xuất, tăng lợi nhuận cho hộ.
Bảng 5. Chi phí sản xuất của người trồng đậu phộng năm 2015
Khoản mục
Chi phí sản xuất trên
1.000 m2
đất
Chi phí sản xuất
1 tấn đậu tươi
(ngàn đồng/tấn)
Giá trị
(Ngàn đồng/1.000m2
)
Tỷ trọng
Giống 1.315 28% 1.618
Phân vô cơ 1.310 28% 1.681
Phân hữu cơ 75 2% 92
Thuốc bảo vệ thực vật 454 10% 557
Tổng chi phí đầu vào 3.154 67% 3.948
Lao động (chuẩn bị đất, gieo,
chăm sóc,…) 392 8% 484
Thu hoạch 926 20% 1.081
Chi phí khác (tưới, thuê đất,
phân bổ máy móc, công cụ,…) 233 5% 548
Tổng chi phí tăng thêm 1.551 33% 2.113
Tổng chi phí 4.705 100% 6.061
Nguồn: Kết quả khảo sát, 2015
20
Vốn: Nhu cầu vốn trung bình của hộ trồng đậu khoảng 4,7 triệu đồng/công
nhưng chỉ có 20% hộ hoàn toàn đủ vốn sản xuất, 80% hộ không đủ vốn nên phải
tìm đến một trong các hình thức tín dụng (hoặc kết hợp nhiều hình thức) như: mua
thiếu giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật từ thương lái/chủ vựa hoặc cửa hàng
vật tư nông nghiệp trong xã; vay vốn từ ngân hàng hoặc tư nhân; hỗ trợ vốn từ dự
án. Có 45% hộ trồng đậu phộng được khảo sát có nhu cầu vay vốn trung bình 15,8
triệu đồng/hộ (thấp nhất 3 triệu đồng/hộ, cao nhất 50 triệu đồng/hộ).
Đánh giá rủi ro: Người trồng đậu quan tâm nhiều đến yếu tố rủi ro do thời
tiết (80% hộ quan tâm) và biến động thị trường (23% hộ quan tâm) ảnh hưởng đến
hoạt động trồng đậu cũng như thu nhập của hộ. Trong đó, có đến 53% hộ đánh gia
rủi ro do thời tiết ở mức cao. Điều này cho thấy, yếu tố tự nhiên này tác động lớn
đến sản xuất của hộ. Hơn nữa, thời gian gần dây do ảnh hưởng của biến đổi khí
hậu nên có sự thay đổi về thời tiết như mưa nhiều, nắng nóng, bão lụt,… đã ảnh
hưởng không nhỏ đến ngành nông nghiệp nói chung và cây đậu phộng nói riêng.
Hai yếu tố thời tiết và biến động thị trường cần phải được các cơ quan ban ngành
có liên quan, nông dân quan tâm để có biện pháp kiểm soát rủi ro này cũng như
thích ứng tốt hơn với biến đổi khí hậu.
Bảng 6. Đánh giá rủi ro trong hoạt động trồng đậu phộng của nông dân
Các loại rủi ro Thấp Trung bình Cao % hộ quan tâm
Do thời tiết (mưa, nắng,…) 9% 38% 53% 80%
Biến động thị trường 7% 59% 33% 23%
Bão, lũ lụt, hạn hán,… 8% 33% 58% 10%
Vận chuyển, giao thông 55% 36% 9% 10%
Sinh học, ô nhiễm 0% 50% 50% 9%
Thuế, lãi suất ngân hàng 14% 71% 14% 6%
Do bảo quản, thiết bị,…. 67% 33% 0% 5%
21
Hoạt động bán
Đối tượng bán: Năng suất đậu phộng bình quân đạt 871 kg/công, giá bán
trung bình là 10.650 đồng/kg đậu phộng tươi. Qua khảo sát cho thấy, có 85% nông
dân bán đậu phộng cho thương lái trong tỉnh (chiếm 81% sản lượng chuỗi), 15%
nông dân bán cho chủ vựa trong tỉnh (chiếm 14% sản lượng chuỗi) và 4% nông
dân bán cho cơ sở chế biến đậu rang, đậu muối (chiếm 3% sản lượng chuỗi). Phần
lớn nông dân bán đậu phộng tươi. Ngoài ra, có một số ít nông dân phơi khô (còn
vỏ) để bán do giá bán đậu khô cao hơn đậu tươi (tỷ lệ 2 kg tươi : 1 kg khô), bán
theo hình thức này giá bán cao hơn khoảng 540 đồng/kg đậu tươi.
Hình thức bán: Qua khảo sát cho thấy 46% nông dân bán đậu phộng thu tiền
mặt. Còn lại 54% nông dân bán thiếu khoảng 5 – 10 ngày mới thu tiền mua lại trả
tiền mặt do nông dân mua đậu giống thiếu nên phải bán sản phẩm lại cho người
cung câp giống. Giá cả trong mua bán chủ yếu do người mua quyết định (91%),
chỉ có 9% nông dân được thương lượng giá với người mua.
4.4.1.3. Những hỗ trợ cho người trồng đậu phộng
Ngoài những hỗ trợ tín dụng từ thương lái/chủ vựa, qua khảo sát cho thấy có
58% người trồng đậu nhận được những hỗ trợ về kỹ thuật trồng đậu phộng (chăm
sóc, cách sử dụng phân bón, thuốc BVTV,…) từ Sở nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, phòng nông nghiệp huyện, ban nông nghiệp xã, Liên minh HTX, dự án
Oxfarm, công ty phân bón, đại lý bán phân bón - thuốc BVTV,… Ngoài ra, trong
hoạt động bán có 12% người trồng đậu nhận được hỗ trợ từ Nhà nước, UBND xã
hoặc công ty thu mua.
4.4.2. Thương lái/chủ vựa trong tỉnh
4.4.2.1. Thông tin chung
Kết quả khảo sát 13 thương lái/chủ vựa trong tỉnh cho thấy, thương lái/chủ
vựa có trung bình 11 năm kinh nghiệm trong mua bán đậu phộng (3 – 30 năm).
22
Thương lái/chủ vựa cần trung bình 1-2 lao động gia đình tham gia trong quá trình
mua bán đậu phộng và thuê thêm lao động trong các khâu như lựa đậu, bốc vác,
đóng bao, vê đậu, phơi đậu, vận chuyển đi mua/đi bán. Khâu lựa đậu, phơi đậu chủ
yếu sử dụng lao động nữ, giá thuê lao động nữ trung bình 3 triệu đồng/tháng, các
khâu còn lại sử dụng lao động nam với giá thuê trung bình từ 4-4,5 triệu
đồng/tháng.
4.4.2.2. Hoạt động mua và bán
Hoạt động thu mua
Phương tiện thu mua: Thương lái/chủ vựa đều sử dụng xe gắn máy để đi
xem đậu, định giá, định ngày nhổ và đặt cọc tiền nhổ, lặt đậu cho nông dân (chi
phí trung bình 40.000 – 50.000 đồng/chuyến). Sau đó sử dụng xe tải nhỏ (tải trọng
từ 0,8 – 1,5 tấn) để thu mua đậu từ nông dân, trong đó có 85% thương lái/chủ vựa
phải thuê xe tải với chi phí trung bình 260.000 đồng/chuyến (100.000 đồng/chuyến
trong địa bàn xã, 600.000 đồng/chuyến ở các huyện lân cận).
Đầu tư ban đầu: Một số thương lái/chủ vựa ngoài chức năng thu gom còn
thực hiện chức năng sơ chế (lựa đậu, phơi khô, sơ chế đậu nhân,…) nên có 92%
thương lái/chủ vựa đầu tư máy móc ban đầu như máy sàn đậu, cân, xe máy, xe tải,
kho bãi,… 8% thương lái còn lại chủ yếu thu gom rồi bán cho thương lái ngoài
tỉnh (Vĩnh Long, Bến Tra, Bình Dương, Đắc Lắc,…) nên không đầu tư máy móc
thiết bị.
Sản lượng, hình thức mua: Mỗi thương lái/chủ vựa thu mua đậu phộng với
sản lượng trung bình 1.417 tấn. Trong đó, đậu tươi chiếm 90% sản lượng mua (giá
mua trung bình 10.650 đồng/kg), đậu khô chiếm 10% sản lượng (giá mua trung
bình 22.438 đồng/kg). Tiêu chuẩn thu mua của thương lái/chủ vựa là đậu đẹp, chắc
hạt, hạt đậu to, không bị bợp, không còn dính râu. Ngoài thu mua đậu phộng từ
nông dân, một số thương lái/chủ vựa (15%) mua đậu của thương lái/chủ vựa khác
khi bị thiếu hàng. Hoạt động thu mua của thương lái/chủ vựa không có hợp đồng
23
và thanh toán bằng tiền mặt hoặc trả chậm trong vòng từ 7 đến 10 ngày sau khi
mua.
Vốn: Nhu cầu vốn trung bình của thương lái/chủ vựa là 150 triệu đồng/ngày
khi vào vụ (40 - 367 triệu đồng/ngày). Trong đó 54% thương lái/chủ vựa không đủ
vốn cho hoạt động thu mua và phải vay vốn từ ngân hàng.
Hoạt động bán
Đối tượng bán: Thương lái trong tỉnh sơ chế đậu nhân bán cho các cơ sở chế
biến đậu phộng rang, đậu phộng muối (11,1% sản lượng chuỗi) hoặc chủ vựa trong
tỉnh (8,5% sản lượng chuỗi) hoặc bán đậu phộng tươi, còn vỏ cho thương lái/chủ
vựa ngoài tỉnh (chiếm 65,4% sản lượng chuỗi). Chủ vựa ngoài mua đậu nhân từ
thương lái còn thu mua đậu phộng tươi từ nông dân (14% sản lượng của chuỗi) để
cung cấp cho thương lái/chủ vựa ngoài tỉnh (11,4 % sản lượng chuỗi), thương lái
khác (2% sản lượng chuỗi) và bán vào siêu thị (0,6% sản lượng chuỗi).
Hình thức bán: Thương lái/chủ vựa trong tỉnh bán đậu phộng cho 3 đối
tượng trên với các hình thức như sau:
•Phơi khô (đậu khô, còn vỏ), tách vỏ (đậu nhân), phân loại đậu và bán cho
các thương lái/chủ vựa ngoài tỉnh, chủ vựa đậu nhân trong tỉnh; các cơ sở sơ
chế/chế biến đậu phộng.
•Phơi khô rồi phân loại (đậu đẹp, đậu phế) bán cho các thương lái (Bến Tre,
Tây Ninh,…), cơ sở chế biến, và một phần nhỏ bán cho người bán lẻ ở địa
phương.
•Đậu phộng tươi bán cho các thương lái ở Bình Dương, Vĩnh Long, An
Giang, Đắc Lắc,…
Tùy theo đối tượng bán mà hình thức đậu và giá bán cũng khác nhau.
Thương lái/chủ vựa bán đậu không có hợp đồng và đều thu tiền mặt. Đối với bán
cho thương lái/chủ vựa ngoài tỉnh thì thương lái/chủ vựa ngoài tỉnh sẽ đến tận nơi
24
để thu mua, bán cho 2 đối tượng còn lại thì chủ yếu thương lái vận chuyển đến nơi
người mua.
4.4.3. Thương lái ngoài tỉnh
4.4.3.1. Thông tin chung
Thương lái ngoài tỉnh được khảo sát có bình quân 18 năm kinh nghiệm mua
bán đậu phộng (5-30 năm). Thương lái ngoài tỉnh chủ yếu sử dụng lao động gia
đình trong quá trình thu mua.
4.4.3.2. Hoạt động mua và bán
Hoạt động mua
Các thương lái ngoài tỉnh được khảo sát đều có mua đậu phộng khô, đậu
phộng nhân từ thương lái Trà Vinh trong khoảng thời gian từ tháng 12 đến tháng 4
năm sau. Giá mua đậu phộng khô trung bình dao động từ 24.000 - 25.000 đồng/kg
loại cân xô, giá mua đậu phộng khô loại xấu (đậu phế) trung bình là 11.000
đồng/kg, tất cả thương lái ngoài tỉnh đều trả tiền mặt hoặc chuyển khoản sau khi
mua (chậm nhất là 2 ngày sau khi mua).
Sản lượng thu mua đậu phộng của Trà Vinh trung bình 145 tấn/thương
lái/năm, chiếm khoảng 42% tổng lượng thu mua của các thương lái ngoài tỉnh. Khi
mua từ Trà Vinh, chi phí vận chuyển trung bình của thương lái các tỉnh lân cận
(Bến Tre, Vĩnh Long,…) khoảng 120.000 - 150.000 đồng/chuyến, chi phí vận
chuyển của thương lái ở miền Đông (Tây Ninh, Bình Dương,…) là 1 triệu
đồng/chuyến.
Hoạt động bán
Thương lái ngoài tỉnh bán sản phẩm lại cho 2 đối tượng chính là:
• Người tiêu dùng công nghiệp: Bao gồm các cơ sở chế biến đậu phộng rang,
đậu phộng muối (đậu phộng khô, giá bán trung bình 24.500/kg) hoặc doanh
nghiệp/cơ sở chế biến kẹo đậu phộng, kẹo chuối, kẹo dừa (đậu phộng nhân, giá
bán trung bình 27.000 đồng/kg) hoặc cơ sở ép dầu (đậu phộng nhân loại xấu, giá
bán trung bình 12.458 đồng/kg).
• Xuất khẩu sang Campuchia, Trung Quốc.
25
Ngoài ra, một lượng nhỏ được thương lái ngoài tỉnh bán cho người bán lẻ
như cửa hàng, tiệm tạp hóa (đậu phộng nhân loại đẹp, giá bán trung bình 38.220
đồng/kg).
4.4.4. Các cơ chế biến đậu phộng rang, đậu phộng muối
4.4.4.1. Thông tin chung
Các cơ sở chế biến đậu phộng rang, đậu phộng muối có trung bình 11 năm
kinh nghiệm (từ 2 đến 20 năm). Mỗi cơ sở sử dụng bình quân 4 lao động, trong đó
có 2 lao động gia đình và 2 lao động (chủ yếu lao động nữ) để lựa đậu non, đậu
không ruột, giá thuê bình quân 3 triệu đồng/người. Các cơ sở sử dụng các loại máy
như máy sàn (21 triệu đồng/máy), máy rang (19 triệu đồng/máy), máy ép bọc
(700.000 đồng/máy) trong quá trình sơ chế đậu phộng khô thành đậu phộng rang
nguyên vỏ.
4.4.4.2. Hoạt động thu bán
Hoạt động mua
Kết quả phân tích cho thấy, có khoảng 15% sản lượng đậu phộng của tỉnh
được tiêu thụ qua cơ sở chế biến đậu rang, đậu muối. Sản lượng mua trung bình là
99 tấn/cơ sở/năm, chủ yếu mua đậu phộng khô từ thương lái, một phần nhỏ được
mua trực tiếp từ nông dân hoặc chủ vựa với giá mua trung bình. Hình thức thanh
toán là tiền mặt và không có hợp đồng mua bán.
Hoạt động bán
Các cơ sở chế biến đậu phộng rang bán sản phẩm cho 3 đối tượng: i) Nhà
hàng/quán ăn (0,9% sản lượng chuỗi); đại lý/người bán sỉ là các tiệm tạp hóa lớn
(11,8% sản lượng chuỗi), người bán lẻ (2,3% sản lượng chuỗi). Giá bán trung bình
đậu phộng rang nguyên vỏ là 37.000 đồng/kg.
4.4.5. Đại lý/Người bán sỉ
Đại lý/Người bán sỉ là những người kinh doanh tiệm bánh, tiệm tạp hóa trong
đó có đậu phộng rang, đậu phộng muối mua từ cơ sở chế biến hoặc các sản phẩm
26
giá trị gia tăng từ đậu phộng (kẹo đậu phộng, kẹo chuối,…). Nếu chỉ tính đậu
phộng rang, đậu phộng muối thì sản lượng mua bán của người bán sỉ trung bình
500 kg/năm. Đậu phộng rang, muối được cơ sở chế biến vào bọc với quy cách 500
gam/bọc hoặc 30 gam/bọc. Người bán sỉ mua vào giá bình quân 37.000 đồng/kg,
bán cho người bán lẻ giá trung bình 44.900 đồng/kg. Một lượng nhỏ được người
bán sỉ bán trực tiếp cho người tiêu dùng.
4.4.6. Người bán lẻ
Người bán lẻ là những người kinh doanh tiệm tạp hóa nhỏ hoặc người mua
bán nhỏ lẻ nhiều sản phẩm trong đó có đậu phộng dưới hình thức bán tại chỗ hoặc
mua bán dạo. Người bán lẻ mua đậu phộng rang, đậu phộng muối từ cơ sở chế
biến hoặc đại lý/người bán sỉ. Giá mua trung bình 44.920 đồng/kg, bán ra trung
bình 52.240 đồng/kg, lợi nhuận người bán lẻ thu được khoảng 6.090 đồng/kg.
4.5. Phân tích kinh tế chuỗi
Qua sơ đồ chuỗi giá trị ở hình 3 cho thấy có 4 kênh thị trường chính của
chuỗi giá trị đậu phộng như sau:
Kênh 1: Nông dân  Thương lái trong tỉnh (đậu tươi, còn vỏ)  Chủ
vựa/Thương lái ngoài tỉnh  Người tiêu dùng công nghiệp/Xuất khẩu
Kênh 2: Nông dân  Thương lái trong tỉnh (đậu nhân)  Chủ vựa trong tỉnh
(đậu nhân)  Người tiêu dùng công nghiệp/Xuất khẩu
Kênh 3: Nông dân  Thương lái trong tỉnh (đậu nhân)  Cơ sở chế biến 
Đại lý/Người bán sỉ  Người bán lẻ  Người tiêu dùng cuối cùng
Kênh 4: Nông dân  Chủ vựa trong tỉnh (đậu tươi, còn vỏ)  Chủ
vựa/Thương lái ngoài tỉnh  Người tiêu dùng công nghiệp/Xuất khẩu
Bảng 7 phân tích chi tiết giá trị gia tăng (GTGT) thuần còn được gọi là lợi
nhuận theo kênh thị trường 1 và 4 (kênh thu gom đậu tươi, còn vỏ). Tất cả các chỉ
27
tiêu được sử dụng trong phân tích kinh tế chuỗi dưới đây đều được quy đổi ra 1 tấn
đậu phộng tươi, còn vỏ.
Bảng 7. Giá trị gia tăng thuần theo kênh thị trường thu gom đậu tươi, còn vỏ
ĐVT: ngàn đồng/kg
TT Khoản mục Nông
dân
Thương
lái
trong
tỉnh
Chủ
vựa
trong
tỉnh
Chủ
vựa/
Thương
lái
ngoài
tỉnh
Tổng
Kênh 1: Nông dân  Thương lái trong tỉnh (đậu tươi, còn vỏ)  Chủ vựa/Thương
lái ngoài tỉnh  Người tiêu dùng công nghiệp/Xuất khẩu
1 Doanh thu 10.650 11.505 14.349
Giá bán (ngàn đồng/kg) 10,65 12,11 15,89
Sản lượng (kg) 1.000 950 903
2 Chi phí đầu vào 3.948 10.650 11.505
3 Chi phí tăng thêm 2.113 639 1.639
4 Giá trị gia tăng thuần 4.589 216 1.205 6.010
5 % Giá trị gia tăng thuần 76% 4% 20% 100%
Kênh 4: Nông dân  Chủ vựa trong tỉnh (đậu tươi, còn vỏ)  Chủ vựa/Thương
lái ngoài tỉnh  Người tiêu dùng công nghiệp/Xuất khẩu
1 Doanh thu 10.720 11.446 14.651
Giá bán (ngàn đồng/kg) 10,72 11,80 15,89
Sản lượng (kg) 1.000 970 922
2 Chi phí đầu vào 3.948 10.720 11.446
3 Chi phí tăng thêm 2.113 500 1.639
4 Giá trị gia tăng thuần 4.659 226 1.566 6.451
5 % Giá trị gia tăng thuần 72% 4% 24% 100%
Nguồn: Kết quả khảo sát 2015
Ghi chú: Những chỉ tiêu trên được tính trên 1 tấn đậu phộng tươi, còn vỏ
28
(1) Tỷ lệ hao hụt của Thương lái trong tỉnh là 5%
(2) Tỷ lệ hao hụt của Chủ vựa trong tỉnh là 3%
(3) Tỷ lệ hao hụt của Thương lái/Chủ vựa ngoài tỉnh là 5%
Theo kênh thị trường 1 và 4, nông dân bán cho đậu phộng tươi tại chỗ cho
thương lái hoặc chủ vựa trong tỉnh (không vận chuyển), thương lái/chủ vựa cung
cấp cũng cung cấp đậu tươi, còn vỏ (không qua sơ chế) cho người tiêu dùng công
nghiệp hoặc xuất khẩu thông qua thương lái trung gian. Hơn nữa, lợi nhuận/kg đậu
tươi của thương lái/chủ vựa ngoài tỉnh gấp 5 - 7 lần thương lái, chủ vựa trong tỉnh.
Tổng GTGT thuần được tạo ra ở Kênh 4 là 6.451 ngàn đồng/tấn, cao hơn Kênh 1
là 0,44 triệu đồng/tấn (tương đương 7%). GTGT thuần của nông dân trong cả 2
kênh thị trường đều cao nhất (76% ở Kênh 1, 72% ở Kênh 4). Do GTGT thuần
tăng thêm ở Kênh 4 là do thương lái/chủ vựa ngoài tỉnh tạo ra nên phân bổ GTGT
thuần ở Kênh 4 cho nông dân không tăng mà còn bị giảm và phần phân bổ tăng
thêm này chủ yếu là cho thương lái/chủ vựa ngoài tỉnh (20% ở Kênh 1, tăng lên
24% ở Kênh 4).
Bảng 8 phân tích GTGT thuần theo kênh thị trường 2 và 3 (kênh sơ chế, chế
biến). Tất cả các chỉ tiêu được sử dụng trong phân tích kinh tế chuỗi dưới đây đều
được quy đổi ra 1 tấn đậu phộng tươi, còn vỏ.
29
Bảng 8. Giá trị gia tăng thuần theo kênh thị trường đậu nhân
ĐVT: ngàn đồng/kg
TT Khoản mục Nông
dân
Thương
lái
trong
tỉnh
Chủ
vựa
trong
tỉnh
Cơ sở
chế
biến
Đại lý/
Người
bán sỉ
Người
bán lẻ
Tổng
Kênh 2: Nông dân  Thương lái trong tỉnh (đậu nhân)  Chủ vựa trong tỉnh (đậu nhân)
 Người tiêu dùng công nghiệp/Xuất khẩu
1 Doanh thu 10.650 13.832 15.568
Giá bán (ngàn đồng/kg) 10,650 28,00 32,5
Sản lượng (kg) 1.000 494 479
2 Chi phí đầu vào 3.948 10.650 13.832
3 Chi phí tăng thêm 2.113 1.189 700
4 GTGT thuần 4.589 1.993 1.036 7.618
5 % GTGT thuần 60% 26% 14% 100%
Kênh 3: Nông dân  Thương lái trong tỉnh (đậu nhân)  Cơ sở chế biến  Đại
lý/Người bán sỉ  Người bán lẻ  Người tiêu dùng cuối cùng
1 Doanh thu 10.650 12.350 15.096 18.327 21.314
Giá bán (ngàn đồng/kg) 10,65 25,00 37,0 44,92 52,24
Sản lượng (kg) 1.000 494 408 408 408
2 Chi phí đầu vào 3.948 10.650 12.350 15.096 18.327
3 Chi phí tăng thêm 2.113 1.189 2.070 700 500
4 GTGT thuần 4.589 511 676 2.531 2.487 10.794
5 % GTGT thuần 43% 5% 6% 23% 23%
Nguồn: Kết quả khảo sát 2015
Ghi chú: Những chỉ tiêu trên được tính trên 1 tấn đậu phộng tươi, còn vỏ
(1) Tỷ lệ hao hụt của Thương lái trong tỉnh là 5%
30
(2) Tỷ lệ hao hụt của Chủ vựa trong tỉnh là 3%
(3) Tỷ lệ hao hụt của Thương lái/Chủ vựa ngoài tỉnh là 5%
(4) Tỷ lệ hao hụt của Thương lái trong tỉnh là 5%, tỷ lệ sơ chế là 1 kg đậu tươi :
0,52 kg đậu khô (còn vỏ)
(5) Tỷ lệ chế biến của Cơ sở chế biến là 1 kg đậu khô : 0,825 kg đậu rang còn
vỏ
Đối với Kênh thị trường 2 và 3, thương lái trong tỉnh thực hiện thêm chức
năng sơ chế đậu tươi, còn vỏ thành đậu nhân để cung cấp cho chủ vựa hoặc các cơ
sở chế biến đậu phộng rang, đậu phộng muối.
Kênh thị trường 2 (đậu phộng nhân): Thương lái sơ chế và phân loại đậu
nhân tốt bán cho chủ vựa trong tỉnh (lợi nhuận 1,99 triệu đồng/tấn đậu tươi), chủ
