SlideShare a Scribd company logo
Chuyên đề thực tập GVHD: CH Phan Thanh Hải
SVTH : Võ Quốc Nam - Lớp 24KT7 Trang 1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN
KHOA KẾ TOÁN
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
Đề tài : Phân tích tình hình tài chính
tại công ty cổ phần Gia Nguyễn
GVHD : CH. Phan Thanh Hải
SVTH : Võ Quốc Nam
Lớp : 24KT7
MSSV : 0571
Đà Nẵng, năm 2008
Chuyên đề thực tập GVHD: CH Phan Thanh Hải
Giới thiệu đề tài
1. Lý do chọn đề tài.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
3. Phương pháp nghiên cứu.
4. Phạm vi nghiên cứu.
Phần I : Cơ sở lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp
I. Bản chất, chức năng của tài chính doanh nghiệp.
1. Bản chất
2. Chức năng
II. Khái niệm, mục tiêu, nhiệm vụ và ý nghĩa của phân tích tình hình tài
chính doanh nghiệp.
1. Khái niệm
2. Mục tiêu
3. Nhiệm vụ
4. Ý nghĩa
III. Tài liệu và phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp
1. Tài liệu
1.1. Hệ thống các báo cáo tài chính
1.2. Mối liện hệ giữa các báo cáo tài chính
2. Phương pháp phân tích.
2.1. Phương pháp so sánh
2.1.1. Tiêu chuẩn so sánh
2.1.2. Điều kiện so sánh
2.1.3. Kỹ thuật so sánh
2.2. Phương pháp tỷ lệ
2.3. Phương pháp loại trừ
2.3.1. Phương pháp thay thế liên hoàn
2.3.2. Phương pháp số chênh lệch
III. Các chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp.
1. Phân tích cấu trúc tài sản
1.1. Các chỉ tiêu phân tích
SVTH : Võ Quốc Nam - Lớp 24KT7 Trang 2
Chuyên đề thực tập GVHD: CH Phan Thanh Hải
1.1.1. Tỷ trọng tài sản cố định
1.1.2. Tỷ trọng giá trị đầu tư tài chính
1.1.3. Tỷ trọng hàng tồn kho
1.1.4. Tỷ trọng các khoản phải thu khách hàng
1.2. Các nhân tố ảnh hưỏng đến cấu trúc tài chính
2. Phân tích cấu trúc nguồn vốn
2.1. Phân tích tính tự chủ về tài chính của doanh ngiệp
2.1.1. Tỷ suất tự tài trợ
2.1.2. Tỷ suất nợ
2.2. Phân tích tính ổn định của nguồn tài trợ
2.2.1. Tỷ suất nguồn vốn thương xuyên
2.2.2. Tỷ suất nguồn vốn tạm thời
2.2.3. Tỷ suất giữa vốn chủ sở hữu và nguồn vốn thường xuyên
3. Phân tích mối quan hệ giữa nguồn vốn và tài sản
3.1. Mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn.
3.2. Vốn lưu động ròng và phân tích cân bằng tài chính
3.2.1. Khái niệm và phương pháp xác định vốn lưu động ròng
3.2.2. Phân tích cân bằng tài chính
4. Phân tích khả năng thanh toán
4.1. Khả năng thanh toán ngắn hạn
4.1.1. Khả năng thanh toán tổng quát
4.1.2. Khả năng thanh toán nhanh
4.1.3. Khả nảng thanh toán hiện hành
4.1.4. Khả năng thanh toán ngắn hạn
4.2. Khả năng thanh toán dài hạn
4.2.1. Khả năng thanh toán lãi vay
4.2.2. Tỷ suất nợ phải trả trên vốn chủ sỡ hữu
5. Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
5.1. Phân tích hiệu suất sử dụng tài sản
5.1.1. Đối với toàn bộ tài sản
5.1.2. Đối với tài sản cố định
SVTH : Võ Quốc Nam - Lớp 24KT7 Trang 3
Chuyên đề thực tập GVHD: CH Phan Thanh Hải
5.1.3. Đối với tài sản lưu động
5.2. Phân tích khả năng sinh lời của hoạt động kinh doanh
5.2.1. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần
5.2.2. Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA)
Phần II : Thực trạng tình hình tài chính tại công ty cổ phần Gia Nguyễn
Phần A : Giới thiệu chung về công ty cổ phần Gia Nguyễn.
I. Lịch sử hình thành và phát triển.
1. Lịch sử hình thành
2. Quá trình phát triển
II. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty .
1. Đặc điểm sản xuất kinh doanh
2. Những khó khăn thuận lợi của công ty
III.Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty.
1. Sơ đồ tổ chức
2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
IV.Tổ chức công tác kế toán tại công ty.
1. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán
2. Hình thức sổ kế toán
Phần B : Thực trạng tình hình tài chính tại công ty cổ phần Gia Nguyễn
I. Phân tích chung về tình hình tài chính của công ty
1. Đánh giá chung về tình hình tài chính của công ty
1.1. Đánh giá chung về tài sản
1.1.1. Bảng phân tích biến động tài sản
1.1.2. Nhận xét
1.2. Đánh giá chung về nguồn vốn
1.2.1. Bảng phân tích biến động nguồn vốn
1.2.2. Nhận xét
2. Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn
2.1. Mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn.
2.2. Vốn lưu động ròng và phân tích cân bằng tài chính
2.2.1. Tình hình vốn lưu động ròng tại công ty
SVTH : Võ Quốc Nam - Lớp 24KT7 Trang 4
Chuyên đề thực tập GVHD: CH Phan Thanh Hải
2.2.2. Phân tích cân bằng tài chính thông qua vốn lưu động ròng
3. Phân tích cấu trúc tài sản
3.1. Bảng phân tích cấu trúc tài sản
3.2. Nhận xét tỷ trọng của từng loại tài sản thông qua bảng phân tích
3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài sản của công ty
4. Phân tích cấu trúc nguồn vốn
4.1. Bảng phân tích cấu trúc nguồn vốn
4.2. Nhận xét cấc trúc nguồn vốn
4.3. Phân tích tính tự chủ về tài chính và tính ổn định của nguồn tài trợ
4.3.1 .Bảng tính các chỉ tiêu tính tự chủ về tài chính và tính ổn định
của nguồn tài trợ.
4.3.2. Nhận xét
II. Phân tích khả năng thanh toán.
1. Khả năng thanh toán ngắn hạn
1.1.Khả năng thanh toán tổng quát
1.2.Khả năng thanh toán nhanh
1.3. Khả nảng thanh toán hiện hành
1.4. Khả năng thanh toán ngắn hạn
1.5. Nh ận xét về khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty
2. Khả năng thanh toán dài hạn
2.1. Khả năng thanh toán lãi vay
2.2. Tỷ suất nợ phải trả trên vốn chủ sỡ hữu
2.3. Nhận xét về khả năng thanh toán dài hạn của công ty
III. Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
3.1. Phân tích hiệu suất sử dụng tài sản
3.1.1. Đối với tài sản cố định
3.1.2. Đối với tài sản lưu động
3.2. Phân tích khả năng sinh lời của hoạt động kinh doanh
3.2.1. Phân tích khả năng sinh lời kinh tế của vốn chủ sở hữu (ROE)
3.2.2. Phân tích khả năng sinh lời của tài sản (ROA)
IV Tổng kết về tình hình tài chính của công ty.
SVTH : Võ Quốc Nam - Lớp 24KT7 Trang 5
Chuyên đề thực tập GVHD: CH Phan Thanh Hải
Phần III : Một số giải pháp kiến nghị nhằm cải thiện tình hình
tài chính của công ty cổ phẩn Gia Nguyễn.
I. Nguyên nhân những yếu kém về tài chính.
II. Giải pháp khắc phục.
III.Kiến nghị.
● Kết luận
● Chú thích
● Tài liệu tham khảo
SVTH : Võ Quốc Nam - Lớp 24KT7 Trang 6
Chuyên đề thực tập GVHD: CH Phan Thanh Hải
PHẦN I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
IV. Bản chất và chức năng của tài chính doanh nghiệp.
1. Bản chất :
Tài chính là tất cả các mối liên hệ kinh tế biểu hiện dưới hình thức tiền tệ phát
sinh trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ tồn tại khách quan trong
quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp.
Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các mối liên hệ kinh tế gắn liền với việc
hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ tại doanh nghiệp để phục vụ cho hoạt động
sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp và góp phần tích luỹ vốn cho Nhà nước.
Những quan hệ kinh tế thuộc phạm vi tài chính doanh nghiệp :
- Những quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với Nhà nước
- Những mối quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với thị trường.
- Những quan hệ kinh tế trong nội bộ doanh nghiệp.
Những quan hệ kinh tế trên được biểu hiện trong sự vận động của tiền tệ thông
qua việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ, vì vậy thường được xem là các quan
hệ tiền tệ.
2. Chức năng :
Tài chính doanh nghiệp gồm ba chức năng sau :
- Chức năng tạo vốn đảm bảo vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh: Tài
chính doanh nghiệp thanh toán nhu cầu vốn, lựa chọn nguồn vốn, tổ chức huy động
và sử dụng đúng đắn nhằm duy trì và thúc đẩy sự phát triển có hiệu quả quá trình
sản xuất kinh doanh
- Chức năng phân phối thu nhập bằng tiền: Thu nhập bằng tiền của doanh
nghiệp được tài chính doanh nghiệp phân phối như sau: thu nhập đạt được do bán
hàng trước tiên phải bù đắp chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất như: hao mòn
máy móc thiết bị,…. Phần còn lại hình thành các quỹ của doanh nghiệp.
- Chức năng kiểm tra bằng tiền đối với hoạt động sản xuất kinh doanh: Tài
chính doanh nghiệp căn cứ vào tình hình thu chi tiền tệ và các chỉ tiêu phản ánh
bằng tiền để kiểm soát tình hình vốn, sản xuất và hiệu quả kinh doanh.
SVTH : Võ Quốc Nam - Lớp 24KT7 Trang 7
Chuyên đề thực tập GVHD: CH Phan Thanh Hải
V. Khái niệm, mục tiêu, nhiệm vụ và ý nghĩa của phân tích tình hình tài
chính doanh nghiệp :
1. Khái niệm :
Phân tích tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu, so sánh số liệu tài
chính hiện hành và quá khứ. Thông qua phân tích tài chính có thể đánh giá thực
trạng, tiềm năng tài chính của doanh nghiệp cũng như rủi ro trong tương lai của
doanh nghiệp.
2. Mục tiêu :
Mục tiêu phân tích tài chính gồm hai loại sau :
- Mục tiêu chung : phân tích tài chính tạo cơ sở cho việc ra các quyết định tài chính
- Mục tiêu cụ thể :
+ Đối với chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp:thì mối quan
tâm hàng đầu của họ là tìm kiếm lợi nhuận và có khả năng thanh toán được nợ.
- Đối với nhà cung cấp tín dụng : Do khả năng sinh lời là yếu tố an toàn cơ
bản đối với người cho vay nên phân tích khả năng sinh lời cũng là một yếu tố quan
trọng đối với nhà cung cấp tín dụng.
- Đối với nhà đầu tư : PTTC giúp các nhà đầu tư nhìn nhận về tình hình tài
chính của doanh nghiệp để họ có quyết định có nên tiếp tục đầu tư hay không.
- Đối với cơ quan nhà nước : giúp họ nắm bắt được các khoản thanh toán của
doanh nghiệp đối với nhà nước (nộp thuế cho ngân sách nhà nước), hoạt động của
doanh nghiệp là có hợp lý, hợp pháp không
- Đối với người lao động : PTTCgiúp họ có thể nắm bắt được tình hình thu
nhập cua họ trong tương lai
Mục tiêu phân tích suy cho cùng sẽ phụ thuộc vào quyền lợi kinh tế của cá
nhân, tổ chức có liên quan đến doanh nghiệp.
3. Nhiệm vụ :
- Đánh giá thực trang tình hình tài chính doanh ngiệp trên các mặt bảo đảm
vốn cho sản xuất kinh doanh, quản lý và phân phối vốn.
- Đánh giá hiệu quả sử dụng từng loại vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh
và hiệu quả tài chính của hoạt động của sản xuất kinh doanh.
SVTH : Võ Quốc Nam - Lớp 24KT7 Trang 8
Chuyên đề thực tập GVHD: CH Phan Thanh Hải
- Tính toán và xác định mức độ có thể lượng hoá của các nhân tố ảnh hưởng
đến nhân tố chính của doanh ngiệp
Từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục các yếu kém và khai thác triệt để năng
lực tiềm tàng của doanh nghiệp để nâng cao chất lượng sản xuất kinh doanh.
4. Ý nghĩa :
Hoạt động tài chính có mối liên hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh
doanh. Do đó, tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh đều có ảnh hưởng đến tình
hình tài chính của doanh nghiệp. Ngược lại tình hình tài chính tốt hay xấu đều có
tác dụng thúc đẩy hoặc kìm hãm đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Vì vậy cần
phải thường xuyên theo dõi kịp thời đánh giá, kiểm tra tình hình tài chính của doanh
nghiệp, trong đó công tác phân tích tình hình tài chính giữ vai trò quan trọng và có ý
nghĩa sau :
Qua phân tích hình hình tài chính mới đánh giá đầy đủ, chính xác tình hình
phân phối, sử dụng và quản lý các loại vốn và nguồn vốn, vạch rõ khả năng tiềm
tàng về vốn của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó đề ra biện pháp nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn.
III. Tài liệu và phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp
1. Tài liệu :
1.1. Hệ thống các báo cáo tài chính :
Hệ thống báo cáo tài chính được lập theo chuẩn mực kế toán Việt Nam, theo
quy định của chuẩn mực kế toán Việt Nam hệ thống báo cáo tài chính gồm :
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả kinh doanh
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Thuyết minh báo cáo tài chính
1.2. Mối liện hệ giữa các báo cáo tài chính :
- Mối quan hệ giữa các BCTC cũng là mối quan hệ hữu cơ giữa các hoạt động
doanh nghiệp gồm: hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư, và hoạt động tài chính.
Một hoạt động nào đó thay đổi thì ảnh hưởng đến hoạt động còn lại, chẳng hạn như:
mở rộng quy mô kinh doanh sẽ dẫn đến sự gia tăng trong đầu tư tài sản, kéo theo sự
gia tăng nguồn vốn và làm thay đổi cấu trúc vốn.
SVTH : Võ Quốc Nam - Lớp 24KT7 Trang 9
Chuyên đề thực tập GVHD: CH Phan Thanh Hải
MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Tổng quát ta có:
- Lợi nhuận (hoặc lỗ) trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh làm tăng (hoặc
giảm) nguồn vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán.
-Tổng dòng tiền từ ba hoạt động trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ giải thích sự thay
đổi trong tồn quỹ tiền mặt trên bảng cân đối kế toán.
2. Phương pháp phân tích :
2.1. Phương pháp so sánh :
Để tiến hành so sánh phải giải quyết những vấn đề cơ bản như xác định tiêu
chuẩn so sánh, điều kiện so sánh, kỹ thuật so sánh.
2.1.1. Tiêu chuẩn so sánh : là chỉ tiêu gốc được chọn làm căn cứ để so sánh. Chỉ
tiêu gốc gọi là số gốc. Mỗi chỉ tiêu gốc có tác dụng riêng khi phân tích các loại số sau :
+ Số gốc là số kỳ trước
+ Số gốc là số kế hoạch
+ Số gốc là số trung bình nghành
2.1.2. Điều kiện so sánh :
+ Phải cùng nội dung kinh tế.
+ Phải cùng phương pháp tính toán .
2.1.3. Kỹ thuật so sánh :
+ So sánh bằng số tuyệt đối : Là hiệu số giữa trị số kỳ phân tích và trị số của
chỉ tiêu kinh tế.
+ So sánh bằng số tương đối : là thương số giữa trị số kỳ phân tích và trị số kỳ
gốc của chỉ tiêu kinh tế.
SVTH : Võ Quốc Nam - Lớp 24KT7 Trang 10
Bảng cân đối kế toán (năm trước) Bảng cân đối kế toán (năm nay)
Báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh (năm nay)
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
(năm nay)
Chuyên đề thực tập GVHD: CH Phan Thanh Hải
+ So sánh bằng số bình quân : phản ánh nội dung chung nhất của hiện tượng,
bỏ qua sự phát triển không đồng điều của các bộ phận cấu thành hiện tượng đó.
2.2. Phương pháp tỷ lệ :
Phương pháp này dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tài chính
trong các quan hệ tài chính. Sự biến đổi các tỷ lệ cố nhiên là sự biến đổi của các đại
lương tài chính.
Trong Phân tích TCDN , các tỷ lệ tài chính được phân thành các nhóm tỷ lệ đặc
trưng, phản ánh những nội dung cơ bản theo các mục tiêu hoạt động của doanh
nghiệp. Đó là các nhóm tỷ lệ về khả năng thanh toán, nhóm tỷ lệ về cơ cấu vốn,
nhóm tỷ lệ về năng lực hoạt động kinh doanh, và nhóm tỷ lệ về khả năng sinh lời.
2.2. Phương pháp loại trừ :
2.3.1. Phương pháp thay thế liên hoàn :
Phương pháp này được sử dụng để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân
tố đến chỉ tiêu phân tích khi các nhân tố này có quan hệ tích số, thương số, hoặc vừa
tích số vừa thương số với chỉ tiêu phân tích.
Nội dung và trình tự của phương pháp thay thế liên hoàn như sau :
- Nhân tố số lượng xếp trước, nhân tố chất lượng xếp sau, nếu có nhiều nhân tố
số lượng và chất lượng thì nhân tố chủ yếu xếp trước, nhân tố thứ yếu xếp sau và
không được đảo lộn trình tự này.
- Lần lượt thay thế từng nhân tố theo trình tự nói trên, nhân tố nào đã thay thế
xong thì lấy giá trị thực tế từ đó, nhân tố nào chưa được thay thế thì phải lấy số liệu
ở kỳ gốc hoặc kỳ kế hoạch.
- Thay thế xong một nhân tố phải tính ra một kết quả, lấy kết quả đó trừ kết quả
trước nó liền kề thì ta được một số chênh lệch. Đó chính là mức độ ảnh hưởng của
nhân tố vừa được thay thế đến chỉ tiêu phân tích.
- Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng, bằng đúng đối tượng phân tích.
2.3.2. Phương pháp số chênh lệch :
Phương pháp số chênh lệch là một dạng đặc biệt của phương pháp thay thế liên
hoàn nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến
động của các dạng đặc biệt của phương pháp thay thế liên hoàn nên phương pháp số
chênh lệch tôn trọng đầy đủ nội dung các bước tiến hành của phương pháp thay thế
SVTH : Võ Quốc Nam - Lớp 24KT7 Trang 11
Chuyên đề thực tập GVHD: CH Phan Thanh Hải
liên hoàn, chỉ khác nhau ở chỗ khi xác định các nhân tố ảnh hưởng, chỉ việc nhóm
các số hạng và tính chênh lệch các nhân tố sẽ cho ta mức độ ảnh hưởng của từng
nhân tố đến chỉ tiêu phân tích.
VI. Các chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp :
1. Phân tích cấu trúc tài sản :
1.3. Các chỉ tiêu phân tích :
Có rất nhiều cách thiết kế các chỉ tiêu phân tích tuỳ thuộc vào mục đích của
các nhà phân tích, chung quy lại thì có công thức sau :
Tỷ trọng của TSi = x 100(%)
Tỷ số trên phản ánh tỷ lệ phần trăm của loại TSi trong tổng tài sản. Loại TSi
trong công thức trên chỉ những loại TS có cùng đặc trưng kinh tế như: đầu tư tài
chính, khoản phải thu, hàng tồn kho, Tổng tài sản là số tổng cộng phân tài sản trên
BCĐKT.
Giá trị thuần của tài sản được đề cập trong phần tử số là giá trị ròng, giá trị còn
lại của TS. Ví dụ : Giá trị thuần của TSCĐ là giá trị của TSCĐ sau khi đã trừ phần
khấu hao,..
1.1.1. Tỷ trọng TSCĐ (K1) : Bao gồm TSCĐVH, TSCĐHH,TSCĐ thuê tài chính .
Tỷ trọng TSCĐ = x 100 (%)
Ý nghĩa :
+ Tỷ số này phản ánh tỷ trọng của giá trị TSCĐ trong tổng tài sản
+ Gián tiếp phản ánh cường độ tập trung vốn cho hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp.
Giá trị của K1 tuỳ thuộc vào đặc điểm trong từng lĩnh vực kinh doanh.
1.1.2. Tỷ trọng giá trị đầu tư tài chính (K2) :
Chỉ tiêu tổng quát phản ánh khoản đầu tư tài chính của doanh nghiệp :
Tỷ trọng giá trị đầu x
tài chính = x 100(%)
SVTH : Võ Quốc Nam - Lớp 24KT7 Trang 12
Giá trị thuần của TSi
Giá trị của toàn bộ TS
Giá trị còn lại của TSCĐ
Tổng tài sản
Giá trị đầu tư tài chính
Tổng tài sản
Chuyên đề thực tập GVHD: CH Phan Thanh Hải
Tỷ số này phản ánh cường độ và mức độ tập trung các đầu mối liên hệ, liên kết
tài chính giữa doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác, tạo cơ hội, tạo điều kiện
các hoạt động tăng trưởng từ bên ngoài.
Đối với nhưng doanh nghiệp có quy mô lớn thông thường có giá trị K2 cao.
Còn đối với những công ty nhỏ thì giá trị này thường thấp.
1.1.3. Tỷ trọng hàng tồn kho (K3) :
Tỷ trọng hàng tồn kho = x 100 (%)
Tỷ số này phản ánh giá trị của hàng tồn kho trong tổng tài sản của doanh nghiệp.
Khi phân tích tỷ trọng hàng tồn kho qua nhiều kỳ sẽ giúp cho doanh nghiệp
có mức dự trữ hàng tồn kho hợp lý.
Giá trị của chỉ tiêu này phụ thuộc vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng
loại hình doanh nghiệp, ngoài ra chỉ tiêu này còn phụ thuộc vào chính sách dự trữ
và tính thời vụ trong hoạt động kinh doanh.
1.1.4. Tỷ trọng khoản phải thu khách hàng (K4) :
Tỷ trọng khoản phải = x 100 (%)
thu khách hàng
Khoản phải thu này không tính những khoản ứng trước cho người bán, đây là
bộ phận thuộc TSLĐ của doanh nghiệp phát sinh do doanh nghiệp bán chịu hàng
hoá dịch vụ của mình cho khách hàng.
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ vốn kinh doanh của doanh nghiệp đang bị
khách hàng tạm ứng sử dụng.
Khi phân tích chỉ tiêu này cần chú ý đến một số vấn đề sau :
- Phương thức bán hàng của doanh nghiệp.
- Chính sách tín dụng bán hàng của doanh nghiệp.
- Khả năng quản lý nợ và khả năng thanh toán của khách hàng.
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính :
Thông qua các chỉ tiêu trên thì các nhân tố sau là ảnh hưởng đến việc phân bổ
cấu trúc TS của doanh nghiệp :
+ Tuỳ thuộc vào lĩnh vực, lại hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
SVTH : Võ Quốc Nam - Lớp 24KT7 Trang 13
Hàng tồn kho
Tổng tài sản
Khoản phải thu khách hàng
Tổng tài sản
Chuyên đề thực tập GVHD: CH Phan Thanh Hải
+ Chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,các phương pháp, chính sách
kế toán, phương thức bán hàng, chính sách của doanh nghiệp, cách thức quản lý của
doanh nghiệp.
2. Phân tích cấu trúc nguồn vốn :
2.1. Phân tích tính tự chủ về tài chính của doanh ngiệp :
2.1.1. Tỷ suất tự tài trợ :
Tỷ suất tự tài trợ = x 100 (%)
Tỷ suất này thể hiện khả năng tự chủ về mặc tài chính của doanh nghiệp. Tỷ
suất này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp có tính độc lập cao về tài chính và ít bị
sức ép của các chủ nợ.
2.1.2. Tỷ suất nợ :
Hệ số nợ = x 100 (%)
Hệ số này phản ánh trong một đồng kinh doanh bình quân mà doanh nghiệp
đang sử dụng có mấy đồng được hình thành từ các khoản nợ. NPT bao gồm nợ ngắn
hạn, nợ dài hạn, hệ số này càng cao thể hiện mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp
vào chủ nợ càng lớn và khả năng huy động, tiếp nhận các khoản nợ vay khó khăn
hơn khi doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, không có khả năng thanh toán kịp
thời các khoản nợ.
Hai chỉ tiêu này có mối liên hệ là :
Tỷ suất tự tài trợ + Tỷ suất nợ = 100 % (=1)
2.2. Phân tích tính ổn định của nguồn tài trợ :
Để phân tích tính ổn định của nguồn tài trợ, về mặt số liệu cần xem xét đến
NVTX (nguồn vốn dài hạn) và NVTT (nguồn vốn ngắn hạn).
NVTT = Nợ ngắn hạn
NVTX = Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn
Khi phân tích tính ổn định của nguồn tài trợ ta dùng các chỉ tiêu sau :
2.2.1. Tỷ suất nguồn vốn thường xuyên :
Tỷ suất nguồn vốn thường xuyên = x 100 (%)
SVTH : Võ Quốc Nam - Lớp 24KT7 Trang 14
VCSH
Tổng tài sản
Nợ phải trả
Tổng nguồn vốn
Tổng NVTX
Tổng nguồn vốn
Chuyên đề thực tập GVHD: CH Phan Thanh Hải
Tỷ suất này càng cao thể hiện trong 100 đồng vốn của doanh nghiệp thì nguồn vốn
thường xuyên chiếm càng nhiều. Qua đó thể hiện tính ổn định trong tài trợ cao.
2.2.2. Tỷ suất nguồn vốn tạm thời (NVTT)
Tỷ suất nguồn vốn tạm thời = x 100 (%)
Tỷ suất này càng cao cho thấy tính ổn định thấp, doanh nghiệp bị áp lực lớn
trong thanh toán ngắn hạn.
2.2.3. Tỷ suất giữa vốn chủ sỡ hữu và nguồn vốn thường xuyên :
Tỷ suất giữa VCSH và NVTX = x 100 (%)
Tỷ suất này thể hiên cứ 100 đồng NVTX thì VCSH chiếm bao nhiêu đồng.
3. Phân tích mối quan hệ giữa nguồn vốn và tài sản
3.1. Mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn.
Quan hệ cân đối được thể hiện bằng công thức :
TSLĐ + TSCĐ = NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU
( Vế trái) ( Vế phải)
Nhưng quan hệ này chỉ mang tính lý thuyết, không thể nào nguồn VCSH có đầy
đủ để trang trãi cho các tài sản cần thiết phục vụ cho quá trình kinh doanh của doanh
nghiệp, mà doanh nghiệp phải đi vay hoặc chiếm dụng vốn của đơn vị khác. Trên thực
tế, mối quan hệ này không thể xảy ra mà thường xảy ra các trường hợp sau:
VẾ BÊN TRÁI > VẾ BÊN PHẢI
Trường hợp này thể hiện doanh nghiệp bị thiếu nguồn vốn để trang trãi tài
sản, doanh nghiệp phải huy động thêm vốn từ các khoản vay hoặc đi chiếm dụng
vốn các đơn vị khác dưới hình thức mua trả chậm, thanh toán chậm hơn so với thời
hạn phải thanh toán
VẾ BÊN TRÁI < VẾ BÊN PHẢI
Trường hợp này VCSH dư thừa để bù đắp cho tài sản, nên thường bị các
doanh nghiệp hoặc đối tượng khác chiếm dụng vốn dưới hình thức bán chịu cho bên
mua thành phẩm…hoặc ứng trước tiền cho bên bán.
Do tính chất cân đối của BCĐKT là tổng số tiền phần TS luôn luôn bằng tổng
số tiền phần nguồn vốn. Nên quan hệ cân đối được viết một cách đầy đủ như sau :
SVTH : Võ Quốc Nam - Lớp 24KT7 Trang 15
Tổng NVTT
Tổng nguồn vốn
Vốn chủ sở hữu
Nguồn vốn thường xuyên
Chuyên đề thực tập GVHD: CH Phan Thanh Hải
TSLĐ VÀ ĐTNH + TSCĐ VÀ ĐTDH = NPT + VCSH
TỔNG TS = NỢ PHẢI TRẢ + VỐN CHỦ SỞ HỮU
3.2. Vốn lưu động ròng và phân tích cân bằng tài chính
3.2.1. Khái niệm và phương pháp xác định vốn lưu động ròng :
3.2.1.1. Khái niệm : VLĐR là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản lưu động
và đầu tư ngắn hạn tạo thời điểm lập BCĐKT. Vốn lưu động ròng của doanh nghiệp
là số vốn tối thiểu, cần thiết đảm bảo cho doanh nghiệp dự trữ các loại tài sản lưu
động nhằm đáp ứng mọi nhu cầu hoạt động cơ bản của doanh nghiệp.
3.2.1.2. Phương pháp xác định vốn lưu đông ròng :
Có hai phương pháp xác đinh vốn lưu động ròng như sau :
- Phương pháp 1 : VLĐ ròng là phần chênh lệch giữa NVTX với giá trị TSCĐ
và đầu tư dài hạn : VLĐ ròng = NVTX - TSDH
- Phương pháp 2 : VLĐ ròng là phân chênh lệch giữa TSLĐ và đầu tư ngắn
hạn với nợ ngắn hạn (NVTT). VLĐ ròng = TSNH - Nợ ngắn hạn
3.2.2. Phân tích cân bằng tài chính :
VLĐ ròng có thể có ba giá trị khác nhau và mỗi giá trị thể hiện tình trạng cân
bằng tài chính của doanh nghiệp như sau :
VLĐ ròng > 0
Trong trường hợp này, việc tài trợ từ các nguồn vốn là tốt. Khi vốn lưu động
ròng dương cũng có nghĩa là tổng tài sản lưu động lớn hơn nợ ngắn hạn. Điều đó
chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng thanh toán tốt, có thể trang trải được các khoản
nợ ngắn hạn với tài sản quay vòng nhanh. Đây là trạng thái cân bằng tài chính tốt
nhất, nhưng chi phí sử dụng vốn hơi cao do có một phần NVTX tài trợ cho TSNH.
VLĐ ròng = 0
Trường hợp này NVTX vừu đủ tài trợ cho TSDH do đó TSNH được hình
thành hoàn toàn từ NVTT. Trạng thái cân bằng tài chính trong trường hợp này khôg
SVTH : Võ Quốc Nam - Lớp 24KT7 Trang 16
NVTT TSNH
NVTX TSDH
NVTT TSNH
NVTX TSDH
Chuyên đề thực tập GVHD: CH Phan Thanh Hải
được đánh giá là tối ưu vì khi có một nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến tình
hình huy động và sử dụng vốn thì cân bằng tài chính sẽ bị phá vỡ lúc đó trạng thái
cân bằng tài chính sẽ rơi vào trường hợp một hoặc ba.
VLĐ ròng < 0
Trong trường hợp này, tài sản cố định lớn hơn nguồn vốn dài hạn. Điều này
khá nguy hiểm bởi khi hết hạn vay thì phải tìm ra nguồn vốn khác để thay thế. Khi
vốn lưu động ròng âm thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp là rất kém, bởi vì
chỉ có tài sản lưu động mới có thể chuyển thành tiền trong thời gian ngắn để tài trợ,
trong khi đó tài sản lưu động lại nhỏ hơn nợ ngắn hạn, lúc này doanh nghiệp buộc
phải bán TSDH để trả nợ, doanh nghiệp có nguy cơ bị phá sản.
4. Phân tích khả năng thanh toán :
4.1.Khả năng thanh toán ngắn hạn :
4.1.1. Hệ số khả năng thanh toán hiện hành (KHH) :
KHH =
Hệ số khả năng thanh toán hiện hành là mối quan hệ giữa tổng tài sản mà
doanh nghiệp đang quản lý, đang sử dụng với tổng số nợ nà doanh nghiệp phải trả
bao gồm những khoản nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.
Nếu hệ số này nhỏ hơn 1 và tiến dần về 0 nó báo hiệu sự phá sản của doanh
nghiệp, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp có nguy cơ bị phá sản, tổng số tài sản mà
doanh nghiệp hiện có (tài sản cố điịnh và tài sản lưu động) không đủ trả số nợ mà
doanh nghiệp cần thanh toán.
4.1.3. Hệ số khả năng thanh toán nhanh (Knhanh) :
Khả năng thanh =
toán nhanh
SVTH : Võ Quốc Nam - Lớp 24KT7 Trang 17
NVTT TSNH
NVTX TSDH
Tổng tài sản
Nợ phải trả (ngắn hạn và dài hạn)
TSLĐ và đầu tư ngắn hạn - Vật tư, hàng hoá tồn kho
Tổng số nợ ngắn hạn
Chuyên đề thực tập GVHD: CH Phan Thanh Hải
Hệ số này cho biết khả năng thanh khoản thực sự của doanh nghiệp và được
tính toán dựa trên các tài sản lưu động có thể chuyển đổi nhanh thành tiền để đáp
ứng những yêu cầu thanh toán cần thiết.
Hệ số này càng lớn thể hiện khả năng thanh toán nhanh càng cao. Tuy nhiên,
hệ số quá lớn lại gây tình trạng mất cân đối của vốn lưu động.
4.1.4. Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn (KNH) :
KNH =
Hệ số này là công cụ đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh
nghiệp với số tài sản ngắn hạn mà doanh nghiệp hiện có, chỉ tiêu này càng lớn
chứng tỏ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp cao, rủi ro phá sản
càng thấp. Nhưng chỉ tiêu này quá lớn không phải là tốt vì lúc này doanh nghiệp sẽ
có một lượng TSLĐ rất lớn, số tài sản này sẽ không vận động do đó sẽ không có
khả năng sinh lời.
4.2 Khả năng thanh toán dài hạn :
4.2.1. Khả năng thanh toán lãi vay :
