SlideShare a Scribd company logo
1 of 34
Download to read offline
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI
DỰ ÁN
PHÒNG CHỐNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM KHU VỰC TIỂU VÙNG
SÔNG MÊ KÔNG GIAI ĐOẠN 2
Giai đoạn 2006 – 2009, Ngân hàng Phát triển Châu Á đã phối hợp với Tổ
chức Y tế Thế giới hỗ trợ Việt Nam triển khai Dự án Phòng chống bệnh truyền
nhiễm khu vực tiểu vùng sông Mê Kông, nằm trong Dự án tổng thể bao gồm 3
nước Lào, Căm-pu-chia, Việt Nam với tổng kinh phí là 38,78 triệu USD. Mục tiêu
chung của dự án nhằm làm giảm tỷ lệ mắc và tử vong các bệnh truyền nhiễm phổ
biến, khống chế không để dịch lớn xảy ra, giảm gánh nặng bệnh tật cho nhân dân
trong khu vực tiểu vùng sông Mê Kông, cụ thể: (i) tăng cường năng lực hệ thống
giám sát và đáp ứng chống dịch quốc gia; (ii) nâng cao công tác phòng, chống bệnh
truyền nhiễm cho các nhóm dân cư có nguy cơ và (iii) tăng cường hợp tác khu vực
trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
Tại Việt Nam, Dự án Phòng chống bệnh truyền nhiễm khu vực tiểu vùng
sông Mê Kông đã triển khai đúng tiến độ, đạt mục tiêu và hiệu quả, cụ thể: (i) tăng
cường năng lực hệ thống giám sát và đáp ứng chống dịch quốc gia qua việc hoàn
thiện cơ chế, xây dựng Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm và các văn bản hướng
dẫn Luật để thực hiện; đầu tư phương tiện (xe máy), trang thiết bị chống dịch, trang
thiết bị phòng xét nghiệm, cho 14 tỉnh, thành phố, 60 quận, huyện dự án; đầu tư
phương tiện (ô tô), trang thiết bị chống dịch cho 12 trung tâm kiểm dịch y tế quốc
tế, 5 đơn vị kiểm dịch thuộc trung tâm y tế dự phòng; nâng cao năng lực giám sát,
đáp ứng chống dịch, kỹ năng phòng xét nghiệm, kỹ năng truyền thông cho cán bộ y
tế dự phòng tuyến tỉnh, huyện qua các khóa tập huấn ngắn hạn và dài hạn, chuyến
thăm quan, học tập kinh ngiệm của các nước trong khu vực và trên thế giới. Triển
khai mô hình cảnh báo sớm, đáp ứng nhanh nhằm phát hiện sớm các trường hợp
bệnh truyền nhiễm tại cộng đồng, triển khai các biện pháp chống dịch kịp thời. (ii)
nâng cao khả năng phòng, chống bệnh truyền nhiễm cho các nhóm dân cư có nguy
cơ cụ thể: Hỗ trợ tiêm vắc xin và các hoạt động truyền thông phòng chống bệnh
Viêm não Nhật Bản cho đối tượng có nguy cơ tại 5 tỉnh, thành phố trọng điểm;
triển khai thực hiện việc lồng ghép chăm sóc trẻ bệnh tại 5 tỉnh, thành phố; triển
khai hoạt động phòng chống sốt xuất huyết tại cộng đồng cho 14 xã của 7 tỉnh,
thành phố trọng điểm; tổ chức hoạt động phòng chống chủ động bệnh giun truyền
qua đất tại 14 tỉnh, thành phố dự án. (iii) tăng cường hợp tác khu vực trong công tác
phòng chống bệnh truyền nhiễm qua việc trao đổi kinh nghiệm, tổ chức hội thảo,
diễn đàn khu vực về chuyên môn kỹ thuật phòng chống bệnh truyền nhiễm, bước
đầu có những hợp tác cụ thể trong việc khống chế sự lan truyền bệnh tật qua biên
giới.
Tuy nhiên cùng với sự phát triển của các bệnh dịch mới đe dọa tới sự phát
triển kinh tế trong khu vực đòi hỏi phải có sự phối hợp tốt hơn giữa các nước trong
khu vực đặc biệt là những vùng biên giới giữa các nước. Dự án Phòng chống bệnh
truyền nhiễm khu vực tiểu vùng sông Mê Kông giai đoạn 2 (CDC2) được xây dựng
kế thừa kết quả của CDC1 cũng như đáp ứng được các yêu cầu đặt ra trong những
năm tới của chính phủ Việt Nam nói riêng và khu vực nói chung. Dự án sẽ được
thực hiện tại 3 nước Căm-pu-chia, Lào và Việt Nam, gồm các tỉnh phân theo 3
nhóm hành lang kinh tế có chung đường biên giới, nhằm hỗ trợ công tác phòng
chống bệnh dịch tại từng nước trong khu vực, tiến tới khống chế sự lây lan bệnh
truyền nhiễm qua biên giới.
PHẦN I. BÁO CÁO TÓM TẮT VỀ DỰ ÁN
A. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN
1. Tên dự án: Dự án Phòng chống bệnh truyền nhiễm khu vực tiểu
vùng sông Mê Kông - giai đoạn 2
2. Tên nhà tài trợ: Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
3. Cơ quan chủ quản: Bộ Y tế (Việt Nam)
a) Địa chỉ liên lạc: 138 A Giảng Võ, quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam
b) Số điện thoại/Fax: (84-4) 6.273.2273
4. Đơn vị đề xuất dự án: Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế)
a) Địa chỉ liên lạc: 135/1 Núi Trúc, quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam
b) Số điện thoại/Fax: (84-4) 3.843.0040/(84-4) 3.736.7379
5. Chủ dự án: Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế)
a) Địa chỉ liên lạc: 135/1 Núi Trúc, quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam
b) Số điện thoại/Fax: (84-4) 3.843.0040/(84-4) 3.736.7379
6. Thời gian dự kiến thực hiện dự án: 5 năm 2011-2015
7. Địa điểm thực hiện dự án:
Thực hiện tại 20 tỉnh (Hà Nội, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Thanh Hoá,
Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Bình, Đắk Lắk, Đắk Nông, An Giang,
Bến Tre, Cần Thơ, Đồng Tháp, Kiên Giang, Tây Ninh, Trà Vinh, Bình Phước,
Long An)
Các Viện: Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur TP.Hồ Chí Minh,
Viện Pasteur Nha Trang, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên, Viện Sốt rét - Ký
sinh trùng - Côn trùng TP.HCM, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung
ương, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Cục Y tế dự phòng
8. Tổng vốn dự kiến của dự án: 30 triệu USD
Dự án có tính chất hành chính sự nghiệp. Tổng vốn dự kiến của dự án là 30
triệu Đô la Mỹ.
Trong đó:
− Vốn ODA dự kiến: 27 triệu USD (theo tỷ giá chuyển đổi do Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam công bố tại thời điểm xây dựng Đề cương chi tiết dự án)
− Vốn đối ứng dự kiến: 3 triệu USD (trong đó, vốn ngân sách trung ương cấp
phát là 1,17 triệu USD, vốn từ nguồn ngân sách địa phương là 1,83 triệu USD).
Vốn đối ứng được bố trí trong chi sự nghiệp hàng năm cho các đơn vị thụ hưởng
dự án theo phân cấp ngân sách hiện hành. Địa phương có trách nhiệm bố trí vốn
đối ứng cho các đơn vị thực hiện dự án tại tỉnh. Bộ Y tế có trách nhiệm bố trí
vốn đối ứng cho Ban Quản lý dự án trung ương và các Viện theo tiến độ giải
ngân của dự án.
9. Hình thức cung cấp ODA
a) ODA không hoàn lại 
b) ODA vay ưu đãi 
c) ODA vay hỗn hợp 
B. MÔ TẢ DỰ ÁN
1. Mục tiêu chung
Giảm tỷ lệ mắc, tử vong do bệnh truyền nhiễm đặc biệt các bệnh truyền nhiễm
vùng nhiệt đới ít được quan tâm. Hỗ trợ công tác kiểm soát bệnh truyền nhiễm
trong nước và phối hợp với các nước trong khu vực phòng chống dịch bệnh. Nâng
cao sức khỏe cho người dân khu vực tiểu vùng sông Mê Kông, góp phần thực hiện
Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs) 4, 5, 6.
2. Các thành phần của dự án
Dự án có 3 thành phần tương ứng với các mục tiêu Dự án cần đạt được, gồm
(i) Tăng cường hệ thống phòng chống bệnh truyền nhiễm khu vực (ii) Tăng cường
công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm ở khu vực biên giới và hành lanh kinh tế,
và (iii) Lồng ghép quản lý dự án.
Hoạt động của thành phần (i) sẽ được tập trung thực hiện trên phạm vi 20
tỉnh, thành phố dự án và hỗ trợ kịp thời cho công tác chống dịch khẩn cấp tại tất cả
các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Với thành phần (ii), Dự án xác định 3 khu vực thực hiện dự án, gồm (a) khu
vực các tỉnh phía Bắc của Lào và Việt Nam giáp ranh tỉnh Vân Nam, Trung Quốc,
(b) khu vực các tỉnh miền Trung của Lào và phía Đông Bắc Căm-pu-chia, và (c)
khu vực các tỉnh miền Nam Việt Nam và Căm-pu-chia cùng với 1 tỉnh của Thái
Lan. Hai nước Trung Quốc và Thái Lan đều ủng hộ việc thực hiện thí điểm các hoạt
động qua biên giới của Dự án. Tại mỗi khu vực, dự án lựa chọn những vấn đề ưu
tiên để tập trung giải quyết, nhằm giảm thiểu tác hại của một số bệnh truyền nhiễm
cụ thể (sốt xuất huyết, Tả, bệnh giun truyền qua đất), nâng cao nhận thức của người
dân, tiến tới thay đổi hành vi.
Các Viện gồm Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur TP. Hồ Chí
Minh, Viện Pasteur Nha Trang, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên, Viện Sốt rét - Ký
sinh trùng - Côn trùng TP. Hồ Chí Minh, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng
Trung ương, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn sẽ hỗ trợ hoạt động
dự án về mặt kỹ thuật.
Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) sẽ hỗ trợ quản lý và lập kế hoạch hoạt động.
2.1. Thành phần 1: Tăng cường hệ thống phòng chống bệnh truyền nhiễm
khu vực
Tiểu thành phần 1: Tăng cường hợp tác khu vực cho công tác phòng chống
bệnh truyền nhiễm
Tiếp theo giai đoạn 1, Dự án sẽ đẩy mạnh hoạt động hợp tác khu vực trong
phòng chống bệnh truyền nhiễm, để (i) tăng cường năng lực hợp tác khu vực của
Bộ Y tế về phòng chống bệnh truyền nhiễm, tập trung củng cố đầu mối cho hoạt
động hợp tác khu vực về phòng chống bệnh truyền nhiễm tại cơ quan Bộ và tham
gia Ban chỉ đạo khu vực , (ii) phối hợp thực hiện các chiến lược khu vực và (iii)
duy trì công tác quản lý thông tin, gồm:
- Hoạt động chia sẻ kiến thức qua mạng điện tử, diễn đàn y tế của khu vực, các diễn
đàn kỹ thuật.
- Hỗ trợ đầu mối khu vực và cơ chế xác nhận thông tin phòng chống bệnh truyền
nhiễm của tiều vùng sông Mê Kông để tổng hợp và phổ biến thông tin phòng chống
bệnh truyền nhiễm cho khu vực tiểu vùng sông Mê Kông; và
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị phòng chống bệnh truyền nhiễm của khu vực
tiểu vùng sông Mê Kông thực hiện điều tra, đánh giá liên quan đến chính sách và
triển khai tiêu chuẩn hóa cơ sở.
Tiểu thành phần 2: Nâng cao năng lực hệ thống giám sát và đáp ứng
Tiếp theo giai đoạn 1, Dự án sẽ tiếp tục hỗ trợ nâng cao năng lực hệ thống
giám sát và đáp ứng thông qua việc (i) củng cố hoạt động hợp tác khu vực về
giám sát - đáp ứng; (ii) củng cố và mở rộng năng lực giám sát - đáp ứng tuyến
tỉnh, huyện; (iii) nâng cấp và cải thiện chất lượng dịch vụ xét nghiệm; (iv) thí
điểm hoạt động hợp tác xuyên biên giới, và (v) cải thiện công tác báo cáo và đáp
ứng dịch. Trong khuôn khổ cho phép, Dự án sẽ hợp tác và có thể hỗ trợ Chương
trình Giám sát bệnh lưu vực sông Mê Kông (MBDS) và các đối tác khác về hoạt
động qua biên giới.
Tiểu thành phần 3: Tập trung hỗ trợ phòng chống bệnh sốt xuất huyết và các
bệnh nhiệt đới ít được quan tâm.
Dự án giai đoạn 2 tập trung hỗ trợ phòng chống bệnh sốt xuất huyết và các
bệnh nhiệt đới ít được quan tâm thông qua việc (i) thực hiện các đánh giá phối
hợp về sự lây truyền và yếu tố chính gây bệnh sốt xuất huyết và các bệnh nhiệt
đới ít được quan tâm; và (ii) các biện pháp phòng chống dịch bệnh có hiệu quả,
bao gồm hoạt động đào tạo, tập huấn, cung cấp trang thiết bị và vật tư y tế nhằm
giảm thiểu tác hại của sốt xuất huyết và một số bệnh truyền nhiễm ít được quan
tâm như bệnh Tả và các bệnh lây qua đường tiêu hóa, Bệnh do giun truyền qua
đất.
2.2. Thành phần 2: Tăng cường phòng chống bệnh truyền nhiễm ở khu vực
biên giới và hành lang kinh tế
Tiểu thành phần 1: Cải thiện công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm dựa vào
cộng đồng Dự án giai đoạn 2 tập trung Cải thiện công tác phòng chống
bệnh truyền nhiễm dựa vào cộng đồng: (i) củng cố kỹ năng cho nhân viên y tế
thôn bản, (ii) tiến hành đánh giá và lập kế hoạch có sự tham gia, (iii) tăng cường
truyền thông thay đổi hành vi, (iv) đẩy mạnh phát triển mô hình “Làng văn hóa
khỏe” tại các vùng dân cư nghèo, các xã vùng sâu vùng xa thuộc các huyện biên
giới của các tỉnh dự án
Tiểu thành phần 2: Nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác phòng chống
bệnh truyền nhiễm
Dự án giai đoạn 2 tập trung nâng cao năng lực cán bộ làm công tác phòng
chống bệnh truyền nhiễm: hỗ trợ thiết lập hệ thống đào tạo tuyến tỉnh, gồm (i)
tại mỗi tỉnh, thành lập một nhóm đào tạo, (ii) cải thiện công tác quản lý nguồn
nhân lực, (iii) tăng cường năng lực đào tạo tuyến tỉnh, (iv) nâng cao năng lực
thực hiện của cán bộ, và (v) đồng đều hóa năng lực cho các cán bộ dịch tễ học
thực địa và cán bộ y tế người dân tộc thiểu số.
2.3. Thành phần 3: Lồng ghép quản lý dự án
Trên cơ sở kinh nghiệm thực hiện của giai đoạn 1, Dự án sẽ hỗ trợ việc quản
lý lồng ghép dự án, thông qua (i) quản lý dự án có năng lực và hiệu quả, quản lý có
trách nhiệm, công tác lập kế hoạch và theo dõi hoạt động dựa trên kết quả đầu ra,
(ii) cải thiện công tác mua sắm, quản lý tài chính, hỗ trợ kỹ thuật, và (iii) duy trì
công tác quản lý thông tin phòng chống bệnh truyền nhiễm, trong đó lưu ý lồng
ghép và duy trì hoạt động dự án ngay trong kế hoạch hoạt động hàng năm của các
tỉnh..
C. LỊCH TRÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN
5 năm - từ 2011 đến 2015. Dự án dự kiến hoàn thành vào ngày 31 tháng 12
năm 2015
Dự án sẽ tập trung triển khai đấu thầu mua sắm phương tiện, trang thiết bị
trong năm thứ nhất, thứ hai và thứ ba của dự án.
Các năm sau triển khai vận hành, phát huy hiệu quả đầu tư,thực hiện mục
tiêu của dự án.
D. NGUỒN TÀI CHÍNH CHO DỰ ÁN
Dự án sử dụng nguồn vốn vay ODA ưu đãi của ngân hàng ADB kết hợp cùng
vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam từ nguồn kinh phí từ ngân sách trung ương,
ngân sách địa phương.
Ngân sách dự án 30 triệu USD$ bao gồm 27 triệu USD$ vốn vay từ quỹ phát
triển châu Á (ADF) của ADB. Vốn vay ưu đãi thời hạn 32 năm với thời gian ân hạn
8 năm lãi suất 1% trong thời gian ân hạn và 1.5% cho những năm tiếp theo.
Vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam là 3 triệu USD bao gồm 1,17 triệu
USD là vốn Trung ương và 1,83 triệu USD vốn địa phương.
Dự án vốn vay tuân theo các điều khoản trong tài liệu “Sổ tay Hướng dẫn
Thực hiện Dự án vốn vay” năm 2010 của ADB (tài liệu liên tục được bổ sung sửa
đổi) và những điều kiện cụ thể do Bộ Y tế Việt Nam và ADB đồng thuận.
Nguồn tài chính dự án
Đơn vị : nghìn USD
Nguồn Ngân sách Tỷ lệ
Vốn vay ưu đãi từ quỹ phát triển châu Á dành
cho quốc gia dựa trên kết quả thực hiện
9.000 30%
Vốn vay ưu đãi từ quỹ phát triển châu Á dành
cho tiểu vùng sông Mê kông
18.000 60%
Vốn đối ứng của chính phủ Việt Nam 3.000 10%
Tổng ngân sách 30.000 100%
PHẦN II. BỐI CẢNH VÀ CĂN CỨ CỦA DỰ ÁN
1. SỰ CẦN THIẾT VÀ TÍNH CẤP THIẾT CỦA DỰ ÁN
Trong những năm gần đây, dưới ảnh hưởng của quá trình toàn cầu hoá, việc
hợp tác kinh tế, giao lưu văn hóa, du lịch giữa các nước trên thế giới và trong khu
vực được tăng cường, đặc biệt ở các nước có chung đường biên giới, làm nảy sinh
nhiều vấn đề cần có sự quan tâm chung. Việc hội nhập kinh tế khu vực mang lại
nhiều lợi ích, như đẩy mạnh các hoạt động kinh tế, cơ hội việc làm, cũng như việc
sử dụng chung các cơ sở y tế, tuy nhiên việc người dân qua lại khu vực đường biên
là một trong những nguyên nhân làm gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV/AIDS và
các bệnh truyền nhiễm gây dịch. Những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây dịch
mới xuất hiện và tái xuất hiện trở lại như Hội chứng Suy hô hấp cấp (SARS), cúm
gia cầm ở người A(H5N1), đại dịch cúm A(H1N1), sốt xuất huyết và các bệnh
truyền nhiễm gây dịch lây truyền từ động vật đang dần trở thành mối quan tâm ưu
tiên cho sức khoẻ cộng đồng. Tỷ lệ mắc, tử vong cao, tập trung trong thời gian
ngắn, nguy cơ bùng phát thành dịch lớn, đại dịch ảnh hưởng đến khu vực và toàn
Thế giới . Tác động về kinh tế của chúng được thấy rõ qua tình trạng đình trệ trong
thương mại và du lịch, gây mất ổn định về xã hội trong khu vực hoặc toàn cầu.
Những yếu tố này giải thích tại sao bệnh cúm A(H5N1) và A(H1N1), HIV/AIDS và
SARS nằm trong nhóm các vấn đề ưu tiên nhất đối với hệ thống y tế toàn cầu và
các cơ quan y tế quốc tế.
Bên cạnh đó, Sốt xuất huyết là bệnh do véc tơ truyền phổ biến nhất ở khu
vực tiểu vùng sông Mê Kông. Trong giai đoạn từ 2000 - 2007 trên toàn cầu, số mắc
sốt Dengue/sốt xuất huyết Dengue đã tăng 4 lần so với giai đoạn 1980 - 1989.
500.000 trường hợp SXHD phải nhập viện mỗi năm trong đó 90% trường hợp dưới
15 tuổi. Tỷ lệ chết trung bình khoảng 5%. Tại Việt Nam, trong giai đoạn 1999 –
2007, số mắc trung bình hàng năm là 54.911 trường hợp/năm, tử vong trung bình
hàng năm là 69 trường hợp/năm. Tỷ lệ mắc/100.000 dân giai đoạn 1999 – 2007 là
65,3/100.000 dân, tỷ lệ tử vong/mắc là 0,13%. Năm 2007 là năm có số mắc, tử
vong cao nhất trong giai đoạn 1999 – 2007 với 104.465 trường hợp mắc, 88 trường
hợp tử vong. Cũng như xu hướng diễn biến bệnh sốt xuất huyết trên Thế giới, tại
Việt Nam, bệnh sốt xuất huyết diễn biến rất phức tạp, có xu hướng gia tăng trong
những năm gần đây, nguy cơ bùng phát thành dịch là rất lớn. Trong giai đoạn trước,
đỉnh dịch sốt xuất huyết thường xuất hiện sớm vào các tháng 5 – 6 trong năm với
số lượng ca mắc trong những tháng cao điểm dưới 10.000 trường hợp. Trong những
năm gần đây, dịch thường xuất hiện muộn vào thời điểm từ tháng 9 – 10 và thường
kéo dài sang đầu năm sau, số ca mắc trong những tháng đỉnh dịch lên tới trên
10.000 trường hợp. Trước đây, bệnh thường tập trung ở khu vực đô thị, tuy nhiên
với tốc độ đô thị hóa cao, bệnh có xu hướng lan rộngvùng cận đô thị và nông thôn.
Muỗi gây bệnh có thể di chuyển từ nơi này sang nơi khác bằng cách bám đậu trên
các phương tiện giao thông như máy bay, ô tô, tầu hỏa,... phương thức lây truyền
bệnh như vậy làm cho những nỗ lực kiểm soát véc tơ gây bệnh của các quốc gia
giảm hiệu quả.
Một số bệnh truyền nhiễm gây dịch do véc tơ truyền như Viêm não Nhật
Bản, trong những năm gần đây cũng đang trở thành mối đe doạ tại nhiều địa
phương của 3 nước Căm-pu-chia, Lào và Việt Nam.
Các bệnh do ký sinh trùng (giun chỉ bạch huyết, sán, bệnh giun sán, sán lá và
sán dây do thức ăn) thuộc nhóm bệnh giun sán cũng gây nên nguy cơ dịch bệnh
truyền qua biên giới. Vấn đề này ít được quan tâm đầy đủ vì nhiều bệnh trong
nhóm này không được đưa vào danh mục dịch bệnh cần báo cáo, hơn nữa lại
thường là dịch bệnh địa phương tại một số khu vực nhất định. Tuy nhiên những khu
vực này lại thường nằm trong vùng biên giới của 3 nước. Các bệnh do ký sinh
trùng thường là bệnh địa phương ở hầu hết các vùng biên giới của các nước trong
khu vực tiểu vùng sông Mê Kông, liên quan đến tình trạng nghèo đói và điều kiện
vệ sinh môi trường không đảm bảo. Giun móc còn gây ra bệnh thiếu máu, có thể đe
doạ tính mạng của hàng nghìn phụ nữ sống tại các vùng biên giới, trong khi đó
hàng nghìn trẻ em ở các khu vực này lại bị ảnh hưởng do các bệnh ký sinh đường
ruột làm gia tăng tình trạng suy dinh dưỡng, giảm sút năng lực học tập. Cùng với
sự hội nhập kinh tế trong khu vực tiểu vùng sông Mê Kông dẫn đến tình trạng di
dân ngày càng gia tăng, gây nên nguy cơ lây nhiễm các bệnh ký sinh cho nhóm dân
cư mới thông qua tiếp xúc giữa người dân. Việc điều trị có hiệu quả các bệnh này
nhằm giúp tăng cường nhân lực và năng suất lao động.
Các nước khu vực tiểu vùng sông Mê Kông phối hợp với ADB và các đối
tác khác, đã đạt được tiến bộ đáng kể trong việc kiểm soát nhiều bệnh truyền
nhiễm. Tuy nhiên, trong khi Chính phủ các nước bắt tay vào loại trừ các bệnh giun
sán thông qua các chương trình loại trừ tác nhân truyền bệnh, công tác quản lý
thuốc và vệ sinh môi trường từ một phía biên giới, thì phía bên kia lại không có
những biện pháp phối hợp, do đó các bệnh ký sinh và véc tơ truyền bệnh nhanh
chóng phát triển trở lại và gây lây nhiễm cho người dân. Dự án Phòng chống bệnh
truyền nhiễm khu vực tiểu vùng sông Mê Kông (CDC) sẽ được thực hiện tại 3 nước
Căm-pu-chia, Lào và Việt Nam, gồm các tỉnh phân theo 3 nhóm có chung đường
biên giới, nhằm hỗ trợ công tác phòng chống lây lan bệnh truyền nhiễm qua biên
giới.
Dự án sẽ tập trung vào hoạt động hợp tác qua biên giới trong phòng chống
bệnh truyền nhiễm, đồng thời lưu ý đến các vấn đề trong công tác phòng chống
bệnh truyền nhiễm liên quan đến giao thông và sự di biến động của người dân qua
lại biên giới cũng như những tác động của hoạt động này đối với dân cư vùng biên
giới đang gia tăng nhanh chóng do sự phát triển của các hành lang kinh tế khu vực
tiểu vùng sông Mê Kông và mạng lưới đường giao thông.
2. MỤC TIÊU CỤ THỂ CỦA DỰ ÁN
2.1. Tăng cường hợp tác khu vực tiểu vùng sông Mê Kông trong phòng chống bệnh
truyền nhiễm.
2.2. Tăng cường năng lực giám sát, đáp ứng chống dịch quốc gia. Đẩy mạnh thực
hiện Điều lệ Y tế Quốc tế (IHR) và Chiến lược phòng chống bệnh mới nổi khu vực
Châu Á Thái Bình Dương (APSED).
2.3. Nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm,
đặc biệt tuyến huyện, xã.
2.4. Cải thiện khả năng lồng ghép trong lập kế hoạch phòng chống bệnh truyền
nhiễm.
2.5. Hỗ trợ kiểm soát các bệnh truyền nhiễm mới nổi và các bệnh nhiệt đới ít được
quan tâm.
2.6. Nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh truyền nhiễm cho người dân khu
vực ít được tiếp cận với các dịch vụ y tế nhưng chịu gánh nặng bệnh tật và có nguy
cơ mắc các bệnh truyền nhiễm lớn.
3. CÁC CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ
3.1. Tỷ lệ mắc bệnh sốt xuất huyết/100.000 dân trung bình giai đoạn 2010 – 2014
giảm 15% so với giai đoạn 2005 – 2009 tại các tỉnh triển khai dự án;
3.2. Ít nhất 80% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và 90% trẻ trước tuổi đến trường Trên
