SlideShare a Scribd company logo
1 of 16
1
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................2
Chương I. Cơ sở lý luận về du lịch nông thôn..................................................................4
1.1. Khái quát chung về du lịch nông thôn....................................................................4
1.2. Vài nét về nông thôn Việt Nam...............................................................................7
1.3. Thực trạng phát triển du lịch nông thôn ở Việt Nam .........................................12
1.4. Giới thiệu một số tuor du lịch nông thôn đang được khai thác trên thị trường
Việt Nam..........................................................................................................................15
1.5. Một số tác động và ảnh hưởng của du lịch nông thôn đến đời sống kinh tế - xã
hội của cư dân địa phương..........................................Error! Bookmark not defined.
Chương II. Tiềm năng phát triển du lịch nông thôn ở tỉnh Thái Bình.................Error!
Bookmark not defined.
2.1. Điều kiện chung để phát triển du lịch ở Thái Bình.........Error! Bookmark not
defined.
2.2. Thế mạnh phát triển du lịch nông thôn ở Thái Bình.......Error! Bookmark not
defined.
2.3. Thực trạng phát triển du lịch nông thôn ở tỉnh Thái Bình .....Error! Bookmark
not defined.
Chương III. Định hướng, giải pháp và kiến nghị để phát triển du lịch nông thôn ở
Thái Bình ..........................................................................Error! Bookmark not defined.
3.1. Định hướng phát triển du lịch nông thôn ở Thái
Bình……………………….53
3.2. Một số giải pháp phát triển du lịch nông thôn tại Thái Bình.Error! Bookmark
not defined.
3.4. Các kiến nghị để phát triển du lịch nông thôn ở tỉnh Thái Bình ...............Error!
Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ....................................................Error! Bookmark not defined.
2
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau nhiều năm thực hiện chính sách đổi mới đưa nền kinh tế phát triển theo cơ
chế thị trường, đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa và công nghiệp, chúng ta đã đạt được
những thành tựu to lớn. Nhưng bên cạnh đó cũng bộc lộ những suy thoái lớn về môi
trường cảnh quan và đạo đức văn hoá vì đất nước ta vốn có xuất phát điểm từ một nền
kinh tế thuần nông. Một nguy cơ nữa là tình trạng mất dần đất canh tác nông nghiệp
dẫn đến quá trình ly nông, ly hương và bần cùng hoá ở nông thôn đang ngày càng gia
tăng. Vì vậy, phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống nông dân đang
trở thành vấn đề được quan tâm hàng đầu hiện nay của Đảng và Nhà nước ta. Nhìn ra
thế giới, cách đây 30-40 năm tại các nước phát triển cũng đã xảy ra tình trạng tương tự.
Chính phủ các nước đã triển khai rất nhiều biện pháp để ngăn chặn vấn đề này, trong
đó có một hướng đã chứng minh được qua vài chục năm là rất có hiệu quả trong việc
làm tăng thu nhập của dân cư nông nghiệp và thay đổi bộ mặt nông thôn. Đó chính là
việc chính phủ hướng sự quan tâm của cộng đồng xã hội vào việc phát triển du lịch
3
nông thôn. Mô hình du lịch nông thôn rất nên được tiến hành nghiên cứu ở nước ta với
việc xây dựng các chính sách vĩ mô và ban hành các luật định cụ thể trong việc thực
hiện như một sự hỗ trợ tích cực đối với sự phát triển bộ mặt nông thôn và gia tăng việc
tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp nhất là trong quá trình phát triển hiện nay của đất
nước ta, khi tư liệu sản xuất quan trọng trong nông nghiệp là đất đai đang dần bị thu
hẹp, nhường chỗ cho các dự án công nghiệp, dịch vụ thì việc phát triển du lịch nông
thôn tại những địa phương có tiềm năng du lịch cần được quan tâm nhiều hơn nữa để
góp phần giải quyết việc làm, tạo nguồn thu nhập từ dịch vụ cho nông dân.
Bước vào thời kì hội nhập, nông nghiệp và nông thôn Thái Bình có một vị trí đặc
biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế và ổn định chính trị xã hội tại địa
phương. Xuất phát từ việc khảo sát thực tế, nhận thấy Thái Bình là một tỉnh có nhiều
tiềm năng phát triển du lịch nông thôn nhưng du lịch nông thôn ở đây lại chưa phát huy
được hết những tiềm năng đó nên tôi chọn đề tài “Phát triển du lịch nông thôn ở Thái
Bình” là đề tài cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.
2. Đối tượng nghiên cứu
Tập trung nghiên cứu tất cả các tiềm năng phát triển du lịch nông thôn của các làng quê
ở tỉnh Thái Bình từ đó đề xuất giải pháp phát triển du lịch nông thôn Thái Bình.
3. Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp luận: sử dụng phương pháp duy vật biện chứng làm nền tảng.
 Phương pháp nghiên cứu phi thực nghiệm: sử dụng các dữ kiện thông tin thứ
cấp đã được công bố để phân tích, so sánh, khái quát…, thực hiện các phán đoán suy
luận.
4. Mục đích nghiên cứu
 Cung cấp cơ sở lý luận về du lịch nông thôn.
 Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch nông thôn ở tỉnh Thái Bình.
 Đưa ra một số giải pháp để phát triển du lịch nông thôn ở tỉnh Thái Bình.
5. Kết cấu
4
Nội dung đề tài gồm 3 chương:
Chương I. Cơ sở lý luận về du lịch nông thôn
Chương II. Tiềm năng phát triển du lịch nông thôn ở tỉnh Thái Bình
Chương III. Giải pháp phát triển du lịch nông thôn ở tỉnh Thái Bình
Sau đây là nội dung cụ thể của từng chương.
Chương I. Cơ sở lý luận về du lịch nông thôn
1.1. Khái quát chung về du lịchnông thôn
1.1.1.Sự ra đời và phát triển của du lịch nông thôn
Khái niệm du lịch nông thôn đã manh nha cùng với sự hình thành của ngành
đường sắt ở Châu Âu. Tuy nhiên, mãi đến những năm đầu của thập niên 80 thế kỷ XX,
du lịch nông thôn mới được xem là một loại hình du lịch và được phổ biến ở hầu hết
các quốc gia ở Châu Âu như Pháp, Hung-ga-ri, Bun-ga-ri, Hà Lan, Đan Mạch, Thuỵ
Điển… Lúc bấy giờ khái niệm du lịch nông thôn được quan niệm tương đồng với các
loại hình du lịch nông trại, du lịch di sản, du lịch xanh, du lịch nhà nghỉ ở nông thôn…
Sự khác biệt về du lịch nông thôn ở các quốc gia đang phát triển và quốc gia phát triển
là ở chỗ: Tại các quốc gia đang phát triển, người ta xem du lịch nông thôn là đa dạng
hoá thu nhập từ nông nghiệp, góp phần chống đói nghèo, phát huy sức mạnh nội lực
của cộng đồng, bảo tồn các giá trị bản sắc, văn hoá truyền thống và bảo vệ môi trường.
Vì vậy du lịch nông thôn ở các nước này phát triển theo chiều rộng. Còn ở các quốc gia
5
phát triển thì loại hình du lịch này lại phát triển theo chiều sâu mà nguyên nhân chính
là do các khu vực nông thôn ngày càng bị thu hẹp lại.
Do những điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau, nên hình thức
du lịch nông thôn cũng khác nhau theo từng vùng, quốc gia, lãnh thổ. Chẳng hạn, ở Ô-
xtrây-li-a, du lịch nông thôn chủ yếu tại các trang trại lớn; ở Nhật Bản, hình thức du
lịch chủ yếu là các nhà nghỉ thân thiện ở nông thôn; ở Hàn Quốc, du lịch nông thôn
được tổ chức theo các trang trại nhỏ; ở Đài Loan, du lịch nông thôn được tổ chức theo
nhóm sở thích của cộng đồng; Trung Quốc và Ấn Độ là những quốc gia có nhiều làng
nên du lịch nông thôn được tổ chức theo quy mô làng. Phát triển du lịch nông thôn sẽ
góp phần bảo tồn di sản và bảo vệ môi trường; giảm đói nghèo thông qua phát triển
kinh tế nông thôn, phát triển ngành, nghề; giúp phát triển du lịch sinh thái và các loại
hình du lịch khác; giáo dục, huấn luyện và tăng cường kỹ năng cho cộng đồng; tạo việc
làm cho phụ nữ và góp phần tiêu thụ các sản phẩm địa phương.
1.1.2. Đặc điểm của du lịch nông thôn
Du lịch nông thôn có các đặc điểm căn bản sau:
 Nền tảng của du lịch nông thôn là nông nghiệp.
 Mô hình du lịch nông thôn có thể thay đổi theo thời gian và không gian
cho phù hợp với tình hình.
 Du lịch nông thôn không cạnh tranh với các loại hình du lịch khác, sự
phát triển của các ngành khác là tiền đề cho du lịch phát triển. Tuy nhiên, sự cạnh tranh
trong ngành thì rất lớn.
 Dễ phát sinh những hình thái biến tấu của du lịch nông thôn.
 Có tính liên ngành và liên vùng cao.
1.1.3. Các nguyên tắc phát triển du lịch nông thôn
Từ những đặc điểm trên, phát triển du lịch nông thôn phải bảo đảm các nguyên tắc sau:
 Bảo đảm tính công bằng cho các chủ thể tham gia
6
 Đem lại lợi ích cho người dân địa phương và phát huy nội lực ở từng địa
phương.
 Bảo tồn, phát huy vốn di sản và bảo vệ môi trường.
 Luôn đổi mới và tạo sự khác biệt
 Tăng cường mối liên kết theo chiều dọc và chiều ngang để làm phong
phú thêm sản phẩm.
 Giữ gìn bản sắc, xây dựng hình ảnh đẹp trong lòng du khách.
1.1.4. Đặc trưng của du lịch nông thôn
 Điều kiện tự nhiên: Các vùng nông thôn còn đậm đà hồn quê, là những
nơi có không khí trong lành, cảnh vật thanh bình và không gian thoáng đãng. Du khách
đến với các vùng nông thôn nước ta vì vẻ đẹp thiên nhiên tự nhiên và văn hoá nguồn
cội không lai tạp. Vẻ đẹp thiên nhiên tự nhiên hoặc vẻ đẹp văn hoá mà bị suy giảm thì
khó thu hút được họ.
 Điều kiện về môi trường: Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về việc hạn
chế hoặc tuyệt đối không dùng các loại thuốc trừ sâu và phân bón tổng hợp đối với cây
trồng cũng như chất phụ gia trong thức ăn dành cho gia súc, gia cầm.
 Điều kiện con người: Người dân ở các làng quê hiền lành, cởi mở và hiếu
khách.
 Điều kiện an ninh: Khách du lịch đặc biệt coi trọng vấn đề an toàn trong
