SlideShare a Scribd company logo
KHOA LUẬT ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI BỘ MÔN LÝ LUẬN VÀ
LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT ---0-0---
TRẦN TUẤN KIỆT
Những giá trị kế thừa của chế định hồi tỵ và định hướng áp
dụng trong phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay
TẢI MIỄN PHÍ KẾT BẠN ZALO:0917 193 864
DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
WEBSITE: VIETKHOALUAN.COM
ZALO/TELEGRAM: 0917 193 864
MAIL: BAOCAOTHUCTAPNET@GMAIL.COM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHOA LUẬT ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI BỘ MÔN LÝ LUẬN VÀ
LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT ---0-0---
TRẦN TUẤN KIỆT
Những giá trị kế thừa của chế định hồi tỵ và định hướng áp dụng
trong phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Ngườihướng dẫn khoa học: PGS.TS. NguyễnMinh Tuấn
HÀ NỘI - 2020
1
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan báo cáo này là nghiên cứu của riêng tôi. Các tài liệu, tư liệu được
sử dụng trong báo cáo có nguồn dẫn rõ ràng, các kết quả nghiên cứu là quá trình lao động
trung thực của tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Trần Tuấn Kiệt
2
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 5
CHƯƠNG 1. SƠ LƯỢC VỀ KHÁI NIỆM VÀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CỦA
CHẾ ĐỊNH HỒI TỴ......................................................................................... 8
1.1. Định nghĩa................................................................................................... 8
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển .................................................................... 9
1.2.1. Nguồngốc của luật hồi tỵ.......................................................................... 9
1.2.1.1. Sựhình thành và xu thế pháttriển của bộ máy nhà nước quan liêu ở
Việt Nam............................................................................................................ 9
12.1.2.Sựhình thành và pháttriển các mối quan hệxã hội căn bản trong truyền
thống văn hóa Việt Nam ....................................................................................14
1.2.2. Luậthồitỵ ở Việt Nam:triều đạiLê ThánhTông ......................................21
1.2.2.1. Bốicảnh ...............................................................................................21
1.2.2.2. Sơlược về những cải cách hành chính và bộ máynhà nước thời Lê
Thánh Tông ......................................................................................................22
1.2.2.3. Luậthồitỵ dưới triều Lê Thánh Tông ....................................................26
1.2.2.4. Nhậnxét ...............................................................................................28
1.2.3. Luậthồitỵ ở Việt Nam:triều Minh Mạng trở về sau..................................28
1.2.3.1. Bốicảnh ...............................................................................................28
1.2.3.2. Sơlược về tổ chức bộ máynhà nước thời Minh Mạng ............................29
1.2.3.3. Luậthồitỵ dưới triều Minh Mạng..........................................................31
1.2.3.4. Sựkế thừa và pháthuy các quy định hồi tỵ của Minh Mạng của các đời vua
nhà Nguyễn.......................................................................................................33
1.2.3.5. Nhậnxét ...............................................................................................35
1.2.4. Tiểu kết:...................................................................................................35
CHƯƠNG 2. TRIỂN VỌNG KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY CHẾ ĐỊNH HỒI TỴ
TRONG XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC HIỆN NAY.........38
2.1. Sơ lược về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Việt Nam hiện nay
.........................................................................................................................38
3
2.1.1. Kháiniệm cán bộ, công chức....................................................................38
2.1.2. Sơlược về tổ chức bộ máynhà nước Việt Nam hiện đại.............................42
2.1.2.1. Hình thứcnhà nước Việt Nam................................................................42
2.1.2.2. Kháiquátvề tổ chức bộ máy nhà nước Việt Nam....................................45
2.1.3. Tổng quan về quy chế pháp lý của cán bộ, công chức, viên chức của Việt Nam . 47
2.2. Những triển vọng của việc áp dụng chế định hồi tỵ trong phòng, chống tham
nhũng ở Việt Nam hiện nay................................................................................50
2.2.1. Sự hiện diện của những quy định mang tính chất hồi tỵ trong pháp luật Việt Nam 50
2.2.2. Cơsở của việc áp dụng chế định hồi tỵ trong bối cảnh ngàynay................55
CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG ÁP DỤNG LUẬT HỒI TỴ VÀO XÂY DỰNG
ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC VIỆT NAM HIỆN NAY . 57
3.1. Chú ý đến yêu cầu về sự cân bằng giữa hiệu quả hoạtđộng của bộ máy nhà
nước và hiệu quả chống tham nhũng..................................................................57
3.2. Kiến nghịmột số quy định mang tính hồi tỵ có thể áp dụng trong bối cảnh
hiện tại..............................................................................................................58
KẾT LUẬN......................................................................................................61
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................62
4
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Luật “hồi tỵ” đã xuất hiện rải rác trong quan chế các triều đại quân chủ Việt Nam
kể từ Lê Sơ, và cho đến nay vẫn xuất hiện một cách khiêm tốn trong một số quy định
pháp luật về tổ chức nhân sự của bộ máy nhà nước hiện đại. Được áp dụng tại Việt Nam
lần đầu dưới triều vua Lê Thánh Tông và phát triển đến đỉnh cao dưới triều Minh Mạng,
chế định hồi tỵ đã đóng góp phần không nhỏ vào việc giữ gìn sự trong sạch của bộ máy
nhà nước, ngăn chặn tham nhũng và thiên vị.
Thực tế trong các cơ quan chính quyền hiện nay, tình trạng “gia đình trị”, hiện
tượng “cả họ làm quan” không phải hiếm gặp. Nhiều ví dụ đã từng được báo chí phản ánh
trong thời gian qua như tại (An Dương) Hải Phòng, (Mỹ Đức) Hà Nội, Bắc Giang… và
đặc biệt là trường hợp “gia đình họ Triệu” ở Hà Giang, khiến cho dư luận buộc phải nghi
vấn liệu có thiên vị, cất nhắc người nhà hay không. Đây là một điều kiện thuận lợi cho
tham nhũng nảy sinh, thậm chí nghiêm trọng hơn, được che đậy; và thực tế là những sự
việc như vậy thường chỉ được phát hiện sau nhiều năm, và thường là khi số lượng thành
viên của một gia đình, họ tộc trong bộ máy chính quyền địa phương trở nên đủ nhiều để
gây chú ý trong dư luận.
Luật “hồi tỵ” được xây dựng và áp dụng nhằm ngăn chặn những tình huống tương
tự xảy ra. Vì vậy,mặc dù là một chế định đã tồn tại từ thời quân chủ lạc hậu, nhưng luật
“hồi tỵ” vẫn là một giải pháp có giá trị đối với sự nghiệp phòng, chống tham nhũng của
nhà nước ta. Tuy nhiên, việc nghiên cứu luật “hồi tỵ” nhằm ứng dụng vào công tác cán bộ
ngày nay vẫn còn đang bỏ ngỏ. Vì thế người viết khóa luận chọn đề tài “Những giá trị kế
thừa của chế định hồi tỵ và định hướng áp dụng trong phòng, chống tham nhũng Việt
Nam hiện nay” nhằm đề xuất một số định hướng cho việc áp dụng trở lại chế định này,
phục vụ phòng, chống tham nhũng hiệu quả hơn.
2. Tình hình nghiên cứu
Chế định hồi tỵ với tư cách là một trong các biện pháp phòng, chống tham nhũng
5
được áp dụng bởi các triều đại quân chủ Việt Nam thời kỳ trung đại cho đến nay vẫn chưa
nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học. Trong hầu hết các công trình nghiên
cứu chỉ dừng lại ở việc liệt kê chế định hồi tỵ như một trong tổng thể các biện pháp
phòng, chống tham nhũng đã được các triều đại áp dụng như bài viết “Kinh nghiệm xây
dựng và sử dụng đội ngũ quan lại trong nền hành chính Việt Nam thời kỳ phong kiến” của
tác giả Nguyễn Thị Việt Hương; “Lê Thánh Tông và vấn đề xây dựng đội ngũ quan lại –
bài học kinh nghiệm” của tác giả Trương Vĩnh Khang; “Lê Thánh Tông và vấn đề xây
dựng đội ngũ quan lại – bài học kinh nghiệm” của tác giả Tạ Ngọc Huyền; “Quan chế
dưới triều vua Lê Thánh Tông và giá trị kế thừa trong xây dựng đội ngũ cán bộ, công
chức Việt Nam hiện nay” của tác giả Hoàng Thị Kim Quế; “Những biện pháp chống tham
nhũng của các nhà nước phong kiến Việt Nam” của tác giả Vũ Thị Phụng... Nhìn chung
các nghiên cứu này chưa đi sâu vào phân tích các vấn đề pháp lý của chế định hồi tỵ. Một
số công trình tiên phong trong lĩnh vực này là nghiên cứu ‘Hồi tỵ - bài học quý trong đổi
mới công tác cán bộ” của tác giả Đỗ Minh Cương; luận văn thạc sĩ “Vận dụng pháp luật
hồi tỵ thời kỳ phong kiến Việt Nam trong phòng chống tham nhũng ở nước ta hiện nay”
của tác giả Quyền Hồng Nhung. Đây là những công trình có giá trị trong cả khoa học lý
luận và thực tiễn. Những công trình này chính là cơ sở, tiền đề để tìm hiểu, nghiên cứu
sâu hơn về vấn đề áp dụng chế định hồi tỵ vào phòng chống tham nhũng ở Việt Nam hiện
nay. Trên cơ sở đó, tác giả hy vọng sẽ tiếp thu được những tinh hoa của những công trình
nghiên cứu đã công bố, đồng thời với sự nghiên cứu nghiêm túc, tác giả sẽ đưa ra được
những phân tích rõ ràng hơn các vấn đề về tư tưởng đằng sau và các khía cạnh pháp lý
của chế định hồi tỵ, từ đó đề xuất các định hướng nghiên cứu và áp dụng quy định này.
3. Mục đích và nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
Đề tài nghiên cứu các vấn đề lý luận liên quan đến chế định hồi tỵ, đồng thời nghiên cứu
triển vọng và đưa ra một số đề xuất áp dụng vào phòng, chống tham nhũng hiện nay. Để
thực hiện nhiệm vụ đó, việc nghiên cứu đề tài có nhiệm vụ sau:
Nghiên cứu, làm rõ các vấn đề lý luận về nguồn gốc, sự phát triển và các
khía cạnh pháp lý của luật hồi tỵ, phân tích trong mối tương quan với những
nhu cầu cụ thể và nguyên tắc của nhà nước thời quân chủ;
6
Nghiên cứu, làm rõ các nguyên tắc của nhà nước hiện đại nói chung và xây
dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nói riêng tại Việt Nam;
Qua đó, chỉ ra những vấn đề về tham nhũng mà chế định hồi tỵ có thể được
cân nhắc như một giải pháp bổ sung có hiệu quả và đưa ra những đề nghị
mang tính chất định hướng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Khóa luận nghiên cứu về vấn đề áp dụng chế định hồi tỵ vào phòng chống tham
nhũng ở Việt Nam hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu của khóa luận tập trung vào các quy định hồi tỵ được áp dụng
trong lịch sử các triều đại quân chủ Việt Nam và các quy định về xây dựng, tổ chức, sử
dụng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Việt Nam hiện đại.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài vận dụng các phương pháp của Chủ nghĩa duy vật biện chứng Mác-Lê nin
và các phương pháp chuyên ngành khoa học pháp lý để giải quyết những vấn đề lý luận
và pháp lý liên quan, trong đó, chú trọng sử dụng các phương pháp lịch sử để thấy được
sự ra đời và phát triển của các quy định hồi tỵ; phương pháp logic pháp lý để làm rõ bản
chất nội hàm các quy định hồi tỵ và các nguyên tắc pháp luật trong xây dựng đội ngũ cán
bộ, công chức, viên chức Việt Nam hiện đại nói riêng, các nguyên tắc tổ chức và hoạt
động của bộ máy nhà nước Việt Nam nói chung.
6. Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần Mở Đầu, Kết Luận và Danh Mục Tài Liệu Tham Khảo, khóa luận có
03 chương với nội dung:
Chương 1: Sơ lược về khái niệm và lịch sử hình thành của chế định hồi tỵ
Chương 2: Triển vọng kế thừa và phát huy chế định hồi tỵ trong xây dựng đội ngũ
cán bộ, công chức hiện nay
Chương 3: Định hướng áp dụng luật hồi tỵ vào xây dựng đội ngũ cán bộ, công
chức, viên chức việt nam hiện nay
7
CHƯƠNG 1. SƠ LƯỢC VỀ KHÁI NIỆM VÀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CỦA CHẾ
ĐỊNH HỒI TỴ
1.1. Định nghĩa
Luật “hồi tỵ” (chữ Hán: 迴避 (phồn thể) hoặc 回避l (giản thể), tiếng Anh: Rules
of Avoidance) có thể hiểu sơ lược là “luật về sự tránh né”. Luật hồi tỵ là một chế định đặc
biệt trong pháp luật Việt Nam thời quân chủ, được xây dựng nhằm hạn chế việc những
người có quan hệ gần gũi, nhất là người trong gia đình, dòng tộc có cơ hội làm việc trong
cùng một cơ quan nhà nước hoặc các cơ quan nhà nước khác nhau nhưng có quan hệ mật
thiết với nhau về mặt hành chính (thường là trong cùng một lãnh thổ hành chính); cũng
như hạn chế người làm quan phát triển những mối quan hệ ngoài công việc. Mục tiêu của
những quy định này là nhằm tránh việc những người nắm quyền hành bao che, nâng đỡ
người thân thuộc hoặc lạm dụng quyền hạn thực hiện hành vi tiêu cực khác, ảnh hưởng
đến quản lý địa phương và cơ quan của mình. Quy định hồi tỵ cũng được áp dụng trong
các kỳ thi tuyển dụng quan lại của triều đình quân chủ Nho giáo. Các quy định như vậy
nhắm đến việc loại bỏ hiện tượng những người thân thuộc gần gũi với nhau kéo bè kết
phái bao che, hỗ trợ lẫn nhau, là môi trường lý tưởng của tham nhũng. Luật Hồi tỵ ở Việt
Nam bắt đầu xuất hiện từ đời Hồng Đức (1460 – 1497), học tập những quy định tương tự
từ Trung Hoa vốn đã có từ triều đại nhà Tùy.
Luật hồi tỵ dưới triều Nguyễn, Nguyễn Sĩ Giác đã lý giải khá đơn giản nhưng đúng
tinh thần, rằng: “Trong một nha môn hay một hạt, cha con anh em hay thân thích khác
không được làm cùng một việc, nếu chánh phủ không biết mà bổ, thì các đương sự ph ải
khai ra, để đổi một người đi nơi khác. Nhất là các khoa thi các viên chức được sự chân
khảo quan, nếu có anh em, con cháu dự kỳ thi đó, phải khai thực mà xin hồi tỵ, chứ không
được nhận làm khảo quan”.1
1 Nguyễn Sĩ Giác (dịch) (1962), Đại Namđiển lệ toát yếu,Đạihọc Luật khoa Sài Gòn. Xem chú
thích Điều 97 “Hồi tỵ”.
8
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
1.2.1. Nguồn gốc của luật hồi tỵ
Dưới đây sẽ chứng minh luật hồi tỵ ra đời do hai nguyên nhân: (i) sự phát triển tất
yếu của bộ máy nhà nước quan liêu đặt ra yêu cầu cao về chống tham nhũng và đảm bảo
hiệu quả của bộ máy đó; và (ii) sự hình thành và phát triển của các mối quan hệ xã hội
đặc biệt quan trọng đối với cá nhân gồm quan hệ gia đình, quan hệ dòng tộc và quan hệ
với quê hương, điều đã gợi ý một cách tiếp cận trong phòng chống tham nhũng: phân lập,
cách ly những mối quan hệ này khỏi các quan hệ công.
1.2.1.1. Sự hình thành và xu thếphát triển của bộ máy nhà nướcquanliêuở Việt Nam
Bộ máy hành chính quan liêu của Việt Nam được xây dựng và phát triển qua các
triều đại quân chủ song song với sự phát triển của đất nước. Chiếm vai trò trung tâm trong
các bước phát triển của bộ máy quan liêu trong thời quân là nhu cầu mở rộng, tăng cường
khả năng quản lý, kiểm soát đất nước của triều đình trung ương nhằm tập trung quyền lực
về trong tay quân vương.
Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam trong thời kỳ nhà Triệu (khoảng thế kỷ II
TCN trở về trước) vẫn còn nhiều tranh cãi, và còn rất nhiều chi tiết vẫn chưa được các
học giả thống nhất. Tuy nhiên, về phương diện nhà nước và pháp luật, có một số vấn đề
đã đạt được sự đồng thuận tương đối rộng rãi trong các cuộc thảo luận học thuật về lịch
sử: thời kỳ Hùng Vương có sự hiện diện của chế độ công xã nông thôn (gọi là các “bộ”,
đứng đầu bởi các “Lạc tướng” cha truyền con nối – tức là các tù trưởng địa phương) và
được lãnh đạo bởi một “Hùng Vương” – thủ lĩnh của một liên minh các bộ lạc.2
Do nhu
cầu liên kết quần chúng mạnh để trị thủy và chống lại các cuộc tấn công từ bên ngoài, cấu
trúc sơ khai của một bộ máy nhà nước đã xuất hiện.
2 Xem thêm: Nguyễn Minh Tuấn (2007), Nhà nước Văn Lang – Nhà nước siêu làng, Tạp chí Khoa
học của Đại học Quốc gia Hà Nội, chuyên san Kinh tế - Luật Tập 23, Số 3 tại:
http://tuanhsl.blogspot.com/2007/11/ti-sao-ni-nh-nc-vn-lang-l-nh-nc-siu-lng.html, truy cập ngày
29/4/2020.
9
Bộ máy nhà nước Việt Nam bắt đầu đạt được sự phát triển đáng kể là từ khi Triệu
Đà cai trị Việt Nam. Việc chấp nhận hay không nhà Triệu là một triều đại quân chủ Việt
Nam hay là một thế lực phương Bắc xâm lược cũng là một vấn đề gây tranh cãi, đăc biệt
là trong giới sử học, tuy nhiên bằng việc đặt vùng dất cũ của Văn Lang thành quận huyện
của nước Nam Việt, nhà Triệu lần đầu tiên cho người Việt trải nghiệm mô hình nhà nước
trung ương – địa phương giản đơn.
Ảnh hưởng quan trọng nhất của thời kỳ Bắc thuộc lần thứ nhất nối tiếp sau kỷ nhà
Triệu là sự du nhập của Nho giáo. Sử Việt Nam ghi lại một số nhân vật người Hán có vai
trò then chốt trong việc phát triển du nhập Nho giáo vào nước ta, có thể kể đến như Tích
Quang (chức Thái thú quận Giao Chỉ dưới thời Hán Bình Đế), Nhâm Diêm (chức Thái
thú quận Cửu Chân dưới thời Hán Quang Vũ Đế) và đặc biệt là Sĩ Nhiệp (Sĩ Vương)
(chức Thái thú quận Giao Chỉ cuối đời Hán và trong thời kỳ Tam Quốc). Bộ máy nhà
nước Việt Nam tiếp tục phát triển dần lên trên nền tảng văn hóa mà những ảnh hưởng
Nho giáo giữ vị trí trung tâm, cho đến thời điểm Bảo Đại thoái vị năm 1945 và nền quân
chủ Việt Nam chấm dứt.
Bắt đầu từ năm 938 khi nước ta giành độc lập và thiết lập chính quyền, tổ chức nhà
nước khá giản đơn. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư chỉ chép ngắn gọn: “Tiền Ngô [Vương] nổi
lên không chỉ có công chiến thắng mà thôi, việc đặt trăm quan, chế định triều nghi phẩm
phục, có thể thấy được quy mô của bậc đế vương”.3
Buổi đầu dựng nước, chưa có quốc
hiệu mà vẫn gọi là Tĩnh hải quân (theo cách gọi khi còn bị nhà Đường đô hộ), đóng đô tại
Cổ Loa, bộ máy nhà nước cơ bản học theo bộ máy đô hộ cũ: tuy Ngô Quyền đã xưng
vương nhưng ở địa pương vẫn đặt chức thứ sử đứng đầu 8 châu.4
Tuy vậy, vẫn còn dấu
vết của tâm lý địa phương chủ nghĩa: việc di dời kinh đô về Hoa Lư không chỉ do nhu cầu
phòng thủ quân sự mà còn thể hiện tâm lý địa phương không chỉ riêng trong Hoàng tộc và
triều đình, mà còn của các tập đoàn quyền lực khác ở phủ Đô Hộ cũ nữa.5
3
4
5
Sử thần triều Lê (1998), Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (Tập 1),NXB Khoa học xã hội, tr.205.
Đào Duy Anh (2005), Đất nước Việt Namqua các đời,Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, tr.111.
Tạ Chí Đại Trường (2009), Sơ thảo: Bài sử khác cho Việt Nam,ấn bản điện tử, tr. 69. Có tại:
https://nhatbook. com/wp-content/uploads/2018/12/Bai-Su-khac-cho-Viet-Nam_-Ta-chi-Dai-
Truong.pdf, truy cập ngày 29/4/2020.
10
Nối tiếp nhà Ngô là thời kỳ thường được gọi là “loạn 12 sứ quân”,6
trong đó cục
diện cát cứ chiếm vai trò chủ đạo kể từ khi Nam Tấn Vương Ngô Xương Văn mất (năm
965),7
kết thúc khi Đinh Bộ Lĩnh chấm dứt thời kỳ này và lập nhà Đinh, chuyển nơi đóng
đô về Hoa Lư do nhu cầu phòng thủ. Sử sách cũng chép không quá chi tiết về bộ máy nhà
nước thời kỳ này. Đại Việt sử ký toàn thư vắn tắt: “[Thái Bình] năm thứ 2 [971], (Tống
Khai Bảo năm thứ 4) bắt đầu quy định ấp bậc văn võ, tăng đạo” và “[Thái Bình] năm thứ
5 [974], (Tống Khai Bảo năm thứ 7). Mùa xuân, tháng 2, quy định về quân mười đạo:
mỗi đạo có mười quân, 1 quân có lữ, 1 lữ có 10 tốt, 1 tốt 10 ngũ, 1 ngũ 10 người”. Như
vậy bộ máy nhà nước phát triển hơn nhà Ngô không nhiều, trừ việc chia lại hành chính để
cai trị. Nhà Đinh quản lý toàn bộ Đại Cồ Việt, tuy nhiên tại từng vùng mức độ có khác
nhau; những vùng nào xa kinh đô thì vẫn chỉ duy trì mối quan hệ rất lỏng lẻo với trung
ương.8
Sau khi Đinh Tiên Hoàng mất, nhà Tiền Lê thành lập, nhà nước cũng không có
nhiều sự thay đổi, ngoài việc chia lại các đơn vị hành chính thành các lộ, phủ, châu. Một
hiện tượng đáng chú ý ở thời Tiền Lê là việc nhà vua phong vương và chia đất cho các
hoàng tử, khiến cho quyền lực bị phân tán mạnh thay vì tập trung hóa.
Tổng quát, bộ máy nhà nước Ngô – Đinh – Tiền Lê có hai đặc điểm: (i) Cơ cấu tổ
chức đơn giản, mối quan hệ giữa trung ương và địa phương tương đối yếu, hiện tượng cát cứ
phổ biến; và (ii) Phát triển quân sự phục vụ phòng thủ là ưu tiên hàng đầu của các nhà cầm
quyền do liên tục phải ngăn ngừa nguy cơ bị xâm lược và đánh dẹp các lực lượng địa phương
đối đầu (thực tế đây là mối đe dọa lớn hơn với sự tồn tại của triều đình trung ương). Tổng kết
về tình trạng cát cứ địa phương thời kỳ này, PGS.TS. Nguyễn Minh Tuấn bình luận: “Trong
giai đoạn phôithai của nhà nướcphong kiến, khicuộcđấu tranh vũtrang giữacáclực lượng
cát cứ và giữa chính quyền trungương với cáclực lượng cát cứ địa phương diễnra mạnh mẽ
thì chính quyền mới phải giải cho đượcbài toánvề mối quan hệ giữaphân tán và tập quyền.
Phân tán là bản chất của tính tiểu nông vốn vẫn tiềm ẩn. Trong thời kỳ cai trị phong kiến
phương Bắc tính tự trị địa phương là rất cao, luôn
6
7
8
Một chi tiết đáng chú ý là thực tế, Đinh Bộ Lĩnh đã bắt đầu chống lại nhà Ngô từ năm 951. Xem
Sử thần triều Lê (1998), Đại Việt sử ký toàn thư (Tập 1),NXB Khoa học xã hội, tr.207.
Sử thần triều Lê (1998), Đại Việt sử ký toàn thư (Tập 1),NXB Khoa học xã hội, tr.208-209.
Nguyễn Khắc Thuần (2008), Thế thứ các triều vua Việt Nam,Nhà xuất bản Giáo dục, tr.96.
11
trong thế bùng phát, nguy cơ phân tán quyền”.9
Đây là một tình trạng rất bất lợi cho
chính quyền trung ương mà sau này các triều đại quân chủ đều cố gắng giải quyết.
Bước phát triển lớn đầu tiên của nhà nước Việt Nam bắt đầu khi nhà Lý thành lập.
Vua Lý Thái Tổ dời đô từ vùng Hoa Lư về lại Đại La. Các triều vua nhà Lý đã tiến hành
một loạt cải cách hành chính quan trọng, bao gồm việc phân định hệ thống cơ quan trong
triều đình trung ương và chia đất nước thành nhiều đơn vị hành chính nhỏ, đơn vị hành
chính địa phương có 4 cấp, hệ thống quan liêu đã bắt đầu hình thành. Nhà Lý đã bắt đầu
áp dụng khoa cử từ thời Lý Nhân Tông (kỳ thi Minh Kinh bác học và Nho học tam
thường năm 1075), bên cạnh các phương pháp truyền thống vốn có là tuyển cử, nhiệm cử
và nộp tiền. Nhà Lý cũng đặt ra chế độ hộ tịch và chính sách “ngụ binh ư nông”, đánh dấu
việc quản lý nhà nước đối với các địa phương đã phát triển đến một mức độ khác hẳn với
các triều đại trước. Một loạt các cải cách khác như phát triển tổ chức bộ máy cấp trung
ương, phát triển hệ thống đường sá, đặt ra hệ thống ngựa trạm... và đặc biệt là sự ra đời
của bộ luật thành văn đầu tiên – bộ “Hình thư” đã cho thấy một nhà nước được tổ chức
quy củ, mang tính tập quyền và thống nhất.10
PGS.TS. Trần Thị Vinh bình luận: “Nền
hành chính quốc gia thời Lý, do Lý Thái Tổ là người đầu tiên xây dựng, đặt nền tảng cho
sự phát triển về sau là một nền hành chính theo chế độ quân chủ tập trung quan liêu với
hệ thống chính trị thống nhất từ trung ương tới địa phương được tập trung quyền hành
vào trong tay triều đình, đứng đầu là vua”.11
Nhà Trần tiếp nối đà phát triển này: ở trung
ương có bộ phận trung khu gồm Tể tướng, quan chức ở Khu mật viện, Hành khiển môn hạ
sảnh tách khỏi và đứng trên cơ quan chức năng (các thượng thư sảnh và các cơ quan
khác). Đây là bước phát triển trong kết cấu và cơ chế bộ máy nhà nước thời Trần. Tại địa
phương có thêm một cải tiến quan trọng: ở địa phương đặt thêm các bộ phận hà đê (như
9
10
11
Nguyễn Minh Tuấn (2007), Mô hình chính quyền thời Ngô – Đinh – Tiền Lê, ấn bản điện tử tại:
http://tuanhsl. blogspot.com/2007/11/t-chc-chnh-quyn-trung-ng-thi-ng-inh-tin.html, truy cập ngày
29/4/2020.
Tham khảo các phân tích về tổ chức nhà nước thời Lý trong Lê Thanh Bình (2001), Quan hệ giữa
chính quyền trung ương với địa phương và việc phân chia vùng lãnh thổ thời Lý, Kỷ yếu hội thảo
quốc tế lần thứ nhất Việt Nam học.
Trần Thị Vinh (2008), Thể chế chính trị ở Việt Namthế kỷ XI – XIII dưới thời Lý, Kỷ yếu hội thảo
quốc tế lần thứ ba Việt Nam học.
12
trông coi đê điều), thủy lộ đề hình (trông coi giao thông đường thủy), liêm phóng (thanh
tra, giám sát), khuyến nông. Sự quản lý của nhà nước không chỉ dừng ở mức độ giữ gìn
sự ổn định đất nước, mà còn nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế. Hê thống quan liêu phục vụ
một nhà nước quân chủ tập quyền đã phát triển đến mức độ tương đối hoàn chỉnh. Bắt đầu
từ cuối thế kỷ XIII, khuynh hướng nhà nước quân chủ dần dần đưa nho sĩ vào nắm các
chức vụ quan trọng thay cho tầng lớp quý tộc bắt đàu rõ ràng.12
Sự thay đổi này đưa lại
hai lợi ích: một mặt, chức năng quản lý của nhà nước được đặt vào tay những người có
học vấn cao được tuyển chọn kỹ càng, đảm bảo hơn hiệu quả của bộ máy; mặt khác, hạn
chế các cơ hội gia tăng quyền lực của chính những quý tộc, tông thất, đảm bảo quyền lực
chỉ tập trung vào tay quân vương.
Từ thời Lý – Trần trở về sau như sẽ được phân tích dưới đây, mô hình bộ máy
hành chính Việt Nam quân chủ đã thành hình: một bộ máy quan liêu từ trung ương đến
địa phương vừa nhằm tăng cường vai trò quản lý của nhà nước trong mọi mặt đời sống,
vừa nhằm tập trung quyền lực vào tay hoàng đế thay vì phân chia cho các hoàng thân
hoặc các đại thần có quá nhiều quyền hành. Xu hướng này là tất yếu trong sự phát triển
của đất nước. Một mặt, bộ máy hành chính quan liêu được tổ chức theo mô hình thống
nhất từ trên xuống dưới đảm bảo những người có quyền lực tại địa phương không thể vận
dụng quyền lực đó mà không gắn bó chặt chẽ với trật tự hành chính mà nhà vua ngự trị
trên đỉnh, cũng như khó có thể tự tách mình ra khỏi trật tự này để gây dựng thế lực cho cá
nhân; mặt khác, bộ máy này đảm bảo duy trì trật tự chung của cả nước và thực hiện các
chính sách, mệnh lệnh mà nha vua ban hành, giúp nhà vua thực hiện quyền lực tối cao của
mình một cách hiệu quả nhất trên phạm vi toàn lãnh thổ.
Tuy nhiên, bộ máy nhà nước càng mở rộng về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ
chức và quy mô càng, việc thống nhất điều hành của chính quyền trung ương càng khó
khăn, nguy cơ tham nhũng càng lớn. Điều này đòi hỏi những biện pháp quản trị hữu hiệu,
vừa ngăn cản được tham nhũng vừa phải bảo đảm được hiệu quả hoạt động của cả bộ
máy.
12 Trần Thị Vinh (1988), Tìm hiểu thiết chế và tổ chức nhà nước thời Trần,Tạp chí Nghiên cứu Lịch
sử, Số 240+241 (Tháng 3+4), tr.22.
13
Ở đây đã đặt ra một thách thức quan trọng đối với mục tiêu này: bộ máy nhà nước
quan liêu thời quân chủ không có sự phân chia rạch ròi các quyền lực nhà nước, và nhất
thiết mọi quyền hành phải được tập trung vào tay nhà vua, đảm bảo nhà vua có quyền lực
tối cao và toàn diện. Các cơ chế phân quyền (chiều dọc lẫn chiều ngang) để tạo ra khả
năng kiềm chế, giám sát công quyền đều không thể nào đáp ứng yêu cầu này; do đó,
phòng, chống tham nhũng thời kỳ này đòi hỏi những biện pháp khác phù hợp hơn.
12.1.2. Sự hình thành và phát triển các mối quan hệ xã hội căn bản trong truyền
thống văn hóa Việt Nam
Trong suốt quá trình phát triển của lịch sử dân tộc Việt Nam thời kỳ cổ, trung và
cận đại, các mối quan hệ gia đình, dòng tộc, và đồng hương có vai trò và sức ảnh hưởng
đối với cá nhân tăng dần theo thời gian. Đây là kết quả của nhiều yếu tố, trong đó quan
