SlideShare a Scribd company logo
1 of 12
Download to read offline
GLUCOCORTICOIDS
1. Dược lý và cơ chế tác động
Glucocorticoids có nguồn gốc từ tuyến thượng thận. Bình thường có ít hơn 5% lưu hành trong hệ tuần
hoàn dưới dạng tự do, phần còn lại không hoạt động thì gắn với globulin hoặc albumin. Lượng
cortisol được sản xuất hằng ngày khoảng 5 – 7 mg/𝑚2
da, đạt đỉnh vào lúc 8 giờ sang. Cortisol có thời
gian bán hủy trong huyết tương là 90 phút. Nó được chuyển hóa chủ yếu bởi gan và bài tiết qua gan
và thận, mặc dù hầu hết mọi mô trong cơ thể đều bị tác động bởi cortisol.
Glucocorticoids có ba tác dụng chính bao gồm. Thứ nhất, ảnh hưởng trực tiếp để việc biểu hiện gen
bằng cách liên kết các thụ thể glucorticoid với các yếu tố đáp ứng, dẫn đến cảm ứng các protein như
annexin I và MAPK phosphatase 1. Annexin làm giảm lượng phospholipase A2 làm giảm acid
arachidonic từ màng tế bào, giới hạn sự hình thành prostaglandins và leukotriens. Thứ hai, tác động
gián tiếp trên việc bộc lộc gen thông qua tương tác của thụ thể glucocorticoid và các yếu tố phiên mã
làm giảm sản xuất các phân tử tiền viêm như là cytokines, IL, phân tử kết dính và protease. Thứ ba,
tác động qua trung gian thụ thể lên dòng thác truyền tin thứ hai thông qua con đường nongenomic như
con đường phosphatidylinositol 3’-kinase (PI3K) và endothelin nitric oxide synthase (eNOS).
Thường có sự chậm trễ trong việc khởi phát tác động dược lý của glucocorticoid so với nồng độ đỉnh
trong máu của nó. Điều này, có thể là do thay đổi quá trình phiên mã của gen, mặc dù một số hoạt
động không phụ thuộc vào quá trình phiên mã. Một số tác dụng của glucocorticoid quá nhanh để có
thể bị tác động của hoạt tính glucocorticoid trong bộ gen. Điều này có thể giải thích những lợi ích
cộng gộp của glucocorticoid hoạt tính cao(?)
2. Tác dụng của corticosteroids trên tế bào
Glucocorticoids có ảnh hưởng lên sự sao chép và di chuyển của tế bào. Làm giảm bạch cầu đơn nhân,
bạch cầu ưa acid, tế bào lympho và có tác động mạnh mẽ trên tế bào lympho T hơn lympho B. Giảm
tế bào lympho xảy ra bởi vì có sự phân bố lại tế bào cũng như sự di chuyển của nó từ tuần hoàn đến
những mô lympho khác. Ngoài ra, còn có sự gia tăng bạch cầu đa nhân1
trong hệ tuần hoàn, liên quan
đến việc tái phân bố của nó, bạch cầu từ thành mạch hoặc tủy xương sẽ đi vào hệ tuần hoàn, giảm tốc
độ loại bỏ của chúng khỏi tuần hoàn và ức chế sự chết theo chương trình của tế bào.
Glucocorticoids còn ảnh hưởng trên hoạt động của tế bào, quá trình tăng sinh và biệt hóa. Nó điều
chỉnh các hóa chất gây viêm và phản ứng miễn dịch như là ức chế hoạt động sản xuất và phóng thích
cytokine, yếu tố hoại tử u. Thêm nữa, chức năng của đại thực bào, bao gồm thực bào, xử lý kháng
nguyên, tiêu diệt tế bào, bị ức chế bởi cortisol, sự suy giảm này ảnh hưởng đến quá mẫn tức thì và
chậm.
Glucocorticoids ức chế chức năng bạch cầu đơn nhân và tế bào lympho (cả tế bào Th1 và Th2) hơn là
bạch cầu đa nhân. Tác dụng này quan trọng về mặt lâm sang vì các bệnh truyền nhiễm dạng u hạt,
chẳng hạn như bệnh lao, dễ bị trầm trọng hơn và tái phát khi sử dụng glucocorticoids kéo dài. Các tế
bào hình thành kháng thể, lympho B, tế bào huyết tương có sự chống đối tương đối đối với tác động
ức chế của glucocorticoids.
1 Bạch cầu trung tính sau khi được tiết ra từ tủy xương, khoảng một nữa tế bào này có mặt dọc theo niêm mạc của các mạch máu và nữa còn
lại được tìm thấy trong các mô của cơ thể.
Các nguyên nhân tăng bạch cầu trung tính bao gồm:
- Tăng phản ứng: để đáp ứng với nhiễm trùng hoặc căng thẳng
- Tăng sinh: thường gặp trong các bệnh lý huyết học
- Demargination: bạch cầu phân tách khỏi thành mạch và lưu thông vào trong máu do căng thẳng, nhiễm trùng, vận động.
3. Chỉ định
Có rất nhiều chỉ định của glucocorticoids, sẽ được liệt kể ở bảng bên dưới. Ngoài ra, glucocorticoids
ngắn hạn còn được sử dụng trong các trường hợp viêm da nặng bao gồm viêm da tiếp xúc, viêm da cơ
địa, viêm da do ánh nắng, viêm da do lột da và viêm da ban đỏ. Nó có vai trò trong điều trị lichen
planus, u lympho tế bào T ở da, lupus ban đỏ dạng đĩa
4. Liều lượng thuốc
Glucocorticoids có thể được dùng cho đường tiêm tĩnh mạch, đường uống, tiêm bắp. Liệu trình và
phác đồ được quyết định bởi tính chất và mức độ của bệnh đang điều trị. Sử dụng glucocorticoid theo
đường tiêm cho phép tiếp cận trực tiếp với một số ít tổn thương hoặc các tổn thương kháng thuốc.
Nồng độ tùy thuộc vào vị trí và bản chất của tổn thương. Nồng độ thấp được sử dụng trên mặt để ngăn
ngừa teo da. Trong các bệnh lý đòi hỏi phải sử dụng duy trì như sẹo lòi hoặc rụng tóc từng mảnh,
glucocorticoid tác dụng dài như triamcinolone diacetate (Aristospan) có thể sử dụng đơn độc hoặc
phối hợp với triamcinolone acetonide (Kenalog) được sử dụng nhiều hơn. Tổng liều giới hạn của
Kenalog hàng tháng ở mức 20mg để đảm bảo trục hạ đồi tuyến yên thượng thận sẽ không bị ức chế.
Glucocorticoids đường tiêm bắp cần được xem xét giữa lợi ích và bất lợi khi khi sử dụng. Mặc dù việc
sử dụng đường tĩnh mạch có thể loại bỏ những lo lắng về việc tuân thủ điều trị, tác dụng phụ buồn
nôn, nôn hoặc không thể tiếp cận được đường tĩnh mạch. Nhưng những hạn chế tiềm ẩn bao khả năng
hấp thu thất thường, thiếu kiểm soát liều hằng ngày. Hơn nữa, có thể dẫn đến teo mỡ hoặc áp xe vô
trùng. Dạng tác dụng kéo dài như triamcinolone acetonoide làm tăng tác dụng phụ hơn là các dạng tác
dụng ngắn, bao gồm tăng khả năng ức chế trục HPA. Bởi vì, dạng tác dụng kéo dài có tác dụng kéo
dài lên đến 3 tuần, không nên dùng triamcinolone acetonide tiêm bắp nhiều hơn vài lần mỗi năm để
tránh ức chế tuyến thượng thận.
Glucocorticoids đường tiêm tĩnh mạch được sử dụng trong hai tình huống: Thứ nhất, cung cấp khả
năng chống stress cho những bệnh nhân bệnh nặng hoặc đang trải qua phẫu thuật và những người bị
ức chế tuyến thượng thận từ liệu pháp glucocorticoids hằng ngày. Thứ hai, dành cho những bệnh nhân
mắc những bệnh như viêm da mủ kháng trị, pemphigus nặng hoặc pemphigoid bóng nước, lupus ban
đỏ hệ thống nghiêm trọng, hoặc viêm da cơ để có thể kiểm soát nhanh chóng và giảm thiểu nhu cầu sử
dụng kéo dài với liều cao, liệu pháp steroid uống. Methylprednisolone được sử dụng ở liều 500 mg
Các chỉ định phổ biến của streroids toàn thân
 Các bệnh lý bóng nước nghiêm trọng (pemphigus, bullous
pemphigoid, cicatricial pemphigoid, linear immunoglobin A bullous
dermatoses, linear immunoglobin A bullous dermatoses,
epidermolysis bullosa acquisita, herpes gestainois, hồng ban đa
dạng, hoại tử biểu bì nhiễm độc)
 Các bệnh lý mô liên kết (viêm da cơ, lupus ban đỏ hệ thống, bệnh
mô liên kết kết hợp, viêm cân cơ tăng bạch cầu ái toan)
 Viêm mạch máu
 Neutrophilic dermatoses (viêm da mủ, sốt cấp tính do bệnh da bạch
cầu trung tính, bệnh Behcet)
 Sarcoidosis
 Bệnh phong phản ứng loại I
 U máu ở trẻ sơ sinh
 Viêm mô xung huyết
 Mề đay / phù mạch
đến 1g một ngày vì hiệu lực cao và khả năng giữ natri thấp. Các tác dụng phụ nghiêm trọng liên quan
đến tiêm tĩnh mạch bao gồm phản ứng phản vệ, co giật, loạn nhịp tim và đột tử. Các phản ứng có hại
khác, ít nghiêm trọng hơn bao gồm hạ huyết áp, tăng huyết áp, tăng đường huyết, thay đổi điện giải và
rối loạn tâm thần cấp tính. Quản lý chẳ chẽ trong vòng 2 đến 3 giờ sau truyền làm giảm nguy cơ tác
dụng phụ nghiêm trọng. Cần phải theo dõi điện giải trước và sau khi điều trị, đặc biệt khi bệnh nhân
đang điều trị đồng thời với lợi tiểu.
Prednisone là thuốc glucocorticoid đường uống được kê đơn phổ biến nhất. Liều ban đầu để kiểm soát
bệnh có thể từ 2,5 mg đến vài trăm mg mỗi ngày.
5. Điều trị ban đầu
Các nguyên tắc điều trị cơ bản
Trước khi bắt đầu điều trị bằng glucocorticoid, nên cân nhắc giữa lợi ích có thể mong đợi trên thực tế
với các tác dụng phụ có thể xảy ra. Các liệu pháp thay thế hoặc bổ sung nên được xem xét, đặc biệt
nếu dự định điều trị lâu dài. Cần phải xem xét các bệnh đồng mắc như đái tháo đường, tăng huyết áp
và loãng xương.
2
Lựa chọn glucocorticoids
Đầu tiên, chế phẩm có tác dụng mineralocorticoid tối thiểu thường được chọn để giảm giữ natri. Thứ
hai, việc sử dụng đường uống kéo dài với prednisone hoặc loại thuốc khác tương tự, có thời gian bán
hủy trung bình và ái lực với thụ thể steroid tương đối yếu có thể làm giảm tác dụng phụ. Sử dụng lâu