quá trình du lịch. Vì vậy những làng quê họ lựa chọn làm điểm đến du lịch của mình
phải là vùng có tình hình an ninh trật tự tốt.
 Các yếu tố khác: Đến làng quê, du khách không chỉ hoà mình vào cuộc
sống của người nông dân mà còn có thể tham gia các lễ hội và tham quan các di tích
lịch sử của địa phương vừa là nghỉ dưỡng vừa là khám phá.
1.1.5. Các hình thức du lịch nông thôn
5 hình thức du lịch nông thôn:
 Du lịch tự nhiên, mang tính giải trí.
7
 Du lịch văn hoá, quan tâm tới văn hoá, lịch sử và khảo cổ của địa
phương.
 Du lịch sinh thái quan tâm tới việc bảo vệ nguồn lợi tự nhiên cũng như
phúc lợi, giá trị văn hoá của người dân địa phương.
 Du lịch làng xã, trong đó du khách chia sẻ với cuộc sống làng xã và dân
làng được hưởng các lợi ích kinh tế do các hoạt động du lịch mang lại.
 Du lịch nông nghiệp, trong đó khách du lịch tham quan và tham gia vào
các hoạt động nông nghiệp truyền thống, không phá hoại, hay làm giảm năng suất cây
trồng của địa phương.
1.2. Vài nét về nông thôn Việt Nam
Ở Việt Nam, tính đến năm 2009, có 70,4% dân số sống ở vùng nông thôn, diện
tích đất nông nghiệp chiếm khoảng 90% diện tích lãnh thổ Việt Nam. Chính vì thế
cuộc sống và tổ chức nông thôn ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến toàn xã hội. Người dân
Việt Nam dù sống khắp nơi trên thế giới vẫn giữ được nhiều nét đặc biệt của nông thôn
Việt Nam.
Nông nghiệp là hoạt động chính của kinh tế nông thôn, chiếm 68% tổng giá trị
sản phẩm ở nông thôn. Nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất gạo hiện nay đang đóng góp
nhiều cho xuất khẩu. Tuy nhiên thu nhập bình quân của người nông dân vẫn còn rất
thấp. Các ngành dịch vụ tương đối yếu ở nông thôn do khó khăn trong vận chuyển và
nhu cầu của địa phương thấp.
Làng quê Việt Nam ngày nay tuy đã có nhiều thay đổi nhưng nhiều làng vẫn giữ
được những nét truyền thống lâu đời. Nhắc đến làng quê Bắc Bộ là ta nhớ ngay đến
hình ảnh của luỹ tre, đình làng, cây đa, cổng làng. Những hình ảnh đó đã in đậm trong
tâm thức của mỗi người dân Việt Nam.
Bất kỳ một làng quê nào trên đất nước Việt Nam cũng có một ngôi đình. Từ bao
đời nay, đình làng là hình ảnh thân quen, gắn bó với tâm hồn của mọi người dân Việt,
là nơi chứng kiến mọi sinh hoạt, lề thói và mọi thay đổi trong đời sống xã hội của làng
8
quê Việt Nam qua bao thế kỷ. Kiến trúc đình làng mang đậm dấu ấn văn hoá, độc đáo
và tiêu biểu cho kiến trúc điêu khắc Việt truyền thống. Từ xưa đến nay, người dân Việt
Nam vẫn thường gọi chung là đình chùa, nhưng trên thực tế, đình và chùa không cùng
một ý thức văn hoá. Chùa là nơi thờ Phật, ít nhiều có ảnh hưởng văn hoá Phật giáo đến
từ Ấn Độ, Trung Hoa; còn đình là của cộng đồng làng xã Việt Nam, là nơi để thờ
Thành Hoàng làng và những người có công với dân, cứu nước, giữ nước hoặc giúp dân
nghề nghiệp sinh sống. Đình là biểu hiện sinh hoạt của người Việt Nam, nơi cân bằng
phép tắc của cuộc sống cộng đồng, nơi khai diễn những nét tài năng, tư duy của dân
làng. Vào những ngày lễ, tết, dân làng lại thắp hương tế lễ cầu mong Thành Hoàng
làng và trời đất cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu. Đây là lòng tri ân, trọng
nghĩa, trọng tài, “uống nước nhớ nguồn” của người Việt Nam. Tuy đình là của dân làng
nhưng thần không hẳn là người của làng. Vì người Việt Nam thừa hưởng nhiều tín
ngưỡng cổ sơ, nguyên thuỷ, nên thờ và tôn kính rất nhiều vị thần như: thần núi, thần
nước (thần Tản Viên)…, ở Phù Ninh (Phú Thọ) thờ thần Đá Trắng, vùng đồng bằng
thờ thần cá, thần rắn… Tất cả những tín ngưỡng ấy, các thế hệ dân Việt Nam tiếp nối
tạo thành một nền văn hoá hỗn hợp, đa dạng, có mặt nhiều thành phần tôn giáo khiến
cho đình trở thành một tập thể siêu thần, thành một sức mạnh vô hình, tạo một niềm
tin, một niềm hy vọng, một sức mạnh vô hình của làng xã cộng đồng Việt Nam. Có lẽ
những đình cổ nhất nước ta vẫn là những ngôi đình mang kiến trúc theo hình chữ Nhất
như: đình Tây Đằng, đình Lỗ Hạnh. Riêng đình Lỗ Hạnh, nguyên xưa là chữ Nhất
nhưng qua các đời sau tu bổ đã thêm hậu cung nên đình thành chữ Đinh. Theo quan
niệm kiến trúc, đình là một công trình kiến trúc công cộng, rộng mở chào đón bất kỳ
người con nào của đất Việt. Với ý nghĩa như thế, đình làng Việt Nam chính là nơi
không phân biệt giàu sang nghèo hèn, là nơi thể hiện rõ nhất văn hoá hiện thực của đời
sống nhân dân. Mái cong của đình không giống bất cứ mái cong nào của vùng Đông
Nam Á, kể cả Nhật, Trung Hoa và Thái Lan, vì góc đao của đình uốn cong và vút cao
do một hệ thống cấu trúc đặc biệt có tên gọi riêng la tâu đao lá mái, không do vôi vữa
9
đắp thành. Nhìn lại các đình Tây Đằng, Lỗ Hạnh, Cao Thương (Hà Bắc), Phù Lão, Chu
Nguyên, đình Hương Lộc, Phùng Thượng, đình Thổ Tang, Ngọc Canh để thấy rằng,
đình là một khối điêu khắc trong không gian, đầy chi tiết tinh tế, nhưng cũng đầy tính
khoa học kiến trúc. Nói về đường nét, đình là nơi hội tụ những mô típ trang trí tuyệt
hảo, gồm nhiều xu hướng: hiện thực, cách điệu, cách điệu và đồ hoạ. Sân đình là nơi tổ
chức hội làng, trong hội làng dân làng thường diễn Hèm. Theo từ điển Tiếng Việt, Hèm
có nghĩa là trò diễn lại sinh hoạt sự tích của vị thần thờ trong làng, những điều kiêng kỵ
của thần… Việc Việt hoá, dân dã hoá vị “Thành Hoàng” bằng cách triều đình “tấn
phong” cho các thần linh của thôn xã chức Thành Hoàng làng đã góp phần thúc đẩy
ngôi đình dần chiếm địa vị trung tâm sinh hoạt trong xã hội nông thôn Việt Nam để tới
nay đình được coi là biểu tượng quê hương. Nhìn chung văn hoá đình Việt Nam có tính
hoàn toàn độc lập của một cộng đồng xã hội biết tổng hợp dung hoà mọi nền văn hoá
khác thành một nét văn hoá riêng nhằm phục vụ an ninh cho dân tộc mình, trong đó
yếu tố chủ yếu vẫn là thờ cúng những người có công với xã, người anh hùng dựng lập
nước và bảo vệ đất nước.
Từ bao đời nay, người Việt cũng coi cây đa như một biểu tượng của làng quê
truyền thống. Ý nghĩa biểu tượng đầu tiên của cây đa là sự trường tồn, sức sống dẻo
dai. Không phải ngẫu nhiên mà những bậc cao niên, những người đã có nhiều thành
tựu ở một lĩnh vực nào đó thường được đồng nghiệp và xã hội coi là "cây đa, cây đề",
biểu tượng cho sức làm việc quên mình, dẻo dai, cho sự tích lũy kiến thức phong phú.
Cũng với ý nghĩa trường tồn ấy, cây đa xuất hiện trong ca dao như một nhân
chứng của thời gian, chứng kiến những sự đổi thay của con người, của đất trời, đôi khi
là cả một vòng đời người.
Trǎm nǎm dầu lỗi hẹn hò
Cây đa bến cũ con đò khác đưa.
Cây đa cũ, bến đò xưa
Bộ hành có nghĩa nắng mưa cũng chờ
10
Hầu như làng quê truyền thống ở Bắc Bộ nào cũng có những cây đa cổ thụ thường
ở đầu làng, cuối làng, giữa làng và ở bên cạnh các di tích. Cuộc sống sinh hoạt của làng
diễn ra sôi động xung quanh gốc đa. Với người dân quê, gốc đa là nơi bình đẳng nhất,
không có sự phân biệt ngôi thứ. Gốc đa là nơi trẻ nhỏ nô đùa, thỏa thích nhặt búp, hái
lá, chơi những trò chơi dân gian. Gốc đa cũng là nơi dân làng ngồi nghỉ chân sau
những giờ lao động mệt nhọc, trước khi về làng hoặc đi khỏi làng. Gốc đa còn là nơi
hẹn hò của trai gái trong làng. Không chỉ có vậy, cây đa làng Việt còn là biểu tượng
tâm linh của con người. Trong làng, cây đa có mặt ở nhiều vị trí khác nhau nhưng hầu
như nó không vắng bóng ở các di tích, đặc biệt là đình chùa. Tục ngữ có câu:
"Thần cây đa, ma cây gạo, cú cáo cây đề"
Hay:
"Cây thị có ma, cây đa có thần"
Cây đa xanh tốt tỏa bóng làm cho các di tích trở nên linh thiêng hơn, con người
khi bước đến di tích cũng cảm thấy được thư thái hòa đồng hơn với thiên nhiên. Cây đa
được coi là nơi ngự trị của các thần linh dân dã và các linh hồn bơ vơ. Cây đa nào càng
già cỗi, càng xù xì, rậm rạp thì càng gắn bó với thần linh. Gốc đa ở các di tích thường
được dân chúng thắp hương chung để tỏ lòng tôn kính các vị thần linh dân dã hoặc cầu
cho những linh hồn bơ vơ về nương nhờ lộc Phật không đi lang thang quấy nhiễu dân
làng.
Như vậy, cây đa luôn là biểu tượng đẹp với hầu hết các ý nghĩa chuẩn mực của
biểu tượng: vừa hiện hữu, vừa tiềm ẩn, huyền bí, vừa mang hơi thở cuộc sống, vừa
mang đậm yếu tố tâm linh. Phải chǎng chính sự kết hợp này đã tạo nên biểu tượng cây
đa có sức sống bền lâu trong vǎn học dân gian, vǎn thơ bác học và trong tâm hồn mỗi
con người Việt Nam.
Ở những làng quê Việt Nam, đặc trưng với những cây đa, bến nước, con đò, hay
với những cánh cổng làng đơn sơ cổ kính. Mỗi cái cổng làng đều có một nét văn hoá
riêng, tùy theo đặc điểm làng đó. Có làng giàu, có làng khoa bảng, có làng nghề... tất cả
11
những cái hay cái đẹp đều được các vị túc nho viết thành câu đối khắc trước cổng.
Những cánh cổng ấy thường được gọi với cái tên làng, và tên làng được lấy theo đặc
trưng của làng đó, hay một sự kiện, một di tích lịch sử …. Ví dụ: làng lụa Vạn Phúc. Ở
mỗi làng thường chỉ để một hoặc hai lối ra vào và cổng làng thường được dựng ở đây
để làm ranh giới giữa các làng. Đối với những người xa quê đã lâu, khi về quê hương,
còn cách khoảng 2, 3km là đã có thể nhìn thấy vòm cây đa và biết rằng mình đã sắp
sửa về đến làng. Nhưng về tới gần hơn, qua cổng làng mới chính thức bước vào mảnh
đất chôn rau cắt rốn của mình, và coi như đã về tới nhà mình vì người trong làng
thường đối xử với nhau như trong một gia đình. Cổng làng thường thấy nhiều ở các
