SlideShare a Scribd company logo
1 of 173
Download to read offline
1
CHUYÊN ĐỀ
CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN VIỆT NAM SỐ 1000
(Ban hành theo Thông tư số 67/2015/TT-BTC ngày 08/5/2015)
&
HỒ SƠ KIỂM TOÁN MẪU
KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN DỰ ÁN HOÀN THÀNH
(Ban hành theo QĐ số 314/2016/QĐ-VACPA ngày 15/11/2016 của Chủ tịch VACPA)
Trình bày: LÊ HỮU PHÚC
Phó TGĐ - Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C
Số 02 Trường Sơn, Phường 2, Q. Tân Bình – TP.HCM
Email: phuc.lh@a-c.com.vn
Cell Phone: 0903.734.234
TP.HCM, ngày 26 - 27 tháng 9 năm 2017
2
I. Giới thiệu “Chuẩn mực Kiểm toán VN số 1000” về Kiểm
toán Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành (Ban hành kèm
TT67/2015/TT-BTC ngày 08/5/2015 của Bộ Tài chính);
II. Giới thiệu “Bộ hồ sơ Kiểm toán mẫu” áp dụng cho Kiểm
toán Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành (Ban hành kèm
QĐ314/2016/QĐ-VACPA ngày 15/11/2016 của Chủ tịch VACPA):
+ Phần 1: Hướng dẫn thực hiện;
+ Phần 2: Hướng dẫn về hồ sơ kiểm toán và giấy tờ làm việc;
+ Phần 3: Hướng dẫn các Biểu mẫu;
 Các chỉ mục hồ sơ kiểm toán:
1000 - Kế hoạch kiểm toán;
2000 - Tổng hợp, kết luận và lập Báo cáo kiểm toán;
NỘI DUNG TRÌNH BÀY
3
3000 - Kiểm tra hồ sơ pháp lý;
4000 - Kiểm tra nguồn vốn đầu tư;
5000 - Kiểm tra chi phí đầu tư;
6000 - Kiểm tra chi phí đầu tư không tính vào giá trị tài sản;
7000 - Kiểm tra giá trị tài sản hình thành qua đầu tư;
8000 - Kiểm tra công nợ, vật tư thiết bị tồn đọng;
9000 - Kiểm tra việc chấp hành của Chủ đầu tư đối với ý kiến
kết luận của CQ Thanh tra, Kiểm tra, Kiểm toán NN;
0000 - Các vấn đề khác;
 Hệ thống các mẫu biểu của Hồ sơ kiểm toán XDCB (mẫu).
 Ebook 2.1 – XDCB: Tổng hợp văn bản pháp luật về ĐTXD.
 Trao đổi, thảo luận.
NỘI DUNG TRÌNH BÀY
4
PHẦN I:
GIỚI THIỆU
CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN VN SỐ 1000
VỀ KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN
DỰ ÁN HOÀN THÀNH
(Ban hành kèm Thông tư số 67/2015/TT-BTC ngày 08/5/2015
của Bộ Tài chính)
5
6
 Lịch sử hình thành Kiểm toán (Audit): Từ thế kỷ thứ III
trước công nguyên (BC), nhà cầm quyền La Mã đã tuyển dụng
các quan chức để kiểm tra tính độc lập của tình hình tài chính
và thuyết trình về kết quả kiểm tra này. Từ “Audit” theo tiếng
Latin có nghĩa là “người nghe”.
 Sau cuộc cách mạng KHKT lần thứ I (phát minh máy hơi nước)
và nhất là từ giữa thế kỷ 20 đến nay, từ “Audit” được hiểu là
“kiểm tra độc lập và bày tỏ ý kiến” về BC tài chính.
 Ngày nay, Kiểm toán phát triển mạnh mẽ và có mặt ở tất cả các
nước trên thế giới. Ngành kiểm toán độc lập tại Việt Nam ra
đời vào đầu thập niên 90 của thế kỷ 20 và hiện nay đã có 169
DN kiểm toán độc lập ra đời và hoạt động. Luật Kiểm toán độc
lập số 67/2011/QH12 có hiệu lực từ 01/01/2012.
“Kiểm toán là quan tòa của quá khứ, người dẫn dắt hiện tại và
cố vấn sáng suốt cho tương lai”
KIỂM TOÁN LÀ GÌ?
7
 Các loại hình kiểm toán:
 Kiểm toán nội bộ; Kiểm toán độc lập; Kiểm toán Nhà nước;
 Kiểm toán Báo cáo tài chính; Kiểm toán đầu tư xây dựng;
 Kiểm toán tuân thủ; Kiểm toán hiệu quả; Kiểm toán năng lượng;
 Các chức năng chính của kiểm toán:
Kiểm tra và xác minh tính trung thực và hợp lý của các thông
tin trình bày trên Báo cáo tài chính/ Báo cáo quyết toán dự án
hoàn thành;
Đưa ra ý kiến về tính trung thực và mức độ hợp lý của các
thông tin trình bày trên Báo cáo tài chính/ Báo cáo quyết toán
dự án hoàn thành thông qua các bằng chứng kiểm toán;
Tư vấn cho các nhà quản lý bằng việc chỉ ra các sai sót, gian
lận (nếu có), đồng thời Kiểm toán viên gợi ý, đề xuất các giải
pháp để doanh nghiệp tuân thủ các quy định của pháp luật và
gia tăng hiệu quả trong SX, kinh doanh.
KIỂM TOÁN LÀ GÌ? (tt)
GIỚI THIỆU CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN VN SỐ 1000
VỀ KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN DỰ ÁN HOÀN THÀNH
■ Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính (theo Thông tư số
67/2015/TT-BTC ngày 08/5/2015 – thay thế CMKiT 1000 cũ ).
■ Phạm vi áp dụng: Quy định và hướng dẫn trách nhiệm của
Kiểm toán viên và Doanh nghiệp kiểm toán khi thực hiện kiểm
toán Báo cáo QT dự án hoàn thành sử dụng vốn Nhà nước.
- Việc kiểm toán Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành
(BCQTDAHT) thuộc các nguồn vốn khác được vận dụng phù
hợp các quy định và hướng dẫn tại CMKiT 1000.
- CMKiT 1000 áp dụng cho kiểm toán BCQTDAHT, gồm: Dự
án đầu tư xây dựng CT/HMCT hoàn thành, tiểu dự án; dự án
quy hoạch sử dụng nguồn vốn ĐTPT; dự án đầu tư bị ngừng
thực hiện, bị hủy bỏ theo QĐ của cấp có thẩm quyền; Báo cáo
quyết toán riêng của từng/một số khoản mục của dự án.
8
I. QUY ĐỊNH CHUNG
1. Mục đích của kiểm toán BCQT dự án hoàn thành:
(Đoạn 02 – CMKiT 1000 ban hành kèm TT67/2015/BTC)
9
Làm tăng độ tin cậy của
người sử dụng
BCQTDAHT
Là cơ sở để người có
thẩm quyền xem xét,
phê duyệt BCQTDAHT
Thông qua việc KTV và DNKiT đưa ra ý kiến, xét trên các khía cạnh
trọng yếu, liệu quá trình thực hiện dự án có tuân thủ các quy định về
quản lý đầu tư và BCQT dự án hoàn thành có phản ánh trung thực và
hợp lý tình hình quyết toán dự án tại thời điểm lập Báo cáo; có phù
hợp với Chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các quy định pháp lý
có liên quan đến việc lập và trình bày BCQTDAHT hay không.
I. QUY ĐỊNH CHUNG (TT)
2. Mục tiêu tổng thể của Kiểm toán viên và DN kiểm toán:
(Đoạn 03 – CMKiT 1000 ban hành kèm TT67/2015/BTC)
10
Đạt được sự đảm bảo hợp lý rằng liệu
quá trình thực hiện dự án có tuân thủ
các quy định về quản lý đầu tư và
BCQTDAHT, xét trên phương diện
tổng thể, có còn sai sót trọng yếu do
gian lận hoặc nhầm lẫn hay không.
Giúp KTV đưa ra ý kiến v/v liệu
quá trình thực hiện dự án có tuân thủ
các quy định về QL đầu tư và BCQT
DAHT có được lập phù hợp với CM
kế toán, chế độ kế toán và các quy
định pháp lý có liên quan trên các
khía cạnh trọng yếu hay không?
Lập BCKiT về BCQTDAHT và trao
đổi thông tin theo quy định của
CMKiT Việt Nam số 1000 “Kiểm
toán BCQTDAHT” và các CMKiT
Việt Nam có liên quan
Phù hợp với các phát hiện của Kiểm
toán viên
Trường hợp không thể đạt được sự
đảm bảo hợp lý và ý kiến kiểm toán
dạng ngoại trừ là chưa đủ để cung cấp
thông tin cho người sử dụng
BCQTDAHT dự kiến
Kiểm toán viên phải từ chối đưa ra ý
kiến hoặc rút khỏi cuộc kiểm toán
theo PL và các quy định có liên quan.
I. QUY ĐỊNH CHUNG (TT)
 Kiểm toán viên, các thành viên tham gia cuộc kiểm toán và
DN kiểm toán phải tuân thủ những quy định và hướng dẫn
của CMKiT 1000 và các CMKiT Việt Nam có liên quan
cũng như các quy định PL về đầu tư, xây dựng trong quá
trình thực hiện kiểm toán BC quyết toán DA hoàn thành.
 Đơn vị được kiểm toán (Chủ đầu tư hoặc đại diện Chủ đầu
tư) và các Bên sử dụng kết quả kiểm toán phải có những
hiểu biết cần thiết về các quy định và hướng dẫn của
Chuẩn mực này và các CMKiT Việt Nam có liên quan để
thực hiện trách nhiệm của mình và phối hợp công việc với
DN kiểm toán và Kiểm toán viên, cũng như khi xử lý các
mối quan hệ liên quan đến thông tin đã được kiểm toán.
I. QUY ĐỊNH CHUNG (TT)
3. Các thuật ngữ:
 Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành: Là Báo cáo được Chủ
đầu tư hoặc đại diện Chủ đầu tư lập theo quy định của PL về
quyết toán dự án hoàn thành, phản ánh các thông tin kinh tế,
tài chính và các thông tin quan trọng khác trong quá trình đầu
tư và thực hiện dự án;
 Chủ đầu tư: Là cơ quan, tổ chức, cá nhân sở hữu vốn, vay
vốn hoặc được giao trực tiếp quản lý, sử dụng vốn để thực
hiện hoạt động đầu tư;
 Người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán: Là người đại
diện theo PL của tổ chức, CQ quản lý Nhà nước hoặc các DN
được phép phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành theo quy
định của Nhà nước tại thời điểm phê duyệt quyết toán. Người
có thẩm quyền phê duyệt quyết toán có thể là một cá nhân khi
dự án hoàn thành thuộc sở hữu của cá nhân đó;
I. QUY ĐỊNH CHUNG (TT)
 Hồ sơ quyết toán dự án hoàn thành: Là toàn bộ các văn bản,
giấy tờ, tài liệu có liên quan đến việc đầu tư và quyết toán dự
án, bao gồm Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành mà đơn vị
được kiểm toán có trách nhiệm chuẩn bị để phục vụ cho việc
quyết toán dự án theo quy định của PL liên quan;
 Kiểm toán viên: Là những người thực hiện cuộc kiểm toán,
gồm thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể cuộc kiểm
toán, Kiểm toán viên hành nghề, kỹ thuật viên và các thành
viên khác trong nhóm kiểm toán;
 Kỹ thuật viên: Là các cá nhân làm việc cho DN kiểm toán, có
kỹ năng, kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn về kinh tế, kỹ
thuật xây dựng..,. có thể hỗ trợ cho Kiểm toán viên trong việc
kiểm toán Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành;
I. QUY ĐỊNH CHUNG (TT)
 Hồ sơ kiểm toán: Là tập hợp các tài liệu kiểm toán do KTV lập,
thu thập, phân loại, sử dụng và lưu trữ theo quy định để làm bằng
chứng cho một cuộc kiểm toán cụ thể. Tài liệu trong HS kiểm
toán được thể hiện trên giấy, phim ảnh, phương tiện tin học hay
phương tiện lưu trữ khác theo quy định của PL hiện hành;
 Kế hoạch kiểm toán: Là tài liệu xác định các thông tin về khách
hàng, phạm vi, nội dung công việc, thời gian thực hiện và phương
pháp tiếp cận kiểm toán để đạt được mục tiêu của cuộc kiểm toán;
 Chương trình kiểm toán: Là tài liệu chi tiết về mục tiêu và các thủ
tục cần thực hiện đối với từng phần hành kiểm toán do KTV lập;
 Bằng chứng kiểm toán: Là tất cả các tài liệu, thông tin do KTV
thu thập được liên quan đến cuộc KT và dựa trên các tài liệu,
thông tin này, KTV đưa ra kết luận và từ đó hình thành ý kiến KT.
15
II. NỘI DUNG CHUẨN MỰC
1. Yêu cầu đối với một cuộc kiểm toán BCQTDAHT:
(Đoạn 06 – CMKiT 1000 ban hành kèm TT67/2015/BTC)
16
KTV phải tuân thủ pháp luật của Nhà nước, Chuẩn mực và các quy định về đạo
đức nghề nghiệp (bao gồm cả tính độc lập).
KTV phải lập kế hoạch và thực hiện cuộc kiểm toán với thái độ hoài nghi nghề
nghiệp (để nhận biết các trường hợp có thể dẫn đến quá trình thực hiện dự án và lập
BCQTDAHT có sai sót trọng yếu).
KTV phải thực hiện các xét đoán chuyên môn trong suốt quá trình lập kế hoạch
kiểm toán và tiến hành cuộc kiểm toán BCQTDAHT.
KTV phải thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm giảm rủi ro
kiểm toán xuống một mức thấp có thể chấp nhận được từ đó cho phép KTV
đưa ra kết luận phù hợp làm cơ sở cho việc hình thành ý kiến kiểm toán;
KTV phải tuân thủ CMKiT số 1000 và các CMKiT Việt Nam có liên quan như:
CMKiT 210, 230, 300, 315, 500, 530, 620, 700, VSQC1, ...
► Hướng dẫn tại đoạn A2, A3 - CMKiT 1000:
A2. KTV phải tuân thủ các quy định về đạo đức nghề
nghiệp, gồm:
- Chính trực;
- Khách quan (bao gồm tính độc lập);
- Năng lực chuyên môn và tính thận trọng;
- Tính bảo mật;
- Tư cách nghề nghiệp.
A3. Để đảm bảo tính độc lập theo quy định và hướng dẫn
của CM và các quy định về đạo đức nghề nghiệp kế toán,
kiểm toán, KTV và DN kiểm toán đã cung cấp DV tư vấn
lập, hoàn thiện một phần hoặc toàn bộ hồ sơ QTDA hoàn
thành thì không được cung cấp DV kiểm toán BCQT
DAHT đó (và ngược lại).
II. NỘI DUNG CHUẨN MỰC (TT)
► Hướng dẫn tại các đoạn từ 14-18 CMKiT 200:
14. KTV phải tuân thủ CM và các quy định về đạo đức nghề
nghiệp có liên quan, bao gồm cả tính độc lập, liên quan đến
kiểm toán BCQT dự án hoàn thành.
15. KTV phải lập KH và thực hiện cuộc kiểm toán với thái độ hoài
nghi nghề nghiệp để nhận biết các trường hợp có thể dẫn đến
BCQT DA hoàn thành chứa đựng những sai sót trọng yếu.
16. KTV phải thực hiện các xét đoán chuyên môn trong suốt quá
trình lập KH và tiến hành cuộc kiểm toán BCQTDAHT.
17. Để đạt được sự đảm bảo hợp lý, KTV phải thu thập đầy đủ
bằng chứng KT thích hợp để làm giảm rủi ro KT xuống mức
thấp có thể chấp nhận được, từ đó cho phép KTV đưa ra các
kết luận phù hợp làm cơ sở cho việc hình thành ý kiến KT.
18. KTV phải tuân thủ tất cả các CMKiT có liên quan đến cuộc
kiểm toán.
II. NỘI DUNG CHUẨN MỰC (TT)
2. Trách nhiệm của các Bên liên quan đối với BCQTDAHT và
hồ sơ quyết toán dự án hoàn thành:
a) Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán chịu trách nhiệm
đối với:
- Việc tuân thủ các quy định về quản lý đầu tư trong quá trình
thực hiện dự án;
- Việc lập và trình bày trung thực và hợp lý BCQTDAHT,
phù hợp với CM kế toán, chế độ kế toán và các quy định
pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày
BCQTDAHT;
- Kiểm soát nội bộ mà Ban Giám đốc xác định là cần thiết để
đảm bảo cho việc lập và trình bày BCQTDAHT không còn
sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn;
II. NỘI DUNG CHUẨN MỰC (TT)
- Việc cung cấp cho Kiểm toán viên:
. Quyền tiếp cận với tất cả các tài liệu, thông tin mà Ban
Giám đốc nhận thấy có liên quan đến quá trình lập và trình
bày BCQTDAHT như: Hồ sơ quyết toán dự án hoàn thành,
chứng từ kế toán, sổ kế toán và các tài liệu khác;
. Các tài liệu, thông tin bổ sung mà KTV yêu cầu Ban Giám
đốc cung cấp hoặc giải trình để phục vụ cho mục đích của
cuộc KT, kể cả các Biên bản kiểm tra, thanh tra, kiểm toán
Nhà nước (nếu có). Ban Giám đốc phải chịu trách nhiệm
về tính pháp lý, trung thực, chính xác, kịp thời đối với các
hồ sơ, tài liệu đã cung cấp;
. Quyền tiếp cận không hạn chế đối với nhân sự của đơn vị
được kiểm toán mà KTV xác định là cần thiết để thu thập
bằng chứng kiểm toán.
II. NỘI DUNG CHUẨN MỰC (TT)
b) Kiểm toán viên và Doanh nghiệp kiểm toán chịu trách
nhiệm: Kiểm tra BCQTDAHT trên cơ sở hồ sơ quyết
toán dự án hoàn thành do Đơn vị được kiểm toán cung
cấp và đưa ra ý kiến của mình về việc tuân thủ các
quy định về quản lý đầu tư trong quá trình thực hiện
dự án và về tính trung thực, hợp lý của BCQT dự án
hoàn thành dựa trên kết quả của cuộc kiểm toán.
c) Việc kiểm toán BCQTDAHT không làm giảm nhẹ
trách nhiệm của Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán
đối với BCQT dự án hoàn thành.
II. NỘI DUNG CHUẨN MỰC (TT)
3. Hợp đồng kiểm toán:
KTV và DN kiểm toán phải vận dụng phù hợp các quy định của
PL về hợp đồng, các quy định và hướng dẫn của CMKiT Việt
Nam số 210 - Hợp đồng kiểm toán trong việc thỏa thuận và thực
hiện hợp đồng kiểm toán BCQTDAHT, dưới đây là một số nội
dung chủ yếu: (hướng dẫn tại đoạn A4, A5 - CMKiT 1000)
- Hợp đồng kiểm toán BCQTDAHT phải được giao kết bằng văn
bản giữa DN với khách hàng (đơn vị được kiểm toán) trước
khi thực hiện kiểm toán;
- Hợp đồng KT có thể giao kết trước khi dự án hoàn thành;
- Hợp đồng KT phải xác định rõ nội dung và phạm vi công việc,
quyền và trách nhiệm của các Bên, tiến độ thực hiện, BC kiểm
toán, phí dịch vụ và điều khoản thanh toán.
(xem mẫu Hợp đồng kiểm toán tại Phụ lục 01 kèm CMKiT 1000)
II. NỘI DUNG CHUẨN MỰC (TT)
► Hướng dẫn tại đoạn A4, A5 - CMKiT 1000:
A4. Doanh nghiệp kiểm toán được thỏa thuận với đơn vị được
kiểm toán về nội dung hợp đồng kiểm toán nhưng phải
đáp ứng các quy định của pháp luật về hợp đồng, các quy
định và hướng dẫn tại CMKiT 210 và CMKiT 1000.
A5. Hợp đồng kiểm toán bao gồm các nội dung chính sau:
- Căn cứ ký kết hợp đồng;
- Thời gian, địa điểm và các Bên tham gia ký hợp đồng;
- Nội dung và phạm vi kiểm toán;
- Quyền và trách nhiệm của các Bên;
- Báo cáo kiểm toán;
- Địa điểm và thời gian thực hiện;
- Phí dịch vụ và điều khoản thanh toán;
- Cam kết thực hiện;
- Hiệu lực của hợp đồng.
II. NỘI DUNG CHUẨN MỰC (TT)
4. Đảm bảo chất lượng kiểm toán:
 Kiểm toán viên tham gia cuộc kiểm toán phải nắm vững
mục tiêu và các yêu cầu của việc kiểm toán
BCQTDAHT, phải thực hiện quá trình kiểm toán theo
đúng trình tự, nội dung các bước kiểm toán và đưa ra ý
kiến về việc tuân thủ các quy định về quản lý đầu tư
trong quá trình thực hiện dự án và tính trung thực, hợp lý
của BCQTDAHT trên cơ sở quy định của Nhà nước,
CMKiT Việt Nam hiện hành và các yêu cầu, thủ tục cơ
bản quy định tại CMKiT 1000.
 Chất lượng một cuộc kiểm toán phụ thuộc vào chất
lượng Kiểm toán viên, quy trình kiểm toán và kiểm soát
chất lượng hoạt động kiểm toán, cụ thể như sau:
II. NỘI DUNG CHUẨN MỰC (TT)
- KTV phải tuân thủ CMKiT và các quy định về đạo đức
nghề nghiệp có liên quan đến kiểm toán BCQTDAHT,
trong đó phải đảm bảo các nguyên tắc đạo đức cơ bản là
tính chính trực, tính khách quan (bao gồm tính độc lập),
năng lực chuyên môn, tính thận trọng, tính bảo mật và tư
cách nghề nghiệp;
- KTV phải được giao việc phù hợp với năng lực chuyên
môn, phải được hướng dẫn đầy đủ và giám sát từng bước
công việc theo đúng quy trình kiểm toán;
- Trong quá trình kiểm toán, khi thấy công việc được giao
vượt quá khả năng chuyên môn của mình thì KTV phải
báo cáo với thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể
cuộc KT để xem xét có cần phải tham khảo ý kiến của
chuyên gia hay không.
II. NỘI DUNG CHUẨN MỰC (TT)
II. NỘI DUNG CHUẨN MỰC (TT)
- Kiểm toán viên phải từ chối khi khách hàng có yêu cầu
trái với pháp luật hoặc đạo đức nghề nghiệp kiểm toán.
- Trường hợp kiểm toán các dự án đã có đoàn kiểm tra,
thanh tra hoặc đơn từ tranh chấp thì Kiểm toán viên
phải đặc biệt chú ý đến ý kiến kết luận kiểm tra, thanh
tra hoặc tranh chấp; chú ý đến kiến nghị của Chủ đầu
tư/Ban quản lý dự án để thu thập bằng chứng kiểm
toán phù hợp cho kết luận kiểm toán.
- DN kiểm toán có thể yêu cầu các KTV thực hiện cam
kết tuân thủ các quy định của PL và đạo đức nghề
nghiệp kiểm toán trong quá trình thực hiện kiểm toán.
5. Trình tự, nội dung và yêu cầu kiểm toán: Bao gồm 3 bước:
a) Lập Kế hoạch kiểm toán;
b) Thực hiện kiểm toán;
c) Kết thúc kiểm toán.
+ Bước 1: Lập KH kiểm toán & Đánh giá rủi ro, mức trọng yếu
Kế hoạch kiểm toán phải được lập một cách thích hợp nhằm
đảm bảo bao quát hết các khía cạnh quan trọng của cuộc
kiểm toán; phát hiện gian lận, rủi ro và những vấn đề tiềm ẩn
để đảm bảo cuộc kiểm toán được hoàn thành đúng thời hạn,
đạt hiệu quả. Là cơ sở giúp KTV phân công công việc cho
trợ lý KTV, kỹ thuật viên và phối hợp công việc với đơn vị
được kiểm toán.
Kế hoạch kiểm toán phải được lập phù hợp cho tất cả các
cuộc kiểm toán BCQTDAHT.
II. NỘI DUNG CHUẨN MỰC (TT)
. Yêu cầu: Thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể
cuộc kiểm toán và các thành viên chính trong nhóm kiểm
toán phải tham gia vào quá trình lập KH kiểm toán, bao
gồm việc lập và thảo luận với các thành viên khác trong
nhóm kiểm toán về KH kiểm toán.
Kiểm toán viên phải hiểu biết về tình hình dự án để nhận biết
được các sự kiện, nghiệp vụ và vấn đề có ảnh hưởng trọng
yếu đến BCQTDAHT và khả năng hoàn thành công việc
theo kế hoạch đề ra.
+ Kế hoạch kiểm toán BCQTDAHT gồm 2 bộ phận:
 Kế hoạch kiểm toán tổng thể;
 Chương trình kiểm toán.
II. NỘI DUNG CHUẨN MỰC (TT)
◙ MỨC TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN
► Các thủ tục kiểm toán trên cơ sở đánh giá rủi ro: (CMKiT 200)
 Cơ sở dẫn liệu: Là các khẳng định của Ban Giám đốc đơn vị
được kiểm toán một cách trực tiếp hoặc dưới hình thức khác
về các khoản mục và thông tin trình bày trong BCQT và được
KTV sử dụng để xem xét các loại sai sót có thể xảy ra;
 Rủi ro tiềm tàng: Là rủi ro tiềm ẩn, vốn có, do khả năng cơ sở
dẫn liệu của từng nghiệp vụ, từng khoản mục hay thông tin
thuyết minh trong BCQT có thể chứa đựng sai sót trọng yếu
khi xét riêng lẻ hay tổng hợp lại mặc dù có hay không có HT
kiểm soát nội bộ;
 Rủi ro kiểm soát: Là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu, khi xét
riêng lẻ hay tổng hợp lại, đối với cơ sở dẫn liệu của từng
nghiệp vụ, từng khoản mục hay thông tin thuyết minh trong
BCQT mà HT kiểm soát nội bộ của đơn vị không thể ngăn
chặn hoặc không phát hiện và sửa chữa kịp thời;
29
◙ MỨC TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN (TT)
 Rủi ro phát hiện: Là rủi ro mà trong quá trình kiểm toán, các
thủ tục mà KTV thực hiện nhằm làm giảm rủi ro kiểm toán
xuống tới mức thấp có thể chấp nhận được nhưng vẫn không
phát hiện được hết các sai sót trọng yếu khi xét riêng lẻ hoặc
tổng hợp lại;
 Rủi ro kiểm toán: Là rủi ro do KTV đưa ra ý kiến kiểm toán
không phù hợp khi BCQT đã được kiểm toán còn chứa đựng
sai sót trọng yếu. Rủi ro kiểm toán là hệ quả của rủi ro có sai
sót trọng yếu (gồm rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát) và rủi
ro phát hiện;
 Xét đoán chuyên môn: Là sự vận dụng các kỹ năng, kiến
thức và kinh nghiệm phù hợp về tài chính, kế toán, kiểm
toán, chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp để
đưa ra quyết định về các hành động phù hợp trong hoàn
cảnh cụ thể của cuộc kiểm toán;
30
◙ MỨC TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN (TT)
 Trọng yếu (CMKiT 320 - Mức trọng yếu trong lập kế hoạch
và thực hiện kiểm toán): Là thuật ngữ dùng để thể hiện tầm
quan trọng của một thông tin hoặc một số liệu trong BCQT.
- Thông tin được coi là trọng yếu có nghĩa là nếu thiếu thông
tin đó hoặc thông tin đó thiếu chính xác sẽ ảnh hưởng đến
các quyết định kinh tế của người sử dụng BC quyết toán.
- Mức trọng yếu: Là một mức giá trị do KTV xác định tùy
thuộc vào tầm quan trọng và tính chất của thông tin hay sai
sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể. Mức trọng yếu là
một ngưỡng, một điểm chia cắt chứ không phải là nội dung
của thông tin cần phải có. Tính trọng yếu của thông tin phải
được xem xét cả trên phương diện định lượng và định tính.
◙ MỨC TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN (TT)
 Thử nghiệm kiểm soát (CMKiT 330 - Biện pháp xử lý của KTV
đối với rủi ro đã đánh giá): Là thủ tục kiểm toán được thiết kế
nhằm đánh giá tính hữu hiệu của hoạt động kiểm soát trong
việc ngăn ngừa, hoặc phát hiện và sửa chữa các sai sót trọng
yếu ở cấp độ cơ sở dẫn liệu. “Thử nghiệm kiểm soát" gồm:
- Kiểm tra chứng từ của các nghiệp vụ kinh tế và các sự kiện
để thu được bằng chứng kiểm toán về hoạt động hữu hiệu
của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ;
- Phỏng vấn, quan sát thực tế việc thực hiện chức năng,
nhiệm vụ kiểm soát của những người thực thi công việc
kiểm soát nội bộ xem có để lại bằng chứng kiểm soát hay
không;
- Kiểm tra lại việc thực hiện thủ tục kiểm soát nội bộ.
◙ MỨC TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN (TT)
 Thử nghiệm cơ bản (CMKiT 330 - Biện pháp xử lý của KTV
đối với rủi ro đã đánh giá): Là thủ tục kiểm toán được thiết
kế để thu thập bằng chứng kiểm toán liên quan đến BC quyết
toán nhằm phát hiện các sai sót trọng yếu ở cấp độ cơ sở dẫn
liệu. KTV lập kế hoạch và thực hiện các thử nghiệm cơ bản
để xử lý rủi ro có sai sót trọng yếu.
“Thử nghiệm cơ bản" gồm:
- Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ và số liệu, các giải trình có
liên quan;
- Thủ tục phân tích cơ bản.
Nếu rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu càng lớn thì phạm vi của
thử nghiệm cơ bản phải càng rộng.
33
◙ MỨC TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN (TT)
■ Mối quan hệ giữa các loại rủi ro:
Sự biến động của “Rủi ro phát hiện” dựa theo đánh giá của
Kiểm toán viên về “Rủi ro tiềm tàng” và “Rủi ro kiểm soát”
được thể hiện trong bảng sau đây: (Vùng màu vàng)
34
Đánh giá của Kiểm toán viên về Rủi ro kiểm soát
Cao Trung bình Thấp
Đánhgiácủa
Kiểmtoánviênvề
Rủirotiềmtàng
Cao Thấp nhất Thấp Trung bình
Trung bình Thấp Trung bình Cao
Thấp Trung bình Cao Cao nhất
◙ MỨC TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN (TT)
■ Mối quan hệ giữa Mức trọng yếu và Rủi ro kiểm toán:
Trong cuộc kiểm toán, mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán có
mối quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau: Mức trọng yếu càng cao
thì rủi ro kiểm toán càng thấp và ngược lại. KTV phải cân
nhắc đến mối quan hệ này khi xác định nội dung, lịch trình
và phạm vi của các thủ tục kiểm toán một cách thích hợp,
như: Khi lập KH kiểm toán, nếu KTV xác định mức trọng
yếu có thể chấp nhận được là thấp thì rủi ro kiểm toán sẽ tăng
lên, Trong trường hợp này KTV có thể:
- Giảm mức độ rủi ro kiểm soát đã được đánh giá bằng cách mở
rộng hoặc thực hiện thêm thử nghiệm kiểm soát để chứng minh
cho việc giảm rủi ro kiểm soát; hoặc
- Giảm rủi ro phát hiện bằng cách sửa đổi lại nội dung, lịch trình
và phạm vi của những thủ tục kiểm tra chi tiết đã dự kiến.
+ Bước 2: Thực hiện kiểm toán
Giao nhận tài liệu, hồ sơ quyết toán dự án hoàn thành:
Việc thu thập bằng chứng KT phụ thuộc phần lớn vào Hồ sơ
QTDAHT do Đơn vị được KT cung cấp. Trước khi thực hiện
cuộc kiểm toán, KTV và Đơn vị được KT phải thực hiện giao
nhận tài liệu, hồ sơ QT dự án hoàn thành theo quy định.
► Đoạn 73 - CMKiT 1000:
 Đơn vị được kiểm toán (Chủ đầu tư hoặc đại diện CĐT)
phải chuẩn bị Hồ sơ QT dự án hoàn thành theo các quy
định của Nhà nước về quyết toán DA hoàn thành trong
từng thời kỳ (hướng dẫn tại đoạn A37 - CMKiT 1000).
 Đơn vị được kiểm toán có trách nhiệm cung cấp Hồ sơ QT
dự án hoàn thành cho KTV và Doanh nghiệp kiểm toán để
thực hiện kiểm toán.
II. NỘI DUNG CHUẨN MỰC (TT)
II. NỘI DUNG CHUẨN MỰC (TT)
 Kiểm tra Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành:
(Đoạn 27 – CMKiT 1000 ban hành kèm TT67/2015/BTC)
37
1.
Kiểm
tra
hồ sơ
pháp
lý
của
dự án
5.
Kiểm
tra
giá trị
tài
sản
hình
thành
qua
đầu tư
2.
Kiểm
tra
nguồn
vốn
đầu tư
của
dự án
3.
Kiểm
tra
chi
phí
đầu tư
đề
nghị
quyết
toán
của dự
án
4.
Kiểm
tra
chi
phí
đầu tư
không
tính
vào
giá trị
tài
sản
6.
Kiểm
tra
tình
hình
công
nợ,
vật tư,
thiết
bị tồn
đọng
7.
Kiểm tra việc
chấp hành của
CĐT đối với ý
kiến kết luận
của các CQ
Thanh tra,
Kiểm tra,
Kiểm toán NN;
kết quả điều
tra của các CQ
pháp luật
trong trường
hợp các CQ
này thực hiện
thanh tra,
kiểm tra, kiểm
toán dự án
II. NỘI DUNG CHUẨN MỰC (TT)
 Công việc kiểm toán các nội dung của BCQTDAHT bao gồm
việc thực hiện các thủ tục kiểm tra trình tự, thủ tục đầu tư của dự
án, kiểm tra khối lượng QT công việc Xây dựng, Thiết bị hoàn
thành, QT các chi phí Tư vấn và chi phí Khác; Rà soát, đối chiếu
với TK, dự toán được duyệt, hợp đồng giao nhận thầu, BBNT,
BV hoàn công...; Kiểm tra việc áp dụng định mức, đơn giá trong
QT, đối chiếu với định mức do các CQ quản lý chuyên ngành
công bố, định mức riêng cho CT, đơn giá dự toán được duyệt,
đơn giá theo hợp đồng…; Kiểm tra chứng từ, sổ kế toán và các
thủ tục kiểm toán khác mà KTV thấy cần thiết trong từng trường
hợp, nhằm thu thập các bằng chứng kiểm toán về quá trình thực
hiện dự án và số liệu, thuyết minh trong BCQTDAHT.
 Các thủ tục KT được lựa chọn dựa trên xét đoán của KTV, bao
gồm đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong BCQTDAHT.
II. NỘI DUNG CHUẨN MỰC (TT)
+ Bước 3: Kết thúc kiểm toán
Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán, Kiểm toán viên phải
thực hiện các thủ tục sau:
 Phân tích, soát xét tổng thể kết quả cuộc kiểm toán;
 Lập và phát hành Báo cáo kiểm toán & Thư quản lý;
 Ý kiến kiểm toán:
- Ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần;
- Ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn
phần: Ý kiến kiểm toán ngoại trừ; Từ chối đưa ra ý kiến;
Ý kiến kiểm toán trái ngược.
 Xử lý các công việc phát sinh sau ngày lập BC kiểm
toán.
II. NỘI DUNG CHUẨN MỰC (TT)
■ Phân tích, soát xét tổng thể kết quả cuộc kiểm toán:
a) Thủ tục phân tích:
 Được thực hiện trong suốt quá trình kiểm toán và tập trung
trong giai đoạn phân tích, soát xét tổng thể kết quả cuộc KT
trước khi đưa ra kết luận KT (HD tại đoạn A22-CMKiT 1000).
 Thủ tục phân tích, soát xét tổng thể kết quả cuộc KT giúp
KTV có thêm cơ sở đánh giá lại những kết luận có được
trong suốt quá trình KT nhằm đưa ra ý kiến về việc tuân thủ
các quy định về quản lý đầu tư trong quá trình thực hiện dự
án và tính trung thực và hợp lý của BCQTDAHT.
 Trường hợp khi phân tích, soát xét tổng thể kết quả cuộc KT
