SlideShare a Scribd company logo
1 of 197
Download to read offline
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGÀNH: KỸ THUẬT ĐIỆN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
LÊ QUANG TRUNG
NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO VỆ
CHỐNG SÉT CHO CÔNG TRÌNH ĐIỂN HÌNH Ở VIỆT NAM
SKA 0 0 0 0 0 7
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 8/2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LÊ QUANG TRUNG
NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO VỆ
CHỐNG SÉT CHO CÔNG TRÌNH ĐIỂN HÌNH Ở VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH: KỸ THUẬT ĐIỆN- 62520202
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 8/2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LÊ QUANG TRUNG
NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO VỆ
CHỐNG SÉT CHO CÔNG TRÌNH ĐIỂN HÌNH Ở VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH: KỸ THUẬT ĐIỆN - 62520202
Hướng dẫn khoa học: 1. PGS-TS. Quyền Huy Ánh
2. PGS-TS Vũ Phan Tú
Phản biện 1. PGS-TS. Nguyễn Hữu Phúc
2. PGS-TS. Nguyễn Hùng
3. TS. Trần Thanh Vũ
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 8/2019
NCS: Lê Quang Trung i
NCS: Lê Quang Trung ii
LÝ LỊCH CÁ NHÂN
THÔNG TIN CÁ NHÂN
Họ và tên: LÊ QUANG TRUNG Phái: Nam
Ngày/tháng/năm sinh: 19/03/1976 Tại: Quảng Trị
I. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO
- Từ 1998 - 2001: Sinh viên ngành Điện khí hóa-cung cấp điện, Đại học sư phạm kỹ
thuật TPHCM.
- Từ 2008 - 2010: Học viên cao học ngành Thiết bị Mạng và Nhà máy điện, trường
Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.Hồ Chí Minh.
II. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC
- Từ 2001 – 2004: Cán bộ kỹ thuật công ty LILAMA45-1 - Tp.HCM
- Từ 2004 - Nay: Giảng viên trường Cao đẳng công nghệ quốc tế LILAMA2
Tp. HCM, ngày 10 tháng 8 năm 2019
Lê Quang Trung
NCS: Lê Quang Trung iii
CẢM TẠ
Sau một thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận án, tôi vô cùng cảm ơn những
đóng góp từ gia đình, thầy cô, đồng nghiệp và bạn bè đã giúp tôi hoàn thành tốt luận
án của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn giảng viên hướng dẫn PGS-TS. Quyền Huy Ánh
và PGS. TS. Vũ Phan Tú đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận án.
Tôi chân thành cảm ơn vợ Nguyễn Thị Hồng Yến đã hỗ trợ tôi về tinh thần,
lo toan công việc gia đình, động viên để tôi yên tâm tập trung vào công việc của cơ
quan cũng như thực hiện nghiên cứu hoàn thành luận án.
Tôi chân thành cảm ơn Thầy PGS-TS. Nguyễn Minh Tâm Trưởng khoa Điện
điện tử, các thầy cô trong khoa đã tạo điều kiện tốt để tôi có thể học tốt và nghiên cứu
tốt.
NCS: Lê Quang Trung iv
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong Luận án là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 8 năm 2019
Người cam đoan
Lê Quang Trung
NCS: Lê Quang Trung v
TÓM TẮT
Luận án đã tập trung nghiên cứu và giải quyết các nhiệm vụ cụ thể sau:
- Đề xuất phương pháp cải tiến đánh giá rủi ro thiệt hại do sét gây ra trên cơ sở
phương pháp tính toán đánh giá rủi ro thiệt hại do sét theo tiêu chuẩn IEC 62305-2
có mức độ chi tiết ở một số hệ số tính toán được tham chiếu từ các tiêu chuẩn AS/NZS
1768, IEEE 1410 và xây dựng công cụ tính toán đánh giá rủi ro thiệt hại do sét
LIRISAS có giao diện thân thiện, tạo tiện ích cho người sử dụng.
- Nghiên cứu và xây dựng mô hình máy phát xung sét với 4 dạng xung sét khác
nhau trong môi trường Matlab có sai số nằm trong phạm vi cho phép quy định bởi
các tiêu chuẩn liên quan về: Biên độ xung dòng sét, thời gian đầu sóng, thời gian đuôi
sóng
- Nghiên cứu và xây dựng mô hình thiết bị chống sét trên đường nguồn hạ áp
có mức độ chi tiết hơn so với các nghiên cứu trước đây, có xét đầy đủ các thông số
như: Điện áp làm việc cực đại, dòng xung cực đại, sai số điện áp ngưỡng, nhiệt độ
môi trường, có sai số điện áp dư giữa mô hình và điện áp dư của thiết bị từ catalogue,
điện áp dư giữa mô hình và điện áp dư của thiết bị được thử nghiệm tại phòng thí
nghiệm C102 của Trường Đại học SPKT-Tp.HCM có giá trị sai số <10%, trong khi
sai số cho phép của thiết bị từ catalogue của nhà sản xuất 10%.
- Đề xuất giải pháp tổng thể bảo vệ chống sét lan truyền trên đường nguồn hạ
áp cho công trình viễn thông mang tính minh họa theo các bước: Xác định rủi ro thiệt
hại do sét bằng phương pháp giải tích và áp dụng phương pháp mô hình hóa mô phỏng
để lựa chọn thông số và lựa chọn vị trí lắp đặt thiết bị bảo vệ chống sét lan truyền trên
đường nguồn hạ áp đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật. Các bước thực hiện của giải pháp
đề xuất được áp dụng cho trạm viễn thông tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
Trên cơ sở đó các nội dung nghiên cứu của luận án được nêu trên, các cá nhân,
các công ty tư vấn thiết kế, công ty xây lắp điện có thể nghiên cứu tham khảo khi tư
vấn đề xuất phương án bảo vệ chống sét; tài liệu tham khảo cho các NCS, các học
viên cao học Ngành Kỹ thuật điện khi giải các bài toán, và đề xuất các giải pháp bảo
vệ chống sét cho một số công trình tại Việt Nam.
NCS: Lê Quang Trung vi
MỤC LỤC
QUYẾT ĐỊNH ............................................................................................................ i
LÝ LỊCH CÁ NHÂN................................................................................................. ii
CẢM TẠ ................................................................................................................... iii
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... iv
TÓM TẮT ...................................................................................................................v
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT...................................................................... xi
DANH MỤC KÝ HIỆU........................................................................................... xii
DANH SÁCH CÁC HÌNH ..................................................................................... xxi
DANH SÁCH CÁC BẢNG.................................................................................. xxiii
Chương 1 MỞ ĐẦU....................................................................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................3
1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................................................3
1.4 Phạm vi và giới hạn nghiên cứu .......................................................................3
1.5 Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................4
1.6. Điểm mới của luận án......................................................................................4
1.7 Ý nghĩa khoa học .............................................................................................4
1.8 Giá trị thực tiễn.................................................................................................5
1.9 Bố cục luận án...................................................................................................5
Chương 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..................................................6
2.1. Đánh giá rủi ro thiệt hại do sét.........................................................................6
2.1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài về đánh giá rủi ro thiệt hại do
sét gây ra đối với công trình xây dựng.............................................................6
2.1.1.1. Các tiêu chuẩn đánh giá rủi ro do sét cho công trình xây dựng ...6
2.1.1.2. Các công trình nghiên cứu áp dụng đánh giá rủi ro để bảo vệ
chống sét ....................................................................................................9
2.1.2. Các công trình nghiên cứu nước ngoài về đánh giá rủi ro thiệt hại do
sét gây ra đối với công trình trạm viễn thông ................................................12
2.1.2.1. Các tiêu chuẩn đánh giá rủi ro do sét cho công trình viễn thông12
NCS: Lê Quang Trung vii
2.1.2.2. Các nghiên cứu đánh giá rủi ro do sét cho công trình viễn thông
.................................................................................................................12
2.1.3. Các công trình nghiên cứu trong nước về đánh giá rủi ro thiệt hại do
sét gây ra đối với công trình xây dựng và trạm viễn thông............................13
2.1.4. Kết luận ................................................................................................15
2.2. Mô hình hóa và mô phỏng để đánh giá hiệu quả bảo vệ của thiết bị chống sét
trên đường nguồn hạ áp ........................................................................................16
2.2.1. Mô hình máy phát xung sét tiêu chuẩn ................................................16
2.2.1.1. Các xung sét tiêu chuẩn..............................................................16
2.2.1.2. Các công trình nghiên cứu mô hình máy phát xung sét .............18
2.2.1.3. Kết luận.......................................................................................20
2.2.2. Mô hình thiết bị chống quá áp do sét và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu
quả bảo vệ chống sét ......................................................................................20
2.2.2.1. Mô hình thiết bị chống quá áp do sét..........................................20
2.2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả bảo vệ chống sét................23
2.2.2.3. Kết luận.......................................................................................25
2.3. Các nghiên cứu về giải pháp chống sét tại Việt Nam....................................25
2.3.1. Bảo vệ chống sét đánh trực tiếp ...........................................................25
2.3.2. Bảo vệ chống sét lan truyền trên đường nguồn....................................26
2.4. Kết luận..........................................................................................................27
Chương 3 PHƯƠNG PHÁP CẢI TIẾN ĐÁNH GIÁ RỦI RO THIỆT HẠI DO SÉT
...................................................................................................................................29
3.1. Tổng quan các phương pháp đánh giá rủi ro thiệt hại do sét.........................29
3.1.1. Đánh giá rủi ro thiệt hại do sét theo tiêu chuẩn IEC 62305-2/BS EN
62305-2...........................................................................................................29
3.1.1.1. Phạm vi áp dụng .........................................................................29
3.1.1.2. Những thiệt hại, tổn thất do sét...................................................29
3.1.1.3. Rủi ro và những thành phần rủi ro..............................................30
3.1.1.4. Tổng hợp những thành phần rủi ro.............................................31
3.1.1.5. Đánh giá rủi ro............................................................................32
3.1.1.6. Xác định những thành phần rủi ro:.............................................33
3.1.1.7. Xác định hệ số tổn thất LX ..........................................................38
NCS: Lê Quang Trung viii
3.1.2. Đánh giá rủi ro thiệt hại do sét theo tiêu chuẩn AS/NZS 1768............41
3.1.2.1. Phạm vi .......................................................................................41
3.1.2.2. Các dạng rủi ro do sét.................................................................42
3.1.2.3. Giá trị rủi ro chấp nhận được......................................................42
3.1.2.4. Thiệt hại do sét............................................................................42
3.1.2.5. Rủi ro do sét................................................................................43
3.1.2.6. Phương phánh đánh giá, quản lí rủi ro .......................................54
3.1.3. Hệ số che chắn và số lần sét đánh vào đường dây trên không theo tiêu
chuẩn IEEE 1410............................................................................................57
3.2. Phương pháp cải tiến đánh giá rủi ro thiệt hại do sét ....................................58
3.2.1. Đặt vấn đề cải tiến................................................................................58
3.2.2 Xác định giá trị các hệ số có mức độ tính toán chi tiết được tham chiếu
và đề xuất từ tiêu chuẩn AS/NZS 1768 và IEEE 1410. .................................59
3.2.2.1. Hệ số xác suất gây phóng điện nguy hiểm phụ thuộc dạng vật
liệu xây dựng khi tính xác suất PA cho thành phần rủi ro RA ..................59
3.2.2.2. Hệ số che chắn khi tính số lần sét đánh trực tiếp và gián tiếp vào
đường dây dịch vụ kết nối đến công trình ...............................................60
3.2.2.3. Số lượng đường dây dịch vụ khi tính những hệ số xác suất liên
quan đến sét đánh trực tiếp và gián tiếp vào đường dây dịch vụ kết nối
đến công trình ..........................................................................................61
3.2.2.4. Bảng liệt kê các hệ số cải tiến.....................................................64
3.2.3. Lưu đồ đánh giá rủi ro..........................................................................65
3.2.4. Tính toán rủi ro thiệt hại do sét cho công trình minh họa....................65
3.2.4.1. Thông số, đặc điểm của công trình và môi trường xung quanh .66
3.2.4.2. Thông số, đặc điểm của đường dây điện cấp nguồn ..................67
3.2.4.3. Thông số, đặc điểm đường dây viễn thông.................................67
3.2.4.4. Kết quả tính toán đánh giá rủi ro ................................................68
3.2.5. Phần mềm đánh giá rủi ro thiệt hại do sét............................................68
3.3. Kết luận..........................................................................................................69
Chương 4 MÔ HÌNH CẢI TIẾN MÁY PHÁT XUNG SÉT VÀ THIẾT BỊ CHỐNG
SÉT LAN TRUYỀN TRÊN ĐƯỜNG NGUỒN HẠ ÁP..........................................71
4.1. Mô hình máy phát xung sét............................................................................71
NCS: Lê Quang Trung ix
4.1.1. Đặt vấn đề cải tiến................................................................................71
4.1.2. Mô hình toán ........................................................................................71
4.1.2.1. Mô hình hàm toán của Heidler ...................................................71
4.1.2.2. Xác định thông số cho phương trình Heidler .............................72
4.1.3. Máy phát xung sét cải tiến trong môi trường Matlab...........................76
4.1.4. Đánh giá mô hình mô phỏng các dạng xung dòng...............................78
4.2. Mô hình thiết bị chống sét hạ áp....................................................................81
4.2.1. Đặt vấn đề cải tiến................................................................................81
4.2.2. Xây dựng mô hình thiết bị chống sét hạ áp cải tiến trên Matlab .........81
4.2.2.1. Mô hình điện trở phi tuyến trên Matlab......................................81
4.2.2.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên đặc tuyến V-I.................................84
4.2.2.3. Mô hình thiết bị chống sét MOV hạ áp cải tiến trên Matlab......84
4.2.2.4. Đánh giá mô hình thiết bị chống sét với xung dòng 8/20 µs......86
4.2.2.5. Kiểm tra điện áp dư của thiết bị chống sét MFV 20D511K được
thử nghiệm so với mô hình......................................................................87
4.3. Kết luận..................................................................................................94
Chương 5 GIẢI PHÁP LỰA CHỌN THIẾT BỊ BẢO VỆ CHỐNG SÉT LAN
TRUYỀN TRÊN ĐƯỜNG NGUỒN CHO CÔNG TRÌNH MINH HỌA ...............95
5.1. Tổng quan ......................................................................................................95
5.2. Quy trình tính toán và lựa chọn thiết bị bảo vệ chống sét lan truyền trên đường
nguồn hạ áp...........................................................................................................95
5.2.1. Quy trình đánh giá rủi ro cho công minh họa ......................................95
5.2.2. Quy trình lựa chọn và kiểm tra khả năng bảo vệ của thiết bị bảo vệ
chống sét lan truyền trên đường nguồn hạ áp ................................................97
5.3. Tính toán cho công trình minh họa..............................................................100
5.3.1. Đặc điểm công trình...........................................................................100
5.3.2. Đánh giá rủi ro thiệt hại do sét cho trạm viễn thông..........................100
5.3.3. Phương án bảo vệ chống sét lan truyền trên đường nguồn hạ áp ......105
5.4. Kết luận........................................................................................................111
Chương 6 KẾT LUẬN............................................................................................113
6.1 Kết quả nghiên cứu.......................................................................................113
6.2 Hướng phát triển của đề tài...........................................................................114
NCS: Lê Quang Trung x
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................115
CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ .....................................................................121
Phụ lục 1: Các hệ số tính toán đánh giá rủi ro thiệt hại do sét theo tiêu chuẩn IEC-
62305...................................................................................................................123
Phụ lục 2: Các hệ số tính toán đánh giá rủi ro thiệt hại do sét theo tiêu chuẩn
AS/NZS 1768......................................................................................................132
Phụ lục 3: Các bước tính toán rủi ro thiệt hai do sét cho cấu trúc theo tiêu chuẩn
IEC-62305 và theo phương pháp cải tiến ...........................................................134
Phụ lục 4: Chương trình tính toán các dạng xung dòng dùng phương trình Heidler
dưới dạng file.m..................................................................................................139
Phụ lục 5: Chương trình tính toán các dạng xung dòng dùng phương trình Heidler
sau khi hiệu chỉnh dưới dạng file.m....................................................................141
Phụ lục 6: Chương trình con Matlab tính sai số cho các dạng xung dòng dùng
phương trình Heidler dưới dạng file.m...............................................................144
Phụ lục 7: Chương trình truy xuất dữ liệu của mô hình máy phát xung dòng điện
sét........................................................................................................................146
Phụ lục 8: Chương trình truy xuất dữ liệu trong mô hình thiết bị chống sét hạ áp
.............................................................................................................................152
Phụ lục 9: Thông số, đặc điểm của công trình và môi trường xung quanh........158
Phụ lục 10: Các bước tính toán rủi ro thiệt hai do sét cho trạm viễn thông khi chưa
lắp đặt SPD trên đường dây cấp nguồn ..............................................................161
Phụ lục 11: Các bước tính toán rủi ro thiệt hai do sét cho trạm viễn thông khi có
lắp đặt SPD trên đường dây cấp nguồn ..............................................................164
Phụ lục 12: Sơ đồ cấp điện chính cho trạm viễn thông ......................................167
Phụ lục 13: Bảng tổng hợp thiết bị có trong nhà trạm
.............................................................................................................................168
Phụ lục 14: Sơ đồ bảo vệ sét lan truyền cấp I, cấp II..........................................169
NCS: Lê Quang Trung xi
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
IOT Internet of thing/ Internet kết nối vạn vật
AC Alternating Current/Dòng điện xoay chiều
DC Direct Current/Dòng điện một chiều
PVPGS Photovoltaic Power Generating System/Hệ thống điện năng
lượng mặt trời
SPD Surge Protective Device/Thiết bị bảo vệ xung sét
IEC International Electrotechnical Commission/Ủy ban kỹ thuật
điện quốc tế
ITU International Telecommunication Union/Hiệp hội viễn thông
quốc tế
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
GSM-R Global System for Mobile Communications – Railway/Hệ
thống truyền thông di động đường sắt toàn cầu
BTTTT Bộ Thông Tin và Truyền Thông
MOV Metal Oxide Varistor/Thiết bị chống sét lan truyền hạ áp
MLV Multilayer Varistor/Thiết bị chống sét lan truyền hạ áp đa lớp
SAD Silicon Avalanche Diode/thiết bị bảo vệ chống quá độ quá điện
áp
IEEE Institute of Electrical and Electronics Engineers/Hội các kỹ sư
điện điện tử Hoa Kỳ
AS/NZS Australian/Newn Zealand Standard/Tiêu chuẩn Úc và New
Zealand
NFPA National Fire Protection Association/Hiệp hội phòng cháy,
chữa cháy quốc gia của Mỹ
LPS Lightning Protection System/Hệ thống bảo vệ chống sét
SPM Surge Protection Measures/Bảo vệ chống sét lan truyền
NCS: Lê Quang Trung xii
DANH MỤC KÝ HIỆU
R Giá trị rủi ro tổng được tính toán cụ thể cho công trình.
R1 Giá trị rủi ro thiệt hại về sự sống con người.
R2 Rủi ro thiệt hại về dịch vụ công cộng.
R3 Rủi ro thiệt hại về giá trị di sản văn hóa.
R4 Rủi ro thiệt hại về giá trị kinh tế.
Rd Thành phần rủi ro do sét đánh trực tiếp vào công trình và những đường dây
dịch vụ kết nối đến công trình.
Ri Thành phần rủi ro do sét đánh gần công trình và gần những đường dây dịch
vụ kết nối đến công trình.
RT Giá Trị rủi ro cho phép theo tiêu chuẩn.
T1 Thời gian đầu sóng.
T2 Thời gian đuôi sóng
O1 Điểm gốc giả định.
D1 Thiệt hại liên quan đến tổn thương về con người hay động vật do điện giật.
D2 Thiệt hại về vật chất.
D3 Thiệt hại hay sự cố những hệ thống điện, điện tử bên trong công trình.
L1 Tổn thất về cuộc sống con người.
L2 Tổn thất những dịch vụ công cộng.
L3 Tổn thất về di sản văn hóa.
L4 Tổn thất về giá trị kinh tế.
S1 Nguồn thiệt hại do sét đánh trực tiếp vào công trình.
S2 Nguồn thiệt hại do sét đánh gần công trình.
S3 Nguồn thiệt hại do sét đánh trực tiếp vào những đường dây dịch vụ kết nối
đến công trình.
S4 Nguồn thiệt hại do sét đánh gần những đường dây dịch vụ kết nối đến công
trình.
RA Thành phần rủi ro do sét đánh trực tiếp vào công trình, gây tổn thương đến
sự sống do điện giật.
NCS: Lê Quang Trung xiii
RB Thành phần rủi ro do sét đánh trực tiếp vào công trình, gây ra cháy nổ gây
thiệt hại về vật chất và có thể gây nguy hiểm cho môi trường xung quanh.
RC Thành phần rủi ro do sét đánh trực tiếp vào công trình, trường điện từ gây sự
cố cho hệ thống điện, điện tử.
RM Thành phần rủi ro do sét đánh gần công trình, trường điện từ gây sự cố cho
hệ thống bên trong công trình.
RU Thành phần rủi ro do sét sét đánh trực tiếp vào những đường dây dịch vụ kết
nối đến công trình, điện áp tiếp xúc và điện áp bước bên trong công trình gây
tổn thương về sự sống do điện giật.
RV Thành rủi ro do sét đánh trực tiếp vào những đường dây dịch vụ kết nối đến
công trình, gây thiệt hại về vật chất.
RW Thành phần rủi ro do sét đánh trực tiếp vào những đường dây dịch vụ kết nối
đến công trình, gây sự cố những hệ thống bên trong công trình.
RZ Thành phần rủi ro do sét đánh gần những đường dây dịch vụ kết nối với công
trình, gây sự cố những hệ thống bên trong công trình.
ND Số lần sét đánh trực tiếp gây ra những sự cố nguy hiểm cho công trình.
NG Mật độ sét (lần/km2
/năm).
AD Vùng tập trung tương đương của công trình.
CD Hệ số vị trí của công trình.
L Chiều dài cấu trúc cần đánh giá rủi ro do sét.
W Chiều rộng cấu trúc cần đánh giá rủi ro do sét.
H Chiều cao cấu trúc cần đánh giá rủi ro do sét.
PTA Hệ số xác suất phụ thuộc vào biện pháp bảo vệ bổ sung chống điện áp tiếp
xúc và điện áp bước.
pB Hệ số xác suất phụ thuộc mức độ của hệ thống bảo vệ chống sét LPL.
PC Hệ số xác suất do sét đánh vào công trình sẽ gây ra sự cố cho những hệ thống
bên trong.
PSPD Phụ thuộc vào sự phối hợp các thiết bị bảo vệ sung và mức độ của hệ thống
bảo vệ chống sét LPL.
NCS: Lê Quang Trung xiv
CLD Hệ số phụ thuộc vào biện pháp bảo vệ, nối đất và điều kiện cách ly của đường
dây kết nối đến hệ thống bên trong cấu trúc.
AM Vùng tập trung tương đương sét đánh gần công trình.
PM Hệ số xác suất do sự cố những hệ thống bên trong.
PMS Hệ số suy giảm cho xác suất PM phụ thuộc vào che chắn, cách đi dây, và khả
năng chịu sung của thiết bị.
KS1 Hệ số xét đến hiệu quả che chắn cho công trình của hệ thống bảo vệ chống
sét hoặc các biện pháp bảo vệ tại biên của vùng bảo vệ chống sét.