địa bàn triển khai dự án được tẩy giun;
3.3. Tỷ lệ người dân trong tỉnh triển khai dự án áp dụng đúng việc dự phòng và
chăm sóc các bệnh truyền nhiễm tăng 20% so với điều tra ban đầu;
3.4. Tỷ lệ các vụ dịch bệnh truyền nhiễm trong các tỉnh triển khai dự án được báo
cáo và can thiệp trong vòng 24 giờ tăng 30%;
3.5. Tỉnh dự án đáp ứng yêu cầu của IHR/APSED tăng từ 30% lên 60%;
3.6. Ít nhất 70% cán bộ làm công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm tại các huyện
triển khai dự án (bao gồm ít nhất 60% nhân viên nữ) đạt yêu cầu công việc.
4. KẾT QUẢ ĐẨU RA CỦA DỰ ÁN
4.1. Giảm tỷ lệ mắc, chết do bệnh truyền nhiễm.
4.2. Giám sát phát hiện sớm, đáp ứng kịp thời, có hiệu quả với các dịch bệnh truyền
nhiễm, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm mới nổi và quay trở lại.
4.3. Hợp tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm đạt hiệu quả giữa các quốc gia trong
khu vực và giữa các khu vực biên giới.
5. TIÊU CHÍ LỰA CHỌN TỈNH DỰ ÁN
5.1. ¦u tiªn lùa chän c¸c tØnh cã sè m¾c, chÕt vµ cã nguy c¬
m¾c cao c¸c bÖnh truyÒn nhiÔm g©y dÞch lu hµnh t¹i ®Þa
ph¬ng.
5.2. §¹i diÖn cho c¸c vïng, miÒn trong c¶ níc (theo khu vùc, theo
vïng ®Þa lý)
5.3. Cha cã hoÆc Ýt ®Çu t hç trî tõ c¸c dù ¸n trong níc vµ quèc tÕ
5.4. Cã lu lîng hµnh kh¸ch, hµng hãa, ph¬ng tiÖn qua l¹i cöa khÈu
sè lîng lín
5.5. Cã nhiÒu x· nghÌo.
5.6. C¸c ho¹t ®éng dù ¸n kh«ng bÞ trïng lÆp víi c¸c dù ¸n kh¸c
5.7. C¸c tØnh, thµnh phè ®· tham dù trong giai ®o¹n 1
5.8. Cam kÕt cña chÝnh quyÒn ®Þa ph¬ng thùc hiÖn dù ¸n vµ
®Çu t cho c«ng t¸c y tÕ dù phßng.
(Phô lôc 6: Tiªu chÝ lùa chän tØnh Dù ¸n)
6. SỰ PHÙ HỢP VÀ CÁC ĐÓNG GÓP VÀO CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA, QUY
HOẠCH TỔNG THỂ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA VÙNG HOẶC ĐỊA PHƯƠNG,
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH
Đẩy mạnh kinh tế khu vực tiểu vùng sông Mê Kông đang là ưu tiên hàng đầu
của ADB và các nhà tài trợ quan tâm trong những năm qua. Bên cạnh đó việc triển
khai dự án sẽ góp phần đạt được các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs) 4, 5
và 6 thông qua việc giảm bớt sự lây lan các dịch bệnh truyền nhiễm đồng thời thực
hiện các chiến lược và định hướng gần đây của Đảng và Nhà nước Việt Nam nói
chung và ngành Y tế nói riêng. Định hướng lớn về Y tế dự phòng đã được xác định
rõ trong nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23/2/2005 của Bộ Chính trị về “Công tác
bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới”. Luật Phòng
chống bệnh truyền nhiễm (2007) và Luật Phòng chống bệnh HIV/AIDS (2005)
đang từng bước đi vào cuộc sống. Năm 2008, Quốc hội đã ra Nghị quyết số
18/2008/QH12 nêu rõ “Tăng tỷ lệ chi ngân sách hằng năm cho sự nghiệp y tế, bảo
đảm tốc độ tăng chi cho y tế cao hơn tốc độ tăng chi bình quân chung của Ngân
sách Nhà nước. Dành ít nhất 30% ngân sách y tế cho y tế dự phòng”. Tiếp theo,
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Đề án hỗ trợ phát triển Trung tâm Y tế dự
phòng tuyến huyện”. Cụ thể:
+ Quyết định số 255/2006/QĐ-TTg ngày 9 tháng 11 năm 2006 về việc phê
duyệt Chiến lược quốc gia Y tế dự phòng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng
2020 với mục tiêu giảm các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng;
phát hiện sớm, khống chế kịp thời các dịch bệnh, không để dịch lớn xảy ra; giảm tỷ
lệ mắc và tử vong do bệnh tật; góp phần phát triển thể chất, tinh thần, nâng cao tuổi
thọ, chất lượng cuộc sống và cải thiện chất lượng giống nòi. Một trong những giải
pháp được đề cập tới là đẩy mạnh các hoạt động giám sát để phát hiện dịch mới
phát sinh, tổ chức dập dịch kịp thời, ứng dụng công nghệ thông tin để củng cố hệ
thống báo cáo, giám sát.
+ Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg ngày 30 tháng 6 năm 2006 phê duyệt
Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống Y tế Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn
đến năm 2020 trong đó nêu rõ đầu tư phát triển mạng lưới y tế dự phòng đủ khả
năng dự báo, giám sát, phát hiện và khống chế dịch bệnh, nhằm giảm tỷ lệ mắc và
tử vong do bệnh, tật gây ra.
Các chương trình y tế quốc gia được thực hiện có kết quả trên quy mô rộng.
Trong giai đoạn 2001-2005 đã có 10 chương trình y tế mục tiêu quốc gia nằm trong
Chương trình phòng chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/ADIS
(Theo quy định số 71/TTg của Chính phủ) được triển khai và vẫn được tiếp tục cho
tới nay. Đó là chương trình: Phòng chống sốt rét, phòng chống lao, phòng chống
bệnh phong, phòng chống suy dinh dưỡng (SDD) trẻ em, phòng chống các dối loạn
do thiếu iốt, tiêm chủng mở rộng, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống
HIV/AIDS, phòng chống sốt xuất huyết, bảo vệ an toàn sức khỏe tâm thần cộng
đồng.
Độ bao phủ của Chương trình phòng chống suy dinh dưỡng là 100% số xã
phường của cả nước đã giảm đáng kể tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng. Độ bao phủ của
chương trình phòng chống sốt rét là 90-91% số xã phường, Chương trình phòng
chống lao 100% xã phường, Chương trình phòng chống bệnh phong 99,6% số xã
phường, Chương trình phòng chống sốt xuất huyết 91%. Độ bao phủ muối iốt của
Chương trình phòng chống bướu cổ đạt 93,2%. Chương trình vệ sinh an toàn thực
phẩm (VSATTP) bao phủ 100% số tỉnh, 86% số huyện, 55% số xã trong cả nước
(2006). Chăm sóc sức khỏe tâm thần tại cộng đồng bao phủ 64 tỉnh, thành phố,
nhưng chí có 99,4% số xã phường của cả nước được bao phủ. Tỷ lệ tiêm chủng các
loại vắc xin của Chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) đạt tỷ lệ rất cao, trên
95% chung cho cả nước, cao hơn cho khu vực miền Bắc và miền Nam (gần 100%),
thấp hơn ở khu miền Trung và Tây Nguyên.
Năm 2008, tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi của cả nước được tiêm chủng đầy đủ của
Chương trình TCMR là 93,9%, trong đó có tiêm vắc xin BCG 95,7%, uống vắc xin
bại liệt 95,6%, tiêm văc xin ho gà - bạch hầu - uốn ván 95,5%, tiêm vắc xin sởi
95,6%. Độ bao phủ của Chương trình TCMR giữa các vùng không có sự khác biệt
đáng kể: Vùng Bắc Trung bộ 94,8%, vùng Duyên hải Nam Trung bộ 95%, vùng
Tây Nguyên 95,6% vùng Đồng bằng sông Cửu Long 94,4%, vùng Đông Nam bộ
91,1%.
Hiệu quả của các chương trình y tế mục tiêu quốc gia những năm qua là đã
giảm tỷ lệ mắc và chết của các bệnh có vắc xin phòng ngừa và các bệnh truyền
nhiễm nguy hiểm, phát hiện sớm được nhiều trường hợp mắc bệnh trong công đồng
được kịp thời điều trị và quản lý. Trong những năm tới, việc tiếp tục triển khai các
chương trình y tế mục tiêu quốc gia mới là hết sức cần thiết, đặc biệt là phòng
chống các bệnh không lây nhiễm và chấn thương, tai nạn.
Việc củng cố y tế cơ sở được thể chế hóa thành chuẩn quốc gia về y tế xã. Việc
tiếp cận của người dân, đặc biệt là dân nghèo, đối với các dịch vụ y tế dễ dàng và
thuận tiện hơn. Các hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu ở tuyến cơ sở ngày càng
thu hút đông đảo cán bộ y tế không chỉ trong khối YTDP mà cả khối điều trị. Sự
phối hợp liên ngành trong phòng chống dịch bệnh, thực hiện các chương trình y tế
mục tiêu đã có những tiến bộ. Công bằng và hiệu quả là tư tưởng xuyên suốt trong
việc cung cấp các dịch vụ y tế, đặc biết là các dịch vụ y tế dự phòng. Mục tiêu “Sức
khoẻ cho con người” trong chăm sóc sức khỏe ban đầu đang được chuyển thành
“Mọi người vì sức khỏe”.
Công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe được đẩy mạnh ở tất cả các địa
phương và các tuyến thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng (Phát
thanh, truyền hình, báo chí), các câu lạc bộ sức khỏe, các phương pháp truyền
thông trực tiếp, các chương trình y tế, dịch vụ tư vấn sức khỏe, trang web của tổ
chức tư nhân, Nhà nước,... Hệ thống truyền thông - giáo dục sức khỏe của ngành y
tế cũng đã được thành lập và đi vào hoạt động có hiệu quả (Kênh VTV2, các Trung
tâm truyền thông - giáo dục sức khỏe của Bộ Y tế và các tỉnh/thành phố). Nhờ vậy,
các thông tin về bảo vệ chăm sóc sức khỏe đến với người dân được dễ dàng, nhanh
chóng, chính xác góp phần làm thay đổi theo hướng tích cực các nhận thức, thái độ
và hành vi của mọi người về giữ gìn sức khỏe và phòng chống bệnh tật.
Công tác kiểm dịch y tế biên giới được triển khai hầu hết các cửa khẩu biên
giới, sân bay quốc tế, cảng biển. Công tác kiểm dich y tế khách xuất nhập cảnh
được tăng cường góp phần ngăn chặn các bệnh dịch nguy hiểm lây lan từ ngoài
vào, đảm bảo an ninh sức khoẻ quốc gia. Năm 2009, kiểm dịch biên giới đã kiểm
soát được 100% du khách xuất nhập cảnh (4,25 triệu người), kiểm tra 6.210 lượt
tàu thuỷ, 7.215 lượt tàu bay, 209.104 lượt ôtô, 2.450 lượt tàu hoả nhập cảnh (tăng
10% so với năm 2008)
Theo đánh giá của Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế, năm 2009 công tác y tế dự
phòng, phòng chống dịch bệnh đạt được 48/50 chỉ tiêu đề ra. Hai chỉ tiêu chưa đạt
là xây dựng bản pháp quy và hạn chế tỷ lệ mắc sốt xuất huyết.
Các nhà tài trợ thuộc nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế (WHO, WB,
ADB, NGOs…) tiếp tục đầu tư nhiều vào lĩnh vực y tế dự phòng…. Phòng chống
đại dịch cúm A(H1N1), cúm gia cầm A(H5N1), cung cấp nước sạch và vệ sinh môi
trường, đào tạo cán bộ, chuyên gia Y tế dự phòng, Y tế công cộng…
Trong thập niên đầu của thế kỷ 21, nhiều diễn biến phức tạp của thời tiết, khí
hậu đã xảy ra. Y tế dự phòng đã kịp thời ứng phó với những ảnh hưởng của bão, lũ
quét, lụt lội, hạn hán… nhằm bảo vệ sức khoẻ người dân, hạn chế ô nhiễm môi
trường sống. Nhờ vậy, ốm đau, tai nạn được khống chế, dịch bệnh không xảy ra,
cuộc sống người dân sớm được ổn định sau mỗi lần thiên tai, thảm hoạ.
Về y tế công cộng và y tế dự phòng, Việt Nam đã xây dựng được một mạng
lưới quốc gia về y tế công cộng và y tế dự phòng khá mạnh, từ trung ương tới thôn,
bản và có sự tham gia phối hợp của nhiều Bộ, Ngành. Điều này góp phần đáng kể
vào những thành tựu của công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm, bảo vệ sức
khỏe nhân dân.
Qua nhiều năm, nước ta xây dựng được một mạng lưới quốc gia về y tế dự
phòng, chăm sóc sức khỏe ban đầu từ trung ương đến địa phương, có khả năng thực
hiện có hiệu quả các nhiệm vụ thường xuyên và đột xuất đặt ra từ thực tế đất nước
trong lĩnh vực y tế dự phòng. Mạng lưới y tế dự phòng ở tuyến trung ương và tuyến
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hiện có 11 viện nghiên cứu đầu ngành, 63
Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố, 23 Trung tâm phòng chống bệnh xã hội,
28 Trung tâm phòng chống sốt rét, 11 Trung tâm kiểm dịch y tế quốc tế. Ở tuyến cơ
sở, mạng lưới Y tế dự phòng có 679 Trung tâm Y tế tuyến huyện, quận, hơn 11.000
Trạm Y tế xã, phường. Hơn 100.000 cộng tác viên và nhân viên y tế thôn bản hoạt
động y tế dự phòng tại cộng đồng.
Mạng lưới y tế dự phòng còn có sự tham gia phối hợp của các đơn vị Y tế dự
phòng quân y và các lực lượng vũ trang đóng rải rác trên tất cả các địa bàn trong cả
nước.
Với một đội ngũ cán bộ y tế dự phòng đông đảo và sự tham gia tích cực của
cộng đồng, mạng lưới Y tế dự phòng ngày càng phát huy vai trò to lớn của mình
trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình
mới.
Nói tóm lại, những nỗ lực của ngành y tế, đặc biệt là y tế dự phòng trong
nhiều năm qua đã góp phần đáng kể làm giảm gánh nặng bệnh tật, nhưng vẫn còn
nhiều vấn đề khiến cho tình hình các bệnh truyền nhiễm gây dich diễn biến phức
tạp, khó lường. Các yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe có liên quan đến môi trường,
nước sạch, nghề nghiệp, vệ sinh an toàn thực phẩm và lối sống thay đổi vẫn còn
phổ biến trong xã hội. Nhiều bệnh truyền nhiễm gây dịch có nguy cơ bùng phát trở
lại như lao, sốt xuất huyết, sốt rét, tả, lỵ, thương hàn, viêm não vi rút… Xuất hiện
những bệnh dịch mới khó xác định, khó điều trị, có nguy cơ bùng phát thành đại
dịch nguy hiểm như SARS, cúm A(H1N1), HIV/AIDS. Các bệnh Tả, cúm
A(H5N1) luôn tiềm ẩn và có thể bùng phát thành dịch bất cứ lúc nào. Các bệnh lây
từ nước ngoài như bò điên, ebola, sốt vàng có nguy cơ xâm nhập vào Việt Nam và
gây dịch.
Còn nhiều hạn chế trong việc vệ sinh cung cấp nước sạch đảm bảo đủ số
lượng và về chất lượng, đặc biệt là việc xử lý vệ sinh phân, nước thải, rác thải ở các
vùng nông thôn, miền núi, hải đảo. Hậu quả là tỷ lệ mắc giun sán còn ở mức rất
cao, tiêu chảy và suy dinh dưỡng trẻ em còn rất phổ biến.
Ô nhiễm môi trường không khí, nước ngày một gia tăng do giao thông vận
tải, công nghiệp và do đô thị hoá. Rác thải sinh hoạt, rác thải độc hại (trong đó có
cả rác thải y tế) chưa được xử lý tốt. Tác hại của ô nhiễm không khí với sức khoẻ
người dân chưa được giám sát, đánh giá thường xuyên nhằm cấp bằng chứng để
hành động giảm các nguy cơ đang đe doạ sức khoẻ người dân.
Bão lụt, lũ quét, triều cường, hạn hán, lở đất, cháy rừng… là thiên tai thảm
họa vừa thường xuyên xảy ra vừa bất ngờ làm đảo lộn sinh hoạt của người dân, gây
thương tích và tạo cơ hội để dịch bệnh phát sinh. Những tác động của biến đổi khí
hậu đối với sức khoẻ nhân dân ngày càng rõ ràng sâu sắc đặc biệt vùng biển, hải
đảo.
Hiểu biết của số đông cán bộ và nhân dân về bảo vệ và nâng cao sức khỏe,
phòng bệnh, phòng dịch, xây dựng lối sống lành mạnh còn chưa ở mức cao, chưa
chuyển thành hành động thực tế. Các chiến dịch truyền thông theo từng chuyên đề
sức khỏe chưa thực sự tác động sâu rộng tới đối tượng đích. Khả năng tiếp cận
thông tin truyền thông giáo dục sức khỏe của người dân còn hạn chế, phương thức
truyền thông – giáo dục sức khỏe ở một số địa phương còn chưa phù hợp và linh
hoạt.
Công tác xây dựng chính sách, pháp luật và chỉ đạo thực thi chính sách chưa
đạt hiệu quả mong muốn. Một số chính sách, pháp luật liên quan đến Y tế dự phòng
cần được cụ thể hoá và bổ sung hoàn thiện đề đảm bảo thực thi có hiệu quả, như
các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm; xây dựng
và trình cấp có thẩm quyền ban hành các chính sách pháp luật liên quan đến công
tác bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm, về sức khoẻ môi trường, phòng chống tác
hại của thuốc lá,… Cơ chế giám sát, hỗ trợ thực thi các chính sách đã ban hành và
các chương trình mục tiêu tại cộng đồng. Chính sách và biện pháp củng cố tổ chức
Y tế dự phòng các cấp nâng cao năng lực và đổi mới chế độ đãi ngộ cán bộ làm
việc trong lĩnh vực Y tế dự phòng.
Lãnh đạo ở nhiều địa phương chưa thực sự quan tâm vận dụng các chính
sách đã ban hành vào thực tế, không đưa ra các giải pháp cụ thể thực hiện, cung cấp
không đủ kinh phí cho sự phát triển Y tế dự phòng địa phương. Năng lực các Trung
tâm Y tế dự phòng tuyến tỉnh, thành phố còn hạn chế về nguồn lực, nhân lực, lập kế
hoạch, phương tiện kỹ thuật hỗ trợ giám sát tuyến dưới về chuyên môn, kỹ thuật.
Nhân viên y tế các trạm y tế xã và nhân viên y tế thôn chưa phát huy đầy đủ công
tác Y tế dự phòng ở tuyến cộng đồng. Công tác hỗ trợ, giám sát trong quá trình
triển khai chưa được như mong muốn. Chất lượng thông tin, báo cáo các số liệu
chưa đầy đủ, chính xác.
Hệ thống tổ chức y tế dự phòng và cơ chế phối hợp liên ngành, liên Vụ, Cục
chưa phát huy hết tiềm năng. Năng lực các Trung tâm Y tế dự phòng tuyến tỉnh
thành phố còn hạn chế về nguồn lực, nhân lực, hệ thống thông tin, lập kế hoạch,
trang thiết bị và phương tiện kỹ thuật, hỗ trợ giám sát tuyến dưới, về chuyên môn,
kỹ thuật, hỗ trợ giám sát tuyến dưới về chuyên môn, kỹ thuật. Y tế dự phòng tuyến
huyện, xã, thôn chưa được kiện toàn ngang tầm nhiệm vụ. Mối quan hệ giữa hệ
thống Y tế dự phòng với các ban ngành, tổ chức xã hội ở địa phương chưa chặt chẽ
và có nền nếp. Chính sách đãi ngộ đối với người làm công tác Y tế dự phòng chưa
thỏa đáng đã làm nản lòng một bộ phận không nhỏ cán bộ y tế lâu năm làm Y tế dự
phòng và không thu hút được đông đảo sinh viên, cán bộ y tế trẻ đi chuyên sâu về
ngành này.
Cơ sở hạ tầng của hệ thống Y tế dự phòng đã từng bước được nâng cấp, trang
thiết bị được đổi mới nhưng còn chưa đạt yêu cầu. Tuyến tỉnh có 80% Trung tâm Y
tế dự phòng cần được nâng cấp, sửa chữa và xây mới. Tuyến huyện hầu hết chưa có
cơ sở làm việc độc lập và hầu như chưa có trang thiết bị. Phần ngân sách đầu tư cho
Y tế dự phòng trung bình mới đạt 17% tổng ngân sách toàn ngành y tế trong khi
Nghị quyết số 18/2008/QH12 của Quốc hội quy định tỷ lệ này ít nhất phải là 30%.
Mối quan hệ giữa hệ thống Y tế dự phòng với các ban ngành, tổ chức xã hội
ở địa phương chưa chặt chẽ và đi vào nề nếp, ảnh hưởng tới chất lượng hiệu quả
chăm sóc sức khỏe ban đầu, nâng cao sức khỏe nhân dân.
Trước những hạn chế, yếu kém nêu trên, cần xác định các vấn đề ưu tiên phải
giải quyết trong thời gian tới bao gồm:
- Nâng cao hiểu biết và hành vi của nhân dân về bảo vệ và nâng cao sức
khỏe: Nếu không thay đổi được nhận thức và hành vi về phòng bệnh, bảo vệ và
nâng cao sức khỏe của các tầng lớp nhân dân, thì không thể đạt được các mục tiêu
của Y tế dự phòng. Vì vậy, tất cả các hoạt động trong lĩnh vực Y tế dự phòng đều
phải hướng vào việc nâng cao nhận thức và hành vi của nhân dân về bảo vệ và
nâng cao sức khỏe.
- Kiểm soát các yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe liên quan đến môi trường,
lối sống chưa được kiểm soát: Do quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa và hội nhập quốc tế, nhiều yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe nhân dân, như ô
nhiễm môi trường, thiếu an toàn vệ sinh thực phẩm, tai nạn lao động, tai nạn giao
thông, sự lây lan dịch bệnh do mở rộng giao lưu quốc tế, biến đổi khí hậu, thay đổi
lối sống (hút thuốc lá, uống rượu - bia, chế độ ăn, tình dục an toàn, thói quen tập
thể dục) đang xuất hiện và gia tăng. Các vấn đề này cần được giải quyết thông qua
các can thiệp ở cấp độ cộng đồng. Việc ngăn ngừa và giảm thiểu tác động của
những yếu tố nguy cơ đó cần được coi là một ưu tiên hàng đầu của y tế công cộng
trong dài hạn, cũng như trong những năm trước mắt. Các can thiệp thay đổi hành vi
và tạo điều kiện cho người dân lựa chọn phù hợp để nâng cao sức khỏe, phòng
bệnh rất cần thiết.
- Tăng cường công tác xây dựng chính sách, pháp luật và chỉ đạo thực thi
chính sách, pháp luật đạt hiệu quả: Đổi mới quản lý - điều hành, trước hết là hoàn
thiện các chính sách, pháp luật và các biện pháp thực thi chính sách, là điều kiện
quyết định để phát huy các nguồn lực của xã hội, bảo đảm thực hiện có hiệu quả
những yêu cầu và nhiệm vụ phức tạp của Y tế dự phòng trong bối cảnh gia tăng các
yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe.
- Phát huy tiềm năng của hệ thống Y tế dự phòng, phối hợp liên ngành trong
công tác phòng bệnh, nâng cao sức khỏe: Thực trạng về tổ chức, nhân lực và cơ chế
hoạt động của hệ thống Y tế dự phòng chưa tương xứng với yêu cầu của các nhiệm
vụ rất đa dạng và phức tạp của công tác Y tế dự phòng trong tình hình mới. Vì vậy,
cần phải coi đây là một vấn đề ưu tiên, là điều kiện tiên quyết để phát triển Y tế dự
phòng trong những năm tới.
Dự án Phòng chống bệnh truyền nhiễm khu vực tiểu vùng sông Mê Kông
giai đoạn 1 (CDC1) do ADB và WHO tài trợ đã được triển khai từ năm 2006 –
tháng 6/2010 với tổng kinh phí là 20 triệu USD, tại 15 tỉnh, thành phố (dân số
26.857.000 người), tuy nhiên dự án chỉ triển khai tại 4 huyện của mỗi tỉnh, thành
phố (60 huyện), bao gồm 1.056 xã (dân số 6.890.000 người). Qua 4 năm thực hiện,
dự án đã đạt được một số kết quả sau:
- Hỗ trợ kinh phí xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật: Luật Phòng,
chống bệnh truyền nhiễm (Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 2 thông qua ngàt 21 tháng 11 năm 2007); các
Nghị định và các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ hướng dẫn thực hiện Luật
Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
- Tổ chức 1.233 lớp tập huấn cho 30.514 lượt cán bộ y tế từ tuyến Trung
ương (1.575 lượt người); tuyến tỉnh, huyện (5.759 lượt người); tuyến xã, y tế thôn
bản và cộng tác viên y tế (23.919 lượt người).
- Cung cấp trang thiết bị gồm 24 danh mục máy móc thiết bị hỗ trợ công tác
chẩn đoán, xác minh bệnh dịch và vật tư đáp ứng xử lý ổ dịch với tổng kinh phí là
5.510.000 USD.
- Xây dựng và triển khai các mô hình phòng chống bệnh truyền nhiễm, các
mô hình này đã được các viện Vệ sinh dịch tễ, Pasteur tổng kết, đánh giá, kiến nghị
các giải pháp thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia cũng như trong xây
dựng chính sách, kế hoạch phòng chống bệnh truyền nhiễm.
Cụ thể:
1. Mô hình Phòng chống sốt xuất huyết dựa vào cộng đồng: triển khai ở 28
xã thuộc 14 huyện của 07 tỉnh dự án khu vực phía Nam đã mang lại hiệu quả rõ rệt:
Năm 2006, số mắc sốt xuất huyết tại 28 xã được ghi nhận 22.002 trường hợp, tới
năm 2008 số mắc chỉ còn 13.635 trường hợp, giảm 38,1%. Các xã triển khai dự án
có số mắc sốt xuất huyết giảm mạnh thuộc các tỉnh như Đồng Tháp giảm 74,3%;
An Giang giảm 76,1%; Kiên Giang giảm 37%
2. Mô hình Phòng chống chủ động viêm não Nhật Bản: Triển khai tại 04 tỉnh