trọng nhất là (i) những hệ quả của nền kinh tế nông nghiệp, đặc biệt là thực tế kinh tế tiểu
nông đóng vai trò chủ đạo trong thời gian dài; và (ii) những ảnh hưởng của các học thuyết
Nho giáo về đạo đức, nhất là về chữ “Hiếu”. Sự trân trọng các yếu tố gia đình, dòng tộc
và quê hương đã được ghi nhận như một yếu tố quan trọng của đạo đức, nhưng mặt khác,
các triều đình quân chủ cũng nhận thấy nguy cơ những mối quan hệ cục bộ này được một
quan chức trong bộ máy nhà nước coi trọng hơn trách nhiệm mà họ được giao; và lợi ích
của những người thân thích được đặt cao hơn lợi ích của cộng đồng.
Dưới đây sẽ chứng minh sự hình thành và phát triển của những mối quan hệ cơ bản
trên chịu sự quyết định bởi hai yếu tố: (i) nền kinh tế nông nghiệp quy mô nhỏ và giản đơn,
bắt đầu bởi điều kiện tự nhiên thuận lợi và phát triển chịu ảnh hưởng mạnh mẽ các quyết sách
kinh tế của các triều đình quân chủ dẫn dắt bởi hệ tư tưởng Nho giáo; và (ii) sự ảnh hưởng
trực tiếp của Nho giáo đến đời sống tinh thần của nhân dân. Sự phân chia khía cạnh kinh tế
(vật chất) và khía cạnh tinh thần này chỉ mang ý nghĩa tạo ra sự thuận tiện cho việc phân tích
một vấn đề cụ thể này trong tổng thể truyền thống văn hóa Việt Nam – theo Đào Duy Anh,
văn hóa bao gồm mọi phương diện từ học thuật, tư tưởng đến các sinh hoạt về kinh tế, chính
trị, xã hội, các phong tục tập quán, “hai tiếng văn hóa chẳng qua là chỉ chung các phương
diện sinh hoạt của loài người nên ta có thể nói rằng: Văn hóa tức là sinh hoạt”.13
13 Đào Duy Anh (1992), Việt Namvăn hóa sử cương,NXB Thành phố Hồ Chí Minh, tr.13.
14
(a) Những ảnh hưởng của nền kinh tế nông nghiệp nhỏ lẻ, giản đơn đến tâm lý
người Việt
Do đặc thù của nền sản xuất Việt Nam có xuất phát điểm là sảm xuất nông nghiệp
dựa vào phù sa và nước ngọt để tưới tiêu từ sông Hồng, tư duy kinh tế xem trọng nông
nghiệp đã hình thành từ lâu đời trong văn hóa Việt. Những điều kiện tự nhiên trực tiếp
ảnh hưởng đến vấn đề này bao gồm khí hậu, đất đai, nguồn nước ngọt của các sông..., tức
là những điều kiện đặc biệt thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, mà chiếm ưu thế nhất là
hoạt động trồng cây lúa nước. Học giả Nguyễn Văn Huyên viết: “nông nghiệp là nguồn
của cải chủ yếu của dân tộc Việt Nam. Lúa gạo chiếm vị trí hàng đầu chính là vì cây lúa
rất cần đất bùn và ẩm, khí hậu nóng có có mưa nhiều và đều, cũng như cần một lực lượng
nhân công đông đảo và rẻ tiền nên rất thích hợp với diềm châu thổ Việt Nam, chạy ven
một đại dương to lớn của khu vực gió mùa miền nam châu Á”.14
Vì vậy Việt Nam được
gọi là “Nông quốc”.15
Sự coi trọng nông nghiệp được thể hiện rõ ràng nhất qua truyền
thống các vua cày ruộng tịch điền từ Kinh Lễ. Chương Nguyệt Lệnh chép: “Tháng ấy
[mùa xuân] thiên tử bèn bắt đầu làm lễ dâng lúa gạo lên cho thượng đế. Thiên tử chọn
buổi sáng ngày đầu, tự thân mang theo cày bừa, cho các quan phò tá cùng đi xe ngựa,
dẫn tam công cửu khanh chư hầu và các đại phu kính cẩn cùng cày ruộng tịch điền. Thiên
tử (đẩy cày tượng trưng) năm lần, khanh và chư hầu (đẩy cày tượng trưng) chín lần”16
.
Phong tục này được các vua Việt Nam tiếp tục từ nhà Tiền Lê, như theo sử chép: “Đinh
Hợi [Thiên Phúc] năm thứ 8 [987] (Tống Ung Hy năm thứ 4). Mùa xuân, vua lần đầu cày
ruộng tịch điền ở núi Đọi được một hũ nhỏ vàng. Lại cày ở núi Bàn Hải, được một hũ nhỏ
bạc, nhân đó đặt tên là ruộng Kim Ngân”.17
Địa vị thống trị của hoạt động nông n ghiệp tại Việt Nam.cũng một phần nhờ ảnh
hưởng của Nho giáo.Theo quan niệm Nho giáo, việc làm nông là thiết thực nhất với đời
14
15
16
17
Nguyễn Văn Huyên (2016), Văn minh Việt Nam, NXB Hội nhà văn, tr. 218.
Phan Kế Bính (1970), Việt Namphong tục,SàiGòn, tr. 253.
Nguyễn Tôn Nhan (dịch và chú giải) (1999), Kinh Lễ,NXB Văn Học, tr.101-102.
Sử thần triều Lê (1998), Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (Tập 1), NXB Khoa học xã hội, tr.224.
15
sống dân chúng, theo tinh thần “dân dĩ thực vi thiên” (dân lấy lương thực làm trọng).18
Các triều đại quân chủ Việt Nam đặc biệt là từ triều đại Lê Sơ trở đi do đó đều không quá
chú ý đến phát triển thương mại hay các nghề thủ công mà tập trung vào phát triển nông
nghiệp. Điều này lý giải sự quan tâm đặc biệt của triều đình về vấn đề ruộng đất và thủy
lợi, bao gồm việc khai khẩn đất hoang, lập đồn điền, đắp đê và đào kênh.
Sự ác cảm với thương mại và sự thờ ơ với thủ công nghiệp thể hiện khá rõ rệt triều
Nguyễn. Thương mại bị hạn chế một cách mạnh mẽ: nội thương không quá phát triển do
loại tiền lưu thông không tiện dụng (hệ thống tiền đồng vốn đã có từ thời Lê Sơ),19
trong
khi đó ngoại thương bị nhà nước độc quyền. Năm 1834, vì những lo ngại phong trào nổi
dậy của nhân dân lan rộng, Minh Mạng ra lệnh cấm chợ. Ở thời Nguyễn, mặc dù hệ thống
đường sá giao thông đã có mức độ phát triển cao, các nghề thủ công cũng đạt được nhiều
tiến bộ, ví dụ như việc đóng được tàu hơi nước vào năm 1839, tuy nhiên các chính sách
của nhà Nguyễn không khuyến khích thủ công nghiệp.20
Những chính sách bất lợi cho
thủ công nghiệp và cả thương nghiệp khiến cho nông nghiệp vẫn tiếp tục giữ thế độc tôn.
Nguyễn Thế Anh đã nhận ra hiện tượng người dân dưới triều Nguyễn cất trữ tiền đồng
thay vì đầu tư, một phần do tâm lý nông nghiệp đã hình thành trong nhân dân.21
Hệ quả không tránh khỏi của nền kinh tế nông nghiệp giản đơn là tư duy tiểu nông
hình thành. Đời sống người nông dân gắn bó với ruộng đồng – những tài sản giá trị rất lớn
nhưng không thể di chuyển, và sản xuất nông nghiệp không được kết nối tốt với thương
mại do đó nông dân không có nhiều điều kiện hay nhu cầu đi xa khỏi phạm vi làng quê
18
19
20
21
Xem thêm: http://honguyenquancong.com/ve-to-so-%E2%80%9Cnuoc-lay-dan-lam-goc-dan-lay-
an-lam-dau%E2%80%9D-gui-vua-gia-long-nam-1810-va-tam-long-thuong-dan-cua-vi-tong-tran-
bac-thanh-nguyen-van-thanh, truy cập ngày 15/5/2020.
Lục Đức Thuận (1992), Tiền cổ Việt Nam,NXB Khoa học xã hội, tr.67.
Trương Hữu Quýnh (chủ biên) (2002), Đại cương Lịch sử Việt Nam(Tập 1),NXB Giáo dục, tr.
453.
Tác giả Nguyễn Thế Anh dẫn lại lời tâu của bộ Hộ lên vua Minh Mạng: “nhân dân hay chôn vàng,
bạc và tiền đồng, thành thử vàng bạc ngày một lên giá, và hay đem bán ra người ngoại quốc, cho
nên vàng bạc ngày một bớt số. Xin sức để cho các nhà hào phú có để của cho con cháu thì mua
ruộng đất có sinh lợi hơn, mà cấm không cho bán ra nước ngoài”. Xem: Nguyễn Thế Anh (1971),
Kinh tế & Xã hội Việt Nam dưới các vua triều Nguyễn, Nhà xuất bản Lửa Thiêng, tr 214-215.
16
mình đang sống. Mọi sinh hoạt thường ngày chỉ nằm trong một phạm vi nhỏ hẹp như vậy,
do vậy quan hệ với những người cùng làng là rất gắn bó. Do đó, quê hương, làng xã có
mức gắn bó rất chặt ché với một người về mặt tình cảm.
Gia đình vốn là hạt nhân của xã hội Việt Nam. Dưới chế độ phụ hệ, còn hình thành
các quan niệm về huyết thống, dòng tộc cha truyền con nối. Đó là quan hệ gia tộc, theo
Đào Duy Anh giải thích gồm có hai mức độ: “một là nhà, hay tiểu gia đình, gồm vợ
chồng cha mẹ và con cái, hai là đại gia đình, gồm cả đàn ông và đàn bà do cùng một ông
tổ sinh ra, kể cả người chết lẫn người sống”. Hai mối quan hệ này được điều chỉnh bởi
nhiều quy tắc đạo đức và tập quán phức tạp.22
Ở cấp độ gia đình, dòng tộc, sự gắn bó với làng quê cũng rất chặt chẽ: nhà thờ tổ
họ đặt tại làng, người nào qua đời cũng được chôn cất tại làng. Do đó, làng là một cấu
trúc xã hội đặc biệt quan trọng. Các làng thường có mức độ tự trị cao, hương ước, lệ làng
có tác động điều chỉnh với cá nhân rõ rệt hơn so với luật pháp do trung ương ban hành.
Quan hệ cá nhân – làng – nước là quan hệ nền tảng của xã hội Việt Nam.23
Nhân dân ta
có câu nói “phép vua thua lệ làng”, mặc dù không thực sự thể hiện đúng bản chất mối
quan hệ giữa làng và nước (hay cụ thể hơn là quan hệ giữa luật tục riêng của làng và luật
pháp được nhà nước ban hành, chẳng hạn, đời vua Lê Thánh Tông đã ra chiếu “Nhất cấm
dân tục thiết lập tư ước” vào năm 1471)24
nhưng cũng cho thấy sự độc lập nhất định của
làng xã. Bản hương ước như một bản “Hiến Pháp” của làng, tạo ra sự ràng buộc, áp đặt và
cưỡng chế của cộng đồng làng xã đối với mỗi cá nhân, nắm cá nhân để nắm tổ chức buộc
nó phải vận hành thống nhất.25
Như vậy, đối với một cá nhân người Việt, gia đình, dòng tộc, quê hương là 3 điều
gắn bó chặt chẽ nhất. Đây là một xu hướng phát triển tự nhiên của một nền văn hóa Á
22
23
24
25
Xem thêm Đào Duy Anh, sđd,tr.113-133.
Mối quan hệ giữa luật pháp của triều đình trung ương và hương ước, lệ làng là hết sức phức tạp.
Xem các phân tích của PGS.TS Lê Minh Thông tại Lê Minh Thông, Luật nước và hương ước lệ
làng trong đời sống pháp lý của các cộng đồng làng xã Việt Nam. VNH3.TB7.851.
Trương Sỹ Hùng (2009), Hương ước Hà Nội (tập 1),NXB Từ điển Bách Khoa, Hà Nội, tr. 21.
Xem thêm: http://svhttdl.phutho.gov.vn/tin/bai-hoc-ve-tu-quan-lang-xa-thong-qua-huong-uoc-
quy-uoc156.html, truy cập ngày 16/5/2020.
17
Đông dựa trên cơ sở kinh tế nông nghiệp. Nét văn hóa này tạo ra lối sống có tình nghĩa,
con người có lòng biết ơn và có đạo đức, là một truyền thống văn hóa cần bảo tồn và phát
huy. Tuy nhiên, phải nhận thức khía cạnh tiêu cực của thực tế này là để lại một nguy cơ rõ
rệt người dân coi trọng lợi ích của gia đình, dòng tộc, làng xã hơn là lợi ích của đất nước.
(b) Sự ảnh hưởng trực tiếp lên văn hóa, tâm lý người Việt của học thuyết Nho
giáo
Tư tưởng Nho giáo có một vai trò quan trọng trong việc phát huy các mối liên hệ
gia đình, dòng tộc và làng xã với cá nhân càng trở nên sâu sắc. Cụ thể, Nho giáo đã củng
cố và nhấn mạnh vai trò quan trọng các mối quan hệ giữa cá nhân với gia đình, dòng tộc
và quê hương.
Từ điển tiếng Việt định nghĩa “gia đình” là “tập hợp người cùng sống chung thành
một đơn vị nhỏ nhất trong xã hội, gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và dòng máu,
thường gồm có vợ chồng, cha mẹ và con cái”,26
tức là ứng với khái niệm “tiểu gia đình”
của Đào Duy Anh như đã đề cập ở trên. Gia đình là một đơn vị cơ bản, có ý nghĩa đặc
biệt quan trọng trong tư tưởng Nho giáo. Theo quan niệm Nho giáo, mọi người trong xã
hội đều bị trói buộc bởi năm mối quan hệ tự nhiên: cha - con, vợ - chồng, anh - em, vua -
tôi, bạn - bè. Năm mối quan hệ này phản ánh hai mặt của cuộc sống hiện thực là quan hệ
gia đình và quan hệ xã hội.27
Những mối quan hệ này được coi như một phần của trật tự
xã hội: kinh điển Nho giáo đặt ra rất nhiều quy tắc xử sự liên quan, trở thành một tập hợp
các nghi thức ứng xử căn bản gọi là “Lễ”. Vai trò của “Lễ” đặc biệt được đề cao: Kinh Lễ
viết “chim anh võ có thể biết nói nhưng vẫn thuộc loài chim; con tinh tinh có thể biết nói
nhưng vẫn thuộc loài cầm thú. Làm người mà không có lễ thì tuy biết nói đấy nhưng có
khác gì loài cầm thú?”.28
Khẳng định vai trò của gia đình với tư cách là một hạt nhân cơ
26
27
28
Viện Ngôn ngữ học (1994), Từ điển Tiếng Việt, NXB Khoa học Xã hội, Trung tâm Từ điển học,
Hà Nội.
Xem thêm: http://philosophy.vass.gov.vn/nghien-cuu-theo-chuyen-de/Triet-hoc-Van-hoa/Tu-
tuong-Nho-giao-ve-gia-dinh-va-viec-xay-dung-gia-dinh-moi-o-Viet-Nam-hien-nay-228.html, truy
cập ngày 16/5/2020.
Nguyễn Tôn Nhan, sđd,tr. 37.
18
bản, biểu hiện đạo đức của quốc gia, Kinh Lễ khẳng định, nhấn mạnh nhiều lần trong
chương Đại Học: “Gọi là muốn yên trị nước, trước tiên phải chỉnh tế nhà mình (vì) không
dạy được nhà mình mà lại có thể dạy được người (khác) là việc không có”29
, “Cha, con,
anh, em đủ làm khuôn phép, sau đó mới làm khuôn phép được cho dân”30
. Đường lối đức
trị làm đầu của Nho giáo coi việc giữ gìn lễ tiết trong gia đình là cơ sở để giữ gìn trật tự
kỷ cương trong xã hội. Mối quan hệ gia đình vô cùng được coi trọng.
Mà trong đời sống xã hội phụ hệ thì không thể tách rời gia đình khỏi dòng tộc, quê
hương. Sự liên hệ gia đình – dòng họ có một trình tự logic rõ ràng: mỗi người con đều
phải có hiếu, phải biết ơn cha mẹ; cho nên sự kết nối các thế hệ mới tồn tại; luôn luôn
trong gia đình, người cha (gia trưởng) là nhân vật trung tâm, có tiếng nói và nhiều uy
quyền nhất, do đó mối liên kết giữa các thế hệ ấy xoay quanh sự chuyển giao thế hệ giữa
những người nam, gọi là “họ nội”. Ngoài ra, Nho giáo cũng đề cao hết sức sự thờ cúng tổ
tiên, coi đó là một biểu hiện của lòng biết ơn và thành kính, mà trung tâm là nghi thức để
tang và nghi thức tế lễ. Tăng Tử nói: “Nhà cầm quyền thận trọng đối với tang lễ cha mẹ,
tế tự tổ tiên đời xưa, thì đức của dân trở nên thuần hậu vậy”.31
Dòng tộc được xem trọng:
Mạnh Tử quy việc xa rời người thân là tội lớn nhất của con người: “Tội lớn nhất của
người ta là bỏ hết người thân thích, nghĩa vua tôi, trên dưới”.32
Ngay trong nội dung các tư tưởng Nho giáo Trung Hoa (dù là Nho giáo nguyên thủ
hay là Nho gíao của đời sau như Tống Nho, Minh Nho...) đều có những nội dung khá hà
khắc, chẳng hạn như hạ thấp vai trò và quyền của người phụ nữ, hay đề cao việc con cái
tuân theo đúng tư tưởng của người cha... mà trong phạm vi của khóa luận này sẽ không đi
vào phân tích sâu. Tuy nhiên, trải qua một quá trình tiếp biến văn hóa lâu dài, người Việt
đã tiếp thu và thay đổi một số tư tưởng cho phù hợp với truyền thống văn hóa dân gian, và
có một số mặt tiến bộ hơn. Những tư tưởng Nho giáo mang đặc trưng Việt Nam này là
những vấn đề cần chú ý làm rõ.
29
30
31
32
Nguyễn Tôn Nhan, sđd,tr. 343.
Nguyễn Tôn Nhan, sđd,tr. 345.
Nguyễn Đức Lân (dịch và chú giải) (1999), Tứ Thư tập chú,NXB Văn hóa Thông tin, tr.204.
Nguyễn Đức Lân, sđd,tr.1321.
19
Quan niệm của Nho giáo Việt Nam về gia đình chủ yếu được viết trong các văn
bản pháp luật, hương ước làng xóm, ca dao tục ngữ và đặc biệt là các tác phẩm thuộc loại
“gia huấn”.33
Trước hết cần chú ý rằng Nho giáo Việt Nam cũng đề cao chữ “Hiếu”, coi
đây là đức tính bắt buộc. Dưới các triều đại từ Lê Sơ trở đi, triều đình phong kiến coi
trọng việc biểu dương tấm gương hiếu đễ với việc phong biển vàng “hiếu hạnh khả
phong” cho người có để treo ở nơi trang trọng nhất trong gia đình. Tuy nhiên, cha ông ta
có một số thay đổi quan trọng về vấn đề này: trong gia đình không chỉ tồn tại tôn ti trật tự
khắc nghiệt mà còn coi trọng tình cảm, coi trọng địa vị của con cái – như Vũ Khiêu bình
luận: “Dân tộc ta từ lâu đời đã xây dựng những tình cảm sâu sắc và thủy chung giữa cha
mẹ với con cái và tình nghĩa vợ chồng, anh em, bè bạn. Đó là những thứ tình cảm, tự
nhiên bình đẳng, lành mạnh. Tình cảm ấy không giống như chữ hiếu mù quáng của
Khổng Tử”.34
Các mối quan hệ xã hội không còn một chiều như trong truyền thống của
Nho giáo Trung Hoa mà đã có sự nhân văn hơn rõ rệt. Tuy nhiên, Nho giáo Việt Nam vẫn
tiếp thu sự tôn kính thế hệ đi trước, coi trọng thờ cúng tổ tiên của Nho giáo Trung Hoa.
Như vậy, hệ tư tưởng Nho giáo khi du nhập vào Việt Nam cũng ủng hộ việc đề cao
hết sức các mối quan hệ thân thuộc. Tuy nhiên, khía cạnh tiêu cực của điều này cần được
nhận thức rõ: mặc dù phủ nhận sự thái quá của các nhà Nho Trung Hoa cho rằng bậc con
cái nhất nhất phải vâng lời cha mẹ, dù có làm sai không được phản bác, có phạm vào pháp
luật cũng không được tố, đến mức “Trong thiên hạ không có cha mẹ nào là không
phải”,35
thì Nho giáo Việt Nam vẫn cổ vũ tình cảm gia đình, thân tộc. Khó tránh khỏi
việc lợi ích của gia đình, thân tộc được đặt lên hàng đầu.
(c) Cơ sở, triết lý của việc áp dụng chế định hồi tỵ tại Việt Nam
Qua những phân tích ở trên, có thể kết luận rằng cá nhân không bao giờ có thể tách
rời khỏi những mối liên hệ khăng khít bền chặt với các quan hệ gia đình, dòng tộc, quê
33
34
35
Trần Thị Tâm (2019), Ảnh hưởng quan niệmcủa Nho giáo về gia đình đối với việc xây dựng gia
đình văn hóa ở nông thôn đồng bằng sông Hồng hiện nay, Luận án tiến sĩ, Học viện Chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh, tr.44.
Xem thêm: Lê Sĩ Thắng (1994), Nho giáo tại Việt Nam,NXB Khoa học Xã hội.
Vũ Khiêu (1995), Nho giáo và gia đình,NXB Khoa học Xã hội, tr.90.
20
quán. Đây là do ảnh hưởng của một nền tảng kinh tế dựa trên các hoạt động sản xuất quy
mô nhỏ, mang tính cục bộ, tự cung tự cấp; đồng thời cũng được củng cố bởi một hệ tư
tưởng văn hóa – chính trị Nho giáo được du nhập và cải biến qua nhiều thế hệ. Những
mối quan hệ này được công nhận như một phần của trật tự xã hội mà cá nhân đó tồn tại
bên trong. Cộng hưởng với truyền thống biết ơn, trọng tình nghĩa của dân tộc, buộc phải
thừa nhận rằng mặc dù đây là một truyền thống văn hóa nhân văn và có nhiều điểm tốt,
một mặt trái là việc cá nhân có thể bị chi phối bởi những tình cảm này trong các hoạt động
tương tác khác với xã hội, không loại trừ trường hợp khi đang thực hiện các hoạt động
công. Như vậy, từ góc độ này, nếu cách li được các mối quan hệ như thế ra khỏi công việc
của những người có chức vụ, quyền hạn trong bộ máy nhà nước là một cách tiếp cận hợp
lý. Phương pháp của chế định này là ngăn cản các cá nhân nắm giữ quyền lực được trao
bởi nhà nước bị tác động / chi phối bởi các quan hệ cá nhân của người đó với gia đình,
thân tộc, đồng hương, thậm chí là mở rộng thầy học, bạn học. Cẩn trọng hơn, các triều
đình quân chủ còn hạn chế thời hạn một vị quan làm việc tại một địa phương nhằm ngăn
cản người đó không xây dựng các mối quan hệ mới với người tại địa phương, bao gồm cả
những nhân viên nhà nước khác trong cùng địa hạt hành chính. Biện pháp này không phải
được đặt ra trên cơ sở nhìn nhận việc các cá nhân có chức vụ, quyền hạn bị chi phối bởi
những mối quan hệ cá nhân ngoài công vụ là một nguy cơ nảy sinh tham nhũng hiện hữu
rõ rệt, cần phải loại trừ. Trong bối cảnh đó, luật hồi tỵ đã được lựa chọn làm một trong
những công cụ chống tham nhũng của các triều đại quân chủ.
1.2.2. Luật hồi tỵ ở Việt Nam: triều đại Lê Thánh Tông
1.2.2.1. Bối cảnh
Nền chính trị Đại Việt trước thời Lê Thánh Tông tồn tại một mầm mống khủng
hoảng khó tránh khỏi của một nền quân chủ non trẻ: tranh chấp quyền lực âm thầm giữa
bản thân bậc quân vương và chính các khai quốc công thần – những người tài năng và có
công lớn phò tá nhà vua nắm được quyền lực tối cao trong nước, cho đến lúc này trở
thành những người duy nhất có thể tỏ ra thách thức quyền lực của nhà vua. Ngay từ buổi
đầu dựng nghiệp, vua chúa Hậu Lê đã tiến hành những biện pháp mạnh tay để đảm bảo sự
tập trung quyền lực, từ những biện pháp cải cách táo báo cho đến việc giết những công
21
thần có uy tín và quyền thế quá cao. Đại Việt sử ký toàn thư bàn: “Thái tổ từ khi lên ngôi
đến nay, thi hành chính sự thực rất khả quan, như ấn định luật lệ, chế tác lễ nhạc, mở
khoa thi, đặt cấm vệ, xây dựng quan chức, thành lập phủ, huyện, thu thập sách vở, mở
mang trường học,... cũng có thể gọi là có mưu xa kế rộng, mở mang cơ nghiệp. Song đa
nghi, hiếu sát, đó là chỗ kém”.
Những biến cố khác liên tiếp xảy ra với triệu đại quân chủ non trẻ. Lê Thái Tông
nghe lời dèm pha của Thứ phi Nguyễn Thị anh và hoạn quan, phế truất con cả và lập con
thứ Bang Cơ làm Thái tử. Thái Tông đột ngột qua đời trong vụ án Lệ Chi Viên nổi tiêng,
Bang Cơ lên ngôi khi còn trẻ, thái hậu Nguyễn Thị Anh và hoạn quan lũng đoạn triều
đình. Rất nhanh, tình hình trong nước trở nên rối loạn do tham nhũng và do sự quấy phá
của Chiêm Thành và Trung Hoa (Chiêm Thành đánh theo đường biển đã ra đến Thái
Bình, ngấp nghé kéo vào Thăng Long). Cuối năm 1458, Lê Nghi Dân lẻn vào cung giết
Bang Cơ, tự lập làm vua, do tính tình tàn bạo, hay chém giết vô cớ nên triều đình oán
giận. Tháng 6 năm 1450 lại có đảo chính, triều thần định tôn Cung vương Khắc Xương
làm vua, nhưng vương từ chối. Vì thế triều thần mới rước người con út của Lê Thái Tông
là Lê Tư Thành về triều làm vua, chính là vua Lê Thánh Tông sau này.
Bối cảnh lịch sử như vậy đã đặt ra cho Lê Thánh Tông cùng lúc hai nhiệm vụ: vừa
phải củng cố, bảo vệ quyền lực (và cũng chính là bảo đảm cho an nguy của bản thân), vừa
phải ổn định lại tình hình trong nước. Những thách thức đó đã tạo động lực để nhà vua
tiến hành một cuộc cải cách hành chính toàn diện mà trung tâm là đối với bộ máy quan
lại, tạo ra một công cụ quyền lực đồ sộ và hiệu quả nằm hoàn toàn trong tay nhà vua. Đó
là một bước phát triển vượt bậc của xu hướng quan liêu hóa bộ máy nhà nước Việt Nam
thời bấy giờ mà đã được khởi động bởi các triều đại trước.
1.2.2.2. Sơ lược về những cải cách hành chính và bộ máy nhà nước thời Lê Thánh
Tông
Trong những nỗ lực tạo ra một hệ thống quan lại mới đáp ứng các yêu cầu về bảo
vệ quyền lực tối thượng của vua và đảm bảo hiệu quả quản trị quốc gia, Lê Thánh Tông
phải tiến hành cùng lúc 2 dự án trọng yếu: (i) tiến hành cải cách bộ máy nhà nước mà
22
trung tâm là hệ thống quan lại; và (iii) hoàn thiện chế độ, cách thức tuyển chọn quan lại.
Kết quả mang lại của những nỗ lực đó là một hệ thống quan liêu quy mô và có mức độ
hoàn chỉnh cao được hình thành bởi đội ngũ quan lại có chất lượng, được tuyển chọn kỹ
lưỡng.
Thực tế, ngay từ thời Lê Thái Tổ, chính quyền đã “vừa mang tính quan liêu vừa
mang tính chuyên chế cao độ”,36
với một bộ máy nhà nước khá hoàn thiện và độc tôn vai
trò của các quan viên được tuyển chọn kỹ lưỡng, trong khi đó gạt bỏ việc những người
thân thích của vua mặc nhiên được nắm chức vụ nào đó trong triều hoặc được phân phong
đi trấn giữ các nơi. Tuy nhiên, sự quan liêu hóa bộ máy chỉ đạt đến đỉnh cao vào thời Lê
Thánh Tông. Sau những biến cố xảy ra như vừa đề cập, thì bộ máy nhà nước đã trở nên
rệu rã, yếu kém. Quan võ nắm nhiều chức vụ; các cơ quan nhà nước mất sự thống nhất
hoạt động, tổ chức lỏng, hiệu quả rất kém. Do đó, cải cách hành chính là một thách thức
quan trọng bậc nhất đối với nhà vua.
Triết lý về quan chế của vua Lê Thánh Tông là xây dựng đội ngũ quan lại chuyên
nghiệp, có sự tương xứng giữa vị trí, vai trò và năng lực; biết và phải chịu trách nhiệm về
chức trách, nhiệm vụ của mình. Chủ thuyết của vua Lê Thánh Tông về xây dựng đội ngũ
quan lại là: “trước hết phải trị quan rồi mới đến trị dân”. Quan lại là một khái niệm ghép
được tạo thành từ hai thành tố: Quan và Lại. Quan là người có chức, giữ một trọng trách
trong bộ máy chính quyền, là người có phẩm hàm, có tư và có thể có tước. Lại (thuộc lại) là
người giúp việc cho các Quan trong các cơ quan nhà nước từ cấp huyện trở lên.37
Ngoài ra,
nhân sự nhà nước cũng phải được tuyển chọn từ những người có phẩm chất cao quý, không
phải từ các gia đình quý tộc.38
Tham vọng của nhà vua về tính hoàn thiện của bộ máy rất rõ
ràng, theo Hiệu định quan chế: “các chức lớn nhỏ cùng ràng buộc nhau, nặng nhẹ cùng gìn
giữ nhau, lẽ phải của nước không bị chuyên riêng, việc lớn của nước không
36
37
38
Trương Hữu Quýnh, sđd,tr. 321.
Hoàng Thị Kim Quế (2013), Quan chế triều Lê Thánh Tông và giá trị kế thừa trong xây dựng đội
ngũ cán bộ, công chức Việt Nam hiện nay, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học, Tập 29, Số 2,
tr. 28-29.
Xem thêm: https://en.wikipedia.org/wiki/L%C3%AA_Th%C3%A1nh_T%C3%B4ng# The rise
of_Confu cianism, truy cập ngày 19/5/2020.
23
đến lung lay, khiến có thói tốt làm hợp đạo, đúng phép”.39
Tại trung ương, vua Lê Thánh Tông hoàn thiện lại tổ chức Lục Bộ (sáu Bộ) là
những cơ quan quản lý nhà nước trọng yếu nhất đã được khỏi xướng từ thời Lê Nghi Dân,
đáng chú ý là việc mở rộng thêm chức năng, quyền hạn của Bộ Lại (trông coi tuyển bổ,
thăng, thưởng quan tước) và Bộ Lễ (trông coi việc đặt và tiến hành các nghi lễ, yến tiệc,
học hành, thi cử, tuyển bổ người coi giữ đền, chùa, miếu mạo),40
tức là kiểm soát chặt
chẽ hơn việc tuyển dụng quan lại và hoạt động của quan lại. Để tăng cường giám sát
chống tham nhũng, nhà vua lập ra Lục Khoa tương ứng với các Bộ để kiểm tra hiệu quả
hoạt động của các Bộ, và thành lập Ngự sử đài là cơ quan giám sát cao cấp nhất. Bên
cạnh đó, nhà vua cũng loại bỏ mọi chức danh trung gian có quyền hạn quá lớn như Tể
tướng, Đại hành khiển, Tam tư. Để hỗ trợ cho công việc quản lý quốc gia, nhà vua lập ra
thêm Lục Tự - các cơ quan giúp việc trong triều đình, và một số cơ quan chuyên môn
khác, bao gồm cả những cơ quan chuyên môn có vai trò trong khuyến khích, thực hiện
các chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp: Sở đồn điền, Sở tầm tang, Sở thực thái và
Sở điền mục, cũng như chức quan Hà Đê sứ. Phạm vi của quyền lực nhà nước đã mở rộng
một cách đáng kể, và có vai trò chỉ đạo trực tiếp vấn đề liên quan đến quốc gia, như tác
giả Vũ Quốc Thông bình luận: “Sở dĩ triều đình thường đóng vai trò quan trọng là vì
những việc quan trọng nhà vua thường có lệ hạ đình nghị, nghĩa là giao cho Triều đình
hội lại để xét xử hoặc quyết định theo lời đề nghị hay khuyến cáo của triều đình”.41
Tại địa phương, cải cách hành chính cũng được đẩy mạnh, trước hết là từ cấp đạo –
cấp chính quyền địa phương cao nhất. Thời Lê Thái Tổ chia cả nước làm 5 đạo (Đông
đạo, Bắc đạo, Tây đạo, Nam đạo và Hải Tây đạo) như vậy là diện tích của một đạo rất lớn,
mỗi đạo có thể rộng bằng 2,3 tỉnh ngày nay,42
trong khi địa hình Việt Nam khá phức tạp
nên việc quản lý gặp khó khăn; ngoài ra những vị trí đứng đầu các đạo là Hành khiển
39 Trương Hữu Quýnh, sđd,tr. 321.
40 Lê Đức Tiết (2007), Lê Thánh Tông – vị vua anh minh, nhà cách tân vĩ đại,NXB Tư Pháp,tr.27.
41 Vũ Quốc Thông (1974), Pháp-chế Sử,SàiGòn, tr. 91.
42 Nguyễn Minh Tuấn (2006), Tổ chức chính quyền thời kỳ phong kiến ở Việt Nam,NXB Tư Pháp,
tr. 64.
24
và Tổng quản có quá nhiều quyền lực, dẫn đến nguy cơ lạm quyền (Hành khiển là đại
diện của nhà vua, quản lý các mặt đời sống của đạo; Tổng quản là người lãnh đạo lực
lượng quân sự trong đạo). Do đó, Lê Thánh Tông chia lại cả nước làm 1 phủ trung đô và
12 đạo “thừa tuyên”(năm 1473 lại đổi thành xứ), cắt đặt Tam ty: Thừa ty phụ trách về tài
chính, nhân sự, hành chính; Đô ty cai quản về quân sự; Hiến ty trông coi xét xử và giám
sát Thừa ty, Đô ty và mọi hoạt động trong đạo để báo cáo triều đình. Mỗi đạo / xứ này còn
có Ngự sử đài do trung ương đặt ra để giám sát. Dưới cấp đạo là phủ, rồi đến huyện, châu,
cuối cùng là xã. Vua Lê Thánh Tông cho phép người dân có nhiều quyền tự trị
trong phạm vi của xã mình, nhưng không vượt ra khỏi khuôn khổ pháp luật của trều đình
và duy trì vai trò trực tiếp cung cấp sức người, sức của cho triều đình.
Hệ thống quan lại như vậy đòi hỏi nhân sự được tuyển chọn kỹ lưỡng, do đó, Lê
Thánh Tông đặc biệt quan tâm đến vấn đề giáo dục, thi cử. Quy chế thì 3 kỳ: thi Hương,
thi Hội, thi Đình được hoàn chỉnh, nội dung học chủ yếu là các kinh điển Nho gia. Nhà
vua theo phương châm: “lấy trọng đạo sùng Nho làm việc trước, kén kẻ sĩ làm trước tiên
phong trong phép trị nước”.43
Đây là cách tuyển chọn những người trước hết là cùng
chung hệ tư tưởng với vua, được giáo dục để tuyệt đối trung thành với vua, đồng thời
cũng phải là người có hiểu biết về phép chính trị.
Những cải cách này đưa đến kết quả là một bộ máy chính quyền trung ương có
hiệu suất làm việc cao và quyền lực tập trung một cách hiệu quả. Tuy nhiên, để đạt được
thành tựu đó, một bộ máy khổng lồ: năm 1471, thống kê được tổng số quan lại là 5370
