SlideShare a Scribd company logo
1 of 90
Download to read offline
N
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
NGUYỄN DUY BÌNH
NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG HƯỚNG ANDROGEN
CỦA VIÊN NANG KS TRÊN MÔ HÌNH
CHUỘT NHẮT TRẮNG SUY SINH DỤC BẰNG
NATRI VALPROATE
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
CẦN THƠ, 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
NGUYỄN DUY BÌNH
NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG HƯỚNG ANDROGEN
CỦA VIÊN NANG KS TRÊN MÔ HÌNH
CHUỘT NHẮT TRẮNG SUY SINH DỤC BẰNG
NATRI VALPROATE
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
Chuyên ngành: Dược lý-dược lâm sàng
Mã số: 8720205
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. TRẦN THỊ THANH LOAN
CẦN THƠ, 2021
CHẤP THUẬN HỘI ĐỒNG
Luận văn này, với đề tựa là “Nghiên cứu tác dụng hướng androgen của viên
nang KS trên mô hình chuột nhắt trắng suy sinh dục bằng natri valproate”, do
học viên Nguyễn Duy Bình thực hiện theo sự hướng dẫn của TS. Trần Thị
Thanh Loan. Luận văn này đã được báo cáo với Hội đồng chấm luận văn thông
qua ngày
Ủy viên Ủy viên – Thư ký
Phản biện 1 Phản biện 2
Chủ tịch Hội đồng
i
LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn đến cô TS.
Trần Thị Thanh Loan. Cô đã giao đề tài cho em và đã luôn tận tình hướng dẫn,
chỉ bảo, truyền đạt tri thức cho em trong suốt quá trình hoàn thành khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Dược trường Đại học
Tây Đô đã truyền dạy em những kiến thức quý báu và luôn giúp đỡ, tạo mọi
điều kiện tốt nhất để em có thể hoàn thành khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Bộ môn Mô phôi – Giải Phẫu
Bệnh - Đại học Y dược TP.HCM đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện cơ sở
vật chất để em có thể thực hiện nghiên cứu.
Xin gửi lời cám ơn đến ThS BS Nguyễn Lê Việt Hùng, em Võ Bạch Ngọc
đã giúp đỡ, cổ vũ và ủng hộ trong suốt quá trình làm việc cùng nhau.
Cuối cùng, con xin được gửi lời cảm ơn tới gia đình vì đã luôn chăm sóc
con, lo lắng, ủng hộ con trong tất cả mọi việc. Sự bình yên của gia đình chính là
nơi tiếp cho con sức mạnh sau những khó khăn gặp phải. Cảm ơn sự lắng nghe
và chia sẻ của gia đình để con dũng cảm bước đi trên quãng đường dài phía
trước.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày tháng năm 2021
Nguyễn Duy Bình
ii
TÓM TẮT
Mở đầu: Suy sinh dục nam là một bệnh lý thiếu hụt testosteron hoặc giảm
số lượng tinh trùng ở nam giới liên quan tới các cơ quan sinh dục nam-tinh hoàn.
Từ tuổi 40 trở đi, cơ thể nhanh lão hóa, các chức năng hoạt động của cơ quan
sinh dục cũng kém đi. Tình trạng này gây ra những vấn đề nang giải như: xuất
tinh sớm, chất lượng và số lượng tinh trùng giảm, sinh lực yếu, suy nhược, đau
lưng, mỏi gối, … Chế phẩm viên nang Kim Sư (Dâm dương hoắc, Cửu thái tử,
Đinh lăng, Bạch quả) đã được sử dụng để khắc phục tình trạng và chữa các triệu
chứng trên.
Mục tiêu: Khảo sát tác dụng hướng androgen của viên nang Kim Sư trên
mô hình chuột nhắt trắng bị suy sinh dục bằng Natri alproate.
Đối tượng-Phương pháp: Viên nang Kim Sư gồm Dâm dương hoắc
(50%), Cửu thái tử (20%), Đinh lăng (20%), Bạch quả (10%). Nghiên cứu thực
nghiệm trên mô hình chuột nhắt đực chủng Swiss albino bị gây suy sinh dục
bằng Natri Valproate và điều trị bằng viên nang Kim Sư trong 35 ngày. Sau đó,
tiến hành đánh giá tác dụng của viên nang Kim Sư trên sự thay đổi nồng độ
testosterone và chất lượng tinh trùng, đánh giá tính toàn vẹn ADN tinh trùng và
mô học tinh hoàn.
Kết quả: Sau 35 ngày điều trị, hai lô điều trị bằng Kim Sư đều tăng so với
lô gây suy sinh dục, có ý nghĩa thống kê; trong đó, lô uống KS 1 viên/kg cho tác
dụng tốt hơn hẳn. Các chỉ số chất lượng tinh trùng của hai lô điều trị bằng KS
đều tăng và có ý nghĩa thống kê. ADN tinh trùng bị phân mảnh xuất hiện ở lô
bệnh lý, không có ở các lô điều trị. Kết quả mô học tinh hoàn cũng ghi nhận sự
phục hồi so vơi lô gây suy sinh dục.
Kết luận:Viên nang Kim Sư có tác dụng hướng androgen, điều trị suy sinh
dục do Natri Valproate; có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ ADN tinh trùng
chuột; phục hồi hình thái mô học tinh hoàn chuột bị suy sinh dục.
Từ khóa: Viên nang Kim Sư, testosteron, androgen, tinh trùng, mô học
tinh hoàn, natri valproate.
iii
ABSTRACT
STUDY ON ANDROGENNIC EFFECT OF CAPSULE “KS” (Herba
epimedii, Allium tuberosum, Polyscias fruticosa and Ginkgo biloba) ON
MOUSE HYPOGONADISM MODEL INDUCED BY VALPROATE
SODIUM”
Background: Male hypogonadism is a pathology of testosteron deficiency
or decreased sperm count in men involving the male-testicular sex organs. From
the age of 40 onwards, the body age rapidly, the functioning of the genital
organs also deteriorates. This condition causes problems such as: premature
ejaculation, reduced sperm quality and quantity, weak energy, weakness, back
pain, knee fatigue,... KS capsules (Herba epimedii, Allium tuberosum, Polyscias
fruticosa and Ginko biloba) have been used to remedy the condition and cure the
above symptoms
Objective: To investigate the androgen-oriented effects of KS capsules on
white mice model with hypogonadism by Sodium Valproate
Methods: KS capsules include Herba epimedii (50%), Allium tuberosum
(20%), Polyscias fruticosa (20%), Ginko biloba (10%). Experimental study on
male mouse model of Swiss albino strain caused hypogonadism by sodium
Valproate and treated with KS capsules for 35 days. The effects of KS capsules
on the alteration of testosterone concentration and sperm quality were then
evaluated, and sperm ADN integrity and testicular tissue were assessed.
Results: After 35 days of treatment, both groups treated with antibiotics
increased compared to the group causing hypogonadism, with statistical
significance; in which, the group taking KS 1 capsule/kg gives a much better
effect. The sperm quality indexes of the two groups treated with KS increased
and were statistically significant. Fragmented sperm ADN appeared in the
pathological group, not in the treatment groups. Testicular histology results also
recorded the recovery compared with the lot that caused hypogonadism.
iv
Conclusion: KS capsules with androgen-oriented effects, treatment of
hypogonadism caused by Sodium Valproate; Has anti-oxidant effect, protects
mouse sperm ADN; restores testicular morphology of mice with hypogonadism.
Keywords: KS capsules, testosteron, androgens, sperm, testicular
histology, sodium valproate.
v
LỜI CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên
cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được công bố trong bất cứ một
công trình khoa học nào khác.
Cần Thơ, ngày tháng năm 2021
Nguyễn Duy Bình
vi
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................i
TÓM TẮT ............................................................................................................ii
ABSTRACT ........................................................................................................iii
LỜI CAM KẾT.................................................................................................... v
MỤC LỤC...........................................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG...........................................................................................ix
DANH MỤC HÌNH ẢNH................................................................................... x
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT............................................................................xii
ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................ 3
1.1 SƠ LƯỢC VỀ CƠ QUAN SINH DỤC NAM.......................................... 3
1.1.1. Cấu tạo và chức năng tinh hoàn............................................................ 3
1.1.2. Cấu tạo ống sinh tinh............................................................................ 4
1.1.3. Quá trình sinh tinh ................................................................................ 5
1.1.4. Hình thái tinh trùng............................................................................... 7
1.1.5. Nhiễm sắc thể của tinh trùng ................................................................ 8
1.2 KHÁI QUÁT VỀ HORMONE SINH DỤC NAM............................. 11
1.2.1. Sinh tổng hợp và chuyển hóa hormone sinh dục nam........................ 11
1.2.2. Cơ chế hoạt động của testosteron tại cơ quan đích............................. 12
1.2.3. Chức năng của testosteron ở nam giới................................................ 13
1.2.4. Hệ trục hạ đồi –tuyến yên điều hòa hoạt động tinh hoàn ................... 13
1.3 SUY SINH DỤC Ở NAM GIỚI.............................................................. 14
1.3.1. Định nghĩa........................................................................................... 14
1.3.2. Cơ chế bệnh sinh................................................................................. 15
1.3.3. Nguyên nhân ....................................................................................... 15
1.3.4. Triệu chứng......................................................................................... 18
1.3.5. Điều trị ................................................................................................ 19
1.4 CÁC MÔ HÌNH SUY SINH DỤC Ở ĐỘNG VẬT THÍ NGHIỆM..... 22
1.4.1. Giải phẫu cắt bỏ tinh hoàn .................................................................. 22
vii
1.4.2. Stress nhiệt.......................................................................................... 22
1.4.3. Đột biến gen........................................................................................ 23
1.4.4. Hóa dược............................................................................................. 23
1.4.5. Tia phóng xạ ....................................................................................... 23
1.5 SƠ LƯỢC VỀ VIÊN NANG KS............................................................. 24
1.5.1. Dâm dương hoắc [3], [4], [15]............................................................ 24
1.5.2. Cửu thái tử (Hẹ) [4] ............................................................................ 25
1.5.3. Đinh lăng [3], [4], [15]........................................................................ 26
1.5.4. Bạch quả[4], [15] ................................................................................ 26
1.6 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU..................................................... 27
1.6.1. Trên thế giới........................................................................................ 27
1.6.2. Trong nước.......................................................................................... 28
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............. 30
2.1. VẬT LIỆU................................................................................................ 30
2.1.1. Động vật thí nghiệm............................................................................ 30
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu........................................................................... 30
2.1.3 Thiết bị................................................................................................. 30
2.1.4. Dụng cụ............................................................................................... 31
2.1.5. Hóa chất .............................................................................................. 31
2.2. THIẾT KẾ THÍ NGHIỆM..................................................................... 32
2.3. PHƯƠNG PHÁP..................................................................................... 33
2.3.1 Đánh giá thể trọng chuột ..................................................................... 33
2.3.2 Đánh giá trọng lượng của tinh hoàn, túi tinh-tuyến tiền liệt và cơ nâng
hậu môn......................................................................................................... 33
2.3.3 Đánh giá chất lượng tinh trùng............................................................ 33
2.4. XỬ LÝ SỐ LIỆU..................................................................................... 39
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................ 40
3.1 TÁC DỤNG BẢO VỆ CỦA VIÊN NANG KS LÊN MÔ HÌNH
CHUỘT ĐỰC SUY SINH DỤC BẰNG NATRI VALPROATE............... 40
3.1.1 Khảo sát thể trọng chuột...................................................................... 40
viii
3.1.2 Khảo sát trọng lượng tinh hoàn, túi tinh - tuyến tiền liệt, cơ nâng hậu
môn................................................................................................................ 41
3.1.3 Khảo sát chất lượng tinh trùng ............................................................ 44
3.1.4 Hàm lượng testosteron......................................................................... 50
3.1.5 Khảo sát mô học tinh hoàn.................................................................. 51
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ................................................................................ 54
4.1. VỀ MÔ HÌNH SUY SINH DỤC............................................................ 54
4.2. VỀ VIÊN NANG KIM SƯ ..................................................................... 56
4.3. ĐIỂM MỚI ĐỀ TÀI................................................................................ 61
4.4. HẠN CHẾ ĐỀ TÀI ................................................................................. 62
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................... 63
5.1 KẾT LUẬN............................................................................................... 63
5.2 KIẾN NGHỊ.............................................................................................. 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 66
PHỤ LỤC...........................................................................................................xii
ix
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Thiết bị sử dụng trong thí nghiệm ...................................................... 30
Bảng 2.2: uy trình thực hiện testosteron .......................................................... 38
Bảng 2.3: Quy trình nhuộm hematoxylin – eosin............................................... 39
Bảng 3.1: Thể trọng chuột ngày 1, ngày 21 và ngày 35 ..................................... 40
Bảng 3.2: Trọng lượng tinh hoàn sau thí nghiệm ............................................... 41
Bảng 3.3: Trọng lượng túi tinh – tuyến tiền liệt sau thí nghiệm......................... 42
Bảng 3.4: Trọng lượng cơ nâng hậu môn sau thí nghiệm................................... 43
Bảng 3.5: Mật độ tinh trùng ................................................................................ 44
Bảng 3.6: Tỷ lệ sống – chết của tinh trùng ......................................................... 45
Bảng 3.7: Tỷ lệ tinh trùng di động...................................................................... 46
Bảng 3.8: Tỷ lệ tinh trùng dị dạng ...................................................................... 47
Bảng 3.9: Giá trị đường chuẩn............................................................................ 50
Bảng 3.10: Hàm lượng testosteron...................................................................... 50
Bảng 3.11: Số lượng lớp tế bào dòng tinh .......................................................... 52
x
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Giải phẫu phần trong của hệ sinh dục ở nam giới [20].......................... 3
Hình 1.2: Tinh hoàn và ống sinh tinh[20]............................................................. 4
Hình 1.3: Quá trình sinh tinh [25]......................................................................... 6
Hình 1. 4: Cấu tạo tinh trùng [25] ........................................................................ 7
Hình 1.5. Quá trình hình thành testosteron từ cholesterone [19]........................ 11
Hình 1.6: Sơ đồ sự điều hòa hormone ở tinh hoàn [26]...................................... 15
Hình 1.8: Cây và hạt Cửu thái tử ........................................................................ 25
Hình 1.9: Cây và rễ cây Đinh lăng...................................................................... 26
Hình 1.10: Lá và hạt Bạch quả............................................................................ 26
Hình 2.1: Kính hiển vi phản pha huỳnh quang AXIO Lab.A1 Carl Zeiss (Đức) ........31
Hình 2.2: Kính hiển vi Olympus (Nhật)........................................................................31
Hình 2.3: Máy đúc mô Thermo (Đức) ................................................................ 31
Hình 2.4: Máy cắt mô Thermo (Đức) ................................................................. 31
Hình 2.5: Sơ đồ thí nghiệm................................................................................. 32
Hình 2.6: Bộ kit LISA D , Đức. ................................................................... 37
Hình 2.7: Sơ đồ quy trình đúc và cắt mô ............................................................ 38
Hình 3.1: Biểu đồ thể trọng chuột ngày 1, ngày 21 và ngày 35 ......................... 40
Hình 3.2: Biểu đồ trọng lượng tinh hoàn chuột sau thí nghiệm.......................... 41
Hình 3.3: Biểu đồ trọng lượng túi tinh - tuyến tiền liệt sau thí nghiệm.............. 42
Hình 3.4: Biểu đồ trọng lượng cơ nâng hậu môn sau thí nghiệm....................... 43
Hình 3.5: Biểu đồ trọng lượng cơ nâng hậu môn sau thí nghiệm....................... 44
Hình 3.6: Biểu đồ tỷ lệ sống - chết của tinh trùng .............................................. 45
Hình 3.7: A. Tinh trùng sống (không bắt màu nigrosin và eosin) B. Tinh trùng
chết (bắt màu nigrosin và eosin) ......................................................................... 45
Hình 3.8: Biểu đồ tỷ lệ tinh trùng di động .......................................................... 46
Hình 3.9: Biểu đồ tỷ lệ tinh trùng dị dạng .......................................................... 47
Hình 3.10: Hình thái tinh trùng........................................................................... 48
xi
Hình 3.11: Độ phân mảnh DNA tinh trùng (480nm), X40. Tinh trùng bắt màu
xanh: tinh trùng bình thường; tinh trùng bắt màu vàng, cam: tinh trùng có DNA
phân mảnh. .......................................................................................................... 49
Hình 3.12: Biểu đồ OD đường chuẩn ................................................................. 50
Hình 3.13: Biểu đồ nồng độ testosteron toàn phần (ng/ml)................................ 51
Hình 3.14: Hình ảnh mô học tinh hoàn, X40...................................................... 52
xii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
GnRH: Gonadotropin – releasing hormone
FSH: Follicle-stimulating hormone
LH: Luteinizing hormone
NST: Nhiễm sắc thể
DHT: 5α-dihydrotestosterone
ACTH: Adreno Corticotropin hormone
DHEA: dehydropiandosterone
NV: Natri Valproate
HPG: Hypothalamus – Pituitary – Gonadal
PAP: Papanicolaou
AO: Acridin Orange
H – E: Hematoxylin – eosin
FFM: Ferticult Flushing Medium
TT – TTL: Túi tinh – tuyến tiền liệt
CNHM: Cơ nâng hậu môn
ROS: Các gốc oxy hóa tự do
AR: Androgen receptor
BMI: Chỉ số khối cơ thể
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, suy sinh dục là một hiện tượng rất phổ biến ở nam giới. Suy sinh
dục ở nam giới là một hiện tượng đặc trưng bởi sự thiếu hụt nồng độ testosteron
trong huyết thanh, sự giảm sản xuất tinh trùng hoặc là cả hai. Các triệu chứng
lâm sàng như giảm ham muốn tình dục, rối loạn cương dương, giảm thể tích
xuất tinh, thiếu máu, sức khỏe suy yếu [23], [55]. Trong năm 2010, ước tính có
khoảng 48,5 triệu cặp vợ chồng trên toàn thế giới bị vô sinh và khoảng 40%
trong số đó, nam giới được xác định hoặc là nguyên nhân duy nhất hoặc góp
phần gây nên vô sinh [32]. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ và tâm lý
của bệnh nhân. Sự suy giảm sinh dục nam là tình trạng bệnh lý bao gồm rối loạn
cương dương, rối loạn xuất tinh, giảm khoái cảm và rối loạn ham muốn tình
dục...Trong cơ thể, testosteron được sản xuất chủ yếu từ tinh hoàn và có vai trò
quan trọng trong sự tạo tinh trùng.
Sự hình thành tinh trùng là một quá trình phức tạp gồm nhiều bước liên
quan đến ba giai đoạn chính: Nguyên phân, giảm phân và biệt hóa tạo tinh trùng.
Toàn bộ quá trình sinh tinh được chi phối bởi các hormon, trong đó testosteron
đóng vai trò quan trong do tạo được liên kết với các thụ thể androgen. Nhờ cơ
chế này mà nồng độ testosteron được duy trì được ổn định để đảm bảo cho quá
trình sinh tinh. Sự thiếu hụt của testosteron hoặc các thụ thể androgen sẽ làm rối
loạn chức năng sinh tinh [20].
Viên nang Kim Sư (KS) là một chế phẩm tổng hợp từ các thảo dược bao
gồm Dâm dương hoắc, Cửu thái tử, Đinh lăng, Bạch quả. Năm 2014, Trần Mỹ
Tiên và cộng sự đã khảo sát tác dụng của Kim Sư theo hướng nội tiết tố sinh dục
nam trên đối tượng là chuột nhắt trắng đực bình thường và chuột nhắt trắng đực
bị giảm năng sinh dục bằng phương pháp loại bỏ tinh hoàn chuột. Nghiên cứu
chứng minh viên nang Kim Sư có tác dụng phục hồi 50% sự suy giảm hàm
lượng testosteron trong huyết tương và làm tăng làm tăng trọng lượng túi tinh-
tuyến tiền liệt [11]. Năm 2019, Trần Thị Thanh Loan và cộng sự chứng minh
Kim Sư có tác dụng tăng lượng testosteron trong huyết tương chuột trên mô hình
chuột suy giảm sinh dục bằng natri valproat (NV) và mô học tinh hoàn ở các lô
2
chuột thực nghiệm uống Kim Sư có hồi phục tích cực so với lô bệnh lý [13].
Tuy nhiên, đề tài chưa đánh giá mối liên quan giữa nồng độ testosteron và các
chỉ số tinh dịch đồ trên các lô chuột thực nghiệm. Cùng với đó, cần đánh giá
thêm số lượng dòng tế bào sinh tinh trên mô học tinh hoàn và tính toàn vẹn
ADN tinh trùng để góp phần tăng thêm tính an toàn và tác dụng của viên nang
Kim Sư trong điều trị suy sinh dục nam. Xuất phát từ lý do trên, chúng tôi tiếp
tục thực hiện đề tài “Nghiên cứu tác dụng hướng androgen của viên nang KS
trên mô hình chuột nhắt trắng suy sinh dục bằng natri valproate” với mục
tiêu khảo sát nồng độ testosteron huyết tương, chỉ số tinh dịch đồ và đánh giá
mối liên quan giữa chúng ở mô hình chuột thực nghiệm.
Mục tiêu cụ thể
1. Đánh giá tác dụng của viên nang Kim Sư trên sự thay đổi nồng độ
testosteron huyết thanh và tinh dịch đồ ở mô hình chuột thực nghiệm.
2. Khảo sát tính toàn vẹn ADN tinh trùng ở mô hình chuột thực nghiệm.
3. Đánh giá tác dụng của viên nang Kim Sư trên cấu tạo vi thể của ống sinh
tinh và mô kẽ tinh hoàn chuột.
Câu hỏi nghiên cứu
Viên nang Kim Sư có ảnh hưởng đến số lượng, chất lượng tinh trùng và nội
tiết tố sinh dục nam hay không?
3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1SƠ LƯỢC VỀ CƠ QUAN SINH DỤC NAM
Cơ quan sinh dục nam được chia làm hai phần, phần ngoài bao gồm bìu và
dương vật còn phần trong bao gồm các tuyến sinh dục sản xuất tinh trùng và các
hormone sinh sản, các tuyến phụ như tuyến tiền liệt, túi tinh, tuyến hành – niệu
đạo và các ống dẫn truyền tinh cùng với chất tiết từ các tuyến [20].
Hình 1.1 iải phẫu phần trong của hệ sinh dục ở nam giới [20]
1.1.1. Cấu tạo và chức năng tinh hoàn
Tinh hoàn là cơ quan sinh dục chính ở nam giới, vừa thực hiện được chức
năng sinh sản, vừa thực hiện được chức năng nội tiết. Tinh hoàn thường được
chứa trong bìu, nơi có nhiệt độ lý tưởng cho quá trình sinh tinh (thấp hơn nhiệt
độ trung tâm của cơ thể từ 1 – 2O
C) [20]. người trưởng thành, m i tinh hoàn
nặng khoảng 20 g, dài 4,5 cm, rộng 2,5 cm. Thường có 4 lớp theo thứ tự từ
ngoài vào trong bao gồm: (1) lớp phúc mạc tạng (visceral tunica vaginalis), (2)
lớp bao trắng (the tunica albuginea), (3) lớp bao mạch (the tunica vasculosa) và
(4) nhu mô tinh hoàn (testicular parenchyma). Trong đó, lớp bao trắng chứa các
tế bào cơ trơn giúp tinh hoàn co rút và tác động lên dòng chảy động mạch trong
4
tinh hoàn [20], [10]. Bên cạnh đó, lớp bao trắng còn tạo thành trung thất tinh
hoàn – nơi đi qua của các ống dẫn. Các trung thất này chia m i tinh hoàn thành
250 thùy dạng hình nón với hai thành phần chính: Mô ống tinh hoàn và mô liên
kết [10]. Mô ống tinh hoàn chiếm khoảng 0% thể tích tinh hoàn, nằm cuộn
xoắn trong các phân thùy, là nơi trực tiếp sản sinh ra các tinh trùng. Đây được
xem là nơi thực hiện chức năng ngoại tiết của tinh hoàn. Còn lại là mô liên kết
nằm ngoài các ống sinh tinh, chiếm khoảng 20%, chứa các mạch máu thần kinh
và các tế bào kẽ Leydig thực hiện chức năng nội tiết, cụ thể là tổng hợp hormon
sinh dục nam, testosteron [9].
Hình 1.2: Tinh hoàn và ống sinh tinh[20]
1.1.2. Cấu tạo ống sinh tinh
M i tinh hoàn có từ 400 – 600 ống sinh tinh với chiều dài m i ống từ 30 –
80 cm và đường kính từ 150 – 200 μm. Các ống sinh tinh uốn lượn tạo thành các
vòng cung và cùng đổ vào mạng lưới tinh hoàn. Cứ từ 1 – 3 ống sinh tinh gộp lại
sẽ tạo thành một thùy. Các thùy phân cách nhau bởi các vách xơ. Trong một
thùy, ở giữa các ống sinh tinh là tổ chức liên kết lỏng lẻo chứa các mạch máu
thần kinh và các tế bào Leydig (tế bào kẽ). M i ống sinh tinh thường gồm 3 cấu
trúc: (1) màng đáy đóng vai trò ngăn cách lớp biểu mô sinh tinh và lớp mô liên
5
kết, (2) lớp biểu mô sinh tinh cấu taọ từ các tế bào dòng tinh và các tế bào
Sertoli có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng và điều hòa sự phát triển của tế
bào mầm; tại đây các tế bào mầm chèn chặt vào đáy của cấu trúc lõm ở tế bào
Sertoli và thực hiện phân bào đẳng nhiễm để tạo thành tinh nguyên bào và cuối
cùng là (3) hàng rào máu tinh hoàn ngăn chặn sự khuếch tán tự do của các dịch
từ ống sinh tinh đi vào máu [10].
1.1.3. Quá trình sinh tinh
uá trình sản xuất tinh trùng diễn ra liên tục trong lòng ống sinh tinh của
tinh hoàn khi dậy thì đến cuối đời của người đàn ông. uá trình sinh tinh diễn ra
trong khoảng 42 – 76 ngày và tạo ra được hàng trăm triệu tinh trùng m i ngày
[46]. uá trình này có thể chia thành hai giai đoạn: Giai đoạn tạo tinh trùng và
giai đoạn biệt hóa tinh trùng. chuột, quá trình này được chia thành 14 giai
đoạn và trải qua khoảng 60 ngày [51].
Giai đoạn tạo tinh trùng: uá trình tạo tinh trùng bao gồm sự nguyên
phân và giảm phân của các tế bào mầm sinh dục. uá trình này chuẩn bị từ 4 – 6
tuần thai kì dưới tự tác động của tế bào Sertoli và tế bào Leydig. Từ lúc sinh đến
6 tháng tuổi,các tế bào mầm bắt đầu nguyên phân tạo thành các tinh nguyên bào
lưỡng bội. Có ba loại tinh nguyên bào: Tinh nguyên bào A đậm màu có hình
vòm, nhỏ, nhân chứa nhiều chất dị nhiễm sắc. Tinh nguyên bào A đậm màu
nguyên phân tạo thành hai tế bào giống nhau, một là tế bào dự trữ, còn lại là
tinh nguyên bào A nhạt màu (do nhân có nhiều chất đồng nhiễm sắc hơn).
Testosteron tác động làm tinh nguyên bào A nhạt màu nguyên phân tạo thành
hai tinh nguyên bào B [10].
Khi cơ thể bước vào tuổi dậy thì, quá trình sinh tinh bắt đầu khi các tinh
nguyên bào B tiến hành nguyên phân lần cuối tạo thành các tinh bào I. Tinh bào
I có bộ NST lưỡng bội trải qua giảm phân I, tạo thành các tinh bào II đơn bội.
Các tinh bào II tiếp tục trải qua giảm phân II cho ra bốn tế bào đơn bội gọi là
tiền tinh trùng. Các tiền tinh trùng này chưa có chức năng, không thể di động
và có quá nhiều chất không cần thiết cho quá trình sinh sản. Chính vì thế, chúng
bắt đầu biến đổi và biệt hóa thành tinh trùng hoàn chỉnh [10].
6
Giai đoạn biệt hóa tinh trùng: Các tiền tinh trùng là những tế bào tròn,
đơn nhân, bào tương chứa nhiều lưới nội chất hạt, ty thể, thể olgi. uá trình
tiền tinh trùng loại bỏ bào tương, sắp xếp lại bào quan, hình thành đuôi và thực
hiện được chức năng gọi là quá trình phát triển và biệt hóa tinh trùng. Tinh trùng
phát triển và biệt hóa qua bốn pha [10]:
Pha Golgi: Thể golgi đóng gói những sản phẩm của lưới nội chất hạt là
men hydrolytic tạo thành những hạt tiền thể cực đầu nằm về một phía của nhân,
trung thể về phía đối diện. Một trung tử hình thành trục đuôi.
Pha mũ: Nhân cô đặc, túi thể cực đầu tăng kích thước đến cực đại gọi là
thể cực đầu. Thể cực đầu chứa enzyme hydrolytic giúp tinh trùng xâm nhập vào
trứng.
Pha cực đầu: Tinh tử thay đổi hình dạng, NST xoắn chặt cực đại làm
giảm thể tích nhân, nhân trở nên dài và dẹt. Phần đầu hướng về màng đáy và liên
kết với các tế bào Sertoli, còn các siêu ống ở đối diện tiếp tục dài ra để hình
thành đuôi tinh trùng. Các ty thể tập trung thành vòng ở gốc đuôi tinh trùng để
chuẩn bị cung cấp năng lượng cho tinh trùng di chuyển.
Pha trưởng thành: Những phần bào tương dư thừa của tiền tinh trùng bị
loại bỏ để hình thành nên tinh trùng hoàn