phát hiện những CL trọng yếu hoặc mối liên hệ mâu thuẫn
thì KTV phải thực hiện các thủ tục kiểm tra bổ sung để thu
thập đầy đủ các bằng chứng KT thích hợp cho kết luận KT.
II. NỘI DUNG CHUẨN MỰC (TT)
► Hướng dẫn tại đoạn A22 - CMKiT 1000:
+ Các thủ tục phân tích thường dùng:
 So sánh giữa tổng chi phí đầu tư đề nghị quyết toán theo
kết quả kiểm toán với tổng mức đầu tư được duyệt;
 So sánh giá trị quyết toán của từng hạng mục chi phí
theo kết quả kiểm toán với dự toán hạng mục được duyệt.
b) Soát xét tổng thể kết quả kiểm toán:
 Kiểm toán viên và DN kiểm toán phải soát xét và đánh giá
tổng thể những kết luận rút ra từ các bằng chứng kiểm toán
thu thập được và sử dụng các kết luận này để đưa ra ý kiến
kiểm toán về việc tuân thủ các quy định về quản lý đầu tư
trong quá trình thực hiện dự án và tính trung thực, hợp lý
của BCQTDAHT.
II. NỘI DUNG CHUẨN MỰC (TT)
 Ý kiến đánh giá của KTV và DN kiểm toán phải xác định:
Xét trên các khía cạnh trọng yếu, liệu quá trình thực hiện dự án
có tuân thủ các quy định về QL đầu tư và BCQT của dự án có
phản ánh trung thực và hợp lý, tình hình QTDA tại thời điểm lập
BC, phù hợp với các CM, Chế độ kế toán và các quy định pháp lý
có liên quan đến việc lập và trình bày BCQTDAHT hay không.
 Xem xét, tổng hợp kết quả và ý kiến kiểm toán từ các BC kiểm
toán (từng phần) của KTV và DN kiểm toán khác (nếu có).
- Trong trường hợp này, KTV cần nêu rõ việc sử dụng các BC kiểm
toán từng phần và phạm vi trách nhiệm của các KTV khác.
- Trường hợp các BC kiểm toán từng phần chưa đầy đủ, chưa rõ
ràng hoặc theo y/cầu của Đơn vị được kiểm toán, KTV và DNKiT
có thể đề nghị KTV và DNKiT có liên quan làm rõ hoặc có thể đề
xuất với Đơn vị được KT v/v thực hiện KT bổ sung hoặc KT lại
các nội dung cần thiết.
II. NỘI DUNG CHUẨN MỰC (TT)
■ Lập Báo cáo kiểm toán và Thư quản lý:
 KTV và DN kiểm toán phải vận dụng phù hợp các quy định và
hướng dẫn của CMKiT 700 - Hình thành ý kiến kiểm toán và BC
kiểm toán về BC tài chính; CMKiT 705 - Ý kiến kiểm toán không
phải là ý kiến chấp nhận toàn phần và CMKiT 706 - Đoạn “Vấn
đề cần nhấn mạnh” và “Vấn đề khác” trong BC kiểm toán về
BC tài chính trong việc lập BCKT về BCQTDAHT.
 KTV phải trao đổi bằng VB một cách kịp thời (VD: Thư đề
nghị, Thư quản lý) với CĐT về những khiếm khuyết nghiêm
trọng trong kiểm soát nội bộ được phát hiện trong quá trình KT.
KTV và DN kiểm toán phải vận dụng phù hợp các quy định và
h.dẫn của CMKiT 265 - Trao đổi về những khiếm khuyết trong
kiểm soát nội bộ với Ban quản trị và Ban GĐ đơn vị được KT
trong việc trao đổi với CĐT về những khiếm khuyết nghiêm
trọng trong kiểm soát nội bộ.
II. NỘI DUNG CHUẨN MỰC (TT)
 Báo cáo kiểm toán về BCQTDAHT phải được lập bằng văn
bản, gồm các nội dung chính sau đây:
 Tên và địa chỉ Doanh nghiệp kiểm toán;
 Số hiệu phát hành; Tiêu đề: ’’Báo cáo kiểm toán độc lập’’;
 Người nhận Báo cáo kiểm toán;
 Mở đầu của BC kiểm toán (đối tượng cuộc KT, tên Đơn vị lập
BCQT, ngày lập và số trang của BCQT được KT);
 Trách nhiệm của BGĐ Đơn vị được kiểm toán và của KTV;
 Căn cứ và phạm vi cuộc KT (căn cứ pháp lý và HS quyết toán
DA; nội dung công việc và thủ tục KT mà KTV đã thực hiện);
 Kết quả kiểm toán (khái quát chung về DA, kết quả KT theo
từng nội dung, số liệu theo BCQT - số liệu KT - Chênh lệch);
 Ý kiến của KTV và kiến nghị (nếu có);
 Chữ ký, họ và tên KTV, đóng dấu; Ngày lập BC kiểm toán.
II. NỘI DUNG CHUẨN MỰC (TT)
● Thư quản lý: Được KTV và DN kiểm toán phát hành trong
các trường hợp sau:
. Việc bị giới hạn phạm vi kiểm toán dẫn đến việc đưa ra ý
kiến ngoại trừ hoặc từ chối đưa ra ý kiến trong BC kiểm
toán mà giới hạn này có nguyên nhân khách quan từ Đơn vị
được kiểm toán;
. Việc Đơn vị được kiểm toán không đồng ý điều chỉnh các
sai sót trọng yếu trong BCQTDAHT theo đề nghị của DN
kiểm toán dẫn đến việc đưa ra ý kiến ngoại trừ hoặc ý kiến
trái ngược trong BC kiểm toán;
. Những hành vi không tuân thủ PL liên quan quá trình thực
hiện dự án và/hoặc đến việc lập và trình bày BC quyết toán
dự án hoàn thành có thể gây sai sót trọng yếu trong BC
quyết toán dự án hoàn thành.
II. NỘI DUNG CHUẨN MỰC (TT)
 Các loại ý kiến trong Báo cáo kiểm toán:
Căn cứ vào tình hình và kết quả kiểm toán, Kiểm toán
viên và Doanh nghiệp kiểm toán đưa ra một trong các loại
ý kiến trong Báo cáo kiểm toán về BCQTDAHT, như sau:
 Ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần;
 Ý kiến kiểm toán không phải là chấp nhận toàn phần:
- Ý kiến chấp nhận từng phần (ý kiến ngoại trừ);
- Ý kiến từ chối (hoặc ý kiến không thể đưa ra ý kiến);
- Ý kiến không chấp nhận (hoặc ý kiến trái ngược).
a) Ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần:
 Báo cáo kiểm toán đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần được
trình bày trong trường hợp KTV và DN kiểm toán cho
rằng, xét trên các khía cạnh trọng yếu:
II. NỘI DUNG CHUẨN MỰC (TT)
Quá trình thực hiện dự án đã tuân thủ các quy định về quản lý
đầu tư;
Báo cáo QT dự án hoàn thành (do Đơn vị lập hoặc sau khi
điều chỉnh theo ý kiến của KTV) phản ánh trung thực và hợp lý
tình hình QT dự án tại thời điểm lập Báo cáo QT, phù hợp với
các chuẩn mực, chế độ kế toán và các quy định pháp lý có liên
quan đến việc lập và trình bày BCQTDAHT.
 Ý kiến chấp nhận toàn phần không có nghĩa là Báo cáo
quyết toán dự án được kiểm toán là hoàn toàn đúng, mà có
thể có sai sót nhưng sai sót đó (nếu có) là không trọng yếu.
b) Ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần:
KTV phải đưa ra ý kiến không chấp nhận toàn phần trong
BC kiểm toán khi KTV kết luận rằng, xét trên các khía cạnh
trọng yếu:
II. NỘI DUNG CHUẨN MỰC (TT)
- Quá trình thực hiện DA chưa tuân thủ theo quy định về QL
đầu tư và/hoặc BCQTDAHT do Đơn vị được KT lập vẫn
còn sai sót trọng yếu; Trường hợp Đơn vị được KT có
những hành vi không tuân thủ PL về QL đầu tư trong quá
trình thực hiện DA hoặc các hành vi không tuân thủ PL liên
quan đến quá trình lập và trình bày BCQTDAHT có thể gây
ra sai sót trọng yếu trong BCQT thì Báo cáo kiểm toán phải
nêu rõ các hành vi không tuân thủ này.
- KTV không thể thu thập đầy đủ bằng chứng KT thích hợp
để đưa ra kết luận rằng liệu quá trình thực hiện dự án có
tuân thủ theo quy định về QL đầu tư hay không và/hoặc
BCQT DAHT do Đơn vị được KT lập có còn sai sót trọng
yếu hay không.
II. NỘI DUNG CHUẨN MỰC (TT)
- Khi KTV đưa ra ý kiến KT không phải là ý kiến chấp nhận
toàn phần đối với BCQTDAHT, ngoài những yếu tố cụ thể
phải trình bày theo quy định của CMKiT 1000, KTV phải
trình bày trong BC kiểm toán một đoạn mô tả về vấn đề dẫn
đến việc đưa ra ý kiến KT loại này. KTV phải đặt đoạn này
ngay trước đoạn ý kiến KT trong BC kiểm toán và phải sử
dụng tiêu đề là “Cơ sở của ý kiến kiểm toán ngoại trừ”, “Cơ sở
của ý kiến kiểm toán trái ngược” hoặc “Cơ sở của việc từ chối
đưa ra ý kiến” một cách thích hợp. Đoạn này cũng phải mô tả
và định lượng ảnh hưởng về mặt tài chính của vấn đề đó đến
BCQTDAHT trừ khi điều đó là không thể thực hiện được.
Nếu không thể định lượng được ảnh hưởng về mặt tài chính
của vấn đề đó, KTV phải trình bày điều này trong đoạn cơ sở
của ý kiến KT không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần.
II. NỘI DUNG CHUẨN MỰC (TT)
b.1 Ý kiến kiểm toán ngoại trừ:
Kiểm toán viên trình bày ý kiến kiểm toán ngoại trừ khi:
 Dựa trên các bằng chứng KT đầy đủ, thích hợp đã thu thập
được, KTV kết luận là quá trình thực hiện dự án chưa tuân
thủ theo quy định về quản lý đầu tư và/hoặc các sai sót, khi
xét riêng lẻ hay tổng hợp lại, có ảnh hưởng trọng yếu nhưng
không lan tỏa đối với BC quyết toán dự án hoàn thành.
 KTV không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng KT thích
hợp để làm cơ sở đưa ra kết luận rằng liệu quá trình thực hiện
DA có tuân thủ theo quy định về QL đầu tư hay không
và/hoặc làm cơ sở đưa ra ý kiến KT về BCQT dự án hoàn
thành, nhưng KTV kết luận rằng những ảnh hưởng có thể có
của các sai sót chưa được phát hiện (nếu có) có thể là trọng
yếu nhưng không lan tỏa đối với BCQT dự án hoàn thành.
II. NỘI DUNG CHUẨN MỰC (TT)
 Ví dụ về yếu tố ngoại trừ:
 Các vấn đề liên quan đến quyết định của cấp có thẩm
quyền phê duyệt quyết toán đối với chi phí đầu tư phát
sinh/vượt dự toán của một công trình hay hạng mục công
trình nào đó thuộc dự án.
 Các chi phí liên quan do tranh chấp/kiện tụng giữa các
Bên có thể xảy ra trong tương lai hoặc là các chi phí
không chắc chắn ở thời điểm lập Báo cáo kiểm toán mà
tuỳ thuộc vào thẩm quyền của người ra quyết định.
 Việc đưa ra yếu tố ngoại trừ cho phép KTV hoàn thành
trách nhiệm kiểm toán của mình nhưng cũng làm cho
người đọc Báo cáo quyết toán phải lưu ý và tiếp tục theo
dõi khi sự kiện có thể xảy ra hoặc người có thẩm quyền
phê duyệt quyết toán phải tự quyết định xử lý.
II. NỘI DUNG CHUẨN MỰC (TT)
Trong trường hợp này, Kiểm toán viên và DN kiểm
toán cho rằng: Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành
chỉ phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh
trọng yếu tình hình quyết toán dự án, nếu không bị
ảnh hưởng bởi yếu tố ngoại trừ (hoặc tuỳ thuộc) mà
Kiểm toán viên đã nêu ra trong Báo cáo kiểm toán.
Điều này cũng có nghĩa là nếu các yếu tố do Kiểm
toán viên nêu ra trong Báo cáo kiểm toán có ảnh
hưởng trọng yếu đến Báo cáo quyết toán dự án hoàn
thành thì Báo cáo quyết toán đó đã không phản ánh
trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu.
II. NỘI DUNG CHUẨN MỰC (TT)
A31. Ví dụ về Ý kiến kiểm toán ngoại trừ:
"Trên cơ sở các tài liệu, hồ sơ được Chủ đầu tư cung cấp và
kết quả kiểm tra, theo ý kiến của chúng tôi, xét trên các
khía cạnh trọng yếu, ngoại trừ ảnh hưởng (nếu có) của các
vấn đề nêu tại đoạn “Cơ sở của ý kiến kiểm toán ngoại trừ”,
quá trình thực hiện dự án đã tuân thủ các quy định về quản lý
đầu tư và Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành sau khi đã
điều chỉnh theo ý kiến của Kiểm toán viên, đã phản ánh
trung thực và hợp lý tình hình quyết toán dự án hoàn
thành tại thời điểm lập Báo cáo, phù hợp với chuẩn mực
kế toán, chế độ kế toán và quy định pháp lý có liên quan
đến việc lập và trình bày Báo cáo quyết toán dự án hoàn
thành”.
II. NỘI DUNG CHUẨN MỰC (TT)
b.2 Ý kiến từ chối (hoặc ý kiến không thể đưa ra ý kiến):
Ý kiến từ chối (hoặc ý kiến không thể đưa ra ý kiến) được
đưa ra trong trường hợp KTV không thể thu thập được đầy
đủ bằng chứng KT thích hợp để làm cơ sở đưa ra kết luận
rằng liệu quá trình thực hiện dự án có tuân thủ theo quy định
về QL đầu tư hay không và/hoặc làm cơ sở đưa ra ý kiến KT
về BCQTDAHT và KTV kết luận rằng những ảnh hưởng có
thể có là trọng yếu và lan tỏa đối với BCQTDAHT.
A33. Mẫu câu: “Trên cơ sở các tài liệu, hồ sơ được Chủ đầu tư
cung cấp và kết quả kiểm tra, theo ý kiến của chúng tôi, do tầm
quan trọng của các vấn đề nêu tại đoạn “Cơ sở của việc từ chối
đưa ra ý kiến”, chúng tôi không thể thu thập được đầy đủ bằng
chứng kiểm toán thích hợp. Do đó, chúng tôi không thể đưa ra
ý kiến kiểm toán về BCQTDAHT kèm theo”.
II. NỘI DUNG CHUẨN MỰC (TT)
b.3 Ý kiến trái ngược (hoặc ý kiến không chấp nhận):
Ý kiến trái ngược (hoặc ý kiến không chấp nhận) được đưa
ra trong trường hợp khi dựa trên các bằng chứng KT đầy đủ,
thích hợp đã thu thập được, KTV kết luận là quá trình thực
hiện dự án chưa tuân thủ theo quy định về QL đầu tư và/hoặc
các sai sót, xét riêng lẻ hay tổng hợp lại, có ảnh hưởng trọng
yếu và lan tỏa đối với BCQTDAHT.
A32. Mẫu câu: “Trên cơ sở …, theo ý kiến của chúng tôi, do tầm
quan trọng của vấn đề nêu tại đoạn “Cơ sở của ý kiến kiểm toán
trái ngược”, xét trên các khía cạnh trọng yếu, quá trình thực hiện
dự án không tuân thủ các quy định về quản lý đầu tư và
BCQTDAHT không phản ánh trung thực và hợp lý tình hình quyết
toán dự án tại thời điểm lập Báo cáo, không phù hợp với các CM
kế toán, chế độ kế toán và các quy định pháp lý có liên quan đến
việc lập và trình bày BCQTDAHT”.
II. NỘI DUNG CHUẨN MỰC (TT)
 Chữ ký, họ và tên của Kiểm toán viên và đóng dấu:
 BC kiểm toán phải có 2 chữ ký của 2 KTV hành nghề, dưới
mỗi chữ ký phải ghi rõ họ và tên, số GCN đăng ký hành nghề
KT. Chữ ký thứ nhất trên BCKT là của KTV hành nghề được
giao phụ trách cuộc KT, chữ ký thứ hai là của người đại diện
theo PL của DN kiểm toán hoặc người được ủy quyền bằng
VB. Người đại diện theo PL hoặc người được ủy quyền ký
BC kiểm toán phải là thành viên Ban Giám đốc phụ trách
tổng thể cuộc kiểm toán.
 KTV hành nghề được giao phụ trách cuộc KT chịu trách
nhiệm ký tên trên BCKT là người có vai trò quan trọng ngay
sau thành viên Ban Giám đốc, chịu trách nhiệm trực tiếp
trong việc chỉ đạo, thực hiện, giám sát, soát xét công việc của
nhóm KT. DN kiểm toán quy định cụ thể trách nhiệm, nghĩa
vụ của KTV hành nghề được giao phụ trách cuộc kiểm toán.
II. NỘI DUNG CHUẨN MỰC (TT)
 Trên chữ ký của người đại diện theo PL của DN kiểm toán
hoặc người được ủy quyền phải đóng dấu của DN kiểm
toán (hoặc chi nhánh) chịu trách nhiệm phát hành BCKT.
Giữa các trang của BCKT và BCQTDAHT đã được kiểm
toán phải đóng dấu giáp lai bằng dấu của DN kiểm toán
(hoặc chi nhánh).
 Ngày lập BC kiểm toán: Là ngày được KTV lựa chọn để ký
BCKT và ghi rõ tên BC kiểm toán về BCQTDAHT. Ngày
lập BCKT không được trước ngày lập BCQTDAHT và
không được trước ngày mà KTV thu thập đầy đủ bằng
chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm
toán về BCQTDAHT. Do các thủ tục hành chính, có thể có
khoảng cách thời gian giữa ngày lập BCKT và ngày BCKT
được phát hành cho đơn vị.
II. NỘI DUNG CHUẨN MỰC (TT)
 Xử lý các công việc phát sinh sau khi phát hành BC kiểm toán:
 Sau ngày lập BC kiểm toán, KTV không bắt buộc phải thực
hiện bất kỳ thủ tục KT nào đối với BCQTDAHT đó. Tuy
nhiên, nếu sau ngày lập BC kiểm toán đến trước ngày CQ có
thẩm quyền phê duyệt BCQTDAHT và trong thời hạn thẩm
tra phê duyệt QT theo quy định, KTV biết được sự việc mà
nếu sự việc đó được biết đến tại ngày lập BC kiểm toán thì có
thể làm cho KTV phải sửa đổi BC kiểm toán, thì KTV phải:
a) Thảo luận vấn đề này với Ban Giám đốc đơn vị được KT;
b) Quyết định xem có cần sửa đổi BCQTDAHT hay không;
c) Phỏng vấn xem Ban Giám đốc đơn vị được KT dự định xử lý
vấn đề này trên BCQTDAHT như thế nào, trong trường hợp
cần sửa đổi BCQTDAHT;
d) Quyết định xem có cần sửa đổi BC kiểm toán hay không.
II. NỘI DUNG CHUẨN MỰC (TT)
 Nếu Ban GĐ đơn vị sửa đổi BCQTDAHT như đã đề cập ở đoạn
62 CMKiT 1000, KTV phải:
a) Thực hiện các thủ tục KT cần thiết phù hợp với việc sửa đổi;
b) Phát hành BC kiểm toán mới về BCQTDAHT sửa đổi và thông
báo đến CQ có thẩm quyền phê duyệt QT v/v sửa đổi này;
c) Mở rộng các thủ tục KT trên cơ sở vận dụng phù hợp các quy
định tại đoạn 06, 07 CMKiT 560 - Các sự kiện phát sinh sau
ngày kết thúc kỳ kế toán đến ngày lập BCKT mới và đề ngày lập
BCKT mới không được trước ngày lập BCQTDAHT sửa đổi.
 KTV phải đưa vào BC kiểm toán sửa đổi đoạn “Vấn đề cần nhấn
mạnh” hoặc đoạn “Vấn đề khác” đề cập đến phần thuyết minh
BCQTDAHT mà thuyết minh đó giải thích rõ lý do phải sửa đổi
BCQT và BCKT đã phát hành trước đây.
 Việc sửa đổi BCKT chỉ được thực hiện trong thời gian từ sau ngày
lập BCKT đến trước ngày CQ có th.quyền phê duyệt BCQTDAHT
và trong thời hạn thẩm tra phê duyệt QT theo quy định của NN.
‘
60
III. TÀI LIỆU, HỒ SƠ KIỂM TOÁN
1. Hồ sơ kiểm toán: (Đoạn từ 74-77 CMKiT 1000)
 KTV và DNKiT phải vận dụng phù hợp các quy định và hướng
dẫn của CMKiT 230 - Tài liệu, hồ sơ kiểm toán và các CMKiT
Việt Nam có liên quan khi lập và lưu trữ HS kiểm toán.
 Hồ sơ kiểm toán phải được lập cho các cuộc kiểm toán BCQT
DAHT của dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, B theo
quy định. Các dự án nhóm C vận dụng các quy định và hướng
dẫn của CMKiT này để lập HS kiểm toán cho phù hợp.
 KTV phải thu thập và lưu trong HS kiểm toán tất cả tài liệu,
thông tin cần thiết liên quan đến cuộc KT đủ để làm cơ sở cho
việc hình thành ý kiến KT của mình và chứng minh rằng cuộc
KT đã được thực hiện theo đúng CMKiT Việt Nam. HS kiểm
toán phải đầy đủ và chi tiết sao cho KTV có kinh nghiệm
(không tham gia cuộc KT) hoặc người có trách nhiệm kiểm tra,
soát xét có thể hiểu được:
III. TÀI LIỆU, HỒ SƠ KIỂM TOÁN (TT)
a) Nội dung, lịch trình và phạm vi các thủ tục KT đã thực hiện
tuân thủ CMKiT 1000 và các CMKiT VN có liên quan, yêu
cầu của PL;
b) Kết quả của các thủ tục KT đã thực hiện và bằng chứng kiểm
toán đã thu thập;
c) Các vấn đề quan trọng phát sinh trong quá trình KT, kết luận
đưa ra và các xét đoán chuyên môn quan trọng được thực
hiện khi đưa ra các kết luận này (hướng dẫn tại đoạn A38-A41
CMKiT 1000).
 Hồ sơ KT thuộc quyền sở hữu và là tài sản của DNKiT. Đơn
vị được KT hay bên thứ ba có thể xem xét, sử dụng một
phần hoặc toàn bộ tài liệu này khi được sự đồng ý của Giám
đốc DNKiT hoặc theo quy định của PL. Trong mọi trường
hợp, tài liệu làm việc của KTV không thể thay thế chứng từ
kế toán, BCQTDAHT (hướng dẫn tại đoạn A42 - CMKiT 1000).
III. TÀI LIỆU, HỒ SƠ KIỂM TOÁN (TT)
► Hướng dẫn tại đoạn A38-A41 CMKiT 1000:
A38. Việc lập và lưu giữ HS kiểm toán cho các cuộc kiểm toán
BCQTDAHT phải vận dụng phù hợp CMKiT 230 và các
CMKiT Việt Nam có liên quan.
A39. Hồ sơ kiểm toán được lập và sắp xếp theo trật tự nhất định
theo quy trình KT của DNKiT. Hồ sơ KT được lập phù hợp
với từng khách hàng, đơn vị được KT và cho từng hợp đồng
KT. Các tài liệu và giấy tờ làm việc trong hồ sơ KT phải
được các cấp soát xét thông thường gồm: Người lập, người
soát xét và người duyệt theo quy trình soát xét của DNKiT.
A40. Hồ sơ KT thường gồm:
- Tên và số hiệu hồ sơ; ngày/tháng/năm lập và ngày/tháng/năm
lưu trữ;
- Các thông tin về nhóm kiểm toán;
III. TÀI LIỆU, HỒ SƠ KIỂM TOÁN (TT)
- Hợp đồng kiểm toán, phụ lục hợp đồng, BBNT, thanh lý hợp
đồng kiểm toán (nếu có);
- Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành;
- Báo cáo kiểm toán, Thư quản lý (nếu có);
- Kế hoạch kiểm toán tổng thể;
- Chương trình KT, các thủ tục KT đã thực hiện và kết quả thu
được;
- Các ghi chép hoặc bản sao các tài lệu của hồ sơ QT dự án hoàn
thành và các tài liệu có liên quan mà theo xét đoán của KTV
là cần thiết;
- Các bảng tính toán, kiểm tra số liệu của KTV;
- Các giải trình, trao đổi, Biên bản làm việc chi tiết;
- Các tài liệu cần thiết có liên quan khác.
KTV và DNKiT phải hoàn thiện HSKT trong thời hạn 60 ngày
kể từ ngày lập BCKT theo quy định và h.dẫn của CMKiT 230.
III. TÀI LIỆU, HỒ SƠ KIỂM TOÁN (TT)
A41. Giấy tờ làm việc trong hồ sơ kiểm toán phải được
kiểm tra, soát xét theo quy định và hướng dẫn của
CMKiT 220 - Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán
BC tài chính, trong đó các bằng chứng thu được phải có
ý kiến đánh giá của KTV; các bằng chứng do KTV lập
phải có ngày tháng, chữ ký, họ và tên của người lập,
người soát xét và người duyệt.
Hồ sơ kiểm toán quyết toán dự án hoàn thành có thể
được lưu trữ bằng giấy hoặc dữ liệu điện tử. Trường
hợp có ý kiến khác nhau giữa người lập, người soát xét
và người phê duyệt hoặc dự án có nhiều rủi ro phải có
ý kiến tham gia hoặc phê duyệt của cấp tương đương
với người soát xét hoặc người phê duyệt đó.
III. TÀI LIỆU, HỒ SƠ KIỂM TOÁN (TT)
► Hướng dẫn tại đoạn A42, A43 - CMKiT 1000:
A42. KTV và DNKT kiểm toán phải lưu trữ hồ sơ kiểm toán
theo quy định của PL về kiểm toán độc lập và các CMKiT
Việt Nam có liên quan. Hồ sơ kiểm toán phải lưu trữ trong
thời gan tối thiểu là 10 năm kể từ ngày lập BC kiểm toán.
A43. Danh mục phụ lục:
(1) Phụ lục 01 - Mẫu hợp đồng kiểm toán;
(2) Phụ lục 02 - Mẫu kế hoạch kiểm toán tổng thể;
(3) Phụ lục 03 - Mẫu kế hoạch làm việc;
(4) Phụ lục 04 - Mẫu danh mục tài liệu cần cung cấp;
(5) Phụ lục 05 - Mẫu báo cáo kiểm toán chấp nhận toàn phần;
(6) Phụ lục 06 - Mẫu BC kiểm toán với ý kiến kiểm toán
ngoại trừ;
(7) Phụ lục 07 - Mẫu cam kết của Chủ đầu tư.
III. TÀI LIỆU, HỒ SƠ KIỂM TOÁN (TT)
2. Thu thập bằng chứng kiểm toán: (HD từ A34-A36 CMKiT 1000)
 KTV và DNKiT phải vận dụng phù hợp các quy định và hướng
dẫn của các CMKiT 500 - Bằng chứng KT, CMKiT 501 - Bằng
chứng KT đối với các khoản mục và sự kiện đặc biệt, CMKiT
505 - Thông tin xác nhận từ bên ngoài và CMKiT 530 - Lấy
mẫu KT trong việc thu thập bằng chứng KT trong quá trình
thực hiện KT BCQTDAHT.
 KTV và DNKiT phải thu thập đầy đủ bằng chứng KT thích hợp
để làm cơ sở cho việc đưa ra ý kiến của mình về BCQTDAHT.
Khi thiết kế và thực hiện các thủ tục kiểm toán, KTV phải xem
xét tính phù hợp và độ tin cậy của tài liệu, thông tin do Đơn vị
được KT cung cấp hoặc thu thập được từ bên ngoài, hoặc do
nhóm KT kiểm tra, tính toán được sử dụng làm bằng chứng
kiểm toán. KTV phải có thái độ hoài nghi nghề nghiệp về độ tin
cậy của tài liệu, thông tin được sử dụng làm bằng chứng KT.
III. TÀI LIỆU, HỒ SƠ KIỂM TOÁN (TT)
 Trường hợp có sự mâu thuẫn giữa các bằng chứng thu được từ
các nguồn khác nhau, KTV phải xác định thủ tục KT bổ sung
cần thiết để giải quyết mâu thuẫn đó và đưa ra KL chính thức.
Khi không thu thập được đầy đủ các bằng chứng KT thích hợp
cho một thông tin trọng yếu, KTV phải đưa ra ý kiến KT không
phải là ý kiến chấp nhận toàn phần.
 Trong quá trình thực hiện KT, KTV được sử dụng công việc
(CV) của các chuyên gia (CG) là cá nhân hoặc tổ chức có kinh
nghiệm chuyên môn. Khi sử dụng CV của CG, KTV phải đánh
giá năng lực, khả năng và tính khách quan của CG đó, đánh giá
tính thích hợp của CV do CG thực hiện nhằm thu thập đầy đủ
bằng chứng KT thích hợp được sử dụng làm cơ sở cho ý kiến
của KTV. Việc sử dụng CV của CG không làm giảm trách nhiệm
của KTV đối với ý kiến KT. Trường hợp này KTV và DNKiT
toán phải tham khảo CMKiT 620 - Sử dụng CV của chuyên gia.
III. TÀI LIỆU, HỒ SƠ KIỂM TOÁN (TT)
► Hướng dẫn tại đoạn A34-A36 CMKiT 1000:
A34. Trên cơ sở các thủ tục KT quy định và hướng dẫn trong
CMKiT 500 - Bằng chứng kiểm toán, KTV phải vận dụng phù
hợp trong việc thiết kế và th.hiện các thủ tục kiểm toán BCQT
DAHT nhằm thu thập đầy đủ bằng chứng KT thích hợp như:
a) Kiểm tra: Việc kiểm tra bao gồm kiểm tra hồ sơ QT và BCQT
DAHT; kiểm tra tài liệu, chứng từ hoặc sổ kế toán liên quan đến
BCQT dự án; kiểm tra tài sản hiện vật dành cho hoạt động
QLDA; kiểm tra hợp đồng đã ký kết để xác định giá trị quyết
toán của HM, gói thầu…;
b) Quan sát: Quan sát thực tế hiện trường trong trường hợp cần
thiết để thu thập bằng chứng về sự hiện hữu của CT/HMCT, thiết
bị lắp đặt…;
c) Xác nhận từ bên ngoài: Là bằng chứng KT mà KTV thu thập
được dưới hình thức Thư phúc đáp trực tiếp của Bên thứ 3 ở
dạng thư giấy, thư điện tử hoặc một dạng khác về các khoản nợ
phải thu, nợ phải trả,… đến thời điểm khóa sổ lập BCQTDAHT;
III. TÀI LIỆU, HỒ SƠ KIỂM TOÁN (TT)
d) Tính toán lại: Là việc k.tra độ chính xác về mặt toán học của các
số liệu như tính toán lại giá trị QT các phần việc khi phát hiện có
sai sót về đơn giá, định mức áp dụng hoặc sai sót về KL trong HS
quyết toán DAHT;
e) Thủ tục phân tích: Bao gồm đánh giá thông tin tài chính thông
qua việc phân tích các mối quan hệ giữa dữ liệu tài chính và phi
tài chính trong quá trình kiểm tra HSQT và BCQTDAHT. Thủ tục
phân tích bao gồm cả việc k.tra, khi cần thiết, các biến động và
các mối quan hệ xác định không nhất quán với các tài liệu, th.tin
liên quan khác hoặc có chênh lệch lớn so với các giá trị dự kiến;
f) Phỏng vấn: Là việc tìm kiếm, xem xét thông tin tài chính và phi
tài chính liên quan đến BCQTDAHT từ những người có hiểu biết
từ bên trong và bên ngoài Đơn vị được kiểm toán;
g) Thực hiện lại: Là việc KTV thực hiện một cách độc lập các thủ
tục hoặc các kiểm soát đã được đơn vị thực hiện trước đó như
một phần kiểm soát nội bộ của đơn vị.
III. TÀI LIỆU, HỒ SƠ KIỂM TOÁN (TT)
A35. Bằng chứng KT được thu thập từ nhiều nguồn. Chất lượng của
bằng chứng KT chịu ảnh hưởng của tính phù hợp và độ tin cậy
của tài liệu, thông tin làm cơ sở cho bằng chứng KT.
a) Tính phù hợp của tài liệu, th.tin liên quan đến DA, ví dụ một
bảng đơn giá vật tư có thể phù hợp với DA này mà không phù
hợp với DA khác.
b) Độ tin cậy của tài liệu, th.tin liên quan đến nguồn gốc của tài
liệu, thông tin theo nguyên tắc sau:
- Độ tin cậy của bằng chứng KT tăng lên khi được thu thập từ các
nguồn độc lập bên ngoài Đơn vị được KT, ví dụ xác nhận giá trị
đã thanh toán của các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện dự án;
- Bằng chứng KT do KTV trực tiếp thu thập đáng tin cậy hơn so với
được thu thập gián tiếp hoặc do suy luận;
- Bằng chứng KT dạng văn bản (giấy tờ, ph.tiện điện tử, hoặc các
dạng khác), đáng tin cậy hơn bằng chứng được thu thập bằng lời;
- Bằng chứng KT là các chứng từ, tài liệu gốc đáng tin cậy hơn bản
copy, bản fax hoặc các tài liệu được chuyển thành bản điện tử.
III. TÀI LIỆU, HỒ SƠ KIỂM TOÁN (TT)
A36. Lựa chọn phần tử kiểm tra để thu thập bằng chứng KT:
Tùy theo từng dự án và xét đoán của mình, KTV thực hiện lựa
chọn phần tử để kiểm tra theo các phương pháp sau:
a) Chọn tất cả các phần tử (kiểm tra 100%): Áp dụng cho các
phần việc dễ có sai sót hoặc KTV đánh giá là có rủi ro cao,
hoặc có thể áp dụng việc tính toán theo công thức trên máy tính;
b) Lựa chọn các phần tử cụ thể: Áp dụng cho các phần tử có giá
trị lớn hoặc có điểm đặc biệt (VD nghi ngờ có sai sót; đã bị
sai ở HM tương tự,…);
c) Lấy mẫu kiểm toán: Áp dụng cho các phần việc có khối lượng
quá lớn, KTV chỉ có thể kiểm tra trên số lượng phần tử ít hơn
10% tổng số phần tử của phần việc đó.
Việc áp dụng một hoặc kết hợp các phương pháp trên để thu
thập bằng chứng KT là phù hợp tùy thuộc vào từng trường hợp
cụ thể.
III. TÀI LIỆU, HỒ SƠ KIỂM TOÁN (TT)
3. Thu thập giải trình bằng văn bản:
 Trong quá trình KT và sau khi gửi dự thảo BC kiểm toán, KTV
phải cùng với Đơn vị được KT và các Bên có liên quan trao đổi
về các nội dung đã thống nhất/chưa thống nhất hoặc nội dung
có vấn đề phải gửi VB xin ý kiến h.dẫn của CQ quản lý NN có
liên quan. Đơn vị được KT và các Bên có liên quan có thể có
giải trình bằng VB làm bằng chứng cho ý kiến KT của KTV.
 KTV phải thu thập bằng chứng về việc Đơn vị được KT thừa
nhận trách nhiệm của mình trong việc tuân thủ các quy định về
QL đầu tư trong quá trình thực hiện DA và việc lập, trình bày
BCQTDAHT trung thực và hợp lý, phù hợp với CM kế toán,
chế độ kế toán và các quy định pháp lý có liên quan đến việc
lập và trình bày BCQTDAHT và trách nhiệm trong việc cung
cấp đầy đủ HS quyết toán DA hoàn thành và các tài liệu có liên
quan theo quy định.
III. TÀI LIỆU, HỒ SƠ KIỂM TOÁN (TT)
 Kiểm toán viên thu thập bằng chứng nêu trên trong các
Biên bản họp với Đơn vị được kiểm toán liên quan đến
vấn đề này hoặc yêu cầu người đứng đầu Đơn vị (Chủ
đầu tư hoặc đại diện Chủ đầu tư) cung cấp “Bản cam kết
của chủ đầu tư”.
Trường hợp này, Kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm
toán phải vận dụng CMKiT 580 - Giải trình bằng văn bản.
Bản cam kết của Chủ đầu tư hoặc đại diện Chủ đầu tư
được lưu vào hồ sơ kiểm toán làm bằng chứng kiểm toán.
(Mẫu Bản cam kết của Chủ đầu tư tại Phụ lục số 07 - CMKiT
1000)
▪ Thu thập giải trình của Giám đốc Đơn vị được kiểm toán:
III. TÀI LIỆU, HỒ SƠ KIỂM TOÁN (TT)
KTV và DN kiểm toán phải thu thập được các bằng chứng
của Giám đốc (người đứng đầu) Đơn vị được KT thừa
nhận trách nhiệm của mình trong việc lập, trình bày
BCQT trung thực, hợp lý, phù hợp với CM kế toán, chế độ
kế toán hiện hành và trách nhiệm trong việc cung cấp đầy
đủ HS quyết toán theo đúng quy định của PL cũng như
giải trình của Ban Giám đốc liên quan đến số liệu quyết
toán dự án. KTV thu thập bằng chứng nói trên trong các
Biên bản họp của khách hàng liên quan đến vấn đề này
hoặc yêu cầu Giám đốc cung cấp "Bảng giải trình", hoặc
