SlideShare a Scribd company logo
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Hoàng Điệp
SVTH: Trần Lê Phương Nhung Trang 1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong nền kinh tế hiện nay, Việt Nam đã và đang ngày càng hội nhập sâu rộng
hơn với thị trường quốc tế thông qua các tổ chức và hiệp định thương mại thế giới.
Bên cạnh những cơ hội được mở rộng thị trường kinh doanh thì thách thức đặt ra cho
các doanh nghiệp trong nước để tồn tại và phát triển trong điều kiện nền kinh tế đang
ngày càng có sự cạnh tranh gây gắt với các doanh nghiệp nước ngoài là rất lớn. Trước
tình hình đó, để đảm bảo cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển, nhà quản trị doanh
nghiệp ngoài việc nắm bắt được nhu cầu của thị trường còn phải không ngừng nâng
cao trình độ và năng lực quản lý, đồng thời nắm vững tình hình tài chính của doanh
nghiệp mình để đưa ra các quyết định đúng đắn, chính xác và kịp thời, nhằm đảm bảo
thực hiện chiến lược sản xuất kinh doanh có hiệu quả và mang tính bền vững.
Muốn đạt được điều này, doanh nghiệp cần phải thực hiện định kỳ việc phân tích
tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như tình hình tài chính của mình một
cách nghiêm túc và đầy đủ. Từ đó phát huy mặt tích cực, khắc phục mặt hạn chế của
hoạt động tài chính doanh nghiệp, tìm ra được những nguyên nhân cơ bản đã ảnh
hưởng đến các mặt này và đề xuất được các giải pháp cần thiết để cải thiện hoạt động
tài chính tạo tiền đề để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Do đó có thể thấy, phân tích tình hình tài chính là việc làm vô cùng quan trọng và
cần thiết. Phân tích tình hình tài chính nhằm đánh giá được đầy đủ và chính xác tình
hình tổ chức, phân phối, sử dụng và quản lý nguồn vốn của doanh nghiệp, vạch rõ
được xu hướng phát triển của doanh nghiệp. Phân tích tình hình tài chính là một công
cụ vô cùng quan trọng cho công tác quản lý của nhà quản trị doanh nghiệp.
Hiểu rõ được tầm quan trọng và thiết thực của việc phân tích tài chính doanh
nghiệp, em đã chọn đề tài “Phân tích tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Dược
Hậu Giang” là chuyên đề báo cáo trong khóa luận tốt nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Quá trình phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp nhằm vào hai mục tiêu chủ
yếu sau:
 Nắm bắt các số liệu thể hiện tình hình tài chính nhằm hiểu rõ thực trạng tài chính
của doanh nghiệp.
 Từ các nhận định về thực trạng tài chính của doanh nghiệp, đưa ra các biện pháp
nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Hoàng Điệp
SVTH: Trần Lê Phương Nhung Trang 2
3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu: Đề tài sử dụng phương pháp thông kê, mô tả số liệu của
doanh nghiệp thông qua báo cáo tài chính, báo cáo thường niên và các thông tin khác
được công ty công bố.
Phương pháp xử lý số liệu: Đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh tuyệt đối, so
sánh tương đối chỉ tiêu báo cáo qua các năm đồng thời sử dụng các chỉ số phân tích để
đánh giá tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và thay đổi dòng tiền của công ty
qua các năm.
4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của chuyên đề:
 Về không gian: Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang.
 Về thời gian: Giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2014
 Về nội dung: Nghiên cứu về cấu trúc tài chính của doanh nghiệp, khả năng hoạt
động, khả năng sinh lợi, đánh giá thực trạng tài chính và xu hướng phát triển của
doanh nghiệp, từ đó đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
của công ty.
5. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của đề tài
gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về tình hình tài chính doanh nghiệp và phân tích tình
hình tài chính doanh nghiệp.
Chương 2: Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ Phần Dược Hậu Giang
Chương 3: Nhận xét, giải pháp và kiến nghị
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của Thầy Ngô Hoàng Điệp
đã giúp em hoàn thành bài khóa luận này. Do bản thân em vẫn còn nhiều hạn chế về
kiến thức cũng như những kinh nghiệm thực tế nên bài báo cáo của em sẽ không tránh
khỏi những thiếu xót, em rất mong nhận được sự góp ý bổ sung của Thầy để giúp em
hoàn thiện hơn bài khóa luận tốt nghiệp của mình cũng như củng cố kiến thức của bản
thân hơn nữa.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Hoàng Điệp
SVTH: Trần Lê Phương Nhung Trang 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÌNH HÌNH
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ PHÂN TÍCH
TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH
NGHIỆP
1.1.1. Khái niệm về tài chính doanh nghiệp
1.1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp
Theo điều 4, Luật Doanh nghiệp năm 2005 định nghĩa: “Doanh nghiệp là tổ
chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh
doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh
doanh”.
Như vậy ta có thể hiểu: Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế thực hiện các hoạt
động sản xuất, cung ứng hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng nhằm mục đích sinh
lời.
1.1.1.2. Khái niệm tài chính
Tài chính là sự vận động của vốn tiền tệ, diễn ra ở mọi chủ thể trong xã hội. Nó
phản ánh tổng hợp các mối quan hệ kinh tế nảy sinh trong phân phối các nguồn tài
chính thông qua việc tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đáp ứng các nhu cầu
khác nhau của các chủ thể trong xã hội.
Trong đó:
Nguồn tài chính là khả năng về tài chính mà các chủ thể trong xã hội có thể khai
thác, sử dụng nhằm thực hiện các mục đích của mình. Nguồn tài chính có thể tồn tại
dưới dạng tiền, tài sản vật chất hoặc phi vật chất. Sự vận động của các nguồn tài chính
phản ánh sự vận động của những bộ phận của cải xã hội dưới hình thức giá trị. Nguồn
tài chính luôn thể hiện một khả năng về sức mua nhất định. Kết quả của quá trình
phân phối các nguồn tài chính là sự hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ nhất định.
Qũy tiền tệ là một lượng nhất định các nguồn tài chính đã huy động được để sử
dụng cho một mục đích nhất định. Các quỹ tiền tệ, sự hình thành và sử dụng của
chúng có các đặc điểm sau:
 Thứ nhất, các quỹ tiền tệ luôn luôn biểu hiện các quan hệ sở hữu. Khi kết thúc
một giai đoạn vận động nào đó của quỹ thì mỗi chủ thể của hình thức sở hữu này
hay hình thức sở hữu khác sẽ nhận được cho mình một phần nguồn lực tài chính.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Hoàng Điệp
SVTH: Trần Lê Phương Nhung Trang 4
Việc sử dụng các quỹ tiền tệ cũng phụ thuộc quyền sở hữu cũng như tùy thuộc
vào quy ước, nguyên tắc sử dụng quỹ, ý chí chủ quan của người sở hữu trong
quá trình phân phối.
 Thứ hai, các quỹ tiền tệ bao giờ cũng thể hiện tính mục đích. Đây là đặc điểm
chủ yếu của quỹ tiền tệ. Phần lớn các quỹ tiền tệ đều có mục đích sử dụng cuối
cùng là tích lũy hoặc tiêu dùng.
 Thứ ba, tất cả các quỹ tiền tệ đều vận động thường xuyên, tức là chúng luôn luôn
được sử dụng và bổ sung.
Quan hệ tài chính là các quan hệ kinh tế giữa các chủ thể trong xã hội trong phân
phối các nguồn tài chính và quá trình phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị.
1.1.1.3. Khái niệm tài chính doanh nghiệp
Xét về hình thức: Tài chính doanh nghiệp là quỹ tiền tệ trong quá trình tạo lập,
phân phối, sử dụng và vận động gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp. Về bản
chất, tài chính doanh nghiệp là các quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị nảy sinh gắn
liền với việc tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động
của doanh nghiệp.
Xét về mặt nội dung: Tài chính doanh nghiệp là một mặt hoạt động của doanh
nghiệp nhằm đạt tới các mục tiêu của doanh nghiệp đã đề ra. Các hoạt động gắn liền
với việc tạo lập, phân phối, sử dụng và vận động chuyển hóa của quỹ tiền tệ thuộc
hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
1.1.1.4. Đặc điểm của tài chính doanh nghiệp
Hoạt động tài chính gắn liền với quá trình hình thành, sử dụng nguồn vốn và các
quỹ tiền tệ có tính đặc thù: doanh nghiệp phải tìm kiếm các nguồn tài trợ vay ngắn
hạn để đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn, phát hành cổ phiếu, mua sắm thiết bị mới, vật
tư hàng hóa, tìm kiếm lao động…phân phối thu nhập, thực hiện các nghĩa vụ Nhà
nước, trả lương công nhân viên
Hoạt động tài chính doanh nghiệp thể hiện sự vận động của vốn giữa doanh
nghiệp với các chủ thể khác.
1.1.2. Chức năng của tài chính doanh nghiệp
1.1.2.1. Chức năng huy động vốn
Để thực hiện sản xuất kinh doanh trong điều kiện của cơ chế thị trường có hiệu
quả đòi hỏi các doanh nghiẹp phải có vốn và có phương án tạo lập, huy động vốn cụ
thể.
Thứ nhất, phải xác định nhu cầu vốn (vốn cố định và vốn lưu động) cần thiết
cho quá trình sản xuất kinh doanh.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Hoàng Điệp
SVTH: Trần Lê Phương Nhung Trang 5
Thứ hai, phải xem xét khả năng đáp ứng nhu cầu vốn và các giải pháp huy động
vốn:
 Nếu nhu cầu lớn hơn khả năng thì doanh nghiệp phải huy động thêm vốn, tìm
kiếm mọi nguồn tài trợ với chi phí sử dụng vốn thấp nhưng vẫn bảo đảm có hiệu
quả.
 Nếu khả năng lớn hơn nhu cầu thì doanh nghiệp có thể mở rộng sản xuất, mở
rộng thị trường hoặc có thể tham gia vào thị trường tài chính như đầu tư chứng
khoán, cho thuê tài sản, góp vốn liên doanh...
Thứ ba, phải lựa chọn nguồn vốn và phương thức thanh toán các nguồn vốn sao
cho chi phí doanh nghiệp phải trả là thấp nhất trong khoảng thời gian hợp lý.
1.1.2.2. Chức năng phân phối thu nhập
Thu nhập bằng tiền từ bán sản phẩm, hàng hóa, lao vụ, dịch vụ, lợi tức cổ phiếu,
lãi cho vay, thu nhập khác của doanh nghiệp được tiến hành phân phối như sau:
 Bù đắp hao phí vật chất, lao động đã tiêu hao trong quá trình sản xuất kinh
doanh bao gồm:
- Chi phí vật tư như nguyên vật liệu, nhiên liệu, động lực, công cụ lao động nhỏ…
- Chi phí khấu hao tài sản cố định.
- Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền (kể cả các khoản thuế gián
thu).
 Phần còn lại là lợi nhuận trước thuế được phân phối tiếp như sau:
- Nộp thuế TNDN theo luật định.
- Bù lỗ năm trước không được trừ vào lợi nhuận trước thuế (nếu có).
- Trừ các khoản chi phí không hợp lý, hợp lệ.
- Chia lãi cho các đối tác góp vốn.
- Trích vào các quỹ doanh nghiệp.
1.1.2.3. Chức năng giám đốc tài chính
Tình hình tài chính của doanh nghiệp phản ánh một cách chính xác nhất hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua số liệu do các chỉ tiêu tài chính thể
hiện, nhà quản lý có thể dễ dàng nhận thấy hiện trạng kinh doanh của doanh nghiệp,
đưa ra đánh giá khái quát và kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp, phát hiện kịp thời
những vướng mắc, tồn tại để đưa ra các quyết định phù hợp nhằm điều chỉnh được
hoạt động của doanh nghiệp để đạt mục tiêu đã định.
Bên cạnh đó, các đối tượng khác quan tâm đến doanh nghiệp vì nhiều mục đích
khác nhau cũng có thể thông qua chức năng kiểm soát của doanh nghiệp để có thể có
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Hoàng Điệp
SVTH: Trần Lê Phương Nhung Trang 6
một cái nhìn chuẩn về hiện trạng của doanh nghiệp, từ đó có thể có các quyết định phù
hợp với mục đích của mình.
Tóm lại, Ba chức năng trên quan hệ mật thiết với nhau, chức năng kiểm tra tiến
hành tốt là cơ sở quan trọng cho những định hướng phân phối tài chính đúng đắn tạo
điều kiện cho sản xuất liên tục. Việc tạo vốn và phân phối tốt sẽ khai thông các luồng
tài chính, thu hút nhiều nguồn vốn khác nhau tạo ra nguồn tài chính dồi dào đảm bảo
cho quá trình hoạt động của doanh nghiệp và tạo điều kiện thuận lợi cho chức năng
kiểm tra.
1.1.3. Các mối quan hệ của tài chính doanh nghiệp
1.1.3.1. Quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà nước
Tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phải thực hiện các nghĩa
vụ tài chính đối với nhà nước (nộp thuế cho ngân sách nhà nước). Ngân sách nhà
nước cấp vốn cho doanh nghiệp nhà nước và có thể cấp vốn với công ty liên doanh
hoặc cổ phần (mua cổ phiếu) hoặc cho vay (mua trái phiếu) tuỳ theo mục đích yêu cầu
quản lý đối với ngành kinh tế mà quyết định tỷ lệ góp vốn, cho vay nhiều hay ít.
1.1.3.2. Quan hệ giữa doanh nghiệp với các chủ thế kinh tế khác
 Quan hệ giữa doanh nghiệp với các tổ chức trung gian tài chính:
Các trung gian tài chính (chủ yếu là ngân hàng) là cầu nối giữa người có vốn tạm
thời nhàn rỗi với người cần vốn để đầu tư kinh tế. Quan hệ này phát sinh khi doanh
nghiệp đi vay vốn của các tổ chức tín dụng đồng thời trả chi phí cho việc sử dụng vốn
đi vay đó.
 Quan hệ giữa doanh nghiệp với thị trường:
Với tư cách là một chủ thể kinh doanh, doanh nghiệp có quan hệ với thị trường
cung cấp các yếu tố đầu vào và thị trường phân phối đầu ra. Thông qua thị trường,
doanh nghiệp có thể xác định nhu cầu sản phẩm và dịch vụ cung ứng, từ đó doanh
nghiệp xác định số tiền đầu tư cho kế hoạch sản xuất và tiêu thụ nhằm thoả mãn nhu
cầu xã hội và thu được lợi nhuận tối đa với lượng chi phí bỏ ra thấp nhất, đứng vững
và liên tục mở rộng thị trường trong môi trường cạnh tranh khốc liệt.
Trong nền kinh tế thị trường, ngoài các yếu tố nêu trên, các doanh nghiệp còn
phải tiếp cận với thị trường vốn. Doanh nghiệp có thể tạo ra được nguồn vốn dài hạn
bằng việc phát hành chứng khoán như kỳ phiếu, cổ phiếu, đồng thời có thể kinh doanh
chứng khoán để kiếm lời trên thị trường này.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Hoàng Điệp
SVTH: Trần Lê Phương Nhung Trang 7
1.1.3.3. Quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp
Gồm quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với các phòng ban, phân xưởng và tổ
đội sản xuất trong việc nhận và thanh toán tạm ứng, thanh toán tài sản.
Gồm quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với cán bộ công nhân viên trong quá
trình phân phối thu nhập cho người lao động dưới hình thức tiền lương, tiền thưởng,
tiền phạt và lãi cổ phần.
Những quan hệ kinh tế trên được biểu hiện trong sự vận động của tiền tệ thông
qua việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ, vì vậy thường được xem là các quan
hệ tiền tệ. Những quan hệ này một mặt phản ánh rõ doanh nghiệp là một đơn vị kinh
tế độc lập, là chủ thể trong quan hệ kinh tế, đồng thời phản ánh rõ nét mối liên hệ giữa
tài chính doanh nghiệp với các khâu khác trong hệ thống tài chính nước ta.
1.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.2.1 Khái niệm và ý nghĩa của việc phân tích tài chính doanh
nghiệp
1.2.1.1. Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp
Phân tích tài chính có thể được hiểu như là quá trình kiểm tra, xem xét các số
liệu tài chính hiện hành và quá khứ, nhằm mục đích đánh giá, dự tính các rủi ro, tiềm
năng trong tương lai phục vụ cho các quyết định tài chính của một doanh nghiệp,
người ta thường dựa vào các số liệu của Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh để phân tích. Ngoài ra để đánh giá tình hình tài chính của một doanh
nghiệp, người ta còn dùng các tỷ số tài chính để đánh giá như: tỷ số thanh toán, tỷ số
hoạt động, tỷ số đòn bẩy, tỷ số lợi nhuận. Đối với công ty cổ phần người ta còn dùng
thêm tỷ số giá thị trường để đánh giá.
1.2.1.2. Mục đích và ý nghĩa phân tích tài chính doanh nghiệp
Mục đích của phân tích tài chính doanh nghiệp
Phân tích tình hình tài chính của một doanh nghiệp nhằm mục đích đánh giá, dự
tính các rủi ro cũng như tiềm năng, khả năng sinh lãi của doanh nghiệp trong tương lai
nhằm phục vụ cho việc ra quyết định một cách thích hợp
Tùy theo từng đối tượng sử dụng mà kết quả phân tích tài chính có những ý nghĩa và
vai trò khác nhau.
- Đối với các nhà quản trị doanh nghiệp: Các hoạt động nghiên cứu tài chính trong
doanh nghiệp được gọi là phân tích tài chính nội bộ. Khác với phân tích tài chính
bên ngoài do nhà phân tích ngoài doanh nghiệp tiến hành. Do đó thông tin đầy
đủ và hiểu rõ về doanh nghiệp, các nhà phân tích tài chính trong doanh nghiệp
có nhiều lợi thế để có thể phân tích tài chính tốt nhất. Vì vậy nhà quản trị doanh
nghiệp còn phải quan tâm đến nhiều mục tiêu khác nhau như tạo công ăn việc
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Hoàng Điệp
SVTH: Trần Lê Phương Nhung Trang 8
làm cho người lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ, hạ
chi phí thấp nhất và bảo vệ môi trường. Doanh nghiệp chỉ có thể đạt được mục
tiêu này khi doanh nghiệp kinh doanh có lãi và thanh toán được nợ.
Như vậy hơn ai hết các nhà quản trị doanh nghiệp cần có đủ thông tin nhằm thực
hiện cân bằng tài chính, nhằm đánh giá tình hình tài chính đã qua để tiến hành
cân đối tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, trả nợ, rủi ro tài chính
của doanh nghiệp. Bên cạnh đó định hướng các quyết định của ban giám đốc tài
chính, quyết định đầu tư, tài trợ, phân tích lợi tức cổ phần.
- Đối với các nhà đầu tư: Mối quan tâm của họ chủ yếu vào khả năng hoàn vốn,
mức sinh lãi, khả năng thanh toán vốn và sự rủi ro. Vì thế mà họ cần thông tin về
điều kiện tài chính, tình hình hoạt động, về kết quả kinh doanh và các tiềm năng
của doanh nghiệp. Các nhà đầu tư còn quan tâm đến việc điều hành hoạt động
công tác quản lý. Những điều đó tạo ra sự an toàn và hiệu quả cho các nhà đầu
tư.
- Đối với các chủ nợ như ngân hàng, công ty tài chính, các trái chủ: Mối quan tâm
của họ hướng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Qua việc phân tích tình
hình tài chính của doanh nghiệp, họ đặc biệt chú ý tới số lượng tiền và các tài
sản có thể chuyển đổi thành tiền nhanh để từ đó có thể so sánh được và biết được
khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp.
Giả sử chúng ta đặt mình vào trường hợp là người cho vay thì điều đầutiên
chúng ta chú ý cũng sẽ là số vốn chủ sở hữu, nếu như ta thấy không chắc chắn
khoản cho vay của mình sẽ đựoc thanh toán thì trong trường hợp doanh nghiệp
đó gặp rủi ro sẽ không có số vốn bảo hiểm cho họ. Đồng thời ta cũng quan tâm
đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp vì đó chính là cơ sở của việc hoàn trả
vốn và lãi vay.
- Đối với cơ quan nhà nước như cơ quan thuế, tài chính, cơ quan chủ quản…:
Trên cơ sở phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp cơ quan thuế sẽ tiến hành
xác định chính xác mức thuế mà doanh nghiệp phải nộp; các cơ quan chủ quản,
tài chính thông qua phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp sẽ có biện
pháp quản lý hiệu quả hơn.
Ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp
Hoạt động tài chính có mối quan hệ chặt chẽ và trực tiếp với hoạt động sản xuất
kinh doanh của một doanh nghiệp, có ý nghĩa quyết định trong việc hình thành, tồn tại
và phát triển của doanh nghiệp. Do vậy, tình hình tài chính nói chung và việc phân
tích tài chính nói riêng nhận được khá nhiều sự quan tâm của nhiều đối tượng khác
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Hoàng Điệp
SVTH: Trần Lê Phương Nhung Trang 9
nhau. Mà ý nghĩa đối với việc phân tích báo cáo tài chính của từng đối tượng là khác
nhau, cụ thể là:
 Đối với doanh nghiệp: Qua phân tích tình hình tài chính mới đánh giá đầy đủ,
chính xác tình hình phân phối, sử dụng và quản lý các nguồn vốn, thấy rõ khả
năng về vốn của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó giúp doanh nghiệp củng cố tốt hơn
hoạt động tài chính và đề ra biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của mình.
Phân tích tình hình tài chính có ý nghĩa và vai trò rất quan trọng, là yếu tố then
chốt không thể thiếu đối với nhà quản lý.
 Đối với các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp: Phân tích cấu trúc tình hình tài
chính phục vụ cho công tác quản lý của cấp trên, cơ quan tài chính, ngân hàng
như: Đánh giá tình hình thực hiện các chế độ, chính sách về tài chính của Nhà
nước, xem xét việc vay vốn…
1.2.2. Nguồn tài liệu sử dụng trong phân tích
Báo cáo tài chính dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình
kinh doanh và các nguồn tiền của một doanh nghiệp. Hệ thống báo cáo định kì theo
quy định hiện nay có 4 loại:
 Bảng cân đối kế toán.
 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
 Bảng thuyết minh báo cáo tài chính.
Đặc biệt đối với các loại báo cáo tài chính do các công ty niêm yết công bố trên
thị trường chứng khoán có ý nghĩa rất quan trọng đối với các nhà đầu tư muốn đầu tư
vào thị trường chứng khoán vì đó là phương tiện chủ yếu giúp họ đánh giá mức độ
sinh lời và triển vọng của công ty trước khi họ quyết định có nên đầu tư hay không.
Các báo cáo tài chính hằng năm của các doanh nghiệp là một nguồn thông tin tài
chính quan trọng. Các thành phần chính của báo cáo hằng năm này là: Phân tích hoạt
động năm vừa qua của các nhà quản trị, các báo cáo tài chính, thuyết minh các báo
cáo, báo cáo kiểm toán và tóm tắt hoạt động trong 5 năm hoặc 10 năm
1.2.2.1. Bảng cân đối kế toán (Mẫu B01-DN)
Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ
giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời
điểm nhất định.
Bảng cân đối kế toán có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý doanh
nghiệp. Số liệu trên bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của
doanh nghiệp theo cơ cấu tài sản; nguồn vốn và cơ cấu hình thành các tài sản đó.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Hoàng Điệp
SVTH: Trần Lê Phương Nhung Trang 10
Thông qua bảng cân đối kế toán có thể nhận xét, nghiên cứu và đánh giá khái quát
tình hình tài chính của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, có thể phân tích tình hình sử
dụng vốn vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Các thành phần của bảng cân đối kế toán gồm:
 Phần tài sản: Phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có thuộc quyền quản lý và sử
dụng của doanh nghiệp đến thời điểm lập báo cáo. Căn cứ vào số liệu này có thể
đánh giá một cách tổng quát quy mô tài sản và kết cấu các loại vốn doanh nghiệp
hiện có đang tồn tại dưới hình thái vật chất. Xét về mặt pháp lý, số lượng của các
CHỈ TIÊU bên phần tài sản thể hiện số vốn đang thuộc quyền quản lý và sử
dụng của doanh nghiệp.
 Phần nguồn vốn: Phản ánh những nguồn vốn mà doanh nghiệp quản lý và đang
sử dụng vào thời điểm lập báo cáo. Về mặt kinh tế, khi xem xét phần nguồn vốn
các nhà quản trị có thể biết trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối với tài sản
đang quản lý và sử dụng ở doanh nghiệp.
1.2.2.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu B02-DN)
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản
ánh tình hình và kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Số liệu trên báo cáo
này cung cấp những thông tin tổng hợp nhất về tình hình và kết quả sử dụng các tiềm
năng về vốn, lao động, kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý kinh doanh của doanh nghiệp.
Kết cấu báo cáo kết quả kinh doanh bao gồm:
 Phần I: Lãi, lỗ: Phần này phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp sau
một kỳ hoạt động. Các chỉ tiêu này liên quan đến doanh thu, chi phí của hoạt
động tài chính và các nghiệp vụ bất thường để xác định kết quả của từng loại
hoạt động cũng như toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
 Phần II: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước: Phản ánh tình hình thực
hiện nghĩa vụ với nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác.
1.2.2.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu B03-DN)
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh việc hình
thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp.
Dựa vào báo cáo lưu chuyển tiền tệ, người phân tích có thể đánh giá được khả
năng tạo ra tiền, sự biến động tài sản thuần của doanh nghiệp, khả năng thanh toán của
doanh nghiệp và dự đoán luồng tiền kỳ tiếp theo.
Nội dung báo cáo lưu chuyển tiền tệ gồm 3 phần:
 Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh
 Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư
 Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Hoàng Điệp
SVTH: Trần Lê Phương Nhung Trang 11
1.2.2.4. Các nguồn thông tin khác
Các nguồn thông tin khác mà ở đây cụ thể là bảng thuyết minh báo cáo tài chính
là một bộ phận hợp thành không thể tách rời của báo cáo tài chính dùng để mô tả
mang tính tường thuật hoặc phân tích chi tiết các thông tin số liệu đã được trình bày
trên bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển
tiền tệ, cũng như các thông tin cần thiết khác theo yêu cầu của chuẩn mực kế toán cụ
thể. Bảng thuyết minh báo cáo tài chính cũng có thể trình bày những thông tin khác
nếu doanh nghiệp xét thấy cần thiết cho việc trình bày trung thực, hợp lý của báo cáo
tài chính.
Việc hiểu bảng thuyết minh báo cáo tài chính giúp người sử dụng hiểu sâu hơn
và toàn diện hơn về hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Thông tin liên quan đến tình hình kinh tế
- Thông tin về tăng trưởng, suy thoái kinh tế.
- Thông tin về lãi suất ngân hàng.
- Thông tin về tỷ lệ lạm phát.
- Thông tin về chính sách kinh tế của Chính phủ…
Thông tin theo ngành
- Mức độ và yêu cầu công nghệ theo ngành.
- Mức độ cạnh tranh và quy mô của thị trường.
- Nhịp độ và xu hướng vận động của ngành.
- Nguy cơ xuất hiện những đối thủ cạnh tranh tiềm tàng.
Thông tin về đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp
- Mục tiêu và chiến lược hoạt động của doanh nghiệp.
- Đặc điểm quá trình luân chuyển vốn trong các khâu kinh doanh ở từng loại hình
doanh nghiệp.
- Tính thời vụ, tính chu kỳ trong từng hoạt động kinh doanh.
- Mối liên hệ giữa nhà cung cấp, ngân hàng, khách hàng…
1.2.3. Các bước và trình tự tiến hành phân tích tài chính
1.2.3.1. Các bước tiến hành phân tích tài chính
 Thu thập thông tin
Phân tích tài chính sử dụng mọi nguồn thông tin có khả năng lý giải và thuyết
minh thực trạng hoạt động tài chính doanh nghiệp, phục vụ cho quá trình dự đoán tài
chính. Nó bao gồm cả những thông tin nội bộ đến những thông tin bên ngoài, những
thông tin kế toán và những thông tin quản lý khác, những thông tin về số lượng và giá
trị…trong đó các thông tin kế toán phản ánh tập trung trong các báo cáo tài chính
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Hoàng Điệp
SVTH: Trần Lê Phương Nhung Trang 12
doanh nghiệp, là những nguồn thông tin đặc biệt quan trọng. Do vậy, phân tích tài
chính trên thực tế là phân tích các báo cáo tài chính doanh nghiệp.
 Xử lý thông tin
Giai đoạn tiếp theo của phân tích tài chính là quá trình xử lý thông tin đã thu
thập được. Trong giai đoạn này, người sử dụng thông tin ở các góc độ nghiên cứu,
ứng dụng khác nhau, có phương pháp xử lý thông tin khác nhau phục vụ mục tiêu
phân tích đã đặt ra. Xử lý thông tin là quá trình sắp xếp các thông tin theo những mục