Khả năng thanh toán lãi vay =
Chỉ tiêu này là cơ sở để đánh giá khả năng đảm bảo của doanh nghiệp đối với
nợ vay dài hạn. Nó cho biết khả năng thanh toán lãi của doanh nghiệp và mức độ an
toàn có thể đối với người cấp tín dụng.
Hệ số này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao, lợi nhuận tạo
ra được sử dụng để trả nợ vay và một phần tích lũy cho doanh nghiệp. Hệ số này
nhỏ hơn hoặc bằng 1 chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn vay không có hiệu quả do
đó doanh nghiệp phải sử dụng vốn chủ sở hữu để trả lãi nợ vay.
SVTH : Võ Quốc Nam - Lớp 24KT7 Trang 18
Tài sản ngắn hạn
Tổng nợ ngắn hạn
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
Lãi vay
Chuyên đề thực tập GVHD: CH Phan Thanh Hải
4.2.2. Tỷ suất nợ phải trả trên vốn chủ sỡ hữu :
Các nhà cho vay dài hạn một mặt quan tâm đến khả năng trả lãi, mặt khác họ
chú trọng đến sự cân bằng hợp lý giữa nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu, bởi vì
điều này ảnh hưởng đến sự đảm bảo các khoản tín dụng của người cho vay. Tỷ lệ
này được tính như sau:
Tỷ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu =
Tỷ số này nói lên cứ 1 đồng nợ vay hiện đang được đảm bảo bởi bao nhiêu
đồng vốn chủ sở hữu.
5. Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh :
5.1. Phân tích hiệu suất sử dụng tài sản :
5.1.1. Đối với tài sản cố định (H1):
H1 =
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ sinh lời của TSCĐ, cụ thể : khi đầu tư 100
đồng tài sản cố định tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu.
5.1.2. Đối với tài sản lưu động (H2) :
H2 =
- Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn (số vòng quay của vốn lưu động )
Gọi H là số vòng quay của vốn lưu động. ta có :
H =
Hay : H =
v
d
Trong đó : d : doanh thu thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh
V : Vốn lưu động bình quân
Số ngày một vòng quay vốn lưu động : SN = 360/H
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động :
SVTH : Võ Quốc Nam - Lớp 24KT7 Trang 19
Nợ phải trả
Vốn chủ sở hữu
Doanh thu thuần
Nguyên giá TSCĐ bình quân
Doanh thu thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh
Tài sản lưu động bình quân
DTT từ hoạt động sản xuất kinh doanh
Vốn lưu động bình quân
Chuyên đề thực tập GVHD: CH Phan Thanh Hải
- Chỉ tiêu phân tích : H =
v
d
- Số liệu phân tích : - Kỳ gốc : H0
- Kỳ phân tích : H1
- Đối tượng phân tích : H = H1 - H0
- Các nhân tố ảnh hưởng :
+ Ảnh hưởng của nhân tố doanh thu thuần :
Hd =
0
1
v
d
-
0
0
v
d
= Hd - H0
+ Ảnh hưởng của nhân tố vốn lưu động bình quân
Hv =
1
1
v
d
-
0
1
v
d
= H1 - Hd
- Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng :
H = Hd + Hv
+ H > 0 ; H1 > H0 : Vốn lưu động sử dụng tiết kiệm
+ H < 0 ; H1 < H0 : Vốn lưu động sử dụng lãng phí
- Số vốn lưu động sử dụng lãng phí được xác định như sau :
ST =
Trong đó : ST : số vốn lưu động tiết kiệm hoặc lãng phí
DT1 : doanh thu kỳ phân tích
SN0 : Số ngày của một vòng vòng quay vốn lưu động kỳ gốc
SN1 : Số ngày một vòng quay vốn lưu động kỳ phân tích
5.2. Phân tích khả năng sinh lời của hoạt động kinh doanh :
5.2.1. Phân tích khả năng sinh lời kinh tế của vốn chủ sở hữu (ROE):
ROE là chỉ tiêu thể hiện khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu thể hiện qua
mối quan hệ giữa lợi nhuận của doanh nghiệp với số vốn của chủ sở hữu, ROE được
xác định như sau :
ROE = x 100 (%)
Ý nghĩa : khi chủ sở hữu đầu tư 100đ
sẽ tạo ra bao nhiêu đồng LNST
SVTH : Võ Quốc Nam - Lớp 24KT7 Trang 20
DT1
. (SN1
- SN0
)
360
Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu bình quân
Chuyên đề thực tập GVHD: CH Phan Thanh Hải
Để phân tích khả năng sinh lời này ta sử dụng phương trình Dopont
ROE = x x x 100(%)
Đặt : C = x 100(%); A = ; B =
Chỉ tiêu ROE có thể được viết lại như sau :
ROE = Hiệu suất sử x 1 x khả năng sinh
dụng tài sản lời từ doanh thu
hay ROE = A x B x C
Đối tượng phân tích :
Δ ROE = ΔROE1 - ΔROE0
Các nhân tố ảnh hưởng :
+ Ảnh hưởng của nhân tố hiệu suất sinh lời tài sản :
ΔROE (A) = (A1 - A0) x B0 x C0
+ Ảnh hưởng của nhân tố cấu trúc tài chính :
ΔROE (B) = (B1 - B0) x A1 x C0
+Ảnh hưởng của nhân tố khả năng sinh lời từ doanh thu :
ΔROE (c) = (C1 - C0) x A1 x B1
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng :
ΔROE = ΔROE (A) + ΔROE (B) + ΔROE (c)
5.2.2. Phân tích khả năng sinh lời của tài sản (ROA) :
Chỉ tiêu ROA biểu hiện mối quan hệ giữa chỉ tiêu lợi nhuận so với tài sản và
nó được xác định như sau :
ROA = x 100 (%)
Ý nghĩa : Cứ 100 đồng tài sản đầu tư tại doanh nghiệp có bao nhiêu đồng
LNTT, chi tiêu này càng lớn phản ánh khả năng sinh lời của tài sản càng cao.
Để làm rõ nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tỷ suất sinh lời tài sản, chỉ tiêu
ROA được chi tiết qua phương trình Dupont :
SVTH : Võ Quốc Nam - Lớp 24KT7 Trang 21
DTT
LNST DTT
TSBQ VCSHBQ
Q
TSBQ
Hệ số tự
tài trợ
LNTT
TSBQ
TSBQ
LNST
VCSHBQ
TSBQDTT
DTT
Chuyên đề thực tập GVHD: CH Phan Thanh Hải
ROA = x x 100 (%)
Đặt A = ; B = x 100 (%)
Kỳ gốc : ROA0 = A0 x B0
Kỳ phân tích : ROA1 = A1 x B1
Đối tượng phân tích : ΔROA = ROA1 - ROA0
Các nhân tố ảnh hưởng :
+ Nhân tố hiệu suất sử dụng tài sản :
ΔROA(A) = (A1 - A0) x B0
+ Nhân tố khả năng sinh lời từ doanh thu :
ΔROA(B) = (B1 - B0) x A1
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng :
ΔROE = ΔROE (A) + ΔROE(B)
SVTH : Võ Quốc Nam - Lớp 24KT7 Trang 22
LNTT
TSBQDTT
DTT
LNTT
DTT TSBQ
DTT
Chuyên đề thực tập GVHD: CH Phan Thanh Hải
PHẦN II : THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIA NGUYỄN
Phần A : Giới thiệu chung về công ty cổ phần Gia Nguyễn.
V. Lịch sử hình thành và phát triển :
1. Lịch sử hình thành :
Công ty Cổ phần Gia Nguyễn là một doanh nghiệp tư nhân được thành lập
theo quyết định số 3203001025 do sở Kế hoạch & đầu tư, phòng đăng ký kinh
doanh cấp ngày 19 tháng 7 năm 2005.
Tên công ty : Công ty Cổ phần Gia Nguyễn
Trụ sở : Lô 3 – B2 - Nguyễn Công Trứ - thành phố Đà Nẵng
Số điện thoại : 0511 3844999
Email : Gianguyen@vnn.vn
2. Quá trình phát triển :
Công ty Cổ phần Gia Nguyễn là một doanh nghiệp mới thành lập hơn 3 năm,
từ chỗ chỉ là một cơ sơ in ấn nhỏ, nhận thấy được nhu cầu in ấn ngày càng lớn và
các doanh nghiệp in trên địa bàn chưa có nhiều, chủ cơ sở in ấn đã liên kết với các
cá nhân khác thành lập công ty.
Đến nay với sự nổ lực hết sức mình của tập thể cán bộ công nhân viên, công
ty đã đạt được nhiều thành công, đã khẳng định được tên tổi của mình trên thị
trường với hàng loạt các hợp đồng được ký kết và mạng lưới khách hàng đa dạng,
công ty đang có ý định mở rộng cơ sở sản xuất để đáp ứng nhu cầu ngày một tăng
của thị trường về dịch vụ in ấn
VI.Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty :
1. Đặc điểm sản xuất kinh doanh :
Công ty Cổ phần Gia Nguyễn là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
in ấn, chuyên cung cấp các dich vụ về in ấn như sau :
+ In các loại khổ giấy từ A0 A4.
+ Các loại bao bì dùng để đóng gói sản phẩm.
+ Các loại bảng quảng cáo, giới thiệu sản phẩm của các đơn vị khách hàng.
+ In các loại tờ rơi theo mẫu của khách hàng và do công ty tự thiết kế theo ý
của khách hàng.
SVTH : Võ Quốc Nam - Lớp 24KT7 Trang 23
Chuyên đề thực tập GVHD: CH Phan Thanh Hải
2. Những khó khăn thuận lợi của công ty :
+ Thuận lợi :
- Thị trường in tại thành phố Đà Nẵng chưa phát triển, nên khi công ty thành
lập đã ký kết được rất nhiều các hợp đồng in ấn các loại sản phẩm .
- Mức độ cạnh tranh không nhiều.
- Thiết lập được nhiều quan hệ với các đối tác.
Khó khăn :
- Vốn bỏ ra rất lớn, thiết bị phục vụ cho ngành in ấn ở nước ta chưa nhiều.
- Nguyên vật liệu phục vụ cho ngành in ở Đà Nẵng chưa có tất cả đều phải
chuyển từ thành phố Hồ Chí Minh ra, chi phí vận chuyển tốn kém
- Thị trường lại chưa phát triển, đòi hỏi công ty phải nổ lực hết mình trong
việc tiếp thị cũng như quảng bá hình ảnh của mình.
- Hầu hết những hợp đồng mà công ty có được đều phải qua trung gian
VII. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty :
1. Sơ đồ tổ chức :
Chú thích :
: Quan hệ trực tuyến
: Quan hệ chức năng
SVTH : Võ Quốc Nam - Lớp 24KT7 Trang 24
Xưởng in Phòng kỹ thuậtPhòng kế toán
Các phòng ban
nghiệp vụ
Ban giám đốc
Hội đồng quản trị
Chuyên đề thực tập GVHD: CH Phan Thanh Hải
2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban :
Hội đồng quản trị : Là cơ quan có quyền nhân danh công ty quyết định mọi
vấn đề liên quan đến việc xác định và thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ và quyền lợi
của công ty, trừ những việc thuộc thẩm quyền của hội đồng cổ đông.
Ban giám đốc : gồm có một giám đốc và hai phó giám đốc, chức năng và
nhiệm vụ như sau:
Giám đốc : Xây dựng kế hoạch hàng năm của công ty, phương án huy
động vốn, quy chế quản lý nội bộ của công ty, quy hoạch đào tạo lao động. Xây
dựng các định mức kinh tế - kỹ thuật, tiêu chuẩn sản phẩm, đánh giá tiền lương phù
hợp quy định Nhà nước trình Hội đồng quản trị phê duyệt, kiểm tra các phong ban
công ty thực hiện các định mức, tiêu chuẩn, đánh giá tiền lương quy định trong nội
bộ công ty.
Phó giám đốc phụ trách quản lý : Là người giúp giám đốc điều hành công ty
theo phân công uỷ quyền của giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám đốc và trước
pháp luật về nhiệm vụ được phân công hoặc uỷ quyền.
Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Là người giúp giám đốc trong việc
quan hệ với khách hàng, tìm kiếm các hợp đồng, đàm phán và ký kết hợp đồng theo
sự ủy nhiệm của giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám đốc và trước pháp luật về
nhiệm vụ được phân công ủy quyền.
Phòng kỹ thuật : Quản lý, giám sát toàn bộ trang thiết bị của công ty, tham
mưu cho giám đốc trong việc mua sắm trang thiết bị, phụ trách việc thiết kế các
mẫu in theo yêu cầu của khách hàng, sữa chữa máy móc trang thiết bị của công ty.
Phòng kế toán : Tham mưu cho giám đốc về công tác quản lý kinh tế tài
chính của doanh nghệp, bao gồm : tính toán kinh tế và kiểm tra, bảo vệ tài sản, vật
tư, tiền vốn nhằm bảo đảm quyền chủ động trong sản xuất kinh doanh theo kế hoạch
trên cơ sở tuân thủ các chế độ, nguyên tắc, luật pháp của Nhà nước và các quy định
của công ty. Tổ chức hướng dẫn, phân bổ kế hoạch tài chính, giám sát chế độ hạch
toán, thu chi, quản lý tài chính tại các đơn vị trong công ty.
VIII. Tổ chức công tác kế toán tại công ty :
1. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán :
SVTH : Võ Quốc Nam - Lớp 24KT7 Trang 25
Chuyên đề thực tập GVHD: CH Phan Thanh Hải
Trong từng phần hành kế toán viên đảm nhận các công việc sau:
+ Kế toán trưởng : tổ chức công tác kế toán tại công ty, giám sát hoạt động
của nhân viên kế toán tại phòng kế toán của công ty, tổ chức hướng dẫn thực hiện
và kiểm tra việc ghi chép, tính toán phản ánh chính xác, trung thực toàn bộ tài sản,
các hoạt động kinh tế, tham mưu cho giám đốc về tình hình tài chính của công ty,
tham gia chỉ đạo trực tiếp công tác kinh doanh, tổng hợp lên các báo cáo tài chính.
+ Kế toán phụ trách chung : phụ trách tất cả các phần hành kế toán, xử lý
các chứng từ phát sinh ban dầu, vào sổ chứng từ, theo dõi các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh trong ngày, phản ánh vào sổ sách.
+ Thủ quỹ : Phụ trách việc chi tiêu trong công ty, quản lý tiền.
2. Hình thức sổ kế toán :
- Hiện nay, do điều kiện về kinh phí nên công ty chưa thể áp dụng được phần
mềm kế toán máy vào việc hạch toán kế toán tại đơn vị do vậy việc ghi sổ kế toán
được tiến hành bằng tay, hình thức sổ kế toán được áp dụng tại công ty là hình thức
chứng từ ghi sổ, Các loại sổ kế toán mà công ty áp dụng với hành thức này bao gồm
+ Chứng từ ghi sổ.
+ Các sổ kế toán chi tiết.
+ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.
+ Bảng kê chi tiết tài khoản (tương đương với Sổ Cái).
- Niên độ kế toán : từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm.
SVTH : Võ Quốc Nam - Lớp 24KT7 Trang 26
Kế toán trưởng
Kế toán phụ
trách chung
Thủ quỹ
Quan hệ chỉ đạo Quan hệ trực tuyến
Chuyên đề thực tập GVHD: CH Phan Thanh Hải
- Hệ thống tài khoản kế toán sử dụng : áp dụng theo quy định của Bộ Tài
Chính, cụ thể hoá thêm việc hạch toán một số tài khoản kế toán phù hợp với đặc
điểm và công tác quản lý của công ty.
a. Trình tự luân chuyển chứng từ :
- Hàng ngày, nhân viên kế toán phụ trách chung sẽ căn cứ vào chứng từ gốc
đã được kiểm tra để lập chứng từ ghi sổ, căn cứ vào chứng từ ghi sổ ghi vào sổ đăng
ký chứng từ ghi sổ. Đối với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thuờng xuyên và nhiều
thì các chứng từ gốc có liên quan sẽ được kiểm tra và ghi vào Bảng tổng hợp chứng
từ gốc, căn cứ vào các chứng từ gốc kế toán ghi vào các sổ chi tiết có liên quan đến
từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Sau đó thủ quỹ căn cứ vào các chứng từ gốc liên
quan đến thu, chi tiền mặt để ghi vào Sổ quỹ.
- Cuối tháng, kế toán trưởng sẽ căn cứ vào Bảng tổng hợp chứng từ gốc lập
các chứng từ ghi sổ có liên quan, sau đó toán bộ chứng từ gốc và chứng từ ghi sổ sẽ
được đưa lên giám đốc kiểm tra và duyệt, sau khi toàn bộ chứng từ đã kiểm tra và
duyệt kế toán trưởng sẽ căn cứ vào chứng từ ghi sổ ghi vào các Bảng kê chi tiết tài
khoản, tính tổng số phát sinh bên Nợ, tổng số phát sinh bên Có và số dư của từng tài
khoản trên Bảng kê chi tiết tài khoản và tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh
tế tài chính phát sinh trong tháng trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ đồng thời từ sổ
tổng cộng trên các sổ chi tiết, kế toán sẽ ghi vào Bảng tổng hợp chi tiết của từng tài
khoản.
- Cuối quý, kế toán trưởng sẽ khoá sổ rồi đối chiếu số liệu giữa Bảng kê chi
tiết tài khoản với Sổ quỹ và giữa Bảng kê chi tiết tài khoản với Bảng tổng hợp chi
tiết để lập Bảng cân đối số phát sinh. Tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có
của tất cả các tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau và bằng tổng
số tiền phát sinh trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, số dư của từng tài khoản trên
Bảng cân đối số phát sinh phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên Bảng
tổng hợp chi tiết.
- Số liệu trên Bảng cân đối số phát sinh và Bảng tổng hợp chi tiết được dùng
để lập Báo cáo tài chính.
SVTH : Võ Quốc Nam - Lớp 24KT7 Trang 27
Chuyên đề thực tập GVHD: CH Phan Thanh Hải
b. Sơ đồ luân chuyển chứng từ :
Ghi chú :
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Ghi cuối quý
Quan hệ đối chiếu
SVTH : Võ Quốc Nam - Lớp 24KT7 Trang 28
CHỨNG TỪ GỐC
BẢNG TỔNG HỢP
CHỨNG TỪ GỐC
CHỨNG TỪ GHI SỔ
SỔ QUỸ
SỔ CHI TIẾT
BẢNG KÊ CHI TIẾT
TÀI KHOẢN
BẢNG TỔNG HỢP
CHI TIẾT
BẢNG CÂN ĐỐI SỐ
PHÁT SINH
BÁO CÁO
TÀI CHÍNH
SỔ ĐĂNG KÝ
CTỪ GHI SỔ
Chuyên đề thực tập GVHD: CH Phan Thanh Hải
PHẦN B : THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIA NGUYỄN
III. Phân tích chung về tình hình tài chính của công ty
1. Đánh giá chung về tình hình tài chính của công ty :
Số liệu được lấy để phân tích là 6 tháng cuối năm 2005, 6 tháng đầu năm
2006, 6 tháng cuối năm 2006. Trong đó : kỳ gốc là 6 tháng đầu năm 2006, kỳ phân
tích là 6 tháng cuối năm 2006.
1.1. Đánh giá chung về tài sản :
1.1.1. Bảng phân tích biến tài sản của công ty :
BẢNG PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG TÀI SẢN
ĐVT : đồng
Tài sản Kỳ gốc
Kỳ phân
tích
Tăng/giảm
Giá trị
Phần
trăm(%)
I.Tài sản ngắn hạn 1.265.240.977 1.427.547.849 162.306.872 12,83
1.Tiền và các khoản tương đương tiền 225.681.943 3.462.078 (222.219.965) (98,47)
2.Các khoản phải thu ngắn hạn 722.645.315 1.258.667.317 536.022.002 74,17
Phải thu khách hàng 716.842.656 859.307.858 142.465.202 19,87
Các khản phải thu ngắn hạn khác 5.802.659 399.359.459 393.556.800 6782
3.Hàng tồn kho 55.370.176 35.956.271 (19.413.905) (35,06)
4.Tài sản ngắn hạn khác 261.543.543 129.462.183 (132.081.360) (50,5)
II. Tài sản dài hạn 3.301.712.231 3.648.002.133 346.309.902 10,49
1.Tài sản cố định hữu hình 2.117.824.118 3.530.627.482 1.412.803.364 66,71
Nguyên giá 2.585.325.153 4.374.556.340 1.789.231.187 69,21
Hao mòn lũy kế (467.501.035) (843.928.858) (376.427.823) (80,52)
2.Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 1.110.057.545 66.482.102 (1.043.575.443) (94,01)
3.Chi phí trả trước dài hạn 73.830.568 50.892.549 (22.938.037) (31,07)
Tổng tài sản 4.566.953.208 5.075.549.982 508.596.774 11,13
1.1.2. Nhận xét :
Vào cuối kỳ phân tích tổng tài sản của công ty tăng lên 508.596.774 đồng so
với kỳ gốc với tỉ lệ tăng 11,13%. Điều này cho thấy qui mô hoạt động của công ty
tăng, nguyên nhân dẫn đến tình hình này là:
-Tài sản ngắn hạn tăng 162.306.872 đồng, tỉ lệ tăng 12,83% chủ yếu do các
khoản phải thu khác tăng rất nhiều so với trước với mức tăng 536.022.002 đồng do
Công ty phải đặt cọc tiền khi vay dài hạn. Mặc dù ở kỳ phân tích Công ty đã có
SVTH : Võ Quốc Nam - Lớp 24KT7 Trang 29
Chuyên đề thực tập GVHD: CH Phan Thanh Hải
nhiều kinh nghiệm hơn trong quản lý và đang cố gắng tận dụng vốn hiệu quả sao
cho hiệu quả nhất, Công ty đã chủ động giảm tiền gửi ngân hàng, phải thu khách
hàng và hàng tồn kho nhưng vẫn không bù đắp được sự tăng đột biến khoản phải
thu khác (hơn 60 lần so với trước). Qua đó cho biết công ty đang bị chiếm dụng vốn
nhưng đang cố gắng khắc phục theo hướng tốt.
-Tài sản dài hạn tăng 346.309.902 đồng, tỉ lệ tăng 10,49%, nguyên nhân chủ
yếu là do công ty đã đầu tư thêm máy móc thiết bị, mở rộng diện tích làm cho
khoản tài sản cố định hữu hình tăng 1.412.803.364 đồng, tỉ lệ tăng 66,71%, cho thấy
Công ty đang tập trung đẩy mạnh sản xuất cho những kỳ sau với hy vọng tạo ra
bước đột phá so với trước.
1.2.Đánh giá chung về nguồn vốn :
1.2.1 Bảng phân tích biến động nguồn vốn :
Bảng phân tích biến động nguồn vốn
ĐVT : đồng
Nguồn vốn Kỳ gốc
Kỳ phân
tích
Tăng/giảm
Giá trị
Phần
trăm(%)
I. Nợ phải trả 3.166.735.903
4.670.654.61
5
1.503.918.712 47,49
1.Nợ ngắn hạn 2.052.735.903
2.292.654.61
5
239.918.712 11,68
Vay và nợ ngắn hạn 777.610.084 606.896.647 (170.713.437) (21,95)
Phải trả người bán 802.486.171 516.970.043 (285.516.128) (35,57)
Phải trả người lao động 314.326.647 297.084.000 (17.242.647) (5,49)
Các khoản phải trả phải nộp khác 164.115.660 871.703.925 707.588.265 431,15
2.Nợ dài hạn 1.114.000.000 2.378.000.000 1.264.000.000 113,4
II.Vốn chủ sở hữu 1.400.217.305 404.895.367 (995.321.938) (71,08)
Thặng dư vốn cổ phần 1.168.755.380 1.168.755.380 0 0
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 231.461.925 -763.860.013 (995.321.938) (430)
Tổng nguồn vốn 4.566.953.208 5.075.549.982 508.596.774 11,13
1.2.2. Nhận xét :
Tổng nguồn vốn cuối kỳ phân tích tăng so với kỳ gốc là 508.596.774 đồng,
chứng tỏ công ty đã có cố gắng trong việc huy động vốn đảm bảo cho quá trình hoạt
động. Nguyên nhân dẫn đến tình hình này :
- Nợ phải trả tăng 1.503.918.712 đồng, tỉ lệ tăng 47,49%, trong đó nợ dài hạn
là chủ yếu: tăng từ 1.114.000.000 đồng lên 2.378.000.000 đồng. Nợ dài hạn tuy
SVTH : Võ Quốc Nam - Lớp 24KT7 Trang 30
Chuyên đề thực tập GVHD: CH Phan Thanh Hải
không gây áp lực hoàn trả cho kỳ sau nhưng việc sử dụng quá nhiều nợ sẽ làm Công
ty gặp rất nhiều rủi ro tài chính, đòi hỏi Công ty phải sử dụng hiệu quả nguồn tài trợ
này. Mặt khác trong kỳ phân tích mức độ hoạt động của Công ty không tốt nên các
khoản phải trả người bán, phải trả người lao động giảm lần lượt giảm 285.516.128
đồng và 17.243.647 đồng. Công ty nên tranh thủ tận dụng các nguồn chiếm dụng
này hơn để tiết kiệm chi phí sử dụng vốn.
- Nguồn vốn chủ sở hữu giảm 995.321.938 đồng, tỉ lệ giảm 71,08%, nguyên
nhân do kỳ phân tích Công ty gặp không ít khó khăn trong sản xuất nên bị lỗ. Sự
suy giảm về nguồn vốn chủ sở hữu sẽ làm cho tính tự chủ về tài chính công ty yếu
đi, do đó Công ty nên bổ sung nguồn vốn này với hình thức vốn góp.
2. Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn
2.1. Mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn.
Phân tích mối quan hệ cân đối này là xét mối quan hệ giữa tài sản và nguồn
vốn nhằm khái quát tình hình phân bổ, sử dụng các loại vốn và nguồn vốn đảm bảo
được cho nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.
Căn cứ vào bảng cân đối kế toán của công ty ta có mối quan hệ giữa vốn và
nguồn vốn như sau: DVT : đồng
Tài sản Nguồn vốn Chênh lệch
Cuối kỳ gốc 3.844.307.893 1.400.217.305 (2.444.090.588)
Cuối kỳ phân tích 3.816.882.665 404.895.367 (3.411.987.298)
Trong đó:
Phần tài sản gồm:Tài sản ngắn hạn trừ các khoản phải thu và Tài sản dài hạn
Phần nguồn vốn gồm: Nguồn vốn chủ sở hữu
Qua phân tích ta thấy rằng nguồn vốn chủ sở hữu không đáp ứng được trong
việc trang trải tài sản phục vụ cho nhu cầu kinh doanh. Cụ thể:
+ Kỳ gốc thiếu vốn 2.444.090.588 đồng
+ Kỳ phân tích thiếu vốn 3.411.987.298 đồng
Trong kỳ gốc công ty đã hoạt động hiệu quả, thu nhiều lợi nhuận và đã dùng
lợi nhuận giữ lại để bổ sung vào vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên khoản bù đắp đó vẫn
quá ít so với nhu cầu vốn của Công ty. Sang kỳ phân tích Công ty đang mở rộng qui
mô sản xuất nên cần nhiều vốn hơn trước nhưng trong kỳ này Công ty phải chịu lỗ,
vì thế nhu cầu về vốn của Công ty tăng lên rất nhiều
SVTH : Võ Quốc Nam - Lớp 24KT7 Trang 31
Chuyên đề thực tập GVHD: CH Phan Thanh Hải
Như vậy đòi hỏi Công ty phải huy động vốn từ bên ngoài hoặc đi chiếm dụng
vốn của đơn vị khác để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh. Do tính chất ngành
nghề của Công ty rất được sự quan tâm của Chính quyền địa phương nên Công ty
đã huy động được vốn từ các nguồn vay là chủ yếu.
2.2. Vốn lưu động ròng và phân tích cân bằng tài chính :
2.2.1. Tình hình vốn lưu động ròng tại công ty :
Kỳ gốc :
Nguồn vốn thường xuyên = 1.400.217.305 + 1.114.000.000 = 2.514.217.305 đồng
Vốn lưu động ròng = 2.514.217.305 - 3.301.712.231 = - 787.494.926 đồng
Kỳ phân tích :
Nguồn vốn thường xuyên = 2.378.000.000 + 404.895.367 = 2.782.895.367 đồng
Vốn lưu động ròng = 2.782.895.367 - 3.648.002.133 = -865.102.766 đồng
Ta thấy vốn lưu động ròng của công ty qua 2 kỳ đều âm.
2.2.2. Phân tích cân bằng tài chính thông qua vốn lưu động ròng :
Thông qua chỉ tiêu được tính ở trên ta thấy tình trạng tài chính của công ty
không tốt, vốn lưu động ròng của công ty liên tục bị âm qua hai kỳ, Công ty bị áp
lực lớn về việc thanh toán trong ngắn hạn, công ty phải sử dụng nguồn vốn tạm
thời để tài trợ cho tài sản cố định và nếu tình trạng này kéo dài thì công ty có khả
năng bị phá sản. Vốn lưu động ròng kỳ phân tích của Công ty đã giảm so với kỳ
gốc, việc giảm vốn này nhằm tài trợ cho các khoản đầu tư sinh lợi mới, góp phần
nâng cao vị thế của Công ty, tuy nhiên các dự án đầu tư chưa phát huy được hiệu
quả để bù đắp các phát sinh mà còn bị lỗ làm vốn chủ sở hữu phải suy giảm. Công
ty nên chú trọng xử lý các vấn đề này phù hợp tình hình thực tế.
Để hiểu rõ hơn tình hình sử dụng tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp ta
đi sâu phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn hình thành tài sản
3.Phân tích cấu trúc tài sản :
3.1. Bảng phân tích cấu trúc tài sản :
Tài sản
Kỳ gốc Kỳ phân tích Chênh lệch
Giá trị Phần
trăm
Giá trị
Phần
trăm
Giá trị
Phần
trăm
I.Tài sản ngắn hạn 1.265.240.977 27,71 1.427.547.849 28,13 162.306.872 0,42
1.Tiền và các khoản 225.681.943 4,94 3.462.078 0,07 (222.219.865) (4,87)
SVTH : Võ Quốc Nam - Lớp 24KT7 Trang 32
Chuyên đề thực tập GVHD: CH Phan Thanh Hải
tương đương tiền
2.Các khoản phải thu
ngắn hạn
722.645.315 15,82 1.258.667.317 24,8 536.022.002 8,98
Phải thu khách hàng 716.842.656 15,67 859.307.858 16,93 142.465.202 1,26
Các khản phải thu ngắn
hạn khác
5.802.659 0,12 399.359.459 7,87 393.556.800 7,75
3.Hàng tồn kho 55.370.176 1,21 35.956.271 0,71 (19.413.905) (0,5)
4.Tài sản ngắn hạn khác 261.543.543 5,72 129.462.183 2,55 (132.081.360) (3,17)
II. Tài sản dài hạn 3.301.712.231 72,29 3.648.002.133 71,87 346.289.902 (0,42)
1.Tài sản cố định hữu
hình
2.117.824.118 46,37 3.530.627.482 69,56 1.412.803.364 22,83
Nguyên giá 2.585.325.153 56,61 4.374.556.340 86,19 1.789.231.187 29,58
Hao mòn lũy kế (467.501.035) (10,24) (843.928.858) (16,63) (376.427.793) (6,39)
2.Chi phí xây dựng cơ
bản dở dang
1.110.057.545 24,31 66.482.102 1,31 (1.043.575.443) (23)
3.Chi phí trả trước dài
hạn
73.830.568 1.62 50.892.549 1,01 (22.938.019) (0,61)
Tổng tài sản 4.566.953.208 100 5.075.549.982 100
3.2. Nhận xét tỷ trọng của từng loại tài sản thông qua bảng phân tích
Theo bảng phân tích trên thì tổng qui mô sử dụng vốn kỳ phân tích so với kỳ
gốc tăng 508.596.774 đồng tức đã tăng 11,13%. Để hiểu rõ hơn tình hình biến động
trên ta đi sâu vào phân tích các khoản mục sau :
- Tài sản ngắn hạn :Trong kỳ 1 thì tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn có giá
trị 1.473.909.000 đồng chiếm tỉ trọng 30,86% trong tổng giá trị tài sản. Sang kỳ 2
tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn tăng lên 1.728.479.000 đồng chiếm tỉ trọng
71,59% trong tổng giá trị tài sản. Như vậy tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn kỳ 2
đã tăng 254.570.000 đồng hay tăng 17,27% so với kỳ 1. Trong đó biến động từng
khoản mục như sau:
+ Tiền chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tài sản của công ty, đây là một đặc
trưng của ngành in, Ở kỳ gốc tiền chiếm 4,94 %trong tổng giá trị tài sản, sang kỳ
phân tích tiền chiếm 0,07% trong tổng giá trị tài sản. Như vậy, so với kỳ gốc thì ở
kỳ phân tích các khoản mục tiền đã có sự thay đổi về kết cấu, tiền của công ty kỳ
phân tích giảm 222.039.865 đồng so với kỳ gốc, tỉ lệ giảm 98,47%.
+ Các khoản phải thu: trong phần này ta chỉ chú trọng xem xét khoản mục
phải thu khách hàng và phải thu khác, đó là 2 khoản mục rất được quan tâm của
SVTH : Võ Quốc Nam - Lớp 24KT7 Trang 33
Chuyên đề thực tập GVHD: CH Phan Thanh Hải
công ty cuối kỳ gốc thì khoản phải thu khách hàng là 716.842.656 đồng chiếm tỉ
trọng 15,67%, cuối kỳ phân tích khoản phải thu khách hàng là 859.307.858 chiếm tỉ
trọng 16,93%, điều này chứng tỏ công ty đã không nỗ lực cố gắng thu hồi khỏan
vốn bị khách hàng chiếm dụng. Tuy nhiên khoản phải thu khác tăng rất nhiều. Nếu
cuối kỳ gốc khoản phải thu khác là 5.802.659 đồng chiếm tỉ trọng rất nhỏ, , cuối kỳ
2 phải thu khác là 399.359.459 đồng chiếm tỉ trọng 7,87 %, tăng rất nhiều so với kỳ
trước (hơn 67 lần so vói kỳ gốc), đây là lượng tiền mà công ty thế chấp lại khi vay
dài hạn nên không thể thu hồi nhanh được.
+ Hàng tồn kho kỳ phân tích giảm so với kỳ gốc là 19.413.905 hay giảm
35,06%. Về mặt kết cấu hàng tồn kho kỳ gốc chiếm tỉ trọng 1,21 % thì sang kỳ phân
tích giảm chỉ còn 0,71 % tức đã giảm 0,5 % về mặt kết cấu. Nguyên nhân hàng tồn
kho giảm là do Công ty đã chủ động hơn về mặt sản xuất, cách thức quản lý hàng
tồn kho được cải thiện. Mặt khác, hàng tồn kho của công ty chủ yếu là những
nguyên vật liệu phục vụ cho ngành in. cho nên việc giảm hàng tồn kho vẫn đảm bảo
cho quá trình sản xuất là dấu hiệu tích cực trong sản xuất, giúp công ty giảm chi phí
lưu kho và tăng khả năng sử dụng vốn. Tuy nhiên hàng tồn kho không phải ít là tốt
mà còn phụ thuộc vào từng điều kiện cụ thể để xác định mức tồn kho hợp lý.
- Tài sản dài hạn : Tài sản dài hạn kỳ phân tích tăng so với kỳ gốc là
346.309.902 đồng. Cụ thể ta xét chỉ tiêu tỉ suất đầu tư để thấy được tình hình đầu tư
theo chiều sâu, trang bị kỹ thuật và năng lực sản xuất của doanh nghiệp :
- Kỳ gốc : Tỷ suất đầu tư = 3.301.712.231 x 100% = 72,29%
4.566.953.208
- Kỳ phân tích : Tỷ suất đầu tư = 3.648.002.133 x 100% = 71,87%
5.075.549.982