người.44
Điều này xảy ra bất chấp việc tự thân nhà vua đã nhận ra mối nguy hại của việc
các quan tự ý đặt thêm các vị trí dưới quyền vì lý do riêng: ngay điều đầu tiên trong
chương Vi Chế, Bộ luật Hồng Đức đã quy định: “Quan lại đặt ra có số nhất định, nếu bổ
dụng hay đặt ra quá hạn định, hay không nên đặt mà đặt ra (nghĩa là không tâu xin) thì
thừa một viên phạt 60 trượng, biếm hai tư và bãi chức, thừa 2 viên trở lên thì xử tội đồ,
người sau biết mà cứ để yên thì xử tội nhẹ hơn một bậc. Người xin vào chức đặt thừa ấy
43
44
Xem thêm: https://baoangiang.com.vn/ve-che-do-thi-cu-duoi-trieu-vua-le-thanh-tong-1422-1497--
a67523.html, truy cập ngày 19/5/2020.
Trương Hữu Quýnh, sđd,tr. 321.
25
phải phạt 50 roi, biếm một tư.Còn vì việc quân cần kíp, phải quyền nghi đặt ra ngay thì
không kể”.45
Trong khi đó, vua chủ trương hạn chế tối đa số tiền chi dùng vào lương bổng
của quan lại, thậm chí có phần hà khắc. Tạ Chí Đại Trường viết: “Tổ chức chi li như thế
khiến phát sinh nhiều chức quan – nói như ngày nay là “hệ thống thư lại cồng kềnh”,
nhưng chính quyền cũng tính đến việc không phải tổn phí nhiều vì “trước kia quan ít,
tước to” nay thì “quan nhiều mà lương ít, trật thấp”.46
Điều này dẫn đến nguy cơ tham
nhũng thường trực, và đòi hỏi phải có nhiều biện pháp đủ cứng rắn và hiệu quả để đối phó
với vấn nạn này.
1.2.2.3. Luật hồi tỵ dưới triều Lê Thánh Tông
Khá tự nhiên, Lê Thánh Tông đã học hỏi chế định hồi tỵ từ Trung Hoa như một công
cụ bổ sung thêm cho những nỗ lực chống tham nhũng của mình. Như vậy, nhà vua ủng hộ
cách tiếpcận: cần phải phânlập, cách ly những mối quanhệ riêngtư để ngăn chặnchúngtác
động đến những quan hệ công. Đây là tư tưởng chỉ đạo của chế định hồi tỵ.
Năm 1486, vua “cấm quan lại nhận chức ở ngoài lấy đàn bà con gái trong
bộ hạt của mình”.47
Năm 1488, vua lại có chiếu “Từ nay, các quan phủ, huyện, châu xét đặt xã
trưởng, hễ là anh em ruột, anh em con chú con bác và bác cháu, cậu cháu
với nhau thì cho một người làm xã trưởng, không được cho cả hai cùng làm
để trừ mối tệ bè phái hùa nhau”.48
Năm 1495, có lệnh “châu huyện chọn đặt xã trưởng. Nếu là con cô cậu, đôi
con dì với nhau và thông gia cùng gả bán cho nhau đều không được cùng
làm xã trưởng trong một xã. Nếu đã có xã trưởng rồi, cũng nên chọn người
45
46
47
48
Nguyễn Ngọc Nhuận, Nguyễn Tá Nhí (dịch) (1991), Luật hình triều Lê,NXB Thành phố Hồ Chí
Minh. Chương Vi chế,Điều 1.
Tạ Chí Đại Trường, sđd,tr. 69.
Sử thần triều Lê (1998), Đại Việt sử ký toàn thư (Tập 2),NXB Khoa học xã hội, tr.500.
Sử thần triều Lê, (1998), Đại Việt sử ký toàn thư (Tập 2), NXB Khoa học xã hội,tr. 503.
26
nào có thể làm được việc thì lưu lại, còn thì tâu lên để cho về hạng cũ”.49
Năm 1497, định lệnh “đổi đi nơi khác. Như các viên quản quân, quản dân ở
Nghệ An, nếu người nào có quê quán ở ngay phủ, huyện mình cai trị, có nhà
ở nha môn mình làm việc, thì bộ Lại điều động đi nơi khác, chọn người khác
bổ thay”.50
Trong bộ Quốc triều hình luật thời Lê Sơ, cũng quen gọi là “Luật Hồng Đức” (do
vua Lê Thánh Tông ban bố luật này lần đầu khi đang dùng niên hiệu Hồng Đức) có một
số điều luật mang tính chất hồi tỵ, cụ thể:
Chương Vi Chế, Điều 2: “Các quan chủ ty chấm thi cùng với người dự thi
có thân thuộc, cần phải hồi ty mà không từ chối thì phạt 50 roi, biếm một tư;
nếu là các quan di phong, đằng lục thì phải phạt 80 trượng. Thi hương thì
được giảm một bậc. Các khảo quan khác (biết là có sự không hồi ty này) mà
cứ chấm quyển thì cùng là quan di phong, đằng lục đều được giảm một bậc.
Nếu không nên hồi ty mà hồi ty cũng xử tội như thế”.51
Chương Vi Chế, Điều 108: “Những vị đại thần và các quan văn võ đối với
các nhà không phải họ hàng anh em và người thuộc hạ của mình, mà không
có việc gì cần, lại cứ hay đi lại để họp đảng uống rượu và nhận của hối lộ,
hay dùng tài vật để kết giao, đuổi hết người nhà để nói thầm, hoặc yêu mến
mà quyến luyến kẻ tội nhân, thì coi như có âm mưu phản nghịch, theo sự
tình nặng nhẹ mà định tội”.52
Chương Vi Chế, Điều 114: “Những người mượn tiếng là thân thích nhà
quan (với vợ hay nàng hầu cũng thế), để nương dựa quyền thế, thì bị biếm
49
50
51
52
Sử thần triều Lê, (1998), Đại Việt sử ký toàn thư (Tập 2), NXB Khoa học xã hội,tr. 515.
Sử thần triều Lê, (1998), Đại Việt sử ký toàn thư (Tập 2), NXB Khoa học xã hội,tr. 525.
Nguyễn Ngọc Nhuận, Nguyễn Tá Nhí, sđd,tr.65.
Nguyễn Ngọc Nhuận, Nguyễn Tá Nhí, sđd,tr. 95-96.
27
hoặc bị đồ; các quan dung nạp bọn ấy, thì bị tội nhẹ hơn 1 bậc”.53
1.2.2.4. Nhận xét
Qua những quy định trên có thể thấy rằng các quy định của luật hồi tỵ dưới triều
Lê Thánh Tông chủ yếu tập trung vào các cấp chính quyền địa phương. Việc thiếu vắng
các quy định như thế ở cấp trung ương có thể là do việc vào đến triều đình là rất khó
khăn, hơn nữa hệ thống các thiết chế giám sát tại đây cũng khá mạnh mẽ và nhất là lại
nằm ngay dưới sự kiểm soát trực tiếp của nhà vua, do đó nhu cầu có những quy định
phòng xa là không lớn. Trong khi đó, ở cấp địa phương khi các thiết chế giám sát gặp
nhiều khó khăn hơn, thì những biện pháp bổ sung là rất cần thiết.
Ngoài ra, vua Lê Thánh Tông cũng đã lưu tâm đến hoạt động thi cử để tuyển chọn
quan lại. Vì tuyệt đại đa số các quan chức triều Lê Sơ đều phải được tuyển chọn thông
qua các kỳ thi Nho học, do đó tính khách quan, công bằng của những kỳ thi này là điều
kiện đầu tiên để đảm bảo chất lượng nhân lực cho bộ máy nhà nước. Luật hồi tỵ được áp
dụng vào lĩnh vực này để tránh nhiều nhất có thể các trường hợp dễ xảy ra hành vi nâng
đỡ phi pháp của các quan chức tiến hành tổ chức kỳ thi.
1.2.3. Luật hồi tỵ ở Việt Nam: triều Minh Mạng trở về sau
1.2.3.1. Bối cảnh
Hoàn cảnh nước Việt Nam (quốc hiệu Việt Nam bắt đầu từ thời Gia Long Nguyễn
Thế Tổ) nói chung và hoàn cảnh lên ngôi của Minh Mạng Nguyễn Thánh Tổ nói riêng có
nhiều nét tương đồng với hoàn cảnh trước khi tại vị của Lê Thánh Tông. Gia Long chọn
thái tử Nguyễn Phúc Đảm làm Thái tử thay cho người con trưởng Nguyễn Phúc Kiểu do
nhận thấy ông là người không có cảm tình với người Pháp, việc đưa ông lên ngôi có thể
bảo vệ Việt Nam khỏi ảnh hưởng của Pháp.54
Ông lên ngôi khi đã 30 tuổi, có hiểu biết
nhất định về triều chính. Tuy nhiên, cũng như Lê Thánh Tông, Nguyễn Thánh Tổ gặp
53 Nguyễn Ngọc Nhuận, Nguyễn Tá Nhí, sđd,tr.97.
54 Xem thêm: https://vi.wikipedia.org/wiki/Minh_M%E1%BA%A1ng, truy cập 20/5/2020.
28
phải một số vấn đề có thể thách thức sự cai trị của bản thân: các quan võ có công lớn với
vua Gia Long nắm khá nhiều quyền hành trong triều; trong khi hai đơn vị hành chính lớn
là Bắc Thành và Gia Định thành có quá nhiều quyền lực, quản lý bởi 2 tổng trấn nắm
trong tay nhiều quyền lực, đe dọa trở thành những thế lực cát cứ địa phương nếu không
loại bỏ. Cuộc cạnh tranh giữa các lực lượng khai quốc công thần và những quan lại được
tuyển bổ qua con đường khoa cử mới vẫn còn đang nghiêng về phía cựu đại thần: Lê Văn
Duyệt và Lê Chất đang ở đỉnh cao quyền lực. Hai người này thống trị Bắc Thành (Bắc
Kỳ) và Gia Định Thành (Nam Kỳ) như những “phó vương”. Trên phạm vi toàn quốc, nhà
nguyễn cũng chưa có được uy tín cần thiết: “Bắc Hà là một thế giới khác, nơi cư dân chỉ
biết có nhà Lê. Họ coi ông đơn giản là một phiên thần nổi loạn. Phía nam của Huế, vùng
Quy Nhơn là thành trì cũ của Tây Sơn”.55
Điều này đặt ra cho Minh Mạng một nhiệm vụ
cấp bách không kém gì so với Lê Thánh Tông: phải nhanh chóng tiến hành một cuộc cải
cách toàn diện để lập lại trật tự dưới sự điều tiết tối cao của một chính quyền quân chủ tập
quyền. Thành công trong việc này và làm cho đất nước ổn định trở lại, Minh Mạng cũng
có cơ sở nhất định để có thể thoát khỏi sự ảnh hưởng của người Pháp (ít nhất là trong thực
tế ngắn hạn). Một lần nữa, nhu cầu bức thiết phải có một bộ máy quan liêu hoàn chỉnh từ
trên xuống dưới được thiết kế. Lãnh thổ rộng lớn mà Minh Mạng đang cai trị cũng là một
lý do: sự cách biệt giữa miền Bắc và miền Nam qua dải đất miền Trung hẹp và bị chia cắt
bởi núi bắt buộc hệ thống quản trị của nhà nước phải có đủ sức để kiềm chế các địa
phương trong khi phát huy tối đa nguồn lực tại chỗ.
1.2.3.2. Sơ lược về tổ chức bộ máy nhà nước thời Minh Mạng
Bộ máy nhà nước thời Minh Mạng mang nặng tính chất Nho giáo cực đoan một
phần do chính bản thân sự giáo dục mà ông được nhận, phần khác do tư tưởng chống
Pháp. Minh Mạng liên tục thể hiện sự đề cao tuyệt đối Nho giáo, mà đỉnh điểm là khi nhà
vua tự nhận nước Việt Nam là đất nước của những người “Hán”thực thụ thay cho Trung
Hoa đang nằm dưới sự cai trị của người “Bắc Địch” (tức người Mãn Châu, khởi đầu của
55 Xem thêm: https://tiasang.com.vn/khoa-hoc-cong-nghe/Phe-phai-va-canh-tranh-quyen-luc-o-Viet-
Nam-dau-the-ky-XIX-11180, truy cập ngày 20/5/2020.
29
người Thanh).56
Do đó, trật tự cai trị mà nhà vua mong muốn xác lập chịu ảnh hưởng
mạnh mẽ bởi hệ tư tưởng này.
Quá trình thay đổi hệ thống hành chính hiện thời của Minh Mạng là một quá trình
phức tạp, nhưng việc phân tích chi tiết sẽ đi ra khỏi phạm vi của khóa luận này. Do vậy,
người viết sẽ tập trung vào những kết quả đã đạt được của những nỗ lực đó.
Tại trung ương, mô hình chính quyền thời Lê Sơ về cơ bản được tái lập. 6 Bộ vẫn
được duy trì với tư cách là những thiết chế quản trị chuyên môn cao nhất, 6 Khoa (lục
Khoa) có nhiệm vụ kiểm soát công việc của các Bộ và công việc khác ở trung ương. Thiết
chế lục Tự vẫn được kế thừa; hệ thống các cơ quan chuyên môn khác cũng được tái lập và
có một số thay đổi trong cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ quyền hạn. Nhà vua tiếp nhận cơ chế
Công đồng từ thời Gia Long, sửa đổi thành định chế Đình nghị, mở rộng về thành phần,57
có quyền quyết định nhiều vấn đề quan trọng (mặc dù quyền quyết định tối cao vẫn nằm
trong tay vua), ngoài ra còn có nhiệm vụ tuyển chọn quan lại theo lệnh của nhà vua và
phúc thẩm vác vụ án mà Tam pháp ty và Bộ Hình chuyển sang. Bên cạnh mình, vua lập ra
Nội Các có vai trò như một văn phòng riêng giúp việc cho vua và Cơ mật viện làm cơ
quan tư vấn riêng cho vua. Bộ máy trung ương đạt đến một mức độ hoàn thiện khá cao.
Tại địa phương, vua chia cả nước ra làm các tỉnh, do một viên Tuần phủ đứng đầu,
ngoài ra còn có chức danh liên tỉnh là Tổng đốc thường kiêm nhiệm 2-3 tỉnh, tự mình làm
Tuần phủ 1 tỉnh. Các vị quan này có một số chức danh giúp việc như Bố chánh sứ ty lo việc
thuế khóa, hộ khẩu, hành chính; Án sát sứ ti lo về an ninh, luật pháp; Lãnh binh lo về quân
sự. Dưới đó là phủ, huyện, châu, đứng đầu là các Tri phủ, Tri huyện, Tri châu. Dưới cùng là
cấp xã, cũngđược thừa nhận quyền tự trị khá cao. Quản lý tại xã là do hai cơ quan: Hội đồng
kỳ mục là cơ qua/hội đồng kỳ hào / hội đồng làng quyết nghị và chức dịch làng xã, gồm có
Lý trưởng, phó lý, trương tuần. Trên cấp xã có một đơn vị không chính thức là tổng, thực tiễn
đã diễn ra thì bản chất “Tổng là cánh tay vươn dài của phủ, huyện, châu
56
57
Xem thêm: https://tiasang.com.vn/khoa-hoc-cong-nghe/Nguon-goc-nguoi-Viet-Mot-luoc-su-tu-
tuong-18523, truy cập 20/5/2020.
Nguyễn Minh Tuấn, Phạm Thị Duyên Thảo, Mai Văn Thắng (đồng chủ biên) (2017), Giáo trình
Lịch sử Nhà nước và Pháp luật Việt Nam,NXB Đạihọc Quốc gia Hà Nội, tr. 216 – 217.
30
đến làng, xã, là một trong những biện pháp để triều Nguyễn kiểm soát, can thiệp sâu hơn
đến làng, xã cổ truyền với hai mục tiêu là thu thuế và đảm bảo an ninh xã hội”.58
Như vậy, một bộ máy quan liêu khác đã được thiết lập, và có phần đảm bảo hơn sự
thống trị của chính quyền trung ương lên các chính quyền địa phương. Tính chuyên chế
của bộ máy nhà nước thời Nguyễn cao hơn thời Lê Sơ.
1.2.3.3. Luật hồi tỵ dưới triều Minh Mạng
Các quy định hồi tỵ dưới triều nhà Nguyễn, đặc biệt là từ đời Minh Mạng có sự mở
rộng đáng kể về phạm vi nếu so sánh với các quy định hồi tỵ từ thời Lê Thánh Tông. Bắt
đầu từ triều Minh Mạng, nhiều quy tắc hồi tỵ chặt chẽ đã được đặt ra, bao trùm lên nhiều
lĩnh vực hoạt động của bộ máy nhà nước. Cụ thể, trong sách Khâm định Đại Nam hội
điển sự lệ (Tập 3),59
các quy định hồi tỵ được ban hành dưới triều Minh Mạng gồm:
Năm 1822, vua ra quy định: “Từ này về sau phàm quan viên ở các thành,
doanh, trấn về Kinh vào chầu, thì chuẩn cho từ tham biện trở lên được dự
đình nghị, nếu trong khi đang bàn gặp có việc can thiệp đến hạt ấy theo lễ
trên nên tránh mặt thì cũng cho tránh mặt”.
Năm 1823, quy định: “Từ nay các quan viên mọi thành, doanh, trấn được
dự đình nghị nếu trong khi hội bàn gặp có việc can thiệp đến nha môn ấy
mà lẽ nên hồi tị thì cũng cho hồi tị”.
Năm 1825, quy định: “Từ nay gặp có công việc án giao bộ (Lại) tra bàn,
nếu người bị phân xử hiện là quan trên ở trong bộ thì cho hồi tị, nếu là quan
trên cũ không cần phải hồi tị”.
Năm 1830, quy định “Các lại dịch thuộc bộ, hễ có bố, con cùng anh em
ruột, anh em chú bác cùng làm ở 1 bộ, đều cho trích ra đổi bổ đi nha môn
58
59
Đỗ Bang (1998), Khảo cứu kinh tế và tổ chức bộ máy nhà nước triều Nguyễn – những vấn đề đặt
ra hiện nay,NXB Thuận Hóa, tr.152.
Nội các triều Nguyễn (1993), Khâmđịnh Đại Namhội điển sự lệ (Tập 3),NXB Thuận Hóa, tr.
390-393.
31
khác. Lại các nha môn trong Kinh và ngoài các tỉnh phàm có việc giống
như thế đều nên cứ thực tâu rõ không nên vì tình riêng mà che chở”.
Năm 1831, quy định: “Viện Thái Y có những người thân thuộc cùng thuộc
một nha, viện ấy chuyên giữ việc phương thuốc, chẳng phải ví như nha
khác, đều vẫn để chức dịch cũ không cần hồi tị. Trước đây các thông phán,
kinh lịch ở các trấn, phần nhiều lấy người trong hạt sung bổ, khó khỏi
có tình riêng với hương ty sẵn cớ làm tệ. Vậy nay cho phàm những người
làm thông phán, kich lịch ở hạt mình đều đổi đi hạt khác”.
Năm 1834 quy định: “Những chức tri sự, lại mục phủ, huyện ở các tỉnh từ
trước đặt bổ còn có người cùng hạt một nha xin đều do quan tỉnh ấy thẩm
tra đổi đi nơi khác. Nhưng lũ tri sự, lại mục ở phủ, huyện các địa phương,
trước đình thần đã bàn xin, hoặc có người cùng hạt, thì đều tra hạch đổi bổ
đã chuẩn cho thi hành. Nay nghĩ tất cả các địa phương cũng có người cùng
hạt, đều tra hạch đổi bổ đã chuẩn cho thi hành. Nay nghĩ tất cả các địa
phương cũng có người cùng hạt, duy có 1 phủ ấy, nếu lấy là quê quán ở
cùng 1 phủ đều bắt hồi tị cả, thì sẽ không có chỗ thiếu để đổi đi. Vậy lại
chuẩn định, phàm các địa phương tỉnh nào từ 2 phủ trở lên, thì những trị
sự, lại mục thuộc phủ vẫn xét quê quán đổi bổ, duy tỉnh nào có 1 phủ thì
những tri sự, lại mục trừ người nào quê ở huyện mà phủ ấy kiêm lý thì đổi
bổ ngay, nếu chỉ là quê ở thuộc huyện thì vẫn cho ở cùng chức như cũ cho
giản tiện, không cần đổi đi nơi khác”.
Năm 1837 quy định: “Quan lại ở dịch, phủ, huyện, nên do các tổng đốc,
tuần phủ, bố án, án các tỉnh hội đồng tra xét. Những lại mục, thông lại các
nha thuộc hạt, phủ, ba năm trở lên, thì chuyển bổ đi nha khác ngay, ai là
quê ở cùng phủ, huyện cũng cho chuyển bổ ngay, đều do quan tỉnh cấp bằng
việc cho đỡ phiền phức”.
Cùng vào năm 1837 có lệ: “Đình thần chọn cử Nguyễn Song Thanh là lang
trung làm biện lý bộ vụ thăng thự bố chính sứ Định Tường, sớ dâng lên đã
32
phê là đang nhận, lại nghĩ viên ấy lúc tuổi trẻ đã từng đi học ở Nam Kỳ lâu
ngày quen biết cũng nhiều nay nếu bổ làm chức tư mục (quan cai trị) ở đấy
thực thấy chẳng tiện. Vậy chức bố chính Định Tường còn khuyết cho lấy thự
bố chính Bình Định là Hà Đăng Khoa bổ thụ ngay. Nay viên ấy hiện sung
làm phó chủ khảo trường thi Gia Định, cho đợi việc trường thi xong tức thì
đến nhận chức mới mà làm việc. Còn Nguyễn Song Thanh cho đổi làm thự
bố chính sứ Bình Định cho hợp sự thể, và bố, án đều làm quan to 1 địa
phương, chức dùng quan hệ chẳng phải là nhỏ. Từ này phàm đình thần có
cử người nào trừ ngoại lệ ở chính quán nên phải hồi tị, còn người tuy không
phải là chính quê mà có nơi ở ngụ hoặc làng mẹ, làng vợ, cùng nơi du học
lúc trẻ tuổi, có một trong những điều ấy tức phải bày tỏ rõ ràng tâu lên đợi
Chỉ, không nên hàm bổ như trước”.
Tiếp theo, trong Đại Nam điển lệ toát yếu, cũng chép thêm quy định hồi tỵ khác do
Minh Mạng đặt ra trong Điều 97: “Lệ năm Minh Mạng thứ mười bảy định rằng phàm các
chức lại mục, thông lại ở một phủ huyện nào, mà là người cùng một làng, cùng là viên
nào làm việc ở một nha môn đã được ba năm trở lên, tức thì phải chuyển bổ đi nha khác.
Những viên chức nào nguyên quán ở phủ huyện ấy, tức thì phải dời bổ đi nơi khác”.
1.2.3.4. Sự kế thừa và phát huy các quy định hồi tỵ của Minh Mạng của các đời
vua nhà Nguyễn
Luật hồi tỵ không chỉ được phát triển bởi một mình vua Minh Mạng. Các triều đại
vua kế tiếp đã kế thừa sự quan tâm đến vấn nạn tham nhũng của vua Minh Mạng và đề ra
thêm một số quy định hồi tỵ khác bổ sung vào quan chế các đời, nhằm tiếp nối những nỗ
lực làm trong sạch, vững mạnh bộ máy nhà nước.
Vẫn trong Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ (phần Chính chép đến đời Tự Đức
năm 1851, phần Tục biên chép tiếp từ năm 1852 đến năm 1889) chép:
Đời Thiệu Trị, năm 1844 có quy định: “Về sau là các nha môn lớn nhỏ ở
trong Kinh và ngoài các tỉnh, nếu trong mỗi nha mà có thân thuộc phải để
tang từ 3 tháng trở lên, cùng là những nha có tình thông gia, về bên gái có
33
bố mẹ chồng, về bên trai có bố vợ, cùng là anh chị em vợ, hễ tương đối có
tình thân hậu như thế đều cho hồi tị. còn không phải là họ hàng xa, họ hàng
với vợ chẳng có thân thiết cùng quyến thuộc với thông gia hay anh em nhà
vợ lẽ, và cùng quê cùng quán thì tuy cùng thuộc 1 nha cũng cho miễn hồi tị.
Còn như 2 ty phiên, niết ở các trực tỉnh đều có chuyên trách, tựu trung 2 ty
phiên, niết ở các trực tỉnh đều có chuyên trách, tựu trung 2 ty ấn ấy quan và
tá lại mọi người mọi việc phần nhiều có tương quan, nếu thuộc vào những
loại trên nên cho hồi tị”.
Đời Tự Đức, năm 1857, quy định: “Trong một tổng không được chọn một
người trong cùng một xã cùng làm Chánh, Phó tổng; trong một tổng hay
trong một xã không được chọn người có thân thuộc “cơ phục”29 cùng làm
Chánh, Phó tổng. Lý trưởng cũng không được có liên hệ hôn nhân. Trước
đây nếu có trường hợp như vậy thì sức cho bắt phải hồi tị thôi chức. Nay về
sau nếu xem thường phạm tội này, viên Chánh, Phó tổng, Lý trưởng đó bị
chiếu theo luật “vi chế”30 mà xét xử, viên phủ, huyện kiểm tra để cử bị luận
vào tội “thất sát”.
Đời Tự Đức, năm 1882, quy định: “Theo lệ phải hồi tị, người nào như đã
phân ty cho phép thượng cấp ở đấy chuyển cải. Còn như nha nào chỉ có một
ty thì tư cho Bộ Lại để du di bổ đi nơi khác”.
Đời Đồng Khánh, năm 1887, quy định: “Từ này về sau, phàm văn võ ấn
quan ở trong cùng một vệ, một tỉnh những người nào có quê quán cùng một
huyện, thường ngày vốn thân thiết, phải hồi tị. Lại ở cùng một Bộ, một tỉnh
mà người cùng một hạt, hoặc cùng làm việc một nơi 4 người mà đến 3
người cùng hạt cùng phải hồi ti. Còn như quê quán mẹ, quê quán vợ thì đến
lúc cần cứ thực sự trình rõ, nên giữ lại chức hay nên cải điều xin chờ chỉ.
Còn lại xin tuân theo lệ định vào năm Thiệu Trị thứ 4 mà thi hành cho có
quy định thống nhất”.
Sách khác, Đại Nam hội điển sự lệ toát yếu chép quy định đời Thành Thái, năm
34
1890 tại Điều 209: “Lệ năm Thành Thái thứ hai định rằng sang năm sau đến kỳ thi
Hương, các tỉnh các đạo phải xét rõ các quan Tỉnh và quan Đốc học , cùng các viên Phủ,
Huyện, các viên giáo thụ, Huấn đạo, Thông phán, Kinh lịch, viên nào vốn là tiến sĩ, phó
bảng và cử nhân xuất thân, với lại các cử nhân còn ở nhà (chưa ra làm quan), trừ những
viên chức nào có duyên cớ gì ra, còn thì người nào có thân thích ứng thi, theo lệ phải hồi
tỵ, đều phải chú cước rõ ở dưới họ tên, rồi phải nội trong một tháng, kê khai đủ chức
hàm, tên họ và quan chỉ, đệ trình vào Bộ, để kịp thì giờ lựa chọn làm khảo quan, cử hành
việc trường”.
1.2.3.5. Nhận xét
Có thể thấy, về số lượng và về phạm vi áp dụng, các quy tắc hồi tỵ dưới triều Minh
Mạng (nói riêng, và dưới triều Nguyễn nói chung) có một sự mở rộng đáng kể so với các
quy định hồi tỵ dưới triều Lê Sơ, đặc biệt là có áp dụng cho cả hoạt động họp mặt, bàn
luận trong thiết chế Đình nghị. Sự phát triển này của luật hồi tỵ phần nào nói lên được sự
quan tâm của vua Minh Mạng và những đời vua sau về quốc nạn tham nhũng.
1.2.4. Tiểu kết:
Quá trình phát triển của lịch sử Việt Nam thời quân chủ gắn với công cuộc xây dựng
và phát triển đất nước lâu dài, và nổi bật lên trong quá trình đó là sự hình thành và phát triển
của một bộ máy quan liêu ngày càng phát triển với mục tiêu quyền hành tập trung trong tay
đấng quân vương ngày càng lớn. Sự độc tôn của Nho giáo kể từ thời Lê Sơ là một chất xúc
tác cho xu hướng này, trong khi những vị vua như Lê Thánh Tông hay Minh Mạng là những
người trực tiếp xây dựng nên những bộ máy có những tính chất như vậy.
Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng bộ máy nhà nước quân chủ (i) có mục tiêu tối
thượng là áp đặt quyền lực tuyệt đối của quân vương lên toàn bộ lãnh thổ mà quân vương
ấy cai trị; và (ii) không tồn tại sự phân định rạch ròi giữa các chức năng cơ bản, nhất là
hành pháp (theo nghĩa quản trị nhà nước) và tư pháp (theo nghĩa là các hoạt động tố tụng).
Sự phát triển của chế định hồi tỵ với tư cách là một công cụ ngăn chặn tham nhũng của
nhà nước, bản chất là một công cụ ngăn chặn tham nhũng của nhà vua, phải bị quy định
bởi những tính chất trên.
35
Về mặt phạm vi, luật hồi tỵ điều chỉnh các vấn đề bầu / bổ nhiệm và điều động,
sắp xếp vị trí làm việc của quan lại trong các cơ quan nhà nước hoặc trong các kỳ thi
tuyển chọn nhân sự cho nhà nước. Theo những quy tắc này, các quan hệ riêng tư của một
cá nhân có chức vụ, quyền hạn phải bị cách ly, hạn chế đến mức tối đa khả năng tác động
đến người đó trong toàn bộ quá trình người đó thực hiện công vụ được giao. Một vị quan
dưới triều Hậu Lê đang đương chức tại thừa tuyên Thiên Trường (sau đổi thành Sơn
Nam) sẽ không thể lấy vợ ở địa phương của mình, nhưng nếu được thuyên bổ đi Kinh Bắc
thì có thể lấy vợ người ở Thiên Trường được.
Các quy định hồi tỵ có một khuyết điểm cực kỳ quan trọng là không có chế tài cụ
thể đối với các vi phạm. Hầu như các quy định hồi tỵ được dẫn ở trên mang tính chất như
những lời khuyên răn, hoặc chỉ có biện pháp khắc phục vi phạm mà không có chế tài nào:
“nên tránh mặt thì cũng cho tránh mặt”; “nên hồi tị thì cũng cho hồi tị”, “cho hồi tị”,
“không nên vì tình riêng mà che chở”, “đổi bổ đi nha môn khác”, “đổi đi hạt khác”. Điều
đó khiến giá trị thực tiễn của chế định này giảm đi đáng kể.
Các quy định hồi tỵ trên thực tế không phải đã trở thành một công cụ “toàn năng”,
chống tham nhũng một cách hiệu quả dưới các triều đại quân chủ. Mặc dù triều Nguyễn
đã xây dựng và áp dụng rất nhiều quy tắc hồi tỵ, tuy nhiên tình trạng tham nhũng vẫn xảy
ra phổ biến: năm 1827, vua Minh Mạng cho rằng quan lại “coi pháp luật như hư văn, xoay
sở làm khó dễ dân để yêu sách, chỉ cốt lấy tiền, nếu không được thì buộc tội”, và cho đến
thời vua Tự Đức thì tình hình vẫn rất nghiêm trọng “Quan vui thì dân khổ, ích người trên
thì tốn kẻ dưới... đưa quà cáp xin xỏ để làm cái thang bước lên quan trường, hoặc bắt
đóng góp khắc bạc đã làm của cải cho mình tiêu dùng, những tình tệ ấy không kể xiết”.60
Tuy nhiên, nếu đánh giá các quy định hồi tỵ dựa trên kết quả thực tế của tổng thể các nỗ
lực phòng, chống tham nhũng của các triều đại quân chủ nói chung thì sẽ rất khó khăn và
thiếu tính khoa học vì hai lý do:
Thứ nhất, bản thânviệc đánh giá tình trạng tham nhũng trong suốt các triều
đại, hoặc trong một thời gian / một triều đại cụ thể là rất khó. Kể cả đối với
60 Trương Hữu Quýnh, sđd,tr. 441.
36
triều Nguyễn là triều đại quân chủ cuối cùng, gần gũi về mặt thời gian nhất,
cũng vẫn còn rất ít công trình nghiên cứu thống kê đầy đủ các vụ tham
nhũng đã được ghi nhận. Chưa kể số lượng vụ việc không được ghi chép
vào sử liệu, hoặc chưa được phát giác.
Thứ hai, không thể khẳng định một định chế pháp luật là hiệu quả hay
không dựa vào việc mục tiêu mà nó hướng tới có đạt được không, đến mức
độ nào. Lấy ví dụ phòng chống tham nhũng, sẽ là sai lầm nếu cho rằng tham
nhũng triều Nguyễn không được giải quyết tốt là do luật hồi tỵ không hiệu
quả, vì đã bỏ qua các yếu tố khác như các quy định liên quan (về cơ cấu tổ
chức bộ máy nhà nước, quy định về phân định trách nhiệm của quan lại, quy
định về tiền lương của quan lại, quy định về thanh tra giám sát hoạt động
công vụ của quan lại...) và điều kiện cụ thể về kinh tế, xã hội.
Do vậy, chỉ nên khảo sát, nghiên cứu các giá trị nội tại của các quy định hồi tỵ triều
Nguyễn và đánh giá tiềm năng áp dụng theo nhu cầu hiện tại, tính đến thực tế Việt Nam
cũng đã có nhiều công cụ pháp lý và công cụ chính trị khác để phòng chống tham nhũng,
để từ đó đưa ra một số đề xuất để việc áp dụng này là hợp lý.
37
BÀI MẪU Khóa luận luật tham nhũng, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận luật tham nhũng, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận luật tham nhũng, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận luật tham nhũng, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận luật tham nhũng, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận luật tham nhũng, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận luật tham nhũng, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận luật tham nhũng, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận luật tham nhũng, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận luật tham nhũng, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận luật tham nhũng, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận luật tham nhũng, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận luật tham nhũng, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận luật tham nhũng, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận luật tham nhũng, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận luật tham nhũng, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận luật tham nhũng, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận luật tham nhũng, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận luật tham nhũng, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận luật tham nhũng, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận luật tham nhũng, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận luật tham nhũng, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận luật tham nhũng, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận luật tham nhũng, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận luật tham nhũng, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận luật tham nhũng, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận luật tham nhũng, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận luật tham nhũng, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận luật tham nhũng, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận luật tham nhũng, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận luật tham nhũng, 9 ĐIỂM