của miền Bắc với một số nội dung chính: Tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế cấp
huyện, xã về giám sát, chẩn đoán bệnh Viêm não Nhật Bản; Tổ chức xây dựng
mạng lưới và hệ thống chỉ đạo tại các tuyến; Tổ chức các đợt truyền thông phòng
chống bệnh viêm não Nhật Bản; Tổ chức các chiến dịch vệ sinh môi trường phòng
chống véc tơ truyền bệnh; Tổ chức chiến dịch tiêm phòng vắc xin VNNB cho các
đối tượng ngoài diện tiêm chủng mở rộng; Tổ chức giám sát bệnh viêm não Nhật
Bản.
Đánh giá của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho thấy sự nhận thức của
người dân tại khu vực triển khai dự án được cải thiện rõ rệt, 91,9% người dân có
hiểu biết về bệnh viêm não Nhật Bản; 89,6% người dân biết cách lây truyền của
bệnh viêm não Nhật Bản; 85,1% người dân nhận biết được dấu hiện ban đầu của
bệnh viêm não Nhật Bản.
3. Mô hình phòng chống bệnh giun truyền qua đất: Được triển khai nhằm
chuẩn bị cơ sở lý thuyết để tiến hành phòng chống các bệnh giun truyền qua đất
phù hợp với trẻ em lứa tuổi 24-60 tháng; Tập huấn chuyên môn kỹ thuật về phòng
chống bệnh giun sán cho cán bộ làm công tác phòng chống các bệnh ký sinh trùng
tại các tuyến; Thiết kế tài liệu truyền thông phòng chống bệnh giun truyền qua đất
cấp phát cho các tỉnh dự án; Mua và phân phối thuốc tẩy giun đến các tuyến cơ sở;
Tổ chức chiến dịch tẩy giun cho trẻ.
Đánh giá hiệu quả của mô hình do Viện Sốt rét – Ký sinh trùng - Côn trùng
Trung ương thực hiện cho thấy mô hình đã góp phần làm giảm rõ rệt tỷ lệ nhiễm
giun truyền qua đất sau khi thực hiện dự án. Kết quả sau một năm tẩy giun cho thấy
tỷ lệ nhiễm giun giảm đáng kể tại các tỉnh Thanh Hóa từ 76,4% xuống 26,1%; Tại
Hà Tĩnh từ 44,5% xuống 20,9% và Nghệ An từ 77,9% xuống 34,6%. Sau 2 năm tỷ
lệ nhiễm giun tiếp tục giảm xuống còn 13,9%, 7,4% và 26% tại các tỉnh nêu trên.
Tỷ lệ giảm chung là 76% so với chỉ tiêu là 50%. Sức khỏe và tình trạng dinh dưỡng
của trẻ được cải thiện sau 4 năm thực hiện chương trình, thông qua tỷ lệ nhiễm giun
giảm. Cha mẹ trẻ không mất ngày công lao động do việc nghỉ vì con ốm giảm. Từ
đó kinh tế gia đình và xã hội được cải thiện.
Việc thực hiện mô hình cũng đã góp phần làm thay đổi nhận thức, nâng cao
hiểu biết của cha mẹ trẻ, giáo viên về tác hại của bệnh giun truyền qua đất và cách
phòng chống. Cụ thể việc vệ sinh cá nhân cho trẻ đã có cải thiện trên 60% so với
trước khi thực hiện mô hình, 98% cha mẹ trẻ hiểu và biết cách phòng chống bệnh
giun sán. Tuy nhiên tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số có tỷ lệ ăn các đồ ăn
sống như rau sống, thịt chưa nấu chín kỹ còn cao ở một số địa phương. Trên 97%
cha mẹ được phỏng vấn đều trả lời sẵn sàng cho con em tham gia tẩy giun theo
chương trình.
Các hình thức truyền thông (truyền thông trực tiếp, họp dân, phát loa truyền
thanh, phát tranh tuyên truyền) áp dụng tại cộng đồng các tỉnh dự án được người
dân đánh giá là có hiệu quả. Các hình thức này có thể được áp dụng phối hợp hoặc
đơn lẻ tùy theo đặc thù của từng địa phương.
Tại các tỉnh dự án chương trình được triển khai với sự tham gia nhiệt tình
của các đơn vị phối hợp và có sự chuẩn bị tốt (với 91,6%). Đa số các cha mẹ và
người nuôi trẻ khi được phỏng vấn đều trả lời đồng ý cho con em tham gia uống
thuốc tẩy giun (96,6%) và thấy sự cần thiết hữu ích của việc tẩy giun định kỳ cho
trẻ 24-60 tháng tuổi (99,6%). Chương trình được sự ủng hộ của cộng đồng tại các
tỉnh dự án cao, có đến 69% mong muốn chương trình được duy trì trong giai đoạn
tới.
4. Chương trình IMCI (Hoạt động lồng ghép và chăm sóc trẻ bệnh): TriÓn
khai t¹i tÊt c¶ c¸c x· cña 20 huyÖn thuéc 5 tØnh dù ¸n lµ NghÖ An,
Qu¶ng TrÞ, CÇn Th¬, §¾k L¾k vµ Hµ Néi. Gåm c¸c néi dung: C¶i
thiÖn kü năng c¸n bé y tÕ (CBYT); Cung cÊp mét sè thuèc thiÕt
yÕu vÒ ch¨m sãc søc kháe trÎ em (CSSKTE) cho c¸c c¬ së y tÕ; C¶i
thiÖn thùc hµnh t¹i gia ®×nh vµ céng ®ång.
§¸nh gi¸ hiÖu qu¶ t¸c ®éng cña ch¬ng tr×nh cho thÊy hoạt
động IMCI được triển khai tại cộng đồng phù hợp với chức năng nhiệm vụ của y tế
thôn bản (YTTB) và có khả năng ứng dụng cao. Cụ thể: Khóa huấn luyện làm tăng
kiến thức xử trí trẻ bệnh của nhân viên y tế thôn bản (NVYTTB) từ 5.2 – 6/10 điểm
trước huấn luyện lên 8.8/10 điểm sau huấn luyện; Chương trình đào tạo phù hợp
với trình độ của NVYTTB đặc biệt đối với các đối tượng đã được đào tạo 3 tháng;
cán bộ YTTB đều cho rằng đào tạo IMCI hữu ích, giúp họ cải thiện kỹ năng trong
hoạt động chăm sóc sức khỏe trẻ em tại cộng đồng; NVYTTB cảm thấy tự tin khi
thực hiện các nhiệm vụ được giao nhất là kỹ năng thăm hộ gia đình, phát hiện, xử
trí và chăm sóc một số bệnh thông thường ở trẻ em; Tỷ lệ NVYTTB đã ứng dụng
các kỹ năng được học trong công việc cao (78%). Nhiều nhất là phát hiện và xử trí
trẻ bị ho (85,7%-94,4%). Sau tập huấn họ đã áp dụng các kỹ năng vào công việc tại
thôn, thăm hộ gia đình, tham vấn cho bà mẹ, khuyên đưa trẻ đi khám bệnh
Các hoạt động IMCI cho mạng lưới YTTB có khả năng duy trì sau khi dự án
kết thúc, cụ thể: 100% các ý kiến cho rằng có thể duy trì các kỹ năng đã được học
và 89,1% các ý kiến cho rằng có thể duy trì các hoạt động theo hướng dẫn của
chương trình như: thăm hộ gia đình, phát hiện và đưa ra hướng xử trí, theo dõi và
tham vấn theo y lệnh của cán bộ y tế. Khả năng ứng dụng kỹ năng xử trí trẻ bệnh
tại các Trạm y tế xã đã được cải thiện. Cán bộ y tế tuyến cơ sở đều đạt được các kỹ
năng cần thiết để xử trí trẻ bệnh một cách toàn diện và có khả năng ứng dụng trong
công tác khám chữa bệnh cho trẻ em. Chương trình có tính bền vững cao vì sau khi
kết thúc dự án, các tỉnh tiếp tục duy trì triển khai hoạt động này thông qua các hoạt
động chỉ đạo, giám sát lồng ghép vào các hoạt động thường quy tại từng tuyến.
Việc triển khai hoạt động IMCI giúp các tỉnh có đủ điều kiện và khả năng để thực
hiện “Kế hoạch quốc gia vì sự sống còn của trẻ em” theo quyết định số 2565/QĐ-
BYT ngày 17/7/2009 của Bộ Y tế.
Tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được của giai đoạn 1, Dự án CDC2
tập trung vào nhóm dân cư nghèo vùng sâu vùng xa, phụ nữ, trẻ em, dân tộc thiểu
số và người dân sống ở vùng biên giới. Đây là các nhóm dân cư chịu nhiều gánh
nặng bệnh tật, với các bệnh truyền nhiễm phổ biến như sốt rét, tiêu chảy, sốt
thương hàn, nhiễm trùng hô hấp cấp, sởi, lao và các bệnh ký sinh. Nếu không được
điều trị đầy đủ, các bệnh này có thể gây tỷ lệ tử vong cao, biến chứng và suy dinh
dưỡng, và tác động đối với khả năng học tập cũng như tác động lâu dài đến cuộc
sống của người dân.
Bên cạnh đó các cán bộ y tế ở các tuyến từ trung ương đến địa phương đặc
biệt là tuyến huyện cũng là những người được hưởng lợi từ dự án.
7. QUAN HỆ VỚI CÁC DỰ ÁN LIÊN QUAN KHÁC
Nhằm thực hiện tốt Chiến lược quốc gia Y tế dự phòng và qui hoach tổng thể
phát triển hệ thống y tế Việt Nam đến năm 2010 và định hướng 2020, trong những
năm gần đây, Cục Y tế dự phòng đã và đang triển khai các dự án từ các nguồn vốn
khác nhau. Các dự án này đã và đang phối kết hợp bổ sung cho nhau.
+ Từ nguồn vốn vay của ADB: Dự án Hỗ trợ Hệ thống Y tế dự phòng
(PHSSP); Dự án Chăm sóc Sức khoẻ khu vực Duyên hải Nam Trung bộ; Dự án
Chăm sóc Sức khoẻ khu vực Tây Nguyên; Dự án Phòng chống bệnh truyền nhiễm
khu vực tiểu vùng sông Mê Kông – giai đoạn 1 (CDC1).
+ Dự án nâng cao năng lực hệ thống y tế Đồng bằng sông Cửu Long sử
dụng vốn vay của WB.
+ Dự án Phòng chống Bệnh truyền nhiễm khu vực tiểu vùng sông Mê Kông
(CDC1) 2006 – 2009, tổng kinh phí là 38,78 triệu đô-la Mỹ. Mục tiêu của Dự án là:
(i) tăng cường năng lực hệ thống giám sát và đáp ứng dịch bệnh quốc gia, (ii) nâng
cao công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm cho các nhóm dân cư có nguy cơ, và
(iii) tăng cường hợp tác khu vực trong phòng chống bệnh truyền nhiễm.
Dự án CDC2 nhằm tiếp tục duy trì những thành tựu đạt được của dự án
CDC1 và phát triển thêm 7 tỉnh có biên giới với Trung Quốc, Lào, Căm-pu-chia:
tiếp tục hỗ trợ các tỉnh dự án góp phần đạt chuẩn y tế dự phòng về trang thiết bị,
nguồn nhân lực cho các Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh và các huyện dự án.
PHẦN III. NỘI DUNG CHI TIẾT DỰ ÁN
1. Thành phần 1: Tăng cường hệ thống phòng chống bệnh truyền nhiễm khu
vực
Mục tiêu: Củng cố năng lực cho hệ thống phòng, chống bệnh truyền nhiễm khu
vực
1.1. Tiểu thành phần 1: Tăng cường năng lực hợp tác khu vực cho công tác
phòng chống bệnh truyền nhiễm
Mục tiêu: Củng cố năng lực của Bộ Y tế cho hợp tác khu vực trong công tác
phòng, chống bệnh truyền nhiễm thông qua việc thành lập đầu mối khu vực ở Bộ
Y tế; các chuyến tham quan học tập trao đổi kinh nghiệm; xây dựng, giới thiệu
các cơ chế, chính sách về phòng chống bệnh truyền nhiễm khu vực; chia sẻ kiến
thức, thông tin qua mạng điện tử, diễn đàn y tế, kỹ thuật của khu vực.
Hoạt động chính:
1.1.1. Tăng cường năng lực của Bộ Y tế cho hợp tác khu vực về phòng chống
bệnh truyền nhiễm
+ Hỗ trợ hoạt động điều phối trong công tác phòng chống bệnh truyền
nhiễm
+ Tham quan, học tập kinh nghiệm về hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm
và đáp ứng chống dịch tại một số nước trong khu vực
+ Hội thảo giới thiệu Thông tư hướng dẫn về an toàn sinh học trong phòng
chống bệnh truyền nhiễm
+ Hội thảo giới thiệu Thông tư hướng dẫn chế độ khai báo, thông tin, báo
cáo bệnh truyền nhiễm
+ Hỗ trợ xây dựng Thông tư phối hợp thông tin báo cáo bệnh truyền nhiễm
giữa thú y và y tế.
+ Hỗ trợ duy trì hoạt động hệ thống videoconferences
+ Đào tạo về công nghệ thông tin và truyền thông cho cán bộ Ban quản lý
dự án Trung ương; cán bộ tuyến Trung ương.
+ Đào tạo về công nghệ thông tin và truyền thông cho các Viện
1.1.2. Phối hợp hỗ trợ khu vực về công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm
+ Hàng năm tổ chức cuộc họp Ban chỉ đạo khu vực
+ Tổ chức họp hàng năm của Ban chỉ đạo quốc gia để đánh giá tiến độ dự án
+ Hỗ trợ hoạt động thu thập, phân tích, phản hồi thông tin báo cáo bệnh
truyền nhiễm tại các đầu mối tỉnh, thành phố
+ Hỗ trợ họp thường kỳ trao đổi thông tin phòng chống bệnh truyền nhiễm
cho các tỉnh có chung biên giới
+ Tổ chức 02 hội thảo khu vực về công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm
1.1.3. Phối hợp thực hiện các chiến lược phòng chống bệnh truyền nhiễm trong
khu vực
+ Hàng năm tổ chức hội thảo các nhà tài trợ trong lĩnh vực y tế (tập trung
vào hoạt động phòng chống bệnh truyền nhiễm)
+ Tổ chức 02 hội thảo khu vực trong công tác phòng chống bệnh truyền
nhiễm
+ Cử chuyên gia tham dự hội thảo khu vực trong phối hợp phòng chống sốt
xuất huyết.
+ Cử cán bộ tham dự hội thảo khu vực về các bệnh truyền nhiễm ít được
quan tâm
+ Cử cán bộ tham dự hội thảo khu vực về IHR/APSED
+ Cử cán bộ tham dự hội thảo khu vực về hợp tác phát triển nguồn lực con
người
+ Cử cán bộ tham dự hội thảo khu vực về hỗ trợ kỹ thuật trong phòng xét
nghiệm
1.1.4. Xây dựng kế hoạch hợp tác phòng chống dịch qua biên giới
+ Tham quan, học tập về truyền thông thay đổi hành vi phòng chống bệnh
truyền nhiễm dựa vào cộng đồng
+ Hàng năm tổ chức hội thảo để lựa chọn các nghiên cứu khu vực về phòng
chống bệnh truyền nhiễm
+ Cử cán bộ tham gia hội thảo về phòng chống bệnh truyền nhiễm trong khu
vực
+ Hỗ trợ rà soát đánh giá tiến độ và kết quả triển khai các nghiên cứu khu
vực.
+ Nghiên cứu một số bệnh truyền nhiễm gây dịch như sốt xuất huyết, tả,
viêm não Nhật Bản, bệnh giun truyền qua đất
1.1.5. Nâng cao năng lực quản lý
+ Tổ chức 02 diễn đàn về y tế trong khu vực
+ Hội thảo hàng năm về kỹ thuật giám sát, phòng chống bệnh truyền nhiễm
trong khu vực
+ Tham quan học tập các nước trong khu vực về nâng cao năng lực quản lý
+ Hỗ trợ tham dự hội thảo khu vực về quản lý dự án
+ Xây dựng, duy trì hoạt động trang web quản lý dự án
+ Hỗ trợ quản lý thông tin báo cáo bệnh truyền nhiễm qua internet (06 đơn
vị)
Đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện:
+ PMU là đầu mối trình Lãnh đạo Bộ Y tế đề xuất thành lập và phát huy vai
trò Ban chỉ đạo khu vực trong công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm
và triển khai dự án.
+ PMU là đầu mối thành lập ban soạn thảo, tuyển chuyên gia để dự thảo các
văn bản quy phạm pháp luật trình Lãnh đạo Bộ phê duyệt để thực hiện.
+ PMU sẽ phối hợp với Văn phòng điều phối khu vực của dự án để thực
hiện các Hội thảo khu vực. Hội thảo sẽ có sự tham gia của đại biểu các
nước Lào, Cam pu chia và các nước trong khu vực tiểu vùng sông Mê
Kông.
Đầu ra dự kiến:
+ Các cơ chế, chính sách, kế hoạch và chiến lược phòng chống bệnh dịch
mới nổi được giới thiệu và áp dụng trên thực tế kiểm soát bệnh truyền
nhiễm.
+ Các văn bản quy phạm pháp luật được phổ biến, áp dụng trong phạm vi cả
nước.
+ Giải pháp, đề xuất kiến nghị về chuyên môn kỹ thuật mang tính khu vực
được rút ra từ việc trao đổi, chia sẻ thông tin.
+ Kết quả các nghiên cứu về sốt xuất huyết, tả, viêm não Nhật Bản, bệnh
giun truyền qua đất được phổ biến và làm cơ sở xây dựng các giải pháp về
chuyên môn kỹ thuật phù hợp trong công tác phòng chống.
Kinh phí: 1.687.000 USD (Chưa bao gồm lãi và chi phí dự phòng)
1.2.Tiểu thành phần 2: Nâng cao năng lực hệ thống giám sát và đáp ứng
Mục tiêu: Củng cố năng lực cho hệ thống phòng, chống bệnh truyền nhiễm
thông qua hoàn thiện cơ chế chính sách để thực hiện và đảm bảo nhu cầu về
phương tiện, trang thiết bị của hệ thống giám sát, đáp ứng chống dịch quốc gia
Hoạt động chính:
1.2.1. Xây dựng chính sách và lập kế hoạch củng cố hoạt động giám sát và
đáp ứng phòng chống bệnh truyền nhiễm
+ Hội thảo về công tác lập kế hoạch giám sát và đáp ứng trong công tác
phòng chống bệnh truyền nhiễm cho tuyến tỉnh.
+ Hỗ trợ các tỉnh triển khai thực hiện đánh giá ban đầu thực mục tiêu dự án
+ Đánh giá nhu cầu và vật tư và trang thiết bị phục vụ công tác phòng chống
dịch của tuyến tỉnh
+ Khảo sát đánh giá ban đầu thực hiện mục tiêu dự án
+ Hỗ trợ xây dựng kế hoạch phòng chống bệnh truyền nhiễm giai đoạn
2011-2015.
+ Xây dựng bộ công cụ giám sát, đánh giá và triển khai thực hiện.
1.2.2. Nâng cao năng lực giám sát và đáp ứng cho tuyến tỉnh
+ Thuê 04 chuyên gia tại 04 khu vực về giám sát, đáp ứng và tổ chức hệ
thống
+ Hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động chống dịch khẩn cấp tại Trung ương
+ Hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động chống dịch khẩn cấp tại các khu vực,
vùng miền
+ Hỗ trợ cho các hoạt động chống dịch khẩn cấp tại tuyến tỉnh
+ Hỗ trợ cho các hoạt động chống dịch khẩn cấp tại tuyến huyện
+ Hỗ trợ xe ô tô chống dịch cho các đơn vị kiểm dịch mới được thành lập,
đơn vị chưa có xe chống dịch
+ Chi phí xăng xe, sửa chữa, bảo dưỡng cho tuyến tỉnh
+ Hỗ trợ xe ô tô chống dịch cho các huyện dự án
+ Chi phí xăng xe, sửa chữa, bảo dưỡng cho tuyến huyện
+ Chi phí xăng xe, sửa chữa, bảo dưỡng cho khu vực
+ Cung cấp xe máy cho tuyến huyện
+ Chi phí xăng xe, sửa chữa, bảo dưỡng cho tuyến huyện
+ Bộ dụng cụ thu thập và vận chuyển mẫu bệnh phẩm
+ Hỗ trợ học bổng đào tạo thạc sỹ về y tế công cộng/dịch tễ học tại nước
ngoài
+ Tập huấn cho cán bộ tuyến tỉnh về giám sát, đáp ứng chống dịch
+ Tập huấn cho cán bộ tuyến huyện về giám sát, đáp ứng chống dịch
+ Tập huấn cho cán bộ tuyến xã và cộng tác viên về giám sát, đáp ứng
chống dịch
+ Hỗ trợ việc thu thập, phân tích số liệu, phản hồi thông tin cho các tỉnh.
1.2.3. Nâng cao chất lượng phòng xét nghiệm
+ Hỗ trợ máy tính cho việc quản lý số liệu bệnh truyền nhiễm tại tuyến tỉnh
+ Hỗ trợ trang thiết bị phòng xét nghiệm và vật tư tiêu hao cho giám sát, đáp
ứng chống dịch tuyế tỉnh, huyện.
+ Tổ chức 01 khóa đào tạo về bảo dưỡng trang thiết bị tại Thái Lan
+ Hỗ trợ kinh phí vận hành tủ an toàn sinh học và thiết bị khác
+ Hỗ trợ sinh phẩm chẩn đoán
+ Hỗ trợ kinh phí sửa chữa trang thiết bị
+ Đào tạo về sử dụng và vận hành thiết bị xét nghiệm cho tuyến tỉnh
+ Khảo sát về chất lượng phòng xét nghiệm quốc gia
+ Thuê 01 Chuyên gia quốc tế về phòng thí nghiệm
+ Thuê 01 Chuyên gia trong nước về phòng thí nghiệm
1.2.4. Tăng cường năng lực báo cáo bệnh truyền nhiễm
+ Thuê 01 Chuyên gia về GIS/Dữ liệu cơ sở và công nghệ thông tin
+ Hỗ trợ cán bộ kỹ thuật về máy tính
+ Hỗ trợ trang thiết bị, văn phòng phẩm cho tỉnh, huyện
+ Đào tạo cho cán bộ tuyến trung ương, tỉnh, huyện về công tác giám sát,
báo cáo bệnh truyền nhiễm
+ Duy tu, bảo dưỡng thiết bị phục vụ công tác giám sát, báo cáo bệnh truyền
nhiễm
Đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện:
+ Các PPMU tại các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur, các viện Sốt rét – Ký sinh
trùng – Côn trùng là đơn vị hỗ trợ kỹ thuật, tham gia góp ý về mặt chuyên
môn và hướng dẫn các tỉnh triển khai thực hiện
+ PMU là đầu mối tổ chức đấu thầu, mua sắm phương tiện, trang thiết bị,
hóa chất phòng chống dịch và phân phối cho các Viện, tỉnh, thành phố dự
án
+ Các PPMU tại các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm tổ chức đấu thầu, mua
sắm vật tư tiêu hao cho hoạt động xét nghiệm, phòng chống dịch tại tỉnh,
thành phố.
Đầu ra dự kiến:
+ Công tác lập kế hoạch giám sát đáp ứng chống dịch tại tuyến trung ương
và tuyến tỉnh, thành phố được triển khai thực hiện lồng ghép với các hoạt
động của dự án
+ Các tỉnh, thành phố được cung cấp bổ sung nguồn lực tiến tới đạt chuẩn
theo yêu cầu để tổ chức hoạt động giám sát, phòng chống bệnh truyền
nhiễm
+ Nguồn lực hỗ trợ cho hoạt động phòng chống dịch khẩn cấp được phát huy
tác dụng
Kinh phí: 10.936.350 USD (Chưa bao gồm lãi và chi phí dự phòng)
1.3.Tiểu thành phần 3: Tập trung hỗ trợ phòng chống bệnh sốt xuất huyết và
các bệnh nhiệt đới ít được quan tâm
Mục tiêu: giảm thiểu tác hại do sốt xuất huyết và một số bệnh truyền nhiễm ít
được quan tâm.
Hoạt động chính:
1.3.1. Hỗ trợ phòng chống bệnh sốt xuất huyết
+ Tập huấn về công tác giám sát, chẩn đoán, điều trị sốt xuất huyết cho bác
sỹ
+ Tập huấn về công tác giám sát, chẩn đoán, chăm sóc bệnh nhân sốt xuất
huyết cho điều dưỡng viên
+ Hỗ trợ theo dõi sức khỏe trẻ em tại các bệnh viện
+ Cung cấp sinh phẩm chẩn đoán, test thử nhanh
+ Cung cấp Test chẩn đoán nhanh huyết thanh
+ Cung cấp máy ly tâm
Tải bản FULL (66 trang): https://bit.ly/3McCv2e
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
+ Khảo soát tình hình nhiễm chikungunya và các loại vi rút giống Dengue
tại Việt Nam
+ Giám sát muỗi, bọ gậy
+ Cung cấp máy phun ULV
+ Hỗ trợ hóa chất diệt côn trùng
+ Cung cấp thiết bị xét nghiệm nhanh hóa chất bảo vệ thực vật
+ Cung cấp thiết bị xét nghiệm nhanh vi sinh nước và thực phẩm
+ Tổ chức tập huấn về giám sát véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết
+ Tổ chức chiến dịch truyền thông, huy động cộng đồng phòng chống sốt
xuất huyết
+ Hỗ trợ cộng đồng địa phương vệ sinh môi trường phòng chống sốt xuất
huyết
+ Hỗ trợ đào tạo về phòng chống sốt xuất huyết cho giáo viên các trường
phổ thông
+ Hỗ trợ phát động học sinh tham gia phòng chống sốt xuất huyết
+ Cung cấp trang thiết bị truyền thông
1.3.2. Hỗ trợ phòng chống bệnh giun sán
+ Thuê 01 Chuyên gia trong nước về bệnh truyền nhiễm ít được quan tâm
+ Hỗ trợ truyền thông về phòng chống bệnh giun truyền qua đất
+ Tập huấn về truyền thông phòng chống giun sán trong cộng đồng
+ Khảo sát, truyền thông phòng chống bệnh sán lá gan
+ Khảo sát tình hình nhiễm giun tại cộng đồng
+ Tập huấn phòng chống bệnh giun móc
Đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện:
Tải bản FULL (66 trang): https://bit.ly/3McCv2e
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
+ PMU là đầu mối tổ chức đấu thầu, mua sắm phương tiện, trang thiết bị,
hóa chất phòng chống dịch và phân phối cho các Viện, tỉnh, thành phố dự
án
+ Các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng
chịu trách nhiệm hỗ trợ, hướng dẫn về mặt kỹ thuật
+ Các PPMU tại các tỉnh, thành phố triển khai thực hiện.
Đầu ra dự kiến:
+ Các hoạt động phòng chống dịch chủ động được triển khai nhằm làm giảm
tỷ lệ mắc, tử vong do bệnh sốt xuất huyết, tả, giun truyền qua đất
Kinh phí: 2.992.100 USD (Chưa bao gồm lãi và chi phí dự phòng
2. Thành phần 2: Tăng cường phòng chống bệnh truyền nhiễm ở khu vực
biên giới và hành lanh kinh tế
Mục tiêu: Triển khai các hoạt động phòng chống bệnh truyền nhiễm dựa vào
cộng đồng và hợp tác y tế tại các cửa khẩu, khu vực biên giới.
2.1.Tiểu thành phần 1: Tăng cường công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm
dựa vào cộng đồng
Mục tiêu: Triển khai các hoạt động phòng chống bệnh truyền nhiễm cho dân cư
các huyện biên giới là nhóm đối tượng có nguy cơ cao
Hoạt động chính:
2.1.1. Khảo sát, đánh giá dự án tại cộng đồng
+ Xây dựng điều khoản tham chiếu cho hoạt động khảo sát ban đầu của dự án
+ Hội thảo thống nhất điều khoản tham chiếu cho hoạt động khảo sát ban đầu
của dự án
+ Xây dựng bộ công cụ giám sát và đánh giá dự án
+ Tổ chức tập huấn về sử dụng bộ công cụ giám sát và đánh giá dự án
+ Tổ chức hội thảo phổ biến, triển khai hoạt động khảo sát ban đầu của dự án
+ Thuê 01 Chuyên gia quốc tế về giới và dân tộc thiểu số
4854803