So với kỳ gốc tỉ suất đầu tư kỳ phân tích của công ty đã giảm 0,42% . Công
ty đã đi vào hoạt động ổn định và đã đầu tư thêm công nghệ mới, minh chứng là tài
sản cố định tăng 1.412.803.364 đồng hay tăng 66,71% so với kỳ gốc, trong khi chi
phí xây dựng cơ bản dở dang giảm 1.043.575.443 đồng tỉ lệ giảm 94,01%. Như vậy
công ty phải tập trung sản xuất mạnh vào những kỳ tiếp theo nhưng trước hết công
ty nên hợp lý hoá và phân bổ lại cơ cấu tài sản phù hợp với tình hình kinh doanh
hiện tại, phát huy hiệu quả công suất tài sản cố định mà công ty đã đầu tư.
SVTH : Võ Quốc Nam - Lớp 24KT7 Trang 34
Chuyên đề thực tập GVHD: CH Phan Thanh Hải
Qua phân tích ta thấy kết cấu tài sản có những biến động rõ nét so với kỳ
gốc. Tỉ trọng tài sản ngắn hạn tăng 0,42% trong tổng giá trị tài sản, trong đó nổi trội
là sự tăng nhanh của khoản phải thu khác tỉ trọng tăng 7,75%, tài sản dài hạn giảm
nhẹ 0,42% về mặt kết cấu. Trong kỳ phân tích các công trình xây dựng của công ty
đã hoàn thành nên tài sản cố định đã tăng đáng kể 66,71%, đồng thời chi phí xây
dựng cơ bản cũng giảm mạnh 94,01%. Qua đó ta có thể thấy: mặc dù trong kỳ phân
tích hoạt động không hiệu quả, Công ty phải chịu lỗ nhưng với chiến lược lâu dài
Công ty đã mạnh dạng mở rộng qui mô nhằm đẩy mạnh sản xuất, nâng cao sức cạnh
trạnh trên thương trường. Do đó, trong những kỳ sau công ty cần phân bổ lại cơ cấu
vốn hợp lý phù hợp với tính chất ngành nghề kinh doanh, thúc đẩy quá trình sản
xuất hiệu quả hơn, đồng thời chú ý đến việc thu hồi công nợ để đạt doanh thu và lợi
nhuận mong muốn.
3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài sản của công ty :
- Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty chủ yếu là cung cấp dịch vụ
nên lượng khách hàng nợ công ty ngày càng tăng.
- Công ty đang mở rộng quy mô sản xuẩt nên cần đầu tư rất nhiều, công ty
phải tiến hành đi vay để đầu tư vào sản xuất.
- Công ty không có những khoản đầu tư tài chính ra bên ngoài do công ty
đang rất cần vốn để mở rộng quy mô.
- Trong kỳ công ty hoạt động không hiệu quả, bị lỗ nặng nên không đủ khả
năng để tái đầu tư vốn
4 Phân tích cấu trúc nguồn vốn :
4.1. Bảng phân tích cấu trúc nguồn vốn :
Bảng phân tích cấu trúc nguồn vốn (ĐVT : đồng)
Nguồn vốn
Kỳ gốc Kỳ phân tích Chênh lệch
Giá trị Phần
trăm
Giá trị
Phần
trăm
Giá trị
Phần
trăm
I. Nợ phải trả 3.166.735.903 69,34
4.670.654.61
5
92,02
1.503.918.71
2
22,68
1.Nợ ngắn hạn 2.052.735.903 44,95
2.292.654.61
5
45,17 239.918.712 0,22
Vay và nợ ngắn
hạn
777.610.084 17,02 606.896.647 11,96 (170.713.437) (5,06)
Phải trả người 802.486.171 17,57 516.970.043 10,19 (285.516.128) (7,38)
SVTH : Võ Quốc Nam - Lớp 24KT7 Trang 35
Chuyên đề thực tập GVHD: CH Phan Thanh Hải
bán
Phải trả người
lao động
314.326.647 6,88 297.084.000 5,85 (17.242.647) (1,03)
Các khoản phải
trả phải nộp
khác
164.115.660 3,59 871.703.925 17,17 707.588.265 13,58
2.Nợ dài hạn 1.114.000.000 24,39 2.378.000.000 46,85 1.264.000000 22,46
II.Vốn chủ sở
hữu
1.400.217.305 30,66 404.895.367 7,98 (995.321.938) (22,68)
Thặng dư vốn cổ
phần
1.168.755.380 25,59 1.168.755.380 23,02 0 (2,57)
Lợi nhuận sau
thuế chưa phân
phối
231.461.925 5,07 -763.860.013 (15,05) (995.321.938) (20,12)
Tổng nguồn
vốn
4.566.953.208 100 5.075.549.982 100
4.2. Nhận xét cấc trúc nguồn vốn :
Theo bảng phân tích kết cấu nguồn vốn ta thấy trong kỳ gốc cứ 100 đồng tài
sản thì được nguồn tài trợ từ nợ phải trả là 69,34 đồng ( trong đó nợ ngắn hạn là
44,95 đồng, nợ dài hạn là 24,39 đồng ) và vốn chủ sở hữu là 30,66 đồng. Kỳ
phân tích cứ 100 đồng tài sản thì nhận được nguồn tài trợ từ nợ phải trả là 92,02
đồng ( trong đó nợ ngắn hạn là 45,17 đồng, nợ dài hạn là 46,85 đồng ) nguồn tài
trợ từ vốn chủ sở hữu là 7,98 đồng. Như vậy, kết cấu về nguồn vốn kỳ phân tích
có sự thay đổi so với kỳ gốc. Tỉ trọng nợ phải trả kỳ phân tích tăng 22,68% so
với kỳ gốc trong đó nợ ngắn hạn biến động không lớn chỉ tăng 0,22% về mặt kết
cấu mà thôi, còn nợ dài hạn đã tăng đáng kể 24,26% về mặt kết cấu. Nợ dài hạn
tăng là do công ty chú trọng đầu tư mở rộng qui mô sản xuất, đầu tư thiết bị mới
phục vụ cho quá trình sản xuất. Nguồn tài trợ từ vốn chủ sở hữu kỳ phân tích
giảm 995.321.938 đồng, tức đã giảm 71,08% so với kỳ gốc. Nếu xét tỉ suất tự tài
trợ thì tỉ trọng vốn chủ sở hữu giảm 22,68% (36,66– 7,98), nguyên nhân chủ yếu
là do lợi nhuận chưa phân phối kỳ phân tích giảm -763.860.013đồng. Điều này cho
thấy tình hình tài chính của công ty chưa tốt, công ty cần nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn.
4.3. Phân tích tính tự chủ về tài chính và tính ổn định của nguồn tài trợ :
SVTH : Võ Quốc Nam - Lớp 24KT7 Trang 36
Chuyên đề thực tập GVHD: CH Phan Thanh Hải
4.3.1 .Bảng tính các chỉ tiêu tính tự chủ về tài chính và tính ổn định của
nguồn tài trợ :
Bảng tính các chỉ tiêu tính tự chủ về tài chính
và tính ổn định của nguồn tài trợ
Chỉ tiêu Giá trị(%) Chênh lệch
giữa kỳ gốc và
kỳ phân tích
Kỳ gốc Kỳ phân
tích
Tỷ suất tự tài trợ 30,66 7,97 (22,69)
Tỷ suất nợ 69,34 92,02 22,68
Tỷ suất nguồn vốn thường xuyên 55,05 54,83 (0,22)
Tỷ suất nguồn vốn tạm thời 44,95 45,17 0,22
Tỷ suất giữa vốn chủ sỡ hữu và
nguồn vốn thường xuyên
55,69 14,55 (41,14)
4.3.2. Nhận xét :
Qua bảng tính ở trên ta thấy
+ Tỷ suất tự tài trợ của công ty trong kỳ phân tích giảm nhiều so với kỳ gốc với
tỷ lệ giảm là 22,69 %, điều này cho thấy phần lớn tài sản mà công ty đang có được
hình thành từ nợ, công ty đang vị sức ép từ các chủ nợ mặc khác tính độc lập về mặc
tài chính thấp.
+ Hệ số nợ cả 2 kỳ của Công ty đều rất cao. Các khoản vay của Công ty luôn
chiếm tỉ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn. Thông thường các doanh nghiệp sẽ
không thể có được tỉ lệ nợ cao như vậy, nhưng do đặc thù ngành nghề của Công ty
thuộc diện ưu đãi của thành phố nên Công ty rất được sự ưu đãi trong vấn đề vay nợ
Kỳ gốc tỉ suất nợ là 69,34%, nghĩa là 100 đồng tài sản của công ty đã có 69,34 đồng
nợ, sang kỳ phân tích tỉ suất nợ là 92,02%, tức đã tăng 22,68% so với kỳ gốc.
Nguyên nhân do tốc độ tăng của tổng tài sản không nhanh bằng tốc độ tăng của tổng
nợ. Hệ số nợ của kỳ phân tích rất cao thể hiện sự tự chủ về vấn đề tài chính của công
ty yếu và đang bị giảm sút. Đối với doanh nghiệp thì họ thường thích tỉ lệ này cao
bởi vì điều này có thể tạo lợi nhuận nhiều hơn nhưng lại không sử dụng vốn của
mình; nhưng với hệ số nợ quá cao công ty sẽ gặp rủi ro tài chính hơn và việc vay
thêm vốn từ các đơn vị khác là điều hết sức khó khăn, bởi lẻ hệ số nợ cao sẽ làm cho
các nhà cung cấp tín dụng lo ngại về rủi ro tài chính doanh nghiệp.
SVTH : Võ Quốc Nam - Lớp 24KT7 Trang 37
Chuyên đề thực tập GVHD: CH Phan Thanh Hải
+ Tỷ suất nguồn vốn thường xuyên : trong kỳ phân tích, tỷ suất này giảm
nhưng không dáng kể chỉ 0,22% nguyên nhân là do công ty tiến hành vay vốn lớn
để mở rộng sản xuất kinh doanh, công ty đã vay vốn với số lượng lớn và trong thời
gian dài nên trong thời gian ngắn hạn công ty không bị áp lực lớn về mặt thanh
toán.
+ Tỷ suất nguồn vốn tạm thời : Cả hai kỳ tỷ suất này đề ở mức trung bình,
cùng với tỷ suất nguồn vốn thường xuyên cho thấy doanh nghiệp không bị áp lực
lớn trong việc thanh toán ngắn hạn, tuy nhiên công ty cần phải xem xét lại những
khoản phải trả phải nộp khác vì những khoản này trong kỳ phân tích tăng rất nhanh
trong khi những khoản khác đều giảm, nếu để tình trạng này tiếp tục, công ty sẽ gặp
rất nhiều khó khăn trong việc thanh toán ngắn hạn.
+ Tỷ suất giữa vốn chủ sở hữu và nguồn vốn thường xuyên : Tỷ suất này ở
kỳ phân tích giảm rất mạnh chứng tỏ vốn chủ sở hữu chiếm trong nguồn vốn thường
xuyên thấp, và công ty đang nợ nhiều, những khoản vay vốn dài hạn của công ty
ngày càng nhiều thêm, nguyên nhân của tình trạng này là do công ty đang mở rộng
quy mô sản xuất nên cần nhiều vốn để đầu tư.
Qua phân tích chung tình hình tài chính từ việc đánh giá khái quát, mối quan
hệ cân đối đến việc phân tích kết cấu vốn và nguồn vốn của công ty cổ phần Gia
Nguyễn cho phép ta có những nhận xét về những mặt chưa tốt như sau :
Việc phân bổ vốn chưa được hợp lý, các khoản phải thu khác tăng quá cao,
tình hình đầu tư theo chiều sâu chưa tốt.
Nguồn vốn chủ sở hữu giảm, các khoản nợ phải trả tăng, tỉ suất tự tài trợ
giảm đó là những dấu hiệu không tốt cho công ty hiện nay
Tuy nhiên việc phân tích chỉ mới dừng lại ở mức độ khái quát, để có kết luận
đúng đắn chính xác phải đi sâu phân tích 1 số chỉ tiêu khác liên quan tình hình tài
chính của công ty, đồng thời kết hợp với tình hình thị trường, khả năng hiện tại của
doanh nghiệp thì mới thấy hết “bức tranh” toàn diện của công ty, mới đề ra những
biện pháp tài chính hữu hiệu nhất.
IV. Phân tích khả năng thanh toán :
1. Khả năng thanh toán ngắn hạn :
1.1.Bảng tính khả năng thanh toán trong ngắn hạn
SVTH : Võ Quốc Nam - Lớp 24KT7 Trang 38
Chuyên đề thực tập GVHD: CH Phan Thanh Hải
Chỉ tiêu
Giá trị Chênh lệch
giữa kỳ gốc và
kỳ phân tích
Kỳ gốc Kỳ phân
tích
Khả năng thanh toán nhanh 0,58 0,61 0,03
Khả năng thanh toán hiện hành 1,44 1,08 (0,36)
Khả năng thanh tóan ngắn hạn 0,39 0,31 (0,08)
+ Khả năng thanh toán hiện hành : Ở kỳ gốc hệ số này là 1,44 ở kỳ phân tích,
hệ số này giảm hơn trước, cụ thể giảm 0,36 tương ứng 25%, tức là với một đồng nợ
khả năng chi trả của công ty giảm đi 0,36 đồng. Nguyên nhân do nợ tăng khá lớn là
1.503.918.712 đồng tương ứng với tỷ lệ là 47,49 (%), cao hơn nhiều so với mức tăng
của tài sản. Như vậy, ta thấy rằng nếu những năm sau còn tiếp tục giảm như thế này
sẽ gây khó khăn cho công ty trong việc vay vốn. Hệ số thanh toán hiện hành đã gom
toàn bộ tài sản lại mà không phân biệt tính chất của chúng nên nhiều khi không phản
ánh chính xác khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Để khắc phục điều này người
ta dùng hệ số thanh toán nhanh
+ Khả năng thanh toán nhanh : Hệ số thanh toán nhanh cho biết ở kỳ gốc cứ
100 đồng nợ ngắn hạn thì có 58 đồng tài sản có khả năng thanh khoản cao đảm bảo,
kỳ phân tích cứ 100 đồng nợ ngắn hạn thì có 61 đồng tài sản có khả năng thanh
khoản cao đảm bảo. Như vậy khả năng thanh toán nhanh kỳ phân tích cao hơn so
với kỳ gốc là 0,03 lần, đây là dấu hiệu tốt cho công ty. Khả năng thanh toán nhanh
tăng chủ yếu do hàng tồn kho của kỳ phân tích giảm nhiều 19.413.905 đồng tức đã
giảm 35,06% so với kỳ gốc, nhưng do hàng tồn kho chiếm tỉ trọng nhỏ trong kết cấu
tài sản nên khoản giảm tồn kho không ảnh hưởng đến lớn khả năng thanh toán của
công ty.
+ Khả năng thanh toán ngắn hạn : Hệ số thanh toán ngắn hạn kỳ là 0,39 lần, kỳ
phân tích là 0,31 lần. Chứng tỏ khả năng thanh toán ngắn hạn kỳ phân tích giảm
0,08 lần so với kỳ gốc. Điều này do nợ ngắn hạn tăng từ 2.052.735.903 đồng lên
2.292.654.615 đồng tức đã tăng 239.918.712 đồng (hay 14,69%) trong khi tài sản
lưu động lại tăng 254.570.000 đồng (hay tăng 11,68%). Như vậy theo hệ số thanh
toán trên thì ở kỳ gốc cứ 1 đồng nợ ngắn hạn có 39 đồng tài sản ngắn hạn đảm bảo,
kỳ phân tích cứ 1 đồng nợ ngắn hạn có 31 đồng tài sản ngắn hạn đảm bảo. Hệ số
thanh toán ngắn hạn của công ty còn thấp chứng tỏ khả năng thanh toán nợ ngắn
SVTH : Võ Quốc Nam - Lớp 24KT7 Trang 39
Chuyên đề thực tập GVHD: CH Phan Thanh Hải
hạn của công ty yếu, công ty cần nâng cao hơn nữa tỉ số này nhằm đảm bảo cho quá
trình hoạt động thuận lợi hơn.
1.2. Nhận xét về khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty :
Dựa vào số liệu tính toán trên cho thấy cả kỳ 1 lẫn kỳ 2 khả năng thanh toán
của công ty chưa tốt. khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn còn yếu. Công ty
nên quan tâm cải thiện đến tỉ số để góp phần ổn định tình hình tài chính.
Tuy nhiên, ở kỳ phân tích khả năng thanh toán nhanh đã tăng so với kỳ gốc đó
là dấu hiệu tốt trong hoạt động của doanh nghiệp, thể hiện khả năng thanh toán nợ
ngắn hạn của công ty được cải thiện. Mặc dù tăng rất ít nhưng cũng thể hiện sự cố
gắng của việc tăng khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
2. Khả năng thanh toán dài hạn :
2.1. Tỷ suất nợ phải trả trên vốn chủ sỡ hữu :
Các nhà cho vay dài hạn một mặt quan tâm đến khả năng trả lãi, mặt khác
cũng chú trọng đến sự cân bằng hợp lý giữa nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu,
bởi vì điều này ảnh hưởng đến sự đảm bảo các khoản tín dụng của người cho vay.
Vì vậy khi phân tích khả năng đảm bảo nợ dài hạn phải tính hệ số giữa nợ phải trả
và vốn chủ sở hữu.
Kỳ gốc : tý suất NPT trên VCSH = 3.166.735.903 = 2,26
1.400.217.305
Kỳ phân tích : tỷ suất NPT trên VCSH = 4.670.654.615 = 11,54
404.895.367
- Hệ số này ở kỳ gốc là 2,26 tức là chủ nợ cung cấp cho công ty 2,26 đồng
tương ứng với một đồng mà doanh nghiệp bỏ ra để kinh doanh, hay vốn kinh doanh
cho công ty được tài trợ từ bên ngoài cao gấp 2,26 lần so với bản thân công ty,
- Sang kỳ phân tích hệ số này tiếp tục tăng cao đến 11,54 lần nguyên ngân là
do công ty đi vay nhiều để đầu tư vào sản xuất và trong kỳ này hoạt động của công
ty không hiệu quả công ty đã bị lỗ điều này làm cho vốn chủ sở hữu giảm xuống do
phải bù đắp qua phần lỗ trong quá trình công ty hoạt động.
2.2. Nhận xét khả năng thanh toán dài hạn của công ty :
- Thông qua chỉ tiêu ở trên ta có thể thấy khả năng thanh toán trong dài hạn
của đơn vị cũng bị ảnh hưởng rất nhiều, để kết luận được khả năng thanh toán trong
SVTH : Võ Quốc Nam - Lớp 24KT7 Trang 40
Chuyên đề thực tập GVHD: CH Phan Thanh Hải
dài hạn của công ty tốt hay không thì cần phải xem xét thêm khả năng thanh toán lãi
vay nhưng không thể có được số liệu từ công ty phản ánh số lãi vay mà công ty phải
trả trong kỳ nên không thể kết luận được khả năng thanh tóan trong dài hạn của
công ty như thế nào.
III. Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh :
3.1. Phân tích hiệu suất sử dụng tài sản :
3.1.1. Đối với tài sản cố định (H1):
Nguyên giá TSCĐ bình quân =
= 3.479.940.747 đồng
Hiệu suất sử dụng TSCĐ = = -0,27
Trong kỳ phân tích TSCĐ không được sử dụng một cách hiệu quả, qua tỷ số
trên ta thấy trong kỳ công ty đầu tư một đồng TSCĐ thì tạo ra -0,27 đồng lợi
nhuận, Công ty cần phải có chiến lược đầu tư TSCĐ trong tương lai hiệu quả hơn
để thu được lợi nhuận, nếu tình trạng này cứ tiếp tục diễn ra thì công ty có đầu tư
nhiều hơn nữa vào TSCĐ thì không những không hiệu quả mà còn rất lãng phí tài
sản của công ty.
3.1.2. Đối với tài sản lưu động (H2):
Đối tượng phân tích : H =
v
d
DT kỳ gốc : d 0 = 5,836,242,367 + 3,312,189 = 5.839.554.556 đ
DT kỳ phân tích : d1 = 3,530,085,653 + 71,818,869 = 3.601.904.522 đ
VLĐ bình quân kỳ gốc: v0 = = 985.868.452 đ
VLĐ bình quân kỳ phân tích : v1 =
= 1.343.493.084 đ
Hiệu suất sử dụng TSNH kỳ gốc : H0 = = 5,92 (vòng)
SVTH : Võ Quốc Nam - Lớp 24KT7 Trang 41
2.585.325.153 + 4.374.556.340
2
-956.286.755
3.479.940.747
712.298.586 + 1.259.438.318
2
1.259.438.318 + 1.427.547.849
2
5.839.554.556
985.868.452
Chuyên đề thực tập GVHD: CH Phan Thanh Hải
Số ngày một vòng quay VLĐ : SN0 = 360/5,92 = 61 (ngày)
Hiệu suất sử dụng TSNH kỳ phân tích H1 = = 2,68 (vòng)
Số ngày một vòng quay VLĐ : SN1 = 360/2,68 = 134 (ngày)
Đối tượng phân tích : ΔH = H1 - H0 = 2,68 – 5.92 = - 3,24 (vòng)
Để thấy rõ nguyên nhân dẫn đến kết quả trên ta xem xét các nhân tố ảnh hưởng
Các nhân tố ảnh hưởng :
+ Ảnh hưởng của nhân tố doanh thu thuần :
Hd =
0
1
v
d
-
0
0
v
d
= - = -
2,27
+ Ảnh hưởng của nhân tố VLĐ bình quân :
Hv =
1
1
v
d
-
0
1
v
d
= - = - 0,97
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng :
H = Hd + Hv = -2,27 + (-0,97) = -3,24
Do H < 0 : VLĐ sử dụng lãnh phí
Số vốn lưu động sử dụng lãng phí là :
Số tiền lãng phí = = 730.386.200 (đồng )
Nhận xét : Qua nội dung phân tích ta thấy ở kỳ phân tích tốc độ luân chuyển
VLĐ thấp hơn so với kỳ gốc, trung bình VLĐ quay được 2,68 vòng tương ứng với
số ngày của một vòng quay là 134 ngày, trong khi đó kỳ gốc là 5,92 vòng tương
ứng với số ngày của một vòng quay là 61 ngày. Như vậy thực tế VLĐ đã quay chậm
hơn so với kỳ gốc là 3,24 vòng tương ứng với số ngày kéo dài một vòng quay là 73
ngày. Nguyên nhân là do ở kỳ phân tích doanh thu thuần thấp hơn so với kỳ gốc,
SVTH : Võ Quốc Nam - Lớp 24KT7 Trang 42
3.601.904.522
1.343.493.084
3.601.904.522
985.868.452985.868.452
5.839.554.556
3.601.904.522
985.868.452
3.601.904.522
1.343.493.084
3.601.904.522 x (134 - 61)
360
Chuyên đề thực tập GVHD: CH Phan Thanh Hải
doanh thu ở kỳ phân tích giảm 2.237.650.034 đồng làm cho VLĐ luân chuyển chậm
hơn 2,27 vòng, bên cạnh đó VLĐ bình quân trong kỳ giảm cũng đã làm cho tốc độ
luân chuyển VLĐ giảm 0,97 vòng. Do cả hai nhân tố này đề giảm nên công ty sử
dụng VLĐ không có hiệu quả
3.2. Phân tích khả năng sinh lời của hoạt động kinh doanh :
3.2.1. Phân tích khả năng sinh lời kinh tế của vốn chủ sở hữu (ROE) :
ROE = = = - 1,102
Khi chủ sở hữu đầu tư 100 đồng thì LNST đạt - 1,102 đồng, để hiểu rõ
nguyên nhân vì sao ROE lại thấp như vậy ta tiến hành phân tích và xem xét các
nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời từ vốn chủ sở hữu.
Ta có :
ROE = x x x100(%)
Đặt A = ; B = ; C =
Kỳ gốc : A0 = = = 1,159
B0 = = = 4,551
C0 = x 100(%) = x 100(%) = 10,67%
Kỳ phân tích :
A1 = = = 0,747
B1 = = = 5,341
SVTH : Võ Quốc Nam - Lớp 24KT7 Trang 43
Lợi nhuận sau thuế
VCSH bình quân
- 995,321,938
404.895.367 + 1.400.217.305
2
TSBQ
LNST
VCSHBQ
TSBQDTT
DTT
TSBQ
DTT
VCSHBQ
TSBQ
LNST
DTT
TSBQ0
DTT0
5.839.554.556
3.116.803.246 + 4.566.953.208
2
VCSHBQ0
TSBQ0 3.841.878.227
288.111.103 + 1.400.217.305
2
LNST0
DTT0
623.350.912
5.839.554.556
TSBQ1
DTT1
3.601.904.522
1.400.217.305 + 5.075.549.982
2
VCSHBQ1
TSBQ1 4.821.251.595
1.400.217.305 + 404.895.367
2
Chuyên đề thực tập GVHD: CH Phan Thanh Hải
C1 = x 100(%) = x 100(%) = - 27,63%
Ta có :
ROE0 = A0 x B0 x C0 = 1,159 x 4,551 x 10,67 % = 56,28%
ROE1 = A1 x B1 x C1 = 0,747 x 5,341 x (-27,63%) = -110,23%
Đối tượng phân tích :
ΔROE = ROE1 - ROE0 = -110,23% - 56,28% = 166,51%
Để tìm hiểu nguyên nhân ta xem xét các nhân tố ảnh hưởng sau :
+ Ảnh hưởng của nhân tố hiệu suất sử dụng tài sản :
ΔROE(A) = (A1 - A0) x B0 x C0 = (0,747 - 1,159) x 4,551 x 10,67 = - 20,01 (%)
+ Ảnh hưởng của nhân tố cấu trúc tài chính :
ΔROE(B) = (B1 - B0) x A1 x C0 = (5,341 - 4,551) x 0,747 x 10,67% = 6,29(%)
+ Ảnh hưởng của nhân tố khả năng sinh lời từ doanh thu :
ΔROE(C) = (C1 - C0) x A1 x B1= (-27,63 % - 10,67%) x 5,341 x 0,747= -152,81( %)
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng :
ΔROE = ΔROE(A) + ΔROE(B) + ΔROE(C) = -166.51(%)
Nhận xét :
Từ những số liệu phân tích ở trên ta thấy ROE có mối quan hệ với các chỉ
tiêu như khả năng sinh lời từ doanh thu, hiệu suất sử dụng tài sản và cấu trúc tài
chính. Với các số liệu thu thập được và qua phân tích ta thấy ROE trong kỳ phân
tích thấp hơn nhiều so với kỳ gốc, cụ thể là 166,51%, nguyên nhân là do trong kỳ
phân tích khả năng sinh lời từ tài sản giảm, công ty sử dụng tài sản không có hiệu
quả, làm cho ROE giảm 20,01%, nhưng nhân tố làm cho ROE giảm mạnh nhất đó
là khả năng sinh lời từ doanh thu, trong kỳ phân tích công ty bị lỗ nặng , điều này
giải thích cho sự sụt giảm đáng kể cỏa ROE kỳ phân tích so với kỳ gốc, tuy nhiên
vẫn có một yếu tố tích cực đó là cấu trúc tài chính, mặc dù cấu trúc tài chính làm
tăng ROE nhưng mức tăng quá ít không bằng mức giảm nên trong kỳ phân tích
ROE giảm mạnh
Như ta đã biểt hiệu quả kinh doanh là nguồn gốc chủ yếu tạo nên hiệu quả tài
chính tuy nhiên không phải lúc nào hiệu quả kinh doanh tưang cũng sẽ dẫn đến hiệu
quả tài chính tăng mà còn phải đặt nó trng mối quan hệ với nhiều yếu tố khác.
SVTH : Võ Quốc Nam - Lớp 24KT7 Trang 44
LNST1
DTT1
-995.321.938
3.601.904.522
Chuyên đề thực tập GVHD: CH Phan Thanh Hải
3.2.2. Phân tích khả năng sinh lời của tài sản (ROA) :
ROA = = x 100(%) = - 20,64 (%)
Ý nghĩa : Công ty đầu tư 100đ
tài sản thì tạo ra – 20,64đ
lợi nhuận trước thuế.
Để tìm hiểu nguyên nhân ta tiến hành phân tích. Ta có :
ROA = x x 100(%)
Đặt : A = ; B = x 100(%)
Kỳ gốc :
A0 = = = 1,52
B0 = x 100 (%) = x 100(%) = 10,67(%)
Kỳ phân tích :
A1 = = = 0,747
B1 = x 100 (%) = x 100 (%) = -27,63(%)
Ta có : ROA0 = A0 x B0 = 1,52 x 10,67% = 16,22(%)
ROA1 = A1 x B1 = 0,747 x (-27,63%) = -20,64(%)
Đối tượng phân tích :
ΔROA = ROA1 - ROA0 = -20,64% - 16,22% = -36,86(%)
Ảnh hưởng của các nhân tố đến ROA :
+ Ảnh hưởng của nhân tố hiệu suất sử dụng tài sản :
ΔROA(A) = (A1 - A0) x B0 = (0,747 - 1,52) x 10,67% = -8,25 (%)
+ Ảnh hưởng của nhân tố khả năng sinh lời của doanh thu :
SVTH : Võ Quốc Nam - Lớp 24KT7 Trang 45
TSBQ
LNTT -995.321.938
1.400.217.305 + 5.075.549.982
2
DTT
DTTTSBQ
LNTT
DTT
TSBQ
DTT
LNTT
DTT0
TSBQ0
5.839.554.556
3.841.878.227
DTT0
LNTT0
623,350,912
5.839.554.556
DTT1
TSBQ1
3.601.904.522
4.821.251.595
DTT1
LNTT1
-995.321.938
3.601.904.522
Chuyên đề thực tập GVHD: CH Phan Thanh Hải
ΔROA(B) = (B1 - B0) x A1 = (-27,63% - 10,67%) x 0,747 = -28,61(%)
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng :
ΔROA = ΔROA(A) + ΔROA(B) = -8,25% + (-28,61%) = -36,86(%)
Nhận xét : Cũng như ROE, thì ROA cũng là biểu hiện cho sự hiệu quả trong
hoạt động của công ty, qua số liệu phân tích ở trên ta thấy trong kỳ phân tích khả
năng sinh lời từ tài sản của công ty không những không tạo ra được lợi nhuận mà
còn làm cho lợi nhuận của công ty giảm mạnh, đặc biệt do doanh thu công ty bị lỗ
nên đã làm cho ROA không hiệu quả, đây là nhân tố chủ yếu nhất. Mặc khác do
ROA chịu ảnh hưởng của cấu trúc nguồn vốn, việc quản lý ROA có liên quan đến
việc quản lý các hoạt động tại công ty, do ROA không hiệu quả nên từ đó ta thấy
việc quản lý đầu tư tài sản tại công ty không hiệu quả, không đêm lại lợi nhuận cho
công ty, mặc khác còn lãng phí, Nguyên nhân lớn nhất ở đây là trong kỳ phân tích,
công ty đang mở rộng quy mô chưa chú trọng đầu tư tài sản cũng như tiến hành vay
vốn khá nhiều.
IV . Tổng kết tình hình tài chính của công ty :
Qui mô sản xuất của công ty đã được mở rộng, giá trị tổng tài sản luôn gia
tăng kể từ khi thành lập. Nguồn tài trợ chủ yếu cho việc mở rộng sản xuất chủ yếu
là các khoản nợ vay. Tuy nhiên các khoản vay này lại chiếm tỉ lệ quá cao, do đó
Công ty nên thận trọng hơn trong vấn đề sử dụng vốn.
Kết cấu vốn và nguồn vốn chưa được hợp lý, tình hình đầu tư theo chiều sâu
được khả quan. Công ty cần gia tăng thêm vốn chủ sở hữu để đảm bảo tính tự chủ.
Các tỉ số về khả năng thanh toán tuy được cải thiện dần nhưng nhìn chung tỉ
số này quá thấp so với yêu cầu thực tế, thể hiện năng lực trả các khoản nợ ngắn hạn
rất yếu. Công ty nên tăng cường chỉ tiêu này nhiều hơn nữa để bảo bảo tính ổn định
cho hoạt động sản xuất kinh doanh
Chi phí sản xuất còn cao, trong khi doanh thu lại giảm gây nhiều trở ngại cho
quá trình hoạt động sau này. Công ty cần phát huy tác dụng của máy móc thiết bị,
tăng cường công tác quản trị sản xuất để tiết kiệm chi phí một cách hợp lý nhất.
Tỉ số nợ rất cao và ngày càng tăng, đòi hỏi công ty phải nổ lực nhiều hơn
trong việc gia tăng lợi nhuận bù đắp những khoản lãi vay. Nhưng điều nên làm lúc
này vẫn là tăng vốn chủ sở hữu để tăng cường tính tự chủ cho Công ty.
SVTH : Võ Quốc Nam - Lớp 24KT7 Trang 46
Chuyên đề thực tập GVHD: CH Phan Thanh Hải
Khả năng sinh lời của tài sản cũng như của VCSH đều âm, cho thấy công ty
đang gặp khó khăn lớn trong việc sử dụng hiệu quả tài sản cũng như vốn đầu tư của
chủ sở hữu, điều này sẽ là một lãng phí lớn trong giai đoạn hiện nay và tương lai
nếu công ty không có các giải pháp kịp thời.
Tóm lại :Công ty cổ phần Gia Nguyễn đang gặp khó khăn về tài chính, đây là
thách rất lớn mà Công ty phải vượt qua. Sự yếu kém về tài chính có thể kéo theo sự
bế tắt trong hoạt động kinh doanh, nhưng với năng lực quản lý của các cấp lãnh đạo,
cùng với dự cồ gắng của toàn thể cán bộ công nhân Công ty cổ phần Gia Nguyễn
hoàn toàn có thể khắc phục khó khăn và thực hiện những bước đột phá.
PHẦN III : MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN
TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIA NGUYỄN
I. NGUYÊN NHÂN YẾU KÉM VỀ TÀI CHÍNH
1. Nguyên nhân khách quan :
- Do sự biến động quá nhanh của thị trường, các sản phẩm ngành in lần lượt ra
đời với nhiều mẫu mã lạ, đòi hỏi quá trình cải tiến mẫu mã phải không ngừng nổ lực
thích ứng phù hợp tình tình mới. Chính vì thế, với Công ty cổ phần Gia Nguyễn,
một công ty mới thành lập thiếu nhiều kinh nghiệm trong việc nghiên cứu thị
trường, không tránh khỏi những thiếu xót thường thấy đối với những doanh nghiệp
mới thành lập, đó là những yếu kém trong khâu quản lý kinh doanh, các hoạt động
đầu tư, hoạt động tài chính. Công ty chưa thể tận dụng được những nguồn vốn nhàn
rỗi ban đầu để đưa vào hoạt động nhằm thu lợi nhuận nhiều hơn.
- Bề dày kinh nghiệm chưa cao, điều này luôn gây bất lợi cho Công ty khi có
những sự cố bất thường. Tất cả các khách hàng đều muốn thu được sản phẩm với
giá thấp nhất, do đó trong quá trình hợp tác có thể có những tranh chấp gây tổn hại
đến quyền lợi Công ty.
- Các máy móc thiết bị đôi khi vẫn bị sự cố ngoài ý muốn (mặc dù là máy mới)
nên các khâu sản xuất cũng như giao nhận có thể bị chậm trễ về thời gian, đối với
những khách hàng khó tính Công ty phải bồi thường thiệt hại cho họ.
2. Nguyên nhân chủ quan :
SVTH : Võ Quốc Nam - Lớp 24KT7 Trang 47
Chuyên đề thực tập GVHD: CH Phan Thanh Hải
Nguyên nhân chủ yếu làm suy yếu tình hình tài chính Công ty chủ yếu do các
khâu sản xuất và quản lý. Đó là những nhân tố:
- Khả năng quản trị sản xuất chưa cao. Sản xuất còn hao hụt nhiều, chưa tiết
kiệm được những nguyên liệu từ khách hàng. Chưa phân công trách nhiệm thoả
đáng đối với khâu kiểm tra chất lượng của sản phẩm in
- Người lao động chỉ quan tâm đến công việc của mình, chưa đặt lợi ích Công
ty lên trên lợi ích cá nhân, đa số công nhân rất ít cho ý kiến để tăng hiệu quả lao
động mà chỉ đòi quyền lợi cá nhân.
- Khâu dự báo thời gian hoàn thành còn chưa tốt, chưa thể đáp ứng chính xác
ngày hoàn thành sản phẩm
II. GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC :
Qua phân tích về các chỉ tiêu ta thấy tình hình hoạt động công ty cổ phần Gia
Nguyễn chưa được tốt. Sau đây là một số biện pháp :
1. Sử dụng nguồn nhân lực :
- Việc sử dụng lao động gắn liền với quá trình sản xuất, cho nên sử dụng lao
động hiệu quả sẽ đẩy mạnh tăng năng suất, tiết kiệm chi phí… từ đó sẽ tăng lợi
nhuận góp phần cải thiện tình hình tài chính công ty.
- Công ty nên chú trọng vào một số khâu sau :
+ Lập kế hoạch và tuyển dụng, đào tạo và phát triển, duy trì và quản lý.
+ Hệ thống thông tin và dịch vụ về nhân lực
- Không những thế, Doanh nghiệp phải thường xuyên quan tâm đến việc :
+ Khảo sát tìm hiểu nhân viên để biết nhu cầu của họ.
+ Xác định những vấn đề nảy sinh trong quá trình quản lý nguồn nhân lực.
Mặt khác, với tình hình hiện nay công ty có thể thành lập thêm một trưởng
phòng nhân sự, để phù hợp với tiến trình sản xuất của công ty.
2. Nâng cao khả năng sinh lời của công ty :
- Hiện nay doanh thu chưa cao nên việc tiết kiệm chi phí là vấn đề cần đáng
quan tâm nhất hiện nay. Tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong giai đoạn đầu đều
phát sinh những chi phí không đáng. Công ty phải chú trọng từ khâu thiết kế mẫu
sản phẩm không nên để những trường hợp sản phẩm lỗi gây những chi phí không
đáng. Hay nói cách khác, công ty phải nâng cao trình độ quản lý sau lãnh đạo các
SVTH : Võ Quốc Nam - Lớp 24KT7 Trang 48
18056 rj ww0ldnve_20140808040227_65671
18056 rj ww0ldnve_20140808040227_65671
18056 rj ww0ldnve_20140808040227_65671
18056 rj ww0ldnve_20140808040227_65671

