SlideShare a Scribd company logo
1 of 80
Download to read offline
I
CẨM NANG AN TOÀN SINH HỌC PHÒNG XÉT NGHIỆM
ẤN BẢN LẦN 4
VÀ
CÁC CHUYÊN ĐỀ BỔ SUNG
CHUẨN BỊ VÀ
ỨNG PHÓ DỊCH BỆNH
Region
Pacific
Western
Organization
World Health
II CHUẨN BỊ VÀ ỨNG PHÓ DỊCH BỆNH
CẨM NANG AN TOÀN SINH HỌC PHÒNG XÉT NGHIỆM
ẤN BẢN LẦN 4
VÀ
CÁC CHUYÊN ĐỀ BỔ SUNG
CHUẨN BỊ VÀ
ỨNG PHÓ DỊCH BỆNH
Region
Pacific
Western
Organization
World Health
Chuẩn bị và ứng phó dịch bệnh
(Cẩm nang an toàn sinh học, ấn bản lần 4 và các chuyên đề bổ sung)
ISBN 978 92 9061 987 1 (bản điện tử)
© Tổ chức Y tế Thế giới 2022
Bảo lưu một số quyền. Tài liệu này sẵn có theo giấy phép Creative Commons Attribution-
NonCommercial-ShareAlike 3.0 IGO (CC BY-NC-SA 3.0 IGO; https://creativecommons.org/
licenses/by-nc-sa/3.0/igo).
Theo các điều khoản của giấy phép này, có thể sao chép, phân phối và biên tập lại nội dung tài
liệu này cho các mục đích phi thương mại, miễn là có trích dẫn đầy đủ như hướng dẫn bên dưới.
Khi sử dụng tài liệu này, Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization-WHO) không gợi ý bất
kỳ tổ chức, sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể nào. Không được phép sử dụng logo của WHO. Nếu biên
tập lại tài liệu, phải xin cấp phép cho tài liệu chỉnh sửa theo giấy phép Creative Commons hoặc
tương đương. Nếu dịch tài liệu này, người dịch cần bổ sung vào bản dịch tuyên bố miễn trừ trách
nhiệm như sau: “Bản dịch này không phải do WHO (WHO) dịch. WHO không chịu trách nhiệm
về nội dung hay tính chính xác của bản dịch này. Ấn bản gốc tiếng Anh sẽ là ấn bản bắt buộc và
chính thống” cùng với trích dẫn như hướng dẫn.
Mọi thủ tục hòa giải liên quan đến các tranh chấp phát sinh về giấy phép này sẽ được tiến hành
theo các quy tắc hòa giải của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (http://www.wipo.int/amc/en/
mediation/rules/).
Gợi ý trích dẫn. Outbreak preparedness and resilience. Manila: World Health Organization
Regional Office for the Western Pacific; 2022 (Laboratory biosafety manual, fourth edition and
associated monographs). Licence: CC BY-NC-SA 3.0 IGO.
Biên mục trong ấn phẩm (CIP). Dữ liệu CIP sẵn có tại http://apps.who.int/iris.
Mua bán, bản quyền và cấp phép. Để mua các ấn phẩm của WHO, truy cập trang web http://
apps.who.int/bookorders. Để gửi các yêu cầu sử dụng cho mục đích thương mại và câu hỏi về bản
quyền và cấp phép, truy cập trang web http://www.who.int/about/licensing.
Các tư liệu của bên thứ ba. Nếu muốn sử dụng những tư liệu do bên thứ ba cung cấp trong tài liệu
này, ví dụ bảng, hình hoặc hình ảnh, người sử dụng phải có trách nhiệm xác định xem có cần xin
phép để sử dụng hay không và nhận sự cho phép từ chủ sở hữu bản quyền. Rủi ro của việc yêu cầu
bồi thường do vi phạm bất kỳ nội dung nào thuộc sở hữu của bên thứ ba hoàn toàn tùy thuộc vào
người sử dụng.
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm chung. Các chức danh và các tư liệu sử dụng trong ấn phẩm này
không ngụ ý thể hiện bất kỳ quan điểm nào của WHO liên quan đến tình trạng pháp lý của bất kỳ
quốc gia, vùng lãnh thổ, thành phố hoặc khu vực nào hoặc của các cơ quan có thẩm quyền hoặc
liên quan đến việc phân định biên giới hoặc ranh giới. Các đường chấm và nét đứt trên bản đồ thể
hiện các đường biên giới một cách tương đối nên có thể chưa được thống nhất hoàn toàn.
Việc đề cập đến các công ty cụ thể hoặc sản phẩm của một số nhà sản xuất nhất định không có
nghĩa là WHO quảng cáo hoặc khuyến nghị các công ty/sản phẩm này thay cho những công ty/
sản phẩm có tính chất tương tự mà không đề cập đến ở đây. Tên của các sản phẩm độc quyền
đều được phân biệt bằng cách viết hoa các chữ cái đầu tiên trừ trường hợp do lỗi và sơ sót.
WHO đã thực hiện tất cả các biện pháp phòng ngừa hợp lý để xác minh những thông tin trong ấn
phẩm này. Tuy nhiên, ấn phẩm được phân phối mà không có bất kỳ hình thức đảm bảo nào dù thể
hiện ra hay ngụ ý. Người đọc có trách nhiệm diễn giải và sử dụng các tư liệu này. Trong mọi trường
hợp, WHO sẽ không chịu trách nhiệm về những thiệt hại do việc sử dụng các tư liệu này gây ra.
Thiết kế và trình bày do Paul Bloxham thực hiện.
iii
iii
Mục lục
Lời cảm ơn vi
Giải thích thuật ngữ vii
Lời nói đầu  x
PHẦN 1 Giới thiệu  1
1.1 Các giai đoạn của một vụ dịch2
1.2 Sự chuẩn bị sẵn sàng4
PHẦN 2 Đánh giá nguy cơ 5
2.1 Thu thập thông tin6
2.2 Đánh giá nguy cơ7
2.3 Xây dựng chiến lược kiểm soát nguy cơ8
2.4 Lựa chọn và triển khai các biện pháp kiểm soát nguy cơ9
2.5 Xem xét các nguy cơ và các biện pháp kiểm soát nguy cơ11
Thiết kế cơ sở vật chất 13
3.1 Các phòng xét nghiệm lưu động13
3.2 Các phòng xét nghiệm ứng phó dịch trong tòa nhà14
3.3 Cơ sở hạ tầng phòng xét nghiệm ứng phó dịch15
3.4 Tích hợp phòng xét nghiệm như một phần của ứng phó dịch bùng phát15
3.5 Trang thiết bị phòng xét nghiệm16
PHẦN 4 Năng lực nhân viên và đào tạo 17
4.1 Tuyển dụng, đào tạo và đánh giá17
4.2 Các cân nhắc trong công tác triển khai19
4.3 Lựa chọn và hỗ trợ nhóm xét nghiệm20
iv CHUẨN BỊ VÀ ỨNG PHÓ DỊCH BỆNH
iv
PHẦN 5 Trang bị bảo hộ cá nhân 21
PHẦN 6 Luồng công việc của phòng xét nghiệm 23
6.1 Nhận mẫu và quản lý dữ liệu bệnh nhân25
6.2 Sự bất hoạt mẫu bệnh phẩm29
6.3 Lựa chọn phương pháp chẩn đoán30
6.4 Khử nhiễm và quản lý chất thải34
6.5 Lưu trữ mẫu37
6.6 Báo cáo37
PHẦN 7 Chuyển gửi và vận chuyển mẫu 39
7.1 Phân loại mẫu41
7.2 Đóng gói mẫu42
7.3 Điều kiện vận chuyển mẫu43
PHẦN 8 Ứng phó tai nạn và sự cố 45
PHẦN 9 Yếu tố con người và sức khỏe nghề nghiệp 47
9.1 Yếu tố con người47
9.2 Sức khỏe nghề nghiệp48
PHẦN 10 An ninh sinh học phòng xét nghiệm 53
PHẦN 11 Công bố hết dịch 55
11.1 Truyền thông55
11.2 Bài học kinh nghiệm56
11.3 Duy trì tăng cường giám sát56
11.4 Kết thúc hoạt động của phòng xét nghiệm56
v
v
Tài liệu tham khảo 58
Thông tin thêm 60
Phụ lục các yêu cầu về đóng gói 61
MỤC LỤC
vi CHUẨN BỊ VÀ ỨNG PHÓ DỊCH BỆNH
Lời cảm ơn
Điều phối viên chính
Tiến sĩ Kazunobu Kojima, Tổ chức Y tế Thế giới, Thụy Sĩ
Các đóng góp khoa học
Tiến sĩ Martin Gabriel, Viện Y học Nhiệt Đới Bernhard Nocht, Đức
Tiến sĩ Andreas Kurth, Viện Robert Koch, Đức
Tiến sĩ Catherine Makison Booth (Phó trưởng nhóm), Nhóm Điều hành Y tế và An toàn,
Vương Quốc Anh và Bắc Ireland
Tiến sĩ Jane Shallcross (Trưởng nhóm), Cơ quan Y tế Công cộng Anh (Tổ chức Y tế Thế
giới (WHO) phối hợp với Trung tâm An toàn sinh học Ứng dụng và Đào tạo), Vương
quốc Anh và Bắc Ireland
Tiến sĩ Andrew Simpson, Bệnh viện Lào-Oxford-Mahosot – Đơn vị nghiên cứu
Wellcome Trust, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
Quản lý dự án
Bà Rica Zinsky, Tổ chức Y tế Thế giới, Thụy Sĩ
Chuyên gia phản biện
Tiến sĩ Benedict Gannon, Vương quốc Anh – Nhóm phản ứng nhanh Y tế công cộng, Cơ
quan Y tế Công cộng Anh (WHO phối hợp với Trung tâm An toàn sinh học Ứng dụng và
Đào tạo), Vương quốc Anh và Bắc Ireland
Hiệu đính kĩ thuật
Bà Fiona Curlet
Hỗ trợ tài chính
Tài liệu này được biên soạn và xuất bản với sự hỗ trợ tài chính từ Chương trình Đối tác
Toàn cầu, Bộ các Vấn đề Toàn cầu Canada, Chương trình Tham gia An ninh sinh học,
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và Cơ quan Giảm thiểu Đe doạ Quốc phòng, Bộ Quốc phòng
Hoa Kỳ.
Biên dịch
Ông Nguyễn Thanh Thủy, Viện Vệ Sinh Dịch Tễ Trung Ương, Việt Nam
Bà Trần Diệu Linh, Viện Vệ Sinh Dịch Tễ Trung Ương, Việt Nam
Bà Trịnh Quỳnh Mai, Viện Vệ Sinh Dịch Tễ Trung Ương, Việt Nam
vi
vii
Giải thích thuật ngữ
Tác nhân sinh học: Vi sinh vật, vi rút, độc tố sinh học, hạt hoặc vật chất lây nhiễm khác,
có nguồn gốc tự nhiên hoặc biến đổi gen có khả năng gây lây nhiễm, dị ứng, nhiễm
độc hoặc tạo ra mối nguy hiểm cho người, động vật hay thực vật.
An toàn sinh học: Các nguyên tắc, công nghệ và thực hành ngăn chặn, kiểm soát được
thực thi nhằm ngăn ngừa việc vô tình phơi nhiễm hoặc vô ý phát tán các tác nhân sinh
học.
An ninh sinh học: Các nguyên tắc, công nghệ và thực hành được thực thi để bảo vệ,
kiểm soát và chịu tránh nhiệm đối với các vật liệu sinh học và/hoặc các thiết bị, kỹ
năng và dữ liệu liên quan đến việc xử lý các vật liệu sinh học. An ninh sinh học hướng
tới ngăn ngừa sự tiếp cận trái phép, thất lạc, lấy cắp, sử dụng sai, chuyển mục đích
hoặc phát tán các vật liệu sinh học đó.
Khả năng lây nhiễm: Khả năng lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp một tác nhân sinh
học từ người sang người hoặc động vật sang động vật. Khả năng này thường liên
quan/được thể hiện bằng một khái niệm dịch tễ học là hệ số lây nhiễm cơ bản (R0),
được tính bằng số trung bình trường hợp lây nhiễm thứ phát từ một cá thể bị nhiễm
ban đầu trong một quần thể nguy cơ cao.
Ngăn chặn: Sự kết hợp giữa các thông số thiết kế vật lý với thực hành nhằm bảo vệ
người, môi trường làm việc và cộng đồng khỏi nguy cơ phơi nhiễm với tác nhân sinh
học. Thuật ngữ ngăn chặn sinh học cũng được dùng trong trường hợp này.
Khử nhiễm: Việc làm giảm lượng tác nhân sinh học sống hoặc các vật liệu nguy hiểm
khác trên bề mặt hoặc vật dụng xuống mức quy định bằng các biện pháp vật lý và/
hoặc hóa học.
Chất khử trùng: Các chất có khả năng loại bỏ tác nhân sinh học sống trên bề mặt
hoặc trong nước thải. Các chất này có hiệu quả khác nhau tùy thuộc vào tính chất,
nồng độ, thời gian tồn tại và thời gian tiếp xúc với tác nhân.
Khử trùng: Một quá trình loại bỏ các tác nhân sinh học sống khỏi các vật dụng hoặc
bề mặt để thao tác hoặc sử dụng một cách an toàn.
Phơi nhiễm: Sự việc một cá thể tiếp xúc hoặc ở gần với các tác nhân sinh học có khả
năng lây nhiễm hoặc gây hại. Các con đường phơi nhiễm có thể bao gồm hít phải,
nuốt phải, tổn thương da và hấp thụ qua da và thường phụ thuộc vào đặc tính của
tác nhân sinh học đó. Tuy nhiên, một số đường phơi nhiễm lại đặc thù cho môi trường
phòng xét nghiệm và ít khi xảy ra ở cộng đồng nói chung.
vii
viii CHUẨN BỊ VÀ ỨNG PHÓ DỊCH BỆNH
viii
Nguy hiểm: Một đối tượng hoặc tình huống có khả năng gây tác động xấu khi một cá
thể, một hệ thống hoặc một quần thể phơi nhiễm với nó. Ở khía cạnh an toàn sinh học
phòng xét nghiệm, mối nguy hiểm được định nghĩa là các tác nhân sinh học có khả
năng gây ra các tác động xấu cho nhân viên phòng xét nghiệm và/hoặc con người,
động vật, hay quần thể và môi trường rộng hơn. Một mối nguy hiểm chỉ được xem là
nguy cơ khi tính đến khả năng xảy ra và hậu quả.
Bất hoạt: Biện pháp loại bỏ khả năng hoạt động của các tác nhân sinh học bằng cách
phá hủy hoặc ức chế khả năng nhân lên hoặc hoạt tính của enzyme.
Sự cố: Một hiện tượng có khả năng hoặc dẫn đến sự phơi nhiễm của nhân viên phòng
xét nghiệm với tác nhân sinh học hoặc phát tán tác nhân sinh học vào môi trường, từ
đó có thể hoặc không dẫn đến một tổn hại thực sự.
Liều lây nhiễm: Lượng tác nhân sinh học cần thiết để lây nhiễm cho vật chủ, tính bằng
số lượng sinh vật. Thường xác định bởi chỉ số ID50, là liều đủ lây nhiễm cho 50% tổng
số ca phơi nhiễm.
Chất lây nhiễm: Áp dụng cho mục đích vận chuyển bất kỳ vật liệu, chất rắn hoặc lỏng
nào, chứa tác nhân sinh học có khả năng lây nhiễm cho người, động vật hoặc cả hai.
Các chất lây nhiễm có thể bao gồm mẫu bệnh phẩm, mẫu nuôi cấy sinh học, chất thải
y tế hoặc chất thải lâm sàng và/hoặc các sản phẩm sinh học như vắc xin.
Kiện hàng: Một vài kiện được gộp lại thành một đơn vị và được gửi đến cùng một nơi
bởi một người vận chuyển đơn lẻ.
Tác nhân gây bệnh: Một tác nhân sinh học có khả năng gây bệnh ở người, động vật
hoặc thực vật.
Trang bị bảo hộ cá nhân (BHCN): Trang bị và/hoặc quần áo được nhân viên sử dụng
để tạo ra một hàng rào bảo vệ khỏi các tác nhân sinh học, nhờ đó giảm thiểu khả
năng phơi nhiễm. BHCN bao gồm nhưng không giới hạn chỉ là áo phòng xét nghiệm,
áo bảo hộ, bộ quần áo bảo hộ liền, găng tay, giày, kính bảo hộ, khẩu trang và mặt nạ.
Thiết bị ngăn chặn thứ nhất: Một khu vực làm việc được kiểm soát để bảo vệ người
thực hiện, môi trường phòng xét nghiệm và/hoặc các nguyên vât liệu trong quá trình
thực hiện các thao tác có khả năng tạo khí dung. Việc bảo vệ thực hiện bằng cách tách
biệt công việc khỏi khu vực chính của phòng xét nghiệm và/hoặc qua việc sử dụng các
cơ chế tạo dòng khí kiểm soát, có định hướng. Các thiết bị ngăn chặn thứ nhất bao
gồm tủ an toàn sinh học, tủ cách li, cửa thải khí tại chỗ và khu vực làm việc có thông
khí.
Điều trị dự phòng: Các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm hoặc giảm thiểu mức độ
nghiêm trọng của bệnh nếu lây nhiễm xảy ra. Các biện pháp này có thể được áp dụng
trước khi xảy ra nguy cơ phơi nhiễm hoặc sau khi phơi nhiễm nhưng trước khi xuất hiện
các triệu chứng lây nhiễm.
Nguy cơ: Sự kết hợp giữa khả năng xảy ra một sự cố với mức độ nghiêm trọng của hậu
quả (tổn hại) nếu sự cố đó xảy ra.
ix
BẢNG CHÚ GIẢI CÁC THUẬT NGỮ ix
Đánh giá nguy cơ: Một quá trình thu thập thông tin có hệ thống, đánh giá khả năng
xảy ra và hậu quả của việc phơi nhiễm hoặc phát tán (các) mối nguy hiểm tại nơi làm
việc cũng như xác định các biện pháp kiểm soát nguy cơ thích hợp nhằm giảm nguy
cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được.
Lây truyền: Sự lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp của một hoặc nhiều tác nhân sinh
học từ vật thể sang cơ thể sống hoặc giữa các cơ thể sống với nhau thông qua khí
dung, giọt bắn, dịch cơ thể, vector truyền bệnh, thực phẩm/nước hoặc các vật thể bị
nhiễm khác.
Thẩm định: Sự khẳng định một cách hệ thống và được ghi chép lại rằng các tiêu
chuẩn cụ thể đủ để đảm bảo cho ra kết quả mong muốn. Ví dụ: để chứng minh một
vật liệu đã được khử nhiễm, nhân viên phòng xét nghiệm cần thẩm định độ ổn định
của phương pháp khử nhiễm bằng cách xác định lượng tác nhân sinh học tồn dư so với
giới hạn phát hiện thông qua các chỉ thị sinh học, hóa học hoặc vật lý.
Bệnh lây truyền từ động vật: Bệnh truyền nhiễm lây một cách tự nhiên từ động vật
sang người và ngược lại.
x CHUẨN BỊ VÀ ỨNG PHÓ DỊCH BỆNH
x
Lời nói đầu
Một yếu tố quan trọng trong việc kiểm soát hiệu quả sự bùng phát của một bệnh
truyền nhiễm là có được sự tiếp cận đến các kết quả xét nghiệm chẩn đoán nhanh
chóng và đáng tin cậy. Nhu cầu cung cấp các kết quả chẩn đoán một cách nhanh
chóng trong tình huống dịch bùng phát làm tăng lượng công việc cho các phòng xét
nghiệm hiện có, và/hoặc đòi hỏi triển khai các cơ sở xét nghiệm và nhân viên có đủ
năng lực đến vùng dịch, và mang đến thêm những thách thức bao gồm việc duy trì
hoặc thiết lập các thực hành tốt về an toàn sinh học. Chuyên đề này được biên soạn
dành cho các nhà quản lý phòng xét nghiệm và các cá nhân khác có liên quan trong
việc thiết lập và vận hành các phòng xét nghiệm an toàn khi có dịch bùng phát ứng với
các mối nguy hiểm với sức khỏe cộng đồng từ các bệnh truyền nhiễm bùng phát khu
trú tại những vùng sâu, vùng xa đến các tình trạng khẩn cấp toàn cầu, chẳng hạn như
đại dịch SARS-CoV-2 (COVID-19). Chuyên đề này nhằm mục đích hướng dẫn cho các
nhân viên về các quy trình vận hành dựa trên những bài học kinh nghiệm ứng phó với
các vụ dịch dịch trước đây, kể cả dịch bệnh Ebola tại các quốc gia Tây Phi vào năm
2014–2016.
Các thông tin trong chuyên đề về chuẩn bị và ứng phó dịch bệnh được thiết kế để
đồng hành và hỗ trợ cho phiên bản thứ 4 Cẩm nang an toàn sinh học phòng xét
nghiệm (tài liệu chính) của WHO và các chuyên đề bổ sung khác. Cẩm nang này và
chuyên đề dựa theo một cách tiếp cận nguy cơ và dựa trên bằng chứng đối với vấn
đề an toàn sinh học thay vì một cách tiếp cận mang tính chỉ thị nhằm đảm bảo rằng
các cơ sở xét nghiệm, trang bị bảo hộ và các thực hành công việc có liên quan với địa
phương, tương xứng với nhu cầu và có tính bền vững. Nhấn mạnh vào tầm quan trọng
về một “văn hóa an toàn” mà trong đó có sự kết hợp chặt chẽ giữa đánh giá nguy cơ,
quy trình và thực hành vi sinh tốt và các quy trình thao tác chuẩn, giới thiệu phù hợp,
đào tạo lại, hướng dẫn tại chỗ cho nhân viên, và báo cáo kịp thời các sự cố và tai nạn
cùng với các điều tra phù hợp và hành động khắc phục theo sau.
Các chuyên đề kèm theo khác cung cấp thông tin chi tiết và giúp triển khai các hệ thống
và các chiến lược về các chủ đề chuyên biệt như sau: đánh giá nguy cơ, thiết kế và bảo
trì phòng xét nghiệm, tủ an toàn sinh học và các thiết bị chính ngăn chặn thứ nhất, bảo
hộ cá nhân, khử nhiễm và quản lý chất thải, và quản lý chương trình an toàn sinh học.
Trọng tâm trong chuyên đề này là việc áp dụng cách tiếp cận nguy cơ và dựa trên
bằng chứng vào việc lập kế hoạch, chuẩn bị và vận hành phòng xét nghiệm ứng
phó dịch. Mục đích của quá trình đánh giá nguy cơ được mô tả là để đánh giá các
hoạt động của phòng xét nghiệm được lựa chọn cho các tác nhân sinh học, khả năng
chuyên môn và các nguồn lực hiện có để định hướng cho thiết kế phòng xét nghiệm và
luồng công việc của phòng xét nghiệm. Chiến lược ngăn ngừa tại phòng xét nghiệm
được lựa chọn sẽ đòi hỏi cần có các thực hành vận hành và trang bị bảo hộ cá nhân
phù hợp để bảo vệ nhân viên trong phạm vi phòng xét nghiệm và tránh tình trạng
vô ý làm phát tán các tác nhân sinh học ra khỏi phòng xét nghiệm. Điều này có thể
khó khăn ở những nơi mà nguồn lực còn hạn chế, và có thể sẽ cần đến các giải pháp
thực tiễn cho việc vận chuyển mẫu bệnh phẩm và khử nhiễm chất thải. Làm việc trong
phòng xét nghiệm ứng phó dịch có thể mang đến thêm những thách thức cho các
nhân viên tại đó. Vì vậy, cũng cần có các hướng dẫn về đào tạo, hỗ trợ, sức khỏe nghề
nghiệp và cách thức ứng phó với các tình huống khẩn cấp.
xi
xi
xii CHUẨN BỊ VÀ ỨNG PHÓ DỊCH BỆNH
1
			 GIỚI THIỆU
An toàn sinh học và an ninh sinh học chính là trọng tâm của việc bảo vệ sức khỏe con
người khỏi các tác nhân sinh học nguy hiểm bởi vì các chuyên ngành này tạo điều kiện
cho một sự ứng phó dịch an toàn, có mục tiêu được thực hiện dựa trên bằng chứng
khoa học nhằm hạn chế sự lây lan và những hậu quả của các bệnh truyền nhiễm. Điều
này là đặc biệt quan trọng trong bối cảnh bùng phát dịch, một biến cố có thể diễn
ra không báo trước, và có thể tác động đến sức khỏe toàn dân cũng như hạnh phúc
xã hội và an ninh kinh tế. Các nguy cơ đi liền với các bệnh có sức lây nhiễm cao nhấn
mạnh sự cần thiết của các biện pháp hiệu quả để ngăn ngừa, phát hiện, ứng phó và
rút kinh nghiệm từ các vụ dịch.
Việc đảm bảo các mẫu bệnh phẩm có khả năng lây nhiễm có thể được thu thập, vận
chuyển, bất hoạt, xử lý một cách an toàn và được lưu trữ an toàn bởi các nhân viên
phòng xét nghiệm được đào tạo tốt, đủ năng lực, tại các cơ sở được trang bị đầy đủ là
tất cả những thành tố của toàn sinh học và an ninh sinh học.
Từ năm 2003, đã có nhiều vụ dịch do các tác nhân gây bệnh trên người gây ra, chẳng
hạn do vi-rút (vi-rút Ebola, vi-rút Zika, SARS-CoV-1, MERS-CoV, vi-rút chikungunya, vi-
rút gây bệnh sốt vàng, SARS-CoV-2) và do vi khuẩn (Vibrio cholerae, Bacillus anthracis)
khi một tác nhân gây bệnh mới xuất hiện trên một quần thể, hoặc khi một tác nhân
gây bệnh đã biết trước đó xuất hiện trên một quần thể mới, hay khi số lượng ca bệnh
do một tác nhân gây bệnh đã biết tăng lên một cách nhanh chóng, vượt ngưỡng bình
thường. Các vụ dịch này mang đến những thách thức đối với các phòng xét nghiệm
ứng phó dịch, dù chúng có phải là những phòng xét nghiệm đã và đang vận hành
trong khu vực đó hay chỉ mới được thành lập trong hoàn cảnh đặc biệt nhằm ứng phó
dịch bùng phát. Những thách thức này bao gồm việc cung cấp đầy đủ năng lực chẩn
đoán, đào tạo nhanh chóng và triển khai lực lượng cần thiết.
Vận dụng những bài học từ kinh nghiệm ứng phó với các vụ dịch trước đó, bao gồm
dịch bệnh do vi-rút Ebola gây ra tại các quốc gia Tây Phi vào năm 2014–2016 và giai
đoạn sớm của vụ dịch COVID-19, chuyên đề nhắm đến mục đích hướng dẫn cho những
người quản lý phòng xét nghiệm và các cá nhân có liên quan trong công tác thiết lập
phòng xét nghiệm ứng phó dịch về cách thức để đáp ứng nhanh chóng và hiệu quả với
những đòi hỏi mà vụ dịch đặt ra cho họ, đồng thời thiết lập các cách thức làm việc an
toàn.
Những thông tin trong chuyên đề về chuẩn bị và ứng phó dịch bệnh này được thiết kế
để đồng hành và hỗ trợ cho phiên bản lần thứ 4, Cẩm nang an toàn sinh học phòng
xét nghiệm (1) (tài liệu gốc) của WHO và các chuyên đề kèm theo khác. Cẩm nang
và các chuyên đề tuân thủ cách tiếp cận nguy cơ và dựa trên bằng chứng đối với an
toàn sinh học thay vì cách tiếp cận mang tính quy định nhằm đảm bảo rằng các cơ sở
xét nghiệm, trang bị bảo hộ và các thực hành công việc phù hợp với các địa phương,
tương xứng với nhu cầu và có tính bền vững.
PHẦN
1
2 CHUẨN BỊ VÀ ỨNG PHÓ DỊCH BỆNH
Các chuyên đề kèm theo cung cấp thông tin chi tiết và giúp triển khai các hệ thống
và các chiến lược về các chuyên đề như: đánh giá nguy cơ (2), thiết kế và bảo trì
phòng xét nghiệm (3), tủ an toàn sinh học và các thiết bị ngăn chặn thứ nhất khác (4),
bảo hộ cá nhân (5), khử nhiễm và quản lý chất thải (6), và quản lý chương trình an
toàn sinh học (7).
1.1 Các giai đoạn của một vụ dịch
Một vụ dịch bao gồm một số giai đoạn. Các giai đoạn này có thể khác nhau về mức
độ trầm trọng và diễn tiến tùy thuộc vào loại tác nhân gây bệnh gây dịch, tính hiệu
quả của các hệ thống cảnh báo sớm, sự chuẩn bị, thời điểm ứng phó, và các yếu tố
về văn hóa và an ninh. Các giai đoạn của một vụ dịch dịch bao gồm:
	