vựa trong tỉnh bán đậu nhân lại cho người tiêu dùng công nghiệp là những cơ sở
sản xuất bánh kẹo (lợi nhuận 1,04 triệu đồng/tấn đậu tươi).
Kênh thị trường 3 (đậu phộng rang, đậu phộng muối): Thương lái bán đậu
nhân cho các cơ sở chế biến đậu phộng rang, đậu phộng muối trong và ngoài tỉnh.
Sau khi chế biến, các cơ sở này tiêu thụ trong nước thông qua đại lý/người bán sỉ,
người bán lẻ là những tiệm tạp hóa, bánh kẹo.
Kênh thị trường 3 tạo ra tổng GTGT thuần lên đến 10,79 triệu đồng/tấn đậu
phộng tươi (gấp 1,4 lần Kênh 2) và nông dân nhận được phân bổ GTGT thuần cao
nhất so với các tác nhân khác. Tuy nhiên, Kênh thị trường 3 mặc dù tạo ra GTGT
thuần cao nhất nhưng phần phân bổ GTGT thuần cho nông dân bị giảm so với
Kênh 2 và dịch chuyển sang cho người bán sỉ, bán lẻ.
Tóm lại, kết quả phân tích cho thấy, lợi nhuận/tấn đậu phộng tươi của nông
dân là cao nhất so với các tác nhân khác nhưng do nông dân trồng đậu 1 vụ/năm,
sản lượng bình quân đạt 3.338 kg/hộ nên tổng lợi nhuận bình quân từ đậu phộng
chỉ khoảng 14,95 triệu đồng/hộ - thấp hơn rất nhiều so với thương lái, chủ vựa.
Trong cả 4 kênh thị trường, nông dân đều nhận được phân phối lợi nhuận là cao
nhất. Kênh thị trường đậu nhân (Kênh 2, 3) có hoạt động sơ chế, chế biến nên tổng
GTGT của kênh dạng này cao hơn so với kênh thị trường chỉ tiêu thụ đậu phộng
tươi, còn vỏ (Kênh 1, 4). Trong đó, kênh thị trường 3 có hoạt động chế biến nên đã
31
tạo ra được GTGT thuần cao nhất, tuy nhiên hiện nay kênh này chỉ tiêu thụ 14,1%
sản lượng của chuỗi và nông dân chỉ nhận được 40% phân phối lợi nhuận của
kênh này. Do đó, cần có những biện pháp giúp nông dân giảm chi phí sản xuất để
gia tăng lợi nhuận, nâng cao tỷ trọng đậu phộng tươi được sơ chế, chế biến.
4.6. Phân tích thuận lợi và khó khăn của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị
4.6.1. Thuận lợi
Thông qua việc tham khảo các nghiên cứu và tài liệu sẵn có liên quan đến
vấn đề sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đậu phộng, cũng như thông qua kết quả khảo
sát các tác nhân trong chuỗi từ khâu cung cấp đầu vào đến khâu tiêu thụ sản phẩm,
những thuận lợi sau đây trong hoạt động của các tác nhân tham gia trong chuỗi giá
trị đậu phộng được nhận ra:
4.6.1.1. Những thuận lợi bên trong
(i) Hiện tại, Trà Vinh có thể sản xuất được 3 vụ trong năm. Do vậy, đậu
phộng ở Trà Vinh có khả năng đóng góp vào lượng cung chung của thị trường ở
những thời điểm thiếu hụt cục bộ, đặc biệt trong khoảng từ tháng 10-12 dl. Đây
được xem là diểm mạnh của sản phẩm này ở Trà Vinh.
(ii) Đậu phộng ở Trà Vinh được trồng chủ yếu ở những xã có diện tích đất
giồng cát nên rất phù hợp với việc trồng cây đậu phộng.
(iii) Đậu phộng đã được trồng bởi các hộ sản xuất nông nghiệp ở Trà Vinh từ
rất lâu, nên họ có được trải nghiệm nhất định trong việc sản xuất đậu phộng, là
một trong những yếu tố có tác động tích cực đến lợi nhuận của toàn chuỗi.
(iv) Chất lượng đậu phộng nhân của Trà Vinh được những Doanh nghiệp chế
biến bánh kẹo đánh giá cao hơn so với đậu phộng nhập khẩu và đậu được mua từ
các tỉnh Miền Đông (Tây Ninh, Đaklak, v.v…) do vỏ lụa mỏng, cứng hạt.
32
4.6.1.2. Thuận lợi bên ngoài
(i) Nhu cầu tiêu dùng đậu phộng để làm giống, cũng như nhu cầu tiêu dùng
đậu phộng nhân của những cơ sở/doanh nghiệp chế biến sản phẩm giá trị gia tăng
có sử dụng nguyên liệu đậu phộng đều rất cao so với lượng cung trong nước. Đặc
biệt lượng cầu gia tăng mạnh vào những tháng cuối năm dương lịch. Đây là một
cơ hội lớn cho việc gia tăng sản lượng đậu phộng thông qua việc mở rộng hoặc và
tăng năng suất đậu phộng, đặc biệt trong vụ Thu Đông (10-12 dl).
(ii) Từ nay đến 5 năm tới (2020), ở Trà Vình có được tài trợ của 2 dự án: dự
án Doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) và dự án Thích ứng Biến đổi khí hậu (AMD).
Đây được xem là cơ hội tốt cho việc nâng cấp chuỗi giá trị đậu phộng ở Trà Vinh.
(iii) Cả nước nói chung và ở Trà Vinh nói riêng đều đang tích cực xây dựng
và triển khai Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng phát triển giá trị gia
tăng. Do vậy, đây cũng được xem là một cơ hội cho việc nâng cấp chuỗi giá trị,
thông qua việc tạo ra thêm giá trị cho sản phẩm.
(iv) Một điểm thuận lợi khác cho ngành hàng đậu phộng ở Trà Vinh là có
được những chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế hợp tác, chính sách khuyến công
và chính sách hợp tác công tư của Chính phủ, địa phương và của 2 dự án SME và
AMD. Những chính sách này được xem là nguồn lực đáng kể mà các tác nhân
trong chuỗi có thể đeo đuổi để phát huy những điểm mạnh của ngành hàng, hoặc
để khắc phục những yếu điểm của ngành.
(v) Hiện tại, Công thy ADC cung cấp tín dụng hiện vật cho các hộ trồng là tổ
viên của THT sản xuất (giống, phân, thuốc). Sau 3 tháng thu hoạch đậu, ADC nhờ
33
tổ trưởng THT thu hồi công nợ các hộ thành viên đã mua hàng hóa của ADC. Đây
được xem là một cơ hội liên kết cho các THT trồng đậu phộng.
Bên cạnh những thuận lợi như đã được nêu, trong quá trình hoạt động các
tác nhân trong chuỗi giá trị đậu phộng cũng đã phải đối mặt với những thách thức
từ điều kiện môi trường kinh doanh bên ngoài và gặp không ít khó khăn do chính
điều kiện bên trong không thuận lợi của các tác nhân trong quá trình hoạt động.
Những khó khăn và thách thức này được trình bày trong phần tiếp theo.
4.6.2. Khó khăn
4.6.2.1. Những khó khăn bên trong
(i) Năng lực và nhận thức sản xuất kinh doanh của các hộ trồng đậu phộng
còn hạn chế: qua khảo sát các hộ trồng đậu phộng và cán bộ ngành nông nghiệp
của huyện và tỉnh được biết các hộ trồng đậu phộng chưa ý thức được việc sử
dụng phân hữu cơ vi sinh để thay thế một phần cho phân vô cơ, nhằm để duy trì độ
màu mỡ của đất đai và cắt giảm chi phí sản xuất. Một số hộ trồng đậu phộng có sử
dụng một số loại thuốc nông dược bị cấm để kích thích tăng trưởng trọng lượng và
làm đẹp vỏ đậu của trái đậu trước khi thu hoạch khoảng 4 tuần. Điều này làm ảnh
hưởng đến tính an toàn trong tiêu dùng, cũng như làm giảm chất lượng đậu (hạt
nhỏ). Thêm vào đó, mặc dù các hộ trồng đậu đã được các phòng ban chức năng và
trung tâm khuyến khích ủ đậu giống trước khi geo khoảng 2-4 giờ để loại bỏ
những hạt đậu không nẩy mầm, nhưng hầu hết các hộ trồng đậu chưa áp dụng qui
trình này. Do vậy, năng suất đậu phộng đạt được không cao.
(ii) Diện tích sản xuất nhỏ lẻ, manh mún: có lẻ đây là một trong những điểm
yếu phổ biến cho hầu hết các hộ nông dân đang sản xuất những ngành hàng nông
nghiệp ở ĐBSCL nói chung và ở Trà Vinh nói chung. Những hệ quả của đặc điểm
sản xuất nhỏ lẻ, manh mún đã được chứng minh qua thực tế đó là tính không hiệu
quả về mặt qui mô sản xuất - diện tích sản xuất nhỏ dẫn đến chi phí sản xuất trên
34
một đơn vị sản phẩm thấp và khó áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản
xuất, do vậy làm hạn chế việc nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Đây
cũng là một trong những khó khăn hiện nay cho các hộ trồng đậu phộng trên địa
bàn tỉnh Trà Vinh.
(iii) Năng lực liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi và giữa các tác nhân
trong cùng một khâu còn rất hạn chế: qua khảo sát thực tế cho thấy, mặc dù có một
số ít hộ sản xuất đậu phộng ở tỉnh đã tham gia vào các tổ hợp tác, nhưng thực tế
bản chất của sự liên kết chỉ dừng lại ở chỗ chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, tín dụng
và hợp tác với nhau trong một số khâu sản xuất đơn giản. Chưa đi sâu hợp tác với
nhau trong khâu tiêu thụ sản phẩm cũng như trong khâu đầu tư phát triển. Thê vào
đó, việc chủ động liên kết với các doanh nghiệp cung cấp nguyên liệu đầu vào và
tiêu thụ sản phẩm đầu ra dường như chưa có. Chỉ có Công ty ADC có hợp tác với
các THT để cung cấp giống và thuốc BVTV cho các THT theo phương thức bán
chịu và thu nợ vào cuối vụ trồng. Nhìn chung năng lực liên kết của các hộ sản xuất
và các THT còn rất hạn chế. Chính sự yếu kém này đã dẫn đến chi phí sản xuất
cao (do mua các sản phẩm đầu vào với giá cao và chất lượng thấp) và thu nhập
thấp (do bán không được giá cao và không ổn định).
(iv) Năng suất và chất lượng sản phẩm vụ Hè Thu và Thu Đông thấp: do ảnh
hưởng mưa nhiều vào 2 vụ này làm hạn chế năng suất đậu phộng, thường năng
suất chỉ bằng phân nửa năng suất trong vụ chính (vụ đông xuân). Năng suất trong
vụ này chỉ vào khoảng 5-6 tấn/ha (đậu phông tươi), tương đương với khoảng 2,5-3
tấn/ha đậu phộng nhân. Thêm vào đó, do ảnh hưởng mưa đã làm hạn chế trong
việc phơi sấy đậu trong 2 vụ phụ này, làm ảnh hưởng đến chất lượng đậu phộng.
(v) Năng lực tiếp cận thị trường đầu vào, đầu ra của các DNNVV còn hạn
chế: qua khảo sát cho thấy, hầu như những DNNVV rất hạn chế trong việc tìm
kiếm và tiếp cận với những người mua, đặc biệt là các siêu thị và các đại lý ở
35
những thị trường lớn. Có nhiều lý do dẫn đến điều này. Trước hết là do DN có vốn
kinh doanh thấp nên rất ngại đưa vào hệ thống các siêu thị vì thời gian thanh toán
ở những siêu thị thường phải kéo dài, và do mức chiết khấu cao, thường ở mức
trên 15%. Một phần do tập quán kinh doanh của DN xưa nay theo kiểu thích buôn
bán cho khách hàng truyền thống và dựa vào uy tín lâu năm, nên ít sẵn lòng trong
việc tiếp cận, quảng bá sản phẩm đến những khách hàng tiềm năng. Thêm vào đó,
do qui mô sản xuất nhỏ nên họ e dè phải đáp ứng những toa hàng lớn, nằm ngoài
khả năng sản xu ấtcủa họ. Giống vậy, đối với thị trường nguyên liệu đầu vào, do
qui mô sản xuất nhỏ, do tập quán kinh doanh theo kiểu khách hàng truyền thống
và có thể mua theo cách thanh toán gói đầu đã khiến họ ít sẵn lòng để đeo đu
ổinhững nhà cung cấp mới. Toám lại, năng lực tiếp cận thị trường của các
DNNVV đối với thị trường đầu vào, đầu ra còn rất hạn chế. Chính vì vậy, làm kìm
hãm năng lực cạnh tranh, cũng như khả năng phát triển thị trường của họ.
(vi) Chi phí sản xuất (thu hoạch, phân bón & giống) cao: qua khảo sát các hộ
trồng đậu phộng được biết có 3 khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng cao trong tổng
chi phí sản xuất là: chi phí thu hoạch (từ 1,2 đến 2,0 triệu đồng/tấn sản phẩm) do
chưa cơ giới hóa được khâu thu hoạch và do công lao động thu hoạch để có được
trái đậu “đẹp – không còn râu” bằng thủ công rất cao. Được biết ở Trà Vinh trước
đây có sản xuất ra loại máy tuốt đậu này, nhưng vẫn chưa khắc phục được nhược
điểm này. Thêm vào đó, đo hiện nay các hộ sản xuất ít sẵn lòng trong việc sử dụng
phân hữu cơ (phân bò) vi sinh nên đã tiêu tốn cho việc sử dụng phân vô cơ rất
nhiều. Còn chi phí giống cũng rất cao do phần lớn phải mua giống từ các tỉnh
Miền Đông (ở đây nông dân có thể sản xuất đậu phộng trong vụ Thu Đong có
năng suất và chất lượng cao).
(vii) Các DNNVV chưa đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm và chưa chủ động
thực hiện các hoạt động xúc tiến sản phẩm: qua khảo sát nhận thấy dường như các
DNNVV chưa quan tâm nhiều đến việc đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm của
36
mình. Chính vì vậy, họ biết rất ít về thông tin chính sách hỗ trợ cho DNNVV.
Phần lớn họ chỉ sử dụng tên đăng ký của cơ sở. Điều này có nhiều khả năng dẫn
đến rủi ro do cạnh tranh. Đặc biệt hơn là DN rất khó để phát triển thương hiệu một
khi họ không có được một nhãn hiệu, do có ít khách hàng biết đến sản phẩm của
chính DN. Thêm vào đó, hầu như các DNNVV rất ít đầu tư chi phí cho các hoạt
động quảng bá và xúc tiến thưnơg mại cho sản phẩm. Đây được xem là một điểm
yếu rất quan trọng của các DNNVV nói chung, và ở Trà Vinh nói riêng.
(viii) Các cơ sở chế biến đậu phộng rang và tuốt đậu nhân chưa sử dụng triệt
để nguồn vỏ đậu phộng để làm phân hữu cơ. Hầu hết họ sử dụng vỏ này để bán
cho người mua sử dụng làm nhiên liệu chất đốt với giá bán không đáng kể. Qua
khảo sát các cơ sở chế biến ở Tây Ninh, họ sử dụng lượng vỏ này để chế biến phân
hữu cơ để bán cho các chủ vườn trồng hoa kiểng. Do vậy, đây được xem là nguồn
thu tiềm năng cho các cơ sở, nếu như họ đầu tư để chế biến phân hữu cơ từ vỏ đậu
phế phẩm này.
4.6.2.2. Những khó khăn bên ngoài
(i) Lượng đậu giống và đậu nhân phụ thuộc lớn từ nguồn bên ngoài tỉnh (Tây
Ninh, Daklak) và đậu nhân nhập khẩu.
Do đặc điểm về thời tiết nên ở các tỉnh Miền Đông có được lợi thế so với Trà
Vinh là ở đó họ có thể trồng đậu phộng vào vụ Thu Đông (09-12dl) có năng suất
cao. Trong khi đó ở Trà Vinh có thể trồng được vụ này nhưng có năng suất thấp và
diện tích gieo trồng lại ít, nên đã dẫn đến tình trạng lượng cung đậu phộng giống
để trồng vụ chính ở Trà Vinh (vụ Đông Xuân) thấp hơn lượng cầu. Chính vì vậy,
phần lớn các hộ trồng đậu phộng ở Trà Vinh phải mua giống từ các tỉnh Miền
Đông để gieo trồng, thông qua lực lượng thương lái ở địa phương. Cũng chính
điều này đã làm cho chi phí giống của những hộ trồng ở Trà Vinh cao. Giống vậy,
các DNNVV sản xuất bánh kẹo ở các tỉnh Miền Tây nói chung và ở Trà Vinh nói
riêng có nhu cầu sử dụng đậu nhân rất cao trong những tháng 10-12dl để chuẩn bị
37
Tải bản FULL (83 trang): https://bit.ly/3qePw2S
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
cho dịp tết Tây và Tết Nguyên Đán, nên họ phải mua đậu nhân từ các tỉnh Miền
Đông hoặc từ các vựa ở Thành phố Hồ Chí Minh, hoặc ở trong tỉnh (các chủ vựa
này cũng thu mua nguồn đậu từ các tỉnh Miền Đông thông qua hệ thống thương
lái). Nói chung, ở Trà Vinh với cơ cấu sản xuất đậu phộng như hiện tại có bất lợi
thế cạnh tranh về nguồn nguyên liệu cho cả người trồng và các DNNVV sản xuất
bánh kẹo, do bị lệ thuộc vào nguồn cung cấp từ bên ngoài.
(ii) Bị cạnh tranh về giá cả với đậu nhân của nước ngoài
Mặc dù hầu hết các DNNVV qua khảo sát trong và ngoài tỉnh đều đánh giá
rằng chất lượng đậu nhân nhập khẩu từ Ấn Độ và các nước khác không tốt bằng
đậu ở Trà Vinh và Long An (do vỏ lụa mỏng, cứng hạt), nhưng ngược lại giá cả lại
rẻ hơn (3-4 nghìn đồng/kg). Do vậy, đây cũng được xem là một bất lợi thế cạnh
tranh cho ngành hàng đậu phộng ở Trà Vinh.
(iii) Tiềm ẩn sâu bệnh trên cây đậu.
Mặc dù vấn đề sâu bệnh trên cây đậu phộng hiện tại không đến mức nghiêm
trọng lắm, nhưng do nguồn đậu giống phải mua từ các địa phương khác, cộng với
các hộ sản xuất chưa tuân thủ theo qui trình kỹ thuật trong việc xử lý giống nên
luôn có tiềm ẩn dịch bệnh xảy ra. Qua khảo sát thực tế cho thấy những loại sâu
bệnh phổ biến xảy ra ở Trà Vinh trên cây đậu bao gồm: bệnh đóm lá, bệnh gỉ sắt,
sâu khoang (sâu ăn tạp/sâu ổ/sâu đất) và sâu cuốn lá. Ngoài ra, do biến đổi về thời
tiết khí hậu cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến các loại
dịch bệnh này. Tóm lại, sâu bệnh trên đậu phộng hiện nay hoàn toàn có thể khống
chế được. Tuy nhiên, nó vẫn là một bất lợi tiềm ẩn và khiến cho người trồng phải
tốn thêm chi phí sản xuất để chữa trị, và một phần cũng sẽ làm ảnh hưởng đến
năng suất của đậu phộng.
(iv) Một phần đất trồng đậu bị cạnh tranh từ việc trồng cỏ để chăn nuôi bò và
trồng dưa hấu.
38
Tải bản FULL (83 trang): https://bit.ly/3qePw2S
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
Hiện nay ở Trà Vinh đang có chương trình phát triển đàn bò tương đối mạnh,
mặc dù chỉ mới bắt đầu, nhưng trong tương lai gần nếu ngành hàng này được phát
huy sẽ có khả năng diện tích trồng đậu phộng sẽ bị cạnh tranh, do người dân
chuyển đổi đất trồng đậu phộng sang trồng cỏ phục vụ cho bò ăn. Nếu tình trạng
này xảy ra sẽ góp phần làm tăng khoảng cách cung cầu hiện tại của nguồn đậu
phộng giống và đậu phộng nhân tại Trà Vinh, đặc biệt trong những tháng cuối
năm. Thêm vào đó, ở những địa phương có khả năng mở rộng diện tích trồng đậu
phộng cũng gặp phải cạnh tranh bởi việc người dân dành diện tích trồng dưa hấu.
Qua khảo sát thực tế được biết, trồng dưa hấu có thời gian sinh trưởng ngắn hơn (2
tháng/vụ) trồng đậu phộng (3 tháng/vụ), trong khi lợi nhuận trên 1 ha thì ngang
nhau (khoảng 40-60 triệu đồng).
(v) Nguồn nước ngầm ngày càng khan hiếm.
Những huyện vùng biển có nuôi tôm như Cầu Ngang và Duyên Hải, cũng là
những địa phương có diện tích trồng đậu phộng lớn. Trong quá trình nuôi tôm các
hộ nuôi tôm đã sử dụng giếng khai thác tầng nước ngầm, mặc dù địa phương đã
khống chế vấn đề này. Do vậy, vào mùa chính trồng đậu phộng nếu các hộ trồng
không ý thức được tác hại của việc làm này sẽ góp phần làm suy thoái nguồn nước
ngầm, và do vậy sẽ dẫn đến khả năng làm ảnh hưởng đến thu nhập chung cho các
hộ sản xuất nông nghiệp nói chung và của các hộ sản xuất đậu phộng nói riêng.
(vi) Lượng cung dư thừa từ vào vụ Đông Xuân làm cho giá cả giảm. Vụ
Đông Xuân là vụ chính của các hộ trồng đậu phộng ở Trà Vinh. Do vậy, lượng
cung ở vụ này lớn và tập trung, tạo ra sự mất cân đối cung, cầu theo hướng dư
thừa sản phẩm. Do vậy, làm cho giá cả đậu phộng trong mùa này thường thấp. Nếu
như, đậu phộng ở các tỉnh khác ở Miền Tây như Long An và An Giang trúng mùa
sẽ trở thành nguy cơ cho những người trồng đậu phộng ở Trà Vinh.
39
5640219