chỉnh và phóng thích tinh trùng vào lòng
ống sinh tinh. Các tế bào Sertoli thực bào
và xử lí các sản phẩm loại bỏ đó của tinh
trùng. Tinh trùng mới hình thành chưa thể
di động để thực hiện chức năng.
Tinh trùng sau khi được hình thành sẽ
đi vào lòng ống sinh tinh và đi đến mào
tinh. Tại mào tinh, cấu trúc và khả năng di
chuyển cũng như khả năng thụ tinh của
tinh trùng được hoàn thiện hơn. Dọc theo
ống mào tinh, nồng độ các chất điện giải và
các chất phân tử lượng nhỏ bị thay đổi dần mức độ thẩm thấu. Một số protein
Hình 1.3: Quá trình sinh tinh [25]
7
(như forward – motility protein, zona pellucida binding protein, yếu tố ổn định
và ức chế thể cực đầu) do ống sinh tinh và mào tinh tiết ra được gắn vào màng
tinh trùng để làm tăng khả năng thụ tinh của tinh trùng. Phần đuôi tinh trùng
được cấu tạo từ các vi ống và các ty thể sản sinh ra năng lượng giúp tinh trùng di
chuyển [9].
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển tinh trùng, tế bào chất của các
tế bào mầm sinh dục sau nguyên phân và giảm phân không được phân chia hoàn
toàn cho các tế bào. Chính vì vậy, giữa các tế bào sau khi được sinh ra sẽ nối
tiếp nhau qua một cầu nối tế bào chất, tạo thành hợp bào. Hợp bào này được
cung cấp chất dinh dưỡng từ bên ngoài hàng rào máu tinh hoàn nhờ tế bào
Sertoli. Các cầu nối tế bào chất này sẽ tồn tại cho đến khi tinh trùng biệt hóa
xong và được giải phóng vào lòng ống sinh tinh [25].
1.1.4. Hình thái tinh trùng
Tinh trùng điển hình có cấu trúc đặc biệt, nhỏ gọn và có thể di chuyển để
thực hiện chức năng thụ tinh cho trứng. Tinh trùng người dài 65 μm, cấu trúc
gồm hai phần: Phần đầu với nhân đơn bộ và phần đuôi giúp đẩy tinh trùng về
phía trước [25], [10].
Phần đầu tinh trùng gồm nhân và thể đầu cực. Bên trong thể đầu cực chứa
enzyme thủy phân là hydrolytic. Khi tinh trùng tiếp xúc với trứng, phản ứng thể
đầu cực diễn ra, đầu tinh trùng giải phóng enzyme làm lớp zona của noãn bị
phân hủy. Từ đó, tinh trùng xâm nhập vào noãn bào. Trong phần đầu tinh trùng
còn có một số protein giúp kết dính màng tinh trùng vào màng noãn bào [25].
Nhân tinh trùng mang bộ NST đơn bội. Trong suốt quá trình phát triển và biệt
hóa tinh trùng cho đến khi tinh trùng gặp trứng, NST bên trong nhân được nén
chặt lại để bảo toàn cấu trúc và chức năng của gen trên NST.
8
Phần đuôi tinh trùng được chia thành
bốn đoạn: Cổ là trung tử gốc, đoạn giữa
chứa nhiều ty thể, đoạn chính là phức hợp
sợi trục có màng bao sợi và đoạn cuối chỉ
có phức hợp sợi trục [10]. Phức hợp sợi trục
ở đuôi tinh trùng có cấu tạo từ 2 vi ống đơn
trung tâm, bao xung quanh là 9 vi ống đôi
cách đều nhau. Sự chuyển động đuôi tinh
trùng được tạo ra nhờ các vi ống này trượt
vào nhau. Tuy nhiên, các vi ống này lại dày
đặc, cứng và không có tính đàn hồi. Vì thế,
các vi ống này cần có sự thúc đẩy vận động
của dynein, một loại protein vận động có
trong đuôi tinh trùng. Các dynein này sử dụng năng lượng ATP do ty thể ở đoạn
giữa tạo ra, giúp các vi ống trượt lên nhau, tạo ra chuyển động đuôi tinh trùng
[25].
Những khiếm khuyết về hình thái tinh trùng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng
tinh trùng tham gia thụ tinh. Tổn thương phần đầu tinh trùng sẽ khiến tinh trùng
liên kết kém với lớp zona của noãn bào. Những khuyết tật về đuôi tinh trùng như
đuôi ngắn, không có đuôi hoặc gấp đuôi, hoặc không có dynein sẽ làm cho tinh
trùng không thể di chuyển được [68]. Trong chặng đường từ ống sinh tinh đến
mào tinh tồn tại các gốc oxy hoá tự do, làm kích hoạt các enzyme caspase và
endonuclease trong tinh trùng, làm phân mảnh ADN tinh trùng, hoặc do các yếu
tố bên ngoài như chiếu xạ, chất độc ảnh hưởng đến nhân tinh trùng [45].
1.1.5. Nhiễm sắc thể của tinh trùng
Tinh trùng là tế bào đảm nhận chức năng sinh sản ở nam giới. Bình thường
tinh trùng được sinh ra từ các ống sinh tinh trong tinh hoàn, và trải qua nhiều
giai đoạn để có thể trưởng thành, hoàn thiện về cấu trúc và các chức năng để có
thể thụ tinh. Tinh trùng bình thường sẽ có cấu tạo ba phần cơ bản là: Đầu tinh
trùng, cổ tinh trùng và đuôi tinh trùng. Đầu tinh trùng thường có hình trứng, có
Hình 1. 4: Cấu tạo tinh trùng [25]
9
"mũ" acrosome đảm nhận chức năng ly giải màng trứng để giúp tinh trùng kết
hợp với trứng khi thụ thai, bên trong đầu tinh trùng chứa nhân, và trong nhân
chứa bộ gen (ADN) chính là vật liệu di truyền căn bản nhất để kết hợp với bộ
gen của trứng để tạo ra thai nhi. Cổ tinh trùng chứa các ty thể có nhiệm vụ giải
phóng năng lượng để giúp tinh trùng di chuyển, đuôi tinh trùng có nhiệm vụ
giúp tinh trùng "bơi" để có thể vào được vòi trứng và thụ tinh.
ADN tinh trùng được nén chặt để bảo vệ bộ gen tinh trùng khỏi những tác
nhân nội/ngoại sinh. Mặc dù phần lớn bộ gen tinh trùng được đóng gói chặt bởi
protamine nhưng vẫn có một phần ADN được đặt ở vùng ngoại vi, liên kết lỏng
lẻo với histone và dễ bị oxi hóa. Tinh trùng đứt gãy ADN (hay gọi là tinh trùng
phân mảnh ADN) là tình trạng chu i ADN của tinh trùng không có sự liền mạch
mà bị đứt ra thành từng đoạn nhỏ. Tuy nhiên, chất lượng tinh trùng được đánh
giá thông qua phương pháp tinh dịch đồ bao gồm: Đánh giá mật độ tinh trùng, tỷ
lệ tinh trùng sống chết, tỷ lệ tinh trùng dị dạng và tỷ lệ tinh trùng di động. Tuy
nhiên, nhiều nghiên cứu khảo sát trên người trước đây đã cho thấy, kết quả tinh
dịch đồ không phát hiện được những ảnh hưởng đến ADN tinh trùng – một
trong những nguyên nhân dẫn đến suy sinh dục và vô sinh ở nam giới [58]. Các
nghiên cứu trước đây cho thấy rằng, tỷ lệ tinh trùng bị tổn thương ADN trong
tổng số tinh trùng của một cá nhân sẽ ảnh hưởng đến khả năng thụ tinh, chất
lượng phôi và kết quả mang thai đạt được sau các kỹ thuật h trợ sinh sản [58].
Những tổn thương ADN nhân tế bào mầm có thể xảy ra trong quá trình sinh tinh
như: stress oxy hóa, quá trình đóng xoắn nhiễm sắc thể (NST) và apoptosis, dưới
tác động của môi trường ô nhiễm, chất độc và phóng xạ [64].
Stress oxy hóa xảy ra do sự mất cân bằng giữa các sản xuất các gốc oxy
hóa tự do (reactive oygen species – ROS) với khả năng chống oxy hóa. Tinh
trùng có hai cơ chế chống lại stress oxy hóa tấn công ADN trong nhân: Đóng
xoắn ADN và huyết tương tinh dịch [64]. Thực tế, màng ống sinh tinh chứa
nhiều chu i axit béo không no có khả năng chống oxy hóa không đầy đủ nên
tinh trùng vẫn bị tấn công bởi các ROS [58]. Các ROS có thể dẫn đến gây các
đột biến trên nhiễm sắc thể (liên kết chéo, mất đoạn,...), đứt gãy sợi ADN. Stress
10
oxy hóa cũng có liên quan đến quá trình apoptosis của các tế bào dòng tinh và
tần suất cao các ADN phân mảnh sợi đơn và kép [64].
uá trình đóng xoắn NST trong nhân tinh trùng diễn ra từ khi tinh trùng
hình thành đến lúc phát triển thành tinh trùng hoàn chỉnh. ADN tinh trùng ở
động vật có vú được nén chặt thành các sợi nhiễm sắc. Trong quá trình này, tinh
trùng chưa trưởng thành, có mức độ tổn thương ADN và sản sinh ROS cao, có
khả năng thay đổi trong quá trình tạo NST và chromatin. Sự phân mảnh ADN
được đặc trưng bởi sự đứt gãy các sợi đơn và sợi đôi. Sự đứt gãy ADN cũng có
thể xảy ra tự nhiên trong các tế bào mầm sinh tinh. Ngoài ra, trong quá trình tái
tổ hợp và đóng xoắn NST, sợi đôi ADN cũng có thể xảy ra đứt gãy [64].
Apoptosis là quá trình quan trọng trong sản xuất tinh trùng, điều chỉnh kích
thước và chất lượng của các tế bào mầm [28], [17]. Quá trình apoptosis của tế
bào dòng tinh bên trong tinh hoàn xảy ra trong quá trình sinh tinh do sự hoạt hóa
endonuclease. Điều này xảy ra chủ yếu ở các tế bào sinh tinh và trong quá trình
phân chia, tạo ra nhiều đứt gãy ADN trong NST. Các nuclease bên trong tinh
trùng nếu hoạt động bất thường sẽ kích hoạt quá trình apoptosis bên trong tinh
trùng [64].Tuy nhiên, ở một số nam giới, quá trình loại bỏ các tinh trùng sai
hỏng có thể thất bại, dẫn đến tồn tại các tinh trùng dị thường trong quần thể tinh
trùng xuất tinh [64].
Nguyên nhân gây tổn thương ADN ở những người đàn ông suy sinh dục
thường là do các yếu tố môi trường, các chất ô nhiễm. Thói quen hút thuốc,
uống rượu, caffein, các loại thuốc chống ung thư, chống động kinh... gây ra thể
dị bội ở tinh trùng, stress oxy hóa tác động trực tiếp lên ADN tinh trùng. Cơ chế
tổn thương ADN tinh trùng được cho là do -oxo-7,8-dihydro-2-deoxyguanosin
(8-oxod ) tăng lên đáng kể trong huyết thanh, gây tổn thương DNA tinh trùng,
thể hiện trong cấu trúc NST trong nhân tinh trùng [47], [64]. Do đó, ADN tinh
trùng bị phân mảnh sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất thụ tinh và chất lượng phôi trong
các ký thuật h trợ sinh sản [44].
11
1.2KHÁI QUÁT VỀ HORMONE SINH DỤC NAM
1.2.1. Sinh tổng hợp và chuyển hóa hormone sinh dục nam
Testosteron, dihydrotestosterone (DHT) và estradiol là ba hormone steroid
đóng vai trò quan trọng trong chức năng sinh sản nam, quan trọng nhất là
testosteron. Testosteron là hormone chính của tinh hoàn, được tổng hợp chủ yếu
từ cholesterol trong tế bào Leydig (hơn 95%) dưới sự kích thích của hormone
LH từ tuyến yên, đồng thời cũng được tạo ra với một lượng nhỏ ở lớp lưới của
vỏ thượng thận (<5%) [31].
Hình 1.5. Quá trình hình thành testosteron từ cholesterone [19]
Sau khi được hình thành, tế bào Sertoli chuyển đổi testosteron thành
5α-dihydrotestosterone (5α-DHT) chiếm 7% bởi 5α-reductase và estradiol
(0,3%) dưới sự xúc tác của aromatase do tinh hoàn tiết ra. Chất chuyển hóa 5α-
DHT là dạng có tác dụng mạnh hơn testosterone, trong khi estradiol lại là dạng
hormone sinh dục nữ, có hoạt động hoàn toàn khác biệt so với testosteron [19].
Lượng testosteron ở nam giới trưởng thành bình thường là 4 – 9 mg trong
24 giờ, nồng độ buổi sáng từ 12 – 35 nmol/L. Khi bước sang tuổi 30 – 40, nồng
độ testosteron có sự giảm dần với tỉ lệ khoảng 1% m i năm.Từ sau 70 tuổi nồng
độ này chỉ còn một nửa so với tuổi trưởng thành. Phần lớn testosteron sẽ ở lại
12
tinh hoàn để tác động lên quá trình sinh tinh từ các tế bào mầm, một lượng ít
hơn đi vào máu đến các cơ quan khác để duy trì các đặc tính sinh dục thứ phát.
Khoảng 50% testosteron trong tuần hoàn gắn với globulin liên kết hormone sinh
dục và 50% gắn với albumin. Chỉ có khoảng 0,5 – 3,0% tự do, là dạng có hoạt
tính sinh học. Nồng độ globulin liên kết hormone sinh dục tăng dần theo tuổi, có
nghĩa là tỉ lệ testosteron giảm. Vì vậy, mặc dù nồng độ testosteron trung bình
vẫn còn trong giới hạn bình thường ở hầu hết nam giới nhưng nồng độ
testosteron tự do giảm khoảng 2 – 3% m i năm [1], [2], [14].
Ngoài ra, testosteron còn được tiết ra ở vỏ thượng thận dưới sự kích thích
của Adreno Corticotropin Hormone (ACTH) ở thùy trước tuyến yên với một
lượng nhỏ dưới dạng androgenstenedion, DHT và dehydropiandosterone
(DHEA) [19].Trong đó, quan trọng nhất là DHEA và các este sulfuric của nó.
Trung bình m i ngày có 15 – 30 mg DH A được sản xuất. Dưới tác dụng của
androgen, các đặc tính sinh dục thứ phát của nam giới phát triển rõ nét và ức chế
các đặc tính sinh dục nữ. Tuy nhiên, androgen của vỏ thượng thận lại có tác
động yếu nên cần được chuyển hóa thành testosteron ở ngoại biên.
1.2.2. Cơ chế hoạt động của testosteron tại cơ quan đích
Testosteron là hormone thuộc nhóm steroid, tan trong lipid nên có thể dễ
dàng đi xuyên qua lớp đôi phospholipid trên màng tế bào nếu ở trạng thái tự do.
Sau đó testosteron sẽ gắn kết trực tiếp lên các thụ thể nhân androgen receptor
(AR), hoặc gián tiếp kích thích lên các thụ thể này bằng cách chuyển thành dạng
5α-DHT nhờ các 5α-reductase tại tế bào đích [70].
Tương tự như hoạt động của các hormone tan trong lipid khác, phức hợp
testosteron – thụ thể 5α-DHT – thụ thể sẽ trải qua phản ứng dimer hóa và thay
đổi cấu trúc, rồi tiếp tục di chuyển vào nhân tế bào. Tại đây, các phức hợp này
sẽ kết nối với DNA tại vị trí androgen responsive element (ARE) dẫn đến tháo
xoắn các gen có liên quan, thúc đẩy quá trình tổng hợp và phiên mã protein mới,
làm thay đổi chức năng của các tế bào đích.
13
1.2.3. Chức năng của testosteron ở nam giới
Testosteron là hormon chính của đường sinh dục nam. Cơ quan đích của
testosteron bao gồm tinh hoàn, đường sinh dục nam, mô não và nhiều cơ quan
khác. Thông qua lộ trình tín hiệu trên thụ thể nhân A , hormon testosteron sẽ
tạo nên các chức năng chính sau đây: [1], [12], [14].
– Tác động lên sự phát triển của cơ quan sinh dục và gây nam hóa bộ não
của bào thai.
– Phát triển và duy trì các đặc tính sinh dục thứ phát từ sau tuổi dậy thì:
Tăng kích thước cơ quan sinh dục trong (hệ thống ống sinh tinh tại tinh hoàn,
ống dẫn tinh, túi tinh, tuyến tiền liệt) và cơ quan sinh dục ngoài (dương vật), dây
thanh âm dầy làm giọng nói trầm đi, mọc râu, lông rậm, vai rộng, cơ bắp nở
nang, da tăng bài tiết nhầy nên dễ bị mụn.
– Là hormon chính yếu duy trì hoạt động sinh tinh ở người nam trưởng
thành.
– Tác động lên sự chuyển hóa: Làm tăng tổng hợp protein, góp phần vào
tăng trưởng cơ thể, làm sụn đầu xương hóa cốt dẫn đến dừng phát triển chiều
cao.
– Điều hòa ngược lên sự bài tiết hormon LH từ tuyến yên trước.
– Một số trường hợp carcinoma tuyến tiền liệt phụ thuộc vào hormon
androgen, do đó nếu cắt bỏ tinh hoàn hay dùng thuốc kháng n H có thể làm
cải thiện tình trạng của nạn nhân.
1.2.4. Hệ trục hạ đồi –tuyến yên điều hòa hoạt động tinh hoàn
Hai hormone kích thích tuyến sinh dục là FSH và LH do thùy trước tuyến
yên tiết ra, chịu sự kích thích bởi n H và đóng vai trò rất quan trọng với chức
năng của tinh hoàn. Cả hai đều có bản chất là glycoprotein [37]. Trong đó, FSH
chịu trách nhiệm khởi đầu và duy trì sự sinh tinh và tác động trên tế bào Sertoli.
FSH sẽ kích thích tế bào Sertoli nằm ở lớp biểu mô ống sinh tinh, bao quanh các
tế bào mầm đang phát triển và bài tiết các chất tham gia vào quá trình sinh tinh.
Còn LH là chất kích thích lên tế bào kẽ Leydig thuộc mô liên kết nằm ở phía
ngoài các ống sinh tinh sản xuất testosteron [17].
14
Trong giai đoạn dậy thì, dưới sự tác động của FSH và testosteron, quá
trình sinh tinh được khởi động kèm theo đó là sự tăng kích thước tinh hoàn do
sựtăng sinh và biệt hóa của các tế bào mầm sinh dục, trong khi số lượng tế bào
Sertoli vẫn giữ nguyên [24].
Sự phóng thích FSH và LH phụ thuộc vào sự kích thích theo nhịp của
GnRH ở vùng dưới đồi với nhịp độ khoảng 60 lần/phút. Bên cạnh đó, điều hòa
bài tiết FSH và LH còn do sự điều hòa ngược âm tính của hormone sinh dục là
testosteron lên sự phóng thích LH từ tuyến yên và Inhibin là một polypeptide do
tế bào Sertoli tiết ra, có tác động ức chế sự phóng thích FSH [52].
1.3SUY SINH DỤC Ở NAM GIỚI
1.3.1. Định nghĩa
Suy sinh dục ở nam giới là một hiện tượng đặc trưng bởi sự thiếu hụt nồng
độ testosteron trong huyết thanh, sự giảm sản xuất tinh trùng hoặc là cả hai.
Hiện nay, khái niệm suy giảm chức năng sinh dục nam được mở rộng và được
định nghĩa là tình trạng bệnh lý có sự rối loạn của một trong các giai đoạn của
hoạt động tình dục ở nam giới, bao gồm rối loạn ham muốn, rối loạn cương
dương, rối loạn cực khoái và rối loạn xuất tinh; các tình trạng này có thể xuất
hiện đơn độc hoặc phối hợp với nhau [62]. Suy sinh dục gây nên hiện tượng
thoái hóa của các tế bào Leydig ở tinh hoàn, dẫn đến không sản xuất hoặc sản
xuất được ít testosteron trong cơ thể. Nam giới có nồng độ testosterone nằm
ngoài ngưỡng bình thường thường có biểu hiện nhưít ham muốn, bệnh nhân có
cảm nhận rất rõ sự thay đổi của da, tóc, tim mạch, hay mệt mỏi, dễ kích động, ít
hoạt động tình dục, giảm ham muốn kéo dài [45].
15
Hình 1.6: Sơ đồ sự điều hòa hormone ở tinh hoàn [26]
1.3.2. Cơ chế bệnh sinh
Tinh hoàn là nơi sản xuất testosteron và tinh trùng thông qua hai loại tế bào
lần lượt là tế bào Leydig và tế bào Sertoli. Khi tinh hoàn bị tổn thương thì quá
trình sản xuất testosterone bị ảnh hưởng, làm giảm nồng độ testosteron trong
máu. Từ đó, nồng độ hormone LH và FSH trong máu cũng thay đổi [59].
Bên cạnh đó, khi vùng dưới đồi bị suy yếu, sự bài tiết n H bị suy giảm,
tác động lên thùy trước tuyến yên làm giảm sự bài tiết hai hormone hướng dục là
FSH và LH. Trong đó, LH là hormone có tác dụng kích thích tế bào Leydig ở
khoảng kẽ tinh hoàn tiết testosteron, FSH thì kích thích phát triển ống sinh tinh,
kích thích tế bào Sertoli tiết dịch chứa dinh dưỡng giúp tinh trùng trưởng thành.
Khi hai hormone này suy giảm, sự tác động của hai hormone này lên cơ quan
đích là tinh hoàn cũng giảm theo làm cho nồng độ testosteron trong máu suy
giảm và quá trình sinh tinh bị ảnh hưởng [63].
1.3.3. Nguyên nhân
Dựa theo cơ chế bệnh sinh có thể phân loại hội chứng suy sinh dục nam
thành hai loại: nguyên phát và thứ phát.
Suy sinh dục nguyên phát do rối loạn sẵn có trong tinh hoàn, đặc trưng
bởi nồng độ Testostron thấp hoặc không có, trong khi đó nồng độ GnRH cao.
Điều này dẫn đến quá trình sinh tinh suy giảm nghiêm trọng và không đáp ứng
liệu pháp nội tiết [63].
- Nguyên nhân bẩm sinh:
16
Hội chứng Klinefelter với 2 nhiễm sắc thể (NST) X trong bộ NST (XXY).
Người đàn ông mắc hội chứng Klinefelter có vóc dáng cao, tay chân dài, nữ hóa
tuyến vú, tinh hoàn nhỏ và mắc bệnh béo phì do dư thừa NST X. NST X bị thừa
gây xơ hóa và suy tinh hoàn, có thể hình thành bộ phận sinh dục bất thường, dẫn
đến suy sinh dục và vô sinh. Nồng độ n H, FSH, LH ở những bệnh nhân bị
mắc hội chứng này thường cao hơn bình thường nhưng nồng độ testosteron lại
thấp hoặc thấp ở mức bình thường [48].
Đột biến trên NST Y: NST Y của con người chứa nhiều gen liên quan đến
sự phát triển của tinh hoàn và duy trì quá trình sinh tinh ở tuổi trưởng
thành. Nhánh dài của NST Y chứa nhiều trình tự ampliconic và palindromic nên
dễ xảy ra sự tự tái tổ hợp trong quá trình sinh tinh và do đó dễ bị mất đoạn trong
NST, làm giảm số lượng gen của NST Y, dẫn đến vô sinh nam [68].
- Nguyên nhân mắc phải
uai bị là môt bệnh cấp tinh do virus quai bị gây nên. Những bênh nhân bị
viêm tinh hoàn do quai bị thường sẽ bị giảm sinh tinh, một số trường hợp gây
suy tế bào Leydig và suy ống thận [35].
Chiếu xạ ảnh hưởng đến mô học tinh hoàn, làm giảm tế bào Sertoli, tế bào
Leydig và tế bào mầm sinh dục, dẫn đến giảm nồng độ testosteron trong huyết
thanh, từ đó gây suy giảm quá trình sinh tinh [35]. Một số loại thuốc như
glucocorticoids, spironolacton, opiates và ketoconazol làm suy giảm chức năng
của tế bào Leydig. Một số thuốc an thần làm tăng nồng độ Prolactin huyết gây
ức chế giải phóng n H, dẫn đến suy sinh dục [43], [49].
Lớn tuổi: Nồng độ testosteron trong huyết thanh ở những người đàn ông
trên
30 tuổi giảm dần theo độ tuổi, tỷ lệ ước tính là 1 – 2% m i năm. Theo nhiều
nghiên cứu, tỷ lệ nồng độ testosteron thấp trong huyết thanh ở những người đàn
ông trên 60 tuổi là khoảng 20 – 30%, và tỷ lệ đó không ngừng tăng khi về già
[30].
Suy sinh dục thứ phát xảy do do rối loạn chức năng vùng hạ đồi và/hoặc
tuyến yên. Đặc trưng bởi nồng độ GnRH thấp hoặc không phù hợp, cùng với đó
17
là nồng độ testosteron trong máu cũng giảm thấp. Quá trình sinh tinh vì thế bị
suy giảm nhưng thường có đáp ứng với liệu pháp nội tiết tố [63].
- Nguyên nhân bẩm sinh
Hội chứng Kallmann: Nguyên nhân có thể do sự thiếu hụt hormone GnRH.
Bệnh mang tính gia đình, di truyền qua các đột biến liên kết giữa gen trội trên
NST X và gen lặn trên NST thường hoặc đột biến gen trội trên NST thường.
Biểu hiện của hội chứng này là suy giảm chức năng tuyến sinh dục, mất khứu
giác, sứt môi hoặc hở hàm, rối loạn thị giác, khiếm thính [38].
Suy sinh dục vô căn tự phát là do khiếm khuyết trong giải phóng n H,
gây thiếu hụt n H. Bệnh đặc trưng bởi nồng độ n H và testosteron toàn
phần trongmáu thấp, cùng với biểu hiện chậm hoặc không dậy thì ở tuổi 1 . Một
số gen liên quan đến cơ chế bệnh sinh của chứng suy sinh dục vô căn tự phát
như: KAL1, FGFR1, GNRHR, GPR54, NELF. Những gen này có thể hoạt động
đơn lẻ hoặc kết hợp, gây ra sự thiếu hụt GnRH [45].
- Nguyên nhân mắc phải
ối loạn chức năng vung hạ đồi do khối u hoặc u sọ não gây tổn thương
các tế bào vùng hạ đồi, gây giảm tiết hoặc ngưng tiết n H. Các khối u ở vùng
tuyến yên cản trở quá trình vận chuyển các yếu tố kích thích và ức chế từ vùng
hạ đồi đến tuyến yên, gây ảnh hưởng đến hoạt động của nhiều loại hormone
trong cơ thể. Tổn thương tuyến yên gây thiếu hụt hoàn toàn FSH và LH, có thể
dẫn đến mất chức năng tuyến sinh dục. Những tổn thương vùng hạ đồi gây thiếu
hụt một phần FSH và LH, làm giảm ham muốn tình dục ở nam giới [44], [67].
Các bệnh lý mãn tính như đái tháo đường type II, gan nhiễm mỡ, bệnh
mạch vành, hội chứng béo phì và suy dinh dưỡng: Là những bệnh rối loạn
chuyển hóa, làm thay đổi trục hạ đồi – tuyến yên – tuyến sinh dục (HPG) như ức
chế hoạt động của vùng dưới đồi hoặc tuyến yên gây giảm chức năng của tế bào
Leydig, dẫn đến giảm tiết testosteron [63].
Ngoài ra, nghiện rượu, tập luyện thể thao quá sức, các bệnh toàn thân như
nhiễm độc niệu, suy gan, AIDS, bệnh hồng cầu hình liềm, và các loại thuốc bao
18
gồm ethanol và corticosteroid cũng là những nguyên nhân gây suy sinh dục ở
nam giới [36], [42].
1.3.4. Triệu chứng
Suy sinh dục có những đặc điểm lâm sàng như thiếu hụt androgen, chậm
phát triển hoặc ngừng phát triển ở tuổi dậy thì. Điều đó khác với dậy thì muộn vì
cơ thể dậy thì sẽ tiết LH và FSH tăng dần cho đến khi đạt mức ở người trưởng
thành. Mặt khác, những bệnh nhân bị hội chứng suy sinh dục vô căn do thiếu hụt
n H chỉ biểu hiện khi họ trên 1 tuổi. Những biểu hiện suy sinh dục ở độ tuổi
dưới 1 chỉ biểu hiện chậm dậy thì hay dậy thì muộn. Tuy nhiên, rất khó phân
biệt suy sinh dục và dậy thì muộn ở độ tuổi dưới 1 vì cả hai bệnh này đều có
nồng độ n H và testosteron thấp. Chính vì vậy, suy sinh dục cần được chẩn
đoán khi bệnh nhân từ 1 tuổi trở lên. Cần lưu ý các triệu chứng suy sinh dục về
mặt di truyền như hội chứng Klinefelter, Kallmann,... [33].
Chẩn đoán bệnh nhân suy sinh dục cần dựa vào các triệu chứng, dấu hiệu
đặc trưng kết hợp với đo nồng độ testosteron huyết thanh.
Các triệu chứng suy sinh dục có thể phân loại thành hai dạng là liên quan
tình dục và không liên quan tình dục. Những triệu chứng liên quan tình dục như
rối loạn cương dương, giảm ham muốn, giảm tần suất cương vào buổi sáng, khó
đạt cực khoái hoặc giảm cường độ cực khoái. Những triệu chứng không liên
quan tình dục như mệt mỏi, bất lực, giảm khả năng tập trung, trầm cảm, thiếu
sức sống. Những dấu hiệu liên quan đến suy sinh dục như loãng xương, thiếu
máu, béo bụng và các hội chứng chuyển hóa [49].
Đo nồng độ testosteron huyết thanh là phương pháp đánh giá chính xác
tình trạng suy giảm testosteron trong máu. Các phép đo được khuyến nghị thực
hiện ở tình trạng đói trong khoảng từ 7 đến 10 giờ sáng vì lúc này, nồng độ
testosteron trong huyết thanh là cao nhất. Bên cạnh đó, không nên uống rượu,
hút thuốc khi thực hiện các phép đo này vì sẽ gây ảnh hưởng đến nồng độ
testosteron [43], [63].
19
Nồng độ testosteron tổng bình thường có ngưỡng dưới là 315 ng/dL
(11 nmol/L). Ngưỡng dưới ở mức độ bình thường của nồng độ testosteron tự do
là 6,5 ng/dL và của nồng độ testosteron có tác dụng sinh học là 140 ng/dL [43].
Sau khi chẩn đoán nồng độ testosteron trong huyết thanh thấp, các triệu
chứng và dấu hiệu suy sinh dục, cần thực hiện đánh giá nồng độ FSH và LH
trong huyết thanh kết hợp testosteron để xác định suy sinh dục nguyên phát hay
thứ phát [63].
1.3.5. Điều trị
Mục đích của việc điều trị suy sinh dục nam là làm tăng nồng độ
testosteron đến mức bình thường, cải thiện sinh lý sinh dục nam và đáp ứng
mong muốn của bệnh nhân về khả năng sinh sản trong tương lai [33]. Điều trị
suy sinh dục nam có rất nhiều phương pháp như điều trị tâm lý, dùng thuốc hoặc
phẫu thuật. Trong đó, sử dụng thuốc để điều trị suy sinh dục dễ dàng thực hiện
và được nhiều người quan tâm hơn hết. Điều trị bằng thuốc có thể tạm chia theo
hai hướng: Y học hiện đại và y học cổ truyền.
a) Điều trị theo y học hiện đại
Liệu pháp thay thế testosteron là một phương pháp điều trị phổ biến
trong điều trị suy sinh dục nam, nhằm khôi phục nồng độ testosteron đến mức
bình thường, tránh tình trạng nồng độ testosteron tăng cao bất thường và giảm
bớt các biểu hiện lâm sàng của sự thiếu hụt androgen [33], [68]. Liệu pháp này
có nhiều dạng:
- Các chế phẩm thẩm thấu qua da (gel, miếng dán, dung dịch) giúp
ổn định nồng độ testosteron trong huyết thanh và hoạt động như testosteron
trong cơ thể. Ngoài ra, do thời gian tác dụng ngắn nên có thể loại bỏ nhanh
chóng khi có tác dụng phụ xảy ra. Tuy nhiên, ở những người đàn ông có chỉ số
khối cơ thể (BMI) cao cần liều lượng testosteron cao hơn vì béo phì có thể cản
trở tác dụng dược động học của chế phẩm. Chế phẩm cũng gây nhiều bất lợi
trong việc sử dụng hàng ngày, chi phí cao, có thể gây kích ứng da (người sử
dụng miếng dán), hoặc khả năng tiếp xúc da không chủ ý (người sử dụng gel vì
gel sau khi thoa trên da phải tránh tiếp xúc cho đến khi gel khô) [68].
20
- Tiêm bắp: Ưu điểm của liệu pháp này thuốc có tác dụng trong thời
gian dài, không cần sử dụng thuốc hàng ngày và chi phí cho liệu pháp này thấp.
Tuy nhiên, việc tiêm thuốc cần thực hiện 1 – 3 tuần và có thể gây biến động về
năng lượng, tâm trạng và ham muốn tình dục do biến đổi nồng độ testosterone
trong huyết thanh [68].
- Cấy testosteron: Liệu pháp này có lợi thế là duy trì được nồng độ
testosteron trong huyết thanh ổn định, giảm tần suất bổ sung lại thuốc. Nhưng
liệu pháp này có thể để lại tác dụng phụ và sẹo sau phẫu thuật [68].
- Thuốc uống: Liệu pháp này bổ sung testosteron tự nhiên vào cơ thể
giúp khôi phục nồng độ testosteron trong huyết thanh và giảm bớt các biểu hiện
lâm sàng của sự thiếu hụt androgen. Thuốc uống được hấp thụ tốt ở ruột nhưng
bị gan chuyển hóa nhanh nên không thể duy trì được lâu nồng độ testosteron
trong cơ thể. Tuy nhiên, có một loại thuốc khắc phục được hạn chế đó là Andriol
Testocaps, có thành phần là testosteron undecanoate, được hấp thụ qua mạch
bạch huyết và đến cơ quan đích trước gan nên không gây nhiễm độc gan [68].
Testosteron undecanoate được hấp thụ tốt khi được hòa tan trong dầu, nên có thể
uống trong hoặc ngay sau bữa ăn. Liều uống khởi đầu từ 120 – 160 mg/ngày
trong 2 – 3 tuần và uống duy trì 40 – 120 mg/ngày [52].
Liệu pháp bổ sung testosteron ngoại sinh giúp cải thiện suy sinh dục ở
nam giới nhưng để lại nhiều rủi ro trong điều trị. Ngoài các tác dụng phụ nêu
trên, liệu pháp này chống chỉ định đối với những bệnh nhân mắc các bệnh: Phì
đại tuyến tiền liệt lành tính, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú, ngưng thở khi
ngủ, suy tim nặng không kiểm soát được hoặc kiểm soát kém, mắc các triệu
chứng đường tiết niệu. Đặc biệt, không thể áp dụng liệu pháp này cho những
người mong muốn có con vì việc sử dụng testosteron ngoại sinh thường gây ức
chế tiết LH, do đó tinh hoàn cũng ngưng tiết testosteron đáp ứng quá trình sinh
tinh [68].
b) Điều trị theo y học cổ truyền
Từ xa xưa, y học cổ truyền đã xếp suy sinh dục nam vào nhóm các bệnh
lý: Thận dương hư, can khí uất,… và điều trị bằng những bài thuốc Đông y có
21
nguồn gốc từ động vật và thảo dược. Các bài thuốc ấy được lưu truyền rọng rãi
đến ngày nay vì tác dụng điều trị hiệu quả và an toàn. Nguyên tắc chữa suy sinh
dục an toàn và bền vững theo quan điểm Đông y là làm gia tăng nồng độ
hormone sinh dục nam tự nhiên.
Những bài thuốc trị suy sinh dục nam từ động vật như: nhung hươu, tắc
kè, ngài tằm đực, tinh hoàn của động vật. Bên cạnh đó còn có những loại thảo
dược có công dụng bổ thận tráng dương như: Dâm dương hoắc, Ba kích, Nhục
thung dung, Câu kỷ tử, … Các bài thuốc này đều là thuốc bổ, có tác dụng dần
dần và cải thiện sinh lý nam giới [15].
Dâm dương hoắc: Có vị ngọt, tính ôn, vào các kinh can, thận, có tác
dụng bổ thận, tráng dương, khư phong, trừ thấp, cường gân cốt. Dâm dương
hoắc dùng làm thuốc bổ thận, mạnh gân cốt, chữa liệt dương, bại liệt, bán thân
bất toại, phong thấp tỳ thống, bệnh mạch vanh, cao huyết áp, thiếu máu, giảm
tiểu cầu, viêm thận. Ngày dùng 10-12 g, dưới dạng thuốc sắc, ngâm rượu [15].
Ba kích: Có vị ngọt, hơi cay, tính ấm vào kinh thận, có tác dụng ôn thận
trợ dương, cường gân cốt, trừ phong thấp. Theo bài thuốc cổ, Ba kích trị dương
ủy di tinh, phong thấp cước khí, gân cốt yếu mềm, lưng gối mỏi đau. Là bài
thuốc bổ trí não và tinh khí, Ba kích còn chữa các bệnh liệt dương, xuất tinh sớm,
di mộng tinh, phụ nữ kinh nguyệt không đều, bệnh phong thấp. Dùng riêng hoặc
phối hợp với các vị thuốc khác. Liều dùng 5-12 g/kg dưới dạng thuốc sắc hoặc
cao lỏng [15].
Nhục thung dung: Vị thuốc này ít dùng nhưng rất được sử dụng để chữa
những trường hợp yếu sinh lý, sinh dục. Nhục thung dung có vị ngọt, chua, tinh
hơi ôn, không có độc, có tác dụng tư âm, bổ thận, ích tinh, huyết, tráng dương,
hoạt trường, dùng cho những trường hợp liệt dương, lưng gối lạnh đau (nam
giới), vô sinh bạch đới khí hư (nữ giới), huyết khô, táo bón [4].
Tuy nhiên, điều trị suy sinh dục theo y học cổ truyền vẫn còn một số hạn
chế. Bệnh nhân điều trị bằng các loại thuốc Đông y cần kiên trì vì các loại thuốc