bảng "Báo cáo của Ban Giám đốc".
Trường hợp này, Kiểm toán viên và DN kiểm toán phải
vận dụng CMKiT 580 - Giải trình bằng văn bản.
◙ HỒ SƠ HOÀN THÀNH CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
■ Hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng là tập hợp các
hồ sơ, tài liệu có liên quan tới quá trình đầu tư, xây dựng
công trình, gồm:
- Chủ trương đầu tư, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo
cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật
xây dựng công trình (đã được phê duyệt);
- Quyết định phê duyệt dự án đầu tư XDCT;
- Báo cáo khảo sát xây dựng;
- Hồ sơ thiết kế xây dựng công trình;
- Hồ sơ quản lý chất lượng trong quá trình thi công xây
dựng công trình;
- Các tài liệu khác cần được lưu lại sau khi đưa công trình
vào sử dụng. 76
◙ HỒ SƠ HOÀN THÀNH CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG (TT)
■ Quy định chung:
a) Chủ đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức lập hồ sơ hoàn thành
công trình.
b) Danh mục, quy cách hồ sơ hoàn thành công trình được
quy định tại Phụ lục 5 Thông tư số 10/2013/BXD; Ngoài
ra, KTV tham khảo «Danh mục tài liệu cần cung cấp» tại
Phụ lục 04 – CMKiT 1000.
c) Hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng phải được lập đầy
đủ trước khi đưa hạng mục công trình hoặc công trình vào
khai thác, sử dụng. Hồ sơ hoàn thành công trình có thể
được lập một lần chung cho toàn bộ dự án đầu tư xây
dựng công trình hoặc lập riêng từng công trình hoặc hạng
mục công trình thuộc dự án. 77
◙ DANH MỤC HỒ SƠ HOÀN THÀNH CÔNG TRÌNH
(PL III – Thông tư số 26/2016-BXD ngày 26/10/2016)
A. HỒ SƠ CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ HỢP ĐỒNG:
1. Quyết định chủ trương ĐTXD và BCNC tiền khả thi ĐTXD.
2. Quyết định phê duyệt dự án ĐTXD và BCNC khả thi hoặc
Báo cáo kinh tế - kỹ thuật ĐTXD.
3. Nhiệm vụ thiết kế, các văn bản thẩm định, tham gia ý kiến của
các CQ có liên quan trong việc thẩm định dự án và TK cơ sở.
4. Phương án Đền bù, hỗ trợ và tái định cư (nếu có).
5. Văn bản của các tổ chức, CQ Nhà nước có thẩm quyền (nếu
có) về: Thỏa thuận quy hoạch, VB cho phép sử dụng hoặc
đấu nối với công trình kỹ thuật bên ngoài hàng rào; Đánh giá
tác động môi trường, đảm bảo an toàn (an toàn giao thông, an
toàn các công trình lân cận) và các VB khác có liên quan.
78
◙ DANH MỤC HỒ SƠ HOÀN THÀNH CÔNG TRÌNH
(PL III – Thông tư số 26/2016-BXD ngày 26/10/2016)
6. Quyết định cấp đất, cho thuê đất của cơ quan có thẩm
quyền hoặc hợp đồng thuê đất đối với trường hợp không
được cấp đất.
7. Giấy phép xây dựng, trừ những trường hợp được miễn
giấy phép xây dựng.
8. Quyết định chỉ định thầu, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà
thầu và các hợp đồng giữa Chủ đầu tư với các Nhà thầu.
9. Các tài liệu chứng minh điều kiện năng lực của các nhà
thầu theo quy định.
10. Các hồ sơ, tài liệu khác có liên quan trong giai đoạn
Chuẩn bị đầu tư.
79
◙ DANH MỤC HỒ SƠ HOÀN THÀNH CÔNG TRÌNH
(PL III – Thông tư số 26/2016-BXD ngày 26/10/2016)
B. HỒ SƠ KHẢO SÁT XÂY DỰNG, THIẾT KẾ XDCT:
1. Nhiệm vụ khảo sát, Phương án kỹ thuật Khảo sát XD kèm
Báo cáo Khảo sát XDCT đã được nghiệm thu.
2. Văn bản thông báo chấp thuận nghiệm thu kết quả Khảo sát
XDCT.
3. Kết quả thẩm tra, thẩm định Thiết kế; Quyết định phê duyệt
Thiết kế kỹ thuật kèm hồ sơ TKKT đã được phê duyệt (có
danh mục bản vẽ kèm theo); Chỉ dẫn kỹ thuật.
4. Văn bản thông báo chấp thuận nghiệm thu Thiết kế XDCT.
5. Hồ sơ Thiết kế bản vẽ thi công đã được Chủ đầu tư xác
nhận (có danh mục bản vẽ kèm theo).
6. Các văn bản, tài liệu, hồ sơ khác có liên quan đến giai đoạn
Khảo sát, Thiết kế XDCT. 80
◙ DANH MỤC HỒ SƠ HOÀN THÀNH CÔNG TRÌNH
(PL III – Thông tư số 26/2016-BXD ngày 26/10/2016)
C. HỒ SƠ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU:
1. Danh mục các thay đổi Thiết kế trong quá trình thi công XD
và các văn bản thẩm định, phê duyệt của cấp có thẩm quyền.
2. Nhật ký thi công & Bản vẽ hoàn công (có danh mục bản vẽ
kèm theo).
3. Các kế hoạch, biện pháp kiểm tra, kiểm soát chất lượng thi
công xây dựng công trình.
4. Các chứng từ chứng nhận xuất xứ, nhãn mác hàng hóa; tài liệu
công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với sản phẩm, hàng hóa; chứng
nhận hợp quy, công bố hợp quy, thông báo tiếp nhận hồ sơ
công bố hợp quy của cơ quan chuyên ngành; chứng nhận hợp
chuẩn (nếu có) theo quy định của Luật chất lượng sản phẩm
hàng hóa.
5. Các kết quả quan trắc, đo đạc, thí nghiệm trong quá trình thi
công và quan trắc trong quá trình vận hành. 81
◙ DANH MỤC HỒ SƠ HOÀN THÀNH CÔNG TRÌNH
(PL III – Thông tư số 26/2016-BXD ngày 26/10/2016)
6. Các Biên bản nghiệm thu công việc XD, nghiệm thu bộ
phận hoặc giai đoạn (nếu có) trong quá trình thi công XD.
7. Các kết quả thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lượng
công trình, thí nghiệm khả năng chịu lực kết cấu xây dựng
(nếu có).
8. Lý lịch thiết bị lắp đặt trong công trình.
9. Quy trình vận hành, khai thác công trình; Quy trình bảo trì
công trình.
10. Văn bản thỏa thuận, chấp thuận, xác nhận của các tổ chức,
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (nếu có) về:
a) Di dân vùng lòng hồ, khảo sát các di tích lịch sử, văn hóa;
b) An toàn phòng cháy, chữa cháy;
c) An toàn môi trường;
d) An toàn lao động, an toàn vận hành hệ thống thiết bị công trình,
thiết bị công nghệ; 82
◙ DANH MỤC HỒ SƠ HOÀN THÀNH CÔNG TRÌNH
(PL III – Thông tư số 26/2016-BXD ngày 26/10/2016)
e) Thực hiện Giấy phép xây dựng (đối với trường hợp không được
miễn Giấy phép xây dựng theo quy định);
f) Cho phép đấu nối với công trình hạ tầng kỹ thuật và các công
trình khác có liên quan;
g) Các văn bản khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
11. Hồ sơ giải quyết sự cố công trình (nếu có).
12. Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình
XD đưa vào sử dụng.
13. Phụ lục các tồn tại cần sửa chữa, khắc phục (nếu có) sau khi đưa
công trình vào sử dụng.
14. Các hồ sơ/văn bản/tài liệu khác có liên quan trong giai đoạn thi
công XD và nghiệm thu CTXD.
15. Thông báo kết quả kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình
thi công XD và thông báo chấp thuận kết quả nghiệm thu hoàn
thành HMCT, CTXD của cơ quan chuyên môn về XD. 83
◙ HỒ SƠ HOÀN THÀNH CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG (TT)
D. QUY CÁCH VÀ SỐ LƯỢNG HỒ SƠ HOÀN THÀNH CTXD:
1. Các bản vẽ thiết kế phải được lập theo quy định và phải
được Chủ đầu tư hoặc đại diện được uỷ quyền của Chủ
đầu tư xác nhận.
2. Các bản vẽ hoàn công phải được lập theo hướng dẫn tại
Phụ lục 2 của Thông tư 10/2013/BXD.
3. Hồ sơ hoàn thành công trình được bảo quản trong hộp
theo khổ A4 hoặc bằng các phương pháp khác phù hợp,
bìa hộp ghi các thông tin liên quan tới nội dung HS lưu
trữ trong hộp.
4. Thuyết minh và bản vẽ thiết kế, bản vẽ hoàn công công
trình xây dựng có thể được lưu trữ dưới dạng băng từ,
đĩa từ hoặc vật mang tin phù hợp. 84
◙ HỒ SƠ HOÀN THÀNH CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG (TT)
5. Các văn bản quan trọng trong hồ sơ hoàn thành công
trình như: Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây
dựng, Quyết định phê duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ
thuật (trường hợp chỉ phải lập Báo cáo kinh tế-kỹ
thuật), Quyết định phê duyệt thiết kế, Biên bản
nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng, Biên bản bàn
giao công trình ... được lưu trữ bằng bản chính.
Trường hợp không còn bản chính thì được thay thế
bằng bản sao hợp pháp;
6. Số lượng bộ hồ sơ hoàn thành công trình do Chủ đầu
tư và các nhà thầu thỏa thuận nêu trong hợp đồng.
85
◙ LẬP VÀ LƯU TRỮ HỒ SƠ HOÀN THÀNH CTXD
(Đ.33 - NĐ46/2015)
1. Hồ sơ hoàn thành CTXD phải được Chủ đầu tư tổ chức lập
đầy đủ trước khi đưa HMCT/CTXD vào khai thác, vận hành.
2. Hồ sơ hoàn thành CTXD được lập một lần chung cho toàn
bộ dự án đầu tư XDCT nếu các CT/HMCT thuộc dự án được
đưa vào khai thác, sử dụng cùng một thời điểm. Trường hợp
các CT/HMCT của dự án được đưa vào khai thác, sử dụng ở
các thời điểm khác nhau thì có thể lập HS hoàn thành CT
cho riêng từng CT/HMCT.
3. Chủ đầu tư tổ chức lập và lưu trữ một bộ HS hoàn thành
CTXD; các chủ thể tham gia khác tự lưu trữ các HS liên
quan đến phần việc do mình thực hiện. Riêng CT nhà ở và
CT di tích, việc lưu trữ HS còn phải tuân thủ theo quy định
của PL về nhà ở và về di sản văn hóa. 86
◙ LẬP VÀ LƯU TRỮ HỒ SƠ HOÀN THÀNH CTXD (TT)
+ Thời hạn lưu trữ: (theo Đ.28, TT10/2013/BXD)
a) Chủ đầu tư có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ hoàn thành
CTXD trong thời gian tối thiểu là 10 năm đối với CT thuộc
dự án nhóm A, 07 năm đối với CT thuộc dự án nhóm B và
05 năm đối với CT thuộc dự án nhóm C kể từ khi nghiệm
thu đưa CT, HMCT vào sử dụng.
b) Cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng, các nhà thầu
tham gia hoạt động XD có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ liên
quan đến phần việc do mình thực hiện. Thời gian lưu trữ hồ
sơ như quy định đối với lưu trữ của Chủ đầu tư nêu trên.
c) Hồ sơ phục vụ quản lý, sử dụng CTXD do người quản lý,
sử dụng công trình lưu trữ trong thời gian tối thiểu bằng tuổi
thọ công trình theo quy định của pháp luật về bảo trì CTXD.
87
‘
88
CÁC VĂN BẢN
QUY PHẠM PHÁP LUẬT
VỀ
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
(Xem Ebook 2.1 - XDCB do VACPA phát hành T4/2017)
VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
I. Các Luật liên quan đến Đầu tư và Xây dựng:
1. Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 do Quốc hội thông qua ngày
18/6/2014, có hiệu lực từ ngày 01/01/2015.
2. Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 do Quốc hội thông qua ngày
26/11/2013, có hiệu lực từ ngày 01/7/2014.
3. Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 do Quốc hội thông qua ngày
26/11/2014, có hiệu lực từ ngày 01/7/2015.
4. Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 do Quốc hội thông qua ngày
18/6/2014, có hiệu lực từ ngày 01/01/2015.
5. Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 do Quốc hội thông qua
ngày 26/11/2014, có hiệu lực từ ngày 01/7/2015.
6. Luật Đất đai số 45/2013/QH13 do Quốc hội thông qua ngày
29/11/2013, có hiệu lực từ ngày 01/7/2014.
7. Luật số 38/2009/QH12 do QH thông qua ngày 19/6/2009 sđbs
Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, Luật Doanh nghiệp, Luật Đất đai
và Luật Nhà ở, có hiệu lực từ ngày 01/8/2009. 89
VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG (TT)
II. Về Quy chế Quản lý Đầu tư và Xây dựng:
1. Nghị định 59/2015-CP ngày 18/6/2015 và NĐ42/2017-CP ngày
ngày 05/4/2017 sđbs NĐ59/2015 của CP về Quản lý dự án ĐTXD.
2. Nghị định 15/2015-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về Đầu tư
theo hình thức đối tác công - tư (PPP).
3. Nghị định 118/2015-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.
4. Nghị định 136/2015-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công.
5. Thông tư 16/2016-CP ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn
NĐ59/2015 về Hình thức tổ chức QLDA đầu tư xây dựng.
6. Thông tư 06/2016-CP ngày 28/6/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn
thực hiện một số Điều của NĐ15/2015 về Đầu tư PPP.
7. Thông tư 17/2016-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng hướng
dẫn về năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động XD.
8. Thông tư 14/2016-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng hướng
dẫn về Cấp giấy phép hoạt động XD và QL Nhà thầu nước ngoài. 90
VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG (TT)
III. Về Quản lý Chi phí Đầu tư và Xây dựng:
1. Nghị định 32/2015-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về Quản
lý chi phí đầu tư xây dựng (thay thế NĐ112/2009).
2. Nghị định 16/2015-CP ngày 14/02/2015 và NĐ 141/2016-CP
của CP quy định Cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Thông tư 05/2016-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng
h.dẫn Xác định Đơn giá nhân công trong QL chi phí ĐTXD
(thay thế TT01/2015/BXD).
4. Thông tư 06/2016-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng
h.dẫn Xác định và QL chi phí ĐTXD (thay thế TT04/2010/BXD).
5. Thông tư 72/2017-BTC ngày 17/7/2017 của Bộ Tài chính Quy
định về Quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động QLDA
của các Chủ đầu tư, Ban QLDA sử dụng vốn NSNN (có hiệu lực
từ ngày 15/9/2017, thay thế TT số 05/2014/BTC ngày 06/01/2014).
91
VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG (TT)
6. Thông tư 55/2016-BTC ngày 23/3/2016 của Bộ Tài chính Quy
định một số nội dung về Quản lý tài chính đối với dự án đầu tư
theo hình thức đối tác công - tư và chi phí lựa chọn nhà đầu tư.
7. Quyết định số 79/2016/BXD ngày 15/02/2017 của Bộ trưởng
Bộ Xây dựng v/v Công bố Định mức chi phí QLDA và Tư vấn
đầu tư XD (thay thế QĐ 957/2009/BXD).
8. Thông tư 01/2017-BXD ngày 06/02/2017 của Bộ Xây dựng
h.dẫn Xác định và quản lý chi phí Khảo sát xây dựng.
9. Thông tư 02/2015-BLĐTBXD ngày 12/01/2015 của Bộ Lao
động - TB&XH quy định mức lương đối với chuyên gia Tư
vấn trong nước làm cơ sở dự toán gói thầu Tư vấn áp dụng
hình thức hợp đồng theo thời gian sử dụng vốn Nhà nước.
10. Thông tư 167/2009-BTC ngày 19/8/2009 của Bộ Tài chính
quy định Chế độ thu, nộp và quản lý, sử dụng lệ phí trong lĩnh
vực xây dựng. 92
VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG (TT)
IV. Về Quản lý Chất lượng và Bảo trì CTXD:
1. Nghị định 46/2015-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về Quản lý
chất lượng và Bảo trì CTXD (thay thế NĐ15/2013).
2. Nghị định số 24a/2016-BXD ngày 05/4/2016 của Chính phủ về
Quản lý Vật liệu Xây dựng.
3. Thông tư 05/2015-BXD ngày 30/10/2015 của Bộ Xây dựng quy
định về Quản lý chất lượng xây dựng và bảo trì nhà ở riêng lẻ.
4. Thông tư 26/2016-BXD ngày 15/12/2016 của Bộ Xây dựng quy
định chi tiết 1 số nội dung về QL chất lượng và Bảo trì CTXD.
5. Thông tư 18/2016-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng hướng
dẫn về Thẩm định, phê duyệt dự án và Thiết kế, dự toán XDCT.
6. Thông tư 03/2016-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng quy
định về Phân cấp CTXD và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt
động xây dựng.
7. Thông tư 15/2016-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng hướng
dẫn về Cấp giấy phép Xây dựng. 93
VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG (TT)
V. Về Lựa chọn Nhà thầu, Nhà đầu tư các dự án ĐTXD:
1. Nghị định 63/2014-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định
chi tiết một số điều của Luật Đấu thầu về Lựa chọn Nhà thầu.
2. Nghị định 30/2015-CP ngày 17/3/2015 của Chính phủ quy định
chi tiết một số điều của Luật Đấu thầu về Lựa chọn Nhà đầu tư.
3. Thông tư 01/2015/BKH ngày 14/02/2015 của Bộ KH&ĐT quy
định chi tiết Lập HS mời quan tâm, HS mời thầu, HS yêu cầu
đối với Dịch vụ Tư vấn.
4. Thông tư 03/2015/BKH ngày 06/5/2015 của Bộ KH&ĐT quy
định chi tiết Lập HS mời thầu Xây lắp.
5. Thông tư 05/2015/BKH ngày 16/6/2015 của Bộ KH&ĐT quy
định chi tiết Lập HS mời thầu Mua sắm hàng hóa.
6. Thông tư 10/2015/BKH ngày 26/10/2015 của Bộ KH&ĐT quy
định chi tiết về Kế hoạch lựa chọn nhà thầu. 94
VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG (TT)
7. Thông tư 11/2015/BKH ngày 27/10/2015 của Bộ KH&ĐT quy
định chi tiết Lập HS yêu cầu chỉ định thầu, chào hàng c.tranh. …
8. Thông tư 07/2016/BKH ngày 29/6/2016 của Bộ KH&ĐT quy định
chi tiết Lập Hồ sơ mời thầu, Hồ sơ yêu cầu Mua sắm hàng hóa đối
với đấu thầu qua mạng.
9. Thông tư 11/2016/BKH ngày 26/7/2016 của Bộ KH&ĐT hướng
dẫn Lập HS mời thầu Thiết kế, C/cấp hàng hóa và Xây lắp (EPC).
10. Thông tư 14/2016/BKH ngày 29/9/2016 của Bộ KH&ĐT quy
định chi tiết Lập HS mời thầu Dịch vụ phi Tư vấn.
11. Thông tư 15/2016/BKH ngày 29/9/2016 của Bộ KH&ĐT hướng
dẫn Lập Hồ sơ mời sơ tuyển, Hồ sơ mời thầu lựa chọn nhà đầu tư
thực hiện dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP).
12. Thông tư 190/2015/BKH ngày 17/11/2015 của Bộ Tài chính quy
định việc Quản lý chi phí trong quá trình Lựa chọn nhà thầu các
dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước và vốn Trái phiếu CP. …
95
VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG (TT)
VI. Về Hợp đồng trong hoạt động xây dựng:
1. Nghị định 37/2015-CP ngày 22/4/2015 của Chính phủ quy định
chi tiết về Hợp đồng XD (thay thế NĐ48/2010 & NĐ207/2013).
2. Nghị định 15/2015-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về Đầu
tư theo hình thức Đối tác công tư (PPP).
3. Thông tư 07/2016-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng
hướng dẫn Điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng.
4. Thông tư 08/2016-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng
hướng dẫn một số nội dung về hợp đồng Tư vấn xây dựng.
5. Thông tư 09/2016-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng
hướng dẫn hợp đồng Thi công XDCT.
6. Công văn số 10254/BTC-ĐT ngày 27/7/2015 của Bộ Tài chính
về việc hướng dẫn mức tạm ứng đối với công việc của dự án
được thực hiện theo hợp đồng.
96
VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG (TT)
VII. Về Bồi thường, Hỗ trợ, Tái định cư:
1. Quyết định số 34/2010-TTg ngày 08/4/2010 của Thủ tướng CP
quy định về BT, HT, TĐC các dự án Thủy lợi, Thủy điện.
2. Thông tư số 57/2010-BTC ngày 16/4/2010 của Bộ Tài chính
quy định việc Lập DT, sử dụng và quyết toán kinh phí tổ chức,
thực hiện Bồi thường, Hỗ trợ, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất.…
VIII. Về Thanh toán trong hoạt động xây dựng:
1. Thông tư số 08/2016-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính
quy định về Quản lý, thanh toán VĐT sử dụng nguồn vốn
Ngân sách Nhà nước (thay thế Thông tư số 86/2011/BTC).
2. Thông tư số 108/2016-BTC ngày 30/6/2016 sđbs TT 08/2016-
BTC của Bộ Tài chính quy định về Quản lý, thanh toán VĐT
sử dụng nguồn vốn Ngân sách Nhà nước.
97
VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG (TT)
IX. Về Giám sát, đánh giá đầu tư:
1. Nghị định 84/2015-CP ngày 30/9/2015 của Chính phủ về Giám
sát và đánh giá đầu tư (thay thế NĐ113/2009-CP - 15/12/2009).
2. Thông tư 22/2015-BKHĐT ngày 18/12/2015 của Bộ Kế hoạch và
Đầu tư Quy định về mẫu Báo cáo Giám sát và Đánh giá đầu tư.
X. Về Quyết toán/ Thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành:
1. Thông tư 28/2012-BTC ngày 24/02/2012 của Bộ Tài chính quy
định về Quản lý VĐT thuộc nguồn vốn ngân sách Xã, Phường,
Thị trấn.
2. Chuẩn mực Kiểm toán số 1000 ban hành kèm theo Thông tư số
67/2015-BTC ngày 08/5/2015 của Bộ Tài chính về Kiểm toán
Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành.
3. Thông tư 09/2016-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính Quy
định về Quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước
(thay thế TT19/2011/BTC và TT04/2014/BTC của Bộ Tài chính). 98
III. TÀI LIỆU, HỒ SƠ KIỂM TOÁN (TT)
 Đối với những vấn đề xét thấy cần thiết, KTV và DNKiT
phải thông báo đến Giám đốc đơn vị được KT biết rõ về tính
trọng yếu của vấn đề cần phải giải trình. Các vấn đề yêu cầu
Giám đốc đơn vị giải trình bằng văn bản được giới hạn trong
những vấn đề riêng lẻ hoặc tổng hợp có ảnh hưởng trọng yếu
đến BCQTDAHT.
 Nếu Giám đốc đơn vị được KT từ chối cung cấp các giải
trình mà KTV yêu cầu sẽ làm hạn chế phạm vi kiểm toán thì
KTV phải đưa ra "Ý kiến ngoại trừ" hoặc "Ý kiến từ chối".
Trong trường hợp này, KTV phải đánh giá lại mức độ tin cậy
của các giải trình khác của Giám đốc trong quá trình kiểm
toán và xem xét mức độ ảnh hưởng của nó đến BCQT dự án
hoàn thành.
‘
KIỂM TOÁN CÁC NỘI DUNG
CỦA BÁO CÁO QUYẾT TOÁN
DỰ ÁN HOÀN THÀNH
IV. KIỂM TOÁN CÁC NỘI DUNG CỦA BCQT DAHT
1. Kiểm toán hồ sơ pháp lý: (CMKiT 1000: Đoạn 28 & A10)
a) Yêu cầu:
Các thủ tục kiểm toán về hồ sơ pháp lý của dự án ĐTXD phải
được thiết kế và thực hiện dựa trên các quy định của Nhà nước
trong lĩnh vực ĐTXD, cụ thể:
- Có hiệu lực trong thời gian thực hiện dự án;
- Phù hợp với nội dung đầu tư (dự án đầu tư xây dựng; dự án
đầu tư có cấu phần xây dựng và không có cấu phần xây
dựng; dự án đầu tư chuyên ngành như điện lực, viễn thông,
dầu khí, giao thông, sản xuất VLXD ...);
- Phù hợp với đối tượng áp dụng (dự án sử dụng vốn ngân sách
Nhà nước, vốn Nhà nước ngoài ngân sách, vốn khác, dự án
sử dụng vốn ODA, dự án đầu tư theo hình thức PPP, ...).
IV. KIỂM TOÁN CÁC NỘI DUNG CỦA BCQT DAHT (TT)
b) Mục tiêu:
Giúp Kiểm toán viên đánh giá và đưa ra ý kiến về tính
tuân thủ của các Bên liên quan đến dự án đối với việc
chấp hành các quy định của pháp luật về đầu tư xây
dựng, bao gồm:
- Tính đầy đủ và đúng trình tự, thủ tục của hồ sơ pháp lý
trong việc: Lập, thẩm định, phê duyệt dự án ĐTXD;
- Nội dung và thẩm quyền phê duyệt/ban hành các văn
bản trong quá trình ĐTXD dự án và các HM công trình;
- Việc chấp hành của Chủ đầu tư và các Bên có liên quan
trong việc thực hiện dự án: Lựa chọn nhà thầu; Ký kết
và thực hiện các hợp đồng xây dựng; Quản lý dự án đầu
tư xây dựng, Quyết toán dự án hoàn thành,…
IV. KIỂM TOÁN CÁC NỘI DUNG CỦA BCQT DAHT (TT)
c) Nội dung kiểm tra:
 Kiểm tra việc chấp hành trình tự, thủ tục đầu tư và xây dựng
theo quy định của pháp luật về đầu tư và xây dựng;
 Kiểm tra tính pháp lý của các văn bản liên quan đến dự án
về: Trình tự, thủ tục lập, thẩm định và phê duyệt các văn
bản, nội dung văn bản, thẩm quyền phê duyệt văn bản;
 Kiểm tra tính pháp lý và việc thực hiện lựa chọn nhà thầu,
ký kết các hợp đồng XD, hình thức giá hợp đồng (trọn
gói/đơn giá/thời gian/hỗn hợp) giữa Chủ đầu tư/Ban QLDA
với các Nhà thầu (Tư vấn, Xây dựng, Cung cấp và lắp đặt
thiết bị, EPC,...) so với các quy định của PL về đấu thầu, về
hợp đồng và Quyết định phê duyệt Kế hoạch lựa chọn nhà
thầu làm cơ sở cho việc thẩm tra quyết toán theo hợp đồng.
IV. KIỂM TOÁN CÁC NỘI DUNG CỦA BCQT DAHT (TT)
 Kiểm tra hồ sơ liên quan đến công tác QLDA, nghiệm thu,
hoàn công, thanh/quyết toán và đưa công trình/dự án hoàn
thành vào khai thác sử dụng theo quy định.
 Kiểm tra công tác lập và tập hợp, lưu trữ hồ sơ quản lý chất
lượng công trình/dự án ĐTXD theo quy định.
(Danh mục Hồ sơ pháp lý của dự án căn cứ Mẫu số 02/QTDA
của BCQTDAHT do Chủ đầu tư cung cấp cho KTV trong quá
trình kiểm toán, đối chiếu với quy định của Nhà nước).
d) Nhận xét, kết luận:
Sau khi kiểm tra hồ sơ pháp lý của dự án đầu tư, Kiểm
toán viên phải đưa ra nhận xét về việc chấp hành các quy
định pháp luật của các Bên có liên quan trong quá trình
đầu tư xây dựng của dự án.
IV. KIỂM TOÁN CÁC NỘI DUNG CỦA BCQT DAHT (TT)
2. Kiểm toán nguồn vốn đầu tư: (CMKiT 1000: Đoạn 29 & A11-14)
Căn cứ mẫu số 01/QTDA, 03/QTDA trong BCQTDAHT theo
Thông tư số 09/2016/TT-BTC, KTV thực hiện các bước sau:
 Phân tích, so sánh cơ cấu VĐT thực hiện với cơ cấu vốn được
xác định trong tổng mức vốn đầu tư được duyệt (Mẫu số
01/QTDA);
 Kiểm tra số liệu Báo cáo về hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư
hàng năm so với kế hoạch được duyệt (Mẫu số 01/QTDA);
 Đối chiếu số liệu vốn thanh toán hàng năm của CĐT và cơ quan
thanh toán (Mẫu số 03/QTDA);
 Kiểm tra việc đ.chỉnh tăng/giảm VĐT của dự án đã được cấp có
th.quyền phê duyệt phù hợp với chế độ và th.quyền quy định;
 Trường hợp dự án có sử dụng ngoại tệ, kiểm tra việc quy đổi
ngoại tệ ra đồng Việt Nam và xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái
theo chế độ quy định phù hợp với từng dự án;
IV. KIỂM TOÁN CÁC NỘI DUNG CỦA BCQT DAHT (TT)
► HD tại các đoạn A11-A14 CMKiT 1000:
A11. Số liệu về nguồn vốn đã thực hiện được kiểm tra đối chiếu
theo tổng số và chi tiết theo từng nguồn vốn, theo từng năm.
A12. Nguồn vốn đầu tư được xác định thông qua kiểm tra đối
chiếu số vốn đã cấp, cho vay, thanh toán do Chủ đầu tư báo
cáo với số xác nhận của CQ cấp vốn, cho vay, thanh toán.
Trường hợp không thu thập được bảng đối chiếu thì KTV
phải thực hiện các thủ tục KT thay thế căn cứ vào chứng từ
phát sinh.
A13. Đối với nguồn vốn vay, kiểm tra số vốn đã vay, số vốn đã
trả để xác định số dư vốn vay tại thời điểm khóa sổ lập
BCQTDAHT.
A14. Đối với vốn vay bằng ngoại tệ, phải thực hiện đánh giá lại
số dư vốn vay tại ngày khóa sổ lập BCQTDAHT theo tỷ giá
quy định phù hợp với từng dự án.
8. bai giang cm ki t1000 va hs kiem toan mau xdcb
8. bai giang cm ki t1000 va hs kiem toan mau xdcb
8. bai giang cm ki t1000 va hs kiem toan mau xdcb
8. bai giang cm ki t1000 va hs kiem toan mau xdcb
8. bai giang cm ki t1000 va hs kiem toan mau xdcb
8. bai giang cm ki t1000 va hs kiem toan mau xdcb
8. bai giang cm ki t1000 va hs kiem toan mau xdcb
8. bai giang cm ki t1000 va hs kiem toan mau xdcb
8. bai giang cm ki t1000 va hs kiem toan mau xdcb
8. bai giang cm ki t1000 va hs kiem toan mau xdcb
8. bai giang cm ki t1000 va hs kiem toan mau xdcb
8. bai giang cm ki t1000 va hs kiem toan mau xdcb
8. bai giang cm ki t1000 va hs kiem toan mau xdcb
8. bai giang cm ki t1000 va hs kiem toan mau xdcb
8. bai giang cm ki t1000 va hs kiem toan mau xdcb
8. bai giang cm ki t1000 va hs kiem toan mau xdcb
8. bai giang cm ki t1000 va hs kiem toan mau xdcb
8. bai giang cm ki t1000 va hs kiem toan mau xdcb
8. bai giang cm ki t1000 va hs kiem toan mau xdcb
8. bai giang cm ki t1000 va hs kiem toan mau xdcb
8. bai giang cm ki t1000 va hs kiem toan mau xdcb
8. bai giang cm ki t1000 va hs kiem toan mau xdcb
8. bai giang cm ki t1000 va hs kiem toan mau xdcb
8. bai giang cm ki t1000 va hs kiem toan mau xdcb
8. bai giang cm ki t1000 va hs kiem toan mau xdcb
8. bai giang cm ki t1000 va hs kiem toan mau xdcb
8. bai giang cm ki t1000 va hs kiem toan mau xdcb
8. bai giang cm ki t1000 va hs kiem toan mau xdcb
8. bai giang cm ki t1000 va hs kiem toan mau xdcb
8. bai giang cm ki t1000 va hs kiem toan mau xdcb
8. bai giang cm ki t1000 va hs kiem toan mau xdcb
8. bai giang cm ki t1000 va hs kiem toan mau xdcb
8. bai giang cm ki t1000 va hs kiem toan mau xdcb
8. bai giang cm ki t1000 va hs kiem toan mau xdcb
8. bai giang cm ki t1000 va hs kiem toan mau xdcb
8. bai giang cm ki t1000 va hs kiem toan mau xdcb
8. bai giang cm ki t1000 va hs kiem toan mau xdcb
8. bai giang cm ki t1000 va hs kiem toan mau xdcb
8. bai giang cm ki t1000 va hs kiem toan mau xdcb
8. bai giang cm ki t1000 va hs kiem toan mau xdcb
8. bai giang cm ki t1000 va hs kiem toan mau xdcb
8. bai giang cm ki t1000 va hs kiem toan mau xdcb
8. bai giang cm ki t1000 va hs kiem toan mau xdcb
8. bai giang cm ki t1000 va hs kiem toan mau xdcb
8. bai giang cm ki t1000 va hs kiem toan mau xdcb
8. bai giang cm ki t1000 va hs kiem toan mau xdcb
8. bai giang cm ki t1000 va hs kiem toan mau xdcb
8. bai giang cm ki t1000 va hs kiem toan mau xdcb
8. bai giang cm ki t1000 va hs kiem toan mau xdcb
8. bai giang cm ki t1000 va hs kiem toan mau xdcb
8. bai giang cm ki t1000 va hs kiem toan mau xdcb
8. bai giang cm ki t1000 va hs kiem toan mau xdcb
8. bai giang cm ki t1000 va hs kiem toan mau xdcb
8. bai giang cm ki t1000 va hs kiem toan mau xdcb
8. bai giang cm ki t1000 va hs kiem toan mau xdcb
8. bai giang cm ki t1000 va hs kiem toan mau xdcb
8. bai giang cm ki t1000 va hs kiem toan mau xdcb
8. bai giang cm ki t1000 va hs kiem toan mau xdcb
8. bai giang cm ki t1000 va hs kiem toan mau xdcb
8. bai giang cm ki t1000 va hs kiem toan mau xdcb
8. bai giang cm ki t1000 va hs kiem toan mau xdcb
8. bai giang cm ki t1000 va hs kiem toan mau xdcb
8. bai giang cm ki t1000 va hs kiem toan mau xdcb
8. bai giang cm ki t1000 va hs kiem toan mau xdcb
8. bai giang cm ki t1000 va hs kiem toan mau xdcb
8. bai giang cm ki t1000 va hs kiem toan mau xdcb
8. bai giang cm ki t1000 va hs kiem toan mau xdcb