tỉnh Hà Bắc, Hà Tây, Nam Định, Hưng Yên, Thái Bình…, chủ yếu là những vùng
trồng lúa và có văn hoá làng xã. Đối với mỗi người dân Việt Nam, cổng làng đã trở nên
rất thân thuộc. Cổng làng thường là nơi hẹn hò của các đôi trai gái. Và với mỗi người
con gái khi về làm dâu, bước qua cổng làng về nhà chồng, trở thành một thành viên
trong cộng đồng dân cư của làng.Với niềm tin, suy nghĩ giữ làng tức là giữ nước, cổng
làng là nơi đã chứng kiến biết bao thế hệ thanh niên đã không tiếc hi sinh than mình để
gìn giữ cánh cổng làng. Cánh cổng làng là bộ mặt những làng quê Bắc bộ ngày nay đã
biến đổi nhiều trước làn sóng đô thị hóa ồ ạt. Những cánh cổng làng có vẻ như không
còn phù hợp với những con đường bê tông mở rộng. Nhưng trong một góc tâm thức
nào đó của mỗi người dân, cổng làng vẫn tồn tại như một biểu tượng thân thuộc và là
đặc trưng của mỗi làng quê, làng nghề của miền đồng bằng bắc bộ. Hơn nữa, cổng làng
là một trong những biểu tượng văn hoá, bản sắc văn hoá của làng quê ở châu thổ Bắc
bộ Việt Nam.
Các làng xã ở vùng đồng bằng Nam Bộ khác hẳn so với các làng xã ở vùng đồng
bằng Bắc Bộ. Sự khác biệt cơ bản nhất đó là tính mở ở các làng Nam Bộ cao hơn rất
nhiều. Tính mở được thể hiện ở những điều sau đây:
Làng không có lũy tre như là sự phân cách giữa làng này và làng khác nữa.
12
Làng không nhất thiết phải tồn tại mãi mãi, có làng được lập một cách nhanh
chóng, nhưng cũng có làng tan rã nhanh chóng.
 Giao thương buôn bán phát triển không còn bị gò bó ở tình trạng tự cung tự
cấp.
 Tính tình người dân Nam bộ cũng phóng khoáng hơn, dễ chấp nhận những ảnh
hưởng từ bên ngoài.
Chính vì những đặc điểm đó mà trong thời kỳ kinh tế thị trường, người dân ở các
tỉnh miền Nam nhanh chóng thích nghi và phát triển kinh tế nhanh hơn các tỉnh miền
Bắc.
1.3. Thực trạng phát triểndu lịchnông thôn ở Việt Nam
Ở nước ta hiện nay, khái niệm du lịch nông thôn vẫn chưa được nhắc đến trong
các văn bản pháp lý mặc dù nước ta có tiềm năng lớn để phát triển du lịch nông thôn:
Với phong cảnh thiên nhiên đẹp, địa hình đa dạng gồm đồi, sông suối, biển đảo, hang
động, hệ động, thực vật phong phú, vùng nông thôn với những làng quê cổ kính vùng
Bắc Bộ, những nét văn hoá truyền thống đặc sắc, những vùng đất có lịch sử hình thành
lâu đời, nơi lưu giữ nhiều di tích lịch sử và truyền thống văn hoá tập tục của người xưa,
những cánh đồng bát ngát, phì nhiêu ở Nam Bộ…là những điều kiện để nước ta phát
triển du lịch nông thôn.
Người Việt Nam nhân hậu, thuỷ chung, yêu chuộng hoà bình và giàu lòng mến
khách cùng với đôi bàn tay khéo léo, trí thông minh, nhạy bén và giàu lòng quả cảm đã
làm nên những nét văn hoá truyền thống đặc sắc Việt Nam từ chính tâm hồn mộc mạc
ấy của mình.
Một tiềm lực đáng kể ở nhiều vùng nông thôn là truyền thống làm hàng thủ công,
như sản xuất đồ gốm sứ, hàng dệt, đồng, da, sơn mài, mây tre và nón… Các mặt hàng
này tuy có tiềm năng phát triển nhưng chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức.
13
Du lịch đã được thiết lập như là một nguồn thu nhập và là công việc đáng kể ở
một vài vùng nông thôn cụ thể. Du lịch có tiềm năng mang lại lợi ích trên phạm vi rộng
hơn nếu được phát triển một cách bền vững.
Ở Việt Nam, du lịch nông thôn đã xuất hiện ở Sa-Pa (Lào Cai), Khánh Hoà, Mỹ
Tho, Vĩnh Long, Cần Thơ nhưng mới chỉ dưới dạng những hoạt động mang dáng dấp
du lịch nông thôn, rất lẻ tẻ.
Những năm gần đây, ngành du lịch Việt Nam phát triển đa dạng các loại hình du
lịch, nhưng du lịch nông thôn chưa phát triển bởi các lý do sau:
 Chưa có quy hoạch cụ thể cho từng địa phương để phát triển du lịch nông
thôn, cụ thể là chưa có khung lý thuyết chung cho các khái niệm về loại hình du lịch
này.
 Du lịch phát triển, nhưng chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của nó.
Sự phát triển của du lịch đã tác động đến đời sống con người, thiên nhiên và môi
trường ở nông thôn về cả hai hướng tích cực lẫn tiêu cực, mà phần nhiều là tiêu cực.
 Phát triển du lịch chưa gắn kết với địa phương nên các tài nguyên thiên
nhiên được ngành du lịch khai thác chưa hiệu quả và bền vững. Trong khi đó, người
nông dân ở nông thôn vẫn đứng bên lề các quá trình vận động của ngành du lịch,
những hoạt động du lịch chỉ mới mang lợi cho Nhà nước và khu vực tự nhiên.
 Chưa có sự chuẩn bị tốt về nhận thức cho cấp uỷ, chính quyền các cấp và
người dân địa phương có tài nguyên du lịch nông thôn để họ sẵn sàng tham gia hoạt
động này, từ đó giảm bớt được những tệ nạn thường gặp như chèo kéo khách, cung
ứng sản phẩm và dịch vụ kém chất lượng, dần làm mất đi bản sắc văn hoá của địa
phương.
 Nông dân là những người đưa di sản sinh thái và văn hoá của mình tham
gia hoạt động du lịch nông thôn, nhưng trong thực tế lại thu được rất ít lợi từ hoạt động
này.
14
 Nhân lực phục vụ du lịch vừa thừa, vừa thiếu. Các công ty du lịch và
khách sạn thiếu lực lượng hướng dẫn viên cho khách quốc tế giỏi nghiệp vụ và ngoại
ngữ, nhưng lại thừa lao động phổ thông không qua đào tạo.
 Kết cấu hạ tầng như hệ thống đường sá, cung cấp nước tưới, tiêu, cung
cấp điện và thông tin của khu vực hạ tầng còn yếu kém.
Khi tham gia các tour về nông thôn ở Việt Nam, ban đầu, nhiều du khách có ấn
tượng tốt nhưng rất ít người có ý định quay trở lại lần thứ hai.Vì Một trong những điều
khiến họ không muốn quay lại là tình trạng giao thông ở nước ta quá tệ. Điển hình như,
từ TP. Hồ Chí Minh xuống các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chỉ có con
đường độc đạo là Quốc lộ 1A nên chuyện kẹt xe, kẹt phà xảy ra thường xuyên khiến
tốc độ của xe thực tế chỉ còn 30 - 40km/giờ. Việc thiếu đường giao thông kết nối giữa
các tỉnh làm cho khách phải đi lại quá nhiều lần trên cùng một tuyến đường, nên rất
khó thu hút họ đến được các tỉnh xa mất cả ngày đường như Bạc Liêu, Cà Mau... Ngoài
đường bộ, không thể không nói tới giao thông đường thủy là thế mạnh của vùng sông
nước Đồng bằng sông Cửu Long, nhưng tìm được chuyến tàu cao tốc chạy ổn định
cũng không phải dễ. Ngoài đường bộ, đường thủy, chúng ta còn có đường hàng không
nhưng đường hàng không thì chỉ có những chuyến bay nhỏ đến Cà Mau, Rạch Giá và
đảo Phú Quốc, trong khi sân bay Cần Thơ (Trà Nóc) mới chuẩn bị đưa vào sử dụng.
 Các tỉnh ở nước ta rất thiếu các tour riêng biệt, nhưng lại thừa những sản
phẩm trùng lắp. Ví du như một tuor du lịch nông thôn miền Tây Nam bộ, khách đến
Tiền Giang đã vào thăm vườn, ngồi ăn trái cây hái sẵn, nghe đờn ca tài tử, thì sang
Vĩnh Long, Cần Thơ hay đi Sóc Trăng cũng vẫn thấy các món này. Cách làm đơn điệu,
thiếu sức hấp dẫn và không có điểm nhấn khiến các tour du lịch nông thôn không thể
thuyết phục khách du lịch ở lại lâu hơn.
 Dịch vụ du lịch ở nông thôn vẫn còn ít lại không đạt tiêu chuẩn về chất
lượng. Cơ sở lưu trú ở các làng quê đa phần có chất lượng trung bình, không có các
15
khu nghỉ dưỡng cao cấp nên ít khi đón được khách sang ở lâu, có rất ít các loại hình vui
chơi giải trí đặc sắc.
Có thể khẳng định, du lịch nông thôn phát triển chậm, chắc chắn không phải vì
thiếu tài nguyên, cũng chưa hẳn vì thiếu tiền, mà là thiếu cách làm phù hợp với cái
khách cần. Lượng khách biết và đặt tuor du lịch nông thôn rất ít. Một phần do chưa
được phổ biến quảng cáo rộng rãi, phần khác do điều kiện của nước ta chưa đủ, dù là
nước nông nghiệp nhiều tiềm năng.
1.4. Giới thiệumột số tuor du lịchnông thôn đang được khai thác trên thị trường
Việt Nam
 Tour 1. Hà Nội – Đường Lâm – Sơn Tây
Thời gian: 1 ngày
Phương tiện vận chuyển: xe ô tô
Lịch trình tham quan:
7h30: Sau khi ăn sáng, xe khởi hành đi Đường Lâm – làng Việt cổ.
10h00: Đến Đường Lâm, du khách xuống xe và hành trình đi thăm Đường Lâm bao
gồm: Thăm làng Cam Lâm – làng có hai vua, thăm làng cổ Mông Phụ, thăm cổng làng
có niên đại hơn 200 năm, thăm đình làng Mông Phụ với niên đại cổ nhất hơn 400 năm
lịch sử đã từng chứng kiến những hào hùng, những thăng trầm của ngôi làng hai vua.
Du khách đạp xe vòng quanh làng trên những con đường gạch nghe hướng dẫn viên
giới thiệu về hai vị vua của làng.
12h00: Du khách nghỉ ngơi, ăn trưa.
14h00: Thăm quan đình thờ vua Phùng Hưng, mộ vua Ngô Quyền.Sau đó đoàn lên xe
về Hà Nội.
 Tour 2. Một ngày ở làng rau Trà Quế
Thời gian: 1 ngày
7h30: Hướng dẫn viên đón quý khách tại điểm hẹn, đưa đến một hộ nông dân ở làng
rau Trà Quế.
16
8h00 – 11h00: Du khách tham quan vườn rau, cùng nông dân tưới nước, đi lấy rong ở
đầm Trà Quế về bón cho rau.
11h00 – 14h00: Du khách cùng gia đình làm cơm và dùng cơm trưa với các món ăn
được chế biến từ rau trong vườn.
14h00 – 17h00: Du khách học cách làm đất, gieo hạt giống và thu hoạch rau.
17h00: Du khách tạm biệt gia đình, theo hướng dẫn viên trở về điểm hẹn.
 Tuor 3. Một ngày làm nông dân
07h30: Xe đón Quý khách tại điểm hẹn, khởi hành đi Trang Trại Ba Vì.
08h30: Tới Trang trại Đồng quê, Quý khách đi tham quan vườn trúc, khu chăn nuôi,
trồng trọt nhỏ của trang trại.
10h00: Tham gia các hoạt động vui chơi giải trí đặc sắc dành cho người lớn, các em
nhỏ hoặc theo gia đình do hướng dẫn viên tổ chức.
12h00: Quý khách ăn trưa tại nhà hàng Đồng quê và nghỉ ngơi tại trang trại.
DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG
MÃ TÀI LIỆU: 51198
DOWNLOAD: + Link tải: Xem bình luận
Hoặc : + ZALO: 0932091562