này giúp thay đổi nội tiết tố, tăng cường tiết testosteron dần dần nên cần nhiều
thời gian điều trị. Ngoài ra, một lưu ý quan trọng là những bài thuốc này cần
22
được chỉ định bởi các thầy thuốc chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị phù
hợp.
1.4CÁC MÔ HÌNH SUY SINH DỤC Ở ĐỘNG VẬT THÍ NGHIỆM
Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều mô hình gây suy sinh dục được thực hiện
bởi nhiều phương pháp khác nhau. Điển hình là các mô hình cắt bỏ hai tinh
hoàn, gây stress nhiệt, sử dụng hóa dược hay tia phóng xạ, … Tất cả các phương
pháp trên đều ảnh hưởng lên tinh hoàn chuột và gây suy giảm nồng độ
testosteron trong cơ thể chuột.
1.4.1. Giải phẫu cắt bỏ tinh hoàn
Trong cơ thể, testosteron được bài tiết chủ yếu từ tế bào Leydig của tinh
hoàn (95%), một lượng nhỏ được bài tiết từ các cơ quan khác như vỏ thượng
thận (4%), buồng trứng, nhau thai, … Khi chuột bị thiến, nơi sản xuất
testosteron trong cơ thể không còn nữa dẫn đến hiện tượng thiếu hụt testosteron
[31]. Đây là phương pháp gây suy sinh dục đơn giản nhưng lại không thể khảo
sát chuyên sâu hơn ở thế hệ sau.
Mô hình này tạo ra chuột suy sinh dục bằng cách dung ether để gây mê
chuột, cắt một đường thẳng dài ngay giữa bìu (khoảng 0,5 cm). Sau đó, dùng
dụng cụ mổ kéo tinh hoàn và cắt bỏ, khâu vết thương và sát trùng bằng
Povidine. Sau 2 tuần nghỉ thì bắt đầu thí nghiệm và nhận thấy hàm lượng
testosteron giảm và đạt ý nghĩa thống kê so với nhóm chuột bình thường [8].
1.4.2. Stress nhiệt
Nhiệt độ tinh hoàn trong bìu luôn thấp hơn nhiệt độ của cơ thể từ 3 – 4O
C
[65].Việc làm nóng cục bộ cho bìu được chứng minh là gây ra những thay đổi
trong tinh hoàn. Cụ thể, khi tinh hoàn tiếp xúc với nhiệt độ cao sẽ gây rối loạn
quá trình sinh tinh dẫn đến việc mất các tế bào mầm. Từ đó, có thể làm giảm khả
năng sinh sản hoặc vô sinh vĩnh viễn. Các giai đoạn tế bào mầm nhạy cảm với
stress nhiệt cục bộ bao gồm tiền giảm phân hai, giai đoạn tiếp hợp, tinh nguyên
bào và các tinh trùng non. Một số mô hình trên chuột đã được sử dụng để nghiên
cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến tinh hoàn như cho tinh hoàn tiếp xúc với nhiệt
độ cao trong thời gian ngắn (thường là trên 40O
C với thời gian 30 phút/ngày)
23
[17], [65], nuôi động vật thực nghiệm trong môi trường nhiệt độ cao (ví dụ 35 –
36O
C) trong nhiều giờ, hoặc phẫu thuật gây tinh hoàn lạc ch để tinh hoàn tiếp
xúc trong thời gian dài với nhiệt độ trung tâm của cơ thể (37O
C) [5].
1.4.3. Đột biến gen
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản nam giới như môi
trường sống, hành vi, di truyền, … với sự đóng góp di truyền ước tính khoảng
60% [27].Một số đột biến di truyền gây suy giảm sinh sản trên động vật thực
nghiệm đã và đang được phát triển và đã được sử dụng gồm:
- Đột biến gen tạo GnRH (Hypogonadal mouse) [32].
- Đột biến mất androgen receptor (Androgen receptor knockout mice)
[71].
- Đột biến chuyển đoạn gen (transgenic mice) [41].
- Đột biến điểm do hóa chất (sử dụng N-ethyl-N-nitrosourea)[41].
1.4.4. Hóa dược
Một số loại thuốc/hóa chất khi sử dụng dễ gây ra tình trạng rối loạn
hormone, giảm ham muốn, rối loạn cương dương, ức chế xuất tinh, từ đó dẫn
đến rối loạn sinh sản. Dựa vào đó, các nhà nghiên cứu đã ứng dụng hóa dược để
tạo ra mô hình suy sinh dục trên các loài động vật gặm nhắm. Trên thế giới, có
nhiều nghiên cứu đã tạo ra mô hình suy sinh dục như mô hình chuột suy sinh
dục bằng hóa dược gồm:
- Amitriptylin uống 10 mg/kg/ngày trong 56 ngày ( tuần) [23].
- Paroxetin uống 10 mg/kg/ngày trong 3 tuần [50].
- Natri Valproate uống 500 mg/kg/ngày trong 5 tuần [13] hoặc 7 tuần [57].
- Ethanol uống 4 g/kg/ngày trong 90 ngày [39].
- Cyclophosphamid tiêm màng bụng 100 mg/kg một lần duy nhất [72].
- thane dimethanesulfonate ( DS) tiêm vào khoang bụng 75 mg/kg/ngày
trong ngày [16].
1.4.5. Tia phóng xạ
Hiện nay vấn đề tia phóng xạ ảnh hưởng đến sức khỏe con người ngày càng
được quan tâm, đặc biệt là ở nam giới. Trên thế giới có nhiều nghiên cứu ứng
24
dụng tia gamma làm nguồn xạ để tạo mô hình suy sinh dục ở chuột đực. Việt
Nam vào năm 2019, tác giả Nguyễn Lê Việt Hùng đã tạo được mô hình suy sinh
dục bằng cách chiếu xạ 5 lô với thời gian chiếu khác nhau (phụ thuộc liều chiếu)
theo từng liều tăng dần từ 4 – y và lô chứng là nước cất. Nghiên cứu mô
bệnh học cho thấy sau 7 ngày, liều chiếu xạ 7 y cho hình thái ống sinh tinh bắt
đầu co lại và biến dạng rõ so với lô nước cất [7].
1.5SƠ LƯỢC VỀ VIÊN NANG KS
Viên nang Kim Sư là bài thuốc gia truyền của dòng họ Lý Cửu. Thành phần
chính của viên nang Kim Sư gồm bốn vị: Dâm dương hoắc 50%, Cửu thái tử
20%, Đinh lăng 20%, Bạch quả 10%. Công dụng của bài thuốc này là bổ thận
tráng dương, chữa các chứng suy nhược, sinh lực yếu, mộng tinh, mệt mỏi, đau
lưng, mỏi gối, tiểu tiện nhiều lần... [6]
1.5.1. Dâm dương hoắc [3], [4], [15]
Tên khoa học: Herba Epimedii,
thuộc họ Hoàng liên gai (Berberidaceae).
Phân bố: Trung uốc, một số tỉnh
biên giới phía bắc Việt Nam như Lào Cai,
Hà iang, Cao Bằng, Lạng Sơn.
Mô tả: Dâm dương hoắc là cây thân
thảo, cao khoảng 0,5 – 0, m có hoa, cuống
dài. Cây này có ba loài chính:
- Dâm dương hoắc lá hình tim: Thân hình trụ tròn nhỏ, dài chừng 20 cm,
mặt ngoài màu lục hơi vàng hoặc màu vàng nhạt, sáng bóng. Lá kép mọc đối hai
lần ba lá chét. Lá chét hình trứng, dài 3 – 8 cm, rộng 2 – 6 cm, đầu lá hơi nhọn.
Lá chét tận cùng có đáy hình tim, hai lá chét bên nhỏ hơn, hình tim lệch, tai phía
ngoài to hơn, mép có răng cưa nhỏ như gai, màu vàng, mặt trên màu lục hơi
vàng, mặt dưới màu lục hơi xám, có 7 đến 9 gân nổi lên, các gân nhỏ dạng mắt
lưới nhìn rõ, cuống nhỏ. Phiến lá dai gần như da, không mùi, vị hơi đắng.
- Dâm dương hoắc lá mác: Lá kép xẻ ba, lá chét hình trứng hẹp, hình mác,
dài 4 – 12 cm, rộng 2,5 – 5 cm, đầu nhọn, các lá chét bên có đáy xiên chếch rõ,
Hình 1.7: Dâm dương hoắc
25
phía ngoài đầu giống mũi tên. Mặt dưới lá phủ lông ngắn, thô, thưa, mặt trên hầu
như không có lông. Phiến lá dai như da.
- Dâm dương hoắc lông mềm: Mặt dưới phiến lá và cuống lá phủ nhiều
lông mềm (lông nhung)
Thành phần hóa học: Icariin, Linoleic acid, Tannin, Oleic acid, Vitamin
E, Acid palmitic, Flavonoids, Sterols.
Bộ phận dùng làm thuốc: Phần trên mặt đất của cây.
Công dụng: Dâm dương hoắc còn mới có tác dục kích thích tính dâm dục.
Theo
tài liệu cổ, Dâm dương hoắc có vị cay, tính ôn, vào hai kinh can và thận, có tác
dụng bổ can thận mạnh gân cốt, trợ dương ích tinh, khứ phong, thắng thấp,
thường dùng làm thuốc bổ can thận mạnh gân cốt, chống liệt dướng, lưng gối
mỏi đau, tay chân bải hoải.
1.5.2. Cửu thái tử (Hẹ) [4]
Hình 1.8: Cây và hạt Cửu thái tử
Tên khoa học: Allium ramosum L., thuộc họ Hành (Alliaceae).
Phân bố: Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Triều Tiên, Hoa Kỳ,
Nepan, Thái Lan, Indonesia, Philippin.
Thành phần hóa học: Hợp chất sulfur, saponin, chất đắng và hoạt chất
adorin có tác dụng kháng khuẩn và vitamin C, bốn loại đường: fructose, glucose,
sucrose và galactose.
Bộ phận dùng làm thuốc: Cả cây: Lá và rễ là cửu thái, dùng tươi; hạt là
cửu tử.
26
Công dụng: Có tác dụng bổ gan thận, tráng dương, cố tinh. Thân và lá hẹ
chữa bệnh ho trẻ em, hen suyễn, tiêu hóa kém, giun kim, lỵ amip, mồ hôi trộm.
Hạt hẹ chữa bệnh dương ủy, di mộng tinh, đau lưng, mỏi gối, khí hư.
1.5.3. Đinh lăng [3], [4], [15]
Hình 1.9: Cây và rễ cây Đinh lăng
Tên khoa học: Polyscias fruticosa Harms, thuộc họ Nhân sâm (Araliaceace).
Phân bố: Việt Nam, Lào, miền nam Trung Quốc
Thành phần hóa học: Trong thân củ tìm thấy các alcaloit, glucozit, saponin,
flavonoid, tannin, vitamin B1 các axit amin trong đó có lyzin, cystein, và
methionin.
Bộ phận dung làm thuốc: Rễ, vỏ rễ, lá phơi hoặc sấy khô.
Công dụng: Suy nhược cơ thể và suy nhược thần kinh, tiêu hóa kém, ngủ
kém,
phụ nữ sau đẻ ít sữa, có tác dụng bổ khí, lợi sữa, giải độc. Ngoài ra, Đinh lăng
còn có tác dụng chữa sốt, trị ho, ho ra máu, thông tiểu, kiết lị nặng, làm săn da.
1.5.4. Bạch quả[4], [15]
Hình 1.10: Lá và hạt Bạch quả
27
Tên khoa học: Ginkgo biloba L., thuộc họ Bạch quả (Ginkgoaceae)
Phân bố: Trung Quốc
Họ: Bạch quả (Ginkgoaceae)
Mô tả: Cây to, cao 20 – 30 m; tán lá sum sê. Thân hình trụ, phân cành
nhiều, gần như mọc vòng. Lá mọc so le, thường tụ tập ở một mấu, hình quạt,
gốc thuôn nhọn, đầu hình cung, lõm giữa chia phiến thành hai thuỳ rộng, hai mạt
nhẵn, gân lá rất sít nhau, toả từ gốc là thành hình quạt, các gân lại phân nhánh
theo kiểu rẽ đôi; cuống là dài đơn phiến. Hoa đơn tính khác gốc; hoa đực và hoa
cái đều mọc ở kẽ lá, có cuống dài. uả hạch, hình trứng, thịt màu vàng, mùi khó
chịu.
Thành phần hóa học: Chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa như terpenoid,
flavonoid, catechin, lipid và các hợp chất phenol và các sterol như tiginasterol,
sitosterol.
Bộ phận dùng làm thuốc: lá (sấy hoặc phơi khô), hạt được chế biến cẩn
thận
vì có độc.
Công dụng: Cao Bạch quả tiêu chuẩn hoá bào chế từ lá khô bạch quả được
dùng trong y học hiện đại để điều trị các triệu chứng trong thiểu năng tuần hoàn
não nhẹ và vừa (hội chứng sa sút trí tuệ trong sa sút trí tuệ thoái hoá tiên phát, sa
sút trí tuệ do tuần hoàn, và kết hợp hai dạng), với những triệu chứng như suy
giảm trí nhớ, chóng mặt, ù tai, và nhức đầu. Cao Bạch quả cũng làm tăng quãng
đường đi không đau ở người có tắc động mạch ngoại biên, bệnh aynaud, xanh
tím đầu chi, và hội chứng sau tiêm tĩnh mạch, và điều trị bệnh ở tai trong như ù
tai và chóng mặt do mạch máu hoặc thoái hoá. Trong y học dân gian, Bạch quả
được dùng để trị giun, thúc đẻ, điều trọ viêm phế quản, viêm mũi mạn tính, cước
ở chân tay do lạnh, viêm khớp và phù.
1.6CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
1.6.1. Trên thế giới
Đã có nhiều nghiên cứu về các phương pháp điều trị suy sinh dục trên thế
giới. Chẳng hạn như, nghiên cứu của tác giả Ourique .M. và cộng sự (2016) về
28
tác dụng của vitamin trong việc bảo vệ hình thái tinh trùng và chống stress
oxy hóa do Natri Valproate gây ra trên mô hình chuột cống [43]. Ngoài ra, ở
Trung uốc cũng có những nghiên cứu về các bài thuốc cổ truyền giúp điều trị
suy sinh dục ở nam giới như nghiên cứu của tác giả Zhao M.P. và cộng sự
(201 ) về viên thuốc Wuji Yanzong điều trị vo sinh nam [72].
Tuy nhiên, chưa tìm thấy các nghiên cứu đánh giá về tác dụng điều trị suy
sinh dục của viên nang KS.
1.6.2. Trong nước
Trong một nghiên cứu về viên nang Kim Sư của tác giả Nguyễn Lê Việt
Hùng và cộng sự (201 ), viên nang Kim Sư cho thấy tác động androgen tương
tự như thuốc testosteron (viên Testocaps) trên chuột bình thường sau 60 ngày
cho uống thuốc. Phác đồ phối hợp thuốc bổ sung Testocaps 1 mg và KS 1
viên/kg làm tăng trọng lượng tinh hoàn, túi tinh – tuyến tiền liệt theo hướng hiệp
lực đạt ý nghĩa thống kê so với lô chỉ uống viên Kim Sư hay Testocaps. Ngoài
ra, nghiên cứu này cũng kết luận rằng viên nang Kim Sư an toàn, không làm
thay đổi các chỉ số sinh hóa, giải phẫu gan, thận và có tác dụng kiểu nội tiết tố
sinh dục nam [6].
Theo một nghiên cứu khác của tác giả Nguyễn Thị Thu Hương và cộng sự
(2014), viên nang Kim Sư ở liều uống trên chuột gấp hai lần liều uống hàng
ngày trên người không có biểu hiện bất thường về độc tính bán trường diễn sau
hai tháng sử dụng thuốc liên tục và ở liều này sau 14 đến 30 ngày cho thấy sự
tăng thể trọng, tác dụng tăng lực, hồi phục sức và thể hiện tác dụng kiểu nội tiết
tố sinh dục nam trên cơ địa bình thường. Đặc biệt trên cơ địa suy sinh dục ở
chuột đực, viên nang Kim Sư giúp hồi phục 50% sự suy giảm nồng độ
testosteron trong huyết thanh và tăng trọng lượng túi tinh – tuyến tiền liệt [11].
Trong nghiên cứu tác dụng hướng Androgen của viên nang Kim Sư trên
mô hình chuột nhắt trắng suy sinh dục đực bằng Natri Valproate của tác giả Trần
Thị Thanh Loan và cộng sự (2019), viên nang Kim Sư (liều 1 viên/kg) làm tăng
chỉ số testosteron, tăng trọng lượng cơ thể, trọng lượng tinh hoàn, túi tinh –
29
tuyến tiền liệt, cơ nâng hậu môn, cải thiện hình ảnh mô học tinh hoàn chuột nhắt
đực suy sinh dục bằng Natri Valproate [13].
Tuy nhiên, những đề tài trên chưa đánh giá mối liên quan giữa nồng độ
testosteron và các chỉ số tinh dịch đồ trên các lô chuột thực nghiệm cũng như
chưa tập trung đánh giá về ảnh hưởng của viên nang Kim Sư lên quá trình sinh
tinh cũng như sự toàn vẹn của ADN tinh trùng sau quá trình điều trị.
30
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.VẬT LIỆU
2.1.1. Động vật thí nghiệm
Chuột nhắt chủng Swiss albino, 6-8 tuần tuổi, cân nặng 30 ± 2 g/con, do
Viện Sinh phẩm Vaccine Nha Trang – Suối Dầu. Chuột được nuôi ổn định một
tuần trước khi bắt đầu thí nghiệm ở nhiệt độ 25O
C, chu kỳ 12 giờ sáng tối.
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu
Phòng thí nghiệm bộ môn Mô phôi – iải phẫu bệnh (lầu 10, trường Đại
học Y dược TP. Hồ Chí Minh).
2.1.3 Thiết bị
Bảng 2.1: Thiết bị sử dụng trong thí nghiệm
STT Tên thiết bị Nước sản xuất
1
Kính hiển vi phản pha huỳnh quang
AXIO Lab. A1 Carl Zeiss
Đức
2 Kính hiển vi Olympus Nhật
3 Máy xử lý mô Thermo Scientific USA
4
Máy cắt mô HM 325 Thermo
Scientific
USA
5 Máy đúc Histostar Thermo Scientific USA
6 Bàn lạnh Histostar Thermo Scientific USA
7 Bộ kit ELISA DRG Đức
8 Máy rửa giếng 96 giếng Biotek USA
9
Máy đọc LISA bước sóng 450nm
IRE 96 SFRI
Pháp
10 Máy ly tâm Hettich Đức
11 Tủ lạnh âm sâu -80o
C Panasonic Nhật
12 Cân phân tích Mettler Toledo
... Một số thiết bị khác
31
2.1.4. Dụng cụ
Micropipette, buống đếm hồng cầu, đĩa petri, becher, lame, kim tiêm 1ml,
eppendorf 2,5ml, và một số dụng cụ trong phòng thí nghiệm khác.
2.1.5. Hóa chất
- Thuốc gây suy sinh dục: Natri Valproate 500 mg/kg (Sanofi Aventis,
Pháp)
Hình 2.1: Kính hiển vi phản pha
huỳnh quang AXIO Lab.A1 Carl Zeiss (Đức)
Hình 2.2: Kính hiển vi
Olympus (Nhật)
Hình 2.3: Máy đúc mô Thermo (Đức) Hình 2.4: Máy cắt mô Thermo (Đức)
32
- Thuốc đối chứng: Andriol Testocaps 40 mg/viên (Organon Co., India),
được pha trong dầu olive
- Thuốc thí nghiệm: Viên nang KS
- Các hóa chất khác: Hematoxylin, osin, thanol 99,5%, Xylene,
Nigrosin, HCl, Formalin 10%, Ferticult Flushing Medium,…
2.2.THIẾT KẾ THÍ NGHIỆM
Sơ đồ thí nghiệm:
Hình 2.5: Sơ đồ thí nghiệm
Chú thích:
NV: Natri Valproate 500mg/kg
Tes: Testocaps 2mg/kg
KS 1v/kg: KS 1 viên/kg
KS 2v/kg: KS 2 viên/kg
Lô 1
(n = 6)
Lô 2
(n = 6)
Lô 3
(n = 6)
Lô 4
(n = 6)
Lô 5
(n = 6)
Thời
gian cho
uống
Nước cất NV NV NV NV giờ
Tes
KS
1v/kg
KS
2v/kg
14 giờ
Lô mô hình Lô điều trị
Chuột được nuôi ổn định 7 ngày sau khi
mua về
Giải phẫu chuột
Thu tinh hoàn,
TT - TTL, CNHM để đánh giá
trọng lượng và mô học tinh hoàn
Thu tinh dịch để đánh giá
chất lượng tinh trùng
Sau 35 ngày
33
Tính liều thử nghiệm:
Liều dự kiến để thử nghiệm trên chuột được quy đổi từ liều dự kiến sử dụng
trên người là ngày uống 2 – 3 lần, m i lần 2 viên, trung bình 5 viên cho 60 kg
thể trọng/ngày.
Liều bột viên tính theo kg thể trọng: 510 mg x 5 viên / 60 kg = 42,5 mg /kg
thể trọng.
Liều có hiệu quả tương đương trên chuột nhắt trắng: 42,5 mg/kg x 11,76 (*hệ
số ngoại suy quy đổi từ liều của người sang chuột nhắt trắng) = 499,8 mg/kg.
Từ đó, liều 510 mg/kg được sử dụng, tương đương với 1 viên/kg và liều 2
viên/kg.
2.3.PHƯƠNG PHÁP
2.3.1 Đánh giá thể trọng chuột
Thể trọng chuột được theo dõi trước khi bắt đầu thí nghiệm để đánh giá sức
khỏe của chuột. Trong suốt quá trình thí nghiệm, cân thể trọng chuột vào lúc 8
giờ sang, trước khi cho ăn để đánh giá khả năng ảnh hưởng của thuốc natri
valproat và thuốc thí nghiệm lên thể trọng chuột. Chuột được cân hai ngày một
lần cho đến khi kết thúc thí nghiệm.
2.3.2 Đánh giá trọng lượng của tinh hoàn, túi tinh-tuyến tiền liệt và cơ
nâng hậu môn
Sự khác biệt trọng lượng các cơ quan sinh dục phụ thứ cấp giữa các lô thí
nghiệm thể hiện tác dụng của viên nang Kim Sư ở liều lượng khác nhau. Kết
thúc thí nghiệm, các cơ quan này bao gồm tinh hoàn, túi tinh – tuyền tiền liệt và
cơ nâng hậu môn được tách cẩn thận ra khỏi cơ thể, cân trọng lượng và ghi nhận
lại kết quả.
2.3.3 Đánh giá chất lượng tinh trùng
Sau 35 ngày, chuột ở các lô thí nghiệm được tiến hành giải phẫu thu nhận
tinh hoàn, túi tinh – tuyến tiền liệt, cơ nâng hậu môn để cân lấy trọng lượng và
thu nhận ống dẫn tinh để thực hiện tinh dịch đồ, đánh giá chất lượng tinh trùng.
Ống dẫn tinh hai bên trái, phải sau khi thu nhận được cho vào đĩa petri và
thêm 250 ml dung dịch Ferticult Flushing Medium (FFM). Sau đó, dùng lame
34
kéo ống dẫn tinh để thu lấy tinh dịch tươi. Tinh dịch pha loãng trong môi trường
FFM được hút cho vào eppendorf để thực hiện tinh dịch đồ.
Đánh giá chất lượng tinh trùng thông qua phương pháp tinh dịch đồ có bốn
tiêu chí: Mật độ tinh trùng, tỷ lệ sống – chết của tinh trùng, hình thái tinh trùng
và tỉ lệ tinh trùng di động.
a) Phương pháp xác định mật độ tinh trùng
Đặt lamelle lên buồng đếm hồng cầu Neubauer đã được rửa sạch và lau khô.
Trộn đều và hút 10 l tinh dịch (đã hòa vào trong dịch FFM) cho vào một bên
của buồng đếm hồng cầu, quan sát xem mật độ của tinh trùng, nếu dịch đặc thì
pha loãng bằng dung dịch NaHCO3 0,5%, sau đó hút 10 l dung dịch pha loãng
và bơm vào m i bên của buồng đếm hồng cầu đã đặt sẵn lamelle.
Số lượng tinh trùng sẽ được đánh giá ở cả hai buồng đếm hồng cầu. Nếu
giá trị của hai lần đếm tương đương nhau, kết quả có thể xem là đại diện cho
toàn bộ mẫu. M i lần đếm phải ít nhất là 200 tinh trùng, khảo sát ở vật kính x40.
Cách đếm: Đầu tiên đếm từng ô của cùng một hàng trong lưới ô của buồng
đếm, đếm tiếp tục cho đến khi có ít nhất 200 tinh trùng. Nếu trường hợp đếm hết
một hàng mà vẫn chưa đủ 200 tinh trùng thì tiếp tục đếm sang các hàng còn lại
(nếu đếm hàng kế tiếp đã đủ nhưng ngay ô giữa thì vẫn tiếp tục đếm hết hàng).
hi lại số hàng đã đếm. Tiến hành đếm cùng số hàng đó trên buồng còn lại của
buồng đếm.
Cách tiến hành thí nghiệm:
- Đặt lamelle lên buồng đếm Neubauer đã rửa sạch và lau khô.
- Huyền phù tinh dịch đã pha loãng và hút 10 μl cho vào m i bên của
buồng đếm.
- Để yên 5 phút để tinh trùng lắng xuống đáy buồng đếm.
- Đặt buồng đếm lên kính hiển vi và quan sát ở độ phóng đại X40.
- Đếm tinh trùng.
Công thức tính mật độ tinh trùng:
35
Trong đó:
C: Mật độ tinh trùng, đơn vị: triệu con/ml.
D: Độ pha loãng tinh dịch
N: Số tinh trùng đếm được ở hai buồng đếm.
n: Thể tích của tổng số hàng đã khảo sát cho một lần khảo sát, với thể
tích tinh dịch nạp vào m i buồng đếm là 10 μl.
b) Phương pháp xác định tinh trùng sống – chết
Nguyên tắc: Nhuộm tinh trùng bằng phương pháp eosin – nigrosin để
xác định tỷ lệ sống – chết của tinh trùng. Trong đó, tinh trùng không bắt màu
thuốc nhuộm là tinh trùng sống và tinh trùng chết thì bắt màu với thuốc nhuộm.
Phương pháp: Hòa 10 μl tinh dịch với 10 μl eosin, trộn trong 30 giây.
Thêm 20 μl nigrosin 10% h n hợp trên, trộn tiếp 30 giây. Nhỏ 1 giọt mẫu lên
lame thứ nhất, đặt mép lame thứ hai tạo với lame thứ nhất góc 45O
, sau khi mẫu
mao dẫn ra hai bên thì nhanh tay kéo lame, trải mẫu đều trên lame. Để mẫu khô
tự nhiên, quan sát dưới kinh hiển vi với độ phóng đại X40.
c) Phương pháp xác định hình thái tinh trùng
Nguyên tắc: Phương pháp nhuộm Papanicolaou (PAP) là phương pháp
nhuộm màu đa sắc độ nhằm tìm cách hiển thị nhiều biến thể của hình thái tế bào,
để hiển thị mức độ trưởng thành của tế bào và hoạt động trao đổi chất [3].Trong
đó, nhân tế bào bắt màu tím của hematoxylin, orange green 6 (OG 6) bắt, màu
keratin của những tế bào trưởng thành, eosin-azur (EA 50) nhuộm tế bào chưa
trưởng thành, hồng cầu, tế bào tuyến,…
Phương pháp: Hút 10 μl tinh dịch nhỏ lên lame, dùng cạnh một lame
khác để trải mẫu đều trên lame. Nhuộm lame tinh trùng này theo quy trình
nhuộm tế bào bằng phương pháp nhuộm PAP thường qui.
d) Phương pháp xác định tinh trùng di động
Nguyên tắc: Xác định tỷ lệ tinh trùng di động trong tinh dịch được quan
sát dưới kinh hiển vi X40. Tinh trùng di động được xác định là những tinh trùng
chuyển động thẳng tiến hoặc tinh trùng cử động tại ch . Tinh trùng bất động là
những tinh trùng nằm im, không vận động.
36
Phương pháp: Cho một giọt tinh dịch (hòa vào trong dịch FFM) lên lame
và đậy lamelle, quan sát khả năng di động của tinh trùng bằng kính hiển vi có
vật kính X40.
e) Phương pháp nhuộm acridin orange (AO)
Nhuộm acridine orange (AO) là một phương pháp nhuộm tế bào được thiết
lập để xác định tính toàn vẹn của ADN tinh trùng, cho phép phân biệt giữa ADN
của tinh trùng bình thường, sợi đôi và bất thường, sợi đơn, sử dụng các đặc tính
metachromatic của thuốc nhuộm. Các AO fluorochrome xen kẽ vào ADN tinh
trùng sợi kép như một đơn phân và liên kết vớiADN tinh trùng sợi đơn như một
tập hợp. AO đơn phân, liên kết với ADN sợi đôi bình thường, phát huỳnh quang
màu xanh lục, trong khi AO tổng hợp trên ADN sợi đơn phát huỳnh quang màu
vàng đến đỏ [69].
Nguyên tắc: Acridine orange là thuốc nhuộm chọn lọc axit nucleic có thể
thấm qua tế bào, phát ra huỳnh quang xanh khi gắn với dsADN (520 nm) và
huỳnh quang đỏ khi liên kết với ssADN hoặc ARN (ở 650 nm).
Phương pháp nhuộm AO
- Nhuộm mẫu tinh trùng với AO ở pH xấp xỉ bằng 3 và nồng độ AO 0.01%.
- Hóa chất: dung dịch AO, glacial acetic acid (CH3COOH – Lotte), nước
cất, methanol tuyệt đối.
uy trình nhuộm:
1) Phết tinh dịch lên miếng slide sạch và để cho khô tự nhiên.
2) Cố định miếng slide bằng methanol và sấy khô.
3) Sau đó đặt vào khay có chứa dung dịch nhuộm màu acridine (0,01%).
Chờ 2 phút.
4) ửa slide nhẹ nhàng bằng nước rồi sấy khô.
5) Quan sát bằng kính hiển vi huỳnh quang.
37
f) Phương pháp định lượng nồng độ testosterone trong huyết thanh
bằng phương pháp ELISA:
Hình 2.6: Bộ kit LISA D , Đức.
Nguyên tắc chung:
c đ ch: Nhằm xét nghiệm enzym để định lượng hormon.
gu n t c:
Định lượng nồng độ testosterone, FSH, LH bằng phương pháp LISA
dựa trên sự kết hợp đặc hiệu giữa kháng nguyên và kháng thể. Kháng thể được
phủ là kháng thể đơn dòng, kháng thể phát hiện là kháng thể đa dòng.
Khi cho cơ chất vào thì enzym thủy phân cơ chất thành một chất cómàu.
Thông qua cường độ màu biết được nồng độ kháng nguyên/kháng thể
cần
phát hiện.
uy trình tiến hành:
Chuẩn bị:
- iải phẫu chuột bằng dụng cụ mổ đã khử trùng. Sau đó, dùng kim
tiêm lấy máu tim. Mẫu máu chuột lấy đem ly tâm (3.000 vòng/15 phút/37oC) và
hút phần huyết tương ở phía trên định lượng. Mẫu huyết thanh được đánh số và
bảo quản lạnh nhiệt độ -80oC;
- Mẫu thử và mẫu chuẩn phải được rã đông 30 phút trước khi thực hiện.
38
Bảng 2.2: uy trình thực hiện testosteron
Các bước thực hiện Cho vào giếng ( l)
Mẫu thử hoặc mẫu chuẩn 25
Enzyme Conjugate 200
Nghiêng nhẹ giếng cho đều mẫu
Ủ 60 phút ở 20 –25oC
Run lắc để mẫu trông giếng trộn đều
Wash Solution (3 lần) 400/ lần
Substrate Solution 200
Ủ 15 phút ở 20 –25oC
Stop Solution 100
Nghiêng nhẹ giếng cho đều mẫu. Đo OD ở bước sóng 450nm
g) Đánh giá mô học tinh hoàn
Mục tiêu: Đánh giá sự tác động của từng liều thuốc lên cấu trúc mô học
tinh hoàn chuột.
Xử lý mẫu: Mẫu mô được cố định trong dung dịch buffer formalin 10%.
Sau đó, sẽ được xử lý bằng hệ thống máy xử lý mẫu giải phẫu bệnh do hãng
Thermo Scientific (Anh) sản xuất nhằm: Khử nước, làm trong sáng mô và thấm
mô trong paraffin. Sau 15 giờ xử lý, tiến hành đúc mô trong khuôn, mẫu mô
được đúc phải có mặt cắt úp xuống mặt đáy khuôn và được ép sát. Cách tiền
hành đúc và cắt mẫu mô:
Hình 2.7: Sơ đồ quy trình đúc và cắt mô
Phương pháp nhuộm hematoxylin – eosin
Nguyên tắc: phương pháp nhuộm này được sử dụng thường xuyên nhất
trong giải phẫu bệnh, nhằm quan sát nhân tế bào, tế bào chất và cấu trúc mô.
Mẫu được khử nước, làm sáng
và thấm parafin trong máy
xử lý mô
Đặt mô đúc lên
bàn lạnh
Mẫu được lấy ra và vùi đúc
trong parafin, ghi lại mã lên
block đúc
Cắt mẫu ở 3 – 5 μm
(tùy từng loại mô)
Bảo quản mẫu block ở
nhiệt độ phòng
39
Trong đó, nhân tế bào bắt màu tím của Hematoxylin, bào tương bắt màu hồng
của Eosin.
Quy trình thực hiện:
Bảng 2.3: Quy trình nhuộm hematoxylin – eosin
1 Xylene 8 Nước 15 Eosin
2 Xylene 9 Hematoxylin 16 Nước
3 Xylene 10 Nước 17 Ethanol 99,5%
4 Xylene 11 Acid alcohol 18 Ethanol 99,5%
5 Ethanol 99,5% 12 Nước 19 Ethanol 99,5%
6 Ethanol 99,5% 13 Amoniac 20 Ethanol 99,5%
7 Ethanol 99,5% 14 Nước 21 Xylene
Dán lame trước khi đọc và đanh giá tiêu bản mô học tinh hoàn dưới kinh
hiển vi với độ phóng đại X40.
2.4 XỬ LÝ SỐ LIỆU
Số liệu thực nghiệm thể hiện bằng số trùng bình ± sai số chuẩn của giá trị
trung bình. Xử lý số liệu thống kê bằng phần mềm MS xcel 2019. Xử lý thống
kê dựa vào phép kiểm One-Way ANOVA test: Post Hoc Multiple Comparisons
(phần mềm IBM SPSS Statistics 20).
Nghiên cứu tác dụng hướng androgen của viên nang KS trên mô hình chuột nhắt trắng suy sinh dục bằng natri valproate.pdf
Nghiên cứu tác dụng hướng androgen của viên nang KS trên mô hình chuột nhắt trắng suy sinh dục bằng natri valproate.pdf
Nghiên cứu tác dụng hướng androgen của viên nang KS trên mô hình chuột nhắt trắng suy sinh dục bằng natri valproate.pdf
Nghiên cứu tác dụng hướng androgen của viên nang KS trên mô hình chuột nhắt trắng suy sinh dục bằng natri valproate.pdf
Nghiên cứu tác dụng hướng androgen của viên nang KS trên mô hình chuột nhắt trắng suy sinh dục bằng natri valproate.pdf
Nghiên cứu tác dụng hướng androgen của viên nang KS trên mô hình chuột nhắt trắng suy sinh dục bằng natri valproate.pdf
Nghiên cứu tác dụng hướng androgen của viên nang KS trên mô hình chuột nhắt trắng suy sinh dục bằng natri valproate.pdf
Nghiên cứu tác dụng hướng androgen của viên nang KS trên mô hình chuột nhắt trắng suy sinh dục bằng natri valproate.pdf
Nghiên cứu tác dụng hướng androgen của viên nang KS trên mô hình chuột nhắt trắng suy sinh dục bằng natri valproate.pdf
Nghiên cứu tác dụng hướng androgen của viên nang KS trên mô hình chuột nhắt trắng suy sinh dục bằng natri valproate.pdf
Nghiên cứu tác dụng hướng androgen của viên nang KS trên mô hình chuột nhắt trắng suy sinh dục bằng natri valproate.pdf
Nghiên cứu tác dụng hướng androgen của viên nang KS trên mô hình chuột nhắt trắng suy sinh dục bằng natri valproate.pdf
Nghiên cứu tác dụng hướng androgen của viên nang KS trên mô hình chuột nhắt trắng suy sinh dục bằng natri valproate.pdf
Nghiên cứu tác dụng hướng androgen của viên nang KS trên mô hình chuột nhắt trắng suy sinh dục bằng natri valproate.pdf
Nghiên cứu tác dụng hướng androgen của viên nang KS trên mô hình chuột nhắt trắng suy sinh dục bằng natri valproate.pdf
Nghiên cứu tác dụng hướng androgen của viên nang KS trên mô hình chuột nhắt trắng suy sinh dục bằng natri valproate.pdf
Nghiên cứu tác dụng hướng androgen của viên nang KS trên mô hình chuột nhắt trắng suy sinh dục bằng natri valproate.pdf
Nghiên cứu tác dụng hướng androgen của viên nang KS trên mô hình chuột nhắt trắng suy sinh dục bằng natri valproate.pdf
Nghiên cứu tác dụng hướng androgen của viên nang KS trên mô hình chuột nhắt trắng suy sinh dục bằng natri valproate.pdf
Nghiên cứu tác dụng hướng androgen của viên nang KS trên mô hình chuột nhắt trắng suy sinh dục bằng natri valproate.pdf
Nghiên cứu tác dụng hướng androgen của viên nang KS trên mô hình chuột nhắt trắng suy sinh dục bằng natri valproate.pdf
Nghiên cứu tác dụng hướng androgen của viên nang KS trên mô hình chuột nhắt trắng suy sinh dục bằng natri valproate.pdf
Nghiên cứu tác dụng hướng androgen của viên nang KS trên mô hình chuột nhắt trắng suy sinh dục bằng natri valproate.pdf
Nghiên cứu tác dụng hướng androgen của viên nang KS trên mô hình chuột nhắt trắng suy sinh dục bằng natri valproate.pdf
Nghiên cứu tác dụng hướng androgen của viên nang KS trên mô hình chuột nhắt trắng suy sinh dục bằng natri valproate.pdf
Nghiên cứu tác dụng hướng androgen của viên nang KS trên mô hình chuột nhắt trắng suy sinh dục bằng natri valproate.pdf
Nghiên cứu tác dụng hướng androgen của viên nang KS trên mô hình chuột nhắt trắng suy sinh dục bằng natri valproate.pdf
Nghiên cứu tác dụng hướng androgen của viên nang KS trên mô hình chuột nhắt trắng suy sinh dục bằng natri valproate.pdf
Nghiên cứu tác dụng hướng androgen của viên nang KS trên mô hình chuột nhắt trắng suy sinh dục bằng natri valproate.pdf
Nghiên cứu tác dụng hướng androgen của viên nang KS trên mô hình chuột nhắt trắng suy sinh dục bằng natri valproate.pdf
Nghiên cứu tác dụng hướng androgen của viên nang KS trên mô hình chuột nhắt trắng suy sinh dục bằng natri valproate.pdf
Nghiên cứu tác dụng hướng androgen của viên nang KS trên mô hình chuột nhắt trắng suy sinh dục bằng natri valproate.pdf
Nghiên cứu tác dụng hướng androgen của viên nang KS trên mô hình chuột nhắt trắng suy sinh dục bằng natri valproate.pdf
Nghiên cứu tác dụng hướng androgen của viên nang KS trên mô hình chuột nhắt trắng suy sinh dục bằng natri valproate.pdf
Nghiên cứu tác dụng hướng androgen của viên nang KS trên mô hình chuột nhắt trắng suy sinh dục bằng natri valproate.pdf
Nghiên cứu tác dụng hướng androgen của viên nang KS trên mô hình chuột nhắt trắng suy sinh dục bằng natri valproate.pdf