More Related Content

What's hot

Bài tiểu luận về công ty bibica
Bài tiểu luận về công ty bibicaBài tiểu luận về công ty bibica
Bài tiểu luận về công ty bibica
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Tiểu luận Xây dựng kế hoạch marketing cho công ty
Tiểu luận Xây dựng kế hoạch marketing cho công tyTiểu luận Xây dựng kế hoạch marketing cho công ty
Tiểu luận Xây dựng kế hoạch marketing cho công ty
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn quán Cà phê của khách hàng
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn quán Cà phê của khách hàng Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn quán Cà phê của khách hàng
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn quán Cà phê của khách hàng
Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Chương 4: hệ thống thông tin tổ chức theo cấp bậc quản lý
Chương 4: hệ thống thông tin tổ chức theo cấp bậc quản lýChương 4: hệ thống thông tin tổ chức theo cấp bậc quản lý
Chương 4: hệ thống thông tin tổ chức theo cấp bậc quản lý
Thạc sĩ Vũ Ngọc Hiếu
 
Xây Dựng Kế Hoạch Kinh Doanh Giày Adidas Việt Nam Đến Năm 2020.docx
Xây Dựng Kế Hoạch Kinh Doanh Giày Adidas Việt Nam Đến Năm 2020.docxXây Dựng Kế Hoạch Kinh Doanh Giày Adidas Việt Nam Đến Năm 2020.docx
Xây Dựng Kế Hoạch Kinh Doanh Giày Adidas Việt Nam Đến Năm 2020.docx
Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Luận văn: hoàn thiện kênh phân phối sản phẩm của Công ty sữa Vinamilk
Luận văn: hoàn thiện kênh phân phối sản phẩm của Công ty sữa VinamilkLuận văn: hoàn thiện kênh phân phối sản phẩm của Công ty sữa Vinamilk
Luận văn: hoàn thiện kênh phân phối sản phẩm của Công ty sữa Vinamilk
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Chiến lược thâm nhập thị trường Việt Nam của công ty Pizza Hut
Chiến lược thâm nhập thị trường  Việt Nam của công ty Pizza HutChiến lược thâm nhập thị trường  Việt Nam của công ty Pizza Hut
Chiến lược thâm nhập thị trường Việt Nam của công ty Pizza Hut
luanvantrust
 
Đề án lập kế hoạch kinh doanh CỬA HÀNG THỜI TRANG COUPLE FASHION - TRƯỜNG TOPICA
Đề án lập kế hoạch kinh doanh CỬA HÀNG THỜI TRANG COUPLE FASHION - TRƯỜNG TOPICAĐề án lập kế hoạch kinh doanh CỬA HÀNG THỜI TRANG COUPLE FASHION - TRƯỜNG TOPICA
Đề án lập kế hoạch kinh doanh CỬA HÀNG THỜI TRANG COUPLE FASHION - TRƯỜNG TOPICA
Nhận Viết Đề Tài Điểm Cao ZALO 0917193864 - LUANVANTRUST.COM
 
TIỂU LUẬN: RA QUYẾT ĐỊNH QUẢN TRỊ (TẢI FREE ZALO 093 457 3149)
TIỂU LUẬN: RA QUYẾT ĐỊNH QUẢN TRỊ (TẢI FREE ZALO 093 457 3149)TIỂU LUẬN: RA QUYẾT ĐỊNH QUẢN TRỊ (TẢI FREE ZALO 093 457 3149)
TIỂU LUẬN: RA QUYẾT ĐỊNH QUẢN TRỊ (TẢI FREE ZALO 093 457 3149)
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
[Quản trị chiến lược] SWOT ngành nhựa VN
[Quản trị chiến lược] SWOT ngành nhựa VN[Quản trị chiến lược] SWOT ngành nhựa VN
[Quản trị chiến lược] SWOT ngành nhựa VNThuy-Vy Pham
 
Giáo trình môn thị trường chứng khoán
Giáo trình môn thị trường chứng khoánGiáo trình môn thị trường chứng khoán
Giáo trình môn thị trường chứng khoánBichtram Nguyen
 
Luận văn: Hoạch định chiến lược kinh doanh công ty Khatoco, HAY
Luận văn: Hoạch định chiến lược kinh doanh công ty Khatoco, HAYLuận văn: Hoạch định chiến lược kinh doanh công ty Khatoco, HAY
Luận văn: Hoạch định chiến lược kinh doanh công ty Khatoco, HAY
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động marketing của công ty Vinamilk
Yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động marketing của công ty VinamilkYếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động marketing của công ty Vinamilk
Yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động marketing của công ty Vinamilk
thaoweasley
 
Đề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm cho công ty TNHH Phan Thành đến ...
Đề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm cho công ty TNHH Phan Thành đến ...Đề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm cho công ty TNHH Phan Thành đến ...
Đề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm cho công ty TNHH Phan Thành đến ...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn marketing: Xây dựng chiến lược Marketing Mix cho sản phẩm phân bón.
Luận văn marketing: Xây dựng chiến lược Marketing Mix cho sản phẩm phân bón.Luận văn marketing: Xây dựng chiến lược Marketing Mix cho sản phẩm phân bón.
Luận văn marketing: Xây dựng chiến lược Marketing Mix cho sản phẩm phân bón.
Nguyễn Công Huy
 
Phân tích chuỗi giá trị ngành hàng dưa hấu sản xuất tại huyện Nghi Lộc, Tỉnh ...
Phân tích chuỗi giá trị ngành hàng dưa hấu sản xuất tại huyện Nghi Lộc, Tỉnh ...Phân tích chuỗi giá trị ngành hàng dưa hấu sản xuất tại huyện Nghi Lộc, Tỉnh ...
Phân tích chuỗi giá trị ngành hàng dưa hấu sản xuất tại huyện Nghi Lộc, Tỉnh ...
luanvantrust
 
Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp xây dựng thương hiệu tại côn...
Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp xây dựng thương hiệu tại côn...Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp xây dựng thương hiệu tại côn...
Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp xây dựng thương hiệu tại côn...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bài tập phân tích hoạt động kinh doanh
Bài tập phân tích hoạt động kinh doanhBài tập phân tích hoạt động kinh doanh
Bài tập phân tích hoạt động kinh doanh
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân đoạn thị trường thị trường xà bông tắm
Phân đoạn thị trường thị trường xà bông tắmPhân đoạn thị trường thị trường xà bông tắm
Phân đoạn thị trường thị trường xà bông tắm
Giang Coffee
 
Bìa tiểu luận
Bìa tiểu luậnBìa tiểu luận
Bìa tiểu luận
kudos21
 

What's hot (20)

Bài tiểu luận về công ty bibica
Bài tiểu luận về công ty bibicaBài tiểu luận về công ty bibica
Bài tiểu luận về công ty bibica
 
Tiểu luận Xây dựng kế hoạch marketing cho công ty
Tiểu luận Xây dựng kế hoạch marketing cho công tyTiểu luận Xây dựng kế hoạch marketing cho công ty
Tiểu luận Xây dựng kế hoạch marketing cho công ty
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn quán Cà phê của khách hàng
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn quán Cà phê của khách hàng Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn quán Cà phê của khách hàng
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn quán Cà phê của khách hàng
 
Chương 4: hệ thống thông tin tổ chức theo cấp bậc quản lý
Chương 4: hệ thống thông tin tổ chức theo cấp bậc quản lýChương 4: hệ thống thông tin tổ chức theo cấp bậc quản lý
Chương 4: hệ thống thông tin tổ chức theo cấp bậc quản lý
 
Xây Dựng Kế Hoạch Kinh Doanh Giày Adidas Việt Nam Đến Năm 2020.docx
Xây Dựng Kế Hoạch Kinh Doanh Giày Adidas Việt Nam Đến Năm 2020.docxXây Dựng Kế Hoạch Kinh Doanh Giày Adidas Việt Nam Đến Năm 2020.docx
Xây Dựng Kế Hoạch Kinh Doanh Giày Adidas Việt Nam Đến Năm 2020.docx
 
Luận văn: hoàn thiện kênh phân phối sản phẩm của Công ty sữa Vinamilk
Luận văn: hoàn thiện kênh phân phối sản phẩm của Công ty sữa VinamilkLuận văn: hoàn thiện kênh phân phối sản phẩm của Công ty sữa Vinamilk
Luận văn: hoàn thiện kênh phân phối sản phẩm của Công ty sữa Vinamilk
 
Chiến lược thâm nhập thị trường Việt Nam của công ty Pizza Hut
Chiến lược thâm nhập thị trường  Việt Nam của công ty Pizza HutChiến lược thâm nhập thị trường  Việt Nam của công ty Pizza Hut
Chiến lược thâm nhập thị trường Việt Nam của công ty Pizza Hut
 
Đề án lập kế hoạch kinh doanh CỬA HÀNG THỜI TRANG COUPLE FASHION - TRƯỜNG TOPICA
Đề án lập kế hoạch kinh doanh CỬA HÀNG THỜI TRANG COUPLE FASHION - TRƯỜNG TOPICAĐề án lập kế hoạch kinh doanh CỬA HÀNG THỜI TRANG COUPLE FASHION - TRƯỜNG TOPICA
Đề án lập kế hoạch kinh doanh CỬA HÀNG THỜI TRANG COUPLE FASHION - TRƯỜNG TOPICA
 
TIỂU LUẬN: RA QUYẾT ĐỊNH QUẢN TRỊ (TẢI FREE ZALO 093 457 3149)
TIỂU LUẬN: RA QUYẾT ĐỊNH QUẢN TRỊ (TẢI FREE ZALO 093 457 3149)TIỂU LUẬN: RA QUYẾT ĐỊNH QUẢN TRỊ (TẢI FREE ZALO 093 457 3149)
TIỂU LUẬN: RA QUYẾT ĐỊNH QUẢN TRỊ (TẢI FREE ZALO 093 457 3149)
 
[Quản trị chiến lược] SWOT ngành nhựa VN
[Quản trị chiến lược] SWOT ngành nhựa VN[Quản trị chiến lược] SWOT ngành nhựa VN
[Quản trị chiến lược] SWOT ngành nhựa VN
 
Giáo trình môn thị trường chứng khoán
Giáo trình môn thị trường chứng khoánGiáo trình môn thị trường chứng khoán
Giáo trình môn thị trường chứng khoán
 
Luận văn: Hoạch định chiến lược kinh doanh công ty Khatoco, HAY
Luận văn: Hoạch định chiến lược kinh doanh công ty Khatoco, HAYLuận văn: Hoạch định chiến lược kinh doanh công ty Khatoco, HAY
Luận văn: Hoạch định chiến lược kinh doanh công ty Khatoco, HAY
 
Yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động marketing của công ty Vinamilk
Yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động marketing của công ty VinamilkYếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động marketing của công ty Vinamilk
Yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hoạt động marketing của công ty Vinamilk
 
Đề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm cho công ty TNHH Phan Thành đến ...
Đề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm cho công ty TNHH Phan Thành đến ...Đề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm cho công ty TNHH Phan Thành đến ...
Đề tài: Xây dựng kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm cho công ty TNHH Phan Thành đến ...
 
Luận văn marketing: Xây dựng chiến lược Marketing Mix cho sản phẩm phân bón.
Luận văn marketing: Xây dựng chiến lược Marketing Mix cho sản phẩm phân bón.Luận văn marketing: Xây dựng chiến lược Marketing Mix cho sản phẩm phân bón.
Luận văn marketing: Xây dựng chiến lược Marketing Mix cho sản phẩm phân bón.
 
Phân tích chuỗi giá trị ngành hàng dưa hấu sản xuất tại huyện Nghi Lộc, Tỉnh ...
Phân tích chuỗi giá trị ngành hàng dưa hấu sản xuất tại huyện Nghi Lộc, Tỉnh ...Phân tích chuỗi giá trị ngành hàng dưa hấu sản xuất tại huyện Nghi Lộc, Tỉnh ...
Phân tích chuỗi giá trị ngành hàng dưa hấu sản xuất tại huyện Nghi Lộc, Tỉnh ...
 
Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp xây dựng thương hiệu tại côn...
Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp xây dựng thương hiệu tại côn...Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp xây dựng thương hiệu tại côn...
Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp xây dựng thương hiệu tại côn...
 
Bài tập phân tích hoạt động kinh doanh
Bài tập phân tích hoạt động kinh doanhBài tập phân tích hoạt động kinh doanh
Bài tập phân tích hoạt động kinh doanh
 
Phân đoạn thị trường thị trường xà bông tắm
Phân đoạn thị trường thị trường xà bông tắmPhân đoạn thị trường thị trường xà bông tắm
Phân đoạn thị trường thị trường xà bông tắm
 
Bìa tiểu luận
Bìa tiểu luậnBìa tiểu luận
Bìa tiểu luận
 

Similar to BÁO CÁO RÀ SOÁT, PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ VÀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CHUỖI GIÁ TRỊ NGÀNH HÀNG ĐẬU PHỘNG Ở TỈNH TRÀ VINH.pdf

Luận án: Nâng cao hiệu quả phát triển nông nghiệp ở miền núi tỉnh Thanh Hóa
Luận án: Nâng cao hiệu quả phát triển nông nghiệp ở miền núi tỉnh Thanh HóaLuận án: Nâng cao hiệu quả phát triển nông nghiệp ở miền núi tỉnh Thanh Hóa
Luận án: Nâng cao hiệu quả phát triển nông nghiệp ở miền núi tỉnh Thanh Hóa
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
nâng cao chất lượng dịch vụ hỗ trợ sản xuất lúa tại tình tiền giang
nâng cao chất lượng dịch vụ hỗ trợ sản xuất lúa tại tình tiền giangnâng cao chất lượng dịch vụ hỗ trợ sản xuất lúa tại tình tiền giang
nâng cao chất lượng dịch vụ hỗ trợ sản xuất lúa tại tình tiền giang
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Nâng cao chất lượng dịch vụ hỗ trợ sản xuất lúa tại tỉnh Tiền Giang
Nâng cao chất lượng dịch vụ hỗ trợ sản xuất lúa tại tỉnh Tiền GiangNâng cao chất lượng dịch vụ hỗ trợ sản xuất lúa tại tỉnh Tiền Giang
Nâng cao chất lượng dịch vụ hỗ trợ sản xuất lúa tại tỉnh Tiền Giang
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Ứng dụng phương pháp hồi quy đơn để dự báo về sản lượng chè tại công ty TNHH ...
Ứng dụng phương pháp hồi quy đơn để dự báo về sản lượng chè tại công ty TNHH ...Ứng dụng phương pháp hồi quy đơn để dự báo về sản lượng chè tại công ty TNHH ...
Ứng dụng phương pháp hồi quy đơn để dự báo về sản lượng chè tại công ty TNHH ...
 