KS2 Hệ số xét đến hiệu quả che chắn cho công trình của hệ thống bảo vệ chống
sét hoặc các biện pháp bảo vệ tại biên của vùng bảo vệ chống sét.
KS3 Hệ số xét đến đặc tính quyết định bởi cách đi dây bên trong; KS4 xét đến điện.
áp chịu sung của thiết bị bảo vệ.
NL Số lần sét đánh trực tiếp vào đường dây dịch vụ.
AL Vùng tập trung tương đương do sét đánh trực tiếp vào đường dây.
Cl Hệ số lắp đặt đường dây.
CT Hệ số về loại đường dây.
CE Hệ số môi trường xung quanh.
LL Chiều dài của đường dây tính từ nút sau cùng.
PU Giá trị xác suất phụ thuộc vào đặt điểm hay những biện pháp bảo vệ của
đường dây, giá trị điện áp chịu xung của thiết bị bên trong mà đường dây kết
nối vào.
PTU Giá trị xác suất phụ thuộc vào những biện pháp bảo vệ chống lại điện áp tiếp
xúc như những thiết bị bảo vệ hay những cảnh báo nguy hiểm.
PEB Giá trị xác suất phụ thuộc vào những liên kết đẳng thế và cấp độ bảo vệ chống
sét cùng với những SPD được thiết kế.
PLD Giá trị xác suất xảy ra sự cố hệ thống bên trong do sét đánh vào đường dây
và phụ thuộc vào đặc điểm đường dây.
CLD Hệ số phụ thuộc vào biện pháp bảo vệ đường dây, nối đất và điều kiện cách
ly của đường dây.
NCS: Lê Quang Trung xv
PV Giá trị xác suất do sét đánh vào đường dây dịch vụ đi vào công trình gây thiệt
hại vật chất.
PW Giá trị xác suất do sét đánh vào đường dây dịch vụ đi vào công trình gây ra
sự cố cho những hệ thống bên trong.
Nl Số lần sét đánh gián tiếp vào đường dây dịch vụ.
Al Vùng tập trung tương đương cho đường dây khi sét đánh xuống đất gần
đường dây.
PZ Xác suất do sét đánh gần những đường dây dịch vụ đi vào công trình gây ra
sự cố cho những hệ thống bên trong.
PLI Giá trị xác suất do sét đánh gần những đường dây dịch vụ đi vào công trình
gây ra những sự cố bên trong.
LT Giá trị trung bình tiêu biểu liên quan đến số lượng nạn nhân bị điện giật (D1)
do một sự kiện nguy hiểm gây ra.
LF Giá trị trung bình tiêu biểu liên quan đến số lượng nạn nhân gây ra bởi thiệt
hại vật chất (D2) do một sự kiện nguy hiểm gây ra.
LO Giá trị trung bình tiêu biểu liên quan đến số lượng nạn nhân gây ra bởi sự cố
hệ thống bên trong (D3) do một sự kiện nguy hiểm gây ra.
rf Hệ số suy giảm tổn thất về con người phụ thuộc vào loại đất hay vật liệu sàn
của công trình.
rp Hệ số suy giảm tổn thất do thiệt hại về vật chất phụ thuộc vào những biện
pháp được trang bị để làm giảm hậu quả thiệt hại do cháy.
hz Hệ số gia tăng tổn thất do thiệt hại vật chất khi có sự hiện diện của những
mối nguy hiểm đặc biệt.
nz Số lượng người có mặt trong vùng trong công trình đang được xem xét
nt Tổng số người có mặt trong công trình.
tz Thời gian tính bằng giờ trên năm cho những người có mặt trong vùng đang
được xem xét.
LFE Tổn thất do thiệt hại vật chất bên ngoài công trình; te là thời gian có mặt của
con người trong vùng bị nguy hiểm bên ngoài công trình.
Ra Giá trị rủi ro cho phép theo tiêu chuẩn AS/NZS 1768.
NCS: Lê Quang Trung xvi
Rh Thành phần rủi ro do điện áp tiếp xúc và điện áp bước bên ngoài công trình,
gây ra điện giật ảnh hưởng đến sự sống (D1).
Rs Thành phần rủi ro do những ảnh hưởng cơ học hay nhiệt do dòng sét tạo ra
hay những nguy hiểm bởi sự phóng điện sét gây ra cháy, nổ hay những ảnh
hưởng cơ, hóa xảy ra bên trong công trình (D2).
Rw Thành phần rủi ro do quá áp cho các thiết bị lắp đặt bên trong hay những
đường dây dịch vụ kết nối công trình gây ra lỗi trong các hệ thống điện, điện
tử (D3).
Rm Thành phần rủi ro do quá áp của các hệ thống bên trong và các thiết bị (cảm
ứng do trường điện từ kết hợp với dòng sét) gây ra những sự cố trong hệ
thống điện, điện tử (D3).
Rg Thành phần rủi ro Rg do điện áp tiếp xúc truyền qua các đường dây dịch vụ
gây ra điện giật ảnh hưởng đến sự sống con người bên trong công trình (D1).
Rc Thành phần rủi ro Rc do ảnh hưởng cơ học hay nhiệt bao gồm những nguy
hiểm do phóng điện giữa các thiết bị hay các bộ phận lắp đặt bên trong công
trình và những thành phần bằng kim loại (tạo ra ở những điểm ngõ vào của
những đường dây đi vào công trình) gây ra cháy, nổ, những ảnh hưởng cơ,
hóa bên trong công trình (D2).
Re Thành phần rủi ro do quá áp truyền qua đường dây dịch vụ đi vào công trình,
gây ra lỗi cho hệ thống điện, điện tử bên trong (D3).
E Là hệ số hiệu quả của hệ thống bảo vệ chống sét trong công trình.
Ph Là hệ số xác suất sét gây ra điện áp tiếp xúc hay điện áp bước nguy hiểm bên
ngoài công trình.
ps Là hệ số xác suất gây ra phóng điện nguy hiểm phụ thuộc dạng công trình.
Nd Là số lần trung bình sét đánh trực tiếp gây ra những sự cố nguy hiểm cho
công trình.
δf Hệ số thiệt hại do cháy.
kh Hệ số gia tăng thiệt hại áp dụng do cháy nổ và quá áp.
kf Hệ số suy giảm cho biện pháp bảo vệ phòng cháy chữa cháy.
ps Xác suất gây ra phóng điện nguy hiểm phụ thuộc dạng công trình.
NCS: Lê Quang Trung xvii
pf Xác suất sét gây ra phóng điện nguy hiểm dẫn đến cháy nổ.
k5 Hệ số suy giảm cho thiết bị bảo vệ xung ở đầu vào những đường dây dịch vụ.
Pe0 Xác suất gây ra phóng điện nguy hiểm phụ thuộc biện pháp bảo vệ bên ngoài
đường dây cấp nguồn.
Pe1 Xác suất gây ra phóng điện nguy hiểm phụ thuộc biện pháp bảo vệ bên ngoài
đường dây trên không kết nối công trình.
Pe2 Xác suất gây ra phóng điện nguy hiểm phụ thuộc biện pháp bảo vệ bên ngoài
đường dây ngầm kết nối công trình.
pi Xác suất phóng điện nguy hiểm phụ thuộc dạng bảo vệ đường dây bên trong.
k2 Hệ số suy giảm phụ thuộc biện pháp cách ly các thiết bị bên trong.
k3 Hệ số suy giảm khi có lắp đặt các thiết bị bảo vệ xung ở ngõ vào các thiết bị
được cho trong.
k4 Hệ số suy giảm cho sự cách ly thiết bị ở đầu vào những đường dây dịch vụ.
k5 Hệ số suy giảm cho thiết bị bảo vệ xung ở đầu vào những đường dây dịch vụ.
kw Hệ số hiệu chỉnh liên quan đến điện áp chịu xung của thiết bị.
δo Hệ số thiệt hại do quá áp; kh là hệ số gia tăng thiệt hại do cháy nổ và quá áp.
Ct0 Hệ số hiệu chỉnh khi có sử dụng máy biến áp đối với cáp nguồn.
Ct1 Hệ số hiệu chỉnh khi có sử dụng máy biến áp đối với những đường dây trên
không khác.
Cs Hệ số mật độ dây dẫn; Lc1 là chiều dài đường dây dịch vụ trên không.
Lc2 Chiều dài đường dây dịch vụ đi ngầm.
2
 Điện trở suất đất khu vực.
Hc1 Độ cao đường dây dịch vụ trên không.
nugp Số lượng đường dây điện đi ngầm kết nối đến công trình.
noh Số lượng đường dây trên không khác kết nối đến công trình.
Pe0 Xác suất gây ra phóng điện nguy hiểm phụ thuộc biện pháp bảo vệ bên ngoài
đường dây cấp nguồn ngầm.
Pe1 Xác suất gây ra phóng điện nguy hiểm phụ thuộc biện pháp bảo vệ bên ngoài
những đường dây trên không.
NCS: Lê Quang Trung xviii
Pe2 Xác suất gây ra phóng điện nguy hiểm phụ thuộc biện pháp bảo vệ bên ngoài
những đường dây dịch vụ đi ngầm.
Pg Xác suất sét gây ra điện áp tiếp xúc hay điện áp bước nguy hiểm bên trong
công trình.
δg Hệ số thiệt hại do điện áp tiếp xúc và điện áp bước bên trong công trình.
kf hệ số suy giảm cho biện pháp bảo vệ phòng cháy chữa cháy.
pf Xác suất sét gây ra phóng điện nguy hiểm dẫn đến cháy nổ.
Nc1p Số lần trung bình sét đánh trực tiếp vào đường dây điện trên không.
Nc2p Số lần trung bình sét đánh trực tiếp vào đường dây điện đi ngầm.
Nc1 Số lần trung bình sét đánh trực tiếp vào đường dây dịch vụ trên không.
Nc2 Số lần trung bình sét đánh trực tiếp vào những đường dây dịch vụ đi ngầm
khác.
Pc1p Là xác suất sét đánh trực tiếp vào đường dây điện trên không gây ra thiệt hại
do quá áp tới hệ thống bên trong.
Pc1 Xác suất sét đánh trực tiếp vào đường dây dịch vụ trên không gây ra thiệt hại
do quá áp tới hệ thống bên trong.
Pc2p Xác suất sét đánh trực tiếp vào đường dây điện đi ngầm gây ra thiệt hại do
quá áp tới hệ thống bên trong.
Pc2 Chiều dài đường dây dịch vụ đi ngầm.
xác suất sét đánh trực tiếp vào đường dây dịch vụ đi ngầm gây ra thiệt hại do
quá áp tới hệ thống bên trong.
δo Hệ số thiệt hại do quá áp.
kh Hệ số thiệt hại gia tăng do cháy nổ và quá áp.
Ae Vùng tập trung tương đương của công trình.
C1 Hệ số môi trường được xác định.
Nc Tần số sét đánh chấp nhận được.
C2 Hệ số liên quan đến vật liệu xây dựng công trình.
C3 Hệ số liên quan đến giá trị công trình và mức độ xảy ra cháy nổ.
C4 Hệ số liên quan đến số người bên trong công trình.
C5 Hệ số liên quan đến hậu quả thiệt hại do sét gây ra.
NCS: Lê Quang Trung xix
Nd So sánh tần số sét đánh dự kiến.
Aa Diện tích rủi ro hình thành do sét đánh trực tiếp vào cột anten, là diện tích
hình tròn có bán kính 3hanten.
hanten Chiều cao tháp anten
As Diện tích rủi ro sét lan truyền trên đường dây cáp nguồn và cáp thông tin tới
thiết bị.
L Chiều dài đường dây dịch vụ.
d1 khoảng cách từ đường dây mà sét đánh xuống đất có thể gây ra sét lan truyền
trên đường dây.
F Tần suất thiệt hại do sét gây ra.
Fd Tần suất thiệt hại do sét đánh trực tiếp vào nhà trạm.
Fa Tần suất thiệt hại do sét đánh trực tiếp vào cột anten.
Fn Tần suất thiệt hại do sét đánh xuống đất khu vực xung quanh nhà trạm.
Fs Tần suất thiệt hại do sét đánh xuống đất gần những đường dây dịch vụ gây ra
sét Lan truyền trên đường dây.
Fdirect Tần suất thiệt hại do sét đánh trực tiếp.
Findirect Tần suất thiệt hại do sét đánh gián tiếp.
δ Trọng số tổn thất.
δinjury Trọng số tổn thất rủi ro tổn thương về con người.
δloss Trọng số tổn thất tổn thất dịch vụ.
Rinjury Rủi ro tổn thất dịch vụ viễn thông.
Rloss Chiều dài đường dây dịch vụ đi ngầm.
Rdamage Rủi ro thiệt hại vật chất.
N Là số lần sét đánh vào đường dây trên không.
h Chiều cao của dây dẫn trên đỉnh cột.
b b rộng của hai pha ngoài cùng.
Sf Hệ số che chắn.
NS Số lần sét đánh vào đường dây phân phối trên không.
Cf Hệ số suy giảm số lần sét đánh do có vật thể che chắn gần đường dây.
Im Giá trị dòng điện đỉnh.
NCS: Lê Quang Trung xx
τ1 Hằng số thời gian tăng của dòng điện và điện áp.
τ2 Hằng số thời gian suy giảm của dòng điện và điện áp.
η Hệ số hiệu chỉnh giá trị đỉnh của dòng điện và điện áp.
tds Thời gian tăng của dạng sóng dòng điện và điện áp sét được quy định theo
tiêu chuẩn.
ts Thời gian suy giảm của dạng sóng dòng điện và điện áp sét được quy định
theo tiêu chuẩn.
UP Điện áp bảo vệ.
Un Điện áp định mức.
NCS: Lê Quang Trung xxi
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1: Các dạng xung chuẩn 18
Hình 3.1: Những tổn thất, thiệt hại và những thành phần rủi ro 56
Hình 3.2: Hệ số che chắn bởi những đối tượng gần đường dây trên không 57
Hình 3.3: Lưu đồ đánh giá rủi ro 65
Hình 3.4: Công trình cần đánh giá rủi ro thiệt hại do sét 65
Hình 3.5: Giao diện chương trình tính toán đánh giá rủi ro thiệt hại do sét
LIRISAS
69
Hình 4.1: Dạng sóng dòng điện sét 72
Hình 4.2: Lưu đồ hiệu chỉnh sai số 75
Hình 4.3: Sơ đồ khối mô hình máy phát xung cải tiến 77
Hình 4.4: Khai báo thông số trong thanh Parameters và chương trình truy xuất
các thông số trong mục Initialization
77
Hình 4.5: Hộp thoại thông số đầu vào của mô hình máy phát xung sét 78
Hình 4.6: Mô hình máy phát xung dòng điện sét và mạch mô phỏng đánh giá
mô hình máy phát xung dòng điện sét
78
Hình 4.7: Các dạng xung dòng điện sét mô phỏng 80
Hình 4.8: Đặc tuyến V-I của MOV 82
Hình 4.9: Sơ đồ mô hình điện trở phi tuyến của V = f(I) của MOV 83
Hình 4.10: Mô hình cải tiến MOV hạ áp 84
Hình 4.11: Biểu tượng thiết bị chống sét MOV hạ áp 84
Hình 4.12: Hộp thoại khai báo biến và hộp thoại Initialization của mô hình
MOV hạ áp
85
Hình 4.13: Hộp thông số đầu vào của mô hình thiết bị chống sét MOV hạ áp 86
Hình 4.14: Sơ đồ mô phỏng của thiết bị chống sét hạ áp 86
Hình 4.15: Thiết bị chống sét hạ áp MFV 20D511K 87
Hình 4.16: Điện áp dư của thiết bị chống sét hạ áp MFV 20D511K khi mô
phỏng ở 280
C và 1000
C
88
Hình 4.17: Thử nghiệm thiết bị chống sét hạ áp MFV 20D511K 88
NCS: Lê Quang Trung xxii
Hình 4.18: Điện áp dư thử nghiệm qua thiết bị chống sét hạ áp MFV
20D511K ở 28o
C
89
Hình 4.19: Thiết bị chống sét hạ áp MFV 20D511K 89
Hình 4.20: Điện áp dư qua mô hình thiết bị chống sét hạ áp S14K320 với
xung 8/20µs – 3kA ở 280
C và 1000C
91
Hình 4.21: Điện áp dư qua mô hình thiết bị chống sét hạ áp S20K320 với
xung 8/20µs – 3kA ở 28o
C và 1000C
91
Hình 4.22: Điện áp dư qua mô hình thiết bị chống sét hạ áp B32K320 với
xung 5kA 8/20µs ở 28o
C và 1000C
93
Hình 4.23: Điện áp dư qua mô hình thiết bị chống sét hạ áp B60K320 với
xung 8/20µs-5kA ở 28o
C và 1000C
93
Hình 5.1: Quy trình đánh giá rủi ro cho trạm viễn thông 96
Hình 5.2: Quy trình lựa chọn và kiểm tra khả năng bảo vệ của thiết bị bảo vệ
chống sét lan truyền trên đường nguồn
98
Hình 5.3: Các dạng xung sét tiêu chuẩn 99
Hình 5.4: Giá trị quá áp chịu đựng của các thiết bị điện tử 100
Hình 5.5: Sơ đồ mô phỏng mạng phân phối điện trên phần mềm Matlab 106
Hình 5.6: Dạng sóng điện áp dư qua tải AC khi chưa lắp đặt SPD 107
Hình 5.7: Dạng sóng điện áp dư tại tải AC khi xung sét 8/20µs 40kA lan
truyền trên đường nguồn sau máy biến đi vào tủ phân phối chính, có lắp đặt
SPD 275V-100kA tại tủ phân phối chính và SPD 275V-70kA tại tủ phân phối
phụ
109
Hình 5.8: Dạng sóng điện áp dư tại tải DC khi xung sét 8/20µs 40kA lan
truyền trên đường nguồn sau máy biến áp đi vào tủ phân phối chính, có lắp
đặt SPD 275V-100kA tại tủ phân phối chính
110
NCS: Lê Quang Trung xxiii
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Liệt kê các hệ số cải tiến 64
Bảng 3.2: Thông số, đặc điểm của công trình và môi trường xung quanh 66
Bảng 3.3: Thông số, đặc điểm của đường dây điện cấp nguồn 67
Bảng 3.4: Thông số, đặc điểm các đường dây viễn thông 67
Bảng 3.5: Tổng hợp các kết quả đánh giá rủi ro 68
Bảng 4.1: Các giá trị thông số tính toán với các xung dòng điện sét chuẩn 74
Bảng 4.2: Kết quả sai số sau khi hiệu chỉnh 76
Bảng 4.3: Kết quả thông số các dạng xung dòng điện sét mô phỏng 81
Bảng 4.4: Thông số kỹ thuật của thiết bị chống sét lan truyền trên đường
nguồn hạ áp MFV 20D511K
87
Bảng 4.5: So sánh điện áp dư giữa thử nghiệm thực tế và mô hình 90
Bảng 4.6: Thông số kỹ thuật thiết bị chống sét hạ áp của hãng SIEMENS 90
Bảng 4.7: Kết quả so sánh khi mô phỏng thử nghiệm thiết bị chống sét hạ
áp của hãng SIEMENS ở 28o
C và 1000
C
92
Bảng 4.8: Thông số kỹ thuật thiết bị chống sét hạ áp của SIEMENS 92
Bảng 4.9: Kết quả so sánh khi mô phỏng thiết bị chống sét hạ áp SIEMENS
ở 280
C và 1000
C
94
Bảng 5.1: Những giá trị rủi ro thành phần cho rủi ro R1 101
Bảng 5.2: Những giá trị rủi ro thành phần cho rủi ro R2 102
Bảng 5.3: So sánh giá trị tính toán với các giá trị rủi ro cho phép 103
Bảng 5.4: Những giá trị rủi ro thành phần cho rủi ro R1 103
Bảng 5.5: Những giá trị rủi ro thành phần cho rủi ro R2 104
Bảng 5.6: So sánh giá trị rủi ro của các thành phần khi được lắp đặt SPD
với giá trị rủi ro theo tiêu chuẩn
105
Bảng 5.7: Giá trị mô phỏng điện áp dư qua tải AC khi lắp SPD tại tủ phân
phối chính và tủ phân phối phụ
109
NCS: Lê Quang Trung xxiv
Bảng 5.8: Giá trị điện áp dư qua tải DC khi lắp SPD tại tủ phân phối chính 110
NCS: Lê Quang Trung 1
Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một nước nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm có gió mùa, mật độ sét cao.
Vì vậy, thiệt hại do sét gây ra hàng năm là rất lớn về con người, dịch vụ và kinh tế.
Đặc biệt, ngày nay khoa học công nghệ ngày càng phát triển, IOT (Internet Of Thing
– Vạn vật kết nối Internet) được chú trọng ứng dụng trong nhiều lĩnh vực; thiết bị sử
dụng trong lĩnh vực điện, điện tử và đặc biệt trong lĩnh vực viễn thông, mạng máy
tính,… có độ nhạy với quá điện áp cao nên dễ bị hư hỏng khi có sự thay đổi đột ngột
của dòng điện và điện áp do sét.
Các thiệt hại do sét gây ra cho các trang thiết bị điện, điện tử thường xẩy ra ở hai
trường hợp sau:
- Thiệt hại do sét đánh trực tiếp: Sét đánh vào các kết cấu của công trình có thể
gây hư hại tài sản, hệ thống điện điện tử bên trong công trình và đặc biệt trong đó còn
có con người.
- Thiệt hại do sét lan truyền trên đường nguồn: Khi sét đánh gần công trình hay
khi sét đánh trực tiếp hoặc gần các đường dây cấp nguồn hay các đường dây dịch vụ
(các hệ thống dây dẫn điện chính, các đường dây thông tin liên lạc,…) kết nối đến
công trình thì các thiết bị bên trong công trình có thể hư hỏng do quá áp sét gây ra.
Thiệt hại do sét trong trường hợp này không chỉ là việc phải thay thế thiết bị mà thiệt
hại nghiêm trọng hơn là ngừng dịch vụ hay mất dữ liệu.
Từ năm 1998 đến nay, cùng với việc nghiên cứu công nghệ chống sét và đề ra các
giải pháp chống sét đã được nhiều tổ chức, cơ quan quan tâm, cũng như sự ra đời của
các công ty trong lãnh vực chống sét đã tạo điều kiện để chúng ta tiếp cận các công
nghệ và thiết bị chống sét hiện đại, nhưng hầu hết các giải pháp chống sét ở Việt Nam
đưa ra chưa mang tính tổng thể bao gồm từ việc đánh giá rủi ro thiệt hại do sét gây ra
để tính toán xác định mức bảo vệ chống sét cần thiết, trên cơ sở đó đề xuất phương
án bảo vệ (hay mức bảo vệ) chống sét thích hợp.
NCS: Lê Quang Trung 2
Hiện nay, trên thế giới có nhiều công trình nghiên cứu [7÷16, 18÷20] và các
tiêu chuẩn IEC 62305-2, AS/NZS 1768, IEEE 1410... đã quan tâm đến vấn đề này.
Tuy nhiên, phương pháp xác định rủi ro thiệt hại do sét theo các công trình nghiên
cứu nêu trên chưa xem xét mức độ tính toán chi tiết của một số hệ số và thường truy
xuất giá trị của một số hệ số từ bảng tra. Điều này dẫn đến phương pháp tính toán rủ
ro thiệt hại do sét chưa sát với điều kiện thực tế khi giá trị các hệ số này biến động
trong phạm vi tương đối rộng, đặc biệt trong tính toán xác định rủi ro khi xét đến loại
vật liệu xây dựng công trình, ảnh hưởng của cách lắp đặt đường dây cấp nguồn và
các vật thể che chắn xung quanh đường cấp nguồn cho công trình. Ngoài ra, việc sử
dụng công thức để xác định giá trị các hệ số này sẽ tạo thuận lợi cho việc tính toán
và cho việc lập trình tính toán rủi ro thiệt hại do sét gây ra.
Vì vậy, mục tiêu nghiên cứu đầu tiên của luận án là nghiên cứu, đề xuất
phương pháp tính toán rủi ro thiệt hại do sét và xây dựng công cụ tính toán rủi ro thiệt
hại do sét nhằm khắc phục được các hạn chế nêu trên.
Sét là hiện tượng tự nhiên nhưng mang tính đột biến và bất thường, việc đánh
giá hiệu quả giải pháp bảo vệ chống sét lan truyền trên đường nguồn gặp rất nhiều
khó khăn. Hiện nay, việc đánh giá khả năng bảo vệ của thiết bị chống sét chủ yếu dựa
vào giá trị điện áp ngang qua tải và giá trị điện áp này phải thấp hơn giá trị cho phép.
Ở Việt Nam, thực hiện việc kiểm tra hiệu quả bảo vệ của một giải pháp chống sét lan
truyền trên đường nguồn theo phương pháp đo kiểm thực tế gặp nhiều khó khăn do
hạn chế về trang thiết bị chuyên dùng. Vì vậy, việc nghiên cứu và xây dựng mô hình
máy phát xung sét tiêu chuẩn và mô hình thiết bị bảo vệ chống sét lan truyền trên
đường nguồn có mức độ tương đồng so với nguyên mẫu để kiểm tra khả năng bảo vệ
của thiết bị đối với phương án chống sét lan truyền trên đường nguồn hạ áp là cần
thiết. Đây cũng là mục tiêu nghiên cứu thứ 2 của luận án.
Hiện nay, trong nước việc đề xuất giải pháp lắp đặt thiết bị chống sét lan truyền
trên đường nguồn chủ yếu dưa vào kinh nghiệm, tính toán sơ bộ và chưa xét đầy đủ
các yếu tố ảnh hưởng (Mật độ sét khu vực, vị trí lắp đặt, dạng xung dòng xung sét,
biên độ xung dòng, nhiệt độ môi trường, sơ đồ hệ thống phân phối điện, đặc tính
tải,....). Điều này dẫn đến phương án chống sét lan truyền trên đường nguồn đề xuất
NCS: Lê Quang Trung 3
chưa phù hợp với điều kiện thực tế trong một số trường hợp. Vì vậy, cần thiết đề xuất
phương án lựa chọn lắp đặt thiết bị chống sét lan truyền trên đường nguồn có xem
xét đầy đủ các yếu tố ảnh hưởng nêu trên. Đây chính là mục tiêu nghiên cứu thứ 3
của luận án.
Với các lý do như trên, luận án “Nghiên cứu đề xuất giải pháp bảo vệ chống
sét cho công trình điển hình ở Việt Nam“ là cần thiết.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Đề xuất phương pháp cải tiến đánh giá rủi ro thiệt hại do sét gây ra trên cơ sở áp
dụng phương pháp tính toán đánh giá rủi ro thiệt hại do sét theo tiêu chuẩn IEC 62305-
2 với tính toán giá trị một số hệ số có mức độ chi tiết hơn được tham chiếu đề xuất
của các tiêu chuẩn khác;
- Xây dựng mô hình máy phát xung tiêu chuẩn cho các dạng xung dòng khác nhau
và mô hình thiết bị bảo vệ chống sét trên đường nguồn hạ áp phục vụ việc đánh giá
hiệu quả bảo vệ của phương án chống sét lan truyền trên đường nguồn hạ áp;
- Đề xuất phương án bảo vệ chống sét lan truyền trên đường nguồn hợp lý cho
công trình điển hình mang tính minh họa.
1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu các tiêu chuẩn, tài liệu và các bài báo trong và ngoài nước liên quan
đến luận án;
- Nghiên cứu mô hình máy phát xung sét tiêu chuẩn, mô hình thiết bị bảo vệ chống
sét lan truyền trên đường nguồn hạ áp;
- Nghiên cứu và đề xuất phương pháp đánh giá rủi ro thiệt hại do sét có mức độ
chi tiết hơn ở một số hệ số so với tiêu chuẩn IEC 62305-2, trên cơ sở tham chiếu từ
tiêu chuẩn AS/NZS 1768, IEEE 1410.
- Nghiên cứu giải pháp chống sét lan truyền trên đường nguồn hạ áp cho công trình
minh họa.
1.4 Phạm vi và giới hạn nghiên cứu
- Luận án chỉ tập trung nghiên cứu và đề xuất phương pháp cải tiến đánh giá rủi ro
thiệt hại do sét và phương án chống sét lan truyền trên đường nguồn cho công trình.
- Khi đề xuất phương án bảo vệ chống sét cho công trình minh họa, giả thiết:
NCS: Lê Quang Trung 4
+ Công trình đã được trang bị hệ thống chống sét trực tiếp theo công nghệ phóng
tia tiên đạo sớm;
+ Sử dụng cáp thoát sét chống nhiễu, hạn chế hiện tượng cảm ứng điện từ do sét
gây ra trong khu vực công trình;
+ Công trình đã được trang bị hệ thống nối đất đạt chuẩn;
+ Các đường truyền tín hiệu đã được trang bị hệ thống bảo vệ chống sét theo tiêu
chuẩn.
1.5 Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập và nghiên cứu các tài liệu trong nước và nước ngoài.
- Phương pháp mô hình hóa mô phỏng máy phát xung sét, thiết bị chống sét hạ áp
trong môi trường Matlab.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp.
1.6. Điểm mới của luận án
- Đề xuất phương pháp cải tiến đánh giá rủi ro thiệt hại do sét gây ra có mức độ
tính toán chi tiết ở một số hệ số so với phương pháp đánh giá rủi ro đề xuất bởi tiêu
chuẩn IEC 62305-2.
- Đề xuất mô hình cải tiến máy phát xung sét với nhiều dạng xung dòng khác nhau,
mô hình thiết bị chống sét lan truyền trên đường nguồn hạ áp có mức độ tương đồng
cao so với nguyên mẫu nhằm phục vụ mô phỏng để lựa chọn phương án và thiết bị
bảo chống sét lan truyền trên đường nguồn hợp lý.
- Đề xuất quy trình đánh giá hiệu quả bảo vệ thiết bị chống sét lan truyền trên
đường nguồn hạ áp cho công trình minh họa từ bước xác định rủi ro thiệt hại do sét
bằng phương pháp giải tích đến bước áp dụng phương pháp mô hình hóa mô phỏng
để lựa chọn thông số và vị trí lắp đặt thiết bị bảo vệ chống sét lan truyền trên đường
nguồn đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật.
1.7 Ý nghĩa khoa học
- Kết quả đánh giá rủi ro thiệt hại do sét cho công trình minh họa theo phương pháp
cải tiến và phương pháp đề xuất theo tiêu chuẩn IEC 62305-2 có sự chênh lệch đáng
kể về giá trị rủi ro thiệt hại cho con người (13%), và giá trị rủi ro thiệt hại về kinh tế
NCS: Lê Quang Trung 5
(11%) cho thấy sự cần thiết của việc xem xét mức độ tính toán chi tiết ở một số hệ số
và trong đó có hệ số che chắn do các vật thể lân cận công trình.
- Đánh giá hiệu quả bảo vệ của phương án chống sét lan truyền trên đường nguồn
hạ áp bằng phương pháp mô hình hóa mô phỏng, trong điều kiện không thể đo kiểm
quá điện áp do sét trong thực tế.
1.8 Giá trị thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu có thể làm tài liệu tham khảo về phương pháp đánh giá rủi ro
thiệt hại do sét với mức độ tính toán chi tiết hơn ở một số hệ số so với tiêu chuẩn IEC
62305-2, và giải pháp bảo vệ chống sét lan truyền trên đường nguồn hạ áp cho các cơ
quan, đơn vị, công ty tư vấn thiết kế chống sét, các nghiên cứu sinh, học viên cao học
trong ngành kỹ thuật điện khi nghiên cứu về bài toán bảo vệ quá áp do sét trên đường
nguồn hạ áp.
1.9 Bố cục luận án
Luận án gồm 5 chương:
- Chương 1: Mở đầu.
- Chương 2: Tổng quan nghiên cứu.
- Chương 3: Giải pháp cải tiến đánh giá rủi ro thiệt hại do sét.
- Chương 4: Mô hình cải tiến máy phát xung sét và thiết bị chống sét trên
đường nguồn hạ áp.
- Chương 5: Giải pháp lựa chọn thiết bị bảo vệ chống sét lan truyền trên
đường nguồn hạ áp cho công trình minh họa.
NCS: Lê Quang Trung 6
Chương 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Việt Nam là một nước nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm có gió mùa, mật độ sét
cao, thiệt hại do sét gây ra rất lớn về con người cũng như về kinh tế. Ngày nay, có
nhiều công nghệ và giải pháp chống sét đã được áp dụng để bảo vệ cho các công trình
nhưng chưa đáp ứng yêu cầu kỹ thuật thực tế, thiệt hại do sét gây ra ngày càng cao.
Hiện nay cũng đã có nhiều tiêu chuẩn quốc tế và trong nước, một số công trình nghiên