dài các loại thuốc như dexamethasone, có thời gian bán hủy dài hơn và ái lực tiếp nhận glucocorticoid
cao, có thể đem lại nhiều tác dụng phụ hơn mà không có hiệu quả điều trị bổ sung. Thứ ba, nếu bệnh
nhân không đáp ứng với cortisone hoặc prednisone, nên xem xét việc thay thế dạng hoạt chất sinh học
thành cortisol hoặc prednisolone. Tuy nhiên, ngay cả trong bệnh gan nặng, việc thay thê không được
chứng minh là rất quan trọng.
2 Cortison và prednison có nhóm ceto ở vị trí 11 thay vì là hydroxyl như hydrocortison (cortisol) và prednisolon vì vậy hai chất này phải
được gan chuyển hóa thành 11 β-hydroxyl mới có hoạt tính. Nhóm 11 β-hydroxyl là nhóm cho tác động chủ yếu của cortisol.
Đánh giá trước khi điều trị
Để giảm thiểu các vấn đề tiềm ẩn, đánh giá cơ sở nên bao gồm tiền sử cá nhân và gia đình, đặc biệt
chú ý đến khuynh hướng mắc bệnh đái tháo đường, stress, tăng lipid máu, bệnh nhân tăng huyết áp và
các bệnh liên quan có thể bị ảnh hưởng bởi liệu pháp steroid.
6. Glucocorticoids đường bôi
Cơ chế tác động
Chống tăng sinh tế bào
Tác động của corticosteroid đường bôi hướng tới việc ức chế việc sản sinh DNA và quá trình phiên
mã, điều này một phần giải thích cho cơ chế tác động của thuốc này trong việc điều trị sẹo ở da. Bởi
vì, nó làm giảm kích thước của tế bào sừng và khả năng tăng sinh của chúng. Hoạt động của nguyên
bào sợi và quá trình hình thành collagen cũng bị ức chế bởi corticosteroids đường bôi.
Co mạch
Steroid đường bôi làm cho các mao mạch dưới da co lại, làm giảm ban đỏ. Cơ chế về hiện tượng co
mạch này vẫn chưa được hiểu rõ ràng. Nó được cho rằng có liên quan đến sự ức chế các hoạt chất dãn
mạch tự nhiên như histamine, bradykinins, prostaglandins, và có lẽ tác động thông qua trương lực
mạch máu. Các xét nghiệm về co mạch được sử dụng để dự đoán hoạt tính lâm sàng của các thuốc.
Các xét nghiệm này được sử dụng để phân loại corticosteroid tại chỗ thành 7 loại dựa trên hiệu lực
theo hệ thống phân loại của Hoa Kỳ và 4 loại theo hệ thống phân loại của Anh. Trong hệ thống phân
loại của Hoa Kỳ, nhóm 1 là nhóm có hiệu lực cao nhất, trong khi nhóm 7 là nhóm có hiệu lực thấp
nhất.
Dược động học
Trước khi lựa chọn thuốc glucocorticoid đường bôi, cần phải chú ý đến các yếu tố liên quan như độ
tuổi, diện tích và vị trí vùng da tổn thương, sự có mặt của phản ứng viêm, cũng như các yếu tố của
thuốc làm ảnh hưởng đến hiệu lực tác động của nó bao gồm nồng độ, thời gian, dạng bào chế (oint,
cream, lotion,…), dạng hoạt động (prednisone hay prednisolone) có khả năng gắn với glucocorticoid
receptor, và các thành phần bổ sung thêm vào (urea, salicylic acid, kháng sinh,…). Sự thâm nhập của
glucocorticoid thay đổi tùy theo vị trí da, do đó liên quan đến độ dày của lớp sừng và nguồn cung cáp
mạch máu cho khu vực đó. Ví dụ, sự xâm nhập của steroid tại chỗ qua mí mắt và bìu nhiều hơn qua
trán và lớn hơn đáng kể qua long bàn tay, lòng bàn chân. Da bị viêm, ẩm và da sần sùi cho thấy sự gia
nhập gia tăng. Các loại thuốc bôi ngoài da có hiệu lực (nhóm 1 và 2) hiếm khi được sử dụng ở khu vữ
có mức độ thâm nhập cao nhất.
Vị trí đích của corticosteroid tại chỗ là lớp biểu bì và hạ bì còn sống. Đáp ứng lâm sàng của thuốc tỷ
lệ thuận với nồng độ corticosteroid đạt được tại chỗ. Corticosteroid được kết hợp theo nhiều công
thức với các cường độ khác nhau. Việc tuân thủ điều trị trong quản lý các bệnh lý da là vấn đề rất
quan trọng, vì vậy các công thức bao gồm xịt, bọt, kem dưỡng da, hydrogel và dầu gội đã được phát
triển để cải thiện sự thuận tiện và chấp nhận của bệnh nhân.
Tăng độ ẩm của lớp gai và sử dụng chất khóa ẩm có thể làm tăng khả năng hấp thu của corticosteroid
đường bôi. Các chuyên gia đã đồng thuận rằng các phương pháp và bôi để điều trị viêm da dị ứng bao
gồm tắm nước ấm, sau đó thoa nhiều corticosteroid tại chỗ, mặc dù bằng chứng từ các nghiên cứu vẫn
còn hạn chế.
3 Tiêm trong vết thương: là tiêm một lượng nhỏ corticosteroids vào trong vùng da tổn thương (Triamcinolone
acetonide, triamcinolone diacetate, betamethasone acetatephosphate 2,5 mg/ml)
Lợi ích có được: nồng độ cao, tác dụng kéo dài, không tác dụng phụ trên toàn thân.
Để điều trị các bệnh lý: nang mụn, rụng tóc từng mảng, sẹo lòi, bệnh móng, Prurigo nodularis.
Phương pháp: Insulin syringe (1mg/30G), air powered gun (tăng vi khuẩn sinh mũ và virus viêm gan). Liều
1mg/vị trí tiêm đối với triamcinolone
Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hấp thu qua da của corticosteroids
 Vị trí sử dụng
 Độ ẩm
 Khả năng giữ ẩm lâu dài của màng bao không thấm nước
 Viêm da (tình trạng sức khỏe của da)
 Nồng độ thuốc
 Dạng bào chế (thuốc mỡ > kem, lotion)
 Tính ưa béo của corticosteroids
 Khả năng hòa tan của cortisone trong chế phẩm
 Tiêm trong vết thương3
Dạng chế phẩm sử dụng
 Lotion và gels thích hợp với các vùng da có lông, tóc.
 Creams thích hợp cho các vùng da cần độ ẩm, chàm tổ
đĩa
 Thuốc mỡ thích hợp với các vùng da khô, có vảy
Phân độ steroid đường bôi dựa trên hiệu lực tác dụng
Hydrocortisone 1% < Betamethasone valerate 0,1% < Clobestasole propionate 0,05%
A. Nhóm có hiệu lực thấp nhất
Sử dụng cho đối tượng: trẻ sơ sinh, trẻ em, người lớn
Vị trí: mặt, nếp gấp, vùng sinh dục, vùng da lớn
Ví dụ:
Hydrocortisone (0,25 – 2,5%)
Dexamethasone (0,1 – 0,04%)
B. Nhóm có hiệu lực thấp
Sử dụng cho đối tượng: trẻ sơ sinh, trẻ em, người lớn
Hiệu lực gấp 2 -25 lần so với hydrocortisone
Vị trí: mặt, nếp gấp, vùng sinh dục
Ví dụ:
Betamethasone valerate (0,01%)
Triamcinolone acetonide (0,025%)
C. Nhóm có hiệu lực trung bình
Hiệu lực gấp 100 lần so với hydrocortisone
Sử dụng cho đối tượng: người lớn và trẻ em, vùng da lớn
Ví dụ:
Hydrocortisone valerate (0,2%) (Betnovate)
Betamethasone valerate (0,1%)
Triamcinolone acetonide (0,1%)
D. Nhóm có hiệu lực cao
Sử dụng cho đối tượng: người lớn
Hiệu lực gấp 150 lần so với hydrocortisone
Vị trí: vùng da dày tổn thương khu trú
Ví dụ:
Betamethasone dipropionate (0,05%) (Diprolone)
Triamcinolone acetonide (0,5%)
Flucinolone acetonide (0,2%)
E. Nhóm có hiệu lực rất cao
Đối tượng sử dụng: người lớn
Hiệu lực gấp 600 lần hydrocortisone
Vị trí: vùng da dày tổn thương khu trú và kháng thuốc (lòng bàn tay)
Ví dụ:
Clobetasole propionate 0,05% (Dermovate)
Betamethasone dipropionate (Diprosone)
Chỉ định
Corticosteroid tại chỗ được sử dụng để chống viêm trong bệnh lý da, chống phân bào và khả năng làm
giảm tổng hợp mô liên kết. Bệnh lý có thể được chia làm ba nhóm thể hiện ở bảng bên dưới
Hấp thu steroid phụ thuộc vào vị trí thoa
(số lần = nồng độ của steroid được hấp thụ so với phần trăm nồng độ
của hydrocortisone được hấp thụ)
Sử dụng ở trẻ em
Trẻ em và đặc biệt ở trẻ sơ sinh có nguy cơ tăng khả năng hấp thu đối với corticosteroid đường bôi
với rất nhiều lý do. Chúng có chỉ số diệc tích da trên cân nặng lớn hơn người lớn, do đó làm tăng khả
năng hấp thu khi sử dụng cùng một lượng thuốc so với người lớn, đồng thời trẻ em cũng có làn da
mỏng manh hơn. Trẻ sơ sinh cũng có khả năng chuyển hóa thuốc chậm hơn. Việc thoa steroid tại chỗ
ở vùng quấn tã sẽ dẫn đến việc tã bị bít kín steroid và làm tăng thấm nhập steroid. Việc lựa chọn
glucocorticoid cho trẻ em cũng tương tự như người lớn. Các mối quan tâm về teo da, giảm sắc tố, rối
loạn tạo xương và giãn mạch máu được giảm thiểu khi sử dụng steroid theo hướng dẫn.
Sử dụng ở người già
Người lớn tuổi thường có làn da mỏng hơn, cho phép tăng mức độ thấm nhập của glucocorticoids. Họ
cũng có nhiều khả năng bị teo da từ trước do lão hóa và có thể liên quan đến tã lót. Cần áp dụng các
biện pháp phòng ngừa tương tự như ở trẻ sơ sinh khi điều trih cho bệnh nhân cao tuổi.
Sử dụng cho phụ nữ mang thai
Hầu hết steroids đường bôi được Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ xếp loại vào nhóm C.
Những bằng chứng có sẵn cho thấy không có tác dụng phụ nào đáng chú ý ở phụ nữ mang thai khi sử
dụng các chế phẩm có hiệu lực trung bình hoặc yếu. Nguy cơ trẻ sơ sinh nhẹ cân liên quan đến hiệu
lực thuốc cao, mặc dù nguy cơ này là ít khi sử dụng trong thời gian ngắn và tăng lên khi sử dụng các
loại chế phẩm có hiệu lực cao. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ mang tính quan sát và đã được ghi nhận
liên quan đến kết quả sinh con nhẹ cân. Corticosteroid tại chỗ chưa được nghiên cứu trong thời kỳ