ƒ trước vụ dịch,
	
ƒ các ca bệnh đơn lẻ và các cụm lây nhiễm nhỏ,
	
ƒ dịch bệnh lan rộng,
	
ƒ kiểm soát dịch, và
	
ƒ sau dịch.
Số lượng và loại nguồn lực mà các phòng xét nghiệm cần có sẽ thay đổi xuyên suốt
tiến trình của một vụ dịch.
1.1.1 Trước vụ dịch
Đây là giai đoạn khi chưa có ca bệnh nào trên người được báo cáo. Tuy nhiên, nên
có sẵn các hệ thống giám sát liên tục ở cấp độ địa phương, quốc gia và quốc tế để
theo dõi các dấu hiệu của các vụ dịch có thể xảy ra. Ở cấp độ phòng xét nghiệm, các
nghiên cứu về cải thiện phương pháp phát hiện, các mô hình về khả năng gây bệnh,
các con đường lây truyền và khả năng lây nhiễm của các tác nhân gây bệnh mới xuất
hiện nên diễn ra song song với công tác xác định/chế tạo ra các điều trị dự phòng tiềm
năng và điều trị sau khởi phát. Điều quan trọng là huy động đủ nguồn lực cho việc bảo
dưỡng các trang thiết bị phòng xét nghiệm, cơ sở hạ tầng và cho việc đào tạo cập nhật
cho các nhân viên phòng xét nghiệm để giúp họ giữ vững chuyên môn.
1.1.2 Các ca bệnh đơn lẻ và các chùm ca bệnh nhỏ
Khởi đầu của một vụ dịch bắt đầu bằng các ca bệnh đơn lẻ rồi dẫn đến các chùm ca
bệnh nhỏ. Các hệ thống giám sát nên phát hiện các ca bệnh này và cảnh báo cho
các cấp có thẩm quyền phù hợp để tạo điều kiện cho việc chuẩn bị thích hợp và kịp
thời để ứng phó với vụ dịch có khả năng xảy ra mà có thể sẽ đòi hỏi thêm nhiều vật
tư và nguồn lực. Ở giai đoạn này, số mẫu bệnh phẩm mà các phòng xét nghiệm tiếp
nhận để phân tích chẩn đoán có thể còn thấp.
3
PHẦN 1 GIỚI THIỆU
Các bước cần thực hiện trong giai đoạn này bao gồm:
	
ƒ xác định tác nhân gây bệnh,
	
ƒ quyết định loại (các) xét nghiệm chẩn đoán cần có để chứng minh liệu rằng một
bệnh nhân đã bị nhiễm tác nhân gây bệnh của vụ dịch hay một tác nhân nào khác
cũng gây ra các triệu chứng tương tự,
	
ƒ thiết lập công tác hậu cần để vận chuyển các mẫu bệnh phẩm và các loại vật tư,
	
ƒ đảm bảo tính sẵn có của các vật tư cần thiết, và
	
ƒ thiết lập các hậu cần để xử lý kịp thời một số lượng lớn bệnh phẩm được gửi về (mở
rộng năng lực).
Điều quan trọng cần biết là sự gia tăng trên ngưỡng bình thường về số ca bệnh của
một bệnh nhất định đôi khi có thể không được chú ý đến, và rằng các triệu chứng của
nhiều bệnh có thể bắt đầu bằng các triệu chứng sốt không điển hình. Việc phát hiện và
xác định các vụ dịch có thể là một thách thức, đặc biệt là khi nền các bệnh dịch như sốt
rét hay cảm cúm là phổ biến.
Nếu nghi ngờ rằng sắp có một vụ dịch của một bệnh truyền nhiễm với khả năng lây
bệnh cao, việc này nên được báo cáo lên các cơ quan có thẩm quyền phù hợp của
quốc gia và quốc tế như đã được quy định trong Điều lệ Y tế Quốc tế (13). Nếu cơ sở
y tế (CSYT) chịu tác động, chẳng hạn như một bệnh viện, có phòng xét nghiệm riêng,
việc này nên được thông báo để có thể thực hiện các biện pháp toàn sinh học và an
ninh sinh học phù hợp, chẳng hạn như lưu trữ an toàn các mẫu bệnh phẩm, khử trùng,
ghi chép tiếp xúc của nhân viên phòng xét nghiệm và có khả năng là tạm dừng hoặc
dừng các công việc thường quy.
1.1.3 Bệnh lan rộng
Ở giai đoạn này, bệnh có thể lan sang các cộng động, các vùng hoặc các quốc gia
khác. Số mẫu bệnh phẩm mà các phòng xét nghiệm tiếp nhận để phân tích chẩn
đoán có thể rất cao ở giai đoạn này. Kết quả là, các nguồn lực xét nghiệm và vật tư
cần thiết có thể bị cạn kiệt. Tuy nhiên, công tác quản lý phòng xét nghiệm phải đảm
bảo duy trì được tính sẵn có của các trang thiết bị và vật tư cần thiết. Có thể sẽ cần
đến sự ưu tiên trong xét nghiệm, ví dụ, xét nghiệm dành cho bệnh nhân và nhân viên y
tế sẽ được ưu tiên hơn so với dân số chung.
1.1.4 Kiểm soát dịch
Chính phủ, các nhân viên y tế tuyến đầu và các cán bộ y tế cần phối hợp để giới hạn sự
lây lan của bệnh dịch và áp dụng các biện pháp phòng ngừa. Thông thường, chúng ta
sẽ thu được nhiều kiến thức hơn về các đặc điểm của tác nhân gây bệnh, khả năng gây
bệnh và khả năng lây nhiễm của nó, điều này có thể giúp kiểm soát sự lây lan của bệnh
và hỗ trợ cho nghiên cứu và sự chuẩn bị ứng phó dịch trong tương lai. Số mẫu bệnh
phẩm mà các phòng xét nghiệm tiếp nhận để phân tích chẩn đoán có thể vẫn còn cao,
nhưng tỷ lệ mẫu dương tính sẽ giảm khi vụ dịch đã được đặt dưới sự kiểm soát.
4 CHUẨN BỊ VÀ ỨNG PHÓ DỊCH BỆNH
1.1.5 Sau dịch
Các trường hợp mắc mới trở nên ít thường xuyên hơn cho đến khi không còn trường
hợp nào được tìm thấy. Ở giai đoạn này, các việc cảnh giác là rất quan trọng để đảm
bảo các biện pháp kiểm soát nguy cơ vẫn được thực hiện để ngăn ngừa việc có thêm
ca nhiễm và giảm thiểu nguy cơ của làn sóng thứ hai trong vụ dịch diễn ra. Số mẫu
bệnh phẩm mà các phòng xét nghiệm tiếp nhận để phân tích chẩn đoán có thể cao,
nhưng sẽ giảm dần cho đến khi vụ dịch được công bố kết thúc. Một vụ dịch thường
được công bố là kết thúc khi hai giai đoạn ủ bệnh đã trôi qua mà không có ca nhiễm
mới nào được phát hiện. Ngay cả khi một vụ dịch được công bố kết thúc, công tác
giám sát vẫn cần được duy trì để phát hiện bất cứ trường hợp tái xuất hiện nào. Những
bài học kinh nghiệm từ vụ dịch dịch nên được ghi lại và sử dụng trong công tác lập kế
hoạch và chuẩn bị trong tương lai.
1.2 Chuẩn bị
Điều cốt lõi trong công tác dự phòng và ngăn chặn các vụ dịch chính là sự chuẩn bị.
Việc này bao gồm giám sát cảnh báo sớm, và sự phối hợp ở các cấp độ từ địa phương,
quốc gia đến quốc tế để đảm bảo có được các ứng phó nhanh chóng và phù hợp.
Năng lực quốc gia trong việc xử lý các tác nhân sinh học nguy hiểm nên được đánh giá
thường xuyên và các mức độ hỗ trợ và nguồn lực phù hợp giúp cho việc ứng phó dịch
bệnh nên được xây dựng và đảm bảo. Các quy trình nên được triển khai để cho công
tác truyền thông thông tin giữa các phòng xét nghiệm, bệnh viện, cơ quan phi chính
phủ, các cơ quan quốc tế và nhà nước cũng như cộng đồng được diễn ra một cách
nhanh chóng và đáng tin cậy. Việc này bao gồm các quy trình về quản lý thông tin
chẳng hạn như các báo cáo, ghi nhận và truyền thông về dữ liệu người bệnh một cách
an toàn.
5
			 ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ
Đánh giá nguy cơ là rất cần thiết để đảm bảo an toàn của các nhân viên đang làm
việc tại các phòng xét nghiệm. Nó cho phép các nguy cơ trong quá trình làm việc với
những mối nguy hiểm được lượng giá và sử dụng để xác định và triển khai hàng loạt
các biện pháp kiểm soát nguy cơ để làm giảm các nguy cơ đó xuống thành nguy cơ
chấp nhận được. Trong bối cảnh về an toàn sinh học, nguy cơ là sự kết hợp giữa khả
năng phơi nhiễm với một tác nhân sinh học (mối nguy hiểm) và những hậu quả của sự
phơi nhiễm đó (mức độ trầm trọng của việc nhiễm bệnh và khả năng lây truyền sau
đó). Các bước thực hiện trong quá trình đánh giá nguy cơ được trình bày trong Hình 2.1.
Các bước của khung đánh giá nguy cơ (Hình 2.1) được mô tả chi tiết trong Cẩm nang
an toàn sinh học phòng xét nghiệm, ấn bản lần thứ 4 (phần 2 và các mẫu có thể được
tìm thấy trong Chuyên đề: Đánh giá nguy cơ (2). Các bước này là như nhau trong việc
chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó bùng phát dịch.
PHẦN
2
Hình 2.1 Các bước trong khung đánh giá nguy cơ
Một điều quan trọng cần lưu ý là sẽ cần đánh giá nguy cơ bổ sung nếu có sự triển khai
nhân viên đến vùng dịch. Các nguy cơ đối với nhân viên bên ngoài phạm vi phòng xét
nghiệm cần được lượng giá vì họ sẽ sống trong vùng dịch và có thể bị phơi nhiễm với tác
nhân gây dịch, và các tác nhân gây bệnh khác thông qua các tương tác với những người
có khả năng đã nhiễm bệnh hoặc thông qua môi trường hay các vector truyền bệnh.
Thu thập
thông tin
Đánh giá
nguy cơ
Xây dựng chiến lược
kiểm soát nguy cơ
Lựa chọn và triển khai các
biện pháp kiểm soát nguy cơ
Xem xét các nguy cơ và các
biện pháp kiểm soát nguy cơ
6 CHUẨN BỊ VÀ ỨNG PHÓ DỊCH BỆNH
2.1 Thu thập thông tin
Bước đầu tiên trong đánh giá nguy cơ là thu thập thông tin về tác nhân sinh học và
phạm vi các xét nghiệm có thể thực hiện. Tác nhân gây bệnh dịch có thể đã được biết
đến và hiểu rõ, nhưng nó cũng có thể là một tác nhân mới xuất hiện (tác nhân gây bệnh
X). Trong trường hợp như vậy, có thể sẽ có sự hạn chế hay thậm chí là chưa có thông
tin gì về các đặc điểm bệnh học hay khả năng lây truyền của nó.Việc tư vấn và hợp tác
từ sớm giữa những người chịu trách nhiệm xây dựng chương trình an toàn sinh học với
những người chịu ảnh hưởng trực tiếp hoặc làm việc trong chương trình này sẽ giúp cho
mối quan hệ công việc thành công, đạt được mục tiêu chung của an toàn sinh học.
Các vụ dịch gây ra mối đe dọa lớn nhất cho con người là những vụ dịch có hậu quả
phơi nhiễm nghiêm trọng, khả năng lây lan cao (nhanh) trong dân số, và không có hay
hạn chế trong lựa chọn điều trị và biện pháp phòng ngừa. Điều này có nghĩa là một
vụ dịch không chỉ là mối đe dọa với quần thể tại địa phương mà còn có khả năng ảnh
hưởng đến khu vực và quốc tế.
Các cân nhắc quan trọng khi thu thập thông tin cho đánh giá nguy cơ trong ứng phó
một vụ dịch bao gồm:
	
ƒ loại tác nhân sinh học và các đặc điểm gây bệnh của nó, nếu đã biết,
	
ƒ đường lây truyền (qua không khí, dịch cơ thể, vector truyền bệnh, hoặc qua tiếp xúc
trực tiếp với những người nhiễm bệnh hoặc với vật phẩm bị nhiễm bẩn).
	
ƒ loại và số lượng quy trình được thực hiện trên các mẫu bệnh phẩm mà phòng xét
nghiệm tiếp nhận,
	
ƒ loại cơ sở xét nghiệm và trang thiết bị hiện có,
	
ƒ yếu tố con người, ví dụ, số lượng và mức năng lực của nhân viên phòng xét nghiệm,
	
ƒ các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến các hoạt động phòng xét nghiệm, ví dụ, các
yếu tố pháp lý, văn hóa và kinh tế xã hội, nhận thức cộng đồng, địa điểm và khả
năng tiếp cận, những khó khăn về hậu cần, an ninh, và
	
ƒ tính nhạy cảm của tác nhân sinh học với các quy trình khử trùng và bất hoạt.
Khi nguyên nhân gây dịch là các tác nhân gây bệnh mới hoặc mới nổi, có thể sẽ cần
đến các dữ liệu khác để giúp đánh giá nguy cơ bao gồm thông tin y tế của các bệnh
nhân, dữ liệu dịch tễ, (các) đường lây truyền nghi ngờ và nguồn gốc địa lý.
Có thể có sẵn một số xét nghiệm dành cho mục đích chẩn đoán và nghiên cứu, bao
gồm nuôi cấy, phát hiện vật chất di truyền của tác nhân gây bệnh thông qua khuếch
đại hoặc giải trình tự, các thử nghiệm huyết thanh học và sinh hóa máu để hỗ trợ cho
công tác điều trị. Thông tin về mỗi xét nghiệm cần được thu thập để đánh giá xem
phương pháp nào là phù hợp và có thể được tiến hành một cách an toàn.
Nếu có nhiều lựa chọn về xét nghiệm chẩn đoán, thì phương pháp nào có nguy cơ
thấp hơn sẽ được khuyên dùng.
7
PHẦN 2 ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ
2.2 Lượng giá nguy cơ
Khi đã thu thập đủ thông tin, có thể lượng giá được những nguy cơ của phòng xét
nghiệm để tạo điều kiện cho việc xây dựng chiến lược giảm thiểu nguy cơ. Các điểm
chính cần cân nhắc khi lượng giá các nguy cơ bao gồm:
	
ƒ phơi nhiễm với tác nhân sinh học có thể xảy ra như thế nào,
	
ƒ tác nhân sinh học có thể bị phát tán từ phòng xét nghiệm ra bên ngoài như thế nào,
	
ƒ khả năng xảy ra phơi nhiễm hay phát tán, và
	
ƒ những hậu quả khi có phơi nhiễm hay phát tán.
Các thông tin này nên được đánh giá để xác định nguy cơ ban đầu nói chung của các
hoạt động phòng xét nghiệm (đó là nguy cơ trước các biện pháp kiểm soát nguy cơ đã
được triển khai), và để xác định nguy cơ chấp nhận được.
Điều quan trọng cần lưu ý là không có việc gì là không có nguy cơ; luôn có những nguy
cơ nhất định ứng với bất cứ quy trình nào. Do đó, cần có sự cân bằng giữa việc thực
hiện công việc và việc đảm bảo các nhân viên và cộng đồng đều được an toàn nhiều
nhất có thể. Trong các hoàn cảnh có dịch bùng phát, nguy cơ đối với nhân viên có thể
cao hơn so với nguy cơ trong công việc hàng ngày vì tần suất tiếp xúc các mẫu dương
tính cao hơn và môi trường làm việc có thể căng thẳng hơn. Do đó, có thể cần triển
khai các biện pháp kiểm soát nguy cơ tốt hơn về kỹ thuật cơ bản và quy trình để bảo
vệ nhân viên an toàn hơn so với phòng xét nghiệm họ vẫn làm việc thường ngày.
Nguy cơ chấp nhận được đối với một tổ chức hay một phòng xét nghiệm là nguy cơ tồn
dư sau khi các biện pháp kiểm soát nguy cơ đã được triển khai. Việc xác định nguy cơ
chấp nhận được cho phép thiết lập một chuẩn mực dựa trên các nguy cơ ban đầu có
thể được giảm thiểu thông qua việc triển khai các biện pháp kiểm soát nguy cơ phù hợp.
Nếu nguy cơ ban đầu là cao hơn so với nguy cơ chấp nhận được, sẽ cần đến các biện
pháp kiểm soát nguy cơ để giảm thiểu và kiểm soát các nguy cơ đó. Các tình huống có
dịch hầu như chắc chắn cần đến nhiều biện pháp kiểm soát nguy cơ để đưa nguy cơ
nhiễm bệnh cho nhân viên phòng xét nghiệm xuống mức nguy cơ chấp nhận được.
Những đặc điểm của tác nhân gây bệnh có thể ảnh hưởng đến khả năng phơi nhiễm
gồm có: đường lây truyền, liều lây nhiễm, nồng độ của tác nhân sinh học, tính ổn định
của nó trong môi trường và tính nhạy cảm của nó với các chất khử trùng.
Các yếu tố có thể tác động đến hậu quả của phơi nhiễm là: mức độ trầm trọng của
bệnh, khả năng lây truyền, thời gian ủ bệnh (thời gian ủ bệnh kéo dài làm tăng khả
năng lây lan dịch bệnh của khách du lịch tại đất nước của họ), tỷ lệ những người mang
mầm bệnh mà không có triệu chứng và khả năng lây truyền từ động vật.
Nguy cơ chung tăng lên trong các hoạt động xét nghiệm thiếu thận trọng chẳng hạn
như khi xử lý các mẫu bệnh phẩm rò rỉ hoặc được đóng gói không đúng, khử trùng và/
hoặc bất hoạt chưa đầy đủ đối với các mẫu bệnh phẩm và chất thải, sử dụng vật sắt
nhọn khi thao tác với các mẫu bệnh phẩm có khả năng lây nhiễm, và khi nhân viên
phòng xét nghiệm không tuân thủ các quy trình.
8 CHUẨN BỊ VÀ ỨNG PHÓ DỊCH BỆNH
Các hoạt động này phải được xác định trong quá trình đánh giá nguy cơ và được trao
đổi một cách hiệu quả với nhân viên phòng xét nghiệm để họ nhận diện được những
nguy hiểm do các tình huống/thực hành này có thể gây ra và đáp ứng một cách phù
hợp để bảo vệ chính bản thân họ và những người khác.
2.3 Xây dựng chiến lược kiểm soát nguy cơ
Chiến lược kiểm soát nguy cơ cho các phòng xét nghiệm ứng phó dịch nên căn cứ trên
nguy cơ đã được lượng giá. Chiến lược này nên bao gồm các biện pháp kiểm soát
nguy cơ đã được chứng minh là hiệu quả và thực tiễn trong các phòng xét nghiệm ứng
phó dịch và các chuẩn khác hay các chiến lược đã được điều chỉnh từ chúng. Việc lựa
chọn các biện pháp kiểm soát nguy cơ sẽ luôn luôn phụ thuộc vào các nguồn lực hiện
có để hỗ trợ cho các chiến lược kiểm soát nguy cơ trong các hoạt động của phòng xét
nghiệm nhưng những khác biệt so với các thực hành chuẩn phải được cân nhắc một
cách kỹ lưỡng và có điều chỉnh phù hợp. Khi xây dựng một chiến lược kiểm soát nguy
cơ, cần xác định những yếu tố sau đây:
	
ƒ hiện có những nguồn lực nào dành cho các biện pháp kiểm soát nguy cơ,
	
ƒ chiến lược kiểm soát nguy cơ nào là phù hợp nhất đối với nguồn lực hiện có,
	
ƒ liệu có đủ nguồn lực để triển khai và duy trì các biện pháp kiểm soát nguy cơ hay
không, và
	
ƒ liệu các chiến lược kiểm soát nguy cơ được đề xuất có hiệu quả, bền vững hay
không đối với quá trình của vụ dịch và có thể đạt được hay không trong bối cảnh địa
phương.
Khi đã hoàn tất đánh giá nguy cơ và xác định được các biện pháp kiểm soát nguy cơ
cần có, nên tiến hành một phân tích lỗ hổng để xem biện pháp kiểm soát nguy cơ nào
đã sẵn sàng và cần thêm nguồn lực nào nữa để đưa các nguy cơ về mức nguy cơ chấp
nhận được. Các biện pháp kiểm soát nguy cơ có thể bao gồm: các thiết bị ngăn chặn
thứ nhất, trang bị bảo hộ cá nhân (BHCN), các chất khử trùng, các thiết bị hoặc hóa
chất dùng để bất hoạt tác nhân sinh học, các quy trình thao tác chuẩn (SOP) đặc biệt
và thực hành vi sinh tốt (GMPP), đóng gói mẫu đặc biệt, và đào tạo cho nhân viên và
những người khác về hoạt động phòng xét nghiệm. Thường sẽ cần đến một sự kết hợp
giữa các biện pháp kiểm soát nguy cơ nhẳm giảm thiểu các nguy cơ về mức các nguy
cơ chấp nhận được và để ngăn ngừa các sự cố. Các thông tin thêm và các ví dụ về
GMPP có thể được tìm thấy trong mục 3.1 của Cẩm nang an toàn sinh học phòng xét
nghiệm của WHO, ấn bản lần thứ 4.
Các biện pháp kiểm soát nguy cơ cần phải có tính bền vững trong suốt quá trình ứng
phó dịch. Tùy vào độ dài thời gian của vụ dịch, các thiết bị sẽ cần được bảo dưỡng
hoặc thay thế. Có khả năng các thiết bị sẽ chịu ảnh hưởng xấu từ công việc một cách
nhanh chóng hơn so với trong điều kiện phòng xét nghiệm tiêu chuẩn do chúng có thể
bị sử dụng nhiều giờ hơn trong các điều kiện kém hơn. Thêm vào đó, các phụ tùng và
9
PHẦN 2 ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ
các kỹ sư có thể không có sẵn tại chỗ và do vậy, việc đảm bảo có sẵn của thiết bị dự
phòng từ giai đoạn đầu của vụ dịch để thay thế cho các thiết bị bị lỗi sẽ tạo điều kiện
để các biện pháp kiểm soát nguy cơ được duy trì trong thời gian dài hơn cùng với sự
trì hoãn dịch vụ ở mức tối thiểu. Nếu có các thay đổi về hoạt động, thiết bị, nhân viên
hoặc cơ sở vật chất thì các quy trình nên được đánh giá lại để xác định liệu có cần đến
bất cứ điều chỉnh nào không để đảm bảo các điều kiện làm việc an toàn.
2.4 Lựa chọn và triển khai các biện pháp kiểm soát nguy cơ
Sau khi đã thu thập được các thông tin về tác nhân sinh học, đánh giá các nguy cơ của
hoạt động xét nghiệm và xây dựng chiến lược kiểm soát nguy cơ, các biện pháp kiểm
soát nguy cơ cần được lựa chọn và triển khai. Trước khi bắt đầu bất cứ công việc nào,
cần phải đáp ứng được các điều kiện sau đây.
	
ƒ các quy định về các biện pháp kiểm soát nguy cơ của quốc gia hay quốc tế ban
hành đã được xác định và thực hiện.
	
ƒ tất cả các biện pháp kiểm soát nguy cơ cần thiết để thực hiện công việc đều đã được
tính đến trong ngân sách, đã được mua, hiện có và bền vững.
	
ƒ các biện pháp kiểm soát nguy cơ hiện có là đủ hiệu quả hoặc nhiều biện pháp kiểm
soát nguy cơ được kết hợp để tăng tính hiệu quả.
	
ƒ các biện pháp kiểm soát nguy cơ được lựa chọn phù hợp với chiến lược kiểm soát
nguy cơ.
	
ƒ nguy cơ tồn dư được xác định sau khi triển khai các biện pháp kiểm soát nguy cơ là
chấp nhận được.
	
ƒ có sẵn nguồn lực bổ sung nếu cần để triển khai thêm các biện pháp kiểm soát nguy
cơ.
	
ƒ các cấp có thẩm quyền liên quan đã thông qua việc cho phép thực hiện công việc
(thuộc địa phương và/hoặc quốc tế tùy thuộc vào tính chất của vụ dịch).
	
ƒ các nhân viên có liên quan đã được thông tin về các chiến lược kiểm soát nguy cơ.
	