tiêu nhất định nhằm tính toán so sánh, giải thích đánh giá, xác định nguyên nhân của
các kết quả đã đạt được phục vụ cho quá trình dự đoán và quyết định.
 Dự đoán và quyết định
Thu thập và xử lý thông tin nhằm chuẩn bị những tiền đề và điều kiện cần thiết
để người sử dụng thông tin dự đoán nhu cầu và đưa ra những quyết định tài chính. Có
thể nói mục tiêu của phân tích tài chính là đưa ra các quyết định tài chính. Đối với chủ
doanh nghiệp, phân tích tài chính nhằm đưa ra những quyết định liên quan đến mục
tiêu hoạt động của doanh nghiệp là tăng trưởng, phát triển, tối đa hóa lợi nhuận hay
tối đa hóa giá trị doanh nghiệp.
1.2.3.2. Trình tự tiến hành phân tích tài chính
Trình tự tiến hành phân tích tài chính tuân theo các nghiệp vụ phân tích thích
ứng với từng giai đoạn dự đoán tài chính theo sơ đồ sau:
Giai đoạn dự đoán Nghiệp vụ phân tích
Chuẩn bị và xử lý các nguồn thông tin
Thông tin kế toán nội bộ
Thông tin khác từ bên ngoài
Áp dụng các công cụ phân tích
Xử lý thông tin kế toán
Tính toán các chỉ số
Tập hợp các bảng biểu
Xác định các biểu hiện đặc trưng Giải thích và đánh giá các chỉ số
Biểu hiện hoặc hội chứng khó khăn
Điểm mạnh và điểm yếu
Cân bằng tài chính
Năng lực hoạt động tài chính
Cơ cấu vốn và chi phí vốn
Cơ cấu đầu tư và doanh lợi
Phân tích thuyết minh
Nguyên nhân khó khăn
Phương tiện thành công và điều kiện bất lợi.
Tổng hợp quan sát
Tiên lượng và chỉ dẫn Xác định:
Hướng phát triển
Giải pháp tài chính hoặc giải pháp khác
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Hoàng Điệp
SVTH: Trần Lê Phương Nhung Trang 13
Tuy nhiên, trình tự phân tích và một số tiểu tiết cũng có thể thay đổi hoặc bỏ qua
một số bước tuỳ thuộc vào từng điều kiện của từng công ty.
1.2.4. Các phương pháp sử dụng trong phân tích
1.2.4.1. Phương pháp so sánh
So sánh là một phương pháp nhằm nghiên cứu sự biến động và xác định mức độ
biến động của chỉ tiêu phân tích. Đây là một trong những phương pháp được sử dụng
rộng rãi và phổ biến nhất trong phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp. Thông qua
các chỉ tiêu phân tích có thể so sánh các chỉ tiêu của doanh nghiệp với các doanh
nghiệp cùng ngành hoặc chỉ tiêu trung bình ngành để thấy được vị thế của doanh
nghiệp trên thị trường, qua đó đánh giá khả năng cạnh tranh và phát triển của doanh
nghiệp.
 Tiêu chuẩn so sánh
Tùy theo mục đích, yêu cầu phân tích mà chọn kỳ gốc cho thích hợp:
- Số gốc là số kỳ trước: Tiêu chuẩn so sánh này có tác dụng đánh giá mức độ
biến động, khuynh hướng hoạt động của chỉ tiêu phân tích qua hai hay nhiều kỳ.
Lúc này sẽ so sánh chỉ tiêu ở thời điểm này với thời điểm trước, giữa kỳ này với
kỳ trước.
- Số gốc là số kế hoạch: (Số định mức hoặc dự toán) Tiêu chuẩn so sánh này có
tác dụng đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu đã đặt ra. Khi đó tiến hành so
sánh giữa thực tế với kế hoạch chỉ tiêu.
- Số gốc là trung bình ngành: Tiêu chuẩn này thường được dùng để so sánh khi
đánhgiá kết quả kinh doanh của doanh nghiệp so với trung bình của các doanh
nghiệp có cùng quy mô trong ngành.
 Điều kiện so sánh
- Phải phản ánh cùng nội dung kinh tế.
- Phải có cùng phương pháp tính toán.
- Các chỉ tiêu kinh tế phải được hình thành trong cùng một khoảng thời gian như
nhau.
- Các chỉ tiêu kinh tế phải có cùng đơn vị đo lường.
- Ngoài ra khi so sánh các chỉ tiêu tương ứng phải quy đổi về cùng một quy mô
hoạt động với các điều kiện kinh doanh tương tự nhau.
 Kỹ thuật so sánh
- So sánh bằng số tuyệt đối: Là hiệu số giữa trị số phân tích và trị số kỳ gốc của
chỉ tiêu kinh tế. Việc so sánh này cho thấy biến động về quy mô, khối lượng của
chỉ tiêu phân tích.
- So sánh bằng số tương đối: Là thương số giữa trị số phân tích và trị số kỳ gốc
của chỉ tiêu kinh tế. Việc so sánh này biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát
triển… của chỉ tiêu phân tích.
- So sánh bằng số bình quân: Phản ánh nội dung chung nhất của hiện tượng bỏ
qua sự phát triển không đồng đều của các bộ phận cấu thành hiện tượng đó. Hay
nói cách khác hơn, số bình quân đã san bằng mọi chênh lệch về trị số của của chỉ
tiêu. Số bình quân có thể biểu hiện dưới dạng số tuyệt đối (năng suất bình quân,
tiền lương bình quân…) hoặc dưới dạng số tương đối ( tỷ suất doanh lợi bình
quân, tỷ suất chi phí bình quân…). So sánh bằng số bình quân nhằm phản ánh
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Hoàng Điệp
SVTH: Trần Lê Phương Nhung Trang 14
đặc điểm chung của một đơn vị, một bộ phận hay một tổng thể chung có một
tính chất.
 Hình thức so sánh
- So sánh theo chiều ngang: Bằng cách tính số tiền chênh lệch từ năm này so với
năm trước cả về số tuyệt đối và số tương đối trên từng chỉ tiêu, từng báo cáo tài
chính. Tỷ lệ phần trăm chênh lệch phải được tính toán để thấy quy mô thay đổi
tương quan ra sao với quy mô của số tiền liên quan.
- So sánh theo chiều dọc: Trong so sánh theo chiều dọc, tỷ lệ phần trăm được sử
dụng để chỉ mối quan hệ của các bộ phận khác nhau so với tổng số trong báo
cáo. Con số tổng cộng của một báo cáo sẽ được đặt là 100% và từng phần của
báo cáo sẽ được tính tỷ lệ phần trăm so với con số đó. Báo cáo bao gồm kết quả
tính toán của các tỷ lệ phần trăm trên được gọi là báo cáo quy mô chung.
So sánh theo chiều dọc có ích trong việc so sánh tầm quan trọng của các thành
phần nào đó trong hoạt động kinh doanh và trong việc chỉ ra những thay đổi
quan trọng về kết cấu của một năm so với năm tiếp theo ở báo cáo quy mô
chung.
Báo cáo quy mô chung thường được sử dụng để so sánh giữa các doanh nghiệp,
cho phép nhà phân tích so sánh các đặc điểm hoạt động và đặc điểm tài trợ có
quy mô khác nhau trong cùng ngành.
1.2.4.2. Phương pháp loại trừ
Loại trừ là phương pháp nhằm xác đinh mức độ ảnh hưởng lần lượt của từng
nhân tố đến chỉ tiêu phân tích và được thực hiện bằng cách: Khi xác định ảnh hưởng
của nhân tố này thì phải loại trừ ảnh hưởng của nhân tố khác.
Các nhân tố có thể làm tăng, có thể làm giảm, thậm chí có những nhân tố không
ảnh hưởng gì đến các kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nó có thể là nhân tố
khách quan, có thể là nhân tố chủ quan, có thể là nhân tố số lượng, có thể là nhân tố
thứ yếu, có thể là nhân tố tích cực, cũng có thể là nhân tố tiêu cực…
Để xác định được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến kết quả của các hoạt
động tài chính, phương pháp loại trừ có thể thực hiện bằng hai cách:
 Phương pháp thay thế liên hoàn:
Phương pháp này được sử dụng để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố
đến chỉ tiêu phân tích khi các nhân tố này có quan hệ tích số, thương số, hoặc vừa tích
số vừa thương số với chỉ tiêu phân tích.
Bằng phương pháp thay thế lần lượt và liên tiếp các nhân tố để xác định số của
chỉ tiêu khi nhân tố đó thay đổi theo hướng:
Khi xác định ảnh hưởng của các nhân tố nếu xét ảnh hưởng của nhân tố nào thì
ta cho nhân tố đó thay đổi và cố định các nhân tố liên quan khác. Nhân tố nào xác
định ảnh hưởng thì cố định ở kỳ báo cáo và chưa xác định ảnh hưởng thì cố định ở kỳ
gốc.
Khi sắp xếp trật tự các nhân tố, sắp xếp từ số lượng đến chất lượng nhằm thấy
được sự biến đổi từ lượng đến chất của phân tích.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Hoàng Điệp
SVTH: Trần Lê Phương Nhung Trang 15
Thay đổi lần lượt số kế hoạch đến số thực tế của từng nhân tố. Sau đó so sánh
kết quả tính được qua từng lần thay thế ta tìm được mức độ ảnh hưởng của chúng.
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng phải bằng đúng đối tượng phân tích.
Có thể khái quát mô hình chung phương pháp thay thế liên hoàn nhằm xác định
sự ảnh hưởng lần lượt từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích, như sau:
Chỉ tiêu phân tích: X = a.b.c
Trong đó: X: chỉ tiêu kinh tế cần phân tích .
a, b, c: Các nhân tố ảnh hưởng.
Các nhân tố được thay thế theo trình tự a, b, c
Kỳ gốc: X0 = a0b0c0
Kỳ phân tích: X1 = a1b1c1
Đối tượng phân tích: X = X1 – X0
Các nhân tố ảnh hưởng:
Ảnh hưởng của nhân tố a đến chỉ tiêu phân tích
Xa = a1b0c0 - a0b0c0
Ảnh hưởng của nhân tố b đến chỉ tiêu phân tích
Xb = a1b1c0 – a1b0c0
Ảnh hưởng của nhân tố c đến chỉ tiêu phân tích
Xc = a1b1c1 – a1b1c0
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:
X = Xa + Xb + Xc
 Phương pháp số chênh lệch:
Ta lấy lại ví dụ tổng quát của phương pháp thay thế liên hoàn, ta có:
Xa = a1b0c0 - a0b0c0 = (a1 - a0)b0c0
Xb = a1b1c0 – a1b0c0 = a1(b1 – b0) c0
Xc = a1b1c1 – a1b1c0 = a1b1(c1 – c0)
Phương pháp số chênh lệch là một dạng đặc biệt của phương pháp thay thế liên
hoàn nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động
của các chỉ tiêu kinh tế, là dạng đặc biệt của phương pháp thay thế liên hoàn nên
phương pháp số chênh lệch tôn trọng đầy đủ nội dung các bước tiến hành của phương
pháp thay thế liên hoàn, chỉ khác nhau ở chỗ khi xác định các nhân tố ảnh hưởng, chỉ
việc nhóm các số hạng lại và tính chênh lệch các nhân tố sẽ cho ta mức độ ảnh hưởng
của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Hoàng Điệp
SVTH: Trần Lê Phương Nhung Trang 16
1.2.4.3. Phương pháp Dupont
Bên cạnh đó, phương pháp thường được sử dụng trong phân tích tài chính doanh
nghiệp có thể kể đến là phương pháp Dupont. Khi sử dụng phương pháp này, các nhà
phân tích sẽ nhận biết được các nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng tốt, xấu trong
hoạt động của doanh nghiệp. Bản chất của phương pháp này là tách 1 tỷ số tổng hợp
phản ánh sức sinh lợi của doanh nghiệp như thu nhập trên tổng tài sản (ROA), thu
nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE) thành tích số của chuỗi các tỷ số có mối quan hệ
nhân quả với nhau. Điều đó cho phép phân tích ảnh hưởng của các tỷ số đó với tỷ số
tổng hợp.
1.2.5. Nội dung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
1.2.5.1. Phân tích tình hình tài chính thông qua bảng cân đối kế toán
1.2.5.1.1. Phân tích khái quát tình hình tài sản
Phân tích khái quát tình hình tài sản là đánh giá tình hình tăng / giảm và biến
động kết cấu tài sản của doanh nghiệp. Qua phân tích hình hình tài sản sẽ cho thấy tài
sản của doanh nghiệp nói chung, của từng khoản mục tài sản thay đổi như thế nào
giữa các năm? Doanh nghiệp có đang đầu tư mở rộng sản xuất hay không? Tình trạng
thiết bị của doanh nghiệp như thế nào? Doanh nghiệp có ứ đọng tiền, hàng tồn kho
hay không?...
 Phân tích tài sản ngắn hạn:
Xem xét sự biến động của giá trị cũng như kết cấu các khoản mục trong tài sản
ngắn hạn. Ở những doanh nghiệp khác nhau thì kết cấu tài sản ngắn hạn cũng khác
nhau. Việc nghiên cứu tài sản ngắn hạn giúp xác định trọng điểm quản lý tài sản ngắn
hạn từ đó tìm ra biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản trong từng điều kiện cụ
thể.
 Tiền và tương đương tiền
So sánh tỷ trọng và số tuyệt đối của các tài sản tiền , qua đó thấy được tình hình
sử dụng các quỹ, xem xét sự biến động các khoản tiền có hợp lý hay không. Phân tích
chỉ tiêu tiền và các khoản tương đương tiền cho thấy khả năng thanh toán nhanh của
doanh nghiệp. Xu hướng chung của tài sản tiền giảm được đánh giá là tích cực, vì
không nên dự trữ tiền mặt và số dư tiền gửi ngân hàng quá lớn mà phải giải phóng nó,
đưa vào sản xuất kinh doanh, tăng vòng quay vốn hoặc hoàn trả nợ. Nhưng ở mặt
khác, sự gia tăng vốn bằng tiền làm tăng khả năng thanh toán nhanh của doanh
nghiệp.
 Các khoản phải thu
Các khoản phải thu là giá trị tài sản của doanh nghiệp bị các đơn vị khác chiếm
dụng. Xem xét về tỷ trọng và số tuyệt đối cuối năm so với đầu năm và các năm trước.
Các khoản phải thu giảm được đánh giá là tích cực. Tuy nhiên, cần chú ý rằng không
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Hoàng Điệp
SVTH: Trần Lê Phương Nhung Trang 17
phải lúc nào các khoản phải thu tăng lên cũng đánh giá là không tích cực. Chẳng hạn,
trong trường hợp doanh nghiệp mở rộng các quan hệ kinh tế thì khoản này tăng lên là
điều tất nhiên. Vấn đề đặt ra là xem xét số tài sản bị chiếm dụng có hợp lý không.
 Hàng tồn kho
Phân tích hàng tồn kho giúp cho doanh nghiệp có kế hoạch dự trữ thích hợp
trong quá trình sản xuất kinh doanh. Hàng tồn kho tăng lên do qui mô sản xuất mở
rộng, nhiệm vụ sản xuất tăng lên, trong trường hợp thực hiện tất cả các định mức dự
trữ đánh giá hợp lý. Hàng tồn kho giảm do định mức dự trữ bằng các biện pháp tiết
kiệm chi phí, hạ thấp giá thành, tìm nguồn cung cấp hợp lý…nhưng vẫn đảm bảo sản
xuất kinh doanh thì được đánh giá là tích cực. Hàng tồn kho giảm do thiếu vốn để dự
trữ vật tư, hàng hóa…được đánh giá là không tốt.
 Phân tích tài sản dài hạn
Tài sản dài hạn là nguồn lực được sử dụng để tạo ra thu nhập hoạt động trong
một thời gian dài hơn một chu kỳ kinh doanh. Loại tài sản phổ biến nhất là tài sản hữu
hình, chẳng hạn như bất động sản, máy móc và thiết bị. Tài sản dài hạn cũng bao gồm
tài sản vô hình như bản quyền, thương hiệu, bằng phát minh sáng chế, lợi thế thương
mại và các nguồn tự nhiên khác. Đánh giá sự biến động về giá trị và kết cấu của các
khoản mục cấu thành tài sản dài hạn để đánh giá tình hình đầu tư chiều sâu, tình hình
cơ sở vật chất kỹ thuật, thể hiện năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài của
doanh nghiệp.
Tài sản cố định là các tài sản hữu hình dài hạn được sử dụng trong quá trình sản
xuất, thương mại hoặc cung cấp dịch vụ để tạo ra doanh thu và dòng tiền đối với thời
kỳ trên một năm.
Xu hướng chung của quá trình phát triển sản xuất kinh doanh là tài sản cố định
tăng về số tuyệt đối lẫn tỷ trọng vì điều này thể hiện quy mô sản xuất, cơ sở vật chất
gia tăng, trình độ tổ chức sản xuất cao… Tuy nhiên không phải lúc nào tài sản cố định
tăng lên đều đánh giá là tích cực, chẳng hạn như trường hợp đầu tư nhà xưởng, máy
móc thiết bị quá nhiều nhưng lại thiếu nguyên liệu sản xuất hoặc đầu tư nhiều nhưng
không sản xuất do sản phẩm không tiêu thụ được.
1.2.5.1.2. Phân tích khái quát tình hình nguồn vốn
Phân tích khái quát tình hình nguồn vốn là đánh giá tình hình tăng/giảm, kết cấu
và biến động kết cấu nguồn vốn của doanh nghiệp. Qua phân tích tình hình nguồn vốn
sẽ cho thấy nguồn vốn của doanh nghiệp nói chung, của từng khoản mục nguồn vốn
thay đổi như thế nào giữa các năm? Công nợ của doanh nghiệp tăng/giảm thay đổi
như thế nào? Cơ cấu vốn chủ sở hữu biến động như thế nào?...
 Phân tích nợ phải trả
Nợ ngắn hạn là các nghĩa vụ tài chính gắn liền với các nghĩa vụ thanh toán mà
theo đó doanh nghiệp sẽ sử dụng các tài sản ngắn hạn tương ứng hoặc sử dụng các
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Hoàng Điệp
SVTH: Trần Lê Phương Nhung Trang 18
khoản nợ ngắn hạn khác để thanh toán. Nợ ngắn hạn có thời hạn thanh toán là dưới
một năm hoặc trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh.
Nợ dài hạn là các nghĩa vụ tài chính mà doanh nghiệp không phải thanh toán
trong thời hạn một năm hoặc trong chu kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Một sự gia tăng của nợ phải trả sẽ đặt gánh nặng thanh toán lên tài sản ngắn hạn và
dài hạn để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, nếu nợ phải trả tăng do
doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh (tài sản tăng tương ứng) thì biểu hiện này
được đánh giá là tốt.
 Phân tích vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu do doanh nghiệp và các nhà đầu tư góp vốn hoặc hình thành từ
kết quả kinh doanh. Do đó, vốn chủ sở hữu được xem là trái quyền của chủ sở hữu đối
với giá trị tài sản ròng của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có quyền chủ động sử
dụng các loại nguồn vốn và các quỹ hiện có theo chế độ hiện hành.
1.2.5.2. Phân tích tình hình tài chính thông qua bảng Báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh tình hình và kết quả hoạt động
kinh doanh cũng như tình hình thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối
với nhà nước trong một kỳ kế toán. Qua các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh có thể kiểm tra, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, dự toán
chi tiêu sản xuất, giá vốn, doanh thu sản phẩm vật tư hàng hóa đã tiêu thụ, tình hình
chi phí, thu nhập của hoạt động khác và kết quả kinh doanh sau một kỳ kế toán. Ngoài
ra, số liệu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh còn có thể kiểm tra tình hình
thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước, các khoản thuế
và các khoản phải nộp khác. Sau cùng, thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh giúp đánh giá xu hướng phát triển của doanh nghiệp qua các kỳ khác nhau.
1.2.5.2.1. Phân tích doanh thu
Doanh thu được tạo ra từ dòng tiền vào hoặc dòng tiền vào trong tương lai xuất
phát từ hoạt động kinh doanh đang diễn ra ở doanh nghiệp.
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: là doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa
thuộc những hoạt động sản xuất kinh doanh chính và doanh thu về cung cấp dịch vụ
cho khách hàng theo chức năng hoạt động và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ doanh thu
của doanh nghiệp. Nó phản ánh quy mô của quá trình tái sản xuất, phản ánh trình độ
tổ chức chỉ đạo sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh thu bán hàng còn là
nguồn vốn quan trọng để doanh nghiệp trang trải các khoản chi phí về tư liệu lao
động, đối tượng lao động đã hao phí trong quá trình sản xuất kinh doanh, để trả lương,
thưởng cho người lao động, trích bảo hiểm xã hội, nộp theo luật định…
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Hoàng Điệp
SVTH: Trần Lê Phương Nhung Trang 19
Doanh thu phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác nhau, do đó, để có thể khai thác
tiềm năng nhằm tăng doanh thu, cần tiến hành phân tích thường xuyên và đều đặn.
Phân tích tình hình doanh thu giúp cho nhà quản lý thấy được ưu, khuyết điểm trong
quá trình thực hiện doanh thu để có thể thấy được nhân tố làm tăng và nhân tố làm
giảm doanh thu. Từ đó, hạn chế loại bỏ những nhân tố tiêu cực, đẩy nhanh hơn những
nhân tố tích cực, phát huy thế mạnh của doanh nghiệp nhằm tăng doanh thu, nâng cao
lợi nhuận.
1.2.5.2.2. Phân tích chi phí
Chi phí là dòng tiền ra, dòng tiền ra trong tương lại hoặc phân bổ dòng tiền ra
trong quá khứ xuất phát từ các hoạt động kinh doanh đang diễn ra trong doanh nghiệp.
Giá vốn hàng bán: là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị mua hàng hóa, giá
thành sản xuất sản phẩm, dịch vụ đã bán. Giá vốn hàng bán là yếu tố quyết định khả
năng cạnh tranh và hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Trong trường
hợp doanh nghiệp có vấn đề với giá vốn hàng bán thì phải theo dõi và phân tích từng
cấu phần của nó: nhân công trực tiếp, nguyên vật liệu trực tiếp,…
Chi phí bán hàng: là toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm,
hàng hóa, dịch vụ…
Chi phí quản lý doanh nghiệp: là toàn bộ chi phí có liên quan đến hoạt động
quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và quản lý điều hành chung của toàn doanh
nghiệp.
Chi phí tài chính: bao gồm tiền lãi vay phải trả, chi phí bản quyền, chi phí hoạt
động liên doanh… phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp muốn tăng lợi nhuận thì vấn đề trước tiên cần phải quan tâm đến
là doanh thu. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp chỉ quan tâm đến doanh thu mà bỏ qua chi
phí thì sẽ là một thiếu sót lớn. Yếu tố chi phí thể hiện hiệu quả trong hoạt động sản
xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu chi phí bỏ ra quá lớn hoặc tốc độ chi phí lớn
hơn tốc độ doanh thu, chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng nguồn lực không hiệu quả.
 Tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng doanh thu thuần thu được, doanh nghiệp phải
bỏ ra bao nhiêu đồng giá vốn hàng bán. Tỷ lệ này càng nhỏ chứng tỏ việc quản lý
trong khoản chi phí giá vốn hàng bán càng tốt và ngược lại.
Tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu =
Giá vốn hàng bán
Doanh thu thuần
 Tỷ lệ chi phí bán hàng trên doanh thu thuần
Phản ánh để thu được một đồng doanh thu thuần, doanh nghiệp bỏ ra bao nhiều
đồng chi phí bán hàng. Tỷ số này càng nhỏ chứng tỏ công tác bán hàng càng có hiệu
quả và ngược lại.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Hoàng Điệp
SVTH: Trần Lê Phương Nhung Trang 20
Tỷ lệ chi phí bán hàng trên doanh thu thuần =
Chi phí bán hàng
Doanh thu thuần
 Tỷ lệ chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho biết để thu được một đồng doanh thu thuần, doanh nghiệp phải
chi bao nhiêu chi phí quản lý doanh nghiệp. Tỷ lệ này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả
quản lý càng cao và ngược lại
Tỷ lệ chi phí quản lý doanh nghiệp trên
doanh thu thuần
=
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Doanh thu thuần
1.2.5.2.3. Phân tích lợi nhuận
Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp biểu hiện kết quả của quá trình sản xuất, kinh
doanh. Nó phản ánh đầy đủ về số lượng, chất lượng hoạt động của doanh nghiệp, phản
ánh kết quả việc sử dụng các yếu tố cơ bản sản xuất như lao động, vật tư…
Để thấy được thực chất của kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là cao hay thấp,
đòi hỏi sau một kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải tiến hành phân
tích mối quan hệ giữa tổng doanh thu và tổng chi phí và mức lợi nhuận đạt được của
doanh nghiệp.
Lợi nhuận là cơ sở để tính ra các chỉ tiêu chất lượng khác, nhằm đánh giá hiệu
quả của các quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đánh giá hiệu quả sử
dụng của các yếu tố sản xuất vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mục đích
cuối cùng của tất cả các doanh nghiệp là tạo ra sản phẩm với gá thành thấp nhất và
mang lại lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp, tăng tích lũy mở rộng sản xuất, nâng
cao đời sống cho người lao động. Ngược lại, doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ sẽ dẫn
đến tình hình tài chính của doanh nghiệp khó khăn, thiếu khả năng thanh toán, tình
hình này kéo dài doanh nghiệp sẽ bị phá sản.
 Tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu thuần
Cho biết cứ một đồng doanh thu thuần sinh ra bao nhiêu đồng lợi nhuận gộp. Tỷ
lệ này càng lớn chứng tỏ việc quản lý các khoản chi phí trong giá vốn hàng bán càng
tốt và ngược lại
Tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu thuần =
Lợi nhuận gộp
Doanh thu thuần
 Tỷ suất lợi nhuận thuần trên doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng doanh thu thuần sinh ra bao nhiêu đồng lợi
nhuận thuần. Tỷ lệ này càng lớn chứng tỏ công tác bán hàng và công tác quản lý của
doanh nghiệp càng có hiệu quả và ngược lại.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Hoàng Điệp
SVTH: Trần Lê Phương Nhung Trang 21
Tỷ suất lợi nhuận thuần trên doanh thu thuần =
Lợi nhuận thuần
Doanh thu thuần
 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng doanh thu
Chỉ tiêu này phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh. Nó biểu hiện
cứ một đồng doanh thu có bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng doanh thu =
Lợi nhuận sau thuế
Tổng doanh thu
1.2.5.3. Phân tích tình hình tài chính thông qua Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát
sinh trong kỳ. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ thực chất là một báo cáo cung cấp thông tin
về những sự kiện và nghiệp vụ kinh tế có ảnh hưởng đến tình hình tiền tệ của một
doanh nghiệp trong kỳ.
Để đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp qua báo cáo lưu
chuyển tiền tệ, trước hết cần tiến hành so sánh lưu chuyển tiền tệ thuần từ hoạt động
kinh doanh với các hoạt động khác. Đồng thời, so sánh từng khoản mục tiền vào và
chi ra của các hoạt động để thấy được tiền tạo ra chủ yếu từ hoạt động nào, hoạt động
nào thu được nhiều tiền nhất, hoạt động nào sử dụng ít nhất. Điều này có ý nghĩa quan
trọng tron việc đánh giá khả năng tạo tiền cũng như sức mạnh tài chính của doanh
nghiệp. Sức mạnh tài chính của doanh nghiệp thể hiện khả năng tạo ra tiền từ hoạt
động kinh doanh chứ không phải tạo tiền từ hoạt động đầu từ và hoạt động tài chính.
Lưu chuyển tiền tệ thuần từ hoạt động đầu tư dương thể hiện quy mô đầu tư của
doanh nghiệp là thu hẹp vì đây là kết quả của số tiền thu được do bán tài sản cố định
và thu hồi vốn đầu tư tài chính nhiều hơn số tiền chi ra để mở rộng đầu tư, mua sắm
tài sản cố định và tăng đầu tư tài chính. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính dương
thể hiện lượng vốn cung ứng từ bên ngoài tăng. Điều đó cho thấy tiền tạo ra từ hoạt
động tài chính là do sự tài trợ từ bên ngoài và như vậy doanh nghiệp có thể bị phụ
thuộc vào người cung ứng tiền ở bên ngoài. Sau đó, tiến hành so sánh (cả số tương đối
và tuyệt đối) giữa kỳ này với kỳ trước của từng khoản mục, từng chỉ tiêu trên báo cáo
lưu chuyển tiền tệ để thấy sự biến động về khả năng tạo tiền của từng hoạt động từ sự
biến động của từng khoản mục thu chi. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc xác
định xu hướng tạo tiền của các hoạt động trong doanh nghiệp làm tiền đề cho việc dự
toán khả năng tạo tiền của doanh nghiệp trong tương lai.
1.2.5.4. Phân tích tình hình tài chính thông qua các tỷ số tài chính
Tỷ số tài chính là giá trị biểu hiện mối quan hệ hai hay nhiều số liệu tài chính
với nhau. Các tỷ số tài chính được thiết lập để đo lường những đặc điểm cụ thể về tình
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Hoàng Điệp
SVTH: Trần Lê Phương Nhung Trang 22
trạng và hoạt động tài chính của doanh nghiệp, chúng có thể được phân chia thành các
loại như sau:
 Tỷ số khả năng thanh toán
 Tỷ số cơ cấu tài chính
 Tỷ số hoạt động
 Tỷ số doanh lợi
 Các tỷ số đối với công ty cổ phần
 Phân tích tài chính Dupont
1.2.5.4.1. Tỷ số khả năng thanh toán
Tỷ số khả năng thanh toán nhằm mục đích phản ánh khả năng trả nợ của doanh nghiệp
 Tỷ số khả năng thanh toán hiện thời
Tỷ số thanh toán ngắn hạn =
Tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
Tỷ số này cho thấy doanh nghiệp có bao nhiêu tài sản có thể chuyển đổi để đảm
bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Do đó, nó đo lường khả năng trả nợ của doanh
nghiệp.
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, tỷ số này không phản ánh chính xác khả
năng trả thanh toán, bởi nếu hàng tồn kho là những loại hàng khó bán thì doanh
nghiệp rất khó biến chúng thành tiền để trả nợ. Vì vậy, cần quan tâm đến khả năng
thanh toán nhanh.
 Tỷ số khả năng thanh toán nhanh
Tỷ số thanh toán nhanh =
Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho
Nợ ngắn hạn
Tỷ số này cho biết khả năng thanh toán thực sự của doanh nghiệp và được thanh
toán dựa trên các tài sản lưu động có thể chuyển đổi nhanh thành tiền để đáp ứng nhu
cầu thanh toán cần thiết.
 Tỷ số khả năng thanh toán bằng tiền