More Related Content

What's hot

Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...
Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...
Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Đề tài Phát triển du lịch bền vững ở Hải Dương sdt/ ZALO 09345 497 28
Đề tài Phát triển du lịch bền vững ở Hải Dương sdt/ ZALO 09345 497 28Đề tài Phát triển du lịch bền vững ở Hải Dương sdt/ ZALO 09345 497 28
Đề tài Phát triển du lịch bền vững ở Hải Dương sdt/ ZALO 09345 497 28Thư viện Tài liệu mẫu
 
Luận văn: Ẩm thực của người Nùng ở tỉnh Lạng Sơn, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua ...
Luận văn: Ẩm thực của người Nùng ở tỉnh Lạng Sơn, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua ...Luận văn: Ẩm thực của người Nùng ở tỉnh Lạng Sơn, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua ...
Luận văn: Ẩm thực của người Nùng ở tỉnh Lạng Sơn, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua ...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Bài 2: Phát triển sản phẩm du lịch có trách nhiệm
Bài 2: Phát triển sản phẩm du lịch có trách nhiệmBài 2: Phát triển sản phẩm du lịch có trách nhiệm
Bài 2: Phát triển sản phẩm du lịch có trách nhiệmduanesrt
 
Xu hướng du lịch của người nhật bản
Xu hướng du lịch của người nhật bảnXu hướng du lịch của người nhật bản
Xu hướng du lịch của người nhật bảnLacVietTravel
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vnPham Long
 
Khung chính sách du lịch có trách nhiệm của Việt Nam - Kai Partale
Khung chính sách du lịch có trách nhiệm của Việt Nam - Kai PartaleKhung chính sách du lịch có trách nhiệm của Việt Nam - Kai Partale
Khung chính sách du lịch có trách nhiệm của Việt Nam - Kai Partaleduanesrt
 
Tongquanluutru
TongquanluutruTongquanluutru
Tongquanluutruhoannguyen
 
Phát triển du lịch biển Việt Nam
Phát triển du lịch biển Việt NamPhát triển du lịch biển Việt Nam
Phát triển du lịch biển Việt NamTrangABC
 
Bài 13: Hành động của cộng đồng đối với du lịch có trách nhiệm
Bài 13: Hành động của cộng đồng đối với du lịch có trách nhiệmBài 13: Hành động của cộng đồng đối với du lịch có trách nhiệm
Bài 13: Hành động của cộng đồng đối với du lịch có trách nhiệmduanesrt
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vnPham Long
 
Quy Chế Pháp Lý Về Khu Du Lịch, Điểm Du Lịch, Tuyến Du Lịch, Đô Thị Du Lịch
Quy Chế Pháp Lý Về Khu Du Lịch, Điểm Du Lịch, Tuyến Du Lịch, Đô Thị Du Lịch Quy Chế Pháp Lý Về Khu Du Lịch, Điểm Du Lịch, Tuyến Du Lịch, Đô Thị Du Lịch
Quy Chế Pháp Lý Về Khu Du Lịch, Điểm Du Lịch, Tuyến Du Lịch, Đô Thị Du Lịch nataliej4
 

What's hot (19)

Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...
Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...
Mối quan hệ giữa văn hoá và phát triển trong việc xây dựng nếp sống văn hoá k...
 
Luận văn: Phát triển du lịch tỉnh Kon Tum, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch tỉnh Kon Tum, HAY, 9đLuận văn: Phát triển du lịch tỉnh Kon Tum, HAY, 9đ
Luận văn: Phát triển du lịch tỉnh Kon Tum, HAY, 9đ
 
Đề tài: Giải pháp phát triển du lịch biển đảo Cô Tô - Quảng Ninh
Đề tài: Giải pháp phát triển du lịch biển đảo Cô Tô - Quảng NinhĐề tài: Giải pháp phát triển du lịch biển đảo Cô Tô - Quảng Ninh
Đề tài: Giải pháp phát triển du lịch biển đảo Cô Tô - Quảng Ninh
 
Đề tài Phát triển du lịch bền vững ở Hải Dương sdt/ ZALO 09345 497 28
Đề tài Phát triển du lịch bền vững ở Hải Dương sdt/ ZALO 09345 497 28Đề tài Phát triển du lịch bền vững ở Hải Dương sdt/ ZALO 09345 497 28
Đề tài Phát triển du lịch bền vững ở Hải Dương sdt/ ZALO 09345 497 28
 
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà NộiLuận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
Luận án: Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội
 
Luận văn: Hiệu quả thực hiện luật thuế giá trị gia tăng ở nước ta hiện nay
Luận văn: Hiệu quả thực hiện luật thuế giá trị gia tăng ở nước ta hiện nay Luận văn: Hiệu quả thực hiện luật thuế giá trị gia tăng ở nước ta hiện nay
Luận văn: Hiệu quả thực hiện luật thuế giá trị gia tăng ở nước ta hiện nay
 
Luận văn: Ẩm thực của người Nùng ở tỉnh Lạng Sơn, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua ...
Luận văn: Ẩm thực của người Nùng ở tỉnh Lạng Sơn, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua ...Luận văn: Ẩm thực của người Nùng ở tỉnh Lạng Sơn, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua ...
Luận văn: Ẩm thực của người Nùng ở tỉnh Lạng Sơn, HAY, 9đ - Gửi miễn phí qua ...
 
Bài 2: Phát triển sản phẩm du lịch có trách nhiệm
Bài 2: Phát triển sản phẩm du lịch có trách nhiệmBài 2: Phát triển sản phẩm du lịch có trách nhiệm
Bài 2: Phát triển sản phẩm du lịch có trách nhiệm
 
Luận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, RẤT HAY, HOT
Luận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, RẤT HAY, HOTLuận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, RẤT HAY, HOT
Luận văn: Phát triển làng nghề ở huyện Thường Tín, RẤT HAY, HOT
 
Xu hướng du lịch của người nhật bản
Xu hướng du lịch của người nhật bảnXu hướng du lịch của người nhật bản
Xu hướng du lịch của người nhật bản
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1145 - vanhien.vn
 
Khung chính sách du lịch có trách nhiệm của Việt Nam - Kai Partale
Khung chính sách du lịch có trách nhiệm của Việt Nam - Kai PartaleKhung chính sách du lịch có trách nhiệm của Việt Nam - Kai Partale
Khung chính sách du lịch có trách nhiệm của Việt Nam - Kai Partale
 
Luận văn: Hiệu quả kinh tế sản xuất chè của hộ nông dân huyện Đại Từ
Luận văn: Hiệu quả kinh tế sản xuất chè của hộ nông dân huyện Đại TừLuận văn: Hiệu quả kinh tế sản xuất chè của hộ nông dân huyện Đại Từ
Luận văn: Hiệu quả kinh tế sản xuất chè của hộ nông dân huyện Đại Từ
 
Tongquanluutru
TongquanluutruTongquanluutru
Tongquanluutru
 
Phát triển du lịch biển Việt Nam
Phát triển du lịch biển Việt NamPhát triển du lịch biển Việt Nam
Phát triển du lịch biển Việt Nam
 
Bài 13: Hành động của cộng đồng đối với du lịch có trách nhiệm
Bài 13: Hành động của cộng đồng đối với du lịch có trách nhiệmBài 13: Hành động của cộng đồng đối với du lịch có trách nhiệm
Bài 13: Hành động của cộng đồng đối với du lịch có trách nhiệm
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1193 - vanhien.vn
 
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế du lịch huyện Thăng Bình
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế du lịch huyện Thăng BìnhLuận văn: Chính sách phát triển kinh tế du lịch huyện Thăng Bình
Luận văn: Chính sách phát triển kinh tế du lịch huyện Thăng Bình
 
Quy Chế Pháp Lý Về Khu Du Lịch, Điểm Du Lịch, Tuyến Du Lịch, Đô Thị Du Lịch
Quy Chế Pháp Lý Về Khu Du Lịch, Điểm Du Lịch, Tuyến Du Lịch, Đô Thị Du Lịch Quy Chế Pháp Lý Về Khu Du Lịch, Điểm Du Lịch, Tuyến Du Lịch, Đô Thị Du Lịch
Quy Chế Pháp Lý Về Khu Du Lịch, Điểm Du Lịch, Tuyến Du Lịch, Đô Thị Du Lịch
 

Similar to Đề tài: Phát triển du lịch nông thôn ở Thái Bình, HAY

tiểu luận du lịch
tiểu luận du lịchtiểu luận du lịch
tiểu luận du lịchThuyTran131000
 
DLNT Phú Giáo.pptx
DLNT Phú Giáo.pptxDLNT Phú Giáo.pptx
DLNT Phú Giáo.pptxHatPhuSa
 
Đề tài Phát triển du lịch cộng đồng huyện konplông, tỉnh kon tum sdt/ ZALO 09...
Đề tài Phát triển du lịch cộng đồng huyện konplông, tỉnh kon tum sdt/ ZALO 09...Đề tài Phát triển du lịch cộng đồng huyện konplông, tỉnh kon tum sdt/ ZALO 09...
Đề tài Phát triển du lịch cộng đồng huyện konplông, tỉnh kon tum sdt/ ZALO 09...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Du lich sinh thai homestay tai vinh long
Du lich sinh thai homestay tai vinh longDu lich sinh thai homestay tai vinh long
Du lich sinh thai homestay tai vinh longChau Duong
 
Du lich nong thôn 394 - Co Lan Huong.pptx
Du lich nong thôn 394 - Co Lan Huong.pptxDu lich nong thôn 394 - Co Lan Huong.pptx
Du lich nong thôn 394 - Co Lan Huong.pptxlanhuonghcm1
 
Tiểu luận Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại khu du lịch Tam Cốc - Bí...
Tiểu luận Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại khu du lịch Tam Cốc - Bí...Tiểu luận Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại khu du lịch Tam Cốc - Bí...
Tiểu luận Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại khu du lịch Tam Cốc - Bí...JudyStanton3
 
Mô hình du lịch bền vững vùng lòng hồ thuỷ điện Sơn La
Mô hình du lịch bền vững vùng lòng hồ thuỷ điện Sơn LaMô hình du lịch bền vững vùng lòng hồ thuỷ điện Sơn La
Mô hình du lịch bền vững vùng lòng hồ thuỷ điện Sơn LaTrong Hoang
 

Similar to Đề tài: Phát triển du lịch nông thôn ở Thái Bình, HAY (20)

tiểu luận du lịch
tiểu luận du lịchtiểu luận du lịch
tiểu luận du lịch
 
DLNT Phú Giáo.pptx
DLNT Phú Giáo.pptxDLNT Phú Giáo.pptx
DLNT Phú Giáo.pptx
 
Đề tài Phát triển du lịch cộng đồng huyện konplông, tỉnh kon tum sdt/ ZALO 09...
Đề tài Phát triển du lịch cộng đồng huyện konplông, tỉnh kon tum sdt/ ZALO 09...Đề tài Phát triển du lịch cộng đồng huyện konplông, tỉnh kon tum sdt/ ZALO 09...
Đề tài Phát triển du lịch cộng đồng huyện konplông, tỉnh kon tum sdt/ ZALO 09...
 