ƒ có các quy trình vận hành và các nhân viên liên quan đến công việc này đã được
đào tạo phù hợp.
Phải đảm bảo có sẵn các hóa chất, sinh phẩm chất lượng cao, vật tư tiêu hao, các
chất khử trùng, trang thiết bị, dịch vụ viễn thông và nguồn điện, cũng như các cân nhắc
về hậu cần có liên quan chẳng hạn như độ tin cậy của chuỗi cung ứng. Các nguồn lực
cần phải được lựa chọn sao cho chúng có thể vận hành một cách đáng tin cậy dưới
các điều kiện khí hậu tại khu vực có dịch. Các loại hóa chất, sinh phẩm và vật tư tiêu
hao không cần dây chuyền lạnh hay làm mát sẽ được ưu tiên hơn.
10 CHUẨN BỊ VÀ ỨNG PHÓ DỊCH BỆNH
Bất cứ trang thiết bị mới nào và/hoặc cơ sở vật chất xét nghiệm đều phải được lắp đặt,
vận hành và bảo dưỡng một cách phù hợp bởi các nhân viên đã qua đào tạo và có đủ
năng lực. Dịch vụ và bảo dưỡng trang thiết bị đáng tin cậy cũng phải có sẵn, bao gồm
các phụ tùng, vật tư cần thiết và chuyên môn kỹ thuật. Chuyên môn này có thể không
có sẵn tại chỗ, do đó, nhân viên phòng xét nghiệm có thể cần thêm đào tạo để bảo
dưỡng các trang thiết bị. Các quy trình và hồ sơ của phòng xét nghiệm nên ghi chi tiết
việc theo dõi và kiểm tra các thiết bị do các nhân viên phòng xét nghiệm thực hiện để
đảm bảo rằng việc này đang được thực hiện đúng và một “hệ thống bạn đồng hành”
có thể được thực hiện, trong đó, các bước an toàn – cấp thiết sẽ được quan sát bởi một
đồng nghiệp.
Nên tiến hành đánh giá một cách thực tế trước khi phòng xét nghiệm đi vào hoạt động
để đảm bảo rằng các biện pháp kiểm soát nguy cơ được lựa chọn là khả thi trong bối
cảnh vụ dịch. Đánh giá này có thể bao gồm:
	
ƒ chạy thử và diễn tập với các mẫu giả định để cho thấy rằng các biện pháp kiểm soát
nguy cơ là thực tế và tương thích với quá trình xét nghiệm chẩn đoán,
	
ƒ chạy thử và kiểm tra hoạt động của thiết bị, cơ sở vật chất, ví dụ, thông khí, nồi hấp
tiệt trùng, nguồn điện và
	
ƒ diễn tập giải quyết các tình huống sự cố mô phỏng, ví dụ, tràn đổ chất nguy hại, các
chỉ số theo dõi ô nhiễm và mất điện.
Khi tất cả các biện pháp kiểm soát nguy cơ đã được thực hiện, cần lượng giá và so
sánh nguy cơ tồn dư với nguy cơ chấp nhận được đã xác định trước đó. Việc thực hiện
công việc nên được sự cho phép của một cơ quan có thẩm quyền, chịu trách nhiệm về
phòng xét nghiệm chẩn đoán. Nếu cần phải có sự ứng phó quốc tế cho một vụ dịch
tại một hoặc nhiều quốc gia chịu ảnh hưởng thì một cơ quan có thẩm quyền phù hợp
của quốc gia nên đóng vai trò cho phép phòng xét nghiệm hoạt động. Việc này có thể
bao gồm xem xét lại các phương pháp và chiến lược chẩn đoán, đánh giá các dữ liệu
về hiệu suất xét nghiệm và các biện pháp an toàn sinh học đã được áp dụng dựa trên
các kiến thức khoa học và bằng chứng hiện có, cũng như đánh giá chất lượng các hóa
chất, sinh phẩm và các trang thiết bị y tế nhập khẩu.
Tất cả các nhân viên có tham gia hoặc có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi các hoạt động
của phòng xét nghiệm phải được thông tin về nguy cơ và các chiến lược kiểm soát
nguy cơ. Những người này có thể bao gồm:
	
ƒ bất cứ ai có tiếp cận các cơ sở xét nghiệm,
	
ƒ nhân viên trực tiếp làm việc với các mẫu bệnh phẩm,
	
ƒ nhân viên vận chuyển mẫu,
	
ƒ nhân viên làm việc trong cùng phòng hoặc phòng xét nghiệm gần đó,
	
ƒ nhân viên vệ sinh và nhân viên phụ trách thông tin, và
11
PHẦN 2 ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ
	
ƒ người điều hành và các cấp phó làm nhiệm vụ điều phối và có trách nhiệm trong các
hoạt động của phòng xét nghiệm.
Việc đào tạo nhân viên là một thành tố chính trong suốt quá trình ứng phó dịch và có
ý nghĩa thiết yếu đối với an toàn sinh học. Tất cả nhân viên nên có kinh nghiệm và các
kỹ năng xét nghiệm cần thiết trước khi bắt đầu công việc. Nhân viên phòng xét nghiệm
chưa được huy động trước đó nên được đào tạo phù hợp và toàn diện bên ngoài
phòng xét nghiệm ứng phó dịch bởi các cán bộ đào tạo chuyên sâu trước khi được huy
động, bao gồm đào tạo về các chiến lược kiểm soát nguy cơ. Các thông tin thêm về
đào tạo có thể được tìm thấy trong phần 4 của chuyên đề này về năng lực của nhân
viên và đào tạo.
2.5 Xem xét các nguy cơ và các biện pháp kiểm soát nguy cơ
Các nguy cơ có thể thay đổi thường xuyên hơn trong bối cảnh có dịch so với trong
hoạt động chẩn đoán thường quy. Điều này là do những hiểu biết về tác nhân sinh học
được thu thập trong suốt tiến trình của vụ dịch, những thay đổi về số lượng mẫu được
xét nghiệm, thay đổi về các loại xét nghiệm, các phòng xét nghiệm và/hoặc thiết bị
khác nhau được sử dụng, và các sự cố xảy ra hay phản hồi được tiếp nhận cho thấy có
thể đưa ra các cải thiện. Do đó, để duy trì an toàn sinh học trong phòng xét nghiệm,
các nguy cơ và các biện pháp kiểm soát nguy cơ phải được xem xét một cách thường
xuyên để đánh giá xem các biện pháp kiểm soát nguy cơ có còn đủ và hiệu quả hay
không.
Các đánh giá sẽ cần được thực hiện một cách thường xuyên trong suốt quá trình ứng
phó dịch để xác định liệu một số biện pháp kiểm soát nguy cơ có đang gặp vấn đề do
lỗi thiết bị hay thiếu hụt vật tư cần thiết hay không. Trong trường hợp này, có thể cần
các thay đổi phù hợp, có thể là một lần đánh giá nguy cơ mới; trong trường hợp xấu
nhất, có thể cần phải tạm ngưng các hoạt động của phòng xét nghiệm. Mặt khác, có
thể có các công nghệ cải tiến giúp làm giảm đi các nguy cơ trong phòng xét nghiệm.
Những ví dụ về một số thay đổi trong một vụ dịch có thể bao gồm:
	
ƒ các hoạt động bổ sung của phòng xét nghiệm như các xét nghiệm mới được thực
hiện trên các thiết bị và SOP mới,
	
ƒ thay đổi các SOP của các quy trình đã xây dựng trước đó,
	
ƒ các nhân viên mới đến làm việc trong phòng xét nghiệm cần được đào tạo trước khi
bắt đầu công việc,
	
ƒ phòng xét nghiệm được di chuyển đến một vị trí khác hoặc được mở rộng để gộp
thêm các địa điểm khác, và
	
ƒ tăng số giờ làm việc.
12 CHUẨN BỊ VÀ ỨNG PHÓ DỊCH BỆNH
Những thông tin mới về tác nhân sinh học hay những phát triển mới cũng có thể ảnh
hưởng đến các hoạt động của phòng xét nghiệm. Sự phát triển của một loại vắc xin có
thể có nghĩa là nhân viên sẽ chịu hậu quả của phơi nhiễm thấp hơn khi họ được tiêm
chủng, hoặc một đường lây truyền mới hoặc mới được phát hiện có thể có ý nghĩa
rằng các biện pháp kiểm soát nguy cơ khác nhau cần được cân nhắc trong phòng xét
nghiệm. Trong các trường hợp như thế, đánh giá nguy cơ phải được xem xét để xác
định tác động của những thay đổi này và để quyết định xem các biện pháp kiểm soát
nguy cơ hiện có liệu có đủ hay không hay có cần thêm các biện pháp kiểm soát nguy
cơ bổ sung hay không.
Đôi khi, một sự cố bất ngờ có thể xảy ra đòi hỏi một động thái đánh giá nguy cơ ngay
lập tức; chẳng hạn, một thiết bị bị hỏng dẫn đến tràn đổ chất nguy hại hoặc một vi
phạm trong ngăn chặn an toàn sinh học. Mỗi tình huống sẽ cần phải được đánh giá
một cách riêng, đôi khi nhanh chóng, vì lý sự an toàn của nhân viên, ngăn chặn bất cứ
nguy cơ sinh học nào và tiếp tục duy trì các hoạt động của phòng xét nghiệm.
13
THIẾT KẾ CƠ SỞ
VẬT CHẤT
Lý tưởng là phòng xét nghiệm ứng phó dịch được bố trí tại một địa điểm an toàn, nơi
có cơ sở hạ tầng như điện, nước, xử lý nước thải, nồi hấp tiệt trùng và lò đốt. Sẽ rất
thuận lợi nếu phòng xét nghiệm cũng gần bệnh viện hoặc các cơ sở điều trị. Khi đó,
các mẫu bệnh phẩm có thể được vận chuyển một cách dễ dàng và thông tin giữa các
nhóm y tế sẽ hiệu quả hơn.
Một trung tâm điều trị bệnh dịch chuẩn sẽ có các vùng: “vùng xanh” (khu vực sạch),
“vùng vàng” và “vùng đỏ” (nơi điều trị bệnh nhân và đặt hệ thống xử lý chất thải lây
nhiễm). Nếu phòng xét nghiệm được đặt trong cơ sở này, nó nên nằm trong vùng vàng,
giữa vùng đỏ và vùng xanh, để cho nhân viên phòng xét nghiệm đi vào cơ sở trong
vùng xanh, đồng thời, phòng xét nghiệm có thể kết nối với vùng đỏ qua một cửa sổ để
chuyển các mẫu bệnh phẩm một cách thuận tiện (Hình 3.1).
3.1 Phòng xét nghiệm lưu động
Phòng xét nghiệm lưu động giúp cho việc đáp ứng chẩn đoán nhanh. Chúng đặc biệt
hữu ích vào giai đoạn đầu của vụ dịch vì có thể dịch chuyển các phòng xét nghiệm này
một cách nhanh chóng với sự hỗ trợ tối thiểu từ bên ngoài. Có hai mô hình phòng xét
nghiệm lưu động chính. Trong mô hình thứ nhất, trang thiết bị các phòng xét nghiệm
và vật tư tiêu hao được đóng hộp, vận chuyển và mở ra trong một cái lều hoặc một
tòa nhà xây dựng đơn giản. Trong mô hình thứ hai, phòng xét nghiệm được xây dựng
trong một công-ten-nơ vận chuyển hoặc một xe tải và có thể lái xe này đến khu vực
dịch. Các phòng xét nghiệm lưu động được trang bị và thẩm định trước khi thực hiện
các xét nghiệm chẩn đoán các tác nhân sinh học khác nhau và chúng được thiết kế để
vận hành một cách độc lập nhất có thể. Lý tưởng là các phòng xét nghiệm lưu động
này có nguồn điện và nguồn nước tin cậy nhưng thường thì chúng có thể vận hành
bằng máy phát điện hoặc bằng ắc quy ô tô trong một thời gian ngắn.
PHẦN
3
14 CHUẨN BỊ VÀ ỨNG PHÓ DỊCH BỆNH
Hình 3.1 Ví dụ về phòng xét nghiệm nằm trong “vùng vàng” tại một trung tâm điều trị bệnh do vi-rút Ebola,
nằm giữa “vùng đỏ” và “vùng xanh”
VÙNG ĐỎ
•	Bệnh nhân
•	Hố đốt/Lò đốt
chất thải lây nhiễm
VÙNG VÀNG
•	Phòng xét nghiệm
•	Rửa và khử trùng
•	Phòng thay đồ
•	Phòng cho nhân viên y
tế
VÙNG XANH
•	Bảo trì
•	Căng tin
•	Hố đốt chất thải không
lây nhiễm
Lều bệnh
nhân
Lều bệnh
nhân
Lều bệnh
nhân
Hố đốt
chất thải lây
nhiễm
Hố đốt chất
thải không lây
nhiễm
Nhân viên y tế
Bảo trì
1 Lối vào phòng 2 Cửa sổ nhận mẫu
Rửa và khử trùng
Phòng xét nghiệm
Lều dùng làm kho của
phòng thí nghiệm
Lối vào cho
nhân viên
Dòng chất thải lây nhiễm
Dòng chất thải không lây nhiễm
2
1
Dòng mẫu bệnh phẩm
3.2 Phòng xét nghiệm ứng phó dịch trong tòa nhà
Có thể sử dụng một tòa nhà xây dựng đơn giản để làm một phòng xét nghiệm ứng
phó dịch. Việc này mang đến những lợi thế nhất định so với các phòng xét nghiệm lưu
động vì sẽ có nhiều không gian hơn cho các trang thiết bị, tòa nhà sẽ có nguồn nước
và nguồn điện, có thể dễ dàng hơn trong việc thay thế thiết bị khi cần so với phòng xét
nghiệm trong công-ten-nơ hay xe tải, và tòa nhà thì sẽ vững hơn trong thời tiết xấu
và an toàn hơn so với lều. Thông thường, lựa chọn làm việc tại các phòng xét nghiệm
đã có tại địa phương là cần thiết. Việc này mang đến những thách thức đặc thù vì các
nguy cơ chấp nhận được của chúng có thể khác so với các chi tiết được nêu trong
đánh giá nguy cơ. Một đánh giá nguy cơ về công việc trong phòng xét nghiệm cụ thể
như vậy phải được hoàn tất trước khi làm việc và đánh giá này sẽ phải xem xét toàn bộ
phòng xét nghiệm và các hoạt động diễn ra bên trong nó, chứ không chỉ là đối với tác
nhân gây dịch và hoạt động ứng phó dịch.
15
PHẦN 3 THIẾT KẾ CƠ SỞ VẬT CHẤT
3.3 Cơ sở hạ tầng phòng xét nghiệm ứng phó dịch
Dù sử dụng tòa nhà sẵn có hay một phương án lưu động thay thế đều cần phải xem
xét các điều kiện về địa lý và khí tượng tại địa phương, chẳng hạn như động đất, sạt lở,
lũ lụt và các điều kiện nhiệt độ cực đoan.
Trong hầu hết các trường hợp, cơ sở hạ tầng tại vị trí phòng xét nghiệm là có hạn và
do đó việc sắp xếp, tổ chức công việc của phòng xét nghiệm sẽ là một thách thức.
Nguồn điện và nguồn nước đáng tin cậy có vai trò thiết yếu để phòng xét nghiệm vận
hành và một hệ thống nước thải, nồi hấp tiệt trùng và lò đốt cao cấp thay vì hố đốt là
những điểm ưu tiên đối với một vị trí phòng xét nghiệm. Nếu không có được những lợi
thế này, cần phải giảm thiểu các nguy cơ bằng cách sử dụng các quy trình thực tế nhất
có thể trước khi vận hành phòng xét nghiệm. Các ví dụ về cách thức giảm thiểu các
nguy cơ này có thể bao gồm việc lắp đặt một nguồn điện không bị gián đoạn (ắc quy
dự phòng) cho các thiết bị điện quan trọng để cho phép hoàn thành công việc an toàn
khi có sự cố mất điện xảy ra.
Cần phải đảm bảo an ninh vật lý của cơ sở xét nghiệm và nhân viên. Có thể cần hệ
thống rào chắn xung quanh các tòa nhà, lều, nhà kho cùng với các biện pháp kiểm
soát nguy cơ tiếp cận tùy thuộc vào đánh giá an ninh tại chỗ, sao cho những người
không có thẩm quyền, kể cả bệnh nhân, sẽ không thể tiếp cận được cơ sở xét nghiệm,
việc có tạo ra nguy cơ cho bản thân họ cũng như nhân viên phòng xét nghiệm.
3.4 Tích hợp phòng xét nghiệm như một phần của ứng phó dịch
Phòng xét nghiệm ứng phó dịch nên xây dựng mối quan hệ mật thiết với các nhân
viên y tế, bác sĩ, các tổ chức phi chính phủ và cơ quan chính phủ có liên quan tại địa
phương, các cán bộ y tế công cộng và đồng thời có thể cả các lực lượng an ninh tại địa
phương. Nên tiến hành các cuộc gặp định kỳ và nên lưu ý tất cả mọi người về vấn đề
an toàn sinh học, an ninh sinh học, vệ sinh và kiểm soát nhiễm khuẩn như là các ưu tiên
hàng đầu để bảo vệ những người đang làm việc trong vụ dịch khỏi các lây nhiễm liên
quan đến chăm sóc y tế và phòng xét nghiệm.
Trong một vụ dịch, số lượng mẫu bệnh phẩm mà một phòng xét nghiệm tiếp nhận có
thể thay đổi một cách đáng kể. Có những thời điểm, số lượng mẫu bệnh phẩm tiếp
nhận có thể vượt ngoài khả năng tiến hành xét nghiệm và trả lời kết quả của phòng
xét nghiệm. Việc phân phối mẫu bệnh phẩm giữa các phòng xét nghiệm ứng phó dịch
cần phải được quản lý để cân bằng giữa số lượng mẫu bệnh phẩm được gửi đến và
khả năng, thời gian trả kết quả của phòng xét nghiệm. Trong các giai đoạn với lượng
công việc cao, có thể phải kéo dài thời gian làm việc của phòng xét nghiệm. Trong
trường hợp này, cho nhân viên phòng xét nghiệm làm việc theo ca thì sẽ tốt hơn so với
việc tăng giờ làm trên từng nhân viên. Cũng sẽ có những lúc mà phòng xét nghiệm sẽ
tạm thời phải làm việc nhiều giờ hơn để kịp trả kết quả khẩn có ảnh hưởng trực tiếp
lên điều trị khẩn cấp cho bệnh nhân, chẳng hạn như trường hợp sinh em bé ở thai phụ
nghi ngờ nhiễm bệnh. Nên sắp xếp các khoảng thời gian nghỉ bù đầy đủ cho nhân viên
để giảm thiểu các nguy cơ do mệt mỏi khi làm việc trong phòng xét nghiệm.
16 CHUẨN BỊ VÀ ỨNG PHÓ DỊCH BỆNH
3.5 Thiết bị phòng xét nghiệm
Thiết bị được sử dụng để bảo vệ nhân viên phòng xét nghiệm khỏi tác nhân gây bệnh
được gọi là thiết bị ngăn chặn thứ nhất; các thiết bị này có thể bao gồm các loại ống
có nắp vặn, tủ an toàn sinh học, tủ găng tay, tủ cách ly vách mềm. Cần có cơ sở vật
chất và các quy trình để đảm bảo con người và môi trường bên ngoài phòng xét
nghiệm cũng được bảo vệ.
Việc lựa chọn một thiết bị ngăn chặn thứ nhất tùy thuộc vào đánh giá nguy cơ và và
những gì địa phương hiện có hoặc có thể vận chuyển đến khu vực đó. Tủ cách ly vách
mềm với hai bộ lọc không khí hiệu suất cao (HEPA) trên đường khí thải và các hộp vận
chuyển đã mang đến sự ngăn chặn hiệu quả trong suốt vụ dịch do vi-rút Ebola gây ra
tại Tây Phi. Điều này là do các thiết bị này mang đến sự ngăn chặn hiệu quả, có thể
chứa được các thiết bị cần thiết, có thể di chuyển được và không cần kết nối bằng hệ
thống ống cứng để thải khí.
Các chiến lược đơn giản sử dụng các biện pháp ngăn chặn thứ nhất dựa vào công
nghệ kỹ thuật, chẳng hạn như tủ cách ly, thay cho kỹ năng của con người để mang đến
sự bảo vệ sẽ được ưu tiên hơn.Với số lượng mẫu tăng lên và những ngày làm việc kéo
dài có thể dẫn đến một tỷ lệ mắc lỗi cao hơn.
Việc kiểm tra để đảm bảo tất cả các trang thiết bị được lựa chọn cho công việc có
tương thích với nhau là rất quan trọng. Ví dụ về các yếu tố cần cân nhắc bao gồm các
máy ly tâm không làm xáo trộn dòng khí bảo vệ, các ống nghiệm vừa với giá đựng
để cho phép việc đọc các nhãn ống và có thể mở được nắp khi ống đang để trên giá
đựng để giảm sự cố tràn đổ mẫu bệnh phẩm về mức tối thiểu.
17
NĂNG LỰC VÀ ĐÀO TẠO
NHÂN VIÊN
Các biện pháp kiểm soát nguy cơ trong phòng xét nghiệm có thể bị giảm tác dụng do
lỗi của con người. Do đó, việc nhân viên phòng xét nghiệm có kinh nghiệm, đủ năng
lực, được đào tạo tốt và có ý thức về an toàn đóng vai trò thiết yếu trong việc giảm
thiểu các nguy cơ tiềm năng về lây nhiễm cho nhân viên và đạt được các kết quả chính
xác một cách an toàn. Những nhân viên này phải được thông báo rõ về các mối nguy
hiểm sinh học và hóa học và các biện pháp kiểm soát nguy cơ đang được thực hiện để
giảm thiểu các nguy cơ khi làm việc với những mối nguy hiểm đó. Việc này có ý nghĩa
đặc biệt quan trọng trong suốt quá trình ứng phó dịch khi mà số lượng mẫu bệnh
phẩm được tiếp nhận để xét nghiệm chẩn đoán có thể rất cao và những nhân viên
phòng xét nghiệm được huy động đến làm việc có thể không có được sự hỗ trợ mà họ
thường có tại phòng xét nghiệm của họ, điều này có thể đưa đến một môi trường làm
việc căng thẳng hơn và do đó làm tăng nguy cơ mắc lỗi.
4.1 Tuyển dụng, đào tạo và đánh giá
Việc nhanh chóng huy động được một nhóm nhân viên xét nghiệm đủ năng lực cho
một phòng xét nghiệm ứng phó dịch là rất quan trọng trong việc đưa ra một ứng phó
xét nghiệm tốt đầu tiên trong giai đoạn đầu của vụ dịch. Nhóm này sẽ cần được bổ
sung thêm nhân lực nếu như vụ dịch không được kiểm soát tốt trong giai đoạn sớm.
Không thể chắc chắn là hầu hết các nhân viên phòng xét nghiệm đều đã có kinh
nghiệm làm việc với tất cả các thiết bị, kỹ thuật và loại tác nhân gây bệnh trong vụ
dịch. Trước khi các nhân viên phòng xét nghiệm được huy động đến làm việc, họ nên
được đào tạo trong một môi trường an toàn nằm ngoài vùng dịch. Nên sử dụng các
mẫu bệnh phẩm mô phỏng sao cho bất cứ lỗi nào mà nhân viên mắc phải trong suốt
quá trình đào tạo sẽ không khiến cho họ bị phơi nhiễm với tác nhân gây bệnh. Thậm
chí những nhân viên xét nghiệm đã có kinh nghiệm với tác nhân gây dịch cũng có thể
gặp khó khăn trong quá trình đào tạo. Việc này là do các biện pháp kiểm soát nguy cơ
về cơ sở hạ tầng, quy trình và trang thiết bị trong phòng xét nghiệm ứng phó dịch có
thể khác với trước đó.
Chương trình đào tạo nên bao gồm các thông tin, thảo luận và thực hành sao cho
nhân viên xét nghiệm lĩnh hội được đầy đủ kiến thức về an toàn sinh học và chất lượng,
các kỹ năng và kinh nghiệm để cho phép họ đến làm việc tại phòng xét nghiệm ứng
phó dịch. Chương trình đào tạo về an toàn sinh học nên bao gồm các thông tin về:
	
ƒ tác nhân gây dịch và bối cảnh của vụ dịch,
PHẦN
4
18 CHUẨN BỊ VÀ ỨNG PHÓ DỊCH BỆNH
	
ƒ đánh giá nguy cơ cho công việc,
	
ƒ sẵn sàng về tâm lývà ýthức về tình huống mà họ đang bước vào,
	
ƒ đào tạo kỹ thuật về thiết bị,
	
ƒ lưu văn bản về các nguyên tắc vận hành của phòng xét
nghiệm và thông tin về các tương tác khi ứng phó dịch trên
diện rộng hơn,
	
ƒ xem xét luồng công việc liên quan đến mẫu bệnh phẩm,
	
ƒ BHCN cho từng giai đoạn của quá trình xử lý mẫu,
	
ƒ các phương pháp dùng để phát hiện tác nhân sinh học,
	
ƒ đào tạo dựa trên tình huống về cách ứng phó với các sự cố, tai
nạn và các kế hoạch khẩn cấp,
	