More Related Content

Similar to Báo Cáo Nghiên Cứu Khả Thi Dự Án Phòng Chống Bệnh Truyền Nhiễm Khu Vực Tiểu Vùng Sông Mê Kông.pdf

Dự án thí điểm thiết lập bộ chỉ số đánh giá rủi ro thiên tai cho 1 lưu vực sông
Dự án thí điểm thiết lập bộ chỉ số đánh giá rủi ro thiên tai cho 1 lưu vực sông Dự án thí điểm thiết lập bộ chỉ số đánh giá rủi ro thiên tai cho 1 lưu vực sông
Dự án thí điểm thiết lập bộ chỉ số đánh giá rủi ro thiên tai cho 1 lưu vực sông nataliej4
 
Thuc trang va hieu qua can thiep ung dung tiep can suc khoe sinh thai trong p...
Thuc trang va hieu qua can thiep ung dung tiep can suc khoe sinh thai trong p...Thuc trang va hieu qua can thiep ung dung tiep can suc khoe sinh thai trong p...
Thuc trang va hieu qua can thiep ung dung tiep can suc khoe sinh thai trong p...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Truyền thông Nguy cơ trong tình trạng khẩn cấp về Y tế công cộng.pdf
Truyền thông Nguy cơ trong tình trạng khẩn cấp về Y tế công cộng.pdfTruyền thông Nguy cơ trong tình trạng khẩn cấp về Y tế công cộng.pdf
Truyền thông Nguy cơ trong tình trạng khẩn cấp về Y tế công cộng.pdfNuioKila
 
Báo cáo tổng kết công tác phòng chống sốt rét và phòng chống giun sán côn trù...
Báo cáo tổng kết công tác phòng chống sốt rét và phòng chống giun sán côn trù...Báo cáo tổng kết công tác phòng chống sốt rét và phòng chống giun sán côn trù...
Báo cáo tổng kết công tác phòng chống sốt rét và phòng chống giun sán côn trù...nataliej4
 
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 2
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 2CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 2
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 2PMC WEB
 
Thực trạng hoạt động các điểm kính hiển vi phục vụ chương trình phòng chống s...
Thực trạng hoạt động các điểm kính hiển vi phục vụ chương trình phòng chống s...Thực trạng hoạt động các điểm kính hiển vi phục vụ chương trình phòng chống s...
Thực trạng hoạt động các điểm kính hiển vi phục vụ chương trình phòng chống s...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thuc trang nhiem khuan vet mo va mot so yeu to lien quan tai khoa phau thuat ...
Thuc trang nhiem khuan vet mo va mot so yeu to lien quan tai khoa phau thuat ...Thuc trang nhiem khuan vet mo va mot so yeu to lien quan tai khoa phau thuat ...
Thuc trang nhiem khuan vet mo va mot so yeu to lien quan tai khoa phau thuat ...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Tạp chí Life Balance | No.9 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.9 | OSHE MagazineTạp chí Life Balance | No.9 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.9 | OSHE MagazinePMC WEB
 
Sách trắng rủi ro thiên tai biến đổi khí hậu và hành động của doanh nghiệp ...
Sách trắng rủi ro thiên tai   biến đổi khí hậu và hành động của doanh nghiệp ...Sách trắng rủi ro thiên tai   biến đổi khí hậu và hành động của doanh nghiệp ...
Sách trắng rủi ro thiên tai biến đổi khí hậu và hành động của doanh nghiệp ...nataliej4
 
Mot so dac diem dich te hoc benh sot xuat huyet dengue va hieu qua mo hinh gi...
Mot so dac diem dich te hoc benh sot xuat huyet dengue va hieu qua mo hinh gi...Mot so dac diem dich te hoc benh sot xuat huyet dengue va hieu qua mo hinh gi...
Mot so dac diem dich te hoc benh sot xuat huyet dengue va hieu qua mo hinh gi...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Thực trạng tự kỳ thị và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đang điều trị HIV...
Thực trạng tự kỳ thị và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đang điều trị HIV...Thực trạng tự kỳ thị và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đang điều trị HIV...
Thực trạng tự kỳ thị và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đang điều trị HIV...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Muc do tuan thu viec phong chong tan tat tai nha va mot so yeu to lien quan c...
Muc do tuan thu viec phong chong tan tat tai nha va mot so yeu to lien quan c...Muc do tuan thu viec phong chong tan tat tai nha va mot so yeu to lien quan c...
Muc do tuan thu viec phong chong tan tat tai nha va mot so yeu to lien quan c...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 3
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 3CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 3
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 3PMC WEB
 
Kien thuc, thai do, thuc hanh cua ba me co con duoi mot tuoi ve tiem chung mo...
Kien thuc, thai do, thuc hanh cua ba me co con duoi mot tuoi ve tiem chung mo...Kien thuc, thai do, thuc hanh cua ba me co con duoi mot tuoi ve tiem chung mo...
Kien thuc, thai do, thuc hanh cua ba me co con duoi mot tuoi ve tiem chung mo...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Dac diem dich te cua benh sot xuat huyet dengue tai huyen long thanh
Dac diem dich te cua benh sot xuat huyet dengue tai huyen long thanhDac diem dich te cua benh sot xuat huyet dengue tai huyen long thanh
Dac diem dich te cua benh sot xuat huyet dengue tai huyen long thanhLuanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Nghien cuu tinh trang suy dinh duong va nong do leptin huyet thanh o benh nha...
Nghien cuu tinh trang suy dinh duong va nong do leptin huyet thanh o benh nha...Nghien cuu tinh trang suy dinh duong va nong do leptin huyet thanh o benh nha...
Nghien cuu tinh trang suy dinh duong va nong do leptin huyet thanh o benh nha...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 

Similar to Báo Cáo Nghiên Cứu Khả Thi Dự Án Phòng Chống Bệnh Truyền Nhiễm Khu Vực Tiểu Vùng Sông Mê Kông.pdf (20)

Dự án thí điểm thiết lập bộ chỉ số đánh giá rủi ro thiên tai cho 1 lưu vực sông
Dự án thí điểm thiết lập bộ chỉ số đánh giá rủi ro thiên tai cho 1 lưu vực sông Dự án thí điểm thiết lập bộ chỉ số đánh giá rủi ro thiên tai cho 1 lưu vực sông
Dự án thí điểm thiết lập bộ chỉ số đánh giá rủi ro thiên tai cho 1 lưu vực sông
 
Thuc trang va hieu qua can thiep ung dung tiep can suc khoe sinh thai trong p...
Thuc trang va hieu qua can thiep ung dung tiep can suc khoe sinh thai trong p...Thuc trang va hieu qua can thiep ung dung tiep can suc khoe sinh thai trong p...
Thuc trang va hieu qua can thiep ung dung tiep can suc khoe sinh thai trong p...
 