cho con bú, tuy nhiên dựa trên các khuyến cáo của Viện Y tế Quốc gia, khuyến cáo hạn chế tiếp xúc
lâu dài với corticosteroid hiệu lực cao khi cho con bú. Ngoài ra, chỉ sử dụng các sản phẩm kem hoặc
gel pha nước để hạn chế trẻ tiếp xúc với paraffin khoáng khi đang bú mẹ. Nên lau sạch corticosteroid
tại chỗ trước khi cho con bú.
Liều lượng sử dụng
Tần suất sử dụng glucocorticoid được các bác sĩ khuyến cáo sử dụng hai lần mỗi ngày. Đối với các
loại có hiệu lực rất mạnh, bôi một lần một ngày được coi là có lợi như bôi hai lần một ngày. Các quan
sát cũng cho thấy dùng liều một lần một ngày cũng có thể có lợi khi sử dụng các nhóm hiệu lực thấp
hơn.
Quen thuốc nhanh4
(tachyphylaxis) đã được chứng minh trong điều kiện thực nghiệm, làm co mạch,
phục hồi tổng hợp DNA, và phù nề do histamine sau khi sử dụng steroids tại chỗ lâu dài. Cơ chế hiện
nay vẫn chưa rõ.
Tác dụng phụ và thận trọng
Tác dụng phụ tại chỗ hay toàn thân đều có thể xảy ra khi sử dụng corticosteroid đường bôi. Bôi một
lượng corticosteroid trên bề mặt lớn, bít kín, nồng độ cao, hoặc các chế phẩm có hiệu lực mạnh làm
tăng nguy cơ hấp thu toàn thân và các tác dụng phụ sau đó.
Trong điều kiện bình thường, có 99% lượng corticosteroid bôi tại chỗ được đào thải khỏi da và chỉ
1% có hoạt tính điều trị. Các tác dụng phụ trên da có thể do một tỷ lệ nhỏ corticosteroid được hấp thu
qua da hoặc cũng có thể do sự hiện diện thoáng qua của nó trên da. Tiếp tục sử dụng corticosteroid tại
chỗ cũng có thể dẫn đến sốc phản vệ.
4 Quen thuốc là sự đáp ứng với thuốc yếu hơn hẳn so với người bình thường dùng cùng liều. Liều điều trị trở
thành không có tác dụng, đòi hỏi ngày càng phải tăng liều cao hơn.
Quen thuốc có thể xảy ra tự nhiên ngay từ lần đầu dùng thuốc do thuốc ít được hấp thu, hoặc bị chuyển hóa
nhanh, hoặc cơ thể kém mẫn cảm với thuốc (thường do nguyên nhân di truyền). Thường gặp quen thuốc mắc
phải sau một thời gian dùng thuốc, đòi hỏi phải tăng dần liều.
Nguyên tắc khi bắt đầu sử dụng liệu pháp Steroid
 Bắt đầu với thuốc có hiệu lực thấp nhất có thể kiểm soát bệnh một cách đầy đủ.
 Nên tránh sử dụng trên những vết loét hoặc teo da, hoặc có hiện diện của nhiễm trùng.
 Nên tránh sử dụng lâu dài chất không có hiệu quả.
 Điều trị bằng các chế phẩm có hiệu lực từ thấp đến trung bình được khuyến cáo cho các diện
tích bề mặt lớn.
 Các bệnh đáp ứng cao thường sẽ đáp ứng với các chế phẩm steroid yếu, trong khi các bệnh ít
đáp ứng hơn đòi hỏi các steroid tại chỗ có hiệu lực trung bình hoặc cao.
Tác dụng có hại
Tác dụng tại chỗ của corticosteroid đường bôi thường gặp hơn tác dụng toàn thân
Teo da
Teo da là một tác dụng nổi bật và tiềm ẩm có thể xảy ra ở lớp biểu bì, hạ bì. Teo da phát triển do tác
dụng chống tăng sinh trực tiếp của corticosteroid tại chỗ trên nguyên bào sợi, dẫn đến ứng chế quá
trình sản sinh collagen và mucopolysaccharide. Sự giảm sản xuất glycosaminoglycan và những thay
đổi về cấu trúc và tỷ lệ đã được mô tả, tuy nhiên cần chú ý liệu pháp hiệu lực thấp có thể có tác dụng
ít hơn. Mức độ của hyaluronan, có vai trò chính trong glycosaminoglycan trong da cũng nhanh chóng
giảm sau khi sử dụng glucocorticoid ngắn hạn. Sự phân mảnh và mỏng dần của các sợi đàn hồi phát
triển ở lớp trên hạ bì, trong khi các sợi sâu hơn tạo thành một mạng lưới chặt chẽ và dày đặc. Kết quả
của những thay đổi này làm giảm nỡ mạch máu, ban xuất huyết, dễ bầm tím, sẹo giả hình sao (ban
xuất huyết, không hình dạng, sẹo teo giảm sắc tố) và loét. Teo da có nhiều khả năng xảy ra với
corticosteroid tại chỗ có hiệu lực cao, nhưng tác dụng này đã bị đảo ngược về mặt lâm sàng do đã bị
làm giảm hiệu lực. Lâm sàng cần phải xem xét những hiện tượng khi kê đơn corticosteroid và sử dụng
liều lượng, công thức và thời gian thích hợp để làm giảm thieru nguy cơ teo da và đảo ngược tác dụng
phụ này nếu nó phát triển.
 Chế phẩm có hiệu lực thấp lý tưởng là không chứa halogen nên được sử dụng cho vùng mặt và
các vùng da kẽ.
 Liệu pháp steroid có hiệu lực rất mạnh, thường đòi bít kín tổn thương, được yêu cầu với các
beejnh da liễu tăng sừng hóa hoặc hóa mỡ, cho lòng bàn tay, bàn chân.
 Do tỷ số bề mặt diện tích cơ thể trên khối lượng cơ thể tăng lên làm tăng nguy cơ hấp thu toàn
thân, nên tránh dùng các chế phẩm có hiệu lực cao, các chế phẩm được halogen hóa có hiệu lực
trung bình không được sử dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cũng như trong thời gian ngắn hạn
Tiếp tục sử dụng steroid đường bôi
 Chế phẩm có hiệu lực cao nên được sử dụng một thời gian ngắn (2 đến 3 tuần) hoặc từng đợt.
 Khi việc kiểm soát đạt được một phần, nên bắt đầu sử dụng chất có hiệu lực thấp hơn.
 Giảm tần suất sử dụng thuốc (ví dụ: chỉ bôi thuốc vào buổi sáng, liệu pháp cách ngày, sử dụng
vào cuối tuần) khi việc kiểm soát bệnh đã đạt được một phần.
 Nên tránh ngưng đột ngột sau khi sử dụng kéo dài để tránh phản ứng dội ngược.
 Cần tuân thủ các hướng dẫn đặc biệt khi điều trị các vùng cơ thể nhất định (vùng kẽ) hoặc một
số quần thể nhất định (trẻ em, người già) để ngăn ngừa sự xuất hiện của các tác dụng phụ tại chỗ
hoặc toàn thân.
 Nên theo dõi chặt chẽ và đánh giá thêm nếu nghi ngờ sự hấp thu toàn thân của corticosteroid.
 Sử dụng liệu pháp phối hợp khi có chỉ định lâm sàng (bổ sung chất ức chế calcineurin tại chỗ,
tretionin, hoặc calcipotriene).
Lưu ý:
Cẩn trọng với việc bôi bít kín (occlusion) tổn thương
Lượng sử dụng: được tính bằng đơn vị FTU (the fingertip unit)
Lượng thuốc mỡ, kem được được bóp ra dài bằng một long tay từ tuýp thuốc có đường kính miệng
5 mm
Ở nam 1 đơn vị FTU tương đương 0,5 g
Ở nữ 1 đơn vị FTU tương đương 0,4 g
Với trẻ 4 tuổi tương đương 1/3 người lớn
Với trẻ 6 tháng – 1 tuổi tương đương ¼ người lớn
Hình thành mụn
Sự phát triển và làm trầm trọng them các bệnh da trên mặt bao gồm trứng cá đỏ do steroid, mụn, viêm
da quanh miệng (Perioral dermatitis) được biết đến như là các tác dụng phụ của corticosteroid đường
bôi. Mặc dù ban đầu steroid làm ngăn chặn các nốt viêm và mụn mủ trên da, bệnh nhân có thể bị
bùng phát khi ngừng điều trị, do đó dẫn đến việc tiếp tục sử dụng các loại corticosteroid tại chỗ có
hiệu lực cao hơn. Vì những lý do trên, không khuyến khích sử dụng steroid trong điều trị bệnh trứng
cá đỏ và viêm da quanh miệng và mắt.
Những tác dụng phụ khác
Làm giảm sắc tố trên da và hội chứng Hypertrichosis (rậm lông toàn thân) còn được gọi là hội chứng
người sói đã được báo cáo khi sử dụng liệu pháp corticosteroid đường bôi. Bệnh nhân có thể có cảm
giác nóng rát ban đầy trên mặt sau khi ngưng sử dụng liệu pháp steroid liều cao liên tục. Mặc dù dữ
liệu về phản ứng này còn hạn chế, bác sĩ lâm sàng có thể cân nhắc điều này để phân biệt với các phản
ứng như vậy.
Phát triển nhiễm trùng
Corticoisteroid tại chỗ có thể làm trầm trọng thêm và hoặc che lấp các bệnh nhiễm ở da bao gồm lang
ben, nhiễm nấm Alternaria lan tỏa, nấm da, tóc, móng. Granuloma gluteale infantum, đặc trưng bởi
các tổn thương u hạt màu đỏ tía trên vùng da non, thường là vùng da quấn tả ở trẻ sơ sinh, là một biểu
hiện đặc trưng, báo động cho việc sử dụng không thích hợp steroid ở trẻ em.
Phản ứng dị ứng
Nên nghi ngờ viêm da dị ứng do tiếp xúc với steroid khi tình trạng viêm da trở nên tồi tệ hơn với liệu
pháp corticosteroid. Trong một nghiên cứu hồi cứu kéo dài 6 năm, 127 bệnh nhân (10.69%) có phản
ứng dị ứng với ít nhất một corticosteroid. Bệnh nhân nghi ngờ bị dị ứng với corticosteroid tại chỗ nên
tiến hành thử nghiệm miếng dán để xác định nguyên nhân. Nếu không có thử nghiệm miếng dán, bác
sĩ lâm sàng kê toa một loại steroid nhóm C (theo phân loại A-D của steroid theo phản ứng chéo liên
quan đến viêm da tiếp xúc dị ứng).
Tác dụng phụ toàn thân
Các glucocorticoid tại chỗ, đặc biệt là các thuốc nhóm 1 có hiệu lực cao (Clobetasol propionate >
50mg, hydrocortisol > 500mg một tuần), có thể dẫn đến ức chế trục HPA (xảy ra ở trẻ em, người già,
bệnh nhân suy gan) và hiếm khi gây ra các tác dụng phụ toàn thân khác (chậm lớn ở trẻ em, hội chứng
Cushing do thuốc). Các bác sĩ lâm sàng cần kê lưu ý khả năng này khi sử dụng steroid tại chỗ hiệu lực
cao hoặc khi bệnh nhân báo cáo việc sử dụng corticosteroid hiệu lực không phù hợp.
Các chế phẩm hiện có trên thị trường
Tài liệu tham khảo
1. Fitzpatrick’s Dermatology 9th
edition