More Related Content

What's hot

Bài giảng kiểm toán căn bản
Bài giảng kiểm toán căn bảnBài giảng kiểm toán căn bản
Bài giảng kiểm toán căn bảnCường Sol
 
đạO đức kt
đạO đức ktđạO đức kt
đạO đức ktmaitrang92
 
Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cá...
Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cá...Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cá...
Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cá...Nguyễn Công Huy
 
Ly thuyet kiem toan
Ly thuyet kiem toanLy thuyet kiem toan
Ly thuyet kiem toanleehaxu
 
Chuẩn mực kiểm toán việt nam .
Chuẩn mực kiểm toán việt nam .Chuẩn mực kiểm toán việt nam .
Chuẩn mực kiểm toán việt nam .Chu Hoàng
 
Luận văn kiểm toán: VẬN DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CH...
Luận văn kiểm toán: VẬN DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CH...Luận văn kiểm toán: VẬN DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CH...
Luận văn kiểm toán: VẬN DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CH...Nguyễn Công Huy
 
kiểm toán tài sản cố định
kiểm toán tài sản cố địnhkiểm toán tài sản cố định
kiểm toán tài sản cố địnhtrungan88
 
Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của kiểm
Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của kiểmChuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của kiểm
Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của kiểmHồng Nhật General
 
Đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán BCTC tại côn...
Đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán BCTC tại côn...Đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán BCTC tại côn...
Đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán BCTC tại côn...Nguyễn Công Huy
 
Kiểm toán nhà nước (1)
Kiểm toán nhà nước (1)Kiểm toán nhà nước (1)
Kiểm toán nhà nước (1)Hòa Cao
 
Đề tài : XÁC LẬP MỨC TRỌNG YẾU VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG GIAI ĐOẠN ...
Đề tài :  XÁC LẬP MỨC TRỌNG YẾU VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG GIAI ĐOẠN ...Đề tài :  XÁC LẬP MỨC TRỌNG YẾU VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG GIAI ĐOẠN ...
Đề tài : XÁC LẬP MỨC TRỌNG YẾU VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG GIAI ĐOẠN ...Nguyễn Công Huy
 
2021 louis holdings - huong dan lap bctc rieng
2021   louis holdings - huong dan lap bctc rieng2021   louis holdings - huong dan lap bctc rieng
2021 louis holdings - huong dan lap bctc riengAnh Ho
 

What's hot (18)

Phân loại kiểm toán
Phân loại kiểm toánPhân loại kiểm toán
Phân loại kiểm toán
 
Bài giảng kiểm toán căn bản
Bài giảng kiểm toán căn bảnBài giảng kiểm toán căn bản
Bài giảng kiểm toán căn bản
 
đạO đức kt
đạO đức ktđạO đức kt
đạO đức kt
 
Bai giang kiem_toan
Bai giang kiem_toanBai giang kiem_toan
Bai giang kiem_toan
 
Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cá...
Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cá...Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cá...
Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền trong kiểm toán báo cá...
 