Ứng dụng phương pháp hồi quy đơn để dự báo về sản lượng chè HAY
Ứng dụng phương pháp hồi quy đơn để dự báo về sản lượng chè HAYỨng dụng phương pháp hồi quy đơn để dự báo về sản lượng chè HAY
Ứng dụng phương pháp hồi quy đơn để dự báo về sản lượng chè HAY
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Ứng dụng phương pháp hồi quy đơn để dự báo về sản lượng chè tại công ty TNHH ...
Ứng dụng phương pháp hồi quy đơn để dự báo về sản lượng chè tại công ty TNHH ...Ứng dụng phương pháp hồi quy đơn để dự báo về sản lượng chè tại công ty TNHH ...
Ứng dụng phương pháp hồi quy đơn để dự báo về sản lượng chè tại công ty TNHH ...
 
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAYLuận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Tình hình tiêu thụ bia của Công ty Bia Sài Gòn, HAY
Đề tài: Tình hình tiêu thụ bia của Công ty Bia Sài Gòn, HAYĐề tài: Tình hình tiêu thụ bia của Công ty Bia Sài Gòn, HAY
Đề tài: Tình hình tiêu thụ bia của Công ty Bia Sài Gòn, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAYLuận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận án: Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị, HAY
Luận án: Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị, HAYLuận án: Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị, HAY
Luận án: Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị ở tỉnh Tuyên Quang, HAY - Gửi miễ...
Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị ở tỉnh Tuyên Quang, HAY - Gửi miễ...Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị ở tỉnh Tuyên Quang, HAY - Gửi miễ...
Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị ở tỉnh Tuyên Quang, HAY - Gửi miễ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam, HAYLuận án: Chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn h...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn h...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn h...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn h...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá thực trạng sản xuất chè shan tuyết trên địa xã tả sìn thàng, huyện t...
đáNh giá thực trạng sản xuất chè shan tuyết trên địa xã tả sìn thàng, huyện t...đáNh giá thực trạng sản xuất chè shan tuyết trên địa xã tả sìn thàng, huyện t...
đáNh giá thực trạng sản xuất chè shan tuyết trên địa xã tả sìn thàng, huyện t...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận án: Phát triển chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế, HOT
Luận án: Phát triển chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế, HOTLuận án: Phát triển chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế, HOT
Luận án: Phát triển chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Thực trạng và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu qu...
Đề tài: Thực trạng và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu qu...Đề tài: Thực trạng và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu qu...
Đề tài: Thực trạng và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu qu...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Giải pháp thu hút khách hàng tại siêu thị Thuận Thành, HAY
Luận văn: Giải pháp thu hút khách hàng tại siêu thị Thuận Thành, HAYLuận văn: Giải pháp thu hút khách hàng tại siêu thị Thuận Thành, HAY
Luận văn: Giải pháp thu hút khách hàng tại siêu thị Thuận Thành, HAY
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
đáNh giá thực trạng quản lí, sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong ...
đáNh giá thực trạng quản lí, sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong ...đáNh giá thực trạng quản lí, sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong ...
đáNh giá thực trạng quản lí, sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong ...
nataliej4
 
Luận văn: Phân tích các nhân tố tác động đến tình hình xuất khẩu gạo tại TP. ...
Luận văn: Phân tích các nhân tố tác động đến tình hình xuất khẩu gạo tại TP. ...Luận văn: Phân tích các nhân tố tác động đến tình hình xuất khẩu gạo tại TP. ...
Luận văn: Phân tích các nhân tố tác động đến tình hình xuất khẩu gạo tại TP. ...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Khóa luận kinh tế nông nghiệp.
Khóa luận kinh tế nông nghiệp.Khóa luận kinh tế nông nghiệp.
Khóa luận kinh tế nông nghiệp.
ssuser499fca
 

Similar to BÁO CÁO RÀ SOÁT, PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ VÀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CHUỖI GIÁ TRỊ NGÀNH HÀNG ĐẬU PHỘNG Ở TỈNH TRÀ VINH.pdf (20)

Luận án: Nâng cao hiệu quả phát triển nông nghiệp ở miền núi tỉnh Thanh Hóa
Luận án: Nâng cao hiệu quả phát triển nông nghiệp ở miền núi tỉnh Thanh HóaLuận án: Nâng cao hiệu quả phát triển nông nghiệp ở miền núi tỉnh Thanh Hóa
Luận án: Nâng cao hiệu quả phát triển nông nghiệp ở miền núi tỉnh Thanh Hóa
 
nâng cao chất lượng dịch vụ hỗ trợ sản xuất lúa tại tình tiền giang
nâng cao chất lượng dịch vụ hỗ trợ sản xuất lúa tại tình tiền giangnâng cao chất lượng dịch vụ hỗ trợ sản xuất lúa tại tình tiền giang
nâng cao chất lượng dịch vụ hỗ trợ sản xuất lúa tại tình tiền giang
 
Nâng cao chất lượng dịch vụ hỗ trợ sản xuất lúa tại tỉnh Tiền Giang
Nâng cao chất lượng dịch vụ hỗ trợ sản xuất lúa tại tỉnh Tiền GiangNâng cao chất lượng dịch vụ hỗ trợ sản xuất lúa tại tỉnh Tiền Giang
Nâng cao chất lượng dịch vụ hỗ trợ sản xuất lúa tại tỉnh Tiền Giang
 
Ứng dụng phương pháp hồi quy đơn để dự báo về sản lượng chè tại công ty TNHH ...
Ứng dụng phương pháp hồi quy đơn để dự báo về sản lượng chè tại công ty TNHH ...Ứng dụng phương pháp hồi quy đơn để dự báo về sản lượng chè tại công ty TNHH ...
Ứng dụng phương pháp hồi quy đơn để dự báo về sản lượng chè tại công ty TNHH ...
 
Ứng dụng phương pháp hồi quy đơn để dự báo về sản lượng chè HAY
Ứng dụng phương pháp hồi quy đơn để dự báo về sản lượng chè HAYỨng dụng phương pháp hồi quy đơn để dự báo về sản lượng chè HAY
Ứng dụng phương pháp hồi quy đơn để dự báo về sản lượng chè HAY
 
Ứng dụng phương pháp hồi quy đơn để dự báo về sản lượng chè tại công ty TNHH ...
Ứng dụng phương pháp hồi quy đơn để dự báo về sản lượng chè tại công ty TNHH ...Ứng dụng phương pháp hồi quy đơn để dự báo về sản lượng chè tại công ty TNHH ...
Ứng dụng phương pháp hồi quy đơn để dự báo về sản lượng chè tại công ty TNHH ...
 
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAYLuận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
Luận án: Phát triển cà phê bền vững tại tỉnh Đắk Lắk, HAY
 
Đề tài: Tình hình tiêu thụ bia của Công ty Bia Sài Gòn, HAY
Đề tài: Tình hình tiêu thụ bia của Công ty Bia Sài Gòn, HAYĐề tài: Tình hình tiêu thụ bia của Công ty Bia Sài Gòn, HAY
Đề tài: Tình hình tiêu thụ bia của Công ty Bia Sài Gòn, HAY
 
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAYLuận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
Luận án: Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam, HAY
 
Luận án: Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị, HAY
Luận án: Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị, HAYLuận án: Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị, HAY
Luận án: Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị, HAY
 
Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị ở tỉnh Tuyên Quang, HAY - Gửi miễ...
Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị ở tỉnh Tuyên Quang, HAY - Gửi miễ...Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị ở tỉnh Tuyên Quang, HAY - Gửi miễ...
Phát triển hàng nông sản theo chuỗi giá trị ở tỉnh Tuyên Quang, HAY - Gửi miễ...
 
Luận án: Chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam, HAYLuận án: Chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam, HAY
Luận án: Chuỗi cung sản phẩm tôm nuôi ở tỉnh Quảng Nam, HAY
 
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn h...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn h...Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn h...
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn h...
 
đáNh giá thực trạng sản xuất chè shan tuyết trên địa xã tả sìn thàng, huyện t...
đáNh giá thực trạng sản xuất chè shan tuyết trên địa xã tả sìn thàng, huyện t...đáNh giá thực trạng sản xuất chè shan tuyết trên địa xã tả sìn thàng, huyện t...
đáNh giá thực trạng sản xuất chè shan tuyết trên địa xã tả sìn thàng, huyện t...
 
Luận án: Phát triển chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế, HOT
Luận án: Phát triển chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế, HOTLuận án: Phát triển chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế, HOT
Luận án: Phát triển chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế, HOT
 
Đề tài: Thực trạng và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu qu...
Đề tài: Thực trạng và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu qu...Đề tài: Thực trạng và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu qu...
Đề tài: Thực trạng và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu qu...
 
Luận văn: Giải pháp thu hút khách hàng tại siêu thị Thuận Thành, HAY
Luận văn: Giải pháp thu hút khách hàng tại siêu thị Thuận Thành, HAYLuận văn: Giải pháp thu hút khách hàng tại siêu thị Thuận Thành, HAY
Luận văn: Giải pháp thu hút khách hàng tại siêu thị Thuận Thành, HAY
 
đáNh giá thực trạng quản lí, sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong ...
đáNh giá thực trạng quản lí, sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong ...đáNh giá thực trạng quản lí, sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong ...
đáNh giá thực trạng quản lí, sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong ...
 
Luận văn: Phân tích các nhân tố tác động đến tình hình xuất khẩu gạo tại TP. ...
Luận văn: Phân tích các nhân tố tác động đến tình hình xuất khẩu gạo tại TP. ...Luận văn: Phân tích các nhân tố tác động đến tình hình xuất khẩu gạo tại TP. ...
Luận văn: Phân tích các nhân tố tác động đến tình hình xuất khẩu gạo tại TP. ...
 
Khóa luận kinh tế nông nghiệp.
Khóa luận kinh tế nông nghiệp.Khóa luận kinh tế nông nghiệp.
Khóa luận kinh tế nông nghiệp.
 

More from jackjohn45

ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
jackjohn45
 
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
jackjohn45
 
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfSử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
jackjohn45
 
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
jackjohn45
 
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
jackjohn45
 
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
jackjohn45
 
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdfBÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
jackjohn45
 
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfPHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
jackjohn45
 
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdfHiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
jackjohn45
 
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
jackjohn45
 
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
jackjohn45
 
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
jackjohn45
 
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
jackjohn45
 
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfTHỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
jackjohn45
 
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfBài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
jackjohn45
 
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdfCHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
jackjohn45
 
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
jackjohn45
 
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
jackjohn45
 
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
jackjohn45
 
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
jackjohn45
 

More from jackjohn45 (20)

ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
 
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdfĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
ĐẶC ĐIỂM THƠ MAI VĂN PHẤN Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam.pdf
 
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdfSử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
Sử dụng Bản đồ khái niệm trong dạy học chương Động học chất điểm.pdf
 
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử...
 
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG LAN TRUYỀN VI RÚTTỪ RỆP SÁP (Ferrisia virgata) ĐẾN CÂY TI...
 
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGOÀI Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Thuận (TP Ph...
 
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdfBÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8067022.pdf
 
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdfPHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
PHƯƠNG PHÁP DẠY DẠNG BÀI KẾT HỢP KỸ NĂNG TRONG TIẾT DẠY SKILLS 2.pdf
 
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdfHiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần công nghệ Hợp Long.pdf
 
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC VÀ BẢO TỒN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA KHU VĂN HÓA LỊCH ...
 
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
ĐÁNH GIÁ TÍNH THÍCH NGHI SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG CHỦ LỰC VỚI ĐIỀU...
 
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
Nỗ lực hướng đến việc tiếp nhận nguồn nhân lực nước ngoài mới và thực hiện ki...
 
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
[123doc] - thu-nghiem-nuoi-trong-mot-so-nam-an-tren-co-chat-loi-ngo.pdf
 
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdfTHỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
THỬ NGHIỆM NUÔI TRỒNG MỘT SỐ NẤM ĂN TRÊN CƠ CHẤT LÕI NGÔ.pdf
 
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdfBài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán.pdf
 
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdfCHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
CHUỖI THỜI GIAN - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC.pdf
 
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
Experimental Research on the Effect of Self-monitoring Technique on Improving...
 
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
Vietnamese translated variants of verbs of Giving Receiving in Harry Potter a...
 
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
[123doc] - university-of-copenhagen-characteristics-of-the-vietnamese-rural-e...
 
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
university of copenhagen Characteristics of the Vietnamese Rural EconomyEvide...
 

Recently uploaded

Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTUChuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
nvlinhchi1612
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
nhanviet247
 
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docxHỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
giangnguyen312210254
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
Qucbo964093
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 

Recently uploaded (12)

Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTUChuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
 
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docxHỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 

BÁO CÁO RÀ SOÁT, PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ VÀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CHUỖI GIÁ TRỊ NGÀNH HÀNG ĐẬU PHỘNG Ở TỈNH TRÀ VINH.pdf