More Related Content

What's hot

Luận văn: Quản lý tài chính tại Tổng công ty Viễn thông Quân đội
Luận văn: Quản lý tài chính tại Tổng công ty Viễn thông Quân độiLuận văn: Quản lý tài chính tại Tổng công ty Viễn thông Quân đội
Luận văn: Quản lý tài chính tại Tổng công ty Viễn thông Quân đội
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần sách giáo dục tại thành phố...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần sách giáo dục tại thành phố...Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần sách giáo dục tại thành phố...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần sách giáo dục tại thành phố...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtek
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtekPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtek
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtek
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính, HOTLuận văn: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nang_cao_nang_luc_tai_c_af8eo_nxahf_2013...
Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nang_cao_nang_luc_tai_c_af8eo_nxahf_2013...Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nang_cao_nang_luc_tai_c_af8eo_nxahf_2013...
Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nang_cao_nang_luc_tai_c_af8eo_nxahf_2013...
Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
áN t_t nghi_p v_ _ình duy
   áN t_t nghi_p v_ _ình duy   áN t_t nghi_p v_ _ình duy
áN t_t nghi_p v_ _ình duyHuệ Violet
 
Phân Tích Tình Hình Tài Chính Thông Qua Bảng Cân Đối Kế Toán Và Báo Cáo Kết Q...
Phân Tích Tình Hình Tài Chính Thông Qua Bảng Cân Đối Kế Toán Và Báo Cáo Kết Q...Phân Tích Tình Hình Tài Chính Thông Qua Bảng Cân Đối Kế Toán Và Báo Cáo Kết Q...
Phân Tích Tình Hình Tài Chính Thông Qua Bảng Cân Đối Kế Toán Và Báo Cáo Kết Q...
nataliej4
 
Đề tài Thiết lập cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp ngoài Quốc do...
Đề tài  Thiết lập cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp ngoài Quốc do...Đề tài  Thiết lập cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp ngoài Quốc do...
Đề tài Thiết lập cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp ngoài Quốc do...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Nâng cao hoạt động tài chính tại công ty xuất nhập khẩu
Đề tài: Nâng cao hoạt động tài chính tại công ty xuất nhập khẩuĐề tài: Nâng cao hoạt động tài chính tại công ty xuất nhập khẩu
Đề tài: Nâng cao hoạt động tài chính tại công ty xuất nhập khẩu
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nham_tang_cuong_nang_luc_tai_cong_ty_xay...
Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nham_tang_cuong_nang_luc_tai_cong_ty_xay...Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nham_tang_cuong_nang_luc_tai_cong_ty_xay...
Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nham_tang_cuong_nang_luc_tai_cong_ty_xay...
chauloan
 
Do an tot_ngiep_chuyen_nganh_tai_chinh_ke_toan_truong_bach_k_p_bg_jxelww7_201...
Do an tot_ngiep_chuyen_nganh_tai_chinh_ke_toan_truong_bach_k_p_bg_jxelww7_201...Do an tot_ngiep_chuyen_nganh_tai_chinh_ke_toan_truong_bach_k_p_bg_jxelww7_201...
Do an tot_ngiep_chuyen_nganh_tai_chinh_ke_toan_truong_bach_k_p_bg_jxelww7_201...
Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
De tai tot_nghiep_x_i6yv9yof5_20130820112937_65671
De tai tot_nghiep_x_i6yv9yof5_20130820112937_65671De tai tot_nghiep_x_i6yv9yof5_20130820112937_65671
De tai tot_nghiep_x_i6yv9yof5_20130820112937_65671
Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
bao cao thuc tap
bao cao thuc tap bao cao thuc tap
bao cao thuc tap
Nguyen Chang
 
Bt668 7sl b_czsden_20131025012136_65671
Bt668 7sl b_czsden_20131025012136_65671Bt668 7sl b_czsden_20131025012136_65671
Bt668 7sl b_czsden_20131025012136_65671
Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
26125 d vnq_jsughp_20140721014653_65671
26125 d vnq_jsughp_20140721014653_6567126125 d vnq_jsughp_20140721014653_65671
26125 d vnq_jsughp_20140721014653_65671
Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Phân tích
Phân tíchPhân tích
Phân tích
Đặng Sỹ Nhân
 
Nâng cao hoạt động kinh doanh của công ty Xây dựng Thép Việt
Nâng cao hoạt động kinh doanh của công ty Xây dựng Thép ViệtNâng cao hoạt động kinh doanh của công ty Xây dựng Thép Việt
Nâng cao hoạt động kinh doanh của công ty Xây dựng Thép Việt
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_2013...
Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_2013...Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_2013...
Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_2013...
Nguyễn Ngọc Phan Văn
 

What's hot (19)

Luận văn: Quản lý tài chính tại Tổng công ty Viễn thông Quân đội
Luận văn: Quản lý tài chính tại Tổng công ty Viễn thông Quân độiLuận văn: Quản lý tài chính tại Tổng công ty Viễn thông Quân đội
Luận văn: Quản lý tài chính tại Tổng công ty Viễn thông Quân đội
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần sách giáo dục tại thành phố...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần sách giáo dục tại thành phố...Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần sách giáo dục tại thành phố...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần sách giáo dục tại thành phố...
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtek
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtekPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtek
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần cơ khí thành phong newtek
 
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính, HOTLuận văn: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính, HOT
 
Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nang_cao_nang_luc_tai_c_af8eo_nxahf_2013...
Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nang_cao_nang_luc_tai_c_af8eo_nxahf_2013...Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nang_cao_nang_luc_tai_c_af8eo_nxahf_2013...
Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nang_cao_nang_luc_tai_c_af8eo_nxahf_2013...
 
áN t_t nghi_p v_ _ình duy
   áN t_t nghi_p v_ _ình duy   áN t_t nghi_p v_ _ình duy
áN t_t nghi_p v_ _ình duy
 
Phân Tích Tình Hình Tài Chính Thông Qua Bảng Cân Đối Kế Toán Và Báo Cáo Kết Q...
Phân Tích Tình Hình Tài Chính Thông Qua Bảng Cân Đối Kế Toán Và Báo Cáo Kết Q...Phân Tích Tình Hình Tài Chính Thông Qua Bảng Cân Đối Kế Toán Và Báo Cáo Kết Q...
Phân Tích Tình Hình Tài Chính Thông Qua Bảng Cân Đối Kế Toán Và Báo Cáo Kết Q...
 
Đề tài Thiết lập cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp ngoài Quốc do...
Đề tài  Thiết lập cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp ngoài Quốc do...Đề tài  Thiết lập cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp ngoài Quốc do...
Đề tài Thiết lập cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp ngoài Quốc do...
 
Đề tài: Nâng cao hoạt động tài chính tại công ty xuất nhập khẩu
Đề tài: Nâng cao hoạt động tài chính tại công ty xuất nhập khẩuĐề tài: Nâng cao hoạt động tài chính tại công ty xuất nhập khẩu
Đề tài: Nâng cao hoạt động tài chính tại công ty xuất nhập khẩu
 
Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nham_tang_cuong_nang_luc_tai_cong_ty_xay...
Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nham_tang_cuong_nang_luc_tai_cong_ty_xay...Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nham_tang_cuong_nang_luc_tai_cong_ty_xay...
Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nham_tang_cuong_nang_luc_tai_cong_ty_xay...
 
Do an tot_ngiep_chuyen_nganh_tai_chinh_ke_toan_truong_bach_k_p_bg_jxelww7_201...
Do an tot_ngiep_chuyen_nganh_tai_chinh_ke_toan_truong_bach_k_p_bg_jxelww7_201...Do an tot_ngiep_chuyen_nganh_tai_chinh_ke_toan_truong_bach_k_p_bg_jxelww7_201...
Do an tot_ngiep_chuyen_nganh_tai_chinh_ke_toan_truong_bach_k_p_bg_jxelww7_201...
 
De tai tot_nghiep_x_i6yv9yof5_20130820112937_65671
De tai tot_nghiep_x_i6yv9yof5_20130820112937_65671De tai tot_nghiep_x_i6yv9yof5_20130820112937_65671
De tai tot_nghiep_x_i6yv9yof5_20130820112937_65671
 
bao cao thuc tap
bao cao thuc tap bao cao thuc tap
bao cao thuc tap
 
QT111.doc
QT111.docQT111.doc
QT111.doc
 
Bt668 7sl b_czsden_20131025012136_65671
Bt668 7sl b_czsden_20131025012136_65671Bt668 7sl b_czsden_20131025012136_65671
Bt668 7sl b_czsden_20131025012136_65671
 
26125 d vnq_jsughp_20140721014653_65671
26125 d vnq_jsughp_20140721014653_6567126125 d vnq_jsughp_20140721014653_65671
26125 d vnq_jsughp_20140721014653_65671
 
Phân tích
Phân tíchPhân tích
Phân tích
 
Nâng cao hoạt động kinh doanh của công ty Xây dựng Thép Việt
Nâng cao hoạt động kinh doanh của công ty Xây dựng Thép ViệtNâng cao hoạt động kinh doanh của công ty Xây dựng Thép Việt
Nâng cao hoạt động kinh doanh của công ty Xây dựng Thép Việt
 
Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_2013...
Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_2013...Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_2013...
Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_2013...
 