Tỷ số khả năng thanh toán bằng tiền =
Tiền
Nợ ngắn hạn
Tỷ số này phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng số tiền
hiện có và tài sản có thể chuyển đổi nhanh thành tiền trong doanh nghiệp.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Hoàng Điệp
SVTH: Trần Lê Phương Nhung Trang 23
1.2.5.4.2. Tỷ số cơ cấu tài chính
Tỷ số cơ cấu tài chính dùng để đo lường sự góp vốn của chủ sở hữu doanh
nghiệp so với nợ vay. Các tỷ số này có ý nghĩa rất quan trọng đối với không chỉ doanh
nghiệp mà với cả chủ nợ và công chúng đầu tư.
 Chủ nợ nhìn vào tỷ số nợ/ vốn để quyết định có nên tiếp tục cho doanh nghiệp
vay hay không. Nếu tỷ số này có giá trị cao thì mức rủi ro đối với chủ nợ càng
cao.
 Khi huy động vốn bằng cách vay nợ, chủ sở hữu doanh nghiệp có lợi rõ rệt là
nắm quyền điều khiển doanh nghiệp với một số vốn rất ít.
 Khi doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận trên tiền vay nhiều hơn so với tiền lãi phải trả
thì phần lợi nhuận dành cho các chủ sở hữu tăng nhanh
 Tỷ số nợ
Tỷ số nợ là tỷ số giữa tổng số nợ trên tổng tài sản có của doanh nghiệp. Chủ nợ
ưa thích tỷ số nợ vừa phải, vì tỷ số nợ thấp, hệ số an toàn của chủ nợ cao, món nợ của
họ càng được đảm bảo. Ngược lại khi hệ số nợ sao có nghĩa là chủ doanh nghiệp chỉ
góp một phần vốn nhỏ trong tổng số vốn thì rủi ro trong kinh doanh chủ yếu do chủ
nợ gánh chịu.
Tỷ số nợ =
Tổng nợ
x 100%
Tổng tài sản
 Tỷ số thanh toán lãi vay
Tỷ số thanh toán lãi vay cho thấy khả năng thanh toán lãi vay từ thu nhập, nó
còn đo lường rủi ro mất khả năng thanh toán nợ dài hạn.
Tỷ số thanh toán lãi vay =
EBIT
I
Trong đó:
EBIT: Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
I: Chi phí lãi vay
1.2.5.4.3. Tỷ số hoạt động
 Vòng quay hàng tồn kho
Vòng quay hàng tồn kho đo lường mức doanh số bán liên quan đến mức độ tồn
kho của các loại hàng hóa, thành phẩm, nguyên vật liệu.
Vòng quay hàng tồn kho =
Giá vốn hàng bán
Hàng tồn kho
Nếu giá trị này quá cao chứng tỏ các loại hàng hóa tồn kho quá cao so với doanh
số bán.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Hoàng Điệp
SVTH: Trần Lê Phương Nhung Trang 24
 Kỳ thu tiền bình quân
Kỳ thu tiền bình quân là chỉ tiêu đo lường khả năng thu hồi vốn trong thanh toán
của doanh nghiệp, đồng thời phản ánh việc quản lý các khoản phải thu và chính sách
tín dụng của doanh nghiệp thực hiện với khách hàng của mình.
Kỳ thu tiền bình quân =
Các khoản phải thu x 360 ngày
Doanh thu thuần
Nếu kỳ thu tiền ngắn chứng tỏ tốc độ thu tiền càng nhanh của các khoản phải
thu, doanh nghiệp có thể giảm được một số vốn đầu tư vào trong tài sản lưu động.
Nếu số lượng các khoản phải thu lớn và kỳ thu tiền dài, điều đó chứng tỏ doanh
nghiệp đang có vấn đề mắc phải trong công tác quản lý.
 Vòng quay tài sản cố định
Tỷ số này đo lường mức doanh thu thuần trên tài sản cố định của doanh nghiệp.
Vòng quay tài sản cố
định
=
Doanh thu thuần
Tài sản cố định thuần
Cứ một đồng sử dụng TSCĐ thuần sẽ mang lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần.
Tỷ số này cao phản ánh tình hình hoạt động tốt của công ty đã tạo ra mức doanh
thu thuần cao so với TSCĐ. Mặt khác, tỷ số còn phản ánh khả năng sử dụng hữu hiệu
tài sản các loại.
 Vòng quay tài sản
Tỷ số này cho thấy hiệu quả sử dụng toàn bộ các loại tài sản của doanh nghiệp,
hoặc thể hiện 1 đồng tài sản bỏ ra trong kỳ thì mang lại bao nhiêu đồng doanh thu.
Vòng quay tài sản =
Doanh thu thuần
Tổng tài sản
1.2.5.4.4. Tỷ số doanh lợi
 Doanh lợi tiêu thụ (Return on Sale_ROS): hay còn gọi là lợi nhuận biên tế.
Doanh lợi tiêu thụ là tỷ số đo lường lượng lãi ròng có trong một đồng doanh thu thu
được.
Doanh lợi tiêu thụ
(ROS)
=
Lợi nhuận sau thuế
x 100%
Doanh thu thuần
 Doanh lợi tài sản (Return on Asset_ROA): hay còn gọi là suất sinh lợi trên
tổng tài sản.
Doanh lợi tài sản là tỷ số đo lường hiệu quả sử dụng và quản lý nguồn tài sản
của doanh nghiệp. Nó đo lường suất sinh lời của cả vốn chủ sở hữu và của cả nhà đầu
tư.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Hoàng Điệp
SVTH: Trần Lê Phương Nhung Trang 25
Doanh lợi tài sản
(ROA)
=
Lợi nhuận sau thuế
x 100%
Tổng tài sản
 Doanh lợi vốn tự có (Return on Equity_ROE): hay còn gọi là suất sinh lợi
trên vốn cổ phần thường.
Tỷ số này đo lường hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của một doanh nghiệp để
tạo ra thu nhập và lãi cho cổ phần thường. Nói cách khác, nó đo lường thu nhập trên 1
đồng vốn chủ sở hữu được đưa vào sản xuất kinh doanh, hay còn gọi là mức hoàn vốn
đầu tư cho vốn chủ sở hữu.
Doanh lợi vốn chủ sở hữu
(ROE)
=
Lợi nhuận sau thuế
x 100%
Vốn chủ sở hữu
1.2.5.5. Phân tích các tỷ số cổ phiếu
1.2.5.5.1. Thu nhập mỗi cổ phiếu (Lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu): EPS
Thu nhập mỗi cổ phiếu
(EPS)
=
Lợi nhuận sau thuế - Lãi chia cho mỗi cổ phiếu ưu đãi
Số lượng cổ phiếu thường đang lưu hành
1.2.5.5.2. Giá trên thu nhập của cổ phiếu (P/E )
Giá trên thu nhập của cổ phiếu
(P/E )
=
Giá thị trường
Thu nhập của mỗi cố phiếu
Tỷ số P/E đo lường mối quan hệ giữa giá thị trường và thu nhập trên mỗi cổ
phiếu. P/E cho thấy giá cổ phiếu hiện tại cao hơn thu nhập từ cổ phiếu đó bao nhiêu
lần, hay nhà đầu tư phải trả bao nhiêu đồng cho một đồng thu nhập
1.2.5.5.3. Cổ tức trên mỗi cổ phiếu thường (Dividend Per Share): DPS
Cổ tức trên mỗi cổ
phiếu thường (DPS)
=
Lợi nhuận sau thuế từ cổ phiếu thường đem chia
Số lượng cổ phiếu thường
Tỷ số DPS cho biết cổ tức mà nhà đầu tư nhận được khi có được cổ phiếu của
công ty là bao nhiêu
1.2.5.6. Phân tích tài chính Dupont
Tình hình tài chính doanh nghiệp vốn là một chỉnh thể. Vậy nên giữa các tỷ số
tài chính có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Dùng phương pháp phân tích Dupont để
thấy được các nhân tố tác động đến doanh lợi của chủ sở hữu.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Hoàng Điệp
SVTH: Trần Lê Phương Nhung Trang 26
ROE = ROS x Vòng quay tài sản x
1
1 – Tỷ số nợ
= ROA x
1
1 - Tỷ số nợ
Qua phân tích trên cho thấy doanh lợi vốn chủ sở hữu của một doanh nghiệp có
thể tăng lên bằng 3 cách.
 Sử dụng hiệu quả tài sản hiện có (tăng vòng quay của vốn)
 Gia tăng đòn cân nợ
 Tăng tỷ suất lợi nhuận
Sơ đồ tài chính Dupont
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Hoàng Điệp
SVTH: Trần Lê Phương Nhung Trang 27
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG
2.1. GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG
 Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang
 Tên tiếng Anh: DHG PHARMACEUTICAL JOINT – STOCK COMPANY
 Tên viết tắt: DHG PHARMA
 Mã chứng khoán: DHG
 Trụ sở chính: 288 Bis Nguyễn Văn Cừ, P. An Hòa, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
 Điện thoại: (0710) 3891433 – 3890802 – 3890074
 Fax: 0710.3895209
 Email: dhgpharma@dhgpharma.com.vn
 Website: www.dhgpharma.com.vn
 Mã số thuế: 1800156801
2.1.1. Lịch sử hình thành phát triển và cơ cấu tổ chức bộ máy
của công ty
2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
 Lịch sử hình thành
 Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang tiền thân của Công ty Cổ phần Dược Hậu
Giang là Xí nghiệp Dược phẩm 2/9, thành lập ngày 02/9/1974 tại Kênh 5 Đất
Sét, xã Khánh Lâm (nay là xã Khánh Hòa), huyện U Minh, tỉnh Cà Mau.
 Sau 30/4/1975: Ban Dân Y Khu Tây Nam Bộ giải thể, giao Xí nghiệp Dược
phẩm 2/9 cho Sở Y tế Hậu Giang quản lý.
 Năm 1982: Xí nghiệp Liên hợp Dược Hậu Giang được thành lập trên cơ sở hợp
nhất 3 đơn vị: Xí nghiệp Quốc doanh Dược phẩm 2/9, Công ty Dược phẩm Cấp
2, Trạm Dược Liệu.
 Năm 1988: UBND Tỉnh Hậu Giang quyết định sáp nhập Công ty Cung ứng vật
tư, thiết bị y tế và Xí nghiệp Liên hợp Dược Hậu Giang.
 Cổ phần hóa: Ngày 02/09/2004 xí nghiệp Liên hợp Dược Hậu Giang TP. Cần
Thơ chuyển đổi mô hình hoạt động thành CTCP Dược Hậu Giang và chính thức
đi vào hoạt động với vốn điều lệ ban đầu là 80 tỷ đồng.
Niêm yết ngày 21/12/2006, niêm yết 8.000.000 cổ phiếu trên sàn HOSE.
 Năm 2005: Gia nhập Câu lạc bộ Doanh nghiệp có doanh thu sản xuất trên 500 tỷ
đồng.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Hoàng Điệp
SVTH: Trần Lê Phương Nhung Trang 28
Là doanh nghiệp Dược đầu tiên thử tương đương lâm sàn thuốc bột Haginat và
Klamentin.
Xây dựng hiệu quả chính sách thu hút nhân tài, đặc biệt là chính sách “Lương
4D”.
 Năm 2006: Niêm yết cổ phiếu với mã chứng khoán DHG ngày 21/12/2006 trên
sàn giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh, giá chào sàn là 320.000 đ/cp.
Đạt tiêu chuẩn WHO – GMP/GLP/GSP.
 Năm 2007: khẳng định lại Tầm nhìn, Sứ mạng và 7 giá trị cốt lõi.
Thử tương đương sinh học thành công Haginat 250mg và Glumeform 500mg.
Tăng vốn điều lệ từ 80 tỷ đồng lên 200 tỷ đồng.
Thành lập 02 công ty con đầu tiên DHG Travel và SH Pharma.
Chuyển đổi ISO/IEC 17025 từ phiên bản 1999 sang phiên bản 2005.
 Năm 2008, thực hiện các công cụ quản trị hiện đại và hiệu quả: 10,5$ Balance
Score Card.
Thành lập 06 Công ty con: CM Pharma, DT Pharma, HT Pharma, ST Pharma,
DHG PP, DHG Nature.
 Năm 2009, Thực hiện thành công chiến lược 20.80 sản phẩm, khách hàng nhân
sự. Thành lập Công ty con phân phối A&G Pharma.
 Năm 2010, Thực hiện thành công chiến lược "kiềng 3 chân": cổ đông, khách
hàng và người lao động.
Thành lập 3 công ty con phân phối TOT Pharma, TG Pharma và Công ty TNHH
một thành viên Dược phẩm DHG.
 Năm 2011, Triển khai thành công "Dự án nâng cao năng suất nhà máy" và "Dự
án nâng cao hiệu quả hoạt động Công ty con". Thành lập Công ty con phân phối
Bali Pharma.
 Năm 2012, Chủ đề "Giải pháp hôm nay là vấn đề ngày mai" đã mang lại hiệu
quả cao cho công ty trong công tác kiểm soát chi phí, quản trị rủi ro và chính
sách. Thành lập 5 công ty còn: VL pharma, TVP Pharma, B&T Pharma, DHG
PP1, DHG Nature 1.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Hoàng Điệp
SVTH: Trần Lê Phương Nhung Trang 29
 Năm 2013, Hoàn thành dự án Nhà máy mới Non Betalactam đạt tiêu chuẩn
GMP WHO tại KCN Tân Phú Thạch.
Hoàn thành dự án Nhà máy mới In - Bao bì DHG PP1 tại KCN Tân Phú Thạch,
DHG PP tại Nguyễn Văn Cừ giải thể theo chủ trương ban đầu.
Bảng 2.1: Các danh hiệu cao quý đạt được
Năm Danh hiệu Đơn vị trao tặng
1988 Huân chương lao động hạng Ba Chủ tịch nước
1993 Huân chương lao động hạng Nhì Chủ tịch nước
1996 Anh hùng lao động (Thời kỳ 1991-1995) Chủ tịch nước
1998 Huân chương lao động hạng Nhất Chủ tịch nước
2004 Huân chương độc lập hạng Ba Chủ tịch nước
2005 Bằng khen Thập niên chất lượng (1996-2005) Thủ tướng chính phủ
2006 - 2007 Hàng Việt Nam chất lượng cao, đóng góp vào
sự nghiệp xây dựng CNXH và Bảo vệ tổ quốc
Thủ tướng chính phủ
2010 Huân chương độc lập hạng Nhì Chủ tịch nước
Bảng 2.2: Các đợt tăng vốn điều lệ của công ty
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Hoàng Điệp
SVTH: Trần Lê Phương Nhung Trang 30
2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty
Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang được tổ chức và hoạt động tuân thủ theo Luật
doanh nghiệp 2005 và các Luật khác có liên quan và Điều lệ Công ty. Điều lệ Công ty
(Bản sửa đổi, bổ sung lần thứ 4) đã được Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2006
thông qua ngày 20/04/2007.
Nhân sự tại thời điểm 31/12/2010:
 Số lượng lao động tại DHG tăng dần qua các năm, tổng số lao động tại công ty
là 2.485 người. Trong đó, trên đại học và đại học chiếm 19%; Cao Đẳng và
Trung học chiếm 43%; Trung học phổ thông chiếm 38%.
 Đội ngũ cán bộ, công nhân viên có trình độ, năng lực cao, tâm huyết. Công ty
Dược Hậu Giang xác định con người là nguồn vốn quí nhất để tạo ra giá trị cho
doanh nghiệp và cho xã hội. Vì vậy, công ty luôn chú trọng xây dựng chính sách
chăm sóc và thu hút lao động; trẻ hóa đội ngũ cán bộ.
2.1.1.3. Mục tiêu hoạt động của công ty
Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang được thành lập để huy động và sử dụng
nguồn vốn một cách hiệu quả trong việc phát triển bền vững các ngành nghề sản xuất
kinh doanh đã đăng ký, nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, tăng lợi tức cho các cổ
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Hoàng Điệp
SVTH: Trần Lê Phương Nhung Trang 31
đông, tạo công ăn việc làm ổn định và nâng cao chất lượng đời sống cho người lao
động, đóng góp tích cực cho cộng đồng xã hội.
 Về sản xuất:
Tập trung nghiên cứu và sản xuất các dạng bào chế: viên nén, nang mềm, sủi
bọt, siro.... Đầu tư thiết bị sản xuất mới cho nhà máy cũ, tách tiêng dây chuyền thực
phẩm chức năng, dây chuyền sản xuất dược liệu theo quy định của GMP. Nhà máy
mới dự kiến đi vào hoạt động vào đầu năm 2014 sẽ giúp công ty tăng công suất của
mình lên gấp đôi.
 Về kinh doanh bán hàng:
Mở rộng hệ thống phân phối sản phẩm của công ty trên toàn quốc ở cả 64/64
tỉnh thành. Sản phẩm của công ty sẽ có mặt trên 98% tại các cơ sở khám chữa bệnh
trên toàn quốc như các bệnh viện lớn: BV Bạch Mai, BV Nhi trung ương, BV Chợ
Rẫy.... Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sản phẩm của công ty trên 12 quốc gia với hơn
77 sản phẩm.
 Về hoạt động Marketing:
Chú trọng vào các bộ phận chuyên trách như nghiên cứu thị trường, quảng cáo,
tổ chức các hội chợ triển lãm, phát triển thương hiệu. Đồng thời đẩy mạnh hiệu quả
các hoạt động quảng cáo trên báo đài, truyền hình, phát triển thương hiệu, tổ chức gặp
mặt khách hàng ở 3 miền...
 Về hoạt động nghiên cứu, phát triển sản phẩm:
Tập trung phát triển các sản phẩm chủ lực, nhóm khách hàng truyền thống. Tăng
sự thỏa mãn của khách hàng cả về chất lượng và mẫu mã sản phẩm.
Có những kế hoạch để đối phó với sự thay đổi bất thường của môi trường kinh
doanh và mang lại hiệu quả hoạt động tốt.
Nghiên cứu những sản phẩm mới mang hàm lượng khoa học công nghệ cao
thuộc nhóm thần kinh, tim mạch, tiểu đường.
2.1.1.4. Quy mô và hệ thống phân phối
Đặc điểm kinh doanh cũng như các yếu tố về vai trò của công ty DHG đòi hỏi có
sự mở rộng quy mô công ty để đẩy mạnh kinh doanh, cung cấp sản phẩm đến người
tiêu dùng để hạn chế chi phí vận chuyển cho người dân. DHG ngày càng phát triển
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Hoàng Điệp
SVTH: Trần Lê Phương Nhung Trang 32
đồng thời với việc quy mô đầu tư được mở rộng để sử dụng hiệu quả nguồn vốn của
công ty.
Với 12 công ty con phân phối: sở hữu 100% vốn góp tại 11 công ty TNHH MTV
(SH Pharma, CM Pharma, HT Pharma, DT Pharma, ST Pharma, A&G Pharma, TG
Pharma, TOT Pharma, Bali Pharma, VL Pharma, B&T Pharma, TVP Pharma). Các
công ty con và chi nhánh đều có kho hàng đạt tiêu chuẩn GDP. 24 chi nhánh và 68
nhà thuốc/quầy lẻ tại các bệnh viện trực thuộc.
Hình 2.1: Hệ thống phân phối sản phẩm của DHG ở Việt Nam
Với vai trò quan trọng của ngành dược phẩm đối với nền kinh tế quốc dân, việc
mở rộng quy mô và hệ thống cung ứng của DHG góp phần đưa sản phẩm của công ty
đến với đông đảo người dân
2.1.1.5. Những thuận lợi và khó khăn của công ty Cổ phần Dược Hậu Giang
2.1.1.5.1. Thuận lợi
 DHG là doanh nghiệp duy nhất trong ngành Dược có hệ thống phân phối sâu và
rộng khắp lãnh thổ Việt Nam, số lượng khách hàng đông, tạo lợi thế cạnh tranh
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Hoàng Điệp
SVTH: Trần Lê Phương Nhung Trang 33
trong kinh doanh hàng tự sản xuất và tăng hiệu quả thông qua phân phối hàng
độc quyền, hàng khác. Ngoài ra, sản phẩm của công ty còn đáp ứng tương đối
đầy đủ danh mục thuốc thiết yếu của Bộ Y tế, góp phần thuận lợi cho việc tham
gia đấu thầu cung cấp thuốc trong hệ điều trị, có khả năng cạnh tranh trên
thương trường ở từng phân khúc thị trường.
 Hiện nay, Công ty đã và đang sử dụng các quy trình sản xuất với công nghệ hiện
đại, phù hợp với các tiêu chuẩn GMP-WHO/GLP/GSP, ISO 9001:2000. Bên
cạnh các máy móc thiết bị ngoại nhập, công ty Dược Hậu giang còn sử dụng các
thiết bị máy móc do đội ngũ kỹ sư của phòng Cơ điện chế tạo, đáp ứng tiêu
chuẩn GMP góp phần ổn định và nâng cao năng lực sản xuất của công ty.
 Với sức mua và khối lượng nhập khẩu lớn, thanh toán đúng hạn, DHG tạo được
uy tín tốt đối với các đối tác cung ứng. Vì thế, công ty luôn nhận được sự đảm
bảo ổn định nguyên vật liệu sản xuất thuốc từ phía các nhà cung cấp, đồng thời
còn được hưởng nhiều ưu đãi về giá hơn so với các đơn vị nhập khẩu nhỏ, lẻ có
sức mua không ổn định.
 Không chỉ chú trọng vào công tác sản xuất mà ngoài ra công ty còn chú trọng
đến các khâu khác ngoài sản xuất như: quản lý, tài chính, nhân sự và bán hàng...
Cụ thể, công ty đã đầu tư các phần mềm quản trị, phần mềm kế toán và phần
mềm quản lý bán hàng do các chuyên viên tin học của công ty xây dựng và được
triển khai thành công với chi phí thấp.
 Nguồn lực tài chính mạnh, công bố thông tin minh bạch, kịp thời, đúng pháp luật
giúp cho công ty chủ động hơn trong việc khai thác các nguồn lực, các chiến
lược đầu tư, các hợp đồng giao dịch, mua bán. Giá trị cổ phiếu của công ty tương
đối cao, điều này giúp tạo được niềm tin đối với các nhà đầu tư.
 Ngoài ra, thông qua mối quan hệ với các nhà cung ứng nguyên vật liệu – máy
móc thiết bị và nhà đầu tư, DHG có nhiều cơ hội tiếp cận với các đối tác chiến
lược để học hỏi kinh nghiệm, hợp tác phát triển.
 Nhà nước cũng đã có những chính sách ưu đãi về thuế đối với công ty. Cụ thể là
hai dự án nhà máy mới được xây dựng tại khu công nghiệp Tân Phú Thạnh trong
15 năm đầu đi vào hoạt động sẽ được hưởng mức thuế suất 0% trong 4 năm đầu,
5% trong 9 năm tiếp theo và 10% trong 2 năm còn lại. Hai nhà máy mới này là
NonBetalactam và Betalactam đi vào hoạt động sẽ khiến cho năng lực sản xuất
của công ty tăng gấp đôi.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Hoàng Điệp
SVTH: Trần Lê Phương Nhung Trang 34
2.1.1.5.2. Khó khăn
 Mặc dù là một công ty dẫn đầu thị phần nhưng tỷ lệ thị phần chiếm lĩnh thị
trường của DHG còn thấp, ngành dược Việt Nam phát triển manh mún và không
tập trung dẫn đến cạnh tranh cao giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau. Có
những doanh nghiệp bức phá tốc độ tăng trưởng cao hơn, có nguy cơ đuổi kịp và
vượt qua DHG trong tương lai.
 Cạnh tranh với thuốc ngoại nhập và các công ty dược nước ngoài gia tăng. Kể từ
ngày 1/1/2009 các công ty dược nước ngoài còn được phép trực tiếp nhập khẩu
thuốc, không cần thông qua các công ty trung gian để nhập khẩu ủy thác và mức
thuế trung bình sẽ là 2,5%. Điều này dẫn đến giá bán các loại thuốc nhập khẩu
giảm và đòi hỏi các công ty trong nước phải cạnh tranh mạnh mẽ hơn, khốc liệt
hơn đối với các loại thuốc nhập khẩu và đối mặt với nguy cơ bị mất thị phần.
 Nguồn nhân lực là một trong những lợi thế cạnh tranh của công ty Dược Hậu
Giang so với các công ty khác trong cùng ngành. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo đã
có tên tuổi, kinh nghiệm đi cùng bề dày lịch sử phát triển và thành công rực rỡ
của DHG hầu hết đã gần đến tuổi nghỉ hưu, tạo áp lực lớn cho đội ngũ lãnh đạo
trẻ trong việc chứng tỏ năng lực, gây dựng niềm tin cho các nhà đầu tư và khách
hàng
 Một trong những yếu tố bên ngoài nhưng tác động không hề nhỏ đển công ty
Dược Hậu Giang đó chính là tâm lý của người tiêu dùng Việt Nam. Không chỉ
những người dân mà ngay cả với các bác sĩ và dược sĩ vẫn ưa chuộng dùng hàng
ngoại. Trong tiềm thức của người Việt, họ luôn mang suy nghĩ cho rằng “thuốc
ngoại, thuốc đắt là thuốc tốt” và sự tin tưởng dành cho thuốc nội là chưa cao. Vì
vậy, thuốc nội vẫn đang bị lép vế chính ở thị trường nội địa do những quan niệm
sai lầm đó. Sự hiểu biết của người tiêu dùng về thuốc nội cũng còn rất hạn chế
cũng gây ra rất không ít khó khăn cho ngành dược Việt Nam nói chung và DHG
nói riêng.
2.1.2. Tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ một số sản
phẩm chính
2.1.2.1. Tổ chức sản xuất
Một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên những sản phẩm chất
lượng và đạt tiêu chuẩn của công ty Dược Hậu Giang chính là nguồn nguyên vật liệu
đầu vào của sản phẩm. Hiểu và nắm bắt được điều này, nên hầu hết các nguyên vật
liệu dùng cho sản xuất thuốc của công ty hiện nay chủ yếu là nhập khẩu từ các nhà sản
xuất lớn, đạt tiêu chuẩn GMP, ISO và có uy tín trên thế giới như: Mallinckrodt INC
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Hoàng Điệp
SVTH: Trần Lê Phương Nhung Trang 35
(Mỹ), ACS Dobfar (Italia), Antibioticos SA (Tây Ban Nha),…và các nhà cung cấp nổi
tiếng khác ở các nước châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc.
Đội ngũ tin học của công ty đã lập trình và triển khai chương trình phần mềm
kiểm soát tự động hóa việc cân nguyên liệu, thuốc viên trong sản xuất, góp phần làm
giảm nguy cơ sai sót, nâng cao hiệu quả sản xuất sản phẩm của công ty.
Công ty còn xây dựng xưởng bao bì cho riêng mình. Xưởng bao bì được đầu tư
với quy mô lớn, không chỉ đáp ứng cho nhu cầu của công ty mà còn nhận gia công
cho các khách hàng bên ngoài, góp phần mang lại nguồn thu nhập cho doanh nghiệp.
2.1.2.2. Quy trình công nghệ sản xuất
Công ty hiện nay đang sử dụng các quy trình công nghệ hiện đại, phù hợp với
các tiêu chuẩn quốc tế. Cụ thể:
 Các dây chuyền sản xuất tại nhà máy Nguyễn Văn Cừ được chứng nhận phù hợp
với các yêu cầu của WHO - GMP/GLP/GSP.
 Nhà máy Non Betalactam tại Khu công nghiệp Tân Phú Thạnh được Cục Quản
lý Dược chứng nhận phù hợp với các yêu cầu của WHO – GMP/GLP/GSP vào
tháng 11/2013.
 Phòng Kiểm nghiệm được công nhận phù hợp với các yêu cầu của
ISO/IEC:17025.
 Kho bảo quản thành phẩm tại Khu Công nghiệp Tân Tạo và Tổng kho được
chứng nhận GDP, GSP.
 Hệ thống quản lý chất lượng tiếp tục được chứng nhận phù hợp với các yêu cầu
của ISO 9001: 2008.
Bên cạnh đó, công ty còn đầu tư thêm hệ thống thiết bị thuộc thế hệ mới trong
lĩnh vực công nghệ dược phẩm, phần lớn được nhập khẩu từ Nhập Bản, Mỹ, Hàn
Quốc, Đức,…đáp ứng được chất lượng, công suất, phục vụ nhu cầu sản xuất và
nghiên cứu phát triển các dòng sản phẩm đặc trị của công ty.
Tiếp thu những trình độ công nghệ hiện đại của nước ngoài, các đội ngũ kỹ sư
của phòng Cơ điện chế tạo của công ty cũng đã tự chế ra được các máy móc thiết bị
có chức năng phù hợp với điều kiện hoạt động của doanh nghiệp, vừa góp phần đảm
bảo được chất lượng cao của sản phẩm lại vừa góp phần tiết kiệm chi phí sản xuất.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Hoàng Điệp
SVTH: Trần Lê Phương Nhung Trang 36
2.2. PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN DƯỢC HẬU GIANG
2.2.1. Phân tích bảng cân đối kế toán
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần phải có một
lượng tài sản nhất định. Tài sản này không đứng yên mà luôn vận động từ hình thái
này sang hình thái khác. Như từ tiền mặt chuyển thành vật liệu, từ vật liệu chuyển
thành thành phẩm nhập kho, mang thành phẩm đi tiêu thụ và thành phẩm quay trở lại
thành tiền theo quy luật T-H-T. Tài sản của doanh nghiệp biểu hiện bằng tiền gọi là
vốn kinh doanh, mặt khác, tài sản hiện có của doanh nghiệp được hình thành từ nhiều
nguồn vốn khác nhau gọi vốn kinh doanh. Tóm lại, bảng cân đối kế toán là một bức
tranh tài chính phản ánh toàn bộ giá trị các loại tài sản mà doanh nghiệp đang sở hữu
và nguồn vốn để hình thành nên các loại tài sản đó tại một thời điểm nhất định. Do đó,
ta tiến hành phân tích bảng cân đối kế toán năm 2011 đến năm 2014 tại công ty Cổ
phần Dược Hậu Giang để thấy được bức tranh này.
Bảng cân đối kế toán của công ty Cổ phần Dược Hậu Giang từ năm 2012 – 2014
Đơn vị tính: Triệu đồng
CHỈ TIÊU
2012 2013 2014
TÀI SẢN
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN
1.817.660 2.232.558 2.386.250
I. Tiền và các khoản tương đương tiền
718.975 613.287 496.492
Tiền
179.127 197.503 108.745
Các khoản tương đương tiền
539.848 415.784 387.747
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
- 170.000 260.617
III. Các khoản phải thu
574.318 667.386 841.466
Phải thu khách hàng
449.467 515.047 760.722
Trả trước cho người bán
84.261 106.904 45.230
Các khoản phải thu khác
46.320 54.872 43.219
Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi
(5.729) (9.437) (7.705)
IV. Hàng tồn kho
511.841 757.949 780.704
Hàng tồn kho
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Hoàng Điệp
SVTH: Trần Lê Phương Nhung Trang 37
517.870 762.407 786.123
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (6.029) (4.458) (5.419)
V. Tài sản ngắn hạn khác
12.524 23.937 6.972
Chi phí trả trước ngắn hạn
819 1.009 1.029
Thuế GTGT được khấu trừ
3.877 11.926 1.768
Thuế và các khoản phải thu Nhà nước
1.883 1.530 875
Tài sản ngắn hạn khác
5.945 9.471 3.301
B. TÀI SẢN DÀI HẠN
560.605 848.062 1.096.468
I. Tài sản cố định
517.135 799.083 963.813
1. Tài sản cố định hữu hình
279.742 341.560 733.664
Nguyên giá
522.620 624.285 1.090.747
Giá trị hao mòn lũy kế
(242.878) (282.726) (357.083)
2. Tài sản cố định vô hình
167.001 175.986 180.017
Nguyên giá
174.924 187.270 193.369
Giá trị hao mòn lũy kế
(7.922) (11.284) (13.352)
3. Xây dựng cơ bản dở dang
70.391 281.537 50.133
II. Đầu tư tài chinh dài hạn
16.651 20.765 16.842
Đầu tư vào công ty liên kết
9.334 5.434 5.434
Đầu tư dài hạn khác
11.831 31.831 27.908
Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn
(4.514) (16.500) (16.500)
III. Tài sản dài hạn khác
26.819 28.214 115.812
Chi phí trả trước dài hạn
19.348 18.684 100.946
Tài sản thuế thuế nhập hoãn lại
5.841 8.257 14.018
Tài sản dài hạn khác
1.630 1.273 848
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
2.378.265 3.080.620 3.482.718
NGUỒN VỐN
- - -
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Hoàng Điệp
SVTH: Trần Lê Phương Nhung Trang 38
A. NỢ PHẢI TRẢ
674.795 1.081.177 1.189.093
I. Nợ ngắn hạn
653.532 1.030.242 1.119.689
Vay ngắn hạn
19.485 127.031 176.707
Phải trả người bán
73.734 267.948 261.374
Người mua trả tiền trước
1.237 2.695 913
Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
33.520 56.584 103.311
Phải trả người lao động
157.300 206.950 208.305
Chi phí phải trả
242.014 235.862 266.010
Các khoản phải trả khác
63.584 67.439 36.083
Quỹ khen thưởng, phúc lợi
62.659 65.734 66.986
II. Nợ dài hạn
21.263 50.936 69.403
Dự phòng phải trả dài hạn
- - 28.844
Dự phòng trợ cấp mất việc làm
- - -
Quỹ phát triển khoa học và công nghệ
21.263 50.936 40.559
B. VỐN CHỦ SỠ HỮU
1.687.719 1.981.365 2.276.795
I. Vốn chủ sở hữu
1.687.719 1.981.365 2.276.795
Vốn cổ phần
653.764 653.764 871.643
Cổ phiếu quỹ
(456) (456) (456)
Quỹ đầu tư phát triển
491.137 701.397 782.076
Quỹ dự phòng tài chính
66.762 66.930 67.064
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
476.512 559.731 556.467
C. LỢI ÍCH CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ
15.750 18.077 16.830
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
2.378.265 3.080.620 3.482.718
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty, HOT
Đề tài tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty, HOT