Ly thuyet kiem toan
Ly thuyet kiem toanLy thuyet kiem toan
Ly thuyet kiem toan
 
Chuẩn mực kiểm toán việt nam .
Chuẩn mực kiểm toán việt nam .Chuẩn mực kiểm toán việt nam .
Chuẩn mực kiểm toán việt nam .
 
Chế độ Kế toán Doanh nghiệp TT 200
Chế độ Kế toán Doanh nghiệp TT 200Chế độ Kế toán Doanh nghiệp TT 200
Chế độ Kế toán Doanh nghiệp TT 200
 
Kiểm toán
Kiểm toán Kiểm toán
Kiểm toán
 
Luận văn kiểm toán: VẬN DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CH...
Luận văn kiểm toán: VẬN DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CH...Luận văn kiểm toán: VẬN DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CH...
Luận văn kiểm toán: VẬN DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CH...
 
kiểm toán tài sản cố định
kiểm toán tài sản cố địnhkiểm toán tài sản cố định
kiểm toán tài sản cố định
 
Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của kiểm
Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của kiểmChuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của kiểm
Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của kiểm
 
TANET - Kế toán 1
TANET - Kế toán 1TANET - Kế toán 1
TANET - Kế toán 1
 
Đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán BCTC tại côn...
Đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán BCTC tại côn...Đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán BCTC tại côn...
Đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán BCTC tại côn...
 
Kiểm toán nhà nước (1)
Kiểm toán nhà nước (1)Kiểm toán nhà nước (1)
Kiểm toán nhà nước (1)
 
Đề tài : XÁC LẬP MỨC TRỌNG YẾU VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG GIAI ĐOẠN ...
Đề tài :  XÁC LẬP MỨC TRỌNG YẾU VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG GIAI ĐOẠN ...Đề tài :  XÁC LẬP MỨC TRỌNG YẾU VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG GIAI ĐOẠN ...
Đề tài : XÁC LẬP MỨC TRỌNG YẾU VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG GIAI ĐOẠN ...
 
2021 louis holdings - huong dan lap bctc rieng
2021   louis holdings - huong dan lap bctc rieng2021   louis holdings - huong dan lap bctc rieng
2021 louis holdings - huong dan lap bctc rieng
 
Bài tập trắc nghiệm môn kiểm toán
Bài tập trắc nghiệm môn kiểm toánBài tập trắc nghiệm môn kiểm toán
Bài tập trắc nghiệm môn kiểm toán
 

Similar to 8. bai giang cm ki t1000 va hs kiem toan mau xdcb

5 kiem toan_3605
5 kiem toan_36055 kiem toan_3605
5 kiem toan_3605Nhí Minh
 
Chuẩn mực kiểm toán nhà nước số 4000 (cmktnn 4000) hướng dẫn kiểm toán tuân thủ
Chuẩn mực kiểm toán nhà nước số 4000 (cmktnn 4000) hướng dẫn kiểm toán tuân thủChuẩn mực kiểm toán nhà nước số 4000 (cmktnn 4000) hướng dẫn kiểm toán tuân thủ
Chuẩn mực kiểm toán nhà nước số 4000 (cmktnn 4000) hướng dẫn kiểm toán tuân thủnataliej4
 
Lap ke hoach_kiem_toan_deloitte
Lap ke hoach_kiem_toan_deloitteLap ke hoach_kiem_toan_deloitte
Lap ke hoach_kiem_toan_deloittePhuong Nt
 
214 2012 tt-btc_179084
214 2012 tt-btc_179084214 2012 tt-btc_179084
214 2012 tt-btc_179084Tuấn Anh
 
QUY ĐỊNH QUY TRÌNH THẨM TRA QUYẾT TOÁN DỰ ÁN
QUY ĐỊNH QUY TRÌNH THẨM TRA QUYẾT TOÁN DỰ ÁN QUY ĐỊNH QUY TRÌNH THẨM TRA QUYẾT TOÁN DỰ ÁN
QUY ĐỊNH QUY TRÌNH THẨM TRA QUYẾT TOÁN DỰ ÁN ThaoNguyenXanh2
 
Cap quang Đ NAi.docx
Cap quang Đ NAi.docxCap quang Đ NAi.docx
Cap quang Đ NAi.docxSang Doan
 
Tt 04 2014_tt-btc quy định quy trình thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành đối...
Tt 04 2014_tt-btc quy định quy trình thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành đối...Tt 04 2014_tt-btc quy định quy trình thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành đối...
Tt 04 2014_tt-btc quy định quy trình thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành đối...Lập Dự Án Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh
 
04/2014/TT-BTC về Quy trình thẩm tra dự toán
04/2014/TT-BTC về Quy trình thẩm tra dự toán04/2014/TT-BTC về Quy trình thẩm tra dự toán
04/2014/TT-BTC về Quy trình thẩm tra dự toánMaiNguyen358
 
Tt 04 2014_tt-btc quy định quy trình thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành đối...
Tt 04 2014_tt-btc quy định quy trình thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành đối...Tt 04 2014_tt-btc quy định quy trình thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành đối...
Tt 04 2014_tt-btc quy định quy trình thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành đối...ThaoNguyenXanh2
 
Hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNH...
Hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNH...Hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNH...
Hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNH...Nguyễn Công Huy
 
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.pptKiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.pptphanai
 
Luật kiểm toán
Luật kiểm toánLuật kiểm toán
Luật kiểm toánSnow Fall
 
Tailieu.vncty.com thuc trang cong tac kiem toan o viet nam
Tailieu.vncty.com   thuc trang cong tac kiem toan o viet namTailieu.vncty.com   thuc trang cong tac kiem toan o viet nam
Tailieu.vncty.com thuc trang cong tac kiem toan o viet namTrần Đức Anh
 
Lythuyetkiemtoan 110520035012-phpapp02
Lythuyetkiemtoan 110520035012-phpapp02Lythuyetkiemtoan 110520035012-phpapp02
Lythuyetkiemtoan 110520035012-phpapp02Liễu Bờm
 

Similar to 8. bai giang cm ki t1000 va hs kiem toan mau xdcb (20)

5 kiem toan
5   kiem toan5   kiem toan
5 kiem toan
 
5 kiem toan_3605
5 kiem toan_36055 kiem toan_3605
5 kiem toan_3605
 
Chuẩn mực kiểm toán nhà nước số 4000 (cmktnn 4000) hướng dẫn kiểm toán tuân thủ
Chuẩn mực kiểm toán nhà nước số 4000 (cmktnn 4000) hướng dẫn kiểm toán tuân thủChuẩn mực kiểm toán nhà nước số 4000 (cmktnn 4000) hướng dẫn kiểm toán tuân thủ
Chuẩn mực kiểm toán nhà nước số 4000 (cmktnn 4000) hướng dẫn kiểm toán tuân thủ
 
Gioi thieu ktnn
Gioi thieu ktnnGioi thieu ktnn
Gioi thieu ktnn
 
Lap ke hoach_kiem_toan_deloitte
Lap ke hoach_kiem_toan_deloitteLap ke hoach_kiem_toan_deloitte
Lap ke hoach_kiem_toan_deloitte
 
Đề tài: Kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong báo cáo tài chính
Đề tài: Kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong báo cáo tài chínhĐề tài: Kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong báo cáo tài chính
Đề tài: Kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong báo cáo tài chính
 
Đề tài: Lập và phát hành Báo cáo kiểm toán Báo cáo tài chính, 9đ
Đề tài: Lập và phát hành Báo cáo kiểm toán Báo cáo tài chính, 9đĐề tài: Lập và phát hành Báo cáo kiểm toán Báo cáo tài chính, 9đ
Đề tài: Lập và phát hành Báo cáo kiểm toán Báo cáo tài chính, 9đ
 
214 2012 tt-btc_179084
214 2012 tt-btc_179084214 2012 tt-btc_179084
214 2012 tt-btc_179084
 
QUY ĐỊNH QUY TRÌNH THẨM TRA QUYẾT TOÁN DỰ ÁN
QUY ĐỊNH QUY TRÌNH THẨM TRA QUYẾT TOÁN DỰ ÁN QUY ĐỊNH QUY TRÌNH THẨM TRA QUYẾT TOÁN DỰ ÁN
QUY ĐỊNH QUY TRÌNH THẨM TRA QUYẾT TOÁN DỰ ÁN
 
Qd87 2005-btc
Qd87 2005-btcQd87 2005-btc
Qd87 2005-btc
 
Cap quang Đ NAi.docx
Cap quang Đ NAi.docxCap quang Đ NAi.docx
Cap quang Đ NAi.docx
 
Tt 04 2014_tt-btc quy định quy trình thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành đối...
Tt 04 2014_tt-btc quy định quy trình thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành đối...Tt 04 2014_tt-btc quy định quy trình thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành đối...
Tt 04 2014_tt-btc quy định quy trình thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành đối...
 
04/2014/TT-BTC về Quy trình thẩm tra dự toán
04/2014/TT-BTC về Quy trình thẩm tra dự toán04/2014/TT-BTC về Quy trình thẩm tra dự toán
04/2014/TT-BTC về Quy trình thẩm tra dự toán
 
Tt 04 2014_tt-btc quy định quy trình thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành đối...
Tt 04 2014_tt-btc quy định quy trình thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành đối...Tt 04 2014_tt-btc quy định quy trình thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành đối...
Tt 04 2014_tt-btc quy định quy trình thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành đối...
 
Hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNH...
Hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNH...Hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNH...
Hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNH...
 
Tổng quan về kiểm toán
Tổng quan về kiểm toánTổng quan về kiểm toán
Tổng quan về kiểm toán
 
KiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.pptKiemToanNHTM.ppt
KiemToanNHTM.ppt
 
Luật kiểm toán
Luật kiểm toánLuật kiểm toán
Luật kiểm toán
 
Tailieu.vncty.com thuc trang cong tac kiem toan o viet nam
Tailieu.vncty.com   thuc trang cong tac kiem toan o viet namTailieu.vncty.com   thuc trang cong tac kiem toan o viet nam
Tailieu.vncty.com thuc trang cong tac kiem toan o viet nam
 
Lythuyetkiemtoan 110520035012-phpapp02
Lythuyetkiemtoan 110520035012-phpapp02Lythuyetkiemtoan 110520035012-phpapp02
Lythuyetkiemtoan 110520035012-phpapp02
 