Similar to 18056 rj ww0ldnve_20140808040227_65671

Tìm hiểu tình hình tài chính tại Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ Dak Lak
Tìm hiểu tình hình tài chính tại Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ Dak LakTìm hiểu tình hình tài chính tại Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ Dak Lak
Tìm hiểu tình hình tài chính tại Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ Dak Lak
Royal Scent
 
Cơ sở quản trị tài chính
Cơ sở quản trị tài chínhCơ sở quản trị tài chính
Cơ sở quản trị tài chính
anhtuan24
 
Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_2013...
Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_2013...Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_2013...
Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_2013...
Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Hoanthiencongtacphantichtaichinhtaicongtycophan0s7j9r9lex2013071901364765671 ...
Hoanthiencongtacphantichtaichinhtaicongtycophan0s7j9r9lex2013071901364765671 ...Hoanthiencongtacphantichtaichinhtaicongtycophan0s7j9r9lex2013071901364765671 ...
Hoanthiencongtacphantichtaichinhtaicongtycophan0s7j9r9lex2013071901364765671 ...
Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...
Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...
Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
5 bài hoàn chỉnh
5 bài hoàn chỉnh5 bài hoàn chỉnh
5 bài hoàn chỉnhThao Nguyen
 
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_sach_va_thiet__b_yeseo_q4gu_201...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_sach_va_thiet__b_yeseo_q4gu_201...Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_sach_va_thiet__b_yeseo_q4gu_201...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_sach_va_thiet__b_yeseo_q4gu_201...
Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Khóa luận tốt nghiệp_Thực trạng tài chính Thành Long_Full version
Khóa luận tốt nghiệp_Thực trạng tài chính Thành Long_Full versionKhóa luận tốt nghiệp_Thực trạng tài chính Thành Long_Full version
Khóa luận tốt nghiệp_Thực trạng tài chính Thành Long_Full versionAn Tố
 
Phan tich tai_chinh_va_giai_phap_cai_thien_tinh_hinh_tai_chi_o_luzty9dzb_2013...
Phan tich tai_chinh_va_giai_phap_cai_thien_tinh_hinh_tai_chi_o_luzty9dzb_2013...Phan tich tai_chinh_va_giai_phap_cai_thien_tinh_hinh_tai_chi_o_luzty9dzb_2013...
Phan tich tai_chinh_va_giai_phap_cai_thien_tinh_hinh_tai_chi_o_luzty9dzb_2013...
Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
CĐ 1.ppt
CĐ 1.pptCĐ 1.ppt
CĐ 1.ppt
HngPhmThThu7
 
Lời nói đầu
Lời nói đầuLời nói đầu
Lời nói đầuthecong
 
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan_do_thi_son_v8n11_rjazg_2013...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan_do_thi_son_v8n11_rjazg_2013...Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan_do_thi_son_v8n11_rjazg_2013...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan_do_thi_son_v8n11_rjazg_2013...
Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
luan van tot nghiep ke toan (43).pdf
luan van tot nghiep ke toan (43).pdfluan van tot nghiep ke toan (43).pdf
luan van tot nghiep ke toan (43).pdfNguyễn Công Huy
 
Luận văn: Quản trị và phân tích các chỉ số tài chính tại Công ty LaVie
Luận văn: Quản trị và phân tích các chỉ số tài chính tại Công ty LaVieLuận văn: Quản trị và phân tích các chỉ số tài chính tại Công ty LaVie
Luận văn: Quản trị và phân tích các chỉ số tài chính tại Công ty LaVie
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty, HOTĐề tài tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Phan tich cac_ty_so_tai_chinh_chu_yeu_va_bien_phap_cai_thien_v_ve_rpbw7j7_201...
Phan tich cac_ty_so_tai_chinh_chu_yeu_va_bien_phap_cai_thien_v_ve_rpbw7j7_201...Phan tich cac_ty_so_tai_chinh_chu_yeu_va_bien_phap_cai_thien_v_ve_rpbw7j7_201...
Phan tich cac_ty_so_tai_chinh_chu_yeu_va_bien_phap_cai_thien_v_ve_rpbw7j7_201...
Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty xây dựng Thái Hà, HAY
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty xây dựng Thái Hà, HAYĐề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty xây dựng Thái Hà, HAY
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty xây dựng Thái Hà, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
bctntlvn (106).pdf
bctntlvn (106).pdfbctntlvn (106).pdf
bctntlvn (106).pdfLuanvan84
 

Similar to 18056 rj ww0ldnve_20140808040227_65671 (20)

Tìm hiểu tình hình tài chính tại Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ Dak Lak
Tìm hiểu tình hình tài chính tại Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ Dak LakTìm hiểu tình hình tài chính tại Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ Dak Lak
Tìm hiểu tình hình tài chính tại Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ Dak Lak
 
Cơ sở quản trị tài chính
Cơ sở quản trị tài chínhCơ sở quản trị tài chính
Cơ sở quản trị tài chính
 
Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_2013...
Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_2013...Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_2013...
Hoan thien cong_tac_phan_tich_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan__0s7j9r9l_ex_2013...
 
Hoanthiencongtacphantichtaichinhtaicongtycophan0s7j9r9lex2013071901364765671 ...
Hoanthiencongtacphantichtaichinhtaicongtycophan0s7j9r9lex2013071901364765671 ...Hoanthiencongtacphantichtaichinhtaicongtycophan0s7j9r9lex2013071901364765671 ...
Hoanthiencongtacphantichtaichinhtaicongtycophan0s7j9r9lex2013071901364765671 ...
 
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...
 
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...
08 phn tch_tnh_hnh_ti_chnh_t7841i_cng_ty_c7893_p_6w6wi_gw9kd_20131023015818_6...
 
5 bài hoàn chỉnh
5 bài hoàn chỉnh5 bài hoàn chỉnh
5 bài hoàn chỉnh
 
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_sach_va_thiet__b_yeseo_q4gu_201...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_sach_va_thiet__b_yeseo_q4gu_201...Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_sach_va_thiet__b_yeseo_q4gu_201...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_cong_ty_co_phan_sach_va_thiet__b_yeseo_q4gu_201...
 
Khóa luận tốt nghiệp_Thực trạng tài chính Thành Long_Full version
Khóa luận tốt nghiệp_Thực trạng tài chính Thành Long_Full versionKhóa luận tốt nghiệp_Thực trạng tài chính Thành Long_Full version
Khóa luận tốt nghiệp_Thực trạng tài chính Thành Long_Full version
 
Phan tich tai_chinh_va_giai_phap_cai_thien_tinh_hinh_tai_chi_o_luzty9dzb_2013...
Phan tich tai_chinh_va_giai_phap_cai_thien_tinh_hinh_tai_chi_o_luzty9dzb_2013...Phan tich tai_chinh_va_giai_phap_cai_thien_tinh_hinh_tai_chi_o_luzty9dzb_2013...
Phan tich tai_chinh_va_giai_phap_cai_thien_tinh_hinh_tai_chi_o_luzty9dzb_2013...
 
CĐ 1.ppt
CĐ 1.pptCĐ 1.ppt
CĐ 1.ppt
 
Lời nói đầu
Lời nói đầuLời nói đầu
Lời nói đầu
 
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan_do_thi_son_v8n11_rjazg_2013...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan_do_thi_son_v8n11_rjazg_2013...Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan_do_thi_son_v8n11_rjazg_2013...
Phan tich tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_co_phan_do_thi_son_v8n11_rjazg_2013...
 
luan van tot nghiep ke toan (43).pdf
luan van tot nghiep ke toan (43).pdfluan van tot nghiep ke toan (43).pdf
luan van tot nghiep ke toan (43).pdf
 
Luận văn: Quản trị và phân tích các chỉ số tài chính tại Công ty LaVie
Luận văn: Quản trị và phân tích các chỉ số tài chính tại Công ty LaVieLuận văn: Quản trị và phân tích các chỉ số tài chính tại Công ty LaVie
Luận văn: Quản trị và phân tích các chỉ số tài chính tại Công ty LaVie
 
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty, HOTĐề tài tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty, HOT
 
Phan tich cac_ty_so_tai_chinh_chu_yeu_va_bien_phap_cai_thien_v_ve_rpbw7j7_201...
Phan tich cac_ty_so_tai_chinh_chu_yeu_va_bien_phap_cai_thien_v_ve_rpbw7j7_201...Phan tich cac_ty_so_tai_chinh_chu_yeu_va_bien_phap_cai_thien_v_ve_rpbw7j7_201...
Phan tich cac_ty_so_tai_chinh_chu_yeu_va_bien_phap_cai_thien_v_ve_rpbw7j7_201...
 
00050002021
0005000202100050002021
00050002021
 
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty xây dựng Thái Hà, HAY
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty xây dựng Thái Hà, HAYĐề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty xây dựng Thái Hà, HAY
Đề tài: Quản trị vốn kinh doanh tại Công ty xây dựng Thái Hà, HAY
 
bctntlvn (106).pdf
bctntlvn (106).pdfbctntlvn (106).pdf
bctntlvn (106).pdf
 

More from Nguyễn Ngọc Phan Văn

Phát triển ngân hàng hiện đại
Phát triển ngân hàng hiện đạiPhát triển ngân hàng hiện đại
Phát triển ngân hàng hiện đại
Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạn
Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạnGiải pháp mở rộng cho vay ngắn hạn
Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạn
Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Phát triển cho vay trung dài hạn
Phát triển cho vay trung dài hạnPhát triển cho vay trung dài hạn
Phát triển cho vay trung dài hạn
Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Giải pháp phát triển kinh doanh
Giải pháp phát triển kinh doanhGiải pháp phát triển kinh doanh
Giải pháp phát triển kinh doanh
Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đạiGiải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại
Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Giải pháp nâng cao năng lực kinh doanh
Giải pháp nâng cao năng lực kinh doanhGiải pháp nâng cao năng lực kinh doanh
Giải pháp nâng cao năng lực kinh doanh
Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Báo cáo tài chính thường niên của ABBank năm 2019
Báo cáo tài chính thường niên của ABBank năm 2019Báo cáo tài chính thường niên của ABBank năm 2019
Báo cáo tài chính thường niên của ABBank năm 2019
Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Báo cáo tài chính thường niên của Sacombank năm 2019
Báo cáo tài chính thường niên của Sacombank năm 2019Báo cáo tài chính thường niên của Sacombank năm 2019
Báo cáo tài chính thường niên của Sacombank năm 2019
Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại Sacombank
Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại SacombankPhân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại Sacombank
Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại Sacombank
Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Sacombank
Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại SacombankThực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Sacombank
Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Sacombank
Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Giải pháp phát triển DNVVN tại Sacombank
Giải pháp phát triển DNVVN tại SacombankGiải pháp phát triển DNVVN tại Sacombank
Giải pháp phát triển DNVVN tại Sacombank
Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Tình hình hoạt động kinh doanh tại Agribank
Tình hình hoạt động kinh doanh tại AgribankTình hình hoạt động kinh doanh tại Agribank
Tình hình hoạt động kinh doanh tại Agribank
Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Quan tri ngan hang
Quan tri ngan hangQuan tri ngan hang
Quan tri ngan hang
Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
De thi MBBank
De thi MBBankDe thi MBBank
De thi MBBank
De thi MBBankDe thi MBBank
De thi MBBanh
De thi MBBanhDe thi MBBanh
Tong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBankTong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBank
Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Tong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBankTong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBank
Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Tong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBankTong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBank
Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Tong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBankTong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBank
Nguyễn Ngọc Phan Văn
 

More from Nguyễn Ngọc Phan Văn (20)

Phát triển ngân hàng hiện đại
Phát triển ngân hàng hiện đạiPhát triển ngân hàng hiện đại
Phát triển ngân hàng hiện đại
 
Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạn
Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạnGiải pháp mở rộng cho vay ngắn hạn
Giải pháp mở rộng cho vay ngắn hạn
 
Phát triển cho vay trung dài hạn
Phát triển cho vay trung dài hạnPhát triển cho vay trung dài hạn
Phát triển cho vay trung dài hạn
 
Giải pháp phát triển kinh doanh
Giải pháp phát triển kinh doanhGiải pháp phát triển kinh doanh
Giải pháp phát triển kinh doanh
 
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đạiGiải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại
Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại
 
Giải pháp nâng cao năng lực kinh doanh
Giải pháp nâng cao năng lực kinh doanhGiải pháp nâng cao năng lực kinh doanh
Giải pháp nâng cao năng lực kinh doanh
 
Báo cáo tài chính thường niên của ABBank năm 2019
Báo cáo tài chính thường niên của ABBank năm 2019Báo cáo tài chính thường niên của ABBank năm 2019
Báo cáo tài chính thường niên của ABBank năm 2019
 
Báo cáo tài chính thường niên của Sacombank năm 2019
Báo cáo tài chính thường niên của Sacombank năm 2019Báo cáo tài chính thường niên của Sacombank năm 2019
Báo cáo tài chính thường niên của Sacombank năm 2019
 
Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại Sacombank
Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại SacombankPhân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại Sacombank
Phân tích hoạt động thanh toán quốc tế tại Sacombank
 
Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Sacombank
Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại SacombankThực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Sacombank
Thực trạng và giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Sacombank
 
Giải pháp phát triển DNVVN tại Sacombank
Giải pháp phát triển DNVVN tại SacombankGiải pháp phát triển DNVVN tại Sacombank
Giải pháp phát triển DNVVN tại Sacombank
 
Tình hình hoạt động kinh doanh tại Agribank
Tình hình hoạt động kinh doanh tại AgribankTình hình hoạt động kinh doanh tại Agribank
Tình hình hoạt động kinh doanh tại Agribank
 
Quan tri ngan hang
Quan tri ngan hangQuan tri ngan hang
Quan tri ngan hang
 
De thi MBBank
De thi MBBankDe thi MBBank
De thi MBBank
 
De thi MBBank
De thi MBBankDe thi MBBank
De thi MBBank
 
De thi MBBanh
De thi MBBanhDe thi MBBanh
De thi MBBanh
 
Tong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBankTong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBank
 
Tong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBankTong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBank
 
Tong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBankTong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBank
 
Tong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBankTong hop de thi MBBank
Tong hop de thi MBBank
 