ƒ cập nhật và chỉnh sửa các phương pháp, và
	
ƒ bảo dưỡng và sửa chữa các thiết bị.
Tái tạo các môi trường phòng xét nghiệm ứng phó dịch trong thực tế và các tình huống
trong quá trình đào tạo sẽ giúp cho các tình nguyện viên tương lai có được ấn tượng
về điều kiện làm việc của họ khi họ được huy động. Khi đó nhân viên phòng xét nghiệm
có thể đưa ra những quyết định có cân nhắc kỹ càng hơn về việc liệu họ vẫn muốn
tình nguyện tham gia việc này hay không. Nó cũng cho phép giảng viên thấy được các
nhân viên xét nghiệm tình nguyện đã có được những hiểu biết cần thiết, khả năng chú
ý chi tiết và làm việc nhóm hay chưa, điều này sẽ cho phép họ có được sự đóng góp
tích cực cho việc ứng phó của phòng xét nghiệm.
Trước khi triển khai, các nhân viên mới nên được kiểm tra về sức khỏe nghề nghiệp để
đảm bảo họ được tiêm các vắc xin phù hợp và có đủ sức khỏe về tinh thần lẫn thể chất.
Các thông tin chi tiết hơn có thể được tìm thấy trong mục 9.2 về Sức khỏe nghề nghiệp.
Nhân viên tham gia làm việc tại phòng xét nghiệm ứng phó dịch sẽ cần được đào tạo
định hướng và hỗ trợ khi họ mới bắt đầu làm việc để thích nghi với môi trường làm việc
mới. Giai đoạn đầu thường rất căng thẳng và cần cân nhắc kỹ các biện pháp để làm
cho giai đoạn chuyển tiếp vào môi trường làm việc được dễ dàng. Rất cần có kế hoạch
giới thiệu để đảm bảo tất cả các nhân viên đều nhận được những thông tin liên quan
về công việc của họ, đặc biệt khi tình hình dịch thường xuyên thay đổi và có thể khác
với những gì đã được đề cập trong khi đào tạo. Nhân viên nên được phép lựa chọn
việc rời khỏi phòng xét nghiệm và trở về nếu họ không thích nghi tốt hoặc cảm thấy
quá căng thẳng.
19
PHẦN 4 NĂNG LỰC NHÂN VIÊN VÀ ĐÀO TẠO
4.2 Các cân nhắc khi triển khai
Có nhiều vị trí khác nhau trong phòng xét nghiệm, bao gồm trưởng phòng, các chuyên
gia kỹ thuật, chuyên gia về công nghệ thông tin, chuyên gia về thiết bị và các nhân
viên phòng xét nghiệm nói chung. Trưởng phòng xét nghiệm thường là một vị trí toàn
thời gian và cần làm rõ trách nhiệm của trưởng phòng trước khi bổ nhiệm. Trưởng
phòng xét nghiệm sẽ phải giải thích về công việc của phòng xét nghiệm của họ với
cộng đồng, làm việc chặt chẽ với các chuyên ngành khác trong quá trình ứng phó dịch,
và làm việc với tinh thần chủ động nhiều hơn so với thông thường. Họ sẽ chịu trách
nhiệm chung về an toàn sinh học và an ninh sinh học trong phòng xét nghiệm cũng
như sự an toàn của nhóm và sẽ rất ít khi có thời gian để làm việc tại bàn xét nghiệm.
Số lượng nhân viên xét nghiệm bổ sung cần đào tạo để huy động sau đó sẽ tùy thuộc
vào số giờ làm việc của phòng xét nghiệm. Việc này phụ thuộc vào thời gian nhận mẫu,
số lượng mẫu cần xử lý và tốc độ xử lý mẫu. Thông thường, trong quy trình chẩn đoán
sẽ có một bước làm giới hạn tốc độ thực hiện; ví dụ, trong chẩn đoán sốt xuất huyết do
vi-rút, bước làm giới hạn này là tốc độ bất hoạt tác nhân gây bệnh trong tủ an toàn
sinh học hoặc trong tủ cách ly vách mềm. Kích thước tủ và máy ly tâm, cùng với số
lượng tủ an toàn sinh học, có thể giới hạn số lượng mẫu được xử lý trong một thời điểm.
Phòng xét nghiệm có thể cần kéo dài thời gian làm việc và nhiều ca trực hơn, do đó,
làm tăng số lượng nhân viên cần đào tạo.
Cần quyết định về thời gian huy động nhân viên làm việc xa nhà hay xa đất nước của
họ. Thời gian này có thể từ vài ngày đến vài tuần tùy thuộc vào khoảng cách đến nhà
họ và các điều kiện địa phương (ví dụ, thời gian làm việc, sức khỏe, tình hình an ninh,
thời tiết) và vai trò (ví dụ, nhân viên phòng xét nghiệm, trưởng nhóm, nhân viên hậu
cần). Nên sắp xếp thời gian đợt triển khai, quy mô nhóm, sự trùng lặp giữa các nhóm,
các quy trình cần chuyển giao và tần suất quay vòng để đảm bảo an toàn, an ninh
và sức khỏe của các thành viên trong nhóm và đạt được tốc độ và chất lượng dịch vụ
xét nghiệm chẩn đoán tốt nhất có thể trong vụ dịch. Các thành viên đủ năng lực của
nhóm đã nghỉ việc hay trở lại nơi cũ mà có mong muốn được tái huy động chính là
một nguồn lực cực kỳ giá trị họ có những kiến thức cần thiết, quen với các hoạt động
thường quy và kinh nghiệm thực hiện các hoạt động chẩn đoán trong vụ dịch.
Chương trình đào tạo cũng nên bao gồm các biện pháp cần áp dụng để tránh các
nguy cơ lây nhiễm bên ngoài phạm vi phòng xét nghiệm. Ví dụ, nguyên tắc không
đụng chạm, tăng cường vệ sinh tay, giãn cách xã hội và cách ho đảm bảo vệ sinh cũng
nên được thực hành tùy thuộc vào đường lây truyền của bệnh tại cộng đồng.
20 CHUẨN BỊ VÀ ỨNG PHÓ DỊCH BỆNH
Việc có được sự tham gia của các nhân viên là người địa phương vào nhóm làm việc
trong phòng xét nghiệm trong thời gian dài hơn sẽ giúp duy trì được hoạt động ứng
phó và xây dựng niềm tin với cộng đồng địa phương. Tuy nhiên, cần phải đánh giá
và quản lý các nguy cơ bởi vì, trong giai đoạn đầu của vụ dịch, nhóm nhân viên xét
nghiệm đã qua đào tạo được huy động từ khu vực bên ngoài vào có thể không có
đủ nguồn lực để đào tạo cho các nhân viên tại địa phương. Bên cạnh đó, các nhân
viên phòng xét nghiệm sống trong cộng đồng của họ khi vụ dịch đang ở đỉnh điểm
của nó thì có thể vô tình làm ảnh hưởng đến công tác ứng phó dịch của phòng xét
nghiệm nếu những người này đang có nguy cơ phơi nhiễm cao hơn với tác nhân gây
bệnh và không có biện pháp cách ly nào ngoài thời gian làm việc của họ. Cùng với
nguyên tắc không đụng chạm, có thể triển khai các biện pháp bổ sung nhằm ngăn
ngừa lây nhiễm trong nhóm ứng phó dịch, chẳng hạn như: tách biệt nhân viên phòng
xét nghiệm khỏi cộng đồng địa phương khi có thể, lắp đặt bổ sung vòi và chậu rửa tay
tại các khu vực công cộng và triển khai các nguyên tắc đặc biệt về hành vi chẳng hạn
như khử trùng tay sau khi chạm vào tiền. Tuy nhiên, khi phòng xét nghiệm ứng phó dịch
được thành lập, nguy cơ này có thể được quản lý thông qua kiểm tra sức khỏe hàng
ngày đối với tất cả nhân viên kết hợp với bổ sung trang bị BHCN để bảo vệ nhân viên
nếu không duy trì được giãn cách xã hội trong phòng xét nghiệm.
4.3 Lựa chọn và hỗ trợ nhóm xét nghiệm
Việc lựa chọn nhân viên cho phòng xét nghiệm ứng phó dịch không chỉ phụ thuộc vào
năng lực kỹ thuật của họ. Họ còn cần phải là những người có khả năng làm việc nhóm
tốt, có sự bền bỉ và sức khỏe tinh thần tốt, và có khả năng làm việc một cách linh hoạt
cùng các kỹ năng truyền thông tốt.
Nhân viên phòng xét nghiệm cần phải có khả năng làm việc một cách hiệu quả trong
suốt thời gian họ được huy động. Việc này được tạo điều kiện thông qua bố trí chỗ ở
an toàn, có đủ nguồn nước và thực phẩm, thời gian làm việc hợp lý, và có thể bàn bạc
và nhận được sự hỗ trợ về bất cứ vấn đề nào về sức khỏe thể chất và tinh thần. Nhân
viên phòng xét nghiệm nên được tư vấn về cách để giữ sức khỏe trong môi trường làm
việc căng thẳng, ví dụ, đủ nươc uống, chất dinh dưỡng, dành thời gian để tập thể dục
và giữ liên lạc với các thành viên trong gia đình họ. Nhóm làm việc nên chăm sóc lẫn
nhau, nhưng trưởng nhóm cũng cần phải có các cơ chế để cho một số người nghỉ việc
nếu cảm thấy rằng những người này không thể làm việc hoặc không phù hợp với điều
kiện làm việc tại đó. Trưởng nhóm phải đảm bảo cơ sở vật chất để có được những
chăm sóc sức khỏe phù hợp cho các thành viên trong nhóm, việc này có thể bao gồm
nơi sơ tán nhân viên nếu có một mối đe dọa nào đó về sức khỏe (do tai nạn hoặc phơi
nhiễm) hoặc một vấn đề nào đó về an ninh như bất ổn xã hội chẳng hạn.
Nên thiết lập hoạt động trao đổi thông tin, tham vấn hiệu quả và đáng tin cậy với
nhóm hỗ trợ của tổ chức để hỗ trợ tất cả các nhân viên được huy động, kể cả trưởng
nhóm. Nên duy trì và kiểm tra thường xuyên các kênh trao đổi thông tin cùng với
phương án dự phòng và nên thiết lập một hệ thống báo cáo (ví dụ, báo báo tình hình
hàng ngày).
Nên lưu lại các hồ sơ về năng lực và khả năng làm việc trong thời gian dài của tất cả các
nhân viên được huy động làm cơ sở cho việc quyết định huy động lại trong tương lai.
21
TRANG BỊ BẢO HỘ
CÁ NHÂN
Các biện pháp kiểm soát nguy cơ như sử dụng các thiết bị ngăn chặn thứ nhất chắc
chắn làm giảm nguy cơ phát sinh hạt văng bắn và khí dung là phương pháp tốt nhất
để kiểm soát tác nhân gây bệnh vì chúng giữ lại và ngăn ngừa ô nhiễm toàn bộ môi
trường phòng xét nghiệm. Nên lượng giá nguy cơ tồn dư sau khi triển khai các kiểm
soát kỹ thuật và nên sử dụng BHCN như hàng rào bảo vệ cuối cùng để bổ sung cho
các biện pháp bảo vệ khác. Cần quyết định loại BHCN dùng cho từng hoạt động thông
qua đánh giá nguy cơ bao gồm việc xem xét đường lây nhiễm của các tác nhân gây
bệnh đang xét nghiệm, tác nhân gây bệnh khác có thể có trong mẫu bệnh phẩm và
những mối nguy hiểm khác như các hóa chất chẳng hạn.
Bộ BHCN tiêu chuẩn khi thao tác với các chất khử trùng hoặc các mẫu bệnh phẩm
truyền nhiễm bao gồm áo choàng hoặc áo choàng bảo hộ, găng tay có độ dài đủ để
bao phủ phần cổ tay áo choàng, và kính bảo vệ mắt khi có mối nguy hiểm văng bắn
trong phòng xét nghiệm. Cần có sẵn BHCN với nhiều cỡ khác nhau sao cho mỗi người
dùng có được loại BHCN vừa vặn để đảm bảo được sự linh hoạt và tầm nhìn nhiều
nhất có thể khi thao tác. BHCN bổ sung như tạp dề và tấm che mặt, thay cho kính chắn
giọt bắn hay dùng trong phòng xét nghiệm, có thể được dùng khi cần tăng cường việc
bảo vệ khỏi các giọt bắn nếu sử dụng một lượng lớn chất khử trùng.
Có thể không kiểm soát được nhiệt độ trong phòng xét nghiệm nếu cơ sở hạ tầng của
phòng xét nghiệm ở mức cơ bản. Cần áp dụng cách tiếp cận phù hợp nếu nhiệt độ
quá cao dẫn đến tăng nguy cơ stress nhiệt và mất nước khi mặc một số loại BHCN
nhất định. Việc này phải được giảm thiểu bằng cách, ví dụ, giới hạn thời gian thực hiện
các hoạt động có mang BHCN hoặc những thay đổi thực hành có sự cân nhắc giữa lợi
ích và nguy cơ khi mặc một số loại BHCN nhất định. Mồ hôi có thể làm giảm tính năng
bảo vệ của BHCN bằng cách hình thành các cầu nối chất lỏng, nơi mà sự nhiễm bẩn
có thể xuyên qua hàng rào bảo vệ, chẳng hạn như màng lọc trong khẩu trang. Sự bất
tiện do BHCN ẩm ướt và dính mồ gây ra có thể có tác động xấu đến hoạt động của
người mặc, dẫn đến việc người đó vô ý chạm vào da của họ và dẫn đến nhiễm bẩn.
Trên thế giới hiện có những tiêu chuẩn khác nhau về hiệu suất và ứng dụng cũng như
các hệ thống phê duyệt và tuân thủ áp dụng cho việc thiết kế, sản xuất và sử dụng
BHCN, và chỉ nên sử dụng những loại BHCN đã được phê duyệt đáp ứng các tiêu
chuẩn đang áp dụng (ví dụ, các tiêu chuẩn Châu Âu, Kitemark). Các lô BHCN mới phải
được kiểm tra kỹ lưỡng khi nhận và nói chung, nên kiểm tra kỹ lưỡng tất cả các BHCN
trước khi sử dụng.
Có thể sử dụng kết hợp giữa BHCN dùng một lần (găng tay và tạp dề) và BHCN có thể
tái sử dụng (giày, áo choàng, tấm che mặt). Điều quan trọng là cần phải xác định làm
thế nào để xử lý các phần của bộ BHCN một cách an toàn sau khi sử dụng, hoặc loại
bỏ và đốt hoặc khử trùng và làm sạch. Điều quan trọng là cần kiểm tra khả năng bảo
vệ của BHCN trước khi sử dụng.
PHẦN
5
22 CHUẨN BỊ VÀ ỨNG PHÓ DỊCH BỆNH
23
			 LUỒNG CÔNG VIỆC CỦA 	 	
PHÒNG XÉT NGHIỆM
Tùy vào tác nhân gây ra vụ dịch, khả năng của phòng xét nghệm có thể bao gồm các kỹ thuật nuôi cấy, soi
kính hiển vi, huyết thanh hoặc sinh học phân tử. Đôi khi, dịch vụ chẩn đoán có thể tiến hành cùng với các hoạt
động nghiên cứu, đặc biệt khi vụ dịch kéo dài, hoặc tác nhân gây bệnh vẫn chưa được biết rõ hay đang thay
đổi nhanh chóng. Những nghiên cứu như thế này trong các phòng xét nghiệm ứng phó dịch thường tập trung
vào việc điều chỉnh và đánh giá xét nghiệm chẩn đoán, xác định trình tự axit nucleic để hỗ trợ cho các nhà
dịch tễ học và cán bộ y tế công cộng, phân tích các đáp ứng miễn dịch trên bệnh nhân, và tiếp tục theo dõi
những người còn sống (ví dụ, đối với các di chứng muộn hoặc bài tiết tác nhân gây bệnh). Các nghiên cứu
trên các mẫu bệnh phẩm đã bất hoạt và/hoặc các axit nucleic đã phân lập được có nguy cơ thấp hơn so với
thao tác với các mẫu bệnh phẩm chưa bất hoạt. Nuôi cấy và các kỹ thuật khác làm tăng sinh tác nhân sinh
học cho nghiên cứu sẽ cần một đánh giá nguy cơ mới.
Đối với hoạt động chẩn đoán tại các phòng xét nghiệm đã được thành lập, các quy trình và thiết bị dùng
để phát hiện tác nhân sinh học gây dịch đều sẽ được xác định sẵn. Có thể mở rộng năng lực của phòng xét
nghiệm bằng cách mua thêm các thiết bị nếu cần. Nếu các phòng xét nghiệm hiện đang hoạt động thì các
xét nghiệm liên quan đến ứng phó dịch có thể cần tách biệt khỏi công việc thường ngày. Ví dụ, các công việc
liên quan đến vụ dịch có thể được thực hiện vào một thời điểm khác, trong các phòng riêng biệt (đặc biệt khi
cần có các biện pháp kiểm soát nguy cơ bổ sung) và/hoặc các nhân viên chuyên trách làm xét nghiệm các
mẫu bệnh phẩm liên quan đến vụ dịch. Lợi thế của việc sử dụng phòng xét nghiệm hiện đang xử lý tác nhân
gây bệnh là có sẵn đội ngũ nhân viên đã được đào tạo, những người này đã có kinh nghiệm và quen với các
thiết bị và phòng xét nghiệm.
Hình 6.1 cho thấy một ví dụ về luồng công việc của một phòng xét nghiệm ứng phó dịch sử dụng các tủ găng
tay và một phòng xét nghiệm nóng (phòng xét nghiệm có khả năng bị ô nhiễm). Trong mô hình phòng xét
nghiệm nóng, nhân viên phòng xét nghiệm được bảo vệ nhờ sử dụng BHCN một cách nghiêm ngặt và, mặc
dù công việc với tác nhân gây bệnh được thực hiện bên trong tủ an toàn sinh học, toàn bộ phòng xét nghiệm
vẫn được xem là bị ô nhiễm. Trong phòng xét nghiệm sử dụng tủ găng tay, các mẫu bệnh phẩm được bất
hoạt bên trong tủ găng tay/tủ cách ly vách mềm và các biện pháp kiểm soát nguy cơ theo quy trình một
cách nghiêm ngặt áp dụng cho quy trình sử dụng tủ, đóng gói các mẫu bệnh phẩm để lưu giữ và đóng gói
chất thải có nghĩa là phần còn lại của phòng xét nghiệm được xem là không bị nhiễm bẩn.
Cần quyết định hệ thống làm việc đang hoạt động nào sẽ được sử dụng. Trong bối cảnh có dịch, phòng xét
nghiệm nóng có nghĩa rằng có thể sẽ phải xử lý nhiều mẫu bệnh phẩm hơn trong một thời gian ngắn hơn
bởi vì luồng công việc sẽ không còn bị giới hạn bởi kích thước và năng suất của tủ an toàn sinh học. Ngoài
ra, mức độ tin cậy về bất hoạt tác nhân gây bệnh lúc này sẽ thấp hơn vì toàn bộ phòng xét nghiệm được
xem là khu vực đã ô nhiễm. Tuy nhiên, trong mô hình phòng xét nghiệm nóng, vấn đề quan trọng là an toàn
của phòng xét nghiệm phụ thuộc vào nguồn điện đáng tin cậy và nguồn cung cấp nước sạch dùng cho khử
nhiễm. Do sự hạn chế về năng suất của tủ an toàn sinh học cấp III, số lượng mẫu được xử lý trong ngày có
thể bị giới hạn. Khái niệm “phòng xét nghiệm nằm trong phòng xét nghiệm” có nghĩa là mọi công việc sẽ
vẫn được duy trì một cách an toàn dù có sự cố mất điện và có một rào chắn vững chắc giữa nhân viên và tác
nhân gây bệnh, vì vậy, làm giảm nguy cơ lây nhiễm do văng bắn và tràn đổ. Miễn là có thể cung cấp được
đầy đủ thông tin về mức độ tin cậy của việc bất hoạt tác nhân gây bệnh, yêu cầu về BHCN và các thiết bị bảo
vệ hô hấp sẽ thấp hơn và vấn sự an toàn của nhân viên phòng xét nghiệm sẽ không còn phụ thuộc vào các
quy trình nghiêm ngặt về mặc và cởi BHCN nữa.
PHẦN
6
24 CHUẨN BỊ VÀ ỨNG PHÓ DỊCH BỆNH
Hình 6.1 Luồng công việc của một phòng xét nghiệm chẩn đoán ứng phó dịch trong một phòng xét nghiệm
nóng và một phòng xét nghiệm có tủ găng tay (tủ an toàn sinh học: tủ cấy an toàn sinh học; HEPA: bộ lọc
không khí hiệu suất cao; PCR: phản ứng chuỗi polymerase; BHCN: bảo hộ cá nhân)
có khả năng lây nhiễm
không lây nhiễm máu
chưa được xử lý
Mẫu sau bước bất hoạt đầu tiên
Mẫu sau bước bất hoạt thứ hai
BHCN cho nhân
viên PXN: bảo
vệ đường hô
hấp, bộ bảo hộ
che toàn thân,
ủng cao su
BHCN
nhân viên PXN
Găng tay, áo
choàng PXN
Xịt dung dịch
khử mùi
Chất thải
Chất thải
Trang thiết bị
Trang thiết bị
Tủ ATSH cấp II
hoặc tủ găng tay
cơ bản (bảo vệ
đơn giản)
Tủ găng tay
hai bộ lọc HEPA
dưới áp lực âm
Nhận mẫu
 khử nhiễm và loại
bỏ lớp đóng gói
ngoài cùng
 đăng ký mẫu
Xử lý mẫu I
 mở gói mẫu
 các xét nghiệm
trên mẫu chưa
được xử lý (kháng
nguyên/ kháng
thể và/hoặc sinh
hóa
 bất hoạt
Xử lý mẫu II
 bước bất hoạt
thứ hai
 chuẩn bị cho
phân tích sâu hơn
Khử nhiễm và thay
BHCN
Phân tích mẫu
 hầu hết dựa trên
PCR
Báo cáo
Mẫu được
đóng gói
3 lớp
Mẫu được
đóng gói 3 lớp
Chú giải
Đóng gói 3 lớp
Buồng
thao
tác
phóng
xạ
Buồng
thao
tác
cách
ly
Rào chắn
Phòng hoặc
ngăn riêng
Khu vực lưu
trữ mẫu
Khu vực
lưu trữ mẫu
Vật chứa đầu tiên
Lớp ngoài cùng
Mẫu bệnh
phẩm Lớp thứ hai
25
PHẦN 6 LUỒNG CÔNG VIỆC CỦA PHÒNG XÉT NGHIỆM
6.1 Nhận mẫu và quản lý thông tin bệnh nhân
6.1.1 Nhận mẫu
Mỗi phòng xét nghiệm nên chuẩn bị một kế hoạch bao gồm các loại mẫu sẽ nhận và
cách đóng gói các mẫu này. Nên thông báo kế hoạch này cho các nhân viên y tế và
các bác sĩ điều trị, những người có thể sẽ gửi mẫu đến phòng xét nghiệm. Bàn/khu
vực tiếp nhận mẫu là khu vực trung gian giữa môi trường không kiểm soát bên ngoài
và khu vực phòng xét nghiệm có kiểm soát và có quy định về an toàn sinh học. Bàn/
khu vực tiếp nhận mẫu cũng có thể đóng vai trò như một rào chắn vật lý để đảm bảo
những người không phận sự không đi vào khu vực phòng xét nghiệm.
Các đặc điểm quan trọng tại khu vực tiếp nhận mẫu bệnh phẩm được đề cập như bên
dưới.
	
ƒ nên có sẵn tất cả các thiết bị và BHCN cần thiết để đảm bảo việc tiếp nhận, đánh
giá, phân loại và vận chuyển mẫu đến phòng xét nghiệm một cách an toàn.
	
ƒ nên có BHCN tương ứng mối nguy hiểm dự kiến và cho các mối nguy hiểm xuất phát
từ các mẫu bệnh phẩm chưa đóng gói đúng cách, các chất tràn đổ và các chất khử
trùng có khả năng ăn mòn.
	
ƒ nên có các chất khử trùng còn hạn sử dụng và đã được thẩm định.
	
ƒ nên có quy trình xử lý bất cứ tác nhân/vật liệu nào được xem là nguy hiểm do chúng
không được đóng gói đầy đủ hoặc bị rò rỉ; có thể cần một tủ an toàn sinh học hoặc
hộp bịt kín được.
	
ƒ khu vực này nên có đủ ánh sáng.
Nhân viên phòng xét nghiệm tại khu vực tiếp nhận mẫu phải kiểm tra kỹ lưỡng các
dụng cụ chứa, mẫu bệnh phẩm và các giấy tờ đi kèm (ví dụ, mẫu yêu cầu xét nghiệm,
thư của bác sĩ, phiếu vận chuyển) để đảm bảo đóng gói an toàn, mẫu còn nguyên
vẹn và nhãn dán chính xác tương ứng với các giấy tờ được cung cấp. Khi đó, họ có thể
đánh giá bất cứ sự đóng gói mẫu bất thường hoặc không đạt chuẩn nào để quyết định
có chấp nhận mẫu vào phòng xét nghiệm hay không, cần thận trọng và xử lý riêng rẽ,
hoặc cần khử nhiễm ngay hay không. Nên cẩn thận để không xóa mất bất cứ nhãn/
ghi chú/đánh dấu nào trên vật chứa mẫu trong quá trình khử trùng thường quy.
9789290619871-vie.pdf
9789290619871-vie.pdf
9789290619871-vie.pdf
9789290619871-vie.pdf
9789290619871-vie.pdf
9789290619871-vie.pdf
9789290619871-vie.pdf
9789290619871-vie.pdf
9789290619871-vie.pdf
9789290619871-vie.pdf
9789290619871-vie.pdf
9789290619871-vie.pdf
9789290619871-vie.pdf
9789290619871-vie.pdf
9789290619871-vie.pdf
9789290619871-vie.pdf
9789290619871-vie.pdf
9789290619871-vie.pdf
9789290619871-vie.pdf
9789290619871-vie.pdf
9789290619871-vie.pdf
9789290619871-vie.pdf
9789290619871-vie.pdf
9789290619871-vie.pdf
9789290619871-vie.pdf
9789290619871-vie.pdf
9789290619871-vie.pdf
9789290619871-vie.pdf
9789290619871-vie.pdf
9789290619871-vie.pdf
9789290619871-vie.pdf
9789290619871-vie.pdf
9789290619871-vie.pdf
9789290619871-vie.pdf
9789290619871-vie.pdf
9789290619871-vie.pdf
9789290619871-vie.pdf
9789290619871-vie.pdf
9789290619871-vie.pdf
9789290619871-vie.pdf
9789290619871-vie.pdf

More Related Content

What's hot

Đề Cương Chi Tiết Môn Học Kỹ Thuật Phòng Thí Nghiệm
Đề Cương Chi Tiết Môn Học Kỹ Thuật Phòng Thí Nghiệm Đề Cương Chi Tiết Môn Học Kỹ Thuật Phòng Thí Nghiệm
Đề Cương Chi Tiết Môn Học Kỹ Thuật Phòng Thí Nghiệm nataliej4
 
Hoa hoc cac hop chat tu nhien nguyen ngoc tuan ph d
Hoa hoc cac hop chat tu nhien nguyen ngoc tuan ph dHoa hoc cac hop chat tu nhien nguyen ngoc tuan ph d
Hoa hoc cac hop chat tu nhien nguyen ngoc tuan ph dNguyen Thanh Tu Collection
 
DỊCH TỄ HỌC MÔI TRƯỜNG
DỊCH TỄ HỌC MÔI TRƯỜNGDỊCH TỄ HỌC MÔI TRƯỜNG
DỊCH TỄ HỌC MÔI TRƯỜNGSoM
 
đề Cương chi tiết môn điều tra xhh
đề Cương chi tiết môn điều tra xhhđề Cương chi tiết môn điều tra xhh
đề Cương chi tiết môn điều tra xhhkhiconkhocnhe
 
danh gia rui ro moi truong
danh gia rui ro moi truongdanh gia rui ro moi truong
danh gia rui ro moi truongnhóc Ngố
 
Lay nhiem lien quan den pxn
Lay nhiem lien quan den pxnLay nhiem lien quan den pxn
Lay nhiem lien quan den pxnvisinhyhoc
 

What's hot (7)

Đề Cương Chi Tiết Môn Học Kỹ Thuật Phòng Thí Nghiệm
Đề Cương Chi Tiết Môn Học Kỹ Thuật Phòng Thí Nghiệm Đề Cương Chi Tiết Môn Học Kỹ Thuật Phòng Thí Nghiệm
Đề Cương Chi Tiết Môn Học Kỹ Thuật Phòng Thí Nghiệm
 
Hoa hoc cac hop chat tu nhien nguyen ngoc tuan ph d
Hoa hoc cac hop chat tu nhien nguyen ngoc tuan ph dHoa hoc cac hop chat tu nhien nguyen ngoc tuan ph d
Hoa hoc cac hop chat tu nhien nguyen ngoc tuan ph d
 
DỊCH TỄ HỌC MÔI TRƯỜNG
DỊCH TỄ HỌC MÔI TRƯỜNGDỊCH TỄ HỌC MÔI TRƯỜNG
DỊCH TỄ HỌC MÔI TRƯỜNG
 
đề Cương chi tiết môn điều tra xhh
đề Cương chi tiết môn điều tra xhhđề Cương chi tiết môn điều tra xhh
đề Cương chi tiết môn điều tra xhh
 
danh gia rui ro moi truong
danh gia rui ro moi truongdanh gia rui ro moi truong
danh gia rui ro moi truong
 
Doc hoc moi truong va suc khoe cong dong
Doc hoc moi truong va suc khoe cong dongDoc hoc moi truong va suc khoe cong dong
Doc hoc moi truong va suc khoe cong dong
 
Lay nhiem lien quan den pxn
Lay nhiem lien quan den pxnLay nhiem lien quan den pxn
Lay nhiem lien quan den pxn
 

Similar to 9789290619871-vie.pdf

An toan sinh hoc trong xet nghiem lao
An toan sinh hoc trong xet nghiem laoAn toan sinh hoc trong xet nghiem lao
An toan sinh hoc trong xet nghiem laovisinhyhoc
 
Kiến tập Vaccine Thú ý
Kiến tập Vaccine Thú ýKiến tập Vaccine Thú ý
Kiến tập Vaccine Thú ýLuong NguyenThanh
 
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 2
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 2CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 2
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 2PMC WEB
 
Phân tích nguy cơ trong an toàn thực phẩm
Phân tích nguy cơ trong an toàn thực phẩmPhân tích nguy cơ trong an toàn thực phẩm
Phân tích nguy cơ trong an toàn thực phẩmThanhTNDoan
 
[vanbanphapluat.co] 16-2018-tt-byt.doc
[vanbanphapluat.co] 16-2018-tt-byt.doc[vanbanphapluat.co] 16-2018-tt-byt.doc
[vanbanphapluat.co] 16-2018-tt-byt.doclannguyen108181
 
Hướng-dẫn-sử-dụng-kháng-sinh-Cập-nhật-lần-cuối-khi-in-09.01.2015.pdf
Hướng-dẫn-sử-dụng-kháng-sinh-Cập-nhật-lần-cuối-khi-in-09.01.2015.pdfHướng-dẫn-sử-dụng-kháng-sinh-Cập-nhật-lần-cuối-khi-in-09.01.2015.pdf
Hướng-dẫn-sử-dụng-kháng-sinh-Cập-nhật-lần-cuối-khi-in-09.01.2015.pdfSoM
 
Hướng dẫn của ASHP về thao tác với thuốc độc
Hướng dẫn của ASHP về thao tác với thuốc độcHướng dẫn của ASHP về thao tác với thuốc độc
Hướng dẫn của ASHP về thao tác với thuốc độcHA VO THI
 