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Kon Tum, HAY
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Kon Tum, HAYLuận văn: Phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Kon Tum, HAY
Luận văn: Phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Kon Tum, HAY
 
SIVIDOC.COM Du lịch sinh thái homestay rại Vĩnh Long.doc
SIVIDOC.COM Du lịch sinh thái homestay rại Vĩnh Long.docSIVIDOC.COM Du lịch sinh thái homestay rại Vĩnh Long.doc
SIVIDOC.COM Du lịch sinh thái homestay rại Vĩnh Long.doc
 
Du lich sinh thai homestay tai vinh long
Du lich sinh thai homestay tai vinh longDu lich sinh thai homestay tai vinh long
Du lich sinh thai homestay tai vinh long
 
Du lich nong thôn 394 - Co Lan Huong.pptx
Du lich nong thôn 394 - Co Lan Huong.pptxDu lich nong thôn 394 - Co Lan Huong.pptx
Du lich nong thôn 394 - Co Lan Huong.pptx
 
Bài mẫu tiểu luận phát triển du lịch sinh thái, HAY
Bài mẫu tiểu luận phát triển du lịch sinh thái, HAYBài mẫu tiểu luận phát triển du lịch sinh thái, HAY
Bài mẫu tiểu luận phát triển du lịch sinh thái, HAY
 
Bài Thu Hoạch Nghiên Cứu Thực Tế Phát Triển Du Lịch Ninh Thuận.doc
Bài Thu Hoạch Nghiên Cứu Thực Tế Phát Triển Du Lịch Ninh Thuận.docBài Thu Hoạch Nghiên Cứu Thực Tế Phát Triển Du Lịch Ninh Thuận.doc
Bài Thu Hoạch Nghiên Cứu Thực Tế Phát Triển Du Lịch Ninh Thuận.doc
 
TẢI MIỄN PHÍ - Tiểu luận về phát triển du lịch.doc
TẢI MIỄN PHÍ - Tiểu luận về phát triển du lịch.docTẢI MIỄN PHÍ - Tiểu luận về phát triển du lịch.doc
TẢI MIỄN PHÍ - Tiểu luận về phát triển du lịch.doc
 
Đề tài nghiên cứu tài nguyên du lịch tỉnh Điện Biên, RẤT HAY
Đề tài  nghiên cứu tài nguyên du lịch tỉnh Điện Biên,  RẤT HAYĐề tài  nghiên cứu tài nguyên du lịch tỉnh Điện Biên,  RẤT HAY
Đề tài nghiên cứu tài nguyên du lịch tỉnh Điện Biên, RẤT HAY
 
Tiểu luận Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại khu du lịch Tam Cốc - Bí...
Tiểu luận Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại khu du lịch Tam Cốc - Bí...Tiểu luận Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại khu du lịch Tam Cốc - Bí...
Tiểu luận Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại khu du lịch Tam Cốc - Bí...
 
Bài Thu Hoạch Nghiên Cứu Thực Tế Phát Triển Du Lịch Ninh Thuận.doc
Bài Thu Hoạch Nghiên Cứu Thực Tế Phát Triển Du Lịch Ninh Thuận.docBài Thu Hoạch Nghiên Cứu Thực Tế Phát Triển Du Lịch Ninh Thuận.doc
Bài Thu Hoạch Nghiên Cứu Thực Tế Phát Triển Du Lịch Ninh Thuận.doc
 
Sinh thái kết hợp với du lịch mạo hiểm tại khu Mỏ Kẽm tỉnh Bắc Kạn
Sinh thái kết hợp với du lịch mạo hiểm tại khu Mỏ Kẽm tỉnh Bắc KạnSinh thái kết hợp với du lịch mạo hiểm tại khu Mỏ Kẽm tỉnh Bắc Kạn
Sinh thái kết hợp với du lịch mạo hiểm tại khu Mỏ Kẽm tỉnh Bắc Kạn
 
Mô hình du lịch bền vững vùng lòng hồ thuỷ điện Sơn La
Mô hình du lịch bền vững vùng lòng hồ thuỷ điện Sơn LaMô hình du lịch bền vững vùng lòng hồ thuỷ điện Sơn La
Mô hình du lịch bền vững vùng lòng hồ thuỷ điện Sơn La
 
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn Hưng Yên, HAY
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn Hưng Yên, HAYLuận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn Hưng Yên, HAY
Luận văn: Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn Hưng Yên, HAY
 
Đề tài phát triển du lịch Thừa Thiên Huế rất hay 2018
Đề tài  phát triển du lịch Thừa Thiên Huế rất hay 2018Đề tài  phát triển du lịch Thừa Thiên Huế rất hay 2018
Đề tài phát triển du lịch Thừa Thiên Huế rất hay 2018
 
Luận Văn Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cư dân khi tham gia phát tr...
Luận Văn Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cư dân khi tham gia phát tr...Luận Văn Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cư dân khi tham gia phát tr...
Luận Văn Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cư dân khi tham gia phát tr...
 
Cơ sở lý luận và tổng quan về xã Hồng Vân.docx
Cơ sở lý luận và tổng quan về xã Hồng Vân.docxCơ sở lý luận và tổng quan về xã Hồng Vân.docx
Cơ sở lý luận và tổng quan về xã Hồng Vân.docx
 
Tiềm Năng, Thực Trạng Và Giải Pháp Chủ Yếu Khai Thác Tài Nguyên Du Lịch Nhân ...
Tiềm Năng, Thực Trạng Và Giải Pháp Chủ Yếu Khai Thác Tài Nguyên Du Lịch Nhân ...Tiềm Năng, Thực Trạng Và Giải Pháp Chủ Yếu Khai Thác Tài Nguyên Du Lịch Nhân ...
Tiềm Năng, Thực Trạng Và Giải Pháp Chủ Yếu Khai Thác Tài Nguyên Du Lịch Nhân ...
 

More from Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864

More from Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864 (20)

List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Digital Marketing, 9 Điểm Từ Sinh Viên...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Digital Marketing, 9 Điểm Từ Sinh Viên...List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Digital Marketing, 9 Điểm Từ Sinh Viên...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Digital Marketing, 9 Điểm Từ Sinh Viên...
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Khách Sạn, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Khách Sạn, Điểm Cao Mới NhấtList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Khách Sạn, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Khách Sạn, Điểm Cao Mới Nhất
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Lữ Hành, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Lữ Hành, Điểm Cao Mới NhấtList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Lữ Hành, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Du Lịch Lữ Hành, Điểm Cao Mới Nhất
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại HọcList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại HọcList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Nghiệp, Từ Các Trường Đại Học
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Trình, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Trình, Từ Các Trường Đại HọcList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Trình, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Công Trình, Từ Các Trường Đại Học
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Tử Viễn Thông, 9 Điểm
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Tử Viễn Thông, 9 ĐiểmList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Tử Viễn Thông, 9 Điểm
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Điện Tử Viễn Thông, 9 Điểm
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Đông Phương Học, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Đông Phương Học, Điểm Cao Mới NhấtList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Đông Phương Học, Điểm Cao Mới Nhất
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Đông Phương Học, Điểm Cao Mới Nhất
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hệ Thống Thông Tin, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hệ Thống Thông Tin, Từ Các Trường Đại HọcList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hệ Thống Thông Tin, Từ Các Trường Đại Học
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hệ Thống Thông Tin, Từ Các Trường Đại Học
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hướng Dẫn Viên Du Lịch, 9 Điểm
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hướng Dẫn Viên Du Lịch, 9 ĐiểmList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hướng Dẫn Viên Du Lịch, 9 Điểm
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Hướng Dẫn Viên Du Lịch, 9 Điểm
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Thương Mại, Từ Sinh Viên Kh...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Thương Mại, Từ Sinh Viên Kh...List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Thương Mại, Từ Sinh Viên Kh...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Doanh Thương Mại, Từ Sinh Viên Kh...
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Đầu Tư, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Đầu Tư, Từ Sinh Viên Khá GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Đầu Tư, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Đầu Tư, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Quốc Tế, Điểm Cao Từ Các Trườn...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Quốc Tế, Điểm Cao Từ Các Trườn...List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Quốc Tế, Điểm Cao Từ Các Trườn...
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Kinh Tế Quốc Tế, Điểm Cao Từ Các Trườn...
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành May Thời Trang, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành May Thời Trang, Từ Sinh Viên Khá GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành May Thời Trang, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành May Thời Trang, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh, Từ Sinh Viên Khá GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Ngôn Ngữ Anh, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
List 200 đề tài báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ nhật, từ các trường đại học
List 200 đề tài báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ nhật, từ các trường đại họcList 200 đề tài báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ nhật, từ các trường đại học
List 200 đề tài báo cáo thực tập ngành ngôn ngữ nhật, từ các trường đại học
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Công Chúng, Từ Khóa Trước
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Công Chúng, Từ Khóa TrướcList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Công Chúng, Từ Khóa Trước
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Công Chúng, Từ Khóa Trước
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quan Hệ Quốc Tế, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quản Lý Công, 9 Điểm Từ Sinh Viên Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quản Lý Công, 9 Điểm Từ Sinh Viên GiỏiList 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quản Lý Công, 9 Điểm Từ Sinh Viên Giỏi
List 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Quản Lý Công, 9 Điểm Từ Sinh Viên Giỏi
 

Recently uploaded

xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnpmtiendhti14a5hn
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docxasdnguyendinhdang
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdfltbdieu
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 

Recently uploaded (20)

xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
60 CÂU HỎI ÔN TẬP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ NĂM 2024.docx
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 