More Related Content

Similar to BÀI MẪU Khóa luận luật tham nhũng, 9 ĐIỂM

Luận văn: Cơ chế bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật, HAY
Luận văn: Cơ chế bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật, HAYLuận văn: Cơ chế bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật, HAY
Luận văn: Cơ chế bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Cơ chế bảo vệ hiến pháp bằng pháp luật, HAY
Luận văn: Cơ chế bảo vệ hiến pháp bằng pháp luật, HAYLuận văn: Cơ chế bảo vệ hiến pháp bằng pháp luật, HAY
Luận văn: Cơ chế bảo vệ hiến pháp bằng pháp luật, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Cơ chế bảo vệ hiến pháp bằng pháp luật, HOT, 9đ
Luận văn: Cơ chế bảo vệ hiến pháp bằng pháp luật, HOT, 9đLuận văn: Cơ chế bảo vệ hiến pháp bằng pháp luật, HOT, 9đ
Luận văn: Cơ chế bảo vệ hiến pháp bằng pháp luật, HOT, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Quản lý về lao động trong các doanh nghiệp tại Đà Nẵng
Luận văn: Quản lý về lao động trong các doanh nghiệp tại Đà NẵngLuận văn: Quản lý về lao động trong các doanh nghiệp tại Đà Nẵng
Luận văn: Quản lý về lao động trong các doanh nghiệp tại Đà Nẵng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Bảo vệ trật tự quản lý kinh tế bằng luật hình sự, HAY
Luận văn: Bảo vệ trật tự quản lý kinh tế bằng luật hình sự, HAYLuận văn: Bảo vệ trật tự quản lý kinh tế bằng luật hình sự, HAY
Luận văn: Bảo vệ trật tự quản lý kinh tế bằng luật hình sự, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Chuyên Đề Thực Trạng Quyền Tự Do Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp Theo Pháp Luậ...
Chuyên Đề Thực Trạng Quyền Tự Do Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp Theo Pháp Luậ...Chuyên Đề Thực Trạng Quyền Tự Do Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp Theo Pháp Luậ...
Chuyên Đề Thực Trạng Quyền Tự Do Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp Theo Pháp Luậ...
Nhận Viết Thuê Đề Tài Zalo: 0934.573.149
 
Luận văn: Pháp luật về dịch vụ công ở Việt Nam hiêṇ nay, HOT
Luận văn: Pháp luật về dịch vụ công ở Việt Nam hiêṇ nay, HOTLuận văn: Pháp luật về dịch vụ công ở Việt Nam hiêṇ nay, HOT
Luận văn: Pháp luật về dịch vụ công ở Việt Nam hiêṇ nay, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Cơ Chế Bảo Vệ Hiến Pháp Bằng Pháp Luật Hiện Nay, HOT.doc
Cơ Chế Bảo Vệ Hiến Pháp Bằng Pháp Luật Hiện Nay, HOT.docCơ Chế Bảo Vệ Hiến Pháp Bằng Pháp Luật Hiện Nay, HOT.doc
Cơ Chế Bảo Vệ Hiến Pháp Bằng Pháp Luật Hiện Nay, HOT.doc
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Pháp luật về tuyển dụng viên chức ở Việt Nam hiện nay - thực trạng ...
Luận văn: Pháp luật về tuyển dụng viên chức ở Việt Nam hiện nay - thực trạng ...Luận văn: Pháp luật về tuyển dụng viên chức ở Việt Nam hiện nay - thực trạng ...
Luận văn: Pháp luật về tuyển dụng viên chức ở Việt Nam hiện nay - thực trạng ...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Tổ chức và hoạt động của cơ quan phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam.doc
Tổ chức và hoạt động của cơ quan phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam.docTổ chức và hoạt động của cơ quan phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam.doc
Tổ chức và hoạt động của cơ quan phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam.doc
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận án: Quản lý về lao động trong các doanh nghiệp ở Việt Nam
Luận án: Quản lý về lao động trong các doanh nghiệp ở Việt NamLuận án: Quản lý về lao động trong các doanh nghiệp ở Việt Nam
Luận án: Quản lý về lao động trong các doanh nghiệp ở Việt Nam
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Xóa án tích theo Luật hình sự Việt Nam, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua ...
Luận văn: Xóa án tích theo Luật hình sự Việt Nam, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua ...Luận văn: Xóa án tích theo Luật hình sự Việt Nam, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua ...
Luận văn: Xóa án tích theo Luật hình sự Việt Nam, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Xóa án tích theo Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Xóa án tích theo Luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Xóa án tích theo Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Xóa án tích theo Luật hình sự Việt Nam, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAYLuận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Cơ chế bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật hiện nay
Cơ chế bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật hiện nayCơ chế bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật hiện nay
Cơ chế bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật hiện nay
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luan van ap dung phap luat ve giao duc va dao tao, hot
Luan van ap dung phap luat ve giao duc va dao tao, hotLuan van ap dung phap luat ve giao duc va dao tao, hot
Luan van ap dung phap luat ve giao duc va dao tao, hot
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Pháp luật lao động về lao động nữ ở các doanh nghiệp
Luận văn: Pháp luật lao động về lao động nữ ở các doanh nghiệpLuận văn: Pháp luật lao động về lao động nữ ở các doanh nghiệp
Luận văn: Pháp luật lao động về lao động nữ ở các doanh nghiệp
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Giáo trình pháp luật đại cương - Nguyễn Thị Tuyết Mai, Nguyễn Minh Thu, Nguyễ...
Giáo trình pháp luật đại cương - Nguyễn Thị Tuyết Mai, Nguyễn Minh Thu, Nguyễ...Giáo trình pháp luật đại cương - Nguyễn Thị Tuyết Mai, Nguyễn Minh Thu, Nguyễ...
Giáo trình pháp luật đại cương - Nguyễn Thị Tuyết Mai, Nguyễn Minh Thu, Nguyễ...
Man_Ebook
 
luan van van de ve thi hanh hinh phat tu hinh, hot
luan van van de ve thi hanh hinh phat tu hinh, hotluan van van de ve thi hanh hinh phat tu hinh, hot
luan van van de ve thi hanh hinh phat tu hinh, hot
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Vấn đề lý luận thực tiễn về thi hành hình phạt tử hình
Luận văn: Vấn đề lý luận thực tiễn về thi hành hình phạt tử hìnhLuận văn: Vấn đề lý luận thực tiễn về thi hành hình phạt tử hình
Luận văn: Vấn đề lý luận thực tiễn về thi hành hình phạt tử hình
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

Similar to BÀI MẪU Khóa luận luật tham nhũng, 9 ĐIỂM (20)

Luận văn: Cơ chế bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật, HAY
Luận văn: Cơ chế bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật, HAYLuận văn: Cơ chế bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật, HAY
Luận văn: Cơ chế bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật, HAY
 
Luận văn: Cơ chế bảo vệ hiến pháp bằng pháp luật, HAY
Luận văn: Cơ chế bảo vệ hiến pháp bằng pháp luật, HAYLuận văn: Cơ chế bảo vệ hiến pháp bằng pháp luật, HAY
Luận văn: Cơ chế bảo vệ hiến pháp bằng pháp luật, HAY
 
Luận văn: Cơ chế bảo vệ hiến pháp bằng pháp luật, HOT, 9đ
Luận văn: Cơ chế bảo vệ hiến pháp bằng pháp luật, HOT, 9đLuận văn: Cơ chế bảo vệ hiến pháp bằng pháp luật, HOT, 9đ
Luận văn: Cơ chế bảo vệ hiến pháp bằng pháp luật, HOT, 9đ
 
Luận văn: Quản lý về lao động trong các doanh nghiệp tại Đà Nẵng
Luận văn: Quản lý về lao động trong các doanh nghiệp tại Đà NẵngLuận văn: Quản lý về lao động trong các doanh nghiệp tại Đà Nẵng
Luận văn: Quản lý về lao động trong các doanh nghiệp tại Đà Nẵng
 
Luận văn: Bảo vệ trật tự quản lý kinh tế bằng luật hình sự, HAY
Luận văn: Bảo vệ trật tự quản lý kinh tế bằng luật hình sự, HAYLuận văn: Bảo vệ trật tự quản lý kinh tế bằng luật hình sự, HAY
Luận văn: Bảo vệ trật tự quản lý kinh tế bằng luật hình sự, HAY
 
Chuyên Đề Thực Trạng Quyền Tự Do Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp Theo Pháp Luậ...
Chuyên Đề Thực Trạng Quyền Tự Do Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp Theo Pháp Luậ...Chuyên Đề Thực Trạng Quyền Tự Do Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp Theo Pháp Luậ...
Chuyên Đề Thực Trạng Quyền Tự Do Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp Theo Pháp Luậ...
 