  • 1. BÁO CÁO RÀ SOÁT, PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ VÀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CHUỖI GIÁ TRỊ NGÀNH HÀNG ĐẬU PHỘNG Ở TỈNH TRÀ VINH Nhóm Tư vấn: PGs.Ts. Nguyễn Phú Son (Tư vấn trưởng) Ts. Huỳnh Trường Huy Ths. Nguyễn Thị Thu An Ths. Lê Văn Gia Nhỏ Cn. Lê Bửu Minh Quân Tháng 02/2016
  • 2. MỤC LỤC Tháng 02/2016......................................................................................................................i MỤC LỤC............................................................................................................................i DANH MỤC BẢNG..........................................................................................................iii DANH MỤC HÌNH............................................................................................................iv TÓM TẮT BÁO CÁO.........................................................................................................1 1. GIỚI THIỆU....................................................................................................................2 2. MỤC TIÊU......................................................................................................................3 2.1. Mục tiêu chung.............................................................................................................3 2.2. Mục tiêu cụ thể.............................................................................................................3 3. PHƯƠNG PHÁP.............................................................................................................3 Nghiên cứu này được thực hiện dựa vào khung phân tích chuỗi giá trị đậu phộng được trình bày ở hình 1.................................................................................................................3 3.1. Khung phân tích............................................................................................................3 3.2. Thu thập thông tin.........................................................................................................4 Thông tin thứ cấp.................................................................................................................4 Thông tin sơ cấp..................................................................................................................4 .............................................................................................................................................6 4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU............................................................................................7 4.1. Tổng quan về địa bàn khảo sát sản phẩm đậu phộng....................................................7 4.1.1. Đặc điểm tự nhiên......................................................................................................7 4.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội..........................................................................................8 4.2. Thực trạng sản xuất đậu phộng Trà Vinh....................................................................12 4.3. Mô tả sơ đồ chuỗi giá trị và chức năng thị trường của các tác nhân tham gia trong chuỗi..................................................................................................................................14 4.4. Mô tả chức năng thị trường của các tác nhân.............................................................18 4.4.1. Nông hộ trồng đậu phộng........................................................................................18 4.4.2. Thương lái/chủ vựa trong tỉnh.................................................................................22 4.4.3. Thương lái ngoài tỉnh...............................................................................................25 4.4.4. Các cơ chế biến đậu phộng rang, đậu phộng muối..................................................26 4.4.5. Đại lý/Người bán sỉ..................................................................................................26 4.4.6. Người bán lẻ............................................................................................................27 4.5. Phân tích kinh tế chuỗi...............................................................................................27 4.6. Phân tích thuận lợi và khó khăn của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị...................32 4.6.1. Thuận lợi..................................................................................................................32 4.6.2. Khó khăn..................................................................................................................34 4.7. Giải pháp nâng cấp chuỗi...........................................................................................40 4.7.1. Phân tích ma trận SWOT.........................................................................................40 4.7.2. Giải pháp cải tiến/đổi mới sản phẩm.......................................................................44 4.7.3. Giải pháp đầu tư phát triển......................................................................................45 Dựa trên cơ sở hỗ trợ của dự án AMD, SME và Chính sách Tái cơ cấu nông nghiệp để phát triển thêm ngành ngành nghề chế biến phân bón từ việc sử dụng nguồn vỏ đậu phộng hiện chưa được sử dụng triệt để như hiện nay tại địa phương. Qua khảo sát một số cơ sở tuốt đậu và sản xuất đậu phộng rang ở Tây Ninh được biết, một số cơ sở này đã sử i
  • 3. dụng vỏ đậu để chế biến phân bón cho cây kiểng. Do vậy, ngành nghề này nếu được phát triển sẽ góp phần làm gia tăng thu nhập cho các cơ sở này. Do vậy, một cách gián tiếp, điều này sẽ là điều kiện để các cơ sở này có thể mua đậu phộng từ các hộ trồng với giá cả cao hơn. Một mặt sẽ cung cấp thêm nguồn phân hữu cơ cho ngành cây kiểng.................47 ...........................................................................................................................................47 4.7.4. Giải pháp tái phân phối............................................................................................48 4.7.5. Giải pháp cắt giảm chi phí sản xuất.........................................................................49 4.8. Kế hoạch nâng cấp chuỗi............................................................................................51 5. KẾT LUẬN....................................................................................................................73 Tài liệu tham khảo.............................................................................................................75 ii
  • 4. DANH MỤC BẢNG Bảng 1. Khung phân tích ma trận SWOT............................................................................4 Bảng 2. Cơ cấu mẫu khảo sát.............................................................................................11 Bảng 3. Tình hình sản xuất đậu phộng tỉnh Trà Vinh (giai đoạn 2010-2014)...................12 Bảng 4. Diện tích và năng suất gieo trồng đậu phộng 2012-2014.....................................13 Bảng 5. Chi phí sản xuất của người trồng đậu phộng năm 2015.......................................20 Nguồn: Kết quả khảo sát, 2015..........................................................................................20 Bảng 6. Đánh giá rủi ro trong hoạt động trồng đậu phộng của nông dân..........................21 Bảng 7. Giá trị gia tăng thuần theo kênh thị trường thu gom đậu tươi, còn vỏ.................28 Bảng 8. Giá trị gia tăng thuần theo kênh thị trường đậu nhân...........................................30 Bảng 9. Phân tích ma trận SWOT của các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị Đậu phộng.................................................................................................................................41 iii
  • 5. DANH MỤC HÌNH Hình 1. Khung phân tích CGT để xây dựng kế hoạch nâng cấp chuỗi...............................6 Hình 2. Bản đồ hành chính tỉnh Trà Vinh............................................................................7 Hình 3. Sơ đồ chuỗi giá trị đậu phộng tỉnh Trà Vinh.........................................................17 iv
  • 6. TÓM TẮT BÁO CÁO Báo cáo này được thực hiện theo Điều kiện tham chiếu (ToR) về “Rà soát, Phân tích, Đánh giá và Xây dựng Kế hoạch Phát triển Chuỗi giá trị ngành hàng Lúa, Gạo và Đậu phộng ở Trà Vinh” Hoạt động này thuộc Hợp phần 1 của Dự án Thích ứng BĐKH vùng ĐBSCL tại Trà Vinh. Mục đích chính của báo cáo là trình bày: 1. Phân tích và đánh giá hoạt động của CGT đậu phộng nhằm tìm ra các lỗ hổng trong chuỗi giá trị; 2. Đề xuất các giải pháp để nâng cấp chuỗi giá trị đậu phộng, dựa trên phân tích thuận lợi và khó khăn của các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị, đặc biệt là các hộ nghèo sản xuất đậu phộng chịu ảnh hưởng của BĐKH; và 3. Xây dựng kế hoạch hành động để nâng cấp chuỗi giá trị, dựa trên các giải pháp đã được xây dựng, nhằm tăng khả năng thích ứng với BĐKH cho các hộ sản xuất và các tác nhân khác tham gia trong chuỗi giá trị đậu phộng ở Trà Vinh. Nội dung chính của báo cáo bao gồm 03 thành phần: (i) đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ đậu phộng ở Trà Vinh, (ii) Mô tả chức năng thị trường của các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị đậu phộng, (iii) Phân tích những thuận lợi và khó khăn của các tác nhân trong chuỗi giá trị đậu phộng, (iv) Đề xuất giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị và (v) Xây dựng kế hoạch nâng cấp chuỗi giá trị. Đậu phộng. Phạm vi rà soát, phân tích chuỗi giá trị đậu phộng của tỉnh; được thực hiện trên địa bàn của 2 huyện Cầu Ngang và Duyên Hải. Đây là 2 huyện có qui mô sản xuất đậu phộng lớn nhất tỉnh và có truyền thống sản xuất lâu năm. Kết quả rà soát và phân tích chuỗi giá trị đã đưa ra được 11 giải pháp để nâng cấp chuỗi giá trị, bao gốm: Phát triển dịch vụ chế biến và tồn trữ đậu phộng; Bố trí lại lịch thời vụ sản xuất theo hướng rải vụ trong vụ Đông Xuân và tăng diện tích gieo trồng vụ Thu Đông và Hè Thu; Đầu tư hệ thống tưới tiêu; Phát triển các tổ chức kinh tế hợp tác; Phát triển các hình thức liên kết dọc giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị đậu phộng; Thúc đẩy DNNVV phát triển thương hiệu sản phẩm.; 1
  • 7. Nghiên cứu đầu tư máy tuốt đậu phộng; Sản xuất phân bón từ vỏ đậu phộng; Nâng cao trình độ và nhận thức sử dụng phân hữu cơ vi sinh và thuốc BVTV cho các hộ sản xuất đậu phộng và nâng cao năng lực sản xuất cho các hộ trồng đậu phộng. 1. GIỚI THIỆU Dự án Thích ứng biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long tại tỉnh Trà Vinh (Dự án AMD Trà Vinh) do Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế tài trợ (IFAD). Mục tiêu tổng thể của dự án là xây dựng sinh kế bền vững cho người nghèo nông thôn trong điều kiện biến đổi khí hậu. Mục tiêu cụ thể là nâng cao năng lực thích ứng của cộng đồng để tăng cường khả năng ứng phó biến đổi khí hậu. Đối tượng của dự án là hộ nghèo và cận nghèo, hộ do phụ nữ làm chủ và hộ người dân tộc khmer sẽ được ưu tiên. Dự án có 3 hợp phần chính: Hợp phần 1 “Nâng cao kiến thức về biến đổi khí hậu”; Hợp phần 2 “Đầu tư cho sinh kế bền vững” và Hợp phần 3 “Quản lý dự án”. Hoạt động tư vấn này thuộc khuôn khổ của hợp phần 2.Mục tiêu của hợp phần là nâng cấp tính bền vững và hiệu quả của các khoản đầu tư thích ứng với BĐKH. Hợp phần này có 2 tiểu hợp phần: Tài chính nông thôn để cải thiện sinh kế; gồm các hoạt động: (a) thành lập các Tổ tiết kiệm và tín dụng mới (SCG), (b) chuyển đổi các mạng lưới tín dụng thành các Tổ chức tài chính vi mô (MFI), (c) hỗ trợ vốn cho đầu tư vào thích ứng biến đổi khí hậu và chuỗi giá trị; Đầu tư thích ứng BĐKH: gồm các hoạt động (a) Xây dựng cơ sở hạ tầng cho cộng đồng nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu, (b) Đồng tài trợ cho hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu, (c) Quỹ Hợp tác Công - Tư (PPP). Hoạt động “Rà soát, Phân tích, Đánh giá và Xây dựng Kế hoạch Phát triển Chuỗi giá trị ngành hàng Lúa, Gạo và Đậu phộng ở Trà Vinh” được thực hiện trong khuôn khổ của hợp phân 1, nhằm làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch nâng cấp chuỗi giá trị giúp cho các hộ sản xuất đậu phộng thích ứng tốt hơn với tác động của BĐKH. 2
  • 8. 2. MỤC TIÊU 2.1. Mục tiêu chung Xây dựng giải pháp và kế hoạch nâng cấp chuỗi giá trị đậu phộng ở Trà Vinh, nhằm giúp cho các hộ sản xuất đậu phộng thích ứng tốt hơn dưới tác động của BĐKH. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Mô tả sơ đồ CGT của sản phẩm được lựa chọn. - Phân tích kinh tế chuỗi của sản phẩm được lựa chọn. - Phân tích những thuận lợi và khó khăn của các tác nhân tham gia trong CGT của sản phẩm được lựa chọn. - Xây dựng các giải pháp và kế hoạch nâng cấp CGT sản phẩm được lựa chọn. 3. PHƯƠNG PHÁP Nghiên cứu này được thực hiện dựa vào khung phân tích chuỗi giá trị đậu phộng được trình bày ở hình 1. 3.1. Khung phân tích Công cụ chính được sử dụng trong nghiên cứu này là Phân tích ma trận SWOT - như đã được trình bày trong bảng 1. Phân tích ma trận SWOT được sử dụng để đưa ra các đề xuất giải pháp nâng cấp, dựa vào sự kết hợp giữa các điểm mạnh (S) và cơ hội (O) để hình thành nhóm giải pháp công kích (SO); giữa các điểm mạnh (S) với thách thức (T) để hình thành nhóm giải pháp thích ứng (ST); giữa các điểm yếu với cơ hội để hình thành nhóm giải pháp điều chỉnh (WO) và giữa các điểm yếu (W) với thách thức (T) để hình thành nhóm giải pháp phòng thủ (WT). 3
  • 9. Bảng 1. Khung phân tích ma trận SWOT O: Cơ hội O1 O2 ………. Ok T: Thách thức T1 T2 …… Tl S: Điểm mạnh S1 S2 …… Sm SmOk : Giải pháp công kich Tận dụng điểm mạnh để đeo đuổi cơ hội SmTl: Giải pháp thích ứng Tận dụng điểm mạnh để hạn chế những rủi ro bên ngoài có thể xảy ra W: Điểm yếu W1 W2 ……. Wn WnOk: Giải pháp điều chỉnh Tận dụng cơ hội để khắc phục những điểm yếu WnTl: Giải pháp phòng thủ Giải pháp vừa khắc phục những điểm yếu, vừa hạn chế những rủi ro có thể xảy ra 3.2. Thu thập thông tin Thông tin thứ cấp Những thông tin thứ cấp được sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ các báo thường niên của Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn (SNN&PTNT), Phòng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn (PNN&PTNT) của các huyện trong tỉnh, Niên giám thống kê của tỉnh Trà Vinh và một số nghiên cứu sẵn có trước đây có liên quan đến việc sản xuất và tiêu thụ đậu phộng tại Trà Vinh. Thông tin sơ cấp Xác định cỡ mẫu nghiên cứu Tổng số quan sát được phỏng vấn trực tiếp trong nghiên cứu bao gồm: 8 đại lý bán phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; 83 hộ sản xuất đậu phộng tại 2 huyện 4
  • 10. Duyên Hải và Cầu Ngang; 13 thương lái (cũng là những người cung cấp đậu giống); 6 đại lý/cửa hàng bán phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, 2 chủ vựa (bán đậu nhân); 2 cơ sở sản xuất đậu phộng rang và đậu phộng muối; 4 doanh nghiệp sản xuất kẹo và 4 người bán lẻ. Ngoài ra, nghiên cứu cũng đã thực hiện những cuộc phỏng vấn chuyên sâu với các chuyên gia có liên quan đến các đơn vị hỗ trợ/thúc đẩy CGT đậu phộng thuộc SNN&PTNT, PNN&PTNT tại 4 huyện Cầu Ngang, Duyên Hải, Trà Cú và Châu Thành và UBND các xã: Mỹ Long Bắc (Cầu Ngang), Ngũ Lạc (Duyên Hải), Ngọc Biên (Trà Cú) và Hưng Mỹ (Châu Thành). Thêm vào đó, nghiên cứu còn thực hiện 4 cuộc thảo luận nhóm tại 4 xã kể trên để lấy thông tin chung. Phương pháp lấy mẫu Đối với tác nhân hộ sản xuất, phương pháp lấy mẫu thuận tiện được áp dụng. Các tác nhân còn lại trong chuỗi được lựa chọn khảo sát theo phương pháp liên kết chuỗi. Các chuyên gia được phỏng vấn. cũng như các hộ nông dân tham gia trong các buổi thảo luận nhóm được lựa chọn có chủ đích (là những người am tường và có trải nghiệm trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đậu phộng. 5
  • 11. Hình 1. Khung phân tích CGT để xây dựng kế hoạch nâng cấp chuỗi 6
  • 12. 4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4.1. Tổng quan về địa bàn khảo sát sản phẩm đậu phộng 4.1.1. Đặc điểm tự nhiên Trà vinh giáp với Vĩnh Long ở phía tây. Phía đông giáp giáp với Biển Đông. Nam giáp với Sóc Trăng và phía bắc giáp với Bến Tre. Trà Vinh có 01 thành phố và 07 huyện trực thuộc là thành phố Trà Vinh, các huyện Càng Long, Tiểu Cần, Cầu Kè, Trà Cú, Châu Thành, Cầu Ngang và Duyên Hải. Diện tích tự nhiên: 2.341 km2, được bao bọc bởi sông Tiền, sông Hậu với 02 cửa Cung Hầu và Định An, có 65 km bờ biển nên giao thông đường thủy có điều kiện phát triển. Hình 2. Bản đồ hành chính tỉnh Trà Vinh Thời tiết, khí hậu: Trà Vinh nằm trong vùng nhiệt đới có khí hậu mát mẻ quanh năm, nhiệt độ trung bình từ 26 – 270C, độ ẩm trung bình 83 - 85%/năm, 7
  • 13. lượng mưa trung bình 1.500 mm, ít bị ảnh hưởng bởi bão, lũ và rất thuận lợi cho đầu tư, sản xuất kinh doanh. Tài nguyên thiên nhiên Tỉnh có 234.115 ha. Trong đó, đất nông nghiệp: 185.868 ha. Đặc biệt có đất giồng cát rất phù hợp cho việc canh tác cây đậu phộng; đất lâm nghiệp: 6.745 ha; đất chuyên dùng: 12.880 ha, đất ở nông thôn: 3.845 ha, đất ở thành thị: 566 ha, đất chưa sử dụng: 900 ha, trong đó có đất cát giồng chiếm 6,62%. Diện tích rừng là 6.745 ha, nằm dọc bờ biển tại các huyện: Duyên Hải, Cầu Ngang, Trà Cú với các loại cây như: bần, đước, mắm, dừa nước, chà là,… đất bãi bồi: 1.138 ha. Diện tích đất và mặt nước nuôi trồng thủy sản khoảng 51.600 ha (diện tích nuôi tôm sú 29.000 ha). 4.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội Tăng trưởng kinh tế Mức tăng trưởng kinh tế thời kỳ 1996 - 2000 đạt 8,87%; thời kỳ 2001- 2005 đạt 11,64%; thời kỳ 2006 - 2010 đạt 11,64%. Dự báo thời kỳ 2010 – 2015 đạt 14%. Với mức tăng trưởng này đã dẫn đến thu nhập của người dân cũng gia tăng, và do vậy làm tăng sức mua của người dân nói chung. Cơ cấu kinh tế  Nông nghiệp - thủy sản - Nông nghiệp Tốc độ tăng trưởng hàng năm ngành nông nghiệp: 2% + Lúa: Diện tích: 90.000 ha. Sản lượng hàng năm: 1,15 triệu tấn, trong đó lúa cao sản 50.000 ha, sản lượng 360.000 tấn. 8