cứu trong nước và quốc tế đã đưa ra nhiều giải pháp liên quan đến bảo vệ chống sét.
2.1. Đánh giá rủi ro thiệt hại do sét
Trên thế giới cũng như trong nước, đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu
về đánh giá rủi ro thiệt hại do sét gây ra cho các công trình xây dựng, sân bay, trạm
viễn thông, hệ thống điện,… và các tiêu chuẩn về đánh giá rủi ro thiệt hại do sét đã
được công bố cụ thể như sau:
2.1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài về đánh giá rủi ro thiệt hại do sét
gây ra đối với công trình xây dựng
2.1.1.1. Các tiêu chuẩn đánh giá rủi ro do sét cho công trình xây dựng
Tiêu chuẩn IEC 62305-2 [1] đánh giá rủi ro thiệt hại do sét gây ra cho công
trình xây dựng và các dịch vụ liên quan. Nội dung tiêu chuẩn đã cung cấp quy trình
đánh giá rủi ro thiệt hại do sét gây ra. Trong quá trình tính toán đánh giá rủi ro, nếu
giá trị tổng rủi ro tính toán cao hơn giá trị rủi ro cho phép thì cần phải đề xuất giải
pháp và lựa chọn thiết bị bảo vệ chống sét thích hợp để làm giảm rủi ro đến mức bằng
hoặc thấp hơn so với giá trị rủi ro cho phép (giá trị rủi ro theo tiêu chuẩn). Trong đó,
đánh giá rủi ro thiệt hại do sét có xét đến các thành phần rủi ro do sét đánh trực tiếp
và gián tiếp vào công trình, sét đánh trực tiếp và gián tiếp vào những đường dây dịch
vụ kết nối đến công trình và từ đó xác định giá trị rủi ro tổng. Tính toán đánh giá rủi
ro thiệt hại do sét đã xét đến các yếu tố: Đặc điểm của công trình (kích thước, công
trình vật liệu, vị trí công trình…); đặc điểm những đường dây dịch vụ kết nối đến
công trình (biện pháp lắp đặt và bảo vệ của đường dây); mật độ sét khu vực; những
biện pháp bảo vệ hiện có cho công trình và những đường dây dịch vụ; mức độ thiệt
NCS: Lê Quang Trung 7
hại và tổn thất do sét; nguồn gây ra thiệt hại (trực tiếp, gián tiếp,…); dạng thiệt hại
(liên quan đến vật sống, thiệt hại vật chất, hư hỏng các thiết bị điện điện tử,…); dạng
tổn thất (con người, kinh tế, dịch vụ công cộng, di sản văn hóa). Tuy nhiên, trong quá
trình tính toán đánh giá rủi ro thiệt hại do sét, tiêu chuẩn chưa xét đến các yếu tố như:
Xác suất phóng điện nguy hiểm phụ thuộc vật liệu xây dựng công trình; số lượng
những đường dây dịch vụ kết nối đến công trình; xác suất dây dẫn bên ngoài mang
xung sét vào công trình; những yếu tố che chắn xung quanh những đường dây dịch
vụ kết nối đến công trình.
Tiêu chuẩn NFC 17-102 [2], đưa những quy định và yêu cầu bảo vệ chống sét cho
các công trình công trình (tòa nhà) hay những khu vực mở (kho bãi, sân thể thao,…)
bằng hệ thống phát xạ sớm. Quy trình đánh giá rủi ro dựa trên so sánh giá trị rủi ro
được tính toán và giá trị rủi ro chấp nhận được để đề xuất giải pháp và lựa chọn thiết
bị bảo vệ thích hợp. Quá trình tính toán đánh giá rủi ro cũng xét đến các yếu tố: Đặc
điểm của công trình; đặc điểm những đường dây dịch vụ kết nối đến công trình; mật
độ sét khu vực; những biện pháp bảo vệ hiện có cho công trình và những đường dây
dịch vụ; mức độ thiệt hại và tổn thất do sét; nguồn gây ra thiệt hại; dạng thiệt hại;
dạng tổn thất. Việc đánh giá rủi ro chưa phân tích và xem xét đến các yếu tố: Xác
suất phóng điện nguy hiểm phụ thuộc vật liệu xây dựng công trình; số lượng những
đường dây dịch vụ kết nối đến công trình; xác suất dây dẫn bên ngoài mang xung sét
vào công trình và những yếu tố che chắn xung quanh những đường dây dịch vụ kết
nối đến công trình.
Tiêu chuẩn AS/NZS 1768 [3], tính toán đánh giá rủi ro thiệt hại do sét gây ra
cho công trình, con người, các thiết bị bên trong hay những dịch vụ kết nối đến công
trình, những công trình chứa các vật liệu dễ cháy, những nhà kho, những công trình
với những thiết bị điện tử nhạy cảm (máy tính, máy fax, modem, ...). Quy trình tính
toán đánh giá rủi ro được xây dựng dựa trên các nguyên tắc về quản lý rủi ro trong
IEC 62305-2 nhưng đã được đơn giản hóa bằng cách giảm số lượng các tham số được
lựa chọn liên quan đến: Cấp độ SPD được thiết kế lắp đặt, thông̣ số xác suất phụ
thuộc dạng che chắn đường dây, cách lắp đặt đường dây, điện áp chịu xung của thiết
bị; thông̣ số xác suất phụ thuộc biện pháp bảo vệ chống điện áp tiếp xúc và điện áp
NCS: Lê Quang Trung 8
bước và các thành phần thiệt hại ở mức tối thiểu gồm có: Thiệt hại về sự sống, thiệt
hại vật chất, thiệt hại do sự cố từ các hệ thống điện-điện tử. So sánh giá trị rủi ro thiệt
hại tính toán với với giá trị rủi ro chấp nhận được (giá trị rủi ro theo tiêu chuẩn), từ
đó cho phép lựa chọn đề xuất biện pháp bảo vệ để giảm thiểu rủi ro đến một giới hạn
chấp nhận được. Đánh giá rủi ro do sét theo tiêu chuẩn [3] ngoài những yếu tố được
đề cập trong tiêu chuẩn [1] còn xét đến các yếu tố như: Xác suất phóng điện nguy
hiểm phụ thuộc vật liệu xây dựng công trình; số lượng những đường dây dịch vụ; xác
suất dây dẫn bên ngoài mang xung sét vào công trình. Tuy nhiên, trong quá trình tính
toán rủi ro thiệt hại do sét chưa xét đến yếu tố che chắn xung quanh những đường
dây dịch vụ kết nối đến công trình.
Tiêu chuẩn BS EN 62305-2 [4], cung cấp quy trình đánh giá rủi ro thiệt hại do
sét gây ra cho các dạng công trình và các dịch vụ liên quan. Quy trình đánh giá rủi ro
dựa trên so sánh giá trị rủi ro được tính toán và giá trị rủi ro chấp nhận được để đề
xuất giải pháp và lựa chọn thiết bị bảo vệ thích hợp. Tiêu chuẩn [4] được xây dựng
dựa theo tiêu chuẩn [1]. Do đó, trong quá trình tính toán đánh giá rủi ro cũng xét đến
các yếu tố: Đặc điểm của công trình; đặc điểm những đường dây dịch vụ kết nối đến
công trình; mật độ sét khu vực; những biện pháp bảo vệ hiện có cho công trình và
những đường dây dịch vụ; mức độ thiệt hại và tổn thất do sét; nguồn gây ra thiệt hại;
dạng thiệt hại; dạng tổn thất. Tuy nhiên, tiêu chuẩn chưa phân tích và xem xét đến
các yếu tố: Xác suất phóng điện nguy hiểm phụ thuộc vật liệu xây dựng công trình;
số lượng những đường dây dịch vụ kết nối đến công trình; xác suất dây dẫn bên ngoài
mang xung sét vào công trình; những yếu tố che chắn xung quanh những đường dây
dịch vụ kết nối đến công trình.
Tiêu chuẩn NFPA 780 [5], đưa ra những yêu cầu cho việc thiết kế, lắp đặt hệ
thống bảo vệ chống sét cho những dạng công trình như: Những công trình thông
thường; những công trình công nghiệp; tàu thuyền; những công trình chứa hơi dễ
cháy. Quy trình tính toán đánh giá rủi ro của tiêu chuẩn tương đối đơn giản, đánh giá
rủi ro chỉ dựa trên cơ sở bảo vệ chống sét đánh trực tiếp cho công trình, chưa xét đến
những yếu tố liên quan đến sét đánh gián tiếp và sét lan truyền trên những đường dây
dịch vụ đi vào công trình. Các tham số đầu vào để đánh giá rủi ro chủ yếu xét đến các
NCS: Lê Quang Trung 9
yếu tố: Kích thước và vị trí công trình; loại vật liệu xây dựng; con người hay các đối
tượng khác bên trong công trình.
Tiêu chuẩn IEEE 1410 [6] phân tích các yếu tố ảnh hưởng gây ra các sự cố
quá áp do sét lan truyền trên đường dây phân phối trên không hạ áp như: Khoảng
cách giữa các dây pha, độ cao của cột, góc bảo vệ của dây bảo vệ chống sét và yếu tố
che chắn dọc đường dây phân phối trên không. Từ đó, đưa ra những hướng dẫn cho
việc thiết kế, lắp đặt đường dây đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, hạn chế thiệt hại do sét
gây ra.
2.1.1.2. Các công trình nghiên cứu áp dụng đánh giá rủi ro để bảo vệ chống sét
Công trình nghiên cứu đánh giá rủi ro do sét gây ra cho công trình tòa nhà
giảng dạy [7], dựa trên tiêu chuẩn IEC 62305 về đánh giá rủi ro do sét để phân tích
đánh giá rủi ro do sét gây ra cho công trình tòa nhà giảng dạy. Nghiên cứu thu thập
dữ liệu và phân vùng tòa nhà, trên cơ sở các biện pháp bảo vệ chống sét hiện có và
đặc điểm cấu trúc về kích thước, vị trí, mật độ sét khu vực của tòa nhà để tính toán
và xác định các giá trị rủi ro tương ứng. Từ đó, so sánh giá trị rủi ro được tính toán
với giá trị rủi ro cho phép của tiêu chuẩn để đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho
tòa nhà giảng dạy và các thiết bị điện tử bên trong tòa nhà.
Công trình nghiên cứu đánh giá rủi ro do sét gây ra cho hệ thống điện [8], dựa
trên tiêu chuẩn IEC 62305, đã phân tích những rủi ro do sét gây ra đối với các thành
phần khác nhau của một hệ thống điện dựa trên số lượng thiệt hại xảy ra hàng năm,
tổn thất do những thiệt hại gây ra và thông̣ số suy giảm rủi ro. Từ đó, xác định cấp độ
bảo vệ chống sét hợp lý cho hệ thống điện. Mô hình hóa mô phỏng
MATLAB/SIMULINK và KADFEKO được sử dụng để tạo ra các mô hình các thành
phần khác nhau trong hệ thống điện để đánh giá rủi ro và đề xuất biện pháp bảo vệ
chống sét hợp lý, bao gồm: Trạm biến áp, đường dây truyền tải, và các hệ thống tua
bin gió.
Công trình nghiên cứu đánh giá rủi ro thiệt hại do sét gây ra cho lưới điện phân
phối [9], nghiên cứu đánh giá rủi ro thiệt hại do sét cho lưới điện liên quan đến: Tính
toán tỷ lệ mất điện do sét, bản đồ mức độ nguy hiểm do sét gây ra cho lưới phân phối
theo khu vực và công nghệ đánh giá rủi ro do sét lan truyền trên đường dây truyền tải
NCS: Lê Quang Trung 10
bao gồm sự khác nhau về tác động của sét, công trình đường dây truyền tải, đặc tính
địa lý, tính toán bảo vệ chống sét để xác định tỷ lệ mất điện do sét gây ra cho mỗi
phân đoạn đường dây phân phối. Từ đó, thiết lập hệ thống đánh giá rủi ro thiệt hại do
sét cho lưới điện.
Công trình nghiên cứu phần mềm đánh giá rủi ro thiệt hại do sét gây ra [10],
nghiên cứu quy trình đánh giá rủi ro do sét và phát triển phần mềm EVAL I để đánh
giá rủi ro thiệt hại do sét trong hệ thống điện hạ áp. Phần mềm dựa trên các thông số
đầu vào: Kích thước công trình, chủng loại vật liệu xây dựng, số người thường xuyên
có mặt bên trong công trình, các biện pháp bảo vệ chống sét hiện có của công trình,
chiều dài đường dây dịch vụ kết nối đến công trình, phương pháp lắp đặt đường dây,
các biện pháp bảo vệ chống sét hiện có cho đường dây, mật độ sét và điện trở suất
đất khu vực. Phần mềm tính toán xác định được mức độ thiệt hại do sét gây ra cho hệ
thống điện; đánh giá hiệu quả bảo vệ của hệ thống chống sét hiện có, các mối nguy
hiểm có thể xảy ra cho con người trong công trình. Trên cơ sở đó, cần phải xác định
lại các thông số thiết kế và cấp độ bảo vệ thích hợp cho hệ thống chống sét cho công
trình.
Công trình nghiên cứu đánh giá rủi ro thiệt hại do sét và bảo vệ chống sét cho
hệ thống điện mặt trời [11] đã phân tích những ảnh hưởng nguy hiểm do sét đánh trực
tiếp và gián tiếp vào nhà máy pin năng lượng mặt trời và các hệ thống thiết bị được
lắp đặt bên trong và bên ngoài. Có xét đến cường độ dòng điện sét, quá áp cảm ứng
do sét gây ra để xác định cấp độ bảo vệ cần thiết của hệ thống chống sét trên cơ sở
phân tích rủi ro và chi phí bảo vệ theo tiêu chuẩn IEC 62305-2.
Công trình nghiên cứu đánh giá rủi ro cho hệ thống quang điện do sét gây ra
[12] áp dụng tiêu chuẩn IEC 62305-2 để đánh giá những rủi ro thiệt hại về con người
và giá trị kinh tế do sét đánh trực tiếp và gián tiếp vào nhà máy pin quang điện
(PVPGS). Trên cơ sở đó, đã áp dụng đánh giá rủi ro cho trường hợp cụ thể là PVPGS
có công suất trung bình 250kW dựa trên: Kích thước công trình, vị trí công trình, các
biện pháp bảo vệ hiện có của công trình, đặc điểm hệ thống điện AC và DC bên trong
công trình, đặc điểm của đường dây kết nối đến công trình bao gồm: Điện áp chịu
xung các thiết bị phía AC và DC, che chắn đường dây, chiều dài, các yếu tố môi
NCS: Lê Quang Trung 11
trường xung quanh đường dây, phối hợp SPD. Kết quả đánh giá rủi ro đã được so
sánh với kết quả trong tiêu chuẩn IEC 62305-2 có mức độ rủi ro thiệt hại về con người
R1 thấp hơn từ 56÷59% và rủi ro thiệt hại về kinh tế R4 từ 92÷98%.
Công trình nghiên cứu về phương pháp tiếp cận đánh giá rủi ro thiệt hại do sét
cho nhà máy điện hạt nhân [13], áp dụng tiêu chuẩn IEC 62305-2 đánh giá rủi ro thiệt
hại do sét để phân tích đánh giá những rủi ro do sét gây ra đối với một nhà máy điện
hạt nhân dựa trên đánh giá số sự kiện nguy hiểm do sét gây ra, xác suất thiệt hại và
số lượng mất mát từ hậu quả thiệt hại, sự phân bố dòng sét đối với từng vị trí của nhà
máy điện hạt nhân, dữ liệu chi tiết kết cấu của nhà máy điện hạt nhân. Từ đó, đưa ra
những phân tích cho việc lựa chọn các biện pháp bảo vệ chống sét thích hợp.
Công trình nghiên cứu đánh giá rủi ro để bảo vệ chống sét cho sân bay [14] đã
phân tích áp dụng đánh giá rủi ro do sét gây ra cho sân bay dựa trên tiêu chuẩn IEC
62305-2. Đánh giá rủi ro dựa trên độ tin cậy về lý thuyết xác suất và thống kê toán
học, số lượng các sự kiện nguy hiểm do sét gây ra, xác suất thiệt hại, số tiền bị mất
mát từ hậu quả thiệt hại, đặc điểm của dòng sét đối với vị trí của sân bay, các dữ liệu
kết cấu chi tiết của sân bay. Từ đó, cho phép lựa chọn biện pháp bảo vệ chống sét
thích hợp cho sân bay.
Công trình nghiên cứu công cụ đánh giá rủi ro thiệt hại do sét gây ra [15] theo
tiêu chuẩn IEC 62305-2 đã xây dựng công cụ đánh giá rủi ro do sét dựa trên các thông
số đầu vào như: Đặc điểm kích thước của công trình, cấp độ bảo vệ chống sét hiện
có, mật độ sét khu vực, đặc điểm những đường dây dịch vụ kết nối đến công trình
(chiều dài đường dây, phương pháp lắp đặt đường dây, đường dây trên không hay đi
ngầm), cấp độ bảo vệ của SPD, biện pháp che chắn và cách ly, môi trường xung
quanh đường dây. Từ đó, cung cấp kết quả tính toán đánh giá rủi ro thiệt hại do sét
gây ra cho công trình nhanh chóng chính xác, giúp xác định sự cần thiết của biện
pháp bảo vệ chống sét mới và đánh giá khả năng bảo vệ của hiện có trong công trình.
Công trình nghiên cứu phân tích và đánh giá rủi ro thiệt hại do sét gây ra theo
tiêu chuẩn IEC 62305-2 cho công trình với rủi ro cháy nổ [16] dựa trên: Đặc điểm
kích thước của công trình, cấp độ bảo vệ chống sét hiện có, mật độ sét khu vực, đặc
điểm những đường dây dịch vụ kết nối đến công trình (chiều dài đường dây, phương
NCS: Lê Quang Trung 12
pháp lắp đặt đường dây, đường dây trên không hay đi ngầm) và thời gian tồn tại môi
trường khí dễ cháy nổ trong công trình. Đánh giá rủi ro do sét cho công trình chỉ với
rủi ro cháy nổ theo tiêu chuẩn IEC 62305-2 thì các giá trị rủi ro thu được thường rất
cao. Vì vậy, cần phải xem xét cẩn thận thời gian tồn tại môi trường khí dễ cháy nổ
trong công trình và thông̣ số suy giảm cho các biện pháp phòng cháy trong công trình
khi đánh giá rủi ro.
2.1.2. Các công trình nghiên cứu nước ngoài về đánh giá rủi ro thiệt hại do sét
gây ra đối với công trình trạm viễn thông
2.1.2.1. Các tiêu chuẩn đánh giá rủi ro do sét cho công trình viễn thông
Tiêu chuẩn ITU-T K.39 [17], đã đưa ra quy trình đánh giá rủi thiệt hại do sét
cho trường hợp cụ thể là công trình viễn thông dựa trên các tiêu chuẩn IEC 1024-1,
IEC 1662 và IEC 1312-1 để đảm bảo an toàn cho con người và khả năng cung cấp
dịch vụ của trạm viễn thông. Trong đó, đã đơn giản hóa các tham số đầu vào và bổ
sung các tham số đặc trưng của các công trình viễn thông liên quan: Tháp anten, nhà
trạm, những đường dây viễn thông, … Mức độ tính toán đánh giá rủi ro tương đối
đơn giản và hạn chế về các tham số đầu vào. Rủi ro do sét đánh gián tiếp, sét lan
truyền trên những đường dây dịch vụ đi vào nhà trạm, số lượng đường dây đi vào nhà
trạm chưa được phân tích và xem xét đánh giá một cách chi tiết, các yếu tố che chắn
xung quanh những đường dây dịch vụ cũng chưa được xem xét.
2.1.2.2. Các nghiên cứu đánh giá rủi ro do sét cho công trình viễn thông
Công trình nghiên cứu đánh giá rủi ro thiệt hại do sét đối với hệ thống thông
tin/2002 [18] thảo luận về phương pháp đánh giá rủi ro thiệt hại do sét cho hệ thống
thông tin trên cơ sở tham khảo tiêu chuẩn IEC 1662 và khuyến nghị ITU-T K.39. Một
ví dụ đánh giá rủi ro thiệt hại do sét cho trạm viễn thông điển hình với tháp anten liền
kề được thực hiện dựa trên: Những đặc điểm của nhà trạm và tháp anten liền kề (kích
thước, loại vật liệu xây dựng), đặc điểm của những đường dây dịch vụ kết nối đến
nhà trạm (chiều dài, biện pháp bảo vệ che chắn, cách ly), mật độ sét và điện trở suất
đất ở khu vực đặt trạm. Từ kết quả đánh giá rủi ro cho phép xác định cấp độ bảo vệ
của thiết bị bảo vệ xung cần lắp đặt.
NCS: Lê Quang Trung 13
Công trình nghiên cứu đánh giá rủi ro thiệt hại do sét gây ra cho một trạm viễn
thông với tháp anten liền kề ở trung tâm thị trấn tỉnh Singburi, Thái Lan [19]. Các
phân tích đánh giá rủi ro được thực hiện trên cơ sở các tiêu chuẩn IEC 62305-2, IEC
61643-22, IEC 1662 và khuyến nghị ITU-T K.39 và dựa trên điều kiện trạm viễn
thông không được cung cấp bất kỳ biện pháp bảo vệ đặc biệt nào. Nghiên cứu tập
trung vào phân tích ảnh hưởng của chiều dài đường dây cấp nguồn đến số lượng
những thiệt hại dự kiến do sét gây ra. Các phân tích cho thấy khi giảm chiều dài các
đường dây và lắp đặt các SPD tại điểm kết nối của các tuyến dây cấp nguồn và tại
ngõ vào nhà trạm sẽ làm giảm đáng kể tổng số số thiệt hại do sét gây ra mỗi năm.
Công trình nghiên cứu về vị trí, vai trò của đường dây cấp nguồn trong việc
bảo vệ quá áp và đánh giá rủi ro thiệt hại do sét gây ra đối với công trình viễn thông
[20] theo tiêu chuẩn IEC 1662 và khuyến nghị ITU-T K.39, dựa trên: Xem xét chi
phí và tầm quan trọng của hệ thống, môi trường điện từ tại các khu vực cụ thể, xác
suất thiệt hại, ảnh hưởng của chiều dài đường dây cấp nguồn đến số lượng thiệt hại
dự kiến do phóng điện sét gây ra trong thực tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy một phần
quan trọng trong các thiệt hại do sét được dự đoán có thể được gây ra bởi những
đường dây cấp nguồn. Khả năng thiệt hại do sét gây ra có thể thấp hơn so với những
tính toán lý thuyết. Kết quả đánh giá rủi ro và số liệu thống kê thiệt hại do sét gây ra
giúp tìm ra giải pháp bảo vệ tối ưu cả về mặt kinh tế kỹ thuật cho công trình viễn
thông.
2.1.3. Các công trình nghiên cứu trong nước về đánh giá rủi ro thiệt hại do sét
gây ra đối với công trình xây dựng và trạm viễn thông
Tiêu chuẩn TCVN 9385 chống sét cho công trình xây dựng [21] dựa trên tiêu
chuẩn BS 6651, đưa ra những hướng dẫn trong thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống
chống sét đánh trực tiếp cho các công trình xây dựng. Nội dung đánh giá rủi ro thiệt
hại do sét của tiêu chuẩn dựa trên: Loại công trình; mật độ sét khu vực; mức độ bao
bọc bởi các đối tượng khác gần công trình; loại địa hình nơi công trình được xây
dựng. Tiêu chuẩn chưa xây dựng quy trình hướng dẫn tính toán đánh giá rủi ro thiệt
hại do sét gây ra và áp dụng kết quả đánh giá rủi ro để tính toán thiết kế, lựa chọn
biện pháp bảo vệ chống sét thích hợp cho công trình.
NCS: Lê Quang Trung 14
Tiêu chuẩn TCVN 9888-2 [22] tương đương với tiêu chuẩn IEC 62305-2. Nội
dung tiêu chuẩn tính toán đánh giá rủi ro cho một công trình và so sánh với giá trị rủi
ro chấp nhận được, từ đó cho phép lựa chọn các biện pháp bảo vệ thích hợp để đảm
bảo giảm thiểu rủi ro bằng hoặc thấp hơn giá trị rủi ro chấp nhận được. Đánh giá rủi
ro dựa trên thành phần rủi ro do sét đánh trực tiếp và gián tiếp vào công trình, sét
đánh trực tiếp và gián tiếp vào những đường dây dịch vụ kết nối đến công trình để
xác định giá trị rủi ro tổng. Trong quá trình tính toán các rủi ro, tiêu chuẩn chưa xét
đến các yếu tố: Xác suất gây phóng điện phụ thuộc dạng vật liệu xây dựng công trình,
xác suất các đường dây dịch vụ mang xung sét lan truyền đi vào công trình, các yếu
tố che chắn dọc theo các đường dây dịch vụ kết nối vào công trình và số lượng các
đường dây dịch vụ kết nối vào công trình.
Quy chuẩn QCVN 32:2011/BTTTT [23] đề xuất quy trình đánh giá rủi ro cho
đối tượng cụ thể là trạm viễn thông và các đường dây dịch vụ viễn thông. Yêu cầu kỹ
thuật và phương pháp tính toán đánh giá rủi ro trong quy chuẩn được xây dựng trên
cơ sở tiêu chuẩn IEC 62305, và các Khuyến nghị K.39, K.40, K.25 và K.47 của ITU-
T. Trong đó, đã đơn giản hóa và bổ sung các đặc trưng của công trình viễn thông liên
quan đến: Tháp anten, nhà trạm, những đường dây viễn thông,… Mức độ tính toán
đánh giá rủi ro theo quy chuẩn còn tương đối đơn giản và chưa xét đến yếu tố rủi ro
do sét đánh gián tiếp, sét lan truyền trên những đường dây dịch vụ đi vào trạm viễn
thông, số lượng các đường dây dịch vụ các tuyến riêng biệt kết nối đến nhà trạm và
các yếu tố che chắn xung quanh cũng chưa được phân tích và xem xét đánh giá một
cách chi tiết.
Công trình nghiên cứu tính toán rủi ro thiệt hại về dịch vụ viễn thông sét đánh
trạm gốc của hệ thống GSM-R trên tuyến giả định với điều kiện dông sét ở Việt Nam
và đề xuất sử dụng kỹ thuật phủ sóng hai lớp chéo cell trong hệ thống GSM-R [24]
được thực hiện theo quy chuẩn [23], dựa trên: Tần suất sét đánh và diện tích rủi ro
của công trình và những đường dây dịch vụ kết nối đến công trình. Từ đó, so sánh
giá trị rủi ro sét đánh vào trạm gốc trong các trường hợp và đề xuất sử dụng kỹ thuật
phủ sóng hai lớp liên kết chéo cell trong mạng GSM-R ứng dụng vào đường sắt cao
tốc.
NCS: Lê Quang Trung 15
Công trình nghiên cứu tính toán mức độ rủi ro thiệt hại do sét đánh cho công
trình viễn thông [25] đã nghiên cứu đánh giá, phân tích và tính toán các thành phần
rủi ro do sét gây ra đối với trạm viễn thông theo tiêu chuẩn IEC 62305-2 và QCVN
32:2011/BTTTT dựa trên các yếu tố: Đặc điểm về kích thước, vật liệu xây dựng nhà
trạm và tháp anten liền kề; đặc điểm về chiều dài, cách lắp đặt, loại đường dây dịch
vụ kết nối đến nhà trạm; mật độ sét khu vực; các biện pháp bảo vệ chống sét hiện có
cho nhà trạm và đường dây dịch vụ. Từ đó, so sánh kết quả đánh giá rủi ro do sét gây
ra cho trạm viễn thông, nhận thấy: Sai số giữa hai cách tính vào khoảng 11% đối với
giá trị rủi ro thiệt hại về con người R1 và khoảng 5.756% đối với giá trị rủi ro thiệt
hại về dịch vụ R2. Chương trình tính toán các thành phần rủi ro do sét gây ra cho trạm
viễn thông được dựa trên kết quả phân tích rủi ro và những công cụ hỗ trợ của phần
mềm Microsoft Excel cho kết quả tin cậy và chính xác.
2.1.4. Kết luận
Trong các tiêu chuẩn và công trình nghiên cứu về đánh giá rủi ro thiệt hại do
sét gây ra ở trong nước và quốc tế thì mỗi tiêu chuẩn và công trình nghiên cứu đều
có những ưu điểm và hạn chế về phương pháp tiếp cận đánh giá rủi ro khác nhau và
áp dụng cho những đối tượng công trình khác nhau.
Trong đó, tiêu chuẩn IEC 62305-2 là tiêu chuẩn quốc tế về đánh giá rủi ro thiệt
hại do sét có phương pháp tính toán tổng quát hơn và có thể áp dụng cho nhiều đối
tượng công trình khác nhau ở nhiều vùng miền khác nhau. Tuy nhiên, trong quá trình
tính toán, tiêu chuẩn IEC 62305-2 chưa xét đến các yếu tố như: Xác suất phóng điện
nguy hiểm phụ thuộc vật liệu xây dựng công trình; số lượng những đường dây dịch
vụ kết nối đến công trình; xác suất dây dẫn bên ngoài mang xung sét vào công trình;
yếu tố che chắn xung quanh những đường dây dịch vụ kết nối đến công trình. Vì vậy,
để tăng độ chính xác kết quả tính toán rủi ro thiệt hại do sét cần xem xét đến các yếu
tố nêu trên [3, 6].
Do đó, dựa trên tiêu chuẩn IEC 62305-2 để nghiên cứu và đề xuất một phương
pháp đánh giá rủi ro thiệt hại do sét có mức độ chi tiết phù hợp điều kiện thực tế của
từng loại công trình ở những vùng miền khác nhau có xét đến các yếu tố như: Xác
suất phóng điện nguy hiểm phụ thuộc vật liệu xây dựng công trình; số lượng những
NCS: Lê Quang Trung 16
đường dây dịch vụ kết nối đến công trình; yếu tố che chắn xung quanh những đường
dây dịch vụ kết nối đến công trình. Từ đó, có thể áp dụng để đánh giá rủi ro thiệt hại
do sét gây ra cho một số công trình điển hình cụ thể ở những vùng miền khác nhau ở
Việt Nam là cần thiết.
2.2. Mô hình hóa và mô phỏng để đánh giá hiệu quả bảo vệ của thiết bị chống
sét trên đường nguồn hạ áp
2.2.1. Mô hình máy phát xung sét tiêu chuẩn
2.2.1.1. Các xung sét tiêu chuẩn
Những dạng xung sét chuẩn được quy định trong các tiêu chuẩn quốc tế như:
[26] Impulse generators used for testing low voltage equipment. [27] Phoenix contact
GmbH & Co. KG, (2017), Lightning and surge protection basics from the generation
of surge voltages right through to a comprehensive protection concept. [28] IEC
60060-1, (1989), High-voltage test techniques – Part 1: General definitions and test
requirements, IEEE C62.41 [29], IEEE C62.45 [30] đã cung cấp một tập hợp các
dạng xung sét với dạng sóng chuẩn có thông số gần với những xung xét thực tế phục
vụ cho mục đích kiểm tra khả năng làm việc của các thiết bị điện – điện tử và các
thiết bị bảo vệ trong điều kiện khi có xung sét.
a. Định nghĩa đối với xung dòng chuẩn:
- Thời gian đầu sóng T1:
Thời gian đầu sóng T1 của xung dòng là một tham số giả định được xác định bằng
1.25 lần khoảng thời gian T giữa các thời điểm khi biên độ xung bằng 10% và 90%
của giá trị đỉnh Hình 2.1.
90% 10%
90% 10%
(t t )
1.25(t t )
(0.9 0.1)