Luận văn tốt nghiệp: Bệnh viện tim mạch Hải Phòng, HOT
Luận văn tốt nghiệp: Bệnh viện tim mạch Hải Phòng, HOTLuận văn tốt nghiệp: Bệnh viện tim mạch Hải Phòng, HOT
Luận văn tốt nghiệp: Bệnh viện tim mạch Hải Phòng, HOT
 
Truyền thông Nguy cơ trong tình trạng khẩn cấp về Y tế công cộng.pdf
Truyền thông Nguy cơ trong tình trạng khẩn cấp về Y tế công cộng.pdfTruyền thông Nguy cơ trong tình trạng khẩn cấp về Y tế công cộng.pdf
Truyền thông Nguy cơ trong tình trạng khẩn cấp về Y tế công cộng.pdf
 
Báo cáo tổng kết công tác phòng chống sốt rét và phòng chống giun sán côn trù...
Báo cáo tổng kết công tác phòng chống sốt rét và phòng chống giun sán côn trù...Báo cáo tổng kết công tác phòng chống sốt rét và phòng chống giun sán côn trù...
Báo cáo tổng kết công tác phòng chống sốt rét và phòng chống giun sán côn trù...
 
Báo cáo thực tập tại Trung tâm y tế dự phòng, 9 Điểm, HAY!
Báo cáo thực tập tại Trung tâm y tế dự phòng, 9 Điểm, HAY!Báo cáo thực tập tại Trung tâm y tế dự phòng, 9 Điểm, HAY!
Báo cáo thực tập tại Trung tâm y tế dự phòng, 9 Điểm, HAY!
 
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 2
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 2CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 2
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 2
 
Thực trạng hoạt động các điểm kính hiển vi phục vụ chương trình phòng chống s...
Thực trạng hoạt động các điểm kính hiển vi phục vụ chương trình phòng chống s...Thực trạng hoạt động các điểm kính hiển vi phục vụ chương trình phòng chống s...
Thực trạng hoạt động các điểm kính hiển vi phục vụ chương trình phòng chống s...
 
Thuc trang nhiem khuan vet mo va mot so yeu to lien quan tai khoa phau thuat ...
Thuc trang nhiem khuan vet mo va mot so yeu to lien quan tai khoa phau thuat ...Thuc trang nhiem khuan vet mo va mot so yeu to lien quan tai khoa phau thuat ...
Thuc trang nhiem khuan vet mo va mot so yeu to lien quan tai khoa phau thuat ...
 
Tác động kinh tế của biến đổi khí hậu đến khai thác thuỷ sản, HAY
Tác động kinh tế của biến đổi khí hậu đến khai thác thuỷ sản, HAYTác động kinh tế của biến đổi khí hậu đến khai thác thuỷ sản, HAY
Tác động kinh tế của biến đổi khí hậu đến khai thác thuỷ sản, HAY
 
Tạp chí Life Balance | No.9 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.9 | OSHE MagazineTạp chí Life Balance | No.9 | OSHE Magazine
Tạp chí Life Balance | No.9 | OSHE Magazine
 
Sách trắng rủi ro thiên tai biến đổi khí hậu và hành động của doanh nghiệp ...
Sách trắng rủi ro thiên tai   biến đổi khí hậu và hành động của doanh nghiệp ...Sách trắng rủi ro thiên tai   biến đổi khí hậu và hành động của doanh nghiệp ...
Sách trắng rủi ro thiên tai biến đổi khí hậu và hành động của doanh nghiệp ...
 
Mot so dac diem dich te hoc benh sot xuat huyet dengue va hieu qua mo hinh gi...
Mot so dac diem dich te hoc benh sot xuat huyet dengue va hieu qua mo hinh gi...Mot so dac diem dich te hoc benh sot xuat huyet dengue va hieu qua mo hinh gi...
Mot so dac diem dich te hoc benh sot xuat huyet dengue va hieu qua mo hinh gi...
 
Thực trạng tự kỳ thị và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đang điều trị HIV...
Thực trạng tự kỳ thị và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đang điều trị HIV...Thực trạng tự kỳ thị và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đang điều trị HIV...
Thực trạng tự kỳ thị và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đang điều trị HIV...
 
Muc do tuan thu viec phong chong tan tat tai nha va mot so yeu to lien quan c...
Muc do tuan thu viec phong chong tan tat tai nha va mot so yeu to lien quan c...Muc do tuan thu viec phong chong tan tat tai nha va mot so yeu to lien quan c...
Muc do tuan thu viec phong chong tan tat tai nha va mot so yeu to lien quan c...
 
Y te cong dong
Y te cong dongY te cong dong
Y te cong dong
 
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 3
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 3CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 3
CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHO ĐẠI DỊCH CÚM - PHẦN 3
 
Kien thuc, thai do, thuc hanh cua ba me co con duoi mot tuoi ve tiem chung mo...
Kien thuc, thai do, thuc hanh cua ba me co con duoi mot tuoi ve tiem chung mo...Kien thuc, thai do, thuc hanh cua ba me co con duoi mot tuoi ve tiem chung mo...
Kien thuc, thai do, thuc hanh cua ba me co con duoi mot tuoi ve tiem chung mo...
 
Dac diem dich te cua benh sot xuat huyet dengue tai huyen long thanh
Dac diem dich te cua benh sot xuat huyet dengue tai huyen long thanhDac diem dich te cua benh sot xuat huyet dengue tai huyen long thanh
Dac diem dich te cua benh sot xuat huyet dengue tai huyen long thanh
 
Nghien cuu tinh trang suy dinh duong va nong do leptin huyet thanh o benh nha...
Nghien cuu tinh trang suy dinh duong va nong do leptin huyet thanh o benh nha...Nghien cuu tinh trang suy dinh duong va nong do leptin huyet thanh o benh nha...
Nghien cuu tinh trang suy dinh duong va nong do leptin huyet thanh o benh nha...
 

More from NuioKila

Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdfPháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdfNuioKila
 
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...NuioKila
 
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...NuioKila
 
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...NuioKila
 
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...NuioKila
 
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdfNhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdfNuioKila
 
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdfKẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdfNuioKila
 
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdfKIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdfNuioKila
 
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfQUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfNuioKila
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...NuioKila
 
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...NuioKila
 
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...NuioKila
 
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...NuioKila
 
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...NuioKila
 
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdfAn evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdfNuioKila
 
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...NuioKila
 
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdfNuioKila
 
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdfPhân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdfNuioKila
 
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdfNgói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdfNuioKila
 
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...NuioKila
 

More from NuioKila (20)

Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdfPháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
Pháp luật về Quỹ trợ giúp pháp lý ở Việt Nam.pdf
 
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
BÁO CÁO Kết quả tham vấn cộng đồng về tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm gỗ...
 
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
A study on common mistakes committed by Vietnamese learners in pronouncing En...
 
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
[123doc] - thu-nghiem-cai-tien-chi-tieu-du-bao-khong-khi-lanh-cac-thang-cuoi-...
 
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
THỬ NGHIỆM CẢI TIẾN CHỈ TIÊU DỰ BÁO KHÔNG KHÍ LẠNH CÁC THÁNG CUỐI MÙA ĐÔNG BẰ...
 
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdfNhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
Nhu cầu lập pháp của hành pháp.pdf
 
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdfKẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN MÔN HỌC SINH HỌC - CÔNG NGHỆ.pdf
 
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdfKIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
KIẾN TRÚC BIỂU HIỆN TẠI VIỆT NAM.pdf
 
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdfQUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH NINH THUẬN.pdf
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...
 
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
TIỂU LUẬN Phân tích các loại nguồn của luật tư La Mã và so sánh với các nguồn...
 
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
Nuevo enfoque de aprendizajesemi-supervisado para la identificaciónde secuenci...
 
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
Inefficiency in engineering change management in kimberly clark VietNam co., ...
 
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
An Investigation into culrural elements via linguistic means in New Headway t...
 
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdfAn evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
An evaluation of the translation of the film Rio based on Newmarks model.pdf
 
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
Teachers and students views on grammar presentation in the course book Englis...
 
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
11th graders attitudes towards their teachers written feedback.pdf
 
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdfPhân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
Phân tích tài chính Công ty Cổ phần VIWACO.pdf
 
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdfNgói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
Ngói Champa ở di tích Triền Tranh (Duy Xuyên Quảng Nam).pdf
 
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÂY NAM ...
 

Recently uploaded

SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxDungxPeach
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxTrnHiYn5
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfhoangtuansinh1
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 

Recently uploaded (20)

SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 

Báo Cáo Nghiên Cứu Khả Thi Dự Án Phòng Chống Bệnh Truyền Nhiễm Khu Vực Tiểu Vùng Sông Mê Kông.pdf