18056 rj ww0ldnve_20140808040227_65671

  • 1. Chuyên đề thực tập GVHD: CH Phan Thanh Hải SVTH : Võ Quốc Nam - Lớp 24KT7 Trang 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA KẾ TOÁN CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP Đề tài : Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần Gia Nguyễn GVHD : CH. Phan Thanh Hải SVTH : Võ Quốc Nam Lớp : 24KT7 MSSV : 0571 Đà Nẵng, năm 2008
  • 2. Chuyên đề thực tập GVHD: CH Phan Thanh Hải Giới thiệu đề tài 1. Lý do chọn đề tài. 2. Mục tiêu nghiên cứu. 3. Phương pháp nghiên cứu. 4. Phạm vi nghiên cứu. Phần I : Cơ sở lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp I. Bản chất, chức năng của tài chính doanh nghiệp. 1. Bản chất 2. Chức năng II. Khái niệm, mục tiêu, nhiệm vụ và ý nghĩa của phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp. 1. Khái niệm 2. Mục tiêu 3. Nhiệm vụ 4. Ý nghĩa III. Tài liệu và phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp 1. Tài liệu 1.1. Hệ thống các báo cáo tài chính 1.2. Mối liện hệ giữa các báo cáo tài chính 2. Phương pháp phân tích. 2.1. Phương pháp so sánh 2.1.1. Tiêu chuẩn so sánh 2.1.2. Điều kiện so sánh 2.1.3. Kỹ thuật so sánh 2.2. Phương pháp tỷ lệ 2.3. Phương pháp loại trừ 2.3.1. Phương pháp thay thế liên hoàn 2.3.2. Phương pháp số chênh lệch III. Các chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp. 1. Phân tích cấu trúc tài sản 1.1. Các chỉ tiêu phân tích SVTH : Võ Quốc Nam - Lớp 24KT7 Trang 2
  • 3. Chuyên đề thực tập GVHD: CH Phan Thanh Hải 1.1.1. Tỷ trọng tài sản cố định 1.1.2. Tỷ trọng giá trị đầu tư tài chính 1.1.3. Tỷ trọng hàng tồn kho 1.1.4. Tỷ trọng các khoản phải thu khách hàng 1.2. Các nhân tố ảnh hưỏng đến cấu trúc tài chính 2. Phân tích cấu trúc nguồn vốn 2.1. Phân tích tính tự chủ về tài chính của doanh ngiệp 2.1.1. Tỷ suất tự tài trợ 2.1.2. Tỷ suất nợ 2.2. Phân tích tính ổn định của nguồn tài trợ 2.2.1. Tỷ suất nguồn vốn thương xuyên 2.2.2. Tỷ suất nguồn vốn tạm thời 2.2.3. Tỷ suất giữa vốn chủ sở hữu và nguồn vốn thường xuyên 3. Phân tích mối quan hệ giữa nguồn vốn và tài sản 3.1. Mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn. 3.2. Vốn lưu động ròng và phân tích cân bằng tài chính 3.2.1. Khái niệm và phương pháp xác định vốn lưu động ròng 3.2.2. Phân tích cân bằng tài chính 4. Phân tích khả năng thanh toán 4.1. Khả năng thanh toán ngắn hạn 4.1.1. Khả năng thanh toán tổng quát 4.1.2. Khả năng thanh toán nhanh 4.1.3. Khả nảng thanh toán hiện hành 4.1.4. Khả năng thanh toán ngắn hạn 4.2. Khả năng thanh toán dài hạn 4.2.1. Khả năng thanh toán lãi vay 4.2.2. Tỷ suất nợ phải trả trên vốn chủ sỡ hữu 5. Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh 5.1. Phân tích hiệu suất sử dụng tài sản 5.1.1. Đối với toàn bộ tài sản 5.1.2. Đối với tài sản cố định SVTH : Võ Quốc Nam - Lớp 24KT7 Trang 3
  • 4. Chuyên đề thực tập GVHD: CH Phan Thanh Hải 5.1.3. Đối với tài sản lưu động 5.2. Phân tích khả năng sinh lời của hoạt động kinh doanh 5.2.1. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần 5.2.2. Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) Phần II : Thực trạng tình hình tài chính tại công ty cổ phần Gia Nguyễn Phần A : Giới thiệu chung về công ty cổ phần Gia Nguyễn. I. Lịch sử hình thành và phát triển. 1. Lịch sử hình thành 2. Quá trình phát triển II. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty . 1. Đặc điểm sản xuất kinh doanh 2. Những khó khăn thuận lợi của công ty III.Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty. 1. Sơ đồ tổ chức 2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban IV.Tổ chức công tác kế toán tại công ty. 1. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán 2. Hình thức sổ kế toán Phần B : Thực trạng tình hình tài chính tại công ty cổ phần Gia Nguyễn I. Phân tích chung về tình hình tài chính của công ty 1. Đánh giá chung về tình hình tài chính của công ty 1.1. Đánh giá chung về tài sản 1.1.1. Bảng phân tích biến động tài sản 1.1.2. Nhận xét 1.2. Đánh giá chung về nguồn vốn 1.2.1. Bảng phân tích biến động nguồn vốn 1.2.2. Nhận xét 2. Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn 2.1. Mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn. 2.2. Vốn lưu động ròng và phân tích cân bằng tài chính 2.2.1. Tình hình vốn lưu động ròng tại công ty SVTH : Võ Quốc Nam - Lớp 24KT7 Trang 4
  • 5. Chuyên đề thực tập GVHD: CH Phan Thanh Hải 2.2.2. Phân tích cân bằng tài chính thông qua vốn lưu động ròng 3. Phân tích cấu trúc tài sản 3.1. Bảng phân tích cấu trúc tài sản 3.2. Nhận xét tỷ trọng của từng loại tài sản thông qua bảng phân tích 3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài sản của công ty 4. Phân tích cấu trúc nguồn vốn 4.1. Bảng phân tích cấu trúc nguồn vốn 4.2. Nhận xét cấc trúc nguồn vốn 4.3. Phân tích tính tự chủ về tài chính và tính ổn định của nguồn tài trợ 4.3.1 .Bảng tính các chỉ tiêu tính tự chủ về tài chính và tính ổn định của nguồn tài trợ. 4.3.2. Nhận xét II. Phân tích khả năng thanh toán. 1. Khả năng thanh toán ngắn hạn 1.1.Khả năng thanh toán tổng quát 1.2.Khả năng thanh toán nhanh 1.3. Khả nảng thanh toán hiện hành 1.4. Khả năng thanh toán ngắn hạn 1.5. Nh ận xét về khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty 2. Khả năng thanh toán dài hạn 2.1. Khả năng thanh toán lãi vay 2.2. Tỷ suất nợ phải trả trên vốn chủ sỡ hữu 2.3. Nhận xét về khả năng thanh toán dài hạn của công ty III. Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh 3.1. Phân tích hiệu suất sử dụng tài sản 3.1.1. Đối với tài sản cố định 3.1.2. Đối với tài sản lưu động 3.2. Phân tích khả năng sinh lời của hoạt động kinh doanh 3.2.1. Phân tích khả năng sinh lời kinh tế của vốn chủ sở hữu (ROE) 3.2.2. Phân tích khả năng sinh lời của tài sản (ROA) IV Tổng kết về tình hình tài chính của công ty. SVTH : Võ Quốc Nam - Lớp 24KT7 Trang 5
  • 6. Chuyên đề thực tập GVHD: CH Phan Thanh Hải Phần III : Một số giải pháp kiến nghị nhằm cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phẩn Gia Nguyễn. I. Nguyên nhân những yếu kém về tài chính. II. Giải pháp khắc phục. III.Kiến nghị. ● Kết luận ● Chú thích ● Tài liệu tham khảo SVTH : Võ Quốc Nam - Lớp 24KT7 Trang 6
  • 7. Chuyên đề thực tập GVHD: CH Phan Thanh Hải PHẦN I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP IV. Bản chất và chức năng của tài chính doanh nghiệp. 1. Bản chất : Tài chính là tất cả các mối liên hệ kinh tế biểu hiện dưới hình thức tiền tệ phát sinh trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ tồn tại khách quan trong quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp. Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các mối liên hệ kinh tế gắn liền với việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ tại doanh nghiệp để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp và góp phần tích luỹ vốn cho Nhà nước. Những quan hệ kinh tế thuộc phạm vi tài chính doanh nghiệp : - Những quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với Nhà nước - Những mối quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với thị trường. - Những quan hệ kinh tế trong nội bộ doanh nghiệp. Những quan hệ kinh tế trên được biểu hiện trong sự vận động của tiền tệ thông qua việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ, vì vậy thường được xem là các quan hệ tiền tệ. 2. Chức năng : Tài chính doanh nghiệp gồm ba chức năng sau : - Chức năng tạo vốn đảm bảo vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh: Tài chính doanh nghiệp thanh toán nhu cầu vốn, lựa chọn nguồn vốn, tổ chức huy động và sử dụng đúng đắn nhằm duy trì và thúc đẩy sự phát triển có hiệu quả quá trình sản xuất kinh doanh - Chức năng phân phối thu nhập bằng tiền: Thu nhập bằng tiền của doanh nghiệp được tài chính doanh nghiệp phân phối như sau: thu nhập đạt được do bán hàng trước tiên phải bù đắp chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất như: hao mòn máy móc thiết bị,…. Phần còn lại hình thành các quỹ của doanh nghiệp. - Chức năng kiểm tra bằng tiền đối với hoạt động sản xuất kinh doanh: Tài chính doanh nghiệp căn cứ vào tình hình thu chi tiền tệ và các chỉ tiêu phản ánh bằng tiền để kiểm soát tình hình vốn, sản xuất và hiệu quả kinh doanh. SVTH : Võ Quốc Nam - Lớp 24KT7 Trang 7
  • 8. Chuyên đề thực tập GVHD: CH Phan Thanh Hải V. Khái niệm, mục tiêu, nhiệm vụ và ý nghĩa của phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp : 1. Khái niệm : Phân tích tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu, so sánh số liệu tài chính hiện hành và quá khứ. Thông qua phân tích tài chính có thể đánh giá thực trạng, tiềm năng tài chính của doanh nghiệp cũng như rủi ro trong tương lai của doanh nghiệp. 2. Mục tiêu : Mục tiêu phân tích tài chính gồm hai loại sau : - Mục tiêu chung : phân tích tài chính tạo cơ sở cho việc ra các quyết định tài chính - Mục tiêu cụ thể : + Đối với chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp:thì mối quan tâm hàng đầu của họ là tìm kiếm lợi nhuận và có khả năng thanh toán được nợ. - Đối với nhà cung cấp tín dụng : Do khả năng sinh lời là yếu tố an toàn cơ bản đối với người cho vay nên phân tích khả năng sinh lời cũng là một yếu tố quan trọng đối với nhà cung cấp tín dụng. - Đối với nhà đầu tư : PTTC giúp các nhà đầu tư nhìn nhận về tình hình tài chính của doanh nghiệp để họ có quyết định có nên tiếp tục đầu tư hay không. - Đối với cơ quan nhà nước : giúp họ nắm bắt được các khoản thanh toán của doanh nghiệp đối với nhà nước (nộp thuế cho ngân sách nhà nước), hoạt động của doanh nghiệp là có hợp lý, hợp pháp không - Đối với người lao động : PTTCgiúp họ có thể nắm bắt được tình hình thu nhập cua họ trong tương lai Mục tiêu phân tích suy cho cùng sẽ phụ thuộc vào quyền lợi kinh tế của cá nhân, tổ chức có liên quan đến doanh nghiệp. 3. Nhiệm vụ : - Đánh giá thực trang tình hình tài chính doanh ngiệp trên các mặt bảo đảm vốn cho sản xuất kinh doanh, quản lý và phân phối vốn. - Đánh giá hiệu quả sử dụng từng loại vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh và hiệu quả tài chính của hoạt động của sản xuất kinh doanh. SVTH : Võ Quốc Nam - Lớp 24KT7 Trang 8
  • 9. Chuyên đề thực tập GVHD: CH Phan Thanh Hải - Tính toán và xác định mức độ có thể lượng hoá của các nhân tố ảnh hưởng đến nhân tố chính của doanh ngiệp Từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục các yếu kém và khai thác triệt để năng lực tiềm tàng của doanh nghiệp để nâng cao chất lượng sản xuất kinh doanh. 4. Ý nghĩa : Hoạt động tài chính có mối liên hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh đều có ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Ngược lại tình hình tài chính tốt hay xấu đều có tác dụng thúc đẩy hoặc kìm hãm đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Vì vậy cần phải thường xuyên theo dõi kịp thời đánh giá, kiểm tra tình hình tài chính của doanh nghiệp, trong đó công tác phân tích tình hình tài chính giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa sau : Qua phân tích hình hình tài chính mới đánh giá đầy đủ, chính xác tình hình phân phối, sử dụng và quản lý các loại vốn và nguồn vốn, vạch rõ khả năng tiềm tàng về vốn của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó đề ra biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. III. Tài liệu và phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp 1. Tài liệu : 1.1. Hệ thống các báo cáo tài chính : Hệ thống báo cáo tài chính được lập theo chuẩn mực kế toán Việt Nam, theo quy định của chuẩn mực kế toán Việt Nam hệ thống báo cáo tài chính gồm : - Bảng cân đối kế toán - Báo cáo kết quả kinh doanh - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Thuyết minh báo cáo tài chính 1.2. Mối liện hệ giữa các báo cáo tài chính : - Mối quan hệ giữa các BCTC cũng là mối quan hệ hữu cơ giữa các hoạt động doanh nghiệp gồm: hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư, và hoạt động tài chính. Một hoạt động nào đó thay đổi thì ảnh hưởng đến hoạt động còn lại, chẳng hạn như: mở rộng quy mô kinh doanh sẽ dẫn đến sự gia tăng trong đầu tư tài sản, kéo theo sự gia tăng nguồn vốn và làm thay đổi cấu trúc vốn. SVTH : Võ Quốc Nam - Lớp 24KT7 Trang 9
  • 10. Chuyên đề thực tập GVHD: CH Phan Thanh Hải MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH Tổng quát ta có: - Lợi nhuận (hoặc lỗ) trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh làm tăng (hoặc giảm) nguồn vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán. -Tổng dòng tiền từ ba hoạt động trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ giải thích sự thay đổi trong tồn quỹ tiền mặt trên bảng cân đối kế toán. 2. Phương pháp phân tích : 2.1. Phương pháp so sánh : Để tiến hành so sánh phải giải quyết những vấn đề cơ bản như xác định tiêu chuẩn so sánh, điều kiện so sánh, kỹ thuật so sánh. 2.1.1. Tiêu chuẩn so sánh : là chỉ tiêu gốc được chọn làm căn cứ để so sánh. Chỉ tiêu gốc gọi là số gốc. Mỗi chỉ tiêu gốc có tác dụng riêng khi phân tích các loại số sau : + Số gốc là số kỳ trước + Số gốc là số kế hoạch + Số gốc là số trung bình nghành 2.1.2. Điều kiện so sánh : + Phải cùng nội dung kinh tế. + Phải cùng phương pháp tính toán . 2.1.3. Kỹ thuật so sánh : + So sánh bằng số tuyệt đối : Là hiệu số giữa trị số kỳ phân tích và trị số của chỉ tiêu kinh tế. + So sánh bằng số tương đối : là thương số giữa trị số kỳ phân tích và trị số kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế. SVTH : Võ Quốc Nam - Lớp 24KT7 Trang 10 Bảng cân đối kế toán (năm trước) Bảng cân đối kế toán (năm nay) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (năm nay) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (năm nay)
  • 11. Chuyên đề thực tập GVHD: CH Phan Thanh Hải + So sánh bằng số bình quân : phản ánh nội dung chung nhất của hiện tượng, bỏ qua sự phát triển không đồng điều của các bộ phận cấu thành hiện tượng đó. 2.2. Phương pháp tỷ lệ : Phương pháp này dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tài chính trong các quan hệ tài chính. Sự biến đổi các tỷ lệ cố nhiên là sự biến đổi của các đại lương tài chính. Trong Phân tích TCDN , các tỷ lệ tài chính được phân thành các nhóm tỷ lệ đặc trưng, phản ánh những nội dung cơ bản theo các mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp. Đó là các nhóm tỷ lệ về khả năng thanh toán, nhóm tỷ lệ về cơ cấu vốn, nhóm tỷ lệ về năng lực hoạt động kinh doanh, và nhóm tỷ lệ về khả năng sinh lời. 2.2. Phương pháp loại trừ : 2.3.1. Phương pháp thay thế liên hoàn : Phương pháp này được sử dụng để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích khi các nhân tố này có quan hệ tích số, thương số, hoặc vừa tích số vừa thương số với chỉ tiêu phân tích. Nội dung và trình tự của phương pháp thay thế liên hoàn như sau : - Nhân tố số lượng xếp trước, nhân tố chất lượng xếp sau, nếu có nhiều nhân tố số lượng và chất lượng thì nhân tố chủ yếu xếp trước, nhân tố thứ yếu xếp sau và không được đảo lộn trình tự này. - Lần lượt thay thế từng nhân tố theo trình tự nói trên, nhân tố nào đã thay thế xong thì lấy giá trị thực tế từ đó, nhân tố nào chưa được thay thế thì phải lấy số liệu ở kỳ gốc hoặc kỳ kế hoạch. - Thay thế xong một nhân tố phải tính ra một kết quả, lấy kết quả đó trừ kết quả trước nó liền kề thì ta được một số chênh lệch. Đó chính là mức độ ảnh hưởng của nhân tố vừa được thay thế đến chỉ tiêu phân tích. - Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng, bằng đúng đối tượng phân tích. 2.3.2. Phương pháp số chênh lệch : Phương pháp số chênh lệch là một dạng đặc biệt của phương pháp thay thế liên hoàn nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của các dạng đặc biệt của phương pháp thay thế liên hoàn nên phương pháp số chênh lệch tôn trọng đầy đủ nội dung các bước tiến hành của phương pháp thay thế SVTH : Võ Quốc Nam - Lớp 24KT7 Trang 11
  • 12. Chuyên đề thực tập GVHD: CH Phan Thanh Hải liên hoàn, chỉ khác nhau ở chỗ khi xác định các nhân tố ảnh hưởng, chỉ việc nhóm các số hạng và tính chênh lệch các nhân tố sẽ cho ta mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích. VI. Các chỉ tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp : 1. Phân tích cấu trúc tài sản : 1.3. Các chỉ tiêu phân tích : Có rất nhiều cách thiết kế các chỉ tiêu phân tích tuỳ thuộc vào mục đích của các nhà phân tích, chung quy lại thì có công thức sau : Tỷ trọng của TSi = x 100(%) Tỷ số trên phản ánh tỷ lệ phần trăm của loại TSi trong tổng tài sản. Loại TSi trong công thức trên chỉ những loại TS có cùng đặc trưng kinh tế như: đầu tư tài chính, khoản phải thu, hàng tồn kho, Tổng tài sản là số tổng cộng phân tài sản trên BCĐKT. Giá trị thuần của tài sản được đề cập trong phần tử số là giá trị ròng, giá trị còn lại của TS. Ví dụ : Giá trị thuần của TSCĐ là giá trị của TSCĐ sau khi đã trừ phần khấu hao,.. 1.1.1. Tỷ trọng TSCĐ (K1) : Bao gồm TSCĐVH, TSCĐHH,TSCĐ thuê tài chính . Tỷ trọng TSCĐ = x 100 (%) Ý nghĩa : + Tỷ số này phản ánh tỷ trọng của giá trị TSCĐ trong tổng tài sản + Gián tiếp phản ánh cường độ tập trung vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Giá trị của K1 tuỳ thuộc vào đặc điểm trong từng lĩnh vực kinh doanh. 1.1.2. Tỷ trọng giá trị đầu tư tài chính (K2) : Chỉ tiêu tổng quát phản ánh khoản đầu tư tài chính của doanh nghiệp : Tỷ trọng giá trị đầu x tài chính = x 100(%) SVTH : Võ Quốc Nam - Lớp 24KT7 Trang 12 Giá trị thuần của TSi Giá trị của toàn bộ TS Giá trị còn lại của TSCĐ Tổng tài sản Giá trị đầu tư tài chính Tổng tài sản
  • 13. Chuyên đề thực tập GVHD: CH Phan Thanh Hải Tỷ số này phản ánh cường độ và mức độ tập trung các đầu mối liên hệ, liên kết tài chính giữa doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác, tạo cơ hội, tạo điều kiện các hoạt động tăng trưởng từ bên ngoài. Đối với nhưng doanh nghiệp có quy mô lớn thông thường có giá trị K2 cao. Còn đối với những công ty nhỏ thì giá trị này thường thấp. 1.1.3. Tỷ trọng hàng tồn kho (K3) : Tỷ trọng hàng tồn kho = x 100 (%) Tỷ số này phản ánh giá trị của hàng tồn kho trong tổng tài sản của doanh nghiệp. Khi phân tích tỷ trọng hàng tồn kho qua nhiều kỳ sẽ giúp cho doanh nghiệp có mức dự trữ hàng tồn kho hợp lý. Giá trị của chỉ tiêu này phụ thuộc vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng loại hình doanh nghiệp, ngoài ra chỉ tiêu này còn phụ thuộc vào chính sách dự trữ và tính thời vụ trong hoạt động kinh doanh. 1.1.4. Tỷ trọng khoản phải thu khách hàng (K4) : Tỷ trọng khoản phải = x 100 (%) thu khách hàng Khoản phải thu này không tính những khoản ứng trước cho người bán, đây là bộ phận thuộc TSLĐ của doanh nghiệp phát sinh do doanh nghiệp bán chịu hàng hoá dịch vụ của mình cho khách hàng. Chỉ tiêu này phản ánh mức độ vốn kinh doanh của doanh nghiệp đang bị khách hàng tạm ứng sử dụng. Khi phân tích chỉ tiêu này cần chú ý đến một số vấn đề sau : - Phương thức bán hàng của doanh nghiệp. - Chính sách tín dụng bán hàng của doanh nghiệp. - Khả năng quản lý nợ và khả năng thanh toán của khách hàng. 1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính : Thông qua các chỉ tiêu trên thì các nhân tố sau là ảnh hưởng đến việc phân bổ cấu trúc TS của doanh nghiệp : + Tuỳ thuộc vào lĩnh vực, lại hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp SVTH : Võ Quốc Nam - Lớp 24KT7 Trang 13 Hàng tồn kho Tổng tài sản Khoản phải thu khách hàng Tổng tài sản
  • 14. Chuyên đề thực tập GVHD: CH Phan Thanh Hải + Chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,các phương pháp, chính sách kế toán, phương thức bán hàng, chính sách của doanh nghiệp, cách thức quản lý của doanh nghiệp. 2. Phân tích cấu trúc nguồn vốn : 2.1. Phân tích tính tự chủ về tài chính của doanh ngiệp : 2.1.1. Tỷ suất tự tài trợ : Tỷ suất tự tài trợ = x 100 (%) Tỷ suất này thể hiện khả năng tự chủ về mặc tài chính của doanh nghiệp. Tỷ suất này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp có tính độc lập cao về tài chính và ít bị sức ép của các chủ nợ. 2.1.2. Tỷ suất nợ : Hệ số nợ = x 100 (%) Hệ số này phản ánh trong một đồng kinh doanh bình quân mà doanh nghiệp đang sử dụng có mấy đồng được hình thành từ các khoản nợ. NPT bao gồm nợ ngắn hạn, nợ dài hạn, hệ số này càng cao thể hiện mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp vào chủ nợ càng lớn và khả năng huy động, tiếp nhận các khoản nợ vay khó khăn hơn khi doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, không có khả năng thanh toán kịp thời các khoản nợ. Hai chỉ tiêu này có mối liên hệ là : Tỷ suất tự tài trợ + Tỷ suất nợ = 100 % (=1) 2.2. Phân tích tính ổn định của nguồn tài trợ : Để phân tích tính ổn định của nguồn tài trợ, về mặt số liệu cần xem xét đến NVTX (nguồn vốn dài hạn) và NVTT (nguồn vốn ngắn hạn). NVTT = Nợ ngắn hạn NVTX = Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn Khi phân tích tính ổn định của nguồn tài trợ ta dùng các chỉ tiêu sau : 2.2.1. Tỷ suất nguồn vốn thường xuyên : Tỷ suất nguồn vốn thường xuyên = x 100 (%) SVTH : Võ Quốc Nam - Lớp 24KT7 Trang 14 VCSH Tổng tài sản Nợ phải trả Tổng nguồn vốn Tổng NVTX Tổng nguồn vốn
  • 15. Chuyên đề thực tập GVHD: CH Phan Thanh Hải Tỷ suất này càng cao thể hiện trong 100 đồng vốn của doanh nghiệp thì nguồn vốn thường xuyên chiếm càng nhiều. Qua đó thể hiện tính ổn định trong tài trợ cao. 2.2.2. Tỷ suất nguồn vốn tạm thời (NVTT) Tỷ suất nguồn vốn tạm thời = x 100 (%) Tỷ suất này càng cao cho thấy tính ổn định thấp, doanh nghiệp bị áp lực lớn trong thanh toán ngắn hạn. 2.2.3. Tỷ suất giữa vốn chủ sỡ hữu và nguồn vốn thường xuyên : Tỷ suất giữa VCSH và NVTX = x 100 (%) Tỷ suất này thể hiên cứ 100 đồng NVTX thì VCSH chiếm bao nhiêu đồng. 3. Phân tích mối quan hệ giữa nguồn vốn và tài sản 3.1. Mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn. Quan hệ cân đối được thể hiện bằng công thức : TSLĐ + TSCĐ = NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU ( Vế trái) ( Vế phải) Nhưng quan hệ này chỉ mang tính lý thuyết, không thể nào nguồn VCSH có đầy đủ để trang trãi cho các tài sản cần thiết phục vụ cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, mà doanh nghiệp phải đi vay hoặc chiếm dụng vốn của đơn vị khác. Trên thực tế, mối quan hệ này không thể xảy ra mà thường xảy ra các trường hợp sau: VẾ BÊN TRÁI > VẾ BÊN PHẢI Trường hợp này thể hiện doanh nghiệp bị thiếu nguồn vốn để trang trãi tài sản, doanh nghiệp phải huy động thêm vốn từ các khoản vay hoặc đi chiếm dụng vốn các đơn vị khác dưới hình thức mua trả chậm, thanh toán chậm hơn so với thời hạn phải thanh toán VẾ BÊN TRÁI < VẾ BÊN PHẢI Trường hợp này VCSH dư thừa để bù đắp cho tài sản, nên thường bị các doanh nghiệp hoặc đối tượng khác chiếm dụng vốn dưới hình thức bán chịu cho bên mua thành phẩm…hoặc ứng trước tiền cho bên bán. Do tính chất cân đối của BCĐKT là tổng số tiền phần TS luôn luôn bằng tổng số tiền phần nguồn vốn. Nên quan hệ cân đối được viết một cách đầy đủ như sau : SVTH : Võ Quốc Nam - Lớp 24KT7 Trang 15 Tổng NVTT Tổng nguồn vốn Vốn chủ sở hữu Nguồn vốn thường xuyên
  • 16. Chuyên đề thực tập GVHD: CH Phan Thanh Hải TSLĐ VÀ ĐTNH + TSCĐ VÀ ĐTDH = NPT + VCSH TỔNG TS = NỢ PHẢI TRẢ + VỐN CHỦ SỞ HỮU 3.2. Vốn lưu động ròng và phân tích cân bằng tài chính 3.2.1. Khái niệm và phương pháp xác định vốn lưu động ròng : 3.2.1.1. Khái niệm : VLĐR là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn tạo thời điểm lập BCĐKT. Vốn lưu động ròng của doanh nghiệp là số vốn tối thiểu, cần thiết đảm bảo cho doanh nghiệp dự trữ các loại tài sản lưu động nhằm đáp ứng mọi nhu cầu hoạt động cơ bản của doanh nghiệp. 3.2.1.2. Phương pháp xác định vốn lưu đông ròng : Có hai phương pháp xác đinh vốn lưu động ròng như sau : - Phương pháp 1 : VLĐ ròng là phần chênh lệch giữa NVTX với giá trị TSCĐ và đầu tư dài hạn : VLĐ ròng = NVTX - TSDH - Phương pháp 2 : VLĐ ròng là phân chênh lệch giữa TSLĐ và đầu tư ngắn hạn với nợ ngắn hạn (NVTT). VLĐ ròng = TSNH - Nợ ngắn hạn 3.2.2. Phân tích cân bằng tài chính : VLĐ ròng có thể có ba giá trị khác nhau và mỗi giá trị thể hiện tình trạng cân bằng tài chính của doanh nghiệp như sau : VLĐ ròng > 0 Trong trường hợp này, việc tài trợ từ các nguồn vốn là tốt. Khi vốn lưu động ròng dương cũng có nghĩa là tổng tài sản lưu động lớn hơn nợ ngắn hạn. Điều đó chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng thanh toán tốt, có thể trang trải được các khoản nợ ngắn hạn với tài sản quay vòng nhanh. Đây là trạng thái cân bằng tài chính tốt nhất, nhưng chi phí sử dụng vốn hơi cao do có một phần NVTX tài trợ cho TSNH. VLĐ ròng = 0 Trường hợp này NVTX vừu đủ tài trợ cho TSDH do đó TSNH được hình thành hoàn toàn từ NVTT. Trạng thái cân bằng tài chính trong trường hợp này khôg SVTH : Võ Quốc Nam - Lớp 24KT7 Trang 16 NVTT TSNH NVTX TSDH NVTT TSNH NVTX TSDH
  • 17. Chuyên đề thực tập GVHD: CH Phan Thanh Hải được đánh giá là tối ưu vì khi có một nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến tình hình huy động và sử dụng vốn thì cân bằng tài chính sẽ bị phá vỡ lúc đó trạng thái cân bằng tài chính sẽ rơi vào trường hợp một hoặc ba. VLĐ ròng < 0 Trong trường hợp này, tài sản cố định lớn hơn nguồn vốn dài hạn. Điều này khá nguy hiểm bởi khi hết hạn vay thì phải tìm ra nguồn vốn khác để thay thế. Khi vốn lưu động ròng âm thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp là rất kém, bởi vì chỉ có tài sản lưu động mới có thể chuyển thành tiền trong thời gian ngắn để tài trợ, trong khi đó tài sản lưu động lại nhỏ hơn nợ ngắn hạn, lúc này doanh nghiệp buộc phải bán TSDH để trả nợ, doanh nghiệp có nguy cơ bị phá sản. 4. Phân tích khả năng thanh toán : 4.1.Khả năng thanh toán ngắn hạn : 4.1.1. Hệ số khả năng thanh toán hiện hành (KHH) : KHH = Hệ số khả năng thanh toán hiện hành là mối quan hệ giữa tổng tài sản mà doanh nghiệp đang quản lý, đang sử dụng với tổng số nợ nà doanh nghiệp phải trả bao gồm những khoản nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Nếu hệ số này nhỏ hơn 1 và tiến dần về 0 nó báo hiệu sự phá sản của doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp có nguy cơ bị phá sản, tổng số tài sản mà doanh nghiệp hiện có (tài sản cố điịnh và tài sản lưu động) không đủ trả số nợ mà doanh nghiệp cần thanh toán. 4.1.3. Hệ số khả năng thanh toán nhanh (Knhanh) : Khả năng thanh = toán nhanh SVTH : Võ Quốc Nam - Lớp 24KT7 Trang 17 NVTT TSNH NVTX TSDH Tổng tài sản Nợ phải trả (ngắn hạn và dài hạn) TSLĐ và đầu tư ngắn hạn - Vật tư, hàng hoá tồn kho Tổng số nợ ngắn hạn
  • 18. Chuyên đề thực tập GVHD: CH Phan Thanh Hải Hệ số này cho biết khả năng thanh khoản thực sự của doanh nghiệp và được tính toán dựa trên các tài sản lưu động có thể chuyển đổi nhanh thành tiền để đáp ứng những yêu cầu thanh toán cần thiết. Hệ số này càng lớn thể hiện khả năng thanh toán nhanh càng cao. Tuy nhiên, hệ số quá lớn lại gây tình trạng mất cân đối của vốn lưu động. 4.1.4. Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn (KNH) : KNH = Hệ số này là công cụ đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp với số tài sản ngắn hạn mà doanh nghiệp hiện có, chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp cao, rủi ro phá sản càng thấp. Nhưng chỉ tiêu này quá lớn không phải là tốt vì lúc này doanh nghiệp sẽ có một lượng TSLĐ rất lớn, số tài sản này sẽ không vận động do đó sẽ không có khả năng sinh lời. 4.2 Khả năng thanh toán dài hạn : 4.2.1. Khả năng thanh toán lãi vay : Khả năng thanh toán lãi vay = Chỉ tiêu này là cơ sở để đánh giá khả năng đảm bảo của doanh nghiệp đối với nợ vay dài hạn. Nó cho biết khả năng thanh toán lãi của doanh nghiệp và mức độ an toàn có thể đối với người cấp tín dụng. Hệ số này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao, lợi nhuận tạo ra được sử dụng để trả nợ vay và một phần tích lũy cho doanh nghiệp. Hệ số này nhỏ hơn hoặc bằng 1 chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn vay không có hiệu quả do đó doanh nghiệp phải sử dụng vốn chủ sở hữu để trả lãi nợ vay. SVTH : Võ Quốc Nam - Lớp 24KT7 Trang 18 Tài sản ngắn hạn Tổng nợ ngắn hạn Lợi nhuận trước thuế và lãi vay Lãi vay