Luận văn: Pháp luật về dịch vụ công ở Việt Nam hiêṇ nay, HOT
Luận văn: Pháp luật về dịch vụ công ở Việt Nam hiêṇ nay, HOTLuận văn: Pháp luật về dịch vụ công ở Việt Nam hiêṇ nay, HOT
Luận văn: Pháp luật về dịch vụ công ở Việt Nam hiêṇ nay, HOT
 
Cơ Chế Bảo Vệ Hiến Pháp Bằng Pháp Luật Hiện Nay, HOT.doc
Cơ Chế Bảo Vệ Hiến Pháp Bằng Pháp Luật Hiện Nay, HOT.docCơ Chế Bảo Vệ Hiến Pháp Bằng Pháp Luật Hiện Nay, HOT.doc
Cơ Chế Bảo Vệ Hiến Pháp Bằng Pháp Luật Hiện Nay, HOT.doc
 
Luận văn: Pháp luật về tuyển dụng viên chức ở Việt Nam hiện nay - thực trạng ...
Luận văn: Pháp luật về tuyển dụng viên chức ở Việt Nam hiện nay - thực trạng ...Luận văn: Pháp luật về tuyển dụng viên chức ở Việt Nam hiện nay - thực trạng ...
Luận văn: Pháp luật về tuyển dụng viên chức ở Việt Nam hiện nay - thực trạng ...
 
Tổ chức và hoạt động của cơ quan phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam.doc
Tổ chức và hoạt động của cơ quan phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam.docTổ chức và hoạt động của cơ quan phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam.doc
Tổ chức và hoạt động của cơ quan phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam.doc
 
Luận án: Quản lý về lao động trong các doanh nghiệp ở Việt Nam
Luận án: Quản lý về lao động trong các doanh nghiệp ở Việt NamLuận án: Quản lý về lao động trong các doanh nghiệp ở Việt Nam
Luận án: Quản lý về lao động trong các doanh nghiệp ở Việt Nam
 
Luận văn: Xóa án tích theo Luật hình sự Việt Nam, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua ...
Luận văn: Xóa án tích theo Luật hình sự Việt Nam, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua ...Luận văn: Xóa án tích theo Luật hình sự Việt Nam, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua ...
Luận văn: Xóa án tích theo Luật hình sự Việt Nam, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua ...
 
Luận văn: Xóa án tích theo Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Xóa án tích theo Luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Xóa án tích theo Luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Xóa án tích theo Luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAYLuận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
Luận văn: Pháp luật về chống lao động cưỡng bức, HOT, HAY
 
Cơ chế bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật hiện nay
Cơ chế bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật hiện nayCơ chế bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật hiện nay
Cơ chế bảo vệ Hiến pháp bằng pháp luật hiện nay
 
Luan van ap dung phap luat ve giao duc va dao tao, hot
Luan van ap dung phap luat ve giao duc va dao tao, hotLuan van ap dung phap luat ve giao duc va dao tao, hot
Luan van ap dung phap luat ve giao duc va dao tao, hot
 
Luận văn: Pháp luật lao động về lao động nữ ở các doanh nghiệp
Luận văn: Pháp luật lao động về lao động nữ ở các doanh nghiệpLuận văn: Pháp luật lao động về lao động nữ ở các doanh nghiệp
Luận văn: Pháp luật lao động về lao động nữ ở các doanh nghiệp
 
Giáo trình pháp luật đại cương - Nguyễn Thị Tuyết Mai, Nguyễn Minh Thu, Nguyễ...
Giáo trình pháp luật đại cương - Nguyễn Thị Tuyết Mai, Nguyễn Minh Thu, Nguyễ...Giáo trình pháp luật đại cương - Nguyễn Thị Tuyết Mai, Nguyễn Minh Thu, Nguyễ...
Giáo trình pháp luật đại cương - Nguyễn Thị Tuyết Mai, Nguyễn Minh Thu, Nguyễ...
 
luan van van de ve thi hanh hinh phat tu hinh, hot
luan van van de ve thi hanh hinh phat tu hinh, hotluan van van de ve thi hanh hinh phat tu hinh, hot
luan van van de ve thi hanh hinh phat tu hinh, hot
 
Luận văn: Vấn đề lý luận thực tiễn về thi hành hình phạt tử hình
Luận văn: Vấn đề lý luận thực tiễn về thi hành hình phạt tử hìnhLuận văn: Vấn đề lý luận thực tiễn về thi hành hình phạt tử hình
Luận văn: Vấn đề lý luận thực tiễn về thi hành hình phạt tử hình
 

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default

Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAYKhóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAYBài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDVBài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAYBáo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAYKhóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAYBài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAYBài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAYTiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAYBài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAYBài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAYBài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAYBài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAYTiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAYBài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂMBài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAYBài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAYBài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAYBài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nayTiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAYTiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default (20)

Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAYKhóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAYBài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDVBài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
 
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAYBáo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
 
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAYKhóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAYBài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAYBài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAYTiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAYBài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAYBài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAYBài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAYBài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAYTiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAYBài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂMBài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
 
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAYBài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAYBài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAYBài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
 
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nayTiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
 
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAYTiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
 

Recently uploaded

Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
QucHHunhnh
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
AnhPhm265031
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
NguynDimQunh33
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
deviv80273
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
onLongV
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
metamngoc123
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
linh miu
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
PhiTrnHngRui
 
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation ManagementQuan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
ChuPhan32
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
hieutrinhvan27052005
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
khanhthy3000
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
SmartBiz
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
lmhong80
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
12D241NguynPhmMaiTra
 
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsgSinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
vivan030207
 

Recently uploaded (18)

Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
 
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation ManagementQuan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
 
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsgSinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
 