Đề tài: Phát triển du lịch nông thôn ở Thái Bình, HAY

  • 1. 1 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................2 Chương I. Cơ sở lý luận về du lịch nông thôn..................................................................4 1.1. Khái quát chung về du lịch nông thôn....................................................................4 1.2. Vài nét về nông thôn Việt Nam...............................................................................7 1.3. Thực trạng phát triển du lịch nông thôn ở Việt Nam .........................................12 1.4. Giới thiệu một số tuor du lịch nông thôn đang được khai thác trên thị trường Việt Nam..........................................................................................................................15 1.5. Một số tác động và ảnh hưởng của du lịch nông thôn đến đời sống kinh tế - xã hội của cư dân địa phương..........................................Error! Bookmark not defined. Chương II. Tiềm năng phát triển du lịch nông thôn ở tỉnh Thái Bình.................Error! Bookmark not defined. 2.1. Điều kiện chung để phát triển du lịch ở Thái Bình.........Error! Bookmark not defined. 2.2. Thế mạnh phát triển du lịch nông thôn ở Thái Bình.......Error! Bookmark not defined. 2.3. Thực trạng phát triển du lịch nông thôn ở tỉnh Thái Bình .....Error! Bookmark not defined. Chương III. Định hướng, giải pháp và kiến nghị để phát triển du lịch nông thôn ở Thái Bình ..........................................................................Error! Bookmark not defined. 3.1. Định hướng phát triển du lịch nông thôn ở Thái Bình……………………….53 3.2. Một số giải pháp phát triển du lịch nông thôn tại Thái Bình.Error! Bookmark not defined. 3.4. Các kiến nghị để phát triển du lịch nông thôn ở tỉnh Thái Bình ...............Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN ....................................................Error! Bookmark not defined.
  • 2. 2 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sau nhiều năm thực hiện chính sách đổi mới đưa nền kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường, đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa và công nghiệp, chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn. Nhưng bên cạnh đó cũng bộc lộ những suy thoái lớn về môi trường cảnh quan và đạo đức văn hoá vì đất nước ta vốn có xuất phát điểm từ một nền kinh tế thuần nông. Một nguy cơ nữa là tình trạng mất dần đất canh tác nông nghiệp dẫn đến quá trình ly nông, ly hương và bần cùng hoá ở nông thôn đang ngày càng gia tăng. Vì vậy, phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống nông dân đang trở thành vấn đề được quan tâm hàng đầu hiện nay của Đảng và Nhà nước ta. Nhìn ra thế giới, cách đây 30-40 năm tại các nước phát triển cũng đã xảy ra tình trạng tương tự. Chính phủ các nước đã triển khai rất nhiều biện pháp để ngăn chặn vấn đề này, trong đó có một hướng đã chứng minh được qua vài chục năm là rất có hiệu quả trong việc làm tăng thu nhập của dân cư nông nghiệp và thay đổi bộ mặt nông thôn. Đó chính là việc chính phủ hướng sự quan tâm của cộng đồng xã hội vào việc phát triển du lịch
  • 3. 3 nông thôn. Mô hình du lịch nông thôn rất nên được tiến hành nghiên cứu ở nước ta với việc xây dựng các chính sách vĩ mô và ban hành các luật định cụ thể trong việc thực hiện như một sự hỗ trợ tích cực đối với sự phát triển bộ mặt nông thôn và gia tăng việc tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp nhất là trong quá trình phát triển hiện nay của đất nước ta, khi tư liệu sản xuất quan trọng trong nông nghiệp là đất đai đang dần bị thu hẹp, nhường chỗ cho các dự án công nghiệp, dịch vụ thì việc phát triển du lịch nông thôn tại những địa phương có tiềm năng du lịch cần được quan tâm nhiều hơn nữa để góp phần giải quyết việc làm, tạo nguồn thu nhập từ dịch vụ cho nông dân. Bước vào thời kì hội nhập, nông nghiệp và nông thôn Thái Bình có một vị trí đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế và ổn định chính trị xã hội tại địa phương. Xuất phát từ việc khảo sát thực tế, nhận thấy Thái Bình là một tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển du lịch nông thôn nhưng du lịch nông thôn ở đây lại chưa phát huy được hết những tiềm năng đó nên tôi chọn đề tài “Phát triển du lịch nông thôn ở Thái Bình” là đề tài cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. 2. Đối tượng nghiên cứu Tập trung nghiên cứu tất cả các tiềm năng phát triển du lịch nông thôn của các làng quê ở tỉnh Thái Bình từ đó đề xuất giải pháp phát triển du lịch nông thôn Thái Bình. 3. Phương pháp nghiên cứu  Phương pháp luận: sử dụng phương pháp duy vật biện chứng làm nền tảng.  Phương pháp nghiên cứu phi thực nghiệm: sử dụng các dữ kiện thông tin thứ cấp đã được công bố để phân tích, so sánh, khái quát…, thực hiện các phán đoán suy luận. 4. Mục đích nghiên cứu  Cung cấp cơ sở lý luận về du lịch nông thôn.  Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch nông thôn ở tỉnh Thái Bình.  Đưa ra một số giải pháp để phát triển du lịch nông thôn ở tỉnh Thái Bình. 5. Kết cấu
  • 4. 4 Nội dung đề tài gồm 3 chương: Chương I. Cơ sở lý luận về du lịch nông thôn Chương II. Tiềm năng phát triển du lịch nông thôn ở tỉnh Thái Bình Chương III. Giải pháp phát triển du lịch nông thôn ở tỉnh Thái Bình Sau đây là nội dung cụ thể của từng chương. Chương I. Cơ sở lý luận về du lịch nông thôn 1.1. Khái quát chung về du lịchnông thôn 1.1.1.Sự ra đời và phát triển của du lịch nông thôn Khái niệm du lịch nông thôn đã manh nha cùng với sự hình thành của ngành đường sắt ở Châu Âu. Tuy nhiên, mãi đến những năm đầu của thập niên 80 thế kỷ XX, du lịch nông thôn mới được xem là một loại hình du lịch và được phổ biến ở hầu hết các quốc gia ở Châu Âu như Pháp, Hung-ga-ri, Bun-ga-ri, Hà Lan, Đan Mạch, Thuỵ Điển… Lúc bấy giờ khái niệm du lịch nông thôn được quan niệm tương đồng với các loại hình du lịch nông trại, du lịch di sản, du lịch xanh, du lịch nhà nghỉ ở nông thôn… Sự khác biệt về du lịch nông thôn ở các quốc gia đang phát triển và quốc gia phát triển là ở chỗ: Tại các quốc gia đang phát triển, người ta xem du lịch nông thôn là đa dạng hoá thu nhập từ nông nghiệp, góp phần chống đói nghèo, phát huy sức mạnh nội lực của cộng đồng, bảo tồn các giá trị bản sắc, văn hoá truyền thống và bảo vệ môi trường. Vì vậy du lịch nông thôn ở các nước này phát triển theo chiều rộng. Còn ở các quốc gia
  • 5. 5 phát triển thì loại hình du lịch này lại phát triển theo chiều sâu mà nguyên nhân chính là do các khu vực nông thôn ngày càng bị thu hẹp lại. Do những điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau, nên hình thức du lịch nông thôn cũng khác nhau theo từng vùng, quốc gia, lãnh thổ. Chẳng hạn, ở Ô- xtrây-li-a, du lịch nông thôn chủ yếu tại các trang trại lớn; ở Nhật Bản, hình thức du lịch chủ yếu là các nhà nghỉ thân thiện ở nông thôn; ở Hàn Quốc, du lịch nông thôn được tổ chức theo các trang trại nhỏ; ở Đài Loan, du lịch nông thôn được tổ chức theo nhóm sở thích của cộng đồng; Trung Quốc và Ấn Độ là những quốc gia có nhiều làng nên du lịch nông thôn được tổ chức theo quy mô làng. Phát triển du lịch nông thôn sẽ góp phần bảo tồn di sản và bảo vệ môi trường; giảm đói nghèo thông qua phát triển kinh tế nông thôn, phát triển ngành, nghề; giúp phát triển du lịch sinh thái và các loại hình du lịch khác; giáo dục, huấn luyện và tăng cường kỹ năng cho cộng đồng; tạo việc làm cho phụ nữ và góp phần tiêu thụ các sản phẩm địa phương. 1.1.2. Đặc điểm của du lịch nông thôn Du lịch nông thôn có các đặc điểm căn bản sau:  Nền tảng của du lịch nông thôn là nông nghiệp.  Mô hình du lịch nông thôn có thể thay đổi theo thời gian và không gian cho phù hợp với tình hình.  Du lịch nông thôn không cạnh tranh với các loại hình du lịch khác, sự phát triển của các ngành khác là tiền đề cho du lịch phát triển. Tuy nhiên, sự cạnh tranh trong ngành thì rất lớn.  Dễ phát sinh những hình thái biến tấu của du lịch nông thôn.  Có tính liên ngành và liên vùng cao. 1.1.3. Các nguyên tắc phát triển du lịch nông thôn Từ những đặc điểm trên, phát triển du lịch nông thôn phải bảo đảm các nguyên tắc sau:  Bảo đảm tính công bằng cho các chủ thể tham gia
  • 6. 6  Đem lại lợi ích cho người dân địa phương và phát huy nội lực ở từng địa phương.  Bảo tồn, phát huy vốn di sản và bảo vệ môi trường.  Luôn đổi mới và tạo sự khác biệt  Tăng cường mối liên kết theo chiều dọc và chiều ngang để làm phong phú thêm sản phẩm.  Giữ gìn bản sắc, xây dựng hình ảnh đẹp trong lòng du khách. 1.1.4. Đặc trưng của du lịch nông thôn  Điều kiện tự nhiên: Các vùng nông thôn còn đậm đà hồn quê, là những nơi có không khí trong lành, cảnh vật thanh bình và không gian thoáng đãng. Du khách đến với các vùng nông thôn nước ta vì vẻ đẹp thiên nhiên tự nhiên và văn hoá nguồn cội không lai tạp. Vẻ đẹp thiên nhiên tự nhiên hoặc vẻ đẹp văn hoá mà bị suy giảm thì khó thu hút được họ.  Điều kiện về môi trường: Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về việc hạn chế hoặc tuyệt đối không dùng các loại thuốc trừ sâu và phân bón tổng hợp đối với cây trồng cũng như chất phụ gia trong thức ăn dành cho gia súc, gia cầm.  Điều kiện con người: Người dân ở các làng quê hiền lành, cởi mở và hiếu khách.  Điều kiện an ninh: Khách du lịch đặc biệt coi trọng vấn đề an toàn trong quá trình du lịch. Vì vậy những làng quê họ lựa chọn làm điểm đến du lịch của mình phải là vùng có tình hình an ninh trật tự tốt.  Các yếu tố khác: Đến làng quê, du khách không chỉ hoà mình vào cuộc sống của người nông dân mà còn có thể tham gia các lễ hội và tham quan các di tích lịch sử của địa phương vừa là nghỉ dưỡng vừa là khám phá. 1.1.5. Các hình thức du lịch nông thôn 5 hình thức du lịch nông thôn:  Du lịch tự nhiên, mang tính giải trí.