8. bai giang cm ki t1000 va hs kiem toan mau xdcb

  • 1. 1 CHUYÊN ĐỀ CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN VIỆT NAM SỐ 1000 (Ban hành theo Thông tư số 67/2015/TT-BTC ngày 08/5/2015) & HỒ SƠ KIỂM TOÁN MẪU KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN DỰ ÁN HOÀN THÀNH (Ban hành theo QĐ số 314/2016/QĐ-VACPA ngày 15/11/2016 của Chủ tịch VACPA) Trình bày: LÊ HỮU PHÚC Phó TGĐ - Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C Số 02 Trường Sơn, Phường 2, Q. Tân Bình – TP.HCM Email: phuc.lh@a-c.com.vn Cell Phone: 0903.734.234 TP.HCM, ngày 26 - 27 tháng 9 năm 2017
  • 2. 2 I. Giới thiệu “Chuẩn mực Kiểm toán VN số 1000” về Kiểm toán Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành (Ban hành kèm TT67/2015/TT-BTC ngày 08/5/2015 của Bộ Tài chính); II. Giới thiệu “Bộ hồ sơ Kiểm toán mẫu” áp dụng cho Kiểm toán Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành (Ban hành kèm QĐ314/2016/QĐ-VACPA ngày 15/11/2016 của Chủ tịch VACPA): + Phần 1: Hướng dẫn thực hiện; + Phần 2: Hướng dẫn về hồ sơ kiểm toán và giấy tờ làm việc; + Phần 3: Hướng dẫn các Biểu mẫu;  Các chỉ mục hồ sơ kiểm toán: 1000 - Kế hoạch kiểm toán; 2000 - Tổng hợp, kết luận và lập Báo cáo kiểm toán; NỘI DUNG TRÌNH BÀY
  • 3. 3 3000 - Kiểm tra hồ sơ pháp lý; 4000 - Kiểm tra nguồn vốn đầu tư; 5000 - Kiểm tra chi phí đầu tư; 6000 - Kiểm tra chi phí đầu tư không tính vào giá trị tài sản; 7000 - Kiểm tra giá trị tài sản hình thành qua đầu tư; 8000 - Kiểm tra công nợ, vật tư thiết bị tồn đọng; 9000 - Kiểm tra việc chấp hành của Chủ đầu tư đối với ý kiến kết luận của CQ Thanh tra, Kiểm tra, Kiểm toán NN; 0000 - Các vấn đề khác;  Hệ thống các mẫu biểu của Hồ sơ kiểm toán XDCB (mẫu).  Ebook 2.1 – XDCB: Tổng hợp văn bản pháp luật về ĐTXD.  Trao đổi, thảo luận. NỘI DUNG TRÌNH BÀY
  • 4. 4
  • 5. PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN VN SỐ 1000 VỀ KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN DỰ ÁN HOÀN THÀNH (Ban hành kèm Thông tư số 67/2015/TT-BTC ngày 08/5/2015 của Bộ Tài chính) 5
  • 6. 6  Lịch sử hình thành Kiểm toán (Audit): Từ thế kỷ thứ III trước công nguyên (BC), nhà cầm quyền La Mã đã tuyển dụng các quan chức để kiểm tra tính độc lập của tình hình tài chính và thuyết trình về kết quả kiểm tra này. Từ “Audit” theo tiếng Latin có nghĩa là “người nghe”.  Sau cuộc cách mạng KHKT lần thứ I (phát minh máy hơi nước) và nhất là từ giữa thế kỷ 20 đến nay, từ “Audit” được hiểu là “kiểm tra độc lập và bày tỏ ý kiến” về BC tài chính.  Ngày nay, Kiểm toán phát triển mạnh mẽ và có mặt ở tất cả các nước trên thế giới. Ngành kiểm toán độc lập tại Việt Nam ra đời vào đầu thập niên 90 của thế kỷ 20 và hiện nay đã có 169 DN kiểm toán độc lập ra đời và hoạt động. Luật Kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12 có hiệu lực từ 01/01/2012. “Kiểm toán là quan tòa của quá khứ, người dẫn dắt hiện tại và cố vấn sáng suốt cho tương lai” KIỂM TOÁN LÀ GÌ?
  • 7. 7  Các loại hình kiểm toán:  Kiểm toán nội bộ; Kiểm toán độc lập; Kiểm toán Nhà nước;  Kiểm toán Báo cáo tài chính; Kiểm toán đầu tư xây dựng;  Kiểm toán tuân thủ; Kiểm toán hiệu quả; Kiểm toán năng lượng;  Các chức năng chính của kiểm toán: Kiểm tra và xác minh tính trung thực và hợp lý của các thông tin trình bày trên Báo cáo tài chính/ Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành; Đưa ra ý kiến về tính trung thực và mức độ hợp lý của các thông tin trình bày trên Báo cáo tài chính/ Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành thông qua các bằng chứng kiểm toán; Tư vấn cho các nhà quản lý bằng việc chỉ ra các sai sót, gian lận (nếu có), đồng thời Kiểm toán viên gợi ý, đề xuất các giải pháp để doanh nghiệp tuân thủ các quy định của pháp luật và gia tăng hiệu quả trong SX, kinh doanh. KIỂM TOÁN LÀ GÌ? (tt)
  • 8. GIỚI THIỆU CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN VN SỐ 1000 VỀ KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN DỰ ÁN HOÀN THÀNH ■ Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính (theo Thông tư số 67/2015/TT-BTC ngày 08/5/2015 – thay thế CMKiT 1000 cũ ). ■ Phạm vi áp dụng: Quy định và hướng dẫn trách nhiệm của Kiểm toán viên và Doanh nghiệp kiểm toán khi thực hiện kiểm toán Báo cáo QT dự án hoàn thành sử dụng vốn Nhà nước. - Việc kiểm toán Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành (BCQTDAHT) thuộc các nguồn vốn khác được vận dụng phù hợp các quy định và hướng dẫn tại CMKiT 1000. - CMKiT 1000 áp dụng cho kiểm toán BCQTDAHT, gồm: Dự án đầu tư xây dựng CT/HMCT hoàn thành, tiểu dự án; dự án quy hoạch sử dụng nguồn vốn ĐTPT; dự án đầu tư bị ngừng thực hiện, bị hủy bỏ theo QĐ của cấp có thẩm quyền; Báo cáo quyết toán riêng của từng/một số khoản mục của dự án. 8
  • 9. I. QUY ĐỊNH CHUNG 1. Mục đích của kiểm toán BCQT dự án hoàn thành: (Đoạn 02 – CMKiT 1000 ban hành kèm TT67/2015/BTC) 9 Làm tăng độ tin cậy của người sử dụng BCQTDAHT Là cơ sở để người có thẩm quyền xem xét, phê duyệt BCQTDAHT Thông qua việc KTV và DNKiT đưa ra ý kiến, xét trên các khía cạnh trọng yếu, liệu quá trình thực hiện dự án có tuân thủ các quy định về quản lý đầu tư và BCQT dự án hoàn thành có phản ánh trung thực và hợp lý tình hình quyết toán dự án tại thời điểm lập Báo cáo; có phù hợp với Chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày BCQTDAHT hay không.
  • 10. I. QUY ĐỊNH CHUNG (TT) 2. Mục tiêu tổng thể của Kiểm toán viên và DN kiểm toán: (Đoạn 03 – CMKiT 1000 ban hành kèm TT67/2015/BTC) 10 Đạt được sự đảm bảo hợp lý rằng liệu quá trình thực hiện dự án có tuân thủ các quy định về quản lý đầu tư và BCQTDAHT, xét trên phương diện tổng thể, có còn sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn hay không. Giúp KTV đưa ra ý kiến v/v liệu quá trình thực hiện dự án có tuân thủ các quy định về QL đầu tư và BCQT DAHT có được lập phù hợp với CM kế toán, chế độ kế toán và các quy định pháp lý có liên quan trên các khía cạnh trọng yếu hay không? Lập BCKiT về BCQTDAHT và trao đổi thông tin theo quy định của CMKiT Việt Nam số 1000 “Kiểm toán BCQTDAHT” và các CMKiT Việt Nam có liên quan Phù hợp với các phát hiện của Kiểm toán viên Trường hợp không thể đạt được sự đảm bảo hợp lý và ý kiến kiểm toán dạng ngoại trừ là chưa đủ để cung cấp thông tin cho người sử dụng BCQTDAHT dự kiến Kiểm toán viên phải từ chối đưa ra ý kiến hoặc rút khỏi cuộc kiểm toán theo PL và các quy định có liên quan.
  • 11. I. QUY ĐỊNH CHUNG (TT)  Kiểm toán viên, các thành viên tham gia cuộc kiểm toán và DN kiểm toán phải tuân thủ những quy định và hướng dẫn của CMKiT 1000 và các CMKiT Việt Nam có liên quan cũng như các quy định PL về đầu tư, xây dựng trong quá trình thực hiện kiểm toán BC quyết toán DA hoàn thành.  Đơn vị được kiểm toán (Chủ đầu tư hoặc đại diện Chủ đầu tư) và các Bên sử dụng kết quả kiểm toán phải có những hiểu biết cần thiết về các quy định và hướng dẫn của Chuẩn mực này và các CMKiT Việt Nam có liên quan để thực hiện trách nhiệm của mình và phối hợp công việc với DN kiểm toán và Kiểm toán viên, cũng như khi xử lý các mối quan hệ liên quan đến thông tin đã được kiểm toán.
  • 12. I. QUY ĐỊNH CHUNG (TT) 3. Các thuật ngữ:  Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành: Là Báo cáo được Chủ đầu tư hoặc đại diện Chủ đầu tư lập theo quy định của PL về quyết toán dự án hoàn thành, phản ánh các thông tin kinh tế, tài chính và các thông tin quan trọng khác trong quá trình đầu tư và thực hiện dự án;  Chủ đầu tư: Là cơ quan, tổ chức, cá nhân sở hữu vốn, vay vốn hoặc được giao trực tiếp quản lý, sử dụng vốn để thực hiện hoạt động đầu tư;  Người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán: Là người đại diện theo PL của tổ chức, CQ quản lý Nhà nước hoặc các DN được phép phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành theo quy định của Nhà nước tại thời điểm phê duyệt quyết toán. Người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán có thể là một cá nhân khi dự án hoàn thành thuộc sở hữu của cá nhân đó;
  • 13. I. QUY ĐỊNH CHUNG (TT)  Hồ sơ quyết toán dự án hoàn thành: Là toàn bộ các văn bản, giấy tờ, tài liệu có liên quan đến việc đầu tư và quyết toán dự án, bao gồm Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành mà đơn vị được kiểm toán có trách nhiệm chuẩn bị để phục vụ cho việc quyết toán dự án theo quy định của PL liên quan;  Kiểm toán viên: Là những người thực hiện cuộc kiểm toán, gồm thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán, Kiểm toán viên hành nghề, kỹ thuật viên và các thành viên khác trong nhóm kiểm toán;  Kỹ thuật viên: Là các cá nhân làm việc cho DN kiểm toán, có kỹ năng, kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn về kinh tế, kỹ thuật xây dựng..,. có thể hỗ trợ cho Kiểm toán viên trong việc kiểm toán Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành;
  • 14. I. QUY ĐỊNH CHUNG (TT)  Hồ sơ kiểm toán: Là tập hợp các tài liệu kiểm toán do KTV lập, thu thập, phân loại, sử dụng và lưu trữ theo quy định để làm bằng chứng cho một cuộc kiểm toán cụ thể. Tài liệu trong HS kiểm toán được thể hiện trên giấy, phim ảnh, phương tiện tin học hay phương tiện lưu trữ khác theo quy định của PL hiện hành;  Kế hoạch kiểm toán: Là tài liệu xác định các thông tin về khách hàng, phạm vi, nội dung công việc, thời gian thực hiện và phương pháp tiếp cận kiểm toán để đạt được mục tiêu của cuộc kiểm toán;  Chương trình kiểm toán: Là tài liệu chi tiết về mục tiêu và các thủ tục cần thực hiện đối với từng phần hành kiểm toán do KTV lập;  Bằng chứng kiểm toán: Là tất cả các tài liệu, thông tin do KTV thu thập được liên quan đến cuộc KT và dựa trên các tài liệu, thông tin này, KTV đưa ra kết luận và từ đó hình thành ý kiến KT.
  • 15. 15
  • 16. II. NỘI DUNG CHUẨN MỰC 1. Yêu cầu đối với một cuộc kiểm toán BCQTDAHT: (Đoạn 06 – CMKiT 1000 ban hành kèm TT67/2015/BTC) 16 KTV phải tuân thủ pháp luật của Nhà nước, Chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp (bao gồm cả tính độc lập). KTV phải lập kế hoạch và thực hiện cuộc kiểm toán với thái độ hoài nghi nghề nghiệp (để nhận biết các trường hợp có thể dẫn đến quá trình thực hiện dự án và lập BCQTDAHT có sai sót trọng yếu). KTV phải thực hiện các xét đoán chuyên môn trong suốt quá trình lập kế hoạch kiểm toán và tiến hành cuộc kiểm toán BCQTDAHT. KTV phải thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm giảm rủi ro kiểm toán xuống một mức thấp có thể chấp nhận được từ đó cho phép KTV đưa ra kết luận phù hợp làm cơ sở cho việc hình thành ý kiến kiểm toán; KTV phải tuân thủ CMKiT số 1000 và các CMKiT Việt Nam có liên quan như: CMKiT 210, 230, 300, 315, 500, 530, 620, 700, VSQC1, ...
  • 17. ► Hướng dẫn tại đoạn A2, A3 - CMKiT 1000: A2. KTV phải tuân thủ các quy định về đạo đức nghề nghiệp, gồm: - Chính trực; - Khách quan (bao gồm tính độc lập); - Năng lực chuyên môn và tính thận trọng; - Tính bảo mật; - Tư cách nghề nghiệp. A3. Để đảm bảo tính độc lập theo quy định và hướng dẫn của CM và các quy định về đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán, KTV và DN kiểm toán đã cung cấp DV tư vấn lập, hoàn thiện một phần hoặc toàn bộ hồ sơ QTDA hoàn thành thì không được cung cấp DV kiểm toán BCQT DAHT đó (và ngược lại). II. NỘI DUNG CHUẨN MỰC (TT)
  • 18. ► Hướng dẫn tại các đoạn từ 14-18 CMKiT 200: 14. KTV phải tuân thủ CM và các quy định về đạo đức nghề nghiệp có liên quan, bao gồm cả tính độc lập, liên quan đến kiểm toán BCQT dự án hoàn thành. 15. KTV phải lập KH và thực hiện cuộc kiểm toán với thái độ hoài nghi nghề nghiệp để nhận biết các trường hợp có thể dẫn đến BCQT DA hoàn thành chứa đựng những sai sót trọng yếu. 16. KTV phải thực hiện các xét đoán chuyên môn trong suốt quá trình lập KH và tiến hành cuộc kiểm toán BCQTDAHT. 17. Để đạt được sự đảm bảo hợp lý, KTV phải thu thập đầy đủ bằng chứng KT thích hợp để làm giảm rủi ro KT xuống mức thấp có thể chấp nhận được, từ đó cho phép KTV đưa ra các kết luận phù hợp làm cơ sở cho việc hình thành ý kiến KT. 18. KTV phải tuân thủ tất cả các CMKiT có liên quan đến cuộc kiểm toán. II. NỘI DUNG CHUẨN MỰC (TT)
  • 19. 2. Trách nhiệm của các Bên liên quan đối với BCQTDAHT và hồ sơ quyết toán dự án hoàn thành: a) Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán chịu trách nhiệm đối với: - Việc tuân thủ các quy định về quản lý đầu tư trong quá trình thực hiện dự án; - Việc lập và trình bày trung thực và hợp lý BCQTDAHT, phù hợp với CM kế toán, chế độ kế toán và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày BCQTDAHT; - Kiểm soát nội bộ mà Ban Giám đốc xác định là cần thiết để đảm bảo cho việc lập và trình bày BCQTDAHT không còn sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn; II. NỘI DUNG CHUẨN MỰC (TT)
  • 20. - Việc cung cấp cho Kiểm toán viên: . Quyền tiếp cận với tất cả các tài liệu, thông tin mà Ban Giám đốc nhận thấy có liên quan đến quá trình lập và trình bày BCQTDAHT như: Hồ sơ quyết toán dự án hoàn thành, chứng từ kế toán, sổ kế toán và các tài liệu khác; . Các tài liệu, thông tin bổ sung mà KTV yêu cầu Ban Giám đốc cung cấp hoặc giải trình để phục vụ cho mục đích của cuộc KT, kể cả các Biên bản kiểm tra, thanh tra, kiểm toán Nhà nước (nếu có). Ban Giám đốc phải chịu trách nhiệm về tính pháp lý, trung thực, chính xác, kịp thời đối với các hồ sơ, tài liệu đã cung cấp; . Quyền tiếp cận không hạn chế đối với nhân sự của đơn vị được kiểm toán mà KTV xác định là cần thiết để thu thập bằng chứng kiểm toán. II. NỘI DUNG CHUẨN MỰC (TT)
  • 21. b) Kiểm toán viên và Doanh nghiệp kiểm toán chịu trách nhiệm: Kiểm tra BCQTDAHT trên cơ sở hồ sơ quyết toán dự án hoàn thành do Đơn vị được kiểm toán cung cấp và đưa ra ý kiến của mình về việc tuân thủ các quy định về quản lý đầu tư trong quá trình thực hiện dự án và về tính trung thực, hợp lý của BCQT dự án hoàn thành dựa trên kết quả của cuộc kiểm toán. c) Việc kiểm toán BCQTDAHT không làm giảm nhẹ trách nhiệm của Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán đối với BCQT dự án hoàn thành. II. NỘI DUNG CHUẨN MỰC (TT)
  • 22. 3. Hợp đồng kiểm toán: KTV và DN kiểm toán phải vận dụng phù hợp các quy định của PL về hợp đồng, các quy định và hướng dẫn của CMKiT Việt Nam số 210 - Hợp đồng kiểm toán trong việc thỏa thuận và thực hiện hợp đồng kiểm toán BCQTDAHT, dưới đây là một số nội dung chủ yếu: (hướng dẫn tại đoạn A4, A5 - CMKiT 1000) - Hợp đồng kiểm toán BCQTDAHT phải được giao kết bằng văn bản giữa DN với khách hàng (đơn vị được kiểm toán) trước khi thực hiện kiểm toán; - Hợp đồng KT có thể giao kết trước khi dự án hoàn thành; - Hợp đồng KT phải xác định rõ nội dung và phạm vi công việc, quyền và trách nhiệm của các Bên, tiến độ thực hiện, BC kiểm toán, phí dịch vụ và điều khoản thanh toán. (xem mẫu Hợp đồng kiểm toán tại Phụ lục 01 kèm CMKiT 1000) II. NỘI DUNG CHUẨN MỰC (TT)
  • 23. ► Hướng dẫn tại đoạn A4, A5 - CMKiT 1000: A4. Doanh nghiệp kiểm toán được thỏa thuận với đơn vị được kiểm toán về nội dung hợp đồng kiểm toán nhưng phải đáp ứng các quy định của pháp luật về hợp đồng, các quy định và hướng dẫn tại CMKiT 210 và CMKiT 1000. A5. Hợp đồng kiểm toán bao gồm các nội dung chính sau: - Căn cứ ký kết hợp đồng; - Thời gian, địa điểm và các Bên tham gia ký hợp đồng; - Nội dung và phạm vi kiểm toán; - Quyền và trách nhiệm của các Bên; - Báo cáo kiểm toán; - Địa điểm và thời gian thực hiện; - Phí dịch vụ và điều khoản thanh toán; - Cam kết thực hiện; - Hiệu lực của hợp đồng. II. NỘI DUNG CHUẨN MỰC (TT)
  • 24. 4. Đảm bảo chất lượng kiểm toán:  Kiểm toán viên tham gia cuộc kiểm toán phải nắm vững mục tiêu và các yêu cầu của việc kiểm toán BCQTDAHT, phải thực hiện quá trình kiểm toán theo đúng trình tự, nội dung các bước kiểm toán và đưa ra ý kiến về việc tuân thủ các quy định về quản lý đầu tư trong quá trình thực hiện dự án và tính trung thực, hợp lý của BCQTDAHT trên cơ sở quy định của Nhà nước, CMKiT Việt Nam hiện hành và các yêu cầu, thủ tục cơ bản quy định tại CMKiT 1000.  Chất lượng một cuộc kiểm toán phụ thuộc vào chất lượng Kiểm toán viên, quy trình kiểm toán và kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, cụ thể như sau: II. NỘI DUNG CHUẨN MỰC (TT)
  • 25. - KTV phải tuân thủ CMKiT và các quy định về đạo đức nghề nghiệp có liên quan đến kiểm toán BCQTDAHT, trong đó phải đảm bảo các nguyên tắc đạo đức cơ bản là tính chính trực, tính khách quan (bao gồm tính độc lập), năng lực chuyên môn, tính thận trọng, tính bảo mật và tư cách nghề nghiệp; - KTV phải được giao việc phù hợp với năng lực chuyên môn, phải được hướng dẫn đầy đủ và giám sát từng bước công việc theo đúng quy trình kiểm toán; - Trong quá trình kiểm toán, khi thấy công việc được giao vượt quá khả năng chuyên môn của mình thì KTV phải báo cáo với thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể cuộc KT để xem xét có cần phải tham khảo ý kiến của chuyên gia hay không. II. NỘI DUNG CHUẨN MỰC (TT)
  • 26. II. NỘI DUNG CHUẨN MỰC (TT) - Kiểm toán viên phải từ chối khi khách hàng có yêu cầu trái với pháp luật hoặc đạo đức nghề nghiệp kiểm toán. - Trường hợp kiểm toán các dự án đã có đoàn kiểm tra, thanh tra hoặc đơn từ tranh chấp thì Kiểm toán viên phải đặc biệt chú ý đến ý kiến kết luận kiểm tra, thanh tra hoặc tranh chấp; chú ý đến kiến nghị của Chủ đầu tư/Ban quản lý dự án để thu thập bằng chứng kiểm toán phù hợp cho kết luận kiểm toán. - DN kiểm toán có thể yêu cầu các KTV thực hiện cam kết tuân thủ các quy định của PL và đạo đức nghề nghiệp kiểm toán trong quá trình thực hiện kiểm toán.
  • 27. 5. Trình tự, nội dung và yêu cầu kiểm toán: Bao gồm 3 bước: a) Lập Kế hoạch kiểm toán; b) Thực hiện kiểm toán; c) Kết thúc kiểm toán. + Bước 1: Lập KH kiểm toán & Đánh giá rủi ro, mức trọng yếu Kế hoạch kiểm toán phải được lập một cách thích hợp nhằm đảm bảo bao quát hết các khía cạnh quan trọng của cuộc kiểm toán; phát hiện gian lận, rủi ro và những vấn đề tiềm ẩn để đảm bảo cuộc kiểm toán được hoàn thành đúng thời hạn, đạt hiệu quả. Là cơ sở giúp KTV phân công công việc cho trợ lý KTV, kỹ thuật viên và phối hợp công việc với đơn vị được kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán phải được lập phù hợp cho tất cả các cuộc kiểm toán BCQTDAHT. II. NỘI DUNG CHUẨN MỰC (TT)
  • 28. . Yêu cầu: Thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán và các thành viên chính trong nhóm kiểm toán phải tham gia vào quá trình lập KH kiểm toán, bao gồm việc lập và thảo luận với các thành viên khác trong nhóm kiểm toán về KH kiểm toán. Kiểm toán viên phải hiểu biết về tình hình dự án để nhận biết được các sự kiện, nghiệp vụ và vấn đề có ảnh hưởng trọng yếu đến BCQTDAHT và khả năng hoàn thành công việc theo kế hoạch đề ra. + Kế hoạch kiểm toán BCQTDAHT gồm 2 bộ phận:  Kế hoạch kiểm toán tổng thể;  Chương trình kiểm toán. II. NỘI DUNG CHUẨN MỰC (TT)
  • 29. ◙ MỨC TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN ► Các thủ tục kiểm toán trên cơ sở đánh giá rủi ro: (CMKiT 200)  Cơ sở dẫn liệu: Là các khẳng định của Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán một cách trực tiếp hoặc dưới hình thức khác về các khoản mục và thông tin trình bày trong BCQT và được KTV sử dụng để xem xét các loại sai sót có thể xảy ra;  Rủi ro tiềm tàng: Là rủi ro tiềm ẩn, vốn có, do khả năng cơ sở dẫn liệu của từng nghiệp vụ, từng khoản mục hay thông tin thuyết minh trong BCQT có thể chứa đựng sai sót trọng yếu khi xét riêng lẻ hay tổng hợp lại mặc dù có hay không có HT kiểm soát nội bộ;  Rủi ro kiểm soát: Là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu, khi xét riêng lẻ hay tổng hợp lại, đối với cơ sở dẫn liệu của từng nghiệp vụ, từng khoản mục hay thông tin thuyết minh trong BCQT mà HT kiểm soát nội bộ của đơn vị không thể ngăn chặn hoặc không phát hiện và sửa chữa kịp thời; 29
  • 30. ◙ MỨC TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN (TT)  Rủi ro phát hiện: Là rủi ro mà trong quá trình kiểm toán, các thủ tục mà KTV thực hiện nhằm làm giảm rủi ro kiểm toán xuống tới mức thấp có thể chấp nhận được nhưng vẫn không phát hiện được hết các sai sót trọng yếu khi xét riêng lẻ hoặc tổng hợp lại;  Rủi ro kiểm toán: Là rủi ro do KTV đưa ra ý kiến kiểm toán không phù hợp khi BCQT đã được kiểm toán còn chứa đựng sai sót trọng yếu. Rủi ro kiểm toán là hệ quả của rủi ro có sai sót trọng yếu (gồm rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát) và rủi ro phát hiện;  Xét đoán chuyên môn: Là sự vận dụng các kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm phù hợp về tài chính, kế toán, kiểm toán, chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp để đưa ra quyết định về các hành động phù hợp trong hoàn cảnh cụ thể của cuộc kiểm toán; 30
  • 31. ◙ MỨC TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN (TT)  Trọng yếu (CMKiT 320 - Mức trọng yếu trong lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán): Là thuật ngữ dùng để thể hiện tầm quan trọng của một thông tin hoặc một số liệu trong BCQT. - Thông tin được coi là trọng yếu có nghĩa là nếu thiếu thông tin đó hoặc thông tin đó thiếu chính xác sẽ ảnh hưởng đến các quyết định kinh tế của người sử dụng BC quyết toán. - Mức trọng yếu: Là một mức giá trị do KTV xác định tùy thuộc vào tầm quan trọng và tính chất của thông tin hay sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể. Mức trọng yếu là một ngưỡng, một điểm chia cắt chứ không phải là nội dung của thông tin cần phải có. Tính trọng yếu của thông tin phải được xem xét cả trên phương diện định lượng và định tính.
  • 32. ◙ MỨC TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN (TT)  Thử nghiệm kiểm soát (CMKiT 330 - Biện pháp xử lý của KTV đối với rủi ro đã đánh giá): Là thủ tục kiểm toán được thiết kế nhằm đánh giá tính hữu hiệu của hoạt động kiểm soát trong việc ngăn ngừa, hoặc phát hiện và sửa chữa các sai sót trọng yếu ở cấp độ cơ sở dẫn liệu. “Thử nghiệm kiểm soát" gồm: - Kiểm tra chứng từ của các nghiệp vụ kinh tế và các sự kiện để thu được bằng chứng kiểm toán về hoạt động hữu hiệu của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ; - Phỏng vấn, quan sát thực tế việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ kiểm soát của những người thực thi công việc kiểm soát nội bộ xem có để lại bằng chứng kiểm soát hay không; - Kiểm tra lại việc thực hiện thủ tục kiểm soát nội bộ.
  • 33. ◙ MỨC TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN (TT)  Thử nghiệm cơ bản (CMKiT 330 - Biện pháp xử lý của KTV đối với rủi ro đã đánh giá): Là thủ tục kiểm toán được thiết kế để thu thập bằng chứng kiểm toán liên quan đến BC quyết toán nhằm phát hiện các sai sót trọng yếu ở cấp độ cơ sở dẫn liệu. KTV lập kế hoạch và thực hiện các thử nghiệm cơ bản để xử lý rủi ro có sai sót trọng yếu. “Thử nghiệm cơ bản" gồm: - Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ và số liệu, các giải trình có liên quan; - Thủ tục phân tích cơ bản. Nếu rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu càng lớn thì phạm vi của thử nghiệm cơ bản phải càng rộng. 33
  • 34. ◙ MỨC TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN (TT) ■ Mối quan hệ giữa các loại rủi ro: Sự biến động của “Rủi ro phát hiện” dựa theo đánh giá của Kiểm toán viên về “Rủi ro tiềm tàng” và “Rủi ro kiểm soát” được thể hiện trong bảng sau đây: (Vùng màu vàng) 34 Đánh giá của Kiểm toán viên về Rủi ro kiểm soát Cao Trung bình Thấp Đánhgiácủa Kiểmtoánviênvề Rủirotiềmtàng Cao Thấp nhất Thấp Trung bình Trung bình Thấp Trung bình Cao Thấp Trung bình Cao Cao nhất
  • 35. ◙ MỨC TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN (TT) ■ Mối quan hệ giữa Mức trọng yếu và Rủi ro kiểm toán: Trong cuộc kiểm toán, mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau: Mức trọng yếu càng cao thì rủi ro kiểm toán càng thấp và ngược lại. KTV phải cân nhắc đến mối quan hệ này khi xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán một cách thích hợp, như: Khi lập KH kiểm toán, nếu KTV xác định mức trọng yếu có thể chấp nhận được là thấp thì rủi ro kiểm toán sẽ tăng lên, Trong trường hợp này KTV có thể: - Giảm mức độ rủi ro kiểm soát đã được đánh giá bằng cách mở rộng hoặc thực hiện thêm thử nghiệm kiểm soát để chứng minh cho việc giảm rủi ro kiểm soát; hoặc - Giảm rủi ro phát hiện bằng cách sửa đổi lại nội dung, lịch trình và phạm vi của những thủ tục kiểm tra chi tiết đã dự kiến.
  • 36. + Bước 2: Thực hiện kiểm toán Giao nhận tài liệu, hồ sơ quyết toán dự án hoàn thành: Việc thu thập bằng chứng KT phụ thuộc phần lớn vào Hồ sơ QTDAHT do Đơn vị được KT cung cấp. Trước khi thực hiện cuộc kiểm toán, KTV và Đơn vị được KT phải thực hiện giao nhận tài liệu, hồ sơ QT dự án hoàn thành theo quy định. ► Đoạn 73 - CMKiT 1000:  Đơn vị được kiểm toán (Chủ đầu tư hoặc đại diện CĐT) phải chuẩn bị Hồ sơ QT dự án hoàn thành theo các quy định của Nhà nước về quyết toán DA hoàn thành trong từng thời kỳ (hướng dẫn tại đoạn A37 - CMKiT 1000).  Đơn vị được kiểm toán có trách nhiệm cung cấp Hồ sơ QT dự án hoàn thành cho KTV và Doanh nghiệp kiểm toán để thực hiện kiểm toán. II. NỘI DUNG CHUẨN MỰC (TT)
  • 37. II. NỘI DUNG CHUẨN MỰC (TT)  Kiểm tra Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành: (Đoạn 27 – CMKiT 1000 ban hành kèm TT67/2015/BTC) 37 1. Kiểm tra hồ sơ pháp lý của dự án 5. Kiểm tra giá trị tài sản hình thành qua đầu tư 2. Kiểm tra nguồn vốn đầu tư của dự án 3. Kiểm tra chi phí đầu tư đề nghị quyết toán của dự án 4. Kiểm tra chi phí đầu tư không tính vào giá trị tài sản 6. Kiểm tra tình hình công nợ, vật tư, thiết bị tồn đọng 7. Kiểm tra việc chấp hành của CĐT đối với ý kiến kết luận của các CQ Thanh tra, Kiểm tra, Kiểm toán NN; kết quả điều tra của các CQ pháp luật trong trường hợp các CQ này thực hiện thanh tra, kiểm tra, kiểm toán dự án
  • 38. II. NỘI DUNG CHUẨN MỰC (TT)  Công việc kiểm toán các nội dung của BCQTDAHT bao gồm việc thực hiện các thủ tục kiểm tra trình tự, thủ tục đầu tư của dự án, kiểm tra khối lượng QT công việc Xây dựng, Thiết bị hoàn thành, QT các chi phí Tư vấn và chi phí Khác; Rà soát, đối chiếu với TK, dự toán được duyệt, hợp đồng giao nhận thầu, BBNT, BV hoàn công...; Kiểm tra việc áp dụng định mức, đơn giá trong QT, đối chiếu với định mức do các CQ quản lý chuyên ngành công bố, định mức riêng cho CT, đơn giá dự toán được duyệt, đơn giá theo hợp đồng…; Kiểm tra chứng từ, sổ kế toán và các thủ tục kiểm toán khác mà KTV thấy cần thiết trong từng trường hợp, nhằm thu thập các bằng chứng kiểm toán về quá trình thực hiện dự án và số liệu, thuyết minh trong BCQTDAHT.  Các thủ tục KT được lựa chọn dựa trên xét đoán của KTV, bao gồm đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong BCQTDAHT.