BÀI MẪU Khóa luận luật tham nhũng, 9 ĐIỂM

  • 1. KHOA LUẬT ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI BỘ MÔN LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT ---0-0--- TRẦN TUẤN KIỆT Những giá trị kế thừa của chế định hồi tỵ và định hướng áp dụng trong phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay TẢI MIỄN PHÍ KẾT BẠN ZALO:0917 193 864 DỊCH VỤ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP WEBSITE: VIETKHOALUAN.COM ZALO/TELEGRAM: 0917 193 864 MAIL: BAOCAOTHUCTAPNET@GMAIL.COM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
  • 2. KHOA LUẬT ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI BỘ MÔN LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT ---0-0--- TRẦN TUẤN KIỆT Những giá trị kế thừa của chế định hồi tỵ và định hướng áp dụng trong phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Ngườihướng dẫn khoa học: PGS.TS. NguyễnMinh Tuấn HÀ NỘI - 2020 1
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan báo cáo này là nghiên cứu của riêng tôi. Các tài liệu, tư liệu được sử dụng trong báo cáo có nguồn dẫn rõ ràng, các kết quả nghiên cứu là quá trình lao động trung thực của tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Trần Tuấn Kiệt 2
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU........................................................................................................... 5 CHƯƠNG 1. SƠ LƯỢC VỀ KHÁI NIỆM VÀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CỦA CHẾ ĐỊNH HỒI TỴ......................................................................................... 8 1.1. Định nghĩa................................................................................................... 8 1.2. Lịch sử hình thành và phát triển .................................................................... 9 1.2.1. Nguồngốc của luật hồi tỵ.......................................................................... 9 1.2.1.1. Sựhình thành và xu thế pháttriển của bộ máy nhà nước quan liêu ở Việt Nam............................................................................................................ 9 12.1.2.Sựhình thành và pháttriển các mối quan hệxã hội căn bản trong truyền thống văn hóa Việt Nam ....................................................................................14 1.2.2. Luậthồitỵ ở Việt Nam:triều đạiLê ThánhTông ......................................21 1.2.2.1. Bốicảnh ...............................................................................................21 1.2.2.2. Sơlược về những cải cách hành chính và bộ máynhà nước thời Lê Thánh Tông ......................................................................................................22 1.2.2.3. Luậthồitỵ dưới triều Lê Thánh Tông ....................................................26 1.2.2.4. Nhậnxét ...............................................................................................28 1.2.3. Luậthồitỵ ở Việt Nam:triều Minh Mạng trở về sau..................................28 1.2.3.1. Bốicảnh ...............................................................................................28 1.2.3.2. Sơlược về tổ chức bộ máynhà nước thời Minh Mạng ............................29 1.2.3.3. Luậthồitỵ dưới triều Minh Mạng..........................................................31 1.2.3.4. Sựkế thừa và pháthuy các quy định hồi tỵ của Minh Mạng của các đời vua nhà Nguyễn.......................................................................................................33 1.2.3.5. Nhậnxét ...............................................................................................35 1.2.4. Tiểu kết:...................................................................................................35 CHƯƠNG 2. TRIỂN VỌNG KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY CHẾ ĐỊNH HỒI TỴ TRONG XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC HIỆN NAY.........38 2.1. Sơ lược về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Việt Nam hiện nay .........................................................................................................................38 3
  • 5. 2.1.1. Kháiniệm cán bộ, công chức....................................................................38 2.1.2. Sơlược về tổ chức bộ máynhà nước Việt Nam hiện đại.............................42 2.1.2.1. Hình thứcnhà nước Việt Nam................................................................42 2.1.2.2. Kháiquátvề tổ chức bộ máy nhà nước Việt Nam....................................45 2.1.3. Tổng quan về quy chế pháp lý của cán bộ, công chức, viên chức của Việt Nam . 47 2.2. Những triển vọng của việc áp dụng chế định hồi tỵ trong phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay................................................................................50 2.2.1. Sự hiện diện của những quy định mang tính chất hồi tỵ trong pháp luật Việt Nam 50 2.2.2. Cơsở của việc áp dụng chế định hồi tỵ trong bối cảnh ngàynay................55 CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG ÁP DỤNG LUẬT HỒI TỴ VÀO XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC VIỆT NAM HIỆN NAY . 57 3.1. Chú ý đến yêu cầu về sự cân bằng giữa hiệu quả hoạtđộng của bộ máy nhà nước và hiệu quả chống tham nhũng..................................................................57 3.2. Kiến nghịmột số quy định mang tính hồi tỵ có thể áp dụng trong bối cảnh hiện tại..............................................................................................................58 KẾT LUẬN......................................................................................................61 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................62 4
  • 6. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Luật “hồi tỵ” đã xuất hiện rải rác trong quan chế các triều đại quân chủ Việt Nam kể từ Lê Sơ, và cho đến nay vẫn xuất hiện một cách khiêm tốn trong một số quy định pháp luật về tổ chức nhân sự của bộ máy nhà nước hiện đại. Được áp dụng tại Việt Nam lần đầu dưới triều vua Lê Thánh Tông và phát triển đến đỉnh cao dưới triều Minh Mạng, chế định hồi tỵ đã đóng góp phần không nhỏ vào việc giữ gìn sự trong sạch của bộ máy nhà nước, ngăn chặn tham nhũng và thiên vị. Thực tế trong các cơ quan chính quyền hiện nay, tình trạng “gia đình trị”, hiện tượng “cả họ làm quan” không phải hiếm gặp. Nhiều ví dụ đã từng được báo chí phản ánh trong thời gian qua như tại (An Dương) Hải Phòng, (Mỹ Đức) Hà Nội, Bắc Giang… và đặc biệt là trường hợp “gia đình họ Triệu” ở Hà Giang, khiến cho dư luận buộc phải nghi vấn liệu có thiên vị, cất nhắc người nhà hay không. Đây là một điều kiện thuận lợi cho tham nhũng nảy sinh, thậm chí nghiêm trọng hơn, được che đậy; và thực tế là những sự việc như vậy thường chỉ được phát hiện sau nhiều năm, và thường là khi số lượng thành viên của một gia đình, họ tộc trong bộ máy chính quyền địa phương trở nên đủ nhiều để gây chú ý trong dư luận. Luật “hồi tỵ” được xây dựng và áp dụng nhằm ngăn chặn những tình huống tương tự xảy ra. Vì vậy,mặc dù là một chế định đã tồn tại từ thời quân chủ lạc hậu, nhưng luật “hồi tỵ” vẫn là một giải pháp có giá trị đối với sự nghiệp phòng, chống tham nhũng của nhà nước ta. Tuy nhiên, việc nghiên cứu luật “hồi tỵ” nhằm ứng dụng vào công tác cán bộ ngày nay vẫn còn đang bỏ ngỏ. Vì thế người viết khóa luận chọn đề tài “Những giá trị kế thừa của chế định hồi tỵ và định hướng áp dụng trong phòng, chống tham nhũng Việt Nam hiện nay” nhằm đề xuất một số định hướng cho việc áp dụng trở lại chế định này, phục vụ phòng, chống tham nhũng hiệu quả hơn. 2. Tình hình nghiên cứu Chế định hồi tỵ với tư cách là một trong các biện pháp phòng, chống tham nhũng 5
  • 7. được áp dụng bởi các triều đại quân chủ Việt Nam thời kỳ trung đại cho đến nay vẫn chưa nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học. Trong hầu hết các công trình nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc liệt kê chế định hồi tỵ như một trong tổng thể các biện pháp phòng, chống tham nhũng đã được các triều đại áp dụng như bài viết “Kinh nghiệm xây dựng và sử dụng đội ngũ quan lại trong nền hành chính Việt Nam thời kỳ phong kiến” của tác giả Nguyễn Thị Việt Hương; “Lê Thánh Tông và vấn đề xây dựng đội ngũ quan lại – bài học kinh nghiệm” của tác giả Trương Vĩnh Khang; “Lê Thánh Tông và vấn đề xây dựng đội ngũ quan lại – bài học kinh nghiệm” của tác giả Tạ Ngọc Huyền; “Quan chế dưới triều vua Lê Thánh Tông và giá trị kế thừa trong xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức Việt Nam hiện nay” của tác giả Hoàng Thị Kim Quế; “Những biện pháp chống tham nhũng của các nhà nước phong kiến Việt Nam” của tác giả Vũ Thị Phụng... Nhìn chung các nghiên cứu này chưa đi sâu vào phân tích các vấn đề pháp lý của chế định hồi tỵ. Một số công trình tiên phong trong lĩnh vực này là nghiên cứu ‘Hồi tỵ - bài học quý trong đổi mới công tác cán bộ” của tác giả Đỗ Minh Cương; luận văn thạc sĩ “Vận dụng pháp luật hồi tỵ thời kỳ phong kiến Việt Nam trong phòng chống tham nhũng ở nước ta hiện nay” của tác giả Quyền Hồng Nhung. Đây là những công trình có giá trị trong cả khoa học lý luận và thực tiễn. Những công trình này chính là cơ sở, tiền đề để tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn về vấn đề áp dụng chế định hồi tỵ vào phòng chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở đó, tác giả hy vọng sẽ tiếp thu được những tinh hoa của những công trình nghiên cứu đã công bố, đồng thời với sự nghiên cứu nghiêm túc, tác giả sẽ đưa ra được những phân tích rõ ràng hơn các vấn đề về tư tưởng đằng sau và các khía cạnh pháp lý của chế định hồi tỵ, từ đó đề xuất các định hướng nghiên cứu và áp dụng quy định này. 3. Mục đích và nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài Đề tài nghiên cứu các vấn đề lý luận liên quan đến chế định hồi tỵ, đồng thời nghiên cứu triển vọng và đưa ra một số đề xuất áp dụng vào phòng, chống tham nhũng hiện nay. Để thực hiện nhiệm vụ đó, việc nghiên cứu đề tài có nhiệm vụ sau: Nghiên cứu, làm rõ các vấn đề lý luận về nguồn gốc, sự phát triển và các khía cạnh pháp lý của luật hồi tỵ, phân tích trong mối tương quan với những nhu cầu cụ thể và nguyên tắc của nhà nước thời quân chủ; 6
  • 8. Nghiên cứu, làm rõ các nguyên tắc của nhà nước hiện đại nói chung và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nói riêng tại Việt Nam; Qua đó, chỉ ra những vấn đề về tham nhũng mà chế định hồi tỵ có thể được cân nhắc như một giải pháp bổ sung có hiệu quả và đưa ra những đề nghị mang tính chất định hướng. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Khóa luận nghiên cứu về vấn đề áp dụng chế định hồi tỵ vào phòng chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận tập trung vào các quy định hồi tỵ được áp dụng trong lịch sử các triều đại quân chủ Việt Nam và các quy định về xây dựng, tổ chức, sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Việt Nam hiện đại. 5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài vận dụng các phương pháp của Chủ nghĩa duy vật biện chứng Mác-Lê nin và các phương pháp chuyên ngành khoa học pháp lý để giải quyết những vấn đề lý luận và pháp lý liên quan, trong đó, chú trọng sử dụng các phương pháp lịch sử để thấy được sự ra đời và phát triển của các quy định hồi tỵ; phương pháp logic pháp lý để làm rõ bản chất nội hàm các quy định hồi tỵ và các nguyên tắc pháp luật trong xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Việt Nam hiện đại nói riêng, các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Việt Nam nói chung. 6. Kết cấu của khóa luận Ngoài phần Mở Đầu, Kết Luận và Danh Mục Tài Liệu Tham Khảo, khóa luận có 03 chương với nội dung: Chương 1: Sơ lược về khái niệm và lịch sử hình thành của chế định hồi tỵ Chương 2: Triển vọng kế thừa và phát huy chế định hồi tỵ trong xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hiện nay Chương 3: Định hướng áp dụng luật hồi tỵ vào xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức việt nam hiện nay 7
  • 9. CHƯƠNG 1. SƠ LƯỢC VỀ KHÁI NIỆM VÀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CỦA CHẾ ĐỊNH HỒI TỴ 1.1. Định nghĩa Luật “hồi tỵ” (chữ Hán: 迴避 (phồn thể) hoặc 回避l (giản thể), tiếng Anh: Rules of Avoidance) có thể hiểu sơ lược là “luật về sự tránh né”. Luật hồi tỵ là một chế định đặc biệt trong pháp luật Việt Nam thời quân chủ, được xây dựng nhằm hạn chế việc những người có quan hệ gần gũi, nhất là người trong gia đình, dòng tộc có cơ hội làm việc trong cùng một cơ quan nhà nước hoặc các cơ quan nhà nước khác nhau nhưng có quan hệ mật thiết với nhau về mặt hành chính (thường là trong cùng một lãnh thổ hành chính); cũng như hạn chế người làm quan phát triển những mối quan hệ ngoài công việc. Mục tiêu của những quy định này là nhằm tránh việc những người nắm quyền hành bao che, nâng đỡ người thân thuộc hoặc lạm dụng quyền hạn thực hiện hành vi tiêu cực khác, ảnh hưởng đến quản lý địa phương và cơ quan của mình. Quy định hồi tỵ cũng được áp dụng trong các kỳ thi tuyển dụng quan lại của triều đình quân chủ Nho giáo. Các quy định như vậy nhắm đến việc loại bỏ hiện tượng những người thân thuộc gần gũi với nhau kéo bè kết phái bao che, hỗ trợ lẫn nhau, là môi trường lý tưởng của tham nhũng. Luật Hồi tỵ ở Việt Nam bắt đầu xuất hiện từ đời Hồng Đức (1460 – 1497), học tập những quy định tương tự từ Trung Hoa vốn đã có từ triều đại nhà Tùy. Luật hồi tỵ dưới triều Nguyễn, Nguyễn Sĩ Giác đã lý giải khá đơn giản nhưng đúng tinh thần, rằng: “Trong một nha môn hay một hạt, cha con anh em hay thân thích khác không được làm cùng một việc, nếu chánh phủ không biết mà bổ, thì các đương sự ph ải khai ra, để đổi một người đi nơi khác. Nhất là các khoa thi các viên chức được sự chân khảo quan, nếu có anh em, con cháu dự kỳ thi đó, phải khai thực mà xin hồi tỵ, chứ không được nhận làm khảo quan”.1 1 Nguyễn Sĩ Giác (dịch) (1962), Đại Namđiển lệ toát yếu,Đạihọc Luật khoa Sài Gòn. Xem chú thích Điều 97 “Hồi tỵ”. 8
  • 10. 1.2. Lịch sử hình thành và phát triển 1.2.1. Nguồn gốc của luật hồi tỵ Dưới đây sẽ chứng minh luật hồi tỵ ra đời do hai nguyên nhân: (i) sự phát triển tất yếu của bộ máy nhà nước quan liêu đặt ra yêu cầu cao về chống tham nhũng và đảm bảo hiệu quả của bộ máy đó; và (ii) sự hình thành và phát triển của các mối quan hệ xã hội đặc biệt quan trọng đối với cá nhân gồm quan hệ gia đình, quan hệ dòng tộc và quan hệ với quê hương, điều đã gợi ý một cách tiếp cận trong phòng chống tham nhũng: phân lập, cách ly những mối quan hệ này khỏi các quan hệ công. 1.2.1.1. Sự hình thành và xu thếphát triển của bộ máy nhà nướcquanliêuở Việt Nam Bộ máy hành chính quan liêu của Việt Nam được xây dựng và phát triển qua các triều đại quân chủ song song với sự phát triển của đất nước. Chiếm vai trò trung tâm trong các bước phát triển của bộ máy quan liêu trong thời quân là nhu cầu mở rộng, tăng cường khả năng quản lý, kiểm soát đất nước của triều đình trung ương nhằm tập trung quyền lực về trong tay quân vương. Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam trong thời kỳ nhà Triệu (khoảng thế kỷ II TCN trở về trước) vẫn còn nhiều tranh cãi, và còn rất nhiều chi tiết vẫn chưa được các học giả thống nhất. Tuy nhiên, về phương diện nhà nước và pháp luật, có một số vấn đề đã đạt được sự đồng thuận tương đối rộng rãi trong các cuộc thảo luận học thuật về lịch sử: thời kỳ Hùng Vương có sự hiện diện của chế độ công xã nông thôn (gọi là các “bộ”, đứng đầu bởi các “Lạc tướng” cha truyền con nối – tức là các tù trưởng địa phương) và được lãnh đạo bởi một “Hùng Vương” – thủ lĩnh của một liên minh các bộ lạc.2 Do nhu cầu liên kết quần chúng mạnh để trị thủy và chống lại các cuộc tấn công từ bên ngoài, cấu trúc sơ khai của một bộ máy nhà nước đã xuất hiện. 2 Xem thêm: Nguyễn Minh Tuấn (2007), Nhà nước Văn Lang – Nhà nước siêu làng, Tạp chí Khoa học của Đại học Quốc gia Hà Nội, chuyên san Kinh tế - Luật Tập 23, Số 3 tại: http://tuanhsl.blogspot.com/2007/11/ti-sao-ni-nh-nc-vn-lang-l-nh-nc-siu-lng.html, truy cập ngày 29/4/2020. 9
  • 11. Bộ máy nhà nước Việt Nam bắt đầu đạt được sự phát triển đáng kể là từ khi Triệu Đà cai trị Việt Nam. Việc chấp nhận hay không nhà Triệu là một triều đại quân chủ Việt Nam hay là một thế lực phương Bắc xâm lược cũng là một vấn đề gây tranh cãi, đăc biệt là trong giới sử học, tuy nhiên bằng việc đặt vùng dất cũ của Văn Lang thành quận huyện của nước Nam Việt, nhà Triệu lần đầu tiên cho người Việt trải nghiệm mô hình nhà nước trung ương – địa phương giản đơn. Ảnh hưởng quan trọng nhất của thời kỳ Bắc thuộc lần thứ nhất nối tiếp sau kỷ nhà Triệu là sự du nhập của Nho giáo. Sử Việt Nam ghi lại một số nhân vật người Hán có vai trò then chốt trong việc phát triển du nhập Nho giáo vào nước ta, có thể kể đến như Tích Quang (chức Thái thú quận Giao Chỉ dưới thời Hán Bình Đế), Nhâm Diêm (chức Thái thú quận Cửu Chân dưới thời Hán Quang Vũ Đế) và đặc biệt là Sĩ Nhiệp (Sĩ Vương) (chức Thái thú quận Giao Chỉ cuối đời Hán và trong thời kỳ Tam Quốc). Bộ máy nhà nước Việt Nam tiếp tục phát triển dần lên trên nền tảng văn hóa mà những ảnh hưởng Nho giáo giữ vị trí trung tâm, cho đến thời điểm Bảo Đại thoái vị năm 1945 và nền quân chủ Việt Nam chấm dứt. Bắt đầu từ năm 938 khi nước ta giành độc lập và thiết lập chính quyền, tổ chức nhà nước khá giản đơn. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư chỉ chép ngắn gọn: “Tiền Ngô [Vương] nổi lên không chỉ có công chiến thắng mà thôi, việc đặt trăm quan, chế định triều nghi phẩm phục, có thể thấy được quy mô của bậc đế vương”.3 Buổi đầu dựng nước, chưa có quốc hiệu mà vẫn gọi là Tĩnh hải quân (theo cách gọi khi còn bị nhà Đường đô hộ), đóng đô tại Cổ Loa, bộ máy nhà nước cơ bản học theo bộ máy đô hộ cũ: tuy Ngô Quyền đã xưng vương nhưng ở địa pương vẫn đặt chức thứ sử đứng đầu 8 châu.4 Tuy vậy, vẫn còn dấu vết của tâm lý địa phương chủ nghĩa: việc di dời kinh đô về Hoa Lư không chỉ do nhu cầu phòng thủ quân sự mà còn thể hiện tâm lý địa phương không chỉ riêng trong Hoàng tộc và triều đình, mà còn của các tập đoàn quyền lực khác ở phủ Đô Hộ cũ nữa.5 3 4 5 Sử thần triều Lê (1998), Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (Tập 1),NXB Khoa học xã hội, tr.205. Đào Duy Anh (2005), Đất nước Việt Namqua các đời,Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, tr.111. Tạ Chí Đại Trường (2009), Sơ thảo: Bài sử khác cho Việt Nam,ấn bản điện tử, tr. 69. Có tại: https://nhatbook. com/wp-content/uploads/2018/12/Bai-Su-khac-cho-Viet-Nam_-Ta-chi-Dai- Truong.pdf, truy cập ngày 29/4/2020. 10
  • 12. Nối tiếp nhà Ngô là thời kỳ thường được gọi là “loạn 12 sứ quân”,6 trong đó cục diện cát cứ chiếm vai trò chủ đạo kể từ khi Nam Tấn Vương Ngô Xương Văn mất (năm 965),7 kết thúc khi Đinh Bộ Lĩnh chấm dứt thời kỳ này và lập nhà Đinh, chuyển nơi đóng đô về Hoa Lư do nhu cầu phòng thủ. Sử sách cũng chép không quá chi tiết về bộ máy nhà nước thời kỳ này. Đại Việt sử ký toàn thư vắn tắt: “[Thái Bình] năm thứ 2 [971], (Tống Khai Bảo năm thứ 4) bắt đầu quy định ấp bậc văn võ, tăng đạo” và “[Thái Bình] năm thứ 5 [974], (Tống Khai Bảo năm thứ 7). Mùa xuân, tháng 2, quy định về quân mười đạo: mỗi đạo có mười quân, 1 quân có lữ, 1 lữ có 10 tốt, 1 tốt 10 ngũ, 1 ngũ 10 người”. Như vậy bộ máy nhà nước phát triển hơn nhà Ngô không nhiều, trừ việc chia lại hành chính để cai trị. Nhà Đinh quản lý toàn bộ Đại Cồ Việt, tuy nhiên tại từng vùng mức độ có khác nhau; những vùng nào xa kinh đô thì vẫn chỉ duy trì mối quan hệ rất lỏng lẻo với trung ương.8 Sau khi Đinh Tiên Hoàng mất, nhà Tiền Lê thành lập, nhà nước cũng không có nhiều sự thay đổi, ngoài việc chia lại các đơn vị hành chính thành các lộ, phủ, châu. Một hiện tượng đáng chú ý ở thời Tiền Lê là việc nhà vua phong vương và chia đất cho các hoàng tử, khiến cho quyền lực bị phân tán mạnh thay vì tập trung hóa. Tổng quát, bộ máy nhà nước Ngô – Đinh – Tiền Lê có hai đặc điểm: (i) Cơ cấu tổ chức đơn giản, mối quan hệ giữa trung ương và địa phương tương đối yếu, hiện tượng cát cứ phổ biến; và (ii) Phát triển quân sự phục vụ phòng thủ là ưu tiên hàng đầu của các nhà cầm quyền do liên tục phải ngăn ngừa nguy cơ bị xâm lược và đánh dẹp các lực lượng địa phương đối đầu (thực tế đây là mối đe dọa lớn hơn với sự tồn tại của triều đình trung ương). Tổng kết về tình trạng cát cứ địa phương thời kỳ này, PGS.TS. Nguyễn Minh Tuấn bình luận: “Trong giai đoạn phôithai của nhà nướcphong kiến, khicuộcđấu tranh vũtrang giữacáclực lượng cát cứ và giữa chính quyền trungương với cáclực lượng cát cứ địa phương diễnra mạnh mẽ thì chính quyền mới phải giải cho đượcbài toánvề mối quan hệ giữaphân tán và tập quyền. Phân tán là bản chất của tính tiểu nông vốn vẫn tiềm ẩn. Trong thời kỳ cai trị phong kiến phương Bắc tính tự trị địa phương là rất cao, luôn 6 7 8 Một chi tiết đáng chú ý là thực tế, Đinh Bộ Lĩnh đã bắt đầu chống lại nhà Ngô từ năm 951. Xem Sử thần triều Lê (1998), Đại Việt sử ký toàn thư (Tập 1),NXB Khoa học xã hội, tr.207. Sử thần triều Lê (1998), Đại Việt sử ký toàn thư (Tập 1),NXB Khoa học xã hội, tr.208-209. Nguyễn Khắc Thuần (2008), Thế thứ các triều vua Việt Nam,Nhà xuất bản Giáo dục, tr.96. 11
  • 13. trong thế bùng phát, nguy cơ phân tán quyền”.9 Đây là một tình trạng rất bất lợi cho chính quyền trung ương mà sau này các triều đại quân chủ đều cố gắng giải quyết. Bước phát triển lớn đầu tiên của nhà nước Việt Nam bắt đầu khi nhà Lý thành lập. Vua Lý Thái Tổ dời đô từ vùng Hoa Lư về lại Đại La. Các triều vua nhà Lý đã tiến hành một loạt cải cách hành chính quan trọng, bao gồm việc phân định hệ thống cơ quan trong triều đình trung ương và chia đất nước thành nhiều đơn vị hành chính nhỏ, đơn vị hành chính địa phương có 4 cấp, hệ thống quan liêu đã bắt đầu hình thành. Nhà Lý đã bắt đầu áp dụng khoa cử từ thời Lý Nhân Tông (kỳ thi Minh Kinh bác học và Nho học tam thường năm 1075), bên cạnh các phương pháp truyền thống vốn có là tuyển cử, nhiệm cử và nộp tiền. Nhà Lý cũng đặt ra chế độ hộ tịch và chính sách “ngụ binh ư nông”, đánh dấu việc quản lý nhà nước đối với các địa phương đã phát triển đến một mức độ khác hẳn với các triều đại trước. Một loạt các cải cách khác như phát triển tổ chức bộ máy cấp trung ương, phát triển hệ thống đường sá, đặt ra hệ thống ngựa trạm... và đặc biệt là sự ra đời của bộ luật thành văn đầu tiên – bộ “Hình thư” đã cho thấy một nhà nước được tổ chức quy củ, mang tính tập quyền và thống nhất.10 PGS.TS. Trần Thị Vinh bình luận: “Nền hành chính quốc gia thời Lý, do Lý Thái Tổ là người đầu tiên xây dựng, đặt nền tảng cho sự phát triển về sau là một nền hành chính theo chế độ quân chủ tập trung quan liêu với hệ thống chính trị thống nhất từ trung ương tới địa phương được tập trung quyền hành vào trong tay triều đình, đứng đầu là vua”.11 Nhà Trần tiếp nối đà phát triển này: ở trung ương có bộ phận trung khu gồm Tể tướng, quan chức ở Khu mật viện, Hành khiển môn hạ sảnh tách khỏi và đứng trên cơ quan chức năng (các thượng thư sảnh và các cơ quan khác). Đây là bước phát triển trong kết cấu và cơ chế bộ máy nhà nước thời Trần. Tại địa phương có thêm một cải tiến quan trọng: ở địa phương đặt thêm các bộ phận hà đê (như 9 10 11 Nguyễn Minh Tuấn (2007), Mô hình chính quyền thời Ngô – Đinh – Tiền Lê, ấn bản điện tử tại: http://tuanhsl. blogspot.com/2007/11/t-chc-chnh-quyn-trung-ng-thi-ng-inh-tin.html, truy cập ngày 29/4/2020. Tham khảo các phân tích về tổ chức nhà nước thời Lý trong Lê Thanh Bình (2001), Quan hệ giữa chính quyền trung ương với địa phương và việc phân chia vùng lãnh thổ thời Lý, Kỷ yếu hội thảo quốc tế lần thứ nhất Việt Nam học. Trần Thị Vinh (2008), Thể chế chính trị ở Việt Namthế kỷ XI – XIII dưới thời Lý, Kỷ yếu hội thảo quốc tế lần thứ ba Việt Nam học. 12
  • 14. trông coi đê điều), thủy lộ đề hình (trông coi giao thông đường thủy), liêm phóng (thanh tra, giám sát), khuyến nông. Sự quản lý của nhà nước không chỉ dừng ở mức độ giữ gìn sự ổn định đất nước, mà còn nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế. Hê thống quan liêu phục vụ một nhà nước quân chủ tập quyền đã phát triển đến mức độ tương đối hoàn chỉnh. Bắt đầu từ cuối thế kỷ XIII, khuynh hướng nhà nước quân chủ dần dần đưa nho sĩ vào nắm các chức vụ quan trọng thay cho tầng lớp quý tộc bắt đàu rõ ràng.12 Sự thay đổi này đưa lại hai lợi ích: một mặt, chức năng quản lý của nhà nước được đặt vào tay những người có học vấn cao được tuyển chọn kỹ càng, đảm bảo hơn hiệu quả của bộ máy; mặt khác, hạn chế các cơ hội gia tăng quyền lực của chính những quý tộc, tông thất, đảm bảo quyền lực chỉ tập trung vào tay quân vương. Từ thời Lý – Trần trở về sau như sẽ được phân tích dưới đây, mô hình bộ máy hành chính Việt Nam quân chủ đã thành hình: một bộ máy quan liêu từ trung ương đến địa phương vừa nhằm tăng cường vai trò quản lý của nhà nước trong mọi mặt đời sống, vừa nhằm tập trung quyền lực vào tay hoàng đế thay vì phân chia cho các hoàng thân hoặc các đại thần có quá nhiều quyền hành. Xu hướng này là tất yếu trong sự phát triển của đất nước. Một mặt, bộ máy hành chính quan liêu được tổ chức theo mô hình thống nhất từ trên xuống dưới đảm bảo những người có quyền lực tại địa phương không thể vận dụng quyền lực đó mà không gắn bó chặt chẽ với trật tự hành chính mà nhà vua ngự trị trên đỉnh, cũng như khó có thể tự tách mình ra khỏi trật tự này để gây dựng thế lực cho cá nhân; mặt khác, bộ máy này đảm bảo duy trì trật tự chung của cả nước và thực hiện các chính sách, mệnh lệnh mà nha vua ban hành, giúp nhà vua thực hiện quyền lực tối cao của mình một cách hiệu quả nhất trên phạm vi toàn lãnh thổ. Tuy nhiên, bộ máy nhà nước càng mở rộng về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và quy mô càng, việc thống nhất điều hành của chính quyền trung ương càng khó khăn, nguy cơ tham nhũng càng lớn. Điều này đòi hỏi những biện pháp quản trị hữu hiệu, vừa ngăn cản được tham nhũng vừa phải bảo đảm được hiệu quả hoạt động của cả bộ máy. 12 Trần Thị Vinh (1988), Tìm hiểu thiết chế và tổ chức nhà nước thời Trần,Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, Số 240+241 (Tháng 3+4), tr.22. 13