  • 7. 7  Du lịch văn hoá, quan tâm tới văn hoá, lịch sử và khảo cổ của địa phương.  Du lịch sinh thái quan tâm tới việc bảo vệ nguồn lợi tự nhiên cũng như phúc lợi, giá trị văn hoá của người dân địa phương.  Du lịch làng xã, trong đó du khách chia sẻ với cuộc sống làng xã và dân làng được hưởng các lợi ích kinh tế do các hoạt động du lịch mang lại.  Du lịch nông nghiệp, trong đó khách du lịch tham quan và tham gia vào các hoạt động nông nghiệp truyền thống, không phá hoại, hay làm giảm năng suất cây trồng của địa phương. 1.2. Vài nét về nông thôn Việt Nam Ở Việt Nam, tính đến năm 2009, có 70,4% dân số sống ở vùng nông thôn, diện tích đất nông nghiệp chiếm khoảng 90% diện tích lãnh thổ Việt Nam. Chính vì thế cuộc sống và tổ chức nông thôn ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến toàn xã hội. Người dân Việt Nam dù sống khắp nơi trên thế giới vẫn giữ được nhiều nét đặc biệt của nông thôn Việt Nam. Nông nghiệp là hoạt động chính của kinh tế nông thôn, chiếm 68% tổng giá trị sản phẩm ở nông thôn. Nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất gạo hiện nay đang đóng góp nhiều cho xuất khẩu. Tuy nhiên thu nhập bình quân của người nông dân vẫn còn rất thấp. Các ngành dịch vụ tương đối yếu ở nông thôn do khó khăn trong vận chuyển và nhu cầu của địa phương thấp. Làng quê Việt Nam ngày nay tuy đã có nhiều thay đổi nhưng nhiều làng vẫn giữ được những nét truyền thống lâu đời. Nhắc đến làng quê Bắc Bộ là ta nhớ ngay đến hình ảnh của luỹ tre, đình làng, cây đa, cổng làng. Những hình ảnh đó đã in đậm trong tâm thức của mỗi người dân Việt Nam. Bất kỳ một làng quê nào trên đất nước Việt Nam cũng có một ngôi đình. Từ bao đời nay, đình làng là hình ảnh thân quen, gắn bó với tâm hồn của mọi người dân Việt, là nơi chứng kiến mọi sinh hoạt, lề thói và mọi thay đổi trong đời sống xã hội của làng
  • 8. 8 quê Việt Nam qua bao thế kỷ. Kiến trúc đình làng mang đậm dấu ấn văn hoá, độc đáo và tiêu biểu cho kiến trúc điêu khắc Việt truyền thống. Từ xưa đến nay, người dân Việt Nam vẫn thường gọi chung là đình chùa, nhưng trên thực tế, đình và chùa không cùng một ý thức văn hoá. Chùa là nơi thờ Phật, ít nhiều có ảnh hưởng văn hoá Phật giáo đến từ Ấn Độ, Trung Hoa; còn đình là của cộng đồng làng xã Việt Nam, là nơi để thờ Thành Hoàng làng và những người có công với dân, cứu nước, giữ nước hoặc giúp dân nghề nghiệp sinh sống. Đình là biểu hiện sinh hoạt của người Việt Nam, nơi cân bằng phép tắc của cuộc sống cộng đồng, nơi khai diễn những nét tài năng, tư duy của dân làng. Vào những ngày lễ, tết, dân làng lại thắp hương tế lễ cầu mong Thành Hoàng làng và trời đất cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu. Đây là lòng tri ân, trọng nghĩa, trọng tài, “uống nước nhớ nguồn” của người Việt Nam. Tuy đình là của dân làng nhưng thần không hẳn là người của làng. Vì người Việt Nam thừa hưởng nhiều tín ngưỡng cổ sơ, nguyên thuỷ, nên thờ và tôn kính rất nhiều vị thần như: thần núi, thần nước (thần Tản Viên)…, ở Phù Ninh (Phú Thọ) thờ thần Đá Trắng, vùng đồng bằng thờ thần cá, thần rắn… Tất cả những tín ngưỡng ấy, các thế hệ dân Việt Nam tiếp nối tạo thành một nền văn hoá hỗn hợp, đa dạng, có mặt nhiều thành phần tôn giáo khiến cho đình trở thành một tập thể siêu thần, thành một sức mạnh vô hình, tạo một niềm tin, một niềm hy vọng, một sức mạnh vô hình của làng xã cộng đồng Việt Nam. Có lẽ những đình cổ nhất nước ta vẫn là những ngôi đình mang kiến trúc theo hình chữ Nhất như: đình Tây Đằng, đình Lỗ Hạnh. Riêng đình Lỗ Hạnh, nguyên xưa là chữ Nhất nhưng qua các đời sau tu bổ đã thêm hậu cung nên đình thành chữ Đinh. Theo quan niệm kiến trúc, đình là một công trình kiến trúc công cộng, rộng mở chào đón bất kỳ người con nào của đất Việt. Với ý nghĩa như thế, đình làng Việt Nam chính là nơi không phân biệt giàu sang nghèo hèn, là nơi thể hiện rõ nhất văn hoá hiện thực của đời sống nhân dân. Mái cong của đình không giống bất cứ mái cong nào của vùng Đông Nam Á, kể cả Nhật, Trung Hoa và Thái Lan, vì góc đao của đình uốn cong và vút cao do một hệ thống cấu trúc đặc biệt có tên gọi riêng la tâu đao lá mái, không do vôi vữa
  • 9. 9 đắp thành. Nhìn lại các đình Tây Đằng, Lỗ Hạnh, Cao Thương (Hà Bắc), Phù Lão, Chu Nguyên, đình Hương Lộc, Phùng Thượng, đình Thổ Tang, Ngọc Canh để thấy rằng, đình là một khối điêu khắc trong không gian, đầy chi tiết tinh tế, nhưng cũng đầy tính khoa học kiến trúc. Nói về đường nét, đình là nơi hội tụ những mô típ trang trí tuyệt hảo, gồm nhiều xu hướng: hiện thực, cách điệu, cách điệu và đồ hoạ. Sân đình là nơi tổ chức hội làng, trong hội làng dân làng thường diễn Hèm. Theo từ điển Tiếng Việt, Hèm có nghĩa là trò diễn lại sinh hoạt sự tích của vị thần thờ trong làng, những điều kiêng kỵ của thần… Việc Việt hoá, dân dã hoá vị “Thành Hoàng” bằng cách triều đình “tấn phong” cho các thần linh của thôn xã chức Thành Hoàng làng đã góp phần thúc đẩy ngôi đình dần chiếm địa vị trung tâm sinh hoạt trong xã hội nông thôn Việt Nam để tới nay đình được coi là biểu tượng quê hương. Nhìn chung văn hoá đình Việt Nam có tính hoàn toàn độc lập của một cộng đồng xã hội biết tổng hợp dung hoà mọi nền văn hoá khác thành một nét văn hoá riêng nhằm phục vụ an ninh cho dân tộc mình, trong đó yếu tố chủ yếu vẫn là thờ cúng những người có công với xã, người anh hùng dựng lập nước và bảo vệ đất nước. Từ bao đời nay, người Việt cũng coi cây đa như một biểu tượng của làng quê truyền thống. Ý nghĩa biểu tượng đầu tiên của cây đa là sự trường tồn, sức sống dẻo dai. Không phải ngẫu nhiên mà những bậc cao niên, những người đã có nhiều thành tựu ở một lĩnh vực nào đó thường được đồng nghiệp và xã hội coi là "cây đa, cây đề", biểu tượng cho sức làm việc quên mình, dẻo dai, cho sự tích lũy kiến thức phong phú. Cũng với ý nghĩa trường tồn ấy, cây đa xuất hiện trong ca dao như một nhân chứng của thời gian, chứng kiến những sự đổi thay của con người, của đất trời, đôi khi là cả một vòng đời người. Trǎm nǎm dầu lỗi hẹn hò Cây đa bến cũ con đò khác đưa. Cây đa cũ, bến đò xưa Bộ hành có nghĩa nắng mưa cũng chờ
  • 10. 10 Hầu như làng quê truyền thống ở Bắc Bộ nào cũng có những cây đa cổ thụ thường ở đầu làng, cuối làng, giữa làng và ở bên cạnh các di tích. Cuộc sống sinh hoạt của làng diễn ra sôi động xung quanh gốc đa. Với người dân quê, gốc đa là nơi bình đẳng nhất, không có sự phân biệt ngôi thứ. Gốc đa là nơi trẻ nhỏ nô đùa, thỏa thích nhặt búp, hái lá, chơi những trò chơi dân gian. Gốc đa cũng là nơi dân làng ngồi nghỉ chân sau những giờ lao động mệt nhọc, trước khi về làng hoặc đi khỏi làng. Gốc đa còn là nơi hẹn hò của trai gái trong làng. Không chỉ có vậy, cây đa làng Việt còn là biểu tượng tâm linh của con người. Trong làng, cây đa có mặt ở nhiều vị trí khác nhau nhưng hầu như nó không vắng bóng ở các di tích, đặc biệt là đình chùa. Tục ngữ có câu: "Thần cây đa, ma cây gạo, cú cáo cây đề" Hay: "Cây thị có ma, cây đa có thần" Cây đa xanh tốt tỏa bóng làm cho các di tích trở nên linh thiêng hơn, con người khi bước đến di tích cũng cảm thấy được thư thái hòa đồng hơn với thiên nhiên. Cây đa được coi là nơi ngự trị của các thần linh dân dã và các linh hồn bơ vơ. Cây đa nào càng già cỗi, càng xù xì, rậm rạp thì càng gắn bó với thần linh. Gốc đa ở các di tích thường được dân chúng thắp hương chung để tỏ lòng tôn kính các vị thần linh dân dã hoặc cầu cho những linh hồn bơ vơ về nương nhờ lộc Phật không đi lang thang quấy nhiễu dân làng. Như vậy, cây đa luôn là biểu tượng đẹp với hầu hết các ý nghĩa chuẩn mực của biểu tượng: vừa hiện hữu, vừa tiềm ẩn, huyền bí, vừa mang hơi thở cuộc sống, vừa mang đậm yếu tố tâm linh. Phải chǎng chính sự kết hợp này đã tạo nên biểu tượng cây đa có sức sống bền lâu trong vǎn học dân gian, vǎn thơ bác học và trong tâm hồn mỗi con người Việt Nam. Ở những làng quê Việt Nam, đặc trưng với những cây đa, bến nước, con đò, hay với những cánh cổng làng đơn sơ cổ kính. Mỗi cái cổng làng đều có một nét văn hoá riêng, tùy theo đặc điểm làng đó. Có làng giàu, có làng khoa bảng, có làng nghề... tất cả