More Related Content

What's hot

Bài giảng thuốc điều trị thiếu máu
Bài giảng thuốc điều trị thiếu máu Bài giảng thuốc điều trị thiếu máu
Bài giảng thuốc điều trị thiếu máu Nghia Nguyen Trong
 
Thuốc trị loét dạ dày
Thuốc trị loét dạ dàyThuốc trị loét dạ dày
Thuốc trị loét dạ dàyGreat Doctor
 
Chuyển hóa lipid
Chuyển hóa lipidChuyển hóa lipid
Chuyển hóa lipidLam Nguyen
 
Glucocorticod-DHYD TPHCM
Glucocorticod-DHYD TPHCMGlucocorticod-DHYD TPHCM
Glucocorticod-DHYD TPHCMVân Thanh
 
Chuyen de corticoid
Chuyen de corticoidChuyen de corticoid
Chuyen de corticoidHospital
 
Bài giảng nhóm thuốc kháng Histamin h1
Bài giảng nhóm thuốc kháng Histamin h1Bài giảng nhóm thuốc kháng Histamin h1
Bài giảng nhóm thuốc kháng Histamin h1Nghia Nguyen Trong
 
Thực tập-dược-lí
Thực tập-dược-líThực tập-dược-lí
Thực tập-dược-líVân Thanh
 
SINH HÓA NỘI TIẾT
SINH HÓA NỘI TIẾTSINH HÓA NỘI TIẾT
SINH HÓA NỘI TIẾTSoM
 
NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ THUỐC DÁN THẤM QUA DA SCOPOLAMIN 1,5 mg
NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ THUỐC DÁN THẤM QUA DA SCOPOLAMIN 1,5 mgNGHIÊN CỨU BÀO CHẾ THUỐC DÁN THẤM QUA DA SCOPOLAMIN 1,5 mg
NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ THUỐC DÁN THẤM QUA DA SCOPOLAMIN 1,5 mgLuanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
[Duoc ly] hormon khang hormon - th s duong
[Duoc ly] hormon   khang hormon - th s duong[Duoc ly] hormon   khang hormon - th s duong
[Duoc ly] hormon khang hormon - th s duongk1351010236
 
LIÊN QUAN VÀ ĐIỀU HÒA CHUYỂN HÓA
LIÊN QUAN VÀ ĐIỀU HÒA CHUYỂN HÓALIÊN QUAN VÀ ĐIỀU HÒA CHUYỂN HÓA
LIÊN QUAN VÀ ĐIỀU HÒA CHUYỂN HÓASoM
 
Sử dụng thuốc trên đối tượng đặc biệt
Sử dụng thuốc trên đối tượng đặc biệtSử dụng thuốc trên đối tượng đặc biệt
Sử dụng thuốc trên đối tượng đặc biệtdohuan1618
 

What's hot (20)

Gd hs kv
Gd hs kvGd hs kv
Gd hs kv
 
Bài giảng thuốc điều trị thiếu máu
Bài giảng thuốc điều trị thiếu máu Bài giảng thuốc điều trị thiếu máu
Bài giảng thuốc điều trị thiếu máu
 
Thuốc trị loét dạ dày
Thuốc trị loét dạ dàyThuốc trị loét dạ dày
Thuốc trị loét dạ dày
 
Glycosid tim va duoc lieu chua glycosid tim
Glycosid tim va duoc lieu chua glycosid timGlycosid tim va duoc lieu chua glycosid tim
Glycosid tim va duoc lieu chua glycosid tim
 
Chuyển hóa lipid
Chuyển hóa lipidChuyển hóa lipid
Chuyển hóa lipid
 
Glucocorticod-DHYD TPHCM
Glucocorticod-DHYD TPHCMGlucocorticod-DHYD TPHCM
Glucocorticod-DHYD TPHCM
 
Dai cuong ve glycosid heterosid
Dai cuong ve glycosid heterosidDai cuong ve glycosid heterosid
Dai cuong ve glycosid heterosid
 
Chuyen de corticoid
Chuyen de corticoidChuyen de corticoid
Chuyen de corticoid
 
ADR corticoid
ADR corticoidADR corticoid
ADR corticoid
 
Bài giảng nhóm thuốc kháng Histamin h1
Bài giảng nhóm thuốc kháng Histamin h1Bài giảng nhóm thuốc kháng Histamin h1
Bài giảng nhóm thuốc kháng Histamin h1
 
Thực tập-dược-lí
Thực tập-dược-líThực tập-dược-lí
Thực tập-dược-lí
 
Anthranoid va duoc lieu chua anthranoid
Anthranoid va duoc lieu chua anthranoidAnthranoid va duoc lieu chua anthranoid
Anthranoid va duoc lieu chua anthranoid
 
Coumarin va duoc lieu chua coumarin
Coumarin va duoc lieu chua coumarinCoumarin va duoc lieu chua coumarin
Coumarin va duoc lieu chua coumarin
 
SINH HÓA NỘI TIẾT
SINH HÓA NỘI TIẾTSINH HÓA NỘI TIẾT
SINH HÓA NỘI TIẾT
 
NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ THUỐC DÁN THẤM QUA DA SCOPOLAMIN 1,5 mg
NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ THUỐC DÁN THẤM QUA DA SCOPOLAMIN 1,5 mgNGHIÊN CỨU BÀO CHẾ THUỐC DÁN THẤM QUA DA SCOPOLAMIN 1,5 mg
NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ THUỐC DÁN THẤM QUA DA SCOPOLAMIN 1,5 mg
 
Thuốc tăng tiết Insulin
Thuốc tăng tiết InsulinThuốc tăng tiết Insulin
Thuốc tăng tiết Insulin
 
[Duoc ly] hormon khang hormon - th s duong
[Duoc ly] hormon   khang hormon - th s duong[Duoc ly] hormon   khang hormon - th s duong
[Duoc ly] hormon khang hormon - th s duong
 
Luận văn: Thành phần loài cây làm thuốc ở vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Thành phần loài cây làm thuốc ở vườn quốc gia, 9đLuận văn: Thành phần loài cây làm thuốc ở vườn quốc gia, 9đ
Luận văn: Thành phần loài cây làm thuốc ở vườn quốc gia, 9đ
 
LIÊN QUAN VÀ ĐIỀU HÒA CHUYỂN HÓA
LIÊN QUAN VÀ ĐIỀU HÒA CHUYỂN HÓALIÊN QUAN VÀ ĐIỀU HÒA CHUYỂN HÓA
LIÊN QUAN VÀ ĐIỀU HÒA CHUYỂN HÓA
 
Sử dụng thuốc trên đối tượng đặc biệt
Sử dụng thuốc trên đối tượng đặc biệtSử dụng thuốc trên đối tượng đặc biệt
Sử dụng thuốc trên đối tượng đặc biệt
 

Similar to GLUCOCORTICOIDS.pdf

CÁC BỆNH NỘI TIẾT & THUỐC
CÁC BỆNH NỘI TIẾT & THUỐCCÁC BỆNH NỘI TIẾT & THUỐC
CÁC BỆNH NỘI TIẾT & THUỐCDr Hoc
 
Đề tài: Đánh giá tác dụng hỗ trợ hạ glucose máu của viên nang cứng Nhất đường...
Đề tài: Đánh giá tác dụng hỗ trợ hạ glucose máu của viên nang cứng Nhất đường...Đề tài: Đánh giá tác dụng hỗ trợ hạ glucose máu của viên nang cứng Nhất đường...
Đề tài: Đánh giá tác dụng hỗ trợ hạ glucose máu của viên nang cứng Nhất đường...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Tiếp cận chẩn đoán và xử trí Hạ đường huyết
Tiếp cận chẩn đoán và xử trí Hạ đường huyếtTiếp cận chẩn đoán và xử trí Hạ đường huyết
Tiếp cận chẩn đoán và xử trí Hạ đường huyếtTBFTTH
 
NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG CORTICOID.pdf
NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG CORTICOID.pdfNGUYÊN TẮC SỬ DỤNG CORTICOID.pdf
NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG CORTICOID.pdfcacditme
 
ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG THẬN HƯ
ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG THẬN HƯĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG THẬN HƯ
ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG THẬN HƯSoM
 
Tăng đường huyết ở bệnh nhân chấn thương sọ não
Tăng đường huyết ở bệnh nhân chấn thương sọ nãoTăng đường huyết ở bệnh nhân chấn thương sọ não
Tăng đường huyết ở bệnh nhân chấn thương sọ nãoCuong Nguyen
 