  • 1. BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI DỰ ÁN PHÒNG CHỐNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM KHU VỰC TIỂU VÙNG SÔNG MÊ KÔNG GIAI ĐOẠN 2 Giai đoạn 2006 – 2009, Ngân hàng Phát triển Châu Á đã phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới hỗ trợ Việt Nam triển khai Dự án Phòng chống bệnh truyền nhiễm khu vực tiểu vùng sông Mê Kông, nằm trong Dự án tổng thể bao gồm 3 nước Lào, Căm-pu-chia, Việt Nam với tổng kinh phí là 38,78 triệu USD. Mục tiêu chung của dự án nhằm làm giảm tỷ lệ mắc và tử vong các bệnh truyền nhiễm phổ biến, khống chế không để dịch lớn xảy ra, giảm gánh nặng bệnh tật cho nhân dân trong khu vực tiểu vùng sông Mê Kông, cụ thể: (i) tăng cường năng lực hệ thống giám sát và đáp ứng chống dịch quốc gia; (ii) nâng cao công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm cho các nhóm dân cư có nguy cơ và (iii) tăng cường hợp tác khu vực trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Tại Việt Nam, Dự án Phòng chống bệnh truyền nhiễm khu vực tiểu vùng sông Mê Kông đã triển khai đúng tiến độ, đạt mục tiêu và hiệu quả, cụ thể: (i) tăng cường năng lực hệ thống giám sát và đáp ứng chống dịch quốc gia qua việc hoàn thiện cơ chế, xây dựng Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm và các văn bản hướng dẫn Luật để thực hiện; đầu tư phương tiện (xe máy), trang thiết bị chống dịch, trang thiết bị phòng xét nghiệm, cho 14 tỉnh, thành phố, 60 quận, huyện dự án; đầu tư phương tiện (ô tô), trang thiết bị chống dịch cho 12 trung tâm kiểm dịch y tế quốc tế, 5 đơn vị kiểm dịch thuộc trung tâm y tế dự phòng; nâng cao năng lực giám sát, đáp ứng chống dịch, kỹ năng phòng xét nghiệm, kỹ năng truyền thông cho cán bộ y tế dự phòng tuyến tỉnh, huyện qua các khóa tập huấn ngắn hạn và dài hạn, chuyến thăm quan, học tập kinh ngiệm của các nước trong khu vực và trên thế giới. Triển khai mô hình cảnh báo sớm, đáp ứng nhanh nhằm phát hiện sớm các trường hợp bệnh truyền nhiễm tại cộng đồng, triển khai các biện pháp chống dịch kịp thời. (ii) nâng cao khả năng phòng, chống bệnh truyền nhiễm cho các nhóm dân cư có nguy cơ cụ thể: Hỗ trợ tiêm vắc xin và các hoạt động truyền thông phòng chống bệnh Viêm não Nhật Bản cho đối tượng có nguy cơ tại 5 tỉnh, thành phố trọng điểm;
  • 2. triển khai thực hiện việc lồng ghép chăm sóc trẻ bệnh tại 5 tỉnh, thành phố; triển khai hoạt động phòng chống sốt xuất huyết tại cộng đồng cho 14 xã của 7 tỉnh, thành phố trọng điểm; tổ chức hoạt động phòng chống chủ động bệnh giun truyền qua đất tại 14 tỉnh, thành phố dự án. (iii) tăng cường hợp tác khu vực trong công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm qua việc trao đổi kinh nghiệm, tổ chức hội thảo, diễn đàn khu vực về chuyên môn kỹ thuật phòng chống bệnh truyền nhiễm, bước đầu có những hợp tác cụ thể trong việc khống chế sự lan truyền bệnh tật qua biên giới. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của các bệnh dịch mới đe dọa tới sự phát triển kinh tế trong khu vực đòi hỏi phải có sự phối hợp tốt hơn giữa các nước trong khu vực đặc biệt là những vùng biên giới giữa các nước. Dự án Phòng chống bệnh truyền nhiễm khu vực tiểu vùng sông Mê Kông giai đoạn 2 (CDC2) được xây dựng kế thừa kết quả của CDC1 cũng như đáp ứng được các yêu cầu đặt ra trong những năm tới của chính phủ Việt Nam nói riêng và khu vực nói chung. Dự án sẽ được thực hiện tại 3 nước Căm-pu-chia, Lào và Việt Nam, gồm các tỉnh phân theo 3 nhóm hành lang kinh tế có chung đường biên giới, nhằm hỗ trợ công tác phòng chống bệnh dịch tại từng nước trong khu vực, tiến tới khống chế sự lây lan bệnh truyền nhiễm qua biên giới.
  • 3. PHẦN I. BÁO CÁO TÓM TẮT VỀ DỰ ÁN A. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ DỰ ÁN 1. Tên dự án: Dự án Phòng chống bệnh truyền nhiễm khu vực tiểu vùng sông Mê Kông - giai đoạn 2 2. Tên nhà tài trợ: Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) 3. Cơ quan chủ quản: Bộ Y tế (Việt Nam) a) Địa chỉ liên lạc: 138 A Giảng Võ, quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam b) Số điện thoại/Fax: (84-4) 6.273.2273 4. Đơn vị đề xuất dự án: Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) a) Địa chỉ liên lạc: 135/1 Núi Trúc, quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam b) Số điện thoại/Fax: (84-4) 3.843.0040/(84-4) 3.736.7379 5. Chủ dự án: Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) a) Địa chỉ liên lạc: 135/1 Núi Trúc, quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam b) Số điện thoại/Fax: (84-4) 3.843.0040/(84-4) 3.736.7379 6. Thời gian dự kiến thực hiện dự án: 5 năm 2011-2015 7. Địa điểm thực hiện dự án: Thực hiện tại 20 tỉnh (Hà Nội, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Bình, Đắk Lắk, Đắk Nông, An Giang, Bến Tre, Cần Thơ, Đồng Tháp, Kiên Giang, Tây Ninh, Trà Vinh, Bình Phước, Long An) Các Viện: Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur TP.Hồ Chí Minh, Viện Pasteur Nha Trang, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TP.HCM, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn Cục Y tế dự phòng 8. Tổng vốn dự kiến của dự án: 30 triệu USD Dự án có tính chất hành chính sự nghiệp. Tổng vốn dự kiến của dự án là 30 triệu Đô la Mỹ. Trong đó:
  • 4. − Vốn ODA dự kiến: 27 triệu USD (theo tỷ giá chuyển đổi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm xây dựng Đề cương chi tiết dự án) − Vốn đối ứng dự kiến: 3 triệu USD (trong đó, vốn ngân sách trung ương cấp phát là 1,17 triệu USD, vốn từ nguồn ngân sách địa phương là 1,83 triệu USD). Vốn đối ứng được bố trí trong chi sự nghiệp hàng năm cho các đơn vị thụ hưởng dự án theo phân cấp ngân sách hiện hành. Địa phương có trách nhiệm bố trí vốn đối ứng cho các đơn vị thực hiện dự án tại tỉnh. Bộ Y tế có trách nhiệm bố trí vốn đối ứng cho Ban Quản lý dự án trung ương và các Viện theo tiến độ giải ngân của dự án. 9. Hình thức cung cấp ODA a) ODA không hoàn lại  b) ODA vay ưu đãi  c) ODA vay hỗn hợp  B. MÔ TẢ DỰ ÁN 1. Mục tiêu chung Giảm tỷ lệ mắc, tử vong do bệnh truyền nhiễm đặc biệt các bệnh truyền nhiễm vùng nhiệt đới ít được quan tâm. Hỗ trợ công tác kiểm soát bệnh truyền nhiễm trong nước và phối hợp với các nước trong khu vực phòng chống dịch bệnh. Nâng cao sức khỏe cho người dân khu vực tiểu vùng sông Mê Kông, góp phần thực hiện Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs) 4, 5, 6. 2. Các thành phần của dự án Dự án có 3 thành phần tương ứng với các mục tiêu Dự án cần đạt được, gồm (i) Tăng cường hệ thống phòng chống bệnh truyền nhiễm khu vực (ii) Tăng cường công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm ở khu vực biên giới và hành lanh kinh tế, và (iii) Lồng ghép quản lý dự án. Hoạt động của thành phần (i) sẽ được tập trung thực hiện trên phạm vi 20 tỉnh, thành phố dự án và hỗ trợ kịp thời cho công tác chống dịch khẩn cấp tại tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước.
  • 5. Với thành phần (ii), Dự án xác định 3 khu vực thực hiện dự án, gồm (a) khu vực các tỉnh phía Bắc của Lào và Việt Nam giáp ranh tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, (b) khu vực các tỉnh miền Trung của Lào và phía Đông Bắc Căm-pu-chia, và (c) khu vực các tỉnh miền Nam Việt Nam và Căm-pu-chia cùng với 1 tỉnh của Thái Lan. Hai nước Trung Quốc và Thái Lan đều ủng hộ việc thực hiện thí điểm các hoạt động qua biên giới của Dự án. Tại mỗi khu vực, dự án lựa chọn những vấn đề ưu tiên để tập trung giải quyết, nhằm giảm thiểu tác hại của một số bệnh truyền nhiễm cụ thể (sốt xuất huyết, Tả, bệnh giun truyền qua đất), nâng cao nhận thức của người dân, tiến tới thay đổi hành vi. Các Viện gồm Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh, Viện Pasteur Nha Trang, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TP. Hồ Chí Minh, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn sẽ hỗ trợ hoạt động dự án về mặt kỹ thuật. Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) sẽ hỗ trợ quản lý và lập kế hoạch hoạt động. 2.1. Thành phần 1: Tăng cường hệ thống phòng chống bệnh truyền nhiễm khu vực Tiểu thành phần 1: Tăng cường hợp tác khu vực cho công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm Tiếp theo giai đoạn 1, Dự án sẽ đẩy mạnh hoạt động hợp tác khu vực trong phòng chống bệnh truyền nhiễm, để (i) tăng cường năng lực hợp tác khu vực của Bộ Y tế về phòng chống bệnh truyền nhiễm, tập trung củng cố đầu mối cho hoạt động hợp tác khu vực về phòng chống bệnh truyền nhiễm tại cơ quan Bộ và tham gia Ban chỉ đạo khu vực , (ii) phối hợp thực hiện các chiến lược khu vực và (iii) duy trì công tác quản lý thông tin, gồm: - Hoạt động chia sẻ kiến thức qua mạng điện tử, diễn đàn y tế của khu vực, các diễn đàn kỹ thuật. - Hỗ trợ đầu mối khu vực và cơ chế xác nhận thông tin phòng chống bệnh truyền nhiễm của tiều vùng sông Mê Kông để tổng hợp và phổ biến thông tin phòng chống bệnh truyền nhiễm cho khu vực tiểu vùng sông Mê Kông; và
  • 6. - Phối hợp với các cơ quan, đơn vị phòng chống bệnh truyền nhiễm của khu vực tiểu vùng sông Mê Kông thực hiện điều tra, đánh giá liên quan đến chính sách và triển khai tiêu chuẩn hóa cơ sở. Tiểu thành phần 2: Nâng cao năng lực hệ thống giám sát và đáp ứng Tiếp theo giai đoạn 1, Dự án sẽ tiếp tục hỗ trợ nâng cao năng lực hệ thống giám sát và đáp ứng thông qua việc (i) củng cố hoạt động hợp tác khu vực về giám sát - đáp ứng; (ii) củng cố và mở rộng năng lực giám sát - đáp ứng tuyến tỉnh, huyện; (iii) nâng cấp và cải thiện chất lượng dịch vụ xét nghiệm; (iv) thí điểm hoạt động hợp tác xuyên biên giới, và (v) cải thiện công tác báo cáo và đáp ứng dịch. Trong khuôn khổ cho phép, Dự án sẽ hợp tác và có thể hỗ trợ Chương trình Giám sát bệnh lưu vực sông Mê Kông (MBDS) và các đối tác khác về hoạt động qua biên giới. Tiểu thành phần 3: Tập trung hỗ trợ phòng chống bệnh sốt xuất huyết và các bệnh nhiệt đới ít được quan tâm. Dự án giai đoạn 2 tập trung hỗ trợ phòng chống bệnh sốt xuất huyết và các bệnh nhiệt đới ít được quan tâm thông qua việc (i) thực hiện các đánh giá phối hợp về sự lây truyền và yếu tố chính gây bệnh sốt xuất huyết và các bệnh nhiệt đới ít được quan tâm; và (ii) các biện pháp phòng chống dịch bệnh có hiệu quả, bao gồm hoạt động đào tạo, tập huấn, cung cấp trang thiết bị và vật tư y tế nhằm giảm thiểu tác hại của sốt xuất huyết và một số bệnh truyền nhiễm ít được quan tâm như bệnh Tả và các bệnh lây qua đường tiêu hóa, Bệnh do giun truyền qua đất. 2.2. Thành phần 2: Tăng cường phòng chống bệnh truyền nhiễm ở khu vực biên giới và hành lang kinh tế Tiểu thành phần 1: Cải thiện công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm dựa vào cộng đồng Dự án giai đoạn 2 tập trung Cải thiện công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm dựa vào cộng đồng: (i) củng cố kỹ năng cho nhân viên y tế thôn bản, (ii) tiến hành đánh giá và lập kế hoạch có sự tham gia, (iii) tăng cường truyền thông thay đổi hành vi, (iv) đẩy mạnh phát triển mô hình “Làng văn hóa
  • 7. khỏe” tại các vùng dân cư nghèo, các xã vùng sâu vùng xa thuộc các huyện biên giới của các tỉnh dự án Tiểu thành phần 2: Nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm Dự án giai đoạn 2 tập trung nâng cao năng lực cán bộ làm công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm: hỗ trợ thiết lập hệ thống đào tạo tuyến tỉnh, gồm (i) tại mỗi tỉnh, thành lập một nhóm đào tạo, (ii) cải thiện công tác quản lý nguồn nhân lực, (iii) tăng cường năng lực đào tạo tuyến tỉnh, (iv) nâng cao năng lực thực hiện của cán bộ, và (v) đồng đều hóa năng lực cho các cán bộ dịch tễ học thực địa và cán bộ y tế người dân tộc thiểu số. 2.3. Thành phần 3: Lồng ghép quản lý dự án Trên cơ sở kinh nghiệm thực hiện của giai đoạn 1, Dự án sẽ hỗ trợ việc quản lý lồng ghép dự án, thông qua (i) quản lý dự án có năng lực và hiệu quả, quản lý có trách nhiệm, công tác lập kế hoạch và theo dõi hoạt động dựa trên kết quả đầu ra, (ii) cải thiện công tác mua sắm, quản lý tài chính, hỗ trợ kỹ thuật, và (iii) duy trì công tác quản lý thông tin phòng chống bệnh truyền nhiễm, trong đó lưu ý lồng ghép và duy trì hoạt động dự án ngay trong kế hoạch hoạt động hàng năm của các tỉnh.. C. LỊCH TRÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN 5 năm - từ 2011 đến 2015. Dự án dự kiến hoàn thành vào ngày 31 tháng 12 năm 2015 Dự án sẽ tập trung triển khai đấu thầu mua sắm phương tiện, trang thiết bị trong năm thứ nhất, thứ hai và thứ ba của dự án. Các năm sau triển khai vận hành, phát huy hiệu quả đầu tư,thực hiện mục tiêu của dự án. D. NGUỒN TÀI CHÍNH CHO DỰ ÁN
  • 8. Dự án sử dụng nguồn vốn vay ODA ưu đãi của ngân hàng ADB kết hợp cùng vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam từ nguồn kinh phí từ ngân sách trung ương, ngân sách địa phương. Ngân sách dự án 30 triệu USD$ bao gồm 27 triệu USD$ vốn vay từ quỹ phát triển châu Á (ADF) của ADB. Vốn vay ưu đãi thời hạn 32 năm với thời gian ân hạn 8 năm lãi suất 1% trong thời gian ân hạn và 1.5% cho những năm tiếp theo. Vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam là 3 triệu USD bao gồm 1,17 triệu USD là vốn Trung ương và 1,83 triệu USD vốn địa phương. Dự án vốn vay tuân theo các điều khoản trong tài liệu “Sổ tay Hướng dẫn Thực hiện Dự án vốn vay” năm 2010 của ADB (tài liệu liên tục được bổ sung sửa đổi) và những điều kiện cụ thể do Bộ Y tế Việt Nam và ADB đồng thuận. Nguồn tài chính dự án Đơn vị : nghìn USD Nguồn Ngân sách Tỷ lệ Vốn vay ưu đãi từ quỹ phát triển châu Á dành cho quốc gia dựa trên kết quả thực hiện 9.000 30% Vốn vay ưu đãi từ quỹ phát triển châu Á dành cho tiểu vùng sông Mê kông 18.000 60% Vốn đối ứng của chính phủ Việt Nam 3.000 10% Tổng ngân sách 30.000 100%
  • 9. PHẦN II. BỐI CẢNH VÀ CĂN CỨ CỦA DỰ ÁN 1. SỰ CẦN THIẾT VÀ TÍNH CẤP THIẾT CỦA DỰ ÁN Trong những năm gần đây, dưới ảnh hưởng của quá trình toàn cầu hoá, việc hợp tác kinh tế, giao lưu văn hóa, du lịch giữa các nước trên thế giới và trong khu vực được tăng cường, đặc biệt ở các nước có chung đường biên giới, làm nảy sinh nhiều vấn đề cần có sự quan tâm chung. Việc hội nhập kinh tế khu vực mang lại nhiều lợi ích, như đẩy mạnh các hoạt động kinh tế, cơ hội việc làm, cũng như việc sử dụng chung các cơ sở y tế, tuy nhiên việc người dân qua lại khu vực đường biên là một trong những nguyên nhân làm gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh truyền nhiễm gây dịch. Những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây dịch mới xuất hiện và tái xuất hiện trở lại như Hội chứng Suy hô hấp cấp (SARS), cúm gia cầm ở người A(H5N1), đại dịch cúm A(H1N1), sốt xuất huyết và các bệnh truyền nhiễm gây dịch lây truyền từ động vật đang dần trở thành mối quan tâm ưu tiên cho sức khoẻ cộng đồng. Tỷ lệ mắc, tử vong cao, tập trung trong thời gian ngắn, nguy cơ bùng phát thành dịch lớn, đại dịch ảnh hưởng đến khu vực và toàn Thế giới . Tác động về kinh tế của chúng được thấy rõ qua tình trạng đình trệ trong thương mại và du lịch, gây mất ổn định về xã hội trong khu vực hoặc toàn cầu. Những yếu tố này giải thích tại sao bệnh cúm A(H5N1) và A(H1N1), HIV/AIDS và SARS nằm trong nhóm các vấn đề ưu tiên nhất đối với hệ thống y tế toàn cầu và các cơ quan y tế quốc tế. Bên cạnh đó, Sốt xuất huyết là bệnh do véc tơ truyền phổ biến nhất ở khu vực tiểu vùng sông Mê Kông. Trong giai đoạn từ 2000 - 2007 trên toàn cầu, số mắc sốt Dengue/sốt xuất huyết Dengue đã tăng 4 lần so với giai đoạn 1980 - 1989. 500.000 trường hợp SXHD phải nhập viện mỗi năm trong đó 90% trường hợp dưới 15 tuổi. Tỷ lệ chết trung bình khoảng 5%. Tại Việt Nam, trong giai đoạn 1999 – 2007, số mắc trung bình hàng năm là 54.911 trường hợp/năm, tử vong trung bình hàng năm là 69 trường hợp/năm. Tỷ lệ mắc/100.000 dân giai đoạn 1999 – 2007 là 65,3/100.000 dân, tỷ lệ tử vong/mắc là 0,13%. Năm 2007 là năm có số mắc, tử vong cao nhất trong giai đoạn 1999 – 2007 với 104.465 trường hợp mắc, 88 trường hợp tử vong. Cũng như xu hướng diễn biến bệnh sốt xuất huyết trên Thế giới, tại
  • 10. Việt Nam, bệnh sốt xuất huyết diễn biến rất phức tạp, có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây, nguy cơ bùng phát thành dịch là rất lớn. Trong giai đoạn trước, đỉnh dịch sốt xuất huyết thường xuất hiện sớm vào các tháng 5 – 6 trong năm với số lượng ca mắc trong những tháng cao điểm dưới 10.000 trường hợp. Trong những năm gần đây, dịch thường xuất hiện muộn vào thời điểm từ tháng 9 – 10 và thường kéo dài sang đầu năm sau, số ca mắc trong những tháng đỉnh dịch lên tới trên 10.000 trường hợp. Trước đây, bệnh thường tập trung ở khu vực đô thị, tuy nhiên với tốc độ đô thị hóa cao, bệnh có xu hướng lan rộngvùng cận đô thị và nông thôn. Muỗi gây bệnh có thể di chuyển từ nơi này sang nơi khác bằng cách bám đậu trên các phương tiện giao thông như máy bay, ô tô, tầu hỏa,... phương thức lây truyền bệnh như vậy làm cho những nỗ lực kiểm soát véc tơ gây bệnh của các quốc gia giảm hiệu quả. Một số bệnh truyền nhiễm gây dịch do véc tơ truyền như Viêm não Nhật Bản, trong những năm gần đây cũng đang trở thành mối đe doạ tại nhiều địa phương của 3 nước Căm-pu-chia, Lào và Việt Nam. Các bệnh do ký sinh trùng (giun chỉ bạch huyết, sán, bệnh giun sán, sán lá và sán dây do thức ăn) thuộc nhóm bệnh giun sán cũng gây nên nguy cơ dịch bệnh truyền qua biên giới. Vấn đề này ít được quan tâm đầy đủ vì nhiều bệnh trong nhóm này không được đưa vào danh mục dịch bệnh cần báo cáo, hơn nữa lại thường là dịch bệnh địa phương tại một số khu vực nhất định. Tuy nhiên những khu vực này lại thường nằm trong vùng biên giới của 3 nước. Các bệnh do ký sinh trùng thường là bệnh địa phương ở hầu hết các vùng biên giới của các nước trong khu vực tiểu vùng sông Mê Kông, liên quan đến tình trạng nghèo đói và điều kiện vệ sinh môi trường không đảm bảo. Giun móc còn gây ra bệnh thiếu máu, có thể đe doạ tính mạng của hàng nghìn phụ nữ sống tại các vùng biên giới, trong khi đó hàng nghìn trẻ em ở các khu vực này lại bị ảnh hưởng do các bệnh ký sinh đường ruột làm gia tăng tình trạng suy dinh dưỡng, giảm sút năng lực học tập. Cùng với sự hội nhập kinh tế trong khu vực tiểu vùng sông Mê Kông dẫn đến tình trạng di dân ngày càng gia tăng, gây nên nguy cơ lây nhiễm các bệnh ký sinh cho nhóm dân cư mới thông qua tiếp xúc giữa người dân. Việc điều trị có hiệu quả các bệnh này nhằm giúp tăng cường nhân lực và năng suất lao động.
  • 11. Các nước khu vực tiểu vùng sông Mê Kông phối hợp với ADB và các đối tác khác, đã đạt được tiến bộ đáng kể trong việc kiểm soát nhiều bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, trong khi Chính phủ các nước bắt tay vào loại trừ các bệnh giun sán thông qua các chương trình loại trừ tác nhân truyền bệnh, công tác quản lý thuốc và vệ sinh môi trường từ một phía biên giới, thì phía bên kia lại không có những biện pháp phối hợp, do đó các bệnh ký sinh và véc tơ truyền bệnh nhanh chóng phát triển trở lại và gây lây nhiễm cho người dân. Dự án Phòng chống bệnh truyền nhiễm khu vực tiểu vùng sông Mê Kông (CDC) sẽ được thực hiện tại 3 nước Căm-pu-chia, Lào và Việt Nam, gồm các tỉnh phân theo 3 nhóm có chung đường biên giới, nhằm hỗ trợ công tác phòng chống lây lan bệnh truyền nhiễm qua biên giới. Dự án sẽ tập trung vào hoạt động hợp tác qua biên giới trong phòng chống bệnh truyền nhiễm, đồng thời lưu ý đến các vấn đề trong công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm liên quan đến giao thông và sự di biến động của người dân qua lại biên giới cũng như những tác động của hoạt động này đối với dân cư vùng biên giới đang gia tăng nhanh chóng do sự phát triển của các hành lang kinh tế khu vực tiểu vùng sông Mê Kông và mạng lưới đường giao thông. 2. MỤC TIÊU CỤ THỂ CỦA DỰ ÁN 2.1. Tăng cường hợp tác khu vực tiểu vùng sông Mê Kông trong phòng chống bệnh truyền nhiễm. 2.2. Tăng cường năng lực giám sát, đáp ứng chống dịch quốc gia. Đẩy mạnh thực hiện Điều lệ Y tế Quốc tế (IHR) và Chiến lược phòng chống bệnh mới nổi khu vực Châu Á Thái Bình Dương (APSED). 2.3. Nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm, đặc biệt tuyến huyện, xã. 2.4. Cải thiện khả năng lồng ghép trong lập kế hoạch phòng chống bệnh truyền nhiễm. 2.5. Hỗ trợ kiểm soát các bệnh truyền nhiễm mới nổi và các bệnh nhiệt đới ít được quan tâm.