  • 11. 11 những cái hay cái đẹp đều được các vị túc nho viết thành câu đối khắc trước cổng. Những cánh cổng ấy thường được gọi với cái tên làng, và tên làng được lấy theo đặc trưng của làng đó, hay một sự kiện, một di tích lịch sử …. Ví dụ: làng lụa Vạn Phúc. Ở mỗi làng thường chỉ để một hoặc hai lối ra vào và cổng làng thường được dựng ở đây để làm ranh giới giữa các làng. Đối với những người xa quê đã lâu, khi về quê hương, còn cách khoảng 2, 3km là đã có thể nhìn thấy vòm cây đa và biết rằng mình đã sắp sửa về đến làng. Nhưng về tới gần hơn, qua cổng làng mới chính thức bước vào mảnh đất chôn rau cắt rốn của mình, và coi như đã về tới nhà mình vì người trong làng thường đối xử với nhau như trong một gia đình. Cổng làng thường thấy nhiều ở các tỉnh Hà Bắc, Hà Tây, Nam Định, Hưng Yên, Thái Bình…, chủ yếu là những vùng trồng lúa và có văn hoá làng xã. Đối với mỗi người dân Việt Nam, cổng làng đã trở nên rất thân thuộc. Cổng làng thường là nơi hẹn hò của các đôi trai gái. Và với mỗi người con gái khi về làm dâu, bước qua cổng làng về nhà chồng, trở thành một thành viên trong cộng đồng dân cư của làng.Với niềm tin, suy nghĩ giữ làng tức là giữ nước, cổng làng là nơi đã chứng kiến biết bao thế hệ thanh niên đã không tiếc hi sinh than mình để gìn giữ cánh cổng làng. Cánh cổng làng là bộ mặt những làng quê Bắc bộ ngày nay đã biến đổi nhiều trước làn sóng đô thị hóa ồ ạt. Những cánh cổng làng có vẻ như không còn phù hợp với những con đường bê tông mở rộng. Nhưng trong một góc tâm thức nào đó của mỗi người dân, cổng làng vẫn tồn tại như một biểu tượng thân thuộc và là đặc trưng của mỗi làng quê, làng nghề của miền đồng bằng bắc bộ. Hơn nữa, cổng làng là một trong những biểu tượng văn hoá, bản sắc văn hoá của làng quê ở châu thổ Bắc bộ Việt Nam. Các làng xã ở vùng đồng bằng Nam Bộ khác hẳn so với các làng xã ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Sự khác biệt cơ bản nhất đó là tính mở ở các làng Nam Bộ cao hơn rất nhiều. Tính mở được thể hiện ở những điều sau đây: Làng không có lũy tre như là sự phân cách giữa làng này và làng khác nữa.
  • 12. 12 Làng không nhất thiết phải tồn tại mãi mãi, có làng được lập một cách nhanh chóng, nhưng cũng có làng tan rã nhanh chóng.  Giao thương buôn bán phát triển không còn bị gò bó ở tình trạng tự cung tự cấp.  Tính tình người dân Nam bộ cũng phóng khoáng hơn, dễ chấp nhận những ảnh hưởng từ bên ngoài. Chính vì những đặc điểm đó mà trong thời kỳ kinh tế thị trường, người dân ở các tỉnh miền Nam nhanh chóng thích nghi và phát triển kinh tế nhanh hơn các tỉnh miền Bắc. 1.3. Thực trạng phát triểndu lịchnông thôn ở Việt Nam Ở nước ta hiện nay, khái niệm du lịch nông thôn vẫn chưa được nhắc đến trong các văn bản pháp lý mặc dù nước ta có tiềm năng lớn để phát triển du lịch nông thôn: Với phong cảnh thiên nhiên đẹp, địa hình đa dạng gồm đồi, sông suối, biển đảo, hang động, hệ động, thực vật phong phú, vùng nông thôn với những làng quê cổ kính vùng Bắc Bộ, những nét văn hoá truyền thống đặc sắc, những vùng đất có lịch sử hình thành lâu đời, nơi lưu giữ nhiều di tích lịch sử và truyền thống văn hoá tập tục của người xưa, những cánh đồng bát ngát, phì nhiêu ở Nam Bộ…là những điều kiện để nước ta phát triển du lịch nông thôn. Người Việt Nam nhân hậu, thuỷ chung, yêu chuộng hoà bình và giàu lòng mến khách cùng với đôi bàn tay khéo léo, trí thông minh, nhạy bén và giàu lòng quả cảm đã làm nên những nét văn hoá truyền thống đặc sắc Việt Nam từ chính tâm hồn mộc mạc ấy của mình. Một tiềm lực đáng kể ở nhiều vùng nông thôn là truyền thống làm hàng thủ công, như sản xuất đồ gốm sứ, hàng dệt, đồng, da, sơn mài, mây tre và nón… Các mặt hàng này tuy có tiềm năng phát triển nhưng chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức.
  • 13. 13 Du lịch đã được thiết lập như là một nguồn thu nhập và là công việc đáng kể ở một vài vùng nông thôn cụ thể. Du lịch có tiềm năng mang lại lợi ích trên phạm vi rộng hơn nếu được phát triển một cách bền vững. Ở Việt Nam, du lịch nông thôn đã xuất hiện ở Sa-Pa (Lào Cai), Khánh Hoà, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Cần Thơ nhưng mới chỉ dưới dạng những hoạt động mang dáng dấp du lịch nông thôn, rất lẻ tẻ. Những năm gần đây, ngành du lịch Việt Nam phát triển đa dạng các loại hình du lịch, nhưng du lịch nông thôn chưa phát triển bởi các lý do sau:  Chưa có quy hoạch cụ thể cho từng địa phương để phát triển du lịch nông thôn, cụ thể là chưa có khung lý thuyết chung cho các khái niệm về loại hình du lịch này.  Du lịch phát triển, nhưng chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của nó. Sự phát triển của du lịch đã tác động đến đời sống con người, thiên nhiên và môi trường ở nông thôn về cả hai hướng tích cực lẫn tiêu cực, mà phần nhiều là tiêu cực.  Phát triển du lịch chưa gắn kết với địa phương nên các tài nguyên thiên nhiên được ngành du lịch khai thác chưa hiệu quả và bền vững. Trong khi đó, người nông dân ở nông thôn vẫn đứng bên lề các quá trình vận động của ngành du lịch, những hoạt động du lịch chỉ mới mang lợi cho Nhà nước và khu vực tự nhiên.  Chưa có sự chuẩn bị tốt về nhận thức cho cấp uỷ, chính quyền các cấp và người dân địa phương có tài nguyên du lịch nông thôn để họ sẵn sàng tham gia hoạt động này, từ đó giảm bớt được những tệ nạn thường gặp như chèo kéo khách, cung ứng sản phẩm và dịch vụ kém chất lượng, dần làm mất đi bản sắc văn hoá của địa phương.  Nông dân là những người đưa di sản sinh thái và văn hoá của mình tham gia hoạt động du lịch nông thôn, nhưng trong thực tế lại thu được rất ít lợi từ hoạt động này.
  • 14. 14  Nhân lực phục vụ du lịch vừa thừa, vừa thiếu. Các công ty du lịch và khách sạn thiếu lực lượng hướng dẫn viên cho khách quốc tế giỏi nghiệp vụ và ngoại ngữ, nhưng lại thừa lao động phổ thông không qua đào tạo.  Kết cấu hạ tầng như hệ thống đường sá, cung cấp nước tưới, tiêu, cung cấp điện và thông tin của khu vực hạ tầng còn yếu kém. Khi tham gia các tour về nông thôn ở Việt Nam, ban đầu, nhiều du khách có ấn tượng tốt nhưng rất ít người có ý định quay trở lại lần thứ hai.Vì Một trong những điều khiến họ không muốn quay lại là tình trạng giao thông ở nước ta quá tệ. Điển hình như, từ TP. Hồ Chí Minh xuống các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chỉ có con đường độc đạo là Quốc lộ 1A nên chuyện kẹt xe, kẹt phà xảy ra thường xuyên khiến tốc độ của xe thực tế chỉ còn 30 - 40km/giờ. Việc thiếu đường giao thông kết nối giữa các tỉnh làm cho khách phải đi lại quá nhiều lần trên cùng một tuyến đường, nên rất khó thu hút họ đến được các tỉnh xa mất cả ngày đường như Bạc Liêu, Cà Mau... Ngoài đường bộ, không thể không nói tới giao thông đường thủy là thế mạnh của vùng sông nước Đồng bằng sông Cửu Long, nhưng tìm được chuyến tàu cao tốc chạy ổn định cũng không phải dễ. Ngoài đường bộ, đường thủy, chúng ta còn có đường hàng không nhưng đường hàng không thì chỉ có những chuyến bay nhỏ đến Cà Mau, Rạch Giá và đảo Phú Quốc, trong khi sân bay Cần Thơ (Trà Nóc) mới chuẩn bị đưa vào sử dụng.  Các tỉnh ở nước ta rất thiếu các tour riêng biệt, nhưng lại thừa những sản phẩm trùng lắp. Ví du như một tuor du lịch nông thôn miền Tây Nam bộ, khách đến Tiền Giang đã vào thăm vườn, ngồi ăn trái cây hái sẵn, nghe đờn ca tài tử, thì sang Vĩnh Long, Cần Thơ hay đi Sóc Trăng cũng vẫn thấy các món này. Cách làm đơn điệu, thiếu sức hấp dẫn và không có điểm nhấn khiến các tour du lịch nông thôn không thể thuyết phục khách du lịch ở lại lâu hơn.  Dịch vụ du lịch ở nông thôn vẫn còn ít lại không đạt tiêu chuẩn về chất lượng. Cơ sở lưu trú ở các làng quê đa phần có chất lượng trung bình, không có các
  • 15. 15 khu nghỉ dưỡng cao cấp nên ít khi đón được khách sang ở lâu, có rất ít các loại hình vui chơi giải trí đặc sắc. Có thể khẳng định, du lịch nông thôn phát triển chậm, chắc chắn không phải vì thiếu tài nguyên, cũng chưa hẳn vì thiếu tiền, mà là thiếu cách làm phù hợp với cái khách cần. Lượng khách biết và đặt tuor du lịch nông thôn rất ít. Một phần do chưa được phổ biến quảng cáo rộng rãi, phần khác do điều kiện của nước ta chưa đủ, dù là nước nông nghiệp nhiều tiềm năng. 1.4. Giới thiệumột số tuor du lịchnông thôn đang được khai thác trên thị trường Việt Nam  Tour 1. Hà Nội – Đường Lâm – Sơn Tây Thời gian: 1 ngày Phương tiện vận chuyển: xe ô tô Lịch trình tham quan: 7h30: Sau khi ăn sáng, xe khởi hành đi Đường Lâm – làng Việt cổ. 10h00: Đến Đường Lâm, du khách xuống xe và hành trình đi thăm Đường Lâm bao gồm: Thăm làng Cam Lâm – làng có hai vua, thăm làng cổ Mông Phụ, thăm cổng làng có niên đại hơn 200 năm, thăm đình làng Mông Phụ với niên đại cổ nhất hơn 400 năm lịch sử đã từng chứng kiến những hào hùng, những thăng trầm của ngôi làng hai vua. Du khách đạp xe vòng quanh làng trên những con đường gạch nghe hướng dẫn viên giới thiệu về hai vị vua của làng. 12h00: Du khách nghỉ ngơi, ăn trưa. 14h00: Thăm quan đình thờ vua Phùng Hưng, mộ vua Ngô Quyền.Sau đó đoàn lên xe về Hà Nội.  Tour 2. Một ngày ở làng rau Trà Quế Thời gian: 1 ngày 7h30: Hướng dẫn viên đón quý khách tại điểm hẹn, đưa đến một hộ nông dân ở làng rau Trà Quế.
  • 16. 16 8h00 – 11h00: Du khách tham quan vườn rau, cùng nông dân tưới nước, đi lấy rong ở đầm Trà Quế về bón cho rau. 11h00 – 14h00: Du khách cùng gia đình làm cơm và dùng cơm trưa với các món ăn được chế biến từ rau trong vườn. 14h00 – 17h00: Du khách học cách làm đất, gieo hạt giống và thu hoạch rau. 17h00: Du khách tạm biệt gia đình, theo hướng dẫn viên trở về điểm hẹn.  Tuor 3. Một ngày làm nông dân 07h30: Xe đón Quý khách tại điểm hẹn, khởi hành đi Trang Trại Ba Vì. 08h30: Tới Trang trại Đồng quê, Quý khách đi tham quan vườn trúc, khu chăn nuôi, trồng trọt nhỏ của trang trại. 10h00: Tham gia các hoạt động vui chơi giải trí đặc sắc dành cho người lớn, các em nhỏ hoặc theo gia đình do hướng dẫn viên tổ chức. 12h00: Quý khách ăn trưa tại nhà hàng Đồng quê và nghỉ ngơi tại trang trại. DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG MÃ TÀI LIỆU: 51198 DOWNLOAD: + Link tải: Xem bình luận Hoặc : + ZALO: 0932091562