  • 14. + Cây dừa: Diện tích: 14.500 ha, có trên 03 triệu cây với sản lượng 130 triệu trái là nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến như: Tơ xơ dừa, mùn dừa, than hoạt tính, than gáo dừa, cơm dừa nạo sấy, phân vi sinh, thảm xơ dừa. + Cây mía: Diện tích khoảng 6.500 ha. Năng suất 100 tấn/ha tập trung tại các vùng Trà Cú, Tiểu Cần. + Cây đậu phộng: Diện tích: 4.500 ha. Sản lượng bình quân hàng năm khoảng 22 nghìn tấn, tập trung tại các huyện Cầu Ngang, Duyên Hải và một số ít ở Trà Cú và Châu Thành. + Cây bắp: Diện tích: 5.700 ha. Sản lượng hàng năm: 28.000 tấn, tập trung tại các huyện Trà Cú, Cầu Ngang. + Cây ăn quả: Diện tích: 19.200 ha. Sản lượng hàng năm: 198.000 tấn. Gồm các loại: xoài Châu Nghệ, bưởi năm roi, cam, quýt đường Nhị Long, nhãn, chôm chôm, sầu riêng, măng cụt Tân Quy,... + Chăn nuôi: Đàn heo: 420.000 con/năm, trên 95% là giống heo lai kinh tế, đàn bò: 160.000 con/năm, đàn trâu: 2.000 con, đàn dê: 8.000 con, đàn gia cầm: 5.300.000 con.  Về công nghiệp Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của ngành là 15%. Các ngành công nghiệp chủ lực: Công nghệ cao (hóa chất cơ bản, dược phẩm, mỹ phẩm, điện tử…) và các ngành công nghiệp khác như chế biến nông thủy hải sản, chế biến dừa, mía đường, hạt điều, thức ăn chăn nuôi, giày da, may mặc, bánh kẹo (trong đó có bánh kẹo sử dụng nguyên liệu đậu phộng). Các làng nghề, hợp tác xã sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ: dệt chiếu, đan đát, sản phẩm quà lưu niệm. 9
  • 15.  Thương mại - dịch vụ Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 20%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa hàng năm tăng bình quân 14%. Trên địa bàn tỉnh có trên 1.000 doanh nghiệp và hộ kinh doanh hoạt động trên lĩnh vực thương mại với khoảng trên 3.000 cửa hàng đại lý bán lẻ. Tỉnh đã hoàn thành quy hoạch phát triển mạng lưới chợ, siêu thị và trung tâm thương mại đến năm 2020. Các hệ thống siêu thị bán lẽ như COOP MART, VINATEX đã triển khai dự án đầu tư và hoạt động rất hiệu quả tại tỉnh. Xã hội  Dân số và lao động - Dân số khoảng 1,1 triệu người với 03 dân tộc chính: Kinh, Khmer, Hoa, trong đó dân tộc Khmer chiếm khoảng 30% dân số. - Lao động trong độ tuổi trên 70%, trong đó có 34% đã qua đào tạo sẽ là nguồn cung cấp lao động tốt cho các cơ sở sản xuất công nghiệp, nhất là các ngành có nhu cầu sử dụng nhiều lao động.  Mạng lưới đào tạo: Tỉnh có Trường Đại học Trà Vinh, Trường Cao đẳng y tế, Trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật, Trường Trung cấp nghề, Trung tâm công nghệ thông tin quốc tế NIIT, Trung tâm Tin học - Ngoại ngữ và 08 trung tâm dạy nghề, 02 trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, 04 trung tâm giáo dục thường xuyên, trên 40 trường trung học phổ thông. Kết cấu hạ tầng  Giao thông đường bộ - Toàn tỉnh có 03 Quốc lộ chính là 53, 54 và 60 hiện nay đang được nâng cấp lên cấp 3 đồng bằng nối Trà Vinh với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. 10
  • 16. - Từ Trà Vinh đi thành phố Hồ Chí Minh theo Quốc lộ 60 qua đường cao tốc Trung Lương dài 130 km - Từ Trà Vinh đi thành phố Hồ Chí Minh theo Quốc lộ 53 qua Quốc lộ 1A dài 200 km - Từ Trà Vinh đi thành phố Cần Thơ theo Quốc lộ 53 qua Quốc lộ 1A dài 100 km  Giao thông đường thủy Trà Vinh hiện tại có 02 cửa biển chính: Cửa Cung Hầu (sông Tiền) và cửa Định An (sông Hậu) nối liền các tỉnh trong khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh cho phép tàu 5..000 tấn cập cảng Cần Thơ và cảng Sài Gòn để thông thương với quốc tế. Bảng 2. Cơ cấu mẫu khảo sát Tác nhân tham gia Số quan sát Đại lý/ cửa hàng vật tư nông nghiệp 6 Nông dân 83 Thương lái 8 Chủ vựa 2 Cơ sở sơ chế 1 Cơ sở chế biến 4 Bán sỉ 1 Bán lẻ 3 Tổng 117 Tổng số quan sát điều tra tất cả các tác nhân là 117 quan sát, bắt đầu từ những đại lý, cửa hàng vật tư nông nghiệp, nhà cung cấp đầu vào phân bón, thuốc nông dược phục vụ cho việc sản xuất đến những người trồng đậu phộng sau đó là các tác nhân thu mua bao gồm thương lái, chủ vựa đến các cơ sở sơ chế, chế biến và cuối cùng là người bán sĩ và bán lẻ trước khi sản phẩm đậu đến tay người tiêu dùng cuối cùng. 11
  • 17. 4.2. Thực trạng sản xuất đậu phộng Trà Vinh Trà Vinh là một tỉnh nằm trong vùng sản xuất lúa trọng điểm của cả nước – vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Nhưng một số huyện có diện đất giồng cát, triền giồng (Duyên Hải, Cầu Ngang, Trà Cú và Châu Thành), việc sản xuất lúa của bà con những khu vựa này thường không mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đổi lại, nó rất phù hợp cho các loại cây màu phát triển, do đất không bị ngập úng trong đó cây đậu phộng được các nông hộ đánh giá là cây dễ trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đậu phộng được sản xuất từ 01 đến 03 vụ trong năm tùy vào chất lượng đất và việc trồng xem canh hoa màu trong năm. Thời gian gieo trồng chính (vụ Đông Xuân) thường bắt đầu vào khoảng tháng 12 dương lịch hàng năm và thu hoạch vào tháng 03 dương lịch năm sau. Vụ phụ Hè Thu bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 8 và vụ Thu Đông từ tháng 09 đến tháng 12 dương lịch. Bảng 3. Tình hình sản xuất đậu phộng tỉnh Trà Vinh (giai đoạn 2010-2014) Chỉ tiêu Thực hiện 2005 5 năm thực hiện QH chuyển đổi BQ 5 năm 2010- 2014 Tăng BQ 2010- 2014 (%/năm) 2010 2011 2012 2013 2014 DT 3.555 4.396 4.513 4.662 4.642 4.610 4.565 1,20 NS 3,81 4,39 4,66 4,73 5,08 5,09 4,79 3,77 Chỉ tiểu Thực hiện 2005 5 năm thực hiện QH chuyển đổi BQ 5 năm 2010- 2014 Tăng BQ 2010- 2014 (%/năm) 2010 2011 2012 2013 2014 SL 13.559 19.296 21.035 22.057 23.561 23.465 21.883 5,01 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Trà Vinh, 2014 So với các năm trước những năm gần đây năng suất đậu đã được cải thiện, một phần nhờ đất trồng phù hợp và thời tiết thuận lợi. Bên cạnh đó, nhờ việc lựa chọn giống đậu cao sản và chủ động học hỏi kỹ thuật của cán bộ tại địa phương từ sự hỗ trợ của các phòng NN&PTNT các huyện. 12
  • 18. Năm 2005 diện tích trồng đậu phộng đạt 3.555 ha; năm 2010 tăng lên đến 4.396 ha; năm 2014 đạt 4.610 ha, BQ 5 năm thực hiện quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp (2010-2014) mỗi năm trồng 4.565 ha, tăng 1,2% mỗi năm. Năng suất đậu phộng ở Trà Vinh thuộc loại khá cao: năm 2005 đạt 3,81 tấn/ha, đến 2014 đạt 4,39 tấn/ha. Sản lượng đạt tương đối ổn định, mỗi năm trên 22.000 tấn. Trong những năm tới, sẽ tập trung phát triển thâm canh, mở rộng diện tích trồng để tăng năng suất. Bảng 4. Diện tích và năng suất gieo trồng đậu phộng 2012-2014 Diện tích (ha) Năng suất (tấn/ha) Năm 2012 2013 2014 2012 2013 2014 Toàn tỉnh 4.662 4.642 4.610 4,73 5,08 5,09 Thành phố Trà Vinh Huyện Càng Long Huyện Cầu Kè Huyện Tiểu Cần Huyện Châu Thành Huyện Cầu Ngang Huyện Trà Cú Huyện Duyên Hải 30 57 100 2 238 3.237 177 821 23 59 89 1 248 3.245 145 830 26 60 88 3 243 3.365 109 722 3,47 2,54 4,19 3,00 4,41 4,47 6,18 5,82 3,35 2,64 4,38 3,00 4,88 4,98 5,21 5,79 3,54 2,75 4,43 2,00 4,63 4,90 5,20 6,65 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Trà Vinh 2014. Diện tích gieo trồng đậu phộng chung của tỉnh qua các năm 2012 – 2014 tuy có biến động nhưng với mức độ không nhiều, dao động ở mức 4.600 ha. Các huyện có diện tích trồng nhiều là huyện Châu Thành, huyện Cầu Ngang, huyện Trà Cú và huyện Duyên Hải có diện tích trồng đậu phộng cao nhất toàn tỉnh, trong đó tập trung nhiều ở huyện Cầu Ngang với diện tích chiếm khoảng 69,4% trong tổng diện 13
  • 19. tích trồng đậu phộng năm 2012 của tỉnh, chiếm khoảng 72,9% trong năm 2014. Huyện Duyên Hải bên cạnh diện tích canh tác thì năng suất đạt cao nhất năm 2014 với 6,65 tấn/ha, theo sau đó là các huyện Trà Cú và Cầu Ngang Chính sách hỗ trợ: Hình thức hỗ trợ cho nông hộ sản xuất đậu phộng hiện nay ở các huyện chỉ về mặt kỹ thuật vào đầu vụ sản xuất. Riêng huyện Cầu Ngang tổ chức mô hình sản xuất giống ở xã Long Sơn với diện tích 40-50 ha, 10-20 ha xã Mỹ Long Bắc và Mỹ Long Nam). Công ty ADC đầu tư sản xuất tại xã Mỹ Hòa với hình thức đầu tư vật tư nông nghiệp đầu vào cho nông dân. Nông dân có thể thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt hoặc có thể trả sau vào cuối vụ. Khảo sát tại huyện Trà Cú còn ghi nhận được những hộ thuộc vùng được khuyến khích chuyển đổi mô hình canh tác sẽ được hỗ trợ 40% chi phí giống, 20% chi phí phân bón, song song đó cơ quan chức năng địa phương cũng có hỗ trợ tìm kiếm đầu ra thông qua việc tham quan, tổ chức hội thảo tại các vùng lân cận. Định hướng phát triển sản xuất đậu phộng: Các huyện chủ yếu sẽ duy trì cơ cấu diện tích hiện tại và thực hiện theo quy hoạch sử dụng đất thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới tuy nhiên phần lớn có sự luân canh giữa các loại cây màu (đặc biệt là giữa bắp giống và đậu phộng) tùy theo chính sách việc có nhận được các chính sách hỗ trợ hay không, xu hướng giá cả như thế nào. Tại huyện Cầu Ngang ngoài việc khuyến khích người dân chuyển đổi từ vụ lúa năng suất thấp sang cây màu, người nông dân còn được khuyến khích phát triển sản xuất đậu giống. 4.3. Mô tả sơ đồ chuỗi giá trị và chức năng thị trường của các tác nhân tham gia trong chuỗi 14
  • 20. Để thấy đường đường đi của sản phẩm đậu phộng được sản xuất bởi các hộ nông dân đến người tiêu dùng (công nghiệp và cuối cùng) như thế nào. Đồng thời để xác định những kênh thị trường chính của sản phẩm đậu phộng ở Trà Vinh bao gồm những kênh thị trường nào, chuỗi giá trị sản phẩm đậu phộng được mô tả qua hình 3. Sơ đồ CGT cũng cho thấy được những tác nhân nào tham gia trong CGT và chức năng thị trường của các tác nhân như thế nào. Ngoài ra, sơ đồ CGT còn cho thấy những đơn vị/tổ chức nào đóng vai trò hỗ trợ/thúc đẩy chuỗi, trong khâu nào và mức độ hỗ trợ ra sao. Hình 3 cho thấy, phần lớn đậu phộng được sản xuất ra bởi các hộ nông dân được bán cho các thương lái trong tỉnh (83%). Trong đó có cả một số thương lái Trung Quốc đến.tận các huyện có trồng đậu phộng để mua (có nhờ một người dân trong tỉnh đứng ra để mua hộ. Sau đó, phần lớn lượng đậu phộng này được bán các thương lái/chủ vựa ngoài tỉnh như Bình Dương, Daklak, Tây Ninh (khoảng 65,4%). Cộng với một ít lượng hàng mua từ các chủ vựa ở Trà Vinh, những thương lái/chủ vựa ngoài tỉnh dành hết toàn bộ lượng đậu phộng mua được từ các thương lái ở Trà Vinh để bán cho người tiêu dùng công nghiệp (sử dụng đậu phộng để chế biến ra phân bón, bánh kẹo, ép dầu phộng), hoặc bán cho các công ty chế biến xuất khẩu. Như vậy, có thể nói đây là 1 trong những kênh phân phối chính của CGT đậu phộng. Một lượng sản phẩm đậu phộng khác (khoảng 11% trong số 83%) được bán cho các cơ sở chế biến đậu rang và đậu muối trong tỉnh. Những sản phẩm này được xem là những sản phẩm GTGT và được bán cho các đại lý/người bán sỉ trong tỉnh, kế đó đến tay người tiêu dùng cuối cùng sau khi được bán qua người bán lẻ trong tỉnh. Vậy đây được xem là kênh thị trường chính thứ hai của CGT đậu. Kênh chính thứ ba là kênh mà ở đó đậu của nông dân làm ra được bán cho các chủ vựa trong tỉnh (khoảng 14%). Sau đó, những chủ vựa này bán lại cho các siêu thị, trước khi đến tay người tiêu dùng. Tóm lại, có 4 kênh thị trường chính của chuỗi giá trị đậu phộng như sau: 15
  • 21. Kênh 1: Nông dân  Thương lái trong tỉnh (đậu tươi, còn vỏ)  Chủ vựa/Thương lái ngoài tỉnh  Người tiêu dùng công nghiệp/Xuất khẩu Kênh 2: Nông dân  Thương lái trong tỉnh (đậu nhân)  Chủ vựa trong tỉnh (đậu nhân)  Người tiêu dùng công nghiệp/Xuất khẩu Kênh 3: Nông dân  Thương lái trong tỉnh (đậu nhân)  Cơ sở chế biến  Đại lý/Người bán sỉ  Người bán lẻ  Người tiêu dùng cuối cùng Kênh 4: Nông dân  Chủ vựa trong tỉnh (đậu tươi, còn vỏ)  Chủ vựa/Thương lái ngoài tỉnh  Người tiêu dùng công nghiệp/Xuất khẩu 16
  • 22. 17 5,4% 75,5% 8,2% 12,4% 2,4% 9,1% 11,8% 6% 0,6% 0,6% 0,9% 91% Cung cấp đầu vào Nông dân cá thể/ Tổ hợp tác Thương lái/Chủ vựa trong tỉnh cung cấp giống Thương lái/Chủ vựa ngoài tỉnh cung cấp giống Cửa hàng/Đại lý trong tỉnh cung cấp phân bón & thuốc BVTV Công ty Kinh doanh Vật tư Nông nghiệp Thương lái trong tỉnh Chủ vựa/ Thương lái ngoài tỉnh Cơ sở chế biến (đậu rang, đậu muối) Đại lý/ Người bán sỉ Nhà hàng/Quán ăn Người tiêu dùng cuối cùng Người tiêu dùng cuối cùng Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Liên minh Hợp tác xã Liên minh Hợp tác xã Sở Công thương Sở Công thương Hiệp hội doanh nghiệp Hiệp hội doanh nghiệp Dự án IMPP Dự án IMPP Chủ vựa trong tỉnh (đậu nhân) Chủ vựa trong tỉnh (đậu vỏ) Siêu thị Ngườ i bán lẻ 3% 0,9% Người tiêu dùng công nghiệp / Xuất khẩu Người tiêu dùng công nghiệp / Xuất khẩu Sản xuất Thu gom Sơ chế, Chế biến Thương mại Tiêu dùng 70,1% 14,8% 0,9% 12,4% Hình 3. Sơ đồ chuỗi giá trị đậu phộng tỉnh Trà Vinh 11,4% 76,8% 7,6% 11,8% 2,3% 8,5% 11,1% 14% 0,6% 0,6% 0,9% 83% Cung cấp đầu vào Nông dân cá thể/ Tổ hợp tác Nông dân cá thể/ Tổ hợp tác Thương lái/Chủ vựa trong tỉnh cung cấp giống Thương lái/Chủ vựa trong tỉnh cung cấp giống Thương lái/Chủ vựa ngoài tỉnh cung cấp giống Thương lái/Chủ vựa ngoài tỉnh cung cấp giống Cửa hàng/Đại lý trong tỉnh cung cấp phân bón & thuốc BVTV Cửa hàng/Đại lý trong tỉnh cung cấp phân bón & thuốc BVTV Công ty Kinh doanh Vật tư Nông nghiệp Công ty Kinh doanh Vật tư Nông nghiệp Thương lái trong tỉnh Thương lái trong tỉnh Chủ vựa/ Thương lái ngoài tỉnh Chủ vựa/ Thương lái ngoài tỉnh Cơ sở chế biến (đậu rang, đậu muối) Cơ sở chế biến (đậu rang, đậu muối) Đại lý/ Người bán sỉ Đại lý/ Người bán sỉ Nhà hàng/Quán ăn Nhà hàng/Quán ăn Người tiêu dùng cuối cùng Người tiêu dùng cuối cùng Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Liên minh Hợp tác xã Liên minh Hợp tác xã Sở Công thương Sở Công thương Hiệp hội doanh nghiệp Hiệp hội doanh nghiệp Dự án IMPP Dự án IMPP Chủ vựa trong tỉnh (đậu nhân) Chủ vựa trong tỉnh (đậu nhân) Chủ vựa trong tỉnh (đậu vỏ) Chủ vựa trong tỉnh (đậu vỏ) Siêu thị Siêu thị Người bán lẻ Người bán lẻ 3% 0,9% Người tiêu dùng công nghiệp / Xuất khẩu Người tiêu dùng công nghiệp / Xuất khẩu Sản xuất Thu gom Sơ chế, Chế biến Thương mại Tiêu dùng 65,4% 14,1% 0,9% 11,8% 2,0%
  • 23. 4.4. Mô tả chức năng thị trường của các tác nhân 4.4.1. Nông hộ trồng đậu phộng 4.4.1.1. Đặc điểm hộ trồng đậu phộng Qua khảo sát 115 nông dân trồng đậu phộng (62% nam giới, 38% nữ giới) cho thấy, có 70% người trồng đậu là dân tộc Khmer, 30% dân tộc Kinh. Người trồng đậu có độ tuổi trung bình là 45 tuổi (± 12 tuổi) và có trung bình 8 năm kinh nghiệm trồng đậu phộng (36% nông dân có từ 8 năm kinh nghiệm trở lên). Trình độ học vấn của người nông trồng đậu phộng khá thấp (42% cấp I, 33% cấp II và 10% có trình độ học vấn cấp III) và cũng có nông dân không được đi học (15%). Số nhân khẩu trung bình của hộ là 4 người (từ 4 đến 12 người), trong đó có khoảng 3 người là lao động chính (từ 1 đến 3 người). Ngoài ra, có 19% hộ được khảo sát thuộc nhóm hộ nghèo, 25% là hộ cận nghèo. Kết quả khảo sát cho thấy, có 18% nông dân tham gia HTX/THT, 36% nông dân tham gia hội đoàn thể ở địa phương (hội nông dân/hội phụ nữ). 4.4.1.2 Hoạt động trồng và bán đậu phộng Hoạt động trồng Đất đai: Tổng diện tích đất bình quân của hộ trồng đậu gần 6,4 công/hộ thấp nhất là 0,5 công/hộ, cao nhất 40 công/hộ (1 công = 1.000 m2), trong đó diện tích trồng đậu phộng bình quân là 3,7 công (chiếm 58% tổng diện tích). Có 17% hộ trồng đậu thuê thêm đất để trồng với giá thuê trung bình 0,99 triệu đồng/công/năm. Tất cả những hộ được khảo sát trồng 1 vụ/năm (vụ Đông Xuân) với thời gian khoảng 3 tháng/vụ. Nguồn nguyên liệu đầu vào: Đậu phộng giống: Phần lớn người trồng đậu phộng mua giống từ thương lái hoặc chủ vựa trong và ngoài tỉnh (98%). Ngoài ra, một số hộ có thể tự chủ được nguồn giống do trồng được 3 vụ/năm và tự để giống để trồng cho vụ sau. Nhu cầu giống bình quân 20 kg/công, chi phí giống bình quân gần 1,3 triệu đồng/công (chiếm 28% chi phí sản xuất). Các loại giống được nông dân sử dụng là: i) Miền đông đất đỏ (62% nông dân sử dụng), giống này được thương lái/chủ vựa mua từ 18
  • 24. các tình Đắc lắc, Bình Dương, Tây Ninh,… về bán thiếu cho nông dân; ii) Đậu vồ (12% nông dân sử dụng), giống đậu này năng suất không cao nhưng chất lượng hạt đậu tốt hơn những giống khác; Giống MD7 (11% nông dân sử dụng), đây là giống được nông dân đánh giá có năng suất cao nhất nhưng loại giống này hiện nay đã bị lai tạo làm chất lượng giống giảm; iv) Các loại giống khác như đậu thồ, đậu trung, AR7,… (15% nông dân sử dụng). Phân bón: Phân hữu cơ: 42% hộ trồng đậu được khảo sát có sử dụng phân bón hữu cơ (phân bò) song song với phân bón vô cơ. Có 89% tận dụng phế phẩm từ dây đậu phộng để nuôi bò và trong số này có 64% hộ tận dụng nguồn phân bò để bón lại cho cây đậu phộng mà không phải mua thêm phân hữu cơ (11% hộ bán dây đậu phộng sau khi thu hoạch). Việc sử dụng phân hữu cơ giúp giảm chi phí sản xuất, duy trì độ màu mỡ của đất đai, giảm ô nhiễm môi trường góp một phần nhỏ giúp giảm thiểm hiện tượng biến đổi khí hậu và đặc biệt là nông hộ có thể tận dụng nguồn phân bò do kết hợp trồng đậu phộng với nuôi bò. Số hộ còn lại không sử dụng phân bón hữu cơ do không biết cách ủ phân, một số hộ không nuôi bò nên không có nguồn phân ổn định. Phân vô cơ: Chi phí phân vô cơ trung bình của các hộ nông dân trồng đậu phộng là 1,31 triệu đồng/công (chiếm 28% chi phí sản xuất). Trong đó 74% hộ mua phân bón cuối vụ trả (thời hạn 3 tháng) với giá mua cao hơn trả tiền mặt trung bình khoảng 7,5%. Thuốc BVTV: Chi phí thuốc BVTV trung bình là 454 ngàn đồng/công (chiếm 10% chi phí sản xuất) bao gồm thuốc trừ cỏ, thuốc bệnh, thuốc sâu và thuốc dưỡng cây. Có 74% nông dân mua thuốc BVTV trả sau (do họ thường mua cùng với phân bón), giá mua trả sau cao hơn so với mua trả trước trung bình khoảng 9%. Chi phí sản xuất: Chi phí sản xuất bình quân 4,7 triệu đồng/công (tương đương 6,06 triệu đồng /tấn đậu tươi). Trong đó, chi phí trung gian gồm giống, 19