More Related Content

Similar to Nghiên cứu tác dụng hướng androgen của viên nang KS trên mô hình chuột nhắt trắng suy sinh dục bằng natri valproate.pdf

Dia Nang Luong Bio Disc
Dia Nang Luong Bio DiscDia Nang Luong Bio Disc
Dia Nang Luong Bio DiscQNetShops
 
Thuc Tap Sinh Ly Hoc - HVQY.pdf
Thuc Tap Sinh Ly Hoc - HVQY.pdfThuc Tap Sinh Ly Hoc - HVQY.pdf
Thuc Tap Sinh Ly Hoc - HVQY.pdfXunThng31
 
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI ĐIỂM LẤY NOÃN ĐẾN CHẤT LƯỢNG NOÃN VÀ PHÔI TRONG...
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI ĐIỂM LẤY NOÃN ĐẾN CHẤT LƯỢNG NOÃN VÀ PHÔI TRONG...NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI ĐIỂM LẤY NOÃN ĐẾN CHẤT LƯỢNG NOÃN VÀ PHÔI TRONG...
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI ĐIỂM LẤY NOÃN ĐẾN CHẤT LƯỢNG NOÃN VÀ PHÔI TRONG...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
ĐÁNH GIÁ ĐIỀU TRỊ VÔ SINH BẰNG BƠM TINH TRÙNG VÀO BUỒNG TỬ CUNG TẠI BỆNH VIỆN...
ĐÁNH GIÁ ĐIỀU TRỊ VÔ SINH BẰNG BƠM TINH TRÙNG VÀO BUỒNG TỬ CUNG TẠI BỆNH VIỆN...ĐÁNH GIÁ ĐIỀU TRỊ VÔ SINH BẰNG BƠM TINH TRÙNG VÀO BUỒNG TỬ CUNG TẠI BỆNH VIỆN...
ĐÁNH GIÁ ĐIỀU TRỊ VÔ SINH BẰNG BƠM TINH TRÙNG VÀO BUỒNG TỬ CUNG TẠI BỆNH VIỆN...nataliej4
 
NGHIÊN CỨU CĂN NGUYÊN VI KHUẨN VÀ HIỆU QUẢ PHỐI HỢP KHÁNG SINH TRÊN MỘT SỐ CH...
NGHIÊN CỨU CĂN NGUYÊN VI KHUẨN VÀ HIỆU QUẢ PHỐI HỢP KHÁNG SINH TRÊN MỘT SỐ CH...NGHIÊN CỨU CĂN NGUYÊN VI KHUẨN VÀ HIỆU QUẢ PHỐI HỢP KHÁNG SINH TRÊN MỘT SỐ CH...
NGHIÊN CỨU CĂN NGUYÊN VI KHUẨN VÀ HIỆU QUẢ PHỐI HỢP KHÁNG SINH TRÊN MỘT SỐ CH...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.ssuser499fca
 
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩLuận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩssuser499fca
 
Hướng Dẫn Chẩn Đoán Và Điều Trị Hội Chứng Bàng Quang Tăng Hoạt
Hướng Dẫn Chẩn Đoán Và Điều Trị Hội Chứng Bàng Quang Tăng HoạtHướng Dẫn Chẩn Đoán Và Điều Trị Hội Chứng Bàng Quang Tăng Hoạt
Hướng Dẫn Chẩn Đoán Và Điều Trị Hội Chứng Bàng Quang Tăng Hoạtbacsyvuive
 