  • 19. Chuyên đề thực tập GVHD: CH Phan Thanh Hải 4.2.2. Tỷ suất nợ phải trả trên vốn chủ sỡ hữu : Các nhà cho vay dài hạn một mặt quan tâm đến khả năng trả lãi, mặt khác họ chú trọng đến sự cân bằng hợp lý giữa nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu, bởi vì điều này ảnh hưởng đến sự đảm bảo các khoản tín dụng của người cho vay. Tỷ lệ này được tính như sau: Tỷ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu = Tỷ số này nói lên cứ 1 đồng nợ vay hiện đang được đảm bảo bởi bao nhiêu đồng vốn chủ sở hữu. 5. Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh : 5.1. Phân tích hiệu suất sử dụng tài sản : 5.1.1. Đối với tài sản cố định (H1): H1 = Chỉ tiêu này phản ánh mức độ sinh lời của TSCĐ, cụ thể : khi đầu tư 100 đồng tài sản cố định tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. 5.1.2. Đối với tài sản lưu động (H2) : H2 = - Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn (số vòng quay của vốn lưu động ) Gọi H là số vòng quay của vốn lưu động. ta có : H = Hay : H = v d Trong đó : d : doanh thu thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh V : Vốn lưu động bình quân Số ngày một vòng quay vốn lưu động : SN = 360/H Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động : SVTH : Võ Quốc Nam - Lớp 24KT7 Trang 19 Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu Doanh thu thuần Nguyên giá TSCĐ bình quân Doanh thu thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh Tài sản lưu động bình quân DTT từ hoạt động sản xuất kinh doanh Vốn lưu động bình quân
  • 20. Chuyên đề thực tập GVHD: CH Phan Thanh Hải - Chỉ tiêu phân tích : H = v d - Số liệu phân tích : - Kỳ gốc : H0 - Kỳ phân tích : H1 - Đối tượng phân tích : H = H1 - H0 - Các nhân tố ảnh hưởng : + Ảnh hưởng của nhân tố doanh thu thuần : Hd = 0 1 v d - 0 0 v d = Hd - H0 + Ảnh hưởng của nhân tố vốn lưu động bình quân Hv = 1 1 v d - 0 1 v d = H1 - Hd - Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng : H = Hd + Hv + H > 0 ; H1 > H0 : Vốn lưu động sử dụng tiết kiệm + H < 0 ; H1 < H0 : Vốn lưu động sử dụng lãng phí - Số vốn lưu động sử dụng lãng phí được xác định như sau : ST = Trong đó : ST : số vốn lưu động tiết kiệm hoặc lãng phí DT1 : doanh thu kỳ phân tích SN0 : Số ngày của một vòng vòng quay vốn lưu động kỳ gốc SN1 : Số ngày một vòng quay vốn lưu động kỳ phân tích 5.2. Phân tích khả năng sinh lời của hoạt động kinh doanh : 5.2.1. Phân tích khả năng sinh lời kinh tế của vốn chủ sở hữu (ROE): ROE là chỉ tiêu thể hiện khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu thể hiện qua mối quan hệ giữa lợi nhuận của doanh nghiệp với số vốn của chủ sở hữu, ROE được xác định như sau : ROE = x 100 (%) Ý nghĩa : khi chủ sở hữu đầu tư 100đ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng LNST SVTH : Võ Quốc Nam - Lớp 24KT7 Trang 20 DT1 . (SN1 - SN0 ) 360 Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu bình quân
  • 21. Chuyên đề thực tập GVHD: CH Phan Thanh Hải Để phân tích khả năng sinh lời này ta sử dụng phương trình Dopont ROE = x x x 100(%) Đặt : C = x 100(%); A = ; B = Chỉ tiêu ROE có thể được viết lại như sau : ROE = Hiệu suất sử x 1 x khả năng sinh dụng tài sản lời từ doanh thu hay ROE = A x B x C Đối tượng phân tích : Δ ROE = ΔROE1 - ΔROE0 Các nhân tố ảnh hưởng : + Ảnh hưởng của nhân tố hiệu suất sinh lời tài sản : ΔROE (A) = (A1 - A0) x B0 x C0 + Ảnh hưởng của nhân tố cấu trúc tài chính : ΔROE (B) = (B1 - B0) x A1 x C0 +Ảnh hưởng của nhân tố khả năng sinh lời từ doanh thu : ΔROE (c) = (C1 - C0) x A1 x B1 Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng : ΔROE = ΔROE (A) + ΔROE (B) + ΔROE (c) 5.2.2. Phân tích khả năng sinh lời của tài sản (ROA) : Chỉ tiêu ROA biểu hiện mối quan hệ giữa chỉ tiêu lợi nhuận so với tài sản và nó được xác định như sau : ROA = x 100 (%) Ý nghĩa : Cứ 100 đồng tài sản đầu tư tại doanh nghiệp có bao nhiêu đồng LNTT, chi tiêu này càng lớn phản ánh khả năng sinh lời của tài sản càng cao. Để làm rõ nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tỷ suất sinh lời tài sản, chỉ tiêu ROA được chi tiết qua phương trình Dupont : SVTH : Võ Quốc Nam - Lớp 24KT7 Trang 21 DTT LNST DTT TSBQ VCSHBQ Q TSBQ Hệ số tự tài trợ LNTT TSBQ TSBQ LNST VCSHBQ TSBQDTT DTT
  • 22. Chuyên đề thực tập GVHD: CH Phan Thanh Hải ROA = x x 100 (%) Đặt A = ; B = x 100 (%) Kỳ gốc : ROA0 = A0 x B0 Kỳ phân tích : ROA1 = A1 x B1 Đối tượng phân tích : ΔROA = ROA1 - ROA0 Các nhân tố ảnh hưởng : + Nhân tố hiệu suất sử dụng tài sản : ΔROA(A) = (A1 - A0) x B0 + Nhân tố khả năng sinh lời từ doanh thu : ΔROA(B) = (B1 - B0) x A1 Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng : ΔROE = ΔROE (A) + ΔROE(B) SVTH : Võ Quốc Nam - Lớp 24KT7 Trang 22 LNTT TSBQDTT DTT LNTT DTT TSBQ DTT
  • 23. Chuyên đề thực tập GVHD: CH Phan Thanh Hải PHẦN II : THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIA NGUYỄN Phần A : Giới thiệu chung về công ty cổ phần Gia Nguyễn. V. Lịch sử hình thành và phát triển : 1. Lịch sử hình thành : Công ty Cổ phần Gia Nguyễn là một doanh nghiệp tư nhân được thành lập theo quyết định số 3203001025 do sở Kế hoạch & đầu tư, phòng đăng ký kinh doanh cấp ngày 19 tháng 7 năm 2005. Tên công ty : Công ty Cổ phần Gia Nguyễn Trụ sở : Lô 3 – B2 - Nguyễn Công Trứ - thành phố Đà Nẵng Số điện thoại : 0511 3844999 Email : Gianguyen@vnn.vn 2. Quá trình phát triển : Công ty Cổ phần Gia Nguyễn là một doanh nghiệp mới thành lập hơn 3 năm, từ chỗ chỉ là một cơ sơ in ấn nhỏ, nhận thấy được nhu cầu in ấn ngày càng lớn và các doanh nghiệp in trên địa bàn chưa có nhiều, chủ cơ sở in ấn đã liên kết với các cá nhân khác thành lập công ty. Đến nay với sự nổ lực hết sức mình của tập thể cán bộ công nhân viên, công ty đã đạt được nhiều thành công, đã khẳng định được tên tổi của mình trên thị trường với hàng loạt các hợp đồng được ký kết và mạng lưới khách hàng đa dạng, công ty đang có ý định mở rộng cơ sở sản xuất để đáp ứng nhu cầu ngày một tăng của thị trường về dịch vụ in ấn VI.Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty : 1. Đặc điểm sản xuất kinh doanh : Công ty Cổ phần Gia Nguyễn là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực in ấn, chuyên cung cấp các dich vụ về in ấn như sau : + In các loại khổ giấy từ A0 A4. + Các loại bao bì dùng để đóng gói sản phẩm. + Các loại bảng quảng cáo, giới thiệu sản phẩm của các đơn vị khách hàng. + In các loại tờ rơi theo mẫu của khách hàng và do công ty tự thiết kế theo ý của khách hàng. SVTH : Võ Quốc Nam - Lớp 24KT7 Trang 23
  • 24. Chuyên đề thực tập GVHD: CH Phan Thanh Hải 2. Những khó khăn thuận lợi của công ty : + Thuận lợi : - Thị trường in tại thành phố Đà Nẵng chưa phát triển, nên khi công ty thành lập đã ký kết được rất nhiều các hợp đồng in ấn các loại sản phẩm . - Mức độ cạnh tranh không nhiều. - Thiết lập được nhiều quan hệ với các đối tác. Khó khăn : - Vốn bỏ ra rất lớn, thiết bị phục vụ cho ngành in ấn ở nước ta chưa nhiều. - Nguyên vật liệu phục vụ cho ngành in ở Đà Nẵng chưa có tất cả đều phải chuyển từ thành phố Hồ Chí Minh ra, chi phí vận chuyển tốn kém - Thị trường lại chưa phát triển, đòi hỏi công ty phải nổ lực hết mình trong việc tiếp thị cũng như quảng bá hình ảnh của mình. - Hầu hết những hợp đồng mà công ty có được đều phải qua trung gian VII. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty : 1. Sơ đồ tổ chức : Chú thích : : Quan hệ trực tuyến : Quan hệ chức năng SVTH : Võ Quốc Nam - Lớp 24KT7 Trang 24 Xưởng in Phòng kỹ thuậtPhòng kế toán Các phòng ban nghiệp vụ Ban giám đốc Hội đồng quản trị
  • 25. Chuyên đề thực tập GVHD: CH Phan Thanh Hải 2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban : Hội đồng quản trị : Là cơ quan có quyền nhân danh công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến việc xác định và thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ và quyền lợi của công ty, trừ những việc thuộc thẩm quyền của hội đồng cổ đông. Ban giám đốc : gồm có một giám đốc và hai phó giám đốc, chức năng và nhiệm vụ như sau: Giám đốc : Xây dựng kế hoạch hàng năm của công ty, phương án huy động vốn, quy chế quản lý nội bộ của công ty, quy hoạch đào tạo lao động. Xây dựng các định mức kinh tế - kỹ thuật, tiêu chuẩn sản phẩm, đánh giá tiền lương phù hợp quy định Nhà nước trình Hội đồng quản trị phê duyệt, kiểm tra các phong ban công ty thực hiện các định mức, tiêu chuẩn, đánh giá tiền lương quy định trong nội bộ công ty. Phó giám đốc phụ trách quản lý : Là người giúp giám đốc điều hành công ty theo phân công uỷ quyền của giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công hoặc uỷ quyền. Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Là người giúp giám đốc trong việc quan hệ với khách hàng, tìm kiếm các hợp đồng, đàm phán và ký kết hợp đồng theo sự ủy nhiệm của giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công ủy quyền. Phòng kỹ thuật : Quản lý, giám sát toàn bộ trang thiết bị của công ty, tham mưu cho giám đốc trong việc mua sắm trang thiết bị, phụ trách việc thiết kế các mẫu in theo yêu cầu của khách hàng, sữa chữa máy móc trang thiết bị của công ty. Phòng kế toán : Tham mưu cho giám đốc về công tác quản lý kinh tế tài chính của doanh nghệp, bao gồm : tính toán kinh tế và kiểm tra, bảo vệ tài sản, vật tư, tiền vốn nhằm bảo đảm quyền chủ động trong sản xuất kinh doanh theo kế hoạch trên cơ sở tuân thủ các chế độ, nguyên tắc, luật pháp của Nhà nước và các quy định của công ty. Tổ chức hướng dẫn, phân bổ kế hoạch tài chính, giám sát chế độ hạch toán, thu chi, quản lý tài chính tại các đơn vị trong công ty. VIII. Tổ chức công tác kế toán tại công ty : 1. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán : SVTH : Võ Quốc Nam - Lớp 24KT7 Trang 25
  • 26. Chuyên đề thực tập GVHD: CH Phan Thanh Hải Trong từng phần hành kế toán viên đảm nhận các công việc sau: + Kế toán trưởng : tổ chức công tác kế toán tại công ty, giám sát hoạt động của nhân viên kế toán tại phòng kế toán của công ty, tổ chức hướng dẫn thực hiện và kiểm tra việc ghi chép, tính toán phản ánh chính xác, trung thực toàn bộ tài sản, các hoạt động kinh tế, tham mưu cho giám đốc về tình hình tài chính của công ty, tham gia chỉ đạo trực tiếp công tác kinh doanh, tổng hợp lên các báo cáo tài chính. + Kế toán phụ trách chung : phụ trách tất cả các phần hành kế toán, xử lý các chứng từ phát sinh ban dầu, vào sổ chứng từ, theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong ngày, phản ánh vào sổ sách. + Thủ quỹ : Phụ trách việc chi tiêu trong công ty, quản lý tiền. 2. Hình thức sổ kế toán : - Hiện nay, do điều kiện về kinh phí nên công ty chưa thể áp dụng được phần mềm kế toán máy vào việc hạch toán kế toán tại đơn vị do vậy việc ghi sổ kế toán được tiến hành bằng tay, hình thức sổ kế toán được áp dụng tại công ty là hình thức chứng từ ghi sổ, Các loại sổ kế toán mà công ty áp dụng với hành thức này bao gồm + Chứng từ ghi sổ. + Các sổ kế toán chi tiết. + Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. + Bảng kê chi tiết tài khoản (tương đương với Sổ Cái). - Niên độ kế toán : từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm. SVTH : Võ Quốc Nam - Lớp 24KT7 Trang 26 Kế toán trưởng Kế toán phụ trách chung Thủ quỹ Quan hệ chỉ đạo Quan hệ trực tuyến
  • 27. Chuyên đề thực tập GVHD: CH Phan Thanh Hải - Hệ thống tài khoản kế toán sử dụng : áp dụng theo quy định của Bộ Tài Chính, cụ thể hoá thêm việc hạch toán một số tài khoản kế toán phù hợp với đặc điểm và công tác quản lý của công ty. a. Trình tự luân chuyển chứng từ : - Hàng ngày, nhân viên kế toán phụ trách chung sẽ căn cứ vào chứng từ gốc đã được kiểm tra để lập chứng từ ghi sổ, căn cứ vào chứng từ ghi sổ ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Đối với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thuờng xuyên và nhiều thì các chứng từ gốc có liên quan sẽ được kiểm tra và ghi vào Bảng tổng hợp chứng từ gốc, căn cứ vào các chứng từ gốc kế toán ghi vào các sổ chi tiết có liên quan đến từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Sau đó thủ quỹ căn cứ vào các chứng từ gốc liên quan đến thu, chi tiền mặt để ghi vào Sổ quỹ. - Cuối tháng, kế toán trưởng sẽ căn cứ vào Bảng tổng hợp chứng từ gốc lập các chứng từ ghi sổ có liên quan, sau đó toán bộ chứng từ gốc và chứng từ ghi sổ sẽ được đưa lên giám đốc kiểm tra và duyệt, sau khi toàn bộ chứng từ đã kiểm tra và duyệt kế toán trưởng sẽ căn cứ vào chứng từ ghi sổ ghi vào các Bảng kê chi tiết tài khoản, tính tổng số phát sinh bên Nợ, tổng số phát sinh bên Có và số dư của từng tài khoản trên Bảng kê chi tiết tài khoản và tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong tháng trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ đồng thời từ sổ tổng cộng trên các sổ chi tiết, kế toán sẽ ghi vào Bảng tổng hợp chi tiết của từng tài khoản. - Cuối quý, kế toán trưởng sẽ khoá sổ rồi đối chiếu số liệu giữa Bảng kê chi tiết tài khoản với Sổ quỹ và giữa Bảng kê chi tiết tài khoản với Bảng tổng hợp chi tiết để lập Bảng cân đối số phát sinh. Tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau và bằng tổng số tiền phát sinh trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, số dư của từng tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên Bảng tổng hợp chi tiết. - Số liệu trên Bảng cân đối số phát sinh và Bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập Báo cáo tài chính. SVTH : Võ Quốc Nam - Lớp 24KT7 Trang 27
  • 28. Chuyên đề thực tập GVHD: CH Phan Thanh Hải b. Sơ đồ luân chuyển chứng từ : Ghi chú : Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Ghi cuối quý Quan hệ đối chiếu SVTH : Võ Quốc Nam - Lớp 24KT7 Trang 28 CHỨNG TỪ GỐC BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ GỐC CHỨNG TỪ GHI SỔ SỔ QUỸ SỔ CHI TIẾT BẢNG KÊ CHI TIẾT TÀI KHOẢN BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT BẢNG CÂN ĐỐI SỐ PHÁT SINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH SỔ ĐĂNG KÝ CTỪ GHI SỔ
  • 29. Chuyên đề thực tập GVHD: CH Phan Thanh Hải PHẦN B : THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIA NGUYỄN III. Phân tích chung về tình hình tài chính của công ty 1. Đánh giá chung về tình hình tài chính của công ty : Số liệu được lấy để phân tích là 6 tháng cuối năm 2005, 6 tháng đầu năm 2006, 6 tháng cuối năm 2006. Trong đó : kỳ gốc là 6 tháng đầu năm 2006, kỳ phân tích là 6 tháng cuối năm 2006. 1.1. Đánh giá chung về tài sản : 1.1.1. Bảng phân tích biến tài sản của công ty : BẢNG PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG TÀI SẢN ĐVT : đồng Tài sản Kỳ gốc Kỳ phân tích Tăng/giảm Giá trị Phần trăm(%) I.Tài sản ngắn hạn 1.265.240.977 1.427.547.849 162.306.872 12,83 1.Tiền và các khoản tương đương tiền 225.681.943 3.462.078 (222.219.965) (98,47) 2.Các khoản phải thu ngắn hạn 722.645.315 1.258.667.317 536.022.002 74,17 Phải thu khách hàng 716.842.656 859.307.858 142.465.202 19,87 Các khản phải thu ngắn hạn khác 5.802.659 399.359.459 393.556.800 6782 3.Hàng tồn kho 55.370.176 35.956.271 (19.413.905) (35,06) 4.Tài sản ngắn hạn khác 261.543.543 129.462.183 (132.081.360) (50,5) II. Tài sản dài hạn 3.301.712.231 3.648.002.133 346.309.902 10,49 1.Tài sản cố định hữu hình 2.117.824.118 3.530.627.482 1.412.803.364 66,71 Nguyên giá 2.585.325.153 4.374.556.340 1.789.231.187 69,21 Hao mòn lũy kế (467.501.035) (843.928.858) (376.427.823) (80,52) 2.Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 1.110.057.545 66.482.102 (1.043.575.443) (94,01) 3.Chi phí trả trước dài hạn 73.830.568 50.892.549 (22.938.037) (31,07) Tổng tài sản 4.566.953.208 5.075.549.982 508.596.774 11,13 1.1.2. Nhận xét : Vào cuối kỳ phân tích tổng tài sản của công ty tăng lên 508.596.774 đồng so với kỳ gốc với tỉ lệ tăng 11,13%. Điều này cho thấy qui mô hoạt động của công ty tăng, nguyên nhân dẫn đến tình hình này là: -Tài sản ngắn hạn tăng 162.306.872 đồng, tỉ lệ tăng 12,83% chủ yếu do các khoản phải thu khác tăng rất nhiều so với trước với mức tăng 536.022.002 đồng do Công ty phải đặt cọc tiền khi vay dài hạn. Mặc dù ở kỳ phân tích Công ty đã có SVTH : Võ Quốc Nam - Lớp 24KT7 Trang 29
  • 30. Chuyên đề thực tập GVHD: CH Phan Thanh Hải nhiều kinh nghiệm hơn trong quản lý và đang cố gắng tận dụng vốn hiệu quả sao cho hiệu quả nhất, Công ty đã chủ động giảm tiền gửi ngân hàng, phải thu khách hàng và hàng tồn kho nhưng vẫn không bù đắp được sự tăng đột biến khoản phải thu khác (hơn 60 lần so với trước). Qua đó cho biết công ty đang bị chiếm dụng vốn nhưng đang cố gắng khắc phục theo hướng tốt. -Tài sản dài hạn tăng 346.309.902 đồng, tỉ lệ tăng 10,49%, nguyên nhân chủ yếu là do công ty đã đầu tư thêm máy móc thiết bị, mở rộng diện tích làm cho khoản tài sản cố định hữu hình tăng 1.412.803.364 đồng, tỉ lệ tăng 66,71%, cho thấy Công ty đang tập trung đẩy mạnh sản xuất cho những kỳ sau với hy vọng tạo ra bước đột phá so với trước. 1.2.Đánh giá chung về nguồn vốn : 1.2.1 Bảng phân tích biến động nguồn vốn : Bảng phân tích biến động nguồn vốn ĐVT : đồng Nguồn vốn Kỳ gốc Kỳ phân tích Tăng/giảm Giá trị Phần trăm(%) I. Nợ phải trả 3.166.735.903 4.670.654.61 5 1.503.918.712 47,49 1.Nợ ngắn hạn 2.052.735.903 2.292.654.61 5 239.918.712 11,68 Vay và nợ ngắn hạn 777.610.084 606.896.647 (170.713.437) (21,95) Phải trả người bán 802.486.171 516.970.043 (285.516.128) (35,57) Phải trả người lao động 314.326.647 297.084.000 (17.242.647) (5,49) Các khoản phải trả phải nộp khác 164.115.660 871.703.925 707.588.265 431,15 2.Nợ dài hạn 1.114.000.000 2.378.000.000 1.264.000.000 113,4 II.Vốn chủ sở hữu 1.400.217.305 404.895.367 (995.321.938) (71,08) Thặng dư vốn cổ phần 1.168.755.380 1.168.755.380 0 0 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 231.461.925 -763.860.013 (995.321.938) (430) Tổng nguồn vốn 4.566.953.208 5.075.549.982 508.596.774 11,13 1.2.2. Nhận xét : Tổng nguồn vốn cuối kỳ phân tích tăng so với kỳ gốc là 508.596.774 đồng, chứng tỏ công ty đã có cố gắng trong việc huy động vốn đảm bảo cho quá trình hoạt động. Nguyên nhân dẫn đến tình hình này : - Nợ phải trả tăng 1.503.918.712 đồng, tỉ lệ tăng 47,49%, trong đó nợ dài hạn là chủ yếu: tăng từ 1.114.000.000 đồng lên 2.378.000.000 đồng. Nợ dài hạn tuy SVTH : Võ Quốc Nam - Lớp 24KT7 Trang 30
  • 31. Chuyên đề thực tập GVHD: CH Phan Thanh Hải không gây áp lực hoàn trả cho kỳ sau nhưng việc sử dụng quá nhiều nợ sẽ làm Công ty gặp rất nhiều rủi ro tài chính, đòi hỏi Công ty phải sử dụng hiệu quả nguồn tài trợ này. Mặt khác trong kỳ phân tích mức độ hoạt động của Công ty không tốt nên các khoản phải trả người bán, phải trả người lao động giảm lần lượt giảm 285.516.128 đồng và 17.243.647 đồng. Công ty nên tranh thủ tận dụng các nguồn chiếm dụng này hơn để tiết kiệm chi phí sử dụng vốn. - Nguồn vốn chủ sở hữu giảm 995.321.938 đồng, tỉ lệ giảm 71,08%, nguyên nhân do kỳ phân tích Công ty gặp không ít khó khăn trong sản xuất nên bị lỗ. Sự suy giảm về nguồn vốn chủ sở hữu sẽ làm cho tính tự chủ về tài chính công ty yếu đi, do đó Công ty nên bổ sung nguồn vốn này với hình thức vốn góp. 2. Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn 2.1. Mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn. Phân tích mối quan hệ cân đối này là xét mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn nhằm khái quát tình hình phân bổ, sử dụng các loại vốn và nguồn vốn đảm bảo được cho nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Căn cứ vào bảng cân đối kế toán của công ty ta có mối quan hệ giữa vốn và nguồn vốn như sau: DVT : đồng Tài sản Nguồn vốn Chênh lệch Cuối kỳ gốc 3.844.307.893 1.400.217.305 (2.444.090.588) Cuối kỳ phân tích 3.816.882.665 404.895.367 (3.411.987.298) Trong đó: Phần tài sản gồm:Tài sản ngắn hạn trừ các khoản phải thu và Tài sản dài hạn Phần nguồn vốn gồm: Nguồn vốn chủ sở hữu Qua phân tích ta thấy rằng nguồn vốn chủ sở hữu không đáp ứng được trong việc trang trải tài sản phục vụ cho nhu cầu kinh doanh. Cụ thể: + Kỳ gốc thiếu vốn 2.444.090.588 đồng + Kỳ phân tích thiếu vốn 3.411.987.298 đồng Trong kỳ gốc công ty đã hoạt động hiệu quả, thu nhiều lợi nhuận và đã dùng lợi nhuận giữ lại để bổ sung vào vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên khoản bù đắp đó vẫn quá ít so với nhu cầu vốn của Công ty. Sang kỳ phân tích Công ty đang mở rộng qui mô sản xuất nên cần nhiều vốn hơn trước nhưng trong kỳ này Công ty phải chịu lỗ, vì thế nhu cầu về vốn của Công ty tăng lên rất nhiều SVTH : Võ Quốc Nam - Lớp 24KT7 Trang 31
  • 32. Chuyên đề thực tập GVHD: CH Phan Thanh Hải Như vậy đòi hỏi Công ty phải huy động vốn từ bên ngoài hoặc đi chiếm dụng vốn của đơn vị khác để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh. Do tính chất ngành nghề của Công ty rất được sự quan tâm của Chính quyền địa phương nên Công ty đã huy động được vốn từ các nguồn vay là chủ yếu. 2.2. Vốn lưu động ròng và phân tích cân bằng tài chính : 2.2.1. Tình hình vốn lưu động ròng tại công ty : Kỳ gốc : Nguồn vốn thường xuyên = 1.400.217.305 + 1.114.000.000 = 2.514.217.305 đồng Vốn lưu động ròng = 2.514.217.305 - 3.301.712.231 = - 787.494.926 đồng Kỳ phân tích : Nguồn vốn thường xuyên = 2.378.000.000 + 404.895.367 = 2.782.895.367 đồng Vốn lưu động ròng = 2.782.895.367 - 3.648.002.133 = -865.102.766 đồng Ta thấy vốn lưu động ròng của công ty qua 2 kỳ đều âm. 2.2.2. Phân tích cân bằng tài chính thông qua vốn lưu động ròng : Thông qua chỉ tiêu được tính ở trên ta thấy tình trạng tài chính của công ty không tốt, vốn lưu động ròng của công ty liên tục bị âm qua hai kỳ, Công ty bị áp lực lớn về việc thanh toán trong ngắn hạn, công ty phải sử dụng nguồn vốn tạm thời để tài trợ cho tài sản cố định và nếu tình trạng này kéo dài thì công ty có khả năng bị phá sản. Vốn lưu động ròng kỳ phân tích của Công ty đã giảm so với kỳ gốc, việc giảm vốn này nhằm tài trợ cho các khoản đầu tư sinh lợi mới, góp phần nâng cao vị thế của Công ty, tuy nhiên các dự án đầu tư chưa phát huy được hiệu quả để bù đắp các phát sinh mà còn bị lỗ làm vốn chủ sở hữu phải suy giảm. Công ty nên chú trọng xử lý các vấn đề này phù hợp tình hình thực tế. Để hiểu rõ hơn tình hình sử dụng tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp ta đi sâu phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn hình thành tài sản 3.Phân tích cấu trúc tài sản : 3.1. Bảng phân tích cấu trúc tài sản : Tài sản Kỳ gốc Kỳ phân tích Chênh lệch Giá trị Phần trăm Giá trị Phần trăm Giá trị Phần trăm I.Tài sản ngắn hạn 1.265.240.977 27,71 1.427.547.849 28,13 162.306.872 0,42 1.Tiền và các khoản 225.681.943 4,94 3.462.078 0,07 (222.219.865) (4,87) SVTH : Võ Quốc Nam - Lớp 24KT7 Trang 32
  • 33. Chuyên đề thực tập GVHD: CH Phan Thanh Hải tương đương tiền 2.Các khoản phải thu ngắn hạn 722.645.315 15,82 1.258.667.317 24,8 536.022.002 8,98 Phải thu khách hàng 716.842.656 15,67 859.307.858 16,93 142.465.202 1,26 Các khản phải thu ngắn hạn khác 5.802.659 0,12 399.359.459 7,87 393.556.800 7,75 3.Hàng tồn kho 55.370.176 1,21 35.956.271 0,71 (19.413.905) (0,5) 4.Tài sản ngắn hạn khác 261.543.543 5,72 129.462.183 2,55 (132.081.360) (3,17) II. Tài sản dài hạn 3.301.712.231 72,29 3.648.002.133 71,87 346.289.902 (0,42) 1.Tài sản cố định hữu hình 2.117.824.118 46,37 3.530.627.482 69,56 1.412.803.364 22,83 Nguyên giá 2.585.325.153 56,61 4.374.556.340 86,19 1.789.231.187 29,58 Hao mòn lũy kế (467.501.035) (10,24) (843.928.858) (16,63) (376.427.793) (6,39) 2.Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 1.110.057.545 24,31 66.482.102 1,31 (1.043.575.443) (23) 3.Chi phí trả trước dài hạn 73.830.568 1.62 50.892.549 1,01 (22.938.019) (0,61) Tổng tài sản 4.566.953.208 100 5.075.549.982 100 3.2. Nhận xét tỷ trọng của từng loại tài sản thông qua bảng phân tích Theo bảng phân tích trên thì tổng qui mô sử dụng vốn kỳ phân tích so với kỳ gốc tăng 508.596.774 đồng tức đã tăng 11,13%. Để hiểu rõ hơn tình hình biến động trên ta đi sâu vào phân tích các khoản mục sau : - Tài sản ngắn hạn :Trong kỳ 1 thì tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn có giá trị 1.473.909.000 đồng chiếm tỉ trọng 30,86% trong tổng giá trị tài sản. Sang kỳ 2 tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn tăng lên 1.728.479.000 đồng chiếm tỉ trọng 71,59% trong tổng giá trị tài sản. Như vậy tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn kỳ 2 đã tăng 254.570.000 đồng hay tăng 17,27% so với kỳ 1. Trong đó biến động từng khoản mục như sau: + Tiền chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tài sản của công ty, đây là một đặc trưng của ngành in, Ở kỳ gốc tiền chiếm 4,94 %trong tổng giá trị tài sản, sang kỳ phân tích tiền chiếm 0,07% trong tổng giá trị tài sản. Như vậy, so với kỳ gốc thì ở kỳ phân tích các khoản mục tiền đã có sự thay đổi về kết cấu, tiền của công ty kỳ phân tích giảm 222.039.865 đồng so với kỳ gốc, tỉ lệ giảm 98,47%. + Các khoản phải thu: trong phần này ta chỉ chú trọng xem xét khoản mục phải thu khách hàng và phải thu khác, đó là 2 khoản mục rất được quan tâm của SVTH : Võ Quốc Nam - Lớp 24KT7 Trang 33
  • 34. Chuyên đề thực tập GVHD: CH Phan Thanh Hải công ty cuối kỳ gốc thì khoản phải thu khách hàng là 716.842.656 đồng chiếm tỉ trọng 15,67%, cuối kỳ phân tích khoản phải thu khách hàng là 859.307.858 chiếm tỉ trọng 16,93%, điều này chứng tỏ công ty đã không nỗ lực cố gắng thu hồi khỏan vốn bị khách hàng chiếm dụng. Tuy nhiên khoản phải thu khác tăng rất nhiều. Nếu cuối kỳ gốc khoản phải thu khác là 5.802.659 đồng chiếm tỉ trọng rất nhỏ, , cuối kỳ 2 phải thu khác là 399.359.459 đồng chiếm tỉ trọng 7,87 %, tăng rất nhiều so với kỳ trước (hơn 67 lần so vói kỳ gốc), đây là lượng tiền mà công ty thế chấp lại khi vay dài hạn nên không thể thu hồi nhanh được. + Hàng tồn kho kỳ phân tích giảm so với kỳ gốc là 19.413.905 hay giảm 35,06%. Về mặt kết cấu hàng tồn kho kỳ gốc chiếm tỉ trọng 1,21 % thì sang kỳ phân tích giảm chỉ còn 0,71 % tức đã giảm 0,5 % về mặt kết cấu. Nguyên nhân hàng tồn kho giảm là do Công ty đã chủ động hơn về mặt sản xuất, cách thức quản lý hàng tồn kho được cải thiện. Mặt khác, hàng tồn kho của công ty chủ yếu là những nguyên vật liệu phục vụ cho ngành in. cho nên việc giảm hàng tồn kho vẫn đảm bảo cho quá trình sản xuất là dấu hiệu tích cực trong sản xuất, giúp công ty giảm chi phí lưu kho và tăng khả năng sử dụng vốn. Tuy nhiên hàng tồn kho không phải ít là tốt mà còn phụ thuộc vào từng điều kiện cụ thể để xác định mức tồn kho hợp lý. - Tài sản dài hạn : Tài sản dài hạn kỳ phân tích tăng so với kỳ gốc là 346.309.902 đồng. Cụ thể ta xét chỉ tiêu tỉ suất đầu tư để thấy được tình hình đầu tư theo chiều sâu, trang bị kỹ thuật và năng lực sản xuất của doanh nghiệp : - Kỳ gốc : Tỷ suất đầu tư = 3.301.712.231 x 100% = 72,29% 4.566.953.208 - Kỳ phân tích : Tỷ suất đầu tư = 3.648.002.133 x 100% = 71,87% 5.075.549.982 So với kỳ gốc tỉ suất đầu tư kỳ phân tích của công ty đã giảm 0,42% . Công ty đã đi vào hoạt động ổn định và đã đầu tư thêm công nghệ mới, minh chứng là tài sản cố định tăng 1.412.803.364 đồng hay tăng 66,71% so với kỳ gốc, trong khi chi phí xây dựng cơ bản dở dang giảm 1.043.575.443 đồng tỉ lệ giảm 94,01%. Như vậy công ty phải tập trung sản xuất mạnh vào những kỳ tiếp theo nhưng trước hết công ty nên hợp lý hoá và phân bổ lại cơ cấu tài sản phù hợp với tình hình kinh doanh hiện tại, phát huy hiệu quả công suất tài sản cố định mà công ty đã đầu tư. SVTH : Võ Quốc Nam - Lớp 24KT7 Trang 34