  • 15. Ở đây đã đặt ra một thách thức quan trọng đối với mục tiêu này: bộ máy nhà nước quan liêu thời quân chủ không có sự phân chia rạch ròi các quyền lực nhà nước, và nhất thiết mọi quyền hành phải được tập trung vào tay nhà vua, đảm bảo nhà vua có quyền lực tối cao và toàn diện. Các cơ chế phân quyền (chiều dọc lẫn chiều ngang) để tạo ra khả năng kiềm chế, giám sát công quyền đều không thể nào đáp ứng yêu cầu này; do đó, phòng, chống tham nhũng thời kỳ này đòi hỏi những biện pháp khác phù hợp hơn. 12.1.2. Sự hình thành và phát triển các mối quan hệ xã hội căn bản trong truyền thống văn hóa Việt Nam Trong suốt quá trình phát triển của lịch sử dân tộc Việt Nam thời kỳ cổ, trung và cận đại, các mối quan hệ gia đình, dòng tộc, và đồng hương có vai trò và sức ảnh hưởng đối với cá nhân tăng dần theo thời gian. Đây là kết quả của nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là (i) những hệ quả của nền kinh tế nông nghiệp, đặc biệt là thực tế kinh tế tiểu nông đóng vai trò chủ đạo trong thời gian dài; và (ii) những ảnh hưởng của các học thuyết Nho giáo về đạo đức, nhất là về chữ “Hiếu”. Sự trân trọng các yếu tố gia đình, dòng tộc và quê hương đã được ghi nhận như một yếu tố quan trọng của đạo đức, nhưng mặt khác, các triều đình quân chủ cũng nhận thấy nguy cơ những mối quan hệ cục bộ này được một quan chức trong bộ máy nhà nước coi trọng hơn trách nhiệm mà họ được giao; và lợi ích của những người thân thích được đặt cao hơn lợi ích của cộng đồng. Dưới đây sẽ chứng minh sự hình thành và phát triển của những mối quan hệ cơ bản trên chịu sự quyết định bởi hai yếu tố: (i) nền kinh tế nông nghiệp quy mô nhỏ và giản đơn, bắt đầu bởi điều kiện tự nhiên thuận lợi và phát triển chịu ảnh hưởng mạnh mẽ các quyết sách kinh tế của các triều đình quân chủ dẫn dắt bởi hệ tư tưởng Nho giáo; và (ii) sự ảnh hưởng trực tiếp của Nho giáo đến đời sống tinh thần của nhân dân. Sự phân chia khía cạnh kinh tế (vật chất) và khía cạnh tinh thần này chỉ mang ý nghĩa tạo ra sự thuận tiện cho việc phân tích một vấn đề cụ thể này trong tổng thể truyền thống văn hóa Việt Nam – theo Đào Duy Anh, văn hóa bao gồm mọi phương diện từ học thuật, tư tưởng đến các sinh hoạt về kinh tế, chính trị, xã hội, các phong tục tập quán, “hai tiếng văn hóa chẳng qua là chỉ chung các phương diện sinh hoạt của loài người nên ta có thể nói rằng: Văn hóa tức là sinh hoạt”.13 13 Đào Duy Anh (1992), Việt Namvăn hóa sử cương,NXB Thành phố Hồ Chí Minh, tr.13. 14
  • 16. (a) Những ảnh hưởng của nền kinh tế nông nghiệp nhỏ lẻ, giản đơn đến tâm lý người Việt Do đặc thù của nền sản xuất Việt Nam có xuất phát điểm là sảm xuất nông nghiệp dựa vào phù sa và nước ngọt để tưới tiêu từ sông Hồng, tư duy kinh tế xem trọng nông nghiệp đã hình thành từ lâu đời trong văn hóa Việt. Những điều kiện tự nhiên trực tiếp ảnh hưởng đến vấn đề này bao gồm khí hậu, đất đai, nguồn nước ngọt của các sông..., tức là những điều kiện đặc biệt thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, mà chiếm ưu thế nhất là hoạt động trồng cây lúa nước. Học giả Nguyễn Văn Huyên viết: “nông nghiệp là nguồn của cải chủ yếu của dân tộc Việt Nam. Lúa gạo chiếm vị trí hàng đầu chính là vì cây lúa rất cần đất bùn và ẩm, khí hậu nóng có có mưa nhiều và đều, cũng như cần một lực lượng nhân công đông đảo và rẻ tiền nên rất thích hợp với diềm châu thổ Việt Nam, chạy ven một đại dương to lớn của khu vực gió mùa miền nam châu Á”.14 Vì vậy Việt Nam được gọi là “Nông quốc”.15 Sự coi trọng nông nghiệp được thể hiện rõ ràng nhất qua truyền thống các vua cày ruộng tịch điền từ Kinh Lễ. Chương Nguyệt Lệnh chép: “Tháng ấy [mùa xuân] thiên tử bèn bắt đầu làm lễ dâng lúa gạo lên cho thượng đế. Thiên tử chọn buổi sáng ngày đầu, tự thân mang theo cày bừa, cho các quan phò tá cùng đi xe ngựa, dẫn tam công cửu khanh chư hầu và các đại phu kính cẩn cùng cày ruộng tịch điền. Thiên tử (đẩy cày tượng trưng) năm lần, khanh và chư hầu (đẩy cày tượng trưng) chín lần”16 . Phong tục này được các vua Việt Nam tiếp tục từ nhà Tiền Lê, như theo sử chép: “Đinh Hợi [Thiên Phúc] năm thứ 8 [987] (Tống Ung Hy năm thứ 4). Mùa xuân, vua lần đầu cày ruộng tịch điền ở núi Đọi được một hũ nhỏ vàng. Lại cày ở núi Bàn Hải, được một hũ nhỏ bạc, nhân đó đặt tên là ruộng Kim Ngân”.17 Địa vị thống trị của hoạt động nông n ghiệp tại Việt Nam.cũng một phần nhờ ảnh hưởng của Nho giáo.Theo quan niệm Nho giáo, việc làm nông là thiết thực nhất với đời 14 15 16 17 Nguyễn Văn Huyên (2016), Văn minh Việt Nam, NXB Hội nhà văn, tr. 218. Phan Kế Bính (1970), Việt Namphong tục,SàiGòn, tr. 253. Nguyễn Tôn Nhan (dịch và chú giải) (1999), Kinh Lễ,NXB Văn Học, tr.101-102. Sử thần triều Lê (1998), Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (Tập 1), NXB Khoa học xã hội, tr.224. 15
  • 17. sống dân chúng, theo tinh thần “dân dĩ thực vi thiên” (dân lấy lương thực làm trọng).18 Các triều đại quân chủ Việt Nam đặc biệt là từ triều đại Lê Sơ trở đi do đó đều không quá chú ý đến phát triển thương mại hay các nghề thủ công mà tập trung vào phát triển nông nghiệp. Điều này lý giải sự quan tâm đặc biệt của triều đình về vấn đề ruộng đất và thủy lợi, bao gồm việc khai khẩn đất hoang, lập đồn điền, đắp đê và đào kênh. Sự ác cảm với thương mại và sự thờ ơ với thủ công nghiệp thể hiện khá rõ rệt triều Nguyễn. Thương mại bị hạn chế một cách mạnh mẽ: nội thương không quá phát triển do loại tiền lưu thông không tiện dụng (hệ thống tiền đồng vốn đã có từ thời Lê Sơ),19 trong khi đó ngoại thương bị nhà nước độc quyền. Năm 1834, vì những lo ngại phong trào nổi dậy của nhân dân lan rộng, Minh Mạng ra lệnh cấm chợ. Ở thời Nguyễn, mặc dù hệ thống đường sá giao thông đã có mức độ phát triển cao, các nghề thủ công cũng đạt được nhiều tiến bộ, ví dụ như việc đóng được tàu hơi nước vào năm 1839, tuy nhiên các chính sách của nhà Nguyễn không khuyến khích thủ công nghiệp.20 Những chính sách bất lợi cho thủ công nghiệp và cả thương nghiệp khiến cho nông nghiệp vẫn tiếp tục giữ thế độc tôn. Nguyễn Thế Anh đã nhận ra hiện tượng người dân dưới triều Nguyễn cất trữ tiền đồng thay vì đầu tư, một phần do tâm lý nông nghiệp đã hình thành trong nhân dân.21 Hệ quả không tránh khỏi của nền kinh tế nông nghiệp giản đơn là tư duy tiểu nông hình thành. Đời sống người nông dân gắn bó với ruộng đồng – những tài sản giá trị rất lớn nhưng không thể di chuyển, và sản xuất nông nghiệp không được kết nối tốt với thương mại do đó nông dân không có nhiều điều kiện hay nhu cầu đi xa khỏi phạm vi làng quê 18 19 20 21 Xem thêm: http://honguyenquancong.com/ve-to-so-%E2%80%9Cnuoc-lay-dan-lam-goc-dan-lay- an-lam-dau%E2%80%9D-gui-vua-gia-long-nam-1810-va-tam-long-thuong-dan-cua-vi-tong-tran- bac-thanh-nguyen-van-thanh, truy cập ngày 15/5/2020. Lục Đức Thuận (1992), Tiền cổ Việt Nam,NXB Khoa học xã hội, tr.67. Trương Hữu Quýnh (chủ biên) (2002), Đại cương Lịch sử Việt Nam(Tập 1),NXB Giáo dục, tr. 453. Tác giả Nguyễn Thế Anh dẫn lại lời tâu của bộ Hộ lên vua Minh Mạng: “nhân dân hay chôn vàng, bạc và tiền đồng, thành thử vàng bạc ngày một lên giá, và hay đem bán ra người ngoại quốc, cho nên vàng bạc ngày một bớt số. Xin sức để cho các nhà hào phú có để của cho con cháu thì mua ruộng đất có sinh lợi hơn, mà cấm không cho bán ra nước ngoài”. Xem: Nguyễn Thế Anh (1971), Kinh tế & Xã hội Việt Nam dưới các vua triều Nguyễn, Nhà xuất bản Lửa Thiêng, tr 214-215. 16
  • 18. mình đang sống. Mọi sinh hoạt thường ngày chỉ nằm trong một phạm vi nhỏ hẹp như vậy, do vậy quan hệ với những người cùng làng là rất gắn bó. Do đó, quê hương, làng xã có mức gắn bó rất chặt ché với một người về mặt tình cảm. Gia đình vốn là hạt nhân của xã hội Việt Nam. Dưới chế độ phụ hệ, còn hình thành các quan niệm về huyết thống, dòng tộc cha truyền con nối. Đó là quan hệ gia tộc, theo Đào Duy Anh giải thích gồm có hai mức độ: “một là nhà, hay tiểu gia đình, gồm vợ chồng cha mẹ và con cái, hai là đại gia đình, gồm cả đàn ông và đàn bà do cùng một ông tổ sinh ra, kể cả người chết lẫn người sống”. Hai mối quan hệ này được điều chỉnh bởi nhiều quy tắc đạo đức và tập quán phức tạp.22 Ở cấp độ gia đình, dòng tộc, sự gắn bó với làng quê cũng rất chặt chẽ: nhà thờ tổ họ đặt tại làng, người nào qua đời cũng được chôn cất tại làng. Do đó, làng là một cấu trúc xã hội đặc biệt quan trọng. Các làng thường có mức độ tự trị cao, hương ước, lệ làng có tác động điều chỉnh với cá nhân rõ rệt hơn so với luật pháp do trung ương ban hành. Quan hệ cá nhân – làng – nước là quan hệ nền tảng của xã hội Việt Nam.23 Nhân dân ta có câu nói “phép vua thua lệ làng”, mặc dù không thực sự thể hiện đúng bản chất mối quan hệ giữa làng và nước (hay cụ thể hơn là quan hệ giữa luật tục riêng của làng và luật pháp được nhà nước ban hành, chẳng hạn, đời vua Lê Thánh Tông đã ra chiếu “Nhất cấm dân tục thiết lập tư ước” vào năm 1471)24 nhưng cũng cho thấy sự độc lập nhất định của làng xã. Bản hương ước như một bản “Hiến Pháp” của làng, tạo ra sự ràng buộc, áp đặt và cưỡng chế của cộng đồng làng xã đối với mỗi cá nhân, nắm cá nhân để nắm tổ chức buộc nó phải vận hành thống nhất.25 Như vậy, đối với một cá nhân người Việt, gia đình, dòng tộc, quê hương là 3 điều gắn bó chặt chẽ nhất. Đây là một xu hướng phát triển tự nhiên của một nền văn hóa Á 22 23 24 25 Xem thêm Đào Duy Anh, sđd,tr.113-133. Mối quan hệ giữa luật pháp của triều đình trung ương và hương ước, lệ làng là hết sức phức tạp. Xem các phân tích của PGS.TS Lê Minh Thông tại Lê Minh Thông, Luật nước và hương ước lệ làng trong đời sống pháp lý của các cộng đồng làng xã Việt Nam. VNH3.TB7.851. Trương Sỹ Hùng (2009), Hương ước Hà Nội (tập 1),NXB Từ điển Bách Khoa, Hà Nội, tr. 21. Xem thêm: http://svhttdl.phutho.gov.vn/tin/bai-hoc-ve-tu-quan-lang-xa-thong-qua-huong-uoc- quy-uoc156.html, truy cập ngày 16/5/2020. 17
  • 19. Đông dựa trên cơ sở kinh tế nông nghiệp. Nét văn hóa này tạo ra lối sống có tình nghĩa, con người có lòng biết ơn và có đạo đức, là một truyền thống văn hóa cần bảo tồn và phát huy. Tuy nhiên, phải nhận thức khía cạnh tiêu cực của thực tế này là để lại một nguy cơ rõ rệt người dân coi trọng lợi ích của gia đình, dòng tộc, làng xã hơn là lợi ích của đất nước. (b) Sự ảnh hưởng trực tiếp lên văn hóa, tâm lý người Việt của học thuyết Nho giáo Tư tưởng Nho giáo có một vai trò quan trọng trong việc phát huy các mối liên hệ gia đình, dòng tộc và làng xã với cá nhân càng trở nên sâu sắc. Cụ thể, Nho giáo đã củng cố và nhấn mạnh vai trò quan trọng các mối quan hệ giữa cá nhân với gia đình, dòng tộc và quê hương. Từ điển tiếng Việt định nghĩa “gia đình” là “tập hợp người cùng sống chung thành một đơn vị nhỏ nhất trong xã hội, gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và dòng máu, thường gồm có vợ chồng, cha mẹ và con cái”,26 tức là ứng với khái niệm “tiểu gia đình” của Đào Duy Anh như đã đề cập ở trên. Gia đình là một đơn vị cơ bản, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong tư tưởng Nho giáo. Theo quan niệm Nho giáo, mọi người trong xã hội đều bị trói buộc bởi năm mối quan hệ tự nhiên: cha - con, vợ - chồng, anh - em, vua - tôi, bạn - bè. Năm mối quan hệ này phản ánh hai mặt của cuộc sống hiện thực là quan hệ gia đình và quan hệ xã hội.27 Những mối quan hệ này được coi như một phần của trật tự xã hội: kinh điển Nho giáo đặt ra rất nhiều quy tắc xử sự liên quan, trở thành một tập hợp các nghi thức ứng xử căn bản gọi là “Lễ”. Vai trò của “Lễ” đặc biệt được đề cao: Kinh Lễ viết “chim anh võ có thể biết nói nhưng vẫn thuộc loài chim; con tinh tinh có thể biết nói nhưng vẫn thuộc loài cầm thú. Làm người mà không có lễ thì tuy biết nói đấy nhưng có khác gì loài cầm thú?”.28 Khẳng định vai trò của gia đình với tư cách là một hạt nhân cơ 26 27 28 Viện Ngôn ngữ học (1994), Từ điển Tiếng Việt, NXB Khoa học Xã hội, Trung tâm Từ điển học, Hà Nội. Xem thêm: http://philosophy.vass.gov.vn/nghien-cuu-theo-chuyen-de/Triet-hoc-Van-hoa/Tu- tuong-Nho-giao-ve-gia-dinh-va-viec-xay-dung-gia-dinh-moi-o-Viet-Nam-hien-nay-228.html, truy cập ngày 16/5/2020. Nguyễn Tôn Nhan, sđd,tr. 37. 18
  • 20. bản, biểu hiện đạo đức của quốc gia, Kinh Lễ khẳng định, nhấn mạnh nhiều lần trong chương Đại Học: “Gọi là muốn yên trị nước, trước tiên phải chỉnh tế nhà mình (vì) không dạy được nhà mình mà lại có thể dạy được người (khác) là việc không có”29 , “Cha, con, anh, em đủ làm khuôn phép, sau đó mới làm khuôn phép được cho dân”30 . Đường lối đức trị làm đầu của Nho giáo coi việc giữ gìn lễ tiết trong gia đình là cơ sở để giữ gìn trật tự kỷ cương trong xã hội. Mối quan hệ gia đình vô cùng được coi trọng. Mà trong đời sống xã hội phụ hệ thì không thể tách rời gia đình khỏi dòng tộc, quê hương. Sự liên hệ gia đình – dòng họ có một trình tự logic rõ ràng: mỗi người con đều phải có hiếu, phải biết ơn cha mẹ; cho nên sự kết nối các thế hệ mới tồn tại; luôn luôn trong gia đình, người cha (gia trưởng) là nhân vật trung tâm, có tiếng nói và nhiều uy quyền nhất, do đó mối liên kết giữa các thế hệ ấy xoay quanh sự chuyển giao thế hệ giữa những người nam, gọi là “họ nội”. Ngoài ra, Nho giáo cũng đề cao hết sức sự thờ cúng tổ tiên, coi đó là một biểu hiện của lòng biết ơn và thành kính, mà trung tâm là nghi thức để tang và nghi thức tế lễ. Tăng Tử nói: “Nhà cầm quyền thận trọng đối với tang lễ cha mẹ, tế tự tổ tiên đời xưa, thì đức của dân trở nên thuần hậu vậy”.31 Dòng tộc được xem trọng: Mạnh Tử quy việc xa rời người thân là tội lớn nhất của con người: “Tội lớn nhất của người ta là bỏ hết người thân thích, nghĩa vua tôi, trên dưới”.32 Ngay trong nội dung các tư tưởng Nho giáo Trung Hoa (dù là Nho giáo nguyên thủ hay là Nho gíao của đời sau như Tống Nho, Minh Nho...) đều có những nội dung khá hà khắc, chẳng hạn như hạ thấp vai trò và quyền của người phụ nữ, hay đề cao việc con cái tuân theo đúng tư tưởng của người cha... mà trong phạm vi của khóa luận này sẽ không đi vào phân tích sâu. Tuy nhiên, trải qua một quá trình tiếp biến văn hóa lâu dài, người Việt đã tiếp thu và thay đổi một số tư tưởng cho phù hợp với truyền thống văn hóa dân gian, và có một số mặt tiến bộ hơn. Những tư tưởng Nho giáo mang đặc trưng Việt Nam này là những vấn đề cần chú ý làm rõ. 29 30 31 32 Nguyễn Tôn Nhan, sđd,tr. 343. Nguyễn Tôn Nhan, sđd,tr. 345. Nguyễn Đức Lân (dịch và chú giải) (1999), Tứ Thư tập chú,NXB Văn hóa Thông tin, tr.204. Nguyễn Đức Lân, sđd,tr.1321. 19
  • 21. Quan niệm của Nho giáo Việt Nam về gia đình chủ yếu được viết trong các văn bản pháp luật, hương ước làng xóm, ca dao tục ngữ và đặc biệt là các tác phẩm thuộc loại “gia huấn”.33 Trước hết cần chú ý rằng Nho giáo Việt Nam cũng đề cao chữ “Hiếu”, coi đây là đức tính bắt buộc. Dưới các triều đại từ Lê Sơ trở đi, triều đình phong kiến coi trọng việc biểu dương tấm gương hiếu đễ với việc phong biển vàng “hiếu hạnh khả phong” cho người có để treo ở nơi trang trọng nhất trong gia đình. Tuy nhiên, cha ông ta có một số thay đổi quan trọng về vấn đề này: trong gia đình không chỉ tồn tại tôn ti trật tự khắc nghiệt mà còn coi trọng tình cảm, coi trọng địa vị của con cái – như Vũ Khiêu bình luận: “Dân tộc ta từ lâu đời đã xây dựng những tình cảm sâu sắc và thủy chung giữa cha mẹ với con cái và tình nghĩa vợ chồng, anh em, bè bạn. Đó là những thứ tình cảm, tự nhiên bình đẳng, lành mạnh. Tình cảm ấy không giống như chữ hiếu mù quáng của Khổng Tử”.34 Các mối quan hệ xã hội không còn một chiều như trong truyền thống của Nho giáo Trung Hoa mà đã có sự nhân văn hơn rõ rệt. Tuy nhiên, Nho giáo Việt Nam vẫn tiếp thu sự tôn kính thế hệ đi trước, coi trọng thờ cúng tổ tiên của Nho giáo Trung Hoa. Như vậy, hệ tư tưởng Nho giáo khi du nhập vào Việt Nam cũng ủng hộ việc đề cao hết sức các mối quan hệ thân thuộc. Tuy nhiên, khía cạnh tiêu cực của điều này cần được nhận thức rõ: mặc dù phủ nhận sự thái quá của các nhà Nho Trung Hoa cho rằng bậc con cái nhất nhất phải vâng lời cha mẹ, dù có làm sai không được phản bác, có phạm vào pháp luật cũng không được tố, đến mức “Trong thiên hạ không có cha mẹ nào là không phải”,35 thì Nho giáo Việt Nam vẫn cổ vũ tình cảm gia đình, thân tộc. Khó tránh khỏi việc lợi ích của gia đình, thân tộc được đặt lên hàng đầu. (c) Cơ sở, triết lý của việc áp dụng chế định hồi tỵ tại Việt Nam Qua những phân tích ở trên, có thể kết luận rằng cá nhân không bao giờ có thể tách rời khỏi những mối liên hệ khăng khít bền chặt với các quan hệ gia đình, dòng tộc, quê 33 34 35 Trần Thị Tâm (2019), Ảnh hưởng quan niệmcủa Nho giáo về gia đình đối với việc xây dựng gia đình văn hóa ở nông thôn đồng bằng sông Hồng hiện nay, Luận án tiến sĩ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, tr.44. Xem thêm: Lê Sĩ Thắng (1994), Nho giáo tại Việt Nam,NXB Khoa học Xã hội. Vũ Khiêu (1995), Nho giáo và gia đình,NXB Khoa học Xã hội, tr.90. 20
  • 22. quán. Đây là do ảnh hưởng của một nền tảng kinh tế dựa trên các hoạt động sản xuất quy mô nhỏ, mang tính cục bộ, tự cung tự cấp; đồng thời cũng được củng cố bởi một hệ tư tưởng văn hóa – chính trị Nho giáo được du nhập và cải biến qua nhiều thế hệ. Những mối quan hệ này được công nhận như một phần của trật tự xã hội mà cá nhân đó tồn tại bên trong. Cộng hưởng với truyền thống biết ơn, trọng tình nghĩa của dân tộc, buộc phải thừa nhận rằng mặc dù đây là một truyền thống văn hóa nhân văn và có nhiều điểm tốt, một mặt trái là việc cá nhân có thể bị chi phối bởi những tình cảm này trong các hoạt động tương tác khác với xã hội, không loại trừ trường hợp khi đang thực hiện các hoạt động công. Như vậy, từ góc độ này, nếu cách li được các mối quan hệ như thế ra khỏi công việc của những người có chức vụ, quyền hạn trong bộ máy nhà nước là một cách tiếp cận hợp lý. Phương pháp của chế định này là ngăn cản các cá nhân nắm giữ quyền lực được trao bởi nhà nước bị tác động / chi phối bởi các quan hệ cá nhân của người đó với gia đình, thân tộc, đồng hương, thậm chí là mở rộng thầy học, bạn học. Cẩn trọng hơn, các triều đình quân chủ còn hạn chế thời hạn một vị quan làm việc tại một địa phương nhằm ngăn cản người đó không xây dựng các mối quan hệ mới với người tại địa phương, bao gồm cả những nhân viên nhà nước khác trong cùng địa hạt hành chính. Biện pháp này không phải được đặt ra trên cơ sở nhìn nhận việc các cá nhân có chức vụ, quyền hạn bị chi phối bởi những mối quan hệ cá nhân ngoài công vụ là một nguy cơ nảy sinh tham nhũng hiện hữu rõ rệt, cần phải loại trừ. Trong bối cảnh đó, luật hồi tỵ đã được lựa chọn làm một trong những công cụ chống tham nhũng của các triều đại quân chủ. 1.2.2. Luật hồi tỵ ở Việt Nam: triều đại Lê Thánh Tông 1.2.2.1. Bối cảnh Nền chính trị Đại Việt trước thời Lê Thánh Tông tồn tại một mầm mống khủng hoảng khó tránh khỏi của một nền quân chủ non trẻ: tranh chấp quyền lực âm thầm giữa bản thân bậc quân vương và chính các khai quốc công thần – những người tài năng và có công lớn phò tá nhà vua nắm được quyền lực tối cao trong nước, cho đến lúc này trở thành những người duy nhất có thể tỏ ra thách thức quyền lực của nhà vua. Ngay từ buổi đầu dựng nghiệp, vua chúa Hậu Lê đã tiến hành những biện pháp mạnh tay để đảm bảo sự tập trung quyền lực, từ những biện pháp cải cách táo báo cho đến việc giết những công 21
  • 23. thần có uy tín và quyền thế quá cao. Đại Việt sử ký toàn thư bàn: “Thái tổ từ khi lên ngôi đến nay, thi hành chính sự thực rất khả quan, như ấn định luật lệ, chế tác lễ nhạc, mở khoa thi, đặt cấm vệ, xây dựng quan chức, thành lập phủ, huyện, thu thập sách vở, mở mang trường học,... cũng có thể gọi là có mưu xa kế rộng, mở mang cơ nghiệp. Song đa nghi, hiếu sát, đó là chỗ kém”. Những biến cố khác liên tiếp xảy ra với triệu đại quân chủ non trẻ. Lê Thái Tông nghe lời dèm pha của Thứ phi Nguyễn Thị anh và hoạn quan, phế truất con cả và lập con thứ Bang Cơ làm Thái tử. Thái Tông đột ngột qua đời trong vụ án Lệ Chi Viên nổi tiêng, Bang Cơ lên ngôi khi còn trẻ, thái hậu Nguyễn Thị Anh và hoạn quan lũng đoạn triều đình. Rất nhanh, tình hình trong nước trở nên rối loạn do tham nhũng và do sự quấy phá của Chiêm Thành và Trung Hoa (Chiêm Thành đánh theo đường biển đã ra đến Thái Bình, ngấp nghé kéo vào Thăng Long). Cuối năm 1458, Lê Nghi Dân lẻn vào cung giết Bang Cơ, tự lập làm vua, do tính tình tàn bạo, hay chém giết vô cớ nên triều đình oán giận. Tháng 6 năm 1450 lại có đảo chính, triều thần định tôn Cung vương Khắc Xương làm vua, nhưng vương từ chối. Vì thế triều thần mới rước người con út của Lê Thái Tông là Lê Tư Thành về triều làm vua, chính là vua Lê Thánh Tông sau này. Bối cảnh lịch sử như vậy đã đặt ra cho Lê Thánh Tông cùng lúc hai nhiệm vụ: vừa phải củng cố, bảo vệ quyền lực (và cũng chính là bảo đảm cho an nguy của bản thân), vừa phải ổn định lại tình hình trong nước. Những thách thức đó đã tạo động lực để nhà vua tiến hành một cuộc cải cách hành chính toàn diện mà trung tâm là đối với bộ máy quan lại, tạo ra một công cụ quyền lực đồ sộ và hiệu quả nằm hoàn toàn trong tay nhà vua. Đó là một bước phát triển vượt bậc của xu hướng quan liêu hóa bộ máy nhà nước Việt Nam thời bấy giờ mà đã được khởi động bởi các triều đại trước. 1.2.2.2. Sơ lược về những cải cách hành chính và bộ máy nhà nước thời Lê Thánh Tông Trong những nỗ lực tạo ra một hệ thống quan lại mới đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ quyền lực tối thượng của vua và đảm bảo hiệu quả quản trị quốc gia, Lê Thánh Tông phải tiến hành cùng lúc 2 dự án trọng yếu: (i) tiến hành cải cách bộ máy nhà nước mà 22
  • 24. trung tâm là hệ thống quan lại; và (iii) hoàn thiện chế độ, cách thức tuyển chọn quan lại. Kết quả mang lại của những nỗ lực đó là một hệ thống quan liêu quy mô và có mức độ hoàn chỉnh cao được hình thành bởi đội ngũ quan lại có chất lượng, được tuyển chọn kỹ lưỡng. Thực tế, ngay từ thời Lê Thái Tổ, chính quyền đã “vừa mang tính quan liêu vừa mang tính chuyên chế cao độ”,36 với một bộ máy nhà nước khá hoàn thiện và độc tôn vai trò của các quan viên được tuyển chọn kỹ lưỡng, trong khi đó gạt bỏ việc những người thân thích của vua mặc nhiên được nắm chức vụ nào đó trong triều hoặc được phân phong đi trấn giữ các nơi. Tuy nhiên, sự quan liêu hóa bộ máy chỉ đạt đến đỉnh cao vào thời Lê Thánh Tông. Sau những biến cố xảy ra như vừa đề cập, thì bộ máy nhà nước đã trở nên rệu rã, yếu kém. Quan võ nắm nhiều chức vụ; các cơ quan nhà nước mất sự thống nhất hoạt động, tổ chức lỏng, hiệu quả rất kém. Do đó, cải cách hành chính là một thách thức quan trọng bậc nhất đối với nhà vua. Triết lý về quan chế của vua Lê Thánh Tông là xây dựng đội ngũ quan lại chuyên nghiệp, có sự tương xứng giữa vị trí, vai trò và năng lực; biết và phải chịu trách nhiệm về chức trách, nhiệm vụ của mình. Chủ thuyết của vua Lê Thánh Tông về xây dựng đội ngũ quan lại là: “trước hết phải trị quan rồi mới đến trị dân”. Quan lại là một khái niệm ghép được tạo thành từ hai thành tố: Quan và Lại. Quan là người có chức, giữ một trọng trách trong bộ máy chính quyền, là người có phẩm hàm, có tư và có thể có tước. Lại (thuộc lại) là người giúp việc cho các Quan trong các cơ quan nhà nước từ cấp huyện trở lên.37 Ngoài ra, nhân sự nhà nước cũng phải được tuyển chọn từ những người có phẩm chất cao quý, không phải từ các gia đình quý tộc.38 Tham vọng của nhà vua về tính hoàn thiện của bộ máy rất rõ ràng, theo Hiệu định quan chế: “các chức lớn nhỏ cùng ràng buộc nhau, nặng nhẹ cùng gìn giữ nhau, lẽ phải của nước không bị chuyên riêng, việc lớn của nước không 36 37 38 Trương Hữu Quýnh, sđd,tr. 321. Hoàng Thị Kim Quế (2013), Quan chế triều Lê Thánh Tông và giá trị kế thừa trong xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức Việt Nam hiện nay, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học, Tập 29, Số 2, tr. 28-29. Xem thêm: https://en.wikipedia.org/wiki/L%C3%AA_Th%C3%A1nh_T%C3%B4ng# The rise of_Confu cianism, truy cập ngày 19/5/2020. 23
  • 25. đến lung lay, khiến có thói tốt làm hợp đạo, đúng phép”.39 Tại trung ương, vua Lê Thánh Tông hoàn thiện lại tổ chức Lục Bộ (sáu Bộ) là những cơ quan quản lý nhà nước trọng yếu nhất đã được khỏi xướng từ thời Lê Nghi Dân, đáng chú ý là việc mở rộng thêm chức năng, quyền hạn của Bộ Lại (trông coi tuyển bổ, thăng, thưởng quan tước) và Bộ Lễ (trông coi việc đặt và tiến hành các nghi lễ, yến tiệc, học hành, thi cử, tuyển bổ người coi giữ đền, chùa, miếu mạo),40 tức là kiểm soát chặt chẽ hơn việc tuyển dụng quan lại và hoạt động của quan lại. Để tăng cường giám sát chống tham nhũng, nhà vua lập ra Lục Khoa tương ứng với các Bộ để kiểm tra hiệu quả hoạt động của các Bộ, và thành lập Ngự sử đài là cơ quan giám sát cao cấp nhất. Bên cạnh đó, nhà vua cũng loại bỏ mọi chức danh trung gian có quyền hạn quá lớn như Tể tướng, Đại hành khiển, Tam tư. Để hỗ trợ cho công việc quản lý quốc gia, nhà vua lập ra thêm Lục Tự - các cơ quan giúp việc trong triều đình, và một số cơ quan chuyên môn khác, bao gồm cả những cơ quan chuyên môn có vai trò trong khuyến khích, thực hiện các chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp: Sở đồn điền, Sở tầm tang, Sở thực thái và Sở điền mục, cũng như chức quan Hà Đê sứ. Phạm vi của quyền lực nhà nước đã mở rộng một cách đáng kể, và có vai trò chỉ đạo trực tiếp vấn đề liên quan đến quốc gia, như tác giả Vũ Quốc Thông bình luận: “Sở dĩ triều đình thường đóng vai trò quan trọng là vì những việc quan trọng nhà vua thường có lệ hạ đình nghị, nghĩa là giao cho Triều đình hội lại để xét xử hoặc quyết định theo lời đề nghị hay khuyến cáo của triều đình”.41 Tại địa phương, cải cách hành chính cũng được đẩy mạnh, trước hết là từ cấp đạo – cấp chính quyền địa phương cao nhất. Thời Lê Thái Tổ chia cả nước làm 5 đạo (Đông đạo, Bắc đạo, Tây đạo, Nam đạo và Hải Tây đạo) như vậy là diện tích của một đạo rất lớn, mỗi đạo có thể rộng bằng 2,3 tỉnh ngày nay,42 trong khi địa hình Việt Nam khá phức tạp nên việc quản lý gặp khó khăn; ngoài ra những vị trí đứng đầu các đạo là Hành khiển 39 Trương Hữu Quýnh, sđd,tr. 321. 40 Lê Đức Tiết (2007), Lê Thánh Tông – vị vua anh minh, nhà cách tân vĩ đại,NXB Tư Pháp,tr.27. 41 Vũ Quốc Thông (1974), Pháp-chế Sử,SàiGòn, tr. 91. 42 Nguyễn Minh Tuấn (2006), Tổ chức chính quyền thời kỳ phong kiến ở Việt Nam,NXB Tư Pháp, tr. 64. 24