 

(2.1)
- Thời gian toàn sóng T2:
Thời gian toàn sóng T2 của xung dòng là một tham số giả định được xác định bằng
khoảng thời gian giữa điểm gốc giả định O1 và thời điểm khi biên độ xung giảm tới
nửa giá trị đỉnh.
- Điểm gốc giả định O1:
Điểm gốc giả định O1 là giao điểm của đường thẳng được vẽ qua các điểm chuẩn
khi biên độ xung bằng 10% và 90% của giá trị đỉnh trên đầu sóng với trục thời gian.
- Dung sai
NCS: Lê Quang Trung 17
Giá trị đỉnh: 10%
Thời gian đầu sóng: 10%
Thời gian tới nửa giá trị sóng: 10%
b. Định nghĩa đối với xung áp chuẩn:
- Thời gian đầu sóng T1
Thời gian đầu sóng T1 của một xung áp là một tham số giả định được xác định
bằng 1.67 lần khoảng thời gian T giữa các thời điểm khi biên độ xung bằng 30% và
90% của giá trị đỉnh Hình 2.2.
90% 30%
90% 30%
(t t )
1.67(t t )
(0.9 0.3)

 

(2.2)
- Thời gian toàn sóng T2
Thời gian toàn sóng T2 của một xung sét là một tham số giả định được xác định
bằng khoảng thời gian giữa điểm gốc giả định O1 và thời điểm khi biên độ xung đã
giảm tới nửa giá trị đỉnh.
- Điểm gốc giả định O1
Điểm gốc giả định O1 là giao điểm của đường thẳng được vẽ qua các điểm chuẩn
khi biên độ xung bằng 30% và 90% của giá trị đỉnh trên đầu sóng với trục thời gian.
c. Dung sai:
Giá trị đỉnh: 3%
Thời gian đầu sóng: 30%
Thời gian tới nửa giá trị sóng: 20%
d. Dạng sóng xung tắt dần (Ring-wave):
- Xung có tần số f=100kHz.
- Thời gian đầu sóng xung đầu tiên 0,5s.
- Biên độ kế tiếp giảm còn 60% biên độ đầu.
NCS: Lê Quang Trung 18
a b c
a) Dạng xung dòng chuẩn b) Dạng xung áp chuẩn c) Xung áp chuẩn tắt
dần (0,5s -100KHz)
Hình 2.1: Các dạng xung chuẩn.
2.2.1.2. Các công trình nghiên cứu mô hình máy phát xung sét
Để kiểm tra khả năng bảo vệ của các thiết bị bảo vệ chống sét, cần phải có những
máy phát xung có thể phát ra những xung có dạng sóng và các thông số như những
xung xét quy định theo các tiêu chuẩn quốc tế. Cho đến nay, đã có nhiều công trình
nghiên cứu đề xuất những mô hình máy phát xung: Mô hình máy phát xung dòng,
mô hình máy phát xung áp, các mô hình toán học hay mô hình vật lý để mô phỏng
máy phát xung.
Công trình nghiên cứu và thiết kế máy phát xung dòng [31] đã trình bày phương
pháp phân tích và thiết kế máy phát xung dòng theo tiêu chuẩn IEC 60060-1. Các
thông số mạch máy phát xung (R, L, C) được phân tích và biểu diễn toán học để tạo
ra xung dòng tương ứng các xung dòng chuẩn và đảm bảo có các đặc tính phù hợp
yêu cầu của tiêu chuẩn IEC 60060-1. Một chương trình máy tính cũng đã được phát
triển để hỗ trợ các tính toán phức tạp cho mạch máy phát xung dòng, tính toán cấu
hình mạch và các đặc tính mong muốn của xung dòng tạo ra.
Công trình nghiên cứu phân tích máy phát xung áp và ảnh hưởng của sự thay đổi
các thông số bằng mô phỏng máy tính [32] đã phân tích mạch Marx bằng phương
pháp toán học và phương pháp mô phỏng để xác định ảnh hưởng của các thông số
R1, R2, tỷ số C1/C2 đến thời gian đầu sóng và thời gian đuôi sóng của các xung áp. Cả
hai phương pháp giải tích và mô phỏng cho thấy rằng kết quả mô phỏng tương ứng
với các phân tích trên mô hình toán học. Giá trị điện dung của máy phát xung áp nên
NCS: Lê Quang Trung 19
nằm trong khoảng 18nF đến 30nF, từ đó tạo thuận lợi cho việc xác định giá trị R1,
R2, và C2.
Công trình nghiên cứu xây dựng và đánh giá máy phát xung một bậc [33] đã sử
dụng mô hình máy phát xung của Marx để xây dựng một máy phát xung áp đến 10kV.
Thời gian đầu sóng và đuôi sóng của những xung áp được tạo ra có thể được điều
chỉnh bởi giá trị điện trở phía trước và điện trở phía sau. Các dạng sóng thí nghiệm
đã được so sánh với dạng sóng được mô phỏng bằng PSPICE và kết quả đều đạt yêu
cầu so với dạng sóng trong các tiêu chuẩn quốc tế.
Công trình nghiên cứu và chế tạo máy phát xung sét cao áp [34] đã kết hợp máy
biến áp quét ngược và máy phát xung Marx để tạo ra các xung áp tiêu chuẩn khác
nhau từ 10kV đến 100kV với dòng điện thấp chỉ 5mA. Máy phát xung được sử dụng
để kiểm tra các thiết bị bảo vệ xung (SPD), chống sét van, cáp và các thiết bị trong
mạng điện.
Công trình nghiên cứu mô phỏng đặc tính máy phát xung áp cho việc kiểm tra các
thiết bị sử dụng MATLAB Simulink [35] đã mô tả phương pháp mô phỏng máy phát
xung áp sử dụng Simulink. Kết quả mô phỏng cho thấy rằng Simulink rất hữu ích
trong việc nghiên cứu ảnh hưởng của sự thay đổi các thông số (R, L, C) đến việc thiết
kế để đạt được máy phát xung áp mong muốn có thể tạo ra dạng sóng theo yêu cầu.
Công trình nghiên cứu mô hình máy phát xung áp sử dụng Matlab [36], đã mô
tả một phương pháp mô hình hóa máy phát xung áp sử dụng Simulink, một phần mở
rộng của Matlab. Các biểu thức toán học cho mô hình đã được xây dựng và mô phỏng
tương ứng trong Simulink. Công trình nghiên cứu cho thấy rằng Simulink rất hữu ích
trong việc nghiên cứu ảnh hưởng của việc thay đổi thông số (R, L, C) trong việc thiết
kế máy phát xung áp với dạng sóng mong muốn.
Công trình nghiên cứu mô phỏng đặc tính của máy phát xung áp phục vụ kiểm
tra thiết bị sử dụng Matlab Simulink [37], đã phân tích công trình của một máy phát
xung áp dựa trên mạch máy phát xung một bậc cơ bản. Từ đó, phân tích đại số mô
hình máy phát xung áp để mô phỏng máy phát xung áp trong Simulink. Kết quả dạng
sóng thu được dựa vào kết quả mô phỏng với thời gian đầu sóng được điều khiển bởi
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf
Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf

More Related Content

What's hot

Thiết kế và thi công thiết bị đo nhiệt độ, nhịp tim và nồng độ oxy trong máu.pdf
Thiết kế và thi công thiết bị đo nhiệt độ, nhịp tim và nồng độ oxy trong máu.pdfThiết kế và thi công thiết bị đo nhiệt độ, nhịp tim và nồng độ oxy trong máu.pdf
Thiết kế và thi công thiết bị đo nhiệt độ, nhịp tim và nồng độ oxy trong máu.pdfMan_Ebook
 
Thiết kế và chế tạo cánh tay robot phân loại sản phẩm.pdf
Thiết kế và chế tạo cánh tay robot phân loại sản phẩm.pdfThiết kế và chế tạo cánh tay robot phân loại sản phẩm.pdf
Thiết kế và chế tạo cánh tay robot phân loại sản phẩm.pdfMan_Ebook
 
Điều khiển cánh tay Robot học lệnh gắp sản phẩm trên băng chuyền.pdf
Điều khiển cánh tay Robot học lệnh gắp sản phẩm trên băng chuyền.pdfĐiều khiển cánh tay Robot học lệnh gắp sản phẩm trên băng chuyền.pdf
Điều khiển cánh tay Robot học lệnh gắp sản phẩm trên băng chuyền.pdfMan_Ebook
 
Thiết kế và chế tạo mô hình trang trại gà thông minh.pdf
Thiết kế và chế tạo mô hình trang trại gà thông minh.pdfThiết kế và chế tạo mô hình trang trại gà thông minh.pdf
Thiết kế và chế tạo mô hình trang trại gà thông minh.pdfMan_Ebook
 
Ứng dụng phần mềm etap cho bài toán tính toán ngắn mạch áp dụng cho hệ thống ...
Ứng dụng phần mềm etap cho bài toán tính toán ngắn mạch áp dụng cho hệ thống ...Ứng dụng phần mềm etap cho bài toán tính toán ngắn mạch áp dụng cho hệ thống ...
Ứng dụng phần mềm etap cho bài toán tính toán ngắn mạch áp dụng cho hệ thống ...Man_Ebook
 
Nghiên cứu, thiết kế và thi công hệ thống phân loại sản phẩm theo cân nặng, m...
Nghiên cứu, thiết kế và thi công hệ thống phân loại sản phẩm theo cân nặng, m...Nghiên cứu, thiết kế và thi công hệ thống phân loại sản phẩm theo cân nặng, m...
Nghiên cứu, thiết kế và thi công hệ thống phân loại sản phẩm theo cân nặng, m...anh hieu
 
ĐIều khiển công suất tác dụng và phản kháng của hệ thống điện năng lượng gió​
ĐIều khiển công suất tác dụng và phản kháng của hệ thống điện năng lượng gió​ĐIều khiển công suất tác dụng và phản kháng của hệ thống điện năng lượng gió​
ĐIều khiển công suất tác dụng và phản kháng của hệ thống điện năng lượng gió​Man_Ebook
 

What's hot (20)

Luận văn: Quá trình quá độ điện từ trong lưới điện trung áp, HAY
Luận văn: Quá trình quá độ điện từ trong lưới điện trung áp, HAYLuận văn: Quá trình quá độ điện từ trong lưới điện trung áp, HAY
Luận văn: Quá trình quá độ điện từ trong lưới điện trung áp, HAY
 
Đề tài: Hệ thống nối đất chống sét cho trạm biến áp 220/110kV
Đề tài: Hệ thống nối đất chống sét cho trạm biến áp 220/110kVĐề tài: Hệ thống nối đất chống sét cho trạm biến áp 220/110kV
Đề tài: Hệ thống nối đất chống sét cho trạm biến áp 220/110kV
 
Thiết kế và thi công thiết bị đo nhiệt độ, nhịp tim và nồng độ oxy trong máu.pdf
Thiết kế và thi công thiết bị đo nhiệt độ, nhịp tim và nồng độ oxy trong máu.pdfThiết kế và thi công thiết bị đo nhiệt độ, nhịp tim và nồng độ oxy trong máu.pdf
Thiết kế và thi công thiết bị đo nhiệt độ, nhịp tim và nồng độ oxy trong máu.pdf
 
Thiết kế và chế tạo cánh tay robot phân loại sản phẩm.pdf
Thiết kế và chế tạo cánh tay robot phân loại sản phẩm.pdfThiết kế và chế tạo cánh tay robot phân loại sản phẩm.pdf
Thiết kế và chế tạo cánh tay robot phân loại sản phẩm.pdf
 
Điều khiển cánh tay Robot học lệnh gắp sản phẩm trên băng chuyền.pdf
Điều khiển cánh tay Robot học lệnh gắp sản phẩm trên băng chuyền.pdfĐiều khiển cánh tay Robot học lệnh gắp sản phẩm trên băng chuyền.pdf
Điều khiển cánh tay Robot học lệnh gắp sản phẩm trên băng chuyền.pdf
 
Chế tạo bộ chỉnh lưu Thyristor điều khiển động cơ một chiều, HAY
Chế tạo bộ chỉnh lưu Thyristor điều khiển động cơ một chiều, HAYChế tạo bộ chỉnh lưu Thyristor điều khiển động cơ một chiều, HAY
Chế tạo bộ chỉnh lưu Thyristor điều khiển động cơ một chiều, HAY
 
Sóng hài
Sóng hàiSóng hài
Sóng hài
 
Thiết kế và chế tạo mô hình trang trại gà thông minh.pdf
Thiết kế và chế tạo mô hình trang trại gà thông minh.pdfThiết kế và chế tạo mô hình trang trại gà thông minh.pdf
Thiết kế và chế tạo mô hình trang trại gà thông minh.pdf
 
Luận văn: Ứng dụng lập trình điều khiển thiết bị qua wifi, HOT
Luận văn: Ứng dụng lập trình điều khiển thiết bị qua wifi, HOTLuận văn: Ứng dụng lập trình điều khiển thiết bị qua wifi, HOT
Luận văn: Ứng dụng lập trình điều khiển thiết bị qua wifi, HOT
 
Luận văn: Mô hình tính toán sóng hài trong hệ thống điện, 9đ
Luận văn: Mô hình tính toán sóng hài trong hệ thống điện, 9đLuận văn: Mô hình tính toán sóng hài trong hệ thống điện, 9đ
Luận văn: Mô hình tính toán sóng hài trong hệ thống điện, 9đ
 
Đề tài: Hệ thống bơm dầu tăng áp 2 cấp cho hệ phát điện dự phòng
Đề tài: Hệ thống bơm dầu tăng áp 2 cấp cho hệ phát điện dự phòngĐề tài: Hệ thống bơm dầu tăng áp 2 cấp cho hệ phát điện dự phòng
Đề tài: Hệ thống bơm dầu tăng áp 2 cấp cho hệ phát điện dự phòng
 
Đề tài: Thiết kế cung cấp điện cho phân xưởng sản xuất silicate
Đề tài: Thiết kế cung cấp điện cho phân xưởng sản xuất silicateĐề tài: Thiết kế cung cấp điện cho phân xưởng sản xuất silicate
Đề tài: Thiết kế cung cấp điện cho phân xưởng sản xuất silicate
 
Đề tài: Điều khiển giám sát hệ thống lạnh tại Nhà máy bia, 9đ
Đề tài: Điều khiển giám sát hệ thống lạnh tại Nhà máy bia, 9đĐề tài: Điều khiển giám sát hệ thống lạnh tại Nhà máy bia, 9đ
Đề tài: Điều khiển giám sát hệ thống lạnh tại Nhà máy bia, 9đ
 
Đề tài: Mô hình nhà nuôi chim yến điều khiển, giám sát từ xa
Đề tài: Mô hình nhà nuôi chim yến điều khiển, giám sát từ xaĐề tài: Mô hình nhà nuôi chim yến điều khiển, giám sát từ xa
Đề tài: Mô hình nhà nuôi chim yến điều khiển, giám sát từ xa
 
Đề tài: Mô phỏng hệ thống điều khiển máy phát điện đồng bộ
Đề tài: Mô phỏng hệ thống điều khiển máy phát điện đồng bộĐề tài: Mô phỏng hệ thống điều khiển máy phát điện đồng bộ
Đề tài: Mô phỏng hệ thống điều khiển máy phát điện đồng bộ
 
Đề tài: Hệ thống Iot phục vụ cho nông nghiệp ứng dụng Gateway
Đề tài: Hệ thống Iot phục vụ cho nông nghiệp ứng dụng GatewayĐề tài: Hệ thống Iot phục vụ cho nông nghiệp ứng dụng Gateway
Đề tài: Hệ thống Iot phục vụ cho nông nghiệp ứng dụng Gateway
 
Ứng dụng phần mềm etap cho bài toán tính toán ngắn mạch áp dụng cho hệ thống ...
Ứng dụng phần mềm etap cho bài toán tính toán ngắn mạch áp dụng cho hệ thống ...Ứng dụng phần mềm etap cho bài toán tính toán ngắn mạch áp dụng cho hệ thống ...
Ứng dụng phần mềm etap cho bài toán tính toán ngắn mạch áp dụng cho hệ thống ...
 