  • 12. 2.6. Nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh truyền nhiễm cho người dân khu vực ít được tiếp cận với các dịch vụ y tế nhưng chịu gánh nặng bệnh tật và có nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm lớn. 3. CÁC CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ 3.1. Tỷ lệ mắc bệnh sốt xuất huyết/100.000 dân trung bình giai đoạn 2010 – 2014 giảm 15% so với giai đoạn 2005 – 2009 tại các tỉnh triển khai dự án; 3.2. Ít nhất 80% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và 90% trẻ trước tuổi đến trường Trên địa bàn triển khai dự án được tẩy giun; 3.3. Tỷ lệ người dân trong tỉnh triển khai dự án áp dụng đúng việc dự phòng và chăm sóc các bệnh truyền nhiễm tăng 20% so với điều tra ban đầu; 3.4. Tỷ lệ các vụ dịch bệnh truyền nhiễm trong các tỉnh triển khai dự án được báo cáo và can thiệp trong vòng 24 giờ tăng 30%; 3.5. Tỉnh dự án đáp ứng yêu cầu của IHR/APSED tăng từ 30% lên 60%; 3.6. Ít nhất 70% cán bộ làm công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm tại các huyện triển khai dự án (bao gồm ít nhất 60% nhân viên nữ) đạt yêu cầu công việc. 4. KẾT QUẢ ĐẨU RA CỦA DỰ ÁN 4.1. Giảm tỷ lệ mắc, chết do bệnh truyền nhiễm. 4.2. Giám sát phát hiện sớm, đáp ứng kịp thời, có hiệu quả với các dịch bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm mới nổi và quay trở lại. 4.3. Hợp tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm đạt hiệu quả giữa các quốc gia trong khu vực và giữa các khu vực biên giới. 5. TIÊU CHÍ LỰA CHỌN TỈNH DỰ ÁN 5.1. ¦u tiªn lùa chän c¸c tØnh cã sè m¾c, chÕt vµ cã nguy c¬ m¾c cao c¸c bÖnh truyÒn nhiÔm g©y dÞch lu hµnh t¹i ®Þa ph¬ng. 5.2. §¹i diÖn cho c¸c vïng, miÒn trong c¶ níc (theo khu vùc, theo vïng ®Þa lý) 5.3. Cha cã hoÆc Ýt ®Çu t hç trî tõ c¸c dù ¸n trong níc vµ quèc tÕ
  • 13. 5.4. Cã lu lîng hµnh kh¸ch, hµng hãa, ph¬ng tiÖn qua l¹i cöa khÈu sè lîng lín 5.5. Cã nhiÒu x· nghÌo. 5.6. C¸c ho¹t ®éng dù ¸n kh«ng bÞ trïng lÆp víi c¸c dù ¸n kh¸c 5.7. C¸c tØnh, thµnh phè ®· tham dù trong giai ®o¹n 1 5.8. Cam kÕt cña chÝnh quyÒn ®Þa ph¬ng thùc hiÖn dù ¸n vµ ®Çu t cho c«ng t¸c y tÕ dù phßng. (Phô lôc 6: Tiªu chÝ lùa chän tØnh Dù ¸n) 6. SỰ PHÙ HỢP VÀ CÁC ĐÓNG GÓP VÀO CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA, QUY HOẠCH TỔNG THỂ KINH TẾ - Xà HỘI CỦA VÙNG HOẶC ĐỊA PHƯƠNG, QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH Đẩy mạnh kinh tế khu vực tiểu vùng sông Mê Kông đang là ưu tiên hàng đầu của ADB và các nhà tài trợ quan tâm trong những năm qua. Bên cạnh đó việc triển khai dự án sẽ góp phần đạt được các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs) 4, 5 và 6 thông qua việc giảm bớt sự lây lan các dịch bệnh truyền nhiễm đồng thời thực hiện các chiến lược và định hướng gần đây của Đảng và Nhà nước Việt Nam nói chung và ngành Y tế nói riêng. Định hướng lớn về Y tế dự phòng đã được xác định rõ trong nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23/2/2005 của Bộ Chính trị về “Công tác bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới”. Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm (2007) và Luật Phòng chống bệnh HIV/AIDS (2005) đang từng bước đi vào cuộc sống. Năm 2008, Quốc hội đã ra Nghị quyết số 18/2008/QH12 nêu rõ “Tăng tỷ lệ chi ngân sách hằng năm cho sự nghiệp y tế, bảo đảm tốc độ tăng chi cho y tế cao hơn tốc độ tăng chi bình quân chung của Ngân sách Nhà nước. Dành ít nhất 30% ngân sách y tế cho y tế dự phòng”. Tiếp theo, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Đề án hỗ trợ phát triển Trung tâm Y tế dự phòng tuyến huyện”. Cụ thể: + Quyết định số 255/2006/QĐ-TTg ngày 9 tháng 11 năm 2006 về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia Y tế dự phòng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng 2020 với mục tiêu giảm các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng; phát hiện sớm, khống chế kịp thời các dịch bệnh, không để dịch lớn xảy ra; giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh tật; góp phần phát triển thể chất, tinh thần, nâng cao tuổi thọ, chất lượng cuộc sống và cải thiện chất lượng giống nòi. Một trong những giải
  • 14. pháp được đề cập tới là đẩy mạnh các hoạt động giám sát để phát hiện dịch mới phát sinh, tổ chức dập dịch kịp thời, ứng dụng công nghệ thông tin để củng cố hệ thống báo cáo, giám sát. + Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg ngày 30 tháng 6 năm 2006 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống Y tế Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 trong đó nêu rõ đầu tư phát triển mạng lưới y tế dự phòng đủ khả năng dự báo, giám sát, phát hiện và khống chế dịch bệnh, nhằm giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh, tật gây ra. Các chương trình y tế quốc gia được thực hiện có kết quả trên quy mô rộng. Trong giai đoạn 2001-2005 đã có 10 chương trình y tế mục tiêu quốc gia nằm trong Chương trình phòng chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/ADIS (Theo quy định số 71/TTg của Chính phủ) được triển khai và vẫn được tiếp tục cho tới nay. Đó là chương trình: Phòng chống sốt rét, phòng chống lao, phòng chống bệnh phong, phòng chống suy dinh dưỡng (SDD) trẻ em, phòng chống các dối loạn do thiếu iốt, tiêm chủng mở rộng, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống HIV/AIDS, phòng chống sốt xuất huyết, bảo vệ an toàn sức khỏe tâm thần cộng đồng. Độ bao phủ của Chương trình phòng chống suy dinh dưỡng là 100% số xã phường của cả nước đã giảm đáng kể tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng. Độ bao phủ của chương trình phòng chống sốt rét là 90-91% số xã phường, Chương trình phòng chống lao 100% xã phường, Chương trình phòng chống bệnh phong 99,6% số xã phường, Chương trình phòng chống sốt xuất huyết 91%. Độ bao phủ muối iốt của Chương trình phòng chống bướu cổ đạt 93,2%. Chương trình vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) bao phủ 100% số tỉnh, 86% số huyện, 55% số xã trong cả nước (2006). Chăm sóc sức khỏe tâm thần tại cộng đồng bao phủ 64 tỉnh, thành phố, nhưng chí có 99,4% số xã phường của cả nước được bao phủ. Tỷ lệ tiêm chủng các loại vắc xin của Chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) đạt tỷ lệ rất cao, trên 95% chung cho cả nước, cao hơn cho khu vực miền Bắc và miền Nam (gần 100%), thấp hơn ở khu miền Trung và Tây Nguyên. Năm 2008, tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi của cả nước được tiêm chủng đầy đủ của Chương trình TCMR là 93,9%, trong đó có tiêm vắc xin BCG 95,7%, uống vắc xin
  • 15. bại liệt 95,6%, tiêm văc xin ho gà - bạch hầu - uốn ván 95,5%, tiêm vắc xin sởi 95,6%. Độ bao phủ của Chương trình TCMR giữa các vùng không có sự khác biệt đáng kể: Vùng Bắc Trung bộ 94,8%, vùng Duyên hải Nam Trung bộ 95%, vùng Tây Nguyên 95,6% vùng Đồng bằng sông Cửu Long 94,4%, vùng Đông Nam bộ 91,1%. Hiệu quả của các chương trình y tế mục tiêu quốc gia những năm qua là đã giảm tỷ lệ mắc và chết của các bệnh có vắc xin phòng ngừa và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, phát hiện sớm được nhiều trường hợp mắc bệnh trong công đồng được kịp thời điều trị và quản lý. Trong những năm tới, việc tiếp tục triển khai các chương trình y tế mục tiêu quốc gia mới là hết sức cần thiết, đặc biệt là phòng chống các bệnh không lây nhiễm và chấn thương, tai nạn. Việc củng cố y tế cơ sở được thể chế hóa thành chuẩn quốc gia về y tế xã. Việc tiếp cận của người dân, đặc biệt là dân nghèo, đối với các dịch vụ y tế dễ dàng và thuận tiện hơn. Các hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu ở tuyến cơ sở ngày càng thu hút đông đảo cán bộ y tế không chỉ trong khối YTDP mà cả khối điều trị. Sự phối hợp liên ngành trong phòng chống dịch bệnh, thực hiện các chương trình y tế mục tiêu đã có những tiến bộ. Công bằng và hiệu quả là tư tưởng xuyên suốt trong việc cung cấp các dịch vụ y tế, đặc biết là các dịch vụ y tế dự phòng. Mục tiêu “Sức khoẻ cho con người” trong chăm sóc sức khỏe ban đầu đang được chuyển thành “Mọi người vì sức khỏe”. Công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe được đẩy mạnh ở tất cả các địa phương và các tuyến thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng (Phát thanh, truyền hình, báo chí), các câu lạc bộ sức khỏe, các phương pháp truyền thông trực tiếp, các chương trình y tế, dịch vụ tư vấn sức khỏe, trang web của tổ chức tư nhân, Nhà nước,... Hệ thống truyền thông - giáo dục sức khỏe của ngành y tế cũng đã được thành lập và đi vào hoạt động có hiệu quả (Kênh VTV2, các Trung tâm truyền thông - giáo dục sức khỏe của Bộ Y tế và các tỉnh/thành phố). Nhờ vậy, các thông tin về bảo vệ chăm sóc sức khỏe đến với người dân được dễ dàng, nhanh chóng, chính xác góp phần làm thay đổi theo hướng tích cực các nhận thức, thái độ và hành vi của mọi người về giữ gìn sức khỏe và phòng chống bệnh tật.
  • 16. Công tác kiểm dịch y tế biên giới được triển khai hầu hết các cửa khẩu biên giới, sân bay quốc tế, cảng biển. Công tác kiểm dich y tế khách xuất nhập cảnh được tăng cường góp phần ngăn chặn các bệnh dịch nguy hiểm lây lan từ ngoài vào, đảm bảo an ninh sức khoẻ quốc gia. Năm 2009, kiểm dịch biên giới đã kiểm soát được 100% du khách xuất nhập cảnh (4,25 triệu người), kiểm tra 6.210 lượt tàu thuỷ, 7.215 lượt tàu bay, 209.104 lượt ôtô, 2.450 lượt tàu hoả nhập cảnh (tăng 10% so với năm 2008) Theo đánh giá của Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế, năm 2009 công tác y tế dự phòng, phòng chống dịch bệnh đạt được 48/50 chỉ tiêu đề ra. Hai chỉ tiêu chưa đạt là xây dựng bản pháp quy và hạn chế tỷ lệ mắc sốt xuất huyết. Các nhà tài trợ thuộc nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế (WHO, WB, ADB, NGOs…) tiếp tục đầu tư nhiều vào lĩnh vực y tế dự phòng…. Phòng chống đại dịch cúm A(H1N1), cúm gia cầm A(H5N1), cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường, đào tạo cán bộ, chuyên gia Y tế dự phòng, Y tế công cộng… Trong thập niên đầu của thế kỷ 21, nhiều diễn biến phức tạp của thời tiết, khí hậu đã xảy ra. Y tế dự phòng đã kịp thời ứng phó với những ảnh hưởng của bão, lũ quét, lụt lội, hạn hán… nhằm bảo vệ sức khoẻ người dân, hạn chế ô nhiễm môi trường sống. Nhờ vậy, ốm đau, tai nạn được khống chế, dịch bệnh không xảy ra, cuộc sống người dân sớm được ổn định sau mỗi lần thiên tai, thảm hoạ. Về y tế công cộng và y tế dự phòng, Việt Nam đã xây dựng được một mạng lưới quốc gia về y tế công cộng và y tế dự phòng khá mạnh, từ trung ương tới thôn, bản và có sự tham gia phối hợp của nhiều Bộ, Ngành. Điều này góp phần đáng kể vào những thành tựu của công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm, bảo vệ sức khỏe nhân dân. Qua nhiều năm, nước ta xây dựng được một mạng lưới quốc gia về y tế dự phòng, chăm sóc sức khỏe ban đầu từ trung ương đến địa phương, có khả năng thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ thường xuyên và đột xuất đặt ra từ thực tế đất nước trong lĩnh vực y tế dự phòng. Mạng lưới y tế dự phòng ở tuyến trung ương và tuyến tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hiện có 11 viện nghiên cứu đầu ngành, 63 Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố, 23 Trung tâm phòng chống bệnh xã hội, 28 Trung tâm phòng chống sốt rét, 11 Trung tâm kiểm dịch y tế quốc tế. Ở tuyến cơ
  • 17. sở, mạng lưới Y tế dự phòng có 679 Trung tâm Y tế tuyến huyện, quận, hơn 11.000 Trạm Y tế xã, phường. Hơn 100.000 cộng tác viên và nhân viên y tế thôn bản hoạt động y tế dự phòng tại cộng đồng. Mạng lưới y tế dự phòng còn có sự tham gia phối hợp của các đơn vị Y tế dự phòng quân y và các lực lượng vũ trang đóng rải rác trên tất cả các địa bàn trong cả nước. Với một đội ngũ cán bộ y tế dự phòng đông đảo và sự tham gia tích cực của cộng đồng, mạng lưới Y tế dự phòng ngày càng phát huy vai trò to lớn của mình trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới. Nói tóm lại, những nỗ lực của ngành y tế, đặc biệt là y tế dự phòng trong nhiều năm qua đã góp phần đáng kể làm giảm gánh nặng bệnh tật, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề khiến cho tình hình các bệnh truyền nhiễm gây dich diễn biến phức tạp, khó lường. Các yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe có liên quan đến môi trường, nước sạch, nghề nghiệp, vệ sinh an toàn thực phẩm và lối sống thay đổi vẫn còn phổ biến trong xã hội. Nhiều bệnh truyền nhiễm gây dịch có nguy cơ bùng phát trở lại như lao, sốt xuất huyết, sốt rét, tả, lỵ, thương hàn, viêm não vi rút… Xuất hiện những bệnh dịch mới khó xác định, khó điều trị, có nguy cơ bùng phát thành đại dịch nguy hiểm như SARS, cúm A(H1N1), HIV/AIDS. Các bệnh Tả, cúm A(H5N1) luôn tiềm ẩn và có thể bùng phát thành dịch bất cứ lúc nào. Các bệnh lây từ nước ngoài như bò điên, ebola, sốt vàng có nguy cơ xâm nhập vào Việt Nam và gây dịch. Còn nhiều hạn chế trong việc vệ sinh cung cấp nước sạch đảm bảo đủ số lượng và về chất lượng, đặc biệt là việc xử lý vệ sinh phân, nước thải, rác thải ở các vùng nông thôn, miền núi, hải đảo. Hậu quả là tỷ lệ mắc giun sán còn ở mức rất cao, tiêu chảy và suy dinh dưỡng trẻ em còn rất phổ biến. Ô nhiễm môi trường không khí, nước ngày một gia tăng do giao thông vận tải, công nghiệp và do đô thị hoá. Rác thải sinh hoạt, rác thải độc hại (trong đó có cả rác thải y tế) chưa được xử lý tốt. Tác hại của ô nhiễm không khí với sức khoẻ người dân chưa được giám sát, đánh giá thường xuyên nhằm cấp bằng chứng để hành động giảm các nguy cơ đang đe doạ sức khoẻ người dân.
  • 18. Bão lụt, lũ quét, triều cường, hạn hán, lở đất, cháy rừng… là thiên tai thảm họa vừa thường xuyên xảy ra vừa bất ngờ làm đảo lộn sinh hoạt của người dân, gây thương tích và tạo cơ hội để dịch bệnh phát sinh. Những tác động của biến đổi khí hậu đối với sức khoẻ nhân dân ngày càng rõ ràng sâu sắc đặc biệt vùng biển, hải đảo. Hiểu biết của số đông cán bộ và nhân dân về bảo vệ và nâng cao sức khỏe, phòng bệnh, phòng dịch, xây dựng lối sống lành mạnh còn chưa ở mức cao, chưa chuyển thành hành động thực tế. Các chiến dịch truyền thông theo từng chuyên đề sức khỏe chưa thực sự tác động sâu rộng tới đối tượng đích. Khả năng tiếp cận thông tin truyền thông giáo dục sức khỏe của người dân còn hạn chế, phương thức truyền thông – giáo dục sức khỏe ở một số địa phương còn chưa phù hợp và linh hoạt. Công tác xây dựng chính sách, pháp luật và chỉ đạo thực thi chính sách chưa đạt hiệu quả mong muốn. Một số chính sách, pháp luật liên quan đến Y tế dự phòng cần được cụ thể hoá và bổ sung hoàn thiện đề đảm bảo thực thi có hiệu quả, như các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm; xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành các chính sách pháp luật liên quan đến công tác bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm, về sức khoẻ môi trường, phòng chống tác hại của thuốc lá,… Cơ chế giám sát, hỗ trợ thực thi các chính sách đã ban hành và các chương trình mục tiêu tại cộng đồng. Chính sách và biện pháp củng cố tổ chức Y tế dự phòng các cấp nâng cao năng lực và đổi mới chế độ đãi ngộ cán bộ làm việc trong lĩnh vực Y tế dự phòng. Lãnh đạo ở nhiều địa phương chưa thực sự quan tâm vận dụng các chính sách đã ban hành vào thực tế, không đưa ra các giải pháp cụ thể thực hiện, cung cấp không đủ kinh phí cho sự phát triển Y tế dự phòng địa phương. Năng lực các Trung tâm Y tế dự phòng tuyến tỉnh, thành phố còn hạn chế về nguồn lực, nhân lực, lập kế hoạch, phương tiện kỹ thuật hỗ trợ giám sát tuyến dưới về chuyên môn, kỹ thuật. Nhân viên y tế các trạm y tế xã và nhân viên y tế thôn chưa phát huy đầy đủ công tác Y tế dự phòng ở tuyến cộng đồng. Công tác hỗ trợ, giám sát trong quá trình triển khai chưa được như mong muốn. Chất lượng thông tin, báo cáo các số liệu chưa đầy đủ, chính xác.
  • 19. Hệ thống tổ chức y tế dự phòng và cơ chế phối hợp liên ngành, liên Vụ, Cục chưa phát huy hết tiềm năng. Năng lực các Trung tâm Y tế dự phòng tuyến tỉnh thành phố còn hạn chế về nguồn lực, nhân lực, hệ thống thông tin, lập kế hoạch, trang thiết bị và phương tiện kỹ thuật, hỗ trợ giám sát tuyến dưới, về chuyên môn, kỹ thuật, hỗ trợ giám sát tuyến dưới về chuyên môn, kỹ thuật. Y tế dự phòng tuyến huyện, xã, thôn chưa được kiện toàn ngang tầm nhiệm vụ. Mối quan hệ giữa hệ thống Y tế dự phòng với các ban ngành, tổ chức xã hội ở địa phương chưa chặt chẽ và có nền nếp. Chính sách đãi ngộ đối với người làm công tác Y tế dự phòng chưa thỏa đáng đã làm nản lòng một bộ phận không nhỏ cán bộ y tế lâu năm làm Y tế dự phòng và không thu hút được đông đảo sinh viên, cán bộ y tế trẻ đi chuyên sâu về ngành này. Cơ sở hạ tầng của hệ thống Y tế dự phòng đã từng bước được nâng cấp, trang thiết bị được đổi mới nhưng còn chưa đạt yêu cầu. Tuyến tỉnh có 80% Trung tâm Y tế dự phòng cần được nâng cấp, sửa chữa và xây mới. Tuyến huyện hầu hết chưa có cơ sở làm việc độc lập và hầu như chưa có trang thiết bị. Phần ngân sách đầu tư cho Y tế dự phòng trung bình mới đạt 17% tổng ngân sách toàn ngành y tế trong khi Nghị quyết số 18/2008/QH12 của Quốc hội quy định tỷ lệ này ít nhất phải là 30%. Mối quan hệ giữa hệ thống Y tế dự phòng với các ban ngành, tổ chức xã hội ở địa phương chưa chặt chẽ và đi vào nề nếp, ảnh hưởng tới chất lượng hiệu quả chăm sóc sức khỏe ban đầu, nâng cao sức khỏe nhân dân. Trước những hạn chế, yếu kém nêu trên, cần xác định các vấn đề ưu tiên phải giải quyết trong thời gian tới bao gồm: - Nâng cao hiểu biết và hành vi của nhân dân về bảo vệ và nâng cao sức khỏe: Nếu không thay đổi được nhận thức và hành vi về phòng bệnh, bảo vệ và nâng cao sức khỏe của các tầng lớp nhân dân, thì không thể đạt được các mục tiêu của Y tế dự phòng. Vì vậy, tất cả các hoạt động trong lĩnh vực Y tế dự phòng đều phải hướng vào việc nâng cao nhận thức và hành vi của nhân dân về bảo vệ và nâng cao sức khỏe. - Kiểm soát các yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe liên quan đến môi trường, lối sống chưa được kiểm soát: Do quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
  • 20. hóa và hội nhập quốc tế, nhiều yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe nhân dân, như ô nhiễm môi trường, thiếu an toàn vệ sinh thực phẩm, tai nạn lao động, tai nạn giao thông, sự lây lan dịch bệnh do mở rộng giao lưu quốc tế, biến đổi khí hậu, thay đổi lối sống (hút thuốc lá, uống rượu - bia, chế độ ăn, tình dục an toàn, thói quen tập thể dục) đang xuất hiện và gia tăng. Các vấn đề này cần được giải quyết thông qua các can thiệp ở cấp độ cộng đồng. Việc ngăn ngừa và giảm thiểu tác động của những yếu tố nguy cơ đó cần được coi là một ưu tiên hàng đầu của y tế công cộng trong dài hạn, cũng như trong những năm trước mắt. Các can thiệp thay đổi hành vi và tạo điều kiện cho người dân lựa chọn phù hợp để nâng cao sức khỏe, phòng bệnh rất cần thiết. - Tăng cường công tác xây dựng chính sách, pháp luật và chỉ đạo thực thi chính sách, pháp luật đạt hiệu quả: Đổi mới quản lý - điều hành, trước hết là hoàn thiện các chính sách, pháp luật và các biện pháp thực thi chính sách, là điều kiện quyết định để phát huy các nguồn lực của xã hội, bảo đảm thực hiện có hiệu quả những yêu cầu và nhiệm vụ phức tạp của Y tế dự phòng trong bối cảnh gia tăng các yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe. - Phát huy tiềm năng của hệ thống Y tế dự phòng, phối hợp liên ngành trong công tác phòng bệnh, nâng cao sức khỏe: Thực trạng về tổ chức, nhân lực và cơ chế hoạt động của hệ thống Y tế dự phòng chưa tương xứng với yêu cầu của các nhiệm vụ rất đa dạng và phức tạp của công tác Y tế dự phòng trong tình hình mới. Vì vậy, cần phải coi đây là một vấn đề ưu tiên, là điều kiện tiên quyết để phát triển Y tế dự phòng trong những năm tới. Dự án Phòng chống bệnh truyền nhiễm khu vực tiểu vùng sông Mê Kông giai đoạn 1 (CDC1) do ADB và WHO tài trợ đã được triển khai từ năm 2006 – tháng 6/2010 với tổng kinh phí là 20 triệu USD, tại 15 tỉnh, thành phố (dân số 26.857.000 người), tuy nhiên dự án chỉ triển khai tại 4 huyện của mỗi tỉnh, thành phố (60 huyện), bao gồm 1.056 xã (dân số 6.890.000 người). Qua 4 năm thực hiện, dự án đã đạt được một số kết quả sau: - Hỗ trợ kinh phí xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật: Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm (Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 2 thông qua ngàt 21 tháng 11 năm 2007); các
  • 21. Nghị định và các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ hướng dẫn thực hiện Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm. - Tổ chức 1.233 lớp tập huấn cho 30.514 lượt cán bộ y tế từ tuyến Trung ương (1.575 lượt người); tuyến tỉnh, huyện (5.759 lượt người); tuyến xã, y tế thôn bản và cộng tác viên y tế (23.919 lượt người). - Cung cấp trang thiết bị gồm 24 danh mục máy móc thiết bị hỗ trợ công tác chẩn đoán, xác minh bệnh dịch và vật tư đáp ứng xử lý ổ dịch với tổng kinh phí là 5.510.000 USD. - Xây dựng và triển khai các mô hình phòng chống bệnh truyền nhiễm, các mô hình này đã được các viện Vệ sinh dịch tễ, Pasteur tổng kết, đánh giá, kiến nghị các giải pháp thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia cũng như trong xây dựng chính sách, kế hoạch phòng chống bệnh truyền nhiễm. Cụ thể: 1. Mô hình Phòng chống sốt xuất huyết dựa vào cộng đồng: triển khai ở 28 xã thuộc 14 huyện của 07 tỉnh dự án khu vực phía Nam đã mang lại hiệu quả rõ rệt: Năm 2006, số mắc sốt xuất huyết tại 28 xã được ghi nhận 22.002 trường hợp, tới năm 2008 số mắc chỉ còn 13.635 trường hợp, giảm 38,1%. Các xã triển khai dự án có số mắc sốt xuất huyết giảm mạnh thuộc các tỉnh như Đồng Tháp giảm 74,3%; An Giang giảm 76,1%; Kiên Giang giảm 37% 2. Mô hình Phòng chống chủ động viêm não Nhật Bản: Triển khai tại 04 tỉnh của miền Bắc với một số nội dung chính: Tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế cấp huyện, xã về giám sát, chẩn đoán bệnh Viêm não Nhật Bản; Tổ chức xây dựng mạng lưới và hệ thống chỉ đạo tại các tuyến; Tổ chức các đợt truyền thông phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản; Tổ chức các chiến dịch vệ sinh môi trường phòng chống véc tơ truyền bệnh; Tổ chức chiến dịch tiêm phòng vắc xin VNNB cho các đối tượng ngoài diện tiêm chủng mở rộng; Tổ chức giám sát bệnh viêm não Nhật Bản. Đánh giá của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho thấy sự nhận thức của người dân tại khu vực triển khai dự án được cải thiện rõ rệt, 91,9% người dân có hiểu biết về bệnh viêm não Nhật Bản; 89,6% người dân biết cách lây truyền của