Tài liệu đào tạo An toàn người bệnh của Bộ y tế 2014
Tài liệu đào tạo An toàn người bệnh của Bộ y tế 2014Tài liệu đào tạo An toàn người bệnh của Bộ y tế 2014
Tài liệu đào tạo An toàn người bệnh của Bộ y tế 2014HA VO THI
 
Thuc trang benh u nguyen bao nuoi o benh vien phu san trung uong
Thuc trang benh u nguyen bao nuoi o benh vien phu san trung uongThuc trang benh u nguyen bao nuoi o benh vien phu san trung uong
Thuc trang benh u nguyen bao nuoi o benh vien phu san trung uongLuanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
thuc hanh phong chong benh dai cua nhung doi tuong den tiem chung vac xin pho...
thuc hanh phong chong benh dai cua nhung doi tuong den tiem chung vac xin pho...thuc hanh phong chong benh dai cua nhung doi tuong den tiem chung vac xin pho...
thuc hanh phong chong benh dai cua nhung doi tuong den tiem chung vac xin pho...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Thuc trang tuan thu quy trinh dat va cham soc kim luon tinh mach ngoai vi cua...
Thuc trang tuan thu quy trinh dat va cham soc kim luon tinh mach ngoai vi cua...Thuc trang tuan thu quy trinh dat va cham soc kim luon tinh mach ngoai vi cua...
Thuc trang tuan thu quy trinh dat va cham soc kim luon tinh mach ngoai vi cua...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Thuc trang nhiem khuan vet mo o mot so benh vien tuyen tinh va trung uong, hi...
Thuc trang nhiem khuan vet mo o mot so benh vien tuyen tinh va trung uong, hi...Thuc trang nhiem khuan vet mo o mot so benh vien tuyen tinh va trung uong, hi...
Thuc trang nhiem khuan vet mo o mot so benh vien tuyen tinh va trung uong, hi...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
đáNh giá hiệu lực trừ sâu khoang của các dạng chế phẩm npv (nuclear polyhedro...
đáNh giá hiệu lực trừ sâu khoang của các dạng chế phẩm npv (nuclear polyhedro...đáNh giá hiệu lực trừ sâu khoang của các dạng chế phẩm npv (nuclear polyhedro...
đáNh giá hiệu lực trừ sâu khoang của các dạng chế phẩm npv (nuclear polyhedro...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Dich te moi truong dai hoc
Dich te moi truong dai hocDich te moi truong dai hoc
Dich te moi truong dai hocnguyenminh2301
 
DỊCH TỄ HỌC BỆNH NGHỀ NGHIỆP
DỊCH TỄ HỌC BỆNH NGHỀ NGHIỆPDỊCH TỄ HỌC BỆNH NGHỀ NGHIỆP
DỊCH TỄ HỌC BỆNH NGHỀ NGHIỆPSoM
 
DỊCH TỄ HỌC BỆNH NGHỀ NGHIỆP
DỊCH TỄ HỌC BỆNH NGHỀ NGHIỆPDỊCH TỄ HỌC BỆNH NGHỀ NGHIỆP
DỊCH TỄ HỌC BỆNH NGHỀ NGHIỆPSoM
 
Tinh an toan, dap ung mien dich cua vac xin ho ga vo bao o phu nu mang thai
Tinh an toan, dap ung mien dich cua vac xin ho ga vo bao o phu nu mang thaiTinh an toan, dap ung mien dich cua vac xin ho ga vo bao o phu nu mang thai
Tinh an toan, dap ung mien dich cua vac xin ho ga vo bao o phu nu mang thaiLuanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 

Similar to 9789290619871-vie.pdf (20)

An toan sinh hoc trong xet nghiem lao
An toan sinh hoc trong xet nghiem laoAn toan sinh hoc trong xet nghiem lao
An toan sinh hoc trong xet nghiem lao
 
Kiến tập Vaccine Thú ý
Kiến tập Vaccine Thú ýKiến tập Vaccine Thú ý
Kiến tập Vaccine Thú ý
 
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 2
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 2CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 2
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 2
 
Phân tích nguy cơ trong an toàn thực phẩm
Phân tích nguy cơ trong an toàn thực phẩmPhân tích nguy cơ trong an toàn thực phẩm
Phân tích nguy cơ trong an toàn thực phẩm
 
[vanbanphapluat.co] 16-2018-tt-byt.doc
[vanbanphapluat.co] 16-2018-tt-byt.doc[vanbanphapluat.co] 16-2018-tt-byt.doc
[vanbanphapluat.co] 16-2018-tt-byt.doc
 
Hướng-dẫn-sử-dụng-kháng-sinh-Cập-nhật-lần-cuối-khi-in-09.01.2015.pdf
Hướng-dẫn-sử-dụng-kháng-sinh-Cập-nhật-lần-cuối-khi-in-09.01.2015.pdfHướng-dẫn-sử-dụng-kháng-sinh-Cập-nhật-lần-cuối-khi-in-09.01.2015.pdf
Hướng-dẫn-sử-dụng-kháng-sinh-Cập-nhật-lần-cuối-khi-in-09.01.2015.pdf
 
Hướng dẫn của ASHP về thao tác với thuốc độc
Hướng dẫn của ASHP về thao tác với thuốc độcHướng dẫn của ASHP về thao tác với thuốc độc
Hướng dẫn của ASHP về thao tác với thuốc độc
 
Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Về An Toàn Thực Phẩm Trong Lĩnh Vực Y Tế.
Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Về An Toàn Thực Phẩm Trong Lĩnh Vực Y Tế.Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Về An Toàn Thực Phẩm Trong Lĩnh Vực Y Tế.
Luận Văn Quản Lý Nhà Nước Về An Toàn Thực Phẩm Trong Lĩnh Vực Y Tế.
 
Tài liệu đào tạo An toàn người bệnh của Bộ y tế 2014
Tài liệu đào tạo An toàn người bệnh của Bộ y tế 2014Tài liệu đào tạo An toàn người bệnh của Bộ y tế 2014
Tài liệu đào tạo An toàn người bệnh của Bộ y tế 2014
 
QĐ Ban hành hướng dẫn nghiên cứu ứng dụng TBG
QĐ Ban hành hướng dẫn nghiên cứu ứng dụng TBGQĐ Ban hành hướng dẫn nghiên cứu ứng dụng TBG
QĐ Ban hành hướng dẫn nghiên cứu ứng dụng TBG
 
Thuc trang benh u nguyen bao nuoi o benh vien phu san trung uong
Thuc trang benh u nguyen bao nuoi o benh vien phu san trung uongThuc trang benh u nguyen bao nuoi o benh vien phu san trung uong
Thuc trang benh u nguyen bao nuoi o benh vien phu san trung uong
 
thuc hanh phong chong benh dai cua nhung doi tuong den tiem chung vac xin pho...
thuc hanh phong chong benh dai cua nhung doi tuong den tiem chung vac xin pho...thuc hanh phong chong benh dai cua nhung doi tuong den tiem chung vac xin pho...
thuc hanh phong chong benh dai cua nhung doi tuong den tiem chung vac xin pho...
 
Thuc trang tuan thu quy trinh dat va cham soc kim luon tinh mach ngoai vi cua...
Thuc trang tuan thu quy trinh dat va cham soc kim luon tinh mach ngoai vi cua...Thuc trang tuan thu quy trinh dat va cham soc kim luon tinh mach ngoai vi cua...
Thuc trang tuan thu quy trinh dat va cham soc kim luon tinh mach ngoai vi cua...
 
Phi05 bai tap het mon
Phi05 bai tap het monPhi05 bai tap het mon
Phi05 bai tap het mon
 
Thuc trang nhiem khuan vet mo o mot so benh vien tuyen tinh va trung uong, hi...
Thuc trang nhiem khuan vet mo o mot so benh vien tuyen tinh va trung uong, hi...Thuc trang nhiem khuan vet mo o mot so benh vien tuyen tinh va trung uong, hi...
Thuc trang nhiem khuan vet mo o mot so benh vien tuyen tinh va trung uong, hi...
 
đáNh giá hiệu lực trừ sâu khoang của các dạng chế phẩm npv (nuclear polyhedro...
đáNh giá hiệu lực trừ sâu khoang của các dạng chế phẩm npv (nuclear polyhedro...đáNh giá hiệu lực trừ sâu khoang của các dạng chế phẩm npv (nuclear polyhedro...
đáNh giá hiệu lực trừ sâu khoang của các dạng chế phẩm npv (nuclear polyhedro...
 
Dich te moi truong dai hoc
Dich te moi truong dai hocDich te moi truong dai hoc
Dich te moi truong dai hoc
 
DỊCH TỄ HỌC BỆNH NGHỀ NGHIỆP
DỊCH TỄ HỌC BỆNH NGHỀ NGHIỆPDỊCH TỄ HỌC BỆNH NGHỀ NGHIỆP
DỊCH TỄ HỌC BỆNH NGHỀ NGHIỆP
 
DỊCH TỄ HỌC BỆNH NGHỀ NGHIỆP
DỊCH TỄ HỌC BỆNH NGHỀ NGHIỆPDỊCH TỄ HỌC BỆNH NGHỀ NGHIỆP
DỊCH TỄ HỌC BỆNH NGHỀ NGHIỆP
 
Tinh an toan, dap ung mien dich cua vac xin ho ga vo bao o phu nu mang thai
Tinh an toan, dap ung mien dich cua vac xin ho ga vo bao o phu nu mang thaiTinh an toan, dap ung mien dich cua vac xin ho ga vo bao o phu nu mang thai
Tinh an toan, dap ung mien dich cua vac xin ho ga vo bao o phu nu mang thai
 