Nghiên cứu, thiết kế và thi công hệ thống phân loại sản phẩm theo cân nặng, m...
Nghiên cứu, thiết kế và thi công hệ thống phân loại sản phẩm theo cân nặng, m...Nghiên cứu, thiết kế và thi công hệ thống phân loại sản phẩm theo cân nặng, m...
Nghiên cứu, thiết kế và thi công hệ thống phân loại sản phẩm theo cân nặng, m...
 
ĐIều khiển công suất tác dụng và phản kháng của hệ thống điện năng lượng gió​
ĐIều khiển công suất tác dụng và phản kháng của hệ thống điện năng lượng gió​ĐIều khiển công suất tác dụng và phản kháng của hệ thống điện năng lượng gió​
ĐIều khiển công suất tác dụng và phản kháng của hệ thống điện năng lượng gió​
 
Luận văn: Bảo vệ chống sét cho trạm biến áp 220/110kV, HAY
Luận văn: Bảo vệ chống sét cho trạm biến áp 220/110kV, HAYLuận văn: Bảo vệ chống sét cho trạm biến áp 220/110kV, HAY
Luận văn: Bảo vệ chống sét cho trạm biến áp 220/110kV, HAY
 

Similar to Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf

He thong dieu khien va giam sat cac thiet bi trong nha
He thong dieu khien va giam sat cac thiet bi trong nhaHe thong dieu khien va giam sat cac thiet bi trong nha
He thong dieu khien va giam sat cac thiet bi trong nhaHuy Tuong
 
Luận văn: Quy hoạch mở rộng lưới truyền tải sử dụng thuật toán mặt cắt tối thiểu
Luận văn: Quy hoạch mở rộng lưới truyền tải sử dụng thuật toán mặt cắt tối thiểuLuận văn: Quy hoạch mở rộng lưới truyền tải sử dụng thuật toán mặt cắt tối thiểu
Luận văn: Quy hoạch mở rộng lưới truyền tải sử dụng thuật toán mặt cắt tối thiểuDịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐỘ TIN CẬY CUNG CẤP ĐIỆN CHO LƯỚI ĐIỆN ...
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐỘ TIN CẬY CUNG CẤP ĐIỆN CHO LƯỚI ĐIỆN ...NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐỘ TIN CẬY CUNG CẤP ĐIỆN CHO LƯỚI ĐIỆN ...
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐỘ TIN CẬY CUNG CẤP ĐIỆN CHO LƯỚI ĐIỆN ...nataliej4
 
Nghịch lưu ba pha ba bậc hình T chịu lõi
Nghịch lưu ba pha ba bậc hình T chịu lõiNghịch lưu ba pha ba bậc hình T chịu lõi
Nghịch lưu ba pha ba bậc hình T chịu lõiMan_Ebook
 
Thiết kế cung cấp điện cho trường Trung học phổ thông Phước Vinh
Thiết kế cung cấp điện cho trường Trung học phổ thông Phước VinhThiết kế cung cấp điện cho trường Trung học phổ thông Phước Vinh
Thiết kế cung cấp điện cho trường Trung học phổ thông Phước VinhDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật xây dựng.
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật xây dựng.Luận văn thạc sĩ kỹ thuật xây dựng.
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật xây dựng.ssuser499fca
 
Thiết kế hệ thống rửa xe tự động và chế tạo mô hình.pdf
Thiết kế hệ thống rửa xe tự động và chế tạo mô hình.pdfThiết kế hệ thống rửa xe tự động và chế tạo mô hình.pdf
Thiết kế hệ thống rửa xe tự động và chế tạo mô hình.pdfMan_Ebook
 

Similar to Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf (20)

Đề tài: Giám sát nhiệt độ, độ ẩm qua SMS dùng nguồn pin, HAY
Đề tài: Giám sát nhiệt độ, độ ẩm qua SMS dùng nguồn pin, HAYĐề tài: Giám sát nhiệt độ, độ ẩm qua SMS dùng nguồn pin, HAY
Đề tài: Giám sát nhiệt độ, độ ẩm qua SMS dùng nguồn pin, HAY
 
Đề tài: Hệ thống điều khiển và giám sát các thiết bị trong nhà, 9đ
Đề tài: Hệ thống điều khiển và giám sát các thiết bị trong nhà, 9đĐề tài: Hệ thống điều khiển và giám sát các thiết bị trong nhà, 9đ
Đề tài: Hệ thống điều khiển và giám sát các thiết bị trong nhà, 9đ
 
He thong dieu khien va giam sat cac thiet bi trong nha
He thong dieu khien va giam sat cac thiet bi trong nhaHe thong dieu khien va giam sat cac thiet bi trong nha
He thong dieu khien va giam sat cac thiet bi trong nha
 
Luận văn: Quy hoạch mở rộng lưới truyền tải sử dụng thuật toán mặt cắt tối thiểu
Luận văn: Quy hoạch mở rộng lưới truyền tải sử dụng thuật toán mặt cắt tối thiểuLuận văn: Quy hoạch mở rộng lưới truyền tải sử dụng thuật toán mặt cắt tối thiểu
Luận văn: Quy hoạch mở rộng lưới truyền tải sử dụng thuật toán mặt cắt tối thiểu
 
Đề tài: Mô hình giám sát và điều khiển mô hình trồng nấm rơm
Đề tài: Mô hình giám sát và điều khiển mô hình trồng nấm rơmĐề tài: Mô hình giám sát và điều khiển mô hình trồng nấm rơm
Đề tài: Mô hình giám sát và điều khiển mô hình trồng nấm rơm
 
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐỘ TIN CẬY CUNG CẤP ĐIỆN CHO LƯỚI ĐIỆN ...
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐỘ TIN CẬY CUNG CẤP ĐIỆN CHO LƯỚI ĐIỆN ...NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐỘ TIN CẬY CUNG CẤP ĐIỆN CHO LƯỚI ĐIỆN ...
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐỘ TIN CẬY CUNG CẤP ĐIỆN CHO LƯỚI ĐIỆN ...
 
Ứng dụng PLC điều khiển, giám sát mô hình máy phun sơn gỗ
Ứng dụng PLC điều khiển, giám sát mô hình máy phun sơn gỗỨng dụng PLC điều khiển, giám sát mô hình máy phun sơn gỗ
Ứng dụng PLC điều khiển, giám sát mô hình máy phun sơn gỗ
 
Đề tài: Thiết kế dây chuyền phân loại đai ốc ứng dụng xử lý ảnh
Đề tài: Thiết kế dây chuyền phân loại đai ốc ứng dụng xử lý ảnhĐề tài: Thiết kế dây chuyền phân loại đai ốc ứng dụng xử lý ảnh
Đề tài: Thiết kế dây chuyền phân loại đai ốc ứng dụng xử lý ảnh
 
Đề tài: Hệ thống cảnh báo, giám sát qua GMS và Internet, HAY
Đề tài: Hệ thống cảnh báo, giám sát qua GMS và Internet, HAYĐề tài: Hệ thống cảnh báo, giám sát qua GMS và Internet, HAY
Đề tài: Hệ thống cảnh báo, giám sát qua GMS và Internet, HAY
 
Nghịch lưu ba pha ba bậc hình T chịu lõi
Nghịch lưu ba pha ba bậc hình T chịu lõiNghịch lưu ba pha ba bậc hình T chịu lõi
Nghịch lưu ba pha ba bậc hình T chịu lõi
 
Đề tài: Thiết kế và thi công khung ảnh điện tử, HAY, 9đ
Đề tài: Thiết kế và thi công khung ảnh điện tử, HAY, 9đĐề tài: Thiết kế và thi công khung ảnh điện tử, HAY, 9đ
Đề tài: Thiết kế và thi công khung ảnh điện tử, HAY, 9đ
 
Hệ thống điều khiển thiết bị điện trong nhà và cảnh báo chống trộm
Hệ thống điều khiển thiết bị điện trong nhà và cảnh báo chống trộmHệ thống điều khiển thiết bị điện trong nhà và cảnh báo chống trộm
Hệ thống điều khiển thiết bị điện trong nhà và cảnh báo chống trộm
 
Hệ thống chăm sóc vườn lan sử dụng năng lượng mặt trời, HOT
Hệ thống chăm sóc vườn lan sử dụng năng lượng mặt trời, HOTHệ thống chăm sóc vườn lan sử dụng năng lượng mặt trời, HOT
Hệ thống chăm sóc vườn lan sử dụng năng lượng mặt trời, HOT
 
Đề tài: Nghịch lưu hòa lưới điện mặt trời công suất nhỏ hơn 500W
Đề tài: Nghịch lưu hòa lưới điện mặt trời công suất nhỏ hơn 500WĐề tài: Nghịch lưu hòa lưới điện mặt trời công suất nhỏ hơn 500W
Đề tài: Nghịch lưu hòa lưới điện mặt trời công suất nhỏ hơn 500W
 
Thiết kế cung cấp điện cho trường Trung học phổ thông Phước Vinh
Thiết kế cung cấp điện cho trường Trung học phổ thông Phước VinhThiết kế cung cấp điện cho trường Trung học phổ thông Phước Vinh
Thiết kế cung cấp điện cho trường Trung học phổ thông Phước Vinh
 
Đề tài: Hệ thống giám sát điện năng tiêu thụ trong hộ gia đình
Đề tài: Hệ thống giám sát điện năng tiêu thụ trong hộ gia đìnhĐề tài: Hệ thống giám sát điện năng tiêu thụ trong hộ gia đình
Đề tài: Hệ thống giám sát điện năng tiêu thụ trong hộ gia đình
 
Hệ thống giám sát chỉ số môi trường và hiển thị thông tin trên Web
Hệ thống giám sát chỉ số môi trường và hiển thị thông tin trên WebHệ thống giám sát chỉ số môi trường và hiển thị thông tin trên Web
Hệ thống giám sát chỉ số môi trường và hiển thị thông tin trên Web
 
Đề tài: Cảnh báo sinh viên thông qua hệ thống quét vân tay, 9đ
Đề tài: Cảnh báo sinh viên thông qua hệ thống quét vân tay, 9đĐề tài: Cảnh báo sinh viên thông qua hệ thống quét vân tay, 9đ
Đề tài: Cảnh báo sinh viên thông qua hệ thống quét vân tay, 9đ
 
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật xây dựng.
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật xây dựng.Luận văn thạc sĩ kỹ thuật xây dựng.
Luận văn thạc sĩ kỹ thuật xây dựng.
 
Thiết kế hệ thống rửa xe tự động và chế tạo mô hình.pdf
Thiết kế hệ thống rửa xe tự động và chế tạo mô hình.pdfThiết kế hệ thống rửa xe tự động và chế tạo mô hình.pdf
Thiết kế hệ thống rửa xe tự động và chế tạo mô hình.pdf
 

More from Man_Ebook

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfMan_Ebook
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docMan_Ebook
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 

More from Man_Ebook (20)

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 

Recently uploaded

GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 

Recently uploaded (20)

GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 

Nghiên cứu và đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam.pdf

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGÀNH: KỸ THUẬT ĐIỆN LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÊ QUANG TRUNG NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO VỆ CHỐNG SÉT CHO CÔNG TRÌNH ĐIỂN HÌNH Ở VIỆT NAM SKA 0 0 0 0 0 7 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 8/2019
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÊ QUANG TRUNG NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO VỆ CHỐNG SÉT CHO CÔNG TRÌNH ĐIỂN HÌNH Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: KỸ THUẬT ĐIỆN- 62520202 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 8/2019
  • 3. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÊ QUANG TRUNG NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO VỆ CHỐNG SÉT CHO CÔNG TRÌNH ĐIỂN HÌNH Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: KỸ THUẬT ĐIỆN - 62520202 Hướng dẫn khoa học: 1. PGS-TS. Quyền Huy Ánh 2. PGS-TS Vũ Phan Tú Phản biện 1. PGS-TS. Nguyễn Hữu Phúc 2. PGS-TS. Nguyễn Hùng 3. TS. Trần Thanh Vũ Tp. Hồ Chí Minh, tháng 8/2019
  • 4. NCS: Lê Quang Trung i
  • 5. NCS: Lê Quang Trung ii LÝ LỊCH CÁ NHÂN THÔNG TIN CÁ NHÂN Họ và tên: LÊ QUANG TRUNG Phái: Nam Ngày/tháng/năm sinh: 19/03/1976 Tại: Quảng Trị I. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO - Từ 1998 - 2001: Sinh viên ngành Điện khí hóa-cung cấp điện, Đại học sư phạm kỹ thuật TPHCM. - Từ 2008 - 2010: Học viên cao học ngành Thiết bị Mạng và Nhà máy điện, trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.Hồ Chí Minh. II. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC - Từ 2001 – 2004: Cán bộ kỹ thuật công ty LILAMA45-1 - Tp.HCM - Từ 2004 - Nay: Giảng viên trường Cao đẳng công nghệ quốc tế LILAMA2 Tp. HCM, ngày 10 tháng 8 năm 2019 Lê Quang Trung
  • 6. NCS: Lê Quang Trung iii CẢM TẠ Sau một thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận án, tôi vô cùng cảm ơn những đóng góp từ gia đình, thầy cô, đồng nghiệp và bạn bè đã giúp tôi hoàn thành tốt luận án của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn giảng viên hướng dẫn PGS-TS. Quyền Huy Ánh và PGS. TS. Vũ Phan Tú đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận án. Tôi chân thành cảm ơn vợ Nguyễn Thị Hồng Yến đã hỗ trợ tôi về tinh thần, lo toan công việc gia đình, động viên để tôi yên tâm tập trung vào công việc của cơ quan cũng như thực hiện nghiên cứu hoàn thành luận án. Tôi chân thành cảm ơn Thầy PGS-TS. Nguyễn Minh Tâm Trưởng khoa Điện điện tử, các thầy cô trong khoa đã tạo điều kiện tốt để tôi có thể học tốt và nghiên cứu tốt.
  • 7. NCS: Lê Quang Trung iv LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 8 năm 2019 Người cam đoan Lê Quang Trung
  • 8. NCS: Lê Quang Trung v TÓM TẮT Luận án đã tập trung nghiên cứu và giải quyết các nhiệm vụ cụ thể sau: - Đề xuất phương pháp cải tiến đánh giá rủi ro thiệt hại do sét gây ra trên cơ sở phương pháp tính toán đánh giá rủi ro thiệt hại do sét theo tiêu chuẩn IEC 62305-2 có mức độ chi tiết ở một số hệ số tính toán được tham chiếu từ các tiêu chuẩn AS/NZS 1768, IEEE 1410 và xây dựng công cụ tính toán đánh giá rủi ro thiệt hại do sét LIRISAS có giao diện thân thiện, tạo tiện ích cho người sử dụng. - Nghiên cứu và xây dựng mô hình máy phát xung sét với 4 dạng xung sét khác nhau trong môi trường Matlab có sai số nằm trong phạm vi cho phép quy định bởi các tiêu chuẩn liên quan về: Biên độ xung dòng sét, thời gian đầu sóng, thời gian đuôi sóng - Nghiên cứu và xây dựng mô hình thiết bị chống sét trên đường nguồn hạ áp có mức độ chi tiết hơn so với các nghiên cứu trước đây, có xét đầy đủ các thông số như: Điện áp làm việc cực đại, dòng xung cực đại, sai số điện áp ngưỡng, nhiệt độ môi trường, có sai số điện áp dư giữa mô hình và điện áp dư của thiết bị từ catalogue, điện áp dư giữa mô hình và điện áp dư của thiết bị được thử nghiệm tại phòng thí nghiệm C102 của Trường Đại học SPKT-Tp.HCM có giá trị sai số <10%, trong khi sai số cho phép của thiết bị từ catalogue của nhà sản xuất 10%. - Đề xuất giải pháp tổng thể bảo vệ chống sét lan truyền trên đường nguồn hạ áp cho công trình viễn thông mang tính minh họa theo các bước: Xác định rủi ro thiệt hại do sét bằng phương pháp giải tích và áp dụng phương pháp mô hình hóa mô phỏng để lựa chọn thông số và lựa chọn vị trí lắp đặt thiết bị bảo vệ chống sét lan truyền trên đường nguồn hạ áp đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật. Các bước thực hiện của giải pháp đề xuất được áp dụng cho trạm viễn thông tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Trên cơ sở đó các nội dung nghiên cứu của luận án được nêu trên, các cá nhân, các công ty tư vấn thiết kế, công ty xây lắp điện có thể nghiên cứu tham khảo khi tư vấn đề xuất phương án bảo vệ chống sét; tài liệu tham khảo cho các NCS, các học viên cao học Ngành Kỹ thuật điện khi giải các bài toán, và đề xuất các giải pháp bảo vệ chống sét cho một số công trình tại Việt Nam.
  • 9. NCS: Lê Quang Trung vi MỤC LỤC QUYẾT ĐỊNH ............................................................................................................ i LÝ LỊCH CÁ NHÂN................................................................................................. ii CẢM TẠ ................................................................................................................... iii LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... iv TÓM TẮT ...................................................................................................................v DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT...................................................................... xi DANH MỤC KÝ HIỆU........................................................................................... xii DANH SÁCH CÁC HÌNH ..................................................................................... xxi DANH SÁCH CÁC BẢNG.................................................................................. xxiii Chương 1 MỞ ĐẦU....................................................................................................1 1.1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................1 1.2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................3 1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................................................3 1.4 Phạm vi và giới hạn nghiên cứu .......................................................................3 1.5 Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................4 1.6. Điểm mới của luận án......................................................................................4 1.7 Ý nghĩa khoa học .............................................................................................4 1.8 Giá trị thực tiễn.................................................................................................5 1.9 Bố cục luận án...................................................................................................5 Chương 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..................................................6 2.1. Đánh giá rủi ro thiệt hại do sét.........................................................................6 2.1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài về đánh giá rủi ro thiệt hại do sét gây ra đối với công trình xây dựng.............................................................6 2.1.1.1. Các tiêu chuẩn đánh giá rủi ro do sét cho công trình xây dựng ...6 2.1.1.2. Các công trình nghiên cứu áp dụng đánh giá rủi ro để bảo vệ chống sét ....................................................................................................9 2.1.2. Các công trình nghiên cứu nước ngoài về đánh giá rủi ro thiệt hại do sét gây ra đối với công trình trạm viễn thông ................................................12 2.1.2.1. Các tiêu chuẩn đánh giá rủi ro do sét cho công trình viễn thông12
  • 10. NCS: Lê Quang Trung vii 2.1.2.2. Các nghiên cứu đánh giá rủi ro do sét cho công trình viễn thông .................................................................................................................12 2.1.3. Các công trình nghiên cứu trong nước về đánh giá rủi ro thiệt hại do sét gây ra đối với công trình xây dựng và trạm viễn thông............................13 2.1.4. Kết luận ................................................................................................15 2.2. Mô hình hóa và mô phỏng để đánh giá hiệu quả bảo vệ của thiết bị chống sét trên đường nguồn hạ áp ........................................................................................16 2.2.1. Mô hình máy phát xung sét tiêu chuẩn ................................................16 2.2.1.1. Các xung sét tiêu chuẩn..............................................................16 2.2.1.2. Các công trình nghiên cứu mô hình máy phát xung sét .............18 2.2.1.3. Kết luận.......................................................................................20 2.2.2. Mô hình thiết bị chống quá áp do sét và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả bảo vệ chống sét ......................................................................................20 2.2.2.1. Mô hình thiết bị chống quá áp do sét..........................................20 2.2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả bảo vệ chống sét................23 2.2.2.3. Kết luận.......................................................................................25 2.3. Các nghiên cứu về giải pháp chống sét tại Việt Nam....................................25 2.3.1. Bảo vệ chống sét đánh trực tiếp ...........................................................25 2.3.2. Bảo vệ chống sét lan truyền trên đường nguồn....................................26 2.4. Kết luận..........................................................................................................27 Chương 3 PHƯƠNG PHÁP CẢI TIẾN ĐÁNH GIÁ RỦI RO THIỆT HẠI DO SÉT ...................................................................................................................................29 3.1. Tổng quan các phương pháp đánh giá rủi ro thiệt hại do sét.........................29 3.1.1. Đánh giá rủi ro thiệt hại do sét theo tiêu chuẩn IEC 62305-2/BS EN 62305-2...........................................................................................................29 3.1.1.1. Phạm vi áp dụng .........................................................................29 3.1.1.2. Những thiệt hại, tổn thất do sét...................................................29 3.1.1.3. Rủi ro và những thành phần rủi ro..............................................30 3.1.1.4. Tổng hợp những thành phần rủi ro.............................................31 3.1.1.5. Đánh giá rủi ro............................................................................32 3.1.1.6. Xác định những thành phần rủi ro:.............................................33 3.1.1.7. Xác định hệ số tổn thất LX ..........................................................38
  • 11. NCS: Lê Quang Trung viii 3.1.2. Đánh giá rủi ro thiệt hại do sét theo tiêu chuẩn AS/NZS 1768............41 3.1.2.1. Phạm vi .......................................................................................41 3.1.2.2. Các dạng rủi ro do sét.................................................................42 3.1.2.3. Giá trị rủi ro chấp nhận được......................................................42 3.1.2.4. Thiệt hại do sét............................................................................42 3.1.2.5. Rủi ro do sét................................................................................43 3.1.2.6. Phương phánh đánh giá, quản lí rủi ro .......................................54 3.1.3. Hệ số che chắn và số lần sét đánh vào đường dây trên không theo tiêu chuẩn IEEE 1410............................................................................................57 3.2. Phương pháp cải tiến đánh giá rủi ro thiệt hại do sét ....................................58 3.2.1. Đặt vấn đề cải tiến................................................................................58 3.2.2 Xác định giá trị các hệ số có mức độ tính toán chi tiết được tham chiếu và đề xuất từ tiêu chuẩn AS/NZS 1768 và IEEE 1410. .................................59 3.2.2.1. Hệ số xác suất gây phóng điện nguy hiểm phụ thuộc dạng vật liệu xây dựng khi tính xác suất PA cho thành phần rủi ro RA ..................59 3.2.2.2. Hệ số che chắn khi tính số lần sét đánh trực tiếp và gián tiếp vào đường dây dịch vụ kết nối đến công trình ...............................................60 3.2.2.3. Số lượng đường dây dịch vụ khi tính những hệ số xác suất liên quan đến sét đánh trực tiếp và gián tiếp vào đường dây dịch vụ kết nối đến công trình ..........................................................................................61 3.2.2.4. Bảng liệt kê các hệ số cải tiến.....................................................64 3.2.3. Lưu đồ đánh giá rủi ro..........................................................................65 3.2.4. Tính toán rủi ro thiệt hại do sét cho công trình minh họa....................65 3.2.4.1. Thông số, đặc điểm của công trình và môi trường xung quanh .66 3.2.4.2. Thông số, đặc điểm của đường dây điện cấp nguồn ..................67 3.2.4.3. Thông số, đặc điểm đường dây viễn thông.................................67 3.2.4.4. Kết quả tính toán đánh giá rủi ro ................................................68 3.2.5. Phần mềm đánh giá rủi ro thiệt hại do sét............................................68 3.3. Kết luận..........................................................................................................69 Chương 4 MÔ HÌNH CẢI TIẾN MÁY PHÁT XUNG SÉT VÀ THIẾT BỊ CHỐNG SÉT LAN TRUYỀN TRÊN ĐƯỜNG NGUỒN HẠ ÁP..........................................71 4.1. Mô hình máy phát xung sét............................................................................71
  • 12. NCS: Lê Quang Trung ix 4.1.1. Đặt vấn đề cải tiến................................................................................71 4.1.2. Mô hình toán ........................................................................................71 4.1.2.1. Mô hình hàm toán của Heidler ...................................................71 4.1.2.2. Xác định thông số cho phương trình Heidler .............................72 4.1.3. Máy phát xung sét cải tiến trong môi trường Matlab...........................76 4.1.4. Đánh giá mô hình mô phỏng các dạng xung dòng...............................78 4.2. Mô hình thiết bị chống sét hạ áp....................................................................81 4.2.1. Đặt vấn đề cải tiến................................................................................81 4.2.2. Xây dựng mô hình thiết bị chống sét hạ áp cải tiến trên Matlab .........81 4.2.2.1. Mô hình điện trở phi tuyến trên Matlab......................................81 4.2.2.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên đặc tuyến V-I.................................84 4.2.2.3. Mô hình thiết bị chống sét MOV hạ áp cải tiến trên Matlab......84 4.2.2.4. Đánh giá mô hình thiết bị chống sét với xung dòng 8/20 µs......86 4.2.2.5. Kiểm tra điện áp dư của thiết bị chống sét MFV 20D511K được thử nghiệm so với mô hình......................................................................87 4.3. Kết luận..................................................................................................94 Chương 5 GIẢI PHÁP LỰA CHỌN THIẾT BỊ BẢO VỆ CHỐNG SÉT LAN TRUYỀN TRÊN ĐƯỜNG NGUỒN CHO CÔNG TRÌNH MINH HỌA ...............95 5.1. Tổng quan ......................................................................................................95 5.2. Quy trình tính toán và lựa chọn thiết bị bảo vệ chống sét lan truyền trên đường nguồn hạ áp...........................................................................................................95 5.2.1. Quy trình đánh giá rủi ro cho công minh họa ......................................95 5.2.2. Quy trình lựa chọn và kiểm tra khả năng bảo vệ của thiết bị bảo vệ chống sét lan truyền trên đường nguồn hạ áp ................................................97 5.3. Tính toán cho công trình minh họa..............................................................100 5.3.1. Đặc điểm công trình...........................................................................100 5.3.2. Đánh giá rủi ro thiệt hại do sét cho trạm viễn thông..........................100 5.3.3. Phương án bảo vệ chống sét lan truyền trên đường nguồn hạ áp ......105 5.4. Kết luận........................................................................................................111 Chương 6 KẾT LUẬN............................................................................................113 6.1 Kết quả nghiên cứu.......................................................................................113 6.2 Hướng phát triển của đề tài...........................................................................114
  • 13. NCS: Lê Quang Trung x TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................115 CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ .....................................................................121 Phụ lục 1: Các hệ số tính toán đánh giá rủi ro thiệt hại do sét theo tiêu chuẩn IEC- 62305...................................................................................................................123 Phụ lục 2: Các hệ số tính toán đánh giá rủi ro thiệt hại do sét theo tiêu chuẩn AS/NZS 1768......................................................................................................132 Phụ lục 3: Các bước tính toán rủi ro thiệt hai do sét cho cấu trúc theo tiêu chuẩn IEC-62305 và theo phương pháp cải tiến ...........................................................134 Phụ lục 4: Chương trình tính toán các dạng xung dòng dùng phương trình Heidler dưới dạng file.m..................................................................................................139 Phụ lục 5: Chương trình tính toán các dạng xung dòng dùng phương trình Heidler sau khi hiệu chỉnh dưới dạng file.m....................................................................141 Phụ lục 6: Chương trình con Matlab tính sai số cho các dạng xung dòng dùng phương trình Heidler dưới dạng file.m...............................................................144 Phụ lục 7: Chương trình truy xuất dữ liệu của mô hình máy phát xung dòng điện sét........................................................................................................................146 Phụ lục 8: Chương trình truy xuất dữ liệu trong mô hình thiết bị chống sét hạ áp .............................................................................................................................152 Phụ lục 9: Thông số, đặc điểm của công trình và môi trường xung quanh........158 Phụ lục 10: Các bước tính toán rủi ro thiệt hai do sét cho trạm viễn thông khi chưa lắp đặt SPD trên đường dây cấp nguồn ..............................................................161 Phụ lục 11: Các bước tính toán rủi ro thiệt hai do sét cho trạm viễn thông khi có lắp đặt SPD trên đường dây cấp nguồn ..............................................................164 Phụ lục 12: Sơ đồ cấp điện chính cho trạm viễn thông ......................................167 Phụ lục 13: Bảng tổng hợp thiết bị có trong nhà trạm .............................................................................................................................168 Phụ lục 14: Sơ đồ bảo vệ sét lan truyền cấp I, cấp II..........................................169
  • 14. NCS: Lê Quang Trung xi DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT IOT Internet of thing/ Internet kết nối vạn vật AC Alternating Current/Dòng điện xoay chiều DC Direct Current/Dòng điện một chiều PVPGS Photovoltaic Power Generating System/Hệ thống điện năng lượng mặt trời SPD Surge Protective Device/Thiết bị bảo vệ xung sét IEC International Electrotechnical Commission/Ủy ban kỹ thuật điện quốc tế ITU International Telecommunication Union/Hiệp hội viễn thông quốc tế TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam QCVN Quy chuẩn Việt Nam GSM-R Global System for Mobile Communications – Railway/Hệ thống truyền thông di động đường sắt toàn cầu BTTTT Bộ Thông Tin và Truyền Thông MOV Metal Oxide Varistor/Thiết bị chống sét lan truyền hạ áp MLV Multilayer Varistor/Thiết bị chống sét lan truyền hạ áp đa lớp SAD Silicon Avalanche Diode/thiết bị bảo vệ chống quá độ quá điện áp IEEE Institute of Electrical and Electronics Engineers/Hội các kỹ sư điện điện tử Hoa Kỳ AS/NZS Australian/Newn Zealand Standard/Tiêu chuẩn Úc và New Zealand NFPA National Fire Protection Association/Hiệp hội phòng cháy, chữa cháy quốc gia của Mỹ LPS Lightning Protection System/Hệ thống bảo vệ chống sét SPM Surge Protection Measures/Bảo vệ chống sét lan truyền
  • 15. NCS: Lê Quang Trung xii DANH MỤC KÝ HIỆU R Giá trị rủi ro tổng được tính toán cụ thể cho công trình. R1 Giá trị rủi ro thiệt hại về sự sống con người. R2 Rủi ro thiệt hại về dịch vụ công cộng. R3 Rủi ro thiệt hại về giá trị di sản văn hóa. R4 Rủi ro thiệt hại về giá trị kinh tế. Rd Thành phần rủi ro do sét đánh trực tiếp vào công trình và những đường dây dịch vụ kết nối đến công trình. Ri Thành phần rủi ro do sét đánh gần công trình và gần những đường dây dịch vụ kết nối đến công trình. RT Giá Trị rủi ro cho phép theo tiêu chuẩn. T1 Thời gian đầu sóng. T2 Thời gian đuôi sóng O1 Điểm gốc giả định. D1 Thiệt hại liên quan đến tổn thương về con người hay động vật do điện giật. D2 Thiệt hại về vật chất. D3 Thiệt hại hay sự cố những hệ thống điện, điện tử bên trong công trình. L1 Tổn thất về cuộc sống con người. L2 Tổn thất những dịch vụ công cộng. L3 Tổn thất về di sản văn hóa. L4 Tổn thất về giá trị kinh tế. S1 Nguồn thiệt hại do sét đánh trực tiếp vào công trình. S2 Nguồn thiệt hại do sét đánh gần công trình. S3 Nguồn thiệt hại do sét đánh trực tiếp vào những đường dây dịch vụ kết nối đến công trình. S4 Nguồn thiệt hại do sét đánh gần những đường dây dịch vụ kết nối đến công trình. RA Thành phần rủi ro do sét đánh trực tiếp vào công trình, gây tổn thương đến sự sống do điện giật.
  • 16. NCS: Lê Quang Trung xiii RB Thành phần rủi ro do sét đánh trực tiếp vào công trình, gây ra cháy nổ gây thiệt hại về vật chất và có thể gây nguy hiểm cho môi trường xung quanh. RC Thành phần rủi ro do sét đánh trực tiếp vào công trình, trường điện từ gây sự cố cho hệ thống điện, điện tử. RM Thành phần rủi ro do sét đánh gần công trình, trường điện từ gây sự cố cho hệ thống bên trong công trình. RU Thành phần rủi ro do sét sét đánh trực tiếp vào những đường dây dịch vụ kết nối đến công trình, điện áp tiếp xúc và điện áp bước bên trong công trình gây tổn thương về sự sống do điện giật. RV Thành rủi ro do sét đánh trực tiếp vào những đường dây dịch vụ kết nối đến công trình, gây thiệt hại về vật chất. RW Thành phần rủi ro do sét đánh trực tiếp vào những đường dây dịch vụ kết nối đến công trình, gây sự cố những hệ thống bên trong công trình. RZ Thành phần rủi ro do sét đánh gần những đường dây dịch vụ kết nối với công trình, gây sự cố những hệ thống bên trong công trình. ND Số lần sét đánh trực tiếp gây ra những sự cố nguy hiểm cho công trình. NG Mật độ sét (lần/km2 /năm). AD Vùng tập trung tương đương của công trình. CD Hệ số vị trí của công trình. L Chiều dài cấu trúc cần đánh giá rủi ro do sét. W Chiều rộng cấu trúc cần đánh giá rủi ro do sét. H Chiều cao cấu trúc cần đánh giá rủi ro do sét. PTA Hệ số xác suất phụ thuộc vào biện pháp bảo vệ bổ sung chống điện áp tiếp xúc và điện áp bước. pB Hệ số xác suất phụ thuộc mức độ của hệ thống bảo vệ chống sét LPL. PC Hệ số xác suất do sét đánh vào công trình sẽ gây ra sự cố cho những hệ thống bên trong. PSPD Phụ thuộc vào sự phối hợp các thiết bị bảo vệ sung và mức độ của hệ thống bảo vệ chống sét LPL.
  • 17. NCS: Lê Quang Trung xiv CLD Hệ số phụ thuộc vào biện pháp bảo vệ, nối đất và điều kiện cách ly của đường dây kết nối đến hệ thống bên trong cấu trúc. AM Vùng tập trung tương đương sét đánh gần công trình. PM Hệ số xác suất do sự cố những hệ thống bên trong. PMS Hệ số suy giảm cho xác suất PM phụ thuộc vào che chắn, cách đi dây, và khả năng chịu sung của thiết bị. KS1 Hệ số xét đến hiệu quả che chắn cho công trình của hệ thống bảo vệ chống sét hoặc các biện pháp bảo vệ tại biên của vùng bảo vệ chống sét. KS2 Hệ số xét đến hiệu quả che chắn cho công trình của hệ thống bảo vệ chống sét hoặc các biện pháp bảo vệ tại biên của vùng bảo vệ chống sét. KS3 Hệ số xét đến đặc tính quyết định bởi cách đi dây bên trong; KS4 xét đến điện. áp chịu sung của thiết bị bảo vệ. NL Số lần sét đánh trực tiếp vào đường dây dịch vụ. AL Vùng tập trung tương đương do sét đánh trực tiếp vào đường dây. Cl Hệ số lắp đặt đường dây. CT Hệ số về loại đường dây. CE Hệ số môi trường xung quanh. LL Chiều dài của đường dây tính từ nút sau cùng. PU Giá trị xác suất phụ thuộc vào đặt điểm hay những biện pháp bảo vệ của đường dây, giá trị điện áp chịu xung của thiết bị bên trong mà đường dây kết nối vào. PTU Giá trị xác suất phụ thuộc vào những biện pháp bảo vệ chống lại điện áp tiếp xúc như những thiết bị bảo vệ hay những cảnh báo nguy hiểm. PEB Giá trị xác suất phụ thuộc vào những liên kết đẳng thế và cấp độ bảo vệ chống sét cùng với những SPD được thiết kế. PLD Giá trị xác suất xảy ra sự cố hệ thống bên trong do sét đánh vào đường dây và phụ thuộc vào đặc điểm đường dây. CLD Hệ số phụ thuộc vào biện pháp bảo vệ đường dây, nối đất và điều kiện cách ly của đường dây.