Bệnh học cơ sở đái tháo đường và các thuốc điều trị.pptx
Bệnh học cơ sở đái tháo đường và các thuốc điều trị.pptxBệnh học cơ sở đái tháo đường và các thuốc điều trị.pptx
Bệnh học cơ sở đái tháo đường và các thuốc điều trị.pptxchumeobungbu
 
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu cao
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu caoĐối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu cao
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu caoelvis322
 
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu cao
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu caoĐối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu cao
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu caojerrell653
 
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu cao
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu caoĐối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu cao
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu caocynthia690
 
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu cao
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu caoĐối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu cao
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu caorichard843
 
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu cao
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu caoĐối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu cao
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu caopiedad193
 
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu cao
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu caoĐối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu cao
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu caomurray397
 

Similar to GLUCOCORTICOIDS.pdf (20)

Glucocorticoids
GlucocorticoidsGlucocorticoids
Glucocorticoids
 
CÁC BỆNH NỘI TIẾT & THUỐC
CÁC BỆNH NỘI TIẾT & THUỐCCÁC BỆNH NỘI TIẾT & THUỐC
CÁC BỆNH NỘI TIẾT & THUỐC
 
Luận án: Độc tính và tác dụng hạ glucose máu của viên nang cứng
Luận án: Độc tính và tác dụng hạ glucose máu của viên nang cứngLuận án: Độc tính và tác dụng hạ glucose máu của viên nang cứng
Luận án: Độc tính và tác dụng hạ glucose máu của viên nang cứng
 
Đề tài: Đánh giá tác dụng hỗ trợ hạ glucose máu của viên nang cứng Nhất đường...
Đề tài: Đánh giá tác dụng hỗ trợ hạ glucose máu của viên nang cứng Nhất đường...Đề tài: Đánh giá tác dụng hỗ trợ hạ glucose máu của viên nang cứng Nhất đường...
Đề tài: Đánh giá tác dụng hỗ trợ hạ glucose máu của viên nang cứng Nhất đường...
 
Bài thuốc Bổ dương hoàn ngũ điều trị đái tháo đường týp 2, HAY
Bài thuốc Bổ dương hoàn ngũ điều trị đái tháo đường týp 2, HAYBài thuốc Bổ dương hoàn ngũ điều trị đái tháo đường týp 2, HAY
Bài thuốc Bổ dương hoàn ngũ điều trị đái tháo đường týp 2, HAY
 
Metformin
MetforminMetformin
Metformin
 
Tiếp cận chẩn đoán và xử trí Hạ đường huyết
Tiếp cận chẩn đoán và xử trí Hạ đường huyếtTiếp cận chẩn đoán và xử trí Hạ đường huyết
Tiếp cận chẩn đoán và xử trí Hạ đường huyết
 
Hormon dđ
Hormon dđHormon dđ
Hormon dđ
 
hoi-chung-than-hu.pdf
hoi-chung-than-hu.pdfhoi-chung-than-hu.pdf
hoi-chung-than-hu.pdf
 
NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG CORTICOID.pdf
NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG CORTICOID.pdfNGUYÊN TẮC SỬ DỤNG CORTICOID.pdf
NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG CORTICOID.pdf
 
ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG THẬN HƯ
ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG THẬN HƯĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG THẬN HƯ
ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG THẬN HƯ
 
Tăng đường huyết ở bệnh nhân chấn thương sọ não
Tăng đường huyết ở bệnh nhân chấn thương sọ nãoTăng đường huyết ở bệnh nhân chấn thương sọ não
Tăng đường huyết ở bệnh nhân chấn thương sọ não
 
Điều trị toàn thân VDCĐ.QA.YDAACI.pdf
Điều trị toàn thân VDCĐ.QA.YDAACI.pdfĐiều trị toàn thân VDCĐ.QA.YDAACI.pdf
Điều trị toàn thân VDCĐ.QA.YDAACI.pdf
 
Bệnh học cơ sở đái tháo đường và các thuốc điều trị.pptx
Bệnh học cơ sở đái tháo đường và các thuốc điều trị.pptxBệnh học cơ sở đái tháo đường và các thuốc điều trị.pptx
Bệnh học cơ sở đái tháo đường và các thuốc điều trị.pptx
 
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu cao
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu caoĐối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu cao
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu cao
 
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu cao
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu caoĐối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu cao
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu cao
 
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu cao
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu caoĐối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu cao
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu cao
 
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu cao
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu caoĐối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu cao
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu cao
 
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu cao
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu caoĐối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu cao
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu cao
 
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu cao
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu caoĐối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu cao
Đối tượng nào dễ bị bệnh mỡ máu cao
 

Recently uploaded

Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luôn
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luônTiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luôn
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luônHongBiThi1
 
SGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất haySGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hayHongBiThi1
 
Hot SGK mớiTiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf
Hot SGK mớiTiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdfHot SGK mớiTiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf
Hot SGK mớiTiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdfHongBiThi1
 
SGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdf
SGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdfSGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdf
SGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdfHongBiThi1
 
SGK mới Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK mới Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay nhaSGK mới Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK mới Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay nhaHongBiThi1
 
SGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạn
SGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạnSGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạn
SGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạnHongBiThi1
 
SGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất haySGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất hayHongBiThi1
 
SGK cũ Tính chất thai nhi đủ tháng.pdf rất hay
SGK cũ Tính chất thai nhi đủ tháng.pdf rất haySGK cũ Tính chất thai nhi đủ tháng.pdf rất hay
SGK cũ Tính chất thai nhi đủ tháng.pdf rất hayHongBiThi1
 
SGK mới hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdf
SGK mới  hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdfSGK mới  hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdf
SGK mới hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdfHongBiThi1
 
Dac diem he tuan hoan tre em sv.pdf rất hay
Dac diem he tuan hoan tre em sv.pdf rất hayDac diem he tuan hoan tre em sv.pdf rất hay
Dac diem he tuan hoan tre em sv.pdf rất hayHongBiThi1
 
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nha
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nhaTiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nha
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nhaHongBiThi1
 
SGK mới chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nha
SGK mới  chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nhaSGK mới  chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nha
SGK mới chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nhaHongBiThi1
 
SGK cũ sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdf
SGK cũ sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdfSGK cũ sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdf
SGK cũ sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdfHongBiThi1
 
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdfSGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdfHongBiThi1
 
SGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nhaSGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nhaHongBiThi1
 
SGK cũ Đặc điểm hệ tuần hoàn ở trẻ em.pdf
SGK cũ Đặc điểm hệ tuần hoàn ở trẻ em.pdfSGK cũ Đặc điểm hệ tuần hoàn ở trẻ em.pdf
SGK cũ Đặc điểm hệ tuần hoàn ở trẻ em.pdfHongBiThi1
 
SGK mới sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdf
SGK mới sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdfSGK mới sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdf
SGK mới sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdfHongBiThi1
 
SGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK cũ sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
SGK cũ sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdfSGK cũ sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
SGK cũ sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdfHongBiThi1
 

Recently uploaded (20)

Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luôn
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luônTiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luôn
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luôn
 
SGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất haySGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay
 
Hot SGK mớiTiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf
Hot SGK mớiTiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdfHot SGK mớiTiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf
Hot SGK mớiTiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf
 
SGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdf
SGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdfSGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdf
SGK mới đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha các bạn.pdf
 
SGK mới Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK mới Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay nhaSGK mới Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK mới Bệnh giun sán ở trẻ em.pdf rất hay nha
 
SGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạn
SGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạnSGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạn
SGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạn
 
SGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất haySGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất hay
 
SGK cũ Tính chất thai nhi đủ tháng.pdf rất hay
SGK cũ Tính chất thai nhi đủ tháng.pdf rất haySGK cũ Tính chất thai nhi đủ tháng.pdf rất hay
SGK cũ Tính chất thai nhi đủ tháng.pdf rất hay
 
SGK mới hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdf
SGK mới  hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdfSGK mới  hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdf
SGK mới hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdf
 
Dac diem he tuan hoan tre em sv.pdf rất hay
Dac diem he tuan hoan tre em sv.pdf rất hayDac diem he tuan hoan tre em sv.pdf rất hay
Dac diem he tuan hoan tre em sv.pdf rất hay
 
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nha
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nhaTiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nha
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nha
 
SGK mới chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nha
SGK mới  chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nhaSGK mới  chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nha
SGK mới chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nha
 
SGK cũ sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdf
SGK cũ sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdfSGK cũ sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdf
SGK cũ sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdf
 
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdfSGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
SGK VIÊM PHỔI CỘNG ĐỒNG Y4 rất hay nha.pdf
 
SGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nhaSGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nha
 
SGK cũ Đặc điểm hệ tuần hoàn ở trẻ em.pdf
SGK cũ Đặc điểm hệ tuần hoàn ở trẻ em.pdfSGK cũ Đặc điểm hệ tuần hoàn ở trẻ em.pdf
SGK cũ Đặc điểm hệ tuần hoàn ở trẻ em.pdf
 
SGK mới sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdf
SGK mới sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdfSGK mới sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdf
SGK mới sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdf
 
SGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK cũ sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
SGK cũ sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdfSGK cũ sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
SGK cũ sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
 