Đề tài: Yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển ở trẻ sơ sinh đủ tháng vàng da phả...
Đề tài: Yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển ở trẻ sơ sinh đủ tháng vàng da phả...Đề tài: Yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển ở trẻ sơ sinh đủ tháng vàng da phả...
Đề tài: Yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển ở trẻ sơ sinh đủ tháng vàng da phả...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
ÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA DURATOCIN TRONG DỰ PHÒNG HẢY MÁU SAU ĐẺ THAI TO TẠI BỆNH...
ÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA DURATOCIN TRONG DỰ PHÒNG HẢY MÁU SAU ĐẺ THAI TO TẠI BỆNH...ÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA DURATOCIN TRONG DỰ PHÒNG HẢY MÁU SAU ĐẺ THAI TO TẠI BỆNH...
ÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA DURATOCIN TRONG DỰ PHÒNG HẢY MÁU SAU ĐẺ THAI TO TẠI BỆNH...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
NGHIÊN CỨU ĐỘC TÍNH CẤP VÀ TÁC DỤNG CHỐNG VIÊM, GIẢM ĐAU CỦA CAO LỎNG TK1 TRÊ...
NGHIÊN CỨU ĐỘC TÍNH CẤP VÀ TÁC DỤNG CHỐNG VIÊM, GIẢM ĐAU CỦA CAO LỎNG TK1 TRÊ...NGHIÊN CỨU ĐỘC TÍNH CẤP VÀ TÁC DỤNG CHỐNG VIÊM, GIẢM ĐAU CỦA CAO LỎNG TK1 TRÊ...
NGHIÊN CỨU ĐỘC TÍNH CẤP VÀ TÁC DỤNG CHỐNG VIÊM, GIẢM ĐAU CỦA CAO LỎNG TK1 TRÊ...nataliej4
 
Cơ chế kiểm soát cổng của menzak và wall trong đau
Cơ chế kiểm soát cổng của menzak và wall trong đauCơ chế kiểm soát cổng của menzak và wall trong đau
Cơ chế kiểm soát cổng của menzak và wall trong đauCAM BA THUC
 

Similar to Nghiên cứu tác dụng hướng androgen của viên nang KS trên mô hình chuột nhắt trắng suy sinh dục bằng natri valproate.pdf (20)

Luận án: Điều trị dậy thì sớm vô căn ở trẻ gái bằng triptorelin, HAY
Luận án: Điều trị dậy thì sớm vô căn ở trẻ gái bằng triptorelin, HAYLuận án: Điều trị dậy thì sớm vô căn ở trẻ gái bằng triptorelin, HAY
Luận án: Điều trị dậy thì sớm vô căn ở trẻ gái bằng triptorelin, HAY
 
Luận án: Độc tính và tác dụng trên chức năng sinh sản của OS35
Luận án: Độc tính và tác dụng trên chức năng sinh sản của OS35Luận án: Độc tính và tác dụng trên chức năng sinh sản của OS35
Luận án: Độc tính và tác dụng trên chức năng sinh sản của OS35
 
Dia Nang Luong Bio Disc
Dia Nang Luong Bio DiscDia Nang Luong Bio Disc
Dia Nang Luong Bio Disc
 
Luận án: Đột biến gen và điều trị bệnh đái tháo đường sơ sinh, 9đ
Luận án: Đột biến gen và điều trị bệnh đái tháo đường sơ sinh, 9đLuận án: Đột biến gen và điều trị bệnh đái tháo đường sơ sinh, 9đ
Luận án: Đột biến gen và điều trị bệnh đái tháo đường sơ sinh, 9đ
 
Thuc Tap Sinh Ly Hoc - HVQY.pdf
Thuc Tap Sinh Ly Hoc - HVQY.pdfThuc Tap Sinh Ly Hoc - HVQY.pdf
Thuc Tap Sinh Ly Hoc - HVQY.pdf
 
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI ĐIỂM LẤY NOÃN ĐẾN CHẤT LƯỢNG NOÃN VÀ PHÔI TRONG...
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI ĐIỂM LẤY NOÃN ĐẾN CHẤT LƯỢNG NOÃN VÀ PHÔI TRONG...NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI ĐIỂM LẤY NOÃN ĐẾN CHẤT LƯỢNG NOÃN VÀ PHÔI TRONG...
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI ĐIỂM LẤY NOÃN ĐẾN CHẤT LƯỢNG NOÃN VÀ PHÔI TRONG...
 
ĐÁNH GIÁ ĐIỀU TRỊ VÔ SINH BẰNG BƠM TINH TRÙNG VÀO BUỒNG TỬ CUNG TẠI BỆNH VIỆN...
ĐÁNH GIÁ ĐIỀU TRỊ VÔ SINH BẰNG BƠM TINH TRÙNG VÀO BUỒNG TỬ CUNG TẠI BỆNH VIỆN...ĐÁNH GIÁ ĐIỀU TRỊ VÔ SINH BẰNG BƠM TINH TRÙNG VÀO BUỒNG TỬ CUNG TẠI BỆNH VIỆN...
ĐÁNH GIÁ ĐIỀU TRỊ VÔ SINH BẰNG BƠM TINH TRÙNG VÀO BUỒNG TỬ CUNG TẠI BỆNH VIỆN...
 
NGHIÊN CỨU CĂN NGUYÊN VI KHUẨN VÀ HIỆU QUẢ PHỐI HỢP KHÁNG SINH TRÊN MỘT SỐ CH...
NGHIÊN CỨU CĂN NGUYÊN VI KHUẨN VÀ HIỆU QUẢ PHỐI HỢP KHÁNG SINH TRÊN MỘT SỐ CH...NGHIÊN CỨU CĂN NGUYÊN VI KHUẨN VÀ HIỆU QUẢ PHỐI HỢP KHÁNG SINH TRÊN MỘT SỐ CH...
NGHIÊN CỨU CĂN NGUYÊN VI KHUẨN VÀ HIỆU QUẢ PHỐI HỢP KHÁNG SINH TRÊN MỘT SỐ CH...
 
Vo sinh nam
Vo sinh namVo sinh nam
Vo sinh nam
 
Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.Luận văn thạc sĩ y học.
Luận văn thạc sĩ y học.
 
Luận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩLuận văn thạc sĩ
Luận văn thạc sĩ
 
Phương pháp vi phẫu thắt giãn tĩnh mạch tinh trong điều trị vô sinh nam
Phương pháp vi phẫu thắt giãn tĩnh mạch tinh trong điều trị vô sinh namPhương pháp vi phẫu thắt giãn tĩnh mạch tinh trong điều trị vô sinh nam
Phương pháp vi phẫu thắt giãn tĩnh mạch tinh trong điều trị vô sinh nam
 
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phương pháp vi phẫu thắt giãn tĩnh mạch tinh tron...
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phương pháp vi phẫu thắt giãn tĩnh mạch tinh tron...Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phương pháp vi phẫu thắt giãn tĩnh mạch tinh tron...
Đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phương pháp vi phẫu thắt giãn tĩnh mạch tinh tron...
 
Hướng Dẫn Chẩn Đoán Và Điều Trị Hội Chứng Bàng Quang Tăng Hoạt
Hướng Dẫn Chẩn Đoán Và Điều Trị Hội Chứng Bàng Quang Tăng HoạtHướng Dẫn Chẩn Đoán Và Điều Trị Hội Chứng Bàng Quang Tăng Hoạt
Hướng Dẫn Chẩn Đoán Và Điều Trị Hội Chứng Bàng Quang Tăng Hoạt
 
Tác dụng của viên nang Hải mã Nhân sâm ở bệnh nhân mãn dục nam
Tác dụng của viên nang Hải mã Nhân sâm ở bệnh nhân mãn dục namTác dụng của viên nang Hải mã Nhân sâm ở bệnh nhân mãn dục nam
Tác dụng của viên nang Hải mã Nhân sâm ở bệnh nhân mãn dục nam
 
Luận án: Phát triển ở trẻ sơ sinh đủ tháng vàng da phải thay máu
Luận án: Phát triển ở trẻ sơ sinh đủ tháng vàng da phải thay máuLuận án: Phát triển ở trẻ sơ sinh đủ tháng vàng da phải thay máu
Luận án: Phát triển ở trẻ sơ sinh đủ tháng vàng da phải thay máu
 
Đề tài: Yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển ở trẻ sơ sinh đủ tháng vàng da phả...
Đề tài: Yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển ở trẻ sơ sinh đủ tháng vàng da phả...Đề tài: Yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển ở trẻ sơ sinh đủ tháng vàng da phả...
Đề tài: Yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển ở trẻ sơ sinh đủ tháng vàng da phả...
 
ÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA DURATOCIN TRONG DỰ PHÒNG HẢY MÁU SAU ĐẺ THAI TO TẠI BỆNH...
ÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA DURATOCIN TRONG DỰ PHÒNG HẢY MÁU SAU ĐẺ THAI TO TẠI BỆNH...ÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA DURATOCIN TRONG DỰ PHÒNG HẢY MÁU SAU ĐẺ THAI TO TẠI BỆNH...
ÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA DURATOCIN TRONG DỰ PHÒNG HẢY MÁU SAU ĐẺ THAI TO TẠI BỆNH...
 
NGHIÊN CỨU ĐỘC TÍNH CẤP VÀ TÁC DỤNG CHỐNG VIÊM, GIẢM ĐAU CỦA CAO LỎNG TK1 TRÊ...
NGHIÊN CỨU ĐỘC TÍNH CẤP VÀ TÁC DỤNG CHỐNG VIÊM, GIẢM ĐAU CỦA CAO LỎNG TK1 TRÊ...NGHIÊN CỨU ĐỘC TÍNH CẤP VÀ TÁC DỤNG CHỐNG VIÊM, GIẢM ĐAU CỦA CAO LỎNG TK1 TRÊ...
NGHIÊN CỨU ĐỘC TÍNH CẤP VÀ TÁC DỤNG CHỐNG VIÊM, GIẢM ĐAU CỦA CAO LỎNG TK1 TRÊ...
 
Cơ chế kiểm soát cổng của menzak và wall trong đau
Cơ chế kiểm soát cổng của menzak và wall trong đauCơ chế kiểm soát cổng của menzak và wall trong đau
Cơ chế kiểm soát cổng của menzak và wall trong đau
 

More from Man_Ebook

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfMan_Ebook
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docMan_Ebook
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 

More from Man_Ebook (20)

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 

Recently uploaded

NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (19)

NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 

Nghiên cứu tác dụng hướng androgen của viên nang KS trên mô hình chuột nhắt trắng suy sinh dục bằng natri valproate.pdf