  • 18. NCS: Lê Quang Trung xv PV Giá trị xác suất do sét đánh vào đường dây dịch vụ đi vào công trình gây thiệt hại vật chất. PW Giá trị xác suất do sét đánh vào đường dây dịch vụ đi vào công trình gây ra sự cố cho những hệ thống bên trong. Nl Số lần sét đánh gián tiếp vào đường dây dịch vụ. Al Vùng tập trung tương đương cho đường dây khi sét đánh xuống đất gần đường dây. PZ Xác suất do sét đánh gần những đường dây dịch vụ đi vào công trình gây ra sự cố cho những hệ thống bên trong. PLI Giá trị xác suất do sét đánh gần những đường dây dịch vụ đi vào công trình gây ra những sự cố bên trong. LT Giá trị trung bình tiêu biểu liên quan đến số lượng nạn nhân bị điện giật (D1) do một sự kiện nguy hiểm gây ra. LF Giá trị trung bình tiêu biểu liên quan đến số lượng nạn nhân gây ra bởi thiệt hại vật chất (D2) do một sự kiện nguy hiểm gây ra. LO Giá trị trung bình tiêu biểu liên quan đến số lượng nạn nhân gây ra bởi sự cố hệ thống bên trong (D3) do một sự kiện nguy hiểm gây ra. rf Hệ số suy giảm tổn thất về con người phụ thuộc vào loại đất hay vật liệu sàn của công trình. rp Hệ số suy giảm tổn thất do thiệt hại về vật chất phụ thuộc vào những biện pháp được trang bị để làm giảm hậu quả thiệt hại do cháy. hz Hệ số gia tăng tổn thất do thiệt hại vật chất khi có sự hiện diện của những mối nguy hiểm đặc biệt. nz Số lượng người có mặt trong vùng trong công trình đang được xem xét nt Tổng số người có mặt trong công trình. tz Thời gian tính bằng giờ trên năm cho những người có mặt trong vùng đang được xem xét. LFE Tổn thất do thiệt hại vật chất bên ngoài công trình; te là thời gian có mặt của con người trong vùng bị nguy hiểm bên ngoài công trình. Ra Giá trị rủi ro cho phép theo tiêu chuẩn AS/NZS 1768.
  • 19. NCS: Lê Quang Trung xvi Rh Thành phần rủi ro do điện áp tiếp xúc và điện áp bước bên ngoài công trình, gây ra điện giật ảnh hưởng đến sự sống (D1). Rs Thành phần rủi ro do những ảnh hưởng cơ học hay nhiệt do dòng sét tạo ra hay những nguy hiểm bởi sự phóng điện sét gây ra cháy, nổ hay những ảnh hưởng cơ, hóa xảy ra bên trong công trình (D2). Rw Thành phần rủi ro do quá áp cho các thiết bị lắp đặt bên trong hay những đường dây dịch vụ kết nối công trình gây ra lỗi trong các hệ thống điện, điện tử (D3). Rm Thành phần rủi ro do quá áp của các hệ thống bên trong và các thiết bị (cảm ứng do trường điện từ kết hợp với dòng sét) gây ra những sự cố trong hệ thống điện, điện tử (D3). Rg Thành phần rủi ro Rg do điện áp tiếp xúc truyền qua các đường dây dịch vụ gây ra điện giật ảnh hưởng đến sự sống con người bên trong công trình (D1). Rc Thành phần rủi ro Rc do ảnh hưởng cơ học hay nhiệt bao gồm những nguy hiểm do phóng điện giữa các thiết bị hay các bộ phận lắp đặt bên trong công trình và những thành phần bằng kim loại (tạo ra ở những điểm ngõ vào của những đường dây đi vào công trình) gây ra cháy, nổ, những ảnh hưởng cơ, hóa bên trong công trình (D2). Re Thành phần rủi ro do quá áp truyền qua đường dây dịch vụ đi vào công trình, gây ra lỗi cho hệ thống điện, điện tử bên trong (D3). E Là hệ số hiệu quả của hệ thống bảo vệ chống sét trong công trình. Ph Là hệ số xác suất sét gây ra điện áp tiếp xúc hay điện áp bước nguy hiểm bên ngoài công trình. ps Là hệ số xác suất gây ra phóng điện nguy hiểm phụ thuộc dạng công trình. Nd Là số lần trung bình sét đánh trực tiếp gây ra những sự cố nguy hiểm cho công trình. δf Hệ số thiệt hại do cháy. kh Hệ số gia tăng thiệt hại áp dụng do cháy nổ và quá áp. kf Hệ số suy giảm cho biện pháp bảo vệ phòng cháy chữa cháy. ps Xác suất gây ra phóng điện nguy hiểm phụ thuộc dạng công trình.
  • 20. NCS: Lê Quang Trung xvii pf Xác suất sét gây ra phóng điện nguy hiểm dẫn đến cháy nổ. k5 Hệ số suy giảm cho thiết bị bảo vệ xung ở đầu vào những đường dây dịch vụ. Pe0 Xác suất gây ra phóng điện nguy hiểm phụ thuộc biện pháp bảo vệ bên ngoài đường dây cấp nguồn. Pe1 Xác suất gây ra phóng điện nguy hiểm phụ thuộc biện pháp bảo vệ bên ngoài đường dây trên không kết nối công trình. Pe2 Xác suất gây ra phóng điện nguy hiểm phụ thuộc biện pháp bảo vệ bên ngoài đường dây ngầm kết nối công trình. pi Xác suất phóng điện nguy hiểm phụ thuộc dạng bảo vệ đường dây bên trong. k2 Hệ số suy giảm phụ thuộc biện pháp cách ly các thiết bị bên trong. k3 Hệ số suy giảm khi có lắp đặt các thiết bị bảo vệ xung ở ngõ vào các thiết bị được cho trong. k4 Hệ số suy giảm cho sự cách ly thiết bị ở đầu vào những đường dây dịch vụ. k5 Hệ số suy giảm cho thiết bị bảo vệ xung ở đầu vào những đường dây dịch vụ. kw Hệ số hiệu chỉnh liên quan đến điện áp chịu xung của thiết bị. δo Hệ số thiệt hại do quá áp; kh là hệ số gia tăng thiệt hại do cháy nổ và quá áp. Ct0 Hệ số hiệu chỉnh khi có sử dụng máy biến áp đối với cáp nguồn. Ct1 Hệ số hiệu chỉnh khi có sử dụng máy biến áp đối với những đường dây trên không khác. Cs Hệ số mật độ dây dẫn; Lc1 là chiều dài đường dây dịch vụ trên không. Lc2 Chiều dài đường dây dịch vụ đi ngầm. 2  Điện trở suất đất khu vực. Hc1 Độ cao đường dây dịch vụ trên không. nugp Số lượng đường dây điện đi ngầm kết nối đến công trình. noh Số lượng đường dây trên không khác kết nối đến công trình. Pe0 Xác suất gây ra phóng điện nguy hiểm phụ thuộc biện pháp bảo vệ bên ngoài đường dây cấp nguồn ngầm. Pe1 Xác suất gây ra phóng điện nguy hiểm phụ thuộc biện pháp bảo vệ bên ngoài những đường dây trên không.
  • 21. NCS: Lê Quang Trung xviii Pe2 Xác suất gây ra phóng điện nguy hiểm phụ thuộc biện pháp bảo vệ bên ngoài những đường dây dịch vụ đi ngầm. Pg Xác suất sét gây ra điện áp tiếp xúc hay điện áp bước nguy hiểm bên trong công trình. δg Hệ số thiệt hại do điện áp tiếp xúc và điện áp bước bên trong công trình. kf hệ số suy giảm cho biện pháp bảo vệ phòng cháy chữa cháy. pf Xác suất sét gây ra phóng điện nguy hiểm dẫn đến cháy nổ. Nc1p Số lần trung bình sét đánh trực tiếp vào đường dây điện trên không. Nc2p Số lần trung bình sét đánh trực tiếp vào đường dây điện đi ngầm. Nc1 Số lần trung bình sét đánh trực tiếp vào đường dây dịch vụ trên không. Nc2 Số lần trung bình sét đánh trực tiếp vào những đường dây dịch vụ đi ngầm khác. Pc1p Là xác suất sét đánh trực tiếp vào đường dây điện trên không gây ra thiệt hại do quá áp tới hệ thống bên trong. Pc1 Xác suất sét đánh trực tiếp vào đường dây dịch vụ trên không gây ra thiệt hại do quá áp tới hệ thống bên trong. Pc2p Xác suất sét đánh trực tiếp vào đường dây điện đi ngầm gây ra thiệt hại do quá áp tới hệ thống bên trong. Pc2 Chiều dài đường dây dịch vụ đi ngầm. xác suất sét đánh trực tiếp vào đường dây dịch vụ đi ngầm gây ra thiệt hại do quá áp tới hệ thống bên trong. δo Hệ số thiệt hại do quá áp. kh Hệ số thiệt hại gia tăng do cháy nổ và quá áp. Ae Vùng tập trung tương đương của công trình. C1 Hệ số môi trường được xác định. Nc Tần số sét đánh chấp nhận được. C2 Hệ số liên quan đến vật liệu xây dựng công trình. C3 Hệ số liên quan đến giá trị công trình và mức độ xảy ra cháy nổ. C4 Hệ số liên quan đến số người bên trong công trình. C5 Hệ số liên quan đến hậu quả thiệt hại do sét gây ra.
  • 22. NCS: Lê Quang Trung xix Nd So sánh tần số sét đánh dự kiến. Aa Diện tích rủi ro hình thành do sét đánh trực tiếp vào cột anten, là diện tích hình tròn có bán kính 3hanten. hanten Chiều cao tháp anten As Diện tích rủi ro sét lan truyền trên đường dây cáp nguồn và cáp thông tin tới thiết bị. L Chiều dài đường dây dịch vụ. d1 khoảng cách từ đường dây mà sét đánh xuống đất có thể gây ra sét lan truyền trên đường dây. F Tần suất thiệt hại do sét gây ra. Fd Tần suất thiệt hại do sét đánh trực tiếp vào nhà trạm. Fa Tần suất thiệt hại do sét đánh trực tiếp vào cột anten. Fn Tần suất thiệt hại do sét đánh xuống đất khu vực xung quanh nhà trạm. Fs Tần suất thiệt hại do sét đánh xuống đất gần những đường dây dịch vụ gây ra sét Lan truyền trên đường dây. Fdirect Tần suất thiệt hại do sét đánh trực tiếp. Findirect Tần suất thiệt hại do sét đánh gián tiếp. δ Trọng số tổn thất. δinjury Trọng số tổn thất rủi ro tổn thương về con người. δloss Trọng số tổn thất tổn thất dịch vụ. Rinjury Rủi ro tổn thất dịch vụ viễn thông. Rloss Chiều dài đường dây dịch vụ đi ngầm. Rdamage Rủi ro thiệt hại vật chất. N Là số lần sét đánh vào đường dây trên không. h Chiều cao của dây dẫn trên đỉnh cột. b b rộng của hai pha ngoài cùng. Sf Hệ số che chắn. NS Số lần sét đánh vào đường dây phân phối trên không. Cf Hệ số suy giảm số lần sét đánh do có vật thể che chắn gần đường dây. Im Giá trị dòng điện đỉnh.
  • 23. NCS: Lê Quang Trung xx τ1 Hằng số thời gian tăng của dòng điện và điện áp. τ2 Hằng số thời gian suy giảm của dòng điện và điện áp. η Hệ số hiệu chỉnh giá trị đỉnh của dòng điện và điện áp. tds Thời gian tăng của dạng sóng dòng điện và điện áp sét được quy định theo tiêu chuẩn. ts Thời gian suy giảm của dạng sóng dòng điện và điện áp sét được quy định theo tiêu chuẩn. UP Điện áp bảo vệ. Un Điện áp định mức.
  • 24. NCS: Lê Quang Trung xxi DANH SÁCH CÁC HÌNH Hình 2.1: Các dạng xung chuẩn 18 Hình 3.1: Những tổn thất, thiệt hại và những thành phần rủi ro 56 Hình 3.2: Hệ số che chắn bởi những đối tượng gần đường dây trên không 57 Hình 3.3: Lưu đồ đánh giá rủi ro 65 Hình 3.4: Công trình cần đánh giá rủi ro thiệt hại do sét 65 Hình 3.5: Giao diện chương trình tính toán đánh giá rủi ro thiệt hại do sét LIRISAS 69 Hình 4.1: Dạng sóng dòng điện sét 72 Hình 4.2: Lưu đồ hiệu chỉnh sai số 75 Hình 4.3: Sơ đồ khối mô hình máy phát xung cải tiến 77 Hình 4.4: Khai báo thông số trong thanh Parameters và chương trình truy xuất các thông số trong mục Initialization 77 Hình 4.5: Hộp thoại thông số đầu vào của mô hình máy phát xung sét 78 Hình 4.6: Mô hình máy phát xung dòng điện sét và mạch mô phỏng đánh giá mô hình máy phát xung dòng điện sét 78 Hình 4.7: Các dạng xung dòng điện sét mô phỏng 80 Hình 4.8: Đặc tuyến V-I của MOV 82 Hình 4.9: Sơ đồ mô hình điện trở phi tuyến của V = f(I) của MOV 83 Hình 4.10: Mô hình cải tiến MOV hạ áp 84 Hình 4.11: Biểu tượng thiết bị chống sét MOV hạ áp 84 Hình 4.12: Hộp thoại khai báo biến và hộp thoại Initialization của mô hình MOV hạ áp 85 Hình 4.13: Hộp thông số đầu vào của mô hình thiết bị chống sét MOV hạ áp 86 Hình 4.14: Sơ đồ mô phỏng của thiết bị chống sét hạ áp 86 Hình 4.15: Thiết bị chống sét hạ áp MFV 20D511K 87 Hình 4.16: Điện áp dư của thiết bị chống sét hạ áp MFV 20D511K khi mô phỏng ở 280 C và 1000 C 88 Hình 4.17: Thử nghiệm thiết bị chống sét hạ áp MFV 20D511K 88
  • 25. NCS: Lê Quang Trung xxii Hình 4.18: Điện áp dư thử nghiệm qua thiết bị chống sét hạ áp MFV 20D511K ở 28o C 89 Hình 4.19: Thiết bị chống sét hạ áp MFV 20D511K 89 Hình 4.20: Điện áp dư qua mô hình thiết bị chống sét hạ áp S14K320 với xung 8/20µs – 3kA ở 280 C và 1000C 91 Hình 4.21: Điện áp dư qua mô hình thiết bị chống sét hạ áp S20K320 với xung 8/20µs – 3kA ở 28o C và 1000C 91 Hình 4.22: Điện áp dư qua mô hình thiết bị chống sét hạ áp B32K320 với xung 5kA 8/20µs ở 28o C và 1000C 93 Hình 4.23: Điện áp dư qua mô hình thiết bị chống sét hạ áp B60K320 với xung 8/20µs-5kA ở 28o C và 1000C 93 Hình 5.1: Quy trình đánh giá rủi ro cho trạm viễn thông 96 Hình 5.2: Quy trình lựa chọn và kiểm tra khả năng bảo vệ của thiết bị bảo vệ chống sét lan truyền trên đường nguồn 98 Hình 5.3: Các dạng xung sét tiêu chuẩn 99 Hình 5.4: Giá trị quá áp chịu đựng của các thiết bị điện tử 100 Hình 5.5: Sơ đồ mô phỏng mạng phân phối điện trên phần mềm Matlab 106 Hình 5.6: Dạng sóng điện áp dư qua tải AC khi chưa lắp đặt SPD 107 Hình 5.7: Dạng sóng điện áp dư tại tải AC khi xung sét 8/20µs 40kA lan truyền trên đường nguồn sau máy biến đi vào tủ phân phối chính, có lắp đặt SPD 275V-100kA tại tủ phân phối chính và SPD 275V-70kA tại tủ phân phối phụ 109 Hình 5.8: Dạng sóng điện áp dư tại tải DC khi xung sét 8/20µs 40kA lan truyền trên đường nguồn sau máy biến áp đi vào tủ phân phối chính, có lắp đặt SPD 275V-100kA tại tủ phân phối chính 110
  • 26. NCS: Lê Quang Trung xxiii DANH SÁCH CÁC BẢNG Bảng 3.1: Liệt kê các hệ số cải tiến 64 Bảng 3.2: Thông số, đặc điểm của công trình và môi trường xung quanh 66 Bảng 3.3: Thông số, đặc điểm của đường dây điện cấp nguồn 67 Bảng 3.4: Thông số, đặc điểm các đường dây viễn thông 67 Bảng 3.5: Tổng hợp các kết quả đánh giá rủi ro 68 Bảng 4.1: Các giá trị thông số tính toán với các xung dòng điện sét chuẩn 74 Bảng 4.2: Kết quả sai số sau khi hiệu chỉnh 76 Bảng 4.3: Kết quả thông số các dạng xung dòng điện sét mô phỏng 81 Bảng 4.4: Thông số kỹ thuật của thiết bị chống sét lan truyền trên đường nguồn hạ áp MFV 20D511K 87 Bảng 4.5: So sánh điện áp dư giữa thử nghiệm thực tế và mô hình 90 Bảng 4.6: Thông số kỹ thuật thiết bị chống sét hạ áp của hãng SIEMENS 90 Bảng 4.7: Kết quả so sánh khi mô phỏng thử nghiệm thiết bị chống sét hạ áp của hãng SIEMENS ở 28o C và 1000 C 92 Bảng 4.8: Thông số kỹ thuật thiết bị chống sét hạ áp của SIEMENS 92 Bảng 4.9: Kết quả so sánh khi mô phỏng thiết bị chống sét hạ áp SIEMENS ở 280 C và 1000 C 94 Bảng 5.1: Những giá trị rủi ro thành phần cho rủi ro R1 101 Bảng 5.2: Những giá trị rủi ro thành phần cho rủi ro R2 102 Bảng 5.3: So sánh giá trị tính toán với các giá trị rủi ro cho phép 103 Bảng 5.4: Những giá trị rủi ro thành phần cho rủi ro R1 103 Bảng 5.5: Những giá trị rủi ro thành phần cho rủi ro R2 104 Bảng 5.6: So sánh giá trị rủi ro của các thành phần khi được lắp đặt SPD với giá trị rủi ro theo tiêu chuẩn 105 Bảng 5.7: Giá trị mô phỏng điện áp dư qua tải AC khi lắp SPD tại tủ phân phối chính và tủ phân phối phụ 109
  • 27. NCS: Lê Quang Trung xxiv Bảng 5.8: Giá trị điện áp dư qua tải DC khi lắp SPD tại tủ phân phối chính 110
  • 28. NCS: Lê Quang Trung 1 Chương 1 MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Việt Nam là một nước nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm có gió mùa, mật độ sét cao. Vì vậy, thiệt hại do sét gây ra hàng năm là rất lớn về con người, dịch vụ và kinh tế. Đặc biệt, ngày nay khoa học công nghệ ngày càng phát triển, IOT (Internet Of Thing – Vạn vật kết nối Internet) được chú trọng ứng dụng trong nhiều lĩnh vực; thiết bị sử dụng trong lĩnh vực điện, điện tử và đặc biệt trong lĩnh vực viễn thông, mạng máy tính,… có độ nhạy với quá điện áp cao nên dễ bị hư hỏng khi có sự thay đổi đột ngột của dòng điện và điện áp do sét. Các thiệt hại do sét gây ra cho các trang thiết bị điện, điện tử thường xẩy ra ở hai trường hợp sau: - Thiệt hại do sét đánh trực tiếp: Sét đánh vào các kết cấu của công trình có thể gây hư hại tài sản, hệ thống điện điện tử bên trong công trình và đặc biệt trong đó còn có con người. - Thiệt hại do sét lan truyền trên đường nguồn: Khi sét đánh gần công trình hay khi sét đánh trực tiếp hoặc gần các đường dây cấp nguồn hay các đường dây dịch vụ (các hệ thống dây dẫn điện chính, các đường dây thông tin liên lạc,…) kết nối đến công trình thì các thiết bị bên trong công trình có thể hư hỏng do quá áp sét gây ra. Thiệt hại do sét trong trường hợp này không chỉ là việc phải thay thế thiết bị mà thiệt hại nghiêm trọng hơn là ngừng dịch vụ hay mất dữ liệu. Từ năm 1998 đến nay, cùng với việc nghiên cứu công nghệ chống sét và đề ra các giải pháp chống sét đã được nhiều tổ chức, cơ quan quan tâm, cũng như sự ra đời của các công ty trong lãnh vực chống sét đã tạo điều kiện để chúng ta tiếp cận các công nghệ và thiết bị chống sét hiện đại, nhưng hầu hết các giải pháp chống sét ở Việt Nam đưa ra chưa mang tính tổng thể bao gồm từ việc đánh giá rủi ro thiệt hại do sét gây ra để tính toán xác định mức bảo vệ chống sét cần thiết, trên cơ sở đó đề xuất phương án bảo vệ (hay mức bảo vệ) chống sét thích hợp.
  • 29. NCS: Lê Quang Trung 2 Hiện nay, trên thế giới có nhiều công trình nghiên cứu [7÷16, 18÷20] và các tiêu chuẩn IEC 62305-2, AS/NZS 1768, IEEE 1410... đã quan tâm đến vấn đề này. Tuy nhiên, phương pháp xác định rủi ro thiệt hại do sét theo các công trình nghiên cứu nêu trên chưa xem xét mức độ tính toán chi tiết của một số hệ số và thường truy xuất giá trị của một số hệ số từ bảng tra. Điều này dẫn đến phương pháp tính toán rủ ro thiệt hại do sét chưa sát với điều kiện thực tế khi giá trị các hệ số này biến động trong phạm vi tương đối rộng, đặc biệt trong tính toán xác định rủi ro khi xét đến loại vật liệu xây dựng công trình, ảnh hưởng của cách lắp đặt đường dây cấp nguồn và các vật thể che chắn xung quanh đường cấp nguồn cho công trình. Ngoài ra, việc sử dụng công thức để xác định giá trị các hệ số này sẽ tạo thuận lợi cho việc tính toán và cho việc lập trình tính toán rủi ro thiệt hại do sét gây ra. Vì vậy, mục tiêu nghiên cứu đầu tiên của luận án là nghiên cứu, đề xuất phương pháp tính toán rủi ro thiệt hại do sét và xây dựng công cụ tính toán rủi ro thiệt hại do sét nhằm khắc phục được các hạn chế nêu trên. Sét là hiện tượng tự nhiên nhưng mang tính đột biến và bất thường, việc đánh giá hiệu quả giải pháp bảo vệ chống sét lan truyền trên đường nguồn gặp rất nhiều khó khăn. Hiện nay, việc đánh giá khả năng bảo vệ của thiết bị chống sét chủ yếu dựa vào giá trị điện áp ngang qua tải và giá trị điện áp này phải thấp hơn giá trị cho phép. Ở Việt Nam, thực hiện việc kiểm tra hiệu quả bảo vệ của một giải pháp chống sét lan truyền trên đường nguồn theo phương pháp đo kiểm thực tế gặp nhiều khó khăn do hạn chế về trang thiết bị chuyên dùng. Vì vậy, việc nghiên cứu và xây dựng mô hình máy phát xung sét tiêu chuẩn và mô hình thiết bị bảo vệ chống sét lan truyền trên đường nguồn có mức độ tương đồng so với nguyên mẫu để kiểm tra khả năng bảo vệ của thiết bị đối với phương án chống sét lan truyền trên đường nguồn hạ áp là cần thiết. Đây cũng là mục tiêu nghiên cứu thứ 2 của luận án. Hiện nay, trong nước việc đề xuất giải pháp lắp đặt thiết bị chống sét lan truyền trên đường nguồn chủ yếu dưa vào kinh nghiệm, tính toán sơ bộ và chưa xét đầy đủ các yếu tố ảnh hưởng (Mật độ sét khu vực, vị trí lắp đặt, dạng xung dòng xung sét, biên độ xung dòng, nhiệt độ môi trường, sơ đồ hệ thống phân phối điện, đặc tính tải,....). Điều này dẫn đến phương án chống sét lan truyền trên đường nguồn đề xuất
  • 30. NCS: Lê Quang Trung 3 chưa phù hợp với điều kiện thực tế trong một số trường hợp. Vì vậy, cần thiết đề xuất phương án lựa chọn lắp đặt thiết bị chống sét lan truyền trên đường nguồn có xem xét đầy đủ các yếu tố ảnh hưởng nêu trên. Đây chính là mục tiêu nghiên cứu thứ 3 của luận án. Với các lý do như trên, luận án “Nghiên cứu đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho công trình điển hình ở Việt Nam“ là cần thiết. 1.2. Mục đích nghiên cứu - Đề xuất phương pháp cải tiến đánh giá rủi ro thiệt hại do sét gây ra trên cơ sở áp dụng phương pháp tính toán đánh giá rủi ro thiệt hại do sét theo tiêu chuẩn IEC 62305- 2 với tính toán giá trị một số hệ số có mức độ chi tiết hơn được tham chiếu đề xuất của các tiêu chuẩn khác; - Xây dựng mô hình máy phát xung tiêu chuẩn cho các dạng xung dòng khác nhau và mô hình thiết bị bảo vệ chống sét trên đường nguồn hạ áp phục vụ việc đánh giá hiệu quả bảo vệ của phương án chống sét lan truyền trên đường nguồn hạ áp; - Đề xuất phương án bảo vệ chống sét lan truyền trên đường nguồn hợp lý cho công trình điển hình mang tính minh họa. 1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu các tiêu chuẩn, tài liệu và các bài báo trong và ngoài nước liên quan đến luận án; - Nghiên cứu mô hình máy phát xung sét tiêu chuẩn, mô hình thiết bị bảo vệ chống sét lan truyền trên đường nguồn hạ áp; - Nghiên cứu và đề xuất phương pháp đánh giá rủi ro thiệt hại do sét có mức độ chi tiết hơn ở một số hệ số so với tiêu chuẩn IEC 62305-2, trên cơ sở tham chiếu từ tiêu chuẩn AS/NZS 1768, IEEE 1410. - Nghiên cứu giải pháp chống sét lan truyền trên đường nguồn hạ áp cho công trình minh họa. 1.4 Phạm vi và giới hạn nghiên cứu - Luận án chỉ tập trung nghiên cứu và đề xuất phương pháp cải tiến đánh giá rủi ro thiệt hại do sét và phương án chống sét lan truyền trên đường nguồn cho công trình. - Khi đề xuất phương án bảo vệ chống sét cho công trình minh họa, giả thiết:
  • 31. NCS: Lê Quang Trung 4 + Công trình đã được trang bị hệ thống chống sét trực tiếp theo công nghệ phóng tia tiên đạo sớm; + Sử dụng cáp thoát sét chống nhiễu, hạn chế hiện tượng cảm ứng điện từ do sét gây ra trong khu vực công trình; + Công trình đã được trang bị hệ thống nối đất đạt chuẩn; + Các đường truyền tín hiệu đã được trang bị hệ thống bảo vệ chống sét theo tiêu chuẩn. 1.5 Phương pháp nghiên cứu - Thu thập và nghiên cứu các tài liệu trong nước và nước ngoài. - Phương pháp mô hình hóa mô phỏng máy phát xung sét, thiết bị chống sét hạ áp trong môi trường Matlab. - Phương pháp phân tích và tổng hợp. 1.6. Điểm mới của luận án - Đề xuất phương pháp cải tiến đánh giá rủi ro thiệt hại do sét gây ra có mức độ tính toán chi tiết ở một số hệ số so với phương pháp đánh giá rủi ro đề xuất bởi tiêu chuẩn IEC 62305-2. - Đề xuất mô hình cải tiến máy phát xung sét với nhiều dạng xung dòng khác nhau, mô hình thiết bị chống sét lan truyền trên đường nguồn hạ áp có mức độ tương đồng cao so với nguyên mẫu nhằm phục vụ mô phỏng để lựa chọn phương án và thiết bị bảo chống sét lan truyền trên đường nguồn hợp lý. - Đề xuất quy trình đánh giá hiệu quả bảo vệ thiết bị chống sét lan truyền trên đường nguồn hạ áp cho công trình minh họa từ bước xác định rủi ro thiệt hại do sét bằng phương pháp giải tích đến bước áp dụng phương pháp mô hình hóa mô phỏng để lựa chọn thông số và vị trí lắp đặt thiết bị bảo vệ chống sét lan truyền trên đường nguồn đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật. 1.7 Ý nghĩa khoa học - Kết quả đánh giá rủi ro thiệt hại do sét cho công trình minh họa theo phương pháp cải tiến và phương pháp đề xuất theo tiêu chuẩn IEC 62305-2 có sự chênh lệch đáng kể về giá trị rủi ro thiệt hại cho con người (13%), và giá trị rủi ro thiệt hại về kinh tế
  • 32. NCS: Lê Quang Trung 5 (11%) cho thấy sự cần thiết của việc xem xét mức độ tính toán chi tiết ở một số hệ số và trong đó có hệ số che chắn do các vật thể lân cận công trình. - Đánh giá hiệu quả bảo vệ của phương án chống sét lan truyền trên đường nguồn hạ áp bằng phương pháp mô hình hóa mô phỏng, trong điều kiện không thể đo kiểm quá điện áp do sét trong thực tế. 1.8 Giá trị thực tiễn - Kết quả nghiên cứu có thể làm tài liệu tham khảo về phương pháp đánh giá rủi ro thiệt hại do sét với mức độ tính toán chi tiết hơn ở một số hệ số so với tiêu chuẩn IEC 62305-2, và giải pháp bảo vệ chống sét lan truyền trên đường nguồn hạ áp cho các cơ quan, đơn vị, công ty tư vấn thiết kế chống sét, các nghiên cứu sinh, học viên cao học trong ngành kỹ thuật điện khi nghiên cứu về bài toán bảo vệ quá áp do sét trên đường nguồn hạ áp. 1.9 Bố cục luận án Luận án gồm 5 chương: - Chương 1: Mở đầu. - Chương 2: Tổng quan nghiên cứu. - Chương 3: Giải pháp cải tiến đánh giá rủi ro thiệt hại do sét. - Chương 4: Mô hình cải tiến máy phát xung sét và thiết bị chống sét trên đường nguồn hạ áp. - Chương 5: Giải pháp lựa chọn thiết bị bảo vệ chống sét lan truyền trên đường nguồn hạ áp cho công trình minh họa.
  • 33. NCS: Lê Quang Trung 6 Chương 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Việt Nam là một nước nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm có gió mùa, mật độ sét cao, thiệt hại do sét gây ra rất lớn về con người cũng như về kinh tế. Ngày nay, có nhiều công nghệ và giải pháp chống sét đã được áp dụng để bảo vệ cho các công trình nhưng chưa đáp ứng yêu cầu kỹ thuật thực tế, thiệt hại do sét gây ra ngày càng cao. Hiện nay cũng đã có nhiều tiêu chuẩn quốc tế và trong nước, một số công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế đã đưa ra nhiều giải pháp liên quan đến bảo vệ chống sét. 2.1. Đánh giá rủi ro thiệt hại do sét Trên thế giới cũng như trong nước, đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về đánh giá rủi ro thiệt hại do sét gây ra cho các công trình xây dựng, sân bay, trạm viễn thông, hệ thống điện,… và các tiêu chuẩn về đánh giá rủi ro thiệt hại do sét đã được công bố cụ thể như sau: 2.1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài về đánh giá rủi ro thiệt hại do sét gây ra đối với công trình xây dựng 2.1.1.1. Các tiêu chuẩn đánh giá rủi ro do sét cho công trình xây dựng Tiêu chuẩn IEC 62305-2 [1] đánh giá rủi ro thiệt hại do sét gây ra cho công trình xây dựng và các dịch vụ liên quan. Nội dung tiêu chuẩn đã cung cấp quy trình đánh giá rủi ro thiệt hại do sét gây ra. Trong quá trình tính toán đánh giá rủi ro, nếu giá trị tổng rủi ro tính toán cao hơn giá trị rủi ro cho phép thì cần phải đề xuất giải pháp và lựa chọn thiết bị bảo vệ chống sét thích hợp để làm giảm rủi ro đến mức bằng hoặc thấp hơn so với giá trị rủi ro cho phép (giá trị rủi ro theo tiêu chuẩn). Trong đó, đánh giá rủi ro thiệt hại do sét có xét đến các thành phần rủi ro do sét đánh trực tiếp và gián tiếp vào công trình, sét đánh trực tiếp và gián tiếp vào những đường dây dịch vụ kết nối đến công trình và từ đó xác định giá trị rủi ro tổng. Tính toán đánh giá rủi ro thiệt hại do sét đã xét đến các yếu tố: Đặc điểm của công trình (kích thước, công trình vật liệu, vị trí công trình…); đặc điểm những đường dây dịch vụ kết nối đến công trình (biện pháp lắp đặt và bảo vệ của đường dây); mật độ sét khu vực; những biện pháp bảo vệ hiện có cho công trình và những đường dây dịch vụ; mức độ thiệt
  • 34. NCS: Lê Quang Trung 7 hại và tổn thất do sét; nguồn gây ra thiệt hại (trực tiếp, gián tiếp,…); dạng thiệt hại (liên quan đến vật sống, thiệt hại vật chất, hư hỏng các thiết bị điện điện tử,…); dạng tổn thất (con người, kinh tế, dịch vụ công cộng, di sản văn hóa). Tuy nhiên, trong quá trình tính toán đánh giá rủi ro thiệt hại do sét, tiêu chuẩn chưa xét đến các yếu tố như: Xác suất phóng điện nguy hiểm phụ thuộc vật liệu xây dựng công trình; số lượng những đường dây dịch vụ kết nối đến công trình; xác suất dây dẫn bên ngoài mang xung sét vào công trình; những yếu tố che chắn xung quanh những đường dây dịch vụ kết nối đến công trình. Tiêu chuẩn NFC 17-102 [2], đưa những quy định và yêu cầu bảo vệ chống sét cho các công trình công trình (tòa nhà) hay những khu vực mở (kho bãi, sân thể thao,…) bằng hệ thống phát xạ sớm. Quy trình đánh giá rủi ro dựa trên so sánh giá trị rủi ro được tính toán và giá trị rủi ro chấp nhận được để đề xuất giải pháp và lựa chọn thiết bị bảo vệ thích hợp. Quá trình tính toán đánh giá rủi ro cũng xét đến các yếu tố: Đặc điểm của công trình; đặc điểm những đường dây dịch vụ kết nối đến công trình; mật độ sét khu vực; những biện pháp bảo vệ hiện có cho công trình và những đường dây dịch vụ; mức độ thiệt hại và tổn thất do sét; nguồn gây ra thiệt hại; dạng thiệt hại; dạng tổn thất. Việc đánh giá rủi ro chưa phân tích và xem xét đến các yếu tố: Xác suất phóng điện nguy hiểm phụ thuộc vật liệu xây dựng công trình; số lượng những đường dây dịch vụ kết nối đến công trình; xác suất dây dẫn bên ngoài mang xung sét vào công trình và những yếu tố che chắn xung quanh những đường dây dịch vụ kết nối đến công trình. Tiêu chuẩn AS/NZS 1768 [3], tính toán đánh giá rủi ro thiệt hại do sét gây ra cho công trình, con người, các thiết bị bên trong hay những dịch vụ kết nối đến công trình, những công trình chứa các vật liệu dễ cháy, những nhà kho, những công trình với những thiết bị điện tử nhạy cảm (máy tính, máy fax, modem, ...). Quy trình tính toán đánh giá rủi ro được xây dựng dựa trên các nguyên tắc về quản lý rủi ro trong IEC 62305-2 nhưng đã được đơn giản hóa bằng cách giảm số lượng các tham số được lựa chọn liên quan đến: Cấp độ SPD được thiết kế lắp đặt, thông̣ số xác suất phụ thuộc dạng che chắn đường dây, cách lắp đặt đường dây, điện áp chịu xung của thiết bị; thông̣ số xác suất phụ thuộc biện pháp bảo vệ chống điện áp tiếp xúc và điện áp