GLUCOCORTICOIDS.pdf

  • 1. GLUCOCORTICOIDS 1. Dược lý và cơ chế tác động Glucocorticoids có nguồn gốc từ tuyến thượng thận. Bình thường có ít hơn 5% lưu hành trong hệ tuần hoàn dưới dạng tự do, phần còn lại không hoạt động thì gắn với globulin hoặc albumin. Lượng cortisol được sản xuất hằng ngày khoảng 5 – 7 mg/𝑚2 da, đạt đỉnh vào lúc 8 giờ sang. Cortisol có thời gian bán hủy trong huyết tương là 90 phút. Nó được chuyển hóa chủ yếu bởi gan và bài tiết qua gan và thận, mặc dù hầu hết mọi mô trong cơ thể đều bị tác động bởi cortisol. Glucocorticoids có ba tác dụng chính bao gồm. Thứ nhất, ảnh hưởng trực tiếp để việc biểu hiện gen bằng cách liên kết các thụ thể glucorticoid với các yếu tố đáp ứng, dẫn đến cảm ứng các protein như annexin I và MAPK phosphatase 1. Annexin làm giảm lượng phospholipase A2 làm giảm acid arachidonic từ màng tế bào, giới hạn sự hình thành prostaglandins và leukotriens. Thứ hai, tác động gián tiếp trên việc bộc lộc gen thông qua tương tác của thụ thể glucocorticoid và các yếu tố phiên mã làm giảm sản xuất các phân tử tiền viêm như là cytokines, IL, phân tử kết dính và protease. Thứ ba, tác động qua trung gian thụ thể lên dòng thác truyền tin thứ hai thông qua con đường nongenomic như con đường phosphatidylinositol 3’-kinase (PI3K) và endothelin nitric oxide synthase (eNOS). Thường có sự chậm trễ trong việc khởi phát tác động dược lý của glucocorticoid so với nồng độ đỉnh trong máu của nó. Điều này, có thể là do thay đổi quá trình phiên mã của gen, mặc dù một số hoạt động không phụ thuộc vào quá trình phiên mã. Một số tác dụng của glucocorticoid quá nhanh để có thể bị tác động của hoạt tính glucocorticoid trong bộ gen. Điều này có thể giải thích những lợi ích cộng gộp của glucocorticoid hoạt tính cao(?) 2. Tác dụng của corticosteroids trên tế bào Glucocorticoids có ảnh hưởng lên sự sao chép và di chuyển của tế bào. Làm giảm bạch cầu đơn nhân, bạch cầu ưa acid, tế bào lympho và có tác động mạnh mẽ trên tế bào lympho T hơn lympho B. Giảm tế bào lympho xảy ra bởi vì có sự phân bố lại tế bào cũng như sự di chuyển của nó từ tuần hoàn đến những mô lympho khác. Ngoài ra, còn có sự gia tăng bạch cầu đa nhân1 trong hệ tuần hoàn, liên quan đến việc tái phân bố của nó, bạch cầu từ thành mạch hoặc tủy xương sẽ đi vào hệ tuần hoàn, giảm tốc độ loại bỏ của chúng khỏi tuần hoàn và ức chế sự chết theo chương trình của tế bào. Glucocorticoids còn ảnh hưởng trên hoạt động của tế bào, quá trình tăng sinh và biệt hóa. Nó điều chỉnh các hóa chất gây viêm và phản ứng miễn dịch như là ức chế hoạt động sản xuất và phóng thích cytokine, yếu tố hoại tử u. Thêm nữa, chức năng của đại thực bào, bao gồm thực bào, xử lý kháng nguyên, tiêu diệt tế bào, bị ức chế bởi cortisol, sự suy giảm này ảnh hưởng đến quá mẫn tức thì và chậm. Glucocorticoids ức chế chức năng bạch cầu đơn nhân và tế bào lympho (cả tế bào Th1 và Th2) hơn là bạch cầu đa nhân. Tác dụng này quan trọng về mặt lâm sang vì các bệnh truyền nhiễm dạng u hạt, chẳng hạn như bệnh lao, dễ bị trầm trọng hơn và tái phát khi sử dụng glucocorticoids kéo dài. Các tế bào hình thành kháng thể, lympho B, tế bào huyết tương có sự chống đối tương đối đối với tác động ức chế của glucocorticoids. 1 Bạch cầu trung tính sau khi được tiết ra từ tủy xương, khoảng một nữa tế bào này có mặt dọc theo niêm mạc của các mạch máu và nữa còn lại được tìm thấy trong các mô của cơ thể. Các nguyên nhân tăng bạch cầu trung tính bao gồm: - Tăng phản ứng: để đáp ứng với nhiễm trùng hoặc căng thẳng - Tăng sinh: thường gặp trong các bệnh lý huyết học - Demargination: bạch cầu phân tách khỏi thành mạch và lưu thông vào trong máu do căng thẳng, nhiễm trùng, vận động.
  • 2. 3. Chỉ định Có rất nhiều chỉ định của glucocorticoids, sẽ được liệt kể ở bảng bên dưới. Ngoài ra, glucocorticoids ngắn hạn còn được sử dụng trong các trường hợp viêm da nặng bao gồm viêm da tiếp xúc, viêm da cơ địa, viêm da do ánh nắng, viêm da do lột da và viêm da ban đỏ. Nó có vai trò trong điều trị lichen planus, u lympho tế bào T ở da, lupus ban đỏ dạng đĩa 4. Liều lượng thuốc Glucocorticoids có thể được dùng cho đường tiêm tĩnh mạch, đường uống, tiêm bắp. Liệu trình và phác đồ được quyết định bởi tính chất và mức độ của bệnh đang điều trị. Sử dụng glucocorticoid theo đường tiêm cho phép tiếp cận trực tiếp với một số ít tổn thương hoặc các tổn thương kháng thuốc. Nồng độ tùy thuộc vào vị trí và bản chất của tổn thương. Nồng độ thấp được sử dụng trên mặt để ngăn ngừa teo da. Trong các bệnh lý đòi hỏi phải sử dụng duy trì như sẹo lòi hoặc rụng tóc từng mảnh, glucocorticoid tác dụng dài như triamcinolone diacetate (Aristospan) có thể sử dụng đơn độc hoặc phối hợp với triamcinolone acetonide (Kenalog) được sử dụng nhiều hơn. Tổng liều giới hạn của Kenalog hàng tháng ở mức 20mg để đảm bảo trục hạ đồi tuyến yên thượng thận sẽ không bị ức chế. Glucocorticoids đường tiêm bắp cần được xem xét giữa lợi ích và bất lợi khi khi sử dụng. Mặc dù việc sử dụng đường tĩnh mạch có thể loại bỏ những lo lắng về việc tuân thủ điều trị, tác dụng phụ buồn nôn, nôn hoặc không thể tiếp cận được đường tĩnh mạch. Nhưng những hạn chế tiềm ẩn bao khả năng hấp thu thất thường, thiếu kiểm soát liều hằng ngày. Hơn nữa, có thể dẫn đến teo mỡ hoặc áp xe vô trùng. Dạng tác dụng kéo dài như triamcinolone acetonoide làm tăng tác dụng phụ hơn là các dạng tác dụng ngắn, bao gồm tăng khả năng ức chế trục HPA. Bởi vì, dạng tác dụng kéo dài có tác dụng kéo dài lên đến 3 tuần, không nên dùng triamcinolone acetonide tiêm bắp nhiều hơn vài lần mỗi năm để tránh ức chế tuyến thượng thận. Glucocorticoids đường tiêm tĩnh mạch được sử dụng trong hai tình huống: Thứ nhất, cung cấp khả năng chống stress cho những bệnh nhân bệnh nặng hoặc đang trải qua phẫu thuật và những người bị ức chế tuyến thượng thận từ liệu pháp glucocorticoids hằng ngày. Thứ hai, dành cho những bệnh nhân mắc những bệnh như viêm da mủ kháng trị, pemphigus nặng hoặc pemphigoid bóng nước, lupus ban đỏ hệ thống nghiêm trọng, hoặc viêm da cơ để có thể kiểm soát nhanh chóng và giảm thiểu nhu cầu sử dụng kéo dài với liều cao, liệu pháp steroid uống. Methylprednisolone được sử dụng ở liều 500 mg Các chỉ định phổ biến của streroids toàn thân  Các bệnh lý bóng nước nghiêm trọng (pemphigus, bullous pemphigoid, cicatricial pemphigoid, linear immunoglobin A bullous dermatoses, linear immunoglobin A bullous dermatoses, epidermolysis bullosa acquisita, herpes gestainois, hồng ban đa dạng, hoại tử biểu bì nhiễm độc)  Các bệnh lý mô liên kết (viêm da cơ, lupus ban đỏ hệ thống, bệnh mô liên kết kết hợp, viêm cân cơ tăng bạch cầu ái toan)  Viêm mạch máu  Neutrophilic dermatoses (viêm da mủ, sốt cấp tính do bệnh da bạch cầu trung tính, bệnh Behcet)  Sarcoidosis  Bệnh phong phản ứng loại I  U máu ở trẻ sơ sinh  Viêm mô xung huyết  Mề đay / phù mạch
  • 3. đến 1g một ngày vì hiệu lực cao và khả năng giữ natri thấp. Các tác dụng phụ nghiêm trọng liên quan đến tiêm tĩnh mạch bao gồm phản ứng phản vệ, co giật, loạn nhịp tim và đột tử. Các phản ứng có hại khác, ít nghiêm trọng hơn bao gồm hạ huyết áp, tăng huyết áp, tăng đường huyết, thay đổi điện giải và rối loạn tâm thần cấp tính. Quản lý chẳ chẽ trong vòng 2 đến 3 giờ sau truyền làm giảm nguy cơ tác dụng phụ nghiêm trọng. Cần phải theo dõi điện giải trước và sau khi điều trị, đặc biệt khi bệnh nhân đang điều trị đồng thời với lợi tiểu. Prednisone là thuốc glucocorticoid đường uống được kê đơn phổ biến nhất. Liều ban đầu để kiểm soát bệnh có thể từ 2,5 mg đến vài trăm mg mỗi ngày. 5. Điều trị ban đầu Các nguyên tắc điều trị cơ bản Trước khi bắt đầu điều trị bằng glucocorticoid, nên cân nhắc giữa lợi ích có thể mong đợi trên thực tế với các tác dụng phụ có thể xảy ra. Các liệu pháp thay thế hoặc bổ sung nên được xem xét, đặc biệt nếu dự định điều trị lâu dài. Cần phải xem xét các bệnh đồng mắc như đái tháo đường, tăng huyết áp và loãng xương. 2 Lựa chọn glucocorticoids Đầu tiên, chế phẩm có tác dụng mineralocorticoid tối thiểu thường được chọn để giảm giữ natri. Thứ hai, việc sử dụng đường uống kéo dài với prednisone hoặc loại thuốc khác tương tự, có thời gian bán hủy trung bình và ái lực với thụ thể steroid tương đối yếu có thể làm giảm tác dụng phụ. Sử dụng lâu dài các loại thuốc như dexamethasone, có thời gian bán hủy dài hơn và ái lực tiếp nhận glucocorticoid cao, có thể đem lại nhiều tác dụng phụ hơn mà không có hiệu quả điều trị bổ sung. Thứ ba, nếu bệnh nhân không đáp ứng với cortisone hoặc prednisone, nên xem xét việc thay thế dạng hoạt chất sinh học thành cortisol hoặc prednisolone. Tuy nhiên, ngay cả trong bệnh gan nặng, việc thay thê không được chứng minh là rất quan trọng. 2 Cortison và prednison có nhóm ceto ở vị trí 11 thay vì là hydroxyl như hydrocortison (cortisol) và prednisolon vì vậy hai chất này phải được gan chuyển hóa thành 11 β-hydroxyl mới có hoạt tính. Nhóm 11 β-hydroxyl là nhóm cho tác động chủ yếu của cortisol.