9789290619871-vie.pdf

  • 1. I CẨM NANG AN TOÀN SINH HỌC PHÒNG XÉT NGHIỆM ẤN BẢN LẦN 4 VÀ CÁC CHUYÊN ĐỀ BỔ SUNG CHUẨN BỊ VÀ ỨNG PHÓ DỊCH BỆNH Region Pacific Western Organization World Health
  • 2. II CHUẨN BỊ VÀ ỨNG PHÓ DỊCH BỆNH
  • 3. CẨM NANG AN TOÀN SINH HỌC PHÒNG XÉT NGHIỆM ẤN BẢN LẦN 4 VÀ CÁC CHUYÊN ĐỀ BỔ SUNG CHUẨN BỊ VÀ ỨNG PHÓ DỊCH BỆNH Region Pacific Western Organization World Health
  • 4. Chuẩn bị và ứng phó dịch bệnh (Cẩm nang an toàn sinh học, ấn bản lần 4 và các chuyên đề bổ sung) ISBN 978 92 9061 987 1 (bản điện tử) © Tổ chức Y tế Thế giới 2022 Bảo lưu một số quyền. Tài liệu này sẵn có theo giấy phép Creative Commons Attribution- NonCommercial-ShareAlike 3.0 IGO (CC BY-NC-SA 3.0 IGO; https://creativecommons.org/ licenses/by-nc-sa/3.0/igo). Theo các điều khoản của giấy phép này, có thể sao chép, phân phối và biên tập lại nội dung tài liệu này cho các mục đích phi thương mại, miễn là có trích dẫn đầy đủ như hướng dẫn bên dưới. Khi sử dụng tài liệu này, Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization-WHO) không gợi ý bất kỳ tổ chức, sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể nào. Không được phép sử dụng logo của WHO. Nếu biên tập lại tài liệu, phải xin cấp phép cho tài liệu chỉnh sửa theo giấy phép Creative Commons hoặc tương đương. Nếu dịch tài liệu này, người dịch cần bổ sung vào bản dịch tuyên bố miễn trừ trách nhiệm như sau: “Bản dịch này không phải do WHO (WHO) dịch. WHO không chịu trách nhiệm về nội dung hay tính chính xác của bản dịch này. Ấn bản gốc tiếng Anh sẽ là ấn bản bắt buộc và chính thống” cùng với trích dẫn như hướng dẫn. Mọi thủ tục hòa giải liên quan đến các tranh chấp phát sinh về giấy phép này sẽ được tiến hành theo các quy tắc hòa giải của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (http://www.wipo.int/amc/en/ mediation/rules/). Gợi ý trích dẫn. Outbreak preparedness and resilience. Manila: World Health Organization Regional Office for the Western Pacific; 2022 (Laboratory biosafety manual, fourth edition and associated monographs). Licence: CC BY-NC-SA 3.0 IGO. Biên mục trong ấn phẩm (CIP). Dữ liệu CIP sẵn có tại http://apps.who.int/iris. Mua bán, bản quyền và cấp phép. Để mua các ấn phẩm của WHO, truy cập trang web http:// apps.who.int/bookorders. Để gửi các yêu cầu sử dụng cho mục đích thương mại và câu hỏi về bản quyền và cấp phép, truy cập trang web http://www.who.int/about/licensing. Các tư liệu của bên thứ ba. Nếu muốn sử dụng những tư liệu do bên thứ ba cung cấp trong tài liệu này, ví dụ bảng, hình hoặc hình ảnh, người sử dụng phải có trách nhiệm xác định xem có cần xin phép để sử dụng hay không và nhận sự cho phép từ chủ sở hữu bản quyền. Rủi ro của việc yêu cầu bồi thường do vi phạm bất kỳ nội dung nào thuộc sở hữu của bên thứ ba hoàn toàn tùy thuộc vào người sử dụng. Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm chung. Các chức danh và các tư liệu sử dụng trong ấn phẩm này không ngụ ý thể hiện bất kỳ quan điểm nào của WHO liên quan đến tình trạng pháp lý của bất kỳ quốc gia, vùng lãnh thổ, thành phố hoặc khu vực nào hoặc của các cơ quan có thẩm quyền hoặc liên quan đến việc phân định biên giới hoặc ranh giới. Các đường chấm và nét đứt trên bản đồ thể hiện các đường biên giới một cách tương đối nên có thể chưa được thống nhất hoàn toàn. Việc đề cập đến các công ty cụ thể hoặc sản phẩm của một số nhà sản xuất nhất định không có nghĩa là WHO quảng cáo hoặc khuyến nghị các công ty/sản phẩm này thay cho những công ty/ sản phẩm có tính chất tương tự mà không đề cập đến ở đây. Tên của các sản phẩm độc quyền đều được phân biệt bằng cách viết hoa các chữ cái đầu tiên trừ trường hợp do lỗi và sơ sót. WHO đã thực hiện tất cả các biện pháp phòng ngừa hợp lý để xác minh những thông tin trong ấn phẩm này. Tuy nhiên, ấn phẩm được phân phối mà không có bất kỳ hình thức đảm bảo nào dù thể hiện ra hay ngụ ý. Người đọc có trách nhiệm diễn giải và sử dụng các tư liệu này. Trong mọi trường hợp, WHO sẽ không chịu trách nhiệm về những thiệt hại do việc sử dụng các tư liệu này gây ra. Thiết kế và trình bày do Paul Bloxham thực hiện.
  • 5. iii iii Mục lục Lời cảm ơn vi Giải thích thuật ngữ vii Lời nói đầu x PHẦN 1 Giới thiệu 1 1.1 Các giai đoạn của một vụ dịch2 1.2 Sự chuẩn bị sẵn sàng4 PHẦN 2 Đánh giá nguy cơ 5 2.1 Thu thập thông tin6 2.2 Đánh giá nguy cơ7 2.3 Xây dựng chiến lược kiểm soát nguy cơ8 2.4 Lựa chọn và triển khai các biện pháp kiểm soát nguy cơ9 2.5 Xem xét các nguy cơ và các biện pháp kiểm soát nguy cơ11 Thiết kế cơ sở vật chất 13 3.1 Các phòng xét nghiệm lưu động13 3.2 Các phòng xét nghiệm ứng phó dịch trong tòa nhà14 3.3 Cơ sở hạ tầng phòng xét nghiệm ứng phó dịch15 3.4 Tích hợp phòng xét nghiệm như một phần của ứng phó dịch bùng phát15 3.5 Trang thiết bị phòng xét nghiệm16 PHẦN 4 Năng lực nhân viên và đào tạo 17 4.1 Tuyển dụng, đào tạo và đánh giá17 4.2 Các cân nhắc trong công tác triển khai19 4.3 Lựa chọn và hỗ trợ nhóm xét nghiệm20
  • 6. iv CHUẨN BỊ VÀ ỨNG PHÓ DỊCH BỆNH iv PHẦN 5 Trang bị bảo hộ cá nhân 21 PHẦN 6 Luồng công việc của phòng xét nghiệm 23 6.1 Nhận mẫu và quản lý dữ liệu bệnh nhân25 6.2 Sự bất hoạt mẫu bệnh phẩm29 6.3 Lựa chọn phương pháp chẩn đoán30 6.4 Khử nhiễm và quản lý chất thải34 6.5 Lưu trữ mẫu37 6.6 Báo cáo37 PHẦN 7 Chuyển gửi và vận chuyển mẫu 39 7.1 Phân loại mẫu41 7.2 Đóng gói mẫu42 7.3 Điều kiện vận chuyển mẫu43 PHẦN 8 Ứng phó tai nạn và sự cố 45 PHẦN 9 Yếu tố con người và sức khỏe nghề nghiệp 47 9.1 Yếu tố con người47 9.2 Sức khỏe nghề nghiệp48 PHẦN 10 An ninh sinh học phòng xét nghiệm 53 PHẦN 11 Công bố hết dịch 55 11.1 Truyền thông55 11.2 Bài học kinh nghiệm56 11.3 Duy trì tăng cường giám sát56 11.4 Kết thúc hoạt động của phòng xét nghiệm56
  • 7. v v Tài liệu tham khảo 58 Thông tin thêm 60 Phụ lục các yêu cầu về đóng gói 61 MỤC LỤC
  • 8. vi CHUẨN BỊ VÀ ỨNG PHÓ DỊCH BỆNH Lời cảm ơn Điều phối viên chính Tiến sĩ Kazunobu Kojima, Tổ chức Y tế Thế giới, Thụy Sĩ Các đóng góp khoa học Tiến sĩ Martin Gabriel, Viện Y học Nhiệt Đới Bernhard Nocht, Đức Tiến sĩ Andreas Kurth, Viện Robert Koch, Đức Tiến sĩ Catherine Makison Booth (Phó trưởng nhóm), Nhóm Điều hành Y tế và An toàn, Vương Quốc Anh và Bắc Ireland Tiến sĩ Jane Shallcross (Trưởng nhóm), Cơ quan Y tế Công cộng Anh (Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phối hợp với Trung tâm An toàn sinh học Ứng dụng và Đào tạo), Vương quốc Anh và Bắc Ireland Tiến sĩ Andrew Simpson, Bệnh viện Lào-Oxford-Mahosot – Đơn vị nghiên cứu Wellcome Trust, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Quản lý dự án Bà Rica Zinsky, Tổ chức Y tế Thế giới, Thụy Sĩ Chuyên gia phản biện Tiến sĩ Benedict Gannon, Vương quốc Anh – Nhóm phản ứng nhanh Y tế công cộng, Cơ quan Y tế Công cộng Anh (WHO phối hợp với Trung tâm An toàn sinh học Ứng dụng và Đào tạo), Vương quốc Anh và Bắc Ireland Hiệu đính kĩ thuật Bà Fiona Curlet Hỗ trợ tài chính Tài liệu này được biên soạn và xuất bản với sự hỗ trợ tài chính từ Chương trình Đối tác Toàn cầu, Bộ các Vấn đề Toàn cầu Canada, Chương trình Tham gia An ninh sinh học, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và Cơ quan Giảm thiểu Đe doạ Quốc phòng, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ. Biên dịch Ông Nguyễn Thanh Thủy, Viện Vệ Sinh Dịch Tễ Trung Ương, Việt Nam Bà Trần Diệu Linh, Viện Vệ Sinh Dịch Tễ Trung Ương, Việt Nam Bà Trịnh Quỳnh Mai, Viện Vệ Sinh Dịch Tễ Trung Ương, Việt Nam vi
  • 9. vii Giải thích thuật ngữ Tác nhân sinh học: Vi sinh vật, vi rút, độc tố sinh học, hạt hoặc vật chất lây nhiễm khác, có nguồn gốc tự nhiên hoặc biến đổi gen có khả năng gây lây nhiễm, dị ứng, nhiễm độc hoặc tạo ra mối nguy hiểm cho người, động vật hay thực vật. An toàn sinh học: Các nguyên tắc, công nghệ và thực hành ngăn chặn, kiểm soát được thực thi nhằm ngăn ngừa việc vô tình phơi nhiễm hoặc vô ý phát tán các tác nhân sinh học. An ninh sinh học: Các nguyên tắc, công nghệ và thực hành được thực thi để bảo vệ, kiểm soát và chịu tránh nhiệm đối với các vật liệu sinh học và/hoặc các thiết bị, kỹ năng và dữ liệu liên quan đến việc xử lý các vật liệu sinh học. An ninh sinh học hướng tới ngăn ngừa sự tiếp cận trái phép, thất lạc, lấy cắp, sử dụng sai, chuyển mục đích hoặc phát tán các vật liệu sinh học đó. Khả năng lây nhiễm: Khả năng lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp một tác nhân sinh học từ người sang người hoặc động vật sang động vật. Khả năng này thường liên quan/được thể hiện bằng một khái niệm dịch tễ học là hệ số lây nhiễm cơ bản (R0), được tính bằng số trung bình trường hợp lây nhiễm thứ phát từ một cá thể bị nhiễm ban đầu trong một quần thể nguy cơ cao. Ngăn chặn: Sự kết hợp giữa các thông số thiết kế vật lý với thực hành nhằm bảo vệ người, môi trường làm việc và cộng đồng khỏi nguy cơ phơi nhiễm với tác nhân sinh học. Thuật ngữ ngăn chặn sinh học cũng được dùng trong trường hợp này. Khử nhiễm: Việc làm giảm lượng tác nhân sinh học sống hoặc các vật liệu nguy hiểm khác trên bề mặt hoặc vật dụng xuống mức quy định bằng các biện pháp vật lý và/ hoặc hóa học. Chất khử trùng: Các chất có khả năng loại bỏ tác nhân sinh học sống trên bề mặt hoặc trong nước thải. Các chất này có hiệu quả khác nhau tùy thuộc vào tính chất, nồng độ, thời gian tồn tại và thời gian tiếp xúc với tác nhân. Khử trùng: Một quá trình loại bỏ các tác nhân sinh học sống khỏi các vật dụng hoặc bề mặt để thao tác hoặc sử dụng một cách an toàn. Phơi nhiễm: Sự việc một cá thể tiếp xúc hoặc ở gần với các tác nhân sinh học có khả năng lây nhiễm hoặc gây hại. Các con đường phơi nhiễm có thể bao gồm hít phải, nuốt phải, tổn thương da và hấp thụ qua da và thường phụ thuộc vào đặc tính của tác nhân sinh học đó. Tuy nhiên, một số đường phơi nhiễm lại đặc thù cho môi trường phòng xét nghiệm và ít khi xảy ra ở cộng đồng nói chung. vii
  • 10. viii CHUẨN BỊ VÀ ỨNG PHÓ DỊCH BỆNH viii Nguy hiểm: Một đối tượng hoặc tình huống có khả năng gây tác động xấu khi một cá thể, một hệ thống hoặc một quần thể phơi nhiễm với nó. Ở khía cạnh an toàn sinh học phòng xét nghiệm, mối nguy hiểm được định nghĩa là các tác nhân sinh học có khả năng gây ra các tác động xấu cho nhân viên phòng xét nghiệm và/hoặc con người, động vật, hay quần thể và môi trường rộng hơn. Một mối nguy hiểm chỉ được xem là nguy cơ khi tính đến khả năng xảy ra và hậu quả. Bất hoạt: Biện pháp loại bỏ khả năng hoạt động của các tác nhân sinh học bằng cách phá hủy hoặc ức chế khả năng nhân lên hoặc hoạt tính của enzyme. Sự cố: Một hiện tượng có khả năng hoặc dẫn đến sự phơi nhiễm của nhân viên phòng xét nghiệm với tác nhân sinh học hoặc phát tán tác nhân sinh học vào môi trường, từ đó có thể hoặc không dẫn đến một tổn hại thực sự. Liều lây nhiễm: Lượng tác nhân sinh học cần thiết để lây nhiễm cho vật chủ, tính bằng số lượng sinh vật. Thường xác định bởi chỉ số ID50, là liều đủ lây nhiễm cho 50% tổng số ca phơi nhiễm. Chất lây nhiễm: Áp dụng cho mục đích vận chuyển bất kỳ vật liệu, chất rắn hoặc lỏng nào, chứa tác nhân sinh học có khả năng lây nhiễm cho người, động vật hoặc cả hai. Các chất lây nhiễm có thể bao gồm mẫu bệnh phẩm, mẫu nuôi cấy sinh học, chất thải y tế hoặc chất thải lâm sàng và/hoặc các sản phẩm sinh học như vắc xin. Kiện hàng: Một vài kiện được gộp lại thành một đơn vị và được gửi đến cùng một nơi bởi một người vận chuyển đơn lẻ. Tác nhân gây bệnh: Một tác nhân sinh học có khả năng gây bệnh ở người, động vật hoặc thực vật. Trang bị bảo hộ cá nhân (BHCN): Trang bị và/hoặc quần áo được nhân viên sử dụng để tạo ra một hàng rào bảo vệ khỏi các tác nhân sinh học, nhờ đó giảm thiểu khả năng phơi nhiễm. BHCN bao gồm nhưng không giới hạn chỉ là áo phòng xét nghiệm, áo bảo hộ, bộ quần áo bảo hộ liền, găng tay, giày, kính bảo hộ, khẩu trang và mặt nạ. Thiết bị ngăn chặn thứ nhất: Một khu vực làm việc được kiểm soát để bảo vệ người thực hiện, môi trường phòng xét nghiệm và/hoặc các nguyên vât liệu trong quá trình thực hiện các thao tác có khả năng tạo khí dung. Việc bảo vệ thực hiện bằng cách tách biệt công việc khỏi khu vực chính của phòng xét nghiệm và/hoặc qua việc sử dụng các cơ chế tạo dòng khí kiểm soát, có định hướng. Các thiết bị ngăn chặn thứ nhất bao gồm tủ an toàn sinh học, tủ cách li, cửa thải khí tại chỗ và khu vực làm việc có thông khí. Điều trị dự phòng: Các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm hoặc giảm thiểu mức độ nghiêm trọng của bệnh nếu lây nhiễm xảy ra. Các biện pháp này có thể được áp dụng trước khi xảy ra nguy cơ phơi nhiễm hoặc sau khi phơi nhiễm nhưng trước khi xuất hiện các triệu chứng lây nhiễm. Nguy cơ: Sự kết hợp giữa khả năng xảy ra một sự cố với mức độ nghiêm trọng của hậu quả (tổn hại) nếu sự cố đó xảy ra.
  • 11. ix BẢNG CHÚ GIẢI CÁC THUẬT NGỮ ix Đánh giá nguy cơ: Một quá trình thu thập thông tin có hệ thống, đánh giá khả năng xảy ra và hậu quả của việc phơi nhiễm hoặc phát tán (các) mối nguy hiểm tại nơi làm việc cũng như xác định các biện pháp kiểm soát nguy cơ thích hợp nhằm giảm nguy cơ đó xuống mức có thể chấp nhận được. Lây truyền: Sự lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp của một hoặc nhiều tác nhân sinh học từ vật thể sang cơ thể sống hoặc giữa các cơ thể sống với nhau thông qua khí dung, giọt bắn, dịch cơ thể, vector truyền bệnh, thực phẩm/nước hoặc các vật thể bị nhiễm khác. Thẩm định: Sự khẳng định một cách hệ thống và được ghi chép lại rằng các tiêu chuẩn cụ thể đủ để đảm bảo cho ra kết quả mong muốn. Ví dụ: để chứng minh một vật liệu đã được khử nhiễm, nhân viên phòng xét nghiệm cần thẩm định độ ổn định của phương pháp khử nhiễm bằng cách xác định lượng tác nhân sinh học tồn dư so với giới hạn phát hiện thông qua các chỉ thị sinh học, hóa học hoặc vật lý. Bệnh lây truyền từ động vật: Bệnh truyền nhiễm lây một cách tự nhiên từ động vật sang người và ngược lại.
  • 12. x CHUẨN BỊ VÀ ỨNG PHÓ DỊCH BỆNH x Lời nói đầu Một yếu tố quan trọng trong việc kiểm soát hiệu quả sự bùng phát của một bệnh truyền nhiễm là có được sự tiếp cận đến các kết quả xét nghiệm chẩn đoán nhanh chóng và đáng tin cậy. Nhu cầu cung cấp các kết quả chẩn đoán một cách nhanh chóng trong tình huống dịch bùng phát làm tăng lượng công việc cho các phòng xét nghiệm hiện có, và/hoặc đòi hỏi triển khai các cơ sở xét nghiệm và nhân viên có đủ năng lực đến vùng dịch, và mang đến thêm những thách thức bao gồm việc duy trì hoặc thiết lập các thực hành tốt về an toàn sinh học. Chuyên đề này được biên soạn dành cho các nhà quản lý phòng xét nghiệm và các cá nhân khác có liên quan trong việc thiết lập và vận hành các phòng xét nghiệm an toàn khi có dịch bùng phát ứng với các mối nguy hiểm với sức khỏe cộng đồng từ các bệnh truyền nhiễm bùng phát khu trú tại những vùng sâu, vùng xa đến các tình trạng khẩn cấp toàn cầu, chẳng hạn như đại dịch SARS-CoV-2 (COVID-19). Chuyên đề này nhằm mục đích hướng dẫn cho các nhân viên về các quy trình vận hành dựa trên những bài học kinh nghiệm ứng phó với các vụ dịch dịch trước đây, kể cả dịch bệnh Ebola tại các quốc gia Tây Phi vào năm 2014–2016. Các thông tin trong chuyên đề về chuẩn bị và ứng phó dịch bệnh được thiết kế để đồng hành và hỗ trợ cho phiên bản thứ 4 Cẩm nang an toàn sinh học phòng xét nghiệm (tài liệu chính) của WHO và các chuyên đề bổ sung khác. Cẩm nang này và chuyên đề dựa theo một cách tiếp cận nguy cơ và dựa trên bằng chứng đối với vấn đề an toàn sinh học thay vì một cách tiếp cận mang tính chỉ thị nhằm đảm bảo rằng các cơ sở xét nghiệm, trang bị bảo hộ và các thực hành công việc có liên quan với địa phương, tương xứng với nhu cầu và có tính bền vững. Nhấn mạnh vào tầm quan trọng về một “văn hóa an toàn” mà trong đó có sự kết hợp chặt chẽ giữa đánh giá nguy cơ, quy trình và thực hành vi sinh tốt và các quy trình thao tác chuẩn, giới thiệu phù hợp, đào tạo lại, hướng dẫn tại chỗ cho nhân viên, và báo cáo kịp thời các sự cố và tai nạn cùng với các điều tra phù hợp và hành động khắc phục theo sau. Các chuyên đề kèm theo khác cung cấp thông tin chi tiết và giúp triển khai các hệ thống và các chiến lược về các chủ đề chuyên biệt như sau: đánh giá nguy cơ, thiết kế và bảo trì phòng xét nghiệm, tủ an toàn sinh học và các thiết bị chính ngăn chặn thứ nhất, bảo hộ cá nhân, khử nhiễm và quản lý chất thải, và quản lý chương trình an toàn sinh học. Trọng tâm trong chuyên đề này là việc áp dụng cách tiếp cận nguy cơ và dựa trên bằng chứng vào việc lập kế hoạch, chuẩn bị và vận hành phòng xét nghiệm ứng phó dịch. Mục đích của quá trình đánh giá nguy cơ được mô tả là để đánh giá các hoạt động của phòng xét nghiệm được lựa chọn cho các tác nhân sinh học, khả năng chuyên môn và các nguồn lực hiện có để định hướng cho thiết kế phòng xét nghiệm và luồng công việc của phòng xét nghiệm. Chiến lược ngăn ngừa tại phòng xét nghiệm được lựa chọn sẽ đòi hỏi cần có các thực hành vận hành và trang bị bảo hộ cá nhân phù hợp để bảo vệ nhân viên trong phạm vi phòng xét nghiệm và tránh tình trạng vô ý làm phát tán các tác nhân sinh học ra khỏi phòng xét nghiệm. Điều này có thể khó khăn ở những nơi mà nguồn lực còn hạn chế, và có thể sẽ cần đến các giải pháp thực tiễn cho việc vận chuyển mẫu bệnh phẩm và khử nhiễm chất thải. Làm việc trong phòng xét nghiệm ứng phó dịch có thể mang đến thêm những thách thức cho các nhân viên tại đó. Vì vậy, cũng cần có các hướng dẫn về đào tạo, hỗ trợ, sức khỏe nghề nghiệp và cách thức ứng phó với các tình huống khẩn cấp.
  • 13. xi xi
  • 14. xii CHUẨN BỊ VÀ ỨNG PHÓ DỊCH BỆNH
  • 15. 1 GIỚI THIỆU An toàn sinh học và an ninh sinh học chính là trọng tâm của việc bảo vệ sức khỏe con người khỏi các tác nhân sinh học nguy hiểm bởi vì các chuyên ngành này tạo điều kiện cho một sự ứng phó dịch an toàn, có mục tiêu được thực hiện dựa trên bằng chứng khoa học nhằm hạn chế sự lây lan và những hậu quả của các bệnh truyền nhiễm. Điều này là đặc biệt quan trọng trong bối cảnh bùng phát dịch, một biến cố có thể diễn ra không báo trước, và có thể tác động đến sức khỏe toàn dân cũng như hạnh phúc xã hội và an ninh kinh tế. Các nguy cơ đi liền với các bệnh có sức lây nhiễm cao nhấn mạnh sự cần thiết của các biện pháp hiệu quả để ngăn ngừa, phát hiện, ứng phó và rút kinh nghiệm từ các vụ dịch. Việc đảm bảo các mẫu bệnh phẩm có khả năng lây nhiễm có thể được thu thập, vận chuyển, bất hoạt, xử lý một cách an toàn và được lưu trữ an toàn bởi các nhân viên phòng xét nghiệm được đào tạo tốt, đủ năng lực, tại các cơ sở được trang bị đầy đủ là tất cả những thành tố của toàn sinh học và an ninh sinh học. Từ năm 2003, đã có nhiều vụ dịch do các tác nhân gây bệnh trên người gây ra, chẳng hạn do vi-rút (vi-rút Ebola, vi-rút Zika, SARS-CoV-1, MERS-CoV, vi-rút chikungunya, vi- rút gây bệnh sốt vàng, SARS-CoV-2) và do vi khuẩn (Vibrio cholerae, Bacillus anthracis) khi một tác nhân gây bệnh mới xuất hiện trên một quần thể, hoặc khi một tác nhân gây bệnh đã biết trước đó xuất hiện trên một quần thể mới, hay khi số lượng ca bệnh do một tác nhân gây bệnh đã biết tăng lên một cách nhanh chóng, vượt ngưỡng bình thường. Các vụ dịch này mang đến những thách thức đối với các phòng xét nghiệm ứng phó dịch, dù chúng có phải là những phòng xét nghiệm đã và đang vận hành trong khu vực đó hay chỉ mới được thành lập trong hoàn cảnh đặc biệt nhằm ứng phó dịch bùng phát. Những thách thức này bao gồm việc cung cấp đầy đủ năng lực chẩn đoán, đào tạo nhanh chóng và triển khai lực lượng cần thiết. Vận dụng những bài học từ kinh nghiệm ứng phó với các vụ dịch trước đó, bao gồm dịch bệnh do vi-rút Ebola gây ra tại các quốc gia Tây Phi vào năm 2014–2016 và giai đoạn sớm của vụ dịch COVID-19, chuyên đề nhắm đến mục đích hướng dẫn cho những người quản lý phòng xét nghiệm và các cá nhân có liên quan trong công tác thiết lập phòng xét nghiệm ứng phó dịch về cách thức để đáp ứng nhanh chóng và hiệu quả với những đòi hỏi mà vụ dịch đặt ra cho họ, đồng thời thiết lập các cách thức làm việc an toàn. Những thông tin trong chuyên đề về chuẩn bị và ứng phó dịch bệnh này được thiết kế để đồng hành và hỗ trợ cho phiên bản lần thứ 4, Cẩm nang an toàn sinh học phòng xét nghiệm (1) (tài liệu gốc) của WHO và các chuyên đề kèm theo khác. Cẩm nang và các chuyên đề tuân thủ cách tiếp cận nguy cơ và dựa trên bằng chứng đối với an toàn sinh học thay vì cách tiếp cận mang tính quy định nhằm đảm bảo rằng các cơ sở xét nghiệm, trang bị bảo hộ và các thực hành công việc phù hợp với các địa phương, tương xứng với nhu cầu và có tính bền vững. PHẦN 1
  • 16. 2 CHUẨN BỊ VÀ ỨNG PHÓ DỊCH BỆNH Các chuyên đề kèm theo cung cấp thông tin chi tiết và giúp triển khai các hệ thống và các chiến lược về các chuyên đề như: đánh giá nguy cơ (2), thiết kế và bảo trì phòng xét nghiệm (3), tủ an toàn sinh học và các thiết bị ngăn chặn thứ nhất khác (4), bảo hộ cá nhân (5), khử nhiễm và quản lý chất thải (6), và quản lý chương trình an toàn sinh học (7). 1.1 Các giai đoạn của một vụ dịch Một vụ dịch bao gồm một số giai đoạn. Các giai đoạn này có thể khác nhau về mức độ trầm trọng và diễn tiến tùy thuộc vào loại tác nhân gây bệnh gây dịch, tính hiệu quả của các hệ thống cảnh báo sớm, sự chuẩn bị, thời điểm ứng phó, và các yếu tố về văn hóa và an ninh. Các giai đoạn của một vụ dịch dịch bao gồm: ƒ trước vụ dịch, ƒ các ca bệnh đơn lẻ và các cụm lây nhiễm nhỏ, ƒ dịch bệnh lan rộng, ƒ kiểm soát dịch, và ƒ sau dịch. Số lượng và loại nguồn lực mà các phòng xét nghiệm cần có sẽ thay đổi xuyên suốt tiến trình của một vụ dịch. 1.1.1 Trước vụ dịch Đây là giai đoạn khi chưa có ca bệnh nào trên người được báo cáo. Tuy nhiên, nên có sẵn các hệ thống giám sát liên tục ở cấp độ địa phương, quốc gia và quốc tế để theo dõi các dấu hiệu của các vụ dịch có thể xảy ra. Ở cấp độ phòng xét nghiệm, các nghiên cứu về cải thiện phương pháp phát hiện, các mô hình về khả năng gây bệnh, các con đường lây truyền và khả năng lây nhiễm của các tác nhân gây bệnh mới xuất hiện nên diễn ra song song với công tác xác định/chế tạo ra các điều trị dự phòng tiềm năng và điều trị sau khởi phát. Điều quan trọng là huy động đủ nguồn lực cho việc bảo dưỡng các trang thiết bị phòng xét nghiệm, cơ sở hạ tầng và cho việc đào tạo cập nhật cho các nhân viên phòng xét nghiệm để giúp họ giữ vững chuyên môn. 1.1.2 Các ca bệnh đơn lẻ và các chùm ca bệnh nhỏ Khởi đầu của một vụ dịch bắt đầu bằng các ca bệnh đơn lẻ rồi dẫn đến các chùm ca bệnh nhỏ. Các hệ thống giám sát nên phát hiện các ca bệnh này và cảnh báo cho các cấp có thẩm quyền phù hợp để tạo điều kiện cho việc chuẩn bị thích hợp và kịp thời để ứng phó với vụ dịch có khả năng xảy ra mà có thể sẽ đòi hỏi thêm nhiều vật tư và nguồn lực. Ở giai đoạn này, số mẫu bệnh phẩm mà các phòng xét nghiệm tiếp nhận để phân tích chẩn đoán có thể còn thấp.
  • 17. 3 PHẦN 1 GIỚI THIỆU Các bước cần thực hiện trong giai đoạn này bao gồm: ƒ xác định tác nhân gây bệnh, ƒ quyết định loại (các) xét nghiệm chẩn đoán cần có để chứng minh liệu rằng một bệnh nhân đã bị nhiễm tác nhân gây bệnh của vụ dịch hay một tác nhân nào khác cũng gây ra các triệu chứng tương tự, ƒ thiết lập công tác hậu cần để vận chuyển các mẫu bệnh phẩm và các loại vật tư, ƒ đảm bảo tính sẵn có của các vật tư cần thiết, và ƒ thiết lập các hậu cần để xử lý kịp thời một số lượng lớn bệnh phẩm được gửi về (mở rộng năng lực). Điều quan trọng cần biết là sự gia tăng trên ngưỡng bình thường về số ca bệnh của một bệnh nhất định đôi khi có thể không được chú ý đến, và rằng các triệu chứng của nhiều bệnh có thể bắt đầu bằng các triệu chứng sốt không điển hình. Việc phát hiện và xác định các vụ dịch có thể là một thách thức, đặc biệt là khi nền các bệnh dịch như sốt rét hay cảm cúm là phổ biến. Nếu nghi ngờ rằng sắp có một vụ dịch của một bệnh truyền nhiễm với khả năng lây bệnh cao, việc này nên được báo cáo lên các cơ quan có thẩm quyền phù hợp của quốc gia và quốc tế như đã được quy định trong Điều lệ Y tế Quốc tế (13). Nếu cơ sở y tế (CSYT) chịu tác động, chẳng hạn như một bệnh viện, có phòng xét nghiệm riêng, việc này nên được thông báo để có thể thực hiện các biện pháp toàn sinh học và an ninh sinh học phù hợp, chẳng hạn như lưu trữ an toàn các mẫu bệnh phẩm, khử trùng, ghi chép tiếp xúc của nhân viên phòng xét nghiệm và có khả năng là tạm dừng hoặc dừng các công việc thường quy. 1.1.3 Bệnh lan rộng Ở giai đoạn này, bệnh có thể lan sang các cộng động, các vùng hoặc các quốc gia khác. Số mẫu bệnh phẩm mà các phòng xét nghiệm tiếp nhận để phân tích chẩn đoán có thể rất cao ở giai đoạn này. Kết quả là, các nguồn lực xét nghiệm và vật tư cần thiết có thể bị cạn kiệt. Tuy nhiên, công tác quản lý phòng xét nghiệm phải đảm bảo duy trì được tính sẵn có của các trang thiết bị và vật tư cần thiết. Có thể sẽ cần đến sự ưu tiên trong xét nghiệm, ví dụ, xét nghiệm dành cho bệnh nhân và nhân viên y tế sẽ được ưu tiên hơn so với dân số chung. 1.1.4 Kiểm soát dịch Chính phủ, các nhân viên y tế tuyến đầu và các cán bộ y tế cần phối hợp để giới hạn sự lây lan của bệnh dịch và áp dụng các biện pháp phòng ngừa. Thông thường, chúng ta sẽ thu được nhiều kiến thức hơn về các đặc điểm của tác nhân gây bệnh, khả năng gây bệnh và khả năng lây nhiễm của nó, điều này có thể giúp kiểm soát sự lây lan của bệnh và hỗ trợ cho nghiên cứu và sự chuẩn bị ứng phó dịch trong tương lai. Số mẫu bệnh phẩm mà các phòng xét nghiệm tiếp nhận để phân tích chẩn đoán có thể vẫn còn cao, nhưng tỷ lệ mẫu dương tính sẽ giảm khi vụ dịch đã được đặt dưới sự kiểm soát.