  • 35. NCS: Lê Quang Trung 8 bước và các thành phần thiệt hại ở mức tối thiểu gồm có: Thiệt hại về sự sống, thiệt hại vật chất, thiệt hại do sự cố từ các hệ thống điện-điện tử. So sánh giá trị rủi ro thiệt hại tính toán với với giá trị rủi ro chấp nhận được (giá trị rủi ro theo tiêu chuẩn), từ đó cho phép lựa chọn đề xuất biện pháp bảo vệ để giảm thiểu rủi ro đến một giới hạn chấp nhận được. Đánh giá rủi ro do sét theo tiêu chuẩn [3] ngoài những yếu tố được đề cập trong tiêu chuẩn [1] còn xét đến các yếu tố như: Xác suất phóng điện nguy hiểm phụ thuộc vật liệu xây dựng công trình; số lượng những đường dây dịch vụ; xác suất dây dẫn bên ngoài mang xung sét vào công trình. Tuy nhiên, trong quá trình tính toán rủi ro thiệt hại do sét chưa xét đến yếu tố che chắn xung quanh những đường dây dịch vụ kết nối đến công trình. Tiêu chuẩn BS EN 62305-2 [4], cung cấp quy trình đánh giá rủi ro thiệt hại do sét gây ra cho các dạng công trình và các dịch vụ liên quan. Quy trình đánh giá rủi ro dựa trên so sánh giá trị rủi ro được tính toán và giá trị rủi ro chấp nhận được để đề xuất giải pháp và lựa chọn thiết bị bảo vệ thích hợp. Tiêu chuẩn [4] được xây dựng dựa theo tiêu chuẩn [1]. Do đó, trong quá trình tính toán đánh giá rủi ro cũng xét đến các yếu tố: Đặc điểm của công trình; đặc điểm những đường dây dịch vụ kết nối đến công trình; mật độ sét khu vực; những biện pháp bảo vệ hiện có cho công trình và những đường dây dịch vụ; mức độ thiệt hại và tổn thất do sét; nguồn gây ra thiệt hại; dạng thiệt hại; dạng tổn thất. Tuy nhiên, tiêu chuẩn chưa phân tích và xem xét đến các yếu tố: Xác suất phóng điện nguy hiểm phụ thuộc vật liệu xây dựng công trình; số lượng những đường dây dịch vụ kết nối đến công trình; xác suất dây dẫn bên ngoài mang xung sét vào công trình; những yếu tố che chắn xung quanh những đường dây dịch vụ kết nối đến công trình. Tiêu chuẩn NFPA 780 [5], đưa ra những yêu cầu cho việc thiết kế, lắp đặt hệ thống bảo vệ chống sét cho những dạng công trình như: Những công trình thông thường; những công trình công nghiệp; tàu thuyền; những công trình chứa hơi dễ cháy. Quy trình tính toán đánh giá rủi ro của tiêu chuẩn tương đối đơn giản, đánh giá rủi ro chỉ dựa trên cơ sở bảo vệ chống sét đánh trực tiếp cho công trình, chưa xét đến những yếu tố liên quan đến sét đánh gián tiếp và sét lan truyền trên những đường dây dịch vụ đi vào công trình. Các tham số đầu vào để đánh giá rủi ro chủ yếu xét đến các
  • 36. NCS: Lê Quang Trung 9 yếu tố: Kích thước và vị trí công trình; loại vật liệu xây dựng; con người hay các đối tượng khác bên trong công trình. Tiêu chuẩn IEEE 1410 [6] phân tích các yếu tố ảnh hưởng gây ra các sự cố quá áp do sét lan truyền trên đường dây phân phối trên không hạ áp như: Khoảng cách giữa các dây pha, độ cao của cột, góc bảo vệ của dây bảo vệ chống sét và yếu tố che chắn dọc đường dây phân phối trên không. Từ đó, đưa ra những hướng dẫn cho việc thiết kế, lắp đặt đường dây đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, hạn chế thiệt hại do sét gây ra. 2.1.1.2. Các công trình nghiên cứu áp dụng đánh giá rủi ro để bảo vệ chống sét Công trình nghiên cứu đánh giá rủi ro do sét gây ra cho công trình tòa nhà giảng dạy [7], dựa trên tiêu chuẩn IEC 62305 về đánh giá rủi ro do sét để phân tích đánh giá rủi ro do sét gây ra cho công trình tòa nhà giảng dạy. Nghiên cứu thu thập dữ liệu và phân vùng tòa nhà, trên cơ sở các biện pháp bảo vệ chống sét hiện có và đặc điểm cấu trúc về kích thước, vị trí, mật độ sét khu vực của tòa nhà để tính toán và xác định các giá trị rủi ro tương ứng. Từ đó, so sánh giá trị rủi ro được tính toán với giá trị rủi ro cho phép của tiêu chuẩn để đề xuất giải pháp bảo vệ chống sét cho tòa nhà giảng dạy và các thiết bị điện tử bên trong tòa nhà. Công trình nghiên cứu đánh giá rủi ro do sét gây ra cho hệ thống điện [8], dựa trên tiêu chuẩn IEC 62305, đã phân tích những rủi ro do sét gây ra đối với các thành phần khác nhau của một hệ thống điện dựa trên số lượng thiệt hại xảy ra hàng năm, tổn thất do những thiệt hại gây ra và thông̣ số suy giảm rủi ro. Từ đó, xác định cấp độ bảo vệ chống sét hợp lý cho hệ thống điện. Mô hình hóa mô phỏng MATLAB/SIMULINK và KADFEKO được sử dụng để tạo ra các mô hình các thành phần khác nhau trong hệ thống điện để đánh giá rủi ro và đề xuất biện pháp bảo vệ chống sét hợp lý, bao gồm: Trạm biến áp, đường dây truyền tải, và các hệ thống tua bin gió. Công trình nghiên cứu đánh giá rủi ro thiệt hại do sét gây ra cho lưới điện phân phối [9], nghiên cứu đánh giá rủi ro thiệt hại do sét cho lưới điện liên quan đến: Tính toán tỷ lệ mất điện do sét, bản đồ mức độ nguy hiểm do sét gây ra cho lưới phân phối theo khu vực và công nghệ đánh giá rủi ro do sét lan truyền trên đường dây truyền tải
  • 37. NCS: Lê Quang Trung 10 bao gồm sự khác nhau về tác động của sét, công trình đường dây truyền tải, đặc tính địa lý, tính toán bảo vệ chống sét để xác định tỷ lệ mất điện do sét gây ra cho mỗi phân đoạn đường dây phân phối. Từ đó, thiết lập hệ thống đánh giá rủi ro thiệt hại do sét cho lưới điện. Công trình nghiên cứu phần mềm đánh giá rủi ro thiệt hại do sét gây ra [10], nghiên cứu quy trình đánh giá rủi ro do sét và phát triển phần mềm EVAL I để đánh giá rủi ro thiệt hại do sét trong hệ thống điện hạ áp. Phần mềm dựa trên các thông số đầu vào: Kích thước công trình, chủng loại vật liệu xây dựng, số người thường xuyên có mặt bên trong công trình, các biện pháp bảo vệ chống sét hiện có của công trình, chiều dài đường dây dịch vụ kết nối đến công trình, phương pháp lắp đặt đường dây, các biện pháp bảo vệ chống sét hiện có cho đường dây, mật độ sét và điện trở suất đất khu vực. Phần mềm tính toán xác định được mức độ thiệt hại do sét gây ra cho hệ thống điện; đánh giá hiệu quả bảo vệ của hệ thống chống sét hiện có, các mối nguy hiểm có thể xảy ra cho con người trong công trình. Trên cơ sở đó, cần phải xác định lại các thông số thiết kế và cấp độ bảo vệ thích hợp cho hệ thống chống sét cho công trình. Công trình nghiên cứu đánh giá rủi ro thiệt hại do sét và bảo vệ chống sét cho hệ thống điện mặt trời [11] đã phân tích những ảnh hưởng nguy hiểm do sét đánh trực tiếp và gián tiếp vào nhà máy pin năng lượng mặt trời và các hệ thống thiết bị được lắp đặt bên trong và bên ngoài. Có xét đến cường độ dòng điện sét, quá áp cảm ứng do sét gây ra để xác định cấp độ bảo vệ cần thiết của hệ thống chống sét trên cơ sở phân tích rủi ro và chi phí bảo vệ theo tiêu chuẩn IEC 62305-2. Công trình nghiên cứu đánh giá rủi ro cho hệ thống quang điện do sét gây ra [12] áp dụng tiêu chuẩn IEC 62305-2 để đánh giá những rủi ro thiệt hại về con người và giá trị kinh tế do sét đánh trực tiếp và gián tiếp vào nhà máy pin quang điện (PVPGS). Trên cơ sở đó, đã áp dụng đánh giá rủi ro cho trường hợp cụ thể là PVPGS có công suất trung bình 250kW dựa trên: Kích thước công trình, vị trí công trình, các biện pháp bảo vệ hiện có của công trình, đặc điểm hệ thống điện AC và DC bên trong công trình, đặc điểm của đường dây kết nối đến công trình bao gồm: Điện áp chịu xung các thiết bị phía AC và DC, che chắn đường dây, chiều dài, các yếu tố môi
  • 38. NCS: Lê Quang Trung 11 trường xung quanh đường dây, phối hợp SPD. Kết quả đánh giá rủi ro đã được so sánh với kết quả trong tiêu chuẩn IEC 62305-2 có mức độ rủi ro thiệt hại về con người R1 thấp hơn từ 56÷59% và rủi ro thiệt hại về kinh tế R4 từ 92÷98%. Công trình nghiên cứu về phương pháp tiếp cận đánh giá rủi ro thiệt hại do sét cho nhà máy điện hạt nhân [13], áp dụng tiêu chuẩn IEC 62305-2 đánh giá rủi ro thiệt hại do sét để phân tích đánh giá những rủi ro do sét gây ra đối với một nhà máy điện hạt nhân dựa trên đánh giá số sự kiện nguy hiểm do sét gây ra, xác suất thiệt hại và số lượng mất mát từ hậu quả thiệt hại, sự phân bố dòng sét đối với từng vị trí của nhà máy điện hạt nhân, dữ liệu chi tiết kết cấu của nhà máy điện hạt nhân. Từ đó, đưa ra những phân tích cho việc lựa chọn các biện pháp bảo vệ chống sét thích hợp. Công trình nghiên cứu đánh giá rủi ro để bảo vệ chống sét cho sân bay [14] đã phân tích áp dụng đánh giá rủi ro do sét gây ra cho sân bay dựa trên tiêu chuẩn IEC 62305-2. Đánh giá rủi ro dựa trên độ tin cậy về lý thuyết xác suất và thống kê toán học, số lượng các sự kiện nguy hiểm do sét gây ra, xác suất thiệt hại, số tiền bị mất mát từ hậu quả thiệt hại, đặc điểm của dòng sét đối với vị trí của sân bay, các dữ liệu kết cấu chi tiết của sân bay. Từ đó, cho phép lựa chọn biện pháp bảo vệ chống sét thích hợp cho sân bay. Công trình nghiên cứu công cụ đánh giá rủi ro thiệt hại do sét gây ra [15] theo tiêu chuẩn IEC 62305-2 đã xây dựng công cụ đánh giá rủi ro do sét dựa trên các thông số đầu vào như: Đặc điểm kích thước của công trình, cấp độ bảo vệ chống sét hiện có, mật độ sét khu vực, đặc điểm những đường dây dịch vụ kết nối đến công trình (chiều dài đường dây, phương pháp lắp đặt đường dây, đường dây trên không hay đi ngầm), cấp độ bảo vệ của SPD, biện pháp che chắn và cách ly, môi trường xung quanh đường dây. Từ đó, cung cấp kết quả tính toán đánh giá rủi ro thiệt hại do sét gây ra cho công trình nhanh chóng chính xác, giúp xác định sự cần thiết của biện pháp bảo vệ chống sét mới và đánh giá khả năng bảo vệ của hiện có trong công trình. Công trình nghiên cứu phân tích và đánh giá rủi ro thiệt hại do sét gây ra theo tiêu chuẩn IEC 62305-2 cho công trình với rủi ro cháy nổ [16] dựa trên: Đặc điểm kích thước của công trình, cấp độ bảo vệ chống sét hiện có, mật độ sét khu vực, đặc điểm những đường dây dịch vụ kết nối đến công trình (chiều dài đường dây, phương
  • 39. NCS: Lê Quang Trung 12 pháp lắp đặt đường dây, đường dây trên không hay đi ngầm) và thời gian tồn tại môi trường khí dễ cháy nổ trong công trình. Đánh giá rủi ro do sét cho công trình chỉ với rủi ro cháy nổ theo tiêu chuẩn IEC 62305-2 thì các giá trị rủi ro thu được thường rất cao. Vì vậy, cần phải xem xét cẩn thận thời gian tồn tại môi trường khí dễ cháy nổ trong công trình và thông̣ số suy giảm cho các biện pháp phòng cháy trong công trình khi đánh giá rủi ro. 2.1.2. Các công trình nghiên cứu nước ngoài về đánh giá rủi ro thiệt hại do sét gây ra đối với công trình trạm viễn thông 2.1.2.1. Các tiêu chuẩn đánh giá rủi ro do sét cho công trình viễn thông Tiêu chuẩn ITU-T K.39 [17], đã đưa ra quy trình đánh giá rủi thiệt hại do sét cho trường hợp cụ thể là công trình viễn thông dựa trên các tiêu chuẩn IEC 1024-1, IEC 1662 và IEC 1312-1 để đảm bảo an toàn cho con người và khả năng cung cấp dịch vụ của trạm viễn thông. Trong đó, đã đơn giản hóa các tham số đầu vào và bổ sung các tham số đặc trưng của các công trình viễn thông liên quan: Tháp anten, nhà trạm, những đường dây viễn thông, … Mức độ tính toán đánh giá rủi ro tương đối đơn giản và hạn chế về các tham số đầu vào. Rủi ro do sét đánh gián tiếp, sét lan truyền trên những đường dây dịch vụ đi vào nhà trạm, số lượng đường dây đi vào nhà trạm chưa được phân tích và xem xét đánh giá một cách chi tiết, các yếu tố che chắn xung quanh những đường dây dịch vụ cũng chưa được xem xét. 2.1.2.2. Các nghiên cứu đánh giá rủi ro do sét cho công trình viễn thông Công trình nghiên cứu đánh giá rủi ro thiệt hại do sét đối với hệ thống thông tin/2002 [18] thảo luận về phương pháp đánh giá rủi ro thiệt hại do sét cho hệ thống thông tin trên cơ sở tham khảo tiêu chuẩn IEC 1662 và khuyến nghị ITU-T K.39. Một ví dụ đánh giá rủi ro thiệt hại do sét cho trạm viễn thông điển hình với tháp anten liền kề được thực hiện dựa trên: Những đặc điểm của nhà trạm và tháp anten liền kề (kích thước, loại vật liệu xây dựng), đặc điểm của những đường dây dịch vụ kết nối đến nhà trạm (chiều dài, biện pháp bảo vệ che chắn, cách ly), mật độ sét và điện trở suất đất ở khu vực đặt trạm. Từ kết quả đánh giá rủi ro cho phép xác định cấp độ bảo vệ của thiết bị bảo vệ xung cần lắp đặt.
  • 40. NCS: Lê Quang Trung 13 Công trình nghiên cứu đánh giá rủi ro thiệt hại do sét gây ra cho một trạm viễn thông với tháp anten liền kề ở trung tâm thị trấn tỉnh Singburi, Thái Lan [19]. Các phân tích đánh giá rủi ro được thực hiện trên cơ sở các tiêu chuẩn IEC 62305-2, IEC 61643-22, IEC 1662 và khuyến nghị ITU-T K.39 và dựa trên điều kiện trạm viễn thông không được cung cấp bất kỳ biện pháp bảo vệ đặc biệt nào. Nghiên cứu tập trung vào phân tích ảnh hưởng của chiều dài đường dây cấp nguồn đến số lượng những thiệt hại dự kiến do sét gây ra. Các phân tích cho thấy khi giảm chiều dài các đường dây và lắp đặt các SPD tại điểm kết nối của các tuyến dây cấp nguồn và tại ngõ vào nhà trạm sẽ làm giảm đáng kể tổng số số thiệt hại do sét gây ra mỗi năm. Công trình nghiên cứu về vị trí, vai trò của đường dây cấp nguồn trong việc bảo vệ quá áp và đánh giá rủi ro thiệt hại do sét gây ra đối với công trình viễn thông [20] theo tiêu chuẩn IEC 1662 và khuyến nghị ITU-T K.39, dựa trên: Xem xét chi phí và tầm quan trọng của hệ thống, môi trường điện từ tại các khu vực cụ thể, xác suất thiệt hại, ảnh hưởng của chiều dài đường dây cấp nguồn đến số lượng thiệt hại dự kiến do phóng điện sét gây ra trong thực tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy một phần quan trọng trong các thiệt hại do sét được dự đoán có thể được gây ra bởi những đường dây cấp nguồn. Khả năng thiệt hại do sét gây ra có thể thấp hơn so với những tính toán lý thuyết. Kết quả đánh giá rủi ro và số liệu thống kê thiệt hại do sét gây ra giúp tìm ra giải pháp bảo vệ tối ưu cả về mặt kinh tế kỹ thuật cho công trình viễn thông. 2.1.3. Các công trình nghiên cứu trong nước về đánh giá rủi ro thiệt hại do sét gây ra đối với công trình xây dựng và trạm viễn thông Tiêu chuẩn TCVN 9385 chống sét cho công trình xây dựng [21] dựa trên tiêu chuẩn BS 6651, đưa ra những hướng dẫn trong thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống chống sét đánh trực tiếp cho các công trình xây dựng. Nội dung đánh giá rủi ro thiệt hại do sét của tiêu chuẩn dựa trên: Loại công trình; mật độ sét khu vực; mức độ bao bọc bởi các đối tượng khác gần công trình; loại địa hình nơi công trình được xây dựng. Tiêu chuẩn chưa xây dựng quy trình hướng dẫn tính toán đánh giá rủi ro thiệt hại do sét gây ra và áp dụng kết quả đánh giá rủi ro để tính toán thiết kế, lựa chọn biện pháp bảo vệ chống sét thích hợp cho công trình.
  • 41. NCS: Lê Quang Trung 14 Tiêu chuẩn TCVN 9888-2 [22] tương đương với tiêu chuẩn IEC 62305-2. Nội dung tiêu chuẩn tính toán đánh giá rủi ro cho một công trình và so sánh với giá trị rủi ro chấp nhận được, từ đó cho phép lựa chọn các biện pháp bảo vệ thích hợp để đảm bảo giảm thiểu rủi ro bằng hoặc thấp hơn giá trị rủi ro chấp nhận được. Đánh giá rủi ro dựa trên thành phần rủi ro do sét đánh trực tiếp và gián tiếp vào công trình, sét đánh trực tiếp và gián tiếp vào những đường dây dịch vụ kết nối đến công trình để xác định giá trị rủi ro tổng. Trong quá trình tính toán các rủi ro, tiêu chuẩn chưa xét đến các yếu tố: Xác suất gây phóng điện phụ thuộc dạng vật liệu xây dựng công trình, xác suất các đường dây dịch vụ mang xung sét lan truyền đi vào công trình, các yếu tố che chắn dọc theo các đường dây dịch vụ kết nối vào công trình và số lượng các đường dây dịch vụ kết nối vào công trình. Quy chuẩn QCVN 32:2011/BTTTT [23] đề xuất quy trình đánh giá rủi ro cho đối tượng cụ thể là trạm viễn thông và các đường dây dịch vụ viễn thông. Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp tính toán đánh giá rủi ro trong quy chuẩn được xây dựng trên cơ sở tiêu chuẩn IEC 62305, và các Khuyến nghị K.39, K.40, K.25 và K.47 của ITU- T. Trong đó, đã đơn giản hóa và bổ sung các đặc trưng của công trình viễn thông liên quan đến: Tháp anten, nhà trạm, những đường dây viễn thông,… Mức độ tính toán đánh giá rủi ro theo quy chuẩn còn tương đối đơn giản và chưa xét đến yếu tố rủi ro do sét đánh gián tiếp, sét lan truyền trên những đường dây dịch vụ đi vào trạm viễn thông, số lượng các đường dây dịch vụ các tuyến riêng biệt kết nối đến nhà trạm và các yếu tố che chắn xung quanh cũng chưa được phân tích và xem xét đánh giá một cách chi tiết. Công trình nghiên cứu tính toán rủi ro thiệt hại về dịch vụ viễn thông sét đánh trạm gốc của hệ thống GSM-R trên tuyến giả định với điều kiện dông sét ở Việt Nam và đề xuất sử dụng kỹ thuật phủ sóng hai lớp chéo cell trong hệ thống GSM-R [24] được thực hiện theo quy chuẩn [23], dựa trên: Tần suất sét đánh và diện tích rủi ro của công trình và những đường dây dịch vụ kết nối đến công trình. Từ đó, so sánh giá trị rủi ro sét đánh vào trạm gốc trong các trường hợp và đề xuất sử dụng kỹ thuật phủ sóng hai lớp liên kết chéo cell trong mạng GSM-R ứng dụng vào đường sắt cao tốc.
  • 42. NCS: Lê Quang Trung 15 Công trình nghiên cứu tính toán mức độ rủi ro thiệt hại do sét đánh cho công trình viễn thông [25] đã nghiên cứu đánh giá, phân tích và tính toán các thành phần rủi ro do sét gây ra đối với trạm viễn thông theo tiêu chuẩn IEC 62305-2 và QCVN 32:2011/BTTTT dựa trên các yếu tố: Đặc điểm về kích thước, vật liệu xây dựng nhà trạm và tháp anten liền kề; đặc điểm về chiều dài, cách lắp đặt, loại đường dây dịch vụ kết nối đến nhà trạm; mật độ sét khu vực; các biện pháp bảo vệ chống sét hiện có cho nhà trạm và đường dây dịch vụ. Từ đó, so sánh kết quả đánh giá rủi ro do sét gây ra cho trạm viễn thông, nhận thấy: Sai số giữa hai cách tính vào khoảng 11% đối với giá trị rủi ro thiệt hại về con người R1 và khoảng 5.756% đối với giá trị rủi ro thiệt hại về dịch vụ R2. Chương trình tính toán các thành phần rủi ro do sét gây ra cho trạm viễn thông được dựa trên kết quả phân tích rủi ro và những công cụ hỗ trợ của phần mềm Microsoft Excel cho kết quả tin cậy và chính xác. 2.1.4. Kết luận Trong các tiêu chuẩn và công trình nghiên cứu về đánh giá rủi ro thiệt hại do sét gây ra ở trong nước và quốc tế thì mỗi tiêu chuẩn và công trình nghiên cứu đều có những ưu điểm và hạn chế về phương pháp tiếp cận đánh giá rủi ro khác nhau và áp dụng cho những đối tượng công trình khác nhau. Trong đó, tiêu chuẩn IEC 62305-2 là tiêu chuẩn quốc tế về đánh giá rủi ro thiệt hại do sét có phương pháp tính toán tổng quát hơn và có thể áp dụng cho nhiều đối tượng công trình khác nhau ở nhiều vùng miền khác nhau. Tuy nhiên, trong quá trình tính toán, tiêu chuẩn IEC 62305-2 chưa xét đến các yếu tố như: Xác suất phóng điện nguy hiểm phụ thuộc vật liệu xây dựng công trình; số lượng những đường dây dịch vụ kết nối đến công trình; xác suất dây dẫn bên ngoài mang xung sét vào công trình; yếu tố che chắn xung quanh những đường dây dịch vụ kết nối đến công trình. Vì vậy, để tăng độ chính xác kết quả tính toán rủi ro thiệt hại do sét cần xem xét đến các yếu tố nêu trên [3, 6]. Do đó, dựa trên tiêu chuẩn IEC 62305-2 để nghiên cứu và đề xuất một phương pháp đánh giá rủi ro thiệt hại do sét có mức độ chi tiết phù hợp điều kiện thực tế của từng loại công trình ở những vùng miền khác nhau có xét đến các yếu tố như: Xác suất phóng điện nguy hiểm phụ thuộc vật liệu xây dựng công trình; số lượng những
  • 43. NCS: Lê Quang Trung 16 đường dây dịch vụ kết nối đến công trình; yếu tố che chắn xung quanh những đường dây dịch vụ kết nối đến công trình. Từ đó, có thể áp dụng để đánh giá rủi ro thiệt hại do sét gây ra cho một số công trình điển hình cụ thể ở những vùng miền khác nhau ở Việt Nam là cần thiết. 2.2. Mô hình hóa và mô phỏng để đánh giá hiệu quả bảo vệ của thiết bị chống sét trên đường nguồn hạ áp 2.2.1. Mô hình máy phát xung sét tiêu chuẩn 2.2.1.1. Các xung sét tiêu chuẩn Những dạng xung sét chuẩn được quy định trong các tiêu chuẩn quốc tế như: [26] Impulse generators used for testing low voltage equipment. [27] Phoenix contact GmbH & Co. KG, (2017), Lightning and surge protection basics from the generation of surge voltages right through to a comprehensive protection concept. [28] IEC 60060-1, (1989), High-voltage test techniques – Part 1: General definitions and test requirements, IEEE C62.41 [29], IEEE C62.45 [30] đã cung cấp một tập hợp các dạng xung sét với dạng sóng chuẩn có thông số gần với những xung xét thực tế phục vụ cho mục đích kiểm tra khả năng làm việc của các thiết bị điện – điện tử và các thiết bị bảo vệ trong điều kiện khi có xung sét. a. Định nghĩa đối với xung dòng chuẩn: - Thời gian đầu sóng T1: Thời gian đầu sóng T1 của xung dòng là một tham số giả định được xác định bằng 1.25 lần khoảng thời gian T giữa các thời điểm khi biên độ xung bằng 10% và 90% của giá trị đỉnh Hình 2.1. 90% 10% 90% 10% (t t ) 1.25(t t ) (0.9 0.1)     (2.1) - Thời gian toàn sóng T2: Thời gian toàn sóng T2 của xung dòng là một tham số giả định được xác định bằng khoảng thời gian giữa điểm gốc giả định O1 và thời điểm khi biên độ xung giảm tới nửa giá trị đỉnh. - Điểm gốc giả định O1: Điểm gốc giả định O1 là giao điểm của đường thẳng được vẽ qua các điểm chuẩn khi biên độ xung bằng 10% và 90% của giá trị đỉnh trên đầu sóng với trục thời gian. - Dung sai
  • 44. NCS: Lê Quang Trung 17 Giá trị đỉnh: 10% Thời gian đầu sóng: 10% Thời gian tới nửa giá trị sóng: 10% b. Định nghĩa đối với xung áp chuẩn: - Thời gian đầu sóng T1 Thời gian đầu sóng T1 của một xung áp là một tham số giả định được xác định bằng 1.67 lần khoảng thời gian T giữa các thời điểm khi biên độ xung bằng 30% và 90% của giá trị đỉnh Hình 2.2. 90% 30% 90% 30% (t t ) 1.67(t t ) (0.9 0.3)     (2.2) - Thời gian toàn sóng T2 Thời gian toàn sóng T2 của một xung sét là một tham số giả định được xác định bằng khoảng thời gian giữa điểm gốc giả định O1 và thời điểm khi biên độ xung đã giảm tới nửa giá trị đỉnh. - Điểm gốc giả định O1 Điểm gốc giả định O1 là giao điểm của đường thẳng được vẽ qua các điểm chuẩn khi biên độ xung bằng 30% và 90% của giá trị đỉnh trên đầu sóng với trục thời gian. c. Dung sai: Giá trị đỉnh: 3% Thời gian đầu sóng: 30% Thời gian tới nửa giá trị sóng: 20% d. Dạng sóng xung tắt dần (Ring-wave): - Xung có tần số f=100kHz. - Thời gian đầu sóng xung đầu tiên 0,5s. - Biên độ kế tiếp giảm còn 60% biên độ đầu.
  • 45. NCS: Lê Quang Trung 18 a b c a) Dạng xung dòng chuẩn b) Dạng xung áp chuẩn c) Xung áp chuẩn tắt dần (0,5s -100KHz) Hình 2.1: Các dạng xung chuẩn. 2.2.1.2. Các công trình nghiên cứu mô hình máy phát xung sét Để kiểm tra khả năng bảo vệ của các thiết bị bảo vệ chống sét, cần phải có những máy phát xung có thể phát ra những xung có dạng sóng và các thông số như những xung xét quy định theo các tiêu chuẩn quốc tế. Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu đề xuất những mô hình máy phát xung: Mô hình máy phát xung dòng, mô hình máy phát xung áp, các mô hình toán học hay mô hình vật lý để mô phỏng máy phát xung. Công trình nghiên cứu và thiết kế máy phát xung dòng [31] đã trình bày phương pháp phân tích và thiết kế máy phát xung dòng theo tiêu chuẩn IEC 60060-1. Các thông số mạch máy phát xung (R, L, C) được phân tích và biểu diễn toán học để tạo ra xung dòng tương ứng các xung dòng chuẩn và đảm bảo có các đặc tính phù hợp yêu cầu của tiêu chuẩn IEC 60060-1. Một chương trình máy tính cũng đã được phát triển để hỗ trợ các tính toán phức tạp cho mạch máy phát xung dòng, tính toán cấu hình mạch và các đặc tính mong muốn của xung dòng tạo ra. Công trình nghiên cứu phân tích máy phát xung áp và ảnh hưởng của sự thay đổi các thông số bằng mô phỏng máy tính [32] đã phân tích mạch Marx bằng phương pháp toán học và phương pháp mô phỏng để xác định ảnh hưởng của các thông số R1, R2, tỷ số C1/C2 đến thời gian đầu sóng và thời gian đuôi sóng của các xung áp. Cả hai phương pháp giải tích và mô phỏng cho thấy rằng kết quả mô phỏng tương ứng với các phân tích trên mô hình toán học. Giá trị điện dung của máy phát xung áp nên
  • 46. NCS: Lê Quang Trung 19 nằm trong khoảng 18nF đến 30nF, từ đó tạo thuận lợi cho việc xác định giá trị R1, R2, và C2. Công trình nghiên cứu xây dựng và đánh giá máy phát xung một bậc [33] đã sử dụng mô hình máy phát xung của Marx để xây dựng một máy phát xung áp đến 10kV. Thời gian đầu sóng và đuôi sóng của những xung áp được tạo ra có thể được điều chỉnh bởi giá trị điện trở phía trước và điện trở phía sau. Các dạng sóng thí nghiệm đã được so sánh với dạng sóng được mô phỏng bằng PSPICE và kết quả đều đạt yêu cầu so với dạng sóng trong các tiêu chuẩn quốc tế. Công trình nghiên cứu và chế tạo máy phát xung sét cao áp [34] đã kết hợp máy biến áp quét ngược và máy phát xung Marx để tạo ra các xung áp tiêu chuẩn khác nhau từ 10kV đến 100kV với dòng điện thấp chỉ 5mA. Máy phát xung được sử dụng để kiểm tra các thiết bị bảo vệ xung (SPD), chống sét van, cáp và các thiết bị trong mạng điện. Công trình nghiên cứu mô phỏng đặc tính máy phát xung áp cho việc kiểm tra các thiết bị sử dụng MATLAB Simulink [35] đã mô tả phương pháp mô phỏng máy phát xung áp sử dụng Simulink. Kết quả mô phỏng cho thấy rằng Simulink rất hữu ích trong việc nghiên cứu ảnh hưởng của sự thay đổi các thông số (R, L, C) đến việc thiết kế để đạt được máy phát xung áp mong muốn có thể tạo ra dạng sóng theo yêu cầu. Công trình nghiên cứu mô hình máy phát xung áp sử dụng Matlab [36], đã mô tả một phương pháp mô hình hóa máy phát xung áp sử dụng Simulink, một phần mở rộng của Matlab. Các biểu thức toán học cho mô hình đã được xây dựng và mô phỏng tương ứng trong Simulink. Công trình nghiên cứu cho thấy rằng Simulink rất hữu ích trong việc nghiên cứu ảnh hưởng của việc thay đổi thông số (R, L, C) trong việc thiết kế máy phát xung áp với dạng sóng mong muốn. Công trình nghiên cứu mô phỏng đặc tính của máy phát xung áp phục vụ kiểm tra thiết bị sử dụng Matlab Simulink [37], đã phân tích công trình của một máy phát xung áp dựa trên mạch máy phát xung một bậc cơ bản. Từ đó, phân tích đại số mô hình máy phát xung áp để mô phỏng máy phát xung áp trong Simulink. Kết quả dạng sóng thu được dựa vào kết quả mô phỏng với thời gian đầu sóng được điều khiển bởi