  • 1. N BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ NGUYỄN DUY BÌNH NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG HƯỚNG ANDROGEN CỦA VIÊN NANG KS TRÊN MÔ HÌNH CHUỘT NHẮT TRẮNG SUY SINH DỤC BẰNG NATRI VALPROATE LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC CẦN THƠ, 2021
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ NGUYỄN DUY BÌNH NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG HƯỚNG ANDROGEN CỦA VIÊN NANG KS TRÊN MÔ HÌNH CHUỘT NHẮT TRẮNG SUY SINH DỤC BẰNG NATRI VALPROATE LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC Chuyên ngành: Dược lý-dược lâm sàng Mã số: 8720205 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. TRẦN THỊ THANH LOAN CẦN THƠ, 2021
  • 3. CHẤP THUẬN HỘI ĐỒNG Luận văn này, với đề tựa là “Nghiên cứu tác dụng hướng androgen của viên nang KS trên mô hình chuột nhắt trắng suy sinh dục bằng natri valproate”, do học viên Nguyễn Duy Bình thực hiện theo sự hướng dẫn của TS. Trần Thị Thanh Loan. Luận văn này đã được báo cáo với Hội đồng chấm luận văn thông qua ngày Ủy viên Ủy viên – Thư ký Phản biện 1 Phản biện 2 Chủ tịch Hội đồng
  • 4. i LỜI CẢM ƠN Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn đến cô TS. Trần Thị Thanh Loan. Cô đã giao đề tài cho em và đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, truyền đạt tri thức cho em trong suốt quá trình hoàn thành khóa luận. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Dược trường Đại học Tây Đô đã truyền dạy em những kiến thức quý báu và luôn giúp đỡ, tạo mọi điều kiện tốt nhất để em có thể hoàn thành khóa luận. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Bộ môn Mô phôi – Giải Phẫu Bệnh - Đại học Y dược TP.HCM đã tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện cơ sở vật chất để em có thể thực hiện nghiên cứu. Xin gửi lời cám ơn đến ThS BS Nguyễn Lê Việt Hùng, em Võ Bạch Ngọc đã giúp đỡ, cổ vũ và ủng hộ trong suốt quá trình làm việc cùng nhau. Cuối cùng, con xin được gửi lời cảm ơn tới gia đình vì đã luôn chăm sóc con, lo lắng, ủng hộ con trong tất cả mọi việc. Sự bình yên của gia đình chính là nơi tiếp cho con sức mạnh sau những khó khăn gặp phải. Cảm ơn sự lắng nghe và chia sẻ của gia đình để con dũng cảm bước đi trên quãng đường dài phía trước. Một lần nữa xin chân thành cảm ơn! Cần Thơ, ngày tháng năm 2021 Nguyễn Duy Bình
  • 5. ii TÓM TẮT Mở đầu: Suy sinh dục nam là một bệnh lý thiếu hụt testosteron hoặc giảm số lượng tinh trùng ở nam giới liên quan tới các cơ quan sinh dục nam-tinh hoàn. Từ tuổi 40 trở đi, cơ thể nhanh lão hóa, các chức năng hoạt động của cơ quan sinh dục cũng kém đi. Tình trạng này gây ra những vấn đề nang giải như: xuất tinh sớm, chất lượng và số lượng tinh trùng giảm, sinh lực yếu, suy nhược, đau lưng, mỏi gối, … Chế phẩm viên nang Kim Sư (Dâm dương hoắc, Cửu thái tử, Đinh lăng, Bạch quả) đã được sử dụng để khắc phục tình trạng và chữa các triệu chứng trên. Mục tiêu: Khảo sát tác dụng hướng androgen của viên nang Kim Sư trên mô hình chuột nhắt trắng bị suy sinh dục bằng Natri alproate. Đối tượng-Phương pháp: Viên nang Kim Sư gồm Dâm dương hoắc (50%), Cửu thái tử (20%), Đinh lăng (20%), Bạch quả (10%). Nghiên cứu thực nghiệm trên mô hình chuột nhắt đực chủng Swiss albino bị gây suy sinh dục bằng Natri Valproate và điều trị bằng viên nang Kim Sư trong 35 ngày. Sau đó, tiến hành đánh giá tác dụng của viên nang Kim Sư trên sự thay đổi nồng độ testosterone và chất lượng tinh trùng, đánh giá tính toàn vẹn ADN tinh trùng và mô học tinh hoàn. Kết quả: Sau 35 ngày điều trị, hai lô điều trị bằng Kim Sư đều tăng so với lô gây suy sinh dục, có ý nghĩa thống kê; trong đó, lô uống KS 1 viên/kg cho tác dụng tốt hơn hẳn. Các chỉ số chất lượng tinh trùng của hai lô điều trị bằng KS đều tăng và có ý nghĩa thống kê. ADN tinh trùng bị phân mảnh xuất hiện ở lô bệnh lý, không có ở các lô điều trị. Kết quả mô học tinh hoàn cũng ghi nhận sự phục hồi so vơi lô gây suy sinh dục. Kết luận:Viên nang Kim Sư có tác dụng hướng androgen, điều trị suy sinh dục do Natri Valproate; có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ ADN tinh trùng chuột; phục hồi hình thái mô học tinh hoàn chuột bị suy sinh dục. Từ khóa: Viên nang Kim Sư, testosteron, androgen, tinh trùng, mô học tinh hoàn, natri valproate.
  • 6. iii ABSTRACT STUDY ON ANDROGENNIC EFFECT OF CAPSULE “KS” (Herba epimedii, Allium tuberosum, Polyscias fruticosa and Ginkgo biloba) ON MOUSE HYPOGONADISM MODEL INDUCED BY VALPROATE SODIUM” Background: Male hypogonadism is a pathology of testosteron deficiency or decreased sperm count in men involving the male-testicular sex organs. From the age of 40 onwards, the body age rapidly, the functioning of the genital organs also deteriorates. This condition causes problems such as: premature ejaculation, reduced sperm quality and quantity, weak energy, weakness, back pain, knee fatigue,... KS capsules (Herba epimedii, Allium tuberosum, Polyscias fruticosa and Ginko biloba) have been used to remedy the condition and cure the above symptoms Objective: To investigate the androgen-oriented effects of KS capsules on white mice model with hypogonadism by Sodium Valproate Methods: KS capsules include Herba epimedii (50%), Allium tuberosum (20%), Polyscias fruticosa (20%), Ginko biloba (10%). Experimental study on male mouse model of Swiss albino strain caused hypogonadism by sodium Valproate and treated with KS capsules for 35 days. The effects of KS capsules on the alteration of testosterone concentration and sperm quality were then evaluated, and sperm ADN integrity and testicular tissue were assessed. Results: After 35 days of treatment, both groups treated with antibiotics increased compared to the group causing hypogonadism, with statistical significance; in which, the group taking KS 1 capsule/kg gives a much better effect. The sperm quality indexes of the two groups treated with KS increased and were statistically significant. Fragmented sperm ADN appeared in the pathological group, not in the treatment groups. Testicular histology results also recorded the recovery compared with the lot that caused hypogonadism.
  • 7. iv Conclusion: KS capsules with androgen-oriented effects, treatment of hypogonadism caused by Sodium Valproate; Has anti-oxidant effect, protects mouse sperm ADN; restores testicular morphology of mice with hypogonadism. Keywords: KS capsules, testosteron, androgens, sperm, testicular histology, sodium valproate.
  • 8. v LỜI CAM KẾT Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được công bố trong bất cứ một công trình khoa học nào khác. Cần Thơ, ngày tháng năm 2021 Nguyễn Duy Bình
  • 9. vi MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................i TÓM TẮT ............................................................................................................ii ABSTRACT ........................................................................................................iii LỜI CAM KẾT.................................................................................................... v MỤC LỤC...........................................................................................................vi DANH MỤC BẢNG...........................................................................................ix DANH MỤC HÌNH ẢNH................................................................................... x DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT............................................................................xii ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................ 3 1.1 SƠ LƯỢC VỀ CƠ QUAN SINH DỤC NAM.......................................... 3 1.1.1. Cấu tạo và chức năng tinh hoàn............................................................ 3 1.1.2. Cấu tạo ống sinh tinh............................................................................ 4 1.1.3. Quá trình sinh tinh ................................................................................ 5 1.1.4. Hình thái tinh trùng............................................................................... 7 1.1.5. Nhiễm sắc thể của tinh trùng ................................................................ 8 1.2 KHÁI QUÁT VỀ HORMONE SINH DỤC NAM............................. 11 1.2.1. Sinh tổng hợp và chuyển hóa hormone sinh dục nam........................ 11 1.2.2. Cơ chế hoạt động của testosteron tại cơ quan đích............................. 12 1.2.3. Chức năng của testosteron ở nam giới................................................ 13 1.2.4. Hệ trục hạ đồi –tuyến yên điều hòa hoạt động tinh hoàn ................... 13 1.3 SUY SINH DỤC Ở NAM GIỚI.............................................................. 14 1.3.1. Định nghĩa........................................................................................... 14 1.3.2. Cơ chế bệnh sinh................................................................................. 15 1.3.3. Nguyên nhân ....................................................................................... 15 1.3.4. Triệu chứng......................................................................................... 18 1.3.5. Điều trị ................................................................................................ 19 1.4 CÁC MÔ HÌNH SUY SINH DỤC Ở ĐỘNG VẬT THÍ NGHIỆM..... 22 1.4.1. Giải phẫu cắt bỏ tinh hoàn .................................................................. 22
  • 10. vii 1.4.2. Stress nhiệt.......................................................................................... 22 1.4.3. Đột biến gen........................................................................................ 23 1.4.4. Hóa dược............................................................................................. 23 1.4.5. Tia phóng xạ ....................................................................................... 23 1.5 SƠ LƯỢC VỀ VIÊN NANG KS............................................................. 24 1.5.1. Dâm dương hoắc [3], [4], [15]............................................................ 24 1.5.2. Cửu thái tử (Hẹ) [4] ............................................................................ 25 1.5.3. Đinh lăng [3], [4], [15]........................................................................ 26 1.5.4. Bạch quả[4], [15] ................................................................................ 26 1.6 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU..................................................... 27 1.6.1. Trên thế giới........................................................................................ 27 1.6.2. Trong nước.......................................................................................... 28 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............. 30 2.1. VẬT LIỆU................................................................................................ 30 2.1.1. Động vật thí nghiệm............................................................................ 30 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu........................................................................... 30 2.1.3 Thiết bị................................................................................................. 30 2.1.4. Dụng cụ............................................................................................... 31 2.1.5. Hóa chất .............................................................................................. 31 2.2. THIẾT KẾ THÍ NGHIỆM..................................................................... 32 2.3. PHƯƠNG PHÁP..................................................................................... 33 2.3.1 Đánh giá thể trọng chuột ..................................................................... 33 2.3.2 Đánh giá trọng lượng của tinh hoàn, túi tinh-tuyến tiền liệt và cơ nâng hậu môn......................................................................................................... 33 2.3.3 Đánh giá chất lượng tinh trùng............................................................ 33 2.4. XỬ LÝ SỐ LIỆU..................................................................................... 39 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................ 40 3.1 TÁC DỤNG BẢO VỆ CỦA VIÊN NANG KS LÊN MÔ HÌNH CHUỘT ĐỰC SUY SINH DỤC BẰNG NATRI VALPROATE............... 40 3.1.1 Khảo sát thể trọng chuột...................................................................... 40
  • 11. viii 3.1.2 Khảo sát trọng lượng tinh hoàn, túi tinh - tuyến tiền liệt, cơ nâng hậu môn................................................................................................................ 41 3.1.3 Khảo sát chất lượng tinh trùng ............................................................ 44 3.1.4 Hàm lượng testosteron......................................................................... 50 3.1.5 Khảo sát mô học tinh hoàn.................................................................. 51 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ................................................................................ 54 4.1. VỀ MÔ HÌNH SUY SINH DỤC............................................................ 54 4.2. VỀ VIÊN NANG KIM SƯ ..................................................................... 56 4.3. ĐIỂM MỚI ĐỀ TÀI................................................................................ 61 4.4. HẠN CHẾ ĐỀ TÀI ................................................................................. 62 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................... 63 5.1 KẾT LUẬN............................................................................................... 63 5.2 KIẾN NGHỊ.............................................................................................. 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 66 PHỤ LỤC...........................................................................................................xii
  • 12. ix DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Thiết bị sử dụng trong thí nghiệm ...................................................... 30 Bảng 2.2: uy trình thực hiện testosteron .......................................................... 38 Bảng 2.3: Quy trình nhuộm hematoxylin – eosin............................................... 39 Bảng 3.1: Thể trọng chuột ngày 1, ngày 21 và ngày 35 ..................................... 40 Bảng 3.2: Trọng lượng tinh hoàn sau thí nghiệm ............................................... 41 Bảng 3.3: Trọng lượng túi tinh – tuyến tiền liệt sau thí nghiệm......................... 42 Bảng 3.4: Trọng lượng cơ nâng hậu môn sau thí nghiệm................................... 43 Bảng 3.5: Mật độ tinh trùng ................................................................................ 44 Bảng 3.6: Tỷ lệ sống – chết của tinh trùng ......................................................... 45 Bảng 3.7: Tỷ lệ tinh trùng di động...................................................................... 46 Bảng 3.8: Tỷ lệ tinh trùng dị dạng ...................................................................... 47 Bảng 3.9: Giá trị đường chuẩn............................................................................ 50 Bảng 3.10: Hàm lượng testosteron...................................................................... 50 Bảng 3.11: Số lượng lớp tế bào dòng tinh .......................................................... 52
  • 13. x DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1 Giải phẫu phần trong của hệ sinh dục ở nam giới [20].......................... 3 Hình 1.2: Tinh hoàn và ống sinh tinh[20]............................................................. 4 Hình 1.3: Quá trình sinh tinh [25]......................................................................... 6 Hình 1. 4: Cấu tạo tinh trùng [25] ........................................................................ 7 Hình 1.5. Quá trình hình thành testosteron từ cholesterone [19]........................ 11 Hình 1.6: Sơ đồ sự điều hòa hormone ở tinh hoàn [26]...................................... 15 Hình 1.8: Cây và hạt Cửu thái tử ........................................................................ 25 Hình 1.9: Cây và rễ cây Đinh lăng...................................................................... 26 Hình 1.10: Lá và hạt Bạch quả............................................................................ 26 Hình 2.1: Kính hiển vi phản pha huỳnh quang AXIO Lab.A1 Carl Zeiss (Đức) ........31 Hình 2.2: Kính hiển vi Olympus (Nhật)........................................................................31 Hình 2.3: Máy đúc mô Thermo (Đức) ................................................................ 31 Hình 2.4: Máy cắt mô Thermo (Đức) ................................................................. 31 Hình 2.5: Sơ đồ thí nghiệm................................................................................. 32 Hình 2.6: Bộ kit LISA D , Đức. ................................................................... 37 Hình 2.7: Sơ đồ quy trình đúc và cắt mô ............................................................ 38 Hình 3.1: Biểu đồ thể trọng chuột ngày 1, ngày 21 và ngày 35 ......................... 40 Hình 3.2: Biểu đồ trọng lượng tinh hoàn chuột sau thí nghiệm.......................... 41 Hình 3.3: Biểu đồ trọng lượng túi tinh - tuyến tiền liệt sau thí nghiệm.............. 42 Hình 3.4: Biểu đồ trọng lượng cơ nâng hậu môn sau thí nghiệm....................... 43 Hình 3.5: Biểu đồ trọng lượng cơ nâng hậu môn sau thí nghiệm....................... 44 Hình 3.6: Biểu đồ tỷ lệ sống - chết của tinh trùng .............................................. 45 Hình 3.7: A. Tinh trùng sống (không bắt màu nigrosin và eosin) B. Tinh trùng chết (bắt màu nigrosin và eosin) ......................................................................... 45 Hình 3.8: Biểu đồ tỷ lệ tinh trùng di động .......................................................... 46 Hình 3.9: Biểu đồ tỷ lệ tinh trùng dị dạng .......................................................... 47 Hình 3.10: Hình thái tinh trùng........................................................................... 48
  • 14. xi Hình 3.11: Độ phân mảnh DNA tinh trùng (480nm), X40. Tinh trùng bắt màu xanh: tinh trùng bình thường; tinh trùng bắt màu vàng, cam: tinh trùng có DNA phân mảnh. .......................................................................................................... 49 Hình 3.12: Biểu đồ OD đường chuẩn ................................................................. 50 Hình 3.13: Biểu đồ nồng độ testosteron toàn phần (ng/ml)................................ 51 Hình 3.14: Hình ảnh mô học tinh hoàn, X40...................................................... 52
  • 15. xii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT GnRH: Gonadotropin – releasing hormone FSH: Follicle-stimulating hormone LH: Luteinizing hormone NST: Nhiễm sắc thể DHT: 5α-dihydrotestosterone ACTH: Adreno Corticotropin hormone DHEA: dehydropiandosterone NV: Natri Valproate HPG: Hypothalamus – Pituitary – Gonadal PAP: Papanicolaou AO: Acridin Orange H – E: Hematoxylin – eosin FFM: Ferticult Flushing Medium TT – TTL: Túi tinh – tuyến tiền liệt CNHM: Cơ nâng hậu môn ROS: Các gốc oxy hóa tự do AR: Androgen receptor BMI: Chỉ số khối cơ thể
  • 16. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày nay, suy sinh dục là một hiện tượng rất phổ biến ở nam giới. Suy sinh dục ở nam giới là một hiện tượng đặc trưng bởi sự thiếu hụt nồng độ testosteron trong huyết thanh, sự giảm sản xuất tinh trùng hoặc là cả hai. Các triệu chứng lâm sàng như giảm ham muốn tình dục, rối loạn cương dương, giảm thể tích xuất tinh, thiếu máu, sức khỏe suy yếu [23], [55]. Trong năm 2010, ước tính có khoảng 48,5 triệu cặp vợ chồng trên toàn thế giới bị vô sinh và khoảng 40% trong số đó, nam giới được xác định hoặc là nguyên nhân duy nhất hoặc góp phần gây nên vô sinh [32]. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ và tâm lý của bệnh nhân. Sự suy giảm sinh dục nam là tình trạng bệnh lý bao gồm rối loạn cương dương, rối loạn xuất tinh, giảm khoái cảm và rối loạn ham muốn tình dục...Trong cơ thể, testosteron được sản xuất chủ yếu từ tinh hoàn và có vai trò quan trọng trong sự tạo tinh trùng. Sự hình thành tinh trùng là một quá trình phức tạp gồm nhiều bước liên quan đến ba giai đoạn chính: Nguyên phân, giảm phân và biệt hóa tạo tinh trùng. Toàn bộ quá trình sinh tinh được chi phối bởi các hormon, trong đó testosteron đóng vai trò quan trong do tạo được liên kết với các thụ thể androgen. Nhờ cơ chế này mà nồng độ testosteron được duy trì được ổn định để đảm bảo cho quá trình sinh tinh. Sự thiếu hụt của testosteron hoặc các thụ thể androgen sẽ làm rối loạn chức năng sinh tinh [20]. Viên nang Kim Sư (KS) là một chế phẩm tổng hợp từ các thảo dược bao gồm Dâm dương hoắc, Cửu thái tử, Đinh lăng, Bạch quả. Năm 2014, Trần Mỹ Tiên và cộng sự đã khảo sát tác dụng của Kim Sư theo hướng nội tiết tố sinh dục nam trên đối tượng là chuột nhắt trắng đực bình thường và chuột nhắt trắng đực bị giảm năng sinh dục bằng phương pháp loại bỏ tinh hoàn chuột. Nghiên cứu chứng minh viên nang Kim Sư có tác dụng phục hồi 50% sự suy giảm hàm lượng testosteron trong huyết tương và làm tăng làm tăng trọng lượng túi tinh- tuyến tiền liệt [11]. Năm 2019, Trần Thị Thanh Loan và cộng sự chứng minh Kim Sư có tác dụng tăng lượng testosteron trong huyết tương chuột trên mô hình chuột suy giảm sinh dục bằng natri valproat (NV) và mô học tinh hoàn ở các lô
  • 17. 2 chuột thực nghiệm uống Kim Sư có hồi phục tích cực so với lô bệnh lý [13]. Tuy nhiên, đề tài chưa đánh giá mối liên quan giữa nồng độ testosteron và các chỉ số tinh dịch đồ trên các lô chuột thực nghiệm. Cùng với đó, cần đánh giá thêm số lượng dòng tế bào sinh tinh trên mô học tinh hoàn và tính toàn vẹn ADN tinh trùng để góp phần tăng thêm tính an toàn và tác dụng của viên nang Kim Sư trong điều trị suy sinh dục nam. Xuất phát từ lý do trên, chúng tôi tiếp tục thực hiện đề tài “Nghiên cứu tác dụng hướng androgen của viên nang KS trên mô hình chuột nhắt trắng suy sinh dục bằng natri valproate” với mục tiêu khảo sát nồng độ testosteron huyết tương, chỉ số tinh dịch đồ và đánh giá mối liên quan giữa chúng ở mô hình chuột thực nghiệm. Mục tiêu cụ thể 1. Đánh giá tác dụng của viên nang Kim Sư trên sự thay đổi nồng độ testosteron huyết thanh và tinh dịch đồ ở mô hình chuột thực nghiệm. 2. Khảo sát tính toàn vẹn ADN tinh trùng ở mô hình chuột thực nghiệm. 3. Đánh giá tác dụng của viên nang Kim Sư trên cấu tạo vi thể của ống sinh tinh và mô kẽ tinh hoàn chuột. Câu hỏi nghiên cứu Viên nang Kim Sư có ảnh hưởng đến số lượng, chất lượng tinh trùng và nội tiết tố sinh dục nam hay không?
  • 18. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1SƠ LƯỢC VỀ CƠ QUAN SINH DỤC NAM Cơ quan sinh dục nam được chia làm hai phần, phần ngoài bao gồm bìu và dương vật còn phần trong bao gồm các tuyến sinh dục sản xuất tinh trùng và các hormone sinh sản, các tuyến phụ như tuyến tiền liệt, túi tinh, tuyến hành – niệu đạo và các ống dẫn truyền tinh cùng với chất tiết từ các tuyến [20]. Hình 1.1 iải phẫu phần trong của hệ sinh dục ở nam giới [20] 1.1.1. Cấu tạo và chức năng tinh hoàn Tinh hoàn là cơ quan sinh dục chính ở nam giới, vừa thực hiện được chức năng sinh sản, vừa thực hiện được chức năng nội tiết. Tinh hoàn thường được chứa trong bìu, nơi có nhiệt độ lý tưởng cho quá trình sinh tinh (thấp hơn nhiệt độ trung tâm của cơ thể từ 1 – 2O C) [20]. người trưởng thành, m i tinh hoàn nặng khoảng 20 g, dài 4,5 cm, rộng 2,5 cm. Thường có 4 lớp theo thứ tự từ ngoài vào trong bao gồm: (1) lớp phúc mạc tạng (visceral tunica vaginalis), (2) lớp bao trắng (the tunica albuginea), (3) lớp bao mạch (the tunica vasculosa) và (4) nhu mô tinh hoàn (testicular parenchyma). Trong đó, lớp bao trắng chứa các tế bào cơ trơn giúp tinh hoàn co rút và tác động lên dòng chảy động mạch trong
  • 19. 4 tinh hoàn [20], [10]. Bên cạnh đó, lớp bao trắng còn tạo thành trung thất tinh hoàn – nơi đi qua của các ống dẫn. Các trung thất này chia m i tinh hoàn thành 250 thùy dạng hình nón với hai thành phần chính: Mô ống tinh hoàn và mô liên kết [10]. Mô ống tinh hoàn chiếm khoảng 0% thể tích tinh hoàn, nằm cuộn xoắn trong các phân thùy, là nơi trực tiếp sản sinh ra các tinh trùng. Đây được xem là nơi thực hiện chức năng ngoại tiết của tinh hoàn. Còn lại là mô liên kết nằm ngoài các ống sinh tinh, chiếm khoảng 20%, chứa các mạch máu thần kinh và các tế bào kẽ Leydig thực hiện chức năng nội tiết, cụ thể là tổng hợp hormon sinh dục nam, testosteron [9]. Hình 1.2: Tinh hoàn và ống sinh tinh[20] 1.1.2. Cấu tạo ống sinh tinh M i tinh hoàn có từ 400 – 600 ống sinh tinh với chiều dài m i ống từ 30 – 80 cm và đường kính từ 150 – 200 μm. Các ống sinh tinh uốn lượn tạo thành các vòng cung và cùng đổ vào mạng lưới tinh hoàn. Cứ từ 1 – 3 ống sinh tinh gộp lại sẽ tạo thành một thùy. Các thùy phân cách nhau bởi các vách xơ. Trong một thùy, ở giữa các ống sinh tinh là tổ chức liên kết lỏng lẻo chứa các mạch máu thần kinh và các tế bào Leydig (tế bào kẽ). M i ống sinh tinh thường gồm 3 cấu trúc: (1) màng đáy đóng vai trò ngăn cách lớp biểu mô sinh tinh và lớp mô liên
  • 20. 5 kết, (2) lớp biểu mô sinh tinh cấu taọ từ các tế bào dòng tinh và các tế bào Sertoli có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng và điều hòa sự phát triển của tế bào mầm; tại đây các tế bào mầm chèn chặt vào đáy của cấu trúc lõm ở tế bào Sertoli và thực hiện phân bào đẳng nhiễm để tạo thành tinh nguyên bào và cuối cùng là (3) hàng rào máu tinh hoàn ngăn chặn sự khuếch tán tự do của các dịch từ ống sinh tinh đi vào máu [10]. 1.1.3. Quá trình sinh tinh uá trình sản xuất tinh trùng diễn ra liên tục trong lòng ống sinh tinh của tinh hoàn khi dậy thì đến cuối đời của người đàn ông. uá trình sinh tinh diễn ra trong khoảng 42 – 76 ngày và tạo ra được hàng trăm triệu tinh trùng m i ngày [46]. uá trình này có thể chia thành hai giai đoạn: Giai đoạn tạo tinh trùng và giai đoạn biệt hóa tinh trùng. chuột, quá trình này được chia thành 14 giai đoạn và trải qua khoảng 60 ngày [51]. Giai đoạn tạo tinh trùng: uá trình tạo tinh trùng bao gồm sự nguyên phân và giảm phân của các tế bào mầm sinh dục. uá trình này chuẩn bị từ 4 – 6 tuần thai kì dưới tự tác động của tế bào Sertoli và tế bào Leydig. Từ lúc sinh đến 6 tháng tuổi,các tế bào mầm bắt đầu nguyên phân tạo thành các tinh nguyên bào lưỡng bội. Có ba loại tinh nguyên bào: Tinh nguyên bào A đậm màu có hình vòm, nhỏ, nhân chứa nhiều chất dị nhiễm sắc. Tinh nguyên bào A đậm màu nguyên phân tạo thành hai tế bào giống nhau, một là tế bào dự trữ, còn lại là tinh nguyên bào A nhạt màu (do nhân có nhiều chất đồng nhiễm sắc hơn). Testosteron tác động làm tinh nguyên bào A nhạt màu nguyên phân tạo thành hai tinh nguyên bào B [10]. Khi cơ thể bước vào tuổi dậy thì, quá trình sinh tinh bắt đầu khi các tinh nguyên bào B tiến hành nguyên phân lần cuối tạo thành các tinh bào I. Tinh bào I có bộ NST lưỡng bội trải qua giảm phân I, tạo thành các tinh bào II đơn bội. Các tinh bào II tiếp tục trải qua giảm phân II cho ra bốn tế bào đơn bội gọi là tiền tinh trùng. Các tiền tinh trùng này chưa có chức năng, không thể di động và có quá nhiều chất không cần thiết cho quá trình sinh sản. Chính vì thế, chúng bắt đầu biến đổi và biệt hóa thành tinh trùng hoàn chỉnh [10].