  • 18. 4 CHUẨN BỊ VÀ ỨNG PHÓ DỊCH BỆNH 1.1.5 Sau dịch Các trường hợp mắc mới trở nên ít thường xuyên hơn cho đến khi không còn trường hợp nào được tìm thấy. Ở giai đoạn này, các việc cảnh giác là rất quan trọng để đảm bảo các biện pháp kiểm soát nguy cơ vẫn được thực hiện để ngăn ngừa việc có thêm ca nhiễm và giảm thiểu nguy cơ của làn sóng thứ hai trong vụ dịch diễn ra. Số mẫu bệnh phẩm mà các phòng xét nghiệm tiếp nhận để phân tích chẩn đoán có thể cao, nhưng sẽ giảm dần cho đến khi vụ dịch được công bố kết thúc. Một vụ dịch thường được công bố là kết thúc khi hai giai đoạn ủ bệnh đã trôi qua mà không có ca nhiễm mới nào được phát hiện. Ngay cả khi một vụ dịch được công bố kết thúc, công tác giám sát vẫn cần được duy trì để phát hiện bất cứ trường hợp tái xuất hiện nào. Những bài học kinh nghiệm từ vụ dịch dịch nên được ghi lại và sử dụng trong công tác lập kế hoạch và chuẩn bị trong tương lai. 1.2 Chuẩn bị Điều cốt lõi trong công tác dự phòng và ngăn chặn các vụ dịch chính là sự chuẩn bị. Việc này bao gồm giám sát cảnh báo sớm, và sự phối hợp ở các cấp độ từ địa phương, quốc gia đến quốc tế để đảm bảo có được các ứng phó nhanh chóng và phù hợp. Năng lực quốc gia trong việc xử lý các tác nhân sinh học nguy hiểm nên được đánh giá thường xuyên và các mức độ hỗ trợ và nguồn lực phù hợp giúp cho việc ứng phó dịch bệnh nên được xây dựng và đảm bảo. Các quy trình nên được triển khai để cho công tác truyền thông thông tin giữa các phòng xét nghiệm, bệnh viện, cơ quan phi chính phủ, các cơ quan quốc tế và nhà nước cũng như cộng đồng được diễn ra một cách nhanh chóng và đáng tin cậy. Việc này bao gồm các quy trình về quản lý thông tin chẳng hạn như các báo cáo, ghi nhận và truyền thông về dữ liệu người bệnh một cách an toàn.
  • 19. 5 ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ Đánh giá nguy cơ là rất cần thiết để đảm bảo an toàn của các nhân viên đang làm việc tại các phòng xét nghiệm. Nó cho phép các nguy cơ trong quá trình làm việc với những mối nguy hiểm được lượng giá và sử dụng để xác định và triển khai hàng loạt các biện pháp kiểm soát nguy cơ để làm giảm các nguy cơ đó xuống thành nguy cơ chấp nhận được. Trong bối cảnh về an toàn sinh học, nguy cơ là sự kết hợp giữa khả năng phơi nhiễm với một tác nhân sinh học (mối nguy hiểm) và những hậu quả của sự phơi nhiễm đó (mức độ trầm trọng của việc nhiễm bệnh và khả năng lây truyền sau đó). Các bước thực hiện trong quá trình đánh giá nguy cơ được trình bày trong Hình 2.1. Các bước của khung đánh giá nguy cơ (Hình 2.1) được mô tả chi tiết trong Cẩm nang an toàn sinh học phòng xét nghiệm, ấn bản lần thứ 4 (phần 2 và các mẫu có thể được tìm thấy trong Chuyên đề: Đánh giá nguy cơ (2). Các bước này là như nhau trong việc chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó bùng phát dịch. PHẦN 2 Hình 2.1 Các bước trong khung đánh giá nguy cơ Một điều quan trọng cần lưu ý là sẽ cần đánh giá nguy cơ bổ sung nếu có sự triển khai nhân viên đến vùng dịch. Các nguy cơ đối với nhân viên bên ngoài phạm vi phòng xét nghiệm cần được lượng giá vì họ sẽ sống trong vùng dịch và có thể bị phơi nhiễm với tác nhân gây dịch, và các tác nhân gây bệnh khác thông qua các tương tác với những người có khả năng đã nhiễm bệnh hoặc thông qua môi trường hay các vector truyền bệnh. Thu thập thông tin Đánh giá nguy cơ Xây dựng chiến lược kiểm soát nguy cơ Lựa chọn và triển khai các biện pháp kiểm soát nguy cơ Xem xét các nguy cơ và các biện pháp kiểm soát nguy cơ
  • 20. 6 CHUẨN BỊ VÀ ỨNG PHÓ DỊCH BỆNH 2.1 Thu thập thông tin Bước đầu tiên trong đánh giá nguy cơ là thu thập thông tin về tác nhân sinh học và phạm vi các xét nghiệm có thể thực hiện. Tác nhân gây bệnh dịch có thể đã được biết đến và hiểu rõ, nhưng nó cũng có thể là một tác nhân mới xuất hiện (tác nhân gây bệnh X). Trong trường hợp như vậy, có thể sẽ có sự hạn chế hay thậm chí là chưa có thông tin gì về các đặc điểm bệnh học hay khả năng lây truyền của nó.Việc tư vấn và hợp tác từ sớm giữa những người chịu trách nhiệm xây dựng chương trình an toàn sinh học với những người chịu ảnh hưởng trực tiếp hoặc làm việc trong chương trình này sẽ giúp cho mối quan hệ công việc thành công, đạt được mục tiêu chung của an toàn sinh học. Các vụ dịch gây ra mối đe dọa lớn nhất cho con người là những vụ dịch có hậu quả phơi nhiễm nghiêm trọng, khả năng lây lan cao (nhanh) trong dân số, và không có hay hạn chế trong lựa chọn điều trị và biện pháp phòng ngừa. Điều này có nghĩa là một vụ dịch không chỉ là mối đe dọa với quần thể tại địa phương mà còn có khả năng ảnh hưởng đến khu vực và quốc tế. Các cân nhắc quan trọng khi thu thập thông tin cho đánh giá nguy cơ trong ứng phó một vụ dịch bao gồm: ƒ loại tác nhân sinh học và các đặc điểm gây bệnh của nó, nếu đã biết, ƒ đường lây truyền (qua không khí, dịch cơ thể, vector truyền bệnh, hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với những người nhiễm bệnh hoặc với vật phẩm bị nhiễm bẩn). ƒ loại và số lượng quy trình được thực hiện trên các mẫu bệnh phẩm mà phòng xét nghiệm tiếp nhận, ƒ loại cơ sở xét nghiệm và trang thiết bị hiện có, ƒ yếu tố con người, ví dụ, số lượng và mức năng lực của nhân viên phòng xét nghiệm, ƒ các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến các hoạt động phòng xét nghiệm, ví dụ, các yếu tố pháp lý, văn hóa và kinh tế xã hội, nhận thức cộng đồng, địa điểm và khả năng tiếp cận, những khó khăn về hậu cần, an ninh, và ƒ tính nhạy cảm của tác nhân sinh học với các quy trình khử trùng và bất hoạt. Khi nguyên nhân gây dịch là các tác nhân gây bệnh mới hoặc mới nổi, có thể sẽ cần đến các dữ liệu khác để giúp đánh giá nguy cơ bao gồm thông tin y tế của các bệnh nhân, dữ liệu dịch tễ, (các) đường lây truyền nghi ngờ và nguồn gốc địa lý. Có thể có sẵn một số xét nghiệm dành cho mục đích chẩn đoán và nghiên cứu, bao gồm nuôi cấy, phát hiện vật chất di truyền của tác nhân gây bệnh thông qua khuếch đại hoặc giải trình tự, các thử nghiệm huyết thanh học và sinh hóa máu để hỗ trợ cho công tác điều trị. Thông tin về mỗi xét nghiệm cần được thu thập để đánh giá xem phương pháp nào là phù hợp và có thể được tiến hành một cách an toàn. Nếu có nhiều lựa chọn về xét nghiệm chẩn đoán, thì phương pháp nào có nguy cơ thấp hơn sẽ được khuyên dùng.
  • 21. 7 PHẦN 2 ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ 2.2 Lượng giá nguy cơ Khi đã thu thập đủ thông tin, có thể lượng giá được những nguy cơ của phòng xét nghiệm để tạo điều kiện cho việc xây dựng chiến lược giảm thiểu nguy cơ. Các điểm chính cần cân nhắc khi lượng giá các nguy cơ bao gồm: ƒ phơi nhiễm với tác nhân sinh học có thể xảy ra như thế nào, ƒ tác nhân sinh học có thể bị phát tán từ phòng xét nghiệm ra bên ngoài như thế nào, ƒ khả năng xảy ra phơi nhiễm hay phát tán, và ƒ những hậu quả khi có phơi nhiễm hay phát tán. Các thông tin này nên được đánh giá để xác định nguy cơ ban đầu nói chung của các hoạt động phòng xét nghiệm (đó là nguy cơ trước các biện pháp kiểm soát nguy cơ đã được triển khai), và để xác định nguy cơ chấp nhận được. Điều quan trọng cần lưu ý là không có việc gì là không có nguy cơ; luôn có những nguy cơ nhất định ứng với bất cứ quy trình nào. Do đó, cần có sự cân bằng giữa việc thực hiện công việc và việc đảm bảo các nhân viên và cộng đồng đều được an toàn nhiều nhất có thể. Trong các hoàn cảnh có dịch bùng phát, nguy cơ đối với nhân viên có thể cao hơn so với nguy cơ trong công việc hàng ngày vì tần suất tiếp xúc các mẫu dương tính cao hơn và môi trường làm việc có thể căng thẳng hơn. Do đó, có thể cần triển khai các biện pháp kiểm soát nguy cơ tốt hơn về kỹ thuật cơ bản và quy trình để bảo vệ nhân viên an toàn hơn so với phòng xét nghiệm họ vẫn làm việc thường ngày. Nguy cơ chấp nhận được đối với một tổ chức hay một phòng xét nghiệm là nguy cơ tồn dư sau khi các biện pháp kiểm soát nguy cơ đã được triển khai. Việc xác định nguy cơ chấp nhận được cho phép thiết lập một chuẩn mực dựa trên các nguy cơ ban đầu có thể được giảm thiểu thông qua việc triển khai các biện pháp kiểm soát nguy cơ phù hợp. Nếu nguy cơ ban đầu là cao hơn so với nguy cơ chấp nhận được, sẽ cần đến các biện pháp kiểm soát nguy cơ để giảm thiểu và kiểm soát các nguy cơ đó. Các tình huống có dịch hầu như chắc chắn cần đến nhiều biện pháp kiểm soát nguy cơ để đưa nguy cơ nhiễm bệnh cho nhân viên phòng xét nghiệm xuống mức nguy cơ chấp nhận được. Những đặc điểm của tác nhân gây bệnh có thể ảnh hưởng đến khả năng phơi nhiễm gồm có: đường lây truyền, liều lây nhiễm, nồng độ của tác nhân sinh học, tính ổn định của nó trong môi trường và tính nhạy cảm của nó với các chất khử trùng. Các yếu tố có thể tác động đến hậu quả của phơi nhiễm là: mức độ trầm trọng của bệnh, khả năng lây truyền, thời gian ủ bệnh (thời gian ủ bệnh kéo dài làm tăng khả năng lây lan dịch bệnh của khách du lịch tại đất nước của họ), tỷ lệ những người mang mầm bệnh mà không có triệu chứng và khả năng lây truyền từ động vật. Nguy cơ chung tăng lên trong các hoạt động xét nghiệm thiếu thận trọng chẳng hạn như khi xử lý các mẫu bệnh phẩm rò rỉ hoặc được đóng gói không đúng, khử trùng và/ hoặc bất hoạt chưa đầy đủ đối với các mẫu bệnh phẩm và chất thải, sử dụng vật sắt nhọn khi thao tác với các mẫu bệnh phẩm có khả năng lây nhiễm, và khi nhân viên phòng xét nghiệm không tuân thủ các quy trình.
  • 22. 8 CHUẨN BỊ VÀ ỨNG PHÓ DỊCH BỆNH Các hoạt động này phải được xác định trong quá trình đánh giá nguy cơ và được trao đổi một cách hiệu quả với nhân viên phòng xét nghiệm để họ nhận diện được những nguy hiểm do các tình huống/thực hành này có thể gây ra và đáp ứng một cách phù hợp để bảo vệ chính bản thân họ và những người khác. 2.3 Xây dựng chiến lược kiểm soát nguy cơ Chiến lược kiểm soát nguy cơ cho các phòng xét nghiệm ứng phó dịch nên căn cứ trên nguy cơ đã được lượng giá. Chiến lược này nên bao gồm các biện pháp kiểm soát nguy cơ đã được chứng minh là hiệu quả và thực tiễn trong các phòng xét nghiệm ứng phó dịch và các chuẩn khác hay các chiến lược đã được điều chỉnh từ chúng. Việc lựa chọn các biện pháp kiểm soát nguy cơ sẽ luôn luôn phụ thuộc vào các nguồn lực hiện có để hỗ trợ cho các chiến lược kiểm soát nguy cơ trong các hoạt động của phòng xét nghiệm nhưng những khác biệt so với các thực hành chuẩn phải được cân nhắc một cách kỹ lưỡng và có điều chỉnh phù hợp. Khi xây dựng một chiến lược kiểm soát nguy cơ, cần xác định những yếu tố sau đây: ƒ hiện có những nguồn lực nào dành cho các biện pháp kiểm soát nguy cơ, ƒ chiến lược kiểm soát nguy cơ nào là phù hợp nhất đối với nguồn lực hiện có, ƒ liệu có đủ nguồn lực để triển khai và duy trì các biện pháp kiểm soát nguy cơ hay không, và ƒ liệu các chiến lược kiểm soát nguy cơ được đề xuất có hiệu quả, bền vững hay không đối với quá trình của vụ dịch và có thể đạt được hay không trong bối cảnh địa phương. Khi đã hoàn tất đánh giá nguy cơ và xác định được các biện pháp kiểm soát nguy cơ cần có, nên tiến hành một phân tích lỗ hổng để xem biện pháp kiểm soát nguy cơ nào đã sẵn sàng và cần thêm nguồn lực nào nữa để đưa các nguy cơ về mức nguy cơ chấp nhận được. Các biện pháp kiểm soát nguy cơ có thể bao gồm: các thiết bị ngăn chặn thứ nhất, trang bị bảo hộ cá nhân (BHCN), các chất khử trùng, các thiết bị hoặc hóa chất dùng để bất hoạt tác nhân sinh học, các quy trình thao tác chuẩn (SOP) đặc biệt và thực hành vi sinh tốt (GMPP), đóng gói mẫu đặc biệt, và đào tạo cho nhân viên và những người khác về hoạt động phòng xét nghiệm. Thường sẽ cần đến một sự kết hợp giữa các biện pháp kiểm soát nguy cơ nhẳm giảm thiểu các nguy cơ về mức các nguy cơ chấp nhận được và để ngăn ngừa các sự cố. Các thông tin thêm và các ví dụ về GMPP có thể được tìm thấy trong mục 3.1 của Cẩm nang an toàn sinh học phòng xét nghiệm của WHO, ấn bản lần thứ 4. Các biện pháp kiểm soát nguy cơ cần phải có tính bền vững trong suốt quá trình ứng phó dịch. Tùy vào độ dài thời gian của vụ dịch, các thiết bị sẽ cần được bảo dưỡng hoặc thay thế. Có khả năng các thiết bị sẽ chịu ảnh hưởng xấu từ công việc một cách nhanh chóng hơn so với trong điều kiện phòng xét nghiệm tiêu chuẩn do chúng có thể bị sử dụng nhiều giờ hơn trong các điều kiện kém hơn. Thêm vào đó, các phụ tùng và
  • 23. 9 PHẦN 2 ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ các kỹ sư có thể không có sẵn tại chỗ và do vậy, việc đảm bảo có sẵn của thiết bị dự phòng từ giai đoạn đầu của vụ dịch để thay thế cho các thiết bị bị lỗi sẽ tạo điều kiện để các biện pháp kiểm soát nguy cơ được duy trì trong thời gian dài hơn cùng với sự trì hoãn dịch vụ ở mức tối thiểu. Nếu có các thay đổi về hoạt động, thiết bị, nhân viên hoặc cơ sở vật chất thì các quy trình nên được đánh giá lại để xác định liệu có cần đến bất cứ điều chỉnh nào không để đảm bảo các điều kiện làm việc an toàn. 2.4 Lựa chọn và triển khai các biện pháp kiểm soát nguy cơ Sau khi đã thu thập được các thông tin về tác nhân sinh học, đánh giá các nguy cơ của hoạt động xét nghiệm và xây dựng chiến lược kiểm soát nguy cơ, các biện pháp kiểm soát nguy cơ cần được lựa chọn và triển khai. Trước khi bắt đầu bất cứ công việc nào, cần phải đáp ứng được các điều kiện sau đây. ƒ các quy định về các biện pháp kiểm soát nguy cơ của quốc gia hay quốc tế ban hành đã được xác định và thực hiện. ƒ tất cả các biện pháp kiểm soát nguy cơ cần thiết để thực hiện công việc đều đã được tính đến trong ngân sách, đã được mua, hiện có và bền vững. ƒ các biện pháp kiểm soát nguy cơ hiện có là đủ hiệu quả hoặc nhiều biện pháp kiểm soát nguy cơ được kết hợp để tăng tính hiệu quả. ƒ các biện pháp kiểm soát nguy cơ được lựa chọn phù hợp với chiến lược kiểm soát nguy cơ. ƒ nguy cơ tồn dư được xác định sau khi triển khai các biện pháp kiểm soát nguy cơ là chấp nhận được. ƒ có sẵn nguồn lực bổ sung nếu cần để triển khai thêm các biện pháp kiểm soát nguy cơ. ƒ các cấp có thẩm quyền liên quan đã thông qua việc cho phép thực hiện công việc (thuộc địa phương và/hoặc quốc tế tùy thuộc vào tính chất của vụ dịch). ƒ các nhân viên có liên quan đã được thông tin về các chiến lược kiểm soát nguy cơ. ƒ có các quy trình vận hành và các nhân viên liên quan đến công việc này đã được đào tạo phù hợp. Phải đảm bảo có sẵn các hóa chất, sinh phẩm chất lượng cao, vật tư tiêu hao, các chất khử trùng, trang thiết bị, dịch vụ viễn thông và nguồn điện, cũng như các cân nhắc về hậu cần có liên quan chẳng hạn như độ tin cậy của chuỗi cung ứng. Các nguồn lực cần phải được lựa chọn sao cho chúng có thể vận hành một cách đáng tin cậy dưới các điều kiện khí hậu tại khu vực có dịch. Các loại hóa chất, sinh phẩm và vật tư tiêu hao không cần dây chuyền lạnh hay làm mát sẽ được ưu tiên hơn.
  • 24. 10 CHUẨN BỊ VÀ ỨNG PHÓ DỊCH BỆNH Bất cứ trang thiết bị mới nào và/hoặc cơ sở vật chất xét nghiệm đều phải được lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng một cách phù hợp bởi các nhân viên đã qua đào tạo và có đủ năng lực. Dịch vụ và bảo dưỡng trang thiết bị đáng tin cậy cũng phải có sẵn, bao gồm các phụ tùng, vật tư cần thiết và chuyên môn kỹ thuật. Chuyên môn này có thể không có sẵn tại chỗ, do đó, nhân viên phòng xét nghiệm có thể cần thêm đào tạo để bảo dưỡng các trang thiết bị. Các quy trình và hồ sơ của phòng xét nghiệm nên ghi chi tiết việc theo dõi và kiểm tra các thiết bị do các nhân viên phòng xét nghiệm thực hiện để đảm bảo rằng việc này đang được thực hiện đúng và một “hệ thống bạn đồng hành” có thể được thực hiện, trong đó, các bước an toàn – cấp thiết sẽ được quan sát bởi một đồng nghiệp. Nên tiến hành đánh giá một cách thực tế trước khi phòng xét nghiệm đi vào hoạt động để đảm bảo rằng các biện pháp kiểm soát nguy cơ được lựa chọn là khả thi trong bối cảnh vụ dịch. Đánh giá này có thể bao gồm: ƒ chạy thử và diễn tập với các mẫu giả định để cho thấy rằng các biện pháp kiểm soát nguy cơ là thực tế và tương thích với quá trình xét nghiệm chẩn đoán, ƒ chạy thử và kiểm tra hoạt động của thiết bị, cơ sở vật chất, ví dụ, thông khí, nồi hấp tiệt trùng, nguồn điện và ƒ diễn tập giải quyết các tình huống sự cố mô phỏng, ví dụ, tràn đổ chất nguy hại, các chỉ số theo dõi ô nhiễm và mất điện. Khi tất cả các biện pháp kiểm soát nguy cơ đã được thực hiện, cần lượng giá và so sánh nguy cơ tồn dư với nguy cơ chấp nhận được đã xác định trước đó. Việc thực hiện công việc nên được sự cho phép của một cơ quan có thẩm quyền, chịu trách nhiệm về phòng xét nghiệm chẩn đoán. Nếu cần phải có sự ứng phó quốc tế cho một vụ dịch tại một hoặc nhiều quốc gia chịu ảnh hưởng thì một cơ quan có thẩm quyền phù hợp của quốc gia nên đóng vai trò cho phép phòng xét nghiệm hoạt động. Việc này có thể bao gồm xem xét lại các phương pháp và chiến lược chẩn đoán, đánh giá các dữ liệu về hiệu suất xét nghiệm và các biện pháp an toàn sinh học đã được áp dụng dựa trên các kiến thức khoa học và bằng chứng hiện có, cũng như đánh giá chất lượng các hóa chất, sinh phẩm và các trang thiết bị y tế nhập khẩu. Tất cả các nhân viên có tham gia hoặc có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi các hoạt động của phòng xét nghiệm phải được thông tin về nguy cơ và các chiến lược kiểm soát nguy cơ. Những người này có thể bao gồm: ƒ bất cứ ai có tiếp cận các cơ sở xét nghiệm, ƒ nhân viên trực tiếp làm việc với các mẫu bệnh phẩm, ƒ nhân viên vận chuyển mẫu, ƒ nhân viên làm việc trong cùng phòng hoặc phòng xét nghiệm gần đó, ƒ nhân viên vệ sinh và nhân viên phụ trách thông tin, và
  • 25. 11 PHẦN 2 ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ ƒ người điều hành và các cấp phó làm nhiệm vụ điều phối và có trách nhiệm trong các hoạt động của phòng xét nghiệm. Việc đào tạo nhân viên là một thành tố chính trong suốt quá trình ứng phó dịch và có ý nghĩa thiết yếu đối với an toàn sinh học. Tất cả nhân viên nên có kinh nghiệm và các kỹ năng xét nghiệm cần thiết trước khi bắt đầu công việc. Nhân viên phòng xét nghiệm chưa được huy động trước đó nên được đào tạo phù hợp và toàn diện bên ngoài phòng xét nghiệm ứng phó dịch bởi các cán bộ đào tạo chuyên sâu trước khi được huy động, bao gồm đào tạo về các chiến lược kiểm soát nguy cơ. Các thông tin thêm về đào tạo có thể được tìm thấy trong phần 4 của chuyên đề này về năng lực của nhân viên và đào tạo. 2.5 Xem xét các nguy cơ và các biện pháp kiểm soát nguy cơ Các nguy cơ có thể thay đổi thường xuyên hơn trong bối cảnh có dịch so với trong hoạt động chẩn đoán thường quy. Điều này là do những hiểu biết về tác nhân sinh học được thu thập trong suốt tiến trình của vụ dịch, những thay đổi về số lượng mẫu được xét nghiệm, thay đổi về các loại xét nghiệm, các phòng xét nghiệm và/hoặc thiết bị khác nhau được sử dụng, và các sự cố xảy ra hay phản hồi được tiếp nhận cho thấy có thể đưa ra các cải thiện. Do đó, để duy trì an toàn sinh học trong phòng xét nghiệm, các nguy cơ và các biện pháp kiểm soát nguy cơ phải được xem xét một cách thường xuyên để đánh giá xem các biện pháp kiểm soát nguy cơ có còn đủ và hiệu quả hay không. Các đánh giá sẽ cần được thực hiện một cách thường xuyên trong suốt quá trình ứng phó dịch để xác định liệu một số biện pháp kiểm soát nguy cơ có đang gặp vấn đề do lỗi thiết bị hay thiếu hụt vật tư cần thiết hay không. Trong trường hợp này, có thể cần các thay đổi phù hợp, có thể là một lần đánh giá nguy cơ mới; trong trường hợp xấu nhất, có thể cần phải tạm ngưng các hoạt động của phòng xét nghiệm. Mặt khác, có thể có các công nghệ cải tiến giúp làm giảm đi các nguy cơ trong phòng xét nghiệm. Những ví dụ về một số thay đổi trong một vụ dịch có thể bao gồm: ƒ các hoạt động bổ sung của phòng xét nghiệm như các xét nghiệm mới được thực hiện trên các thiết bị và SOP mới, ƒ thay đổi các SOP của các quy trình đã xây dựng trước đó, ƒ các nhân viên mới đến làm việc trong phòng xét nghiệm cần được đào tạo trước khi bắt đầu công việc, ƒ phòng xét nghiệm được di chuyển đến một vị trí khác hoặc được mở rộng để gộp thêm các địa điểm khác, và ƒ tăng số giờ làm việc.
  • 26. 12 CHUẨN BỊ VÀ ỨNG PHÓ DỊCH BỆNH Những thông tin mới về tác nhân sinh học hay những phát triển mới cũng có thể ảnh hưởng đến các hoạt động của phòng xét nghiệm. Sự phát triển của một loại vắc xin có thể có nghĩa là nhân viên sẽ chịu hậu quả của phơi nhiễm thấp hơn khi họ được tiêm chủng, hoặc một đường lây truyền mới hoặc mới được phát hiện có thể có ý nghĩa rằng các biện pháp kiểm soát nguy cơ khác nhau cần được cân nhắc trong phòng xét nghiệm. Trong các trường hợp như thế, đánh giá nguy cơ phải được xem xét để xác định tác động của những thay đổi này và để quyết định xem các biện pháp kiểm soát nguy cơ hiện có liệu có đủ hay không hay có cần thêm các biện pháp kiểm soát nguy cơ bổ sung hay không. Đôi khi, một sự cố bất ngờ có thể xảy ra đòi hỏi một động thái đánh giá nguy cơ ngay lập tức; chẳng hạn, một thiết bị bị hỏng dẫn đến tràn đổ chất nguy hại hoặc một vi phạm trong ngăn chặn an toàn sinh học. Mỗi tình huống sẽ cần phải được đánh giá một cách riêng, đôi khi nhanh chóng, vì lý sự an toàn của nhân viên, ngăn chặn bất cứ nguy cơ sinh học nào và tiếp tục duy trì các hoạt động của phòng xét nghiệm.
  • 27. 13 THIẾT KẾ CƠ SỞ VẬT CHẤT Lý tưởng là phòng xét nghiệm ứng phó dịch được bố trí tại một địa điểm an toàn, nơi có cơ sở hạ tầng như điện, nước, xử lý nước thải, nồi hấp tiệt trùng và lò đốt. Sẽ rất thuận lợi nếu phòng xét nghiệm cũng gần bệnh viện hoặc các cơ sở điều trị. Khi đó, các mẫu bệnh phẩm có thể được vận chuyển một cách dễ dàng và thông tin giữa các nhóm y tế sẽ hiệu quả hơn. Một trung tâm điều trị bệnh dịch chuẩn sẽ có các vùng: “vùng xanh” (khu vực sạch), “vùng vàng” và “vùng đỏ” (nơi điều trị bệnh nhân và đặt hệ thống xử lý chất thải lây nhiễm). Nếu phòng xét nghiệm được đặt trong cơ sở này, nó nên nằm trong vùng vàng, giữa vùng đỏ và vùng xanh, để cho nhân viên phòng xét nghiệm đi vào cơ sở trong vùng xanh, đồng thời, phòng xét nghiệm có thể kết nối với vùng đỏ qua một cửa sổ để chuyển các mẫu bệnh phẩm một cách thuận tiện (Hình 3.1). 3.1 Phòng xét nghiệm lưu động Phòng xét nghiệm lưu động giúp cho việc đáp ứng chẩn đoán nhanh. Chúng đặc biệt hữu ích vào giai đoạn đầu của vụ dịch vì có thể dịch chuyển các phòng xét nghiệm này một cách nhanh chóng với sự hỗ trợ tối thiểu từ bên ngoài. Có hai mô hình phòng xét nghiệm lưu động chính. Trong mô hình thứ nhất, trang thiết bị các phòng xét nghiệm và vật tư tiêu hao được đóng hộp, vận chuyển và mở ra trong một cái lều hoặc một tòa nhà xây dựng đơn giản. Trong mô hình thứ hai, phòng xét nghiệm được xây dựng trong một công-ten-nơ vận chuyển hoặc một xe tải và có thể lái xe này đến khu vực dịch. Các phòng xét nghiệm lưu động được trang bị và thẩm định trước khi thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán các tác nhân sinh học khác nhau và chúng được thiết kế để vận hành một cách độc lập nhất có thể. Lý tưởng là các phòng xét nghiệm lưu động này có nguồn điện và nguồn nước tin cậy nhưng thường thì chúng có thể vận hành bằng máy phát điện hoặc bằng ắc quy ô tô trong một thời gian ngắn. PHẦN 3
  • 28. 14 CHUẨN BỊ VÀ ỨNG PHÓ DỊCH BỆNH Hình 3.1 Ví dụ về phòng xét nghiệm nằm trong “vùng vàng” tại một trung tâm điều trị bệnh do vi-rút Ebola, nằm giữa “vùng đỏ” và “vùng xanh” VÙNG ĐỎ • Bệnh nhân • Hố đốt/Lò đốt chất thải lây nhiễm VÙNG VÀNG • Phòng xét nghiệm • Rửa và khử trùng • Phòng thay đồ • Phòng cho nhân viên y tế VÙNG XANH • Bảo trì • Căng tin • Hố đốt chất thải không lây nhiễm Lều bệnh nhân Lều bệnh nhân Lều bệnh nhân Hố đốt chất thải lây nhiễm Hố đốt chất thải không lây nhiễm Nhân viên y tế Bảo trì 1 Lối vào phòng 2 Cửa sổ nhận mẫu Rửa và khử trùng Phòng xét nghiệm Lều dùng làm kho của phòng thí nghiệm Lối vào cho nhân viên Dòng chất thải lây nhiễm Dòng chất thải không lây nhiễm 2 1 Dòng mẫu bệnh phẩm 3.2 Phòng xét nghiệm ứng phó dịch trong tòa nhà Có thể sử dụng một tòa nhà xây dựng đơn giản để làm một phòng xét nghiệm ứng phó dịch. Việc này mang đến những lợi thế nhất định so với các phòng xét nghiệm lưu động vì sẽ có nhiều không gian hơn cho các trang thiết bị, tòa nhà sẽ có nguồn nước và nguồn điện, có thể dễ dàng hơn trong việc thay thế thiết bị khi cần so với phòng xét nghiệm trong công-ten-nơ hay xe tải, và tòa nhà thì sẽ vững hơn trong thời tiết xấu và an toàn hơn so với lều. Thông thường, lựa chọn làm việc tại các phòng xét nghiệm đã có tại địa phương là cần thiết. Việc này mang đến những thách thức đặc thù vì các nguy cơ chấp nhận được của chúng có thể khác so với các chi tiết được nêu trong đánh giá nguy cơ. Một đánh giá nguy cơ về công việc trong phòng xét nghiệm cụ thể như vậy phải được hoàn tất trước khi làm việc và đánh giá này sẽ phải xem xét toàn bộ phòng xét nghiệm và các hoạt động diễn ra bên trong nó, chứ không chỉ là đối với tác nhân gây dịch và hoạt động ứng phó dịch.