  • 4. Đánh giá trước khi điều trị Để giảm thiểu các vấn đề tiềm ẩn, đánh giá cơ sở nên bao gồm tiền sử cá nhân và gia đình, đặc biệt chú ý đến khuynh hướng mắc bệnh đái tháo đường, stress, tăng lipid máu, bệnh nhân tăng huyết áp và các bệnh liên quan có thể bị ảnh hưởng bởi liệu pháp steroid. 6. Glucocorticoids đường bôi Cơ chế tác động Chống tăng sinh tế bào Tác động của corticosteroid đường bôi hướng tới việc ức chế việc sản sinh DNA và quá trình phiên mã, điều này một phần giải thích cho cơ chế tác động của thuốc này trong việc điều trị sẹo ở da. Bởi vì, nó làm giảm kích thước của tế bào sừng và khả năng tăng sinh của chúng. Hoạt động của nguyên bào sợi và quá trình hình thành collagen cũng bị ức chế bởi corticosteroids đường bôi. Co mạch Steroid đường bôi làm cho các mao mạch dưới da co lại, làm giảm ban đỏ. Cơ chế về hiện tượng co mạch này vẫn chưa được hiểu rõ ràng. Nó được cho rằng có liên quan đến sự ức chế các hoạt chất dãn mạch tự nhiên như histamine, bradykinins, prostaglandins, và có lẽ tác động thông qua trương lực mạch máu. Các xét nghiệm về co mạch được sử dụng để dự đoán hoạt tính lâm sàng của các thuốc. Các xét nghiệm này được sử dụng để phân loại corticosteroid tại chỗ thành 7 loại dựa trên hiệu lực theo hệ thống phân loại của Hoa Kỳ và 4 loại theo hệ thống phân loại của Anh. Trong hệ thống phân loại của Hoa Kỳ, nhóm 1 là nhóm có hiệu lực cao nhất, trong khi nhóm 7 là nhóm có hiệu lực thấp nhất.
  • 5. Dược động học Trước khi lựa chọn thuốc glucocorticoid đường bôi, cần phải chú ý đến các yếu tố liên quan như độ tuổi, diện tích và vị trí vùng da tổn thương, sự có mặt của phản ứng viêm, cũng như các yếu tố của thuốc làm ảnh hưởng đến hiệu lực tác động của nó bao gồm nồng độ, thời gian, dạng bào chế (oint, cream, lotion,…), dạng hoạt động (prednisone hay prednisolone) có khả năng gắn với glucocorticoid receptor, và các thành phần bổ sung thêm vào (urea, salicylic acid, kháng sinh,…). Sự thâm nhập của glucocorticoid thay đổi tùy theo vị trí da, do đó liên quan đến độ dày của lớp sừng và nguồn cung cáp mạch máu cho khu vực đó. Ví dụ, sự xâm nhập của steroid tại chỗ qua mí mắt và bìu nhiều hơn qua trán và lớn hơn đáng kể qua long bàn tay, lòng bàn chân. Da bị viêm, ẩm và da sần sùi cho thấy sự gia nhập gia tăng. Các loại thuốc bôi ngoài da có hiệu lực (nhóm 1 và 2) hiếm khi được sử dụng ở khu vữ có mức độ thâm nhập cao nhất. Vị trí đích của corticosteroid tại chỗ là lớp biểu bì và hạ bì còn sống. Đáp ứng lâm sàng của thuốc tỷ lệ thuận với nồng độ corticosteroid đạt được tại chỗ. Corticosteroid được kết hợp theo nhiều công thức với các cường độ khác nhau. Việc tuân thủ điều trị trong quản lý các bệnh lý da là vấn đề rất quan trọng, vì vậy các công thức bao gồm xịt, bọt, kem dưỡng da, hydrogel và dầu gội đã được phát triển để cải thiện sự thuận tiện và chấp nhận của bệnh nhân. Tăng độ ẩm của lớp gai và sử dụng chất khóa ẩm có thể làm tăng khả năng hấp thu của corticosteroid đường bôi. Các chuyên gia đã đồng thuận rằng các phương pháp và bôi để điều trị viêm da dị ứng bao gồm tắm nước ấm, sau đó thoa nhiều corticosteroid tại chỗ, mặc dù bằng chứng từ các nghiên cứu vẫn còn hạn chế. 3 Tiêm trong vết thương: là tiêm một lượng nhỏ corticosteroids vào trong vùng da tổn thương (Triamcinolone acetonide, triamcinolone diacetate, betamethasone acetatephosphate 2,5 mg/ml) Lợi ích có được: nồng độ cao, tác dụng kéo dài, không tác dụng phụ trên toàn thân. Để điều trị các bệnh lý: nang mụn, rụng tóc từng mảng, sẹo lòi, bệnh móng, Prurigo nodularis. Phương pháp: Insulin syringe (1mg/30G), air powered gun (tăng vi khuẩn sinh mũ và virus viêm gan). Liều 1mg/vị trí tiêm đối với triamcinolone Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hấp thu qua da của corticosteroids  Vị trí sử dụng  Độ ẩm  Khả năng giữ ẩm lâu dài của màng bao không thấm nước  Viêm da (tình trạng sức khỏe của da)  Nồng độ thuốc  Dạng bào chế (thuốc mỡ > kem, lotion)  Tính ưa béo của corticosteroids  Khả năng hòa tan của cortisone trong chế phẩm  Tiêm trong vết thương3 Dạng chế phẩm sử dụng  Lotion và gels thích hợp với các vùng da có lông, tóc.  Creams thích hợp cho các vùng da cần độ ẩm, chàm tổ đĩa  Thuốc mỡ thích hợp với các vùng da khô, có vảy
  • 6. Phân độ steroid đường bôi dựa trên hiệu lực tác dụng Hydrocortisone 1% < Betamethasone valerate 0,1% < Clobestasole propionate 0,05% A. Nhóm có hiệu lực thấp nhất Sử dụng cho đối tượng: trẻ sơ sinh, trẻ em, người lớn Vị trí: mặt, nếp gấp, vùng sinh dục, vùng da lớn Ví dụ: Hydrocortisone (0,25 – 2,5%) Dexamethasone (0,1 – 0,04%) B. Nhóm có hiệu lực thấp Sử dụng cho đối tượng: trẻ sơ sinh, trẻ em, người lớn Hiệu lực gấp 2 -25 lần so với hydrocortisone Vị trí: mặt, nếp gấp, vùng sinh dục Ví dụ: Betamethasone valerate (0,01%) Triamcinolone acetonide (0,025%) C. Nhóm có hiệu lực trung bình Hiệu lực gấp 100 lần so với hydrocortisone Sử dụng cho đối tượng: người lớn và trẻ em, vùng da lớn Ví dụ: Hydrocortisone valerate (0,2%) (Betnovate) Betamethasone valerate (0,1%) Triamcinolone acetonide (0,1%) D. Nhóm có hiệu lực cao Sử dụng cho đối tượng: người lớn Hiệu lực gấp 150 lần so với hydrocortisone Vị trí: vùng da dày tổn thương khu trú Ví dụ: Betamethasone dipropionate (0,05%) (Diprolone) Triamcinolone acetonide (0,5%) Flucinolone acetonide (0,2%) E. Nhóm có hiệu lực rất cao Đối tượng sử dụng: người lớn Hiệu lực gấp 600 lần hydrocortisone Vị trí: vùng da dày tổn thương khu trú và kháng thuốc (lòng bàn tay) Ví dụ: Clobetasole propionate 0,05% (Dermovate) Betamethasone dipropionate (Diprosone) Chỉ định Corticosteroid tại chỗ được sử dụng để chống viêm trong bệnh lý da, chống phân bào và khả năng làm giảm tổng hợp mô liên kết. Bệnh lý có thể được chia làm ba nhóm thể hiện ở bảng bên dưới
  • 7. Hấp thu steroid phụ thuộc vào vị trí thoa (số lần = nồng độ của steroid được hấp thụ so với phần trăm nồng độ của hydrocortisone được hấp thụ) Sử dụng ở trẻ em Trẻ em và đặc biệt ở trẻ sơ sinh có nguy cơ tăng khả năng hấp thu đối với corticosteroid đường bôi với rất nhiều lý do. Chúng có chỉ số diệc tích da trên cân nặng lớn hơn người lớn, do đó làm tăng khả năng hấp thu khi sử dụng cùng một lượng thuốc so với người lớn, đồng thời trẻ em cũng có làn da mỏng manh hơn. Trẻ sơ sinh cũng có khả năng chuyển hóa thuốc chậm hơn. Việc thoa steroid tại chỗ ở vùng quấn tã sẽ dẫn đến việc tã bị bít kín steroid và làm tăng thấm nhập steroid. Việc lựa chọn glucocorticoid cho trẻ em cũng tương tự như người lớn. Các mối quan tâm về teo da, giảm sắc tố, rối loạn tạo xương và giãn mạch máu được giảm thiểu khi sử dụng steroid theo hướng dẫn.