  • 21. 6 Giai đoạn biệt hóa tinh trùng: Các tiền tinh trùng là những tế bào tròn, đơn nhân, bào tương chứa nhiều lưới nội chất hạt, ty thể, thể olgi. uá trình tiền tinh trùng loại bỏ bào tương, sắp xếp lại bào quan, hình thành đuôi và thực hiện được chức năng gọi là quá trình phát triển và biệt hóa tinh trùng. Tinh trùng phát triển và biệt hóa qua bốn pha [10]: Pha Golgi: Thể golgi đóng gói những sản phẩm của lưới nội chất hạt là men hydrolytic tạo thành những hạt tiền thể cực đầu nằm về một phía của nhân, trung thể về phía đối diện. Một trung tử hình thành trục đuôi. Pha mũ: Nhân cô đặc, túi thể cực đầu tăng kích thước đến cực đại gọi là thể cực đầu. Thể cực đầu chứa enzyme hydrolytic giúp tinh trùng xâm nhập vào trứng. Pha cực đầu: Tinh tử thay đổi hình dạng, NST xoắn chặt cực đại làm giảm thể tích nhân, nhân trở nên dài và dẹt. Phần đầu hướng về màng đáy và liên kết với các tế bào Sertoli, còn các siêu ống ở đối diện tiếp tục dài ra để hình thành đuôi tinh trùng. Các ty thể tập trung thành vòng ở gốc đuôi tinh trùng để chuẩn bị cung cấp năng lượng cho tinh trùng di chuyển. Pha trưởng thành: Những phần bào tương dư thừa của tiền tinh trùng bị loại bỏ để hình thành nên tinh trùng hoàn chỉnh và phóng thích tinh trùng vào lòng ống sinh tinh. Các tế bào Sertoli thực bào và xử lí các sản phẩm loại bỏ đó của tinh trùng. Tinh trùng mới hình thành chưa thể di động để thực hiện chức năng. Tinh trùng sau khi được hình thành sẽ đi vào lòng ống sinh tinh và đi đến mào tinh. Tại mào tinh, cấu trúc và khả năng di chuyển cũng như khả năng thụ tinh của tinh trùng được hoàn thiện hơn. Dọc theo ống mào tinh, nồng độ các chất điện giải và các chất phân tử lượng nhỏ bị thay đổi dần mức độ thẩm thấu. Một số protein Hình 1.3: Quá trình sinh tinh [25]
  • 22. 7 (như forward – motility protein, zona pellucida binding protein, yếu tố ổn định và ức chế thể cực đầu) do ống sinh tinh và mào tinh tiết ra được gắn vào màng tinh trùng để làm tăng khả năng thụ tinh của tinh trùng. Phần đuôi tinh trùng được cấu tạo từ các vi ống và các ty thể sản sinh ra năng lượng giúp tinh trùng di chuyển [9]. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển tinh trùng, tế bào chất của các tế bào mầm sinh dục sau nguyên phân và giảm phân không được phân chia hoàn toàn cho các tế bào. Chính vì vậy, giữa các tế bào sau khi được sinh ra sẽ nối tiếp nhau qua một cầu nối tế bào chất, tạo thành hợp bào. Hợp bào này được cung cấp chất dinh dưỡng từ bên ngoài hàng rào máu tinh hoàn nhờ tế bào Sertoli. Các cầu nối tế bào chất này sẽ tồn tại cho đến khi tinh trùng biệt hóa xong và được giải phóng vào lòng ống sinh tinh [25]. 1.1.4. Hình thái tinh trùng Tinh trùng điển hình có cấu trúc đặc biệt, nhỏ gọn và có thể di chuyển để thực hiện chức năng thụ tinh cho trứng. Tinh trùng người dài 65 μm, cấu trúc gồm hai phần: Phần đầu với nhân đơn bộ và phần đuôi giúp đẩy tinh trùng về phía trước [25], [10]. Phần đầu tinh trùng gồm nhân và thể đầu cực. Bên trong thể đầu cực chứa enzyme thủy phân là hydrolytic. Khi tinh trùng tiếp xúc với trứng, phản ứng thể đầu cực diễn ra, đầu tinh trùng giải phóng enzyme làm lớp zona của noãn bị phân hủy. Từ đó, tinh trùng xâm nhập vào noãn bào. Trong phần đầu tinh trùng còn có một số protein giúp kết dính màng tinh trùng vào màng noãn bào [25]. Nhân tinh trùng mang bộ NST đơn bội. Trong suốt quá trình phát triển và biệt hóa tinh trùng cho đến khi tinh trùng gặp trứng, NST bên trong nhân được nén chặt lại để bảo toàn cấu trúc và chức năng của gen trên NST.
  • 23. 8 Phần đuôi tinh trùng được chia thành bốn đoạn: Cổ là trung tử gốc, đoạn giữa chứa nhiều ty thể, đoạn chính là phức hợp sợi trục có màng bao sợi và đoạn cuối chỉ có phức hợp sợi trục [10]. Phức hợp sợi trục ở đuôi tinh trùng có cấu tạo từ 2 vi ống đơn trung tâm, bao xung quanh là 9 vi ống đôi cách đều nhau. Sự chuyển động đuôi tinh trùng được tạo ra nhờ các vi ống này trượt vào nhau. Tuy nhiên, các vi ống này lại dày đặc, cứng và không có tính đàn hồi. Vì thế, các vi ống này cần có sự thúc đẩy vận động của dynein, một loại protein vận động có trong đuôi tinh trùng. Các dynein này sử dụng năng lượng ATP do ty thể ở đoạn giữa tạo ra, giúp các vi ống trượt lên nhau, tạo ra chuyển động đuôi tinh trùng [25]. Những khiếm khuyết về hình thái tinh trùng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng tham gia thụ tinh. Tổn thương phần đầu tinh trùng sẽ khiến tinh trùng liên kết kém với lớp zona của noãn bào. Những khuyết tật về đuôi tinh trùng như đuôi ngắn, không có đuôi hoặc gấp đuôi, hoặc không có dynein sẽ làm cho tinh trùng không thể di chuyển được [68]. Trong chặng đường từ ống sinh tinh đến mào tinh tồn tại các gốc oxy hoá tự do, làm kích hoạt các enzyme caspase và endonuclease trong tinh trùng, làm phân mảnh ADN tinh trùng, hoặc do các yếu tố bên ngoài như chiếu xạ, chất độc ảnh hưởng đến nhân tinh trùng [45]. 1.1.5. Nhiễm sắc thể của tinh trùng Tinh trùng là tế bào đảm nhận chức năng sinh sản ở nam giới. Bình thường tinh trùng được sinh ra từ các ống sinh tinh trong tinh hoàn, và trải qua nhiều giai đoạn để có thể trưởng thành, hoàn thiện về cấu trúc và các chức năng để có thể thụ tinh. Tinh trùng bình thường sẽ có cấu tạo ba phần cơ bản là: Đầu tinh trùng, cổ tinh trùng và đuôi tinh trùng. Đầu tinh trùng thường có hình trứng, có Hình 1. 4: Cấu tạo tinh trùng [25]
  • 24. 9 "mũ" acrosome đảm nhận chức năng ly giải màng trứng để giúp tinh trùng kết hợp với trứng khi thụ thai, bên trong đầu tinh trùng chứa nhân, và trong nhân chứa bộ gen (ADN) chính là vật liệu di truyền căn bản nhất để kết hợp với bộ gen của trứng để tạo ra thai nhi. Cổ tinh trùng chứa các ty thể có nhiệm vụ giải phóng năng lượng để giúp tinh trùng di chuyển, đuôi tinh trùng có nhiệm vụ giúp tinh trùng "bơi" để có thể vào được vòi trứng và thụ tinh. ADN tinh trùng được nén chặt để bảo vệ bộ gen tinh trùng khỏi những tác nhân nội/ngoại sinh. Mặc dù phần lớn bộ gen tinh trùng được đóng gói chặt bởi protamine nhưng vẫn có một phần ADN được đặt ở vùng ngoại vi, liên kết lỏng lẻo với histone và dễ bị oxi hóa. Tinh trùng đứt gãy ADN (hay gọi là tinh trùng phân mảnh ADN) là tình trạng chu i ADN của tinh trùng không có sự liền mạch mà bị đứt ra thành từng đoạn nhỏ. Tuy nhiên, chất lượng tinh trùng được đánh giá thông qua phương pháp tinh dịch đồ bao gồm: Đánh giá mật độ tinh trùng, tỷ lệ tinh trùng sống chết, tỷ lệ tinh trùng dị dạng và tỷ lệ tinh trùng di động. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu khảo sát trên người trước đây đã cho thấy, kết quả tinh dịch đồ không phát hiện được những ảnh hưởng đến ADN tinh trùng – một trong những nguyên nhân dẫn đến suy sinh dục và vô sinh ở nam giới [58]. Các nghiên cứu trước đây cho thấy rằng, tỷ lệ tinh trùng bị tổn thương ADN trong tổng số tinh trùng của một cá nhân sẽ ảnh hưởng đến khả năng thụ tinh, chất lượng phôi và kết quả mang thai đạt được sau các kỹ thuật h trợ sinh sản [58]. Những tổn thương ADN nhân tế bào mầm có thể xảy ra trong quá trình sinh tinh như: stress oxy hóa, quá trình đóng xoắn nhiễm sắc thể (NST) và apoptosis, dưới tác động của môi trường ô nhiễm, chất độc và phóng xạ [64]. Stress oxy hóa xảy ra do sự mất cân bằng giữa các sản xuất các gốc oxy hóa tự do (reactive oygen species – ROS) với khả năng chống oxy hóa. Tinh trùng có hai cơ chế chống lại stress oxy hóa tấn công ADN trong nhân: Đóng xoắn ADN và huyết tương tinh dịch [64]. Thực tế, màng ống sinh tinh chứa nhiều chu i axit béo không no có khả năng chống oxy hóa không đầy đủ nên tinh trùng vẫn bị tấn công bởi các ROS [58]. Các ROS có thể dẫn đến gây các đột biến trên nhiễm sắc thể (liên kết chéo, mất đoạn,...), đứt gãy sợi ADN. Stress
  • 25. 10 oxy hóa cũng có liên quan đến quá trình apoptosis của các tế bào dòng tinh và tần suất cao các ADN phân mảnh sợi đơn và kép [64]. uá trình đóng xoắn NST trong nhân tinh trùng diễn ra từ khi tinh trùng hình thành đến lúc phát triển thành tinh trùng hoàn chỉnh. ADN tinh trùng ở động vật có vú được nén chặt thành các sợi nhiễm sắc. Trong quá trình này, tinh trùng chưa trưởng thành, có mức độ tổn thương ADN và sản sinh ROS cao, có khả năng thay đổi trong quá trình tạo NST và chromatin. Sự phân mảnh ADN được đặc trưng bởi sự đứt gãy các sợi đơn và sợi đôi. Sự đứt gãy ADN cũng có thể xảy ra tự nhiên trong các tế bào mầm sinh tinh. Ngoài ra, trong quá trình tái tổ hợp và đóng xoắn NST, sợi đôi ADN cũng có thể xảy ra đứt gãy [64]. Apoptosis là quá trình quan trọng trong sản xuất tinh trùng, điều chỉnh kích thước và chất lượng của các tế bào mầm [28], [17]. Quá trình apoptosis của tế bào dòng tinh bên trong tinh hoàn xảy ra trong quá trình sinh tinh do sự hoạt hóa endonuclease. Điều này xảy ra chủ yếu ở các tế bào sinh tinh và trong quá trình phân chia, tạo ra nhiều đứt gãy ADN trong NST. Các nuclease bên trong tinh trùng nếu hoạt động bất thường sẽ kích hoạt quá trình apoptosis bên trong tinh trùng [64].Tuy nhiên, ở một số nam giới, quá trình loại bỏ các tinh trùng sai hỏng có thể thất bại, dẫn đến tồn tại các tinh trùng dị thường trong quần thể tinh trùng xuất tinh [64]. Nguyên nhân gây tổn thương ADN ở những người đàn ông suy sinh dục thường là do các yếu tố môi trường, các chất ô nhiễm. Thói quen hút thuốc, uống rượu, caffein, các loại thuốc chống ung thư, chống động kinh... gây ra thể dị bội ở tinh trùng, stress oxy hóa tác động trực tiếp lên ADN tinh trùng. Cơ chế tổn thương ADN tinh trùng được cho là do -oxo-7,8-dihydro-2-deoxyguanosin (8-oxod ) tăng lên đáng kể trong huyết thanh, gây tổn thương DNA tinh trùng, thể hiện trong cấu trúc NST trong nhân tinh trùng [47], [64]. Do đó, ADN tinh trùng bị phân mảnh sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất thụ tinh và chất lượng phôi trong các ký thuật h trợ sinh sản [44].
  • 26. 11 1.2KHÁI QUÁT VỀ HORMONE SINH DỤC NAM 1.2.1. Sinh tổng hợp và chuyển hóa hormone sinh dục nam Testosteron, dihydrotestosterone (DHT) và estradiol là ba hormone steroid đóng vai trò quan trọng trong chức năng sinh sản nam, quan trọng nhất là testosteron. Testosteron là hormone chính của tinh hoàn, được tổng hợp chủ yếu từ cholesterol trong tế bào Leydig (hơn 95%) dưới sự kích thích của hormone LH từ tuyến yên, đồng thời cũng được tạo ra với một lượng nhỏ ở lớp lưới của vỏ thượng thận (<5%) [31]. Hình 1.5. Quá trình hình thành testosteron từ cholesterone [19] Sau khi được hình thành, tế bào Sertoli chuyển đổi testosteron thành 5α-dihydrotestosterone (5α-DHT) chiếm 7% bởi 5α-reductase và estradiol (0,3%) dưới sự xúc tác của aromatase do tinh hoàn tiết ra. Chất chuyển hóa 5α- DHT là dạng có tác dụng mạnh hơn testosterone, trong khi estradiol lại là dạng hormone sinh dục nữ, có hoạt động hoàn toàn khác biệt so với testosteron [19]. Lượng testosteron ở nam giới trưởng thành bình thường là 4 – 9 mg trong 24 giờ, nồng độ buổi sáng từ 12 – 35 nmol/L. Khi bước sang tuổi 30 – 40, nồng độ testosteron có sự giảm dần với tỉ lệ khoảng 1% m i năm.Từ sau 70 tuổi nồng độ này chỉ còn một nửa so với tuổi trưởng thành. Phần lớn testosteron sẽ ở lại
  • 27. 12 tinh hoàn để tác động lên quá trình sinh tinh từ các tế bào mầm, một lượng ít hơn đi vào máu đến các cơ quan khác để duy trì các đặc tính sinh dục thứ phát. Khoảng 50% testosteron trong tuần hoàn gắn với globulin liên kết hormone sinh dục và 50% gắn với albumin. Chỉ có khoảng 0,5 – 3,0% tự do, là dạng có hoạt tính sinh học. Nồng độ globulin liên kết hormone sinh dục tăng dần theo tuổi, có nghĩa là tỉ lệ testosteron giảm. Vì vậy, mặc dù nồng độ testosteron trung bình vẫn còn trong giới hạn bình thường ở hầu hết nam giới nhưng nồng độ testosteron tự do giảm khoảng 2 – 3% m i năm [1], [2], [14]. Ngoài ra, testosteron còn được tiết ra ở vỏ thượng thận dưới sự kích thích của Adreno Corticotropin Hormone (ACTH) ở thùy trước tuyến yên với một lượng nhỏ dưới dạng androgenstenedion, DHT và dehydropiandosterone (DHEA) [19].Trong đó, quan trọng nhất là DHEA và các este sulfuric của nó. Trung bình m i ngày có 15 – 30 mg DH A được sản xuất. Dưới tác dụng của androgen, các đặc tính sinh dục thứ phát của nam giới phát triển rõ nét và ức chế các đặc tính sinh dục nữ. Tuy nhiên, androgen của vỏ thượng thận lại có tác động yếu nên cần được chuyển hóa thành testosteron ở ngoại biên. 1.2.2. Cơ chế hoạt động của testosteron tại cơ quan đích Testosteron là hormone thuộc nhóm steroid, tan trong lipid nên có thể dễ dàng đi xuyên qua lớp đôi phospholipid trên màng tế bào nếu ở trạng thái tự do. Sau đó testosteron sẽ gắn kết trực tiếp lên các thụ thể nhân androgen receptor (AR), hoặc gián tiếp kích thích lên các thụ thể này bằng cách chuyển thành dạng 5α-DHT nhờ các 5α-reductase tại tế bào đích [70]. Tương tự như hoạt động của các hormone tan trong lipid khác, phức hợp testosteron – thụ thể 5α-DHT – thụ thể sẽ trải qua phản ứng dimer hóa và thay đổi cấu trúc, rồi tiếp tục di chuyển vào nhân tế bào. Tại đây, các phức hợp này sẽ kết nối với DNA tại vị trí androgen responsive element (ARE) dẫn đến tháo xoắn các gen có liên quan, thúc đẩy quá trình tổng hợp và phiên mã protein mới, làm thay đổi chức năng của các tế bào đích.
  • 28. 13 1.2.3. Chức năng của testosteron ở nam giới Testosteron là hormon chính của đường sinh dục nam. Cơ quan đích của testosteron bao gồm tinh hoàn, đường sinh dục nam, mô não và nhiều cơ quan khác. Thông qua lộ trình tín hiệu trên thụ thể nhân A , hormon testosteron sẽ tạo nên các chức năng chính sau đây: [1], [12], [14]. – Tác động lên sự phát triển của cơ quan sinh dục và gây nam hóa bộ não của bào thai. – Phát triển và duy trì các đặc tính sinh dục thứ phát từ sau tuổi dậy thì: Tăng kích thước cơ quan sinh dục trong (hệ thống ống sinh tinh tại tinh hoàn, ống dẫn tinh, túi tinh, tuyến tiền liệt) và cơ quan sinh dục ngoài (dương vật), dây thanh âm dầy làm giọng nói trầm đi, mọc râu, lông rậm, vai rộng, cơ bắp nở nang, da tăng bài tiết nhầy nên dễ bị mụn. – Là hormon chính yếu duy trì hoạt động sinh tinh ở người nam trưởng thành. – Tác động lên sự chuyển hóa: Làm tăng tổng hợp protein, góp phần vào tăng trưởng cơ thể, làm sụn đầu xương hóa cốt dẫn đến dừng phát triển chiều cao. – Điều hòa ngược lên sự bài tiết hormon LH từ tuyến yên trước. – Một số trường hợp carcinoma tuyến tiền liệt phụ thuộc vào hormon androgen, do đó nếu cắt bỏ tinh hoàn hay dùng thuốc kháng n H có thể làm cải thiện tình trạng của nạn nhân. 1.2.4. Hệ trục hạ đồi –tuyến yên điều hòa hoạt động tinh hoàn Hai hormone kích thích tuyến sinh dục là FSH và LH do thùy trước tuyến yên tiết ra, chịu sự kích thích bởi n H và đóng vai trò rất quan trọng với chức năng của tinh hoàn. Cả hai đều có bản chất là glycoprotein [37]. Trong đó, FSH chịu trách nhiệm khởi đầu và duy trì sự sinh tinh và tác động trên tế bào Sertoli. FSH sẽ kích thích tế bào Sertoli nằm ở lớp biểu mô ống sinh tinh, bao quanh các tế bào mầm đang phát triển và bài tiết các chất tham gia vào quá trình sinh tinh. Còn LH là chất kích thích lên tế bào kẽ Leydig thuộc mô liên kết nằm ở phía ngoài các ống sinh tinh sản xuất testosteron [17].
  • 29. 14 Trong giai đoạn dậy thì, dưới sự tác động của FSH và testosteron, quá trình sinh tinh được khởi động kèm theo đó là sự tăng kích thước tinh hoàn do sựtăng sinh và biệt hóa của các tế bào mầm sinh dục, trong khi số lượng tế bào Sertoli vẫn giữ nguyên [24]. Sự phóng thích FSH và LH phụ thuộc vào sự kích thích theo nhịp của GnRH ở vùng dưới đồi với nhịp độ khoảng 60 lần/phút. Bên cạnh đó, điều hòa bài tiết FSH và LH còn do sự điều hòa ngược âm tính của hormone sinh dục là testosteron lên sự phóng thích LH từ tuyến yên và Inhibin là một polypeptide do tế bào Sertoli tiết ra, có tác động ức chế sự phóng thích FSH [52]. 1.3SUY SINH DỤC Ở NAM GIỚI 1.3.1. Định nghĩa Suy sinh dục ở nam giới là một hiện tượng đặc trưng bởi sự thiếu hụt nồng độ testosteron trong huyết thanh, sự giảm sản xuất tinh trùng hoặc là cả hai. Hiện nay, khái niệm suy giảm chức năng sinh dục nam được mở rộng và được định nghĩa là tình trạng bệnh lý có sự rối loạn của một trong các giai đoạn của hoạt động tình dục ở nam giới, bao gồm rối loạn ham muốn, rối loạn cương dương, rối loạn cực khoái và rối loạn xuất tinh; các tình trạng này có thể xuất hiện đơn độc hoặc phối hợp với nhau [62]. Suy sinh dục gây nên hiện tượng thoái hóa của các tế bào Leydig ở tinh hoàn, dẫn đến không sản xuất hoặc sản xuất được ít testosteron trong cơ thể. Nam giới có nồng độ testosterone nằm ngoài ngưỡng bình thường thường có biểu hiện nhưít ham muốn, bệnh nhân có cảm nhận rất rõ sự thay đổi của da, tóc, tim mạch, hay mệt mỏi, dễ kích động, ít hoạt động tình dục, giảm ham muốn kéo dài [45].
  • 30. 15 Hình 1.6: Sơ đồ sự điều hòa hormone ở tinh hoàn [26] 1.3.2. Cơ chế bệnh sinh Tinh hoàn là nơi sản xuất testosteron và tinh trùng thông qua hai loại tế bào lần lượt là tế bào Leydig và tế bào Sertoli. Khi tinh hoàn bị tổn thương thì quá trình sản xuất testosterone bị ảnh hưởng, làm giảm nồng độ testosteron trong máu. Từ đó, nồng độ hormone LH và FSH trong máu cũng thay đổi [59]. Bên cạnh đó, khi vùng dưới đồi bị suy yếu, sự bài tiết n H bị suy giảm, tác động lên thùy trước tuyến yên làm giảm sự bài tiết hai hormone hướng dục là FSH và LH. Trong đó, LH là hormone có tác dụng kích thích tế bào Leydig ở khoảng kẽ tinh hoàn tiết testosteron, FSH thì kích thích phát triển ống sinh tinh, kích thích tế bào Sertoli tiết dịch chứa dinh dưỡng giúp tinh trùng trưởng thành. Khi hai hormone này suy giảm, sự tác động của hai hormone này lên cơ quan đích là tinh hoàn cũng giảm theo làm cho nồng độ testosteron trong máu suy giảm và quá trình sinh tinh bị ảnh hưởng [63]. 1.3.3. Nguyên nhân Dựa theo cơ chế bệnh sinh có thể phân loại hội chứng suy sinh dục nam thành hai loại: nguyên phát và thứ phát. Suy sinh dục nguyên phát do rối loạn sẵn có trong tinh hoàn, đặc trưng bởi nồng độ Testostron thấp hoặc không có, trong khi đó nồng độ GnRH cao. Điều này dẫn đến quá trình sinh tinh suy giảm nghiêm trọng và không đáp ứng liệu pháp nội tiết [63]. - Nguyên nhân bẩm sinh:
  • 31. 16 Hội chứng Klinefelter với 2 nhiễm sắc thể (NST) X trong bộ NST (XXY). Người đàn ông mắc hội chứng Klinefelter có vóc dáng cao, tay chân dài, nữ hóa tuyến vú, tinh hoàn nhỏ và mắc bệnh béo phì do dư thừa NST X. NST X bị thừa gây xơ hóa và suy tinh hoàn, có thể hình thành bộ phận sinh dục bất thường, dẫn đến suy sinh dục và vô sinh. Nồng độ n H, FSH, LH ở những bệnh nhân bị mắc hội chứng này thường cao hơn bình thường nhưng nồng độ testosteron lại thấp hoặc thấp ở mức bình thường [48]. Đột biến trên NST Y: NST Y của con người chứa nhiều gen liên quan đến sự phát triển của tinh hoàn và duy trì quá trình sinh tinh ở tuổi trưởng thành. Nhánh dài của NST Y chứa nhiều trình tự ampliconic và palindromic nên dễ xảy ra sự tự tái tổ hợp trong quá trình sinh tinh và do đó dễ bị mất đoạn trong NST, làm giảm số lượng gen của NST Y, dẫn đến vô sinh nam [68]. - Nguyên nhân mắc phải uai bị là môt bệnh cấp tinh do virus quai bị gây nên. Những bênh nhân bị viêm tinh hoàn do quai bị thường sẽ bị giảm sinh tinh, một số trường hợp gây suy tế bào Leydig và suy ống thận [35]. Chiếu xạ ảnh hưởng đến mô học tinh hoàn, làm giảm tế bào Sertoli, tế bào Leydig và tế bào mầm sinh dục, dẫn đến giảm nồng độ testosteron trong huyết thanh, từ đó gây suy giảm quá trình sinh tinh [35]. Một số loại thuốc như glucocorticoids, spironolacton, opiates và ketoconazol làm suy giảm chức năng của tế bào Leydig. Một số thuốc an thần làm tăng nồng độ Prolactin huyết gây ức chế giải phóng n H, dẫn đến suy sinh dục [43], [49]. Lớn tuổi: Nồng độ testosteron trong huyết thanh ở những người đàn ông trên 30 tuổi giảm dần theo độ tuổi, tỷ lệ ước tính là 1 – 2% m i năm. Theo nhiều nghiên cứu, tỷ lệ nồng độ testosteron thấp trong huyết thanh ở những người đàn ông trên 60 tuổi là khoảng 20 – 30%, và tỷ lệ đó không ngừng tăng khi về già [30]. Suy sinh dục thứ phát xảy do do rối loạn chức năng vùng hạ đồi và/hoặc tuyến yên. Đặc trưng bởi nồng độ GnRH thấp hoặc không phù hợp, cùng với đó
  • 32. 17 là nồng độ testosteron trong máu cũng giảm thấp. Quá trình sinh tinh vì thế bị suy giảm nhưng thường có đáp ứng với liệu pháp nội tiết tố [63]. - Nguyên nhân bẩm sinh Hội chứng Kallmann: Nguyên nhân có thể do sự thiếu hụt hormone GnRH. Bệnh mang tính gia đình, di truyền qua các đột biến liên kết giữa gen trội trên NST X và gen lặn trên NST thường hoặc đột biến gen trội trên NST thường. Biểu hiện của hội chứng này là suy giảm chức năng tuyến sinh dục, mất khứu giác, sứt môi hoặc hở hàm, rối loạn thị giác, khiếm thính [38]. Suy sinh dục vô căn tự phát là do khiếm khuyết trong giải phóng n H, gây thiếu hụt n H. Bệnh đặc trưng bởi nồng độ n H và testosteron toàn phần trongmáu thấp, cùng với biểu hiện chậm hoặc không dậy thì ở tuổi 1 . Một số gen liên quan đến cơ chế bệnh sinh của chứng suy sinh dục vô căn tự phát như: KAL1, FGFR1, GNRHR, GPR54, NELF. Những gen này có thể hoạt động đơn lẻ hoặc kết hợp, gây ra sự thiếu hụt GnRH [45]. - Nguyên nhân mắc phải ối loạn chức năng vung hạ đồi do khối u hoặc u sọ não gây tổn thương các tế bào vùng hạ đồi, gây giảm tiết hoặc ngưng tiết n H. Các khối u ở vùng tuyến yên cản trở quá trình vận chuyển các yếu tố kích thích và ức chế từ vùng hạ đồi đến tuyến yên, gây ảnh hưởng đến hoạt động của nhiều loại hormone trong cơ thể. Tổn thương tuyến yên gây thiếu hụt hoàn toàn FSH và LH, có thể dẫn đến mất chức năng tuyến sinh dục. Những tổn thương vùng hạ đồi gây thiếu hụt một phần FSH và LH, làm giảm ham muốn tình dục ở nam giới [44], [67]. Các bệnh lý mãn tính như đái tháo đường type II, gan nhiễm mỡ, bệnh mạch vành, hội chứng béo phì và suy dinh dưỡng: Là những bệnh rối loạn chuyển hóa, làm thay đổi trục hạ đồi – tuyến yên – tuyến sinh dục (HPG) như ức chế hoạt động của vùng dưới đồi hoặc tuyến yên gây giảm chức năng của tế bào Leydig, dẫn đến giảm tiết testosteron [63]. Ngoài ra, nghiện rượu, tập luyện thể thao quá sức, các bệnh toàn thân như nhiễm độc niệu, suy gan, AIDS, bệnh hồng cầu hình liềm, và các loại thuốc bao
  • 33. 18 gồm ethanol và corticosteroid cũng là những nguyên nhân gây suy sinh dục ở nam giới [36], [42]. 1.3.4. Triệu chứng Suy sinh dục có những đặc điểm lâm sàng như thiếu hụt androgen, chậm phát triển hoặc ngừng phát triển ở tuổi dậy thì. Điều đó khác với dậy thì muộn vì cơ thể dậy thì sẽ tiết LH và FSH tăng dần cho đến khi đạt mức ở người trưởng thành. Mặt khác, những bệnh nhân bị hội chứng suy sinh dục vô căn do thiếu hụt n H chỉ biểu hiện khi họ trên 1 tuổi. Những biểu hiện suy sinh dục ở độ tuổi dưới 1 chỉ biểu hiện chậm dậy thì hay dậy thì muộn. Tuy nhiên, rất khó phân biệt suy sinh dục và dậy thì muộn ở độ tuổi dưới 1 vì cả hai bệnh này đều có nồng độ n H và testosteron thấp. Chính vì vậy, suy sinh dục cần được chẩn đoán khi bệnh nhân từ 1 tuổi trở lên. Cần lưu ý các triệu chứng suy sinh dục về mặt di truyền như hội chứng Klinefelter, Kallmann,... [33]. Chẩn đoán bệnh nhân suy sinh dục cần dựa vào các triệu chứng, dấu hiệu đặc trưng kết hợp với đo nồng độ testosteron huyết thanh. Các triệu chứng suy sinh dục có thể phân loại thành hai dạng là liên quan tình dục và không liên quan tình dục. Những triệu chứng liên quan tình dục như rối loạn cương dương, giảm ham muốn, giảm tần suất cương vào buổi sáng, khó đạt cực khoái hoặc giảm cường độ cực khoái. Những triệu chứng không liên quan tình dục như mệt mỏi, bất lực, giảm khả năng tập trung, trầm cảm, thiếu sức sống. Những dấu hiệu liên quan đến suy sinh dục như loãng xương, thiếu máu, béo bụng và các hội chứng chuyển hóa [49]. Đo nồng độ testosteron huyết thanh là phương pháp đánh giá chính xác tình trạng suy giảm testosteron trong máu. Các phép đo được khuyến nghị thực hiện ở tình trạng đói trong khoảng từ 7 đến 10 giờ sáng vì lúc này, nồng độ testosteron trong huyết thanh là cao nhất. Bên cạnh đó, không nên uống rượu, hút thuốc khi thực hiện các phép đo này vì sẽ gây ảnh hưởng đến nồng độ testosteron [43], [63].
  • 34. 19 Nồng độ testosteron tổng bình thường có ngưỡng dưới là 315 ng/dL (11 nmol/L). Ngưỡng dưới ở mức độ bình thường của nồng độ testosteron tự do là 6,5 ng/dL và của nồng độ testosteron có tác dụng sinh học là 140 ng/dL [43]. Sau khi chẩn đoán nồng độ testosteron trong huyết thanh thấp, các triệu chứng và dấu hiệu suy sinh dục, cần thực hiện đánh giá nồng độ FSH và LH trong huyết thanh kết hợp testosteron để xác định suy sinh dục nguyên phát hay thứ phát [63]. 1.3.5. Điều trị Mục đích của việc điều trị suy sinh dục nam là làm tăng nồng độ testosteron đến mức bình thường, cải thiện sinh lý sinh dục nam và đáp ứng mong muốn của bệnh nhân về khả năng sinh sản trong tương lai [33]. Điều trị suy sinh dục nam có rất nhiều phương pháp như điều trị tâm lý, dùng thuốc hoặc phẫu thuật. Trong đó, sử dụng thuốc để điều trị suy sinh dục dễ dàng thực hiện và được nhiều người quan tâm hơn hết. Điều trị bằng thuốc có thể tạm chia theo hai hướng: Y học hiện đại và y học cổ truyền. a) Điều trị theo y học hiện đại Liệu pháp thay thế testosteron là một phương pháp điều trị phổ biến trong điều trị suy sinh dục nam, nhằm khôi phục nồng độ testosteron đến mức bình thường, tránh tình trạng nồng độ testosteron tăng cao bất thường và giảm bớt các biểu hiện lâm sàng của sự thiếu hụt androgen [33], [68]. Liệu pháp này có nhiều dạng: - Các chế phẩm thẩm thấu qua da (gel, miếng dán, dung dịch) giúp ổn định nồng độ testosteron trong huyết thanh và hoạt động như testosteron trong cơ thể. Ngoài ra, do thời gian tác dụng ngắn nên có thể loại bỏ nhanh chóng khi có tác dụng phụ xảy ra. Tuy nhiên, ở những người đàn ông có chỉ số khối cơ thể (BMI) cao cần liều lượng testosteron cao hơn vì béo phì có thể cản trở tác dụng dược động học của chế phẩm. Chế phẩm cũng gây nhiều bất lợi trong việc sử dụng hàng ngày, chi phí cao, có thể gây kích ứng da (người sử dụng miếng dán), hoặc khả năng tiếp xúc da không chủ ý (người sử dụng gel vì gel sau khi thoa trên da phải tránh tiếp xúc cho đến khi gel khô) [68].
  • 35. 20 - Tiêm bắp: Ưu điểm của liệu pháp này thuốc có tác dụng trong thời gian dài, không cần sử dụng thuốc hàng ngày và chi phí cho liệu pháp này thấp. Tuy nhiên, việc tiêm thuốc cần thực hiện 1 – 3 tuần và có thể gây biến động về năng lượng, tâm trạng và ham muốn tình dục do biến đổi nồng độ testosterone trong huyết thanh [68]. - Cấy testosteron: Liệu pháp này có lợi thế là duy trì được nồng độ testosteron trong huyết thanh ổn định, giảm tần suất bổ sung lại thuốc. Nhưng liệu pháp này có thể để lại tác dụng phụ và sẹo sau phẫu thuật [68]. - Thuốc uống: Liệu pháp này bổ sung testosteron tự nhiên vào cơ thể giúp khôi phục nồng độ testosteron trong huyết thanh và giảm bớt các biểu hiện lâm sàng của sự thiếu hụt androgen. Thuốc uống được hấp thụ tốt ở ruột nhưng bị gan chuyển hóa nhanh nên không thể duy trì được lâu nồng độ testosteron trong cơ thể. Tuy nhiên, có một loại thuốc khắc phục được hạn chế đó là Andriol Testocaps, có thành phần là testosteron undecanoate, được hấp thụ qua mạch bạch huyết và đến cơ quan đích trước gan nên không gây nhiễm độc gan [68]. Testosteron undecanoate được hấp thụ tốt khi được hòa tan trong dầu, nên có thể uống trong hoặc ngay sau bữa ăn. Liều uống khởi đầu từ 120 – 160 mg/ngày trong 2 – 3 tuần và uống duy trì 40 – 120 mg/ngày [52]. Liệu pháp bổ sung testosteron ngoại sinh giúp cải thiện suy sinh dục ở nam giới nhưng để lại nhiều rủi ro trong điều trị. Ngoài các tác dụng phụ nêu trên, liệu pháp này chống chỉ định đối với những bệnh nhân mắc các bệnh: Phì đại tuyến tiền liệt lành tính, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú, ngưng thở khi ngủ, suy tim nặng không kiểm soát được hoặc kiểm soát kém, mắc các triệu chứng đường tiết niệu. Đặc biệt, không thể áp dụng liệu pháp này cho những người mong muốn có con vì việc sử dụng testosteron ngoại sinh thường gây ức chế tiết LH, do đó tinh hoàn cũng ngưng tiết testosteron đáp ứng quá trình sinh tinh [68]. b) Điều trị theo y học cổ truyền Từ xa xưa, y học cổ truyền đã xếp suy sinh dục nam vào nhóm các bệnh lý: Thận dương hư, can khí uất,… và điều trị bằng những bài thuốc Đông y có