More Related Content

What's hot

Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam vinamilk
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam   vinamilkPhân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam   vinamilk
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam vinamilk
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Xác định giá trị doanh nghiệp của công ty cổ phần thương mại châu hưng
Xác định giá trị doanh nghiệp của công ty cổ phần thương mại châu hưngXác định giá trị doanh nghiệp của công ty cổ phần thương mại châu hưng
Xác định giá trị doanh nghiệp của công ty cổ phần thương mại châu hưng
https://www.facebook.com/garmentspace
 
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚCPHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
Nguyễn Công Huy
 
Đề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựng
Đề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựngĐề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựng
Đề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAYLuận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Phân tích tình hình tài chính công ty Hòa Phát, ĐIỂM 9
Luận văn: Phân tích tình hình tài chính công ty Hòa Phát, ĐIỂM 9Luận văn: Phân tích tình hình tài chính công ty Hòa Phát, ĐIỂM 9
Luận văn: Phân tích tình hình tài chính công ty Hòa Phát, ĐIỂM 9
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOT
Luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOTLuận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOT
Luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Công thức phân tích tài chính doanh nghiệp
Công thức phân tích tài chính doanh nghiệpCông thức phân tích tài chính doanh nghiệp
Công thức phân tích tài chính doanh nghiệp
Kim Trương
 
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
Nguyễn Công Huy
 
200 đề tài khóa luận tốt nghiệp ngành tài chính doanh nghiệp, HAY
200 đề tài khóa luận tốt nghiệp ngành tài chính doanh nghiệp, HAY200 đề tài khóa luận tốt nghiệp ngành tài chính doanh nghiệp, HAY
200 đề tài khóa luận tốt nghiệp ngành tài chính doanh nghiệp, HAY
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Phân tích tình hình kinh doanh của Công ty Thương mại
Đề tài: Phân tích tình hình kinh doanh của Công ty Thương mạiĐề tài: Phân tích tình hình kinh doanh của Công ty Thương mại
Đề tài: Phân tích tình hình kinh doanh của Công ty Thương mại
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Phân Tích Tình Hình Tài Chính Thông Qua Bảng Cân Đối Kế Toán Và Báo Cáo Kết Q...
Phân Tích Tình Hình Tài Chính Thông Qua Bảng Cân Đối Kế Toán Và Báo Cáo Kết Q...Phân Tích Tình Hình Tài Chính Thông Qua Bảng Cân Đối Kế Toán Và Báo Cáo Kết Q...
Phân Tích Tình Hình Tài Chính Thông Qua Bảng Cân Đối Kế Toán Và Báo Cáo Kết Q...
nataliej4
 
Luận văn: Thẩm định dự án đầu tư tại Công ty xây dựng, HOT
Luận văn: Thẩm định dự án đầu tư tại Công ty xây dựng, HOTLuận văn: Thẩm định dự án đầu tư tại Công ty xây dựng, HOT
Luận văn: Thẩm định dự án đầu tư tại Công ty xây dựng, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty T FPT chi nhánh Thành phố...
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty T FPT chi nhánh Thành phố...Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty T FPT chi nhánh Thành phố...
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty T FPT chi nhánh Thành phố...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh haiha91
 
Phân Tích tài chính Công ty cổ phần traphaco
 Phân Tích tài chính Công ty cổ phần traphaco Phân Tích tài chính Công ty cổ phần traphaco
Phân Tích tài chính Công ty cổ phần traphaco
donewenlong
 
Bài tập hoạch định dòng tiền ( các dạng bài tập + lời giải và phân tích)
Bài tập hoạch định dòng tiền ( các dạng bài tập + lời giải và phân tích)Bài tập hoạch định dòng tiền ( các dạng bài tập + lời giải và phân tích)
Bài tập hoạch định dòng tiền ( các dạng bài tập + lời giải và phân tích)
Thanh Hoa
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bánh kẹo hải hà
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bánh kẹo hải hàPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bánh kẹo hải hà
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bánh kẹo hải hà
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Bài tập có lời giải môn phân tích tài chính doanh nghiệp nâng cao
Bài tập có lời giải môn phân tích tài chính doanh nghiệp nâng caoBài tập có lời giải môn phân tích tài chính doanh nghiệp nâng cao
Bài tập có lời giải môn phân tích tài chính doanh nghiệp nâng cao
YenPhuong16
 
Đề tài: Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công ty vận tải Phượng ...
Đề tài: Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công ty vận tải Phượng ...Đề tài: Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công ty vận tải Phượng ...
Đề tài: Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công ty vận tải Phượng ...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (20)

Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam vinamilk
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam   vinamilkPhân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam   vinamilk
Phân tích tài chính công ty cổ phần sữa việt nam vinamilk
 
Xác định giá trị doanh nghiệp của công ty cổ phần thương mại châu hưng
Xác định giá trị doanh nghiệp của công ty cổ phần thương mại châu hưngXác định giá trị doanh nghiệp của công ty cổ phần thương mại châu hưng
Xác định giá trị doanh nghiệp của công ty cổ phần thương mại châu hưng
 
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚCPHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
 
Đề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựng
Đề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựngĐề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựng
Đề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựng
 
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAYLuận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
 
Luận văn: Phân tích tình hình tài chính công ty Hòa Phát, ĐIỂM 9
Luận văn: Phân tích tình hình tài chính công ty Hòa Phát, ĐIỂM 9Luận văn: Phân tích tình hình tài chính công ty Hòa Phát, ĐIỂM 9
Luận văn: Phân tích tình hình tài chính công ty Hòa Phát, ĐIỂM 9
 
Luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOT
Luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOTLuận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOT
Luận văn: Phân tích tài chính tại Công ty CP Lương thực, HOT
 
Công thức phân tích tài chính doanh nghiệp
Công thức phân tích tài chính doanh nghiệpCông thức phân tích tài chính doanh nghiệp
Công thức phân tích tài chính doanh nghiệp
 
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
 
200 đề tài khóa luận tốt nghiệp ngành tài chính doanh nghiệp, HAY
200 đề tài khóa luận tốt nghiệp ngành tài chính doanh nghiệp, HAY200 đề tài khóa luận tốt nghiệp ngành tài chính doanh nghiệp, HAY
200 đề tài khóa luận tốt nghiệp ngành tài chính doanh nghiệp, HAY
 
Đề tài: Phân tích tình hình kinh doanh của Công ty Thương mại
Đề tài: Phân tích tình hình kinh doanh của Công ty Thương mạiĐề tài: Phân tích tình hình kinh doanh của Công ty Thương mại
Đề tài: Phân tích tình hình kinh doanh của Công ty Thương mại
 
Phân Tích Tình Hình Tài Chính Thông Qua Bảng Cân Đối Kế Toán Và Báo Cáo Kết Q...
Phân Tích Tình Hình Tài Chính Thông Qua Bảng Cân Đối Kế Toán Và Báo Cáo Kết Q...Phân Tích Tình Hình Tài Chính Thông Qua Bảng Cân Đối Kế Toán Và Báo Cáo Kết Q...
Phân Tích Tình Hình Tài Chính Thông Qua Bảng Cân Đối Kế Toán Và Báo Cáo Kết Q...
 