  • 8. Sử dụng ở người già Người lớn tuổi thường có làn da mỏng hơn, cho phép tăng mức độ thấm nhập của glucocorticoids. Họ cũng có nhiều khả năng bị teo da từ trước do lão hóa và có thể liên quan đến tã lót. Cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa tương tự như ở trẻ sơ sinh khi điều trih cho bệnh nhân cao tuổi. Sử dụng cho phụ nữ mang thai Hầu hết steroids đường bôi được Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ xếp loại vào nhóm C. Những bằng chứng có sẵn cho thấy không có tác dụng phụ nào đáng chú ý ở phụ nữ mang thai khi sử dụng các chế phẩm có hiệu lực trung bình hoặc yếu. Nguy cơ trẻ sơ sinh nhẹ cân liên quan đến hiệu lực thuốc cao, mặc dù nguy cơ này là ít khi sử dụng trong thời gian ngắn và tăng lên khi sử dụng các loại chế phẩm có hiệu lực cao. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ mang tính quan sát và đã được ghi nhận liên quan đến kết quả sinh con nhẹ cân. Corticosteroid tại chỗ chưa được nghiên cứu trong thời kỳ cho con bú, tuy nhiên dựa trên các khuyến cáo của Viện Y tế Quốc gia, khuyến cáo hạn chế tiếp xúc lâu dài với corticosteroid hiệu lực cao khi cho con bú. Ngoài ra, chỉ sử dụng các sản phẩm kem hoặc gel pha nước để hạn chế trẻ tiếp xúc với paraffin khoáng khi đang bú mẹ. Nên lau sạch corticosteroid tại chỗ trước khi cho con bú. Liều lượng sử dụng Tần suất sử dụng glucocorticoid được các bác sĩ khuyến cáo sử dụng hai lần mỗi ngày. Đối với các loại có hiệu lực rất mạnh, bôi một lần một ngày được coi là có lợi như bôi hai lần một ngày. Các quan sát cũng cho thấy dùng liều một lần một ngày cũng có thể có lợi khi sử dụng các nhóm hiệu lực thấp hơn. Quen thuốc nhanh4 (tachyphylaxis) đã được chứng minh trong điều kiện thực nghiệm, làm co mạch, phục hồi tổng hợp DNA, và phù nề do histamine sau khi sử dụng steroids tại chỗ lâu dài. Cơ chế hiện nay vẫn chưa rõ. Tác dụng phụ và thận trọng Tác dụng phụ tại chỗ hay toàn thân đều có thể xảy ra khi sử dụng corticosteroid đường bôi. Bôi một lượng corticosteroid trên bề mặt lớn, bít kín, nồng độ cao, hoặc các chế phẩm có hiệu lực mạnh làm tăng nguy cơ hấp thu toàn thân và các tác dụng phụ sau đó. Trong điều kiện bình thường, có 99% lượng corticosteroid bôi tại chỗ được đào thải khỏi da và chỉ 1% có hoạt tính điều trị. Các tác dụng phụ trên da có thể do một tỷ lệ nhỏ corticosteroid được hấp thu qua da hoặc cũng có thể do sự hiện diện thoáng qua của nó trên da. Tiếp tục sử dụng corticosteroid tại chỗ cũng có thể dẫn đến sốc phản vệ. 4 Quen thuốc là sự đáp ứng với thuốc yếu hơn hẳn so với người bình thường dùng cùng liều. Liều điều trị trở thành không có tác dụng, đòi hỏi ngày càng phải tăng liều cao hơn. Quen thuốc có thể xảy ra tự nhiên ngay từ lần đầu dùng thuốc do thuốc ít được hấp thu, hoặc bị chuyển hóa nhanh, hoặc cơ thể kém mẫn cảm với thuốc (thường do nguyên nhân di truyền). Thường gặp quen thuốc mắc phải sau một thời gian dùng thuốc, đòi hỏi phải tăng dần liều. Nguyên tắc khi bắt đầu sử dụng liệu pháp Steroid  Bắt đầu với thuốc có hiệu lực thấp nhất có thể kiểm soát bệnh một cách đầy đủ.  Nên tránh sử dụng trên những vết loét hoặc teo da, hoặc có hiện diện của nhiễm trùng.  Nên tránh sử dụng lâu dài chất không có hiệu quả.  Điều trị bằng các chế phẩm có hiệu lực từ thấp đến trung bình được khuyến cáo cho các diện tích bề mặt lớn.  Các bệnh đáp ứng cao thường sẽ đáp ứng với các chế phẩm steroid yếu, trong khi các bệnh ít đáp ứng hơn đòi hỏi các steroid tại chỗ có hiệu lực trung bình hoặc cao.
  • 9. Tác dụng có hại Tác dụng tại chỗ của corticosteroid đường bôi thường gặp hơn tác dụng toàn thân Teo da Teo da là một tác dụng nổi bật và tiềm ẩm có thể xảy ra ở lớp biểu bì, hạ bì. Teo da phát triển do tác dụng chống tăng sinh trực tiếp của corticosteroid tại chỗ trên nguyên bào sợi, dẫn đến ứng chế quá trình sản sinh collagen và mucopolysaccharide. Sự giảm sản xuất glycosaminoglycan và những thay đổi về cấu trúc và tỷ lệ đã được mô tả, tuy nhiên cần chú ý liệu pháp hiệu lực thấp có thể có tác dụng ít hơn. Mức độ của hyaluronan, có vai trò chính trong glycosaminoglycan trong da cũng nhanh chóng giảm sau khi sử dụng glucocorticoid ngắn hạn. Sự phân mảnh và mỏng dần của các sợi đàn hồi phát triển ở lớp trên hạ bì, trong khi các sợi sâu hơn tạo thành một mạng lưới chặt chẽ và dày đặc. Kết quả của những thay đổi này làm giảm nỡ mạch máu, ban xuất huyết, dễ bầm tím, sẹo giả hình sao (ban xuất huyết, không hình dạng, sẹo teo giảm sắc tố) và loét. Teo da có nhiều khả năng xảy ra với corticosteroid tại chỗ có hiệu lực cao, nhưng tác dụng này đã bị đảo ngược về mặt lâm sàng do đã bị làm giảm hiệu lực. Lâm sàng cần phải xem xét những hiện tượng khi kê đơn corticosteroid và sử dụng liều lượng, công thức và thời gian thích hợp để làm giảm thieru nguy cơ teo da và đảo ngược tác dụng phụ này nếu nó phát triển.  Chế phẩm có hiệu lực thấp lý tưởng là không chứa halogen nên được sử dụng cho vùng mặt và các vùng da kẽ.  Liệu pháp steroid có hiệu lực rất mạnh, thường đòi bít kín tổn thương, được yêu cầu với các beejnh da liễu tăng sừng hóa hoặc hóa mỡ, cho lòng bàn tay, bàn chân.  Do tỷ số bề mặt diện tích cơ thể trên khối lượng cơ thể tăng lên làm tăng nguy cơ hấp thu toàn thân, nên tránh dùng các chế phẩm có hiệu lực cao, các chế phẩm được halogen hóa có hiệu lực trung bình không được sử dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cũng như trong thời gian ngắn hạn Tiếp tục sử dụng steroid đường bôi  Chế phẩm có hiệu lực cao nên được sử dụng một thời gian ngắn (2 đến 3 tuần) hoặc từng đợt.  Khi việc kiểm soát đạt được một phần, nên bắt đầu sử dụng chất có hiệu lực thấp hơn.  Giảm tần suất sử dụng thuốc (ví dụ: chỉ bôi thuốc vào buổi sáng, liệu pháp cách ngày, sử dụng vào cuối tuần) khi việc kiểm soát bệnh đã đạt được một phần.  Nên tránh ngưng đột ngột sau khi sử dụng kéo dài để tránh phản ứng dội ngược.  Cần tuân thủ các hướng dẫn đặc biệt khi điều trị các vùng cơ thể nhất định (vùng kẽ) hoặc một số quần thể nhất định (trẻ em, người già) để ngăn ngừa sự xuất hiện của các tác dụng phụ tại chỗ hoặc toàn thân.  Nên theo dõi chặt chẽ và đánh giá thêm nếu nghi ngờ sự hấp thu toàn thân của corticosteroid.  Sử dụng liệu pháp phối hợp khi có chỉ định lâm sàng (bổ sung chất ức chế calcineurin tại chỗ, tretionin, hoặc calcipotriene). Lưu ý: Cẩn trọng với việc bôi bít kín (occlusion) tổn thương Lượng sử dụng: được tính bằng đơn vị FTU (the fingertip unit) Lượng thuốc mỡ, kem được được bóp ra dài bằng một long tay từ tuýp thuốc có đường kính miệng 5 mm Ở nam 1 đơn vị FTU tương đương 0,5 g Ở nữ 1 đơn vị FTU tương đương 0,4 g Với trẻ 4 tuổi tương đương 1/3 người lớn Với trẻ 6 tháng – 1 tuổi tương đương ¼ người lớn
  • 10. Hình thành mụn Sự phát triển và làm trầm trọng them các bệnh da trên mặt bao gồm trứng cá đỏ do steroid, mụn, viêm da quanh miệng (Perioral dermatitis) được biết đến như là các tác dụng phụ của corticosteroid đường bôi. Mặc dù ban đầu steroid làm ngăn chặn các nốt viêm và mụn mủ trên da, bệnh nhân có thể bị bùng phát khi ngừng điều trị, do đó dẫn đến việc tiếp tục sử dụng các loại corticosteroid tại chỗ có hiệu lực cao hơn. Vì những lý do trên, không khuyến khích sử dụng steroid trong điều trị bệnh trứng cá đỏ và viêm da quanh miệng và mắt. Những tác dụng phụ khác Làm giảm sắc tố trên da và hội chứng Hypertrichosis (rậm lông toàn thân) còn được gọi là hội chứng người sói đã được báo cáo khi sử dụng liệu pháp corticosteroid đường bôi. Bệnh nhân có thể có cảm giác nóng rát ban đầy trên mặt sau khi ngưng sử dụng liệu pháp steroid liều cao liên tục. Mặc dù dữ liệu về phản ứng này còn hạn chế, bác sĩ lâm sàng có thể cân nhắc điều này để phân biệt với các phản ứng như vậy. Phát triển nhiễm trùng Corticoisteroid tại chỗ có thể làm trầm trọng thêm và hoặc che lấp các bệnh nhiễm ở da bao gồm lang ben, nhiễm nấm Alternaria lan tỏa, nấm da, tóc, móng. Granuloma gluteale infantum, đặc trưng bởi các tổn thương u hạt màu đỏ tía trên vùng da non, thường là vùng da quấn tả ở trẻ sơ sinh, là một biểu hiện đặc trưng, báo động cho việc sử dụng không thích hợp steroid ở trẻ em.
  • 11. Phản ứng dị ứng Nên nghi ngờ viêm da dị ứng do tiếp xúc với steroid khi tình trạng viêm da trở nên tồi tệ hơn với liệu pháp corticosteroid. Trong một nghiên cứu hồi cứu kéo dài 6 năm, 127 bệnh nhân (10.69%) có phản ứng dị ứng với ít nhất một corticosteroid. Bệnh nhân nghi ngờ bị dị ứng với corticosteroid tại chỗ nên tiến hành thử nghiệm miếng dán để xác định nguyên nhân. Nếu không có thử nghiệm miếng dán, bác sĩ lâm sàng kê toa một loại steroid nhóm C (theo phân loại A-D của steroid theo phản ứng chéo liên quan đến viêm da tiếp xúc dị ứng). Tác dụng phụ toàn thân Các glucocorticoid tại chỗ, đặc biệt là các thuốc nhóm 1 có hiệu lực cao (Clobetasol propionate > 50mg, hydrocortisol > 500mg một tuần), có thể dẫn đến ức chế trục HPA (xảy ra ở trẻ em, người già, bệnh nhân suy gan) và hiếm khi gây ra các tác dụng phụ toàn thân khác (chậm lớn ở trẻ em, hội chứng Cushing do thuốc). Các bác sĩ lâm sàng cần kê lưu ý khả năng này khi sử dụng steroid tại chỗ hiệu lực cao hoặc khi bệnh nhân báo cáo việc sử dụng corticosteroid hiệu lực không phù hợp.
  • 12. Các chế phẩm hiện có trên thị trường Tài liệu tham khảo 1. Fitzpatrick’s Dermatology 9th edition