  • 26. và Tổng quản có quá nhiều quyền lực, dẫn đến nguy cơ lạm quyền (Hành khiển là đại diện của nhà vua, quản lý các mặt đời sống của đạo; Tổng quản là người lãnh đạo lực lượng quân sự trong đạo). Do đó, Lê Thánh Tông chia lại cả nước làm 1 phủ trung đô và 12 đạo “thừa tuyên”(năm 1473 lại đổi thành xứ), cắt đặt Tam ty: Thừa ty phụ trách về tài chính, nhân sự, hành chính; Đô ty cai quản về quân sự; Hiến ty trông coi xét xử và giám sát Thừa ty, Đô ty và mọi hoạt động trong đạo để báo cáo triều đình. Mỗi đạo / xứ này còn có Ngự sử đài do trung ương đặt ra để giám sát. Dưới cấp đạo là phủ, rồi đến huyện, châu, cuối cùng là xã. Vua Lê Thánh Tông cho phép người dân có nhiều quyền tự trị trong phạm vi của xã mình, nhưng không vượt ra khỏi khuôn khổ pháp luật của trều đình và duy trì vai trò trực tiếp cung cấp sức người, sức của cho triều đình. Hệ thống quan lại như vậy đòi hỏi nhân sự được tuyển chọn kỹ lưỡng, do đó, Lê Thánh Tông đặc biệt quan tâm đến vấn đề giáo dục, thi cử. Quy chế thì 3 kỳ: thi Hương, thi Hội, thi Đình được hoàn chỉnh, nội dung học chủ yếu là các kinh điển Nho gia. Nhà vua theo phương châm: “lấy trọng đạo sùng Nho làm việc trước, kén kẻ sĩ làm trước tiên phong trong phép trị nước”.43 Đây là cách tuyển chọn những người trước hết là cùng chung hệ tư tưởng với vua, được giáo dục để tuyệt đối trung thành với vua, đồng thời cũng phải là người có hiểu biết về phép chính trị. Những cải cách này đưa đến kết quả là một bộ máy chính quyền trung ương có hiệu suất làm việc cao và quyền lực tập trung một cách hiệu quả. Tuy nhiên, để đạt được thành tựu đó, một bộ máy khổng lồ: năm 1471, thống kê được tổng số quan lại là 5370 người.44 Điều này xảy ra bất chấp việc tự thân nhà vua đã nhận ra mối nguy hại của việc các quan tự ý đặt thêm các vị trí dưới quyền vì lý do riêng: ngay điều đầu tiên trong chương Vi Chế, Bộ luật Hồng Đức đã quy định: “Quan lại đặt ra có số nhất định, nếu bổ dụng hay đặt ra quá hạn định, hay không nên đặt mà đặt ra (nghĩa là không tâu xin) thì thừa một viên phạt 60 trượng, biếm hai tư và bãi chức, thừa 2 viên trở lên thì xử tội đồ, người sau biết mà cứ để yên thì xử tội nhẹ hơn một bậc. Người xin vào chức đặt thừa ấy 43 44 Xem thêm: https://baoangiang.com.vn/ve-che-do-thi-cu-duoi-trieu-vua-le-thanh-tong-1422-1497-- a67523.html, truy cập ngày 19/5/2020. Trương Hữu Quýnh, sđd,tr. 321. 25
  • 27. phải phạt 50 roi, biếm một tư.Còn vì việc quân cần kíp, phải quyền nghi đặt ra ngay thì không kể”.45 Trong khi đó, vua chủ trương hạn chế tối đa số tiền chi dùng vào lương bổng của quan lại, thậm chí có phần hà khắc. Tạ Chí Đại Trường viết: “Tổ chức chi li như thế khiến phát sinh nhiều chức quan – nói như ngày nay là “hệ thống thư lại cồng kềnh”, nhưng chính quyền cũng tính đến việc không phải tổn phí nhiều vì “trước kia quan ít, tước to” nay thì “quan nhiều mà lương ít, trật thấp”.46 Điều này dẫn đến nguy cơ tham nhũng thường trực, và đòi hỏi phải có nhiều biện pháp đủ cứng rắn và hiệu quả để đối phó với vấn nạn này. 1.2.2.3. Luật hồi tỵ dưới triều Lê Thánh Tông Khá tự nhiên, Lê Thánh Tông đã học hỏi chế định hồi tỵ từ Trung Hoa như một công cụ bổ sung thêm cho những nỗ lực chống tham nhũng của mình. Như vậy, nhà vua ủng hộ cách tiếpcận: cần phải phânlập, cách ly những mối quanhệ riêngtư để ngăn chặnchúngtác động đến những quan hệ công. Đây là tư tưởng chỉ đạo của chế định hồi tỵ. Năm 1486, vua “cấm quan lại nhận chức ở ngoài lấy đàn bà con gái trong bộ hạt của mình”.47 Năm 1488, vua lại có chiếu “Từ nay, các quan phủ, huyện, châu xét đặt xã trưởng, hễ là anh em ruột, anh em con chú con bác và bác cháu, cậu cháu với nhau thì cho một người làm xã trưởng, không được cho cả hai cùng làm để trừ mối tệ bè phái hùa nhau”.48 Năm 1495, có lệnh “châu huyện chọn đặt xã trưởng. Nếu là con cô cậu, đôi con dì với nhau và thông gia cùng gả bán cho nhau đều không được cùng làm xã trưởng trong một xã. Nếu đã có xã trưởng rồi, cũng nên chọn người 45 46 47 48 Nguyễn Ngọc Nhuận, Nguyễn Tá Nhí (dịch) (1991), Luật hình triều Lê,NXB Thành phố Hồ Chí Minh. Chương Vi chế,Điều 1. Tạ Chí Đại Trường, sđd,tr. 69. Sử thần triều Lê (1998), Đại Việt sử ký toàn thư (Tập 2),NXB Khoa học xã hội, tr.500. Sử thần triều Lê, (1998), Đại Việt sử ký toàn thư (Tập 2), NXB Khoa học xã hội,tr. 503. 26
  • 28. nào có thể làm được việc thì lưu lại, còn thì tâu lên để cho về hạng cũ”.49 Năm 1497, định lệnh “đổi đi nơi khác. Như các viên quản quân, quản dân ở Nghệ An, nếu người nào có quê quán ở ngay phủ, huyện mình cai trị, có nhà ở nha môn mình làm việc, thì bộ Lại điều động đi nơi khác, chọn người khác bổ thay”.50 Trong bộ Quốc triều hình luật thời Lê Sơ, cũng quen gọi là “Luật Hồng Đức” (do vua Lê Thánh Tông ban bố luật này lần đầu khi đang dùng niên hiệu Hồng Đức) có một số điều luật mang tính chất hồi tỵ, cụ thể: Chương Vi Chế, Điều 2: “Các quan chủ ty chấm thi cùng với người dự thi có thân thuộc, cần phải hồi ty mà không từ chối thì phạt 50 roi, biếm một tư; nếu là các quan di phong, đằng lục thì phải phạt 80 trượng. Thi hương thì được giảm một bậc. Các khảo quan khác (biết là có sự không hồi ty này) mà cứ chấm quyển thì cùng là quan di phong, đằng lục đều được giảm một bậc. Nếu không nên hồi ty mà hồi ty cũng xử tội như thế”.51 Chương Vi Chế, Điều 108: “Những vị đại thần và các quan văn võ đối với các nhà không phải họ hàng anh em và người thuộc hạ của mình, mà không có việc gì cần, lại cứ hay đi lại để họp đảng uống rượu và nhận của hối lộ, hay dùng tài vật để kết giao, đuổi hết người nhà để nói thầm, hoặc yêu mến mà quyến luyến kẻ tội nhân, thì coi như có âm mưu phản nghịch, theo sự tình nặng nhẹ mà định tội”.52 Chương Vi Chế, Điều 114: “Những người mượn tiếng là thân thích nhà quan (với vợ hay nàng hầu cũng thế), để nương dựa quyền thế, thì bị biếm 49 50 51 52 Sử thần triều Lê, (1998), Đại Việt sử ký toàn thư (Tập 2), NXB Khoa học xã hội,tr. 515. Sử thần triều Lê, (1998), Đại Việt sử ký toàn thư (Tập 2), NXB Khoa học xã hội,tr. 525. Nguyễn Ngọc Nhuận, Nguyễn Tá Nhí, sđd,tr.65. Nguyễn Ngọc Nhuận, Nguyễn Tá Nhí, sđd,tr. 95-96. 27
  • 29. hoặc bị đồ; các quan dung nạp bọn ấy, thì bị tội nhẹ hơn 1 bậc”.53 1.2.2.4. Nhận xét Qua những quy định trên có thể thấy rằng các quy định của luật hồi tỵ dưới triều Lê Thánh Tông chủ yếu tập trung vào các cấp chính quyền địa phương. Việc thiếu vắng các quy định như thế ở cấp trung ương có thể là do việc vào đến triều đình là rất khó khăn, hơn nữa hệ thống các thiết chế giám sát tại đây cũng khá mạnh mẽ và nhất là lại nằm ngay dưới sự kiểm soát trực tiếp của nhà vua, do đó nhu cầu có những quy định phòng xa là không lớn. Trong khi đó, ở cấp địa phương khi các thiết chế giám sát gặp nhiều khó khăn hơn, thì những biện pháp bổ sung là rất cần thiết. Ngoài ra, vua Lê Thánh Tông cũng đã lưu tâm đến hoạt động thi cử để tuyển chọn quan lại. Vì tuyệt đại đa số các quan chức triều Lê Sơ đều phải được tuyển chọn thông qua các kỳ thi Nho học, do đó tính khách quan, công bằng của những kỳ thi này là điều kiện đầu tiên để đảm bảo chất lượng nhân lực cho bộ máy nhà nước. Luật hồi tỵ được áp dụng vào lĩnh vực này để tránh nhiều nhất có thể các trường hợp dễ xảy ra hành vi nâng đỡ phi pháp của các quan chức tiến hành tổ chức kỳ thi. 1.2.3. Luật hồi tỵ ở Việt Nam: triều Minh Mạng trở về sau 1.2.3.1. Bối cảnh Hoàn cảnh nước Việt Nam (quốc hiệu Việt Nam bắt đầu từ thời Gia Long Nguyễn Thế Tổ) nói chung và hoàn cảnh lên ngôi của Minh Mạng Nguyễn Thánh Tổ nói riêng có nhiều nét tương đồng với hoàn cảnh trước khi tại vị của Lê Thánh Tông. Gia Long chọn thái tử Nguyễn Phúc Đảm làm Thái tử thay cho người con trưởng Nguyễn Phúc Kiểu do nhận thấy ông là người không có cảm tình với người Pháp, việc đưa ông lên ngôi có thể bảo vệ Việt Nam khỏi ảnh hưởng của Pháp.54 Ông lên ngôi khi đã 30 tuổi, có hiểu biết nhất định về triều chính. Tuy nhiên, cũng như Lê Thánh Tông, Nguyễn Thánh Tổ gặp 53 Nguyễn Ngọc Nhuận, Nguyễn Tá Nhí, sđd,tr.97. 54 Xem thêm: https://vi.wikipedia.org/wiki/Minh_M%E1%BA%A1ng, truy cập 20/5/2020. 28
  • 30. phải một số vấn đề có thể thách thức sự cai trị của bản thân: các quan võ có công lớn với vua Gia Long nắm khá nhiều quyền hành trong triều; trong khi hai đơn vị hành chính lớn là Bắc Thành và Gia Định thành có quá nhiều quyền lực, quản lý bởi 2 tổng trấn nắm trong tay nhiều quyền lực, đe dọa trở thành những thế lực cát cứ địa phương nếu không loại bỏ. Cuộc cạnh tranh giữa các lực lượng khai quốc công thần và những quan lại được tuyển bổ qua con đường khoa cử mới vẫn còn đang nghiêng về phía cựu đại thần: Lê Văn Duyệt và Lê Chất đang ở đỉnh cao quyền lực. Hai người này thống trị Bắc Thành (Bắc Kỳ) và Gia Định Thành (Nam Kỳ) như những “phó vương”. Trên phạm vi toàn quốc, nhà nguyễn cũng chưa có được uy tín cần thiết: “Bắc Hà là một thế giới khác, nơi cư dân chỉ biết có nhà Lê. Họ coi ông đơn giản là một phiên thần nổi loạn. Phía nam của Huế, vùng Quy Nhơn là thành trì cũ của Tây Sơn”.55 Điều này đặt ra cho Minh Mạng một nhiệm vụ cấp bách không kém gì so với Lê Thánh Tông: phải nhanh chóng tiến hành một cuộc cải cách toàn diện để lập lại trật tự dưới sự điều tiết tối cao của một chính quyền quân chủ tập quyền. Thành công trong việc này và làm cho đất nước ổn định trở lại, Minh Mạng cũng có cơ sở nhất định để có thể thoát khỏi sự ảnh hưởng của người Pháp (ít nhất là trong thực tế ngắn hạn). Một lần nữa, nhu cầu bức thiết phải có một bộ máy quan liêu hoàn chỉnh từ trên xuống dưới được thiết kế. Lãnh thổ rộng lớn mà Minh Mạng đang cai trị cũng là một lý do: sự cách biệt giữa miền Bắc và miền Nam qua dải đất miền Trung hẹp và bị chia cắt bởi núi bắt buộc hệ thống quản trị của nhà nước phải có đủ sức để kiềm chế các địa phương trong khi phát huy tối đa nguồn lực tại chỗ. 1.2.3.2. Sơ lược về tổ chức bộ máy nhà nước thời Minh Mạng Bộ máy nhà nước thời Minh Mạng mang nặng tính chất Nho giáo cực đoan một phần do chính bản thân sự giáo dục mà ông được nhận, phần khác do tư tưởng chống Pháp. Minh Mạng liên tục thể hiện sự đề cao tuyệt đối Nho giáo, mà đỉnh điểm là khi nhà vua tự nhận nước Việt Nam là đất nước của những người “Hán”thực thụ thay cho Trung Hoa đang nằm dưới sự cai trị của người “Bắc Địch” (tức người Mãn Châu, khởi đầu của 55 Xem thêm: https://tiasang.com.vn/khoa-hoc-cong-nghe/Phe-phai-va-canh-tranh-quyen-luc-o-Viet- Nam-dau-the-ky-XIX-11180, truy cập ngày 20/5/2020. 29
  • 31. người Thanh).56 Do đó, trật tự cai trị mà nhà vua mong muốn xác lập chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi hệ tư tưởng này. Quá trình thay đổi hệ thống hành chính hiện thời của Minh Mạng là một quá trình phức tạp, nhưng việc phân tích chi tiết sẽ đi ra khỏi phạm vi của khóa luận này. Do vậy, người viết sẽ tập trung vào những kết quả đã đạt được của những nỗ lực đó. Tại trung ương, mô hình chính quyền thời Lê Sơ về cơ bản được tái lập. 6 Bộ vẫn được duy trì với tư cách là những thiết chế quản trị chuyên môn cao nhất, 6 Khoa (lục Khoa) có nhiệm vụ kiểm soát công việc của các Bộ và công việc khác ở trung ương. Thiết chế lục Tự vẫn được kế thừa; hệ thống các cơ quan chuyên môn khác cũng được tái lập và có một số thay đổi trong cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ quyền hạn. Nhà vua tiếp nhận cơ chế Công đồng từ thời Gia Long, sửa đổi thành định chế Đình nghị, mở rộng về thành phần,57 có quyền quyết định nhiều vấn đề quan trọng (mặc dù quyền quyết định tối cao vẫn nằm trong tay vua), ngoài ra còn có nhiệm vụ tuyển chọn quan lại theo lệnh của nhà vua và phúc thẩm vác vụ án mà Tam pháp ty và Bộ Hình chuyển sang. Bên cạnh mình, vua lập ra Nội Các có vai trò như một văn phòng riêng giúp việc cho vua và Cơ mật viện làm cơ quan tư vấn riêng cho vua. Bộ máy trung ương đạt đến một mức độ hoàn thiện khá cao. Tại địa phương, vua chia cả nước ra làm các tỉnh, do một viên Tuần phủ đứng đầu, ngoài ra còn có chức danh liên tỉnh là Tổng đốc thường kiêm nhiệm 2-3 tỉnh, tự mình làm Tuần phủ 1 tỉnh. Các vị quan này có một số chức danh giúp việc như Bố chánh sứ ty lo việc thuế khóa, hộ khẩu, hành chính; Án sát sứ ti lo về an ninh, luật pháp; Lãnh binh lo về quân sự. Dưới đó là phủ, huyện, châu, đứng đầu là các Tri phủ, Tri huyện, Tri châu. Dưới cùng là cấp xã, cũngđược thừa nhận quyền tự trị khá cao. Quản lý tại xã là do hai cơ quan: Hội đồng kỳ mục là cơ qua/hội đồng kỳ hào / hội đồng làng quyết nghị và chức dịch làng xã, gồm có Lý trưởng, phó lý, trương tuần. Trên cấp xã có một đơn vị không chính thức là tổng, thực tiễn đã diễn ra thì bản chất “Tổng là cánh tay vươn dài của phủ, huyện, châu 56 57 Xem thêm: https://tiasang.com.vn/khoa-hoc-cong-nghe/Nguon-goc-nguoi-Viet-Mot-luoc-su-tu- tuong-18523, truy cập 20/5/2020. Nguyễn Minh Tuấn, Phạm Thị Duyên Thảo, Mai Văn Thắng (đồng chủ biên) (2017), Giáo trình Lịch sử Nhà nước và Pháp luật Việt Nam,NXB Đạihọc Quốc gia Hà Nội, tr. 216 – 217. 30
  • 32. đến làng, xã, là một trong những biện pháp để triều Nguyễn kiểm soát, can thiệp sâu hơn đến làng, xã cổ truyền với hai mục tiêu là thu thuế và đảm bảo an ninh xã hội”.58 Như vậy, một bộ máy quan liêu khác đã được thiết lập, và có phần đảm bảo hơn sự thống trị của chính quyền trung ương lên các chính quyền địa phương. Tính chuyên chế của bộ máy nhà nước thời Nguyễn cao hơn thời Lê Sơ. 1.2.3.3. Luật hồi tỵ dưới triều Minh Mạng Các quy định hồi tỵ dưới triều nhà Nguyễn, đặc biệt là từ đời Minh Mạng có sự mở rộng đáng kể về phạm vi nếu so sánh với các quy định hồi tỵ từ thời Lê Thánh Tông. Bắt đầu từ triều Minh Mạng, nhiều quy tắc hồi tỵ chặt chẽ đã được đặt ra, bao trùm lên nhiều lĩnh vực hoạt động của bộ máy nhà nước. Cụ thể, trong sách Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ (Tập 3),59 các quy định hồi tỵ được ban hành dưới triều Minh Mạng gồm: Năm 1822, vua ra quy định: “Từ này về sau phàm quan viên ở các thành, doanh, trấn về Kinh vào chầu, thì chuẩn cho từ tham biện trở lên được dự đình nghị, nếu trong khi đang bàn gặp có việc can thiệp đến hạt ấy theo lễ trên nên tránh mặt thì cũng cho tránh mặt”. Năm 1823, quy định: “Từ nay các quan viên mọi thành, doanh, trấn được dự đình nghị nếu trong khi hội bàn gặp có việc can thiệp đến nha môn ấy mà lẽ nên hồi tị thì cũng cho hồi tị”. Năm 1825, quy định: “Từ nay gặp có công việc án giao bộ (Lại) tra bàn, nếu người bị phân xử hiện là quan trên ở trong bộ thì cho hồi tị, nếu là quan trên cũ không cần phải hồi tị”. Năm 1830, quy định “Các lại dịch thuộc bộ, hễ có bố, con cùng anh em ruột, anh em chú bác cùng làm ở 1 bộ, đều cho trích ra đổi bổ đi nha môn 58 59 Đỗ Bang (1998), Khảo cứu kinh tế và tổ chức bộ máy nhà nước triều Nguyễn – những vấn đề đặt ra hiện nay,NXB Thuận Hóa, tr.152. Nội các triều Nguyễn (1993), Khâmđịnh Đại Namhội điển sự lệ (Tập 3),NXB Thuận Hóa, tr. 390-393. 31
  • 33. khác. Lại các nha môn trong Kinh và ngoài các tỉnh phàm có việc giống như thế đều nên cứ thực tâu rõ không nên vì tình riêng mà che chở”. Năm 1831, quy định: “Viện Thái Y có những người thân thuộc cùng thuộc một nha, viện ấy chuyên giữ việc phương thuốc, chẳng phải ví như nha khác, đều vẫn để chức dịch cũ không cần hồi tị. Trước đây các thông phán, kinh lịch ở các trấn, phần nhiều lấy người trong hạt sung bổ, khó khỏi có tình riêng với hương ty sẵn cớ làm tệ. Vậy nay cho phàm những người làm thông phán, kich lịch ở hạt mình đều đổi đi hạt khác”. Năm 1834 quy định: “Những chức tri sự, lại mục phủ, huyện ở các tỉnh từ trước đặt bổ còn có người cùng hạt một nha xin đều do quan tỉnh ấy thẩm tra đổi đi nơi khác. Nhưng lũ tri sự, lại mục ở phủ, huyện các địa phương, trước đình thần đã bàn xin, hoặc có người cùng hạt, thì đều tra hạch đổi bổ đã chuẩn cho thi hành. Nay nghĩ tất cả các địa phương cũng có người cùng hạt, đều tra hạch đổi bổ đã chuẩn cho thi hành. Nay nghĩ tất cả các địa phương cũng có người cùng hạt, duy có 1 phủ ấy, nếu lấy là quê quán ở cùng 1 phủ đều bắt hồi tị cả, thì sẽ không có chỗ thiếu để đổi đi. Vậy lại chuẩn định, phàm các địa phương tỉnh nào từ 2 phủ trở lên, thì những trị sự, lại mục thuộc phủ vẫn xét quê quán đổi bổ, duy tỉnh nào có 1 phủ thì những tri sự, lại mục trừ người nào quê ở huyện mà phủ ấy kiêm lý thì đổi bổ ngay, nếu chỉ là quê ở thuộc huyện thì vẫn cho ở cùng chức như cũ cho giản tiện, không cần đổi đi nơi khác”. Năm 1837 quy định: “Quan lại ở dịch, phủ, huyện, nên do các tổng đốc, tuần phủ, bố án, án các tỉnh hội đồng tra xét. Những lại mục, thông lại các nha thuộc hạt, phủ, ba năm trở lên, thì chuyển bổ đi nha khác ngay, ai là quê ở cùng phủ, huyện cũng cho chuyển bổ ngay, đều do quan tỉnh cấp bằng việc cho đỡ phiền phức”. Cùng vào năm 1837 có lệ: “Đình thần chọn cử Nguyễn Song Thanh là lang trung làm biện lý bộ vụ thăng thự bố chính sứ Định Tường, sớ dâng lên đã 32
  • 34. phê là đang nhận, lại nghĩ viên ấy lúc tuổi trẻ đã từng đi học ở Nam Kỳ lâu ngày quen biết cũng nhiều nay nếu bổ làm chức tư mục (quan cai trị) ở đấy thực thấy chẳng tiện. Vậy chức bố chính Định Tường còn khuyết cho lấy thự bố chính Bình Định là Hà Đăng Khoa bổ thụ ngay. Nay viên ấy hiện sung làm phó chủ khảo trường thi Gia Định, cho đợi việc trường thi xong tức thì đến nhận chức mới mà làm việc. Còn Nguyễn Song Thanh cho đổi làm thự bố chính sứ Bình Định cho hợp sự thể, và bố, án đều làm quan to 1 địa phương, chức dùng quan hệ chẳng phải là nhỏ. Từ này phàm đình thần có cử người nào trừ ngoại lệ ở chính quán nên phải hồi tị, còn người tuy không phải là chính quê mà có nơi ở ngụ hoặc làng mẹ, làng vợ, cùng nơi du học lúc trẻ tuổi, có một trong những điều ấy tức phải bày tỏ rõ ràng tâu lên đợi Chỉ, không nên hàm bổ như trước”. Tiếp theo, trong Đại Nam điển lệ toát yếu, cũng chép thêm quy định hồi tỵ khác do Minh Mạng đặt ra trong Điều 97: “Lệ năm Minh Mạng thứ mười bảy định rằng phàm các chức lại mục, thông lại ở một phủ huyện nào, mà là người cùng một làng, cùng là viên nào làm việc ở một nha môn đã được ba năm trở lên, tức thì phải chuyển bổ đi nha khác. Những viên chức nào nguyên quán ở phủ huyện ấy, tức thì phải dời bổ đi nơi khác”. 1.2.3.4. Sự kế thừa và phát huy các quy định hồi tỵ của Minh Mạng của các đời vua nhà Nguyễn Luật hồi tỵ không chỉ được phát triển bởi một mình vua Minh Mạng. Các triều đại vua kế tiếp đã kế thừa sự quan tâm đến vấn nạn tham nhũng của vua Minh Mạng và đề ra thêm một số quy định hồi tỵ khác bổ sung vào quan chế các đời, nhằm tiếp nối những nỗ lực làm trong sạch, vững mạnh bộ máy nhà nước. Vẫn trong Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ (phần Chính chép đến đời Tự Đức năm 1851, phần Tục biên chép tiếp từ năm 1852 đến năm 1889) chép: Đời Thiệu Trị, năm 1844 có quy định: “Về sau là các nha môn lớn nhỏ ở trong Kinh và ngoài các tỉnh, nếu trong mỗi nha mà có thân thuộc phải để tang từ 3 tháng trở lên, cùng là những nha có tình thông gia, về bên gái có 33
  • 35. bố mẹ chồng, về bên trai có bố vợ, cùng là anh chị em vợ, hễ tương đối có tình thân hậu như thế đều cho hồi tị. còn không phải là họ hàng xa, họ hàng với vợ chẳng có thân thiết cùng quyến thuộc với thông gia hay anh em nhà vợ lẽ, và cùng quê cùng quán thì tuy cùng thuộc 1 nha cũng cho miễn hồi tị. Còn như 2 ty phiên, niết ở các trực tỉnh đều có chuyên trách, tựu trung 2 ty phiên, niết ở các trực tỉnh đều có chuyên trách, tựu trung 2 ty ấn ấy quan và tá lại mọi người mọi việc phần nhiều có tương quan, nếu thuộc vào những loại trên nên cho hồi tị”. Đời Tự Đức, năm 1857, quy định: “Trong một tổng không được chọn một người trong cùng một xã cùng làm Chánh, Phó tổng; trong một tổng hay trong một xã không được chọn người có thân thuộc “cơ phục”29 cùng làm Chánh, Phó tổng. Lý trưởng cũng không được có liên hệ hôn nhân. Trước đây nếu có trường hợp như vậy thì sức cho bắt phải hồi tị thôi chức. Nay về sau nếu xem thường phạm tội này, viên Chánh, Phó tổng, Lý trưởng đó bị chiếu theo luật “vi chế”30 mà xét xử, viên phủ, huyện kiểm tra để cử bị luận vào tội “thất sát”. Đời Tự Đức, năm 1882, quy định: “Theo lệ phải hồi tị, người nào như đã phân ty cho phép thượng cấp ở đấy chuyển cải. Còn như nha nào chỉ có một ty thì tư cho Bộ Lại để du di bổ đi nơi khác”. Đời Đồng Khánh, năm 1887, quy định: “Từ này về sau, phàm văn võ ấn quan ở trong cùng một vệ, một tỉnh những người nào có quê quán cùng một huyện, thường ngày vốn thân thiết, phải hồi tị. Lại ở cùng một Bộ, một tỉnh mà người cùng một hạt, hoặc cùng làm việc một nơi 4 người mà đến 3 người cùng hạt cùng phải hồi ti. Còn như quê quán mẹ, quê quán vợ thì đến lúc cần cứ thực sự trình rõ, nên giữ lại chức hay nên cải điều xin chờ chỉ. Còn lại xin tuân theo lệ định vào năm Thiệu Trị thứ 4 mà thi hành cho có quy định thống nhất”. Sách khác, Đại Nam hội điển sự lệ toát yếu chép quy định đời Thành Thái, năm 34
  • 36. 1890 tại Điều 209: “Lệ năm Thành Thái thứ hai định rằng sang năm sau đến kỳ thi Hương, các tỉnh các đạo phải xét rõ các quan Tỉnh và quan Đốc học , cùng các viên Phủ, Huyện, các viên giáo thụ, Huấn đạo, Thông phán, Kinh lịch, viên nào vốn là tiến sĩ, phó bảng và cử nhân xuất thân, với lại các cử nhân còn ở nhà (chưa ra làm quan), trừ những viên chức nào có duyên cớ gì ra, còn thì người nào có thân thích ứng thi, theo lệ phải hồi tỵ, đều phải chú cước rõ ở dưới họ tên, rồi phải nội trong một tháng, kê khai đủ chức hàm, tên họ và quan chỉ, đệ trình vào Bộ, để kịp thì giờ lựa chọn làm khảo quan, cử hành việc trường”. 1.2.3.5. Nhận xét Có thể thấy, về số lượng và về phạm vi áp dụng, các quy tắc hồi tỵ dưới triều Minh Mạng (nói riêng, và dưới triều Nguyễn nói chung) có một sự mở rộng đáng kể so với các quy định hồi tỵ dưới triều Lê Sơ, đặc biệt là có áp dụng cho cả hoạt động họp mặt, bàn luận trong thiết chế Đình nghị. Sự phát triển này của luật hồi tỵ phần nào nói lên được sự quan tâm của vua Minh Mạng và những đời vua sau về quốc nạn tham nhũng. 1.2.4. Tiểu kết: Quá trình phát triển của lịch sử Việt Nam thời quân chủ gắn với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước lâu dài, và nổi bật lên trong quá trình đó là sự hình thành và phát triển của một bộ máy quan liêu ngày càng phát triển với mục tiêu quyền hành tập trung trong tay đấng quân vương ngày càng lớn. Sự độc tôn của Nho giáo kể từ thời Lê Sơ là một chất xúc tác cho xu hướng này, trong khi những vị vua như Lê Thánh Tông hay Minh Mạng là những người trực tiếp xây dựng nên những bộ máy có những tính chất như vậy. Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng bộ máy nhà nước quân chủ (i) có mục tiêu tối thượng là áp đặt quyền lực tuyệt đối của quân vương lên toàn bộ lãnh thổ mà quân vương ấy cai trị; và (ii) không tồn tại sự phân định rạch ròi giữa các chức năng cơ bản, nhất là hành pháp (theo nghĩa quản trị nhà nước) và tư pháp (theo nghĩa là các hoạt động tố tụng). Sự phát triển của chế định hồi tỵ với tư cách là một công cụ ngăn chặn tham nhũng của nhà nước, bản chất là một công cụ ngăn chặn tham nhũng của nhà vua, phải bị quy định bởi những tính chất trên. 35
  • 37. Về mặt phạm vi, luật hồi tỵ điều chỉnh các vấn đề bầu / bổ nhiệm và điều động, sắp xếp vị trí làm việc của quan lại trong các cơ quan nhà nước hoặc trong các kỳ thi tuyển chọn nhân sự cho nhà nước. Theo những quy tắc này, các quan hệ riêng tư của một cá nhân có chức vụ, quyền hạn phải bị cách ly, hạn chế đến mức tối đa khả năng tác động đến người đó trong toàn bộ quá trình người đó thực hiện công vụ được giao. Một vị quan dưới triều Hậu Lê đang đương chức tại thừa tuyên Thiên Trường (sau đổi thành Sơn Nam) sẽ không thể lấy vợ ở địa phương của mình, nhưng nếu được thuyên bổ đi Kinh Bắc thì có thể lấy vợ người ở Thiên Trường được. Các quy định hồi tỵ có một khuyết điểm cực kỳ quan trọng là không có chế tài cụ thể đối với các vi phạm. Hầu như các quy định hồi tỵ được dẫn ở trên mang tính chất như những lời khuyên răn, hoặc chỉ có biện pháp khắc phục vi phạm mà không có chế tài nào: “nên tránh mặt thì cũng cho tránh mặt”; “nên hồi tị thì cũng cho hồi tị”, “cho hồi tị”, “không nên vì tình riêng mà che chở”, “đổi bổ đi nha môn khác”, “đổi đi hạt khác”. Điều đó khiến giá trị thực tiễn của chế định này giảm đi đáng kể. Các quy định hồi tỵ trên thực tế không phải đã trở thành một công cụ “toàn năng”, chống tham nhũng một cách hiệu quả dưới các triều đại quân chủ. Mặc dù triều Nguyễn đã xây dựng và áp dụng rất nhiều quy tắc hồi tỵ, tuy nhiên tình trạng tham nhũng vẫn xảy ra phổ biến: năm 1827, vua Minh Mạng cho rằng quan lại “coi pháp luật như hư văn, xoay sở làm khó dễ dân để yêu sách, chỉ cốt lấy tiền, nếu không được thì buộc tội”, và cho đến thời vua Tự Đức thì tình hình vẫn rất nghiêm trọng “Quan vui thì dân khổ, ích người trên thì tốn kẻ dưới... đưa quà cáp xin xỏ để làm cái thang bước lên quan trường, hoặc bắt đóng góp khắc bạc đã làm của cải cho mình tiêu dùng, những tình tệ ấy không kể xiết”.60 Tuy nhiên, nếu đánh giá các quy định hồi tỵ dựa trên kết quả thực tế của tổng thể các nỗ lực phòng, chống tham nhũng của các triều đại quân chủ nói chung thì sẽ rất khó khăn và thiếu tính khoa học vì hai lý do: Thứ nhất, bản thânviệc đánh giá tình trạng tham nhũng trong suốt các triều đại, hoặc trong một thời gian / một triều đại cụ thể là rất khó. Kể cả đối với 60 Trương Hữu Quýnh, sđd,tr. 441. 36
  • 38. triều Nguyễn là triều đại quân chủ cuối cùng, gần gũi về mặt thời gian nhất, cũng vẫn còn rất ít công trình nghiên cứu thống kê đầy đủ các vụ tham nhũng đã được ghi nhận. Chưa kể số lượng vụ việc không được ghi chép vào sử liệu, hoặc chưa được phát giác. Thứ hai, không thể khẳng định một định chế pháp luật là hiệu quả hay không dựa vào việc mục tiêu mà nó hướng tới có đạt được không, đến mức độ nào. Lấy ví dụ phòng chống tham nhũng, sẽ là sai lầm nếu cho rằng tham nhũng triều Nguyễn không được giải quyết tốt là do luật hồi tỵ không hiệu quả, vì đã bỏ qua các yếu tố khác như các quy định liên quan (về cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước, quy định về phân định trách nhiệm của quan lại, quy định về tiền lương của quan lại, quy định về thanh tra giám sát hoạt động công vụ của quan lại...) và điều kiện cụ thể về kinh tế, xã hội. Do vậy, chỉ nên khảo sát, nghiên cứu các giá trị nội tại của các quy định hồi tỵ triều Nguyễn và đánh giá tiềm năng áp dụng theo nhu cầu hiện tại, tính đến thực tế Việt Nam cũng đã có nhiều công cụ pháp lý và công cụ chính trị khác để phòng chống tham nhũng, để từ đó đưa ra một số đề xuất để việc áp dụng này là hợp lý. 37