Luận văn: Thẩm định dự án đầu tư tại Công ty xây dựng, HOT
Luận văn: Thẩm định dự án đầu tư tại Công ty xây dựng, HOTLuận văn: Thẩm định dự án đầu tư tại Công ty xây dựng, HOT
Luận văn: Thẩm định dự án đầu tư tại Công ty xây dựng, HOT
 
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty T FPT chi nhánh Thành phố...
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty T FPT chi nhánh Thành phố...Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty T FPT chi nhánh Thành phố...
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty T FPT chi nhánh Thành phố...
 
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
 
Phân Tích tài chính Công ty cổ phần traphaco
 Phân Tích tài chính Công ty cổ phần traphaco Phân Tích tài chính Công ty cổ phần traphaco
Phân Tích tài chính Công ty cổ phần traphaco
 
Bài tập hoạch định dòng tiền ( các dạng bài tập + lời giải và phân tích)
Bài tập hoạch định dòng tiền ( các dạng bài tập + lời giải và phân tích)Bài tập hoạch định dòng tiền ( các dạng bài tập + lời giải và phân tích)
Bài tập hoạch định dòng tiền ( các dạng bài tập + lời giải và phân tích)
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bánh kẹo hải hà
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bánh kẹo hải hàPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bánh kẹo hải hà
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần bánh kẹo hải hà
 
Bài tập có lời giải môn phân tích tài chính doanh nghiệp nâng cao
Bài tập có lời giải môn phân tích tài chính doanh nghiệp nâng caoBài tập có lời giải môn phân tích tài chính doanh nghiệp nâng cao
Bài tập có lời giải môn phân tích tài chính doanh nghiệp nâng cao
 
Đề tài: Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công ty vận tải Phượng ...
Đề tài: Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công ty vận tải Phượng ...Đề tài: Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công ty vận tải Phượng ...
Đề tài: Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công ty vận tải Phượng ...
 

Similar to Đề tài tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty, HOT

Phân tích tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Dược Hậu Giang.doc
Phân tích tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Dược Hậu Giang.docPhân tích tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Dược Hậu Giang.doc
Phân tích tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Dược Hậu Giang.doc
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
Phân tích thực trạng tài chính của Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thương
Phân tích thực trạng tài chính của  Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thươngPhân tích thực trạng tài chính của  Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thương
Phân tích thực trạng tài chính của Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thương
Dương Hà
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần phim truyện i
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần phim truyện iPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần phim truyện i
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần phim truyện i
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Dược Hậu Giang, 9 điểm.doc
Phân tích tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Dược Hậu Giang, 9 điểm.docPhân tích tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Dược Hậu Giang, 9 điểm.doc
Phân tích tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Dược Hậu Giang, 9 điểm.doc
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
Nâng cao hoạt động kinh doanh của công ty Xây dựng Thép Việt
Nâng cao hoạt động kinh doanh của công ty Xây dựng Thép ViệtNâng cao hoạt động kinh doanh của công ty Xây dựng Thép Việt
Nâng cao hoạt động kinh doanh của công ty Xây dựng Thép Việt
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Khoá luận tốt nghiệp
Khoá luận tốt nghiệpKhoá luận tốt nghiệp
Khoá luận tốt nghiệp
Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính công ty Nhôm Việt Pháp, HAY
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính công ty Nhôm Việt Pháp, HAYĐề tài: Cải thiện tình hình tài chính công ty Nhôm Việt Pháp, HAY
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính công ty Nhôm Việt Pháp, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
“ Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty...
“ Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty...“ Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty...
“ Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty...
Viện Quản Trị Ptdn
 
Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty t...
Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty t...Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty t...
Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty t...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...
Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...
Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Phần1
Phần1Phần1
Phần1Vu Huy
 
24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671
24212 ghl xplm_oci_20140730034359_6567124212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671
24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671
Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Đề tài: Thực trạng tài chính và hoạt động kinh doanh tại công ty dệt
Đề tài: Thực trạng tài chính và hoạt động kinh doanh tại công ty dệtĐề tài: Thực trạng tài chính và hoạt động kinh doanh tại công ty dệt
Đề tài: Thực trạng tài chính và hoạt động kinh doanh tại công ty dệt
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính, HOTLuận văn: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Quan tri tai chinh
Quan tri tai chinhQuan tri tai chinh
Quan tri tai chinh
Share Tài Liệu Đại Học
 
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính Hiếu Kều
 
Tìm hiểu tình hình tài chính tại Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ Dak Lak
Tìm hiểu tình hình tài chính tại Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ Dak LakTìm hiểu tình hình tài chính tại Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ Dak Lak
Tìm hiểu tình hình tài chính tại Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ Dak Lak
Royal Scent
 
Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nham_tang_cuong_nang_luc_tai_cong_ty_xay...
Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nham_tang_cuong_nang_luc_tai_cong_ty_xay...Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nham_tang_cuong_nang_luc_tai_cong_ty_xay...
Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nham_tang_cuong_nang_luc_tai_cong_ty_xay...
chauloan
 
Cơ Sở Lý Luận Cơ Sởlý Luận Vềphân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp.
Cơ Sở Lý Luận Cơ Sởlý Luận Vềphân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp.Cơ Sở Lý Luận Cơ Sởlý Luận Vềphân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp.
Cơ Sở Lý Luận Cơ Sởlý Luận Vềphân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp.
Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài 0934.573.149 / Luanvantot.com
 

Similar to Đề tài tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty, HOT (20)

Phân tích tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Dược Hậu Giang.doc
Phân tích tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Dược Hậu Giang.docPhân tích tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Dược Hậu Giang.doc
Phân tích tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Dược Hậu Giang.doc
 
Phân tích thực trạng tài chính của Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thương
Phân tích thực trạng tài chính của  Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thươngPhân tích thực trạng tài chính của  Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thương
Phân tích thực trạng tài chính của Công ty Giao nhận kho vận Ngoại thương
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần phim truyện i
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần phim truyện iPhân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần phim truyện i
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần phim truyện i
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Dược Hậu Giang, 9 điểm.doc
Phân tích tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Dược Hậu Giang, 9 điểm.docPhân tích tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Dược Hậu Giang, 9 điểm.doc
Phân tích tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Dược Hậu Giang, 9 điểm.doc
 
Nâng cao hoạt động kinh doanh của công ty Xây dựng Thép Việt
Nâng cao hoạt động kinh doanh của công ty Xây dựng Thép ViệtNâng cao hoạt động kinh doanh của công ty Xây dựng Thép Việt
Nâng cao hoạt động kinh doanh của công ty Xây dựng Thép Việt
 
Khoá luận tốt nghiệp
Khoá luận tốt nghiệpKhoá luận tốt nghiệp
Khoá luận tốt nghiệp
 
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính công ty Nhôm Việt Pháp, HAY
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính công ty Nhôm Việt Pháp, HAYĐề tài: Cải thiện tình hình tài chính công ty Nhôm Việt Pháp, HAY
Đề tài: Cải thiện tình hình tài chính công ty Nhôm Việt Pháp, HAY
 
“ Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty...
“ Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty...“ Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty...
“ Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty...
 
Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty t...
Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty t...Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty t...
Một số biện pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty t...
 
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...
 
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...
Giai phap hoan_thien_cong_tac_phan_tich_tai_chinh_doanh_nghi_biw_egow_mgg_201...
 
Phần1
Phần1Phần1
Phần1
 
24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671
24212 ghl xplm_oci_20140730034359_6567124212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671
24212 ghl xplm_oci_20140730034359_65671
 
Đề tài: Thực trạng tài chính và hoạt động kinh doanh tại công ty dệt
Đề tài: Thực trạng tài chính và hoạt động kinh doanh tại công ty dệtĐề tài: Thực trạng tài chính và hoạt động kinh doanh tại công ty dệt
Đề tài: Thực trạng tài chính và hoạt động kinh doanh tại công ty dệt
 
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính, HOTLuận văn: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính, HOT
Luận văn: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính, HOT
 
Quan tri tai chinh
Quan tri tai chinhQuan tri tai chinh
Quan tri tai chinh
 
Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính Gt quản lý tài chính
Gt quản lý tài chính
 
Tìm hiểu tình hình tài chính tại Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ Dak Lak
Tìm hiểu tình hình tài chính tại Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ Dak LakTìm hiểu tình hình tài chính tại Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ Dak Lak
Tìm hiểu tình hình tài chính tại Công ty Quản lý và Sửa chữa Đường bộ Dak Lak
 
Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nham_tang_cuong_nang_luc_tai_cong_ty_xay...
Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nham_tang_cuong_nang_luc_tai_cong_ty_xay...Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nham_tang_cuong_nang_luc_tai_cong_ty_xay...
Phan tich tai_chinh_va_cac_giai_phap_nham_tang_cuong_nang_luc_tai_cong_ty_xay...
 
Cơ Sở Lý Luận Cơ Sởlý Luận Vềphân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp.
Cơ Sở Lý Luận Cơ Sởlý Luận Vềphân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp.Cơ Sở Lý Luận Cơ Sởlý Luận Vềphân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp.
Cơ Sở Lý Luận Cơ Sởlý Luận Vềphân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp.
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
Qucbo964093
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 

Recently uploaded (10)

AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 

Đề tài tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty, HOT

  • 1. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Hoàng Điệp SVTH: Trần Lê Phương Nhung Trang 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong nền kinh tế hiện nay, Việt Nam đã và đang ngày càng hội nhập sâu rộng hơn với thị trường quốc tế thông qua các tổ chức và hiệp định thương mại thế giới. Bên cạnh những cơ hội được mở rộng thị trường kinh doanh thì thách thức đặt ra cho các doanh nghiệp trong nước để tồn tại và phát triển trong điều kiện nền kinh tế đang ngày càng có sự cạnh tranh gây gắt với các doanh nghiệp nước ngoài là rất lớn. Trước tình hình đó, để đảm bảo cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển, nhà quản trị doanh nghiệp ngoài việc nắm bắt được nhu cầu của thị trường còn phải không ngừng nâng cao trình độ và năng lực quản lý, đồng thời nắm vững tình hình tài chính của doanh nghiệp mình để đưa ra các quyết định đúng đắn, chính xác và kịp thời, nhằm đảm bảo thực hiện chiến lược sản xuất kinh doanh có hiệu quả và mang tính bền vững. Muốn đạt được điều này, doanh nghiệp cần phải thực hiện định kỳ việc phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như tình hình tài chính của mình một cách nghiêm túc và đầy đủ. Từ đó phát huy mặt tích cực, khắc phục mặt hạn chế của hoạt động tài chính doanh nghiệp, tìm ra được những nguyên nhân cơ bản đã ảnh hưởng đến các mặt này và đề xuất được các giải pháp cần thiết để cải thiện hoạt động tài chính tạo tiền đề để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Do đó có thể thấy, phân tích tình hình tài chính là việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết. Phân tích tình hình tài chính nhằm đánh giá được đầy đủ và chính xác tình hình tổ chức, phân phối, sử dụng và quản lý nguồn vốn của doanh nghiệp, vạch rõ được xu hướng phát triển của doanh nghiệp. Phân tích tình hình tài chính là một công cụ vô cùng quan trọng cho công tác quản lý của nhà quản trị doanh nghiệp. Hiểu rõ được tầm quan trọng và thiết thực của việc phân tích tài chính doanh nghiệp, em đã chọn đề tài “Phân tích tình hình tài chính tại công ty Cổ phần Dược Hậu Giang” là chuyên đề báo cáo trong khóa luận tốt nghiệp. 2. Mục tiêu nghiên cứu Quá trình phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp nhằm vào hai mục tiêu chủ yếu sau:  Nắm bắt các số liệu thể hiện tình hình tài chính nhằm hiểu rõ thực trạng tài chính của doanh nghiệp.  Từ các nhận định về thực trạng tài chính của doanh nghiệp, đưa ra các biện pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
  • 2. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Hoàng Điệp SVTH: Trần Lê Phương Nhung Trang 2 3. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập số liệu: Đề tài sử dụng phương pháp thông kê, mô tả số liệu của doanh nghiệp thông qua báo cáo tài chính, báo cáo thường niên và các thông tin khác được công ty công bố. Phương pháp xử lý số liệu: Đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh tuyệt đối, so sánh tương đối chỉ tiêu báo cáo qua các năm đồng thời sử dụng các chỉ số phân tích để đánh giá tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và thay đổi dòng tiền của công ty qua các năm. 4. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của chuyên đề:  Về không gian: Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang.  Về thời gian: Giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2014  Về nội dung: Nghiên cứu về cấu trúc tài chính của doanh nghiệp, khả năng hoạt động, khả năng sinh lợi, đánh giá thực trạng tài chính và xu hướng phát triển của doanh nghiệp, từ đó đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. 5. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của đề tài gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về tình hình tài chính doanh nghiệp và phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp. Chương 2: Phân tích tình hình tài chính Công Ty Cổ Phần Dược Hậu Giang Chương 3: Nhận xét, giải pháp và kiến nghị Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của Thầy Ngô Hoàng Điệp đã giúp em hoàn thành bài khóa luận này. Do bản thân em vẫn còn nhiều hạn chế về kiến thức cũng như những kinh nghiệm thực tế nên bài báo cáo của em sẽ không tránh khỏi những thiếu xót, em rất mong nhận được sự góp ý bổ sung của Thầy để giúp em hoàn thiện hơn bài khóa luận tốt nghiệp của mình cũng như củng cố kiến thức của bản thân hơn nữa.
  • 3. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Hoàng Điệp SVTH: Trần Lê Phương Nhung Trang 3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1.1. Khái niệm về tài chính doanh nghiệp 1.1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp Theo điều 4, Luật Doanh nghiệp năm 2005 định nghĩa: “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”. Như vậy ta có thể hiểu: Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế thực hiện các hoạt động sản xuất, cung ứng hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng nhằm mục đích sinh lời. 1.1.1.2. Khái niệm tài chính Tài chính là sự vận động của vốn tiền tệ, diễn ra ở mọi chủ thể trong xã hội. Nó phản ánh tổng hợp các mối quan hệ kinh tế nảy sinh trong phân phối các nguồn tài chính thông qua việc tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau của các chủ thể trong xã hội. Trong đó: Nguồn tài chính là khả năng về tài chính mà các chủ thể trong xã hội có thể khai thác, sử dụng nhằm thực hiện các mục đích của mình. Nguồn tài chính có thể tồn tại dưới dạng tiền, tài sản vật chất hoặc phi vật chất. Sự vận động của các nguồn tài chính phản ánh sự vận động của những bộ phận của cải xã hội dưới hình thức giá trị. Nguồn tài chính luôn thể hiện một khả năng về sức mua nhất định. Kết quả của quá trình phân phối các nguồn tài chính là sự hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ nhất định. Qũy tiền tệ là một lượng nhất định các nguồn tài chính đã huy động được để sử dụng cho một mục đích nhất định. Các quỹ tiền tệ, sự hình thành và sử dụng của chúng có các đặc điểm sau:  Thứ nhất, các quỹ tiền tệ luôn luôn biểu hiện các quan hệ sở hữu. Khi kết thúc một giai đoạn vận động nào đó của quỹ thì mỗi chủ thể của hình thức sở hữu này hay hình thức sở hữu khác sẽ nhận được cho mình một phần nguồn lực tài chính.
  • 4. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Hoàng Điệp SVTH: Trần Lê Phương Nhung Trang 4 Việc sử dụng các quỹ tiền tệ cũng phụ thuộc quyền sở hữu cũng như tùy thuộc vào quy ước, nguyên tắc sử dụng quỹ, ý chí chủ quan của người sở hữu trong quá trình phân phối.  Thứ hai, các quỹ tiền tệ bao giờ cũng thể hiện tính mục đích. Đây là đặc điểm chủ yếu của quỹ tiền tệ. Phần lớn các quỹ tiền tệ đều có mục đích sử dụng cuối cùng là tích lũy hoặc tiêu dùng.  Thứ ba, tất cả các quỹ tiền tệ đều vận động thường xuyên, tức là chúng luôn luôn được sử dụng và bổ sung. Quan hệ tài chính là các quan hệ kinh tế giữa các chủ thể trong xã hội trong phân phối các nguồn tài chính và quá trình phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị. 1.1.1.3. Khái niệm tài chính doanh nghiệp Xét về hình thức: Tài chính doanh nghiệp là quỹ tiền tệ trong quá trình tạo lập, phân phối, sử dụng và vận động gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp. Về bản chất, tài chính doanh nghiệp là các quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị nảy sinh gắn liền với việc tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Xét về mặt nội dung: Tài chính doanh nghiệp là một mặt hoạt động của doanh nghiệp nhằm đạt tới các mục tiêu của doanh nghiệp đã đề ra. Các hoạt động gắn liền với việc tạo lập, phân phối, sử dụng và vận động chuyển hóa của quỹ tiền tệ thuộc hoạt động tài chính của doanh nghiệp. 1.1.1.4. Đặc điểm của tài chính doanh nghiệp Hoạt động tài chính gắn liền với quá trình hình thành, sử dụng nguồn vốn và các quỹ tiền tệ có tính đặc thù: doanh nghiệp phải tìm kiếm các nguồn tài trợ vay ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn, phát hành cổ phiếu, mua sắm thiết bị mới, vật tư hàng hóa, tìm kiếm lao động…phân phối thu nhập, thực hiện các nghĩa vụ Nhà nước, trả lương công nhân viên Hoạt động tài chính doanh nghiệp thể hiện sự vận động của vốn giữa doanh nghiệp với các chủ thể khác. 1.1.2. Chức năng của tài chính doanh nghiệp 1.1.2.1. Chức năng huy động vốn Để thực hiện sản xuất kinh doanh trong điều kiện của cơ chế thị trường có hiệu quả đòi hỏi các doanh nghiẹp phải có vốn và có phương án tạo lập, huy động vốn cụ thể. Thứ nhất, phải xác định nhu cầu vốn (vốn cố định và vốn lưu động) cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh.
  • 5. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Hoàng Điệp SVTH: Trần Lê Phương Nhung Trang 5 Thứ hai, phải xem xét khả năng đáp ứng nhu cầu vốn và các giải pháp huy động vốn:  Nếu nhu cầu lớn hơn khả năng thì doanh nghiệp phải huy động thêm vốn, tìm kiếm mọi nguồn tài trợ với chi phí sử dụng vốn thấp nhưng vẫn bảo đảm có hiệu quả.  Nếu khả năng lớn hơn nhu cầu thì doanh nghiệp có thể mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường hoặc có thể tham gia vào thị trường tài chính như đầu tư chứng khoán, cho thuê tài sản, góp vốn liên doanh... Thứ ba, phải lựa chọn nguồn vốn và phương thức thanh toán các nguồn vốn sao cho chi phí doanh nghiệp phải trả là thấp nhất trong khoảng thời gian hợp lý. 1.1.2.2. Chức năng phân phối thu nhập Thu nhập bằng tiền từ bán sản phẩm, hàng hóa, lao vụ, dịch vụ, lợi tức cổ phiếu, lãi cho vay, thu nhập khác của doanh nghiệp được tiến hành phân phối như sau:  Bù đắp hao phí vật chất, lao động đã tiêu hao trong quá trình sản xuất kinh doanh bao gồm: - Chi phí vật tư như nguyên vật liệu, nhiên liệu, động lực, công cụ lao động nhỏ… - Chi phí khấu hao tài sản cố định. - Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương. - Chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền (kể cả các khoản thuế gián thu).  Phần còn lại là lợi nhuận trước thuế được phân phối tiếp như sau: - Nộp thuế TNDN theo luật định. - Bù lỗ năm trước không được trừ vào lợi nhuận trước thuế (nếu có). - Trừ các khoản chi phí không hợp lý, hợp lệ. - Chia lãi cho các đối tác góp vốn. - Trích vào các quỹ doanh nghiệp. 1.1.2.3. Chức năng giám đốc tài chính Tình hình tài chính của doanh nghiệp phản ánh một cách chính xác nhất hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua số liệu do các chỉ tiêu tài chính thể hiện, nhà quản lý có thể dễ dàng nhận thấy hiện trạng kinh doanh của doanh nghiệp, đưa ra đánh giá khái quát và kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp, phát hiện kịp thời những vướng mắc, tồn tại để đưa ra các quyết định phù hợp nhằm điều chỉnh được hoạt động của doanh nghiệp để đạt mục tiêu đã định. Bên cạnh đó, các đối tượng khác quan tâm đến doanh nghiệp vì nhiều mục đích khác nhau cũng có thể thông qua chức năng kiểm soát của doanh nghiệp để có thể có
  • 6. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Hoàng Điệp SVTH: Trần Lê Phương Nhung Trang 6 một cái nhìn chuẩn về hiện trạng của doanh nghiệp, từ đó có thể có các quyết định phù hợp với mục đích của mình. Tóm lại, Ba chức năng trên quan hệ mật thiết với nhau, chức năng kiểm tra tiến hành tốt là cơ sở quan trọng cho những định hướng phân phối tài chính đúng đắn tạo điều kiện cho sản xuất liên tục. Việc tạo vốn và phân phối tốt sẽ khai thông các luồng tài chính, thu hút nhiều nguồn vốn khác nhau tạo ra nguồn tài chính dồi dào đảm bảo cho quá trình hoạt động của doanh nghiệp và tạo điều kiện thuận lợi cho chức năng kiểm tra. 1.1.3. Các mối quan hệ của tài chính doanh nghiệp 1.1.3.1. Quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà nước Tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phải thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước (nộp thuế cho ngân sách nhà nước). Ngân sách nhà nước cấp vốn cho doanh nghiệp nhà nước và có thể cấp vốn với công ty liên doanh hoặc cổ phần (mua cổ phiếu) hoặc cho vay (mua trái phiếu) tuỳ theo mục đích yêu cầu quản lý đối với ngành kinh tế mà quyết định tỷ lệ góp vốn, cho vay nhiều hay ít. 1.1.3.2. Quan hệ giữa doanh nghiệp với các chủ thế kinh tế khác  Quan hệ giữa doanh nghiệp với các tổ chức trung gian tài chính: Các trung gian tài chính (chủ yếu là ngân hàng) là cầu nối giữa người có vốn tạm thời nhàn rỗi với người cần vốn để đầu tư kinh tế. Quan hệ này phát sinh khi doanh nghiệp đi vay vốn của các tổ chức tín dụng đồng thời trả chi phí cho việc sử dụng vốn đi vay đó.  Quan hệ giữa doanh nghiệp với thị trường: Với tư cách là một chủ thể kinh doanh, doanh nghiệp có quan hệ với thị trường cung cấp các yếu tố đầu vào và thị trường phân phối đầu ra. Thông qua thị trường, doanh nghiệp có thể xác định nhu cầu sản phẩm và dịch vụ cung ứng, từ đó doanh nghiệp xác định số tiền đầu tư cho kế hoạch sản xuất và tiêu thụ nhằm thoả mãn nhu cầu xã hội và thu được lợi nhuận tối đa với lượng chi phí bỏ ra thấp nhất, đứng vững và liên tục mở rộng thị trường trong môi trường cạnh tranh khốc liệt. Trong nền kinh tế thị trường, ngoài các yếu tố nêu trên, các doanh nghiệp còn phải tiếp cận với thị trường vốn. Doanh nghiệp có thể tạo ra được nguồn vốn dài hạn bằng việc phát hành chứng khoán như kỳ phiếu, cổ phiếu, đồng thời có thể kinh doanh chứng khoán để kiếm lời trên thị trường này.
  • 7. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Hoàng Điệp SVTH: Trần Lê Phương Nhung Trang 7 1.1.3.3. Quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp Gồm quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với các phòng ban, phân xưởng và tổ đội sản xuất trong việc nhận và thanh toán tạm ứng, thanh toán tài sản. Gồm quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với cán bộ công nhân viên trong quá trình phân phối thu nhập cho người lao động dưới hình thức tiền lương, tiền thưởng, tiền phạt và lãi cổ phần. Những quan hệ kinh tế trên được biểu hiện trong sự vận động của tiền tệ thông qua việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ, vì vậy thường được xem là các quan hệ tiền tệ. Những quan hệ này một mặt phản ánh rõ doanh nghiệp là một đơn vị kinh tế độc lập, là chủ thể trong quan hệ kinh tế, đồng thời phản ánh rõ nét mối liên hệ giữa tài chính doanh nghiệp với các khâu khác trong hệ thống tài chính nước ta. 1.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.2.1 Khái niệm và ý nghĩa của việc phân tích tài chính doanh nghiệp 1.2.1.1. Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp Phân tích tài chính có thể được hiểu như là quá trình kiểm tra, xem xét các số liệu tài chính hiện hành và quá khứ, nhằm mục đích đánh giá, dự tính các rủi ro, tiềm năng trong tương lai phục vụ cho các quyết định tài chính của một doanh nghiệp, người ta thường dựa vào các số liệu của Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để phân tích. Ngoài ra để đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp, người ta còn dùng các tỷ số tài chính để đánh giá như: tỷ số thanh toán, tỷ số hoạt động, tỷ số đòn bẩy, tỷ số lợi nhuận. Đối với công ty cổ phần người ta còn dùng thêm tỷ số giá thị trường để đánh giá. 1.2.1.2. Mục đích và ý nghĩa phân tích tài chính doanh nghiệp Mục đích của phân tích tài chính doanh nghiệp Phân tích tình hình tài chính của một doanh nghiệp nhằm mục đích đánh giá, dự tính các rủi ro cũng như tiềm năng, khả năng sinh lãi của doanh nghiệp trong tương lai nhằm phục vụ cho việc ra quyết định một cách thích hợp Tùy theo từng đối tượng sử dụng mà kết quả phân tích tài chính có những ý nghĩa và vai trò khác nhau. - Đối với các nhà quản trị doanh nghiệp: Các hoạt động nghiên cứu tài chính trong doanh nghiệp được gọi là phân tích tài chính nội bộ. Khác với phân tích tài chính bên ngoài do nhà phân tích ngoài doanh nghiệp tiến hành. Do đó thông tin đầy đủ và hiểu rõ về doanh nghiệp, các nhà phân tích tài chính trong doanh nghiệp có nhiều lợi thế để có thể phân tích tài chính tốt nhất. Vì vậy nhà quản trị doanh nghiệp còn phải quan tâm đến nhiều mục tiêu khác nhau như tạo công ăn việc
  • 8. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Hoàng Điệp SVTH: Trần Lê Phương Nhung Trang 8 làm cho người lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ, hạ chi phí thấp nhất và bảo vệ môi trường. Doanh nghiệp chỉ có thể đạt được mục tiêu này khi doanh nghiệp kinh doanh có lãi và thanh toán được nợ. Như vậy hơn ai hết các nhà quản trị doanh nghiệp cần có đủ thông tin nhằm thực hiện cân bằng tài chính, nhằm đánh giá tình hình tài chính đã qua để tiến hành cân đối tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, trả nợ, rủi ro tài chính của doanh nghiệp. Bên cạnh đó định hướng các quyết định của ban giám đốc tài chính, quyết định đầu tư, tài trợ, phân tích lợi tức cổ phần. - Đối với các nhà đầu tư: Mối quan tâm của họ chủ yếu vào khả năng hoàn vốn, mức sinh lãi, khả năng thanh toán vốn và sự rủi ro. Vì thế mà họ cần thông tin về điều kiện tài chính, tình hình hoạt động, về kết quả kinh doanh và các tiềm năng của doanh nghiệp. Các nhà đầu tư còn quan tâm đến việc điều hành hoạt động công tác quản lý. Những điều đó tạo ra sự an toàn và hiệu quả cho các nhà đầu tư. - Đối với các chủ nợ như ngân hàng, công ty tài chính, các trái chủ: Mối quan tâm của họ hướng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Qua việc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, họ đặc biệt chú ý tới số lượng tiền và các tài sản có thể chuyển đổi thành tiền nhanh để từ đó có thể so sánh được và biết được khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp. Giả sử chúng ta đặt mình vào trường hợp là người cho vay thì điều đầutiên chúng ta chú ý cũng sẽ là số vốn chủ sở hữu, nếu như ta thấy không chắc chắn khoản cho vay của mình sẽ đựoc thanh toán thì trong trường hợp doanh nghiệp đó gặp rủi ro sẽ không có số vốn bảo hiểm cho họ. Đồng thời ta cũng quan tâm đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp vì đó chính là cơ sở của việc hoàn trả vốn và lãi vay. - Đối với cơ quan nhà nước như cơ quan thuế, tài chính, cơ quan chủ quản…: Trên cơ sở phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp cơ quan thuế sẽ tiến hành xác định chính xác mức thuế mà doanh nghiệp phải nộp; các cơ quan chủ quản, tài chính thông qua phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp sẽ có biện pháp quản lý hiệu quả hơn. Ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp Hoạt động tài chính có mối quan hệ chặt chẽ và trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, có ý nghĩa quyết định trong việc hình thành, tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Do vậy, tình hình tài chính nói chung và việc phân tích tài chính nói riêng nhận được khá nhiều sự quan tâm của nhiều đối tượng khác
  • 9. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Hoàng Điệp SVTH: Trần Lê Phương Nhung Trang 9 nhau. Mà ý nghĩa đối với việc phân tích báo cáo tài chính của từng đối tượng là khác nhau, cụ thể là:  Đối với doanh nghiệp: Qua phân tích tình hình tài chính mới đánh giá đầy đủ, chính xác tình hình phân phối, sử dụng và quản lý các nguồn vốn, thấy rõ khả năng về vốn của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó giúp doanh nghiệp củng cố tốt hơn hoạt động tài chính và đề ra biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của mình. Phân tích tình hình tài chính có ý nghĩa và vai trò rất quan trọng, là yếu tố then chốt không thể thiếu đối với nhà quản lý.  Đối với các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp: Phân tích cấu trúc tình hình tài chính phục vụ cho công tác quản lý của cấp trên, cơ quan tài chính, ngân hàng như: Đánh giá tình hình thực hiện các chế độ, chính sách về tài chính của Nhà nước, xem xét việc vay vốn… 1.2.2. Nguồn tài liệu sử dụng trong phân tích Báo cáo tài chính dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các nguồn tiền của một doanh nghiệp. Hệ thống báo cáo định kì theo quy định hiện nay có 4 loại:  Bảng cân đối kế toán.  Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.  Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.  Bảng thuyết minh báo cáo tài chính. Đặc biệt đối với các loại báo cáo tài chính do các công ty niêm yết công bố trên thị trường chứng khoán có ý nghĩa rất quan trọng đối với các nhà đầu tư muốn đầu tư vào thị trường chứng khoán vì đó là phương tiện chủ yếu giúp họ đánh giá mức độ sinh lời và triển vọng của công ty trước khi họ quyết định có nên đầu tư hay không. Các báo cáo tài chính hằng năm của các doanh nghiệp là một nguồn thông tin tài chính quan trọng. Các thành phần chính của báo cáo hằng năm này là: Phân tích hoạt động năm vừa qua của các nhà quản trị, các báo cáo tài chính, thuyết minh các báo cáo, báo cáo kiểm toán và tóm tắt hoạt động trong 5 năm hoặc 10 năm 1.2.2.1. Bảng cân đối kế toán (Mẫu B01-DN) Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Bảng cân đối kế toán có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý doanh nghiệp. Số liệu trên bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp theo cơ cấu tài sản; nguồn vốn và cơ cấu hình thành các tài sản đó.
  • 10. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Hoàng Điệp SVTH: Trần Lê Phương Nhung Trang 10 Thông qua bảng cân đối kế toán có thể nhận xét, nghiên cứu và đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, có thể phân tích tình hình sử dụng vốn vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các thành phần của bảng cân đối kế toán gồm:  Phần tài sản: Phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp đến thời điểm lập báo cáo. Căn cứ vào số liệu này có thể đánh giá một cách tổng quát quy mô tài sản và kết cấu các loại vốn doanh nghiệp hiện có đang tồn tại dưới hình thái vật chất. Xét về mặt pháp lý, số lượng của các CHỈ TIÊU bên phần tài sản thể hiện số vốn đang thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp.  Phần nguồn vốn: Phản ánh những nguồn vốn mà doanh nghiệp quản lý và đang sử dụng vào thời điểm lập báo cáo. Về mặt kinh tế, khi xem xét phần nguồn vốn các nhà quản trị có thể biết trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối với tài sản đang quản lý và sử dụng ở doanh nghiệp. 1.2.2.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu B02-DN) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tình hình và kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Số liệu trên báo cáo này cung cấp những thông tin tổng hợp nhất về tình hình và kết quả sử dụng các tiềm năng về vốn, lao động, kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý kinh doanh của doanh nghiệp. Kết cấu báo cáo kết quả kinh doanh bao gồm:  Phần I: Lãi, lỗ: Phần này phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp sau một kỳ hoạt động. Các chỉ tiêu này liên quan đến doanh thu, chi phí của hoạt động tài chính và các nghiệp vụ bất thường để xác định kết quả của từng loại hoạt động cũng như toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.  Phần II: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước: Phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác. 1.2.2.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu B03-DN) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. Dựa vào báo cáo lưu chuyển tiền tệ, người phân tích có thể đánh giá được khả năng tạo ra tiền, sự biến động tài sản thuần của doanh nghiệp, khả năng thanh toán của doanh nghiệp và dự đoán luồng tiền kỳ tiếp theo. Nội dung báo cáo lưu chuyển tiền tệ gồm 3 phần:  Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh  Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư  Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính
  • 11. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Hoàng Điệp SVTH: Trần Lê Phương Nhung Trang 11 1.2.2.4. Các nguồn thông tin khác Các nguồn thông tin khác mà ở đây cụ thể là bảng thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận hợp thành không thể tách rời của báo cáo tài chính dùng để mô tả mang tính tường thuật hoặc phân tích chi tiết các thông tin số liệu đã được trình bày trên bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, cũng như các thông tin cần thiết khác theo yêu cầu của chuẩn mực kế toán cụ thể. Bảng thuyết minh báo cáo tài chính cũng có thể trình bày những thông tin khác nếu doanh nghiệp xét thấy cần thiết cho việc trình bày trung thực, hợp lý của báo cáo tài chính. Việc hiểu bảng thuyết minh báo cáo tài chính giúp người sử dụng hiểu sâu hơn và toàn diện hơn về hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp. Thông tin liên quan đến tình hình kinh tế - Thông tin về tăng trưởng, suy thoái kinh tế. - Thông tin về lãi suất ngân hàng. - Thông tin về tỷ lệ lạm phát. - Thông tin về chính sách kinh tế của Chính phủ… Thông tin theo ngành - Mức độ và yêu cầu công nghệ theo ngành. - Mức độ cạnh tranh và quy mô của thị trường. - Nhịp độ và xu hướng vận động của ngành. - Nguy cơ xuất hiện những đối thủ cạnh tranh tiềm tàng. Thông tin về đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp - Mục tiêu và chiến lược hoạt động của doanh nghiệp. - Đặc điểm quá trình luân chuyển vốn trong các khâu kinh doanh ở từng loại hình doanh nghiệp. - Tính thời vụ, tính chu kỳ trong từng hoạt động kinh doanh. - Mối liên hệ giữa nhà cung cấp, ngân hàng, khách hàng… 1.2.3. Các bước và trình tự tiến hành phân tích tài chính 1.2.3.1. Các bước tiến hành phân tích tài chính  Thu thập thông tin Phân tích tài chính sử dụng mọi nguồn thông tin có khả năng lý giải và thuyết minh thực trạng hoạt động tài chính doanh nghiệp, phục vụ cho quá trình dự đoán tài chính. Nó bao gồm cả những thông tin nội bộ đến những thông tin bên ngoài, những thông tin kế toán và những thông tin quản lý khác, những thông tin về số lượng và giá trị…trong đó các thông tin kế toán phản ánh tập trung trong các báo cáo tài chính