  • 25. phân bón, thuốc BVTV chiếm 67%; chi phí trung gian gồm chi phí lao động, thu hoạch, tưới,… chiếm 33%. Với diện tích trung bình 3,7 công/hộ thì sản lượng đậu phộng tươi thu được sau khi trừ hao hụt khoảng 3.338 kg/hộ (năng suất bình quân 871 kg/công), lợi nhuận trung bình từ trồng đậu phộng đạt khoảng 14,95 triệu đồng/hộ/năm. Chi phí giống, phân bón và chi phí thu hoạch chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí sản xuất. Do đó, nếu nông dân chủ động được nguồn giống, sử dụng phân hữu cơ, cơ giới hóa trong thu hoạch sẽ có cơ hội giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận cho hộ. Bảng 5. Chi phí sản xuất của người trồng đậu phộng năm 2015 Khoản mục Chi phí sản xuất trên 1.000 m2 đất Chi phí sản xuất 1 tấn đậu tươi (ngàn đồng/tấn) Giá trị (Ngàn đồng/1.000m2 ) Tỷ trọng Giống 1.315 28% 1.618 Phân vô cơ 1.310 28% 1.681 Phân hữu cơ 75 2% 92 Thuốc bảo vệ thực vật 454 10% 557 Tổng chi phí đầu vào 3.154 67% 3.948 Lao động (chuẩn bị đất, gieo, chăm sóc,…) 392 8% 484 Thu hoạch 926 20% 1.081 Chi phí khác (tưới, thuê đất, phân bổ máy móc, công cụ,…) 233 5% 548 Tổng chi phí tăng thêm 1.551 33% 2.113 Tổng chi phí 4.705 100% 6.061 Nguồn: Kết quả khảo sát, 2015 20
  • 26. Vốn: Nhu cầu vốn trung bình của hộ trồng đậu khoảng 4,7 triệu đồng/công nhưng chỉ có 20% hộ hoàn toàn đủ vốn sản xuất, 80% hộ không đủ vốn nên phải tìm đến một trong các hình thức tín dụng (hoặc kết hợp nhiều hình thức) như: mua thiếu giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật từ thương lái/chủ vựa hoặc cửa hàng vật tư nông nghiệp trong xã; vay vốn từ ngân hàng hoặc tư nhân; hỗ trợ vốn từ dự án. Có 45% hộ trồng đậu phộng được khảo sát có nhu cầu vay vốn trung bình 15,8 triệu đồng/hộ (thấp nhất 3 triệu đồng/hộ, cao nhất 50 triệu đồng/hộ). Đánh giá rủi ro: Người trồng đậu quan tâm nhiều đến yếu tố rủi ro do thời tiết (80% hộ quan tâm) và biến động thị trường (23% hộ quan tâm) ảnh hưởng đến hoạt động trồng đậu cũng như thu nhập của hộ. Trong đó, có đến 53% hộ đánh gia rủi ro do thời tiết ở mức cao. Điều này cho thấy, yếu tố tự nhiên này tác động lớn đến sản xuất của hộ. Hơn nữa, thời gian gần dây do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên có sự thay đổi về thời tiết như mưa nhiều, nắng nóng, bão lụt,… đã ảnh hưởng không nhỏ đến ngành nông nghiệp nói chung và cây đậu phộng nói riêng. Hai yếu tố thời tiết và biến động thị trường cần phải được các cơ quan ban ngành có liên quan, nông dân quan tâm để có biện pháp kiểm soát rủi ro này cũng như thích ứng tốt hơn với biến đổi khí hậu. Bảng 6. Đánh giá rủi ro trong hoạt động trồng đậu phộng của nông dân Các loại rủi ro Thấp Trung bình Cao % hộ quan tâm Do thời tiết (mưa, nắng,…) 9% 38% 53% 80% Biến động thị trường 7% 59% 33% 23% Bão, lũ lụt, hạn hán,… 8% 33% 58% 10% Vận chuyển, giao thông 55% 36% 9% 10% Sinh học, ô nhiễm 0% 50% 50% 9% Thuế, lãi suất ngân hàng 14% 71% 14% 6% Do bảo quản, thiết bị,…. 67% 33% 0% 5% 21
  • 27. Hoạt động bán Đối tượng bán: Năng suất đậu phộng bình quân đạt 871 kg/công, giá bán trung bình là 10.650 đồng/kg đậu phộng tươi. Qua khảo sát cho thấy, có 85% nông dân bán đậu phộng cho thương lái trong tỉnh (chiếm 81% sản lượng chuỗi), 15% nông dân bán cho chủ vựa trong tỉnh (chiếm 14% sản lượng chuỗi) và 4% nông dân bán cho cơ sở chế biến đậu rang, đậu muối (chiếm 3% sản lượng chuỗi). Phần lớn nông dân bán đậu phộng tươi. Ngoài ra, có một số ít nông dân phơi khô (còn vỏ) để bán do giá bán đậu khô cao hơn đậu tươi (tỷ lệ 2 kg tươi : 1 kg khô), bán theo hình thức này giá bán cao hơn khoảng 540 đồng/kg đậu tươi. Hình thức bán: Qua khảo sát cho thấy 46% nông dân bán đậu phộng thu tiền mặt. Còn lại 54% nông dân bán thiếu khoảng 5 – 10 ngày mới thu tiền mua lại trả tiền mặt do nông dân mua đậu giống thiếu nên phải bán sản phẩm lại cho người cung câp giống. Giá cả trong mua bán chủ yếu do người mua quyết định (91%), chỉ có 9% nông dân được thương lượng giá với người mua. 4.4.1.3. Những hỗ trợ cho người trồng đậu phộng Ngoài những hỗ trợ tín dụng từ thương lái/chủ vựa, qua khảo sát cho thấy có 58% người trồng đậu nhận được những hỗ trợ về kỹ thuật trồng đậu phộng (chăm sóc, cách sử dụng phân bón, thuốc BVTV,…) từ Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng nông nghiệp huyện, ban nông nghiệp xã, Liên minh HTX, dự án Oxfarm, công ty phân bón, đại lý bán phân bón - thuốc BVTV,… Ngoài ra, trong hoạt động bán có 12% người trồng đậu nhận được hỗ trợ từ Nhà nước, UBND xã hoặc công ty thu mua. 4.4.2. Thương lái/chủ vựa trong tỉnh 4.4.2.1. Thông tin chung Kết quả khảo sát 13 thương lái/chủ vựa trong tỉnh cho thấy, thương lái/chủ vựa có trung bình 11 năm kinh nghiệm trong mua bán đậu phộng (3 – 30 năm). 22
  • 28. Thương lái/chủ vựa cần trung bình 1-2 lao động gia đình tham gia trong quá trình mua bán đậu phộng và thuê thêm lao động trong các khâu như lựa đậu, bốc vác, đóng bao, vê đậu, phơi đậu, vận chuyển đi mua/đi bán. Khâu lựa đậu, phơi đậu chủ yếu sử dụng lao động nữ, giá thuê lao động nữ trung bình 3 triệu đồng/tháng, các khâu còn lại sử dụng lao động nam với giá thuê trung bình từ 4-4,5 triệu đồng/tháng. 4.4.2.2. Hoạt động mua và bán Hoạt động thu mua Phương tiện thu mua: Thương lái/chủ vựa đều sử dụng xe gắn máy để đi xem đậu, định giá, định ngày nhổ và đặt cọc tiền nhổ, lặt đậu cho nông dân (chi phí trung bình 40.000 – 50.000 đồng/chuyến). Sau đó sử dụng xe tải nhỏ (tải trọng từ 0,8 – 1,5 tấn) để thu mua đậu từ nông dân, trong đó có 85% thương lái/chủ vựa phải thuê xe tải với chi phí trung bình 260.000 đồng/chuyến (100.000 đồng/chuyến trong địa bàn xã, 600.000 đồng/chuyến ở các huyện lân cận). Đầu tư ban đầu: Một số thương lái/chủ vựa ngoài chức năng thu gom còn thực hiện chức năng sơ chế (lựa đậu, phơi khô, sơ chế đậu nhân,…) nên có 92% thương lái/chủ vựa đầu tư máy móc ban đầu như máy sàn đậu, cân, xe máy, xe tải, kho bãi,… 8% thương lái còn lại chủ yếu thu gom rồi bán cho thương lái ngoài tỉnh (Vĩnh Long, Bến Tra, Bình Dương, Đắc Lắc,…) nên không đầu tư máy móc thiết bị. Sản lượng, hình thức mua: Mỗi thương lái/chủ vựa thu mua đậu phộng với sản lượng trung bình 1.417 tấn. Trong đó, đậu tươi chiếm 90% sản lượng mua (giá mua trung bình 10.650 đồng/kg), đậu khô chiếm 10% sản lượng (giá mua trung bình 22.438 đồng/kg). Tiêu chuẩn thu mua của thương lái/chủ vựa là đậu đẹp, chắc hạt, hạt đậu to, không bị bợp, không còn dính râu. Ngoài thu mua đậu phộng từ nông dân, một số thương lái/chủ vựa (15%) mua đậu của thương lái/chủ vựa khác khi bị thiếu hàng. Hoạt động thu mua của thương lái/chủ vựa không có hợp đồng 23
  • 29. và thanh toán bằng tiền mặt hoặc trả chậm trong vòng từ 7 đến 10 ngày sau khi mua. Vốn: Nhu cầu vốn trung bình của thương lái/chủ vựa là 150 triệu đồng/ngày khi vào vụ (40 - 367 triệu đồng/ngày). Trong đó 54% thương lái/chủ vựa không đủ vốn cho hoạt động thu mua và phải vay vốn từ ngân hàng. Hoạt động bán Đối tượng bán: Thương lái trong tỉnh sơ chế đậu nhân bán cho các cơ sở chế biến đậu phộng rang, đậu phộng muối (11,1% sản lượng chuỗi) hoặc chủ vựa trong tỉnh (8,5% sản lượng chuỗi) hoặc bán đậu phộng tươi, còn vỏ cho thương lái/chủ vựa ngoài tỉnh (chiếm 65,4% sản lượng chuỗi). Chủ vựa ngoài mua đậu nhân từ thương lái còn thu mua đậu phộng tươi từ nông dân (14% sản lượng của chuỗi) để cung cấp cho thương lái/chủ vựa ngoài tỉnh (11,4 % sản lượng chuỗi), thương lái khác (2% sản lượng chuỗi) và bán vào siêu thị (0,6% sản lượng chuỗi). Hình thức bán: Thương lái/chủ vựa trong tỉnh bán đậu phộng cho 3 đối tượng trên với các hình thức như sau: •Phơi khô (đậu khô, còn vỏ), tách vỏ (đậu nhân), phân loại đậu và bán cho các thương lái/chủ vựa ngoài tỉnh, chủ vựa đậu nhân trong tỉnh; các cơ sở sơ chế/chế biến đậu phộng. •Phơi khô rồi phân loại (đậu đẹp, đậu phế) bán cho các thương lái (Bến Tre, Tây Ninh,…), cơ sở chế biến, và một phần nhỏ bán cho người bán lẻ ở địa phương. •Đậu phộng tươi bán cho các thương lái ở Bình Dương, Vĩnh Long, An Giang, Đắc Lắc,… Tùy theo đối tượng bán mà hình thức đậu và giá bán cũng khác nhau. Thương lái/chủ vựa bán đậu không có hợp đồng và đều thu tiền mặt. Đối với bán cho thương lái/chủ vựa ngoài tỉnh thì thương lái/chủ vựa ngoài tỉnh sẽ đến tận nơi 24
  • 30. để thu mua, bán cho 2 đối tượng còn lại thì chủ yếu thương lái vận chuyển đến nơi người mua. 4.4.3. Thương lái ngoài tỉnh 4.4.3.1. Thông tin chung Thương lái ngoài tỉnh được khảo sát có bình quân 18 năm kinh nghiệm mua bán đậu phộng (5-30 năm). Thương lái ngoài tỉnh chủ yếu sử dụng lao động gia đình trong quá trình thu mua. 4.4.3.2. Hoạt động mua và bán Hoạt động mua Các thương lái ngoài tỉnh được khảo sát đều có mua đậu phộng khô, đậu phộng nhân từ thương lái Trà Vinh trong khoảng thời gian từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Giá mua đậu phộng khô trung bình dao động từ 24.000 - 25.000 đồng/kg loại cân xô, giá mua đậu phộng khô loại xấu (đậu phế) trung bình là 11.000 đồng/kg, tất cả thương lái ngoài tỉnh đều trả tiền mặt hoặc chuyển khoản sau khi mua (chậm nhất là 2 ngày sau khi mua). Sản lượng thu mua đậu phộng của Trà Vinh trung bình 145 tấn/thương lái/năm, chiếm khoảng 42% tổng lượng thu mua của các thương lái ngoài tỉnh. Khi mua từ Trà Vinh, chi phí vận chuyển trung bình của thương lái các tỉnh lân cận (Bến Tre, Vĩnh Long,…) khoảng 120.000 - 150.000 đồng/chuyến, chi phí vận chuyển của thương lái ở miền Đông (Tây Ninh, Bình Dương,…) là 1 triệu đồng/chuyến. Hoạt động bán Thương lái ngoài tỉnh bán sản phẩm lại cho 2 đối tượng chính là: • Người tiêu dùng công nghiệp: Bao gồm các cơ sở chế biến đậu phộng rang, đậu phộng muối (đậu phộng khô, giá bán trung bình 24.500/kg) hoặc doanh nghiệp/cơ sở chế biến kẹo đậu phộng, kẹo chuối, kẹo dừa (đậu phộng nhân, giá bán trung bình 27.000 đồng/kg) hoặc cơ sở ép dầu (đậu phộng nhân loại xấu, giá bán trung bình 12.458 đồng/kg). • Xuất khẩu sang Campuchia, Trung Quốc. 25
  • 31. Ngoài ra, một lượng nhỏ được thương lái ngoài tỉnh bán cho người bán lẻ như cửa hàng, tiệm tạp hóa (đậu phộng nhân loại đẹp, giá bán trung bình 38.220 đồng/kg). 4.4.4. Các cơ chế biến đậu phộng rang, đậu phộng muối 4.4.4.1. Thông tin chung Các cơ sở chế biến đậu phộng rang, đậu phộng muối có trung bình 11 năm kinh nghiệm (từ 2 đến 20 năm). Mỗi cơ sở sử dụng bình quân 4 lao động, trong đó có 2 lao động gia đình và 2 lao động (chủ yếu lao động nữ) để lựa đậu non, đậu không ruột, giá thuê bình quân 3 triệu đồng/người. Các cơ sở sử dụng các loại máy như máy sàn (21 triệu đồng/máy), máy rang (19 triệu đồng/máy), máy ép bọc (700.000 đồng/máy) trong quá trình sơ chế đậu phộng khô thành đậu phộng rang nguyên vỏ. 4.4.4.2. Hoạt động thu bán Hoạt động mua Kết quả phân tích cho thấy, có khoảng 15% sản lượng đậu phộng của tỉnh được tiêu thụ qua cơ sở chế biến đậu rang, đậu muối. Sản lượng mua trung bình là 99 tấn/cơ sở/năm, chủ yếu mua đậu phộng khô từ thương lái, một phần nhỏ được mua trực tiếp từ nông dân hoặc chủ vựa với giá mua trung bình. Hình thức thanh toán là tiền mặt và không có hợp đồng mua bán. Hoạt động bán Các cơ sở chế biến đậu phộng rang bán sản phẩm cho 3 đối tượng: i) Nhà hàng/quán ăn (0,9% sản lượng chuỗi); đại lý/người bán sỉ là các tiệm tạp hóa lớn (11,8% sản lượng chuỗi), người bán lẻ (2,3% sản lượng chuỗi). Giá bán trung bình đậu phộng rang nguyên vỏ là 37.000 đồng/kg. 4.4.5. Đại lý/Người bán sỉ Đại lý/Người bán sỉ là những người kinh doanh tiệm bánh, tiệm tạp hóa trong đó có đậu phộng rang, đậu phộng muối mua từ cơ sở chế biến hoặc các sản phẩm 26
  • 32. giá trị gia tăng từ đậu phộng (kẹo đậu phộng, kẹo chuối,…). Nếu chỉ tính đậu phộng rang, đậu phộng muối thì sản lượng mua bán của người bán sỉ trung bình 500 kg/năm. Đậu phộng rang, muối được cơ sở chế biến vào bọc với quy cách 500 gam/bọc hoặc 30 gam/bọc. Người bán sỉ mua vào giá bình quân 37.000 đồng/kg, bán cho người bán lẻ giá trung bình 44.900 đồng/kg. Một lượng nhỏ được người bán sỉ bán trực tiếp cho người tiêu dùng. 4.4.6. Người bán lẻ Người bán lẻ là những người kinh doanh tiệm tạp hóa nhỏ hoặc người mua bán nhỏ lẻ nhiều sản phẩm trong đó có đậu phộng dưới hình thức bán tại chỗ hoặc mua bán dạo. Người bán lẻ mua đậu phộng rang, đậu phộng muối từ cơ sở chế biến hoặc đại lý/người bán sỉ. Giá mua trung bình 44.920 đồng/kg, bán ra trung bình 52.240 đồng/kg, lợi nhuận người bán lẻ thu được khoảng 6.090 đồng/kg. 4.5. Phân tích kinh tế chuỗi Qua sơ đồ chuỗi giá trị ở hình 3 cho thấy có 4 kênh thị trường chính của chuỗi giá trị đậu phộng như sau: Kênh 1: Nông dân  Thương lái trong tỉnh (đậu tươi, còn vỏ)  Chủ vựa/Thương lái ngoài tỉnh  Người tiêu dùng công nghiệp/Xuất khẩu Kênh 2: Nông dân  Thương lái trong tỉnh (đậu nhân)  Chủ vựa trong tỉnh (đậu nhân)  Người tiêu dùng công nghiệp/Xuất khẩu Kênh 3: Nông dân  Thương lái trong tỉnh (đậu nhân)  Cơ sở chế biến  Đại lý/Người bán sỉ  Người bán lẻ  Người tiêu dùng cuối cùng Kênh 4: Nông dân  Chủ vựa trong tỉnh (đậu tươi, còn vỏ)  Chủ vựa/Thương lái ngoài tỉnh  Người tiêu dùng công nghiệp/Xuất khẩu Bảng 7 phân tích chi tiết giá trị gia tăng (GTGT) thuần còn được gọi là lợi nhuận theo kênh thị trường 1 và 4 (kênh thu gom đậu tươi, còn vỏ). Tất cả các chỉ 27
  • 33. tiêu được sử dụng trong phân tích kinh tế chuỗi dưới đây đều được quy đổi ra 1 tấn đậu phộng tươi, còn vỏ. Bảng 7. Giá trị gia tăng thuần theo kênh thị trường thu gom đậu tươi, còn vỏ ĐVT: ngàn đồng/kg TT Khoản mục Nông dân Thương lái trong tỉnh Chủ vựa trong tỉnh Chủ vựa/ Thương lái ngoài tỉnh Tổng Kênh 1: Nông dân  Thương lái trong tỉnh (đậu tươi, còn vỏ)  Chủ vựa/Thương lái ngoài tỉnh  Người tiêu dùng công nghiệp/Xuất khẩu 1 Doanh thu 10.650 11.505 14.349 Giá bán (ngàn đồng/kg) 10,65 12,11 15,89 Sản lượng (kg) 1.000 950 903 2 Chi phí đầu vào 3.948 10.650 11.505 3 Chi phí tăng thêm 2.113 639 1.639 4 Giá trị gia tăng thuần 4.589 216 1.205 6.010 5 % Giá trị gia tăng thuần 76% 4% 20% 100% Kênh 4: Nông dân  Chủ vựa trong tỉnh (đậu tươi, còn vỏ)  Chủ vựa/Thương lái ngoài tỉnh  Người tiêu dùng công nghiệp/Xuất khẩu 1 Doanh thu 10.720 11.446 14.651 Giá bán (ngàn đồng/kg) 10,72 11,80 15,89 Sản lượng (kg) 1.000 970 922 2 Chi phí đầu vào 3.948 10.720 11.446 3 Chi phí tăng thêm 2.113 500 1.639 4 Giá trị gia tăng thuần 4.659 226 1.566 6.451 5 % Giá trị gia tăng thuần 72% 4% 24% 100% Nguồn: Kết quả khảo sát 2015 Ghi chú: Những chỉ tiêu trên được tính trên 1 tấn đậu phộng tươi, còn vỏ 28
  • 34. (1) Tỷ lệ hao hụt của Thương lái trong tỉnh là 5% (2) Tỷ lệ hao hụt của Chủ vựa trong tỉnh là 3% (3) Tỷ lệ hao hụt của Thương lái/Chủ vựa ngoài tỉnh là 5% Theo kênh thị trường 1 và 4, nông dân bán cho đậu phộng tươi tại chỗ cho thương lái hoặc chủ vựa trong tỉnh (không vận chuyển), thương lái/chủ vựa cung cấp cũng cung cấp đậu tươi, còn vỏ (không qua sơ chế) cho người tiêu dùng công nghiệp hoặc xuất khẩu thông qua thương lái trung gian. Hơn nữa, lợi nhuận/kg đậu tươi của thương lái/chủ vựa ngoài tỉnh gấp 5 - 7 lần thương lái, chủ vựa trong tỉnh. Tổng GTGT thuần được tạo ra ở Kênh 4 là 6.451 ngàn đồng/tấn, cao hơn Kênh 1 là 0,44 triệu đồng/tấn (tương đương 7%). GTGT thuần của nông dân trong cả 2 kênh thị trường đều cao nhất (76% ở Kênh 1, 72% ở Kênh 4). Do GTGT thuần tăng thêm ở Kênh 4 là do thương lái/chủ vựa ngoài tỉnh tạo ra nên phân bổ GTGT thuần ở Kênh 4 cho nông dân không tăng mà còn bị giảm và phần phân bổ tăng thêm này chủ yếu là cho thương lái/chủ vựa ngoài tỉnh (20% ở Kênh 1, tăng lên 24% ở Kênh 4). Bảng 8 phân tích GTGT thuần theo kênh thị trường 2 và 3 (kênh sơ chế, chế biến). Tất cả các chỉ tiêu được sử dụng trong phân tích kinh tế chuỗi dưới đây đều được quy đổi ra 1 tấn đậu phộng tươi, còn vỏ. 29
  • 35. Bảng 8. Giá trị gia tăng thuần theo kênh thị trường đậu nhân ĐVT: ngàn đồng/kg TT Khoản mục Nông dân Thương lái trong tỉnh Chủ vựa trong tỉnh Cơ sở chế biến Đại lý/ Người bán sỉ Người bán lẻ Tổng Kênh 2: Nông dân  Thương lái trong tỉnh (đậu nhân)  Chủ vựa trong tỉnh (đậu nhân)  Người tiêu dùng công nghiệp/Xuất khẩu 1 Doanh thu 10.650 13.832 15.568 Giá bán (ngàn đồng/kg) 10,650 28,00 32,5 Sản lượng (kg) 1.000 494 479 2 Chi phí đầu vào 3.948 10.650 13.832 3 Chi phí tăng thêm 2.113 1.189 700 4 GTGT thuần 4.589 1.993 1.036 7.618 5 % GTGT thuần 60% 26% 14% 100% Kênh 3: Nông dân  Thương lái trong tỉnh (đậu nhân)  Cơ sở chế biến  Đại lý/Người bán sỉ  Người bán lẻ  Người tiêu dùng cuối cùng 1 Doanh thu 10.650 12.350 15.096 18.327 21.314 Giá bán (ngàn đồng/kg) 10,65 25,00 37,0 44,92 52,24 Sản lượng (kg) 1.000 494 408 408 408 2 Chi phí đầu vào 3.948 10.650 12.350 15.096 18.327 3 Chi phí tăng thêm 2.113 1.189 2.070 700 500 4 GTGT thuần 4.589 511 676 2.531 2.487 10.794 5 % GTGT thuần 43% 5% 6% 23% 23% Nguồn: Kết quả khảo sát 2015 Ghi chú: Những chỉ tiêu trên được tính trên 1 tấn đậu phộng tươi, còn vỏ (1) Tỷ lệ hao hụt của Thương lái trong tỉnh là 5% 30