  • 22. bệnh viêm não Nhật Bản; 85,1% người dân nhận biết được dấu hiện ban đầu của bệnh viêm não Nhật Bản. 3. Mô hình phòng chống bệnh giun truyền qua đất: Được triển khai nhằm chuẩn bị cơ sở lý thuyết để tiến hành phòng chống các bệnh giun truyền qua đất phù hợp với trẻ em lứa tuổi 24-60 tháng; Tập huấn chuyên môn kỹ thuật về phòng chống bệnh giun sán cho cán bộ làm công tác phòng chống các bệnh ký sinh trùng tại các tuyến; Thiết kế tài liệu truyền thông phòng chống bệnh giun truyền qua đất cấp phát cho các tỉnh dự án; Mua và phân phối thuốc tẩy giun đến các tuyến cơ sở; Tổ chức chiến dịch tẩy giun cho trẻ. Đánh giá hiệu quả của mô hình do Viện Sốt rét – Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương thực hiện cho thấy mô hình đã góp phần làm giảm rõ rệt tỷ lệ nhiễm giun truyền qua đất sau khi thực hiện dự án. Kết quả sau một năm tẩy giun cho thấy tỷ lệ nhiễm giun giảm đáng kể tại các tỉnh Thanh Hóa từ 76,4% xuống 26,1%; Tại Hà Tĩnh từ 44,5% xuống 20,9% và Nghệ An từ 77,9% xuống 34,6%. Sau 2 năm tỷ lệ nhiễm giun tiếp tục giảm xuống còn 13,9%, 7,4% và 26% tại các tỉnh nêu trên. Tỷ lệ giảm chung là 76% so với chỉ tiêu là 50%. Sức khỏe và tình trạng dinh dưỡng của trẻ được cải thiện sau 4 năm thực hiện chương trình, thông qua tỷ lệ nhiễm giun giảm. Cha mẹ trẻ không mất ngày công lao động do việc nghỉ vì con ốm giảm. Từ đó kinh tế gia đình và xã hội được cải thiện. Việc thực hiện mô hình cũng đã góp phần làm thay đổi nhận thức, nâng cao hiểu biết của cha mẹ trẻ, giáo viên về tác hại của bệnh giun truyền qua đất và cách phòng chống. Cụ thể việc vệ sinh cá nhân cho trẻ đã có cải thiện trên 60% so với trước khi thực hiện mô hình, 98% cha mẹ trẻ hiểu và biết cách phòng chống bệnh giun sán. Tuy nhiên tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số có tỷ lệ ăn các đồ ăn sống như rau sống, thịt chưa nấu chín kỹ còn cao ở một số địa phương. Trên 97% cha mẹ được phỏng vấn đều trả lời sẵn sàng cho con em tham gia tẩy giun theo chương trình. Các hình thức truyền thông (truyền thông trực tiếp, họp dân, phát loa truyền thanh, phát tranh tuyên truyền) áp dụng tại cộng đồng các tỉnh dự án được người dân đánh giá là có hiệu quả. Các hình thức này có thể được áp dụng phối hợp hoặc đơn lẻ tùy theo đặc thù của từng địa phương.
  • 23. Tại các tỉnh dự án chương trình được triển khai với sự tham gia nhiệt tình của các đơn vị phối hợp và có sự chuẩn bị tốt (với 91,6%). Đa số các cha mẹ và người nuôi trẻ khi được phỏng vấn đều trả lời đồng ý cho con em tham gia uống thuốc tẩy giun (96,6%) và thấy sự cần thiết hữu ích của việc tẩy giun định kỳ cho trẻ 24-60 tháng tuổi (99,6%). Chương trình được sự ủng hộ của cộng đồng tại các tỉnh dự án cao, có đến 69% mong muốn chương trình được duy trì trong giai đoạn tới. 4. Chương trình IMCI (Hoạt động lồng ghép và chăm sóc trẻ bệnh): TriÓn khai t¹i tÊt c¶ c¸c x· cña 20 huyÖn thuéc 5 tØnh dù ¸n lµ NghÖ An, Qu¶ng TrÞ, CÇn Th¬, §¾k L¾k vµ Hµ Néi. Gåm c¸c néi dung: C¶i thiÖn kü năng c¸n bé y tÕ (CBYT); Cung cÊp mét sè thuèc thiÕt yÕu vÒ ch¨m sãc søc kháe trÎ em (CSSKTE) cho c¸c c¬ së y tÕ; C¶i thiÖn thùc hµnh t¹i gia ®×nh vµ céng ®ång. §¸nh gi¸ hiÖu qu¶ t¸c ®éng cña ch¬ng tr×nh cho thÊy hoạt động IMCI được triển khai tại cộng đồng phù hợp với chức năng nhiệm vụ của y tế thôn bản (YTTB) và có khả năng ứng dụng cao. Cụ thể: Khóa huấn luyện làm tăng kiến thức xử trí trẻ bệnh của nhân viên y tế thôn bản (NVYTTB) từ 5.2 – 6/10 điểm trước huấn luyện lên 8.8/10 điểm sau huấn luyện; Chương trình đào tạo phù hợp với trình độ của NVYTTB đặc biệt đối với các đối tượng đã được đào tạo 3 tháng; cán bộ YTTB đều cho rằng đào tạo IMCI hữu ích, giúp họ cải thiện kỹ năng trong hoạt động chăm sóc sức khỏe trẻ em tại cộng đồng; NVYTTB cảm thấy tự tin khi thực hiện các nhiệm vụ được giao nhất là kỹ năng thăm hộ gia đình, phát hiện, xử trí và chăm sóc một số bệnh thông thường ở trẻ em; Tỷ lệ NVYTTB đã ứng dụng các kỹ năng được học trong công việc cao (78%). Nhiều nhất là phát hiện và xử trí trẻ bị ho (85,7%-94,4%). Sau tập huấn họ đã áp dụng các kỹ năng vào công việc tại thôn, thăm hộ gia đình, tham vấn cho bà mẹ, khuyên đưa trẻ đi khám bệnh
  • 24. Các hoạt động IMCI cho mạng lưới YTTB có khả năng duy trì sau khi dự án kết thúc, cụ thể: 100% các ý kiến cho rằng có thể duy trì các kỹ năng đã được học và 89,1% các ý kiến cho rằng có thể duy trì các hoạt động theo hướng dẫn của chương trình như: thăm hộ gia đình, phát hiện và đưa ra hướng xử trí, theo dõi và tham vấn theo y lệnh của cán bộ y tế. Khả năng ứng dụng kỹ năng xử trí trẻ bệnh tại các Trạm y tế xã đã được cải thiện. Cán bộ y tế tuyến cơ sở đều đạt được các kỹ năng cần thiết để xử trí trẻ bệnh một cách toàn diện và có khả năng ứng dụng trong công tác khám chữa bệnh cho trẻ em. Chương trình có tính bền vững cao vì sau khi kết thúc dự án, các tỉnh tiếp tục duy trì triển khai hoạt động này thông qua các hoạt động chỉ đạo, giám sát lồng ghép vào các hoạt động thường quy tại từng tuyến. Việc triển khai hoạt động IMCI giúp các tỉnh có đủ điều kiện và khả năng để thực hiện “Kế hoạch quốc gia vì sự sống còn của trẻ em” theo quyết định số 2565/QĐ- BYT ngày 17/7/2009 của Bộ Y tế. Tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được của giai đoạn 1, Dự án CDC2 tập trung vào nhóm dân cư nghèo vùng sâu vùng xa, phụ nữ, trẻ em, dân tộc thiểu số và người dân sống ở vùng biên giới. Đây là các nhóm dân cư chịu nhiều gánh nặng bệnh tật, với các bệnh truyền nhiễm phổ biến như sốt rét, tiêu chảy, sốt thương hàn, nhiễm trùng hô hấp cấp, sởi, lao và các bệnh ký sinh. Nếu không được điều trị đầy đủ, các bệnh này có thể gây tỷ lệ tử vong cao, biến chứng và suy dinh dưỡng, và tác động đối với khả năng học tập cũng như tác động lâu dài đến cuộc sống của người dân. Bên cạnh đó các cán bộ y tế ở các tuyến từ trung ương đến địa phương đặc biệt là tuyến huyện cũng là những người được hưởng lợi từ dự án. 7. QUAN HỆ VỚI CÁC DỰ ÁN LIÊN QUAN KHÁC Nhằm thực hiện tốt Chiến lược quốc gia Y tế dự phòng và qui hoach tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam đến năm 2010 và định hướng 2020, trong những năm gần đây, Cục Y tế dự phòng đã và đang triển khai các dự án từ các nguồn vốn khác nhau. Các dự án này đã và đang phối kết hợp bổ sung cho nhau. + Từ nguồn vốn vay của ADB: Dự án Hỗ trợ Hệ thống Y tế dự phòng (PHSSP); Dự án Chăm sóc Sức khoẻ khu vực Duyên hải Nam Trung bộ; Dự án Chăm sóc Sức khoẻ khu vực Tây Nguyên; Dự án Phòng chống bệnh truyền nhiễm
  • 25. khu vực tiểu vùng sông Mê Kông – giai đoạn 1 (CDC1). + Dự án nâng cao năng lực hệ thống y tế Đồng bằng sông Cửu Long sử dụng vốn vay của WB. + Dự án Phòng chống Bệnh truyền nhiễm khu vực tiểu vùng sông Mê Kông (CDC1) 2006 – 2009, tổng kinh phí là 38,78 triệu đô-la Mỹ. Mục tiêu của Dự án là: (i) tăng cường năng lực hệ thống giám sát và đáp ứng dịch bệnh quốc gia, (ii) nâng cao công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm cho các nhóm dân cư có nguy cơ, và (iii) tăng cường hợp tác khu vực trong phòng chống bệnh truyền nhiễm. Dự án CDC2 nhằm tiếp tục duy trì những thành tựu đạt được của dự án CDC1 và phát triển thêm 7 tỉnh có biên giới với Trung Quốc, Lào, Căm-pu-chia: tiếp tục hỗ trợ các tỉnh dự án góp phần đạt chuẩn y tế dự phòng về trang thiết bị, nguồn nhân lực cho các Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh và các huyện dự án.
  • 26. PHẦN III. NỘI DUNG CHI TIẾT DỰ ÁN 1. Thành phần 1: Tăng cường hệ thống phòng chống bệnh truyền nhiễm khu vực Mục tiêu: Củng cố năng lực cho hệ thống phòng, chống bệnh truyền nhiễm khu vực 1.1. Tiểu thành phần 1: Tăng cường năng lực hợp tác khu vực cho công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm Mục tiêu: Củng cố năng lực của Bộ Y tế cho hợp tác khu vực trong công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm thông qua việc thành lập đầu mối khu vực ở Bộ Y tế; các chuyến tham quan học tập trao đổi kinh nghiệm; xây dựng, giới thiệu các cơ chế, chính sách về phòng chống bệnh truyền nhiễm khu vực; chia sẻ kiến thức, thông tin qua mạng điện tử, diễn đàn y tế, kỹ thuật của khu vực. Hoạt động chính: 1.1.1. Tăng cường năng lực của Bộ Y tế cho hợp tác khu vực về phòng chống bệnh truyền nhiễm + Hỗ trợ hoạt động điều phối trong công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm + Tham quan, học tập kinh nghiệm về hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm và đáp ứng chống dịch tại một số nước trong khu vực + Hội thảo giới thiệu Thông tư hướng dẫn về an toàn sinh học trong phòng chống bệnh truyền nhiễm + Hội thảo giới thiệu Thông tư hướng dẫn chế độ khai báo, thông tin, báo cáo bệnh truyền nhiễm + Hỗ trợ xây dựng Thông tư phối hợp thông tin báo cáo bệnh truyền nhiễm giữa thú y và y tế. + Hỗ trợ duy trì hoạt động hệ thống videoconferences + Đào tạo về công nghệ thông tin và truyền thông cho cán bộ Ban quản lý dự án Trung ương; cán bộ tuyến Trung ương.
  • 27. + Đào tạo về công nghệ thông tin và truyền thông cho các Viện 1.1.2. Phối hợp hỗ trợ khu vực về công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm + Hàng năm tổ chức cuộc họp Ban chỉ đạo khu vực + Tổ chức họp hàng năm của Ban chỉ đạo quốc gia để đánh giá tiến độ dự án + Hỗ trợ hoạt động thu thập, phân tích, phản hồi thông tin báo cáo bệnh truyền nhiễm tại các đầu mối tỉnh, thành phố + Hỗ trợ họp thường kỳ trao đổi thông tin phòng chống bệnh truyền nhiễm cho các tỉnh có chung biên giới + Tổ chức 02 hội thảo khu vực về công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm 1.1.3. Phối hợp thực hiện các chiến lược phòng chống bệnh truyền nhiễm trong khu vực + Hàng năm tổ chức hội thảo các nhà tài trợ trong lĩnh vực y tế (tập trung vào hoạt động phòng chống bệnh truyền nhiễm) + Tổ chức 02 hội thảo khu vực trong công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm + Cử chuyên gia tham dự hội thảo khu vực trong phối hợp phòng chống sốt xuất huyết. + Cử cán bộ tham dự hội thảo khu vực về các bệnh truyền nhiễm ít được quan tâm + Cử cán bộ tham dự hội thảo khu vực về IHR/APSED + Cử cán bộ tham dự hội thảo khu vực về hợp tác phát triển nguồn lực con người + Cử cán bộ tham dự hội thảo khu vực về hỗ trợ kỹ thuật trong phòng xét nghiệm 1.1.4. Xây dựng kế hoạch hợp tác phòng chống dịch qua biên giới + Tham quan, học tập về truyền thông thay đổi hành vi phòng chống bệnh truyền nhiễm dựa vào cộng đồng
  • 28. + Hàng năm tổ chức hội thảo để lựa chọn các nghiên cứu khu vực về phòng chống bệnh truyền nhiễm + Cử cán bộ tham gia hội thảo về phòng chống bệnh truyền nhiễm trong khu vực + Hỗ trợ rà soát đánh giá tiến độ và kết quả triển khai các nghiên cứu khu vực. + Nghiên cứu một số bệnh truyền nhiễm gây dịch như sốt xuất huyết, tả, viêm não Nhật Bản, bệnh giun truyền qua đất 1.1.5. Nâng cao năng lực quản lý + Tổ chức 02 diễn đàn về y tế trong khu vực + Hội thảo hàng năm về kỹ thuật giám sát, phòng chống bệnh truyền nhiễm trong khu vực + Tham quan học tập các nước trong khu vực về nâng cao năng lực quản lý + Hỗ trợ tham dự hội thảo khu vực về quản lý dự án + Xây dựng, duy trì hoạt động trang web quản lý dự án + Hỗ trợ quản lý thông tin báo cáo bệnh truyền nhiễm qua internet (06 đơn vị) Đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện: + PMU là đầu mối trình Lãnh đạo Bộ Y tế đề xuất thành lập và phát huy vai trò Ban chỉ đạo khu vực trong công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm và triển khai dự án. + PMU là đầu mối thành lập ban soạn thảo, tuyển chuyên gia để dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật trình Lãnh đạo Bộ phê duyệt để thực hiện. + PMU sẽ phối hợp với Văn phòng điều phối khu vực của dự án để thực hiện các Hội thảo khu vực. Hội thảo sẽ có sự tham gia của đại biểu các nước Lào, Cam pu chia và các nước trong khu vực tiểu vùng sông Mê Kông. Đầu ra dự kiến:
  • 29. + Các cơ chế, chính sách, kế hoạch và chiến lược phòng chống bệnh dịch mới nổi được giới thiệu và áp dụng trên thực tế kiểm soát bệnh truyền nhiễm. + Các văn bản quy phạm pháp luật được phổ biến, áp dụng trong phạm vi cả nước. + Giải pháp, đề xuất kiến nghị về chuyên môn kỹ thuật mang tính khu vực được rút ra từ việc trao đổi, chia sẻ thông tin. + Kết quả các nghiên cứu về sốt xuất huyết, tả, viêm não Nhật Bản, bệnh giun truyền qua đất được phổ biến và làm cơ sở xây dựng các giải pháp về chuyên môn kỹ thuật phù hợp trong công tác phòng chống. Kinh phí: 1.687.000 USD (Chưa bao gồm lãi và chi phí dự phòng) 1.2.Tiểu thành phần 2: Nâng cao năng lực hệ thống giám sát và đáp ứng Mục tiêu: Củng cố năng lực cho hệ thống phòng, chống bệnh truyền nhiễm thông qua hoàn thiện cơ chế chính sách để thực hiện và đảm bảo nhu cầu về phương tiện, trang thiết bị của hệ thống giám sát, đáp ứng chống dịch quốc gia Hoạt động chính: 1.2.1. Xây dựng chính sách và lập kế hoạch củng cố hoạt động giám sát và đáp ứng phòng chống bệnh truyền nhiễm + Hội thảo về công tác lập kế hoạch giám sát và đáp ứng trong công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm cho tuyến tỉnh. + Hỗ trợ các tỉnh triển khai thực hiện đánh giá ban đầu thực mục tiêu dự án + Đánh giá nhu cầu và vật tư và trang thiết bị phục vụ công tác phòng chống dịch của tuyến tỉnh + Khảo sát đánh giá ban đầu thực hiện mục tiêu dự án + Hỗ trợ xây dựng kế hoạch phòng chống bệnh truyền nhiễm giai đoạn 2011-2015. + Xây dựng bộ công cụ giám sát, đánh giá và triển khai thực hiện. 1.2.2. Nâng cao năng lực giám sát và đáp ứng cho tuyến tỉnh
  • 30. + Thuê 04 chuyên gia tại 04 khu vực về giám sát, đáp ứng và tổ chức hệ thống + Hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động chống dịch khẩn cấp tại Trung ương + Hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động chống dịch khẩn cấp tại các khu vực, vùng miền + Hỗ trợ cho các hoạt động chống dịch khẩn cấp tại tuyến tỉnh + Hỗ trợ cho các hoạt động chống dịch khẩn cấp tại tuyến huyện + Hỗ trợ xe ô tô chống dịch cho các đơn vị kiểm dịch mới được thành lập, đơn vị chưa có xe chống dịch + Chi phí xăng xe, sửa chữa, bảo dưỡng cho tuyến tỉnh + Hỗ trợ xe ô tô chống dịch cho các huyện dự án + Chi phí xăng xe, sửa chữa, bảo dưỡng cho tuyến huyện + Chi phí xăng xe, sửa chữa, bảo dưỡng cho khu vực + Cung cấp xe máy cho tuyến huyện + Chi phí xăng xe, sửa chữa, bảo dưỡng cho tuyến huyện + Bộ dụng cụ thu thập và vận chuyển mẫu bệnh phẩm + Hỗ trợ học bổng đào tạo thạc sỹ về y tế công cộng/dịch tễ học tại nước ngoài + Tập huấn cho cán bộ tuyến tỉnh về giám sát, đáp ứng chống dịch + Tập huấn cho cán bộ tuyến huyện về giám sát, đáp ứng chống dịch + Tập huấn cho cán bộ tuyến xã và cộng tác viên về giám sát, đáp ứng chống dịch + Hỗ trợ việc thu thập, phân tích số liệu, phản hồi thông tin cho các tỉnh. 1.2.3. Nâng cao chất lượng phòng xét nghiệm + Hỗ trợ máy tính cho việc quản lý số liệu bệnh truyền nhiễm tại tuyến tỉnh
  • 31. + Hỗ trợ trang thiết bị phòng xét nghiệm và vật tư tiêu hao cho giám sát, đáp ứng chống dịch tuyế tỉnh, huyện. + Tổ chức 01 khóa đào tạo về bảo dưỡng trang thiết bị tại Thái Lan + Hỗ trợ kinh phí vận hành tủ an toàn sinh học và thiết bị khác + Hỗ trợ sinh phẩm chẩn đoán + Hỗ trợ kinh phí sửa chữa trang thiết bị + Đào tạo về sử dụng và vận hành thiết bị xét nghiệm cho tuyến tỉnh + Khảo sát về chất lượng phòng xét nghiệm quốc gia + Thuê 01 Chuyên gia quốc tế về phòng thí nghiệm + Thuê 01 Chuyên gia trong nước về phòng thí nghiệm 1.2.4. Tăng cường năng lực báo cáo bệnh truyền nhiễm + Thuê 01 Chuyên gia về GIS/Dữ liệu cơ sở và công nghệ thông tin + Hỗ trợ cán bộ kỹ thuật về máy tính + Hỗ trợ trang thiết bị, văn phòng phẩm cho tỉnh, huyện + Đào tạo cho cán bộ tuyến trung ương, tỉnh, huyện về công tác giám sát, báo cáo bệnh truyền nhiễm + Duy tu, bảo dưỡng thiết bị phục vụ công tác giám sát, báo cáo bệnh truyền nhiễm Đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện: + Các PPMU tại các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur, các viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng là đơn vị hỗ trợ kỹ thuật, tham gia góp ý về mặt chuyên môn và hướng dẫn các tỉnh triển khai thực hiện + PMU là đầu mối tổ chức đấu thầu, mua sắm phương tiện, trang thiết bị, hóa chất phòng chống dịch và phân phối cho các Viện, tỉnh, thành phố dự án
  • 32. + Các PPMU tại các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm tổ chức đấu thầu, mua sắm vật tư tiêu hao cho hoạt động xét nghiệm, phòng chống dịch tại tỉnh, thành phố. Đầu ra dự kiến: + Công tác lập kế hoạch giám sát đáp ứng chống dịch tại tuyến trung ương và tuyến tỉnh, thành phố được triển khai thực hiện lồng ghép với các hoạt động của dự án + Các tỉnh, thành phố được cung cấp bổ sung nguồn lực tiến tới đạt chuẩn theo yêu cầu để tổ chức hoạt động giám sát, phòng chống bệnh truyền nhiễm + Nguồn lực hỗ trợ cho hoạt động phòng chống dịch khẩn cấp được phát huy tác dụng Kinh phí: 10.936.350 USD (Chưa bao gồm lãi và chi phí dự phòng) 1.3.Tiểu thành phần 3: Tập trung hỗ trợ phòng chống bệnh sốt xuất huyết và các bệnh nhiệt đới ít được quan tâm Mục tiêu: giảm thiểu tác hại do sốt xuất huyết và một số bệnh truyền nhiễm ít được quan tâm. Hoạt động chính: 1.3.1. Hỗ trợ phòng chống bệnh sốt xuất huyết + Tập huấn về công tác giám sát, chẩn đoán, điều trị sốt xuất huyết cho bác sỹ + Tập huấn về công tác giám sát, chẩn đoán, chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết cho điều dưỡng viên + Hỗ trợ theo dõi sức khỏe trẻ em tại các bệnh viện + Cung cấp sinh phẩm chẩn đoán, test thử nhanh + Cung cấp Test chẩn đoán nhanh huyết thanh + Cung cấp máy ly tâm Tải bản FULL (66 trang): https://bit.ly/3McCv2e Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 33. + Khảo soát tình hình nhiễm chikungunya và các loại vi rút giống Dengue tại Việt Nam + Giám sát muỗi, bọ gậy + Cung cấp máy phun ULV + Hỗ trợ hóa chất diệt côn trùng + Cung cấp thiết bị xét nghiệm nhanh hóa chất bảo vệ thực vật + Cung cấp thiết bị xét nghiệm nhanh vi sinh nước và thực phẩm + Tổ chức tập huấn về giám sát véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết + Tổ chức chiến dịch truyền thông, huy động cộng đồng phòng chống sốt xuất huyết + Hỗ trợ cộng đồng địa phương vệ sinh môi trường phòng chống sốt xuất huyết + Hỗ trợ đào tạo về phòng chống sốt xuất huyết cho giáo viên các trường phổ thông + Hỗ trợ phát động học sinh tham gia phòng chống sốt xuất huyết + Cung cấp trang thiết bị truyền thông 1.3.2. Hỗ trợ phòng chống bệnh giun sán + Thuê 01 Chuyên gia trong nước về bệnh truyền nhiễm ít được quan tâm + Hỗ trợ truyền thông về phòng chống bệnh giun truyền qua đất + Tập huấn về truyền thông phòng chống giun sán trong cộng đồng + Khảo sát, truyền thông phòng chống bệnh sán lá gan + Khảo sát tình hình nhiễm giun tại cộng đồng + Tập huấn phòng chống bệnh giun móc Đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện: Tải bản FULL (66 trang): https://bit.ly/3McCv2e Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 34. + PMU là đầu mối tổ chức đấu thầu, mua sắm phương tiện, trang thiết bị, hóa chất phòng chống dịch và phân phối cho các Viện, tỉnh, thành phố dự án + Các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng chịu trách nhiệm hỗ trợ, hướng dẫn về mặt kỹ thuật + Các PPMU tại các tỉnh, thành phố triển khai thực hiện. Đầu ra dự kiến: + Các hoạt động phòng chống dịch chủ động được triển khai nhằm làm giảm tỷ lệ mắc, tử vong do bệnh sốt xuất huyết, tả, giun truyền qua đất Kinh phí: 2.992.100 USD (Chưa bao gồm lãi và chi phí dự phòng 2. Thành phần 2: Tăng cường phòng chống bệnh truyền nhiễm ở khu vực biên giới và hành lanh kinh tế Mục tiêu: Triển khai các hoạt động phòng chống bệnh truyền nhiễm dựa vào cộng đồng và hợp tác y tế tại các cửa khẩu, khu vực biên giới. 2.1.Tiểu thành phần 1: Tăng cường công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm dựa vào cộng đồng Mục tiêu: Triển khai các hoạt động phòng chống bệnh truyền nhiễm cho dân cư các huyện biên giới là nhóm đối tượng có nguy cơ cao Hoạt động chính: 2.1.1. Khảo sát, đánh giá dự án tại cộng đồng + Xây dựng điều khoản tham chiếu cho hoạt động khảo sát ban đầu của dự án + Hội thảo thống nhất điều khoản tham chiếu cho hoạt động khảo sát ban đầu của dự án + Xây dựng bộ công cụ giám sát và đánh giá dự án + Tổ chức tập huấn về sử dụng bộ công cụ giám sát và đánh giá dự án + Tổ chức hội thảo phổ biến, triển khai hoạt động khảo sát ban đầu của dự án + Thuê 01 Chuyên gia quốc tế về giới và dân tộc thiểu số 4854803