  • 12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Hoàng Điệp SVTH: Trần Lê Phương Nhung Trang 12 doanh nghiệp, là những nguồn thông tin đặc biệt quan trọng. Do vậy, phân tích tài chính trên thực tế là phân tích các báo cáo tài chính doanh nghiệp.  Xử lý thông tin Giai đoạn tiếp theo của phân tích tài chính là quá trình xử lý thông tin đã thu thập được. Trong giai đoạn này, người sử dụng thông tin ở các góc độ nghiên cứu, ứng dụng khác nhau, có phương pháp xử lý thông tin khác nhau phục vụ mục tiêu phân tích đã đặt ra. Xử lý thông tin là quá trình sắp xếp các thông tin theo những mục tiêu nhất định nhằm tính toán so sánh, giải thích đánh giá, xác định nguyên nhân của các kết quả đã đạt được phục vụ cho quá trình dự đoán và quyết định.  Dự đoán và quyết định Thu thập và xử lý thông tin nhằm chuẩn bị những tiền đề và điều kiện cần thiết để người sử dụng thông tin dự đoán nhu cầu và đưa ra những quyết định tài chính. Có thể nói mục tiêu của phân tích tài chính là đưa ra các quyết định tài chính. Đối với chủ doanh nghiệp, phân tích tài chính nhằm đưa ra những quyết định liên quan đến mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là tăng trưởng, phát triển, tối đa hóa lợi nhuận hay tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. 1.2.3.2. Trình tự tiến hành phân tích tài chính Trình tự tiến hành phân tích tài chính tuân theo các nghiệp vụ phân tích thích ứng với từng giai đoạn dự đoán tài chính theo sơ đồ sau: Giai đoạn dự đoán Nghiệp vụ phân tích Chuẩn bị và xử lý các nguồn thông tin Thông tin kế toán nội bộ Thông tin khác từ bên ngoài Áp dụng các công cụ phân tích Xử lý thông tin kế toán Tính toán các chỉ số Tập hợp các bảng biểu Xác định các biểu hiện đặc trưng Giải thích và đánh giá các chỉ số Biểu hiện hoặc hội chứng khó khăn Điểm mạnh và điểm yếu Cân bằng tài chính Năng lực hoạt động tài chính Cơ cấu vốn và chi phí vốn Cơ cấu đầu tư và doanh lợi Phân tích thuyết minh Nguyên nhân khó khăn Phương tiện thành công và điều kiện bất lợi. Tổng hợp quan sát Tiên lượng và chỉ dẫn Xác định: Hướng phát triển Giải pháp tài chính hoặc giải pháp khác
  • 13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Hoàng Điệp SVTH: Trần Lê Phương Nhung Trang 13 Tuy nhiên, trình tự phân tích và một số tiểu tiết cũng có thể thay đổi hoặc bỏ qua một số bước tuỳ thuộc vào từng điều kiện của từng công ty. 1.2.4. Các phương pháp sử dụng trong phân tích 1.2.4.1. Phương pháp so sánh So sánh là một phương pháp nhằm nghiên cứu sự biến động và xác định mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Đây là một trong những phương pháp được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất trong phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp. Thông qua các chỉ tiêu phân tích có thể so sánh các chỉ tiêu của doanh nghiệp với các doanh nghiệp cùng ngành hoặc chỉ tiêu trung bình ngành để thấy được vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, qua đó đánh giá khả năng cạnh tranh và phát triển của doanh nghiệp.  Tiêu chuẩn so sánh Tùy theo mục đích, yêu cầu phân tích mà chọn kỳ gốc cho thích hợp: - Số gốc là số kỳ trước: Tiêu chuẩn so sánh này có tác dụng đánh giá mức độ biến động, khuynh hướng hoạt động của chỉ tiêu phân tích qua hai hay nhiều kỳ. Lúc này sẽ so sánh chỉ tiêu ở thời điểm này với thời điểm trước, giữa kỳ này với kỳ trước. - Số gốc là số kế hoạch: (Số định mức hoặc dự toán) Tiêu chuẩn so sánh này có tác dụng đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu đã đặt ra. Khi đó tiến hành so sánh giữa thực tế với kế hoạch chỉ tiêu. - Số gốc là trung bình ngành: Tiêu chuẩn này thường được dùng để so sánh khi đánhgiá kết quả kinh doanh của doanh nghiệp so với trung bình của các doanh nghiệp có cùng quy mô trong ngành.  Điều kiện so sánh - Phải phản ánh cùng nội dung kinh tế. - Phải có cùng phương pháp tính toán. - Các chỉ tiêu kinh tế phải được hình thành trong cùng một khoảng thời gian như nhau. - Các chỉ tiêu kinh tế phải có cùng đơn vị đo lường. - Ngoài ra khi so sánh các chỉ tiêu tương ứng phải quy đổi về cùng một quy mô hoạt động với các điều kiện kinh doanh tương tự nhau.  Kỹ thuật so sánh - So sánh bằng số tuyệt đối: Là hiệu số giữa trị số phân tích và trị số kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế. Việc so sánh này cho thấy biến động về quy mô, khối lượng của chỉ tiêu phân tích. - So sánh bằng số tương đối: Là thương số giữa trị số phân tích và trị số kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế. Việc so sánh này biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển… của chỉ tiêu phân tích. - So sánh bằng số bình quân: Phản ánh nội dung chung nhất của hiện tượng bỏ qua sự phát triển không đồng đều của các bộ phận cấu thành hiện tượng đó. Hay nói cách khác hơn, số bình quân đã san bằng mọi chênh lệch về trị số của của chỉ tiêu. Số bình quân có thể biểu hiện dưới dạng số tuyệt đối (năng suất bình quân, tiền lương bình quân…) hoặc dưới dạng số tương đối ( tỷ suất doanh lợi bình quân, tỷ suất chi phí bình quân…). So sánh bằng số bình quân nhằm phản ánh
  • 14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Hoàng Điệp SVTH: Trần Lê Phương Nhung Trang 14 đặc điểm chung của một đơn vị, một bộ phận hay một tổng thể chung có một tính chất.  Hình thức so sánh - So sánh theo chiều ngang: Bằng cách tính số tiền chênh lệch từ năm này so với năm trước cả về số tuyệt đối và số tương đối trên từng chỉ tiêu, từng báo cáo tài chính. Tỷ lệ phần trăm chênh lệch phải được tính toán để thấy quy mô thay đổi tương quan ra sao với quy mô của số tiền liên quan. - So sánh theo chiều dọc: Trong so sánh theo chiều dọc, tỷ lệ phần trăm được sử dụng để chỉ mối quan hệ của các bộ phận khác nhau so với tổng số trong báo cáo. Con số tổng cộng của một báo cáo sẽ được đặt là 100% và từng phần của báo cáo sẽ được tính tỷ lệ phần trăm so với con số đó. Báo cáo bao gồm kết quả tính toán của các tỷ lệ phần trăm trên được gọi là báo cáo quy mô chung. So sánh theo chiều dọc có ích trong việc so sánh tầm quan trọng của các thành phần nào đó trong hoạt động kinh doanh và trong việc chỉ ra những thay đổi quan trọng về kết cấu của một năm so với năm tiếp theo ở báo cáo quy mô chung. Báo cáo quy mô chung thường được sử dụng để so sánh giữa các doanh nghiệp, cho phép nhà phân tích so sánh các đặc điểm hoạt động và đặc điểm tài trợ có quy mô khác nhau trong cùng ngành. 1.2.4.2. Phương pháp loại trừ Loại trừ là phương pháp nhằm xác đinh mức độ ảnh hưởng lần lượt của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích và được thực hiện bằng cách: Khi xác định ảnh hưởng của nhân tố này thì phải loại trừ ảnh hưởng của nhân tố khác. Các nhân tố có thể làm tăng, có thể làm giảm, thậm chí có những nhân tố không ảnh hưởng gì đến các kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nó có thể là nhân tố khách quan, có thể là nhân tố chủ quan, có thể là nhân tố số lượng, có thể là nhân tố thứ yếu, có thể là nhân tố tích cực, cũng có thể là nhân tố tiêu cực… Để xác định được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến kết quả của các hoạt động tài chính, phương pháp loại trừ có thể thực hiện bằng hai cách:  Phương pháp thay thế liên hoàn: Phương pháp này được sử dụng để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích khi các nhân tố này có quan hệ tích số, thương số, hoặc vừa tích số vừa thương số với chỉ tiêu phân tích. Bằng phương pháp thay thế lần lượt và liên tiếp các nhân tố để xác định số của chỉ tiêu khi nhân tố đó thay đổi theo hướng: Khi xác định ảnh hưởng của các nhân tố nếu xét ảnh hưởng của nhân tố nào thì ta cho nhân tố đó thay đổi và cố định các nhân tố liên quan khác. Nhân tố nào xác định ảnh hưởng thì cố định ở kỳ báo cáo và chưa xác định ảnh hưởng thì cố định ở kỳ gốc. Khi sắp xếp trật tự các nhân tố, sắp xếp từ số lượng đến chất lượng nhằm thấy được sự biến đổi từ lượng đến chất của phân tích.
  • 15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Hoàng Điệp SVTH: Trần Lê Phương Nhung Trang 15 Thay đổi lần lượt số kế hoạch đến số thực tế của từng nhân tố. Sau đó so sánh kết quả tính được qua từng lần thay thế ta tìm được mức độ ảnh hưởng của chúng. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng phải bằng đúng đối tượng phân tích. Có thể khái quát mô hình chung phương pháp thay thế liên hoàn nhằm xác định sự ảnh hưởng lần lượt từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích, như sau: Chỉ tiêu phân tích: X = a.b.c Trong đó: X: chỉ tiêu kinh tế cần phân tích . a, b, c: Các nhân tố ảnh hưởng. Các nhân tố được thay thế theo trình tự a, b, c Kỳ gốc: X0 = a0b0c0 Kỳ phân tích: X1 = a1b1c1 Đối tượng phân tích: X = X1 – X0 Các nhân tố ảnh hưởng: Ảnh hưởng của nhân tố a đến chỉ tiêu phân tích Xa = a1b0c0 - a0b0c0 Ảnh hưởng của nhân tố b đến chỉ tiêu phân tích Xb = a1b1c0 – a1b0c0 Ảnh hưởng của nhân tố c đến chỉ tiêu phân tích Xc = a1b1c1 – a1b1c0 Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng: X = Xa + Xb + Xc  Phương pháp số chênh lệch: Ta lấy lại ví dụ tổng quát của phương pháp thay thế liên hoàn, ta có: Xa = a1b0c0 - a0b0c0 = (a1 - a0)b0c0 Xb = a1b1c0 – a1b0c0 = a1(b1 – b0) c0 Xc = a1b1c1 – a1b1c0 = a1b1(c1 – c0) Phương pháp số chênh lệch là một dạng đặc biệt của phương pháp thay thế liên hoàn nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của các chỉ tiêu kinh tế, là dạng đặc biệt của phương pháp thay thế liên hoàn nên phương pháp số chênh lệch tôn trọng đầy đủ nội dung các bước tiến hành của phương pháp thay thế liên hoàn, chỉ khác nhau ở chỗ khi xác định các nhân tố ảnh hưởng, chỉ việc nhóm các số hạng lại và tính chênh lệch các nhân tố sẽ cho ta mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích.
  • 16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Hoàng Điệp SVTH: Trần Lê Phương Nhung Trang 16 1.2.4.3. Phương pháp Dupont Bên cạnh đó, phương pháp thường được sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp có thể kể đến là phương pháp Dupont. Khi sử dụng phương pháp này, các nhà phân tích sẽ nhận biết được các nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng tốt, xấu trong hoạt động của doanh nghiệp. Bản chất của phương pháp này là tách 1 tỷ số tổng hợp phản ánh sức sinh lợi của doanh nghiệp như thu nhập trên tổng tài sản (ROA), thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE) thành tích số của chuỗi các tỷ số có mối quan hệ nhân quả với nhau. Điều đó cho phép phân tích ảnh hưởng của các tỷ số đó với tỷ số tổng hợp. 1.2.5. Nội dung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 1.2.5.1. Phân tích tình hình tài chính thông qua bảng cân đối kế toán 1.2.5.1.1. Phân tích khái quát tình hình tài sản Phân tích khái quát tình hình tài sản là đánh giá tình hình tăng / giảm và biến động kết cấu tài sản của doanh nghiệp. Qua phân tích hình hình tài sản sẽ cho thấy tài sản của doanh nghiệp nói chung, của từng khoản mục tài sản thay đổi như thế nào giữa các năm? Doanh nghiệp có đang đầu tư mở rộng sản xuất hay không? Tình trạng thiết bị của doanh nghiệp như thế nào? Doanh nghiệp có ứ đọng tiền, hàng tồn kho hay không?...  Phân tích tài sản ngắn hạn: Xem xét sự biến động của giá trị cũng như kết cấu các khoản mục trong tài sản ngắn hạn. Ở những doanh nghiệp khác nhau thì kết cấu tài sản ngắn hạn cũng khác nhau. Việc nghiên cứu tài sản ngắn hạn giúp xác định trọng điểm quản lý tài sản ngắn hạn từ đó tìm ra biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản trong từng điều kiện cụ thể.  Tiền và tương đương tiền So sánh tỷ trọng và số tuyệt đối của các tài sản tiền , qua đó thấy được tình hình sử dụng các quỹ, xem xét sự biến động các khoản tiền có hợp lý hay không. Phân tích chỉ tiêu tiền và các khoản tương đương tiền cho thấy khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp. Xu hướng chung của tài sản tiền giảm được đánh giá là tích cực, vì không nên dự trữ tiền mặt và số dư tiền gửi ngân hàng quá lớn mà phải giải phóng nó, đưa vào sản xuất kinh doanh, tăng vòng quay vốn hoặc hoàn trả nợ. Nhưng ở mặt khác, sự gia tăng vốn bằng tiền làm tăng khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp.  Các khoản phải thu Các khoản phải thu là giá trị tài sản của doanh nghiệp bị các đơn vị khác chiếm dụng. Xem xét về tỷ trọng và số tuyệt đối cuối năm so với đầu năm và các năm trước. Các khoản phải thu giảm được đánh giá là tích cực. Tuy nhiên, cần chú ý rằng không
  • 17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Hoàng Điệp SVTH: Trần Lê Phương Nhung Trang 17 phải lúc nào các khoản phải thu tăng lên cũng đánh giá là không tích cực. Chẳng hạn, trong trường hợp doanh nghiệp mở rộng các quan hệ kinh tế thì khoản này tăng lên là điều tất nhiên. Vấn đề đặt ra là xem xét số tài sản bị chiếm dụng có hợp lý không.  Hàng tồn kho Phân tích hàng tồn kho giúp cho doanh nghiệp có kế hoạch dự trữ thích hợp trong quá trình sản xuất kinh doanh. Hàng tồn kho tăng lên do qui mô sản xuất mở rộng, nhiệm vụ sản xuất tăng lên, trong trường hợp thực hiện tất cả các định mức dự trữ đánh giá hợp lý. Hàng tồn kho giảm do định mức dự trữ bằng các biện pháp tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành, tìm nguồn cung cấp hợp lý…nhưng vẫn đảm bảo sản xuất kinh doanh thì được đánh giá là tích cực. Hàng tồn kho giảm do thiếu vốn để dự trữ vật tư, hàng hóa…được đánh giá là không tốt.  Phân tích tài sản dài hạn Tài sản dài hạn là nguồn lực được sử dụng để tạo ra thu nhập hoạt động trong một thời gian dài hơn một chu kỳ kinh doanh. Loại tài sản phổ biến nhất là tài sản hữu hình, chẳng hạn như bất động sản, máy móc và thiết bị. Tài sản dài hạn cũng bao gồm tài sản vô hình như bản quyền, thương hiệu, bằng phát minh sáng chế, lợi thế thương mại và các nguồn tự nhiên khác. Đánh giá sự biến động về giá trị và kết cấu của các khoản mục cấu thành tài sản dài hạn để đánh giá tình hình đầu tư chiều sâu, tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật, thể hiện năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Tài sản cố định là các tài sản hữu hình dài hạn được sử dụng trong quá trình sản xuất, thương mại hoặc cung cấp dịch vụ để tạo ra doanh thu và dòng tiền đối với thời kỳ trên một năm. Xu hướng chung của quá trình phát triển sản xuất kinh doanh là tài sản cố định tăng về số tuyệt đối lẫn tỷ trọng vì điều này thể hiện quy mô sản xuất, cơ sở vật chất gia tăng, trình độ tổ chức sản xuất cao… Tuy nhiên không phải lúc nào tài sản cố định tăng lên đều đánh giá là tích cực, chẳng hạn như trường hợp đầu tư nhà xưởng, máy móc thiết bị quá nhiều nhưng lại thiếu nguyên liệu sản xuất hoặc đầu tư nhiều nhưng không sản xuất do sản phẩm không tiêu thụ được. 1.2.5.1.2. Phân tích khái quát tình hình nguồn vốn Phân tích khái quát tình hình nguồn vốn là đánh giá tình hình tăng/giảm, kết cấu và biến động kết cấu nguồn vốn của doanh nghiệp. Qua phân tích tình hình nguồn vốn sẽ cho thấy nguồn vốn của doanh nghiệp nói chung, của từng khoản mục nguồn vốn thay đổi như thế nào giữa các năm? Công nợ của doanh nghiệp tăng/giảm thay đổi như thế nào? Cơ cấu vốn chủ sở hữu biến động như thế nào?...  Phân tích nợ phải trả Nợ ngắn hạn là các nghĩa vụ tài chính gắn liền với các nghĩa vụ thanh toán mà theo đó doanh nghiệp sẽ sử dụng các tài sản ngắn hạn tương ứng hoặc sử dụng các
  • 18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Hoàng Điệp SVTH: Trần Lê Phương Nhung Trang 18 khoản nợ ngắn hạn khác để thanh toán. Nợ ngắn hạn có thời hạn thanh toán là dưới một năm hoặc trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh. Nợ dài hạn là các nghĩa vụ tài chính mà doanh nghiệp không phải thanh toán trong thời hạn một năm hoặc trong chu kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh. Một sự gia tăng của nợ phải trả sẽ đặt gánh nặng thanh toán lên tài sản ngắn hạn và dài hạn để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, nếu nợ phải trả tăng do doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh (tài sản tăng tương ứng) thì biểu hiện này được đánh giá là tốt.  Phân tích vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu do doanh nghiệp và các nhà đầu tư góp vốn hoặc hình thành từ kết quả kinh doanh. Do đó, vốn chủ sở hữu được xem là trái quyền của chủ sở hữu đối với giá trị tài sản ròng của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có quyền chủ động sử dụng các loại nguồn vốn và các quỹ hiện có theo chế độ hiện hành. 1.2.5.2. Phân tích tình hình tài chính thông qua bảng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh cũng như tình hình thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước trong một kỳ kế toán. Qua các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có thể kiểm tra, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, dự toán chi tiêu sản xuất, giá vốn, doanh thu sản phẩm vật tư hàng hóa đã tiêu thụ, tình hình chi phí, thu nhập của hoạt động khác và kết quả kinh doanh sau một kỳ kế toán. Ngoài ra, số liệu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh còn có thể kiểm tra tình hình thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước, các khoản thuế và các khoản phải nộp khác. Sau cùng, thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giúp đánh giá xu hướng phát triển của doanh nghiệp qua các kỳ khác nhau. 1.2.5.2.1. Phân tích doanh thu Doanh thu được tạo ra từ dòng tiền vào hoặc dòng tiền vào trong tương lai xuất phát từ hoạt động kinh doanh đang diễn ra ở doanh nghiệp. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: là doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa thuộc những hoạt động sản xuất kinh doanh chính và doanh thu về cung cấp dịch vụ cho khách hàng theo chức năng hoạt động và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ doanh thu của doanh nghiệp. Nó phản ánh quy mô của quá trình tái sản xuất, phản ánh trình độ tổ chức chỉ đạo sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh thu bán hàng còn là nguồn vốn quan trọng để doanh nghiệp trang trải các khoản chi phí về tư liệu lao động, đối tượng lao động đã hao phí trong quá trình sản xuất kinh doanh, để trả lương, thưởng cho người lao động, trích bảo hiểm xã hội, nộp theo luật định…
  • 19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Hoàng Điệp SVTH: Trần Lê Phương Nhung Trang 19 Doanh thu phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác nhau, do đó, để có thể khai thác tiềm năng nhằm tăng doanh thu, cần tiến hành phân tích thường xuyên và đều đặn. Phân tích tình hình doanh thu giúp cho nhà quản lý thấy được ưu, khuyết điểm trong quá trình thực hiện doanh thu để có thể thấy được nhân tố làm tăng và nhân tố làm giảm doanh thu. Từ đó, hạn chế loại bỏ những nhân tố tiêu cực, đẩy nhanh hơn những nhân tố tích cực, phát huy thế mạnh của doanh nghiệp nhằm tăng doanh thu, nâng cao lợi nhuận. 1.2.5.2.2. Phân tích chi phí Chi phí là dòng tiền ra, dòng tiền ra trong tương lại hoặc phân bổ dòng tiền ra trong quá khứ xuất phát từ các hoạt động kinh doanh đang diễn ra trong doanh nghiệp. Giá vốn hàng bán: là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị mua hàng hóa, giá thành sản xuất sản phẩm, dịch vụ đã bán. Giá vốn hàng bán là yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh và hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Trong trường hợp doanh nghiệp có vấn đề với giá vốn hàng bán thì phải theo dõi và phân tích từng cấu phần của nó: nhân công trực tiếp, nguyên vật liệu trực tiếp,… Chi phí bán hàng: là toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ… Chi phí quản lý doanh nghiệp: là toàn bộ chi phí có liên quan đến hoạt động quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và quản lý điều hành chung của toàn doanh nghiệp. Chi phí tài chính: bao gồm tiền lãi vay phải trả, chi phí bản quyền, chi phí hoạt động liên doanh… phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn tăng lợi nhuận thì vấn đề trước tiên cần phải quan tâm đến là doanh thu. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp chỉ quan tâm đến doanh thu mà bỏ qua chi phí thì sẽ là một thiếu sót lớn. Yếu tố chi phí thể hiện hiệu quả trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu chi phí bỏ ra quá lớn hoặc tốc độ chi phí lớn hơn tốc độ doanh thu, chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng nguồn lực không hiệu quả.  Tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng doanh thu thuần thu được, doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng giá vốn hàng bán. Tỷ lệ này càng nhỏ chứng tỏ việc quản lý trong khoản chi phí giá vốn hàng bán càng tốt và ngược lại. Tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu = Giá vốn hàng bán Doanh thu thuần  Tỷ lệ chi phí bán hàng trên doanh thu thuần Phản ánh để thu được một đồng doanh thu thuần, doanh nghiệp bỏ ra bao nhiều đồng chi phí bán hàng. Tỷ số này càng nhỏ chứng tỏ công tác bán hàng càng có hiệu quả và ngược lại.
  • 20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Hoàng Điệp SVTH: Trần Lê Phương Nhung Trang 20 Tỷ lệ chi phí bán hàng trên doanh thu thuần = Chi phí bán hàng Doanh thu thuần  Tỷ lệ chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu thuần Chỉ tiêu này cho biết để thu được một đồng doanh thu thuần, doanh nghiệp phải chi bao nhiêu chi phí quản lý doanh nghiệp. Tỷ lệ này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả quản lý càng cao và ngược lại Tỷ lệ chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu thuần = Chi phí quản lý doanh nghiệp Doanh thu thuần 1.2.5.2.3. Phân tích lợi nhuận Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp biểu hiện kết quả của quá trình sản xuất, kinh doanh. Nó phản ánh đầy đủ về số lượng, chất lượng hoạt động của doanh nghiệp, phản ánh kết quả việc sử dụng các yếu tố cơ bản sản xuất như lao động, vật tư… Để thấy được thực chất của kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là cao hay thấp, đòi hỏi sau một kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải tiến hành phân tích mối quan hệ giữa tổng doanh thu và tổng chi phí và mức lợi nhuận đạt được của doanh nghiệp. Lợi nhuận là cơ sở để tính ra các chỉ tiêu chất lượng khác, nhằm đánh giá hiệu quả của các quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đánh giá hiệu quả sử dụng của các yếu tố sản xuất vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mục đích cuối cùng của tất cả các doanh nghiệp là tạo ra sản phẩm với gá thành thấp nhất và mang lại lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp, tăng tích lũy mở rộng sản xuất, nâng cao đời sống cho người lao động. Ngược lại, doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ sẽ dẫn đến tình hình tài chính của doanh nghiệp khó khăn, thiếu khả năng thanh toán, tình hình này kéo dài doanh nghiệp sẽ bị phá sản.  Tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu thuần Cho biết cứ một đồng doanh thu thuần sinh ra bao nhiêu đồng lợi nhuận gộp. Tỷ lệ này càng lớn chứng tỏ việc quản lý các khoản chi phí trong giá vốn hàng bán càng tốt và ngược lại Tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu thuần = Lợi nhuận gộp Doanh thu thuần  Tỷ suất lợi nhuận thuần trên doanh thu thuần Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng doanh thu thuần sinh ra bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần. Tỷ lệ này càng lớn chứng tỏ công tác bán hàng và công tác quản lý của doanh nghiệp càng có hiệu quả và ngược lại.
  • 21. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Hoàng Điệp SVTH: Trần Lê Phương Nhung Trang 21 Tỷ suất lợi nhuận thuần trên doanh thu thuần = Lợi nhuận thuần Doanh thu thuần  Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng doanh thu Chỉ tiêu này phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh. Nó biểu hiện cứ một đồng doanh thu có bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng doanh thu = Lợi nhuận sau thuế Tổng doanh thu 1.2.5.3. Phân tích tình hình tài chính thông qua Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ thực chất là một báo cáo cung cấp thông tin về những sự kiện và nghiệp vụ kinh tế có ảnh hưởng đến tình hình tiền tệ của một doanh nghiệp trong kỳ. Để đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ, trước hết cần tiến hành so sánh lưu chuyển tiền tệ thuần từ hoạt động kinh doanh với các hoạt động khác. Đồng thời, so sánh từng khoản mục tiền vào và chi ra của các hoạt động để thấy được tiền tạo ra chủ yếu từ hoạt động nào, hoạt động nào thu được nhiều tiền nhất, hoạt động nào sử dụng ít nhất. Điều này có ý nghĩa quan trọng tron việc đánh giá khả năng tạo tiền cũng như sức mạnh tài chính của doanh nghiệp. Sức mạnh tài chính của doanh nghiệp thể hiện khả năng tạo ra tiền từ hoạt động kinh doanh chứ không phải tạo tiền từ hoạt động đầu từ và hoạt động tài chính. Lưu chuyển tiền tệ thuần từ hoạt động đầu tư dương thể hiện quy mô đầu tư của doanh nghiệp là thu hẹp vì đây là kết quả của số tiền thu được do bán tài sản cố định và thu hồi vốn đầu tư tài chính nhiều hơn số tiền chi ra để mở rộng đầu tư, mua sắm tài sản cố định và tăng đầu tư tài chính. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính dương thể hiện lượng vốn cung ứng từ bên ngoài tăng. Điều đó cho thấy tiền tạo ra từ hoạt động tài chính là do sự tài trợ từ bên ngoài và như vậy doanh nghiệp có thể bị phụ thuộc vào người cung ứng tiền ở bên ngoài. Sau đó, tiến hành so sánh (cả số tương đối và tuyệt đối) giữa kỳ này với kỳ trước của từng khoản mục, từng chỉ tiêu trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ để thấy sự biến động về khả năng tạo tiền của từng hoạt động từ sự biến động của từng khoản mục thu chi. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định xu hướng tạo tiền của các hoạt động trong doanh nghiệp làm tiền đề cho việc dự toán khả năng tạo tiền của doanh nghiệp trong tương lai. 1.2.5.4. Phân tích tình hình tài chính thông qua các tỷ số tài chính Tỷ số tài chính là giá trị biểu hiện mối quan hệ hai hay nhiều số liệu tài chính với nhau. Các tỷ số tài chính được thiết lập để đo lường những đặc điểm cụ thể về tình
  • 22. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Hoàng Điệp SVTH: Trần Lê Phương Nhung Trang 22 trạng và hoạt động tài chính của doanh nghiệp, chúng có thể được phân chia thành các loại như sau:  Tỷ số khả năng thanh toán  Tỷ số cơ cấu tài chính  Tỷ số hoạt động  Tỷ số doanh lợi  Các tỷ số đối với công ty cổ phần  Phân tích tài chính Dupont 1.2.5.4.1. Tỷ số khả năng thanh toán Tỷ số khả năng thanh toán nhằm mục đích phản ánh khả năng trả nợ của doanh nghiệp  Tỷ số khả năng thanh toán hiện thời Tỷ số thanh toán ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn Tỷ số này cho thấy doanh nghiệp có bao nhiêu tài sản có thể chuyển đổi để đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Do đó, nó đo lường khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, tỷ số này không phản ánh chính xác khả năng trả thanh toán, bởi nếu hàng tồn kho là những loại hàng khó bán thì doanh nghiệp rất khó biến chúng thành tiền để trả nợ. Vì vậy, cần quan tâm đến khả năng thanh toán nhanh.  Tỷ số khả năng thanh toán nhanh Tỷ số thanh toán nhanh = Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho Nợ ngắn hạn Tỷ số này cho biết khả năng thanh toán thực sự của doanh nghiệp và được thanh toán dựa trên các tài sản lưu động có thể chuyển đổi nhanh thành tiền để đáp ứng nhu cầu thanh toán cần thiết.  Tỷ số khả năng thanh toán bằng tiền Tỷ số khả năng thanh toán bằng tiền = Tiền Nợ ngắn hạn Tỷ số này phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng số tiền hiện có và tài sản có thể chuyển đổi nhanh thành tiền trong doanh nghiệp.