  • 39. II. NỘI DUNG CHUẨN MỰC (TT) + Bước 3: Kết thúc kiểm toán Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán, Kiểm toán viên phải thực hiện các thủ tục sau:  Phân tích, soát xét tổng thể kết quả cuộc kiểm toán;  Lập và phát hành Báo cáo kiểm toán & Thư quản lý;  Ý kiến kiểm toán: - Ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần; - Ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần: Ý kiến kiểm toán ngoại trừ; Từ chối đưa ra ý kiến; Ý kiến kiểm toán trái ngược.  Xử lý các công việc phát sinh sau ngày lập BC kiểm toán.
  • 40. II. NỘI DUNG CHUẨN MỰC (TT) ■ Phân tích, soát xét tổng thể kết quả cuộc kiểm toán: a) Thủ tục phân tích:  Được thực hiện trong suốt quá trình kiểm toán và tập trung trong giai đoạn phân tích, soát xét tổng thể kết quả cuộc KT trước khi đưa ra kết luận KT (HD tại đoạn A22-CMKiT 1000).  Thủ tục phân tích, soát xét tổng thể kết quả cuộc KT giúp KTV có thêm cơ sở đánh giá lại những kết luận có được trong suốt quá trình KT nhằm đưa ra ý kiến về việc tuân thủ các quy định về quản lý đầu tư trong quá trình thực hiện dự án và tính trung thực và hợp lý của BCQTDAHT.  Trường hợp khi phân tích, soát xét tổng thể kết quả cuộc KT phát hiện những CL trọng yếu hoặc mối liên hệ mâu thuẫn thì KTV phải thực hiện các thủ tục kiểm tra bổ sung để thu thập đầy đủ các bằng chứng KT thích hợp cho kết luận KT.
  • 41. II. NỘI DUNG CHUẨN MỰC (TT) ► Hướng dẫn tại đoạn A22 - CMKiT 1000: + Các thủ tục phân tích thường dùng:  So sánh giữa tổng chi phí đầu tư đề nghị quyết toán theo kết quả kiểm toán với tổng mức đầu tư được duyệt;  So sánh giá trị quyết toán của từng hạng mục chi phí theo kết quả kiểm toán với dự toán hạng mục được duyệt. b) Soát xét tổng thể kết quả kiểm toán:  Kiểm toán viên và DN kiểm toán phải soát xét và đánh giá tổng thể những kết luận rút ra từ các bằng chứng kiểm toán thu thập được và sử dụng các kết luận này để đưa ra ý kiến kiểm toán về việc tuân thủ các quy định về quản lý đầu tư trong quá trình thực hiện dự án và tính trung thực, hợp lý của BCQTDAHT.
  • 42. II. NỘI DUNG CHUẨN MỰC (TT)  Ý kiến đánh giá của KTV và DN kiểm toán phải xác định: Xét trên các khía cạnh trọng yếu, liệu quá trình thực hiện dự án có tuân thủ các quy định về QL đầu tư và BCQT của dự án có phản ánh trung thực và hợp lý, tình hình QTDA tại thời điểm lập BC, phù hợp với các CM, Chế độ kế toán và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày BCQTDAHT hay không.  Xem xét, tổng hợp kết quả và ý kiến kiểm toán từ các BC kiểm toán (từng phần) của KTV và DN kiểm toán khác (nếu có). - Trong trường hợp này, KTV cần nêu rõ việc sử dụng các BC kiểm toán từng phần và phạm vi trách nhiệm của các KTV khác. - Trường hợp các BC kiểm toán từng phần chưa đầy đủ, chưa rõ ràng hoặc theo y/cầu của Đơn vị được kiểm toán, KTV và DNKiT có thể đề nghị KTV và DNKiT có liên quan làm rõ hoặc có thể đề xuất với Đơn vị được KT v/v thực hiện KT bổ sung hoặc KT lại các nội dung cần thiết.
  • 43. II. NỘI DUNG CHUẨN MỰC (TT) ■ Lập Báo cáo kiểm toán và Thư quản lý:  KTV và DN kiểm toán phải vận dụng phù hợp các quy định và hướng dẫn của CMKiT 700 - Hình thành ý kiến kiểm toán và BC kiểm toán về BC tài chính; CMKiT 705 - Ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần và CMKiT 706 - Đoạn “Vấn đề cần nhấn mạnh” và “Vấn đề khác” trong BC kiểm toán về BC tài chính trong việc lập BCKT về BCQTDAHT.  KTV phải trao đổi bằng VB một cách kịp thời (VD: Thư đề nghị, Thư quản lý) với CĐT về những khiếm khuyết nghiêm trọng trong kiểm soát nội bộ được phát hiện trong quá trình KT. KTV và DN kiểm toán phải vận dụng phù hợp các quy định và h.dẫn của CMKiT 265 - Trao đổi về những khiếm khuyết trong kiểm soát nội bộ với Ban quản trị và Ban GĐ đơn vị được KT trong việc trao đổi với CĐT về những khiếm khuyết nghiêm trọng trong kiểm soát nội bộ.
  • 44. II. NỘI DUNG CHUẨN MỰC (TT)  Báo cáo kiểm toán về BCQTDAHT phải được lập bằng văn bản, gồm các nội dung chính sau đây:  Tên và địa chỉ Doanh nghiệp kiểm toán;  Số hiệu phát hành; Tiêu đề: ’’Báo cáo kiểm toán độc lập’’;  Người nhận Báo cáo kiểm toán;  Mở đầu của BC kiểm toán (đối tượng cuộc KT, tên Đơn vị lập BCQT, ngày lập và số trang của BCQT được KT);  Trách nhiệm của BGĐ Đơn vị được kiểm toán và của KTV;  Căn cứ và phạm vi cuộc KT (căn cứ pháp lý và HS quyết toán DA; nội dung công việc và thủ tục KT mà KTV đã thực hiện);  Kết quả kiểm toán (khái quát chung về DA, kết quả KT theo từng nội dung, số liệu theo BCQT - số liệu KT - Chênh lệch);  Ý kiến của KTV và kiến nghị (nếu có);  Chữ ký, họ và tên KTV, đóng dấu; Ngày lập BC kiểm toán.
  • 45. II. NỘI DUNG CHUẨN MỰC (TT) ● Thư quản lý: Được KTV và DN kiểm toán phát hành trong các trường hợp sau: . Việc bị giới hạn phạm vi kiểm toán dẫn đến việc đưa ra ý kiến ngoại trừ hoặc từ chối đưa ra ý kiến trong BC kiểm toán mà giới hạn này có nguyên nhân khách quan từ Đơn vị được kiểm toán; . Việc Đơn vị được kiểm toán không đồng ý điều chỉnh các sai sót trọng yếu trong BCQTDAHT theo đề nghị của DN kiểm toán dẫn đến việc đưa ra ý kiến ngoại trừ hoặc ý kiến trái ngược trong BC kiểm toán; . Những hành vi không tuân thủ PL liên quan quá trình thực hiện dự án và/hoặc đến việc lập và trình bày BC quyết toán dự án hoàn thành có thể gây sai sót trọng yếu trong BC quyết toán dự án hoàn thành.
  • 46. II. NỘI DUNG CHUẨN MỰC (TT)  Các loại ý kiến trong Báo cáo kiểm toán: Căn cứ vào tình hình và kết quả kiểm toán, Kiểm toán viên và Doanh nghiệp kiểm toán đưa ra một trong các loại ý kiến trong Báo cáo kiểm toán về BCQTDAHT, như sau:  Ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần;  Ý kiến kiểm toán không phải là chấp nhận toàn phần: - Ý kiến chấp nhận từng phần (ý kiến ngoại trừ); - Ý kiến từ chối (hoặc ý kiến không thể đưa ra ý kiến); - Ý kiến không chấp nhận (hoặc ý kiến trái ngược). a) Ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần:  Báo cáo kiểm toán đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần được trình bày trong trường hợp KTV và DN kiểm toán cho rằng, xét trên các khía cạnh trọng yếu:
  • 47. II. NỘI DUNG CHUẨN MỰC (TT) Quá trình thực hiện dự án đã tuân thủ các quy định về quản lý đầu tư; Báo cáo QT dự án hoàn thành (do Đơn vị lập hoặc sau khi điều chỉnh theo ý kiến của KTV) phản ánh trung thực và hợp lý tình hình QT dự án tại thời điểm lập Báo cáo QT, phù hợp với các chuẩn mực, chế độ kế toán và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày BCQTDAHT.  Ý kiến chấp nhận toàn phần không có nghĩa là Báo cáo quyết toán dự án được kiểm toán là hoàn toàn đúng, mà có thể có sai sót nhưng sai sót đó (nếu có) là không trọng yếu. b) Ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần: KTV phải đưa ra ý kiến không chấp nhận toàn phần trong BC kiểm toán khi KTV kết luận rằng, xét trên các khía cạnh trọng yếu:
  • 48. II. NỘI DUNG CHUẨN MỰC (TT) - Quá trình thực hiện DA chưa tuân thủ theo quy định về QL đầu tư và/hoặc BCQTDAHT do Đơn vị được KT lập vẫn còn sai sót trọng yếu; Trường hợp Đơn vị được KT có những hành vi không tuân thủ PL về QL đầu tư trong quá trình thực hiện DA hoặc các hành vi không tuân thủ PL liên quan đến quá trình lập và trình bày BCQTDAHT có thể gây ra sai sót trọng yếu trong BCQT thì Báo cáo kiểm toán phải nêu rõ các hành vi không tuân thủ này. - KTV không thể thu thập đầy đủ bằng chứng KT thích hợp để đưa ra kết luận rằng liệu quá trình thực hiện dự án có tuân thủ theo quy định về QL đầu tư hay không và/hoặc BCQT DAHT do Đơn vị được KT lập có còn sai sót trọng yếu hay không.
  • 49. II. NỘI DUNG CHUẨN MỰC (TT) - Khi KTV đưa ra ý kiến KT không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần đối với BCQTDAHT, ngoài những yếu tố cụ thể phải trình bày theo quy định của CMKiT 1000, KTV phải trình bày trong BC kiểm toán một đoạn mô tả về vấn đề dẫn đến việc đưa ra ý kiến KT loại này. KTV phải đặt đoạn này ngay trước đoạn ý kiến KT trong BC kiểm toán và phải sử dụng tiêu đề là “Cơ sở của ý kiến kiểm toán ngoại trừ”, “Cơ sở của ý kiến kiểm toán trái ngược” hoặc “Cơ sở của việc từ chối đưa ra ý kiến” một cách thích hợp. Đoạn này cũng phải mô tả và định lượng ảnh hưởng về mặt tài chính của vấn đề đó đến BCQTDAHT trừ khi điều đó là không thể thực hiện được. Nếu không thể định lượng được ảnh hưởng về mặt tài chính của vấn đề đó, KTV phải trình bày điều này trong đoạn cơ sở của ý kiến KT không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần.
  • 50. II. NỘI DUNG CHUẨN MỰC (TT) b.1 Ý kiến kiểm toán ngoại trừ: Kiểm toán viên trình bày ý kiến kiểm toán ngoại trừ khi:  Dựa trên các bằng chứng KT đầy đủ, thích hợp đã thu thập được, KTV kết luận là quá trình thực hiện dự án chưa tuân thủ theo quy định về quản lý đầu tư và/hoặc các sai sót, khi xét riêng lẻ hay tổng hợp lại, có ảnh hưởng trọng yếu nhưng không lan tỏa đối với BC quyết toán dự án hoàn thành.  KTV không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng KT thích hợp để làm cơ sở đưa ra kết luận rằng liệu quá trình thực hiện DA có tuân thủ theo quy định về QL đầu tư hay không và/hoặc làm cơ sở đưa ra ý kiến KT về BCQT dự án hoàn thành, nhưng KTV kết luận rằng những ảnh hưởng có thể có của các sai sót chưa được phát hiện (nếu có) có thể là trọng yếu nhưng không lan tỏa đối với BCQT dự án hoàn thành.
  • 51. II. NỘI DUNG CHUẨN MỰC (TT)  Ví dụ về yếu tố ngoại trừ:  Các vấn đề liên quan đến quyết định của cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết toán đối với chi phí đầu tư phát sinh/vượt dự toán của một công trình hay hạng mục công trình nào đó thuộc dự án.  Các chi phí liên quan do tranh chấp/kiện tụng giữa các Bên có thể xảy ra trong tương lai hoặc là các chi phí không chắc chắn ở thời điểm lập Báo cáo kiểm toán mà tuỳ thuộc vào thẩm quyền của người ra quyết định.  Việc đưa ra yếu tố ngoại trừ cho phép KTV hoàn thành trách nhiệm kiểm toán của mình nhưng cũng làm cho người đọc Báo cáo quyết toán phải lưu ý và tiếp tục theo dõi khi sự kiện có thể xảy ra hoặc người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán phải tự quyết định xử lý.
  • 52. II. NỘI DUNG CHUẨN MỰC (TT) Trong trường hợp này, Kiểm toán viên và DN kiểm toán cho rằng: Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành chỉ phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình quyết toán dự án, nếu không bị ảnh hưởng bởi yếu tố ngoại trừ (hoặc tuỳ thuộc) mà Kiểm toán viên đã nêu ra trong Báo cáo kiểm toán. Điều này cũng có nghĩa là nếu các yếu tố do Kiểm toán viên nêu ra trong Báo cáo kiểm toán có ảnh hưởng trọng yếu đến Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành thì Báo cáo quyết toán đó đã không phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu.
  • 53. II. NỘI DUNG CHUẨN MỰC (TT) A31. Ví dụ về Ý kiến kiểm toán ngoại trừ: "Trên cơ sở các tài liệu, hồ sơ được Chủ đầu tư cung cấp và kết quả kiểm tra, theo ý kiến của chúng tôi, xét trên các khía cạnh trọng yếu, ngoại trừ ảnh hưởng (nếu có) của các vấn đề nêu tại đoạn “Cơ sở của ý kiến kiểm toán ngoại trừ”, quá trình thực hiện dự án đã tuân thủ các quy định về quản lý đầu tư và Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành sau khi đã điều chỉnh theo ý kiến của Kiểm toán viên, đã phản ánh trung thực và hợp lý tình hình quyết toán dự án hoàn thành tại thời điểm lập Báo cáo, phù hợp với chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành”.
  • 54. II. NỘI DUNG CHUẨN MỰC (TT) b.2 Ý kiến từ chối (hoặc ý kiến không thể đưa ra ý kiến): Ý kiến từ chối (hoặc ý kiến không thể đưa ra ý kiến) được đưa ra trong trường hợp KTV không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng KT thích hợp để làm cơ sở đưa ra kết luận rằng liệu quá trình thực hiện dự án có tuân thủ theo quy định về QL đầu tư hay không và/hoặc làm cơ sở đưa ra ý kiến KT về BCQTDAHT và KTV kết luận rằng những ảnh hưởng có thể có là trọng yếu và lan tỏa đối với BCQTDAHT. A33. Mẫu câu: “Trên cơ sở các tài liệu, hồ sơ được Chủ đầu tư cung cấp và kết quả kiểm tra, theo ý kiến của chúng tôi, do tầm quan trọng của các vấn đề nêu tại đoạn “Cơ sở của việc từ chối đưa ra ý kiến”, chúng tôi không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp. Do đó, chúng tôi không thể đưa ra ý kiến kiểm toán về BCQTDAHT kèm theo”.
  • 55. II. NỘI DUNG CHUẨN MỰC (TT) b.3 Ý kiến trái ngược (hoặc ý kiến không chấp nhận): Ý kiến trái ngược (hoặc ý kiến không chấp nhận) được đưa ra trong trường hợp khi dựa trên các bằng chứng KT đầy đủ, thích hợp đã thu thập được, KTV kết luận là quá trình thực hiện dự án chưa tuân thủ theo quy định về QL đầu tư và/hoặc các sai sót, xét riêng lẻ hay tổng hợp lại, có ảnh hưởng trọng yếu và lan tỏa đối với BCQTDAHT. A32. Mẫu câu: “Trên cơ sở …, theo ý kiến của chúng tôi, do tầm quan trọng của vấn đề nêu tại đoạn “Cơ sở của ý kiến kiểm toán trái ngược”, xét trên các khía cạnh trọng yếu, quá trình thực hiện dự án không tuân thủ các quy định về quản lý đầu tư và BCQTDAHT không phản ánh trung thực và hợp lý tình hình quyết toán dự án tại thời điểm lập Báo cáo, không phù hợp với các CM kế toán, chế độ kế toán và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày BCQTDAHT”.
  • 56. II. NỘI DUNG CHUẨN MỰC (TT)  Chữ ký, họ và tên của Kiểm toán viên và đóng dấu:  BC kiểm toán phải có 2 chữ ký của 2 KTV hành nghề, dưới mỗi chữ ký phải ghi rõ họ và tên, số GCN đăng ký hành nghề KT. Chữ ký thứ nhất trên BCKT là của KTV hành nghề được giao phụ trách cuộc KT, chữ ký thứ hai là của người đại diện theo PL của DN kiểm toán hoặc người được ủy quyền bằng VB. Người đại diện theo PL hoặc người được ủy quyền ký BC kiểm toán phải là thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán.  KTV hành nghề được giao phụ trách cuộc KT chịu trách nhiệm ký tên trên BCKT là người có vai trò quan trọng ngay sau thành viên Ban Giám đốc, chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc chỉ đạo, thực hiện, giám sát, soát xét công việc của nhóm KT. DN kiểm toán quy định cụ thể trách nhiệm, nghĩa vụ của KTV hành nghề được giao phụ trách cuộc kiểm toán.
  • 57. II. NỘI DUNG CHUẨN MỰC (TT)  Trên chữ ký của người đại diện theo PL của DN kiểm toán hoặc người được ủy quyền phải đóng dấu của DN kiểm toán (hoặc chi nhánh) chịu trách nhiệm phát hành BCKT. Giữa các trang của BCKT và BCQTDAHT đã được kiểm toán phải đóng dấu giáp lai bằng dấu của DN kiểm toán (hoặc chi nhánh).  Ngày lập BC kiểm toán: Là ngày được KTV lựa chọn để ký BCKT và ghi rõ tên BC kiểm toán về BCQTDAHT. Ngày lập BCKT không được trước ngày lập BCQTDAHT và không được trước ngày mà KTV thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán về BCQTDAHT. Do các thủ tục hành chính, có thể có khoảng cách thời gian giữa ngày lập BCKT và ngày BCKT được phát hành cho đơn vị.
  • 58. II. NỘI DUNG CHUẨN MỰC (TT)  Xử lý các công việc phát sinh sau khi phát hành BC kiểm toán:  Sau ngày lập BC kiểm toán, KTV không bắt buộc phải thực hiện bất kỳ thủ tục KT nào đối với BCQTDAHT đó. Tuy nhiên, nếu sau ngày lập BC kiểm toán đến trước ngày CQ có thẩm quyền phê duyệt BCQTDAHT và trong thời hạn thẩm tra phê duyệt QT theo quy định, KTV biết được sự việc mà nếu sự việc đó được biết đến tại ngày lập BC kiểm toán thì có thể làm cho KTV phải sửa đổi BC kiểm toán, thì KTV phải: a) Thảo luận vấn đề này với Ban Giám đốc đơn vị được KT; b) Quyết định xem có cần sửa đổi BCQTDAHT hay không; c) Phỏng vấn xem Ban Giám đốc đơn vị được KT dự định xử lý vấn đề này trên BCQTDAHT như thế nào, trong trường hợp cần sửa đổi BCQTDAHT; d) Quyết định xem có cần sửa đổi BC kiểm toán hay không.
  • 59. II. NỘI DUNG CHUẨN MỰC (TT)  Nếu Ban GĐ đơn vị sửa đổi BCQTDAHT như đã đề cập ở đoạn 62 CMKiT 1000, KTV phải: a) Thực hiện các thủ tục KT cần thiết phù hợp với việc sửa đổi; b) Phát hành BC kiểm toán mới về BCQTDAHT sửa đổi và thông báo đến CQ có thẩm quyền phê duyệt QT v/v sửa đổi này; c) Mở rộng các thủ tục KT trên cơ sở vận dụng phù hợp các quy định tại đoạn 06, 07 CMKiT 560 - Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán đến ngày lập BCKT mới và đề ngày lập BCKT mới không được trước ngày lập BCQTDAHT sửa đổi.  KTV phải đưa vào BC kiểm toán sửa đổi đoạn “Vấn đề cần nhấn mạnh” hoặc đoạn “Vấn đề khác” đề cập đến phần thuyết minh BCQTDAHT mà thuyết minh đó giải thích rõ lý do phải sửa đổi BCQT và BCKT đã phát hành trước đây.  Việc sửa đổi BCKT chỉ được thực hiện trong thời gian từ sau ngày lập BCKT đến trước ngày CQ có th.quyền phê duyệt BCQTDAHT và trong thời hạn thẩm tra phê duyệt QT theo quy định của NN.
  • 61. III. TÀI LIỆU, HỒ SƠ KIỂM TOÁN 1. Hồ sơ kiểm toán: (Đoạn từ 74-77 CMKiT 1000)  KTV và DNKiT phải vận dụng phù hợp các quy định và hướng dẫn của CMKiT 230 - Tài liệu, hồ sơ kiểm toán và các CMKiT Việt Nam có liên quan khi lập và lưu trữ HS kiểm toán.  Hồ sơ kiểm toán phải được lập cho các cuộc kiểm toán BCQT DAHT của dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, B theo quy định. Các dự án nhóm C vận dụng các quy định và hướng dẫn của CMKiT này để lập HS kiểm toán cho phù hợp.  KTV phải thu thập và lưu trong HS kiểm toán tất cả tài liệu, thông tin cần thiết liên quan đến cuộc KT đủ để làm cơ sở cho việc hình thành ý kiến KT của mình và chứng minh rằng cuộc KT đã được thực hiện theo đúng CMKiT Việt Nam. HS kiểm toán phải đầy đủ và chi tiết sao cho KTV có kinh nghiệm (không tham gia cuộc KT) hoặc người có trách nhiệm kiểm tra, soát xét có thể hiểu được:
  • 62. III. TÀI LIỆU, HỒ SƠ KIỂM TOÁN (TT) a) Nội dung, lịch trình và phạm vi các thủ tục KT đã thực hiện tuân thủ CMKiT 1000 và các CMKiT VN có liên quan, yêu cầu của PL; b) Kết quả của các thủ tục KT đã thực hiện và bằng chứng kiểm toán đã thu thập; c) Các vấn đề quan trọng phát sinh trong quá trình KT, kết luận đưa ra và các xét đoán chuyên môn quan trọng được thực hiện khi đưa ra các kết luận này (hướng dẫn tại đoạn A38-A41 CMKiT 1000).  Hồ sơ KT thuộc quyền sở hữu và là tài sản của DNKiT. Đơn vị được KT hay bên thứ ba có thể xem xét, sử dụng một phần hoặc toàn bộ tài liệu này khi được sự đồng ý của Giám đốc DNKiT hoặc theo quy định của PL. Trong mọi trường hợp, tài liệu làm việc của KTV không thể thay thế chứng từ kế toán, BCQTDAHT (hướng dẫn tại đoạn A42 - CMKiT 1000).
  • 63. III. TÀI LIỆU, HỒ SƠ KIỂM TOÁN (TT) ► Hướng dẫn tại đoạn A38-A41 CMKiT 1000: A38. Việc lập và lưu giữ HS kiểm toán cho các cuộc kiểm toán BCQTDAHT phải vận dụng phù hợp CMKiT 230 và các CMKiT Việt Nam có liên quan. A39. Hồ sơ kiểm toán được lập và sắp xếp theo trật tự nhất định theo quy trình KT của DNKiT. Hồ sơ KT được lập phù hợp với từng khách hàng, đơn vị được KT và cho từng hợp đồng KT. Các tài liệu và giấy tờ làm việc trong hồ sơ KT phải được các cấp soát xét thông thường gồm: Người lập, người soát xét và người duyệt theo quy trình soát xét của DNKiT. A40. Hồ sơ KT thường gồm: - Tên và số hiệu hồ sơ; ngày/tháng/năm lập và ngày/tháng/năm lưu trữ; - Các thông tin về nhóm kiểm toán;
  • 64. III. TÀI LIỆU, HỒ SƠ KIỂM TOÁN (TT) - Hợp đồng kiểm toán, phụ lục hợp đồng, BBNT, thanh lý hợp đồng kiểm toán (nếu có); - Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành; - Báo cáo kiểm toán, Thư quản lý (nếu có); - Kế hoạch kiểm toán tổng thể; - Chương trình KT, các thủ tục KT đã thực hiện và kết quả thu được; - Các ghi chép hoặc bản sao các tài lệu của hồ sơ QT dự án hoàn thành và các tài liệu có liên quan mà theo xét đoán của KTV là cần thiết; - Các bảng tính toán, kiểm tra số liệu của KTV; - Các giải trình, trao đổi, Biên bản làm việc chi tiết; - Các tài liệu cần thiết có liên quan khác. KTV và DNKiT phải hoàn thiện HSKT trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày lập BCKT theo quy định và h.dẫn của CMKiT 230.
  • 65. III. TÀI LIỆU, HỒ SƠ KIỂM TOÁN (TT) A41. Giấy tờ làm việc trong hồ sơ kiểm toán phải được kiểm tra, soát xét theo quy định và hướng dẫn của CMKiT 220 - Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán BC tài chính, trong đó các bằng chứng thu được phải có ý kiến đánh giá của KTV; các bằng chứng do KTV lập phải có ngày tháng, chữ ký, họ và tên của người lập, người soát xét và người duyệt. Hồ sơ kiểm toán quyết toán dự án hoàn thành có thể được lưu trữ bằng giấy hoặc dữ liệu điện tử. Trường hợp có ý kiến khác nhau giữa người lập, người soát xét và người phê duyệt hoặc dự án có nhiều rủi ro phải có ý kiến tham gia hoặc phê duyệt của cấp tương đương với người soát xét hoặc người phê duyệt đó.
  • 66. III. TÀI LIỆU, HỒ SƠ KIỂM TOÁN (TT) ► Hướng dẫn tại đoạn A42, A43 - CMKiT 1000: A42. KTV và DNKT kiểm toán phải lưu trữ hồ sơ kiểm toán theo quy định của PL về kiểm toán độc lập và các CMKiT Việt Nam có liên quan. Hồ sơ kiểm toán phải lưu trữ trong thời gan tối thiểu là 10 năm kể từ ngày lập BC kiểm toán. A43. Danh mục phụ lục: (1) Phụ lục 01 - Mẫu hợp đồng kiểm toán; (2) Phụ lục 02 - Mẫu kế hoạch kiểm toán tổng thể; (3) Phụ lục 03 - Mẫu kế hoạch làm việc; (4) Phụ lục 04 - Mẫu danh mục tài liệu cần cung cấp; (5) Phụ lục 05 - Mẫu báo cáo kiểm toán chấp nhận toàn phần; (6) Phụ lục 06 - Mẫu BC kiểm toán với ý kiến kiểm toán ngoại trừ; (7) Phụ lục 07 - Mẫu cam kết của Chủ đầu tư.
  • 67. III. TÀI LIỆU, HỒ SƠ KIỂM TOÁN (TT) 2. Thu thập bằng chứng kiểm toán: (HD từ A34-A36 CMKiT 1000)  KTV và DNKiT phải vận dụng phù hợp các quy định và hướng dẫn của các CMKiT 500 - Bằng chứng KT, CMKiT 501 - Bằng chứng KT đối với các khoản mục và sự kiện đặc biệt, CMKiT 505 - Thông tin xác nhận từ bên ngoài và CMKiT 530 - Lấy mẫu KT trong việc thu thập bằng chứng KT trong quá trình thực hiện KT BCQTDAHT.  KTV và DNKiT phải thu thập đầy đủ bằng chứng KT thích hợp để làm cơ sở cho việc đưa ra ý kiến của mình về BCQTDAHT. Khi thiết kế và thực hiện các thủ tục kiểm toán, KTV phải xem xét tính phù hợp và độ tin cậy của tài liệu, thông tin do Đơn vị được KT cung cấp hoặc thu thập được từ bên ngoài, hoặc do nhóm KT kiểm tra, tính toán được sử dụng làm bằng chứng kiểm toán. KTV phải có thái độ hoài nghi nghề nghiệp về độ tin cậy của tài liệu, thông tin được sử dụng làm bằng chứng KT.
  • 68. III. TÀI LIỆU, HỒ SƠ KIỂM TOÁN (TT)  Trường hợp có sự mâu thuẫn giữa các bằng chứng thu được từ các nguồn khác nhau, KTV phải xác định thủ tục KT bổ sung cần thiết để giải quyết mâu thuẫn đó và đưa ra KL chính thức. Khi không thu thập được đầy đủ các bằng chứng KT thích hợp cho một thông tin trọng yếu, KTV phải đưa ra ý kiến KT không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần.  Trong quá trình thực hiện KT, KTV được sử dụng công việc (CV) của các chuyên gia (CG) là cá nhân hoặc tổ chức có kinh nghiệm chuyên môn. Khi sử dụng CV của CG, KTV phải đánh giá năng lực, khả năng và tính khách quan của CG đó, đánh giá tính thích hợp của CV do CG thực hiện nhằm thu thập đầy đủ bằng chứng KT thích hợp được sử dụng làm cơ sở cho ý kiến của KTV. Việc sử dụng CV của CG không làm giảm trách nhiệm của KTV đối với ý kiến KT. Trường hợp này KTV và DNKiT toán phải tham khảo CMKiT 620 - Sử dụng CV của chuyên gia.
  • 69. III. TÀI LIỆU, HỒ SƠ KIỂM TOÁN (TT) ► Hướng dẫn tại đoạn A34-A36 CMKiT 1000: A34. Trên cơ sở các thủ tục KT quy định và hướng dẫn trong CMKiT 500 - Bằng chứng kiểm toán, KTV phải vận dụng phù hợp trong việc thiết kế và th.hiện các thủ tục kiểm toán BCQT DAHT nhằm thu thập đầy đủ bằng chứng KT thích hợp như: a) Kiểm tra: Việc kiểm tra bao gồm kiểm tra hồ sơ QT và BCQT DAHT; kiểm tra tài liệu, chứng từ hoặc sổ kế toán liên quan đến BCQT dự án; kiểm tra tài sản hiện vật dành cho hoạt động QLDA; kiểm tra hợp đồng đã ký kết để xác định giá trị quyết toán của HM, gói thầu…; b) Quan sát: Quan sát thực tế hiện trường trong trường hợp cần thiết để thu thập bằng chứng về sự hiện hữu của CT/HMCT, thiết bị lắp đặt…; c) Xác nhận từ bên ngoài: Là bằng chứng KT mà KTV thu thập được dưới hình thức Thư phúc đáp trực tiếp của Bên thứ 3 ở dạng thư giấy, thư điện tử hoặc một dạng khác về các khoản nợ phải thu, nợ phải trả,… đến thời điểm khóa sổ lập BCQTDAHT;
  • 70. III. TÀI LIỆU, HỒ SƠ KIỂM TOÁN (TT) d) Tính toán lại: Là việc k.tra độ chính xác về mặt toán học của các số liệu như tính toán lại giá trị QT các phần việc khi phát hiện có sai sót về đơn giá, định mức áp dụng hoặc sai sót về KL trong HS quyết toán DAHT; e) Thủ tục phân tích: Bao gồm đánh giá thông tin tài chính thông qua việc phân tích các mối quan hệ giữa dữ liệu tài chính và phi tài chính trong quá trình kiểm tra HSQT và BCQTDAHT. Thủ tục phân tích bao gồm cả việc k.tra, khi cần thiết, các biến động và các mối quan hệ xác định không nhất quán với các tài liệu, th.tin liên quan khác hoặc có chênh lệch lớn so với các giá trị dự kiến; f) Phỏng vấn: Là việc tìm kiếm, xem xét thông tin tài chính và phi tài chính liên quan đến BCQTDAHT từ những người có hiểu biết từ bên trong và bên ngoài Đơn vị được kiểm toán; g) Thực hiện lại: Là việc KTV thực hiện một cách độc lập các thủ tục hoặc các kiểm soát đã được đơn vị thực hiện trước đó như một phần kiểm soát nội bộ của đơn vị.
  • 71. III. TÀI LIỆU, HỒ SƠ KIỂM TOÁN (TT) A35. Bằng chứng KT được thu thập từ nhiều nguồn. Chất lượng của bằng chứng KT chịu ảnh hưởng của tính phù hợp và độ tin cậy của tài liệu, thông tin làm cơ sở cho bằng chứng KT. a) Tính phù hợp của tài liệu, th.tin liên quan đến DA, ví dụ một bảng đơn giá vật tư có thể phù hợp với DA này mà không phù hợp với DA khác. b) Độ tin cậy của tài liệu, th.tin liên quan đến nguồn gốc của tài liệu, thông tin theo nguyên tắc sau: - Độ tin cậy của bằng chứng KT tăng lên khi được thu thập từ các nguồn độc lập bên ngoài Đơn vị được KT, ví dụ xác nhận giá trị đã thanh toán của các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện dự án; - Bằng chứng KT do KTV trực tiếp thu thập đáng tin cậy hơn so với được thu thập gián tiếp hoặc do suy luận; - Bằng chứng KT dạng văn bản (giấy tờ, ph.tiện điện tử, hoặc các dạng khác), đáng tin cậy hơn bằng chứng được thu thập bằng lời; - Bằng chứng KT là các chứng từ, tài liệu gốc đáng tin cậy hơn bản copy, bản fax hoặc các tài liệu được chuyển thành bản điện tử.
  • 72. III. TÀI LIỆU, HỒ SƠ KIỂM TOÁN (TT) A36. Lựa chọn phần tử kiểm tra để thu thập bằng chứng KT: Tùy theo từng dự án và xét đoán của mình, KTV thực hiện lựa chọn phần tử để kiểm tra theo các phương pháp sau: a) Chọn tất cả các phần tử (kiểm tra 100%): Áp dụng cho các phần việc dễ có sai sót hoặc KTV đánh giá là có rủi ro cao, hoặc có thể áp dụng việc tính toán theo công thức trên máy tính; b) Lựa chọn các phần tử cụ thể: Áp dụng cho các phần tử có giá trị lớn hoặc có điểm đặc biệt (VD nghi ngờ có sai sót; đã bị sai ở HM tương tự,…); c) Lấy mẫu kiểm toán: Áp dụng cho các phần việc có khối lượng quá lớn, KTV chỉ có thể kiểm tra trên số lượng phần tử ít hơn 10% tổng số phần tử của phần việc đó. Việc áp dụng một hoặc kết hợp các phương pháp trên để thu thập bằng chứng KT là phù hợp tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.