  • 36. 21 nguồn gốc từ động vật và thảo dược. Các bài thuốc ấy được lưu truyền rọng rãi đến ngày nay vì tác dụng điều trị hiệu quả và an toàn. Nguyên tắc chữa suy sinh dục an toàn và bền vững theo quan điểm Đông y là làm gia tăng nồng độ hormone sinh dục nam tự nhiên. Những bài thuốc trị suy sinh dục nam từ động vật như: nhung hươu, tắc kè, ngài tằm đực, tinh hoàn của động vật. Bên cạnh đó còn có những loại thảo dược có công dụng bổ thận tráng dương như: Dâm dương hoắc, Ba kích, Nhục thung dung, Câu kỷ tử, … Các bài thuốc này đều là thuốc bổ, có tác dụng dần dần và cải thiện sinh lý nam giới [15]. Dâm dương hoắc: Có vị ngọt, tính ôn, vào các kinh can, thận, có tác dụng bổ thận, tráng dương, khư phong, trừ thấp, cường gân cốt. Dâm dương hoắc dùng làm thuốc bổ thận, mạnh gân cốt, chữa liệt dương, bại liệt, bán thân bất toại, phong thấp tỳ thống, bệnh mạch vanh, cao huyết áp, thiếu máu, giảm tiểu cầu, viêm thận. Ngày dùng 10-12 g, dưới dạng thuốc sắc, ngâm rượu [15]. Ba kích: Có vị ngọt, hơi cay, tính ấm vào kinh thận, có tác dụng ôn thận trợ dương, cường gân cốt, trừ phong thấp. Theo bài thuốc cổ, Ba kích trị dương ủy di tinh, phong thấp cước khí, gân cốt yếu mềm, lưng gối mỏi đau. Là bài thuốc bổ trí não và tinh khí, Ba kích còn chữa các bệnh liệt dương, xuất tinh sớm, di mộng tinh, phụ nữ kinh nguyệt không đều, bệnh phong thấp. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác. Liều dùng 5-12 g/kg dưới dạng thuốc sắc hoặc cao lỏng [15]. Nhục thung dung: Vị thuốc này ít dùng nhưng rất được sử dụng để chữa những trường hợp yếu sinh lý, sinh dục. Nhục thung dung có vị ngọt, chua, tinh hơi ôn, không có độc, có tác dụng tư âm, bổ thận, ích tinh, huyết, tráng dương, hoạt trường, dùng cho những trường hợp liệt dương, lưng gối lạnh đau (nam giới), vô sinh bạch đới khí hư (nữ giới), huyết khô, táo bón [4]. Tuy nhiên, điều trị suy sinh dục theo y học cổ truyền vẫn còn một số hạn chế. Bệnh nhân điều trị bằng các loại thuốc Đông y cần kiên trì vì các loại thuốc này giúp thay đổi nội tiết tố, tăng cường tiết testosteron dần dần nên cần nhiều thời gian điều trị. Ngoài ra, một lưu ý quan trọng là những bài thuốc này cần
  • 37. 22 được chỉ định bởi các thầy thuốc chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. 1.4CÁC MÔ HÌNH SUY SINH DỤC Ở ĐỘNG VẬT THÍ NGHIỆM Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều mô hình gây suy sinh dục được thực hiện bởi nhiều phương pháp khác nhau. Điển hình là các mô hình cắt bỏ hai tinh hoàn, gây stress nhiệt, sử dụng hóa dược hay tia phóng xạ, … Tất cả các phương pháp trên đều ảnh hưởng lên tinh hoàn chuột và gây suy giảm nồng độ testosteron trong cơ thể chuột. 1.4.1. Giải phẫu cắt bỏ tinh hoàn Trong cơ thể, testosteron được bài tiết chủ yếu từ tế bào Leydig của tinh hoàn (95%), một lượng nhỏ được bài tiết từ các cơ quan khác như vỏ thượng thận (4%), buồng trứng, nhau thai, … Khi chuột bị thiến, nơi sản xuất testosteron trong cơ thể không còn nữa dẫn đến hiện tượng thiếu hụt testosteron [31]. Đây là phương pháp gây suy sinh dục đơn giản nhưng lại không thể khảo sát chuyên sâu hơn ở thế hệ sau. Mô hình này tạo ra chuột suy sinh dục bằng cách dung ether để gây mê chuột, cắt một đường thẳng dài ngay giữa bìu (khoảng 0,5 cm). Sau đó, dùng dụng cụ mổ kéo tinh hoàn và cắt bỏ, khâu vết thương và sát trùng bằng Povidine. Sau 2 tuần nghỉ thì bắt đầu thí nghiệm và nhận thấy hàm lượng testosteron giảm và đạt ý nghĩa thống kê so với nhóm chuột bình thường [8]. 1.4.2. Stress nhiệt Nhiệt độ tinh hoàn trong bìu luôn thấp hơn nhiệt độ của cơ thể từ 3 – 4O C [65].Việc làm nóng cục bộ cho bìu được chứng minh là gây ra những thay đổi trong tinh hoàn. Cụ thể, khi tinh hoàn tiếp xúc với nhiệt độ cao sẽ gây rối loạn quá trình sinh tinh dẫn đến việc mất các tế bào mầm. Từ đó, có thể làm giảm khả năng sinh sản hoặc vô sinh vĩnh viễn. Các giai đoạn tế bào mầm nhạy cảm với stress nhiệt cục bộ bao gồm tiền giảm phân hai, giai đoạn tiếp hợp, tinh nguyên bào và các tinh trùng non. Một số mô hình trên chuột đã được sử dụng để nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến tinh hoàn như cho tinh hoàn tiếp xúc với nhiệt độ cao trong thời gian ngắn (thường là trên 40O C với thời gian 30 phút/ngày)
  • 38. 23 [17], [65], nuôi động vật thực nghiệm trong môi trường nhiệt độ cao (ví dụ 35 – 36O C) trong nhiều giờ, hoặc phẫu thuật gây tinh hoàn lạc ch để tinh hoàn tiếp xúc trong thời gian dài với nhiệt độ trung tâm của cơ thể (37O C) [5]. 1.4.3. Đột biến gen Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản nam giới như môi trường sống, hành vi, di truyền, … với sự đóng góp di truyền ước tính khoảng 60% [27].Một số đột biến di truyền gây suy giảm sinh sản trên động vật thực nghiệm đã và đang được phát triển và đã được sử dụng gồm: - Đột biến gen tạo GnRH (Hypogonadal mouse) [32]. - Đột biến mất androgen receptor (Androgen receptor knockout mice) [71]. - Đột biến chuyển đoạn gen (transgenic mice) [41]. - Đột biến điểm do hóa chất (sử dụng N-ethyl-N-nitrosourea)[41]. 1.4.4. Hóa dược Một số loại thuốc/hóa chất khi sử dụng dễ gây ra tình trạng rối loạn hormone, giảm ham muốn, rối loạn cương dương, ức chế xuất tinh, từ đó dẫn đến rối loạn sinh sản. Dựa vào đó, các nhà nghiên cứu đã ứng dụng hóa dược để tạo ra mô hình suy sinh dục trên các loài động vật gặm nhắm. Trên thế giới, có nhiều nghiên cứu đã tạo ra mô hình suy sinh dục như mô hình chuột suy sinh dục bằng hóa dược gồm: - Amitriptylin uống 10 mg/kg/ngày trong 56 ngày ( tuần) [23]. - Paroxetin uống 10 mg/kg/ngày trong 3 tuần [50]. - Natri Valproate uống 500 mg/kg/ngày trong 5 tuần [13] hoặc 7 tuần [57]. - Ethanol uống 4 g/kg/ngày trong 90 ngày [39]. - Cyclophosphamid tiêm màng bụng 100 mg/kg một lần duy nhất [72]. - thane dimethanesulfonate ( DS) tiêm vào khoang bụng 75 mg/kg/ngày trong ngày [16]. 1.4.5. Tia phóng xạ Hiện nay vấn đề tia phóng xạ ảnh hưởng đến sức khỏe con người ngày càng được quan tâm, đặc biệt là ở nam giới. Trên thế giới có nhiều nghiên cứu ứng
  • 39. 24 dụng tia gamma làm nguồn xạ để tạo mô hình suy sinh dục ở chuột đực. Việt Nam vào năm 2019, tác giả Nguyễn Lê Việt Hùng đã tạo được mô hình suy sinh dục bằng cách chiếu xạ 5 lô với thời gian chiếu khác nhau (phụ thuộc liều chiếu) theo từng liều tăng dần từ 4 – y và lô chứng là nước cất. Nghiên cứu mô bệnh học cho thấy sau 7 ngày, liều chiếu xạ 7 y cho hình thái ống sinh tinh bắt đầu co lại và biến dạng rõ so với lô nước cất [7]. 1.5SƠ LƯỢC VỀ VIÊN NANG KS Viên nang Kim Sư là bài thuốc gia truyền của dòng họ Lý Cửu. Thành phần chính của viên nang Kim Sư gồm bốn vị: Dâm dương hoắc 50%, Cửu thái tử 20%, Đinh lăng 20%, Bạch quả 10%. Công dụng của bài thuốc này là bổ thận tráng dương, chữa các chứng suy nhược, sinh lực yếu, mộng tinh, mệt mỏi, đau lưng, mỏi gối, tiểu tiện nhiều lần... [6] 1.5.1. Dâm dương hoắc [3], [4], [15] Tên khoa học: Herba Epimedii, thuộc họ Hoàng liên gai (Berberidaceae). Phân bố: Trung uốc, một số tỉnh biên giới phía bắc Việt Nam như Lào Cai, Hà iang, Cao Bằng, Lạng Sơn. Mô tả: Dâm dương hoắc là cây thân thảo, cao khoảng 0,5 – 0, m có hoa, cuống dài. Cây này có ba loài chính: - Dâm dương hoắc lá hình tim: Thân hình trụ tròn nhỏ, dài chừng 20 cm, mặt ngoài màu lục hơi vàng hoặc màu vàng nhạt, sáng bóng. Lá kép mọc đối hai lần ba lá chét. Lá chét hình trứng, dài 3 – 8 cm, rộng 2 – 6 cm, đầu lá hơi nhọn. Lá chét tận cùng có đáy hình tim, hai lá chét bên nhỏ hơn, hình tim lệch, tai phía ngoài to hơn, mép có răng cưa nhỏ như gai, màu vàng, mặt trên màu lục hơi vàng, mặt dưới màu lục hơi xám, có 7 đến 9 gân nổi lên, các gân nhỏ dạng mắt lưới nhìn rõ, cuống nhỏ. Phiến lá dai gần như da, không mùi, vị hơi đắng. - Dâm dương hoắc lá mác: Lá kép xẻ ba, lá chét hình trứng hẹp, hình mác, dài 4 – 12 cm, rộng 2,5 – 5 cm, đầu nhọn, các lá chét bên có đáy xiên chếch rõ, Hình 1.7: Dâm dương hoắc
  • 40. 25 phía ngoài đầu giống mũi tên. Mặt dưới lá phủ lông ngắn, thô, thưa, mặt trên hầu như không có lông. Phiến lá dai như da. - Dâm dương hoắc lông mềm: Mặt dưới phiến lá và cuống lá phủ nhiều lông mềm (lông nhung) Thành phần hóa học: Icariin, Linoleic acid, Tannin, Oleic acid, Vitamin E, Acid palmitic, Flavonoids, Sterols. Bộ phận dùng làm thuốc: Phần trên mặt đất của cây. Công dụng: Dâm dương hoắc còn mới có tác dục kích thích tính dâm dục. Theo tài liệu cổ, Dâm dương hoắc có vị cay, tính ôn, vào hai kinh can và thận, có tác dụng bổ can thận mạnh gân cốt, trợ dương ích tinh, khứ phong, thắng thấp, thường dùng làm thuốc bổ can thận mạnh gân cốt, chống liệt dướng, lưng gối mỏi đau, tay chân bải hoải. 1.5.2. Cửu thái tử (Hẹ) [4] Hình 1.8: Cây và hạt Cửu thái tử Tên khoa học: Allium ramosum L., thuộc họ Hành (Alliaceae). Phân bố: Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Triều Tiên, Hoa Kỳ, Nepan, Thái Lan, Indonesia, Philippin. Thành phần hóa học: Hợp chất sulfur, saponin, chất đắng và hoạt chất adorin có tác dụng kháng khuẩn và vitamin C, bốn loại đường: fructose, glucose, sucrose và galactose. Bộ phận dùng làm thuốc: Cả cây: Lá và rễ là cửu thái, dùng tươi; hạt là cửu tử.
  • 41. 26 Công dụng: Có tác dụng bổ gan thận, tráng dương, cố tinh. Thân và lá hẹ chữa bệnh ho trẻ em, hen suyễn, tiêu hóa kém, giun kim, lỵ amip, mồ hôi trộm. Hạt hẹ chữa bệnh dương ủy, di mộng tinh, đau lưng, mỏi gối, khí hư. 1.5.3. Đinh lăng [3], [4], [15] Hình 1.9: Cây và rễ cây Đinh lăng Tên khoa học: Polyscias fruticosa Harms, thuộc họ Nhân sâm (Araliaceace). Phân bố: Việt Nam, Lào, miền nam Trung Quốc Thành phần hóa học: Trong thân củ tìm thấy các alcaloit, glucozit, saponin, flavonoid, tannin, vitamin B1 các axit amin trong đó có lyzin, cystein, và methionin. Bộ phận dung làm thuốc: Rễ, vỏ rễ, lá phơi hoặc sấy khô. Công dụng: Suy nhược cơ thể và suy nhược thần kinh, tiêu hóa kém, ngủ kém, phụ nữ sau đẻ ít sữa, có tác dụng bổ khí, lợi sữa, giải độc. Ngoài ra, Đinh lăng còn có tác dụng chữa sốt, trị ho, ho ra máu, thông tiểu, kiết lị nặng, làm săn da. 1.5.4. Bạch quả[4], [15] Hình 1.10: Lá và hạt Bạch quả
  • 42. 27 Tên khoa học: Ginkgo biloba L., thuộc họ Bạch quả (Ginkgoaceae) Phân bố: Trung Quốc Họ: Bạch quả (Ginkgoaceae) Mô tả: Cây to, cao 20 – 30 m; tán lá sum sê. Thân hình trụ, phân cành nhiều, gần như mọc vòng. Lá mọc so le, thường tụ tập ở một mấu, hình quạt, gốc thuôn nhọn, đầu hình cung, lõm giữa chia phiến thành hai thuỳ rộng, hai mạt nhẵn, gân lá rất sít nhau, toả từ gốc là thành hình quạt, các gân lại phân nhánh theo kiểu rẽ đôi; cuống là dài đơn phiến. Hoa đơn tính khác gốc; hoa đực và hoa cái đều mọc ở kẽ lá, có cuống dài. uả hạch, hình trứng, thịt màu vàng, mùi khó chịu. Thành phần hóa học: Chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa như terpenoid, flavonoid, catechin, lipid và các hợp chất phenol và các sterol như tiginasterol, sitosterol. Bộ phận dùng làm thuốc: lá (sấy hoặc phơi khô), hạt được chế biến cẩn thận vì có độc. Công dụng: Cao Bạch quả tiêu chuẩn hoá bào chế từ lá khô bạch quả được dùng trong y học hiện đại để điều trị các triệu chứng trong thiểu năng tuần hoàn não nhẹ và vừa (hội chứng sa sút trí tuệ trong sa sút trí tuệ thoái hoá tiên phát, sa sút trí tuệ do tuần hoàn, và kết hợp hai dạng), với những triệu chứng như suy giảm trí nhớ, chóng mặt, ù tai, và nhức đầu. Cao Bạch quả cũng làm tăng quãng đường đi không đau ở người có tắc động mạch ngoại biên, bệnh aynaud, xanh tím đầu chi, và hội chứng sau tiêm tĩnh mạch, và điều trị bệnh ở tai trong như ù tai và chóng mặt do mạch máu hoặc thoái hoá. Trong y học dân gian, Bạch quả được dùng để trị giun, thúc đẻ, điều trọ viêm phế quản, viêm mũi mạn tính, cước ở chân tay do lạnh, viêm khớp và phù. 1.6CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU 1.6.1. Trên thế giới Đã có nhiều nghiên cứu về các phương pháp điều trị suy sinh dục trên thế giới. Chẳng hạn như, nghiên cứu của tác giả Ourique .M. và cộng sự (2016) về
  • 43. 28 tác dụng của vitamin trong việc bảo vệ hình thái tinh trùng và chống stress oxy hóa do Natri Valproate gây ra trên mô hình chuột cống [43]. Ngoài ra, ở Trung uốc cũng có những nghiên cứu về các bài thuốc cổ truyền giúp điều trị suy sinh dục ở nam giới như nghiên cứu của tác giả Zhao M.P. và cộng sự (201 ) về viên thuốc Wuji Yanzong điều trị vo sinh nam [72]. Tuy nhiên, chưa tìm thấy các nghiên cứu đánh giá về tác dụng điều trị suy sinh dục của viên nang KS. 1.6.2. Trong nước Trong một nghiên cứu về viên nang Kim Sư của tác giả Nguyễn Lê Việt Hùng và cộng sự (201 ), viên nang Kim Sư cho thấy tác động androgen tương tự như thuốc testosteron (viên Testocaps) trên chuột bình thường sau 60 ngày cho uống thuốc. Phác đồ phối hợp thuốc bổ sung Testocaps 1 mg và KS 1 viên/kg làm tăng trọng lượng tinh hoàn, túi tinh – tuyến tiền liệt theo hướng hiệp lực đạt ý nghĩa thống kê so với lô chỉ uống viên Kim Sư hay Testocaps. Ngoài ra, nghiên cứu này cũng kết luận rằng viên nang Kim Sư an toàn, không làm thay đổi các chỉ số sinh hóa, giải phẫu gan, thận và có tác dụng kiểu nội tiết tố sinh dục nam [6]. Theo một nghiên cứu khác của tác giả Nguyễn Thị Thu Hương và cộng sự (2014), viên nang Kim Sư ở liều uống trên chuột gấp hai lần liều uống hàng ngày trên người không có biểu hiện bất thường về độc tính bán trường diễn sau hai tháng sử dụng thuốc liên tục và ở liều này sau 14 đến 30 ngày cho thấy sự tăng thể trọng, tác dụng tăng lực, hồi phục sức và thể hiện tác dụng kiểu nội tiết tố sinh dục nam trên cơ địa bình thường. Đặc biệt trên cơ địa suy sinh dục ở chuột đực, viên nang Kim Sư giúp hồi phục 50% sự suy giảm nồng độ testosteron trong huyết thanh và tăng trọng lượng túi tinh – tuyến tiền liệt [11]. Trong nghiên cứu tác dụng hướng Androgen của viên nang Kim Sư trên mô hình chuột nhắt trắng suy sinh dục đực bằng Natri Valproate của tác giả Trần Thị Thanh Loan và cộng sự (2019), viên nang Kim Sư (liều 1 viên/kg) làm tăng chỉ số testosteron, tăng trọng lượng cơ thể, trọng lượng tinh hoàn, túi tinh –
  • 44. 29 tuyến tiền liệt, cơ nâng hậu môn, cải thiện hình ảnh mô học tinh hoàn chuột nhắt đực suy sinh dục bằng Natri Valproate [13]. Tuy nhiên, những đề tài trên chưa đánh giá mối liên quan giữa nồng độ testosteron và các chỉ số tinh dịch đồ trên các lô chuột thực nghiệm cũng như chưa tập trung đánh giá về ảnh hưởng của viên nang Kim Sư lên quá trình sinh tinh cũng như sự toàn vẹn của ADN tinh trùng sau quá trình điều trị.
  • 45. 30 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.VẬT LIỆU 2.1.1. Động vật thí nghiệm Chuột nhắt chủng Swiss albino, 6-8 tuần tuổi, cân nặng 30 ± 2 g/con, do Viện Sinh phẩm Vaccine Nha Trang – Suối Dầu. Chuột được nuôi ổn định một tuần trước khi bắt đầu thí nghiệm ở nhiệt độ 25O C, chu kỳ 12 giờ sáng tối. 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu Phòng thí nghiệm bộ môn Mô phôi – iải phẫu bệnh (lầu 10, trường Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh). 2.1.3 Thiết bị Bảng 2.1: Thiết bị sử dụng trong thí nghiệm STT Tên thiết bị Nước sản xuất 1 Kính hiển vi phản pha huỳnh quang AXIO Lab. A1 Carl Zeiss Đức 2 Kính hiển vi Olympus Nhật 3 Máy xử lý mô Thermo Scientific USA 4 Máy cắt mô HM 325 Thermo Scientific USA 5 Máy đúc Histostar Thermo Scientific USA 6 Bàn lạnh Histostar Thermo Scientific USA 7 Bộ kit ELISA DRG Đức 8 Máy rửa giếng 96 giếng Biotek USA 9 Máy đọc LISA bước sóng 450nm IRE 96 SFRI Pháp 10 Máy ly tâm Hettich Đức 11 Tủ lạnh âm sâu -80o C Panasonic Nhật 12 Cân phân tích Mettler Toledo ... Một số thiết bị khác
  • 46. 31 2.1.4. Dụng cụ Micropipette, buống đếm hồng cầu, đĩa petri, becher, lame, kim tiêm 1ml, eppendorf 2,5ml, và một số dụng cụ trong phòng thí nghiệm khác. 2.1.5. Hóa chất - Thuốc gây suy sinh dục: Natri Valproate 500 mg/kg (Sanofi Aventis, Pháp) Hình 2.1: Kính hiển vi phản pha huỳnh quang AXIO Lab.A1 Carl Zeiss (Đức) Hình 2.2: Kính hiển vi Olympus (Nhật) Hình 2.3: Máy đúc mô Thermo (Đức) Hình 2.4: Máy cắt mô Thermo (Đức)
  • 47. 32 - Thuốc đối chứng: Andriol Testocaps 40 mg/viên (Organon Co., India), được pha trong dầu olive - Thuốc thí nghiệm: Viên nang KS - Các hóa chất khác: Hematoxylin, osin, thanol 99,5%, Xylene, Nigrosin, HCl, Formalin 10%, Ferticult Flushing Medium,… 2.2.THIẾT KẾ THÍ NGHIỆM Sơ đồ thí nghiệm: Hình 2.5: Sơ đồ thí nghiệm Chú thích: NV: Natri Valproate 500mg/kg Tes: Testocaps 2mg/kg KS 1v/kg: KS 1 viên/kg KS 2v/kg: KS 2 viên/kg Lô 1 (n = 6) Lô 2 (n = 6) Lô 3 (n = 6) Lô 4 (n = 6) Lô 5 (n = 6) Thời gian cho uống Nước cất NV NV NV NV giờ Tes KS 1v/kg KS 2v/kg 14 giờ Lô mô hình Lô điều trị Chuột được nuôi ổn định 7 ngày sau khi mua về Giải phẫu chuột Thu tinh hoàn, TT - TTL, CNHM để đánh giá trọng lượng và mô học tinh hoàn Thu tinh dịch để đánh giá chất lượng tinh trùng Sau 35 ngày
  • 48. 33 Tính liều thử nghiệm: Liều dự kiến để thử nghiệm trên chuột được quy đổi từ liều dự kiến sử dụng trên người là ngày uống 2 – 3 lần, m i lần 2 viên, trung bình 5 viên cho 60 kg thể trọng/ngày. Liều bột viên tính theo kg thể trọng: 510 mg x 5 viên / 60 kg = 42,5 mg /kg thể trọng. Liều có hiệu quả tương đương trên chuột nhắt trắng: 42,5 mg/kg x 11,76 (*hệ số ngoại suy quy đổi từ liều của người sang chuột nhắt trắng) = 499,8 mg/kg. Từ đó, liều 510 mg/kg được sử dụng, tương đương với 1 viên/kg và liều 2 viên/kg. 2.3.PHƯƠNG PHÁP 2.3.1 Đánh giá thể trọng chuột Thể trọng chuột được theo dõi trước khi bắt đầu thí nghiệm để đánh giá sức khỏe của chuột. Trong suốt quá trình thí nghiệm, cân thể trọng chuột vào lúc 8 giờ sang, trước khi cho ăn để đánh giá khả năng ảnh hưởng của thuốc natri valproat và thuốc thí nghiệm lên thể trọng chuột. Chuột được cân hai ngày một lần cho đến khi kết thúc thí nghiệm. 2.3.2 Đánh giá trọng lượng của tinh hoàn, túi tinh-tuyến tiền liệt và cơ nâng hậu môn Sự khác biệt trọng lượng các cơ quan sinh dục phụ thứ cấp giữa các lô thí nghiệm thể hiện tác dụng của viên nang Kim Sư ở liều lượng khác nhau. Kết thúc thí nghiệm, các cơ quan này bao gồm tinh hoàn, túi tinh – tuyền tiền liệt và cơ nâng hậu môn được tách cẩn thận ra khỏi cơ thể, cân trọng lượng và ghi nhận lại kết quả. 2.3.3 Đánh giá chất lượng tinh trùng Sau 35 ngày, chuột ở các lô thí nghiệm được tiến hành giải phẫu thu nhận tinh hoàn, túi tinh – tuyến tiền liệt, cơ nâng hậu môn để cân lấy trọng lượng và thu nhận ống dẫn tinh để thực hiện tinh dịch đồ, đánh giá chất lượng tinh trùng. Ống dẫn tinh hai bên trái, phải sau khi thu nhận được cho vào đĩa petri và thêm 250 ml dung dịch Ferticult Flushing Medium (FFM). Sau đó, dùng lame
  • 49. 34 kéo ống dẫn tinh để thu lấy tinh dịch tươi. Tinh dịch pha loãng trong môi trường FFM được hút cho vào eppendorf để thực hiện tinh dịch đồ. Đánh giá chất lượng tinh trùng thông qua phương pháp tinh dịch đồ có bốn tiêu chí: Mật độ tinh trùng, tỷ lệ sống – chết của tinh trùng, hình thái tinh trùng và tỉ lệ tinh trùng di động. a) Phương pháp xác định mật độ tinh trùng Đặt lamelle lên buồng đếm hồng cầu Neubauer đã được rửa sạch và lau khô. Trộn đều và hút 10 l tinh dịch (đã hòa vào trong dịch FFM) cho vào một bên của buồng đếm hồng cầu, quan sát xem mật độ của tinh trùng, nếu dịch đặc thì pha loãng bằng dung dịch NaHCO3 0,5%, sau đó hút 10 l dung dịch pha loãng và bơm vào m i bên của buồng đếm hồng cầu đã đặt sẵn lamelle. Số lượng tinh trùng sẽ được đánh giá ở cả hai buồng đếm hồng cầu. Nếu giá trị của hai lần đếm tương đương nhau, kết quả có thể xem là đại diện cho toàn bộ mẫu. M i lần đếm phải ít nhất là 200 tinh trùng, khảo sát ở vật kính x40. Cách đếm: Đầu tiên đếm từng ô của cùng một hàng trong lưới ô của buồng đếm, đếm tiếp tục cho đến khi có ít nhất 200 tinh trùng. Nếu trường hợp đếm hết một hàng mà vẫn chưa đủ 200 tinh trùng thì tiếp tục đếm sang các hàng còn lại (nếu đếm hàng kế tiếp đã đủ nhưng ngay ô giữa thì vẫn tiếp tục đếm hết hàng). hi lại số hàng đã đếm. Tiến hành đếm cùng số hàng đó trên buồng còn lại của buồng đếm. Cách tiến hành thí nghiệm: - Đặt lamelle lên buồng đếm Neubauer đã rửa sạch và lau khô. - Huyền phù tinh dịch đã pha loãng và hút 10 μl cho vào m i bên của buồng đếm. - Để yên 5 phút để tinh trùng lắng xuống đáy buồng đếm. - Đặt buồng đếm lên kính hiển vi và quan sát ở độ phóng đại X40. - Đếm tinh trùng. Công thức tính mật độ tinh trùng:
  • 50. 35 Trong đó: C: Mật độ tinh trùng, đơn vị: triệu con/ml. D: Độ pha loãng tinh dịch N: Số tinh trùng đếm được ở hai buồng đếm. n: Thể tích của tổng số hàng đã khảo sát cho một lần khảo sát, với thể tích tinh dịch nạp vào m i buồng đếm là 10 μl. b) Phương pháp xác định tinh trùng sống – chết Nguyên tắc: Nhuộm tinh trùng bằng phương pháp eosin – nigrosin để xác định tỷ lệ sống – chết của tinh trùng. Trong đó, tinh trùng không bắt màu thuốc nhuộm là tinh trùng sống và tinh trùng chết thì bắt màu với thuốc nhuộm. Phương pháp: Hòa 10 μl tinh dịch với 10 μl eosin, trộn trong 30 giây. Thêm 20 μl nigrosin 10% h n hợp trên, trộn tiếp 30 giây. Nhỏ 1 giọt mẫu lên lame thứ nhất, đặt mép lame thứ hai tạo với lame thứ nhất góc 45O , sau khi mẫu mao dẫn ra hai bên thì nhanh tay kéo lame, trải mẫu đều trên lame. Để mẫu khô tự nhiên, quan sát dưới kinh hiển vi với độ phóng đại X40. c) Phương pháp xác định hình thái tinh trùng Nguyên tắc: Phương pháp nhuộm Papanicolaou (PAP) là phương pháp nhuộm màu đa sắc độ nhằm tìm cách hiển thị nhiều biến thể của hình thái tế bào, để hiển thị mức độ trưởng thành của tế bào và hoạt động trao đổi chất [3].Trong đó, nhân tế bào bắt màu tím của hematoxylin, orange green 6 (OG 6) bắt, màu keratin của những tế bào trưởng thành, eosin-azur (EA 50) nhuộm tế bào chưa trưởng thành, hồng cầu, tế bào tuyến,… Phương pháp: Hút 10 μl tinh dịch nhỏ lên lame, dùng cạnh một lame khác để trải mẫu đều trên lame. Nhuộm lame tinh trùng này theo quy trình nhuộm tế bào bằng phương pháp nhuộm PAP thường qui. d) Phương pháp xác định tinh trùng di động Nguyên tắc: Xác định tỷ lệ tinh trùng di động trong tinh dịch được quan sát dưới kinh hiển vi X40. Tinh trùng di động được xác định là những tinh trùng chuyển động thẳng tiến hoặc tinh trùng cử động tại ch . Tinh trùng bất động là những tinh trùng nằm im, không vận động.
  • 51. 36 Phương pháp: Cho một giọt tinh dịch (hòa vào trong dịch FFM) lên lame và đậy lamelle, quan sát khả năng di động của tinh trùng bằng kính hiển vi có vật kính X40. e) Phương pháp nhuộm acridin orange (AO) Nhuộm acridine orange (AO) là một phương pháp nhuộm tế bào được thiết lập để xác định tính toàn vẹn của ADN tinh trùng, cho phép phân biệt giữa ADN của tinh trùng bình thường, sợi đôi và bất thường, sợi đơn, sử dụng các đặc tính metachromatic của thuốc nhuộm. Các AO fluorochrome xen kẽ vào ADN tinh trùng sợi kép như một đơn phân và liên kết vớiADN tinh trùng sợi đơn như một tập hợp. AO đơn phân, liên kết với ADN sợi đôi bình thường, phát huỳnh quang màu xanh lục, trong khi AO tổng hợp trên ADN sợi đơn phát huỳnh quang màu vàng đến đỏ [69]. Nguyên tắc: Acridine orange là thuốc nhuộm chọn lọc axit nucleic có thể thấm qua tế bào, phát ra huỳnh quang xanh khi gắn với dsADN (520 nm) và huỳnh quang đỏ khi liên kết với ssADN hoặc ARN (ở 650 nm). Phương pháp nhuộm AO - Nhuộm mẫu tinh trùng với AO ở pH xấp xỉ bằng 3 và nồng độ AO 0.01%. - Hóa chất: dung dịch AO, glacial acetic acid (CH3COOH – Lotte), nước cất, methanol tuyệt đối. uy trình nhuộm: 1) Phết tinh dịch lên miếng slide sạch và để cho khô tự nhiên. 2) Cố định miếng slide bằng methanol và sấy khô. 3) Sau đó đặt vào khay có chứa dung dịch nhuộm màu acridine (0,01%). Chờ 2 phút. 4) ửa slide nhẹ nhàng bằng nước rồi sấy khô. 5) Quan sát bằng kính hiển vi huỳnh quang.
  • 52. 37 f) Phương pháp định lượng nồng độ testosterone trong huyết thanh bằng phương pháp ELISA: Hình 2.6: Bộ kit LISA D , Đức. Nguyên tắc chung: c đ ch: Nhằm xét nghiệm enzym để định lượng hormon. gu n t c: Định lượng nồng độ testosterone, FSH, LH bằng phương pháp LISA dựa trên sự kết hợp đặc hiệu giữa kháng nguyên và kháng thể. Kháng thể được phủ là kháng thể đơn dòng, kháng thể phát hiện là kháng thể đa dòng. Khi cho cơ chất vào thì enzym thủy phân cơ chất thành một chất cómàu. Thông qua cường độ màu biết được nồng độ kháng nguyên/kháng thể cần phát hiện. uy trình tiến hành: Chuẩn bị: - iải phẫu chuột bằng dụng cụ mổ đã khử trùng. Sau đó, dùng kim tiêm lấy máu tim. Mẫu máu chuột lấy đem ly tâm (3.000 vòng/15 phút/37oC) và hút phần huyết tương ở phía trên định lượng. Mẫu huyết thanh được đánh số và bảo quản lạnh nhiệt độ -80oC; - Mẫu thử và mẫu chuẩn phải được rã đông 30 phút trước khi thực hiện.
  • 53. 38 Bảng 2.2: uy trình thực hiện testosteron Các bước thực hiện Cho vào giếng ( l) Mẫu thử hoặc mẫu chuẩn 25 Enzyme Conjugate 200 Nghiêng nhẹ giếng cho đều mẫu Ủ 60 phút ở 20 –25oC Run lắc để mẫu trông giếng trộn đều Wash Solution (3 lần) 400/ lần Substrate Solution 200 Ủ 15 phút ở 20 –25oC Stop Solution 100 Nghiêng nhẹ giếng cho đều mẫu. Đo OD ở bước sóng 450nm g) Đánh giá mô học tinh hoàn Mục tiêu: Đánh giá sự tác động của từng liều thuốc lên cấu trúc mô học tinh hoàn chuột. Xử lý mẫu: Mẫu mô được cố định trong dung dịch buffer formalin 10%. Sau đó, sẽ được xử lý bằng hệ thống máy xử lý mẫu giải phẫu bệnh do hãng Thermo Scientific (Anh) sản xuất nhằm: Khử nước, làm trong sáng mô và thấm mô trong paraffin. Sau 15 giờ xử lý, tiến hành đúc mô trong khuôn, mẫu mô được đúc phải có mặt cắt úp xuống mặt đáy khuôn và được ép sát. Cách tiền hành đúc và cắt mẫu mô: Hình 2.7: Sơ đồ quy trình đúc và cắt mô Phương pháp nhuộm hematoxylin – eosin Nguyên tắc: phương pháp nhuộm này được sử dụng thường xuyên nhất trong giải phẫu bệnh, nhằm quan sát nhân tế bào, tế bào chất và cấu trúc mô. Mẫu được khử nước, làm sáng và thấm parafin trong máy xử lý mô Đặt mô đúc lên bàn lạnh Mẫu được lấy ra và vùi đúc trong parafin, ghi lại mã lên block đúc Cắt mẫu ở 3 – 5 μm (tùy từng loại mô) Bảo quản mẫu block ở nhiệt độ phòng
  • 54. 39 Trong đó, nhân tế bào bắt màu tím của Hematoxylin, bào tương bắt màu hồng của Eosin. Quy trình thực hiện: Bảng 2.3: Quy trình nhuộm hematoxylin – eosin 1 Xylene 8 Nước 15 Eosin 2 Xylene 9 Hematoxylin 16 Nước 3 Xylene 10 Nước 17 Ethanol 99,5% 4 Xylene 11 Acid alcohol 18 Ethanol 99,5% 5 Ethanol 99,5% 12 Nước 19 Ethanol 99,5% 6 Ethanol 99,5% 13 Amoniac 20 Ethanol 99,5% 7 Ethanol 99,5% 14 Nước 21 Xylene Dán lame trước khi đọc và đanh giá tiêu bản mô học tinh hoàn dưới kinh hiển vi với độ phóng đại X40. 2.4 XỬ LÝ SỐ LIỆU Số liệu thực nghiệm thể hiện bằng số trùng bình ± sai số chuẩn của giá trị trung bình. Xử lý số liệu thống kê bằng phần mềm MS xcel 2019. Xử lý thống kê dựa vào phép kiểm One-Way ANOVA test: Post Hoc Multiple Comparisons (phần mềm IBM SPSS Statistics 20).