  • 23. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Hoàng Điệp SVTH: Trần Lê Phương Nhung Trang 23 1.2.5.4.2. Tỷ số cơ cấu tài chính Tỷ số cơ cấu tài chính dùng để đo lường sự góp vốn của chủ sở hữu doanh nghiệp so với nợ vay. Các tỷ số này có ý nghĩa rất quan trọng đối với không chỉ doanh nghiệp mà với cả chủ nợ và công chúng đầu tư.  Chủ nợ nhìn vào tỷ số nợ/ vốn để quyết định có nên tiếp tục cho doanh nghiệp vay hay không. Nếu tỷ số này có giá trị cao thì mức rủi ro đối với chủ nợ càng cao.  Khi huy động vốn bằng cách vay nợ, chủ sở hữu doanh nghiệp có lợi rõ rệt là nắm quyền điều khiển doanh nghiệp với một số vốn rất ít.  Khi doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận trên tiền vay nhiều hơn so với tiền lãi phải trả thì phần lợi nhuận dành cho các chủ sở hữu tăng nhanh  Tỷ số nợ Tỷ số nợ là tỷ số giữa tổng số nợ trên tổng tài sản có của doanh nghiệp. Chủ nợ ưa thích tỷ số nợ vừa phải, vì tỷ số nợ thấp, hệ số an toàn của chủ nợ cao, món nợ của họ càng được đảm bảo. Ngược lại khi hệ số nợ sao có nghĩa là chủ doanh nghiệp chỉ góp một phần vốn nhỏ trong tổng số vốn thì rủi ro trong kinh doanh chủ yếu do chủ nợ gánh chịu. Tỷ số nợ = Tổng nợ x 100% Tổng tài sản  Tỷ số thanh toán lãi vay Tỷ số thanh toán lãi vay cho thấy khả năng thanh toán lãi vay từ thu nhập, nó còn đo lường rủi ro mất khả năng thanh toán nợ dài hạn. Tỷ số thanh toán lãi vay = EBIT I Trong đó: EBIT: Lợi nhuận trước thuế và lãi vay I: Chi phí lãi vay 1.2.5.4.3. Tỷ số hoạt động  Vòng quay hàng tồn kho Vòng quay hàng tồn kho đo lường mức doanh số bán liên quan đến mức độ tồn kho của các loại hàng hóa, thành phẩm, nguyên vật liệu. Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho Nếu giá trị này quá cao chứng tỏ các loại hàng hóa tồn kho quá cao so với doanh số bán.
  • 24. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Hoàng Điệp SVTH: Trần Lê Phương Nhung Trang 24  Kỳ thu tiền bình quân Kỳ thu tiền bình quân là chỉ tiêu đo lường khả năng thu hồi vốn trong thanh toán của doanh nghiệp, đồng thời phản ánh việc quản lý các khoản phải thu và chính sách tín dụng của doanh nghiệp thực hiện với khách hàng của mình. Kỳ thu tiền bình quân = Các khoản phải thu x 360 ngày Doanh thu thuần Nếu kỳ thu tiền ngắn chứng tỏ tốc độ thu tiền càng nhanh của các khoản phải thu, doanh nghiệp có thể giảm được một số vốn đầu tư vào trong tài sản lưu động. Nếu số lượng các khoản phải thu lớn và kỳ thu tiền dài, điều đó chứng tỏ doanh nghiệp đang có vấn đề mắc phải trong công tác quản lý.  Vòng quay tài sản cố định Tỷ số này đo lường mức doanh thu thuần trên tài sản cố định của doanh nghiệp. Vòng quay tài sản cố định = Doanh thu thuần Tài sản cố định thuần Cứ một đồng sử dụng TSCĐ thuần sẽ mang lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Tỷ số này cao phản ánh tình hình hoạt động tốt của công ty đã tạo ra mức doanh thu thuần cao so với TSCĐ. Mặt khác, tỷ số còn phản ánh khả năng sử dụng hữu hiệu tài sản các loại.  Vòng quay tài sản Tỷ số này cho thấy hiệu quả sử dụng toàn bộ các loại tài sản của doanh nghiệp, hoặc thể hiện 1 đồng tài sản bỏ ra trong kỳ thì mang lại bao nhiêu đồng doanh thu. Vòng quay tài sản = Doanh thu thuần Tổng tài sản 1.2.5.4.4. Tỷ số doanh lợi  Doanh lợi tiêu thụ (Return on Sale_ROS): hay còn gọi là lợi nhuận biên tế. Doanh lợi tiêu thụ là tỷ số đo lường lượng lãi ròng có trong một đồng doanh thu thu được. Doanh lợi tiêu thụ (ROS) = Lợi nhuận sau thuế x 100% Doanh thu thuần  Doanh lợi tài sản (Return on Asset_ROA): hay còn gọi là suất sinh lợi trên tổng tài sản. Doanh lợi tài sản là tỷ số đo lường hiệu quả sử dụng và quản lý nguồn tài sản của doanh nghiệp. Nó đo lường suất sinh lời của cả vốn chủ sở hữu và của cả nhà đầu tư.
  • 25. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Hoàng Điệp SVTH: Trần Lê Phương Nhung Trang 25 Doanh lợi tài sản (ROA) = Lợi nhuận sau thuế x 100% Tổng tài sản  Doanh lợi vốn tự có (Return on Equity_ROE): hay còn gọi là suất sinh lợi trên vốn cổ phần thường. Tỷ số này đo lường hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của một doanh nghiệp để tạo ra thu nhập và lãi cho cổ phần thường. Nói cách khác, nó đo lường thu nhập trên 1 đồng vốn chủ sở hữu được đưa vào sản xuất kinh doanh, hay còn gọi là mức hoàn vốn đầu tư cho vốn chủ sở hữu. Doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE) = Lợi nhuận sau thuế x 100% Vốn chủ sở hữu 1.2.5.5. Phân tích các tỷ số cổ phiếu 1.2.5.5.1. Thu nhập mỗi cổ phiếu (Lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu): EPS Thu nhập mỗi cổ phiếu (EPS) = Lợi nhuận sau thuế - Lãi chia cho mỗi cổ phiếu ưu đãi Số lượng cổ phiếu thường đang lưu hành 1.2.5.5.2. Giá trên thu nhập của cổ phiếu (P/E ) Giá trên thu nhập của cổ phiếu (P/E ) = Giá thị trường Thu nhập của mỗi cố phiếu Tỷ số P/E đo lường mối quan hệ giữa giá thị trường và thu nhập trên mỗi cổ phiếu. P/E cho thấy giá cổ phiếu hiện tại cao hơn thu nhập từ cổ phiếu đó bao nhiêu lần, hay nhà đầu tư phải trả bao nhiêu đồng cho một đồng thu nhập 1.2.5.5.3. Cổ tức trên mỗi cổ phiếu thường (Dividend Per Share): DPS Cổ tức trên mỗi cổ phiếu thường (DPS) = Lợi nhuận sau thuế từ cổ phiếu thường đem chia Số lượng cổ phiếu thường Tỷ số DPS cho biết cổ tức mà nhà đầu tư nhận được khi có được cổ phiếu của công ty là bao nhiêu 1.2.5.6. Phân tích tài chính Dupont Tình hình tài chính doanh nghiệp vốn là một chỉnh thể. Vậy nên giữa các tỷ số tài chính có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Dùng phương pháp phân tích Dupont để thấy được các nhân tố tác động đến doanh lợi của chủ sở hữu.
  • 26. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Hoàng Điệp SVTH: Trần Lê Phương Nhung Trang 26 ROE = ROS x Vòng quay tài sản x 1 1 – Tỷ số nợ = ROA x 1 1 - Tỷ số nợ Qua phân tích trên cho thấy doanh lợi vốn chủ sở hữu của một doanh nghiệp có thể tăng lên bằng 3 cách.  Sử dụng hiệu quả tài sản hiện có (tăng vòng quay của vốn)  Gia tăng đòn cân nợ  Tăng tỷ suất lợi nhuận Sơ đồ tài chính Dupont
  • 27. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Hoàng Điệp SVTH: Trần Lê Phương Nhung Trang 27 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG 2.1. GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG  Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang  Tên tiếng Anh: DHG PHARMACEUTICAL JOINT – STOCK COMPANY  Tên viết tắt: DHG PHARMA  Mã chứng khoán: DHG  Trụ sở chính: 288 Bis Nguyễn Văn Cừ, P. An Hòa, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ  Điện thoại: (0710) 3891433 – 3890802 – 3890074  Fax: 0710.3895209  Email: dhgpharma@dhgpharma.com.vn  Website: www.dhgpharma.com.vn  Mã số thuế: 1800156801 2.1.1. Lịch sử hình thành phát triển và cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty 2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty  Lịch sử hình thành  Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang tiền thân của Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang là Xí nghiệp Dược phẩm 2/9, thành lập ngày 02/9/1974 tại Kênh 5 Đất Sét, xã Khánh Lâm (nay là xã Khánh Hòa), huyện U Minh, tỉnh Cà Mau.  Sau 30/4/1975: Ban Dân Y Khu Tây Nam Bộ giải thể, giao Xí nghiệp Dược phẩm 2/9 cho Sở Y tế Hậu Giang quản lý.  Năm 1982: Xí nghiệp Liên hợp Dược Hậu Giang được thành lập trên cơ sở hợp nhất 3 đơn vị: Xí nghiệp Quốc doanh Dược phẩm 2/9, Công ty Dược phẩm Cấp 2, Trạm Dược Liệu.  Năm 1988: UBND Tỉnh Hậu Giang quyết định sáp nhập Công ty Cung ứng vật tư, thiết bị y tế và Xí nghiệp Liên hợp Dược Hậu Giang.  Cổ phần hóa: Ngày 02/09/2004 xí nghiệp Liên hợp Dược Hậu Giang TP. Cần Thơ chuyển đổi mô hình hoạt động thành CTCP Dược Hậu Giang và chính thức đi vào hoạt động với vốn điều lệ ban đầu là 80 tỷ đồng. Niêm yết ngày 21/12/2006, niêm yết 8.000.000 cổ phiếu trên sàn HOSE.  Năm 2005: Gia nhập Câu lạc bộ Doanh nghiệp có doanh thu sản xuất trên 500 tỷ đồng.
  • 28. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Hoàng Điệp SVTH: Trần Lê Phương Nhung Trang 28 Là doanh nghiệp Dược đầu tiên thử tương đương lâm sàn thuốc bột Haginat và Klamentin. Xây dựng hiệu quả chính sách thu hút nhân tài, đặc biệt là chính sách “Lương 4D”.  Năm 2006: Niêm yết cổ phiếu với mã chứng khoán DHG ngày 21/12/2006 trên sàn giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh, giá chào sàn là 320.000 đ/cp. Đạt tiêu chuẩn WHO – GMP/GLP/GSP.  Năm 2007: khẳng định lại Tầm nhìn, Sứ mạng và 7 giá trị cốt lõi. Thử tương đương sinh học thành công Haginat 250mg và Glumeform 500mg. Tăng vốn điều lệ từ 80 tỷ đồng lên 200 tỷ đồng. Thành lập 02 công ty con đầu tiên DHG Travel và SH Pharma. Chuyển đổi ISO/IEC 17025 từ phiên bản 1999 sang phiên bản 2005.  Năm 2008, thực hiện các công cụ quản trị hiện đại và hiệu quả: 10,5$ Balance Score Card. Thành lập 06 Công ty con: CM Pharma, DT Pharma, HT Pharma, ST Pharma, DHG PP, DHG Nature.  Năm 2009, Thực hiện thành công chiến lược 20.80 sản phẩm, khách hàng nhân sự. Thành lập Công ty con phân phối A&G Pharma.  Năm 2010, Thực hiện thành công chiến lược "kiềng 3 chân": cổ đông, khách hàng và người lao động. Thành lập 3 công ty con phân phối TOT Pharma, TG Pharma và Công ty TNHH một thành viên Dược phẩm DHG.  Năm 2011, Triển khai thành công "Dự án nâng cao năng suất nhà máy" và "Dự án nâng cao hiệu quả hoạt động Công ty con". Thành lập Công ty con phân phối Bali Pharma.  Năm 2012, Chủ đề "Giải pháp hôm nay là vấn đề ngày mai" đã mang lại hiệu quả cao cho công ty trong công tác kiểm soát chi phí, quản trị rủi ro và chính sách. Thành lập 5 công ty còn: VL pharma, TVP Pharma, B&T Pharma, DHG PP1, DHG Nature 1.
  • 29. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Hoàng Điệp SVTH: Trần Lê Phương Nhung Trang 29  Năm 2013, Hoàn thành dự án Nhà máy mới Non Betalactam đạt tiêu chuẩn GMP WHO tại KCN Tân Phú Thạch. Hoàn thành dự án Nhà máy mới In - Bao bì DHG PP1 tại KCN Tân Phú Thạch, DHG PP tại Nguyễn Văn Cừ giải thể theo chủ trương ban đầu. Bảng 2.1: Các danh hiệu cao quý đạt được Năm Danh hiệu Đơn vị trao tặng 1988 Huân chương lao động hạng Ba Chủ tịch nước 1993 Huân chương lao động hạng Nhì Chủ tịch nước 1996 Anh hùng lao động (Thời kỳ 1991-1995) Chủ tịch nước 1998 Huân chương lao động hạng Nhất Chủ tịch nước 2004 Huân chương độc lập hạng Ba Chủ tịch nước 2005 Bằng khen Thập niên chất lượng (1996-2005) Thủ tướng chính phủ 2006 - 2007 Hàng Việt Nam chất lượng cao, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng CNXH và Bảo vệ tổ quốc Thủ tướng chính phủ 2010 Huân chương độc lập hạng Nhì Chủ tịch nước Bảng 2.2: Các đợt tăng vốn điều lệ của công ty Đơn vị tính: 1.000 đồng
  • 30. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Hoàng Điệp SVTH: Trần Lê Phương Nhung Trang 30 2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang được tổ chức và hoạt động tuân thủ theo Luật doanh nghiệp 2005 và các Luật khác có liên quan và Điều lệ Công ty. Điều lệ Công ty (Bản sửa đổi, bổ sung lần thứ 4) đã được Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2006 thông qua ngày 20/04/2007. Nhân sự tại thời điểm 31/12/2010:  Số lượng lao động tại DHG tăng dần qua các năm, tổng số lao động tại công ty là 2.485 người. Trong đó, trên đại học và đại học chiếm 19%; Cao Đẳng và Trung học chiếm 43%; Trung học phổ thông chiếm 38%.  Đội ngũ cán bộ, công nhân viên có trình độ, năng lực cao, tâm huyết. Công ty Dược Hậu Giang xác định con người là nguồn vốn quí nhất để tạo ra giá trị cho doanh nghiệp và cho xã hội. Vì vậy, công ty luôn chú trọng xây dựng chính sách chăm sóc và thu hút lao động; trẻ hóa đội ngũ cán bộ. 2.1.1.3. Mục tiêu hoạt động của công ty Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang được thành lập để huy động và sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả trong việc phát triển bền vững các ngành nghề sản xuất kinh doanh đã đăng ký, nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, tăng lợi tức cho các cổ
  • 31. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Hoàng Điệp SVTH: Trần Lê Phương Nhung Trang 31 đông, tạo công ăn việc làm ổn định và nâng cao chất lượng đời sống cho người lao động, đóng góp tích cực cho cộng đồng xã hội.  Về sản xuất: Tập trung nghiên cứu và sản xuất các dạng bào chế: viên nén, nang mềm, sủi bọt, siro.... Đầu tư thiết bị sản xuất mới cho nhà máy cũ, tách tiêng dây chuyền thực phẩm chức năng, dây chuyền sản xuất dược liệu theo quy định của GMP. Nhà máy mới dự kiến đi vào hoạt động vào đầu năm 2014 sẽ giúp công ty tăng công suất của mình lên gấp đôi.  Về kinh doanh bán hàng: Mở rộng hệ thống phân phối sản phẩm của công ty trên toàn quốc ở cả 64/64 tỉnh thành. Sản phẩm của công ty sẽ có mặt trên 98% tại các cơ sở khám chữa bệnh trên toàn quốc như các bệnh viện lớn: BV Bạch Mai, BV Nhi trung ương, BV Chợ Rẫy.... Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sản phẩm của công ty trên 12 quốc gia với hơn 77 sản phẩm.  Về hoạt động Marketing: Chú trọng vào các bộ phận chuyên trách như nghiên cứu thị trường, quảng cáo, tổ chức các hội chợ triển lãm, phát triển thương hiệu. Đồng thời đẩy mạnh hiệu quả các hoạt động quảng cáo trên báo đài, truyền hình, phát triển thương hiệu, tổ chức gặp mặt khách hàng ở 3 miền...  Về hoạt động nghiên cứu, phát triển sản phẩm: Tập trung phát triển các sản phẩm chủ lực, nhóm khách hàng truyền thống. Tăng sự thỏa mãn của khách hàng cả về chất lượng và mẫu mã sản phẩm. Có những kế hoạch để đối phó với sự thay đổi bất thường của môi trường kinh doanh và mang lại hiệu quả hoạt động tốt. Nghiên cứu những sản phẩm mới mang hàm lượng khoa học công nghệ cao thuộc nhóm thần kinh, tim mạch, tiểu đường. 2.1.1.4. Quy mô và hệ thống phân phối Đặc điểm kinh doanh cũng như các yếu tố về vai trò của công ty DHG đòi hỏi có sự mở rộng quy mô công ty để đẩy mạnh kinh doanh, cung cấp sản phẩm đến người tiêu dùng để hạn chế chi phí vận chuyển cho người dân. DHG ngày càng phát triển
  • 32. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Hoàng Điệp SVTH: Trần Lê Phương Nhung Trang 32 đồng thời với việc quy mô đầu tư được mở rộng để sử dụng hiệu quả nguồn vốn của công ty. Với 12 công ty con phân phối: sở hữu 100% vốn góp tại 11 công ty TNHH MTV (SH Pharma, CM Pharma, HT Pharma, DT Pharma, ST Pharma, A&G Pharma, TG Pharma, TOT Pharma, Bali Pharma, VL Pharma, B&T Pharma, TVP Pharma). Các công ty con và chi nhánh đều có kho hàng đạt tiêu chuẩn GDP. 24 chi nhánh và 68 nhà thuốc/quầy lẻ tại các bệnh viện trực thuộc. Hình 2.1: Hệ thống phân phối sản phẩm của DHG ở Việt Nam Với vai trò quan trọng của ngành dược phẩm đối với nền kinh tế quốc dân, việc mở rộng quy mô và hệ thống cung ứng của DHG góp phần đưa sản phẩm của công ty đến với đông đảo người dân 2.1.1.5. Những thuận lợi và khó khăn của công ty Cổ phần Dược Hậu Giang 2.1.1.5.1. Thuận lợi  DHG là doanh nghiệp duy nhất trong ngành Dược có hệ thống phân phối sâu và rộng khắp lãnh thổ Việt Nam, số lượng khách hàng đông, tạo lợi thế cạnh tranh
  • 33. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Hoàng Điệp SVTH: Trần Lê Phương Nhung Trang 33 trong kinh doanh hàng tự sản xuất và tăng hiệu quả thông qua phân phối hàng độc quyền, hàng khác. Ngoài ra, sản phẩm của công ty còn đáp ứng tương đối đầy đủ danh mục thuốc thiết yếu của Bộ Y tế, góp phần thuận lợi cho việc tham gia đấu thầu cung cấp thuốc trong hệ điều trị, có khả năng cạnh tranh trên thương trường ở từng phân khúc thị trường.  Hiện nay, Công ty đã và đang sử dụng các quy trình sản xuất với công nghệ hiện đại, phù hợp với các tiêu chuẩn GMP-WHO/GLP/GSP, ISO 9001:2000. Bên cạnh các máy móc thiết bị ngoại nhập, công ty Dược Hậu giang còn sử dụng các thiết bị máy móc do đội ngũ kỹ sư của phòng Cơ điện chế tạo, đáp ứng tiêu chuẩn GMP góp phần ổn định và nâng cao năng lực sản xuất của công ty.  Với sức mua và khối lượng nhập khẩu lớn, thanh toán đúng hạn, DHG tạo được uy tín tốt đối với các đối tác cung ứng. Vì thế, công ty luôn nhận được sự đảm bảo ổn định nguyên vật liệu sản xuất thuốc từ phía các nhà cung cấp, đồng thời còn được hưởng nhiều ưu đãi về giá hơn so với các đơn vị nhập khẩu nhỏ, lẻ có sức mua không ổn định.  Không chỉ chú trọng vào công tác sản xuất mà ngoài ra công ty còn chú trọng đến các khâu khác ngoài sản xuất như: quản lý, tài chính, nhân sự và bán hàng... Cụ thể, công ty đã đầu tư các phần mềm quản trị, phần mềm kế toán và phần mềm quản lý bán hàng do các chuyên viên tin học của công ty xây dựng và được triển khai thành công với chi phí thấp.  Nguồn lực tài chính mạnh, công bố thông tin minh bạch, kịp thời, đúng pháp luật giúp cho công ty chủ động hơn trong việc khai thác các nguồn lực, các chiến lược đầu tư, các hợp đồng giao dịch, mua bán. Giá trị cổ phiếu của công ty tương đối cao, điều này giúp tạo được niềm tin đối với các nhà đầu tư.  Ngoài ra, thông qua mối quan hệ với các nhà cung ứng nguyên vật liệu – máy móc thiết bị và nhà đầu tư, DHG có nhiều cơ hội tiếp cận với các đối tác chiến lược để học hỏi kinh nghiệm, hợp tác phát triển.  Nhà nước cũng đã có những chính sách ưu đãi về thuế đối với công ty. Cụ thể là hai dự án nhà máy mới được xây dựng tại khu công nghiệp Tân Phú Thạnh trong 15 năm đầu đi vào hoạt động sẽ được hưởng mức thuế suất 0% trong 4 năm đầu, 5% trong 9 năm tiếp theo và 10% trong 2 năm còn lại. Hai nhà máy mới này là NonBetalactam và Betalactam đi vào hoạt động sẽ khiến cho năng lực sản xuất của công ty tăng gấp đôi.
  • 34. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Hoàng Điệp SVTH: Trần Lê Phương Nhung Trang 34 2.1.1.5.2. Khó khăn  Mặc dù là một công ty dẫn đầu thị phần nhưng tỷ lệ thị phần chiếm lĩnh thị trường của DHG còn thấp, ngành dược Việt Nam phát triển manh mún và không tập trung dẫn đến cạnh tranh cao giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau. Có những doanh nghiệp bức phá tốc độ tăng trưởng cao hơn, có nguy cơ đuổi kịp và vượt qua DHG trong tương lai.  Cạnh tranh với thuốc ngoại nhập và các công ty dược nước ngoài gia tăng. Kể từ ngày 1/1/2009 các công ty dược nước ngoài còn được phép trực tiếp nhập khẩu thuốc, không cần thông qua các công ty trung gian để nhập khẩu ủy thác và mức thuế trung bình sẽ là 2,5%. Điều này dẫn đến giá bán các loại thuốc nhập khẩu giảm và đòi hỏi các công ty trong nước phải cạnh tranh mạnh mẽ hơn, khốc liệt hơn đối với các loại thuốc nhập khẩu và đối mặt với nguy cơ bị mất thị phần.  Nguồn nhân lực là một trong những lợi thế cạnh tranh của công ty Dược Hậu Giang so với các công ty khác trong cùng ngành. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo đã có tên tuổi, kinh nghiệm đi cùng bề dày lịch sử phát triển và thành công rực rỡ của DHG hầu hết đã gần đến tuổi nghỉ hưu, tạo áp lực lớn cho đội ngũ lãnh đạo trẻ trong việc chứng tỏ năng lực, gây dựng niềm tin cho các nhà đầu tư và khách hàng  Một trong những yếu tố bên ngoài nhưng tác động không hề nhỏ đển công ty Dược Hậu Giang đó chính là tâm lý của người tiêu dùng Việt Nam. Không chỉ những người dân mà ngay cả với các bác sĩ và dược sĩ vẫn ưa chuộng dùng hàng ngoại. Trong tiềm thức của người Việt, họ luôn mang suy nghĩ cho rằng “thuốc ngoại, thuốc đắt là thuốc tốt” và sự tin tưởng dành cho thuốc nội là chưa cao. Vì vậy, thuốc nội vẫn đang bị lép vế chính ở thị trường nội địa do những quan niệm sai lầm đó. Sự hiểu biết của người tiêu dùng về thuốc nội cũng còn rất hạn chế cũng gây ra rất không ít khó khăn cho ngành dược Việt Nam nói chung và DHG nói riêng. 2.1.2. Tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ một số sản phẩm chính 2.1.2.1. Tổ chức sản xuất Một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên những sản phẩm chất lượng và đạt tiêu chuẩn của công ty Dược Hậu Giang chính là nguồn nguyên vật liệu đầu vào của sản phẩm. Hiểu và nắm bắt được điều này, nên hầu hết các nguyên vật liệu dùng cho sản xuất thuốc của công ty hiện nay chủ yếu là nhập khẩu từ các nhà sản xuất lớn, đạt tiêu chuẩn GMP, ISO và có uy tín trên thế giới như: Mallinckrodt INC
  • 35. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Hoàng Điệp SVTH: Trần Lê Phương Nhung Trang 35 (Mỹ), ACS Dobfar (Italia), Antibioticos SA (Tây Ban Nha),…và các nhà cung cấp nổi tiếng khác ở các nước châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc. Đội ngũ tin học của công ty đã lập trình và triển khai chương trình phần mềm kiểm soát tự động hóa việc cân nguyên liệu, thuốc viên trong sản xuất, góp phần làm giảm nguy cơ sai sót, nâng cao hiệu quả sản xuất sản phẩm của công ty. Công ty còn xây dựng xưởng bao bì cho riêng mình. Xưởng bao bì được đầu tư với quy mô lớn, không chỉ đáp ứng cho nhu cầu của công ty mà còn nhận gia công cho các khách hàng bên ngoài, góp phần mang lại nguồn thu nhập cho doanh nghiệp. 2.1.2.2. Quy trình công nghệ sản xuất Công ty hiện nay đang sử dụng các quy trình công nghệ hiện đại, phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế. Cụ thể:  Các dây chuyền sản xuất tại nhà máy Nguyễn Văn Cừ được chứng nhận phù hợp với các yêu cầu của WHO - GMP/GLP/GSP.  Nhà máy Non Betalactam tại Khu công nghiệp Tân Phú Thạnh được Cục Quản lý Dược chứng nhận phù hợp với các yêu cầu của WHO – GMP/GLP/GSP vào tháng 11/2013.  Phòng Kiểm nghiệm được công nhận phù hợp với các yêu cầu của ISO/IEC:17025.  Kho bảo quản thành phẩm tại Khu Công nghiệp Tân Tạo và Tổng kho được chứng nhận GDP, GSP.  Hệ thống quản lý chất lượng tiếp tục được chứng nhận phù hợp với các yêu cầu của ISO 9001: 2008. Bên cạnh đó, công ty còn đầu tư thêm hệ thống thiết bị thuộc thế hệ mới trong lĩnh vực công nghệ dược phẩm, phần lớn được nhập khẩu từ Nhập Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Đức,…đáp ứng được chất lượng, công suất, phục vụ nhu cầu sản xuất và nghiên cứu phát triển các dòng sản phẩm đặc trị của công ty. Tiếp thu những trình độ công nghệ hiện đại của nước ngoài, các đội ngũ kỹ sư của phòng Cơ điện chế tạo của công ty cũng đã tự chế ra được các máy móc thiết bị có chức năng phù hợp với điều kiện hoạt động của doanh nghiệp, vừa góp phần đảm bảo được chất lượng cao của sản phẩm lại vừa góp phần tiết kiệm chi phí sản xuất.
  • 36. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Hoàng Điệp SVTH: Trần Lê Phương Nhung Trang 36 2.2. PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG 2.2.1. Phân tích bảng cân đối kế toán Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần phải có một lượng tài sản nhất định. Tài sản này không đứng yên mà luôn vận động từ hình thái này sang hình thái khác. Như từ tiền mặt chuyển thành vật liệu, từ vật liệu chuyển thành thành phẩm nhập kho, mang thành phẩm đi tiêu thụ và thành phẩm quay trở lại thành tiền theo quy luật T-H-T. Tài sản của doanh nghiệp biểu hiện bằng tiền gọi là vốn kinh doanh, mặt khác, tài sản hiện có của doanh nghiệp được hình thành từ nhiều nguồn vốn khác nhau gọi vốn kinh doanh. Tóm lại, bảng cân đối kế toán là một bức tranh tài chính phản ánh toàn bộ giá trị các loại tài sản mà doanh nghiệp đang sở hữu và nguồn vốn để hình thành nên các loại tài sản đó tại một thời điểm nhất định. Do đó, ta tiến hành phân tích bảng cân đối kế toán năm 2011 đến năm 2014 tại công ty Cổ phần Dược Hậu Giang để thấy được bức tranh này. Bảng cân đối kế toán của công ty Cổ phần Dược Hậu Giang từ năm 2012 – 2014 Đơn vị tính: Triệu đồng CHỈ TIÊU 2012 2013 2014 TÀI SẢN A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 1.817.660 2.232.558 2.386.250 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 718.975 613.287 496.492 Tiền 179.127 197.503 108.745 Các khoản tương đương tiền 539.848 415.784 387.747 II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn - 170.000 260.617 III. Các khoản phải thu 574.318 667.386 841.466 Phải thu khách hàng 449.467 515.047 760.722 Trả trước cho người bán 84.261 106.904 45.230 Các khoản phải thu khác 46.320 54.872 43.219 Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (5.729) (9.437) (7.705) IV. Hàng tồn kho 511.841 757.949 780.704 Hàng tồn kho
  • 37. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Hoàng Điệp SVTH: Trần Lê Phương Nhung Trang 37 517.870 762.407 786.123 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (6.029) (4.458) (5.419) V. Tài sản ngắn hạn khác 12.524 23.937 6.972 Chi phí trả trước ngắn hạn 819 1.009 1.029 Thuế GTGT được khấu trừ 3.877 11.926 1.768 Thuế và các khoản phải thu Nhà nước 1.883 1.530 875 Tài sản ngắn hạn khác 5.945 9.471 3.301 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 560.605 848.062 1.096.468 I. Tài sản cố định 517.135 799.083 963.813 1. Tài sản cố định hữu hình 279.742 341.560 733.664 Nguyên giá 522.620 624.285 1.090.747 Giá trị hao mòn lũy kế (242.878) (282.726) (357.083) 2. Tài sản cố định vô hình 167.001 175.986 180.017 Nguyên giá 174.924 187.270 193.369 Giá trị hao mòn lũy kế (7.922) (11.284) (13.352) 3. Xây dựng cơ bản dở dang 70.391 281.537 50.133 II. Đầu tư tài chinh dài hạn 16.651 20.765 16.842 Đầu tư vào công ty liên kết 9.334 5.434 5.434 Đầu tư dài hạn khác 11.831 31.831 27.908 Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn (4.514) (16.500) (16.500) III. Tài sản dài hạn khác 26.819 28.214 115.812 Chi phí trả trước dài hạn 19.348 18.684 100.946 Tài sản thuế thuế nhập hoãn lại 5.841 8.257 14.018 Tài sản dài hạn khác 1.630 1.273 848 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 2.378.265 3.080.620 3.482.718 NGUỒN VỐN - - -
  • 38. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Hoàng Điệp SVTH: Trần Lê Phương Nhung Trang 38 A. NỢ PHẢI TRẢ 674.795 1.081.177 1.189.093 I. Nợ ngắn hạn 653.532 1.030.242 1.119.689 Vay ngắn hạn 19.485 127.031 176.707 Phải trả người bán 73.734 267.948 261.374 Người mua trả tiền trước 1.237 2.695 913 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 33.520 56.584 103.311 Phải trả người lao động 157.300 206.950 208.305 Chi phí phải trả 242.014 235.862 266.010 Các khoản phải trả khác 63.584 67.439 36.083 Quỹ khen thưởng, phúc lợi 62.659 65.734 66.986 II. Nợ dài hạn 21.263 50.936 69.403 Dự phòng phải trả dài hạn - - 28.844 Dự phòng trợ cấp mất việc làm - - - Quỹ phát triển khoa học và công nghệ 21.263 50.936 40.559 B. VỐN CHỦ SỠ HỮU 1.687.719 1.981.365 2.276.795 I. Vốn chủ sở hữu 1.687.719 1.981.365 2.276.795 Vốn cổ phần 653.764 653.764 871.643 Cổ phiếu quỹ (456) (456) (456) Quỹ đầu tư phát triển 491.137 701.397 782.076 Quỹ dự phòng tài chính 66.762 66.930 67.064 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 476.512 559.731 556.467 C. LỢI ÍCH CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ 15.750 18.077 16.830 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 2.378.265 3.080.620 3.482.718