  • 36. (2) Tỷ lệ hao hụt của Chủ vựa trong tỉnh là 3% (3) Tỷ lệ hao hụt của Thương lái/Chủ vựa ngoài tỉnh là 5% (4) Tỷ lệ hao hụt của Thương lái trong tỉnh là 5%, tỷ lệ sơ chế là 1 kg đậu tươi : 0,52 kg đậu khô (còn vỏ) (5) Tỷ lệ chế biến của Cơ sở chế biến là 1 kg đậu khô : 0,825 kg đậu rang còn vỏ Đối với Kênh thị trường 2 và 3, thương lái trong tỉnh thực hiện thêm chức năng sơ chế đậu tươi, còn vỏ thành đậu nhân để cung cấp cho chủ vựa hoặc các cơ sở chế biến đậu phộng rang, đậu phộng muối. Kênh thị trường 2 (đậu phộng nhân): Thương lái sơ chế và phân loại đậu nhân tốt bán cho chủ vựa trong tỉnh (lợi nhuận 1,99 triệu đồng/tấn đậu tươi), chủ vựa trong tỉnh bán đậu nhân lại cho người tiêu dùng công nghiệp là những cơ sở sản xuất bánh kẹo (lợi nhuận 1,04 triệu đồng/tấn đậu tươi). Kênh thị trường 3 (đậu phộng rang, đậu phộng muối): Thương lái bán đậu nhân cho các cơ sở chế biến đậu phộng rang, đậu phộng muối trong và ngoài tỉnh. Sau khi chế biến, các cơ sở này tiêu thụ trong nước thông qua đại lý/người bán sỉ, người bán lẻ là những tiệm tạp hóa, bánh kẹo. Kênh thị trường 3 tạo ra tổng GTGT thuần lên đến 10,79 triệu đồng/tấn đậu phộng tươi (gấp 1,4 lần Kênh 2) và nông dân nhận được phân bổ GTGT thuần cao nhất so với các tác nhân khác. Tuy nhiên, Kênh thị trường 3 mặc dù tạo ra GTGT thuần cao nhất nhưng phần phân bổ GTGT thuần cho nông dân bị giảm so với Kênh 2 và dịch chuyển sang cho người bán sỉ, bán lẻ. Tóm lại, kết quả phân tích cho thấy, lợi nhuận/tấn đậu phộng tươi của nông dân là cao nhất so với các tác nhân khác nhưng do nông dân trồng đậu 1 vụ/năm, sản lượng bình quân đạt 3.338 kg/hộ nên tổng lợi nhuận bình quân từ đậu phộng chỉ khoảng 14,95 triệu đồng/hộ - thấp hơn rất nhiều so với thương lái, chủ vựa. Trong cả 4 kênh thị trường, nông dân đều nhận được phân phối lợi nhuận là cao nhất. Kênh thị trường đậu nhân (Kênh 2, 3) có hoạt động sơ chế, chế biến nên tổng GTGT của kênh dạng này cao hơn so với kênh thị trường chỉ tiêu thụ đậu phộng tươi, còn vỏ (Kênh 1, 4). Trong đó, kênh thị trường 3 có hoạt động chế biến nên đã 31
  • 37. tạo ra được GTGT thuần cao nhất, tuy nhiên hiện nay kênh này chỉ tiêu thụ 14,1% sản lượng của chuỗi và nông dân chỉ nhận được 40% phân phối lợi nhuận của kênh này. Do đó, cần có những biện pháp giúp nông dân giảm chi phí sản xuất để gia tăng lợi nhuận, nâng cao tỷ trọng đậu phộng tươi được sơ chế, chế biến. 4.6. Phân tích thuận lợi và khó khăn của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị 4.6.1. Thuận lợi Thông qua việc tham khảo các nghiên cứu và tài liệu sẵn có liên quan đến vấn đề sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đậu phộng, cũng như thông qua kết quả khảo sát các tác nhân trong chuỗi từ khâu cung cấp đầu vào đến khâu tiêu thụ sản phẩm, những thuận lợi sau đây trong hoạt động của các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị đậu phộng được nhận ra: 4.6.1.1. Những thuận lợi bên trong (i) Hiện tại, Trà Vinh có thể sản xuất được 3 vụ trong năm. Do vậy, đậu phộng ở Trà Vinh có khả năng đóng góp vào lượng cung chung của thị trường ở những thời điểm thiếu hụt cục bộ, đặc biệt trong khoảng từ tháng 10-12 dl. Đây được xem là diểm mạnh của sản phẩm này ở Trà Vinh. (ii) Đậu phộng ở Trà Vinh được trồng chủ yếu ở những xã có diện tích đất giồng cát nên rất phù hợp với việc trồng cây đậu phộng. (iii) Đậu phộng đã được trồng bởi các hộ sản xuất nông nghiệp ở Trà Vinh từ rất lâu, nên họ có được trải nghiệm nhất định trong việc sản xuất đậu phộng, là một trong những yếu tố có tác động tích cực đến lợi nhuận của toàn chuỗi. (iv) Chất lượng đậu phộng nhân của Trà Vinh được những Doanh nghiệp chế biến bánh kẹo đánh giá cao hơn so với đậu phộng nhập khẩu và đậu được mua từ các tỉnh Miền Đông (Tây Ninh, Đaklak, v.v…) do vỏ lụa mỏng, cứng hạt. 32
  • 38. 4.6.1.2. Thuận lợi bên ngoài (i) Nhu cầu tiêu dùng đậu phộng để làm giống, cũng như nhu cầu tiêu dùng đậu phộng nhân của những cơ sở/doanh nghiệp chế biến sản phẩm giá trị gia tăng có sử dụng nguyên liệu đậu phộng đều rất cao so với lượng cung trong nước. Đặc biệt lượng cầu gia tăng mạnh vào những tháng cuối năm dương lịch. Đây là một cơ hội lớn cho việc gia tăng sản lượng đậu phộng thông qua việc mở rộng hoặc và tăng năng suất đậu phộng, đặc biệt trong vụ Thu Đông (10-12 dl). (ii) Từ nay đến 5 năm tới (2020), ở Trà Vình có được tài trợ của 2 dự án: dự án Doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) và dự án Thích ứng Biến đổi khí hậu (AMD). Đây được xem là cơ hội tốt cho việc nâng cấp chuỗi giá trị đậu phộng ở Trà Vinh. (iii) Cả nước nói chung và ở Trà Vinh nói riêng đều đang tích cực xây dựng và triển khai Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng phát triển giá trị gia tăng. Do vậy, đây cũng được xem là một cơ hội cho việc nâng cấp chuỗi giá trị, thông qua việc tạo ra thêm giá trị cho sản phẩm. (iv) Một điểm thuận lợi khác cho ngành hàng đậu phộng ở Trà Vinh là có được những chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế hợp tác, chính sách khuyến công và chính sách hợp tác công tư của Chính phủ, địa phương và của 2 dự án SME và AMD. Những chính sách này được xem là nguồn lực đáng kể mà các tác nhân trong chuỗi có thể đeo đuổi để phát huy những điểm mạnh của ngành hàng, hoặc để khắc phục những yếu điểm của ngành. (v) Hiện tại, Công thy ADC cung cấp tín dụng hiện vật cho các hộ trồng là tổ viên của THT sản xuất (giống, phân, thuốc). Sau 3 tháng thu hoạch đậu, ADC nhờ 33
  • 39. tổ trưởng THT thu hồi công nợ các hộ thành viên đã mua hàng hóa của ADC. Đây được xem là một cơ hội liên kết cho các THT trồng đậu phộng. Bên cạnh những thuận lợi như đã được nêu, trong quá trình hoạt động các tác nhân trong chuỗi giá trị đậu phộng cũng đã phải đối mặt với những thách thức từ điều kiện môi trường kinh doanh bên ngoài và gặp không ít khó khăn do chính điều kiện bên trong không thuận lợi của các tác nhân trong quá trình hoạt động. Những khó khăn và thách thức này được trình bày trong phần tiếp theo. 4.6.2. Khó khăn 4.6.2.1. Những khó khăn bên trong (i) Năng lực và nhận thức sản xuất kinh doanh của các hộ trồng đậu phộng còn hạn chế: qua khảo sát các hộ trồng đậu phộng và cán bộ ngành nông nghiệp của huyện và tỉnh được biết các hộ trồng đậu phộng chưa ý thức được việc sử dụng phân hữu cơ vi sinh để thay thế một phần cho phân vô cơ, nhằm để duy trì độ màu mỡ của đất đai và cắt giảm chi phí sản xuất. Một số hộ trồng đậu phộng có sử dụng một số loại thuốc nông dược bị cấm để kích thích tăng trưởng trọng lượng và làm đẹp vỏ đậu của trái đậu trước khi thu hoạch khoảng 4 tuần. Điều này làm ảnh hưởng đến tính an toàn trong tiêu dùng, cũng như làm giảm chất lượng đậu (hạt nhỏ). Thêm vào đó, mặc dù các hộ trồng đậu đã được các phòng ban chức năng và trung tâm khuyến khích ủ đậu giống trước khi geo khoảng 2-4 giờ để loại bỏ những hạt đậu không nẩy mầm, nhưng hầu hết các hộ trồng đậu chưa áp dụng qui trình này. Do vậy, năng suất đậu phộng đạt được không cao. (ii) Diện tích sản xuất nhỏ lẻ, manh mún: có lẻ đây là một trong những điểm yếu phổ biến cho hầu hết các hộ nông dân đang sản xuất những ngành hàng nông nghiệp ở ĐBSCL nói chung và ở Trà Vinh nói chung. Những hệ quả của đặc điểm sản xuất nhỏ lẻ, manh mún đã được chứng minh qua thực tế đó là tính không hiệu quả về mặt qui mô sản xuất - diện tích sản xuất nhỏ dẫn đến chi phí sản xuất trên 34
  • 40. một đơn vị sản phẩm thấp và khó áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, do vậy làm hạn chế việc nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Đây cũng là một trong những khó khăn hiện nay cho các hộ trồng đậu phộng trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. (iii) Năng lực liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi và giữa các tác nhân trong cùng một khâu còn rất hạn chế: qua khảo sát thực tế cho thấy, mặc dù có một số ít hộ sản xuất đậu phộng ở tỉnh đã tham gia vào các tổ hợp tác, nhưng thực tế bản chất của sự liên kết chỉ dừng lại ở chỗ chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, tín dụng và hợp tác với nhau trong một số khâu sản xuất đơn giản. Chưa đi sâu hợp tác với nhau trong khâu tiêu thụ sản phẩm cũng như trong khâu đầu tư phát triển. Thê vào đó, việc chủ động liên kết với các doanh nghiệp cung cấp nguyên liệu đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra dường như chưa có. Chỉ có Công ty ADC có hợp tác với các THT để cung cấp giống và thuốc BVTV cho các THT theo phương thức bán chịu và thu nợ vào cuối vụ trồng. Nhìn chung năng lực liên kết của các hộ sản xuất và các THT còn rất hạn chế. Chính sự yếu kém này đã dẫn đến chi phí sản xuất cao (do mua các sản phẩm đầu vào với giá cao và chất lượng thấp) và thu nhập thấp (do bán không được giá cao và không ổn định). (iv) Năng suất và chất lượng sản phẩm vụ Hè Thu và Thu Đông thấp: do ảnh hưởng mưa nhiều vào 2 vụ này làm hạn chế năng suất đậu phộng, thường năng suất chỉ bằng phân nửa năng suất trong vụ chính (vụ đông xuân). Năng suất trong vụ này chỉ vào khoảng 5-6 tấn/ha (đậu phông tươi), tương đương với khoảng 2,5-3 tấn/ha đậu phộng nhân. Thêm vào đó, do ảnh hưởng mưa đã làm hạn chế trong việc phơi sấy đậu trong 2 vụ phụ này, làm ảnh hưởng đến chất lượng đậu phộng. (v) Năng lực tiếp cận thị trường đầu vào, đầu ra của các DNNVV còn hạn chế: qua khảo sát cho thấy, hầu như những DNNVV rất hạn chế trong việc tìm kiếm và tiếp cận với những người mua, đặc biệt là các siêu thị và các đại lý ở 35
  • 41. những thị trường lớn. Có nhiều lý do dẫn đến điều này. Trước hết là do DN có vốn kinh doanh thấp nên rất ngại đưa vào hệ thống các siêu thị vì thời gian thanh toán ở những siêu thị thường phải kéo dài, và do mức chiết khấu cao, thường ở mức trên 15%. Một phần do tập quán kinh doanh của DN xưa nay theo kiểu thích buôn bán cho khách hàng truyền thống và dựa vào uy tín lâu năm, nên ít sẵn lòng trong việc tiếp cận, quảng bá sản phẩm đến những khách hàng tiềm năng. Thêm vào đó, do qui mô sản xuất nhỏ nên họ e dè phải đáp ứng những toa hàng lớn, nằm ngoài khả năng sản xu ấtcủa họ. Giống vậy, đối với thị trường nguyên liệu đầu vào, do qui mô sản xuất nhỏ, do tập quán kinh doanh theo kiểu khách hàng truyền thống và có thể mua theo cách thanh toán gói đầu đã khiến họ ít sẵn lòng để đeo đu ổinhững nhà cung cấp mới. Toám lại, năng lực tiếp cận thị trường của các DNNVV đối với thị trường đầu vào, đầu ra còn rất hạn chế. Chính vì vậy, làm kìm hãm năng lực cạnh tranh, cũng như khả năng phát triển thị trường của họ. (vi) Chi phí sản xuất (thu hoạch, phân bón & giống) cao: qua khảo sát các hộ trồng đậu phộng được biết có 3 khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí sản xuất là: chi phí thu hoạch (từ 1,2 đến 2,0 triệu đồng/tấn sản phẩm) do chưa cơ giới hóa được khâu thu hoạch và do công lao động thu hoạch để có được trái đậu “đẹp – không còn râu” bằng thủ công rất cao. Được biết ở Trà Vinh trước đây có sản xuất ra loại máy tuốt đậu này, nhưng vẫn chưa khắc phục được nhược điểm này. Thêm vào đó, đo hiện nay các hộ sản xuất ít sẵn lòng trong việc sử dụng phân hữu cơ (phân bò) vi sinh nên đã tiêu tốn cho việc sử dụng phân vô cơ rất nhiều. Còn chi phí giống cũng rất cao do phần lớn phải mua giống từ các tỉnh Miền Đông (ở đây nông dân có thể sản xuất đậu phộng trong vụ Thu Đong có năng suất và chất lượng cao). (vii) Các DNNVV chưa đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm và chưa chủ động thực hiện các hoạt động xúc tiến sản phẩm: qua khảo sát nhận thấy dường như các DNNVV chưa quan tâm nhiều đến việc đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm của 36
  • 42. mình. Chính vì vậy, họ biết rất ít về thông tin chính sách hỗ trợ cho DNNVV. Phần lớn họ chỉ sử dụng tên đăng ký của cơ sở. Điều này có nhiều khả năng dẫn đến rủi ro do cạnh tranh. Đặc biệt hơn là DN rất khó để phát triển thương hiệu một khi họ không có được một nhãn hiệu, do có ít khách hàng biết đến sản phẩm của chính DN. Thêm vào đó, hầu như các DNNVV rất ít đầu tư chi phí cho các hoạt động quảng bá và xúc tiến thưnơg mại cho sản phẩm. Đây được xem là một điểm yếu rất quan trọng của các DNNVV nói chung, và ở Trà Vinh nói riêng. (viii) Các cơ sở chế biến đậu phộng rang và tuốt đậu nhân chưa sử dụng triệt để nguồn vỏ đậu phộng để làm phân hữu cơ. Hầu hết họ sử dụng vỏ này để bán cho người mua sử dụng làm nhiên liệu chất đốt với giá bán không đáng kể. Qua khảo sát các cơ sở chế biến ở Tây Ninh, họ sử dụng lượng vỏ này để chế biến phân hữu cơ để bán cho các chủ vườn trồng hoa kiểng. Do vậy, đây được xem là nguồn thu tiềm năng cho các cơ sở, nếu như họ đầu tư để chế biến phân hữu cơ từ vỏ đậu phế phẩm này. 4.6.2.2. Những khó khăn bên ngoài (i) Lượng đậu giống và đậu nhân phụ thuộc lớn từ nguồn bên ngoài tỉnh (Tây Ninh, Daklak) và đậu nhân nhập khẩu. Do đặc điểm về thời tiết nên ở các tỉnh Miền Đông có được lợi thế so với Trà Vinh là ở đó họ có thể trồng đậu phộng vào vụ Thu Đông (09-12dl) có năng suất cao. Trong khi đó ở Trà Vinh có thể trồng được vụ này nhưng có năng suất thấp và diện tích gieo trồng lại ít, nên đã dẫn đến tình trạng lượng cung đậu phộng giống để trồng vụ chính ở Trà Vinh (vụ Đông Xuân) thấp hơn lượng cầu. Chính vì vậy, phần lớn các hộ trồng đậu phộng ở Trà Vinh phải mua giống từ các tỉnh Miền Đông để gieo trồng, thông qua lực lượng thương lái ở địa phương. Cũng chính điều này đã làm cho chi phí giống của những hộ trồng ở Trà Vinh cao. Giống vậy, các DNNVV sản xuất bánh kẹo ở các tỉnh Miền Tây nói chung và ở Trà Vinh nói riêng có nhu cầu sử dụng đậu nhân rất cao trong những tháng 10-12dl để chuẩn bị 37 Tải bản FULL (83 trang): https://bit.ly/3qePw2S Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 43. cho dịp tết Tây và Tết Nguyên Đán, nên họ phải mua đậu nhân từ các tỉnh Miền Đông hoặc từ các vựa ở Thành phố Hồ Chí Minh, hoặc ở trong tỉnh (các chủ vựa này cũng thu mua nguồn đậu từ các tỉnh Miền Đông thông qua hệ thống thương lái). Nói chung, ở Trà Vinh với cơ cấu sản xuất đậu phộng như hiện tại có bất lợi thế cạnh tranh về nguồn nguyên liệu cho cả người trồng và các DNNVV sản xuất bánh kẹo, do bị lệ thuộc vào nguồn cung cấp từ bên ngoài. (ii) Bị cạnh tranh về giá cả với đậu nhân của nước ngoài Mặc dù hầu hết các DNNVV qua khảo sát trong và ngoài tỉnh đều đánh giá rằng chất lượng đậu nhân nhập khẩu từ Ấn Độ và các nước khác không tốt bằng đậu ở Trà Vinh và Long An (do vỏ lụa mỏng, cứng hạt), nhưng ngược lại giá cả lại rẻ hơn (3-4 nghìn đồng/kg). Do vậy, đây cũng được xem là một bất lợi thế cạnh tranh cho ngành hàng đậu phộng ở Trà Vinh. (iii) Tiềm ẩn sâu bệnh trên cây đậu. Mặc dù vấn đề sâu bệnh trên cây đậu phộng hiện tại không đến mức nghiêm trọng lắm, nhưng do nguồn đậu giống phải mua từ các địa phương khác, cộng với các hộ sản xuất chưa tuân thủ theo qui trình kỹ thuật trong việc xử lý giống nên luôn có tiềm ẩn dịch bệnh xảy ra. Qua khảo sát thực tế cho thấy những loại sâu bệnh phổ biến xảy ra ở Trà Vinh trên cây đậu bao gồm: bệnh đóm lá, bệnh gỉ sắt, sâu khoang (sâu ăn tạp/sâu ổ/sâu đất) và sâu cuốn lá. Ngoài ra, do biến đổi về thời tiết khí hậu cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến các loại dịch bệnh này. Tóm lại, sâu bệnh trên đậu phộng hiện nay hoàn toàn có thể khống chế được. Tuy nhiên, nó vẫn là một bất lợi tiềm ẩn và khiến cho người trồng phải tốn thêm chi phí sản xuất để chữa trị, và một phần cũng sẽ làm ảnh hưởng đến năng suất của đậu phộng. (iv) Một phần đất trồng đậu bị cạnh tranh từ việc trồng cỏ để chăn nuôi bò và trồng dưa hấu. 38 Tải bản FULL (83 trang): https://bit.ly/3qePw2S Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 44. Hiện nay ở Trà Vinh đang có chương trình phát triển đàn bò tương đối mạnh, mặc dù chỉ mới bắt đầu, nhưng trong tương lai gần nếu ngành hàng này được phát huy sẽ có khả năng diện tích trồng đậu phộng sẽ bị cạnh tranh, do người dân chuyển đổi đất trồng đậu phộng sang trồng cỏ phục vụ cho bò ăn. Nếu tình trạng này xảy ra sẽ góp phần làm tăng khoảng cách cung cầu hiện tại của nguồn đậu phộng giống và đậu phộng nhân tại Trà Vinh, đặc biệt trong những tháng cuối năm. Thêm vào đó, ở những địa phương có khả năng mở rộng diện tích trồng đậu phộng cũng gặp phải cạnh tranh bởi việc người dân dành diện tích trồng dưa hấu. Qua khảo sát thực tế được biết, trồng dưa hấu có thời gian sinh trưởng ngắn hơn (2 tháng/vụ) trồng đậu phộng (3 tháng/vụ), trong khi lợi nhuận trên 1 ha thì ngang nhau (khoảng 40-60 triệu đồng). (v) Nguồn nước ngầm ngày càng khan hiếm. Những huyện vùng biển có nuôi tôm như Cầu Ngang và Duyên Hải, cũng là những địa phương có diện tích trồng đậu phộng lớn. Trong quá trình nuôi tôm các hộ nuôi tôm đã sử dụng giếng khai thác tầng nước ngầm, mặc dù địa phương đã khống chế vấn đề này. Do vậy, vào mùa chính trồng đậu phộng nếu các hộ trồng không ý thức được tác hại của việc làm này sẽ góp phần làm suy thoái nguồn nước ngầm, và do vậy sẽ dẫn đến khả năng làm ảnh hưởng đến thu nhập chung cho các hộ sản xuất nông nghiệp nói chung và của các hộ sản xuất đậu phộng nói riêng. (vi) Lượng cung dư thừa từ vào vụ Đông Xuân làm cho giá cả giảm. Vụ Đông Xuân là vụ chính của các hộ trồng đậu phộng ở Trà Vinh. Do vậy, lượng cung ở vụ này lớn và tập trung, tạo ra sự mất cân đối cung, cầu theo hướng dư thừa sản phẩm. Do vậy, làm cho giá cả đậu phộng trong mùa này thường thấp. Nếu như, đậu phộng ở các tỉnh khác ở Miền Tây như Long An và An Giang trúng mùa sẽ trở thành nguy cơ cho những người trồng đậu phộng ở Trà Vinh. 39 5640219