  • 73. III. TÀI LIỆU, HỒ SƠ KIỂM TOÁN (TT) 3. Thu thập giải trình bằng văn bản:  Trong quá trình KT và sau khi gửi dự thảo BC kiểm toán, KTV phải cùng với Đơn vị được KT và các Bên có liên quan trao đổi về các nội dung đã thống nhất/chưa thống nhất hoặc nội dung có vấn đề phải gửi VB xin ý kiến h.dẫn của CQ quản lý NN có liên quan. Đơn vị được KT và các Bên có liên quan có thể có giải trình bằng VB làm bằng chứng cho ý kiến KT của KTV.  KTV phải thu thập bằng chứng về việc Đơn vị được KT thừa nhận trách nhiệm của mình trong việc tuân thủ các quy định về QL đầu tư trong quá trình thực hiện DA và việc lập, trình bày BCQTDAHT trung thực và hợp lý, phù hợp với CM kế toán, chế độ kế toán và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày BCQTDAHT và trách nhiệm trong việc cung cấp đầy đủ HS quyết toán DA hoàn thành và các tài liệu có liên quan theo quy định.
  • 74. III. TÀI LIỆU, HỒ SƠ KIỂM TOÁN (TT)  Kiểm toán viên thu thập bằng chứng nêu trên trong các Biên bản họp với Đơn vị được kiểm toán liên quan đến vấn đề này hoặc yêu cầu người đứng đầu Đơn vị (Chủ đầu tư hoặc đại diện Chủ đầu tư) cung cấp “Bản cam kết của chủ đầu tư”. Trường hợp này, Kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán phải vận dụng CMKiT 580 - Giải trình bằng văn bản. Bản cam kết của Chủ đầu tư hoặc đại diện Chủ đầu tư được lưu vào hồ sơ kiểm toán làm bằng chứng kiểm toán. (Mẫu Bản cam kết của Chủ đầu tư tại Phụ lục số 07 - CMKiT 1000) ▪ Thu thập giải trình của Giám đốc Đơn vị được kiểm toán:
  • 75. III. TÀI LIỆU, HỒ SƠ KIỂM TOÁN (TT) KTV và DN kiểm toán phải thu thập được các bằng chứng của Giám đốc (người đứng đầu) Đơn vị được KT thừa nhận trách nhiệm của mình trong việc lập, trình bày BCQT trung thực, hợp lý, phù hợp với CM kế toán, chế độ kế toán hiện hành và trách nhiệm trong việc cung cấp đầy đủ HS quyết toán theo đúng quy định của PL cũng như giải trình của Ban Giám đốc liên quan đến số liệu quyết toán dự án. KTV thu thập bằng chứng nói trên trong các Biên bản họp của khách hàng liên quan đến vấn đề này hoặc yêu cầu Giám đốc cung cấp "Bảng giải trình", hoặc bảng "Báo cáo của Ban Giám đốc". Trường hợp này, Kiểm toán viên và DN kiểm toán phải vận dụng CMKiT 580 - Giải trình bằng văn bản.
  • 76. ◙ HỒ SƠ HOÀN THÀNH CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG ■ Hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng là tập hợp các hồ sơ, tài liệu có liên quan tới quá trình đầu tư, xây dựng công trình, gồm: - Chủ trương đầu tư, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình (đã được phê duyệt); - Quyết định phê duyệt dự án đầu tư XDCT; - Báo cáo khảo sát xây dựng; - Hồ sơ thiết kế xây dựng công trình; - Hồ sơ quản lý chất lượng trong quá trình thi công xây dựng công trình; - Các tài liệu khác cần được lưu lại sau khi đưa công trình vào sử dụng. 76
  • 77. ◙ HỒ SƠ HOÀN THÀNH CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG (TT) ■ Quy định chung: a) Chủ đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức lập hồ sơ hoàn thành công trình. b) Danh mục, quy cách hồ sơ hoàn thành công trình được quy định tại Phụ lục 5 Thông tư số 10/2013/BXD; Ngoài ra, KTV tham khảo «Danh mục tài liệu cần cung cấp» tại Phụ lục 04 – CMKiT 1000. c) Hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng phải được lập đầy đủ trước khi đưa hạng mục công trình hoặc công trình vào khai thác, sử dụng. Hồ sơ hoàn thành công trình có thể được lập một lần chung cho toàn bộ dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc lập riêng từng công trình hoặc hạng mục công trình thuộc dự án. 77
  • 78. ◙ DANH MỤC HỒ SƠ HOÀN THÀNH CÔNG TRÌNH (PL III – Thông tư số 26/2016-BXD ngày 26/10/2016) A. HỒ SƠ CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ HỢP ĐỒNG: 1. Quyết định chủ trương ĐTXD và BCNC tiền khả thi ĐTXD. 2. Quyết định phê duyệt dự án ĐTXD và BCNC khả thi hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật ĐTXD. 3. Nhiệm vụ thiết kế, các văn bản thẩm định, tham gia ý kiến của các CQ có liên quan trong việc thẩm định dự án và TK cơ sở. 4. Phương án Đền bù, hỗ trợ và tái định cư (nếu có). 5. Văn bản của các tổ chức, CQ Nhà nước có thẩm quyền (nếu có) về: Thỏa thuận quy hoạch, VB cho phép sử dụng hoặc đấu nối với công trình kỹ thuật bên ngoài hàng rào; Đánh giá tác động môi trường, đảm bảo an toàn (an toàn giao thông, an toàn các công trình lân cận) và các VB khác có liên quan. 78
  • 79. ◙ DANH MỤC HỒ SƠ HOÀN THÀNH CÔNG TRÌNH (PL III – Thông tư số 26/2016-BXD ngày 26/10/2016) 6. Quyết định cấp đất, cho thuê đất của cơ quan có thẩm quyền hoặc hợp đồng thuê đất đối với trường hợp không được cấp đất. 7. Giấy phép xây dựng, trừ những trường hợp được miễn giấy phép xây dựng. 8. Quyết định chỉ định thầu, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu và các hợp đồng giữa Chủ đầu tư với các Nhà thầu. 9. Các tài liệu chứng minh điều kiện năng lực của các nhà thầu theo quy định. 10. Các hồ sơ, tài liệu khác có liên quan trong giai đoạn Chuẩn bị đầu tư. 79
  • 80. ◙ DANH MỤC HỒ SƠ HOÀN THÀNH CÔNG TRÌNH (PL III – Thông tư số 26/2016-BXD ngày 26/10/2016) B. HỒ SƠ KHẢO SÁT XÂY DỰNG, THIẾT KẾ XDCT: 1. Nhiệm vụ khảo sát, Phương án kỹ thuật Khảo sát XD kèm Báo cáo Khảo sát XDCT đã được nghiệm thu. 2. Văn bản thông báo chấp thuận nghiệm thu kết quả Khảo sát XDCT. 3. Kết quả thẩm tra, thẩm định Thiết kế; Quyết định phê duyệt Thiết kế kỹ thuật kèm hồ sơ TKKT đã được phê duyệt (có danh mục bản vẽ kèm theo); Chỉ dẫn kỹ thuật. 4. Văn bản thông báo chấp thuận nghiệm thu Thiết kế XDCT. 5. Hồ sơ Thiết kế bản vẽ thi công đã được Chủ đầu tư xác nhận (có danh mục bản vẽ kèm theo). 6. Các văn bản, tài liệu, hồ sơ khác có liên quan đến giai đoạn Khảo sát, Thiết kế XDCT. 80
  • 81. ◙ DANH MỤC HỒ SƠ HOÀN THÀNH CÔNG TRÌNH (PL III – Thông tư số 26/2016-BXD ngày 26/10/2016) C. HỒ SƠ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU: 1. Danh mục các thay đổi Thiết kế trong quá trình thi công XD và các văn bản thẩm định, phê duyệt của cấp có thẩm quyền. 2. Nhật ký thi công & Bản vẽ hoàn công (có danh mục bản vẽ kèm theo). 3. Các kế hoạch, biện pháp kiểm tra, kiểm soát chất lượng thi công xây dựng công trình. 4. Các chứng từ chứng nhận xuất xứ, nhãn mác hàng hóa; tài liệu công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với sản phẩm, hàng hóa; chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy, thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy của cơ quan chuyên ngành; chứng nhận hợp chuẩn (nếu có) theo quy định của Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa. 5. Các kết quả quan trắc, đo đạc, thí nghiệm trong quá trình thi công và quan trắc trong quá trình vận hành. 81
  • 82. ◙ DANH MỤC HỒ SƠ HOÀN THÀNH CÔNG TRÌNH (PL III – Thông tư số 26/2016-BXD ngày 26/10/2016) 6. Các Biên bản nghiệm thu công việc XD, nghiệm thu bộ phận hoặc giai đoạn (nếu có) trong quá trình thi công XD. 7. Các kết quả thí nghiệm đối chứng, kiểm định chất lượng công trình, thí nghiệm khả năng chịu lực kết cấu xây dựng (nếu có). 8. Lý lịch thiết bị lắp đặt trong công trình. 9. Quy trình vận hành, khai thác công trình; Quy trình bảo trì công trình. 10. Văn bản thỏa thuận, chấp thuận, xác nhận của các tổ chức, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (nếu có) về: a) Di dân vùng lòng hồ, khảo sát các di tích lịch sử, văn hóa; b) An toàn phòng cháy, chữa cháy; c) An toàn môi trường; d) An toàn lao động, an toàn vận hành hệ thống thiết bị công trình, thiết bị công nghệ; 82
  • 83. ◙ DANH MỤC HỒ SƠ HOÀN THÀNH CÔNG TRÌNH (PL III – Thông tư số 26/2016-BXD ngày 26/10/2016) e) Thực hiện Giấy phép xây dựng (đối với trường hợp không được miễn Giấy phép xây dựng theo quy định); f) Cho phép đấu nối với công trình hạ tầng kỹ thuật và các công trình khác có liên quan; g) Các văn bản khác theo quy định của pháp luật có liên quan. 11. Hồ sơ giải quyết sự cố công trình (nếu có). 12. Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình XD đưa vào sử dụng. 13. Phụ lục các tồn tại cần sửa chữa, khắc phục (nếu có) sau khi đưa công trình vào sử dụng. 14. Các hồ sơ/văn bản/tài liệu khác có liên quan trong giai đoạn thi công XD và nghiệm thu CTXD. 15. Thông báo kết quả kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công XD và thông báo chấp thuận kết quả nghiệm thu hoàn thành HMCT, CTXD của cơ quan chuyên môn về XD. 83
  • 84. ◙ HỒ SƠ HOÀN THÀNH CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG (TT) D. QUY CÁCH VÀ SỐ LƯỢNG HỒ SƠ HOÀN THÀNH CTXD: 1. Các bản vẽ thiết kế phải được lập theo quy định và phải được Chủ đầu tư hoặc đại diện được uỷ quyền của Chủ đầu tư xác nhận. 2. Các bản vẽ hoàn công phải được lập theo hướng dẫn tại Phụ lục 2 của Thông tư 10/2013/BXD. 3. Hồ sơ hoàn thành công trình được bảo quản trong hộp theo khổ A4 hoặc bằng các phương pháp khác phù hợp, bìa hộp ghi các thông tin liên quan tới nội dung HS lưu trữ trong hộp. 4. Thuyết minh và bản vẽ thiết kế, bản vẽ hoàn công công trình xây dựng có thể được lưu trữ dưới dạng băng từ, đĩa từ hoặc vật mang tin phù hợp. 84
  • 85. ◙ HỒ SƠ HOÀN THÀNH CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG (TT) 5. Các văn bản quan trọng trong hồ sơ hoàn thành công trình như: Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng, Quyết định phê duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật (trường hợp chỉ phải lập Báo cáo kinh tế-kỹ thuật), Quyết định phê duyệt thiết kế, Biên bản nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng, Biên bản bàn giao công trình ... được lưu trữ bằng bản chính. Trường hợp không còn bản chính thì được thay thế bằng bản sao hợp pháp; 6. Số lượng bộ hồ sơ hoàn thành công trình do Chủ đầu tư và các nhà thầu thỏa thuận nêu trong hợp đồng. 85
  • 86. ◙ LẬP VÀ LƯU TRỮ HỒ SƠ HOÀN THÀNH CTXD (Đ.33 - NĐ46/2015) 1. Hồ sơ hoàn thành CTXD phải được Chủ đầu tư tổ chức lập đầy đủ trước khi đưa HMCT/CTXD vào khai thác, vận hành. 2. Hồ sơ hoàn thành CTXD được lập một lần chung cho toàn bộ dự án đầu tư XDCT nếu các CT/HMCT thuộc dự án được đưa vào khai thác, sử dụng cùng một thời điểm. Trường hợp các CT/HMCT của dự án được đưa vào khai thác, sử dụng ở các thời điểm khác nhau thì có thể lập HS hoàn thành CT cho riêng từng CT/HMCT. 3. Chủ đầu tư tổ chức lập và lưu trữ một bộ HS hoàn thành CTXD; các chủ thể tham gia khác tự lưu trữ các HS liên quan đến phần việc do mình thực hiện. Riêng CT nhà ở và CT di tích, việc lưu trữ HS còn phải tuân thủ theo quy định của PL về nhà ở và về di sản văn hóa. 86
  • 87. ◙ LẬP VÀ LƯU TRỮ HỒ SƠ HOÀN THÀNH CTXD (TT) + Thời hạn lưu trữ: (theo Đ.28, TT10/2013/BXD) a) Chủ đầu tư có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ hoàn thành CTXD trong thời gian tối thiểu là 10 năm đối với CT thuộc dự án nhóm A, 07 năm đối với CT thuộc dự án nhóm B và 05 năm đối với CT thuộc dự án nhóm C kể từ khi nghiệm thu đưa CT, HMCT vào sử dụng. b) Cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng, các nhà thầu tham gia hoạt động XD có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ liên quan đến phần việc do mình thực hiện. Thời gian lưu trữ hồ sơ như quy định đối với lưu trữ của Chủ đầu tư nêu trên. c) Hồ sơ phục vụ quản lý, sử dụng CTXD do người quản lý, sử dụng công trình lưu trữ trong thời gian tối thiểu bằng tuổi thọ công trình theo quy định của pháp luật về bảo trì CTXD. 87
  • 88. ‘ 88 CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG (Xem Ebook 2.1 - XDCB do VACPA phát hành T4/2017)
  • 89. VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG I. Các Luật liên quan đến Đầu tư và Xây dựng: 1. Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 do Quốc hội thông qua ngày 18/6/2014, có hiệu lực từ ngày 01/01/2015. 2. Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 do Quốc hội thông qua ngày 26/11/2013, có hiệu lực từ ngày 01/7/2014. 3. Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 do Quốc hội thông qua ngày 26/11/2014, có hiệu lực từ ngày 01/7/2015. 4. Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 do Quốc hội thông qua ngày 18/6/2014, có hiệu lực từ ngày 01/01/2015. 5. Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 do Quốc hội thông qua ngày 26/11/2014, có hiệu lực từ ngày 01/7/2015. 6. Luật Đất đai số 45/2013/QH13 do Quốc hội thông qua ngày 29/11/2013, có hiệu lực từ ngày 01/7/2014. 7. Luật số 38/2009/QH12 do QH thông qua ngày 19/6/2009 sđbs Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, Luật Doanh nghiệp, Luật Đất đai và Luật Nhà ở, có hiệu lực từ ngày 01/8/2009. 89
  • 90. VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG (TT) II. Về Quy chế Quản lý Đầu tư và Xây dựng: 1. Nghị định 59/2015-CP ngày 18/6/2015 và NĐ42/2017-CP ngày ngày 05/4/2017 sđbs NĐ59/2015 của CP về Quản lý dự án ĐTXD. 2. Nghị định 15/2015-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về Đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP). 3. Nghị định 118/2015-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư. 4. Nghị định 136/2015-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công. 5. Thông tư 16/2016-CP ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn NĐ59/2015 về Hình thức tổ chức QLDA đầu tư xây dựng. 6. Thông tư 06/2016-CP ngày 28/6/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện một số Điều của NĐ15/2015 về Đầu tư PPP. 7. Thông tư 17/2016-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động XD. 8. Thông tư 14/2016-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về Cấp giấy phép hoạt động XD và QL Nhà thầu nước ngoài. 90
  • 91. VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG (TT) III. Về Quản lý Chi phí Đầu tư và Xây dựng: 1. Nghị định 32/2015-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng (thay thế NĐ112/2009). 2. Nghị định 16/2015-CP ngày 14/02/2015 và NĐ 141/2016-CP của CP quy định Cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập. 3. Thông tư 05/2016-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng h.dẫn Xác định Đơn giá nhân công trong QL chi phí ĐTXD (thay thế TT01/2015/BXD). 4. Thông tư 06/2016-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng h.dẫn Xác định và QL chi phí ĐTXD (thay thế TT04/2010/BXD). 5. Thông tư 72/2017-BTC ngày 17/7/2017 của Bộ Tài chính Quy định về Quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động QLDA của các Chủ đầu tư, Ban QLDA sử dụng vốn NSNN (có hiệu lực từ ngày 15/9/2017, thay thế TT số 05/2014/BTC ngày 06/01/2014). 91
  • 92. VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG (TT) 6. Thông tư 55/2016-BTC ngày 23/3/2016 của Bộ Tài chính Quy định một số nội dung về Quản lý tài chính đối với dự án đầu tư theo hình thức đối tác công - tư và chi phí lựa chọn nhà đầu tư. 7. Quyết định số 79/2016/BXD ngày 15/02/2017 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng v/v Công bố Định mức chi phí QLDA và Tư vấn đầu tư XD (thay thế QĐ 957/2009/BXD). 8. Thông tư 01/2017-BXD ngày 06/02/2017 của Bộ Xây dựng h.dẫn Xác định và quản lý chi phí Khảo sát xây dựng. 9. Thông tư 02/2015-BLĐTBXD ngày 12/01/2015 của Bộ Lao động - TB&XH quy định mức lương đối với chuyên gia Tư vấn trong nước làm cơ sở dự toán gói thầu Tư vấn áp dụng hình thức hợp đồng theo thời gian sử dụng vốn Nhà nước. 10. Thông tư 167/2009-BTC ngày 19/8/2009 của Bộ Tài chính quy định Chế độ thu, nộp và quản lý, sử dụng lệ phí trong lĩnh vực xây dựng. 92
  • 93. VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG (TT) IV. Về Quản lý Chất lượng và Bảo trì CTXD: 1. Nghị định 46/2015-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về Quản lý chất lượng và Bảo trì CTXD (thay thế NĐ15/2013). 2. Nghị định số 24a/2016-BXD ngày 05/4/2016 của Chính phủ về Quản lý Vật liệu Xây dựng. 3. Thông tư 05/2015-BXD ngày 30/10/2015 của Bộ Xây dựng quy định về Quản lý chất lượng xây dựng và bảo trì nhà ở riêng lẻ. 4. Thông tư 26/2016-BXD ngày 15/12/2016 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết 1 số nội dung về QL chất lượng và Bảo trì CTXD. 5. Thông tư 18/2016-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về Thẩm định, phê duyệt dự án và Thiết kế, dự toán XDCT. 6. Thông tư 03/2016-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng quy định về Phân cấp CTXD và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động xây dựng. 7. Thông tư 15/2016-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về Cấp giấy phép Xây dựng. 93
  • 94. VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG (TT) V. Về Lựa chọn Nhà thầu, Nhà đầu tư các dự án ĐTXD: 1. Nghị định 63/2014-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Đấu thầu về Lựa chọn Nhà thầu. 2. Nghị định 30/2015-CP ngày 17/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Đấu thầu về Lựa chọn Nhà đầu tư. 3. Thông tư 01/2015/BKH ngày 14/02/2015 của Bộ KH&ĐT quy định chi tiết Lập HS mời quan tâm, HS mời thầu, HS yêu cầu đối với Dịch vụ Tư vấn. 4. Thông tư 03/2015/BKH ngày 06/5/2015 của Bộ KH&ĐT quy định chi tiết Lập HS mời thầu Xây lắp. 5. Thông tư 05/2015/BKH ngày 16/6/2015 của Bộ KH&ĐT quy định chi tiết Lập HS mời thầu Mua sắm hàng hóa. 6. Thông tư 10/2015/BKH ngày 26/10/2015 của Bộ KH&ĐT quy định chi tiết về Kế hoạch lựa chọn nhà thầu. 94
  • 95. VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG (TT) 7. Thông tư 11/2015/BKH ngày 27/10/2015 của Bộ KH&ĐT quy định chi tiết Lập HS yêu cầu chỉ định thầu, chào hàng c.tranh. … 8. Thông tư 07/2016/BKH ngày 29/6/2016 của Bộ KH&ĐT quy định chi tiết Lập Hồ sơ mời thầu, Hồ sơ yêu cầu Mua sắm hàng hóa đối với đấu thầu qua mạng. 9. Thông tư 11/2016/BKH ngày 26/7/2016 của Bộ KH&ĐT hướng dẫn Lập HS mời thầu Thiết kế, C/cấp hàng hóa và Xây lắp (EPC). 10. Thông tư 14/2016/BKH ngày 29/9/2016 của Bộ KH&ĐT quy định chi tiết Lập HS mời thầu Dịch vụ phi Tư vấn. 11. Thông tư 15/2016/BKH ngày 29/9/2016 của Bộ KH&ĐT hướng dẫn Lập Hồ sơ mời sơ tuyển, Hồ sơ mời thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP). 12. Thông tư 190/2015/BKH ngày 17/11/2015 của Bộ Tài chính quy định việc Quản lý chi phí trong quá trình Lựa chọn nhà thầu các dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước và vốn Trái phiếu CP. … 95
  • 96. VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG (TT) VI. Về Hợp đồng trong hoạt động xây dựng: 1. Nghị định 37/2015-CP ngày 22/4/2015 của Chính phủ quy định chi tiết về Hợp đồng XD (thay thế NĐ48/2010 & NĐ207/2013). 2. Nghị định 15/2015-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về Đầu tư theo hình thức Đối tác công tư (PPP). 3. Thông tư 07/2016-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn Điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng. 4. Thông tư 08/2016-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung về hợp đồng Tư vấn xây dựng. 5. Thông tư 09/2016-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn hợp đồng Thi công XDCT. 6. Công văn số 10254/BTC-ĐT ngày 27/7/2015 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn mức tạm ứng đối với công việc của dự án được thực hiện theo hợp đồng. 96
  • 97. VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG (TT) VII. Về Bồi thường, Hỗ trợ, Tái định cư: 1. Quyết định số 34/2010-TTg ngày 08/4/2010 của Thủ tướng CP quy định về BT, HT, TĐC các dự án Thủy lợi, Thủy điện. 2. Thông tư số 57/2010-BTC ngày 16/4/2010 của Bộ Tài chính quy định việc Lập DT, sử dụng và quyết toán kinh phí tổ chức, thực hiện Bồi thường, Hỗ trợ, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất.… VIII. Về Thanh toán trong hoạt động xây dựng: 1. Thông tư số 08/2016-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính quy định về Quản lý, thanh toán VĐT sử dụng nguồn vốn Ngân sách Nhà nước (thay thế Thông tư số 86/2011/BTC). 2. Thông tư số 108/2016-BTC ngày 30/6/2016 sđbs TT 08/2016- BTC của Bộ Tài chính quy định về Quản lý, thanh toán VĐT sử dụng nguồn vốn Ngân sách Nhà nước. 97
  • 98. VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG (TT) IX. Về Giám sát, đánh giá đầu tư: 1. Nghị định 84/2015-CP ngày 30/9/2015 của Chính phủ về Giám sát và đánh giá đầu tư (thay thế NĐ113/2009-CP - 15/12/2009). 2. Thông tư 22/2015-BKHĐT ngày 18/12/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Quy định về mẫu Báo cáo Giám sát và Đánh giá đầu tư. X. Về Quyết toán/ Thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành: 1. Thông tư 28/2012-BTC ngày 24/02/2012 của Bộ Tài chính quy định về Quản lý VĐT thuộc nguồn vốn ngân sách Xã, Phường, Thị trấn. 2. Chuẩn mực Kiểm toán số 1000 ban hành kèm theo Thông tư số 67/2015-BTC ngày 08/5/2015 của Bộ Tài chính về Kiểm toán Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành. 3. Thông tư 09/2016-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính Quy định về Quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước (thay thế TT19/2011/BTC và TT04/2014/BTC của Bộ Tài chính). 98
  • 99. III. TÀI LIỆU, HỒ SƠ KIỂM TOÁN (TT)  Đối với những vấn đề xét thấy cần thiết, KTV và DNKiT phải thông báo đến Giám đốc đơn vị được KT biết rõ về tính trọng yếu của vấn đề cần phải giải trình. Các vấn đề yêu cầu Giám đốc đơn vị giải trình bằng văn bản được giới hạn trong những vấn đề riêng lẻ hoặc tổng hợp có ảnh hưởng trọng yếu đến BCQTDAHT.  Nếu Giám đốc đơn vị được KT từ chối cung cấp các giải trình mà KTV yêu cầu sẽ làm hạn chế phạm vi kiểm toán thì KTV phải đưa ra "Ý kiến ngoại trừ" hoặc "Ý kiến từ chối". Trong trường hợp này, KTV phải đánh giá lại mức độ tin cậy của các giải trình khác của Giám đốc trong quá trình kiểm toán và xem xét mức độ ảnh hưởng của nó đến BCQT dự án hoàn thành.
  • 100. ‘ KIỂM TOÁN CÁC NỘI DUNG CỦA BÁO CÁO QUYẾT TOÁN DỰ ÁN HOÀN THÀNH
  • 101. IV. KIỂM TOÁN CÁC NỘI DUNG CỦA BCQT DAHT 1. Kiểm toán hồ sơ pháp lý: (CMKiT 1000: Đoạn 28 & A10) a) Yêu cầu: Các thủ tục kiểm toán về hồ sơ pháp lý của dự án ĐTXD phải được thiết kế và thực hiện dựa trên các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực ĐTXD, cụ thể: - Có hiệu lực trong thời gian thực hiện dự án; - Phù hợp với nội dung đầu tư (dự án đầu tư xây dựng; dự án đầu tư có cấu phần xây dựng và không có cấu phần xây dựng; dự án đầu tư chuyên ngành như điện lực, viễn thông, dầu khí, giao thông, sản xuất VLXD ...); - Phù hợp với đối tượng áp dụng (dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, vốn Nhà nước ngoài ngân sách, vốn khác, dự án sử dụng vốn ODA, dự án đầu tư theo hình thức PPP, ...).
  • 102. IV. KIỂM TOÁN CÁC NỘI DUNG CỦA BCQT DAHT (TT) b) Mục tiêu: Giúp Kiểm toán viên đánh giá và đưa ra ý kiến về tính tuân thủ của các Bên liên quan đến dự án đối với việc chấp hành các quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng, bao gồm: - Tính đầy đủ và đúng trình tự, thủ tục của hồ sơ pháp lý trong việc: Lập, thẩm định, phê duyệt dự án ĐTXD; - Nội dung và thẩm quyền phê duyệt/ban hành các văn bản trong quá trình ĐTXD dự án và các HM công trình; - Việc chấp hành của Chủ đầu tư và các Bên có liên quan trong việc thực hiện dự án: Lựa chọn nhà thầu; Ký kết và thực hiện các hợp đồng xây dựng; Quản lý dự án đầu tư xây dựng, Quyết toán dự án hoàn thành,…
  • 103. IV. KIỂM TOÁN CÁC NỘI DUNG CỦA BCQT DAHT (TT) c) Nội dung kiểm tra:  Kiểm tra việc chấp hành trình tự, thủ tục đầu tư và xây dựng theo quy định của pháp luật về đầu tư và xây dựng;  Kiểm tra tính pháp lý của các văn bản liên quan đến dự án về: Trình tự, thủ tục lập, thẩm định và phê duyệt các văn bản, nội dung văn bản, thẩm quyền phê duyệt văn bản;  Kiểm tra tính pháp lý và việc thực hiện lựa chọn nhà thầu, ký kết các hợp đồng XD, hình thức giá hợp đồng (trọn gói/đơn giá/thời gian/hỗn hợp) giữa Chủ đầu tư/Ban QLDA với các Nhà thầu (Tư vấn, Xây dựng, Cung cấp và lắp đặt thiết bị, EPC,...) so với các quy định của PL về đấu thầu, về hợp đồng và Quyết định phê duyệt Kế hoạch lựa chọn nhà thầu làm cơ sở cho việc thẩm tra quyết toán theo hợp đồng.
  • 104. IV. KIỂM TOÁN CÁC NỘI DUNG CỦA BCQT DAHT (TT)  Kiểm tra hồ sơ liên quan đến công tác QLDA, nghiệm thu, hoàn công, thanh/quyết toán và đưa công trình/dự án hoàn thành vào khai thác sử dụng theo quy định.  Kiểm tra công tác lập và tập hợp, lưu trữ hồ sơ quản lý chất lượng công trình/dự án ĐTXD theo quy định. (Danh mục Hồ sơ pháp lý của dự án căn cứ Mẫu số 02/QTDA của BCQTDAHT do Chủ đầu tư cung cấp cho KTV trong quá trình kiểm toán, đối chiếu với quy định của Nhà nước). d) Nhận xét, kết luận: Sau khi kiểm tra hồ sơ pháp lý của dự án đầu tư, Kiểm toán viên phải đưa ra nhận xét về việc chấp hành các quy định pháp luật của các Bên có liên quan trong quá trình đầu tư xây dựng của dự án.
  • 105. IV. KIỂM TOÁN CÁC NỘI DUNG CỦA BCQT DAHT (TT) 2. Kiểm toán nguồn vốn đầu tư: (CMKiT 1000: Đoạn 29 & A11-14) Căn cứ mẫu số 01/QTDA, 03/QTDA trong BCQTDAHT theo Thông tư số 09/2016/TT-BTC, KTV thực hiện các bước sau:  Phân tích, so sánh cơ cấu VĐT thực hiện với cơ cấu vốn được xác định trong tổng mức vốn đầu tư được duyệt (Mẫu số 01/QTDA);  Kiểm tra số liệu Báo cáo về hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư hàng năm so với kế hoạch được duyệt (Mẫu số 01/QTDA);  Đối chiếu số liệu vốn thanh toán hàng năm của CĐT và cơ quan thanh toán (Mẫu số 03/QTDA);  Kiểm tra việc đ.chỉnh tăng/giảm VĐT của dự án đã được cấp có th.quyền phê duyệt phù hợp với chế độ và th.quyền quy định;  Trường hợp dự án có sử dụng ngoại tệ, kiểm tra việc quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam và xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái theo chế độ quy định phù hợp với từng dự án;
  • 106. IV. KIỂM TOÁN CÁC NỘI DUNG CỦA BCQT DAHT (TT) ► HD tại các đoạn A11-A14 CMKiT 1000: A11. Số liệu về nguồn vốn đã thực hiện được kiểm tra đối chiếu theo tổng số và chi tiết theo từng nguồn vốn, theo từng năm. A12. Nguồn vốn đầu tư được xác định thông qua kiểm tra đối chiếu số vốn đã cấp, cho vay, thanh toán do Chủ đầu tư báo cáo với số xác nhận của CQ cấp vốn, cho vay, thanh toán. Trường hợp không thu thập được bảng đối chiếu thì KTV phải thực hiện các thủ tục KT thay thế căn cứ vào chứng từ phát sinh. A13. Đối với nguồn vốn vay, kiểm tra số vốn đã vay, số vốn đã trả để xác định số dư vốn vay tại thời điểm khóa sổ lập BCQTDAHT. A14. Đối với vốn vay bằng ngoại tệ, phải thực hiện đánh giá lại số dư vốn vay tại ngày khóa sổ lập BCQTDAHT theo tỷ giá quy định phù hợp với từng dự án.