  • 35. Chuyên đề thực tập GVHD: CH Phan Thanh Hải Qua phân tích ta thấy kết cấu tài sản có những biến động rõ nét so với kỳ gốc. Tỉ trọng tài sản ngắn hạn tăng 0,42% trong tổng giá trị tài sản, trong đó nổi trội là sự tăng nhanh của khoản phải thu khác tỉ trọng tăng 7,75%, tài sản dài hạn giảm nhẹ 0,42% về mặt kết cấu. Trong kỳ phân tích các công trình xây dựng của công ty đã hoàn thành nên tài sản cố định đã tăng đáng kể 66,71%, đồng thời chi phí xây dựng cơ bản cũng giảm mạnh 94,01%. Qua đó ta có thể thấy: mặc dù trong kỳ phân tích hoạt động không hiệu quả, Công ty phải chịu lỗ nhưng với chiến lược lâu dài Công ty đã mạnh dạng mở rộng qui mô nhằm đẩy mạnh sản xuất, nâng cao sức cạnh trạnh trên thương trường. Do đó, trong những kỳ sau công ty cần phân bổ lại cơ cấu vốn hợp lý phù hợp với tính chất ngành nghề kinh doanh, thúc đẩy quá trình sản xuất hiệu quả hơn, đồng thời chú ý đến việc thu hồi công nợ để đạt doanh thu và lợi nhuận mong muốn. 3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài sản của công ty : - Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty chủ yếu là cung cấp dịch vụ nên lượng khách hàng nợ công ty ngày càng tăng. - Công ty đang mở rộng quy mô sản xuẩt nên cần đầu tư rất nhiều, công ty phải tiến hành đi vay để đầu tư vào sản xuất. - Công ty không có những khoản đầu tư tài chính ra bên ngoài do công ty đang rất cần vốn để mở rộng quy mô. - Trong kỳ công ty hoạt động không hiệu quả, bị lỗ nặng nên không đủ khả năng để tái đầu tư vốn 4 Phân tích cấu trúc nguồn vốn : 4.1. Bảng phân tích cấu trúc nguồn vốn : Bảng phân tích cấu trúc nguồn vốn (ĐVT : đồng) Nguồn vốn Kỳ gốc Kỳ phân tích Chênh lệch Giá trị Phần trăm Giá trị Phần trăm Giá trị Phần trăm I. Nợ phải trả 3.166.735.903 69,34 4.670.654.61 5 92,02 1.503.918.71 2 22,68 1.Nợ ngắn hạn 2.052.735.903 44,95 2.292.654.61 5 45,17 239.918.712 0,22 Vay và nợ ngắn hạn 777.610.084 17,02 606.896.647 11,96 (170.713.437) (5,06) Phải trả người 802.486.171 17,57 516.970.043 10,19 (285.516.128) (7,38) SVTH : Võ Quốc Nam - Lớp 24KT7 Trang 35
  • 36. Chuyên đề thực tập GVHD: CH Phan Thanh Hải bán Phải trả người lao động 314.326.647 6,88 297.084.000 5,85 (17.242.647) (1,03) Các khoản phải trả phải nộp khác 164.115.660 3,59 871.703.925 17,17 707.588.265 13,58 2.Nợ dài hạn 1.114.000.000 24,39 2.378.000.000 46,85 1.264.000000 22,46 II.Vốn chủ sở hữu 1.400.217.305 30,66 404.895.367 7,98 (995.321.938) (22,68) Thặng dư vốn cổ phần 1.168.755.380 25,59 1.168.755.380 23,02 0 (2,57) Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 231.461.925 5,07 -763.860.013 (15,05) (995.321.938) (20,12) Tổng nguồn vốn 4.566.953.208 100 5.075.549.982 100 4.2. Nhận xét cấc trúc nguồn vốn : Theo bảng phân tích kết cấu nguồn vốn ta thấy trong kỳ gốc cứ 100 đồng tài sản thì được nguồn tài trợ từ nợ phải trả là 69,34 đồng ( trong đó nợ ngắn hạn là 44,95 đồng, nợ dài hạn là 24,39 đồng ) và vốn chủ sở hữu là 30,66 đồng. Kỳ phân tích cứ 100 đồng tài sản thì nhận được nguồn tài trợ từ nợ phải trả là 92,02 đồng ( trong đó nợ ngắn hạn là 45,17 đồng, nợ dài hạn là 46,85 đồng ) nguồn tài trợ từ vốn chủ sở hữu là 7,98 đồng. Như vậy, kết cấu về nguồn vốn kỳ phân tích có sự thay đổi so với kỳ gốc. Tỉ trọng nợ phải trả kỳ phân tích tăng 22,68% so với kỳ gốc trong đó nợ ngắn hạn biến động không lớn chỉ tăng 0,22% về mặt kết cấu mà thôi, còn nợ dài hạn đã tăng đáng kể 24,26% về mặt kết cấu. Nợ dài hạn tăng là do công ty chú trọng đầu tư mở rộng qui mô sản xuất, đầu tư thiết bị mới phục vụ cho quá trình sản xuất. Nguồn tài trợ từ vốn chủ sở hữu kỳ phân tích giảm 995.321.938 đồng, tức đã giảm 71,08% so với kỳ gốc. Nếu xét tỉ suất tự tài trợ thì tỉ trọng vốn chủ sở hữu giảm 22,68% (36,66– 7,98), nguyên nhân chủ yếu là do lợi nhuận chưa phân phối kỳ phân tích giảm -763.860.013đồng. Điều này cho thấy tình hình tài chính của công ty chưa tốt, công ty cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. 4.3. Phân tích tính tự chủ về tài chính và tính ổn định của nguồn tài trợ : SVTH : Võ Quốc Nam - Lớp 24KT7 Trang 36
  • 37. Chuyên đề thực tập GVHD: CH Phan Thanh Hải 4.3.1 .Bảng tính các chỉ tiêu tính tự chủ về tài chính và tính ổn định của nguồn tài trợ : Bảng tính các chỉ tiêu tính tự chủ về tài chính và tính ổn định của nguồn tài trợ Chỉ tiêu Giá trị(%) Chênh lệch giữa kỳ gốc và kỳ phân tích Kỳ gốc Kỳ phân tích Tỷ suất tự tài trợ 30,66 7,97 (22,69) Tỷ suất nợ 69,34 92,02 22,68 Tỷ suất nguồn vốn thường xuyên 55,05 54,83 (0,22) Tỷ suất nguồn vốn tạm thời 44,95 45,17 0,22 Tỷ suất giữa vốn chủ sỡ hữu và nguồn vốn thường xuyên 55,69 14,55 (41,14) 4.3.2. Nhận xét : Qua bảng tính ở trên ta thấy + Tỷ suất tự tài trợ của công ty trong kỳ phân tích giảm nhiều so với kỳ gốc với tỷ lệ giảm là 22,69 %, điều này cho thấy phần lớn tài sản mà công ty đang có được hình thành từ nợ, công ty đang vị sức ép từ các chủ nợ mặc khác tính độc lập về mặc tài chính thấp. + Hệ số nợ cả 2 kỳ của Công ty đều rất cao. Các khoản vay của Công ty luôn chiếm tỉ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn. Thông thường các doanh nghiệp sẽ không thể có được tỉ lệ nợ cao như vậy, nhưng do đặc thù ngành nghề của Công ty thuộc diện ưu đãi của thành phố nên Công ty rất được sự ưu đãi trong vấn đề vay nợ Kỳ gốc tỉ suất nợ là 69,34%, nghĩa là 100 đồng tài sản của công ty đã có 69,34 đồng nợ, sang kỳ phân tích tỉ suất nợ là 92,02%, tức đã tăng 22,68% so với kỳ gốc. Nguyên nhân do tốc độ tăng của tổng tài sản không nhanh bằng tốc độ tăng của tổng nợ. Hệ số nợ của kỳ phân tích rất cao thể hiện sự tự chủ về vấn đề tài chính của công ty yếu và đang bị giảm sút. Đối với doanh nghiệp thì họ thường thích tỉ lệ này cao bởi vì điều này có thể tạo lợi nhuận nhiều hơn nhưng lại không sử dụng vốn của mình; nhưng với hệ số nợ quá cao công ty sẽ gặp rủi ro tài chính hơn và việc vay thêm vốn từ các đơn vị khác là điều hết sức khó khăn, bởi lẻ hệ số nợ cao sẽ làm cho các nhà cung cấp tín dụng lo ngại về rủi ro tài chính doanh nghiệp. SVTH : Võ Quốc Nam - Lớp 24KT7 Trang 37
  • 38. Chuyên đề thực tập GVHD: CH Phan Thanh Hải + Tỷ suất nguồn vốn thường xuyên : trong kỳ phân tích, tỷ suất này giảm nhưng không dáng kể chỉ 0,22% nguyên nhân là do công ty tiến hành vay vốn lớn để mở rộng sản xuất kinh doanh, công ty đã vay vốn với số lượng lớn và trong thời gian dài nên trong thời gian ngắn hạn công ty không bị áp lực lớn về mặt thanh toán. + Tỷ suất nguồn vốn tạm thời : Cả hai kỳ tỷ suất này đề ở mức trung bình, cùng với tỷ suất nguồn vốn thường xuyên cho thấy doanh nghiệp không bị áp lực lớn trong việc thanh toán ngắn hạn, tuy nhiên công ty cần phải xem xét lại những khoản phải trả phải nộp khác vì những khoản này trong kỳ phân tích tăng rất nhanh trong khi những khoản khác đều giảm, nếu để tình trạng này tiếp tục, công ty sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc thanh toán ngắn hạn. + Tỷ suất giữa vốn chủ sở hữu và nguồn vốn thường xuyên : Tỷ suất này ở kỳ phân tích giảm rất mạnh chứng tỏ vốn chủ sở hữu chiếm trong nguồn vốn thường xuyên thấp, và công ty đang nợ nhiều, những khoản vay vốn dài hạn của công ty ngày càng nhiều thêm, nguyên nhân của tình trạng này là do công ty đang mở rộng quy mô sản xuất nên cần nhiều vốn để đầu tư. Qua phân tích chung tình hình tài chính từ việc đánh giá khái quát, mối quan hệ cân đối đến việc phân tích kết cấu vốn và nguồn vốn của công ty cổ phần Gia Nguyễn cho phép ta có những nhận xét về những mặt chưa tốt như sau : Việc phân bổ vốn chưa được hợp lý, các khoản phải thu khác tăng quá cao, tình hình đầu tư theo chiều sâu chưa tốt. Nguồn vốn chủ sở hữu giảm, các khoản nợ phải trả tăng, tỉ suất tự tài trợ giảm đó là những dấu hiệu không tốt cho công ty hiện nay Tuy nhiên việc phân tích chỉ mới dừng lại ở mức độ khái quát, để có kết luận đúng đắn chính xác phải đi sâu phân tích 1 số chỉ tiêu khác liên quan tình hình tài chính của công ty, đồng thời kết hợp với tình hình thị trường, khả năng hiện tại của doanh nghiệp thì mới thấy hết “bức tranh” toàn diện của công ty, mới đề ra những biện pháp tài chính hữu hiệu nhất. IV. Phân tích khả năng thanh toán : 1. Khả năng thanh toán ngắn hạn : 1.1.Bảng tính khả năng thanh toán trong ngắn hạn SVTH : Võ Quốc Nam - Lớp 24KT7 Trang 38
  • 39. Chuyên đề thực tập GVHD: CH Phan Thanh Hải Chỉ tiêu Giá trị Chênh lệch giữa kỳ gốc và kỳ phân tích Kỳ gốc Kỳ phân tích Khả năng thanh toán nhanh 0,58 0,61 0,03 Khả năng thanh toán hiện hành 1,44 1,08 (0,36) Khả năng thanh tóan ngắn hạn 0,39 0,31 (0,08) + Khả năng thanh toán hiện hành : Ở kỳ gốc hệ số này là 1,44 ở kỳ phân tích, hệ số này giảm hơn trước, cụ thể giảm 0,36 tương ứng 25%, tức là với một đồng nợ khả năng chi trả của công ty giảm đi 0,36 đồng. Nguyên nhân do nợ tăng khá lớn là 1.503.918.712 đồng tương ứng với tỷ lệ là 47,49 (%), cao hơn nhiều so với mức tăng của tài sản. Như vậy, ta thấy rằng nếu những năm sau còn tiếp tục giảm như thế này sẽ gây khó khăn cho công ty trong việc vay vốn. Hệ số thanh toán hiện hành đã gom toàn bộ tài sản lại mà không phân biệt tính chất của chúng nên nhiều khi không phản ánh chính xác khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Để khắc phục điều này người ta dùng hệ số thanh toán nhanh + Khả năng thanh toán nhanh : Hệ số thanh toán nhanh cho biết ở kỳ gốc cứ 100 đồng nợ ngắn hạn thì có 58 đồng tài sản có khả năng thanh khoản cao đảm bảo, kỳ phân tích cứ 100 đồng nợ ngắn hạn thì có 61 đồng tài sản có khả năng thanh khoản cao đảm bảo. Như vậy khả năng thanh toán nhanh kỳ phân tích cao hơn so với kỳ gốc là 0,03 lần, đây là dấu hiệu tốt cho công ty. Khả năng thanh toán nhanh tăng chủ yếu do hàng tồn kho của kỳ phân tích giảm nhiều 19.413.905 đồng tức đã giảm 35,06% so với kỳ gốc, nhưng do hàng tồn kho chiếm tỉ trọng nhỏ trong kết cấu tài sản nên khoản giảm tồn kho không ảnh hưởng đến lớn khả năng thanh toán của công ty. + Khả năng thanh toán ngắn hạn : Hệ số thanh toán ngắn hạn kỳ là 0,39 lần, kỳ phân tích là 0,31 lần. Chứng tỏ khả năng thanh toán ngắn hạn kỳ phân tích giảm 0,08 lần so với kỳ gốc. Điều này do nợ ngắn hạn tăng từ 2.052.735.903 đồng lên 2.292.654.615 đồng tức đã tăng 239.918.712 đồng (hay 14,69%) trong khi tài sản lưu động lại tăng 254.570.000 đồng (hay tăng 11,68%). Như vậy theo hệ số thanh toán trên thì ở kỳ gốc cứ 1 đồng nợ ngắn hạn có 39 đồng tài sản ngắn hạn đảm bảo, kỳ phân tích cứ 1 đồng nợ ngắn hạn có 31 đồng tài sản ngắn hạn đảm bảo. Hệ số thanh toán ngắn hạn của công ty còn thấp chứng tỏ khả năng thanh toán nợ ngắn SVTH : Võ Quốc Nam - Lớp 24KT7 Trang 39
  • 40. Chuyên đề thực tập GVHD: CH Phan Thanh Hải hạn của công ty yếu, công ty cần nâng cao hơn nữa tỉ số này nhằm đảm bảo cho quá trình hoạt động thuận lợi hơn. 1.2. Nhận xét về khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty : Dựa vào số liệu tính toán trên cho thấy cả kỳ 1 lẫn kỳ 2 khả năng thanh toán của công ty chưa tốt. khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn còn yếu. Công ty nên quan tâm cải thiện đến tỉ số để góp phần ổn định tình hình tài chính. Tuy nhiên, ở kỳ phân tích khả năng thanh toán nhanh đã tăng so với kỳ gốc đó là dấu hiệu tốt trong hoạt động của doanh nghiệp, thể hiện khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty được cải thiện. Mặc dù tăng rất ít nhưng cũng thể hiện sự cố gắng của việc tăng khả năng thanh toán của doanh nghiệp. 2. Khả năng thanh toán dài hạn : 2.1. Tỷ suất nợ phải trả trên vốn chủ sỡ hữu : Các nhà cho vay dài hạn một mặt quan tâm đến khả năng trả lãi, mặt khác cũng chú trọng đến sự cân bằng hợp lý giữa nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu, bởi vì điều này ảnh hưởng đến sự đảm bảo các khoản tín dụng của người cho vay. Vì vậy khi phân tích khả năng đảm bảo nợ dài hạn phải tính hệ số giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Kỳ gốc : tý suất NPT trên VCSH = 3.166.735.903 = 2,26 1.400.217.305 Kỳ phân tích : tỷ suất NPT trên VCSH = 4.670.654.615 = 11,54 404.895.367 - Hệ số này ở kỳ gốc là 2,26 tức là chủ nợ cung cấp cho công ty 2,26 đồng tương ứng với một đồng mà doanh nghiệp bỏ ra để kinh doanh, hay vốn kinh doanh cho công ty được tài trợ từ bên ngoài cao gấp 2,26 lần so với bản thân công ty, - Sang kỳ phân tích hệ số này tiếp tục tăng cao đến 11,54 lần nguyên ngân là do công ty đi vay nhiều để đầu tư vào sản xuất và trong kỳ này hoạt động của công ty không hiệu quả công ty đã bị lỗ điều này làm cho vốn chủ sở hữu giảm xuống do phải bù đắp qua phần lỗ trong quá trình công ty hoạt động. 2.2. Nhận xét khả năng thanh toán dài hạn của công ty : - Thông qua chỉ tiêu ở trên ta có thể thấy khả năng thanh toán trong dài hạn của đơn vị cũng bị ảnh hưởng rất nhiều, để kết luận được khả năng thanh toán trong SVTH : Võ Quốc Nam - Lớp 24KT7 Trang 40
  • 41. Chuyên đề thực tập GVHD: CH Phan Thanh Hải dài hạn của công ty tốt hay không thì cần phải xem xét thêm khả năng thanh toán lãi vay nhưng không thể có được số liệu từ công ty phản ánh số lãi vay mà công ty phải trả trong kỳ nên không thể kết luận được khả năng thanh tóan trong dài hạn của công ty như thế nào. III. Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh : 3.1. Phân tích hiệu suất sử dụng tài sản : 3.1.1. Đối với tài sản cố định (H1): Nguyên giá TSCĐ bình quân = = 3.479.940.747 đồng Hiệu suất sử dụng TSCĐ = = -0,27 Trong kỳ phân tích TSCĐ không được sử dụng một cách hiệu quả, qua tỷ số trên ta thấy trong kỳ công ty đầu tư một đồng TSCĐ thì tạo ra -0,27 đồng lợi nhuận, Công ty cần phải có chiến lược đầu tư TSCĐ trong tương lai hiệu quả hơn để thu được lợi nhuận, nếu tình trạng này cứ tiếp tục diễn ra thì công ty có đầu tư nhiều hơn nữa vào TSCĐ thì không những không hiệu quả mà còn rất lãng phí tài sản của công ty. 3.1.2. Đối với tài sản lưu động (H2): Đối tượng phân tích : H = v d DT kỳ gốc : d 0 = 5,836,242,367 + 3,312,189 = 5.839.554.556 đ DT kỳ phân tích : d1 = 3,530,085,653 + 71,818,869 = 3.601.904.522 đ VLĐ bình quân kỳ gốc: v0 = = 985.868.452 đ VLĐ bình quân kỳ phân tích : v1 = = 1.343.493.084 đ Hiệu suất sử dụng TSNH kỳ gốc : H0 = = 5,92 (vòng) SVTH : Võ Quốc Nam - Lớp 24KT7 Trang 41 2.585.325.153 + 4.374.556.340 2 -956.286.755 3.479.940.747 712.298.586 + 1.259.438.318 2 1.259.438.318 + 1.427.547.849 2 5.839.554.556 985.868.452
  • 42. Chuyên đề thực tập GVHD: CH Phan Thanh Hải Số ngày một vòng quay VLĐ : SN0 = 360/5,92 = 61 (ngày) Hiệu suất sử dụng TSNH kỳ phân tích H1 = = 2,68 (vòng) Số ngày một vòng quay VLĐ : SN1 = 360/2,68 = 134 (ngày) Đối tượng phân tích : ΔH = H1 - H0 = 2,68 – 5.92 = - 3,24 (vòng) Để thấy rõ nguyên nhân dẫn đến kết quả trên ta xem xét các nhân tố ảnh hưởng Các nhân tố ảnh hưởng : + Ảnh hưởng của nhân tố doanh thu thuần : Hd = 0 1 v d - 0 0 v d = - = - 2,27 + Ảnh hưởng của nhân tố VLĐ bình quân : Hv = 1 1 v d - 0 1 v d = - = - 0,97 Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng : H = Hd + Hv = -2,27 + (-0,97) = -3,24 Do H < 0 : VLĐ sử dụng lãnh phí Số vốn lưu động sử dụng lãng phí là : Số tiền lãng phí = = 730.386.200 (đồng ) Nhận xét : Qua nội dung phân tích ta thấy ở kỳ phân tích tốc độ luân chuyển VLĐ thấp hơn so với kỳ gốc, trung bình VLĐ quay được 2,68 vòng tương ứng với số ngày của một vòng quay là 134 ngày, trong khi đó kỳ gốc là 5,92 vòng tương ứng với số ngày của một vòng quay là 61 ngày. Như vậy thực tế VLĐ đã quay chậm hơn so với kỳ gốc là 3,24 vòng tương ứng với số ngày kéo dài một vòng quay là 73 ngày. Nguyên nhân là do ở kỳ phân tích doanh thu thuần thấp hơn so với kỳ gốc, SVTH : Võ Quốc Nam - Lớp 24KT7 Trang 42 3.601.904.522 1.343.493.084 3.601.904.522 985.868.452985.868.452 5.839.554.556 3.601.904.522 985.868.452 3.601.904.522 1.343.493.084 3.601.904.522 x (134 - 61) 360
  • 43. Chuyên đề thực tập GVHD: CH Phan Thanh Hải doanh thu ở kỳ phân tích giảm 2.237.650.034 đồng làm cho VLĐ luân chuyển chậm hơn 2,27 vòng, bên cạnh đó VLĐ bình quân trong kỳ giảm cũng đã làm cho tốc độ luân chuyển VLĐ giảm 0,97 vòng. Do cả hai nhân tố này đề giảm nên công ty sử dụng VLĐ không có hiệu quả 3.2. Phân tích khả năng sinh lời của hoạt động kinh doanh : 3.2.1. Phân tích khả năng sinh lời kinh tế của vốn chủ sở hữu (ROE) : ROE = = = - 1,102 Khi chủ sở hữu đầu tư 100 đồng thì LNST đạt - 1,102 đồng, để hiểu rõ nguyên nhân vì sao ROE lại thấp như vậy ta tiến hành phân tích và xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời từ vốn chủ sở hữu. Ta có : ROE = x x x100(%) Đặt A = ; B = ; C = Kỳ gốc : A0 = = = 1,159 B0 = = = 4,551 C0 = x 100(%) = x 100(%) = 10,67% Kỳ phân tích : A1 = = = 0,747 B1 = = = 5,341 SVTH : Võ Quốc Nam - Lớp 24KT7 Trang 43 Lợi nhuận sau thuế VCSH bình quân - 995,321,938 404.895.367 + 1.400.217.305 2 TSBQ LNST VCSHBQ TSBQDTT DTT TSBQ DTT VCSHBQ TSBQ LNST DTT TSBQ0 DTT0 5.839.554.556 3.116.803.246 + 4.566.953.208 2 VCSHBQ0 TSBQ0 3.841.878.227 288.111.103 + 1.400.217.305 2 LNST0 DTT0 623.350.912 5.839.554.556 TSBQ1 DTT1 3.601.904.522 1.400.217.305 + 5.075.549.982 2 VCSHBQ1 TSBQ1 4.821.251.595 1.400.217.305 + 404.895.367 2
  • 44. Chuyên đề thực tập GVHD: CH Phan Thanh Hải C1 = x 100(%) = x 100(%) = - 27,63% Ta có : ROE0 = A0 x B0 x C0 = 1,159 x 4,551 x 10,67 % = 56,28% ROE1 = A1 x B1 x C1 = 0,747 x 5,341 x (-27,63%) = -110,23% Đối tượng phân tích : ΔROE = ROE1 - ROE0 = -110,23% - 56,28% = 166,51% Để tìm hiểu nguyên nhân ta xem xét các nhân tố ảnh hưởng sau : + Ảnh hưởng của nhân tố hiệu suất sử dụng tài sản : ΔROE(A) = (A1 - A0) x B0 x C0 = (0,747 - 1,159) x 4,551 x 10,67 = - 20,01 (%) + Ảnh hưởng của nhân tố cấu trúc tài chính : ΔROE(B) = (B1 - B0) x A1 x C0 = (5,341 - 4,551) x 0,747 x 10,67% = 6,29(%) + Ảnh hưởng của nhân tố khả năng sinh lời từ doanh thu : ΔROE(C) = (C1 - C0) x A1 x B1= (-27,63 % - 10,67%) x 5,341 x 0,747= -152,81( %) Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng : ΔROE = ΔROE(A) + ΔROE(B) + ΔROE(C) = -166.51(%) Nhận xét : Từ những số liệu phân tích ở trên ta thấy ROE có mối quan hệ với các chỉ tiêu như khả năng sinh lời từ doanh thu, hiệu suất sử dụng tài sản và cấu trúc tài chính. Với các số liệu thu thập được và qua phân tích ta thấy ROE trong kỳ phân tích thấp hơn nhiều so với kỳ gốc, cụ thể là 166,51%, nguyên nhân là do trong kỳ phân tích khả năng sinh lời từ tài sản giảm, công ty sử dụng tài sản không có hiệu quả, làm cho ROE giảm 20,01%, nhưng nhân tố làm cho ROE giảm mạnh nhất đó là khả năng sinh lời từ doanh thu, trong kỳ phân tích công ty bị lỗ nặng , điều này giải thích cho sự sụt giảm đáng kể cỏa ROE kỳ phân tích so với kỳ gốc, tuy nhiên vẫn có một yếu tố tích cực đó là cấu trúc tài chính, mặc dù cấu trúc tài chính làm tăng ROE nhưng mức tăng quá ít không bằng mức giảm nên trong kỳ phân tích ROE giảm mạnh Như ta đã biểt hiệu quả kinh doanh là nguồn gốc chủ yếu tạo nên hiệu quả tài chính tuy nhiên không phải lúc nào hiệu quả kinh doanh tưang cũng sẽ dẫn đến hiệu quả tài chính tăng mà còn phải đặt nó trng mối quan hệ với nhiều yếu tố khác. SVTH : Võ Quốc Nam - Lớp 24KT7 Trang 44 LNST1 DTT1 -995.321.938 3.601.904.522
  • 45. Chuyên đề thực tập GVHD: CH Phan Thanh Hải 3.2.2. Phân tích khả năng sinh lời của tài sản (ROA) : ROA = = x 100(%) = - 20,64 (%) Ý nghĩa : Công ty đầu tư 100đ tài sản thì tạo ra – 20,64đ lợi nhuận trước thuế. Để tìm hiểu nguyên nhân ta tiến hành phân tích. Ta có : ROA = x x 100(%) Đặt : A = ; B = x 100(%) Kỳ gốc : A0 = = = 1,52 B0 = x 100 (%) = x 100(%) = 10,67(%) Kỳ phân tích : A1 = = = 0,747 B1 = x 100 (%) = x 100 (%) = -27,63(%) Ta có : ROA0 = A0 x B0 = 1,52 x 10,67% = 16,22(%) ROA1 = A1 x B1 = 0,747 x (-27,63%) = -20,64(%) Đối tượng phân tích : ΔROA = ROA1 - ROA0 = -20,64% - 16,22% = -36,86(%) Ảnh hưởng của các nhân tố đến ROA : + Ảnh hưởng của nhân tố hiệu suất sử dụng tài sản : ΔROA(A) = (A1 - A0) x B0 = (0,747 - 1,52) x 10,67% = -8,25 (%) + Ảnh hưởng của nhân tố khả năng sinh lời của doanh thu : SVTH : Võ Quốc Nam - Lớp 24KT7 Trang 45 TSBQ LNTT -995.321.938 1.400.217.305 + 5.075.549.982 2 DTT DTTTSBQ LNTT DTT TSBQ DTT LNTT DTT0 TSBQ0 5.839.554.556 3.841.878.227 DTT0 LNTT0 623,350,912 5.839.554.556 DTT1 TSBQ1 3.601.904.522 4.821.251.595 DTT1 LNTT1 -995.321.938 3.601.904.522
  • 46. Chuyên đề thực tập GVHD: CH Phan Thanh Hải ΔROA(B) = (B1 - B0) x A1 = (-27,63% - 10,67%) x 0,747 = -28,61(%) Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng : ΔROA = ΔROA(A) + ΔROA(B) = -8,25% + (-28,61%) = -36,86(%) Nhận xét : Cũng như ROE, thì ROA cũng là biểu hiện cho sự hiệu quả trong hoạt động của công ty, qua số liệu phân tích ở trên ta thấy trong kỳ phân tích khả năng sinh lời từ tài sản của công ty không những không tạo ra được lợi nhuận mà còn làm cho lợi nhuận của công ty giảm mạnh, đặc biệt do doanh thu công ty bị lỗ nên đã làm cho ROA không hiệu quả, đây là nhân tố chủ yếu nhất. Mặc khác do ROA chịu ảnh hưởng của cấu trúc nguồn vốn, việc quản lý ROA có liên quan đến việc quản lý các hoạt động tại công ty, do ROA không hiệu quả nên từ đó ta thấy việc quản lý đầu tư tài sản tại công ty không hiệu quả, không đêm lại lợi nhuận cho công ty, mặc khác còn lãng phí, Nguyên nhân lớn nhất ở đây là trong kỳ phân tích, công ty đang mở rộng quy mô chưa chú trọng đầu tư tài sản cũng như tiến hành vay vốn khá nhiều. IV . Tổng kết tình hình tài chính của công ty : Qui mô sản xuất của công ty đã được mở rộng, giá trị tổng tài sản luôn gia tăng kể từ khi thành lập. Nguồn tài trợ chủ yếu cho việc mở rộng sản xuất chủ yếu là các khoản nợ vay. Tuy nhiên các khoản vay này lại chiếm tỉ lệ quá cao, do đó Công ty nên thận trọng hơn trong vấn đề sử dụng vốn. Kết cấu vốn và nguồn vốn chưa được hợp lý, tình hình đầu tư theo chiều sâu được khả quan. Công ty cần gia tăng thêm vốn chủ sở hữu để đảm bảo tính tự chủ. Các tỉ số về khả năng thanh toán tuy được cải thiện dần nhưng nhìn chung tỉ số này quá thấp so với yêu cầu thực tế, thể hiện năng lực trả các khoản nợ ngắn hạn rất yếu. Công ty nên tăng cường chỉ tiêu này nhiều hơn nữa để bảo bảo tính ổn định cho hoạt động sản xuất kinh doanh Chi phí sản xuất còn cao, trong khi doanh thu lại giảm gây nhiều trở ngại cho quá trình hoạt động sau này. Công ty cần phát huy tác dụng của máy móc thiết bị, tăng cường công tác quản trị sản xuất để tiết kiệm chi phí một cách hợp lý nhất. Tỉ số nợ rất cao và ngày càng tăng, đòi hỏi công ty phải nổ lực nhiều hơn trong việc gia tăng lợi nhuận bù đắp những khoản lãi vay. Nhưng điều nên làm lúc này vẫn là tăng vốn chủ sở hữu để tăng cường tính tự chủ cho Công ty. SVTH : Võ Quốc Nam - Lớp 24KT7 Trang 46
  • 47. Chuyên đề thực tập GVHD: CH Phan Thanh Hải Khả năng sinh lời của tài sản cũng như của VCSH đều âm, cho thấy công ty đang gặp khó khăn lớn trong việc sử dụng hiệu quả tài sản cũng như vốn đầu tư của chủ sở hữu, điều này sẽ là một lãng phí lớn trong giai đoạn hiện nay và tương lai nếu công ty không có các giải pháp kịp thời. Tóm lại :Công ty cổ phần Gia Nguyễn đang gặp khó khăn về tài chính, đây là thách rất lớn mà Công ty phải vượt qua. Sự yếu kém về tài chính có thể kéo theo sự bế tắt trong hoạt động kinh doanh, nhưng với năng lực quản lý của các cấp lãnh đạo, cùng với dự cồ gắng của toàn thể cán bộ công nhân Công ty cổ phần Gia Nguyễn hoàn toàn có thể khắc phục khó khăn và thực hiện những bước đột phá. PHẦN III : MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIA NGUYỄN I. NGUYÊN NHÂN YẾU KÉM VỀ TÀI CHÍNH 1. Nguyên nhân khách quan : - Do sự biến động quá nhanh của thị trường, các sản phẩm ngành in lần lượt ra đời với nhiều mẫu mã lạ, đòi hỏi quá trình cải tiến mẫu mã phải không ngừng nổ lực thích ứng phù hợp tình tình mới. Chính vì thế, với Công ty cổ phần Gia Nguyễn, một công ty mới thành lập thiếu nhiều kinh nghiệm trong việc nghiên cứu thị trường, không tránh khỏi những thiếu xót thường thấy đối với những doanh nghiệp mới thành lập, đó là những yếu kém trong khâu quản lý kinh doanh, các hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính. Công ty chưa thể tận dụng được những nguồn vốn nhàn rỗi ban đầu để đưa vào hoạt động nhằm thu lợi nhuận nhiều hơn. - Bề dày kinh nghiệm chưa cao, điều này luôn gây bất lợi cho Công ty khi có những sự cố bất thường. Tất cả các khách hàng đều muốn thu được sản phẩm với giá thấp nhất, do đó trong quá trình hợp tác có thể có những tranh chấp gây tổn hại đến quyền lợi Công ty. - Các máy móc thiết bị đôi khi vẫn bị sự cố ngoài ý muốn (mặc dù là máy mới) nên các khâu sản xuất cũng như giao nhận có thể bị chậm trễ về thời gian, đối với những khách hàng khó tính Công ty phải bồi thường thiệt hại cho họ. 2. Nguyên nhân chủ quan : SVTH : Võ Quốc Nam - Lớp 24KT7 Trang 47
  • 48. Chuyên đề thực tập GVHD: CH Phan Thanh Hải Nguyên nhân chủ yếu làm suy yếu tình hình tài chính Công ty chủ yếu do các khâu sản xuất và quản lý. Đó là những nhân tố: - Khả năng quản trị sản xuất chưa cao. Sản xuất còn hao hụt nhiều, chưa tiết kiệm được những nguyên liệu từ khách hàng. Chưa phân công trách nhiệm thoả đáng đối với khâu kiểm tra chất lượng của sản phẩm in - Người lao động chỉ quan tâm đến công việc của mình, chưa đặt lợi ích Công ty lên trên lợi ích cá nhân, đa số công nhân rất ít cho ý kiến để tăng hiệu quả lao động mà chỉ đòi quyền lợi cá nhân. - Khâu dự báo thời gian hoàn thành còn chưa tốt, chưa thể đáp ứng chính xác ngày hoàn thành sản phẩm II. GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC : Qua phân tích về các chỉ tiêu ta thấy tình hình hoạt động công ty cổ phần Gia Nguyễn chưa được tốt. Sau đây là một số biện pháp : 1. Sử dụng nguồn nhân lực : - Việc sử dụng lao động gắn liền với quá trình sản xuất, cho nên sử dụng lao động hiệu quả sẽ đẩy mạnh tăng năng suất, tiết kiệm chi phí… từ đó sẽ tăng lợi nhuận góp phần cải thiện tình hình tài chính công ty. - Công ty nên chú trọng vào một số khâu sau : + Lập kế hoạch và tuyển dụng, đào tạo và phát triển, duy trì và quản lý. + Hệ thống thông tin và dịch vụ về nhân lực - Không những thế, Doanh nghiệp phải thường xuyên quan tâm đến việc : + Khảo sát tìm hiểu nhân viên để biết nhu cầu của họ. + Xác định những vấn đề nảy sinh trong quá trình quản lý nguồn nhân lực. Mặt khác, với tình hình hiện nay công ty có thể thành lập thêm một trưởng phòng nhân sự, để phù hợp với tiến trình sản xuất của công ty. 2. Nâng cao khả năng sinh lời của công ty : - Hiện nay doanh thu chưa cao nên việc tiết kiệm chi phí là vấn đề cần đáng quan tâm nhất hiện nay. Tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong giai đoạn đầu đều phát sinh những chi phí không đáng. Công ty phải chú trọng từ khâu thiết kế mẫu sản phẩm không nên để những trường hợp sản phẩm lỗi gây những chi phí không đáng. Hay nói cách khác, công ty phải nâng cao trình độ quản lý sau lãnh đạo các SVTH : Võ Quốc Nam - Lớp 24KT7 Trang 48