  • 29. 15 PHẦN 3 THIẾT KẾ CƠ SỞ VẬT CHẤT 3.3 Cơ sở hạ tầng phòng xét nghiệm ứng phó dịch Dù sử dụng tòa nhà sẵn có hay một phương án lưu động thay thế đều cần phải xem xét các điều kiện về địa lý và khí tượng tại địa phương, chẳng hạn như động đất, sạt lở, lũ lụt và các điều kiện nhiệt độ cực đoan. Trong hầu hết các trường hợp, cơ sở hạ tầng tại vị trí phòng xét nghiệm là có hạn và do đó việc sắp xếp, tổ chức công việc của phòng xét nghiệm sẽ là một thách thức. Nguồn điện và nguồn nước đáng tin cậy có vai trò thiết yếu để phòng xét nghiệm vận hành và một hệ thống nước thải, nồi hấp tiệt trùng và lò đốt cao cấp thay vì hố đốt là những điểm ưu tiên đối với một vị trí phòng xét nghiệm. Nếu không có được những lợi thế này, cần phải giảm thiểu các nguy cơ bằng cách sử dụng các quy trình thực tế nhất có thể trước khi vận hành phòng xét nghiệm. Các ví dụ về cách thức giảm thiểu các nguy cơ này có thể bao gồm việc lắp đặt một nguồn điện không bị gián đoạn (ắc quy dự phòng) cho các thiết bị điện quan trọng để cho phép hoàn thành công việc an toàn khi có sự cố mất điện xảy ra. Cần phải đảm bảo an ninh vật lý của cơ sở xét nghiệm và nhân viên. Có thể cần hệ thống rào chắn xung quanh các tòa nhà, lều, nhà kho cùng với các biện pháp kiểm soát nguy cơ tiếp cận tùy thuộc vào đánh giá an ninh tại chỗ, sao cho những người không có thẩm quyền, kể cả bệnh nhân, sẽ không thể tiếp cận được cơ sở xét nghiệm, việc có tạo ra nguy cơ cho bản thân họ cũng như nhân viên phòng xét nghiệm. 3.4 Tích hợp phòng xét nghiệm như một phần của ứng phó dịch Phòng xét nghiệm ứng phó dịch nên xây dựng mối quan hệ mật thiết với các nhân viên y tế, bác sĩ, các tổ chức phi chính phủ và cơ quan chính phủ có liên quan tại địa phương, các cán bộ y tế công cộng và đồng thời có thể cả các lực lượng an ninh tại địa phương. Nên tiến hành các cuộc gặp định kỳ và nên lưu ý tất cả mọi người về vấn đề an toàn sinh học, an ninh sinh học, vệ sinh và kiểm soát nhiễm khuẩn như là các ưu tiên hàng đầu để bảo vệ những người đang làm việc trong vụ dịch khỏi các lây nhiễm liên quan đến chăm sóc y tế và phòng xét nghiệm. Trong một vụ dịch, số lượng mẫu bệnh phẩm mà một phòng xét nghiệm tiếp nhận có thể thay đổi một cách đáng kể. Có những thời điểm, số lượng mẫu bệnh phẩm tiếp nhận có thể vượt ngoài khả năng tiến hành xét nghiệm và trả lời kết quả của phòng xét nghiệm. Việc phân phối mẫu bệnh phẩm giữa các phòng xét nghiệm ứng phó dịch cần phải được quản lý để cân bằng giữa số lượng mẫu bệnh phẩm được gửi đến và khả năng, thời gian trả kết quả của phòng xét nghiệm. Trong các giai đoạn với lượng công việc cao, có thể phải kéo dài thời gian làm việc của phòng xét nghiệm. Trong trường hợp này, cho nhân viên phòng xét nghiệm làm việc theo ca thì sẽ tốt hơn so với việc tăng giờ làm trên từng nhân viên. Cũng sẽ có những lúc mà phòng xét nghiệm sẽ tạm thời phải làm việc nhiều giờ hơn để kịp trả kết quả khẩn có ảnh hưởng trực tiếp lên điều trị khẩn cấp cho bệnh nhân, chẳng hạn như trường hợp sinh em bé ở thai phụ nghi ngờ nhiễm bệnh. Nên sắp xếp các khoảng thời gian nghỉ bù đầy đủ cho nhân viên để giảm thiểu các nguy cơ do mệt mỏi khi làm việc trong phòng xét nghiệm.
  • 30. 16 CHUẨN BỊ VÀ ỨNG PHÓ DỊCH BỆNH 3.5 Thiết bị phòng xét nghiệm Thiết bị được sử dụng để bảo vệ nhân viên phòng xét nghiệm khỏi tác nhân gây bệnh được gọi là thiết bị ngăn chặn thứ nhất; các thiết bị này có thể bao gồm các loại ống có nắp vặn, tủ an toàn sinh học, tủ găng tay, tủ cách ly vách mềm. Cần có cơ sở vật chất và các quy trình để đảm bảo con người và môi trường bên ngoài phòng xét nghiệm cũng được bảo vệ. Việc lựa chọn một thiết bị ngăn chặn thứ nhất tùy thuộc vào đánh giá nguy cơ và và những gì địa phương hiện có hoặc có thể vận chuyển đến khu vực đó. Tủ cách ly vách mềm với hai bộ lọc không khí hiệu suất cao (HEPA) trên đường khí thải và các hộp vận chuyển đã mang đến sự ngăn chặn hiệu quả trong suốt vụ dịch do vi-rút Ebola gây ra tại Tây Phi. Điều này là do các thiết bị này mang đến sự ngăn chặn hiệu quả, có thể chứa được các thiết bị cần thiết, có thể di chuyển được và không cần kết nối bằng hệ thống ống cứng để thải khí. Các chiến lược đơn giản sử dụng các biện pháp ngăn chặn thứ nhất dựa vào công nghệ kỹ thuật, chẳng hạn như tủ cách ly, thay cho kỹ năng của con người để mang đến sự bảo vệ sẽ được ưu tiên hơn.Với số lượng mẫu tăng lên và những ngày làm việc kéo dài có thể dẫn đến một tỷ lệ mắc lỗi cao hơn. Việc kiểm tra để đảm bảo tất cả các trang thiết bị được lựa chọn cho công việc có tương thích với nhau là rất quan trọng. Ví dụ về các yếu tố cần cân nhắc bao gồm các máy ly tâm không làm xáo trộn dòng khí bảo vệ, các ống nghiệm vừa với giá đựng để cho phép việc đọc các nhãn ống và có thể mở được nắp khi ống đang để trên giá đựng để giảm sự cố tràn đổ mẫu bệnh phẩm về mức tối thiểu.
  • 31. 17 NĂNG LỰC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN VIÊN Các biện pháp kiểm soát nguy cơ trong phòng xét nghiệm có thể bị giảm tác dụng do lỗi của con người. Do đó, việc nhân viên phòng xét nghiệm có kinh nghiệm, đủ năng lực, được đào tạo tốt và có ý thức về an toàn đóng vai trò thiết yếu trong việc giảm thiểu các nguy cơ tiềm năng về lây nhiễm cho nhân viên và đạt được các kết quả chính xác một cách an toàn. Những nhân viên này phải được thông báo rõ về các mối nguy hiểm sinh học và hóa học và các biện pháp kiểm soát nguy cơ đang được thực hiện để giảm thiểu các nguy cơ khi làm việc với những mối nguy hiểm đó. Việc này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong suốt quá trình ứng phó dịch khi mà số lượng mẫu bệnh phẩm được tiếp nhận để xét nghiệm chẩn đoán có thể rất cao và những nhân viên phòng xét nghiệm được huy động đến làm việc có thể không có được sự hỗ trợ mà họ thường có tại phòng xét nghiệm của họ, điều này có thể đưa đến một môi trường làm việc căng thẳng hơn và do đó làm tăng nguy cơ mắc lỗi. 4.1 Tuyển dụng, đào tạo và đánh giá Việc nhanh chóng huy động được một nhóm nhân viên xét nghiệm đủ năng lực cho một phòng xét nghiệm ứng phó dịch là rất quan trọng trong việc đưa ra một ứng phó xét nghiệm tốt đầu tiên trong giai đoạn đầu của vụ dịch. Nhóm này sẽ cần được bổ sung thêm nhân lực nếu như vụ dịch không được kiểm soát tốt trong giai đoạn sớm. Không thể chắc chắn là hầu hết các nhân viên phòng xét nghiệm đều đã có kinh nghiệm làm việc với tất cả các thiết bị, kỹ thuật và loại tác nhân gây bệnh trong vụ dịch. Trước khi các nhân viên phòng xét nghiệm được huy động đến làm việc, họ nên được đào tạo trong một môi trường an toàn nằm ngoài vùng dịch. Nên sử dụng các mẫu bệnh phẩm mô phỏng sao cho bất cứ lỗi nào mà nhân viên mắc phải trong suốt quá trình đào tạo sẽ không khiến cho họ bị phơi nhiễm với tác nhân gây bệnh. Thậm chí những nhân viên xét nghiệm đã có kinh nghiệm với tác nhân gây dịch cũng có thể gặp khó khăn trong quá trình đào tạo. Việc này là do các biện pháp kiểm soát nguy cơ về cơ sở hạ tầng, quy trình và trang thiết bị trong phòng xét nghiệm ứng phó dịch có thể khác với trước đó. Chương trình đào tạo nên bao gồm các thông tin, thảo luận và thực hành sao cho nhân viên xét nghiệm lĩnh hội được đầy đủ kiến thức về an toàn sinh học và chất lượng, các kỹ năng và kinh nghiệm để cho phép họ đến làm việc tại phòng xét nghiệm ứng phó dịch. Chương trình đào tạo về an toàn sinh học nên bao gồm các thông tin về: ƒ tác nhân gây dịch và bối cảnh của vụ dịch, PHẦN 4
  • 32. 18 CHUẨN BỊ VÀ ỨNG PHÓ DỊCH BỆNH ƒ đánh giá nguy cơ cho công việc, ƒ sẵn sàng về tâm lývà ýthức về tình huống mà họ đang bước vào, ƒ đào tạo kỹ thuật về thiết bị, ƒ lưu văn bản về các nguyên tắc vận hành của phòng xét nghiệm và thông tin về các tương tác khi ứng phó dịch trên diện rộng hơn, ƒ xem xét luồng công việc liên quan đến mẫu bệnh phẩm, ƒ BHCN cho từng giai đoạn của quá trình xử lý mẫu, ƒ các phương pháp dùng để phát hiện tác nhân sinh học, ƒ đào tạo dựa trên tình huống về cách ứng phó với các sự cố, tai nạn và các kế hoạch khẩn cấp, ƒ cập nhật và chỉnh sửa các phương pháp, và ƒ bảo dưỡng và sửa chữa các thiết bị. Tái tạo các môi trường phòng xét nghiệm ứng phó dịch trong thực tế và các tình huống trong quá trình đào tạo sẽ giúp cho các tình nguyện viên tương lai có được ấn tượng về điều kiện làm việc của họ khi họ được huy động. Khi đó nhân viên phòng xét nghiệm có thể đưa ra những quyết định có cân nhắc kỹ càng hơn về việc liệu họ vẫn muốn tình nguyện tham gia việc này hay không. Nó cũng cho phép giảng viên thấy được các nhân viên xét nghiệm tình nguyện đã có được những hiểu biết cần thiết, khả năng chú ý chi tiết và làm việc nhóm hay chưa, điều này sẽ cho phép họ có được sự đóng góp tích cực cho việc ứng phó của phòng xét nghiệm. Trước khi triển khai, các nhân viên mới nên được kiểm tra về sức khỏe nghề nghiệp để đảm bảo họ được tiêm các vắc xin phù hợp và có đủ sức khỏe về tinh thần lẫn thể chất. Các thông tin chi tiết hơn có thể được tìm thấy trong mục 9.2 về Sức khỏe nghề nghiệp. Nhân viên tham gia làm việc tại phòng xét nghiệm ứng phó dịch sẽ cần được đào tạo định hướng và hỗ trợ khi họ mới bắt đầu làm việc để thích nghi với môi trường làm việc mới. Giai đoạn đầu thường rất căng thẳng và cần cân nhắc kỹ các biện pháp để làm cho giai đoạn chuyển tiếp vào môi trường làm việc được dễ dàng. Rất cần có kế hoạch giới thiệu để đảm bảo tất cả các nhân viên đều nhận được những thông tin liên quan về công việc của họ, đặc biệt khi tình hình dịch thường xuyên thay đổi và có thể khác với những gì đã được đề cập trong khi đào tạo. Nhân viên nên được phép lựa chọn việc rời khỏi phòng xét nghiệm và trở về nếu họ không thích nghi tốt hoặc cảm thấy quá căng thẳng.
  • 33. 19 PHẦN 4 NĂNG LỰC NHÂN VIÊN VÀ ĐÀO TẠO 4.2 Các cân nhắc khi triển khai Có nhiều vị trí khác nhau trong phòng xét nghiệm, bao gồm trưởng phòng, các chuyên gia kỹ thuật, chuyên gia về công nghệ thông tin, chuyên gia về thiết bị và các nhân viên phòng xét nghiệm nói chung. Trưởng phòng xét nghiệm thường là một vị trí toàn thời gian và cần làm rõ trách nhiệm của trưởng phòng trước khi bổ nhiệm. Trưởng phòng xét nghiệm sẽ phải giải thích về công việc của phòng xét nghiệm của họ với cộng đồng, làm việc chặt chẽ với các chuyên ngành khác trong quá trình ứng phó dịch, và làm việc với tinh thần chủ động nhiều hơn so với thông thường. Họ sẽ chịu trách nhiệm chung về an toàn sinh học và an ninh sinh học trong phòng xét nghiệm cũng như sự an toàn của nhóm và sẽ rất ít khi có thời gian để làm việc tại bàn xét nghiệm. Số lượng nhân viên xét nghiệm bổ sung cần đào tạo để huy động sau đó sẽ tùy thuộc vào số giờ làm việc của phòng xét nghiệm. Việc này phụ thuộc vào thời gian nhận mẫu, số lượng mẫu cần xử lý và tốc độ xử lý mẫu. Thông thường, trong quy trình chẩn đoán sẽ có một bước làm giới hạn tốc độ thực hiện; ví dụ, trong chẩn đoán sốt xuất huyết do vi-rút, bước làm giới hạn này là tốc độ bất hoạt tác nhân gây bệnh trong tủ an toàn sinh học hoặc trong tủ cách ly vách mềm. Kích thước tủ và máy ly tâm, cùng với số lượng tủ an toàn sinh học, có thể giới hạn số lượng mẫu được xử lý trong một thời điểm. Phòng xét nghiệm có thể cần kéo dài thời gian làm việc và nhiều ca trực hơn, do đó, làm tăng số lượng nhân viên cần đào tạo. Cần quyết định về thời gian huy động nhân viên làm việc xa nhà hay xa đất nước của họ. Thời gian này có thể từ vài ngày đến vài tuần tùy thuộc vào khoảng cách đến nhà họ và các điều kiện địa phương (ví dụ, thời gian làm việc, sức khỏe, tình hình an ninh, thời tiết) và vai trò (ví dụ, nhân viên phòng xét nghiệm, trưởng nhóm, nhân viên hậu cần). Nên sắp xếp thời gian đợt triển khai, quy mô nhóm, sự trùng lặp giữa các nhóm, các quy trình cần chuyển giao và tần suất quay vòng để đảm bảo an toàn, an ninh và sức khỏe của các thành viên trong nhóm và đạt được tốc độ và chất lượng dịch vụ xét nghiệm chẩn đoán tốt nhất có thể trong vụ dịch. Các thành viên đủ năng lực của nhóm đã nghỉ việc hay trở lại nơi cũ mà có mong muốn được tái huy động chính là một nguồn lực cực kỳ giá trị họ có những kiến thức cần thiết, quen với các hoạt động thường quy và kinh nghiệm thực hiện các hoạt động chẩn đoán trong vụ dịch. Chương trình đào tạo cũng nên bao gồm các biện pháp cần áp dụng để tránh các nguy cơ lây nhiễm bên ngoài phạm vi phòng xét nghiệm. Ví dụ, nguyên tắc không đụng chạm, tăng cường vệ sinh tay, giãn cách xã hội và cách ho đảm bảo vệ sinh cũng nên được thực hành tùy thuộc vào đường lây truyền của bệnh tại cộng đồng.
  • 34. 20 CHUẨN BỊ VÀ ỨNG PHÓ DỊCH BỆNH Việc có được sự tham gia của các nhân viên là người địa phương vào nhóm làm việc trong phòng xét nghiệm trong thời gian dài hơn sẽ giúp duy trì được hoạt động ứng phó và xây dựng niềm tin với cộng đồng địa phương. Tuy nhiên, cần phải đánh giá và quản lý các nguy cơ bởi vì, trong giai đoạn đầu của vụ dịch, nhóm nhân viên xét nghiệm đã qua đào tạo được huy động từ khu vực bên ngoài vào có thể không có đủ nguồn lực để đào tạo cho các nhân viên tại địa phương. Bên cạnh đó, các nhân viên phòng xét nghiệm sống trong cộng đồng của họ khi vụ dịch đang ở đỉnh điểm của nó thì có thể vô tình làm ảnh hưởng đến công tác ứng phó dịch của phòng xét nghiệm nếu những người này đang có nguy cơ phơi nhiễm cao hơn với tác nhân gây bệnh và không có biện pháp cách ly nào ngoài thời gian làm việc của họ. Cùng với nguyên tắc không đụng chạm, có thể triển khai các biện pháp bổ sung nhằm ngăn ngừa lây nhiễm trong nhóm ứng phó dịch, chẳng hạn như: tách biệt nhân viên phòng xét nghiệm khỏi cộng đồng địa phương khi có thể, lắp đặt bổ sung vòi và chậu rửa tay tại các khu vực công cộng và triển khai các nguyên tắc đặc biệt về hành vi chẳng hạn như khử trùng tay sau khi chạm vào tiền. Tuy nhiên, khi phòng xét nghiệm ứng phó dịch được thành lập, nguy cơ này có thể được quản lý thông qua kiểm tra sức khỏe hàng ngày đối với tất cả nhân viên kết hợp với bổ sung trang bị BHCN để bảo vệ nhân viên nếu không duy trì được giãn cách xã hội trong phòng xét nghiệm. 4.3 Lựa chọn và hỗ trợ nhóm xét nghiệm Việc lựa chọn nhân viên cho phòng xét nghiệm ứng phó dịch không chỉ phụ thuộc vào năng lực kỹ thuật của họ. Họ còn cần phải là những người có khả năng làm việc nhóm tốt, có sự bền bỉ và sức khỏe tinh thần tốt, và có khả năng làm việc một cách linh hoạt cùng các kỹ năng truyền thông tốt. Nhân viên phòng xét nghiệm cần phải có khả năng làm việc một cách hiệu quả trong suốt thời gian họ được huy động. Việc này được tạo điều kiện thông qua bố trí chỗ ở an toàn, có đủ nguồn nước và thực phẩm, thời gian làm việc hợp lý, và có thể bàn bạc và nhận được sự hỗ trợ về bất cứ vấn đề nào về sức khỏe thể chất và tinh thần. Nhân viên phòng xét nghiệm nên được tư vấn về cách để giữ sức khỏe trong môi trường làm việc căng thẳng, ví dụ, đủ nươc uống, chất dinh dưỡng, dành thời gian để tập thể dục và giữ liên lạc với các thành viên trong gia đình họ. Nhóm làm việc nên chăm sóc lẫn nhau, nhưng trưởng nhóm cũng cần phải có các cơ chế để cho một số người nghỉ việc nếu cảm thấy rằng những người này không thể làm việc hoặc không phù hợp với điều kiện làm việc tại đó. Trưởng nhóm phải đảm bảo cơ sở vật chất để có được những chăm sóc sức khỏe phù hợp cho các thành viên trong nhóm, việc này có thể bao gồm nơi sơ tán nhân viên nếu có một mối đe dọa nào đó về sức khỏe (do tai nạn hoặc phơi nhiễm) hoặc một vấn đề nào đó về an ninh như bất ổn xã hội chẳng hạn. Nên thiết lập hoạt động trao đổi thông tin, tham vấn hiệu quả và đáng tin cậy với nhóm hỗ trợ của tổ chức để hỗ trợ tất cả các nhân viên được huy động, kể cả trưởng nhóm. Nên duy trì và kiểm tra thường xuyên các kênh trao đổi thông tin cùng với phương án dự phòng và nên thiết lập một hệ thống báo cáo (ví dụ, báo báo tình hình hàng ngày). Nên lưu lại các hồ sơ về năng lực và khả năng làm việc trong thời gian dài của tất cả các nhân viên được huy động làm cơ sở cho việc quyết định huy động lại trong tương lai.
  • 35. 21 TRANG BỊ BẢO HỘ CÁ NHÂN Các biện pháp kiểm soát nguy cơ như sử dụng các thiết bị ngăn chặn thứ nhất chắc chắn làm giảm nguy cơ phát sinh hạt văng bắn và khí dung là phương pháp tốt nhất để kiểm soát tác nhân gây bệnh vì chúng giữ lại và ngăn ngừa ô nhiễm toàn bộ môi trường phòng xét nghiệm. Nên lượng giá nguy cơ tồn dư sau khi triển khai các kiểm soát kỹ thuật và nên sử dụng BHCN như hàng rào bảo vệ cuối cùng để bổ sung cho các biện pháp bảo vệ khác. Cần quyết định loại BHCN dùng cho từng hoạt động thông qua đánh giá nguy cơ bao gồm việc xem xét đường lây nhiễm của các tác nhân gây bệnh đang xét nghiệm, tác nhân gây bệnh khác có thể có trong mẫu bệnh phẩm và những mối nguy hiểm khác như các hóa chất chẳng hạn. Bộ BHCN tiêu chuẩn khi thao tác với các chất khử trùng hoặc các mẫu bệnh phẩm truyền nhiễm bao gồm áo choàng hoặc áo choàng bảo hộ, găng tay có độ dài đủ để bao phủ phần cổ tay áo choàng, và kính bảo vệ mắt khi có mối nguy hiểm văng bắn trong phòng xét nghiệm. Cần có sẵn BHCN với nhiều cỡ khác nhau sao cho mỗi người dùng có được loại BHCN vừa vặn để đảm bảo được sự linh hoạt và tầm nhìn nhiều nhất có thể khi thao tác. BHCN bổ sung như tạp dề và tấm che mặt, thay cho kính chắn giọt bắn hay dùng trong phòng xét nghiệm, có thể được dùng khi cần tăng cường việc bảo vệ khỏi các giọt bắn nếu sử dụng một lượng lớn chất khử trùng. Có thể không kiểm soát được nhiệt độ trong phòng xét nghiệm nếu cơ sở hạ tầng của phòng xét nghiệm ở mức cơ bản. Cần áp dụng cách tiếp cận phù hợp nếu nhiệt độ quá cao dẫn đến tăng nguy cơ stress nhiệt và mất nước khi mặc một số loại BHCN nhất định. Việc này phải được giảm thiểu bằng cách, ví dụ, giới hạn thời gian thực hiện các hoạt động có mang BHCN hoặc những thay đổi thực hành có sự cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ khi mặc một số loại BHCN nhất định. Mồ hôi có thể làm giảm tính năng bảo vệ của BHCN bằng cách hình thành các cầu nối chất lỏng, nơi mà sự nhiễm bẩn có thể xuyên qua hàng rào bảo vệ, chẳng hạn như màng lọc trong khẩu trang. Sự bất tiện do BHCN ẩm ướt và dính mồ gây ra có thể có tác động xấu đến hoạt động của người mặc, dẫn đến việc người đó vô ý chạm vào da của họ và dẫn đến nhiễm bẩn. Trên thế giới hiện có những tiêu chuẩn khác nhau về hiệu suất và ứng dụng cũng như các hệ thống phê duyệt và tuân thủ áp dụng cho việc thiết kế, sản xuất và sử dụng BHCN, và chỉ nên sử dụng những loại BHCN đã được phê duyệt đáp ứng các tiêu chuẩn đang áp dụng (ví dụ, các tiêu chuẩn Châu Âu, Kitemark). Các lô BHCN mới phải được kiểm tra kỹ lưỡng khi nhận và nói chung, nên kiểm tra kỹ lưỡng tất cả các BHCN trước khi sử dụng. Có thể sử dụng kết hợp giữa BHCN dùng một lần (găng tay và tạp dề) và BHCN có thể tái sử dụng (giày, áo choàng, tấm che mặt). Điều quan trọng là cần phải xác định làm thế nào để xử lý các phần của bộ BHCN một cách an toàn sau khi sử dụng, hoặc loại bỏ và đốt hoặc khử trùng và làm sạch. Điều quan trọng là cần kiểm tra khả năng bảo vệ của BHCN trước khi sử dụng. PHẦN 5
  • 36. 22 CHUẨN BỊ VÀ ỨNG PHÓ DỊCH BỆNH
  • 37. 23 LUỒNG CÔNG VIỆC CỦA PHÒNG XÉT NGHIỆM Tùy vào tác nhân gây ra vụ dịch, khả năng của phòng xét nghệm có thể bao gồm các kỹ thuật nuôi cấy, soi kính hiển vi, huyết thanh hoặc sinh học phân tử. Đôi khi, dịch vụ chẩn đoán có thể tiến hành cùng với các hoạt động nghiên cứu, đặc biệt khi vụ dịch kéo dài, hoặc tác nhân gây bệnh vẫn chưa được biết rõ hay đang thay đổi nhanh chóng. Những nghiên cứu như thế này trong các phòng xét nghiệm ứng phó dịch thường tập trung vào việc điều chỉnh và đánh giá xét nghiệm chẩn đoán, xác định trình tự axit nucleic để hỗ trợ cho các nhà dịch tễ học và cán bộ y tế công cộng, phân tích các đáp ứng miễn dịch trên bệnh nhân, và tiếp tục theo dõi những người còn sống (ví dụ, đối với các di chứng muộn hoặc bài tiết tác nhân gây bệnh). Các nghiên cứu trên các mẫu bệnh phẩm đã bất hoạt và/hoặc các axit nucleic đã phân lập được có nguy cơ thấp hơn so với thao tác với các mẫu bệnh phẩm chưa bất hoạt. Nuôi cấy và các kỹ thuật khác làm tăng sinh tác nhân sinh học cho nghiên cứu sẽ cần một đánh giá nguy cơ mới. Đối với hoạt động chẩn đoán tại các phòng xét nghiệm đã được thành lập, các quy trình và thiết bị dùng để phát hiện tác nhân sinh học gây dịch đều sẽ được xác định sẵn. Có thể mở rộng năng lực của phòng xét nghiệm bằng cách mua thêm các thiết bị nếu cần. Nếu các phòng xét nghiệm hiện đang hoạt động thì các xét nghiệm liên quan đến ứng phó dịch có thể cần tách biệt khỏi công việc thường ngày. Ví dụ, các công việc liên quan đến vụ dịch có thể được thực hiện vào một thời điểm khác, trong các phòng riêng biệt (đặc biệt khi cần có các biện pháp kiểm soát nguy cơ bổ sung) và/hoặc các nhân viên chuyên trách làm xét nghiệm các mẫu bệnh phẩm liên quan đến vụ dịch. Lợi thế của việc sử dụng phòng xét nghiệm hiện đang xử lý tác nhân gây bệnh là có sẵn đội ngũ nhân viên đã được đào tạo, những người này đã có kinh nghiệm và quen với các thiết bị và phòng xét nghiệm. Hình 6.1 cho thấy một ví dụ về luồng công việc của một phòng xét nghiệm ứng phó dịch sử dụng các tủ găng tay và một phòng xét nghiệm nóng (phòng xét nghiệm có khả năng bị ô nhiễm). Trong mô hình phòng xét nghiệm nóng, nhân viên phòng xét nghiệm được bảo vệ nhờ sử dụng BHCN một cách nghiêm ngặt và, mặc dù công việc với tác nhân gây bệnh được thực hiện bên trong tủ an toàn sinh học, toàn bộ phòng xét nghiệm vẫn được xem là bị ô nhiễm. Trong phòng xét nghiệm sử dụng tủ găng tay, các mẫu bệnh phẩm được bất hoạt bên trong tủ găng tay/tủ cách ly vách mềm và các biện pháp kiểm soát nguy cơ theo quy trình một cách nghiêm ngặt áp dụng cho quy trình sử dụng tủ, đóng gói các mẫu bệnh phẩm để lưu giữ và đóng gói chất thải có nghĩa là phần còn lại của phòng xét nghiệm được xem là không bị nhiễm bẩn. Cần quyết định hệ thống làm việc đang hoạt động nào sẽ được sử dụng. Trong bối cảnh có dịch, phòng xét nghiệm nóng có nghĩa rằng có thể sẽ phải xử lý nhiều mẫu bệnh phẩm hơn trong một thời gian ngắn hơn bởi vì luồng công việc sẽ không còn bị giới hạn bởi kích thước và năng suất của tủ an toàn sinh học. Ngoài ra, mức độ tin cậy về bất hoạt tác nhân gây bệnh lúc này sẽ thấp hơn vì toàn bộ phòng xét nghiệm được xem là khu vực đã ô nhiễm. Tuy nhiên, trong mô hình phòng xét nghiệm nóng, vấn đề quan trọng là an toàn của phòng xét nghiệm phụ thuộc vào nguồn điện đáng tin cậy và nguồn cung cấp nước sạch dùng cho khử nhiễm. Do sự hạn chế về năng suất của tủ an toàn sinh học cấp III, số lượng mẫu được xử lý trong ngày có thể bị giới hạn. Khái niệm “phòng xét nghiệm nằm trong phòng xét nghiệm” có nghĩa là mọi công việc sẽ vẫn được duy trì một cách an toàn dù có sự cố mất điện và có một rào chắn vững chắc giữa nhân viên và tác nhân gây bệnh, vì vậy, làm giảm nguy cơ lây nhiễm do văng bắn và tràn đổ. Miễn là có thể cung cấp được đầy đủ thông tin về mức độ tin cậy của việc bất hoạt tác nhân gây bệnh, yêu cầu về BHCN và các thiết bị bảo vệ hô hấp sẽ thấp hơn và vấn sự an toàn của nhân viên phòng xét nghiệm sẽ không còn phụ thuộc vào các quy trình nghiêm ngặt về mặc và cởi BHCN nữa. PHẦN 6
  • 38. 24 CHUẨN BỊ VÀ ỨNG PHÓ DỊCH BỆNH Hình 6.1 Luồng công việc của một phòng xét nghiệm chẩn đoán ứng phó dịch trong một phòng xét nghiệm nóng và một phòng xét nghiệm có tủ găng tay (tủ an toàn sinh học: tủ cấy an toàn sinh học; HEPA: bộ lọc không khí hiệu suất cao; PCR: phản ứng chuỗi polymerase; BHCN: bảo hộ cá nhân) có khả năng lây nhiễm không lây nhiễm máu chưa được xử lý Mẫu sau bước bất hoạt đầu tiên Mẫu sau bước bất hoạt thứ hai BHCN cho nhân viên PXN: bảo vệ đường hô hấp, bộ bảo hộ che toàn thân, ủng cao su BHCN nhân viên PXN Găng tay, áo choàng PXN Xịt dung dịch khử mùi Chất thải Chất thải Trang thiết bị Trang thiết bị Tủ ATSH cấp II hoặc tủ găng tay cơ bản (bảo vệ đơn giản) Tủ găng tay hai bộ lọc HEPA dưới áp lực âm Nhận mẫu  khử nhiễm và loại bỏ lớp đóng gói ngoài cùng  đăng ký mẫu Xử lý mẫu I  mở gói mẫu  các xét nghiệm trên mẫu chưa được xử lý (kháng nguyên/ kháng thể và/hoặc sinh hóa  bất hoạt Xử lý mẫu II  bước bất hoạt thứ hai  chuẩn bị cho phân tích sâu hơn Khử nhiễm và thay BHCN Phân tích mẫu  hầu hết dựa trên PCR Báo cáo Mẫu được đóng gói 3 lớp Mẫu được đóng gói 3 lớp Chú giải Đóng gói 3 lớp Buồng thao tác phóng xạ Buồng thao tác cách ly Rào chắn Phòng hoặc ngăn riêng Khu vực lưu trữ mẫu Khu vực lưu trữ mẫu Vật chứa đầu tiên Lớp ngoài cùng Mẫu bệnh phẩm Lớp thứ hai
  • 39. 25 PHẦN 6 LUỒNG CÔNG VIỆC CỦA PHÒNG XÉT NGHIỆM 6.1 Nhận mẫu và quản lý thông tin bệnh nhân 6.1.1 Nhận mẫu Mỗi phòng xét nghiệm nên chuẩn bị một kế hoạch bao gồm các loại mẫu sẽ nhận và cách đóng gói các mẫu này. Nên thông báo kế hoạch này cho các nhân viên y tế và các bác sĩ điều trị, những người có thể sẽ gửi mẫu đến phòng xét nghiệm. Bàn/khu vực tiếp nhận mẫu là khu vực trung gian giữa môi trường không kiểm soát bên ngoài và khu vực phòng xét nghiệm có kiểm soát và có quy định về an toàn sinh học. Bàn/ khu vực tiếp nhận mẫu cũng có thể đóng vai trò như một rào chắn vật lý để đảm bảo những người không phận sự không đi vào khu vực phòng xét nghiệm. Các đặc điểm quan trọng tại khu vực tiếp nhận mẫu bệnh phẩm được đề cập như bên dưới. ƒ nên có sẵn tất cả các thiết bị và BHCN cần thiết để đảm bảo việc tiếp nhận, đánh giá, phân loại và vận chuyển mẫu đến phòng xét nghiệm một cách an toàn. ƒ nên có BHCN tương ứng mối nguy hiểm dự kiến và cho các mối nguy hiểm xuất phát từ các mẫu bệnh phẩm chưa đóng gói đúng cách, các chất tràn đổ và các chất khử trùng có khả năng ăn mòn. ƒ nên có các chất khử trùng còn hạn sử dụng và đã được thẩm định. ƒ nên có quy trình xử lý bất cứ tác nhân/vật liệu nào được xem là nguy hiểm do chúng không được đóng gói đầy đủ hoặc bị rò rỉ; có thể cần một tủ an toàn sinh học hoặc hộp bịt kín được. ƒ khu vực này nên có đủ ánh sáng. Nhân viên phòng xét nghiệm tại khu vực tiếp nhận mẫu phải kiểm tra kỹ lưỡng các dụng cụ chứa, mẫu bệnh phẩm và các giấy tờ đi kèm (ví dụ, mẫu yêu cầu xét nghiệm, thư của bác sĩ, phiếu vận chuyển) để đảm bảo đóng gói an toàn, mẫu còn nguyên vẹn và nhãn dán chính xác tương ứng với các giấy tờ được cung cấp. Khi đó, họ có thể đánh giá bất cứ sự đóng gói mẫu bất thường hoặc không đạt chuẩn nào để quyết định có chấp nhận mẫu vào phòng xét nghiệm hay không, cần thận trọng và xử lý riêng rẽ, hoặc cần khử nhiễm ngay hay không. Nên cẩn thận để không xóa mất bất cứ nhãn/ ghi chú/đánh dấu nào trên vật chứa mẫu trong quá trình khử trùng thường quy.